🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mảnh Gốm Vỡ Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn MẢNH GỐM VỠ Nguyên tác: A Single Shard Tác giả: Linda Sue Park Dịch giả: Việt Dung Đơn vị xuất bản: Thông Tấn - Công ty CP Sách Thương Huyền Ngày xuất bản: 3/2008 Số trang: 246 Kích thước: 13 x 19cm Trọng lượng: 250g Giá sách: 33.000 VND Nguồn: http://tve-4u.org Type: lemontree123, lotus, thanhbt https://thuviensach.vn Làm ebook: thanhbt Ngày hoàn thành: 20/02/2015 https://thuviensach.vn Giới thiệu Mảnh gốm vỡ là tác phẩm đạt giải Newbery năm 2002 - một giải thưởng sách có từ năm 1922 của hiệp Hội dịch vụ Thư viện dành cho trẻ em Mỹ trao tặng hàng năm cho các tác giả có đóng góp đặc sắc trong văn học thiếu nhi Mỹ. Đây là quyển sách đề cao giá trị gia đình, tôn vinh nghề gốm, có pha chút phiêu lưu mạo hiểm. Những thủ thuật của nghề gốm ở Triều Tiên, thế kỷ thứ 12, đã đạt tới mức tinh xảo chưa từng có vượt cả Trung Quốc. Linda Sue Park có lối kể chuyện tài tình, các chi tiết tuôn ra mượt mà, vẽ nên một bức tranh nông thôn, thành thị và những nhân vật. Từng chương được sắp xếp khéo léo, lôi cuốn khiến người đọc hồi hộp muốn biết chuyện gì xảy ra tiếp theo... Cuốn sách sẽ đưa bạn vào cuộc phiêu lưu cùng Mộc Nhĩ, một cậu bé mồ côi, sống cùng Bác Sếu, một người khuyết tật ở dưới gầm cầu tại một ngôi làng bên bờ biển Triều Tiên và khám phá những thủ thuật, công đoạn làm gốm của quốc gia được xem là bậc thầy ở thế kỷ 12. Cậu rất thích nghề gốm, vì thế thường lén xem ông Min, một người thợ nổi tiếng với những tác phẩm tinh xảo làm việc. Cậu được ông Min nhận làm thợ phụ việc, và giao cho trọng trách là đem một cặp bình tuyệt tác của ông lên kinh thành dâng lên cho sứ thần Kim, để được vinh dự là người thợ cung cấp đồ sứ cho triều đình. Giữa đường, cậu bị hai tên cướp đón đầu và rồi, Mộc Nhĩ bị đẩy vào bước đường phiêu lưu rong ruổi trên đất Triều Tiên, vượt qua bao gian khó, nguy hiểm, với mãnh gốm vỡ làm hành trang... Cậu bé Mộc Nhĩ là tấm gương cho sự chịu khó tìm tòi học hỏi, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, bên cạnh đó cũng không quên ơn người đã cưu mang mình khi khó khăn. Chuyện xoáy mạnh vào những ngóc ngách của nghề gốm, nhưng chính https://thuviensach.vn những giá trị gia đình mới là sợi chỉ xuyên suốt quyển sách này. Có thể nói đây là một cuốn sách nói về cái đẹp và hành trình gian nan đi tìm cái đẹp. Tác giả Linda Sue Park là một tác giả người Mỹ viết về văn học thiếu nhi. Park đã xuất bản tiểu thuyết đầu tiên của cô, Seesaw Girl vào năm 1999. Đến nay, cô đã viết 6 tiểu thuyết dành cho thiếu nhi và 5 sách hình ảnh cho độc giả nhỏ tuổi. Park đã đạt được sự nổi bật khi cô nhận được giải thưởng uy tín Newbery 2002 cho cuốn tiểu thuyết Mảnh gốm vỡ. Cô đang viết tiếp cuốn sách thứ chín trong bộ phim bom tấn 39 Clues series, cuốn sách mới của cô sẽ ra mắt vào mùa hè năm 2010. Sẽ có mười tập cho series này, trong đó 9 quyển do Park viết. https://thuviensach.vn Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 CHÚ THÍCH CỦA TÁC GIẢ https://thuviensach.vn Tặng Dinah, bởi vì cô ấy muốn có thêm một cuốn sách! https://thuviensach.vn Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến nhà điêu khắc kiêm nghệ nhân làm gốm Po-wen Liu, người đã đọc thẩm định bản thảo và đưa ra những nhận xét quý báu về quy trình làm đồ gốm tráng men ngọc bích. Tôi xin chịu trách nhiệm về bất cứ thiếu sót nào còn lại trong cuốn sách này. Trong quá trình viết, tôi đã nhận được sự hỗ trợ đầy nhiệt tình và những lời phê bình quý giá từ người hợp tác là nhà phê bình nghệ thuật - Marsh Hayles và đại diện của Ginger Knowlton. Dinah Stevenson và những người ở Clarion Books đã giúp cho quá trình xuất bản mỗi cuốn sách của tôi trở thành một niềm vui thực sự. Mỗi cuốn sách của tôi viết đều dành cho Sean và Anna. Tôi cũng dành cho họ và gia đình tôi lòng biết ơn vô hạn - đặc biệt và bao giờ cũng dành cho Ben. https://thuviensach.vn Một ngôi làng nhỏ trên bờ biển phía Tây Triều Tiên, cuối thế kỷ XII. https://thuviensach.vn Chương 1 “Này, Mộc Nhĩ! Bữa nay lại đói nữa rồi chứ gì?” - Bác Sếu gọi toáng lên khi thấy chú bé Mộc Nhĩ ló ra gần cây cầu. Những người no đủ trong làng thường lịch thiệp chào hỏi nhau bằng câu chào quen thuộc: “Hôm nay nhà bác được bữa no chứ ạ?”. Riêng Mộc Nhĩ và người bạn già của nó đảo ngược câu chào ấy để làm trò bông đùa riêng giữa hai người. Mộc Nhĩ nắm chặt cái bao nhỏ căng phồng đeo bên hông. Nó muốn giấu cái tin mừng này, nhưng niềm vui cứ trào ra ngoài: “Bác Sếu ơi! Lời chào của bác chỉ đúng vào lúc này thôi, chiều nay mọi chuyện sẽ khác!” Mộc Nhĩ giơ cao cái bao lên. Nó khoái chí thấy bác Sếu tròn mắt ngac nhiên và biết bác ấy sẽ đoán ra ngay lập tức - chỉ một thứ có thể làm cái bao tròn trặn và căng phồng như thế. Không phải đầu củ cà rốt hay những mẩu xương gà nhô ra thụt vào lởm chởm đâu nhé. Không dám đâu, cái bao đựng đầy gạo. https://thuviensach.vn Bác Sếu giơ cao cây nạng chào Mộc Nhĩ. “Lại đây! Kể ta nghe thế nào mà con vớ được của quý như thế - chuyện này lạ lắm đây, chắc vậy!”. Mộc Nhĩ đang nhẩn nha đi dọc con đường làng trong cữ bới rác vào sáng sớm như thường lệ. Đi trước nó là một bác nông dân lặc lè địu chiếc jiggeh nặng chịch, đó là loại gùi thưa đan bằng cành cây. Trong jiggeh là một bao cói lớn, loại người ta thường dùng tải gạo. Mộc Nhĩ biết gạo trong bao hẳn phải từ vụ mùa thu năm ngoái; trên những cánh đồng quanh làng, vụ lúa năm nay mới lún phún mọc lên. Phải mấy tháng nữa mới được gặt, khi ấy những người nghèo mới được phép mót thóc vương vải trên những cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Bấy giờ người ta mới được thưởng thức hương lúa mới và cảm thấy chắc bụng. Lúc này, chỉ nhìn bao cói đựng gạo, nước miếng đã ứa ra trong miệng thằng bé. https://thuviensach.vn Người đàn ông dừng lại giữa đường, xốc lại chiếc gùi cồng kềnh trên lưng. Mộc Nhĩ trố mắt ra nhìn: kìa, gạo bắt đầu rơi ra từ một lỗ thủng trên bao cói. Gạo rơi mau hơn rồi tuôn thành dòng. Hoàn toàn không biết gì, bác nông dân vẫn tiếp tục đi tới. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, những ý nghĩ trái ngược như đang đánh nhau trong đầu Mộc Nhĩ: Báo cho ông ấy biết. Nhanh lên, kẻo ông ấy đánh đổ hết gạo! Không! Nói làm quái gì. Mày sẽ lượm được chỗ gạo rơi ra sau khi ông ấy rẽ ở khúc cua... Mộc Nhĩ quyết định rồi. Khi người đàn ông đi đến chỗ rẽ, nó mới chạy theo và bắt kịp ông ta. “Thưa ông”, Mộc Nhĩ khẽ cúi đầu rồi vừa thở hổn hển vừa nói. “Trong lúc đi đằng sau, con thấy ông đánh dấu trên đường bằng gạo ạ!” Bác nông dân quay lại và nhìn thấy vệt gạo rơi. Đó là một người đàn ông vạm vỡ, gương mặt rám nắng phúc hậu. Ông hất cái nón rơm ra sau gáy gãi đầu bật cười nhưng đôi mắt lộ vẻ rầu rĩ. “Chỉ tại ta nóng vội quá”, bác nông dân nói. “Nhẽ ra phải để người ta đan cái bao này bằng hai lớp cói. Nhưng làm thế sẽ phải đợi lâu hơn. Bây giờ ta phải trả giá cho cái thói vội vàng.” Ông loay hoay xoay trở tháo hai sợi dây quai gùi ra khỏi vai rồi săm soi bao gạo. Ông thúc vào bao cói để lấp lỗ thủng nhưng chẳng ăn thua gì, bèn buông thõng hai tay ra dáng vô cùng tuyệt vọng. Mộc Nhĩ toét miệng cười. Nó thấy thích tính khí ngồ ngộ của bác nông dân này. “Này cậu bé, tìm giúp ta ít lá cây nào”, người đàn ông nói. Mộc Nhĩ làm https://thuviensach.vn theo và bác ta nhét lá vào bao làm một miếng vá tạm. Xong ông ta ngồi thụp xuống để đeo gùi. Dợm bước chân đi, ông ngoái lại nói. “Người tốt xứng đáng được trả công, chú bé ạ. Gạo vãi dưới đất giờ là của cháu nếu cháu chịu khó nhặt lượm lên”. “Cảm ơn, ông thật tốt bụng quá”, Mộc Nhĩ cúi gập người chào, trong lòng sung sướng vô kể. Một lúc sau, cái túi nhỏ mang bên hông nó đã căng đầy gạo. Mộc Nhĩ học được nhiều điều từ bác Sếu. Hái quả dại trong rừng, nhặt nhạnh đồ ăn thừa từ các đống rác, mót những nhành lúa chín rơi vãi sau mùa gặt là cách thức gom góp nên bữa ăn, tuy đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng chẳng có gì đáng xấu hổ. Trộm cắp và ngửa tay ăn xin, như bác Sếu nói, khiến con người ta bệ rạc hơn cả con chó. “Lao động mang lại phẩm giá cho con người, còn trộm cắp thì tước đoạt nó”, bác thường nói vậy. Đối với Mộc Nhĩ, làm theo lời khuyên của bác Sếu không phải lúc nào cũng dễ. Chẳng hạn như chuyện hôm nay. Chờ gạo vãi ra thật nhiều rồi mới báo cho người ta biết, như vậy chẳng phải ăn cắp là gì? Việc làm tốt liệu có bù lại được hành vi xấu xa hay không? Trong lúc tranh luận với bác Sếu hoặc là ngồi một mình, Mộc Nhĩ thường nghĩ ngợi về những câu hỏi kiểu đó. “Những câu hỏi như vậy lợi cả đôi đàng”, bác Sếu từng giải thích. “Chúng giúp cho trí óc người ta thêm sắc bén và vì thế mà không nghĩ nhiều đến cái dạ dày lép kẹp nữa.” Lần này, cũng như mọi khi, bác Sếu đọc được ý nghĩ của Mộc Nhĩ mà không cần nó nói ra. “Kể cho bác nghe về người nông dân ấy đi”, bác Sếu giục. https://thuviensach.vn “Ông ấy là người như thế nào?” Mộc Nhĩ phải mất một lúc để suy nghĩ và cố nhớ lại. Cuối cùng, nó đáp: “Một người vội vàng hấp tấp. Chính ông ấy nói là mình đã không thể chờ để có một cái bao chắc chắn hơn. Cũng chẳng buồn nhặt chỗ gạo rơi vãi nữa!”. Mộc Nhĩ ngừng một chút, rồi tiếp. “Nhưng ông ấy thật dễ cười, kể cả việc cười giễu chính mình.” “Thử nghĩ xem ông ấy sẽ nói hoặc làm gì nếu biết con đã chờ một lúc rồi mới báo chuyện bao thủng?” “Có lẽ ông ấy sẽ cười xòa”, Mộc Nhĩ đáp và lấy làm ngạc nhiên là mình có thể mau mồm mau miệng đến thế. Đoạn, từ tốn hơn, nó nói: “Con nghĩ... có lẽ ông ấy cũng chẳng bận tâm về chuyện ấy đâu”. Bác Sếu gật gù, vẻ hài lòng. Mộc Nhĩ nghĩ đến câu mà người bạn già của mình thường nói: Kẻ thức giả nghĩ về những điều to tát về thế gian. Còn ta và con phải học cách đọc chính cái thế gian này. Mộc Nhĩ là tên của loài nấm mọc trên những thân cây chết; chẳng hề nhờ và vào nguồn dinh dưỡng chất từ cha mẹ. Một cái tên hay đối với đứa trẻ mồ côi, bác Sếu bảo thế. Nếu Mộc Nhĩ từng có một cái tên khác thì giờ đây nó cũng không còn nhớ nữa, và cũng chẳng biết ai đã đặt cho nó cái tên ấy. Mộc Nhĩ sống chung với bác Sếu trong khoảng trống dưới gầm cầu - nói đúng hơn, bác nhường một phần cho nó. Bác đã sống ở đây từ trước và không thể một sớm một chiều dời đi. Một cái chân bị tật - bắp và bàn chân teo tóp, vặn vẹo từ bé - khiến bác còn biết đi đâu khác tìm chỗ sống? Về nguồn gốc cái tên của mình, người bạn già kể: “Nhìn chân ta lúc mới https://thuviensach.vn sinh, ai cũng nghĩ ta ta không sống nổi. Nhưng rồi khi thấy ta đi suốt cuộc đời này với cái chân lành, mọi người bảo ta giống con sếu. Mà này, ngoài chuyện đứng trên một chân, sếu còn là biểu tượng trường thọ cơ đấy. Quả thật thế!”, bác khẳng định. Bác Sếu sống lâu hơn tất cả những người trong gia đình và khi không còn sức làm việc, bác buộc phải bán đi từng món một, cuối cùng bán nốt cả nóc nhà che mưa che nắng trên đầu. Vì thế bác đành phải sống dưới gầm cầu. Có lần, khoảng một năm về trước, Mộc Nhĩ hỏi bác Sếu đã sống ở gầm cầu bao lâu rồi. Bác lắc đầu, chính bác cũng không nhớ. Nhưng ngay sau đó, bác tươi tỉnh hẳn, tâp tễnh bước về một bên thành cầu, vẫy tay gọi Mộc Nhĩ đi theo. “Ta không nhớ mình đã sống ở đây bao lâu”, bác Sếu nói, “nhưng ta biết con đã ở đây từ khi nào”. Ðoạn bác chỉ tay lên phía trên, hướng vào mặt dưới cầu. “Không hiểu sao ta lại chưa cho con thấy cái này nhỉ?” Trên một trong những phiến đá là một dãy những nét vạch sâu, hình như được khắc bằng đá nhọn. Mộc Nhĩ chăm chú nhìn, rồi lắc đầu hỏi bác Sếu: “Thế là sao ạ?” “Mỗi vạch là một năm kể từ khi con đến đây”, bác Sếu giảng giải. “Ta tính thời gian cho con, bởi ta nghĩ sẽ đến lúc con muốn biết mình bao nhiêu tuổi.” Mộc Nhĩ nhìn lại những nét vạch, niềm vui thích lộ rõ trên nét mặt. Số vạch đúng bằng số ngón trên hai bàn tay - như vậy là mười vạch cả thảy. Ðoán được ý nó, bác Sếu nói ngay: “Không đâu, con đã hơn mười tuổi rồi. Lúc con mới đến đây và khi ta khắc những vạch này, có lẽ con đã được hơn một tuổi, biết đi khá vững và bập bẹ nói rồi.” https://thuviensach.vn Mộc Nhĩ gật đầu. Nó biết phần còn lại của câu chuyện. Bác Sếu đã dò hỏi được đôi điều về Mộc Nhĩ từ người đàn ông mang nó đến cây cầu này. Ông ta được một nhà sư nhân từ ở kinh thành Songdo trả công để đưa thằng bé đến ngôi làng nhỏ Chulpo nằm bên bờ biển. Cha mẹ nó chết vì dịch sốt và nhà sư biết thằng bé có người cậu ở Chulpo. Ðến nơi, người đàn ông mới hay rằng cậu của Mộc Nhĩ không sống ở đó nữa, ngôi nhà bị bỏ hoang từ lâu. Ông bèn mang Mộc Nhĩ tới ngôi chùa nằm trên sườn núi, nhưng nhà chùa cũng không dám nhận thằng bé vào chùa vì ở đây dịch sốt cũng đang hoành hành. Dân làng khuyên ông ta đem đứa trẻ đến chỗ cây cầu, ở đó bác Sếu sẽ chăm sóc nó cho tới khi nhà chùa qua cơn dịch bệnh. “Thế rồi, ít tháng sau, khi một nhà sư đến đón con đi, con lại nhất quyết không chịu rời ta”, lần nào bác Sếu cũng kể như thế. “Con bám chặt cái giò còn lành lặn của ta như khi bám vào thân cây, không khóc lóc, nhưng nhất quyết không chịu buông! Nhà sư nọ đành bỏ đi, để con ở lại.” Hồi còn bé, Mộc Nhĩ thường nài nỉ để được nghe chuyện này, làm như nghe đi nghe lại sẽ hé lộ thêm điều gì đó. Chẳng hạn, cha nó làm nghề gì, mẹ nó trông như thế nào, ông cậu nó bỏ đi đâu... Nhưng Mộc Nhĩ không biết thêm được chút nào. Giờ thì chuyện này không còn quan trọng nữa. Nếu Mộc Nhĩ từng có người thân và một mái nhà nào khác ngoài bác Sếu cùng cái gầm cầu này thì nó cũng không biết mà chẳng cần biết đến. Bữa ăn hôm đó chẳng khác gì bữa tiệc - nắm gạo nấu nhừ thành cháo trong cái nồi đất nung sứt mẻ được múc ra cái bát làm bằng quả bầu khô. Bác Sếu còn có món đặc biệt là hai khúc xương đùi gà. Làm gì còn chút thịt nào dính trên mấy khúc xương khô, nhưng hai người bạn kỳ cạch đập xương ra để mót lấy mấy miếng tủy. Sau đó, Mộc Nhĩ ra sông rửa ráy và múc về một bầu nước cho bác Sếu. https://thuviensach.vn Bác không thích xuống sông, vì không muốn bị ướt chân. Rồi Mộc Nhĩ bắt tay vào dọn dẹp “căn nhà” cho ngăn nắp. Nó quen giữ chỗ ở gọn gàng để tối đến, sau một ngày mệt nhọc là có thể ngả lưng ngủ ngon lành. Làm xong những việc linh tinh, Mộc Nhĩ lại ra đường. Lần này nó không lượn lờ những đống rác mà xăm xăm sải bước đến thẳng một căn nhà nhỏ nằm gần khúc cua, tách biệt với những căn nhà khác. Đến gần nếp nhà nhỏ cột gỗ vách đất, Mộc Nhĩ bước chậm lại. Nó nghiêng đầu lắng nghe và toét miệng cười khi âm điệu đều đều của một bài hát vọng tới tai nó. Bác thợ cả Min đang hát, vậy hôm nay là ngày nắn xương gốm. Nhà bác Min quay lưng lại dải đồi với những bụi cây rậm kéo dài tới tận rừng thông trên những ngọn núi xa xa. Mộc Nhĩ vòng ra sau nhà. Bàn xoay gốm đặt dưới mái hiên sau. Bác thợ đang ngồi đó, mái đầu hoa râm cúi xuống bàn xoay, miệng ư ử một bài ca không lời của riêng mình. Mộc Nhĩ rón rén bước tới cái góc quen thuộc của nó sau cây bào đồng[1], những cành cây sà thấp che kín nó. Cu cậu nhòm trộm qua kẽ lá và nín thở vì thích thú. Bác Min vừa bắt tay nặn một chiếc bình mới. Ông ném tảng đất sét to cỡ cái bắp cải vào giữa bàn xoay, nhặt lên rồi lại ném xuống lần nữa, cứ như thế mấy lần liền. Sau cú ném cuối cùng, ông ngồi xuống, nhìn chằm chặp vào tảng đất sét một lúc. Dùng chân để quay đế bàn xoay, ông đặt hai bàn tay ướt nước lên cục đất và ịn nó xuống mặt bàn. Có lẽ đây là lần thứ một trăm Mộc Nhĩ chứng kiến một phép màu. Tảng đất sét trồi lên thụt xuống một lúc, vươn lên cao hơn, rồi xòe rộng ra theo hình tròn, cho đến khi khum thành một khối vô cùng cân đối. Bàn xoay quay chậm lại. Tiếng hát cũng tắt dần, chỉ còn lại những tiếng ậm ừ mà Mộc Nhĩ không nghe được. https://thuviensach.vn Bác Min ngồi thẳng người, khoanh hai tay trước ngực và hơi ngả người ra sau, như muốn ngắm chiếc bình từ xa. Dùng đầu gối đẩy bàn xoay quay chầm chậm, ông săm soi vóc dáng thanh nhã của chiếc bình, cố tìm ra những khiếm khuyết vô hình. Và rồi, “Phừ!” một cái, ông lắc đầu, bằng một cử chỉ phẫn nộ hốt gọn chiếc bình giơ cao lên và nện mạnh nó xuống mặt bàn xoay. Chiếc bình sụp xuống thành cục đất sét đần độn như đang xấu hổ. Mộc Nhĩ há miệng khẽ thở ra một hơi dài và đến lúc đó mới nhận ra rằng nó nín thở nãy giờ. Trong mắt nó chiếc bình đã hoàn hảo, bề rộng bằng phân nửa chiều cao, với những đường cong tựa như nét lượn duyên dáng của một cánh hoa. Vậy mà bác Min lại cho là chiếc bình vô giá trị! Điều gì đã khiến ông bực mình đến thế? Bác thợ Min không bao giờ chấp nhận lần nặn đầu tiên. Ông sẽ lặp lại toàn bộ công đoạn. Ngày hôm ấy, Mộc Nhĩ thấy tảng đất sét nhô lên, sụp xuống bốn lần trước khi bác Min hài lòng. Với Mộc Nhĩ, cả bốn chiếc bình trông hệt như nhau, nhưng xem ta chiếc thứ tư có gì đó vừa ý bác thợ hơn cả. Ông lấy một đoạn dây mảnh, khéo léo luồn xuống dưới đáy bình để gỡ nó khỏi bàn xoay, đoạn đặt chiếc bình lên khay đem hong khô. https://thuviensach.vn Trong lúc rón rén bỏ đi, Mộc Nhĩ bấm ngón tay tính ngày. Nó biết rõ thói quen của ông thợ gốm - phải nhiều ngày nữa mới tới lần nắn xương gốm tiếp theo. https://thuviensach.vn Làng Chulpo hướng ra mặt biển, dựa lưng vào những ngọn núi. Dòng sông chạy quanh làng giống như một đường viền tinh xảo. Thợ gốm làng Chulpo làm ra đồ sứ men màu ngọc bích tinh tế, không chỉ nổi tiếng ở Triều Tiên mà còn được các vua chúa Trung Hoa ưa chuộng. Chulpo từ lâu đã trở thành một làng gốm quan trọng nhờ cả địa thế lẫn chất đất của nó. Làng nằm trên dải bờ biển phía tây, thông ra tuyến hàng hải thuận tiên nhất lên phía Bắc và tuyến giao thương nhộn nhịp với Trung Hoa. Đất sét được đào lên ở đây có hàm lượng sắt vừa đủ tạo nên nước men ngọc bích có sắc độ xanh phơn phớt xám hết sức tinh tế, được những người chơi đồ gốm vô cùng ưa thích. Tuy biết mặt hết thảy thợ gốm trong làng, nhưng trước Mộc Nhĩ chỉ hiểu họ qua những đống rác. Nó chưa bao giờ bỏ thời gian xem họ làm việc. Những năm gần đây, đồ gốm làng Chulpo được lớp người giàu có ưa chuộng, mua rất nhiều để làm lễ vật dâng triều đình và cúng chùa. Nhờ thế những người thợ gốm làm ăn ngày một khấm khá hơn. Đồ lượm mót được từ đống rác trước nhà họ cũng theo đó mà nhiều hơn, và dần dần cũng đến lúc cái dạ dày hay lên tiếng của Mộc Nhĩ chịu để yên cho nó vài giờ mỗi ngày. Những khi đã tạm vỗ yên cái dạ dày, Mộc Nhĩ thường lén đến xem bác thợ Min làm việc. Những người thợ gốm thường đặt bàn xoay trong những cái lán nhỏ không có cửa sổ. Nhưng vào những tháng ấm áp, bác Min thích làm việc dưới hiên nhà sau nhà mình hơn, để đón luồng gió nồm và thỉnh thoảng ngắm những ngọn núi xa xa. Làm việc bên ngoài phòng kín chứng tỏ ông thợ Min có tay nghề cứng và lòng tự tin rất cao. Những người thợ gốm thường giữ kín những bí mật của mình. Một vóc dáng cho chiếc bình trà, một mẫu hoa văn mới là những thứ https://thuviensach.vn mà dân thợ gốm tuyệt đối không tiết lộ ra ngoài cho đến khi món đồ được làm xong và trưng ra cho người mua lựa chọn. Bác Min không hề lo giữ bí quyết nhà nghề. Dường như bác muốn nói với mọi người: Cứ lại đây mà xem ta làm. Không việc gì ta phải lo - các người không học mót được kỹ xảo của ta đâu. Mà đúng thế thật, đó cũng chính là lý do tại sao Mộc Nhĩ thích xem bác Min làm việc. Tác phẩm của bác đẹp nhất vùng, cũng có thể là đẹp nhất Triều Tiên. https://thuviensach.vn Chương 2 Mộc Nhĩ nhòm qua tán lá cây bào đồng và tỏ ra bối rối. Đã mấy ngày trôi qua kể từ lần cuối cùng nó ghé nhà bác Min. Theo tính toán của nó thì đã đến kỳ nặn xương gốm tiếp theo. Nhưng không hề thấy người thợ cả dưới mái hiên, cũng chẳng có chút đất sét ướt nào trên bàn xoay. Xưởng gốm gọn gàng sạch sẽ nhưng hoàn toàn vắng lặng chỉ có vài con gà quanh quẩn trong sân. Không khí yên ắng khiến Mộc Nhĩ bạo dạn hơn. Nó chui ra khỏi chỗ nấp, rón rén bước đến gần ngôi nhà. Tựa lưng vào tường là một dãy kệ đứng chứa những món đồ gốm mới nhất của bác thợ Min. Chúng đang ở công đoạn mà thợ gốm gọi là “hàng mộc” - đã được hong khô nhưng chưa được quét lớp men để đem nung. Vì chúng chưa có lớp áo ngoài, nên bọn trộm chẳng thèm để ý. Những tác phẩm hoàn chỉnh chắc đã được khóa kỹ đâu đó trong nhà. Mộc Nhĩ dừng lại bên rìa một lùm cây, dỏng tai nghe ngóng từ đầu đến cuối. Một chị gà mái hãnh diện đang cục tác. Mộc Nhĩ bật cười - hẳn bác Min sẽ có trứng tươi cho bữa tối. Nhưng vẫn không thấy bóng dáng ông thợ đâu nên Mộc Nhĩ nhón chân đi đến trước dãy kệ. https://thuviensach.vn Đây là lần đầu tiên nó được chiêm ngưỡng sát tậm mắt đồ gốm của bác thợ Min. Một chú vịt nhỏ có thể mằm lọt trong bàn tay với một lỗ nhỏ xíu ở đầu mỏ. Mộc Nhĩ từng thấy con vịt giống như vậy được sử dụng như thế nào. Một họa sĩ ngồi bên bờ sông, vẽ cảnh sông nước. Thỉnh thoảng ông ta lại nhỏ một giọt nước từ mỏ vịt xuống hòn đá bên cạnh để hòa mực. Mộc Nhĩ ngắm nghía con vịt của bác thợ Min. Dù bây giờ nó chỉ là xương gốm thô, nhưng đường nét của nó được mô tả chi tiết đến nỗi thằng bé ngỡ như vừa được nghe tiếng quạp quạp nho nhỏ. Bác thợ Min tạo hình cho cục đất sét rồi khắc một đường lượn cong thành đôi cánh và cái đầu nghiêng nghiêng. Cái chót đuôi nhỏ cong vểnh lên ngỗ ngược khiến cu cậu phải phì cười. Mộc Nhĩ rời mắt khỏi con vịt chuyển sang ngắm nghía món đồ bên cạnh - một cái thố có những đường sọc giống trái dưa hấu. Những đường gân đối xứng, cong cong duyên dáng chạy từ miệng xuống đáy khiến Mộc Nhĩ không ngăn nổi ý muốn rê ngón tay dọc theo những đường khía nông trơn nhẵn ấy. Nắp thố được nặn tuyệt khéo, có hình cuống và lá dưa. Món cuối cùng trên kệ lại kém hấp dẫn nhất - chiếc hộp chữ nhật có nắp đậy to cỡ hai bàn tay Mộc Nhĩ - còn chưa được trang trí xong. Thất vọng trước vẻ tầm thường của món đồ, Mộc Nhĩ toan quay đi thì một ý nghĩ bừng lên trong đầu nó. Bên ngoài. Chiếc hộp trong đơn sơ vậy, biết đâu bên trong... Cậu bé nín thở, thò tay nhẹ nhàng nhấc nắp hộp lên nhìn vào bên trong. Nó cười toét miệng vì đã đoán đúng và vì tài nghệ của bác thợ Min. chiếc hộp đơn sơ ấy chứa năm chiếc hộp nhỏ khác nhau - chiếc hộp tròn nhỏ nằm chính giữa, bốn chiếc hình vành khăn xếp khít xung quanh. Năm chiếc hộp nhỏ tưởng như chèn kín trong cái hộp lớn, nhưng bác thợ Min đã tính toán chính xác chừa những kẽ hở vừa đủ để có thể nhấc bất kỳ hộp nào ra. https://thuviensach.vn Mộc Nhĩ đặt nắp chiếc hộp lớn sang bên cạnh và nhấc một trong những chiếc hộp nhỏ ra. Mặt dưới của nắp đậy có đường gờ để giữ cho nắp đậy vào đúng chỗ. Mộc Nhĩ hết nhìn những món đồ nhỏ trên tay mình lại nhìn những cái hộp lớn, nhíu mày suy nghĩ. Làm sao bác ấy có thể ghép chúng với nhau vừa khéo đến thế? Có lẽ bác Min làm chiếc hộp lớn nhất trước, làm cái thứ hai đặt khít vào trong rồi cắt nó ra thành những chiếc hộp nhỏ hơn? Hay bác ấy làm mấy cái hộp nhỏ trước, rồi mới làm chiếc hộp lớn bên ngoài? Cũng có thể bác ấy bắt đầu từ chiếc hộp nhỏ ở chính giữa, rồi tới những hiếc hộp thành cong, rồi... Bỗng có tiếng quát to. Đàn gà hoảng sợ bay lên kêu quang quác. Mộc Nhĩ giật mình đánh rơi món đồ trên tay, chết lặng người trong chốc lát, rồi đưa hai tay ngang mặt chắn đòn - ông thợ gốm đang vụt gậy tới tấp xuống đầu và vai nó. “Quân trộm cướp!” ông hét lên vang nhà. “Sao mày dám vào đây! Sao mày dám đụng vào đồ của tao!” Mộc Nhĩ chỉ còn nước quỳ sụp xuống, cúi đầu sát đất. “Dạ thưa! Dạ, thưa đại nhân, cháu không dám ăn trộm đồ của đại nhân... Cháu... Cháu chỉ đến để ngắm nhìn thôi ạ.” Bác thợ gốm hơi cúi xuống người thằng bé, cái gậy chống vẫn lơ lửng trên đầu nó, sẵn sàng cho một cú vụt khác. “Mày từng đến đây rồi phải không, thằng ăn mày kia?” Bao nhiêu ý nghĩ rối tung trong đầu, nó cố tìm câu trả lời. Nói sự thật xem ra dễ nhất. “Vâng, thưa đại nhân. Cháu thường đến xem ông làm việc.” https://thuviensach.vn “À, ra thế!” Mộc Nhĩ vẫn cúi gập người, nhưng qua khóe mắt nó thấy đầu cây gậy đang hạ xuống đất. Bấy giờ nó mới hơi bớt sợ. “Thế ra chính mày đã làm gẫy cành, dập lá cây bào đồng ở đằng kia, phải không?” Mộc Nhĩ khe khẽ gật đầu và cảm thấy mặt mũi nóng bừng: cứ tưởng đã xóa sạch dấu vết rồi chứ. “Mày nói đến đây không phải để ăn trộm? Nhưng mày đã rình xem những lúc tao làm những món đồ quý giá phải không?” Nghe thế, cậu bé ngẩng đầu nhìn bác Min, nó đáp rất mực lễ phép, lời lẽ đầy tự trọng. “Cháu không hề ăn cắp. Trộm cắp và ăn xin làm cho người ta không hơn gì https://thuviensach.vn một con chó.” Bác thợ nhìn thằng bé chằm chằm một hồi lâu. Cuối cùng, ông hạ giọng: “Vậy là mày không ăn cắp, nhưng đối với tao chuyện đó cũng chẳng có gì khác - khi một món bị vỡ, những cái còn lại thành ra vô dụng.” Ông chỉ vào chiếc hộp đất méo mó nằm dưới đất, sứt mẻ thảm hại sau cú rơi. “Thôi, biến đi cho rảnh. Chẳng mong gì cái mặt mày có thể bồi thường món đồ vừa phá hỏng.” Mộc Nhĩ từ từ đứng dậy, xấu hổ đến mức muốn chui xuống đất. Quả thực nó không bao giờ đền nổi chiếc hộp bị hỏng. Ông thợ gốm nhặt chiếc hộp lên quăng vào đống rác ở rìa sân. Vẫn tiếp tục càu nhàu, giọng ông bực tức: “Quái quỷ, mất toi những ba ngày công! Giờ thì tao bị chậm đơn hàng mất rồi...” Mộc Nhĩ đã lết ra khỏi sân được mấy bước. Nghe những lời cằn nhằn của người thợ gốm già, nó ngẩng phắt đầu lên và quay về phía ông thợ. “Thưa ông, cháu có thể làm việc cho ông để chuộc lỗi không ạ? Có lẽ sẽ thêm một tay giúp ông tiết kiệm chút thời giờ...” Ông Min lắc đầu nóng nảy. “Mày làm được cái quái gì, cái đồ chẳng được dạy dỗ kia? Tao đâu có thời gian để dạy mày... Mày chỉ gây thêm rắc rối chứ giúp đỡ cái nỗi gì.” Mộc Nhĩ hăm hở bước lên vài bước. “Thưa, ông sẽ không phải dạy cháu nhiều đâu. Cháu đã xem ông làm việc từ nhiều tháng nay. Cháu biết cách ông trộn đất sét và quay bàn xoay... Cháu đã ngắm ông làm nhiều món đồ...” Người thợ gốm phẩy tay, cắt ngang lời thằng bé và nói giọng chế nhạo. https://thuviensach.vn “Mày quay bàn xoay đi! A ha ha! Nó nghĩ chỉ cần ngồi xuống bàn xoay là làm ra chiếc bình... Bộ dễ vậy sao?” Mộc Nhĩ khoanh tay lại bướng bỉnh, quyết không rời mắt khỏi người thợ cả. Ông ta nhặt phần còn lại của chiếc hộp quẳng nốt ra đống rác, vẫn càu nhàu điều gì đó trong họng. Cuối cùng ông đứng thẳng người lên, đưa mắt nhìn quanh, đầu tiên là dãy kệ, rồi đến cái bàn xoay, cuối cùng ánh mắt dừng lại chỗ thằng nhóc. “Hừm. Thôi được”, giọng bác Min vẫn còn chút bực dọc. “Sáng sớm mai đến đây. Tao đã mất đứt ba ngày để làm chiếc hộp đó, cho nên mày sẽ phải đền cho tao chín ngày. Tao chẳng thèm nghĩ xem công sức của tao đáng giá hơn của mày gấp bao nhiêu lần, nhưng thôi, ban đầu cứ tạm thỏa thuận như thế.” Mộc Nhĩ cúi đầu đồng ý rồi phóng như bay ra đường. Về đến gầm cầu, nó sốt ruột chờ bác Sếu về để kể lại mọi chuyện. Lần đầu tiên trong đời mình, Mộc Nhĩ đã có một công việc hẳn hoi để làm. Ngày hôm sau, khi đến nhận việc, Mộc Nhĩ mới biết tới lượt ông thợ Min chặt củi cho lò nung. Thảo nào hôm qua ông vắng nhà. Như hầu hết các làng gốm khác, Chulpo có một lò nung chung cho cả làng. Lò nằm bên sườn đồi gần làng, trông giống như một đường hầm thấp và dài xây bằng gạch nung. Thợ gốm trong làng thay phiên nhau dùng lò và tự kiếm củi đốt lò. Ông Min đưa cho Mộc Nhĩ một cây rìu nhỏ, dẫn nó ra cái chái bên hông nhà lấy xe đẩy. https://thuviensach.vn “Lấy đầy xe củi”, ông quát, “Củi khô, không được ướt. Xe chưa đầy thì đừng có về.” Mộc Nhĩ cảm thấy hình như mặt trời đột nhiên tối sầm lại. Đêm qua, giấc ngủ đến với nó chẳng dễ dàng gì. Mộc Nhĩ đã tưởng tượng mình ngồi bên bàn xoay, một chiếc bình xinh xắn mọc lên từ cục đất sét trước mặt nó. Bây giờ, Mộc Nhĩ nghĩ, nếu nhanh tay chặt đủ số củi, có lẽ vẫn còn thời gian vào lúc chiều muộn... Nhưng ông Min đã dập tan niềm hy vọng đó: “Phải đi sâu vào trong núi ấy”. Ông nói. “Quá nhiều cây gần làng bị đốn rồi. Mày phải đi thật xa mới mong tìm được nhiều củi.” Mộc Nhĩ nhẫn nhịn nuốt vào một tiếng thở dài khi đặt cái rìu lên xe. Nắm chặt hai càng, đẩy xe ra đường, nó quay người toan vẫy tay chào. Nhưng người thợ gốm không còn đó nữa. Bài ca quen thuộc lúc ông nặn xương gốm vẳng ra từ phía sau nhà. Đốn củi hàng giờ mà không có tí gì nhét vào bụng thì thật là nhọc nhằn vô kể. Nhưng khốn khổ nhất là chặng đường dài xuống núi với chiếc xe chất đầy củi. Con đường núi mấp mô, chằng chịt vết lún bánh xe. Chiếc xe đẩy tự chế lèn đầy củi lắc lư vụng về vì sức nặng. Cứ bước lên một bước, Mộc Nhĩ lại phải dán mắt xuống mặt đường. Dù nó đã rất cẩn thận nhưng hễ bánh xe lọt vào một vết lún sâu thì cả chiếc xe lại nghiêng hẳn về một bên làm củi văng ra. Phải dừng lại để nhặt từng cành, bực hết chỗ nói. Lúc chặt củi nó đã cẩn thận xếp thành từng thanh gọn gàng lên xe, nhưng sau mỗi cú vấp, củi lại xáo tung lên chẳng còn lớp lang gì hết. https://thuviensach.vn Sau bao nỗi nhọc nhằn, Mộc Nhĩ đã đi gần hết con đường núi. Chẳng mấy chốc con đường sẽ rộng và bằng phẳng hơn, hòa vào lối đi dưới chân núi có nhiều người qua lại. Cậu bé ngẩng đầu lên, nôn nóng muốn về đích. Đúng lúc đó bánh xe bên phải cán vào một hòn đá. Càng xe vuột mạnh khỏi tay Mộc Nhĩ, chiếc xe lật ngang một bên. Đà đẩy tới làm Mộc Nhĩ mất thăng bằng, chiếc xe húc nó ngã lộn nhào, dập đầu xuống đất. Mộc Nhĩ choáng váng, không biết nên chửi hay nên khóc. Nó cắn chặt môi, lồm cồm bò dậy, dựng chiếc xe cho ngay ngắn và bắt đầu ném củi vào xe trong cơn tức giận. https://thuviensach.vn Khi vừa cúi xuống nhấc một khúc gỗ to và sần sùi, bỗng nó cảm thấy cơn đau nhói như bị một mũi tên xuyên qua lòng bàn tay phải. Nó bật khóc và nắm chặt bàn tay lại hồi lâu. Đến khi cơn đau dịu đi một chút, nó cẩn thận xòe bàn tay ra xem. Một vết phồng rộp chứa đầy nước mọc trên gan bàn tay sau nhiều giờ đốn củi đã vỡ ra. Máu rỉ ra từ viết thương dính tèm lem bùn đất và những mảnh vụn vỏ cây. Mộc Nhĩ trừng trừng nhìn dòng máu, không sao ngăn nổi giọt nước mắt nóng hổi đang ứa ra. Nhưng nó cương quyết gạt nước mắt, xé vạt áo lấy một rẻo vải. Xung quanh không có nước nên nó nhổ nước bọt vào lòng bàn tay và nghiến răng chịu đau chùi thật sạch vết thương. Rồi dùng bàn tay còn lại cùng hàm răng, nó cột miếng vải làm thành cái băng tạm thời. Sau đó, Mộc Nhĩ làm việc chậm hơn và kỹ hơn. Nó xếp củi thành từng lớp gọn ghẽ trên xe. Khi mặt trời xuống gần tới đường chân trời, nó cũng xếp xong củi và cẩn thận đẩy xe theo con đường mòn dẫn tới lối đi dưới chân đồi. Sẩm tối hôm đó, Mộc Nhĩ mới lết về đến nhà ở dưới gầm cầu. Thay vì bình thản như thường ngày, bác Sếu nhíu mày lo âu khi thấy Mộc Nhĩ lảo đảo bước vào và ngã vật một đống dưới đất. Bác Sếu không nói gì, chỉ đưa cho nó một cái bát trong đó bác để sẵn ít cơm và nhúm rau luộc. Không ăn nổi vì kiệt sức, Mộc Nhĩ gạt bát cơm qua một bên. Bác Sếu tập tễnh đến bên nó. Tỳ vào cái nạng, bác thả người ngồi xuống bên cạnh thằng bé. Không nói một lời nhưng với vẻ kiên quyết, bác nhón lấy mấy hạt cơm, bón vào miệng Mộc Nhĩ như thể nó là một đứa trẻ lên ba. Mộc Nhĩ không nhớ nổi nó ăn hết bát cơm như thế nào, chỉ biết khi tỉnh dậy https://thuviensach.vn vào sáng hôm sau, nó nhìn thấy bác Sếu đang bám vào một trong những thanh giằng, đánh đu người nhảy xuống gầm cầu, như ông vẫn thường làm. Nhỏ thó, gầy gò và hiếm ai biết ông bao nhiêu tuổi, bác Sếu vẫn di chuyển phần thân trên nhẹ nhàng như những người trẻ tuổi; đã nhiều lần Mộc Nhĩ quên phứt cái chân vô dụng của bác. Không biết bác Sếu đi đâu mà về sớm thế nhỉ? Mộc Nhĩ khó nhọc ngồi dậy, lấy tay dụi mắt. Trong lúc đưa bàn tay phải lên mặt, nó chợt trông thấy miếng gạc thô kệch. Mảnh giẻ đông cứng lại vì lớp máu khô. “Phải, đấy là điều ta định làm”, bác Sếu nói. “Bây giờ cần phải xem nó ra sao.” Mộc Nhĩ chìa tay ra. Bác Sếu gỡ nút buộc và bắt đầu tháo băng. “Ai da!” - Mộc Nhĩ rít lên vì đau và rụt bàn tay lại. Lớp vải cuối cùng ngoan cố bám chặt vào vết thương, bác Sếu cố gỡ nó ra. “Thôi đi nào, khỉ con”, bác Sếu nói giọng ân cần nhưng kiên quyết. “Phải gỡ ra mới làm sạch được vết thương chứ. Nó mà làm độc thì khốn.” Mộc Nhĩ nhổm dậy, lết ra bờ sông. Nó cúi rạp người nhúng tay vào dòng nước. Làn nước mát lạnh làm dịu cơn đau và nới lỏng miếng vải đang dính chặt vào vết thương. Mặt nhăn mày nhó, nó từ từ lột mảnh vải cũ ra. Trong lúc Mộc Nhĩ làm sạch vết thương, bác Sếu nhặt miếng vải đem giặt kỹ bằng nước đựng trong quả bầu khô, rồi chà vải lên hòn đá phẳng ở mép sông. Sau đó bác vắt kiệt nước và đưa cho Mộc Nhĩ, lúc này đã trở lại gầm cầu; nó treo mảnh vải lên một thanh giằng để phơi cho khô. Bác Sếu mở chiếc túi nhỏ đeo ở thắt lưng lấy ra một nắm lá xanh vừa hái từ https://thuviensach.vn trong rừng từ sáng sớm. Bác nghiền nát nắm lá bằng hai hòn đá, rồi dùng hai ngón tay quết một ít lá tán nhuyễn vào lòng bàn tay Mộc Nhĩ. “Nắm tay lại”, bác Sếu nói như ra lệnh. “Bóp chặt lại, để thuốc ngấm vào vết thương.” Hai bác cháu ăn bữa sáng bằng số gạo quý báu còn lại. Mộc Nhĩ một tay nắm chặt miếng thuốc, tay kia nhón cơm ăn. Sau đó bác Sếu băng lại vết thương bằng rẻo vải lúc này đã được hong khô. “Thế”, bác Sếu bảo. “Sau vài ngày nghỉ ngơi, con sẽ có bàn tay lành lặn như mới”, bác nghiêm nghị nhìn thằng bé. Mộc Nhĩ không nói gì. Nó biết bác Sếu đã đoán được hôm nay nó sẽ chẳng được nghỉ ngơi đâu. Vẫn còn tám ngày công phải làm trả nợ cho ông thợ Min. https://thuviensach.vn Chương 3 Mộc Nhĩ chạy vội tới nhà ông thợ Min. Từ đầu ngõ đã nghe tiếng ông rủa mắng nó. “Đúng là cái đồ vô tích sự, nhọ mặt người mới về, rồi chẳng nói chẳng rằng quẳng xe đấy biến mất tăm. Nhẽ ra củi phải được chở tới lò nung và dỡ xuống chứ.” Sáng nay, lúc trời mới tờ mờ, ông Min đã phải đẩy xe tới lò và tự tay dỡ củi, rồi suýt lại bị thương lúc trở về nhà vì trượt chân trong ánh sáng nhá nhem. “Thế mà gọi là trả công à, còn tệ hơn không làm gì! Này cái thằng Mộc Nhĩ, có thật mày định trở thành người hữu ích hay không? Nếu không, tốt nhất hãy quên béng cái thỏa thuận kia đi...” Cuối cùng, ông thợ cả cũng ngừng lại để lấy hơi. Mộc Nhĩ không dám nhìn lên. Cu cậu cảm thấy mình như một con quái vật hai đầu, một đầu xấu hổ, đầu kia thì phẫn nộ. Xấu hổ vì nó đã không làm việc đến nơi đến chốn, phẫn nộ bởi ông thợ gốm không hề đưa ra một chỉ thị đầy đủ. “Lấy đầy xe củi” - lệnh ra là như thế và nó đã không hề làm sai sót. Chẳng lẽ nó phải tự đoán xem ông thợ già muốn những gì khác nữa. Nhưng nỗi xấu hổ trong lòng nó đã thắng thế. Thằng bé sợ bị đuổi việc trước khi có cơ hội học được cách thức làm đồ gốm. https://thuviensach.vn “Cháu xin lỗi vì đã làm ông bực bội”, Mộc Nhĩ nói. “Nếu ông rộng lượng cho cháu cơ hội khác, ông sẽ không phải thất vọng đâu ạ.” “Hừm”, ông Min quay người, đi về phía hông nhà. Mộc Nhĩ đứng ngây như phỗng mất một lúc, không biết phải làm gì. “Sao?” bác thợ bực dọc quay lại. “Còn chưa đến đây hả, thằng ăn mày nhặt kia. Định đứng đó làm tượng hả?” Được tha thứ, Mộc Nhĩ hơi vui một chút. Nhưng mà công việc bác Min giao đã làm cho niềm vui ấy tan biến ngay; cũng giống như hôm qua - lại đẩy xe củi và lần này còn phải chất củi vào lò nung. Sáng nào Mộc Nhĩ cũng xăng xái có mặt trước cửa nhà bác Min. Ngày nào ông cũng sai nó đẩy xe lên núi chặt củi. Tối đến, nhờ được bác Sếu chăm sóc tận tình, vết thương trong lòng bàn tay Mộc Nhĩ bắt đầu lành, lớp da non màu hồng dày hơn. Nhưng khi ngày làm việc kế tiếp bắt đầu nó lại toạc ra và rỉ máu. Mộc Nhĩ dần quen - cái đau cũng giống như người bạn không mời đến chỉ sau vài nhát rìu buốt nhói đầu tiên, đành chịu thôi. Sang ngày thứ ba, bác Sếu ngỏ ý muốn đi cùng Mộc Nhĩ. Nó cuống cuồng tìm cách từ chối. Nó biết điều gì sẽ xảy ra. Vì muốn bàn tay phồng rộp của Mộc Nhĩ được nghỉ ngơi, bác sẽ giằng lấy cái rìu. Mộc Nhĩ rùng mình, hình dung cảnh bác Sếu tựa người vào cây nạng gắng sức chặt củi. Không khéo bác sẽ làm hỏng cái chân lành mất thôi. “Bác muốn giúp, con cảm tạ vô cùng”, Mộc Nhĩ đáp. “Nhưng khi con trở về nhà đã thấy có mâm cơm dọn sẵn thì có lẽ hay hơn. Bác có thương thì hãy giúp con bằng cách đó.” Bác Sếu thuận lòng. Mộc Nhĩ biết bác sẽ bỏ cả ngày để nghĩ cách biến một https://thuviensach.vn nắm rau dại và ít xương khô thành cái ăn. Vài ngày sau, Mộc Nhĩ đã biết cách phân chia công việc để có thể nghỉ ngơi đôi chút. Sau một lúc cần mẫn chặt cây, nó dừng tay rìu, chất số củi vừa chặt xong lên xe, nghỉ một chút trước khi làm tiếp. Như thế tốt hơn cứ hùng hục chặt củi như điên suốt mấy giờ liền, để lại một đống củi lớn ngổn ngang trông phát ớn, vừa tốn thời giờ chất củi lên xe vừa mau xuống sức. Trong những lúc nghỉ tay ngắn ngủi, Mộc Nhĩ thoáng cũng tranh thủ kiếm được một chút thức ăn - vài cây nấm dại ở chỗ này, một chút dương xỉ ở chỗ khác. Trong những lần cùng nhau đi lên núi, bác Sếu đã dạy cho nó nhiều điều. Mộc Nhĩ biết nấm nào ăn ngon, nấm nào độc. Chỉ nghe qua tiếng hót thôi là nó có thể gọi tên chim, biết phân biệt dấu vết của hổ báo với hươu nai. Nó không bao giờ bị lạc đường, vì biết rằng những dòng suối luôn chảy xuống chân núi, nơi có những con đường. Ngoài những lúc trầm ngâm ngắm núi non, Mộc Nhĩ thích nhất là công việc dỡ củi ở khu lò nung. Lò nằm ở đầu làng bên kia, nếu tính từ nhà ông Min. Gần đó là một nhà kho rộng dựng sơ sài. Mộc Nhĩ đẩy xe đến trước cửa kho rồi ôm củi đem vào trong cất cho khô ráo. Củi chất ngang tầm tay với của người lớn, xếp thành những đống ngăn nắp hai bên lối đi chính giữa. Mộc Nhĩ thích xếp củi của mình thật gọn ghẽ để những người thợ gốm có thể rút từng thanh mà không làm cả đống củi đổ sập xuống. Ở khu lò nung, nó thường gặp những người thợ gốm thay phiên nhau đến sử dụng lò. Họ chỉ thường gật đầu đáp lại lời chào của Mộc Nhĩ. Sang ngày thứ tư, một người trong số họ bắt chuyện với nó: “Mày là thằng nhỏ mới vào làm cho ông Min, phải không?” Mộc Nhĩ biết người thợ gốm này - tên ông là Kang. Tóc đã điểm sương, nhưng ông còn trẻ hơn ông Min, ánh mắt sắc sảo và tay chân vẫn còn nhanh nhẹn hơn ông Min, ánh mắt sắc sảo và tay chân vẫn còn nhanh nhẹn. Mộc Nhĩ hạ càng xe xuống đất và cúi thấp đầu chào. https://thuviensach.vn “Chà, đến lúc nước sôi lửa bỏng nên ông già mới đi tìm người phụ giúp đây”, bác thợ Kang nói rổn rảng. “Dạo gần đây, ông ấy không mang đủ phần củi phải nộp.” Nói đoạn, bác Kang bước tới, giúp Mộc Nhĩ dỡ củi khỏi xe. Nhờ thế, công việc của nó xong sớm hơn thường lệ. Trên đường về nhà, cậu bé đưa mắt tìm kiếm thức ăn trong một đống rác ven lề; cái lõi bắp cải tìm được sẽ góp thêm món vào bữa ăn tối. Buổi sáng ngày thứ mười. Tối hôm trước, Mộc Nhĩ đã trả chiếc xe đẩy về chỗ quen thuộc của nó bên hông nhà ông Min và nán lại một chút nhưng ông không ra khỏi nhà, nên cuối cùng Mộc Nhĩ đành bỏ đi. Món nợ của nó đã được trả đầy đủ. Thao thức gần như suốt đêm, Mộc Nhĩ cố moi óc tìm cách cầu thân với ông Min. Trong suốt chín ngày làm việc, nó chưa một lần được chạm vào đất sét. Nó sẽ không bao giờ làm được một cái bình nếu không tiếp tục qua lại với ông thợ gốm. Đến gần nhà ông Min, Mộc Nhĩ nhẩm lại lần cuối những lời nó phải nói. Nó hít vào một hơi dài và cố giữ một lát để trấn tĩnh, sau đó gọi to: “Thưa sư phụ?” Mộc Nhĩ rất ngạc nhiên khi thấy chính vợ ông Min ra mở cửa. Dĩ nhiên ông Min có vợ. Trong những ngày rình xem ông làm việc, thỉnh thoảng nó thoáng thấy bà vợ của ông ra sân vãi thóc cho gà ăn hoặc đi gánh nước. Nhưng vì bà chẳng có liên quan gì tới đồ gốm nên Mộc Nhĩ không chú ý tới bà. Trong những ngày đốn củi vừa qua, nó hoàn toàn không thấy hoặc thoáng có ý nghĩ gì về bà. Nó cúi đầu trước bà Min: “Thưa, ông chủ có ở nhà không ạ?” https://thuviensach.vn “Ông ấy đang ăn sáng”, bà đáp. “Cháu có thể chờ ở đằng sau nhà.” Mộc Nhĩ cúi đầu cảm ơn và bước lùi lại, nhưng bà Min khẽ nói tiếp: “May mà có cháu đốn củi giúp. Ông ấy không còn trẻ như hồi...” giọng bà lạc đi. Mộc Nhĩ ngước nhìn lên. Đôi mắt bà Min trong sáng và dịu dàng, khuôn mặt nhỏ nhắn chi chít những nếp nhăn mờ mờ manh mảnh. Nó cụp mắt nhìn xuống, vì sợ bị coi là vô lễ. Giống mắt bác Sếu - nó thầm nghĩ và tự hỏi tại sao. Ông thợ Min đang rửa tay trong một cái chậu dưới mái hiên thì Mộc Nhĩ ra tới sân sau. “Mày làm gì ở đây vậy?” - ông nói giọng gắt gỏng, không buồn ngước mắt lên. “Đủ chín ngày rồi, nợ mày cũng đã trả xong. Nếu chỉ đến đây để nghe tao nói thế thì bây giờ mày về được rồi đó.” Mộc Nhĩ cúi đầu. “Cầu xin sư phụ tha thứ cho sự xấc láo của con”, nó nói. “Con muốn được bày tỏ lòng biết ơn...” “Nào, nào”, ông thợ Min sốt ruột. “Còn chuyện gì nữa đây?” “Được làm việc tiếp cho sư phụ sẽ là một ân huệ lớn đối với con”, Mộc Nhĩ bắt đầu đoạn văn mà nó đã chuẩn bị rất chu đáo. “Nếu sư phụ xét...” “Tao không thể trả công cho mày.” Bác Min cộc cằn cắt lời Mộc Nhĩ. Nhưng những lời gắt gỏng ấy lướt qua nó lại tựa như cơn mưa mát rượi tưới lên cánh đồng khô nẻ. Tao không thể trả công cho mày đồng nghĩa với “Ừ”. Niềm vui dâng đầy trong lồng ngực như sóng cồn, buộc nó phải hắng giọng một cách lễ phép trước khi nói tiếp. https://thuviensach.vn “Được làm việc cho bậc thầy như sư phụ đã là sự đền bù xứng đáng rồi ạ, con đâu dám nghĩ đến chuyện công xá”, nó lúng búng trong miệng. “Hàng ngày đến đây, từ lúc chuông chùa đánh buổi sáng tới lúc mặt trời lặn”, ông Min phán. Mộc Nhĩ đã quỳ trên mặt đất từ lúc nào, cúi gập cả người xuống để tỏ lòng biết ơn. Nó chỉ ước sao được phóng một mạch về gầm cầu báo tin cho bác Sếu. “Hôm nay đất sét, không củi.”. Đó là mệnh lệnh của ông thợ Min vào ngày thứ mười. Một lần nữa Mộc Nhĩ lại đẩy xe, lần này là dọc theo con đường đất ven sông, tới bãi đào đất. Ở đây, những tảng đất sét vuông vức đã được xắn lên, để lại những cái hố chữ nhật nằm so le, dày đặc trên bãi sông. Mộc Nhĩ dừng lại một lát khi tới bãi đào đất. Nó đã nhiều lần đi ngang qua những cái hố này và lần nào cũng say sưa ngắm chúng, những khối hình vuông vắn tạc vào bờ đất sét khiến nó thích thú. Nhưng hôm nay nó có cảm giác như lần đầu tiên được gặp những người đàn ông và những cậu bé làm việc ở đây. Họ xắn lưỡi thuổng vào đất mới lẹ làng làm sao, khó có ai theo kịp. Từng tảng đất được xắn gọn bằng thuổng, bị bứng lên và ném vào xe đẩy hoặc vào thúng mủng gần đó. Mộc Nhĩ nhìn cái thuổng của ông Min đang trên vai nó. Sau đó nó lội xuống bãi đất ngập bùn và đứng ở chỗ nước nông. Giơ cái thuổng lên cao quá vai, nó bổ xuống đánh phập một cái. Lưỡi thuổng xắn ngọt vào lớp đất sét ướt. https://thuviensach.vn Mộc Nhĩ hài lòng nhìn đường cắt thẳng thớm của lưỡi thuổng. Nó giật mạnh cán thuổng, sẵn sàng xắn nhát tiếp theo. Nhưng cái thuổng không nhúc nhích, Mộc Nhĩ nhíu mày và lôi lại lần nữa. Lưỡi thuổng bị đất ướt mút chặt nên chẳng suy suyển gì. Mộc Nhĩ dùng cả hai tay lay cán thuổng. Lớp đất dưới chân nó phát những tiếng lọp phọp, òng ọc như thể đang cố nuốt chửng cái thuổng. Rốt cục, Mộc Nhĩ buộc phải cào bớt đất quanh lưỡi thuổng để nới lỏng nó ra. Tay chân cậu lấm lem bùn đất. Cậu ngừng tay để xua một con muỗi, quệt lên má một vết bùn dài. Cuối cùng, cậu đứng lên, lay cái thuổng lần nữa và giật thuổng lên. https://thuviensach.vn Mất đứt buổi sáng Mộc Nhĩ mới đổ đầy xe đất sét. Những tay đào đất khác đã về từ đời nảo đời nao, họ xắn đất bằng những động tác nhanh gọn và bỏ lại Mộc Nhĩ một mình trong tuyêt vọng. Nặng ghê! Đất sét ướt nặng hơn nó https://thuviensach.vn tưởng tượng rất nhiều. Mộc Nhĩ không thể dùng thuổng bứng cả tảng đất sét lên; đành cắt mỗi tảng vài cục nhỏ hơn, mỗi lần bốc một cục bỏ lên xe. Xong việc, nó cau có nhìn đống đất sét dị dạng trong xe, thật khác một trời một vực với những khối đất vuông thành sắc cạnh của những người thợ khác. Hơn nữa, làm việc với cây thuổng lại khiến vết phồng rộp trong lòng bàn tay lại toác miệng ra lần nữa. Nhưng lần này không quá đau như lúc trên triền núi, bởi vì Mộc Nhĩ có thể đắp những nắm bùn mát lạnh, mịn màng lên vết thương. Tới lúc chiếc xe đã chất đầy thì bùn cũng nhuộm người nó suốt từ đầu đến chân. Trán nó đóng một lớp bùn dày cứng ngắc, đến nhướng lông mày cũng khó. Thằng bé mệt lử và ý nghĩ phải đẩy chiếc xe nặng trĩu này về nhà ông Min khiến nó rùng mình. Đúng lúc đó, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu nó - bữa ăn trưa! Nhọc nhằn vất vả suốt buổi sáng, nó đã quên mất bữa trưa. Thợ học việc, thợ phụ, những người thợ tầm thường nhất trong mọi nghề - dù họ là gì đi chăng nữa thì bổn phận của một người chủ là phải cho họ một bữa ăn trưa. Bây giờ, Mộc Nhĩ không còn làm việc để trả nợ nữa, ông Min buộc phải nuôi cơm nó. Ý nghĩ này đủ sức xua đuổi mọi mệt nhọc của thằng bé mồ côi, tựa hồ tia sáng mặt trời xuyên thủng đám mây. Nó bỏ xe lại trên đường và nhảy ùm xuống sông, kỳ cọ, khỏa nước và lặn ngụp thât sâu ráng hết sức tống khứ cáu ghét đi. Không đời nào nó chịu xuất hiện trong bữa ăn của ngày làm việc đầu tiên với thân hình như vừa được móc từ dưới cống lên. Ông Min liếc sơ xe đất. “Làm gì mà lâu thế”, ông nói, khịt khịt mũi. “Từ giờ cho tới sau bữa trưa, tao còn làm thêm gì được nữa.” Ông bước vào nhà, không đả động gì đến bữa ăn trưa. Nó còn chưa kịp thắc https://thuviensach.vn mắc thì bà vợ ông đã xuất hiện ở ngưỡng cửa. Bà chìa ra một cái gói vải. Mộc Nhĩ bước nhanh đến cửa, cố kiềm chế để khỏi vồ lấy cái gói từ tay bà. Nó cúi đầu, chắp hai bàn tay lại theo phong tục khi nhận cái gì đó từ tay người lớn. Bà Min đặt gói vải vào tay nó. “Ăn ngon, làm khỏe nhé”, bà nói. Một cái gì nong nóng dâng lên cổ họng Mộc Nhĩ. Nó ngẩng đầu lên. Ánh mắt bà cho thấy bà đã nghe được lời cảm ơn của nó cho dù nó không sao nói được thành lời. Mộc Nhĩ ngồi xuống tảng đá dưới gốc cây bào đồng, tháo các nút buộc tấm vải ra. Bên trong là một cái bát làm từ quả bầu khô chứa đầy cơm. Màu trắng nõn nà của những hạt cơm được tô điểm bởi vài miếng cá khô mặn sẫm màu và vài lát kim chi - món bắp cải muối đậm màu sắc của các gia vị như ớt đỏ, hành lá và tỏi. Một đôi đũa đặt nhay ngắn ngang miệng bát. Mộc Nhĩ cầm đôi đũa lên và ngắm nghía bữa ăn hồi lâu. Có một điều mà nó biết rõ: sơn hào hải vị trong cung vua cũng không thể ngon bằng bữa ăn đạm bạc trước mặt, bởi vì nó phải đổ mồ hôi mới có bữa ăn này. https://thuviensach.vn Buổi chiều, Mộc Nhĩ chở thêm một xe đầy đất sét nữa cho ông chủ, sau đó quay về chỗ cây cầu, nơi bác Sếu đã hầm một ít nấm dại cho bữa tối của hai bác cháu. Mộc Nhĩ hào hứng kể lại công việc trong ngày của nó. Mãi tới khi bác Sếu đứng lên thu dọn chén đũa, Mộc Nhĩ mới nhận thấy hình như thiếu thiếu cái gì đó. Cái nạng. Đúng thế, sau khi đưa bát cho Mộc Nhĩ ra cửa sông rửa, bác Sếu ngồi xuống với con dao và một cành cây thẳng thớm cứng cáp, bắt đầu đẽo gọt một cây nạng mới. Mộc Nhĩ lau bát, xếp gọn gàng lên bệ đá, rồi quay ra hỏi: “Cái nạng cũ của bác đâu mà phải làm cái mới?” https://thuviensach.vn Bác Sếu ngừng tay dao, vẻ nôn nóng. “Chà, chuyện vớ vẩn ấy mà”, bác trả lời. “Này, hôm nay cá bơn di cư đấy.” Bác Sếu chỉ nói có vậy, nhưng Mộc Nhĩ nghe được nhiều hơn thế. Mặc dù Chulpo nằm bên bờ biển, nhưng nó là làng gốm, không phải là làng chài. Đàn ông và trai tráng trong làng hiếm khi bớt chút thời gian làm gốm để đi đánh cá. Tuy nhiên, tất cả họ đều thông thạo việc đánh bắt cá. Đám đàn bà con gái trong làng thường đi cào nghêu sò lúc nước trìu xuống. Nói cá bơn di cư nghĩa là bầy cá ngon tấp vào bờ gần hơn thường lệ; thậm chí có con sóng còn ném cá thẳng lên bãi cát. Một cái tin như thế khiến khối người phải vơ vội lấy những cây sào tre của mình. Nhưng bạn phải ở trong số những người đầu tiên ra bờ biển. Cá bơn rất nhanh, nhoáy một cái đã tìm được đường trườn xuống nước. Chỉ những tay lanh lợi nhất mới có cơi hội xúc được những con cá đang giãy đành đạnh trên bãi cát. Mộc Nhĩ bao giờ cũng là kẻ đầu tiên phóng ra bãi biển khi nghe tin cá bơn di cư, và chưa bao giờ nó trở về mà không có một hay hai con cá béo ngậy cho một bữa tiệc thịnh soạn nhưng hiếm hoi của hai bác cháu. Bây giờ không cần hỏi, Mộc Nhĩ cũng biết bác Sếu đã cà nhắc lần xuống bãi biển, loạng choạng một hồi trên bãi cát vốn hay đùa ác với cái nạng, và chỉ còn cách tay trắng ra về. Bác Sếu chuốt thêm mấy nhát dao rồi giơ cây nạng ngang mặt, nheo mắt kiểm tra xem nó đã thật thẳng chưa.” Chẳng chụp được con cá nào”, bác thủng thẳng nói và lại tiếp tục đẽo gọt, “Ta tức mình đập cây nạng vào một tảng đá. Rốt cuộc bây giờ phải làm cái mới!” Mớ dăm gỗ dưới chân bác Sếu cao dần. Mộc Nhĩ cúi xuống, lùa mấy ngón tay vào đống dăm, xấu hổ không dám nhìn lên. Nó hình dung cảnh bác Sếu https://thuviensach.vn trên đường từ bãi biển trở về, chậm chạp và đau đớn, cây nạng đã gãy, chẳng còn gì để chống mà đi cho vững. Đã vất vả như vậy lại không bắt được lấy một con cá nào, hẳn bác khổ tâm lắm. Không hiểu sao trong lúc nhấm nháp bữa trưa ngon lành nó lại quên phứt người bạn già! Nhẽ ra nó phải để dành cho bác Sếu ít đồ ăn. Nếu đổi ngược lại, chắc chắn bác Sếu không bao giờ quên nó. Mộc Nhĩ hốt ít dăm bào vào lòng bàn tay đoạn ném xuống sông. Nhìn mớ dăm bào trôi theo dòng nước, nó lẩm bẩm, “Con rất tiếc về chuyện cá bơn.” Bác Sếu nói: “Hẳn con lấy làm tiếc về cái chân này chứ gì. Vì nó mà tối nay bác cháu ta không có cá ăn. Nhưng theo ta, đừng phí thời giờ buồn phiền về những chuyện mà chúng ta không thay đổi được.” Bác Sếu đứng dậy miệng làu bàu, rồi dựa hẳn người vào cái nạng mới để thử. Bác hài lòng, gật đầu với Mộc Nhĩ. “Với lại sau khi giã từ trần thế, ta sẽ có một đôi chân khỏe mạnh, không cần đến cái này nữa”, bác vỗ nhẹ lên cây nạng. Vẫn còn tự giận mình, Mộc Nhĩ lẩm bẩm trong họng: “Một số kẻ trong chúng ta sẽ có những bốn cái chân khỏe mạnh cơ đấy”. Bác Sếu vung cây nạng mới quất Mộc Nhĩ một cái. “Mày nói gì vậy, thằng láo lếu kia? Vậy kiếp sau ta sẽ là súc vật hay sao?” Mộc Nhĩ cãi. “Không, con tự nói về mình đấy...” Chợt nó im bặt rồi ngoác miệng ra cười. “Mà, cũng có thể con sẽ là một con thỏ. Thỏ rất nhanh và khôn...” “Mày nên nhanh nhẹn ngay lúc này đi!” - bác Sếu vờ nạt, khua nạng lên như múa kiếm. Mộc Nhĩ nhảy tưng tưng như con thỏ quanh cái hang lụp xụp của họ để né tránh những cú đâm ngang chọc dọc của bác Sếu. Chỉ trong chốc https://thuviensach.vn lát, nỗi xấu hổ của nó đã bị quên lãng và ngày hôm đó chấm dứt trong tiếng cười giòn giã. https://thuviensach.vn Chương 4 Sáng hôm sau, trước lúc chuông chùa đổ, Mộc Nhĩ đã có mặt ở cửa nhà ông thợ Min. Đúng như nó trông chờ, bà vợ ông Min ra mở cửa cho nó. Nó đưa cho bà cái bát làm từ quả bầu khô và lễ phép cúi đầu. “Hôm nay cháu mang bát của cháu tới, để bớt phiền cho sư mẫu ạ”, Mộc Nhĩ thưa. Nó định bụng chỉ ăn một nửa phần cơm của mình rồi đem giấu cái bát ở chỗ nào đó, làm việc xong sẽ mang nửa còn lại về nhà cho bác Sếu. Bà Min gật đầu, nhận cái bát từ tay nó. Thằng bé nhận thấy ánh mắt bối rối của bà. Hôm qua, Mộc Nhĩ trả lại cho bà cái bát và đôi đũa sau khi đã rửa và lau chùi sạch sẽ; rõ ràng nó đâu cần phải mang bát của nó đến làm gì. Mặc cảm tội lỗi khiến Mộc Nhĩ phải quay đi. Nhưng nó tin rằng mình không làm gì xúc phạm đến bà. Mình thật lòng không lừa gạt ai cả, nó nghĩ bụng. Mà mình cũng đâu xin thêm thức ăn... Với bà ấy, chuyện này cũng chẳng có chút khác biệt nào... Lại đẩy xe đi lấy đất sét cho ông chủ. Đến xế chiều, nó bắt đầu quen với công việc. Nó học được mẹo đào đất bằng mai - nhấn vừa đủ cho một lát xắn https://thuviensach.vn gọn gàng, không quá sâu đến mức chôn luôn lưỡi mai trong lớp đất dẻo. Công việc chạy nhanh hơn, những bắp thịt ở lưng và ở cánh tay đã cứng cáp hơn sau những ngày đốn củi nên không còn bị đau nữa. Mộc Nhĩ đẩy xe đất sét cuối cùng về nhà ông Min. Như thường lệ, cuối ngày không thấy ông thợ gốm đâu. Mộc Nhĩ dựng xe dưới mái hiên và đi lấy nửa phần cơm trưa còn lại của nó. Mộc Nhĩ nín thở. Cái bát không còn ở chỗ nó cất giấu dưới gốc cây bào đồng nữa. Nó sục sạo xung quanh gốc cây. Nó đã bọc cái bát trong một miếng vải và lấy một hòn đá chèn lên cơ mà. Miếng vải đây rồi, vắt qua một lùm cây lúp xúp và bị rách - còn kia, cách vài bước chân và ở bên trong bụi cây, là cái bát. Cái bát rỗng không. Không chỉ rỗng, mà còn sạch bóng. Con thú hoang nào đó... Thất vọng, uất ức, Mộc Nhĩ rú lên, nghe như tiếng tru của loài sói. Rồi nó nhặt cái bát lên, lấy hết sức ném mạnh vào bụi cây. “Ái!” Tiếng kêu hoảng hốt vọng ra từ đâu đó sau lùm cây khiến Mộc Nhĩ khiếp đảm, khuỵu chân suýt ngã. Bà Min ló ra từ sau bụi cây, một tay cầm cái bát, tay kia cầm cái rổ đầy quả mọng mà bà vừa hái ở trên núi. Bà mỉm cười dịu dàng đưa cái bát cho Mộc Nhĩ. “Cái bát này hẳn muốn thế chỗ cái nón của ta”, bà nói. “Một cái bát biết bay! Chả trách cháu thích nó hơn cái bát của ta.” Mộc Nhĩ bối rối và ngượng ngùng quá nên chỉ chực gật đầu đáp lại. Tuy vậy, nó đã kịp hiểu ra mọi chuyện, chuyển cái gật đầu thành một cái cúi chào lễ phép rồi nhanh chân lủi mất. Lại một lần nữa nó không thể chia sẻ phần ăn của mình cho bác Sếu. Và tệ hơn cả là nó đã ném bát suýt trúng đầu sư mẫu. https://thuviensach.vn Mộc Nhĩ làm việc cho ông Min tới nay tuy mới được hai tháng, nhưng cứ như đã một năm hay thậm chí lâu hơn nữa. Có những lúc khó khăn lắm nó mới nhớ nổi cuộc sống của mình trước kia ra sao. Ngày tháng cứ thế trôi qua đều đều, càng ngày nó càng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Thức dậy từ rất sớm, làm việc cho ông Min, chén một nửa phần cơm trưa, lại làm việc, sau đó trở về cây cầu vào lúc sẩm tối. Để tránh lũ thú hoang ăn mất nửa phần cơm dành dụm trong lúc nó đang làm việc, Mộc Nhĩ đem giấu bát cơm gần ngôi nhà hơn. Ở một góc xa trong sân nhà thầy, nó đào một cái hố chỉ đủ để đặt cái bát vào, rồi tìm một phiến đá phẳng khá lớn ở gần đó làm nắp đậy. Bát cơm không hề suy suyển kể từ khi nó giấu ở đấy. Từ đó trở đi, ngày nào nó cũng có thể mang nửa phần cơm về cho bác Sếu. Đó là điều làm Mộc Nhĩ mãn nguyện nhất. Những bữa ăn bà Min dành cho nó tuy đạm bạc, nhưng bao giờ cũng làm vui lòng người bạn già của nó. Tối nào bác Sếu cũng thích thú mở cái gói bọc quả bầu khô như thể trong đó chứa ngọc ngà châu báu. “Tối nay có đậu hũ”, bác Sếu sẽ reo, đôi mắt sáng lên. “Cả kim chi dưa leo nữa chứ. Thực khéo chọn món. Đậu hũ mềm như sữa đông, dưa leo thì giòn tan trong miệng. Của nhà người khác đậu hũ nhạt thếch, dưa leo thì đắng ngắt. Bà này đúng là một nghệ nhân.” Vài ngày sau khi nó bắt đầu sử dụng chỗ giấu thức ăn mới, Mộc Nhĩ khám phá ra một điều kỳ lạ. Như thường lệ, nó chén hết một nửa phần cơm trưa. Nhưng cuối ngày, lúc lấy cái bát ra khỏi hố sau một ngày làm việc, tháo mảnh vải bọc ra xem lại thức ăn bên trong, nó thấy cái bát lại đầy vun lên. Mộc Nhĩ tròn mắt ngạc nhiên. Nó nhìn về phía căn nhà, nhưng không thấy https://thuviensach.vn cả ông Min lẫn bà vợ. Thế là từ đó, tối tối nó lại về nhà với một bát thức ăn đầy, đủ bữa tối cho cả nó và bác Sếu. Mộc Nhĩ bắt đầu được học cách lọc đất sét. Một công việc khá buồn tẻ, nhưng nó rất thích thú. Ở một chỗ cách khá xa nhà ông thợ Min, gần con suối nước trong vắt, người ta đào một dãy hố nông rồi trải vài lớp vải thô lót dưới lòng hố. Đất sét được cho vào một hố, trộn với nước thành một thứ bùn sền sệt. Mộc Nhĩ dùng mái chèo gỗ quậy cho thật nhuyễn. Sau đó, thứ nước bùn đặc quánh này được múc sang hố bên cạnh qua một cái sàng để loại bỏ những hòn sỏi nhỏ và rác rưởi. Cuối cùng, hỗn hợp được để lắng trong vài ngày, nước nổi lên trên mặt sẽ được tháo ra theo đường ống hoặc tát cạn. Lúc đó, ông Min sẽ thò tay vốc lên những nắm đất sét tinh mịn và vân vê nó giữa những ngón tay. Mỗi khi làm thế mắt ông thường nhắm lại, chắc là để cảm nhận đất được tốt hơn, Mộc Nhĩ đoán vậy. Nó không hỏi ông Min về chuyện này, bởi nó biết ông không ưa nói nhiều trong lúc làm việc. Muốn gì, ông chỉ quát vài tiếng cụt lủn. Cậu học trò phải đánh vật với những mệnh lệnh khó như câu đố. Bằng cách xem ông Min và những người thợ gốm khác làm, rồi mày mò một mình. Mộc Nhĩ không hiểu tại sao ông Min không giải thích công việc cặn kẽ hơn. Những sai sót của nó thường tiêu tốn thời giờ quý báu hoặc phung phí đất sét. Những lúc như vậy, ông Min quát tháo om sòm hoặc chì chiết dai dẳng. Mộc Nhĩ chỉ biết cúi đầu nhìn chăm chăm vào ngón chân của mình. Nó thấy tủi hổ, và có khi còn oán giận. https://thuviensach.vn Nhưng kể từ hôm Mộc Nhĩ làm vỡ cái hộp, ông Min không bao giờ đánh nó nữa. Thời gian đầu, mỗi khi bị la rầy, Mộc Nhĩ luôn chắc mẩm sẽ bị ăn đòn. Trước đây, nó cũng thường bị đòn khi đang bới rác. Tuy vậy, kể cả những lúc ông Min nổi cơn thịnh nộ, dù nóng máu đến đâu, ông cũng không hề đánh nó. Công việc khuấy, sàng, lắng và tát nước ra ngoài lặp lại nhiều lần cho đến khi ông Min hài lòng với chỗ đất sét lắng mới thôi. Điều đó còn phụ thuộc vào sản phẩm sắp tới sẽ là cái gì. Nếu đất sét dành để làm một cái ấm cứng cáp dùng hằng ngày thì lắng một lần là đủ. Nhưng với một cái lư hương trang trí tinh xảo do một nhà buôn giàu có đặt làm để cúng chùa thì đất sét phải lắng hai hay thậm chí ba lần. Đất sét đã qua sự kiểm nghiệm kỹ lưỡng của ông Min được vo thành những cục tròn lớn, sẵn sàng lên bàn xoay. https://thuviensach.vn Phần đất sét tinh túy còn lại sau nhiều lần gạn lắng được dành để chế men ngọc bích. Với việc này, năm bảy lần lắng lọc vẫn chưa đủ. Mộc Nhĩ nhiều phen muốn bật khóc và tuyệt vọng đấm nắm tay vào tảng đất sét khi ông thầy bất ngờ ngoắt tay ra hiệu nó phải lọc thêm lần nữa. Đất sét dùng chế men được trộn với nước và tro củi theo một tỷ lệ chuẩn xác. Cách pha trộn này hẳn là kết quả của một sự tình cờ đầy may mắn từ thời nảo thời nào. Có thể trong một lần nung nào đó tro bếp vô tình rớt lên mặt một chiếc bình tráng men thô ở trong lò và để lại những vệt men màu ngọc bích trong suốt. Ngày nay thợ gốm sử dụng tro than củi, mỗi người có công thức bí mật riêng, để tạo ra màu men đặc biệt. Người thợ gốm nào cũng tự hào về màu men của mình! Chưa có ai đưa ra một tên gọi thỏa đáng cho những sắc độ ấy. vẫn biết là màu xanh lá cây đấy, nhưng bên dưới dường như vẩn lên những đám mây mang màu của da trời, của khói, của sắc hoa violet[2], lúc nào cũng chuyển động xôn xao khó nhận biết, tựa như mặt biển luôn biến đổi trong một ngày đầy mây. Những gam màu khác biệt ấy kết hợp với nhau tuyệt khéo ở những chỗ lớp men được tráng dày hơn một chút dọc những đường rạn hoặc những khoảng lồi lên của bề mặt lớp hoa văn chạm trên sản phẩm. Thật vậy, một học giả nổi tiếng người Trung Quốc từng có lần đưa ra danh sách mười hai tiểu kỳ quan thế giới - mười một trong số đó là của Trung Quốc và kỳ quan thứ mười hai là màu men ngọc bích của gốm sứ Triều Tiên! Ở làng Chulpo, đến trẻ con cũng biết điều này. Mộc Nhĩ đã có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa kết quả của lần lọc đất đầu tiên với kết quả của lần lọc thứ ba chẳng hạn. Sau ba lần sàng lọc, đất sét láng mịn hơn trông thấy, sờ vào có cảm giác êm mượt và nhẹ như lông tơ, trong khi dường như vẫn còn cái gì lợn cợn sau lần lóng nước đầu tiên. Nhưng từ lần lọc thứ tư trở đi thì hầu như không có khác biệt nào cả - ít nhất https://thuviensach.vn là đối với Mộc Nhĩ. Nó cũng nhắm mắt lại, nín thở và miết đất sét giữa những ngón tay, cố tìm xem có gì khác giữa lần lọc thứ năm và thứ sáu. Ông thợ Min cảm nhận được cái gì vậy? Tại sao nó lại không thấy gì hết? Sư phụ Min không biểu lộ một dấu hiệu hài lòng nào với công việc của học trò. Ông chỉ lẳng lặng cầm một tảng đất sét lên, phăm phăm đi về nhà, để thằng bé ở lại tiếp tục công việc gạn nước. Mộc Nhĩ đành bấm bụng nghĩ rằng thầy mình mới là người làm được một cái gì đó với tảng đất sét ấy và chiếc bàn xoay. Ngày trước, vểnh tai hóng chuyện trong làng luôn là một tuyệt chiêu của Mộc Nhĩ. Chẳng hạn, tin tức về một đám cưới có nghĩa là gia đình nhà gái sẽ làm cỗ bàn suốt mấy hôm trước lễ vu quy; đống rác nhà họ sẽ là kho báu của nó trong suốt thời gian ấy. Một thằng cu chào đời, một vị trưởng lão tạ thế... - những sự kiện như thế sẽ ảnh hưởng đến đống rác trước nhà. Dĩ nhiên, chẳng ai rỗi hơi đi kể những sự kiện đại loại như thế cho một thằng bé cầu bất cầu bơ như nó. Sau bao năm, Mộc Nhĩ đã học được cách tìm kiếm manh mối qua những lời xầm xì quanh những biến cố trong nếp sống thường nhật của dân làng. Những bao gạo kìn kìn chở đến nhà nào là dấu hiệu báo trước một bữa yến tiệc sắp xảy ra; hoặc một ông bố say khướt đi liêu xiêu về nhà một đêm nọ đồng nghĩa với việc vợ ông ta vừa mới sinh quý tử. Nhảy từ đống rác này sang đống rác khác, dừng lại ở hầu hết các ngôi nhà trong làng, lắng nghe những mẩu chuyện không đầu không đuôi trên đường đi - bằng cách đó Mộc Nhĩ nhận thức rõ được thân phận hèn kém của mình. Mọi người hoàn toàn phớt lờ nó. Thỉnh thoảng, dù trông thấy nó, họ vẫn cứ nói chuyện như thể chẳng hề có nó trên đời. Còn nó thì mang những câu chuyện và mẩu tin này về kể cho bác Sếu và bàn xem liệu những tin tức ấy có thể dẫn đến một bữa ăn tươi hơn cho hai bác cháu hay không. Bác Sếu thường nói đùa: “Mộc Nhĩ à! Thấy chưa, cái tên của con thật hợp. https://thuviensach.vn Con giống như lỗ tai của cái cây nhỏ khẳng khiu, chẳng ai để ý đến nhưng lại nghe không thiếu chuyện gì!” Trong thời gian học nghề gốm, đôi tai lại giúp nó thật đắc lực. “Hai tháng mới xong một bình hoa!” “Lão Min đúng là thợ rùa!” “Một cái bình của lão Min có giá bằng hai con bò mộng, một con ngựa, cộng với đứa con trai đầu lòng của ngươi đó!” Đó là những lời bình phẩm thông thường của cánh thợ gốm và cả một số dân làng. Chỉ là những lời bông đùa hời hợt, nhưng thấp thoáng ý chế giễu. Lâu dần, Mộc Nhĩ hiểu ra rằng thầy mình nổi tiếng làm việc chậm, rất chậm và bán giá rất cao. Phải thật lâu ông mới cho ra đời một món đồ. So với những người thợ gốm khác trong làng, sản phẩm của ông ít hơn nhiều, nhưng giá bán bao giờ cũng cao hơn. Những gì qua bàn tay ông đều nổi bật vẻ đẹp riêng, không phải ai cũng có đủ tiền mua. Chẳng ai kể, nhưng Mộc Nhĩ vẫn biết được rất nhiều chuyện. Chẳng hạn, thời trai trẻ, sư phụ nó là một trong những thợ gốm thành công nhất ở Chulpo, chỉ vì quá cầu toàn nên đã bỏ lỡ nhiều thương vụ cung cấp hàng với tiền công hậu hĩnh. Người mua dần dần chán nản vì phải mỏi mắt chờ đợi hàng nhiều tháng trời sau khi thời hạn thỏa thuận đã hết. Những lần sau, họ tìm đến người thợ khác để đặt hàng. Thật ra, vẫn còn có người sẵn sàng chờ đợi các kiệt tác của ông Min, nhưng số này mỗi năm mỗi ít dần đi. Ngoài những điều kể trên, ông Min còn nhắm tới mục đích cao hơn nữa: cung cấp vật phẩm cho hoàng gia; đồ dùng hàng ngày cho nhà vua; những tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong các cung điện, đền chùa. Và quan trọng hơn hết là những phẩm vật được triều cống ra nước ngoài để bày tỏ thiện chí hòa bình và lòng ngưỡng mộ đối với quốc gia lớn nhất thế giới - nước Trung https://thuviensach.vn Hoa... Những vật như vậy mới được cho là sự đền bù xứng đáng nhất và là sự tưởng thưởng hào phóng nhất. Được làm hàng cho hoàng gia là giấc mơ của tất cả mọi thợ gốm, nhưng Mộc Nhĩ cảm nhận được rằng đối với thầy nó, điều này còn hơn cả giấc mơ cao vời nhất. Đó là nỗi khao khát trọn đời của người thợ tài hoa. Như vậy, Mộc Nhĩ biết về ông chủ mình qua những người khác, qua quan sát và hít thở cái không khí làm việc của ông, nhưng chưa bao giờ qua một lời nào từ chính miệng ông, ngoài những mệnh lệnh cộc lốc. Mận trong làng trổ hoa khắp lượt. Những cánh hoa trắng nhỏ bồng bềnh rơi như bông tuyết, để lại những quả mận xanh non bé tí tẹo thẹn thò nấp trong đám lá. Trong khi Mộc Nhĩ học cách xắn và lọc đất sét, những quả non bé bỏng mỗi ngày một phổng phao hơn, có thêm sắc tía cho đến khi nặng dần, chín mọng và rơi lộp bộp xuống đất. Bác Sếu nhặt quả chín cho vào cái vạt áo chẽn của bác đã được cột lại để làm giỏ đựng. Đến cuối hè, hai bác cháu luôn có đủ cái ăn. Bát cơm trưa vơi đi một nửa bao giờ cũng biến thành một bát cơm tối đầy ắp. Có lần Mộc Nhĩ đã bị cám dỗ muốn chén sạch cả bát cơm, vì biết rõ rằng thế nào cái bát rỗng cũng sẽ lại đầy. Nhưng ý nghĩ đó đã khiến nó hoảng sợ. Con người ta dễ trở nên tham lam như thế đấy! Và nó hiểu mà không cần phải hỏi, rằng bác Sếu sẽ không bằng lòng nếu nó làm thế, vì bác thường nói, lợi dụng lòng tốt của người khác là không tốt. Mộc Nhĩ cân nhắc rất lâu và rất kỹ lưỡng để tìm cách trả ơn bà Min. Nó cảm thấy hổ thẹn vì một chuyện đơn giản như thế mà cũng không làm được. Thỉnh thoảng được thầy cho về sớm, nó đi quanh nhà, cố tìm ra những việc lặt vặt để làm - nhổ cỏ dại trong vườn rau hay quét sân. Chiều nào trước khi ra về nó cũng đi múc nước suối đổ đầy thùng chứa. Chán thật, chỉ có thể làm được có bấy nhiêu đó để tỏ lòng biết ơn. Nỗi buồn ấy giống tiếng muỗi vo ve, nhỏ thôi nhưng liên tục, ám ảnh mãi. https://thuviensach.vn Tuy nhiên, nỗi buồn ấy cũng không đủ sức làm nó phải lo lắng trong suốt những ngày tháng tươi đẹp đáng nhớ này - những ngày nắng vàng rực rỡ, những đêm ấm áp bình yên, có việc để làm, có cái để ăn. Và như bác Sếu vẫn thường nói, không gì tốt đẹp hơn việc tráng miệng sau bữa ăn bằng một quả mận chín ngọt. https://thuviensach.vn Chương 5 Một sớm kia, khi những cây mận khoác lên mình bộ cánh vàng rực của mùa thu, trên đường đến nhà thầy, Mộc Nhĩ bỗng phát hiện ra bác thợ Kang đang đẩy chiếc xe về phía lò nung. Chiếc xe được phủ một tấm vải. Chính sự kín đáo này đã khiến Mộc Nhĩ đâm tò mò; với một món hàng bình thường, như bộ chén bát dùng trong nhà chẳng hạn, đâu cần phải che đậy như vậy. Chắc chắn, hôm nay bác thợ Kang phải chồng lò[3]món gì đó đặc biệt lắm. Hơn nữa, đi sớm thế này có nghĩa là bác ta muốn đến lò nung trước bất cứ ai. Bác ta lại còn chui vào trong hầm lò, đẩy món đồ của mình sâu vào bên trong - lại thêm một sự đề phòng nữa để tránh những cặp mắt tọc mạch của thiên hạ. Mộc Nhĩ đứng im một lát, tay khoanh trước ngực, lông mày nhíu lại. Nó chợt nảy ý nghĩ sẽ trở lại lò nung vào lúc mẻ lò đặc biệt này hoàn thành. Nhưng vài ngày sau, nó lục soát khu lò nung thì chẳng thấy sản phẩm nào của bác thợ Kang. https://thuviensach.vn Mấy ngày tiếp sau, trong lúc đi quanh làng, tới nơi làm và ra về, hoặc chạy việc vặt cho ông chủ, bao giờ Mộc Nhĩ cũng để mắt tìm kiếm xem bác thợ Kang ở đâu. Mãi tới ngày thứ tư mới thấy. Mộc Nhĩ nấp bên cạnh đống rác nhà bác thợ Kang - một địa điểm mà nó rõ như lòng bàn tay - và căng mắt nhìn khi bác Kang ra khỏi lán làm đồ gốm của mình vào lúc xế chiều, tay cầm hai cái bát nhỏ. Bác thợ Kang cầm bát với dáng nâng niu, cứ như thể bát đựng đầy thứ gì đó. Mải tập trung vào mấy cái bát, bác vấp phải một hòn đá. Thứ đồ chứa trong hai cái bát sánh ra ngoài một ít làm bác thợ buột miệng chửi thề, cũng khá to nên Mộc Nhĩ nghe được tiếng chửi. Sau đó bác ta biến vào nhà. Mộc Nhĩ đợi thêm một lúc nữa rồi rón rén mò vào sân, tới chỗ bác thợ Kang https://thuviensach.vn vừa bị vấp. Trong ánh sáng nhập nhoạng lúc chiều tàn, nó săm soi nhìn thật kỹ cái chất đổ dưới đất. Đất sét trộn với lượng nước vừa đủ thành một chất lỏng sền sệt được cánh thợ gốm gọi đó là “nước áo”[4]. Chẳng có gì khác thường cả, nhưng có một điều khiến Mộc Nhĩ phân vân. Hai cái bát, hai màu nước áo khác hẳn nhau. Đỏ gạch và trắng. Mộc Nhĩ chuồn ra khỏi sân, suy nghĩ rất lung. Dọc theo bãi đào đất ven sông có những chỗ đất sét có nhiều màu, đúng thế. Nhưng chỉ thứ đất sét màu nâu-xám mà cánh thợ gốm cố công khai thác mới có thể dậy lên cái nước men ngọc bích đáng ao ước. Cả xương gốm lẫn nước men của sản phẩm đều sẽ đổi màu sau khi nung - cái bình khi đưa vào lò nung vốn có màu xám xỉn sẽ ra lò với màu xanh lá cây trong suốt rất đặc biệt. Vì vậy thợ đào đất thường tránh những chỗ đất sét bị lẫn cợn màu trắng đục hay màu đỏ rỉ sét, vì đất sét màu này khi nung không thể chuyển sang màu xanh ngọc bích được. Vậy tại sao bác Kang lại sử dụng nước áo màu đỏ và trắng. Bác ta đang định làm gì vậy? Mộc Nhĩ biết là thỉnh thoảng cũng có những thợ gốm thử dùng nước áo màu để vẽ các họa tiết lên sản phẩm. Nhưng những cố gắng thử nghiệm đó chẳng bao giờ thành công. Khi bị nung nóng, nước áo mờ đi hoặc chảy tuột, khiến đường hoa văn bị rạn thay vì sinh động và sắc nét. Một đôi lần, những tay thợ thiếu kinh nghiệm cũng thử vẽ hoa văn lên sản phẩm của họ, còn những thợ gốm bậc thầy, trong đó có bác Min và bác Kang, từ lâu đã không còn làm như vậy nữa. Mộc Nhĩ không tin là bác thợ Kang đang vẽ hình lên sản phẩm của mình - nhưng người ta còn có thể làm gì khác nữa với lượng nước áo chút chút như https://thuviensach.vn thế? Trên đường về nhà tối hôm đó, những câu hỏi cứ vẫy vùng như cá trong tâm trí nó mà không có lời đáp. Những công việc ông thợ Min giao cho Mộc Nhĩ vẫn lặp đi lặp lại: đốn củi, xắn và lắng lọc đất sét. Thỉnh thoảng cũng có những lúc ông sai nó ra biển nhặt vỏ sò. Chúng được dùng làm bao nung trong lò, để chèn giữa sản phẩm với bệ đỡ bằng đất sét trong khi nung, nhằm tránh cho hai thứ không nóng chảy mà dính vào nhau, vỏ sò cũng phải có kích cỡ và hình dáng đúng mẫu. Mộc Nhĩ nhặt về một rổ đầy vỏ sò, ông thầy chỉ lọc ra được ít cái, rồi sai nó đi tìm thêm. Mộc Nhĩ không còn thức dậy mỗi buổi sáng với ý nghĩ rằng hôm nay có thể là ngày ông Min cho phép nó ngồi vào bàn xoay. Bây giờ nó tính thời gian theo tuần trăng hoặc thậm chí theo mùa. Có thể tháng này... có lẽ mùa đông này... hay có lẽ là mùa xuân tới. Ngọn lửa hy vọng trong lòng nó bây giờ có yếu đi, nhưng vẫn không kém phần rực sáng. Nó ấp ủ niềm hy vọng ấy hàng ngày, cố hình dung ra chiếc bình nó sẽ tự tay làm. Đó sẽ là một chiếc bình cao cổ - dáng vẻ tao nhã nhất trong tất cả các dáng bình. Cao và cân xứng một cách đẹp mắt, vươn lên từ đáy và loe ra một cách duyên dáng rồi khum tròn ở miệng. Chiếc bình cao cổ được làm ra với một mục đích duy nhất: chưng một cành hoa mận. Mộc Nhĩ rất yêu thích vẻ đối xứng của những chiếc bình cao cổ lớn dần lên như một đóa hoa trên chiếc bàn xoay của ông thợ Min. Có lần, vào những ngày xuân khi lần đầu tiên làm việc cho ông Min, nó đã quan sát ông thợ gốm đặt một cành mận vào chiếc bình vừa làm xong và ngắm nhìn từ mọi hướng. Đường cong mềm mại thanh thoát của chiếc bình, màu xanh lá cây huyền bí. Những góc cạnh sắc sảo của nhánh mận, sắc đen nhanh nhánh của cành cây tô điểm cho màu trắng rung rinh như muốn bay lên của những bông hoa. Tác https://thuviensach.vn phẩm của con người, tuyệt tác của thiên nhiên; đất sét chắt ra từ đất mẹ, nhành hoa nảy ra từ khí trời. Cảm giác bình yên lan tỏa khắp người Mộc Nhĩ, cả thể xác cũng như tâm trí. Như thể trong lúc nó ngắm nhìn cái bình và nhành hoa, cuộc đời này trở nên tuyệt đẹp. Ngày ngắn dần, trời trở rét. Lúa đã được gặt xong. Người nghèo được phép mót lúa rơi vãi trên những cánh đồng. Đó là một công việc khó nhọc, mệt nhoài: bao nhiêu giờ miệt mài mới gom được Vài bụm lúa. Mộc Nhĩ dậy sớm hơn cả những tia sáng đầu tiên, dành một hai giờ trên những cánh đồng trước khi đi làm. Xong việc, nó lại quay ra đồng lần nữa, nhặt nhạnh từng bông lúa rơi cho đến lúc tối mịt chẳng nhìn thấy gì. số thóc gom góp được trong thời gian này sẽ giúp người nghèo cầm cự qua những tháng đông giá rét khi không có loài rau dại nào mọc nổi. Có những lần, vào lúc chiều tàn, khi không thể nhặt được thêm một bông lúa nào, Mộc Nhĩ thoáng nghĩ: Bây giờ mình đâu cần phải mót lúa nữa. Nhưng rồi một ý nghĩ khác lại trỗi lên: Ai biết ông Min còn cần mình bao lâu nữa? Thế là nó lại nỗ lực gấp đôi. Bác Sếu cũng bận bịu. Khi mệt đừ vì còng lưng mót lúa, bác ngồi bệt xuống bờ ruộng tranh thủ lượm ít rơm về bện thành chiếu và dép. Đây là ngón nghề bác mày mò tự học từ lâu. Chả là cái chân bị tật không cho phép bác làm những công việc nặng nhọc hơn. Bác Sếu bện đôi dép rơm cho Mộc Nhĩ trước, bảo rằng thằng nhỏ cần dép hơn vì công việc nên nó phải đi lại nhiều. Bác đo chân Mộc Nhĩ rất cẩn thận, lại đệm nhiều lớp rơm cho cái đế dày và chắc chắn. Thêm nhiều lớp rơm được bện khéo léo ở hai bên nữa. “Xong rồi!” - bác Sếu reo lên vào một buổi chiều nọ. Bác đan nốt cọng rơm cuối cùng trong ánh sáng chiều đông tàn dần. Bác đưa đôi dép rơm cho Mộc Nhĩ, nó cúi đầu cảm ơn và khom người xuống xỏ chân vào dép ngay. https://thuviensach.vn Vẻ mặt bác Sếu bỗng ỉu xìu. Mặc Mộc Nhĩ loay hoay ép chặt chân về phía trước và nong gót ra, đôi dép vẫn quá nhỏ so với đôi chân nó. Bác Sếu làu bàu cáu kỉnh với chính mình, mở cái túi nhỏ ở thắt lưng rút ra sợi dây thô mà bác đã dùng để đo chân Mộc Nhĩ. Bác ướm sợi dây vào đế giày để đo lại, vừa khít khịt mà. Bác khịt khịt mũi. “Hứ!” bác bảo. “Thế là mình đâu có sai sót gì. Chính là con, anh bạn trẻ à, vô lo vô nghĩ đến nỗi mới một tháng thôi mà đã lớn phổng lên!” Đúng vậy, Mộc Nhĩ cũng nhận thấy điều này vào đúng ngày hôm đó, khi nó cụng đầu vào gầm cầu ở chỗ mà trước kia nó vẫn đứng thẳng người lên được. Không để ý đến câu đùa của bác Sếu, Mộc Nhĩ lắc đầu buồn bã cho công sức uổng phí của bác. Đôi dép rơm này cũng mang lại mối bận tâm khác. Hàng năm cứ đến cữ này các nhà sư ở ngôi chùa trên núi lại xuống làng để đi quyên lúa gạo. Đôi khi họ cũng nhận những vật cúng dường khác, như quần áo ấm; còn Mộc Nhĩ canh chờ cơ hội một nhà sư đi ngang qua với quần áo ấm cho người nghèo. Bằng cách này, nó thường kiếm được quần áo mùa đông cho hai bác cháu. Năm nay, vẫn chưa thấy các nhà sư xuống núi. Chắc lại có dịch bệnh trong chùa hoặc một biến cố không hay nào đó xảy ra khiến họ không thể đến, nhưng bất kể là lý do gì chăng nữa, Mộc Nhĩ mỗi lúc một lo lắng cho người bạn già. Bác Sếu bao giờ cũng khổ sở vì rét. Mới chớm đông mà ban đêm đã có sương muối rồi. Chẳng bao lâu sau, mùa đông cưỡi trên lưng những cơn gió quét xuống sườn núi ào về làng. Họa hoằn lắm tuyết mới rơi ở Chulpo, nhưng bây giờ Mộc Nhĩ đã có thể cảm thấy trong mỗi hơi thở của nó và trong làn không khí buốt https://thuviensach.vn giá đầy ắp những con quỷ vô hình cắn vào mũi, vào tay và bàn chân nó. Đã đến lúc hai bác cháu phải thực hiện cuộc di trú hàng năm rồi. Suốt mùa đông, đôi bạn một già một trẻ nương náu trong một cái hầm ngoài bìa làng. Nơi đó từng có một trang trại nhưng đã bị thiêu rụi từ lâu, duy căn hầm chứa rau thì vẫn còn. Dân làng thường trữ rau quả dùng trong gia đình ở những căn hầm rộng bằng một gian phòng. Cái hầm này, giống như những hầm khác, có một đoạn dốc làm lối ra vào. Bác Sếu có thể đứng thẳng trong hầm mà đầu không bị chạm vào mái. Hai bác cháu che nóc hầm lại bằng cành cây và rơm rạ. Những chiếc chiếu do bác Sếu bện thì trải dưới sàn. Mộc Nhĩ ghét những đêm lạnh tê lạnh tái trong hầm. Dẫu biết rằng ngủ ở nơi khuất gió vẫn tốt hơn, nhưng nằm dưới lòng đất khiến nó thấy lạnh thấu xương. Lại còn cảm giác như bị nhốt kín nữa, đâu như ở dưới gầm cầu, với dòng nước rì rào tuôn chảy như lời thì thầm nhắc nhở khôn nguôi về những miền đất xa xôi. Nếu không có bác Sếu bên cạnh, chắc chắn nó không thể chịu nổi những đêm đông dài đằng đẵng. “Chúng ta không phải ở lâu đâu”, năm nào bác Sếu cũng nói như một điệp khúc. “Thời điểm tệ hại nhất của mùa đông là lúc tuyết tan và những cơn lũ xuân. Có lẽ chỉ hai tuần trăng nữa thôi, gầm cầu lại vui mừng đón chúng ta trở về!” Mộc Nhĩ đang đợi ở ngoài sân; ông thợ Min vẫn chưa ra khỏi nhà. Đến khi cánh cửa mở ra thì lại là vợ ông xuất hiện. Bà đang ôm một cuộn gì đó. “Mộc Nhĩ!” - bà cất cao giọng. Nó ngạc nhiên ngẩng lên, tự hỏi không biết mình đã làm sai điều gì. Rồi nó thấy dù giọng nói nghiêm nghị nhưng mắt bà long lanh tỏa sáng. “Làm sao cháu có thể làm tốt công việc cho người thợ gốm trứ danh được nếu cháu lạnh run thế kia?” - bà trách nhẹ, đoạn chìa ra trước mặt một vật https://thuviensach.vn sẫm màu và mềm mại, Mộc Nhĩ ngẩng đầu lên đón lấy từ tay bà. Mắt nó tròn xoe sửng sốt. Đó là một chiếc áo khoác và một chiếc quần dài ống bó, độn bông dày - loại trang phục ấm nhất. Bà Min cầm lại cái áo và giơ lên trước mặt nó. “Cái này chắc là vừa khít”, bà nói, nhướng mày lên. Nhận ra điều bà đang chờ ở mình, Mộc Nhĩ liền cầm lấy cái áo và khoác lên người. Ấm áp làm sao, khoan khoái làm sao; chắc hẳn bà Min đã hơ cái áo cho ấm bên ngọn lửa trong nhà. “Tốt lắm”, bà gật đầu, có vẻ hơi do dự một chút, rồi nhẹ nhàng nói tiếp. “Con trai bác, Hyung-gu, đã chết vì dịch sốt khi nó trạc tuổi cháu. Bộ đồ này bác đã may cho nó, nhưng nó chưa kịp mặc bao giờ.” Mộc Nhĩ cố giấu ngạc nhiên, nhưng nó chắc cái vẻ ấy vẫn lồ lộ hiện ra trên mặt mình, ông thợ Min từng là một người cha ư? Hầu như không thể có chuyện như vậy. Mộc Nhĩ không thể hình dung nổi ông Min ở bất cứ vai trò nào khác ngoài công việc. Vậy mà ông đã từng có một đứa con trai... “Cháu mặc vào đi, để giữ gìn sức khỏe.” Giọng nói dịu dàng của bà cắt ngang suy nghĩ của Mộc nhĩ, bất giác nó nhận ra thái độ bất kính của mình, vội cúi đầu lần nữa. “Cháu vô cùng cảm ơn bà chủ đáng kính”, nó nói. Bà lại gật đầu và biến mất vào nhà. Thay thế bà là ông chồng. Ông nheo mắt ngắm Mộc Nhĩ trong chiếc áo khoác mới. Mộc Nhĩ nín thở, băn khoăn không biết ông chủ cảm thấy thế nào... Quần áo của con trai ông ấy trên người một thằng bé mồ côi thấp hèn. “Ý bà ấy, không phải ta”, ông thợ cả lầu bầu, phẩy tay ra hiệu cho Mộc Nhĩ bắt tay vào việc. https://thuviensach.vn Suốt ngày hôm đó Mộc Nhĩ cứ luôn tay xăn tay chiếc áo khoác lên, nó hơi dài một chút. Cái áo dường như quá ấm, nó đã quen làm việc nặng với cái áo chẽn thưa mỏng manh rồi. Chợt một ý nghĩ nảy sinh. Chiếc áo khoác này hẳn là vừa in với bác Sếu. Quả thế thật, bác Sếu mừng lắm. Thoạt tiên bác kiên quyết từ chối, bảo rằng chiếc áo dành cho Mộc Nhĩ. Nhưng thằng bé cứ nài nỉ suốt, nó đã nghĩ mãi về chuyện này trên đường về nhà. Cho đi một món quà mà mình chỉ vừa mới nhận được thôi thì có gì sai trái không? Đó là một món quà, nó thầm tranh cãi với mình, tức là nó đã thuộc về mình và mình có thể làm gì với nó cũng được - để mặc, hay đem cho đi miễn là mình vui lòng. Nó nghĩ đến bà Min, và bụng bảo dạ rằng nếu nó đem chiếc áo khoác tặng người bạn già của mình thì chắc bà cũng không phật lòng. Thuyết phục bác Sếu mới là chuyện khó. “Nếu bác không mặc áo, con cũng sẽ không mang dép mới đâu.” Mộc Nhĩ nói dứt khoát, hất hàm về phía chiếc dép đan dở trên tay Bác Sếu. “Hả!” - bác Sếu lắc đầu - “Con khỉ ương ngạnh này, kể từ lúc mi đến đây, mùa đông nào ta chẳng bện dép cho mi - thế mà bây giờ mi lại từ chối không mang hả?” Nói vậy nhưng bác vẫn mặc chiếc áo vào, và Mộc Nhĩ nhận thấy vẻ hài lòng ẩn dưới gương mặt cau có của bác. Chiếc quần thì quá ngắn so với bác Sếu, nên Mộc Nhĩ dành cho mình. Họ ngắm nghía nhau, bộ đồ mới tương phản gay gắt với cái mớ cũ nát họ đang khoác lên người. Bác Sếu bật cười: “Nhìn từng người trông hơi kỳ, nhưng ở bên nhau, bác cháu ta cũng cũng tươm tất như ai!” Trong khi bác Sếu cười vui thì Mộc Nhĩ dọn bữa cơm chiều vào những cái bát bằng quả bầu khô. https://thuviensach.vn Một tối nọ, khi từ nhà ông Min trở về hầm chứa, xúng xính trong chiếc quần mới, Mộc Nhĩ chợt trông thấy ánh đèn dầu le lói. Mùa đông ngày ngắn đêm dài, lúc nó làm xong việc trở về nhà thì trời đã tối mịt. Ánh đèn phát ra từ nhà kho phía sau nhà bác thợ Kang. Mộc Nhĩ khựng lại. Ánh sáng lọt ra từ nhà kho không cửa sổ - hẳn phải có một cái lỗ hay một khe hở ở đâu đó chứ... Không nén nổi tò mò, Mộc Nhĩ bước rón rén như tên trộm trên mặt đất đông cứng, men theo bức vách nhà kho, và sau khi liếc mắt nhìn quanh thật lẹ, nó khom người xuống ghé mắt nhìn vào cái lỗ mắt gỗ cao ngang vai nó. Với hai bát nước áo màu đỏ và màu trắng đặt trước mặt cùng một ngọn đèn dầu để dịch ra xa một chút, bác thợ Kang đang ngồi nghiêng so với góc nhìn của Mộc Nhĩ, dùng bàn xoay làm bàn làm việc. Bác đang làm một cái gì đó với một ly uống rượu nhỏ. Dùng một dùi khắc, bác Kang rạch từng nét vào lớp đất sét mộc hình một bông hoa cúc đơn giản, thô vụng hơn so với những hoa văn tỉ mỉ công phu mà nhờ đó cánh thợ gốm làng Chulpo được biết đến trên đời. Nhưng thay vì tỉa những cánh hoa theo cách thông thường, bác Kang lại khoét đất sét đi, để lại những vết lõm giống như những giọt nước mắt. https://thuviensach.vn Trong lúc Mộc Nhĩ căng mắt theo dõi, bác thợ Kang dích một chấm đất sét trắng sền sệt vào đầu cái dùi và đắp vào một trong những vết lõm hình cánh hoa. Bác lặp lại thao tác này, sửa từng chỗ khiếm khuyết cho đến khi một bông hoa cánh trắng nổi rõ ràng trên nền đất sét xỉn đục. Với cuống hoa và lá, bác dùng đất sét màu đỏ. Sau đó, bác lấy đồ nghề “cắt dò” và tỉ mỉ cạo bề mặt họa tiết sao cho phần đất sét màu nhẵn ngang với bề mặt của chiếc bình. Bác thợ Kang ngắm nghía tác phẩm của mình với con mắt phê phán, rồi đứng lên và xếp các món đồ nghề vào kệ. Mộc Nhĩ giật thót mình nhận thấy rằng bác thợ gốm chắc chắn sắp nghỉ tay và ra khỏi nhà kho ngay bây giờ. Nó dáo dác nhìn quanh rồi lao bắn ra đường. Vai và cổ Mộc Nhĩ tê cứng lại do phải khom lưng quá lâu. Trong lúc hối hả https://thuviensach.vn trở về nhà, nó nhún vai cho giãn các bắp thịt cứng đờ. Nhưng xem ra nó còn nhún vai vì kinh ngạc với những gì nó vừa tận mắt chứng kiến. https://thuviensach.vn Chương 6 Những ngày tiếp theo sau, tối nào Mộc Nhĩ cũng ghé qua lò nung, ráng nhìn trộm cái ly rượu bí ẩn sắp ra lò của bác thợ Kang. Có một lần Mộc Nhĩ tình cờ gặp con trai bác đang dỡ những món đồ vừa nung xong và chất lên xe đẩy. Mộc Nhĩ giả bộ ngưỡng mộ để lấy cớ ngắm nghía chúng ở cự ly gần hơn. Chỉ toàn là đồ men ngọc bích thông thường - chẳng thấy đâu bóng dáng của bông hoa cúc nhỏ lạ lùng kia. Cho đến lúc tuyết tan, Mộc Nhĩ vẫn chưa thấy chúng lần nào. Một buổi tối từ lò nung trở về nhà, nó để ý thấy đám đàn ông trai tráng trong làng chen chúc nhau trong quán rượu. Mọi tối chỉ có vài người tạt vào quán làm một hay hai ly rượu mà thôi, nhưng tối nay bên trong quán đông đến nỗi không đủ chỗ ngồi. Xem ra đám người này đang xôn xao về chuyện gì đó và một đứa con trai réo gọi nó. Lời mời gọi khiến Mộc Nhĩ vô cùng ngạc nhiên. Bọn trẻ con ở Chulpo lâu nay vốn hắt hủi nó vì trẻ mồ côi bị coi là điềm xúi quẩy. Mỗi khi thấy nó đến gần, lũ trẻ thường tránh qua bên đường, những đứa nhỏ hơn thì rúc sau váy mẹ. Từ khi nó bắt đầu làm việc cho ông Min, bọn thợ học việc của các thợ gốm khác đành phải chịu đựng sự có mặt của nó. Nhưng một lời chào hỏi https://thuviensach.vn thân thiện thì quả là hiếm. Chắc chắn đang xảy ra một sự kiện quan trọng ghê gớm. “Mộc Nhĩ! Nghe tin gì chưa? Sứ thần của nhà vua sắp tới Chulpo đấy!” Mộc Nhĩ len lỏi qua đám đông, nghe ngóng mỗi chỗ một ít. Đã qua rồi những cơn bão mùa đông, các tuyến đường trên biển đã thông thương trở lại. Chiều hôm đó, có một chiếc thuyền cặp bến Chulpo; người khách phương xa trên thuyền đưa tin rằng một vị quan trong triều sẽ là hành khách trên một chiếc thuyền khác, khởi hành vào tuần trăng tới. Vị quan đại thần này sẽ đến Chulpo rồi đến huyện Kangjin - một vùng gốm xa hơn về phía Nam. Chulpo và Kangjin! Hai điểm đến chỉ với một mục đích duy nhất: Vị đại https://thuviensach.vn thần đi kinh lý tìm người cung cấp đồ gốm cho cung đình! Trong khi cánh đàn ông chén chú chén anh thì bọn con trai đi loanh quanh, ai nấy đều đoán già đoán non xem làng gốm này sẽ được đặt hàng bao nhiêu món, mỗi món nhiều hay ít... Căng thẳng, lo âu, bồn chồn, xúc động, trầm tư... tùy theo bản tính của mỗi người mà thể hiện nhưng niềm hy vọng vẫn ánh lên trên vẻ mặt của mỗi người, mặc dù không ai thốt ra nỗi khát khao của mình. Mộc Nhĩ thấy bác thợ Kang ngồi ở một góc quán rượu, chân duỗi thẳng, hai tay vòng ra sau đầu. Nghe nhiều, nói ít, đôi mắt khép hờ với nụ cười tủm tỉm trên môi, bác ta trông chẳng giống một người đang ấp ủ một bí mật chút nào. Suốt đêm đó Mộc Nhĩ thao thức, chốc chốc lại trở mình. Hai bác cháu đã trở về sống dưới gầm cầu. Nó ngó đăm đăm lên mặt dưới cây cầu, hết lật mình nằm sấp xuống lại quay ra nằm nghiêng một bên. Cuối cùng, bác Sếu phải thúc vào người nó. “Đêm nay có con quỷ nào cào dưới da con vậy?” - bác cáu kỉnh hỏi. “Nó nhất định không cho ta ngủ chắc.” Mộc Nhĩ ngồi dậy, đầu gối ép sát ngực, đôi tay quàng qua đầu gối cho ấm. “Con quỷ thắc mắc đấy”, nó nói. Bác Sếu cũng ngồi dậy: “Vậy thì nói đi. Có lẽ chỉ khi thắc mắc ấy được nói ra và được giải đáp, con quỷ đó mới để cho con yên... và khi ấy ta mới có thể ngủ được.” Mộc Nhĩ thủng thẳng nói. “Đó là câu hỏi liên quan đến chuyện trộm cắp.” Nó ngừng lại, định nói tiếp, nhưng lại thôi. Cuối cùng ngập ngừng nói: “Nếu https://thuviensach.vn lấy của ai đó thứ mà người ta không thể cầm trong tay được thì có thể gọi là ăn cắp không?” “Này! Đó không phải thắc mắc mà là đánh đố đấy. Thế thứ không cầm được trong tay là cái gì?” “Ừm, một... một ý tưởng. Cách thức làm ra cái gì đó.” “Có phải cách ấy hay hơn những cách hiện đang sử dụng không?” “Chính thế. Một cách làm mới mẻ có thể giúp một ai đó được mọi người kính trọng.” Bác Sếu lại nằm xuống, im lặng lâu đến nỗi Mộc Nhĩ tưởng bác đã ngủ. Nó thở dài đánh thượt, rồi cũng ngả mình, miên man với bao suy nghĩ trong đầu. Tác phẩm của ông thợ Min sắc nét và có đẳng cấp hơn sản phẩm của bác thợ Kang nhiều. Ai ở làng Chulpo này mà không biết điều đó, Mộc Nhĩ cũng vậy. Sản phẩm dưới tay bác thợ Kang cũng khá tinh xảo - dáng gốm có nét lắm và màu men lên nước rất đẹp. Nhưng bác ấy lại thiếu kiên nhẫn. Nung là khâu cuối cùng trong quy trình làm gốm, nó quyết định màu sắc của men ngọc bích, nhưng khốn nỗi chưa một ai dám nói là mình làm chủ được nó. Dù các thợ gốm có cố gắng đến thế nào chăng nữa, củi trong lò vẫn không bao giờ cháy hai lần giống nhau. Khoảng thời gian sản phẩm trong lò nung, vị trí của nó trong lò, số lượng sản phẩm cho mỗi mẻ nung, thậm chí cả ngọn gió thổi trong ngày hôm đó - có đến hàng ngàn yếu tố như vậy góp phần quyết định màu sắc cuối cùng của lớp men. Chính vì vậy, khi ông thợ Min quyết định cho ra đời một món đồ đặc biệt nào đó thì ông đâu chỉ chuẩn bị một vài cái mà đôi khi đến cả chục cái. Tất cả đều giống nhau như đúc khi được đưa vào lò nung, nhưng đến lúc ra lò chúng lại khác biệt về sắc độ. Nếu mọi chuyện đều suôn sẻ thì sẽ có một https://thuviensach.vn hoặc hai món ánh lên cái sắc xanh của lá non trong suốt trông thật đáng khát khao; những cái khác có thể đục hơn hay mờ hơn. Trường hợp tệ nhất, một vài món còn bị nổi những chấm nâu ở chỗ này chỗ kia, hoặc thậm chí có cả một sọc nâu, làm hỏng độ tinh khiết của lớp men. Chẳng ai lý giải được tại sao điều này xảy ra, cho nên việc làm nhiều sản phẩm giống hệt nhau là cách an toàn nhất để bảo đảm ít ra cũng có một món đồ sẽ ra lò với màu xanh ngọc bích hoàn hảo, không tì vết. Không chỉ bắt đầu bằng việc nắn nót từng sản phẩm lâu hơn, bác Min còn làm thêm nhiều bản sao hơn các thợ cả khác. Trong khi đó những món đồ của bác thợ Kang thiếu mất sự chú tâm chăm chút đến từng chi tiết trong các quy trình làm gốm lẫn tính cẩn trọng trong công đoạn nung của ông thợ Min. Con mắt không được rèn luyện có lẽ thấy gần như không có sự khác biệt giữa thành phẩm của hai người. Nhưng ở Chulpo, mọi cặp mắt đều “có nghề”. Và, Mộc Nhĩ tin chắc rằng, cặp mắt của sứ thần cũng sắc sảo không kém. Triều đình sẽ phái đến đây một bậc thầy rất sành nghề gốm để giao cho người nào đó sứ mạng cung cấp đồ gốm cho cung đình. Ý tưởng của bác thợ Kang, dùng nước áo màu đỏ và màu trắng... Liệu một món đồ đẹp đẽ và mới mẻ như thế có giúp bác được trao cho sứ mạng cung cấp hàng? Nếu quả đúng như vậy thì Mộc Nhĩ một mực tin tưởng rằng ông thầy của mình sẽ áp dụng kỹ thuật đó với hiệu quả tuyệt diệu hơn nhiều. Nhưng ông chủ nó không biết đến phương pháp đó. Và vì vậy mới có chỗ cho con quỷ thắc mắc quấy quả: Giả dụ Mộc Nhĩ nói cho ông Min biết những gì nó chứng kiến thì như thế có phải là ăn cắp bí mật nghề nghiệp hay không? Giọng bác Sếu đột ngột cất lên khiến Mộc Nhĩ giật thót cả người. “Nếu ai đó đang giữ một ý tưởng cho riêng mình, mà lại là một sáng kiến có được một cách lén lút hay do lừa gạt, thì ta gọi đó là của ăn cắp. Nhưng một https://thuviensach.vn khi người ấy tiết lộ ý tưởng của mình cho người khác biết, thì nó không còn là của riêng anh ta nữa. Nó thuộc về thiên hạ.” Mộc Nhĩ không đáp. Nó nằm co quắp một bên, lắng nghe hơi thở của bác Sếu, chầm chậm và đều đều đi vào giấc ngủ. Một hình ảnh trôi lềnh bềnh khỏi bóng tối đi thẳng vào tâm trí của Mộc Nhĩ - hình ảnh chính nó với cặp mắt áp sát vào cái lỗ hổng mắt gỗ nhà kho của bác thợ Kang. Ăn cắp. Không, nó không thể nói cho ông thợ Min biết sáng kiến của bác thợ Kang. Trong những ngày sau đó Mộc Nhĩ vẫn phải làm những công việc nó đã làm trong nhiều tháng qua. ông Min và những thợ gốm khác vẫn tiếp tục nặn xương gốm, chạm khắc hoa văn, quét men, nung, loại bỏ thứ phẩm này, giữ lại chính phẩm kia. Thế nhưng Mộc Nhĩ cảm nhận mọi thứ đều khác đi - đây đó có những thay đổi nho nhỏ. Ông Min không còn ngâm nga bên bàn xoay nữa. Vợ ông, hầu như vô hình khi bà bận rộn với công việc nội trợ, giờ đây ra khỏi nhà thường xuyên hơn, khi thì đứng xem chồng làm việc, lúc lại mang cho ông một tách trà hay một miếng bánh gạo, bởi vì giờ đây ông làm việc luôn cả buổi trưa, ở ngoài lò nung, cánh thợ gốm không còn bông đùa với nhau hay hút thuốc nhàn hạ nữa. Thay vì thế, họ khẩn trương tới rồi đi trong im lặng khắc khoải. Tất cả lao vào công việc với vẻ mặt khép kín hơn. Tin tức về chuyến thăm sắp tới của sứ thần đã kéo căng mạch sống của dân làng. Dường như có thỏa thuận ngầm, sáng nọ Mộc Nhĩ hòa mình cùng với những https://thuviensach.vn thợ giúp việc cho những thợ gốm khác, tại khu vực được ấn định làm nơi họp chợ nằm ở khu vực giữa bờ biển và làng. Bọn họ nhặt rác rưởi, dọn một khoảng trống sạch sẽ và dựng lên những cái sạp để trưng bày sản phẩm của chủ mình. Mộc Nhĩ lén liếc nhìn các đồng nghiệp - nhiều người trong số họ dựng lên cả nửa tá sạp hay hơn. Trong khi với ông thợ Min, chỉ hai tấm ván là đủ. Như thường lệ, ông chẳng có nhiều sản phẩm để trình làng. Ông đã đưa ra những mệnh lệnh rất dứt khoát và rõ ràng. Mộc Nhĩ phải dựng quầy hàng sao cho ông sẽ đứng lưng quay ra biển với các sản phẩm bày trước mặt mình. Như vậy sứ thần sẽ hướng mặt với biển trong khi xét duyệt những tác phẩm của ông. Mặc dù ông thợ Min không giải thích, nhưng Mộc Nhĩ biết lý do tại sao lại sắp đặt như vậy. Bởi vì sứ thần sẽ thấy được những chiếc bình của ông Min đón bắt cái sắc xám của khói hương, màu xanh thăm thẳm của da trời và màu xanh lá cây vốn khó nắm bắt của những làn sóng biển như thế nào. Rồi một chiều nọ con thuyền đang được trông chờ cũng cập bến vào lúc hoàng hôn buông xuống. Sứ thần và các tùy tùng của ngài nghỉ đêm tại dinh quan huyện. Mộc Nhĩ cho rằng đêm ấy ở Chulpo chỉ có những người trong đoàn sứ giả ngủ được. Từ rất lâu trước lúc hừng đông, không gian khu chợ đã sáng lên với hàng chục ngọn đèn dầu. Các bác thợ cả và bọn thợ học việc của họ hối hả chuẩn bị cho gian hàng của mình trong bầu không khí âu lo và lặng lẽ đến kỳ lạ. Mộc Nhĩ đẩy chiếc xe từ nhà ông thợ Min xuống con đường. Nó nhích đi từng bước một, hoặc có lẽ gần như vậy. Ông thợ gốm đi bên cạnh Mộc Nhĩ, miệng tuôn ra hàng tràng cảnh báo, mắng mỏ và la lối om sòm. “Coi chừng cục đá đó, ở bên trái ấy! Giữ cho xe cân bằng coi, đồ ngu. Lối này - ở đây êm hơn. Ái dà! Cái gì vậy? Bộ mày không thể giữ cho xe khỏi xóc lấy một giây được sao? Mày sẽ làm vỡ hết đồ của tao mất thôi, đồ con heo!” https://thuviensach.vn Những món đồ sứ của ông thợ Min được giấu kín trong vô số lớp rơm quấn chặt; Mộc Nhĩ đoan chắc là dù nó có chạy hết tốc lực chúng cũng chẳng thể nào vỡ được. Chẳng qua, nó phải đi rón rén như vậy tương xứng với thành quả ít ỏi của ông chủ. Cuối cùng, thầy trò Mộc Nhĩ cũng đến được khu chợ dựng tạm. Ông thợ không cho phép Mộc Nhĩ bốc hàng từ xe xuống, cũng không được mở các món đồ ra. Thay vào đó, nó được giao công việc nhặt sạch từng cọng rơm nhỏ vương dưới đất. Ông Min tự tay sắp đặt các sản phẩm của mình, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Trên cái kệ cao hơn, ông sắp những vật dụng nhỏ. Những món đồ nhỏ giọt nước mang hình con vịt và hình búp sen. Bên cạnh chúng là ba chiếc lư hương, phần thân bầu bầu trang trí những con thú sống động đến từng chi tiết - sư tử gầm, rồng giương vây, rùa quậy phá. Ở chính giữa đặt một bộ hộp mới xếp lồng vào nhau, chạm khắc hình hoa cỏ lộng lẫy. Mộc Nhĩ đã biết được câu trả lời cho bí mật của chúng: ông thợ Min dùng những thanh đất sét mỏng để làm những cái hộp nhỏ bên trong trước, sau đó ông làm cái hộp lớn hơn bao vừa khít bên ngoài. Trên cái kệ thấp hơn, ông Min đặt hai cái bình cao cổ, một cái chóe cao nổi gân sọc giống quả dưa, và một ấm pha trà ở bên trong một cái thố đồng bộ với nó. Món hàng cuối cùng được Mộc Nhĩ đặc biệt ưa thích: Một cái bát làm từ những cánh hoa giống nhau như đúc xếp chồng lên nhau - và nắm giữ một bí mật. Mộc Nhĩ đã xem ông chủ nó làm hàng chục những cánh hoa như thế và cuối cùng nó mang bỏ một cục đất sét nhỏ vào trong chiếc túi nhỏ đeo ở thắt lưng để về nhà tự tập nắn. Sau nhiều đêm miệt mài nó đã tạo được một cánh hoa mà nó nghĩ là đẹp không thua gì cánh hoa do ông chủ nặn. Giờ đây, trong lúc ngắm cái ấm, nỗi xấu hổ và niềm tự hào lẫn lộn với nhau https://thuviensach.vn trong lòng nó. Bởi vì ngày hôm sau nó đã bí mật thay thế cánh hoa của mình vào một trong số những cánh hoa ông thợ Min đang phơi ở trên kệ. Hành động của nó đã không bị phát hiện. Việc tráo đổi ấy khiến nó hổ thẹn - nhưng cũng không ngăn nổi niềm tự hào khi biết rằng một trong những cánh hoa trên cái bát là của nó. Và hơn hết, dù đã săm soi thật kỹ món đồ hàng chục lần, nó vẫn chẳng thể tìm ra cánh hoa do mình làm ra. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Ông Min đứng trước quầy hàng của mình, lắc đầu và tặc tặc lưỡi ra vẻ bất mãn. Ông lầu bầu trong cổ - màu men của cái này không đạt sắc độ tinh tế mà lẽ ra nó phải có, đáng lý ra ông phải làm thêm một con vịt nữa. Ôi, mọi thứ như thế cũng đẹp lắm rồi, nhưng phải chi ta có thêm thời gian... Lúc Mộc Nhĩ ngó qua các kệ, một ý nghĩ bật ra trong đầu nó. Nó cúi đầu xin phép ông chủ cho nó ra ngoài một chút; ông phẩy tay xua nó đi, chẳng thèm nghe nó nói gì nữa. Mộc Nhĩ chạy một mạch về làng, thẳng tới bụi cây sau nhà ông Min. Nó tìm được đúng thứ cần tìm rồi tất tưởi quay trở lại, nhưng lần này nó đi không nhanh lắm vì còn phải giữ gìn vật đang cầm trên tay. Thở đứt cả hơi, nó trở lại khu chợ dựng tạm. “Thưa ông chủ”, nó thở hồng hộc, chìa ra thứ mà nó vừa mang đến - hai nhánh hoa mận nở bung cánh hoa trắng muốt. Mộc Nhĩ nghĩ rằng ông Min lộ vẻ hài lòng trong thoáng chốc, xong vẻ mặt khó đăm đăm cố hữu của ông đã quay trở lại ngay lập tức khi ông đón lấy mấy cành hoa. “Ừmm... ừ, chúng làm nổi bật mấy cái bình như chúng phải thế”, ông Min xem xét hai cành hoa, đoạn trả lại một cành cho nó. “Nhánh này hoa chưa nở hết. Sao mày không mang thêm ít cành nữa?” Sau đó ông quay lưng lại để cắm cành hoa vào chiếc bình bên trái. Mộc Nhĩ toét miệng cười ngoác đến tận mang tai. Nó đã hiểu nhiều về ông chủ, đủ để hiểu rằng một phản ứng như thế gần gần giống với việc ông bày tỏ sự hài lòng về việc làm của nó. Vẫn còn một việc khác đang chờ Mộc Nhĩ trước khi sứ thần đến, nhưng không phải là việc ông thợ Min giao. Bày biện hàng xong xuôi Mộc Nhĩ la cà tìm đến gian hàng của bác thợ Kang. https://thuviensach.vn Hết thảy các bác thợ gốm đều bận rộn, nhưng một vài người vẫn tranh thủ thời gian đến thăm gian hàng của bác Kang. Từ đàng xa, Mộc Nhĩ đã có thể cảm nhận được sự thích thú bị kiềm nén của họ, mặc dù không ai nói gì nhiều. Mộc Nhĩ tiến đến gần, giả tảng như chỉ đi ngang qua, nhưng da nó nổi gai ốc vì tò mò. Chợt có một người đàn ông đứng trước quầy bước ra để lộ một khoảng trống và Mộc Nhĩ trông thấy... Những bông cúc. Hàng tá bông cúc. Trên từng món đồ. Chúng nở bừng trên những cái ly uống rượu, âu, bình hoa và bát. Những bông hoa tám cánh giản dị lôi kéo sự chú ý của mọi người và níu chân khiến cho họ chẳng muốn rời đi. Những khiếm khuyết nhỏ trên những món đồ sứ của bác thợ Kang biến mất trong ánh hào quang dường như tỏa ra từ những bông hoa trắng muốt. Mộc Nhĩ bước đến gần hơn. Nó thấy một vài bông hoa còn nguyên cả cuống và lá. Nhưng chúng không còn màu đỏ gạch nữa. Sau khi qua lửa nung, nước áo màu đỏ đã chuyển thành đen và sự tương phản đen - trắng trên nền xanh ngọc bích trông mới lạ, khác biệt và tạo một ấn tượng không lẫn vào đâu được. Và đẹp nữa. Cũng như những thợ gốm khác, Mộc Nhĩ quay mặt đi, giả đò không quan tâm, nhưng tim nó như rớt xuống một cái giếng không đáy. Kỹ thuật mới của bác Kang gây chấn động đến nỗi sứ thần không thể không chọn bác làm người cung cấp đồ gốm sứ cho triều đình - Mộc Nhĩ biết chắc như thế. Sứ thần Kim là người quắc thước, vẻ mặt thâm trầm. Ngài không hề biểu lộ cảm xúc trong khi đi từ sạp hàng này đến sạp hàng khác, xem xét thành quả lao động của từng người thợ. Ở một vài quầy ngài nán lại lâu hơn; niềm hy https://thuviensach.vn