🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Makerting du kích trong 30 ngày Ebooks Nhóm Zalo Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và nghiên cứu NGÀY THỨ TƯ: Thị trường mục tiêu NGÀY THỨ NĂM: Định vị thị trường NGÀY THỨ SÁU: Marketing trọng điểm NGÀY THỨ BẢY: Kế hoạch và chiến lược marketing NGÀY THỨ TÁM: Lợi thế cạnh tranh và lợi ích NGÀY THỨ CHÍN: Đặc tính và thương hiệu NGÀY THỨ MƯỜI: Truyền thông marketing và lập kế hoạch sáng tạo NGÀY THỨ 11: Kế hoạch quảng cáo và truyền thông NGÀY THỨ 12: Mạng lưới kinh doanh NGÀY THỨ 13: Các liên minh chiến lược và marketing liên kết NGÀY THỨ 14: Bán hàng trực tiếp NGÀY THỨ 15: Bán hàng qua điện thoại và marketing NGÀY THỨ 16: Công cụ hỗ trợ dạng in ấn, brochure và bảng thông tin bán hàng NGÀY THỨ 17: Gửi thư trực tiếp NGÀY THỨ 18: Đài phát thanh/ Truyền hình/ Truyền hình cáp NGÀY THỨ 19: Mồi câu trong marketing NGÀY THỨ 20: Quan hệ công chúng NGÀY THỨ 21: Lịch marketing NGÀY THỨ 22: Các hình thức marketing khác: Trò chuyện, phiếu mua hàng giảm giá và các cuộc thi NGÀY THỨ 23: Marketing trực tuyến, Phần I NGÀY THỨ 24: Marketing trực tuyến, Phần II NGÀY THỨ 25: Các hội chợ và triển lãm NGÀY THỨ 26: Bản tin điện tử NGÀY THỨ 27: Ngân sách marketing NGÀY THỨ 28: Thực hiện kế hoạch NGÀY THỨ 29: Mở rộng/Thị trường mới/ Nguồn thu nhập mới/ Sản phẩm mới NGÀY THỨ 30: Kế hoạch mới 30 ngày tiếp theo và sau đó Jayconrad Levinson Marketing du kích trong 30 ngày Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Marketing du kích: Cách xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp chỉ với ngân sách khiêm tốn. Có thể nói rằng chưa bao giờ Việt Nam lại có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn như hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều phải đương đầu với bài toán: Làm thế nào để bán được hàng, triển khai các chương trình marketing hiệu quả, xây dựng thương hiệu mạnh với chi phí vừa phải? Giống như trên chiến trường, trên thương trường, cách đánh khôn ngoan nhất trong trường hợp này phải là marketing du kích. Levinson và Lautenslager là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về marketing du kích. Trong cuốn sách Marketing du kích trong 30 ngày, họ đã tổng kết những kinh nghiệm của mình thành một cuốn sách đơn giản, dễ áp dụng cho 30 ngày. Cuốn sách được chia thành 30 bài giảng ngắn, rõ ràng, rất cơ bản, giúp độc giả có thể hiểu và tự áp dụng cho từng ngày, ví dụ như ngày thứ Hai là Mục đích của marketing du kích, ngày thứ 15 là Marketing và bán hàng qua điện thoại, ngày thứ 20 là Quan hệ công chúng và ngày 27 là Ngân sách marketing… Marketing du kích trong 30 ngày tập hợp rất nhiều thông tin hữu ích về mọi vấn đề trong lĩnh vực marketing. Nó đưa ra những chỉ dẫn cụ thể như cách xây dựng kế hoạch marketing, lập kế hoạch marketing qua thư trực tiếp, và lựa chọn thời điểm thích hợp để sử dụng PR thay cho marketing truyền thống. Mặc dù, Marketing du kích trong 30 ngày không đề cập đến các công cụ marketing hiện đại như quảng cáo pop-up ads, weblog, song, chúng tôi vẫn tin rằng đây là một trong những cuốn sách rất đầy đủ và cơ bản về marketing du kích. Phương pháp này sẽ là một vũ khí rất phù hợp và hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong cuộc chiến với “những người khổng lồ”. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn đầu tư ít hơn, thu về nhiều hơn và tạo ra lợi nhuận bền vững hơn. Tháng 1 năm 2011 NGUYỄN CẢNH BÌNH Lời nói đầu Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao bạn lại không thu hút được tất cả khách hàng mình cần? Trong nhiều trường hợp, lý do là bởi vì bạn không thể quyết định được nên bắt đầu tiến hành marketing từ đâu cũng như không chắc chắn về cách phối hợp các phương pháp khác nhau để lập bản chiến lược marketing hoàn chỉnh, hay bạn không thể duy trì được sự tập trung và động cơ thúc đẩy bạn làm việc. Bạn có khả năng thực hiện rất nhiều điều cần thiết đối với một chiến lược marketing nhưng câu hỏi thực sự đặt ra ở đây là dù vậy, bạn có thể lập kế hoạch hiệu quả không? Cuốn sách này trả lời cho câu hỏi trên và câu trả lời là “Có”. Lý do ư? Đó là bởi vì đến lúc này trong tay bạn có một cuốn sách mà dần dần, từng bước từng bước nó sẽ giúp bạn biến những ước mơ trở thành sự thật. Từ trước tới nay, có rất nhiều cuốn sách viết về marketing du kích. Và nội dung chủ yếu của cuốn sách này là hành động. Hành động chính là nội dung của toàn bộ triết lý marketing du kích. Nhưng bạn nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời là từ việc thiết lập một chuỗi các công việc đơn giản nhưng hiệu quả và được thực hiện thống nhất, có thể giúp bạn đối phó lại với những thách thức của marketing và bán hàng hiện đại. Marketing du kích trong 30 ngày sẽ giúp bạn làm được điều đó. Khi tiếp cận với marketing, mắt xích thường bị bỏ qua chính là khâu thực hiện hiệu quả. Có nhiều doanh nghiệp đầu tư quá nhiều thời gian để tới được ví trị đệm cho một vị trí khác. Phương châm của Nike là ví dụ hoàn hảo nhất cho cách nghĩ này: “Just do it” (Hãy hành động ngay). Thu hút và giữ khách hàng là kết quả của một chiến lược marketing hiệu quả. Nó là chìa khóa giúp công việc kinh doanh của bạn tồn tại, phát triển và thành công. Lúc này, bạn đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình kéo dài 30 ngày. Marketing du kích trong 30 ngày có thể giúp ích gì cho bạn? Nó chỉ cho bạn điểm bắt đầu của chiến lược marketing. Nó đưa ra các kiến thức thấu đáo về những công cụ và phương pháp cần thiết để thành công. Marketing du kích trong 30 ngày còn mang đến những lời khuyên, lời chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu giúp chiến lược marketing của bạn phát triển lên một tầm cao mới. Bạn sẽ thấy marketing rất dễ kiểm soát khi được hướng dẫn từng bước một. Chúng ta thấy rằng một số người cần động cơ thúc đẩy bắt đầu thực hiện marketing trong khi các nhà marketing ngày nay lại cần một biện pháp giữ động lực marketing của họ trên một tầm cao mới. Marketing trong 30 ngày tập hợp các ý tưởng marketing du kích đã được áp dụng thành công trong thực tế. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng các ý tưởng này để tăng lợi nhuận cho chính mình. Bạn có thể trông chờ vào điều gì khi cuộc hành trình trong 30 ngày kết thúc? Kế hoạch marketing của bạn sẽ hoàn toàn ăn khớp với nhau và bạn không nhất thiết phải đọc Marketing du kích trong 30 ngày? Hệ thống đơn giản, dễ hiểu này có thể giúp bất kỳ ai từ không có kiến thức marketing sang có kiến thức uyên thâm. Không nhất thiết bạn phải là một chuyên gia mới có thể hiểu được cuốn sách này. Các khái niệm, các vấn đề cốt yếu về marketing du kích được viết rất rõ ràng, đơn giản, tiện theo dõi. Jay Levinson và Al Lautenslager đã trích dẫn từ nhiều cuốn sách marketing du kích và đặt tất cả trong một kế hoạch từng bước có thể giúp bất kỳ ai có niềm đam mê và long tận tụy đạt được thành công khi thu lợi nhuận. Nếu có thể, bạn nên dành ra hơn một ngày cho mỗi vấn đề chính của từng chương trong cuốn sách này. Mục đích của cuốn sách vỡ lòng này là xây dựng một chương trình hành động giúp bạn có thể thực hành dễ dàng nhất. Xem xét hiện tại và cải tiến liên tục là hai chiến lược du kích bao trùm cuốn sách, chúng sẽ giúp bạn trong suốt 30 ngày của cuộc hành trình. Các thông tin được truyền tải một cách nhanh chóng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng, nắm bắt trọn vẹn các nội dung cốt lõi. Tất cả các bài tập, các ví dụ đều rất hữu dụng và đã được kiểm nghiệm thực tế. Chúng được sắp xếp một cách khoa học, vì thế có thể giúp bạn duy trì sự tập trung. Rồi, bạn sẽ nhận thấy Marketing du kích trong 30 ngày sẽ đồng thời giảm thiểu các nỗ lực vô ích, thiếu hiệu quả. NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích Tư duy hợp lý về marketing bắt đầu từ bạn chứ không phải từ công ty, thị trường, hay khách hàng. Mục tiêu của bạn là sẵn sàng gia nhập thị trường. Hãy luôn tự nhắc mình về điều đó và truyền đạt nó đến tất cả mọi người. Mark Landiak của tập đoàn Corporate Dynamics Inc. Naperville, Illinois, đã chuyển tải hệ thống tư duy này tới toàn thế giới. Theo ông, dịch vụ khách hàng không phải là một phòng ban trong công ty. Marketing cũng vậy, nó không phải là một phòng ban riêng biệt. “Cứ làm đi”, không chỉ đơn thuần là hành động ngẫu nhiên hay tự phát. Năng lực, lòng nhiệt huyết, và niềm say mê phải xuất phát từ chính tư duy của bạn. Trong tinh thần marketing du kích, marketing là tất cả những hoạt động bạn thực hiện và được khách hàng triển vọng và khách hàng hiện tại cảm nhận. Đối tượng này bao gồm tất cả những người bạn gặp, những người bán hàng, những tín hiệu, những mối quan hệ, và những phương thức truyền thông. Tư duy theo marketing du kích có nghĩa là luôn nghĩ về đối tượng này trong mọi thời điểm. Một tư duy về marketing luôn hướng đến ý tưởng: mỗi cá nhân và hoạt động trong một công ty hay tổ chức luôn phải tập trung vào câu hỏi sau: Tôi sẽ xây dựng nhận thức của khách hàng triển vọng và hiện tại thông qua hoạt động marketing như thế nào? Mặc dù tất cả các nhân viên, trong đó có chủ doanh nghiệp, đều hiểu rõ công việc của họ, nhưng không phải tất cả đều có thể tập trung hay thậm chí trả lời câu hỏi về tư duy của mình, đặc biệt là về tư duy marketing. Nếu muốn thu được nhiều lợi nhuận, thì bất kỳ thành viên nào trong tổ chức của bạn cũng cần luôn tư duy như một người làm marketing. Tư duy bắt đầu từ bạn. Điều hành một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sản xuất sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ tiết kiệm chi phí. Tất cả chúng ta đều biết “Không có gì xảy ra cho đến khi bạn bán được hàng”. Bạn sẽ không thể bán một sản phẩm hay dịch vụ nếu không ai biết đến chúng. Lúc nào, bạn cũng phải suy nghĩ như một chuyên gia marketing để đảm bảo tình trạng đó không bao giờ xảy ra. Trong 30 ngày liên tiếp và những ngày tiếp theo, bạn luôn phải giữ suy nghĩ này trong đầu. Nó phải được thể hiện trong tất cả những hành động, ước mơ, và thành công có được nhờ các hoạt động du kích. Nói cách khác, tư duy phải hiện diện trong tất cả những con đường dẫn bạn đi tới giàu có. Tư duy marketing không chỉ đơn thuần là nghĩ về brochure , biểu tượng, thông điệp hay bao bì. Nó là cách suy nghĩ của bạn về việc phối hợp ăn ý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu marketing. Nó cũng liên quan đến vấn đề gắn kết tất cả các hoạt động với sứ mệnh của công ty hay tổ chức. Các hoạt động này gồm có hiểu biết thị trường mục tiêu; khuyến khích khách hàng mua sản phẩm; tìm hiểu lý do tại sao họ chọn sản phẩm; đánh giá kế hoạch và thực hiện những hoạt động liên quan đến phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại và khách hàng triển vọng. Tư duy marketing là thói quen marketing của bạn trong 30 ngày tiếp theo. Thói quen này phải luôn thường trực trong suy nghĩ của bạn. Cho dù đó là marketing du kích, kinh doanh hay cuộc sống nói chung, về cơ bản, tất cả mọi người đều được dẫn dắt bởi một niềm tin nào đó. Một trong những niềm tin đó là người ta có thể gặt hái thành công, đạt được điều mong muốn, hoặc dịch chuyển từ điểm A sang điểm B đúng như kỳ vọng và kế hoạch của bản thân. Nếu không có niềm tin đó, bạn sẽ chỉ quanh quẩn trong chiếc ao tù của đại dương cuộc đời, chờ đợi những điều tất yếu sẽ đến, và dạt tới bất kỳ nơi nào thuỷ triều đưa đến. Những niềm tin có quan hệ chặt chẽ với quan điểm của bạn, và những gì bạn nói hoặc làm. Quan điểm sẽ xác định đích đến cho bạn. Để có niềm tin và quan điểm, trước tiên, bạn cần phải bắt đầu từ tư duy của chính mình. Hãy coi chiến lược marketing như việc thanh toán hóa đơn. Bạn thanh toán hóa đơn hàng tháng mà không nghĩ nhiều về chúng. Hoạt động marketing có thể được so sánh với hơi thở trong bạn. Bạn không thể sống lâu nếu chỉ thở một lần. Bạn phải thở nhiều lần, lần này nối tiếp lần khác. Marketing cũng hoạt động theo cách thức như vậy. Bạn sẽ không thể thu hút các khách hàng mới hay mối kinh doanh mới nếu chỉ dựa trên một sáng kiến marketing. Bạn phải thở liên tục để sống. Tương tự như thế, để thu nhiều lợi nhuận hơn, bạn cũng phải liên tục marketing. Nếu bạn đang liệt kê ba yếu tố quan trọng nhất giúp công việc của bạn thành công ngay trong ngày hôm nay, bạn nên đặt marketing ở vị trí đầu tiên trong danh sách đó. Nói đơn giản hơn, khách hàng sẽ không thể mua sản phẩm và dịch vụ của bạn nếu họ không biết gì về chúng. Liệu tư duy có sẵn trong chúng ta ngay từ khi sinh ra không? Câu trả lời là không. Tư duy phản ánh niềm tin và quan điểm. Nó là một thói quen hình thành qua rèn luyện. Do đó, chúng ta có thể học và phát triển nó. Chúng ta cũng có thể học các kỹ năng marketing. Bước đầu tiên trong quá trình tích luỹ kỹ năng là hình thành thái độ đúng đắn đối với marketing. Thái độ đó phải dựa trên niềm tin bởi vì hành vi của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào những gì chúng ta tin tưởng. Thái độ tích cực tạo ra lòng nhiệt huyết, động lực và thời gian để bạn phát triển kỹ năng mới và đặt ra các mục đích marketing thực tế. Thái độ marketing du kích cần kết hợp sự lạc quan với hoạt động tích cực để các nhiệm vụ marketing sẽ được thực hiện bằng nhiệt huyết và niềm đam mê. Trong 30 ngày tới, bạn sẽ bị cuốn vào cả hai yếu tố này. Để phát triển tư duy marketing, bạn cần quan sát thế giới xung quanh. Bạn chú ý đến những bảng hiệu hay biển quảng cáo nào khi đi quanh thành phố? Những quảng cáo nào trên đài phát thanh để lại ấn tượng trong tâm trí của bạn? Bạn giữ lại và bỏ đi những lá thư quảng cáo nào? Hãy chú ý tới các đặc điểm, tít báo, lợi ích và lời kêu gọi hành động. Yếu tố nào có tác động, còn yếu tố nào không? Đây sẽ không phải là một thói quen chốc lát, mà là sự đóng góp liên tục cho tư duy marketing đang phát triển của bạn. Tom Antion của công ty Antion and Asociates khuyên các khách hàng đừng nên than vãn khi nhận thư rác. Ông gợi ý khách hàng nên chú ý tới tiêu đề và dòng đề mục của lá thư. Ngoài ra, ông còn khuyến khích họ mở thư rác và những lá thư khiến họ phải nhấn nút xoá. Theo ông, bạn hãy chú ý và học xem cách marketing đó tốt hay tồi. Bạn không thể làm được điều này nếu không có suy nghĩ “nghĩ về marketing trong mọi thời điểm”. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ marketing 1. Khả năng đánh giá năng lực của bản thân. Biết rõ những gì có thể làm và những gì không. 2. Thái độ hào hứng với các hoạt động marketing. 3. Thái độ ham học hỏi những kỹ năng marketing mới. 4. Sự kết hợp hài hòa các hoạt động marketing với các phòng ban chức năng khác. 5. Khả năng thu hút người khác cùng tham gia. Bước đầu tiên trong quá trình hình thành tư duy marketing là mở rộng tầm mắt và suy nghĩ của bạn. Bước tiếp theo là học cách sử dụng những kỹ thuật và phương pháp có ý nghĩa trong doanh nghiệp của bạn. Các bước này sẽ trở thành một thói quen, và thói quen sẽ hình thành tư duy. Một số phương pháp phát triển tư duy marketing khác Có rất nhiều phương pháp giúp bạn phát triển tư duy marketing: • Tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia và học hỏi họ • Phát triển tư duy bằng cách nghiên cứu sách, trang web, tạp chí điện tử, và những buổi hội thảo từ xa… • Ghi chép nhật ký marketing, gồm các hoạt động, thành công, và cả thất bại. • Viết ra ý tưởng và giúp đỡ người khác vì chính bạn sẽ học được từ việc này. Tư duy marketing sẽ được củng cố khi bạn tập trung vào khách hàng, nhu cầu của họ và việc đáp ứng những nhu cầu đó. Điều này có nghĩa là bạn đem đúng sản phẩm và dịch vụ tới đúng khách hàng theo đúng phương thức với đúng giá trị, và tất cả sẽ tạo ra lợi ích. Suy nghĩ về tất cả những vấn đề này trong mọi thời điểm sẽ giúp tư duy marketing của bạn luôn tươi mới và năng động. Đã có rất nhiều cuốn sách, trang web, và những nhà kinh doanh nói đến các thuật ngữ như “những gì chúng tôi cung cấp”, “các nét đặc trưng của chúng tôi”, “những gì chúng tôi làm”,… Một tư duy marketing thực thụ sẽ đặt bạn vào vị trí của khách hàng. Hãy tự hỏi những sản phẩm hay dịch vụ đó có ý nghĩa gì với khách hàng và chúng sẽ mang lại cho họ lợi ích nào. Tư duy cần phải được hình thành hay thay đổi bằng sự tập trung hướng vào khách hàng và phương pháp mang tính chiến lược. Bốn yếu tố “góp phần” tạo nên một tư duy marketing nghèo nàn 1. Nghĩ đến những câu nói như “Tôi có cuộc sống sung túc” hay “Tôi sống thoải mái và thu nhập của tôi rất cao”. Tự mãn là kẻ thù số một khi xuất hiện cạnh tranh hoặc khi thị trường thay đổi. Không có tư duy marketing đúng đắn sẽ đẩy công ty rơi vào tình trạng yếu kém và khó khăn. Nhiều khi hành động chậm trễ sẽ dẫn đến kết cục là có quá nhiều thứ cần phải phục hồi lại. 2. Nghĩ rằng “Tôi đã dẫn đầu thị trường”. Không sớm thì muộn, cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sẽ có đối thủ mới tham gia vào thị trường và/hoặc xuất hiện các thay đổi công nghệ. Một số yếu tố trong ngành sẽ vượt quá khả năng kiểm soát của bạn. Thiếu tư duy marketing có thể đẩy bạn vào những rủi ro do các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát gây ra. 3. Nghĩ rằng “Tôi sẽ tập trung vào các vấn đề tài chính. Marketing là nhiệm vụ của phòng marketing”. Marketing trước hết là công việc của tổng giám đốc điều hành, chủ doanh nghiệp, hay giám đốc. Đảm nhận trách nhiệm này đòi hỏi phải có tư duy marketing đúng đắn. Không thể có sự tăng trưởng hay tồn tại nếu không có marketing và hoạt động marketing không thể diễn ra nếu không có một tư duy hợp lý. 4. Thiếu tinh thần cạnh tranh, không có bản năng tiêu diệt, và không có mong muốn chiến đấu để giành thắng lợi. Vince Lombardi nói rằng chiến thắng không phải là tất cả, mà là điều duy nhất. Marketing cũng tương tự như vậy. Marketing không phải là một sở thích. Marketing cần phải được thực hiện đúng đắn mới giành được khách hàng và cơ hội kinh doanh. Để giành được khách hàng đòi hỏi bạn phải có tư duy marketing quyết đoán. Từ đầu đến giờ, chúng ta đã bàn đến các phương pháp phát triển một tư duy đúng đắn. Ngăn chặn một tư duy marketing nghèo nàn cũng có ý nghĩa quan trọng ngang tầm. Ba giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn hình thành tư duy marketing đúng đắn: 1. Liên tục học hỏi và nâng cao, đặc biệt đối với tất cả những thay đổi mới trong lĩnh vực marketing 2. Phân tích marketing cạnh tranh. Ai đang thực hiện hoạt động marketing gì và hoạt động nào có thể phù hợp với thị trường của bạn? 3. Xác định rõ lĩnh vực kinh doanh bạn đang thực sự tham gia. Bạn đang bán kính mắt hay đang bán “khả năng nhìn”? Bạn đang bán mũi khoan hay đang bán những chiếc lỗ? Bạn đang bán vé xem xiếc hay đang bán sự vui sướng, hồi hộp? Một tư duy marketing nữa là quan điểm cho rằng mỗi hay tất cả các cuộc viếng thăm của khách hàng đều quan trọng đối với cả hai phía. Làm khách hàng vui thích, hài lòng là mục tiêu của bạn. Trước hết hãy làm hết mình vì họ. Mỗi ngày bạn hãy nghĩ đến những điều có thể khiến ít nhất một khách hàng thích thú vì ngạc nhiên. Việc này sẽ bổ sung vào các sáng kiến trong kế hoạch marketing, và 30 ngày của những hoạt động marketing du kích sẽ được hình thành từ đây. Những bí quyết/lời khuyên về tư duy marketing du kích Bạn có thể áp dụng hai lời khuyên về tư duy marketing du kích dưới đây trong lĩnh vực ngân hàng: 1. Hiểu rõ phạm vi kinh doanh. Bạn không thể chiều lòng tất cả mọi người. Khi làm marketing, biết rõ nơi bạn không nên hoạt động cũng quan trọng như việc biết nơi bạn nên hoạt động. 2. Hãy coi marketing là một khoản đầu tư, chứ không phải là tiêu phí. Hãy hỏi các nhân viên kế toán, và họ sẽ cho bạn biết trên báo cáo thu nhập, marketing được viết là một khoản đầu tư. Với nhân viên kế toán, đầu tư 2.000 đô la cho chiến dịch bưu thiếp để rồi thu lại 3.000 đô la rõ ràng không làm lãng phí của bạn một đồng nào. Nếu làm sai và không đem lại hiệu quả, marketing sẽ là một khoản tiêu phí. Marketing đem lại hiệu quả sẽ là một khoản đầu tư, và hiệu quả càng cao sẽ kéo theo lợi nhuận đầu tư càng cao. Hay nói cách khác, đầu tư đúng đắn sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Tận tâm, gắn bó với những gì đạt hiệu quả Marketing không phải là tập hợp những sự kiện nhỏ lẻ diễn ra tuần tự. Marketing luôn gắn liền với các hoạt động giao tiếp, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, và tất cả đều trên tinh thần trao tặng. Hình thành tư duy này sẽ đảm bảo cho một chiến dịch marketing ổn định và một phương pháp tiếp cận thị trường và khách hàng thống nhất và phù hợp. Một tư duy marketing sẽ bao gồm động lực và niềm đam mê dẫn dắt tầm nhìn của doanh nghiệp hay tổ chức của bạn. Tư duy marketing có nghĩa là nghĩ, sống và thở bằng marketing. Nhiều người biết họ phải làm gì, nhưng họ mất quá nhiều thời gian đi từ một vị trí này đến một vị trí khác hay quá nhiều công sức để bắt đầu lại. Bắt đầu và duy trì tư duy đúng đắn chắc chắn sẽ mang lại thành công cho bạn. Duy trì tư duy Marketing • Tiếp tục gặp gỡ mọi người để xây dựng mạng lưới và các mối quan hệ. • Theo dõi, cập nhật thông tin về những người bạn gặp gỡ. • Liên tục xem xét, kiểm định và đánh giá hoạt động marketing, bao gồm mọi đầu mối liên lạc và tính chất đặc thù của công việc kinh doanh. • Lập kế hoạch và sử dụng kế hoạch như một tài liệu hướng dẫn hoạt động sinh động, thực tế. Trong 29 ngày tiếp theo, bạn sẽ học cách làm sao để những người thích hợp biết đến công việc kinh doanh của mình. Hiệu quả của chương trình này phụ thuộc vào thái độ marketing và tư duy của bạn với tư cách là người học. Chúc mừng sự khởi đầu trong 30 ngày đầu tiên của bạn và chúc bạn may mắn! Tóm tắt ngày thứ Nhất • Marketing là bất cứ điều gì bạn làm hoặc nói được khách hàng triển vọng và khách hàng hiện tại cảm nhận. • Tư duy marketing hướng tới ý tưởng: mỗi cá nhân và mỗi hoạt động trong công ty hay tổ chức ngày nào cũng phải tập trung vào câu hỏi: Tôi sẽ xây dựng nhận thức của khách hàng triển vọng và hiện tại thông qua hoạt động marketing như thế nào? • Nếu muốn thành công, bạn cần phải nghĩ đến marketing vào mọi thời điểm. • Hãy nghĩ về marketing như khi bạn nghĩ về việc thanh toán hóa đơn. Bạn trả phiếu thanh toán đều đặn hàng tháng mà không cần phải suy nghĩ nhiều. • Bước đầu tiên trong quá trình phát triển kỹ năng marketing là hình thành thái độ đúng đắn về marketing. Thái độ đó dựa trên niềm tin của bạn bởi vì những gì chúng ta tin tưởng sẽ quyết định hành vi của chúng ta. • Thái độ marketing du kích cần kết hợp sự lạc quan với hoạt động tích cực để các nhiệm vụ marketing sẽ được thực hiện bằng nhiệt huyết và niềm đam mê. • Tư duy marketing sẽ được củng cố khi bạn tập trung vào khách hàng, nhu cầu của họ và việc đáp ứng những nhu cầu đó. Các bước hành động: PHẦN I Bạn thực sự tin tưởng điều gì trong hoạt động marketing của mình? Bạn có thể mô tả tư duy, thái độ, và những niềm tin hiện tại liên quan đến hoạt động marketing như thế nào? Hãy hoàn thành bảy câu sau: 1. Tôi cho rằng vai trò quan trọng của marketing là_______________________________________. 2. Tôi nghĩ marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp/tổ chức của tôi _______________________________ 3. Tôi cho rằng cần dùng ______________ thời gian, nỗ lực cho marketing? 4. Tôi sẵn lòng dành bao nhiêu thời gian cho công việc marketing? Toàn thời gian? Hàng tuần? Hàng ngày? Từng dự án? 5. Tôi sẽ làm gì khác đi để chiến dịch marketing hiệu quả hơn? 6. Tôi sẽ làm gì để thực hiện mục 5 nói trên? 7. Những chướng ngại vật cá nhân nào có thể ảnh hưởng tới quan điểm, tư duy hay hiệu quả hoạt động marketing của tôi? Ví dụ như tiền bạc, thời gian, kiến thức, nhân lực, tính sáng tạo. Sau khi đánh giá xong, bạn sẽ có một cảm nhận đầy đủ về niềm tin, thái độ, và tư duy marketing của mình. Bạn sẽ biết cần phải đầu tư thêm cái gì, bỏ lại cái gì và ngừng làm cái gì. PHẦN II Hãy bắt đầu viết nhật ký marketing. Bạn hãy ghi lại và cập nhật thông tin cho cuốn nhật ký marketing của mình. Hãy đặt tên cho cuốn nhật ký, ví dụ như “30 ngày đầu tiên”. Hãy viết ra cam kết và quyết tâm thực hiện kế hoạch marketing của bạn. Bạn có thể viết như sau: Tôi biết là tôi bận, nhưng tôi cần biến marketing thành một nhân tố quan trọng trong kinh doanh. Mỗi ngày tôi sẽ đọc, viết, gửi thư, gọi điện, hoặc phát biểu điều gì đó liên quan đến marketing. Hãy đọc Tín điều marketing du kích dưới đây mỗi ngày, hoặc đọc thường xuyên những khi bạn có thể. TÍN ĐIỀU MARKETING DU KÍCH • Tôi luôn gắn bó với marketing. Đầu tiên, tôi sẽ không ngừng nghĩ tới những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, rồi sau đó xây dựng mô hình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ họ. • Tôi sẽ suy nghĩ sáng tạo, sử dụng tài năng của mình và nguồn lực của những người khác để xây dựng những giải pháp tốt nhất cho khách hàng và người tiêu dùng. • Tôi sẽ luôn nỗ lực hết sức để nâng cao kiến thức marketing của mình, tìm kiếm phương thức phát triển sản phẩm và dịch vụ mới và sáng tạo đồng thời cải thiện phương pháp giao tiếp với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng triển vọng. • Tôi sẽ luôn luôn dành sự quan tâm chú ý đúng tới tất cả các khách hàng hiện tại và triển vọng của mình. Sự quan tâm này sẽ được thực hiện chủ động chứ không đơn thuần chỉ là hành động đáp ứng thụ động. • Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Các cơ hội này có thể là những quan hệ liên minh chiến lược, marketing liên hợp, liên doanh, hợp tác, và những mối quan hệ đối tác khác. • Tôi sẽ suy nghĩ về marketing trong mọi thời điểm NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing Công ty du lịch Minnesota biết đâu là đích đến của công ty mình. Các nhân viên của công ty đều có mục đích và mục tiêu hoạt động marketing của riêng mình. Dưới đây là một số hoạt động marketing du kích được đưa vào thực tiễn ở cấp chính phủ. Các nhân viên đăng các mục tiêu trên trang web của công ty (www.dted.state.mn.us/index.html). Xuất phát từ nhiệm vụ của họ, những mục tiêu đơn giản này sẽ được chuyển thành các chiến lược marketing: • Giữ vững và tăng doanh thu từ dịch vụ lữ hành. • Phát triển dịch vụ du lịch cho khách không cư trú. • Khuyến khích dịch vụ lữ hành trong bang đối với người dân Minnesota. Trên đây là tất cả những yếu tố cần tính đến khi thiết lập mục tiêu. Sự rõ ràng sẽ làm tăng cơ hội hoàn thành mục tiêu. Công ty Du lịch Minnesota xác định rất rõ mục tiêu hướng tới của mình. Nếu không biết sẽ đi đâu, làm sao bạn biết khi nào mình đến được nơi đó? Câu hỏi này không chỉ dành cho bất cứ hành trình, tầm nhìn hay mục tiêu nào mà còn được đặt ra trong trường hợp marketing du kích, cụ thể hơn là chương trình marketing của bạn. Làm sao bạn có thể biết chiến lược marketing của mình hiệu quả đến đâu nếu không biết rõ mình muốn đạt được những gì? Một người làm marketing du kích biết rõ điểm B là gì và ở đâu. Vào ngày thứ Hai, bạn đang điểm A. Nhưng bạn biết mình cần làm gì tiếp theo: đó là đi từ điểm A đến điểm B. Vào ngày thứ Nhất, bạn đồng ý luôn suy nghĩ về marketing trong mọi thời điểm. Lúc này, khi tư duy đã được định hình, bạn cần nghĩ đến việc sẽ đi đến đâu cùng với chương trình marketing đó. Đến cuối ngày thứ Hai, bạn sẽ biết điều đó. Nói cách khác cuối ngày thứ Hai, bạn sẽ ở điểm B. Dành thời gian và công sức ở giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch, đồng thời định hướng viễn cảnh triển vọng và xác định những kết quả mong đợi đối với chiến lược marketing sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn. Mục tiêu và tầm nhìn marketing của bạn là gì? Mục tiêu marketing chính là những kết quả bạn muốn đạt được từ hoạt động marketing của mình. Nó sẽ trả lời cho câu hỏi: Lý do chủ yếu thúc đẩy bạn làm marketing là gì? Các mục tiêu marketing cần phù hợp và hỗ trợ những mục tiêu kinh doanh chung khác. Giống như bất kỳ mục tiêu nào, các mục tiêu marketing cần phải dễ đánh giá, cụ thể và thực tiễn. Hãy quên tất cả những bàn luận về việc bạn có cần các mục tiêu, mục đích, chiến lược, chiến thuật hay các bước thực hiện. Việc bạn gọi tên chúng là gì không quan trọng. Bạn chỉ cần xác định các mục tiêu marketing theo những thuật ngữ cụ thể nhất. Bạn cần biết mình đang đi tới đâu. Không cầu kỳ, chúng ta chỉ cần gọi chúng là mục tiêu marketing. Các mục tiêu là các khối yếu tố hình thành nên kế hoạch marketing, và điểm khởi đầu của kế hoạch. Yếu tố đầu tiên của chương trình marketing du kích là hình dung mục tiêu, tức là bạn phải có một tầm nhìn rõ ràng về những mục tiêu cần đạt được trong năm nay và từng năm tiếp theo, với sự chú ý đặc biệt tới từng chi tiết. Ví dụ như, mục tiêu của hãng Disney là làm cho mọi người thấy vui vẻ. Đây là sứ mệnh dẫn đường cho tất cả các hoạt động kinh doanh và marketing của hãng này. Mục tiêu trên là một tầm nhìn rõ ràng, và có thể đánh giá được kết quả cụ thể trong quá trình thực hiện. Khi có một câu hỏi đặt ra về mức độ phù hợp của một hoạt động cụ thể, câu trả lời cho nó thường trùng với mục tiêu tổng thể, rõ ràng là làm mọi người vui vẻ. Tôi hy vọng rằng quá trình thiết lập mục tiêu marketing cũng sẽ làm bạn vui vẻ, hài lòng ngay cả khi không có sự tham gia của hãng Disney. Khi xây dựng kế hoạch marketing, bạn cần bắt mình tập trung vào những mục tiêu cụ thể mà bạn mong đợi đạt được. Kế hoạch marketing cũng sẽ chỉ rõ các hoạt động cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Câu hỏi quan trọng nhất đặt ra là: Bạn muốn khách hàng hiện tại và khách hàng triển vọng hành động như thế nào sau chương trình marketing của mình? Câu trả lời sẽ là kết quả của “lời kêu gọi hành động” trong tất cả những hoạt động truyền thông marketing của bạn. Ví dụ về kết quả cụ thể của các chương trình kêu gọi hành động gồm: • Xin thông tin • Gọi điện thoại tới số dịch vụ miễn phí 800 • Ghé thăm trang web • Đăng ký trong tạp chí điện tử hoặc đăng ký nhận báo cáo đặc biệt • Đặt hàng • Xây dựng quan hệ • Tìm hiểu thông tin về khách hàng hiện tại và triển vọng • Hình thành nhận thức cao nhất về sản phẩm và dịch vụ • Đến thăm doanh nghiệp, phòng trưng bày hay nhà kho • Tham gia cuộc thi • Giới thiệu với bạn bè hay các tổ chức khác. Ví dụ: Mục đích của chiến dịch marketing là thu hút thêm khách hàng mới nhận thông tin. Công việc trên có vẻ đơn giản, nhưng nếu không xác định rõ mục tiêu, có thể bạn sẽ không đến được nơi muốn đến, và vẫn chỉ dừng lại ở điểm A. Mục tiêu marketing có thể là một con số rất lớn, như doanh thu cuối năm. Nó cũng có thể là một con số nhỏ hơn khi đặt ra trên một khoảng thời gian ngắn hơn, như mỗi tháng có thêm bốn khách hàng mới. Dù cụ thể và có thể đánh giá được, các mục tiêu có thể chỉ là một câu nói đơn giản về văn hóa và quan điểm của công ty, ví dụ như: Đứng đầu về mức độ thỏa mãn khách hàng trong một ngành cụ thể. Các mục tiêu marketing có thể được diễn giải bằng số lượng để phù hợp với các mục tiêu tài chính của công ty, được chuyển tải trong các thuật ngữ marketing chẳng hạn như tăng: • Doanh thu tính bằng đô la • Doanh số bán • Thị phần • Tổ hợp sản phẩm, dịch vụ • Lợi nhuận trên đầu tư (ROI) đối với các chi phí quảng cáo • Nhận thức • Vị trí của quan hệ công chúng • Số lượng tài khoản/quan hệ mới • Cổ phần của khách hàng • Mức doanh thu chuyển đổi. Có thể khi đọc danh sách này, bạn sẽ cho rằng tất cả những mục tiêu này đều phù hợp với chương trình marketing cũng như công việc kinh doanh của bạn và rằng chúng đều là mục tiêu và một phần kế hoạch của bạn. Mặc dù khá táo bạo nhưng có lẽ, cách nghĩ này không thực tế. Một người làm marketing du kích thực sự sẽ hiểu rằng người ta có thể lựa chọn và sắp xếp rộng các mục tiêu, nhưng từng mục tiêu riêng biệt cần phải cụ thể, tập trung, và dễ đánh giá. Mục tiêu càng cụ thể, sẽ càng dễ hình dung và thực hiện. Mặc dù có thể tiến hành phân loại rộng, nhưng người làm marketing du kích thực sự sẽ không tự mang gánh nặng vào mình với quá nhiều mục tiêu. Những mục tiêu xác đáng, cần thực hiện là những mục tiêu có xác suất thành công cao trong một khoảng thời gian nào đó. Tất cả các khái niệm “xác đáng”, “khoảng thời gian” và “thành công” đều phải được định nghĩa rõ ràng và cần thống nhất với các mục tiêu kinh doanh tổng thể cũng như phù hợp với cam kết quản lý của bạn. Số lượng các mục tiêu không chỉ cần phù hợp với thực tế mà còn cần phải là những mục tiêu thực sự. Xây dựng những mục tiêu marketing có tính thực tế sẽ góp phần vào thành công marketing của bạn. Những người làm marketing du kích thường đặt ra các mục tiêu có thể đạt được khi tạo ra một con đường đến đích đúng đắn với các điểm mốc trên đường nhằm đánh giá cả quá trình thực hiện. Nếu hoạt động theo hướng này, con đường dẫn đến lợi nhuận của bạn sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn. Đặt ra những mục tiêu quá dễ dàng là không thực tế. Những mục tiêu dễ dàng không đòi hỏi bạn phải nỗ lực hay cố gắng. Nỗ lực hết sức mình sẽ giúp bạn đạt được những kết quả tốt nhất. Có phải mục tiêu đưa con người lên mặt trăng của John F. Kennedy là một mục tiêu cần có nỗ lực? Mục tiêu này có mang lại kết quả tốt nhất và thành công thực sự không? Câu trả lời rõ ràng là “có”, và giờ đây, tất cả chúng ta đều biết là mặt trăng không phải làm bằng pho-mát. Đặt mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng, lo lắng, nản lòng, và bại trận. Bạn có cho rằng sẽ có vận động viên nhảy sào đặt mục tiêu vượt qua thành công chiều cao 30 feet (1 foot = 0,3048m) trong khi kỷ lục thế giới cho nam chỉ là trên 20 feet hay không? Độ cao 30 feet rõ ràng là không thực tế. Dưới đây là danh sách những câu hỏi kiểm tra nhanh tính thực tế của các mục tiêu: • Tôi thực sự có khả năng làm việc này không? • Với những nỗ lực tương tự, đã bao giờ tôi đến gần đích chưa? • Các con số, khung thời gian, và yếu tố tài chính đã thực tế chưa? • Đối thủ của tôi hay những công ty khác đã làm những việc này chưa? • Có phải tôi đang lảng tránh quan điểm/tư tưởng cho rằng “Không có cách nào có thể hoàn thành việc này?”. Nếu tất cả các câu trả lời của bạn đều là “Có”, thì mục tiêu của bạn mang tính thực tế. Bài kiểm tra tính thực tế lớn nhất là liệu các mục tiêu có đáng tin cậy không. Bạn có tin vào các mục tiêu của mình không? Sự tin tưởng là động lực hướng tới thành công. Người khác có tin vào khả năng thực hiện các mục tiêu của bạn hay không không quan trọng bằng việc chính bạn tin tưởng các mục tiêu đó. Bạn phải tin tưởng vì chính bạn là người được tạo động lực để hoàn thành các mục tiêu cũng như thực hiện các mục đích đã đề ra. Bạn đọc cuốn sách này vì lợi ích của bạn chứ không vì bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các mục tiêu marketing đều đòi hỏi nhiều nỗ lực. Bạn cần nhớ rằng, mục đích, kế hoạch tổng thể cũng như mục tiêu kinh doanh có liên hệ chặt chẽ với nhau. Có những mục tiêu sẽ được hoàn thành dễ dàng hơn các mục tiêu khác. Thành công có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn luôn có động lực hoàn thành những mục tiêu khó khăn hơn. Bạn nên ghi chép lại các mục tiêu marketing của mình, có thể viết tay hay viết trên máy tính. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi, đánh giá, đo lường, và quản lý tốt hơn. Không có gì tuyệt vời hơn khi có thể xóa đi một mục trong danh sách các việc phải làm. Bạn sẽ có cảm giác này khi hoàn thành các mục tiêu. Hoàn thành mục tiêu là một thói quen tốt. Hoàn thành những mục tiêu đơn giản là cơ sở để hoàn thành những mục tiêu cao hơn, khó khăn hơn. Thách thức, khó khăn sẽ tốt cho tăng trưởng và phát triển. Hầu hết các mục tiêu, kể cả những mục tiêu khó khăn nhất, đều trở nên dễ dàng khi được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn. Việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ hơn sẽ tạo ra sự tự tin cũng như động lực để hoàn thành những mục tiêu và kế hoạch lớn. Câu nói ở đầu chương này cho thấy đối với mỗi mục tiêu, bạn cần biết bạn đang đi tới đâu. Nhờ đó, bạn mới có thể hiểu khi nào mục tiêu đó được hoàn thành. Đó chính là lý do tại sao những mục tiêu của bạn cần phải cụ thể và có thể xác định được. Xác định mục tiêu không có gì phức tạp. Nó đơn giản chỉ là những kết quả cho bạn biết, chương trình marketing của bạn đang hoạt động và mục tiêu của bạn đã được hoàn thành. Hãy xây dựng những mục tiêu dễ cập nhật và theo dõi. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu Khi nghĩ về sắp xếp thứ tự ưu tiên, người ta thường nghĩ tới: việc gì là quan trọng nhất? hoặc việc gì sẽ cho lợi nhuận lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất? Mặc dù đây là phương pháp rất tốt, nhưng bạn không tránh khỏi rơi vào tình trạng là cả hai mục tiêu đều quan trọng như nhau. Bạn sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu này như thế nào? Đôi khi mức độ quan trọng của các mục tiêu ngang nhau. Do đó, bạn có thể thực hiện đồng thời chúng. Điều gì quan trọng hơn, ăn hay thở? Cả hai đều quan trọng ngang nhau và vẫn có thể thực hiện cùng lúc. Sắp xếp thứ tự ưu tiên liên quan đến việc tập trung. Bạn sẽ thực hiện mục tiêu nào tiếp theo? Mục tiêu nào có các nguồn lực để thực hiện? Ưu tiên thực hiện các mục tiêu không phải lúc nào cũng có nghĩa mục tiêu được thực hiện trước quan trọng hơn. Tập trung để hoàn thành mục tiêu cũng như tầm quan trọng của chúng. Điều này không có nghĩa thực hiện các mục tiêu diễn theo tuần tự mỗi lần một mục tiêu. Trong môi trường làm việc với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc là điều cần thiết. Bạn sẽ trở thành con “mực” marketing. Trên thực tế, chúng ta có thể cùng lúc quản lý nhiều mục tiêu và hoạt động vì trong thế giới marketing du kích, phương pháp này sẽ dẫn hướng trọng tâm và các nguồn lực khi tình huống thay đổi và phát triển. Trong thế giới ngày nay, xuất hiện ngày càng nhiều công cụ hơn giúp bạn đảm nhiệm được nhiều việc. Điện thoại di động, e-mail, gửi tin nhắn nhanh, thư thoại (voice mail), và các công cụ trợ giúp cho phép bạn thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn so với các thế hệ trước, những người chỉ có thể sử dụng khói làm tín hiệu hay những bức điện tín đơn lẻ. Bạn có thể dành cả ngày thứ hai này để thảo luận xem làm thế nào để thực hiện nhiều nhiệm vụ tốt nhất, nhưng có lẽ có một việc khác bạn nên làm tiếp theo. Tập trung Chúng ta thường xuyên sử dụng từ “tập trung” khi nói về các mục tiêu. Chỉ có một người có thể giúp bạn tập trung, người đó chính là bạn. Bạn phải nhận trách nhiệm tiến bước trên con đường của mình, tổ chức hoạt động nhằm hoàn thành các mục tiêu và làm tròn trách nhiệm được giao. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy thuê một người hướng dẫn marketing du kích. Tuy nhiên, bạn vẫn phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Chắc chắn sẽ có lúc xuất hiện sự sao nhãng. Chúng xuất hiện trong công việc cũng như đời sống riêng tư của chúng ta. Trách nhiệm, sự chú ý, và hành động sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu. Các mục tiêu marketing du kích cần phải tính đến khả năng xuất hiện của những thay đổi khó tránh khỏi, những thay đổi xuất hiện trên thị trường, trong nền kinh tế công nghệ, yêu cầu của khách hàng, và trong chính người làm marketing du kích. Khi bạn đặt ra những mục tiêu cụ thể, có thể xác định và tin tưởng được và bắt đầu đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi ngày, thì hoạt động hàng ngày của bạn sẽ được quản lý và tập trung để hỗ trợ đầy đủ cho những mục tiêu đó. Cuối cùng, thói quen này bắt đầu diễn ra như một lẽ tự nhiên và trở thành một thói quen marketing. Nỗ lực nhằm xây dựng các mục tiêu sẽ làm tăng tốc độ đáng kể và đảm bảo hiệu quả của những thành công. Thành công đạt được nhanh sẽ tốt hơn thành công đạt được chậm. Thành công nhanh chóng xuất phát từ thói quen tập trung nhanh. Tóm tắt ngày thứ Hai • Cống hiến thời gian và công sức ngay từ đầu quá trình lập kế hoạch, cũng như xây dựng tầm nhìn và xác định kết quả mong đợi đối với chương trình marketing sẽ giúp bạn có cơ hội thành công lớn hơn. • Mục tiêu marketing chính là tuyên bố về những kết quả bạn mong muốn đạt được với hoạt động marketing của mình. • Mục tiêu marketing nên phù hợp và hỗ trợ cho những mục tiêu kinh doanh tổng thể. • Một người làm marketing du kích thực thụ biết rõ có thể lựa chọn và sắp xếp rộng các mục tiêu nhưng từng mục tiêu riêng biệt phải cụ thể, tập trung, và đo lường được. • Người làm marketing du kích đặt ra những mục tiêu có thể thực hiện được bằng cách tạo ra một con đường hoàn hảo dẫn đến chúng và tạo ra các mốc ghi nhớ nhằm đánh giá sự tiến triển. • Các mục tiêu marketing của bạn cần được ghi lại, viết tay hoặc ghi trên máy tính. • Bạn phải nhận trách nhiệm tiến bước trên con đường của mình; tổ chức các hoạt động nhằm hoàn thành các mục tiêu, và làm tròn trách nhiệm được giao. Các bước hành động 1. Lập danh sách những mục tiêu gần đây bạn vừa đạt được. Chúng có thể là những mục tiêu lớn hay những bước nhỏ để dẫn tới những mục tiêu cao hơn. 2. Điểm giúp bạn bắt đầu hình dung quá trình xây dựng mục tiêu chính là điểm khởi đầu. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây: • Công ty của bạn hiện có gì? • Công ty bạn có phải là công ty mới thành lập, hoạt động theo hệ thống quản lý mới, hay chỉ đang trong tình trạng cần phải làm mới các nỗ lực? • Sản phẩm/dịch vụ hiện tại của bạn có khách hàng hiện tại/triển vọng không? • Các khách hàng triển vọng không biết công ty bạn không? 3. Sau khi trả lời những câu hỏi này, bạn cần nắm được: • Bạn khao khát điều gì, tương lai mơ ước của bạn là gì, và bạn đang đi tới đâu, với tư cách vừa là một công ty vừa là một người làm marketing. (Bởi vì đây là marketing du kích trong 30 ngày chứ không phải quản lý du kích trong 30 ngày, cho nên bạn cần tập trung trả lời câu hỏi này dưới góc độ marketing) • Tại sao bạn đi làm mỗi ngày? • Bạn dự định đi tới đích muốn đến bằng cách nào? Đây là câu hỏi luôn thường trực trong đầu mỗi người khi tính toán cách đi từ A tới B. Ở đây, chúng ta không tập trung vào chi tiết, mà vào phạm vi suy nghĩ chung. Trong các ví dụ, bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn về quy trình lập kế hoạch, làm việc như một nhóm hoạch định để có thể đưa ra những ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới; đánh giá nhu cầu khách hàng đối với những sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp; hoặc xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết bị và con người nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhóm khách hàng phù hợp trên thị trường. 4. Suy nghĩ về những mục tiêu thực sự: • Xác định rõ mục tiêu hoạt động marketing. • Chuyển tải mục đích thành những mục tiêu marketing càng cụ thể càng tốt. Hãy lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa những mục tiêu cụ thể với những chiến thuật chi tiết. • Hãy ghi lại những mục tiêu này hoặc lưu trong máy tính • Phác họa một số ý nghĩ và chỉ rõ cần có những nguồn lực nào (thời gian và tài chính) để đạt được các mục tiêu đó. • Xem lại các mục tiêu bằng các công cụ kiểm tra tính thực tế được mô tả ở trên. • Thông báo các mục tiêu tới tổ chức, hiệp hội, người hướng dẫn, bạn bè hay các thành viên trong gia đình. • Mô tả rõ mỗi mục tiêu khi được hoàn thành. 5. Sẽ có những trở ngại, khó khăn vì thế bạn cần phải linh hoạt. Chuẩn bị hết sức chu đáo để đối phó lại trở ngại, bạn hãy cân nhắc về việc thực hiện những việc sau: • Viết ra bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu • Tìm ai đó để trao đổi về những trở ngại khó khăn bạn đang gặp phải • Phát hiện những yếu tố có thể cản trở bạn • Xác định rõ những nguồn lực cần thiết để vượt qua những khó khăn • Cam kết vượt qua các trở ngại này. NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và nghiên cứu Dù bạn muốn hay không, chúng ta vẫn phải sống trong một môi trường cạnh tranh. Với một doanh nghiệp tự do, cạnh tranh sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi đối thủ chiếm mất miếng bánh thị trường, mọi chuyện lại hoàn toàn trái ngược. Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, bạn cần phải nghiên cứu thị trường và môi trường cạnh tranh nhiều hơn nữa để thấy được các đối thủ đang giải quyết và cung cấp cho khách hàng những vấn đề và lợi ích gì, và thị trường nhìn nhận họ như thế nào trên cơ sở so sánh với doanh nghiệp của bạn. Nghiên cứu khách hàng Ngoài nghiên cứu hoạt động marketing và môi trường cạnh tranh, bạn cần nghiên cứu cả khách hàng của mình: • Khách hàng có những vấn đề gì cần được giải quyết? • Họ muốn giải quyết những vấn đề đó như thế nào? • Điều gì có ý nghĩa với họ khi các vấn đề được giải quyết? Câu trả lời cho ba câu hỏi trên không chỉ là cơ sở cho kế hoạch marketing mà còn là các nhân tố chính trong mô hình doanh nghiệp của bạn. Bạn cần hiểu đâu là điều có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Một việc không quan trọng với họ cũng sẽ không có ý nghĩa gì với bạn. Ví dụ điển hình trong nghiên cứu định tính là quảng cáo lâu đời cho sản phẩm Miller Lite Beer với lời khẳng định về vị ngon và ít bị đầy. Đây là hai lý do chủ yếu khiến người tiêu dùng mua sản phẩm này. Miller đã dành nhiều thời gian và tiền bạc để chắc chắn rằng khách hàng muốn mua sản phẩm có những lợi ích này, rồi xác định xem nhu cầu của họ đối với sản phẩm cao như thế nào, và sau đó xây dựng chiến lược marketing dựa trên nghiên cứu. Một người làm marketing du kích hiểu rõ mọi diễn biến trong thị trường của mình, bao gồm cả thông tin về khách hàng hiện tại, khách hàng triển vọng cũng như các đối thủ cạnh tranh hàng đầu. Một trong những bước đầu tiên khi làm marketing du kích là tích luỹ kiến thức. Có rất nhiều đối tượng và nhân tố đứng sau tác động tới cách thức khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ. Tích luỹ những kiến thức này sẽ giúp bạn trên suốt chặng đường. Nghiên cứu thị trường là một yếu tố quan trọng trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh tổng thể. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và chủ doanh nghiệp bỏ qua bước này, nhưng những người làm marketing du kích thì không. Họ nhận ra rằng lợi nhuận thu được từ nghiên cứu sẽ được bù đắp gấp nhiều lần theo chu kỳ dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Là một người làm marketing du kích, bạn cần quan tâm đến hai loại hình nghiên cứu. Thứ nhất là nghiên cứu định lượng từ số lượng, mức độ của một yếu tố nào đó. Thứ hai là nghiên cứu định tính, có liên quan đến lý do tại sao khách hàng mua hàng hóa. Một ví dụ điển hình về nghiên cứu định lượng là tìm ra thị phần hoặc có bao nhiêu người trong một nhóm nhất định mua hay làm cái gì đó. Kết quả đánh giá trên truyền thanh và truyền hình là nghiên cứu thị trường định lượng. Về bản chất, những nghiên cứu về sở thích đều là nghiên cứu định lượng (ví dụ: 76% nhóm thử nghiệm thích trà đá ngọt hơn trà không ngọt). Theo đó, nếu bạn giới thiệu một sản phẩm trà đá không đường, bạn sẽ biết rằng thị trường của bạn ít hơn rất nhiều so với thị trường trà đá có đường. Nếu không có thông tin này, bạn sẽ không biết được cơ hội thị trường của bạn lớn đến đâu, bạn có nên hướng vào mục tiêu cụ thể, hay có thể tấn công trực tiếp vào thị trường này hay không. Ngày nay, phương pháp đoán mò trong kinh doanh không còn áp dụng được nữa. Marketing cũng vậy, bạn không thể marketing chỉ dựa vào đoán mò. Có được thông tin chính xác, khách quan và toàn diện là yếu tố thiết yếu dẫn tới thành công. Bạn chỉ có được điều này thông qua nghiên cứu và thử nghiệm. Những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu • Sản phẩm nào sẽ được mua và mua ở đâu? • Ai sẽ mua gì và mua từ ai? • Tại sao khách hàng mua theo cách như vậy? • Những yếu tố này dự đoán hành vi mua trong tương lai như thế nào? • Điều gì tác động tới hành vi mua của khách hàng - marketing/xúc tiến bán hàng/hay quảng cáo? • Điều gì khiến khách hàng hài lòng? • Khách hàng hiện tại và triển vọng biết những nhãn hiệu nào? • Phương tiện truyền thông hay tiết mục quảng cáo nào sẽ tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất? • Khách hàng sẵn sàng trả với mức giá nào? • Những xu hướng marketing theo dự đoán là gì? Xác định gót chân Asin của đối thủ Một nhân tố quan trọng trong chiến dịch marketing du kích dựa trên nghiên cứu là hiểu được cuộc cạnh tranh bạn đang tham gia. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ xây dựng lợi thế cạnh tranh hoặc vị trí/mục tiêu bán hàng độc đáo. Cách duy nhất để biết bạn có lợi thế cạnh tranh hay không là phải nắm được đối thủ của mình có gì và không có gì. Trong cuốn Marketing Guerrilla (Marketing du kích) (Lần xuất bản thứ 3), bạn đã biết lợi thế cạnh tranh là một thứ vũ khí marketing tuyệt vời. Lợi thế cạnh tranh là lợi ích chúng ta có thể mang lại trong khi đối thủ cạnh tranh lại không thể. Kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế và khách hàng sẽ cho chúng ta biết đâu là lợi thế của mình. Nếu bạn cho rằng mình không có lợi thế cạnh tranh nào thì đã đến lúc bạn buộc mình phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng về điều này. Những thuật ngữ mô tả sau đây thường được nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần - “chuẩn bị chu đáo”, “tăng trưởng hữu cơ”, “được kiểm nghiệm chuyên nghiệp”. Tất cả chúng đều là những lợi thế cạnh tranh. Những người làm marketing biết đào sâu suy nghĩ sẽ tạo ra những lợi thế này. Về cơ bản, họ thấy được những gì đã làm được hay một đặc trưng nào đó đã tồn tại. Những người khác có thể cũng có suy nghĩ tương tự, nhưng chỉ khi có ai nói đến và phát triển chúng thì những đặc trưng đó mới trở thành lợi thế cạnh tranh. Nếu một công ty nói với khách hàng rằng một đặc tính phổ biến là lợi ích duy nhất chỉ có ở nó thì công ty đó có một lợi thế cạnh tranh. Theo Mastering Guerrilla Marketing (Làm chủ Marketing du kích, Mariner) một lợi thế cạnh tranh cần phải có đáp ứng đủ bốn tiêu chí sau: 1. Đó là một lợi ích tích cực - một trong những lợi ích mọi người có được khi làm ăn với bạn 2. Bạn là người duy nhất mang đến lợi ích này - hoặc khách hàng của bạn nghĩ như vậy vì bạn là người duy nhất giới thiệu nó. 3. Lợi thế của bạn có thể được diễn đạt qua những ngôn từ ngắn gọn, súc tích, có chọn lọc. 4. Mọi người biết đó là bạn khi họ nghe hoặc nhìn thấy lợi thế đó. Nghiên cứu cơ hội Nghiên cứu thị trường và hiểu biết về cạnh tranh sẽ giúp bạn dự đoán các mối đe dọa đang xuất hiện đồng thời mở ra những cơ hội. Trong nhiều nguồn tham khảo công cộng, trên mạng hoặc không chứa nhiều thông tin về cạnh tranh và môi trường thị trường. Một người làm marketing du kích biết đâu là đối tượng khách hàng lý tưởng và các đối thủ đang làm gì để chăm sóc họ. Công trình nghiên cứu sâu sắc này sẽ mở ra thị trường tiềm năng, nơi bạn sẽ làm việc và tham gia vào cuộc chơi, trong đó có khách hàng, và giúp bạn biết hiện tại điều gì hấp dẫn họ, và đủ mạnh để họ lôi ví ra trả tiền cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Có thể xếp sự hấp dẫn này vào nhóm hấp dẫn “đỉnh ví”. Khi hiểu được chúng, bạn có thể phác thảo các chiến lược, chiến thuật, và kế hoạch tấn công, sau đó, chỉ cần sẵn sàng bỏ tiền vào túi bạn. Ngày nay, chúng ta may mắn có một tài sản quý giá là công nghệ hiện đại hỗ trợ nghiên cứu. Ơn Trời chúng ta đã có Internet, một công cụ tra cứu tuyệt vời. Trang web của đối thủ cạnh tranh rõ ràng là cánh cửa mở rộng để thâm nhập vào. Nó gần như là một lời mời gọi mọi người ghé thăm. Trước đây, điều này chưa từng tồn tại. Giờ đây, thậm chí bạn có thể mua một món đồ gì đó và thu lượm kinh nghiệm mua sắm dưới sự hướng dẫn của chương trình mua sắm trên mạng. Mua hàng ngoại tuyến cũng là một phương pháp nghiên cứu cạnh tranh khá phổ biến, nhưng phương pháp này có thể gây khó khăn và bất tiện nếu như bạn chưa thạo các kỹ năng trinh thám. Internet cho phép người làm marketing du kích nghiên cứu theo những cách dưới đây: • Thăm trang web của đối thủ cạnh tranh • Thăm trang web của khách hàng hiện tại • Thăm trang web của khách hàng tiềm năng • Tham gia hoặc thăm các nhóm bản tin và diễn đàn thông tin • Tìm kiếm thông tin trên các trang tin • Trích dẫn và thăm dò các cơ sở dữ liệu • Mua các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh • Tìm kiếm và liên lạc với những liên minh chiến lược • Liên lạc nhanh hơn với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và nhân viên • Tiến hành khảo sát • Thử nghiệm các sản phẩm, khảo sát, và quảng cáo thị trường. Càng tập hợp được nhiều thông tin, bạn sẽ càng được trang bị tốt hơn để cạnh tranh. Điều này cần được nhắc đi nhắc lại và là toàn bộ bản chất của công việc nghiên cứu. Càng tập hợp được nhiều thông tin, bạn sẽ càng được trang bị tốt hơn để cạnh tranh. Nghiên cứu sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu được tiến hành thường xuyên, đều đặn. Hãy nghiên cứu trước khi bạn bắt đầu cuộc cạnh tranh. Những người làm marketing du kích ít khi ngạc nhiên, bất ngờ trước thực tế. Cần phải điều chỉnh các kế hoạch và hoạt động khi thu được một thông tin quan trọng, đặc biệt là kế hoạch và hoạt động đối phó với các kết quả nghiên cứu về tình hình cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng tiềm năng bắt đầu tìm đến các đối thủ cạnh tranh thường xuyên hơn, có thể bạn sẽ cần phải củng cố lại vị thế của mình hay ít nhất là nghiên cứu tại sao họ lại đến với những đối thủ khác. “Ba câu hỏi lớn” Bước đầu tiên của quá trình định vị lại tiềm năng kinh doanh là hỏi khách hàng triển vọng và khách hàng hiện tại ba câu hỏi quan trọng sau: 1. Bạn thích những hoạt động nào của nhà cung cấp hiện tại? 2. Bạn không thích những hoạt động nào của nhà cung cấp hiện tại? 3. Nếu có thể vung chiếc đũa thần và thay đổi một số điều về nhà cung cấp hiện tại, bạn sẽ thay đổi điều gì? Để thực hiện nghiên cứu này, bạn cần thuê một công ty nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, chỉ có đối thoại trực tiếp mới có thể củng cố vững chắc mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn làm được điều này. Mặt khác, khách hàng tiềm năng và hiện tại sẽ sẵn lòng phát biểu thẳng thắn với đối tác thứ ba khách quan hơn là trực tiếp nói chuyện với ai đó theo dõi công việc kinh doanh của họ. Tới đây, quy trình không còn quan trọng như những câu trả lời cho Ba câu hỏi lớn nữa. Khi một người làm marketing du kích nghiên cứu thị trường, điều đó đồng nghĩa với việc nghiên cứu cơ hội thị trường, sản phẩm, dịch vụ, các tuỳ chọn truyền thông, môi trường cạnh tranh, ngành công nghiệp, khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, công nghệ, lợi ích, các mối quan hệ đối tác, những thế lực/mối đe dọa bên ngoài, nền kinh tế và nhiều yếu tố khác nữa. Kinh doanh mà không nghiên cứu sẽ giống như đi xe mà không có bánh. Bạn sẽ ngã dập mặt để rồi sau đó nhận ra rằng mình đang gặp khó khăn. Tóm tắt ngày thứ Ba • Ngoài nghiên cứu chương trình marketing và môi trường cạnh tranh, bạn cần nghiên cứu khách hàng của mình. • Một người làm marketing du kích hiểu mọi diễn biến của thị trường, bao gồm thông tin về khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại và đối thủ cạnh tranh hàng đầu. • Nghiên cứu thị trường là một yếu tố quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh tổng thể. • Cách duy nhất để biết bạn có lợi thế cạnh tranh là hiểu rõ đối thủ có gì và không có gì. • Nghiên cứu thị trường và cạnh tranh sẽ giúp bạn dự đoán các mối đe dọa đang xuất hiện và mở ra những cơ hội mới. • Một người làm marketing du kích nhận biết được đối tượng khách hàng lý tưởng và các đối thủ đang làm gì để chăm sóc nhóm khách hàng này. Các bước hành động 1. Lên danh sách ba đối thủ mà bạn muốn nghiên cứu nhất. 2. Lên danh sách ba lợi ích quan trọng nhất mà từng đối thủ cung cấp. 3. Lên danh sách ba lợi ích quan trọng nhất do bạn cung cấp. 4. So sánh lợi ích do đối thủ cung cấp với lợi ích do bạn cung cấp. 5. Hãy mô tả đặc điểm độc đáo, chỉ có duy nhất bạn cung cấp. 6. Hãy viết tất cả các lý do mà bạn cho rằng khách hàng sẽ lựa chọn công ty của bạn. Rồi làm tương tự đối với những đối thủ lớn nhất của bạn. Hãy gạch bỏ những lý do chung chung và trả lời các câu hỏi: Những lý do còn lại có đủ để trở thành lợi thế cạnh tranh của bạn không? Bạn có cần thêm lý do nào nữa không? 7. Hãy ghé thăm trang web của các đối thủ cạnh tranh và trả lời những câu hỏi dưới đây: • Công ty có dễ giao dịch không? • Công ty đó có những đặc trưng gì giống và khác công ty bạn? • Điều gì hấp dẫn, điều gì không? • Sau khi xem tổng thể, bạn có thể làm gì để cải thiện trang web của mình? 8. Khảo sát năm khách hàng hiện tại và năm khách hàng triển vọng bằng điện thoại với Ba câu hỏi lớn. 9. Tóm tắt những nhu cầu mà các đối thủ không thể đáp ứng. 10. Tóm tắt những lợi ích chỉ có đối thủ cung cấp. 11. Mua sản phẩm bất kỳ của hai đối thủ theo cách thông thường hoặc qua mạng. Ghi lại những ưu nhược điểm của hai quy trình đó. 12. Hãy viết nhật ký về công trình nghiên cứu đang triển khai và ghi lại những phát hiện của bạn trong 30 ngày đọc cuốn sách này. Ghi ra bất kỳ điều gì bạn cho là yếu tố của nghiên cứu ngay khi đọc phần đầu của chương này. Hãy tập trung vào những lợi ích: • Do bạn cung cấp. • Do các đối thủ cung cấp. • Khách hàng hiện tại và tiềm năng có nhu cầu. • Khách hàng hiện tại và tiềm năng mong muốn Đôi khi, marketing chỉ đơn giản là khi bạn biết mua bán cái gì và mua bán với ai, công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn. NGÀY THỨ TƯ: Thị trường mục tiêu Vì muốn hướng chiến dịch truyền thông vào các thị trường mục tiêu mới, nên khu nghỉ mát Ocean Club (www.oceanclubresorts.com) quyết định thuê công ty truyền thông Cheryl Andrews Marketing Communications www.cherylandrewsmarketing.com). Cheryl Andrews đã giúp khu nghỉ mát tập trung truyền thông dịch vụ lặn vào thị trường mục tiêu là những gia đình, và khách du lịch thuộc giới thượng lưu. Đây là một ví dụ điển hình về việc quảng cáo và truyền thông marketing khi hoàn tất việc định vị những khách hàng tiềm năng và có nhu cầu. Có thể nói, chiến dịch truyền thông của khu nghỉ mát Ocean Club đã đạt được mục tiêu. Đôi khi, marketing chỉ đơn giản là khi bạn biết mua bán cái gì và mua bán với ai, công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn. Nửa cuối của câu nói này chủ yếu nhắm vào marketing. Một chiến dịch marketing đúng đắn cho sản phẩm tốt ở một thị trường không phù hợp sẽ giống như người thợ săn bắn vào không khí mà không trúng bất cứ vật gì. Hãy tưởng tượng một người săn vịt đang nằm trên cánh đồng vào một buổi sáng sớm ẩm ướt, xung quanh là vô số chú chim mồi trắng muốt. Anh ta nổ súng, nhắm vào một mục tiêu đang bay theo đàn. Bây giờ, tiếp tục tưởng tượng, có một người thợ săn khác gần đó bắn về hướng mặt trời đang mọc, với hy vọng (chỉ hy vọng thôi) rằng một con chim nào đó sẽ bay tới đúng lúc viên đạn bắn ra. Cơ hội cho người thợ săn thứ hai bắn trúng mục tiêu rất thấp. Anh ta có dụng cụ phù hợp, nhưng thay vì đặt tầm ngắm của mình vào một đích nhắm cụ thể, anh ta chỉ ngẫu nhiên bắn. Thật không may, các doanh nghiệp lại thường sử dụng cách này để marketing sản phẩm và dịch vụ của mình. Họ thường tung ra các quảng cáo, gửi thư trực tiếp, và những tài liệu marketing khác, rồi ngồi xuống và hy vọng một người mua nào đó đi qua đúng lúc có nhu cầu đối với những gì họ đang bán. Ai cũng nói về thị trường mục tiêu và nhắm tới đích. Vào ngày thứ Tư, bạn sẽ học nhiều thứ hơn ngoài cách quảng cáo khoác lác. Khi marketing theo mục tiêu, tất cả mọi hoạt động cần phải nhắm tới một cái đích cụ thể như người săn vịt thành công kia đã nhắm tới. Để ý xem các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp như thế nào: Họ đầu tư rất nhiều tiền vào định vị thị trường, xây dựng thương hiệu, rồi đánh mất tất cả khi mở thêm những dịch vụ không liên quan đến mục đích chính của mình. Hãy nghĩ tới một công ty ở vùng hẻo lánh bắt đầu bán điện thoại; một trạm xăng bắt đầu bán gà rán; hay các nhà in thương mại đưa dịch vụ copy vào kinh doanh. Đôi khi, những thay đổi như vậy sẽ khiến khách hàng bối rối, và họ sẽ thích tìm đến những doanh nghiệp đáp ứng chính xác mong muốn của họ. Những doanh nghiệp họ chọn thường giới thiệu, và chào hàng rõ ràng hơn. Hướng tới mục tiêu liên quan đến việc xác định ai mua gì, tại sao mua, và mua ở đâu. Xác định rõ những yếu tố này là đòi hỏi thiết yếu đối với hoạt động marketing và sử dụng các nguồn lực của bạn theo hướng hiệu quả nhất. Thu hẹp phạm vi Bạn cần phải biết bạn muốn bán sản phẩm và dịch vụ của mình cho ai trước khi nhắm tới họ bằng tất cả nỗ lực. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có cơ sở marketing để bắn trúng đích. Từ lâu, những người làm marketing hiểu biết và khôn khéo đã biết xây dựng các chiến lược bán háng cho từng nhóm người mua cụ thể. Hình thức gửi thư trực tiếp đầu tiên được biết đến là khi Regnault de Moucon, Giám mục tu viện dòng Bru-nô, gửi thư yêu cầu gây dựng quỹ tới một số nhân vật giàu có ở Pháp và Anh. Mục đích của việc gây quỹ là: xây dựng lại nhà thờ đã bị cháy rụi. Đối tượng mục tiêu là: những công dân giàu có, có tiền tiết kiệm. Năm tiến hành: 1194. Như bạn có thể thấy, dù là cách đây 800 năm hay vào thời điểm hiện tại, việc xác định mục tiêu marketing đều có tầm quan trọng ngang nhau! Để xác định thành công mục tiêu không có nghĩa là bạn phải đầu tư để mua các thiết bị đặc biệt hay dịch vụ vận chuyển mới lạ. Điều quan trọng là bạn phải biết loại hình kinh doanh của mình là gì và những khách hàng quen thuộc muốn và cần gì. Sau đó, bạn có thể lên kế hoạch chào hàng sản phẩm và dịch vụ tới nhóm khách hàng lý tưởng. Như thế mới là marketing theo mục tiêu và tất cả những gì bạn cần là: Nhắm tới đích. Đôi khi những hoạt động marketing du kích có thể làm nảy sinh câu hỏi “Làm sao tôi có thể cạnh tranh với các công ty lớn?”. Phương pháp cạnh tranh hiệu quả nhất là thu hẹp mục tiêu, sau đó marketing và quyết tâm bán hàng cho thị trường đó thật nhanh gọn. Nếu muốn so tài cùng những chú vịt lớn, bạn phải tìm cho mình một khoảng trời riêng và vỗ cánh. “Một khoảng trời riêng” có thể không hiện hữu rõ ràng; nó có thể không phải là mục tiêu rõ ràng nhất, chỉ chờ có ai đó bay vào và dọn dẹp sạch sẽ. Trong thực tế, “khoảng trời riêng” có thể là mục tiêu nhỏ hơn, ít phổ biến hơn, ít hoạt động hơn, nhưng lại có thể phát triển mạnh từ một mối quan tâm phù hợp. Bí quyết khai thác một thị trường chuyên biệt là: càng dành nhiều thời gian cho nó, bạn càng hiểu biết sâu sắc và trở nên thành thạo, lão luyện; càng mở rộng lãnh địa, bạn càng có khả năng thể hiện khả năng chuyên môn của mình với nhiều người hơn. Mọi người luôn thích mua hàng của các chuyên gia. Trở thành một chuyên gia là chiến lược xây dựng vị thế tuyệt vời. Những tay thợ săn lão luyện và thành thạo thường là những tay săn được nhiều vịt nhất. Nhắm trúng đích Nằm trên cánh đồng, anh thợ săn lão luyện tập trung lắng nghe những tiếng động rất nhỏ từ các chú vịt ở xa xa. Anh ta tính toán những điều sắp diễn ra. Nhờ thế, anh ta luôn sẵn sàng khi nhìn thấy những cái chấm nhỏ của đàn vịt di cư bay qua bầu trời buổi sáng sớm. Bí quyết xác định mục tiêu là lập kế hoạch trước. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: “Ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sản phẩm và dịch vụ của tôi?”. Hãy bắt tay xây dựng hồ sơ chi tiết về khách hàng hiện tại. Tại sao họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn? Họ có điểm gì chung? Làm thế nào bạn có thể phục vụ tốt nhất những nhu cầu hiện tại và tương lai của họ? Sau đó, hãy nghĩ về “khách hàng hoàn hảo”. Nếu bạn có thể làm một điều thần kỳ là tạo ra khách hàng lý tưởng thì người đó trông sẽ thế nào? Hãy phân tích những mối quan hệ làm ăn thành công nhất trong thời gian gần đây, vạch kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng. Sau đó, thu hẹp phạm vi thị trường và nỗ lực bán hàng cho thị trường đó. Tóm lại, bạn hãy tìm chỗ cho mình trên thị trường. Một phần công trình nghiên cứu bạn thực hiện vào ngày thứ ba là phát hiện ra nhiều khách hàng triển vọng trong giới hạn cho phép. Tính cách, thói quen, mong ước và hoạt động chung của nhóm khách hàng này có điểm khác với nhóm khách hàng thông thường của thị trường. Từng cá nhân trong nhóm này đều được tiết lộ trong nghiên cứu về khách hàng triển vọng của bạn. Nếu đây là thị trường theo bạn có thể bán hàng thành công thì đó sẽ là một ứng cử viên tuyệt vời trong thị trường mục tiêu của bạn. Những yếu tố quan trọng của thị trường mục tiêu Đặc tính Khi xét đến đến thị trường, đặc tính đôi khi được định nghĩa là đặc điểm nhân khẩu học. Tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, chủng tộc là những đặc điểm nhân khẩu học có thể mô tả một thị trường. Thông thường, chúng ta có thể tính toán những đặc điểm trên theo phương pháp thống kê. Thói quen Thói quen, hay phong cách sống sẽ mô tả sở thích của thị trường mục tiêu. Họ thích cảm giác ít bị đầy và vị đậm hơn hay họ thích màu sắc sinh động, sặc sỡ và âm thanh to hơn? Đôi khi, thói quen cũng được coi là đặc điểm tâm lý và liên quan đến các giá trị, niềm tin, và phong cách sống. Mong muốn Mong muốn thể hiện nhu cầu hay kỳ vọng của thị trường mục tiêu. Khách hàng có tìm đến những sản phẩm cao cấp mỗi khi mua hàng không? Hay họ chỉ thích mua những mặt hàng hạ giá? Họ có coi trọng dịch vụ chuyển hàng và tính phổ biến của sản phẩm/dịch vụ không? Hay họ quan tâm đến giá cả và chất lượng? Họ thực sự muốn gì? Hoạt động Hoạt động mô tả thói quen thông thường của khách hàng ở thị trường mục tiêu. Họ có mua sách mỗi tuần một lần và chỉ uống rượu vì giao tiếp xã hội ở bữa tiệc tối hay không? Họ thường đi nghỉ xuân tới phía Nam hay thường lui tới một quán ăn nào đó hàng tuần không? Họ có kế hoạch tài chính và thuế riêng của mình hay chỉ tìm kiếm sự trợ giúp của một chuyên gia? Vị trí địa lý Một yếu tố đặc thù nữa về thị trường mục tiêu là vị trí địa lý của vùng dân cư nơi khách hàng sinh sống. Nó là nơi bạn sẽ kinh doanh trong tương lai và là nơi bạn bán các sản phẩm của mình. Doanh nghiệp của bạn có hoạt động rộng khắp toàn cầu không? Bạn có lãnh thổ kinh doanh riêng không? Bạn có thể chỉ phục vụ một hạt, một bang hay một vùng nào đó không? Dưới đây là các ví dụ mô tả thị trường mục tiêu có sử dụng những yếu tố trên: • Số ít những chủ doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức franchise (nhượng quyền bán sản phẩm của một công ty có sử dụng thương hiệu/tên công ty đó) tuổi từ 35 đến 55, kiếm được hơn 50.000 đô la mỗi năm. • Những gia đình có từ ba thành viên trở lên hơn, lái những chiếc xe tải nhỏ vì kích thước và khả năng tiết kiệm xăng của chúng. • Thanh thiếu niên thích nhạc Rock‘n’Roll, mua các đĩa nhạc ở siêu thị. • Các gia đình thường xuyên nghỉ ở Hawaii trong kỳ nghỉ xuân. Bạn cần mô tả và xác định thị trường mục tiêu rõ ràng để hoàn thiện tất cả các chiến lược liên quan đến thiết kế sản phẩm/dịch vụ, định giá, phân phối, đóng gói và quảng cáo sao cho toàn diện, tiết kiệm, và hiệu quả hơn. Ở những ví dụ trên, thông điệp và vũ khí marketing là công cụ cần thiết để hấp dẫn những khách hàng triển vọng này. Một thông điệp mục tiêu đặc biệt dành riêng cho một thị trường sẽ phát huy tác dụng hơn một thông điệp truyền thông chung chung. Biết rõ đâu là đích nhắm sẽ cho phép bạn tạo ra những chiến lược marketing và truyền thông hiệu quả hơn. Một chiến lược marketing du kích tốt là chiến lược nhắm thẳng tới đích. Hành động nhanh Có thể trước đây, bạn chưa từng nhận ra, nhưng tập trung phát triển doanh nghiệp cũng chính là một cách hướng mục tiêu, hay tìm kiếm khách hàng, và những đối tượng có các đặc điểm giống khách hàng. Lúc này, điều quan trọng là thực hiện bước tiếp theo. Khi hiểu rõ các phương pháp thu hút khách hàng hiện tại, bạn có thể tạo ra nhiều chiến lược marketing hiệu quả hơn, nhắm tới mục tiêu chính xác hơn. Còn khi chia công việc thành những phần nhỏ hơn, bạn có thể làm chủ những thị trường sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn phát triển. Bạn có thể lợi dụng bất kỳ cơ hội thị trường nào khi xác định phương pháp chào hàng sản phẩm và dịch vụ hiện tại. Hãy bắt đầu tập trung vào mục tiêu của bạn ngay hôm nay. Rồi một buổi sáng nào đó, bạn sẽ sớm tỉnh giấc và có được nhiều chú vịt hơn những gì bạn mơ đến. Tóm tắt ngày thứ Tư • Marketing sẽ dễ dàng nếu bạn biết rõ phải marketing cái gì và marketing cho ai. • Khi marketing cho một mục tiêu cụ thể, tất cả các hoạt động cần phải nhắm tới một đích càng cụ thể càng tốt. • Xác định mục tiêu là tìm hiểu xem ai mua gì, tại sao mua và mua ở đâu. • Bạn cần biết bạn muốn bán sản phẩm và dịch vụ của mình cho ai trước khi có thể nhắm tới họ bằng tất cả hoạt động marketing. • Bằng việc xác định rõ các phương pháp thu hút khách hàng hiện tại, bạn có thể tạo ra nhiều chiến lược marketing hiệu quả hơn, nhắm tới mục tiêu chính xác hơn. Các bước hành động 1. Hãy mô tả từng thành phần của thị trường mục tiêu theo: • Đặc điểm • Thói quen • Hành động • Mong ước • Vị trí địa lý 2. Tại sao các khách hàng chọn bạn? 3. Họ mua gì? 4. Có thể chia những thị trường mục tiêu này thành các phần nhỏ hơn không? 5. Mô tả người tiêu dùng hoàn hảo/khách hàng lý tưởng theo những tiêu chuẩn ở bước một. 6. Khách hàng triển vọng có điểm nào chung với thị trường mục tiêu? 7. Bạn phải đưa ra những đặc điểm, thói quen, hoạt động, mong ước, hay vị trí địa lý nào để thu hút khách hàng triển vọng được chỉ rõ trong bước thứ sáu? 8. Bạn có thấy bất kỳ xu hướng hay thay đổi quan trọng nào mà doanh nghiệp cần quan tâm tới trong thị trường mục tiêu không? NGÀY THỨ NĂM: Định vị thị trường Hãy xem xét cụ thể ví dụ về HSR, một công ty truyền thông marketing hợp nhất ở Cincinnati, Ohio. Công ty có triết lý định vị mạnh đến mức đã được đưa vào chương trình quảng cáo của công ty. Trong một quảng cáo gần đây trên tờ Wall Street Journal, có dòng chữ đậm cỡ lớn sau: Chúng tôi giúp những người đứng đầu ngành công nghiệp bảo vệ thương hiệu hàng đầu của họ trong thị trường kinh doanh đang đa dạng hóa nhanh chóng. Mục quảng cáo đó kết thúc với một số dịch vụ miễn phí, những giải thưởng cao quý công ty từng giành được, và địa chỉ một trang web làm ví dụ tham khảo. Đây chính là tuyên bố định vị của công ty. Nó hết sức rõ ràng, và vì lý đó, chúng ta xin ngả mũ nghiêng mình trước ngài Tổng giám đốc điều hành Rich Segal vì khả năng lãnh đạo và tầm nhìn của ông trong tuyên bố định vị này. Để thành công chương trình marketing cần phải có định vị. Định vị được coi là một trong những yếu tố cơ bản của chiến lược marketing. Định vị không chỉ dừng lại ở một cái tên đẹp, một đặc trưng được quảng cáo rầm rộ hay một thương hiệu. Định vị không chỉ đơn thuần liên quan đến việc đúng vị trí và đúng thời điểm. Nó cũng không chỉ dừng lại ở một đội ngũ bán hàng hùng hậu (mặc dù tất cả các yếu tố trên đều mang đến những món lợi trời cho một lần). Định vị thực sự là một nền tảng mà trên đó diễn ra tất cả chương trình marketing khác tập trung vào mục tiêu xây dựng quan hệ với thị trường mục tiêu. David Ogilvy, một trong những cái tên nổi tiếng nhất trong làng quảng cáo Mỹ, khẳng định kết quả marketing không phụ thuộc nhiều vào việc quảng cáo được viết như thế nào mà vào việc sản phẩm và dịch vụ được định vị ra sao. Định vị không chỉ dừng lại ở việc vận dụng khôn khéo khái niệm thị trường. Nó thực sự là tuyên ngôn về đặc điểm và giá trị đích thực của công ty đối với thị trường mục tiêu. Nó chính là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng hiện tại và triển vọng. Một tuyên bố định vị sâu sắc và toàn diện sẽ định rõ tầm nhìn và phương hướng hoạt động của công ty. Nó mô tả những nội dung sau: • Bạn thực sự là ai với tư cách là một công ty? • Lĩnh vực kinh doanh thực sự của bạn là gì? • Ai thực sự mua sản phẩm và dịch vụ của bạn? • Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong thị trường của bạn. • Các lợi thế cạnh tranh và giá trị độc nhất chỉ có bạn cung cấp. Tất cả những yếu tố trên nêu rõ đặc điểm của một công ty, chứ không dừng lại ở một dòng tag line thú vị hay một chương trình quảng cáo được phát nhiều lần trong suốt giải đấu Super Bowl . Những yếu tố này hình thành cơ sở cho một mối quan hệ mà công ty có với những thị trường nó phục vụ. Và như bạn biết các quan hệ có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong thế giới marketing du kích. Thế giới marketing đòi hỏi bạn phải có định vị về tư duy. Định vị tư duy diễn ra trong một tư duy tràn đầy suy nghĩ. Với những rào cản giao tiếp hàng ngày, mục tiêu là sản phẩm tiên phong, độc đáo, và đáng ghi nhớ trở thành thách thức quan trọng nhất để có một định vị tốt nhất. Nó đòi hỏi bạn phải hướng thông điệp tới một phân đoạn rất nhỏ trong thị trường mục tiêu, trực tiếp tới suy nghĩ của khách hàng tiềm năng. Trong cuốn sách Selling the Invisible (Bán giá trị vô hình), Harry Beckwith, đưa ra nhận xét “Định vị là một tuyên bố lạnh lùng, rất có ý nghĩa về việc bạn sẽ được nhận thức như thế nào trong tâm trí khách hàng triển vọng. Ông giải thích chi tiết hơn: “Triết lý về định vị sẽ mô tả cách bạn muốn thị trường tiếp nhận mình. Đó chính là thông điệp bạn muốn truyền đi vào mọi thời điểm làm marketing”. Trong cuốn sách marketing kinh điển Positioning, The Battle for Your Mind (Định vị thị trường, cuộc chiến tư duy), (McGraw - Hill) Al Ries và Jack Trout cho rằng “Định vị không phải là những gì bạn làm với sản phẩm của mình. Định vị là những gì bạn tạo ra trong suy nghĩ của khách hàng triển vọng. Tức là bạn đặt sản phẩm đó trong tâm trí của họ”. Định vị cho dịch vụ cũng tương tự như vậy. Chiến lược định vị phải rất rõ ràng. Khi tuyên bố định vị với khách hàng hiện tại và triển vọng, dù là ở dạng thức nói hay viết, bạn luôn muốn họ phải nhớ bạn đang định vị cái gì đồng thời khuyến khích và tạo động lực để họ có nhu cầu biết thêm thông tin về những gì bạn có. Song, đa số chúng ta chỉ có rất ít thời gian để làm việc này. Định vị không chỉ là hình thức đẹp đẽ bên ngoài hay khoe hết đặc điểm này đến đặc điểm khác. Định vị phải thể hiện được những gì khách hàng triển vọng mong muốn để họ tự phá vỡ cánh cửa và tìm đến sản phẩm của bạn. Trong cuốn The 22 Laws of Immutable Marketing (22 Điều luật marketing bất biến), Al Ries và Jack Trout phát biểu rất rõ rằng “Mọi thứ tồn tại trong thế giới marketing đều là cảm nhận của khách hàng hiện tại và triển vọng. Cảm nhận mới là thực chất”. Bạn phải biết nhìn xa trông rộng để quyết định bạn muốn thị trường mục tiêu cảm nhận về bạn như thế nào. Tuyên bố định vị phải hướng về tương lai. Bạn phải có tầm nhìn về giá trị sản phẩm và dịch vụ cũng như lý do vì sao hàng hóa của bạn lại độc đáo và khác với những gì các đối thủ chào hàng. Cùng với tất cả những lợi ích bạn mang lại, tầm nhìn này sẽ là yếu tố đầu tiên trong tuyên bố định vị của bạn. Trả lời các câu hỏi: “Thị trường mục tiêu của tôi gồm những ai? Tôi thực sự đang bán cái gì?” sẽ cung cấp nền tảng cơ bản cho định vị doanh nghiệp của bạn. Chúng ta cần đặt ra hai câu hỏi này thường xuyên hơn chứ không chỉ dừng lại ở giai đoạn khởi sự của thương vụ kinh doanh mới. Thị trường thay đổi, nhu cầu của khách hàng thay đổi, kéo theo sự thay đổi của môi trường cạnh tranh. Câu trả lời cho những câu hỏi này không chỉ dẫn dắt bạn đến một thị trường mục tiêu duy nhất. Khi xác định được tất cả các thị trường mục tiêu, lúc đó, bạn sẽ sẵn sàng nhắm vào hồng tâm lợi nhuận bằng các mũi tên định vị của mình. Marketing du kích cho rằng khi hoàn toàn tập trung vào các thị trường, bạn có thể định vị thị trường. Sự tập trung này nên đánh giá vị thế thị trường theo bốn tiêu chuẩn: 1. Vị thế này có mang lại lợi ích mà khách hàng ở thị trường mục tiêu thực sự mong muốn không? 2. Đó có phải là thứ lợi ích chính đáng không? 3. Vị trí này có thực sự khiến tôi hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh không? 4. Nó có độc đáo hay khó bắt chước không? Hãy tiếp tục tinh lọc các câu hỏi, nếu đáp án cho những câu hỏi trên không đưa ra bằng chứng nào cho thấy bạn đang có vị trí độc tôn. Thông tin từ khách hàng sẽ giúp bạn chọn lọc tốt hơn. Khi đã hài lòng với các câu trả lời, định vị đó có thể giúp bạn hoàn thành các mục tiêu marketing và mục tiêu chung. Không một người làm marketing du kích nào quyết định tiến hành một chương trình marketing mà không có một kế hoạch hợp lý bao gồm tư duy chiến lược và quan điểm về định vị. Người làm marketing du kích phải tạo ra một định vị mà tại đó công ty hay tổ chức của họ có một đặc điểm gì đó vượt trội hơn hẳn các công ty/tổ chức khác. Hoạt động marketing tiếp theo phải thể hiện được định vị và tầm cao đó. Định vị được hình thành sẽ xuất hiện trong kế hoạch marketing và xuất hiện hiển nhiên trong tất cả các vũ khí marketing được sử dụng. Nếu không đúng như vậy, bạn hãy thực hiện lại các bước của chương này. Mặc dù định vị không chỉ dừng lại ở một dòng tag line hấp dẫn, nhưng trong cảm nhận của khách hàng và tâm trí của khách hàng triển vọng, luôn có những mối liên hệ từ dòng tag line đến các đặc điểm của công ty. Hãy xem xét những định vị dưới đây: • Southwest Airlines là một hãng hàng không thú vị, không kiểu cách. Đây rõ ràng vừa là một quan niệm, vừa là một định vị. • 7-Up không phải là Cola. Tất cả chúng ta đều biết điều này và tất cả chúng ta đều biết chính xác vị trí của loại đồ uống này trong thị trường đồ uống có ga. • United Airlines - Thiên đường và dịch vụ thân thiện khắp toàn cầu. • Federal Express - Hãy tin tưởng chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa hàng tới tay bạn trong chớp mắt. Đây là một ví dụ điển hình về định vị với hai yếu tố: trong chớp mắt và sự tin tưởng, một lần nữa đã để lại một quan niệm đặc biệt nào đó trong tâm trí khách hàng. • Bàn chải đánh răng Crest - Ít lỗ hổng hơn. Trong tư duy marketing du kích của bạn về thời gian, năng lực, trí tưởng tượng và việc tập trung vào công việc kinh doanh nhỏ, có thể bạn sẽ nghĩ “Đây là những thương hiệu lớn, được nhiều người biết đến. Nhưng theo tôi, marketing du kích là chiến lược dành cho những doanh nghiệp nhỏ giống doanh nghiệp của tôi”. Dưới đây là một số ví dụ về những doanh nghiệp nhỏ mà có thể bạn chưa từng nghe tới nhưng được nhìn nhận như những doanh nghiệp có định hướng thị trường và có định vị tốt: • Expert Plumbing - Chúng tôi không bao giờ đóng cửa. Công ty được định vị là công ty sẵn sàng phục vụ những nhu cầu khẩn cấp của bạn vào mọi thời điểm (24h/7 ngày). • Inline Chiropractic - Dành cho những tay trượt băng nổi tiếng. Rõ ràng, đây là một cách nhóm khách hàng. Bạn có đến đó không nếu bạn là một người chơi bóng chày? • The Diabetic Chef - Những bữa ăn nhanh dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Đây lại là một ví dụ nữa về phân đoạn thị trường và định vị trong tâm trí người xem rằng, những người tiểu đường có nhu cầu mua các bữa ăn nhanh. • Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem xét những ví dụ khác: • Một doanh nghiệp về đồ gia dụng có thể cung cấp dụng cụ làm bếp với mức giá phải chăng nhất cho những khách hàng quan tâm đến giá cả. • Một công ty về giáo dục cung cấp nhiều lựa chọn băng, sách nhất cho các bậc phụ huynh. • Nơi những người yêu thể thao mua các dụng cụ với giá tiết kiệm nhất trên mạng. • Nơi cung cấp những lời khuyên toàn diện nhất về sức khỏe và giữ gìn vóc dáng cho người trên 50 tuổi. • Là công ty duy nhất kết hợp mua rượu Pháp trên mạng với cung cấp mẫu tại nhà. Hãy chú ý rằng mỗi ví dụ trên đều có mục tiêu hẹp và rất rõ ràng. Một khi bạn có một triết lý định vị thực sự rõ ràng thì việc giao tiếp và kết nối với thị trường mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Khi đặt ra triết lý định vị của riêng mình, bạn hãy cân nhắc những yếu tố dưới đây: • Độc đáo. Yếu tố nào là yếu tố mà bạn có thể nói rằng đã đưa bạn trở thành công ty duy nhất trên thế giới có thể làm được điều đó? Hãy nghĩ đến những đặc tính thật đặc biệt - nhanh nhất, tốt nhất, rộng nhất, thuận tiện nhất,… • Lợi ích làm gốc. Bạn hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình. Bạn biết họ muốn gì và cần gì. Bạn hiểu điều gì sẽ làm họ hài lòng nhất và điều gì sẽ khiến họ tiếp tục tìm đến với bạn. Điều gì khiến tên bạn luôn xuất hiện đầu tiên trong tiềm thức của họ? Điều gì khiến bạn là thương hiệu đầu tiên họ muốn mua hàng? Tận dụng thế mạnh của mình và điểm yếu của đối thủ Bạn cần phải khuyếch trương, kết nối và ghi các thế mạnh của mình vào tiềm thức khách hàng. Còn những điểm yếu thì sao? Đúng là, tất cả chúng ta đều có điểm yếu. Nhưng khi truyền thông và marketing cho doanh nghiệp, chúng ta cần phải hạn chế tối đa những nhược điểm đó. Tận dụng điểm mạnh của bạn ngay trước điểm yếu của đối thủ là cú bắn bằng súng trường tới đích với viên đạn định vị của mình. Xác định lợi ích dựa trên giá trị Giá cả không phải lúc nào cũng là yếu tố người tiêu dùng quan tâm. Phân tích những mong muốn và nhu cầu của thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn quyết định cần có những giá trị nào. Trừ phi bạn là một nhà sản xuất hay nhà phân phối có chi phí thấp nhất, nếu không đừng để giá cả chi phối việc định vị của bạn. Từ những năm 1990, thuật ngữ “giá trị gia tăng” bị sử dụng hết sức bừa bãi, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng ở đây nếu như giá trị là có thực và là một phần trong kinh nghiệm của người tiêu dùng. Trong khi định vị là một cuộc chiến đấu trong tâm tưởng, thì hoạt động marketing lại là trận chiến với ví tiền của khách hàng triển vọng. Nếu bạn không định vị và chiến đấu vì nó, đối thủ của bạn sẽ giành chiến thắng. Định vị thị trường cũng có thể được coi là lời hứa của bạn đối với thị trường mục tiêu. Hãy thực hiện lời hứa đó bằng tất cả những chiến thuật được thảo luận và lên kế hoạch trong suốt 30 ngày làm marketing. Định vị là một yếu tố thực sự của marketing du kích. Và giữ lời hứa là một giá trị sáng tạo thực sự. Tóm tắt ngày thứ Năm • Để chiến dịch marketing thành công, bạn phải định vị. • Định vị không chỉ dừng lại ở hình thức hấp dẫn, một đặc điểm được khuyếch trương mạnh hay một thương hiệu được quảng bá rộng khắp. • Định vị liên quan đến cách cảm nhận trong tiềm thức của khách hàng hiện tại và triển vọng. • Các chiến lược định vị phải mạch lạc, rõ ràng. • Khi đã có triết lý định vị hết sức rõ ràng, việc kết nối và giao tiếp với thị trường mục tiêu sẽ dễ dàng hơn nhiều. • Định vị thị trường là lời hứa của bạn đối với thị trường mục tiêu. Các bước hành động 1. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây: • Bạn sẽ mang lại lợi ích cho ai? • Những lợi ích quan trọng hàng đầu là gì? • Những lợi ích thứ yếu là gì? • Đâu là thị trường mục tiêu của bạn? • Bạn là ai và ngành kinh doanh thực sự là của bạn gì? • Bạn giải quyết những vấn đề gì? • Lợi ích nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với thị trường/nhóm khách hàng mục tiêu của bạn? • Những nhà sản xuất nào đưa ra lợi ích giống như bạn? • Tại sao bạn có thể đưa ra lợi ích tốt hơn đối thủ? Nếu lợi ích đó vẫn chưa đủ mạnh, bạn cần làm gì để tăng giá trị và đạt được vị thế độc tôn? 2. Phác qua nội dung của tag line chỉ gói gọn trong 10 từ hoặc ít hơn. Ví dụ như: • Đối với một cửa hàng bán đồ dùng gia đình: “Chúng tôi nấu, làm lạnh, làm sạch, và nướng nó”. • Đối với một nhà hoạch định tài chính “Xây dựng giấc mơ tương lai cho bạn”. • Đối với một đại lý bảo hiểm sức khỏe “Hãy chăm sóc bản thân bạn khi bạn cần nó nhất”. • Đối với một dịch vụ vận chuyển địa phương “Ở trên bàn của họ, đôi tay bạn ở ngoài”. • Đôí với một nhà tổ chức chuyên nghiệp “Địa điểm, không gian, và tâm hồn thanh thản”. 3. Bạn có biết đối thủ cạnh tranh nào là • Người tiên phong trong thị trường? • Có đội ngũ bán hàng tuyệt vời • Hay chỉ do may mắn Những đối thủ này có vị trí hoặc chiến lược định vị thực sự hay họ chỉ dựa vào những yếu tố ở trên? 4. Bạn và thị trường quan niệm như thế nào về những tổ chức dưới đây? Bạn sẽ mô tả đặc điểm định vị của mỗi tổ chức đó như thế nào? • Sony • Pepsi • Ford Truck • Phòng bệnh chữa cột sống ở địa phương bạn. • Cửa hàng hoa ở địa phương bạn. • Dịch vụ chuyển bánh pizza ưa thích của bạn. • Hiệu giặt là khô ở địa phương bạn. • Một trong những người bán hàng yêu thích của bạn. 5. Tại sao bạn yêu thích những thương hiệu đó? Lý do có liên quan gì đến khâu định vị của họ không? 6. Hãy điền vào những chỗ trống dưới đây 7. Tôi đại diện cho công ty ____________ và làm việc với _________ người muốn cải thiện/nâng cao __________ của mình bằng _________________. 8. Bạn muốn đối thủ biết và nhớ nhất đặc điểm nào ở bạn? 9. Hãy viết ra tuyên bố định vị của bạn. NGÀY THỨ SÁU: Marketing trọng điểm Ở thành phố New York, có một nhãn hiệu đồ nam cao cấp nổi tiếng với những bộ vest được may khéo léo bằng kỹ thuật cao trên thứ vải dạ cao cấp, những chiếc sơ mi tuyệt đẹp làm từ chất liệu tốt nhất như vải cotton và các mẫu cà vạt thời trang. Dù xuất phát từ phong cách cổ điển, nhưng ngày nay phong cách của hãng thời trang này khá hiện đại, thể hiện được sở thích kết hợp màu sắc và chất liệu vải của chủ hãng. Tính hiện đại cũng được thể hiện trong những chi tiết sắc sảo nhưng đầy tinh tế, khiến trang phục của họ khác biệt với sản phẩm của những thợ may và nhà sản xuất đồ may mặc khác. Điều này mang lại cho họ một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thời trang nam. Điểm nhấn là sự trang nhã pha chút phá cách chính là lý do tại sao sản phẩm của họ lại hấp dẫn những nhân vật nổi tiếng và những vận động viên lừng danh. Họ chỉ hướng tới đối tượng khách hàng này chứ không nhắm tới tất cả mọi người. Thị trường trọng điểm không bao gồm tất cả mọi người Dù mang tính chiến lược hay marketing, quá trình lập kế hoạch và điều hành doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi doanh nghiệp đó muốn trở thành tất cả đối với mọi người. “Mọi người” không phải là thị trường mục tiêu. Không có một công ty nào có thể phục vụ tốt tất cả khách hàng. Đây chính là lý do tại sao bạn phải lựa chọn và xác định thị trường trọng điểm ngay trong tuần đầu tiên của 30 ngày làm marketing du kích. Theo định nghĩa về thị trường mục tiêu, mọi người không phải là thị trường trọng điểm. Tập trung các hoạt động marketing du kích vào một phân đoạn cụ thể trong thị trường mục tiêu sẽ cho phép bạn xây dựng danh tiếng cho mình. Danh tiếng vượt trội sẽ là nam châm hấp dẫn khách hàng tiềm năng. Thị trường trọng điểm chỉ đơn giản là một phân đoạn rất cụ thể trong một thị trường mục tiêu có quy mô rộng lớn hơn. Marekting trọng điểm cho phép bạn nhắm trúng những khách hàng rất cụ thể và cung cấp cho họ chính xác những gì họ cần và mong muốn (ví dụ, một thị trường mục tiêu trọng điểm cần tư vấn marketing). Các tổ chức cần tư vấn marketing là thị trường mục tiêu rộng. Tổ chức cần tư vấn bằng thư trực tiếp, tư vấn quan hệ công chúng, và tư vấn lập kế hoạch marketing chiến lược đều là các trọng điểm nằm trong thị trường mục tiêu rộng lớn đó. Đồng tác giả của cuốn Chicken Soup for the Soul (Nhà xuất bản Health Communications) và The One Minute Millionaire (Harmony) là Mark Victor Hansen khẳng định: “làm giàu bằng thị trường trọng điểm”. Mặc dù các tổ chức làm marketing du kích và Mark Victor Hansen đều không phải là thành viên của các chương trình làm giàu nhanh chóng, nhưng cả hai đều cho rằng tập trung, phục vụ những gì có thể phục vụ tốt nhất, phát triển hợp lý, và bạn sẽ giàu có khi tìm ra thị trường trọng điểm. Thị trường mục tiêu quá rộng gây mất hiệu quả, tăng chi phí, và làm giảm mức độ quan tâm chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ. Thu hẹp phạm vi tập trung sẽ tạo ra môi trường thành công dễ dàng hơn. Đó là cơ hội để bạn đứng vững, trở thành chuyên gia, và chiếm giữ vị trí hàng đầu trong tiềm thức khách hàng hiện tại và tiềm năng. Thị trường trọng điểm là phạm vi sản phẩm, dịch vụ rõ ràng, và có giới hạn được bán cho phân đoạn thị trường mục tiêu hẹp, có mong muốn và nhu cầu cụ thể mà các sản phẩm và dịch vụ trọng điểm có thể đáp ứng được. Điểm khác biệt? Khi xem xét những thị trường mục tiêu sẽ tham gia, bạn phải cân nhắc đâu là điều sẽ tạo nên sự khác biệt của bạn trong thị trường đó. Bạn đã nghe nói đến điều này khi chúng ta bàn về định vị. Bạn sẽ còn nghe về nó khi chúng ta nói đến các lợi ích. Đến lúc này, bạn biết rằng điểm khác biệt là yếu tố quan trọng hàng đầu trong marketing du kích. Nếu sản phẩm và dịch vụ bạn đưa ra giống sản phẩm, dịch vụ của những người khác, bạn sẽ không thể bán chúng chạy như các mặt hàng độc đáo và đặc biệt. Lợi ích chỉ bạn đưa ra sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn. Bạn hoàn toàn có thể quảng cáo, chào hàng và bán các điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm của mình. Nếu sản phẩm của bạn không khác biệt, bạn phải tìm kiếm, phát triển hoặc tạo ra chúng. Đây chính là cơ sở của marketing trọng điểm. Tìm kiếm trọng điểm cũng giống như đi tìm cây cắm trại trong khu rừng rộng lớn. Bạn không thể cắm trại dưới toàn bộ khu rừng. Bạn chỉ có thể cắm trại dưới một hoặc hai tán cây. Câu chuyện về marketing trọng điểm cũng tương tự như vậy. Lựa chọn một vài sản phẩm, dịch vụ và nhắm mục tiêu tới khách hàng. Đối lập với marketing trọng điểm là marketing hàng loạt. Hãy xem xét ví dụ dưới đây về một nhân viên tư vấn marketing. Hàng loạt có nghĩa là nhân viên tư vấn đó sẽ phục vụ tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Anh ta có thể làm việc với bác sỹ cột sống vào buổi sáng, nhà hoạch định tài chính vào buổi trưa và một nhà sản xuất nhỏ vào buổi chiều. Trong khi đó, người làm marketing trọng điểm sẽ dành toàn bộ thời gian trong ngày tư vấn cho các bác sỹ cột sống chứ không tư vấn cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khác. Một người thực sự làm chủ thị trường mục tiêu sẽ chỉ làm việc với một phân đoạn của thị trường và tư vấn cho nhóm trọng tâm trong thị trường đó. Quan hệ công chúng cho những bác sỹ cột sống là thị trường mục tiêu có trọng điểm của một nhân viên tư vấn marketing. Marketing trọng điểm là marketing chính xác, bắn một phát súng trường vào mục tiêu nhỏ. Marketing trọng điểm cũng rất phát triển trong các lĩnh vực như pháp lý và y khoa. Trong mỗi lĩnh vực, bạn đều thấy mực độ chuyên môn hóa cao và sự tập trung rất lớn vào chuyên môn duy nhất. Chuyên gia trong hai lĩnh vực này thường là những người có thu nhập cao nhất. Trả lương cao là một lý do hợp lý để hình thành thị trường trọng tâm. Hãy nghĩ đến các luật sư về bằng sáng chế, luật sư bào chữa cho tội phạm, và những luật sư của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực y khoa, có những luật sư chuyên về phẫu thuật tim, xương và não. Marketing du kích không giống phẫu thuật não, chỉ trừ một điểm: cả hai đều cần mức độ tập trung cao. Marketing trọng điểm cũng có mặt trong thị trường bất động sản. Nhiều khi, những người làm marketing du kích trong lĩnh vực bất động sản hoạt động trong một thị trường cụ thể gắn chuyên môn với tên tuổi của họ; đó chính là những gì họ muốn khách hàng hiện tại và triển vọng nhớ về họ. Dan O’Brien của công ty bất động sản Falls Church, Virginia, sử dụng tên tuổi của mình cho thị trường trọng điểm. Ông quảng cáo, giới thiệu tới những người mang tên O’Brien trong vùng. Việc này có thể khiến nhiều người cười nhạo nhưng đó thực sự là một thị trường trọng điểm mang lại thành công cho ông. Còn các chuyên gia bất động sản khác lại tìm kiếm thị trường trọng điểm theo khu vực địa lý hoặc sản phẩm họ chào hàng. Một số ví dụ điển hình gồm có khu trung cư cao cấp Condominium Queen, khu nhà Pool Home Expert, và Green Realtor. Hãng Cheryl Andrews Marketing đã khẳng định thị trường trọng điểm và định vị của hãng mình ngay trong dòng tag line: Tư vấn PR cho các khu du lịch, sinh thái, khách sạn, và nghỉ mát ven biển. Tập trung vào một trọng điểm trong thị trường có thể tạo ra sự khác biệt, đồng thời lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các chiến dịch trọng điểm Các chiến lược trọng tâm được hình thành và phát triển khi một nhu cầu nào đó của thị trường mục tiêu không được đáp ứng. Tìm ra nhu cầu và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó sẽ đưa bạn đến vị trí đứng đầu trên thị trường. Trở thành người đứng đầu thị trường mang lại cho bạn địa vị của một chuyên gia. Sau đó, điều này sẽ biến thành nhận thức hàng đầu đối với khách hàng hiện tại và triển vọng. Danh tiếng của bạn trong thị trường trọng điểm sẽ lan toả và mạnh lên khi bạn tiếp tục thực hiện, nuôi dưỡng và quảng bá nó. Vị trí của một người làm marketing trọng điểm sẽ mang lại cho bạn nhiều quan điểm sáng tạo. Bạn có thể sử dụng những quan điểm sáng tạo này để đổi lấy các khoản lợi nhuận lớn gửi ngân hàng. Tìm kiếm thị trường trọng điểm sẽ cho bạn lợi thế mà đối thủ không có được. Nếu tiếp tục cung cấp cho thị trường trọng điểm này những lợi ích độc đáo, bạn sẽ là người thu được thành công và lợi nhuận. Sau tất cả những gì đã cho đi, đó sẽ là lúc bạn nhận lại. Hãy tìm kiếm thị trường trọng điểm vừa đủ lớn để mang lại lợi nhuận chứ không nên quá lớn đến mức hấp dẫn các đối thủ đáng gờm. Lúc đó, thị trường trọng tâm sẽ bị ngập lụt. Và khi bị ngập lụt, nó sẽ không còn là thị trường trọng tâm. Trọng tâm thị trường được xác định bằng các sản phẩm và dịch vụ được bán. Hãy xem xét ví dụ về toàn bộ thị trường pizza. Hãng Pizza Domino giao bánh pizza nóng trong vòng 30 phút. Hãng Little Caesar khuyến mại theo hình thức mua một tặng một. Còn hãng Pizza Hut lại bán pizza có phomat trong vỏ bánh. Mỗi công ty đều có những người ủng hộ và khách hàng mua bánh vì các trọng tâm mà họ phục vụ. Thị trường trọng điểm luôn xuất hiện trong bất kỳ thị trường hay lĩnh vực lớn nào. Hãy thử tính xem có bao nhiêu thị trường trọng điểm trong toàn ngành công nghiệp máy tính. Thị trường trọng điểm mà ít người nghĩ tới có thể lại là một cơ hội bất ngờ. Điểm cốt yếu không chỉ là tính độc đáo của sản phẩm và dịch vụ mà còn là sự độc đáo trong kinh nghiệm khách hàng. Những người làm marketing thành công nhất tìm kiếm và nỗ lực hết sức để mang lại cho khách hàng ấn tượng thú vị hơn so với những gì đối thủ cạnh tranh đưa ra. Hãy nhìn vào bất kỳ doanh nghiệp đứng đầu thị trường nào. Họ có cái gì đó khác biệt. Họ có điều gì đó độc đáo. Trong sản phẩm, dịch vụ của họ có điều gì đó khiến hàng của họ bán chạy hơn những đối thủ khác. Vậy doanh nghiệp của bạn có điều gì độc đáo, chỉ một mình có? Tại sao mọi người lại mua hàng của bạn nhiều hơn hẳn các đối thủ khác? Các nguyên tắc của thị trường trọng tâm Hãy nghiên cứu kỹ năm quy tắc dưới đây của thị trường trọng tâm. Đây là những vấn đề và nội dung chủ yếu sẽ giúp bạn phát triển và tìm thấy thị trường trọng tâm của mình. Nếu không tuân theo, bạn sẽ bị tất cả các đối thủ dù lớn hay nhỏ vượt qua. Các đối thủ sẽ chiếm, thỏa mãn và giữ khách hàng của bạn. 1. Chuyên môn. Có phải bạn là người dẫn đầu về chuyên môn trong những việc bạn làm, những gì bạn cung cấp, và những giải pháp bạn đưa ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không? 2. Độc quyền. Có phải bạn là người duy nhất trong khu vực có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Bất cứ khi nào bạn có thể khẳng định, mình là người duy nhất làm việc gì đó thì lúc đó bạn đã có thị trường trọng điểm. Vấn đề tiếp theo là thị trường trọng điểm có đủ lớn để duy trì mô hình kinh doanh, mục tiêu marketing và mục tiêu thành công tổng thể hay không? 3. Hiệu quả. Bạn có làm mọi việc nhanh hơn đối thủ không? Bạn có cung cấp nhiều tiện ích hơn đối thủ không? Hay bạn có đưa ra giải pháp giúp loại bỏ những khó khăn, trở ngại hoặc tiết kiệm thời gian cho khách hàng không? Tiện ích bạn mang lại nhiều hơn có nghĩa là đối thủ của bạn sẽ mang lại nhiều bất tiện hơn. 4. Thỏa mãn khách hàng. Marketing một sản phẩm hay dịch vụ tồi hơn giống như khi bạn đi xe đạp không có bánh. Sản phẩm và dịch vụ tốt là những chiếc bánh xe của hoạt động marekting. Hỗ trợ kỹ thuật mà bạn cung cấp có phải là dịch vụ tốt nhất trên thị trường không? Nó có phải là điều khách hàng mong muốn không? Chế độ bảo hành của bạn có tốt hơn của đối thủ không? Khách hàng có vui mừng khi làm ăn với bạn không? Niềm vui và sự hài lòng của khách hàng có thể là một trọng điểm. Vậy, bạn có thể làm gì để sản phẩm và dịch vụ của mình mang tính đặc thù riêng? 5. Trung thành. Các khách hàng có trở lại với bạn không? Bạn có thể kiếm lời từ cùng một mối kinh doanh không? Bạn có đưa ra một lý do hay lợi ích cụ thể nào để khách hàng chỉ quay lại với bạn không? Hãy nhớ rằng giá cả thấp nhất không thể là trọng điểm marketing. Hãy tránh xa trọng điểm này trừ phi bạn là nhà sản xuất với chi phí thấp nhất hoặc là người mua tài ba nhất. Trong tinh thần marketing du kích, giá cả thấp nhất thường ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh lời và không xây dựng được các mối quan hệ. Một người làm marketing du kích thực thụ sẽ đánh giá thành công marketing thông qua lợi nhuận và các mối quan hệ. Có được điểm khác biệt, đặc biệt đối với những doanh nghiệp và doanh nhân nhỏ, không chỉ là vấn đề thành công, mà còn là vấn đề tồn tại, sống còn. Không có điểm khác biệt với các đối thủ trên thị trường đồng nghĩa với không có thành công. Định vị trọng điểm Một khi hiểu trọng điểm của mình, bạn sẽ biết nên đưa các quảng cáo, các bài viết, bài marketing lên những báo nào. Bạn sẽ biết nên tham ra vào những diễn đàn nào trên mạng. Bạn sẽ biết nên gửi cái gì tới những khách hàng sẵn sàng mở hầu bao và đang chờ đợi sản phẩm của bạn. Rồi sau đó, họ sẽ biết tìm bạn ở đâu, và chi hết tiền cho bạn như thế nào. Đó chính là nguyên tắc cơ bản của marketing trọng điểm, và là vấn đề cốt lõi của marketing du kích. Khi bạn đã tìm được trọng điểm, bạn có thể định vị mình như một chuyên gia trên các bài báo hoặc cung cấp thông tin quý giá theo các phương thức khác. Sau đó, bạn sẽ được biết đến như là người có quyền lực trong thị trường trọng điểm của mình. Trở thành chuyên gia và có quyền lực sẽ thu hút không chỉ khách hàng triển vọng mà cả những đối tác liên minh chiến lược có sản phẩm và dịch vụ liên quan, có thể đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. Những hoạt động và chiến lược này góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trọng điểm đã lựa chọn. Khi hết sức tập trung vào những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, bạn sẽ luôn định vị mình là một chuyên gia đồng thời là nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ giải quyết những khó khăn của thị trường mục tiêu. Càng làm việc này nhiều, bạn sẽ càng tiến đến gần vị trí đứng đầu trị trường trọng điểm. Và cuối cùng, những người làm chủ thị trường trọng điểm sẽ trở thành những bậc thầy về marketing du kích. Marketing trọng điểm diễn ra phổ biến ở tất cả những doanh nghiệp thành công. Xây dựng một chiến lược marketing trọng điểm không tốn nhiều chi phí. Điều này phù hợp với các giá trị marketing du kích. Song, nó đòi hỏi phải có sự tập trung và khả năng tưởng tượng cao. Tập trung và tưởng tượng tự do. Hãy kết hợp hai yếu tố này với thời gian và công sức bạn cống hiến cho 30 ngày làm marketing du kích, và như thế bạn vừa định nghĩa lại marketing du kích một lần nữa. Tóm tắt ngày thứ Sáu • Tất cả mọi người không phải là thị trường mục tiêu. Tất cả mọi người cũng không phải là thị trường trọng điểm. • Thị trường trọng điểm chỉ đơn giản là một phân đoạn cụ thể của một thị trường mục tiêu có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. • Thu hẹp tiêu điểm tạo ra môi trường thành công hơn, mang lại cơ hội để bạn đứng vững, và trở thành chuyên gia hàng đầu trong tiềm thức của khách hàng hiện tại và triển vọng. • Khi cân nhắc những thị trường mục tiêu sẽ tham gia, bạn cần làm sao để những gì bạn cung cấp cần phải khác biệt. • Nếu không có điểm khác biệt, bạn phải tìm kiếm, phát triển hay tạo ra chúng. • Các chiến lược trọng tâm hình thành và phát triển khi nhu cầu nào đó của trị trường mục tiêu không được đáp ứng. • Có thị trường trọng điểm sẽ tạo ra một đặc tính đặc biệt mà đối thủ của bạn không có được. Các bước hành động 1. Hãy chọn ba thị trường và đưa ra danh sách những công ty đứng đầu mỗi thị trường đó. Những công ty này cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì hay làm thế nào để thỏa mãn khách hàng? 2. Bạn làm được những điều gì mà các đối thủ không thể làm được? Ví dụ: • Nhớ tên khách hàng, tên của con họ, ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình họ • Mỉm cười • Trao tặng vật gì đó • Giúp đỡ khách hàng trong tình trạng khẩn cấp • Nói lời cảm ơn, gửi lời chào thân mật • Gọi điện hỏi thăm, hoặc vì bất kỳ lý do gì. • Gửi tin báo và/hoặc lời cảm ơn • Chỉ dẫn • Tìm sản phẩm hay dịch vụ khó kiếm cho khách hàng 3. Bạn đã có những ấn phẩm, hội nghị hay triển làm thương mại nào dành cho thị trường trọng điểm chưa? 4. Những đối tượng nào sẽ là người có quyền quyết định nhất trong thị trường trọng điểm của bạn (bằng chức danh hay họ tên, nếu bạn có thông tin cả hai)? 5. Ai sẽ là biên tập viên và phóng viên chủ chốt trong các ấn phẩm phục vụ thị trường trọng điểm của bạn? 6. Những khó khăn, lời phàn nàn, tức giận, và rắc rối nào bạn nghe được từ thị trường trọng điểm có thể tạo ra cơ hội trọng tâm cho bạn? 7. Khách hàng yêu thích hoạt động hiện tại nào của bạn? 8. Khách hàng không thích hoạt động hiện tại nào của bạn? (Hãy điều chỉnh ngay lập tức) 9. Các đối thủ có thể làm việc gì đó tốt hơn bạn không (ví dụ như những việc không được khách hàng đánh giá cao của bạn)? 10. Bạn có thể thêm vào sản phẩm hay dịch vụ giá trị nào mà đối thủ không có, không làm hoặc không thể làm? 11. Bạn có thể làm trọn gói sản phẩm và dịch vụ không? 12. Bạn có thể làm gì để sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn không? 13. Bạn có thể làm việc gì đó bất ngờ/hoặc không theo thông lệ không? 14. Bạn có thể làm việc gì đó kéo dài hơn cho khách hàng không? 15. Bạn có thể tình nguyện làm gì đó để tiết kiệm thời gian, tiền bạc hay giảm bớt rắc rối cho khách hàng không? 16. Bạn có thể đặt cho mình hay công ty mình một cái tên/một biệt hiệu đặc biệt không? Tất cả mọi người không phải là thị trường mục tiêu. Tất cả mọi người cũng không phải là thị trường trọng điểm. NGÀY THỨ BẢY: Kế hoạch và chiến lược marketing Kế hoạch marketing quan trọng tới mức nào? Hãy xem xét trường hợp hỏi Cheryl Spencer, chủ sở hữu của nông trại ngựa Raspberry Ridge ở Newburgh, Ontario. Trong suốt giai đoạn đầu khởi nghiệp, bà nghiên cứu đối thủ cũng như thị trường tiềm năng rất cẩn thận. Bà thận trọng lựa chọn để tạo ra một môi trường nhỏ và thân mật hơn cho khách hàng của mình. Bà duy trì liên lạc với khách hàng, và giữ liên lạc với họ đều đặn qua chiến lược gửi thư trực tiếp. Bà cũng lập một trang web cho Nông trại Raspberry Ridge và đăng quảng cáo trên hai tạp chí quốc gia cũng như nhiều các nhật báo khác. Cheryl đầu tư khá hào phóng vào quảng cáo. Bà không bao giờ hài lòng với tình trạng dậm chân tại chỗ và luôn nghĩ tới bước hành động tiếp theo trong công việc kinh doanh. Cheryl cho rằng thành công khởi nghiệp của bà là nhờ vào kế hoạch kinh doanh chi tiết, được chuẩn bị tốt cùng với nội dung hay, hợp lý. Bà nhấn mạnh rằng kế hoạch của bà rất linh hoạt và đã thay đổi nhiều từ khi được viết ra lần đầu nhưng nó vẫn là nền tảng cho công việc kinh doanh của bà. Brenda Scott khai trương dịch vụ kinh doanh giỏ quà tặng bằng việc mở một gian hàng ngoài trời mang tên Bursta Baskets ở Kingston, Ontario vào mỗi năm. Để khuyếch trương tên tuổi, Brenda tham gia Phòng thương mại địa phương. Bà cũng đã tặng những chiếc giỏ làm vật bán đấu giá hay phần thưởng của các đợt quay sổ xố vừa là để thể hiện tấm lòng nhân từ, vừa là để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Trong năm đầu tiên, Brenda đã có khoảng 60 khách hàng. Việc kinh doanh của bà tạo ra những khách hàng mới và khách hàng thường xuyên chủ yếu dựa trên quảng cáo truyền miệng. Hầu hết khách hàng đều sống ở Kingston. Trong số họ có một số là doanh nghiệp. Bà cho rằng khả năng tập trung và những thành tựu có được là nhờ kế hoạch kinh doanh và marketing rõ ràng, chi tiết, ưu tiên làm trước những việc có khả năng thực hiện dễ dàng và không mất quá nhiều công sức. Một kế hoạch hiệu quả và chi tiết có thể giúp bà quyết định điều này. Cũng giống như kế hoạch kinh doanh của Cheryl và Brenda, cuốn sách này là một lộ trình hướng dẫn bạn tới cuộc hành trình marketing 30 ngày. Nó có thể được sử dụng để tìm đường quay trở lại nếu bạn bị lạc. Nó sẽ chỉ cho bạn lãnh địa bạn cần đến và làm thế nào để đến đó. Thậm chí, nó có thể chỉ cho bạn điểm bắt đầu. Cuối cuộc hành trình này, bạn hoàn toàn có thể lập một kế hoạch marketing đóng vai trò như tấm bản đồ dẫn đường. Nó sẽ vạch rõ con đường tới bậc thành công tiếp theo, đồng thời giúp bạn trở thành “chúa tể” trong khu rừng marketing. Có rất nhiều cuốn sách viết về đề tài lập kế hoạch marketing. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng lộ trình. Bạn sẽ đi con đường nào, bạn sẽ rẽ lối nào, và quan trọng hơn cả là bạn đang đi đến đâu? Nếu không xác định được điểm cuối trên lộ trình của mình, làm sao bạn có thể biết bạn sẽ đi con đường nào? Yogi Berra có câu nói bất hủ như sau: “Nếu không biết mình đang đi đâu, bạn phải rất thận trọng bởi có thể sẽ bạn không đi tới được đó”. Nhiều công ty tập trung hết các phòng ban, nhân lực và việc nghiên cứu cho việc lên kế hoạch marketing. Phương thức tiếp cận sáng tạo hết sức đơn giản. Khi hiểu rõ công ty của mình đầy đủ, tính năng động của thị trường và cách thức nhận biết những chuyển dịch, xu thế phát triển, và thay đổi, thì lúc đó bạn sẵn sàng đặt giấy bút phác thảo lộ trình cho chính mình. Tất cả những công ty tầm cỡ đều lên kế hoạch thành công kế hoạch marketing. Một giám đốc giỏi sẽ coi trọng kế hoạch marketing ngang tầm với kế hoạch tài chính hay kế hoạch quản lý. Nếu làm marketing du kích, bạn sẽ hiểu rằng mọi kế hoạch của công ty đều chịu sự chi phối của kế hoạch marketing. Bạn sẽ không thể bán được gì cho tới khi được khách hàng biết tới. Kết quả là, bạn sẽ không thể thu được lợi nhuận chừng nào chưa bán được hàng. Cách tiếp cận này mang tính thực tế và sống còn bởi vì thu hút, có và giữ khách hàng là sợi dây an toàn trong kinh doanh. Kế hoạch marketing giữ cho sợi dây an toàn đó vững chắc. Việc áp dụng kế hoạch đúng đắn đảm bảo thành công nhanh chóng. Một trong những ưu điểm (và hãy tin tôi, là có rất nhiều ưu điểm như vậy) của marketing du kích chính là sự đơn giản. Đó chính là lý do tại sao nó không được gọi là “Khoa học tên lửa sáng tạo” hay “Những tính chất phức tạp của marketing du kích”. Trong Marketing du kích, bạn biết rằng mặc dù kế hoạch marketing là một phần hết sức quan trọng trong các cuốn sách, khóa học và các bài thuyết trình marketing nhưng chúng ta có thể gói gọn kế hoạch đó trong bảy câu đơn giản. Ngày nay, phương pháp lập kế hoạch này sẽ là nguyên tắc chi phối. Một kế hoạch marketing là kết quả cuối cùng của quá trình 30 ngày, đưa ra một chiến lược đơn giản hoặc một tập hợp những chiến lược, một lịch trình marketing, một hệ thống đánh giá và lựa chọn những vũ khí và chiến thuật mang lại cho bạn khả năng kiểm soát hoàn toàn hoạt động marketing. Một kế hoạch tốt sẽ chuyển tải được tầm nhìn của công ty tới thị trường, khách hàng và nhân viên mục tiêu. Là một phần của định hướng này, kế hoạch của bạn nên tập trung vào những mục tiêu dài hạn và con đường dẫn đến đó. Những điểm dừng trên hành trình dưới hình thức sáng kiến và hành động, là những cột mốc quan trọng trên lộ trình thực hiện kế hoạch. Theo cuốn Guerilla Marketing Attack (Tấn công bằng marketing du kích), khi “Hãy trung thành với kế hoạch của bạn, bạn sẽ không chỉ nhận được những điều kỳ diệu, mà cả lợi nhuận nữa”. Lên kế hoạch là giai đoạn đầu trong chiến lược marketing du kích. Các bước tiếp sau việc thực hiện và duy trì nó. Sau 30 ngày, bạn có thể đặt cuốn sách Marketing du kích trong 30 ngày trên giá sách của mình. Nếu trả lời những câu hỏi và hành động có phương pháp theo hướng dẫn trong cuốn sách này, bạn sẽ có trong tay tập hợp những ghi chú, tài liệu và chỉ dẫn cho hành trình của mình. Yếu tố quan trọng nhất trong những yếu tố này là kế hoạch marketing. Để lập được một kế hoạch marketing tốt, bạn cần ba yếu tố cơ bản (ngoài những điều kiện tiên quyết về thời gian, năng lực, năng lượng, và trí tưởng tượng). Bạn cần rất nhiều thông tin (xem chi tiết ở ngày thứ Ba, phần Nghiên cứu). Bạn cần thời gian suy nghĩ, phân tích, những ý tưởng, khả năng sáng tạo, và trí tưởng tượng, tất cả tập hợp và tạo thành sức mạnh trí tuệ. Cuối cùng, bạn cần có sáng kiến, đó là khả năng muốn làm một việc và hoàn thành việc đó. Kế hoạch marketing có thể chỉ là những phác thảo sơ lược tới những cuốn sách đồ sộ. Nguyên tắc marketing du kích là ngắn gọn, nhưng phải đủ để hướng dẫn toàn bộ hành trình marketing của bạn. Một cuốn sách hướng dẫn hữu ích sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin để phát triển các sáng kiến, hành động, theo dõi, trách nhiệm, và khả năng đánh giá để vận hành doanh nghiệp hiệu quả, và trong trường hợp này là chiến dịch marketing của bạn. Kế hoạch marketing bảy câu Marketing du kích cho chúng ta biết cách hình thành một kế hoạch marketing chỉ trong bảy câu, bao gồm những yếu tố dưới đây: 1. Mục đích marketing (Ngày thứ Hai) 2. Thị trường mục tiêu (Ngày thứ Tư) 3. Trọng điểm (Ngày thứ Sáu) 4. Lợi thế cạnh tranh (Ngày thứ Tám) 5. Tính chất đặc thù (Ngày thứ Chín) 6. Vũ khí (các ngày khác nhau) 7. Ngân sách (Ngày thứ 27) Ngoài ra, cuốn Marketing du kích trong 30 ngày có đưa thêm một yếu tố nữa: 8. Những cơ hội thị trường mới được điều tra trong năm tới. Tám yếu tố này sẽ là phác thảo kế hoạch marketing của bạn. Xây dựng tám bước là phần việc dễ dàng. Cái khó là thực hiện, duy trì hành trình và đánh giá tương lai. Trước khi đến với tám bước thực hiện này, bạn có thể có một số cân nhắc mang tính chiến lược khác: Lộ trình có rõ ràng không? Làm thế nào để lập kế hoạch phù hợp với mình và nhân viên trong khi tất cả những người khác vẫn hiểu được? Có ai hướng dẫn bạn thực hiện kế hoạch marketing để đạt được những mục tiêu và tầm nhìn chung không? Marketing không phải là một môn khoa học tên lửa, và nó cũng không phải là cây đũa thần. Trên thế giới vẫn chưa có cuốn sách nào mang tên Guerilla Magic. Một trong những lợi ích của kế hoạch marketing là nó buộc bạn phải nghĩ đi nghĩ lại về chương trình marketing của mình. Nó khiến bạn phải đặt ra những câu hỏi như: “Điều gì xảy ra nếu …?”. Nếu bạn chỉ tổng kết lại kế hoạch của năm ngoái, thì bạn không phải là một người làm marketing du kích nữa. Kết hợp công việc, hành động và sự sáng tạo với nhau là điều cốt yếu của quy trình lập kế hoạch marketing du kích. “Hãy xây dựng và mọi thứ sẽ đến với bạn” không phải là một kế hoạch hay chiến lược marketing hiệu quả. Một kế hoạch thành công sẽ dựa trên hai yếu tố thiết yếu sau: 1. Hiểu sâu sắc thị trường, bao gồm cả những gì khách hàng mong muốn và kỳ vọng. 2. Biết cách thỏa mãn khách hàng bằng việc hiểu các đối thủ cạnh tranh, những rào cản gia nhập, chi phí, ảnh hưởng bên ngoài, ngân sách, sự hiểu biết,... Với kiến thức này, bạn có thể xây dựng những chiến lược marketing cần thiết cho phép bạn thu hút, giành và giữ khách hàng. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn sẵn sàng phản ứng đối trước bất kỳ những thay đổi nào của thị trường khi chúng diễn ra. Một kế hoạch marketing du kích tốt phải đủ linh hoạt để đáp lại những thay đổi của thị trường. Khi thị trường thay đổi, khách hàng cũng thay đổi. Do đó, những dự định và hoạt động của công ty cũng thay đổi theo. Linh hoạt là một đặc điểm vốn có của người làm marketing du kích. Khi bạn tham gia chạy đua giải Marathon Boston, bạn phải chắc chắn rằng bạn không cứng người, căng thẳng, và thiếu linh hoạt, bởi những ai cứng nhắc sẽ có nguy cơ bị thương và không hoàn thành được cuộc đua rất cao. Điều tương tự sẽ diễn ra đối với cuộc đua marathon marketing của bạn. Sự linh hoạt là cần thiết bởi nó sẽ giúp bạn thành công, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển. Nói tóm lại, nó sẽ tạo ra sự thay đổi. Phát triển một kế hoạch và những chiến lược liên quan sẽ chỉ làm biến đổi chứ không phá vỡ kế hoạch kinh doanh của bạn. Nó sẽ đưa bạn tiến thêm một bước gần hơn với thành công mà vì nó, bạn đã vất vả và nỗ lực làm việc. Chắc chắn, đã có lúc, doanh nghiệp của bạn từng thành công nhanh chóng nhờ chiến lược “Hãy xây dựng và mọi thứ sẽ đến”. Một số công ty chỉ thực hiện một yếu tố marketing và nhanh chóng có được khách hàng. Một số lại hưởng lợi nhờ sự tò mò. Những thành công kiểu này thường chịu sự chi phối của nhữngtình huống tạm thời. Khi nhìn vào quy trình kinh doanh và marketing, chúng ta hãy nghĩ đến việc hàng ngàn khách hàng tiềm năng sẽ không bao giờ biết đến thông điệp của bạn nếu chúng ta không thực hiện chiến lược marketing. Một kế hoạch marketing phù hợp phải đảm bảo truyền thông tới nhóm khách hàng triển vọng này đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào may mắn hay những yêú tố bất ngờ. Thu hút khách hàng tiềm năng là công việc quan trọng số một. Công việc số hai là biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự sẽ trả tiền cho sản phẩm của bạn. Công việc số ba là giữ những khách hàng đó. Kế hoạch marketing chính là cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện từng công việc. Rất nhiều bước trong quy trình lập kế hoạch được đánh giá tại đây. Kết quả thu được sẽ là một bản kế hoạch. Khi hoàn thành tất cả các bước cần thiết để kế hoạch, bạn sẽ bị cuốn theo khách hàng, với sản phẩm và dịch vụ, cũng như tất cả những gì liên quan đến các động lực thị trường. Khi đã bị cuốn vào, bạn sẽ sẵn sàng tiến công, bạn sẽ sẵn sàng tiếp tục hành trình marketing của mình. Lúc này, một hành trình đó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì bạn đã có trong tay một bản đồ rõ ràng. Tóm tắt ngày thứ Bảy • Khi hiểu đầy đủ về công ty, sự linh hoạt của thị trường, và cách nhận biết những chuyển giao, xu hướng phát triển, và thay đổi, bạn sẽ sẵn sàng lập kế hoạch. • Một nhà quản lý giỏi sẽ biết kế hoạch marketing có vai trò quan trọng ngang tầm với kế hoạch tài chính hay kế hoạch quản lý. • Một kế hoạch là kết quả của quá trình 30 ngày sẽ giúp bạn có được một chiến lược đơn giản hay một tập hợp những chiến lược, một lịch trình marketing, một hệ thống đánh giá, và một tập hợp những vũ khí, chiến thuật giúp bạn kiểm soát toàn bộ hoạt động marketing. • Một kế hoạch tốt sẽ truyền thông tầm nhìn của công ty tới thị trường mục tiêu, khách hàng, và nhân viên. • Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của marketing du kích, giai đoạn ngay sau đó là tiến hành chiến dịch marketing và duy trì chiến dịch đó. • Kế hoạch marketing có thể được phát triển dựa trên bảy câu nói diễn đạt một trong những yếu tố sau: • Mục đích marketing (Ngày thứ Hai) • Thị trường mục tiêu (Ngày thứ Tư) • Trọng điểm (Ngày thứ Sáu) • Lợi ích/lợi thế cạnh tranh (Ngày thứ Tám) • Tính chất đặc thù (Ngày thứ Chín) • Vũ khí (các ngày khác nhau) • Ngân sách (ngày thứ 27) • Một trong những lợi ích của kế hoạch marketing là nó buộc bạn phải suy xét kỹ lưỡng về chương trình marketing của mình • Kế hoạch marketing là cuốn sổ tay công việc hướng dẫn bạn thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ thành những khách hàng thực sự trả tiền cho bạn. Các bước hành động Ghi chú: Kết quả của ngày thứ Bảy này không phải là kế hoạch tổng thể của bạn, nhưng sẽ là toàn cảnh lập kế hoạch của bạn. Tất cả các yếu tố của kế hoạch được liệt kê trong ngày này sẽ được thực hiện trong những ngày khác nhau sau đó. Quy trình lập kế hoạch marketing tổng thể sẽ kéo dài hơn một ngày. 1. Mỗi ngày, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để xem lại kế hoạch của mình và bao nhiêu thời gian để chỉnh sửa khi cần thiết? 2. Hãy viết một giả thuyết về kết quả của kế hoạch. Dưới đây là một ví dụ: “Sau khi lập kế hoạch tăng cường hướng dẫn và tư vấn cho đội ngũ bán hàng để theo đuổi và chuyển đổi, chúng tôi đã sử dụng nhiều vũ khí marketing. Tận dụng các nguồn lực marketing du kích là thời gian, năng lực và sức tưởng tượng, chúng tôi bắt đầu một chiến dịch quan hệ công chúng mạnh mẽ, phát hành những ấn phẩm báo chí giới thiệu những dịch vụ mới, thông tin mới nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp của chúng tôi. Ý tưởng này được hỗ trợ bởi các chương trình ”meet and greet” (gặp và chào) ở các sự kiện xây dựng mạng lưới, quảng cáo trên các danh bạ hiệp thương, và marketing bằng điện thoại cho những người tham dự triển lãm thương mại. Những hướng dẫn thường tập trung, rất dễ để chúng ta theo dõi. Cái đích chúng ta muốn nhắm đến là có thêm hướng dẫn chứ không phải là đội ngũ kinh doanh của chúng ta có thể tiếp tục bám sát. Do đó, chúng ta sẽ thực hiện chiến lược marketing từ xa ngay trong đội ngũ bán hàng. Hiệu quả tăng. Doanh thu tăng, và như vậy chúng ta sẽ có nhiều tiền để gửi ngân hàng hơn”. 3. Phác thảo kế hoạch. Hãy bắt đầu với tám yếu tố được mô tả trong ngày này. Hãy thực hiện tám bước hành động và phát triển những đề mục nhỏ trong kế hoạch, thông tin bổ sung và ý tưởng mới. 4. Bạn có những thông tin nào liên quan đến đề cương lập kế hoạch? 5. Bạn vẫn cần thông tin (nghiên cứu) nào? 6. Bạn sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu thị trường nào để có được thông tin đó? 7. Liệt kê và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các mục tiêu marketing. Ví dụ: • Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. • Định vị công ty, sản phẩm hay dịch vụ là người dẫn đầu thị trường. • Biện pháp ứng phó chiến lược cạnh tranh. • Chiếm thị phần trong khu vực địa lý mới • Thay đổi, làm mới và truyền thông đặc tính mới. NGÀY THỨ TÁM: Lợi thế cạnh tranh và lợi ích Hãng Domino’s Pizza không bao giờ nói về những phương tiện hãng dùng để đưa bánh pizza nóng hổi tới khách hàng trong thời gian rất nhanh. Bạn có thể đoán phương tiện này là chiếc xe cũ kỹ hay chiếc ô tô tải và thậm chí có thể là chiếc xe thể thao. Loại phương tiện không quan trọng. Dù Domino có thể đưa pizza nhanh bằng những chiếc limousine lớn nhưng điều đó vẫn không quan trọng. Bánh pizza nóng được giao nhanh mới là điều đáng quan tâm. Nó là một lợi ích. Là một khách hàng mua bánh pizza, bạn không quan tâm đến phương tiện đưa bánh. Vậy, bạn mong đợi điều gì bên trong phương tiện giao bánh kia? Đó phải là chiếc pizza nóng hổi được mang đến nhà bạn trong thời gian ngắn nhất. Hôm nay, vào ngày thứ Tám, bạn sẽ biết là khách hàng triển vọng thực sự không quan tâm đến bạn. Họ chỉ quan tâm đến bản thân họ mà thôi. Nếu những điều họ phải đọc hay lắng nghe không liên quan nhiều đến quyền lợi của họ, họ sẽ ít hoặc không quan tâm đến chúng. Thế là, chấm dứt buổi nói chuyện. Không ai thắc mắc vấn đề gì. Nhưng hãy đợi một chút, có thể một khách hàng triển vọng nào đó sẽ hỏi: “Trong đó có gì cho tôi?”. Khách hàng triển vọng luôn muốn biết: “Bạn đang nói, đang làm, đang bán, hay đang marketing cho tôi một lợi ích có giá trị như thế nào?”. Từ quan trọng ở đây là “lợi ích”. Hãy nhớ rằng khác hàng triển vọng không nhắc đến “đặc trưng”. Nhiều nhân viên marketing và bán hàng thường nhầm lẫn “đặc trưng” với “lợi ích”. Đặc trưng và Lợi ích Đặc trưng và Lợi ích không phải là tên của cặp đấu quyền anh tiếp theo trong Cung điện Caesar. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn về hai cụm từ này cho thấy đây là một trận đấu quyền anh trong suy nghĩ của các chủ doanh nghiệp. Hôm nay, chúng ta sẽ xoá bỏ sự nhầm lẫn đó và đặt bạn vào đúng đường du kích. Đặc trưng là đặc điểm có thật của một sản phẩm hay dịch vụ. Đặc điểm này không phải là lý do tại sao khách hàng mua hàng. Lợi ích mới là lý do quyết định. Đặc trưng là những điều được nhắc đến trong phần Giới thiệu của trang web. Đặc điểm có thực (hay đặc trưng) Có nhiều đặc điểm được gọi là những đặc trưng, ví dụ như: • Lò nướng tự làm sạch. • Jukebox trữ được 200 đĩa CD. • Mua hàng trên Amazon chỉ bằng một cú click. • Tổng đài trực tiếp, làm việc 24/7. • Được tặng một cuốn Sổ tay người sử dụng dày 125 trang. • Vào ngành từ năm 1910. • Chúng tôi có nhà máy sản xuất lớn nhất. • Giành nhiều giải thưởng. • Được sản xuất với 100% nguyên liệu tái chế. Song, rất tiếc khách hàng triển vọng và khách hàng hiện tại không quan tâm nhiều tới những thực tế này. Không một đặc điểm nào trong các ví dụ trên đây cho khách hàng triển vọng biết cuộc sống hay công việc của họ sẽ cải thiện như thế nào sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thiết bị mới nhất và tuyệt vời nhất không có ý nghĩa gì đối với một khách hàng triển vọng trừ phi nó đồng nghĩa với chi phí thấp hơn, vận chuyển nhanh hơn, hay một điều gì khác có giá trị hơn. Khách hàng tiềm năng sẽ không quan tâm tới việc doanh nghiệp được thành lập cách đây 100 năm trừ phi đặc trưng này được chuyển tải thành lợi ích về sự tin cậy và là bằng chứng đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Hãy nhìn vào những đặc trưng thực tế trên đây và chuyển tải giá trị của chúng thành lợi ích: • Tiện nghi. • Tiết kiệm được thời gian. • Có tổ chức. • Tiếp cận dễ dàng. • Có thể sử dụng tức thì. • Trả lời nhanh hơn. • Truy cập thông tin trực tiếp, nhanh chóng. • Đòi hỏi ít nguồn lực hơn. • Đáng tin cậy hơn. Lợi ích sẽ giúp bán sản phẩm/dịch vụ. Lợi ích trả lời rõ ràng những câu hỏi của khách hàng: “Sản phẩm đó mang lại cho tôi điều gì?” hay “Những kết quả nào sẽ cải thiện tình trạng của tôi?” hoặc “Sản phẩm này có làm tôi khỏe hơn, giàu hơn hay thông minh hơn không?”. Những lợi ích hấp dẫn nhất là những lợi ích mang lại kết quả cảm xúc hoặc tài chính. Kết quả đó không phải là miếng thịt nướng mà là tiếng xèo xèo của mỡ cháy, và hương vị của nó. Nó không phải là quà tặng mà là suy nghĩ của người nhận. Nó không phải là giá cả mà là giá trị tổng thể của sản phẩm. Các giá trị cảm xúc sẽ làm cho khách hàng cảm thấy tốt hơn. Còn các giá trị tài chính lại giúp khách hàng tiết kiệm hoặc thu lợi nhuận. Làm thế nào để biết bạn đang chào hàng một lợi ích hay một đặc trưng? Trên thực tế, việc này dễ hơn bạn nghĩ. Hãy hỏi câu hỏi “Liệu yếu tố này có cải thiện cuộc sống, chi phí, sức khỏe hay phúc lợi của ai đó không?”. Nếu bạn quả quyết trả lời “Có”, thì bạn đang có một lợi ích có thể chào hàng cho người nào đó này, nhân vật sẽ đại diện và là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn. Nếu câu trả lời là ”Không”, thì có nhiều khả năng bạn đang đưa ra một đặc trưng. Lúc này, bạn phải tìm ra mối liên hệ giữa lợi ích với đặc trưng. Nếu không có lợi ích, bạn hãy quên việc chào hàng đi. Nếu bạn có thể tự tin trả lời đầy thuyết phục câu hỏi “Vậy thì sao?”, bạn sẽ có nhiều cơ hội sở hữu lợi ích. Có chiếc máy lớn nhất để sản xuất sản phẩm phục vụ khách hàng tiềm năng không có nghĩa là bạn sẽ cải thiện cuộc sống, chi phí sức khỏe và mang lại hạnh phúc cho họ. Nhưng nếu việc có chiếc máy lớn nhất có thể khiến sản phẩm đến tay khách hàng triển vọng nhanh hơn với giá cả thấp hơn ngay trước bậc thềm nhà họ, thì cuộc sống của họ sẽ được cải thiện. Như vậy, chiếc máy lớn là một đặc trưng. Giờ đây khi đã có cái nhìn toàn cảnh về lợi ích, bạn hãy tiến thêm một bước nữa. Bạn có bao nhiêu lợi ích trùng với lợi ích của đối thủ cạnh tranh? Hiện tại, có bao nhiêu công ty giao bánh pizza nóng nhanh? Nếu có một số công ty như vậy, điều gì khiến khách hàng lựa chọn một công ty nhất định chứ không phải những công ty khác? Chắc chắn phải có một nguyên nhân tác động đến lựa chọn của khách hàng. Lý do đó chính là một lợi ích cụ thể nào đó mà có lẽ những công ty khác không thể mang lại hoặc nếu có, nó cũng không tốt bằng lợi ích của công ty khách hàng lựa chọn. Lợi ích đó có thể là vị ngon hay vẻ ngoài của pizza. Có thể, pizza của hãng đó “có vị giống như pizza mẹ tôi từng làm”. Có thể, bạn chọn bánh của hãng này chứ không phải của những hãng khác vì bạn được tặng một tờ báo miễn phí mỗi khi mua bánh. Cho dù là vì bất kỳ lý do gì, lợi ích quan trọng nhất là lợi ích duy nhất chỉ có ở công ty mà bạn chọn. Đến đây bạn đã hiểu được toàn bộ vấn đề chưa? Hay bạn muốn dừng lại và ăn một chiếc pizza nóng ngay bây giờ? Khi đã có những lợi ích được định nghĩa rõ ràng, bạn cần quảng bá chúng. Hãy đặt bạn vào vị trí của khách hàng và đặt ra câu hỏi: Những lợi ích này mang lại kết quả gì? Khi làm theo phương pháp này, bất kỳ thông điệp marketing nào gắn liền với kết quả sẽ trở thành viên đạn tỉa bắn trúng mục tiêu. Nếu không bắn trúng mục tiêu, bạn sẽ không thể ghi điểm. Một lợi ích là lợi thế cạnh tranh khi nó: • được khách hàng triển vọng chú ý. • Giúp bán sản phẩm và dịch vụ. • Giữ khách hàng thường xuyên mua hàng. • Khiến khách hàng triển vọng nói về sản phẩm với những khách hàng tiềm năng khác. • Hạ gục đối thủ cạnh tranh. Tạo ra một lợi thế khó sao chép chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Bạn cần có khả năng truyền thông hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình tới thị trường mục tiêu, bằng cả lời nói và các sản phẩm in ấn. Lợi thế cạnh tranh sẽ là cơ sở của: • Thông điệp và phương tiện truyền thông tới thị trường. • Các tiêu đề. • Quảng cáo chào hàng trong 30 giây. • Định vị. • Quan hệ công chúng. • Tất cả các phương pháp thăm dò, điều tra và truyền thông. • Marketing tổng thể. Truyền thông lợi ích và lợi thế cạnh tranh Hầu hết các công ty thường không thể kể lại trôi chảy những gì họ đã làm. Họ ấp úng và không có đủ thông tin để giải thích tại sao họ khác với các đối thủ khác. Họ thường trả lời bằng những câu như “Chúng tôi bán máy tính”, “Chúng tôi bán bảo hiểm” hoặc “Chúng tôi là những nhà hoạch định tài chính”. Hãy hỏi một công ty khác cùng lĩnh vực và bạn sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Câu trả lời của họ không tạo ra khác biệt nào. Họ không có lợi thế cạnh tranh trong giao tiếp với khách hàng. Tìm kiếm và truyền thông các lợi thế cạnh tranh độc đáo sẽ đưa bạn vượt qua đối thủ. Nó sẽ mang lại nhiều đơn đặt hàng hơn, nhiều mối quan hệ làm ăn quý giá hơn, và nhiều thành công nhanh chóng hơn cho doanh nghiệp của bạn. Những người không biết lợi thế cạnh tranh của họ là gì hoặc không biết cách truyền thông lợi thế đó thường chỉ nói về giá cả, chất lượng, và dịch vụ với khách hàng. Trong thế giới ngày nay, giá cả cạnh tranh, chất lượng và dịch vụ tốt được chăm chút tới từng chi tiết đã trở thành điều kiện buộc phải có. Trong thị trường hiện nay, bạn cần phải thể hiện dịch vụ của mình ở đẳng cấp cao. Bạn phải đặt ra chuẩn mực mới cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình và biết cách nêu bật rằng giá cả không chỉ đơn thuần là những con số trên hóa đơn. Bạn phải cho khách hàng thấy làm ăn với bạn sẽ có lợi cho họ. Đó chính là lý do tại sao họ mở ví cho bạn chứ không phải cho đối thủ cạnh tranh. Giá cả tham gia cuộc chơi khi khách hàng hiện tại và triển vọng không thể tìm ra sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của bạn với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Tuy vậy, nếu là một người làm marketing du kích, bạn sẽ không vướng phải khó khăn này. Bạn sẽ tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của mình để khách hàng nhìn nhận bạn là đối tác có giá trị, chứ không chỉ là một người bán hàng nào đó. Khác biệt tích cực đó chính là lợi thế cạnh tranh của bạn. Marketing du kích không tập trung vào định giá. Chắc chắn, định giá là một phần của marketing nhưng bạn sẽ không thể tìm một cuốn sách nào có tựa đề là Guerilla Pricing trong bộ sách marketing du kích. Khách hàng muốn một thứ có ý nghĩa hơn mức giá ghi trên hóa đơn. Có thể, bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra yếu tố nào được khách hàng đánh giá cao nhất. Có lẽ một cuốn sách có tựa đề Guerilla Value (Giá trị theo marketing du kích) sẽ hữu dụng hơn nhiều. Bây giờ chúng ta hãy xem ví dụ về một công ty đã hoàn thành các bài học trong cuốn Marketing du kích trong 30 ngày, công ty bảo hiểm Maximum Benefits Insurance. Tên tôi là Lawrence.Tôi đến từ công ty bảo hiểm Maximum Benefits Insurance. Chúng tôi biết khi bắt đầu chọn mua bảo hiểm sức khỏe, các bạn có rất nhiều lựa chọn và điều này khiến các bạn thấy băn khoăn, mơ hồ. Chúng tôi đã xây dựng một danh mục dịch vụ dựa trên năm yếu tố cơ bản có thể cắt giảm những rắc rối, phức tạp đồng thời giú bạn lập được một kế hoạch tối ưu nhanh chóng. Đoạn giới thiệu trên có vẻ giống một ví dụ mẫu. Những phát biểu về lợi thế xuất hiện khắp nơi. Công thức chung là tên, công ty, vấn đề hiện tại, và giải pháp độc đáo nhằm ám chỉ đó là lợi thế đối với khách hàng. Sử dụng công thức này cho sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp và bạn sẽ không bao giờ