🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lược Sử Nước Việt Bằng Tranh
Ebooks
Nhóm Zalo
Lời giới thiệu
Bác Hồ dạy "Dân ta phải biết sử ta". Con trẻ là một phần của nhân d}n v{ tương lai của đất nước. Để đưa lịch sử ngấm vào con trẻ, cuốn s|ch n{y đ~ dùng c|ch chép lại lịch sử bằng những lời kể súc tích và tranh minh họa đẹp.
Mong các bạn đọc trẻ tuổi sau khi đọc cuốn sách này sẽ hiểu thêm, các thế hệ nhân dân ta đ~ phải nỗ lực ra sao để vượt qua những thử thách của lịch sử. Họ đ~ tạo nên những chiến công hiển hách, những gương mặt s|ng l|ng để tôn vinh. Họ đ~ để lại cho hôm nay một cơ đồ mà các thế hệ cha anh của các bạn đ~ d{y công x}y đắp. Rồi mai đ}y, chính thế hệ của các bạn sẽ phải gánh vác, phải phấn đấu cho nước ta thêm giàu, dân ta thêm mạnh, lịch sử dân tộc thêm vẻ vang
Nhà sử học Dương Trung Quốc
Tổng Thư Kí Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam
Tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay
Chủ tịch câu lạc bộ UNESCO Hà Nội
Lịch sử dân tộc bắt đầu từ huyền thoại...
Theo truyền thuyết, lịch sử nước ta khởi đầu từ năm 2879 TCN, khi Kinh Dương Vương l{m vua nước Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía Bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung
Quốc), phía Nam giáp Hồ Tôn (phần đất ven biển miền Trung Việt Nam), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), phía Đông gi|p biển Đông. Kinh Dương Vương lấy con gái vua hồ Động Đình, sinh được một người con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi, xưng l{ Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân kết duyên cùng tiên nữ núi Vụ Tiên l{ Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy lại nở th{nh trăm người con. Nhưng hai giống Rồng - Tiên khó lòng chung sống bởi người dưới nước, kẻ ở trên núi. Âu Cơ đ{nh dẫn 50 con lên vùng sơn cước, Lạc Long Qu}n đưa 50 con xuống khai phá miền biển cả. Họ lập làng, lập nước và trở thành tổ tiên của người Việt ngày nay. Tục truyền, người con cả trong số những người theo mẹ được tôn làm vua, gọi l{ Hùng Vương.
Lần theo các dấu tích khảo cổ học, khoảng mấy nghìn năm trước, từ hang động vùng núi Đọ xứ Thanh, Bình Gia xứ Lạng..., người Việt cổ tiến xuống chinh phục c|c đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam). Với đôi b{n tay khéo léo v{ trí thông minh, s|ng tạo, họ đ~ thuần dưỡng cây hoang dại thành cây trồng theo mùa vụ, thay thế những mảnh đ|, mảnh tước ghè đẽo thô sơ bằng những công cụ kim loại. Một nền văn minh mới đang dần nảy nở.
Đến khoảng năm 700 TCN, người Việt cổ bước vào thời kì Văn hóa Đông Sơn. Họ đ~ đạt đến đỉnh cao về kĩ thuật, thẩm mĩ chế t|c đồ đồng, tiêu biểu như trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh đó, họ cũng đ~ bắt đầu sử dụng đồ sắt. Nền văn hóa - văn minh thịnh đạt ấy đ~ thúc đẩy hình th{nh nh{ nước sơ khai ở miền lưu vực sông Hồng - nh{ nước của các vua Hùng.
Các vua Hùng lấy tên nước l{ Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ bây giờ). Con trai của vua gọi l{ Lang, Đạo; con gái gọi là Mê nàng (Mị nương). Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Người bình dân thời n{y được gọi là Lạc d}n. Trong l{ng, trong nước bắt đầu chia ra kẻ gi{u người nghèo nhưng chưa rõ nét.
Người dân bản chất thuần hậu, chất phác, chủ yếu làm nghề trồng trọt. Họ cấy cày trên những mảnh ruộng của l{ng nước. Cây lúa tẻ dần trở th{nh c}y lương thực chính thay cho lúa nếp. Với những sản vật từ đồng ruộng, người Việt đ~ chế biến thành những thức bánh đậm đ{, giản dị như b|nh chưng, b|nh d{y... m{ đến tận ngày nay chúng ta vẫn thường gặp trong những dịp lễ Tết. Nhiều phong tục, nếp ăn, lối sống của người Việt đ~ được định hình từ thời ấy.
Đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ, năm 214 TCN, hơn 50 vạn quân Tần ồ ạt tiến sang nước ta. Đất nước rơi v{o họa x}m lăng, triều đình lại đang trong lúc suy vi, không còn
đủ sức tập hợp d}n chúng đứng lên chống giặc. Lúc này, thủ lĩnh Thục Phán của bộ tộc Âu Việt láng giềng đ~ đứng lên, thay vua Hùng l~nh đạo cuộc kháng chiến chống Tần.
Năm 208 TCN, kh|ng chiến thắng lợi, Thục Phán hợp nhất các bộ lạc rồi lên ngôi, lấy hiệu An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Ông đ~ cho x}y dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) thành một chiến lũy phòng thủ kiên cố bậc nhất thời bấy giờ. Cổ Loa có chín vòng thành xoáy theo hình trôn ốc (ngày nay chỉ còn lại dấu tích ba vòng: Thành Nội, Thành Trung, Thành Ngoại). Bên ngoài mỗi vòng th{nh đều có h{o nước sâu bảo vệ. Tương truyền, An Dương Vương còn có nỏ thần Liên Châu, bắn một ph|t ra trăm mũi tên.
Vua Triệu Đ{ nước Nam Việt đ|nh Âu Lạc mấy lần đều thất bại, bèn vờ kết tình hòa hiếu. Hắn sai con trai Trọng Thủy mang lễ vật sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu và xin ở rể. An Dương Vương cả tin nên mắc mưu sâu. Bởi thế, năm 179 TCN, Triệu Đ{ chiếm được Âu Lạc. Nước ta rơi v{o thời kì nghìn năm Bắc thuộc. Năm 111 TCN, nh{ H|n thay thế Triệu Đ{, người Việt nổi dậy khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên là của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị (Khởi nghĩa Hai B{ Trưng) ở Mê Linh (thuộc Hà Nội) v{o năm 40.
D}n ta gi{nh được quyền tự chủ trong ba năm. Đến năm 43, khởi nghĩa Hai B{ Trưng thất bại, nước ta lại mất quyền độc lập. Sự xâm nhập của văn hóa H|n v{o nền văn hóa bản
địa ngày càng mạnh mẽ. Th|i thú Sĩ Nhiếp người H|n đ~ đưa Nho gi|o v{o đất Giao Châu (lúc bấy giờ nhà Hán gọi nước ta như vậy). Bởi thế sử Việt mới tôn Sĩ Nhiếp là Nam Giao học tổ. Đạo giáo, Phật gi|o cũng bắt đầu được du nhập. Ba tông gi|o n{y đ~ sớm trở thành tín ngưỡng cơ bản của dân Việt.
Các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau cai trị, ra sức vơ vét t{i nguyên, kho|ng sản, thợ hay, người giỏi của nước Nam. Người Nam lại nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi, tiêu biểu nhất l{ Lý Bí. Ông đ~ đứng lên khởi nghĩa v{o năm 542, lập nên nước Vạn Xuân, chấm dứt thời kì Bắc thuộc lần thứ hai. Nhưng nước Vạn Xuân tồn tại chẳng được bao l}u, đến năm 602 lại mất vào tay nhà Tùy.
Lớp người này ngã xuống, lớp khác lại vùng lên, các cuộc khởi nghĩa chống đô hộ vẫn d}ng lên như sóng. C|c thủ lĩnh Mai Thúc Loan (?-722), Phùng Hưng (?-791)... lần lượt nổi dậy, nhưng chỉ gây dựng được những quãng thời gian tự chủ ngắn ngủi. Năm 905, Khúc Thừa Dụ - h{o trưởng đất Hồng Châu (Hải Dương) - đ~ kêu gọi hào kiệt c|c nơi nổi dậy, đặt những viên gạch đầu tiên cho nền độc lập. Nền độc lập sơ khai n{y được con cháu họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ) v{ Dương Đình Nghệ duy trì cho đến năm 938...
Cuối năm 938, vua Nam H|n phong cho con l{ Lưu Ho{ng Th|o l{m Giao Vương, dẫn đại qu}n theo đường thủy sang xâm lược nước ta. Lịch sử dân tộc lúc bấy giờ đ~ xướng tên người anh hùng Ngô Quyền (898-944), quê ở đất Đường L}m (Sơn T}y). Trong trận quyết chiến với quân Nam Hán, lợi dụng quy luật nước triều lên xuống của dòng Bạch Đằng, ông đ~ cho qu}n sĩ cắm cọc nhọn xuống lòng sông, lập nên trận địa độc đ|o bậc nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng (938) đ~ kết thúc b{i ca trường hận của dân tộc suốt gần nghìn năm đắm chìm trong vòng nô lệ. Ngô Quyền lên ngôi vua, định đô ở Cổ Loa. Ông ở ngôi được
s|u năm thì mất. Người anh hùng kiệt xuất của dân tộc vừa mới ra đi, mầm loạn trong nước bắt đầu khởi nhú; vua tôi đ|nh nhau, anh đ|nh em, người trong họ diệt trừ lẫn nhau...
Lúc n{y trong nước nổi lên 12 sứ quân, mỗi người chiếm cứ một vùng. Các sứ quân đ|nh chiếm lẫn nhau, sử cũ gọi là Loạn mười hai sứ quân. Từ vùng núi Gia Viễn (Ninh Bình), người "anh hùng cờ lau tập trận" Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đ~ tập hợp tr|ng đinh, đứng lên dẹp loạn.
Khi bốn bề đ~ yên, non sông thu về một mối, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tức Đinh Tiên Ho{ng, đặt quốc hiệu l{ Đại Cồ Việt, đóng đô ở đất Hoa Lư (Ninh Bình). Ông đ~ cho chỉnh đốn lại triều nghi, tăng cường kỉ cương phép nước, phiên chế lại qu}n đội. Nhà Đinh còn cho đúc tiền Th|i Bình Hưng Bảo, giữ mối giao hảo với triều đình nh{ Tống. Đất nước từng bước đi v{o ổn định và phát triển.
Năm 979, Đinh Tiên Ho{ng mất, con trai Đinh To{n mới 6 tuổi đ~ được trao truyền ngôi báu. Vua trẻ lên ngôi, nội trị bất an. Ngo{i biên cương, giặc Tống đang lăm le x}m lược. Trước tình cảnh ấy, Thái hậu Dương V}n Nga đ~ trao lại ngai v{ng cho viên tướng trẻ Lê Hoàn (941-1005) để chèo lái con thuyền đất nước. Lê Hoàn lên ngôi, trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống, đưa đất nước thoát khỏi họa x}m lăng. Nh{ Tiền Lê do Lê Hoàn (tức Lê Đại Hành) sáng lập kéo dài từ năm 980 đến năm 1009, vẫn đóng đô trên đất Hoa Lư.
Vua Lê Đại Hành duy trì một chính sách ngoại giao vừa kiên quyết lại vừa mềm dẻo. Ở phương Nam, ông hai lần đưa sứ sang đặt mối giao hảo với Chiêm Th{nh. Năm 982, Chiêm Thành dựa thế nhà Tống quấy nhiễu biên giới Đại Cồ Việt, đích th}n vua cầm qu}n đi dẹp loạn. Sóng to ở phương Nam đ~ lặng. Biên giới Việt - Tống ở phía Bắc cũng được giữ gìn nghiêm ngặt trong nhiều năm liền.
Đến thời Lê Long Đĩnh, nh{ Tiền Lê bắt đầu suy vong. Lý Công Uẩn (974-1028), một viên tướng văn võ to{n t{i, được đông đảo quần thần ủng hộ đ~ lên ngôi b|u, mở ra vương triều Lý v{o năm 1009. Vị vua ấy chính là Lý Thái Tổ. Chỉ một năm sau khi lên ngôi, ông đ~ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra th{nh Đại La (Hà Nội ngày nay). Công cuộc dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược của một vị vua hiền nước Việt, đ|nh dấu bước phát triển quan trọng trong lịch sử dân tộc...
Mùa thu năm 1010, đo{n binh thuyền từ dòng Ho{ng Long, xuôi theo sông Đ|y, sông Châu (sông Phủ Lý) rồi cập bến ở th{nh Đại La. Từ dưới chân thành, vua nhìn thấy một đ|m mây hình rồng bay lên, nh}n đó mới đổi tên th{nh l{ Thăng Long. C|i tên mới vừa có ý nghĩa trở về cội nguồn Rồng - Tiên của dân tộc, vừa tượng trưng cho thế đi lên của đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt hiên ngang dựng đô giữa đồng bằng rộng lớn, không có núi rừng che chắn.
Tương truyền, vua Lý Thái Tổ được thần nhân phù trợ, cứ theo vết chân ngựa trắng mà đắp móng, từ đó x}y được th{nh Thăng Long vừa cao, vừa vững. Nhớ ơn thần, vua Lý cho x}y đền Bạch Mã, một trong bốn đền trấn trị Thăng Long (bốn đền ấy gồm: Bạch Mã ở phía Đông, Voi Phục phía Tây, Kim Liên phía Nam, Quán Thánh phía Bắc). Năm 1054, Lý Th|nh Tông (1023-1072) cho đổi tên nước th{nh Đại Việt. Vương triều Lý đ~ đưa văn hóa Đại Việt phát triển theo một dòng liên tục suốt hơn 200 năm (1009-1225).
Thời kì này, việc giao thương cả trong v{ ngo{i nước đ~ ph|t triển. Chợ búa rải khắp các thôn, l{ng, phường phố. Kinh th{nh Thăng Long cũng xuất hiện những ngôi chợ sầm uất vào bậc nhất như chợ Tây Nhai (quãng chợ Ngọc Hà ngày nay), chợ Cửa Đông (l{ một phần chợ Đồng Xu}n)... Năm 1149, vua Lý Anh Tông (1136-1175) còn cho xây dựng thương cảng Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh) - thương cảng đầu tiên của quốc gia Đại Việt. Các thương thuyền nước ngo{i nườm nượp kéo về, buôn bán thịnh đạt suốt mấy trăm năm.
Nho giáo từ thời Lý bắt đầu có những nét khởi sắc đ|ng kể. Năm 1070, vua Lý cho x}y dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, lại cho đắp tượng Chu Công, Tứ Phối và 72 vị tiên hiền của
đạo Nho. Lịch sử khoa cử Việt Nam được khai mở v{o năm 1075 với kì thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh là "Trạng nguyên" đầu tiên của nước nh{, được phong đến chức Th|i sư (chức quan cao nhất trong triều đình).
Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi. Năm 1080, vua Lý Nhân Tông (1066-1127) cho đúc quả chuông "Giác thế chung" (quả chuông thức tỉnh người đời), tục truyền phải dùng đến 12 nghìn c}n đồng. Chuông đúc xong, nặng qu| không treo được, vua hạ lệnh đặt xuống ruộng Quy Điền (mảnh ruộng có nhiều rùa sinh sống) ở sau chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), bởi thế mới có tên l{ chuông Quy Điền.
Cương thổ quốc gia ng{y c{ng được củng cố vững chắc. Đối với miền biên viễn xa xôi, các vua Lý thi hành một chính sách ràng buộc rất khôn khéo là gả công chúa cho tù trưởng.
Năm 1069, lãnh thổ Đại Việt sáp nhập ba ch}u Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị ngày nay), nối dài thêm một dải về phía Nam.
Cuộc kháng chiến chống Tống từ 1075 đến 1077 kết thúc thắng lợi đ~ n}ng tầm thế nước Đại Việt. Vịtướng tài ba Lý Thường Kiệt và bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên: Nam quốc sơn h{ đ~ đi v{o lịch sử. Sau chiến thắng này, tên tuổi Lý Thường Kiệt đ~ trở thành nỗi khiếp nhược của triều đình phương Bắc. Suốt 200 năm sau đó, nh{ Tống không dám sang đ|nh nước ta lần nào nữa.
Cuối đời Lý, chính sự suy đồi, Lý Huệ Tông là ông vua bạc nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong triều, thế lực họ Trần ngày càng mạnh. Lịch sử trong giai đoạn n{y đ~ chứng kiến một cuộc ho|n chúa đổi ngôi xưa nay hiếm. Lý Huệ Tông không có con trai, phải nhường ngôi cho cô con gái Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) mới lên 8 tuổi. Trần Thủ Độ đ~ khéo léo d{n xếp cho cháu mình Trần Cảnh (7 tuổi) lấy vua. Không lâu sau, họ Trần bá c|o trước muôn d}n: Lý Chiêu Ho{ng nhường lại vương vị cho chồng. Bởi thế, Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông) lên ngôi mà không gây oán hận trong dân.
Vương triều Trần trị vì nước ta suốt 175 năm (1225-1400), thịnh trị nhất là trong khoảng 70 năm đầu từ đời vua Th|i Tông đến Nhân Tông. Nhà Trần lấy nông - ngư nghiệp l{m căn bản. Văn hóa, giáo dục cũng đạt được những thành tựu đ|ng kể, Nho học được đề cao. Chữ Nôm xuất hiện, người Việt bắt đầu có chữ viết của riêng mình.
Triều đại nhà Trần ghi dấu ấn trong lịch sử với ba lần đ|nh bại "đế chế sa mạc" Mông Cổ (1258, 1285, 1288). Quân Mông Cổ lần đầu tiên tr{n sang đ|nh nước ta v{o năm 1258, chiến sự diễn ra vẻn vẹn trong vòng nửa tháng, giặc mau chóng thất bại. Hơn 20 năm sau, vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt sau khi hoàn thành xâm chiếm Trung Nguyên, lại hạ lệnh chinh phạt phương Nam. Trước nguy cơ ấy, tháng Chạp năm 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đ~ triệu tập các vị phụ l~o trong nước để đưa ra quyết định: đ|nh hay hòa.
Tại điện Diên Hồng, các vị phụ lão râu tóc bạc phơ đ~ nhất loạt đồng thanh hô vang lời "Quyết đ|nh". Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các vị phụ l~o l{ đại diện cao nhất cho tinh thần, ý chí sục sôi của toàn dân tộc, quyết không để đất nước bị gi{y xéo dưới vó ngựa Mông Nguyên,
Đầu năm 1285, đích th}n con trai Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tấn công Đại Việt. Giặc chỉ chiếm được Thăng Long trong bốn tháng rồi bị đ|nh đuổi. Cuối năm
1287, Hốt Tất Liệt tiếp tục đưa qu}n sang, nhưng lại chuốc thêm thất bại lần nữa trên sông Bạch Đằng (4-1288). Đất nước mãi khắc ghi những tên tuổi làm nên lịch sử qua ba lần kháng chiến như vị Quốc công Tiết chế toàn tài Trần Hưng Đạo (?-1300), viên tướng trẻ Trần Bình Trọng (1259-1285) "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm l{m vương đất Bắc"...
Mỗi người lính tham gia trận chiến đ|nh Mông Nguyên đều xăm trên c|nh tay mình hai chữ Sát Thát (Giết giặc Mông Nguyên), để thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm. Kinh th{nh Thăng Long trong những năm th|ng ấy đ~ trải qua biết bao biến động. Có những lúc thành trì hoang vắng, phường phố x|c xơ v{ cũng có những phút tưng bừng đón đo{n quân chiến thắng trở về...
Đất nước thái bình sau những trận binh đao, c|c vua Trần lại chăm lo ph|t triển sản xuất. Vốn xuất thân từ một dòng họ miền sông nước, nhà Trần có chính sách rất cởi mở trong việc buôn bán với c|c nước. Kinh đô Thăng Long được củng cố và mở rộng, trở thành chốn phồn hoa đô hội. Bến sông Tô Lịch tấp nập thuyền buôn của thương gia Trung Hoa, Ấn Độ... Tầng lớp thị dân xuất hiện, họ có lối sống khác hẳn với nông dân làng xã cổ truyền.
Cũng như thời Lý, các vua Trần vẫn coi Phật giáo là quốc giáo. Vua Trần Nhân Tông cũng chính l{ ông Tổ của dòng thiền Việt Nam - Thiền phái Trúc Lâm. Thể chế Nho giáo cũng được phân cấp v{ đi v{o nề nếp. Các kì thi Nho học được tổ chức đều đặn. Chính sách dung hòa Tam giáo (Phật gi|o, Nho gi|o, Đạo gi|o) đ~ tạo nên một thời kì thịnh đạt cho văn hóa Đại Việt. Đó l{ nền văn hóa hòa hợp với văn hóa Trung Hoa ở phương Bắc v{ Chăm Pa ở phương Nam.
Làng xã là những không gian văn hóa vô cùng đặc sắc với khung cảnh điển hình là cây đa, bến nước, ao làng, ruộng lúa... Mỗi l{ng đều có chùa (nơi thờ Phật), miếu (nơi thờ thần
và các nhân vật huyền thoại); đình l{ng ở thời này vẫn chưa xuất hiện. Làng là một đơn vị h{nh chính tương đối độc lập, mang nặng tính tự cung tự cấp, nhưng không khép chặt hoàn toàn với bên ngoài.
Vào những ng{y xu}n, c|c l{ng thường mở hội rước Th|nh, rước Phật... và tổ chức nhiều trò chơi d}n gian. Từ thời Trần, các làng quê ở Thái Bình có thêm hội thi ph|o đất. Chuyện kể rằng: Năm 1288, trên đường đi đ|nh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy ở bãi sông Hóa (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Dân quanh vùng cùng qu}n lính v|c đất ném xuống bãi lầy để đắp đường cho voi lên. Từ đó, v{o mỗi dịp nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh tung đất cứu voi khi xưa, dần dà hình th{nh trò ph|o đất.
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần bước v{o giai đoạn suy đốn, Đại Việt lâm vào khủng hoảng. Quyền lực dần rơi v{o tay đại thần Hồ Quý Ly (1336-1407). Năm 1400, Hồ Quý Ly phế bỏ hẳn nhà Trần, tự lập nên một triều đại mới, lấy tên nước l{ Đại Ngu (Nền hòa bình, yên vui lớn) và dời đô về th{nh T}y Đô (thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay).
Hồ Quý Ly lên ngôi không được lòng dân. Con trai ông là Hồ Nguyên Trừng cũng phải chua xót thừa nhận: "Thần không sợ đ|nh [giặc], chỉ sợ lòng d}n không theo". Năm 1406, 80 vạn quân Minh ồ ạt tràn qua biên giới. Nhà Hồ mau chóng thất bại. Nhà Minh thống trị nước ta hai mươi năm (1407-1427), gây ra vô số tội ác tày trời. Hai mươi năm ấy, dân ta cũng liên tiếp nổi dậy đấu tranh.
Những cuộc khởi nghĩa của c|c vương hầu quý tộc triều cũ, c|c thủ lĩnh địa phương... nổ ra khắp nơi, từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Trong số đó, bền bỉ, dài lâu và có quy mô nhất phải kể đến Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi (1385-1433) ph|t động từ năm 1418. Sau hơn 10 năm "nếm mật nằm gai", năm 1428, nghĩa qu}n đ~ tiến về giải phóng Thăng Long, mở lại nền thái bình cho dân tộc.
Đất nước tan bóng giặc, non sông vang dậy bản Bình Ngô Đại Cáo trầm hùng - bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Trong bài cáo, Nguyễn Trãi (1380-1442) thay mặt cho Lê Lợi khẳng định chủ quyền đất nước: "Như nước Đại Việt ta từ trước - vốn xưng nền văn hiến đ~ l}u -Núi sông bờ cõi đ~ chia - Phong tục Bắc Nam cũng kh|c."
Lê Lợi lên ngôi vua, lấy tên nước l{ Đại Việt, định đô ở đất Thăng Long. Triều Hậu Lê được khai mở, đ}y l{ triều đại lâu dài nhất v{ cũng nhiều biến cố thăng trầm nhất trong lịch
sử nước ta. Nhà Lê lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để trị nước; Phật gi|o, Đạo giáo bị hạn chế hơn nhiều so với các triều đại trước. Các khoa thi Nho học liên tục được tổ chức để chọn ra người hiền tài giúp vua trị nước.
Nổi tiếng nhất triều Hậu Lê là vua Lê Thánh Tông (1460-1497), niên hiệu Quang Thuận, Hồng Đức. Dưới sự trị vì của ông, chế độ phong kiến phát triển đến độ rực rỡ nhất. Nghề nông được triều đình nhất mực coi trọng. Kỉ cương, trật tự được gìn giữ nghiêm minh nhờ bộ luật Hồng Đức - bộ cổ luật hoàn thiện và tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông mở rộng lãnh thổ về phương Nam v{ khẳng định chủ quyền toàn vẹn bằng tập bản đồ mang niên hiệu mình "Hồng Đức thiên hạ bản đồ".
Sau khi vua Lê Thánh Tông mất, triều đình hủ bại, xuất hiện những hôn quân tham tàn, bạo ngược như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực. Đời sống của nh}n d}n ng{y c{ng chìm đắm trong cảnh tối tăm, cực nhọc. Khởi nghĩa nông d}n bùng ph|t khắp nơi. Nh}n cơ hội đó, Mạc Đăng Dung (1483-1541) - một võ tướng dưới triều vua Lê Chiêu Tông - đ~ tự lập ngôi vua. Nhà Mạc trải qua 65 năm (1527-1592), với năm đời vua. Dưới triều Mạc, kinh tế, văn hóa, giáo dục Đại Việt đ~ phần n{o được phục hồi.
Tuy nhiên, trong suốt thời kì trị vì, nhà Mạc luôn bị đe dọa bởi các thế lực muốn khôi phục nh{ Lê. Đến năm 1533, nhóm con ch|u v{ cựu thần nh{ Lê do tướng Nguyễn Kim (1468-1545) đứng đầu đ~ t|i lập nh{ Lê Trung Hưng. Đất nước hình thành hai chính quyền song song tồn tại: Bắc Triều (nhà Mạc) cai quản từ Thanh Hóa trở ra; và Nam Triều (nhà Lê Trung Hưng) chiếm giữ từ Thanh Hóa trở vào Nam.
Suốt những năm th|ng biến động thời Nam - Bắc Triều, l{ng x~ Đại Việt đ~ đổi thay đ|ng kể. Mỗi làng vẫn là một đơn vị hành chính - kinh tế tương đối độc lập nhưng triều đình
phong kiến đ~ bắt đầu can thiệp s}u hơn v{o khối tự trị này. Bắt đầu từ thời Mạc, không gian l{ng ngo{i đền, chùa, miếu còn có thêm đình - nơi thờ Thành hoàng và hội họp của cả cộng đồng.
Thương cảng V}n Đồn ở phía Bắc và Hội An ở phía Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, Thăng Long vẫn l{ đô thị lớn nhất cả nước. Người thị d}n đô th{nh Thăng Long tự hào về nếp sống thanh lịch, về công trình kì vĩ Cửu Trùng Đ{i (ở cạnh Hồ T}y, đ~ bị phá hủy năm 1516 khi chưa ho{n th{nh), những nghề thủ công tinh xảo như nghề làm tranh Tự Tháp (sau này gọi là tranh Hàng Trống)...
Trở lại chuyện Nam Triều, sau khi Nguyễn Kim mất, người con rể Trịnh Kiểm (1503- 1570) thay ông nắm giữ binh quyền. Trịnh Kiểm mưu toan diệt trừ thế lực họ Nguyễn để
thâu tóm mọi quyền hành. Thế lực họ Trịnh ngày càng lớn mạnh. Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng (1525-1623) phải dạt về vùng Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) xa xôi.
Năm 1592, qu}n Nam Triều do Trịnh Tùng (1550-1623) chỉ huy đ~ mở cuộc tấn công quyết định v{o Thăng Long. Qu}n Mạc thua to, phải chạy lên vùng núi Cao Bằng. Triều Mạc tồn tại lay lắt đến năm 1627, nhưng thế Nam - Bắc Triều về cơ bản đ~ kết thúc từ đ}y. Cũng trong năm 1592, Trịnh Tùng được phong vương, chính thức trở thành vị chúa Trịnh đầu tiên. Chúa Trịnh nắm thực quyền từ Đèo Ngang trở ra Bắc. Vùng này gọi l{ Đ{ng Ngo{i, v{ ở đ}y vua Lê chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Lại nói về Nguyễn Ho{ng, người năm xưa phải dạt về vùng Thuận Hóa. Ông chiêu mộ dân binh, từng bước khai phá mảnh đất này thành một vùng trù phú. Ông tự xưng vương,
cát cứ một cõi đất Đ{ng Trong (Đèo Ngang trở vào Nam). Ông là vị chúa Nguyễn đầu tiên, sử sách vẫn gọi là chúa Tiên,
C|c đời chúa Nguyễn kiên trì Nam tiến, không ngừng mở rộng cương thổ. Đến năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Kho|t (chúa Vũ) đ~ cai quản C{ Mau, Ch}u Đốc, Sa Đéc v{ khai thác, kiểm soát cả biển đảo Ho{ng Sa, Trường Sa. Lãnh thổ nước ta khi đó đ~ định hình chữ S như ng{y nay.
Cuối thế kỉ XVIII, cả Đ{ng Trong v{ Đ{ng Ngo{i đều khủng hoảng do nội chiến liên miên. Tiếng oán than trong các xóm làng bật khởi thành những cuộc đấu tranh chống chính quyền. Sử sách gọi đ}y l{ "thế kỉ của khởi nghĩa nông dân". Ngọn cờ tiêu biểu nhất trong giai đoạn này là Khởi nghĩa T}y Sơn bùng ph|t v{o năm 1771 ở miền T}y Sơn thượng đạo (nay thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).
Sau khi tiêu diệt thế lực chúa Nguyễn ở Đ{ng Trong (1777), năm 1786, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ (1753-1792) thân chinh ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh, lập Lê Chiêu Thống làm vua rồi rút quân về Quy Nhơn. Nhưng vua Lê Chiêu Thống không giữ được ngôi báu, chạy sang cầu viện nh{ Thanh. Vua Thanh mượn cớ giúp và cử 29 vạn quân tiến sang Đại Việt. Nghe tin ấy, ngày 22-12-1788, Nguyễn Huệ liền lên ngôi ho{ng đế ở Phú Xuân (Huế), lấy hiệu là Quang Trung để có danh chính ngôn thuận chống qu}n x}m lược.
Ngay sau lễ đăng quang, vua Quang Trung dẫn 50 ngàn quân thần tốc tiến ra Bắc đ|nh đuổi qu}n x}m lược. Chỉ sau mấy ng{y, đo{n qu}n đ~ vượt hơn 300km từ Phú Xu}n ra đến
Nghệ An. Tại đ}y, vua cho hạ trại và gấp rút tuyển binh. Ngày 15-1-1789, vua hội quân với Ngô Văn Sở ở phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình). Đêm 25-1-1789 (30 tháng Chạp năm Mậu Thân), vua cho tướng sĩ ăn Tết sớm rồi làm lễ xuất quân..
Ngay trong đêm ấy, qu}n T}y Sơn chia l{m năm đạo, thế như vũ b~o, thẳng tiến về Thăng Long. Bịtấn công bất ngờ, giặc Thanh hoảng hốt, trở tay không kịp. C|c đồn trại của chúng như Gi|n Khẩu, Hạ Hồi, Ngọc Hồi... nhanh chóng thất thủ. Chiều 30-1-1789 (mồng 5
Tết Kỉ Dậu), vua Quang Trung cùng nghĩa qu}n đ~ lấy lại Thăng Long. Người anh hùng áo vải uy phong lẫm liệt cưỡi voi vào thành. Cả kinh thành từ già, trẻ, gái, trai hân hoan chào đón đo{n qu}n chiến thắng.
Mùa thu năm 1792, vua Quang Trung đột ngột băng h{. Triều đình T}y Sơn bắt đầu suy yếu. Nh}n cơ hội đó, ch|u nội chúa Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Ánh (1765-1820) đ~ đ|nh chiếm các phủ thành, lập ra nhà Nguyễn v{o năm 1802. Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu l{ Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, vua đổi tên nước thành Việt Nam. Năm 1838, con trai ông l{ vua Minh Mạng lại cho đổi th{nh Đại Nam. Quốc hiệu n{y được duy trì trong suốt c|c đời chúa Nguyễn về sau.
Vương triều Nguyễn trải d{i 143 năm qua 13 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoa, Kiến Phúc, H{m Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Dưới những triều vua đầu tiên, đất nước phát triển ổn định. Kinh tế, văn hóa được chấn hưng. Thương nghiệp bước đầu mở rộng. C|c khoa thi Đình được tổ chức đều đặn để chọn người tài ra giúp vua trị quốc.
Tuy nhiên, triều đình nh{ Nguyễn lại thi h{nh chính s|ch độc tôn Nho gi|o đến độ cực đoan. Nho gi|o buổi cuối mùa ng{y c{ng sa đọa, bảo thủ, không hòa đồng, cởi mở với thế
giới bên ngoài và ngày càng rời xa lợi ích của toàn dân tộc. Trước nguy cơ tồn vong của đất nước, nhiều nhà trí thức tiến bộ mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) đ~ gửi điều trần lên vua xin cải c|ch đất nước nhưng không được chấp nhận.
Nước ta rơi v{o tầm ngắm của c|c nước thực d}n phương T}y đang săn tìm thuộc địa. Năm 1858, liên qu}n Ph|p - Tây Ban Nha tấn công b|n đảo Sơn Tr{ (Đ{ Nẵng), mở đầu cho cuộc chiến tranh x}m lược. Sau khi vua Tự Đức băng h{ (1883), triều đình trở nên rối loạn. Thực d}n Ph|p đ|nh chiếm cửa biển Thuận An (Huế), buộc nhà Nguyễn lần lượt kí các hàng ước: Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884). Sau gần 30 năm x}m lược v{ bình định, người Ph|p đ~ đặt ách thống trị về mọi mặt trên lãnh thổ nước ta.
Sự x}m lược của thực d}n Ph|p đ~ tạo ra một sự đứt gãy lớn trong lịch sử dân tộc. Nó gieo rắc đau thương trên l~nh thổ của người dân mất nước nhưng cũng mang đến một luồng gió mới, phá vỡ vòng phát triển luẩn quẩn của xã hội nông nghiệp cổ truyền. Người Ph|p x}m lược nước ta với chiêu b{i "khai hóa văn minh". Họ cho người Việt tiếp xúc với nền văn minh, kĩ thuật phương T}y để phục vụ cho lợi ích thực dân.
Để khai thác thuộc địa, người Pháp còn xây dựng hạ tầng cơ sở, như hệ thống đường bộ xuyên Việt, đường sắt, cầu cống... Ngoài ra, họ cũng đưa v{o nước ta các ngành công nghiệp chế biến và tiêu dùng. Một số đô thị cũng được kiến tạo theo kiến trúc của các thành phố phương T}y. Văn hóa, gi|o dục Việt Nam dần bước ra khỏi ảnh hưởng của Nho giáo và bắt đầu tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, dân chủ của phương T}y.
Tuy nhiên, chiêu b{i "khai hóa văn minh" cũng không thể ru ngủ người Việt trong vòng nô lệ. Phong tr{o đấu tranh chống Pháp vẫn diễn ra quyết liệt v{ không ngưng nghỉ. Lớp cha trước, lớp con sau đ~ đổ biết bao xương m|u cho nền độc lập. Mỗi người một đường đi kh|c nhau nhưng đều hướng tới đích duy nhất l{ đem lại tự do cho dân tộc. Nhưng chỉ duy nhất một người tìm ra con đường cứu nước chân chính cho toàn dân tộc. Người là Hồ Chí Minh.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (tên hồi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) bước lên con tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin (Latouche Tréville), bắt đầu cuộc h{nh trình tìm đường giải phóng dân tộc. Trở về nước v{o năm 1941, Người đ~ trực tiếp l~nh đạo cách mạng Việt Nam, đưa đất nước đến thắng lợi vẻ vang v{o th|ng T|m năm 1945. Ng{y 2-9-1945, tại quảng trường Ba
Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đ~ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lịch sử dân tộc Việt Nam mở ra trang mới.
Một nhà cách mạng đ~ nhận ra lối thoát duy nhất cho dân tộc lúc bấy giờ, đó l{ Hồ Chí Minh (1890-1969), Người hiểu rằng, chỉ có con đường cách mạng vô sản do giai cấp công
nh}n l~nh đạo mới tổ chức được khối đo{n kết to{n d}n, gi{nh độc lập cho dân tộc. Người bôn ba qua nhiều nước, tham gia các hoạt động cách mạng quốc tế, đúc rút kinh nghiệm, áp dụng vào cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đ~ đứng ra thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930), chính Đảng đại diện cho các tầng lớp nh}n d}n lao động.
Từ khi ra đời, Đảng đ~ l~nh đạo cách mạng Việt Nam qua những cao tr{o đấu tranh sôi nổi: 1930-1931, 1936-1939. Đến th|ng t|m năm 1945, nh}n d}n Việt Nam đ~ gi{nh thắng lợi hoàn toàn trong cuộc Tổng khởi nghĩa v{ nổi dậy giành chính quyền, chấm dứt |ch đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đ~ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Đ}y được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của nước ta.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong buổi đầu độc lập phải đối mặt với ba thứ giặc lớn nhất: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bác Hồ cùng Chính phủ non trẻ bắt tay ngay vào diệt giặc đói, giặc dốt bằng c|ch ph|t động Tuần lễ vàng, kêu gọi nhường cơm sẻ áo, mở
các lớp bình dân học vụ, khuyến khích tăng gia sản xuất… Nhưng người Pháp rắp tâm áp đặt quyền thống trị lên nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-1945, Pháp gây chiến ở Nam Bộ, từ tháng 11-1946 thì trắng trợn gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang trên l~nh thổ Việt Nam.
Trước tình hình ấy, Hồ Chủ tịch đ~ kí lệnh kháng chiến và ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Từ ngày 19-12-1946, cả nước Việt Nam bước vào cuộc trường kì kháng Pháp. Với t{i thao lược của vị Tổng chỉ huy, Đại tướng Võ Nguyên Gi|p, qu}n ta đ~ gi{nh thắng lợi ở các chiến trường Việt Bắc (1947), Biên Giới (1950)… Sau trận Điện Biên Phủ (1954)
“chấn động địa cầu”, Ph|p buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954), hòa bình được lập lại ở ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Sau khi Pháp thất bại, năm 1954, Mĩ lập tức nhảy vào miền Nam, hỗ trợ tích cực cho chính quyền Việt Nam cộng hòa chống lại chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở miền Bắc. Đẩy nước ta bị chia cắt thành hai miền. Ở miền Nam, Mĩ ra sức viện trợ để duy trì sự tồn tại cho c|c đô thị theo mô hình Mĩ. Lối sống Mĩ, văn hóa Mĩ cũng bắt đầu du nhập và ảnh hưởng
mạnh mẽ v{o đô thị miền Nam. Đồng thời, sự chống phá của Mĩ v{ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nhằm vào lực lượng cách mạng miền nam cũng ng{y c{ng quyết liệt. Song quân dân miền Nam vẫn kiên cường đấu tranh, đập tan nhiều }m mưu, thủ đoạn cùng các cuộc hành binh lấn chiếm của kẻ thù.
Miền Bắc trong những năm n{y trở thành hậu phương vững chắc, chi viện cho chiến trường miền Nam v{ đ|nh trả những lần Mĩ leo thang bắn ph|. Đặc biệt, sau chiến thắng: “Điện Biên Phủ trên không” (từ ng{y 18 đến 30-12-1972) của quân dân Thủ đô, người Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri, công nhận chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và phải rút quân khỏi miền nam Việt Nam, nhưng phải đến sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30-4-1975), chính phủ Việt Nam Cộng hòa mới hoàn toàn sụp đổ, nước Việt Nam mới hoàn to{n độc lập, thống nhất một dải từ Bắc chí Nam.
Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (Quốc hội khóa VI) đ~ diễn ra trên cả nước. Trong kì họp đầu tiên, Quốc hội đ~ quyết định đổi tên nước thành Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhân dân ra lại hăng h|i bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Lúc này, vừa bước ra từ hai cuộc chiến tranh khốc liệt, nước ta rơi v{o một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12-1986) đ~ đưa ra một chủ trương cấp thiết: tiến hành Công cuộc Đổi mới trên tất cả các lĩnh vực.
Đổi mới kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm: chuyển từ chính s|ch đóng cửa sang chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho các ngành nghề tự do phát triển… Chính s|ch Đổi mới đ~ trở thành một liều thần dược với Việt Nam. Chỉ sau 10 năm, nước ta về cơ bản đ~ tho|t khỏi khủng khoảng kinh tế - xã hội. Việt Nam hôm nay luôn từng bước phát triển vững chắc và ổn định, hòa nhập với xu thế phát triển của toàn cầu. Lịch sử nước Việt sẽ còn tiếp nối. Mỗi người Việt Nam hôm nay chính là một tác giả viết nên trang sử tương lai của đất nước…
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội.
2. Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử kí toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thân (2012), Nghìn xưa văn hiến (3 tập), Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.
5. Việt sử lược (Tác phẩm khuyết danh thời Trần, Trần Quốc Vượng dịch và chú giải, 2005), Nhà xuất bản Thuận Hóa - Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây.