🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lồng Kính : Tự Động Hóa Và Chúng Ta Ebooks Nhóm Zalo Chủ biên PHẠM VĂN THIỀU VŨ CÔNG LẬP NGUYỄN VĂN LIỄN Copyright © 2014 by Nicholas Carr. All rights reserved. Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2015 BIEÅU GHI BIEÂN MUÏC TRÖÔÙC XUAÁT BAÛN DO THÖ VIEÄN KHTH TP.HCM THÖÏC HIEÄN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Carr, Nicholas G., 1959 Loàng kính : töï ñoäng hoùa vaø chuùng ta / Nicholas Carr ; Phaïm Vaên Thieàu ... [vaø nh.ng. khaùc] chuû bieân ; Vuõ Duy Maãn dòch. - T.P. Hoà Chí Minh : Treû, 2015. 346 tr. ; 21 cm. Nguyeân baûn : The glass cage : automation and us. 1. Coâng ngheä -- Khía caïnh xaõ hoäi. 2. Töï ñoäng hoùa -- Khía caïnh xaõ hoäi. I. Phaïm Vaên Thieàu. II. Vuõ Duy Maãn. III. Ts. IV. Ts: Glass cage : automation and us. 303.483 -- ddc 23 C312 Tặng Ann MỤC LỤC GIỚI THIỆU CẢNH BÁO CHO NGƯỜI VẬN HÀNH 1 1 CHƯƠNG MỘT HÀNH KHÁCH 1 4 CHƯƠNG HAI ROBOT Ở CỔNG 3 6 CHƯƠNG BA CHẾ ĐỘ LÁI TỰ ĐỘNG 6 5 CHƯƠNG BỐN HIỆU ỨNG THOÁI HÓA 9 1 G I Ả I L A O , VỚI NHỮNG CON CHUỘT MÚA 119 CHƯƠNG NĂM MÁY TÍNH CỔ-TRẮNG 126 CHƯƠNG SÁU THẾ GIỚI VÀ MÀN HÌNH 167 CHƯƠNG BẢY TỰ ĐỘNG HÓA CHO MỌI NGƯỜI 202 GIẢI LAO, VỚI KẺ CƯỚP MỘ 233 CHƯƠNG TÁM M Á Y B A Y K H Ô N G N G Ư Ờ I L Á I BÊN TRONG BẠN 241 CHƯƠNG CHÍN T Ì N H Y Ê U B I Ế N Đ Ồ N G L Ầ Y THÀNH DÃY PHỐ 278 CHÚ THÍCH 308 LỜI CẢM TẠ 335 Không ai chứng kiến và điều chỉnh, không ai lái xe —William Carlos Williams GIỚI THIỆU CẢNH BÁO CHO NGƯỜI VẬN HÀNH MỒNG 4 THÁNG 1 NĂM 2013, NGÀY THỨ SÁU ĐẦU TIÊN CỦA NĂM MỚI, MỘT ngày vắng tin thời sự, Cục Hàng không Liên Bang công bố một trang thông báo. Nó không có tiêu đề, chỉ được gọi là “cảnh báo an toàn cho người vận hành” hay SAFO. Ngôn từ của thông báo ngắn gọn và khó hiểu. Ngoài việc đăng trên trang web của Cục Hàng không Liên Bang, nó còn được gửi đến tất cả các hãng hàng không Mỹ và các hãng hàng không thương mại khác. “Cảnh báo này,” tài liệu viết, “khuyến khích những người vận hành tăng cường các thao tác bay bằng tay khi thích hợp.” Cục Hàng không Liên Bang đã thu thập chứng cứ từ các vụ điều tra tai nạn bay, báo cáo sự cố, và các khảo sát buồng lái, cho thấy các phi công đã trở nên quá lệ thuộc vào chức năng lái tự động và hệ thống máy tính. Cơ quan này cảnh báo, việc lạm dụng chức năng tự động hóa bay “có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng phục hồi máy bay một cách nhanh chóng của 12 LỒNG KÍNH phi công từ một trạng thái không mong muốn”. Nói cách khác, nó có thể đặt máy bay và hành khách vào tình trạng nguy hiểm. Bảng cảnh báo kết luận với lời đề nghị rằng các hãng hàng không, như một chính sách hoạt động, yêu cầu phi công giảm thời gian bay theo chế độ lái tự động và tăng thời gian bay bằng tay.1 Đây là một cuốn sách về tự động hóa, về việc sử dụng máy tính và phần mềm để làm những điều mà chúng ta vẫn thường tự làm. Nó không nói về công nghệ hoặc tính kinh tế của tự động hóa, cũng không nói về tương lai của robot, sinh vật cơ khí hóa và các thiết bị, mặc dù tất cả những thứ này đều tham gia vào câu chuyện. Cuốn sách viết về những hệ quả nhân văn của tự động hóa. Các phi công đã dẫn đầu một làn sóng mà giờ đây đang nhấn chìm chúng ta. Chúng ta đang trông chờ máy tính gánh vác nhiều hơn các hoạt động của chúng ta, trong lúc làm việc và trong lúc nghỉ ngơi, và hướng dẫn ngày càng nhiều các công việc hằng ngày của chúng ta. Ngày nay, khi cần phải hoàn tất việc gì đó, chúng ta thường hay ngồi trước màn hình máy tính, mở laptop, sử dụng điện thoại thông minh, hoặc vớ một thiết bị kết nối mạng nào đó trong tầm tay. Chúng ta chạy các ứng dụng. Chúng ta tra cứu từ các màn hình. Chúng ta nhận lời khuyên từ những giọng nói mô phỏng kỹ thuật số. Chúng ta nghe theo sự khôn ngoan của các thuật toán. Tự động hóa máy tính làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, công việc của chúng ta ít phiền toái hơn. Chúng ta có thể làm được nhiều việc hơn trong ít thời gian hơn – hoặc làm được những điều chúng ta không thể làm nổi trước đây. Nhưng tự động hóa cũng có những tác động ẩn giấu, sâu xa hơn. Các phi công đã học được rằng, không phải tất cả chúng đều có lợi. Tự động hóa có thể C ảnh bá o ch o người vậ n h à nh 13 gây thiệt hại trong công việc, tài năng, và cuộc sống của chúng ta. Nó có thể thu hẹp quan điểm và hạn chế sự lựa chọn của chúng ta. Nó có thể khiến chúng ta trở thành những kẻ bị giám sát và thao túng. Khi máy tính trở thành người bạn đồng hành trung thành, trợ thủ quen thuộc và sốt sắng của chúng ta, thì dường như xem xét kỹ càng hơn về cách thức chúng đang thay đổi những gì chúng ta làm và việc chúng ta là ai là một việc làm khôn ngoan. CHƯƠNG MỘT HÀNH KHÁCH MỘT TRONG SỐ NHỮNG SỰ BẼ MẶT THỜI NIÊN THIẾU CỦA TÔI LÀ CÁI CÓ THỂ được gọi là cơ-học-tâm-lý: cuộc vật lộn hết sức nổi tiếng để làm chủ một hộp số tay. Tôi có bằng lái xe đầu năm 1975, không lâu sau khi tròn mười sáu tuổi. Mùa thu năm trước, tôi đã tham gia khóa học lái xe với một nhóm bạn cùng lớp trung học. Chiếc Oldsmobile của người hướng dẫn mà chúng tôi sử dụng trong các bài học đi đường và sau đó cho bài kiểm tra lái xe tại Sở Phương tiện Cơ giới đáng sợ là một chiếc xe tự động. Bạn nhấn chân ga, bạn quay tay lái, bạn đạp phanh. Có một vài thao tác phức tạp – quay xe ba điểm, lùi xe trên một đường thẳng, đỗ xe song song – nhưng với một chút luyện tập trong bãi đậu xe của trường, thì ngay cả chúng cũng trở thành thói quen. Có bằng lái trong tay, tôi đã sẵn sàng lăn bánh. Chỉ còn một rào cản cuối cùng. Chiếc xe duy nhất có sẵn ở nhà dành cho tôi là một chiếc sedan Subaru với số tay. Không thuộc kiểu cha mẹ H à nh khách 15 tháo vát nhất, cha tôi dạy cho tôi chỉ đúng một bài học. Ông dẫn tôi ra gara vào một buổi sáng thứ bảy, ngồi phịch xuống phía sau tay lái, và bảo tôi leo vào ghế hành khách bên cạnh. Ông đặt lòng bàn tay trái của tôi lên núm cần số và hướng dẫn tay tôi sang số: “Đây là số một.” Dừng. “Số hai.” Dừng. “Số ba.” Dừng. “Số bốn.” Dừng. “Xuống dưới này” – cổ tay tôi đau nhói vì bị vặn vào một vị trí không tự nhiên – “là số lùi.” Ông liếc nhìn để xác nhận tôi đã tiêu hóa được tất cả. Tôi gật đầu một cách bất lực. “Và còn cái này” – tay tôi lắc qua lắc lại – “là số mo.” Ông cho tôi vài chỉ dẫn về khoảng tốc độ ứng với bốn số xe tiến. Sau đó ông chỉ vào bàn đạp côn ly hợp bên dưới chiếc giày lười của mình. “Phải đảm bảo là con đạp nó trong khi sang số.” Tôi đã tự thực hiện một màn trình diễn trên những con đường của thị trấn nhỏ vùng New England nơi chúng tôi sinh sống. Chiếc xe nhảy chồm lên trong khi tôi cố gắng để vào đúng số, sau đó lảo đảo chuyển bánh khi tôi nhả côn sai nhịp. Tôi làm chết máy mỗi khi gặp đèn đỏ, rồi chững lại giữa đường ở giao lộ. Đồi dốc là nỗi kinh hoàng. Tôi nhả côn quá nhanh hoặc quá chậm, và xe lăn ngược cho đến khi nó va vào tấm chắn của xe phía sau. Còi bóp inh ỏi, rồi những lời nguyền rủa, thậm chí văng tục. Điều làm cho trải nghiệm này thêm khốn khổ là nước sơn màu vàng của chiếc Subaru – loại màu vàng bạn thường thấy ở áo mưa của một đứa trẻ hay ở một con chim sẻ cánh vàng hung hăng. Chiếc xe quá bắt mắt, và sự ngô nghê của tôi không hề được bỏ qua. Tôi không nhận được sự đồng cảm từ đám được tôi coi là bạn bè. Họ lấy sự vật lộn của tôi làm trò tiêu khiển vô tận. “Xay cho tao một cân!” Một đứa trong bọn la lên vui sướng từ băng ghế sau 16 LỒNG KÍNH bất cứ khi nào tôi sang số trượt và làm cho các bánh răng kim loại nghiến vào nhau. “Chuyển êm,” một đứa khác cười khẩy khi động cơ rung lên rồi chết. Từ “mất kiểm soát” – trước khi dùng để nói về tính đúng đắn chính trị – đã thường xuyên đồng hành với tôi. Tôi nghi ngờ rằng đám bạn đã chế nhạo sau lưng tôi về sự bất lực của tôi với cần gạt số. Những ngụ ý mang tính ẩn dụ đó với tôi đã không hề mất đi. Dũng khí ở cái tuổi mười sáu của tôi tưởng như xẹp lép. Nhưng tôi vẫn kiên trì – tôi còn có sự lựa chọn nào khác? – và sau một hoặc hai tuần, tôi bắt đầu kiểm soát được chiếc xe. Hộp số như được nới lỏng ra và trở nên dễ đối phó hơn. Cánh tay và chân của tôi không còn hoạt động đối nghịch nữa và bắt đầu hợp tác với nhau. Chẳng mấy chốc, tôi đã sang số mà không cần phải suy nghĩ về nó. Cứ thế nó làm việc. Xe không còn bị chết máy, trôi ngược hoặc chạy lảo đảo nữa. Tôi không còn phải lo lắng đến toát mồ hôi khi qua đồi hoặc các nút giao thông. Hộp số và tôi đã trở thành đồng đội. Chúng tôi phối hợp ăn ý. Tôi thấy khá tự hào với thành tựu của mình. Tuy vậy, tôi vẫn thèm một chiếc xe tự động. Mặc dù số tay khá phổ biến trước đó, ít nhất là với những chiếc xe rẻ tiền và những chiếc xe cũ nát mà bọn trẻ thường chơi đùa, chúng đã thuộc hạng quá đát, chất lượng tồi. Chúng dường như đã cổ lỗ, mang chút ít hơi hướm của quá khứ. Ai lại muốn làm “bằng tay” khi bạn có thể “tự động” cơ chứ? Nó giống như sự khác biệt giữa việc rửa các đĩa ăn bằng tay và việc xếp chúng vào máy rửa bát. Cuối cùng tôi cũng không phải chờ đợi lâu để mong muốn của mình được đáp ứng. Hai năm sau khi có bằng lái, tôi đã thành công khi phá hủy chiếc Subaru trong một tai nạn bất ngờ lúc đêm khuya, và không lâu sau H à nh khách 17 đó tôi có chiếc xe cũ Ford Pinto, màu kem, hai cửa. Chiếc xe cực tệ hại – giờ đây một số người coi Pinto là sản phẩm đánh dấu điểm đen tối nhất của nền sản xuất Mỹ trong thế kỷ 20 – nhưng với tôi, nó đã được cứu vãn nhờ có hộp số tự động. Tôi đã thành một người mới. Được giải thoát khỏi những đòi hỏi của côn, chân trái tôi trở nên nhàn rỗi. Khi dạo xe quanh thị trấn, nó đôi khi gõ nhịp vui vẻ theo tiếng trống chát chát của Charlie Watts hay bùm bùm của John Bonham(*) – xe Pinto cũng có lắp sẵn một đầu máy tám đĩa, một chi tiết hiện đại khác – nhưng thường là chân trái của tôi chỉ duỗi dài trong góc nhỏ ở bên dưới phần trái của bảng đồng hồ và nghỉ ngơi. Tay phải của tôi trở thành thứ để cầm cốc nước giải khát. Không chỉ cảm thấy được đổi mới và hợp thời, tôi còn cảm thấy mình được giải phóng. Nhưng cảm xúc đó không kéo dài. Sự vui thú vì phải làm ít việc hơn là có thật, nhưng chúng nhạt dần. Một cảm xúc mới xuất hiện: sự nhàm chán. Tôi đã không thừa nhận điều đó với bất kỳ ai, thậm chí ngay cả với chính bản thân mình, nhưng tôi bắt đầu thấy nhớ cần số và bàn đạp côn. Tôi nhớ cảm giác của sự kiểm soát và gắn bó mà chúng đã mang đến cho tôi – khả năng tăng vòng quay của động cơ lên cao theo ý muốn, cảm giác của côn nhả ra và các bánh số khớp lại, rung động nhỏ đi kèm với việc giảm số theo tốc độ. Máy móc tự động khiến tôi ít cảm thấy mình là một người lái xe, mà như là một hành khách nhiều hơn. Tôi bực bội về điều đó. ■■■■ * Hai nghệ sĩ chơi trống người Anh rất nổi tiếng – ND. 18 LỒNG KÍNH QUAY NHANH THỜI GIAN đi ba mươi lăm năm, cho đến sáng ngày 9 tháng 10 năm 2010. Một trong những nhà phát minh của Google, nhà khoa học robot gốc Đức Sebastian Thrun đã đăng một thông báo bất thường trên blog. Google đã phát triển “những chiếc xe có thể tự lái.” Đây không phải là những nguyên mẫu xe thử nghiệm vụng về, chạy thử xung quanh bãi đậu xe trong khuôn viên Google. Chúng là những chiếc xe hoàn thiện thực sự hợp pháp – cụ thể là những chiếc xe Prius – và, Thrun tiết lộ, chúng đã chạy hơn một trăm ngàn dặm trên phố và đường cao tốc ở California và Nevada. Chúng đã chạy dọc Đại lộ Hollywood và Đường cao tốc Pacific Coast, chạy qua lại trên cầu Golden Gate, chạy vòng quanh hồ Tahoe. Chúng đã nhập vào luồng giao thông đường cao tốc, vượt qua những giao lộ đông đúc, và nhích dần qua những đoạn đường tắc nghẽn trong giờ cao điểm. Chúng đã lạng để tránh va chạm. Chúng đã tự làm tất cả những điều này. Không có sự trợ giúp của con người. “Chúng tôi nghĩ rằng đây là kết quả đầu tiên trong việc nghiên cứu robot,” Thrun viết, với sự khiêm nhường láu lỉnh.1 Chế tạo một chiếc xe có thể tự lái không phải là việc lớn. Các kỹ sư và thợ cơ khí đã chế tạo được ô tô robot và ô tô điều khiển từ xa ít nhất là từ những năm 1980. Nhưng hầu hết chúng là những chiếc xe thô sơ. Chúng được sử dụng hạn chế để lái thử nghiệm trên các tuyến đường bí mật hoặc phóng hết tốc lực và tập kết ở sa mạc và các vùng xa xôi, tránh xa người đi đường và cảnh sát. Ô tô Google, như thông báo của Thrun đã nói rõ ràng, rất khác biệt. Điều làm cho nó thành một bước đột phá trong lịch sử của cả giao thông và tự động hóa là khả năng điều hướng trong thế giới thực với tất cả sự lộn xộn, hỗn loạn phức tạp của nó. Được trang bị những bộ cảm nhận cự ly bằng laser, máy phát radar và sóng âm, thiết H à nh khách 19 bị phát hiện chuyển động, máy quay video, và máy thu GPS, xe có thể cảm nhận được môi trường xung quanh một cách vô cùng chi tiết. Nó có thể nhìn thấy nơi nó đang tiến tới. Và qua việc xử lý tất cả các dòng thông tin đến một cách tức thời – trong “thời gian thực” – các máy tính trong xe có thể điều khiển bộ gia tốc, tay lái và phanh với tốc độ và sự nhạy cảm cần thiết để lái xe trên những con đường thật sự và phản ứng nhuần nhuyễn với các sự kiện bất ngờ mà người lái xe luôn luôn gặp phải. Đội xe tự lái của Google hiện nay đã chạy tổng cộng hơn nửa triệu dặm, và chỉ gây ra một tai nạn nghiêm trọng. Năm chiếc xe đã va phải nhau ngay gần trụ sở Silicon Valley của Google vào năm 2011, tuy nhiên tai nạn đó không thực sự đáng kể. Như Google đã nhanh chóng công bố, tai nạn xảy ra “trong khi một nhân viên lái xe bằng tay.”2 Ô tô tự lái còn phải trải qua những chặng đường dài trước khi chúng bắt đầu đưa chúng ta đi làm hoặc chở con cái chúng ta đi chơi bóng đá. Mặc dù Google đã cho biết họ dự kiến các phiên bản thương mại của xe sẽ được bán vào cuối thập kỷ này, nhưng đó có thể chỉ là mơ tưởng. Các hệ thống cảm biến của xe vẫn còn quá đắt, với riêng các thiết bị laser gắn trên mui xe đã lên tới tám mươi ngàn dollar. Nhiều thách thức kỹ thuật vẫn còn phải được đáp ứng, chẳng hạn như điều hướng trên đường có tuyết hoặc bị lá phủ, đối phó với các khúc ngoặt bất ngờ, và hiểu các tín hiệu điều khiển bằng tay của cảnh sát giao thông và thợ sửa đường. Ngay cả những máy tính mạnh nhất vẫn khó phân biệt giữa một ít rác vô hại (chẳng hạn một hộp carton xếp lại) với một chướng ngại vật nguy hiểm (một khúc ván ép có đinh). Khó khăn nhất là những rào cản quy phạm pháp luật, văn hóa, và đạo đức mà một chiếc xe không người lái phải đối mặt. Ví dụ, sẽ quy tội và trách nhiệm 20 LỒNG KÍNH pháp lý cho ai khi một chiếc ô tô do máy tính điều khiển gây ra tai nạn chết người hoặc gây thương tích cho một người nào đó? Chủ sở hữu của chiếc xe? Nhà sản xuất lắp đặt hệ thống tự lái? Hay các lập trình viên viết phần mềm? Bao lâu chưa trả lời được những câu hỏi hóc búa đó, thì những chiếc ô tô hoàn toàn tự động rất khó để xuất hiện trong phòng trưng bày của các đại lý bán xe. Dẫu sao thì sự tiến bộ vẫn cứ chạy nước rút về phía trước. Đa số phần cứng và phần mềm trên những chiếc xe chạy thử của Google sẽ được tích hợp vào các thế hệ xe hơi và xe tải tương lai. Kể từ khi Google công bố chương trình xe tự lái, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đều cho biết họ cũng đang có những nỗ lực tương tự. Mục tiêu hiện tại không phải là tạo ra một xe robot hoàn hảo mà là tiếp tục phát minh và tinh chỉnh các tính năng tự động nhằm tăng cường mức độ an toàn và tiện nghi theo cách thu hút người tiêu dùng mua xe mới. Từ lần đầu tiên tôi xoay chìa khóa khởi động chiếc Subaru của tôi, tự động hóa việc lái xe đã đi được một chặng đường dài. Ô tô ngày nay được gắn thiết bị điện tử. Các vi mạch và bộ cảm biến đảm nhiệm hoạt động kiểm soát hành trình, hệ thống phanh chống bó cứng, các cơ chế bám đường và ổn định, và, trong các mẫu xe cao cấp còn có bộ truyền tải biến tốc, hệ thống hỗ trợ đỗ xe, hệ thống tránh va chạm, đèn pha thích nghi, và màn hình bảng điều khiển. Phần mềm đã cung cấp một vùng đệm giữa chúng ta và đường sá. Chúng ta không còn điều khiển xe nhiều nữa mà chúng ta gửi các tín hiệu điện tử tới các máy tính để chúng điều khiển xe. Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy trách nhiệm đối với nhiều khía cạnh khác của việc lái xe được chuyển từ con người sang phần mềm. Những nhà sản xuất ô tô cao cấp như Infiniti, Mercedes, H à nh khách 21 và Volvo đang tung ra các mẫu xe kết hợp điều khiển hành trình do radar hỗ trợ, hoạt động ngay cả lúc giao thông tắc nghẽn, với các hệ thống lái do máy tính hỗ trợ kiểm soát để giữ cho xe chạy ở giữa làn đường và phanh tự đóng trong những tình trạng khẩn cấp. Các nhà sản xuất khác còn vội vã giới thiệu cả các thiết bị điều khiển cao cấp hơn. Tesla Motors, nhà tiên phong ô tô điện, đang phát triển một bộ lái ô tô tự động “có thể xử lý được 90% quãng đường lái xe,” theo lời Elon Musk, giám đốc điều hành đầy tham vọng của công ty.3 Sự xuất hiện chiếc xe tự lái của Google làm lung lay không chỉ quan niệm của chúng ta về việc lái xe. Nó buộc chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ về những gì máy tính và robot có thể và không thể làm được. Cho đến cái ngày tháng 10 định mệnh đó, chúng ta nghiễm nhiên chấp nhận rằng có nhiều kỹ năng quan trọng nằm ngoài tầm với của tự động hóa. Máy tính có thể làm được rất nhiều thứ, nhưng chúng không thể làm được tất cả mọi thứ. Trong một cuốn sách có ảnh hưởng lớn năm 2004, Sự phân công lao động mới: máy tính đang tạo ra thị trường việc làm kế tiếp như thế nào (The New Division of Labor: How Computers Are Creating the Next Job Market), các nhà kinh tế Frank Levy và Richard Murnane đã lập luận một cách thuyết phục rằng có những giới hạn thực tiễn cho khả năng của các lập trình viên phần mềm để tái tạo các năng lực của con người, đặc biệt là những năng lực liên quan đến nhận thức giác quan, nhận dạng hình mẫu và kiến thức về quan niệm. Họ chỉ ra cụ thể ví dụ về lái xe trên đường, một năng lực đòi hỏi việc thông dịch tức thời một mớ hỗn độn các tín hiệu thị giác và khả năng thích ứng liên tục với những tình huống thay đổi và thường không lường trước được. Chúng ta hầu như không tự nhận biết chúng ta 22 LỒNG KÍNH thực hiện một hành vi như vậy ra sao, vì vậy ý tưởng cho rằng các lập trình viên có thể thâu tóm được tất cả những phức tạp, mơ hồ, và các sự cố bất ngờ của công việc lái xe thành một tập hợp các câu lệnh, những dòng mã phần mềm, có vẻ lố bịch. “Thực hiện việc rẽ trái qua luồng giao thông đang đi tới,” Levy và Murnane đã viết, “liên quan đến quá nhiều yếu tố để khó mà hình dung được tập các quy tắc có thể tái tạo hành vi của một người lái xe.” Đối với họ và với khá nhiều người khác, điều dường như chắc chắn là bánh lái sẽ vẫn vững chãi ở trong bàn tay con người.4 Trong việc đánh giá khả năng của máy tính, các nhà kinh tế và các nhà tâm lý học từ lâu đã rút ra sự phân biệt cơ bản giữa hai loại kiến thức: ngầm và tường minh. Kiến thức ngầm, mà đôi khi cũng được gọi là kiến thức thủ tục, đề cập đến tất cả mọi thứ chúng ta làm mà không cần suy nghĩ về nó: đạp một chiếc xe đạp, bắt một quả bóng đang bay, đọc một cuốn sách, lái một chiếc xe. Đây không phải là những kỹ năng bẩm sinh – chúng ta phải học chúng, và một số người làm chúng tốt hơn những người khác – nhưng chúng không thể được diễn tả như một công thức đơn giản. Khi thực hiện một lần đổi hướng qua một ngã rẽ đông đúc trong ô tô, các nghiên cứu về thần kinh đã cho thấy, nhiều khu vực trong não bộ của bạn phải làm việc chăm chỉ, xử lý kích thích cảm giác, lập các ước lượng về thời gian và khoảng cách, và điều phối tay và chân.5 Nhưng nếu ai đó yêu cầu bạn viết lại tất cả mọi thứ liên quan đến việc này, bạn sẽ không thể làm được, ít nhất là không làm được nếu không dùng đến những sự khái quát hóa và trừu tượng hóa. Khả năng nằm sâu trong hệ thống thần kinh, vượt khỏi phạm vi tâm trí ý thức của bạn. Quá trình xử lý trí óc tiếp diễn mà thiếu vắng nhận thức của bạn. H à nh khách 23 Phần lớn các khả năng của chúng ta để nắm bắt tình huống và đưa ra đánh giá nhanh về chúng bắt nguồn từ địa hạt mơ hồ của kiến thức ngầm. Hầu hết các kỹ năng sáng tạo và nghệ thuật của chúng ta cũng cư trú ở đó. Kiến thức tường minh, còn được gọi là kiến thức khai báo, là những thứ bạn thực sự có thể viết lại: làm thế nào để thay một chiếc lốp xe bị xẹp, làm thế nào để gấp được một chiếc cần cẩu bằng giấy, làm thế nào để giải một phương trình bậc hai. Đó là những quá trình có thể được chia nhỏ thành các bước xác định rõ ràng. Một người có thể giải thích cho người khác thông qua các hướng dẫn bằng văn bản hoặc bằng lời: làm điều này, sau đó, thì làm điều này. Bởi một chương trình phần mềm về cơ bản là một tập hợp các câu lệnh hướng dẫn chính xác – làm điều này, sau đó làm điều này, rồi điều này – chúng ta đã giả định rằng trong khi máy tính có thể tái tạo các kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức tường minh, chúng không hoạt động tốt như vậy đối với những kỹ năng đến từ kiến thức ngầm. Làm thế nào để bạn dịch những thứ không thể diễn tả được thành các dòng mã, thành các hướng dẫn cứng nhắc từng bước của một thuật toán? Ranh giới giữa tường minh và ngầm đã luôn luôn là ranh giới thô – rất nhiều khả năng của chúng ta đứng ngay trên ranh giới ấy – nhưng nó dường như cung cấp một phương pháp tốt để xác định các giới hạn của tự động hóa, và ngược lại, để đánh dấu khu vực độc quyền của con người. Những công việc phức tạp mà Levy và Murnane đã xác định là vượt ra ngoài tầm với của máy tính – ngoài lái xe, họ còn nêu ra công việc giảng dạy và chẩn đoán y tế – là một sự kết hợp của công việc trí óc và công việc tay chân, nhưng tất cả chúng đều xuất phát từ kiến thức ngầm. 24 LỒNG KÍNH Ô tô của Google đã đặt lại ranh giới giữa con người và máy tính, và nó làm như vậy một cách mạnh mẽ hơn, dứt khoát hơn những đột phá trước đây trong lập trình. Nó cho chúng ta biết ý tưởng của chúng ta về các giới hạn của tự động hóa đã luôn là một cái gì đó hoang đường. Chúng ta không đặc biệt như chúng ta nghĩ. Trong khi sự phân biệt giữa kiến thức ngầm và tường minh vẫn hữu ích trong lĩnh vực tâm lý con người, nó đã mất đi phần lớn tính thích đáng đối với các thảo luận về tự động hóa. ■■■■ ĐIỀU ĐÓ không có nghĩa là máy tính hiện nay có kiến thức ngầm, hoặc là chúng đã bắt đầu suy nghĩ theo cách chúng ta suy nghĩ, hoặc là chúng sẽ sớm có thể làm tất cả mọi thứ con người có thể làm được. Chúng không làm được, đã không, và sẽ không làm được. Trí tuệ nhân tạo không phải là trí tuệ con người. Con người có ý thức, máy tính thì không. Nhưng khi thực hiện những công việc đòi hỏi cao, cho dù bằng trí óc hay bằng chân tay, máy tính có khả năng sao chép các hành động mà không cần sao chép các ý nghĩ của chúng ta. Khi một chiếc xe không người lái rẽ trái ở nút giao thông, nó không dựa vào trực giác và kỹ năng; nó chỉ tuân thủ một chương trình. Nhưng trong khi các chiến lược khác nhau, thì các kết quả, cho các mục đích thực tế, đều giống nhau. Tốc độ siêu phàm mà máy tính có thể thực hiện các câu lệnh, tính toán xác suất, nhận và gửi dữ liệu làm cho chúng có thể sử dụng kiến thức tường minh để thực hiện nhiều công việc phức tạp mà chúng ta làm với kiến thức ngầm. Trong một số trường hợp, những thế H à nh khách 25 mạnh độc đáo của máy tính cho phép chúng thực hiện những gì chúng ta cho là kỹ năng ngầm còn tốt hơn chính chúng ta. Trong thế giới của ô tô điều khiển bằng máy tính, ta sẽ không cần đến đèn giao thông hoặc biển báo hiệu dừng. Thông qua việc trao đổi dữ liệu liên tục với tốc độ cao, các xe sẽ liên tục phối hợp nhịp nhàng chuyển động của chúng để chạy ngay cả qua những nút giao thông đông đúc nhất – giống như máy tính ngày nay điều phối dòng chảy của vô số gói dữ liệu dọc theo các đường truyền internet. Những gì không thể diễn tả được trong chính tâm trí của chúng ta lại trở thành có thể trong các mạng của một vi mạch. Nhiều trong số những khả năng nhận thức mà chúng ta đã coi là duy nhất của con người, cuối cùng lại không phải là như vậy. Một khi máy tính đã đủ nhanh, chúng có thể bắt đầu phỏng y theo khả năng của chúng ta để nhận ra mô hình, đưa ra phán quyết, và học hỏi từ kinh nghiệm. Lần đầu tiên chúng ta đã được học bài học này là vào năm 1997, khi siêu máy tính chơi cờ Deep Blue của IBM, có thể phân tích một tỉ nước cờ mỗi năm giây, đã đánh bại nhà vô địch thế giới Garry Kasparov. Với chiếc xe thông minh có thể xử lý một triệu tín hiệu môi trường mỗi giây của Google, chúng ta lại đang học thêm bài học nữa. Rất nhiều những điều rất thông minh mà con người thực hiện thực sự không cần đến bộ não. Những kỹ năng trí tuệ của các chuyên gia cao cấp cũng không được bảo vệ nhiều hơn khỏi tự động hóa so với việc rẽ trái của người lái xe. Chúng ta thấy bằng chứng ở khắp mọi nơi. Công việc sáng tạo và phân tích thuộc tất cả các lĩnh vực đang được mô phỏng bởi phần mềm. Bác sĩ sử dụng máy tính để chẩn đoán bệnh. Kiến trúc sư sử dụng chúng để thiết kế những tòa nhà. Luật sư sử dụng chúng để đánh giá chứng cứ. Nhạc sĩ sử dụng chúng để mô phỏng nhạc cụ và sửa nốt nhạc. 26 LỒNG KÍNH Giáo viên sử dụng chúng để dạy học sinh và chấm điểm bài kiểm tra. Máy tính không thay thế hoàn toàn những ngành nghề này, nhưng máy tính đang đảm nhiệm nhiều khía cạnh của chúng. Và chắc chắn máy tính đang thay đổi cách thức thực hiện công việc. Không chỉ các nghề nghiệp là được máy tính hóa, giải trí cũng vậy. Nhờ sự phổ biến của điện thoại thông minh, máy tính bảng, và những loại máy tính nhỏ, giá cả phải chăng, và thậm chí đeo được trên người, ngày nay chúng ta phụ thuộc vào phần mềm để thực hiện nhiều công việc hằng ngày cũng như các trò tiêu khiển. Chúng ta chạy các ứng dụng để hỗ trợ trong việc mua sắm, nấu ăn, tập thể dục, thậm chí tìm kiếm bạn đời và nuôi một đứa trẻ. Chúng ta làm theo hướng dẫn từng bước của GPS để đi từ nơi này tới nơi khác. Chúng ta sử dụng các trang mạng xã hội để duy trì tình bạn và diễn tả cảm xúc của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm lời khuyên từ các công cụ khuyến nghị về những gì nên xem, đọc và nghe. Chúng ta tìm đến Google, hoặc Siri của Apple, để trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề của chúng ta. Máy tính đang trở thành công cụ vạn năng của chúng ta để vận hành, thao tác, và tìm hiểu thế giới, trong cả biểu hiện vật lý và xã hội của nó. Chỉ cần hình dung điều gì sẽ xảy ra ngày nay khi ta lạc mất điện thoại thông minh hoặc mất kết nối mạng. Khi không có các trợ lý kỹ thuật số, chúng ta cảm thấy bất lực. Như những quan sát của Katherine Hayles, một giáo sư văn chương tại Đại học Duke, được trình bày trong cuốn sách Chúng ta nghĩ như thế nào (How We Think) năm 2012 của bà, “Khi máy tính của tôi bị hỏng hoặc mất kết nối Internet, tôi cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng, không thể làm việc được – thực tế, tôi cảm thấy như thể bàn tay của tôi đã bị cắt cụt.”6 Sự phụ thuộc vào máy tính đôi khi có thể làm chúng ta lúng H à nh khách 27 túng, nhưng nói chung chúng ta hoan nghênh nó. Chúng ta háo hức tán dương và khoe các thiết bị cũng như các ứng dụng mới và thông minh – không chỉ bởi vì chúng rất hữu ích và rất hợp thời trang. Có điều gì đó thật kỳ diệu về tự động hóa máy tính. Chứng kiến một iPhone xác định một bài hát ít người biết đang được chơi qua hệ thống âm thanh trong một quán bar để trải nghiệm một điều gì đó mà các thế hệ trước không thể nghĩ đến. Xem một đội robot sơn màu sáng dễ dàng lắp ráp một tấm pin năng lượng mặt trời hay một động cơ phản lực giống như xem một vở heavy–metal ballet tinh tế, mỗi động tác được biên đạo chính xác tới từng phần nhỏ của một milimet và của một giây. Những người đã ngồi trên xe tự lái của Google cho biết họ cảm thấy như ở một thế giới khác; não bộ hạn chế của họ rất khó để xử lý các trải nghiệm. Ngày nay, dường như chúng ta thực sự đang bước vào một thế giới mới đầy thách đố, một Vùng đất tương lai, nơi mà máy tính và các thiết bị tự động sẽ phục vụ chúng ta, giảm đi những gánh nặng của chúng ta, đáp ứng những mong muốn của chúng ta, và đôi khi làm bạn với chúng ta. Sớm thôi, các thiên tài của Silicon Valley cam đoan, chúng ta sẽ có robot giúp việc và robot tài xế. Đồ tạp hóa sẽ được chế tạo bởi các máy in 3-D và gửi đến nhà chúng ta bằng máy bay không người lái. Thế giới của Gia đình Jetsons, hoặc ít nhất là của Knight Rider(*), đang vẫy gọi. * Gia đình Jetsons là một sitcom hoạt hình Mỹ được sản xuất bởi Hanna-Barbera từ những năm 1960. Gia đình Jetsons sống trong một xã hội tương lai không tưởng của robot, người ngoài hành tinh, và những phát minh kỳ quái. Knight Rider là một series truyền hình Mỹ vào những năm 1980 xoay quanh một chiến sĩ chống tội phạm công nghệ cao với hỗ trợ của một chiếc xe trí tuệ nhân tạo gần như không thể phá hủy - ND. 28 LỒNG KÍNH Thật khó để không cảm thấy kinh hoàng, và cũng thật khó để không cảm thấy sợ hãi. Một hộp số tự động dường như có thể là một thứ không đáng kể bên cạnh chiếc ô tô Prius không người lái của Google, nhưng cái trước là tiền thân của cái sau, một bước nhỏ trên con đường tiến tới tự động hóa hoàn toàn, và tôi không thể không nhớ đến nỗi thất vọng tôi đã cảm thấy sau khi cần sang số bị tước mất khỏi tay mình – hoặc đặt trách nhiệm vào đúng chỗ của nó, sau khi tôi đã cầu xin để được thoát khỏi cần sang số tay. Nếu sự tiện lợi của hộp số tự động làm tôi cảm thấy một chút thiếu vắng, một chút thừa thãi, như một nhà kinh tế học lao động có thể nói, thì tôi sẽ thực sự cảm thấy thế nào khi là một hành khách trong chính chiếc xe của riêng tôi? ■■■■ RẮC RỐI với tự động hóa là nó thường mang lại cho chúng ta những điều chúng ta không cần với chi phí đáng kể. Để hiểu tại sao lại như vậy, và tại sao chúng ta lại háo hức chấp nhận sự đánh đổi, chúng ta cần phải xem xét cách những định kiến nhận thức – những sai sót trong cách chúng ta suy nghĩ – có thể làm sai lệch trực giác của chúng ta như thế nào. Khi đánh giá giá trị của lao động và giải trí, con mắt của tâm trí không thể nhìn thẳng. Mihaly Csikszentmihalyi, giáo sư tâm lý học và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng năm 1990 Dòng chảy (Flow), đã mô tả một hiện tượng mà ông gọi là “nghịch lý của công việc.” Lần đầu tiên ông quan sát hiện tượng này trong một nghiên cứu tiến hành vào những năm 1980 với Judith LeFevre – đồng nghiệp của ông tại Đại H à nh khách 29 học Chicago. Họ tuyển chọn một trăm người lao động, công nhân và nhân viên văn phòng, có chuyên môn và lao động phổ thông, từ năm doanh nghiệp xung quanh Chicago. Họ giao cho mỗi người một máy nhắn tin điện tử (đó là thời gian điện thoại di động vẫn còn là hàng xa xỉ) đã lập trình để phát ra tiếng bíp vào bảy khoảnh khắc ngẫu nhiên mỗi ngày trong suốt một tuần. Mỗi lúc máy phát ra tiếng bíp, các đối tượng sẽ điền vào một bảng câu hỏi ngắn. Họ sẽ mô tả hoạt động họ đang làm vào lúc đó, những thách thức họ phải đối mặt, những kỹ năng họ đang triển khai, và trạng thái tâm lý của họ, được biểu hiện bằng cảm giác của họ về động lực, sự hài lòng, sự hợp tác, tính sáng tạo, v.v. Mục đích của việc “lấy mẫu trải nghiệm”, như Csikszentmihalyi đặt tên cho kỹ thuật này, là để xem mọi người sử dụng thời gian trong công việc và trong lúc rỗi rãi của họ như thế nào, và xem các hoạt động ảnh hưởng tới “chất lượng của trải nghiệm” ra sao. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Mọi người hạnh phúc hơn, cảm thấy thỏa mãn hơn với những trải nghiệm trong lúc làm việc hơn là trong lúc nhàn rỗi. Trong thời gian rảnh, họ có xu hướng cảm thấy buồn chán và lo lắng. Nhưng họ cũng không muốn phải làm việc. Khi làm việc, họ bày tỏ mong muốn được ra khỏi công việc, và khi nghỉ ngơi, thì điều cuối cùng họ muốn là trở lại làm việc. Csikszentmihalyi và LeFevre trình bày, “Chúng tôi có tình trạng nghịch lý, mọi người có cảm xúc tích cực trong công việc hơn là lúc nhàn rỗi, nhưng lại nói rằng họ ‘muốn được làm cái gì đó khác’ khi họ đang làm việc, chứ không phải khi họ đang nhàn rỗi.”7 Như thí nghiệm cho thấy, chúng ta rất kém trong việc dự đoán những hoạt động nào sẽ thỏa mãn chúng ta và những hoạt động nào sẽ làm chúng ta thất vọng. Ngay cả khi đang làm một điều gì đó, chúng 30 LỒNG KÍNH ta dường như không thể đánh giá được những hệ quả tâm lý của nó một cách chính xác. Đó là những triệu chứng của một căn bệnh tổng quát hơn mà các nhà tâm lý học đã đặt cho nó cái tên thơ mộng là mong muốn nhầm lẫn (miswanting). Chúng ta có khuynh hướng mong muốn những điều chúng ta không thích và thích những điều chúng ta không mong muốn. “Khi những điều chúng ta mong muốn xảy ra không cải thiện được hạnh phúc của chúng ta, và khi những điều chúng ta không muốn xảy ra thì lại làm được điều đó,” các nhà tâm lý học nhận thức Daniel Gilbert và Timothy Wilson đã nhận xét, “có vẻ như công bằng mà nói, chúng ta đã muốn nặng nhọc.”8 Và như nhiều nghiên cứu ảm đạm khác cho thấy, chúng ta mãi mãi muốn nặng nhọc. Ngoài ra còn có một góc độ xã hội cho xu hướng đánh giá sai công việc và thời gian nhàn rỗi của chúng ta. Như Csikszentmihalyi và LeFevre phát hiện ra trong các thí nghiệm của họ, và như hầu hết chúng ta biết từ kinh nghiệm của chính bản thân, con người tự cho phép mình bị dẫn dắt bởi các định ước xã hội – trong trường hợp này, ý tưởng sâu xa cho rằng “nghỉ ngơi” đáng được mong muốn hơn, và sang trọng hơn là “làm việc” – thay vì bởi cảm xúc thật của họ. “Dĩ nhiên là,” các nhà nghiên cứu kết luận, “một sự mù quáng như vậy về thực trạng của vấn đề có thể có những hậu quả đáng tiếc cho cả hạnh phúc cá nhân lẫn thể trạng của xã hội.” Khi hành động theo nhận thức sai lệch, con người sẽ “cố gắng làm nhiều hơn những hoạt động mang lại những trải nghiệm kém tích cực nhất và tránh các hoạt động là suối nguồn cho những cảm xúc tích cực và mạnh mẽ nhất của họ.”9 Khó có thể coi đó là công thức cho cuộc sống tốt đẹp. H à nh khách 31 Công việc chúng ta làm để nhận tiền lương không vượt trội về bản chất so với các hoạt động chúng ta làm để tiêu khiển hoặc giải trí. Trái lại, nhiều công việc rất buồn chán và thậm chí hạ thấp phẩm giá, và nhiều sở thích và thú tiêu khiển rất thú vị và thỏa đáng. Nhưng một công việc áp đặt một cơ cấu lên thời gian của chúng ta, và cơ cấu đó mất đi khi chúng ta nhàn rỗi. Tại nơi làm việc, chúng ta bị ép buộc tham gia vào các loại hoạt động mà con người thấy hài lòng nhất. Chúng ta hạnh phúc nhất khi bị cuốn hút vào một nhiệm vụ khó khăn, một nhiệm vụ có mục tiêu rõ ràng và thách thức chúng ta không chỉ để thể hiện tài năng của mình mà còn để phát triển chúng. Chúng ta trở nên đắm mình trong dòng chảy của công việc, sử dụng thuật ngữ của Csikszentmihalyi, rằng chúng ta vứt bỏ những sao nhãng và vượt qua những lo âu và phiền muộn quấy rầy cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Sự chú ý thường hay thay đổi trở nên cố định vào những gì chúng ta đang làm. “Mỗi thao tác, chuyển động, và suy nghĩ được tiếp diễn một cách tự nhiên từ cái trước đó,” Csikszentmihalyi giải thích. “Toàn bộ con người của bạn phối hợp với nhau, và bạn sử dụng các kỹ năng của mình đến mức tối đa.”10 Trạng thái vô cùng say mê đó có thể được phát sinh bởi tất cả các cách nỗ lực, từ việc lát gạch, việc hát trong một dàn hợp xướng đến việc đua xe đạp. Bạn không cần phải thu được một khoản lương để thưởng thức các chuyển động của dòng chảy. Tuy nhiên, một cách thường xuyên hơn, kỷ luật bị giảm sút và tâm trí bị sao nhãng khi chúng ta không ở trong công việc. Chúng ta dường như mong mỏi ngày làm việc qua đi để chúng ta có thể bắt đầu tiêu tiền và vui chơi, nhưng hầu hết chúng ta lại phung phí những giờ nhàn rỗi của mình. Chúng ta lảng tránh công việc 32 LỒNG KÍNH nặng nhọc và hiếm khi tham gia vào các sở thích mang tính thử thách. Thay vào đó, chúng ta xem TV hoặc đi đến các trung tâm mua sắm hoặc đăng nhập Facebook. Chúng ta trở nên lười biếng. Và sau đó chúng ta cảm thấy buồn chán và bực bội. Không vướng bận bởi mọi sự tập trung từ bên ngoài, sự chú ý của chúng ta quay vào bên trong, và cuối cùng bị nhốt trong những gì Emerson gọi là nhà tù của tự-ý-thức. Công việc, ngay cả những thứ không mấy hay ho, “thực sự dễ dàng thưởng thức hơn thời gian rỗi rãi,” Csikszentmihalyi nói, bởi vì chúng có những mục tiêu và thách thức “gài-sẵn” bên trong để “lôi cuốn chúng ta tham gia vào công việc, tập trung và đánh mất chính mình trong đó.”11 Nhưng đó không phải là những gì tâm trí lừa dối của chúng ta muốn chúng ta tin. Nếu có cơ hội, chúng ta sẽ cố gắng giải thoát mình khỏi sự khắc nghiệt của lao động. Chúng ta sẽ kết án chính mình vào sự biếng nhác. ■■■■ CÓ ĐIỀU gì lạ khi chúng ta say mê tự động hóa? Bằng cách giúp giảm lượng công việc phải làm, bằng cách hứa hẹn làm cho cuộc sống dễ dàng, thoải mái và thuận tiện hơn, máy tính và các công nghệ tiết kiệm sức lao động khác lôi cuốn sự háo hức của chúng ta, nhưng cũng tạo ra ham muốn sai lầm nhằm thoát khỏi những gì chúng ta cảm nhận là công việc mệt nhọc. Tại nơi làm việc, tự động hóa tập trung vào việc tăng cường tốc độ và hiệu quả – một sự tập trung được xác định bởi động lực lợi nhuận chứ không phải bởi bất kỳ mối quan tâm đặc biệt nào đối với hạnh phúc của con người – thường có tác dụng loại bỏ sự phức tạp của công việc, giảm H à nh khách 33 bớt những thách thức của chúng và do đó giảm bớt sự tham gia của con người. Tự động hóa có thể thu hẹp trách nhiệm của con người đến độ công việc của họ chủ yếu bao gồm theo dõi màn hình máy tính hoặc nhập dữ liệu vào những trường quy định. Ngay cả các nhà phân tích được đào tạo và những người được gọi là công nhân tri thức khác cũng thấy công việc của họ giới hạn bởi các hệ thống hỗ trợ quyết định làm cho việc ra quyết định trở thành một quy trình xử lý dữ liệu. Các ứng dụng và chương trình khác mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống riêng tư cũng có những hiệu ứng tương tự. Bằng cách đảm nhiệm những công việc khó khăn hoặc tốn thời gian, hoặc đơn giản là khiến cho những công việc này trở nên ít phiền hà hơn, các phần mềm thậm chí còn hạn chế khả năng của chúng ta để tham gia vào các nỗ lực nhằm thử nghiệm những kỹ năng của bản thân và tạo cho chúng ta một cảm giác của sự hoàn thành và sự hài lòng. Quá thường xuyên, tự động hóa giải phóng chúng ta khỏi những gì làm cho chúng ta cảm thấy tự do. Vấn đề không phải tự động hóa có nghĩa là xấu. Tự động hóa và tiền thân của nó, cơ giới hóa, đã phát triển trong nhiều thế kỷ, và kết quả là hoàn cảnh của chúng ta đã được cải thiện đáng kể. Nếu triển khai một cách khôn ngoan, tự động hóa có thể giải thoát chúng ta khỏi những công việc khổ cực và thúc đẩy chúng ta đến với những công việc thách thức hơn và cũng thỏa mãn hơn. Vấn đề là chúng ta không giỏi suy nghĩ hợp lý về tự động hóa hoặc hiểu những hệ quả của nó. Chúng ta không biết khi nào nên nói “đủ rồi” hoặc thậm chí “hãy tạm dừng lại.” Mọi thứ được xếp chồng lên nhau, kinh tế và cảm xúc, trong việc ưa thích tự động hóa. Các lợi ích của việc chuyển giao công việc từ con người sang các thiết bị và máy tính rất dễ dàng xác định và đo lường. Doanh nghiệp có 34 LỒNG KÍNH thể dùng các số liệu về đầu tư cơ bản và tính toán các lợi ích của tự động hóa thành tiền: chi phí lao động giảm, năng suất tăng, vật liệu đầu vào và sự quay vòng nhanh hơn, lợi nhuận cao hơn. Trong cuộc sống cá nhân, chúng ta có thể nêu ra đủ mọi cách thức mà máy tính cho phép chúng ta tiết kiệm thời gian và tránh được những rắc rối. Và do thiên vị cho sự nhàn rỗi hơn là công việc, cho sự dễ dàng hơn là sự nỗ lực, nên chúng ta đánh giá quá cao các lợi ích của tự động hóa. Các chi phí thì khó khăn hơn để xác định. Chúng ta biết máy tính khiến một số công việc nhất định thành lỗi thời và làm cho một số người thất nghiệp, nhưng theo lịch sử, và hầu hết các nhà kinh tế phỏng đoán, rằng mọi sự sụt giảm việc làm đều là tạm thời và về lâu dài thì công nghệ gia tăng năng suất sẽ tạo ra những nghề mới hấp dẫn và nâng cao mức sống. Các chi phí cá nhân thậm chí còn mơ hồ hơn. Làm thế nào để bạn đo lường các chi phí của sự xói mòn nỗ lực và hợp tác, hay sự suy tàn của động lực và tự chủ, hoặc một sự suy giảm tinh tế của kỹ năng? Bạn không thể đo lường được. Đó là những loại ảo ảnh, những thứ vô hình mà chúng ta hiếm khi đánh giá cao cho đến khi chúng mất đi, và thậm chí sau đó chúng ta có thể gặp khó khăn để bày tỏ những sự mất mát này bằng ngôn từ chính xác. Nhưng giá phải trả là có thật. Những lựa chọn chúng ta thực hiện, hoặc không thực hiện, về những việc chúng ta trao cho máy tính và những việc chúng ta tiếp tục tự làm, không chỉ là sự lựa chọn mang tính thực dụng hoặc kinh tế. Chúng là những lựa chọn về luân lý. Chúng định hình bản chất của cuộc sống và vị trí chúng ta tạo ra cho chính mình trên thế gian. Tự động hóa đối diện chúng ta với câu hỏi quan trọng nhất: Con người có ý nghĩa gì? H à nh khách 35 Csikszentmihalyi và LeFevre đã phát hiện ra một điều khác nữa trong nghiên cứu của họ về thói quen hằng ngày của con người. Trong số tất cả các hoạt động giải trí được các đối tượng thử nghiệm báo cáo, thì hoạt động tạo ra ý nghĩa lớn nhất là lái xe. CHƯƠNG HAI ROBOT Ở CỔNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1950, LESLIE ILLINGWORTH, HỌA SĨ tranh biếm họa chính trị rất được ngưỡng mộ ở tạp chí châm biếm Punch của Anh, đã vẽ một bức phác họa khá đen tối và như báo điềm gở. Trong buổi hoàng hôn của một ngày thu mưa bão, bức họa cho thấy một người công nhân với ánh nhìn chăm chú đầy lo lắng từ ngưỡng cửa của một nhà máy ẩn danh. Một tay anh ta nắm một dụng cụ nhỏ; bàn tay kia cuộn lại thành nắm đấm. Anh ta nhìn qua khoảng sân vấy bùn hướng ra cổng chính của nhà máy. Nơi đó, đứng bên cạnh tấm biển “Cần những bàn tay” là một robot khổng lồ, vai rộng. Trên ngực của nó có trang trí phù hiệu bằng chữ in hoa “Tự động hóa.” Bức tranh minh họa này là một dấu ấn của thời gian đó, phản ánh một sự lo lắng mới thấm dần qua xã hội phương Tây. Năm 1956, nó đã được in lại trên trang bìa của một cuốn sách mỏng nhưng có ảnh hưởng mang tên Tự động hóa: bạn hay thù?(Automation: Friend or Foe?) của Robert Hugh Macmillan, giáo sư công nghệ R o b o t ở c ổ ng 37 tại Đại học Cambridge. Trên trang đầu, Macmillan đặt ra một câu hỏi đáng lo ngại: “Liệu chúng ta có nguy cơ bị hủy diệt bởi những sáng tạo của chính chúng ta không?” Ông giải thích rằng ông không đề cập đến những “hiểm họa của chiến tranh ‘ấn-nút’ không hạn chế” đã nổi tiếng. Ông nói về một mối đe dọa ít được bàn luận đến nhưng xảo quyệt hơn: “sự gia tăng ngày một nhanh chóng phần tham gia của các thiết bị tự động trong cuộc sống công nghiệp thời bình của tất cả các nước văn minh.”1 Cũng như các máy móc trước đây “đã thay thế cơ bắp của con người,” các thiết bị mới này dường như có khả năng “thay thế bộ não của con người”. Bằng cách đảm nhiệm nhiều công việc tốt với mức lương cao, chúng đe dọa sẽ tạo ra tình trạng thất nghiệp tràn lan, dẫn đến xung đột và biến động xã hội – đúng như điều Karl Marx đã dự đoán một thế kỷ trước.2 Nhưng, Macmillan tiếp tục, nó không nhất thiết xảy ra như vậy. Nếu “được áp dụng một cách đúng đắn,” tự động hóa có thể mang lại sự ổn định kinh tế, sự thịnh vượng, và giải thoát con người khỏi những công việc nặng nhọc. “Hy vọng của tôi là lĩnh vực mới của công nghệ này cuối cùng có thể cho phép chúng ta vứt bỏ lời nguyền của Adam trên vai, để máy móc có thể thực sự trở thành những kẻ nô lệ thay vì là những ông chủ, vì hiện nay các kỹ thuật thực tế đã được nghĩ ra để kiểm soát chúng một cách tự động.”3 Cho dù các công nghệ tự động hóa cuối cùng được chứng minh là lợi ích hay tai họa, Macmillan cảnh báo, thì vẫn có một điều chắc chắn: chúng sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong công nghiệp và xã hội. Các mệnh lệnh kinh tế của “một thế giới cạnh tranh cao” đã làm cho điều đó trở thành điều không tránh khỏi.4 Nếu một robot có thể làm việc nhanh hơn, rẻ hơn, hoặc tốt hơn đối tác con người, thì robot sẽ nhận được việc làm. 38 LỒNG KÍNH ■■■■ “CHÚNG TA đều là anh chị em với máy móc của chúng ta,” nhà sử học công nghệ George Dyson đã từng lưu ý như vậy.5 Quan hệ anh chị em rất gần gũi, và mối quan hệ với người họ hàng công nghệ của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta yêu thích máy móc – không chỉ vì chúng có ích cho chúng ta, mà còn bởi vì chúng ta thấy chúng thân mật và thậm chí còn đẹp đẽ nữa. Trong một chiếc máy được chế tạo tốt, chúng ta thấy một số ước muốn sâu xa nhất của chúng ta được thể hiện: mong muốn hiểu được thế giới và sự vận hành của nó, mong muốn mang sức mạnh của thiên nhiên phục vụ cho những mục tiêu riêng, mong muốn bổ sung một cái gì đó mới và hợp sở thích của chúng ta vào vũ trụ, mong muốn được kinh hãi và sửng sốt. Một chiếc máy tinh xảo là khởi nguồn của sự ngạc nhiên và tự hào. Nhưng máy móc cũng có thể xấu xí, và chúng ta cảm nhận được ở chúng một mối đe dọa đối với những thứ chúng ta yêu quý. Máy móc có thể là một kênh dẫn truyền sức mạnh con người, nhưng sức mạnh này thường bị nắm giữ bởi các nhà công nghiệp và tài chính, những người sở hữu máy móc, chứ không phải những người được trả lương để vận hành chúng. Máy móc đều lạnh lùng và vô tâm, và trong cách chúng vâng lời những kịch bản được lập trình, chúng ta thấy hình ảnh của những tình trạng đen tối hơn của xã hội. Nếu máy móc mang lại điều gì đó nhân bản cho thế giới xa xôi, thì chúng cũng mang lại điều gì đó xa lạ cho thế giới con người. Nhà toán học và triết gia Bertrand Russell diễn tả một cách ngắn gọn trong một bài luận năm 1924: “Máy móc được tôn thờ vì chúng đẹp và R o b o t ở c ổ ng 39 được đánh giá cao vì chúng tạo ra sức mạnh; chúng bị căm thù vì chúng gớm ghiếc và bị ghê tởm vì chúng áp đặt tình trạng nô lệ.”6 Như bình luận của Russell cho thấy, sự căng thẳng trong quan điểm của Macmillan về máy móc tự động – chúng hoặc tiêu diệt chúng ta hoặc cứu chuộc chúng ta, giải thoát chúng ta hay nô dịch chúng ta – có một lịch sử lâu dài. Cũng sự căng thẳng đó đã dẫn đến những phản ứng phổ biến đối với máy móc sản xuất từ thuở bắt đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp hơn hai thế kỷ trước. Trong khi nhiều người trong số cha ông chúng ta ăn mừng sự xuất hiện của sản xuất cơ giới hóa, xem nó như là một biểu tượng của tiến bộ và dấu hiệu bảo đảm của sự thịnh vượng, thì những người khác lo lắng rằng máy móc sẽ đánh cắp công ăn việc làm của họ và thậm chí cả linh hồn của họ nữa. Kể từ đó, câu chuyện của công nghệ là một câu chuyện của sự thay đổi nhanh chóng, thường không có phương hướng. Nhờ sự khéo léo của các nhà phát minh và các doanh nghiệp, hầu như không một thập kỷ nào trôi qua mà không có sự xuất hiện của máy móc mới, phức tạp hơn và có nhiều khả năng hơn. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn của chúng ta đối với những sáng tạo tuyệt vời này, sáng tạo của chính những bàn tay và khối óc của chúng ta, vẫn là một hằng số. Nó gần giống như khi nhìn một chiếc máy, chúng ta thấy, dù chỉ lờ mờ, một cái gì đó về chính bản thân mình mà chúng ta không hoàn toàn tin tưởng. Trong kiệt tác Sự thịnh vượng của các quốc gia (The Wealth of Nations) năm 1776, văn bản nền tảng của kinh doanh tự do, Adam Smith đã ca ngợi sự đa dạng tuyệt vời của “những chiếc máy rất đẹp” mà các nhà sản xuất đã thiết đặt để “đơn giản hóa và giảm bớt lao động.” Bằng cách cho phép “một người làm công việc của 40 LỒNG KÍNH nhiều người,” ông dự đoán, cơ giới hóa sẽ làm tăng mạnh năng suất công nghiệp.7 Những chủ nhà máy sẽ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, họ sẽ đầu tư mở rộng hoạt động – xây dựng nhiều nhà máy hơn, mua thêm máy móc, thuê thêm nhân viên. Sự giảm bớt lao động của máy móc còn xa mới ảnh hưởng xấu đến các công nhân, nó thực sự sẽ kích thích nhu cầu về lao động trong thời gian dài. Nhiều nhà tư tưởng khác đã chấp nhận và mở rộng đánh giá của Smith. Nhờ năng suất cao hơn do các thiết bị tiết kiệm lao động mang lại, họ dự đoán, công việc sẽ nhân lên, lương sẽ tăng, và giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống. Người lao động sẽ có thêm tiền dư, họ sẽ sử dụng chúng để mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất đã thuê họ. Điều đó lại sẽ cung cấp thêm nhiều vốn hơn cho việc mở rộng công nghiệp. Bằng cách này, cơ giới hóa sẽ giúp khởi động một chu kỳ hoàn hảo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của xã hội, mở rộng và lan tỏa sự giàu có, và mang lại cho người dân những gì Smith gọi là “tiện lợi và sang trọng.”8 May mắn thay, quan điểm này về công nghệ như một liều thuốc kinh tế có vẻ được sinh ra từ lịch sử ban đầu của công nghiệp hóa, và nó đã trở thành một thứ cố định của lý thuyết kinh tế. Ý tưởng này không chỉ hấp dẫn đối với các nhà tư bản tiên phong và những người anh em học giả của họ. Nhiều nhà cải cách xã hội cũng đã hoan nghênh cơ giới hóa, xem nó như là hy vọng tốt nhất để đưa quần chúng đô thị thoát khỏi nghèo khổ và nô lệ. Các nhà kinh tế, đầu tư, và các nhà cải cách có thể đủ khả năng để chấp nhận quan điểm sâu xa này. Còn những người lao động thì không. Ngay cả một sự giảm bớt lao động tạm thời cũng có thể đặt ra một mối đe dọa thực sự và trực tiếp tới sinh kế của họ. R o b o t ở c ổ ng 41 Việc lắp đặt máy móc mới đã làm rất nhiều người mất việc, và nó buộc những người khác phải đánh đổi công việc thú vị và đòi hỏi kỹ năng cho sự nhàm chán của việc kéo đòn bẩy và nhấn bàn đạp. Ở nhiều nơi trên nước Anh trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, công nhân có tay nghề đã phá các máy móc mới như là một cách để bảo vệ công việc, ngành nghề, và cộng đồng của họ. Phong trào được gọi là “Phá máy” này không chỉ đơn giản là một cuộc tấn công vào tiến bộ công nghệ. Đó là một nỗ lực có tính toán của người lao động để bảo vệ đường sống của họ, gắn bó rất chặt chẽ với các nghề thủ công mà họ làm, và để đảm bảo quyền tự chủ kinh tế và công dân của họ. “Nếu những người làm công không thích một số máy móc nhất định,” sử gia Malcolm Thomis viết, dựa trên các nghiên cứu đương đại về các cuộc nổi dậy, “thì đó là do việc sử dụng mà họ bị áp đặt, chứ không phải vì chúng là máy móc, hay bởi vì chúng mới lạ.”9 Phong trào phá máy lên đến đỉnh điểm trong cuộc nổi loạn Luddite (bảo thủ) xảy ra ở các quận công nghiệp của miền Trung nước Anh từ 1811 đến 1816. Những thợ dệt và thợ đan kim, lo sợ ngành công nghiệp địa phương thô sơ với quy mô nhỏ của họ bị xóa sổ, đã lập các đội du kích với mục đích ngăn chặn các nhà máy dệt may lớn thiết đặt các khung dệt và máy đan cơ giới hóa. Những người Luddite – quân nổi dậy lấy tên theo kẻ phá máy khét tiếng Leicestershire, được biết đến là Ned Ludlam – tiến hành các cuộc đột kích ban đêm vào các nhà máy, và thường phá hoại các thiết bị mới. Hàng ngàn binh sĩ Anh đã được huy động để chống lại phiến quân, và quân đội đã dẹp tan các cuộc nổi dậy với vũ lực tàn bạo, giết chết nhiều người và giam cầm những người khác. 42 LỒNG KÍNH Mặc dù những người Luddite và những người phá máy khác đã giành được một vài thành công lẻ tẻ trong việc làm chậm tiến trình cơ giới hóa, nhưng chắc chắn họ đã không ngăn chặn được nó. Máy móc đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong các nhà máy, trở nên cần thiết đối với sản xuất công nghiệp và cạnh tranh, đến mức chống lại việc sử dụng chúng được xem là một hành động vô vọng. Người lao động đã chấp nhận chế độ công nghệ mới, mặc dù sự mất lòng tin của họ với máy móc vẫn tồn tại. ■■■■ MỘT VÀI thập kỷ sau khi những người Luddite thua cuộc, Marx là người đã mang đến sự chia rẽ sâu sắc trong cách nhìn của xã hội về cơ giới hóa với sự biểu lộ mạnh mẽ nhất và ảnh hưởng nhất của nó. Thường xuyên trong các tác phẩm của mình, Marx khoác cho máy móc một ý chí ký sinh, ma quỷ, mô tả nó là “lao động chết” mà lại “kiềm chế và vắt kiệt sức lao động sống”. Người thợ trở thành một “phần phụ sống” của “cơ chế không có sự sống.”10 Với lời nhận xét tiên tri đen tối trong một bài phát biểu năm 1856, ông nói, “Tất cả các phát minh và tiến bộ của chúng ta dường như cung cấp đời sống trí tuệ cho các lực lượng vật chất, và biến cuộc sống con người thành một lực lượng vật chất.”11 Nhưng Marx không chỉ nói về “hiệu ứng địa ngục” của máy móc. Như học giả truyền thông Nick Dyer-Witheford giải thích, Marx cũng đã nhìn thấy và ca ngợi “lời hứa hẹn giải phóng của chúng.”12 Marx đã nhận xét trong cùng bài phát biểu đó rằng, máy móc hiện đại có “sức mạnh tuyệt vời trong việc rút ngắn và làm cho lao động của con người sinh hoa kết trái.”13 Bằng cách giải phóng người lao động khỏi các R o b o t ở c ổ ng 43 chuyên môn hạn hẹp trong ngành nghề của họ, máy móc có thể cho phép họ thỏa mãn tiềm năng của mình như những cá nhân “phát triển hoàn toàn,” có thể thay đổi giữa “các chế độ hoạt động khác nhau” và vì thế giữa “các chức năng xã hội khác nhau.”14 Khi ở trong tay đúng người – những người lao động chứ không phải các nhà tư bản – công nghệ sẽ không còn là gông xiềng của áp bức. Nó sẽ trở thành vật nâng và công cụ của sự tự hoàn thiện. Ý tưởng coi máy móc như người giải phóng in đậm trong văn hóa phương Tây khi thế kỷ 20 đến gần. Trong một bài báo năm 1897 ca ngợi sự cơ giới hóa của công nghiệp Mỹ, nhà kinh tế học người Pháp Émile Levasseur đã nêu lên những lợi ích mà công nghệ mới mang đến cho “các tầng lớp lao động.” Nó đã làm tăng mức lương của người lao động và giảm mức giá mà họ phải trả cho hàng hóa, đem lại cho họ sự sung túc vật chất lớn hơn. Nó thúc đẩy sự cải tổ các nhà máy, mang lại nơi làm việc sạch hơn, được thắp sáng tốt hơn, và nói chung là thân thiện hơn so với các nhà xưởng tối tăm độc hại là đặc trưng trong những năm đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Quan trọng hơn hết, nó đã nâng cấp loại hình công việc mà công nhân nhà máy thực hiện. “Công việc của họ trở nên ít nặng nhọc hơn, máy làm tất cả những gì đòi hỏi nhiều sức lực; người thợ, thay vì dùng cơ bắp của mình vào công việc, đã trở thành người kiểm soát sử dụng trí tuệ.” Levasseur thừa nhận rằng người lao động vẫn phàn nàn về việc họ phải vận hành máy móc. “Họ trách cứ [máy] vì đòi hỏi sự chú ý liên tục gây mệt mỏi,” ông viết, và họ buộc tội nó “làm hạ giá trị con người bằng cách biến con người thành máy, chỉ biết thực hiện một thao tác và luôn luôn giống nhau.” Tuy nhiên, ông bác bỏ những khiếu nại thiển cận này. Đơn giản là các công nhân không hiểu việc họ có nó là tốt biết bao.15 44 LỒNG KÍNH Một số nghệ sĩ và trí thức, tin rằng những hoạt động sáng tạo của trí óc vốn đã vượt trội so với lao động sản xuất của cơ thể, nhìn thấy một điều không tưởng về công nghệ trong sự tiến bộ. Oscar Wilde, trong một bài viết được công bố vào cùng khoảng thời gian với bài viết của Levasseur, mặc dù nhằm vào một đối tượng rất khác, đã nhìn thấy trước ngày mà máy móc sẽ không chỉ giảm bớt lao động mệt nhọc mà còn loại bỏ hẳn nó. “Tất cả lao động không thuộc trí óc, tất cả lao động đơn điệu buồn tẻ, tất cả lao động dính với những thứ đáng sợ và những điều kiện khó chịu, sẽ phải được thực hiện bằng máy móc,” ông viết. “Tương lai của thế giới sẽ phụ thuộc vào nô lệ cơ khí, sự phục dịch của máy móc.” Máy móc sẽ đảm nhận vai trò của những người nô lệ dường như là điều hiển nhiên đối với Wilde: “Không mảy may nghi ngờ rằng đây là tương lai của máy móc, và cũng giống như cây cối đâm chồi trong khi phú ông nghỉ ngơi, trong khi nhân loại vui cười, hoặc thưởng thức sự nhàn rỗi – chính điều đó, chứ không phải lao động, mới là mục đích của con người – hoặc làm những điều tốt đẹp, hoặc đọc những cuốn sách bổ ích, hoặc chỉ đơn giản chiêm nghiệm thế giới với sự ngưỡng mộ và thích thú, thì máy móc sẽ làm tất cả các công việc cần thiết và kém thú vị.”16 Cuộc Đại Khủng hoảng những năm 1930 đã kìm nén nhiệt tình đó. Sự sụp đổ kinh tế làm dấy lên một làn sóng phản đối gay gắt chống lại những gì diễn ra trong Những năm 20 hoan lạc (Roaring Twenties), được biết đến và ca ngợi như là Thời đại máy móc. Các liên đoàn lao động và các nhóm tôn giáo, những cây bút thập tự chinh và những công dân tuyệt vọng – tất cả đã xỉ vả chống lại những chiếc máy hủy diệt việc làm và những ông chủ tham lam sở hữu chúng. “Máy móc không mở đầu hiện tượng thất nghiệp,” tác R o b o t ở c ổ ng 45 giả của cuốn sách bán chạy nhất có tên Con người và máy móc (Men and Machines) đã viết, “nhưng đẩy nó từ một sự cáu giận nhỏ thành một trong những tai họa chính của nhân loại.” Điều đó chứng tỏ rằng, ông tiếp tục, “từ nay về sau, khả năng sản xuất càng tốt hơn thì chúng ta càng bị tồi tệ đi.”17 Thị trưởng của thành phố Palo Alto, California, đã viết một bức thư cho Tổng thống Herbert Hoover cầu xin ông có hành động chống lại “con quái vật Frankenstein” của công nghệ công nghiệp, một tai họa đã “ngấu nghiến nền văn minh của chúng ta.”18 Đôi khi tự chính phủ đã thổi phồng những mối lo ngại của công chúng. Bản báo cáo của một cơ quan liên bang đã gọi máy móc là thứ “cũng nguy hiểm như một động vật hoang dã.” Tác giả của nó viết rằng sự tăng tốc không kiểm soát được của tiến bộ đã làm cho xã hội thường xuyên không được chuẩn bị để đối phó với các hậu quả.19 Nhưng cuộc Khủng hoảng đã không hoàn toàn dập tắt ước mơ kiểu Wilde về một thiên đường máy móc. Trong một số phương diện, nó khiến cho tầm nhìn không tưởng của tiến bộ trở nên sinh động hơn, cần thiết hơn. Càng coi máy móc là kẻ thù, chúng ta càng khao khát để chúng trở thành bạn bè của chúng ta. Nhà kinh tế vĩ đại người Anh John Maynard Keynes đã viết vào năm 1930, “Chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh mới mà một số độc giả có thể chưa nghe tên, nhưng sẽ nghe rất nhiều trong những năm tới, cụ thể là, thất nghiệp do công nghệ.” Khả năng tiếp nhận công việc của máy đã tăng nhanh hơn khả năng tạo ra công việc mới có giá trị cho con người của nền kinh tế. Nhưng vấn đề này, Keynes đảm bảo với độc giả của mình, chỉ đơn thuần là triệu chứng của “giai đoạn tạm thời của sự điều chỉnh sai.” Phát triển và thịnh vượng sẽ quay trở lại. Thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên. Và ngay 46 LỒNG KÍNH sau đó, nhờ sự khéo léo và hiệu quả của những nô lệ cơ khí, chúng ta sẽ hoàn toàn không phải lo lắng về việc làm nữa. Keynes cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra là trong một trăm năm nữa, đến năm 2030, tiến bộ công nghệ sẽ giải thoát nhân loại khỏi “cuộc đấu tranh cho sinh kế” và đưa chúng ta tới “mục đích hạnh phúc kinh tế của chúng ta.” Máy móc thậm chí sẽ làm nhiều công việc hơn, nhưng điều đó sẽ không còn là nguyên nhân để lo lắng hay tuyệt vọng. Lúc đó, chúng ta sẽ tìm ra cách để phân chia của cải vật chất cho tất cả mọi người. Vấn đề duy nhất còn lại của chúng ta sẽ là làm thế nào để sử dụng thời giờ nhàn rỗi vô tận một cách tốt nhất – để dạy cho chính mình cách “thưởng thức” thay vì “phấn đấu.”20 Chúng ta vẫn đang phấn đấu, và có vẻ như đặt cược rằng hạnh phúc kinh tế sẽ không rớt xuống trái đất vào năm 2030 là một ván cược an toàn. Nhưng nếu Keynes để cho những hy vọng của ông chuyển tải những điều tốt nhất trong những ngày đen tối của năm 1930, thì cơ bản ông đã đúng về triển vọng của nền kinh tế. Đại Khủng hoảng đã được minh chứng chỉ là tạm thời. Tăng trưởng trở lại, việc làm trở lại, thu nhập tăng lên, và các công ty lại tiếp tục mua máy móc nhiều hơn và tốt hơn. Sự thăng bằng kinh tế, luôn luôn không hoàn hảo và mong manh, đã tự tái lập. Chu kỳ hoàn hảo của Adam Smith vẫn tiếp tục quay. Đến năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy đã có thể tuyên bố trong một bài phát biểu ở Tây Virginia, “Chúng ta tin rằng nếu con người có tài năng để phát minh ra những máy móc mới có thể đẩy con người ra khỏi công việc, thì họ cũng có tài năng để đưa con người trở lại với công việc.”21 Ngay lời mở đầu “chúng ta tin rằng,” đã là phong cách Kennedy. Những từ đơn giản trở nên vang dội khi chúng được lặp đi lặp lại: con người, tài năng, con người, R o b o t ở c ổ ng 47 công việc, tài năng, con người, công việc. Nhịp điệu như tiếng trống hành quân, mang đến hiệu quả thúc giục – “hãy trở lại với công việc” – một bầu không khí của sự tất yếu. Với những người nghe, lời của Kennedy hẳn đã vang lên như lời kết của câu chuyện. Nhưng không phải. Chúng là kết thúc của một chương, và một chương mới đã bắt đầu. ■■■■ NHỮNG LO ngại về nạn thất nghiệp do công nghệ đã lại tăng lên một lần nữa, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Cuộc suy thoái của những năm đầu thập niên 1990 đã chứng kiến những công ty Mỹ được tôn thờ như General Motors, IBM, và Boeing sa thải hàng chục ngàn công nhân trong các đợt “tái cơ cấu” rộng lớn, đã gợi lại mối lo ngại rằng các công nghệ mới, đặc biệt là các máy tính giá rẻ và phần mềm thông minh, sắp sửa quét sạch công việc của tầng lớp trung lưu. Năm 1994, hai nhà xã hội học Stanley Aronowitz và William DiFazio đã xuất bản Tương lai thất nghiệp (The Jobless Future), một cuốn sách liên quan đến “thay đổi công nghệ hất cẳng lao động” trong “xu thế hướng tới nhiều hơn những công việc chân tay và văn phòng tạm thời, với mức lương thấp, không lợi ích, và ít hơn những công việc nhà máy và văn phòng tử tế và lâu dài.”22 Năm tiếp theo, cuốn sách Sự kết thúc của công việc (The End of Work) đáng lo ngại của Jeremy Rifkin xuất hiện. Sự gia tăng của tự động hóa máy tính đã mở đầu “cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ Ba,” Rifkin tuyên bố. “Trong những năm tới, các công nghệ phần mềm mới và tinh vi hơn sẽ mang nền văn minh tới gần hơn với một thế giới không có người lao động.” Xã hội đã đạt đến một bước ngoặt, ông viết. Máy 48 LỒNG KÍNH tính có thể “dẫn đến thất nghiệp hàng loạt và nguy cơ suy thoái toàn cầu,” nhưng chúng cũng có thể “giải thoát chúng ta đến với một cuộc sống gia tăng giải trí” nếu chúng ta sẵn sàng viết lại các nguyên lý của chủ nghĩa tư bản hiện đại.23 Hai cuốn sách này, và những cuốn khác tương tự, gây ra một sự náo động, nhưng một lần nữa nỗi sợ hãi về tình trạng thất nghiệp do công nghệ gây ra lại nhanh chóng trôi qua. Sự hồi sinh của tăng trưởng kinh tế trong những năm giữa và cuối thập niên 1990, mà đỉnh cao là sự bùng nổ dot-com đến chóng mặt, đã chuyển sự chú ý của mọi người khỏi những dự đoán ngày tận thế của thất nghiệp hàng loạt. Một thập kỷ sau đó, trong sự thức tỉnh của cuộc Đại Suy thoái năm 2008, những lo âu lại trở về, mạnh hơn bao giờ hết. Vào giữa năm 2009, nền kinh tế Mỹ, phục hồi một cách chập chờn từ sự sụp đổ kinh tế, lại bắt đầu mở rộng. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trở lại. Các doanh nghiệp đã nâng đầu tư vốn của họ lên mức trước suy thoái. Thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng việc thuê mướn nhân công vẫn từ chối phục hồi trở lại. Trong khi đối với các công ty, không có gì là bất thường khi chờ đợi sự phục hồi được thiết lập tốt trước khi tuyển dụng lao động mới, lần này sự chậm trễ dường như kéo dài vô tận. Tăng trưởng việc làm vẫn hững hờ một cách bất thường, tỉ lệ thất nghiệp cao dai dẳng. Khi tìm kiếm một lời giải thích, và một thủ phạm, mọi người nhìn vào nghi phạm thông thường: công nghệ tiết-kiệm-lao-động. Cuối năm 2011, hai nhà nghiên cứu đáng kính của MIT, Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee, đã xuất bản một cuốn sách điện tử ngắn, Chạy đua với Máy (Race against the Machine), trong đó họ nhẹ nhàng khiển trách các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đã bỏ qua khả năng công nghệ ở nơi làm việc làm giảm đáng R o b o t ở c ổ ng 49 kể nhu cầu của các công ty đối với nhân viên mới. “Thực tế do trải nghiệm” cho thấy máy móc đã củng cố việc làm trong nhiều thế kỷ “che giấu một bí mật bẩn thỉu,” họ viết. “Không có luật kinh tế nào nói rằng tất cả mọi người, hoặc thậm chí hầu hết mọi người, tự động được hưởng lợi từ tiến bộ công nghệ.” Mặc dù Brynjolfsson và McAfee là những người ngán công nghệ mới – họ vẫn “rất lạc quan” về khả năng của máy tính và robot để tăng năng suất và cải thiện đời sống của con người về lâu dài – họ lập luận một cách thuyết phục rằng thất nghiệp do công nghệ là có thật, rằng nó đã trở thành phổ biến, và nó có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều. Con người, họ cảnh báo, đã thua trong cuộc chạy đua chống lại máy móc.24 Cuốn sách điện tử của họ giống như một que diêm ném vào cánh đồng cỏ khô. Nó đã khơi mào một cuộc tranh luận quyết liệt và đôi khi cay độc giữa các nhà kinh tế, một cuộc tranh luận sớm thu hút sự chú ý của giới báo chí. Cụm từ “thất nghiệp do công nghệ,” đã dần không được sử dụng sau Đại Suy thoái, lại bám vào tâm trí công chúng. Vào đầu năm 2013, chương trình truyền hình thời sự 60 Phút thực hiện một phân đoạn, gọi là “Cuộc hành quân của Máy,” nhằm khảo sát xem các doanh nghiệp đã sử dụng các công nghệ mới vào vị trí của người lao động tại các kho hàng, bệnh viện, công ty luật, và các nhà máy sản xuất như thế nào. Phóng viên Steve Kroft than thở rằng “một ngành công nghiệp công nghệ cao đồ sộ đã đóng góp đáng kể cho năng suất và sự giàu có của nền kinh tế Mỹ, nhưng thật ngạc nhiên là lại đóng góp rất ít cho cách thức làm việc.”25 Ngay sau khi chương trình phát sóng, một nhóm các cây bút của Associated Press đã đăng một báo cáo điều tra gồm ba phần về sự tồn tại của tình trạng thất nghiệp cao. Kết luận của họ rất nghiệt ngã: công ăn việc làm đang “bị xóa sạch bởi công 50 LỒNG KÍNH nghệ.” Cần lưu ý rằng các nhà văn khoa học viễn tưởng từ lâu đã “cảnh báo về một tương lai khi chúng ta sẽ là kiến trúc sư cho sự lỗi thời của chính chúng ta, bị thay thế bằng máy móc của chúng ta,” các phóng viên AP tuyên bố rằng “tương lai đó đã đến.”26 Họ dẫn lời một nhà phân tích dự đoán rằng tỉ lệ thất nghiệp sẽ đạt 75 % vào cuối thế kỷ.27 Dự báo như vậy thật dễ dàng để bỏ qua. Giọng điệu gieo hoang mang này vang lên điệp khúc đã được nghe nhiều lần kể từ thế kỷ 18. Mỗi cuộc suy thoái kinh tế đều nổi lên hình bóng của quái vật Frankenstein nhai nghiến công ăn việc làm. Và sau đó, khi chu kỳ kinh tế trỗi dậy từ đáy vực và việc làm trở lại, con quái vật quay trở vào trong lồng của nó và các nỗi lo âu lắng xuống. Tuy nhiên, lần này nền kinh tế đã không hành xử như bình thường. Bằng chứng cho thấy một động lực mới gây phiền hà có thể đang hình thành. Theo bước Brynjolfsson và McAfee, một số nhà kinh tế nổi tiếng đã bắt đầu đặt câu hỏi về giả định ấp ủ trong nghề nghiệp của họ rằng tăng năng suất từ nguồn công nghệ sẽ mang lại sự tăng trưởng của việc làm và tiền lương. Họ chỉ ra rằng trong thập kỷ vừa qua, năng suất lao động của Mỹ tăng với tốc độ nhanh hơn so với những gì chúng ta đã thấy trong ba mươi năm trước, lợi nhuận công ty đã đạt đến mức độ mà chúng ta chưa từng nhìn thấy trong nửa thế kỷ, và các khoản đầu tư của doanh nghiệp cho thiết bị mới đã tăng mạnh. Sự kết hợp đó sẽ mang lại tăng trưởng vững chắc cho việc làm. Tuy nhiên tổng số lượng việc làm trong cả nước hầu như không thay đổi. Sự tăng trưởng và việc làm bị “phân tách ở các nước tiên tiến,” nhà kinh tế đoạt giải Nobel Michael Spence nói, và công nghệ là lý do chính: “Việc thay thế lao động thủ công đơn điệu bằng máy móc và robot là một xu hướng mạnh mẽ, liên tục, R o b o t ở c ổ ng 51 và có lẽ được đẩy nhanh trong sản xuất và hậu cần, trong khi các mạng máy tính đang thay thế những công việc đơn điệu của các nhân viên văn phòng trong việc xử lý thông tin.”28 Một số khoản kinh phí lớn chi cho robot và các công nghệ tự động hóa khác trong những năm gần đây có thể phản ánh các điều kiện kinh tế tạm thời, đặc biệt là những nỗ lực liên tục của các chính trị gia và các ngân hàng trung ương để kích thích tăng trưởng. Lãi suất thấp và ưu đãi thuế tích cực của chính phủ cho đầu tư cơ bản có vẻ đã khuyến khích các công ty mua các thiết bị và phần mềm tiết-kiệm-lao-động mà lẽ ra họ đã không mua.29 Nhưng những xu hướng sâu xa hơn và kéo dài hơn cũng xuất hiện. Alan Krueger, nhà kinh tế của Princeton, chủ trì Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Barack Obama từ 2011 tới 2013, chỉ ra rằng ngay cả trước cuộc suy thoái “nền kinh tế Mỹ đã không tạo đủ việc làm, đặc biệt là không đủ việc làm cho tầng lớp trung lưu, và chúng ta đã mất công ăn việc làm trong khu vực sản xuất ở mức báo động.”30 Từ đó, bức tranh chỉ ngày càng tối tăm. Có thể giả định rằng, ít nhất là khi nói đến sản xuất, công việc không biến mất nhưng chỉ đơn giản là di cư sang các nước có mức lương thấp. Thực tế không phải như vậy. Tổng số công việc sản xuất trên toàn thế giới đã giảm trong nhiều năm, thậm chí ở cả những cường quốc công nghiệp như Trung Quốc, trong khi sản lượng sản xuất tổng thể đã tăng mạnh.31 Máy móc đang thay thế công nhân xí nghiệp nhanh hơn so với việc mở rộng kinh tế tạo ra các vị trí lao động sản xuất mới. Khi robot công nghiệp ngày càng rẻ hơn và chuyên nghiệp hơn, thì khoảng cách giữa việc làm bị mất đi và việc làm được tăng thêm chắc chắn sẽ lớn hơn. Ngay cả những tin tức rằng các công ty như GE và Apple đang mang một số công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ 52 LỒNG KÍNH cũng chỉ là sự buồn vui lẫn lộn. Một trong những lý do công việc được mang trở về là vì hầu hết nó có thể được thực hiện mà không cần đến con người. “Nhà máy ngày nay gần như vắng bóng người vì các máy móc do phần mềm điều khiển đang làm hầu hết mọi công việc,” giáo sư kinh tế Tyler Cowen trình bày.32 Công ty không phải lo lắng về chi phí lao động nếu nó không sử dụng người lao động. Kinh tế công nghiệp – nền kinh tế của máy móc – là một hiện tượng mới. Nó mới chỉ tồn tại được khoảng hai thế kỷ rưỡi, một tích tắc đồng hồ của lịch sử. Rút ra kết luận chung cuộc về sự liên kết giữa công nghệ và việc làm từ trải nghiệm hạn chế như vậy có lẽ là một sự khinh suất. Logic của chủ nghĩa tư bản, khi kết hợp với lịch sử của tiến bộ khoa học và công nghệ, có vẻ như là một công thức cho việc cuối cùng sẽ loại bỏ lao động khỏi các quá trình sản xuất. Máy móc, không giống như công nhân, không đòi hỏi phân chia lợi nhuận trên vốn đầu tư tư bản. Chúng không bị ốm hoặc muốn những ngày nghỉ được trả lương hoặc yêu cầu tăng lương hằng năm. Đối với nhà tư bản, lao động là một vấn đề mà tiến bộ giải quyết được. Không phải là vô lý, nỗi lo sợ rằng công nghệ sẽ làm xói mòn việc làm là định mệnh sẽ trở thành sự thật “trong thời gian rất dài,” nhà sử học kinh tế lỗi lạc Robert Skidelsky lập luận: “Sớm hay muộn, chúng ta sẽ hết việc làm.”33 Thời gian rất dài là bao lâu? Chúng ta không biết, mặc dù Skidelsky cảnh báo rằng nó có thể “gần một cách khó chịu” đối với một số quốc gia.34 Trong tương lai gần, tác động của công nghệ hiện đại có thể được cảm nhận nhiều hơn trong việc phân phối công việc hơn là trong số liệu việc làm tổng thể. Cơ giới hóa lao động thủ công trong cuộc Cách mạng Công nghiệp đã hủy diệt R o b o t ở c ổ ng 53 một số công việc tốt, nhưng nó đã dẫn đến việc hình thành các hạng mục ngành nghề mới rộng lớn cho tầng lớp trung lưu. Khi các công ty mở rộng để phục vụ thị trường lớn hơn và phong phú hơn, họ đã thuê những đội giám sát viên và kế toán viên, thiết kế viên và tiếp thị viên. Nhu cầu về giáo viên, bác sĩ, luật sư, nhân viên thư viện, phi công, và tất cả các loại chuyên môn khác cũng tăng lên. Cấu trúc của thị trường việc làm không bao giờ ở trạng thái tĩnh; nó thay đổi để đáp ứng các xu hướng công nghệ và xã hội. Nhưng không có gì đảm bảo rằng những thay đổi này sẽ luôn đem lại lợi ích cho người lao động hoặc phát triển tầng lớp trung lưu. Với các máy tính được lập trình để tiếp nhận công việc bàn giấy, nhiều chuyên gia đang bị ép buộc làm những công việc lương thấp hơn hoặc phải đổi những vị trí toàn-thời-gian để lấy những vị trí bán-thời-gian. Trong khi hầu hết công ăn việc làm bị mất đi trong cuộc suy thoái gần đây là thuộc các ngành công nghiệp trả lương cao, thì gần 3/4 số công ăn việc làm được tạo ra kể từ suy thoái kinh tế là ở các lĩnh vực thu nhập thấp. Sau khi nghiên cứu các nguyên nhân của sự “tăng trưởng việc làm vô cùng yếu ớt” tại Hoa Kỳ từ năm 2000, kinh tế gia David Autor của MIT kết luận rằng công nghệ thông tin “đã thực sự thay đổi sự phân bố của nghề nghiệp,” làm gia tăng khoảng chênh lệch về thu nhập và sự giàu sang. “Có vô số công việc để làm trong dịch vụ thực phẩm và có vô số công việc trong ngành tài chính, nhưng có rất ít việc làm với mức lương trung bình.”35 Khi các công nghệ máy tính mới mở rộng tự động hóa ngày càng nhiều vào các ngành kinh tế, chúng ta có thể thấy sự tăng tốc của xu hướng này, với tầng lớp trung lưu ngày càng thu hẹp và sự 54 LỒNG KÍNH mất việc ngày càng tăng thậm chí đối với cả các chuyên gia được trả lương cao nhất. “Máy móc thông minh có thể nâng GDP lên cao nhất có thể,” Paul Krugman – một kinh tế gia đoạt giải Nobel khác – lưu ý, “nhưng cũng làm giảm nhu cầu đối với con người, bao gồm cả những người tài giỏi. Vì vậy, chúng ta có thể nhìn thấy một xã hội ngày càng phát triển giàu có, nhưng trong đó tất cả các lợi ích đều tích lũy cho những ai sở hữu robot.”36 Tin này không hoàn toàn là thông tin tàn khốc. Khi nền kinh tế Mỹ đã lấy lại đà phát triển vào cuối năm 2013, thì việc thuê mướn lao động đã tăng trong một số lĩnh vực, bao gồm xây dựng và chăm sóc sức khỏe, và đã có sự gia tăng đáng khích lệ trong một số ngành nghề lương cao. Nhu cầu về người lao động vẫn gắn liền với chu kỳ kinh tế, tuy không hoàn toàn sít sao như trong quá khứ. Việc tăng cường sử dụng máy tính và các phần mềm tự nó đã tạo ra một số việc làm mới rất hấp dẫn cũng như nhiều cơ hội kinh doanh. Mặc dù theo các tiêu chuẩn lịch sử, số người làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới tính toán vẫn còn khiêm tốn. Tất cả chúng ta không thể đều trở thành lập trình viên phần mềm hay kỹ sư robot. Tất cả chúng ta không thể cùng nhổ trại đến Silicon Valley và kiếm sống bằng việc viết các ứng dụng tiện lợi cho điện thoại thông minh(*). * Internet, thường được ghi nhận là đã mở ra cơ hội cho mọi người để kiếm tiền thông qua sáng kiến của cá nhân họ, với sự đầu tư ít vốn. Họ có thể bán đồ cũ qua eBay hoặc đồ thủ công qua Etsy. Họ có thể cho thuê một phòng bỏ trống qua Airbnb hoặc biến chiếc xe của họ thành một chiếc taxi ma với Lyft. Họ có thể tìm công việc lặt vặt qua TaskRabbit. Nhưng trong khi khá dễ dàng để có chút ít thu nhập qua những việc kinh doanh khiêm tốn như vậy, rất ít người có thể kiếm được mức thu nhập trung bình từ công việc đó. Tiền thực sự sẽ về tay các công ty phần mềm chạy các dịch vụ trực tuyến kết nối người mua và người bán hoặc bên cho thuê và bên thuê – các dịch vụ được tự động hóa cao cần rất ít nhân viên. R o b o t ở c ổ ng 55 Với mức lương trung bình vẫn trì trệ và lợi nhuận công ty tiếp tục tăng, sự hào phóng của nền kinh tế dường như chỉ chảy vào một ít người may mắn. Và những lời động viên của Tổng thống Kenedy nghe càng đáng nghi ngờ hơn. Tại sao lần này lại có sự khác biệt? Chính xác là những gì đã thay đổi để có thể cắt đứt mối liên kết cũ giữa các công nghệ mới và các công việc mới? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải nhìn lại vào con robot khổng lồ đứng ở cổng trong bức phiếm họa của Leslie Illingworth – con robot có tên là Tự động hóa. ■■■■ TỪ TỰ ĐỘNG HÓA chỉ mới đi vào ngôn ngữ thời gian gần đây. Thời điểm chính xác nhất chúng ta có thể chỉ ra là, nó được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1946, khi các kỹ sư tại Công ty Ford Motor cảm thấy cần thiết phải có một thuật ngữ để mô tả chiếc máy mới nhất đang được thiết đặt trên các dây chuyền lắp ráp của công ty. “Hãy cho chúng tôi thêm chút ít công việc tự động này,” một phó chủ tịch của Ford nói như vậy trong một cuộc họp. “Thêm một chút ít của cái... cái ‘tự động hóa’ này.”37 Các nhà máy của Ford nổi tiếng là đã được cơ giới hóa với máy móc tinh vi làm giản lược mọi công việc trong dây chuyền. Nhưng công nhân vẫn còn phải mang các bộ phận và bán thành phẩm từ chiếc máy này qua chiếc máy kế tiếp. Những công nhân vẫn kiểm soát tốc độ sản xuất. Các thiết bị được cài đặt vào năm 1946 đã thay đổi điều đó. Máy móc đảm nhiệm việc xử lý vật liệu và các chức năng vận chuyển, cho phép toàn bộ quá trình lắp ráp được tiến hành một cách tự động. 56 LỒNG KÍNH Việc thay đổi luồng công việc có thể không có vẻ quan trọng với những người làm việc trong xưởng. Nhưng đúng ra là có. Việc kiểm soát một quá trình công nghiệp phức tạp đã chuyển từ người lao động sang máy móc. Thuật ngữ mới này đã lan ra nhanh chóng. Hai năm sau đó, trong một báo cáo về máy móc của Ford, một cây bút của tạp chí Thợ máy Mỹ (American Machinist) đã định nghĩa tự động hóa là “nghệ thuật của việc áp dụng các thiết bị cơ khí để thao tác các phần công việc... theo trình tự thời gian với thiết bị sản xuất sao cho dây chuyền có thể được đặt toàn bộ hoặc một phần dưới sự điều khiển ấn-nút tại các trạm chiến lược.”38 Khi tự động hóa đã với tới nhiều ngành công nghiệp và quy trình sản xuất, và khi nó bắt đầu có trọng lượng ẩn dụ trong nền văn hóa, thì định nghĩa của nó lan tỏa nhanh hơn. “Những năm gần đây, rất ít thuật ngữ được vặn vẹo để phù hợp với vô số mục đích và nỗi ám ảnh như thuật ngữ ‘tự động hóa’ mới này,” một giáo sư về kinh doanh của Harvard cằn nhằn vào năm 1958. “Nó đã được sử dụng như một lời kêu gọi tập hợp công nghệ, một mục tiêu sản xuất, một thách thức kỹ thuật, một khẩu hiệu quảng cáo, một biểu ngữ chiến dịch ủng hộ lao động, và như biểu tượng của tiến bộ công nghệ đáng lo ngại.” Sau đó, tự ông đã đưa ra một định nghĩa thực tiễn xuất sắc: “Tự động hóa đơn giản là một cái gì đó tự động hơn một cách đáng kể so với những gì đã tồn tại trước đây trong nhà máy, công nghiệp, hoặc đồn điền.”39 Tự động hóa không phải là một vật hoặc một kỹ thuật, càng không phải là một lực lượng. Nó là sự biểu lộ của tiến bộ hơn là một chế độ cụ thể của hoạt động. Bất kỳ nỗ lực nào trong việc giải thích hoặc phỏng đoán hậu quả của nó nhất thiết chỉ là dự kiến. Cũng như với nhiều xu hướng công nghệ, tự R o b o t ở c ổ ng 57 động hóa sẽ luôn luôn là cả cũ và mới, và sẽ đòi hỏi một sự đánh giá mới ở từng giai đoạn phát triển của nó. Việc thiết bị tự động của Ford xuất hiện ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II không phải là ngẫu nhiên. Trong cuộc chiến, công nghệ tự động hóa hiện đại được định hình. Khi Đức quốc xã bắt đầu đợt đánh bom chớp nhoáng chống lại Vương quốc Anh vào năm 1940, các nhà khoa học Anh và Mỹ phải đối mặt với một thử thách khó khăn: Làm thế nào để phá hủy những chiếc máy bay ném bom bay cao và nhanh trên trời với những tên lửa bắn từ súng phòng không khó sử dụng trên mặt đất? Các tính toán trí óc và sự điều chỉnh vật lý cần thiết để nhắm chính xác – không phải vào vị trí hiện tại của máy bay mà vào vị trí khả dĩ trong tương lai của nó – thật quá phức tạp đối với một người lính để thực hiện với tốc độ đủ nhanh và bắn kịp khi máy bay vẫn còn trong tầm đạn. Đây không phải là việc làm dành cho con người. Các nhà khoa học nhận thấy, quỹ đạo của tên lửa phải được tính toán bởi một máy tính, sử dụng dữ liệu theo dõi đến từ các hệ thống radar cùng với các dự báo thống kê về hành trình máy bay, và sau đó các tính toán phải được chuyển tự động vào cơ chế ngắm của súng để hướng dẫn bắn. Hơn nữa, mục tiêu của súng phải được điều chỉnh liên tục tùy thuộc vào sự thành công hay thất bại của phát súng trước đó. Đối với các thành viên của đoàn pháo binh, công việc của họ sẽ phải thay đổi để đáp ứng thế hệ vũ khí tự động mới. Và thay đổi đã xảy ra. Các pháo binh nhanh chóng thấy mình ngồi trước màn hình trong những chiếc xe tải tối để lựa chọn các mục tiêu từ các hiển thị radar. Danh tính của họ cũng thay đổi cùng với công việc. Họ không còn được coi là “những chiến sĩ,” một sử gia viết, mà là “những kỹ thuật viên đọc và thao tác với các mô tả của thế giới.”40 58 LỒNG KÍNH Trong những khẩu pháo phòng không ra đời từ công việc của các nhà khoa học phe Đồng minh, chúng ta thấy tất cả các yếu tố của những gì giờ đây đặc trung cho một hệ thống tự động. Đầu tiên, cốt lõi của hệ thống, là một cỗ máy tính toán rất nhanh – một máy vi tính. Thứ hai là một cơ chế cảm biến (trong trường hợp này là radar) dùng để giám sát môi trường bên ngoài, giám sát thế giới thực, và truyền những dữ liệu thiết yếu về nó tới máy tính. Thứ ba là một liên kết giao tiếp cho phép các máy tính điều khiển sự chuyển động của các thiết bị vật lý để thi hành những công việc thực tế, có hoặc không có sự trợ giúp của con người. Và cuối cùng là một phương pháp phản hồi – một phương thức gửi trở lại máy tính thông tin về kết quả của các hướng dẫn trước đó sao cho máy tính có thể điều chỉnh tính toán để sửa lỗi và lưu ý đến những thay đổi trong môi trường. Những bộ phận cảm biến, một bộ não tính toán, một chuỗi các thông báo để điều khiển các chuyển động vật lý, và một vòng lặp thông tin phản hồi để học hỏi: vậy là bạn đã có bản chất của tự động hóa, bản chất của một robot. Và cũng ở đó, bạn có bản chất của hệ thống thần kinh của một cơ thể sống. Sự giống nhau không phải là ngẫu nhiên. Để thay thế một con người, hệ thống tự động trước tiên phải sao chép một con người, hoặc ít nhất là một số khía cạnh trong khả năng của con người. Các máy móc tự động đã tồn tại trước Chiến tranh Thế giới II. Động cơ hơi nước của James Watt, động lực đầu tiên và căn bản của cuộc Cách mạng Công nghiệp, đã kết hợp một thiết bị phản hồi khéo léo – bộ điều tiết ly tâm – cho phép động cơ tự điều chỉnh hoạt động của nó. Khi động cơ tăng tốc, nó xoay một cặp bóng kim loại, tạo ra một lực ly tâm kéo một đòn bẩy để đóng van hơi nước, giữ cho động cơ không chạy quá nhanh. Khung dệt Jacquard, được R o b o t ở c ổ ng 59 phát minh ở Pháp vào khoảng năm 1800, sử dụng thẻ đục lỗ thép để điều khiển chuyển động của các ống sợi màu khác nhau, cho phép các mẫu hình phức tạp được dệt một cách tự động. Năm 1866, một kỹ sư người Anh tên là J. Macfarlane Gray được cấp bằng phát minh cho một cơ chế lái tàu hơi nước có thể ghi nhận chuyển động của bánh lái và, thông qua một hệ thống phản hồi vận hành bằng hộp số, điều chỉnh góc của bánh lái để duy trì hành trình định trước.41 Nhưng sự phát triển của máy tính nhanh cùng các cảm biến điện tử khác đã mở ra một chương mới trong lịch sử của máy móc. Nó đã mở rộng một cách đáng kể các tiềm năng của tự động hóa. Như nhà toán học Norbert Wiener, người đã giúp viết các thuật toán dự đoán cho súng phòng không tự động của phe Đồng Minh, đã giải thích trong cuốn sách năm 1950 của ông nhan đề Sử dụng nhân bản của con người (The Human Use of Human Beings), các tiến bộ trong những năm 1940 cho phép các nhà phát minh và kỹ sư vượt qua được “thiết kế rời rạc của các cơ chế tự động riêng lẻ.” Các công nghệ mới, được thiết kế với mục đích quân sự, đã mở đường cho “một chiến lược tổng quát trong việc chế tạo các cơ chế tự động của các loại hình đa dạng nhất”. Chúng đã mở đường cho “thời đại tự động mới.”42 Ngoài việc theo đuổi sự tiến bộ và năng suất, còn có một động lực khác cho thời đại tự động hóa: chính trị. Những năm sau chiến tranh được đặc trưng bởi sự xung đột lao động dữ dội. Các nhà quản lý và công đoàn tranh đấu với nhau trong hầu hết các khu vực sản xuất của Mỹ, và sự căng thẳng thường xuất hiện mạnh nhất trong những ngành công nghiệp thiết yếu để tích tụ trang thiết bị quân sự và vũ khí phục vụ Chiến tranh Lạnh của chính phủ liên bang. Đình công, bãi công, và giảm tốc độ sản xuất là các sự kiện 60 LỒNG KÍNH hằng ngày. Chỉ tính riêng trong năm 1950, tám mươi tám cuộc đình công đã diễn ra tại riêng một nhà máy của Westinghouse ở Pittsburgh. Trong nhiều nhà máy, người phụ trách công đoàn đã có nhiều quyền lực hơn các nhà quản lý đối với quá trình hoạt động – công nhân có tiếng nói quan trọng. Các nhà lập kế hoạch quân sự và công nghiệp nhìn tự động hóa như một cách để mang cán cân quyền lực trở lại cho nhà quản lý. Tạp chí Fortune trong một xã luận năm 1946 mang tên “Máy móc không có người” đã tuyên bố rằng, máy móc điều khiển bằng điện sẽ chứng tỏ chúng “vượt trội hơn rất nhiều so với cơ thể con người,” chứ không kém vì máy “luôn hài lòng với điều kiện làm việc và không bao giờ đòi hỏi mức lương cao hơn.”43 Một giám đốc điều hành của Arthur D. Little, một hãng tư vấn quản lý và kỹ thuật hàng đầu, đã viết rằng việc gia tăng tự động hóa báo trước “sự giải phóng khỏi lao động con người” của thế giới doanh nghiệp.44 Ngoài việc giảm sự cần thiết đối với người lao động, đặc biệt là những người có tay nghề cao, thiết bị tự động hóa còn cung cấp cho chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý một phương tiện kỹ thuật để kiểm soát tốc độ và dòng chảy của sản xuất thông qua việc lập trình điện tử các máy móc riêng lẻ và toàn bộ dây chuyền lắp ráp. Tại các nhà máy của Ford, khi việc kiểm soát tốc độ của dây chuyền chuyển sang các thiết bị tự động mới, những người lao động bị mất đi rất nhiều quyền tự chủ. Vào giữa những năm 1950, vai trò của công đoàn lao động trong việc định đoạt các hoạt động của nhà máy đã giảm đi nhiều.45 Bài học quan trọng là: trong một hệ thống tự động hóa, quyền lực tập trung ở những người kiểm soát việc lập trình. R o b o t ở c ổ ng 61 Wiener đã thấy trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với độ rõ nét kỳ lạ. Các công nghệ của tự động hóa sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của bất kỳ ai. Máy tính sẽ nhanh hơn và nhỏ hơn. Tốc độ và dung lượng của liên lạc điện tử và các hệ thống lưu trữ sẽ tăng theo cấp số nhân. Các bộ cảm biến sẽ thấy, nghe, và cảm nhận được thế giới với độ nhạy lớn chưa từng có. Các cơ chế robot sẽ “thay thế nhiều hơn và gần như tất cả các chức năng của bàn tay con người cũng như được hỗ trợ bằng mắt của con người.” Chi phí sản xuất tất cả các thiết bị và hệ thống mới sẽ giảm. Việc sử dụng tự động hóa sẽ trở nên vừa khả thi và vừa kinh tế trong nhiều lĩnh vực hơn bao giờ hết. Và vì máy tính có thể được lập trình để thực hiện các chức năng logic, tầm với của tự động hóa sẽ mở rộng ra ngoài công việc của tay chân và tiến vào các công việc của trí óc – địa hạt của phân tích, phán xét và ra quyết định. Một cỗ máy tự động hóa không nhất thiết phải hoạt động bằng cách thao tác những thứ vật chất như súng. Nó có thể hoạt động bằng cách thao tác thông tin. “Từ giai đoạn này, tất cả mọi thứ có thể thực hiện bằng máy,” Wiener đã viết. “Máy móc không so sánh giữa lao động chân tay và lao động trí óc.” Với ông, có vẻ hiển nhiên là tự động hóa, dù sớm hay muộn, sẽ tạo ra “một tình trạng thất nghiệp” có thể làm cho tai họa của cuộc Đại Suy thoái “dường như chỉ là một trò đùa thú vị.”46 Sử dụng nhân bản của con người là một cuốn sách bán chạy nhất, giống như cuốn sách kỹ thuật hơn rất nhiều trước đó của Wiener nhan đề Điều khiển học, hay kiểm soát và liên lạc trong động vật và máy (Cybernetics, or Control and Communication in the Animal and the Machine). Phân tích đáng lo ngại của nhà toán học này về quỹ đạo của công nghệ đã trở thành một bộ phận của 62 LỒNG KÍNH kết cấu tri thức những năm 1950. Nó truyền cảm hứng hoặc cung cấp tài liệu cho nhiều cuốn sách và bài viết về tự động hóa xuất hiện trong thập kỷ này, kể cả tập sách mỏng của Robert Hugh Macmillan. Bertrand Russell, trong tiểu luận “Có phải con người là cần thiết?” (Are Human Beings Necessary?) năm 1951 đã viết rằng, công trình của Wiener đã làm sáng tỏ rằng “chúng ta sẽ phải thay đổi một số giả định cơ bản mà dựa vào đó thế giới đã vận động kể từ khi nền văn minh bắt đầu.”47 Wiener thậm chí đã xuất hiện chớp nhoáng như một nhà tiên tri bị lãng quên trong tiểu thuyết đầu tay của Kurt Vonnegut năm 1952, cuốn tiểu thuyết châm biếm giả tưởng nhan đề Người chơi Piano (Player Piano), trong đó cuộc nổi loạn của một kỹ sư trẻ chống lại một thế giới được tự động hóa cứng nhắc kết thúc với hồi anh hùng ca phá-máy. ■■■■ Ý TƯỞNG về một cuộc xâm lăng của robot có thể có vẻ đe dọa, nếu không so với ngày tận thế, đối với một cộng đồng đã bị bom đạn làm cho kinh hãi, nhưng các công nghệ tự động vẫn còn trong giai đoạn trứng nước vào những năm 1950. Những hệ quả cuối cùng của chúng có thể hình dung được theo cách suy đoán và tưởng tượng của khoa học viễn tưởng, nhưng vẫn còn một chặng đường dài mới tới lúc được trải nghiệm những hệ quả này. Qua những năm 1960, hầu hết các máy móc tự động vẫn tiếp tục giống với những robot nguyên thủy trên dây chuyền lắp ráp sau chiến tranh của Ford. Chúng to lớn, đắt tiền, và không quá thông minh. Hầu hết chúng chỉ có thể thực hiện một chức năng đơn lẻ, lặp đi lặp lại, điều chỉnh chuyển động theo một vài mệnh lệnh điện tử cơ bản: tăng tốc độ, R o b o t ở c ổ ng 63 chậm lại; di chuyển sang trái, di chuyển sang phải; nắm lại, thả ra. Những chiếc máy đặc biệt chính xác, nhưng tài năng thì rất ít. Làm việc cực nhọc một cách âm thầm bên trong nhà máy, thường được khóa trong những chiếc lồng để bảo vệ khỏi bị người qua lại nghịch một cách vô ý thức, chúng chắc chắn không giống những kẻ sắp tiếp quản thế giới. Dường như chúng giống những con thú thồ hàng ngoan ngoãn và khéo léo hơn. Nhưng robot và các hệ thống tự động khác có một lợi thế lớn so với các máy cơ khí thuần túy trước đây. Vì chạy trên phần mềm, chúng có thể nương theo Định luật Moore. Chúng có thể được hưởng lợi từ tất cả các tiến bộ nhanh chóng – tốc độ xử lý, thuật toán lập trình, dung lượng lưu trữ và mạng, thiết kế giao diện, và thu nhỏ kích thước – đặc trưng cho tiến bộ của chính máy tính. Và như Wiener dự đoán, đó là những gì đã xảy ra. Các giác quan của robot sắc bén hơn; bộ não của chúng nhanh hơn và dẻo dai hơn; cách hội thoại của chúng trôi chảy hơn; khả năng học hỏi của chúng lớn hơn. Đến đầu những năm 1970, chúng đã đảm nhận được công việc sản xuất đòi hỏi sự linh hoạt và khéo léo như cắt, hàn và lắp ráp. Tới cuối thập niên đó, chúng đã lái cũng như chế tạo được máy bay. Và sau đó, được giải thoát khỏi hiện thân vật lý và trở thành logic thuần túy của mã, chúng đã thâm nhập vào thế giới kinh doanh thông qua vô số các ứng dụng phần mềm chuyên dụng. Chúng bước vào những ngành nghề trí óc của lực lượng lao động văn phòng, đôi khi là thay thế nhưng thường xuyên hơn là trong vai trò phụ tá. Robot có thể ở tại cổng nhà máy trong những năm 1950, nhưng chỉ gần đây chúng mới hành quân, theo yêu cầu của chúng ta, 64 LỒNG KÍNH vào các văn phòng, cửa hàng và nhà ở. Ngày nay, khi phần mềm của cái mà Wiener gọi là “loại thay thế suy xét” chuyển từ bàn vào túi, chúng ta cuối cùng đã bắt đầu trải nghiệm tiềm năng thực sự của tự động hóa làm thay đổi những gì chúng ta làm và cách thức thực hiện của chúng ta. Tất cả mọi thứ được tự động hóa. Hay, như người sáng lập Netscape và nhân vật quan trọng của Silicon Valley Marc Andreessen nói, “phần mềm đang nuốt chửng thế giới.”48 Đó có thể là bài học quan trọng nhất được lượm lặt từ tác phẩm của Wiener, và như vậy cũng từ lịch sử lâu dài, đầy biến động của máy móc tiết-kiệm-sức-lao-động. Công nghệ thay đổi, và nó thay đổi một cách nhanh chóng hơn sự thay đổi của con người. Trong khi máy tính phát triển với tốc độ của định luật Moore, thì những khả năng thiên phú của chúng ta bò lên phía trước với bước đi của rùa theo định luật Darwin. Trong khi robot có thể được chế tạo theo vô số hình thức, tái tạo tất cả mọi thứ từ con rắn đào hang trong lòng đất tới loài chim ăn thịt đột kích trên trời đến con cá bơi dưới biển, thì chúng ta về cơ bản bị mắc kẹt trong cơ thể cũ kỹ hình chữ chi. Điều đó không có nghĩa là máy móc sắp sửa bỏ chúng ta lại trong đám bụi tiến hóa. Ngay cả chiếc siêu máy tính mạnh nhất cũng không có ý thức hơn một chiếc búa. Điều đó cũng không có nghĩa là phần mềm và robot, với sự hướng dẫn của chúng ta, tiếp tục tìm được những cách thức mới để vượt trội hơn chúng ta, để làm việc nhanh hơn, rẻ hơn, tốt hơn. Và, giống như những pháo thủ phòng không trong Chiến tranh Thế giới II, chúng ta sẽ buộc phải thích nghi công việc, hành vi và kỹ năng của chính mình với các kỹ năng và quy trình của máy móc mà chúng ta phụ thuộc. CHƯƠNG BA CHẾ ĐỘ LÁI TỰ ĐỘNG VÀO TỐI NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 2009, MỘT CHUYẾN BAY CỦA CONTINENTAL Connection bay chặng Newark, New Jersey, và Buffalo, New York trong thời tiết xấu. Như điển hình của các chuyến bay thương mại ngày nay, hai phi công đã không có gì nhiều để làm trong chuyến bay kéo dài một giờ. Cơ trưởng Marvin Renslow, một phi công bốn mươi bảy tuổi niềm nở người bang Florida, điều khiển một lúc khi cất cánh, đưa chiếc Bombardier Q400 vào khoảng không, sau đó bật chế độ lái tự động. Ông và người đồng hành, cơ phó hai mươi bốn tuổi Rebecca Shaw từ Seattle và mới cưới vợ, theo dõi các thông số máy tính chập chờn trên năm màn hình LCD lớn của buồng lái. Họ trao đổi một số thông báo qua radio với bộ phận điều khiển không lưu. Họ cũng thực hiện một vài kiểm tra thường lệ. Tuy nhiên, chủ yếu họ đã dành thời gian trò chuyện thân mật về gia đình, nghề nghiệp, đồng nghiệp, và tiền bạc trong lúc chiếc phản lực bay trên lộ trình hướng tây bắc ở độ cao 4876,8 m.1 66 LỒNG KÍNH Chiếc Q400 đã vào vùng tiếp cận sân bay Buffalo, bộ phận hạ cánh thả xuống, cánh sau xoải ra, ngay khi đó cần lái của cơ trưởng bắt đầu rung mạnh. “Bộ lắc cần lái” của máy bay được kích hoạt, một dấu hiệu cho thấy động cơ đã mất sức nâng và có nguy cơ đi vào trạng thái ngừng khí động học.(*) Chế độ lái tự động bị ngắt như đã được lập trình cho sự kiện có cảnh báo ngừng, và cơ trưởng đã tiếp quản quyền điều khiển. Ông phản ứng một cách nhanh chóng, nhưng đã làm chính xác những điều sai. Ông giật cần lái lùi lại, nâng mũi máy bay và giảm tốc độ, thay vì phải đẩy cần lái về phía trước để chúi máy bay xuống và tăng tốc. Hệ thống cảnh báo ngừng tự động của máy bay can thiệp và cố gắng để đẩy cần lái về phía trước, nhưng cơ trưởng lại nỗ lực kéo nó về phía mình. Thay vì ngăn chặn, Renslow đã gây ra sự cố ngừng khí động học. Chiếc Q400 mất kiểm soát, rồi lao thẳng xuống. “Chúng ta đang rơi,” cơ trưởng nói, ngay trước khi máy bay đâm vào một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Buffalo. Vụ tai nạn, giết chết tất cả bốn mươi chín người trên máy bay và một người trên mặt đất, đáng ra đã có thể tránh được. Điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) không tìm thấy bằng chứng của các vấn đề cơ khí với chiếc Q400. Một số băng đã tích tụ trên máy bay, nhưng đó không phải là điều khác thường cho một chuyến bay mùa đông. Thiết bị làm tan băng cũng như các hệ thống khác của máy bay hoạt động tốt. Renslow đã có một lịch trình bay khá khắt khe trong hai ngày trước đó, và Shaw đang bị cảm lạnh, nhưng cả hai phi công dường như sáng suốt và tỉnh * Khi nói về sự ngừng, người ta thường đề cập đến sự mất lực trong một động cơ. Trong hàng không, ngừng là sự mất khả năng nâng của cánh máy bay. C h ế đ ộ lái t ự đ ộng 67 táo. Họ được đào tạo tốt, và mặc dù bộ lắc cần lái báo động một cách bất ngờ, họ có khá nhiều thời gian và không phận để có những thao tác cần thiết và tránh sự cố ngừng. NTSB đã kết luận nguyên nhân của vụ tai nạn là lỗi của phi công. Cả Renslow lẫn Shaw đã không phát hiện được các “tín hiệu chi tiết” cảnh báo rằng một sự cố ngừng sắp xảy ra, một sai sót chứng tỏ “sự sa sút đáng kể trong trách nhiệm giám sát của họ.” Một khi tín hiệu cảnh báo phát ra, các nhà điều tra báo cáo, phản ứng của cơ trưởng “phải là tự động, nhưng các thao tác điều khiển bay của ông lại không nhất quán với những gì ông được đào tạo” và thay vào đó đã bộc lộ “sự hoảng hốt và bối rối.” Một giám đốc điều hành của công ty vận hành chuyến bay cho Continental, hãng hàng không khu vực Colgan Air, đã thừa nhận rằng các phi công có vẻ thiếu “nhận thức tình huống” khi sự cố khẩn cấp xảy ra.2 Nếu phi hành đoàn hành động một cách thích hợp, máy bay đã có thể hạ cánh an toàn. Vụ tai nạn Buffalo không phải là một trường hợp hiếm hoi. Một thảm họa khác tương tự một cách kỳ lạ, với nhiều thương vong hơn, đã xảy ra một vài tháng sau đó. Vào đêm 31 tháng 5, chiếc Airbus A330 của Air France cất cánh từ Rio de Janeiro để bay tới Paris.3 Khoảng ba giờ sau khi cất cánh, chiếc máy bay phản lực đi vào một cơn bão tràn qua Đại Tây Dương. Các bộ cảm biến tốc độ không khí của nó bị đóng băng, bắt đầu cho các giá trị lỗi, làm cho chế độ lái tự động tự ngắt. Lúng túng, cơ phó Pierre-Cédric Bonin đã kéo mạnh cần điều khiển trở lại. Chiếc A330 bốc lên cao và âm thanh cảnh báo sự cố ngừng vang lên rất lớn, nhưng Bonin vẫn tiếp tục kéo cần điều khiển. Khi chiếc máy bay bốc đột ngột, nó mất vận tốc. Các cảm biến tốc độ đã bắt đầu làm việc trở lại, cung cấp cho phi hành đoàn những con số chính xác. Đáng lẽ vào thời 68 LỒNG KÍNH điểm này phi công đã phải nhận ra rằng chiếc máy bay đang bay quá chậm. Tuy nhiên, Bonin tiếp tục cách điều khiển sai lầm của mình, gây giảm tốc độ hơn nữa. Chiếc máy bay ngừng lại và bắt đầu rơi. Nếu Bonin chỉ đơn giản buông cần lái, thì chiếc A330 đã có thể tự điều chỉnh lại được. Nhưng ông đã không làm như vậy. Phi hành đoàn của chuyến bay đã mắc phải những gì mà các nhà điều tra Pháp sau đó gọi là một “sự mất hoàn toàn kiểm soát nhận thức tình huống.”4 Sau một vài giây hoảng sợ, một phi công khác, David Robert, đã đảm nhận việc điều khiển. Nhưng đã quá muộn. Chiếc máy bay đã giảm hơn 9144 m trong ba phút. “Điều này không thể xảy ra được,” Robert nói. “Nhưng cái gì đang xảy ra?” Bonin vẫn còn hoang mang đáp lời. Ba giây sau, chiếc phản lực rơi xuống biển. Toàn bộ 228 người gồm phi hành đoàn và hành khách đã chết. ■■■■ NẾU BẠN muốn hiểu rõ những hậu quả của tự động hóa con người, thì nơi đầu tiên để xem xét là trên bầu trời. Các hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay, cũng như chính phủ và các cơ quan quân sự, đã rất tích cực và đặc biệt khéo léo trong việc tìm cách để chuyển công việc của con người cho máy móc. Những gì các nhà thiết kế ô tô đang làm với máy tính ngày nay, thì các nhà thiết kế máy bay đã làm từ nhiều thập kỷ trước. Và bởi chỉ một sai sót trong buồng lái cũng có thể cướp đi rất nhiều mạng sống và tổn thất nhiều triệu dollar, nên một lượng lớn tiền công và tư đã được đổ vào tài trợ cho các nghiên cứu tâm lý và hành vi về những ảnh hưởng của tự C h ế đ ộ lái t ự đ ộng 69 động hóa. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học và các kỹ sư đã nghiên cứu về những phương cách tự động hóa ảnh hưởng đến kỹ năng, nhận thức, suy nghĩ, và thao tác của phi công. Phần lớn hiểu biết của chúng ta về những gì sẽ xảy ra khi con người làm việc trong sự phối hợp với máy tính là kết quả của những nghiên cứu này. Câu chuyện về tự động hóa bay đã bắt đầu một trăm năm trước đây, vào ngày 18 tháng 6 năm 1914, tại Paris. Đó là một ngày nắng đẹp và dễ chịu, bầu trời xanh làm nền thật hoàn hảo cho màn trình diễn. Đám đông đã tụ tập dọc theo bờ sông Seine, gần cầu Argenteuil ở rìa phía tây bắc của thành phố, để chứng kiến Concours de la Sécurité en Aéroplane, một cuộc thi được tổ chức để giới thiệu những tiến bộ mới nhất về an toàn hàng không.5 Gần sáu mươi máy bay và phi công đã tham gia, thể hiện một cách ấn tượng các kỹ thuật và trang thiết bị khác nhau. Tiết mục cuối cùng trong chương trình của ngày, phi công người Mỹ đẹp trai Lawrence Sperry sẽ bay biểu diễn một chiếc Curtiss C-2 hai tầng cánh. Ngồi bên cạnh ông trong buồng lái mở của chiếc C-2 là thợ cơ khí người Pháp, Emil Cachin. Khi Sperry bay qua khu khán đài và tiếp cận bục của ban giám khảo, ông buông cần điều khiển máy bay và đưa hai tay lên. Cả đám đông reo hò trong sự ngạc nhiên. Chiếc phi cơ đã tự bay! Màn trình diễn của Sperry chỉ mới bắt đầu. Sau khi đánh võng máy bay vòng quanh, ông bay trở lại qua khán đài một lần nữa với hai tay giơ lên không trung. Tuy nhiên, lần này ông để Cachin trèo ra khỏi buồng lái và đi dọc theo cánh dưới bên phải, tay giữ các thanh chống giữa hai cánh để hỗ trợ. Chiếc máy bay chao nghiêng một giây dưới sức nặng của phi công phụ người Pháp, sau đó ngay lập tức tự thăng bằng trở lại, không có sự trợ giúp của Sperry. Khán 70 LỒNG KÍNH giả reo hò cuồng nhiệt. Sperry bay vòng một lần nữa. Khi máy bay của ông tiếp cận khán đài lần thứ ba, không chỉ Cachin đứng ngoài trên cánh phải, mà cả Sperry cũng trèo ra trên cánh trái. Chiếc C-2 đã thật sự bay ổn định mà không có ai ở trong buồng lái. Đám đông khán giả và ban giám khảo chết lặng. Sperry đã giành giải thưởng lớn – năm mươi ngàn franc – và ngày hôm sau, gương mặt tươi cười của ông xuất hiện trên trang đầu của các báo ở khắp châu Âu. Bên trong chiếc Curtiss C-2 là phi công tự động đầu tiên của thế giới. Được biết đến như một “thiết bị ổn định con quay,” được phát minh hai năm trước đó bởi Sperry và cha của ông, kỹ sư kiêm nhà công nghiệp Mỹ nổi tiếng Elmer A. Sperry. Nó bao gồm một cặp con quay hồi chuyển, một được gắn kết theo chiều ngang, một theo chiều dọc, được thiết đặt bên dưới chỗ ngồi của phi công và được hỗ trợ bởi một máy phát điện dùng năng lượng gió ở phía sau cánh quạt. Quay với tốc độ hàng ngàn vòng một phút, các con quay hồi chuyển có thể cảm nhận được, với độ chính xác đáng kể, định hướng của máy bay theo ba trục quay – độ dốc, độ tròng trành theo chiều ngang, và độ trệch chiều thẳng đứng. Bất cứ khi nào máy bay lệch ra khỏi trạng thái dự định của nó, thì các chổi kim loại gắn với con quay hồi chuyển sẽ chạm vào các điểm tiếp xúc trên thân máy bay, và nối mạch. Một dòng điện sẽ chạy vào động cơ vận hành bàn điều khiển máy bay – các cánh nhỏ trên cánh máy bay và các bộ nâng và bánh lái ở đuôi máy bay – và các bàn điều khiển sẽ tự động điều chỉnh vị trí của chúng để khắc phục sự cố. Con quay ngang giữ cho cánh máy bay ổn định và máy bay thăng bằng, trong khi con quay dọc xử lý hướng bay. Phải mất gần hai mươi năm tiếp tục thử nghiệm và tinh chỉnh, đa phần thực hiện dưới sự bảo trợ của quân đội Mỹ, trước khi việc C h ế đ ộ lái t ự đ ộng 71 lái tự động dùng con quay bắt đầu được sử dụng trong máy bay thương mại. Nhưng vào lúc đó, công nghệ này vẫn có vẻ vô cùng kỳ diệu. Năm 1930, một phóng viên của Popular Science đã nín thở mô tả việc một máy bay được trang bị cơ chế lái tự động – “một chiếc Ford ba động cơ” – đã bay “mà không cần trợ giúp của con người” trong chuyến đi dài ba giờ từ Dayton, Ohio, tới Washington, DC. “Bốn người đàn ông dựa lưng thoải mái trong cabin hành khách,” ông viết. “Tuy nhiên, khoang của phi công không có người. Một phi công kim loại, hầu như không lớn hơn nhiều so với một acquy ô tô, đang cầm cần lái.”6 Ba năm sau, khi viên phi công táo bạo người Mỹ Wiley Post hoàn thành chuyến bay một mình đầu tiên vòng quanh thế giới, với sự hỗ trợ của thiết bị lái tự động Sperry mà ông đặt cho nó biệt danh “Mike Cơ khí,” thì báo chí đã loan báo về một kỷ nguyên mới của ngành hàng không. “Thời đại mà chỉ riêng kỹ năng con người và cảm giác phương hướng gần như của loài chim mới cho phép phi công giữ đúng lộ trình bay nhiều giờ qua đêm tối hay sương mù đã chấm dứt,” tờ New York Times đã viết như vậy. “Việc bay thương mại trong tương lai sẽ được tự động hóa.”7 Sự ra đời của thiết bị lái tự động sử dụng con quay hồi chuyển đã đặt nền móng để mở rộng vai trò của hàng không trong chiến tranh và vận chuyển. Bằng cách đảm nhận hầu hết các công việc bằng tay để giữ cho máy bay ổn định và bay đúng lộ trình, thiết bị đã giải phóng các phi công khỏi việc phải vật lộn liên tục và mệt mỏi với cần lái, bàn đạp, dây cáp và ròng rọc. Điều đó không chỉ làm giảm bớt gánh nặng của phi công trên các chuyến bay dài; nó còn giải phóng đôi tay, đôi mắt, và, quan trọng nhất, tâm trí của họ cho những công việc khác tinh tế hơn. Họ có thể tham khảo nhiều 72 LỒNG KÍNH thiết bị hơn, thực hiện nhiều tính toán hơn, giải quyết nhiều vấn đề hơn, và nói chung suy nghĩ kỹ lưỡng và sáng tạo hơn về công việc của họ. Họ có thể bay cao hơn và xa hơn, và với nguy cơ bị tai nạn ít hơn. Họ có thể bay trong thời tiết xấu mà trước đây luôn cản chân họ. Và họ có thể thực hiện các thao tác phức tạp mà trước đây có vẻ như là liều lĩnh hoặc đơn giản là không thể làm được. Cho dù chở hành khách hay ném bom, phi công trở nên linh hoạt hơn và có giá trị hơn một cách đáng kể khi họ có cơ chế lái tự động để giúp họ bay. Máy bay của họ cũng thay đổi: chúng lớn hơn, nhanh hơn, và phức tạp hơn rất nhiều. Các công cụ lái và ổn định tự động đã tiến triển nhanh chóng trong những năm 1930, khi các nhà vật lý hiểu rõ hơn về khí động học và các kỹ sư hợp nhất được khí-áp kế, điều khiển khí nén, giảm xóc, và các tinh chỉnh khác vào cơ chế bay tự động. Bước đột phá lớn nhất đến vào năm 1940, khi tập đoàn Sperry giới thiệu mô hình điện tử đầu tiên của nó, phi cơ A-5. Sử dụng các ống chân không để khuếch đại các tín hiệu từ con quay hồi chuyển, chiếc A-5 có thể thực hiện được các điều chỉnh và sửa lỗi một cách nhanh hơn và chính xác hơn. Nó cũng có thể cảm nhận và chú ý đến những thay đổi trong vận tốc và gia tốc của máy bay. Sử dụng kết hợp với các công nghệ định hướng bom mới nhất, hệ thống lái tự động điện tử đã chứng tỏ là một lợi thế đặc biệt cho các chiến dịch không quân của phe Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới II. Ngay sau chiến tranh, vào một buổi tối tháng 9 năm 1947, Không lực Mỹ đã thực hiện một chuyến bay thử nghiệm làm sáng tỏ máy lái tự động đã tiến xa tới đâu. Cơ trưởng Thomas J. Wells, một phi công thử nghiệm quân sự, chạy đà chiếc máy bay vận tải C-54 Skymaster với phi hành đoàn bảy người trên một đường băng hẻo C h ế đ ộ lái t ự đ ộng 73 lánh ở Newfoundland. Sau đó, ông buông ách lái, ấn nút để kích hoạt bộ phận lái tự động, và, như một trong những đồng nghiệp của ông trong buồng lái sau này nhớ lại, “ngồi dựa lưng và đặt hai bàn tay của ông trên đùi.”8 Chiếc máy bay tự cất cánh, tự động điều chỉnh các cánh tà và van tiết lưu, và khi đã ở trên không thì tự thu bánh hạ cánh vào. Rồi nó tự bay qua Đại Tây Dương, thi hành một loạt các “trình tự” đã được lập trình trước đó vào bộ phận mà phi hành đoàn gọi là “bộ não cơ khí.” Mỗi trình tự được khớp với một thông số về độ cao hay quãng đường đã bay. Những người trên máy bay không được thông báo về tuyến đường hoặc điểm đến của chuyến bay; máy bay đã duy trì lộ trình riêng của nó bởi các tín hiệu giám sát từ những radio dẫn đường đặt trên mặt đất và trên những tàu biển. Vào bình minh của ngày hôm sau, chiếc C-54 đã tới bờ biển Anh. Vẫn dưới sự kiểm soát của hệ thống lái tự động, nó bắt đầu giảm độ cao, thả càng hạ cánh xuống, tự điều chỉnh thẳng với đường băng tại căn cứ của Không lực Hoàng gia ở Oxfordshire, và thực hiện hạ cánh một cách hoàn hảo. Cơ trưởng Wells sau đó nhấc tay khỏi đùi và đậu máy bay. Vài tuần sau chuyến bay mang tính bước ngoặt của Skymaster, một phóng viên của tạp chí hàng không Anh Flight đã dự tính các hệ quả của nó. Dường như không thể tránh khỏi, ông viết, rằng thế hệ mới của máy bay tự động sẽ “vứt bỏ sự cần thiết phải mang theo hoa tiêu, người vận hành radio, và kỹ sư bay” trên máy bay. Máy móc sẽ làm cho những công việc này trở nên dư thừa. Ông thừa nhận rằng, phi công không có vẻ là không cần thiết như vậy. Họ sẽ, ít nhất là trong tương lai gần, tiếp tục là một sự hiện diện cần thiết trong buồng lái, dù chỉ “để xem các đồng hồ khác nhau và để thấy rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra một cách thỏa đáng.”9 74 LỒNG KÍNH ■■■■ NĂM 1988, bốn mươi năm sau chuyến bay vượt Đại Tây Dương của chiếc C-54, tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu Airbus Industrie giới thiệu máy bay chở khách A320. Chiếc máy bay 150 chỗ ngồi là một phiên bản nhỏ hơn của mẫu A300 gốc của công ty, nhưng khác với chiếc máy bay tiền nhiệm theo kiểu truyền thống và khá mờ nhạt, A320 là một sự kỳ diệu. Đó là chiếc máy bay thương mại đầu tiên có thể thực sự gọi là được điều khiển bằng máy tính, là một sự báo hiệu của tất cả những gì sẽ đến trong thiết kế máy bay. Wiley Post hay Lawrence Sperry sẽ không còn nhận ra buồng lái nữa. Không còn hàng đống những đồng hồ và máy đo analog từ lâu đã là hình ảnh đặc trưng của buồng lái máy bay. Thay vào đó là sáu màn hình thủy tinh, loại ống tia cathode (CRT), được sắp xếp gọn gàng bên dưới kính chắn gió. Các màn hình hiển thị cho phi công các dữ liệu và số đo mới nhất từ mạng máy tính trên máy bay. Buồng lái với đầy màn hình của chiếc A320 – “buồng lái kính,” như các phi công gọi nó – không phải là tính năng đặc biệt nhất của chiếc máy bay. Các kỹ sư tại Trung tâm nghiên cứu Langley của NASA đã đi tiên phong hơn mười năm trước đây trong việc sử dụng màn hình CRT để truyền thông tin chuyến bay, và các nhà sản xuất máy bay phản lực đã bắt đầu lắp đặt các màn hình trong máy bay chở khách vào cuối những năm 1970.10 Điều thực sự làm cho chiếc A320 trở nên khác biệt – làm cho nó, theo cách nói của nhà văn và phi công người Mỹ William Langewiesche, trở thành “chiếc máy bay dân sự táo bạo nhất kể từ chiếc Flyer của anh em nhà Wright”11 – là hệ thống kỹ thuật số lái-bằng-dây của nó. Trước khi có A320, máy bay thương mại vẫn được vận hành một cách cơ C h ế đ ộ lái t ự đ ộng 75 học. Thân máy bay và các khoang cánh được nâng hạ bằng các cáp, ròng rọc, và bánh răng, cùng một hệ thống cấp nước thu nhỏ với những đường ống, máy bơm, và van thủy lực. Các thao tác điều khiển được thực hiện bởi phi công – ách lái, đòn bẩy van tiết lưu, chân ga – được liên kết trực tiếp với các bộ phận chuyển động qua các hệ thống cơ khí để chi phối lộ trình, hướng và tốc độ của máy bay. Khi phi công tác động thì máy bay phản ứng lại. Để dừng một chiếc xe đạp, bạn bóp tay phanh để tay phanh kéo cáp phanh, cáp phanh rút càng phanh, và má phanh ép lên vành bánh xe. Thực chất, bạn gửi một lệnh – một tín hiệu dừng – qua bàn tay của bạn, và cơ chế phanh chuyển mệnh lệnh bằng tay của bạn tới bánh xe. Sau đó tay bạn nhận được xác nhận rằng lệnh của bạn đã được thực hiện: bạn cảm thấy, qua tay phanh, sức cản của càng phanh, áp lực của má phanh lên vành bánh, và bánh xe trượt trên đường. Trên một quy mô nhỏ, đó giống như những gì xảy ra khi phi công lái những chiếc máy bay điều khiển bằng cơ học. Họ trở thành một phần của máy móc, cơ thể họ cảm nhận được hoạt động của nó và cũng cảm nhận được phản ứng của nó, và máy móc trở thành cầu nối cho ý muốn của họ. Sự dính líu sâu như vậy giữa con người và cơ khí là nguồn gốc của nỗi khiếp sợ việc bay. Đó là những gì nhà thơ kiêm phi công nổi tiếng Antoine de Saint-Exupéry đã có trong tâm trí khi, nhớ lại những ngày bay máy bay chuyển thư trong những năm 1920, ông viết về cách thức “cỗ máy mà thoạt nhìn có vẻ như một phương tiện để tách con người ra khỏi những vấn đề lớn của thiên nhiên, nhưng thực sự thì lại nhấn họ sâu hơn vào chúng.”12 Hệ thống lái-bằng-dây của A320 cắt đứt liên kết mang tính xúc giác giữa phi công và máy bay. Nó chèn một máy tính kỹ thuật số 76 LỒNG KÍNH giữa lệnh của con người và phản ứng của máy. Khi phi công chuyển một cần gạt, quay một núm, hoặc nhấn một nút trong buồng lái máy bay Airbus, chỉ thị của anh ta đã được phiên dịch, thông qua một bộ chuyển đổi, thành tín hiệu điện truyền qua một dây dẫn đến máy tính, và máy tính, tuân thủ các thuật toán từng bước một của các chương trình phần mềm, tính toán các điều chỉnh cơ khí khác nhau cần thiết để thực hiện mong muốn của phi công. Sau đó máy tính gửi các lệnh riêng của nó cho các bộ xử lý kỹ thuật số để điều hành các bộ phận chuyển động của máy bay. Cùng với sự thay thế các chuyển động cơ khí bằng các tín hiệu kỹ thuật số là một thiết kế lại của các bộ phận điều khiển trong buồng lái. Trong chiếc A320, ách lái hai tay cồng kềnh để kéo dây cáp và nén các chất lỏng thủy lực được thay thế bằng một cần lái nhỏ gắn bên cạnh ghế của phi công và được cầm bằng một tay. Dọc bàn điều khiển phía trước, các núm với các màn hình LED hiển thị số cho phép phi công xoay để đặt tốc độ bay, độ cao, và hướng bay là những thiết bị đầu vào cho các máy tính của máy bay phản lực. Sau sự ra đời của A320, câu chuyện của những chiếc máy bay và câu chuyện của những chiếc máy tính đã trở thành một. Mỗi tiến bộ trong phần cứng và phần mềm, cảm biến điện tử và điều khiển, và công nghệ hiển thị đều được phản chiếu qua thiết kế của máy bay thương mại khi các nhà sản xuất và các hãng hàng không đều đẩy mạnh các giới hạn của tự động hóa. Trong máy bay phản lực hiện nay, hệ thống lái tự động giữ cho máy bay ổn định và đúng lộ trình chỉ là một trong nhiều hệ thống kiểm soát bằng máy tính. Van tiết lưu tự động điều khiển công suất động cơ. Hệ thống quản lý chuyến bay thu thập dữ liệu định vị từ các máy thu GPS cùng các cảm biến khác và sử dụng thông tin để thiết lập hoặc C h ế đ ộ lái t ự đ ộng 77 tinh chỉnh đường bay. Hệ thống tránh va chạm quét bầu trời để phát hiện máy bay ở gần. Túi bay điện tử lưu trữ các bản sao kỹ thuật số của các lược đồ và các tài liệu khác mà phi công sử dụng để tra cứu. Rồi còn các máy tính khác để nhả và rút bộ phận hạ cánh, điều khiển hệ thống phanh, điều chỉnh áp suất cabin, và thực hiện các chức năng khác đã từng ở trong tay của phi hành đoàn. Để lập trình máy tính và theo dõi kết quả đầu ra, giờ đây phi công sử dụng những màn hình màu phẳng lớn hiển thị dữ liệu đồ họa được phát sinh từ các hệ thống công cụ bay điện tử, cùng với một loạt bàn phím, bánh xe cuộn, và các thiết bị đầu vào khác. Tự động hóa dùng máy tính đã trở nên “phổ biến” trên các máy bay ngày nay, theo lời Don Harris, một giáo sư hàng không và chuyên gia về môi trường làm việc. Buồng lái “có thể được xem là một giao diện máy tính bay khổng lồ.”13 Và điều gì sẽ xảy đến với các phi công đương thời, náu mình trong những buồng lái công nghệ cao bằng kính, bay qua không trung cùng những bóng ma của Sperry, Post và Saint-Exupéry? Không cần phải nói, công việc của các phi công thương mại đã mất đi hào quang của sự lãng mạn và phiêu lưu. Câu chuyện của chàng phi công tay cầm cần lái, bay bằng khả năng của cảm giác, giờ đây đã trở thành cổ tích. Trên một chuyến bay chở khách thông thường ngày nay, phi công giữ quyền điều khiển chỉ tổng cộng chừng ba phút, một hoặc hai phút khi cất cánh và một hoặc hai phút khi hạ cánh. Hầu hết thời gian còn lại được dùng để theo dõi các màn hình và nhập dữ liệu. “Chúng ta đã ra khỏi thế giới mà tự động hóa chỉ là công cụ giúp phi công kiểm soát công việc của mình,” chủ tịch Tổ chức An toàn Bay Bill Voss nhận định, “để đến điểm mà tự động hóa thực sự là hệ thống điều khiển chính 78 LỒNG KÍNH trong máy bay.”14 Nhà nghiên cứu hàng không và cố vấn của FAA Hemant viết: “Khi tự động hóa đã đạt được sự tinh tế, thì vai trò của phi công được chuyển thành người theo dõi hoặc giám sát của tự động hóa.”15 Phi công máy bay thương mại trở thành người vận hành máy tính. Và vì vậy, nhiều chuyên gia hàng không và tự động hóa đã tin đó là một vấn đề. ■■■■ LAWRENCE SPERRY mất năm 1923 khi máy bay của ông rơi ở eo biển Anh. Wiley Post qua đời năm 1935 khi máy bay của ông rơi ở Alaska. Antoine de Saint-Exupéry mất năm 1944 khi máy bay của ông biến mất trên Địa Trung Hải. Chết sớm là một nguy cơ nghề nghiệp thường lệ đối với các phi công trong những năm đầu của ngành hàng không; lãng mạn và phiêu lưu có giá rất cao. Hành khách cũng tử vong với tần số đáng báo động. Khi ngành công nghiệp hàng không định hình trong những năm 1920, nhà xuất bản của một tạp chí hàng không Mỹ đã kêu gọi chính phủ cải thiện an toàn bay, lưu ý rằng “rất nhiều vụ tai nạn gây tử vong đang xảy ra hằng ngày đối với hành khách đi trên những chiếc máy bay do phi công thiếu kinh nghiệm điều khiển.”16 May mắn là những ngày di chuyển bằng máy bay gây chết người đã ở phía sau chúng ta. Bay giờ đây khá an toàn, và hầu như tất cả những ai tham gia ngành hàng không đều tin rằng tiến bộ trong tự động hóa là một trong những lý do. Cùng với những cải tiến trong thiết kế máy bay, những quy trình an toàn hàng không, đào tạo phi hành đoàn và kiểm soát không lưu, việc cơ giới hóa và tin học