🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 2) – Chống Quân Xâm Lược Phương Bắc Ebooks Nhóm Zalo Hình vẽ do phòng vẽ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” thực hiện Họa sĩ thể hiện: Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Huy Khôi Biên tập hình ảnh: Nguyễn Huy BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Chống quân xâm lược phương Bắc / Trần Bạch Đằng chủ biên ; Phan An ... [và nh.ng. khác] biên soạn ; họa sĩ Nguyễn Đức Hòa ... [và nh.ng. khác]. - Tái bản lần 1. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2015. 300 tr. : minh họa ; 24 cm. - (Lịch sử Việt Nam bằng tranh ; T.2). 1. Việt Nam -- Lịch sử -- Đến 939 -- Sách tranh. I. Trần Bạch Đằng. II. Phan An. III. Ts: Lịch sử Việt Nam bằng tranh. 1. Vietnam -- History -- To 939 -- Pictorical works. 959.701 -- dc 22 N548 LỜI GIỚI THIỆU Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh dự kiến thực hiện xuyên suốt từ thời đại đồ đá, đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước; trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc đến thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và cuối cùng là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Mỗi tập có cấu trúc độc lập riêng nhưng hài hòa trong một tổng thể chung là Lịch sử Việt Nam. Trong quá trình biên soạn, các tác giả còn chú ý thể hiện các đặc điểm văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử. Công trình là nỗ lực chung của các họa sĩ, các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ. Đây là bộ lịch sử bằng tranh đầu tiên của nước ta được thực hiện với mục đích và yêu cầu như trên, nên trong quá trình biên soạn và thể hiện không tránh khỏi những sơ xuất. Ban biên soạn, họa sĩ và Nhà xuất bản Trẻ rất mong được sự góp ý của bạn đọc gần xa. Thành phố Hồ Chí Minh TRẦN BẠCH ĐẰNG 3 Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà cướp nước Âu Lạc rồi chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ (vùng Bắc bộ ngày nay) và Cửu Chân (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ). Triệu Đà sai hai sứ thần coi giữ hai quận này. 7 Năm 111 trước Công nguyên, nhà Triệu bị nhà Hán thôn tính. Nhà Hán chia nước ta làm ba quận: Giao Chỉ (vùng Bắc bộ ngày nay), Cửu Chân (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, một phần Ninh Bình ngày nay) và Nhật Nam (vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay), đặt trị sở ở Giao Chỉ. Năm thứ 8, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Năm 25, Lưu Tú đánh bại Vương Mãng, tái lập nhà Hán. 8 Nhà Hán cai trị nước ta rất hà khắc. Chúng đưa người Hán sang nước ta nắm giữ các chức quan lớn như Thái thú, Quận thừa, Đô úy thừa... Đứng đầu các huyện vẫn là các Lạc tướng Âu Lạc nhưng bị hạn chế nhiều quyền hành. Năm 34, nhà Hán cử Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định đặt phủ Thái thú tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). 9 Tô Định bắt dân ta phải cống nộp nhiều loại sản vật. Người dân vừa phải đi phu dịch, vừa phải lên rừng xuống biển tìm sản vật quý. Nhà Hán bắt những người Việt có tài đem về Trung Quốc và đưa dân Hán di cư sang nước ta. 10 Nhà Hán buộc dân ta phải thay đổi phong tục tập quán, cách ăn mặc, các lễ nghi cưới xin, tang ma... theo phương Bắc khiến người dân Âu Lạc vô cùng phẫn uất. 11 Đứng đầu huyện Mê Linh (nay là huyện Mê Linh, Hà Nội) là Lạc tướng thuộc dòng dõi vua Hùng, một lòng yêu nước thương dân. Vợ ông là Man Thiện có cùng chí hướng với chồng. Vợ chồng ông có hai người con gái là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lớn lên, chứng kiến sự tàn ác của giặc Hán, hai chị em đã sớm căm thù quân bạo ngược. 12 Huyện Chu Diên(*) - nằm cạnh Mê Linh - là một huyện lớn. Lạc tướng Chu Diên là người khẳng khái. Con trai ông là Thi Sách được cha truyền cho tấm lòng vì nước vì dân nên cũng sớm nuôi đánh giặc cứu nước. * Nay là vùng đất thuộc các huyện Đan Phượng, Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội). 13 14 Trong một lần cùng cha sang thăm Mê Linh, Thi Sách đã đem lòng yêu thương Trưng Trắc. Ngày họ nên vợ nên chồng, trăm họ đều vui mừng cho hạnh phúc lứa đôi và hy vọng sự gắn kết của gia đình hai Lạc tướng sẽ là đem lại những đổi thay cho đất nước. 15 Trước khi Hai Bà Trưng dựng cờ dấy nghĩa, ở nước ta đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại nhà Hán. Ở vùng đất Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay) có cuộc khởi nghĩa của chàng Hối. Tuy cha làm quan cho nhà Hán nhưng chàng Hối đã cùng cậu là Phạm Công Huyền đã chiêu mộ nghĩa sĩ, hoạt động chống lại quan quân nhà Hán ở suốt một nẻo đất Đông Bắc. 16 Ở vùng Kẻ Sải (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) có cuộc khởi nghĩa của Trần Nương. Bị lính nhà Hán ức hiếp, nàng cùng chồng là Thiên Bảo chiêu mộ hơn 1000 nghĩa sĩ, cùng nhau đánh giặc ở vùng trung du. Nghĩa quân của Trần Nương, Thiên Bảo đã khiến giặc Hán nhiều phen khốn đốn. 17 Ở vùng Đường Lâm (nay thuộc thành phố Sơn Tây, Hà Nội) có hai chị em Ả Lan và Lê Tuấn rất giỏi võ nghệ. Khi giặc Hán đến làng thu gom cống vật, cha của Ả Lan chỉ huy dân làng chống lại và ông bị giặc giết. Năm ấy, Ả Lan mới mười tám tuổi. Làm lễ tang cho cha xong, nàng cùng em trai kêu gọi dân trong vùng đứng lên đánh giặc. 18 Các cuộc khởi nghĩa tuy còn lẻ tẻ nhưng cũng khiến Tô Định và bọn quan quân nhà Hán lo lắng. Tô Định phải cho quân đi đánh dẹp liên miên. Giữa lúc đó, hắn được tin Thi Sách và Trưng Trắc tổ chức cưới xin. 19 Cho rằng việc cưới xin là cơ hội để các lực lượng chống Hán gặp nhau, Tô Định bèn đưa quân tới bắt Thi Sách đem đi. Vài ngày sau, Tô Định đem Thi Sách ra hành hình. 20 Tin Thi Sách bị Tô Định giết hại khiến dân chúng căm phẫn. Biết thời cơ đã tới, Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên kêu gọi dân chúng đánh giặc cứu nước. Hưởng ứng lời kêu gọi, người dân Mê Linh tự trang bị vũ khí rồi kéo về dưới cờ nghĩa của Hai Bà. 21 Khi biết tin Trưng Trắc dựng cờ dấy nghĩa, chị em Ả Nương, Ả Nàng ở Yên Mạc (nay thuộc xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội) cùng hơn 1000 nghĩa binh đã kéo đến Mê Linh. Trên đường đi, gặp bất kỳ đồn trại nào của giặc, đội nghĩa binh cũng quét sạch. 22 Về Mê Linh tụ nghĩa còn có những đội nghĩa binh tuy chỉ vài chục, vài trăm người nhưng đều là những người tinh thông võ nghệ. Ba mươi thanh niên giỏi võ ở làng Trung Hậu(?) dưới sự chỉ huy của ba anh em Cả, Hai, Ba đã vượt sông đến Mê Linh. 23 Năm mươi nữ binh do Ả Tú, Ả Huyên ở trang Vân Thủy (nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) làm thủ lĩnh cũng kéo về gia nhập nghĩa quân. Họ đều là những chiến binh giỏi võ nghệ, có tài chạy nhanh như gió. 24 Về Mê Linh, ai ai cũng mong được Hai Bà thu nhận để có dịp giết giặc cứu nước. Về sau, nhiều người trở thành tướng tài của Hai Bà như Lũ Lũy ở trang Văn Lôi (xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội), Nguyễn An ở Cao Xá (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)... 25 Lời kêu gọi của Hai Bà còn được các quận huyện ở xa hưởng ứng. Ở phía tây, đội nghĩa quân của Nguyệt Diện ở Tây Cốc, của Trần Tuấn và Vương Đạo ở Phương Trung (các vùng này thuộc Đoan Hùng, Phú Thọ) cũng hối hả tiến về Mê Linh cho kịp ngày hội quân. 26 Vùng biển phía đông có bà Lê Chân ở trấn An Biên (nay là thành phố Hải Phòng) và bà Bát Nàn - người Phong Châu (Phú Thọ) lánh nạn về vùng Thái Bình - theo về dưới cờ nghĩa. Trên đường về Mê Linh, hai vị nữ tướng này đã đánh chiếm nhiều đồn trại của quân Hán, giải phóng một vùng rộng lớn phía đông Giao Chỉ. 27 Ở phía bắc có đội nghĩa quân của bà Thánh Thiên cùng cậu ruột trấn giữ. Đội nghĩa quân này đã chiếm cứ vùng đất Ngọc Lâm (nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) trước khi kéo về Mê Linh hội quân với Hai Bà. 28 Ở phía nam, nghĩa quân của bà Chu Tước ở Miếu Môn (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phối hợp với nghĩa quân của bà Trinh Thục ở Ngọ Xá (nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội) nổi dậy chiếm các lỵ sở, đồn trại quân Hán trong vùng... 29 Chưa đầy một năm sau ngày phất cờ nghĩa, đã có tới hơn năm vạn người tham gia nghĩa quân (dân số quận Giao Chỉ lúc bấy giờ vào khoảng 740.000 người). Mê Linh là nơi tụ hội của các đạo nghĩa quân cùng nhau mưu nghiệp lớn. 30 Ngày mùng 4 tháng 9(*) năm Canh Tý (năm 40), tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), Hai Bà Trưng làm lễ tế cáo trời đất, ra quân giết giặc cứu nước. * Theo thần tích làng Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội). 31 Sau lễ tế cờ, Hai Bà Trưng dẫn quân thẳng đến huyện lỵ Mê Linh. Các tướng của Hai Bà cũng dẫn quân tấn công các huyện lỵ khác. 32 Bị tấn công bất ngờ, quân Hán ở Mê Linh lúng túng chống đỡ rồi chạy trốn. Nghĩa quân làm chủ huyện sở Giao Chỉ. Lấy được Mê Linh, Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu. 33 Thành Luy Lâu rất kiên cố. Trong thành, giặc dựng nhiều trại quân, tàu ngựa, kho lương, kho cỏ... Từ ngày được tin Hai Bà dấy nghĩa, giặc Hán tăng cường canh gác cả trên bộ lẫn dưới sông. 34 Trên đường tiến quân về Luy Lâu, nghĩa quân đã chiếm thành Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), đánh tan lực lượng tiếp ứng cho thành Luy Lâu. 35 Từ Cổ Loa, Hai Bà chia quân làm nhiều cánh. Một cánh do tướng Sa Lương chỉ huy, dùng thuyền nhẹ ngược sông Đuống tiến vào sông Dâu, bí mật áp sát chân thành Luy Lâu. 36 Đội nữ binh của nữ tướng Phùng Thị Chính thì cải trang thành quân nhà Hán, trà trộn vào trong thành. Đội nghĩa binh này sẽ làm nội ứng khi quân Hai Bà tấn công thành Luy Lâu. 37 Cánh quân của Ả Lã, Nàng Đê vòng lên phía bắc, mai phục và chặn đánh giặc khi chúng tháo chạy về nước. Vùng này có nhiều dãy núi cao, hiểm trở, rất thuận lợi cho việc phục kích. 38 Nghĩa quân của Hai Bà Trưng ngày càng khép chặt vòng vây quanh thành Luy Lâu. Thái thú Tô Định đã mấy lần sai quân mở đường máu về Trung Quốc nhưng đều thất bại. 39 Khi Tô Định đang hoang mang, sợ hãi thì nghĩa quân công thành. Các kho lương, kho cỏ ngựa trong thành bất ngờ bốc cháy khiến quân Hán trở nên nhốn nháo, người ngựa dẫm đạp lên nhau tìm đường tháo chạy. 40 Tô Định vội vã cắt râu, bó tóc, thay đổi y phục rồi trốn khỏi dinh, lẻn nhanh vào đám loạn quân. 41 Giặc Hán chạy ra bến sông Dâu nhưng chiến thuyền đã bị đốt cháy. Giặc đành nhảy xuống nước, bơi sang bờ bên kia để chạy về phương bắc. Nước sông chảy xiết, cuốn trôi nhiều xác giặc. 42 Đuổi được quân cướp nước, Hai Bà Trưng vào thành vỗ an dân chúng, tha đám tàn binh nhà Hán về nước. 43 44 Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã đánh đuổi toàn bộ quan quân nhà Hán ra khỏi nước ta. Đại Việt sử ký chép rằng: “Trưng Trắc, Trưng Nhị... hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng”. 45 Chỉ một tháng sau ngày phất cờ dấy nghĩa, Hai Bà Trưng đã đem lại quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc. Nhân dân Âu Lạc suy tôn Trưng Trắc làm vua. Kinh đô đóng tại Mê Linh. 46 Lên ngôi, Trưng vương ra lệnh miễn thuế cho toàn dân trong hai năm. Lệnh miễn thuế ban ra khiến trăm họ ai cũng vui mừng. 47 Sử cũ chép rằng Trưng vương đã điều hành đất nước theo tập tục có từ thời các vua Hùng. Một số Lạc tướng lại tham gia chính quyền. Các phong tục của người Việt cổ như ăn ở, cưới xin, tang ma... được khôi phục. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội lại được xem trọng. 48 Trưng vương rất chú trọng phòng thủ đất nước. Theo các thần tích, thần phả thì Hai Bà Trưng đã bố trí một tuyến phòng thủ vững chắc phía bắc do nữ tướng Thánh Thiên chỉ huy. 49 Tuyến phòng thủ ở phía đông, đông bắc do nữ tướng Lê Chân chỉ huy. Đạo quân này vừa khai khẩn đất hoang, vừa tuần tra, canh gác. Vùng đất Hải Phòng ngày nay là do quân lính của bà Lê Chân khai khẩn mà thành. 50 Đất nước thanh bình, ruộng Lạc lại theo nước triều lên xuống mà canh tác. Làng chạ vang tiếng dệt cửi quay tơ. Bên vò rượu cần, các bô lão kể chuyện Hai Bà Trưng dấy nghĩa... 51 Mất đất Giao Chỉ, triều đình nhà Hán rất tức giận. Lại thêm Tô Định thất thểu trốn về khiến vua nhà Hán là Lưu Tú càng thêm quyết tâm phục hận. 52 Dù đang phải đối phó nhiều cuộc nổi dậy trong nước nhưng vào năm Kiến Vũ thứ mười bảy (năm 41), vua Lưu Tú đã ra lệnh chuẩn bị lương thảo, vũ khí để đánh Giao Chỉ. 53 Tháng 12 năm Tân Sửu (41), vua Lưu Tú phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm Phó tướng, Đoàn Chí làm Lâu Thuyền tướng quân... cầm đầu hai đạo quân thủy bộ tiến xuống phía nam. Khi Đoàn Chí bị bệnh chết, Mã Viện đã thống lĩnh toàn quân. 54 Giữa năm 42, hơn hai vạn quân nhà Hán từ Hợp Phố (Trung Quốc) tiến vào nước ta. Sách Hậu Hán thư chép: “Quân Mã Viện men theo biển mà tiến, phát cây mở đường đi hơn nghìn dặm...”. 55 Cánh quân phòng thủ phía bắc do bà Thánh Thiên chỉ huy đã mai phục ở những nơi hiểm yếu nhiều lần tập kích quân Hán. Những trận đánh này khiến đà tiến quân của giặc bị chững lại. 56 Trong khi đó, đoàn thủy quân của giặc bị quân của bà Lê Chân và Bát Nàn đánh trả quyết liệt. Sau mấy tháng tiến quân, hai cánh quân thủy bộ của Mã Viện mới gặp được nhau. 57 58 Hai Bà Trưng dàn quân chặn đánh giặc ở Cổ Loa. Quân Hán công thành nhưng bị đánh bật trở ra. Dân binh các làng xung quanh cũng ra sức chiến đấu bảo vệ thành khiến quân Hán thiệt mạng rất nhiều. 59 Không hạ được thành Cổ Loa, Mã Viện kéo quân về Lãng Bạc (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đây là vùng gò đồi, xung quanh lại có đồng trũng, hồ sâu, có thể xây dựng thành một căn cứ quân sự. Biết không thể chiếm Mê Linh ngay được, Mã Viện quyết định ém quân, chờ thời cơ. 60 Lúc này đã vào hè, khí trời nóng bức, quân nhà Hán thường xuyên ốm đau, lại bị nghĩa quân Hai Bà liên tục tập kích nên tinh thần giặc rất sa sút. 61 Một thời gian sau, Hai Bà Trưng dẫn quân đánh vào Lãng Bạc, tiêu diệt được nhiều quân Hán nhưng vì chưa quen cách đánh dàn trận nên không thể thắng được Mã Viện. Hai Bà đành phải rút quân về Cấm Khê (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội). 62 Cấm Khê là một thung lũng hiểm trở, có đồi núi, sông suối bao quanh, có nhiều ngả đường nối với vùng đồng bằng lại nằm cạnh cứ địa Mê Linh. Nghĩa quân ngày đêm xây dựng nơi đây thành căn cứ kháng chiến. 63 Mã Viện nhiều lần đem quân vào Cấm Khê nhưng không đánh bại được nghĩa quân. Biết kéo dài cuộc chiến sẽ gặp nhiều bất lợi, Mã Viện cho người về nước xin thêm viện binh. 64 Giữa năm 43, Mã Viện bao vây căn cứ Cấm Khê. Trong một trận đánh vào ngày 8 tháng 3 năm Quý Mão (43), liệu thế không địch nổi quân Hán, lại không để mình sa vào tay giặc, Hai Bà đã nhảy xuống sông Hát tự vẫn. 65 Vắng Hai Bà nhưng nghĩa quân vẫn giữ đất Cấm Khê được một thời gian nữa. Một số tướng lĩnh của Hai Bà rút vào Cửu Chân (Thanh Hóa) tiếp tục đánh giặc. 66 Tháng 10 năm ấy, Mã Viện tiến vào đất Cửu Chân. Quân giặc đi đến đâu triệt hạ làng xóm, giết hại dân thường đến đây. 67 Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước. Sách Hậu Hán thư chép: “Quân đi mười phần, quân về chỉ còn bốn năm phần....”. Sau khi đánh bại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện cho nấu chảy toàn bộ số trống đồng thu được, đúc thành con ngựa đồng dâng lên vua Hán với ngụ ý đã xóa được bỏ văn hóa Âu Lạc. 68 Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta lại rơi vào tay giặc đô hộ phương Bắc. Đầu thế kỉ thứ III, nước ta bị Đông Ngô đô hộ. Bọn quan lại nhà Ngô ra sức vơ vét của cải, ức hiếp dân lành, bắt trai tráng Việt đi lính. 71 Giặc Ngô đã bắt hàng nghìn thợ giỏi của nước ta về Nam Kinh xây kinh đô Kiến Nghiệp. Họ phải làm việc đến kiệt sức và chết ở công trường. 72 Bọn cai trị bắt dân ta lên rừng xuống biển tìm sản vật quý. Nhiều người đã bỏ mạng nơi rừng sâu biển cả. 73 Không chịu nổi cảnh bạo ngược ấy, một người con gái đất Cửu Chân đã phất cờ dấy nghĩa, được đông đảo người dân hưởng ứng. 74 75 Người con gái ấy là Bà Triệu (còn được gọi là Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh). Theo truyền thuyết, Triệu Trinh Nương sinh ngày mồng 2 tháng 10 âm lịch năm 229 tại núi Quân Yên (xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ngày nay). 76 Cha của Triệu Trinh Nương là hào trưởng được người dân trong vùng hết sức kính trọng, tin tưởng. 77 Triệu Thị Trinh và anh là Triệu Quốc Đạt được cha cho học cả văn lẫn võ. Triệu Thị Trinh tuy là con gái nhưng thích học võ hơn học văn. Nàng thường rủ rê bạn bè cùng trang lứa bày trò đánh trận giả. 78