🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 1) – Thời Hùng Vương
Ebooks
Nhóm Zalo
Hình vẽ do phòng vẽ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” thực hiện Họa sĩ thể hiện: Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Đức Hòa, Vũ Dũng, Tấn Lễ Biên tập hình ảnh: Nguyễn Huy
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Thời Hùng Vương / Trần Bạch Đằng chủ biên ; Phan An ... [và nh.ng. khác] biên soạn ; họa sĩ Nguyễn Đức Hòa ... [và nh.ng. khác]. - Tái bản lần 1. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2015.
312 tr. : minh họa ; 24 cm. - (Lịch sử Việt Nam bằng tranh ; T.1).
1. Triều đại Hồng Bàng, 2879-258 trước công nguyên (Truyền thuyết) -- Sách tranh. 2. Việt Nam -- Lịch sử -- Đến 939 -- Sách tranh. I. Trần Bạch Đằng. II. Phan An. III. Ts: Lịch sử Việt Nam bằng tranh.
1. Hong Bang dynasty, 2879-258 B.C. (Legendary) -- Pictorial works. 2. Vietnam -- History -- To 939 -- Pictorial works.
959.701 -- dc 22
T449
LỜI GIỚI THIỆU
Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa.
Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể.
Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh dự kiến thực hiện xuyên suốt từ thời đại đồ đá, đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước; trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc đến thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và cuối cùng là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua.
Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Mỗi tập có cấu trúc độc lập riêng nhưng hài hòa trong một tổng thể chung là Lịch sử Việt Nam. Trong quá trình biên soạn, các tác giả còn chú ý thể hiện các đặc điểm văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử.
Công trình là nỗ lực chung của các họa sĩ, các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ.
Đây là bộ lịch sử bằng tranh đầu tiên của nước ta được thực hiện với mục đích và yêu cầu như trên, nên trong quá trình biên soạn và thể hiện không tránh khỏi những sơ xuất. Ban biên soạn, họa sĩ và Nhà xuất bản Trẻ rất mong được sự góp ý của bạn đọc gần xa.
Thành phố Hồ Chí Minh
TRẦN BẠCH ĐẰNG
3
Loài người có nguồn gốc từ đâu? Đã có nhiều lời giải cho câu hỏi này. Thần thoại Ai Cập nói rằng thần Hanuma dùng đất sét tạo thành con người trên bàn xoay đồ gốm.
7
Đạo Thiên Chúa nói rằng Đức Chúa trời dùng đất sét để nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn của người đàn ông để tạo ra người đàn bà. Nghe lời dụ dỗ của rắn thần, họ ăn trái cấm và bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng. Từ đó, họ tạo ra thế giới loài người.
8
Theo Trang Tử - một triết gia Trung Quốc - thì xưa kia có loại sâu rễ tre sinh ra loài báo, báo sinh ra ngựa và ngựa sinh ra con người.
9
Truyện dân gian Trung Quốc kể rằng bà Nữ Oa dùng bùn nặn ra con người và thổi vào đó sự sống. Từ đó, con người bắt đầu sinh con đẻ cái và lớn mạnh đến ngày nay.
10
Một triết gia cổ Hy Lạp lại cho rằng con người sinh ra từ loài cá. Khi lên bờ, mang cá biến thành phổi, các vây trở thành bốn chân. Trải qua hàng triệu năm, loài người bò sát đó bắt đầu đứng thẳng, rụng đuôi và hai chân trước trở thành hai tay.
11
Còn Charles Darwin - tác giả của thuyết Tiến hóa - thì cho rằng tổ tiên loài người là loài vượn người xuất hiện cách nay từ ba triệu đến bốn triệu năm. Do nhiệt độ trái đất lạnh dần, rừng cây thu hẹp lại... loài vượn người đã rời ngọn cây, xuống đất tập đi bằng hai chân và bước đầu sử dụng hai tay tìm kiếm thức ăn.
Trang 12, 13, 14, 15 được vẽ lại theo hình vẽ của R. Daligherơ trong tạp chí “Tin tức UNESCO” tháng 8, 9 năm 1972.
12
Tiến hóa thêm một bước, người vượn biết ăn thịt, đi bằng hai chân và sử dụng công cụ đá. Những hòn đá được ghè đẽo để tiện chặt, đập các thứ hái lượm, săn bắt được chính là những công cụ đầu tiên của loài người. Người tiền sử thời này được gọi là Người khéo léo (Homo Habilis).
13
Cách đây từ hai triệu đến mười vạn năm, loài Người đứng thẳng (Homo Erectus) đã xuất hiện. Lúc này, loài người đã biết dùng lửa. Có thể họ đã tìm ra lửa từ những đám cháy rừng rồi dùng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ... Việc tìm ra lửa là bước ngoặt lớn nhất trong quá trình tiến hóa của loài người.
14
Lao động tập thể ngày càng phức tạp, đòi hỏi loài người phải có cử chỉ, điệu bộ để liên hệ với nhau. Khi điệu bộ không diễn tả nổi suy nghĩ của trí óc thì tiếng nói ra đời. Tiếng nói giúp con người thực sự là người. Các nhà khoa học gọi đây là người Neanderthal(*). Ngoài tiếng nói, người Neanderthal còn biết chôn cất người chết. Cách nay khoảng ba vạn năm, Người khôn ngoan xuất hiện. Họ rất giống với loài người hiện nay.
* Do xương người cổ thời kỳ này được phát hiện ở thung lũng Neander của sông Düssel (Đức). Thal là cách đánh vần cũ của Tal, nghĩa là “thung lũng” trong tiếng Đức.
15
MYANMAR
CAMPUCHIA
MALAYSIA
INDONESIA
(2)
(1)
(3)
S
1. Hà Sơn Bình nay là tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội.
2. Nghệ Tĩnh nay là các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
3. Bình Trị Thiên nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Việt Nam nằm giữa Java (Indonesia) và Bắc Kinh (Trung Quốc) - là nơi người vượn cổ thuộc thời đại sơ kỳ đồ đá cũ(*) sinh sống. Các nước Myanmar, Thái Lan và Malaysia cũng có người vượn cổ sinh sống.
* Thời mà loài người vừa bước ra từ thế giới động vật.
16
Rìu tay tìm thấy ở núi Đọ
(Thanh Hóa).
Núi Đọ (thuộc xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) là di chỉ(*) đầu tiên thuộc Thời đại sơ kỳ đồ đá cũ được phát hiện ở nước ta. Núi cao 158m, có độ dốc thoải, nằm bên hữu ngạn sông Chu.
* Là từ dùng để chỉ những nơi mà các nhà khảo cổ phát hiện, đào được dấu vết cư trú của người cổ.
17
Hiện vật tìm thấy ở
núi Đọ (Thanh Hóa).
1
2
1. Công cụ ghè đẽo.
2. Mảnh tước.
Trên sườn núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng nghìn hòn đá có bàn tay gia công của con người. Song các hiện vật này được chế tác còn rất đơn giản.
18
Trong các hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), người ta đã tìm thấy răng người vượn. Răng ở đây vừa mang đặc điểm của răng người, vừa mang đặc điểm của răng vượn, có nhiều răng lớn gần bằng răng người vượn Bắc Kinh. Đó là dấu vết đầu tiên về người vượn ở Việt Nam, niên đại ước đoán là từ ba mươi vạn đến hai mươi lăm vạn năm.
19
Trong di chỉ còn có răng và xương của những loài vật sống cùng thời với người vượn. Một số loài vẫn tồn tại đến ngày nay như hổ, báo sao, lợn rừng, khỉ, nhím... Một số loài đã tuyệt chủng như gấu tre to lớn, voi răng kiếm, vượn khổng lồ...
20
Tại Hàng Gòn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), Vườn Dũ (xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một số công cụ được đẽo từ đá bazan... Như vậy, người cổ đã sinh sống ở Việt Nam từ Thời đại đồ đá cũ cách nay hàng vạn năm.
21
Người cổ ở nước ta là Người vượn đi thẳng. Họ sống thành từng bầy từ hai mươi đến ba mươi người. Các thành viên trong bầy đều bình đẳng, họ lao động chung và chia nhau thức ăn tìm được.
22
Săn bắt là việc của đàn ông. Họ săn cả những loài thú lớn như voi răng kiếm, gấu tre, hổ, báo, vượn khổng lồ... Để săn những loài thú lớn, họ phải đi thành nhóm và phối hợp với nhau chặt chẽ vì công cụ lúc đó còn rất thô sơ. Công việc săn bắt rất vất vả nhưng kết quả thu được lại ít, không đủ nuôi sống bầy người.
23
Việc hái lượm hoa quả,
búp non, rễ, lá, sâu bọ,
trai ốc... - là những nguồn
thức ăn chính - lại dễ dàng
hơn. Hái lượm do người phụ nữ đảm nhận. Sản phẩm họ đem về được chia cho các gia đình trong bầy. Số còn thừa sẽ được để dành phòng những ngày thời tiết xấu hay những lúc thức ăn khan hiếm.
24
Trong bầy, vai trò người mẹ rất quan trọng. Người mẹ sinh con, hái lượm và quán xuyến mọi công việc. Dòng họ lúc này được tính theo huyết thống người mẹ, gọi là chế độ mẫu hệ.
25
Mất rất nhiều thời gian, Người vượn cổ mới trở thành Người khôn ngoan như ngày nay. Ở hang Thẩm Ồm (xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đã tìm thấy răng vừa mang đặc điểm của Người vượn cổ vừa có đặc điểm của Người khôn ngoan. Còn ở hang Hùm (xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) lại tìm được răng mang nhiều đặc điểm của Người khôn ngoan. Tại hang Kéo Lèng (xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), hang Thung Lang (phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) cũng phát hiện răng và xương Người khôn ngoan có niên đại từ ba vạn đến hai vạn năm.
Hang Hùm.
Nơi tìm được di tích thuộc
Thời đại đồ đá cũ cách nay khoảng hai trăm nghìn năm.
Răng người vượn ở hang Hùm.
26
Thời đại hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam được gọi là văn hóa Sơn Vi(*). Địa bàn cư trú của cư dân văn hóa Sơn Vi rất rộng: từ Lào Cai - Yên Bái ở phía bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía nam, từ Sơn La ở phía tây đến vùng sông Lục Nam ở phía đông. Lúc này, mật độ dân cư đã đông hơn trước, có những bộ lạc sống ở ngoài trời (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang) và những bộ lạc sống trong hang động (Sơn La, Lai Châu). Họ dùng đá cuội để chế tác công cụ.
* Các nhà khoa học thường lấy tên địa điểm phát hiện di tích đầu tiên, tiêu biểu cho văn hóa được nghiên cứu làm tên cho nền văn hóa đó. Ví dụ: văn hóa Sơn Vi thuộc Thời đại hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam được phát hiện đầu tiên vào năm 1958 ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
Bản đồ phân bố các di chỉ thuộc văn hóa Sơn Vi.
Công cụ đá thuộc văn hóa Sơn Vi.
27
Cư dân văn hóa Sơn Vi sinh sống cách nay khoảng hơn một vạn năm. Họ là những bộ lạc săn bắt và hái lượm. Trong các hang của người cổ Sơn Vi có xương, răng của các loài trâu bò rừng, lợn rừng, hoẵng, nhím, dúi, khỉ... và cả xương cá, mai rùa. Họ có tục chôn người chết ngay tại nơi cư trú.
Công cụ đá thuộc văn hóa Sơn Vi, Phú Thọ.
28
Những hình người vẽ trên vách hang Đồng Nội (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình).
1. Công cụ chặt
2. Nạo
3. Rìu
Công cụ lao động thuộc văn hóa Hòa Bình.
Chày và bàn nghiền thuộc văn hóa Hòa Bình.
Sau văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Cư dân văn hóa Hòa Bình sinh sống ở Sơn La, Lai Châu, Hà Nội (phần đất Hà Tây cũ), Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cư dân văn hóa Hòa Bình sống trong hang động và mái đá. Công cụ tiêu biểu của họ là rìu ngắn, chày nghiền... làm bằng đá cuội, chỉ được ghè đẽo một mặt. Rìu và chày thường có hình đĩa, hình bầu dục hay hình hạnh nhân...
29
Cư dân văn hóa Hòa Bình đã biết làm nông nghiệp và định cư lâu dài. Việc biết đến nông nghiệp sơ khai - nông nghiệp trồng rau quả hoặc cây cho củ - là một bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa của người Việt cổ. Các nhà khoa học đã tìm thấy hoa họ rau đậu trong một số hang của cư dân văn hóa Hòa Bình.
Hiện vật thuộc
văn hóa Hòa Bình:
1. Rìu ghè cạnh.
2. Rìu mài lưỡi.
30
Cư dân văn hóa Hòa Bình biết khắc hình thú vật, mặt người, cây lá lên vách đá nơi cư trú, trên xương hay trên những viên đá cuội. Họ còn dùng thổ hoàng(*) để vẽ lên mình và biết chế tác đồ trang sức - thường là vỏ ốc biển được mài thủng lưng, xâu dây đeo.
* Là một loại khoáng chất màu đỏ thường được người cổ xưa nghiền nhỏ, hòa với nước rồi vẽ lên cơ thể.
Hình mặt thú khắc trên
1. Vỏ trai ốc.
2. Hòn thổ hoàng.
1 2
vách đá hang Đồng Nội (khoảng một vạn năm trước Công nguyên).
31
Cư dân văn hóa Hòa Bình đã có tín ngưỡng. Mỗi thị tộc đều thờ một vật tổ riêng. Họ thường xuyên dâng lễ vật cho vật tổ này. Nơi thờ vật tổ thường ở sâu trong các đáy hang. Vật tổ có thể là loài động vật ăn cỏ như hươu, nai... có thể là loài chim lạ, cây quý hay những tảng đá dị hình.
Hang Đồng Nội (xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy,
tỉnh Hòa Bình) - nơi có nhiều di tích thuộc
thời đại đồ đá mới.
32
Sau văn hóa Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Người cổ Bắc Sơn được phát hiện đầu tiên ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Họ sống cách đây từ một vạn đến tám nghìn năm, vào giai đoạn đầu của thời đại đồ đá mới. Công cụ của họ vẫn làm từ đá cuội nhưng được mài kỹ hơn. Họ ghè đẽo xung quanh hòn đá rồi mới mài cho sắc. Kỹ thuật mài đá đã giúp việc săn bắt cũng như chặt cây dễ dàng hơn.
Công cụ đá thuộc văn hóa Bắc Sơn:
1. Công cụ chặt - cuội - đẽo.
2-8-9. Rìu mài lưỡi.
3-7. Dấu Bắc Sơn.
4-5-6. Công cụ bằng cuội đẽo.
7
1
5
4
3
6
2
8 9
33
Cư dân văn hóa Bắc Sơn đã biết làm gốm. Đồ gốm Bắc Sơn thường có miệng loe và đáy tròn nhưng nhiệt độ nung chưa cao. Họ nhào đất sét lẫn cát rồi nung khiến gốm không rạn nứt nhưng sản phẩm vẫn còn rất thô. Dù đã biết làm đồ gốm, họ vẫn dùng ống tre, vỏ bầu để dựng nước và nấu ăn.
HIỆN VẬT CỦA VĂN HÓA BẮC SƠN
1. Bàn mài 4. Đá có vết lõm đôi
2. Rìu mài lưỡi 5. Mảnh gốm
3. Chày nghiền 6. Vỏ sò
Mảnh gốm.
Vật trang trí bằng đất sét nung.
Đĩa nhỏ bằng
đất nung.
1
2
5
3
4
6
34
Trang sức của cư dân văn hóa Bắc Sơn phong phú và đa dạng hơn cư dân văn hóa Hòa Bình. Họ đã làm được những đồ trang sức bằng đá phiến, có lỗ đeo hay những hạt chuỗi bằng đất nung, giữa có xuyên lỗ. Đồ trang sức có ý nghĩa rất quan trọng trong các buổi tế lễ của người cổ.
35
Cư dân văn hóa Bắc Sơn sống thành từng nhóm, gồm những người có quan hệ huyết thống. Lúc này, vai trò người phụ nữ vẫn còn quan trọng. Con cái sinh ra chỉ biết đến mẹ. Đứng đầu những thị tộc, bộ lạc là những phụ nữ lớn tuổi, khỏe mạnh, có nhiều kinh nghiệm.
36
Phiến thạch có khắc vẽ trong hang Đồng Kỵ
(khoảng 5000-8000 năm trước Công nguyên).
Có thể cư dân văn hóa Bắc Sơn đã biết đến số đếm. Trong một số hang động, các nhà khoa học đã phát hiện những hình khắc đường rẻ quạt, đường tròn hay những hình vuông, hình chữ nhật gần nhau. Trên những vật bằng đất sét hay bằng đá phiến, đã có những đoạn thẳng song song làm thành từng nhóm.
37
Cùng thời gian này, bên cạnh văn hóa Bắc Sơn còn có văn hóa Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) phân bố ở vùng ven biển. Điệp, sò, ốc, ngao, hàu là nguồn thức ăn quan trọng của cư dân văn hóa Quỳnh Văn. Rìu đá thuộc văn hóa Quỳnh Văn không làm bằng cuội và không có vết mài. Họ dùng đá thạch anh, đá gốc (đá bazan) ghè đẽo trên cả hai mặt rìu. Rìu của họ có đốc (phần cầm) dày, lưỡi và hai rìa cạnh được ghè mỏng.
Rìu có vai và rìu hình thang
thuộc văn hóa Bắc Sơn.
38
Họ còn biết mài xương thú thành các mũi dùi, mũi đục và làm các loại nồi gốm đáy nhọn, trong và ngoài có vết chải. Đặc biệt, người cổ Quỳnh Văn đã biết nấu chín thức ăn. Tại những nơi người Quỳnh Văn sinh sống, người ta tìm thấy bếp với những đám tro than, những hòn đá ám khói. Trong tro than thường có xương thú, xương cá và càng cua.
39
Dấu tích mộ cổ ở di tích cồn Sò Điệp (Đa Bút, xã
Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) có
niên đại từ 3.000 đến 2.000 năm trước
Công nguyên.
Cư dân văn hóa Quỳnh Văn đào những huyệt mộ tròn xuyên qua các lớp vỏ điệp rồi chôn người chết trong tư thế ngồi xổm, hai chân co lại, hai tay duỗi hai bên, đầu tựa vào thành huyệt. Có lẽ người chết đã được cột lại trước khi chôn và thường chôn ở ngay nơi cư trú. Họ còn chôn kèm cả đồ trang sức và công cụ lao động. Tục lệ này thể hiện quan niệm vừa gắn bó với người chết, vừa kiêng dè người chết.
40
Người cổ Quỳnh Văn còn biết đánh bắt trên biển. Ở các đồi vỏ sò điệp, người ta tìm thấy các đốt xương sống và vây của nhiều loài cá biển lớn. Muốn đánh được loài cá biển như vậy, họ đã phải có thuyền.
41
Cuối thời đại đá mới, cách nay khoảng sáu nghìn đến năm nghìn năm, phần lớn cư dân lúc này đã biết trồng lúa. Việc trồng lúa đã làm thay đổi lối sống của người cổ. Họ đã biết định cư, biết tổ chức sản xuất, biết học giỏi kinh nghiệm để chế ngự thiên nhiên, chủ động nguồn thực phẩm.
42
Hiện vật thuộc văn hóa
Hạ Long (Quảng Ninh)
1. Rìu mui rùa
2. Rìu có vai và xuôi
3. Bôn
4. Cuốc
Rìu 4 cạnh
Đục mài
hoàn toàn
Rìu có chuôi tra cán
Đĩa
đất nung
Ở vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng có văn hóa Hạ Long. Loại công cụ đá tiêu biểu cho văn hóa Hạ Long là bôn(*), có vai có nấc với phần chuôi thu nhỏ, có thể cắm hay buộc vào cán. Người cổ Hạ Long đã biết kết hợp các kỹ thuật mài, cưa, khoan đá để chế tác công cụ và đồ trang sức.
* Bôn gần giống rìu nhưng lưỡi được mài vát một bên và có cán.
43
Cư dân văn hóa Hạ Long đã biết làm gốm bằng bàn xoay. Đồ gốm có nhiều loại như nồi, niêu, vò, hũ, bát, ấm... với nhiều hình dạng như miệng hơi loe hay loe ngang rồi gãy góc, miệng loe ra rồi có gờ gấp vào trong... Hoa văn thì có hoa văn dấu thừng, đường song song, hình ô vuông hay ô trám, hình tam giác hay đắp đất hình chữ S quanh gờ miệng.
Mảnh gốm thuộc văn hóa Hạ Long.
44
Vào cuối thời đại đá mới, ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có những bộ lạc đã biết trồng lúa. Do trồng lúa nên họ phải định cư và điều này đã khiến xóm làng trở nên đông đúc. Phân công lao động đã xuất hiện nhằm có thêm nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của bộ lạc và để trao đổi với bên ngoài.
45
Thời đại đồ đồng ở nước ta được biết đến qua di chỉ văn hóa Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Các bộ lạc Phùng Nguyên sống tập trung thành những khu dân cư, phân bố ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhưng đông nhất là ở vùng hợp lưu giữa các sông: sông Hồng, sông Đà, sông Lô...
Bản đồ phân bố các di chỉ khảo cổ học tại Phú Thọ.
DI CHỈ THUỘC VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN.
DI CHỈ THUỘC NHÓM DI TÍCH GÒ CON LỢN
- GÒ MẢ ĐỐNG.
DI CHỈ THUỘC VĂN HÓA GÒ MUN.
46
Hiện vật tìm thấy ở
Phùng Nguyên (Phú Thọ):
1. Bàn mài
2. Rìu tứ giác
3. Rìu có vai
4. Mảnh vòng và lõi vòng
5. Xỉ đồng
Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã đưa kỹ thuật chế tác đá lên tầm cao mới. Hiện vật đá thời kỳ này rất phong phú, gồm công cụ (rìu, bôn, chì lưới, đục), vũ khí (dao, lao, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan, chì lưới, bàn mài, bàn dập gốm), đồ trang sức... Các nhà khoa học còn tìm thấy những “xưởng chế tác” đá ở những nơi cư dân văn hóa Phùng Nguyên từng cư trú.
47
Thời này, cảm quan về cái đẹp của người cổ đã xuất hiện trên đồ trang sức, đồ gốm và các công cụ đá. Những vòng trang sức, những hạt chuỗi bằng đá Nephrite xanh hoặc trắng đã được khoan tiện rất tinh vi. Đặc biệt, còn có những tượng gà, tượng bò tuy đơn sơ, ước lệ nhưng đã chứng tỏ sự quan sát tinh tế của cư dân văn hóa Phùng Nguyên.
Rìu, đục, vòng trang sức, lõi vòng bằng đá
cách nay khoảng bốn nghìn năm được tìm thấy
ở Phùng Nguyên (Phú Thọ).
48
Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp. Người ta tìm thấy nhiều hạt gạo cháy, phấn hoa của các loài lúa nước Oryza trong các di chỉ Phùng Nguyên. Họ đã biết chăn nuôi chó, lợn, trâu, bò, gà. Do trồng trọt và chăn nuôi phát triển, nghề săn bắn không còn chiếm vị trí quan trọng như xưa.
Tượng thú tìm thấy ở Phùng Nguyên.
49
Các nghề thủ công như đan lát, se chỉ, dệt vải đều phát triển. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết đan lóng đôi, lóng thúng và se các loại thừng to, chỉ nhỏ.
Dọi xe chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên.
50
Hoa văn trên gốm Phùng Nguyên.
Đồ gốm thời Phùng Nguyên có kiểu dáng đẹp và hình thức rất đa dạng. Nhiệt độ nung gốm vẫn chưa cao. Hoa văn đặc trưng của gốm Phùng Nguyên là giữa hai đường vạch chìm có những đường chấm nhỏ hoặc những đường chấm thưa xen giữa những dải hình chữ S hoặc những đường cong uốn lượn phức tạp.
51
Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết khai thác đồng và biết luyện kim, dù khi đó nguyên liệu đồng rất hiếm. Từ những cục đồng và xỉ đồng tìm thấy ở Gò Bông (xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), có thể kết luận cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết đến hợp kim đồng thau (gồm đồng và thiếc). Nhưng phải đến trước và sau Công nguyên(*) vài thế kỷ, nghề đúc đồng mới phát triển.
* Công nguyên là mốc thời gian tính theo dương lịch hiện nay, xuất phát từ cách tính lịch của Thiên Chúa giáo. Bắt đầu của Công nguyên là năm sinh của Chúa Jesus theo truyền thuyết của đạo Thiên Chúa.
Xỉ đồng tìm thấy ở Gò Bông.
52
Bởi việc trồng trọt, chăn nuôi, đúc đồng... đòi hỏi nhiều công sức nên vai trò của người đàn ông dần trở nên quan trọng. Từ đó, chế độ phụ hệ đã dần thay thế chế độ mẫu hệ. Con cái được tính theo huyết thống người cha thay vì mẹ. Đứng đầu các công xã lúc này là những người đàn ông lớn tuổi, có kinh nghiệm.
53
Hiện vật bằng đồng thuộc thời đại đồ đồng ở nước ta.
Tiếp sau văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa Đồng Đậu(*) cách nay khoảng ba nghìn năm - xuất hiện sống ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hiện vật đồng thời kỳ này rất phong phú, gồm các loại rìu, giáo, dao phang, dao khắc, chuôi dao, đục, dũa, mũi nhọn, mũi tên, lưỡi câu, kim, dây... Dũa là sản phẩm độc đáo của thời kỳ này.
* Di chỉ đầu tiên của nền văn hóa này được phát hiện ở gò Đồng Đậu (thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).
54
So với gốm Phùng Nguyên, gốm Đồng Đậu có kích thước lớn hơn, thành gốm dày, miệng cao và đứng với xu hướng giảm dần chiều cao, tăng dần chiều rộng. Cư dân văn hóa Đồng Đậu tạo những hoa văn song song, hẹp, hình khuông nhạc và thường trang trí ở phần cổ và miệng gốm. Đặc biệt, đồ gốm Đồng Đậu đã được nung ở nhiệt độ cao hơn so với đồ gốm thời kỳ trước.
Đồ gốm Đồng Đậu.
55
Thành tựu nổi bật nhất của cư dân văn hóa Đồng Đậu là luyện kim: từ quặng đồng kết hợp với tỉ lệ thiếc, chì thích hợp để thành đồng thau. Họ đã làm những khuôn đúc bằng đá để đúc những công cụ hay vũ khí và sử dụng kỹ thuật rèn để tạo ra những sản phẩm không thể đúc bằng khuôn như lưỡi câu, mũi nhọn.
Khuôn đúc rìu
và mũi nhọn
thuộc văn hóa
Đồng Đậu.
Hiện vật bằng
xương, sừng.
Rìu và bôn bằng đá
56
Với công cụ và vũ khí bằng đồng thau, nghề săn bắt và đánh cá cũng đã phát triển. Họ dùng những lưỡi câu đồng để câu nhiều loại cá lớn như cá trắm và dùng mũi tên đồng, dao, búa chiến... để săn các loại thú lớn như voi, trâu bò rừng, lợn rừng...
Hạt thóc cổ được phát hiện tại di tích Đồng Đậu
(Yên Lạc, Vĩnh Phúc).
57
Cuối thời đại đồ đồng - cuối thiên niên kỷ(*) thứ II, đầu thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên - văn hóa Gò Mun (lấy tên theo di chỉ Gò Mun thuộc xã Tứ Xã, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) trải rộng trên địa bàn cả nước. Công cụ đồng đã chiếm hơn 50% tổng số công cụ và vũ khí. Đồng thau được dùng làm lưỡi rìu đồng và làm đồ trang sức. Kỹ thuật chế tác đồ gốm đã được nâng cao.
* Một nghìn năm.
Hiện vật thuộc văn hóa Gò Mun.
Đồ đồng Đồ gốm
58
Hiện vật đồ đồng đa dạng được tìm thấy ở di chỉ Gò Mun đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn cuộc sống của những cư dân văn hóa cổ. Những mũi tên đồng Gò Mun đã nói lên trình độ cao của những cư dân này trong việc chế tạo vũ khí.
Đầu mũi tên thuộc
văn hóa Gò Mun.
59
Vào khoảng thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, nước ta bước vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn (làng Đông Sơn nay thuộc phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa). Quá trình phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn là một quá trình phát triển liên tục. Cư dân văn hóa Đông Sơn đã tụ cư ở ven sông, gò đồi, chân núi. Xã hội đã có sự phân hóa. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, một số loại hình kinh tế khác đã manh nha xuất hiện. Trống đồng được đem trao đổi với các nước bên ngoài. Những tập tục bắt đầu hình thành và mang tính cách riêng.
Hoa văn trên trống đồng.
60
Sản phầm đồ đồng thời Đông Sơn vừa đa dạng, vừa phong phú. Công cụ sản xuất nông nghiệp có các loại lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai... Đồ sản xuất thủ công có đục, nạo, dùi, dũa, dao khắc, rìu, kim. Đặc biệt là cư dân văn hóa Đông Sơn đã đúc được loại trống đồng, thạp đồng lớn để dùng trong các cuộc tế lễ, hội làng, ma chay, chiến trận...
HIỆN VẬT THUỘC VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
1, 2. Lưỡi cày đồng
3. Vòng đồng
4. Trống minh khí (loại nhỏ, chôn theo người chết).
61
Nhờ những công cụ bằng đồng, nghề trồng trọt nhanh chóng phát triển. Cư dân Lạc Việt lúc này đã trồng được lúa nếp, lúa tẻ, các loại rau đậu, cà, bầu, bí, các loại cây ăn trái: na, trám... và các loại đay gai để đan lát và dệt vải. Về chăn nuôi, họ đã thuần hóa được một số loài gia súc để nuôi như chó, gà, heo, trâu, bò... Riêng trâu bò còn được sử dụng trong việc canh tác nông nghiệp.
Rìu, cày, đục thuộc văn hóa Đông Sơn.
62
VŨ KHÍ THỜI ĐÔNG SƠN
5. Dao găm
có cán hình người
6. Dao găm có cán củ hành
7. Dao găm
8. Lưỡi kiếm
63
HIỆN VẬT THUỘC VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
Miếng che ngực
1. Mũi lao
2. Mũi tên
3. Khuôn đúc
4. Mũi giáo
1
2
1. Các loại rìu đồng
2. Khuôn đúc rìu đồng
Vũ khí thời Đông Sơn rất độc đáo. Rìu chiến có các loại rìu lưỡi xéo, rìu lưỡi xòe cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phang. Giáo có loại hình búp đa, hình lá mía, hình thoi có lỗ, hình kiếm... Mũi tên có hình cánh én, hình lao. Dao găm có loại hình lá tre, đốc củ hành, đốc bầu dục hay chuôi là tượng hình người. Các tấm che ngực vuông hay chữ nhật, có hoa văn nổi...
64
1
2
3
HIỆN VẬT THUỘC
VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
1. Tượng thú
2. Cán dao găm
3. Người cõng nhau
Kỹ thuật làm đồ trang sức và tượng của cư dân văn hóa Đông Sơn phát triển rất cao. Các loại tượng người, tượng thú như cóc, hổ, chim, gà, chó, voi... các loại vòng tay, nhẫn, hoa tai, đai lưng, bao tay, bao chân... được chạm trổ công phu. Kỹ thuật chế tác đồ gốm điêu luyện hơn trước. Các nghề dệt, mộc, da, sơn... đã góp phần làm phong phú đời sống dân cư.
65
Lúc này, cư dân đã có các lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đó là các lễ hội hóa trang, đua thuyền, các trò chơi, tục đâm trâu, tục giã cối, dựng cột tế sinh... Trong những lễ hội đó đã xuất hiện các loại nhạc khí như cồng chiêng, chuông, sênh, phách, lục lạc, bầu khèn...
Hoa văn trên trống đồng.
66
Sự xuất hiện của sắt và các vật dụng bằng sắt như cuốc, mai, búa, kiếm, đục, dao... đã mở đầu cho một thời đại mới - thời đại đồ sắt. Đến đây, cư dân cổ nước ta đã bước từ xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh hơn mà đại diện của nó là nhà nước Văn Lang. Thời đại này được gọi là thời đại Hùng Vương.
67
CÁC LOẠI HÌNH KHÁC CỦA ĐẠI CHỦNG MONGOLOID
TĐY NĂNG THÁI
TĐY NĂNG CỔ
VIỆT THƯỢNG
VIỆT CỔ THƯỢNG CỔ NGƯỜI TÂN CỔ
CÁC LOẠI HÌNH KHÁC CỦA ĐẠI CHỦNG AUTRALOID
LIỄU GIANG, TAM PĨNG, JAVA - 10.000 ĐẾN 15.000 NĂM
NGƯỜI THƯỢNG CỔ
NGAN ĐĨNG, JAVA - 150.000 NĂM
NGƯỜI TỐI CỔ
PITHECANTHROPUS, BẮC KINH VĐ JAVA - 6000.000 NĂM
68
BẢN ĐỒ PHÂN BỐ MỘT SỐ
DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
Nước ta là quốc gia đa dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ lớn và nhiều dân tộc anh em sống rải rác từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau. Các dân tộc được phân thành từng nhóm tùy theo đặc điểm nhân chủng, ngôn ngữ và vùng sinh sống.
69
Các dân tộc sống ở miền núi phía Bắc và Tây Bắc như Thái, Tày, Nùng... nước da sáng, tóc đen, thẳng và cứng, nam cao không quá 1,60m và nữ cao không quá 1,50m. Đầu tròn, ngắn, mặt rộng và bẹt.
Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên như Bru, Vân Kiều, Ba Na, Êđê, Giarai, Mơnông, Xtiêng, K’ho... nước da ngăm đen, tóc quăn, đầu dài, môi dày, hàm trên vẩu, sống mũi gẫy.
70
Các dân tộc ở duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ là Chăm, Khmer... tầm vóc trung bình, da ngăm, tóc xoăn...
Người Kinh sống ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, nam cao khoảng 1,60m, nữ cao khoảng 1,50m, tóc đen và thẳng, da sáng nhưng càng về phía Nam da càng sẫm, đầu tròn, mặt rộng nhưng không bẹt lắm.
71
Các dân tộc Việt Nam dù ở bất kỳ nơi đâu, núi cao hay đồng bằng, đất liền hay hải đảo cũng đều yêu thương và gắn bó bên nhau trong lòng tổ quốc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy đã bắt nguồn từ buổi đầu dựng nước và qua thời gian càng được củng cố, phát huy.
72
Thuở mới dựng nước, dân Lạc Việt sống bằng nghề đánh cá ở ven sông hoặc các hồ lớn. Thủ lĩnh của họ là Lộc Tục. Khoảng năm 2879 trước Công nguyên, Lộc Tục lên làm vua, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ.
75
Tuy làm vua nhưng Kinh Dương Vương thường đi chu du khắp nơi. Một lần đến hồ Động Đình, Kinh Dương Vương gặp gỡ và đem lòng yêu thương con gái của chúa hồ là Thần Long. Hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lãm. Lớn lên, Sùng Lãm làm vua, hiệu là Lạc Long Quân.
76
Lạc Long Quân có sức khỏe phi thường lại thêm tài biến hóa. Vì mang gốc Rồng của mẹ nên Lạc Long Quân thường ở trong động nước (thủy cung). Mỗi khi gặp nguy hiểm, dân chúng lại đến trước động nước kêu to lên: “Bô(*) ơi! Ở đâu? Hãy đến với ta!”. Thế là, Lạc Long Quân sẽ hiện ra giúp đỡ dân chúng.
* Tiếng mà dân chúng dùng để gọi Lạc Long Quân.
77
Ở vùng biển Đông Nam, có con cá thành tinh, thân dài năm mươi trượng, thường làm hại dân chài, được gọi là Ngư Tinh. Chỗ ở của Ngư Tinh là một cái hang lớn, ăn sâu xuống đáy biển.
78