🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lãnh Đạo Kiệt Xuất Trước Hết Là Đồng Đội Tốt Nhất - Jon Gordon Ebooks Nhóm Zalo LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT TRƯỚC HẾT LÀ ĐỒNG ĐỘI TỐT NHẤT Jon Gordon Nguyễn Linh dịch ----------------*---------------- NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ Số 9 - Ngõ 26 - Phố Hoàng Cầu - Q. Đống Đa - TP. Hà Nội VPGD: Số 347 - Phố Đội Cấn - Q. Ba Đình - TP. Hà Nội ĐT: (024) 6686 0751 - (024) 6686 0752 Email: [email protected] Website: nxbdantri.com.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI THỊ HƯƠNG Chịu trách nhiệm nội dung: LÊ QUANG KHÔI Biên tập NXB: Nguyễn Thảo Nguyên Biên tập viên Rybooks: Nguyễn Tiến Dũng Sửa bản in: Nguyễn Thúy - Vũ Nhàn Vẽ bìa: Miaoling Trình bày: Nguyễn Hoàng Khôi Đơn vị độc quyền xuất bản và phát hành RYBOOKS Thông tin liên hệ: Email: [email protected] Fanpage: https://www.facebook.com/RYBOOKS/ Liên kết xuất bản Công ty CP Sách Bách Việt Trụ sở chính: Địa chỉ: Số 9, ngõ 55/9 Huỳnh Thúc Kháng, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội Tel: (024) 3776 5580 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ: 233 Nguyễn Thượng Hiền, P. 6, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM Tel: (028) 3517 1788 Website: http://www.bachvietbooks.com.vn http://www.facebook.com/bachvietbooks.com.vn In 3.000 cuốn, khổ 13.5 x 20 cm tại Công ty Cổ phần In và Truyền thông Hợp Phát. Địa chỉ: Căn hộ 807 nhà N2D KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Số xác nhận ĐKXB: 4092-2020/CXBIPH/3-124/DT cấp ngày 07/10/2020. Quyết định xuất bản số: 1311/QĐXB/NXBDT cấp ngày 29 tháng 10 năm 2020. ISBN: 978-604-304-758-5. In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2020. Cuốn sách này dành tặng cho đội bóng vợt Cornell năm 2004. Nghị lực, kiên cường, nhiệt huyết, quyết tâm và tình yêu của các bạn dành cho George và cho đồng đội của mình đã làm nên cuốn sách này. Nếu không có các bạn, sẽ không có ai kể lại câu chuyện cảm động này. Cảm ơn vì đã chia sẻ các trải nghiệm và kỷ niệm tuyệt vời với tôi LỜI TÁC GIẢ L ần đầu tiên nghe về George Boiardi và Chiếc mũ cứng, tôi đã bị thu hút và mê mẩn. Tôi muốn biết nhiều hơn về George cũng như cuộc sống của anh. Tôi đến thăm huấn luyện viên của anh, tham dự một vài Bữa tiệc tối 21, gặp gỡ gia đình anh, nói chuyện với đồng đội của anh và tự mình quan sát cách anh truyền cảm hứng cho tất cả những người này. Tôi chưa bao giờ có ý định viết một cuốn sách về anh, nhưng càng biết nhiều, tôi càng bị thôi thúc phải chia sẻ với mọi người hình ảnh người đồng đội tuyệt vời này và ảnh hưởng của anh lên người khác ra sao. Tuy nhiên, khi viết cuốn sách này trong nhiều năm, tôi đã dừng lại. Là một người viết truyện hư cấu, tôi biết mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi thực hiện các cuộc phỏng vấn gia đình, bạn bè, huấn luyện viên, đồng đội của anh và viết ra một câu chuyện có thật, chứa đầy những khoảnh khắc vui vẻ, những cảm xúc đau đớn và một bi kịch khó quên. Tuy khó khăn vậy, tôi không thể bỏ cuộc. Tôi biết rằng tất cả mọi điều trong cuộc sống đã đưa tôi đến điểm này, nơi tôi được trao quyền viết và chia sẻ những bài học cùng các di sản George để lại. Vì vậy, tôi đã bước ra khỏi vùng an toàn và kể một câu chuyện có thật về cách thức trở thành một đồng đội vĩ đại. Đây chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ câu chuyện về cuộc đời George. Không chỉ là một người đồng đội, anh còn là một người con, người em, người bạn, người học trò và chỉ có gia đình cùng bạn bè anh mới có thể kể trọn vẹn câu chuyện đó. Mục tiêu của tôi khi viết cuốn sách này là chia sẻ những tính cách giúp George trở thành một đồng đội tuyệt vời và truyền cảm hứng cho người khác. Tôi muốn tạo động lực cho mọi người, để họ trở thành phiên bản tốt hơn hay đồng đội tốt hơn. Sau khi phỏng vấn rất nhiều bạn bè của George, tôi nhận ra rằng đây không chỉ là cuốn sách về anh, mà còn là cuốn sách về họ. Khi đối mặt với bi kịch tồi tệ nhất trong đời, họ đã tìm ra cách để gắn kết, chữa lành vết thương và chơi bóng một cách vô tư, có chủ đích như một thể thống nhất. Những gì đội bóng vợt Cornell đã đạt được vào năm 2004 là minh chứng rõ nét cho ý chí, nỗ lực, tấm lòng, quyết tâm và tình yêu đáng kinh ngạc dành cho George và đồng đội của mình. Không có các chàng trai này, tôi sẽ không có câu chuyện để kể. Tôi rất biết ơn họ đã chia sẻ trải nghiệm và kỷ niệm với tôi. Tất cả các chi tiết và câu chuyện trong cuốn sách đều có thật và xảy ra trong thực tế. Tuy phần II của cuốn sách có viết “GEORGE (Qua lời kể của huấn luyện viên Jeff Tambroni)”, nhưng phần này được tổng hợp từ vô số hồi ức, sự kiện cùng câu chuyện từ Jeff, gia đình và đồng đội của George. Khi thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn và bắt đầu viết sách, tôi nhận ra rằng, nếu có một người kể chuyện, câu chuyện của George sẽ dễ hiểu và mang lại một trải nghiệm đáng nhớ hơn cho người đọc. Jeff thực sự đã kể với tôi về George trong một cuộc gặp như được mô tả trong cuốn sách. Nhưng tôi cũng lắng nghe đồng đội và gia đình của anh để tìm hiểu thêm các chi tiết nhằm kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh. Ngoài việc tìm hiểu về George cùng các đồng đội trong Bữa tiệc tối 21 và sự kiện tại Đại sảnh Danh vọng, tôi cũng thực hiện một số cuộc phỏng vấn qua điện thoại và email. Trong quá trình viết cuốn sách, tôi đã nhiều lần chia sẻ bản thảo với Jeff Tambroni, gia đình George và đồng đội của anh để đảm bảo tất cả các sự kiện đều chính xác. Cuốn sách thực sự là nỗ lực của cả đội. Tôi hi vọng nó sẽ truyền cảm hứng và tác động đến bạn cùng đội nhóm của bạn. Jon Gordon PHẦN MỘT CHIẾC MŨ CỨNG Chương 1 KÝ ỨC KHÔNG THỂ QUÊN “Tôi tìm kiếm câu trả lời bằng cách trở lại nơi mình trải qua những năm tháng sinh viên, nơi nhào nặn và định hình nên con người tôi ngày hôm nay” B ạn thường không bao giờ quên lần đầu tiên nhìn thấy điều gì đó. Trong lúc viết những dòng này, tôi vẫn hình dung rõ nét trận bán kết giải Vô địch Thể thao Sinh viên Mỹ (NCAA) môn bóng vợt nam năm 2007 giữa hai đội Cornell và Duke. Duke đang dẫn trước với tỷ số 10-3 ở hiệp đấu thứ ba và mọi chuyện dường như đã ngã ngũ với Cornell. Nhưng với quyết tâm chưa từng có, Cornell đã tổ chức những đợt tấn công dồn dập và san bằng tỷ số với Duke trong mười bảy giây còn lại của trận đấu. Cuối cùng, Duke cũng giành chiến thắng nhờ ghi bàn trong ba giây cuối cùng. Điều này thể hiện sự kiên cường của họ, nhưng điều khiến tôi kinh ngạc hơn chính là sự đáp trả quyết liệt cùng nỗ lực của Cornell. Tôi từng chơi bóng vợt hồi còn học ở Cornell vào đầu những năm 1990 và cũng từng xem hàng ngàn trận đấu thuộc nhiều môn thể thao khác, song chưa bao giờ tôi chứng kiến một đội chơi với sự đam mê, can đảm, kiên cường và quyết tâm không ngừng nghỉ như Cornell. Tôi làm việc với rất nhiều đội nhóm thể thao chuyên nghiệp cũng như đội nhóm của các trường đại học, các tập đoàn, các tổ chức giáo dục và tổ chức phi lợi nhuận. Tôi muốn tìm hiểu xem điều gì đã truyền cảm hứng cho đội bóng vợt này, khiến họ chơi máu lửa như vậy. Tôi từng là một sinh viên và giờ là diễn giả truyền động lực, tôi biết rằng động lực ẩn sâu trong họ không đơn thuần là khát khao chiến thắng. Họ được thúc đẩy bởi một điều lớn lao hơn nhiều và tôi rất tò mò khám phá điều đó là gì. Tôi tìm kiếm câu trả lời bằng cách trở lại nơi mình trải qua những năm tháng sinh viên, nơi định hình và nhào nặn nên con người tôi ngày hôm nay. Ngồi trên máy bay đến New York, tôi nhận ra công việc hiện tại cũng có nhiều cơ hội để phát triển bản thân giống như thời sinh viên. Việc chơi thể thao trong trường đại học đã giúp thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Nó dạy tôi cách làm việc chăm chỉ, vượt qua nghịch cảnh, không nản lòng khi bị từ chối, cũng như tiếp tục phấn đấu hướng tới ước mơ của bản thân. Tôi đã ra trường, trở thành một diễn giả và giờ đây lại hạ cánh tại sân bay Ithaca, sẵn sàng trở thành sinh viên thêm lần nữa. Thời điểm bước chân vào khuôn viên ngôi trường mình đã rời xa hơn mười năm, tôi cảm nhận cái lạnh quen thuộc trong không khí tháng Mười đang khẽ lùa qua từng lớp áo. Tôi thấy mình đã sẵn sàng tiếp thu những bài học mới mẻ về lãnh đạo và làm việc nhóm. “Việc chơi thể thao trong trường đại học đã giúp thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Nó dạy tôi cách làm việc chăm chỉ, vượt qua nghịch cảnh, không nản lòng khi bị từ chối, cũng như tiếp tục phấn đấu hướng tới ước mơ của bản thân” Chương 2 HIỂU RÕ ĐỘI NHÓM CỦA MÌNH “Chúng tôi thấu hiểu và trân trọng các cầu thủ của mình. Nếu trong quá khứ, chúng tôi ồ ạt tuyển cầu thủ, thì hiện nay chúng tôi chỉ chọn mười người phù hợp nhất với văn hóa của cả đội. Thay vì cố gắng hòa hợp với tất cả mọi người, chúng tôi loại bỏ những người không phù hợp nhất” K hi đi từ khách sạn Statler lên đồi, tôi bắt gặp Jeff Tambroni, huấn luyện viên đội bóng vợt Cornell, đang đứng ở hành lang cạnh văn phòng của đội. Hồi còn học đại học, tôi đã có cơ hội so tài với Jeff, khi anh ấy còn là tiền đạo năng nổ điển hình kiểu Mỹ của đội trường Hobart. Còn tôi là người thực hiện cú đánh face-off1 và là trung vệ của đội trường Cornell. Tôi vẫn nhớ cách Jeff quay đầu quan sát trận đấu, sự nhanh trí cùng khả năng kiến tạo cơ hội ghi bàn phi thường của anh ấy. Thật không may, khả năng này lại được dùng để đối phó với Cornell và tôi. 1 Bắt đầu mỗi hiệp đấu hay sau mỗi bàn thắng sẽ là màn tranh bóng từ giữa sân gọi là face-off. Thật đáng buồn, thời gian tôi thi đấu ở Cornell được coi là điểm khởi đầu của giai đoạn đen tối. Trước khi tôi gia nhập, Cornell đã tham gia giải vô địch quốc gia hai năm liên tiếp. Trong năm thứ hai đại học của tôi, đội bóng xếp vị trí thứ chín cả nước, nhưng tới năm cuối, huấn luyện viên huyền thoại Richie Moran đã có mùa giải thất bại đầu tiên trong sự nghiệp huấn luyện của mình. Nhiều năm sau khi tôi tốt nghiệp, đội bóng tiếp tục trải qua vô số thử thách đi kèm với những mùa giải thất bại. Song Jeff Tambroni, ban đầu là trợ lý, sau đó là huấn luyện viên trưởng, đã vực dậy đội bóng và một lần nữa đưa Cornell trở lại thời kỳ hoàng kim. Khi được hỏi làm cách nào để đưa Cornell trở lại với chiến thắng, anh trả lời: “Chúng tôi thấu hiểu và trân trọng các cầu thủ của mình. Nếu trong quá khứ, chúng tôi ồ ạt tuyển cầu thủ thì hiện nay chúng tôi chỉ chọn mười người phù hợp nhất với văn hóa của cả đội. Thay vì cố gắng hòa hợp với tất cả mọi người, chúng tôi loại bỏ những người không phù hợp nhất. Chúng tôi nhấn mạnh thực tế rằng phần lớn thời gian ở thành phố Ithaca đều rất lạnh và nếu không thích lạnh, thì đây không phải nơi phù hợp với họ. Chúng tôi cũng cho họ biết rằng, tuyết rơi rất dày vào cuối Thu và trong cả mùa Đông ở Cornell, nếu không thích tuyết thì đây không phải nơi phù hợp với họ. Chúng tôi nói với các cầu thủ rằng nếu tới đây, họ sẽ có cơ hội để rèn luyện, không có ảo tưởng về thắng - thua và Cornell là một trong những đội chăm chỉ nhất cả nước. Nếu anh không thích làm việc chăm chỉ vì người khác, thì đây không phải là nơi thích hợp với anh. Chúng tôi nói với họ về chiếc mũ cứng, và nếu họ không cảm thấy thích thú với nó thì chúng tôi biết họ cũng không phù hợp. Chiếc mũ cứng đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa của nhóm và là biểu tượng của chúng tôi. Bằng cách loại bỏ những người không phù hợp, chúng tôi có thể tập trung hoàn toàn vào những người thích hợp với văn hóa của mình, đồng hành cùng họ trong quá trình trở thành những đồng đội tuyệt vời và cuối cùng là một đội nhóm vĩ đại.” Ba điểm kiến tạo nhóm vững mạnh: • Nắm bắt đâu là giá trị cốt lõi, văn hóa, biểu tượng của đội nhóm • Chỉ tuyển những người phù hợp với văn hóa của cả đội • Tập trung hoàn toàn vào những người thích hợp với văn hóa của đội nhóm “Bằng cách loại bỏ những người không phù hợp, bạn có thể tập trung hoàn toàn vào những người thích hợp với văn hóa đội nhóm của mình, đồng hành cùng họ trong quá trình trở thành những người đồng đội tuyệt vời và cuối cùng là một đội nhóm vĩ đại” Chương 3 CHIẾC MŨ CỨNG “Chúng tôi muốn tạo nên một đội bóng cùng văn hóa của đội được định hình bởi sự kiên trì, lòng vị tha và sự chăm chỉ. Các công nhân xây dựng thường đội mũ cứng nhằm bảo vệ cơ thể, và chúng tôi quyết định sử dụng nó để biểu trưng cho tinh thần mà chúng tôi muốn các cầu thủ của mình có được” T ôi vô cùng tò mò về chiếc mũ cứng nên đã hỏi Jeff xem nó là gì và có ý nghĩa như thế nào. Anh ấy đáp: “Vài năm trước, nhóm huấn luyện viên chúng tôi, gồm cả Huấn luyện viên trưởng Dave Pietramala mà hiện đang là huấn luyện viên trưởng của Johns Hopkins, đã họp bàn với nhau. Chúng tôi nhận ra rằng tất cả đều muốn tạo nên một đội bóng có văn hóa đội nhóm được định hình bởi sự kiên trì, lòng vị tha và sự chăm chỉ. Các công nhân xây dựng thường đội mũ cứng nhằm bảo vệ cơ thể, và chúng tôi quyết định sử dụng nó để biểu trưng cho tinh thần mà chúng tôi muốn các cầu thủ của mình sở hữu. Điều này nghĩa là các cầu thủ sẽ phải đến sân tập, chấm công và rèn luyện chăm chỉ như những công nhân. Chúng tôi nói với họ: “Các bạn đến đây để tôi luyện, hãy nỗ lực hết mình.” Do đề cao biểu tượng chiếc mũ cứng cũng như muốn nhấn mạnh ý nghĩa của nó trong văn hóa đội nhóm, mỗi mùa giải chúng tôi sẽ chọn một cầu thủ mới gia nhập và đội chiếc mũ đó cả năm. Người được chọn là người chúng tôi thấy phù hợp nhất. Người đó phải làm gương cho người khác, biết tạo động lực và dẫn dắt họ. Người đấy có thể không phải là người chơi tài năng nhất nhưng luôn là người nỗ lực nhất. Người luôn đặt đội nhóm của mình ở vị trí ưu tiên hàng đầu và thể hiện phẩm cách tuyệt vời nhất cả khi ở trong hay ngoài sân bóng. Cầu thủ được chọn sẽ đội chiếc mũ cứng trong cả lúc luyện tập và thi đấu. Chúng tôi muốn các chàng trai nhìn lên băng ghế và thấy chiếc mũ cứng. Và thấy nó trong mọi bức hình của đội nữa. Chúng tôi muốn mỗi cầu thủ trẻ nhìn thấy nó và nhớ kỹ lý do tại sao cậu ta lại đến trường đại học này; chọn môn thể thao này. Chúng tôi muốn họ ghi nhớ biểu tượng đại diện cho cả đội. Chúng tôi muốn họ sống và cùng nhau chia sẻ giá trị mỗi ngày. Chúng tôi muốn văn hóa của đội nhóm sẽ đào tạo họ thành những con người tốt đẹp hơn và tới lượt họ, họ sẽ tiếp tục xây dựng một nền văn hóa tốt hơn nữa. Quan trọng nhất, kể từ thời của George, chúng tôi thấy rằng chiếc mũ cứng cần là biểu tượng để nhắc nhở họ, phải làm mọi thứ để trở thành một đồng đội tuyệt vời. George là hiện thân của tất cả ý nghĩa mà chiếc mũ cứng đại diện. Giờ đây, chiếc mũ cứng là hiện thân của tinh thần đồng đội và con người George. Anh không thể nói về chiếc mũ mà không nhắc tới George và anh cũng không thể nói về George mà không nhắc đến nó. Cả hai trở nên không thể tách rời.” Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt Jeff khi anh ấy nói về George và muốn nghe nhiều hơn, song lại không muốn tỏ ra quá tò mò. Tôi dám chắc đây là một câu chuyện vô cùng thú vị nên rất cảm kích khi được anh ấy dẫn vào văn phòng và chỉ cho tôi bức ảnh của George rồi nói: “Anh muốn biết tại sao chúng tôi lại trở thành một đội bóng như hiện nay phải không. Tôi sẽ kể anh nghe câu chuyện về trái tim của một nhà lãnh đạo và tinh thần của cả đội. Tôi sẽ kể cho anh về người đồng đội vĩ đại nhất mình từng may mắn chơi cùng hoặc có vinh dự được huấn luyện. Tôi sẽ kể anh nghe về George.” Lan tỏa giá trị đội nhóm tới từng thành viên: • Xây dựng một biểu tượng tượng trung cho tinh thần mà lãnh đạo muốn mọi nhân viên sở hữu • Luôn đề cao giá trị cốt lõi của công ty trong mỗi hoạt động chung • Để những biểu tượng này xuất hiện liên tục trong đời sống của văn phòng của nhân viên “Người được chọn là người chúng tôi thấy phù hợp nhất. Người đấy phải làm gương cho người khác, biết tạo động lực và dẫn dắt họ. Có thể người đó không phải là người chơi tài năng nhất nhưng luôn là người nỗ lực nhất. Người luôn đặt đội nhóm của mình ở vị trí ưu tiên hàng đầu và luôn hành động theo giá trị” PHẦN HAI GEORGE (Qua lời kể của Huấn luyện viên Jeff Tambroni) Chương 4 MARIO ST. GEORGE BOIARDI “Làm giỏi tốt hơn nói hay” Benjamin Franklin D ù tên đầy đủ là Mario St. George Boiardi nhưng mọi người vẫn thường gọi cậu là George. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên trợ lý huấn luyện của chúng tôi nhìn thấy cậu ấy. Lúc đó tôi, một trợ lý huấn luyện, cùng Huấn luyện viên trưởng Pietramala tuyển cầu thủ cho giải đấu giữa các trường trung học. George đang trong tư thế sẵn sàng cho một cú face off và chúng tôi không thể rời mắt khỏi cậu ấy. George mặc áo cộc tay, cơ bắp cuồn cuộn, trông như một chiến binh dũng mãnh, sẵn sàng cho trận đánh. Cậu ấy không phải một gã khổng lồ mà thuộc tuýp rắn rỏi, khỏe mạnh và sung sức. Và điểm thu hút nhất của George chính là tinh thần quyết chiến. Chúng tôi chưa từng gặp anh chàng nào chạy nhanh và quật bóng mạnh mẽ đến vậy. Cậu ấy di chuyển lanh lẹ như một con sóc, nhưng nếu anh cản đường thì cậu ấy sẽ hất văng anh với sức mạnh của một con voi. Cậu ấy là một trong số các cầu thủ bóng vợt đa năng nhất cả nước và chúng tôi muốn có George trong đội của mình. Khi nhóm trợ lý gặp George lần đầu tiên, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên vì cậu ấy không giống những gì chúng tôi tưởng tượng. Rời khỏi trận đấu, chiến binh này có giọng nói nhẹ nhàng, trầm tĩnh và khiêm tốn. Lúc huấn luyện viên Pietramala và tôi đến nhà cậu, chúng tôi đã hỏi bố mẹ cậu ấy về phong thái trầm lặng của George. Mẹ cậu, bà Deborah, đã lên gác và mang xuống một cái chặn giấy đặt trên tủ phía đầu giường của George. Đó là một món quà từ bố cậu, ông Mario và có khắc một câu danh ngôn của Benjamin Franklin: “Làm giỏi tốt hơn nói hay.” Bà nói với chúng tôi, đó chính là con người George. Cậu ấy là một nhà lãnh đạo điềm tĩnh. George không nói nhiều mà thể hiện qua hành động. Những điều lúc đầu cậu ấy chưa biết thì đến thời điểm thích hợp hành động của cậu ấy sẽ là câu trả lời thuyết phục nhất. Việc George lựa chọn tham dự vòng tuyển chọn vào đội Cornell là một điều hoàn toàn bất ngờ với tất cả mọi người. Cha cậu vốn tốt nghiệp từ trường Princeton và huấn luyện viên của Princeton thực sự muốn George tham gia vào đội của mình. Họ là một trong những đội bóng vợt hàng đầu cả nước lúc bấy giờ, vì vậy mọi người nghiễm nhiên cho rằng Princeton là lựa chọn đầu tiên của George. Mặc dù vậy, George lại đến tham dự vòng tuyển của Cornell. Lúc đó cậu ở cùng phòng với Billy Fort, một người bạn học cùng hồi cấp ba trường Landon ở Maryland. Đội chúng tôi có một quy định: Nếu cậu hiện đã là cầu thủ của đội thì cậu phải nhường giường cho cầu thủ tham dự tuyển chọn và có thể ngủ trên sofa hoặc sàn nhà. Trong suốt đợt dự tuyển của George, Billy đã nhường giường cho George và không nghĩ nhiều về chuyện đó. Thực tế, Billy không cho rằng đó là chuyện quan trọng. Với cầu thủ nào cũng vậy, một chiếc giường không phải là yếu tố quyết định cho việc trúng tuyển. Con trai ở tuổi đó thường nghĩ về nhiều thứ khác hơn khi ghé thăm một trường đại học. Nhưng đối với George nó lại rất quan trọng. Cậu ấy nói với cha mẹ rằng đó là dấu hiệu cho thấy Cornell thực sự muốn cậu ấy trong đội của mình. George bị ấn tượng mạnh bởi hành động đó và tin rằng nó nói lên rất nhiều điều về văn hóa và đội nhóm mà chúng tôi đang xây dựng. Hầu hết các chàng trai trẻ ở tuổi này không suy nghĩ vậy, song đó là con người George. Cậu ấy khác biệt và với George, hành động quan trọng hơn lời nói rất nhiều. Nhà lãnh đạo kiệt xuất, tỏa sáng là: • Người luôn tập trung, nỗ lực hết mình cho mỗi công việc • Trong mọi tình huống vẫn giữ được sự điềm tĩnh, khiêm tốn • Làm giỏi tốt hơn nói hay “Hành động của mỗi thành viên nói lên rất nhiều điều về văn hóa và đội nhóm mà bạn đang xây dựng” Chương 5 LÀM GIỎI TỐT HƠN NÓI HAY “C ậu là một trong những cầu thủ có năng lực cạnh tranh tốt nhất mà chúng tôi từng có, nhưng động lực thúc đẩy cậu ấy không phải là mong muốn trở nên giỏi hơn người khác. Cậu chỉ muốn trở thành người giỏi nhất mà bản thân có thể và luôn luôn nỗ lực để tiến bộ hơn” Trong số các sinh viên năm nhất, không ai chăm chỉ luyện tập hơn George. Không ai kiên trì hoàn thành các bài tập rèn luyện cơ bắp, thể lực hơn George. Cậu ấy thực hiện mọi thứ với tất cả khả năng của mình. Cậu là một trong những cầu thủ có năng lực cạnh tranh tốt nhất mà chúng tôi từng có. Nhưng động lực thúc đẩy cậu ấy không phải là mong muốn trở nên giỏi hơn người khác. Cậu chỉ muốn trở thành người giỏi nhất mà bản thân có thể và luôn luôn nỗ lực để tiến bộ hơn. George là một trong những cầu thủ trẻ giỏi nhất của chúng tôi, cậu ấy làm việc và luyện tập như một thực tập sinh cố gắng để được gia nhập đội. Cậu ấy luôn làm gương và dẫn đầu trong bất cứ việc gì, ngay cả trong các hoạt động truyền thống của đội. Chúng tôi có truyền thống là sau đợt tập luyện đầu tiên với đội trưởng trong kỳ mùa Thu (quy định của NCAA không cho phép huấn luyện viên tham gia trong thời gian này), cả đội sẽ chạy vòng quanh khuôn viên trường. Sinh viên năm nhất rất thích truyền thống này vì đây là lần đầu tiên họ mặc trang phục tập luyện của Cornell. Đó cũng là cơ hội được chạy quanh khuôn viên trường và tận hưởng ánh mắt ngưỡng mộ của các sinh viên khác. Đội chia thành hai hàng, người có thâm niên ở phía trước, theo sau là sinh viên năm hai và năm ba, sinh viên năm nhất chạy cuối cùng. Cuối đường chạy, các cầu thủ băng qua một cây cầu bộ hành dẫn ra khỏi Forest Home Drive, cách mặt hồ Beebe khoảng 30 hoặc 40 foot2. Khi bạn sinh viên năm hai cuối cùng qua cầu, nhóm sinh viên lớp trên dừng lại và khiến đám sinh viên năm nhất ngạc nhiên bằng cách thông báo rằng truyền thống của đội là sinh viên năm nhất phải nhảy xuống hồ. 2 Khoảng 9 – 12 m. Vài người lập tức nhảy ngay, một số cần chút khích lệ, số khác thì cần được thuyết phục. Ngày càng có nhiều người nhảy xuống hồ, cuối cùng còn lại hai người. Rõ ràng cả hai đang rất lo lắng. Thời điểm sự việc diễn ra, George lặng lẽ nói với họ rằng chuyện này chẳng có gì đáng sợ nếu họ nhảy cùng nhau. Điều tiếp theo là George leo lên gờ đá và nhảy xuống nước. Khi đang lơ lửng trên không trung trong tư thế hướng đầu xuống dưới, George thu hai tay, nắm chặt hai chân và vài giây sau, cậu ấy lao mình xuống làn nước, kết thúc bằng một cú lặn hoàn hảo. Hóa ra George không chỉ là vận động viên bóng vợt tài ba mà cậu ấy còn là tay bơi lội và thợ lặn tuyệt vời từ khi còn nhỏ. Hai cầu thủ cuối cùng lập tức leo lên gờ đá, trong tiếng reo hò của cả đội, họ đã nắm tay nhau nhảy xuống. Sau đó, ba người cùng bơi khỏi hồ. George biết hai anh chàng sợ hãi và không thoải mái nên cậu ấy đã làm điều mà người lãnh đạo vĩ đại cần làm. Cậu đi trước và dẫn đường cho họ. Hành động của người lãnh đạo kiệt xuất: • Luôn nỗ lực để tiến bộ hơn • Luôn làm gương và dẫn đầu trong mọi việc • Luôn đi trước và dẫn đường cho cả nhóm “Nhà lãnh đạo vĩ đại luôn đi trước và dẫn đường cho cả nhóm” Chương 6 NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN “Cậu ấy làm việc cực kỳ chăm chỉ và luôn nghĩ đến người khác tới mức mọi người tôn sùng và coi cậu như người lãnh đạo” G eorge được lựa chọn là người đội chiếc mũ cứng vào cuối đợt tập luyện mùa Thu. Cậu ấy không cố giành lấy vinh dự này, đơn giản là cậu ấy xứng đáng nhận được nó. George không muốn nhận bất kỳ sự tán thưởng nào. Cậu không bận tâm đến thành tích cá nhân. Cậu ấy là kiểu người sẽ vợt quả bóng, chuyền nó cho một đồng đội và người này sẽ chuyền tiếp cho người mà sẽ thực hiện cú quăng bóng và ghi bàn. Cậu làm việc cực kỳ chăm chỉ và luôn nghĩ đến người khác tới mức mọi người tôn sùng và coi cậu như người lãnh đạo. Cậu ấy có tư cách nói về đạo đức bởi vì George luôn làm mọi thứ đúng mực. Cậu ấy chưa bao giờ chùn bước và không bao giờ chơi xấu trong các buổi tập cũng như trong trận đấu. Dù rất kinh ngạc về khả năng thể thao của cậu ấy, song chính thái độ và đạo đức làm việc cùng sự vị tha của George đã dành được sự tôn trọng và khâm phục của đồng đội. Ban huấn luyện đã đề nghị George chuyển từ vị trí trung vệ phòng ngự gậy dài sang vị trí trung vệ phòng ngự gậy ngắn vì đội đã có một trong những trung vệ gậy dài giỏi nhất cả nước, một anh chàng trẻ tuổi hơn tên Josh Heller. Chúng tôi cho rằng nếu có thể đồng thời đưa George và Josh vào đội hình thi đấu trên sân thì đội sẽ có lợi thế hơn nhiều. Song chúng tôi cũng hiểu sự chuyển đổi này không hề dễ dàng với George. Chơi bằng một cây gậy ngắn so với một cây gậy dài đòi hỏi một loạt kỹ năng hoàn toàn khác. Đó là một thách thức lớn. Thời điểm nhận được lời đề nghị chuyển đổi, George không hề phàn nàn. Thực tế, tôi vô cùng ngạc nhiên, bởi George vốn là một trong những tân binh cho vị trí tiền vệ phòng ngự gậy dài hàng đầu cả nước, lại sẵn sàng chuyển vị trí nhằm giúp cả đội trở nên mạnh hơn. Thay vì phàn nàn với huấn luyện viên và đồng đội, George tập trung vào việc cải thiện bản thân. Từ đó đến cuối năm, hàng ngày George đều dành thời gian trước và sau buổi tập để luyện tập ném bóng vào tường nhằm phát triển kỹ năng dùng gậy. Đồng đội thường trêu chọc rằng cậu ấy là vận động viên vĩ đại nhất với kỹ năng dùng gậy tồi tệ nhất mọi thời đại, nhưng George không để tâm tới bất kỳ lời trêu đùa nào. Mục tiêu của cậu là trở nên nhuần nhuyễn hơn. Tôi còn nhớ rất nhiều đêm lạnh buốt, rất lâu sau buổi tập – khi cả đội đã đắm mình trong làn nước ấm – thì tôi vẫn thấy George ở ngoài sân ném bóng vào tường. Và tôi không phải là người duy nhất để ý chuyện này. Tất cả đều chứng kiến cậu ấy dành thêm thời gian luyện tập và đó là minh chứng hùng hồn về con người cùng phẩm chất của cậu. Đồng đội luyện tập chăm chỉ vì họ biết George đang luyện tập vô cùng chăm chỉ. Cậu ấy thúc đẩy mọi người chăm chỉ và trở nên giỏi giang hơn mà không nói một lời. George không cần phải nói. Họ đã thấy cậu ấy rèn luyện thế nào. Ngay cả các đồng đội lớn tuổi hơn cũng theo gương cậu. Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo: • Làm việc chăm chỉ và luôn nghĩ cho người khác • Đừng chỉ bận tâm đến thành tích cá nhân • Sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn nhằm giúp cả đội trở nên vững mạnh hơn • Thay vì phàn nàn với người khác, hãy tập trung vào việc cải thiện bản thân • Thúc đẩy mọi người chăm chỉ và trở nên giỏi giang hơn bằng chính hành động của mình “Một người có tư cách nói về đạo đức luôn làm mọi thứ đúng mực. Anh ta không bao giờ chùn bước và không bao giờ chơi xấu trong bất kì tình huống nào” Chương 7 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẦY BAO DUNG “Hãy luôn bênh vực những người yếu thế. Nếu ai đó trêu chọc thành viên của đội hay nói xấu người khác, hãy khiến họ phải dừng ngay lập tức” K hi vào đại học, đám thanh niên thường thay đổi rất nhiều. Họ chăm chút bản thân, phát triển hay trở nên khác biệt so với khi còn học trung học. Nhưng điều thú vị về George là cậu ấy chẳng hề thay đổi trong suốt thời gian ở Cornell. Trên thực tế, George vẫn là George thời trung học. Dù rất ít nói, nhưng ánh mắt mạnh mẽ của cậu ấy sẽ cho bạn biết cậu ấy đang nghĩ gì và George có nụ cười rạng rỡ. Bên cạnh tinh thần nghiêm túc trên sân tập, thì ngoài đời cậu ấy lại là người rất vui tính. George yêu đời, thích nghe nhạc reggae3 và đi dép xăng-đan. Bố mẹ cậu từng nói đùa rằng thời tiết lạnh giá ở Cornell sẽ khiến cậu không thể đi xăng- đan được, nhưng George nói rằng ngay cả điều đó cũng không ngăn được mình và sự thực đúng là vậy. 3 Reggae là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Jamaica, phổ biến vào cuối năm 1960. Năm tháng trôi qua, đội chúng tôi đã thay đổi nhiều nhưng con người George cùng nguyên tắc lãnh đạo của cậu ấy vẫn vậy. Cậu ấy ít nói nhưng một khi lên tiếng thì tất cả mọi người đều sẽ lắng nghe. Họ biết rằng nếu George cất tiếng nghĩa là chuyện đó rất quan trọng. Cậu ấy chẳng hề tỏ vẻ gì cả. George luôn luôn là chính mình. Cậu luôn khiêm tốn, chân thành, vui vẻ, vị tha và đầy lòng trắc ẩn. Phương thức lãnh đạo và cách tiếp cận của cậu rất đơn giản, nhẹ nhàng. Cậu ấy sống chân thật và luôn đặt người khác lên trước bản thân. George luôn bênh vực những người yếu thế. Nếu ai đó trêu chọc thành viên của đội hay nói xấu người khác, cậu ấy sẽ khiến họ phải dừng ngay lập tức. George không làm tổn thương người đó, mà chỉ đơn giản nói rằng họ đang làm điều sai trái. Cậu trêu đùa mọi người, nhưng không bao giờ nói xấu bất cứ ai và cũng không cho phép người khác làm thế. Cậu ấy chẳng có tí ti tế bào xấu xa nào trong người. George sẵn sàng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho đội của mình, song không bao giờ lấy đi bất cứ thứ gì từ người khác. Bạn bè và đồng đội, những người biết cậu từ trước đã nói rằng cậu ấy đã như vậy từ hồi còn học trung học. George cũng duy trì một thói quen – cậu luôn là người cuối cùng rời khỏi phòng thay đồ. Cậu ấy chơi bóng đá, khúc côn cầu cùng bóng vợt và luôn ra về sau cùng. George sẽ vệ sinh sạch sẽ sau khi mọi người đều đã ra về nên nhân viên vệ sinh không cần dọn dẹp nữa. Và cậu ấy tiếp tục duy trì thói quen này trong suốt thời gian ở Cornell. Bất cứ khi nào bước vào phòng thay đồ sau buổi tập, bạn đều sẽ nhìn thấy George ở đó. Là học sinh lớp trên, cậu ấy luôn ra về cuối cùng. Cậu thường cho sinh viên năm nhất đi nhờ xe về ký túc bởi cậu biết rằng họ sẽ phải đi bộ rất xa trong gió lạnh để đến Khu ký túc phía bắc. George luôn đặt đội bóng lên hàng đầu và tìm mọi cách để giúp nó phát triển. Một trong những câu chuyện yêu thích nhất của tôi là sự việc xảy ra sau bữa tối của cả đội tại một nhà hàng ở trung tâm thành phố vào năm học cuối cùng của George. Lúc đó, một nhóm sinh viên năm nhất cần trở lại trường sau bữa tối. Rất nhiều sinh viên lớp trên đã về trước, vì vậy George cho toàn bộ nhóm sinh viên năm nhất lên chiếc xe Jeep Cherokee màu đen cũ kỹ của mình. Trên đường về, một cảnh sát đã yêu cầu George dừng xe. Lúc đến gần, anh ta ngó vào trong xe và thấy một nhóm người chen chúc. Viên cảnh sát yêu cầu tất cả ra khỏi xe. Từng người một bước xuống và phải mất một lúc lâu bởi quá đông. Viên cảnh sát bật cười, vô cùng kinh ngạc vì họ có thể nhồi nhét tới mười hai người. Nhưng đó chính là con người George. Cậu ấy ở đó vì mọi người và sẽ không bỏ lại bất kỳ ai. Phong cách lãnh đạo bao dung: • Khiêm tốn, chân thành, lạc quan, vị tha và đầy lòng trắc ẩn với mọi người • Luôn đặt người khác lên trước bản thân • Đặt đội nhóm lên hàng đầu và tìm cách giúp nó phát triển “Cậu ấy trêu đùa mọi người, nhưng không bao giờ nói xấu bất cứ ai, và cũng không cho phép ai làm thế” Chương 8 PHƯƠNG CHÂM SỐNG KHÁC BIỆT “Thành công có được dựa trên sự chăm chỉ và giúp đỡ người khác” G eorge xuất thân từ một gia đình có truyền thống tin tưởng rằng thành công có được dựa trên sự chăm chỉ và giúp đỡ người khác, và đó cũng là phương châm sống của cậu ấy. Đồng đội biết rằng cậu luôn sẵn lòng hy sinh vì người khác. George sẵn sàng cởi áo và trao cho người cần nó trong thời tiết giá buốt. Cậu ấy không sống vì bản thân mà sống cho đồng đội và người khác. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi George được bổ nhiệm làm đội trưởng trong năm cuối. Nhưng khả năng lãnh đạo của George không chỉ thể hiện trong phòng thay đồ hay trên sân đấu. Khi chưa cần chuẩn bị cho mùa giải, cậu tình nguyện làm trợ lý cho một đội polo trẻ tham gia giải Little League ở Cornell vào mỗi cuối tuần. Cậu ấy từng chơi bóng chày và được huấn luyện bởi các tình nguyện viên từ nhỏ nên cậu cũng mong muốn dẫn dắt thế hệ mới theo cách tương tự. Khi mùa giải năm 2004 bắt đầu, Ladeen Case, vợ của Jim Case – bác sĩ thể thao4 của chúng tôi, người vốn đang dạy tại một trường học ở trung tâm thành phố Ithaca, đã hỏi tôi rằng liệu các cầu thủ trong đội có hứng thú với việc đọc sách cho học sinh tiểu học không. Tình cờ lúc đó George đang đứng cạnh tôi, tôi hỏi liệu cậu có thể thu xếp việc này không. George đã nhanh chóng tập hợp một nhóm cầu thủ tình nguyện tham gia đọc g ập ợp ộ g yệ g ọ sách cho học sinh. Họ dự định thực hiện chuyến thăm đầu tiên sau trận đấu kế tiếp. 4 Bác sĩ thể thao là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe được chứng nhận và cấp phép hành nghề trong lĩnh vực y học thể thao. George vốn chưa quyết định chắc chắn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, song cậu ấy bắt đầu xem xét nghiêm túc việc theo đuổi sự nghiệp giảng dạy. Mong muốn theo nghề giáo ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi cậu đến thăm Brigham Kiplinger – đồng đội thời cấp ba, cùng học đại học với George. Cậu ấy đang là giáo viên của tổ chức Teach For America ở Washington, DC. George có cơ hội gặp gỡ bọn trẻ trong lớp của Brigham trong suốt chuyến thăm và cậu cảm thấy rất thích thú. Cậu đã chính thức nộp đơn gia nhập Teach For America với mong muốn được giảng dạy ở đặc khu Pine Ridge và Rosebud Lakota Sioux nằm ở phía tây nam South Dakota. Tại trường Cornell, George bị cuốn hút bởi các khóa học liên quan đến văn hóa của người Mỹ bản địa và muốn dạy trẻ em ở đó. George phấn khích về cơ hội giảng dạy này đến nỗi lo sợ rằng mình sẽ không được chọn. Cậu ấy phải viết một bài luận và trải qua một cuộc phỏng vấn. Đêm trước buổi phỏng vấn, George vào phòng của người bạn và cũng là đồng đội của cậu – Scott Raasch, chiếm lấy chiếc ghế tựa. Tuy rất kiệm lời ở những nơi đông người, song George thường có xu hướng nói nhiều hơn trong các trò chuyện chỉ có hai người. Cậu chia sẻ với Scott mình đã lo lắng thế nào về buổi phỏng vấn của Teach For America vào hôm sau. Khi Scott trấn an rằng cậu không cần phải lo lắng, George giải thích rằng cậu không thấy thoải mái trong những tình huống phải nói về bản thân và những thành tựu mà mình đã đạt được. Ngày hôm sau, khi Scott đang đi bộ qua các dãy lớp học thì tình cờ gặp George. George lúc đó cũng đang đi tới buổi phỏng vấn. Scott hỏi cậu còn lo lắng không, cậu ấy đáp lại bằng cách giơ cả hai tay lên quá đầu, để lộ hai dọc mồ hôi phía dưới cánh tay. Cả hai cùng bật cười. Scott chúc George may mắn và nhắn rằng sẽ gặp lại cậu ấy trong phòng thay đồ trước trận đấu của chúng tôi tối hôm đó. Vài giờ sau, một người bạn khác cũng trong đội là David Coors, thấy George đi xuống đồi sau cuộc phỏng vấn, David hỏi thăm xem nó đã diễn ra thế nào. George, với phong cách kinh điển, không hé răng nói nửa lời. Cậu ấy chỉ nhấc cánh tay lên và cho David thấy vùng dưới cánh tay, rồi nở nụ cười toe toét. Cả David lẫn Scott đều không có cơ hội nói chuyện với George về buổi phỏng vấn đó. Lúc đến phòng thay đồ trước trận đấu, họ đã thấy George ngồi lặng lẽ trước tủ đồ của cậu, tập trung cao độ vào một điều duy nhất: Đánh bại đối thủ. Trận đấu dự kiến sẽ diễn ra vào đêm hôm trước, thứ Ba ngày 16 tháng 3, nhưng do trời đổ tuyết nên bị dời sang thứ Tư ngày 17 tháng 3. George lo lắng về trận đấu không kém gì nỗi lo về buổi phỏng vấn với Teach For America. Lúc đó là đầu mùa giải, phong độ của đội chúng tôi còn chưa tốt lắm, với tư cách là đội trưởng, George cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về chuyện này. Cậu ấy biết đội đang thiếu một thứ, nhưng không chắc đó là thứ gì. Phương châm sống của nhà lãnh đạo kiệt xuất: • Thành công có được dựa trên sự chăm chỉ và giúp đỡ người khác • Luôn sẵn lòng hy sinh vì lợi ích chung của đội nhóm • Thẳng thắn đối diện với sai lầm và tìm cách khắc phục “Tôi đã học được rằng lòng can đảm không phải là không sợ hãi, mà là chiến thắng nó. Người dũng cảm không phải là người không biết sợ, mà là người chinh phục nỗi sợ đó” Nelson Mandela Chương 9 TRÁI TIM CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO VĨ ĐẠI “Trách nhiệm lớn lao đòi hỏi phẩm chất lớn lao” Abigail Adams T rong vòng đấu thứ hai của mùa giải, đội chúng tôi đã có một trận thua đáng xấu hổ trước đội Georgetown, Washington, DC, trước sự chứng kiến rất nhiều bạn bè đồng hương và gia đình của George. Cậu ấy vô cùng buồn phiền về cách chúng tôi đã chơi. Sau đó, chúng tôi thắng đội Stony Brook, nhưng điểm số chỉ vừa đủ, bởi cả đội đã không chơi hết khả năng. George đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong trận đấu đó, cướp bóng của đối thủ, vợt hàng ngàn lượt bóng, chạy nhanh như gió, cố gắng làm mọi thứ trong khả năng để dẫn dắt chúng tôi tới chiến thắng. Trước khi trận đấu tiếp theo diễn ra vào ngày 17, George đã đi vòng quanh phòng thay đồ và bày tỏ sự lo lắng với đội trưởng Andrew Collins. Cậu nói rằng đội bóng đã không ở đúng vị trí đáng ra đạt được. Cậu ấy mong muốn đưa cả đội trở lại đúng con đường. Đó là một đêm thứ Tư cực kỳ lạnh giá và một lần nữa, đội chúng tôi lại không chơi hết khả năng. Đáng lẽ phải băng băng lao tới chiến thắng, nhưng tới hiệp thứ tư, chúng tôi chỉ dẫn trước vài điểm. Thường với tình hình này, George sẽ không cần phải chơi tiếp. Nếu chiến thắng gần như chắc chắn thì một số cầu thủ trẻ sẽ được vào sân để học hỏi và có thêm kinh nghiệm. Song với một trận đấu gay go và kết quả khá mơ hồ như vậy, George đã tiếp tục ở lại sân, chơi không ngừng nghỉ như mọi khi, cố gắng mang lại chiến thắng cho cả đội. Đối thủ của chúng tôi đang giữ bóng, trong lúc chuẩn bị tổ chức một cuộc tấn công thì họ phát hiện cơ hội ghi bàn khác. Nếu được sẽ có cơ hội gỡ hòa tỷ số. Họ thực hiện một cú hất bóng từ khoảng cách 15 thước5, nhưng George đã nhảy lên trước và dùng ngực chặn bóng. Sau đó, cậu ấy bước vài bước tới rìa sân, loạng choạng rồi ngã xuống. Jim Case – bác sĩ thể thao của chúng tôi, lập tức chạy tới đó và hiểu rằng đã có sai lầm nghiêm trọng. Jim thực hiện các thao tác cấp cứu hồi sức tim phổi cho tới khi xe cứu thương đến và đưa George đến bệnh viện. Họ cố gắng cứu chữa cho cậu nhưng không thành công. 5 Thước Anh: 1 thước = 0.914m, 15 thước = 13.71 m. Đó là khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi, và cũng là khoảnh khắc định hình suy nghĩ của tôi mãi mãi, vừa với tư cách là một con người vừa với tư cách là một huấn luyện viên. Đấy cũng là một trong những trận đấu hiếm hoi mà cha mẹ George bỏ lỡ do lịch thi đấu thay đổi và họ không thu xếp kịp. Khoảng 90 phút sau khi George được đưa ra khỏi sân đấu, bệnh viện báo tin rằng cậu ấy đã qua đời. Sau một hồi im lặng suy nghĩ, tôi quyết định thông báo với ông bà Boiardi. Đây là việc khó khăn nhất tôi từng thực hiện. Tôi chẳng kịp chuẩn bị gì cho thời khắc đó. Tôi còn phải báo cho cả đội. Họ đang trong phòng thay đồ, chờ đợi, hy vọng tin tốt về George. Rưng rưng nước mắt, tôi bước vào phòng thay đồ nhưng lại phải quay lại phòng huấn luyện viên để ổn định cảm xúc trước khi nói chuyện với họ. Cả đội bật khóc và tất cả những gì tôi có thể nghe được là tiếng nức nở trong sự đau buồn. Họ choáng váng, không tin đó là sự thật. Họ cùng khóc. Người đội trưởng, đồng đội, bạn bè của họ và trái tim của cả đội đã ra đi mãi mãi. Lãnh đạo kiệt xuất trước hết là đồng đội tốt nhất: • Khi phát hiện tinh thần cả đội đi đi xuống, hãy chân thành bày tỏ sự lo lắng và cổ vũ mọi người • Hãy luôn đồng hành cùng đội nhóm mỗi khi khó khăn ập đến “Những người hy sinh vì đại nghĩa là những người chiến thắng” Lord Byron Chương 10 SỰ VỖ VỀ CỦA NGƯỜI MẸ “Bà chết lặng từ sâu bên trong nhưng sức mạnh và tình yêu bà dành cho chúng tôi thật phi thường” G ia đình George lao tới Cornell nhanh nhất có thể. Họ gặp cậu ấy lần cuối rồi đến nói chuyện với cả đội trong phòng thay đồ vào ngày hôm sau. Các cầu thủ ngồi trước tủ đồ của họ như mọi khi trong lúc tôi chia sẻ tin tức về George. Một số rơi nước mắt, còn một số bật khóc nức nở. Bà Boiardi cùng chồng bước vào phòng thay đồ, đến gần các chàng trai và sau một hồi im lặng thật dài, bà bắt đầu nói chuyện với họ. Bà nói rằng George yêu họ nhiều thế nào và yêu đội bóng này ra sao. Bà nói với họ rằng cậu đã chọn Cornell là vì họ. Bà còn nói: “Đây là bài học cho các con về việc dành thời gian cho bạn bè, thể hiện tình yêu với gia đình và sự quan tâm đến người khác. Hãy nói với bạn bè và gia đình rằng các con yêu họ rất nhiều khi còn có thể.” Vừa nói bà vừa đi vòng quanh, âu yếm chạm vào đầu từng cầu thủ để họ biết rằng họ là một gia đình và mọi người sẽ cùng nhau vượt qua chuyện này. Cho đến tận hôm nay, tôi vẫn không hiểu sao bà có thể làm được như vậy. Tại đây, bà và chồng vừa mất đi đứa con trai duy nhất, vậy mà bà lại an ủi chúng tôi. Bà đang chết lặng từ sâu bên trong nhưng sức mạnh và tình yêu bà dành cho chúng tôi thật phi thường. Nhớ lại lúc đó, chúng tôi đều còn rất trẻ. Tôi 33 tuổi. Trợ lý huấn luyện viên Ben DeLuca 29 tuổi, Trợ lý huấn luyện viên Patrick Dutton 25 tuổi và đội của chúng tôi là một nhóm các thanh niên từ 18 đến 22 tuổi. Chúng tôi bối rối không biết phải làm gì. Chẳng có sách hướng dẫn nào cho tình huống này. Chúng tôi bị sốc, sợ hãi, đau đớn và bà Boiardi chính là phao cứu sinh. Nhiều năm sau, bà Boiardi và tôi cùng nhau hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó. Lúc đó tôi đã hỏi làm thế nào bà tìm được nguồn sức mạnh để làm điều đó. Bà nói rằng bà biết lúc đó trái tim chúng tôi đang tan vỡ. Khi nhìn vào bạn bè và đồng đội của George, bà chỉ thấy một đám trai trẻ cần được an ủi, yêu thương và bà phải ở đó vì họ. Tất cả bọn họ đều là con trai của bà. “Hãy dành thời gian cho bạn bè, thể hiện tình yêu với gia đình và sự quan tâm đến người khác. Hãy nói với bạn bè và gia đình rằng bạn yêu họ rất nhiều khi còn có thể” Chương 11 KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH “Khi một hạt mưa rơi từ không trung xuống vũng nước, nó có thể đón ánh sáng mặt trời và khúc xạ một dải đủ màu sắc trong giây lát. Khi hạt mưa rơi xuống hồ, nó sẽ tan biến. Nhưng nếu mặt hồ vô cùng êm ả thì năng lượng từ hạt mưa đó sẽ tiếp tục truyền đi, theo đợt sóng đồng tâm hoàn hảo, lan rộng ra ngoài” B an huấn luyện và đội bóng không chắc liệu chúng tôi có nên tham gia phần còn lại của mùa giải hay không. Một vài cầu thủ muốn loại bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực trong đầu và tiếp tục chơi, trong khi những người khác không muốn chơi bóng trên sân đấu nơi mà họ đã chứng kiến bạn bè và đồng đội của mình ngã xuống. Chúng tôi đều đang chết lặng và bối rối về tương lai. Chúng tôi đã lên kế hoạch bắt đầu kỳ nghỉ xuân và đến Đại học Bắc Carolina (UNC) để thi đấu với họ, song đội quyết định hủy trận đấu này. Chẳng ai còn tinh thần chơi bóng cả. Chúng tôi hỏi các cầu thủ có muốn về nhà và dành kỳ nghỉ xuân cùng gia đình hay muốn ở cùng nhau và mọi người nhất trí rằng họ muốn cả đội có hoạt động nào đó với nhau. Bởi vậy, chúng tôi quyết định đi đến Bắc Carolina và dành thời gian nghỉ ngơi ở đó. Chúng tôi xem trận đấu giữa UNC và Duke vào buổi tối. Rồi đi xem phim và chơi flag football6, song chúng tôi không chơi bóng vợt. Lúc này chỉ đơn giản là ở bên nhau và tránh xa mọi thứ. 6 Môn bóng bầu dục giật cờ kiểu Mỹ là một môn bóng bầu dục Mỹ. Luật chơi tương tự nhau nhưng chỉ khác ở chỗ thay vì hạ đối thủ xuống đất thì đội thi đấu phải dốc hết nỗ lực để giật được cờ của đội còn lại và ngăn chặn đối thủ ghi điểm. Sau đó, chúng tôi đi đến Washington để dự đám tang của George. Tôi vẫn nghe bài hát On Eagle’s Wing văng vẳng bên tai. Elena – chị gái George đã có bài điếu văn vô cùng xúc động. Cô ấy nói về việc học đại học ở Florence, Italia, cách xa George, vốn đang ở Cornell. Cô ấy nói: “Rất nhiều người sợ bóng tối, nhưng chị tôi Caroline và tôi không thấy sợ hãi vì George là nguồn ánh sáng tuyệt vời. Khi có George ở bên cạnh, bạn sẽ không bao giờ phải thấy bóng tối của mình… Một buổi chiều ở Florence, khi đi qua một căn phòng trưng bày tràn ngập ánh sáng của bảo tàng Bargello, tôi đã bị cuốn hút. Nhìn lướt qua các bức tượng trong phòng, tôi đi tới bức tượng của Thánh George. Tôi ngồi xuống và viết: “Ngài thật trẻ trung, đẹp đẽ, tinh tế. Ngài luôn mang lại cảm giác bình yên. Ngài nhìn người khác trong ánh sáng dịu nhẹ của căn phòng. Bóng tối hoàn toàn biến mất. Giờ ngài đã có thể nghỉ ngơi, Thánh George.” Những lời cô ấy viết ngày hôm đó, vài năm trước khi George qua đời, đã thay lời nói từ sâu thẳm trái tim chúng tôi về cảm giác mà George cùng luồng ánh sáng cậu ấy mang lại. Sau tang lễ, chúng tôi trở về Ithaca làm lễ tưởng niệm, nơi ông Boiardi đã có một bài phát biểu, điều cuối cùng ông nói là: “Tôi muốn các cậu suy nghĩ một điều: Khi một hạt mưa rơi từ không trung xuống vũng nước, nó có thể đón ánh sáng mặt trời và khúc xạ một dải đủ màu sắc trong giây lát. Khi hạt mưa rơi xuống hồ, nó sẽ tan biến. Nhưng nếu mặt hồ vô cùng êm ả thì năng lượng từ hạt mưa đó sẽ tiếp tục truyền đi, theo đợt sóng đồng tâm hoàn hảo, lan rộng ra ngoài.” Sau buổi lễ tưởng niệm, chúng tôi họp cả đội tại Đại sảnh Danh vọng để thông báo đội sẽ thi đấu hết mùa giải. Ông bà Boiardi nói với chúng tôi rằng nếu George có nguyện vọng gì thì chính là hy vọng cả đội có thể tiếp tục thi đấu. Cậu ấy muốn chúng tôi chơi tiếp và không bao giờ bỏ cuộc. Họ đã ban cho chúng tôi phước lành và sức mạnh để tiến về phía trước. Bởi vậy chúng tôi quyết định sẽ thi đấu tiếp nhưng không phải để dành chiến thắng cho George, mà để thể hiện sự kính trọng của chúng tôi dành cho người đồng đội này. Chúng tôi không giành chiến thắng bằng mọi giá. Chúng tôi sẽ chơi theo cách cậu ấy đã chơi và tôn vinh George bằng hành động cùng tinh thần của chúng tôi. Kể từ đó, mọi người hướng tới mục tiêu trở thành một đồng đội tuyệt vời – thay vì chiến thắng – và tất cả chúng tôi đều thay đổi. Chúng tôi trở thành một đội độc nhất vô nhị: tận tâm, vị tha, đoàn kết, chăm chỉ, đam mê và không ngừng cố gắng. Tôi chưa từng tham gia đội bóng nào như vậy. Đó là thời điểm quyết định của cả đội. Nếu có ai nản lòng, chúng tôi sẽ cùng nhìn về chiếc mũ cứng sơn số áo thi đấu của George, số 21. Cậu ấy chưa từng rời bỏ chúng tôi. Các cầu thủ nói rằng vì George chưa bao giờ nghỉ chơi bóng nên họ cũng sẽ như vậy. Đó chính là ý nghĩa của việc chơi hết mình, bền bỉ và duy trì sự chính trực để hành xử đúng đắn mọi lúc mọi nơi – thay vì chỉ trong chốc lát – và luôn giữ cam kết với người khác cũng như với di sản của George. Điều trớ trêu trong suốt giai đoạn trưởng thành bi thảm này là hầu hết cả đội đều tìm kiếm sự giúp đỡ từ George. Trong khi cậu ấy không thể có mặt theo nghĩa đen thì họ lại có thể tìm kiếm sức mạnh từ cậu theo một cách khác. Chúng tôi từng là một đội bóng không có “trái tim”, George đã mang một trái tim đến. Nếu có một cậu con trai, họ muốn nó giống George. Hiện tại bà Boiardi có 42 người con trai và tất cả họ đều phấn đấu trở thành George. Đó chính là thời điểm mọi thứ thay đổi. Luôn là nhà lãnh đạo kiệt xuất: • Hãy trở thành động lực để đội nhóm cùng nhau phát triển • Một nhà lãnh đạo kiệt xuất luôn là tấm gương cho đồng đội học tập • Tận tâm, bền bỉ, chính trực, đó là phẩm chất mà mọi nhà lãnh đạo kiệt xuất cần có “Hãy trở thành một đội độc nhất vô nhị: tận tâm, vị tha, đoàn kết, chăm chỉ, đam mê và không ngừng cố gắng” Chương 12 LINH HỒN CỦA CẢ ĐỘI “Mọi người đều rất tự hào về lòng vị tha và sự kiên cường mà các cầu thủ trẻ thể hiện. Họ đã dâng hiến cho đồng đội và cho mùa giải tất cả những gì mình có” T rận đấu đầu tiên của chúng tôi khi trở lại giải là trận đấu với Yale, dự kiến diễn ra vào chiều thứ Bảy. Mọi người đều muốn đeo biểu tượng của George để giữ cậu ấy gần mình. Vì vậy, chúng tôi quyết định gắn huy hiệu hình chiếc mũ cứng sơn số 21 lên áo thi đấu. Khi các cầu thủ bước vào phòng thay đồ và lần đầu tiên nhìn thấy áo thi đấu được gắn huy hiệu, chắc hẳn nó sẽ gợi lên trong họ rất nhiều cảm xúc. Khi trận đấu chuẩn bị bắt đầu thì sương mù xuất hiện và chúng tôi gần như không thể nhìn thấy từ đầu sân này đến đầu sân kia. Cho đến tận bây giờ tôi cũng chưa từng chứng kiến sự kiện nào lạ lùng đến vậy. Sương mù dày đặc trong sân và chúng tôi không thể tiếp tục chơi bóng, bởi vậy trận đấu buộc phải dời sang ngày hôm sau. Nhiều cầu thủ tin rằng đó là dấu hiệu từ George. Chúng tôi đấu với Yale vào Chủ nhật và đó là một ngày nắng đẹp ở Ithaca. Tôi không bao giờ quên cảm giác lúc bước ra khỏi phòng thay đồ. Chúng tôi đặt một bức ảnh lớn của George trên bàn để nhắc nhở cả đội tại sao lại chọn tiếp tục sát cánh cùng nhau trên sân bóng một lần nữa. Từng cầu thủ đi qua tấm ảnh của George với niềm cảm xúc dạt dào và bước ra sân. Đó là một cảm giác buồn đau, không giống cảm xúc hừng hực điển hình trước trận đấu hay những tiếng hô hăng hái, nhiệt tình. Thi đấu giống như một liệu pháp đối với rất nhiều cầu thủ. Nó cho họ cơ hội trở lại với thứ họ yêu thích và thực hiện nó với ý nghĩa lớn lao hơn. Chúng tôi đã thắng với tỷ số 10-6. Tiếp theo, chúng tôi tới Philadelphia và thua với tỷ số 10-8 trong trận đấu với Đại học Pennsylvania. Năm đó họ là một đội rất mạnh và chiến thắng của họ xứng đáng được công nhận, còn chúng tôi đã chơi hết mình với tâm thái gần như không có tham vọng. Sự hào hứng từ trận đấu với Yale đã biến mất và với tư cách là huấn luyện viên, tôi có thể cảm nhận gánh nặng cảm xúc của các cầu thủ trẻ. Khi nghĩ lại, tôi nhận thấy lý do chúng tôi chọn chơi tiếp đang dần mờ nhạt. Cảm xúc của chúng tôi thật khó kiểm soát, chúng bắt đầu bao trùm lên các cầu thủ, kéo tinh thần của họ đi xuống. Chúng tôi là một đội dễ lung lay và bạn có thể thấy động lực thi đấu vì George và chiến thắng vì George đã gây ra nhiều áp lực. Chúng tôi dần mất đi sự minh mẫn. Trước trận đấu tiếp theo với Harvard, chúng tôi có một cuộc họp ngẫu hứng trong khách sạn để nói về cảm xúc của mình. Thông qua cuộc trò chuyện này, chúng tôi đã cùng nhắc nhở nhau mục đích tại sao chúng tôi tiếp tục thi đấu. Ngày hôm sau, chúng tôi càng kiên định hơn sau vài bàn thắng và đã đánh bại Harvard với tỷ số 10-9 trong hiệp phụ, một kết quả mang lại tia hy vọng cho cả đội. Viễn cảnh sau cuộc thảo luận đã giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn quan trọng của mùa giải. Sau sự trở lại ngoạn mục và khó tin với chiến thắng trước Harvard, chúng tôi lại thua trong trận đấu đầy khó khăn với Syracuse, tiếp đó ghi bàn giành chiến thắng 12-11 trước Dartmouth ở ba giây cuối cùng. Kể từ đó, chúng tôi đã trình diễn đầy ấn tượng và thắng hầu hết mọi trận đấu với các đối thủ thuộc giải Ivy League. Và giờ đây chúng tôi sẽ đối mặt với đối thủ lớn nhất, Princeton, trên sân nhà của họ. Đó là trận đấu tuyệt vời nhất tôi từng được tham gia và nó lý giải tại sao George chọn đầu quân cho Cornell thay vì Princeton, đội bóng chúng tôi chưa từng đánh bại trong suốt mười năm. Trước trận đấu, chúng tôi ngồi thành một vòng tròn lớn trong phòng thay đồ, nắm tay nhau và nói về việc George có ý nghĩa thế nào với từng người. Mỗi cầu thủ đều chia sẻ ý nghĩ của họ khi trở thành đồng đội của George và trận đấu này quan trọng như thế nào với cậu ấy. Tinh thần của chúng tôi rất tuyệt vời và trận đấu đó đã thay đổi mãi mãi nghi thức trước trận đấu của cả đội. Trận đấu diễn ra vô cùng quyết liệt và chúng tôi trải qua hiệp phụ với tỷ số hòa 11-11. JD Nelson – cầu thủ thực hiện cú face off đã ghi bàn thắng gỡ hòa và ngay sau đó, hồi còi tạm nghỉ vang lên. Khi trở lại sân, Justin Redd, một trong số cầu thủ tấn công của chúng tôi, bị chặn bởi hậu vệ gậy ngắn của đối phương nên cậu ấy đã vòng ra phía sau khung thành, lượn tròn xung quanh, vượt qua vạch đích, lập tức vung gậy và ghi bàn! Chúng tôi chiến thắng với tỷ số 12-11. Thật không thể tin được. Mọi người nhào tới, ôm nhau mừng rỡ, nhưng như thường lệ, chúng tôi không tổ chức lễ ăn mừng điên cuồng. Dù rất phấn khích vì chiến thắng, song chúng tôi hiểu đó chỉ là một trận đấu. Không có nghĩa là cả đội không quan tâm đến việc thắng hay thua, nhưng chúng tôi cảm thấy kết quả đó không là gì so với việc mất George. Chúng tôi đã có suy nghĩ và cách nhìn khác. Các cầu thủ tụ tập một lát sau trận đấu, chia vui cùng gia đình và tận hưởng chiến thắng. Nó còn đặc biệt hơn vì cha mẹ George cũng có mặt. Họ đã đến xem mọi trận đấu của đội trong mùa giải đó để cổ vũ chúng tôi. Hành động đó của họ khiến tôi ngạc nhiên đến tận bây giờ. Chúng tôi không bỏ cuộc trong trận đấu tiếp theo với đội Brown. Sau bàn thắng được ghi trong những giây cuối cùng, chúng tôi đã chiến thắng với tỷ số 10-9 và giành một danh hiệu của giải Ivy League. Tiếp theo chúng tôi tham gia giải NCAA. Một mùa giải đầy cảm xúc và không thể đoán trước nước đi của chúng tôi. Chúng tôi đã thắng Hobart 11-5 trong vòng đấu đầu tiên của mùa giải, tiến vào tứ kết, chạm trán đội Navy. Navy là một trong những đội bóng mạnh nhất cả nước năm đó. Chúng tôi biết trận đấu sẽ đầy thử thách, song cả đội ghi nhớ lý do vì sao mình thi đấu và tập trung vào các giá trị của George. Chúng tôi đấu với Navy trên sân nhà, sân Schoellkopf. Khi chạy vào trong sân, chúng tôi thấy trên khán đài là một biển đỏ rực. Hàng trăm người đã mặc áo phông Cornell màu đỏ in số 21. Cảm giác vô cùng xúc động. Chỉ vài năm trước, thảm kịch ngày 11/9 đã xảy ra và những anh chàng mà chúng tôi đang đối đầu sẽ chiến đấu vì đất nước một ngày nào đó. Chúng tôi rất tôn trọng họ vì đã phục vụ và bảo vệ đất nước. Nhưng ngay cả như vậy, chúng tôi vẫn muốn tôn vinh George với màn trình diễn của cả đội. Đó là một trận đấu vô cùng quyết liệt, nhưng thật không may, chúng tôi đã thua 5-6. Bóng vợt được những người sáng tạo ra – những người dân Mỹ bản địa – coi là môn thể thao chữa lành. Với trận thua đội Navy, mùa giải của chúng tôi chấm dứt. Tôi cho rằng điều đáng thất vọng hơn cả việc thua trận là ý nghĩ cả đội không còn cơ hội tiếp tục chữa lành và gắn kết với nhau mỗi ngày thông qua việc luyện tập. Chúng tôi vượt qua được bi kịch lớn nhất cuộc đời của chúng tôi để làm được nhiều hơn mong đợi. Mọi người đều rất tự hào về lòng vị tha và sự kiên cường mà các cầu thủ trẻ thể hiện. Họ đã dâng hiến cho đồng đội và cho mùa giải tất cả những gì mình có. George đã trở thành linh hồn và là tấm gương truyền cảm hứng cho cả đội. Cậu ấy dạy chúng tôi ý nghĩa của việc trở thành một đồng đội đáng kính và một đội nhóm đích thực. “Cậu ấy dạy chúng tôi ý nghĩa của việc trở thành một đồng đội đáng kính và một đội bóng đích thực” PHẦN BA CON ĐƯỜNG ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT ĐỒNG ĐỘI VĨ ĐẠI Chương 13 NGÔI NHÀ CỦA GEORGE “Hãy đừng chỉ tập trung vào chiến thắng, mà hãy tập trung cả vào việc trở thành đồng đội tuyệt vời” V ừa theo dõi trận bán kết mùa giải NCAA 2007, vừa nghe Jeff kể về George và mùa giải 2004, tôi vô cùng ấn tượng. Bởi rõ ràng George đã tác động đến không chỉ đội của anh, mà còn cả bộ môn bóng vợt của Cornell. Suy cho cùng thì nhiều cầu thủ trong đội năm 2007 thậm chí chưa từng gặp George, nhưng họ vẫn được truyền cảm hứng từ anh ấy. Mùa giải 2004 chỉ là những ảnh hưởng khởi đầu của George đến cách chơi của đội bóng vợt Cornell. Jeff nói với tôi rằng họ chưa bao giờ có ý định di chuyển tủ đồ của anh ấy, ở đó vốn vẫn cất một tấm hình của George và chiếc áo số 21 bên trong. Các cầu thủ sẽ nhìn thấy hình ảnh của George, nó gợi nhắc họ về tinh thần cũng như sự hiện diện của anh ấy mỗi ngày. George ra đi khi đang chơi môn thể thao yêu thích. Như vậy làm sao các cầu thủ lứa sau có thể không nỗ lực hết mình? Mọi người đều biết anh ấy đã cống hiến cho đội thế nào và họ muốn chơi thật tốt vì George. Do đó, đội bóng vợt Cornell trở thành một đội bóng sống với tinh thần vị tha và nỗ lực. Sân Schoellkopf được biết đến với tên “Ngôi nhà của George”. Trước mỗi trận đấu trên sân nhà, cả đội sẽ tự nhủ: “Chúng ta phải bảo vệ nhà của George”. Các cầu thủ sẽ theo dõi “Số liệu thống kê Boiardi”, bao gồm các quả ground ball7, những pha tranh bóng quyết liệt và đẹp mắt. Các cầu thủ chơi bóng hết mình vì cả đội chứ không phải vì vinh quang cá nhân sẽ được ộ g p q g ợ công nhận. Thống kê Boiardi đã trở thành một ngôn ngữ riêng và là nét văn hóa đặc trưng của đội bóng vợt Cornell. Nếu được yêu cầu nỗ lực như Boiardi, bạn sẽ biết mình cần phải đẩy mạnh tốc độ của bản thân và trận đấu. 7 Ground ball: Là các quả bóng rơi trên mặt đất và cầu thủ dùng vợt hớt bóng lên. Cướp được bóng trong khi bóng nằm trên đất thường là yếu tố quyết định chiến thắng trận đấu. Việc George kêu gọi đồng đội đọc sách cho học sinh tiểu học cuối cùng cũng trở thành một chương trình chính thức với tên gọi “Big Red Reader” và vẫn còn duy trì đến ngày nay. Sinh viên lớp trên kể cho tân sinh viên về George. Lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2007 là nhóm sinh viên cuối cùng từng chơi cùng anh. Họ thậm chí đã làm một video về George nhằm chia sẻ với những cầu thủ bóng vợt trong tương lai của Cornell. Kể từ khi quen biết George vào mùa giải 2004, tôi đã theo dõi sát sao đội Cornell, cách họ chơi, cũng như cách họ vươn lên một nấc thang mới để trở thành một trong những đội bóng hàng đầu cả nước. Từ năm 2004, họ đã giành danh hiệu Ivy League và tham gia giải NCAA hàng năm, ngoại trừ năm 2012. Họ cũng lọt vào bán kết giải NCAA năm 2007, 2009, 2010 và 2013 và vào chung kết năm 2009. Bất cứ ai theo dõi họ đều có thể cảm nhận rằng đội Cornell thi đấu nhờ một mục đích lớn lao hơn là chiến thắng, và giờ đây tôi đã hiểu động lực đằng sau họ. Từ lâu họ đã không chỉ chơi bóng vợt, mà vì George, vì “ngôi nhà” của George. Họ không chỉ tập trung vào chiến thắng, mà còn tập trung vào việc trở thành đồng đội tuyệt vời. Mục tiêu này không đảm bảo họ chiến thắng, song nó đảm bảo họ sẽ dâng hiến tất cả những gì mình có cho nhau trong suốt trận đấu. Xây dựng ngôi nhà của đội nhóm: • Biến nơi làm việc không chỉ là không gian cho đội nhóm làm việc mà còn trở thành ngôi nhà thứ hai của họ • Để những thành viên cốt lõi, lứa cũ truyền đạt giá trị, văn hóa đội nhóm cho lứa mới • Mục đích lớn lao hơn thành công là nỗ lực cống hiến tất cả những gì mình có cho nhau “Các cầu thủ chơi bóng hết mình vì cả đội chứ không phải vì vinh quang cá nhân sẽ được công nhận” Chương 14 BÀI HỌC TỪ GEORGE “Tôi tự hỏi liệu bạn bè của tôi có chịu ảnh hưởng theo cách tương tự nếu tôi cũng hi sinh trên sân bóng giống như George không? Liệu hàng trăm người có tụ họp trong một bữa ăn tối nhiều năm sau để hỗ trợ cho quỹ của tôi không? Liệu cách chơi của cả đội bóng có thay đổi vì tôi không?” V ài năm sau cuộc trò chuyện với Jeff, tôi quyết định tham dự Bữa tiệc tối 21 thường niên tại thành phố New York. Hàng trăm đồng đội, bạn bè cũ của George cùng các thành viên trong gia đình đã tụ tập để ủng hộ Quỹ Mario St.George Boiardi, nó được thành lập bởi bạn bè và đồng đội của anh. Tôi không biết chính xác lý do tại sao mình quyết định tham dự, song tôi cảm thấy mình phải ở đó. Bữa tiệc tối tổ chức vào cuối tháng Một, và một cơn bão tuyết đã ập đến khu vực phía tây Virginia, nơi tôi có buổi nói chuyện về Bữa tiệc tối 21. Sau sự kiện sáng hôm đó, tôi đi bộ trong trời tuyết rơi dày và phát hiện ra rằng chuyến bay của tôi đến New York đã bị hủy. Tôi chỉ có một lựa chọn. Hoặc là đợi bão tan hoặc tìm cách khác để đến đó. May mắn thay, vị chủ tịch công ty mời tôi tới nói chuyện cũng đang cần tới New York. Ông vẫy một chiếc taxi đi Washington, từ đó có thể lên tàu đến New York. Chúng tôi vượt quãng đường 182 dặm8, xuyên qua cơn bão tuyết mù mịt, những con đường ngập tuyết. Thật may tôi đã kịp lên chuyến tàu cuối cùng tới New York. 8 Gần 293 km. Ngồi trên tàu, tôi suy nghĩ rất nhiều về George và tự hỏi điều gì ở anh đã truyền cảm hứng sâu sắc đến vậy cho các đồng đội. Tôi tự hỏi liệu bạn bè của tôi có bị ảnh hưởng theo cách tương tự nếu tôi cũng hi sinh trên sân bóng giống như George không? Liệu hàng trăm người có tụ họp trong một bữa ăn tối nhiều năm sau để hỗ trợ cho quỹ của tôi không? Liệu cách chơi của cả đội bóng có thay đổi vì tôi không? Thành thật mà nói, câu trả lời là không. Tôi sẽ không trở thành một đồng đội như George. Tôi chăm chỉ và nhiệt tình. Nhưng ở độ tuổi 18-20, tôi quan tâm đến bản thân mình hơn là người khác. Tôi đã không cho đi 100% khả năng của mình. Tôi đã không luyện tập chăm chỉ như tôi nên làm. Tôi đã không kiên định và không là tấm gương dẫn đầu. Tôi tự hỏi ngoài những điều Jeff chia sẻ, George chính xác đã làm gì? Điều gì khiến anh trở thành một đồng đội tuyệt vời đến vậy? Sau khi đến New York, tôi bắt một chiếc taxi tới Bữa tiệc tối 21 và kịp tham dự vài giờ còn lại. Tôi may mắn vẫn kịp tham dự. Tôi không nghĩ mình có thể làm được, nhưng tôi phải cố gắng vì George sẽ làm thế. Lúc bước vào bữa tiệc, tôi nhận ra rằng, mặc dù chưa bao giờ gặp George, song anh ấy đã giúp tôi trở thành phiên bản tốt hơn. Không ngạc nhiên khi anh ấy có ảnh hưởng to lớn với những người anh quen biết. Trong vài giờ cuối cùng của sự kiện, tôi đi tìm các đồng đội và bạn bè của anh ấy và khám phá thêm nhiều chi tiết về George. Làm thế nào mà anh ấy tác động đến những người mà anh dành nhiều thời gian nhất. Tôi hiểu ra những điều khiến George trở thành một đồng đội tuyệt vời. Giờ đây, tôi muốn chia sẻ những điều đặc biệt đó với tất cả mọi người. Tôi không thể thay đổi quá khứ của bản thân cũng như kiểu đồng đội tôi đã từng là. Nhưng nếu chia sẻ về George, tôi có thể giúp bạn tạo dựng tương lai bằng cách trở thành một đồng đội tốt hơn ngay hôm nay. Mẹ George nói với tôi rằng, tuy không có cơ hội thực hiện ước mơ trở thành giáo viên, anh ấy sẽ vẫn tiếp tục truyền dạy qua cách cậu sống. Mặc dù không ai có thể trở thành Mario St. George Boiardi, chúng ta có thể học hỏi từ anh ấy và cố gắng trở nên tuyệt vời như vậy. Tôi tin rằng George là một trong những đồng đội tuyệt vời nhất, anh ấy sống như một hình mẫu mà tất cả chúng ta có thể noi theo. Bài học từ George: • Chăm chỉ, nhiệt tình, hãy quan tâm cả đến người khác thay vì chỉ quan tâm đến chính mình • Cho đi 100% khả năng của mình • Kiên định và trở thành tấm gương dẫn đầu “Nhưng ở độ tuổi 18-20, tôi quan tâm đến bản thân mình hơn là người khác. Tôi đã không cho đi 100% khả năng của mình. Tôi đã không luyện tập chăm chỉ như tôi nên làm. Tôi đã không kiên định và không là tấm gương dẫn đầu” Chương 15 21 CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI TUYỆT VỜI “Chính khát khao học hỏi cùng tinh thần cạnh tranh sẽ thúc đẩy bạn hành động và phấn đấu để trở nên xuất sắc trong tất cả những việc mình làm. Bạn không cho rằng mình tài giỏi, nhưng sự khiêm nhường, khao khát học hỏi và phong cách làm việc chuẩn mực sẽ biến bạn thành một người đáng ngưỡng mộ” M ột câu trích dẫn của Willard Straight được khắc trên lò sưởi trong Hội trường Willard Straight của Đại học Cornell như sau: Hãy đối xử với phụ nữ bằng tấm lòng hào hiệp Sự tôn trọng của bạn bè còn đáng giá hơn cả ngàn tiếng vỗ tay Hiểu và cảm thông với những người kém may mắn hơn con Có chính kiến nhưng hãy tôn trọng quan điểm của người khác Đừng tin điều gì là đúng hay sai chỉ vì ai đó nói với con như vậy Hãy tự mình suy nghĩ và lắng nghe lời khuyên của những người mà con tôn trọng Hãy ngẩng cao đầu và mở rộng tâm trí, con luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều. Trích thư của Willard Straight gửi con trai ông Ể Ở Ồ 21 BÀI HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI TUYỆT VỜI 1 Đổ mồ hôi nhiều hơn Tất cả đồng đội của George đều kể về sự nỗ lực không tưởng của anh. Dù là trong phòng tập thể hình hay lớp học, trong khi chạy nước rút hoặc luyện tập các kỹ năng sử dụng gậy, khi khởi động hay trên sân thi đấu. Anh luôn tập trung 100% vào công việc đang làm. Mitch Belisle bắt đầu học đại học khi George là sinh viên năm cuối và điều anh ta nhớ nhất là George đã đổ mồ hôi nhiều thế nào trong các buổi tập tạ. Anh ta thậm chí còn đùa rằng, bất cứ khi nào George hướng dẫn mình thực hiện thao tác đẩy tạ thân trên, người anh ta sẽ ướt sũng vì mồ hôi của George. “Chúng tôi thường xuyên được ghép đôi trong các buổi tập,” Mitch nói, “và tất cả những gì tôi nhớ là mồ hôi của George thi nhau rơi xuống người tôi khi tôi cố gắng nâng tạ. Mồ hôi ròng ròng là dấu hiệu cho thấy anh ấy đã làm việc chăm chỉ như thế nào. Anh ấy là người chăm chỉ nhất mà tôi từng gặp.” Scott Raasch nhớ lại buổi luyện tập vào một đêm tháng Hai. Khi đó trời rất lạnh, sân tập bị đóng băng: “Tất cả chúng tôi đều cố hết sức phớt lờ thời tiết vô cùng lạnh giá. Sau vài bài khởi động với gậy và làm ấm người, Huấn luyện viên Tambroni đã tập hợp chúng tôi thành một nhóm để thông báo về buổi rèn luyện kỹ năng đầu tiên. Trong lúc đứng lắng nghe thông báo, tôi nhận ra mình ở ngay sau George. Tôi thấy anh ấy là cầu thủ duy nhất toát mồ hôi qua lớp áo lót và áo phông. Phần tóc phía sau mũ bảo hiểm của anh đã xuất hiện những khối băng nhỏ. Tôi đã rất ngạc nhiên và nghĩ: ‘George làm cái quái gì mà toát mồ hôi nhiều thế nhỉ?’ Suốt thời gian còn lại của buổi tập, mục tiêu của tôi là tiếp tục cố gắng đến cuối buổi tập, tôi sẽ có thể toát mồ hôi nhiều như George.” Bài học Một trong những điều bạn có thể kiểm soát hàng ngày là nỗ lực của bản thân. Khi làm việc chăm chỉ và đổ mồ hôi nhiều hơn, bạn sẽ mang lại điều tốt nhất cho bản thân và cho cả đội. 2 Làm giỏi hơn nói hay George là ví dụ điển hình của nhà lãnh đạo lý tưởng. Anh không đòi hỏi được công nhận, các giành được giải thưởng hay trở thành lãnh đạo. Anh chỉ làm mọi việc đúng đắn và nhận sự tôn trọng cùng ngưỡng mộ của đồng đội. Andrew Collins, người cùng mang băng đội trưởng với George trong năm cuối cấp cho biết: “George sống theo phương châm: ‘Làm giỏi hơn nói hay’. George không cố dùng lời nói để thúc đẩy bạn. Thay vào đó cậu ấy truyền cảm hứng thông qua hành động của mình. Tôi luôn luôn nhìn vào tấm gương George và tự nhủ, cậu ấy đã cố gắng trở nên giỏi nhất có thể, nên tôi cũng phải phấn đấu để trở thành người giỏi nhất mà mình có thể.” David Moose Mitchell, vốn là sinh viên năm nhất khi George đã học năm cuối, cho biết: “George luôn làm mọi thứ đúng đắn nhất. Cậu ấy là một vận động viên chăm chỉ và thẳng thắn tới mức bạn muốn trở thành người như anh ấy. Cậu ấy có một tâm hồn cao thượng. Bạn biết mình có thể tin tưởng George và sẵn lòng nghe theo mọi sự dẫn dắt của cậu ấy. Một số nhà lãnh đạo dẫn đầu nhờ sự cuốn hút. Còn George dẫn đầu bằng cách làm gương cho người khác.” Bài học Lời nói chẳng có gì sai cả. Đôi khi chúng ta cần một thông điệp truyền cảm hứng. Đôi khi chúng ta cần được thử thách và khuyến khích. Thậm chí ngay cả George cũng thỉnh thoảng nói với đội rằng “Cố gắng hơn nào” khi anh ấy cảm thấy họ vẫn chưa làm hết sức. Nhưng hãy nhớ rằng, là một người đồng đội, lời nói có sức mạnh nhất của bạn là thông qua hành động. Nói hay rất quan trọng, nhưng làm giỏi còn tuyệt vời hơn, bởi vậy: Làm giỏi hơn nói hay. Hãy trở thành tấm gương trong tất cả những việc bạn làm. Khi đó bạn nói bất cứ điều gì, mọi người đều sẽ lắng nghe. Bởi bạn đã giành được sự tôn trọng của họ qua những hành động bạn đã thể hiện. 3 Trở thành người khiêm tốn và đam mê Khiêm tốn là một tính cách của George được các đồng đội của anh ở trường trung học và đại học vô cùng ngưỡng mộ. (George có thể sẽ cảm thấy rất xấu hổ nếu biết có một cuốn sách viết về anh như thế này.) Chính sự khiêm tốn đã để lại cho chúng ta biết bao câu chuyện đáng học hỏi. Ngoài đức tính khiêm tốn, George còn có ước mơ cháy bỏng là trở nên giỏi hơn mỗi ngày. George không chấp nhận mình chỉ ở mức trung bình. Chính khát khao học hỏi cùng tinh thần phấn đấu đã thúc đẩy anh hành động và phấn đấu để trở nên xuất sắc trong tất cả những việc mình làm. George không cho rằng mình tài giỏi, nhưng sự khiêm nhường, khao khát học hỏi và phong cách làm việc chuẩn mực đã biến anh ấy thành một người đáng ngưỡng mộ. Chẳng hạn, sau những trận đấu ở trường trung học, mẹ và bố sẽ chúc mừng anh ấy, nhưng thay vì nói về thành tích của riêng mình, George luôn nói về sự cố gắng của cả đội. Bà Boiardi nói: “Nếu nhìn ảnh chụp của cả đội, sẽ luôn thấy George đứng ở phía sau. Thằng bé chưa bao giờ theo đuổi sự nổi tiếng. Nó không bao giờ muốn sự công nhận, các giải thưởng hay sự chú ý của truyền thông.” Ian Rosenberger, một người bạn của George, vốn lớn lên cùng anh và cũng chơi bóng vợt tại Cornell, kể rằng: “Mọi người biết tới George bởi nghe người khác nói về cậu ấy, chứ không bởi nghe George nói về mình. Mọi người luôn nói về George nhưng cậu ấy g ọ g g g ậ y không bao giờ để ý đến những câu chuyện nói về cậu hay muốn được công nhận. Thực tế cậu ấy còn lái câu chuyện sang hướng khác. Cậu ấy khiêm tốn và chưa từng nghĩ mình là người nổi bật. Cậu ấy là một vận động viên tài ba song không hề tự phụ. Quan điểm của cậu ấy là cố gắng xây dựng đội ngũ vững mạnh. Cậu ấy luôn muốn học hỏi, cải thiện và trở nên giỏi hơn.” Bài học Khiêm tốn và đam mê là một sự kết hợp mạnh mẽ. Ngay giây phút bạn cho rằng mình đã chạm tay đến cánh cửa của sự vĩ đại, cánh cửa sẽ lập tức đóng sầm trước mặt bạn. Chìa khóa của thành công là học hỏi trọn đời, luôn làm việc chăm chỉ để hoàn thiện bản thân. Khi trở nên khiêm tốn, khao khát học hỏi và tập trung vào quá trình, bạn sẽ yêu quý những gì được tạo ra trong suốt quá trình đó. 4 Theo đuổi sự xuất sắc Bởi George là người khiêm tốn và đầy đam mê, nên anh ấy luôn theo đuổi sự xuất sắc trong từng việc mình làm. Anh ấy không chỉ muốn giỏi hơn. Anh còn hành động để trở nên giỏi hơn. Anh luôn luôn chuẩn bị và nếu cảm thấy chưa hoàn toàn sẵn sàng, George sẽ chuẩn bị kỹ càng hơn nữa. Ngoài việc là người cuối cùng rời khỏi phòng thay đồ, anh cũng là người đầu tiên đến phòng thay đồ mỗi buổi luyện tập và thi đấu. Đồng đội của George cũng nhắc lại những gì Jeff Tambroni đã nói về hành động theo đuổi sự xuất sắc của anh. Trong phòng thể hình, anh luôn cố gắng trở nên khỏe mạnh hơn. Trong các buổi tập chạy, anh cố gắng để nhanh hơn. Khi được chuyển vị trí từ gậy dài sang gậy ngắn, anh đã dành vô số thời giờ luyện tập để thành thạo hơn. Mặc dù đạt thành tích chạy nhanh nhất cự ly 40 yard9 trong lịch sử điền kinh của Cornell, George vẫn luôn cố gắng để vượt qua thành tích của bản thân. George không hài lòng với vị trí giỏi nhất. Anh muốn trở thành người giỏi nhất mà mình có thể. George không bao giờ so sánh bản thân với người khác. Mục tiêu của anh là vượt qua mức tốt nhất trước đây và luôn thúc đẩy mình trở nên tốt hơn nữa. Anh cũng đặt mục tiêu như vậy trong lớp và dành hàng giờ để học cũng như chuẩn bị trước khi lên lớp hay trước các kỳ thi. 9 40 yard ~ 36.58 m. Bài học Điều quan trọng mỗi ngày là bạn phải thức dậy và phấn đấu để trở nên tốt hơn chính mình ngày hôm qua. Hãy xác định điều bạn cần làm để trở nên tốt hơn. Tập trung cải thiện mỗi ngày. Đừng hài lòng với kết quả nửa vời. Thay vào đó, hãy theo đuổi sự vĩ đại. Hãy hiểu rằng bất kỳ ai đều muốn đạt được những thành quả giống như các vĩ nhân, song rất ít người sẵn sàng làm theo những gì vĩ nhân đã làm để trở nên vĩ đại. Hãy sẵn sàng. Hãy khiêm tốn và đam mê. Hãy theo đuổi sự xuất sắc. Để giúp bản thân và đội của bạn phát triển, hãy thực hiện quy tắc 1%. Quy tắc nói rằng: Chỉ cần thêm một chút thời gian, năng lượng, nỗ lực, tập trung, sẽ mang lại kết quả lớn lao. Nếu bạn có thể thúc đẩy bản thân cố gắng thêm 1% nữa mỗi khi luyện tập, trong từng trận đấu, từng thước phim, từng buổi học, từng bài tập về nhà và từng dự án, dần dần bạn sẽ nhận được những “trái ngọt” rất tuyệt vời. 5 Truyền năng lượng tích cực Không chỉ nỗ lực và hành động của George lan truyền, mà tinh thần vui vẻ, tích cực của anh cũng vậy. Anh vừa luyện tập rất chăm chỉ, hăng hái trên sân, vừa vui vẻ, lạc quan trong phòng thay đồ cũng như trong mọi hoạt động khác. Đồng đội của George cho biết anh luôn suy nghĩ tích cực và không bao giờ nói xấu bất kỳ ai. Sự thành thật đã thu hút mọi người đến với anh. Và khi trở nên thân thiết hơn, anh ấy luôn hỏi thăm cuộc sống của họ. George không chỉ là một cầu thủ chăm chỉ, mà còn là người được bạn bè tôn trọng, quý mến. Nụ cười của anh làm sáng bừng cả căn phòng và mọi người luôn cảm thấy thoải khi ở gần George. George cũng thích ăn mừng với cả đội và thường nhảy trong các bữa tiệc đến khi quần áo, giày dép ướt sũng mồ hôi. Tình yêu cuộc sống của anh ấy luôn lan tỏa tới những người quen biết. Anh ấy còn nghe nhạc reggae với bạn bè, chơi điện tử với anh em, cưỡi xe đạp leo núi quanh trường, thậm chí từng bán kem trong một chiếc xe tải. Anh ấy có một nhóm bạn thân nhưng không bao giờ chia bè kéo phái mà luôn đoàn kết và chia sẻ năng lượng tích cực cho từng người. Bài học Trong một đội, bạn không chỉ cần nỗ lực nâng cao năng lực mà còn phải kiểm soát thái độ của bản thân. Một trong những điều tuyệt vời nhất giúp bạn trở thành một đồng đội tuyệt vời chính là sống tích cực và lan tỏa năng lượng tích cực tới người khác. Các nghiên cứu cho thấy thái độ và cảm xúc là hai điều dễ lan truyền nhất. Mỗi ngày bạn có thể lựa chọn lan tỏa năng lượng tích cực hoặc “lây nhiễm” cho đồng đội năng lượng tiêu cực. Bạn có thể là một mầm bệnh nguy hiểm hay một liều vitamin bổ dưỡng. Khi chia sẻ năng lượng tích cực, bạn sẽ giúp cả đôi nâng cao cảm xúc, tinh thần và hiệu suất. 6 Không phàn nàn Thời điểm mười một năm trước khi George nhập học Cornell, tôi lúc đó là sinh viên năm nhất. Một ngày nọ, tôi bước vào văn phòng của huấn luyện viên và phàn nàn với ông ấy rằng tôi chơi bóng không được tốt. Ông dẫn tôi về phía cửa văn phòng và nói: “Này nhóc, chúng ta không nói về trò chơi này, mà chúng ta chơi nó. Đừng phàn nàn. Hãy luyện tập và thể hiện thành quả của quá trình luyện tập trên sân bóng.” Tôi trở về ký túc xá, tức giận và buồn bã, tôi quyết định sẽ cho ông thấy khả năng của mình trên sân. Ngẫm lại, tôi nhận ra ông ấy đã dạy tôi cùng một bài học mà George chia sẻ với đồng đội khi ban huấn luyện chuyển anh ấy từ chơi gậy dài sang gậy ngắn. Thay vì phàn nàn, George luyện tập tích cực, không mệt mỏi để thành thạo hơn. Josh Heller – đồng đội của anh, nói với tôi rằng anh ta không bao giờ quên cách George đối diện với tình huống này. Cậu ấy không phàn nàn một câu dù có quyền làm thế. Ban huấn luyện, thậm chí cả những người bạn thân nhất cũng nói rằng, George chưa từng phàn nàn bất cứ điều gì về chuyện này. Anh ấy tập trung cố gắng trở nên giỏi hơn và thực hiện những gì cả đội cần anh làm. Dần dần anh ấy đã vững vàng ở vị trí tiền vệ gậy ngắn và trở thành một trong những cầu thủ chơi hay nhất ở vị trí này. Bài học Đôi khi mọi chuyện không xảy ra như mong muốn của chúng ta. Có nhiều tình huống trông có vẻ bất công. Những thời điểm như vậy chúng ta rất muốn phàn nàn. Nhưng phàn nàn không giúp tình huống thay đổi theo hướng tích cực hơn. Khi làm việc chăm chỉ, sống tích cực và thực hiện những gì đồng đội cần nơi bạn, mọi thứ chắn chắn sẽ tốt đẹp hơn. Để trở thành một đồng đội tuyệt vời, đừng phàn nàn. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan. Bạn không thể kiểm soát toàn bộ các sự kiện xảy ra với bản thân, song có thể lựa chọn cách phản ứng. Cách bạn phản ứng sẽ quyết định kết quả cuối cùng. 7 Hãy làm vì lợi ích của cả đội, đừng vì lời tán dương Một trong những trích dẫn yêu thích của George là câu nói được khắc trên thành lò sưởi ở Hội trường Willard Straight tại Cornell. Nó trích từ lá thư mà Willard gửi cho con trai ông: “Sự tôn trọng của bạn bè còn đáng giá hơn ngàn tiếng vỗ tay”. Người thân và đồng đội của George nói rằng không ai thích trở thành một phần của đội bóng hơn George. Tất cả những gì George làm là vì đội bóng, không phải vì lời công nhận. Anh ấy ngại ngùng khi nhận lời tán dương hay các giải thưởng. Anh muốn cả đội trở nên vững mạnh hơn, muốn giúp họ chiến thắng. Anh muốn nâng cao tinh thần cả đội bằng cách luôn nêu gương và đặt đội bóng lên hàng đầu. Từng đồng đội của George đều nói với tôi điều tương tự qua những câu chuyện khác nhau. Tất cả bọn họ đều nói rằng George sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp đội trở nên tốt hơn. Bài học Thành viên vĩ đại sẽ luôn đặt cả đội lên hàng đầu. Họ làm việc chăm chỉ vì cả đội. Họ phát triển bản thân vì đội. Họ phục vụ đội vô điều kiện. Phương châm của họ là làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp đội nhóm trở nên vững mạnh hơn. Họ không màng danh tiếng. Họ mang danh tiếng đến cho cả đội. Dù họ cũng có cái tôi và muốn trở nên vĩ đại, song họ từ bỏ cái tôi của bản thân và tập trung vào việc giúp cả đội trở nên thực sự tuyệt vời. Tuy không dễ để luôn đặt đội lên hàng đầu, nhưng nếu bạn muốn trở thành một đồng đội tuyệt vời như George, đó là việc bạn nên làm. Trong thế giới ngày nay, chỉ có nỗ lực và hy sinh mới có thể trở thành một đồng đội vĩ đại. Suy cho cùng, cả đội sẽ cũng sẽ bắt đầu chuyển biến nếu họ có một đồng đội tuyệt vời. Khi đặt đội nhóm lên hàng đầu, bạn sẽ trở thành một siêu anh hùng trong mắt họ. 8 Thực hiện cam kết của bản thân Đồng đội của George biết rằng anh luôn đặt cả đội lên hàng đầu vì anh ấy thể hiện điều đó thông qua hành động. Một trong số đồng đội của George, Frankie Sands, đã kể tôi nghe câu chuyện tuyệt vời cho thấy George đã cam kết với cả đội như thế nào: “Trong suốt thời gian ngoài mùa giải, buổi tập luyện sáng thứ Sáu luôn nặng nhọc nhất. Tôi cho rằng các huấn luyện viên biết mọi người phấn khích ra sao khi bắt đầu lên kế hoạch tận hưởng cuối tuần vào tối thứ Năm, nên đã đưa ra bài tập khó khăn nhất cho chúng tôi. Sau khi hoàn thành bài tập nâng tạ, chúng tôi sẽ tới phòng thể hình để luyện bài tập tăng cường hoạt động của tim mạch. Một ngày thứ Sáu, khi George học năm thứ ba, chúng tôi phải hoàn thành sáu lần đường chạy cự ly 300 yard mới được kết thúc buổi tập. Mỗi cầu thủ phải hoàn thành vòng chạy trong thời gian nhất định. George là người chạy rất nhanh và với tốc độ của cậu ấy thì cậu sẽ là một trong ba người hoàn thành sớm nhất. Nhưng trong lần chạy nước rút thứ năm, George lên cơn hen và khi kết thúc lượt chạy này, cậu ấy không thể thở được. Có một quy tắc là nếu hai hoặc ba cầu thủ không hoàn thành lượt chạy trong thời gian quy định, cả đội sẽ phải chạy lại. Huấn luyện viên, đội trưởng và cả huấn luyện viên thể lực đều nói với George hãy bỏ vòng cuối cùng, song cậu ấy không đồng ý. George coi mình là một thành viên của đội và nếu mọi người phải chạy, cậu ấy cũng vậy. George đau đớn vô cùng và mặt cậu đỏ rực. Hôm đó ban huấn luyện viên gần như đã ngừng buổi tập để gọi hỗ trợ y tế, nhưng George chắc chắn mình sẽ hoàn thành vòng chạy trong thời gian quy định. Mọi cầu thủ như được tiếp thêm động lực từ cậu ấy và tôi không ngạc nhiên nếu thời gian chạy trung bình của chúng tôi ở vòng sáu nhanh hơn so với vòng một.” Bài học George được cả đội yêu mến vì họ biết anh ấy đã tận tụy với công việc ra sao. Nếu muốn trở thành một đồng đội tuyệt vời, bạn không thể chỉ nói về những gì bạn đã cam kết. Bạn phải thể hiện trách nhiệm với cam kết đó trong mọi việc bạn làm. Và hãy luôn nhớ rằng: Nếu bạn cam kết, hãy tận tuy thực hiện nó. 9 Đừng bao giờ để mình rơi vào tình huống tranh vé vớt Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của George là anh ấy không bao giờ để mình rơi vào tình huống lửng lơ. Anh chưa từng dao động hay làm mọi thứ một cách qua loa, hời hợt. Anh ấy không chọn con đường dễ dàng hay đẩy bản thân rơi vào hoàn cảnh tồi tệ. George luôn kiên định trong mọi việc. Một người bạn và cũng là đồng đội của George – Tim Kirchner nói rằng: “Ngay sau giờ luyện tập, tôi sẽ thấy George trở lại khu nhà chung của cả đội. Trong khi hầu hết mọi người đều muốn thư giãn trên ghế, xem tivi, George lại lấy sách vở ra và bắt đầu học cho môn thi ngày hôm sau. Những nỗ lực và nhiệt huyết trên sân bóng cũng được cậu ấy thể hiện trong trường lớp và mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cậu ấy không bao giờ chấp nhận một vé vớt, cả trong và ngoài sân cỏ. Kết quả là bạn biết đấy, chúng ta luôn có thể tin tưởng vào George.” Bài học Hầu hết mọi người đều thiếu nhất quán. Họ có những ngày tốt và những ngày tồi tệ. Có ngày họ trong tâm trạng tuyệt vời và ngày hôm sau họ lại trùng xuống. Ngày nọ họ ca ngợi một người đồng đội, ngày tiếp theo họ lại nói xấu người này. Rồi có ngày họ cực kỳ nỗ lực, song ngày hôm sau họ lại sao nhãng. Một ngày họ la hét, cười nói ồn ào, nhưng ngày hôm sau họ lại chỉ khóc lóc lặng lẽ. Nếu không kiên định, đồng đội sẽ không biết phải mong đợi điều gì từ bạn, tin tưởng điều gì ở bạn. Để trở thành một đồng đội tuyệt vời, bạn cần nhất quán trong thái độ, nỗ lực và hành động. Giống như George, luôn thể hiện thái độ tuyệt vời mọi lúc mọi nơi, cố gắng hết sức trong mọi việc mình làm. Hãy tập trung vào phát triển bản thân đạt tới mức tốt nhất mỗi ngày. Đừng gió chiều nào theo chiều đó. Ngược lại, hãy mạnh mẽ như một cây cổ thụ sừng sững, không dao động, bất kể chuyện gì đang xảy ra xung quanh nó. Hãy là người đồng đội mà ai cũng có thể tin tưởng. 10 Giữ vững tinh thần trách nhiệm cho cả đội lẫn bản thân George không chỉ kiên định mà còn vô cùng tuyệt vời. Anh ấy buộc bản thân phải có trách nhiệm với các yêu cầu cao nhất có thể và cũng yêu cầu đồng đội của mình có trách nhiệm như vậy. George luôn làm gương trong mọi việc và mong đợi người khác noi theo. Anh không muốn họ bắt chước giống hệt mình, mà hy vọng họ cố gắng hết sức như anh vẫn làm. Đồng đội của George kể, lúc nào cũng vậy, anh luôn thể hiện trách nhiệm với người khác thông qua hành động của mình. Chẳng hạn, Chris Viola kể rằng một phần hoạt động của buổi tập thứ Sáu là cả đội phải chạy một dặm. George luôn là một trong những người hoàn thành đầu tiên và anh ấy sẽ quay lại để khuyến khích những người chạy chậm nhất hoàn thành chặng cuối của họ. Không lời nói nào có sức động viên mạnh mẽ như hành động George trở lại và đồng hành cùng bạn sau khi hoàn thành quãng đường của mình. Những lần khác George sẽ buộc cả đội phải có trách nhiệm bằng ánh mắt quyền uy, lặng lẽ nhìn họ chằm chằm. Họ kể rằng anh ấy không hay nói, song đôi mắt lại thường cho bạn biết anh đang nghĩ gì. Đôi khi George cũng nói vài lời để mọi người biết anh mong đợi nhiều hơn ở họ. Cho dù là “cố gắng hơn nữa nào”, “cố lên nào, anh bạn” hay “cùng làm nào”, George buộc đồng đội phải có trách nhiệm và giúp mọi người thể hiện hết khả năng của họ. Tim DeBlois cho biết: “George không buộc bạn chịu trách nhiệm giống như cảnh sát làm. Chủ yếu cậu ấy làm điều đó bằng cách dùng bản thân như một tấm gương và chính bạn muốn làm tốt hơn vì George. Cậu ấy quan tâm bạn đến mức khiến bạn buộc phải quan tâm công việc của mình.” David Mitchell không bao giờ quên cách George buộc mình phải có trách nhiệm. David kể: “Ngay khi sắp sang vòng chạy cuối cùng quanh sân rộng 300 yard, tôi đã nghĩ mình không thể tiếp tục và có ý định bỏ cuộc. Tôi chắc chắn mình đã khiến vài người ngạc nhiên vì bỏ cuộc dứt khoát như vậy. Song George đã tóm cánh tay tôi và kéo tôi trở lại sân để hoàn thành nốt vòng chạy cuối cùng. Thực tế, không hề có bất kỳ tiếng quát mắng nào, thậm chí không một lời. Nhưng có một thông điệp rất mạnh mẽ và rõ ràng rằng bạn sẽ mãi dở dang nếu không kết thúc nó. Toàn bộ quá trình này chỉ mất khoảng ba giây, nhưng bài học đó theo tôi suốt cuộc đời.” Bài học Các hành động của George là một ví dụ đơn giản và hiệu quả. Để cả đội có ý thức trách nhiệm thì bạn phải có trách nhiệm trước. Nếu bản thân bạn đã làm hết khả năng, thì bạn có thể mong đợi cả đội cũng đạt được mức tốt nhất của họ. Khi bạn mong đợi điều tốt nhất từ đội của mình, họ sẽ cố gắng để đáp ứng mong đợi của bạn. 11 Hãy tôn trọng mọi người và giúp họ cũng học được cách ứng xử tương tự George có thể yêu cầu cả đội phải có trách nhiệm bởi anh đã thể hiện những phẩm chất đáng quý qua cách anh đối xử với người khác. Bất kỳ đồng đội nào của George cũng đều nói rằng anh ấy tôn trọng tất cả mọi người. Cho dù đó là sinh viên năm nhất, một đứa trẻ không mấy nổi bật ở trường hoặc người cùng cấp bậc đội trưởng, George đều tôn trọng họ và anh mong đợi người khác cũng cư xử như vậy. Brigham Kiplinger cho biết: “George không nói nhiều, nhưng một khi đã lên tiếng thì mọi người đều nghe theo. Một lần, đội khúc côn cầu trường trung học Landon có một anh chàng năm cuối khá thô lỗ đang bắt nạt một cậu bé năm nhất. Trong khi hầu hết các anh chàng khác chỉ đứng nhìn thì George, lúc đó mới học năm hai, đã nói với anh chàng kia để cho cậu bé được yên và anh ta đã nghe theo! George đủ tư cách để can thiệp vì mọi người tôn trọng cậu bởi tính cách và cách cậu đối xử với người khác – dù George chỉ là một cầu thủ trẻ. Cậu ấy cũng đủ cứng rắn để anh chàng năm cuối hiểu rằng George sẽ hành động để bảo vệ cậu bé năm nhất nếu buộc phải làm vậy”. Không có gì ngạc nhiên khi George cũng hành động tương tự ở trường đại học. Anh tôn trọng tất cả mọi người, bao gồm cả người làm bánh sandwich trong phòng ăn, hay nhân viên khách sạn khi chúng tôi nghỉ lại trong quá trình du đấu. Nếu có ai cư xử thiếu tôn trọng, anh ấy sẽ đứng lên bênh vực những người không nhận được sự tôn trọng vốn có. Bài học Để trở thành người đồng đội tuyệt vời, điều quan trọng là tôn trọng và đánh giá mọi người qua nhân phẩm thay vì công việc của họ. Khi bạn tôn trọng mọi người như George đã làm, thì mọi người cũng sẽ tôn trọng bạn. 12 Cho đi tất cả và không nhận lại George là người cho đi và ít khi nhận lại. Justin Redd kể điều anh ấy nhớ nhất về George là: “Cậu ấy cống hiến hết mình cho cả đội nhưng không bao giờ lấy bất cứ thứ gì từ ai. Cậu ấy chưa từng khiến người khác cảm thấy tồi tệ. Không bao giờ phê bình ai đó trước mặt người khác. Không trêu chọc bất cứ ai. Cậu ấy cũng không bao giờ nói xấu ai cả. Cậu ấy dành cho bạn tất cả tình yêu, nỗ lực, sự tôn trọng, đam mê, cam kết, năng lượng tích cực và cậu ấy không bao giờ khiến bạn cảm thấy bi quan.” Bài học Trong một thế giới nơi có quá nhiều “ma cà rồng” hút năng lượng của những người xung quanh, thì George là một ví dụ điển hình về những người luôn sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi mình sẽ nhận lại gì. Để trở thành một đồng đội tuyệt vời, hãy trở thành một nguồn cung cấp năng lượng thay vì bòn rút từ người khác. Đừng lấy đi bất cứ năng lượng tích cực nào từ người khác. Hãy giúp đội của bạn trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách mang đến cho họ điều tốt đẹp nhất của bạn, từ đó khơi gợi những điều tốt nhất nơi họ. Khi làm được vậy, họ sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn mang lại. 13 Giỏi giao tiếp George thường ít nói ở nơi đông người, nhưng điều đó không có nghĩa anh không phải người giao tiếp giỏi. Đồng đội đều nói George sẽ cho mọi người biết anh nghĩ gì và cảm thấy thế nào bằng ánh mắt mạnh mẽ cùng nụ cười tươi sáng. Một cái nhìn chằm chằm nói lên tất cả. Một nụ cười thắp sáng cả căn phòng. George cũng là một người biết lắng nghe và hiểu đồng đội. Anh ấy luôn sẵn sàng hỏi thăm và trò chuyện riêng với từng người. Nhiều người thích giao tiếp trong một nhóm đông người, nhưng George lại cảm thấy thoải mái hơn, hoạt ngôn và sôi nổi hơn trong các cuộc trò chuyện cá nhân. Sự thấu cảm là lý do vì sao anh là người đồng đội tuyệt vời đến vậy. Tôi nhớ từng nói chuyện với Doc Rivers – huấn luyện viên của NBA và hỏi anh ấy điều quan trọng nhất của một huấn luyện viên là gì. Anh ấy nói: “Tôi luôn trò chuyện với đội của mình. Không chỉ với cả tập thể mà còn với từng cá nhân. Tôi cần biết họ đang ở đâu để dẫn họ đến nơi họ phải đến.” Một người đồng đội tuyệt vời cũng tương tự như vậy. Bài học Để trở thành một đồng đội tuyệt vời, bạn cần có khả năng giao tiếp với các thành viên trong đội, cả dưới hình thức tập thể và cá nhân. Giao tiếp sẽ xây dựng niềm tin. Niềm tin tạo ra cam kết. Cam kết thúc đẩy làm việc nhóm và làm việc nhóm mang lại kết quả. Nếu không có giao tiếp, bạn không thể xây dựng niềm tin cũng như các mối quan hệ cần thiết để có tinh thần làm việc nhóm tuyệt vời. Trò chuyện trong các buổi họp và phát biểu trước cả đội là chưa đủ. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi các cuộc trò chuyện trực tiếp riêng tư giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Theo tinh thần này, tôi khuyến khích bạn hãy dành thời gian trò chuyện với đồng đội: trên xe buýt, trong phòng thay đồ… Hàng tuần đi ăn với từng thành viên trong đội. Đừng chỉ nói về công việc. Hãy chia sẻ mối quan tâm, các thử thách, các mục tiêu và ước mơ của bạn. Khi đang bận rộn và căng thẳng thì đây có lẽ là điều bạn không muốn làm nhất, song đó lại là hành động quan trọng nhất bạn có thể làm để xây dựng các mối quan hệ và tạo dựng một đội ngũ tuyệt vời. 14 Kết nối George không chỉ giao tiếp mà còn làm nhiều hơn thế. Anh kết nối với đồng đội. Giao tiếp giúp thiết lập nền móng để xây dựng niềm tin, song kết nối mới là cách mà mối quan hệ hình thành và trở nên sâu sắc. Khi kết nối, bạn nhanh chóng vượt qua những cuộc trò chuyện hời hợt, thực sự hiểu rõ đồng đội và phát triển một mối quan hệ gắn bó hơn. George tạo ra các thời điểm kết nối (bạn sẽ đọc trong các trang sắp tới) và khi làm vậy anh ấy đã trở thành mẫu người có tác động sâu sắc đến đồng đội ở mức độ cá nhân. Bài học Một trong những điều mà hầu hết các huấn luyện viên phàn nàn là đội của họ không đoàn kết. Họ là một nhóm các chàng trai hay cô gái trẻ chỉ tập trung vào bản thân, mục tiêu riêng cũng như thành công của chính họ. Người thân và bạn bè của họ khuyên rằng, họ nên chơi nhiều hơn, ghi bàn nhiều hơn hoặc cố gắng để được công nhận nhiều hơn. Thông điệp mà thế giới truyền cho họ hoàn toàn mang tính cá nhân, thay vì tập thể. Điều này dẫn đến mất liên kết giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung, từ đó phá hoại thành công chung cả đội. Tôi phát hiện ra rằng các huấn luyện viên và các đội tôi từng làm việc cùng, khi mọi người tập trung vào việc trở thành một đội đoàn kết, tôi sẽ trở thành chúng ta. Mối quan hệ trở nên gắn kết hơn. Mối quan hệ thân thiết hơn và cả đội trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Một đội đoàn kết sẽ trở thành đội có trách nhiệm và vững mạnh. Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là kết nối với các đồng đội khác. Bạn có thể là người thông minh nhất, nhưng nếu không kết nối được với người khác, bạn sẽ không thể trở thành thành viên của đội. Đừng chỉ giao tiếp, hãy kết nối. Hãy thực sự hiểu rõ đồng đội của bạn. Khi đọc về George và tìm hiểu cách anh ấy kết nối với đội, hãy tạo ra khoảnh khắc kết nối của riêng bạn và bạn sẽ xây dựng một đội ngũ đoàn kết, tận tâm và mạnh mẽ. 15 Hãy là một đồng đội “cùng làm với tôi nào” Huấn luyện viên của George, Ben DeLuca, cho biết: “George là kiểu đội trưởng và đồng đội ‘cùng làm với tôi nào’. Cậu ấy không bao giờ nói: ‘Hãy làm thế bởi đó là những gì tôi nói.’ Thay vào đó, cậu ấy sẽ nói: ‘Hãy đi cùng tôi nào và chúng ta sẽ cùng luyện tập kỹ năng sử dụng gậy.', 'Hãy đi cùng tôi, chúng ta sẽ đọc sách cho bọn trẻ.', 'Hãy đi cùng tôi, chúng ta sẽ chạy thêm vòng nữa.', 'Hãy đi cùng tôi và tôi sẽ đưa cậu về nhà.' 'Hãy cùng làm với tôi nào và chúng ta sẽ làm tốt hơn.'” David Coors nhớ lại: “Tôi đến Cornell không phải với tư cách thành viên chính thức và không biết liệu mình có được nhận không. Tôi không tham gia giải trẻ trước đó và lứa sinh viên năm nhất, bao gồm cả George, đều quen nhau rồi. George, bằng cách nào đó, đã hiểu cảm giác của tôi nên cậu ấy quan tâm và giúp tôi hòa nhập với đội. Nhưng cậu ấy không chỉ để ý đến mình tôi. Cậu ấy luôn luôn quan tâm đến người khác và giúp họ không cảm thấy lạc lõng. George cũng biết tôi cần phải cải thiện kỹ năng dùng gậy nên mỗi khi luyện tập, cậu ấy lại rủ tôi cùng tham gia. Chúng tôi cũng dành rất nhiều thời gian luyện tập kỹ năng hất bóng vào trước và sau buổi luyện tập, cũng như cả những ngày cuối tuần. Cậu ấy không chỉ quan tâm đến bản thân mà còn để tâm đến việc giúp tôi trở nên giỏi hơn và tôi vẫn luôn biết ơn cậu ấy vì điều đó.” Bài học Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân tốt hơn. Nếu bạn muốn trở nên vĩ đại, hãy tập trung vào giúp bản thân và cả nhóm cùng phát triển tốt hơn. Khi ở cùng cả đội, hãy xác định ai sẽ có lợi từ sự lãnh đạo, giúp đỡ, khuyến khích và thời gian của bạn, hãy mời họ làm điều gì đó tích cực cùng bạn. Hãy thực hiện thường xuyên và dần dần bạn sẽ để lại một "di sản" đáng kinh ngạc. 16 Nuôi dưỡng lòng vị tha, nhân ái David Coors nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng đã biến George thành một người đồng đội tuyệt vời. Anh có lòng trắc ẩn và sự cảm thông đáng kinh ngạc dành cho người khác và luôn quan tâm đến đồng đội. Anh cảm nhận được người nào cần được khuyến khích. Anh biết ai cảm thấy không thể hòa nhập với cả đội. Anh có thể chỉ ra ai cảm thấy hụt hẫng sau một buổi luyện tập dài. Anh không chỉ tập trung vào việc cố gắng giúp bản thân vui vẻ mà còn luôn tìm mọi cách để giúp đồng đội cảm thấy tốt hơn. Chris Morea, người cùng chơi ở vị trí hàng tiền vệ với George trong ba năm, cho biết: “Cậu ấy là người có trách nhiệm cá nhân mạnh mẽ nhất mà tôi biết. George thực sự đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân, bao gồm cả gia đình, đồng đội, bạn bè và cộng đồng.” Khi tôi hỏi bạn gái hồi đại học của George, Janna, điều gì khiến anh trở nên đặc biệt với cô, cô nói: “Là trái tim anh ấy. Mọi điều anh ấy làm đều xuất phát từ lòng tốt, sự chu đáo và chân thật. Nếu đồng đội giận dữ, anh ấy không nổi điên mà sẽ giúp đỡ họ. Anh ấy luôn muốn giúp ai đó hoặc thứ gì đó trở nên tốt đẹp hơn. Khi gặp tôi sau buổi luyện tập, anh ấy thường nói về những điều mình có thể làm để dẫn dắt đội tốt hơn. Anh ấy luôn phấn đấu trở thành đội trưởng tuyệt vời của cả đội.” Janna nói thêm: “Một lần tôi đến Nantucket thăm anh ấy. Chúng tôi tới siêu thị ở địa phương. Tôi vừa đi loanh quanh thì đã không thấy George đâu nữa. Vài phút sau, tôi tìm thấy anh ấy ở bãi đậu xe và đang giúp một phụ nữ lớn tuổi đặt chậu cây vào trong xe. Đó chính là con người anh ấy." Bài học Bạn không thể là người đồng đội vĩ đại nếu ích kỷ. Người đồng đội tuyệt vời như George là người rất khoan dung. Điều này không có nghĩa là họ bỏ quên bản thân, mà họ nghĩ về bản thân ít hơn. Họ tập trung nhiều hơn vào mọi người và suy nghĩ làm ọ ập g ọ g y g cách nào để có thể giúp đỡ người khác. Hãy luôn nhớ rằng, bạn không trở thành người vĩ đại để quan tâm tới người khác, mà việc quan tâm tới người khác giúp bạn trở nên vĩ đại. 17 Thể hiện sự quan tâm George không chỉ biết riêng mình. Anh giúp đỡ đồng đội theo nhiều cách khác nhau. Anh nổi tiếng là thường xuyên đưa các cầu thủ trẻ sống rất xa sân vận động về nơi ở của họ. Hồi năm nhất, tôi sống ở Khu ký túc phía bắc và thường phải đi bộ về ký túc xá trong cái lạnh tê tái sau mỗi buổi tập. Tôi thầm ước George trở thành đồng đội của mình để có thể đi nhờ xe về ký túc. Joe Boulukos là người từng được George đưa về và đó là kỷ niệm mà anh ta không bao giờ quên. Anh ấy kể lại rằng: “Khi đó tôi mới là sinh viên năm nhất và có một buổi luyện tập rất dài mà kết quả không được tốt lắm. Tôi khá buồn. Tôi được phân công giao trang phục cho bên giặt là và nghĩ rằng mình là người duy nhất còn lại trong phòng thay đồ. Tôi dọn dẹp vài thứ, giao đồ bẩn và chuẩn bị cho một quãng đường đi bộ dài trở lại Khu ký túc phía bắc. Lúc bước ra ngoài trong cái lạnh buốt xương, tôi thấy một chiếc xe đậu bên ngoài như đang đợi mình. Cửa sổ xe cuộn xuống và tôi nhận ra đó là George. Lúc tôi đi ngang qua xe, anh ấy nói: ‘Cậu có muốn đi nhờ xe không?’ Tất nhiên tôi nhảy ngay vào. Trên đường về Khu ký túc phía bắc, George, lúc đó là sinh viên năm thứ ba, hỏi tôi hôm nay thế nào. Tôi nói mình ổn nhưng George biết sự thật ngược lại. Sau đó anh ấy nói: ‘Tôi biết đây là một buổi luyện tập rất dài nhưng tôi tin là mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn. Cậu đang làm rất tốt.’ Đó chính xác là sự khích lệ rất kịp thời. Đấy là lúc tôi cần nó nhất. Tôi lúc đó là sinh viên năm nhất đang gặp khó khăn và George, một người anh, đã thể hiện sự quan tâm tới tôi và điều đó vô cùng ý nghĩa.” Bài học George cho thấy một sự thật rằng, người đồng đội vĩ đại thì phải lo lắng nhiều điều hơn những người khác. Người đồng đội vĩ đại bận tâm nhiều hơn về những nỗ lực của họ. Suy nghĩ nhiều hơn về hiệu suất của mình. Họ chú ý cách thức bản thân tác động đến đồng đội. Và trên hết, họ quan tâm nhiều hơn tới đồng đội của mình. George cực kỳ chăm lo cho đồng đội và họ biết điều đó, cảm nhận nó và ghi nhớ mãi mãi. Để trở thành một đồng đội tuyệt vời, điều quan trọng là bạn phải cho họ thấy thấy rằng bạn lo lắng cho họ. Có thể không phải việc chở họ về sau buổi luyện tập, bạn có thể tìm ra cách thể hiện sự quan tâm độc đáo của riêng bạn (tôi gọi đây là dấu ấn quan tâm riêng). Khi cho đồng đội thấy rằng bạn quan tâm đến họ nhường nào, họ cũng sẽ quan tâm tới bạn. Khi bạn quan tâm tới mọi người, bạn sẽ truyền cảm hứng cho những người khác cùng quan tâm. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được một đội ngũ biết quan tâm lẫn nhau và một đội ngũ như vậy sẽ làm nên những điều tuyệt vời. 18 Hãy là người bạn trung nghĩa Khi còn là sinh viên thì thời gian vui vẻ nhất chính là lúc bạn tham gia một bữa tiệc. Điều mà bạn không muốn làm nhất là rời đi, nhưng đó là điều mà George đã làm vào một đêm nọ vì anh ấy muốn giúp Tim Kirchner. Tim nói: “Đó là bữa tiệc sinh nhật tuổi 21 của tôi và chỉ có thể nói rằng tôi đã vui vẻ quá mức. Tôi có ý định tự mình đi về nhưng George không đồng ý và nhất định đưa tôi về. Tôi không nghĩ mình có thể đi bộ nên George đã dìu tôi suốt cả quãng đường. Cậu ấy chính là người bạn như vậy.” Ian Rosenberger và em gái đã cùng tham dự một bữa tiệc khác với George. Ian kể: “Tôi muốn rời đi và đuổi theo cô gái mà tôi thực sự để ý, song George đã ngăn cản tôi. Cậu ấy nói: ‘Không được, cậu còn phải chăm sóc em gái đấy’. George nhắc nhở tôi điều gì là quan p g y g g q trọng nhất và khuyến khích tôi làm điều đúng đắn. Đó chính là điều mà bạn bè cần làm.” George luôn có mặt vì bạn bè và cả khi phạm sai lầm, anh cũng thành thật hết mức có thể. Scott Raasch kể lại: “Trong màn tranh bóng đầu tiên của chúng tôi lúc thi đấu với Loyola năm 2004, tôi nhớ mình đã trúng một vợt rất mạnh khi quay lại vợt quả ground ball sau cú face-off. Bị quật mạnh không phải là điều bất thường trong các trận đấu, nhưng lý do tôi nhớ rõ lần này là vì ngay sau đó, khi tôi đang xoa bóp chỗ đau thì nghe thấy George nói: ‘Xin lỗi, anh bạn’. Có lẽ đó là lần duy nhất có người xin lỗi tôi ngay giữa trận đấu. Thậm chí tôi cũng không chắc George có thể làm gì để ngăn chuyện đó xảy ra, nhưng anh ấy đã tự trách bản thân. Sau trận đấu, cả khi trong phòng thay đồ và khi đứng ở cửa sau, George vẫn luôn theo sát tôi. Tối hôm đó anh ấy còn ghé qua phòng tôi trước khi ngủ để chắc chắn rằng tôi ổn. Trước khi rời đi, tôi nhớ anh ấy đã quay lại và nói: ‘Tôi hứa với cậu chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa’.” Bài học Một người bạn và người đồng đội trung thành còn quý hơn cả kim cương. Họ rất hiếm hoi. Tôi hy vọng rằng sau khi đọc điều này, bạn sẽ chân thành hơn với bạn bè và đồng đội. 19 Yêu quý đồng đội Sau sự ra đi của George, bà Boiardi đã có buổi nói chuyện với cả đội và cho họ biết anh yêu quý họ nhiều thế nào. Lời nói của bà không thể nào đúng đắn và mạnh mẽ hơn. Thông qua từng câu chuyện mà đồng đội của George chia sẻ đã cho thấy tình yêu vô bờ mà George dành cho cả đội. Anh yêu đội bóng của mình và họ biết điều đó. Elena – chị gái George kể với tôi rằng từ khi còn nhỏ, ba mẹ đã dạy anh rằng gia đình là nơi bạn yêu thương và được yêu thương. Gia đình Boiard vốn là một gia đình rất gần gũi, luôn sẻ chia và yêu thương nhau. Bởi vậy khi George đến Cornell, đội bóng đã trở thành đại gia đình của anh và anh quan tâm, ủng hộ họ hệt như vậy. Jeff Tambroni là huấn luyện viên hoàn hảo cho George, bởi gia đình và tình yêu là nét văn hóa đặc trưng do Jeff tạo ra. Anh coi các cầu thủ là một phần gia đình của mình. George tìm thấy một ngôi nhà trong trường đại học nơi. Ở đó anh yêu thương người khác và được yêu thương. Bài học Tình yêu thương thực sự là nguyên tắc lãnh đạo và xây dựng đội ngũ chiến lược vĩ đại nhất. Nếu không có nó thì bạn không thể kết nối với mọi người. Sự thật là, nếu không yêu đội nhóm của mình, bạn không bao trở thành một đồng đội tuyệt vời được. Đừng chờ đến khi đội của bạn yêu quý bạn, hãy yêu thương họ trước. Tôi đã học được bài học này thông qua cuộc hôn nhân của mình và nhận ra rằng, càng yêu vợ thì tôi lại càng yêu cuộc sống của mình hơn. Tôi không nói về các cụm từ phổ biến như gia đình hạnh phúc, cuộc sống hạnh phúc. Tôi đang nói về sự thật rằng, càng yêu thương vợ tôi vô điều kiện, tôi càng yêu cuộc sống hơn. Không phải vì những điều cô ấy làm, mà vì tình yêu tôi dành cho cô ấy. Nếu như bạn đặt mục tiêu trở thành một đồng đội tuyệt vời, hãy học hỏi George và để tâm tới việc yêu thương đội của bạn. Trong khi đa số cầu thủ đều muốn được đồng đội yêu quý, bạn sẽ trở thành người đồng đội tuyệt vời bằng cách yêu đội của bạn cả trong suy nghĩ lẫn hành động. 20 Hy sinh Nếu yêu một ai đó, bạn sẵn sàng đặt hạnh phúc và mong ước của họ lên trước của bản thân. George yêu đội của mình rất nhiều, anh sẵn sàng cho đi tất cả những gì mình có để truyền cảm hứng cho họ. Anh đã cống hiến cho đội thời gian, năng lượng, mồ hôi và nước mắt của mình để trở thành cầu thủ giỏi nhất của đội. Cơ thể George có vô số vết thương từ những lần đối chọi với các cầu thủ lớn hơn, khỏe hơn từ những lần ngăn cản pha ném bóng. Anh giảm bớt mong muốn cá nhân để làm bất cứ điều gì cần thiết cho đội. Anh bỏ qua con đường dễ đi và lựa chọn con đường khó khăn để trở thành một nhà lãnh đạo, người bạn và đồng đội vĩ đại. Brigham Kiplinger nói rằng chính tình yêu George dành cho đội của mình đã truyền cảm hứng cho anh ứng tuyển vào Teach For America nhằm giúp đỡ trẻ em người Mỹ bản địa ở Nam Dakota. Trong khi nhiều sinh viên dự định tốt nghiệp và tìm kiếm vận may trong ngành tài chính, thì George lên kế hoạch phục vụ người khác với vai trò một giáo viên. Tim DeBlois đã nói: “Khi bạn xem xét tất cả những điều anh ấy đã làm cho đội của mình cùng những dự định của George sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ thực sự hiểu được sự hy sinh của George.” Nghe Tim nói chuyện, tôi dần hiểu điều gì diễn ra trong tâm trí George lúc anh chặn cú ném bóng đêm ngày 17 tháng 3 đó. Không ai tin rằng anh đã mạo hiểm cuộc sống của bản thân, song George biết mình sẽ bị thương và chấp nhận điều đó để giúp đội có được vinh quang. Mặc dù chưa được xác nhận nhưng nhiều người tin rằng George đã chết vì chấn động tim. Do commotio cordis10 thường gây tử vong, nên mọi người không nên chặn bóng bằng ngực và tất cả các đội bóng nên chuẩn bị sẵn AED chạy bằng pin (máy khử rung tim ngoài điện tử tự động) trên sân. 10 Commotio cordis: Sự ngừng tim đột ngột do một cú đánh mạnh vào ngực gây ra. Bài học Tôi không nói rằng bạn phải hy sinh sự an toàn của bản thân để trở thành một đồng đội tuyệt vời. Nhưng bạn cần sẵn sàng từ bỏ một số lợi ích cá nhân vì lợi ích lớn hơn của cả đội, sẵn sàng đánh đổi những điều bạn muốn cho những gì đội cần. Bạn cần quyết định chuyển từ ích kỷ sang vị tha. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người đều muốn trở nên vĩ đại, nhưng sự thật là, bạn chỉ có thể trở nên vĩ đại thông qua phụng sự và hy sinh. Nghĩa là bạn phải sẵn sàng chơi ở một vị trí khác vị trí quen thuộc của mình. Có lẽ thay vì tự mình ghi bàn, bạn có thể lựa chọn giúp đồng đội ghi điểm. Nghĩa là đôi khi bạn là ngôi sao và đôi khi bạn giúp đỡ một ngôi sao. Hành động cuối cùng của George là lao lên chặn một cú bóng, nhưng hầu hết cả đội đều nói về những hy sinh của anh trong suốt thời gian ở cùng họ. Và tôi hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho bạn nhằm từ bỏ niềm vui vô bổ và ham muốn ích kỷ ngắn ngủi để có được sự tôn trọng, ngưỡng mộ và ảnh hưởng lâu dài. 21 Hãy luôn biến nơi bạn đến thành nơi tốt đẹp hơn Hàng năm, Jeff Tambroni luôn nhắc đi nhắc lại thông điệp sau cho cả đội: Hãy biến nơi bạn đến thành nơi tốt đẹp hơn. Đồng đội của George thừa nhận không ai thực hiện thông điệp này tốt hơn anh. Thực tế, George đã sống theo triết lý này từ trước khi gặp Jeff Tambroni hoặc quyết định đến học ở Cornell. George luôn là người cuối cùng rời khỏi phòng thay đồ trong thời gian ở trường trung học Landon và muốn chắc chắn rằng mình đã dọn dẹp nó gọn gàng, sạch sẽ. Khi đến Cornell, anh vẫn tiếp tục làm việc này. Đồng đội của anh đều nói với tôi rằng, George luôn rời khỏi phòng thay đồ sau cùng. Hình ảnh George dọn dẹp trong khi họ nói lời tạm biệt in sâu vào tâm trí họ. Một số người than thở rằng, họ ước gì đã giúp đỡ anh thường xuyên hơn. Lúc đó, họ quá bận rộn chạy đến lớp học, đi ăn hoặc hẹn hò. Họ về sớm để hòa vào cuộc sống bận rộn của bản thân. Nhưng George lại chú tâm vào việc biến nơi đó trở nên tốt đẹp hơn. Không gì có thể mô tả chính xác thời gian anh ở Cornell hơn câu châm ngôn của Jeff Tambroni. George cũng cải tiến cách thức hoạt động của đội bóng vợt Cornell hiệu quả hơn so với khi anh mới gia nhập đội. Sự lãnh đạo đầy khoan dung, tinh thần chiến đấu hăng hái, thái độ lạc quan, lòng trung nghĩa không thể phủ nhận, tình yêu, lòng trắc ẩn và trái tim ấm áp đã giúp đội của George cũng như nền bóng vợt Cornell trở nên mạnh mẽ hơn qua cách anh sống và dẫn dắt cả đội. Hãy nhớ lại mùa bóng huyền thoại năm 2004 và quá trình trở nên nổi bật của họ sau đó. George đã có ảnh hưởng rất lớn. Không có gì mô tả ảnh hưởng của George chính xác hơn lời nói của một trong những cầu thủ bóng vợt vĩ đại nhất lịch sử, Rob Pannell, người thậm chí còn chưa từng gặp George. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho việc George đã tận tâm thế nào khi giúp đội trở nên vững mạnh hơn. 21 cách để trở thành một người đồng đội tuyệt vời • Nỗ lực nhiều hơn • Làm giỏi hơn nói hay • Trở thành người khiêm tốn và đam mê • Theo đuổi sự xuất sắc • Truyền năng lượng tích cực • Không phàn nàn • Hãy làm vì lợi ích của cả đội, đừng vì lời tán dương • Thực hiện cam kết của bản thân • Đừng bao giờ để mình rơi vào tình huống tranh vé vớt • Giữ vững tinh thần trách nhiệm cho cả đội lẫn bản thân • Hãy tôn trọng mọi giúp họ cũng có cách cư xử tương tự • Cho đi tất cả mà không cần nhận lại • Giỏi giao tiếp • Kết nối với mọi người • Hãy là một đồng đội "cùng làm với tôi nào" • Nuôi dưỡng lòng vị tha, nhân ái • Thể hiện sự quan tâm • Hãy là người bạn trung nghĩa • Yêu quý đồng đội • Biết hy sinh • Hãy luôn biến nơi bạn đến thành nơi tốt đẹp hơn “Hãy đối xử với phụ nữ bằng tấm lòng hào hiệp Sự tôn trọng của bạn bè còn đáng giá hơn cả ngàn tiếng vỗ tay Hiểu và cảm thông với những người kém may mắn hơn con Có chính kiến nhưng hãy tôn trọng quan điểm của người khác