🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Làm Giàu Từ Mạng Xã Hội - Anne Rutledge
Ebooks
Nhóm Zalo
Sự thật về những nền tảng thành công
Chúng ta luôn tự đặt ra câu hỏi, làm thế nào để tránh được rủi ro, thất bại và làm thế nào để thành công cũng như giành chiến thắng cuối cùng? Có rất nhiều nền tảng cần thiết cho thành công nhưng chắc chắn bên cạnh những yếu tố cần thiết như tố chất, trí tuệ, tinh
thần dám mạo hiểm thì kiến thức, kỹ năng là những điều không thể bỏ qua.
Được lựa chọn từ bộ sách Những Sự thật về kiến thức, kỹ năng cần thiết hỗ trợ thành công của các cá nhân, chúng tôi xuất bản 5 cuốn sách được đánh giá là phù hợp cũng như hữu ích nhất với độc giả Việt Nam hiện nay: Sự thật về nghệ thuật đàm phán, Sự thật về ra quyết định thông minh, Sự thật về làm giàu từ mạng xã hội, Sự thật về marketing qua email và Sự thật về những kỳ vọng của khách hàng. Mục tiêu của bộ sách là mang đến cho bạn những Sự thật cơ bản về nền tảng thành công, giúp bạn hiểu biết hơn những xu hướng trong tương lai, và khuyến khích bạn suy nghĩ có chiến lược về cách thức tốt nhất mà bạn có thể củng cố cũng như nâng cao động cơ và mục tiêu trong công việc và cuộc sống.
Mỗi cuốn sách bao gồm khoảng 50 Sự thật điển hình, hữu ích, thực tế, dễ đọc và dễ áp dụng sẽ là cẩm nang không thể thiếu đối với bất kỳ ai đang muốn phát triển các kỹ năng này. Bạn sẽ tìm thấy những hướng dẫn cụ thể, những ví dụ tiêu biểu về từng tình huống đàm
phán, ra quyết định, về những nền tảng cơ bản của Internet, những biến đổi và các công cụ, tính năng tuyệt vời nhất của nó… để từ đó tận dụng và mang lại thành công cho bản thân. Và đặc biệt, nếu bạn
là nhà kinh doanh, bạn ở vào vị trí nhà quản lý, hay bạn là nhân viên bán hàng… bạn sẽ tìm thấy câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi “Khách hàng thật sự muốn gì” từ cuốn cẩm nang Sự thật về những điều khách hàng mong muốn. Những Sự thật đơn giản trong bộ sách chắc chắn sẽ là những điều mà các bạn đang tìm kiếm.
Một điều đặc biệt nữa, bộ sách Sự thật được các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, với sự trợ giúp, tham khảo từ rất nhiều nhà lãnh đạo, cố vấn, huấn luyện viên… chắp bút, vì thế sẽ là công cụ
hữu ích hỗ trợ bạn, dù bạn là “thực tập viên” mới bắt đầu những bước đi đầu tiên hay đã có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng sẽ nâng bước, giúp bạn tiến xa hơn nữa trên con đường thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp kinh doanh.
Hy vọng rằng với bộ sách này, bạn sẽ tìm được cho mình con đường đi đúng đắn, đạt được thành công và tránh xa “trạng thái lờ nhờ của buổi chiều chạng vạng”.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Hà Nội tháng 6/2012
Công ty Sách Alpha
Giới thiệu
Mạng xã hội chỉ là một phần của Web 2.0, thế hệ tiếp nối của các website và dịch vụ nhấn mạnh vào sự hợp tác và kết nối. Mặc dù các chuyên gia vẫn tiếp tục tranh luận về định nghĩa chính xác của Web 2.0, nhưng có một điều chắc chắn là: Các trang mạng xã hội, blog và wiki vẫn đang kết nối thế giới trực tuyến như chưa từng thấy trước đây. Web 2.0 đã thay đổi cách cả thế giới giao tiếp và kết nối, và sự phát triển này vẫn đang tiếp diễn.
Mạng xã hội đã tạo được rất nhiều sự chú ý, thu hút các phương tiện truyền thông đại chúng và những buổi đàm luận trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, mặc cho tất cả những sự quan tâm kể trên, vẫn còn tồn tại nhiều nhận thức sai. Mạng xã hội không chỉ
dành riêng cho giới trẻ, nó hiện thu hút được sự tham gia của một số lượng lớn những người có cùng mối quan tâm. Rất nhiều trang web phổ biến đưa ra báo cáo mà theo đó hơn một nửa số lượng truy cập web của họ ở độ tuổi trên 35. Mạng xã hội không chỉ để tiêu khiển hay cũng chẳng phải là việc giao tiếp đơn thuần. Các công ty, tổ chức và cá nhân trên khắp thế giới đang thu lợi từ việc tham gia các mạng xã hội phổ biến của mình, như: MySpace, Facebook hay LinkedIn. Mạng xã hội giờ đây không chỉ dành cho những người yêu thích và hiểu biết về công nghệ nữa. Chiến lược được tính đến nhiều hơn so với trình độ kỹ thuật trong việc phát triển thành công một chiến dịch mạng xã hội. Trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy 50 “sự thật” về bản chất mạng xã hội và bằng cách nào bạn có thể làm giàu từ những trải nghiệm trên mạng xã hội của mình.
Cuốn sách dành cho bất cứ ai muốn khai thác sức mạnh của mạng xã hội nhằm phục vụ công việc. Những người làm marketing, quan hệ công chúng, các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người đã đi làm, những người tìm việc, những người gây quỹ, và các nhà hoạt động xã hội đều có thể tìm thấy những cách thức để thu lợi từ mạng xã
hội mang tính chiến lược. Đó là một công cụ kinh doanh khả thi có thể mở rộng những cách thức mới nhằm kết nối với mọi người –
những người có thể giúp bạn đạt tới mục tiêu công việc. Mục tiêu của cuốn sách là mang đến cho bạn kiến thức nền tảng về mạng xã hội, giúp bạn hiểu rõ hơn những xu hướng trong tương lai, và khuyến khích bạn suy nghĩ một cách chiến lược về cách thức tốt nhất để thúc đẩy sức mạnh của mạng xã hội nhằm củng cố, nâng cao công việc, động cơ, mục tiêu và cuộc sống của bạn.
Sự thật. 1 Mạng xã hội không chỉ là MySpace và YouTube
Theo bạn, mạng xã hội là gì? Hãy hỏi ba người câu hỏi đó, và bạn sẽ nhận được ba câu trả lời khác nhau. Mặc dù hầu hết mọi người đều có một khái niệm chung về định nghĩa cơ bản rằng, mạng xã hội là những điều khác biệt đối với từng người khác biệt tùy thuộc vào kiến thức, sở thích, mục tiêu và mức độ hiểu biết về máy tính của họ.
MySpace (www.myspace.com) và YouTube (www.youtube.com) là hai trong số những trang web phổ biến nhất. Đối với nhiều người, hai trang này đáp ứng và thỏa mãn tất cả các nhu cầu về mạng xã hội của họ. Nhưng thế giới mạng xã hội rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với hai trang có số lượng thành viên nhiều nhất này. Những người sử dụng mạng cho mục đích kinh doanh có thể xác định rằng mạng xã hội không thích hợp với họ sau khi ghé thăm MySpace và YouTube nếu họ không đồng thời kiểm tra thêm rất nhiều trang định hướng kinh doanh khác có thể mang đến cho họ nhiều lợi ích hơn.
Nói cách khác, thế giới mạng xã hội rất rộng lớn và phong phú. Mặc dù những người sáng lập đầu tiên của mạng xã hội chỉ có mục đích phục vụ giới trẻ, nhưng giờ đây xu hướng ấy đã được chuyển dịch sang mạng xã hội dành cho mọi lứa tuổi, nền tảng, sở thích. Luôn có đủ cá cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta cần phải biết đâu là ao cá của mình.
Một chuyến tìm hiểu nhanh về thế giới của mạng xã hội sẽ mang đến cho bạn hình dung về những khác biệt lớn giữa các trang mạng dưới đây cũng như việc các mạng xã hội có thể mang lại cho bạn những ích lợi lớn lao ra sao. Một số trang mạng xã hội nổi tiếng và được truy cập nhiều nhất gồm có:
Bebo (www.bebo.com) – Bebo có hơn 25 triệu thành viên và đặc biệt phổ biến ở Anh Quốc. Bebo Bands và Bebo Authors thu hút các nhạc sỹ và tác giả sử dụng nhằm tìm kiếm để kết nối với khán giả của mình.
Ecademy (www.ecademy.com) – Là trang mạng xã hội kinh doanh với 150.000 thành viên, Ecademy mang đến những nhóm mạng xã hội đông đảo dựa trên sở thích và mối quan tâm của bạn. Nó cũng tổ chức các sự kiện, các buổi gặp mặt trực tiếp giữa các thành viên tham gia, chủ yếu là ở Anh.
Facebook (www.facebook.com) – Khởi đầu từ một cộng đồng dành cho sinh viên trường Harvard, Facebook đã mở rộng cánh cửa với bất cứ ai có một hòm thư điện tử vào tháng Chín năm 2006 và gia
tăng 89% số lượng thành viên của mình chỉ trong vòng chưa đầy một năm.
Friendster (www.friendster.com) – Friendster có khoảng 50 triệu người sử dụng trên khắp thế giới và đặc biệt phổ biến ở vùng châu Á Thái Bình Dương.
Hi5 (www.hi5.com) – Với hơn 69 triệu thành viên đăng ký và 25 triệu lượt khách truy cập trung bình mỗi tháng, Hi5 là trang dành cho nhóm sử dụng quốc tế với giao diện được địa phương hóa và đa ngôn ngữ.
LinkedIn (www.linkedin.com) – Trang mạng xã hội kinh doanh lớn nhất và phổ biến nhất, LinkedIn cung cấp hồ sơ của hơn 19 triệu người một cách chuyên nghiệp và nó đặc biệt phổ biến đối với các nhà tuyển dụng… và người tìm việc.
MySpace (www.myspace.com) – Được biết đến là trang mạng xã hội phổ biến và thông dụng nhất thế giới, MySpace đang mở rộng từ đối tượng trẻ cho tới tất cả mọi lứa tuổi. Mặc dù giao diện thiết kế nghèo nàn và thiếu chuyên nghiệp so với các trang khác nhưng MySpace
vẫn là một công cụ liên kết mạng tuyệt vời dành cho những người phù hợp (ví như các nhạc sỹ, những người làm marketing hướng
đến đối tượng khán giả đại chúng, tác giả của những cuốn tiểu thuyết theo trào lưu, v. v…)
Orkut (www.orkut.com) – Google có thể đã sáng lập ra Orkut, nhưng nó không trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Người sử dụng nhiều nhất mạng xã hội này là ở Brazil và Ấn Độ, nơi nó chiếm thị phần cao nhất.
Ryze (www.ryze.com) – Là một trang mạng xã hội định hướng kinh doanh, Ryze có hơn 500.000 thành viên và mang đến một số lượng mạng lưới chia sẻ sở thích và mối quan tâm đặc biệt.
XING (www.xing.com) – Một trang mạng xã hội định hướng kinh doanh năng động và thiết thực rất phổ biến ở châu Âu. XING được đổi tên từ openBC/Open Business Club vào tháng Mười Một năm 2006.
YouTube (www.youtube.com) – Trang chia sẻ video lớn nhất thế giới.
Bạn muốn có thêm nhiều lựa chọn hơn ư? Mạng xã hội chuyên biệt là một xu thế thịnh hành, với những trang web quy mô nhỏ mọc lên nhan nhản dành cho hầu như tất cả mọi đối tượng người tham gia. Một vài ví dụ như:
aSmallWorld (www.asmallworld.com) – Chỉ với một lời mời, dành riêng cho những người nổi tiếng và giới kinh doanh thành đạt.
BlackPlanet (www.blackplanet.com) – Nhấn mạnh sự kết nối giữa cộng đồng những người Mỹ gốc Phi.
85 Broads (www.secure.85broads.com) – Dành cho nhóm phụ nữ có nghề nghiệp, những người có mặt trong bản danh sách lựa chọn của các trường đại học hàng đầu.
CafeMom (www.cafemom.com) – Một trang mạng xã hội dành cho các bà mẹ.
Dogster (www.dogster.com) – Dành cho những người yêu chó trên khắp thế giới.
Gaia (www.gaia.com/community) – Dành cho những người có ý thức cao về xã hội.
GLEE.com (www.glee.com) – Dành cho cộng đồng những người đồng tính nam và đồng tính nữ.
MilitaryPlanet (www.militaryplanet) – Dành cho các thành viên đang làm việc trong quân đội.
New England Venture Network (www.venturenetwork.vc) – Mạng xã hội dành cho các nhà đầu tư mạo hiểm.
Ning (www.ning.com) – Dành cho những người muốn tạo ra một trang mạng xã hội của riêng mình.
Shelfari (www.shelfari.com) – Một trang dành cho các tác giả và những người đam mê sách.
ShoutLife (www.shoutlife.com) – Mạng xã hội cho những người theo đạo Thiên Chúa.
Ultrafan (www.ultrafan.com) – Dành cho những người hâm mộ thể thao.
Mặc dù những trang web dạng “cá nhân tới cá nhân” này đại diện cho dạng thức chung nhất của mạng xã hội, nhưng còn có những trang khác cũng nêu bật về những định nghĩa về mạng xã hội. Bao gồm:
Những trang chia sẻ ảnh – Flickr (www.flickr.com), Zoomr (www.zoomr.com) và Photobucket (www.photobucket.com).
Những trang đánh dấu cộng đồng – Digg (www.digg.com), del.icio.us (del.icio.us), và StumbleUpon (www.stumbleupon.com),
nơi cho phép bạn chia sẻ những trang web ưa thích cũng như những câu chuyện hay tin tức mới với những người sử dụng khác.
Các tiểu blog – Twitter (www.twitter.com), Pownce
(www.pownce.com), và Jaiku (www.jaiku.com), kết hợp những dòng cập nhật giống như blog với những chức năng của mạng xã hội.
Những trang chia sẻ video – Revver (www.revver.com), Veoh (www.veoh.com), và Google Video (video.google.com), cũng như trang web đầy triển vọng thành công YouTube.
Những người tham gia mạng xã hội hiểu biết đã tìm ra rất nhiều cách để quảng bá cho công việc, sản phẩm, động cơ và mục tiêu của mình – thậm chí cả bản thân họ nữa – với sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của các trang mạng xã hội trên Internet.
Sự thật 2, Quên hết tất cả những gì bạn cho là mình biết về mạng xã hội đi
Thế giới web, Internet đã cách mạng hóa phương thức mọi người kết nối. Hơn 5 năm trước, các trang mạng xã hội kết nối những người có suy nghĩ tương đồng trên Internet đã tăng lên nhanh chóng về số lượng. Dạng thức mới này cho phép bạn tham gia mạng lưới giao tiếp trực tuyến của mình và mở rộng nó theo cấp số mũ trong quy trình.
Trên khắp thế giới, có tới hàng trăm triệu người sử dụng các trang mạng xã hội mỗi tháng. Lứa tuổi của họ nằm trong khoảng từ dưới 13 cho đến những công dân cao niên và bao gồm tất cả các đối tượng xã hội – từ học sinh sinh viên, những người đang kiếm việc làm, các nhà tuyển dụng, những nhà điều hành, chủ doanh nghiệp nhỏ, những người làm marketing, những người gây quỹ, nghệ sỹ, tác giả, cho đến các bậc phụ huynh, những người chung sở thích, và các nhà hoạt động chính trị xã hội.
Là một phần không thể thiếu của chiến lược Web 2.0 trong vấn đề hợp tác trực tuyến, mạng xã hội cho phép mọi người kết nối với nhau như chưa từng có trước đây. Web 2.0 xoay quanh cộng đồng những người – sử dụng mạng xã hội, blog, podcast, wiki, v.v… để tạo ra những trải nghiệm mới mang tính hợp tác và kết nối. Chìa khóa dẫn đến thành công trong mạng xã hội nằm ở khả năng nắm bắt cách thức mới trong việc tương tác với mọi người và biến nó thành công cụ sở hữu của riêng bạn.
Ví dụ như Mike, anh đã nghe nói về mạng xã hội và quyết định xem liệu cách thức mới mẻ của mạng lưới liên kết này có thể giúp ích gì cho sự nghiệp của mình. Một đối thủ lớn hơn sắp giành được chức
vụ quản lý một nhà máy cỡ vừa tại bờ tây của anh, và Mike không chắc vị trí quản lý cấp trung của mình sẽ được đảm bảo bằng cách nào sau sự việc này. Mike đã làm việc cho công ty trong 15 năm, và
các chiến thuật tìm kiếm công việc hiện rất khác so với trước đây. Anh đã tham gia một trang mạng xã hội lớn hướng đến những người sử dụng đã đi làm và kết nối với rất nhiều đồng nghiệp cũ lẫn hiện tại của mình. Sau đó, anh đợi xem điều gì sẽ diễn ra.
Sarah, một người làm việc ở Boston, đã đọc rất nhiều thông tin về những trang mạng xã hội tiềm năng. Cô nghĩ rằng quả là một cách tuyệt vời để có thể quảng bá về bản thân và công việc của mình với tư cách là một ca sỹ/nhạc sỹ cũng như tạo ra một vài sự chú ý tích cực đối với CD mới của mình, được phát hành bởi một hãng đĩa độc lập. Cô đã tham gia một vài mạng xã hội phổ biến và tạo một hồ sơ cá nhân trên mỗi trang mạng đó. Để mọi người có thể cảm nhận được âm nhạc của mình, Sarah đã đưa ra một vài mẫu bài hát cũng như video clip. Các trang cá nhân của cô ngập tràn thông tin và nội dung – lý lịch trích ngang, những bức ảnh, lịch biểu diễn, những bài blog về điều tạo nên nguồn cảm hứng cho cô với tư cách một nghệ sỹ. Sarah đã phát triển một chiến lược nhằm kết nối với bất kỳ ai yêu thích âm nhạc của cô, và sớm có được hàng nghìn mối liên hệ trên trang mạng xã hội của mình.
Ở một nơi khác, Alberto đang vận hành một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ và được truyền cảm hứng bởi thành công của rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận lớn mà hiện đang sử dụng mạng xã hội nhằm giành được sự quan tâm của mọi người đối với mục tiêu cũng như động cơ của họ. Để bắt đầu, anh tham gia một số trang mạng xã hội, cả những trang mạng tổng hợp cũng như những trang chuyên biệt, tùy theo sở thích cũng như mối quan tâm của từng đối tượng người tham gia. Bằng cách bổ sung thêm càng nhiều càng tốt những nội dung hấp dẫn và thu hút – các bài blog, đoạn video ngắn, ảnh, kêu gọi hành động – anh đã mang đến cho những mối liên hệ tiềm năng của mình một lý do chắc chắn để chấp nhận những lời mời và hiểu rõ hơn về mục đích của anh. Để truyền thông tin xa hơn, Alberto còn tải những đoạn video ngắn lên các trang chia sẻ video, đăng các bức ảnh lên các trang chia sẻ hình ảnh, và cổ vũ cho một chiến dịch truyền miệng, bằng cách đề nghị những người ủng hộ đánh dấu
những câu chuyện về tổ chức của anh trên những trang đánh dấu cộng đồng ưa thích của họ.
Ai trong số ba trường hợp trên sẽ thành công nhất trong việc gặt hái những thành quả trên mạng xã hội? Mặc dù thật khó khăn để có thể dự đoán được thành công trong thế giới mạng xã hội, nhưng dường như cách thức của Sarah và Alberto sẽ thu được những kết quả tích cực hơn. Phương pháp của họ rất chủ động, thu hút, hấp dẫn và
sáng tạo, trong khi của Mike thì lại bị động và dựa vào những điều đã từng hiệu quả trong quá khứ.
Sự khác biệt chính là chìa khóa. Với mạng xã hội, bạn cần quên đi những điều đã ăn sâu bám rễ trong nhận thức về mạng kết nối truyền thống và hướng theo một mô hình mới.
Nhưng để có thể hoàn toàn nắm bắt được cách thức mới này của liên kết mạng, bạn cần hiểu được nó có thể giúp gì cho bạn, sự nghiệp cũng như công việc kinh doanh của bạn. Cũng giống như mạng kết nối truyền thống, các mạng xã hội hiệu quả nhất đều tập trung xây dựng các mối quan hệ, thu hút mọi người, đồng thời phát triển một chiến lược marketing truyền miệng bền vững. Mạng xã hội đang tiến những bước xa hơn trong việc kết nối mọi người với nhau bằng cách mở ra những mối liên kết tiềm năng với toàn thế giới những người sử dụng Internet. Tất nhiên, kết nối với một ai đó cũng như tất cả mọi người sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và gần như không thể tạo ra được những hệ quả không mấy tích cực. Nhưng bằng cách sử dụng mạng xã hội trên nền tảng web, bạn có thể dễ dàng kết nối với cả những người mà có thể rất khó tiếp cận hơn là sử dụng những phương pháp kết nối truyền thống.
Mặc dù mục tiêu chính của những người sử dụng mạng xã hội là phát triển một mạng lưới liên lạc rộng lớn hơn, song mạng xã hội trực tuyến có thể cho phép bạn làm được nhiều hơn thế. Khả năng của nó là vô hạn, và dưới đây là 10 điều đầu tiên trong danh sách những điều bạn có thể gặt hái được nhờ sử dụng mạng xã hội:
1. Tạo lập một trang cá nhân trên mạng có thể thu hút sự chú ý cũng như các cơ hội.
2. Khai thác những nguồn lợi trong thị trường việc làm tiềm ẩn và chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn sống còn.
3. Tuyển được các ứng viên đạt chuẩn.
4. Ra mắt, tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của bạn.
5. Phát triển một nền tảng trên mạng giúp thúc đẩy sự nghiệp của bạn như là một chuyên gia, người phát ngôn và nhà tư vấn.
6. Phát triển lượng người hâm mộ nếu bạn là một nhạc sỹ, ca sỹ, diễn viên hoặc tác gia.
7. Công bố một mục tiêu, cuộc vận động chính trị, hoặc một tổ chức phi lợi nhuận.
8. Chia sẻ và trao đổi những thông tin về công việc với đồng nghiệp, bạn bè.
9. Tiến hành nghiên cứu thị trường dựa trên một nhóm đối tượng nhất định hoặc điều tra nhân khẩu.
10.Tìm kiếm và phân tích những đối tác tiềm năng, các nhà đầu tư và nhà phân phối.
Khi bạn tiếp cận một phương thức mới để phát triển và duy trì những mối quan hệ công việc, mạng xã hội có thể mang đến cho bạn cả một thế giới cơ hội nhằm cải thiện công việc, sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn.
Sự thật 3. Lưu lượng truy cập: Những con số không biết nói dối
Những trang mạng xã hội là những trang được ghé thăm thường xuyên nhất trên Internet. Lượng người truy cập khổng lồ vào các trang như MySpace, Facebook, Bebo và YouTube không ngừng
phát triển, và hiện đã chiếm phần lớn trong số những người sử dụng Internet thuộc đủ mọi lứa tuổi cũng như thành phần.
Các con số thuyết phục được đưa ra qua bản thống kê dưới đây:
- Tháng Một năm 2008, MySpace có số lượng truy cập đáng kinh ngạc là 68,6 triệu lượt trên toàn thế giới; Facebook đạt mức 33,9 triệu lượt.
- Số người truy cập Facebook tăng 51% trong khoảng thời gian từ tháng Mười hai năm 2006 đến tháng Mười hai năm 2007.
- 68% số người sử dụng MySpace trên 25 tuổi, tương tự là 71% đối với số thành viên của Friendster. Phân khúc người sử dụng lớn nhất của MySpace ở độ tuổi từ 35 đến 54, chiếm 40% toàn bộ số thành viên.
- Mạng xã hội trên các thiết bị di động được dự đoán sẽ tăng từ 50 triệu lên 174 triệu người sử dụng vào năm 2011.
- Tháng Mười Hai năm 2007, YouTube có 77,6 triệu người đăng ký, và đã xem tới 3,2 tỷ video.
- Quảng cáo mạng xã hội trực tuyến trên khắp thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 1,2 tỷ đô-la năm 2007 cho đến 2,2 tỷ đô-la năm 2008.
Những trang chuyên biệt cũng không ngừng phát triển. Mặc dù hình thái chuyên biệt của những trang này không cho phép họ đạt được
lưu lượng truy cập như các trang tổng hợp, song tỷ lệ tăng trưởng của họ cũng ấn tượng không kém. Một vài ví dụ gồm có:
- CafeMom, một trang mạng xã hội chuyên biệt dành cho các bà mẹ, đã tăng 507% thị phần của mình từ tháng Một cho đến tháng Sáu năm 2007.
- BlackPlanet trở thành trang mạng xã hội phổ biến thứ tư ở Mỹ vào tháng Mười hai năm 2007.
- LinkedIn tuyên bố cung cấp hồ sơ của hơn 19 triệu lao động, trung bình hàng ngày cứ mỗi phút có 25 thành viên tham gia
- Theo Facebook, 85% sinh viên đại học, cao đẳng đều có một tải khoản cá nhân trên trang này.
Mạng xã hội không chỉ có mặt ở Mỹ – một hiện tượng cơ bản. Trong suốt những năm vừa qua, mạng xã hội đã gia tăng trên cấp độ toàn cầu. Một số lượng lớn các trang – như Bebo, XING, và Friendster –
ghi nhận một tỷ lệ cao số người sử dụng nằm ngoài phạm vi nước Mỹ. Thống kê mạng xã hội toàn cầu đã minh họa một sự gia tăng ấn tượng cân bằng giữa cả số người sử dụng lẫn phần trăm thị phần:
- Ở Anh – Tháng Tám năm 2007, đã có 24,9 triệu người sử dụng mạng xã hội – chiếm 78% số người sử dụng Internet ở đây.
- Ở Australia – Số lượt truy cập trang mạng xã hội và các trang web tán gẫu tăng 114% từ tháng Bảy cho đến tháng Mười năm 2007.
- Ở Đức – Cộng đồng mạng xã hội đã có 14,8 triệu người sử dụng.
- Ở châu Mỹ La tinh – Vào tháng Sáu năm 2007, hơn 14 triệu người ở châu Mỹ La tinh đã ghé thăm Fox Interactive Media (trang chủ của MySpace), chiếm tới 26% của cư dân mạng. Argentina, Brazil, và Chile thông báo hiện đang có tỷ lệ phần trăm dân số cao nhất của các nước này truy cập mạng.
- Ở Pháp – Hơn 50% dân số truy cập mạng tham gia mạng xã hội. Vào tháng Chín năm 2007, Skyrock Network trở thành mạng xã hội phổ biến nhất tại quốc gia này, theo sau là MySpace.
- Tại châu Á Thái Bình Dương – Friendster là mạng xã hội hàng đầu với 41 triệu người sử dụng.
Tuy nhiên, những thống kê về lưu lượng người truy cập không nói lên hết được toàn bộ vấn đề. Các thống kê nhân khẩu về số lượng người sử dụng cũng đóng vai trò quan trọng. Thêm vào đó, bạn cần phải dẫn đầu các xu thế để có thể dự đoán những khu vực tăng trưởng trong thế giới mạng xã hội luôn luôn đổi thay đến chóng mặt. Ví dụ, mạng xã hội di động (ví dụ sử dụng thông qua điện thoại cầm tay) và những micro-niches (trang mạng tập trung vào các thị trường ngách) hiện đang là một xu thế phát triển, và nó có thể thay đổi tương lai của lượng truy cập. MySpace, Facebook, Yahoo! và Google đang tập trung cho tương lai của mạng xã hội không dây. Điều quan trọng là xác định xem những con số và số liệu thống kê có ý nghĩa như thế nào trong mối quan hệ với các mục tiêu mạng xã hội của bạn. Ví dụ, MySpace có thể là mạng xã hội có lượt người truy cập nhiều nhất thế giới, nhưng nếu mục tiêu của bạn là để phát triển một mạng lưới liên lạc cấp độ cao để có thể giúp bạn xác định những vị trí hàng đầu trong công tác quản lý, tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian cho LinkedIn hoặc Ryze. Mặt khác, nếu mục tiêu của bạn là để quảng bá cho một CD mới hoặc một sản phẩm thu hút đại chúng, việc tham gia MySpace có thể rất hữu ích. Nếu bạn muốn hướng tới nhóm nhân khẩu là những người nuôi chó, vậy thì một trang như Dogster là nơi thích hợp để bắt đầu.
Điều cốt lõi ở đây là nghiên cứu số liệu thống kê và đối tượng của bạn, rồi sau đó xác định các trang mạng xã hội có mục tiêu tốt nhất hướng đến mục tiêu của bạn.
Sự thật 4. Với mạng xã hội, sự thay đổi chính là hằng số duy nhất
Năm 2007 được gọi là “năm của mạng xã hội” với lý do chính đáng. Năm này chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ của những trang mới ra đời, và rất nhiều thông cáo của các liên minh chiến lược, hợp tác và những vụ đầu tư vốn cổ phần. Đây cũng là năm mà một trong những nhân vật chính trong ngành công nghiệp này, Facebook, thú nhận những sai lầm của mình và ngay lập tức thay đổi chính sách, nhờ vào sức mạnh của dư luận.
Từ sự khởi đầu này, mạng xã hội đã trở thành một điểm đặc trưng với những thay đổi và không thể đoán trước, nhanh chóng công bố những đổi mới, xuất hiện trên những tít lớn của báo chí truyền thông, thu hút hàng trăm triệu người tham gia, và tạo nên một hiệu ứng đặc biệt – hầu hết là tích cực, nhưng đồng thời đôi khi vẫn có những tiêu cực. Với mạng xã hội, sự thay đổi chính là hằng số duy nhất.
Mặc dù 2007 có thể là năm của mạng xã hội, nhưng hiện tượng này thực sự đã bắt đầu từ 12 năm trước. Một trong những trang đầu tiên sử dụng mô hình kinh doanh trên mạng xã hội là Classmates.com. Ra mắt năm 1995, trang này chủ yếu phục vụ việc liên lạc lại giữa những người bạn học cũ. Classmates đã bị lu mờ bởi sức mạnh của những trang như MySpace hay Facebook, nhưng nó vẫn có 50 triệu người đăng ký và giữ vị trí vững chắc trong bảng xếp hạng mười trang mạng xã hội hàng đầu ở Mỹ.
Hai năm sau, năm 1997, SixDgrees.com được thành lập dựa trên ý tưởng rằng mọi người không thể cách nhau quá sáu mối liên kết trên thế giới. Hiện SixDegrees.com không còn tồn tại nữa – YouthStream Media Networks đã mua lại trang này năm 2000 – nhưng công nghệ của nó thì vẫn được áp dụng. YouthStream đã bán giấy phép độc quyền nhãn hiệu trang mạng xã hội mà nó giành
được từ SixDegrees cho các trang như LinkedIn và Tribe vào tháng Chín năm 2003, tiếp tục ý tưởng về “sáu mối quan hệ riêng biệt” cho tới ngày nay.
SixDegrees.com thực sự đã tiến trước một chút so với thời của nó. Không phải cho tới năm 2003 mạng xã hội mới bắt đầu trở lại với sự ra đời của những trang như MySpace, LinkedIn, và OpenBC (giờ là XING). Từ đó, số người truy cập mạng vẫn tăng theo cấp số mũ, và khi truy cập băng thông rộng trở nên phổ biến, mở ra những cánh cửa cho việc thu được nhiều lợi nhuận hơn trong các dạng thức trải nghiệm mà mạng xã hội mang lại.
Năm 2004 và 2005, mạng xã hội chứng kiến sự phát triển bổ sung, với sự ra đời của Facebook trong căn phòng ký túc xá của ba sinh viên năm cuối Đại học Harvard, những người không có mấy nhận thức về việc rồi đây điều này sẽ thay đổi cuộc sống của họ như thế nào. Cùng lúc, Google cho ra mắt trang mạng xã hội của mình - thứ đã trở thành nỗi thất vọng lớn trong suốt lịch sử của mạng xã hội. Mặc cho sự bành trướng rộng khắp của mình, mạng xã hội Orkut của Google không bao giờ được phổ biến trên toàn thế giới. Giờ đây, Orkut trở thành một trang chuyên biệt, tập trung phần lớn vào những người sử dụng ở Brazil và châu Á.
Nhưng cũng chẳng phải đợi đến khi tập đoàn News Corporation của ông trùm truyền thông Rupert Mudoch, công ty mẹ của Fox Interactive Media, giành được MySpace vào tháng Bảy năm 2005 thì mọi người mới bắt đầu nhận ra rằng mạng xã hội còn hơn cả một trò giải trí, tiêu khiển đơn thuần. Thương vụ mua lại trị giá 580 triệu đô la báo hiệu rằng mạng xã hội thực sự là một công việc kinh doanh nghiêm túc. Nó có thể hái ra tiền, cả cho người sở hữu trang đó – những người thu lợi từ quảng cáo –lẫn những người tìm kiếm một công cụ quảng bá mới mẻ cho những sản phẩm và dịch vụ của họ. Mạng xã hội với tư cách là một công cụ kinh doanh khả thi và có thể phát triển đã ra đời.
Năm 2006, mạng xã hội đã chuyển dịch sang một cơ cấu mới. Facebook mở rộng phạm vi đăng ký của nó ra công chúng và vượt qua sự tăng trưởng ba con số. MySpace từng là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet. Dù vậy năm 2006 không phải là một năm chỉ toàn những tin tốt đối với các công ty mạng xã hội. Xanga buộc phải trả khoản phạt 1 triệu đô-la bởi cáo buộc vi phạm Đạo luật Bảo vệ Quyền riêng tư trên mạng dành cho Trẻ em (Children’s Online Privacy Protection Act). Hình phạt này đã chuyển đến một thông điệp hết sức rõ ràng với ngành công nghiệp này, đó là: Sẽ có những hậu quả nếu không tuân thủ những nguyên tắc đảm bảo mạng xã hội trở nên an toàn đối với tất thảy những người tham gia.
Năm 2007, hiện tượng mạng xã hội xuất hiện ở khắp mọi nơi. Cơn sốt này nhanh chóng lan rộng như virus, thông qua những chiến dịch marketing truyền miệng. Mạng xã hội thậm chí còn là một chủ đề chuyện phiếm trên khắp thế giới, khi những người đi làm bắt đầu tranh luận xem làm cách nào họ cũng có thể thu lợi từ nền tảng giao tiếp phát triển này. Những trang mạng mới ra mắt với tần suất thường xuyên, bao gồm cả New England Venture Network chuyên dành cho các nhà đầu tư vốn mạo hiểm, CarFolks dành cho những người yêu xe ô tô, và thậm chí Raxxle dành cho nhưng người háo hức muốn tìm kiếm “anh chị em song sinh” của mình nhờ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Còn trang MilitaryPlanet, ra mắt trong ngày Cựu chiến binh, đã kết nối những người lính hiện trong quân ngũ lẫn các cựu binh.
Tín hiệu về xu thế hướng tới một môi trường mạng xã hội cởi mở hơn, cả Facebook lẫn Google đều thông báo những nền tảng phát triển vào năm 2007. Google cho ra mắt OpenSocial, một giao diện
chung để phát triển những ứng dụng xã hội, được hỗ trợ bởi một danh sách dài các nhà lãnh đạo nền công nghiệp này như: Bebo, Friendster, LinkedIn, MySpace, Ning hay XING. Mặt khác, Facebook đã đưa ra công bố về “Nền tảng Facebook” của mình, một nền tảng phát triển có thể cho phép một trang mạng tương tác với Facebook. MySpace tuyên bố về nền tảng phát triển của riêng mình vào tháng Hai năm 2008, được thiết kế để mở rộng OpenSite của Google. Mặc
cho những thay đổi của việc có đa nền tảng, tin tốt là họ có thể cho phép các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng mạng xã hội đơn giản hơn, và kết quả là có thể mang đến những tính năng chất lượng cao hơn, hấp dẫn hơn với người sử dụng.
Năm 2007 cũng là một mốc quan trọng trong câu chuyện mang tên mạng xã hội. Khi Facebook thông báo rằng dịch vụ Beacon là một phần của chương trình Facebook Ads mới, công chúng gần như ngay lập tức phản đối. Facebook lắng nghe tất thảy những lời phàn nàn đối với Beacon và đề ra những mối quan tâm về bảo mật. Một tháng sau, CEO Mark Zuckerberg đã lên tiếng xin lỗi và thông báo rằng người sử dụng có thể bỏ qua lựa chọn Beacon. Sự đảo ngược tình thế nhanh chóng này của Facebook trong vụ việc Beacon là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức mạnh của những người tạo ra nội dung chính là nền tảng cho sự phổ biến và thông dụng của mạng xã hội trên khắp thế giới.
Điều diễn ra tiếp theo đối với mạng xã hội trong vòng một vài năm tới vẫn còn trong suy đoán của bất cứ ai. Các trang mạng chắn chắn sẽ xuất hiện rồi biến mất. Những công nghệ mới sẽ cải thiện một cách rõ ràng mạng xã hội mà chúng ta biết hiện nay. Dù vậy, một điều chắc chắn là mạng xã hội vẫn sẽ tiếp tục phát triển, thay đổi và không khỏi khiến tất cả chúng ta ngạc nhiên.
Sự thật 5. Mạng xã hội không chỉ dành cho thanh thiếu niên
Từ khóa tìm kiếm hàng đầu của năm 2006 là “MySpace”. Đây là kết quả của rất nhiều cuộc điều tra và rất nhiều người tìm kiếm thông tin trên MySpace (www.myspace.com), mạng xã hội phổ biến nhất trên mạng và là một trong những trang có lượng truy cập nhiều nhất thế
giới. Mặc dù vậy, với nhiều người, MySpace đồng nghĩa với thanh thiếu niên và đông đảo học sinh, sinh viên. Mặc dù rõ ràng là rất nhiều người sử dụng MySpace dưới 30 tuổi, nhưng hơn một nửa số khách ghé thăm MySpace hiện đang ở độ tuổi 35 hoặc già hơn. Thực tế này khiến cho những người làm marketing đang kiếm tìm một đối tượng khách hàng rộng lớn phải chú ý.
Một trong những thách thức đối với MySpace là nó thu hút lượng người tham gia rộng lớn. Sự đơn giản và dễ tiếp cận của nó cho phép gần như bất kỳ ai cũng có thể tạo ra được một trang MySpace của riêng mình. Thực tế, một lần truy cập ngắn ngủi vào MySpace ban đầu có thể ngăn cản những người đi làm tham gia vào. Bạn có thể gặp phải nhiều trang MySpace với giao diện được thiết kế nghèo nàn, kém bắt mắt và thiếu chuyên nghiệp. Để vượt xa hơn, bạn cần phải coi MySpace là một mô hình thu nhỏ dựa trên nền tảng web, một phiên bản nhỏ hơn của toàn bộ thế giới nơi công việc kinh doanh, các nghệ sỹ, những người trẻ tuổi tìm kiếm niềm vui và những kẻ lợi dụng cùng tồn tại. Tìm kiếm một chỗ dành cho riêng bạn trong thế giới này và tập trung vào những đối tượng thích hợp là những bước ban đầu dẫn đến thành công.
Các nhạc sỹ và ban nhạc là những người đầu tiên phát hiện và hưởng lợi từ sức mạnh của việc quảng bá trên MySpace, nhưng những tập đoàn lớn như Microsoft, adidas, Wendy’s, Burger King và Honda hiện đã nhận ra được tiềm năng của MySpace và tham gia mạng xã hội này. Việc tập đoàn News Corporation của tỷ phú Rupert
Murdoch trả cho MySpace 580 triệu đô-la vào năm 2005 là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ khả năng thương mại của trang này.
Mặc dù việc tạo một trang cá nhân trên MySpace là hoàn toàn miễn phí, nhưng số đông các công ty đã trả cho các chuyên gia tư vấn khoản phí 100.000 đô-la hoặc hơn để cho ra mắt một trang MySpace được thiết kế đẹp mắt và nhiều tính năng tùy chỉnh. Với MySpace, trọng tâm nên nhấn vào sự phát triển thương hiệu, marketing lan truyền, và thu hút khách hàng hơn là mảng bán hàng trực tiếp.
Chìa khóa ở đây là việc kết hợp hài hòa giữa phần nội dung bạn có với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn có một mục tiêu đặc biệt, sẽ chẳng mấy khó khăn để có thể thực hiện được. Nếu sản phẩm của bạn hướng tới lớp người sử dụng rộng khắp ở nhiều lứa tuổi và các đối tượng khách hàng, thử thách có thể sẽ khó khăn hơn nhiều.
Một số lượng lớn các công ty và tổ chức đã tiến hành thành công các chiến dịch trên MySpace. Aquafina
(www.myspace.com/aquafina), là một ví dụ, đã kết hợp chặt chẽ nhiều trò chơi mang tính tương tác với các quảng cáo truyền hình trên trang MySpace của mình, khuyến khích hình thức tiếp thị lan truyền với những đường dẫn “Gửi cho một người bạn”.
adidas (www.myspace.com/adidas) cũng sử dụng tính tương tác như là một công cụ marketing. Trang MySpace của hãng đã khuyến khích những người ghé thăm tạo ra những PlayBooks tương tác của riêng họ, đăng ký để nhận được các khóa đào tạo miễn phí, tham gia các cuộc thi/tranh luận, và tải về những hình nền MySpace.
Toyota (www.myspace.com/toyota) đã thử một phương thức khác với giao diện MySpace tùy chỉnh dành cho nhãn hiệu Yaris của mình. Thay vì nhấn mạnh chi tiết về chiếc xe, trang này tập trung hơn vào việc sử dụng hình thức quảng bá chéo giữa những người chơi trò chơi phổ biến Xbox và serie phim truyền hình Vượt ngục.
Marketing trên MySpace không chỉ dành cho các công ty đang tìm cách tạo ra doanh số. Tổ chức phi chính phủ Genocide Intervention (www.myspace.com/genocideintervention) đã sử dụng MySpace như một cách để phát triển nhận thức của cuộc khủng hoảng Darfur và khuyến khích các phương pháp/công nghệ quảng cáo lan truyền nhằm truyền bá thông điệp.
Các chiến dịch marketing thành công trên MySpace sử dụng những yếu tố của tính tương tác và sự cam kết nhằm xây dựng một mối quan hệ với đối tượng của họ. Họ cũng sử dụng những công nghệ marketing lan truyền khuyến khích khách ghé thăm chia sẻ nội dung của trang với bạn bè. Đừng bị mắc vào trạng thái tâm lý “tạo nên nó và khách hàng sẽ tới”. Những chiến dịch marketing tốt nhất trên MySpace xây dựng các mối quan hệ mà có thể chuyển đổi người truy cập trở thành những người ủng hộ và người truyền tin.
Dưới đây là năm gợi ý hàng đầu để tiếp thị thành công trên MySpace:
1. Hiểu biết về cộng đồng MySpace và cách thức hoạt động của nó – Nhiều người háo hức giành được thậm chí chỉ là một phần trong số lượng người tham gia đông đảo trên MySpace, công việc đơn thuần chỉ là nhảy vào đó và tạo ra một trang MySpace mà ngay từ đầu đã không phát triển một chiến lược. Giao diện của MySpace hết sức đơn giản. Hãy tự thực hiện nghiên cứu và tìm ra điều gì hiệu quả và không hiệu quả đối với nhóm đối tượng khách hàng chuyên biệt của bạn trước khi tự tạo ra một trang cá nhân của riêng mình.
2. Chắc chắn rằng MySpace là dành cho bạn – MySpace rất hiệu quả với những người tìm kiếm để hướng tới một lượng lớn đối tượng chung chung. Ví dụ, các nhãn hiệu và doanh nghiệp bán sản phẩm tiêu dùng thường hoạt động hiệu quả trên MySpace. Nếu bạn nhắm mục tiêu vào một nhóm đối tượng khách hàng đặc biệt có tính chuyên biệt cao hoặc tập trung vào thị trường B2B (từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp), MySpace có thể không phải là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.
3. Tập trung vào thương hiệu thay vì quảng bá sản phẩm thuần túy – Bạn cần phải cho trước khi nhận trong cộng đồng MySpace. Điều đó có nghĩa là tạo ra một trang cung cấp nội dung có ý nghĩa đối với mối quan tâm và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu của bạn: tải nhạc, trò chơi, trắc nghiệm, tính tương tác, thông tin hữu ích, v.v…
4. Thân thiện – Trong thế giới của MySpace, một người bạn là một người kết nối với bạn và xuất hiện trong Danh sách Bạn bè của bạn trên trang MySpace. Để gia tăng số lượng bạn bè, hãy nhìn vào bạn bè của những đối thủ cạnh tranh và những người thuộc các nhóm trên MySpace phù hợp với mục tiêu của bạn. Một lời cảnh báo: Hãy tránh xa các công cụ tự động thêm bạn bè vào danh sách trên trang MySpace của bạn.
5. Hãy đến với nhân tố thành công lớn – Việc này mang đến điều gì đó thực sự độc đáo và sáng tạo để thu hút sự chú ý của số lượng lớn người dân. Bằng cách tạo ra một giao diện MySpace nổi bật và khuyến khích việc marketing lan truyền, khán giả của bạn (tức là các “bạn bè” trên MySpace) có thể quảng cáo tiếp thị cho bạn.
Sự thật 6. Linkedln là nơi phục vụ cho công việc
LinkedIn (www.linkedin.com) là một trong những trang mạng xã hội hàng đầu phục vụ cho công việc, với hồ sơ của hơn 19 triệu người đi làm. Hàng ngày, mỗi phút có tới 25 thành viên tham gia trang này. LinkedIn cũng hoàn toàn thích hợp và dành cho các nhà tuyển dụng – cả cho những công ty tuyển dụng lẫn những công ty lớn như Microsoft, eBay, và L’Oreal – những công ty làm cho nơi đây trở thành một mảnh đất màu mỡ đối với những người tìm kiếm việc làm. Tất cả mọi người từ những giám đốc điều hành hàng đầu cho đến tổng thống Barack Obama đều có trang cá nhân trên LinkedIn.
LinkedIn hoạt động cũng giống như rất nhiều trang mạng xã hội khác. Bạn tạo một trang cá nhân và thiết lập mối liên lạc với những người sử dụng khác – những người mà bạn đã biết và những người bạn muốn làm quen. Điều khác biệt về LinkedIn là đối tượng của nó hầu hết là những người đi làm, cố gắng đạt được những mục tiêu nghề nghiệp, như kiếm được một công việc mới, tuyển dụng nhân viên, tạo lập một công việc kinh doanh, hoặc định vị những đối tác làm ăn tiềm năng.
Sau khi tạo được hồ sơ cá nhân của mình, bạn có thể khám phá những tính năng khác của LinkedIn, bao gồm các phần đặc biệt dành cho những người tìm kiếm việc làm hoặc nhà tuyển dụng, thanh công cụ Jobinsider tích hợp với trang Internet Explorer hoặc FireFox, những lời khuyên, gợi ý cho các nhà cung cấp dịch vụ (hữu ích đối với các nhà tư vấn hoặc doanh nghiệp nhỏ), và phần LinkedIn Answear, nơi bạn có thể chia sẻ thông tin với các thành viên khác.
Do còn có nhiều hơn nữa đối với một trải nghiệm thành công trên LinkedIn hơn là việc chỉ đơn giản tạo nên một trang cá nhân, một vài người sử dụng mạng am hiểu đã thiết lập trang của bên thứ ba cung
cấp những bài tập thực hành cũng như những lời khuyên tốt nhất trên LinkedIn. Một vài ví dụ gồm có MyLinkWiki
(www.dallasblue.com/LinkedIn/family.htm) và MyLinkedInPower Forum (tech.groups.yahoo.com/group/MyLinkedinPowerForum).
Để thu được hầu hết những kinh nghiệm từ LinkedIn, bạn hãy xem xét những gợi ý sau đây.
Tạo ra một hồ sơ cá nhân hướng những đến mục tiêu của bạn
Điều này rất thực tế đối với thành công của bạn. Bạn cần phấn đấu cho sự cân bằng giữa việc cung cấp đầy đủ thông tin để đạt được những mục tiêu của mình với cung cấp quá nhiều thông tin; một hồ sơ cá nhân không nên là một bản lý lịch chi tiết. Tham khảo những trang cá nhân khác để có ý tưởng đối với từng công việc. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ thật cẩn thận về điều bạn muốn đạt được. Bạn có hy vọng rằng kết nối theo cách của bạn sẽ mang đến cho mình một công việc mới, thay đổi sự nghiệp, hoặc gây dựng công việc kinh doanh của riêng mình không? Hãy tạo ra một hồ sơ cá nhân phù hợp với những mục tiêu của bạn để có được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, đảm bảo rằng hồ sơ cá nhân của bạn hoàn thiện. Điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải tạo ra một hồ sơ dài dòng lê thê với rất nhiều chi tiết cá nhân. Nó dựa vào sự cân nhắc của LinkedIn về tính trọn vẹn – liệu bạn có nên đưa vào tất cả các mục mà theo LinkedIn là quan trọng đối với một hồ sơ cá nhân thành công.
Ví dụ như Laura, một biên tập viên với hơn 20 mối liên kết hiện tại, rất muốn tối đa hóa sự hiện diện của mình trên LinkedIn. Cô đã tạo một hồ sơ cá nhân mà cô cảm thấy hoàn hảo để thể hiện sự thành thạo, tinh thông của mình trong cả mảng biên tập lẫn kinh doanh.
Nhưng LinkedIn chỉ ra rằng hồ sơ cá nhân của Laura mới chỉ hoàn thành 75% mà thôi. Hồ sơ cá nhân của Laura bao gồm vị trí hiện tại và quá khứ, thông tin về học vấn, bằng cấp, một bức ảnh và một lời giới thiệu. Thêm vào hai lời giới thiệu nữa và một bản liệt kê tóm tắt chuyên môn của cô sẽ củng cố hồ sơ cá nhân vững chắc của cô và
nâng sự hoàn thiện của nó lên mức 100%. Theo LinkedIn, bạn sẽ đạt kết quả tích cực gấp 40 lần nếu đăng lên một hồ sơ đầy đủ.
Không có đủ những lời giới thiệu là một trong những lý do chung khiến trang cá nhân của bạn không thể đạt được mức độ hoàn thiện 100%. Nhưng bằng cách đề nghị lời giới thiệu từ các thành viên LinkedIn mà bạn biết – đặc biệt là những nhà cựu quản lý hoặc những người có hồ sơ cá nhân nổi bật – bạn có thể hợp thức hóa khả năng chuyên môn của mình theo cách mà trang cá nhân của bạn không bao giờ có thể tự làm được.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ cá nhân của mình, hãy cài đặt chế độ để ai cũng xem được hồ sơ của bạn. Nếu bạn quan tâm đến tính bảo mật, hãy tạo một hồ sơ thể hiện và giới thiệu những phẩm chất quan trọng nhất của bạn nhưng không cung cấp quá mức những thông tin cá nhân hoặc chi tiết nghề nghiệp của bạn.
Mở rộng mạng lưới từ những người bạn biết cho đến những người bạn muốn làm quen
Sử dụng các tính năng tìm kiếm của LinkedIn giúp việc tìm kiếm những mối liên lạc cá nhân của bạn – những người là một phần của mạng lưới LinkedIn – trở nên dễ dàng hơn. Bắt đầu với các đồng nghiệp và các nhà quản lý, cả cũ lẫn mới, rồi mở rộng từ đó. Các thành viên trong mạng lưới của các liên hiệp đoàn thể nhóm hội nghề nghiệp, bạn học cũ, và những người trong mạng lưới cá nhân của bạn là những lựa chọn đúng đắn. LinkedIn có thể đánh giá và xem xét lại những liên kết của bạn từ hòm thư Microsoft Outlook, Gmail, Yahoo! Hoặc AOL để xem xem liệu có bất kỳ ai trong số họ cũng có hồ sơ cá nhân trên LinkedIn không.
Mở rộng mạng lưới của bạn để tiếp cận với cả những người mà bạn không quen biết trở nên phức tạp hơn. Mặc dù nhìn chung thì một vài người thích kết nối với bất kỳ ai và tất cả mọi người, nhưng bạn sẽ thu lợi nhất từ việc kết nối có chọn lọc với những người mà bạn không quen biết. Ví dụ, nếu bạn đang kiếm việc làm, hãy liên hệ với
những nhà tuyển dụng hoặc quản lý lao động ở các công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Để kết nối được với những người có ảnh hưởng nhất, bạn có thể cần phải đề nghị một lời giới thiệu thông qua sự kết nối chung hoặc một mối liên hệ trung gian.
Tham gia cộng đồng LinkedIn và hơn thế nữa
Trở nên dạn dĩ, hòa đồng hơn có thể giúp bạn tiến xa trong cộng đồng LinkedIn. Để bắt đầu, hãy mời những người khác tham gia LinkedIn. Hãy gửi cho họ một lời mời và giúp họ tham gia mạng lưới.
Bằng việc sử dụng tính năng LinkedIn Answears, bạn có thể nâng cao tầm nhìn trong mạng liên kết. Cung cấp những câu hỏi chi tiết, chất lượng là cách tốt nhất để thành công và thể hiện chuyên môn của bạn. Nếu người khác thích câu trả lời của bạn và nó được đánh
giá là câu trả lời hay nhất, bạn sẽ được nhìn nhận như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên hãy nhớ đưa ra một câu trả lời hữu ích. Mọi người sẽ dễ dàng nhìn thấy sự tự quảng bá cá nhân được ngụy trang dưới hình thức một câu trả lời. Cuối cùng, hãy quảng bá cho trang cá nhân của bạn trên trang web hoặc blog của mình. LinkedIn cung cấp mã HTML dễ dàng sao chép và dán để tạo ra những nút bấm giúp bạn đưa lên những trang khác. Làm vậy để tăng cường trang cá nhân của bạn cũng như số lượng lời đề nghị kết nối mà bạn nhận được trên LinkedIn.
Sự thật 7. YouTube không chỉ để giải trí mà còn để thu lợi
Mặc dù YouTube (www.youtube.com) là một trong những trang được truy cập nhiều nhất và là trang dẫn đầu trong những trang chia sẻ video trên nền tảng web, nó vẫn có một vấn đề nhỏ về hình ảnh đối với những người làm kinh doanh. Khi nghĩ về YouTube, hầu hết mọi người đều nghĩ về các video vui nhộn tự thực hiện, mang tính giải trí, hoặc đoạn video ngắn từ những ban nhạc được yêu thích hoặc chương trình truyền hình. Không phải lúc nào họ cũng coi YouTube là một nền tảng marketing vững chắc, thích hợp với những ngành kinh doanh đa dạng. Một vài người thậm chí còn cho rằng YouTube không thực sự là một trang mạng xã hội, tùy vào định nghĩa của họ về nó thẳng thắn, nghiêm khắc và rõ rệt đến mức nào.
Khi được sử dụng thích hợp, YouTube có thể là một phương tiện quảng bá thành công mạnh mẽ dành cho những người làm marketing hiểu biết, những người biết làm cách nào có thể sử dụng trang này để xây dựng thương hiệu và kết nối với đối tượng của mình. Sự phổ biến của YouTube là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người sử dụng yêu thích những tác động trực quan, giàu hình ảnh từ việc truy cập mạng băng thông rộng ngày nay và những công nghệ tiên tiến mang lại.
Được thành lập vào tháng Hai năm 2005 và được Google mua lại vào tháng Mười Một năm 2006, YouTube đã trở thành một hiện tượng mạng và một tên tuổi với mọi nhà chỉ trong một vài năm. Tháng Mười Hai năm 2007, có tới 77,6 triệu người truy cập và đã xem tổng cộng 3,2 tỷ video trên YouTube, trung bình mỗi người đã xem 41,6 video. Chỉ một năm trước, YouTube đã trải qua sự tăng trưởng vượt bậc thể hiện rõ những cơ hội marketing mà phương pháp truyền thông gián tiếp này có thể mang lại. YouTube công bố mối quan hệ hợp tác với BBC, CBS Sports, và Apple; tạo những trang được địa phương hóa ở Brazil, Pháp, Ai-len, Ý, Nhật Bản, Hà
Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh Quốc; và ra mắt cuộc thi phim quốc tế đầu tiên của mình, Project Direct, dành cho những nhà làm phim trên toàn thế giới.
Ngoài ra, những nhân vật nổi tiếng như Oprah Winfrey (www.youtube.com/oprah) và Hoàng gia Anh
(www.youtube.com/theroyalchannel) đã cho ra mắt những kênh YouTube của mình nhằm thu hút khán giả thông qua video.
YouTube cũng trở thành một nhân tố gây ảnh hưởng quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 với kênh YouTube You Choose ’08 (www.youtube.com/youchoose). Kênh này cho phép các ứng cử viên tương tác trực tiếp với những cử tri thông qua việc tạo ra những câu hỏi bằng video và gửi phản hồi lại cho các ứng cử viên.
YouTube rõ ràng mang đến rất nhiều lựa chọn cho những người làm marketing hiểu biết, thậm chí cả những người không làm việc tại những doanh nghiệp lớn. Ví dụ như James, một nhạc sỹ trẻ đang cố gắng ra mắt và thu hút sự chú ý dành cho ban nhạc mới của mình. Anh biết được rằng một vài video trên YouTube về các nghệ sỹ nổi tiếng và nhiều bộ phim có hơn 100.000 lượt xem chỉ trong một vài ngày. James đăng ký một tài khoản nhạc sỹ và tạo ra kênh riêng của mình trên YouTube. Sau đó, James đăng tải một số video clip hay nhất của ban nhạc và cung cấp những thông tin về các chuyến lưu diễn và đường dẫn để có thể đặt mua đĩa CD mới của họ. Để tạo sự chú ý hơn nữa, anh sử dụng hệ thống email và các bảng thông báo của YouTube để có thể tạo sự lan truyền, đăng các phản hồi về những video của các nghệ sỹ liên quan, và tham gia các nhóm thích hợp trên YouTube.
Margarita, tác giả của một tiểu thuyết huyền bí mới phát hành, sử dụng YouTube để quảng bá cho cuốn sách mới của cô với một đoạn trailer (video ngắn giới thiệu) về cuốn sách. Với sự giúp đỡ của anh trai, một diễn viên và nhà quay phim, cô đã tạo ra được một đoạn video có độ dài ba phút được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý của
người xem và khuyến khích họ mua cuốn sách. Cô đã đăng video của mình lên YouTube, tag (dán nhãn) nó với những từ khóa thích hợp, và nhúng các video vào blog và website của mình. Trong nỗ
lực để có thể đưa ra những thông tin rõ ràng về cuốn sách, Margarita cũng đăng tải video của mình lên những trang chia sẻ video khác như MSN Video, Google Video và Revver.
Ngoài ra, một trong những lợi thế lớn nhất của marketing trên YouTube là nó hoàn toàn miễn phí. Không tốn bất kỳ khoản tiền nào, YouTube có thể cho phép bạn:
- Tổ chức và giới thiệu những video của bạn, bao gồm những đoạn trailer phim, trailer sách, video clip chương trình truyền hình, video clip âm nhạc, bản dùng thử phần mềm, clip thuyết trình giới thiệu, các tuyên bố chính trị, các video có tính chất hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, v.v…
- Quảng bá cho những video của bạn đến hàng triệu khán giả tiềm năng khắp thế giới.
- Xem thống kê về số lượt xem, và những đường dẫn đến video của bạn.
- Tăng cường sức mạnh của mạng xã hội bằng việc cho phép người sử dụng bình luận trên đó và chia sẻ video của bạn.
- Dán nhãn video của bạn với những từ khóa có thể giúp khán giả mục tiêu dễ dàng tìm thấy chúng.
- Tạo ra những kênh tùy chỉnh có thể củng cố thương hiệu của bạn.
Ngay cả khi bạn không có nội dung video để đăng tải trên YouTube, bạn vẫn có thể thu lợi từ lượng khán giả khổng lồ của nó. YouTube cũng mang đến những cơ hội quảng cáo cho các công ty với một ngân quỹ ban đầu ít nhất là 25.000 đô-la, hay cho những người muốn nhắm mục tiêu vào đối tượng khách hàng cụ thể của mình. Lựa chọn quảng cáo trên YouTube bao gồm:
- Hiện quảng cáo, bao gồm hình nền, leaderboard (vị trí đầu trang), và những banner hình chữ nhật rộng hoặc nhỏ.
- Tùy chỉnh kênh thương hiệu.
- Những cuộc thi khuyến khích sự tham gia và tính tương tác.
- Video quảng cáo xuất hiện trên trang chủ YouTube, các danh mục hoặc các trang tìm kiếm.
- Những quảng cáo InVideo xuất hiện trong nội dung video của các đối tác chính của YouTube.
Tháng Bảy năm 2007, những người sử dụng YouTube gồm 54% nam giới và 46% nữ giới. Thành viên tham gia ở mọi lứa tuổi. Điều có thể gây bất ngờ đối với nhiều người: 21% những người ghé thăm trang YouTube hơn 55 tuổi. Với số lượng thành viên là 55 triệu và hiện không ngừng gia tăng, YouTube không chỉ mang đến sự vui vẻ, giải trí miễn phí, mà còn là một công việc kinh doanh nghiêm túc đối với những người biết cách khai thác được sức mạnh của cách thức truyền thông đầy mới mẻ này trên mạng.
Sự thật 8. Facebook mở rộng ngoài đám đông sinh viên
Facebook (www.facebook.com) đã phải trải qua sự đổi mới, nhưng thay vì cố gắng để trở nên trẻ trung hơn, nó lại tập trung vào một hình ảnh trưởng thành hơn.
Facebook ra mắt vào tháng Hai năm 2004 với tư cách một trang mạng xã hội dành cho các sinh viên trường Harvard. Nó nhanh chóng mở rộng cho cả sinh viên ở những trường đại học danh tiếng khác như Columbia, Standford và Yale. Cuối năm đầu tiên ra mắt, Facebook đã có gần 1 triệu thành viên hoạt động tích cực. Quyết định mở rộng từ một mạng xã hội của sinh viên vào tháng Chín năm 2006 cho đến một mạng lưới dành cho bất kỳ ai ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tham gia đã đưa sự tăng trưởng của Facebook thậm chí đi xa hơn.
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đáng kể trở nên cần thiết đối với thành công và sự mở rộng của Facebook, cho phép nó đưa ra nhanh chóng một chuỗi những cải tiến trang web. Những sự củng cố này bao gồm các quảng cáo phân loại thị trường, các cuộc bình chọn trên Facebook, truy cập bằng điện thoại, vô số những ứng dụng của bên thứ ba, và những mối hợp tác công khai và rộng rãi với Amazon.com, Forbes, Microsoft, Virgin Mobile USA, và Warner Bros. Số lượng thành viên của Facebook tăng gấp bốn lần chỉ trong vòng chưa đến một năm, tăng từ 12 triệu người sử dụng vào tháng Mười Hai năm 2006 đến 53 triệu người hoạt động tích cực vào tháng Mười Một năm 2007. Sự tăng trưởng hết sức nhanh chóng này là một trong những điều khiến câu chuyện về Facebook trở nên nổi bật và độc nhất so với phần lớn các trang mạng xã hội cạnh tranh khác.
Mặc dù rõ ràng là Facebook được chuyển từ một trang ban đầu dành cho sinh viên sang một trang mạng xã hội theo xu thế, nó vẫn thể hiện sự trẻ trung mới mẻ với những tính năng không thể tìm thấy ở những trang định hướng kinh doanh (ví dụ: Pokes – cù léc, Hugs
– ôm, hay Flowers – tặng hoa ai đó?) . Bất chấp điều đó, những người làm kinh doanh đã tìm thấy một nơi chốn trên Facebook, ví như, thông qua việc sử dụng thành công của những trang cá nhân và nhóm mục tiêu, tự bản thân Facebook đang đón đầu thị trường doanh nghiệp với các loạt Giải pháp Doanh nghiệp
(www.facebook.com/business).
Việc ra mắt chương trình Facebook Ads (Quảng cáo Facebook) vào tháng Mười Một năm 2007 là một bước tiến trong việc củng cố vị trí của Facebook với tư cách một trang mạng xã hội chủ đạo. Tìm kiếm các doanh nghiệp để khai thác được nhóm đối tượng rộng lớn của Facebook hiện có thể thiết lập một quảng cáo mang tính chiến lược và những chiến dịch marketing trên trang này. Có ba nhân tố chính với một quảng cáo Facebook:
Những Page (Trang) Facebook – Các Page Facebook cho phép các doanh nghiệp phát triển một trang đại diện trên Facebook miễn phí ngoài trang cá nhân truyền thống. Các doanh nghiệp, tổ chức, nhạc sỹ, tác giả, và nghệ sỹ có thể sử dụng Pages để giao tiếp với “fans” (người hâm mộ) và phát triển một cộng đồng fan (fanbase) trên Facebook. Pages cung cấp những tính năng đặc biệt dựa trên loại hình kinh doanh của bạn. Ví dụ, một ca sỹ có thể dễ dàng đăng tải một clip bài hát, video clip, v.v…
Facebook Beacon – Tính năng này cho phép người sử dụng chia sẻ nội dung từ việc tham gia website thông qua những feed (nguồn dẫn) mới trên Facebook. Ví dụ, eBay cho phép những người bán hàng của mình cung cấp thông tin về danh sách những đồ hiện tại của họ trên eBay trên trang Facebook, tăng sự tiếp xúc, tương tác và doanh số. Mặc dù Beacon mang lại lợi ích, nhưng định dạng ban đầu của nó có thể tiếp cận với những dữ liệu riêng tư của người sử dụng mà họ không biết. Kết quả là, người sử dụng đã lớn tiếng bày tỏ mối lo ngại và đòi quyền riêng tư một cách mạnh mẽ khi Beacon được giới thiệu lần đầu tiên. Một tháng sau, giám đốc điều hành Facebook đã đưa ra lời xin lỗi và thông báo rằng người sử dụng có thể lựa chọn thoát khỏi Beacon.
Social Ads – Social Ads cho phép doanh nghiệp có thể quảng cáo với những người sử dụng Facebook mục tiêu dựa trên một phần những hoạt động của bạn bè họ. Bạn có thể tập trung vào độ tuổi, giới tính, nơi ở, hoặc sở thích và mua quảng cáo bằng những cú nhấp chuột. Social Ads bước đầu hoạt động với một số tên tuổi lớn với tư cách những đơn vị đầu tiên tham gia, bao gồm Blockbuster, CBS, Chase, Coca-Cola, Sony Pictures và Verizon. Một chương trình bổ sung, Facebook Insight, cung cấp những chuẩn giá trị về các màn quảng cáo, thống kê đối tượng khách hàng và xu hướng mua hàng.
Doanh nghiệp và những người phát triển phần mềm cũng thu lợi từ những tính năng mới của Facebook như Facebook Platform. Với Platform, bạn có thể tạo ra ứng dụng của riêng mình mà những người sử dụng Facebook có thể ứng dụng vào trang cá nhân của họ, tăng cường sự hiện diện của bạn trên trang này. Để khuyến khích phát triển những ứng dụng mới, Facebook đã cung cấp một trang đặc biệt (http://developers.facebook.com) với thông tin chi tiết về cách thức tạo lập và bổ sung một ứng dụng Facebook.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc, cùng với những sự tự đổi mới kịp thời, Facebook đã tạo ra rất nhiều sự chú ý của phương tiện truyền thông. Tin tốt đối với những người làm marketing, làm quảng cáo là họ có cơ hội lớn để khai thác được lượng người tham gia lớn và không ngừng gia tăng của Facebook.
Sự thật 9.Hãy quên những quy tắc tìm việc cũ đi
Khi bị sa thải khỏi một công ty marketing, Seth biết rằng những công cụ và kỹ thuật mình sử dụng để tìm được một vị trí tốt 12 năm trước đã không còn hiệu quả trong thế giới ngày nay nữa. Hồi đó mạng còn đang trong giai đoạn trứng nước và những ý tưởng như mạng xã hội và tuyển dụng trực tuyến còn rất xa vời. Seth đã nắm bắt được sự nhạy cảm trong marketing của mình cùng những kinh nghiệm trước với những mạng lưới quen biết để tiến hành một công cuộc tìm kiếm việc làm qua mạng xã hội.
Anh tham gia một vài trang mạng xã hội định hướng công việc và tạo lập những hồ sơ cá nhân nhấn mạnh các kinh nghiệm phong phú, bao quát, khả năng phát triển một mạng lưới rộng lớn từ những mối liên kết trực tuyến, và thực hiện một chiến thuật theo sát. Với thời gian và sự kiên trì, bền bỉ, chiến thuật mạng lưới của anh đã đạt hiệu quả. Trong ba tháng, anh bắt đầu một công việc mới với mức lương cao hơn công việc trước đó.
Tin tốt là câu chuyện của Seth không phải hiếm gặp. Hàng triệu người đi làm đã đăng hồ sơ của mình lên những trang mạng xã hội, và rất nhiều trong số họ đã phát triển sự nghiệp thông qua việc tham gia những trang mạng xã hội như vậy. Nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Google, Yahoo!, CBS Television, Amazon, Toyota, American Express, và nhiều công ty khác sử dụng các trang mạng xã hội để tuyển dụng nhân viên.
Cố gắng sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm việc làm của một vài năm trước, và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra một điều: Những kỹ thuật này đơn giản là không còn hiệu quả trong môi trường tuyển dụng đầy tính cạnh tranh ngày nay. Nếu bạn không kiếm được việc sau một thời gian, chào mừng đến với Job Search 2.0, mà trong đó những
hoạt động trên mạng của bạn – cả tiêu cực lẫn tích cực – đều có tác động lớn đến triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của bạn.
Job Search 2.0 dựa vào việc khai thác sức mạnh trên mạng để tìm được công việc mơ ước của bạn. Nó đơn thuần vượt ra khỏi những trang tìm kiếm việc làm trực tuyến như Monster (www.monster.com), Hotjobs (www.hotjobs.com) hoặc The Ladders
(www.theladders.com); những phương tiện tìm kiếm việc làm như Simply Hired (www.simplyhire.com) tương hợp như JobFox (www.jobfox.com).
Job Search 2.0 bao gồm việc phát triển một kế hoạch chiến lược có thể xem xét tất cả các trang web, bao gồm cả thương hiệu cá nhân, mạng xã hội, và hơn thế nữa. Nói cách khác, nó bổ sung một động lực mới mẻ đối với quy trình tìm kiếm việc làm.
Nếu bạn tìm kiếm một công việc trước khi mạng trở thành một phần thường nhật trong cuộc sống của bạn, chắc hẳn bạn sẽ nhớ về những quy tắc tìm kiếm việc làm cũ, bao gồm cả việc tạo lập một bản lý lịch trên giấy theo kiểu truyền thống, phản hồi theo những quảng cáo công việc trên giấy, gửi sơ yếu lý lịch qua thư đến chủ lao động và nhà tuyển dụng, và có mặt trong những sự kiện gặp mặt trực tiếp.
Tất cả đều đã thay đổi, đặc biệt với rất nhiều vị trí công việc. Mặc dù rất nhiều quy tắc cũ vẫn còn hữu dụng, bạn cần phải tập trung vào những quy tắc tìm kiếm việc làm mới để bắt đầu một chiến dịch chắc chắn trong thị trường việc làm hiện nay. Bổ sung một mạng lưới trực tiếp với một mạng lưới trực tuyến là một bước đi mang tính quyết định.
Hãy bắt đầu bằng việc tham gia các trang mạng xã hội thường xuyên được các nhà tuyển dụng và quản lý nhân sự lui tới như LinkedIn (www.linkedin.com), Ryze (www.ryze.com), XING (www.xing.com), và Doostang (http://doostang.com). Thiết lập sự hiện diện trực tuyến và chủ động tiếp thị trực tuyến về bản thân là
những cách thức tuyệt vời cho phép các nhà tuyển dụng và chủ lao động có thể tìm thấy bạn. Ngoài ra, hãy đảm bảo cho việc xác thực rằng những thông tin của bạn được kiểm chứng trên Google. Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng các nhà tuyển dụng sẽ không tìm ra bất cứ điều gì bất lợi cho công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn nếu họ tìm thấy tên bạn trên Google hoặc bất kỳ trang web nào khác.
Hãy nhớ rằng mạng là một công cụ tuyệt vời dành cho việc tìm kiếm và phân tích các công ty, xu hướng, nhà tuyển dụng, và mức lương thưởng. Thậm chí 15 năm trước, bạn phải làm điều này theo một cách thức hết sức khó khăn, bằng việc đến thư viện, ngồi hàng giờ với đống tạp chí, kết hợp sổ điện thoại với những thông tin it ỏi xa vời.
Có hai phương thức để tạo nên những mối liên lạc công việc thông qua mạng xã hội. Một trong số đó là tạo ra một hồ sơ cá nhân hấp dẫn và chờ đợi công việc đến với bạn. Nếu các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đáp ứng được yêu cầu, bạn có thể bất ngờ bởi số lượng những nhà tuyển dụng liên hệ trực tiếp với bạn, thậm chí theo phương thức bị động này. Những nhà tuyển dụng ở các công ty lớn như Microsoft, Google hay Yahoo! nổi tiếng vì xem xét, đánh giá các hồ sơ trên các trang như LinkedIn và liên lạc trực tiếp với các ứng viên tiềm năng, thường là cho những vị trí rất có lợi.
Nhưng cách tiếp cận bị động này sẽ khiến cơ hội của bạn rơi vào tay người khác. Nếu bạn là một người tìm việc năng động thế hệ mới, bạn cần một chiến thuật chủ động hơn. Thay vì phương thức “cứ ngồi một chỗ chờ đợi và xem xét” sau khi tạo ra một hồ sơ cá nhân, bạn hãy tập trung vào việc phát triển mạng lưới của mình.
Nếu bạn không phải là một người sử dụng mạng quyết đoán, bạn cần phải rời xa khỏi vùng an toàn của mình và hướng tới những mối liên kết mới. Đối với những người sử dụng mạng còn e dè, lưỡng lự, điều này có lẽ sẽ rất khó khăn, nhưng rất nhiều người thích hợp với điều này có thể nhận ra rằng mạng xã hội trực tuyến đơn giản với họ hơn nhiều là mạng lưới quen biết ngoài đời. Bắt đầu đơn giản với
những mối liên lạc bạn thực sự biết, như các đồng nghiệp cũ và hiện tại của bạn hoặc những người bạn học cũ. Sau đó tiếp tục phát triển mạng lưới của bạn. Cũng sẽ đơn giản hơn khi bắt đầu với những đầu mối liên lạc có những thông tin tuyển dụng công việc thực sự như các nhà tuyển dụng chẳng hạn. Những người này nhìn chung thường rất hào hứng được nghe về những ứng viên tiềm năng với những kỹ năng thích hợp.
Nếu bạn thích làm việc cho một công ty mà không thường xuyên đăng tuyển công việc, hoặc bạn muốn tìm một mối liên kết bên trong trước khi ứng tuyển, bạn cần đến một chiến thuật khác. Ví dụ như trên LinkedIn, bạn có thể yêu cầu kết nối trực tiếp với hàng nghìn các mối liên kết cốt yếu tiềm năng như những nhà quản lý lao động. Mặc dù hầu hết đều phỏng vấn trực tiếp các ứng viên, nhưng một số khác thì không. Để chắc chắn, hãy xem xét lại cài đặt liên lạc trên LinkedIn của những mối liên kết tiềm năng nơi họ chỉ rõ là họ thích nhận được những câu hỏi, thắc mắc từ các ứng viên.
Một điều quan trọng khác cần nhớ rằng là mặc dù các trang web rất quan trọng trong công cuộc tìm việc ngày nay, nhưng bạn vẫn cần đi xa hơn nữa ngoài thế giới mạng để có thể tạo được hiệu quả thực sự. Chiến dịch tìm việc tốt nhất kết hợp cả phương thức mạng xã hội trực tuyến lẫn truyền thống và đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ. Bạn vẫn cần phải giữ liên lạc qua điện thoại, dùng bữa trưa với những mối liên lạc (cơ sở) của mình, và chuyển những liên lạc trực tuyến tốt nhất thành những mối liên lạc trong thế giới thực. Tham gia tích cực và theo sát là một điều quan trọng – kể cả bạn có đang tham gia trực tuyến hay không.
Sự thật 10. Quẳng bản CV truyền thống đi!
Trong kỷ nguyên của Job Search 2.0, với trọng tâm tạo lập mạng lưới và tuyển dụng trên nền tảng mạng, một bản lý lịch theo kiểu truyền thống đơn thuần sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Hẳn là bản lý lịch nghề nghiệp được thể hiện trên giấy không còn được sử dụng nữa; chúng hẳn sẽ chẳng dẫn bạn đến cánh cửa của bất kể công ty nào cả. Nếu bạn đang sử dụng mạng xã hội như một chiến thuật tìm kiếm việc làm, bạn cần đến một bản lý lịch được thiết kế để tương thích với chiến lược này.
Những bản lý lịch ngày nay được thực hiện trên nhiều dạng thức, và những người săn việc thông thái nên có nhiều bản lý lịch nghề nghiệp tương ứng với từng mẫu.
Loại hình đầu tiên của một mẫu lý lịch là một bản lý lịch có thể in ra được tạo trên Microsoft Word hoặc một chương trình soạn thảo tương tự. Bạn cũng có thể lưu lại bản lý lịch của mình dưới định dạng RTF file hoặc chuyển sang bản Adobe PDF file để duy trì định dạng giữa các nền tảng. Đó là một nhánh của bản lý lịch kiểu truyền thống, một bản lý lịch được thiết kế để có thể in ra được, chuyển qua đường thư tay hoặc thư điện tử đến những nhà tuyển dụng đòi hỏi đính kèm lý lịch nghề nghiệp.
Tuy nhiên đừng đi quá xa đối với mẫu lý lịch có thể in ra của bạn. Mặc dù đó là nỗ lực sử dụng khả năng thiết kế của hệ thống xử lý soạn thảo, thường thì, tốt hơn là một mẫu đơn giản và rõ ràng. Sử dụng lựa chọn bullet (đánh dấu các ý), bolding (in đậm), và italic (chữ in nghiêng) có thể làm nổi bật cho bản lý lịch của bạn, nhưng cố gắng tránh những thiết kế quá lòe loẹt, màu sắc hoặc kết hợp nhiều định dạng phức tạp trừ khi bạn đang tìm kiếm một công việc đòi hỏi bạn thể hiện kỹ năng sáng tạo của mình.
Văn bản gốc (văn bản được mã hóa) là một bản lý lịch khác mà bạn sẽ cần đến. Chuyển bản lý lịch đã được định dạng của bạn sang
dạng văn bản được mã hóa rất quan trọng và cần thiết nếu bạn là một người săn việc trên mạng ở các công ty và các trang tuyển dụng yêu cầu bạn đăng bản sơ yếu lý lịch của mình trên một định dạng trực tuyến. Mặc dù rất nhiều nơi cho phép bạn tạo ra một bản lý lịch trên trang đó, nhưng tốt nhất là có một định dạng text. Điều này đảm bảo rằng bạn ghi lại được những gì bạn đã gửi đi và nội dung của nó đã được kiểm tra, đọc và sửa chữa (in thử). (Rất dễ dàng để tạo ra những bản in khi gõ các dữ liệu trực tiếp sang các mẫu.) Để tạo ra một văn bản mà bạn có thể sử dụng trên những định dạng trên mạng, hãy lưu lại bản lý lịch của bạn dưới dạng được mã hóa và xử lý bất kỳ vấn đề nào về định dạng. Ví dụ, bạn nên căn lề trái cho đoạn văn bản của mình, sử dụng chữ in hoa thay thế những dòng in đậm và in nghiêng, và thay thế bullet với những gạch đầu dòng hoặc đánh dấu hoa thị.
Một bản lý lịch được gửi qua email tương tự như một bản lý lịch được mã hóa, nhưng nó thường yêu cầu thêm một số sự điều chỉnh để đảm bảo nó thể hiện chính xác định dạng khi nhận được. Để tránh các vấn đề về căn dòng với kết thúc không chính xác, bạn hãy căn sao cho không có quá 65 ký tự một dòng.
Nếu bạn lên kế hoạch gửi bản lý lịch của mình qua thư điện tử (email), trước tiên hãy kiểm tra định dạng của bạn. Gửi một bảo sao tới địa chỉ email chính của bạn cũng như cho bất cứ tài khoản email nào mà bạn có trên Gmail, Yahoo! Mail hay Hotmail. Nếu bạn nhận thấy định dạng bị vỡ, hãy xử lý và điều chỉnh chúng trước khi gửi email các bản lý lịch của bạn đến nhà tuyển dụng.
Nếu bạn cần đến một vài sự hỗ trợ với các kỹ thuật định dạng bản lý lịch trực tuyến, hãy tìm đọc các cuốn sách hướng dẫn được xuất bản một vài năm trước. Một vài gợi ý dành cho bạn đó là Resume Magic: Trade Secrets of a Professional Resume Writer của tác giả Susan Britton Whitcomb hoặc cuốn The Complete Idiot’s Guide to the Perfect Resume của Susan Ireland.
Định dạng bản sơ yếu lý lịch không phải là điều khác biệt duy nhất khi tiến hành công cuộc tìm việc trực tuyến. Lựa chọn những từ khóa mục tiêu bao gồm thông tin về bản lý lịch của bạn là rất quan trọng nếu bạn muốn những người thích hợp có thể tìm thấy hồ sơ hoặc lý lịch trực tuyến của bạn. Từ khóa cũng rất quan trọng nếu bản lý lịch của bạn thuộc bất cứ dữ liệu dễ tìm kiếm nào.
Nếu bạn đang săn lùng một vị trí trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, những từ khóa như kinh doanh, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, mua bán sử dụng thuốc sẽ tạo ra những kết quả tốt. Nếu bạn là một nhà quản lý PR (quan hệ công chúng), từ khóa như PR và quan hệ công chúng là hiển nhiên, nhưng bạn cũng nên bao gồm cả những từ gắn liền với chuyên ngành, ngành công nghiệp, lĩnh vực, tổ chức chuyên môn, hoặc bằng cấp, giấy chứng nhận. Đối với một nhà quản lý quan hệ công chúng chuyên về lĩnh vực thực phẩm và du lịch, thuộc tổ chức Public Relations Society of America (Hiệp hội Quan hệ công chúng Mỹ), và giữ ký hiệu APR, những từ khóa thêm vào có thể bao gồm đồ ăn, thực phẩm, du lịch, PRSA, và APR. Những chuyên gia công nghệ thông tin nên đưa vào những từ khóa như phần mềm, nền tảng, và những ngôn ngữ lập trình mà họ biết như Oracle, Java, C++ và .NET.
Các ứng viên có thể cần mở rộng từ những bản lý lịch chỉ toàn là từ ngữ sang những bản lý lịch đa phương tiện để thể hiện được những kỹ năng của mình. Phương thức sáng tạo này hiệu quả đối với các nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, nhà văn, nghệ sỹ, và nó có thể được sử dụng trên website với tư cách một cặp hồ sơ trực tuyến.
Bản lý lịch bằng video cũng giành được rất nhiều sự quan tâm trong những lĩnh vực chuyên biệt. Trước khi tạo ra một bản lý lịch qua video, hãy chắc chắn rằng đó là một công cụ giàu hình ảnh về vị trí mà bạn đang tìm kiếm. Những bản lý lịch này rất hiệu quả trong lĩnh vực sáng tạo hoặc những vị trí yêu cầu bạn phải thực hiện rất nhiều cuộc thuyết trình trước công chúng hoặc khóa đào tạo.
Cuối cùng, các bản hồ sơ lý lịch cần phải có mặt trên hầu hết các trang mạng xã hội như LinkedIn, Ryze, và XING. Mặc dù bạn có thể tạo ra các hồ sơ dựa trên những yêu cầu và mẫu chuẩn của mỗi trang, hãy sử dụng hồ sơ căn bản của bạn để tạo cảm hứng.
Hãy nhớ rằng bản lý lịch của bạn chỉ là một phần của công cuộc tìm kiếm việc làm thành công. Đó là một công cụ thu lời được thiết kế để thể hiện tiêu chuẩn, đẳng cấp của bạn và tạo ra sự quan tâm từ nhà
tuyển dụng và người sử dụng lao động tiềm năng. Tuy nhiên, hãy nhớ là bản lý lịch của bạn chỉ là điểm khởi đầu mà thôi. Bạn cần phải dành thời gian và sự chú ý tương đương với những khía cạnh khác của một công cuộc tìm việc – cả mạng lưới trực tuyến lẫn ngoại tuyến, phỏng vấn, và theo sát đường hướng – để có được một chiến dịch Job Search 2.0 thành công.
Sự thật 11. Nếu bạn muốn được tuyển dụng, tới bất cứ đâu đang đăng tuyển
Nếu mục tiêu sử dụng mạng xã hội của bạn là để tìm kiếm một công việc, bạn cần tham gia những trang đang diễn ra hoạt động tuyển dụng. Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng nhiều người mất đi những cơ hội tốt chỉ vì họ không đến đúng nơi, đúng thời điểm. Mọi người cho rằng những người tuyển dụng ở các công ty lớn sử dụng mạng xã hội và những công cụ tìm kiếm trực tuyến để tìm những ứng viên thích hợp. Hãy giúp công việc của họ đơn giản hơn và gia tăng cơ hội thành công của bạn bằng cách làm cho hồ sơ của bạn nổi bật và dễ tìm kiếm hơn.
Ý tưởng của việc xuất hiện ở những nơi thích hợp trong những thời điểm thích hợp không còn mới. Nó áp dụng một cách cân bằng giữa mạng xã hội cũng như mạng lưới thực tế. Mặc dù vậy, lợi thế của mạng xã hội là một khi bạn đã ở đúng nơi thích hợp (và bạn vừa tạo ra được một hồ sơ tốt), bạn không còn phải lo lắng về thời điểm thích hợp nữa. Các trang mạng xã hội làm cho hồ sơ của bạn hiển thị 24/7.
Để thiết lập một giao diện trực tuyến hiệu quả, bạn cần tạo ra những hồ sơ cá nhân trên các trang mạng xã hội phục vụ cho các công việc, lĩnh vực kinh doanh và cho phép bạn kết nối với những nhà tuyển dụng và những người khác trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ như Catster (www.catster.com) có thể là một trang xã hội yêu thích của bạn, nhưng nếu bạn tìm kiếm công việc chuyên gia phân tích tài chính ở trang này, thì nó hoàn toàn không thích hợp.
Dưới đây là danh sách những trang mạng xã hội hàng đầu dành cho những người săn việc:
- LinkedIn (www.linkedin.com) – LinkedIn, với hơn 19 triệu hồ sơ cá nhân, là một nơi tuyệt vời để kết nối với những nhà quản lý lao động
và những nhà tuyển dụng. Gần 100.000 nhà tuyển dụng có hồ sơ cá nhân trên LinkedIn.
- XING (www.xing.com) – Là trang mạng xã hội thống trị dành cho những người đi làm tại châu Âu, XING tiếp tục mở rộng tại nhiều nơi trên thế giới.
- 85 Broads (http://secure85broads.com) – Một trang mạng xã hội nghề nghiệp dành cho phụ nữ, những người tốt nghiệp một số trường đại học tuyển chọn trên khắp thế giới.
- Yahoo! Kickstart (http://kickstart.yahoo.com) – Một trang mạng xã hội nghề nghiệp dành cho sinh viên đại học và những người vừa mới tốt nghiệp.
- TechTribe (www.techtribe.com) – Một trang mạng xã hội tập trung vào những cơ hội nghề nghiệp dành cho những người ở Ấn Độ bao gồm cả dịch vụ giới thiệu tuyển dụng. Các công ty lớn của Ấn Độ như Oracle, Morgan Stanley, CoreObjects và iGate tuyển dụng trên techTribe.
- Doostang (http://doostang.com) – Một mạng xã hội qua thư mời bắt đầu ở Harvard, Stanford và MIT, tập trung vào mạng lưới việc làm. Những công ty như Credit Suisse, Morgan Stanley, Goldman Sachs, ABC, NBC, Disney và Google đã tuyển dụng được nhiều ứng cử viên trên Doostang.
- Ecademy (www.ecademy.com) – Ecademy là một mạng xã hội công việc với 150.000 thành viên, cung cấp nhiều nhóm mạng lưới dựa trên mối quan tâm và sở thích của bạn. Những sự kiện gặp mặt trực tiếp cũng được tổ chức, thường xuyên là ở Anh Quốc.
-Ryze (www.ryze.com) – Là một trang mạng xã hội định hướng kinh doanh khác, Ryze có hơn 500.000 thành viên và cung cấp một số lượng lớn mạng lưới các nhóm sở thích đặc biệt.
Mặc dù không phải là những trang mạng xã hội thực sự, ExecuNet (www.execunet.com), NETSHARE (www.netshare.com) và TheLadders.com (www.theladders.com) là ba trang việc làm chuyên nghiệp tính phí bao gồm một phần mạng kết nối. Ngoài ra hãy xem xét Spoke (www.spoke.com), một mạng lưới mở rộng của 40 triệu người đi làm ở 2,3 triệu công ty, có thể là một nguồn tốt để tìm kiếm những mối liên kết mà bạn muốn.
Tìm kiếm những nhà tuyển dụng trên các trang mạng xã hội thường rất thẳng thắn và cởi mở. Bằng cách tận dụng lợi thế của khả năng tìm kiếm trên những trang này, bạn có thể dễ dàng định vị được các
nhà tuyển dụng có chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Hầu hết là mở rộng với những mối liên lạc trực tiếp từ các ứng viên với kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Những kỹ thuật tìm kiếm chắc chắn cũng có thể giúp bạn tìm được những mối liên kết trọng tâm và các công ty mục tiêu, nhưng tạo liên hệ thông qua một mối liên kết chung thường mang lại những kết quả tốt nhất.
Ví dụ như trên trang LinkedIn, bạn có thể sử dụng tìm kiếm tăng cường để xem trang cá nhân của những người sử dụng có chủ đề hiện tại là tuyển dụng và những người có chuyên môn của một trong hơn 100 lĩnh vực được liệt kê, như xây dựng, đầu tư ngân hàng hay nguồn nhân lực. Hoặc tìm kiếm những nhân sự quản lý tiềm năng bằng cách lựa chọn một công ty chuyên biệt hay ngành công nghiệp rồi lọc ra chỉ một vài người thực sự quan tâm đến việc kết nối với những nhân sự tiềm năng.
Bằng cách phát triển một hồ sơ cá nhân chắc chắn trên những trang mạng xã hội phù hợp và đảm bảo rằng thông tin liên lạc của bạn đang được sử dụng và dễ dàng truy vấn, bạn sẽ đi đúng con đường tìm đến những nhà tuyển dụng và quản lý nhân sự có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao trong bước tiến sự nghiệp tiếp theo của bạn.
Sự thật 12. Các nhà tuyển dụng thực sự muốn tìm bạn
Một diện mạo đẹp trên mạng là chìa khóa để các nhà tuyển dụng hàng đầu tìm đến bạn, thường thì dành cho những vị trí có lợi. Ví dụ như Alexis đang làm công tác tuyển dụng cho một công ty công nghệ nhỏ cần tìm một quản lý dự án công nghệ thông tin mới. Mặc dù đã có một cơ sở dữ liệu đầy đủ những bản lý lịch được gửi tới từ những ứng viên triển vọng háo hức muốn làm việc ở công ty của mình, Alexis cũng muốn săn lùng những người kiếm việc thụ động cho vị trí công việc này – những người hiện tại đang có việc làm nhưng vẫn có thể hứng thú với vị trí mà cô đưa ra.
Để bắt đầu, Alexis đăng nhập vào một trong những mạng xã hội yêu thích nhất của cô, trang mạng này rất phổ biến đối với dân IT. Ứng cử viên lý tưởng của Alexis có từ ba đến năm năm kinh nghiệm làm quản lý dự án công nghệ thông tin, có chứng chỉ PMP (Project Management Professional - Chuyên gia Quản lý Dự án), và sống cách San Francisco khoảng một giờ lái xe. Có chứng chỉ Six Sigma, bằng MBA, và tham gia PMI (Project Mamagement Institute - Học viện Quản lý Dự án) được khuyến khích nhưng không bắt buộc.
Một trong những ứng viên đầu tiên mà cô tìm thấy là Ron. Anh hiện là quản lý dự án cho một công ty địa phương và có cả hai chứng chỉ mà Alexis mong muốn. Hồ sơ của Ron bao gồm cả những lời giới thiệu tốt đẹp từ những nhà điều hành đáng kính trong lĩnh vực này. Xem ra Ron là một ứng viên tuyệt vời. Mặc dù hồ sơ của Ron thể hiện rằng anh luôn rộng mở với những cơ hội nghề nghiệp mới, nhưng anh vẫn không chấp nhận những liên lạc từ các thành viên khác trong trang và không kèm theo đó một địa chỉ email. Dường như Ron có vẻ không thực sự hào hứng nhận những lời đề nghị từ mọi người, do đó Alexis đã xếp hồ sơ của Ron vào mục xem xét tham khảo trong tương lai. Nếu không tìm được một ứng viên nào
dễ tiếp cận hơn, cô sẽ liên lạc trực tiếp với Ron tại công ty hiện tại của anh.
Tiếp theo, cô thấy hồ sơ của Stacy. Stacy hiện đang là quản lý dự án của một công ty đối thủ trong cùng lĩnh vực, điều biến cô trở thành một ứng viên mạnh. Nhưng hồ sơ của Stacy không cung cấp nhiều điều khác. Và Alexis không chắc liệu Stacy có chứng chỉ PMP hoặc bất kỳ chứng chỉ nào khác hay không, và hồ sơ của cô cũng không đưa ra bất cứ manh mối nào về trình độ học vấn của cô. Không có gì hơn ngoài thông tin về công việc hiện tại và công ty cô đang làm việc. Hồ sơ của Stacy thực sự chẳng nói lên điều gì cả.
Ngoài ra, Stacy chỉ có một vài mối liên kết. Alexis cố gắng tìm hiểu nhiều thông tin hơn, biết đâu những kinh nghiệm trong ngành có thể làm cho Stacy trở thành một ứng viên sáng giá, vì thế Alexis đã đánh dấu lại hồ sơ của Stacy để sau đó có thể tìm thêm những thông tin về cô.
Alexis tiếp tục xem xét hồ sơ của Jason. Jason chỉ có hai năm kinh nghiệm quản lý dự án, nhưng anh đã xuất hiện như một ngôi sao mới nổi trong công ty hiện tại của mình. Anh có tất cả mọi thứ mà Alexis mong đợi về bằng cấp và trình độ học vấn và có một vài lời giới thiệu giá trị, nhưng chúng chỉ đến từ các đồng nghiệp chứ không phải là các quản lý của anh. Alexis quyết định rằng Jason là một mối liên lạc rất giá trị mặc dù anh có ít kinh nghiệm hơn yêu cầu.
Sau đó Alexis đến với hồ sơ của Carina, người có những thông tin có vẻ thích hợp nhất. Cô có chứng chỉ PMP và Six Sigma, bằng MBA và những kinh nghiệm vững chắc. Carina cũng thông thạo tiếng Trung Quốc, điều có thể hữu ích nếu làm việc với những nhà phát triển phần mềm quốc tế. Vấn đề duy nhất là mặc dù Carina liệt kê nơi ở hiện tại của mình là Vùng Vịnh San Francisco, nhưng tất cả những công việc cũng như trường học của cô đều ở Seattle. Liệu Carina có thực sự là một ứng viên ở địa phương, hay cô muốn chuyển từ Seattle về đây? Alexis không có ngân sách phục vụ cho
việc chuyển chỗ ở đối với công việc này, vì thế mà cô đã đưa Carina vào danh sách ứng viên triển vọng.
Alexis quyết định tiến hành tìm thêm những thông tin không có trong hồ sơ của các ứng viên này trên các trang mạng xã hội.
Đầu tiên, cô nghiên cứu hồ sơ của Stacy, người có ít điều được nói đến trong hồ sơ nhất. Có vẻ như Stacy đã có một bài thuyết trình ở buổi gặp mặt của PMI vừa qua. Thông báo của buổi gặp mặt cung
cấp hồ sơ cá nhân về Stacy chỉ ra rằng cô có chứng chỉ PMP và bằng MBA. Điều này trả lời hai câu hỏi của Alexis. Mặc dù vậy, nhà tuyển dụng mẫn cán này có thể không bao giờ biết rằng Stacy đã có hai tiêu chuẩn quan trọng. Alexis đã rất ấn tượng với những bản đề cương thuyết trình của Stacy và những hoạt động tình nguyện của cô tại PMI và đưa tên cô lên đầu danh sách.
Tiếp theo cô chú ý đến Jason, người có vẻ rất bận rộn trên mạng. Anh là thành viên của một vài hội nhóm trực tuyến và thích đăng bài trên các diễn đàn. Nội dung bài viết của anh từ một vài năm trước dường như vô thưởng vô phạt cho đến khi Alexis tìm thấy trang cá nhân của anh trên các trang mạng xã hội. Jason đã đăng tải một vài bức ảnh vui vẻ của mình ở một số câu lạc bộ và liệt kê sở thích bia rượu tụ tập đàn đúm của mình. Alexis không thể tìm được bất kỳ thông tin nào về hoạt động liên quan đến công việc của Jason trên mạng. Mặc dù tiêu chuẩn, bằng cấp của anh có vẻ vẫn tốt, nhưng Alexis lo ngại rằng Jason không có đủ sự trưởng thành để đáp ứng một công việc với mức trách nhiệm như vậy và bỏ qua anh, tiếp tục chuyển đến các ứng viên khác.
Carina có vẻ năng động tại PMI tại địa phương và tham gia một vài hoạt động từ thiện địa phương. Tất cả đều là những dấu hiệu tốt, nhưng vẫn còn một vấn đề. Tất cả những hoạt động này đều được tổ chức ở Seattle chứ không phải là San Francisco. Alexis vẫn cho rằng Carina là một ứng viên thích hợp, nhưng việc chuyển nơi ở là một vấn đề đáng quan tâm, vậy nên cô vẫn giữ Carina ở danh sách ứng viên tiềm năng.
Cuối cùng Alexis tìm kiếm thông tin về Ron. Anh có một cái tên và họ phổ biến, và rất khó có thể tìm được nhiều thông tin về anh trên mạng. Vài lần, Alexis nghĩ rằng cô sẽ chẳng tìm thêm được thông tin nào, nhưng cô không đảm bảo được liệu mình có tìm được người thích hợp hay không. Cuối cùng Alexis đã quyết định từ bỏ việc tìm kiếm thông tin trên mạng về Ron.
Alexis là một nhà tuyển dụng kiên trì, vì thế cô đã gửi thư điện tử cho Carina để hỏi về nơi ở của cô cũng như gọi điện cho công ty hiện tại của Ron với hy vọng có thể gặp anh. Cô sớm tìm ra rằng chồng của Carina đã nhận việc ở San Francisco một vài tuần trước,
và giờ đây là nơi thường trú của cô. Alexis cũng biết rằng Ron rất thích vị trí công việc mà cô đưa ra và nghĩ rằng anh chỉ đang tránh thư rác vô nghĩa bằng việc lựa chọn “không liên lạc” trong hồ sơ cá nhân của mình. Stacy cũng rất mong được phỏng vấn. Alexis giờ có ba ứng viên ngang tài ngang sức cho vị trí quản lý dự án công nghệ thông tin và tự tin rằng cô có thể tuyển được người tốt nhất.
Hàng nghìn nhà tuyển dụng giống như Alexis đã tiến hành những tìm kiếm trên mạng về các ứng viên mỗi ngày. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc – hoặc thậm chí chỉ trông thấy một cơ hội khác một cách bị động – liệu có phải các nhà tuyển dụng đang tìm bạn không?
Sự thật 13. Đó là người bạn biết là thích hợp… hơn bao giờ hết
Mọi người đều đã được nghe về thị trường tuyển dụng tiềm ẩn – rằng tỷ lệ lớn công việc được tìm thấy thông qua những mối liên kết cá nhân và không phải qua những quảng cáo hoặc những trang tìm việc trên Internet hay đăng trên báo chí, ấn phẩm. Quy mô thực sự của thị trường việc làm tiềm ẩn này thật khó để xác định, nhưng hầu hết các chuyên gia đều ước tính nó chiếm khoảng từ 50% đến 80% tất cả các vị trí, dựa vào cấp độ công việc, ngành và lĩnh vực.
Thị trường việc làm tiềm ẩn mang đến rất nhiều lợi thế đối với những người săn việc. Đầu tiên, việc giới thiệu cá nhân luôn có sức nặng nhiều hơn là một bản lý lịch từ một ứng viên chẳng hề quen mặt biết tên. Ngoài ra, khi bạn ganh đua theo một thông báo tuyển dụng không được quảng cáo, thì các cơ hội của bạn sẽ lớn hơn khi bạn là một trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người ứng tuyển cho một thông báo tuyển dụng được quảng cáo rộng rãi. Về cơ bản, bạn có thể tránh được đa số các đối thủ của mình, những người tham gia thực sự vào thị trường việc làm. Bạn cần phải giữ liên lạc với những người biết về các cơ hội việc làm thích hợp với bạn, những cơ hội đòi hỏi một mạng lưới liên lạc mạnh mẽ. Đây không phải là việc bạn biết bao nhiêu người mà là sự thích hợp của những mối liên lạc đối với công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn.
Mặc dù những mối liên lạc cá nhân của bạn sẽ là nguồn đầu tiên cho việc tìm kiếm một công việc không qua quảng cáo, tuy nhiên phát triển một mạng xã hội trực tuyến có thể mở rộng rất tốt những lựa chọn và tiềm năng dẫn đến thành công của bạn. Mạng xã hội là một cách thức lý tưởng để hướng đến thị trường việc làm tiềm ẩn và kết nối với nhiều người hơn là bạn từng gặp gỡ trực tiếp.
Thông qua mạng xã hội bạn có thể hướng đến:
- Những nhân viên ở các công ty bạn nhắm tới, đặc biệt những nơi có các chương trình giới thiệu nhân viên nhằm khuyến khích họ tham khảo những ứng viên tiêu chuẩn cho những vị trí trống.
- Những nhà quản lý lao động đang nhiệt tình tìm kiếm ứng viên cho những vị trí công việc đặc biệt.
- Những nhà tuyển dụng hiện tại và tương lai cho những cơ hội nghề nghiệp.
- Những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn, những người có hiểu biết vững vàng vào những xu hướng hiện tại và khả năng tuyển dụng.
Mạng xã hội trực tuyến đặc biệt có giá trị nếu bạn không có một mạng lưới ngoài đời thực vững mạnh. Tình huống này rất thường gặp đối với những người kiếm việc làm phải thay đổi chỗ ở, thay đổi công việc, hoặc trở lại với công việc sau một thời gian vắng mặt.
Ví dụ như Alexa, đã bỏ công việc y tá khi cô bắt đầu lập gia đình. Hiện giờ cô muốn trở lại với công việc dược trình viên hoặc trong lĩnh vực y tế. Mặc dù cô đã có một vài mối liên kết thông qua các tổ chức ở địa phương, nhưng Alexa biết rằng cô cần mở rộng mạng lưới của mình. Để làm được điều này, cô đã tạo ra hồ sơ trên một số trang mạng xã hội thích hợp và bắt đầu tham gia các nhóm thảo luận và diễn đàn liên quan đến công việc mới của mình. Cô sớm bắt đầu một cuộc nói chuyện trực tiếp với một vài người mà cô gặp trên mạng, và hai trong số đó cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng về công việc cô theo đuổi.
Với mạng xã hội trực tuyến, những người bạn biết giờ đây trở nên không quan trọng bằng những người bạn có thể tìm thấy.
Thêm vào đó điều hiển nhiên – liên lạc trực tiếp với các nhà tuyển dụng, đặc biệt trên hầu hết các trang mạng xã hội thích hợp, và tạo ra một hồ sơ thu hút những nhà tuyển dụng – dưới đây là năm gợi ý
để bạn có thể lợi dụng sức mạnh của mạng xã hội để tiếp cận thị trường việc làm tiềm năng.
1. Tạo liên lạc với những người đang làm việc cho những công ty mục tiêu của bạn, thêm vào đó với cả những nhà tuyển dụng và quản lý lao động ở những công ty đó.
2. Sử dụng các trang mạng xã hội như một công cụ nghiên cứu để xem xét đánh giá hồ sơ của các ứng viên có nền tảng tương tự bạn.
3. Nắm lấy lợi thế từ những cơ hội trên mạng xã hội với những hiệp hội chuyên nghiệp bạn là thành viên. Nhóm các mối liên kết này có liên quan lớn đến dòng công việc của bạn, và những thông báo tuyển dụng không được quảng cáo mà bạn có thể tìm ra dường như cũng liên quan nhiều đến những mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
4. Đừng bỏ qua những công việc được quảng cáo, nhưng cũng đừng biến chúng thành mối bận tâm chính của bạn. Tập trung vào những trang định rõ công việc của bạn hoặc sử dụng các phương tiện tìm kiếm như Indeed (www.indeed.com), hoặc Simply Hired (www.simplyhired.com) có thể tạo ra những kết quả tốt hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn.
5. Riêng tư. Nếu có thể, hãy tiếp xúc với những mối liên lạc trực tuyến mới của bạn. Một vài nhà tuyển dụng cũng sẵn lòng gặp gỡ những ứng viên ở địa phương mà họ cho là những đối thủ mạnh cho vị trí công việc hiện tại và tương lai.
Nên nhớ: Người bạn biết có thể chắc chắn có giá trị, nhưng những người sử dụng mạng xã hội thông thái có thể có được hầu hết bất kỳ mối liên lạc nào họ cần để hướng đến thị trường việc làm tiềm ẩn.
Sự thật 14. Theo sát tối đa cộng đồng ảo của bạn chính là chìa khóa
Nghĩ về việc ghé thăm một trang mạng xã hội như tham dự một buổi tiệc của một tổ chức nghề nghiệp hoặc một sự kiện kết nối lớn. Ở những sự kiện gặp mặt trực tiếp, trao đổi những tấm danh thiếp là bước đầu tiên để phát triển một mối quan hệ kinh doanh đang diễn ra. Trong thế giới trực tuyến, đề nghị liên kết là bước đầu tiên.
Trao đổi những tấm danh thiếp không mấy hiệu quả với bạn, nếu bạn không bao giờ liên hệ với những người có những tấm danh thiếp mà bạn thu thập được và họ chưa bao giờ liên lạc với bạn. Điều đó cũng đúng với những mối liên kết bạn tạo được trên mạng. Trao đổi những tấm danh thiếp – hoặc những liên hệ trực tuyến – chỉ là phần giới thiệu. Điều bạn làm với phần giới thiệu này là tùy thuộc vào bạn. Giống như trong đời thực, bạn có thể chẳng bao giờ cập nhật thông tin của một vài người bạn đã gặp. Còn với những người khác, bạn liên hệ với họ sau buổi gặp gỡ đầu tiên và họ trở thành một phần của mạng lưới công việc đang tiến triển của bạn… hoặc thậm chí những đồng nghiệp hoặc chủ lao động trong tương lai.
Thậm chí hầu hết những người sử dụng mạng tích cực nhất cũng không thể tiến xa nếu không theo sát đầy đủ. Bởi vì việc phát triển một mối quan hệ tiến triển với những mối liên lạc trực tuyến của bạn là điều cốt yếu, bạn cần phải phát triển một chiến thuật theo sát vững chắc và dành thời gian cần thiết để thực hiện nó.
Bước đầu tiên là xác định những đích đến tốt nhất để bám sát. Trong thế giới mạng xã hội, có ba loại hình liên kết mà bạn sẽ gặp phải.
Những người có tác động trực tiếp đến công cuộc tìm kiếm việc làm hiện tại của bạn là những mối liên kết quan trọng nhất. Nó bao gồm
những nhà tuyển dụng có chuyên môn trong lĩnh vực của bạn, những nhà quản lý lao động và các nhân viên hiện thời đang làm việc tại các công ty mục tiêu của bạn, và các đồng nghiệp, những người có cùng nền tảng nghề nghiệp với bạn. Nhóm này đại diện cho những mối liên kết cốt yếu của bạn – nơi bạn muốn dành phần nhiều thời gian để theo sát họ với mạng xã hội của mình.
Tiếp theo, nhóm những người sở hữu kiến thức, kinh nghiệm thú vị nhưng lại không có tác động gì đến công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn là một loại liên kết khác mà bạn sẽ gặp phải. Mặc dù có thể những người này thật dễ bị coi nhẹ bởi họ không đáp ứng được nhu cầu mạng lưới hiện tại của bạn, nhưng sẽ là một sai lầm nếu làm như vậy. Ngay cả khi bạn làm việc trong ngành bán hàng và có một mối liên kết đặc biệt với một người trong ngành kế toán, thì người kế toán này có thể tốt nghiệp cùng trường với phó giám đốc phụ trách bán hàng của công ty mục tiêu của bạn.
Cuối cùng, bạn sẽ gặp những người mà bạn không muốn theo sát. Hầu hết là các cá nhân khởi xướng liên lạc với bạn. Hãy nhớ rằng bạn không phải chấp nhận bất cứ đề nghị liên lạc nào. Nếu hồ sơ
của một người nhìn có vẻ thiếu chuyên nghiệp hoặc chỉ là bạn cảm thấy người này có gì đó không ổn, đừng liên lạc với họ. Liên hệ với những người thiếu chuyên nghiệp có thể trở thành một tác động tiêu cực đối với bạn, khi người khác có thể đánh giá bạn dựa trên những người mà bạn “biết” – ngay cả trong thế giới của mạng xã hội.
Bước thứ hai là thực sự theo sát. Đối với một số người, tiếp cận những mối liên hệ ảo dễ dàng hơn bởi vì đó không phải là những mối liên hệ quen biết ngoài đời. Đối với những người khác, điều này thậm chí còn khó khăn hơn.
Dưới đây là một vài gợi ý để làm cho quá trình theo sát dễ dàng hơn:
- Tạo lập một hệ thống để theo dõi những nỗ lực theo sát của bạn và kết quả của chúng – Nếu không có một hệ thống ghi dấu thích hợp,
bạn có thể dễ dàng quên mất mình đã liên hệ với ai, thời điểm liên hệ, và những điều họ nói. Phần mềm quản lý liên lạc như ACT! (www.act.com) hoặc Contact Plus Personal (www.contactplus.com) là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn, nhưng bạn cũng có thể tạo ra một hệ thống đơn giản trong bộ xử lý văn bản hoặc bảng tính.
- Xác định phương pháp thích hợp đối với từng mối liên kết – Cách bạn tiếp cận một nhà tuyển dụng với một danh sách công việc trên một trang mạng xã hội rất khác so với cách bạn tiếp cận những nhà tuyển dụng tiềm năng hoặc những mối liên kết chung chung khác.
- Tùy chỉnh hồi đáp của bạn – Tạo ra một tuyên bố được ghi lại cho mỗi dạng giao tiếp theo sát (một cho nhà tuyển dụng, một cho nhà quản lý lao động, thứ ba là cho những mối liên kết chung chung, v.v…) có thể tiết kiệm được đôi chút thời gian cho bạn. Nhưng đừng gửi một thông điệp cụt lủn. Tùy biến mỗi thông điệp dựa trên từng tình huống và nhắm vào từng đối tượng người nhận để đạt được những kết quả tốt nhất.
- Tập trung vào vấn đề – Mặc dù không muốn trở nên quá thô lỗ và xuất hiện với vẻ hung hãn, táo bạo hoặc đòi hỏi, bạn cũng cần phải nói rõ về điều bạn đề nghị khi kết nối với ai đó mà bạn không biết. Ngay cả khi bạn đang liên lạc thông qua mạng xã hội, điều đó cũng không đảm bảo rằng mối liên kết của bạn có thể nhớ được tên bạn.
- Nhớ rằng mạng xã hội là một con đường hai chiều – Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn xem xét cách tiếp cận với những mối liên kết chung chung, những người không kỳ vọng nghe được gì từ bạn. Thể hiện sự sẵn lòng chia sẻ những mối liên kết và kiến thức sẽ giúp bạn nhiều hơn là việc chỉ đơn giản đưa ra một đề nghị.
Giám sát những theo sát của bạn cũng là một mấu chốt – Ví dụ, hãy nói rằng chiến thuật mạng xã hội của bạn đạt kết quả với năm người yêu cầu gửi bản lý lịch của bạn: hai nhà tuyển dụng, một nhà quản lý
lao động, và hai người đồng cấp đưa ra để chuyển bản lý lịch như một phần của chương trình giới thiệu nhân viên của công ty họ. Đã
một tuần rồi và bạn không nghe ngóng thêm được điều gì. Thay vì đơn giản gửi một email hỏi xem liệu những liên kết của bạn có nhận được bản lý lịch không, hãy sử dụng nó như một cơ hội để nhắc nhở những nhà tuyển dụng và nhà quản lý lao động về giá trị nổi trội của bạn. Với những người đồng cấp, đừng hỏi liệu họ có giới thiệu hồ sơ của bạn không, thay vào đó hãy hỏi tên nhà tuyển dụng hoặc nhà quản lý lao động.
Bằng việc thực hiện một chiến lược theo sát tối đa thế giới mạng xã hội, những mối liên kết trên mạng của bạn sẽ sớm mang lại công việc mơ ước cho bạn.
Sự thật 15. Thế giới tuyển dụng sẽ thay đổi vĩnh viễn
Internet sẽ thay đổi vĩnh viễn thế giới tuyển dụng. Các ứng viên cho tất cả các loại hình công việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện đều sử dụng Internet như một công cụ tìm kiếm việc mấu chốt. Và các nhà tuyển dụng sử dụng những phương tiện tương tự để tìm kiếm những nhân viên có khả năng nhất để lấp đầy những vị trí còn bỏ ngỏ. Thế giới tuyển dụng trực tuyến vẫn còn phát triển nhưng, so với một thập kỷ trước, nó đã cách mạng hóa cách thức mà những công ty lớn nhỏ giải quyết nhu cầu về đội ngũ nhân sự của họ.
Mặt khác, vẫn còn đó một số thứ không bao giờ thay đổi. Liên kết mạng vẫn là một trong những cách thức giúp các nhà tuyển dụng và ứng viên tìm được nhau. Tuy nhiên, dù mạng xã hội có như thế nào, nó vẫn không ngừng phát triển qua thời gian. Mạng xã hội trực tuyến hiện giờ là một công cụ lựa chọn của nhiều nhà tuyển dụng hăm hở tìm được ứng viên mà họ đơn giản không thể tiếp cận được nếu sử dụng mạng lưới cá nhân của riêng mình. Một cuộc điều tra chung được tiến hành bởi Viện Vốn Nhân Lực (HCI) và ExecuNet đã phát hiện ra rằng 62% nhà tuyển dụng cảm thấy rằng mạng xã hội là cách tốt nhất để thu hút được những nhân viên cao cấp. Gần 70% nhà quản lý coi mạng xã hội như là công cụ tìm kiếm nguồn nhân lực hàng đầu của mình.
Số đông các nhà tuyển dụng ngày nay sử dụng đa dạng các công cụ trực tuyến để đặt mục tiêu và tuyển được những ứng viên tốt nhất. Tuyển dụng trực tuyến vượt xa hơn những trang việc làm trên mạng và những bản lý lịch nghề nghiệp được gửi qua email. Đó là cách thức đón nhận tính chất hợp tác của Web 2.0 – những công cụ như mạng xã hội, video, blog, podcast, tin nhắn, v.v… – để sắp xếp, tổ chức và củng cố quy trình tuyển dụng.
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều hiểu được nguồn lợi tiềm năng của mạng xã hội trực tuyến như một công cụ tuyển dụng. Tuy nhiên, nắm bắt những trang mạng, kỹ thuật và xu hướng gần nhất có thể gây nản lòng, nhất là với những người chịu áp lực về thời gian hoặc ít hiểu biết về mặt kỹ thuật. Sau đây là những đánh giá tổng quan về một vài xu hướng gần đây nhất:
Mạng xã hội là công cụ tuyển dụng hữu hiệu
Mạng xã hội hiện giờ là một công cụ tuyển dụng được ưu tiên. Vào thời kỳ đầu của mạng xã hội, những người làm công việc kinh doanh cảm giác rằng mạng xã hội là lãnh thổ dành riêng cho giới trẻ và không nhìn thấy những lợi ích của nó. Nhưng thế giới mạng xã hội đã mở rộng lớn hơn để tiếp cận được với tất cả các nhóm dân cư. Ngày nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều hiểu được giá trị mà mạng lưới trực tuyến cung cấp, nhiều người tham gia tích cực và ít nhất là một trang, như LinkedIn hoặc Ryze. Đặc biệt, mạng xã hội trở thành công cụ tối ưu dành cho việc tuyển dụng các ứng viên thụ động.
Mạng xã hội là công cụ marketing tuyển dụng
Thêm vào đó, để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng, các nhà tuyển dụng trở nên kiên nhẫn hơn và tiếp thị bản thân trên những trang mạng xã hội. Các nhà tuyển dụng tốt nhất phát triển những mối liên hệ với ứng viên tiềm năng ngay cả khi họ không phù hợp với nhu cầu tìm kiếm hiện tại và sử dụng mạng xã hội như một cách thức để thể hiện chuyên môn và danh tiếng chuyên nghiệp của họ với tư cách một nhà tuyển dụng.
Sự phổ biến của những website
“Rolodex trực tuyến”
Mặc dù hầu hết các trang dưới đây đều thiếu một thành phần mạng xã hội thực sự, chúng vẫn bao gồm các tính năng của mạng xã hội, như các trang cá nhân. Những trang như jigsaw (www.jigsaw.com),
Itzbig (www.itzbig.com), ZoomInfo (www.zoominfo.com), Spock (www.spock.com), Spoke (www.spoke.com), và những trang khác cho phép các nhà tuyển dụng và ứng viên có thể dễ dàng tìm được nhau.
Sự tăng trưởng của phần mềm tổ chức, sắp xếp quy trình tuyển dụng
Ngày càng nhiều các nhà tuyển dụng sử dụng phần mềm tìm kiếm trên Internet, bao gồm các trang mạng xã hội, dành cho những ứng viên tiềm năng. Những ứng dụng như AIRS SourcePoint (www.airsdirectory.com) và infoGIST Plantinum Recruiter (www.infogist.com) làm cho cuộc tìm kiếm trên mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn đối với những nhà tuyển dụng bận rộn.
Mạng xã hội công cụ doanh nghiệp cho việc tuyển dụng nhân viên
Phòng nhân sự của công ty đã khám phá được sức mạnh của mạng xã hội. Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhận ra giá trị của sự hiện diện trên mạng xã hội như một cách để thu hút, lôi kéo các ứng viên thụ động. Ví dụ như CIA và Earnst & Young đều đã hiện diện trên Facebook, với mục đích thu hút giới trẻ, những nhân viên đã tốt nghiệp đại học. Các công ty khác sử dụng video như những phương tiện giao tiếp của họ, đăng tải các video tuyển dụng trên các trang như YouTube, Google, Yuma Police Department, và CIA đều sử dụng YouTube như một cách để kết nối với những nhân viên tiềm năng.
Các nhà tuyển dụng thu lợi nhiều nhất từ thế giới tuyển dụng mới, là những người rộng mở với các cách thức mới mẻ để làm việc và tập trung vào những nguồn lợi của tuyển dụng trực tuyến. Thích ứng với công nghệ thay đổi nhanh chóng có thể là một việc làm nản lòng một số người và là một đam mê đòi hỏi nhiều thời gian của những người
khác, nhưng công nghệ không phải là điều chủ chốt và mang tính quyết định; mà đó là sự hợp tác. Về bản chất, tập trung vào những cơ hội được tăng cường để giao tiếp và hợp tác với những người
mà bạn không thể gặp gỡ trong thế giới thực là điều mà tuyển dụng điện tử hướng đến.
Sự thật 16. Những ứng viên tốt nhất thường là những người không có ý định tìm việc
Các nhà tuyển dụng yêu thích những ứng viên đam mê với công việc. Mặc dù việc tìm kiếm hơn những ứng viên chủ động làm ngập hòm thư của nhà tuyển dụng với những bản lý lịch có thể khó hơn, nhưng vẫn có một dấu hiệu nhất định để tuyển dụng người tài năng nhất trong số các đối thủ cạnh tranh.
Một ứng viên đam mê công việc là một người hiện tại đang đi làm và không chủ động săn tìm việc làm mới, nhưng vẫn sẵn lòng xem xét những cơ hội khác. Theo một cuộc điều tra trên hơn 3.000 người lao động có kinh nghiệm do trang web việc làm WetFeet.com tiến hành, 36% đối tượng tham gia chỉ ra rằng mặc dù hiện tại đang đi làm tại một công ty, họ vẫn sẵn sàng thay đổi công việc trong sáu tháng tiếp theo. 9% khác hiện vẫn đang làm việc và tích cực tìm kiếm việc làm mới trong khi 2% thất nghiệp và đang ráo riết tìm kiếm công việc mới. Về bản chất, một nhóm những ứng viên có khả năng của một nhà tuyển dụng đáp ứng được một nửa lực lượng tiềm năng.
Internet đã giảm bớt thách thức của việc tiếp cận những ứng viên thờ ơ thiếu tích cực qua 10 năm. Và những trang mạng xã hội liên quan đến việc làm đã đóng một vai trò quan trọng giúp dễ dàng thực hiện việc này.
Theo điều tra của trang WetFeet.com, những ứng viên thờ ơ thiếu chủ động biết về những chủ lao động tiềm năng theo bốn cách:
- 73% thông qua những mạng lưới cá nhân của họ, bao gồm những mạng xã hội trực tuyến.
- 30% từ quảng cáo tuyển dụng.
- 28% từ những quảng cáo chung, không liên quan đến tuyển dụng.
- 24% từ những phương tiện truyền thông, bao gồm ti vi, báo in, và truyền thông trực tuyến.
Công cuộc tìm kiếm các ứng viên thiếu chủ động có thể theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp. Những liên lạc trực tiếp, như một nhà tuyển dụng liên lạc với một ứng viên tiềm năng trên trang mạng xã hội là phổ biến nhất.
Hầu hết mọi người có hồ sơ trên một trang mạng xã hội thiên về việc làm đều cởi mở để đón nhận những nhà tuyển dụng về các vị trí tiềm năng. Trên thực tế, nhiều người tham gia để phục vụ mục đích đặc biệt này. Một điều tra của những người sử dụng Facebook được tiến hành bởi công ty tuyển dụng Poolia đã chỉ ra rằng 90% chào đón những liên lạc từ những nhà tuyển dụng liên quan đến những cơ hội việc làm thích hợp. Trên LinkedIn, những người sử dụng có thể chỉ rõ trong hồ sơ của họ là liệu họ có rộng mở đón nhận những cơ hội việc làm mới hay không. Ngoài ra để trực tiếp liên lạc với những ứng viên có khả năng trên các trang mạng xã hội, các nhà tuyển dụng có thể thu hút sức mạnh của những lời giới thiệu, tiến cử. Nhiều người chuyển những thông tin công việc đến các đồng nghiệp đạt tiêu chuẩn, mở rộng nhóm ứng viên thờ ơ thiếu tích cực.
Trang tuyển dụng của Anh JobTonic (www.jobtonic.com) đã đưa ý tưởng về giới thiệu việc làm đã tiến thêm một bước xa hơn. JobTonic khuyến khích thực hành những lời giới thiệu thông qua một chương trình xác định tư cách. Những người giới thiệu nhận được một khoản tiền thưởng bất kỳ khi một trong số những lời giới thiệu chấp nhận một vị trí được đăng trên trang JobTonic. Trang này đưa ra một công cụ để giúp công khai những công việc trên một website, blog, hoặc mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn.
Rất nhiều công ty cũng quảng bá gián tiếp đến những ứng viên thụ động bằng việc tiến hành những chiến dịch PR nhằm giới thiệu bản
thân họ như là nhà tuyển dụng hoàn hảo. Ví dụ như Dylan, là nhà quản lý lao động cho một công ty trong danh sách Fortune 500 mong chờ có thể tuyển dụng được 500 nhân sự thích hợp trong năm tiếp theo, chủ yếu tập trung vào những người mới tốt nghiệp. Anh đã tạo ra cả một nhóm và một trang trên Faceboo nhấn mạnh đến những cơ hội tại công ty của anh, đặt trọng tâm vào sự phát triển nghề nghiệp cũng như phong cách làm việc mà có thể thu hút được những lao động trẻ. Anh đăng tải video tuyển dụng tập trung vào đời sống lao động của công ty mình trên Facebook, YouTube và một vài trang mạng xã hội chia sẻ video khác.
Quảng bá những chính sách thân thiện với nhân viên như lịch làm việc linh hoạt, làm việc tại gia, nghỉ phép, và những khoản tiền phụ cấp, lương bổng thu hút sự quan tâm của những người tìm việc thụ động. Nhiều người bị hấp dẫn bởi những công việc tốt để giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. Theo một điều tra được
tiến hành bởi CEO Magazine và công ty PR Hill & Knowlton, 61% những giám đốc điều hành cho rằng danh tiếng của công ty của họ đã giúp thu hút nhân viên.
Các trang web đã trở thành một phương tiện chính để nâng cao danh tiếng và xây dựng thương hiệu cho nhiều công ty. Những trang mạng xã hội như YouTube đưa ra những lựa chọn hấp dẫn đối với các công ty đang tìm kiếm những giải pháp vượt trội và độc đáo. Mặc dù hiện giờ nhiều công ty đăng những video tuyển dụng lên website của họ, những công ty khác tập trung vào sức mạnh của marketing truyền miệng, lan truyền mà mạng xã hội có thể cung cấp.
Một vài video tuyển dụng đơn giản trên YouTube bao gồm:
- American School in Japan (www.youtube.com/watch? v=dZ6h3W97Rlc) – Một video nhấn mạnh cả những kinh nghiệm dạy học ở ASIJ lẫn ở Tokyo dành cho những người xa xứ nói tiếng Anh.
- Central Intelligence Agency (www.youtube.com/watch? v=fg4MuV4MpY&feature=related) – Một clip ngắn về cơ hội nghề nghiệp với Central Intelligence Agency CIA, với mục đích thu hút những điệp vụ có hiểu biết về kỹ thuật.
- Cisco (www.youtube.com/watch?v=MdQ9IQ-iou8) – Các nhân viên nói về công việc của họ ở công ty công nghệ Cisco với một sự nhấn mạnh về việc kết hợp các công nghệ với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Google (www.youtube.com/watch?v = JcXF1YirPrQ) – Cung cấp các hồ sơ của nhân viên Google và tập trung vào văn hóa tập đoàn độc đáo của Google, bao gồm những bữa ăn trưa và ăn tối miễn phí và dịch vụ chăm sóc tại nơi làm việc.
- Yuma, Arizona Police Department (www.youtube.com/watch? v=PUn6Fi3_PJ4)– Video này bắt đầu với giới thiệu ngắn gọn các cơ hội nghề nghiệp với bộ phận và kết thúc với những cảnh ở văn phòng làm việc đi kèm với tiếng nhạc nền.
Bằng việc đưa ra cả những cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp để thu hút sự chú ý của những người tìm việc thụ động, mạng xã hội là một công cụ thiết yếu của bất kỳ nhà tuyển dụng tinh tường về mạng nào.
Sự thật 17. Điều tra theo cách của bạn: Tìm ra bí mật của ứng viên dễ hơn bao giờ hết
Amanda là chuyên gia tuyển dụng việc làm cho một hãng tuyển dụng chuyên nghiệp nhỏ chuyên tuyển dụng chuyên viên makerting cao cấp và các vị trí bán hàng. Cô làm ở vị trí này đủ lâu để nhớ rằng khi nào thì “google” vẫn chưa trở thành một động từ, hoặc, xét ở một mức độ nào đó, khi các công cụ tìm kiếm trên web chưa tồn tại. Nhưng chuyên môn mạnh mà cô đã phát triển được trong việc tìm kiếm nguồn và tìm hiểu các ứng viên trên mạng đã giúp cô tiến một bước so với những đối thủ kém am hiểu về mặt kỹ thuật.
Amanda nghĩ rằng cô đã tìm ra ứng viên thích hợp nhất cho khách hàng của mình, một công ty trong danh sách Fortune 500 đang tìm kiếm một giám đốc marketing quốc tế. Trong khi tìm kiếm những ứng viên tiềm năng trên LinkedIn, cô đã phát hiện ra hồ sơ của Ben. Ben hiện là giám đốc marketing cho một công ty đối thủ, có những lời giới thiệu rất tốt cũng như bảo đảm tuyệt vời, nói trôi chảy cả tiếng Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha, những thứ tiếng rất quan trọng để giúp công ty tiến vào thị trường Mỹ-La tinh mà vị trí này yêu cầu. Ben cũng chỉ ra trong hồ sơ của mình rằng anh luôn rộng lòng chờ đón những lời đề nghị làm việc. Amanda rất háo hức liên lạc với Ben, nhưng trước khi làm như vậy, cô muốn tìm hiểu thêm một chút thông tin về Ben.
Để bắt đầu, Amanda quyết định tìm trên google thông tin về Ben để xem mình có thể khám phá ra điều gì về anh. Hầu như lúc nào Amanda cũng chỉ tìm thấy một ít thông tin về mối quan tâm cũng như thông tin bổ sung thêm nhằm chứng minh rằng Ben là một ứng viên rất triển vọng, như là chi tiết về những bài thuyết trình hoặc hoạt động công việc của Ben. Nhưng ngẫu nhiên, cô cũng tìm thấy những thông tin làm giảm đi uy tín của Ben.
Ben là một cái tên không mấy phổ biến, điều làm cho quy trình tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng đối với Amanda, người cần phải được hoàn toàn chắc chắn rằng cô đã có được người phù hợp nếu như cô có ý định thực hiện cuộc gọi quyết định. Trang đầu tiên hiện trên Google đã đưa ra hồ sơ của Ben trên LinkedIn và thông tin về bài thuyết trình tại một cuộc họp của Hiệp hội Quản trị Kinh doanh Hoa Kỳ. Cho đến giờ thì các thông tin vẫn đều rất tốt.
Nhưng Amanda đã khai thác sâu hơn những kết quả tìm kiếm và tìm ra cái tên của Ben trên website của một nhóm hoạt động xã hội. Như thường lệ, Amanda xét thấy đó là cuộc sống cá nhân của một ứng viên, quan điểm chính trị, niềm tin tôn giáo đều không liên quan tới cuộc tìm kiếm, nhưng những hoạt động của nhóm đặc biệt này đã khiến cô quan tâm chú ý. Cô ghé thăm website và thấy Ben trong một bức ảnh tập thể. Amanda đã xem bức ảnh của Ben trên hồ sơ LinkedIn của anh, vì thế cô tin rằng đó đúng là một người. Giờ Amanda phải đối mặt với một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Thông thường, cô chẳng bao giờ coi mối quan hệ trong một nhóm đặc biệt là lý do để loại một ứng viên. Nhưng chỉ một số ít người sẽ ủng hộ một nhóm như nhóm mà Ben tham gia, và nhiều sẽ lên án sự tham gia của anh. Nếu thông tin này được lan truyền rộng rãi, nó có thể làm nảy sinh rắc rối đối với bất kỳ công ty nào tuyển dụng Ben. Amanda quyết định bỏ qua Ben và chuyển sang những ứng viên tiềm năng khác.
Chào mừng bạn đến với thế giới thông tin không mong đợi. Nếu bạn là một nhà tuyển dụng hoặc quản lý lao động, bạn cần phải biết liệu có bất cứ điều gì về thông tin cá nhân của ứng viên yêu thích của bạn có thể khiến bạn không muốn tuyển dụng họ hay không. Mặc dù Google có thể trở thành một trong những công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, trong tiếng Anh thông dụng, nó cũng trở thành một động từ chỉ một hoạt động tìm kiếm thông tin về một người trên mạng bình thường.
Theo một điều tra gần đây được thực hiện bởi công ty tuyển dụng The Creative Group, ít nhất 50% người sử dụng lao động tìm kiếm thông tin trên mạng về những ứng viên tiềm năng. Trong số đó, 19% nói rằng họ luôn tiến hành một cuộc tìm kiếm trên mạng trong khi 31% nói rằng họ chỉ làm vậy lúc cần thiết. Theo những người được điều tra, 14% nói rằng họ đưa ra quyết định không tuyển dựa trên thông tin tìm kiếm được trên mạng.
Tìm kiếm thông tin về ứng viên trên Google nhằm xới lên “thông tin không mong đợi” như một mánh trong công việc của nhiều nhà tuyển dụng và quản lý lao động, nhưng không phải ai cũng tán thành với hoạt động. Một số người hoạt động xã hội đòi quyền riêng tư cho rằng những hoạt động tìm kiếm trên mạng về những ứng viên là một sự xâm hại quyền riêng tư có thể gây ra hậu quả về thực thi luật pháp nếu một ứng viên không được chọn dựa trên những kết quả từ những cuộc tìm kiếm như vậy. Một nghiên cứu được tiến hành bởi công ty tuyển dụng Manpower (Nguồn lực con người) đã chỉ ra rằng 56% người lao động được hỏi cảm thấy rằng tìm kiếm trên mạng về đời tư của họ là vô đạo đức.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia tuyển dụng đều thấy những nguồn lợi có giá trị hơn là rủi ro trong những trường hợp như thế này. Các chủ lao động phải đối mặt với nhiều trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi thiếu chuyên nghiệp của nhân viên hơn là từ những ứng viên tiềm năng bị loại, đặc biệt là trong thị trường việc làm nơi hàng trăm ứng viên thường cạnh tranh quyết liệt vào cùng một vị trí.
Tính đạo đức của câu chuyện này là: Sử dụng khôn ngoan những thông tin bạn phát hiện được về một ứng viên. Bằng cách ra quyết định dựa trên những đánh giá về công việc thay vì ý kiến cá nhân, bạn có thể tránh được trách nhiệm pháp lý khi tuyển dụng ứng viên
có xu hướng hành động thiếu thích hợp cũng như trách nhiệm pháp lý vì đã không tuyển dụng những ứng viên bị cho là phân biệt đối xử.
Sự thật 18. LinkedIn là công cụ mạng xã hội yêu thích của các nhà tuyển dụng
LinkedIn (www.linkedin.com) là trang mạng xã hội phổ biến đối với các nhà tuyển dụng vì có nguyên nhân của nó. Thống kê quan trọng của LinkedIn thể hiện rõ lý do tại sao. LinkedIn cung cấp hơn 19 triệu hồ sơ cá nhân, bao gồm 145.000 hồ sơ giám đốc điều hành. Ngoài ra, nó đang mở rộng nhanh chóng: hàng ngày cứ mỗi phút có 25 thành viên mới tham gia LinkedIn. Sức tăng trưởng của LinkedIn trong vòng một năm tính đến tháng Mười năm 2007 là 189%, cao hơn bất kỳ trang mạng xã hội lớn nào. LinkedIn đang nhanh chóng trở thành trang mạng xã hội việc làm và kinh doanh số một, đặc biệt ở Mỹ.
LinkedIn có nhiều nhóm đối tượng người tham gia khiến nó trở thành một mảnh đất săn tìm nhân sự màu mỡ đối với các nhà tuyển dụng, cả các hãng lẫn nội bộ tổ chức. Những công ty lớn có thể tối đa hóa tiềm năng của trang này bằng cách sử dụng Giải pháp Doanh nghiệp của LinkedIn (LinkedIn’s Corporate Solutions), một chương trình cho phép các công ty như Microsoft, eBay, T-Mobile, và L’Oreal có thể nhóm gọn thông tin liên lạc các thành viên và đăng tuyển cho một khối lượng tuyển dụng lớn. Tháng Tư năm 2007, LinkedIn giới thiệu một hệ thống quản lý dựa trên bộ trình duyệt dành cho các nhà tuyển dụng và một chương trình quảng cáo tuyển dụng cho phép các công ty có được những đối tượng mục tiêu trên LinkedIn.
Mặc dù những tính năng miễn phí của LinkedIn có thể hiệu quả đối với người sử dụng bình thường, bất kỳ ai muốn khai thác được tiềm năng thực sự của LinkedIn với tư cách một công cụ tuyển dụng nên nâng cấp lên một tài khoản trả phí với sức mạnh và tính năng lớn hơn. Trước khi lựa chọn một kế hoạch, điều quan trọng là hiểu được hệ thống thuật ngữ của LinkedIn:
- Mạng lưới của bạn – Bao gồm các mối liên lạc trực tiếp, các mối liên lạc của các mối liên lạc của bạn (ba cấp độ).
- Mạng lưới LinkedIn – Các thành viên LinkedIn không thuộc mạng lưới của bạn.
- InMail – Một tin nhắn cá nhân mà bạn có thể gửi cho bất kỳ ai tham gia LinkedIn không liên quan đến việc bạn có đang kết nối hay không. InMail là một tính năng mất phí. Số lượng InMail bạn có thể gửi hàng tháng nhiều hay ít dựa trên kiểu tài khoản của bạn.
- Introduction (Sự giới thiệu) – Một yêu cầu kết nối với một người bậc hai hay ba. Ví dụ, bạn gửi một yêu cầu đến mối liên lạc Sally đề nghị cô ấy chuyển tiếp yêu cầu giới thiệu của bạn đến một người trong các liên lạc của cô ấy, Rachel, người mà bạn muốn tiếp cận.
- Invitation (Lời mời) – Một yêu cầu kết nối với LinkedIn. Bạn có thể gửi một lời mời đến bất kỳ ai có địa chỉ email mà bạn biết, kể cả họ có hồ sơ trên LinkedIn hay không.
- OpenLink Network (Mạng lưới OpenLink) – Một tính năng cho phép bạn liên lạc và nhận tin nhắn từ các thành viên LinkedIn khác mà không bị bó buộc. Để tham gia, bạn phải có một tài khoản trả tiền, và mối liên kết mục tiêu phải mở để nhận được những tin nhắn OpenLink. Tin nhắn OpenLink là không giới hạn.
Khả năng gửi InMail và nhiều lời giới thiệu hơn là những lợi thế chính để nâng cấp thành viên LinkedIn của bạn. Tất cả những tài khoản được nâng cấp bao gồm cả quyền thành viên trong Mạng lưới OpenLink. Số lượng InMail của bạn và lời giới thiệu nhiều hay ít dựa trên tài khoản mà bạn đăng ký. Những lựa chọn bao gồm:
- Personal Plus – Với 60 đô-la mỗi năm, bạn có thể đề nghị giới thiệu trong một lần.
- Business – Với 15 đô-la hàng tháng, bạn có thể đề nghị 15 lời giới thiệu một lần và liên lạc với 3 người sử dụng mỗi tháng trực tiếp
thông qua InMail.
- Business Plus – Với 50 đô-la mỗi tháng, bạn có thể đề nghị 25 lời giới thiệu một lần và liên lạc với 10 người sử dụng mỗi tháng trực tiếp thông qua InMail.
- Pro – Với 200 đô-la mỗi tháng, bạn có thể đề nghị 40 lời giới thiệu một lần và liên lạc với 50 người sử dụng trực tiếp thông qua InMail.
Tuy nhiên, để sử dụng được hầu hết các tính năng của LinkedIn như một công cụ tuyển dụng, bạn cần phải làm nhiều hơn là chỉ tạo ra một hồ sơ và tiến hành một vài cuộc tìm kiếm đơn giản các thông tin về ứng viên. Bạn cần trở thành một người sử dụng đầy quyền năng.
Ví dụ Taryn, nhà tuyển dụng cho một doanh nghiệp lớn, đã tham gia chương trình Giải pháp Doanh nghiệp của LinkedIn. Taryn được coi là chuyên gia về LinkedIn của công ty và gợi ý cho những người còn lại trong hàng ngũ tuyển dụng của công ty những cách thức tốt nhất để tối đa hóa sự đầu tư của họ vào LinkedIn.
Taryn đảm bảo rằng hồ sơ của cô trên LinkedIn đã hoàn thiện và được cập nhật vì thế các ứng viên triển vọng có thể thấy là mình đang thỏa thuận với một người, chứ không phải một công ty chung chung. Cô cũng tham gia phần LinkedIn Answears (Hỏi đáp LinkIn), hỏi và đáp những câu hỏi liên quan đến tuyển dụng để thể hiện chuyên môn của mình. Taryn đã thực hiện hầu hết các LinkedInsight (Khám phá LinkedIn) để có được một cái nhìn toàn diện về những ứng viên hàng đầu của mình và những thông tin của họ cũng như tiến hành Reference Search (Tìm kiếm tham chiếu) để tìm kiếm người có khả năng cung cấp những thông tin thêm về các ứng viên này.
Mỗi tuần tại các buổi họp đội ngũ tuyển dụng, Taryn đều dành 10 phút để minh họa những mẹo về sức mạnh tìm kiếm trên LinkedIn, như xác định các ứng viên khao khát nhất sử dụng những tính năng tìm kiếm nâng cao như từ khóa, địa điểm, và ngành nghề.
Ngoài ra, cô cũng là bậc thầy trong việc sử dụng các công cụ quản lý dự án và thông báo của LinkedIn. Cô thường xuyên đào tạo những nhà tuyển dụng mới về cách tạo những folder (hồ sơ) dự án dành cho mỗi tìm kiếm, dán nhãn (tag) các ứng viên, đăng các lời bình luận, và chia sẻ dữ liệu với những nhà tuyển dụng khác trong đội ngũ. Taryn cũng tạo ra cho nhà quản lý của mình những thông báo được tùy chỉnh thể hiện tác động của LinkedIn như một công cụ tuyển dụng. Định vị Taryn với tư cách một chuyên gia về LinkedIn, công ty của cô đã tối đa hóa việc sử dụng LinkedIn và giành được thắng lợi lớn trong việc tuyển dụng những nhân sự chất lượng trên trang này.
Nếu bạn đang tuyển dụng nhân sự, LinkedIn là nơi dành cho bạn. Dành thời gian để khám phá những tính năng cơ bản của trang mạng xã hội đang không ngừng tăng trưởng này có thể mở ra những cánh cửa dẫn đến những ứng viên thụ động mà bạn muốn tiếp cận.
Sự thật 19. Một kế hoạch marketing trên mạng xã hội không phải là một kế hoạch marketing truyền thống
Nếu mục tiêu mạng xã hội của bạn là tiếp thị cho doanh nghiệp của mình, ra mắt một sản phẩm, hoặc tạo ra nhận thức đối với mục đích của bạn, bạn cần đến một kế hoạch. Nhưng không phải bất cứ kế hoạch nào cũng được. Bạn cần một kế hoạch đáp ứng được bản chất có một không hai của mạng xã hội.
Nếu bạn là một chuyên gia marketing hoặc từng chịu trách nhiệm marketing hoặc PR, bạn chắc chắn phải làm việc với những kế hoạch marketing. Tuy nhiên, để thành công với mạng xã hội, bạn cần phải làm việc nhiều hơn là chỉ ghi tạm ra vài gạch đầu dòng trong bản kế hoạch dành cho mạng xã hội và cứ thế lao về phía trước. Bạn cần một kế hoạch và chiến lược toàn diện có thể phân tích được:
- Đối tượng mục tiêu của bạn và những trang mạng xã hội yêu thích của họ.
- Những mục tiêu của bạn và làm thế nào để đạt được chúng. - Sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh trên các trang mạng xã hội.
- Những nội dung mà bạn có thể đưa ra trên mỗi trang mạng xã hội tiềm năng, và nó tác động đến chiến dịch của bạn như thế nào.
- Trình độ kỹ thuật của đối tượng mục tiêu của bạn và sự thích ứng của họ với các tính năng của mạng xã hội.
- Cách tốt nhất để tăng doanh số mà không phải công khai bán hàng.
- Một kế hoạch biến đổi các khách hàng thành những người làm marketing truyền miệng – những người sẽ quảng bá sản phẩm cho bạn.
Để biến ý tưởng về quy trình này thành hành động, hãy xem xét trường hợp của Monica, một nhà quản lý marketing sản phẩm cho một sản phẩm dinh dưỡng thân thiện với môi trường hướng đến đối tượng phụ nữ. Một trong những mục tiêu của Monica là phát triển một chiến dịch marketing toàn diện trên mạng xã hội để hỗ trợ việc ra mắt sản phẩm mới này như là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Nhóm đối tượng mục tiêu của cô là phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50, rất nhiều trong số đó nhận thức được về sức khỏe của mình và là những bà mẹ có ý thức bảo vệ môi trường.
Để khai thác được nhóm đối tượng lớn nhất này, Monica quyết định rằng MySpace là nơi thích hợp để giành được nhóm đối tượng này, dựa trên số liệu thống kê, hơn một nửa số thành viên của MySpace ở trong độ tuổi 35 hoặc già hơn. Kế hoạch marketing trên mạng xã
hội của Monica bao gồm việc tạo ra một sự hiện diện trên MySpace được lấp đầy bởi nội dung thu hút khuyến khích marketing lan truyền. Kế hoạch MySpace của cô bao gồm:
- Một blog với những bài viết về mối quan tâm của khách hàng là phụ nữ quan tâm đến sức khỏe lẫn môi trường.
- Nội dung về sản phẩm và những đường dẫn đến hai đối tác là các tổ chức phi lợi nhuận.
- Bảng thông báo về sức khỏe, cơ thể cân đối, và những cách thức tiết kiệm hướng đến phụ nữ.
- Một trò chơi tương tác giúp phụ nữ tìm ra giá trị dinh dưỡng thực sự trong thức ăn của họ.
- Những đường dẫn đến các tấm phiếu giảm giá dành cho việc mua những sản phẩm dinh dưỡng tại các cửa hàng bán lẻ địa phương.
- Những video ngắn, cũng được đăng tải trên YouTube, chủ đề về mối quan tâm đối với đối tượng mục tiêu của sản phẩm.
Trò chơi mà Monica phát triển, What’s In What You Eat (Có thứ gì trong thức ăn của bạn?), là điểm trọng tâm của chiến dịch trên MySpace của cô. Được thiết kế thật vui vẻ và giàu thông tin, nội dung của trò chơi được cập nhật hàng tháng để giữ cho nó luôn mới mẻ và “theo sát”. Trò chơi cung cấp thông tin về những thành phần hữu cơ bổ dưỡng được tìm thấy trong sản phẩm dinh dưỡng mới này và nhấn mạnh cách thức đóng gói thân thiện với môi trường, nhưng theo cách đưa thông tin này vào như một phần gắn liền với trò chơi chứ không phải là một phần bán trong sản phẩm.
Một trong những sức mạnh của mạng xã hội là bản chất hợp tác của nó khiến nó trở thành một kênh marketing truyền miệng. Monica đã làm việc này dễ dàng nhờ những người bạn trên MySpace đã giúp chuyển tiếp thông tin đến những người bạn của họ thông qua sử dụng chiến thuật đường dẫn, banner, phím bấm “send to a friend”(gửi cho một người bạn).
Từ đó, Monica phát triển các kế hoạch tương tự để tạo lập sự hiện diện trên YouTube cũng như trên các trang mạng xã hội nhỏ và chuyên biệt hơn tập trung vào phụ nữ, các bà mẹ, và những người quan tâm đến môi trường.
Làm cho mạng xã hội trở thành một nền tảng marketing đòi hỏi một kiến thức vững vàng về cách thức hoạt động của chúng, suy nghĩ mang tính chiến lược, cũng như một chiến dịch tập trung thu hút quảng cáo và doanh số. Cuối cùng, một chiến dịch marketing trên mạng xã hội thành công, được lên kế hoạch tốt nên mang đến kết quả marketing được định hướng bởi bản chất hợp tác trên mạng.
Sự thật 20. Loại hình phù hợp của “xã hội hóa” có thể dẫn đến những nguồn lợi lớn
Lưu lượng truy cập khổng lồ trên các trang mạng xã hội khiến những người làm marketing dễ dàng nhận thấy được những bản hợp đồng tiền đô khổng lồ. Bất kỳ trang có được số lượng hàng trăm triệu lượt khách ghé thăm đều có tiềm năng mang đến lợi nhuận lớn cho những người làm marketing khôn ngoan. Điều quan trọng là hiểu được cách thức đúng đắn – và sai lầm – để biến “xã hội hóa thành lợi nhuận” thành một hình mẫu kinh doanh khả thi.
Có hai cách thức chính để sử dụng mạng xã hội như một công cụ phát triển kinh doanh. Thứ nhất là mô hình quảng cáo và tài trợ. Đối với những công việc kinh doanh chắc chắn, đây có thể là một cách tốt để tạo ra nhận thức và hướng mọi người truy cập vào trang của họ. Quảng cáo trên những trang chính có thể hiệu quả nếu mục tiêu là thu hút được một lượng lớn khán giả chung chung. Nếu mục tiêu là nhóm khán giả chuyên biệt, như những người nuôi chó hoặc các bà mẹ, quảng cáo trên những trang chuyên biệt thích hợp thậm chí còn sinh lợi hơn. Tuy nhiên, phương thức này vẫn có một vài khuyết điểm, bao gồm sự cạnh tranh, chi phí, và sự ngập ngụa của các loại hình quảng cáo dẫn đến kết quả là khách ghé thăm bỏ qua những website quảng cáo. Vì thế chiến dịch này cần phải đủ hấp dẫn để vượt lên những trang còn lại.
Một cách khác để sử dụng mạng xã hội như một công cụ phát triển kinh doanh chính là mô hình tham gia tích cực. Trong mô hình này, khoản đầu tư là đúng thời điểm chứ không phải. Bằng cách tạo ra một giao diện trên trang mạng xã hội, bạn có thể kết nối với những khách hàng tiềm năng và phát triển lòng trung thành của họ với thương hiệu. Khuyết điểm chính của phương thức tiếp cận này là bạn sẽ mất thời gian để phát triển kiểu hiện diện có thể tạo ra mối quan hệ thực sự với khách hàng. Đây là một nỗ lực không ngừng, chứ không phải là điều gì đó mà bạn chỉ làm một lần rồi thôi.
Khi nói về một chiến dịch marketing trên mạng xã hội, phương thức thứ hai là điều tồn tại trong suy nghĩ của hầu hết mọi người. Sử dụng một sự so sánh đối với giới kinh doanh truyền thống, mạng xã hội đóng vai trò là kênh quan hệ công chúng chứ không phải bán hàng trực tiếp. Nó là điều tạo nên một tiếng vang khiến cho mọi người nhận thức được sản phẩm của bạn và muốn mua chúng.
Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền thông qua bán hàng trực tiếp trên những trang mạng xã hội, hãy suy nghĩ lại. Sự hiện diện trên một trang mạng xã hội với tư cách một kênh bán hàng trực tiếp sẽ đặt bạn vào mối rủi ro của việc xa lánh khách hàng của mình và khiến họ rời bỏ bạn. Trên một vài trang, bạn thậm chí còn có thể vi phạm những quy tắc và thỏa ước của cá trang này.
Nhấn vào một phương pháp tiếp cận không quá sôi nổi, xây dựng mối quan hệ khi sử dụng mạng xã hội dành cho những mục đích kinh doanh. Điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể có chiến lược và tập trung vào sự gia tăng doanh số như một trong những mục tiêu chính của bạn khi tham gia. Thực tế, nếu bạn không có một kế hoạch chắc chắn, bạn dường như sẽ không thể thành công. Điều đó chỉ có nghĩa rằng bạn cần hiểu những quy tắc bất thành văn của mạng xã hội và dựa trên đó để phát triển mối liên hệ đặc biệt với khách hàng và khiến họ mua hàng.
Ví dụ về điều hiệu quả và không hiệu quả, hãy xem xét kinh nghiệm của một người dùng mạng xã hội trong việc thực hiện một chiến dịch marketing trên mạng xã hội nhằm tăng doanh số cho sản phẩm của mình.
Andy là một huấn luyện viên thể hình đã tạo ra cho riêng mình dòng DVD hướng dẫn. Để có thể cạnh tranh với những DVD được sản xuất bởi những công ty lớn hơn với nguồn ngân sách lớn hơn và phân phối tốt hơn, Andy quyết định thu hút sự chú ý và marketing truyền miệng thông qua mạng xã hội. Để bắt đầu, anh tham gia MySpace. Anh đăng lên một vài clip đơn giản trong những chiếc đĩa DVD của mình, nêu bật những thế mạnh của bản thân với vai trò
một huấn luyện viên thể dục thể hình, và thông báo bán hàng trực tiếp, sao chép những thông điệp về khuyến mại nhằm thúc đẩy hành động mua hàng trên mạng với việc tập trung vào định hướng doanh số trên website của mình. Andy cũng cố gắng kết bạn với càng nhiều người càng tốt để chia sẻ mối quan tâm, sở thích tập thể dục thể hình.
Không may thay, Andy nhìn thấy một tác động nhỏ trên doanh số tổng. Anh thậm chí còn nhận được một vài tin nhắn đề nghị anh đừng có cố gắng bán cho họ những thứ như vậy. Giờ là lúc đưa ra một phương pháp mới. Với một chiến lược hoàn toàn ngược lại, nhấn mạnh xây dựng nhận thức và tạo ra sự chú ý, bàn tán, Andy làm lại trang MySpace của mình. Trang mới mang đến một thiết kế tùy chỉnh thu hút những người nhiệt tình với thể dục thể hình cũng như những bài blog và nội dung hữu ích để thực sự thu hút đối tượng mục tiêu. Với cam kết mới của Andy là chỉ đăng nội dung cơ bản thường xuyên hơn và trở thành một người tham gia tích cực, lượng khán giả của anh bắt đầu lớn mạnh. Andy cũng phát triển một cuộc thi mang tính đổi mới với những giải thưởng có giá trị nhằm khuyến khích marketing truyền miệng và quảng cáo. Trong vòng vài tuần ra mắt trang mới, doanh số đã tăng lên.
Sau đó Andy quyết định tạo ra một chiến dịch tương tự trên một trang mạng xã hội dành cho những người hâm mộ môn thể hình. Anh cũng đăng nhiều video clip lên YouTube. Những video này bao gồm các clip từ các DVD của anh và một loạt các video ngắn về những mẹo tập thể hình phổ biến trong cộng đồng YouTube. Andy nhanh chóng trở nên nổi tiếng với danh xưng “chàng trai thể hình” trên YouTube. Với chiến dịch kết hợp trên ba mạng xã hội mục tiêu, doanh số của Andy – và danh tiếng của anh với tư cách một chuyên gia thể hình – tiếp tục tăng cao.
Với việc tập trung vào cách thức sử dụng mạng xã hội đúng đắn, bạn chắc chắn có thể thu lợi. Nhưng bạn cần hiểu rõ về loại hình “xã hội hóa” thực sự hiệu quả với phương tiện này. Mạng xã hội chính là xây dựng mối quan hệ. Đó là cơ hội để phát triển một kết nối với đối