🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kiếm Tìm sự hoàn hảo
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
Công thức xây dựng một doanh nghiệp hoàn hảo?
Hãy học hỏi phương cách quản lý của các công ty tốt nhất của Mỹ
Lời tựa
Phần I Tài sản kế thừa
1. Các công ty Mỹ thành đạt
Phần II Hướng tới học thuyết mới
2. Mô hình duy lý
3. Con người chờ động lực thúc đẩy
Phần III Trở về với những nguyên tắc căn bản 4. Quản lý sự mơ hồ và nghịch lý
5. Một xu hướng thiên về hành động
6. Gần gũi với khách hàng
7. Tính tự quản và tinh thần doanh nhân
8. Năng suất thông qua con người
9. Thực tiễn và định hướng giá trị
10. Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường
11. Hình thức gọn gàng biên chế gọn nhẹ
https://thuviensach.vn
12. Những đặc tính lỏng và chặt
https://thuviensach.vn
Công thức xây dựng một doanh nghiệp hoàn hảo?
Không nhiều sách viết về kinh doanh được sử dụng làm giáo trình giảng dạy tại các trường kinh tế trên thế giới nhưng Kiếm tìm sự hoàn hảo lại là một trong những cuốn sách như vậy. Xuất bản lần đầu năm 1982, cuốn sách đã trở thành best-seller với 3 triệu bản trong bốn năm đầu tiên. Đồng thời, chính cuốn sách này cũng là viên gạch mở đường chứng minh rằng các triết lý kinh doanh không chỉ xuất phát từ Nhật Bản mà còn ở Mỹ.
Là một trong những cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển trên thế giới, Kiếm tìm sự hoàn hảo được xây dựng theo một cách thức khá lạ lẫm ngày đó, nhưng sau này, cách thức đó đã trở thành hình mẫu cho rất nhiều cuốn sách, và rất nhiều nghiên cứu khác… Từ tốt đến vĩ đại và Xây dựng để trường tồn của Jim Collins cho đến những cuốn khác như Những công ty đột phá và Những người khổng lồ bé nhỏ của Bo Burlingham cũng đã chọn lựa cách thức nghiên cứu này để hình thành lý thuyết và lập luận của mình.
Cũng cần hiểu thêm về bối cảnh ra đời cuốn sách này. Năm 1977, Peters và Waterman mới chỉ là hai chuyên gia tư vấn mới vào nghề của hãng tư vấn quản trị danh tiếng McKinsey. Khi đó, giám đốc McKinsey là Ron Daniel khởi xướng hai dự án; dự án lớn nhất nghiên cứu về Chiến lược kinh doanh, giao cho những chuyên gia tư vấn hàng đầu của McKinsey tại văn phòng New York với ngân sách khổng lồ. Không có kết quả nào mang lại từ dự án này. Dự án thứ hai, ít quan trọng hơn, nghiên cứu về tổ chức, cơ cấu và nhân sự, được giao cho Peters và Waterman tại văn phòng McKinsey tại
https://thuviensach.vn
San Francisco. Peters đi khắp thế giới với một ngân sách hạn hẹp, nói chuyện với rất nhiều doanh nhân thú vị mà ông tìm được về tổ chức và nhóm trong kinh doanh. Nhưng ông không có mục đích khi bắt đầu nghiên cứu.
Năm 1979, văn phòng Munich của McKinsey yêu cầu Peters đến thuyết trình những phát hiện của ông cho hãng Siemens và Peters đã soạn ra bản thuyết trình dài tới 700 slide trình bày trong suốt hai ngày. Sau đó, văn phòng McKinsey tại Mỹ lại yêu cầu Peters đến thuyết trình cho PepsiCo nhưng trong một định dạng đơn giản hơn. Do đó, Tom Peters phân chia phần thuyết trình trước đây thành tám chủ đề, là tám nguyên nhân chính mang lại sự thành công cho các tập đoàn thành công. Và cuốn sách viết gồm tám chương dựa trên tám chủ đề này đã ra đời từ những nghiên cứu và thuyết trình đó.
Thông qua thực tiễn nghiên cứu 43 công ty xuất sắc nhất ở Mỹ cuối những năm 1970, Tom Peters và Robert Waterman đã chỉ ra rằng tất cả các công ty vượt trội đều nắm trong tay từ 3-5 yếu tố trong mô hình 7S (Structure: Cơ cấu, Systems: Hệ thống, Style: Phong cách quản lý, Staff: Con người, Skills: Các kỹ năng, Strategy: Chiến lược, và Shared Values: Giá trị chung) và đưa ra nhận định rằng để vượt trội, các doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì ít nhất bốn đến năm yếu tố trên. Tom Peters đồng thời cũng chỉ ra tám đặc điểm nổi bật mà tất cả các công ty cần có để đạt được thành công vượt trội, đó là: Thiên hướng hành động; Gần gũi với khách hàng; Khả năng tự quản và Tinh thần doanh nghiệp; Năng suất phụ thuộc vào lực lượng lao động; Đi sâu, đi sát, đề cao giá trị; Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường; Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ; Cách thức quản lý vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng.
Bằng những ví dụ cụ thể, Tom Peters mang đến cho độc giả cách nhìn hoàn toàn mới khi đó về những yếu tố cơ bản của sự vượt
https://thuviensach.vn
trội. Sự thành công của P&G đến từ sự cam kết gắn bó phi thường với chất lượng sản phẩm chứ không phải từ khả năng marketing tuyệt vời đã trở thành huyền thoại của họ. IBM trở nên vượt trội nhờ họ đã hàng ngày thực hiện được một điều mà các nhà kinh tế học thuần lý khẳng định chắc chắn là không thể, đó là khả năng quản lý tình trạng mơ hồ và nghịch lý. Tiêu chí phục vụ 99,5% của Frito-Lay, mang sản phẩm đến tận tay khách hàng dù mưa gió, bão tuyết chính là nền tảng cho thành công ngoài mong đợi của họ.
Đặc biệt, tác giả cũng là những người tiên phong trong việc nhấn mạnh đến văn hóa công ty. Kiếm tìm sự hoàn hảo cho rằng: Tính vượt trội và thống nhất của văn hóa là một tính chất căn bản của những công ty có chất lượng cao nhất. Hơn nữa, nếu văn hóa công ty càng mạnh và càng được định hướng tập trung vào thị trường, công ty càng không cần đến những cẩm nang hướng dẫn chính sách, những biểu đồ tổ chức, hay các quy tắc, thủ tục rườm rà. Trong những công ty này, mọi người từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đều biết rõ mình phải làm gì trong phần lớn mọi tình huống vì các giá trị định hướng của công ty đều hết sức rõ ràng.
Là một trong những cuốn sách được đánh giá là “bất hủ qua thời gian”, siêu kinh điển về quản trị và liên tục được xếp vào danh sách 100 cuốn sách kinh doanh kinh điển nhất mọi thời đại, 100 cuốn sách kinh doanh có ảnh hưởng nhất lịch sử, 75 cuốn sách kinh điển về quản lý, 100 cuốn sách vĩ đại nhất về chiến lược. Gần 20 năm đã trôi qua kể từ khi cuốn sách được xuất bản năm 1982, một số công ty trong cuốn sách đã không giữ được sự thành công nhưng Peters và Waterman được xem là những người đầu tiên xác định 8 đặc điểm cơ bản để một doanh nghiệp thành công và đã trình bày nó một cách có hệ thống. Cùng với cuốn sách này, Tom Peters đã trở thành một cây đại thụ về quản trị trên thế giới… và
https://thuviensach.vn
những nguyên lý được đưa ra trong cuốn sách vẫn còn những giá trị hữu ích cho các doanh nghiệp hôm nay.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Kiếm tìm sự hoàn hảo. Tôi tin rằng, các nhà quản lý sẽ rút ra cho mình nhiều bài học tâm đắc từ tác phẩm kinh doanh kinh điển này.
Tiến sĩ NGUYỄN TUẤN QUỲNH
Phó Tổng Giám Đốc
Công ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận – PNJ
https://thuviensach.vn
Hãy học hỏi phương cách quản lý của các công ty tốt nhất của Mỹ
TÁM ĐẶC ĐIỂM CĂN BẢN CẦN CÓ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG VƯỢT TRỘI
Một: Thiên hướng hành động: thực hiện một hành động nào đó - bất cứ hành động nào - còn tốt hơn là gửi đi liên tục cùng một thắc mắc trong các bản phân tích và báo cáo.
Hai: Gần gũi với khách hàng - tìm hiểu sở thích và quan tâm đến họ.
Ba: Khả năng tự quản và tinh thần doanh nghiệp - chia một tập đoàn thành các công ty có quy mô nhỏ, khuyến khích chúng tư duy độc lập và cạnh tranh với nhau.
Bốn: Năng suất phụ thuộc vào lực lượng lao động - làm cho mọi nhân viên ý thức được rằng những nỗ lực cao nhất của họ là vô cùng thiết yếu và phần thưởng dành cho họ nằm trong sự thành công của công ty.
Năm: Đi sâu đi sát, đề cao giá trị - yêu cầu nhà điều hành phải tiếp xúc với hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty.
Sáu: Bám chặt lĩnh vực sở trường.
Bảy: Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ - ít các cấp bậc quản lý, ít nhân viên ở cấp cao.
https://thuviensach.vn
Tám: Cách thức quản lý vừa cứng rắn vừa mềm mỏng - tạo ra một bầu không khí làm việc tận tụy, phát triển những giá trị chủ đạo của công ty, kết hợp với thái độ khoan dung dành cho mọi nhân viên đang chấp nhận các giá trị này.
https://thuviensach.vn
Lời tựa
Sau bữa tối, chúng tôi quyết định ở lại qua đêm thứ hai tại Washington. Công việc bận rộn trong ngày đã khiến chúng tôi không kịp đáp chuyến bay cuối cùng về nhà. Mặc dù không đặt phòng trước, song chúng tôi vẫn tới khách sạn Four Seasons mới mở, nơi trước đây đã từng ở trọ và rất thích nó. Khi rảo bước qua hành lang, đang phân vân không biết giải thích thế nào cho trường hợp thuê phòng của mình, chúng tôi đã dốc hết nghị lực để chờ đón cái nhún vai từ chối lạnh lùng quen thuộc dành cho những vị khách đến muộn. Song thật ngạc nhiên, cô nhân viên lễ tân ngước lên, mỉm cười và gọi tên chúng tôi, hỏi thăm sức khoẻ. Cô ta nhớ cả tên chúng tôi! Trong chớp mắt, chúng tôi hiểu ngay vì sao chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi mà Four Seasons đã trở thành “địa điểm lý tưởng để trọ lại” tại Washington – đây là một trường hợp hiếm hoi ngay trong năm đầu đã được đưa vào danh sách các khách sạn bốn sao nổi tiếng.
Nhưng tại sao chuyện này lại quan trọng? Sở dĩ câu chuyện về Four Seasons tác động tới chúng tôi là vì trong nhiều năm qua chúng tôi đã nghiên cứu về sự hoàn hảo của doanh nghiệp. Đối với chúng tôi, một trong những đầu mối chủ chốt chỉ rõ sự hoàn hảo của doanh nghiệp là những câu chuyện mô tả nỗ lực phi thường của một số nhân viên rất đỗi bình thường. Khi bắt gặp không chỉ một mà là hàng loạt chuyện như thế, chúng tôi đã chắc chắn rằng mình đang theo đuổi một trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, chúng tôi cũng chắc rằng sẽ tìm thấy hiệu quả tài chính phi thường và bền vững, tương tự như thành tích của nhân viên.
Các hình ảnh khác lần lượt hiện lên trong tâm trí. Chúng tôi đang ở một Washington khác, lần này là tiểu bang Washington, để
https://thuviensach.vn
bàn luận với ban điều hành hãng Boeing về công trình nghiên cứu này và lập luận rằng, các công ty vượt trội dường như chấp nhận tất cả khó khăn nhằm khuyến khích, nuôi dưỡng, và quan tâm tới “các nhà vô địch sản phẩm” – đó là những cá nhân tin tưởng mãnh liệt vào ý tưởng của họ đến mức tự mình gánh vác mọi trách nhiệm, chỉ trích bộ máy quan liêu, luồn lách thực hiện các dự án xuyên qua hệ thống và tới tận khách hàng. Bob Withington, đã kể lại câu chuyện hãng Boeing giành được hợp đồng chế tạo loại phi cơ B-47 cánh tà, về sau đã trở thành loại máy bay thương mại B-707 đầu tiên gặt hái thành công rực rỡ. Ông ta cũng thuật lại câu chuyện hãng Boeing giành được hợp đồng sản xuất máy bay B-52, loại phi cơ vốn ban đầu chỉ được thiết kế với động cơ tua bin đẩy cho đến khi Boeing chứng minh được các lợi thế của B-52 giống như một phi cơ phản lực.
Đối với chúng tôi, sức hấp dẫn của câu chuyện thứ nhất xuất phát từ chiến công của một nhóm nhỏ các kỹ sư hãng Boeing miệt mài nghiên cứu hồ sơ tài liệu của Đức Quốc Xã trong các phòng thí nghiệm bị Lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Chẳng bao lâu sau họ tin tưởng vào quan điểm riêng về các lợi ích vô cùng to lớn của bản thiết kế máy bay cánh tà. Cách đó nửa vòng trái đất, tại Seattle, việc thử nghiệm thiết kế cánh tà trong đường hầm khí động tạo nên một phát hiện gây chấn động ‒ có thể đặt động cơ trên cánh trước thay vì thân máy bay. Câu chuyện thứ hai mô tả về kỳ nghỉ cuối tuần dài dằng dặc tại khách sạn Dayton của một nhóm kỹ sư hãng Boeing. Họ đã thức thâu đêm để thiết kế lại toàn bộ chiếc B 52, thảo luận và viết ra một đề xuất dày 33 trang, rồi trình lên Lực lượng Không quân Hoa Kỳ vào ngày thứ Hai kế đó, tất cả chỉ trong vòng 72 tiếng đồng hồ. (Ngoài ra, nhóm này còn trình bày đề xuất hoàn thiện một mô hình máy bay được khắc rất đẹp, chế tạo từ chất nhựa thơm và các loại vật liệu khác được mua ngay trong kỳ nghỉ cuối tuần với giá 15 đô-la ở một cửa hiệu bán đồ lưu
https://thuviensach.vn
niệm tại địa phương). Đây là hai câu chuyện tuyệt vời về các nhóm nhân viên đã nỗ lực phi thường để mang lại thành công vang dội cho tập đoàn. Mô hình của hãng Boeing trở thành khuôn mẫu hành động tại các công ty rất khác biệt với nó như 3M và IBM; với các nhóm nhỏ, đầy tinh thần cạnh tranh gồm những kẻ thực dụng, sẵn sàng phá vỡ hệ thống quan liêu – họ chính là cội nguồn sáng tạo.
Thêm một ví dụ khác, một ngày nọ chúng tôi đến một cửa hiệu nhỏ bán hàng điện tử để mua một máy tính có thể soạn thảo chương trình. Vốn kiến thức, lòng nhiệt tình và sự thích thú của nhân viên bán hàng ở đó thật sự ấn tượng và khiến chúng tôi tò mò tìm hiểu. Hoá ra, anh ta không phải là một nhân viên bán hàng, mà là một kỹ sư 28 tuổi phụ trách công tác phát triển sản phẩm ở Hewlett-Packard (HP), lần đầu đi thu thập kinh nghiệm thực tiễn về phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của HP. Chúng tôi đã nghe nói HP rất hãnh diện về mối quan hệ gần gũi với khách hàng của mình. Nhân viên mới dù có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) hay bằng kỹ sư điện tử, vẫn thường tham gia vào những nhiệm vụ mang tính thực tiễn về hoạt động giới thiệu sản phẩm. Thật đáng kinh ngạc! Kỹ sư của HP ứng xử nhiệt tình như bất cứ nhân viên bán hàng nào mà bạn từng mong chờ.
Bất cứ nơi nào từng đặt chân đến trên thế giới, từ Australia sang châu Âu, tới Nhật Bản, chúng tôi không khỏi bị ấn tượng mạnh trước tiêu chuẩn cao về vệ sinh và phong cách nhất quán trong dịch
vụ tại mọi cửa hàng McDonald’s. Không phải ai cũng thích bánh hambuger hay coi McDonald’s là đại diện của văn hóa Mỹ trên thế giới, nhưng McDonald’s đã chứng tỏ được chất lượng đảm bảo của mình trong ngành dịch vụ ăn uống trên toàn cầu. (Kiểm soát chất lượng trong ngành dịch vụ là một vấn đề khó khăn, khác với ngành sản xuất – nơi có sẵn mẫu sản phẩm trên băng chuyền và chỉ việc từ chối những lô hỏng − ngành dịch vụ cung cấp và tiêu thụ tại
https://thuviensach.vn
cùng một thời gian và địa điểm. Nó phải đảm bảo rằng hàng vạn nhân viên trong công ty đang tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn cao về chất lượng và nhận thức rõ quan điểm này.)
Chúng tôi nhớ lại buổi thảo luận diễn ra vào một ngày xuân nắng ấm trên thuyền tại hồ Geneva, cách đây vài năm, trước khi nghiên cứu này được thực hiện. Một trong số chúng tôi, giảng viên của trường kinh doanh IMEDE tại Lausanne, tới thăm một đồng nghiệp cũ. Công việc đòi hỏi anh phải đi lại thường xuyên, điều đó khiến vợ anh buồn phiền. Vì thế, anh bắt đầu thành lập một chuỗi nhà hàng McDonald’s tại Thụy Sỹ. Việc này giữ chân anh ở nhà nhưng lại làm vợ anh bị sốc vì cô ấy sinh ra tại Geneva, một vùng có tư tưởng bài ngoại nặng nề. (Vợ anh qua khỏi cơn sốc đó ngay khi người Thụy Sỹ trở thành khách hàng trung thành của McDonald’s). Anh kể lại cho tôi ấn tượng ban đầu về McDonald’s và nhận xét, “Anh biết đấy, một trong những điều mà tôi ấn tượng nhất về McDonald’s là khả năng định hướng con người của hãng. Trong suốt bảy năm làm việc tại McKinsey, tôi chưa từng nhìn thấy khách hàng nào tỏ ra quan tâm nhiều tới con người như vậy”.
Một người bạn khác giải thích cho chúng tôi lý do vì sao anh chọn mua sản phẩm của IBM để trang bị cho hệ thống máy tính tại bệnh viện. “Nhiều hãng sản xuất máy tính khác có thể vượt trội hơn IBM về mặt công nghệ. Thậm chí, phần mềm của họ cũng dễ sử dụng hơn. Nhưng chỉ có IBM mới giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Họ phỏng vấn toàn bộ dây chuyền từ trên xuống dưới. Họ hiểu cách chúng tôi nói, không có những bộ phận thừa. Giá máy vi tính của IBM cao hơn 25% so với các hãng khác. Nhưng họ cung cấp một dịch vụ bảo hành tuyệt vời, đáng tin cậy. IBM thậm chí còn bố trí kết nối dự phòng với một nhà máy thép địa phương phòng trường hợp hệ thống bị sụp đổ. Các bài thuyết trình của họ đều nhấn
https://thuviensach.vn
mạnh vào lợi ích này. Kể cả khi ngân sách eo hẹp, chúng tôi vẫn quyết định mua máy tính của hãng IBM.
Trước kia, chúng tôi vẫn được nghe kể những câu chuyện về văn hóa đặc sắc với xu hướng thích tổ chức họp hành, hát bài ca truyền thống, và khen ngợi của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngày nay, phong cách làm việc này thường bị gạt đi vì người ta cho rằng nó không phù hợp tại Mỹ. Ai có thể tưởng tượng ra lối cư xử kiểu bộ lạc tại các công ty Mỹ? Nhưng ở Mỹ cũng có những trường hợp như vậy. Đối với bất kỳ ai chưa từng chứng kiến, thật khó có thể hình dung ra cảnh náo nhiệt và hưng phấn trong buổi họp tối thứ Hai hàng tuần của những nhân viên bán bát nhựa của công ty Tupperware. Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra tại Mary Kay Cosmetics và đã trở thành chủ đề của một phân đoạn trong chương trình Sixty Minutes (Sáu mươi phút) của Morley Safer. Các ví dụ trên đây có thể bị bác bỏ vì chỉ là một số trường hợp đặc thù khi bán loại sản phẩm nào đó. Mặt khác, tại HP, những buổi uống bia thả phanh dành cho nhân viên được tổ chức đều đặn, và chúng đã trở thành một hoạt động bình thường trong cách tiếp cận của mỗi bộ phận, giúp cho mọi người có cơ hội quen biết lẫn nhau. Một người trong nhóm chúng tôi khi mới vào nghề đã trải qua một chương trình đào tạo kinh doanh của IBM; vào mỗi buổi sáng, mọi nhân viên đều ca hát và cảm thấy hưng phấn như các nhân viên trong công ty Nhật Bản.
Khi phát biểu trong hội thảo cho khách hàng hoặc giảng cho sinh viên, chúng tôi thường lấy phong cách quản lý độc đáo của hãng hàng không Delta Airlines làm ví dụ điển hình. Là những người di chuyển nhiều, chúng tôi có thể kể lại một hay hai câu chuyện về những lần trợ giúp cụ thể từ các nhân viên của Delta, khi chúng tôi chen chúc để kịp chuyến bay chuyển tiếp vào giờ chót. Lần gần đây nhất khi chúng tôi thuật lại câu chuyện này, một nhà lãnh đạo điều hành giơ tay lên, phát biểu: “Nào, để tôi nói cho anh biết
https://thuviensach.vn
điều gì thật sự xảy ra tại hãng hàng không Delta”. Nhà lãnh đạo nọ thuật lại một câu chuyện về dịch vụ phi thường của Delta Airlines, khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Do sơ suất, vợ ông bị sót tên
trên danh sách khách hàng đi vé giảm giá vì gia đình đã thay đổi chỗ ở, và vì lý do kỹ thuật, giá vé trên không còn giá trị nữa. Bà đã khiếu nại. Đích thân chủ tịch của Delta Airlines đã can thiệp do ông cũng có mặt vào lúc đó, và đã gặp khách hàng tại cổng để trao chiếc vé mới.
Bất cứ ai từng giữ cương vị quản lý thương hiệu ở Procter & Gamble đều thật sự tin rằng P&G thành công là nhờ vào lời cam kết với chất lượng sản phẩm, hơn là vào khả năng marketing huyền thoại. Một trong những hình ảnh mà chúng tôi thấy thích thú nhất là nhà điều hành của P&G mặt mày đỏ lựng, đang giận dữ quả quyết với một lớp học trong chương trình mùa hè đào tạo các nhà quản lý của Đại học Stanford, rằng công ty “chế tạo loại giấy vệ sinh tốt nhất trên thị trường, dù sản phẩm là giấy vệ sinh hay xà phòng đi chăng nữa, thì P&G cũng chế tạo nó tốt hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác”. (Tại phần lớn các công ty vượt trội, những giá trị cơ bản này đã ăn sâu vào cốt lõi. Có lần, P&G đã từ chối đưa một nguyên liệu thứ phẩm vào trong xà phòng, dù như thế có nghĩa là không đáp ứng được nhu cầu cấp bách của quân đội trong cuộc Nội chiến Mỹ).
Sau cùng, tại Frito-Lay chúng tôi được nghe những câu chuyện có thể là giả tưởng hoặc không – điều đó chẳng quan trọng – về những nhân viên vất vả lội qua tuyết, bùn lầy, mưa gió mặc dù không phải là người đưa thư. Họ là những nhân viên kinh doanh khoai tây rán, giữ gìn truyền thống ‒ đáp ứng “tiêu chí phục vụ 99,5%” – điều mà toàn bộ nhân viên của Frito-Lay đều rất lấy làm hãnh diện và là nguồn gốc của thành công không gì sánh kịp.
Điều thật sự cuốn hút chúng tôi khi bắt đầu theo đuổi công trình nghiên cứu về thành công của các công ty là: càng tìm hiểu
https://thuviensach.vn
sâu, chúng tôi càng ý thức được rằng các công ty vượt trội có vô vàn những câu chuyện và hình tượng như trên. Chúng tôi nhận thấy các công ty này cũng có văn hóa lôi cuốn như bất kỳ công ty Nhật Bản nào. Và bất kể trong ngành công nghiệp nào, đặc trưng riêng biệt
của sự vượt trội về văn hóa dường như đều có thể nhận ra. Dù kinh doanh ngành nào, các công ty, nói chung, đều thực hiện theo cùng một cách, đôi khi hơi thái quá, song rất sôi nổi, luôn luôn lặp đi lặp
lại để đảm bảo rằng tất cả mọi nhân viên đều tham dự vào văn hóa chung – hoặc họ phải quyết định từ bỏ công ty.
Thoạt đầu, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy nội dung của văn hóa doanh nghiệp trước sau chỉ giới hạn vào một số chủ đề. Dù là uốn hộp thiếc, rán thịt băm hamburger hay cung cấp phòng cho thuê thì hầu hết tất cả công ty vượt trội dường như đều tự xác định mình thuộc ngành kinh doanh dịch vụ. Khách hàng luôn chiếm vị trí số một. Các công ty vượt trội không lừa bịp khách hàng bằng công nghệ chưa được thử nghiệm hay những lời hoa mỹ không cần thiết. Khách hàng sẽ nhận được các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với dịch vụ đáp ứng tức thời.
Do đó, chất lượng và dịch vụ là những tiêu chuẩn bất biến. Cố nhiên, để đạt được chúng thì cần có sự cộng tác của toàn bộ nhân viên trong công ty chứ không chỉ của các nhà quản lý. Các công ty vượt trội luôn yêu cầu và đòi hỏi thành quả phi thường từ những nhân viên bình thường. (Cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Dana là Rene McPherson cho rằng một số cá nhân chậm chạp và phá hoại, hay những tài năng chói sáng đều không đóng vai trò chủ chốt. Thay vào đó, ông nhấn mạnh việc chăm sóc, bồi dưỡng và giải phóng cho những con người bình thường.) Chúng tôi gọi biện pháp này là “gia tăng năng suất thông qua lực lượng lao động”. Tất cả các công ty đều nhắc đến điều đó. Song chỉ có một số ít thực hiện thành công.
https://thuviensach.vn
Sau cùng, hóa ra không cần nhìn sang nước Nhật để tìm kiếm những mô hình có thể giải quyết tình trạng bất ổn của các doanh nghiệp Mỹ. Có nhiều công ty Mỹ đang thể hiện đúng mô hình đó, xét từ góc độ của tất cả yếu tố – khách hàng, nhân viên, cổ đông và công chúng nói chung. Các công ty vượt trội này đã đi đúng hướng từ nhiều năm nay nhưng đơn giản là chúng ta chưa chú tâm đầy đủ đến những điển hình tích cực này. Chúng tôi cũng chưa phân tích được mức độ nhất quán của các hoạt động tự phát này với cơ sở lý thuyết.
Các cuộc thảo luận về tâm lý quản trị từ lâu chỉ tập trung vào lý thuyết X hay lý thuyết Y, giá trị của việc đa dạng hóa công việc, và giờ đây đề cập tới các nhóm cải tiến chất lượng. Đa số các cuộc tranh luận không đi sâu vào giải thích sự thần kỳ của lực lượng lao động đầy nhiệt tình ở Nhật Bản hay ở các công ty vượt trội của Mỹ, song lý thuyết hữu ích đó vẫn tồn tại. Chẳng hạn như, nhà tâm lý học Ernest Becker đã đóng góp một lý thuyết quan trọng, mặc dù không được phần lớn giới phân tích quản lý biết đến. Ông lập luận rằng con người đương nhiên bị “thuyết nhị nguyên” lôi kéo. Cùng một lúc, con người cần vừa là thành viên thích nghi với một đội chiến thắng, vừa là một ngôi sao tự tỏa sáng.
Về đội chiến thắng, Becker nhận định: “Xã hội… là một cỗ xe chuyên chở chủ nghĩa anh hùng trần tục… Con người vượt qua cái chết bằng cách tìm ra ý nghĩa cuộc sống… Đó là khát vọng cháy bỏng của loài người… Điều họ thật sự sợ hãi không phải là sự diệt vong, mà là sự diệt vong một cách vô nghĩa… Nghi lễ là kỹ thuật để ban phát sự sống. Ý thức về giá trị bản thân được cấu thành một cách tượng trưng, tình yêu bản thân được con người ấp ủ nhờ vào các biểu tượng, nhờ vào một quan điểm trừu tượng về giá trị của bản thân họ. Khát vọng tự nhiên của con người có thể được nuôi dưỡng vô hạn trong phạm vi của các biểu tượng”. Ông bổ sung: “Con người
https://thuviensach.vn
thích coi tình trạng phi tự do là điều kiện để được trường tồn”. Nói cách khác, con người sẵn sàng hạn chế bản thân nếu như động cơ hành động là cao quý theo một nghĩa nào đó. Trong thực tế, công ty có thể tạo ra tiếng vang như một câu lạc bộ độc quyền hay một hội danh dự vậy.
Tuy nhiên, cùng lúc, mỗi người trong chúng ta cần tự làm nổi bật bản thân – ngay cả khi đang ở trong một tổ chức thành công. Vì thế, đôi khi chúng ta quan sát thấy nghị lực phi thường vượt ra khỏi phạm vi yêu cầu của nhiệm vụ, khi mà người lao động (công nhân ở phân xưởng, nhân viên bán hàng, thư kí văn phòng) được trao cho chút quyền kiểm soát vận mệnh của họ. Một thí nghiệm tâm lý nghiên cứu lĩnh vực này đã nêu bật luận điểm sau đây. Các đối tượng thử nghiệm ở tuổi trưởng thành được giao nhiệm vụ giải một số câu đố phức tạp và một việc nhỏ là đọc và sửa bảng in thử. Bối cảnh ồn ào làm phân tán sự tập trung được tạo ra một cách ngẫu nhiên; chính xác hơn, đó là “một tổ hợp âm thanh của hai người nói tiếng Tây Ban Nha, một người nói tiếng Ác-mê-ni-a, một máy in đang chạy, một máy tính để bàn, một máy đánh chữ và tiếng ồn đường phố, tất cả tạo nên một tổ hợp om sòm lẫn lộn không thể phân biệt nổi”. Các đối tượng thử nghiệm được phân làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ được thông báo là phải thực hiện công việc. Nhóm thứ hai được cấp cho một nút để tắt tiếng ồn, hay dụng cụ tương tự như nút ngắt mạch. Nhóm thứ hai giải được số câu đố nhiều gấp năm lần so với nhóm kia, và chỉ phạm vài lỗi khi đọc và chữa bản in. Tuy nhiên, “…chẳng đối tượng nào trong nhóm có nút tắt tiếng ồn sử dụng nút đó. Sự khác biệt về kết quả là do con người ý thức được rằng họ có thể kiểm soát được”.
Các công ty được quản lý tốt nhất, và một vài công ty khác, hành động nhất quán với những lý thuyết nêu trên. Chẳng hạn, việc giám đốc bán hàng của một chi nhánh gồm 100 nhân viên đã
https://thuviensach.vn
thuê sân vận động Meadowlands ở bang New Jersey vào buổi chiều. Sau giờ làm việc, các nhân viên bán hàng chạy vào sân vận động qua lối đi của cầu thủ. Khi một người xuất hiện và bảng ghi kết quả điện tử nhấp nháy tên anh ta cho đám đông tụ họp nhìn thấy. Nhà điều hành từ trụ sở chính, nhân viên từ những phòng ban khác nhau, và gia đình cùng bạn bè của họ đều có mặt, reo hò ầm ĩ.
Công ty đó là IBM. Nhờ một hành động mà phần lớn các công ty bình thường sẽ gạt bỏ vì xem là quá cổ lỗ sĩ và tốn kém, IBM đồng thời tái khẳng định tính vượt trội (bằng cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân để trở thành vĩ đại) và mối quan tâm của nó đối với nhu cầu thể hiện bản thân của cá nhân (muốn nổi bật). IBM đang khuất phục một nghịch lý hiển nhiên. Nếu có một đặc điểm nổi bật của một công ty vượt trội, thì đó chính là khả năng quản lý tình trạng mơ hồ và nghịch lý. Những gì mà các nhà kinh tế học thuần lý khẳng định với chúng ta là nhất định không thể được, thì các công ty vượt trội lại thực hiện như chuyện thường ngày.
Khoai tây rán hiệu Frito và máy giặt hiệu Maytag chỉ là những hàng hóa thông thường. Tiêu chí phục vụ 99,5% của các cửa hàng tạp hóa nghe có vẻ thật ngớ ngẩn nếu bạn không nhìn vào lợi nhuận và thị phần của họ. Ở nước Mỹ, vì quá say mê các công cụ quản lý nên
chúng ta đã bỏ qua nghệ thuật bán hàng. Các công cụ quản lý thiên về xu hướng đo lường và phân tích. Chúng ta có thể đo lường các chi phí. Song nếu chỉ dùng những công cụ này, chúng ta không thể thật sự hiểu về giá trị của lực lượng lao động đầy sôi nổi tại Maytag hay Caterpillar đang cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, hoặc một người bán hàng của công ty Frito-Lay lặn lội cả dặm đường để phục vụ cho một khách hàng bình thường.
Điều tệ hại là, các công cụ quản lý bắt chúng ta phải đi vào một xu hướng duy lý – ngờ vực chính những nguồn lực tạo ra quá trình đổi mới trong các công ty vượt trội, chẳng hạn như: các "nhà vô địch
https://thuviensach.vn
sản phẩm" phi lý tại công ty 3M, hiện tượng gia tăng về dòng sản phẩm tại công ty Digital Equipment Corporation, tình trạng cạnh tranh nội bộ đầy sôi động giữa các nhà quản lý thương hiệu ở công ty P&G. Vào thập niên 1920, Alfred Sloan đã thành công trong việc tạo ra sự trùng lặp tại General Motors; sự trùng lặp trên diện rộng và có mục đích đã tồn tại trong nhiều dòng sản phẩm của các phân bộ của IBM nhằm khích lệ sự cạnh tranh nội bộ cũng đã xuất hiện từ lâu. Song ngay cả ngày nay, ít nhà lãnh đạo duy lý nào có vẻ muốn chấp nhận nó. Họ không thích sự trùng lặp mà chỉ muốn trật tự ngăn nắp. Họ không thích phạm sai lầm; mà chỉ muốn xây dựng kế hoạch thật kỹ càng. Họ ghét tình trạng không biết mọi người đang làm và thích những biện pháp kiểm soát tất cả. Họ xây dựng mạng lưới nhân viên khổng lồ. Trong khi đó, Wang Labs hay 3M hay Bloomingdale’s đưa đến mười sản phẩm mới ra thị trường từ hàng tháng trước.
Do đó, chúng tôi đưa ra một vài luận điểm chống lại lý thuyết truyền thống, chủ yếu vì bằng chứng thu thập được về cách thức làm việc của con người − dù xét về mặt cá nhân hay trong các nhóm
lớn − đã khiến chúng tôi phải xem lại một số nguyên lý kinh tế quan trọng liên quan tới quy mô (lợi ích kinh tế theo quy mô), tính chính xác (các giới hạn phân tích), và khả năng đạt được kết quả phi thường (đặc biệt là về chất lượng) của những nhân viên hoàn toàn bình thường.
Các phát hiện rút ra từ những công ty vượt trội rốt cục là một bức thông điệp chứa đầy tinh thần lạc quan. Tin tốt lành cho nước Mỹ: cách thực hành quản lý tuyệt vời ngày nay không chỉ tồn tại ở Nhật. Song, quan trọng hơn, thành quả này xuất phát từ việc đối xử tốt với nhân viên và yêu cầu họ tỏa sáng, vượt trội lên; và từ việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao. Tính hiệu quả theo quy mô đã mở đường cho các đơn vị nhỏ với những nhân viên tinh thần
https://thuviensach.vn
đầy hưng phấn. Các nỗ lực nghiên cứu và phát triển được hoạch định chính xác, tập trung vào những sản phẩm gây tiếng vang lớn, đã được thay thế bằng đội quân những “nhà vô địch sản phẩm” đầy nhiệt tình cống hiến. Sự tập trung vào chi phí đã nhường chỗ cho mối quan tâm vào chất lượng. Hệ thống cấp bậc trong tổ chức và những bộ quần áo trịnh trọng đã nhường chỗ cho cách gọi tên thân mật, sơ mi trần, sự huyên náo, và tính linh động dựa trên cơ sở của dự án. Cách thức làm việc tuân theo các bộ quy tắc dày cộm đã được thay thế bằng sự góp ý của tất cả mọi người.
Thậm chí cả công tác quản lý cũng trở nên thú vị hơn. Thay vì động não suy tính trong tháp ngà vô vị, giới quản lý đang hình thành và củng cố các giá trị thông qua việc huấn luyện và truyền bá ngay tại cơ sở – tới tận công nhân để hỗ trợ cho sản phẩm sắp tung ra thị trường.
Tác phẩm này sẽ lý giải đầy đủ hơn về những gì mà chúng tôi vừa mô tả. Nó đưa ra định nghĩa về tính vượt trội, nỗ lực khái quát hóa những hoạt động mà các công ty vượt trội đang thực hiện trong khi các công ty khác không thể, và củng cố thêm nhận xét của chúng tôi bằng lý thuyết kinh tế và xã hội vững chắc. Cuối cùng, tác phẩm sẽ sử dụng những số liệu thu thập từ cơ sở, vốn thường xuyên bị bỏ qua trong các cuốn sách viết về quản lý, chẳng hạn như những ví dụ cụ thể, rõ ràng rút từ chính các công ty đó.
https://thuviensach.vn
Phần I
Tài sản kế thừa
1. Các công ty Mỹ thành đạt
Họa sỹ người Bỉ theo trường phái siêu thực, René Magritte đã vẽ một loạt tẩu thuốc và đặt tên cho bức họa đó là Ceci n’est pas une pipe (Đây không phải là chiếc tẩu). Bức tranh vẽ một sự vật thì không phải là chính sự vật đó. Tương tự, sơ đồ tổ chức không phải là công ty, hay chiến lược mới không phải là câu trả lời hoàn hảo cho mọi vấn đề của công ty. Tất cả chúng ta đều ý thức rõ ràng điều này nhưng làm như không biết, khi rắc rối thì chúng ta kêu gọi một chiến lược mới, và tiến hành tái cơ cấu – nhưng thường chỉ dừng lại ở chỗ sắp xếp lại các chức vụ trên sơ đồ tổ chức. Có nhiều nguy cơ chỉ ra rằng sẽ chẳng có gì thay đổi. Chúng ta tạo ra tình trạng hỗn loạn, đôi lúc nó có ích, nhưng trên thực tế môi trường văn hóa cũ vẫn sẽ ngự trị. Các khuôn mẫu, thói quen cũ vẫn tồn tại.
Xét về bản chất, tất cả chúng ta đều biết rằng để giữ cho một tổ chức lớn tồn tại và đáp ứng nhạy bén cần phải tiến hành thêm nhiều hoạt động hơn là những tuyên bố về chính sách, chiến lược mới, kế hoạch, ngân sách, hay sơ đồ tổ chức. Nhưng chúng ta thường xử sự như thể không biết đến điều này. Khi muốn thay đổi, chúng ta lại lãng phí thời gian cho chiến lược hoặc tái cơ cấu tổ chức. Có lẽ đã đến lúc thay đổi cách làm này.
Đầu năm 1977, mối lưu tâm chung về hiệu quả quản lý, và sự chú ý đặc biệt đến bản chất của mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu tổ chức và hiệu quả quản lý, đã khiến chúng tôi thành lập hai
https://thuviensach.vn
nhóm đặc nhiệm tại McKinsey & Company. Một nhóm có nhiệm vụ xem xét lại những quan điểm của chúng tôi về chiến lược, còn nhóm kia quay về với hiệu quả của bộ máy tổ chức. Nếu muốn, các bạn cứ gọi đó là mô hình của McKinsey về nghiên cứu ứng dụng. Chúng tôi (các tác giả) là những nhà lãnh đạo dự án về hiệu quả của tổ chức.
Bước đầu tiên, dĩ nhiên là trao đổi với các nhà điều hành cấp cao trên toàn thế giới, những người đã nổi danh nhờ kỹ năng, kinh nghiệm và sự khôn ngoan về thiết kế cơ cấu tổ chức. Chúng tôi thấy ngay rằng họ cũng chia sẻ nỗi lo âu về phương pháp tiếp cận truyền thống. Tất cả không bằng lòng với giới hạn của các giải pháp mang tính cơ cấu truyền thống. Đặc biệt, sai lầm gần đây nhất là hình thức tổ chức phức tạp theo ma trận. Tuy nhiên, họ hoài nghi về tính hữu dụng của bất cứ loại công cụ đã biết nào, thậm chí còn hoài nghi về nhiệm vụ cần phải vực dậy và định hướng lại các công ty khổng lồ trị giá hàng tỷ đô-la.
Thực ra, các ý tưởng hữu ích nhất lại xuất phát từ những nơi xa lạ nhất. Trở lại năm 1962, nhà nghiên cứu lịch sử kinh doanh Alfred Chandler đã viết cuốn Chiến lược và Cơ cấu Tổ chức, trong đó ông đã diễn tả khái niệm phổ biến thời ấy là: ‘Cơ cấu tổ chức đi theo sau chiến lược’. Và khi chúng tôi bắt đầu công trình của mình vào năm 1977, phương châm của Chandler đã biến thành chân lý phổ quát. Chỉ cần vẽ ra kế hoạch chiến lược trên giấy tờ rồi thì cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ xuất hiện một cách dễ dàng. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, quan niệm của Chandler đã đóng một vai trò quan trọng; nhưng khi ông tuyên bố nó thì mọi người đều đang tiến hành đa dạng hóa, và điều Chandler nắm bắt rõ ràng nhất là: một chiến lược đa dạng hóa rộng rãi sẽ tạo nên một cơ cấu phi tập trung. Cơ cấu tổ chức đi theo sau chức năng. Trong giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến năm 1970, lời khuyên
https://thuviensach.vn
của Chandler đủ để phát động (hoặc duy trì) một cuộc cách mạng trong thực tiễn quản lý, vốn đã đi đúng hướng.
Nhưng khi khảo sát tỉ mỉ vấn đề, chúng tôi thấy rằng, dường như chiến lược hiếm khi quy định các giải pháp độc nhất về cơ cấu. Ngoài ra, các vấn đề chủ chốt trong chiến lược cũng thường là những vấn đề của quá trình thực thi và thích nghi liên tục: thực hiện được mục tiêu, nhưng vẫn linh động. Trên phạm vi lớn, điều này có nghĩa là đã vượt ra ngoài chiến lược, và lấn sang vấn đề tổ chức: bộ máy cơ cấu, nhân sự, v.v... Vì thế, vấn đề về hiệu quả quản lý có nguy cơ cho thấy một vòng luẩn quẩn đáng buồn. Rõ ràng là nó thiếu ý tưởng bổ sung cho cách thức tư duy cũ. Và điều này chưa bao giờ rõ ràng hơn vào năm 1980, khi các nhà quản lý Mỹ – thất vọng vì những vấn đề hiển nhiên do tình trạng trì trệ gây ra – đã mô phỏng cách thực hành quản lý của Nhật Bản, nhưng bỏ qua sự khác biệt về môi trường văn hóa, thứ còn rộng hơn cả mặt nước mênh mông của Thái Bình Dương.
Vào năm 1977, bước tiếp theo của chúng tôi là cầu viện những người không phải là doanh nhân. Chúng tôi đã đi thăm hàng chục trường kinh doanh tại Mỹ và châu Âu (Nhật Bản không có các trường kinh doanh). Chúng tôi thấy rằng nhiều nhà lý luận từ các trường kinh doanh cũng đang trăn trở với những mối quan tâm tương tự. Việc xác định thời điểm của chúng tôi khá ổn. Học thuyết có bị xáo trộn do đổi mới, nhưng đang dần hình thành một tâm điểm khác. Một vài nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục viết về cơ cấu tổ chức, đặc biệt là cơ cấu tổ chức theo ma trận – hình thái mới mẻ nhất và hợp thời nhất. Nhưng sự mâu thuẫn vẫn xoay quanh một luồng suy nghĩ vốn xuất phát từ các ý tưởng đáng chú ý về khả năng hữu hạn của người ra quyết định trong việc xử lý thông tin và đạt được những quyết định “duy lý”, kể cả những tập thể lớn (tổ chức lớn) cũng
https://thuviensach.vn
hiếm khi tự động thi hành các thiết kế chiến lược phức tạp của nhà duy lý.
Luồng tư tưởng mà các nhà nghiên cứu thời nay đang xem xét là một trào lưu cũ, do Elton Mayo và Chester Barnard thuộc đại học Harvard khởi xướng từ cuối thập niên 1930. Bằng nhiều cách khác nhau, cả hai đều phủ nhận quan niệm của Max Weber − người đã đưa ra định nghĩa về cơ cấu quan liêu của tổ chức, và Frederick Taylor − người đã hàm ý rằng có thể biến quản lý thành một môn khoa học chính xác. Weber đã gạt bỏ nhà lãnh đạo đề cao chế độ quan liêu. Ông tuyên bố: mô hình tuân thủ luật lệ và mang tính vô ngã của chế độ quan liêu là biện pháp duy nhất để đảm bảo sự tồn tại lâu dài. Còn Taylor tạo ra một cách thức tiếp cận máy móc tốn thời gian đối với vấn đề hiệu quả: nếu như bạn có thể phân chia công việc thành những công đoạn đầy đủ, được chương trình hoá toàn bộ; rồi đem lắp ghép chúng lại với nhau theo một cách thật sự tối ưu, vậy thì lý do gì khiến bạn không sở hữu một đơn vị hoạt động hiệu quả nhất?
Mayo kiên định khởi đầu trào lưu chính của trường phái duy lý, nhưng rốt cục trên thực tế, ông lại không chấp nhận trường phái đó. Tại các phân xưởng nhà máy Hawthorne thuộc Western Electric, Mayo nỗ lực chứng minh rằng nếu tình trạng vệ sinh nơi làm việc tốt hơn thì sẽ có tác động tích cực trực tiếp đến năng suất của công nhân. Vì vậy ông tăng ánh sáng. Năng suất gia tăng như dự kiến. Sau đó, Mayo chuẩn bị hướng sự chú ý sang nhân tố khác, theo kế hoạch ông lại giảm ánh sáng xuống. Thật ngạc nhiên, năng suất vẫn cứ tăng! Đối với chúng ta, những hành động đó đã tạo ra thông điệp quan trọng nhất của cuộc nghiên cứu, một chủ đề mà chúng ta sẽ liên tục nhắc đến trong cuốn sách này: chính sự quan tâm đến nhân viên, chứ không phải bản thân các điều kiện lao động, đã ảnh hưởng lớn tới việc gia tăng năng suất. (Theo một nhà
https://thuviensach.vn
quan sát: Đa phần các công ty tốt nhất của chúng ta dường như chỉ giảm lược công tác quản lý để tạo nên “một dòng vô tận hiệu ứng Hawthorne”). Điều này không khớp với quan điểm duy lý.
Chester Barnard, từ góc nhìn của người lãnh đạo (từng là chủ tịch của New Jersey Bell) đã quả quyết rằng vai trò của nhà lãnh đạo là khai thác các lực lượng xã hội trong tổ chức; định hình và dẫn dắt các giá trị. Ông mô tả nhà lãnh đạo giỏi là người có khả năng xác định những giá trị có liên quan đến các đặc tính xã hội phi chính thức của tổ chức. Barnard đặt họ đối lập với những người lợi dụng các phần thưởng và hệ thống chính thức, chỉ biết để đối phó với hiệu quả ngắn hạn.
Các quan niệm của Barnard, dẫu rằng sau đó đã được Herbert Simon (người sau này giành giải Nobel) nhanh chóng tiếp thu, vẫn nằm ngủ yên suốt 30 năm trong khi các cuộc tranh luận quan trọng về quản lý tập trung vào cơ cấu tổ chức phục vụ cho tăng trưởng hậu chiến – vấn đề nóng bỏng của thời đại.
Nhưng khi đợt sóng đầu tiên của quá trình phi tập trung hoá cơ cấu tổ chức cho thấy nó không phải là liều thuốc trị bách bệnh cho mọi thời đại, tiếp theo đó là cơ cấu tổ chức theo ma trận vấp phải một loạt vấn đề liên tục nảy sinh do tính phức tạp, thì các quan niệm của Barnard và Simon lại tạo ra một làn sóng tư duy mới. Về mặt lý thuyết, Karl Weick của Đại học Cornell và James March của đại học Stanford đều phản đối mô hình duy lý.
Weick cho rằng các tổ chức học hỏi và thích nghi rất chậm. Họ bị ám ảnh bởi thói quen nội bộ, thậm chí là rất lâu sau khi chúng mất hết giá trị thực tiễn. Các giả thuyết kinh doanh mang tính chiến lược quan trọng (chẳng hạn, biện pháp kiểm soát chống lại xu hướng chấp nhận rủi ro) đã bị vùi sâu bởi các chi tiết nhỏ nhặt của những hệ thống quản lý và công việc thường ngày quen thuộc
https://thuviensach.vn
khác mà nguồn gốc từ lâu đã bị xoá nhoà theo thời gian. Về điểm này, ví dụ ưa thích nhất của chúng tôi là do một người bạn kể lại. Khi bắt đầu sự nghiệp, ông đã được đào tạo làm giao dịch viên ở ngân hàng, một nghiệp vụ mà ông phải học lúc đó là xếp các tấm thẻ đục lỗ 80 cột. Người hướng dẫn làm việc này nhanh như chớp. “Bzuút”, thế là cả xấp thẻ nằm gọn trên tay cô ta tất cả đều đã được xếp gọn ghẽ. Thật đáng kinh ngạc. Ông hỏi: “Cô đã làm công việc này bao lâu rồi ?” Cô ta ước lượng: “Khoảng mười năm”.
Vì muốn học nghề, nên ông ta hỏi tiếp: “Thế thì, thưa cô, nghiệp vụ này dùng để làm gì?”
“Nói thật với anh, ’Bzuút’, một xấp thẻ nữa lại hiện ra nhanh như chớp, tôi cũng không rõ lắm.”
Weick giả sử rằng tính thiếu linh động bắt nguồn từ những sơ đồ máy móc về tổ chức mà chúng ta hình dung trong đầu. Chẳng hạn, ông nhận định: “Nếu cứ dùng mãi các ẩn dụ quân sự, thì chúng ta sẽ bỏ sót một loại hình tổ chức khác, đề cao khả năng ứng biến hơn khả năng dự báo, chú tâm vào các cơ hội mới mở ra hơn những điều kiện ràng buộc, khám phá các hành động mới hơn là giữ nguyên những hành động cũ, thích tranh luận hơn im lặng và khuyến khích sự nghi ngờ và mâu thuẫn hơn là niềm tin ”.
March thậm chí còn đi xa hơn Weick. Ông đã ví von chiếc thùng đựng rác với một tổ chức. March phác họa cách thức mà các tổ chức học hỏi và đưa ra quyết định giống như là những dòng vấn đề, giải pháp, người tham dự, và cơ hội lựa chọn – tất cả chúng tác động ngẫu nhiên lẫn nhau, đưa tổ chức hướng về tương lai. Nhận xét của March về các tổ chức lớn khiến ta nhớ lại lời tiên tri đáng buồn của tổng thống Truman về những rắc rối đang chờ đợi người kế nhiệm, Richard E. Neustadt thuật lại. “Ông ta sẽ ngồi ở đây”, Truman nói (tay vỗ vào chiếc bàn làm việc để nhấn mạnh), và ông
https://thuviensach.vn
ta sẽ ra lệnh “Làm cái này, làm cái kia” song chẳng có gì xảy ra. Tội nghiệp Ike, chẳng có gì giống như quân đội đâu. Ông ta sẽ rất thất vọng về điều này”.
Một số nhà nghiên cứu khác gần đây đã bắt đầu tập hợp những luận chứng cho các quan điểm đi ngược lại truyền thống. Nhà nghiên cứu Henry Mintzberg của đại học McGill ở Canada, đã tiến hành một vài cuộc nghiên cứu hiếm hoi và nghiêm túc về hiệu quả sử dụng thời gian của các nhà quản lý. Kết quả cho thấy họ không dành toàn bộ thời gian làm việc để lập kế hoạch, cơ cấu sơ đồ tổ chức, động viên và kiểm soát như giả thuyết của nhiều nhà chức trách. Ngược lại, thời gian của họ bị xé vụn. Khoảng thời gian bình quân dành cho bất cứ vấn đề nào là chín phút. Andrew Pettigrew, một nhà nghiên cứu người Anh, chuyên nghiên cứu về các chính sách đề ra quyết định chiến lược, và rất quan tâm đến tính trì trệ của các tổ chức. Ông chứng minh rằng các công ty thường bám víu vào các giả định sai lầm của họ về thế giới trong suốt một thập niên, mặc dù bằng chứng hiển nhiên chỉ ra rằng thế giới đó đã thay đổi và có thể chính họ cũng vậy. (Gần đây, chúng tôi quan sát thấy vô số ví dụ chứng minh cho quan điểm đúng đắn của Pettigrew xuất hiện tại nhiều ngành công nghiệp Mỹ hiện đang hoạt động trong điều kiện chính phủ nới lỏng quy chế, chẳng hạn như hàng không, vận tải, tiết kiệm và cho vay, viễn thông).
Trong những lần tiếp xúc ban đầu, chúng tôi đã gặp gỡ các nhà quản lý từ những công ty hàng đầu trong suốt một thời gian dài như: IBM, 3M, P&G, Delta Airlines. Khi suy nghĩ về trường phái mới của tư duy luận, chúng tôi bắt đầu nhận thấy rằng những khó khăn vô hình mà các nhà quản lý nói trên mô tả có vẻ phù hợp với quan điểm của Weick và March nhiều hơn là với quan điểm của Taylor hoặc Chandler. Chúng tôi đã nghe họ nói về môi trường văn hóa của tổ chức, cảm thức gia đình, quy mô nhỏ là tuyệt vời, tính đơn
https://thuviensach.vn
giản tốt hơn là tính phức tạp, về sự sôi nổi đi kèm với những sản phẩm đạt chất lượng. Nói tóm lại, chúng tôi đã tìm ra điều hiển nhiên là: cá thể vẫn đóng vai trò quan trọng. Xây dựng những tổ chức có tính đến các mặt hạn chế (chẳng hạn, khả năng xử lý thông tin) và sức mạnh (chẳng hạn, sức mạnh xuất phát từ lời cam kết gắn bó và lòng nhiệt tình) là yếu tố sống còn đối với những nhà quản lý trên.
CÁC TIÊU CHÍ THÀNH CÔNG
Trong hai năm đầu, chúng tôi nghiên cứu chủ yếu về vấn đề mở rộng khả năng chẩn đoán và phương thức khắc phục ngoài những công cụ truyền thống vốn chỉ tập trung vào chiến lược và các cách tiếp cận cơ cấu tổ chức.
Quả thật, nhiều bạn bè ngoài nhóm nghiên cứu đặc nhiệm cho rằng chúng tôi chỉ cần nhận thức được vấn đề cơ cấu trong phương thức tổ chức. Họ lập luận, vì hình thức phi tập trung hoá là xu hướng của thập niên 1950-60 và hình thức ma trận của thập niên 1970 đều không đem lại hiệu quả, vậy hình thức cơ cấu tổ chức của thập niên 1980 sẽ là gì? Chúng tôi đã chọn một cách tiếp cận khác. Dẫu rằng vấn đề cơ cấu tổ chức hiển nhiên là quan trọng, chúng tôi vẫn kết luận rằng nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể rắc rối có liên quan tới hiệu quả quản lý. Chẳng hạn, ngay chính cụm từ “phương thức tổ chức” cũng nêu lên câu hỏi “Tổ chức để làm gì?” Đối với những công ty khổng lồ mà chúng tôi quan tâm, câu trả lời cho câu hỏi trên là luôn hình thành nên một thứ năng lực doanh nghiệp mới chủ đạo – tức là, có nhiều sáng kiến hơn, trở thành những nhân viên marketing tài ba hơn, thường xuyên cải thiện các quan hệ lao động hoặc xây dựng các kỹ năng khác mà công ty chưa có.
https://thuviensach.vn
Một ví dụ tuyệt vời là công ty McDonald’s. Thương hiệu này không chỉ thành công tại Mỹ mà còn phổ biến trên khắp thế giới, điều này đem lại ý nghĩa nhiều hơn việc tạo ra một bộ phận quốc tế của công ty. Trong trường hợp của McDonald’s, điều đó có nghĩa là cho người Đức biết món hamburger là như thế nào.
Để ít phụ thuộc hơn vào doanh số bán hàng cho chính phủ, Boeing đã phải xây dựng kỹ năng bán hàng trên thị trường thương mại, một chiến thắng mà phần lớn các công ty cạnh tranh không bao giờ thực hiện được. Việc xây dựng kỹ năng, bổ sung điểm mạnh, rũ bỏ các thói quen cũ, thật sự thích hợp với môi trường văn hoá mới mẻ của Boeing, vốn dĩ là điều khó khăn vì nó vượt quá phạm vi cơ cấu tổ chức.
Mấu chốt cho thành quả mà chúng tôi đã đạt được nằm trong lời nhận xét của Fletcher Byrom, chủ tịch kiêm CEO của Koppers: “Tôi nghĩ rằng một sơ đồ tổ chức cứng nhắc, trong đó giả định rằng bất cứ người nào ở một vị thế nhất định sẽ hành động y như vị tiền nhiệm của ông ta, là điều khôi hài. Ông ta sẽ không làm thế. Vì vậy cơ cấu phải chuyển dịch, điều chỉnh và thích nghi với việc có một cá nhân mới đang công tác ở vị trí đó”. Không có câu trả lời thỏa đáng nào về cơ cấu tổ chức mà lại tách khỏi các mối quan tâm về con người và ngược lại. Chúng tôi còn đi xa hơn. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, bất kỳ cách tiếp cận nào đối với phương thức tổ chức đều phải bao gồm ít nhất bảy biến số: cơ cấu, chiến lược, con người, phong cách quản lý, hệ thống và thủ tục, quan điểm chỉ đạo và giá trị chung (môi trường văn hóa) cũng như sức mạnh và kỹ năng hiện có và kỳ vọng trong tương lai của công ty. Chúng tôi đã định nghĩa quan niệm này một cách rõ ràng hơn và xây dựng lên Khung phân tích bao gồm bảy yếu tố (7-S) của McKinsey (xem sơ đồ 1.1 ). Khi nới rộng ra, thu gọn và lắp ghép theo trật tự, chúng tôi đã làm cho tất cả các yếu tố đều bắt đầu bằng vần
https://thuviensach.vn
S (Tiếng Anh) và đã sáng tạo ra một logo đi kèm. Anthony Athos tại trường kinh doanh Harvard đã tạo động lực để chúng tôi thực hiện điều này, bằng cách nhấn mạnh rằng, nếu không lặp lại vần S để làm mốc ghi nhớ, ý tưởng của chúng tôi sẽ rất khó đem ra giải thích cho người khác hiểu và dễ bị rơi vào quên lãng.
Thoạt nhìn, trò cải biên vần S này trông có vẻ giống như một thủ thuật gượng ép, nhưng bốn năm kinh nghiệm trên khắp thế giới đã giúp chúng tôi linh cảm rằng khung phân tích nêu trên sẽ vô cùng có ích trong việc thúc đẩy người ta phải tư duy rành mạch, chẳng những về phần cứng – chiến lược và cơ cấu tổ chức, mà cả về phần mềm của tổ chức – phong cách, hệ thống, nhân sự, kỹ năng và giá trị chung. Khung phân tích mà một vài đồng nghiệp hài hước ví von là nguyên tử hạnh phúc được coi là một phương thức tư duy hữu ích về cách tổ chức phổ biến trên toàn thế giới. Richard Pascale và Anthony Athos ‒ những người giúp chúng tôi phát triển khái niệm đã dùng khung phân tích này làm nền tảng cho tác phẩm The Art of Japanese Management (Nghệ thuật quản lý của người Nhật). Harvey Wagner tại Đại học Bắc Carolina, đồng thời là một học giả lỗi lạc trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình ra quyết định, đã dùng mô hình này để giảng dạy về chính sách kinh doanh. Gần đây, ông phát biểu: “Các anh đã lấy đi mọi bí mật trong lớp tôi phụ trách. Sinh viên của tôi sử dụng khung phân tích của các anh, và thế là mọi vấn đề về trường hợp điển hình đang được nghiên cứu lộ rõ ra ngay”.
https://thuviensach.vn
Quay trở lại, thành quả mà khung phân tích của chúng tôi thật sự đem lại là nhắc nhở giới quản lý chuyên nghiệp rằng “Mềm là Cứng”. Quả vậy, nó giúp chúng tôi có thể tuyên bố: “Toàn bộ những điều mà các ngài đã gạt bỏ trong một thời gian dài với lý do: phi chính thức, mang tính trực giác, phi lý, không thể xử lý chỉnh sửa; đều có thể kiểm soát được. Rõ ràng, giống như cơ cấu tổ chức và chiến lược, có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu xung quanh cách vận hành công việc hiệu quả (không hiệu quả) tại các công ty. Bỏ qua chúng thì các ngài thật dại dột. Đây chính là một số công cụ để quản lý và phát triển một kỹ năng mới”.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bỏ sót một số điều. Thực tế là chúng tôi đã mở rộng bộ công cụ dự đoán theo các bước định lượng. Hầu
https://thuviensach.vn
hết các nhà quản lý rõ ràng sẽ thực hiện được nhiều điều hơn nếu chú tâm đến bảy yếu tố (7-S) nêu trên thay vì chỉ tập trung vào hai yếu tố. Quả vậy, khi nhìn nhận rằng những thay đổi thật sự trong các tổ chức được tạo nên bởi một trong bảy biến số phức tạp nêu trên, chúng tôi đã khiêm tốn hơn khi nhận định về những khó khăn nếu muốn thay đổi một tổ chức lớn theo bất kỳ phương thức cơ bản nào. Nhưng đồng thời, chúng tôi lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn về bảy biến số này, đặc biệt là “các yếu tố S thuộc phần mềm”. Quá trình hình thành kỹ năng mới của công ty không phải là hành động đảo ngược sự mô tả và hiểu biết về những hoạt động kém hiệu quả, cũng giống như thiết kế một chiếc cầu hoàn hảo đòi hỏi nhiều kiến thức hơn là việc hiểu được tại sao một số cây cầu lại bị hỏng. Giờ đây, chúng tôi đã có công cụ mang tính trí tuệ cao hơn nhiều để chỉ ra nguyên nhân của sự bất ổn trong tổ chức, đó là một điều tốt, và chúng tôi đã nâng cao năng lực xác định hoạt động nào có hiệu quả mặc dù không tính đến cơ cấu tổ chức và hoạt động ngoài lề – điều này lại càng tốt hơn. Song chúng tôi phải làm phong phú vốn “từ vựng” của mình về các quan niệm và những mô hình thiết kế.
Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định tập trung nghiên cứu chính sự vượt trội trong lĩnh vực quản lý. Ngay từ đầu, chúng tôi đã ghi mục này vào lịch trình nghiên cứu trong dự án, và động lực thúc đẩy thật sự đã đến khi CEO của tập đoàn Royal Dutch-Shell đề nghị chúng tôi giúp họ tổ chức một buổi hội thảo về sự đổi mới. Để những điều chúng tôi sắp trình bày ăn khớp với yêu cầu của Shell, chúng tôi đã chọn hai ý nghĩa cho từ “đổi mới”. Ngoài khái niệm đổi mới thông thường về những con người có trí tưởng tượng phong phú luôn đưa ra sáng kiến phát triển sản phẩm và dịch vụ có thể tung ra thị trường – một ý rất quan trọng đã được bổ sung thêm. Chúng tôi khẳng định rằng các công ty có nhiều sáng kiến, phát minh và đổi mới không những sản xuất ra loại hàng hóa đứng vững về mặt thương mại; mà
https://thuviensach.vn
còn đặc biệt linh hoạt, liên tục thích ứng với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường chúng đang hoạt động. Khác với các tổ chức trì trệ Andrew Pettigrew đã đề cập đến, khi môi trường thay đổi thì các công ty vượt trội cũng sẵn sàng chuyển đổi theo. Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, kỹ năng của các công ty cạnh tranh được cải thiện, khi trạng thái tâm lý của công chúng rối loạn, thì các lực lượng của nền thương mại quốc tế được sắp xếp lại, và khi quy định của nhà nước thay đổi thì các công ty này cũng sẽ trở mình, điều chỉnh, thay đổi và thích nghi.
Theo chúng tôi, quan niệm về đổi mới nói trên là nhằm làm rõ nhiệm vụ của nhà quản lý hoặc nhóm quản lý thật sự xuất sắc. Những công ty mà chúng tôi chứng kiến đã đạt được thành quả đổi mới này, được chúng tôi đặt tên là các công ty vượt trội.
Ngày 04/07/1979, chúng tôi thuyết trình với tập đoàn Royal Dutch-Shell. Tuy nhiên, điều hấp dẫn chúng tôi hơn cả sự nỗ lực trong tập đoàn Hà Lan này, là phản ứng thú vị nhận được sau đó từ một số ít công ty như HP và 3M mà chúng tôi đã tiếp xúc trong quá trình chuẩn bị hội thảo với tập đoàn Shell. Họ thúc giục chúng tôi tiếp tục thực hiện nghiên cứu này.
Chủ yếu vì lý do này, nhiều tháng sau chúng tôi thành lập một nhóm để tiến hành dự án mang tên “những công ty vượt trội”, như đã định nghĩa, là những công ty liên tục đổi mới. Dự án này được công ty tư vấn quản lý McKinsey tài trợ chính, cùng với trợ giúp từ các tổ chức có liên quan. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã chọn ra 75 công ty được đánh giá cao, và mùa đông năm 1979-1980, chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn về cơ cấu tổ chức trong một nửa số công ty nói trên. Số còn lại, ban đầu chúng tôi nghiên cứu thông qua các kênh thông tin gián tiếp, chủ yếu là các bài báo và báo cáo thường niên trong suốt 25 năm qua. Sau đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn hơn với 25 công ty. (Chúng tôi cũng nghiên cứu
https://thuviensach.vn
một số công ty hoạt động thiếu hiệu quả nhằm mục đích so sánh, song không tập trung nhiều, vì cảm thấy mình có đầy đủ kiến giải về tình trạng hoạt động kém hiệu quả nhờ vốn kiến thức thu lượm sau 24 năm làm nghề cố vấn quản lý).
Các phát hiện của chúng tôi đem lại sự ngạc nhiên đầy thú vị. Thậm chí, chúng còn rõ ràng hơn những gì người ta có thể hy vọng, dự án nghiên cứu cho thấy rằng các công ty vượt trội đều làm nổi bật một số nguyên tắc cơ bản. Các công cụ kỹ thuật không thay thế cho tư duy. Trí tuệ không lấn lướt sự khôn ngoan. Phân tích không cản trở hoạt động. Hơn nữa, các công ty này đã nỗ lực duy trì các sự việc đơn giản trong một thế giới phức tạp. Họ kiên trì, đòi hỏi chất lượng cao nhất. Họ tận tụy phục vụ khách hàng. Họ lắng nghe và đối xử tốt với nhân viên. Họ để cho “những nhà vô địch” về sản phẩm và dịch vụ mới có một giới hạn rộng rãi hơn. Họ cho phép tồn tại một tình trạng hỗn độn nào đó nếu đó là kết quả của hành động nhanh chóng và thử nghiệm đều đặn.
Tám đặc điểm nổi bật đại diện cho đặc trưng của các công ty vượt trội đầy năng lực đổi mới và sáng tạo bao gồm:
1. Thiên hướng hành động
Cho dù phương pháp tiếp cận để đưa ra quyết định của các công ty này có thể mang tính phân tích, nhưng chúng cũng không bị tê liệt vì điều đó (như nhiều công ty khác). Trong nhiều công ty vượt trội, thủ tục điều hành định chuẩn (SOP) là “Làm, sửa chữa và thử nghiệm”. Chẳng hạn, một nhà lãnh đạo điều hành cấp cao của Digital Equipment Corporation phát biểu: “Tại Digital, khi gặp một vấn đề quan trọng, chúng tôi điều động mười nhà quản lý cấp cao vào phòng họp trong vòng một tuần. Họ sẽ đưa ra một giải pháp và thực thi nó”. Thêm vào đó, các công ty vượt trội còn là những đối tượng thử nghiệm quan trọng nhất. Thay vì cho phép 250 kỹ sư và
https://thuviensach.vn
chuyên viên marketing nghiên cứu một sản phẩm mới trong tình trạng cô lập suốt 15 tháng, họ thành lập các nhóm từ 5 đến 25 người và trắc nghiệm ý kiến khách hàng, thường là với những phiếu điều tra tốn ít chi phí trong vòng vài tuần lễ. Điểm nổi bật là nhiều phương thức thực tiễn, mà các công ty vượt trội sử dụng để duy trì bước đi nhanh chóng của công ty và chống lại tình trạng mất tác dụng dần dần, lại thường song hành cùng với quy mô tổ chức.
2. Gần gũi với khách hàng
Các công ty này học hỏi từ những khách hàng mà họ phục vụ. Họ cung cấp các sản phẩm tốt, có uy tín với chất lượng và dịch vụ đáng tin cậy. Họ thành công trong việc đa dạng hóa loại hình sản phẩm tiêu dùng nhiều nhất – theo mô hình của công ty Frito-Lay (Khoai tây rán), Maytag (máy giặt), hoặc Tupperware (chén bát). Phó Giám đốc phụ trách mảng marketing của IBM là Francis G. (Buck) Rodgerss phát biểu: “Thật là xấu hổ khi tại hầu hết các công ty, bất cứ khi nào bạn được phục vụ tốt, thì đó chỉ là ngoại lệ”. Nhưng tại các công ty vượt trội sự việc không như vậy. Mọi người đều tự nguyện hành động. Nhiều công ty có tinh thần đổi mới đã tìm ra các sáng kiến về sản phẩm tốt nhất của họ từ khách hàng. Điều này xuất phát từ ý thức tập trung lắng nghe thường xuyên.
3. Khả năng tự quản và tinh thần doanh nghiệp
Các công ty có tinh thần sáng tạo đã nuôi dưỡng nhiều nhà lãnh đạo và nhà phát minh sáng chế trong tổ chức. Đó giống như một đàn ong bao gồm nhiều nhà vô địch; 3M được mô tả là “quá tập trung vào phát minh sáng chế đến nỗi công ty này có vẻ không giống với một tập đoàn mà đúng hơn là một mạng lưới lỏng lẻo bao gồm các phòng thí nghiệm với những nhà sáng tạo cuồng nhiệt và doanh nhân gan dạ đang thỏa sức tưởng tượng”. Các công ty này
https://thuviensach.vn
không cố kiểm soát chặt chẽ nhân viên. Họ khuyến khích việc chấp nhận nguy cơ thực tiễn và ủng hộ các cuộc thử nghiệm đúng dắn. Họ áp dụng đúng như lời khuyên thứ chín của Fletcher Byrom: “Hãy đảm bảo rằng bạn có thể chấp nhận một lượng sai lầm vừa phải”.
4. Năng suất phụ thuộc vào lực lượng lao động
Các công ty vượt trội coi những nhân viên bình thường là nguồn lực, cội rễ của thắng lợi về chất lượng và năng suất. Họ không khuyến khích thái độ lao động có sự phân biệt “chúng ta/bọn họ” hoặc xem đầu tư tư bản là yếu tố chính để cải tiến năng suất. Như Thomas J. Watson, Jr., phát biểu: “Triết lý của IBM chứa đựng trong ba niềm tin. Tôi muốn bắt đầu với điều mà tôi cho là quan trọng nhất: sự tôn trọng của chúng ta đối với mỗi cá nhân. Đây là một khái niệm đơn giản, song ở IBM, nó chiếm phần lớn thời gian của Ban Giám đốc”. Chủ tịch hãng Texas Instruments, Mark Shepherd cũng nhấn mạnh rằng mỗi công nhân “được xem như một nguồn mạch sáng tạo ra các ý tưởng, chứ không đơn thuần chỉ là việc sử dụng đôi tay”; mỗi nhóm trong số hơn 9.000 nhóm của chương trình Thu hút nhân viên (PIP) – nhóm cải tiến chất lượng – đều góp phần tạo nên kỷ lục năng suất đáng kinh ngạc của công ty.
5. Đi sâu đi sát, đề cao giá trị
Thomas Watson Jr., cho rằng: “Triết lý cơ bản của một tổ chức có liên quan nhiều tới những thành quả của công ty hơn là các nguồn lực về công nghệ hoặc kinh tế, cơ cấu tổ chức, đổi mới và thời điểm thích hợp”. Watson và William Hewlett nổi tiếng vì thường xuyên xuống tận cơ sở nhà máy. Ray Kroc ở McDonald’s cũng đều đặn tới thăm các cửa hiệu và đánh giá chúng dựa trên các
https://thuviensach.vn
tiêu chí Q.S.C.V (Quality ‒ Chất lượng, Service ‒ Dịch vụ, Cleanliness ‒ Vệ sinh và Value ‒ Giá trị) được công ty coi trọng.
6. Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường
Cựu Chủ tịch hãng Johnson & Johnson, Robert W. Johnson cắt nghĩa điều này như sau: “Đừng bao giờ mua một doanh nghiệp mà bạn không biết cách điều hành”, hay như cựu CEO của P&G, Edward G. Harness phát biểu “Công ty chúng tôi không bao giờ rời bỏ nền tảng của nó. Chúng tôi tìm mọi cách để trở thành bất kỳ thứ gì, nhưng không phải là một côngxoócxium”. Trừ một số ít ngoại lệ, các công ty đạt thành quả vượt trội đều kinh doanh trong đúng lĩnh vực sở trường.
7. Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ
Dù phần lớn các công ty chúng tôi khảo sát có quy mô khổng lồ, nhưng khi xem xét kỹ chúng tôi thấy không có công ty nào chính thức điều hành bằng một cơ cấu tổ chức theo ma trận, chỉ có một số công ty từng sử dụng thử hình thức tổ chức này đã từ bỏ nó. Các hình thức và hệ thống tổ chức của công ty vượt trội đều đơn giản, gọn nhẹ. Biên chế nhân viên cấp cao nhất thường được tinh giản; nhiều trường hợp các doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô-la có chưa tới 100 người điều hành.
8. Cách thức quản lý vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng
Các công ty vượt trội vừa tập trung hóa vừa phi tập trung hóa. Như đã đề cập, phần lớn các công ty đã trao quyền tự quản đến tận phân xưởng hoặc nhóm phát triển sản phẩm. Mặt khác, các công ty này cũng chủ trương tập trung xoay quanh một vài giá trị cốt lõi đáng coi trọng. 3M nổi bật vì tình trạng “hỗn độn có tổ chức” công khai, xoay quanh các nhà vô địch sản phẩm. Như một nhà phân tích rút ra kết luận: “Các thành viên của một phe phái chính trị cực đoan
https://thuviensach.vn
khi bị tẩy não sẽ không còn tuân thủ những niềm tin nữa”. Tình trạng hỗn loạn tại Digital khiến một giám đốc nhận xét: “Chỉ có vài người là biết mình làm việc cho ai”. Tuy nhiên, sự tôn thờ đức tin của Digital được giữ vững một cách triệt để hơn bất cứ điều gì bên ngoài có thể quan sát.
Phần lớn trong số tám đặc điểm nêu trên không khiến mọi người sửng sốt. Thậm chí một vài đặc điểm đã trở nên quá quen thuộc. Rene McPherson cho rằng: “Hầu hết mọi người đều thừa nhận ‘con người là tài sản quan trọng nhất’, song hiếm công ty nào tận dụng được nhân tố này”. Các công ty vượt trội luôn thực hiện cam kết với nhân viên của mình, cũng như thiên về hành động – bất luận hành động nào – hơn là lập ra vô số ủy ban thường trực hoặc các nghiên cứu dài tới 500 trang. Các công ty vượt trội coi trọng các chỉ tiêu chất lượng và dịch vụ mà những công ty khác, sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa, xem đó là những kế hoạch không tưởng. Ngoài ra, chúng luôn đòi hỏi sáng kiến đều đặn (quyền tự quản thực tế) từ hàng chục ngàn người, chứ không chỉ từ 200 nhà sáng chế hưởng mức lương 75.000 đô-la/năm, được chỉ định để làm việc đó.
Trên tất cả, chính niềm tin được duy trì mạnh mẽ đã tạo nên nét nổi bật của các công ty vượt trội. Trong vòng phỏng vấn đầu tiên, chúng tôi có thể “cảm nhận được nó”. Ngôn ngữ được dùng để miêu tả nhân viên thật khác biệt. Kỳ vọng về những cống hiến thường xuyên cũng khác biệt. Lòng yêu mến sản phẩm và khách hàng có thể cảm nhận được. Khi rảo bước quanh nhà máy sản xuất của HP hay 3M, quan sát những nhóm nhân viên, bản thân chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt giữa phong cách làm việc tại đây với thứ mà chúng tôi bắt gặp trong phần lớn các công ty khác. Chúng tôi đã chứng kiến các nhóm kỹ sư, nhân viên bán hàng, nhà sản xuất, thậm chí cả khách hàng, đang bận rộn giải quyết vấn đề tại trụ sở của 3M tại
https://thuviensach.vn
St. Paul vào hồi tháng Hai. Đó là việc quan sát văn phòng của một giám đốc phân bộ nhỏ bé (trị giá 100 triệu đô-la) của hãng HP, không có vách ngăn, ngay tại phân xưởng, cùng với thư ký. Đó là việc chứng kiến Chủ tịch công ty Dana, Gerald Mitchell, ôm ghì lấy một đồng nghiệp trong đại sảnh sau buổi ăn trưa tại trụ sở Toledo. Những điều đó rất khác với các căn phòng họp Hội đồng Quản trị im lìm, đặc trưng bởi thứ ánh sáng lờ mờ, phong cách bài trí ảm đạm, và các nhân viên tham mưu ngồi xếp hàng dọc theo tường cùng với những chiếc máy tính rực sáng, và tiếng click không ngừng của máy chiếu, hết bản phân tích này đến bản phân tích khác hiện dần trên màn hình.
Chúng tôi phải lưu ý rằng không phải tất cả tám đặc điểm đều hiện diện hoặc dễ nhận thấy với một mức độ như nhau trong tất cả các công ty vượt trội được nghiên cứu. Nhưng trong mỗi trường hợp, có thể thấy rõ, và rất dễ phân biệt, tính nổi bật của ít nhất một
trong tám đặc điểm. Thêm vào đó, chúng tôi tin rằng cả tám đặc điểm trên đều hiếm thấy trong phần lớn các công ty ngày nay. Hoặc nếu không, thì chúng cũng được ngụy trang khéo đến nỗi mà bạn khó có thể nhận ra, chưa kể đến việc tách riêng ra thành từng đặc thù riêng. Theo chúng tôi, có quá nhiều nhà quản lý đã quên mất nguyên tắc căn bản: hành động nhanh chóng, cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng, đổi mới mang tính thực tiễn cao, và sự thật là bạn không thể đạt được bất cứ điều gì trong những thứ nêu trên nếu thiếu cam kết gắn bó của nhân viên.
https://thuviensach.vn
Rõ ràng, các nét đặc trưng là hiển nhiên. Trình bày vấn đề này với các sinh viên thiếu kinh nghiệm kinh doanh có thể khiến họ ngáp dài chán nản. Chúng tôi khẳng định: “Khách hàng đứng thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Câu trả lời hàm ý (hay chính xác) là: “Chẳng phải mọi người đều biết điều đó rồi sao?” Mặt khác, các thính giả từng trải thường hưởng ứng rất nhiệt tình vì biết rằng vấn đề này là quan trọng. Buck Rodgers đã đúng khi tuyên bố rằng, được phục vụ tốt nhất là điều ngoại lệ hiện nay. Và họ vui mừng nhận thấy điều “kỳ diệu” của P&G và IBM chỉ nhờ thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản, chứ không cần mỗi nhân viên tăng hơn 20 điểm trắc nghiệm về chỉ số thông minh (IQ). (Đôi lúc, chúng tôi yêu cầu họ đừng nên vui mừng quá sớm. Suy cho cùng, quá trình ăn sâu bám rễ của các nguyên tắc căn bản vào những công ty vượt trội, diễn
https://thuviensach.vn
ra khó khăn hơn so với suy nghĩ của một người nào đó về “đột phá chiến lược”).
Các công ty Mỹ chẳng những bị hạn chế bởi nhân viên (chúng ta sẽ bàn đến về vấn đề này nhiều hơn), mà còn bị các cơ cấu và hệ thống cản trở hành động. Một trong những ví dụ ưa thích nhất của chúng tôi được trình bày tại sơ đồ 1.2 được lập bởi nhà quản lý một liên doanh về công nghệ cao sắp hình thành.
Những vòng tròn trong sơ đồ này tượng trưng cho các bộ phận của tổ chức – chẳng hạn vòng tròn có chữ MSD (Management Sciences Division) là Ban Khoa học Quản lý và đường thẳng mô tả mối liên kết chính thức (ủy ban thường trực) về việc tung ra thị trường sản phẩm mới. Có 223 mối liên kết chính thức như thế. Hiển nhiên, các công ty khó chiếm được vị trí hàng đầu trên thị trường nhờ vào sản phẩm mới. Điều khôi hài và bi thảm là mỗi liên kết trong 223 mối liên kết này, nếu xét riêng đều hoàn toàn dễ hiểu. Nhân viên có thiện chí và tư duy đã thiết kế ra các mối liên kết, có ích vào từng thời điểm nhất định; chẳng hạn, vào thời điểm đó, một ủy ban được thành lập để bảo đảm rằng sẽ không lặp lại mâu thuẫn phát sinh khi hoàn tất sản phẩm mới nhất giữa bộ phận bán hàng và bộ phận marketing. Rắc rối là ở chỗ, toàn bộ bức tranh gợi lên cảm hứng tò mò và thú vị đối với C. Northcote Parkinson vì hành động này giống như phản ứng của một con ruồi khi bị mắc vào lưới nhện và dần chết. Một thực tế đáng buồn khác là khi sử dụng sơ đồ này để thuyết trình, chúng tôi không gặp phải những lời chỉ trích “phi lý”. Thay vào đó, chúng tôi tạo ra những tiếng thở dài, các tràng cười vì bực dọc, và một người bất ngờ tự nguyện xung phong phát biểu: “Nếu thật sự muốn có một sơ đồ tối ưu, bạn nên vẽ lại quy trình của chúng tôi.”
https://thuviensach.vn
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
Chúng tôi không có ý định dùng mẫu gồm 62 công ty làm đại diện cho cả nền công nghiệp Mỹ, dù nghĩ rằng mẫu này bao quát tình hình khá tốt. Ban đầu, chúng tôi không cố gắng đặt nặng tính chính xác khi đưa ra khái niệm về “vượt trội” hoặc “đổi mới”. Vào thời điểm đó, chúng tôi sợ rằng nếu cố gắng định nghĩa quá chính xác thì sẽ đánh mất đi bản chất của khái niệm đang theo đuổi. Điều mà chúng tôi thật sự mong muốn và đã đạt được nhờ mẫu gốc, đó là danh sách các công ty được một nhóm nhà quan sát thông thạo về môi trường kinh doanh bao gồm doanh nhân, cố vấn quản lý, giới truyền thông, và học giả về kinh doanh – đánh giá là mang tính đổi mới và vượt trội. Các công ty được phân thành nhiều nhóm khác nhau để bảo đảm rằng có đủ đại diện trong các ngành công nghiệp mà chúng tôi quan tâm. (Xem Biểu đồ 1.1). Các loại hoạt động công nghiệp bao gồm nhưng không bị giới hạn trong các ngành sau:
1. Các công ty công nghệ cao: Digital Equipment Corporation, Hewlett-Packard (HP), Intel, và Texas Instruments (TI).
2. Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng: Procter & Gamble (P & G), Chesebrough – Pond’s và Johnson & Johnson (J & J).
3. Các công ty sản xuất hàng công nghiệp: Caterpillar, Dana Corporation và 3M (Minnesota Mining&Manufacturing).
4. Các công ty dịch vụ: Delta Airlines, Mariott, McDonald’s và Disney Productions.
5. Các công ty quản lý dự án: Bechtel và Fluor.
6. Các công ty khai thác tài nguyên: Atlantic-Richfield (Arco), Dow Chemical và Exxon.
https://thuviensach.vn
Danh sách này còn thiếu một số ngành công nghiệp mà về sau sẽ là chủ đề nghiên cứu chuyên sâu. Dù đã có kinh nghiệm về các định chế tài chính lớn, đặc biệt là ngân hàng, chúng tôi vẫn cho rằng họ bị cột quá chặt vào các quy chế và thích được bảo hộ. Phần lớn các công ty hóa chất và dược phẩm bị gạt ra ngoài danh sách, đơn giản là vì chúng tôi không quan tâm tới họ. Rốt cục, chúng tôi đã không khảo sát rộng rãi các công ty nhỏ, mối quan tâm chủ yếu của chúng tôi là: bằng cách nào các công ty lớn vẫn tồn tại, hoạt động tốt và đầy sáng tạo? Vì lẽ đó, ít có công ty nào trong mẫu điều tra của chúng tôi lại có doanh số hàng năm dưới 1 tỷ đô-la và có lịch sử tồn tại dưới 20 năm.
Tại thời điểm gần cuối của quá trình chọn lựa các công ty cần nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi lập luận rằng, dù uy tín của những công ty này ra sao trong con mắt của giới kinh doanh, thì chúng cũng chưa thật sự vượt trội trừ khi lợi nhuận tài chính giúp chúng tỏa sáng. Do đó, chúng tôi đã chọn và đặt ra sáu tiêu chuẩn về tính ưu
https://thuviensach.vn
việt trong dài hạn. Trong đó, có ba tiêu chuẩn mức tăng trưởng và khả năng sáng tạo ra của cải trong 20 năm. Ba tiêu chuẩn còn lại để tính toán lợi nhuận trên vốn và doanh thu. Tiêu chuẩn bao gồm:
1. Mức tăng trưởng kép về tài sản từ năm 1961 đến 1980 (tiêu chuẩn “bình phương nhỏ nhất” mô tả một đường cong biểu diễn dữ liệu tăng trưởng hàng năm).
2. Mức tăng trưởng kép về vốn cổ phần từ 1961 đến 1980 (tiêu chuẩn “bình phương nhỏ nhất” của các số liệu tăng trưởng hàng năm).
3. Tỷ lệ bình quân của giá trị thị trường so với giá trị ghi sổ. “Giá trị thị trường/giá trị ghi sổ” là một ước lượng chuẩn về “khả năng tạo ra của cải” (giá trị thị trường là giá cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa thị trường nhân với số cổ phiếu đang lưu hành, chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu thường tại ngày 31/12, từ năm 1961 đến 1980).
4. Lợi nhuận bình quân trên tổng số vốn từ năm 1961 đến 1980 (lợi nhuận thuần chia cho tổng số vốn đầu tư, trong đó tổng số vốn đầu tư bao gồm các khoản nợ dài hạn, cổ phiếu ưu đãi không hoàn lại, vốn cổ phần, và lợi tức của cổ đông thiểu số).
5. Bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ năm 1961 đến 1980.
6. Bình quân lợi nhuận trên doanh thu từ năm 1961 đến 1980.
Để được xem là hàng đầu, một công ty phải đứng ở tốp trên của ngành công nghiệp đó theo ít nhất bốn trong sau tiêu chuẩn suốt 20 năm (thực tế, xét trên sáu tiêu chuẩn này, thì trong số 36 công ty đủ tiêu chuẩn có 17 công ty đứng ở tốp trên theo cả sáu tiêu
https://thuviensach.vn
chuẩn; và xét trên năm tiêu chuẩn thì có sáu công ty được xếp ở tốp đầu. Do đó, bất kỳ công ty hàng đầu nào cũng phải đạt được điểm số cao với các tiêu chuẩn về mức tăng trưởng và tình hình kinh tế trong dài hạn.)
Tại bước cuối, chúng tôi áp dụng một tiêu chuẩn để đo lường sự đổi mới, và đề nghị các chuyên gia (chẳng hạn, doanh nhân trong ngành) xếp hạng thành tích đổi mới của các công ty trong 20 năm qua – dòng luân chuyển liên tục các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu trong ngành và tính linh hoạt khi thích ứng với các thay đổi của thị trường hoặc những động thái khác bên ngoài.
Áp dụng các tiêu chuẩn này, 19 công ty bị loại ra khỏi danh sách 62 công ty ban đầu. Trong số 43 công ty còn lại, chúng tôi phỏng vấn chi tiết 21 công ty. Trong 22 công ty còn lại, chúng tôi phỏng vấn với quy mô nhỏ hơn. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng
vấn mở với 12 công ty nằm trong mẫu: đây là những công ty không vượt qua được hầu hết các tiêu chuẩn lựa chọn, và hầu như rơi khỏi danh sách. Chúng tôi cũng theo dõi chặt chẽ dữ liệu trong vòng 25 năm trước khi nghiên cứu của cả 62 công ty.
Sau cùng, chúng tôi chọn mẫu theo một cách khác. Mặc dù muốn hỗ trợ kết luận bằng các bằng chứng rõ ràng rút ra từ các công ty đặc thù, nhưng đôi khi chúng tôi lại tuyên bố: “Họ làm thế này thế kia…”. Theo đó, “Họ” là một nhóm các công ty điển hình, không xét đến lợi ích từ các tiêu chuẩn chọn lựa đặc thù, hoạt động kinh doanh tốt và thỏa mãn tất cả tám đặc điểm mà chúng tôi đã khám phá ra. “Họ” là các công ty: Bechtel, Boeing, Caterpillar, Tractor, Dana, Delta Airlines, Digital Equipment, Emerson Electric, Fluor, Hewlett Packard, IBM, Johnson & Johnson và McDonald’s, Procter & Gamble và 3M. Nhìn bề ngoài, các công ty này ít có điểm chung; không có mặt hàng chung nào. Ba công ty thuộc ngành công nghệ cao, một công ty trong lĩnh vực đồ hộp, một chủ yếu chế tạo các
https://thuviensach.vn
sản phẩm y tế, hai là các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, hai quản lý dự án, và năm là nhà sản xuất trong ngành công nghiệp. Song mỗi công ty là một bộ máy điều hành trực tiếp, chứ không
phải một công ty mẹ hoặc một tập đoàn. Mặc dù không phải mọi kế hoạch đều thành công, nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày, các công ty này thường thành công nhiều hơn là thất bại.
Khi kết thúc các cuộc phỏng vấn, chúng tôi bắt đầu chọn lọc và đánh mã số các kết quả. Nhưng sáu tháng sau, chúng tôi mới đi đến kết luận chính được trình bày trong cuốn sách này. Ngoài ra, chúng tôi còn gặp phải một số khó khăn. Chúng tôi sử dụng khung phân tích 7-S làm công cụ đánh giá cơ bản cho các cuộc phỏng vấn, và cũng coi đó là phương tiện thông báo kết luận. Kết quả là, vào thời điểm đó, chúng tôi đã xác định được 20 đặc điểm mang tính vượt trội. Quá nhiều! Chúng tôi có nguy cơ làm tăng thêm tính phức tạp. Khi nhiều người trong số khách hàng ban đầu sử dụng công trình nghiên cứu chỉ ra cho chúng tôi thấy mức độ phức tạp đó, chúng tôi quay trở lại nghiên cứu và cố gắng chắt lọc ra một vài đặc điểm tinh túy theo một phương thức đơn giản hơn. Rốt cục, đó là tám đặc điểm mang tính vượt trội mà chúng tôi mô tả, song không làm mất đi bản chất của bức thông điệp cần nhắn gửi.
Trong quá trình thảo luận các phát hiện này, có rất nhiều câu hỏi đã phát sinh. Trước hết, vì hiểu biết sơ sài, mọi người thường nghi ngờ một vài công ty mà chúng tôi đã sử dụng trong nghiên cứu. Tất cả các công ty lớn đều tồn tại những lỗ hổng, dù có mang tính vượt trội, thì vẫn không tránh khỏi thiếu sót, và chúng cũng đã phạm phải vô số sai lầm. Ngoài ra, công ty vượt trội của người này lại là thảm họa thị trường chứng khoán với người khác. Chúng tôi không có tham vọng giải thích cách đối xử bạc đãi của thị trường hoặc ý định bất chợt của nhà đầu tư. Các công ty được chọn đã đạt
https://thuviensach.vn
thành quả xuất sắc trong thời gian dài, và đối với chúng tôi như vậy là tốt rồi.
Thứ hai, làm thế nào để biết các công ty đã được phân loại là môi trường văn hóa sáng tạo, sẽ vẫn tiếp tục thực hiện theo cách thức đó? Câu trả lời là: chúng tôi không biết. General Motors có vẻ vượt trội vào thời điểm đó, song sau này đã gặp những khó khăn nghiêm trọng. Nhưng chắc hẳn GM có thể sống sót qua giai đoạn khó khăn tốt hơn các công ty khác trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ. GM đã gặt hái thành công tuyệt vời trong thời gian dài đến nỗi người ta không thể không bị gây ấn tượng. Đó là điều mà chúng tôi cảm nhận được về các công ty vượt trội.
Thứ ba, vì sao chúng tôi lại thêm vào những ví dụ (như bạn đọc sẽ thấy) rút ra từ các công ty không nằm trong danh sách ban đầu, và những ví dụ của các công ty không khớp với định nghĩa ban đầu về tính vượt trội? Lý do là vì nghiên cứu của chúng tôi về sự đổi mới cùng tính vượt trội của công ty là một quá trình liên tục, và nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện kể từ năm 1979. Chẳng hạn, nhóm thứ nhất tại McKinsey tiến hành một công trình nghiên cứu đặc biệt về ngành công nghiệp hàng tiêu dùng của Mỹ, nhóm thứ hai vừa mới hoàn tất một nghiên cứu về các công ty vượt trội ở Canada. Nhóm thứ ba đang dồn sức nghiên cứu vấn đề về tính vượt trội trong các công ty quy mô vừa hay mới nổi – loại công ty “cho đến giờ vẫn hoạt động tốt”. Trong khi nhóm thứ nhất tiếp tục theo đuổi nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy thêm bằng chứng củng cố cho các phát hiện ban đầu và nhiều ví dụ hơn.
Quá trình nghiên cứu có tác động hơn những gì chúng tôi tưởng tượng. Kể từ lần công bố đầu tiên về các phát hiện trên tạp chí BusinessWeek – số ra tháng 7/1980, chúng tôi đã thực hiện hơn 200 bài phát biểu, tổ chức hơn 50 cuộc hội thảo và tốn nhiều thời gian trên các chuyến bay. Hiếm có ngày nào chúng tôi không gặp
https://thuviensach.vn
gỡ cựu thành viên (hay thành viên đương nhiệm) của các công ty nằm trong diện nghiên cứu. Tại Memorex, chúng tôi mới đây đã gặp một người từng làm việc trực tiếp nhiều năm với J. Watson tại IBM. Danh sách bạn bè và người quen của chúng tôi trong chương trình quản lý thương hiệu của P&G và chương trình bán hàng của IBM rất dài. Một người quen của chúng tôi sau buổi phỏng vấn với 3M hiện vẫn giữ liên lạc: chúng tôi đã cùng ông bàn luận về quá trình đổi mới trong nhiều ngày. Đôi lúc, quá trình khẳng định trở nên tinh tế đáng kinh ngạc. Chẳng hạn, chúng tôi tán dương không khí thân mật ở công ty HP. Song một trong các đồng nghiệp phân tích về Tandem, một công ty cực kỳ thành công (do các cựu nhân viên HP sáng lập nên) lập luận rằng: “Các buổi tiệc theo truyền thống vào ngày thứ Sáu tại Tandem còn náo nhiệt hơn HP rất nhiều”. Chúng tôi tiếp tục học hỏi thêm nhiều điều hơn nữa – nhằm bổ sung những bằng chứng chi tiết giúp khẳng định hoặc thay đổi – với mục đích củng cố lòng tin vào các phát hiện của mình.
Vậy còn vấn đề đổi mới và phát triển thì sao? Các công ty này đã hành động như thế nào để duy trì đúng hướng? Liệu lúc nào cũng có một nhà lãnh đạo tài năng chỉ huy không? Chúng tôi phải thừa nhận xu hướng ban đầu của chúng tôi là giảm thiểu vai trò lãnh đạo trong tổ chức vì câu trả lời cho mỗi sai lầm của tổ chức luôn là “khả năng lãnh đạo kém”. Chúng tôi tin rằng, các công ty vượt trội luôn đi đúng hướng nhờ tập hợp được những đặc điểm văn hóa khác biệt với các công ty khác. Nếu hiểu các đặc điểm văn hóa đó thì chúng tôi sẽ thực hiện được nhiều điều hơn là chỉ lặp đi lặp lại hai từ “lãnh đạo” để trả lời cho câu hỏi đại loại như “Tại sao J&J lại tuyệt vời đến thế?” Tuy nhiên, điều chúng tôi phát hiện ra là: hầu hết các công ty vượt trội đều gắn liền với một (hoặc hai) nhà lãnh đạo xuất sắc ngay từ khi mới thành lập, dường như họ đã làm rất nhiều để công ty đó trở nên vượt trội – chẳng hạn IBM, P&G, Emerson, J&J và Dana.
https://thuviensach.vn
Song bạn cần lưu ý. Thứ nhất, công ty vượt trội có nền văn hóa phát triển kết hợp từ các giá trị và phương châm của những nhà lãnh đạo vĩ đại, và các giá trị chung này vẫn còn tồn tại hàng thập niên sau khi nhà sáng lập đầu tiên qua đời. Thứ hai, trở lại điểm bắt đầu với Chester Barnard, rõ ràng vai trò đích thực của CEO là quản lý các giá trị tổ chức. Vì thế, chúng tôi hy vọng rằng các chương tiếp theo sau sẽ làm rõ vấn đề – những giá trị nào cần phải được định hình và quản lý, đồng thời giúp giải quyết vấn đề về khả năng lãnh đạo.
https://thuviensach.vn
Phần II
Hướng tới học thuyết mới
2. Mô hình duy lý
Trình độ chuyên nghiệp trong quản lý thường xuyên bị đánh đồng với suy nghĩ duy lý bảo thủ. Chúng tôi nhận thấy điều này ở ITT trong lần tìm kiếm “sự thật không gì lay chuyển được” của Harold Geneen. Nhận định này cũng đã được thể hiện rõ trong chiến tranh Việt Nam, nơi thành công được đo lường bằng việc đếm xác. Các bậc thầy quản lý chuyên nghiệp là những người tuổi trẻ tài cao ở hãng Ford với tổng chỉ huy là Robert McNamara. Cách tiếp cận theo số lượng và mang tính duy lý trong quản lý đã thống trị các trường kinh doanh. Nó chỉ ra cho chúng ta rằng những nhà quản lý chuyên nghiệp được huấn luyện kỹ lưỡng có thể quản lý bất cứ thứ gì. Nó kiếm tìm những lý lẽ phân tích mang tính khách quan cho mọi quyết định. Chỉ riêng điểm này cũng đủ để chứng tỏ sai lầm nghiêm trọng trong cách tiếp cận này có thể khiến chúng ta lạc lối.
Cách tiếp cận trên không cung cấp cho chúng ta những bài học mà các công ty vượt trội đã rút ra. Nó không dạy chúng ta yêu mến khách hàng. Nó không hướng dẫn các nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của việc biến Joe, một người công nhân bình thường trở thành một vị anh hùng. Nó không chỉ ra rằng nếu chúng ta trao cho công nhân quyền quyết định nhỏ bé, thì họ có thể hòa mình vào công việc một cách mạnh mẽ nhường nào. Nó không nêu lên lý do vì sao kiểm định chất lượng xuất phát từ nội bộ có hiệu quả vượt xa so với kiểm tra chất lượng do kiểm tra viên thực hiện. Nó không khuyên
https://thuviensach.vn
chúng ta nâng niu và nuôi dưỡng các nhà vô địch sản phẩm tựa như những chồi non mới nhú của mùa xuân. Nó không thúc giục chúng ta cho phép – hay khuyến khích, như P&G đã làm – tồn tại tình trạng cạnh tranh giữa các dòng sản phẩm nội bộ, và thậm chí cả việc một sản phẩm này thôn tính một sản phẩm khác trong cùng một công ty. Nó không đòi hỏi chúng ta phải chi tiêu vượt mức để nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng tới dịch vụ khách hàng, và tạo ra những sản phẩm lâu bền và hữu dụng. Như Anthony Athos nhận định, nó không cho thấy “Những nhà quản lý giỏi có ý nghĩa chẳng kém gì tiền bạc”. Cách tiếp cận theo số lượng, và mang tính duy lý trong quản lý này đã làm sai lệch rất nhiều.
Khi chúng tôi vào học ở trường kinh doanh, khoa mạnh nhất lúc đó là tài chính, đa số sinh viên của khoa là những người đã có bằng kỹ sư (kể cả chúng tôi), các khóa học về phương pháp định lượng trở nên phổ biến, và những sự kiện duy nhất được chúng tôi xem là “dữ kiện thực sự” là những sự kiện có thể gán vào các con số. Đó là trước đây, song tình hình tại các trường kinh doanh vào thập niên 1960 cũng không thay đổi nhiều. Chỉ một số ít sinh viên đặc biệt có khả năng tính toán bẩm sinh mới có thể tốt nghiệp được hệ thống. Thời bấy giờ, họ cảm thấy lo lắng mỗi khi đến lớp học mà chưa “chạy số liệu”. Nhiều sinh viên khoa kinh doanh quá sợ hãi cảnh máy tính bị hết pin đến nỗi trong kỳ thi ra trường, họ phải đem hết linh kiện, các cục pin rời, một máy tính dự phòng, hoặc cả hai thứ. Thuật ngữ “chiến lược”, vốn được dùng để chỉ một ý tưởng tuyệt vời nhằm đánh bại đối thủ trong chiến tranh, lại bị đánh đồng với việc đột phá về số lượng, khả năng phân tích, phần trăm thị phần, lý luận về đường cong học tập, và xác định vị trí doanh nghiệp trên các ma trận 4-9-24 ô trong máy vi tính.
Tuy nhiên, một vài tia hy vọng đã xuất hiện. Các khóa học về chiến lược đã bắt đầu nhìn nhận và xác định vấn đề gặp phải
https://thuviensach.vn
khi thực thi. Các khóa học về chính sách sản xuất (tuy bị lấn át bởi yếu tố định lượng) ít ra đã được đưa vào chương trình học tập. Song “lối phân tích kỹ thuật” – theo cách nói của một cựu giám đốc xí nghiệp, từng là đồng nghiệp của chúng tôi – vẫn còn thống trị trong tư duy kinh doanh của người Mỹ. Khoa Tài chính vẫn luôn chiếm thế mạnh trong các trường kinh doanh. Các giáo viên giỏi và sinh viên có năng khiếu trong lĩnh vực quản lý bán hàng và sản xuất vẫn còn hiếm hoi (và tươi mới) như mưa trên sa mạc.
Đừng hiểu lầm. Chúng tôi không phản đối việc phân tích định lượng. Những công ty có khả năng tiếp cận khách hàng xuất sắc nhất, như P&G, Chesebrough – Pond’s và Ore – Ida, đã tiến hành nhiều cuộc phân tích cụ thể khiến cho đối thủ cạnh tranh phải ganh tỵ và điêu đứng. Quả thực, những công ty mà chúng tôi xem là vượt trội thường xuất sắc trong việc thu thập số liệu phân tích, và dùng chúng để giải quyết các vấn đề. Các bạn hãy chỉ cho chúng tôi thấy một công ty không có cơ sở dữ liệu tốt – bức tranh định lượng hoàn hảo về số lượng khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh – và chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một trong những ưu tiên hàng đầu của nó được đặt ra là do các thủ đoạn bè phái phức tạp.
Chúng tôi phản đối xu hướng phân tích sai trọng tâm, phức tạp mà không mang lại ích lợi, cồng kềnh nên không linh hoạt, và đòi hỏi mức độ chính xác khi phân tích những thứ vốn dĩ mơ hồ – chẳng hạn như các dự báo chi tiết về diễn biến thị trường khi mà vòng đời sử dụng của một sản phẩm vẫn chưa xác định (ban đầu người ta ước tính rằng thị trường máy vi tính chỉ cần khoảng 50- 100 cái), nhất là trong trường hợp phân tích gửi cho các nhà quản lý dây chuyền lại do những nhân viên có xu hướng thiên về kiểm soát thực hiện. Patrick Haggerty thuộc công ty TI nhấn mạnh rằng “những ai thực hiện kế hoạch phải xây dựng kế hoạch”; hệ thống
https://thuviensach.vn
kế hoạch hóa chiến lược nổi danh của ông chỉ do ba nhân viên theo dõi, tất cả chỉ mang tính tạm thời và đều được các nhà quản lý dây chuyền thực hiện theo cách này.
Chúng tôi cũng ngăn chặn những tình huống mà hành động bị ngưng trệ vì kế hoạch phức tạp, đó là hội chứng “tê liệt do phân tích” thường xuyên gặp phải. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều nhà quản lý dây chuyền chỉ mong muốn xúc tiến công việc, nhưng bị các nhân
viên cốt cán gạt bỏ và luôn tìm cách “chứng minh” rằng có một điều gì đó không ổn, dù rằng không thể lượng hóa nó. Nhân viên cốt cán luôn giữ an toàn cho bản thân thông qua các quan điểm phủ nhận mang tính thuyết phục nên dễ dàng làm giảm lòng nhiệt tình, sinh khí và sáng kiến của công ty.
Trước hết, chúng tôi phản đối việc lạm dụng thuật ngữ “duy lý”. Duy lý có nghĩa là thực tế, logic, hợp lý − kết luận rút ra từ lời phát biểu chính xác về một vấn đề nào đó. Song khái niệm ”duy lý” trong phân tích kinh doanh lại rất hẹp − duy lý là một đáp án ”đúng” nhưng nó bỏ qua mọi rắc rối rất ”con người”, chẳng hạn như một chiến lược tốt không cho phép tồn tại những thói quen cũ dai dẳng, các rào cản đối với việc thực thi, hay đơn giản là sự thiếu nhất quán của con người. Hãy xem xét tính kinh tế theo quy mô. Nếu hiệu quả của quá trình đạt được là tối đa, nếu mọi nhà cung cấp đều thực hiện những khối lượng cung ứng toàn mỹ và sản xuất đúng thời hạn, nếu tình trạng vắng mặt không tồn tại, và nếu con người không tương tác tùy tiện phi hệ thống, thì các nhà máy lớn mới có thể sản xuất ưu việt hơn các nhà máy nhỏ… Tuy nhiên, nhà nghiên cứu John Child đã chỉ ra rằng, các phân xưởng có tổ chức công đoàn gồm 10-25 công nhân thường dành 15 ngày để giải quyết tình trạng tranh chấp lao động tính trên 1.000 công nhân mỗi năm, còn các xí nghiệp có trên 1.000 công nhân thì bình quân mất đi 2.000 ngày, nhiều gấp 133 lần. Tiếp nữa, ta thử
https://thuviensach.vn
quan sát tình hình phát minh sáng chế. Gần đây một nhà nghiên cứu kết luận rằng hiệu quả nghiên cứu tương quan tỷ lệ nghịch với quy mô nhóm: tập hợp nhiều hơn bảy người sẽ khiến hiệu quả nghiên cứu giảm sút ngay. Những câu chuyện về “nhà xưởng tồi tàn” của các nhóm chỉ bao gồm 10 người mà lại phát minh, sáng chế hơn hẳn các tập thể gồm vài trăm người, là minh chứng hùng hồn cho kết luận nói trên.
Chúng tôi cũng phản đối những ai lý luận rằng lòng nhiệt huyết của nhóm nhỏ và các mâu thuẫn nảy sinh do quy mô là địa hạt của nhân tố “nghệ thuật” trong quản lý. Phương pháp lượng hóa các loại nhân tố đó quả là rối rắm, thậm chí chẳng đem lại ích lợi gì. Song chúng có thể được đánh giá một cách đúng đắn, logic, hợp lý và chính xác, mặc dù thiếu dữ liệu hoàn chỉnh. Phải chăng chính nhân tố nghệ thuật khiến cho John Mitchell, chủ tịch hãng Motorola, một kỹ sư có tư duy cứng nhắc, tuyên bố rằng ông ta sẽ không để cho các xí nghiệp đang hoạt động có nhiều hơn 1.000 công nhân, chủ yếu là vì “có một điều gì đó không ổn khi quy tụ quá nhiều người dưới cùng một mái nhà?” Hay đó là một kiểu lập luận sáng suốt dựa trên sự hồi tưởng chính xác của kinh nghiệm? Chúng tôi dám đánh cược vào trường hợp sau.
Tại sao khái niệm hẹp về lý tính có thể tồn tại trong một thời gian dài đến thế? Tại sao nó lại đồng nghĩa với nhiệm vụ nâng cao năng suất chưa từng có, đặc biệt là sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Phần nào bởi vì khi đó sự việc đơn giản hơn bây giờ: nhu cầu về sản phẩm bị dồn nén sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, sự vắng mặt của các đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thế giới, lực lượng lao động sau thời kỳ suy thoái hạnh phúc khi có việc làm, và lòng tự hào khi là một công nhân Mỹ cung cấp phần ngon lành và rực rỡ nhất của chiếc vây cá cho cái thế giới đang khát thèm vây cá, đó là tất cả những yếu tố để giải đáp câu hỏi trên.
https://thuviensach.vn
Cũng có một lý do quan trọng khác. Các kỹ thuật quản lý của 25 năm qua thật sự cần thiết. Như đã đề cập, chúng tôi tán thành việc phân tích toàn diện. Các công ty vượt trội trong danh sách của chúng tôi kết hợp lượng hóa việc phân tích toàn diện với niềm yêu thích sản phẩm; cả hai đều không thể thiếu được. Trước khi xuất hiện mô hình phân tích, người ta thường sử dụng kỹ thuật ứng biến − hoàn toàn không phù hợp trong một thế giới phức tạp. Quả thật là, việc học hỏi để phân khúc thị trường, xem xét giá trị thời gian của đồng tiền, và đưa ra dự báo chính xác về dòng tiền mặt, từ lâu đã trở thành những bước cốt yếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Rắc rối chỉ xảy ra khi các kỹ thuật này trở nên quá nhiều trong khi niềm yêu thích sản phẩm ngày càng giảm xuống. Các công cụ phân tích có sẵn để hỗ trợ nhà quản lý nhưng không thể sản xuất ra hoặc bán được sản phẩm.
Dù sao nước Mỹ cũng từng thống trị, và như George Gilder phát biểu trong cuốn Wealth and Poverty (Giàu có và khốn cùng) “huyền thoại duy lý muôn thủa” đã thắng thế. Điều này hiển nhiên đúng đến nỗi một bài báo đăng trên trang nhất của tạp chí New York Times trong số gần đây đã nhấn mạnh rằng, một thập niên trước đây, thế giới đã lo sợ bị kỹ thuật quản lý của Mỹ đánh bại, chứ không phải là những phòng thí nghiệm, các nhà máy, hay quy mô tuyệt đối. Theo quan điểm của biên tập viên người Pháp, Servan Schreiber thì “Nước Mỹ trở thành siêu cường quốc không phải do nguồn tiền hay công nghệ, mà là nhờ vào năng lực tổ chức doanh nghiệp thiên tài của các nhà quản lý Mỹ”.
Tuy nhiên, một số thay đổi đã xảy ra trong 13 năm kể từ khi Servan-Schreiber xuất bản cuốn The American Challenge (Thử thách từ nước Mỹ). Giới doanh nhân Mỹ bị sa lầy trong những thảm họa kinh tế và chính trị, mà nổi bật nhất là do khối OPEC và số lượng các chính sách điều tiết trong nước của chính phủ ngày càng
https://thuviensach.vn
gia tăng. Thực tế là nhiều nước khác cũng phải gánh chịu các vấn đề trên, song một số nước hiện nay lại trở thành phồn vinh. Thành quả của nhiều công ty Nhật Bản và Tây Đức đã chứng tỏ rằng “có thể thực hiện điều đó”. Cố nhiên, họ bị khối OPEC khuấy động mạnh hơn người Mỹ. Giới quản lý Tây Đức phải liên tục đối phó với các công đoàn ở một tần suất vượt xa Mỹ. Ngoài ra, biện pháp kích thích kinh tế tư nhân của người Nhật và người Đức yếu hơn của người Mỹ. Kinh tế gia Lester Thurow nhận xét:
“Những đối thủ cạnh tranh (với nước Mỹ) không phát huy nỗ lực làm việc và tiết kiệm bằng cách gia tăng chênh lệch thu nhập. Trên thực tế, họ đã thực hiện điều trái ngược. Nếu xét khoảng cách thu nhập giữa 10% dân số giàu nhất và 10% dân số nghèo nhất, thì
người Tây Đức ít bất bình đẳng hơn chúng ta 36% và người Nhật ít bất bình đẳng hơn chúng ta 50%. Nếu chênh lệch thu nhập khuyến khích đưa ra những sáng kiến cá nhân, thì lẽ ra người Mỹ phải tràn ngập sáng kiến, vì trong số các nước đã công nghiệp hóa, chỉ có Pháp là vượt Mỹ về phương diện bất bình đẳng.
Trong tác phẩm The American Challenge, Servan-Schreiber cho rằng gần đây đã có lần người Mỹ xem trọng tài năng quản lý hơn là kỹ thuật. Song điều lý thú là Servan-Schreiber đã trích lời của Steve Lohr ở đâu? Nó xuất hiện trong một bài báo nhan đề “Xem xét lại khả năng quản lý của doanh nghiệp Mỹ”, một đòn công kích trực diện vào kỹ năng quản lý của người Mỹ. Lohr đưa ra lời tố cáo sau đây: “Sự đời thay đổi nhanh chóng. Ngày nay, những nhà quản lý ngoại quốc nói về các đồng sự người Mỹ của họ với giọng khinh miệt hơn là khiếp sợ, và thực vậy, nước Mỹ giờ đây nhan nhản những bằng chứng thất bại về quản lý.”
Chỉ trong vài tuần cuối năm 1980, các tạp chí như Newsweek, Times, The Atlantic Monthly, Dun’s Review (2 lần) và thậm chí cả tờ Esquire đều đăng tải cùng một chủ đề trong những bài báo trên
https://thuviensach.vn
trang nhất − chính các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về tình trạng tồi tệ của nền kinh tế Mỹ − chứ không phải là OPEC, chính sách điều tiết của chính phủ, các đòn bẩy tiền tệ, hoặc khoản đầu tư nhỏ lẻ. Tờ Fortune thuật lại lời một Phó Giám đốc Điều hành hãng Honda:
“Tổng số tiền (mà các công ty ô tô Mỹ) đang chi ra thật sự không làm tôi bận tâm. Xin đừng hiểu lầm. Nước Mỹ là nước tiên tiến nhất về mặt công nghệ, và là nước giàu nhất. Song chỉ đầu tư tư bản thì sẽ chẳng làm được gì. Tại bất cứ quốc gia nào, chất lượng sản phẩm và năng suất của công nhân cũng tùy thuộc vào công tác quản lý. Khi trung tâm công nghiệp ô tô Detroit thay đổi hệ thống quản lý, chúng tôi sẽ gặp phải các đối thủ cạnh tranh người Mỹ hùng mạnh hơn”.
Chỉ vài tuần sau đó, tờ Fortune đăng tiếp lời phát biểu của hãng Honda trong một bài báo với nhan đề “Châu Âu vượt qua phong cách quản lý Mỹ”, trong đó tác giả tấn công vào tầm nhìn thiển cận, xu hướng xáo trộn các nhà quản lý Mỹ thay vì xây dựng một định chế ổn định, và việc người Mỹ thiếu quan tâm đến những sản phẩm họ làm ra.
Những lời phàn nàn về giới quản lý Mỹ bao gồm năm chủ đề chính:
1. Các trường kinh doanh đang làm người Mỹ chán nản. 2. Nhà quản lý chuyên nghiệp thiếu một tầm nhìn đúng đắn.
3. Nhà quản lý không tự nhận thức được những gì mà công ty của họ đang làm.
4. Nhà quản lý không quan tâm đầy đủ tới nhân viên.
https://thuviensach.vn
5. Nhà quản lý cấp cao cùng nhân viên bị cô lập trong các tháp ngà phân tích của bản thân.
Lời phê phán các trường kinh doanh có vẻ gây ra nhiều phản ứng nhất, hiển nhiên là vì chúng tượng trưng cho những chủ đề còn lại và rất dễ phê bình. H. Edward Wrapp, một giáo sư am hiểu về chính sách kinh doanh tại Đại học Chicago, đã nhận xét: “Chúng ta đã tạo ra một con ác quỷ. Một đồng nghiệp của tôi từng nhận xét như vậy, và tôi đồng ý với anh ta rằng các trường kinh doanh đã làm mọi việc có thể để bảo đảm sự thành công của người Nhật và người Đức trong cuộc xâm lăng kinh tế tại Mỹ”. Wrapp tiếp tục chỉ trích các trường kinh doanh đã quá nhấn mạnh vào những phương pháp định lượng. Trong kết luận đăng trên tờ New York Times, Steve Lohr rõ ràng đã thừa nhận rằng, giờ đây có “một quan điểm phổ biến cho rằng bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) có thể là một phần của vấn đề đang tồn tại”. Nhà phê bình khác lại đưa ra một toa thuốc đơn giản để giải quyết vấn đề − chúng tôi không hoàn toàn phản đối. Michael Thomas, cựu chủ tịch ngân hàng đầu tư rất thành công trước đây và cũng là một tác giả đầy sáng tạo, đã viết: “Họ thiếu hiểu biết về nghệ thuật tự do… và cần một nhãn quan rộng lớn hơn, một cảm thức về lịch sử, những viễn cảnh về văn học và nghệ thuật… Giá như có quyền, tôi sẽ đóng cửa mọi trường kinh doanh”. Các nhà quan sát đồng thời là nhà thực hành cũng nêu lên những quan điểm tương tự. Một nhà điều hành tại National Semiconductor phát biểu: “Các nhân viên có bằng đại học Harvard và thạc sỹ của Stanford chỉ làm việc khoảng 17 tháng. Họ không thể thích ứng (với tính linh hoạt và vấn đề thiếu cơ cấu tổ chức).”
Gần đây, xuất hiện một cách giải thích rất độc đáo về lời phàn nàn đối với các trường kinh doanh. Khi Rene McPherson của Dana, nổi danh vì nâng cao năng suất của một ngành công nghiệp có tổ
https://thuviensach.vn
chức công đoàn và chuyển biến chậm chạp, trở thành hiệu trưởng Đại học Kinh doanh Stanford, thì một trong các đồng nghiệp của chúng tôi, vừa trở thành hiệu phó lo lắng kéo chúng tôi ra một góc. Anh ta nhấn mạnh: “Chúng ta phải thảo luận với nhau. Tôi vừa có cuộc gặp gỡ đầu tiên khá lâu với Rene. Ông ta nói với tôi về kinh nghiệm ở công ty Dana. Các anh có biết là những gì mà Rene thực hiện ở Dana không có trong giáo trình MBA?”
THIẾU TẦM NHÌN ĐÚNG ĐẮN
Tuy nhiên, các trường kinh doanh không điều hành đất nước trong hiện tại. Mà là các nhà quản lý. Toàn bộ vấn đề có thể là do các nhà quản lý chuyên nghiệp thiếu một tầm nhìn đúng đắn, và không có bất kỳ cảm thức nào về bức tranh toàn cảnh. Một lần nữa, Ed Wrapp lại đưa ra một trường hợp điển hình:
“Hệ thống đang sản xuất ra một loạt nhà quản lý có tài năng thiên bẩm, nhưng không phù hợp với các doanh nghiệp. Nhà quản lý chuyên nghiệp muốn nghiên cứu, phân tích, và xác định vấn đề. Họ miệt mài trong các lĩnh vực chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, hiệu quả, năng suất và định lượng. Họ duy lý và thích phân tích. Các nhà quản lý nhấn mạnh vào một số mục tiêu khách quan… Trong một số tổ chức, họ có thể thành công nếu có khả năng thuyết trình trước hội đồng quản trị hoặc soạn thảo ra chiến lược và kế hoạch. Tai hại là ở chỗ, tài năng đó đã che giấu các thiếu sót thực tế trong năng lực quản lý toàn diện. Những người có tài diễn thuyết thường chạy đi tìm sự yểm trợ khi phải đưa ra một quyết định điều hành phức tạp và thất bại thảm hại khi được giao nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận, thực hiện công việc và đưa tổ chức tiến lên phía trước.”
https://thuviensach.vn
Các nhà quan sát khác cũng đã ghi nhận những hiện tượng tương tự như trên. Phóng viên của tờ BusinessWeek trong một số báo với chủ đề tái công nghiệp hóa nước Mỹ, đã cô đọng lại vấn đề: phần lớn giới quản lý cấp cao đều “thiếu một cảm thức sâu sắc về cơ cấu doanh nghiệp”. Trong một bài báo mới đây đăng trên tờ Harvard Business Review với nhan đề “Thoát khỏi con đường dẫn đến suy thoái kinh tế”, Robert Hayes và William Abernathy đã nêu ra manh mối về lý do tại sao: “Nghề nghiệp đã không còn... cung cấp cho các nhà điều hành cấp cao trong tương lai vốn kiến thức thiết thực về công nghệ, khách hàng và các nhà cung cấp của công ty... Từ giữa thập niên 1950, số lượng chủ tịch công ty có chuyên môn về tài chính và pháp lý tăng đáng kể, chứ không phải là sản xuất.” Và Hayes nói thêm: “Bạn không còn bắt gặp một nhà quản lý cấp cao, chỉ nhìn vào một sản phẩm nào đó và thốt lên: ’Trời đất! Đây quả là một sản phẩm tuyệt vời. Chúng ta hãy chế tạo ra sản phẩm này dù cho kết quả ra sao chăng nữa!’” Frederick Herzberg, một nhà quan sát kỳ cựu về quá trình thực hành quản lý Mỹ trong hơn 40 năm, chỉ tuyên bố đơn giản: “Các nhà quản lý không yêu thích sản phẩm. Trong thực tế, họ mang tâm lý phòng thủ đối với sản phẩm.”
Trái lại, chúng ta chứng kiến thành quả kỳ diệu của người Nhật trong việc độc chiếm thị trường xe ô tô con. Chính xác thì điều gì tạo nên phép màu Nhật Bản? Tờ Fortune cho rằng lý do không chỉ ở việc tiết kiệm xăng xe:
“Người Nhật xứng đáng được tin cậy nhiều hơn bởi thành tích cung cấp các loại xe ô tô lớn cho thị trường (Mỹ) đang thiếu thốn. Họ vượt trội về chất lượng động cơ (êm ru), khuôn đúc (chuẩn xác),
cửa xe không bị oằn xuống, nguyên liệu tốt, được bao phủ bởi những lớp sơn nước hoàn hảo. Nhưng quan trọng hơn cả, ô tô Nhật
https://thuviensach.vn
Bản nổi tiếng là đáng tin cậy chỉ vì tỷ lệ khiếu nại bảo hành rất thấp. Về mặt kỹ thuật, phần lớn xe Nhật ở mức trung bình.”
Một trong các ví dụ ưa thích của chúng tôi chứng minh cho phân tích trên đây của tờ Fortune là câu chuyện về một công nhân của hãng Honda. Trên đường về nhà vào mỗi buổi chiều, cứ đi qua bất cứ chiếc xe nào của hãng Honda là anh ta không thể chịu nổi khi nhìn thấy một khuyết điểm trên xe!
Vậy thì, tại sao những điều này lại quan trọng đến thế? Bởi vì sự vượt trội trong thành tích là do những giá trị tốt đẹp và đơn giản thúc đẩy con người tạo ra. Như Robert Pirsig đã phát biểu trong tác phẩm Zen and the Art of Motorcycle Maintenance (Thiền và Nghệ thuật Bảo trì Xe máy):
“Khi làm việc, tôi nghĩ về sự thiếu cẩn trọng trong cuốn cẩm nang sử dụng máy vi tính mà tôi đang biên tập... Chúng đầy lỗi và rất mơ hồ, thậm chí thông tin bị cắt ngắn đến độ bạn phải đọc đến sáu lần mới mong hiểu được đôi điều. Song điều khiến tôi sửng sốt là việc các cẩm nang này phù hợp với thái độ bàng quan mà tôi thấy tại cửa hàng. Đây là những cẩm nang dành cho khách hàng. Trong mỗi dòng là ý kiến đại loại như “Đây là cỗ máy vi tính, tách rời với mọi thứ khác trong vũ trụ về mặt thời gian và không gian. Nó không có liên hệ gì với bạn, bạn không có quan hệ gì với nó, ngoài việc đưa tay bấm một vài cái nút, duy trì nguồn điện, kiểm tra các điều kiện có thể gây sai sót” và v.v... Thái độ của các thợ máy đối với máy móc (chiếc xe máy của Pirsig), cũng giống như thái độ của cuốn cẩm nang đối với máy vi tính, hay thái độ của tôi khi mang nó đến đây. Tất cả chúng ta đều là khán giả. Khi đó tôi chợt thấy rằng, chẳng có cuốn cẩm nang nào thật sự bàn về công việc bảo trì xe máy, khía cạnh quan trọng nhất. Do đó, sự chăm chút đến công việc đang làm thường bị xem là không quan trọng hoặc đương nhiên.”
https://thuviensach.vn
Tiếp đó, hướng tấn công chuyển sang việc các nhà quản lý không quan tâm tới những đối tượng mà nếu có cơ hội, sẽ yêu mến sản phẩm. Đối với một số nhà phê bình, lời chỉ trích này nói lên tất cả. Giáo sư Abernathy nhớ lại nỗi kinh ngạc khi khám phá ra lý do thành công của người Nhật trong ngành ô tô: “Người Nhật dường như có một lợi thế lớn về chi phí... Tôi ngạc nhiên khi khám phá ra rằng chi phí thấp không nhờ tự động hóa... Người Nhật đã phát triển chế tạo xe thông qua con người... Họ có một lực lượng công nhân nhiệt tình, sẵn sàng lao động, và thích sản xuất xe hơi... Ở Mỹ, có một nền tảng cơ bản về năng suất khác với Nhật, và sở dĩ như vậy là do nhiều vấn đề vụn vặt. Đây là vấn đề không thể sửa chữa chỉ bằng chính sách đầu tư.”
Về điểm này, Steve Lohr tiếp tục dẫn chứng lời chỉ trích của Chủ tịch hãng Sony, Akio Morita: “Các nhà quản lý Mỹ có quá ít thời gian quan tâm đến công nhân của họ”. Morita tiếp tục mô tả cuộc cách mạng được lên kế hoạch kỹ càng tại các nhà máy Sony trên nước Mỹ. Lohr nhận xét: “Tại các nhà máy Sony ở San Diego và Dothan, năng suất gia tăng vững chắc, đến mức gần bằng năng suất của nhà máy tại Nhật. “Song kỷ lục được nhiều người biết tới ở Mỹ của hãng Sony chẳng thấm vào đâu so với việc tập đoàn Matsushita làm hồi sinh lại dây chuyền sản xuất tivi của công ty Motorola. Trong vòng 5 năm, cũng vẫn sử dụng lực lượng lao động của Mỹ ở vùng Trung Tây, một nhóm nhỏ các nhà quản lý cấp cao của Nhật đã xoay sở để cắt giảm chi phí bảo hành từ 22 triệu đô-la xuống còn 3,5 triệu đô la, số khiếm khuyết từ 140 xuống 6 tính trên 100 máy, số khiếu nại lần đầu trong vòng 90 ngày (sau khi mua) từ 70% xuống còn 7% và tỷ lệ biến động nhân sự từ 30%/năm xuống còn 1%/năm.
Thành quả của Sony và Matsushita ở Mỹ là một lời nhắc nhở rằng hầu như không có bất cứ “phép màu phương Đông” nào làm
https://thuviensach.vn
nên kỷ lục năng suất đáng kinh ngạc của Nhật Bản. Một nhà bình luận ghi nhận: “Năng suất tăng không phải là nhờ bí quyết mà chỉ đơn thuần là nhờ con người... trung thành, cam kết gắn bó thông qua quá trình đào tạo hiệu quả, đồng nhất bản thân với thành công của công ty, và mối quan hệ con người giữa nhân viên và cấp trên.” Tuy nhiên, có một điểm khác biệt chính về văn hóa dường như đã nuôi dưỡng năng suất thông qua con người ở Nhật Bản. Như một nhà quản lý cấp cao Nhật Bản giải thích với chúng tôi: “Người Nhật chúng tôi rất khác với phần còn lại của thế giới. Tài nguyên thiên nhiên duy nhất của chúng tôi là tinh thần lao động không mệt mỏi của nhân dân Nhật.”
Xem con người, chứ không phải tiền bạc, máy móc, hay chất xám − là tài nguyên thiên nhiên, có thể là bí quyết của mọi việc. Kenichi Ohmae, trưởng chi nhánh của McKinsey tại Tokyo, cho biết đối với người Nhật, tổ chức và con người trong tổ chức là một. Ngoài ra, định hướng con người còn khích lệ lòng yêu mến sản phẩm và đòi hỏi người công nhân bình thường chấp nhận rủi ro nho nhỏ và có sáng kiến. Như Ohmae giải thích:
“Giới quản lý Nhật thường nhắc đi nhắc lại cho công nhân biết rằng những người trực tiếp làm việc sẽ hiểu công ty rõ nhất... Một công ty được điều hành giỏi, sẽ chủ yếu dựa trên các sáng kiến đổi mới và năng lực sáng tạo của nhóm hay cá nhân. Người công nhân có thể được tận dụng hết mức năng lực sản xuất và sáng tạo của anh ta... Cơ cấu tổ chức đầy đủ − các hộp thư góp ý, các nhóm cải tiến chất lượng, v.v... có vẻ mang tính “hữu cơ” và kinh doanh đối lập lại với tính “máy móc” và “quan liêu”.
Kimsey Mann, CEO của Blue Bell, nhà sản xuất y phục lớn thứ nhì thế giới, khi nhắc đến tám đặc điểm tạo nên sự vượt trội trong quản lý làm nền tảng cho cuốn sách này, đã khẳng định rằng “mỗi đặc điểm trong tám đặc điểm đó đều là về con người.”
https://thuviensach.vn
CÁC THÁP NGÀ PHÂN TÍCH
Lý do đằng sau tình trạng thiếu tập trung vào sản phẩm hay con người ở nhiều công ty Mỹ thường là do họ chú ý tới thứ khác. Đó chính là niềm tin mù quáng vào khả năng phân tích thiếu thực tế doanh nghiệp, những mánh khóe tài chính − những công cụ này có vẻ thủ tiêu được rủi ro, nhưng bất hạnh thay, cũng thủ tiêu luôn hành động.
Ed Wrapp nhận xét: “Rất nhiều công ty lạm dụng các công cụ này. Họ thấy rằng, lên kế hoạch thì thú vị hơn là đưa một sản phẩm vào thị trường... Quá trình xây dựng kế hoạch là khoảng thời gian trì hoãn các vấn đề điều hành. Về mặt trí tuệ, công tác xây dựng kế hoạch đáng để làm hơn, và không kèm theo sức ép như các hoạt động thực tiễn... Quá trình xây dựng kế hoạch dài hạn chính thức thường quá chú trọng vào kỹ thuật.” Fletcher Byrom của công ty Koppers cho rằng: “Theo quan điểm của một nhóm người, xây dựng kế hoạch mang lại nhiều giá trị. Quan điểm của tôi là cứ tiến lên phía trước và xây dựng kế hoạch, nhưng một khi bạn đã hoàn thành kế hoạch thì nên xếp lên giá sách. Đừng để bị trói buộc vào kế hoạch. Đừng dùng nó như một yếu tố đầu vào chính cho quá trình ra quyết định. Chủ yếu hãy dùng kế hoạch để nhận biết những thay đổi”. Theo xu hướng tương tự, tờ BusinessWeek gần đây đã đưa tin: “Johnson & Johnson, Tupperware và 3M đều được xem là có tư duy tiên tiến – nhưng không thành viên nào trong ban giám đốc mang chức danh nhà lập kế hoạch công ty.”
David Ogilvy, người sáng lập công ty Ogilvy&Mather, thẳng thắn nhận định: “Đa số doanh nhân không có năng lực tư duy độc đáo bởi vì họ không thể thoát ra khỏi sự chuyên chế của lý trí.” Gần đây, Theodore Levitt, giáo sư marketing nổi tiếng của Đại học Harvard đã phát biểu: “Các nhà xây dựng mô hình đã tạo ra những chuỗi
https://thuviensach.vn
quyết định phức tạp với mức kỳ vọng về tính hữu dụng chỉ chịu thua mức khiếp sợ của các nhà quản lý dây chuyền cấp cao đối với các nhà kỹ trị đã tạo dựng nên chúng”. Gần đây, chúng tôi biết tới một chiến lược sản phẩm mới của Standard Brands, nhưng rốt cục lại thất bại thảm hại. Theo một bài trên trang nhất của tờ BusinessWeek, lý do thất bại là bởi Standard Brands đã thuê một nhóm lập kế hoạch của General Electrics, rồi giao cho họ một nhiệm vụ gần giống như điều hành. Sau khi những nhà kế hoạch rời khỏi công ty, vị chủ tịch nhận xét: “Đó là những kẻ thông minh, (song họ) không phải là loại người có khả năng thực thi các chương trình.”
Rốt cuộc, tất cả kết quả chỉ mang lại tin buồn cho những ai dành cả đời để nhai gặm số liệu. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ các công ty đó không nên lập kế hoạch. Họ nhất thiết phải xây dựng kế hoạch, vấn đề là việc xây dựng kế hoạch đã khai tử chính nó. Nó đã bỏ qua lời khuyên khôn ngoan của Byrom, đó là nên sử dụng kế hoạch để nâng cao khả năng chuẩn bị về mặt nhận thức. Tuy nhiên, khi kế hoạch trở thành sự thật, thì dữ liệu không khớp với kế hoạch đã đề ra (chẳng hạn, phản ứng thật sự của khách hàng so với hành động của thị trường trong trắc nghiệm) đều bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Sự nhanh trí đã thay thế cho hành động thực tế. (“Anh đã thăm dò ý kiến của nhân viên công ty về con số ước chừng đó chưa?” là một câu chất vấn thông thường của ủy ban điều hành công ty mà chúng tôi nghe thấy trong nhiều năm).
Thành quả kinh doanh ở Mỹ đã và đang sa sút tệ hại, ít nhất là so với Nhật Bản, và ngay cả với một số nước khác − nếu xét theo các tiêu chuẩn năng suất và chất lượng. Nước Mỹ không còn chế tạo ra các sản phẩm tốt nhất hoặc đáng tin cậy nhất, sản xuất với chi phí thấp hơn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mang tính cạnh tranh quốc tế (chẳng hạn như ô tô, vi mạch điện tử...).
https://thuviensach.vn
Làn sóng công kích đầu tiên nhằm vào vấn đề này đã tập trung vào các chính sách điều tiết của chính phủ. Tuy nhiên, đây có vẻ là một lời giải đáp không đầy đủ. Vào giữa thập niên 1980, những nhà quản lý, phóng viên kinh tế, và các học giả am hiểu đều nỗ lực tìm kiếm sai sót trong các chính sách điều tiết của chính phủ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy rằng sự phụ thuộc thái quá của chính phủ Mỹ vào khả năng phân tích cũng như vào lý tính hạn hẹp, đã phải gánh chịu mũi dùi của công luận. Cả hai dường như đều tương phản với cách tiếp cận của người Nhật đối với lực lượng lao động và chất lượng sản phẩm – ngay cả khi có tính đến các dị biệt về văn hóa.
Công cuộc điều tra vấp phải hai chướng ngại vật lớn. Chướng ngại vật thứ nhất là tâm lý phòng vệ vốn có. Cuối cùng, trí tuệ và tâm hồn của doanh nhân cũng bị chỉ trích. Tới tận lúc đó, họ luôn được báo chí khuyến khích đổ lỗi cho người khác, ở đây là chính phủ. Chướng ngại vật thứ hai là vấn đề ngôn ngữ. Nó không công kích vào “một dạng thức hạn hẹp của lý tính”, hay theo nghĩa rộng hơn là “mô hình duy lý”. Trái lại, người ta coi đó là đòn tự phản công của chính lý trí và tư duy logic, do đó vô hình chung ngôn ngữ khuyến khích đi vào địa hạt phi lý trí và thần bí. Mọi người đã bị dẫn dụ và tin rằng giải pháp duy nhất là dời các cuộc họp Hội đồng Quản trị của công ty Ford đến một trung tâm tụ tập Thiền đạo ở địa phương. Tất nhiên, đó không phải là giải pháp cho vấn đề.
Song chúng ta hãy dừng lại một lát và đặt câu hỏi: chính xác thì chúng ta muốn nói đến điều gì khi đề cập tới sự sụp đổ của mô hình duy lý? Trên thực tế, chúng ta đang nói đến vấn đề mà Thomas Kuhn, trong tác phẩm tuyệt vời của mình nhan đề The Structure of Scientific Revolutions (Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học), đã gọi là một trường hợp biến chuyển điển hình.
https://thuviensach.vn
Kuhn lập luận rằng, các nhà khoa học trong bất kỳ lĩnh vực nào và thời đại nào cũng đều chia sẻ chung một hệ thống niềm tin về thế giới, tại thời đại đó hệ thống này cấu tạo nên những mô hình thống trị. “Khoa học thường thức” đã phát triển rực rỡ dưới hệ thống niềm tin đó. Nhiều cuộc thí nghiệm đã được tiến hành nghiêm ngặt trong ranh giới của hệ thống niềm tin này và đạt được một số tiến bộ nhỏ. Một ví dụ tuyệt vời trước đây là quan niệm của Ptolemy về vũ trụ (tồn tại đến thế kỷ XVI) cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, và mặt trăng, mặt trời, các hành tinh, và các vì tinh tú đều tạo thành những vòng đồng tâm bao quanh trái đất. Các công thức và mô hình toán học tinh vi đã được phát triển để có thể tiên đoán chính xác các biến cố thiên văn học căn cứ trên mô hình Ptolemy. Phải chờ đến khi Copernicus và Kepler khám phá ra rằng công thức sẽ vận dụng dễ dàng hơn khi mặt trời thay thế trái đất làm trung tâm của tất cả − trường hợp biến chuyển điển hình.
Sau khi trường hợp biến chuyển điển hình xuất hiện, tiến bộ tăng nhanh trong không khí căng thẳng. Công chúng phẫn nộ. Các khám phá mới ra đời hàng loạt để chứng minh cho hệ thống niềm tin mới (chẳng hạn, các khám phá của Kepler và Galileo), và cách mạng khoa học phát sinh từ đó, bao gồm thuyết tương đối trong vật lý học và học thuyết kiến tạo mảng trong địa chất học. Điểm quan trọng trong mỗi trường hợp biến chuyển là khái niệm “duy lý” cũ trong thực tế đã được thay thế bằng một lý tính mới, khác biệt và hữu ích hơn.
Chúng tôi đang trông đợi loại biến chuyển này trong lĩnh vực kinh doanh. Theo ý kiến chúng tôi, lý tính cũ là hậu duệ trực tiếp của trường phái quản lý mang tính khoa học của Frederick Taylor và không còn là một bộ môn có ích. Xem xét hành động của các nhà quản lý đang kiểm soát sự biến chuyển này, ta thấy họ chia sẻ cùng một hệ thống niềm tin:
https://thuviensach.vn
• Quy mô lớn tốt hơn vì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí. Khi còn phân vân, bạn nên thống nhất các sự việc; xóa bỏ sự trùng lặp, chồng chéo và lãng phí. Và tới khi tổ chức của bạn lớn lên, hãy bảo đảm rằng mọi thứ đều được phối hợp một cách cẩn trọng và chính thức.
• Nhà sản xuất với chi phí thấp là người thắng cuộc. Lợi ích khách hàng hướng nhà sản xuất tập trung vào chi phí. Những kẻ sống sót là những kẻ chế tạo được sản phẩm rẻ hơn.
• Phân tích mọi thứ. Chúng ta biết rằng có thể tránh được những quyết định ngớ ngẩn thông qua việc nghiên cứu thị trường cẩn thận, phân tích dòng tiền và xây dựng ngân sách. Áp dụng dòng tiền để phân tích các khoản đầu tư rủi ro như nghiên cứu và triển khai. Sử dụng dự thảo ngân sách như một mô hình để lập kế hoạch dài hạn. Đưa ra các dự báo và mục tiêu về số lượng dựa trên cơ sở các dự báo đó. Cung cấp nhiều kế hoạch với nội dung chủ yếu là các con số. (Nhân đây, hãy quên đi sự thật là phần lớn các dự báo dài hạn đã tỏ ra sai lệch ngay từ khi được đưa ra. Tạm quên rằng, theo định nghĩa, tiến độ phát minh là không thể dự đoán được).
• Loại bỏ những kẻ phá rối sự bình an − chẳng hạn, các nhà vô địch cuồng tín. Sau khi kế hoạch hoàn tất, chúng ta muốn thực hiện hoạt động phát triển sản phẩm mới để đem lại bước đột phá cần thiết, và nếu cần chúng ta sẽ bổ nhiệm vào đó 500 kỹ sư, bởi vì đã có một ý tưởng tốt hơn.
• Công việc của nhà quản lý là đưa ra quyết định. Chào hàng đúng nơi. Chào hàng cật lực. Cân đối danh sách vốn đầu tư. Đầu tư vào các ngành công nghiệp hấp dẫn. Thực thi, hay thực hiện chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Thay thế nhóm quản lý, nếu buộc phải làm vậy để công việc được thực thi.
https://thuviensach.vn
• Kiểm soát mọi thứ. Công việc của nhà quản lý là giữ cho mọi thứ ngăn nắp và nằm trong tầm kiểm soát. Xác định cơ cấu tổ chức một cách chi tiết. Soạn thảo bản mô tả công việc dài lê thê. Phát triển cơ cấu tổ chức theo mô hình ma trận phức tạp để bảo đảm rằng đã tính đến tất cả mọi biến cố ngẫu nhiên có thể xảy ra. Ra lệnh. Đưa ra các quyết định rạch ròi. Và đối xử với nhân viên như yếu tố sản xuất.
• Thực hiện ngay biện pháp kích thích, và năng suất sẽ đi kèm theo. Nếu cung cấp cho nhân viên những biện pháp tài chính trực tiếp để kích thích họ thực hiện ngay và làm tốt công việc, vấn đề năng suất sẽ không còn tồn tại. Khen thưởng vượt mức những người đạt thành tích cao nhất. Loại bỏ từ 30-40% nhân viên lười biếng, không muốn làm việc.
• Thanh tra việc kiểm soát chất lượng. Chất lượng cũng giống như mọi thứ khác, nó mang tính bắt buộc. Nếu cần, hãy tăng gấp ba lần số lượng nhân viên thuộc bộ phận kiểm tra chất lượng (Lực lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các công ty ô tô của Nhật chỉ bằng 1/3 của Mỹ). Yêu cầu báo cáo vấn đề chất lượng lên chủ tịch. Chúng ta sẽ chỉ cho họ (nghĩa là các công nhân) rằng chúng ta đang làm kinh doanh.
• Kinh doanh là kinh doanh. Nếu có thể đọc được các báo cáo tài chính, bạn có thể quản lý mọi việc. Nhân viên, sản phẩm, và các dịch vụ chỉ đơn thuần là tài nguyên mà bạn phải biết cân đối để đạt được kết quả tài chính tốt đẹp.
• Các nhà quản lý cấp cao khôn ngoan hơn thị trường. Hãy quản lý thận trọng những món đồ trang trí như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán để người ngoài luôn thấy bạn xinh đẹp. Trên hết, hãy giữ cho thu nhập hàng quý luôn gia tăng.
https://thuviensach.vn
• Mọi việc sẽ hỏng nếu chúng ta ngừng tăng trưởng. Khi đã khai thác hết cơ hội trong ngành công nghiệp của mình, hãy đầu tư vào các ngành công nghiệp mà chúng ta không hiểu rõ. Ít nhất, lúc bấy giờ chúng ta lại có thể tiếp tục tăng trưởng.
Mặc dù lý tính kinh doanh truyền thống dường như đang điều khiển phần lớn cỗ máy kinh doanh hiện nay, nhưng nó vẫn không giải thích được điều gì khiến cho các công ty vượt trội hoạt động thành công. Tại sao lại không được? Các khuyết điểm của lý tính ấy nằm ở đâu?
Khuyết điểm thứ nhất xuất phát từ thành tố phân tích mang tính định lượng có xu hướng bảo thủ. Việc tiết kiệm chi phí trở thành ưu tiên hàng đầu và nâng cao thu nhập bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Điều này dẫn đến nỗi ám ảnh về chi phí, chứ không phải chất lượng và giá trị. Người ta thường vá víu qua loa các sản phẩm cũ thay vì lãng phí tiền bạc vào các sản phẩm mới còn đang lộn xộn hay chi tiền cho công cuộc phát triển kinh doanh, và do đó năng suất được ấn định thông qua việc đầu tư thay vì củng cố lại lực lượng lao động. Nhược điểm đằng sau cách tiếp cận phân tích đối với việc đề ra quyết định kinh doanh là: người ta phân tích những thứ có sẵn, tiêu tốn nhiều thời gian vì nó; và làm ngơ các vấn đề còn lại.
Như John Steinbruner ở Đại học Harvard nhận định: “Nếu chúng ta yêu cầu tính chính xác về số lượng, thì với tình trạng hiện tại, điều này chỉ có thể đạt được bằng cách giảm quy mô phân tích, tức là bỏ qua những vấn đề quan trọng bên ngoài quá trình phân tích.” Điều này dẫn đến sự cố định trong vế chi phí của phương trình. Ở đó, các con số là “chính xác nhất”. Ngoài ra, chi phí mang tính máy móc và dễ hình dung − mua một cỗ máy mới để thay thế 19 chỗ làm, giảm thiểu công việc giấy tờ 25%, đóng cửa hai dây chuyền sản xuất và tăng tốc dây chuyền còn lại.
https://thuviensach.vn
Phân tích số liệu đồng thời cũng làm giảm giá trị vế thu nhập. Phân tích không thể định giá phần nỗ lực thêm hoặc chi phí phát sinh do lực lượng bán hàng của IBM hay Frito-Lay thực hiện. Trên thực tế, như một nhà quan sát gần đây đã nhận xét, mỗi khi nhà phân tích xem xét đến châm ngôn “mức độ phục vụ 99,5%” của công ty Frito (một mức độ phục vụ “khó có thể đạt được” trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa) thì cặp mắt họ sáng lên và họ hành động để chứng minh rằng giá như Frito giảm bớt sự cam kết về dịch vụ của mình, thì họ sẽ tiết kiệm được nhiều biết bao. Các nhà phân tích đều đúng, Frito sẽ tiết kiệm được tiền bạc ngay lập tức. Nhưng có lẽ họ không thể chỉ ra được tác động nhỏ bé của tình trạng dịch vụ thiếu tin cậy do lực lượng bán hàng hùng hậu và can trường bao gồm 10.000 người (chưa kể tới các nhà bán lẻ của Frito) gây ra, đó là mất mát lớn trên thị trường đi kèm với lợi nhuận biên giảm. Dưới góc độ phân tích, lời cam kết về chất lượng và dịch vụ đáng tin cậy của sản phẩm từ Caterpillar (“Cung ứng phụ tùng trong vòng 48 giờ ở bất cứ nơi nào trên thế giới – nếu không sẽ hoàn tiền”) hoặc Maytag (“Bảo đảm vận hành 10 năm không hư hỏng”) đều vô nghĩa. Xét về mặt phân tích, nỗ lực trùng lặp có chủ đích ở IBM và 3M trong việc phát triển sản phẩm, hoặc trong P&G, việc thương hiệu này lấn lướt một thương hiệu khác − rõ ràng chỉ mang tính sao chép. Xét trên phương diện định lượng, thì cảm thức gia đình của Delta, sự tôn trọng cá nhân của IBM, và niềm yêu thích sự sạch sẽ của McDonald’s và Disney’s đều vô nghĩa.
Cách tiếp cận bằng phương pháp thuần phân tích, nếu bị sử dụng bừa bãi sẽ hình thành nên một triết lý trừu tượng và vô tâm. Nỗi ám ảnh của người Mỹ đối với mất mát về người trong chiến tranh Việt Nam và sự thất bại của chúng ta trong việc thấu hiểu khả năng tồn tại dai dẳng và giới hạn tư duy của người phương Đông, đã lên đến đỉnh điểm khi phân bổ sai lệch nguồn tài nguyên của nước Mỹ − con người, đạo đức và vật chất. Song niềm say mê các con số
https://thuviensach.vn
của McNamara chỉ là dấu hiệu của thời đại này. Một trong số những người bạn hờ của ông ta tại Ford là Roy Ash, cũng trở thành nạn nhân. Tờ Fortune đề cập tới rủi ro bất ngờ mà Ash gặp phải tại công ty Litton: “Quan điểm của ông ta về kinh doanh cực kỳ trừu tượng. Ash thích sử dụng trí tuệ sắc bén của mình vào việc phân tích các kỹ thuật kế toán tinh vi nhất. Tài hoa lỗi lạc đã khiến ông tư duy theo lối vương giả: xây dựng những thành phố mới, lập nên một xưởng đóng tàu cho ra đời những chiếc tàu hiện đại nhất về mặt kỹ thuật giống như cách sản xuất xe ô tô ở Detroit”. “Thật đáng buồn, bài phân tích của tờ Fortune không những đề cập tới thất bại của công ty Litton mà còn mô tả tai họa tương tự diễn ra 10 năm sau đó, đã làm tan rã AM International dưới thời của Ash.
Cách tiếp cận duy lý đã tách yếu tố thực tiễn ra khỏi các tình huống, mà trước hết, cần phải có hiệu quả trong thực tế. Lewis Lapham, biên tập viên tạp chí Harper’s đã mô tả sự sai lầm của xu hướng thiên về số liệu trong một bài ở mục Easy Chair với nhan
đề “Những món quà của pháp sư”: “Vị pháp sư vẫn thường nói về số lượng và trọng lượng của − các thùng dầu, nguồn cung tiền tệ − và về nguyên vật liệu chứ hiếm khi đề cập tới tới nhân lực; chú
tâm vào sự vật chứ không phải con người. Xu hướng thống trị phù hợp với thiên kiến tự nhiên thường bênh vực các định chế hơn là cá nhân.” John Steinbeck cũng nêu ra cùng một lập luận tương tự đối với lý trí phi thực tiễn:
“Loài cá thu Sierra có thể có 17, 15 hoặc 9 đốt xương vây sống lưng. Song rất khó để đếm được chúng một cách chính xác. Khi kéo nó lên thành tàu, bạn sẽ thấy màu sắc nó biến đổi, đuôi nó quẫy đạp, rồi nhiều thứ khác nữa về con cá cũng như người đánh cá. Nhưng khi bạn ngồi trong phòng thí nghiệm và phân tích, bạn chỉ có thể có một con cá cứng đờ, không màu sắc và bốc mùi. Rõ
https://thuviensach.vn
ràng là nếu bạn trực tiếp đi bắt con cá, bạn sẽ biết được nhiều thứ hơn là số đốt xương của con cá đó.
Thuần lý hẹp hòi thường mang tính phủ định. Peter Drucker đã mô tả rất hay ảnh hưởng tai hại do xu hướng phân tích của giới quản lý gây nên: “Giới quản lý chuyên nghiệp ngày nay tự xem mình là quan tòa có quyền phủ định hoặc khẳng định những ý tưởng mới. Nếu họ tin rằng công việc của mình là ngồi đó để phán xét, thì nhất định sẽ phủ quyết mọi ý tưởng mới vì “thiếu thực tiễn”. John Steinbruner cũng đưa ra quan điểm tương tự khi bình luận về vai trò của nhân viên nói chung: “Dĩ nhiên, việc triển khai một luận cứ tiêu cực dễ dàng hơn là đưa ra một luận cứ mang tính xây dựng”. Trong phân tích về quyết định của MLF (lực lượng hạt nhân đa phương do khối NATO đề xướng), Steinbruner thuật lại cuộc trao đổi giữa một học giả bảo thủ và một chính khách thực tế. Ngoại trưởng Dean Acheson nói với cố vấn tổng thống Richard Neustadt, người đã tốt nghiệp Đại học Harvard rằng: “Anh nghĩ rằng các vị Tổng thống nên được cảnh báo? Anh lầm to. Cần tạo niềm tin cho Tổng thống.” Steinbruner tiếp tục phân tích vai trò của “người cảnh giới” đối lập với “người ủng hộ”. Mặc cho nỗ lực muốn đưa ra một trường hợp cân xứng của tác giả, sức nặng của mô hình phân tích ứng dụng trung lập đã nghiêng về phía cảnh giới, chứ không phải phía ủng hộ.
Tổng giám đốc công ty Mobil, Rawleigh Warner, Jr., ủng hộ chủ đề trên đây khi giải thích nguyên nhân vì sao công ty ông quyết định không đấu thầu thương vụ thăm dò dầu khí ngoài khơi vịnh Prudhoe năm 1960: “Các nhân viên tài chính của công ty này đã chơi khăm các nhân viên thăm dò... Nhóm nhân viên thăm dò đáng thương chịu tác động bất lợi từ những kẻ chẳng biết gì về dầu khí.” Như thường lệ, Hayes và Abernathy lại hùng biện về chủ đề này: “Chúng tôi tin rằng trong hai thập kỷ qua, các nhà quản lý Mỹ
https://thuviensach.vn
ngày càng phụ thuộc vào những nguyên tắc đề cao những phân tích rời rạc hơn là sự hiểu biết sâu sắc… dựa trên kinh nghiệm. Thiếu kinh nghiệm thực tiễn, các công thức phân tích danh mục vốn đầu tư đã khiến cho nhiều nhà quản lý thận trọng quá mức khi phân bổ các nguồn tài nguyên.” Trong cuốn Wealth and Poverty, George Gilder tuyên bố: “Tư duy sáng tạo đòi hỏi phải có một hành động đáng tin cậy”. Ông phân tích hết ví dụ này đến ví dụ khác để bênh vực cho quan điểm của mình. Đề cập tới vấn đề xây dựng các tuyến đường sắt, ông nhấn mạnh rằng “khi được lắp đặt, các tuyến đường sắt này khó mà biện minh được về mặt kinh tế.”
Khái niệm lý tính hiện nay không coi trọng việc thử nghiệm và tránh xa các sai lầm. Chủ nghĩa bảo thủ, vốn dẫn đến tình trạng trì trệ và các “nhóm nghiên cứu” lâu năm, thường xuyên khiến các doanh nhân phải đối mặt với điều mà họ cố sức tránh né – cược thật lớn vào một sản phẩm. Các nhóm phát triển sản phẩm khổng lồ không ngừng phân tích, tuy nhiên sau nhiều năm họ chỉ thiết kế ra một sản phẩm với những chi tiết màu mè. Cũng trong khoảng thời gian đó, các công ty Digital, 3M, HP và Wang phát triển việc thử nghiệm, họ đã hành động thiếu trật tự một cách “phi lý”, rồi đưa vào thị trường hàng chục sản phẩm mới. Chúng ta chỉ đạt được tiến bộ khi hành động: thử nghiệm một nguyên mẫu trên một hoặc hai khách hàng, tiến hành trắc nghiệm nhanh chóng về thị trường, lắp đặt một thiết bị tạm thời trên dây chuyền sản xuất đang hoạt động, kiểm tra hoạt động khuyến mại mới trên 50.000 người đăng ký.
Môi trường văn hóa trong đa số các công ty lớn đều yêu cầu phải trừng phạt lỗi lầm, cho dù lỗi lầm đó có ích, nhỏ hay vô hình đi chăng nữa. Điều này đặc biệt khôi hài vì nguồn gốc cao quý của lý tính kinh doanh được coi là quản lý theo khoa học: Thử nghiệm là công cụ cơ bản của khoa học, nếu thử nghiệm thành công thì về
https://thuviensach.vn
mặt lý thuyết, chúng ta sẽ không gây ra sai lầm nào. Nhưng ở đây các doanh nhân duy lý thái quá lại có đồng minh, vì ngay cả khoa học cũng không thừa nhận mình đã đi con đường hỗn độn để đạt được tiến bộ. Robert Merton, một nhà sử học đáng kính về khoa học, mô tả bản báo cáo khoa học điển hình:
“(Có một) sự khác biệt hoàn toàn giữa công trình khoa học khi đã là văn bản và tiến trình thẩm định trong thực tế… Sự khác biệt giống như phương pháp tư duy khoa học của sách giáo khoa và cách thức mà các nhà khoa học thật sự tư duy, cảm nhận và bắt tay vào công trình của họ. Sách giáo khoa mô tả về phương pháp trình bày các mô hình lý tưởng, song những mô hình quy phạm, ngăn nắp đó… không chỉ ra khả năng thích nghi linh hoạt, tùy biến mà các nhà khoa học đã thực hiện. Bản báo cáo khoa học có bề ngoài hoàn hảo, qua đó nó ít hoặc không phản ánh lại những bước nhảy trực giác, sai lầm, những kết cục mơ hồ hoặc rủi ro đột ngột đã làm công cuộc nghiên cứu trở nên bừa bộn trong thực tế.”
Peter Medawar, người đoạt giải Nobel về miễn dịch học tuyên bố thẳng thừng: “Chả có ích gì khi đọc các “báo cáo” khoa học vì chúng, không những che giấu mà còn chủ động trình bày sai lạc lập luận bên trong công trình mà chúng tôi mô tả.”
Việc phản đối thí nghiệm nhất định sẽ khiến tình trạng chúng ta trở nên phức tạp và cứng nhắc. Tâm lý viển vông muốn sản xuất ra một “sản phẩm tuyệt vời” cũng giống như khi theo đuổi một “vũ khí hạng nặng” trong lĩnh vực quốc phòng. Một nhà bình luận của tờ Village Voice nhận định:
“Cách nhanh nhất để hiểu rõ nỗi kinh hoàng do Spinney gây ra cho Lầu năm góc (Spinney là nhà phân tích cấp cao thuộc bộ phận phân tích và đánh giá chương trình của Bộ Quốc phòng Mỹ), là trích dẫn đoạn cuối trong báo cáo của ông: “Chiến lược theo
https://thuviensach.vn
đuổi tính phức tạp và tinh vi ngày càng tăng về mặt kỹ thuật đã khiến các giải pháp sử dụng công nghệ cao và khả năng sẵn sàng chiến đấu loại trừ lẫn nhau”. Nói thế nghĩa là nước Mỹ càng chi nhiều tiền vào quốc phòng bao nhiêu thì càng làm giảm năng lực chiến đấu bấy nhiêu… Tiêu tốn nhiều tiền hơn để sản xuất ra ít phi cơ hơn, nhưng là những phi cơ phức tạp hơn và chẳng mấy khi hoạt động. Triển khai ít phi cơ hơn có nghĩa là hệ thống thông tin phải phức tạp và tinh vi hơn, hệ thống này không chắc có thể duy trì khi chiến tranh xảy ra.”
Tâm lý cẩn trọng và tình-trạng-tê-liệt-do-phân-tích dẫn đến xu hướng phản đối thí nghiệm. Trớ trêu thay, tiếp đến là tâm lý “đánh cược lớn” hay “vũ khí hạng nặng” vô cùng liều lĩnh. Con vít lại được siết thêm lần nữa. Muốn sản xuất ra những siêu phẩm như vậy, đòi hỏi phải có một cơ cấu quản lý vô cùng phức tạp và do đó rất khó vận hành. Xu hướng này thể hiện trong cơ cấu tổ chức chính thức theo ma trận. Điều thú vị là, khoảng 15 năm trước thời kỳ hoàng kim của cơ cấu ma trận vào giữa thập niên 1970, nhà nghiên cứu Chris Argyris đã nhận ra được các khuyết điểm chủ yếu của cơ cấu này:
“Tại sao các cơ cấu và chiến lược quản trị mới lại gặp khó khăn?... Giả định đằng sau lý thuyết (cơ cấu) này là: nếu các mục tiêu và cách thức để đạt các mục tiêu đó đã được xác định rõ ràng, thì toàn bộ nhân viên sẽ nỗ lực hợp tác với nhau để hoàn thành chúng trong thời hạn sớm nhất có thể. Tuy nhiên, trên thực tế, lý thuyết này khó mà áp dụng… Không lâu trước khi việc hoàn tất các giấy tờ chấm dứt. 71% các nhà quản lý trung cấp đã báo cáo rằng việc duy trì luồng lưu chuyển giấy tờ để lên kế hoạch cho sản phẩm và kiểm tra chương trình trở nên quan trọng như việc hoàn thành các trách nhiệm quản lý dây chuyền đã được giao phó cho mỗi nhóm… Một hình thái thích nghi nữa là rút lui và để cho
https://thuviensach.vn
cấp trên chịu trách nhiệm quản lý chương trình. “Đây là con đẻ của họ – vậy thì cứ để họ làm cho nó hoạt động.”… Còn một vấn đề nữa cũng thường được báo cáo là tình trạng ngưng hoạt động của nhóm vì vô số quyết định nhỏ nhặt.”
Người ta có thể khắc phục được hội chứng về tính phức tạp, nhưng không hề đơn giản. IBM 360 là một trong những sản phẩm thành công tuyệt vời trong lịch sử kinh doanh Mỹ, nhưng quá trình
phát triển này thiếu tính hệ thống. Về sau, chủ tịch Thomas Watson, Sr., yêu cầu phó chủ tịch Frank Cary “thiết kế một hệ thống để bảo đảm rằng vấn đề kiểu này sẽ không lặp lại.” Cary đã thực hiện mệnh lệnh đó. Nhiều năm sau, khi Cary trở thành chủ tịch, thì một trong những hành động đầu tiên của ông là xóa bỏ cơ cấu phát triển sản phẩm phức tạp đã tạo ra cho Watson. Cary thừa nhận: “Watson đã đúng. Nó (cơ cấu phát triển sản phẩm gọn nhẹ) sẽ ngăn cản việc lặp lại tình trạng rối loạn trong quá trình phát triển máy IBM 360. Không may là ở chỗ, nó cũng sẽ bảo đảm rằng chúng tôi sẽ chẳng bao giờ phát minh ra được một sản phẩm khác tương tự như IBM 360.”
Phản ứng của công ty vượt trội đối với tính phức tạp là tình trạng cơ động. Việc tổ chức lại cơ cấu diễn ra vào mọi lúc. Một nhà quản lý cấp cao ở Digital phát biểu: “Nếu vướng phải một vấn đề, bạn hãy dồn toàn bộ nguồn lực để giải quyết nó. Đơn giản thế thôi.” Fletcher Byrom phụ họa thêm: “Theo tôi quan sát thì trong số tất cả những vấn đề ở các công ty, vấn đề rắc rối nhất là thiên hướng tổ chức quá chặt chẽ, đã gây ra sự cứng nhắc khó có thể chấp nhận được trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng như hiện nay.” David Packard của HP cho rằng: “Bạn phải cố tránh đừng để cho tổ chức trở nên quá cứng nhắc… Muốn tổ chức hoạt động hiệu quả, thì thông tin phải được truyền tải hiệu quả nhất, bất kể sơ đồ tổ chức ra sao. Đó là điều thường xuyên diễn ra ở đây. Tôi đã từng nghĩ là,
https://thuviensach.vn
sau khi tổ chức xong, bạn nên vứt bỏ sơ đồ tổ chức đó đi.” Phát biểu về chủ đề ‘tính thuần lý trong tổ chức của Mỹ”, đồng nghiệp người Nhật Ken Ohmae cho biết: “Phần lớn các công ty Nhật thậm chí không có một sơ đồ tổ chức hợp lý. Chẳng người nào biết công ty Honda được tổ chức như thế nào trừ chuyện nó sử dụng vô số nhóm dự án và rất linh hoạt… Đổi mới thường diễn ra ở các tiếp điểm với nhiều nguyên tắc đi kèm. Do đó, giờ đây cơ cấu tổ chức linh hoạt của người Nhật đã trở thành một tài sản vô giá.”
Cách tiếp cận duy lý không ủng hộ tình trạng phi chính thức. Phân tích, lập kế hoạch, công bố, xác định và kiểm tra là những động từ của quá trình duy lý. Tác động qua lại, trắc nghiệm, thử thực hiện, thất bại, nắm bắt thông tin kịp thời, tiếp thu, đổi hướng, thích nghi, cải tiến và hiểu rõ là một số động từ của quá trình quản lý phi chính thức. Trong các cuộc phỏng vấn với những công ty hàng đầu, chúng tôi thường xuyên thấy những động từ ở nhóm sau hơn. Công ty Intel bố trí thêm các phòng hội nghị, chỉ để gia tăng khả năng giải quyết vấn đề phi chính thức giữa những trường phái khác nhau. 3M bảo trợ cho tất cả các câu lạc bộ nhằm đề cao hành động tương tác. Các công ty như HP và Digital tiêu tốn nhiều cho những hệ thống vận chuyển đường bộ và đường không chỉ để các nhân viên có thể thăm hỏi lẫn nhau. Công ty TI sản xuất ra hàng loạt sản phẩm xuất phát từ nguyên tắc nền tảng của Patrick Haggerty về khả năng kết hợp chặt chẽ. Điều này có nghĩa là mọi người sẽ trò chuyện, giải quyết vấn đề, và sửa chữa sai lầm thay vì chỉ làm bộ tranh luận và trì hoãn công việc.
Tuy vậy, điều đáng tiếc là việc quản lý bằng mệnh lệnh lại khiến đa số các nhà quản lý Mỹ cảm thấy thoải mái hơn. Họ lắc đầu hoài nghi các công ty như 3M, Digital, HP, Bloomingdale’s, thậm chí cả IBM vì cho rằng các quy trình chủ chốt dường như vượt ngoài tầm kiểm soát. Nói cho cùng, ai là người có đầu óc bình
https://thuviensach.vn
thường mà lại có thể xem phương pháp quản lý trực tiếp (Management By Wandering Around) là mấu chốt cho triết lý của mình, như HP đã làm? Hóa ra là phương pháp kiểm soát phi chính thức thông qua giao tiếp hàng ngày trên thực tế lại tỏ ra chặt chẽ hơn là cách thức cai trị bằng các con số. Song bên ngoài các công ty vượt trội, bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn khó khăn để thuyết phục được người ta tin vào quan niệm này.
Mô hình duy lý khiến chúng ta đánh giá thấp tầm quan trọng của các giá trị. Chúng tôi hiếm khi thấy định hướng táo bạo mới mẻ nào của công ty xuất phát từ tính chính xác của mục tiêu hay bản phân tích duy lý. Mặc dù các công ty vượt trội có kỹ năng phân tích tuyệt vời, nhưng chúng tôi tin rằng những quyết định của họ chủ yếu được hình thành từ các giá trị chứ không phải là từ khả năng biến hóa các con số. Các công ty đạt thành quả xuất sắc nhất sáng tạo ra một môi trường văn hóa chung, một khung nhất quán bên trong bao gồm những người được giao phó trách nhiệm kiếm tìm khả năng thích nghi. Năng lực trong việc khai thác những đóng góp phi thường từ nhân viên đã biến thành khả năng tạo ra cảm thức về một mục tiêu có giá trị cao, xuất phát từ lòng yêu mến sản phẩm, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, và tôn vinh sự đóng góp sáng kiến của tất cả các nhân viên. Một mục tiêu cao vốn mâu thuẫn với 30 mục tiêu hàng quý của phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO), 25 biện pháp giảm thiểu chi phí, 100 quy tắc ứng xử nghiêm khắc đối với các công nhân ở dây chuyền sản xuất, hoặc mâu thuẫn với một chiến lược không ngừng thay đổi theo phân tích ‒ nhấn mạnh vào chi phí trong năm nay, sáng kiến vào năm sau, và không biết sẽ nhấn mạnh vào điều gì nữa ở năm kế tiếp!
Trong một thế giới duy lý, có rất ít chỗ cho tinh thần cạnh tranh nội bộ. Một công ty không có nhiệm vụ cạnh tranh với chính mình. Nhưng suốt quá trình nghiên cứu về các công ty vượt trội,
https://thuviensach.vn