🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kiểm Chứng Ý Tưởng Kinh Doanh - David. J. Bland
Ebooks
Nhóm Zalo
KIỂM CHỨNG Ý TƯỞNG KINH DOANH
44 cách kiểm chứng các ý tưởng kinh doanh
giúp doanh nghiệp bạn phát triển mạnh mẽ
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc - Tổng Biên tập
NGUYỄN MINH HUỆ
Biên tập: Trương Hữu Thắng
Sửa bản in: Khuyên Trần
Bìa: Mạnh Cường
Trình bày: Diệu Linh
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
Trụ sở: Số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 024-3 934 1562 | Fax: 024-3 938 7164 Website: http://nhaxuatbancongthuong.com E-mail: [email protected]
In 3.000 cuốn, khổ 24 x 19 cm tại Công ty Cổ phần In Thương mại Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Số 07, ngách 28, ngõ 29, Phố Vĩnh Tuy, Phường.Vĩnh Tuy, Quận.Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Giấy chấp nhận đăng kí kế hoạch xuất bản số: 3647- 2020/CXBIPH/01-147/CT. Quyết định xuất bản số: 236/QĐ NXBCT do Nhà xuất bản Công thương cấp ngày
28/09/2020. ISBN: 978-604-311-034-0. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020.
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA - www.alphabooks.vn TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 3, Số 11A, Ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nọi
*Tel: (84-24)3 722 6234 | 35 | 36
*Fax: (84-24)3 722 6237
*Email: [email protected]
Phòng kinh doanh:
*Tel/Fax: (84-24)3 773 8857 - *Email: [email protected]
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: 138C Nguyễn Đình Chiểu, Phương 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
*Tel: (84-28)3 8220 334|35
CUỐN SÁCH NÀY SẼ GIÚP BẠN
Bắt đầu kiểm chứng ý tưởng kinh doanh
B
ạn còn khá lạ lẫm với khái niệm kiểm chứng ý tưởng kinh doanh. Có thể bạn đã đọc những cuốn sách hàng đầu trong lĩnh vực này của Steve Blank và Eric Ries, cũng
có thể chưa. Tuy nhiên, bạn biết rằng bạn muốn bắt đầu. Bạn đang háo hức để kiểm chứng ý tưởng của bạn.
Nâng cao kỹ năng kiểm chứng của bạn
Bạn đã rất quen thuộc với quá trình kiểm chứng ý tưởng kinh doanh. Bạn đã đọc tất cả các cuốn sách về chủ đề này. Bạn đã chạy một số dự án và xây dựng các sản phẩm khả thi tối thiểu. Bây giờ bạn muốn nâng cấp trò chơi và tăng cường kỹ năng kiểm chứng của bạn.
Mở rộng quy mô kiểm chứng trong tổ chức của bạn
Bạn được giao nhiệm vụ hệ thống hóa và mở rộng các hoạt động kiểm chứng trong tổ chức. Bạn có kinh nghiệm với chủ đề này và đang tìm kiếm những tư duy thực tế, hiện đại, để mang đến cho các nhóm trong toàn tổ chức của bạn.
Cuốn sách này được viết cho các nhà đổi mới tập đoàn, (Corporate Innovators), doanh nhân khởi nghiệp (Startup Entrepreneurs) và những người kinh doanh độc lập (Solopreneurs).
Mô tả đúng nhất về bạn?
☐ Nhà đổi mới tập đoàn là người thách thức hiện trạng và xây dựng các dự án kinh doanh mới trong các hạn chế ràng buộc của
một tổ chức lớn.
☐ Doanh nhân khởi nghiệp là người muốn kiểm chứng các mảnh ghép xây dựng nên mô hình kinh doanh để tránh lãng phí thời gian, năng lượng và tiền bạc của nhóm, của các nhà đồng sáng lập và nhà đầu tư.
☐ Người kinh doanh độc lập là người xoay sở làm ăn thêm hoặc có một ý tưởng mà chưa hoàn toàn trở thành một doanh nghiệp.
Điều nào sau đây giống với bạn nhất?
Tôi đang tìm những cách mới để thí nghiệm, thay vì chỉ dựa vào các thí nghiệm với nhóm tập trung, các cuộc phỏng vấn và các khảo sát.
☐ Tôi muốn thành công bằng cách tạo ra sự tăng trưởng mới nhưng không muốn vô tình làm hỏng thương hiệu của công ty trong quá trình kiểm chứng.
☐ Tôi hiểu rằng để thực sự phá cách (disruptive), tôi cần một đội ngũ nắm rõ công việc và có khả năng tạo ra bằng chứng của riêng họ.
☐ Tôi biết những nguy cơ của việc mở rộng quy mô quá sớm cho một công ty chưa hoàn toàn sẵn sàng, vì vậy tôi muốn kiểm chứng mô hình kinh doanh của mình để đưa ra bằng chứng cho thấy tôi đang đi đúng hướng.
☐ Tôi biết rằng tôi cần phân bổ nguồn lực hạn chế một cách khôn ngoan và đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng mạnh mẽ.
☐ Tôi muốn ngủ ngon vào ban đêm sau khi biết rõ rằng chúng tôi đã dành cả ngày điên cuồng làm những việc quan trọng nhất để doanh nghiệp khởi nghiệp của mình thành công.
☐ Tôi biết rõ rằng chúng tôi cần đưa ra bằng chứng về sự tiến bộ để giải trình cho các vòng đầu tư trong hiện tại và tương lai.
☐ Tôi không có nguồn lực của một công ty khởi nghiệp được tài trợ, chứ đừng nói đến một tập đoàn.
☐ Tôi chưa từng thử bất kỳ thứ gì như thế này trước đây, vì vậy tôi muốn làm cho những đêm thức khuya và những ngày cuối tuần cày cuốc này trở nên có giá trị.
☐ Tôi muốn dành toàn bộ thời gian cho ý tưởng này, nhưng tất cả đều có vẻ rất mạo hiểm. Trước khi thực hiện bước nhảy vọt, tôi sẽ cần bằng chứng rằng tôi đang làm điều gì đó lớn lao.
☐ Tôi đã đọc vài cuốn sách về tinh thần kinh doanh, nhưng tôi cần hướng dẫn về cách kiểm chứng ý tưởng và những loại thí nghiệm nào để triển khai.
Làm thế nào để xây dựng từ một ý tưởng tốt lên một doanh nghiệp được chứng nhận (Validated Business)
Quá nhiều doanh nhân và nhà đổi mới thực hiện ý tưởng một cách vội vã vì chúng trông thật tuyệt vời với các bài thuyết trình, tạo cảm giác tuyệt vời với các bảng tính và vô cùng hấp dẫn với kế hoạch kinh doanh... chỉ sau này mới học được rằng tầm nhìn của họ hóa ra là ảo giác.
Hãy khám phá thư viện thí nghiệm trong cuốn sách này để chắc rằng ý tưởng của bạn đã được đảm bảo (bulletproof )
Kiểm chứng là hoạt động giúp giảm rủi ro của việc theo đuổi các ý tưởng có vẻ tốt về mặt lý thuyết nhưng sẽ không hiệu quả trong thực tế. Bạn kiểm chứng các ý tưởng bằng cách tiến hành các thí nghiệm nhanh chóng cho phép bạn học hỏi và thích nghi.
Cuốn sách này phác thảo thư viện kiểm chứng lớn nhất trên thị trường để giúp bạn thực hiện việc lọc lỗi ý tưởng thông qua các bằng chứng. Kiểm chứng sâu để tránh lãng phí thời gian, năng lượng và tài nguyên cho các ý tưởng không hiệu quả.
Quá trình lặp
Thiết kế ý tưởng kinh doanh
Thiết kế là hoạt động biến những ý tưởng mơ hồ, kiến thức thị trường (market insights) và bằng chứng thành các giải pháp giá trị cụ thể và mô hình kinh doanh vững chắc. Thiết kế tốt liên quan đến việc sử dụng các mô hình kinh doanh mạnh mẽ để tối
đa hóa lợi nhuận và cạnh tranh vượt ra ngoài sản phẩm, giá cả và công nghệ.
Rủi ro là khi một doanh nghiệp không thể tiếp cận các nguồn lực chủ chốt (công nghệ, tài sản trí tuệ, thương hiệu, v.v.), không thể phát triển năng lực để thực hiện các hoạt động chính yếu hoặc không thể tìm được đối tác then chốt để xây dựng và mở rộng quy mô của giải pháp giá trị.
Kiểm tra và giảm thiểu rủi ro
Để kiểm chứng một ý tưởng kinh doanh lớn, bạn chia nó thành nhiều phần giả thuyết nhỏ hơn và có thể kiểm chứng được. Những giả thuyết này bao gồm ba loại rủi ro. Đầu tiên, các khách hàng không quan tâm đến ý tưởng của bạn (khao khát - desirability).
Thứ hai, rằng bạn không thể xây dựng và thực thi được ý tưởng đó (tính khả thi - feasibility). Thứ ba, rằng bạn không thể kiếm đủ tiền từ ý tưởng đó (khả năng sinh lợi - viability).
Bạn kiểm chứng các giả thuyết quan trọng nhất của bạn với các thí nghiệm phù hợp. Mỗi thí nghiệm tạo ra bằng chứng và hiểu biết (insights) cho phép bạn học tập và quyết định. Dựa trên bằng chứng và hiểu biết của bạn, nếu bạn nhận ra bạn đang đi sai đường, bạn có thể điều chỉnh ý tưởng, hoặc tiếp tục kiểm chứng các khía cạnh khác của ý tưởng nếu bằng chứng ủng hộ hướng đi của bạn.
PHẦN 1
THIẾT KẾ
“Sức mạnh của đội nhóm nằm ở từng thành viên. Sức mạnh của từng thành viên chính là sức mạnh của đội nhóm.”
Phil Jackson
Cựu huấn luyện viên NBA
1.1
THIẾT KẾ NHÓM
TÓM TẮT
Thiết kế đội nhóm
Chúng ta cần một nhóm như thế nào để tạo dựng doanh nghiệp của chúng ta?
T
ừng làm việc với nhiều đội nhóm trên toàn thế giới, chúng tôi học được rằng đằng sau mỗi doanh nghiệp mới thành công là một đội nhóm tuyệt vời. Nếu bạn
đang ở trong một doanh nghiệp khởi nghiệp, nhóm sáng lập chính là chất keo kết dính tất cả lại với nhau. Nếu bạn đang ở trong một tập đoàn, bạn vẫn cần một đội ngũ cứng để tạo ra một hướng kinh doanh mới. Nếu bạn là một người kinh doanh
độc lập, đội nhóm bạn đưa vào sẽ xây dựng hoặc làm sụp đổ doanh nghiệp của bạn.
Bộ kỹ năng chức năng chéo
Một đội nhóm chức năng chéo có tất cả các khả năng lõi cần thiết để xây dựng được sản phẩm và học hỏi từ khách hàng. Một ví dụ cơ bản phổ biến của một nhóm chức năng chéo bao gồm thiết kế, sản phẩm và kỹ thuật.
Chuyển thể từ Jeff Patton
Các kỹ năng cần có để kiểm chứng ý tưởng kinh doanh
Tiếp cận các kỹ năng bị thiếu
Nếu bạn không có tất cả các kỹ năng cần thiết hoặc không thể hợp tác với các thành viên bên ngoài, thì hãy xem xét đến việc sử dụng các công cụ công nghệ để lấp đầy khoảng trống.
Công cụ kiểm tra
Có những công cụ mới xuất hiện trên thị trường mỗi ngày cho phép bạn:
• Tạo các Landing Page (trang đích)
• Thiết kế logo
• Chạy quảng cáo trực tuyến
• Và hơn thế nữa...
Tất cả chỉ cần ít kiến thức hoặc không cần chuyên môn. Kinh nghiệm kinh doanh
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp thành công lại được hưởng lợi từ những người đã có kinh nghiệm kinh doanh.
Nhiều doanh nhân cần một loạt thử nghiệm trước khi tìm thấy thành công. Trò chơi đình đám của Rovio, Angry Birds, chỉ được tạo sau sáu năm và 51 trò chơi thất bại trước đó.
Đa dạng
Sự đa dạng thành viên trong nhóm có nghĩa là họ khác nhau về các khía cạnh như chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và suy nghĩ. Bây giờ, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp mới chịu sự tác động từ thế giới thực về yếu tố con người và xã hội. Nếu tất cả những người tạo nên nhóm của bạn đều có kinh nghiệm sống, suy nghĩ và bề ngoài giống nhau, thì điều đó có thể làm cho việc khám phá sự không chắc chắn trở nên rất khó khăn.
Việc thiếu kinh nghiệm và quan điểm đa dạng về một nhóm sẽ dẫn đến việc đưa những thiên kiến (biases) của bạn vào công việc.
Khi bạn tạo lập nhóm, hãy đặt sự đa dạng là mục tiêu ngay từ đầu, thay vì sau đó mới tính tới. Hãy thực thi ngay, bằng cách có một đội ngũ lãnh đạo đa dạng. Các vấn đề phát sinh từ việc có một đội ngũ thuần nhất (homogeneous) là rất khó để khắc phục sau này.
TÓM TẮT
Hành vi nhóm
Nhóm của chúng ta cần phải hành động như thế nào?
Thiết kế nhóm là cần thiết, nhưng không đủ. Bạn có thể có kinh nghiệm kinh doanh, nhưng cách bạn tương tác với nhóm của bạn cũng cần thể hiện các đặc điểm của một doanh nhân. Hành vi nhóm có thể được chia thành sáu loại và chúng là các chỉ số hàng đầu về thành công của nhóm.
Đội ngũ thành công thể hiện sáu hành vi
1. Ảnh hưởng dữ liệu
Bạn không bắt buộc phải có định hướng dữ liệu (data- driven), nhưng bạn cần phải chịu ảnh hưởng của dữ liệu. Các đội nhóm không còn có được sự xa xỉ trong việc loại bỏ danh sách các tính năng cần thực hiện (backlog). Những hiểu biết được tạo ra từ dữ liệu định hình danh sách các tính năng này và cách thực hiện.
2. Định hướng thí nghiệm
Các nhóm sẵn sàng sai và sẵn sàng thí nghiệm. Họ không chỉ tập trung vào việc xây dựng các tính năng, mà còn xây dựng các thí nghiệm để tìm hiểu về những giả định rủi ro nhất của họ. Hãy kết hợp các thí nghiệm với điều bạn đang cố gắng học hỏi theo thời gian.
3. Khách hàng là trọng tâm
Để tạo ra các doanh nghiệp mới ngày nay, các nhóm phải biết “lý do” đằng sau các công việc. Điều này bắt đầu với việc liên tục kết nối với khách hàng. Điều này không nên giới hạn chỉ ở trải nghiệm khách hàng mới, mà mở rộng ra cả bên trong và bên ngoài sản phẩm.
4. Tinh thần doanh nhân
Đi thật nhanh và thẩm định mọi thứ. Các nhóm cần có ý thức về sự cấp bách và tạo một quán tính hướng tới kết quả có lợi. Điều này bao gồm giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo cực nhanh.
5. Phương pháp tiếp cận lặp
Các nhóm nhắm đến kết quả mong muốn bằng một chu kỳ hoạt động lặp đi lặp lại. Phương pháp tiếp cận lặp giả định rằng bạn không biết giải pháp, vì vậy bạn lặp lại thông qua các chiến thuật khác nhau để đạt được kết quả.
6. Đặt câu hỏi về các giả định
Các nhóm phải sẵn sàng thách thức hiện trạng và cách kinh doanh thông thường. Họ không e ngại phải thí nghiệm một mô hình kinh doanh đột phá có thể dẫn đến kết quả lớn, so với việc luôn chơi theo cách an toàn.
Phát triển nhóm
Có thể bạn không cần phải có một nhóm để bắt đầu hành trình này, nhưng khi các thí nghiệm trở nên phức tạp hơn theo thời gian, rất có thể bạn sẽ phải thêm người vào nhóm của mình. Hãy chuẩn bị cho việc phát triển và tiến hóa cấu trúc nhóm của bạn theo thời gian, khi cuối cùng bạn tìm thấy sự phù hợp về sản phẩm/thị trường, xây dựng doanh nghiệp đúng cách và bung lớn (scale).
TÓM TẮT
Môi trường cho đội nhóm
Làm thế nào bạn có thể thiết kế một môi trường để đội nhóm của bạn phát triển?
Các nhóm cần một môi trường hỗ trợ để khám phá các cơ hội kinh doanh mới. Họ không thể chơi theo cách cũ khi thất bại là không được phép xảy ra. Thất bại sẽ xảy ra, nhưng thất bại không phải là mục tiêu. Mục tiêu là học nhanh hơn so với đối thủ và biến việc học đó thành hành động. Các nhà lãnh đạo cần thiết kế một môi trường nơi điều này xảy ra một cách có chủ
đích, nếu không, ngay cả một đội nhóm với cấu trúc lý tưởng và các hành vi đúng đắn cuối cùng cũng sẽ bị đình trệ và bỏ cuộc.
Nhóm cần phải ...
Dành riêng (Dedicated)
Các nhóm cần một môi trường trong đó họ có thể được tập trung dành riêng cho công việc. Thực hiện nhiều nhiệm vụ trên một loạt dự án sẽ âm thầm giết chết mọi tiến bộ. Các nhóm nhỏ dành riêng cho công việc sẽ tạo ra nhiều tiến bộ hơn, so với các nhóm lớn không dành riêng.
Được cấp vốn
Thật phi thực tế khi mong đợi những đội nhóm này hoạt động mà không có ngân sách hoặc kêu gọi vốn. Việc thí nghiệm cần có tiền. Cấp vốn theo từng bước cho các đội nhóm sử dụng phương pháp tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm, dựa trên những bài học mà họ chia sẻ trong quá trình đánh giá từ các bên liên quan (stakeholder reviews).
Tự quản
Các đội cần được cung cấp không gian để làm chủ công việc. Đừng quản lý chi li đến mức làm chậm tiến độ của họ. Thay vào đó, hãy cho họ không gian để tính toán về cách họ sẽ đạt được tiến độ hướng đến mục tiêu.
Công ty cần cung cấp ...
Ủng hộ
Khả năng lãnh đạo
Các nhóm cần một môi trường có kiểu lãnh đạo phù hợp hỗ trợ. Phong cách lãnh đạo đặt câu hỏi (facilitative) là lý tưởng ở đây, vì bạn không biết giải pháp. Dẫn dắt bằng các câu hỏi, không phải bằng các câu trả lời, và hãy chú ý rằng nút thắt cổ chai luôn ở trên cùng của chai.
Huấn luyện
Các nhóm cần được huấn luyện, đặc biệt nếu đây là hành trình đầu tiên họ đi cùng nhau. Những người huấn luyện, hoặc trong nội bộ hoặc bên ngoài, đều có thể đưa ra gợi ý khi nhóm gặp khó khăn trong việc cố tìm ra thử nghiệm mới. Các nhóm mà chỉ sử dụng các cuộc phỏng vấn hay khảo sát có thể được hưởng lợi từ những người huấn luyện đã chứng kiến rất nhiều thử nghiệm.
Tiếp cận
Khách hàng
Đội nhóm cần phải tiếp cận với khách hàng. Xu hướng trong những năm trước là cách ly các nhóm với khách hàng, nhưng để giải quyết các vấn đề của khách hàng, điều này không còn phù hợp. Nếu các đội nhóm tiếp tục bị cản trở trong việc tiếp cận khách hàng, thì cuối cùng họ sẽ xây dựng giải pháp dựa trên đoán mò mà thôi.
Nguồn lực
Các đội nhóm cần tiếp cận vào các nguồn lực để thành công. Các ràng buộc là tốt, nhưng bỏ đói một đội nhóm sẽ không gặt hái được kết quả. Họ cần đủ nguồn lực để tiến bộ và tạo ra bằng
chứng. Nguồn lực có thể là vật chất hoặc kỹ thuật số, tùy thuộc vào ý tưởng kinh doanh mới.
Định hướng
Chiến lược
Các nhóm cần một định hướng và chiến lược, nếu không đội nhóm sẽ rất khó để đưa ra quyết định then chốt dựa trên thông tin, kiên trì làm tiếp hay ra quyết định bác bỏ ý tưởng kinh doanh mới. Nếu không có một chiến lược mạch lạc rõ ràng, bạn sẽ mắc sai lầm khi bận rộn với việc đảm bảo tiến độ.
Hướng dẫn
Các đội nhóm cần các ràng buộc để tập trung việc thử nghiệm của họ. Cho dù là một thị trường liền kề hay tạo ra một thị trường mới, để mở khóa dòng doanh thu mới, họ cần định hướng vào chỗ nào họ sẽ tham gia.
KPI
Các nhóm cần các chỉ số hiệu suất then chốt (KPI) để giúp tất cả mọi người hiểu liệu họ có đạt được tiến độ hướng tới mục tiêu hay không. Không có biển chỉ dẫn trên đường đi, có thể rất khó để biết liệu bạn có nên đầu tư vào hướng kinh doanh mới hay không.
TÓM TẮT
Căn chỉnh nhóm
Làm thế nào bạn có thể đảm bảo các thành viên trong nhóm của bạn khớp nhau (aligned)?
Các nhóm thường thiếu mục tiêu, bối cảnh và ngôn ngữ chung khi được thành lập. Điều này có thể vô cùng nguy hiểm về sau, nếu không được giải quyết trong quá trình hình thành và bắt đầu hoạt động nhóm.
Bản đồ căn chỉnh đội nhóm (Team Alignment Map), được Stefano Mastrogiacomo xây dựng, là một công cụ trực quan cho phép người tham gia chuẩn bị cho hoạt động: tổ chức các cuộc họp hiệu quả hơn và cấu trúc nội dung các cuộc đối thoại của họ. Nó có thể giúp các nhóm có những buổi khởi động hiệu quả hơn, với sự tham gia tốt hơn và tăng khả năng thành công trong kinh doanh.
Mỗi khối minh họa thông tin cần thiết để thảo luận với nhóm của bạn. Xác định các chênh lệch về nhận thức từ sớm có thể ngăn bạn khỏi tình trạng đội nhóm không khớp (misaligned) nhau mà không hề hay biết.
1. Xác định nhiệm vụ.
2. Xác định khung thời gian cho thỏa thuận.
3. Tạo mục tiêu chung của nhóm.
Mục tiêu chung
Chúng ta dự định đạt được điều gì cùng nhau?
4. Xác định mức độ cam kết cho các thành viên trong nhóm. Cam kết chung
Ai làm gì?
5. Làm rõ nguồn lực chung cần thiết để thành công. Nguồn lực chung
Chúng ta cần những nguồn lực nào?
6. Viết ra những rủi ro lớn nhất có thể phát sinh.
Rủi ro chung
Điều gì có thể ngăn cản chúng ta thành công?
7. Mô tả cách giải quyết các rủi ro lớn nhất bằng cách tạo ra các mục tiêu mới và cam kết mới.
8. Mô tả cách giải quyết các hạn chế về tài nguyên. 9. Đặt ngày chung và xác nhận.
Để tìm hiểu thêm về bản đồ
căn chỉnh đội nhóm, hãy truy cập:
www.teamalignment.co.
“Việc tạo ra các ý tưởng không phải là một vấn đề.” Rita McGrath
Giáo sư ngành Quản lý Trường Kinh doanh Columbia
1.2
ĐỊNH HƯỚNG Ý TƯỞNG
TÓM TẮT
Thiết kế kinh doanh
T
rong vòng lặp thiết kế, bạn định hình và tái định hình ý tưởng kinh doanh của mình để biến nó thành mô hình kinh doanh và giải pháp giá trị tốt nhất có thể. Những
vòng lặp đầu tiên của bạn dựa trên trực giác và điểm khởi đầu (ý tưởng sản phẩm, công nghệ, cơ hội thị trường, v.v.). Các lặp lại sau đó dựa trên bằng chứng và những hiểu biết từ vòng lặp kiểm chứng.
Vòng lặp thiết kế có ba bước.
1. Tạo ý tưởng
Trong bước đầu tiên này, bạn cố gắng đưa ra càng nhiều cách khác nhau càng tốt, sử dụng trực giác ban đầu hoặc hiểu biết sâu sắc từ kiểm chứng để biến ý tưởng của bạn thành một hướng kinh doanh mạnh mẽ. Đừng yêu ngay những ý tưởng đầu tiên của bạn.
2. Nguyên mẫu kinh doanh
Trong bước thứ hai này, bạn thu hẹp các lựa chọn thay thế từ bước tạo ý tưởng bằng các nguyên mẫu kinh doanh. Khi bắt đầu, bạn có thể sử dụng các nguyên mẫu thô như phác thảo trên mảnh giấy. Sau đó, sử dụng Khung giải pháp giá trị và Khung mô hình kinh doanh để làm cho ý tưởng của bạn rõ ràng và hữu hình. Trong cuốn sách này, chúng tôi sử dụng hai công cụ trên để chia ý tưởng thành các phần nhỏ có thể kiểm tra được. Bạn sẽ liên tục cải tiến các nguyên mẫu kinh doanh của mình bằng những hiểu biết từ việc kiểm chứng trong những lần lặp lại tới đây.
3. Đánh giá
Trong bước cuối cùng của vòng lặp thiết kế, bạn đánh giá thiết kế của các nguyên mẫu kinh doanh. Bạn đặt các câu hỏi như: “Đây có phải là cách tốt nhất để giải quyết cho khách hàng của chúng ta về những việc cần làm (jobs), nỗi đau (pains) và lợi ích (gains) của họ không?”,“Hay đây có phải là cách tốt nhất để kiếm tiền từ ý tưởng của chúng ta không?” Khi đã hài lòng với thiết kế của các nguyên mẫu kinh doanh, bạn bắt đầu kiểm chứng trong thực tế hoặc quay lại việc kiểm chứng, nếu bạn đang làm việc trên các lần lặp lại tiếp theo.
Lưu ý
Cuốn sách này tập trung vào kiểm chứng ý tưởng kinh doanh và cung cấp cho bạn một thư viện các thí nghiệm để kiểm chứng ý tưởng và nguyên mẫu kinh doanh của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thiết kế doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên đọc Tạo lập mô hình kinh doanh (Alpha Books, 2015) và Thiết kế giải pháp giá trị (Alpha Books, 2017) hoặc tải về các tài liệu trực tuyến miễn phí.
TÓM TẮT
Khung mô hình kinh doanh
Bạn không cần phải là một bậc thầy về Khung mô hình kinh doanh thì mới sử dụng cuốn sách này, nhưng bạn có thể sử dụng nó để định hình các ý tưởng thành một mô hình kinh doanh, từ đó giúp bạn xác định, kiểm chứng và quản lý rủi ro. Trong cuốn sách này, chúng tôi sử dụng Khung mô hình kinh doanh để xác định mức độ khao khát, tính khả thi và khả năng sinh lợi của một ý tưởng. Nếu bạn thích đi sâu hơn là việc chỉ đọc bản tóm tắt của Khung mô hình kinh doanh, thì chúng tôi khuyên bạn nên đọc cuốn Tạo lập mô hình kinh doanh hoặc lên mạng để tìm hiểu thêm.
Phân khúc khách hàng
Mô tả các nhóm người hoặc tổ chức khác nhau mà bạn nhắm đến để tiếp cận và phục vụ.
Những giải pháp giá trị
Mô tả gói sản phẩm và dịch vụ tạo ra giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể.
Các kênh
Mô tả cách một công ty giao tiếp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình để đưa ra một giải pháp giá trị.
Mối quan hệ khách hàng
Mô tả các kiểu quan hệ mà một công ty thiết lập với các phân khúc khách hàng cụ thể.
Dòng doanh thu
Mô tả tiền mặt mà một công ty tạo ra được từ mỗi phân khúc khách hàng.
Tài nguyên then chốt
Mô tả các tài sản quan trọng nhất cần thiết cho một mô hình kinh doanh hoạt động.
Hoạt động then chốt
Mô tả những điều quan trọng nhất mà một công ty cần phải làm để mô hình kinh doanh được thành công.
Đối tác then chốt
Mô tả mạng lưới các nhà cung cấp và đối tác làm cho mô hình kinh doanh thành công.
Cơ cấu chi phí
Mô tả tất cả các chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh.
Để tìm hiểu thêm về Khung mô hình kinh doanh, truy cập strategyzer.com/books/business-model-generation.
TÓM TẮT
Khung giải pháp giá trị
Giống như ở Khung mô hình kinh doanh, bạn sẽ nhận được giá trị từ cuốn sách này mà không cần phải biết sử dụng thành thạo Khung giải pháp giá trị, nhưng chúng tôi đề nghị sử dụng nó cho việc trình bày khung thí nghiệm của bạn, đặc biệt là liên quan đến việc hiểu khách hàng và cách sản phẩm và dịch vụ của bạn tạo ra giá trị. Nếu bạn muốn đi sâu hơn là chỉ đọc bản tóm tắt của Khung giải pháp giá trị, chúng tôi khuyên bạn nên đọc
cuốn Thiết kế giải pháp giá trị hoặc truy cập trực tuyến để tìm hiểu thêm.
Bản đồ giá trị
Mô tả các tính năng của một giải pháp giá trị cụ thể trong mô hình kinh doanh của bạn một cách có cấu trúc và chi tiết.
Sản phẩm và dịch vụ
Liệt kê các sản phẩm và dịch vụ mà giải pháp giá trị của bạn được xây dựng xung quanh.
Yếu tố tạo lợi ích
Mô tả cách sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại lợi ích cho khách hàng.
Thuốc giảm đau
Mô tả cách sản phẩm và dịch vụ của bạn làm giảm bớt sự đau đớn của khách hàng.
Hồ sơ khách hàng
Mô tả một phân khúc khách hàng cụ thể trong doanh nghiệp của bạn một cách có cấu trúc và chi tiết.
Việc cần làm của khách hàng
Mô tả những điều khách hàng đang cố gắng hoàn thành trong công việc và cuộc sống.
Lợi ích khách hàng
Mô tả các kết quả khách hàng muốn đạt được hoặc lợi ích cụ thể mà họ đang tìm kiếm.
Đau đớn của khách hàng
Mô tả các kết quả xấu, rủi ro và trở ngại liên quan đến công việc của khách hàng.
Để tìm hiểu thêm về Khung giải pháp giá trị, truy cập strategyzer.com/books/value-proposition-design.
PHẦN 2
KIỂM CHỨNG
“Tầm nhìn sáng lập cho một công ty khởi nghiệp cũng tương tự như một giả thuyết khoa học.”
Rashmi Sinha
Nhà sáng lập Slideshare
2.1
TẠO GIẢ THUYẾT
1. Xác định các giả thuyết theo ý tưởng của bạn Đ
ể kiểm chứng một ý tưởng kinh doanh, trước tiên bạn phải đưa ra rõ ràng tất cả các rủi ro khiến ý tưởng của bạn không hoạt động. Bạn cần biến những giả định nền
tảng cho ý tưởng của mình thành những giả thuyết rõ ràng mà bạn có thể kiểm tra.
2. Ưu tiên các giả thuyết quan trọng nhất
Để xác định các giả thuyết quan trọng nhất cho việc kiểm tra trước, bạn cần đặt hai câu hỏi. Đầu tiên: “Đâu là giả thuyết quan trọng nhất buộc phải đúng, để ý tưởng của tôi thành công”? Câu hỏi thứ hai: “Đâu là những giả thuyết mà tôi thiếu bằng chứng cụ thể từ thực tế?”
ĐỊNH NGHĨA
Giả thuyết
Từ "giả thuyết" có nguồn gốc từ nền văn minh cổ đại. Hypothesis - giả thuyết trong tiếng Anh xuất phát từ từ “hupothesis” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “giả sử”. Một số nguồn thậm chí đề cập đến giả thuyết như một phỏng đoán có học hỏi (educated guess). Giả thuyết là công cụ bạn sử dụng để chứng minh hoặc bác bỏ các giả định của mình.
Với mục đích kiểm chứng ý tưởng kinh doanh, chúng ta sẽ tập trung vào giả thuyết kinh doanh của bạn, các giả thuyết này được định nghĩa là:
• một giả định mà giải pháp giá trị, mô hình kinh doanh hoặc chiến lược của bạn được xây dựng dựa theo đó.
• những gì bạn cần tìm hiểu để biết khả năng ý tưởng kinh doanh của bạn có thể thành công hay không.
Tạo ra một giả thuyết kinh doanh tốt
Khi tạo ra các giả thuyết mà bạn tin là đúng với ý tưởng kinh doanh của mình, hãy bắt đầu bằng cách viết cụm từ “Chúng tôi tin rằng…”
“Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ thuộc thế hệ Y sẽ đăng ký thuê bao hàng tháng các dự án khoa học mang tính giáo dục cho con của họ.”
Hãy chú ý rằng nếu bạn tạo tất cả các giả thuyết của mình theo định dạng “Chúng tôi tin rằng…”, bạn có thể bị rơi vào bẫy thiên kiến xác nhận (confirmation bias). Bạn sẽ không ngừng cố chứng minh cho những gì bạn tin, thay vì thử bác bỏ nó. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hãy tạo ra một vài giả thuyết cố gắng bác bỏ các giả định của bạn.
“Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ thuộc thế hệ Y sẽ không đăng ký thuê bao hàng tháng các dự án khoa học mang tính giáo dục cho con của họ.”
Bạn thậm chí có thể kiểm chứng các giả thuyết đối đầu nhau này cùng một lúc. Điều này đặc biệt hữu ích khi các thành viên trong nhóm không thống nhất được với nhau về việc giả thuyết nào cần được kiểm chứng.
Các đặc điểm của một giả thuyết tốt
Một giả thuyết kinh doanh tốt sẽ mô tả một cách rõ ràng, tách bạch và có thể kiểm chứng được về điều mà bạn muốn điều tra. Với ý nghĩ đó, chúng ta có thể tiếp tục tinh chỉnh và giải nén các giả thuyết về hướng kinh doanh đăng ký thuê bao dự án khoa học.
Có thể kiểm chứng (Testable)
Giả thuyết của bạn được xem là có thể kiểm chứng được khi nó có thể hiển thị trạng thái đúng (đã được thẩm định đúng) hoặc sai (thẩm định không ra), dựa trên bằng chứng (và được dẫn dắt bằng kinh nghiệm).
✖
– Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ thế hệ Y thích các dự án thủ công.
✔
☐ Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ thế hệ Y thích các dự án khoa học phù hợp với trình độ học vấn của con cái họ.
Rõ ràng (Precise)
Giả thuyết của bạn là rõ ràng khi bạn biết thành công trông như thế nào. Lý tưởng nhất, nó mô tả chính xác về Cái gì, Ai và Khi nào trong giả định của bạn.
✖
– Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ thế hệ Y sẽ chi rất nhiều cho các dự án khoa học.
✔
☐ Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ thế hệ Y có con trong độ tuổi từ 5 đến 9, sẽ trả 15 đô-la một tháng cho các dự án khoa học phù hợp với trình độ học vấn của con cái họ.
Tách bạch (Discrete)
Giả thuyết của bạn được xem là tách bạch khi nó chỉ mô tả một điều khác biệt, có thể kiểm chứng và rõ ràng - điều mà bạn muốn xem xét.
✖
– Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể có lãi trong việc mua và vận chuyển các hộp dự án khoa học.
✔
☐ Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể mua tài liệu dự án khoa học với giá bán dưới 3 đô-la một hộp.
☐ Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể bán các vật liệu cho dự án khoa học nội địa với mức dưới 5 đô-la một hộp.
Các loại giả thuyết
Chuyển thể từ Larry Keeley, Doblin Group và IDEO.
Các loại giả thuyết trên Khung mô hình kinh doanh
RỦI RO THỊ TRƯỜNG
Các giả thuyết khát khao
Khám phá đầu tiên
Khung giải pháp giá trị chứa rủi ro thị trường trong cả bản đồ giá trị và hồ sơ khách hàng. Xác định các giả thuyết khát khao mà bạn đang đưa ra trong:
Hồ sơ khách hàng
Chúng tôi tin rằng chúng tôi...
• đang nhắm vào các công việc thực sự quan trọng đối với khách hàng.
• đang tập trung vào những nỗi đau thực sự quan trọng đối với khách hàng.
• đang tập trung vào lợi ích thực sự quan trọng đối với khách hàng.
Bản đồ giá trị
Chúng tôi tin rằng...
• sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi thực sự giải quyết các công việc cần làm tạo giá trị cao của khách hàng.
• sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi làm giảm đau đớn lớn nhất của khách hàng.
• sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi tạo ra những lợi ích quan trọng cho khách hàng.
Khung mô hình kinh doanh chứa rủi ro thị trường trong giải pháp giá trị, phân khúc khách hàng, các kênh kinh doanh và các thành phần quan hệ khách hàng. Xác định các giả thuyết khát khao mà bạn đang đưa ra trong:
Phân khúc khách hàng
Chúng tôi tin rằng chúng tôi...
• đang nhắm tới đúng phân khúc khách hàng.
• các phân khúc chúng tôi đang nhắm tới thực sự tồn tại. • các phân khúc chúng tôi đang nhắm tới đủ lớn.
Giải pháp giá trị
Chúng tôi tin rằng...
• chúng tôi có các giải pháp giá trị phù hợp cho các phân khúc khách hàng mà chúng tôi đang nhắm đến.
• Giải pháp giá trị của chúng tôi đủ độc đáo để nhân rộng. Các kênh kinh doanh
Chúng tôi tin rằng…
• chúng tôi có các kênh phù hợp để tiếp cận và có được khách hàng của mình.
• chúng tôi có thể làm chủ các kênh để cung cấp giá trị. Quan hệ khách hàng
Chúng tôi tin rằng…
• chúng tôi có thể xây dựng những mối quan hệ đúng đắn với khách hàng.
• khó khiến khách hàng chuyển sang sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh.
• chúng tôi có thể giữ chân khách hàng.
RỦI RO CƠ SỞ HẠ TẦNG
Giả thuyết khả thi
Khám phá thứ hai
Khung mô hình kinh doanh chứa rủi ro cơ sở hạ tầng trong đối tác then chốt, hoạt động then chốt và các thành phần nguồn lực then chốt. Xác định các giả thuyết khả thi mà bạn đang đưa ra trong:
Hoạt động then chốt
Chúng tôi tin rằng chúng tôi…
• có thể thực hiện tất cả các hoạt động (ở quy mô lớn) và ở mức chất lượng phù hợp cần thiết để xây dựng mô hình kinh doanh của chúng tôi.
Nguồn lực then chốt
Chúng tôi tin rằng chúng tôi…
• có thể đảm bảo và quản lý tất cả các công nghệ và nguồn lực (ở quy mô lớn) được yêu cầu, để xây dựng mô hình kinh doanh của chúng tôi, bao gồm sở hữu trí tuệ và con người, tài chính và các nguồn lực khác..
Đối tác then chốt
Chúng tôi tin rằng chúng tôi…
• có thể tạo ra các quan hệ đối tác cần thiết để xây dựng hướng kinh doanh của mình.
Ủ
RỦI RO TÀI CHÍNH
Giả thuyết sinh lợi
Khám phá thứ ba
Khung mô hình kinh doanh chứa rủi ro tài chính trong dòng doanh thu và cấu trúc chi phí. Xác định các giả thuyết khả thi mà bạn đang thực hiện trong:
Dòng doanh thu
Chúng tôi tin rằng chúng tôi…
• có thể khiến khách hàng trả mức phí cụ thể cho các giải pháp giá trị của chúng tôi.
• có thể tạo ra đủ doanh thu.
Cơ cấu chi phí
Chúng tôi tin rằng chúng tôi…
• có thể quản lý các chi phí từ cơ sở hạ tầng của chúng tôi và giữ chúng ở mức kiểm soát được.
Lợi nhuận
Chúng tôi tin rằng chúng tôi…
• có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn chi phí để có được lợi nhuận.
ĐỊNH NGHĨA
Lập bản đồ các giả định
Một bài tập nhóm trong đó các giả thuyết khát khao, sinh lợi và khả thi được đưa ra rõ ràng và ưu tiên về tầm quan trọng và bằng chứng.
Mọi ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ, giải pháp giá trị, mô hình kinh doanh hoặc chiến lược hoàn toàn mới đều đòi hỏi một bước nhảy vọt về niềm tin. Nếu được chứng minh là sai, những khía cạnh quan trọng và chưa được chứng minh trong ý tưởng của bạn có thể làm hỏng hướng kinh doanh của bạn. Bài tập lập bản đồ giả định được thiết kế để giúp bạn làm rõ mọi rủi ro dưới dạng giả thuyết, do đó bạn có thể ưu tiên tập trung chúng vào thí nghiệm gần nhất của mình.
Tổ chức triển khai như thế nào
Đội ngũ nòng cốt
Đội ngũ nòng cốt bao gồm các cá nhân sẽ được dành riêng (dedicated) để cho hướng kinh doanh mới này được thành công. Họ là nhóm đa chức năng. Điều này có nghĩa là họ có các kỹ năng về sản phẩm, thiết kế và công nghệ cần thiết để đạt mục tiêu và học hỏi một cách nhanh chóng trên thị trường với khách hàng thật. Nhóm nòng cốt tối thiểu cần phải có mặt khi đề ra các giả định từ Khung mô hình kinh doanh của bạn.
Đội ngũ hỗ trợ
Đội ngũ hỗ trợ bao gồm các cá nhân không nhất thiết phải dành riêng cho hướng kinh doanh, nhưng là những người cần thiết, để có được thành công. Những người đến từ ngành pháp lý, an toàn, tiêu chuẩn, tiếp thị và nghiên cứu người dùng sẽ được yêu cầu để kiểm tra các giả định, mà ở lĩnh vực đó, đội ngũ nòng cốt bị thiếu kiến thức chuyên môn và năng lực triển khai (know how).
Nếu không có một đội ngũ hỗ trợ mạnh mẽ, các thành viên nhóm nòng cốt có thể thiếu đi bằng chứng và thông tin trong việc đưa ra các quyết định về những việc quan trọng.
LẬP BẢN ĐỒ GIẢ THUYẾT
Xác định giả thuyết
Bước 1
Sử dụng các nhãn dán để viết ra mỗi:
• giả thuyết khát khao và đặt nó trên các khung của bạn. • giả thuyết khả thi và đặt nó trên các khung của bạn. • giả thuyết sinh lợi và đặt nó trên các khung của bạn.
Cách nên dùng
• Sử dụng các nhãn dán có màu khác nhau cho các giả thuyết khát khao, khả thi và sinh lợi.
• Các giả thuyết của bạn nên càng cụ thể càng tốt, theo sự hiểu biết tốt nhất của bạn, dựa trên những gì bạn biết rõ nhất, tính đến ngày hôm nay.
• Mỗi giả thuyết nên là một nhãn dán riêng. Đừng viết nhiều giả thuyết lên một nhãn dán; điều này sẽ khiến cho việc ưu tiên các giả thuyết của bạn được dễ dàng hơn.
• Giữ cho giả thuyết của bạn ngắn gọn và chính xác. Đừng dài dòng.
• Thảo luận và thống nhất cả team trong khi viết.
LẬP BẢN ĐỒ GIẢ THUYẾT
Ưu tiên các giả thuyết
Bước 2
Sử dụng bản đồ giả định để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho tất cả các giả thuyết của bạn theo tầm quan trọng, và có hoặc không có bằng chứng, nhằm hỗ trợ cho những loại giả thuyết khác nhau.
Trục x: Bằng chứng
Trên trục x, bạn đặt tất cả các giả thuyết của mình vào vị trí, hiển thị số lượng bằng chứng bạn có hoặc không, để hỗ trợ hoặc bác bỏ một giả thuyết cụ thể. Bạn đặt một giả thuyết ở bên trái nếu bạn có thể đưa ra bằng chứng gần đây, có liên quan và có thể quan sát được, nhằm hỗ trợ cho một giả thuyết. Bạn đặt một giả thuyết ở bên phải nếu bạn không có bằng chứng và do đó sẽ cần phải tạo ra nó.
Trục y: Tầm quan trọng
Trên trục y, bạn đặt tất cả các giả thuyết về tầm quan trọng. Đặt một giả thuyết lên hàng đầu nếu nó thực sự quan trọng để ý tưởng kinh doanh của bạn thành công. Nói cách khác, nếu giả thuyết đó được chứng minh là sai, thì ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ thất bại và tất cả các giả thuyết khác sẽ trở nên không liên quan. Bạn đặt một giả thuyết ở phía dưới nếu đó không phải là một trong những điều đầu tiên cần kiểm tra thực tế.
Phía trên - bên trái
Chia sẻ
Kiểm tra góc phần tư phía trên, bên trái, so với bằng chứng của bạn và chia sẻ nó với nhóm. Những giả thuyết này thực sự có bằng chứng quan sát được để chứng minh cho chúng không? Kiểm chứng các bằng chứng để đảm bảo rằng nó đủ tốt. Theo dõi những giả thuyết này trong kế hoạch của bạn trong tương lai
Phía trên - bên phải
Thí nghiệm
Tập trung vào góc phần tư phía trên bên phải để xác định giả thuyết nào cần kiểm tra trước. Điều này xác định các thí nghiệm gần nhất của bạn. Tạo các thí nghiệm để giải quyết các chủ đề rủi ro cao trong hướng kinh doanh của bạn.
LẬP BẢN ĐỒ GIẢ THUYẾT
Xác định và ưu tiên các giả thuyết rủi ro nhất
Bước 3
Đối với mục đích của cuốn sách này, trọng tâm chính sẽ là làm thế nào để kiểm chứng góc phần tư phía trên, bên phải của bản đồ giả định của bạn: nghĩa là thực hiện các thí nghiệm đối với các giả thuyết quan trọng và có bằng chứng yếu. Những giả định này nếu được chứng minh là sai thì sẽ khiến cho hướng kinh doanh của bạn gặp thất bại.
“Không quan trọng lý thuyết của bạn hay như thế nào, không quan trọng bạn thông minh ra sao. Nếu nó không hợp với thí nghiệm, thì nó là sai.”
Richard Feynman
Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ
2.2
THÍ NGHIỆM
1. Thiết kế thí nghiệm
Đ
ể bắt đầu với việc kiểm chứng ý tưởng kinh doanh, bạn hãy biến những giả thuyết quan trọng nhất của mình thành các thí nghiệm. Bạn nên bắt đầu với các thí
nghiệm rẻ và nhanh để học hỏi nhanh chóng. Mỗi thí nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt các rủi ro do phải tốn thời gian, sức lực và tiền bạc cho những ý tưởng không hiệu quả.
2. Thực hiện thí nghiệm
Mỗi thí nghiệm có thời gian thực hiện cụ thể, để tạo đủ bằng chứng mà bạn có thể học hỏi. Hãy chắc chắn rằng bạn chạy các thí nghiệm của mình gần như một nhà khoa học, vậy nên bằng chứng của bạn sẽ rõ ràng và không gây hiểu lầm.
ĐỊNH NGHĨA
Thí nghiệm
Thí nghiệm là phương thức giảm rủi ro và sự không chắc chắn trong ý tưởng kinh doanh của bạn.
Thí nghiệm là cốt lõi của phương pháp khoa học. Giống như giả thuyết, nó có thể được truy ngược lại lịch sử của mọi thứ kể từ cách chúng ta nhìn bằng mắt để đo lường thời gian.
Điều không thay đổi theo thời gian là phương pháp khoa học là một phương pháp có giá trị để tạo ra những hiểu biết.
Trẻ em, một cách tự nhiên, thử nghiệm và lặp đi lặp lại cách làm của chúng thông qua các vấn đề gặp phải. Khi bọn trẻ bắt đầu đến trường, học hỏi thông qua cách giảng dạy truyền thống, thì việc thử nghiệm trong một môi trường thực tiễn, bên ngoài lớp học ngày càng trở nên ít đi. Cách học sinh được chấm điểm, đánh giá và kiểm tra, truyền đi thông điệp rằng các em phải tìm ra câu trả lời đúng duy nhất. Thế nhưng, trong cuộc sống, ví dụ như trong kinh doanh, thì hiếm khi chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Vì vậy, theo thời gian, mọi người tối ưu hóa để bản thân là đúng, thay vì mình tiến bộ, vì họ đã quen với việc bị phạt khi làm sai.
Không có gì ngạc nhiên khi trẻ em lớn lên theo kiểu hệ thống giáo dục này lại trở thành những người lớn thường xuyên phải vật lộn với suy nghĩ về việc mắc lỗi. Văn hóa ai làm đúng thì được thưởng, ai sai bị phạt đã lan rộng vào các doanh nghiệp của họ. Họ đã quen với việc tìm kiếm một câu trả lời đúng.
Khi bạn đọc cuốn sách này và tìm hiểu cách kiểm chứng ý tưởng kinh doanh của mình, bạn sẽ thấy thường không phải chỉ có một con đường phía trước, mà là nhiều con đường.
Khi bạn thí nghiệm, hãy nhớ lại cảm giác khi còn ở học mẫu giáo: khi bạn được phép cố gắng lắp cái chốt vuông vào lỗ tròn. Thí nghiệm là sáng tạo theo một cách có cấu trúc. Hãy khai thác năng lượng đó trong chính bạn và với đội nhóm của bạn.
Đối với mục đích của cuốn Kiểm chứng ý tưởng kinh doanh, trọng tâm sẽ nói về các thí nghiệm kinh doanh:
• chúng là các thủ tục để giảm rủi ro và sự không chắc chắn của một ý tưởng kinh doanh.
• đưa ra bằng chứng lỏng lẻo hoặc mạnh mẽ cho việc ủng hộ hoặc bác bỏ một giả thuyết.
• các thí nghiệm có thể nhanh/chậm và rẻ/tốn kém trong việc thực hiện.
Như thế nào là một thí nghiệm tốt?
Một thí nghiệm tốt là thí nghiệm đủ rõ ràng để các thành viên trong nhóm có thể mô phỏng nó, tạo dữ liệu có thể sử dụng và so sánh được.
• Xác định một cách rõ ràng “Ai” (đối tượng thử nghiệm). • Xác định một cách rõ ràng “Ở đâu” (bối cảnh thử nghiệm). • Xác định một cách rõ ràng “Cái gì” (các yếu tố cần kiểm chứng). Các thành phần của một thí nghiệm là gì?
Một thí nghiệm kinh doanh được thiết kế tốt bao gồm bốn thành phần:
1. Giả thuyết
Giả thuyết quan trọng nhất từ góc phần tư phía trên, bên phải của bản đồ giả định của bạn.
2. Thí nghiệm
Mô tả về thí nghiệm bạn sẽ chạy để hỗ trợ hoặc bác bỏ giả thuyết.
3. Đo lường
Dữ liệu mà bạn sẽ đo như một phần của thí nghiệm. 4. Tiêu chí
Các tiêu chí thành công cho số liệu thí nghiệm của bạn. Thí nghiệm kêu gọi hành động (call-to-action)
Một loại thí nghiệm cụ thể, dùng để nhắc nhở đối tượng thí nghiệm thực hiện một hành động có thể quan sát được. Chúng
được sử dụng trong việc thử nghiệm với mục đích kiểm tra một hoặc nhiều giả thuyết.
Tạo nhiều thí nghiệm cho giả thuyết của bạn
Chúng tôi chưa từng hợp tác với một đội nhóm nào mà chỉ tạo ra một thí nghiệm đã có ngay bước đột phá lớn, và sau đó tiếp tục tạo ra được một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô. Trên thực tế, phải mất hàng loạt các thí nghiệm để bạn có thể tạo ra được xác suất kinh doanh thành công. Hãy sử dụng Thẻ kiểm chứng và thư viện thí nghiệm để giúp bạn tạo ra các thí nghiệm được định dạng tốt, cũng như giúp bạn kiểm chứng các giả thuyết kinh doanh của mình.
Các thí nghiệm làm giảm nguy cơ không chắc chắn
Khi bạn đọc Kiểm chứng ý tưởng kinh doanh, bạn sẽ bắt đầu hiểu làm thế nào các thí nghiệm có thể giúp bạn giảm nhanh nguy cơ không chắc chắn. Thay vì xây dựng trong nội bộ, nghĩa là một khu vực không có khách hàng, trong một thời gian dài, thì bạn sẽ học cách để giảm rủi ro từng bước theo thời gian. Điều này cho phép bạn xây đúng thời điểm và đảm bảo độ chính xác.
“Bất cứ ai không cảm thấy xấu hổ về phiên bản năm ngoái của chính mình thì có lẽ họ đang không học hỏi đủ.”
Alain de Botton
Triết gia
2.3
HỌC HỎI
1. Phân tích bằng chứng
B
ằng chứng tự nó không nói lên điều gì. Hãy thu thập bằng chứng bạn có từ các thí nghiệm khác nhau cho một giả thuyết cụ thể và phân tích nó. Hãy chắc chắn rằng
bạn phân biệt được giữa bằng chứng thuyết phục và bằng chứng còn yếu.
2. Có được bài học sâu
Bài học sâu (insights) là những kiến thức quan trọng mà bạn có được từ việc phân tích dữ liệu. Chúng cho phép bạn ủng hộ hoặc bác bỏ các giả thuyết mà bạn đã kiểm chứng và giúp bạn hiểu được khả năng ý tưởng của bạn sẽ hoạt động như thế nào.
ĐỊNH NGHĨA
Bằng chứng
Bằng chứng là gì?
Bằng chứng là những gì bạn sử dụng để ủng hộ hoặc bác bỏ các giả thuyết làm cơ sở cho ý tưởng kinh doanh của bạn. Đó là dữ liệu mà bạn có được từ nghiên cứu hoặc tạo ra từ các thí nghiệm kinh doanh. Bằng chứng có thể có nhiều hình thức khác nhau, từ bằng chứng có tính thuyết phục đến những bằng chứng lỏng lẻo.
Với mục đích kiểm chứng ý tưởng kinh doanh, chúng tôi tập trung vào bằng chứng thí nghiệm kinh doanh của bạn, cái mà chúng tôi xác định là:
• dữ liệu được tạo từ một thí nghiệm hoặc được thu thập từ thực tế.
• các sự việc ủng hộ hoặc bác bỏ một giả thuyết.
• có thể có tính chất khác nhau (ví dụ: báo giá, hành vi, tỷ lệ chuyển đổi, đơn đặt hàng, mua hàng); có thể yếu/mạnh.
Sức mạnh của bằng chứng
Sức mạnh của bằng chứng xác định mức độ đáng tin cậy của bằng chứng, giúp ủng hộ hoặc bác bỏ một giả thuyết. Bạn có thể đánh giá sức mạnh của bằng chứng thông qua việc kiểm tra bốn lĩnh vực. Bằng chứng có dựa trên…?
Các thí nghiệm khác nhau tạo ra bằng chứng khác nhau
“Chúng tôi muốn con mình có một dự án độc đáo nổi bật tham gia hội chợ khoa học, không giống với các bé khác.”
“Nó phải phù hợp với cấp lớp của con bé. Cái chúng tôi đã thử dành cho học sinh lớp 2 nhưng quá khó.”
“Nhiều bộ dụng cụ chúng tôi tìm thấy trên mạng, miễn phí, nhưng thiếu hướng dẫn hoặc khó hiểu.”
“Tôi sẽ trả tiền để có một bộ dự án khoa học được đóng gói với tất cả mọi thứ chúng ta cần trong một hộp.”
Tháng 2:
“ý tưởng hội chợ khoa học” đã có 5k-10k tìm kiếm.
“ý tưởng hội chợ khoa học mẫu giáo” đã có 10k-15k lượt tìm kiếm.
“ý tưởng hội chợ khoa học lớp một” có 1k-5k lượt tìm kiếm . “ý tưởng hội chợ khoa học lớp hai” có dưới 1k tìm kiếm. “ý tưởng hội chợ khoa học lớp ba” có dưới 1k tìm kiếm.
Thời gian tạo = 2 giờ cho mỗi bộ
Chi phí để tạo = $10-$15
Chi phí vận chuyển = $5-$8
Điểm hài lòng của khách hàng = Hài lòng một phần
ĐỊNH NGHĨA
Bài học sâu
Bài học sâu là gì?
Có một sự khác biệt giữa xem xét một cái gì đó và tìm kiếm một cái gì đó. Bằng chứng tự nó sẽ không giúp bạn giảm rủi ro trong ý tưởng kinh doanh của bạn; do đó, chúng tôi khuyên bạn nên khai thác những bài học sâu từ bằng chứng mà thí nghiệm của bạn tạo ra.
Đối với mục đích kiểm chứng ý tưởng kinh doanh, Bài học sâu (insights) của doanh nghiệp được xác định là:
• những gì bạn học được từ việc nghiên cứu bằng chứng.
• kiến thức liên quan đến tính hợp lý của một giả thuyết và tiềm năng khám phá các hướng mới.
• nền tảng để đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và hành động.