🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Khởi Nghiệp Từ Khốn Khó - Mike Michalowicz Ebooks Nhóm Zalo Michael J Michalowicz KHỞI NGHIỆP TỪ KHỐN KHÓ Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Alpha, 2020 Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Alpha. LỜI GIỚI THIỆU (cho bản tiếng Việt) T ôi thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi và tâm sự của các bạn trẻ khát khao khởi nghiệp và thậm chí có những mục tiêu rất lớn lao hòng thay đổi cả thế giới, và vượt mặt những gã khổng lồ đang thống lĩnh thị trường hiện nay. Câu hỏi thường gặp là: “Em rất muốn khởi nghiệp, em muốn thành công, nhưng không có vốn, không có kinh nghiệm… em phải bắt đầu từ đâu?” Tôi đánh giá cao những đam mê cùng tham vọng đó của các bạn, cũng như luôn trăn trở để làm sao có được những câu trả lời xác đáng và dễ áp dụng nhất. Đây chính là những gì tôi muốn các bạn tìm ra câu trả lời cho mình. Ngày nay, người ta bàn về tinh thần kinh doanh với những kế hoạch đao to búa lớn nhưng thực chất mọi sự sáng tạo tinh túy thường bắt đầu từ những chi tiết rất nhỏ, cũng như trong những hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo. Gã khổng lồ lớn nhất nhì Việt Nam trong ngành sản xuất đồ gỗ – Hoàng Anh Gia Lai – cũng đặt nền móng từ một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Một quán cà phê có diện tích chỉ hơn 2m2, chuyên rang và xay cà phê cho những quán cà phê khác, với khả năng kinh doanh tốt cũng có thể trở thành Trung Nguyên xâm chiếm trị trường cà phê trên khắp Việt Nam và tiến dần ra thế giới. Hoặc ngay như Cengroup với hệ thống tiếp thị và phân phối bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay, với tổng doanh thu 5.000 tỷ VNĐ, có mặt trên 20 tỉnh thành trong nước, ba quốc gia và vùng lãnh thổ là: Hàn Quốc, Úc và EU cũng chỉ bắt đầu với một phòng giao dịch 40m2 cùng số vốn ban đầu khoảng 100 triệu VNĐ, tương đương khoảng dăm lượng vàng lúc bấy giờ. Chắc hẳn các bạn trẻ ở Việt Nam cũng đang thắc mắc tỷ phú đầu tiên của Việt Nam – Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp như thế nào? Trong những ngày đầu mới thành lập năm 1993, Tập đoàn Technocom do Phạm Nhật Vượng thành lập (khi đó ông Vượng 25 tuổi) chỉ khởi đầu từ những gói mỳ ăn liền – món thực phẩm hữu ích vào thời khó khăn, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Tiếp nối mỳ gói thương hiệu Mivina là bột canh và các sản phẩm gia vị, đồ ăn nhanh... Nhờ thế, Phạm Nhật Vượng đã được vinh danh là “Người sáng lập thị trường thức ăn nhanh” tại Ukraine. Tập đoàn Technocom do ông gây dựng đã liên tục mở thêm nhà máy và không ngừng khuếch trương quy mô. Tính đến ngày 04/08/2019, trong bảng xếp hạng của Bloomberg, ông là người giàu thứ 157 trên thế giới. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất xuất hiện trong top 500 tỷ phú của Bloomberg.1 1 Theo https://news.zing.vn/bloomberg-tai-san-cua-ong-pham nhat-vuong-gan-nguong-10-ty-usd-post974512.html Khởi nghiệp từ khốn khó là xuất phát điểm của nhiều tỷ phú, đại gia hàng đầu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nếu bạn cũng chỉ có hai bàn tay trắng, hay công việc kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn bế tắc, bạn phải làm thế nào, làm những gì để có thể vượt qua và thành công? Cuốn sách bạn đang cầm trên tay sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm, những tố chất mà bạn cần có nếu muốn trở thành doanh nhân. Mike Michalowicz là tác giả của nhiều cuốn sách kinh doanh nổi tiếng như: The Pumpkin Plan (Kế hoạch Bí ngô)2, Profit First (Dòng tiền gắn liền lợi nhuận3 – được hàng trăm nghìn công ty trên toàn cầu sử dụng để thúc đẩy lợi nhuận, Clockwork (tạm dịch: Chạy tự động)– một phương pháp mạnh mẽ để làm cho bất kỳ doanh nghiệp nào chạy tự động,… đồng thời là giảng viên khách mời cho các chương trình kinh doanh của trường đại học như Babson, Boston College, Columbia, Copenhagen Business School, Emerson, Harvard, Penn State, Pepperdine và Princeton. 2 Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và phát hành năm 2018. 3 Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và phát hành năm 2020. Tác giả huyền thoại, Simon Sinek coi Mike Michalowicz là “... ứng cử viên hàng đầu cho vị thánh bảo trợ của các doanh nhân.” Trân trọng giới thiệu! Tháng 3 năm 2020 Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cengroup M LỜI TỰA ọi người nói rằng tôi phải nhờ một nhân vật quan trọng viết lời tựa cho cuốn sách bởi nó còn khá nhiều mâu thuẫn, có phần quá thẳng thắn và thậm chí giống như câu chuyện hài hước trong nhà vệ sinh. Nhưng tôi là một Doanh nhân Giấy Vệ sinh (DNGVS)4. Tôi đã làm được điều đó. Nên tôi đã tự viết lời tựa theo cách riêng của mình, cuốn sách là một khóa học cấp tốc về thuộc tính của các DNGVS – những tố chất bạn phải bộc lộ rõ nếu muốn trở thành doanh nhân. 4 Toilet Paper Entrepreneur (TPE). (BTV) Dưới đây là tám thuộc tính DNGVS hàng đầu của tôi: 1. DNGVS phải có niềm tin vững chắc – Một DNGVS biết rằng thành công được quyết định gần như 100% bởi niềm tin của chính họ, chứ không phải do giáo dục, phương thức hay hoàn cảnh. Khi một DNGVS tin rằng họ nhất định đạt được điều gì đó họ sẽ không ngừng theo đuổi, kiên trì hành động và thành công sẽ đến. 2. DNGVS phải có niềm đam mê – DNGVS luôn hành động rõ ràng, dứt khoát và hăng say trong lĩnh vực mình yêu thích. Niềm đam mê luôn hiển hiện trước mắt DNGVS, dù đối với người ngoài cuộc thì không phải như vậy. 3. DNGVS luôn hành động sớm – DNGVS sẽ hành động cho dù còn nhiều thời gian. Việc hành động quá sớm có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn các DNGVS sẽ đạt được thành tựu đáng kể bởi hành động sớm thay vì muộn. 4. DNGVS khiến những điều nhỏ bé trở nên tuyệt vời – DNGVS luôn biết và khai thác triệt để thế mạnh của mình. Họ sẽ dồn toàn lực cho bất cứ điều gì thu hút họ. 5. DNGVS biết sử dụng tiền bạc một cách khéo léo – Tiền có thể là một liều thuốc tức thời giúp xoa dịu cơn đau. Tiền cho phép bạn tiếp tục làm những điều ngốc nghếch mà không phải chịu đựng hệ lụy đau đớn nào. DNGVS hiểu rằng bậc thầy về khởi nghiệp phải là người khéo léo và có sự tập trung cực kỳ nhạy bén. 6. DNGVS thống trị một thị trường ngách –DNGVS chọn một thị trường có ít hoặc không có sự cạnh tranh để chào bán những sản phẩm, dịch vụ và giá trị họ có. 7. DNGVS cam kết dài hạn với hành động ngắn hạn – DNGVS biết chắc chắn vạch đích họ muốn đến, nhưng không có bản đồ chi tiết dẫn đường. Vì vậy, trong một thời gian ngắn (khoảng 90 ngày), DNGVS sẽ hành động để tạo ra tiến triển đáng kể. Tiếp theo, họ đánh giá lại các mục tiêu, lập kế hoạch cho 90 ngày tiếp theo và triển khai chúng. 8. DNGVS không hề tầm thường – DNGVS là người dám chấp nhận rủi ro. Họ có thể hơi điên rồ. Nhưng họ chắc chắn khác biệt. DNGVS không tuân theo các quy chuẩn hay quy tắc xã hội. Họ phá vỡ hiện trạng và mở rộng phạm vi. Bạn có thấy mình nằm trong danh sách này không? Dù bạn khởi sự doanh nghiệp hay chỉ đang mơ ước trở thành doanh nhân, cuốn sách này cũng sẽ làm chấn động thế giới của bạn. LỜI GIỚI THIỆU “Thế giới này dễ rèn giũa hơn bạn nghĩ và đang chờ bạn đưa nó vào khuôn khổ.” — Bono T ôi thấy chán ngán... mệt mỏi vì hàng nghìn, nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn cuốn sách viết về kinh doanh nghe thì hấp dẫn mà nội dung chẳng có gì. Phần lớn chúng nên được tóm gọn lại trong một vài trang nội dung đáng giá. Còn lại thì bỏ đi làm giấy vệ sinh cũng được. Thật khó mà kể hết có bao nhiêu cuốn sách tôi đã đọc và cảm thấy “tẻ nhạt” đến mức cuối cùng đành gác chúng sang một bên. Chỉ có vài cuốn sách về kinh doanh là thật sự thú vị và đáng đọc từ đầu tới cuối. Mục tiêu của tôi trong cuốn sách này là mang đến sự khác biệt và vượt trội hơn hẳn những cuốn sách viết về đề tài kinh doanh truyền thống cùng những tài liệu học thuật được sử dụng trong các tổ chức giáo dục, khác biệt và hấp dẫn từ những chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng. Sẽ không có những khái niệm lỗi thời cũng như bất cứ “phương pháp luận thực hiện kinh doanh tối ưu” nào trong cuốn sách này. Cuốn sách được khơi nguồn từ một nền tảng cốt lõi. Tôi đã dành toàn bộ tâm huyết, kinh nghiệm và nguồn lực để biến cuốn sách thành một cẩm nang hữu ích nhất cho bạn. Và bạn chính là người quyết định liệu nó có thật sự hữu ích hay không. Cuốn sách này nói về việc hiện thực hóa, loại bỏ những kẻ hoài nghi và tiến hành hành động. Thứ nào bạn càng có ít thì càng trở nên quan trọng và bạn cần sử dụng nó khôn ngoan hơn. Điều này đúng với mọi thứ – tình yêu, thực phẩm, tiền bạc và thậm chí (hoặc đặc biệt) là giấy vệ sinh. Đã bao giờ bạn đi vệ sinh xong xuôi thì nhận ra hết giấy không? Đừng phủ nhận! Bạn biết rõ tôi đang nói gì. Mẩu giấy vệ sinh còn sót lại vắt vẻo trên lõi giấy như đang thách thức, chế giễu bạn vậy. Đây là một tình huống không hấp dẫn chút nào. Chỉ có hai hoặc ba lựa chọn. Bạn có thể gọi trợ giúp, CÁCH NÀY thì quá xấu hổ, nhưng cũng là một lựa chọn. Đương nhiên bạn có thể hạ mình, bỏ qua sự xấu hổ và cầu mong tìm thấy một cuộn giấy ở gần đấy. Điều đó thật kinh khủng, nhưng cũng là một lựa chọn. Lựa chọn cuối cùng, thường là lựa chọn tốt nhất, xử lý bằng những gì bạn đang có. Và khi áp dụng đầu óc kinh doanh vào giải quyết vấn đề, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình có nhiều hơn ba mẩu giấy. Đây là hướng dẫn chi tiết. Bạn chọn phương án cuối cùng và quyết định nỗ lực thực hiện. Hãy thành thực: bạn có tiếng là sử dụng nhiều hơn ba mẩu giấy. Bạn sẽ thấy thứ gì đó bạn có thể… chờ một phút. A ha!!! Đúng vậy! Thùng rác! Giống như huấn luyện viên thể dục xuất sắc đang biểu diễn một cú xoay hai tay trên bục gỗ với đôi chân giang rộng, bạn đứng dậy và bước rộng hai chân ra. Chỉ… vừa đủ… rộng. Chân run lên vì sức căng, bạn liều mình móc ngón chân vào thùng rác và bắt đầu kéo. “Lại đây nào, lại đây nào”, bạn nhắc đi nhắc lại câu đó trong đầu. Đã tới lúc kiểm tra kho báu mới tìm được: Một cái khăn xì mũi đã dùng. Tốt, rất tốt. Một cái tăm bông. Ồ, thật dã man! Có thể dùng được, nếu bắt buộc. Một vài miếng bông gòn. Được rồi, vẫn có thể xử lý. Và… chỉ nha khoa? Không đời nào! Bạn từ chối luôn chỉ nha khoa. Vậy là với ba mẩu giấy vệ sinh, vài miếng bông gòn, chiếc khăn giấy đã dùng và một ít chỗ sạch sẽ quanh cái tăm bông, bạn bước ra ngoài tươi như hoa, sẵn sàng đối mặt với thế giới. Đương nhiên, bạn không bỏ thêm giấy vệ sinh mới cho người tiếp theo. Hãy để họ tự xoay sở! Câu chuyện không kết thúc ở đây. Lần tới khi vào nhà vệ sinh, bạn lập tức kiểm tra. Thấy có sẵn giấy, nhưng bạn xé thật ít. Dù vậy, chỉ vài tuần sau “sự cố hết giấy”, bạn quay về với cách hành xử cũ không mảy may suy nghĩ về việc đã từng bị rơi vào cảnh thiếu thốn như vậy. Chắc chắn, trước khi bạn lại rơi vào cảnh quần tụt xuống mắt cá chân và một cuộn giấy trống trơn, hãy cầu nguyện rằng lần này mình sẽ phải dùng tới chỉ nha khoa. Bạn có nhận thấy những bài học khởi nghiệp đáng ngạc nhiên ở đây không? Trong những hoàn cảnh thử thách nhất, những khoảnh khắc trần tục nhất, chúng ta chứng minh được khả năng vô tận của mình trong việc lôi “những điều kỳ diệu” ra khỏi đống rác. Khi không thể đơn giản là đứng dậy và bước đi, chúng ta sẽ tìm được cách để hoàn thành công việc. Với ba mẩu giấy, một vài phế phẩm trong thùng rác và có thể là một cuộn bìa cứng đã bị xé nát, điều bất khả thi lại trở nên rất khả thi. Khả năng thận trọng, suy nghĩ chín chắn và sáng tạo của chúng ta khi khan hiếm các nguồn cung thật sự rất đáng kinh ngạc. Nhưng thật trùng hợp là chúng ta sẽ nhanh chóng sử dụng và lạm dụng các nguồn lực khi biết mình có quá nhiều. Vấn đề ở đây chính là cách đầu óc chúng ta vận hành. Khi biết có sự dư dật trong một tình huống cụ thể (ví dụ, một cuộn giấy vệ sinh đầy), chúng ta chuyển hiểu biết này thành một nhận thức cẩu thả về sự dư thừa bất tận (ví dụ, một nguồn cung giấy vệ sinh vô tận ngay trong tầm với). Vì vậy, chúng ta lãng phí những gì mình có. Thậm chí tệ hơn, chúng ta không thèm kiểm tra để đảm bảo nó sẽ không hết. Chúng ta cứ mặc định rằng nó sẽ ở đó. Chúng ta ngồi xuống, làm việc của mình và SAU ĐÓ chẳng túm được thứ gì cả. Chết tiệt! Chuyện tồi tệ ấy lại xảy ra. Bây giờ, sẽ ra sao nếu lần nào bạn ngồi xuống cũng chỉ có ba mẩu giấy vệ sinh còn lại? Khi thấy các nguồn lực luôn ít ỏi, bạn sẽ nhanh chóng thiết lập thói quen cẩn thận khi đi vệ sinh. Bạn sẽ phải đảm bảo thùng rác ở trong tầm với trước khi bắt đầu ngồi xuống. Bạn thậm chí còn thay đổi hành vi nhằm duy trì lâu dài những gì mình có, có thể tạo ra các “điểm dừng” khác trước khi trở về nhà. Lối tư duy, sự tập trung và hành động của bạn sẽ cùng thay đổi khi lường trước được việc có ít nguồn lực hơn để làm việc hoặc lau chùi. Thành công của bạn hoàn toàn được quyết định bởi khả năng thoát khỏi lối mòn tiếp cận duy nhất mà tất cả những người khác đang làm. Thành công của bạn hoàn toàn được xác định bởi cách bạn vận dụng đầu óc, quản lý các nguồn lực quan trọng và quyết đoán hành động nhằm đạt được điều “bất khả thi” với nguồn lực truyền thống rất ít ỏi. Thành công ấy cũng không được xác lập bởi việc từ bỏ và chờ có thêm giấy mới, mà bởi việc tiến lên với những gì mình có. Những người quyết định thông tỏ hiểu biết này và vận dụng nó vào công việc của mình, là những người đáng tự hào: những DNGVS! DNGVS KHÔNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TƯ DUY THÔNG THƯỜNG DNGVS không dành cho những người dễ nản lòng (hoặc cho những ai bụng dạ kém). Cuốn sách này dành cho những ai khao khát thành công trong kinh doanh, quyết tâm dù biết việc đó sẽ khó khăn. Nó KHÔNG dành cho những người muốn “thử” điều mới lạ chỉ để xác định tất cả các “vấn đề” và từ đó chứng minh họ đã đúng từ đầu. Bạn biết mình là ai. Và cuốn sách này chắc chắn không dành cho người nghĩ rằng chỉ cần một cuốn sách hay chuỗi tài liệu nào đó là có thể biến họ từ nghèo khó thành giàu có. Cuốn sách này dành cho những người muốn thách thức hiện trạng. Nó dành cho người biết học hỏi, sử dụng những gì đã học được để khai thác thế mạnh của bản thân và sau đó nỗ lực với tất cả những gì mình có. Quan trọng nhất, cuốn sách này dành cho những người dám chịu trách nhiệm hoàn toàn về thành công hoặc thất bại của chính mình. Thành công trong kinh doanh không phải là việc luôn làm đúng, mà là sự quyết tâm. Vậy, bạn muốn mình luôn đúng hay muốn thành công? Tôi chọn thành công. THÀNH CÔNG CỦA BẠN PHỤ THUỘC VÀO BẠN Sự an toàn của sự nghiệp dài lâu với một công ty lớn đã biến mất từ lâu với hơi thở cuối cùng của Enron. Sự an toàn, niềm vui và mọi phần thưởng đều hiện hữu trong thế giới kinh doanh. Hãy nghĩ về điều này: Bạn không thể tin tưởng hay phụ thuộc vào bất kỳ ai ngoài chính mình. Và tôi dám cá bạn vốn đã có tất cả các kỹ năng cần thiết để bắt đầu – có thể bạn chỉ cần nhận thức tốt hơn về những gì mình đã có, cũng như một cú đá đít thật mạnh. Đó là công việc của tôi. Đã đến lúc bạn cần nghe sự thật chứ không phải những lời bọc đường vô nghĩa hay công thức để đạt được thành công nhanh chóng. Việc khởi sự và xây dựng một công ty vô cùng khó khăn. Nó đáng sợ, tốn thời gian, dễ gây nản lòng và đôi khi làm xói mòn cả cuộc đời bạn. Chân thành mà nói, bạn có thể làm tổn hao và hủy hoại bản thân trên góc độ tài chính. Nhưng thảm họa tài chính sẽ thường không xảy ra nếu bạn không ngừng theo đuổi thành công của mình. Nếu biết tận dụng các thế mạnh, bạn có thể tạo ra một công ty nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn ví tiền của bạn, khiến bạn vui vẻ và tự do. Nếu bạn có đích đến, cuốn sách này chính là bản đồ đưa bạn đến đích đó. Tôi không thể bước đi thay bạn. Bạn phải sẵn lòng thử những điều mới, thúc đẩy vượt qua các giới hạn được vạch ra cho bản thân và phát triển. Trách nhiệm với việc kinh doanh nằm trên đôi vai bạn. Những kẻ ngoan ngoãn phục tùng một ngày nào đó có thể được kế thừa thế giới nhưng họ chắc chắn không thể trở thành doanh nhân. Trải qua hành trình xây dựng ba doanh nghiệp của riêng mình từ con số 0, hợp tác mở ra nhiều doanh nghiệp và nghiên cứu hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp khác, tôi đã phát hiện ra các điểm tương đồng ở những công ty thành công, tôi sẽ chỉ ra trong cuốn sách này. Trước tiên, tôi sẽ nói cho bạn biết một điều chắc chắn không phải là lối tư duy thông thường. Vì thế hãy phớt lờ những gì bạn đã được dạy ở trường kinh doanh, quên đi những gì bạn nghĩ mình đã biết về khởi nghiệp và từ bỏ phương thức quản lý tiền bạc mà bố bạn dạy. Một thế hệ doanh nhân mới và phương thức hoạt động mới đã xuất hiện. Bạn đã sẵn sàng để hoạt động hiệu quả chưa? CÂU CHUYỆN VỀ BA MẨU GIẤY CỦA TÔI F acebook, Google và YouTube đều vươn tới những thành công khó tin với tốc độ choáng váng. Những công ty này trị giá hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ hoặc hàng trăm tỷ đô-la. Điều đáng ngạc nhiên là khi khởi sự, các nhà sáng lập đều ở độ tuổi 20 và đã kiếm được số tiền khổng lồ. Thành công của họ thật đáng kinh ngạc vì thế họ thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông. Họ được đưa tin như những người “đỉnh của đỉnh”, xuất chúng của xuất chúng và là nền tảng của nền kinh tế mới. Trải nghiệm của tôi thì khác. Rất khác. Và sự khác biệt chủ đạo giữa câu chuyện của tôi và của những “Doanh nhân nổi tiếng” (DNNT)5 nằm ở cách ra mắt và xây dựng doanh nghiệp của mình, chúng ta sẽ nói về điều này sau. Thành công của các DNGVS thường ít được bàn luận, chứ đừng nói tới việc được đưa tin trên truyền thông. Nhưng chính các doanh nhân “hằng ngày” tiến chậm mà chắc này mới là những người tạo ra các công ty tuyệt vời và đạt được nhiều kết quả xuất sắc. 5 “Media Darling Entrepreneurs” (MDEs). (BTV) Google không “thực” vì nó không phải là một trải nghiệm điển hình. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn cũng có thể đạt được thành tựu như vậy nếu bạn thật sự tin vào điều đó (chúng ta sẽ nói thêm về điều này ở phần sau). Nhưng không nên coi Google là con đường đi tới thành công, hãy coi nó đơn giản chỉ là một con đường. Có rất nhiều con đường khác mà cả những người nổi tiếng và không nổi tiếng từng đi. Đó là những con đường của DNGVS. Họ bao gồm một số người nổi tiếng như Bill Hewlett & David Packard, những người đã khởi sự với 538 đô-la và một xưởng chế tạo trong ga-ra, để rồi tạo ra đế chế trị giá 100 tỷ đô-la của ngày hôm nay; một số người ít nổi tiếng hơn như Brian Scudamore của 1-800-GOT-JUNK?, anh ấy có một giấc mơ khi còn trẻ và biến nó thành một doanh nghiệp kinh doanh phế liệu hiện có doanh thu lên tới 200 triệu đô-la. Dave Packard, Bill Hewlett và Brian Scudamore đều là các DNGVS. Tôi cũng vậy. Và tôi hy vọng bạn cũng thế. Tôi ở đây để kể cho bạn nghe câu chuyện của họ và của những người khác nữa cùng các bài học kinh nghiệm. Tôi ở đây để nói cho bạn biết vấn đề thật sự của việc kinh doanh thành công. Nó sưng phồng vì thất bại, ướt sũng những tiến độ, trầy da tróc vẩy vì sai lầm và dồn dập các thành tựu lớn. Vậy tôi là ai mà nói về chuyện này? Tôi là một DNGVS. Hành trình của tôi là một cuộc chiến trong đường hầm, nhưng tôi đã học được cách thoát ra ngoài và thành công. Thường là vui thích, đôi khi lại khá vật lộn, cuộc phiêu lưu kinh doanh của tôi đặc biệt thú vị. Thậm chí tôi đã chuyển vợ con về một khu chung cư có nhiều người đã về hưu để tiết kiệm tiền – không có gì hào hứng ở đó cả, hãy tin tôi. Trừ khi bạn thích chơi đánh đáo và những người già nặng mùi. Và tôi cũng đã mắc kẹt nơi bồn cầu một hay hai lần gì đó. Tôi đã phải làm việc 48 giờ liên tục, ngủ trong phòng họp của khách hàng để tiết kiệm hóa đơn khách sạn. Và khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn đang sử dụng chiếc bàn cũ mà tôi tìm mua được dù dư dả tiền để đến cửa hàng đồ nội thất cao cấp. Điều kỳ cục là con đường của bạn sẽ giống của tôi hơn là Mark Zuckerberg. Nhưng tôi muốn bạn biết rằng thành công là hoàn toàn khả thi dù bạn đi theo con đường nào. Bạn không cần phải “lăn lộn đủ” mới đạt được chiến thắng; bạn có thể thành công chỉ với ba mẩu giấy vệ sinh. Và dù con đường đã chọn là gì, bạn cũng phải kiên trì đi theo nó bằng niềm tin mãnh liệt, sự tập trung hoàn toàn và nỗ lực hết mình. Dưới đây là tóm lược về câu chuyện ba mẩu giấy của tôi với các DNGVS: Vậy những thành công của tôi là gì? Tôi có một danh sách thành tựu bắt buộc phải đạt được, nhưng quan trọng hơn, tôi đã phát hiện ra đam mê của bản thân và đang sống với nó. Tôi yêu thích việc cho ra đời các doanh nghiệp khởi nghiệp, biến chúng thành những doanh nghiệp xuất sắc với tốc độ nhanh chóng. Tôi thích những người im hơi lặng tiếng, yêu các anh hùng không được ngợi ca, yêu những người luôn quyết tâm theo đuổi mục tiêu nhưng có thể chưa được trao một cơ hội công bằng. Tôi thích giúp đỡ những người bị “cô lập”, chỉ cho họ thấy cách khai thác các thế mạnh bẩm sinh để có thể bước ra ngoài và kiên cường chiến đấu. Thiên hướng của cuộc đời tôi là cầm tay hỗ trợ những người lần đầu tiên khởi nghiệp để biến ý tưởng của họ thành các công ty hàng đầu trong lĩnh vực họ theo đuổi. Tôi yêu thích công việc này. Kết quả là, tôi cực kỳ hạnh phúc, có cuộc sống tuyệt vời và luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi có được sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc cùng lúc. Với tôi, đây là thành công lớn nhất. Thế còn thành công của bạn là gì? DANH SÁCH THÀNH TỰU BẮT BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC Trong trường hợp bạn không muốn tra Google về tôi, đây là tóm tắt những điểm nổi bật: Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu kinh doanh lần đầu tiên, một công ty tích hợp máy tính. Ngày 31 tháng 12 năm 2002, tôi bán công ty thông qua một giao dịch cá nhân. Hiện tại, nó là một công ty đang phát triển. Ngày 1 tháng 1 năm 2003, tôi cho ra mắt một công ty mới. Vâng, ngay ngày hôm sau. Chỉ sau ba năm, công ty trở nên nổi tiếng trên toàn nước Mỹ và sau đó được một doanh nghiệp công lớn mua lại vào năm 2006. Mùa hè năm 2005, tôi khởi sự công ty thứ ba, Obsidia Launch. Tên ban đầu của công ty là khác và ý tưởng ban đầu cũng vậy. Tôi đổi tên nó sau khi dành thời gian soi xét nội tâm của mình, phát hiện ra điều thật sự muốn làm và dần xây dựng ý tưởng về sở thích cũng như mục tiêu của đời mình. Dù rất thành công nhưng những công ty trước đó đều được xây dựng dựa trên những ý tưởng đầy hấp dẫn đối với thị trường mà không khai thác được tối đa tài năng và niềm đam mê. Công ty gần đây nhất của tôi có được tất cả những điều đó, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi đã đi theo con đường của một DNGVS, ban đầu không chủ tâm và không nhận thức được, nhưng theo thời gian, tôi đã có chủ đích với sự tập trung cao. Tôi bắt đầu coi trọng những niềm tin của mình, phát hiện cũng như khai thác các thế mạnh của bản thân và quan trọng nhất, tôi không ngừng tiến về phía trước, kể cả trong những thời điểm vô cùng khó khăn. Kết quả ư? Bên cạnh việc bán hai công ty và thu về rất nhiều tiền; - Hiện tại, khoảng bốn tuần một lần, tôi trở thành cộng sự hỗ trợ mở một công ty mới; - Tôi là khách mời thường xuyên của chương trình The Big Idea with Donny Deutsch (tạm dịch: Ý tưởng lớn với Donny Deutsch) và nhiều chương trình truyền hình khác; - Tôi nhận được nhiều giải thưởng doanh nghiệp, bao gồm giải thưởng Doanh nhân trẻ của năm của SBA6; 6 the SBA’s Young Entrepreneur of the Year Award. (BTV) - Tôi được phỏng vấn trên nhiều phương tiện truyền thông quốc gia; - Tôi thuyết trình tại một số trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ (và thật hài hước, điểm trung bình của tôi ở trường Công nghệ Virginia chỉ vừa đủ điểm B); - Tôi là tác giả của cuốn sách này và có ý định viết thêm nhiều cuốn khác; - Và quan trọng nhất, tôi liên tục làm tăng doanh thu cùng lợi nhuận cho tất cả các công ty của mình một cách nhanh chóng. Mục tiêu của tôi không phải là khoe khoang mà đơn giản là để chỉ ra rằng nếu tôi làm được, bạn cũng vậy. Hơn nữa, hãy đảm bảo bạn không lẫn lộn giữa việc được truyền thông tiếp cận với việc là “con cưng” của truyền thông. Tiếp xúc truyền thông là một điều tuyệt vời – tôi hoàn toàn khuyến khích bạn tìm tới nó, như tôi đã làm. Trở thành một DNNT hoàn toàn khác với việc tiếp xúc đơn thuần; nó đòi hỏi những thành công siêu nhanh, như thể chỉ sau một đêm. Hiển nhiên DNNT là một nhóm cao quý. Nhưng họ không nên được nhìn nhận như nhóm độc nhất. Bạn có thể và sẽ đạt được thành công nếu muốn. Có thể bạn chỉ cần thời gian để tạo dựng thành công của mình nhanh chóng. Đến cuối cùng, bạn có thể đạt được bất cứ mục tiêu mong muốn nào và bạn có thể làm điều đó bằng cách đi theo con đường của DNGVS. Rõ ràng tôi đã không đi theo con đường của DNNT và hầu hết doanh nhân khởi nghiệp cũng vậy. Bạn cũng sẽ có khả năng bắt đầu việc kinh doanh của mình với ba mẩu giấy, một chiếc cánh và một lời cầu nguyện. Công việc của tôi là giúp bạn từ bỏ chiếc cánh và lời cầu nguyện. Công việc của bạn là thành công với ba mẩu giấy của mình. Chúng ta cùng bắt đầu chứ? Phần một NIỀM TIN “Chúa không có thời gian để tạo ra một kẻ bất tài, mà luôn là một người rất quan trọng. Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều được Chúa ban tặng những tài năng đang chờ đợi để được đơm hoa kết trái.” — Mary Kay Ash T rong phần đầu các bài thuyết trình, tôi luôn sử dụng luận chứng cũ của Jack Canfied, một minh họa với tờ tiền 100 đô-la. Nó sẽ diễn ra kiểu như thế này: Tôi bắt đầu bằng cách hỏi: Ở đây ai muốn trở thành triệu phú? Tất cả cánh tay trong phòng giơ lên. Ở đây ai là triệu phú? Những cánh tay hạ xuống. Ai muốn có ảnh hưởng tích cực tới thế giới này? Các cánh tay lại giơ lên. Ai đã làm được điều đó? Các cánh tay lại hạ xuống. Ai muốn được biết đến vì những điều tốt đẹp mình đã làm? Các cánh tay lại giơ lên. Ai đã làm được điều đó? Các cánh tay lại hạ xuống. Sau khi tôi giải thích với người tham dự rằng tất cả những câu hỏi đó đều là khát vọng gây cảm hứng nhưng thật sự không thể đạt được trong khoảnh khắc này. Tôi tìm trong túi quần và móc ra một tờ 100 đô-la rồi giơ lên cao. Tôi nói: “Đây là thứ chúng ta đều có thể nhìn thấy và bàn luận. Ai muốn có tờ 100 đô-la này?”. Tất cả cánh tay đều giơ lên. Tôi hỏi lại: “Ai muốn có được tờ 100 đô-la này?”. Các cánh tay vẫn giữ nguyên, cùng với những cái nhìn lạ lẫm. Lần thứ ba hỏi, tôi vẫn nhận được phản hồi đó. Thường phải mất bốn tới năm lần trước khi có người bẽn lẽn rời khỏi ghế của mình, bước tới và cẩn thận lấy tờ 100 đô-la từ tay tôi. Những người còn lại nhìn theo với vẻ mặt sửng sốt. Khi người cầm tờ 100 đô-la quay về chỗ ngồi, chúng tôi vừa hoàn thành việc khám phá niềm tin của mình. Mặc dù tất cả mọi người đều giơ tay thể hiện mong muốn sở hữu tờ tiền, nhưng các niềm tin của bản thân đã ngăn họ lấy nó. Những niềm tin đó là: “Đây là một chiêu trò”,“Thật là đáng xấu hổ”, “Rồi anh ta sẽ lấy lại nó”,“Người khác cũng xứng đáng có nó”. Những niềm tin giới hạn mạnh mẽ này khiến tất cả mọi người gắn chặt mông vào ghế, dù ai cũng muốn có tờ 100 đô-la. Nhưng một ai đó có thể hoàn toàn thoát khỏi sự thất vọng, lựa chọn thay đổi niềm tin của mình. “Tôi sẽ làm điều đó”,“Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?” “Vậy nếu đó là chiêu trò, ít nhất nó cũng sẽ qua thôi”,“Có thể mình chỉ cần tới lấy nó”,“Có lẽ đó không phải trò đùa. Giờ mình sẽ đến lấy nó!” Thứ duy nhất ngăn khán giả với tờ 100 đô-la chỉ là không khí, nhưng lực kéo từ các niềm tin lại mạnh tới mức khiến họ bất động theo đúng nghĩa đen. Tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu tờ 100 đô-la và bao nhiêu cơ hội họ đã bỏ lỡ chỉ vì sợ hãi. Hãy tưởng tượng bạn đang ở buổi thuyết trình đó. Tôi cá bạn cũng sẽ giơ tay giống mọi người, nói rằng bạn muốn hoặc dự định trở thành triệu phú. Nhưng tôi cũng cá rằng bạn, cũng như những người khác, sẽ không lấy tiền từ tôi. Nếu không dám đứng dậy và lấy tờ 100 đô-la, điều gì khiến bạn nghĩ rằng mình sẽ làm mọi thứ để kiếm được 100 triệu đô-la? Bạn sẽ không làm được đâu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì nếu không có niềm tin hỗ trợ. Và đừng cố tự gạt bản thân rằng mọi chuyện sẽ khác nếu bạn có số vốn lớn hơn, rằng khi đó bạn sẽ làm bất cứ điều gì để kiếm được hàng triệu đô-la. Nếu bạn không thể nhấc mình khỏi chiếc ghế để giành lấy 100 đô-la đầu tiên trên hành trình tới số tiền triệu đô-la của mình khi rõ ràng nó đang được ve vẩy trước mặt, điều gì khiến bạn nghĩ rằng mình sẽ hành xử khác đi trong kinh doanh? Nếu muốn thành công, bạn cần phá bỏ những niềm tin giới hạn và tạo ra niềm tin hiện thực hóa. Sau khoảng 45 phút thuyết trình, tôi bắt đầu tổng kết, sử dụng lại minh họa lúc mở đầu. Tôi nói với khán giả tôi có thể chứng minh thực tế tất cả họ đều đã thay đổi niềm tin. Tôi lại móc tay vào túi và giơ cao một tờ 100 đô-la khác. Khi tôi còn chưa kịp nói lời nào, mọi người đã điên cuồng lao tới và chỉ trong tích tắc, tờ tiền đã biến mất. Đó là sức mạnh của niềm tin hiện thực hóa. Thành công trong kinh doanh của bạn phụ thuộc vào niềm tin đó. Chương 1 TIẾNG GỌI CỦA BẢN NĂNG “Để thành công, trước hết chúng ta phải tin rằng chúng ta có thể.” — Michael Korda H ai chiến binh vĩ đại chuẩn bị chiến đấu. Một chiến binh tự nguyện vì tình yêu đất nước bất tử; người còn lại đơn giản là được trả công hậu hĩnh để chiến đấu. Bạn sẽ đặt cược vào ai? Hãy luôn đặt cược vào người hành động tiếng gọi bản năng, chứ không phải người hành động vì tiền. Chính người hành động vì mục tiêu của mình và thỏa mãn khao khát của con tim mới là người có thể cùng doanh nghiệp trải qua thăng trầm. Những người kiên trì theo đuổi con đường của mình sẽ không ngừng tiến bất chấp thăng trầm, ngay cả khi người khác đã từ bỏ để theo đuổi thứ khác. Họ sẽ ở lại ngay cả khi những người được trả tiền để làm công việc đó đã bỏ đi. Nếu bạn cố gắng làm giàu bằng cách làm những việc không phải là đam mê của bạn, đối thủ thật sự tha thiết với những việc đó sẽ nuốt chửng và loại bỏ bạn. Đam mê nuôi dưỡng sự kiên trì. Và kiên trì tạo nên thành công. ĐÁP LẠI SỰ THÔI THÚC Để cho ra mắt một doanh nghiệp hàng đầu, trước hết, bạn phải tìm ra khao khát của mình. Tôi đã mất nhiều năm mới khám phá ra niềm đam mê của mình. Khi mới bắt đầu, tôi cho rằng doanh nhân nên làm những gì họ biết, chứ không phải những gì họ muốn. Tôi hiểu về máy tính và thích làm công việc liên quan đến nó, vì thế, tôi đã cho ra mắt một doanh nghiệp về máy tính. Nhưng tôi không yêu máy tính. Đó chỉ là công việc, không phải đam mê của tôi. Hai công ty đầu tiên đã thành công, nhưng không phải vì tôi đam mê công nghệ. Tôi đã không ăn, không ngủ và không thở với công nghệ. LỜI KHUYÊN Doanh nghiệp – Dù không phải là hình thức có tính bảo vệ pháp lý tốt nhất nhưng hộ kinh doanh cá thể là hình thức có chi phí thấp nhất mà bạn nên bắt đầu, vì nó không đòi hỏi chi phí thành lập. Việc thành lập công ty cổ phần (CP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đòi hỏi nhiều chi phí liên quan. Đương nhiên khi kiếm được tiền, bạn cũng phải nộp thuế như mọi người và sớm muộn bạn sẽ muốn thành lập công ty. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của một kế toán (không phải người làm thuê cho bạn mà là một chuyên gia giỏi từ một trường đại học địa phương) về các bước tiếp theo. Công ty TNHH thường là một lựa chọn hiệu quả và kinh tế. Nhưng tôi yêu việc kinh doanh. Tôi có thể nói về kinh doanh cả ngày, đọc mọi tạp chí, tham dự tất cả các hội nghị mà không chán. Tôi đã mất vài năm mới nhận ra thứ “xa tận chân trời, gần ngay trước mặt”: tôi yêu việc xây dựng các công ty. Ngay khi nhận ra đam mê cho ra đời và nuôi dưỡng một doanh nghiệp, tôi đã biết con đường mình sẽ theo đuổi trong tương lai. Không hẳn lúc nào cũng phải mất nhiều năm mới phát hiện ra điều thật sự khiến bạn hạnh phúc. Chìa khóa là ngay bây giờ, hãy dành thời gian suy nghĩ thật kỹ, thay vì tìm ra nó bằng con đường thử và sai. Bạn sẽ tình nguyện làm gì chỉ đơn giản vì tình yêu với nó? Hoạt động nào mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc, năng lượng và sự thỏa mãn nhất? Điều gì khiến bạn quên mất cả thời gian, hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng, thậm chí sau đó, bạn như được nạp đầy năng lượng? Khi nói chuyện với bạn bè, chủ đề nào bạn có thể nói đi nói lại cho tới khi tất cả bọn họ phát chán mới thôi? Hãy trả lời những câu hỏi này và bạn sẽ tìm ra ước muốn cháy bỏng của mình. Và khi tìm được khát khao đam mê mãnh liệt của mình, bạn đã đạt được bước tiến quan trọng nhất trong việc cho ra mắt một công ty. Có thể bạn đã từng thoáng nghĩ về việc khởi sự một doanh nghiệp hoặc có thể đang hừng hực với các ý tưởng và sẵn sàng dồn toàn bộ tâm huyết vào đó. Dù thế nào, bạn cũng cần phải bắt đầu bằng việc dừng ngay điều đó lại. Không, đó không phải là lỗi đánh máy. Phản hồi tốt nhất cho một dòng thác những giấc mơ đầy rủi ro là hít một hơi thật sâu nhằm thức tỉnh tư duy. Một khởi đầu thành công liên quan đến bạn và niềm tin của bạn hơn bất cứ thứ gì khác. Theo đuổi việc kinh doanh mà hiểu biết rõ về bản thân là giấc mơ của kẻ ngốc dồn toàn lực vào một việc nhiều rủi ro tương tự như một bước đi ngu ngốc lao vào thương trường khi không biết mình đang có tiềm lực gì. Để bắt đầu việc cho ra mắt một công ty hay thu lợi nhuận bền vững từ một khởi đầu tầm thường, bạn phải bắt đầu bằng việc khám phá bản thân. Bạn cần hiểu và nhận ra khao khát, tư duy cũng như niềm tin của mình. Bạn cần tư duy nghĩ thấu đáo nội tâm để tìm ra điều đó. Bạn cần tìm hiểu tất cả những gì mình định làm. Chờ chút, nếu không có giới hạn đối với các khả năng, bạn có thể hình dung công ty khởi nghiệp sẽ đem tới cho mình cái gì không? Điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của hầu hết mọi người là độc lập tài chính. Tôi đồng ý. Hoàn toàn đồng ý. Nhưng còn hơn thế nữa, phải không? Sẽ thế nào nếu việc xây dựng công việc kinh doanh khiến bạn cảm thấy thỏa mãn, hoàn toàn hạnh phúc? Sẽ thế nào nếu việc kinh doanh của bạn tạo ra sự khác biệt? Sẽ thế nào nếu mỗi sáng thức dậy, bạn cảm thấy hứng khởi làm việc? Sẽ thế nào nếu mọi người yêu quý công ty của bạn? Sẽ thế nào nếu thế giới chào đón những gì bạn đã làm và vui vẻ tiếp nhận những gì bạn mang tới? Sở hữu một công ty KHÔNG phải là cật lực làm việc để kiếm sinh kế. Nó KHÔNG phải là bất chấp để kiếm tiền. Nó LÀ việc tối đa hóa cuộc sống, khiến cuộc sống của bạn và người khác tốt đẹp hơn và thú vị thay, điều này lại giúp “vỗ béo” chiếc ví của bạn. Ví dụ điển hình nhất của việc sở hữu doanh nghiệp làm việc cật lực chính là doanh nhân tinh hoa, Sam Walton, nhà sáng lập Wal-Mart. Walton khởi sự dựa trên một ước mơ đơn giản và phát triển thành một trong những người giàu nhất thế giới. Bài học ở đây là gì? “Đó là một sai lầm”. Người ta nói đó là những lời cuối cùng Walton nói trước lúc qua đời. Ông tự thấy mình thất bại – một tỷ phú gần như không biết tới mặt đứa con út và vì nhiều lý do, đã kết hôn với một người phụ nữ ở với ông nhưng không vì một mối quan hệ trọn vẹn. Những lời cuối cùng bạn muốn nói trước khi rời khỏi thế gian này là gì? Tôi hy vọng đó là những lời nói mãn nguyện, rằng bạn đã sống tận, thúc đẩy bản thân vượt qua các giới hạn và tạo lập một công ty khiến bạn tự hào về cả thành tích lẫn sản phẩm của nó. Nếu đây là kiểu thành công bạn muốn, bạn có thể có được. Mọi việc bắt đầu và kết thúc cùng với bạn. Nó không bắt đầu với đích đến của thị trường. Nó không bắt đầu với những xu thế mới nhất hay vĩ đại nhất. Nó thậm chí cũng không bắt đầu với những thứ bạn tin là khách hàng muốn. Doanh nghiệp của bạn bắt đầu với chính bạn. Trước đây, các công ty giàu tiềm lực tài chính có thể tìm cách đưa thành công một sản phẩm tệ hại ra thị trường. Nếu chạy đủ các quảng cáo vào tối muộn trên truyền hình và đưa ra những khẳng định lớn lao dẫu sai sự thật trên các tạp chí, chắc chắn họ vẫn sẽ có rất nhiều khách hàng. Những khách hàng bị thất vọng, nhưng khách hàng cũng vậy thôi. Đó là lúc trước và đây là bây giờ. Những doanh nghiệp thành công ngày nay phát triển là bởi họ thật sự tuyệt vời. Họ mang tới những dịch vụ cùng sản phẩm tuyệt vời và lời truyền miệng được lan tỏa rộng rãi. Bạn không thể chỉ dựa vào ngân sách marketing để đem lại nhiều khách hàng nữa. Ngày nay, bạn cần đem tới những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo. Hoạt động marketing được thực hiện rộng rãi – ở những bữa tiệc nướng mùa hè, trên các diễn đàn trực tuyến, trên nhiều blog tiếng tăm. Đơn giản vậy đó. Và để đem tới thứ tốt đẹp nhất có thể, nó cần phải đến từ cả khối óc và con tim bạn. Khi công ty khởi nguồn từ tâm hồn bạn, khi công ty là tất cả của bạn, nó trở thành một động lực mãnh liệt. Nhiều năm trước, một công ty lớn mời tôi tới nói chuyện với một nhóm khoảng 40 chuyên gia marketing đang bán sản phẩm bảo hiểm và cố gắng xâm nhập thị trường doanh nghiệp nhỏ. Họ muốn học cách “nói chuyện” với các doanh nhân. Buổi thuyết trình được sắp xếp vào lúc 9 giờ sáng nhưng tới tận 9 giờ 20 phút, chúng tôi mới có thể bắt đầu vì mọi người đều muộn. Tôi bắt đầu buổi thuyết trình bằng việc hỏi xem sáng sớm hôm đó ai trong số họ thức dậy mà cảm thấy hào hứng đi làm. Một ít người giơ tay rõ ràng vì mục đích thể hiện, chứ không thành thật. Rồi tôi hỏi ai yêu công việc của mình đến mức đi làm sớm 1 giờ, không phải vì bắt buộc mà vì muốn thế. Tất cả bọn họ cười chế nhạo tôi. Sau đó, tôi giải thích rằng vì cuộc gặp này, tôi đã tới từ lúc 7 giờ sáng, chỉ để đảm bảo rằng tôi tìm thấy tòa nhà và sẵn sàng cho bài thuyết trình. Rồi tôi đi ăn sáng ở nhà hàng bên cạnh và đi bộ về trước khi bắt đầu 20 phút để chuẩn bị. LỜI KHUYÊN Sự hiện diện của Web – Mọi công ty đều cần có sự hiện diện của web, đúng không? Chính xác. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần một trang web. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể thiết lập sự hiện diện của web bằng việc sử dụng Facebook.com, MySpace.com, Squidoo.com hoặc hàng nghìn trang mạng xã hội khác. Hãy truyền tải thông điệp về công việc của bạn thông qua những trang xã hội này và lập các e-mail miễn phí. Hỗ trợ trang kết nối xã hội của mình với một blog miễn phí ở Blogspot.com. Điều đó là quá đủ để việc kinh doanh dồn dập tới. Trong ví dụ này, tôi đã giải thích sự khác biệt giữa một doanh nhân hành động vì niềm đam mê với một người chỉ coi đó là công việc. Khi yêu những gì mình làm, chúng ta làm nó để thỏa mãn con tim và tự nhiên chúng ta sẽ trở nên xuất sắc hơn. Tôi đến buổi thuyết trình sớm không phải vì tôi cần mà vì tôi muốn thế. Tôi yêu việc kinh doanh và có cơ hội thảo luận về nó khiến tôi sẵn sàng lăn xả, cả ngày lẫn đêm. XÓA BỎ TẤT CẢ NHỮNG LỜI NGỤY BIỆN, TRỪ MỘT THỨ “Ngụy biện giống như hậu môn vậy. Ai cũng có một cái và nó đều bốc mùi”, tôi không biết ai đã nghĩ ra nhưng tôi thật sự thích người đó. Những lời bao biện là một cơ chế tuyệt vời để giải thích cho các nỗi sợ hãi. Đơn giản đó là những lý lẽ chúng ta đưa ra để bảo vệ cho nỗi sợ bên trong. Chúng ta đã nghe và trải nghiệm hết chúng. Và chúng đều là CC (cứt chó). Tất cả, đúng thế, ngoại trừ một thứ, nhưng tôi sẽ để thứ đó đến cuối cùng mới nói. Nền kinh tế không đủ mạnh để khởi sự một doanh nghiệp – Tất cả đều đang trải qua nền kinh tế giống bạn, vì vậy, bạn có điểm xuất phát như tất cả những người khác. Nếu nền kinh tế đang suy thoái, người mua có thể ít mua sắm hơn, nhưng các đối thủ của bạn cũng sẽ sớm ngã ngựa. Một nền kinh tế yếu kém giống như một cơn cháy rừng; nó thiêu rụi rất nhiều cây cối, nhưng những hạt giống đã được tạo ra giờ có nhiều không gian nhất để phát triển khi cánh rừng hồi sinh. Một nền kinh tế yếu lại thường là thời điểm tốt nhất để bắt đầu. Kinh doanh là việc rất mạo hiểm – Bất cứ thứ gì bạn làm mà không có sự chuẩn bị và kiến thức đều mạo hiểm cả. Vì vậy hãy có sự chuẩn bị. Điều thú vị là, bạn vốn đã chuẩn bị gần xong nhưng không biết điều đó. Nếu lắng nghe những xúc cảm, tiếng gọi bên trong mình, tự nhiên bạn sẽ được dẫn dắt tới con đường mà bạn đã sẵn sàng để thực hiện. Bạn có thể đã thành thạo nhiều bước học hỏi quan trọng và bạn sẽ hấp thu tất cả những điều mới lạ giống như một miếng bọt biển. Làm việc cho một công ty lớn thì an toàn hơn – Hãy nói điều đó với những người bị Euron, Arthur Anderson, Bear Sterns hay bất cứ công ty nào trong hàng trăm công ty lớn khác đã phá sản hoặc thu hẹp sa thải. Khi đi làm cho người khác, bạn có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. Nếu họ tức giận, bạn sẽ phải trả giá. Khi làm việc cho chính mình, bạn không thể bị sa thải và thứ duy nhất giới hạn thành công của bạn là chính bạn. Tôi quá già để khởi sự một doanh nghiệp – Vậy bạn định làm gì? Chờ tới khi trẻ hơn à? Không có thời gian nào như hiện tại. Cuộc sống không có nút tua lại hay làm lại. Đừng sống với những hối hận. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, dù bạn đang ở độ tuổi nào. Quá trình tự khám phá bản thân mà bạn sẽ trải qua khi tạo lập một công ty mới. Thêm vào đó, bạn có thể để lại một chút thừa kế cho thế hệ sau. Tôi quá trẻ để khởi sự một doanh nghiệp – Cái gì cơ?!?! Bạn có biết rằng bạn có thể bắt đầu và thực hiện việc kinh doanh hợp pháp ở bất kỳ độ tuổi nào không? Rõ ràng bạn có thể bắt đầu công ty của mình trước khi hợp pháp làm việc cho người khác. Một người bạn của tôi, Cameron Johnson, đã bắt đầu việc kinh doanh đầu tiên của mình khi mới 7 tuổi và thành lập công ty đầu tiên của mình khi 12 tuổi. Tại sao bạn không là người đầu tiên bắt đầu kinh doanh lúc 6 tuổi? Không quan trọng bạn già hay trẻ, hãy bắt đầu ngay hôm nay! Tôi sẽ không kiếm đủ tiền – Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Các trường Đại học và Nhà Tuyển dụng Quốc gia (National Association of Colleges and Employers – NACE) đã chỉ ra mức lương khởi điểm trung bình cho một kế toán là 46.292 đô-la. Không tệ. Nếu bạn có được công việc đó và nhận mức tăng lương hằng năm là 10% trong 10 năm tiếp theo, bạn sẽ kiếm được 120.069 đô-la. Không tệ chút nào. Giờ nếu bạn mở công ty riêng, lương khởi điểm năm đầu tiên trung bình sẽ là 50.000 đô la, theo tổ chức Khuyến học Thế giới (World Wide Learn). Cũng không tệ. Nếu bạn điều hành công ty tốt và chọn tăng lương 25% mỗi năm cho chính mình (tôi để mức tăng trung bình 50% một năm cho bản thân), vào lễ kỷ niệm lần thứ 10, bạn sẽ kiếm được 465.661 đô-la. Giờ thì con số này thật ngọt ngào! Tôi không được giáo dục bài bản – Nếu bạn nghĩ mình cần một tấm bằng đại học mới có thể thành công, thì bạn hoàn toàn sai lầm. Tôi đã gặp nhiều tiến sĩ từ Harvard và cả những người bỏ học từ hồi cấp ba; thành công trong kinh doanh của họ gắn liền với niềm tin, khát vọng, đam mê và khao khát học tập trong trường đời. Việc học về căn bản không ảnh hưởng gì tới thành công của bạn. Không hề! Tôi chưa có đủ tiền để bắt đầu – Tuyệt! Nếu bạn có có dư dả tiền mở công ty riêng, tôi sợ rằng bạn có thể sẽ phá sản. Thực tế, bạn không có (hoặc có rất ít) tiền chỉ có nghĩa là bạn cần đi đúng hướng ngay từ đầu. Người ta nói “cái khó ló cái khôn”. Tiền che mờ các vấn đề và điểm yếu. Nếu không có tiền, bạn sẽ phải làm thật tốt mỗi ngày. Thiếu nguồn vốn buộc bạn phải tối ưu hóa ở mọi nơi và phát triển đúng hướng. Mức độ cạnh tranh quá lớn – Mẹ tôi luôn nói rằng không có hai người giống hệt nhau. Bà đã đúng. Nếu bạn nghĩ đối thủ có thể làm tốt hơn bạn, thì bạn chưa ở vào đúng vị thế phù hợp để khai thác thế mạnh của mình. Hãy tìm ra một nơi để thực hiện thế mạnh, tài năng bẩm sinh và niềm đam mê của bạn theo cách mà không ai làm được hoặc không ai làm tốt được. Sẽ không ai mua sản phẩm hay dịch vụ của tôi – Nhận thức được điều này là tốt, nhưng đó không phải là lời biện hộ cho việc không mở công ty. Điều đó đơn giản có nghĩa, bạn cần phải nghiên cứu lại xem mình muốn làm gì và xác định hướng đi mới để có thể xây dựng được một cơ sở khách hàng. Tôi chưa sẵn sàng – Tôi đồng ý, bạn chưa sẵn sàng. Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng. Lời biện hộ này đơn giản chỉ là sự kết hợp của tất cả những cái khác. Khi tôi hỏi mọi người tại sao họ lại nghĩ mình chưa sẵn sàng, họ thường đưa ra lời biện hộ giống như những lời biện hộ đã liệt kê ở trên. Tất cả đều vô nghĩa. Thời điểm để bắt đầu chính là lúc này! Tôi chắc rằng bạn có thể sáng tạo rất nhiều lời biện hộ khác để không khởi sự một doanh nghiệp. Bạn cần phải đặt những giải thích duy lý này sang một bên, nhìn về phía trước và hành động ngay bây giờ. Chúng ta sẽ hiếm khi phải hối hận về những điều đã làm nếu theo đuổi đam mê và chấp nhận rủi ro. Thế nhưng, chúng ta lại thường hối hận về những điều mình đã không làm. Nếu trái tim đang vẫy gọi bạn hành động, đừng dùng bất cứ lời biện hộ nào để đè nén khát khao đó. Đừng bắt đầu kinh doanh nếu lý do của bạn chỉ là để giàu lên nhanh chóng. Lòng tham sẽ không đem đến kết quả lâu dài. Kể cả khi có được rất nhiều tiền, bạn cũng phải TRẢ GIÁ cho nó. Kể cả bạn thu được tiền mà không phải nỗ lực chút nào, ví dụ như một người thắng sổ xố, tự nhiên vẫn có một cách huyền bí lấy đi số tiền bạn đã kiếm được. Nếu bạn may mắn,“của trời cho” vẫn có thể giữ được nhờ nhanh chóng sử dụng thành thạo một nguyên tắc tài chính. Nhưng thường thì tất cả những thứ từ trên trời rơi xuống rồi sẽ biến thành nỗi thất vọng, thảm họa và phá sản. Hãy xem những gì xảy ra với một số người thắng sổ xố – nó không thú vị chút nào. Jack Whittacker ước rằng mình đã xé tờ vé số đó đi. Là một DNGVS, ông ấy đã ráng sức nhiều năm, lập nên một công ty xây dựng kiếm được 16 triệu đô-la mỗi năm. Nhưng sau khi thắng 315 triệu đô-la, cuộc sống của Jack hoàn toàn biến thành địa ngục. Ông mất đi bạn bè, gia đình và có tới 400 khiếu nại pháp lý chống lại mình. Ở đây, tôi không cố nói về sự tồi tệ không lối thoát; tôi chỉ muốn nói rằng giàu xổi là điều hiếm khi xảy ra, không thỏa đáng và trong một số trường hợp, dẫn tới những kết quả thảm khốc. Nhanh chóng có được nhiều tiền là điều rất cám dỗ. Rất hiếm người không hào hứng với việc thắng xổ số hay nhận được đống tiền từ trên trời rơi xuống. Đương nhiên, hầu hết mọi người đều không mơ hão về một khoản khổng lồ trời cho. Thật tiếc phần lớn chúng ta đều lãng phí thời giờ hy vọng nhận được thứ gì miễn phí thay vì dùng chính tài năng và đam mê để tự làm ra nó. Tiền là máy khuếch đại thói quen. Nếu bạn có những thói quen xấu và nhận được nhiều tiền, bạn sẽ lặp lại chúng thường xuyên hơn. Nếu những thói quen của bạn là tốt, tiền sẽ khuếch đại những hành vi tốt đó. Tiền cho phép chúng ta thể hiện nhiều hơn những gì chúng ta đã làm. Vì vậy hơn hết, chúng ta nên có một tư duy mạnh mẽ cùng các thói quen tốt trước khi có rất nhiều tiền. Khi bạn đã có tâm trí hạnh phúc, tập trung, mạnh mẽ và đang thực hiện các thói quen tốt, tiền sẽ đến một cách dễ dàng. Tiền sẽ tạo ra nhiều tiền hơn. Các thói quen tốt sẽ phát triển. Hạnh phúc cũng vậy. Đó là cách trở nên giàu có lành mạnh. Hãy mở công ty để làm giàu đúng đắn, không phải giàu xổi. Cách đó sẽ hiệu quả. LỜI KHUYÊN Bán sản phẩm – Bạn không cần một trang thương mại điện tử khi đã có eBay. Dù không miễn phí, nhưng đây là một cách không hề đắt để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Bạn không phải đấu giá sản phẩm; bạn có thể tạo ra một cửa hàng eBay để bán chúng ở mức giá cố định. Ngoài ra cũng có nhiều trang đấu giá khác, vậy nên hãy bắt đầu tìm kiếm thôi! “MỘT NGÀY NÀO ĐÓ” VẪN CHƯA TỚI Tôi thường xuyên nghe thấy một doanh nhân đầy khao khát nói: “Một ngày nào đó”. Một ngày nào đó tôi sẽ mở công ty. Một ngày nào đó tôi sẽ thế này, thế kia. Ai đó làm ơn nói cho tôi biết “một ngày nào đó” là ngày nào không? Bởi chắc chắn nó không nằm ở chỗ nào trong lịch cả! Bây giờ hoặc không bao giờ. Một ngày nào đó chỉ là một giấc mơ. Một ngày nào đó là một hy vọng nếu mọi thứ rơi xuống đúng chỗ một cách thần kỳ, thành công sẽ đáp xuống cạnh bạn. Vậy nếu bạn hoàn toàn nghiêm túc về việc thành lập công ty đầu tiên của mình, hãy đặt lịch cụ thể cho “một ngày nào đó”. Đó có phải là một tháng, sáu tháng hay một năm, tính từ bây giờ không? Hãy nói cho người thân ngày bạn sẽ thành lập công ty mới. Sau đó tính toán tất cả những gì bạn cần phải làm, tính ngược từ ngày hôm nay, từ ngay khoảnh khắc này và bắt đầu hành động. NGAY BÂY GIỜ!!! Có thể chỉ là lắp đặt một đường dây điện thoại hay thành lập một công ty TNHH hay tham gia một lớp học. Chìa khóa là bắt đầu mọi thứ bây giờ và không dừng lại. Ôi, tôi gần như quên mất. Hãy cho người bạn thân nhất, khó tính nhất, quái dị nhất của bạn biết rằng bạn cần anh ấy nhắc nhở bạn luôn có trách nhiệm với mục tiêu mở công ty đầu tiên của mình. Hãy hứa với anh ấy nếu không làm được, bạn sẽ cho bạn bè chụp một bức ảnh bạn đang hôn mông anh ấy và đăng nó lên mạng. Nếu điều đó không khiến bạn gài số và tăng tốc thì tôi cũng không biết điều gì có thể làm được. NĂNG KHIẾU VÀ RÈN LUYỆN Tôi thấy nực cười khi các chuyên gia dùng khá nhiều thời gian tranh luận về năng khiếu kinh doanh với khả năng kinh doanh Ấ Ề ậ g g do rèn luyện. Hãy giải quyết vấn đề này một lần tại đây: VẤN ĐỀ LÀ NĂNG KHIẾU. Không ai có thể dạy bạn đam mê kinh doanh. Bạn không thể học cách phát triển một khát khao cháy bỏng không nguôi với việc kinh doanh. Không ai có thể rèn luyện thái độ hoặc khiến bạn trở nên thông minh. Tất cả những điều này là do tự nhiên ban tặng (hoặc không) cho bạn. Nhất là bản thân bạn có sẵn đam mê kinh doanh, nếu không, bạn sẽ chật vật để có được dù là một chút thành công. Bạn có thể tưới nước cho tất cả các loại đất, nhưng không thể trồng cây nếu không có hạt. Nếu vốn đã có đam mê, bạn có thể nuôi dưỡng nó thành thứ gì đó tuyệt vời. Có một điều cần chú ý đó là năng khiếu không thường thể hiện ngay khi bạn chào đời hay thậm chí là những năm đầu đời. Đôi khi khát khao bản năng đối với việc kinh doanh sẽ xuất hiện khi bạn đã 20 tuổi. Những người khác không cảm thấy khát khao ấy cho tới khi họ có được sự bảo đảm xã hội. Tôi ư? Mất bốn chầu bia ở một quán bar địa phương. Không quan trọng khi nào sự ham muốn mạnh mẽ ấy hiện hình, bất cứ khi nào bạn cảm thấy nó, hãy đi theo nó. Bản năng đang vẫy gọi. Hãy trả lời nó. HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ Các bước đi nhỏ dẫn tới những thành tựu lớn. Ở cuối mỗi chương, bạn sẽ thấy ba bước hành động mà bạn có thể hoàn thành chỉ trong chưa đầy nửa giờ. Vậy nên bạn không có lời bao biện nào đâu! 1. Bạn khát khao điều gì? Điều gì khiến bạn vui vẻ làm việc mỗi ngày? Hãy viết ra điều đó, càng chi tiết càng tốt, chú ý tới những gì bạn thật sự muốn làm. . 2. Lập danh sách những lời ngụy biện bạn đã dùng để trì hoãn khởi sự kinh doanh. Nếu bạn đang kinh doanh, hãy viết ra những lời ngụy biện ngăn cản bạn đến với điều bạn khát khao. 3. Vạch trần danh sách những lời ngụy biện. Viết ra lý do tại sao chúng không đúng. Nếu bạn thật sự cảm thấy hào hứng, hãy thay lời ngụy biện thành một tuyên bố tích cực. Chương 2 MỘT CHÚT BÌNH YÊN VÀ TĨNH LẶNG (TRONG TÂM TRÍ) “Âm nhạc của tôi sẽ chảy mãi. Có thể đó là lời của một kẻ ngốc, nhưng khi tôi biết sự thật, tôi có thể nói ra sự thật đó. Âm nhạc của tôi sẽ chảy mãi.” — Bob Marley N iềm tin là tư tưởng phía sau tư tưởng. Thật sâu sắc! Niềm tin không đơn giản là điều gì đó được nói bằng sự tự tin, dù nó cũng có một phần như thế. Niềm tin không phải là thứ gì đó được nhắc tới nhiều lần, dù điều đó có thể có đóng góp. Niềm tin cũng không phải là thứ gì đó bạn cam kết thực hiện, dù nó cũng góp một phần ý nghĩa. Niềm tin là điều cảm xúc nội tại mách bảo. Niềm tin là hiểu biết bên trong, không thể bị ảnh hưởng bởi điều mà bạn biết là đúng. Nó là cuộc đối thoại liên tục thường trực diễn ra trong tâm trí bạn. Đây chính là vấn đề. Bạn luôn lừa dối chính mình bằng lời nói, suy nghĩ và đôi khi, bạn còn tạm thuyết phục bản thân, nhưng điều đó không tồn tại lâu được. Chừng nào chưa nhận ra và kiểm soát cảm xúc mơ hồ nội tại, bạn sẽ không thể liên tục tạo ra sự tiến bộ. Một ví dụ điển hình là những người đang nỗ lực giảm cân. Bạn biết tôi đang nói về ai rồi đó: họ tuân theo một chế độ ăn kiêng tạm thời và giảm được rất nhiều cân nhưng chỉ vài tháng sau lại tăng cân trở lại. Họ thất bại với mục tiêu giảm cân lâu dài bởi những niềm tin giới hạn, sự tập trung thoáng qua và các hành động rời rạc. Nếu không có một nền tảng thúc đẩy niềm tin, sự tập trung sẽ không bền vững và mục tiêu sẽ không thể hoàn thành. Với những người giảm cân, muốn thành công họ phải tin rằng họ không những có thể giảm cân mà chắc chắn sẽ giảm cân. Họ cần biết một cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi sự thay đổi về phong cách sống lâu dài và họ phải sống như vậy. Giảm cân là vấn đề liên quan tới suy nghĩ hơn bất cứ thứ gì khác. Thực tế, bất cứ thành tựu nào cũng liên quan đến niềm tin của bạn hơn là những thứ khác. Bạn có thể tin điều gì đó không có nghĩa là đúng. Nhưng những người khác thì không. Vậy ai đúng? Không ai cả. Bạn thấy đó, thực ra việc một sự thật có “thật” hay không không quan trọng; quan trọng là bạn tin cái gì là sự thật. Chúng ta được lập trình để ứng xử hoàn toàn đồng nhất với niềm tin của bản thân. Cảm xúc của chúng ta hoạt động như hệ thống định vị (GPS) vô hình và cứ thế đẩy chúng ta dần về phía niềm tin của mình mà không hề thất bại lần nào cả. Bạn nói: “Tôi tin mình sẽ trở thành triệu phú, nhưng thực tế không phải vậy, vì thế niềm tin của bạn là ngu ngốc và bạn sai hết rồi”. Sau khi chế giễu bạn, tôi sẽ giải thích cho bạn thấy bạn vốn đã đạt được niềm tin của mình. Bạn SẼ là một triệu phú, nhưng giờ thì chưa vì bạn chỉ tin rằng mình sẽ chứ không phải là triệu phú. Bạn chắc chắn sẽ đáp lại: “Được thôi, tôi tin TÔI LÀ triệu phú nhưng tôi vẫn không phải là triệu phú.” Và phản ứng của tôi sẽ là: “Nói láo! Bạn không thật sự tin mình là triệu phú, vì vậy bạn không phải là triệu phú”. Phản hồi cuối cùng của bạn sẽ là: “Đương nhiên tôi không tin, vì tôi không phải là triệu phú”. Và vì bạn không tin điều đó, bạn không là triệu phú được. Chừng nào bạn còn chưa tin điều gì đó hoàn toàn đúng, như việc bạn tin bầu trời màu xanh và mặt trời đem tới ánh sáng, bạn không thể biến nó thành sự thật được. Xin lỗi, nhưng đó chính là cách mọi việc diễn ra. Đã đến lúc bạn bắt đầu thật sự biết rõ niềm tin và sử dụng nó để đạt được khát khao của mình. Đây không phải là lừa dối bản thân. Đây là việc bạn sắp xếp niềm tin, sự tập trung và hành động sao cho đồng nhất với khát khao của mình. Khi làm được điều này, niềm tin của bạn sẽ biến thành tiền bạc, thành công và bất cứ thứ gì bạn mong muốn. Việc thay đổi niềm tin rất khó. Nhưng đây lại là nhân tố nền tảng căn bản cho thành công trong kinh doanh và nếu không có những niềm tin hỗ trợ như vậy, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành công nào. Niềm tin có thể hình thành! Để hình thành một niềm tin mới, bạn sẽ cần có sự đồng thuận giữa lòng quyết tâm và trí óc. Để làm được điều đó, trước tiên, bạn cần hiểu rằng có hai loại niềm tin là giới hạn và cho phép. Từ đó, bạn cần quyết định niềm tin mới của mình là gì. Cuối cùng, bạn cần cho phép quyết tâm của mình điều chỉnh, chấp nhận và cam kết gắn bó với niềm tin mới đó. Mỗi DNGVS đều biết rằng nếu muốn thành công, bạn phải để niềm tin của mình được kiểm chứng. Bạn phải tin rằng mình sẽ thành công, bất chấp thử thách phía trước. Một bộ óc kiên định, cho phép và quyết tâm thực hiện chính là điều tạo ra sự khác biệt. Sự không đồng nhất giữa suy nghĩ và quyết tâm sẽ khiến bạn mắc kẹt trên chính con đường của mình. LÀM THẾ NÀO VÉT NỐT 20 ĐÔ-LA CUỐI CÙNG ĐỂ UỐNG RƯỢU VÀ VẪN KIẾM ĐƯỢC HÀNG TRIỆU ĐÔ-LA Sau một vài tháng rời nước Anh để tìm kiếm Giấc mơ Mỹ, David Tyreman chỉ còn lại đúng 20 đô-la cuối cùng. Đúng như sếp cũ của anh dự đoán, ý tưởng bán đồ cổ cho người Mỹ qua các bữa tiệc bị thất bại. Có lẽ bạn đang nghĩ mình biết David sẽ làm gì tiếp theo. Bạn nghĩ đây là câu chuyện về việc biến 20 đô-la thành triệu triệu đô-la. Sai rồi. David và chiến hữu của mình đã nướng 20 đô-la còn lại tại một quầy bar. (Xét cho cùng, họ đến từ nước Anh mà.) Cái quái gì vậy? Tốt hơn hết là nếu chiếc thuyền đang chìm, ta hãy vui vẻ một chút. Nhưng sáng hôm sau, David nhận ra bản thân đã trải qua cơn ác mộng tồi tệ nhất – hoàn toàn thất bại – nhưng nó không quá tệ. Không ai chết; trái đất đã không nứt ra và nuốt trọn anh ấy. Vì vậy, anh ấy quyết định thử lại lần nữa. Trong vài tháng tiếp theo, David thay đổi mô hình kinh doanh, hướng tới các cửa hàng bán lẻ cần đồ cổ, để trưng bày hàng hóa. Mặc dù chẳng biết gì về lĩnh vực của mình và đối thủ khó nhằn đang thống trị cả thị trường, anh vẫn tìm ra cách để có được vài khách hàng đầu tiên. Không như đối thủ của mình, David chứa hàng hóa ở một ga-ra, thuê bạn bè giao hàng. Không có nhiều vốn, nhưng anh đã gây dựng doanh nghiệp bằng mồ hôi và sự khéo léo. David phải tư duy phá cách, đó hóa ra lại chính là điều khách hàng mong muốn. Anh nhận ra các nhà bán lẻ sử dụng đồ cổ của mình để tạo ra sự khác biệt và anh không hoạt động trong ngành kinh doanh đồ cổ mà là trong ngành kinh doanh nhận diện thương hiệu. Nhận thức này giúp anh kiếm được hàng triệu đô-la. David nâng cao thành công nhờ đổi tên công ty từ London Antique, một công ty hàng hóa trưng bày, thành Propaganda, một công ty thương hiệu chuyên bán đồ cổ và nhiều mặt hàng mà các nhà bán lẻ cần để xây dựng thương hiệu. Đó quả là một bước đi lớn, nhưng David không sợ thất bại. Và khi Polo’s Ralph Lauren gọi đến, tìm kiếm một công ty xây dựng thương hiệu mới, David đã nắm lấy cơ hội. Anh ấy có biết Propaganda sẽ đáp ứng nhu cầu bằng cách nào không? Không. Anh ấy có lo lắng về điều đó không? Không nhiều lắm. Vậy sẽ thế nào nếu anh ấy thất bại? Chỉ trong vài năm, công ty Propaganda của David đã giành được nhiều khách hàng lớn khác như Banana Republic, Old Navy và Nike. Sau nhiều năm suy nghĩ sáng tạo và mạnh dạn, David đã trở thành một chuyên gia về xây dựng thương hiệu. Sau đó, anh ấy bán công ty trị giá nhiều triệu đô-la của mình và thành lập World Famous, một công ty giúp các cá nhân cùng doanh nghiệp phát triển nhận diện thương hiệu – một trong những tài sản giá trị nhất của mỗi doanh nghiệp. David đã nắm lấy các cơ hội vì anh không sợ thất bại. Anh không còn tin thất bại là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với mình. Anh từng trải qua những điều tồi tệ nhất và đã thấu hiểu. David Tyreman là một DNGVS. BỨC TƯỜNG CỦA NHỮNG NIỀM TIN GIỚI HẠN Kinh doanh là việc xuất phát từ sự ổn định hiện tại, điểm (A), với ý định đạt được thành tựu tiếp theo, điểm (B). Có thể bạn muốn bắt đầu bán dịch vụ đầu tiên của mình. Hiện tại, doanh số của bạn là 0 đô-la; đó là điểm (A). Bạn muốn có doanh số 400.000 đô-la vào cuối năm, đó là điểm (B). Nếu bạn có những niềm tin giới hạn, chúng sẽ tạo nên một bức tường. Bức tường đó sẽ chặn đứng tiến trình của bạn và thậm chí có thể khiến bạn rẽ sang hướng khác, nơi mọi thứ tồi tệ hơn. Với ví dụ này, hãy giả định rằng bạn có những niềm tin giới hạn như: 1. Bạn không có tiền và do đó, không thể đưa sản phẩm ra thị trường. 2. Bạn chưa từng làm việc này, vì vậy sự cạnh tranh sẽ dễ dàng đánh bại bạn. 3. Bạn quá trẻ để được cộng đồng kinh doanh tôn trọng. 4. Không ai có thể tăng doanh số nhanh như thế trong ngành của bạn. Điều đó là bất khả thi. Giờ thì xem xét từng niềm tin trên và xem chúng có thể dập tắt giấc mơ khởi nghiệp như thế nào: 1. Bạn không thể đưa sản phẩm ra thị trường nếu không có tiền – Tôi từng thấy nhiều người đã bóp nát các ý tưởng sản phẩm tuyệt vời chỉ vì họ nghĩ mình không có đủ tiền để đưa nó ra thị trường. Hoặc tệ hơn, họ đầu tư ít thời gian và tiền bạc vào việc tạo ra một sản phẩm tuyệt vời rồi để dành ngân sách cho việc chào bán nó, điều này dẫn tới việc một sản phẩm tầm thường được hỗ trợ bởi một chiến lược marketing yếu kém. Đây là công thức chắc chắn dẫn tới thảm họa. Nếu một sản phẩm tốt, nó sẽ tự marketing cho mình. Hãy tin rằng hoạt động marketing của bạn có thể được thực hiện miễn phí hoặc với chi phí thấp (có thể lắm). Khi sản phẩm được bán ra, bạn sẽ có tiền để thúc đẩy bán hàng hơn nữa. 2. Sự cạnh tranh sẽ đánh bại sự thiếu kinh nghiệm của bạn – Một lần nữa, kiểu niềm tin này gần như luôn dẫn đến việc không hành động. Thậm chí tệ hơn, người ta dành tiền và thời gian để học về cách thức hoạt động của cạnh tranh. Nhưng thay vì đạt thế thượng phong, tất cả những gì họ có là kiến thức về cạnh tranh 10 hoặc 20 năm trước. Trường học luôn đi sau và nếu chỉ dựa vào giáo dục truyền thống, bạn cũng sẽ luôn tụt hậu. Hãy tin rằng sự thiếu kinh nghiệm là một tài sản, cho phép bạn tư duy sáng tạo hơn theo cách mà đối thủ không thể tưởng tượng. 3. Sẽ không ai coi trọng bạn – Tin rằng mình quá trẻ để nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng kinh doanh có thể gây tê liệt bản thân và do đó, bạn sẽ chờ tới thời điểm hoàn hảo để bắt đầu – thứ không bao giờ tới. Bạn chỉ có thể đánh giá một thứ sau khi đã thử nó. Càng sớm bắt đầu, bạn càng nhanh có được kinh nghiệm và đạt được thành công. Bên cạnh đó, Internet cho phép bạn hành động như một doanh nghiệp lớn, kể cả khi đang ngồi ở nhà. Bạn không bao giờ quá trẻ để trở thành một doanh nhân – bạn thậm chí không cần phải đủ tuổi vị thành niên mới được khởi sự công ty đầu tiên! 4. Ý tưởng của bạn là bất khả thi vì nó sẽ không bao giờ được thực hiện – Quá nhiều người mắc kẹt với niềm tin rằng điều gì đó là bất khả thi chỉ vì chưa ai từng làm điều đó. Một lần nữa, hệ quả tức thì là họ không hành động. Và kết quả cuối cùng là phải chứng kiến người khác hoàn thành ý tưởng “bất khả thi” này. Mọi sáng chế, công việc kinh doanh hay ý tưởng lớn đều phải có lần đầu. Nếu chưa ai từng làm điều bạn muốn làm, vậy hãy phấn khích lên! Bạn có lợi thế, bởi bạn sẽ là người tiên phong. Bạn có thấy cách những niềm tin giới hạn của bạn tạo nên một bức tường cao, vững chắc tới nỗi sự phát triển của bạn từ điểm (A) ngay lập tức bị chặn lại và đẩy bạn theo một hướng mới không? Đó là không thể đạt được điểm (B). Tôi gọi những niềm tin giới hạn này là “Bức Tường”. Bức Tường này không thể vượt qua được và nó mạnh hơn bất cứ rào cản vật chất nào. Không có cách nào hạ gục hay phá hủy nó tốt hơn việc tạo ra các niềm tin. “Nhưng chờ chút! Nếu tôi tin rằng mình cần tiền để khởi sự một công ty, sau đó tôi có tiền, điều này rõ ràng sẽ kéo đổ Bức Tường và tôi không phải thay đổi niềm tin của mình.” Không đúng. Có tiền không kéo đổ được Bức Tường mà thực tế còn khiến nó cao hơn. Bạn chưa thay đổi được niềm tin mình không thể bắt đầu kinh doanh nếu không có tiền. Bạn thực ra đã chứng minh với bản thân rằng mình cần tiền. Bức Tường “không thể bắt đầu nếu không có tiền” được tạo ra sẽ tạm thời không còn liên quan nữa vì giờ đây bạn có tiền. Tuy nhiên niềm tin vẫn ở đó, lớn hơn bao giờ hết. Lần tới, khi bạn ở trong tình huống cần đến tiền mà lại không có, niềm tin giới hạn sẽ ngăn cản bạn tiến bước. Những niềm tin giới hạn không làm Bức Tường sụp đổ mà còn khiến nó cao hơn. LỜI KHUYÊN Kinh doanh dịch vụ – Hãy sử dụng các trang Elance.com, Guru.com những các trang web hành nghề tự do khác để nhanh chóng thực hiện các dự án phù hợp với khả năng và mong muốn của bạn. Sẽ mất một ít tiền nhưng đó là một cách bắt đầu mà không cần tốn nhiều tiền để xây dựng một trang web. LÒNG ĐỐ KỴ Lòng đố kỵ. Cho tới gần đây tôi mới nhận ra lòng đố kỵ đã hủy hoại sự tiến bộ như thế nào. Và khi lòng đố kỵ mất đi, sự tiến bộ trong kinh doanh tăng lên nhiều hơn. Tôi từng thấy nhiều người thành công, họ rõ ràng đã đi trước tôi, bên ngoài, tôi thừa nhận thành công của họ. Nhưng bên trong, tôi tự nhủ có thể họ không hạnh phúc, hay họ được sinh ra trong nhung lụa và không đáng có được những gì đang có. Hàng triệu suy nghĩ khác sẽ xuất hiện trong đầu tôi, thầm hạ thấp họ, chúng khiến tôi cảm thấy dễ chịu, dù chỉ trong chốc lát. Nhưng lần tới, khi nhìn thấy một người thành công, lòng đố kỵ của tôi lại tăng lên và quá trình ấy tái diễn. Sau đó tôi cuối cùng đã thấu hiểu. Khi ganh tị với một ai đó, tôi chỉ tạo thêm nhiều niềm tin giới hạn. Thực ra, tôi đang mở rộng Bức Tường mà chính tôi đang đặt trước thành công của mình. Khi đố kỵ với người khác, chúng ta nghĩ họ đã đạt được thứ mà chúng ta đáng ra phải đạt được, nhưng thực tế lại không (hoặc chưa thể đạt được), vì thế chúng ta mắng chửi họ. Họ có thứ mà không ai đáng có, vì vậy họ thật đáng ghét. Nói cách khác, chúng ta nghĩ rằng mình không thể có thứ mà người khác có. Đó là một niềm tin giới hạn RẤT LỚN. ộ g ạ Đố kỵ với người khác tạo ra một bức tường không thể vượt qua cho chính thành công của chúng ta. Thay vì đố kỵ và ganh tị, hãy thực lòng chúc mừng họ. Hãy khao khát được giống họ. Hãy cảm ơn vì họ đã mở đường và khiến con đường tới thành công của bạn trở nên dễ dàng hơn. Hãy hỏi họ đã làm gì và làm như thế nào. Bạn có thể ngạc nhiên về mức độ hỗ trợ của họ. Bạn phải đối mặt với những niềm tin giới hạn và thay đổi chúng. Đó là cách duy nhất để phá bỏ Bức Tường. Bạn phải thay đổi những niềm tin đang ngáng đường niềm tin mới giúp ích cho bạn, tạo ra Con Kênh niềm tin cho phép. CON KÊNH NIỀM TIN CHO PHÉP Để trở thành một doanh nhân thành công, bạn cần rèn luyện cả khối óc và trái tim để có được các niềm tin cho phép. Giống như khi bạn nghỉ phép một ngày và trở lại mạnh mẽ, chăm chỉ hơn vào ngày hôm sau, những niềm tin cho phép của bạn tạo ra một con đường đưa bạn tiến về phía trước tới mục tiêu của mình, kể cả khi mọi thứ không như mong muốn. Tôi gọi đường dẫn niềm tin này là “Con Kênh”. Sẽ thế nào nếu trong ví dụ trước, chúng ta thay đổi niềm tin của mình? Hãy tạo ra bộ niềm tin mới như sau: 1. Bạn không có tiền, điều này cho phép bạn tập trung sự khéo léo và năng lượng của mình nhằm marketing sản phẩm tốt hơn bất cứ đối thủ nào. 2. Bạn chưa từng làm việc này, điều này cho phép bạn đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới lạ để tiêu diệt sự cạnh tranh từ bên ngoài. 3. Bạn trẻ và chuyên nghiệp, điều này đòi hỏi sự tôn trọng lớn trong cộng đồng kinh doanh. 4. Chưa có ai phát hiện ra phương pháp tăng trưởng nhanh trong ngành của bạn, vì vậy, tài năng đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy sự phát triển và đặt bạn vào vị thế hàng đầu trong ngành. Với việc xem lại những niềm tin đã xây lên Bức Tường, bạn không chỉ loại bỏ các giới hạn mà thực tế còn tạo ra Con Kênh. Thông qua Con Kênh, động lực của bạn được đẩy về phía trước. Kể cả nếu bạn bị bật ra khỏi đường đi, các niềm tin cho phép sẽ giữ cho bạn tiếp tục tiến về phía trước. Sau đây là những bí quyết tuyệt nhất của tôi để tạo ra Con Kênh niềm tin cho phép. Không có gì là không thể – Khi bạn nói và tin điều gì đó là không thể, bạn tạo ra một rào chắn lớn đối với thành công của mình. Hôm nay, nếu tôi nói với bạn việc dịch chuyển tức thời là có thể, bạn sẽ cười vào mặt tôi. Nếu tôi nói với bạn máy bay là khả thi, bạn sẽ nói đương nhiên rồi. Bất cứ tên khờ nào cũng biết điều đó. Nhưng phát ngôn tương tự về máy bay được đưa ra vào những năm 1800 đã khiến mọi người cười và nói “không thể”. Ngay tại đây, ngay bây giờ, hãy ngừng nói điều gì đó là không thể. Luôn có cách để khiến nó thành có thể và bạn cần tìm ra cách đó. Tôi không thể đợi cho tới khi máy dịch chuyển tức thời đầu tiên được tạo ra rồi mới nói với bạn rằng: “Tôi đã bảo bạn rồi!” Không có gì là không thể. Đặt ra những câu hỏi hay hơn – Chúng ta đều từng nghe câu nói “Không có câu hỏi nào là ngu ngốc cả!” Sai rồi! Tôi ở đây để nói với bạn rằng những câu hỏi ngu ngốc ở khắp nơi. Mọi người liên tục hỏi đi hỏi lại tôi những câu ngán ngẩm. Một trong số đó là: “Làm thế nào để một nhà đầu tư chọn tôi?” Cứ như thể các nhà đầu tư là cha mẹ và họ muốn tôi nghĩ ra một câu chuyện thuyết phục để giúp họ có được một chiếc xe mới hay bất cứ thứ gì họ cảm thấy mình có quyền sở hữu. Hãy ngừng đặt ra câu hỏi ngớ ngẩn. Hãy đặt ra câu hỏi hay hơn đi. Hãy là người đầu tiên hỏi: “Tôi sẽ làm thế nào để cho một nhà đầu tư thấy chắc chắn Ầ có 200% LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ?” hoặc “Làm sao để tôi có thể chứng minh cho một nhà đầu tư thấy đôi bên cùng có lợi?” Câu hỏi tốt sẽ nhận được câu trả lời hay. Xem người khác làm nó – Rất nhiều lần, chỉ cần mở mắt là chúng ta sẽ thấy ai đó đang làm những điều mà chúng ta nghĩ là không thể. Chúng ta chỉ cần áp dụng điều người khác đang làm vào trường hợp của mình thôi. Anh em nhà Wright chỉ cần nhìn một con chim để thấy được tiềm năng của máy bay. Sau đó, họ đã đặt ra một câu hỏi lớn: “Làm thế nào để sử dụng những hiểu biết của mình về loài chim và tạo ra một chiếc máy cho phép con người bay?” Nếu ai đó đang làm điều bạn nghĩ, chắc chắn điều đó không phải là bất khả thi. Hỏi cách làm – Tôi từng nghĩ trí nhớ hình ảnh là thứ gì đó mà chỉ một vài người lập dị mới có và là thứ không thể học được đối với người bình thường như tôi. Tôi thậm chí còn xem một đoạn phim trong đó một anh chàng nhớ được một danh sách 50 chi tiết theo đúng thứ tự. Tôi nghĩ anh ta đúng là lập dị. Sau đó tôi đã hỏi anh ta bí quyết và anh ta đã nói thật với tôi. Trời ơi! Chuyện đó thật dễ khi tôi đã hiểu nó. Tôi thử, thật ngạc nhiên, giờ tôi có thể ghi nhớ một danh sách vớ vẩn gồm 50 chi tiết. Tôi giờ là một kẻ lập dị. Vượt qua cả Criss Angel, tôi giờ là một bộ óc kỳ dị! Một bộ óc kỳ dị! Hãy tự làm – Cho tới khi bạn tự chứng minh được điều gì đó, bạn sẽ không tin nó. Đôi khi, bạn chỉ có thể chứng minh điều gì đó sau khi đã thử nó. Hãy thách thức bản thân và thử điều gì đó trái ngược với những niềm tin giới hạn của mình. Đừng thử để chứng minh mình đúng; thay vì thế, hãy thử với quyết tâm chứng minh mình sai. Khi bạn thật sự đạt được nó, bạn sẽ có được một niềm tin cho phép mới. Hóa ra việc mình sai chưa bao giờ lại đúng đắn đến thế! Tiến những bước nhỏ – Nếu cần thay đổi hoàn toàn niềm tin của mình, bạn phải bắt đầu thay đổi từ từ. Hãy dành phần lớn năng lượng cho việc tạo ra sự thay đổi nhỏ bé đầu tiên. Một khi bước tiến nhỏ đó hoàn thành, hãy chúc mừng bản thân vì đã tiến gần đến đích, sau đó chuyển sang bước tiếp theo. Đừng cố giải quyết mọi việc cùng lúc; hãy làm dần dần. DNGVS biết hàng triệu đô-la của họ được tạo ra nhờ việc nắm chắc 100 đô-la đầu tiên và những khoản tiền tiếp theo. Góc nhìn “cái cốc đầy một nửa” – Khi đối mặt với bất kỳ tình huống nào, bạn cần tập trung vào việc tìm ra các lợi ích. Một vài tình huống có thể có rất ít lợi ích và rất, rất nhiều vấn đề. Tập trung vào các vấn đề sẽ không mang lại điều gì cả. Bạn cần khai thác hết những lợi ích có thể tìm được, kể cả khi chúng thất thường. Kể cả cái cốc của bạn chỉ có một giọt sữa, vẫn có thứ gì đó để uống. Hoặc, nếu chỉ có một miếng giấy còn lại từ cuộn giấy, bạn vẫn có thể lau… Bạn hiểu rồi chứ? Viết và nghiên cứu – Thường thì nhiều người nói họ biết điều gì đó và khi bạn hỏi vì sao, họ trả lời: “Chỉ là biết thôi.” Đó là một cách dễ dàng và lười biếng để xây nên Bức Tường của những niềm tin giới hạn. Khi bạn có một niềm tin ngăn cản sự tiến bộ, hãy viết nó ra. Sau đó, hãy tìm cách loại bỏ những thứ đó. Thông tin bạn tìm thấy thường sẽ phá hủy niềm tin giới hạn và đưa bạn vào Con Kênh của động lực lớn lao. Khi nó kết thúc, hãy đi tiếp (Vụ việc Bánh mì Pháp) – Chỉ vì chuyện gì đó đã xảy ra trong quá khứ không có nghĩa nó sẽ lại xảy ra. Điều tôi chuẩn bị chia sẻ với bạn đã quá cũ rồi, nhưng thật xấu hổ là nó lại đúng. Trước năm 18 tuổi, tôi tránh ăn bánh mì nướng kiểu Pháp như tránh bệnh dịch. Tôi biết bánh mì Pháp sẽ khiến tôi phát ốm vì lúc lên 6 tuổi, tôi đã ăn bánh mì Pháp và chỉ vài phút sau, tôi đổ bệnh. Tôi nôn ói nhiều ngày. Sau đó, khi xét lại mọi việc, tôi biết bánh mì Pháp chính là thủ phạm. Vào lúc đó, tôi đã thề sẽ không bao giờ ăn bánh mì Pháp. Tuy nhiên, năm 18 tuổi, tôi bị đặt vào một tình thế kinh khủng giữa chết đói hoặc ăn thứ duy nhất còn sót lại – bánh mì Pháp. Tôi ăn nó với đôi môi run lẩy bẩy. Nó ngon. Thật ngạc nhiên, tôi không bị nôn ói! Nhiều năm sau, mẹ nói với tôi rằng năm 6 tuổi, tôi bị nôn nhiều ngày do bệnh cúm, không phải do bánh mì Pháp. Vì vậy, điều gì từng xảy ra không có nghĩa nó sẽ xảy ra lần nữa. Đừng để 12 năm trôi đi mà không ăn bánh mì Pháp. Liên quan tới thành công của doanh nghiệp, bạn phải biết rằng việc đánh bại hoặc thay đổi niềm tin giới hạn của mình là vô cùng quan trọng, không cần tranh luận. Chỉ khi có Con Kênh của những niềm tin cho phép, bạn mới có thể bắt đầu tiến về phía trước và xây dựng khát khao của mình. LỜI KHUYÊN Kinh doanh thêm nhiều dịch vụ/hàng hóa – Nếu bạn không muốn tốn xu nào, hãy sử dụng Trang mạng rao vặt để quảng bá. Hãy liệt kê những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn không bị tính phí. VƯỢT QUA NGÀY THỨ NHẤT Kéo đổ Bức Tường và dựng lên Con Kênh là một việc lớn và có tác động mạnh. Nhưng làm sao để duy trì được niềm tin qua ngày đầu truyền cảm hứng đó? Sự thực là, bạn sẽ phải lo xây dựng Con Kênh của mình hằng ngày để nó trở thành một thói quen. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn duy trì tư duy DNGVS. Hãy hành động với lòng quyết tâm, chứ không phải theo logic Niềm tin chính là những phản ứng cảm xúc cốt yếu, chúng không dựa trên logic. Nói cách khác, niềm tin chính là những suy nghĩ ẩn sau suy nghĩ của bạn. Nếu bạn hô to: “Tôi sẽ thành công,” nhưng quyết tâm của bạn lại nói: “Bạn không thể, vì bạn dở ẹc,” quyết tâm của bạn sẽ thắng và bạn sẽ thành kẻ dở ẹc thật. Tôi không hề cường điệu hóa tầm quan trọng của việc này. Chúng ta đều đạt được những điều chúng ta thật sự tin tưởng – đây không phải là trò bịp mà là khoa học về cơ chế hoạt động của con người. Hãy quan tâm tới những suy nghĩ ẩn sau… sự quyết tâm. Tham gia đúng nhóm Thay đổi niềm tin thường không xảy ra chỉ với một cái búng tay. Nhưng có một phương pháp thay đổi niềm tin rất hiệu quả, đó là xác định nhóm người đã đạt được thứ bạn muốn và bám chặt lấy nhóm đó. Nếu bạn xác định được đặc điểm chung của năm người thân quen nhất, bạn sẽ thấy mình cũng có những đặc điểm đó. Hãy chọn bạn dựa vào những gì bạn muốn trở thành. Tiếp thu mọi thứ có thể từ họ và học hỏi từ mọi cơ hội. Đưa họ đi ăn tối, tham gia các sự kiện mở rộng quan hệ và đơn giản là dành thời gian với họ. Dưới đây là lời khuyên của tôi về việc giữ vững niềm tin trong kinh doanh: Chia sẻ suy nghĩ Bạn sẽ không tin được có bao nhiêu người tiếp cận tôi và nói họ có ý tưởng trị giá hàng tỷ đô-la, nhưng lại ngại chia sẻ với tôi hoặc với bất kỳ ai khác vì sợ bị ăn cắp ý tưởng. Cuối cùng, những suy nghĩ đó và khoảnh khắc truyền cảm hứng bị đánh mất. Hãy chia sẻ ý tưởng với những người đáng tin cậy, chỉ là tránh đưa ra “các yếu tố tuyệt mật”. Việc chia sẻ ý tưởng củng cố niềm tin của bạn về ý tưởng đó và bạn sẽ nhanh chóng hành động. Hãy biết rằng các phản hồi về ý tưởng của bạn là miễn phí và thường cũng đáng giá tương ứng. Nhưng nếu bạn chia sẻ suy nghĩ với những người “từng làm, từng trải nghiệm” thì phản hồi thu được có thể là vô giá. Khi bạn chia sẻ ý tưởng, niềm tin của bạn sẽ lớn dần và mọi người sẽ bắt đầu coi trọng bạn. Vòng xoắn đi lên bắt đầu từ đó. Phớt lờ hay Ngưỡng mộ Đừng phớt lờ những người bất đồng quan điểm nếu họ là khách hàng tiềm năng hoặc những người đáng tin đã từng thử nghiệm điều mà bạn dự định làm. Hãy phớt lờ nếu họ chỉ cố đứng về phía bạn hay đang nói từ góc độ thờ ơ. Phản hồi tốt nhất đến từ những người từng làm việc bạn đang làm. Tôi không thể nói cho bạn có bao nhiêu người khuyên tôi đừng khởi sự kinh doanh và doanh nhân khởi nghiệp chắc chắn sẽ thất bại; đương nhiên, không ai trong số họ từng có kinh nghiệm để chứn minh quan điểm đó. Khi tôi nói chuyện với những doanh nhân thành công, phản ứng của họ hoàn toàn trái trược. Họ vô tư chia sẻ những lộ trình họ đã trải qua khi bắt đầu một công ty. Hãy luôn ngưỡng mộ những người từng làm, từng trải nghiệm và hãy phớt lờ những người không như vậy. Hành động mạnh mẽ, dứt khoát ngay lập tức Đúng thế, chết tiệt. Bất cứ việc kinh doanh nào cũng sẽ có lúc có một ngày, một tháng hoặc cả năm đen tối. Bạn sẽ phải vật lộn một thời gian. Kể cả ông lớn cũng chật vật. Gary Erickson, nhà sáng lập của Clif Bar, nhà sản xuất thực phẩm dinh dưỡng và năng lượng hữu cơ, đã phải sống trong một ga-ra, làm công nhật và thức cả đêm để tạo ra sản phẩm. Thành công ban đầu của doanh nghiệp chính là việc có thể tồn tại, chứ không phải phát triển. Hãy khởi đầu với niềm tin, sự tập trung và hành động để phát triển mạnh mẽ, dù ban đầu, tất cả những gì có thể làm chỉ là cất cánh khỏi mặt đất mà thôi. Nghiêm túc đấy, mạnh mẽ và dứt khoát ngay lập tức Điều tội tệ nhất là ngay từ đầu đã không thử sức. Thật buồn, hầu hết mọi người đều không thử sức mình. Hầu hết đều không nắm bắt cơ hội. Thật đáng tiếc nếu bạn nói: “Tôi còn chưa từng thử.” Hãy nghe đây, bạn có thể thất bại và kém cỏi, nhưng bạn chỉ biết điều đó nếu đã thử. Gary đã không từ bỏ khi thiết bị của mình cứ hỏng mãi vì hỗn hợp Clif Bar của ông quá dày. Ông đã vượt qua những trở ngại dường như không thể vượt qua để cho ra đời một trong những công ty thực phẩm lành mạnh thành công và được ưa chuộng nhất tại Mỹ hiện nay. Thành công ban đầu của doanh nghiệp thường được xác định bằng khả năng tồn tại của nó. Nhưng tôi dám cá rằng một khi đã bắt đầu, tự nhiên bạn sẽ đứng được trên đôi chân của mình và không những tồn tại mà còn phát triển nữa. Vì vậy hãy tìm ra điểm đứng đó, bắt đầu tự tin bước đi và sau đó chạy đua trong cuộc marathon khởi nghiệp để giành chiến thắng. Trường hợp tệ nhất ư? Bạn không học được gì, không phát triển được và thất bại; nhưng đừng lo lắng, một DNGVS thành công khác sẽ có việc để đợi bạn làm. Thất bại lớn nhất là chưa từng thử điều gì. Nghiêm túc đấy, hãy hành động mạnh mẽ, dứt khoát ngay lập tức và tiến lên. LỜI KHUYÊN Những lời khẳng định hiệu quả hơn – Việc đứng dậy và tuyên bố hoặc quả quyết rằng “Việc kinh doanh của tôi rất tốt đẹp” có thể sẽ không thuyết phục được bạn rằng nó thật sự tốt đẹp. Và suy nghĩ ẩn chứa sau suy nghĩ này sẽ nói điều ngược lại. Hãy sử dụng thủ thuật: cho thêm cụm từ “cô ấy nghĩ” hoặc “anh ấy nghĩ” trước lời nói của bạn. Ví dụ: “Anh ấy nghĩ việc kinh doanh của tôi tốt đẹp.” Khẳng định này tự nhiên sẽ có tác dụng, vì đầu óc của bạn được định hình để biến nó thành sự thật. Nếu người khác tin vào điều gì đó tích cực nơi chúng ta, chúng ta tự nhiên sẽ tin và phát triển theo hướng đó. Đây là vòng xoáy tư duy, nhưng chắc chắn nó hiệu quả. Hãy thử đi. (Điều này cũng hiệu quả trong việc chọn thành viên khác giới, chí ít là người ta nói với tôi thế. Tôi là một người đàn ông có gia đình hạnh phúc – hoặc tôi nên nói là: “Vợ tôi nghĩ tôi là một người đàn ông hạnh phúc.”) NHIỆM VỤ RẤT KHẢ THI Nhiều người nói một việc là bất khả thi bởi trước đó nó chưa từng được thực hiện. Giờ tôi sẽ “khai quật” một Anthony Robbins bé nhỏ nơi bạn. Nếu xem xét từ “bất khả thi” (impossible), bạn sẽ thấy thực ra nó được ghép bởi hai từ “Rất” (I’m) và “Khả thi” (Possible). Từ bây giờ, bất cứ khi nào có người nói điều gì đó là bất khả thi, hãy coi đó là “Rất khả thi”. Và như thế tức là “Tôi rất khả thi” và sẽ đạt được bất cứ thứ gì tôi tin. Trước anh em nhà Wrights, người ta nghĩ việc con người có thể bay là bất khả thi và nó đúng như thế. Sau đó, máy bay được tạo ra và giờ thì việc bay là hoàn toàn khả thi. Nếu anh em nhà Wright tin lời những người nói rằng việc con người bay là bất khả thi, ngày nay chúng ta có thể đã không có máy bay. Tiến bộ thường liên quan tới việc đánh bại những cái cũ và làm điều bất khả thi. Ngày nay, nhìn vào các chuyến bay, chúng ta biết việc con người bay đương nhiên là khả thi. Không cần giỏi giang gì cũng biết điều đó. Nguyên nhân bạn và tôi tin vào điều đó là bởi khi chúng ta sinh ra, các chuyến bay đã có rồi; đó là tất cả những gì chúng ta biết. Với nhiều người, mạng Internet cũng như thế. Đương nhiên là nó khả thi, tồn tại, hoạt động và tuyệt vời. Nhưng nếu bạn quay trở lại thời điểm trước khi Al Gore tạo ra Internet, suy nghĩ về việc trao đổi song song một bức thư với bất kỳ ai ở bất cứ đâu trên thế giới là điên rồ. Ngày nay, bạn lại bị chế nhạo nếu gửi thư qua bưu điện thay vì e-mail. Kể cả e-mail cũng đang dần trở nên cũ; bởi nó cũng chỉ là một hình thức gửi thư kiểu khác mà thôi. Giờ đây IM-ing mới là cách tốt hơn. Mọi thứ đều là bất khả thi trước khi chúng tồn tại. Ngày nay thứ gì là bất khả thi? Hãy tìm người nói điều gì đó là bất khả thi; họ thường đang trút bỏ một nỗi thất vọng mà thôi. Các DNGVS biết rằng đằng sau mỗi sự thất vọng là một sản phẩm hoặc dịch vụ mới và đằng sau mỗi sự bất khả thi là cả một mỏ vàng cơ hội kinh doanh. Liệu việc có được đồ ăn ngon ở trường đại học có “bất khả thi” không? Việc vượt qua cửa an ninh sân bay có “bất khả thi” không? Việc dịch chuyển tức thời có “bất khả thi” không? ... Hãy biến điều “bất khả thi” của ngày hôm nay thành việc kinh doanh của bạn. Hãy biến nó thành khả thi. HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ Trước khi bạn chuyển sang chương tiếp theo, hãy dành nửa giờ để hoàn thành ba bài tập sau đây. Nếu không, tất cả chỉ là khái niệm chứ không được ứng dụng. Bạn cần hiểu niềm tin của mình cả trước và sau – đó chính là nền tảng của thành công. 1. Vạch trần Bức Tường của bạn. Lập danh sách tất cả các niềm tin giới hạn của bạn, cho dù chúng ngớ ngẩn đến đâu. Nếu bạn thấy khó, hãy sử dụng danh sách những lời biện hộ làm điểm xuất phát. 2. Xem xét Con Kênh của bạn. Viết ra các niềm tin cho phép của bạn, những điều chắc chắn giúp bạn nắm lấy các cơ hội và suy nghĩ những điều lớn lao. Lại thấy quá khó sao? Hãy nghĩ về các thành tựu của bạn. Bạn đạt được chúng bằng cách nào? Điều gì bạn biết chắc chắn sẽ giúp bạn đạt được thành tựu? 3. Kéo đổ Bức Tường và xây dựng Con Kênh. Đây thật sự mới chỉ là bắt đầu, bởi bạn sẽ tiếp tục khám phá ra cả niềm tin giới hạn lẫn cho phép của mình khi trải nghiệm cuộc sống. Còn hiện tại, hãy bóc trần những niềm tin đó với các tuyên bố quả quyết và lập kế hoạch hành động dựa trên những niềm tin cho phép, cả mới lẫn cũ. Chương 3 ĐAM MÊ VÀ QUYẾT TÂM CAO ĐỘ TRONG BẠN “Bắt một con cá cho một người và bạn có thể bán con cá đó cho anh ta. Dạy một người cách đánh cá và bạn sẽ phá hủy một cơ hội kinh doanh tuyệt vời.” — Karl Marx N ền tảng thành công của bất kỳ DNGVS nào là lắng nghe và đi theo tiếng gọi con tim, tới nơi mà nó mách bảo. Trái tim bạn đơn giản là bản đồ dẫn đến vận mệnh của công ty bạn; và cái đầu chính là hệ thống điều hướng. Khi thấy bụng mình sôi ùng ục, bạn sẽ nhanh chóng và chủ động đi tới nhà tắm. Khi tới đó, bạn dành vài giây chuẩn bị cho công việc sắp tới. Dưới đây là cách đầu óc bạn đang định hình tình huống. Khả năng bị hoãn ra sao? Khá cao ư? Không hay rồi. Cửa bị khóa ư? Chết tiệt! Nó không khóa! Khốn nạn, mà thậm chí không đóng chặt vào được. Thời gian đang trôi qua; phải nhanh hơn, phải nghĩ. Chèn giá đựng tạp chí và một vài chiếc khăn tắm sau cửa để cản những vị khách không mời thì sao nhỉ? Bạn phải ngăn không bị bắt gặp khi đang “hành sự”. Giờ thì cửa đã được xử lý rồi, còn hệ thống thông hơi có đủ tốt để xử lý mấy vấn đề “ngoài rìa” không? Quan trọng nhất là có đủ tiếng ồn để át đi những âm thanh không mong đợi không? Thử tập hắng giọng cũng là một việc thông minh, đề phòng khi bạn cần âm thanh để ngụy trang. Ố Mọi thứ đã được kiểm tra. Giờ là lúc bắt tay vào việc. Ối chết! Bạn quên kiểm tra cuộn giấy vệ sinh. Chắc rồi, chỉ có ba miếng giấy lủng lẳng đang đung đưa trước gió. Bạn lại mắc kẹt lần nữa trong khi quần vẫn còn thả dưới chân. Nhưng bạn là một DNGVS. Lần này thì rất dễ để lèo lái. Đến lúc làm nóng chân mình rồi. PHẢI LÀM GÌ? PHẢI LÀM GÌ? Hãy làm điều gì đó bạn muốn làm vì bạn yêu thích nó, đam mê nó và vì nó có tác động tích cực. Chao ôi! Nghe cao quý quá, phải không? Làm việc bạn yêu thích là điểm khởi đầu tuyệt vời, nhưng không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ kiếm được tiền. Tôi có thể dành hàng tháng nói về những chiếc ô tô tốc độ cao vì tôi yêu, đam mê và phấn khích với nó. Nhưng trừ khi tôi có cuộc sống dư dả, còn không thì đó chỉ là một sở thích đắt đỏ mà thôi. Đam mê chính là xuất phát điểm. Không có gì phải bàn cãi về điều đó. Nếu không đam mê công việc của mình, bạn sẽ thật sự chật vật để duy trì một doanh nghiệp mới, chưa tính tới việc vượt qua những tháng ngày đen tối. Và nếu không đam mê những gì mình làm, thì người đam mê nó sẽ đá bạn khỏi vị trí đó chỉ trong vài ba ngày. Thành công lâu dài đòi hỏi lượng khách hằng ngày càng phát triển, dòng tiền ổn định và khả năng vượt trội hơn đối thủ trong từng bước đi. Trước khi quyết tâm kinh doanh bằng cả trái tim, hãy cam kết bằng khối óc và đảm bảo rằng bạn có thể trả lời CÓ cho những câu hỏi sau: 1. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền từ việc làm này không? Tức là, có thực là công việc kinh doanh này mang về cho bạn đủ tiền để chi trả tất cả các chi phí VÀ dành ra NHIỀU TIỀN để tiết kiệm không? 2. Bạn có thể kiếm được tiền một cách bền vững không? Nghĩa là công việc kinh doanh mới này có mang lại dòng tiền thường g ệ y g ạ g g xuyên, đúng kế hoạch và ngày càng tăng cho công ty bạn không? 3. Công việc kinh doanh này có thể bắt đầu với rất ít hoặc thậm chí là không cần tiền không? 4. Bạn có muốn trở thành một doanh nhân khởi nghiệp dựa trên công việc kinh doanh này thay vì là một người làm việc tự do hay không? Làm việc tự do tức là bạn làm thuê nhưng không bị ràng buộc với ông chủ. Một người làm việc tự do tập trung củng cố thành thạo nghề của mình, trong khi đó, một doanh nhân tập trung vào xây dựng các hệ thống hỗ trợ nghề đó. 5. Bạn có cực kỳ mong muốn tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ này nhưng lại không tìm thấy nó không? Nếu có, bạn chính LÀ nhóm tập trung. 6. Bạn có biết người nào (không thân quen) có cùng mối quan tâm như bạn không? Những người thật sự muốn sản phẩm/dịch vụ này và cũng không tìm thấy nó? 7. Việc kinh doanh này có nhất quán với các giá trị của bạn không? Ví dụ, kiểu đơn giản tiết kiệm thì tốt hơn hết là nên bắt đầu với thương hiệu kiểu như Old Navy thay vì Polo. 8. Mọi người có bị chia thành hai nhóm có quan điểm trái ngược nhau về ý tưởng của bạn không? Nghĩa là có người nghĩ rằng đó là ý tưởng tuyệt vời còn những người khác nghĩ nó chán ốm không? Sự phân hóa này là một chìa khóa quan trọng đưa tới thành công vì nó sẽ mang tới sự nhận biết từ cả hai phía. Phía ghét bạn sẽ bình phẩm về nó và phía yêu bạn sẽ bảo vệ nó. Hãy xem các ý tưởng phân cực khiến cả hai phía nói về việc kinh doanh của bạn như thế nào. 9. Việc kinh doanh của bạn có phải là thương vụ một mất một còn chỉ thực hiện một lần, hay nó có thể linh hoạt và thay đổi khi phát triển lên? Có thể ban đầu bạn chưa làm đúng hoàn toàn và bạn có thể phát hiện ra nhiều điều mới về bản thân. Một chút linh hoạt trong việc kinh doanh có thể giúp bạn đi con đường dài hơi hơn. Xây dựng việc kinh doanh trên cơ sở đam mê rõ ràng là phần quan trọng nhất trong thành công bền vững của doanh nghiệp, nhưng chỉ đam mê thì sẽ không khiến bạn thành công. Hãy hỗ trợ nó bằng cách trả lời có cho tất cả những câu hỏi về nhu cầu thị trường cơ bản trên, điều này sẽ giúp tăng cơ hội thành công của bạn lên 10 lần. Giờ là lúc hỗ trợ đam mê và tiềm năng của bạn bằng lòng tin, một bộ các Nguyên tắc Bất biến tạo nên xương sống của công ty bạn. LỜI KHUYÊN Danh thiếp – Bạn không cần phải có danh thiếp mới có thể bắt đầu, và khi bạn trở thành một ông lớn, bạn sẽ không muốn đưa nó cho ai. Vì vậy, hãy bỏ qua việc in danh thiếp, thay vào đó, hãy thu thập danh thiếp của những người khác khi bạn gặp họ. Sau đó gửi e-mail tới những địa chỉ liên hệ đó, và để cho chữ ký của bạn đóng vai trò như một danh thiếp ảo, với thông tin liên lạc, đường dẫn tới trang web, blog hoặc trang mạng xã hội của bạn. BẠN ĐẠI DIỆN CHO ĐIỀU GÌ? Có một doanh nghiệp nằm ngay gần Sydney, Úc có tên là Gorgeous Things (Những điều tuyệt vời). Người sáng lập công ty, bà Lesley-Ann Trow, đã chật vật nhiều năm với nó. Dù vẫn luôn kiếm được đủ tiền để sinh sống, song bà chưa bao giờ thật sự phát triển và chưa từng cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh từ công việc của mình. Với bà, việc kinh doanh là một đường hầm dường như không có ánh sáng ở cuối đường. Tất cả đã thay đổi khi bà nhận ra những giá trị cá nhân của mình thường xuyên bị thỏa hiệp, hạ thấp hoặc thậm chí phớt lờ để đáp ứng mong đợi của khách hàng. Khoảnh khắc bừng tỉnh ấy đến khi bà nhận ra sự thử thách không ngừng đối với những giá trị của bản thân chính là kết quả của các hành động và niềm tin của bà. Ngay lập tức bà hành động và công việc kinh doanh đã thay đổi hoàn toàn. Lesley-Ann xác định cho mình năm Nguyên tắc Bất biến mà bà chưa từng thật sự thừa nhận, chứ chưa nói tới việc đưa nó vào văn bản chính thống. Bà viết ra tất cả những thứ mà mình đại diện và không đại diện. Sau đó, bà thay đổi doanh nghiệp của mình. Mọi thứ trong công ty phải tuân theo các Nguyên tắc Bất biến của bà, nếu không, nó sẽ bị loại bỏ. Nếu một sản phẩm không nhất quán với các giá trị của bà, dù nó có bán chạy thì cũng bị loại bỏ. Nếu một nhà cung cấp không có cùng các giá trị với bà, thì dù đó là nguồn sản phẩm giá rẻ, mối quan hệ cũng sẽ chấm dứt. Bà không còn cố gắng bán sản phẩm, thay vào đó, bà lựa chọn chia sẻ những câu chuyện về các Nguyên tắc Bất biến của mình và cách mà sản phẩm của bà hỗ trợ cho những giá trị đó. Việc kinh doanh bắt đầu tăng theo cấp số mũ. Những sản phẩm cũ phù hợp với các Nguyên tắc Bất biến của bà bắt đầu bán chạy như thể chưa từng xuất hiện trên thị trường. Trang web của công ty được thiết kế lại, thể hiện trọn vẹn các giá trị của bà, thu hút lượt truy cập gấp hơn 50 lần so với trước. Những người tiêu dùng có cùng các Nguyên tắc bất biến quay lại thường xuyên hơn và mua nhiều hơn. Quan trọng nhất, giờ bà rất, rất hạnh phúc. Theo như lời của Lesley-Ann: “Sở hữu một công ty phản ánh hệ thống giá trị cá nhân của mình giống như có một người bạn tri kỉ vậy. Tôi không thể mong điều gì tốt hơn như thế.” Công việc kinh doanh của bà ấy đã thoát khỏi đường hầm và mặt trời đang chiếu sáng rực rỡ. CÁC NGUYÊN TẮC BẤT BIẾN (BỘ LỌC CHO MỌI THỨ) Tôi coi trọng và tin tưởng những người dám cho đi. Nếu một người chỉ muốn nhận, nhận và nhận từ tôi, tôi sẽ đẩy họ ra xa thật nhanh. Nhưng nếu ai đó chân thành giúp đỡ người khác, tôi sẽ ủng hộ và muốn giao kết với người đó. Tôi cũng sẽ đi ra và giúp đỡ người khác. Khi ai đó cố gắng lợi dụng tôi, hãy coi chừng, điều đó hoàn toàn trái với những niềm tin của tôi và tôi sẽ rất bực. Tôi nỗ lực tạo lập, xây dựng và tham gia các tình huống rõ ràng có lợi cho đôi bên vì đó là những nguyên tắc căn bản của tôi. Tất cả chúng ta đều có nguyên tắc riêng. Đó là những giá trị chúng ta luôn tuân thủ và hiếm khi đi chệch, tôi gọi đó là các Nguyên tắc Bất biến. Khi vì một lý do nào đó, chúng ta đi chệch khỏi những nguyên tắc ấy, các cảm xúc của ta sẽ giáng một đòn nặng nề lên ta và nhắc ta rằng việc thỏa hiệp nguyên tắc cốt lõi của bản thân tồi tệ như thế nào. Giống như cánh tay nối dài, cứ mỗi khi chúng ta phá vỡ nguyên tắc của mình, lương tâm sẽ túm lấy và trừng phạt chúng ta. Để trở thành một doanh nhân thành công, bạn phải tuân thủ các Nguyên tắc Bất biến của mình. Các giá trị của bạn nói lên nhiều điều về bạn cũng như kiểu doanh nghiệp mà bạn sẽ tạo ra. Bạn phải đảm bảo sự nhất quán tuyệt đối giữa các giá trị của bản thân và doanh nghiệp. Nếu mọi thứ bạn làm trong công ty nhất quán với các giá trị của bạn, bạn sẽ hạnh phúc và luôn cảm thấy có cảm hứng làm việc. Tuy vậy, các Nguyên tắc Bất biến không chỉ là mạch nguồn cảm hứng và sự thỏa mãn cảm xúc của bạn; đó là những bộ lọc cho mọi xem xét và quyết định của bạn trong kinh doanh. Bạn nên thuê ai? Bạn nên bán gì? Dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn nên hoạt động như thế nào? Bạn nên làm việc với những nhà cung cấp nào? Bạn muốn phục vụ khách hàng nào? Bất cứ câu hỏi nào về việc kinh doanh của bạn đều phải đi qua bộ lọc các Nguyên tắc Bất biến. Nếu chúng không phù hợp với nhau, đừng làm. Các Nguyên tắc Bất biến là xương sống của doanh nghiệp. Nếu xương sống bị vẹo, khả năng phát triển của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại lớn và công ty của bạn sẽ lao dốc thay vì tiến lên phía trước. Công việc của bạn, một DNGVS, chính là trở thành người nắn khớp xương cho doanh nghiệp của mình. Bạn phải giữ cho xương sống của công ty luôn thẳng bằng cách đảm bảo từng bộ phận đều nhất quán với các Nguyên tắc Bất biến của mình. Bạn đã biết tầm quan trọng của những nguyên tắc đó, giờ là lúc tìm ra chúng. Tin tốt là bạn vốn đã biết chúng rồi. Tin xấu là chúng vẫn đang tồn tại ở mức độ cảm xúc chứ chưa phải là suy nghĩ có nhận thức. Để tìm ra chúng, bạn cần suy nghĩ về quá khứ của mình, xem xét từng tình huống khiến bạn tức giận cũng như mọi tình huống khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Điểm giống nhau trong những tình huống khiến bạn buồn phiền là gì? Đâu là nguyên nhân thật sự phía sau những nguyên nhân khiến bạn tức giận? Những giá trị nào đã bị thỏa hiệp? Hãy đặt ra các câu hỏi tương tự về những tình huống khiến bạn hạnh phúc. Điểm giống nhau trong những tình huống khiến bạn hạnh phúc là gì? Những nguyên nhân cốt lõi thật sự khiến bạn hạnh phúc là gì? Có điểm gì ở những tình huống tự nhiên khiến bạn cảm thấy hạnh phúc? Giá trị nào của bạn được đề cao trong những tình huống này? Một số giá trị phổ biến mà nhiều doanh nhân phát hiện ra và sử dụng để thiết lập các giai đoạn cho công ty bao gồm: - Chấp nhận rủi ro - Độc lập - Trung thực - Khả năng lãnh đạo - Làm việc nhóm - Giúp đỡ người khác - An toàn - Đáng tin cậy - Sáng tạo nghệ thuật Danh sách này tốt nhưng cũng chưa đủ tốt. Nó rất TẺ NHẠT! Bạn có muốn làm việc cho một công ty có những giá trị khô khan như thế không? Những bộ lọc này là quá rộng, chúng không tạo ra hình ảnh rõ ràng trong đầu bạn và cũng không thỏa đáng. Nếu những giá trị đó không gợi lên cảm xúc bản năng mạnh mẽ trong bạn, bạn cần đào sâu, sâu hơn nữa, để tìm ra các Nguyên tắc Bất biến của mình. Một khi đã xác định được các giá trị của mình, hãy ghi chúng lại theo cách hòa hợp với tâm hồn bạn. Đừng viết theo cách mà mẹ bạn thích, hay theo cách bạn nghĩ khách hàng muốn nghe, hoặc theo cách người bạn luật sư của bạn cho là chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn làm suy yếu những giá trị này, bạn sẽ chỉ tự làm tổn thương bản thân và theo thời gian, các cảm xúc của bạn sẽ lại nổi lên và giáng một đòn chí mạng. Các Nguyên tắc Bất biến cần khiến bạn dựng tóc gáy mỗi khi đọc, nói và mỗi lần nghe chúng. LỜI KHUYÊN Phòng họp – Không có chỗ nào họp hành tốt hơn hoặc rẻ hơn là tại một tiền sảnh khách sạn đẹp. Hãy tìm ra một vài nơi như thế trong khu vực của bạn với không gian ngồi thoải mái và yên tĩnh cùng với ổ cắm điện để cắm máy tính xách tay. Các vườn ươm doanh nghiệp nhỏ thường có không gian họp miễn phí hoặc với chi phí thấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, hoặc bạn có thể mượn miễn phí một phòng họp thư viện cho lần họp tới. Và nếu bạn có kế toán hoặc luật sư, sao không hỏi người đó cho mượn phòng hội thảo của họ. Vì bạn vẫn đang đọc cuốn sách này, tức là bạn thuộc dạng gai góc và có thể sẽ thấy chán những giá trị trước đó khi được kích thích bởi những điều sau: - Không Tra tấn – Đây là một giá trị của các sản phẩm thuộc hãng đồ da Hedgehog, một công ty DNGVS không bao giờ “tra tấn” khách hàng bằng thư rác, ấn phẩm quảng cáo hoặc gọi điện. - Tiền Máu – Công ty DNGVS Action Figure Woman coi tiền của mình là máu và đã lập ra một “nguồn dự trữ máu” thường xuyên để kể cả trong tình trạng khẩn cấp, nó vẫn có thể sống được. Công ty của tôi cũng sử dụng Nguyên tắc Bất biến này, với cách thức của riêng mình. - Tích cực hay là chết! – Một giá trị của cố vấn của tôi, Howard Hirsch, Nguyên tắc Bất biến này là lựa chọn chỉ làm việc với những người có thái độ tích cực. Howard từng chạy một quảng cáo để tìm nhân sự với thông điệp: “Kinh nghiệm không quan trọng. Bắt buộc phải có cái nhìn tích cực về cuộc sống,” và những ứng cử viên phù hợp với giá trị này đã ứng tuyển. Howard Hirsch rõ ràng là một DNGVS. - Hy sinh – Nguyên tắc Bất biến này là việc tạo ra một công ty nơi mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Khi có vấn đề, người ở gần tình huống nhất, dù là chủ tịch công ty hay nhân viên tập sự, đều phải nhảy vào và giải quyết. - Không làm việc với kẻ khốn – Đây là một trong những giá trị của tôi. Cuộc sống quá ngắn để phải hợp tác với những người cộc lốc, thô lỗ hoặc coi mình là số một. Nói một cách đơn giản – đời quá ngắn để dành chỗ cho những tên khốn. - Trơn như bơ – Đây là giá trị từ Roof Deck Solutions, một công ty TNHH chuyên lắp đặt mái hiên di động chất lượng cao cho các căn hộ ở New York. Mỗi dự án họ tham gia đều đòi hỏi công tác hậu cần cực kỳ phức tạp. Để đảm bảo khách hàng không ậ ự ỳ p ạp g g phải lo lắng gì, các dự án phải chạy trơn tru như bơ. Vì thế, Roof Deck Solutions chỉ làm việc với các nhà cung cấp và chỉ thuê những nhân viên đã phát triển dưới áp lực cực lớn và có cùng giá trị với họ về nguyên tắc mọi thứ phải “trơn như bơ”. - Cho để cho – Đây là một giá trị khác của công ty tôi. Nguyên tắc Bất biến này là việc cho đi vì niềm hạnh phúc khi được cho đi mà không mong nhận lại bất cứ thứ gì. Tương tự, chúng ta làm việc chăm chỉ vì niềm hạnh phúc khi được làm việc chăm chỉ. Kỳ lạ là, mọi thứ kiểu gì cũng sẽ lại quay trở lại với ta. - Tốt vừa đủ là chưa đủ – Đây là một giá trị khác của hãng đồ da Hedgehog, tuyên bố rằng mỗi sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng phải tuyệt vời. Không phải là tốt mà là tuyệt vời. Nguyên tắc Bất biến này được treo trên tường trong xưởng ở St.Louis của họ, nhắc nhở mọi người rằng mỗi sản phẩm phải hoàn hảo. - Lật ngược tình thế – Matt Kuttler, Chủ tịch của ReStockIt, đã nêu lên Nguyên tắc Bất biến này. Bất cứ khi nào khách hàng phải đối mặt với một vấn đề hay câu hỏi, đội ngũ của Re-StockIt sẽ hành động ngay để sửa chữa nó. Giống như với một con rùa khi đang bị lật ngửa, một chút nỗ lực sẽ giúp khách hàng đứng dậy lần nữa và tiến về phía trước. Matt Kuttler là một DNGVS. - Chúng ta ĐỀU biết khách hàng! – Một giá trị khác được kế thừa từ công ty trước của tôi. Nguyên tắc Bất biến này là việc biết rõ khách hàng của mình. Chúng tôi đều đặn nhận được các cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật và nhân viên của chúng tôi được yêu cầu phải biết rất rõ câu trả lời – và cả khách hàng. Hiện nay chúng ta nấu ăn bằng gas! Những Nguyên tắc Bất biến này nói tới tôi và đánh thức sự tò mò lớn nơi tôi về ý nghĩa của chúng. Những nguyên tắc này đề cập rõ ràng về việc nó là gì và không phải là gì. Chúng tất nhiên tạo ra những hình ảnh sống động, rõ ràng trong đầu tôi (đừng hỏi tôi về nguyên tắc “Tra tấn”). Và chúng hoàn toàn rúng động với vài người cụ thể nhưng sẽ bị nhiều người khác bác bỏ. Đó là điều bạn muốn. Số lượng Nguyên tắc Bất biến dễ quản lý nhất là từ ba tới năm. Thực tế, bạn có thể có tới 10 hoặc hàng trăm nguyên tắc, nhưng số lượng đó là quá chi tiết và khó nhớ. Hãy chắt lọc các giá trị cốt lõi, những điều cơ bản trong niềm tin của bạn. Một khi bạn xác định được các Nguyên tắc Bất biến, hãy tập trung vào phải ứng cảm xúc của bạn với những từ đó. Khi một giá trị có gắn kết cảm xúc mạnh mẽ với bạn, đó là một giá trị quan trọng và là một Nguyên tắc Bất biến hoàn hảo. Nếu bạn không cảm thấy điều đó, hãy vứt nguyên tắc đó đi. Bạn có thể sẽ nói: “Nhưng tôi muốn có những giá trị mà mọi người đều hiểu.” Sai rồi! Làm suy yếu các giá trị cốt lõi của bạn là một sai lầm. Nghe này, không phải mọi người đều có chung giá trị với bạn, họ cũng không nên thế. Thế giới này sẽ chán ngắt nếu mọi người đều có cùng chung giá trị với bạn. Vài người đúng là có cùng các giá trị với bạn, họ là những người bạn muốn tiếp cận. Họ sẽ là những đồng nghiệp tốt nhất, nhà cung cấp tốt nhất và khách hàng tốt nhất của bạn. Hãy thành thật với chính mình và mọi người, cơ hội phù hợp sẽ đến với bạn. Luôn áp dụng các Nguyên tắc Bất biến của mình sẽ tạo ra một công ty khỏe mạnh và bạn sẽ hạnh phúc. Tôi đảm bảo. ANH CHÀNG TẠI SAO TÌM RA LÝ DO CỦA MÌNH Mùa thu năm 2005, Simon Sinek chạm đáy. Anh cảm thấy mình là kẻ thất bại và bị đe dọa bởi tất cả mọi người mình gặp. Simon khao khát cảm giác chiến thắng hơn bất kỳ điều gì. Anh không biết chính xác mình đã bỏ lỡ điều gì, đơn giản là có thứ gì đó đã bị bỏ lỡ. Simon bắt đầu nhìn vào những ngườ, công ty truyền được cảm hứng cho mình, và vô cùng thích thú với cách họ truyền cảm hứng cho những người khác. Steve Jobs và Apple. Richard g g g J pp Branson. Martin Luther King, Jr. Chính trong lúc nghiên cứu những người và công ty này mà Simon đã có một khám phá đầy kinh ngạc. Không quan trọng họ làm gì, quan trọng là họ biết tại sao họ làm những điều đó. Simon bắt đầu biết được rõ ràng tại sao mình lại làm những điều mình làm. Sau khi nhìn lại cả cuộc đời mình, Simon thấy có một mẫu số chung cho sự thành công của anh. Anh nhận ra rằng mình cảm thấy thành công nhất khi được truyền cảm hứng nhất và khi truyền lại cảm hứng cho những người quanh mình. Simon đã phát hiện ra khát khao, mục đích của mình. Hiện nay, Simon Sinek là chuyên gia hàng đầu hướng dẫn cho các nhà khởi nghiệp đang tìm kiếm mục đích của mình, dẫn dắt những người muốn khám phá ra Lý do của họ. Công việc kinh doanh và cuộc sống của anh rất tốt. Trên thực tế, anh cảm thấy thành công hơn và tận hưởng nhiều thành công hơn mỗi ngày kể từ khi phát hiện ra Lý do của mình. Simon Sinek là một DNGVS. Khách hàng lý tưởng của bạn sẽ bị thu hút tới công ty bạn vì nó đồng điệu với họ. Họ có chung các giá trị với doanh nghiệp của bạn, họ muốn những thứ mà doanh nghiệp của bạn đại diện; họ mua Lý do của doanh nghiệp. Công ty bạn phản ánh con người bạn. Nỗ lực phục vụ mục tiêu của cuộc đời bạn sẽ đảm bảo thành công của công ty. Như Simon Sinek đã nói: “Bạn phải sống và phục vụ cho Lý do của mình.” HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ Chỉ còn một trang nữa là đến Phần Hai, nhưng nếu bạn không dừng lại và hoàn thành ba bài tập dưới đây ngay bây giờ, bạn sẽ lỡ vài thứ vô cùng quan trọng. Và tôi không chỉ nói suông đâu. 1. Bạn đại diện cho điều gì? Bạn ủng hộ những tiêu chuẩn nào trong cuộc sống cá nhân? Trong cuộc sống, bạn mong đợi gì từ bản thân và những người khác? Những khía cạnh nào của cuộc g g g ạ ộ sống khiến bạn cảm thấy khó ra quyết định một chút? Những lĩnh vực nào khiến bạn không muốn động chân động tay vào? Bạn có cần thả lỏng không? 2. Bộ Nguyên tắc Bất biến của bạn là xương sống của công ty. Chúng được xây dựng dựa trên các giá trị và đạo đức của bạn, vậy những Nguyên tắc Bất biến của công ty bạn là gì? Những Nguyên tắc Bất biến này mang lại lợi ích ra sao cho bạn, nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng của bạn? 3. Những Lý do của bạn là gì? Tại sao bạn là một doanh nhân khởi nghiệp? Tại sao bạn lựa chọn ngành này? Tại sao, tại sao và tại sao? Hãy tiếp tục hỏi cho tới khi bạn đi tới tâm của vấn đề. Phần hai SỰ TẬP TRUNG CỦA DNGVS “Columbus không có bất cứ kế hoạch kinh doanh nào khi ông ấy phát hiện ra châu Mỹ.” — Mary Kay Ash M ột phần lớn của cuốn sách này được dành nói về lối tư duy của doanh nhân, nhưng nói một cách thẳng thắn thì nó chưa đủ. Như Henry Ford đã nói: “Nếu bạn nghĩ mình có thể hoặc không thể, bạn đều đúng cả”. Nếu bạn muốn thành công với vai trò một doanh nhân khởi nghiệp, bạn phải có những niềm tin cho phép. Bạn phải nghĩ mình có thể. Trong phần trước, bạn đã biết được bản năng vẫy gọi mình ra sao, đam mê của mình ở đâu và thiết lập lối tư duy đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được mục đích. Nhưng để trở thành một DNGVS thì cần rất nhiều điều nữa. Giờ bạn phải có một sự tập trung điên cuồng. Mọi sự tập trung của bạn đều phải trong trạng thái sẵn sàng hành động. Khi một DNGVS cảm nhận được tiếng gọi của bản năng, đó là tiếng sôi sục rõ ràng trong bụng, họ sẽ không tốn thời gian lập kế hoạch kỹ lưỡng nữa và chắc chắn cũng không chờ cho tới khi những điều kiện lý tưởng xuất hiện. Thay vào đó, họ bắt đầu với sự tập trung tuyệt đối. Họ phân tích sự ngặt nghèo của cơ hội mới xuất hiện và vạch ra những hành động chính cần thực hiện. Ví dụ, họ xác định họ có bao nhiêu thời gian trước khi bước vào trạng thái khẩn cấp. Họ xác định “nơi làm việc” sạch sẽ và yên tĩnh gần nhất và kiểm tra để đảm bảo nó có đầy đủ công cụ trước khi bắt tay vào việc. Một DNGVS luôn sẵn sàng xoay sở khi các thách thức xuất hiện, vì họ chắc chắn sẽ làm được. Cho ra mắt và phát triển một doanh nghiệp thành công cũng sử dụng nguyên tắc như thế. Các kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng chẳng có ích gì cho việc định hướng doanh nghiệp. Chúng rõ ràng trở thành những chiếc máy hút bụi hoặc nếu bạn có tài xoay sở, sẽ thành giấy vệ sinh. Các mục tiêu hằng năm và kế hoạch năm năm cũng không đáng. Điều phân biệt thành công với thảm họa tồi tệ chung quy đều liên quan đến những kế hoạch cực kỳ chi tiết, rõ ràng đi cùng với hành động quyết đoán. Bạn đang nhắm tới kết quả nào? Chương 4 BẮT ĐẦU VIỆC KINH DOANH “Khiến mọi thứ đơn giản nhất có thể, nhưng không đơn giản hơn.” — Albert Einstein V ẫn biết là “càng ít càng nhiều”, nhưng tại sao chúng ta vẫn hành xử như thể càng nhiều càng tốt? Rất nhiều doanh nhân tin rằng họ càng cung cấp đa dạng hàng hóa và dịch vụ thì càng thành công. Vấn đề ở đây là bạn càng làm nhiều thì càng kém hiệu quả ở mọi thứ. Bạn càng có ít khả năng khai thác hết những điểm mạnh của mình. Và càng có ít khả năng trở nên nổi bật. Đa dạng chỉ dành cho những thứ tầm thường. Một sự tập trung cao độ cho phép bạn nhanh chóng xác định liệu con đường mình đang đi có đưa tới bất cứ thành quả nào hay không? Vì con đường hẹp, nên khi vấp phải một vấn đề hoặc chướng ngại vật nào, bạn sẽ nhận ra nó ngay. Nhờ thế, bạn có thể điều chỉnh nhanh chóng và thường để lại rất ít hậu quả. Sau vài năm chật vật với việc khởi nghiệp, Bill Hewlett và David Packard mới tập trung toàn tâm toàn ý. Ngày 1 tháng 1 năm 1939, họ bắt đầu mối quan hệ hợp tác kinh doanh với 538 đô-la tiền đầu tư và một chiếc khoan cũ mòn. Ban đầu, công ty kinh doanh nhiều sản phẩm nông nghiệp và điện tử. Hewlett-Packard có bước tiến lớn vào đầu những năm 1940 khi nhu cầu thị trường tăng vọt đối với một phát minh của HP có tên là bộ tạo dao động âm thanh Model 200A. Phát minh này mang tới một mức độ chất lượng chưa từng có trên thị trường và ở một mức giá không đối thủ nào có thể cạnh tranh. Và vì tập trung cao vào Model 200A, Bill và David đã sử dụng công nghệ từ bóng đèn để tạo ra và bán một sản phẩm tốt hơn rất nhiều với mức giá chỉ bằng ¼ đối thủ. Kết quả từ sự tập trung sắc bén này của HP là gì? Đó là thiết kế điện tử đơn giản nhưng được bán lâu dài nhất trong lịch sử. Một thập kỷ nhanh chóng trôi qua và doanh thu luôn đạt tới hàng triệu đô-la (và đó là ở thời điểm những năm 1950). “Hewlett-Packard” là tên gọi được chọn khi cặp đôi tung đồng tiền xu để quyết định tên công ty. Khi Dave Packard thắng trong lần tung đồng xu, ông có quyền lựa chọn giữa Hewlett-Packard và Packard-Hewlett. Ông ấy đã chọn Hewlett-Packard. David Packard và Bill Hewlett là những DNGVS. TẬP TRUNG VÀO NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU LỚN LAO Hãy nêu tên một công ty đã cho ra đời siêu phẩm mà không cần sự tập trung toàn diện nào. Bạn không thể nghĩ ra đúng không? Đó là vì chuyện đó chưa từng xảy ra. Hãy nhìn vào Microsoft: Nó vụt tới thành công với DOS, một chương trình đơn giản khiến máy tính có nhiều chức năng hơn. Ngày nay, Microsoft là một doanh nghiệp hoàn toàn khác, tạo ra phần mềm, các hệ thống video trò chơi và phần cứng máy tính. Nhưng Microsoft đã cất cánh nhờ tập trung vào DOS. Google ra đời với tư cách công cụ tìm kiếm. Giờ hãy nhìn vào thành thành tựu từ những thứ được cho là vớ vẩn Google đã làm. Intel bắt đầu với bộ xử lý máy tính. Cirque du Soleil bắt đầu với những màn nhào lộn ở rạp xiếc. Ford bắt đầu với Mode T. Procter & Gamble chật vật với nến và sau đó bắt đầu đi lên khi tập trung vào xà phòng. Tôi đố bạn tìm được công ty nào phát triển theo hàm số mũ nhờ bán nhiều và đa dạng mặt hàng ngay từ khi bắt đầu. Chỉ sau khi chiếm lĩnh thị trường bằng mũi nhọn của mình, họ mới đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hỗn hợp. Wal-Mart cũng tập trung tuyệt đối vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình. Có rất nhiều mặt hàng nhưng tất cả đều là các mặt hàng giá rẻ. Dù ở bất kỳ đâu thì mọi thứ họ đem lại đều phải là rẻ nhất, nếu không, họ sẽ không cung cấp nữa. Bài học ở đây là thực ra bạn không cần phải tập trung vào một sản phẩm, nhưng cần đi theo một phương pháp nhất quán mà khác biệt với mọi người. Có vẻ như lẽ thường cho rằng một doanh nghiệp càng cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ cho đa dạng khách hàng thì nó càng có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn – nhưng cũng có câu “cửa hàng một điểm dừng”. Nếu bạn có thể khóa khách hàng vào một dịch vụ, cô ấy có khả năng mua nhiều đồ hơn từ bạn vì cô ấy tin bạn. Vấn đề duy nhất là bạn càng làm nhiều thì càng khó giữ được chất lượng. Người ta nói “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (“Chỉ cần tốt chứ không cần nhiều”), khách hàng sẽ không quý trọng nếu bạn cố gắng đáp ứng mọi thứ cho tất cả mọi người. Không có trọng điểm thì các sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của bạn đều bị ảnh hưởng. Để trở thành người dẫn đầu thị trường, công ty của bạn phải vượt trội tập trung cao độ trong một lĩnh vực. Hãy tốt hơn bất cứ ai khác và tiếp tục tập trung vào cải thiện lĩnh vực đó, nếu không bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Khi xem xét việc kinh doanh, bạn có tưởng tượng ra việc nếu không đa dạng mặt hàng và ít dịch vụ thì sẽ cho bạn khả năng làm tốt hơn ra sao không? Nếu có, đã đến lúc bắt đầu làm ít hơn rồi. Nếu bạn không thể thấy việc kinh doanh cải thiện với sự tập trung cao hơn, xin chúc mừng: bạn hẳn đã là người đứng đầu trong chuyên môn của mình. Một lời cảnh báo: tránh tự đốt cháy chân mình qua kính lúp. Nó rất đau! Sự tập trung, giống như rất nhiều thứ khác trong cuộc sống, là con dao hai lưỡi. Khi được áp dụng phù hợp, sự tập trung sẽ mang lại những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Ngược lại, tập trung sai hướng sẽ dẫn đến một vòng xoáy ốc đi xuống đầy nguy hiểm. Bạn sẽ thất bại nếu tập trung vào nguyên nhân gây ra vấn đề thay vì tập trung tìm giải pháp. Hãy tập trung vào việc đạt được thành công và khai thác điểm mạnh thay vì tránh né vấn đề và xử lý các điểm yếu. Tập trung sai hướng và bạn sẽ bị đốt cháy. LỜI KHUYÊN Những buổi họp ảo – Cần phải nói chuyện và nhìn thấy nhau ư? DigitalSamba.com cung cấp phần mềm họp ảo miễn phí. Điều tuyệt nhất là bạn không cần phải cài đặt nó vào bất cứ thiết bị nào; nó hoạt động mà không cần mạng. Không có gián đoạn máy tính không đúng lúc nào! Thật tuyệt!!! LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÁI NHANH ĐẦY NGUY HIỂM MÀ LẠI AN TOÀN Sức mạnh của sự tập trung có thể được giải thích tốt nhất thông qua trải nghiệm lái một chiếc xe tốc độ nhanh một cách điên khùng của tôi. Trong một giây, hãy tưởng tượng phụ đề tivi đang hiện ra dòng chữ: Không thử tại nhà. Đường đua đã đóng. Một tay lái không chuyên… Tôi may mắn được đào tạo ở trường đua Skip Barber, ở đây, họ dạy tôi cách điều hướng một đường đua có lối cua để lái một con Dodge Viper 550+ mã lực. Cho đến thời điểm đó, họ đào tạo người ta đua những con quái vật đó – giờ thì họ đào tạo sử dụng chiếc Porsche 911s 325HP tầm thường. Tất cả những gì họ dạy tôi ở Skip Barber là về sự tập trung. Để lái trên đường đua với tốc độ cao nhất, tôi được đào tạo phải tuyệt đối tập trung vào lối rẽ tiếp theo trong khi xe vẫn đang chạy trên đường đua hiện tại. Các huấn luyện viên dạy tôi tập trung vào nơi tôi muốn đi chứ không phải là nơi tôi đang ở, vì tầm nhìn bên ngoài của tôi vốn đã lo về điều đó rồi. Để đi nhanh nhất, tôi được huấn luyện liên tục tập trung vào lối cua tiếp theo. Không phải là lối cua hiện tại, không có gì ngoài lối cua tiếp theo, chỉ là lối cua tiếp theo mà thôi. Tôi cũng được học phải làm gì nếu con Viper bắt đầu mất kiểm soát. Một lần nữa, tất cả đều là sự tập trung. Tôi phải tập trung vào nơi tôi muốn tới và không tập trung vào bức tường mà tôi đang cố tránh. Chắc rồi, trong lần mất kiểm soát đầu tiên, tôi đã hoảng loạn, nhìn thẳng vào bức tường mình đang hướng tới và lao thẳng vào nó. Nhưng sau vài lần mất kiểm soát và vài tai nạn hụt, tôi học được cách tập trung vào nơi mình muốn tới. Ở tình huống tệ nhất – nghĩa là một vụ va chạm sắp xảy ra – kết cục tốt đẹp chỉ đến nếu tôi tập trung cao độ về nơi mình muốn tới, chứ không phải là những gì đang xảy ra. Điều tương tự cũng đúng với doanh nghiệp của bạn. Hãy thu hẹp sự tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất mà bạn phải cung cấp. Khiến chúng trở nên xuất sắc và phi thường. Hãy tập trung và khai thác thế mạnh của mình. Tập trung vào mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến chứ không phải là vị thế hiện tại của nó. Việc kinh doanh của bạn có đang bị mất kiểm soát không? Hãy tập trung vào nơi bạn muốn tới chứ không phải là những gì bạn đang cố tránh. Không có gì phải nghi ngờ về điều đó – bạn đạt được thứ bạn tập trung vào, dù tốt hay xấu. Tập trung vào nơi bạn muốn đến và cơ hội thành công lớn hơn rất nhiều so với khi tập trung vào những thứ cần né tránh. NĂM TRỌNG TÂM Bạn có thể tập trung thật cụ thể không? Chắc chắn rồi! Ví dụ đam mê của bạn là làm ra những chiếc bánh pizza tươi ngon và giao hàng trong 15 phút, bảo đảm là như thế. Bạn có thể quảng cáo như thế với cả thế giới nếu thích, nhưng việc cho ra mắt một doanh nghiệp giao pizza tươi ngon trong 15 phút tới bất cứ địa điểm nào trên thế giới là gần như không thể (hãy nhớ, không có gì là không thể). Vậy cần làm gì? Hãy thu hẹp trọng tâm. Bạn có thể chọn một khu vực mình có thể dễ dàng giao pizza trong 15 phút. Vấn đề là có tới 10 đối thủ cạnh tranh trong khu vực đó, tất cả đều có pizza rất ngon và có nhiều khách hàng trung thành. Tìm được một chỗ đứng ở đó sẽ rất khó khăn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thu hẹp tiêu cự tập trung để đảm bảo có được một thị trường? Bạn có thể chỉ phục vụ được dân cư tầng 2 của tòa nhà Park Avenue thôi. Với một lượng khách hàng cụ thể và ít thay đổi, bạn có thể nhanh chóng nâng cao chất lượng để phục vụ những khách hàng này, đánh bại tất cả các đối thủ đang hoạt động trên thị trường rộng hơn. Ví dụ, bạn có thể lắp đặt tại mỗi căn hộ ở tầng đó một chiếc điện thoại chỉ dành để gọi pizza, hoặc tận tay giao mẫu pizza dùng thử hằng ngày. Bạn có thể làm hàng triệu việc khác mà đối thủ của bạn không có đủ nguồn lực phù hợp để làm. Một sự tập trung hẹp và kỹ lưỡng sẽ giúp bạn áp đảo đối thủ về dịch vụ, sự thân thiết với khách hàng và tốc độ. Dù vậy, vẫn có một vấn đề rõ ràng. Bạn sẽ không làm mấy điều nhảm nhí để kiếm sống. Trọng tâm trong ví dụ của chúng tôi là quá hẹp. Dù có khả năng phục vụ vượt trội hơn so với những cửa hàng bán pizza khác, bạn cũng sẽ không có đủ khách hàng triển vọng để phát triển việc kinh doanh của mình. Trừ khi bạn bán pizza với giá 10.000 đô-la một chiếc. Khi tiêu cự tập trung của bạn quá hẹp, việc tạo được một nguồn thu nhập bền vững sẽ trở nên khó khăn. Năm Trọng tâm là chiến lược mà tôi đã phát triển nhằm giúp bạn tập trung đủ hẹp để thống trị một thị trường riêng, nhưng vẫn đủ rộng để tạo ra doanh thu bền vững. Mục đích của Năm Trọng tâm là tìm ra điểm tối ưu với càng ít sự cạnh tranh trực tiếp càng tốt với tiềm năng thị trường lớn nhất. Để tìm ra điểm tối ưu đó, bạn cần liên tục thu hẹp trọng tâm của mình cho tới khi cảm thấy tự tin và nghiên cứu đủ để đảm bảo đạt được 5 triệu đô-la doanh thu thường niên trong năm năm kinh doanh và có ít hơn năm đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Hãy sử dụng các phương trình sau để ước tính những đánh đổi và tìm ra sự cân bằng trong trọng tâm kinh doanh của mình: 1/ TRỌNG TÂM HẸP HƠN = TĂNG KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH NGƯỜI TỐT NHẤT VÀ 2/ TRỌNG TÂM HẸP HƠN = GIẢM SỰ CẠNH TRANH NHƯNG 3/ TRỌNG TÂM HẸP HƠN = CỞ SỞ KHÁCH HÀNG NHỎ HƠN THÊM VÀO ĐÓ 4/ TRỌNG TÂM HẸP HƠN = DOANH THU TIỀM NĂNG THẤP HƠN VÀ HƠN NỮA 5/ TRỌNG TÂM HẸP HƠN = TĂNG TRƯỞNG CHẬM HƠN Ý tưởng phía sau Năm Trọng Tâm là bạn cần nhận thức rõ cái được VÀ mất của việc thu hẹp trọng tâm. Ví dụ, hãy nhìn vào các phương trình, bạn sẽ thấy khi càng tập trung hẹp hơn, bạn càng tăng khả năng trở thành người tốt nhất và giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhưng bạn cũng sẽ có cơ sở khách hàng nhỏ hơn, ít tiềm năng kiếm doanh thu hơn và cuối cùng, việc kinh doanh của bạn sẽ tăng trưởng ở tốc độ chậm hơn. Nếu thực tế bạn không thể đạt được 5 triệu đô-la trong năm năm tiếp theo, thì trọng tâm của bạn quá hẹp để phát triển một doanh nghiệp có thể tăng trưởng. Không có khả năng đạt được 5 triệu đô-la doanh thu, bạn sẽ dành mọi nỗ lực cho các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp, làm việc và/hoặc phục vụ g ậ g ệp ệ ặ p ụ ụ khách hàng. Thứ bạn muốn là một doanh nghiệp được định vị sẽ mở rộng quy mô đến mức bạn sẽ quản lý con người và không ngừng cải thiện các hệ thống nội bộ – chứ không phải chỉ nỗ lực để phục vụ khách hàng. Bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp nơi mà bạn không ngừng cải thiện, chứ không chỉ đơn giản là làm việc trong đó. Biến số khác là sự cạnh tranh. Nếu có ít nhất năm đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang hoạt động trong thị trường ngách của bạn, bạn sẽ phải chiến đấu rất khốc liệt. Nhưng nếu chỉ có vài đối thủ cạnh tranh (hoặc thậm chí không có), bạn có thể có được chỗ đứng nhanh hơn rất nhiều. Khi bạn tham gia vào một phân khúc hẹp, nhưng không phải là quá hẹp và coi 5 triệu đô-la là mục tiêu, bạn sẽ định vị doanh nghiệp của mình sao cho nó an toàn trước những ông lớn có thể mua nhưng chưa mua trữ thị phần. Một công ty thu được 5 triệu đô-la một năm chỉ là nhỏ bé so với những gã khổng lồ của ngành. Những gã khổng lồ sẽ chờ cho tới khi bạn làm chủ được doanh nghiệp và thống trị thị trường ngách của mình mới đưa ra đề nghị mua lại công ty của bạn. Và ngày đó, các bạn của tôi ơi, là ngày rất, rất hạnh phúc. Có thể tham vọng của bạn là khác. Có thể bạn khát khao kiếm được 1 triệu đô-la trong năm năm, điều này sẽ thay đổi công thức thành công. (Gợi ý: nó khiến việc thành công trở nên dễ dàng hơn). Hoặc có thể bạn có những con số khác. Điều quan trọng là tìm ra sự cân bằng của trọng tâm với tiềm năng đạt được các mục tiêu của mình. Nếu bạn loay hoay giữa hai phía, tốt hơn hết là mò mẫm về phía nào tập trung hơn. Bạn có thể luôn mở rộng những gì mình đang làm mà không đánh mất khách hàng hiện tại. Hướng làm ngược lại có vẻ không khả thi lắm. LỜI KHUYÊN Xử lý word, bảng tính và các bài thuyết trình – Tất cả đều miễn phí trên Google.com. Thêm nữa, bạn có thể tiếp cận các tài liệu trên web ở bất cứ đâu và cũng có thể cộng tác với những người khác. Thật tuyệt vời. Bạn cần nhiều sự linh hoạt hơn Google ư? Hãy tải toàn bộ bộ sản phẩm từ trang OpenOffice.org; nó hoàn toàn miễn phí. BẠN SẼ LÀM TỐT HƠN Người ta nói rằng con người ta được thúc đẩy bởi khao khát muốn tăng niềm hạnh phúc và tránh những nỗi đau. Tôi nghĩ điều đó quá phức tạp. Sự thực là, mọi người ra ngoài để cảm thấy tốt hơn và mục đích duy nhất của doanh nghiệp của bạn là khiến khách hàng cảm thấy tốt hơn. Thế đó, chỉ có thế thôi. Hãy bỏ qua hết mọi thứ vớ vẩn, cảm thấy tốt hơn chính là điều quan trọng. Một doanh nhân khởi nghiệp cho ra mắt một doanh nghiệp khiến mọi người cảm thấy tốt hơn. DNGVS đảm bảo rằng anh ta luôn là lựa chọn tối ưu trong việc cung cấp “tốt hơn” so với các đối thủ khác. Dưới đây là một vài ví dụ về “tốt hơn”: 1. Một nhà cung cấp bảo hiểm khiến các khách hàng cảm thấy tốt hơn vì họ cảm thấy đó là một mạng lưới an toàn. À, vâng, ít lo lắng hơn = cảm thấy tốt hơn. 2. Một khách hàng lựa chọn một nhà cung cấp vì họ cảm thấy người bán đó tốt hơn, đang tin hơn, ngoại hình đẹp hơn, thông minh hơn, lịch sự hơn hoặc bất kỳ lý do nào đó. Hiệu ứng ảnh hưởng toàn phần đó là khách hàng cảm thấy làm việc với người bán hàng này tốt hơn và họ lựa chọn anh ta dựa vào cảm giác đó. 3. Một bác sĩ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Chí ít là cô ấy phải như thế và khi cô ấy không như thế, bạn ít có mong muốn duy trì mối quan hệ đó và thề sẽ đi chỗ khác. Nhưng đi qua chỗ khác lại rất tốn thời gian và không khiến bạn cảm thấy tốt hơn, vì vậy, g g ạ y ậy bạn ở lại với vị bác sĩ tệ hại của mình vì việc đó dù gì cũng khiến bạn thấy tốt hơn. 4. Chúng ta hạ thấp người khác vì điều đó khiến ta trở nên cao hơn. Chúng ta cảm thấy tốt hơn, tạm thời là thế. 5. Một người thu thuế KHÔNG khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Vì thế bạn tìm kiếm một kế toán hoặc một công ty kế toán thuế và điều đó khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Không tốt hơn nhiều, nhưng ít nhất là có tốt hơn. Cho tới khi bạn nhận được hóa đơn. 6. Một người thu rác dọn đi túi rác thối của chúng ta. Chúng ta cảm thấy tốt hơn. 7. Bạn tới một nhà hàng và gọi món bò viên yêu thích. Bạn cảm thấy tốt hơn. Họ lại mang ra món bò viên nấu chín tới. Không tốt tí nào. Vì vậy bạn đang cân nhắc có nên phàn nàn và yêu cầu đĩa mới ra không. Điều đó khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng bạn lại sợ rằng đầu bếp sẽ nhổ cả đống nước bọt vào chính giữa viên thịt của bạn. Điều đó thật kinh khủng. Vì thế bạn cảm thấy tốt hơn là nuốt miếng thịt còn sống vào bụng và không nói gì cả – nó thật khó chịu, nhưng bạn đã tránh được va chạm, vì thế bạn cảm thấy ổn. 8. Thậm chí cuốn sách khủng khiếp này cũng được mua để bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn sẽ chỉ đọc tiếp nếu nó khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu cuốn sách không khiến bạn cảm thấy tốt hơn, bạn sẽ bỏ nó xuống và không đọc nữa. Bạn lại cảm thấy tốt hơn. Để thành lập và duy trì một doanh nghiệp thành công, bạn cần luôn luôn khiến khách hàng của mình cảm thấy tốt hơn so với những gì đối thủ của bạn làm cho họ. Luôn luôn. KHÍA CẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA BẠN — CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ HAY SỰ TIỆN LỢI Nếu chỉ có duy nhất một điều thôi, thì bạn muốn được khách hàng biết đến vì điều gì? Rõ ràng, để dẫn đầu một ngành – hay kể cả là người duy nhất cung cấp sản phẩm/dịch vụ đó – bạn cần tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn. Bạn cần có yếu tố độc nhất và hấp dẫn mà không ai có được. Yếu tố đó sẽ luôn là sự khác biệt về chất lượng, giá cả hoặc sự tiện lợi trong sản phẩm, dịch vụ của bạn. Doanh nghiệp của bạn có thể mang tới chất lượng, sự tiện lợi hay giá cả tốt hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh ở sản phẩm hay dịch vụ nào? Một khi tìm ra, hãy chọn lấy một thứ và gắn bó với nó trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. GỢI Ý: Bạn phải chọn ra thứ hoàn toàn phù hợp với niềm tin và các Nguyên tắc Bất biến của mình. Sau đó hãy làm mọi việc trong khả năng để trở thành người tốt nhất cung cấp sản phẩm/dịch vụ đó và luôn luôn, LUÔN LUÔN cải thiện nó. Bằng việc lựa chọn yếu tố khác biệt hóa chủ chốt, bạn đã xác định được khía cạnh đổi mới sáng tạo của mình – con đường để luôn đảm bảo bạn là người duy nhất khiến khách hàng cảm thấy tốt hơn. Khách hàng sẽ quay lại với bạn để tìm kiếm cảm giác đó. Nếu bạn là Wal-Mart, khía cạnh đổi mới sáng tạo của bạn là Giá. Để tiếp tục thống trị lĩnh vực của mình, Wal-Mart phải không ngừng tập trung vào việc cung cấp hàng hóa với mức giá tốt nhất. Nếu đi chệch khỏi đường ray giá cả này, nó sẽ gặp vấn đề. Bạn có nghĩ rằng Wal-Mart có thể cung cấp dịch vụ cho thuê phim tiện lợi có khả năng cạnh tranh được với Blockbuster và Netflix mà lại không đưa ra lợi thế về giá vô cùng tuyệt vời không? Ồ, chờ một chút; Wal-Mart đã làm, và nó đã THẤT BẠI THẢM HẠI. Dịch vụ tải phim của Wal-Mart được cho ra mắt vào tháng 2 năm 2007 và tới tháng 12 năm đó, nó bị thiêu rụi, một thất bại toàn tập do Wal-Mart tập trung vào Sự tiện lợi thay vì Giá cả. Wal-Mart đã tăng trưởng mạnh mẽ bởi nó đặt yếu tố “Giá thấp nhất” lên hành đầu; mọi thứ khác, bao gồm Chất lượng và Sự tiện lợi, chỉ là thứ yếu. Kể cả một Wal-Mart hùng mạnh cũng có thể thất bại nếu mất đi trọng tâm của mình và thỏa hiệp về Giá trong nỗ lực cải thiện khía cạnh đổi mới sáng tạo khác. Đương nhiên, nếu nó tăng Chất lượng trong khi trước hết vẫn đảm bảo mình đi đầu về yếu tố Giá cả, nó sẽ thắng. McDonald là doanh nghiệp đi đầu về Sự thuận tiện. Khi bắt đầu bán bánh mì kẹp làm theo yêu cầu (Chất lượng), họ đã gặp rắc rối, vì khách hàng sẽ phải chờ lâu hơn và Sự tiện lợi sẽ bị thỏa hiệp. Nhưng nếu có thể làm bánh mì kẹp theo yêu cầu nhanh so với chiếc bánh mì kẹp hiện tại, thì họ thật sự đã thắng lợi rồi. Hãy suy nghĩ trong đúng 5 giây, bạn muốn việc kinh doanh của mình sẽ như thế nào? Mercedes dần dầu về Chất lượng. Bạn có thể tưởng tượng được Mercedes trình làng một sản phẩm cạnh tranh với Toyota Corolla không? Họ sẽ thua, vì thế họ không làm. Nhà hàng Dick’s Last Resort ở Nam Carolina cũng dẫn đầu về Chất lượng, nhưng chắc chắn không phải là chất lượng đồ ăn, mà là Chất lượng của trải nghiệm. Nhân viên phục vụ lăng mạ khách hàng, chế nhạo đồ ăn khách hàng gọi và bắt họ phải mang những chiếc mũ ngớ ngẩn. Chắn chắn nhà hàng không dành cho những người không có khướu hài hước tự xem nhẹ mình. Nhưng nếu bạn thích kiểu không khí đó, Dick’s là trải nghiệm Chất lượng cao nhất mà bạn có thể tìm thấy. Có bao nhiêu nhà hàng thường xuyên nhận được đánh giá 5 sao về dịch vụ và không khí trong khi phục vụ nhà hàng lại nói rõ ràng rằng “Có phải anh sẽ cho tôi tiền boa không, đồ khốn rẻ tiền kia?” Bạn cần đầu tư mọi năng lượng và sự sáng tạo vào khía cạnh đổi mới sáng tạo của mình. Ví dụ, nếu công ty của bạn dẫn đầu về chất lượng, bạn cần không ngừng tập trung cải tiến chất lượng. Nếu bạn lơ là hoặc thỏa hiệp chất lượng trong nỗ lực tiết kiệm