🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Khởi Nghiệp Cuối Tuần - Marc Nager
Ebooks
Nhóm Zalo
Cuốn sách này dành tặng cho các doanh nhân. Bởi vì có bạn, thế giới này đã trở nên tốt đẹp hơn.
Lời tựa
CARL SCHRAMM VÀ STEVE BLANK
NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG
T
rong tương lai, chúng ta sẽ coi thập kỷ này (2010 đến 2020) là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng kinh tế quan trọng và làm thay đổi thế giới tương tự như cuộc
Cách mạng Khoa học thế kỷ XVI và Cách mạng Công nghiệp thế kỷ XVIII. Chúng ta hiện đang đứng tại xuất phát điểm của cuộc cách mạng tinh thần doanh nhân. Điều này không mang hàm ý rằng ngày càng có nhiều sản phẩm phát triển trên nền tảng công nghệ (mặc dù chúng ta sẽ chia sẻ về điều này). Đúng hơn, như chúng ta đã biết, đây là cuộc cách mạng sẽ vĩnh viễn định hình lại hoạt động kinh doanh, và quan trọng hơn, nó thay đổi chất lượng cuộc sống của các thế hệ sau trên khắp hành tinh. Và các tổ chức như Startup Weekend đang dẫn đầu sự phát triển đột phá này.
NHỮNG RÀO CẢN CỦA TINH THẦN DOANH NHÂN
Hơn 40 năm qua, các công ty khởi nghiệp tiếp tục đổi mới theo từng đợt sóng công nghệ mới. Tuy nhiên, tỷ lệ đổi mới bị các giới hạn mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu rõ cản trở. Trong vài năm gần đây, chúng ta buộc phải hiểu thực tế rằng các công ty khởi nghiệp trong quá khứ đã bị cản trở bởi những nhân tố sau:
1. Chu kỳ phát triển công nghệ kéo dài (khoảng thời gian từ lúc có ý tưởng đến khi hình thành sản phẩm kéo dài bao lâu).
2. Chi phí thu hút những khách hàng đầu tiên cao (chi phí xây dựng sản phẩm).
3. Cấu trúc của ngành công nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm. (Số lượng giới hạn các công ty vốn đầu tư mạo hiểm, mỗi công ty cần đầu tư hàng triệu đô-la cho từng công ty khởi nghiệp.)
4. Chuyên môn hóa trong cách xây dựng công ty khởi nghiệp (đã quy tụ thành những vùng cụ thể như Thung lũng Silicon, Boston và New York).
5. Tỷ lệ thất bại trong các vụ đầu tư mạo hiểm mới (các công ty khởi nghiệp không có những quy tắc chính thức, và thường xuyên đạt được hoặc bỏ lỡ các đề xuất).
6. Khả năng tiếp nhận công nghệ mới của các chính phủ và công ty lớn diễn ra chậm chạp.
May mắn thay, nhiều thành tố kể trên đã thay đổi mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Không chỉ chu kỳ của công nghệ đang tăng tốc và chi phí đưa sản phẩm đến tay khách hàng đang giảm dần, mà các tổ chức như Startup Weekend cũng đang trang bị kiến thức cũng như mạng lưới cho nhiều doanh nhân hơn.
SỰ DÂN CHỦ HÓA CỦA TINH THẦN DOANH NHÂN
Những gì đang diễn ra không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về công nghệ nữa; mà trên thực tế, sự thay đổi nằm ở nhiều nhân tố kìm hãm và giới hạn các công ty khởi nghiệp, và sự đổi mới đang dần bị loại bỏ. Tất cả diễn ra cùng lúc và ngay bây giờ.
Nén chu kỳ phát triển sản phẩm
Các công ty khởi nghiệp trước đây tốn rất nhiều thời gian để hiện thực hóa tầm nhìn của nhà sáng lập về những gì khách hàng muốn, họ cũng phải mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để xây dựng sản phẩm đầu tiên. Điều đó có nghĩa là họ đã tích hợp hầu hết mọi tính năng khả thi mà nhóm sáng lập đã mường tượng vào sản phẩm hoàn chỉnh. Thời gian trôi qua, các
công ty khởi nghiệp nhận ra rằng khách hàng không sử dụng hoặc không muốn hầu hết các tính năng sau khi sản phẩm được giao đến tay họ. Các nhà sáng lập đã mắc sai lầm đơn giản ngay trong những giả định về nhu cầu của khách hàng, và họ lãng phí đáng kể nỗ lực để phát triển tất cả các tính năng vô ích đó.
May thay, các công ty khởi nghiệp ngày nay đã bắt đầu xây dựng sản phẩm theo cách khác. Thay vì xây dựng tối đa số lượng tính năng mà họ có thể tưởng tượng ra, các công ty khởi nghiệp xem xét đưa ra số lượng tính năng tối thiểu trong khoảng thời gian ngắn nhất. Cách làm này cho phép họ ra mắt phiên bản sản phẩm đầu tiên nhanh hơn nhiều. Trên thực tế, đối với các sản phẩm chỉ là những phần mềm phân phối qua website, sản phẩm đầu tiên có thể được chuyển giao đến tay khách hàng chỉ trong vài tuần thay vì vài năm.
Xây dựng các công ty khởi nghiệp trị giá hàng nghìn đô-la thay vì hàng triệu đô-la
Các công ty khởi nghiệp truyền thống đòi hỏi hàng triệu đô-la tiền vốn chỉ để đưa sản phẩm đầu tiên đến với khách hàng. Ví dụ, một công ty phát triển phần mềm sẽ phải mua máy tính kèm bản quyền phần mềm từ công ty khác và thuê nhân sự để vận hành và duy trì nó. Một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực phần cứng phải chi tiền để xây dựng sản phẩm mẫu và chuẩn bị mọi thứ cho nhà máy sản xuất sản phẩm.
Ngày nay, phần mềm mã nguồn mở đã cắt giảm chi phí phát triển phần mềm từ hàng triệu
đô-la xuống còn hàng nghìn đô-la. Không công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực phần cứng cho người tiêu dùng (consumer hardware startup) nào phải xây dựng nhà máy riêng, bởi tất cả chi phí đã được các nhà sản xuất nước ngoài khấu hao. Và chi phí phát hành sản phẩm đầu tiên ra thị trường đối với một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đã giảm tối thiểu 10 lần trong thập kỷ vừa qua.
Cấu trúc mới của ngành công nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm
Chi phí đưa sản phẩm đầu tiên ra thị trường giảm mạnh, đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử, đã làm rung chuyển ngành công nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm. Vốn đầu tư mạo hiểm đã từng tập trung xung quanh các công ty chính thức có trụ sở tại những khu vực như Thung lũng Silicon, Boston và New York. Trong khi các doanh nghiệp này vẫn tồn tại và phát triển, lượng tiền để đầu tư vốn đầu cơ vào các công ty khởi nghiệp đã mở rộng, và một tầng lớp nhà đầu tư mới nổi lên. Các nhóm nhà đầu tư mới được gọi là siêu thiên thần, thường nhỏ hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm hàng trăm triệu đô-la truyền thống, có thể đầu tư các khoản cần thiết nhỏ hơn để giúp khởi tạo một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet người dùng (consumer Internet startup). Những thiên thần này thực hiện hàng loạt các vụ đánh cược sớm và lớn hơn ngay khi các kết quả ban đầu xuất hiện. Và thành quả mà họ nhận được thường xuất hiện sớm hơn nhiều năm so với những công ty khởi nghiệp truyền thống.
Ngoài các siêu thiên thần, những vườn ươm khởi nghiệp như Y Combinator, TechStars, và hơn 100 vườn ươm tương tự trên toàn thế giới đã bắt đầu chính thức hóa việc đầu tư hạt giống. Họ trả các chi phí cho chương trình chính thức kéo dài ba tháng, trong khi công ty khởi nghiệp xây dựng điều gì đó đủ ấn tượng để gây nguồn quỹ tăng trưởng lớn hơn.
Tuy nhiên, những sự kiện áp chót trong lĩnh vực này là Startup Weekend: chuỗi hội thảo 54 giờ cho phép các lập trình viên, nhà thiết kế, nhà marketing, nhà quản lý phát triển sản phẩm và những người say mê khởi nghiệp cùng nhau chia sẻ ý tưởng, thành lập đội nhóm, xây dựng sản phẩm và tạo ra các công ty khởi nghiệp.
Startup Weekend cũng nhấn mạnh thực tế rằng các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần không còn là hiện tượng tập
trung tại Mỹ hay châu Âu. Vốn đầu cơ đã xuất hiện tại Trung Quốc,
Ấn Độ và các quốc gia khuyến khích đầu cơ, đổi mới và thanh khoản trong một quy mô mà trước đây chỉ thấy ở Mỹ.
Sự nổi lên của các vườn ươm và siêu thiên thần này đã đột ngột mở rộng nguồn vốn hạt giống. Đồng thời, sự toàn cầu hóa của tinh thần doanh nhân đồng nghĩa với số lượng các công ty khởi nghiệp tiềm năng trên toàn thế giới đang tăng lên ít nhất 10 lần kể từ đầu thế kỷ này.
Tinh thần doanh nhân là khoa học quản lý chính nó
Hơn 10 năm qua, các doanh nhân bắt đầu hiểu một thực tế quan trọng: Các công ty khởi nghiệp không đơn giản chỉ là phiên bản nhỏ hơn của những công ty lớn. Trong khi các công ty thực thi những mô hình kinh doanh, thì các công ty khởi nghiệp tìm kiếm một mô hình kinh doanh. Hoặc đúng hơn, các công ty khởi nghiệp là một tổ chức tạm thời được thiết kế để tìm kiếm một mô hình kinh doanh có thể mở rộng và lặp lại.
Do đó, thay vì sử dụng kỹ thuật quản lý của các công ty lớn, vốn thường xuyên bóp nghẹt sự đổi mới trong những công ty khởi nghiệp trẻ, các doanh nhân bắt đầu phát triển các công cụ quản lý của riêng họ. Sử dụng bộ giải pháp mô hình kinh doanh/phát triển khách hàng/giải pháp phát triển linh hoạt, trước tiên, các cá nhân này đưa ra các giả định (nói cách khác là mô hình kinh doanh của họ), sau đó kiểm tra các giả thiết này với khách hàng (phát triển khách hàng) và sử dụng phương pháp phát triển gia tăng và lặp đi lặp lại (phát triển linh hoạt) để xây dựng sản phẩm. Khi nhà sáng lập phát hiện ra các giả định của họ là sai lầm nhưng không dẫn đến khủng hoảng, họ chắc chắn xem đây là sự kiện để học hỏi, hay còn gọi là tinh chỉnh – và là cơ hội để họ thay đổi mô hình kinh doanh.
Kết quả là các công ty khởi nghiệp ngày nay có những công cụ để tăng tốc tìm kiếm khách hàng, giảm thiểu thời gian tiếp cận thị trường và hạn chế chi phí phát triển.
Đổi mới định hướng Internet người dùng
Trong thập niên 1950 và 1960, các tổ chức tình báo và quốc phòng Mỹ đã kiểm soát tốc độ phát triển đổi mới sáng tạo của Thung lũng Silicon bằng cách đầu tư vốn nghiên cứu và phát triển cho các trường đại học, và mua các hệ thống vũ trang sử dụng những chi tiết siêu tần và bán dẫn đầu tiên của thung lũng. Trong thập niên 1970, 1980 và 1990, động lực dần dịch chuyển sang khối doanh nghiệp khi các doanh nghiệp lớn hỗ trợ đổi mới trong lĩnh vực máy tính cá nhân, phần cứng truyền thông và phần mềm doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay, chính phủ và doanh nghiệp thường theo sau hơn là dẫn đầu. Người tiêu dùng – đặc biệt là các công ty Internet người dùng – mới là bộ phận định hướng đổi mới. Khi sản phẩm và kênh là các bit, việc được hơn hàng chục triệu và hàng trăm triệu người dùng chấp nhận có thể diễn ra trong vài năm thay vì vài thập kỷ.
Sự phi thường của tinh thần doanh nhân
Rào cản đối với tinh thần doanh nhân chưa được gỡ bỏ. Trong hầu hết mọi trường hợp, các rào cản này đang được thay thế bởi những đổi mới đang tăng tốc từng bước, một số tăng tốc gấp 10 lần. Ví dụ, thời gian cần thiết để đưa sản phẩm đầu tiên ra thị trường tại các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đã giảm 10 lần, tương ứng với chi phí cần thiết để đưa sản phẩm đầu tiên ra thị trường. Thêm vào đó, số lượng nguồn vốn ban đầu cho các doanh nhân đã tăng ít nhất 10 lần. Dù đổi mới đang dịch chuyển với tốc độ Internet, nhưng nguồn vốn dành cho đổi mới không chỉ xoay quanh các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chúng được phân phối rộng khắp đến các doanh nghiệp, và cuối cùng, đến mọi phân khúc kinh doanh khác.
Ố Ấ
TRONG ĐÊM TỐI, CHÚNG TA THẤY CÁC VÌ SAO
Điều đó phải chăng có nghĩa là chúng ta đang ở đỉnh của một cuộc cách mạng quan trọng như cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp? Các cuộc cách mạng không thể hiện “tính cách mạng” khi chúng diễn ra. Khi James Watt ra mắt động cơ hơi nước vào năm 1775, không ai nói rằng: “Đây là ngày mọi thứ đổi thay.” Khi Karl Benz lái xe vòng quanh Mannheim vào năm 1885, không ai nói rằng: “Trong một thế kỷ nữa sẽ có 500 triệu chiếc xe như này được lái khắp nơi.” Và chắc chắn năm 1958, khi Noyce và Kilby sáng chế ra vi mạch, ý định một tỷ tỷ bóng bán dẫn được sản xuất mỗi năm dường như thật lố bịch.
Tuy nhiên, có thể chúng ta sẽ nhìn lại và thấy thập kỷ này là sự khởi đầu của cuộc cách mạng của riêng chúng ta. Chúng ta có thể nhớ đây là thời điểm mà những khám phá khoa học và đột phá công nghệ đã được tích hợp vào cơ cấu xã hội nhanh hơn trước, hoặc tốc độ vận hành của các công ty đã thay đổi mãi mãi. Chúng ta có thể nhớ đó là thời điểm chúng ta tái phát minh nền kinh tế Mỹ và tổng sản phẩm quốc nội của chúng ta đã bắt đầu tăng lên, Mỹ và thế giới đã đạt đến mức độ giàu có chưa từng thấy. Đây có thể là buổi bình minh của một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế Mỹ được xây dựng dựa trên tinh thần doanh nhân và đổi mới. Startup Weekend là bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng này: Một phong trào nền tảng đưa công nghệ, công cụ và mạng lưới đến những người cam kết tạo ra sự thay đổi tích cực nhất trên thế giới. Nói tóm lại, kỷ nguyên này có thể là thời kỳ mà con cái chúng ta sẽ nhìn lại và ngạc nhiên rằng khi tối trời nhất, chúng ta đã thấy những vì sao.
LỜI NÓI ĐẦU
N
HỮNG GÌ TẠO NÊN một công ty khởi nghiệp thành công? Máu, mồ hôi và cả nước mắt (cùng sự vui thú) thì có thể, nhưng từng yếu tố thì không. Các doanh nhân
cần tập hợp với nhau theo nhóm phù hợp, với các thành viên có kỹ năng bổ sung cho nhau. Họ cần nhận được phản hồi liên tục từ khách hàng. Họ cần tin tưởng các đối tác và trao quyền cho các đồng sự. Họ cần tìm hiểu về công việc và làm việc nhất quán để thấu hiểu thị trường.
Trong ba năm qua, tại Startup Weekend, chúng tôi đã nhiều lần thấy những điều này xảy ra. Chúng tôi rất ngạc nhiên trước số lượng người có thể hoàn thành thời gian 54 giờ tại các sự kiện Startup Weekend trên toàn thế giới. Một số người bước ra khỏi phiên họp cuối tuần đầu tiên của họ với một người đồng sáng lập, tiền vốn đầu tư hạt giống cho vài tháng tới và hàng trăm khách hàng đã đăng ký sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Mặc dù vậy, đối với hầu hết những người tham dự của chúng tôi, Startup Weekend chỉ là sự khởi đầu của một quá trình học hỏi đầy sôi nổi và khó khăn mà họ sẽ tiếp tục trải nghiệm trong những năm tới.
Trong các trang tiếp theo, mục tiêu của chúng tôi là để độc giả được trải nghiệm thực tế Startup Weekend, chẳng hạn như trình bày ý tưởng kinh doanh trước 200 người lạ trong 60 giây; các đội cạnh tranh với nhau khi phát hiện những người khác cũng có ý tưởng tương tự như thế nào; ai đó làm việc tốt ra sao và họ biết về nhau được bao nhiêu chỉ trong vài giờ gặp gỡ; và làm thế nào để gặp gỡ những cố vấn có kinh nghiệm và thành công nhất trong thế giới khởi nghiệp.
Chúng tôi muốn bất cứ ai có khát khao khám phá tinh thần doanh nhân đều có thể tham dự Startup Weekend, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng làm vậy. Do đó, cuốn sách này sẽ nỗ lực đưa ra các bài học của Startup Weekend và chọn lọc chúng cho một lượng lớn độc giả. Trong các chương tiếp theo, bạn sẽ tìm thấy những thông tin giá trị để trình bày ý tưởng kinh doanh của mình với những người khác, tìm đúng đội nhóm để giúp doanh nghiệp của bạn thành công, giá trị của giáo dục trải nghiệm, chinh phục khách hàng và thị trường (ngay cả trước khi sản phẩm của bạn đã sẵn sàng để ra mắt), sử dụng các mô hình khởi nghiệp khác nhau để quản lý dự án và tận dụng tối đa thời gian khởi nghiệp – dù bạn đã sẵn sàng trở thành một doanh nhân vào cuối tuần hoặc trong suốt phần đời còn lại hay chưa.
Giới thiệu
TẠI SAO KHỞI NGHIỆP CHỈ GÓI GỌN TRONG NIỀM TIN VÀ TRAO QUYỀN
Marc Nager, Clint Nelsen và Franck Nouyrigat
H
ãy tưởng tượng bạn có ý tưởng tuyệt vời về một doanh nghiệp mới. Đó có thể là Facebook, Twitter thứ hai, hoặc siêu phàm hơn như dịch vụ giao nhận thực phẩm tiếp
theo hoặc tuýp kem đánh răng không cặn. Bạn nghĩ về nó cả khi thức dậy lẫn lúc đi ngủ. Bạn ghi chú định kỳ về nó suốt cả ngày làm việc. Chia sẻ một chút với chồng/vợ hay bạn cùng phòng về ý tưởng, hoặc đọc được điều gì đó trong một cuốn tạp chí khiến bạn hứng thú với ý tưởng này hơn nữa. Đến cuối tuần, bạn có thể mơ mộng một chút, thậm chí là cố gắng thử thực hiện mô hình kinh doanh hoặc tìm kiếm trực tuyến để đảm bảo rằng chưa có ai đưa ra kịch bản này. Thành thật mà nói, bạn có chút lo lắng rằng đến khi bạn dành thời gian và tiền bạc để thực hiện ý tưởng, thì có ai đó đã biến nó thành hiện thực mất rồi.
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng chỉ toàn người lạ mặt và phải giới thiệu ý tưởng với đám đông trong 60 giây. Những người thích nó có thể quyết định thực hiện ý tưởng đó cùng bạn và những người không thích, thì tốt thôi, họ sẽ đi theo hướng riêng của họ. Bạn sẽ làm điều đó chứ?
Hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ kỹ trước khi dấn bước. Rốt cuộc, bạn đã nghiền ngẫm ý tưởng này trong một thời gian dài và đó thực sự là ý tưởng hay. Điều gì sẽ xảy ra nếu những người bỏ đi quyết định ăn cắp ý tưởng và sử dụng nó để khởi sự công ty riêng của họ? Hoặc nếu những người muốn làm việc với bạn
thực sự muốn đưa ý tưởng đi theo một hướng mới và nó đã không kết thúc như cách bạn tưởng tượng?
Tại Startup Weekend, chúng tôi có hai từ dành cho bạn: Đi thôi.
Tại các sự kiện diễn ra vào mỗi cuối tuần trên khắp đất nước (và trên khắp thế giới), các doanh nhân triển vọng cùng nhau chia sẻ các ý tưởng – những đứa con tinh thần của họ – với những người mà họ chưa từng gặp trước đây với hy vọng biến các kế hoạch chưa rõ ràng này trở thành hiện thực. Tin tưởng hoàn toàn vào người khác – những phản hồi, lời khuyên và sự giúp đỡ của họ – là cách duy nhất để thực hiện việc này.
Trước đây, chúng tôi từng tiếp nhận một trường hợp những người tham dự các buổi Startup Weekend đã phải ký kết thỏa thuận bảo mật (Non disclosure agreements – NDA), hứa sẽ không tiết lộ những ý tưởng mà họ đã học hỏi được cho bất cứ ai ở ngoài. Điều này thực sự khiến chúng tôi hoặc nhiều người tham dự cảm thấy không thoải mái. Một vài người sớm rời khỏi sự kiện vì yêu cầu NDA, thay vào đó, họ đi đến một quán cà phê gần đó và tự tổ chức một Startup Weekend nhỏ. Đó là lý do tại sao, cho đến ngày nay, chúng tôi thích hoạt động theo tư duy nguồn mở hơn.
Tất nhiên, phải mất một khoảng thời gian để mọi người quen với thái độ này. Mọi người thường do dự trong vài giờ đầu tiên tại Startup Weekend, và chỉ chia sẻ một chút về ý tưởng của họ. Họ tiếp cận người khác một cách ngập ngừng, hỏi về kỹ năng của đối phương nhưng giữ lại thông tin về mình và chỉ cung cấp một chút ý tưởng. Hầu hết mọi người có chút lo lắng liệu ý tưởng của họ có đủ tốt hay không, họ hầu như không nói rõ về ý tưởng của mình và để những người lạ mặt phán xét ý tưởng trong tâm trí.
Bạn đã sẵn sàng chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp chưa?
Nếu rồi, loại phản hồi nào bạn đang tìm kiếm nhiều nhất?
Nếu chưa, bạn đang giữ lại những gì?
Nhưng rồi, có điều gì đó thay đổi. Họ thấy một người làm việc đó – giải thích toàn bộ ý tưởng, cởi mở, trung thực, đáng tin cậy – và họ tự hỏi: Thực sự, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Bạn sẽ nhận được một số phản hồi tiêu cực? Đó là một điều tốt. Nếu có một lỗ hổng cơ bản trong mô hình kinh doanh của bạn, hoặc nếu ai đó đã làm điều này trước đây, thì bạn sẽ tìm ra và có thể tiếp tục tiến tới ý tưởng tiếp theo.
Mọi người bắt đầu nhanh chóng tin tưởng lẫn nhau, và cả căn phòng bắt đầu ngập tràn năng lượng giống như xem bắp nổ vậy. Mọi người dần nóng lên với những suy nghĩ và kế hoạch họ đang giữ trong tâm trí. Cái bát dần đầy, với những ý tưởng tươi mới, nóng hổi. Đó là một trong những khoảnh khắc yêu thích của chúng tôi.
Với tư cách là những đồng Giám đốc của Startup Weekend, chúng tôi muốn nói: “Không có ý tưởng tuyệt vời, chỉ có sự thực thi tuyệt vời.” Hoặc một trong những người tham dự Startup Weekend của chúng tôi, Jerry Suhrstedt – Giám đốc Điều hành của Hãng Marketing Heavy Guerrilla ở vùng Tây Bắc – nói: “Ý tưởng chẳng đáng nửa xu.”
Nếu điều đó không có ý nghĩa gì với bạn, thì hãy suy nghĩ về nó theo logic toán học, và xem xét ví dụ sau đây. Trước đây, một người tự dành thời gian để phát triển một ý tưởng đã đến với chúng tôi. Ông đã cố gắng khởi tạo một doanh nghiệp trong nhiều tháng, nhưng vẫn giữ bí mật về việc đó đến lúc cạn tiền. “Tôi đang gặp rắc rối lớn,” ông thú nhận với chúng tôi. “Tôi không có đủ tiền để biến ý tưởng này thành một thứ gì đó.” Chúng tôi nói với ông rằng đã đến lúc đưa ý tưởng của ông ra ánh sáng. Rốt cuộc, nếu bạn không nói về ý tưởng của mình cho bất kỳ ai, xác suất tìm kiếm khách hàng hoặc nhà đầu tư là bằng không.
Một người tham dự một sự kiện Startup Weekend ở Olympia, Washington đã thực sự hiểu điều này. Sau khi tham dự một trong những buổi gặp gỡ của chúng tôi, ông nói rằng vào tối thứ Sáu, một nhóm gồm 40 người đã có đến 10 ý tưởng tuyệt vời cho các sản phẩm và dịch vụ có thể tiêu thụ được.
Ông giải thích: “Từ Red Panda (một loại đồ uống năng lượng được bán cho các phòng tập yoga) đến Drunk Test (ứng dụng iPhone kiểm tra mức độ chức năng nhận thức với hàng loạt câu hỏi) đều đáng theo đuổi, nếu ai đó có động lực hoặc sự quan tâm.” Tất nhiên, ông nhanh chóng nhận ra: “Nói về những ý tưởng rất dễ dàng. Bước tiếp theo [và khó khăn hơn] là làm gì với chúng.”
Trên thực tế, nhiều người tham dự thấy “bí” trong giai đoạn động não (brainstorming). Điều này không khiến chúng tôi ngạc nhiên; đưa ra ý tưởng cũng thú vị như việc nói cho người khác biết về ý tưởng và nhận phản hồi từ họ. Như một người tham dự quan sát thấy: “Quá trình khái quát hóa một ý tưởng, điều chỉnh nó một chút, sau đó tập trung lại vào ý tưởng mới là điều mà bộ não con người được tối ưu hóa để thực hiện.” Thật dễ dàng để tiếp tục làm điều đó nhiều lần; nhưng đó không phải là cách tốt để tạo ra một công ty khởi nghiệp hiệu quả. Chìa khóa để khởi nghiệp là bắt đầu. Chỉ cần chọn một ý tưởng bất kỳ. Tất cả các ý tưởng đều tốt. Và sau đó bắt đầu làm việc.
Chúng tôi nhận thấy rằng khẩu hiệu nổi tiếng của Nike – Just Do It (Cứ làm đi!) – có thể áp dụng để khởi tạo các công ty hơn là tạo ra các kỳ tích thể thao. Một người tham dự khác, Willy, nói rằng lần đầu tham dự sự kiện Startup Weekend, anh đã có một ý tưởng nhưng quyết định không nói cho bất cứ ai. Anh giải thích: “Tôi khá trầm tính và nhút nhát, vì vậy tôi đã chọn giữ kín. [Tôi cảm thấy] có quá nhiều người dò xét, lắng nghe và đánh giá. Trên thực tế, tôi gần như không có can đảm để tham dự vào sự kiện cuối tuần.” Nhưng sau khi nghe một vài bài thuyết trình, Willy đã quyết định điều này xứng đáng để mạo hiểm. Ý tưởng
của anh không có vẻ gì là tồi tệ hơn của người khác: “Vì vậy, tôi chuẩn bị kỹ càng hết sức và bước lên sân khấu, điều khiến tôi hối tiếc trong vài giây. Nhưng tôi đã ở đó. Tôi không nói rằng làm điều đó khá dễ dàng, bởi thực tế không phải vậy. Tôi lắp bắp, không nói được những câu hoàn chỉnh mà mình đã chuẩn bị; và tôi chắc chắn rất nhiều người nghĩ rằng: ‘Chúa ơi, điều ngốc nghếch gì vậy. Anh ta muốn làm gì đây?’ Nhưng, tôi đã nhận được phản hồi tuyệt vời về những ý tưởng của mình.”
NIỀM TIN DẪN CHÚNG TA ĐẾN CHUYẾN PHIÊU LƯU VĨ ĐẠI NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Không dễ để tin rằng người khác sẽ lắng nghe những ý tưởng của bạn một cách cởi mở, sau đó giúp bạn cải thiện chúng. Nhưng đó là cách Startup Weekend bắt đầu.
Vào mùa xuân năm 2009, chúng tôi, một vài nhà marketing thất nghiệp ở Seattle, đang lái xe trên đường. Một đồng nghiệp cũ của Marc đã nhận được một công việc ở Qatar và cần phải bán xe của anh ta tại Seattle, Washington, vì vậy Marc đã đề nghị lái xe từ Seattle đến nhà người chủ sở hữu mới ở Denver, Colorado. Anh gọi điện cho Clint (người không có nhiều việc để làm vào thời điểm đó), và sau hai giờ, chúng tôi lên đường.
Một năm trước, chúng tôi đã tham gia vào một Startup Weekend tại Seattle. Thời điểm đó, Startup Weekend thu phí tham dự sự kiện khoảng 40 đô-la. Những sự kiện này có các nhà tài trợ doanh nghiệp; mọi người cùng nhau tham gia vào một dự án và những người tham gia được cung cấp một dạng quyền chọn cổ phiếu khi sự kiện cuối tuần kết thúc. Tuy nhiên, mô hình này đã không hiệu quả. Công ty mất tiền, còn Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) cũng không hài lòng về phần quyền chọn cổ phiếu.
Vì vậy, chúng tôi đã nói về cách cải thiện mô hình. Trong vài giờ đi tới Denver, Clint nói với Marc rằng anh có số điện thoại của
Andrew Hyde, lúc đó là Giám đốc Điều hành của Startup Weekend tại Boulder, Colorado. Chúng tôi đã gọi đùa cho Andrew và ghé qua nhà ông, Andrew đã chăm chú lắng nghe. Không chỉ đem lại sự giúp đỡ, Andrew còn làm một việc rất tuyệt vời; ông nói: “Tại sao các anh không tiếp quản Startup Weekend?” Chúng tôi khá ngạc nhiên trước mức độ cởi mở và sự sẵn sàng của ông. Chúng tôi đã rất vui mừng và sẵn sàng đón nhận đề nghị đó.
Chúng tôi bay về từ Denver và ngay lập tức gửi Andrew một bản đề xuất. Chúng tôi lo lắng rằng nếu để quá lâu thì ông ấy có thể sẽ thay đổi ý định. Ông ấy đánh giá đề xuất rất tuyệt vời và trao cho chúng tôi chìa khóa để tạo dựng doanh nghiệp.
Câu chuyện về cách chúng tôi đã tham gia nhấn mạnh các nguyên tắc của sự tin tưởng và trao quyền, đó là nền tảng ban đầu của Startup Weekend. Andrew đã quyết định tin tưởng hai chàng trai trẻ bỗng một ngày xuất hiện trước cửa nhà mình. Ông ấy không biết rõ về chúng tôi. Nhưng thái độ của ông đối ấy với phương pháp của mình là: “Nếu những người này làm tốt thì thật tuyệt vời. Nếu không, mình luôn có thể đòi lại.”
Sau này, câu nói trên nhanh chóng trở thành một câu hỏi về người mà chúng ta có thể tin tưởng. Khi cố gắng xây dựng một thứ gì đó, chúng tôi nhận ra rằng Startup Weekend chỉ có thể thành công nếu chúng tôi thực hiện nó trên quy mô lớn. Chúng tôi đã không trả lương cho bản thân trong sáu tháng. Chúng tôi đang sống trong một căn hộ và hoàn toàn không một xu dính túi. Chúng tôi biết chìa khóa để doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ là mở rộng nó, nhưng bằng cách nào? Chúng tôi không thể làm điều này bằng cách tự quản lý mọi sự kiện. Không chỉ khó khăn về mặt hậu cần, chúng tôi còn không biết tìm những người phù hợp ở thành phố nào.
Chúng tôi có nên chịu trách nhiệm về toàn bộ ngân sách sự kiện và tất cả các dịch vụ hậu cần, mọi thứ từ A đến Z không? Có,
chúng tôi có thể kiếm nhiều tiền hơn; nhưng cũng phải làm nhiều việc hơn đáng kể và các sự kiện có thể cũng không diễn ra như ý.
Khởi nghiệp cái gì?
Hướng dẫn mang tính trải nghiệm nhất dành cho các doanh nhân
Trên 300 sự kiện
Trên 34.000 người tham dự tính đến nay
Trên 55 quốc gia
Trên 145 nhà tổ chức địa phương
Trên 850 doanh nghiệp khởi nghiệp
Tại sự kiện Startup Weekend đầu tiên chúng tôi tổ chức ở San Francisco, California, Franck đã xuất hiện. Ông nghe về nỗ lực của chúng tôi từ một người bạn và vừa đáp chuyến bay từ Paris đến đây. Franck khá mệt, nhưng ông yêu thích bầu không khí ở đây. Ông từng tham gia vào các công ty khởi nghiệp và có nền tảng kỹ thuật. Vì vậy, vào tối thứ Sáu, ông nói với chúng tôi sẽ tổ chức một sự kiện ở Pháp. Ai mà hình dung ra được điều này chứ?
FRANCK NOUYRIGAT
Năm 2008, tôi đã tham gia một hành trình đi khắp thế giới kéo dài một năm với mục đích tìm ra nơi tốt nhất để khởi sự dự án khởi nghiệp mới của mình (cuối cùng, tôi đã chọn Mỹ). Sau chuyến đi, tôi đã dành sáu tháng để tiết kiệm tiền cho việc khởi sự. Khi gặp Marc ở San Francisco vào năm 2009, tôi đang phát triển một ứng dụng iPhone để gọi vốn đầu tư mạo hiểm nhỏ. Sau đó, tôi gặp Clint tại Pháp, và chúng tôi trở thành những người bạn rất tốt. Một tháng sau khi làm việc với Marc và Clint về các chiến lược Startup Weekend, tôi đã đến Seattle, Washington. Tại đây, tôi đã đưa ra một quyết định để đời. Marc, Clint và tôi là một nhóm hoàn hảo và chúng tôi đang làm việc
ộ g g ệ
24 giờ mỗi ngày ở Startup Weekend. Nhưng Startup Weekend chưa có nhiều vốn. Tôi đã quyết định liều lĩnh – thay vì theo đuổi ý tưởng của riêng mình, tôi tặng khoản tiền mà tôi đã dành dụm để thành lập công ty riêng cho Startup Weekend. Điều này đã khiến gia đình và bạn bè tôi e ngại, nhưng tôi hoàn toàn tự tin. Tôi tin rằng Startup Weekend sẽ phát triển mạnh mẽ. Bạn không thể trở thành doanh nhân nếu không dám chấp nhận rủi ro, đặc biệt là khi tương lai không chắc chắn. Tôi nhận ra mình rất may mắn vì có những người bạn như Marc và Clint, và tôi cũng nghĩ họ là những người duy nhất trên thế giới mà tôi muốn làm việc cùng.
Trong vài tháng đầu tiên, ba chúng tôi đã đi khắp nơi để tổ chức các sự kiện cuối tuần này. Tôi đã mất một năm vừa ngủ vừa làm việc trên một chiếc đi-văng, trong khi Marc và Clint đang làm việc cật lực ở góc bên kia của căn phòng. Nhưng việc tự tổ chức lại không bền vững về lâu dài. Chúng tôi không biết đủ về mọi cộng đồng doanh nghiệp tiềm năng của thành phố để thực hiện các sự kiện thật sự thành công ở mọi nơi. Một trong những đặc điểm quan trọng của Startup Weekend là nó có thể thích ứng với văn hóa xung quanh. Tại một thành phố truyền thống hơn, Startup Weekend sẽ cung cấp các bảng tên nghiêm túc hoặc đồ ăn hơi khác. Nhưng bạn phải biết văn hóa của một địa điểm cụ thể để nhận ra ai nên ở đó và làm thế nào để khiến những người tham dự cảm thấy thoải mái nhất.
Marc, Clint và tôi biết rằng chúng tôi sẽ phải tin tưởng những người đã quen thuộc với các địa điểm cụ thể để hướng dẫn các hoạt động khi chúng tôi mở rộng sang những địa điểm mới. Chúng tôi tin các tình nguyện viên địa phương tham gia hỗ trợ, nhiều người trong số họ đã từng tham dự một sự kiện Startup Weekend và muốn mang nó đến quê hương của họ. Toàn bộ doanh nghiệp đã phát triển tự nhiên đến mức, giờ đây, chúng tôi nhận được vài e-mail một tuần từ những người hỏi liệu họ có thể tự tổ chức một sự kiện Startup Weekend hay không.
Người đầu tiên là Shane Reiser, anh muốn tổ chức Startup Weekend tại Des Moines, Iowa. Đó là một thử nghiệm thú vị cho Startup Weekend. Tại các thành phố như San Francisco hay Seattle, bạn biết mình có một nhóm doanh nhân trẻ năng động, những người đã từng có ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng làm thế nào nó có thể mang lại hiệu quả ở một thị trấn cỡ trung ở Trung Mỹ? Nó sẽ hoạt động chứ? Chúng tôi khá nghi ngờ về điều đó.
Nhưng Shane biết rõ hơn. Anh chuyển đến Des Moines vào năm 2009, và đã tham dự một số Tweetups (các buổi gặp gỡ trên Twitter). Anh luôn nhìn thấy một số doanh nhân triển vọng trong những sự kiện này trao đổi với nhau về ý tưởng của họ. Nhưng Shane đã thất vọng. Tại sao họkhông làm bất cứ điều gì – như dẫn dắt và thực sự khởi tạo công ty? Họ có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời nhưng lại sợ hãi. Họ không biết làm thế nào để bắt đầu, và không biết ai là người phù hợp. Khi Shane đọc được thông tin về Startup Weekend, anh cảm thấy nó sẽ là động lực tuyệt vời cho các doanh nhân không trực tiếp tham gia vào công ty khởi nghiệp.
Startup Weekend đã tổ chức sự kiện ở hơn 200 thành phố tại hơn 60 quốc gia – không sự kiện nào trong số đó có thể thành công trừ khi chúng tôi, những nhà lãnh đạo của tổ chức này, tin tưởng những người dân địa phương sẽ điều hành tốt các sự kiện. Chúng tôi cho phép hầu hết mọi người trở thành một nhà tổ chức địa phương. Đúng vậy, chúng tôi có một quy trình đăng ký; nhưng tất cả những gì chúng tôi muốn thấy là người nộp đơn thực sự quan tâm đến cộng đồng, và không có lý do nào khác đằng sau mong muốn tổ chức một sự kiện của họ.
Nhìn chung, nếu có ai đó tiếp cận bạn thì đó là một dấu hiệu tích cực, giống như khi bạn hẹn hò với một người nói với bạn: “Tôi thích em/anh.” Nó không có nghĩa rằng “các bạn sẽ về chung một nhà”, nhưng ít nhất bạn sẽ muốn tìm hiểu về đối phương. Những người tuyên bố muốn tổ chức sự kiện Startup
Weekend đã nghe về chúng tôi và nói rằng họ muốn đăng ký theo dõi triết lý của chúng tôi. Đó là thiện ý của họ.
Shane hơi ngạc nhiên trước thái độ của chúng tôi. Anh nói: “Marc, Clint và Franck không đề nghị tôi ghi hình giới thiệu bản thân. Họ không buộc tôi phải làm bài kiểm tra đầu vào hay bất cứ điều gì. Họ chỉ hỏi về những gì tôi cần biết và sau đó đưa tôi đến New York.”
Jon Rossi, người hiện đang dẫn dắt chương trình Startup Weekend ở Denver, cũng tỏ ra ngạc nhiên trước sự tin tưởng mà chúng tôi đặt vào anh. Anh ngạc nhiên về sự thực rằng anh có thể đại diện cho tổ chức của chúng tôi tại một sự kiện ở Denver mà không phải gặp bất kỳ thành viên nào trong đội ngũ nhân viên của chúng tôi. Cảm giác về sự trao quyền đặc biệt quan trọng đối với anh. “Trong thế giới đầy rẫy gian dối và lừa lọc ngày nay, tôi đã sốc khi mình không phải vượt qua những rào cản, điền vào các mẫu đơn dài, chứng minh bản thân, ký vào cam kết, hoặc thực hiện một cuộc kiểm tra phát hiện nói dối trước một cựu nhân viên KGB.” Jon cũng đã chấp nhận quan điểm của chúng tôi trong các thỏa thuận về những hoạt động của Startup Weekend cũng như thời gian làm việc còn lại của anh. “Kể từ khi tham dự sự kiện Startup Weekend đầu tiên vào cuối năm 2010, tôi đã lấy triết lý tin tưởng trước, nghi ngờ sau và chỉ nghi ngờ khi có nguyên nhân, đồng thời cố gắng thực hiện triết lý này với những người tôi làm việc cùng hằng ngày.”
Không mắc sai lầm – chắc chắn đã có những nhà tổ chức phá hỏng những điều trên, và chúng tôi cũng đã nhận được một số phản hồi tiêu cực. Nhưng trong kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực khởi nghiệp, chúng ta phải chấp nhận rủi ro. Nếu không tạo cơ hội cho người khác, khả năng là chúng tôi sẽ không bao giờ tổ chức được sự kiện tại rất nhiều thành phố nơi chúng tôi đang hoạt động.
Startup Weekend có một wiki nội bộ với các tài liệu đầy đủ lời khuyên để hướng dẫn các nhà tổ chức mới trải qua quy trình. Chúng tôi cung cấp cho họ tài liệu này, rồi nói: “Hãy làm đi.” Chúng tôi muốn trao cho họ quyền trở thành người truyền bá độc lập trong cộng đồng Startup Weekend, và không muốn cản trở họ làm những gì mà họ cho là tốt nhất đối với cộng đồng của mình. Nếu quyết định hợp tác với một tình nguyện viên mới, chúng tôi sẽ cung cấp cho họ toàn bộ tài liệu hướng dẫn, một địa chỉ e-mail tại Startup Weekend, và để các nhà thiết kế bổ sung logo giúp họ quảng cáo sự kiện của mình.
CHÚNG TÔI TRAO QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC ĐỂ TẬN DỤNG TỐI ĐA STARTUP WEEKEND BẰNG CÁCH NÀO
Một người thường phải đối mặt với một rào cản rất nhỏ để tham dự một sự kiện Startup Weekend. Chi phí cho một sự kiện cuối tuần chưa đến 100 đô-la, bao gồm toàn bộ đồ ăn và cà phê. Chúng tôi nhận ra rằng có những người muốn tham gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, và có những người có ý tưởng đến từ mọi tầng lớp xã hội. Chúng tôi chào đón tất cả mọi người. Chúng tôi phải thực hiện một bước nhảy vọt về niềm tin và khuyến khích những người khác làm điều tương tự. Một phụ nữ tên là Carmen đã gửi e-mail cho Shane về một trong những sự kiện đầu tiên mà anh tổ chức. Dù nghĩ rằng sự kiện này có vẻ thú vị, nhưng cô lo các kỹ năng của mình sẽ không có giá trị đối với những người tham dự khác. Cô đã viết một số kịch bản cho các chương trình truyền hình dành cho trẻ em và không biết đó có phải là một ý tưởng khởi nghiệp hấp dẫn không. Cô biết mình là một nhà văn giỏi và có tư duy sáng tạo, nhưng cô chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành doanh nhân.
Bạn có xem mình là một doanh nhân không?
Trong khi tin tức đầy rẫy những câu chuyện về các thiên tài kinh doanh và bậc thầy công nghệ đã xây dựng những công ty trị giá
hàng triệu đô-la chỉ qua một đêm, thì trở thành doanh nhân là cả một hành trình dài. Bạn có nhận ra một vấn đề và có ý tưởng cho một giải pháp đột phá không? Đưa nó vào lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, và hơn thế nữa, mong muốn tạo ra sự thay đổi sẽ giúp bạn trở thành một doanh nhân.
Shane nhận thấy Carmen không tự tin lắm, vì vậy anh ấy đã khuyến khích cô: “Rõ ràng, cô muốn khởi nghiệp và liên lạc với tôi vì lý do đó. Tôi đảm bảo những kỹ năng của cô sẽ có giá trị.”
Shane đã không thấy Carmen xuất hiện nhiều trong các sự kiện cuối tuần. Cô ấy đã giới thiệu một ý tưởng vào tối thứ Sáu, nhưng nó không nhận được đủ sự quan tâm để có khởi đầu thuận lợi. Tuy nhiên, vào Chủ nhật, Shane đã thấy Carmen trên sân khấu thuyết trình trước nhóm của cô. Shane nói rằng anh rất ngạc nhiên: Trong e-mail, cô nói mình là một diễn giả kém và dễ xấu hổ khi thuyết trình trước mọi người. Nhưng theo Shane: “Cô ấy đã vượt qua nó. Cô ấy đứng trên sân khấu và thể hiện sự hào hứng khi được tham gia vào nhóm cùng những người mà cô ấy đã xây dựng các mối quan hệ [vững chắc].”
Sau sự kiện, Carmen đến và ôm Shane trong nước mắt. Cô nói với anh Startup Weekend là “một trải nghiệm thay đổi cuộc đời” và: “Tôi không biết liệu nhóm có tiếp tục đi cùng nhau không, nhưng dù có hay không, giờ đây, tôi thực sự thích thú với tinh thần doanh nhân. Anh đã mở rộng tầm mắt cho tôi về thế giới công nghệ và tinh thần doanh nhân, và tôi đã được gặp những con người tuyệt vời.”
Carmen không có trải nghiệm “thay đổi cuộc đời” này vì ai đó đã thuyết giảng cho cô về các nguyên tắc của tinh thần doanh nhân hoặc nói với cô cách khởi sự một công ty. Mặc dù có một số bài thuyết trình chính thức tại Startup Weekend được các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết đôi điều về tinh thần doanh nhân đưa ra, việc tham dự các bài giảng này không bắt buộc. Chúng tôi biết rằng nếu nghĩ họ nên dành thời gian
cho dự án của mình hơn là lắng nghe chuyên gia chia sẻ, họ nên làm vậy. Chúng tôi biết mọi người đã hy sinh thời gian rảnh rỗi để tham gia các sự kiện này. Họ không còn ở độ tuổi đi học; họ đã trưởng thành, có công việc toàn thời gian cùng các hóa đơn phải chi trả. Và việc tham dự Startup Weekend là để phục vụ công việc – chứ không đơn thuần là ngồi lại và thụ động lắng nghe những người khác nói chuyện.
TẠI SAO BẠN PHẢI CÓ NIỀM TIN ĐỂ TRỞ THÀNH DOANH NHÂN THÀNH CÔNG?
Mọi người đến với Startup Weekend vì nhiều lý do khác nhau. Một số đã có ý tưởng kinh doanh trong đầu, và họ xem Startup Weekend là phương tiện biến ý tưởng thành hiện thực. Tuy nhiên, điều này đôi khi khó thực hiện. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn tập hợp được một nhóm và những người trong đó thích ý tưởng, hoặc một phần trong ý tưởng của bạn? Nhưng hãy tưởng tượng nó diễn ra theo một cách khác. Một phần của việc trở thành người tham dự tích cực và đáng giá tại Startup Weekend là đảm bảo rằng bạn tin tưởng đối tác của mình và cho phép họ đưa ra quyết định về ý tưởng của bạn.
Nhóm chỉ thực sự thành công khi các thành viên thảo luận về một ý tưởng ở giai đoạn đủ sớm. Ý tưởng này phải chưa hoàn thiện và nhà sáng lập chưa quyết định chính xác cách thực hiện. Mọi người sẵn sàng tiếp thu ý kiến càng sớm, thì khả năng họ sẽ có một dự án kinh doanh thành công càng cao.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, giá trị của Startup Weekend nằm ở các mối quan hệ họ có được nhờ các sự kiện của chúng tôi hơn là ở bản thân các ý tưởng kinh doanh. Mọi người sẽ tận dụng những mối quan hệ này sau khi Startup Weekend kết thúc để thành lập công ty mới và phát triển những mối quan hệ mới trong thế giới kinh doanh.
Các nhà nghiên cứu Friederike Welter và David Smallbone viết trong một bài trên tờEntrepreneur rằng dù vai trò của niềm tin trong tinh thần doanh nhân vẫn chưa được hiểu rõ nhưng nó cho thấy một lợi ích cụ thể là “Không phải mọi mối quan hệ kinh doanh đều phải được làm rõ thông qua hợp đồng, để [doanh nhân] có thể giảm thiểu chi phí giao dịch.” Nói cách khác, niềm tin có thể đơn giản hóa các vấn đề và khiến công việc kinh doanh trở nên suôn sẻ hơn. Chúng tôi chắc chắn đã gặp những trường hợp đó.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có chút không tin tưởng vào người khác; và các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng niềm tin không đơn thuần là “chuyện hai người”. Nó còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn và quy tắc của môi trường xung quanh những người đang hình thành một mối quan hệ. Và điều này thậm chí còn quan trọng đối với các doanh nhân khởi nghiệp hơn là đối với những doanh nghiệp lâu đời. Như Welter và Smallbone giải thích: “Các doanh nhân thường dễ bị rơi vào tình huống tự thân vận động, nơi họ phải cho thấy mình là người đáng tin cậy.” Nói cách khác, niềm tin rất quan trọng tại Startup Weekend vì đó là một cộng đồng. Và ngay cả những người đang trong giờ đầu tiên của sự kiện cuối tuần đầu tiên mà họ tham gia cũng sẽ hòa nhập vào trong cộng đồng đó.
Bạn đã từng trải nghiệm sức mạnh của niềm tin sớm và vốn có chưa? Khi biết ai đó tin tưởng mình, bạn có cảm thấy được trao quyền để thực hiện tốt các nhiệm vụ không? Bạn đã bao giờ trao quyền cho người khác bằng cách tin tưởng họ chưa? Kết quả là gì?
Tất nhiên, ở một số nơi, nền văn hóa niềm tin này đến chậm hơn một chút. Một trong những người hướng dẫn cho chương trình Startup Weekend từng nói với chúng tôi: “Ở Singapore, việc chia sẻ những suy nghĩ nội tâm luôn là một vấn đề, đặc biệt là trong một căn phòng toàn người lạ.” Tuy nhiên, ông nói rằng môi trường mà Startup Weekend tạo ra có thể khuyến khích cả
những người kín đáo nhất thể hiện bản thân. “Một khi [những người tham gia bắt đầu chia sẻ] ý tưởng và suy nghĩ trên một sân khấu đáng tin cậy, những ý tưởng hay nhất sẽ nảy sinh với những người ủng hộ nhiệt tình và nhiều dự án sẽ trở thành hiện thực.”
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Startup Weekend là tính địa phương của nó. Đó là cơ hội tốt để những người tham dự có thể đã gặp, làm việc cùng hoặc quen ai đó biết những người ở đấy. Điều này phá vỡ một chút các rào cản. Chúng ta dễ dàng tưởng tượng ra việc một tổ chức khác có thể cho rằng mọi người nên bay đến San Francisco vào cuối tuần vì nghĩ ở gần Thung lũng Silicon mới khiến mọi người có hứng. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, điều đó sẽ khiến mục đích thất bại. Chúng tôi muốn Startup Weekend cắm rễ vào từng cộng đồng, giúp người dân địa phương xây dựng nơi họ sinh sống và thậm chí giải quyết cả các vấn đề cộng đồng.
Một số người có thể cho rằng ngày nay, trong thời đại thông tin số/mạng lưới xã hội, người ta không còn cần ngồi cạnh những người mà họ đang làm việc cùng nữa. Xét cho cùng, mọi người có thể làm việc ở nhà và giao tiếp trực tuyến. Không phải làm việc như vậy thì dễ dàng và thoải mái hơn sao? Vâng, bạn có thể làm thế; tuy nhiên, nhiều doanh nhân thấy cách này không hiệu quả như họ muốn. Đây là lý do tại sao các công ty mới khởi nghiệp khác nhau bắt đầu sử dụng không gian làm việc chung (co-working). Hóa ra, việc tiếp xúc trực tiếp rất quan trọng, không chỉ để phát triển những ý tưởng tuyệt vời mà còn để xây dựng niềm tin.
Dù luôn khuyến khích mọi người tin tưởng vào những người mà họ gặp tại Startup Weekend, nhưng chúng tôi cũng biết rằng niềm tin không thể được trao đi một cách mù quáng mãi. Danielle Morrill, người tham dự kỳ cựu của Startup Weekend và các công ty khởi nghiệp, nói rằng cô ấy thích được tiếp cận với các tổ chức Startup Weekend ở những vùng khác nhau của đất
nước và trên toàn thế giới. Cô ấy sẽ gửi e-mail: “Tôi sẽ đến Chicago và thực sự muốn gặp một số nhà phát triển và doanh nhân trong cộng đồng của bạn. Bạn có thể kết nối với tôi không?’’
Điều gì khiến mạng lưới Startup Weekend trở nên mạnh mẽ? Danielle giải thích: “Bạn không gắn bó với mạng lưới trừ khi thực sự có được lợi ích nhờ nó. Thật tuyệt vời khi được gặp gỡ những người thông minh, những người [đang thực sự đạt được thành quả nào đó].” Trên thực tế, cô nói: “Nếu một ngày, công ty của tôi thực sự lớn mạnh, [Startup Weekend] sẽ là mạng lưới tuyển dụng hiệu quả nhất”. Thương hiệu Startup Weekend đồng nghĩa với những người sẵn sàng làm việc. Khi mọi người tiếp cận nhau trong các sự kiện của chúng tôi, họ tin rằng họ sẽ đạt được thành quả nào đó.
Tinh thần tin tưởng và cộng đồng này cũng lan truyền nhiều ý tưởng đổi mới xuất hiện trong những ngày cuối tuần. Ví dụ, tại một buổi Startup Weekend ở Brazil, có người đề xuất một ứng dụng di động liệt kê lịch trình xe buýt của São Paulo. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên khi thấy rằng không có lịch biểu nào được đăng ở các trạm xe buýt. Mọi người đứng phía sau xe buýt hơn 18m để xem đó là xe bao nhiêu; rồi chạy hết tốc lực đến điểm dừng để kịp lên xe. Đây rõ ràng là một điểm yếu của chính quyền địa phương và cơ sở hạ tầng, nhưng nó có thể được giải quyết khi một nhóm người sẵn sàng tham dự và có thiện chí tập hợp lại với nhau. Ngoài việc đưa ra lịch trình có thể truy cập bằng điện thoại di động, người tham dự đã phát triển một mạng lưới những người đảm bảo rằng các xe buýt được đánh số và có lịch trình chính xác.
Những người tham dự Startup Weekend đang tận dụng các mối quan hệ tin tưởng mà họ đã phát triển và cố gắng đưa mức độ tin tưởng đó – một mối quan hệ thực sự hiệu quả – vào các cộng đồng lớn hơn. Sau trận động đất và sóng thần tàn phá gần đây ở Nhật Bản, người dân địa phương tại Startup Weekend ở
Cambridge, Anh, đã thiết lập một trang web nhân đạo để các nạn nhân có thể tìm lại đồ đạc bị thất lạc. Mặc dù địa phương đã kịp thời ứng cứu và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, nhóm nghiên cứu tại Cambridge đã phát triển một công cụ cho giai đoạn sau đó, khi nạn nhân muốn tìm đồ đạc bị thất lạc có giá trị tinh thần. BelongingsFinder.org (tại Nhật: Monosagashi.org) sẽ giúp nhận dạng bằng cách cho phép mọi người chụp ảnh, tải lên và tìm kiếm chi tiết về vật dụng bị mất. Ứng dụng miễn phí này có thể được các tổ chức, cá nhân, chính phủ và cộng đồng địa phương sử dụng.
Một trong những người sáng lập, một sinh viên của Đại học Cambridge tên là Stefano Orowitsch, đã viết cho chúng tôi rằng: “Không đời nào tôi bỏ qua những tin tức của ngày thứ Sáu trong Startup Weekend năm nay. Ngay lập tức, tôi quyết định hợp tác với một số kỹ sư phần mềm và cố vấn giỏi nhất thế giới tại Startup Weekend ở Cambridge.” Thật vậy, vào cuối tuần, nhóm của Orowitsch đã phát triển BelongingsFinder.org. Anh ấy muốn “tạo nên hy vọng cho những nạn nhân bị thất lạc đồ đạc.” Người sử dụng trang web có thể tải hình ảnh của bất kỳ đồ vật nào mà họ cần tìm vào cơ sở dữ liệu thông qua một ứng dụng di động, trong khi những người khác có thể tìm kiếm các đồ vật bị mất trên trang web. Ngoài ra, toàn bộ dịch vụ được cung cấp miễn phí.
Gần đây, chúng tôi đã đọc về Legatum Prosperity Index – một nghiên cứu toàn cầu về môi trường kinh doanh ở nhiều quốc gia. Chúng tôi không ngạc nhiên khi nhận thấy khả năng thúc đẩy môi trường khởi nghiệp của một quốc gia có ảnh hưởng đáng kể tới tình trạng chung của đất nước. Sự tin tưởng là trung tâm của cả hai.
Có thể có chút cảm giác sợ hãi khi nỗ lực trở thành một doanh nhân. Nhưng chúng ta cần giúp mọi người đến với nhau và vượt qua cảm giác đó. Tất cả những gì bạn cần là con người và nguồn lực phù hợp để bắt đầu tạo ra các giải pháp. Toàn bộ triết lý của
chúng tôi nằm ở khả năng xây dựng niềm tin trong một cộng đồng để có thể tạo ra những doanh nghiệp đổi mới nhất, tuyệt vời nhất và mới nhất.
1
NÓI ÍT, LÀM NHIỀU
Kết nối mạng lưới dựa trên hành động
G
IẢ SỬ bạn mới đến một thành phố và muốn bắt đầu hẹn hò. Bạn bắt đầu từ đâu? Bạn có vào một quán bar, ngồi xuống và hy vọng rằng đối tượng phù hợp sẽ xuất hiện
và bắt chuyện với bạn? Đừng mơ! Rất có thể, bạn sẽ phải “chờ dài cổ” ở đó trong nhiều năm. Và, hãy đối mặt với điều đó – bạn có thể đã say bí tỉ trước khi tình yêu đích thực xuất hiện. Nhiều người có thể đến trong khi bạn đang chờ đợi, nhưng cả bạn và họ đều không biết gì về nhau. Vì vậy, ngoài những giả định về cách họ ăn mặc hay những gì họ đang uống, bạn sẽ phải bắt đầu từ đầu. Thậm chí sau một cuộc trò chuyện ngắn, bạn vẫn chẳng biết gì hơn. Theo định nghĩa, đây là những tương tác bề ngoài.
Trong nhiều năm, các nhà bình luận đã khuyên chúng tôi rằng nếu muốn gặp gỡ mọi người, chúng ta nên làm gì đó. Nếu tham gia một câu lạc bộ chạy, chúng ta sẽ gặp những người có chung sở thích chạy bộ. Nếu là tình nguyện viên cho Tổ chức Hỗ trợ gia cư (Habitat for Humanity), chúng ta sẽ gặp những người quan tâm đến dịch vụ công cộng và có thể thích làm việc tay chân. Nếu chúng ta tham gia một câu lạc bộ sách... chà, bạn hiểu ý rồi đó.
Những lời khuyên truyền thống dành cho những trái tim cô đơn thậm chí còn đúng hơn đối với các doanh nhân triển vọng. Đừng chỉ ngồi chờ người phù hợp bước vào cuộc đời bạn hoặc thậm chí bước vào văn phòng của bạn. Bạn phải ra ngoài và làm
gì đó để tìm ra họ. Và bạn phải tương tác với họ để tìm hiểu xem bạn đã tìm đúng người chưa.
Vậy những lựa chọn là gì? Rất nhiều người đăng ký học tại trường kinh doanh. Trên thực tế, số lượng cá nhân theo học chương trình MBA ngày nay đang đạt mức kỷ lục. Không có gì ngạc nhiên; trường kinh doanh cho phép bạn làm việc với các sinh viên khác trong những dự án và xem tài năng của họ là gì, những gì thu hút họ, làm thế nào họ có thể làm việc dưới áp lực, v.v... Bạn có thể thức khuya để chuẩn bị bài vở. Bản chất thật sự của mọi người sẽ bộc lộ. Và khi tốt nghiệp, bạn có một mạng lưới cựu sinh viên có thể trợ giúp cho sự nghiệp của bạn sau này.
Nhưng trường kinh doanh là một khoản đầu tư lớn tốn rất nhiều thời gian – mà với các doanh nhân, thời gian là vàng. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh ngay bây giờ – hoặc háo hức đưa ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực – thì việc chờ hoàn thành chương trình học tại trường kinh doanh là điều không tưởng. Hoàn thành bài thi GMAT bắt buộc và trải qua quy trình nộp đơn đăng ký, rất có thể sẽ mất hơn một năm trước khi có thể nhập học.
Cuối cùng, để gặp đúng người có kỹ năng phù hợp với những gì bạn muốn làm ngay bây giờ, thì tìm kiếm ở trường kinh doanh là chưa đủ. Những người bạn thông minh và tốt bụng trong lớp tốt nghiệp 10 năm trước của bạn đâu rồi? Họ có phải là nhà phát triển hay nhà marketing giỏi nhất hiện nay? Ai biết được điều gì – và người nào – mà họ biết?
Người ta cũng nói rằng không phải tất cả kết nối mạng lưới có được trong chương trình MBA đều tốt đẹp như được ca tụng. Các ứng viên được kỳ vọng sẽ tham dự các sự kiện kết nối mạng lưới như một phần của chương trình MBA. Tuy nhiên, hầu hết các sự kiện này, mặc dù “chuyên nghiệp” về mặt kỹ thuật, lại chỉ tập trung vào các chuyến chơi golf, dã ngoại hoặc tiệc nướng. Hầu hết đều coi việc tán dóc quan trọng hơn học tập hoặc làm việc.
Các sự kiện bình thường hơn thì xoay quanh tầm quan trọng của việc lắng nghe những người có kinh nghiệm chia sẻ những câu chuyện cuộc sống và các thông lệ tốt nhất của họ (rất nhiều điều chẳng liên quan gì đến hiện tại). Đó là cách tiếp cận rất mô phạm, từ trên xuống đối với hoạt động chia sẻ thông tin.
Một người tham dự Startup Weekend nói với chúng tôi rằng dù cô ấy đã có được một số kết nối tốt đẹp tại các sự kiện ở trường kinh doanh này, nhưng “đa phần đều thất bại, nghĩa là rất khó để thực sự chứng kiến được năng lực và kỹ năng của những người mà tôi cho là nên gặp. Tôi tìm thấy một vài cố vấn giỏi, nhưng quá chán nản khi không thể hiểu được các bạn đồng niên MBA như mình.” Cô nói rằng các sự kiện kết nối mạng lưới được thiết kế giống như bữa tiệc cocktail khi mà “bạn chỉ lướt qua những người mới hoặc dính với những người bạn đã biết.”
Tôi nói ra những điều này không phải để chỉ trích trường kinh doanh. Đây vẫn là nơi bạn có thể đạt được những kỹ năng quan trọng cho sự nghiệp. Tuy nhiên, bằng cấp không phải là tấm vé hiệu quả nhất để bạn có thể gặp gỡ những người đồng sáng lập công ty khởi nghiệp.
Thế còn tự kết nối mạng lưới – tham gia các bộ phận chức năng tại một công ty nơi bạn đã làm việc hoặc tìm kiếm những người khác trong khu vực quan tâm đến tinh thần doanh nhân – thì sao?
Đây chắc chắn là một động thái hữu ích trong sự nghiệp; không ai nói trước được bạn sẽ tìm thấy ai khi đưa ra một số thăm dò tại những doanh nghiệp địa phương hoặc các sự kiện xã hội. Nhưng đó chính xác là vấn đề: Không ai nói trước được bạn sẽ tìm thấy ai. Hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ nói với người mà bạn vừa gặp về năng lực kinh doanh của mình. Bạn có thuật lại sơ yếu lý lịch hay tìm thấy giai thoại hoàn hảo nào để minh họa cho kỹ năng của bản thân? Bạn có thể nhắc tới một người quen chung không? Có lẽ là không. Có lẽ bạn sẽ thao thao bất tuyệt về
chuyện gì đó không liên quan. Nhưng sớm hay muộn thì việc này cũng sẽ giống như việc tìm đối tượng hẹn hò trong quán bar. Bạn có thể tìm hiểu gì về người kia và họ có thể tìm hiểu những gì về bạn?
Bây giờ, hãy nghĩ về những danh thiếp bạn thu thập được tại các sự kiện kết nối mạng lưới khác. Bạn có nhớ người đó là ai khi về nhà không?
Tạo ấn tượng tốt đẹp với người khác tại một giải đấu golf có thể là một kỹ năng quan trọng, nhưng không phải với tất cả mọi người. Đối với một người trong nghề quan hệ công chúng, đó là một phần của công việc. Nhưng điều này có gì khác biệt đối với một nhà phát triển, một nhà thiết kế hay một kỹ sư? Như chuyên gia khởi nghiệp ở Seattle từng nói: “Dân công nghệ không phải là những nhà kết nối mạng lưới tự nhiên.’’ Và chúng tôi không nghĩ rằng họ phải như thế.
Cuối cùng, những gì người khác nên quan tâm – và thực sự cần quan tâm – là chất lượng công việc của bạn. Nhưng bạn không cần rút máy tính xách tay hay iPad ra, một tay cầm ly vang trắng, đồ ăn để trên đầu gối, để thể hiện mình làm việc như thế nào.
Bạn chỉ cần áp dụng các nguyên tắc kết nối mạng lưới dựa trên hành động của Startup Weekend mà thôi.
BẠN PHẢI THAM GIA MỘT NHÓM
Tại Startup Weekend, chúng tôi không có nhiều rượu vang hoặc món bánh quiche1 nhỏ lạ mắt. Tuy nhiên, vào cuối buổi cuối tuần, bạn và những người xung quanh sẽ thực sự hiểu các kỹ năng của nhau.
1 Một loại bánh mặn có sử dụng đế bánh và khuôn tròn như pizza vơi thành phần cơ bản gồm rau củ và pho mát cứng. (BTV)
Với phương thức đăng ký dễ dàng và không khí buổi tối thứ Sáu thân mật, người tham dự được trông đợi sẽ nói chuyện với nhau; vì điểm chung duy nhất (cho đến thời điểm đó) của họ là mối quan tâm đến tinh thần doanh nhân, nên thật dễ dàng để tìm hiểu về ước mơ, ý tưởng, điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Khi bạn biết mình buộc phải tham gia vào một nhóm và làm việc cùng với những người lạ vào cuối tuần, áp lực ở đây là tìm hiểu tất cả mọi người trong phòng và tìm ra những tài năng xung quanh bạn.
Hãy suy nghĩ về sự kiện kết nối mạng lưới chuyên nghiệp gần đây mà bạn tham dự: Bạn đã tạo ra bao nhiêu kết nối lâu dài?
Bây giờ, hãy suy nghĩ về lần cuối cùng bạn tham gia vào một sự kiện nhóm “ngoại khóa”: Bạn đã tạo ra bao nhiêu kết nối lâu dài?
Nhiều khả năng là mối quan tâm chung của các bạn đã dẫn tới các kết nối mạnh mẽ hơn và mối quan hệ lâu dài hơn. Nếu bạn muốn bắt đầu phát triển ý tưởng khởi nghiệp của mình, hãy làm việc với những người có chung chí hướng!
Đêm thứ Sáu đặc biệt căng thẳng, bởi đó là lúc việc hình thành đội nhóm diễn ra. Tuy nhiên, những ngày làm việc dài vào thứ Bảy và Chủ nhật cũng cung cấp nhiều cơ hội để sáng tạo, xây dựng, cộng tác, khám phá và động não – không chỉ với các thành viên trong nhóm mà còn với những người tham dự khác.
Một người tham dự Startup Weekend nhớ lại một sự kiện ở Vancouver, British Columbia, nơi các nhóm được yêu cầu phải trao đổi thường xuyên với nhóm. Cô thuật lại: “Mặc dù rất khó để dừng guồng quay phát triển các dự án của riêng mình, nhưng tôi rất thích nghe về những gì các nhóm khác đang xây dựng và những lời kêu gọi giúp đỡ của họ. Thật phấn khích khi theo dõi các nhà phát triển, nhà thiết kế, nhà marketing và quản lý dự án
tài năng trong phòng... Đó là một lý do tuyệt vời để tôi tiến lại gần một người mới vào bữa ăn tối thứ Bảy và hỏi họ về kinh nghiệm thiết kế đồ họa.
Bởi Startup Weekend kết hợp các yêu cầu kép về làm việc nhóm và kiểm chứng khái niệm, nên mọi người cảm thấy có động lực để thể hiện những gì họ có thể làm và tìm hiểu những gì người khác có khả năng làm. Nếu một ai đó khoe khoang rằng họ là nhà phát triển giỏi nhất hay bậc thầy marketing, cũng chẳng sao. Tuy nhiên, khi bạn theo dõi năm người khác làm việc cùng nhau và xem chất lượng sản phẩm của họ, bạn đã xây dựng nền tảng mạnh mẽ cho các mối quan hệ hoặc mạng lưới trong tương lai hơn rất nhiều so với việc trao đổi danh thiếp hời hợt (và đôi khi vô nghĩa) tại quán bar.
Chúng tôi cũng thấy rằng các doanh nhân triển vọng cũng rất dễ trở nên hoài nghi. Sau một thời gian, bạn có thể gặp vài người nói rằng họ có thể làm việc này, việc kia nhưng sau đó không thể hoàn thành. Nhiều doanh nhân bắt đầu cảm thấy họ chỉ nên làm một mình. Họ cho rằng những người khác không chia sẻ năng lượng hay đam mê của họ, hoặc không có kỹ năng phù hợp. Một người tham dự Startup Weekend có tên Mike Vandenbos mô tả anh ta từng là một doanh nhân từ năm lên bốn tuổi như thế nào – khi anh bắt đầu bán hạt giống hoa với anh trai và kiếm được 3 xu tiền lãi mỗi gói. Khi lớn lên và có nhiều tham vọng hơn, anh ta bán báo, sau đó mở một cửa hàng sửa chữa động cơ nhỏ trong khi đang học trung học. Sau này, anh ta thành lập một doanh nghiệp tư vấn sự kiện golf.
Khi nhìn lại, Mike nói, thiếu sót rõ ràng của anh là luôn “muốn làm một mình” – không hợp tác với anh trai hay bất cứ ai khác. Khi cố gắng khởi sự các dự án mới, Mike nhận ra rằng rủi ro cao hơn nhiều. Thông qua Startup Weekend, anh học hỏi được rằng anh có thể “đi cùng các doanh nhân khác”.
Những người tham dự Startup Weekend khác đều biết rằng họ cần đối tác, nhưng không biết phải tìm ở đâu. Jesse Maddox đã nhận ra Startup Weekend có thể là một công cụ kết nối mạng lưới tốt thế nào khi anh trở về từ một chuyến đi đến Việt Nam với ý tưởng về một ứng dụng giúp du khách giao tiếp với người dân địa phương. Anh nhớ đã quan sát những cuộc trao đổi giữa hai nhóm và nói: “Thông thường khi một người bán trái cây tiếp cận khách du lịch, khách du lịch nhìn thấy anh ta đến và khởi động chế độ “không/từ chối”. Anh lắc đầu từ chối người bán trái cây, nói ‘không’ liên tục, thể hiện thái độ thất vọng hoặc đơn giản là phớt lờ người đó.’’ Không cần phải nói, toàn bộ cuộc trao đổi là một thảm họa cho cả hai bên.
Maddox nhớ rằng sau khi tham gia một số giờ học ngôn ngữ với người dân địa phương, anh đã có thể giao tiếp một cách hiệu quả và lịch sự, do đó tránh được những cuộc trao đổi lúng túng như mô tả ở trên. “Khi người bán trái cây tiếp cận, tôi mỉm cười và nói: ‘No rồi2.’” Maddox vui mừng khi người bán hàng mỉm cười; sau đó nói điều gì đó mà anh không hiểu. “Chỉ với hai âm tiết ngắn, tôi đã tránh được một tình huống khó xử, tương tác tích cực với văn hóa địa phương và có một trải nghiệm đáng nhớ.”
2 “No” trong tiếng Anh có nghĩa là “không”, ý nói từ chối. “No” trong tiếng Việt ý chỉ no bụng. Trong trường hợp này, người nói sử dụng tiếng Anh nhưng người nghe hiểu theo tiếng Việt. (BTV)
Maddox đã về nhà tại Atlanta, Georgia, và vài tháng sau đó đưa ra một kế hoạch kinh doanh giúp người nước ngoài học nhanh các cụm từ tiếng địa phương quan trọng. Chương trình sẽ bao gồm các cụm từ được thiết kế cho các kiểu người du lịch khác nhau – thương nhân, khách du lịch, v.v... Còn có cả chương trình hướng dẫn cách tán tỉnh bằng tiếng nước ngoài. Maddox gửi ý tưởng cho một số bạn bè và người quen với hy vọng có được nguồn vốn tài trợ. Nhưng anh đã nhận lại những phản hồi giống
hệt nhau: Ý tưởng tuyệt vời nhưng chúng tôi không thể cung cấp cho bạn bất kỳ khoản tài trợ nào cho đến khi chúng tôi thấy bạn đã có một đội ngũ thực hiện.
“Đối với tôi, đây có vẻ là vấn đề ‘con gà và quả trứng’ kinh điển. Tôi không thể có được đội ngũ nếu chưa có vốn đầu tư, và tôi sẽ không được đầu tư khi chưa có một đội ngũ,” Maddox nói. Trải nghiệm của anh minh họa cho những gì chúng tôi nghĩ là một trong những chuyện hoang đường nhất về tinh thần doanh nhân – rằng việc gọi vốn là trở ngại lớn nhất để thực hiện một dự án thành công. Tuy nhiên, như Maddox nhận ra, nguồn vốn có sẵn nhưng các nhà đầu tư quan tâm đến người tham gia. Họ muốn biết ai sẽ tham gia vào đội. Rốt cuộc, làm thế nào họ biết được rằng nhóm người này có đủ kỹ năng và có thể làm việc tốt với nhau nếu Maddox thậm chí không biết ai sẽ làm việc với anh?
Cuối cùng, một nhà đầu tư thiên thần từng là doanh nhân đã khuyên anh tham dự Startup Weekend để tìm kiếm một đội nhóm.
Maddox đã xoay xở để tham dự Startup Weekend tại Atlanta vào phút chót, nhờ một trong những người tham dự khác đã từ bỏ – mà anh gọi là một dịp may hiếm có. Anh đã giới thiệu ý tưởng “Triplingo’’ (tên doanh nghiệp của anh) vào tối thứ Sáu, và nó đã tạo nên một cơn sốt. Trên thực tế, ý tưởng này đã được chọn là một trong 12 ý tưởng hàng đầu của tối đó. Maddox dễ dàng tìm ra 9 đồng sự – bao gồm một nhà thiết kế, các lập trình viên có thể làm việc trên cả ứng dụng web và di động cùng một nhà tiếp thị tài năng. Maddox nhớ lại: “Với các thành viên như vậy, chúng tôi phải chia công việc thành nhiều phần khác nhau. Điều đó có nghĩa là ai cũng có việc để làm.”
Maddox thừa nhận kế hoạch của anh rất tham vọng. Vào cuối tuần, anh muốn có một phiên bản hoạt động trên cả ứng dụng web và iPhone. Để hoàn thành việc này trong một ngày cuối
tuần, nhóm của anh sẽ không chỉ phải cực kỳ tài năng; mà còn phải có động lực rất lớn. Nhóm đã giải quyết một số vấn đề khó khăn; chẳng hạn như một lỗi trong chương trình máy chủ mà họ đang sử dụng đã trì hoãn tiến trình của họ trong vài giờ, và họ đang chuẩn bị bài trình bày cho đến phút chót. Nhưng cuối cùng, nó đã thành công. Triplingo đã được bình chọn là ý tưởng chiến thắng của Startup Weekend tại Atlanta và nhận được vốn đầu tư hạt giống để phát triển trong vòng hai ngày. Cả CNN và tờ Atlanta Journal Constitution sau đó đã chạy phần mềm mẫu ở công ty.
Maddox nói rằng: “Nếu không có Startup Weekend, chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra. Nhóm của chúng tôi sẽ không bao giờ thành lập; tôi có thể vẫn đang lang thang trên các con phố Atlanta để tìm kiếm những người đồng sáng lập, và chúng tôi sẽ không bao giờ có cơ hội thay đổi cách thế giới đi du lịch.” Câu chuyện về Triplingo minh họa cho tầm quan trọng của việc tạo ra đội nhóm của riêng bạn – hãy chủ động tìm người phù hợp thay vì đợi họ tìm ra bạn.
Động lực mạnh mẽ của đội nhóm Triplingo không phải là duy nhất. Mọi người đến Startup Weekend đều sẵn sàng để làm việc. Họ đã dành thời gian này – xếp lại công việc, gia đình và những mưu cầu thường thu hút sự chú ý của chúng tôi. Việc biết rằng thời hạn cuối vào đêm Chủ nhật đang đến rất nhanh biến mọi người thành những nguồn nhân lực chủ lực thực sự.
Tyler Koblasa, nhà sáng lập Ming.ly, một ứng dụng giúp mọi người quản lý hoạt động kết nối mạng lưới chuyên nghiệp của họ, nói rằng ông đã tìm thấy đội ngũ hoàn hảo tại Startup Weekend: hai kỹ sư của Google, cựu phó chủ tịch Hulu, một người có bằng MBA của Georgetown và một luật sư kiêm nhà thiết kế. Nhưng đó không chỉ là việc các tài năng được tập hợp tại cuộc họp mà còn là một sự pha trộn hoàn hảo đối với Koblasa. Ông có thể đã gặp họ ở một nơi khác,“nhưng họ sẽ không sẵn sàng cùng nhau làm việc trong một căn phòng”.
Tyler nói rằng đội của ông đã có một tâm thế “‘chúng tôi muốn chiến thắng’ đầy năng lượng”.
PHÁ VỠ NHỮNG RÀO CẢN
Kết nối mạng lưới dựa trên hành động không chỉ mang lại cho những doanh nhân các thành viên trong nhóm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó còn phá vỡ rất nhiều rào cản giữa các doanh nhân. Gặp gỡ các đối tác kinh doanh tiềm năng thông qua các cách làm truyền thống có nghĩa là chọn những người trông giống như chúng ta, hoặc đến từ cùng trường học, hoặc vùng miền trong nước hay trên thế giới. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng đây là những lý do độc đoán khi tuyển dụng hoặc làm việc với ai đó.
Trong bối cảnh Startup Weekend, các doanh nhân tận dụng những người ở đó. Họ không thể ngồi chờ người phù hợp xuất hiện. Họ phải tìm một người cộng sự, càng sớm càng tốt.
Tại Startup Weekend, họ có cơ hội chứng kiến cách mọi người làm việc, dù nền tảng của họ là gì. Đối với người lo lắng khi làm việc với những người có kinh nghiệm hoặc cá tính khác nhau, kết nối mạng lưới dựa trên hành động giúp bạn hạn chế rủi ro trong trường hợp này. Như một cựu binh của công ty khởi nghiệp giải thích cho chúng tôi thì việc xây dựng mối quan hệ với một đồng sáng lập cũng giống như đi đến hôn nhân. Bạn sẽ phải dành nhiều giờ với đối phương, có thể trong những không gian nhỏ và kín đáo. Hy vọng, ước mơ và tài chính của người này sẽ đan xen với người kia. Khi doanh nghiệp được thành lập, bạn sẽ rất khó thoát khỏi mối quan hệ nếu nó không hiệu quả.
Startup Weekend về cơ bản là một cơ hội để thử hợp tác trước khi thực sự bị ràng buộc. 54 giờ làm việc mang đến cho bạn cơ hội để xem liệu mọi thứ có hiệu quả hay không. Nếu không, bạn không mất gì cả. Khi cuối tuần kết thúc, bạn có thể rời đi. Như một người tổ chức nói với chúng tôi: “Vào chiều thứ Bảy, nếu
nhận ra đối phương khiến bạn phát điên, bạn biết rằng tất cả sẽ kết thúc vào tối Chủ nhật – bạn chỉ cần rời đi mà thôi.”
Một người tham dự Startup Weekend khác đã so sánh trải nghiệm của anh với một chuyến cắm trại mà anh từng tham gia ở trường trung học được tổ chức để giúp trẻ em hòa nhập hơn; bởi khi đối mặt với điều này – trong những nhóm lớn gồm toàn người lạ mặt, tất cả chúng ta đều có xu hướng hành động giống như chúng ta thời trung học. Anh nói: “Trong những năm qua, các giáo viên đã phát triển một giải pháp tuyệt vời để phá vỡ các rào cản xã hội: tuần thứ nhất là đào tạo và chuẩn bị, tuần thứ hai là một chuyến đi cắm trại. Chúng tôi không hề biết nhau, nhưng sau một tuần đi bộ đường dài, ăn, ngủ (và làm mọi việc khác) trong rừng, chúng tôi trở nên gần gũi hơn.” Nhìn lại, anh nói: “Tất cả 40 người không nhất thiết đều phải trở thành bạn bè, nhưng tất cả đều trở nên gần gũi sau tuần đó. Tương tự, Startup Weekend quy tụ một nhóm những người lạ lại với nhau và buộc họ phải làm việc cùng nhau, qua đó, các chuẩn mực xã hội sẽ bị xóa bỏ.” Một người tham dự khác tên là Sasha Pasulka đã so sánh Startup Weekend với trại hè. “Không phải là bất cứ ai [đi] chèo thuyền hoặc làm dây buộc thuyền, đều trở nên thân thiết với tôi trước khi một cố vấn cầm đèn pin đến; nhưng tất cả mọi người trong phòng đêm đó đã bị ràng buộc trong một khoảng thời gian ngắn.” Cô nhớ lại: “Vào sáng thứ Bảy, tôi không còn ở trong căn phòng đầy những người lạ nữa. Vào tối Chủ nhật, chúng tôi đã trở thành những người bạn.” Sasha cho biết cô biết rất ít người trong lĩnh vực này trước ngày thứ Sáu đó, mạng lưới công việc của cô đã “bùng nổ” sau sự kiện, và “vì vậy, tôi đã nắm bắt được những công nghệ tiên tiến, thị trường và những đồng đội tiềm năng”. Kể từ Startup Weekend đầu tiên, cô đã làm việc với tư cách là một nhà bình luận cho một trang web tập trung vào khởi nghiệp, bán công ty mà cô đã khởi sự và làm tư vấn viên cho các dự án khác.
Đưa mọi người vào trong môi trường như Startup Weekend có mục đích kép. Nó giúp giảm rủi ro tài chính trong tương lai, vì
bạn sẽ sớm khám phá ra liệu những người tham dự có khả năng giúp bạn bắt đầu một dự án hay không. Đó cũng là phương pháp để đảm bảo rằng kinh nghiệm khởi nghiệp là do cá nhân thực hiện. Tuy 90% công ty khởi nghiệp thất bại, nhưng “phần thưởng” họ có được là kinh nghiệm. Nếu bạn không thích làm việc với các đối tác thì kinh nghiệm đó chắc chắn là một điều tồi tệ. Nếu đã làm việc với họ trong một ngày cuối tuần, bạn sẽ có định hướng tốt hơn để đánh giá liệu bạn có thể gắn kết với họ về lâu dài hay không. Một vài người tham dự đã xây dựng các công ty thành công và phát triển vượt ra khỏi Startup Weekend, trong khi hầu hết đều tìm thấy mối quan hệ trong công việc, tình bạn và đôi khi là một người đồng sáng lập tại Startup Weekend.
TẬN DỤNG LỢI THẾ CỦA CÁC THIẾT LẬP CÓ NĂNG LƯỢNG CAO, RỦI RO THẤP
Bản chất rủi ro thấp của kết nối mạng lưới tại Startup Weekend khiến nhiều người cho rằng họ có thể mở rộng an toàn tầm nhìn của mình theo những cách khác. Kyle Kesterson, nhà phát triển đồ chơi sinh sống tại Seattle, không nghĩ rằng anh ta có thể học hỏi điều gì đó từ Startup Weekend. Theo Kesterson, bạn anh và “cựu binh” khởi nghiệp Donald DeSantis đã “miêu tả nó với tôi khi cùng mọi người tạo ra iPhone, các ứng dụng web và nó tuyệt vời như thế nào, nhưng tôi chỉ nghe loáng thoáng chứ không nghĩ nhiều về nó.” Kesterson nhớ lại nỗ lực của DeSantis nhằm thuyết phục anh tham gia vào một sự kiện Startup Weekend: “Tôi đã viện đủ lý do và cuối cùng đã lỡ buổi tối thứ Sáu cùng nhau, tôi nghĩ rằng mình sẽ thoát được vụ cuối tuần này.”
Vào 1 giờ sáng thứ Bảy, Kesterson nhớ đã nhận được cuộc điện thoại từ DeSantis: “nghe như thể anh ta vừa mới chạy trốn cảnh sát hay thứ gì đó tương tự vậy.” DeSantis cho hay trải nghiệm Startup Weekend thật tuyệt vời nhưng “không có nhà thiết kế nào ở đó và dù nền tảng của tôi là gì, chỉ cần tôi có kỹ năng thiết
kế hoặc mắt thẩm mỹ, mọi người sẽ rất cần tôi.” DeSantis sẽ không chấp nhận lời từ chối.
Vì vậy, lúc 7 giờ 30 phút vào sáng thứ Bảy, Kesterson đã đến Startup Weekend lần đầu tiên. Anh thừa nhận rằng dự án mà anh tham gia có chút kỳ lạ: tạo ra một con thú cưng ảo trông giống John Stamos. Tamagotchi, tên của sinh vật kỹ thuật số, được cho là một loại mặt hàng “hoài cổ” dành cho những người nhớ Bác Jesse do Stamos thủ vai trong phim sitcom3 Full House những năm 1980.
3 Phim thuộc thể loại hài kịch tình huống. (BTV)
Kesterson nhớ lại việc phác họa sinh vật, sau đó phát triển các tính năng khác nhau của nó trên máy tính. Những người khác mã hóa hoặc chuẩn bị các bài thuyết trình PowerPoint, vì vậy hầu hết mọi người sẽ đi qua máy tính xách tay của anh ấy và có chút ngạc nhiên.
Tuy nhiên, nhiều người cũng cảm thấy thích thú và ấn tượng. Qua cuối tuần, Kesterson đã có một đống danh thiếp và một vài lời mời làm việc. Một người thậm chí còn đề nghị gửi hồ sơ của anh đến Giám đốc Phát triển Sáng tạo tại Pixar.
Nhóm của Kesterson đã giành được giải thưởng về ý tưởng kinh doanh có khả năng kiếm được một triệu đô-la – và cho đến ngày nay, những người tham dự sự kiện cuối tuần đó vẫn nói về nó. Quan trọng hơn là Kyle đã có được cái nhìn đầu tiên về cuộc sống trong thế giới khởi nghiệp. Giờ đây, anh là người đồng sáng lập Giant Thinkwell, công ty xây dựng nền tảng tương tác với người hâm mộ cho những người nổi tiếng và người có ảnh hưởng để phát triển, thu hút và kiếm tiền từ những người hâm mộ thông qua trải nghiệm trực tuyến và di động. Họ đã chuyển từ John Stamos sang những người như Lady Gaga4. Kesterson cũng tốt nghiệp chương trình TechStars của Seattle, một sáng kiến hỗ trợ các doanh nhân chứng minh ý tưởng của mình.
4 Ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng người Mỹ.
Nhìn lại trải nghiệm của mình, Kesterson nói: “Khởi sự Giant Thinkwell là một ý nghĩ chưa từng nảy ra trong đầu tôi” trước khi đến với Startup Weekend. Anh thừa nhận: “Tôi hoàn toàn không có mạng lưới, kiến thức hay hiểu biết về thế giới khởi nghiệp/công nghệ. Dù muốn thành lập một công ty vượt ra khỏi chuyên môn thiết kế và minh họa mà tôi đang làm theo hình thức công việc tự do, nhưng tôi không biết cách soạn một tài liệu giới thiệu ý tưởng trước các nhà đầu tư, phải nói chuyện với ai, hay cần nghĩ đến những gì khi thành lập đội ngũ. Tôi còn rất non nớt, ngây ngô và chỉ có một mình.”
Giống như bạn từng viết những bản nháp thô cho các bài báo ở trường, việc dành thời gian để phác thảo một bản nháp thô về công ty khởi nghiệp sẽ không hề lãng phí công sức. Việc tạo “bản nháp thô” tại các sự kiện hợp tác năng lượng cao và rủi ro thấp giúp xác định và củng cố các yếu điểm. Hãy suy nghĩ về nó như là một buổi diễn tập cho công ty khởi nghiệp của bạn!
Kết nối mạng lưới dựa trên hành động mà anh có được tại Startup Weekend cung cấp cho Kesterson không chỉ một danh sách các liên hệ mới và kiến thức về thế giới khởi nghiệp; mà còn đặt anh vào một thế giới năng động gồm những người đầy động lực. “Startup Weekend giống như cảnh tiêm liều thuốc kích thích vào tim trong phim Pulp Fiction (Chuyện tào lao),” anh nói. Là một nhà thiết kế nhân vật, anh không thể cưỡng lại việc so sánh với phim hoạt hình; và nói rằng anh có cảm nhận giống như chú khủng long Little Foot trong The Land Before Time (Vùng đất tiền sử) khi chú tìm được đường đến miền đất hứa Great Valley. Kesterson giải thích: “Nó ngay lập tức khiến tôi cảm thấy thế giới trước đây của mình quá nhàm chán và đơn điệu. Mọi người ở Startup Weekend đều có khả năng sáng tạo, năng suất và mong muốn hợp tác rất lớn.”
Có cơ hội gặp gỡ các cá nhân từ những lĩnh vực khác là điều mà Kesterson nói anh không có được lúc ở trường học hoặc trong công việc thiết kế đồ chơi hằng ngày. Startup Weekend đã giới thiệu anh với không chỉ “những người đến từ Microsoft và Google”, mà còn với những người mà Kesterson nghĩ rằng họ đến từ “môi trường kinh doanh B2B khô khan”. Anh giải thích rằng dù anh không thực sự phù hợp với thế giới đó, những người đến từ những môi trường khác “đã có các ý tưởng thực sự thú vị về việc hợp tác cùng ai đó với những kỹ năng tương tự như của tôi.”
Trên thực tế, rất nhiều người tham gia Startup Weekend làm việc tại các công ty lớn hơn. Dù họ có thể cảm thấy như thể mình có nguồn tài nguyên vô hạn, khiến họ không biết phải làm gì – vì họ bắt đầu tin rằng họ cần tất cả những tài nguyên đó để khởi sự một công ty mới. Đó là lý do tại sao việc kết nối với “cựu binh” của các công ty khởi nghiệp và làm việc cùng những người có can đảm tham gia vào quá trình này sẽ rất có lợi cho họ.
Tại Startup Weekend, Kesterson đã gặp được những người rất lịch thiệp, và cả những người không; anh thấy những người tham gia vào nền tảng trò chơi mạng xã hội (social gaming) và cả một số người chắc chắn không tham gia. “Đa dạng là thế, nhưng tất cả đều liên quan đến công nghệ và những ý tưởng phát triển. Tất cả mọi người thực sự vui mừng, cởi mở và hào phóng với những ý tưởng của họ.” Anh ấy nói rằng anh chưa từng thấy sự cởi mở này. “Họ muốn nhận được nhiều phản hồi nhất có thể và thực sự tìm tòi nghiên cứu. Và trong quá trình tìm tòi này, bạn tìm ra ý tưởng của mình.”
Kesterson nói rằng khi còn đi học, anh mơ trở thành một nhà thiết kế tự do, nhưng ngay cả khi việc đó thành sự thực, anh cũng đang hiện thực hóa những ý tưởng của người khác. Anh chưa từng nghĩ sẽ sở hữu công ty riêng, nơi anh đưa ra khái niệm cho những gì mình đang thiết kế.
Suy nghĩ của Kesterson trước khi đến với Startup Weekend không phải là độc nhất – và đây cũng không phải là một hiện tượng xuất hiện ở riêng học sinh Mỹ. Thibaut Labarre, một người tham dự Startup Weekend khác, giải thích rằng trong trải nghiệm của mình tại Đại học Kỹ thuật Pháp,“được cho là nơi đào tạo những nhà khoa học và kỹ sư thông minh và tài năng nhất”, ông đã không được tiếp xúc với những người thuộc các lĩnh vực khác hoặc có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Tuy nhiên, tại Startup Weekend ở Paris, Labarre và nhóm của ông đã phát triển trang web mà mọi người có thể chia sẻ hiểu biết của họ về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Ông giải thích: “Mục tiêu là tập trung tất cả mọi người lại với nhau để đưa ra dự đoán chính xác nhất về những gì sẽ xảy ra.” Labarre nói rằng ông muốn xây dựng một khóa học được mô phỏng theo Startup Weekend như một phần trong chương trình giảng dạy tại trường đại học của ông. “Startup Weekend thắp lên tinh thần khởi nghiệp trong tôi và tôi cảm thấy mọi thứ đều có thể thực hiện khi mọi người thuộc mọi lĩnh vực cùng làm việc với nhau vì một mục đích chung.”
THOÁT KHỎI VÙNG AN TOÀN
Các doanh nhân phải khác những người làm việc cho các công ty lớn. Họ không thể chỉ ngồi một chỗ và tương tác với những người khác làm công việc giống họ. Là một cựu binh khởi nghiệp và “nhà truyền bá” cho mạng lưới tinh thần doanh nhân, Bob Crimmins chỉ ra: “Đối với một doanh nhân, mối quan hệ với những người làm công việc khác với bạn giữ vai trò quan trọng nhất.”
Các doanh nhân phải hành động giống như CEO, với cách tiếp cận thực tế hơn. Họ phải biết một chút về mọi khía cạnh kinh doanh. Điều đó không có nghĩa là họ phải có khả năng lập trình nếu những người lập trình nghỉ ốm vào ngày hôm đó, nhưng họ phải biết những gì liên quan đến viết mã. Họ phải ước lượng được khoảng thời gian và cách công việc được thực hiện. Tuy
nhiên, tương tác hằng ngày thường không cho chúng tôi cơ hội xem các đồng nghiệp ở những phòng ban khác làm việc như thế nào. Thoát khỏi vùng an toàn trong lĩnh vực của bạn là yếu tố cần để trở thành doanh nhân thành công. Như chúng ta thảo luận sau đây, Startup Weekend đã giúp các doanh nhân có thể nhìn vào toàn bộ luồng công việc, xem toàn bộ quá trình được thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn như thế nào.
Rất nhiều quản lý dự án tại Startup Weekend tỏ ra khiêm tốn và nói họ chỉ mua cà phê vào buổi sáng và bia vào buổi tối, còn nhóm của họ đã làm tất cả mọi việc. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra. Duy trì đội ngũ vững chắc, kết hợp các kỹ năng cá nhân với một yếu tố cụ thể của dự án, và đảm bảo rằng mọi người hòa thuận và vui vẻ trong khi làm việc là những việc quan trọng của một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp. Việc kết nối mạng lưới dựa trên hành động tại Startup Weekend tạo cơ hội cho các doanh nhân thử sức với những vai trò này.
Không phải tất cả những hoạt động kết nối mạng lưới diễn ra đều thuộc về nhóm của bạn. Một người tham dự Startup Weekend, Alexa Andrzejewski, đã thành lập công ty Foodspotting, một ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải hình ảnh và giới thiệu các món ăn yêu thích (không chỉ những nhà hàng ưa thích) của họ. Alexa mô tả cách cô tham dự sự kiện cuối tuần với một ý tưởng trong đầu nhưng không có kế hoạch để phát triển nó đầy đủ. Thay vào đó, cô dọn một bức tường trống và dán những tờ giấy nhớ mà cô và các thành viên trong đội liệt kê ý tưởng trên đó lên tường. Alexa giải thích: “Chúng tôi muốn động não một cách trực quan.” Và việc đó đã rất hiệu quả; những người tham gia Startup Weekend khác sẽ đặt câu hỏi hoặc đưa ra đề xuất. “Chúng tôi đã nói chuyện với một nhà nghiên cứu thị trường về cách chúng tôi có thể nghiên cứu các nhà hàng để cải thiện Foodspotting, và trao đổi với một luật sư để nắm được quy trình khởi sự một công ty.”
Half Baked
Half Baked là một hoạt động ice breaker5 tuyệt vời khuyến khích những người tham dự Startup Weekend thư giãn, gặp gỡ người khác, thực hành thuyết trình giới thiệu, và ghi nhớ rằng tất cả chúng ta ở đây để có sự vui vẻ. Ý tưởng khởi nghiệp “half baked” khuyến khích mọi người tư duy sáng tạo và có thể thích ứng nhiều tình huống khác nhau.
5 Một hoạt động giúp mọi người không quen biết nhau trước cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn với nhau. (BTV)
1. Điền vào một nửa tấm bảng tất cả những từ ngẫu nhiên bạn có thể nghĩ đến: hươu cao cổ, chuối, móc khóa, núi lửa, chú khủng long, Big Foot, bùng nổ, đĩa bay, dép, tím, thần Zeus, hoa dạ yến thảo. . .
2. Khuyến khích cả nhóm nói ra nhiều từ ngẫu nhiên hơn cho đến khi kín bảng.
3. Chia nhóm thành các đội bằng nhau (mỗi đội gồm sáu người là hợp lý). Chúng tôi muốn chia như vậy để mọi người phải tách ra và gặp gỡ những người mới.
4. Mỗi đội chọn hai từ trên bảng. Những từ này giờ là tên của một công ty khởi nghiệp. Mỗi đội chọn sử dụng các cặp từ và một từ không thể được sử dụng hai lần. (Ví dụ: Đội 4 chọn Chuối nổ thì Đội 7 phải bắt đầu từ Chuối mềm đến Dép mềm.)
5. Khi đã chọn xong từ, các đội có 10 phút để chuẩn bị một bài thuyết trình dài 1 phút giải thích ý tưởng khởi nghiệp của họ.
6. Theo một trật tự ngẫu nhiên, mỗi đội trình bày ý tưởng khởi nghiệp hoàn toàn mới của họ. Ví dụ: “Chúng tôi là Đội 4 và chúng tôi muốn giới thiệu với bạn về Chuối nổ. Chúng ta đều biết rằng trẻ em không phải lúc nào cũng ăn đủ trái cây và chúng tôi cảm thấy rằng đó là vì trái cây khá là chán. Vậy làm thế nào cha mẹ có thể khiến con cái của họ muốn
ăn trái cây? Đương nhiên, bằng cách phục vụ họ món Chuối nổ an toàn và thú vị. . . “
7. Nhóm chiến thắng được xác định bởi âm lượng vỗ tay (đo bằng công cụ Applause-o-Meter).
*Startup Weekend xin cảm ơn Dave McClure đã giới thiệu cho chúng tôi Half Baked.
Alexa đã trình bày ý tưởng của mình đến hàng chục người, và nhận được nhiều phản hồi có giá trị. Khi rời đi vào Chủ nhật, cô đã có một ý tưởng tốt hơn về cách làm cho khái niệm của mình hiệu quả – và cô đã luyện tập thuyết phục khách hàng tiềm năng cực kỳ nhuần nhuyễn. Mặc dù Alexa đã không tìm thấy nhóm của mình tại Startup Weekend, nhưng cô đã tiếp cận được một số nguồn tài trợ ban đầu cho ý tưởng nhờ những kết nối mà cô đã tạo ra ở đó.
Một người tham dự khác của Startup Weekend ở Grand Rapids, Michigan, đã tham gia vào dự án Rethink Water với sứ mệnh giảm lượng rác thải từ chai nhựa bằng cách lắp đặt máy lọc nước tại các trường đại học. Anh nhớ lại: “Tình bạn chốc lát của chúng tôi, cũng như niềm đam mê đối với dự án và những lợi ích chung trong việc đưa không chỉ dự án Rethink Water mà còn các ý tưởng khác ra thị trường, đã tiếp sức cho chúng tôi trong suốt cuối tuần và cho đến ngày nay.”
Giống như Alexa, vị doanh nhân này nói rằng không chỉ những người trong nhóm mới giúp đỡ nhau. “Tôi rất thích tính chất hợp tác và cởi mở của sự kiện.” Anh đã rất ấn tượng với cách ‘mọi người sẵn sàng chia sẻ công việc của họ và giúp đỡ những người khác’. Chúng tôi có thể gặp khó khăn với vấn đề này, rồi một ai đó từ nhóm khác dừng lại, xem xét và đưa ra các lựa chọn thay thế sáng tạo khác.”
Có rất nhiều ví dụ trong cuộc sống hằng ngày về việc chúng ta hành động dựa vào phản hồi của bạn bè: đi mua sắm, chọn màu sơn, lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, tư vấn về mối quan hệ, v.v... Các phản hồi rất quan trọng, đừng bỏ qua những quan điểm bên ngoài khi xây dựng công ty khởi nghiệp của bạn.
Một người phụ nữ khác đến Startup Weekend với ý tưởng tương tự như Groupon, nhưng hướng tới nữ giới, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mà phụ nữ sẽ quan tâm. Cũng giống như Groupon, giao dịch sẽ chỉ được thực hiện nếu có đủ người đăng ký. Vì vậy, cô đã tập hợp một nhóm và gửi tin nhắn yêu cầu phản hồi đến tất cả những người tham dự Startup Weekend. Cuối cùng, họ đã thay đổi mô hình trong suốt sự kiện với ý tưởng rằng một phần tiền sẽ được trao cho các tổ chức từ thiện cụ thể và họ để các doanh nghiệp giữ phần lợi nhuận cao hơn so với mức Groupon đưa ra. Nhờ có tất cả phản hồi mà họ nhận được từ những người tham dự Startup Weekend, ý tưởng mà họ có được vào tối Chủ nhật đã hoàn toàn khác biệt so với ý tưởng ban đầu của họ vào tối thứ Sáu.
NẾU KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÔNG TY KHỞI NGHIỆP THỰC SỰ THÌ ÍT NHẤT HÃY LUÔN XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
Startup Weekend bắt đầu thu hút các nhà đầu tư và các cựu binh khởi nghiệp đến các sự kiện muốn chứng kiến những điều lớn lao xảy ra. Giới đầu tư khởi nghiệp khá phức tạp. Hỏi đúng người, yêu cầu đúng số tiền và trình bày chính xác ý tưởng là những phạm trù mà một người vừa tốt nghiệp đại học hoặc dân công nghệ có thể không biết.
Các nhà đầu tư thường bị những đề xuất ý tưởng kinh doanh mới tấn công dồn dập. Làm thế nào mà họ biết được ai sẽ theo đuổi chúng đến cùng? Các doanh nhân lần đầu chưa có thành tích trong quá khứ sẽ gặp khó khăn trong việc trình bày ý tưởng trước những nhà đầu tư cấp cao nhất. Tuy nhiên, Startup Weekend cho phép các nhà đầu tư theo dõi sự phát triển của một ý tưởng từ bài giới thiệu vào tối thứ Sáu đến một mô hình kinh doanh thực sự – và đôi khi là một doanh nghiệp thực sự – vào tối Chủ nhật. Ngay cả khi một nhà đầu tư không tài trợ cho ý tưởng đó, anh ta có thể tìm thấy một người mà anh ta sẵn lòng hỗ trợ trong tương lai.
Điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Danielle Siauw đã tham dự một sự kiện Startup Weekend tại Singapore, nơi cô đã trình bày ý tưởng về FashionSpace – một trang web với các tạp chí thời trang do người dùng tạo ra, một Facebook về thời trang hay một bộ sưu tập thời trang được gắn kèm công cụ tìm kiếm. Ý tưởng của cô không thu hút được sự chú ý của những người tham dự Startup Weekend và không được chọn để thực thi. Tuy nhiên, bài trình bày của cô đã thu hút được sự chú ý của một nhà đầu tư thiên thần. Ngay sau đó, Siauw nói: “Tôi từ bỏ công việc tẻ nhạt và tìm thấy cuộc sống mới trong công ty khởi nghiệp của mình với sự trợ giúp của Startup Weekend. Cuối cùng, tôi đã có thể thực hiện ước mơ trở thành doanh nhân.”
Donald DeSantis, cựu binh của một số công ty khởi nghiệp tại Seattle, đang tham dự Startup Weekend ở Costa Rica khi ông gặp một chàng trai sở hữu một công ty khởi nghiệp non trẻ tại sự kiện. Dù đây không phải là dự án mà anh ấy đã phát triển vào
cuối tuần qua, nhưng DeSantis đã giới thiệu chàng thanh niên này với một số giám khảo. Anh ta đã kể cho họ về công ty của mình và cuối cùng nhận được đề nghị đầu tư. DeSantis thuật lại, anh chàng đó nói rằng: “Tôi không biết nhà đầu tư nào. Ở Costa Rica, phải mất rất nhiều thời gian để tạo nên những mối quan hệ đó, chưa kể đến tệ nạn quan liêu và hối lộ. Anh đã giúp quãng đường của tôi ngắn lại.’’
Cựu Giám đốc Điều hành của Mạng lưới Northwest Entrepreneur, Rebecca Lovell đã tham dự một số sự kiện Startup Weekend với cương vị cố vấn đầu tư. Cô đề nghị rằng những người tham dự Startup Weekend cần cố gắng gặp gỡ các vị giám khảo và những khách mời khác tại sự kiện. Lovell ví việc tham dự Startup Weekend như “thị thực kéo dài hai ngày cuối tuần. Bạn cần tận dụng thời gian để tạo ra những mối liên hệ mạnh mẽ.” Cô cho rằng nhiều nhà đầu tư có thể “sẵn sàng giúp đỡ, nhưng họ rất bận rộn.” Vì vậy, bạn phải tạo được ấn tượng với họ trong những ngày cuối tuần. Bạn không thể chỉ trao cho ai đó danh thiếp của mình; bạn phải gắn kết với họ và tạo ra kết nối thật sự.
Việc các giám khảo và nhà đầu tư tiềm năng tại Startup Weekend nhìn thấy những gì người tham gia có thể làm được – ngay cả khi ý tưởng mà người tham dự phát triển vào cuối tuần không phải là điều mà họ hy vọng sẽ theo đuổi tới cùng – rất hữu ích. Trên thực tế, chúng tôi cho rằng các doanh nhân mới chớm nở có xu hướng quá tập trung vào những ý tưởng thực tế của họ. Chúng tôi tin rằng con người mới là yếu tố tạo ra hoặc phá hỏng dự án kinh doanh, chứ không phải ý tưởng. Như chúng tôi đã nói ở trên, ý tưởng chẳng đáng một xu. Đó là điều khiến việc kết nối mạng lưới dựa trên hành động tại Startup Weekend rất quan trọng. Những người tham dự sẽ gặp những người có thể quyết định thành công của một dự án. Lovell cũng cảnh báo các doanh nhân đừng tập trung quá nhiều vào ý tưởng của họ, hoặc coi Startup Weekend đơn thuần chỉ là nơi để kiếm tìm người hỗ trợ cho ý tưởng của họ miễn phí vào cuối tuần.
“Khi ai đó ‘kết hôn’ với một ý tưởng, nó có thể gây ra rắc rối cho họ”, cô nói.
Một trong những người cố vấn của chúng tôi đã làm việc với các chương trình tư vấn khởi nghiệp khác như Y-Combinator, nói rằng những kiểu chương trình này chọn những công ty để hỗ trợ dựa trên người tạo nên các nhóm, và hy vọng ý tưởng sẽ thay đổi theo. “Là cố vấn, tôi tìm kiếm những người tham dự ‘ngồi ngoài’ vào tối thứ Sáu, cố gắng tìm đội nhóm để tham gia hoặc [người] cảm thấy chán nản vì ý tưởng của họ không được chọn. Tôi bảo họ hãy cứ nói chuyện với các đội và tham gia vào một đội với những người có vẻ vui vẻ.”
ĐA DẠNG NỀN TẢNG LÀ CHÌA KHÓA
Kết nối mạng lưới dựa trên hành động rất quan trọng, không chỉ với các doanh nhân mà còn với cả quá trình thiết lập cơ sở hạ tầng của các công ty khởi nghiệp ở một nơi cụ thể. Tại các thành phố như New York hay London, tinh thần doanh nhân có vẻ không có gì mới mẻ. Nhưng có rất nhiều doanh nhân tại Mỹ và thế giới cần một cách kết nối hiệu quả với người đồng sáng lập và đồng nghiệp – những người chia sẻ tinh thần khởi nghiệp đó. Startup Weekend cho phép mọi người tạo ra những liên kết mạnh mẽ, từ đó phát triển thành một cộng đồng. Thông thường, những người tổ chức Startup Weekend có rất nhiều địa chỉ liên hệ trong cộng đồng công ty mới khởi nghiệp, doanh nghiệp và/hoặc công nghệ của họ. Vì vậy, mặc dù rào cản gia nhập có vẻ thấp, nhưng các sự kiện thường gồm một nhóm những người tham gia có động lực và quan hệ rộng.
Công tác tiếp cận cộng đồng quốc tế của Startup Weekend nghĩa là các doanh nhân muốn mở rộng tầm nhìn của họ để tìm kiếm những người có cùng chí hướng trên toàn cầu. Một người tham dự Startup Weekend đã khởi sự một công ty cung cấp tủ khóa tại bãi biển và các giải pháp khóa điện tử ở Bồ Đào Nha. Cô muốn mở rộng sang Pháp, nhưng lại nhận ra rằng mình không thể tự
làm điều đó. Vì vậy, cô tham dự sự kiện Startup Weekend ở Toulouse và gặp “những người có nhiều động lực với nền tảng đa dạng” đã giúp cô phát triển kế hoạch mở rộng quy mô sang các quốc gia khác.
Sự đa dạng các nền tảng cá nhân rất quan trọng đối với thành công của Startup Weekend, và là yếu tố cần để hình thành các đội ngũ doanh nhân phù hợp. Eric Lagier là người sáng lập Memolane, một công cụ thu thập và sắp xếp ảnh, nhạc, video, tweet, trạng thái và blog – một ứng dụng “tất cả trong một”. Trong số hai người đồng sáng lập mà anh gặp tại một sự kiện Startup Weekend ở Copenhagen, Eric chia sẻ rằng một người có học vấn mức trung bình, còn người kia thì có tới hai bằng thạc sĩ. Họ đến từ các quốc gia khác nhau – nhóm ban đầu của ông bao gồm những thành viên đến từ Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Đan Mạch – và Eric tin rằng “chúng tôi sẽ không bao giờ có thể gặp nhau trong những hoàn cảnh bình thường.” Anh thấy có rất nhiều lứa tuổi tham gia Startup Weekend – từ những người trong độ tuổi 20 đến những người đã có sự nghiệp lâu dài trong giới doanh nghiệp.
Ít nhất, Eric nói rằng anh đã dành sáu tháng để tập hợp một đội ngũ không chỉ có kỹ năng phù hợp mà còn sẵn sàng làm việc với anh trong dự án. “Những người này có thể đã từng dành cuối tuần để ăn uống, tiệc tùng và làm những việc tầm phào. Nhưng thay vì thế, họ đã quyết định dành thời gian ở Startup Weekend.”
Và không chỉ đội ngũ của anh đã được thành lập như vậy; Eric cũng theo dõi những người khác. Anh kể về một nhà marketing phát triển kinh doanh đã gặp một người quản lý dự án, và hai người họ đã tạo nên một công ty khởi nghiệp thành công. Nhìn lại, Eric nói rằng “rất nhiều năng lượng đã được giải phóng” khi cả hai làm việc cùng nhau.
Alexa Andrzejewski cho biết cô cũng có kinh nghiệm tương tự về việc tìm người tại Startup Weekend. “Tôi là một nhà tư vấn về trải nghiệm người dùng,” cô nói, “tôi đã nhìn khắp mạng lưới của mình và nhận ra tất cả những người tôi biết đều làm công việc giống tôi, có nghĩa là tất cả họ chỉ có thể đáp ứng một vai trò tại Foodspotting.” Alexa không biết bất kỳ nhà đầu tư hay nhà phát triển nào; cô nói đùa: “Họ đến các trại phát triển và những nơi như thế.” Một trong những lý do khiến cô đến với Startup Weekend là vì khả năng “trao đổi chéo (cross pollination)”. Mặc dù Foodspotting không giành chiến thắng trong sự kiện này, nhưng một giám khảo đã đề nghị cấp cho đội của cô 5.000 đô-la tiền vốn sau khi cuộc thi kết thúc – đồng thời đưa ra rất nhiều lời khuyên về cách gọi vốn.
BẠN DUY TRÌ ĐỘNG LỰC NHƯ THẾ NÀO?
Chúng tôi thường tự hỏi là làm thế nào có thể giữ mãi bầu không khí của Startup Weekend trong cộng đồng, ngay cả sau khi sự kiện cuối tuần kết thúc. Chúng tôi không nghĩ rằng việc nhiều người tham dự đang phát triển các ứng dụng và chương trình giúp mọi người giữ liên lạc và đưa những người có cùng ý tưởng tiếp cận với nhau là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Xu hướng về không gian làm việc chung là một bước phát triển quan trọng. Ý tưởng của những người trực tiếp làm các dự án với nhau trong thời gian thực sẽ tiếp tục khuyến khích các mối liên hệ và kết nối mạng lưới dựa trên hành động bắt nguồn từ Startup Weekend.
Khi Tyler Koblasa biết “Coloft” được mở cửa tại Los Angeles, ông đề nghị tổ chức một sự kiện Startup Weekend ở đó. “Mọi người biết rằng họ sẽ tham gia vào cộng đồng này và có thể tìm thấy thứ họ đang tìm kiếm.” Ông nói: “Không gian làm việc chung là thành phần quan trọng trong việc xúc tiến Startup Weekend và không dừng lại ở ba ngày tổ chức mà còn liên quan đến mọi yếu tố dẫn đến sự kiện và những gì xảy ra sau đó.” Thậm chí, Tyler còn bắt đầu tài trợ cho một sự kiện hằng tháng ở đó, mỗi người
phải trả 10 đô-la tiền phí để làm việc trong một dự án từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng cùng những người tham dự khác. “Chúng tôi muốn [thiết lập cả] nguồn cung cấp và mạng lưới hỗ trợ cho Startup Weekend.”
Kết nối mạng lưới dựa trên hành động là một hiện tượng mang tính cục bộ, nhỏ lẻ và địa phương. Bạn không chỉ cần gặp gỡ và nói chuyện với mọi người; mà còn cần phải ở cạnh họ hằng giờ, hay hằng ngày. Nhưng kiểu kết nối mạng lưới cục bộ này cũng có thể được mở rộng. Có người từ ngoài thị trấn đến tham dự các sự kiện của chúng tôi và cả những người gặp gỡ đồng sáng lập, các nhà đầu tư và đồng nghiệp của họ thông qua mạng lưới quốc gia và quốc tế rộng lớn của chúng tôi. Bạn có thể thu nhận kiến thức từ những người khác tại các sự kiện Startup Weekend và chuyển đổi thứ gì đó từ cục bộ thành toàn cầu.
Trong vài năm qua, một số thành viên trong nhóm Startup Weekend đã đến sự kiện South by Southwest6 (SXSW) ở Austin, Texas. SXSW không chỉ là địa điểm lý tưởng để chúng tôi gặp gỡ những người năng động, tính cách độc lập mà còn là một mô hình tuyệt vời cho Startup Weekend. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những nhà sản xuất âm nhạc, nghệ thuật hoặc phim ảnh có thể tham dự các bữa tiệc cocktail hoặc đi đến trường quay cùng nhau. Tuy nhiên, một sự kiện như SXSW hay Liên hoan phim Sundance thực sự cho thấy họ có khả năng làm gì. Mọi người đến các sự kiện này để có thể chứng kiến tài năng trong thực tế. SXSW đã ảnh hưởng lớn đến cả Mỹ lẫn ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu.
6 Lễ hội âm nhạc và điện ảnh diễn ra tại Mỹ. (BTV)
Ngoài tính độc đáo của trải nghiệm tại Startup Weekend, chúng tôi nghĩ rằng nó còn mang ý nghĩa rộng lớn và lâu dài. Khi mọi người có được các bài học từ Startup Weekend và áp dụng chúng trong cộng đồng của họ, đồng thời truyền bá chúng tại nhiều nơi và trong nhiều ngành khác nhau, chúng tôi hy vọng chúng
sẽ trở thành một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng tinh thần doanh nhân.
2
Ý TƯỞNG TỐT CẦN ĐỘI NHÓM TUYỆT VỜI
Thuyết trình để tìm kiếm tài năng, không phải để gây vốn Đ
Ó LÀ VÀO 9 GIỜ TỐI ngày thứ Sáu, và bạn đang ở trong một căn phòng toàn người lạ mặt. Những chiếc hộp pizza đã rỗng từ lâu và được chất đống vào một góc,
nhưng một vài người vẫn đang uống bia. Không gian trong căn gác mái tại Manhattan này thật ồn ĩ. Mọi người bắt đầu cảm thấy nóng, đổ mồ hôi. Nhưng không ai nhận thấy, và có ý định mở cửa. Thay vào đó, các bạn cố gắng trao đổi về ý tưởng kinh doanh và mã hóa máy tính, quảng cáo và cơ sở khách hàng, vốn mạo hiểm và sự thành công của tinh thần doanh nhân. Bạn tìm kiếm, đôi khi là vô ích, những người mà vài phút trước đã cố gắng giới thiệu ý tưởng của họ đến bạn. Và bạn tìm những người quan tâm đến ý tưởng của mình. Bạn cầm trong tay những chiếc hộp pizza với tên công ty tương lai của mình được viết lên đó, hay vẽ nghệch ngoạc cái tên lên mặt sau của những chiếc đĩa giấy và ném chúng vào đám đông – làm bất cứ việc gì để gây được sự chú ý với đám đông hỗn loạn này.
Chỉ vài phút trước, căn phòng này vẫn còn giữ được trật tự. Bạn kiên nhẫn xếp hàng men theo bức tường với 30 người khác, chờ đợi để đưa ra ý tưởng về một doanh nghiệp mới trong 60 giây. Ngay cả sau 75 bài giới thiệu, vẫn có sự im lặng khi mỗi người bắt đầu trình bày. Khi nhìn xuống hàng người kéo dài ra phía hành lang, bạn thấy một số người lo lắng, chỉnh lại áo sơ mi và vuốt tóc. Một số đang ghi chép. Những người khác đang cố gắng
ghi nhớ các câu giống như họ chuẩn bị thử vai cho một vở kịch Broadway.
Và bạn cũng tự hỏi bản thân: Bạn nên tỏ ra hài hước hay nghiêm túc? Bạn nên nhìn vào ai? Bạn có nên nói với họ về những gì bạn làm trong phần đời còn lại không? Có ai quan tâm không? Bạn có nên đề cập đến số lượng tương tự sự kiện mà bạn đã đến không? Giọng của bạn có quá trầm không? Bạn sẽ nói quá lớn hay quá nhỏ? Bạn bắt đầu nghĩ 60 giây không phải là quá dài.
SỰ KỲ DIỆU CỦA 60 GIÂY
Khi bắt đầu thiết kế các sự kiện tại Startup Weekend, chúng tôi không tùy tiện chọn 60 giây để gây khó khăn cho mọi người hoặc vì chúng tôi muốn nhìn thấy sự hoảng hốt trên gương mặt của họ khi nhận thấy thời gian sắp hết. Chúng tôi muốn nói đến thực tế rằng không ai có thể về nhà vào tối thứ Sáu nếu chúng tôi để tất cả mọi người trình bày ý tưởng trong thời gian lâu hơn thế.
Tuy nhiên, có một lý do quan trọng hơn: 60 giây là khoảng thời gian bạn có trong thang máy để giải thích khái niệm về công ty của mình với một người lạ mặt (thậm chí ít hơn, nếu bạn đi đến tầng thấp hơn). Sau 60 giây đó, bạn sẽ không thu hút được sự chú ý của người đó. Thậm chí nếu bạn có một cuộc họp theo kế hoạch với một người nào đó trong thời gian lâu hơn, lời khuyên của giáo viên lớp 7 dành cho bạn là chính xác: Câu chủ đề và đoạn giới thiệu cần phải thật tuyệt vời. Mọi người sẽ ngừng chú ý nếu em không thể khiến họ quan tâm từ những câu đầu tiên.
Vì vậy, tốt nhất là nên khiến 60 giây đó trở nên thật ý nghĩa. Dưới đây là lời khuyên mà chúng tôi đưa ra cho những người tham gia sự kiện trong phần “Friday Pitchfire”, gồm các câu hỏi cần trả lời để sử dụng thời gian của họ một cách khôn ngoan:
• 5-10 giây: Bạn là ai?
• 10-20 giây: Sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì?
• 10-20 giây: Giải pháp của bạn là gì?
• 5-10 giây: Bạn cần ai vào nhóm của mình?
Theo trải nghiệm của chúng tôi, những người tham gia có xu hướng tập trung quá nhiều vào câu hỏi đầu tiên: Bạn là ai? Khi bạn trình bày ý tưởng về một công ty khởi nghiệp, khán giả muốn biết điều gì đó về bạn – liệu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa. Ví dụ, một chàng trai muốn khởi sự một công ty gửi dịch vụ tặng mỗi trẻ em một món đồ chơi bất ngờ qua hòm thư mỗi tháng nói rằng anh đã từng làm việc trong ngành công nghiệp đồ chơi, và tất nhiên điều đó đã tạo cho anh ta sự tín nhiệm. Nhưng những người tham gia các sự kiện của chúng tôi không quan tâm nhiều đến nơi bạn đã theo học. Bạn
có thể để những người tham dự khác biết bạn từ đâu đến hoặc những thông tin cá nhân khác nhưng chỉ khi chúng có liên quan hoặc nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể hâm nóng bầu không khí của khán giả.
Bạn muốn trình bày điểm chính của mình càng nhanh càng tốt. Phần quan trọng nhất của bài thuyết trình là giải thích vấn đề và chạm được vào “nỗi đau (pain-point)” của khán giả. Chúng tôi nhớ có một chàng trai đã đứng dậy và giải thích rằng gần đây anh ấy đã mua một món quà sinh nhật cho bạn gái mình. Nó khá đắt và khi tặng cho cô ấy, anh ấy nói: “Cô ấy nhìn tôi như thể tôi vừa đá một con chó con.” Có thể nói, cô ấy không vui với món đồ anh đã chọn. Ý tưởng của anh là tạo ra một trang web giúp nam giới chọn quà cho phụ nữ, và sau khi khán giả nghe câu chuyện đó, ý tưởng của anh ta đã được đón nhận. Có anh chàng nào trong phòng lại chưa từng trải qua chuyện đó? Tất cả họ đều muốn thử dùng “Manshopper”.
Một doanh nhân khác băn khoăn về sự phiền toái của các cuộc gọi hội nghị: Ai chưa từng quên một cuộc gọi hội nghị hoặc phải chờ đợi những người khác tham gia? Cho dù bạn có chịu trách nhiệm hay vô trách nhiệm, quá trình này đều gây khó chịu. Người đưa ra giải pháp cho vấn đề này bắt chước giọng nói đơn âm tự động lặp đi lặp lại yêu cầu mã sáu chữ số và thông báo số người tham gia cuộc gọi hội nghị. Khi anh đưa ra đề nghị rằng anh biết cách làm điện thoại của bạn đổ chuông khi đến giờ bắt đầu cuộc gọi, anh ta đã khiến mọi người trong phòng rất quan tâm.
Khi tìm cách giải thích vấn đề, cho dù đó là với khán giả, nhà đầu tư hay vợ/chồng của bạn, bạn nên đặt mình vào vấn đề. Có thứ gì đó đang thiếu ngoài kia. Những người muốn được kết nối mà không được kết nối. Những người không hài lòng với dịch vụ được cung cấp, hoặc họ không biết cách để tìm thấy thứ gì đó tốt hơn.
Đó có thể là vấn đề rất nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiều người sẵn sàng cung cấp chỗ ở cho nạn nhân thiên tai, nhưng các nạn nhân và nhà cung cấp chỗ ở lại không thể tìm thấy nhau. Đó là những gì nhà sáng lập Sparkrelief đã giải thích khi ông tham dự sự kiện Startup Weekend ở Denver, Colorado vào tháng 10 năm 2010. Ông từng phải chuyển chỗ ở do cháy rừng ở California và hy vọng sẽ giúp đỡ được những người khác có hoàn cảnh tương tự. Ngày nay, Sparkrelief “trao quyền cho các cộng đồng và tổ chức nhanh chóng chia sẻ thông tin chính xác và cung cấp công tác cứu trợ trong suốt thảm họa.” Nhóm này đã được tạp chí Time đưa tin, nhận được đóng góp từ khắp nơi trên thế giới và từng giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, đừng lo lắng. Bạn cũng có thể trình bày một vấn đề nhỏ hơn. Giống như thế này: Bạn thích xem tivi với bạn bè? Làm thế nào bạn có thể làm điều đó khi họ không ở cùng phòng khách với bạn? Tất nhiên là thông qua một ứng dụng Internet
TV cung cấp tính năng trò chuyện video trong khi bạn đang xem.
GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP CHỈ BẰNG MỘT CÂU
Vậy còn giải pháp thì sao? Bạn có thể tóm tắt nó trong một câu. Trong một phút, bạn phải bỏ qua tất cả các tính năng tuyệt vời mà bạn muốn thêm và tập trung vào sản phẩm cốt lõi. Nó giải quyết vấn đề mà bạn đã trình bày như thế nào? Nếu bạn đã giải thích rõ vấn đề, việc giải thích giải pháp ắt sẽ suôn sẻ.
Đã đến lúc giới thiệu thương hiệu cho sản phẩm của bạn. Hãy đặt tên cho công ty của bạn. Nếu đó không phải là thứ bạn sẽ theo đuổi tới cùng thì điều quan trọng là để mọi người nhớ tên. Khi người tham dự hoàn thành bài thuyết trình 60 giây mà không đề cập đến một cái tên, chúng tôi thường yêu cầu họ đưa ra tên ngay lúc đó. Bởi khán giả phải nghe quá nhiều bài thuyết
trình, nên bạn cần phải cung cấp cho họ một cái gì đó để họ nhớ tới bạn.
Các nhà đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm có thể không phải gặp 50 hoặc 75 người thuyết trình ý tưởng cho họ trong ngày, nhưng chắc chắn con số này không nhỏ trong một tuần – đặc biệt khi tính tất cả những người tìm hiểu xem họ làm và muốn nói gì để tán dóc với họ bên bàn nhậu hoặc tại một bữa tiệc sinh nhật. Nhưng khán giả của bạn, ở cả Startup Weekend và những nơi khác, không chỉ bao gồm các nhà đầu tư, mà còn có các khách hàng! Hãy suy nghĩ về số lượng sản phẩm và dịch vụ tiếp cận dồn dập tới chúng tôi qua quảng cáo mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút thông qua e-mail, tin nhắn, tweet, cuộc gọi điện thoại, quảng cáo truyền hình, biển quảng cáo và cả các biển hiệu trên xe buýt. Bạn cần một cái tên để làm nổi bật sản phẩm của mình.
Tất cả những lời khuyên về nội dung bài thuyết trình của bạn khá dễ hiểu. Nó cần thiết, nhưng chưa đủ – bạn cần phải thể hiện nhiệt huyết của mình. Ngay cả khi là người cuối cùng thuyết trình, bạn vẫn phải cho thấy năng lượng và niềm đam mê như thể bạn là người đầu tiên. Bằng cách tham dự Startup Weekend, bạn đang cố gắng khiến mọi người dành hai ngày tiếp theo trong đời để làm việc với bạn. Bạn đang yêu cầu có được nhiều cam kết hơn trong thế giới thực.
Khẩu hiệu của các công ty Startup Weekend
123DressMe: Vừa “cool” vừa ngầu!
Foodspotting: Địa điểm lý tưởng để mua các loại thực phẩm ngon nhất.
Giant Thinkwell: Tốc độ, vui nhộn, và gây nghiện. Keepstream: Chuyên nghiệp hóa các tweet.
LaunchRock: Tạo trang “Ra mắt sớm” lan truyền chỉ trong vài phút.
Memolane: Xem, tìm kiếm và chia sẻ cuộc sống.
Roqbot: Hãy trở thành DJ.
SuperMarmite: Liên hoan cả phố!
Task Ave.: Bạn cần làm, bạn cần phải làm chúng “ở đâu”, giờ chỉ là chuyện nhỏ.
Vì lý do này, bạn phải cam kết với ý tưởng của mình, cũng như truyền cảm hứng để người khác cam kết với nó.
Nhiều người tham dự Startup Weekend nói rằng phải mất vài lần mới rút được kinh nghiệm; nghĩa là họ phải tham dự một vài sự kiện trước khi thực sự làm chủ được bài thuyết trình. Nhưng ngay cả khi bạn thực sự không hào hứng với ý tưởng của mình đến vậy, thì việc thử thực hiện nó cũng không có hại gì. Một số người mà chúng tôi nói chuyện có một danh sách rất dài các ý tưởng cho những dự án khởi nghiệp và chỉ cần chọn ngẫu nhiên một trong số đó khi họ đến vào tối thứ Sáu. Nhưng khi hoàn thành bài thuyết trình của mình, bạn muốn lắng nghe những người khác có niềm đam mê thực sự chia sẻ. Những người đó có thành phần quan trọng đầu tiên – năng lượng – cần thiết để tạo ra một đội ngũ khởi nghiệp thành công. Dù đừng ngần ngại đứng lên và đưa ra ý tưởng của mình, nhưng cũng đừng quá tự trọng khi gác ý tưởng của mình sang một bên nếu bạn nghe thấy một ý tưởng có vẻ hứa hẹn hơn.
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
Với hiểu biết chắc chắn về kết nối mạng lưới dựa trên hành động và nghệ thuật thuyết trình, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo để khởi sự một doanh nghiệp: xây dựng đội ngũ. Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người cho chúng tôi biết chính xác họ cần ai để xây dựng sản phẩm của họ ở cuối bài thuyết trình. Một phần, điều đó đồng nghĩa với việc đánh giá các kỹ năng của bạn và tìm ra bạn đang thiếu những gì. Bạn là nhà phát triển thực sự cần một số ý kiến chuyên môn thiết kế hay là nhà thiết
kế thiếu kiến thức về phát triển kinh doanh? Bây giờ là lúc để thừa nhận ý tưởng của bạn cần sự trợ giúp và ý kiến chuyên môn nào.
Nhưng có lẽ bạn cũng muốn xem những lĩnh vực khác như thế nào – nói cách khác, thử một lĩnh vực khác. Có thể bạn rất giỏi viết mã nhưng bạn thực sự muốn biết liệu mình đã sẵn sàng phát triển doanh nghiệp chưa. Bạn muốn các nhà phát triển khác tham gia vào nhóm của mình để bạn không phải là người duy nhất thực hiện nhiệm vụ cụ thể đó; điều này giúp bạn có thể làm việc ở các khía cạnh khác của dự án. Đó là một cách hay để xây dựng các kỹ năng mới mà bạn không thể trau dồi trong công việc hằng ngày vì rủi ro quá cao. Bạn có thể nhận ra mình giỏi hoặc kém một mảng nào đó. Điều quan trọng cần nhớ là bạn không mất gì cả. Tương tự như cách chúng tôi thử nghiệm sản phẩm của mình nhiều lần. Đó là những gì các doanh nhân làm.
Sean Kean, một cựu tiếp viên hàng không đã làm công việc mã hóa máy tính trong 20 năm, đã đến sự kiện Startup Weekend đầu tiên để mở rộng tầm hiểu biết. Ông đã thử làm nhiều thứ và nói rằng Startup Weekend giúp ông tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: “Tôi có giá trị nhất ở đâu? Tôi làm hiệu quả nhất việc gì?” Gần đây, ông dành hầu hết thời gian để nói chuyện với các nhà đầu tư và khách hàng, và rất ít thời gian để viết mã. Ông nói rằng các đối tác của mình đã được giải phóng bởi họ thích làm việc vào giai đoạn kết thúc của dự án.
Lưu ý rằng bạn không thể tập hợp tất cả những người bạn muốn vào nhóm của mình. Chúng tôi cố gắng tập hợp số lượng các nhà thiết kế, người viết mã và doanh nhân tương đối bằng nhau nhưng không ép buộc mọi người tham gia các đội cụ thể. Do đó, một số đội thừa người này nhưng thiếu người kia. Nhưng đó là một thách thức nữa mà bạn phải vượt qua.
NHỮNG GÌ BẠN CẦN – NĂNG KHIẾU VÀ NĂNG LƯỢNG
Startup Weekend sẽ giúp bạn biết được sự khác biệt giữa những gì bạn muốn và những gì bạn cần cho công ty khởi nghiệp của mình. Bạn có thể muốn hàng nghìn đô-la, một cố vấn pháp lý, một nhóm nghiên cứu và một số thực phẩm dành cho người sành ăn; tuy nhiên, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ thứ gì trong số đó ở Startup Weekend. Ngược lại, bạn sẽ tìm thấy những gì bạn cần – những người tài năng, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng thích ứng với dự án (và nhiều thức uống năng lượng).
Tìm ra người phù hợp cho nhóm của bạn trong đám đông tại Startup Weekend có thể khá khó khăn. Có rất nhiều người và tên của họ không tự sắp xếp theo bảng chữ cái hoặc theo lĩnh vực hoạt động. Nhưng theo nhiều cách, sự bàn tán sôi nổi diễn ra sau mỗi bài thuyết trình tại Startup Weekend cũng giống như thực tế cuộc sống. Làm thế nào bạn có thể thuyết phục được những người phù hợp tham gia vào nhóm của mình, thậm chí trước khi bạn có kinh phí hoặc khách hàng? Bạn phải tìm cách chinh phục họ – và rất nhiều khán giả đang lắng nghe bài thuyết trình 60 giây của bạn. Bạn cũng phải giải thích trực tiếp cho họ. Đó là sự khác biệt giữa thể hiện bản thân trước bất kỳ người nào trong đám đông để họ chọn bạn, đồng thời chủ động tìm người mà bạn thực sự muốn cùng ăn tối và thuyết phục người đó tham gia cùng bạn. Làm thế nào để bạn nhận được lời nói: “Tuyệt, đón tôi vào lúc 8 giờ nhé” hoặc như tại Startup Weekends thì là: “Gặp tôi ở chỗ bảng trắng trong 20 phút nữa, mang theo bút dạ và máy tính xách tay nhé”?
Nếu là một doanh nhân đang cố gắng tập hợp một đội ngũ, bạn phải thuyết phục những người tài năng tham gia cùng bạn. Hỏi họ về tầm nhìn và đóng góp đối với dự án. Tìm hiểu thêm về nền tảng của họ và chia sẻ nhiều hơn về bạn. Cung cấp tất cả các thông tin liên quan mà họ cần để đưa ra quyết định.
Bạn đã từng xem quảng cáo mà bạn không biết sản phẩm hay dịch vụ nào đang được bán chưa?
Khi chuẩn bị một bài thuyết trình – về công ty khởi nghiệp, định hướng gây quỹ, hoặc thuyết phục bạn bè đến Las Vegas với bạn – luôn tập trung vào thông tin mà người nghe cần nhất để hiểu bạn.
Có nhiều người rất tâm huyết với ý tưởng của mình, song họ lại không biết cách truyền đạt chúng. Nick Seguin, Giám đốc Kinh doanh Khởi nghiệp tại Quỹ Kauffman, nói rằng dù niềm đam mê là chiếc la bàn định hướng cho một doanh nhân, nhưng nó không phải là tấm phao cưu sinh nếu họ không thể thu hút những người khác vào nhóm của mình. Nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đồng đội, “hãy tự thoát khỏi tình huống đó và tìm cách (1) truyền đạt tầm nhìn [rõ ràng hơn] hoặc (2) phát triển tầm nhìn để mọi người đồng tình với bạn.’’
Như chúng tôi đã lưu ý, ý tưởng chỉ là một phần lý do thu hút mọi người đến công ty của bạn. Chủ yếu vẫn là bạn – họ cần biết làm việc cho bạn và với bạn như thế nào. Một số nhà lãnh đạo thành công nhất tại Startup Weekend đã nói với chúng tôi rằng họ không bao giờ từ chối lời đề nghị giúp đỡ và rằng một nhà lãnh đạo thành công có thể tìm được chỗ cho tất cả mọi người trong nhóm. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng trong hiện thực, nhưng ở Startup Weekend, mọi người thường có những kỹ năng hữu ích và sẵn sàng làm việc. Đó là lý do tại sao hầu hết những người tham dự không vội vã từ chối lời đề nghị tham gia nhóm của bất cứ ai khác.
Richard Grote, một cựu binh khởi nghiệp từ Boulder, Colorado, nói rằng Startup Weekend nhắc nhở ông về công việc tại trạm dịch vụ của cha mình. “Nếu bạn cứ loanh quanh mà chẳng làm gì, ông ấy sẽ càm ràm bạn. Vì vậy, hãy lấy một cây chổi và dọn dẹp xung quanh nếu không biết làm gì. Tôi nghĩ rằng Startup Weekend là một trong những nơi mà bạn chỉ muốn được bận rộn.”
Nicholas Gavronsky đã viết về trải nghiệm khởi nghiệp của mình khi khởi sự một công ty có tên Animotion tại Startup Weekend ở New York vào mùa xuân năm 2011 với ý tưởng để người dùng tạo ra các video trên chiếc iPhone của họ từ một loạt ảnh chụp tĩnh (stop-action7 photograph). Tất cả các doanh nhân thành công mà ông gặp đều nói rằng đội ngũ là “tuyệt đối quan trọng”. Sau sự kiện, ông đã viết trên blog: “Mỗi lần nghe điều này, tôi gật đầu và nói: ‘Ồ vâng, tất nhiên điều đó quan trọng’ – nhưng không phải lúc nào cũng hiểu những động lực nhóm mà mình cần để thực hiện ý tưởng.” Ông không biết các đồng đội của mình trước khi gặp họ, nhưng “từ giây phút chúng tôi ngồi xuống và bắt đầu làm việc, mọi việc diễn ra liền mạch. Đó là điều tôi chưa từng trải nghiệm trước đây, thậm chí trong trường đại học và vô số các dự án nhóm mà tôi phải hoàn thành.”
7 Còn được gọi là stop-motion, kỹ thuật chụp ảnh liên tục và ghép thành video. (BTV)
Trước khi đến Startup Weekend, Gavronsky đã thử và vẫn thất bại trong việc khởi tạo hai công ty khởi nghiệp khác. “Cuối cùng, tôi nhận ra mình thất bại bởi các đội ngũ [tôi đã xây dựng] không đủ mạnh mẽ không phải do thiếu kỹ năng hoặc chuyên môn, mà do thiếu chất kết nối và khả năng để bù đắp những điểm mạnh và yếu của nhau. Khi bạn có thể làm điều này – và nỗ lực không ngừng như chúng tôi – nó tạo ra niềm đam mê và quyết tâm không ngừng để các bạn có thể thực thi ý tưởng một cách hoàn hảo.”
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ về mối quan tâm và kế hoạch của mình khi thuyết phục mọi người tham gia nhóm. Bạn có muốn theo đuổi dự án này về lâu dài không? Đây có phải là thứ bạn đang thử nghiệm? Bạn có mong muốn trở thành Giám đốc Điều hành của công ty này với các thành viên khác trong nhóm làm việc cho bạn, hay bạn hy vọng rằng các bạn sẽ là đối tác? Không có câu trả lời đúng cho những câu hỏi này. Mặc dù chúng tôi nghĩ rằng mô hình CEO không hiệu quả trong “tổ chức” ba người, nhưng tất nhiên, điều quan trọng nhất là cần minh bạch về các hoạt động và kế hoạch của bạn.
Bạn có ý tưởng hay về mẫu người mà bạn đang tìm kiếm không?
Bạn có kế hoạch hay khung thời gian dự kiến không? Bạn có biết nhiệm vụ nào cần phân bổ kỹ năng nào không?
3
GIÁO DỤC THỰC NGHIỆM
Bước ra khỏi vùng an toàn của bạn trong khi vẫn làm việc cùng nhau trong một tập thể
G
IỜ THÌ BẠN ĐÃ SẴN SÀNG bắt tay vào những công việc cần thiết để khởi sự một công ty khởi nghiệp. Hãy coi Startup Weekend như là một loại hình giáo dục – thứ mà các chuyên gia thường gọi là giáo dục thực nghiệm.
Một trong những niềm tin cốt lõi của chúng tôi tại Startup Weekend là các doanh nhân chỉ thực sự hiểu khi họ bắt tay vào thực hiện. Tại mỗi sự kiện, chúng tôi đều yêu cầu những người tham dự làm việc theo nhóm. Chúng tôi khuyến khích họ sử dụng khả năng sáng tạo để tư duy, đổi mới và giải quyết vấn đề cũng như tận dụng các kỹ năng phân tích để xây dựng giải pháp, khắc phục những trở ngại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thực. Dù người đó làm việc trong lĩnh vực công nghệ hay kinh doanh, họ đều phải khai thác tất cả khả năng của bản thân nhằm đưa ra giải pháp cho vấn đề đặt ra.
Đội ngũ Startup Weekend đã mất rất nhiều thời gian để giải thích lý thuyết này và chứng minh rằng các hoạt động giáo dục thực nghiệm có hiệu quả. Đúng vậy, thường thì mọi việc diễn ra khá lộn xộn, và phần lớn các tình huống không nằm trong dự đoán. Nhưng khi bạn buộc mọi người nghĩ sâu hơn về bản thân cũng như các khả năng của họ, họ có thể tạo ra những điều bất ngờ mà trước đây họ cũng không nghĩ nó tồn tại.
Sự so sánh tốt nhất cho quá trình này có lẽ là việc học ngôn ngữ. Sean Kean, cựu tiếp viên hàng không và là người tham dự rất
nhiều sự kiện Startup Weekend, nói với chúng tôi rằng ông đã dành sáu năm học tiếng Tây Ban Nha và chưa bao giờ sử dụng nó đủ nhiều. Ông nói mình “không thể làm việc gì chuyên môn bằng tiếng Tây Ban Nha”. Nhưng ông đã trải qua một năm rưỡi ở Nhật Bản và bây giờ thông thạo tiếng Nhật. Đến Startup Weekend cũng tương tự như “đi đến nơi đó”; nói cách khác, đó là sự hòa mình vào văn hóa khởi nghiệp.
Michael Marasco đã thiết lập chương trình có tên Nuvention tại Đại học Northwest dựa trên mô hình học hỏi-qua-trải nghiệm. Ông giải thích việc để sinh viên khởi nghiệp ngay tại lớp học, thay vì chỉ nghiên cứu các tình huống của những doanh nghiệp khác là do: “Chúng tôi muốn giúp sinh viên hiểu rõ quá trình ngay từ việc tìm ra một ý tưởng hay một vấn đề là điều cốt lõi trong kinh doanh – từ đó họ có thể xây dựng một doanh nghiệp xoay quanh ý tưởng/vấn đề đó, cho tới trình bày ý tưởng cho các nhà đầu tư tiềm năng như thế nào.” Marasco giải thích: “Các nghiên cứu tình huống không làm được việc đó.”
Giáo dục thực nghiệm có giá trị vô cùng to lớn đối với các doanh nhân giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nó cũng có thể là lối sống cho bất kỳ ai trong bất kỳ tổ chức nào. Nó có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn một chút, nhưng hầu hết những người chúng tôi gặp đều nhận thấy rằng việc học hỏi-qua-trải nghiệm thực tế cũng thú vị hơn. Mặc dù luôn có thất bại, nhưng những thành công đem lại cảm giác thực hơn và thú vị hơn. Và đó có lẽ là bởi họ được là chính mình.
Ngoài việc thuyết giảng về sức mạnh của giáo dục thực nghiệm tại các sự kiện, Startup Weekend cũng mang lý thuyết đó áp dụng vào nhân viên của mình, tạo ra những công việc tuy khó khăn nhưng vô cùng thú vị. Một nhân viên của Startup Weekend kể lại cuộc phỏng vấn của cô với chúng tôi: “Lúc bắt đầu, mối liên hệ giữa chúng tôi khá đơn giản. Họ biết tôi từng là một chuyên viên marketing và tôi biết họ cần ai đó làm marketing.” Nhưng khi bắt đầu công việc, cô đã phải làm quen
với mọi lĩnh vực của công ty. Cô nói: “Lúc đó, tôi tin vào tầm nhìn và đội ngũ của họ, còn họ tin tưởng tôi. Tất cả những thứ khác mà công việc này đem đến kể từ buổi phỏng vấn đó đều là kết quả trực tiếp của giáo dục thực nghiệm.”
Chúng tôi cố gắng trao quyền cho bất cứ ai đến làm việc cho Startup Weekend bằng cách yêu cầu họ tự tạo ra bản mô tả công việc cho chính mình. Chúng tôi thúc đẩy họ bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân bằng cách thử nghiệm các cách tiếp cận khác, các nhiệm vụ khác, và những đích đến khác. Đó cũng chính là những gì mà chúng tôi khuyến khích các doanh nhân tham gia sự kiện của chúng tôi. Bạn không phải tham gia vào một công ty khởi nghiệp hay mở một công ty để thấy được sức mạnh của giáo dục thực nghiệm. Một người tham gia sự kiện của chúng tôi tuyên bố: “Không phải tất cả mọi người đều muốn trở thành một doanh nhân; tuy nhiên hầu hết mọi người đều muốn phát triển bản thân... và không có cách làm nào tốt hơn là giáo dục thực nghiệm.”
Nếu bạn là sinh viên thay vì là một chuyên gia, việc này có thể đáng sợ, nhưng khi vượt qua nó, chắc chắn bạn sẽ có sự tự tin cùng với một kỹ năng mới.
Bạn có thể nghĩ về một thời điểm khi bạn có được một kỹ năng mới thông qua việc học hỏi-qua-trải nghiệm?
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỐI CẢNH, HẠN CHÓT VÀ PHẢN HỒI TỨC THÌ
Có một số thành phần rất quan trọng làm nên sự thành công của giáo dục thực nghiệm. Thành phần thứ nhất mà những người trong ngành quảng cáo đã đúc kết qua nhiều năm đó là bối cảnh. Nếu muốn mọi người hiểu rằng họ nên mua cupcake của bạn, thì bạn nên đặt một biển hiệu bên ngoài cửa hàng
bánh, trưng ảnh một ai đó đang thưởng thức nó. Không phải mọi người không biết phải làm gì với một chiếc cupcake hoặc không biết mua bánh ở đâu; đơn giản chỉ là nhìn thấy các quảng cáo theo bối cảnh giúp não bộ của chúng ta xử lý thông điệp hiệu quả hơn.
Tương tự, chúng ta có thể nói đi nói lại về những điều cần thiết để khởi sự một doanh nghiệp thành công ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu không tự mình trải nghiệm, thì kiến thức mà họ có được chỉ là lý thuyết suông. Một số trường đại học dần nhận ra điều này, và đang bổ sung loại hình giáo dục này vào chương trình đào tạo của họ. Một khi bạn nhận ra mình không cần phải có bằng cấp trước khi bắt đầu một doanh nghiệp, thì chẳng có lý do để không khởi nghiệp khi bạn còn đang đi học!
Thành phần quan trọng thứ hai của giáo dục thực nghiệm là hạn chót. Cần phải có một lý do để hối thúc bạn hoàn thành nhiệm vụ ngay trước mắt. Beth Altringer, giảng viên tại Harvard, giải thích về việc các nhóm sinh viên của cô không thực sự kết hợp với nhau để tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh xoay quanh ý tưởng của họ cho đến trước ngày thuyết trình giữa kỳ như thế nào. “Hạn chót rất hữu ích cho một nhóm có ý tưởng tốt, bởi nó buộc họ suy nghĩ sâu sắc hơn. Nó buộc họ phải động não.” Hạn chót của chúng tôi tại Startup Weekend có thể chặt chẽ hơn, nhưng chúng tôi muốn thúc đẩy họ nhanh chóng vượt qua các giai đoạn khác nhau để đảm bảo rằng họ học hỏi qua từng trải nghiệm.
Quan điểm của bạn đối với hạn chót như thế nào?
Giống như bất cứ điều gì khác, bạn càng quen thuộc với nó thì càng ít gặp khó khăn hơn. Chia các dự án lớn thành các phần nhỏ và đặt hạn chót cho chúng. Chúng tôi nhận thấy việc nhìn thấy số việc đã
hoàn thành trong danh sách việc cần làm thường tạo động lực lớn cho người thực hiện.
Các hạn chót mà Startup Weekend đưa ra đối với những người tham gia buộc họ phải thu hẹp khối lượng công việc và tập trung vào những gì quan trọng nhất. Một người tham dự phản hồi: “Các công ty khởi nghiệp chỉ phát triển mạnh khi gặp những khó khăn. Bằng cách tự khóa mình vào cuộc chạy nước rút cuối tuần này, chúng tôi buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn và tinh chỉnh vấn đề, giải pháp và thị trường xuống mức cốt lõi.”
Eric Koester – một người tham dự kỳ cựu của Startup Weekend và hiện là người đồng sáng lập Zaarly (một thị trường nơi mọi người có thể mua và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ tại chỗ), nói rằng: “Điều quan trọng là phải hiểu 54 giờ ngắn ngủi như thế nào. Về cơ bản, bạn cần có kế hoạch cho từng phút một về những gì sẽ xảy ra và những gì sẽ mất để có được thứ gì đó mà bạn có thể trình bày vào tối Chủ nhật.” Ông ấy cũng khuyên bạn nên hình dung ra bài thuyết trình và “giải bài toán ngược”. Nếu thấy quá sức, bạn phải giảm quy mô. “Cắt bỏ mọi thông tin rườm rà để tạo ra thứ gì đó để rõ ràng cho khán giả.”
Nicholas Gavronsky, thành viên của nhóm tại Startup Weekend ở thành phố New York đã tạo ra Animotion (hiện là một ứng dụng iPhone) cho biết sự đơn giản là chìa khóa thành công của họ: “Chúng tôi đã đưa ra hàng trăm ý tưởng và các tính năng bổ sung. Nhiều người cho rằng càng thêm nhiều tính năng thì sản phẩm cuối càng hoàn chỉnh.” Tuy nhiên, Gavronsky và nhóm của ông không đồng ý với điều đó. “Việc có quá nhiều tính năng khiến người dùng bị choáng ngợp và mất tập trung. Nói tóm lại, bạn cần phải tập trung vào cốt lõi của ý tưởng, lặp lại và đưa ra phiên bản đơn giản nhất.” Tất nhiên, bạn có thể xây dựng nó sau này.
Khía cạnh cuối cùng của phương pháp giáo dục thực nghiệm mà chúng tôi thấy quan trọng không kém là phản hồi tức thì. Một lớp học truyền thống thường đòi hỏi bạn phải nộp bài tập
thường xuyên để nhận được phản hồi từ giáo sư. Nếu sử dụng một số nguyên tắc mà chúng tôi thảo luận trong chương tiếp theo, bạn sẽ thấy mình có thể nhận được phản hồi ngay lập tức từ nhiều người khác nhau (ví dụ như khách hàng tiềm năng) về những gì bạn đã xây dựng hoặc đang lên kế hoạch. Sắp xếp các thông tin đó (một số còn mâu thuẫn với nhau) khá khó khăn. Tuy nhiên, không gì có thể thay thế được việc học hỏi trực tiếp và áp dụng các kiến thức đó vào dự án của bạn.
Nick Seguin, người nói rằng tham dự Startup Weekend là một phương thuốc với anh, đã rất ngạc nhiên trước những gì mọi người đã tự học dưới áp lực. “Kinh nghiệm rất cần thiết; khi tôi không thể thuê người khác làm cho mình, tôi tìm cách giải quyết vấn đề qua Google.” Bởi vì chờ đợi là một sự lãng phí!
BRAINDUMP
Trở lại với trải nghiệm thực tại Startup Weekend, điều đầu tiên chúng tôi yêu cầu người tham dự là thực hiện một braindump8. Thứ Sáu là một đêm dài ở Startup Weekend. Các đội thường không thể tập hợp trước 10 giờ tối; tuy nhiên, lúc đó mọi người rất phấn khởi và muốn bắt tay vào công việc ngay lập tức. Sự khởi đầu của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào đều cần đến việc đưa ra toàn bộ ý tưởng. Đó là công việc của người lãnh đạo để đảm bảo ai cũng có quyền nêu lên ý kiến của mình. Điều quan trọng là phải đặt vấn đề ngay từ đầu để mọi người có cơ hội đưa ra ý kiến. Đến cuối đêm thứ Sáu, chúng tôi thấy những chiếc bảng trắng trong phòng họp chi chít danh sách và sơ đồ. Nhìn vào đây là cách tốt nhất để hiểu rõ những ý tưởng được phát triển như thế nào.
8 Được hiểu là sự chuyển tải những kiến thức trong não sang một phương tiện lưu trữ khác để giải thoát khỏi tình trạng quá tải và tê liệt trí não. (BTV)
Đôi khi hoạt động braindump này có thể dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn kế hoạch. Ví dụ: Chúng tôi đã chứng kiến một nhóm bắt đầu với ý tưởng xây dựng ứng dụng di động cho quán bar. Khi bạn đi vòng quanh một khu phố, nó sẽ cho bạn biết những quán bar ở gần đó và họ đang bán loại đồ uống nào. Chủ quán có thể gửi phiếu giảm giá ngay lập tức cho người dùng ứng dụng để thu hút họ đến quán của mình.
Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận tối thứ Sáu, nhóm đã nhận ra rằng có người đã tạo ra ứng dụng này và ra mắt nó hai tuần trước và họ đã làm rất tốt. Cả nhóm đã cố tìm cách để cải thiện những gì có sẵn, nhưng cuối cùng quyết định đi theo một hướng hoàn toàn khác. Họ nhìn vào ba ý tưởng khả thi khác mà các thành viên trong nhóm đề xuất. Một cái quá khó về mặt kỹ thuật để có thể hoàn thành nhanh chóng, và một cái khác có vẻ khó bán.
Cuối cùng, họ đã chọn Quotify. Đây là một trang web cho phép người dùng đăng các nhận xét vui nhộn từ bạn bè, chụp ảnh họ và sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên (bốn ngày, bốn tuần…) – trang web sẽ gửi lại người dùng những nhận xét thú vị của bạn bè.
Các thành viên trong nhóm nhận thấy họ có thể thiết kế một website như vậy chỉ trong thời gian cuối tuần, và có thị trường
tiềm năng cho nó. Họ giải thích rằng điều mang lại sự khác biệt cho họ chính là sự xa cách, thiếu gần gũi trong xã hội hiện đại. Thông thường, khi bạn bè của bạn nói những điều hài hước, bạn có thể tweet chúng hoặc đăng lên Facebook. Tuy nhiên, những câu nói này thường bị chôn vùi dưới hàng loạt các cập nhật khác. Rồi bỗng dưng một ngày, bạn nhận được những khoảnh khắc vui nhộn này chẳng phải rất thú vị hay sao? Quotify sẽ giúp nối dài những câu chuyện cười giữa những người bạn.
Ý tưởng này đã không giành được chiến thắng vào cuối tuần đó, nhưng cả nhóm đã phối hợp rất ăn ý với nhau. Bởi chỉ có sáu thành viên, họ đã bị đẩy vào một không gian nhỏ hơn bình thường – một phòng họp chật hẹp, không có cửa sổ trong suốt một giờ. Mỗi lần thiếu không khí, họ mở cửa và sau đó lại đóng lại mỗi khi muốn luyện tập bài thuyết trình hoặc thảo luận về chiến lược. Trưởng nhóm là người rất tốt, khi nhóm cảm thấy áp lực vào ngày Chủ nhật để sắp xếp mọi thứ một cách ổn thỏa, sự hài hước của cậu ấy đã giải tỏa căng thẳng cho mọi người. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, họ muốn sử dụng bản ghi âm có hiệu ứng âm thanh. Hai thành viên của nhóm không rõ cách sử dụng chương trình Garage Band, nhưng họ đã làm việc cùng nhau vì không ai thực sự biết phải làm thế nào. Sẽ thật may mắn nếu chúng tôi lại được chứng kiến nhóm này làm việc cùng nhau – bất kể ý tưởng tiếp theo của họ là gì.
Một phụ nữ trong nhóm, có kinh nghiệm về phát triển kinh doanh, cho biết cô đã tham gia vào một sự kiện Startup Weekend trước đó, nhưng nhóm của cô ấy là thảm họa vào cuối tuần đó. Nhóm trưởng đã nhận được một cuộc gọi từ một nhà đầu tư tại AOL vào dịp cuối tuần này và bắt đầu nói xấu các thành viên khác. Không có chuyện gì xảy ra; không cần phải nói, các nhà đầu tư không muốn nghe về các tranh chấp nội bộ. Và các thành viên khác rất tức giận vì nhóm trưởng đã nói xấu sau lưng họ. May mắn là những câu chuyện này rất hiếm gặp ở Startup Weekend, và chúng tôi làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng mọi người hiểu đây là môi trường được xây dựng bởi sự tin
tưởng. Đúng là một số nhóm có kết nối tốt hơn so với các nhóm khác; cũng giống như hẹn hò vậy. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào nhiệm vụ đang diễn ra thay vì tiếp tục “ăn mảnh”, khả năng thành công sẽ cao hơn.
Môi trường tại Startup Weekend – dù thực tế đây là một cuộc cạnh tranh – sẽ giúp kết nối các nhóm nhanh hơn. Baton Rouge, người đã từng tham dự Startup Weekend nói với chúng tôi: “Từ ‘căng thẳng’ cũng không lột tả hết được sức nóng 54 giờ đó. Các chương trình truyền hình thực tế có thể được quay từ những sự kiện này, vì các đối thủ đều rất áp lực và tập trung. Một số người có thể nói với bạn rằng họ chỉ ở đó để học hỏi, nhưng đừng bị lừa; chúng ta là doanh nhân! Cạnh tranh cùng với khát vọng được công nhận nằm trong bản năng của chúng ta.”
BẠN CÓ MỘT Ý TƯỞNG KHẢ THI – VẬY THÌ SAO?
Khi bạn có một ý tưởng khả thi, thì giờ là lúc để nhanh chóng tinh chỉnh và lập thứ tự ưu tiên. Khía cạnh quan trọng nhất của sản phẩm này là gì? Có ít nhất hai trường phái tư duy tại Startup Weekend về câu hỏi này. Một số người nói rằng điều quan trọng nhất là tạo ra thứ gì đó vào dịp cuối tuần này. Thật vậy, nhiều người tham gia Startup Weekend là những người kiến tạo theo tự nhiên cũng như về khía cạnh chuyên môn. Họ đến vì họ thấy vui khi tạo dựng cái gì đó nhanh chóng. Họ muốn kiểm tra các giới hạn của bản thân. Họ thấy trừ khi họ có thể cho khách hàng một cái gì đó để thử nghiệm, họ sẽ không biết phát triển doanh nghiệp của mình như thế nào. Một trong số những người tin tưởng trường phái này đã xây dựng chức năng gọi điện hội nghị được mô tả trong Chương 2. Bạn chỉ cần lập lịch một cuộc gọi trên lịch Google, và tất cả các số điện thoại trong danh sách sẽ được gọi và kết nối tại thời gian đã được chỉ định. Anh đã mô phỏng chi tiết cơ chế hoạt động của nó ngay trong đêm Chủ nhật.
Một trường phái tư tưởng khác là bạn chỉ cần có được một ý tưởng đã được phát triển tương đối cụ thể trong dịp cuối tuần này. Chỉ cần đăng ý tưởng về một sản phẩm hoặc dịch vụ mới lên một trang web và hỏi xem mọi người có hứng thú với nó không. Hãy để mọi người đăng ký và nói với họ rằng bạn sẽ cho họ biết khi nào sản phẩm/dịch vụ sẵn sàng bán ra. Sau đó, bạn sẽ có một số đầu mối về những gì mọi người muốn và thậm chí bạn sẽ không lãng phí năng lượng, thời gian hay tiền bạc để xây dựng bản thử nghiệm cho nó. Đây là điều mà các nhà lý luận kinh doanh gọi là chứng minh khái niệm.
Chúng tôi khuyến khích mọi người tiến xa thêm một bước tại Startup Weekend và xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu của họ. Thay vì chỉ có một trang web cho mọi người thấy sản phẩm này sẽ như thế nào khi nó được xây dựng, hãy tiếp tục và xây dựng một phiên bản rút gọn của nó. Là một trong những người tiên phong của lý thuyết này, Eric Ries, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Venture Hacks: “Ý tưởng về sản phẩm khả thi tối thiểu rất hữu ích vì bạn có thể nói một cách đơn giản: Tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một sản phẩm giải quyết vấn đề cốt lõi này cho khách hàng... chúng tôi nghĩ rằng... những người chấp nhận phiên bản đầu tiên của loại giải pháp này sẽ là những người bao dung nhất. Và họ sẽ bổ sung ý tưởng về những đặc tính mới nếu chúng ta cung cấp cho họ những đặc tính cốt lõi, dù xấu hay tốt đều nhằm mục đích hoàn thiện sản phẩm.”
Dan Rockwell, người đã thành lập một vài công ty khởi nghiệp và tham gia vào chương trình Startup Weekend ở Columbus, Ohio, đưa ra cách suy nghĩ ngắn gọn về các sản phẩm khả thi tối thiểu: Chúng nên là những sản phẩm có giá trị tối thiểu, đạt được những mong muốn tối thiểu, dùng số tiền tối thiểu, với sự ngớ ngẩn tối thiểu mà khách hàng phải chịu đựng – và một động lực tối đa để phát triển.
Công ty Big Kitty Labs của Tập đoàn Rockwell, sản xuất một thứ được gọi là Protobake, đó là “các ví dụ mã chức năng” cho thứ bạn muốn thực hiện ở mức sản phẩm khả thi tối thiểu. Ông coi nhữngprotobake này như là một phương tiện để điều hướng cho cuộc trò chuyện giữa bạn và cả nhóm, khách hàng hay nhà đầu tư. Nếu coi sự phát triển của sản phẩm như là một cuộc trò chuyện thì ta phải hiểu là nó phát triển nhanh và lặng lẽ. Bởi lẽ trong khi chúng ta nói qua nói lại thì sản phẩm mẫu đã thay đổi hoàn toàn. Điều này được gọi là sự tinh chỉnh.
Chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về cách nhận phản hồi từ những người chấp nhận sớm và một số phương pháp khác bạn sẽ thấy tại Startup Weekend trong chương tiếp theo. Đến bây giờ, chúng tôi tự tin để nói rằng các nhóm tại Startup Weekend cần phải biết họ có thể hoàn thành những gì với thời gian, tài nguyên và tài năng mà họ có.
HỌC HỎI-QUA-TRẢI NGHIỆM
Cho dù những người tham dự Startup Weekend có phát triển ý tưởng của họ một cách đầy đủ tới mức tạo ra những phiên bản mẫu hoạt động được tại cuối sự kiện hay không, họ luôn học hỏi bằng cách bắt tay vào làm. Startup Weekend áp dụng hình thức giáo dục thực nghiệm một cách chân thực nhất. Trên thực tế, một sinh viên đã tốt nghiệp ở trường California Polytech nói với chúng tôi rằng đây là điều anh ấy đánh giá cao nhất. Là một người đến từ môi trường học hỏi-qua-trải nghiệm, anh ấy đặc biệt thích Startup Weekend vì nó không chỉ giúp mọi người khám phá ra tiềm năng kinh doanh của bản thân mà còn “cho phép họ thử theo cách mà họ có thể thấy giấc mơ của mình hoàn toàn nằm trong tầm tay”. Mặc dù anh ấy đã tham dự rất nhiều hội thảo ở trường nơi mà các doanh nhân đến để chia sẻ kinh nghiệm của họ, anh cho rằng việc thử bắt đầu một doanh nghiệp “ngay lúc này, ngay tại đây” là điều gì đó hoàn toàn khác.
Cơ hội cho việc giáo dục thực nghiệm có thể được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ lớp học nấu ăn đến những bài học bay, học tập có nghĩa là xắn tay áo lên và bắt tay vào làm!
Bo Fishback, đồng sáng lập Zaarly, với vai trò là Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Kauffman, cho biết ông đã thấy vô vàn các ý tưởng để khuyến khích việc thành lập các công ty khởi nghiệp. Bất kỳ chương trình nào có mục đích hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp đều tìm đến Kauffman để tìm kiếm hỗ trợ tài chính. Ông nói rằng chính yếu tố giáo dục thực nghiệm đã khiến Startup Weekend nổi bật hơn các dự án khác, thậm chí ông còn gọi Startup Weekend là “lực lượng vì nghĩa cử cao đẹp hùng mạnh nhất trên Trái đất”.
Fishback, người gần đây đã rời Kauffman để bắt tay vào hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tham dự Startup Weekend, giải thích lý do tại sao mô hình của chúng tôi lại khác biệt. Mặc dù có bằng MBA của Harvard, Fishback tin rằng trong hai năm học tại Harvard, ông chỉ mới học được 1/3 những gì được đào tạo trong một cuối tuần tại Startup Weekend. Ông gọi giáo dục thực nghiệm là “thành phần ma thuật”.
Trước đây, để có được trải nghiệm đó, bạn phải chịu một rủi ro lớn, đánh cược nhiều thứ và đi làm cho một công ty khởi nghiệp. Bạn đã phải từ bỏ công việc ổn định để xây dựng một công ty, làm việc trong tầng hầm vào ban đêm và khiến vợ/chồng của bạn tức điên. Giờ thì đã có một nơi hội tụ đủ các nguồn lực để thay đổi thực tế đó.
Startup Weekend không một mình làm nên tất cả. Các yếu tố như công nghệ hiện hành, Internet, các công cụ phát triển và mạng xã hội đã góp phần tạo ra môi trường hiện tại. Những gì Startup Weekend làm là tạo ra một môi trường thực tế kết hợp tất cả những yếu tố trên lại với nhau.