🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Horrible Science – Thiên Nhiên Hoang Dã Ebooks Nhóm Zalo Horrible Science/Nasty Nature Lời © Nick Arnold 1997 Minh họa © Tony de Saulles 1999 Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản độc quyền theo thỏa thuận nhượng quyền với Scholastic UK Ltd., tháng 7-2005 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM Arnold, Nick Thiên nhiên hoang dã / Nick Arnold ; ng.d. Khanh Khanh ; m.h. Tony De Saulles. - Tái bản lần thứ 2. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011. 160tr. ; 20cm. - (Horrible science). Nguyên bản : Nasty nature. 1. Truyện loài vật. 2. Văn học Anh — Thế kỷ 21. I. De Saulles, Tony m.h. II. Khanh Khanh d. III. Ts: Nasty nature. 823.92 — dc 22 A757 KHANH KHANH (dòch) Taùi baûn laàn thöù 2 Nick Arnold bắt đầu viết sách cho thiếu nhi lúc còn rất bé. Nhưng chuyện một ngày kia sẽ nổi danh cùng thiên nhiên thì đến nằm mơ anh cũng không nghĩ tới. Để viết cuốn sách này, Nick phải chiến đấu với sư tử, phải nói chuyện với những con thú bị câm và phải làm bạn với những con rắn độc – và anh thấy thích thú khôn tả. Những lúc không đi nghiên cứu để viết cho tủ sách Horrible Science, anh dạy cho người lớn tại một trường đại học. Sở thích của anh là ăn bánh Pizza, đi xe đạp và bịa ra những chuyện tiếu lâm ngu ngốc. Tony de Saulles đã cầm bút chì màu lên tay và nguệch ngoạc khi vẫn còn quấn tã! Công việc minh họa cho tủ sách này được anh coi trọng hết mực. Thậm chí anh còn không nề hà “làm quen” với một số những con vật “đáng yêu” trước khi vẽ chúng. Cũng may mà những vết thương bọn chúng gây ra cho Tony không mấy nặng. Lúc nào không cầm bút cầm giấy để vẽ, anh Tony làm thơ hoặc chơi bóng Squash. LỜI NÓI ĐẦU Cứ mỗi khi chúng ta bực là bọn thú vật lại phải giơ lưng ra chịu trận. Đồ chó! Ngu như bò! Mặt lợn! Và đôi khi ta thấy có người để lộ ra tính cách điên điên khùng khùng “hơi giống thú”... Chuyện này có thể dẫn đến những tình huống khó tin... THẢ NÓ RA! MÀY LÀ MỘT THẰNG BÉ HƯ HỎNG! Ngành khoa học nghiên cứu các con thú gọi là ngành động vật học, nó dành sẵn cho chúng ta những bất ngờ hoang dại. Ví dụ như cách ăn nói nực cười mà các nhà khoa học thường tuôn ra xối xả khi kể chuyện về lũ bạn bốn chân của chúng ta. Nghe họ nói, nhiều khi phải nghĩ ngay đến tình huống trầm trọng nhất – nếu ta không hiểu họ. ĐÂY LÀ MỘT PHIÊN BẢN THÚ VỊ CỦA LOÀI FELIS SYLVESTRIS CATUS. (*) SAO MÌNH TRÔNG THẤY GIỐNG CON MÈO (*) Tạm dịch ra tiếng Việt: Loài mèo dại thông minh. Các nhà khoa học khoái nhất chính là những khía cạnh còn khuất của thế giới động vật. Cuốn sách này nói đến đúng những chuyện chưa ai rõ đó, và cũng vì thế mà nó không phải là một cuốn sách êm dịu, ấm áp và ve vuốt. Rất có thể bạn thích khi mở mắt dậy sẽ 5 được thấy một con mèo xù lông hay một con chó tinh nghịch nằm phía cuối giường. Nhưng bạn sẽ nghĩ gì về một con rùa khổng lồ xanh lục với hai con mắt trợn trừng cùng cái áo giáp cứng? Hoặc là một con chồn hôi dạn người? Hoặc một con thằn lằn Gila với những móng vuốt nhọn sắc đang nhăn răng ra cười trong vẻ thâm hiểm? Đúng vậy, cuộc đời là thế. Một số con thú này lạnh và trơn, những con kia lại có hàm răng khổng lồ. Lại những con khác hút máu và sống ở nơi tăm tối. Nói một cách ngắn gọn: chúng tởm lợm kinh khủng. Cuốn sách này nói đến những con thú đó, nói đến chính những khía cạnh hoang dã nhất của thiên nhiên. Nhưng chuyện này có nằm mơ (kể cả khi gặp ác mộng) ông thầy dạy sinh vật của bạn cũng không dám nghĩ tới chuyện lôi chúng vào giờ học. Nhưng ai mà biết được? Một khi bạn đọc xong cuốn sách này và biết được trong thiên nhiên có những chuyện điên khùng tới mức nào. Chắc chắn lúc đó bạn sẽ thuyết phục được thầy dạy sinh vật rằng bạn mới chính là nhà nghiên cứu thiên nhiên tài năng. Thậm chí bạn còn có thể phát hiện ra một loài thú mới đặc biệt lạ. Hay là đột ngột bạn nảy ra ý định muốn có một con thú cưng “mode mới nhất” để nuôi trong nhà... CÁI GÌ! LẠI BÀY TRÒ THÚ MỚI HẢ? CON CHUỘT LANG ĐÂU RỒI? CÁ SẤU XƠI NÓ RỒI! Đừng sợ, nó không đói... ít nhất là chưa đói. Qua cuốn sách này, thiên nhiên đối với bạn sẽ không còn là thiên nhiên xa lạ như trước nữa, mà phong phú, hấp dẫn vô cùng! 6 NHỮNG CON THÚ LỚN VÀ NHỮNG CON THÚ NHỎ May quá, cách đây 300 năm, các nhà khoa học va phải một vấn đề khổng lồ. Họ liên tiếp phát hiện ra các loài động vật mới, và không một ai biết phải sắp xếp chúng ra sao... Thỉnh thoảng có những người khó tính có thể giải quyết được những vấn đề cực kỳ khó khăn. Siêu sao của thiên nhiên: Carl Linnaeus(*) (1707-1778), Quốc tịch: Thụy Điển Carl Linnaeus là một người đàn ông khó tính. Chẳng phải chỉ vì ông là một thiên tài có một trí nhớ chính xác dễ sợ. Không đâu, khó khăn ở chỗ, ông biết một điều gì đó rồi muốn là tất cả mọi người đều phải biết như mình. Nếu bị người ta phê bình, ông rất khó chịu. Ông bực bội như một đứa trẻ khó dạy và không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ công nhận mình nhầm lẫn. Thậm chí cả khi ông mắc những sai lầm trầm trọng như việc khẳng định rằng, con hà mã có họ hàng với con chuột. HÀ MÃ KỲ THẬT, CON MÈO CỦA TÔI HÔM QUA VỪA BẮT ĐƯỢC MỘT CON NHƯ THẾ NÀY! Ta phải công bằng mà nhắc lại rằng, Carl mặc dù đã nhìn thấy chuột, nhưng trong đời chưa bao giờ nhìn thấy một con hà mã. Giờ giảng nào của ông sinh viên cũng kéo đến ngồi đông nghẹt. Tại sao? Vì ông biết kể chuyện vui. (Một nhà khoa học có khiếu hài hước xưa nay vốn là hàng quý hiếm!) (*) Đây là cái tên chính thống bằng tiếng La Tinh - ngoài đời tên ông đơn giản hơn là Von Linné. 7 Thành tích của Linnaeus Carl Linnaeus không hề sợ bệnh béo phì – bởi ông luôn luôn dịch chuyển và... làm việc. Ông đã đi khắp miền Bắc của vùng Skandinavier (Bắc Âu), tức là đi một đoạn đường dài 7.499km và phát hiện trên 100 loài thực vật chưa ai biết tới. Nhưng với ông thì như thế vẫn chưa đủ. Ông đã thề là sẽ sắp xếp tất cả các loài cây và thú trên toàn thế giới vào một trật tự logic. Không may làm sao, ông thích một số này và không ưa một số loài khác. Về loài lưỡng cư – đó là những con thú sống cả ở trên bờ lẫn dưới nước, ví dụ như bọn cóc và ếch – ông đã buông ra những lời hết sức tàn tệ... Đa phần bọn lưỡng cư là những loài thú tởm lợm, nguyên nhân nằm ở cơ thể lạnh nhớp của chúng, ở màu sắc nhợt nhạt, ở bộ xương đầy sụn, ở làn da bẩn thỉu, ở dáng hình độc ác, ánh mắt tính toán, cái mùi khó ngửi, cái giọng thô tục, ở chỗ cư trú lộn xộn bẩn thỉu bừa bãi và ở các chất độc rùng rợn của chúng... Carl có rất nhiều việc để làm. Thế giới có nhiều loài động vật khác nhau, nhiều đến phát điên, và cứ mỗi năm người ta lại phát hiện không biết bao nhiêu ngóc ngách khác nhau và các loài thú khác nhau, toàn thứ mà loài người chưa hề biết tới. Bạn đã biết chưa? Hiện trên trái đất có khoảng 10.000.000.000.000.0 00.000.000.000.000.000.000 (tức là mười ngàn tỷ tỷ tỷ) loài thú vật với kích cỡ và hình dạng khác nhau. 8 Làm sao mà sắp xếp nổi? Nhiều loại thế, ông Linnaeus đã sắp xếp tất cả bọn chúng nó ra sao? Ta thử lấy con cóc xấu xí làm ví dụ. KHÔNG, XIN MIỄN Trong hệ thống sắp xếp của Carl, con cóc đất này tên là Bufo bufo. Bufo là tên loài của con vật, bufo là tên giống. (Thật ra mà nói “loài” là một nhóm các giống động vật giống nhau. Bufo còn là một từ tiếng La Tinh và có nghĩa là cóc. Cái tên khoa học Bufo bufo thực có nghĩa là Cóc cóc! Ông Linnaeus tụ tập nhiều loài lại thành họ, nhiều họ lại thành lớp. (Khái niệm lớp ở đây không liên quan gì đến lớp học ở trường của bạn nghe – bạn thấy nhẹ nhõm hơn chưa?) Con cóc đất của chúng ta vậy là nằm trong họ Bufonidae, bao gồm cả cóc lẫn ếch, và nó thuộc về lớp lưỡng cư – vậy là cùng với những con kì nhông nhày dính. LỚP ~ Amphibia HỌ ~ Bufonidae LOÀI ~ Bufo GIỐNG ~ Bufo CÓC XẤU XÍ CÁC GIỐNG CÓC KHÁC ẾCH NHÁI KỲ NHÔNG 9 Dần dần, các nhà khoa học trên toàn thế giới đón nhận phương pháp phân loài và sắp xếp của Linnaeus. Cho đến ngày hôm nay chúng vẫn còn được sử dụng. Bên cạnh đó, người ta sắp xếp các lớp vào cái gọi là các hệ. Ví dụ như... Động vật ruột khoang (Coelenterates) Không, đây không phải là người ngoài trái đất đâu - trông chúng chỉ giống như vậy thôi. Chúng sống ở biển và mỗi con có một cái dạ dày với vô số những cánh tay tóm bắt xung quanh. Những cánh tay này được trang bị hàng ngàn tế bào, những tế bào này cháy bỏng lên một khi người ta chạm phải chúng. Các ví dụ quen thuộc là bọn sứa và san hô. Động vật da gai (Echinoderms) Cả những thực thể điên khùng này cũng bơi trong biển. Chúng có làn da cứng, thường có nhiều gai. Chân của chúng là những ống rỗng được sắp xếp quanh một phần giữa cơ thể. Ví dụ cho động vật da gai là sao biển và nhím biển. Các lớp sau đây thuộc hệ chân khớp: Lớp tôm cua, giáp xác (Crustacea) rung rinh VẪY VE VẪY SỨA NHÍM BIỂN Chúng có một bộ xương bao bên ngoài – đây là những lớp vỏ cứng, có thể khiến mọi kẻ tấn công phải la lên vì thất vọng. Có những loài tôm cua nổi danh ngon tuyệt như tôm hùm và tôm sông. TÁCH TÁCH TÔM HÙM 10 Lớp nhện (Arachnida) Bạn thấy nhện là loài tởm lợm và dễ sợ ư? Thêm một thông điệp tồi tệ nữa nhé: Cả bọn bò cạp cũng thuộc vào lớp này. Đặc điểm chung của chúng là đầu và ngực mọc liền nhau. Chúng có từ 6 cho tới 12 con mắt cùng nhiều cặp chân. Và còn một điều bạn không được quên: chúng có một cái đuôi có vòi, có khả năng tặng cho đối phương những vết chích độc địa. Một số rất khoái trò dọa người, kiểu như lén lút chui vào giày của người ta. Cá (Pisces) Đa phần cá đều có một bộ xương - nên bạn phải cẩn thận kẻo bị hóc xương khi ăn cá đấy. Một số loài cá, ví dụ cá mập, lại có toàn xương sụn. Cá sống trong nước (chuyện quá rõ ràng!) và thở qua mang mọc ở hai bên đầu. Phần lớn bọn chúng có vảy và bơi bằng vây. (Rõ ràng là vây cá bảnh chọe và hợp thời trang hơn nhiều so với các cặp chân vịt của đám vận động viên bơi lội chuyên ngành). SỘT NHẴN SOẠTTRƠN BÒ CẠP LƯƠN Giờ ta làm quen với hệ các động vật có xương sống! Cụ thể là... Lưỡng cư (Amphibia) Bọn lưỡng cư có khả năng thay đổi nhiệt độ. Giống hệt những người đồng bóng có tính khí nóng lạnh thất thường, song bọn này bảnh chọe hơn nhiều. Nhiệt độ cơ thể của chúng luôn giống (phụ thuộc) vào nhiệt độ xung quanh. Bọn lưỡng cư có bốn chân, da mỏng và nhầy. Cái từ “lưỡng cư” vốn xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “hai đời”. Chắc bởi bọn Quak ẾCH chúng khi mới chào đời thì thở qua mang, khi lớn lên lại thở qua phổi. 11 Quí ông Cóc và Quí cô Nòng Nọc ỰC... SUỴP... SOẠP... SAO MÀY XẤU THẾ Bọn Nòng Nọc chui ra khỏi trứng và ăn thịt anh em của chúng. TÓM MÀY Con ếch trưởng thành thò nhanh như chớp cái lưỡi vừa dài vừa dính của nó ra để bắt côn trùng. Nhưng chỉ sau vài tuần lễ, nó biến thành một con vật hoàn toàn khác, trông cũng tởm không kém. ĐẾN MÙA XUÂN CHƯA NGỦ TIẾP ĐI! Đa phần các loài lưỡng cư đều ngủ qua mùa đông trong lớp bùn dưới đáy hồ đáy ao. 12 Động vật bò sát (Reptilia) Loài bò sát cũng là giống biết thay đổi nhiệt độ và có một lớp da đầy vảy. Bộ não của chúng tương đối nhỏ so với cơ thể. Các chân mọc chếch ra từ phần thân chính, vì thế mà chúng nó bò. (Chỉ có rắn là trườn thôi, bởi vì chúng nó có những cái chân rất bé hoặc hoàn toàn chả có chân gì hết.) Con cái của loài bò sát thường chui ra từ trứng. (Bạn đừng dùng trứng này làm đồ điểm tâm nghe!) BẠCH TẮC KÈ HOA CHOÉT! RÙA BẠCH Chim (Aves) Chim có hai chân, một đôi cánh và một cái mỏ. (Tin mới giật gân thế!) Cơ thể của chúng được phủ lông, lông được làm chủ yếu bằng chất sừng – y hệt như móng tay của bạn vậy. Chim con chui ra khỏi trứng – nếu trứng trước đó chưa bị ăn trộm, chưa bị nuốt chửng, chưa bị rơi ra khỏi tổ. TÍCH TÍCH CẠP CẠP CẠP CẠP Ò Ó O... CHIM GÕ KIẾN GÀ TRỐNG VỊT 13 Động vật có vú (Mammalian) Động vật có vú là những loài thú máu nóng(*), đa phần sống ở đất liền và không biết bay. Con cái của chúng không cần vất vả chui ra từ trứng, bởi chúng được sinh đẻ tử tế, ra với đời đã là một thực thể sống và được mẹ nuôi bằng sữa. Bạn thử tưởng tượng xem - cả bọn người chúng ta cũng là thú có vú đấy. Đúng vậy, loài người chúng ta thuộc lớp này. NHÓC NGOAN GÂU GÂU NGƯỜI CHÓ (*) Điều đó có nghĩa là nhiệt độ cơ thể tương đối bình ổn. Cơ thể được bảo vệ trước cái nóng cái lạnh bên ngoài bằng một lớp lông hoặc lớp mỡ, và cẩn thận đấy – máu nóng không có nghĩa là “nóng đầu” đâu nha – người ta gọi bạn là “kẻ nóng đầu” khi bạn hấp tấp và dễ nổi giận. Ở trên cao và dưới sâu Thú vật sống ở mọi vị trí mà bạn có thể tưởng tượng ra – và ở vài nơi mà bạn không thích tưởng tượng tới. Địa điểm sinh sống của một loài thú xác định được các nhà khoa học gọi là “Habitat”. Và cái Habitat này có thể là một sa mạc, một cánh rừng nhiệt đới, một dải san hô, hay một bãi lầy thối tha. Loài bò sát ở Tây Tạng sung sướng vô tư đi trên đỉnh của dãy Himalaya ở độ cao cho tới 6.000m. Nhiệt độ –170C được chúng coi là hơi mát mẻ chút chút. Những con gấu nâu còn trèo được cao hơn nữa, và thỉnh thoảng chúng được loài người tưởng lầm là Yeti (người tuyết). ĐÂU CƠ? NGƯỜI TUYẾT CHẠY NHANH 14 Kể cả nơi sâu thẳm dưới đại dương cũng có động vật. Năm 1960, khi hai nhà nghiên cứu tiến sĩ Jacques Piccard và Don Walsh cùng con tàu ngầm “Trieste” lặn sâu tới 10 912m ở vùng Mariane, thứ đầu tiên họ nhìn thấy là... một con cá. Đúng là một chuyện không thể tin nổi! Piccard tường thuật lại như sau: Chậm rãi, thật chậm rãi, con cá đó chuyển động ra xa khỏi chỗ chúng tôi. Nửa như bơi trong bùn, nó biến vào màn đêm đen, màn đêm vĩnh viễn, vốn là quê hương của nó. Các nhà nghiên cứu sửng sốt vô cùng. Họ cứ tưởng trọng lượng của nước ở độ sâu như thế sẽ nghiến nát mọi thực thể sống. To và bé Con thú to nhất từng có trên trái đất là con cá voi xanh. Nó dài tới 32m và nặng tới 130 tấn. Tức là, nó dài gần gấp năm lần một con voi và nặng hơn cả con khủng long hùng vĩ nhất. Trong cơ thể của nó có 8.500 lít máu lưu thông, và nó được bảo vệ bởi một lớp mỡ dày tới 61 centimet. 15 Sau đây là một thông điệp cực kỳ tồi tệ: Kể từ năm 1900, loài người chúng ta đã giết chết ít nhất 364 000 những con cá biển khổng lồ này. CON VOI TRỞ NÊN BÉ NHỎ KHI ĐỨNG TRÊN CÁ VOI XANH Đúng là một con vật khổng lồ thật sự... Còn con chim ruồi Helanae đo từ đầu mỏ cho tới chóp đuôi chỉ dài có 5,7 centimet và nặng có 2 gram! Anh chàng bé xíu luôn luôn vui vẻ này sống bằng mật hoa. CHIM RUỒI ĐANG TÌM THỨC ĂN la la lÁ lÀ la CHIM RUỒI VUI VẺ Còn con cá bống lùn, một con cá ở biển Thái Bình Dương, còn nhỏ hơn nữa kia nghe. Nó chỉ dài có 1,2 centimet thôi. CỨU TÔI VỚI! GIUN ĐUỔI TÔI! TỶ LỆ THỰC Thật là không thể tin nổi! Nhưng đúng là có những thực thể sống mà đứng bên cạnh chúng thì cả con cá bống tẻo teo nọ cũng gây ấn tượng khổng lồ như cá voi xanh... 16 Lệnh truy nã: Vi Khuẩn TÊN: vi khuẩn ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG: Là những thực thể sống nhỏ xíu, bạn chỉ nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. TỘI ĐÃ MẮC: Chúng gây ra các căn bệnh. Ví dụ bạn sẽ bị kiết lị A-mip nếu uống phải nước chứa đầy dạng vi khuẩn dạng keo (Amip). Những con vật tệ hại này tấn công vào ruột và gan bạn, gây ra những trận đi lỏng dữ dội. CÁI CỐC NƯỚC MÀ TÔI MUỐN PHÂN TÍCH ĐÂU RỒI? Hàng triệu những con vi khuẩn độc ác Một thìa đất có thể chứa: • 70.000.000.000 vi trùng – đó là những vảy chất liệu sống nhỏ tí hon, có thể gây ra rất nhiều căn bệnh khác nhau. MÀY CÓ NHÌN THẤY ANH TAO ĐÂU KHÔNG? ANH MÀY LÀ AI TRONG SỐ 8 TRIỆU? 17 • 900.000 vi khuẩn dạng roi – đó là những thực thể chỉ có một tế bào (độc bào) bơi lội bằng cái đuôi bé xíu của chúng. KHÔNG CẦN CÁNH BƠI - DÙNG ĐUÔI LÀ ĐỦ RỒI. • 42.000 con Amip – bọn này kiếm miếng ăn bằng cách bao quanh các vi khuẩn khác. Chúng trong suốt: người ta có thể nhìn thấy là chúng vừa điểm tâm tất cả những món gì. TÔI THẤY RỒI, BỮA VỪA QUA BẠN HƠI QUÁ CHÉN ĐẤY. • 560 vi khuẩn có lông – đây là những thực thể chuyển động nhờ vào vô vàn những cái lông bé tí xíu trên cơ thể. TẠI SAO MÀY CỨ Ỳ RA MỘT CHỖ THẾ? TAO VỪA Ở CHỖ THỢ CẮT TÓC VỀ 18 Đa phần những con vật rất rất nhỏ này sử dụng thời gian của chúng vào việc ăn thịt lẫn nhau. Nếu không bận rộn với chuyện đó, thì chúng tự phân chia ra để tạo thành nhiều con vi khuẩn khác. Và nếu bạn có ấn tượng rằng đây là những con thú đểu giả và lưu manh, thì xin nói bạn nghe: Bọn này suy cho cùng chẳng quá tệ đâu. Bằng cách ăn cả các cây cỏ và thú vật đã chết, chúng đã cung cấp trở lại cho đất một số chất hữu dụng. Những chất này rất có ích cho việc phát triển những loại cây cối mới. Bạn thấy đấy – mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Bạn đã biết chưa? Năm 1983, các nhà khoa học đã phát hiện trong một cái hang miền Arkansas, USA, một loài vi khuẩn siêu đẳng. Đây là một đống chất nhầy làm bằng hàng triệu con Amip, cái đống này chuyển động cứ như thể nó là một thực thể sống duy nhất! Món ăn thích nhất của nó là phân dơi, nhưng thỉnh thoảng nó cũng tấn công các loài nấm. Để ăn được nấm, con này gửi tới những đoàn chiến binh Amip. Nếu có lúc nào đó bạn thật sự muốn suy nghĩ chín chắn về những con thú điên khùng, thì ở dưới đây có một số ví dụ dành cho bạn. Con thú nào trong số đó là quá kỳ lạ, và vì thế mà không thể nào có thực? Câu hỏi về những con thú điên khùng 1. Storsjoodjuret là một con bò sát với cái cổ thật dài, sống ở hồ Atorsjôn xứ Thụy Điển. Nó dài từ 10 đến 20m. ĐÚNG/SAI. 2. Có một giống chim có một cái sừng trên đầu, giống y như loài thú một sừng vậy. Tên của nó là “Chim sừng tự vệ”. ĐÚNG/SAI. 3. Ở Nam Mỹ có một con cá nước ngọt bé bỏng được người ta đặt tên theo vận động viên quyền Anh nổi danh người Mỹ là Jack Dempsey. Nó nhận được cái tên này, bởi nó thường húc đầu vào những con cá khác để ăn cắp trứng của chúng. ĐÚNG/SAI. 19 4. Có một giống rắn có khả năng bay từng quãng ngắn. ĐÚNG/SAI. HY VỌNG LÀ ĐÚNG, KHÔNG THÌ TÔI NGUY TO! 5. Con dơi hai đầu xứ Malaysia có một cái bướu gù trên lưng, trông y như một cái đầu thứ hai. Nó dùng cái này để đánh lừa bọn kẻ thù là cú, đúng lúc bọn kia tìm cách vặt đầu con dơi trong khi nó đang bay. ĐÚNG/SAI. 6. Con cá leo cây ở xứ Ấn Độ có thể trèo lên cây. ĐÚNG/SAI. CHÚ LÀM GÌ THẾ? CÂU CÁ! 7. Con cừu “Sing” đất Tây Ban Nha là một diễn viên lồng tiếng xuất sắc (Tức là một người có thể bắt chước giọng của người khác.) Người ta nói là con này có thể giả tiếng reo hò của những người leo núi trong vùng! ĐÚNG/SAI. 8. Trong sông suối nước Úc có một con vật có mỏ như mỏ vịt mà lông lại như lông hải ly. Nó đẻ trứng như chim và được trang bị những cái gai đầy chất độc như một số giống thằn lằn. ĐÚNG/SAI. 20 kỳ quặc này có thể khiến cho các nhà động vật học nổi điên. nhỏ sống sát đáy sông đầy bùn phát ra. Việc xếp loại con vật bộ máy dò sóng, có thể bắt được sóng điện tử do những con cá trông như một thứ lai tạo của chuột chũi và vịt. Nó có những con thú có mỏ! Nó thật sự là một con vật có vú cực kỳ đặc biệt, NG: Đây là một Ú . Đ 8. AI . S 7 thế là nó bình tĩnh ăn cả đám. nhảy trở lại suối, bọn kiến kia sẽ nổi lên trên mặt nước – và trên cây rồi, nó nằm đó cho bọn kiến bò lên mình nó. Khi nó NG. Con cá leo cây dùng vây bám vào các cành cây. Lên ÚĐ. 6 . AI S. 5 động một quãng xa tới 20 m trong không trung. thân thể ra xa. Bằng cách quăng như thế nó có thể chuyển cành cây cao để lấy đà, rồi nó vươn dài, thót bụng lại, quăng NG: Con rắn leo cây tỳ cơ thể vào đỉnh tàng cây hay một ÚĐ. 4 NG. Ú . Đ 3 tru tréo, người đứng cách 3km cũng nghe thấy tiếng. chim này sống ở những bãi lầy nhiệt đới miền Nam Mỹ. Khi nó NG: Cái sừng đó dài tới 15 cm. Con Ú . Đ 2 nó quả thật tồn tại. đã từng ra lệnh cấm bắt hoặc giết hại loài bò sát này – nếu họ hàng với con quái vật ở hồ Loch Ness. Chính phủ Thụy Điển nhìn thấy một con thú như thế. Rất có thể đây là loài thú có , mặc dù có vài người thề thốt rằng họ đã từng AI Chắc là S . 1 Lời giải: Các nhà động vật học hoang dã Các nhà động vật học là những nhà khoa học nghiên cứu động vật. Trong số họ có những người chỉ chú tâm đến một số loài thực thể sống nhất định, những người khác lại tìm hiểu tất cả những gì động đậy nhúc nhích trong một không gian sống xác định. Một số các nhà động vật học có những thói quen cực kỳ đặc biệt. Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu: 21 Siêu sao ngành động vật học Chales Waterton (1782-1865), Quốc tịch: Anh Chales Waterton yêu thích trò giả làm một con chó điên và cắn vào mắt cá chân các vị khách của ông. Đây là trò nghịch ngợm của bọn con trai bình thường thôi, chắc bạn nghĩ như vậy. Chỉ có điều quý ngài Chales ưa thích trò chơi này tới năm 57 tuổi vẫn chưa thôi! Chales căm thù việc phải ngủ trên giường. Ông thích nằm ngay trên sàn nhà, gối đầu lên một khúc gỗ. CÓ AI THẤY CHALES ĐÂU KHÔNG? Ông thực hiện nhiều chuyến du lịch về Nam Mỹ, để từ đó tìm tòi các loài thú mới lạ. Khi tìm thấy, ông bắn chết một con rồi nhồi bông, để có thể nghiên cứu chúng một cách từ tốn chậm rãi. (Có một lần ông chơi trò vật lộn với một con cá sấu, để bắt sống nó.) Khi quay trở về nước Anh, ông đã chi ra tới 10 000 Bảng Anh để biến khuôn viên của ông thành Công viên bảo tồn đầu tiên trên thế giới. Waterton đúng là một người bạn thật sự của thú vật, thậm chí ông đã cho người xây lại chuồng ngựa để bọn ngựa có thể “chuyện trò” với nhau. 22 THẬT NỰC CƯỜI! ÔNG TA CHO XÂY LẠI TOÀN BỘ CHUỒNG NGỰA ĐỂ BỌN NGỰA CỦA ÔNG ẤY ‘‘CHAT” VỚI NHAU! NGHE THÍCH NHỈ! Ừ! THÍCH THẬT! Có lẽ bạn đang nghĩ, ông Waterton này bị điên – bởi vì bọn ngựa đâu có biết nói đâu, đúng không? Thú vật không thể thông minh bằng con người chúng ta, đúng không nào? Hay là có nhỉ? Xem đến trang sau là bạn sẽ biết nhiều hơn về chuyện này. MẤY VỤ NÀY TOÀN DO MÌNH CHUẨN BỊ SẴN CHO ÔNG ẤY ĐẤY. 23 Thú vật - Đồ ngu ngốc Thú vật thông minh đến mức nào? Và các giác quan của chúng tốt đến mức nào khi so sánh với giác quan của chúng ta? Ý nghĩ cho rằng một con thú lại có thể thông minh hơn bản thân ta chắc chẳng khiến ai ưa nổi. Các bậc học trò đáng kính lại càng không. Vì thế mà không biết bao nhiêu đời cô giáo từ xưa cho tới nay vẫn luôn nhận xét một cách giễu cợt rằng: EM CÓ MỘT BỘ NÃO CHIM SẺ, MEIER! EM NÓI GÌ VỀ CHUYỆN NÀY? CHIẾP CHIẾP? Rất có thể bạn thấy sẽ sướng hơn nếu thầy giáo của bạn nói rằng: “Não em là não ngựa!”, đúng không nào? Bạn cứ thoải mái mà quyết định nghe, trong khi đọc tiếp câu chuyện dưới đây... Anh chàng Hans thông minh Berlin năm 1904 Đám đông căng thẳng chờ đợi. Những cuộc trò chuyện sôi nổi trở nên to tiếng hơn. Bực bội vì phải đứng quá lâu, bà Schmidt thì thầm với cô Stein bên cạnh: - Nó không đến nữa đâu! - Dĩ nhiên là nó sẽ đến! - cô Stein trả lời. - Bà chờ thêm chút đi. Bao giờ nó cũng ra vào giờ này. Và đúng như những gì mà người ta đã nói. Nó biết làm toán đấy, vì thế mà người ta gọi nó là chàng Hans thông minh. - Làm gì có chuyện! - bà Schmidt nghi ngờ. - Ngựa biết tính toán đời này làm gì có! 24 - Nhưng con ngựa này biết làm tính thật. Nó còn giỏi hơn bọn ta nữa kia. Người ta nói rằng, chủ nhân của nó là ông Wilhelm von Osten, ngày trước vốn là thầy giáo. Khi về hưu, ông ấy bắt đầu xoay sang dạy ngựa, thay vì dạy trẻ con. - Điên! Dạy ngựa mà làm gì? - Ông ấy bảo ngựa cũng thông minh y hệt như trẻ con. Mà ngoài ra, dạy ngựa dễ hơn dạy trẻ. Ông ấy thậm chí còn xây cả một lớp học dành riêng cho ngựa nữa. Người ta bảo rằng Wilhelm hay mắng mỏ Hans mỗi khi cậu chàng tính sai. Ông ấy thậm chí còn dùng cả roi nữa. Bà Schmidt cười quàng quạc như một con gà mái già. - Ông thầy tôi hồi xưa cũng thế đấy. - Suît! - người đàn ông đứng sau họ lên tiếng. Chàng Hans - ngựa thông minh, vừa được dẫn ra sân. Cả đám người ngỏng cổ. Những tiếng la hét ngưỡng mộ vang lên ầm ầm. HOAN HÔ! HOAN HÔ! NGỰA ĐẸP GHÊ! - Cha! Trông nó mới hay chứ? - bà Schmidt thì thầm với bạn gái đứng bên. - Thế những người đi cạnh nó là ai thế? - Toàn là bọn thứ dữ thôi đấy nhé. Ông Wilhelm von Osten đã yêu cầu chính phủ kiểm lại khả năng của con ngựa. Thế là người ta phải cho lập một ủy ban gồm các chuyên gia. - Nói rồi họ im lặng dõi theo một người đàn ông loay hoay dựng lên một thứ y hệt như một cái bảng ở trường học. - Ta sẵn sàng chưa? - giáo sư Carl Cùn Tịt hỏi ban chuyên gia của ông. 25 - Tôi vẫn tin đây là một mánh khóe, - Ông chủ rạp xiếc nói. - Xét về mặt sức khỏe của ngựa, cuộc thí nghiệm có thể bắt đầu. - Ông bác sĩ thú y tuyên bố với vẻ lành nghề. - Làm ơn vội lên! Tôi còn phải dự một cuộc họp khẩn! - một chính trị gia oai vệ kêu lên, rồi nhìn hoảng hốt xuống chiếc đồng hồ bỏ túi bằng bạc. Wilhelm von Osten là một người đàn ông nghiêm nghị nhỏ bé có bộ ria mép đáng nể. Trông ông nhợt nhạt và âu lo. Anh chàng Hans, học trò của ông, cho tới nay chưa bao giờ bị kiểm tra soi rọi xem xét kỹ lưỡng như lần này. Liệu cậu có vượt được kỳ thi? - Ông có muốn nghĩ ra một bài toán cho con ngựa giải hay không? - giáo sư Cùn Tịt nói với nhà chính trị gia đang mất bình tĩnh. - Rất sẵn lòng. Chờ một chút, - ông này đáp lại bằng bộ điệu đầy quan trọng. - Hay ta thử lấy bài 2 nhân 14? Von Osten cầm lấy một khúc phấn và viết “2 x 14 =?” lên bảng. Thế rồi ông nghiêng đầu sang bên. - Thế, Hans, - ông thì thầm. - Ta đang có sẵn một củ cà-rốt rất ngon lành cho con. Nhưng đầu tiên con phải giải bài toán này cái đã. Tất cả câm nín. Hans nhìn trừng trừng lên bảng. Thầy giáo von Osten thấy như cậu ta đã nhìn trừng trừng cả một đời rồi. Thế rồi sau một hồi, Hans gõ chân trái xuống đất hai lần. - Nó đang làm cái gì thế? - bà Schmidt rít nhẹ. - Nó đếm đấy, - cô Stein thì thầm. - Một lần gõ chân trái là mười, một lần chân phải là một. 26 Chàng Hans bắt đầu gõ chầm chậm bằng móng phải. Tất cả cùng đếm theo. Tapp-tapp-tapp-tapp-tapp. Đột ngột, nó dừng lai với cái móng giơ cao. Trông y hệt một con ngựa gỗ trong vòng đu quay. - Mới được có năm thôi! - chính trị gia rên lên. - Hãy ghi vào văn bản ngay: Con ngựa này ngu! Ông thầy giáo Von Osten cầm chặt lấy cái củ cà-rốt, chặt đến mức những khúc xương ngón tay của ông hiện lên trắng bệch. Nhưng mà Hans vẫn chưa tính xong mà. Tapp-tapp... rồi sau đó,... tapp. Con ngựa nhìn chủ nhân của nó và hí lên sung sướng. Nó biết câu trả lời của nó là đúng. Cả đám người xung quanh hào hứng vỗ tay, những tiếng reo thán phục vang lên. Chính trị gia trễ hàm xuống. Ông Von Osten nhẹ nhõm thở ra và đưa củ cà-rốt cho Hans. - Câu trả lời có đúng không? - ông chủ rạp xiếc hỏi ông bác sĩ thú y. - Đúng, nó đúng. - Không thể tin được, - ông chủ rạp xiếc gãi đầu. - Cả đời làm xiếc tôi chưa bao giờ gặp chuyện này. - Tôi cũng chưa từng gặp trong đời làm bác sĩ thú y. - Đúng như tôi nói phải không? - Von Osten kiêu hãnh nói. Giáo sư Cùn Tịt yêu cầu chính trị gia lên tiếng. Người đàn ông béo phị có bộ mặt đỏ như lửa rút ra một chiếc khăn mùi-xoa khổng lồ bằng vải trắng đốm đen, ông lau trán. 27 - Tôi không thể đưa ra một lời nhận xét chính thức... nhưng mà nói một cách không chính thức, có lẽ tôi được phép nói rằng,... vâng thì, tôi ngạc nhiên đấy. Cái cuộc họp khẩn cấp mà ông muốn đi dự, rõ ràng đã bị ông quên khuấy đi. Nhưng anh chàng Hans thông minh có thật thông minh như thế không? Bạn nghĩ sao? a) Von Osten là một tay lừa đảo vô lương tâm. Ông ta đã dạy cho con ngựa cái cách gõ móng, mặc dù con ngựa hoàn toàn chả hiểu gì các bài toán được đưa ra. b) Hans thật sự là một con vật rất thông minh và thêm nữa lại có năng khiếu toán học. Giờ người ta đã chứng minh được rằng, con ngựa thậm chí có thể tính nhanh hơn cả một số người. c) Von Osten đã giúp thêm cho con ngựa. Thế nhưng ông thậm chí không chủ tâm làm điều này – ông ta không hề biết chuyện đó. bắt chước khi bị thầy giáo hỏi bài... nhìn chung còn là một mánh rất tuyệt, bạn chú ý nhé, và nên trả lời đúng, thì ông hài lòng đứng thẳng dậy. Ngoài ra, đây chú cúi về phía trước mỗi lần ra bài toán cho cậu. Và khi Hans minh. Cậu ta đã nhận ra rằng, ông thầy giáo của cậu luôn chăm nữa”. Suy cho cùng thì Hans quả thật vẫn là một chàng thông ngựa Hans lại, ông ta thấy con ngựa đột ngột “không biết tính skar Pfungst, một nhà khoa học trẻ tuổi. Khi ông bịt mắt chú O : c) Điều này đã được chứng minh vào năm 1907 bởi Đáp án Hãy thử thầy giáo của bạn Ông thầy của bạn hiểu biết cỡ nào về các con vật thông minh? Ông ấy có biết chúng ranh mãnh tới mức nào không? Hãy đố nhé: 1. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, tiến sĩ Dorothy Megallon sống tại tiểu bang Kentucky, USA, đã làm một chiếc ô tô riêng cho con ngựa của bà. Xe có đủ chỗ cho ngựa ở phía trước, chứ không phải ở khoang chứa đồ đằng sau đâu nghe! Sau đó nhà khoa học đã tìm cách dạy cho ngựa lái xe. Chuyện gì đã xảy ra? 28 a) Con ngựa hoàn toàn bị quá tải. b) Con ngựa lái xe xuất sắc. c) Sau khi bị cảnh sát phạt vì tội lái xe quá nhanh, con ngựa này đã gây ra một tai nạn. 2. Những con khỉ đột trong vườn bách thú ở xứ Frankfurt (CHLB Đức) rất thích xem ti vi. Chúng thích xem gì nhất? a) Các bộ phim nhiều tập rẻ tiền b) Các phim thú vật có hình ảnh khỉ đột. c) Các chương trình thể thao với các kết quả về bóng đá. NHÓM KHỈ BÊN KIA HỎI, LIỆU CÁC ANH CÓ THỂ PHỤ TRÁCH LUÔN GIỜ PHÁT GIÙM CHO HỌ! 3. Năm 1913, ở thành phố Frankfurt có một bà tên là Môkel. Bà này có một con chó biết làm tính bằng cách đẩy các viên trên bàn tính. Nhưng con chó này thật sự thông minh tới mức nào? a) Nó hoàn toàn chẳng thông minh. Nó chỉ biết rằng, 4 x 2 = 9 (hoặc là bằng 8 nhỉ?) b) Các nhà khoa học đã tìm ra rằng, con chó này đã giải quyết được một số bài tính, nhưng nó hoàn toàn chẳng hiểu gì về môn toán học. c) Con chó có thể làm cả phép tính căn, và thậm chí đủ thông minh để giúp con cái bà Mưkel làm bài tập toán về nhà. 4. Những người trông coi sở thú của San Diego, California, đã dạy cho một con voi Ấn Độ biết dùng vòi cầm cọ và vẽ. Những bức tranh đó đẹp đến mức nào? 29 a) Đó là những tác phẩm bậc thầy, hoàn toàn có thể cạnh tranh với nghệ thuật hiện đại. Ngày hôm nay, chúng được treo trong những viện bảo tàng sang trọng nhất thế giới. b) Chúng thật là khủng khiếp – đó là trò bôi quẹt thuần túy. Mặc dù vậy chúng vẫn được một số nhà phê bình coi là một chiến thắng của chủ nghĩa biểu hiện hậu hiện đại. c) Người ta có thể nhận ra những gì được vẽ trên đó, nhưng vì những người trông coi sở thú đã ra lệnh này lệnh kia cho con vật, nên người ta không muốn chấp nhận đây là tác phẩm của con voi. THÌ NÓ DẪM LÊN THÔI. HAY QUÁ! TÔI TỰ HỎI, NHỮNG MO-TIV HÌNH TRÒN TUYỆT VỜI NÀY Ở ĐÂU RA VẬY? 5. Các nhà động vật học đã quệt một mảng màu lên mặt một con tinh tinh rồi treo một tấm gương vào phòng của nó. Liệu nó có thể nhận ra là vệt màu này nằm trên chính mặt của nó không? Con tinh tinh phản ứng như thế nào? a) Nó bực bội nhìn khi vào gương và tìm cách chùi vệt màu ra khỏi mặt. b) Nó nhìn vào gương và nhăn nhó mặt để làm trò c) Nó tìm cách chùi màu ra khỏi gương. MÀY CÓ ĐIẾC KHÔNG HẢ? TAO ĐÃ BẢO LÀ MÀY CÓ MỘT VẾT BẨN LỚN TRÊN MẶT MÀ!! 30 6. Tiến sĩ John Krebs, một nhà khoa học người Anh, đã trộn các hạt ngũ cốc với một lượng nhỏ vô hại các hóa chất phóng xạ rồi đặt ra ngoài trời để thử loài chim sẻ ngô đầm lầy. Ông muốn chúng mang chỗ thức ăn đó về làm đồ dự trữ. Sau đó ông dùng một máy đếm tia phóng xạ đi tìm những hạt ngũ cốc bị giấu giếm. Ông phát hiện thấy điều gì? a) Chim là loài vật khá thông minh. Bọn chim sẻ ngô đầm lầy mỗi ngày cất giấu đến cả hàng trăm hạt. Không những thế, chúng nhớ nơi cất giấu và tìm lại được hết. b) Bọn chim sẻ ngô đầm lầy đúng là bọn có não sẻ, bởi chẳng bao lâu chúng đã quên mất chỗ cất giấu thức ăn. c) John Krebs chẳng phát hiện thấy gì cả. Thí nghiệm bị ngưng giữa chừng, bởi nhà khoa học có tính đãng trí và không nhớ đã xếp cái máy đếm tia phóng xạ của ông vào đâu. 7. Một nhà động vật học muốn dạy cho ba con bạch tuộc cách tắt và bật công-tắc điện trong bể của chúng. Cứ mỗi lần chúng làm đúng, ông lại ném cá vào bể để thưởng. Chuyện gì xảy ra? a) Bọn bạch tuộc này ngu đến mức không học thuộc được cái mánh đơn giản đó. b) Bọn bạch tuộc nổi cơn giận dữ và tìm cách thò những cánh tay dài ngoằng tởm lợm của chúng ra ngoài bể để bóp cổ nhà động vật học. c) Chẳng bao lâu chúng đã học được cái mánh này và chỉ sau vài ngày, trò này thành nhàm chán, thế là chúng nó đình công. BẬT TẮTXUẤT SẮC 31 ĐÚNG, TÔI CŨNG THẤY VẬY! từ chối tham gia các thí nghiệm khác. công-tắc đèn bị hỏng, tung tóe nước làm ướt nhà động vật học và ) Chúng làm 7c 33.000 hạt và nhớ tất cả mọi chỗ và tìm lại tất cả! đâu nghe; con chim kẹp hạt dẻ miền Bắc Mỹ có thể che giấu tới ) Nhưng như thế vẫn chưa hết 6a sáng sớm ngày thứ hai đầu tuần? giáo của bạn sẽ phản ứng ra sao trong một tình huống như thế vào chúng không thông minh như bọn tinh tinh. Không biết ông thầy của chúng. Đối với những loài khỉ khác thì câu trả lời đúng là c, bởi tinh hiểu những gì chúng nhìn thấy trong gương chính là hình ảnh ) Khỉ tinh 5a bụi, nhưng đó chỉ thuần túy là những trò bôi quệt thôi. b) Trong thiên nhiên tự do, voi cũng vẽ những “bức tranh” vào đất muốn có một con thú cưng trong nhà thông minh như vậy không? kiểm tra. Họ nhận thấy nó thật sự có những khả năng đó. Bạn có iredaleterrier, ba tuổi, có tên là Rolf, đã được các nhà khoa học A loài nhiên, nhưng mà là sự thật đấy. Con chó đó vốn là một con thuộc ) Thật đáng ngạc 3c coi là món kịch nói rất thích hợp với loài khỉ! ) Có vẻ như những trận đấu bóng đá được bọn chúng 2c công cộng! nhiên là con vật này không được phép lái xe ra những đường phố ĩ D pê-dan ga, con ngựa có thể đạp lên đó. Nó lái xe bằng mõm. ) Chiếc ô tô này có cần gạt để điều khiển và có một 1b : Đáp án Bạn đã biết chưa? Chẳng phải các loài thú đều thông minh như nhau. Một số các nhà động vật học cho rằng, gà tây là ngu nhất thế giới. Một số gà tây lên những cơn hoảng hốt gần chết chỉ bởi những vụn giấy bay lung tung trong không khí. Những con khác lại chết lạnh hay là chết rét, bởi vì chúng không thể ghi được vào bộ não là cần phải tìm nơi ẩn nấp mỗi khi trời xấu. VÂNG, NẾU CHUI VÀO CHỖ TRÚ THÌ LÀM SAO TÔI BIẾT ĐƯỢC BAO GIỜ TRỜI TẠNH MƯA CƠ CHỨ? 32 Cảm xúc động vật Đã có thời người ta tin là bọn thú vật không có cảm xúc như sợ hãi, cơn thịnh nộ hay lòng kiêu hãnh. Nhưng gần đây, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu kỹ càng hơn và rút ra được những kết quả đáng ngạc nhiên về chủ đề rất hấp dẫn này. Ví dụ, những voi con từng phải chứng kiến cảnh thợ săn giết chết cha mẹ chúng sẽ thường gặp ác mộng. Chúng tỉnh dậy lúc nửa đêm và la hét ầm ĩ. Khi lớn lên, sẽ dễ xảy ra chuyện chúng tấn công con người, như thể chúng muốn trả thù. Có phải người xưa đã có lý khi khẳng định, voi là loài không bao giờ quên một thứ gì? Có người cho rằng, voi biết khóc. Chuyện kể về một con voi cái đã khóc như sông như suối vì bị một người dạy thú tàn ác đánh đập. Khi được hỏi về chuyện đó, các nhà động vật học dày dạn kiến thức và kinh nghiệm chỉ biết đáp rằng, tuyến lệ trong mắt voi rất phát triển. Cá sấu cũng khóc, nhưng chỉ bởi chúng muốn dùng cách này để thải bớt những phần muối khó chịu trong cơ thể. Thế nên khi gặp kẻ chỉ làm ra vẻ buồn rầu ngoài mặt, ta bảo rằng anh ta đang tuôn nước mắt cá sấu. EM CÓ CHẮC, ĐÓ KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ NƯỚC MẮT CÁ SẤU? Thú vật cũng có thể hạnh phúc. Người ta kể rằng khỉ đột sẽ hát mỗi khi nó thấy vui vẻ. Khi một con khỉ đột cất tiếng hát, nghe cũng giống như một con chó cất tiếng năn nỉ, nên tiếng hát của anh chàng khỉ đột chẳng khích lệ được người khác vui vẻ lên hay hát theo. Còn bọn dê một khi thấy hạnh phúc, chúng “khiêu vũ” túi bụi và nhảy những bước thật cao thật dài. Vậy là, xin chính thức tuyên bố: thú vật là những thực thể nhạy cảm. Nhưng ngay cả khi không có cảm xúc, thì chắc chắn chúng có một thứ khác: Chúng có những giác quan rất mạnh mẽ. 33 Chúng cần những giác quan tinh nhạy để sống sót. Nhưng giác quan của chúng sẽ được bao nhiêu điểm khi so sánh với giác quan của con người chúng ta? Những giác quan vĩ đại Giác quan của thú vật Một cái mũi siêu đẳng: Khi bạn đi chân trần, trong mỗi dấu chân bạn để lại có bốn phần tỷ gram mồ hôi. Đối với một con chó thì chỗ đó bốc mùi mạnh mẽ hệt như một đôi tất cũ mang liền một tháng chưa giặt. Mắt đại bàng: Con đại bàng đá có thể nhìn thấy một con thỏ đứng dưới đất cách xa chỗ nó tới 3,2km. Dân sành ăn tuyệt đỉnh: Con cá mèo sống ở đáy những dòng sông thuộc miền Nam Mỹ, có trên lưỡi của nó 100.000 gai vị giác. Cái lưỡi này giúp nó lục lọi tìm tòi thức ăn trong cả những lớp bùn. Giác quan của con người Một cái mũi tồi tệ: Khứu giác của con người kém hơn khứu giác của con chó tròn một triệu lần. MẶC DÙ MŨI GÃ TA TO GẤP ĐÔI MŨI TÔI ĐẤY NHÉ! Mắt người: Một số người đang đi lại vướng phải con thỏ, bởi họ không nhìn thấy nó. Hoàn toàn đờ đẫn ngu ngơ! Cái lưỡi của con người chỉ có 8.000 gai vị giác thôi – đến một con lợn cũng có gấp đôi như vậy. (Điều này giải thích tại sao lợn không chịu ăn thức ăn nhanh Fastfood – nhưng có một số người thì lại rất mê!) 34 Nghe đây nghe đây! 1. Một cái tai chó có 17 cơ, giúp nó xoay tai về tất cả mọi hướng. 2. Một con dơi mũi lá xứ California có khả năng nghe tiếng đi của các loài côn trùng. Một chút pháp thuật Chó biển dùng những sợi ria mép rất nhạy cảm của chúng để nhận ra được chuyển động nhỏ li ti của những thực thể khác trong nước biển. Những giác quan có lý 1. Các loài vật có thể cảm nhận trước một trận động đất. Nhà khoa học người Đức Ernst Killian tìm ra rằng, những con chó bắt đầu tru vài phút trước khi một trận động đất bắt đầu. 2. Con lươn hình lưỡi dao của Châu Mỹ có thể phát ra 300 tín hiệu điện tử trong một giây đồng hồ, và tạo nên quanh đó một trường lực. Nó nhận thấy có thú lạ khi trường này bị khuấy nhiễu. đồ tai cúng quéo! 1. Tai con người chỉ có 9 cơ thôi, và đa số chẳng biết vẫy tai là gì. 2. Bạn có biết vẫy tai không? KHÔNG! Không một chút pháp thuật nào hết: Con người thậm chí chẳng điều khiển được cho cọng ria mép của mình nhúc nhích lấy một chút. ĐÚNG Những giác quan đờ đẫn 1. Những con người tội nghiệp thậm chí cả khi sử dụng những dàn máy móc khoa học rất phức tạp cũng không thể đoán trước chính xác một trận động đất. 2. Chà, thế thì bạn nói sao? OK. BỌN MÀY THẮNG! 35 Dám thử nghiệm... xem mèo nhìn trong bóng tối thế nào không? Bạn cần: • 1 đèn pin • 1 con mèo • 1 căn phòng tối Bây giờ bạn phải: MÈO ĐÈN PIN Dành cho con mèo vài phút để mắt nó quen với bóng tối. Sau đó rọi đèn pin vào mắt nó. Bạn nhìn thấy gì? a) Con mèo không phản ứng trước luồng sáng. b) Mắt con mèo phản xạ lại ánh sáng c) Hai mắt con mèo rực lên một màu đỏ như mắt ma cà rồng. TỌP! EO ÔI, TỞM QUÁ!* * LƯU Ý: Trước đó bạn phải nhớ đưa đĩa thức ăn của mèo ra khỏi phòng. mắt mèo, để con thú nhìn rõ hơn trong bóng tối. như một tấm gương. Chúng phản lại ánh sáng trong con ngươi Đáp số: b) Phía sau mắt mèo có một lớp tế bào, có tác dụng Siêu sao ngành động vật học: Karl von Frisch (1886-1982), Quốc tịch: Áo Karl là con trai của một vị giáo sư người Áo giàu có. Ông trải qua tuổi thơ trong một cái nhà cối xay gió cũ kỹ được người cha sửa lại. Vì thế, ông có điều kiện làm bạn với các loài thú sống ngoài tự nhiên. Khi lớn tuổi hơn, ông trở thành một nhà động vật học nổi danh. Ông 36 tìm ra rằng, loài ong biết trao thông điệp cho nhau bằng cách tiến hành những điệu vũ nho nhỏ. Sau đây là vài kết quả nghiên cứu thú vật của ông. Liệu là bạn, thì bạn có tìm được ra kết quả đó không? Bạn có đủ khả năng trở thành một nhà động vật học? Giáo sư Otto Korner của trường đại học Rostock đã mổ xẻ cá và nhận ra rằng tai của cá không hoạt động như tai của chúng ta. Từ đó ông suy ra là cá bị điếc. Để chứng minh điều đó, ông để vài con cá vào trong một cái bình nước và huýt sáo cho chúng nghe. Bọn cá lờ đi không thèm để ý gì đến ông. Để có được một bằng chứng cuối cùng, giáo sư Otto đã mời đến những nữ danh ca nổi tiếng, thực hiện một buổi hòa nhạc dành riêng cho đám cá. Nữ ca sĩ trút xuống đầu bọn cá cả một loạt các bài Aria của dòng nhạc Opera, với âm lượng ù tai chóng mặt. Vậy mà cá vẫn không phản ứng. Karl von Frisch quan tâm đến đề tài nghiên cứu này và thực hiện những thí nghiệm của riêng ông. Hãy thử tưởng tượng bạn chính là siêu sao Karl von Frisch, bạn sẽ tìm được kết quả nào? a) Không còn nghi ngờ gì nữa – bọn cá điếc hoàn toàn. b) Toàn bộ những thí nghiệm trên chỉ chứng minh rằng, bọn cá chả thèm quan tâm đến nhạc cổ điển. c) Cá có thể nghe, nhưng chỉ quan tâm đến những tiếng động quan trọng, ví dụ như tiếng động của thức ăn mà thôi. 37 rằng, “đã tới giờ ăn cơm”. có điều kiện”. Ra là con cá nghe được tiếng sáo và học được đầu lên - một phản ứng mà các nhà khoa học gọi là “phản ứng sáo mà chả cho nó ăn. Con cá cũng phản ứng, bằng cách giật nó. Ngay sau đó, con cá đớp lấy mồi. Một ngày kia, Karl huýt thế, ông huýt sáo cho nó nghe trước khi đặt thức ăn ra sát mũi c) Karl đã bịt mắt một con cá mèo tội nghiệp và lần nào cũng Đáp số: Sao, ý kiến bạn thế nào? Chà, vậy là động vật đâu có ngu! Nhưng chúng nó sẽ nói gì về loài người chúng ta, nếu chúng có thể nói? Chà, chúng nó có thể nói những câu như sau... MÀY THẤY KIỂU TÓC MỚI CỦA TAO THẾ NÀO? HÃY NGHE TÔI NÓI CHUYỆN VỚI CON CHÓ CỦA TÔI NGHE! Wow! 38 Thế giới thú vật ưa ngồi lê đôi mách Đa phần động vật đều giao tiếp với nhau để cảnh báo hoặc chỉ cho nhau thấy chúng không hề có ý định làm hại kẻ đối diện. Các nhà động vật khẳng định rằng những con vẹt thậm chí có thể nói tiếng người, chỉ là một sự bắt chước những âm thanh có giọng nói con người, bọn này vậy là không biết chúng đang nói những gì. Liệu có đúng thế không? TÓC BỜM XINH ĐẸP! Ô NÓ KHEN MÌNH! ĐÂU PHẢI, BẠN ĐÂU CÓ TÊN LÀ BỜM! VÀ BẠN CŨNG ĐÂU CÓ ĐẸP! Thú vật có thật sự biết nói không? Hãy xem ví dụ dưới đây, rồi bạn tự quyết định nghe. Một diễn giả lắm mồm Năm 1965 và 12 năm liền sau đó, một con vẹt xám có tên là Prudle đã giật giải nhất trong cuộc thi những con chim thuộc loài vẹt biết nói của nước Anh. Nó biết tất cả 800 từ và thậm chí tạo thành câu. Thật là một bất ngờ lớn cho các nhà động vật học. BAO GIỜ THỊ HỌ MỚI BIẾT ĐIỀU MÀ ĐỔ ĐẦY NƯỚC VÀO BÌNH CHO TÔI ĐÂY? 39 Một cậu vẹt thông minh Vào năm 1980, Tiến sĩ Irene Pepperburg tại trường Đại Học Tổng Hợp Purdu, xứ Indiana, USA, đã cho xuất bản một báo cáo về quá trình nghiên cứu con vẹt xám châu Phi có tên là Alex. Con chim thông minh này biết cách yêu cầu người khác, ví dụ như xin một mảnh giấy để chùi mỏ. Alex có khả năng nêu tên màu sắc cũng như hình dáng, và một khi nó vào giai đoạn thay lông thì thậm chí nó còn cho tiến sĩ Pepperburg được biết là trong người nó khó chịu tới mức nào. THEO TÔI THÌ BỘ ĐỒ NÀY ĐÃ QUÁ CŨ RỒI... Những con tinh tinh thông minh Năm 1966, các nhà khoa học người Mỹ đã tìm cách dạy ngôn ngữ cử chỉ cho bọn tinh tinh (vượn) cái. Con vượn cái Washoe là một trong những học sinh đầu tiên của họ. Một ngày nọ, nhà nghiên cứu kể cho nó nghe rằng, ông ta nhìn thấy một con chó có hàm răng rất sắc, con này biết ăn thịt tinh tinh. Liền sau đó, ông hỏi tinh tinh có muốn ra ngoài dạo chơi không, nó ra hiệu từ chối. Từ đó, cứ mỗi lần muốn bắt Washoe vào nhà, các nhà khoa học chỉ cần nói rằng họ vừa nhìn thấy con chó khủng khiếp nọ. Ha-ha! LẦN NÀO CŨNG CÓ TÁC DỤNG! Mặc dù mắc lừa cái trò hù dọa trẻ em đó, nhưng nhìn chung tinh tinh Washoe khá thông minh. Chỉ sau một thời gian ngắn học tập, nó đã nắm vững ngôn ngữ cử chỉ đến mức có thể diễn tả các từ như “Quả Uống” (dưa hấu) hoặc là “Chim Nước” (thiên nga). NÓ BẢO RẰNG: ‘‘ÔNG CÓ MỘT CÁI ĐẦU DUA HẤU!” Washoe sinh một đứa con, nhưng đáng tiếc là con nó bị ốm và chết trong bệnh viện thú y. Khi các nhà động vật học đến báo tin buồn này cho Washoe, con tinh tinh cái hỏi: “Đứa con đó đâu rồi?” “Đứa con không còn nữa”, một trong các nhà nghiên cứu trả lời. Nghe xong, bà mẹ tội nghiệp rút vào một góc phòng và không nói thêm lời nào nữa suốt nhiều ngày liền. Năm 1979, Washoe nhận một con tinh tinh mới đẻ làm con nuôi và bắt đầu dạy ngôn ngữ cử chỉ cho nó. Đúng thế, có người để mà chuyện trò thì thật là hay... MẸ DỌA CON, NẾU MÀ NÓ KHÔNG CHỊU ĂN, BÀ TA SẼ GỌI CON CHÓ VỪA TO VỪA ĐEN LẠI ĐÂY. Trò tán gẫu trong thế giới động vật Khi các con vật trò chuyện với nhau, dĩ nhiên là chúng không sử dụng ngôn ngữ con người. Chúng có kiểu cách riêng của chúng, và cái kiểu cách này có thể nói là khá phức tạp đó nghe. Liệu bạn có thể học được ngôn ngữ của thú vật không? 41 Hãy học ngôn ngữ của thú vật Hãy thử khuấy động kỳ nghỉ của bạn bằng việc nói chuyện với động vật hoang dã. Bạn có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ. Hãy học ngôn ngữ của loài thú theo sự chỉ dẫn dưới đây của chúng tôi! Ngôn ngữ cá voi Nếu ôm mộng trở thành ca sĩ, bạn có thể học để hát 24 tiếng đồng hồ liền không nghỉ như một con cá voi – nhưng đừng quên rằng, thỉnh thoảng phải thay đổi bài hát, nếu bạn cất giọng cá để tán tỉnh một nàng cá voi xinh đẹp. Hãy luyện cả những âm thanh thật là trầm mà những con cá voi có thể nghe được ở khoảng cách tới hàng trăm kilomet! Nhưng bởi cho tới nay chưa một ai biết rõ những bài hát này có ý nghĩa gì, nên bạn phải cẩn thận đó nghe. Hy vọng là bọn cá voi không nổi điên lên khi nghe bạn hát. CÁ VOI CẢNH BÁO! CÁ VOI HÁT DƯỚI NƯỚC, BẰNG CÁCH TẠO RA CÁC ÂM THANH TRONG NHỮNG KHOANG RỖNG TRONG CƠ THỂ CỦA CHÚNG. BỞI LOÀI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NÀY, NÊN TỐT NHẤT BẠN ĐỪNG THỬ LÀ HƠN. SÁT THỦ CỨU TÔI! Ngôn ngữ cá heo Bạn có muốn chuyện trò đôi chút với cá heo? Tiếnghuýtsáo chóichang = Tôisợ! Rất nhiều tiếng huýt sáo liên tiếp - Tôi đang cô đơn! Hai hàm răng va lập cập = Cút mau! Răng sập nhẹ, tạo ra tiếng “click” = Thức ăn sắp đến gần! Đập đuôi = Bây giờ tôi quạu rồi đó nghen! CÁ heo CÁ MẬP 42 TIẾNG HUÝT SÁO CHÓI CHANG CÓ NGHĨA LÀ GÌ?... KHOAN... CHỜ TÔI TRA CHÚT... Ngôn ngữ của khỉ đột Bạn thích nói chuyện với khỉ đột? Sau đây là vài từ trong ngôn ngữ của anh ta, bạn có thể thử! Wraaa! = Hiểm họa! Khụt khịt khụt khịt! = Cư xử tử tế nhe! (Đó là tiếng của khỉ đột lớn tuổi dạy bảo lũ con cháu.) Một âm thanh như vừa sủa vừa huýt sáo = Tôi đang tò mò đây! Huu-huu-huu = Cút đi! Đập liên hồi hai tay lên ngực! = Tao là sếp ở đây! Ngôn ngữ của tôm hùm Hu hu hu! Bạn cần một cái lược và một ngón tay. Cái lược thì mượn cô giáo thế nào cũng ra. Còn lấy đâu ra một ngón tay? Tôi không biết. (Cứ thử nhìn xuống phía cuối cánh tay của bạn xem...) Để trò chuyện với bạn, bọn tôm hùm sẽ sử dụng những cái râu để gãi gãi lên vỏ của chúng. Gãi chậm – Không có hiểm họa, bạn cứ việc ăn tiếp! Gãi nhanh – Trốn đi ngay, cá mập đến gần rồi! CON TÔM HÙM NÀY KỲ THẬT, NÓ VỪA NÓI CHO MÌNH BIẾT LÀ TÌNH HÌNH AN ỔN. Lời cảnh báo ỤT ỊT ỤT ỊT của nhà xuất bản Để né tránh những trục trặc khó chịu, trước khi thật sự trò chuyện cùng đối phương, bạn phải luyện những âm thanh đó một thời gian dài trong các bữa ăn... SAO HÔM NAY CON TÔI ĂN NHƯ LỢN VẬY! 43 43 Bạn đã biết chưa? Trong số những âm thanh ồn ã nhất do loài thú phát ra có tiếng của bọn Khỉ Gào miền Nam Mỹ. Tiếng kêu buổi sáng của nó được dùng để cảnh báo đồng loại không được xâm phạm khoảng rừng của nó. Tiếng gọi này vang xa tới 2km. Ngu ngốc làm sao, những tiếng gọi đó đồng thời cũng thu hút những con đại bàng Harpyie bay đến. Bọn chim khổng lồ này có thể dùng móng sắc tóm bọn khỉ và xé chúng ra thành từng mảnh. Bạn có khả năng trở thành một nhà động vật không? Một loài mèo biển vùng Kenia có khả năng cảnh báo cho nhau bằng nhiều âm thanh khác biệt để dè chừng báo, đại bàng hoặc rắn. Một nhà động vật học đã bật lên băng ghi những tiếng kêu của loài mèo biển này cho bọn khỉ nghe. Theo bạn thì bọn khỉ sẽ phản ứng thế nào? a) Chúng giơ tay bịt tai lại và chẳng thèm để ý đến những chuyện ồn ào đó nữa. b) Bọn khỉ cư xử như thể sắp có kẻ thù nguy hiểm đang lại gần. c) Bọn khỉ ném hoa quả thối vào chiếc máy ghi âm. NGHE DỞ QUÁ! ĐỔI NHẠC MICHAEL JACKSON ĐI! động có rắn: Bọn khỉ xục xạo các bụi rậm. động có đại bàng: Bọn khỉ tụt xuống dưới gốc cây ẩn nấp. Báo Đáp án: b) Báo động có báo gấm: Bọn khỉ trèo lên cây. Báo 44 Lộ rõ sắc màu! Một số loài động vật “nói” mà không phát âm thanh. (Chắc chắn người lớn nghĩ rằng, trẻ con cũng phải làm được trò này đấy.) 1. Con cá rô ngói màu xanh dương ở biển Ấn Độ chuyển thành màu xám thẫm khi nó muốn lao vào đánh nhau. Nếu thua cuộc, màu của nó sẽ nhạt đi – có thể là do sợ hãi chăng? 2. Khi con cá rô ngói đực để ý đến một cô nàng nào đó, cái đầu của nó chuyển màu nâu, quai hàm chuyển màu trắng và cái mang chuyển thành đỏ như máu. 3. Một số con người có gương mặt thể hiện những màu sắc thú vị khi lên cơn giận dữ. Bạn có biết là bọn bạch tuộc cũng y như vậy không? Một con bạch tuộc trong cơn thịnh nộ sẽ chuyển thành màu hồng, trông rất ngon miệng đấy. TỎA SÁNGTÔI GIẬN ĐẾN TỎA SÁNGLÊN ĐÂY! PHÁT HỒNG 4. Những con cua báo hiệu sẽ chuyển màu đỏ khi chúng giận dữ, chuyển đen khi chúng sợ, và một khi gặp các cô nàng ưa thích, chúng sẽ chuyển sang màu tím rất đẹp. Ngay cả khi không thể thay đổi màu sắc, thì ít nhất bạn cũng có thể chỉ cho người khác biết tâm trạng của mình ra sao, cụ thể là qua nét mặt của bạn. Chim, loài bò sát và cá không thể thay đổi nét mặt của chúng, nhưng động vật có vú thì có khả năng này. Ai trong chúng ta mà chả quen kiểu mặt sa sầm của một số thầy cô. Ồ bạn có biết, khỉ cũng có thể thay đổi nét mặt của chúng? Nhà khoa học nổi danh Charles Darwin đã nghiên cứu trò chơi nét mặt rất hấp dẫn đó. 45 Siêu sao ngành động vật học: Charles Darwin (1809 - 1882), Quốc tịch: Anh Suýt chút nữa thì Charles Darwin đã đánh mất niềm hứng thú đối với khoa học về thiên nhiên của ông trong những năm tháng trẻ trung. Ở trường học, người ta thấy môn này không quan trọng, và có một lần thậm chí ông phải nghe mắng một bài giảng đạo nặng nề bởi ông đã “phí thời gian” với những cuộc thử nghiệm hóa học. Sau này ông có viết: Đối với tôi hoàn toàn không có khái niệm trường học là một địa điểm giáo dục. Thử nói cho thầy giáo bạn nghe câu này xem! Nhưng Charles vẫn giữ vững được tình yêu đối với khoa học thiên nhiên. Vào năm 1858, ông cho ra đời cuốn “Lý thuyết tiến hóa”. Những công trình nghiên cứu các mẫu xương hóa thạch đã cho thấy, thú vật ngày xưa trông khác ngày nay. Cùng với lý thuyết mới mẻ này, người ta có thể giải thích được những sự thay đổi đó. Darwin nói rằng: 1. Một số các loài thú sống sót, một số khác bị ăn thịt. (Đúng là một phát kiến lớn lao, phải không bạn?) Cái đó người ta gọi là “Thuyết chọn lọc” – nói nôm na là, “chỉ kẻ mạnh mới sống sót”. Quả thật vậy, để thoát khỏi móng vuốt của một con hổ đang đói ngấu đói nghiến, rõ ràng phải rất mạnh mẽ. 2. Các con thú của cùng một loài chỉ khác nhau chút đỉnh. (Bạn cũng thế, trông cũng có khác chút ít với các bạn cùng lớp. Cho nên, các thầy cô giáo mới phân biệt được học sinh). ĐÚNG, PETER, TRÔNG EM QUẢ CÓ HƠI KHÁC MỘT 46 CHÚT SO VỚI CÁC BẠN KHÁC. 3. Một số phiên bản của một loài có những đặc tính mang lại cho chúng cơ hội sống sót tốt hơn. Ta thử lấy ví dụ con chim Vắt Sữa Dê, nó hoạt động về đêm và ngủ ở mặt đất suốt ngày. Một số trong chúng được ngụy trang tốt hơn những con khác bằng cách đổi màu lông. Việc rất quan trọng đó đã được chúng truyền cho con cái. 4. Thời gian trôi qua, mỗi ngày lại có nhiều hơn những con chim Vắt Sữa Dê được ngụy trang tốt. Bởi những con ngụy trang kém hơn rất dễ bị phát hiện, ví dụ như sẽ bị những con mèo đi hoang ăn thịt. 5. Qua đó thấy rõ, tại sao các loài thú trong tiến trình hàng triệu năm trời đã thay đổi (cái đó gọi là tiến hóa). Chúng luôn luôn biến đổi cho phù hợp tốt hơn với hoàn cảnh sống. Hoặc thế, hoặc là chết. Đầu tiên, người ta hoảng hốt trước lý thuyết của Darwin, bởi ông bảo rằng con người có xuất thân từ loài khỉ. Nhưng ngày nay, nó đã được các nhà khoa học công nhận, có nghĩa là loài khỉ và loài người có cùng một tổ tiên. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn tiếp tục tìm hiểu phương cách hoạt động của tiến hóa. LOÀI DODO LÀ MỘT VÍ DỤ CHO LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG THỂ SỐNG SÓT, BỞI VÌ CHÚNG: 1. KHÔNG BIẾT BAY 2. RẤT DỄ BẮT 3. THỊT NGON Sự nhục nhã vượn khỉ Địa điểm: Sở thú London, năm 1850 Những người khách bộ hành trợn mắt, không thể tin nổi. - Anh thấy việc người đàn ông đó chui vào cùng với bầy khỉ có đúng không? - một phụ nữ trẻ tuổi lên tiếng và bám chặt vào cánh tay của người đàn ông đi cùng. - Hoàn toàn không, em thân yêu! - người kia đáp lại. - Lẽ ra cảnh sát phải cấm trò này mới đúng. 47 Một người đàn ông luống tuổi bước lại gần bên họ. - Thật nhục nhã! - ông ta giận dữ thở phì phì. - Lẽ ra người ta phải bắt giam cái gã Darwin này mới đúng! Trong chuồng khỉ, nhà khoa học danh tiếng Charles Darwin đang bò trên cả tứ chi và phát ra những âm thanh kỳ quặc. Ông đang tìm cách kết bạn với một chú Orang-Utan trẻ tuổi. Con khỉ kia tru tréo và nhảy tới nhảy lui. ĐÚNG LÀ MỘT THẢM HỌA! Uuh-huh! Darwin ném những cái hôn gió về chú khỉ. Và bất kỳ người nào, kể cả Darwin, đều ngạc nhiên khi thấy chú Orang-Utan kia đột ngột gửi trở lại một nụ hôn gió. Vậy là Charles Darwin có thêm một người bạn nữa. - À ha! - Darwin lẩm bẩm nói một mình. Ông hoàn toàn chẳng hề hay biết là có những người khác đang quan sát ông. - Thú vị thật! Darwin ngưng lại để nguệch ngoạc những dòng chữ không ai đọc nổi vào sổ ghi chép, thế rồi ông giơ một mảnh gương lại phía con vật. Đầu tiên, nó ném về phía nhà khoa học thêm một nụ hôn gió nữa, lần này với một tiếng nhóp nhép thật là to, thế rồi nó nhìn ra đằng sau tấm gương với hy vọng tìm thấy một chú Orang-Utan nữa. - Bị lừa rồi nghe! - Darwin cười. Những người khách bộ hành bỏ đi, vừa đi vừa ném về phía Darwin những cái nhìn ghê tởm, nhưng Darwin chẳng để tâm. Ông vừa chứng minh được rằng loài khỉ có khả năng giao tiếp với nhau. Và sau này ông còn phát hiện thêm: loài người chúng ta chẳng khác khỉ nhiều như chúng ta hằng tưởng. 48 Giờ đến lượt Darwin lấy đối tượng là cậu con trai William của mình. Để làm cậu này hoảng lên, ông bò lại gần cậu và lắc một cây xúc xắc thật là mạnh. BAO GIỜ THÌ Buu! KHỈ CON KHỈ CON! BA THÔI CÁI TRÒ NÀY ĐI? Qua cách này, ông nhận ra rằng, trẻ sơ sinh không cần phải học cách mỉm cười hay cau có giận dữ. Bản thân chúng tự biết làm điều đó. Cái này người ta gọi là “bản năng”. Vậy là sau đó, Darwin đã gửi một bản danh sách câu hỏi đến cho các quan chức ở những đất nước khác để rồi tìm ra rằng, con người ta ở trên toàn thế giới đều mỉm cười và sa sầm mặt xuống cùng một kiểu như nhau. Cái kiểu cách giao tiếp đó đã được thiên nhiên trao cho chúng ta khi còn nằm trong nôi. Đây là một phát hiện quan trọng, và phát hiện này chỉ có được bởi Darwin đã đủ lòng dũng cảm để biến mình làm khỉ. Hãy tự thử nghiệm... bạn có thể chuyện trò với khỉ ra sao Sau đây là vài lời mách bảo mà có lẽ bạn sẽ cần tới nếu gặp khỉ. Trước đó hãy luyện chăm chỉ trước gương đã nghe! (Nhưng nhớ đừng luyện trong giờ sinh vật học). BƯỚC 1 BƯỚC 2 49 1. Hôn môi: Ý nghĩa: Làm ơn giúp tôi, tôi là một người bạn! Chú ý: Khi một chú khỉ chúm môi lại, sẽ không tệ nếu bạn bắt chước chú ta. Chúng tôi hy vọng rằng, bạn không nhất thiết phải hôn chú ta thật sự. 2. Tiếng nhóp nhép thật to: Ý nghĩa: Tôi yêu bạn và muốn bắt chấy nhặt gầu trên đầu bạn (rồi ăn thật ngon lành). Chú ý: Đây là chuyện khỉ thường làm với bạn bè chúng. Trước khi muốn đưa ra một tiếng nhóp nhép như thế khi ở bên một chú khỉ, bạn phải cân nhắc cho kỹ đó nghe, liệu bạn có thật muốn sự ăn chấy và vẩy gàu? 3. Va răng vào nhau lập cập: Ý nghĩa: Cứu tôi với! Tôi sợ! Chú ý: Chuyện răng va lập cập này có xảy ra với bạn trong những hoàn cảnh khác không? Hãy tự thử nghiệm... làm cách nào chuyện trò với chó và mèo Nếu trong nhà bạn không có khỉ, bạn có thể nghiên cứu điệu bộ của con chó hay của chú mèo cưng của bạn. 1. Cặp mắt biểu cảm: Mắt nhấp nháy liên tục = tôi đang phật ý.50 2. Ánh mắt lo âu Lông mày trễ xuống và mắt lim dim nửa nhắm nửa mở = Sắp có hiểm họa. 3. Nét mặt bực bội Lông mày sụp xuống, nhưng mắt lại mở lớn = Tôi không ưa cậu. Chú ý: Nhìn trân trân vào mặt một chú chó hay một chú mèo là động tác hết sức bất lịch sự đó nghe. Chuyện này khiến chúng mất bình tĩnh, và nếu chẳng may chúng lại to hơn bạn nhiều, thì rất có thể chúng nó sẽ nảy ý định tấn công bạn đó. 4. Ngôn ngữ của vành tai Tai rủ xuống = Tôi đang nghỉ ngơi. Tai giật lên = Ta sắp tấn công mi. 51 Tai rũ mềm oặt = Tôi đầu hàng. 5. Khuôn miệng biết ‘‘nói” Mồm mở, nhưng không nhe răng = Nào, ta chơi với nhau! Mồm mím chặt lại = Tôi đang rất bình tĩnh đây. Nhe răng trước ra = Tao là sếp ở đây! Nhe tất cả các răng ra = Mày là sếp thật, nhưng tao không ưa mày, và tới một ngày kia, khi tao có đủ lòng dũng cảm, tao sẽ tóm cổ mày! 52 CHÚ Ý – Hãy “nói chuyện” sao cho dễ thương với con thú cưng của bạn, nếu không có thể nó sẽ bỏ rơi bạn đấy. Một số con thú thỉnh thoảng lại nổi khuynh hướng vứt bỏ tất cả và “đi bụi”. TÔI QUÁ NGÁN CÁI TRÒ MÀY NHĂN MẶT NHÓ CỦA CẬU RỒI - CHÀO NGHE! 53 CHỜ TÔI VỚI DU NGOẠN KHÔNG ÊM DỊU Cũng như con người, một số loài vật thích đi đây đi đó, và số khác lại thích ở nhà. Chỉ có sự khác biệt rằng, thú vật chẳng phải đi nghỉ, vui chơi hoặc để tìm hiểu các nước xa lạ. Ô, không đâu! Hoặc là chúng đi tìm thức ăn, tìm nơi trú ẩn hoặc tìm bạn đời. Và một số những cuộc du ngoạn đó chẳng hề là những chuyến đi êm dịu, cũng may mà bọn này không khó tính về chuyện nơi ăn chốn ở như con người chúng ta... Một chuyến nghỉ phép - một cuộc phiêu lưu Hãy thử nhớ lại một chuyến đi xa khó chịu nhất mà bạn từng trải qua. Thời tiết lúc đó có thể quá nóng, hay quá lạnh, hay nói chung là nóng/lạnh thay đổi và rất khó chịu. Rồi tưởng tượng bạn lặp lại đúng chuyến đi đó, chỉ có điều lúc này mọi thứ xung quanh bạn đột ngột to khổng lồ, to đến dễ sợ. Và ở đâu đó gần bên bạn có những thực thể khác đang rình mò, chúng to lớn và háu đói. Bạn có sợ không? Hoàn toàn có thể gặp chuyện đó khi ta là một con thú nhỏ mà lại đi xa. Đáng ngạc nhiên làm sao khi có những con thú có thể thực hiện những chuyến “du lịch” xa đến khủng khiếp và thậm chí lại tìm được đường trở về nhà nữa kia. Bạn không tin sao? Vậy thì hãy đọc câu chuyện không thể tin nổi dưới đây! Cho tới năm 1952, ông hiệu trưởng Stacey Wood sống ở California. Sau đó ông về hưu và cùng gia đình chuyển về sống trong một trang trại tại Oklahoma – cách đó 3.000km. Họ chỉ để lại có mỗi chú mèo Sugar và tặng nó cho nhà hàng xóm. MiaOW!KHÔNG THỂ TIN NỔI! Con Sugar kÌa! BẢO NÓ CHỜ NGOÀI ĐÓ ĐẾN SÁNG MAI, 54 TÔI ĐI NGỦ RỒI! Một năm sau, ở trang trại của ông Stacey xuất hiện một con mèo. Nó gầy trơ xương, lông lá lởm chởm, trông như vừa phải đi một đoạn đường quá dài và quá khắc nghiệt. Thật khó tin, nhưng là sự thật! Đó chính là con Sugar, được nhận diện vì một bên hông bị tật. Vài tuần lễ sau khi nhà Stacey chuyển đi, con mèo biến mất. Con vật dũng cảm đã đi suốt một năm trời để tìm lại gia đình chủ của mình. Làm sao mà nó làm được điều đó, cho đến hôm nay vẫn không ai giải thích nổi. Cả một số loài thú khác cũng thật sự phải được coi là thiên tài tìm đường. Ví dụ như chim bồ câu. Những chú chim bồ câu tuyệt vời Có thể bạn nhận thấy, chim bồ câu nom thật nực cười. Đầu nó nhỏ tí teo và bộ não bên trong còn tí teo hơn nữa. Tất nhiên bạn có lý, nhưng nếu nói về chuyện bay xa thì bồ câu và nhiều loài chim khác lại là những thiên tài địa lý. MẮT ĐẠI BÀNG TAI TINH NHƯ CÁO BỘ LÔNG NGỰC DÀY, MỀM MẠI NÃO CÓ KHẢ NĂNG TÌM ĐƯỜNG ĐÔI CÁNH CÓ LỰC BAY ĐÁNG KINH NGẠC 1. Chim bồ câu có thể bay suốt ngày với vận tốc có khi lên tới 112km/h. Bởi thế, chúng có thể vượt một chặng đường dài 1120km mà không mỏi mệt. 2. Bộ não bồ câu có chứa những tinh thể nam châm, phản ứng nhạy cảm đối với từ trường của trái đất. Qua đó chim bồ câu biết Bắc Cực ở đâu và nhà nó nằm hướng nào. Một nhà khoa học đã tìm ra được điều này trong những năm 70, khi ông gắn một miếng nam châm vào con chim bồ câu. Tất cả tinh thể trong não bộ của nó bị thay đổi loạn xạ, và thế là bồ câu tội nghiệp lạc đường. 55 3. Giống như các loài chim có khả năng bay đường dài khác, bồ câu nhận ra các điểm định hướng. Ngoài ra, chúng có thể dựa vào vị trí của mặt trời và các vì sao để chọn hướng bay. Chúng thậm chí còn có thể nhìn thấy những tia nắng khi mặt trời khuất sau mây. 4. Như vậy vẫn còn chưa đủ đâu nghe! Bồ câu có khả năng nghe được những âm thanh rất thấp mà tai người không hề nhận ra. Những làn sóng vỗ lên bờ biển cách đó tới cả trăm kilomet chúng vẫn cứ nghe được. Qua đó, chúng tìm được đường ra biển. 5. Với tất cả những khả năng đáng kinh ngạc đó, bây giờ chắc bạn sẽ không bất ngờ khi biết rằng, một con chim bồ câu đã chiến thắng trong một cuộc thi có giải thưởng giá trị bằng lượng vàng nặng đúng bằng trọng lượng của nó. Một con chim thắng cuộc như thế có tên là Emerald đã được bán vào năm 1988 với cái giá 77.000 Bảng Anh, thậm chí mỗi một quả trứng của nó cũng có giá tới 2.400 Bảng. Bạn chỉ cần làm rơi vài quả trứng đó thôi là có thể làm nên món trứng rán đắt nhất thế giới. Ba mẹ con có biết mấy quả trứng mà Emarald vừa đẻ hôm qua bây giờ đâu rồi không? Nhưng bồ câu không phải là loài chim duy nhất có thể bay những quãng đường dài trong không trung. Có rất nhiều loài chim di trú, tức là chuyển từ nơi này sang địa điểm khác mỗi năm. Chúng làm chuyện này, vì chúng bị thúc đẩy bởi một bản năng mạnh mẽ là phải bay về một hướng xác định để tìm được nhiều thức ăn hơn hoặc tìm những chỗ trú ẩn thích hợp. Nhưng chúng làm điều đó ra sao thì ngày hôm nay con người chúng ta cũng chưa rõ. Bạn có thích được nghỉ và chu du một chuyến thật dài như chim di trú không? 56 TUA DU LỊCH CHIM BAY tua én đen Hãy xoay lưng lại với mùa đông lạnh lẽo và theo tua bay về miền Đông Nam Phi ngập nắng! Dĩ nhiên là có chỗ ăn ngủ đàng hoàng chờ sẵn – Bạn chỉ cần chú ý vừa bay vừa bắt cho được vài con côn trùng ngon miệng. Không có nhà tắm và toillet, nhưng lại có nước đầy đủ và thậm chí thừa thãi qua những trận mưa giông. Chuyến bay dài 19.200km không có nghỉ giữa chừng, kể cả hai phút để đi tè cũng không! tua vừa bay vừa lượn của hải âu Albatross Hãy đến thăm miền Nam cực, châu lục cuối cùng còn chưa bị khai thác, bạn sẽ lượn cánh đi tìm cá dọc những bãi biển tuyệt đẹp. Bạn sẽ được hưởng thụ phong cảnh hùng vĩ và nhấm nháp cảm giác liệng cánh dịu dàng. Phi công hải âu Albatross của bạn có thể bay liệng liền sáu ngày trời trong không trung mà không đập cánh. Giữa chừng sẽ có một cú ăn nhanh với món cá – một hương vị tươi rói không gì so sánh được. Tua én biển Một kỳ nghỉ thật sự đặc biệt. Đảm bảo chắc chắn tiết trời luôn đẹp như trong mộng! Bạn sẽ không bao giờ hối hận về quyết định của mình! Hãy thoát khỏi bầu không khí u buồn trầm lặng của miền đông phương Bắc và bay về Nam Cực ngập ánh mặt trời đang trong những ngày nóng nhất năm, thế rồi, chớm tỉnh vào mùa hè, bạn lại quay trở lại với Bắc Cực. Và ở đây, trên đường đi bạn cũng có thể được hưởng hương vị cá tươi bất cứ lúc nào. 57 Du ngoạn lạ kiểu khác Chẳng phải riêng chim mới di trú, có cả những loài thú khác nữa. Những cuộc di chuyển của chúng khó khăn và đầy nguy hiểm. Sau đây là vài bản báo cáo du lịch đáng kinh ngạc nhất. Bạn có muốn tham dự không? Thận trọng đấy, Ếch! Mỗi năm có đến cả ngàn con cóc và ếch dũng cảm quay trở lại chính cái ao nơi chúng đã sống quãng đời nòng nọc, để kết đôi và đẻ trứng ở đó. Đáng tiếc là trên đường đi, không hiếm khi chúng nhảy lên trên đường nhựa mà không thèm nhìn xem liệu có ô tô sắp tới gần hay không. Vì thế mà nhiều khi người ta nhìn thấy chúng bị nghiến bẹp trên mặt đường. Một số con khác, khi vất vả về tới nơi sinh ra chúng, lại đành cay đắng nhận ra rằng những khoảng ao đó bây giờ đã bị con người phơi cạn. Ở một số vị trí, các nhà bảo vệ môi trường đã tạo nên những con đường ngầm phía dưới mặt đường để ếch có thể an toàn tiến tới mục tiêu. ta sử dụng phà bồ nông Cho tới khi hầm ngầm được xây dựng xong Những cuộc xếp hàng dài thườn thượt Cứ mỗi năm lại có tới 20.000 con Rắn Nịt Tất màu đỏ trườn dọc đoạn đường dài 16km từ quê hương mùa hè của chúng là các bãi lầy ở miền Manitoba (Canada), quay trở lại nơi trú ẩn mùa đông trong những triền núi đá được bảo vệ. Đến mùa xuân chúng lại quay trở 58 lại các bãi lầy. Thật ra thì chẳng có gì đặc biệt, nếu bạn không phản đối cuộc gặp gỡ với cả vạn con rắn cùng lúc. Bởi bọn này là loài ưa đi tắt. Và chúng cứ khăng khăng đi xuyên nhà của con người cho nhanh. Nhiều khi chúng thậm chí vừa trườn qua nhà của bạn vừa nhìn quanh quẩn xem có gì ăn được. Mẹ ơi, món mì Spagetti hôm nay tấn công con! Những con chuột Lemmut nổi giận Lemmut là những con thú nhỏ lông dày, ngộp lặn trong tuyết Bắc Cực. Nhưng cứ chừng ba hay bốn năm, chúng lại nổi cơn khó tính. Bởi dân số Lemmut tăng rất nhanh, nên chẳng bao lâu chẳng còn đủ đồ ăn nữa. Bấy giờ bọn Lemmut sẽ tấn công bất kể thứ gì chúng gặp – kể cả con người. Chúng còn làm những việc điên rồ khác, ví dụ như bơi qua những con sông rất là rộng. Chúng đi đâu vậy? Có vẻ như chính bọn chúng cũng không biết nốt. Chuyện kể rằng, trong những chuyến dịch chuyển như thế, nhiều khi có cả đoàn Lemmut lao từ trên bờ vực xuống trong một cơn tự tử tập thể – nhưng sự thật không phải vậy. Như thế thì quá điên – kể cả đối với bọn Lemmut vốn điên rồ. Tôi không biết, Ta sắp đến nơi chưa? bọn tôi đi theo anh mà! 59 Bơi đi, rùa ơi, cố lên! Mỗi năm một lần, những con rùa siêu to lại lên đường đến đảo Ascension thuộc Đại Tây Dương để đẻ trứng. Không một ai hiểu rõ tại sao chúng lại chọn chính cái hòn đảo chỉ có kích thước 13km x 9km. Nhưng ít nhất thì ở đó cũng có rất ít thú to có khả năng ăn thịt rùa. Một số con phải bơi tới 2.080km mới đến được đảo đó. Mà bọn nặng nề chậm chạm này chỉ bơi được nhiều nhất 3km mỗi tiếng đồng hồ. Quả là một chuyến đi dài thật sự! Anh bơi quá xa rồi, đây là Thái Bình Dương! Du lịch kiểu cầu trượt 15 năm trời liên tiếp, con lươn Châu Âu hài lòng sinh sống an ổn trong một con suối hoặc một cái ao đầy bùn. Thỉnh thoảng, nó lại ăn thịt một con cá bơi ngang qua, và như thế là đủ phiêu lưu lãng mạn rồi. Nhưng sau 15 năm, nó đột ngột không thích trò quẫy quẫy trong bùn nữa. Cơ thể màu vàng của nó đổi màu bạc, hai con mắt lồi ra, cái mõm dài hơn, và nó chỉ còn thích một thứ nữa thôi: ra biển. Sự thúc giục này mạnh mẽ đến mức con lươn thậm chí còn trườn cả lên bờ để ra đến con sông gần đó. Thế rồi nó cứ xuôi theo dòng sông mà ra tới biển, cho tới tận biển Saragossa (một vùng lớn đầy tảo, thuộc Đại Tây Dương). Đối với một số chú lươn, chuyến đi này dài tới 4.000km. Khi con thú tới đó trong trạng thái kiệt sức, 60 nó chỉ sống được một chút thôi rồi chết. Thế thì nó vất vả như vậy để làm gì? Chắc bạn đang nghĩ thầm như vậy. Nhưng ngay trước khi nó chết, con lươn còn kịp kết đôi. Đám lươn con cái trong suốt bé tẻo teo lại lên đường về nhà. Hoàn toàn không cần ai trợ giúp, chúng vẫn tìm được đường đi giữa biết bao nhiêu con sông con suối và ao hồ Châu Âu. Tự chúng biết rất chính xác chúng cần phải đi đâu. Tại sao những con luơn lại có đường đời đáng kinh ngạc tới như thế? Và làm cách nào mà chúng tìm được đường đi trong chuyến dịch chuyển đầy bí hiểm? Đó là chuyện con người chưa giải thích được. Dù cho các loài phải đi xa đến bao nhiêu, chúng đều được thiên nhiên trang bị hoàn hảo cho chuyện này. Ví dụ cá heo có vây, chim có cánh, ếch nhái là những tay nhảy xa xuất sắc. Bây giờ bạn thúc đẩy cho những tế bào thần kinh của bạn hoạt động mạnh hơn nữa đi nghe, bởi chúng ta sẽ bước sang phần hoạt động đây. Hãy thử kiểm tra... bạn được bao nhiêu điểm khi so sánh với một chú vượn? Bạn có những cơ bắp đáng nể trên hai cánh tay ư? Bạn có thể chuyền từ cành này sang cành cây khác không? Đây thật là một cung cách đi từ nhà tới trường khá nguy hiểm và khá vất vả đó nghe, nhưng đối với vượn thì không. Chúng liên tục chuyển động theo cách này. Mà cũng chẳng đáng ngạc nhiên, bởi bọn chúng là khỉ, vốn sống giữa những lùm cây vùng Đông Nam châu Á. Đây là bí mật cho thành công của chúng. Chân con người đi tất Mùi pho-mai mốc Chân vượn 61 Bạn thử nhìn chân con vượn mà xem, và so sánh với chân phải của bạn. (Có lẽ trước đó, bạn làm ơn cởi tất ra giùm chút!). Bạn thấy gì nào? a) Chẳng thấy gì hết. Chân tôi trông y hệt như chân nó. b) Ngón cái của con vượn trông giống y như ngón cái của tôi. c) Các ngón của vượn dài hơn. mẽ ở bờ vai để chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. bạn không? Vượn có những cánh tay dài và những cơ bắp rất mạnh những cành cây nhỏ. Bạn có thể làm điều đó với ngón chân cái của đất như chân của bạn, nhưng chúng lại rất hợp với trò quặp lấy Đáp số: b) Chân của vượn không thích hợp với việc đi trên mặt Tới một lúc nào đó thì con vật nào cũng cảm thấy mỏi mệt về chuyện suốt ngày lang thang trên đường và muốn về nhà – giống y hệt như bạn sau một ngày học hành vất vả. Chỉ có điều “nhà” của chúng không phải là nơi để thoải mái ngồi xem tivi hoặc để chơi games. Không, đây chỉ là một nơi dự trữ thức ăn, để nuôi con nhỏ và để trốn tránh những con thú lớn hơn, hiếu chiến hơn. Dám cuộc rằng, bạn mà vào nhầm “căn hộ” của chúng nó thì sẽ không có sự thoải mái nào nữa đâu! Chào mừng bạn về nhà! 1. Ở châu Úc có một loại ếch với một nụ cười rộng mở trên cái mặt nhờn nhờn. Tay quán quân nhảy xa yêu đời này rất thích chui vào bồn nước trong toilett của con người. (Trước khi loài người phát minh ra toilett thì bọn ếch này sống trong những cái ao hôi thối đầy bùn.) Mẹ ơi! Trong phòng vệ sinh có một hoàng tử bị phù phép! 62 2. Những con rùa sống ở miền Đông nước Mỹ lại rất thích thú khi được trầm mình trong những vũng nước lưu cữu bốc mùi hôi thối hoặc trong những kênh nước thải. Chúng tôi khuyên bạn không nên nghịch ngợm quá lâu tại những nơi như vậy. (Nếu bạn nảy hứng thú đó!). Bởi những con vật đang rình mò trong thứ nước đục lờ đó rất ưa món tráng miệng là những ngón chân người hồng hồng thơm thơm. Đừng lo, ở chỗ nước thối thế này chả có con nào sống nổi đâu... 3. Bọn bạch tuộc rất thích sống trong những vật thể rỗng nằm dưới đáy biển. Chúng không kén chọn nhiều, một cái đầu lâu cũng có thể trở thành một căn hộ dễ chịu cho một con bạch tuộc con. Gã ta còn sống kìa! 4. Chim đại bàng xây trên đỉnh tàng cây những cái tổ to, trông rất là rối rắm hỗn loạn, làm từ những cành cây nhỏ. Không may làm sao, thỉnh thoảng chúng lại chọn nhầm một cây cột điện cao thế. Một địa điểm chẳng mấy vui thú... 63 5. Chim yến là những con chim có họ hàng với loài én đen và thường sống trong hang. Chúng xây tổ bằng những phần thực vật được trộn với nước dãi của chúng, món này khô rất là nhanh và trở thành một thứ hồ rất dính. Người Trung Quốc lấy tổ đó, trộn thêm thịt gà cùng gia vị để nấu lên món canh tổ yến truyền thống. Kỳ thật, những con yến non cũng được nuôi nấng theo cách tương tự. Chúng ăn những quả banh nho nhỏ chứa đầy côn trùng trộn với nước dãi vừa đa năng vừa chuyên ngành của cha mẹ chúng. Ngon thật! Dĩ nhiên, chẳng phải loài thú nào cũng đi xây nhà cho mình. Như thế thì chẳng hóa ra loài nào cũng cần mẫn chăm chỉ sao! Một số chọn cách đi “thuê nhà” người khác. Con chó đuôi đen Prêri miền Bắc Mỹ là con thuộc bộ sóc, nó thường đào cả một mạng lưới rối rắm rất nhiều đường hầm làm nơi ở cho mình. Một số những hệ thống đường hầm này có thể nói là thật sự khổng lồ, có tới 50 đường ra vào khác nhau. Chẳng bao lâu đã có những vị khách không mời mà tới chui vào đó – trong số này phải kể đến bọn cú, sóc, kỳ giông, chuột, nhím chân đen và thậm chí có cả những con rắn chuông nữa đấy. Nhìn chung, đây không phải là cách lợi dụng lẫn nhau duy nhất trong thế giới động vật. Một số thậm chí ăn thịt chủ nhà hay hút máu chủ nhà. Chúc ngon miệng nghe! Cứ đọc tiếp đi, nếu bạn dám đọc... Tiếp sau đây, thật sự là một chương rùng rợn đấy! 64 CẮN! HÚT MÁU GẶM! HÚT! MỔ! ĐỚP! BẠN THÂN VÀ TỘI PHẠM Khi có nhiều loài thú khác nhau gặp gỡ, sẽ luôn xảy ra chuyện gì đó. Lần thì là chuyện dễ thương, lần là chuyện kém dễ thương. Một số loài thú giúp đỡ lẫn nhau, một số lại len lén bám theo kẻ khác. Nhưng cũng có những thứ sống trên lưng người khác và chỉ nghĩ đến mình mà thôi... Hai bàn tay rửa lẫn cho nhau Cái bức tranh tưởng tượng rằng bọn thú vật có thể mang lại điều tốt lành lẫn cho nhau quả là hơi có nét kỳ quặc, bạn có thấy vậy không? Nhưng thực tế thì nó chẳng kỳ quặc chút nào. Chúng ta cũng nuôi chó và mèo, thậm chí cả cóc hoặc rắn, làm gia súc đấy thôi. Chúng hầu chuyện bọn ta, chúng trở thành bạn bè của ta và để lại những vũng nước tè trên thảm trải nhà. Ngược lại, chúng ta cho chúng đồ ăn và nơi ở. Những con thú khác ví dụ như ngựa cưỡi của cảnh sát hoặc những con chó dẫn đường cho người mù, chúng làm việc cho loài người chúng ta và nhận được một dạng tiền lương, thứ tiền lương này bao gồm đồ ăn và chỗ ở. Nếu thú vật giúp đỡ lẫn cho nhau, thì hiện tượng này người ta gọi là hiện tượng “cộng sinh”. Cảm ơn bạn đã giải phóng cho tôi khỏi lũ ve! Cảm ơn bạn đã cho tôi một bữa ăn no! Cảm ơn vì đã bỏ qua không nhìn thấy tôi! 65 Bạn đã biết chưa? Thỉnh thoảng xảy ra chuyện động vật hoang dã được con người nuôi nấng và giữ làm gia súc. Một trong những con khỉ đã được người ta dạy cho ngôn ngữ cử chỉ tại nước Mỹ là Koko, một quý cô thuộc dòng khỉ đột. Cô nàng sống hạnh phúc và hài lòng với tiến sĩ “Penny” Patterson, một nhà nghiên cứu, nhưng cô ta cũng có một mong ước. Cô ta rất thích có được một con mèo của riêng mình. Vậy là bà tiến sĩ tốt bụng Patterson vào năm 1984 đã tặng cho cô ta một con mèo. Koko gọi bạn mới của mình là All-Ball và nuông chiều nó như nuông chiều một em bé sơ sinh. Đúng thế, nàng khỉ đột thậm chí còn lấy giẻ quấn quanh mình con mèo và đội lên đầu nó những cái mũ nhỏ xíu màu vàng. Và bởi vì nàng khỉ đột rất thích được con người cù vui, nên nó cũng tìm cách dạy cho con mèo con cù nó. Và mỗi khi mèo con ngoan ngoãn, Koko sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để gọi nó là “mèo mềm xinh dễ thương”. Thật là hay nhỉ? Nhưng nếu bạn mong chờ một kết thúc có hậu, có lẽ bạn không nên đọc tiếp. Sau đó, All-Ball gặp tai nạn, bị ô tô nghiến chết. Hu hu! Tim nàng khỉ Koko tan nát, và nàng chỉ trở lại vui vẻ khi tiến sĩ Patterson mang tặng một con mèo con khác. Ngoài kia có một cánh chim bay... 1. Có một con chim nhỏ xứ Châu Phi yêu thích món mật ong y hệt như yêu thích những con sâu béo mẫm đang ngọ nguậy trong những cái kén dính nhằng. Nhưng mật ong được canh chừng bởi không biết bao nhiêu những con ong giận dữ, nên vấn đề của nó là: Làm thế nào rớ tới món mật đây? MẬT! RÙ RÌ! RÙ RÌ! 66 Vậy là con chim này lên tiếng kêu dụ một con lửng ăn mật. Kêu xong, nó bay đến tổ ong. MẬT! Con lửng đi theo tiếng gọi của con chim. Bởi vì da nó rất dày và chẳng hề sợ hãi những cú ong châm, nên nó chỉ cần đơn giản giơ móng vuốt ra, giật tổ ong xuống và thoải mái ăn cho đầy bụng, trong khi chim ta lao vào chỗ mật thừa. MẬT NGON QUÁ! Con chim đó tên là gì nhỉ? Dĩ nhiên con đó tên là Chim Báo Mật. 2. Một con chim Châu Phi khác, tên là Kẻ Đào Sâu, lại thường cưỡi trên lưng những con hà mã, ngựa vằn và tê giác. Bọn này hoàn toàn không phản đối chút nào, bởi chim ăn những đám ruồi nhung nhúc đậu trên lưng chúng. Đứng im nào, có một con trong tai bạn! Việc gì mà la to thế! 67 Thuê chung nhà Một số con thú lại giúp đỡ lần nhau bằng cách để cho kẻ khác sống ở nhà mình, một vị khách mang lợi lại cho chủ nhân. Đối với đa phần các loài cá, sẽ là một thảm họa lớn nếu chúng làm quen với những cánh tay dài ngoằng đầy chất độc của loài Galeere, một loài sứa khổng lồ, xứ Bồ Đào Nha. Không, nói cho đúng ra thì cuộc làm quen đó sẽ mang tới cái chết chắn chắn. Riêng cá Nomeus là trường hợp ngoại lệ, chúng lại sống được giữa những cánh tay dài ngoằng của con sứa kia. Những xúc tua đầy chất độc chẳng làm gì nổi làn da đặc biệt nhờn của chúng. Ngược lại, cá Nomeus làm vệ sinh cho những cánh tay này. Để trả công, sứa ta bảo vệ đàn cá con. Những con cá lớn hơn đến tấn công sẽ bị sứa ta hủy diệt – và bọn cá nhỏ Nomeus ăn phần thức ăn thừa. Giỏi thì vào đây xem, đồ xấu xí kia! Trong một góc êm ấm đầy cát ở đáy biển, có một đôi kỳ lạ – của một con được gọi là Cá Bống Mù và một con cua. Cua đào nơi trú ẩn, còn cá đi tìm thức ăn. Con cua giữ quan hệ với con cá bằng cách đặt cần an-ten (vòi, tua) của nó lên đuôi người bạn mình. Mỗi khi gặp nguy hiểm, con cá bống mù vẫy đuôi, rồi cả hai chui thật nhanh vào nhà. Bên cạnh đó còn những loài thú đi “rửa ráy” cho những con cá khác. Đây là một hàng ngũ “lao công” rất đông đảo cho bạn lựa chọn, nếu bạn thích cái trò suốt ngày có đứa cứ gặm gặm nhấm nhấm trên da bạn. 68 DỊCH VỤ VỆ SINH HOÀN HẢO NÀY, CÁC BẠN CÁ ƠI! CÓ AI CẦN MỘT ĐỢT RỬA VÂY KHÔNG? Nếu muốn, bạn hãy để cho những chú Cá Môi dễ thương cưng chiều bạn. Chúng sẽ gặm nhấm và xóa đi tất cả những nấm nhỏ và rong rêu trên cơ thể bạn. Từng cái vẩy của bạn lại óng ánh như mới được sinh ra. Đảm bảo phục vụ thật nhanh chóng. “Một đoàn lao công Cá Môi đã phục vụ SẮP XONG RỒI! cảnh báo! Đối với khách hàng của dịch vụ lao công Cá Môi! Hãy cẩn thận trước những kẻ làm không ngơi nghỉ liên theo rẻ tiền! Có những con cá tiếp 300 khách hàng. Thật là một thành công đáng chú ý!” Một con cá mập (Thái Bình Dương) xấu xa tự xưng là Cá Môi. Thậm chí chúng bắt chước cả những đường sọc trên cơ thể chúng tôi. Hãy cẩn thận cho kẻ lừa đảo lại gần các bạn, ! Đừng để nó sẽ cắn một mẩu thịt da của bạn rồi biến mất! 69 NÀY, CÁ RÔ RĂNG CƯA! BẠN MUỐN CÓ MỘT HƠI THỞ THƠM THO CHỨ? Bạn có phải là một con cá rô răng cưa với khuôn miệng đang bốc mùi khó ngửi? Đoàn quân cá bống chúng tôi sẵn sàng thực hiện dịch vụ lao công miễn phí! Chúng tôi sẽ ăn đi những mẩu thức ăn thừa đang thối rữa trong miệng bạn, sao cho bạn lại thấy mình khỏe mạnh và xinh đẹp. NÀY, CÁ SẤU, BẠN ĐANG GẶP KHÓ VỚI BỌN ĐỈA PHẢI KHÔNG? Không có thứ gì khiến bạn ăn mất ngon bằng việc có những con đỉa đang bám chặt vào lợi bạn để hút máu. Loài chim te te chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết loài ăn bám đó. Cứ đơn giản há mồm ra, chúng tôi sẽ nhặt nhạnh chúng đi. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp một dịch vụ cảnh báo miễn phí. Nếu bạn nghe thấy tiếng chúng tôi hót lên, là đang có một con thú lớn và nguy hiểm lại gần, và tốt nhất là bạn nên nhảy ngay xuống sông! 70 Bạn có khả năng trở thành một nhà động vật học không? Trong các dải san hô, bọn cá thường lui tới và để cho bọn tôm càng rửa ráy chúng trong những “trạm vệ sinh”. Một nhà nghiên cứu đã đưa hết những con tôm càng đó ra khỏi một trạm vệ sinh. Theo ý bạn thì chuyện gì sẽ xảy ra? a) Bọn cá tuyệt vọng và gắng rửa ráy lẫn cho nhau. Chúng bắt đầu gặm nhấm thân thể nhau. Bọn chúng nó đi đâu rồi? Đừng có hỏi tôi, tôi là một con tôm thường! b) Chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Bọn cá thấy chuyện ở bẩn hay ở sạch cũng vậy thôi. c) Bọn cá lên đường đi tìm một trạm vệ sinh mới. Đáp án: c) Bọn cá sẽ đồng loạt di chuyển chỗ ở. Những kẻ ích kỷ tồi tệ Nhưng đâu phải mọi thực thể sống đều sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác. Không đâu, một số lại có tính cách hoàn toàn ngược lại, chúng nổi danh là những “kẻ ăn bám” (động vật ký sinh). Đó là những động vật không tự mình đi tìm thức ăn, mà ăn cắp thức ăn của những con khác theo kiểu nham hiểm độc ác. Loài ăn bám này hoàn toàn chẳng mang lại chút gì hay ho cho nạn nhân. Hãy đọc đoạn dưới đây, rồi trả lời xem bạn cần phải né tránh những kẻ nào? Loài Chim Chiến Hạm miền Trung Mỹ có một phương pháp rất đặc biệt để kiếm những bữa ăn miễn phí. Chúng chờ cho tới khi những con chim khác bắt được một con cá. Thế rồi chúng săn đuổi 71 con chim kia, ép con này phải nôn ra những gì vừa ăn vào, và kẻ săn đuổi sẽ đớp gọn cái món vừa nhổ ra đó giữa lưng chừng trời. Như thế vẫn còn chưa đủ tởm lợm, chúng còn ăn trộm trứng và thậm chí còn ăn thịt cả chim con của những loài chim khác – thậm chí cả chim con của đồng loại. ... Bọn mày truy đuổi bọn tao, ăn cắp trứng của chúng tao, ăn thịt con bọn tao! nhìn thấy chúng mày là tao buồn nôn! HAY QUÁ! Chim tu hú của Châu Âu đẻ trứng vào tổ của những con chim khác, và để cho bọn chim khác ấp trứng của nó nở thành con. Sau khi chim tu hú con chui ra khỏi vỏ, nó đẩy những con chim con yếu ớt khác ra khỏi tổ, để nó một mình hưởng toàn bộ lượng thức ăn mà chim bố mẹ mang về. Những con chim bố mẹ tội nghiệp kia cứ chăm chỉ đi kiếm mồi về cho con tu hú, hoàn toàn không biết rằng đó chẳng phải là con mình, thậm chí ngay cả khi cái đứa con lưu manh đó đã to gấp năm lần chim bố chim mẹ. (Nếu có kẻ lưu manh chui vào thế chỗ của bạn, liệu cha mẹ bạn có nhận ra không nhỉ?) Ngay khi con tu hú trưởng thành, nó lên đường để nghỉ một kỳ nghỉ đông tuyệt vời ở Châu Phi. Bạn biết gì không? Nó chả thèm cảm ơn bố mẹ nuôi nó lấy nửa lời. Trông tôi có giống chim sẻ không hả? 72 Loài Cá Biển Chín Mắt được miêu tả là “hàng mét ống dẫn nước bị để vạ vật ngoài trời trong mùa đông”. Mà miêu tả như thế là còn nhẹ nhàng đấy. Những con cá tởm lợm này chẳng có mõm mà cũng chẳng có hàm. Nó có một cái vòi loe ra ở phần đầu, ở đó có những cái răng bé nhọn, những cái răng giúp nó hút máu. Và không một thứ gì trên đời này khiến nó thấy ngon lành bằng máu của những con cá khác... Cho hôn nhẹ một cái thôi! Tôi có cần phải phải kể cho bạn nghe một câu chuyện thật sự rùng rợn không? Ở những cánh rừng Nam Mỹ có một thứ khủng khiếp, mà nếu đem so sánh thì những loài kí sinh khác có thể khiến bạn mủi lòng thương đấy. Đúng vậy, kẻ này tồi tệ hơn, tồi tệ hơn rất rất nhiều. Và bạn muốn biết nó là gì không? Bây giờ bạn hãy đóng cửa sổ lại, bật lên một ngọn đèn nho nhỏ dìu dịu, và ngồi xuống bên lửa lò sưởi. Sau đó tôi sẽ kể một câu chuyện có thể khiến máu trong huyết quản của bạn đông cứng lại. Báo động - ma cà rồng - Tôi còn nhớ rất rõ, như thể chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. - Người đàn ông già nua mỉm cười, thấy rõ những lỗ hở giữa những cái răng vàng. Chính những lỗ hở này khiến cho ông ta vừa nói vừa rít lên như một con rắn. - Chuyện đó xảy ra bao lâu rồi, ông ơi? - cậu bé hỏi, mắt mở to như hai cái tách con. 73 - Chuyện đó xảy ra ở Brasil năm 1927. Bọn ông muốn nghiên cứu những con thú sống tự do ở đấy. Đó là lần đầu tiên ông vào rừng rậm. Ông vẫn còn nhớ rõ những mùi vị và hình ảnh kỳ lạ, nhưng cháu có biết ông nhớ nhất gì không? Đó là những đêm trong rừng. Côn trùng rầm rì, ếch nhái kêu quàng quạc trong những bãi lầy hôi thối. Không khí lành lạnh, mặt trăng tròn vành vạnh lấp ló giữa những tàng cây. LẦM RẦM! QUẠC! LA HÉT! RÙ RÌ! GẦM GỪ! PÍP PÍP! Thường thì cứ mỗi khi mặt trời lặn là bọn ông lại đốt lửa trại lên. Màn đêm trong rừng rậm phủ xuống nhanh hơn ở những nơi khác, và theo lệnh của tiến sĩ Beebe, tất cả phải nhanh tay đốt lên một ngọn lửa lớn và căng lều tề chỉnh. William Beebe của Liên Hiệp Hội Các Nhà Động Vật Học thành New York là người cầm đầu đoàn thám hiểm. Ông ấy ra lệnh mọi người không bao giờ được phép thò chân ra khỏi lều. - Tại sao vậy hả ông? - Dĩ nhiên là vì bọn ma cà rồng, - người đàn ông già nua rít lên. - Ma cà rồng? Có phải ông đang nói đến những con ma cà rồng thật sự, giống như bá tước Dracula? - Giọng cậu bé bắt đầu cao lên. - Dracula không phải là một con ma cà rồng thật sự, Johnnie. Đó chỉ là một huyền thoại. Những gì mà ông kể cho cháu nghe đây là 74 chuyện thật, thật như ông đang ngồi trước mặt cháu, đang nói đến những con ma cà rồng dơi còn sống. Cậu bé nuốt khan: - Những con dơi! Thế chúng nó cắn người thật sao? - cậu bé lắp bắp. - Dĩ nhiên chúng còn cắn cả những con thú khác như ngựa và bò. Chỉ có bọn chó là ít bị cắn hơn, chó thính tai và nghe được tiếng bọn kia bay đến. Bọn dơi này vỗ cánh bay từ những tàng cây, nơi chúng sinh sống, và lượn xuống dưới không một tiếng động, im lặng như bóng ma. Cánh của chúng trông như những lớp da đã cũ, và chúng có những đôi tai khổng lồ. Để tìm được chân của bọn ông, chúng lặng lẽ bò dọc mặt đất. Thế rồi chúng liếm những ngón chân, để biết chắc đây là động vật sống và mềm mại. Thế rồi chúng cắn! Cậu bé bối rối nhìn từ bờ vai ra phía sau. - Chúng nó hút máu? - Không, chúng nó liếm như một con mèo liếm sữa vậy, ít nhất thì tiến sĩ Beebe cũng đã kể cho bọn ông nghe như thế. Ông ấy kể rất nhiều về bọn dơi này. - Một tối nọ, ông giật mình tỉnh giấc. Ngón chân cái của ông đau dội lên như vừa có ai châm kim vào. Ông la lên một tiếng và ngồi bật dậy. Mồ hôi tuôn ra đầm đìa. Trời tối, nhưng có trăng tròn, và ông nhìn thấy những đường viền lờ mờ. Một người nào đó. Một thứ nào đó. 75 - Không phải dơi ư? - Không, trông như một con người vậy. Nói thật với cháu nghe, ông sợ như một con thỏ, tim ông đập như trống khua. Ông cầm lấy đèn pin, nhưng những ngón tay cứ mềm oặt ra như mì spagetti. Mãi rồi ông mới bật được đèn lên. Cháu biết là ông nhìn thấy gì không? Tiến sĩ Beebe. Ông ấy đang ngồi lom khom trước mặt ông với một cái kim sáng loáng trong tay. - Xin lỗi cậu vì trò quấy phá, Jack - ông ấy cười lục khục. - Chỉ là thử nghiệm một chút thôi. Tôi muốn biết nếu bị ma cà rồng cắn thì cậu có tỉnh ngủ không. Ông sợ đến nỗi không biết phải nói gì, nhưng rồi sau đó ông lắp bắp vài từ, đại khái như “Có vẻ như thí nghiệm thành công đấy.” Chỉ vậy thôi. Ngay hôm sau ông nói chuyện với một số người khác, và có vẻ như tiến sĩ Beebe đã chơi cùng một trò quậy phá đó với rất nhiều người trong bọn ông. “Khoa học thực nghiệm”, ông ấy gọi trò đó là như vậy. Thế, đêm hôm sau thì ông ngủ thật say, chắc vì đêm hôm trước phải thức giữa chừng. Khi tỉnh dậy, ông thấy trong người khỏe mạnh sảng khoái. Cho tới khi ông nhìn xuống chân mình và thấy máu. Cái bọn dơi ma cà rồng khốn kiếp kia đã tấn công ông – vậy mà ông chẳng cảm nhận thấy gì! Có tiếng bà kêu lên: - Thôi ông ơi, ông đừng kể cho cháu nó nghe chuyện bịa nữa. Bản thân ông cũng biết đó chỉ là chuyện bốc phét mà. 76 - Nhưng nó là chuyện thật! - người đàn ông già nua kêu lên. Ông cúi xuống cởi đôi giày màu nâu của ông ra, rồi cởi cả đôi tất màu xanh lục đã mỏng mòn vì được dùng quá lâu. Bàn chân của ông gầy nhẵng, những sợi gân màu xanh nổi lên chằng chịt trên lớp da trong suốt. Kể cả bây giờ, bao nhiêu năm trời sau đó, những ngón chân của ông vẫn còn mang rất nhiều vết sẹo trắng. Những vết cắn. TRỜI ƠI! Bạn đã biết chưa? Có tất cả ba loại dơi ma cà rồng. Chúng là vấn đề trầm trọng tại đất Brasil, bởi chúng truyền những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến bỏ mạng, cho những con vật bị chúng cắn. Nhưng mặt khác bọn dơi này lại có một thói quen tốt: Chúng là những con thú ưa sạch sẽ, và bao giờ cũng cẩn thận liếm lông cho thật sạch máu, trước khi nhao vào tấn công con vật tiếp theo. Bình tĩnh lại đi bạn! Còn những chuyện trầm trọng hơn so với vụ tấn công của một con dơi hút máu. Ví dụ như phải tiếp kiến một con thú ăn thịt vào giữa giờ ăn trưa. Nhất là khi bạn chính là đối tượng được liệt kê trên thực đơn. THỰC ĐƠN MÓN ĂN TRƯA 77 HỔ, SƯ TỬ VÀ NHỮNG CON THÚ ĂN THỊT KHÁC Khi đói, bạn thường chịu khó bước ra khỏi nhà và mua một món gì đó. Bọn thú vật không làm như vậy. Có những loài thú hễ thấy đói là lên đường đi tìm những con thú vô tội nhỏ hơn, ăn sống nuốt tươi mà chẳng nấu nướng gì cả. Bạn có biết chúng làm chuyện đó ra sao không? Nếu tò mò thì hãy đọc tiếp đi… Các dạng thú ăn thịt Một số thú ăn thịt, ví dụ như sư tử và hổ, có khả năng ăn thịt cả những con thú lớn. Cuộc sống của chúng thật dễ chịu. Chúng dành đa phần thời gian cho chuyện nằm lừ đừ nghỉ ngơi để tiêu hóa lượng thức ăn khổng lồ. Chúng chỉ đi săn khi thấy đói. Lúc ấy, bạn nên tránh đường chúng thì hơn. Những con thú khác như bọn chó dại hoặc linh cẩu lại ăn tất cả những gì gặp trên đường, và chúng luôn luôn đi tìm một bữa ăn miễn phí. Những kẻ như thế thì lúc nào bạn cũng nên tránh đường nghen. Cẩn thận đấy nghe bạn! Bọn thú ăn thịt có sẵn những mánh khóe rất đểu giả. Làm cách nào để bạn trở thành thú ăn thịt 1. Hãy lẻn lại gần nạn nhân. Nếu nạn nhân có quay trở lại, bạn cứng đờ người ra, làm như thể bạn là một cành cây. Đó là cách của bọn rắn cây màu xanh lục miền Trung Mỹ. Chúng thậm chí còn gật gù trong gió – trước khi chúng nhao tới đớp một chú chim con tội nghiệp ra khỏi tổ. Nhìn vào mắt anh đây, bé cưng... 78 2. Có một loài ếch có thể ngồi bất động. Chỉ một ngón tay của nó là cứ giật tới giật lui cho tới khi một con côn trùng hay một con thú nhỏ đi ngang qua, cho ngón tay này là món đồ ăn được. Đúng là một sai lầm ngu ngốc: Bởi trong chuyện này quả là có món ăn được – nhưng mà là ăn được cho con ếch kia! 3. Châu Phi có một loài cầy có bộ mông trông y như một bông hoa. Con thú chui vào bụi cây và chổng cái mông lên trời. Khi có một con côn trùng nào đó hạ cánh xuống “nụ hoa” xinh đẹp, cầy ta giật phắt về và…. đớp gọn. Ở ĐÂY! 4. Con gấu trắng hầu như hoàn toàn vô hình trong lớp tuyết của Bắc Cực. Chỉ cái mũi to màu đen là có thể để lộ nó ra. Khi bò lại gần một con hải cẩu, nó dán sát người xuống đất, và đẩy một đống tuyết chuyển dịch phía trước nó như một làn sóng, đấy là cách nó dùng để che cái mũi to. CỨU VỚI! 5. Ai cũng biết rắn chuông có cái đuôi phát ra tiếng kêu. Những người yêu mến nó khẳng định thứ đó dùng để cảnh báo người 79