🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Horrible Science – Côn Trùng Gớm Ghiếc Ebooks Nhóm Zalo UGLY BUGS Lời @ Nick Arnold,1996 Minh họa @ Tony De Saulles, 1996 Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo thỏa thuận nhượng quyền với Scholastic UK Ltd, tháng 3-2015 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Arnold, Nick Côn trùng gớm ghiếc / Nick Arnold ; Trịnh Huy Ninh dịch ; Tony De Saulles minh họa. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2015. 132 tr. ; 20 cm. - (Horrible science). Nguyên bản : Ugly bugs. 1. Khoa học. 2. Côn trùng. 3. Côn trùng -- Tập tính. I. Trịnh Huy Ninh. II. Ts. 595.7 -- ddc 23 A757 Minh họa: Tony De Saulles Trịnh Huy Ninh dịch Nick Arnold đã viết chuyện viết sách từ bé nhưng đâu có ngờ mình lại nổi tiếng nhờ viết về những con bọ gớm ghiếc. Việc nghiên cứu tìm tòi của anh có cả mấy phen bị chích, bị leo khắp người, dính nhem nhuốc và anh luôn khoái từng phút như vậy. Lúc không moi móc Khoa Học Kinh Dị, anh dành thời gian rảnh ăn bánh pizza, đạp xe và nghĩ ra những chuyện cười ngớ ngẩn (tuy không phải tất cả cùng một lúc). Tony De Saulles đã vớ lấy mấy thỏi sáp màu khi còn đang đóng bỉm và cứ bôi bác suốt từ đó tới giờ. Anh rất nghiêm túc với Khoa Học Kinh Dị và thậm chí còn chịu để người ta nghiên cứu xem chuyện gì xảy ra khi trên người nhung nhúc đỉa. May mà các thương tích của anh không quá trầm trọng. Khi không cặp kè bảng vẽ, Tony khoái làm thơ và chơi bóng squash, tuy anh chưa viết bài thơ nào về bóng squash cả. 4 GIỚI THIỆU Khoa học có thể bí ẩn kinh dị. Không phải các bài khoa học về nhà - nội cái việc người ta trông chờ bạn sẽ làm thế nào cũng đã bí ẩn rồi. Không, ý tôi muốn nói đến bản thân môn khoa học kia. Ví dụ như các nhà khoa học làm gì cả ngày? Hỏi một nhà khoa học thì bạn sẽ nhận được một lô các thuật ngữ khoa học. TÔI NGHIÊN CỨU BIO-LUMINESCENCE IN COLEOPTERA* *DỊCH RA LÀ “TÔI NGHIÊN CỨU CON BỌ CÁNH CỨNG PHÁT SÁNG TRONG BÓNG TỐI”. Nói thế nghe có vẻ “tinh vi”. Mà cũng chán kinh khủng. Nhưng không phải thế đâu. Bạn biết đấy, khoa học không phải là nói về các vị gì-cũng biết mặc áo choàng trắng và các phòng thí nghiệm cùng các thiết bị tối tân. Khoa học là về chính chúng ta. Ta sống thế nào và có chuyện gì xảy ra với ta hàng ngày. Và những đoạn hay nhất của khoa học lại là những đoạn kinh dị nhất. Đó là cái mà cuốn sách này nói đến. Không phải khoa học chung chung mà khoa 5 học kinh dị. Cứ lấy ngay bọn côn trùng gớm ghiếc làm ví dụ. Bạn chả cần phải đi đâu xa để tìm chúng cả. Cứ nhấc đại một phiến đá lên thể nào cũng có thứ gì đó bò ra. Cứ nhìn vào một góc tối tăm rùng rợn nào bao giờ cũng có vài con bọ gớm guốc đang ngọ nguậy. Sáng ra tính tắm một chầu cho mát, chưa biết chừng bạn lại tắm cùng một con nhện lông lá to tướng. Bạn thấy chưa, những con bọ ghê tởm đã đưa khoa học đến với cuộc sống. Cuộc sống kinh dị. Nhất là khi bạn biết được con bọ ngựa bắt con mồi thế nào - và cả cắn đứt đầu nó ra nữa. Ở đây bạn có cơ hội tìm hiểu được nhiều chứng cứ thực sự kinh dị về đám côn trùng khủng khiếp. Và khám phá xem cớ làm sao một vài người lớn ẩm ương lại cho rằng một con côn trùng xấu xí - mọi côn trùng xấu xí - phải đập, phải xịt bằng hết mới thôi. KINH QUÁ! HAY KINH KHỦNG! Bạn biết không, tốt nhất là đừng để cuốn sách này trong tầm với của người lớn vì: 1. Có khi họ cũng muốn đọc. 2. Nó có thể khiến họ gặp ác mộng 3. Bạn mà đọc nó thì bạn hiểu biết nhiều hơn họ. Bạn có thể kể cho họ nghe vài thông tin kinh dị nhưng hoàn toàn khoa học. Và khoa học sẽ không còn như trước nữa. THỰC RA THÌ NHỆN TARANTULA CẮN KHÔNG CHẾT ĐÂU MÀ LO! 6 GIA ĐÌNH CÔN TRÙNG GỚM GHIẾC Cái tệ nhất về côn trùng gớm ghiếc là chúng quá nhiều. Có đến hàng hàng hàng ngàn loài khác nhau. Cần phải phân loại chúng ra trước khi bắt tay vào tìm hiểu về chúng. Đó là một công việc khủng khiếp - nhưng phải có ai đó làm chứ. Nhưng mà đừng có lo, chẳng đến lượt bạn đâu - có một phương pháp phân loại mà các nhà khoa học đã chuẩn bị sẵn rồi. Mỗi dạng sự sống được gọi là loài và các loài đó được đưa vào một nhóm lớn hơn gọi là chi - đại để như thuộc về cùng một câu lạc bộ ấy mà. Các nhóm chi tạo ra các họ. Vẫn lơ mơ hả? Chắc rồi. MỘT NHÓM CÁC LOÀI TẠO THÀNH CHI MỘT LOÀI NHÓM CÁC CHI NÀY TẠO THÀNH MỘT HỌ Giống như mọi dòng họ, những thành viên một dòng họ bọ gớm ghiếc trông cũng na ná giống nhau. Nhưng chúng lại không chung sống trong một căn nhà nhỏ gọn gàng. Nếu ở chung chưa biết chừng sáng nào chúng cũng đánh nhau tranh giành vào toilet trước mất. 7 Các nhóm họ gần gũi được gọi là “bộ”. Và các nhà khoa học lại gom các bộ lại thành các nhóm khổng lồ gọi là “lớp”. (Chả liên quan gì tới trường lớp đâu, mặc dù lớp nào thì cũng phải có qui củ.) Dưới đây là ví dụ về những gì ta đang nói. Con bọ này là bọ rùa bảy chấm. NGHE CỨ NHƯ TÔI LÀ KEM Ý KHÔNG BẰNG! Coccinella septum punctata ⮹ Tên khoa học của nó là Coccinella septum punctata (thử ngậm một mồm bắp rang rồi nói xem) - mà theo tiếng Latin là... bọ rùa bảy chấm. ⮹ Và bọ rùa thì thuộc họ bọ xấu xí gọi là Coccinellidae hoặc bọ rùa. (Lạ thật, lạ thật!) ⮹ Bọ rùa thuộc bộ Coleoptera - tức là bọ cánh cứng. ⮹ Bọ cánh cứng thuộc lớp Insecta, hoặc côn trùng. Đơn giản ghê! Và nó tạo ra một cơ duyên tốt để lũ bọ ghê tởm được tổ chức lại. Chỉ riêng bọ cánh cứng đã có đến 350.000 loài rồi. Thử phân loại cả đống đó vào các bao diêm xem! Đấy, giờ thì bạn đã biết hệ thống nó vận hành thế nào rồi, tội gì chẳng ngó qua album họ nhà bọ tí nhỉ? Trước tiên hãy làm quen với... 8 CÔN TRÙNG PHÁT BỰC Thân hình côn trùng chia thành ba phần - đầu, khúc giữa hoặc là ngực và một khúc sau gọi là bụng. Một con côn trùng có hai sợi râu thụ cảm (ăng-ten) trên đầu và ba cặp chân gắn vào thân. Các nhà khoa học đã xác định được khoảng một triệu loài côn trùng có thân hình giống như vậy và còn nhiều hơn nữa đang chờ được phát hiện. ĐÚNG, NÓ NHẤT ĐỊNH LÀ MỘT CÔN TRÙNG... TÔI NHÌN THẤY ĐẦU, NGỰC VÀ BỤNG CỦA NÓ RẤT RÕ! 9 Sâu tai: Ít nhất có 1.200 loài. Con sâu tai sở dĩ bị gọi như vậy là do người ta dở hơi tin rằng nó bò vào tai mình khi mình ngủ! Chúng có cặp càng vừa phải ở phía đuôi. Càng con đực thì cong nhưng càng con cái lại thẳng. TRONG NÀY KHÔ MÀ ẤM - MÌNH VÀO ĐÂY ĐI! ĂNG-TEN BỤNG NGỰC Cào cào, dế và châu chấu: Có hơn 13.000 loài. Chúng nhảy lung tung và tạo ra âm thanh bằng cách cọ chân vào nhau để hấp dẫn con khác giới. CHÀ - THỬ NGHE MẤY CÁI CHÂN ĐÓ KÌA! Bọ que và bọ lá: Có hơn 3.000 loài. Hầu hết sống ở rừng nhiệt đới. Gọi là bọ que vì, ừ, chúng trông giống cái que, còn bọ lá được gọi như vậy vì sao thì chắc bạn biết rồi, trông chúng giống cái lá. Cả hai suốt ngày ngồi ì nên trông cứ như một thứ đồ vật. Có biết ai giống thế không? Cải trang đúng là thần tình, dĩ nhiên rồi, nhưng sống kiểu đó thì ra cái gì chứ! 10 THI TÌM CÔN TRÙNG Bọ cánh cứng: Ít nhất có 350.000 loài trong bộ này trên khắp thế giới - còn nhiều hơn bất kì dạng động vật nào. Nhưng bạn không bao giờ có thể tóm hết được chúng trong một hũ mứt cả. Ngoài chuyện chúng đông vô kể, nhiều con trong đó chỉ được biết đến như một mẫu vật duy nhất trong sưu tập của bảo tàng. KHỔ THÂN BÁC BERTIE... Mối: Có hơn 2.800 loài. Mối thích khí hậu nóng dễ chịu. Chúng là loài côn trùng bé nhỏ mềm mại nhưng như vậy không có nghĩa chúng mềm yếu đâu. Mối xây tổ trông như các cung điện và do các vua và hoàng hậu trị vì. Mối lính rất quyết liệt trong công việc của mình đến mức đôi khi chúng nổ tung mình lên để bảo vệ tổ! BIẾN ĐI KHÔNG TAO NỔ BÂY GIỜ! ĐỪNG CÓ DỞ HƠI! BÙM! 11 Kiến, ong và ong bắp cày: Phải có hơn 120.000 loài trong bộ này trên khắp thế giới. Tất cả đều có eo thon giữa ngực và bụng (thắt đáy lưng ong). Hầu hết đều có cánh. (Kiến thợ thì không mọc cánh - chúng quá bận rộn nên chẳng đi đâu mấy!) KIẾN THỢ BIẾN ĐI! KIẾN ONG ONG BẮP CÀY Bọ ngựa và gián: Ít nhất phải có 6.500 loài. Có một điểm tương đồng thuộc về dòng họ trong các thói quen kinh khủng của chúng. Gián thực hiện những cuộc tập kích ban đêm trong chạn bếp. Bọ ngựa thì cải trang ma mãnh như một đoạn cây rồi ngồi rình vồ những nạn nhân lớ ngớ. TAO ĐÂY, ĐỒ GIÁN NGU NGỐC! CÂY ĐẸP THẾ! Rệp: Có hơn 100.000 loài thuộc bộ này trên khắp thế giới. Chúng hút nhựa cây bằng cái miệng hình vòi hút. Thế thì có gì mà ghê, chắc bạn nghĩ vậy, phải cái nhiều con lâu lâu còn hút cả máu. DƯƠNG VÒI LÊN, CÁC CHÚ! 12 Ruồi: Có hơn 120.000 loài trong bộ này. Chúng dùng một đôi cánh để bay (mà bay ngon luôn). Chúng còn một chút sót lại của cặp cánh thứ hai trông như hai cái dùi trống tí teo và thực ra là để giữ thăng bằng. Thói quen bay khó chịu nhất: bay lùi, bay ngang rồi bay tiến xung quanh đầu người ta. OK - vậy bạn cũng biết chúng bay giỏi rồi. Thói quen ruồi tệ hại nhất: vài loại ruồi không khoái gì bằng liếm láp đống phân to thối inh. Rồi chúng lại đến hỏi thăm các thứ bạn sắp chén. MẤY ĐỨA NHỚ CHÙI CHÂN LÊN MIẾNG BÁNH CHO SẠCH RỒI VÀO NHÉ! Chấy rận: Có hơn 500 loài. Chấy rận không tự làm tổ. Không. Chúng sống trên các sinh vật khác. Như vậy vừa ấm áp mà lại được hút máu tươi khỏe khoắn tùy thích. Chấy rận có thể sống hầu như trên mọi loài thú - dơi là một ngoại lệ hiếm hoi. Hoặc ít nhất thì chưa ai tìm thấy chấy rận trên dơi cả. ĐỪNG CÓ MÀ CHÊ EM BỊ BỌ CHÉT NHÁ! OK - EM CHỈ CÓ CHẤY THÔI! Chuồn chuồn, ve nước, phù du: là ba bộ khác nhau tổng cộng có hơn 17.000 loài. Chúng bắt đầu vòng đời trong nước, sau đó lên trời. Chuồn chuồn còn có các hỗn danh như “chích ngựa” và “kim móc quỉ”. Lạ một cái là nó chả chích ngựa bao giờ và cũng không dùng nó để mạng vớ được. 13 TÔI CŨNG ĐÂU CÓ CHUỒN! PHÙ DU VE NƯỚC CHUỒN CHUỒN Bướm và ngài: Có hơn 180.000 loài trong bộ này trên khắp thế giới. Chúng có hai cặp cánh và lúc nhỏ là sâu. Sau đó chúng núp vào trong một cái khuôn gọi là nhộng và bố trí lại các phần thân thể trước khi chui ra như một con bướm hoặc ngài. Trò này giống như bạn tháo lắp thân thể mình trong một cái túi ngủ. Thế rồi chui ra không giống ai. Vậy thì đó là côn trùng gớm ghiếc, nhưng về những bà con còn ghê hơn của chúng thì sao? PHI CÔN TRÙNG TỆ HẠI ĐỜI MÌNH CHẢ LÚC NÀO ĐƯỢC THẢNH THƠI THẾ CẢ! Nếu một con bọ gớm ghiếc mà có nhiều hơn sáu chân - hoặc không có cái nào, thì nó không phải côn trùng. Sên và ốc sên: Có hơn 35.000 loài trên đất liền và nhiều loài dưới biển. Sên và ốc sên nhớt nháp thuộc một nhóm lớn động vật gọi là thân mềm mà trong đó có cả bạch tuộc. Nhưng sên và ốc sên là các thành viên duy nhất ở đây có râu thụ cảm trên đầu. 14 TAO CHÚA GHÉT BỌN ỐC SÊN - CHẬM RỀ RỀ MÀ CÒN NHỚT NỮA CHỨ Rết và cuốn chiếu: là hai lớp khác nhau của côn trùng ghê tởm. Có khoảng 2.800 loài rết và hơn 10.000 loài cuốn chiếu. Nhưng bọn rết quái ác lại chuyên xơi cuốn chiếu mà không hề có đi có lại. CUỐN CHIẾU (TÁI MẶT) RẾT (THÈM THUỒNG) Rận cây: Có hơn 3.500 loài. Tất cả chúng đều có bảy cặp chân. Bạn không tin thì thôi, chứ rận cây là cùng một lớp với cua và tôm hùm đấy! MÌNH CÓ GIỐNG THẰNG NÀY ĐÂU CƠ CHỨ! RẬN CÂY 15 Nhện: Có tới 37.000 loài nhện trong bộ này nhưng các nhà khoa học tin rằng có lẽ còn gấp năm chừng đó đang chờ phát hiện! Chết thật! Hầu hết nhện đều dệt mạng tơ. Chúng có tám chân, dĩ nhiên, còn thân hình thì chia làm hai phần. VIU! NHỆN TIỀN NHỆN TARANTULA CHÀ - CÒN NHẢY BUNGEE NỮA! Giun đất, giun lông và đỉa: Tổng cộng có hơn 16.000 loài. Đỉa là loài hút máu gớm guốc. Khi con đỉa hút máu, nó có thể phồng lên gấp ba lần kích thước ban đầu. Có 300 loài đỉa khác nhau. Oái! Một là đủ lắm rồi! ẺN CHỤT! ẺN CHỤT! Ợ Ợ Ợ! 16 Ve, mọt: Có hơn 45.000 loài trong bộ này. Không như nhện, thân ve liền một cục. Nhiều loại ve nhỏ dưới 1mm nhưng chúng vẫn có những thói quen rất khủng khiếp. Con thì ăn cùi phô mai và hồ dán trong những quyển sách cũ. Con thì hút máu động vật. RỘ T ! RỘ T ! SÁCH HAY GHÊ, MÌNH KHÔNG RỜI NÓ RA ĐƯỢC! MỌT Vậy là đủ nhé. Các dòng họ bọ là rắc rối kinh khủng. Chúng quá đông đảo và đủ kích cỡ hình thù. Nhưng chúng có một nét chung quan trọng - chúng đều ĐÓI! Lấy ví dụ như con giun, nó không khoái gì hơn một bữa sáng toàn lá cây mục nhớp nháp. Và vài loại giun còn có khẩu vị sốt ruột hơn nhiều. 17 GIUN CỔ QUÁI Bạn chả có cách nào thoát được giun. Chúng sống trong đất. Cá là bạn không biết rằng họ hàng nhầy nhớt của nó còn sống dưới biển đâu nhỉ? Bạn có thể tìm thấy nó dưới đáy ao hồ và thậm chí ở bên trong các sinh vật khác. Có hàng ngàn loài giun với đủ thứ thói quen ghê rợn. Nhưng chúng có một điểm chung là hết sức quái dị. MỘT KHÁM PHÁ RÙNG RỢN Thái Bình Dương ngoài khơi quần đảo Galapagos, 1977 Bên dưới này chắc chắn có gì đó. Một thứ lạ lùng và đáng sợ. Các thiết bị được thả từ tàu khảo sát xuống đáy sâu bên dưới phát hiện thấy nhiệt độ nước biển tăng một cách kì lạ. Các camera thòng xuống khoảng tối sâu thẳm đã chụp được những hình thù kì quái. Và mẫu nước lấy từ dưới sâu lại bốc mùi đủ làm người ta lợm mửa. Các nhà khoa học cần biết nhiều hơn. Ai đó phải viếng thăm đáy biển sâu thẳm nơi con người chưa từng đến. Nhưng họ sẽ tìm thấy gì khi xuống đó? Từng mét, từng mét, thiết bị lặn xuống mỗi lúc một sâu hơn vào cõi bất tường. Từ cửa sổ quan sát, các nhà khoa học không nhìn thấy gì ngoài làn nước tối đen lạnh giá. Bề mặt Thái Bình Dương cách họ 2,5km kinh hoàng trên đầu. Và trên mỗi cm vuông của tàu lặn có một tấn đại dương đè lên. Trong ánh sáng của con tàu nhỏ xíu, các nhà khoa học đã có thể nhìn thấy 18 vách đá núi lửa kì quái. Nhưng không hề có dấu hiệu sự sống. Họ rùng mình. Không gì sống nổi ở một nơi kinh khủng thế này thật sao? Thế rồi có chuyện. Thiết bị đo nhiệt của tàu lặn nhảy vọt lên với một cơn sóng nhiệt kinh hoàng. Nước biển từ màu đen chuyển thành xanh mờ. Các nhà khoa học đã tìm thấy một ống khói tự nhiên ăn sâu xuống dưới bề mặt trái đất. Ở đó, các hóa chất bị đun nóng, bốc mùi như trứng ung, sôi lên từ bên dưới ở nhiệt độ cao khủng khiếp. Và khối nước nóng cuồn cuộn sôi sục toàn vi khuẩn quá nhỏ để mắt thường nhìn thấy được. Hàng tỉ con vi khuẩn sục sôi trong những đám mây trải rộng. Những con cua nhợt nhạt ma quái kì lạ bò lổm ngổm qua lớp bùn dưới đáy biển tìm kiếm các mẩu sinh vật chết. Và hàng ngàn con trai khổng lồ. Thế rồi từ bóng tối và hỗn độn, CHÚNG xuất hiện. Các nhà khoa học kinh ngạc. Những sinh vật này là quái quỷ gì vậy? Đó có phải hình thái sự sống ngoài hành tinh? Sao chúng lại quái dị đến thế? Những chóp đỏ kì quái của sinh vật đó dập dờn trong nước. Thân chúng giấu kín bên trong những ống dài thẳng đứng màu trắng, mỗi ống phải đến 4m và chúng có máu đỏ hệt như máu người. Chúng là những con giun biển khổng 19 lồ - loài giun lớn nhất mà khoa học chưa từng biết tới. Nhưng mấy con giun ghê rợn này lại không có miệng lẫn dạ dày. Vậy thì chúng ăn uống kiểu gì? Chỉ có một cách để biết. Cánh tay robot của tàu lặn thò ra tóm lấy một con giun trong ngôi nhà kì cục của nó. Trở về tàu, một nhà khoa học to gan nhất đã mổ phanh nó ra. Bạn nghĩ ông đã tìm thấy gì bên trong? a) Mấy con cua. b) Các mẩu thịt động vật chết đuối chìm xuống đáy. c) Vi khuẩn dữ dằn. tác chiến chứ. và tạo ra các chất mới mà con giun ăn được. Thế mới gọi là hợp đồng Bên trong ruột giun, bọn vi khuẩn ăn các hóa chất hôi thối trong nước Nhưng lại có một bất ngờ. Con giun thực ra không ăn mớ vi khuẩn đó! thứ vi khuẩn xơi hóa chất tởm lợm làm cho nước biển lờ nhờ như mây. Một búi bầy nhầy gồm hàng tỉ con vi khuẩn. Đó chính là Trả lời: c) GIUN CỔ QUÁI CÁC KIỂU Có ba bộ giun. Giun dẹt (sán), giun dải băng và giun đốt. Vậy làm sao bạn biết được con nào là con nào? Giun dẹt cổ quái Thật lạ là giun dẹt sở dĩ có tên như vậy vì mình nó dẹp lép. Thân nó không chia thành đốt và nó cũng khá nhớt nữa. Có lẽ chúng là thứ giun nhớt nhất mà bạn từng gặp. Ví dụ như một loại giun dẹt, sán xơ mít kí sinh, có thể sống trong dạ dày động vật! Một loại khác gọi là sán lá thì lại gom các sinh vật nhỏ hơn nó và hút chúng vào. Nhưng nếu đám mồi vụn này quá lớn thì sán lá tởm lợm đem gói chúng vào một cái bọc nhớt rồi hút từng phần một. 20 SÁN XƠ MÍT KÍ SINH CHỤT! Rồi còn loại sán trắng sữa, là một họ hàng gần của sán lá. Nó sống trong nước và gần như trong suốt nên bạn có thể thấy chúng mới ăn tối món gì. Và nếu nó muốn sinh sản thì đôi khi nó tách mình ra làm đôi! Giun dải băng cổ quái TÔI KHOÁI MÓN NÀY! TÔI THẤY RỒI! Hầu hết giun dải băng sống dưới biển. Đôi khi chúng có các cấu trúc hình ống kì quặc phóng ra từ đầu để tóm mấy con giun mất cảnh giác hay các sinh vật nhỏ. Giun dải băng có khi dài khủng khiếp. Giun dây giày đôi khi dài đến vài mét. Bạn có thích gặp một con giun dài như dây giày của bạn không? ẤN TƯỢNG CHƯA? 21 Giun đốt cổ quái Loại giun trong nhóm dễ sợ này có thân tròn và chia thành đốt. Một số trong đó là loại kí sinh và có thể gây bệnh. Số khác thì sống dưới đất, dưới biển hay trong nước ngọt. Chúng sống trong các loài cây nhỏ và động vật. Giun lông thuộc bộ này. Có lẽ bạn từng thấy chúng ở bãi biển? Có những con làm các đường ống trong cát rồi ngồi đó thò râu ra ngoài. Nhưng các loại giun lông ghê hơn thì bò lung tung tìm mồi. Chúng dùng hai cặp hàm, hai cặp râu cảm thụ và bốn xúc tu để kiếm ăn. Chúng đặc biệt thích mút ruột sên. Ngon! Một con chuột biển thì ngược lại có thân hình giống chuột đầy lông lá. A ha, nghe dễ thương ghê, phải không? Có điều con giun này có thể dài tới 18cm và to 7cm. Nghe giống chuột cống biển! Muốn gặp gỡ làm thân với gia đình giun đốt chứ? Vậy thì ta xuống thăm... GIUN ĐẤT Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên sinh vật: Nơi thường gặp: Những nét gớm ghiếc: Giun đất Hầu khắp đất đai thế giới. Thân chia đốt. Da trong suốt. Bò đi bằng cách ép các đốt thân tới trước. 22 NHẬN BIẾT HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI THẾ MÀ ĐUÔI KHOANH YÊN NGỰA CÁCH GIUN DI CHUYỂN MÌNH KHÔNG BIẾT! ĐẦU GIUN ĐẤT CÓ GỚM GHIẾC KHÔNG? Theo những người không thích con gì nhầy nhớt loằng ngoằng thì “có”. Nhưng theo một số nhà tự nhiên học nổi tiếng thì “không”. Năm 1770, Gilbert White có viết rằng... Giun đất tuy bề ngoài chỉ là một mắt xích bé nhỏ và thấp kém trong dây chuyền của tự nhiên, nhưng nếu thiếu đi thì đó sẽ là một vết đứt gãy ghê gớm. Charles Dickens cũng thích giun đất... Giun đất đóng một vai trò quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới. 23 Vậy chứ những con côn trùng gớm ghiếc đó thì có gì mà tuyệt vời? Giun đào xới tung đất lên, đưa các chất khoáng quan trọng lên bề mặt để cây cối đang đói có thể dễ dàng hút được. Giun đào làm tơi đất cho nước và không khí trộn vào đất và đến được rễ cây. Giun lôi lá và các thứ mục nát khác theo vào trong hang. Những thứ mục nát đó có thể được rễ cây hút lên. Thế nên bạn thấy hoa màu mọc tốt hơn nơi đất có nhiều giun đất. Thực ra ở châu Âu và Mỹ có các trại giun, sản xuất 500.000 con giun mỗi ngày để bán cho nông dân. Giun đất tốt ghê! Nhưng giun đất vẫn là côn trùng gớm ghiếc nên chúng có vài thói quen khủng khiếp. Sau khi đất đi hết qua ruột giun, nó sẽ kết thúc thành những đống ghê tởm hình giun đất trên khắp bãi cỏ đẹp đẽ trước nhà bạn. Giun đất thích ăn rau diếp và đường hầm chúng đào có thể làm hại cây con. Thôi kệ - nếu giun đất mà làm bạn ngứa mắt quá thì cứ bắt chúng mà làm mồi câu. LIỆU BẠN CÓ LÀ CHUYÊN GIA VỀ GIUN ĐẤT? Có lẽ bạn nghĩ rằng giun đất dơ dáy chán òm. Và dĩ nhiên bạn có lí. Nhưng đào bới sâu hơn vào cuộc đời tẻ nhạt của chúng, bạn sẽ phát hiện thấy những ngạc nhiên nhầy nhụa. Để xem liệu bạn có đoán được câu trả lời không nhé. 1. Bạn có thể đếm được bao nhiêu con giun đất trong một ha đất nông nghiệp? a) Ba b) 65.697 c) Hai triệu HAI NGÀN LẺ BA... 24 2. Giun đất mà cần đến lông làm khỉ gì? (Đúng thế đấy. Cử thử sờ nó thì biết - nếu bạn dám!) a) Để giúp chúng di chuyển. b) Để ngăn bọn chim dậy sớm lôi chúng khỏi lòng đất. c) Để chà cho đường hầm chúng đào sạch sẽ. 3. Khi vô tình đào trúng hòn đá thì giun đất làm gì? a) Hòn đá lăn xuống cái lỗ giun đào để đè con bọ cánh cứng. b) Giun đùn đất từ lỗ đào lên phủ kín hòn đá. c) Giun đào đường hầm bên dưới hòn đá. Hòn đá sẽ sụp xuống hầm. 4. Con giun đất dài nhất người ta bắt gặp là dài bao nhiêu? a) 20cm b) 45,5cm c) 6,7m 5. Giun có một đoạn thân gọi là khoanh yên. Nó có tác dụng gì? a) Để bọn sâu tai cưỡi đi chơi. b) Để chở các tảng thức ăn. c) Để chứa trứng. 6. Chuyện gì xảy ra nếu ta cắt một đoạn ngắn của đuôi con giun? (Không cần thử để tìm câu trả lời đâu.) a) Nó sẽ nổi nóng. b) Nó sẽ mọc lại đuôi khác. c) Nó sẽ tự nối hai nửa lại. 7. Chuột chũi làm gì với giun? a) Ăn chúng. b) Cắn đứt đầu chúng. c) Cắn đứt đầu chúng rồi để cho chạy. ỐI! MÊ LY! 25 đầu khác và chạy mất! Nhưng đôi khi con giun kịp mọc lại c) không chết và không bò đi mất. Khi no đủ, chúng cắn đầu giun rồi cất vào “kho”. Như vậy con giun b) . Chuột chũi thích giun mập a) Lại một câu hỏi bẫy! Trả lời là cả ba! 7 6b). Khi con giun luồn lách tự do, nó bỏ lại trứng trong một cái kén. chuyển động dọc chiều dài của con giun, chứa các trứng đã thụ tinh. Khoanh yên là cái đai 5c) này đã bò lên khỏi lòng đất vào năm 1937. Đó là loại giun đất khổng lồ sống ở miền nam châu Phi. Con quái vật . 4c) đất sẽ phồng lên và những thứ nằm ngang mặt đất sẽ thụt xuống Như vậy mặt 3b) Câu hỏi bẫy - xin lỗi. b)! và 2a) Vừa đủ. Trả lời: 1c) LÀM SAO DỤ ĐƯỢC GIUN Bạn sẽ cần: Một ngày nắng đẹp nhưng không quá khô. Một bãi cỏ hay luống hoa (nhớ là đất ở đó phải hơi ẩm). Một cái chĩa (không bắt buộc). Một cái loa hi-fi (không bắt buộc). Bạn sẽ làm: 1. Bạn giả vờ làm mưa. 2. Bạn tạo ra rung chuyển bằng cách giậm chân, chơi nhạc và chĩa loa xuống đất hoặc thọc cái cào xuống đất và xới chỗ đó nhiều vào (như vậy gọi là “gảy đàn”). Hoặc là vận dụng trí tưởng tượng tạo ra một vòi sen ngắn mà phun ác vào. Ai tham gia nhảy giậm chân nào? Nhưng sao điều này làm cho lũ giun chui lên? 26 Giun thích mưa vì chúng phải giữ cho da ẩm ướt tránh bị khô quắt. Khi cảm thấy những giọt mưa rơi xuống mặt đất thì nó thò đầu lên quan sát. Cá là bạn chưa biết! Bạn có thể “dụ” một con giun đất. Cứ đến mùa hè là một trường tiểu học ở gần Nantwich, Anh, lại tổ chức một cuộc thi kì quặc. Đó là giải vô địch dụ giun đất thế giới. Thật đấy! Đúng là một trò chơi truyền thống quyến rũ! 27 SÊN NHỚT VÀ ỐC SÊN NHẦY Chúng được phủ chất nhầy, bò rất chậm và có mắt trên hai râu. Và nếu thế mà còn chưa đủ kinh thì chúng còn chén rau diếp trong vườn nhà bạn nữa. Thành ra chả có gì lạ khi người ta không ưa chúng. Nhưng sên và ốc sên có thật sự ghê tởm? Chúng có đáng bị mang tiếng xấu thế không? Có đấy. Và đây là tại sao. Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường gặp: Đặc điểm nhận biết: Sên và ốc sên Dưới đất, dưới biển và trong nước ngọt trên khắp thế giới Sên và ốc sên trên cạn cũng thích nơi ẩm ướt. Ốc sên có vỏ trên lưng. Sên thì không. VỎ ỐC ĐÔI ĂNG-TEN NHỚT KINH HỒN ĐẦU LỖ THỞ CHÂN CHÂN THÂN NHẦY KHỦNG KHIẾP BẢY ĐIỀU NHỚP NHÚA VỀ ỐC SÊN MÀ BẠN KHÔNG HẲN MUỐN BIẾT 1. Ốc sên lớn nhất thế giới là ốc sên khổng lồ châu Phi. Từ chóp vỏ đến đầu của nó dài 34cm! Nó ăn chuối - và cả động vật chết nữa. 28 2. Ốc sên cỏ tỏi sặc mùi tỏi. Ừm, chuyện đó chưa ghê lắm đâu. Bọn chim ăn lũ ốc sên này thở mùi ra mới kinh. 3. Khi ốc sên muốn nhai sạch cây bông cải quí của mẹ bạn thì nó dùng dải răng kitin - cái lưỡi của nó. Cái lưỡi đó ráp đến mức nghiền nát được thức ăn luôn. 4. Vài loại ốc sên biển thì trái lại, chúng ăn thịt. Bọn này có mấy cái răng bén ngọt - rất tiện để bắt và ăn mồi! 5. Ốc sên biển mà nhớt nhất phải kể đến ốc chó buxin. Chúng đẻ trứng trong một cái bọc cứng dính sát đáy biển. Nhưng mấy con non mới nở lại tóm lấy anh chị em của nó mà chén! NGON THÌ NGON THẬT NHƯNG MÌNH CHẢ CÒN AI ĐỂ CHƠI! 6. Một loại ốc sên biển nhầy nhớt khác là ốc khoan hàu. Đây là cách khoan của một con ốc khoan hàu: a) Nó tiết ra một hóa chất làm mềm vỏ hàu. b) Nó nạo vỏ hàu bằng cái lưỡi ráp của mình, nếu cần thì lặp lại bước a). c) Nó cắm vòi hút vào trong lỗ và hút sạch con hàu! 7. Nhưng ốc sên không phải muốn làm trời làm đất gì thì làm. Có một loại giun nhỏ xíu sống bên trong con ốc sên màu hổ phách. Đôi lúc con giun lại tiết ra một thứ hóa chất làm cho đôi râu của ốc sên chuyển thành màu cam! ÔI KHÔNG! CHẮC LẠI THÀNH RÂU CAM RỒI! 29 Màu mè thế thì làm gì chả mời được một con chim đến vặt mất cặp râu vênh vang của nó. Con giun lại bắt đầu một cuộc sống kinh khủng mới trong con chim. Còn con ốc sên? Nó mọc ra cặp râu khác. Thế là đâu lại vào đó. SÊN GỚM GHIẾC Sên thì cũng là con ốc sên nhầy nhụa mà không đeo theo cái nhà di động trên lưng thôi. Ngẫm lại thì thấy con sên có lí. Bạn đã bao giờ trông thấy con ốc sên nào cố bò xuống dưới một gầm cầu thật thấp chưa? Không có cái vỏ ốc trên lưng giúp cho con sên lách vào các xó xỉnh ngóc ngách. Nhưng sên cũng có vài bí mật tế nhị. Đó là nếu bạn dám khám phá. BẠN CÓ DÁM ĐÁNH BẠN VỚI... MỘT CON SÊN GỚM GHIẾC? Đây là cách để gần gũi một con sên. Biết đâu bạn lại có một cuộc chạm trán bất ngờ hay kinh khủng không chừng! 1. Trước hết hãy gặp gỡ con sên của bạn. Bạn có thể biết bọn sên đang ở đâu đó nhờ vết nhớt óng ánh dễ sợ mà chúng để lại trên đường đi. Chúng thích bò ra ngoài trong những buổi chiều hè ẩm ướt ấm áp. Vậy thì chịu khó lần theo dấu vết hấp dẫn đó cho đến khi bắt gặp con sên của bạn đang rúc dưới tán lá của một cây nhỏ. 2. Hãy thưởng thức cảm giác nhớp nháp trơn tuột trên các ngón tay khi bạn bắt con sên bỏ vào một cái lọ thủy tinh. 3. Ngắm con sên gớm ghiếc của bạn bò lên thành lọ trơn tuột. Nó di chuyển bên trên lớp nhớt do chân nó tiết ra. Thứ nhớt dính đó giúp con sên bò lên TRƠNTUỘT 30 thành lọ. Chuyển động hình sóng đẩy chân nó lên trước. Thử nghĩ mà xem - liệu bạn có thể trèo một chân lên tấm vách thủy tinh nếu bị dìm vào một cái gì như quả trứng sống thế không? 4. Tưởng tượng bạn là một con chim. Bạn có muốn ăn một con sên không? Không đời nào - vị nhớt khiếp lắm! Nhưng nhím thì lại nghĩ đó là sơn hào hải vị đấy. CỨU! CHO TÔI RA! 5. Đưa anh bạn mới của bạn trở lại nơi đã tìm thấy nó. Như vậy thì hai bên vẫn là bạn bè. Nếu đi tìm sên trong vườn vào một buổi tối mùa hè ấm áp và ẩm ướt thì bạn có thể bắt gặp một con sên che khiên. Con sên gớm ghiếc này sở dĩ có tên như vậy là do cái mai bé xíu trên chóp lưng của nó. Nhưng bạn có đoán được nó ăn gì không? Gợi ý: Không phải rau diếp đâu. Giun, rết và những con sên khác. Ngon tuyệt! Trả lời: BẢY ĐIỀU GỚM GHIẾC VỀ SÊN 1. Ở nước Anh, con sên gớm ghiếc lớn nhất là sên xám lớn. Nó dài tới 20cm! 2. Nhưng thế chưa to! Có những loại sên biển dài tới 40cm và nặng 7kg. Chúng thường có màu sặc sỡ nữa. CÁC GAI THỊT KINH TỞM SÊN BIỂN 31 3. Và một số trong chúng có những thói quen kì cục kinh khủng. Glaucus là con sên biển cứ nằm ngửa mà trôi nổi nhờ quả bóng khí trong bụng nó. ĐỜI TRÔI THEO CON SÓNG... 4. Giờ ta trở lại nông trại, sên và nông dân là kẻ thù truyền kiếp vì bọn sên ghê tởm ăn hoặc làm hư hại cây trồng của họ. Nếu sên không ăn khoai tây thì có thêm khoai tây chiên đủ cho 400.000 người ăn cả năm! 5. Và bọn sên trên cạn cũng có những thói quen kì cục kinh khủng. Nhiều con có thể buông mình từ trên cao xuống nhờ một sợi dây chất nhờn nhớt nhát. 6. Giống như giun và ốc sên, sên có thể cùng một lúc vừa là đực vừa là cái. CHÀO MẸ! 7. Khi sên cặp đôi, chúng bám theo nhau và phủ lên mình một lớp nhớt. Sau đó chúng bắn vào nhau những mũi tên nhỏ xíu gọi là lao tình yêu để lấy hứng. Lãng mạn gì đâu - giá bạn là sên nhỉ! Cá là bạn chưa biết! Sên có thể cho bạn biết gió thổi chiều nào. Đúng vậy. Một con sên luôn bò khỏi hướng gió áp đảo. Sên làm thế để tránh bị khô nhanh. 32 NHỮNG CON VẬT GỚM GHIẾC DƯỚI NƯỚC Sao ta không thư giãn một chút bên bờ hồ hay bờ sông yên tĩnh và quên đi những con bọ xấu xí? Còn lâu! Lũ bọ gớm ghiếc còn thích nước hơn cả bạn ấy chứ. Và làn nước tối tăm kia che giấu những bí mật khá là dễ sợ đấy. MÙA ĐÔNG • băng giá Lũ bọ gớm ghiếc phải trốn xuống bùn dưới đáy. MÙA HÈ • nắng ấm Nếu trời quá nóng thì không khéo cái ao khô mất! MÙA XUÂN • mưa Mưa acid là rất tệ cho lũ bọ gớm ghiếc. MÙA THU • ẩm ướt Lá cây có thể lấp kín ao. Khi mục nát, chúng lấy hết oxygen nên lũ bọ gớm ghiếc chết ngắc! 33 Hãy tưởng tượng cái ao giống như một tô súp sống, trong đó đầy các loại động thực vật bé xíu. Con vật to nhất bao giờ cũng cố chén con nhỏ hơn, con nhỏ hơn lại cố măm con nhỏ hơn nữa và tất cả đều cố không để bọn khác xơi tái. Các nhà khoa học gọi đó là một mạng lưới thức ăn bởi lẽ bạn sẽ rối tung lên nếu cứ cố tìm xem con nào ăn con nào. Ao hồ là một nơi sống khó nhằn. Và lũ bọ không chỉ phải coi chừng những con vật khác ăn mình thôi đâu. Còn nhiều hiểm nguy rình rập chúng quanh năm. Đã thế con người còn tống xuống ao rác rưởi và các thứ ô nhiễm độc hại. Rồi thì tát cạn ao nữa chứ! LŨ SINH VẬT DƯỚI NƯỚC GỚM GHIẾC Mỗi con côn trùng nước ngọt gớm ghiếc đều phát triển một phương cách sống và kiếm ăn riêng. Để xem bạn có thể đoán đúng con bọ gớm ghiếc nào sống kiểu gì không nhé. 1. Lơ lửng ngay bên dưới mặt nước và thở qua một cái ống. Dùng đôi càng tóm con bọ nào đi ngang qua và hút hết ruột. 2. Sống trong một cái chuông lặn làm bằng tơ và bóng khí. Ăn bất cứ thứ gì chuyển động. 3. Treo ngược đầu từ mặt nước và trữ không khí trong vỏ của mình. Ăn các loại thực vật tí xíu. 4. Lang thang trên mặt nước tìm kiếm những con bọ bị rơi xuống. Thân hình nhẹ hẫng và mấy cái chân choãi rộng để không phá vỡ sức căng của nước. (Là bề mặt đàn hồi của nước đấy.) 5. Sống trong nước và nhảy nhót để trốn chạy. Ăn thực vật nhỏ xíu. 6. Bơi vòng quanh trên bề mặt nước và khi gặp nguy hiểm thì lặn xuống. Có bốn mắt - một cặp thò lên mặt nước và một cặp khác ở bên dưới. Nó còn có thể bay! Ăn các côn trùng khác trong ao. 34 A) CÀ CUỐNG B) GỌNG VÓ C) BỌ VẼ NƯỚC D) ỐC AO LỚN E) BỌ CHÉT NƯỚC F) NHỆN NƯỚC Trả lời: 1a) 2f) 3d) 4b) 5e) 6c) 35 THỂ THAO RÙNG RỢN DƯỚI NƯỚC Một khi điều kiện sống trong ao phù hợp và ở đó có nhiều thức ăn, cuộc sống đối với lũ bọ ao gớm ghiếc sẽ như một lễ hội kéo dài. Liệu đây có phải là thứ bạn có thể đi lễ hội mà thiếu được? CHÀO MỪNG ĐẾN THẾ GIỚI NƯỚC CỦA BỌ GỚM GHIẾC Trung tâm thể thao dưới nước, toàn trò đánh đu với tính mạng! In nhỏ: Chúng tôi không thể bảo đảm an toàn cho quí vị. Nếu quí vị bị ăn thịt thì không phải lỗi chúng tôi - vậy nhá! Lặn tốc độ! Lặn thoát thân cùng với một con niềng niễng. Trữ các bóng khí dưới cánh để có thể ở lâu dưới nước. Còn phải biết cách tóm và ăn bất cứ thứ gì ăn được dưới nước. Thả bè và bắt cá Nhàn nhã thả nổi cùng với nhện thả bè của chúng tôi. Trôi nổi trên chiếc bè lá mà tìm cá. Chỉ cần thò một trong tám chân của bạn xuống mà câu một chú cá con. 36 MẸ NGHĨ NĂM NAY MÌNH Ở NHÀ THÔI, CÁC CON! Đua xuồng bọ cánh cộc Đua một chiếc xuồng bọ cánh cộc. Giữ thật chặt khi bọ cánh cộc bắn tưng tưng trong nước. Tất cả bọ cánh cộc của chúng tôi đều được trang bị máy khí bụng phản lực đời mới. Bơi sức khỏe! Tập bơi ngửa với tay bơi ngửa nổi tiếng bọ chèo đò. Bơi sấp do phụ tá bọ chèo xuồng phụ trách. Quán café ấu trùng bọ cánh lông Sỏi mịn xây với giấy dán tường tơ - nơi lí tưởng để thư giãn và một bữa ăn nhẹ. Đăng kí từ bây giờ kẻo đầu bếp bọ cánh lông lớn lên bay mất. Bạn ăn chay? Không sao! Ngay bên là quán café bọ cánh lông chay, phục vụ các loại thực vật nhỏ xíu nhầy nhụa cùng những mẩu lá mục. Cảnh báo các khách quen. Coi chừng bọn cá hồi xảo quyệt. Chúng vẫn thường xơi cả quán. Giờ thì hẳn bạn đã thấy thèm ăn. Còn nơi nào thư giãn hơn những địa điểm ăn uống dưới nước độc nhất vô nhị của chúng tôi? COI CHỪNG CÁ HỒI!! 37 Cá là bạn chưa biết! Tháng năm và tháng sáu là lúc phù du nở và có một ngày sống của mình. Đúng là thế. Chúng chỉ sống có xấp xỉ một ngày. Chúng cặp đôi, đẻ trứng rồi chết. Lũ bọ gớm ghiếc và bọn cá đáng gờm xúm đến mở tiệc ăn xác chúng. MỪNG SINH NHẬT VUI VẺ! ĐỈA GHÊ TỞM Núp dưới đáy ao hồ hay mương rạch chỗ bạn là những sinh vật khiến các thứ khác đâm ra dễ thương hẳn. Không cách gì lừa được nó. Bọn này đúng là ghê tởm! Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường thấy: Thói quen kinh dị: Điểm bù lại: Các đặc điểm phân biệt: Đỉa Trong nước hoặc rừng mưa ẩm ướt khắp thế giới. Hút máu Được dùng trong y học để... hút máu (lạ chưa)! Thân dài chia đốt với các giác hút ở phía sau và phía trước 38 ĐẦU GIÁC HÚT KINH TỞM THÂN DÀI NGOẰNG DỄ SỢ GIẢI THƯỞNG ĐỈA GHÊ TỞM NHẤT Giải Giải Giải ĐỈA GLOSSIPHONIA Thích hút ốc dưới nước! ĐỈA NGỰA Không liên quan gì đến ngựa cả. Thứ quái đản dưới nước dài 30cm này thích thịt thối và giun sống. KHÍ ÁP KẾ ĐỈA GHÊ TỞM ĐỈA THEROMYZON Nó thực sự thích ngoáy mũi lũ chim đi qua. Đúng thế đấy. Cái đồ ghê tởm này thích ăn nhậu trong mũi lũ chim. Nhưng ngay cả đỉa cũng có ích đấy. Đây là một phát minh rẻ tiền thời Victoria nên tốt nhất đừng thử. Chỉ đơn giản bỏ con đỉa vào một cái hũ đựng nước ao mới. Bịt miệng hũ bằng vải sạch và buộc chặt. Lâu lâu lại cho cái áp kế của bạn tí máu. 39 ĐỌC ÁP KẾ THẾ NÀO? 1. Con đỉa mà bò lên miệng hũ tức là sắp có mưa. Nếu trời yên trở lại thì con đỉa cũng thế. 2. Con đỉa uể oải nằm ở đáy hũ tức là trời nắng hoặc sương mù. 3. Con đỉa mà nhấp nhổm không yên tức là sắp bão. A HA, CON ĐỈA KHÔNG CHỊU YÊN. CHẮC MÌNH KHÔNG NÊN KHỞI HÀNH CHUYẾN ĐI THUYỀN VÒNG QUANH THẾ GIỚI CHIỀU NAY. Mưa Máu Nắng/ sương mù 40 CÔN TRÙNG RÙNG MÌNH Ai mà chẳng từng vài lần nhìn xuống bên dưới một phiến đá và trông thấy đủ thứ sinh vật trông gớm chết chứ? Cá là thể nào cũng có những con loằng ngoằng rùng mình kiểu như rết, cuốn chiếu và rận gỗ. Đến đây chắc bạn sẽ nghĩ rằng chúng ở cùng một chỗ với nhau thì phải thân nhau. Hà, bạn nhầm to rồi. Rết thích ăn cuốn chiếu - nếu có dịp. Và đó mới chỉ là khởi đầu những khác biệt kinh tởm của chúng mà thôi! Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường gặp: Đặc điểm nhận dạng: ĐẦU Rết và cuốn chiếu Khắp thế giới, thường là giữa rơm lá và cây mục. Rết: Thân đốt, hơi dẹt, mỗi đốt có hai chân khớp; có hai râu cảm thụ dài. Cuốn chiếu: Thân đốt, tròn. Mỗi đốt có bốn chân khớp; hai râu cảm thụ ngắn. RÂU RẾT CUỐN CHIẾU 41 SO SÁNH RÙNG MÌNH 1. Đếm chân: Cuốn chiếu tiếng Tây là millipede nghĩa là “nghìn chân” - ý là các nhà khoa học có người cũng đếm không nổi. Hầu hết cuốn chiếu có từ 80 đến 400 chân. Còn rết tiếng Tây là centipede nghĩa là “trăm chân”. Nhưng một lần nữa các nhà khoa học lại sai bét! Nhiều con rết chỉ có 30 chân thôi. 2. Đi lại: Khi cuốn chiếu đi, những đợt sóng chuyển động truyền qua thân nó thành ra trông như nó lướt đi. Khi rết đi, nó lần lượt nhấc chân giống như bạn vẫn làm. Nó có những cái chân rất dài ở phía sau nên không lo bước hụt. CÁCH ĐI CỦA RẾT CÁCH ĐI CỦA CUỐN CHIẾU 3. Hàm: Cuốn chiếu có hàm nhai. Rết có nanh độc. Cả hai đều ghê. 4. Chuyện lãng mạn: Cuốn chiếu có một rắc rối lớn - chúng nhìn không được tinh cho lắm. Thế nên cuốn chiếu đực phải có vài cách lạ đời để thu hút con cái. ⮹ Có con đập đầu xuống đất. ⮹ Có con rít lên thật to. ⮹ Có con tiết ra những mùi đặc trưng. ⮹ Có con lại cọ chân vào nhau tạo tiếng động. Một con rết đực thì lại có ý khác. Bọn rết thì con nào cũng hung hăng khủng khiếp và con rết cái mà nó ao ước hoàn toàn có thể xơi tái nó! Vì vậy trước tiên nó phải đi vòng quanh con cái, dùng râu đập vào con cái để bày tỏ thiện chí. 42 ANH CHÀNG NÀY HAY ĐẤY - MÌNH PHẢI CHÉN MỚI ĐƯỢC! CUỐN CHIẾU VÀ RẾT SÁT THỦ Rết thích ăn cuốn chiếu - nếu có cơ hội. Nhưng cuốn chiếu cũng thường vùng lên chống trả! Đây là những gì sẽ xảy ra... Kế hoạch tấn công của rết: Cắm nanh vào con mồi và tiêm nọc vào. Khi con mồi hết giãy giụa - cứ thế mà chén thôi. THẾ LÀ MÌNH TOI! Kế hoạch phòng thủ của cuốn chiếu: Cuộn mình thành quả bóng. Phun ra chất lỏng khó chịu từ các tuyến hôi ở hai bên sườn. Bạn nghĩ ai có hội thắng lớn hơn - con cuốn chiếu liều mạng hay con rết độc ác? EO ƠI, MÙI GHÊ QUÁ! 43 Ở một số nơi trên thế giới, rết và cuốn chiếu có thể to khủng khiếp. Con cuốn chiếu khổng lồ có thể dài tới 26cm. Một số trong lũ quái vật đó có những răng nanh đáng sợ. Một loại rết ở quần đảo Solomon có cú cắn rất đau. Nghe nói người ta còn thọc cả tay vào nước sôi để quên cơn đau! Ở Malaysia các du khách đã mô tả cú cắn của lũ rết địa phương còn tệ hơn cả rắn. Và ở Ấn Độ có cả những chuyện kinh dị hơn về người bị rết khổng lồ cắn chết. Bạn không biết thôi chứ cuốn chiếu cũng chẳng khá hơn là mấy. Ở Haiti vùng Tây Ấn, những con cuốn chiếu khổng lồ tấn công cả gà và nhiều khi làm chúng quáng mắt bằng những tia chất độc cuốn chiếu phóng ra. Những con cuốn chiếu khổng lồ khác phun ra các bựng khí độc nho nhỏ. Khí độc này giết chết con gì tấn công nó. TỐI NAY CÓ MÓN GÀ!Nhưng kích thước không cứu nổi cả rết khổng lồ lẫn cuốn chiếu khổng lồ khỏi cái chết rùng rợn. Chim mỏ sừng thảo nguyên lớn ở châu Phi thường lang thang cắm cúi nhìn xuống đất. Bất ngờ chúng mổ một con rết chạy ngang bằng cái mỏ dài và con rết chẳng có tí cơ may nào cắn trả con chim. Chóc chóc mấy nhát là con rết khổng lồ già khằn chết dí đã biến thành món nhắm hảo hạng cho chim mỏ sừng. Những con rết khác thì bị cả đội quân kiến khiêng đi. Ừ thì rết có thể dễ dàng hạ được vài trăm con kiến, nhưng khi có đến 10.000 con kiến chọi một con rết thì chú rết tội nghiệp nhà ta chả có cơ may nào! Cuốn chiếu khổng lồ cũng chả hơn gì. Cầy meerkat xám thường chén cuốn chiếu. Có một điều thú vị là cầy thường nhăn mặt khó chịu khi xơi cuốn chiếu. Ờ thì có ai bảo cuốn chiếu ngon đâu cơ chứ? 44 ÚI! MÙI VỊ GHÊ QUÁ! VẬY THÌ ĂN THỨ KHÁC ĐI! BẠN CÓ DÁM ĐÁNH BẠN VỚI... CUỐN CHIẾU KHÔNG? Bây giờ có một tin tốt đây. Ở vương quốc Anh thì cuốn chiếu hoàn toàn vô hại. Chỉ cần bạn cầm nó thật nhẹ nhàng và không tính ăn nó. Còn đây là cách làm đồ ăn cho nó, cốt để chứng tỏ bạn là người tốt. 1. Trước hết bắt một con cuốn chiếu. (Phải bảo đảm đó là cuốn chiếu chứ không phải rết!) Cuốn chiếu thường chui rúc ở nơi râm mát, thế nên thử tìm dưới đống lá, đống phân trộn hay vỏ cây khô. 2. Bỏ cậu bạn mới của bạn vào một cái hũ nhỏ có trải một lớp đất - và một miếng vỏ cây để nó núp. 3. Sau đó mời nó ăn ngon. Con cuốn chiếu sẽ thèm nhỏ dãi ngay khi nghĩ đến quả mâm xôi chín nẫu, một miếng vỏ khoai tây, một mẩu rau diếp mốc meo hay một miếng táo con. 4. Để cái hũ vào chỗ khuất nẻo, tối tăm 5. Hôm sau để ý xem con cuốn chiếu thích món đặc sản nào. 6. Giờ là lúc chia tay cậu bạn cuốn chiếu của bạn rồi. Đem nó ra lại chỗ bạn tìm thấy nó. Phải chắc ở đó có đầy thức ăn và chỗ trú và hi vọng là không có con rết nào lảng vảng gần đấy. Không thì cậu bạn cuốn chiếu của bạn lại lọt vào thực đơn của người ta mất! ĐỜI RỆP GỖ Cùng với rết và cuốn chiếu, bên dưới mảnh vườn nhà bạn có đến hàng trăm - không, hàng ngàn - con rệp gỗ. Có 50 loài rệp gỗ khác nhau chỉ riêng ở 45 Britain và hết thảy đều rụt rè và nhút nhát nên bạn cần phải đọc cuốn sách này thật khẽ mới được. Các loài phổ biến nhất được đặt tên một cách đầy hình ảnh là rệp gỗ thường và bọ viên - không phải thuốc viên đâu mà nuốt để trị đau đầu. Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường gặp: Đặc điểm nhận biết: CHÂN THÂN CÓ VỎ GIÁP TẤM Rệp gỗ Những nơi tối tăm, ẩm ướt có nhiều thứ mục nát như lá khô mục nhầy nhụa trên khắp thế giới. Dài khoảng 15mm với bảy đôi chân khớp và hai râu. Vỏ giáp chia đốt quanh thân cho phép nó di chuyển dễ dàng. RÂU ĐẦU Bọ viên có thể cuộn người lại thành quả bóng (nhưng làm ơn đừng thử đá) - rệp gỗ thường không làm thế được. Nhiều người thấy rệp gỗ chán ngăn ngắt. Nhưng, cũng như mọi lần, họ nhầm to. Rệp gỗ thú vị kinh khủng. VÀI ĐIỀU THÚ VỊ KINH KHỦNG VỀ RỆP GỖ 1. Không nhiều người biết, nhưng rệp gỗ không phải là rệp! Thực ra người nhà quê còn gọi rệp gỗ bằng những cái tên cực kì dở hơi nữa kia. 46 ĐỤC HÒM BỌ SÁCH NGẬM TĂM GIUN NHAI NÁI XỀ 2. Rệp gỗ có những họ hàng hết sức thú vị. Cua, tôm, tôm he, tôm hùm và rệp gỗ, tất cả đều thuộc họ giáp xác. Nhiều người rất khoái ăn họ hàng ngoài biển của nó. Chắc bạn tưởng chẳng có ai thích ăn rệp gỗ... nhưng bạn lầm đấy. 3. Đây không phải thói quen kinh khủng mà là một món nhắm khoái khẩu. Rệp cây rang muối là một đặc sản của châu Phi đấy. Họ ăn như khoai tây chiên thôi! RỆP RANG MUỐI 4. Bản thân rệp cây cũng có chế độ ăn chán kinh khủng. Chúng thích các mẩu thực vật mục nát kia. Đó không phải là li nước trà cho mọi người. Nhưng phải có ai đó ăn nó chứ không thì ta bị ngập đến tận đầu gối cái thứ mục nát đó mất. Và rệp gỗ sống nhờ món ăn quen thuộc đó với vài thứ lạ miệng... 47 kiểu như một con rệp gỗ khác chẳng hạn. Hay là phân và vỏ của chính chúng sau khi lột. 5. Rệp gỗ bắt đầu cuộc đời từ trứng trong cái túi bụng của mẹ chúng. Bốn tuần sau chúng nở thàng những con rệp gỗ con. Rệp gỗ con sống chung với cha mẹ, một cách bắt đầu cuộc sống hay đối với một con bọ gớm ghiếc vì côn trùng hầu hết bỏ mặc trứng của mình. Kinh khủng thật nhưng đúng là thế! ĐI SÁT VÀO NHAU NHÉ, CÁC CON! 6. Và cuộc đời rệp gỗ đầy bi kịch và gay cấn. Nó làm cho các chương trình TV mùi mẫn phải gọi bằng cụ. Đúng thế đấy. Chúng không bao giờ lên giường sớm với một cốc ca cao. Chúng ngủ suốt ngày và đêm nào cũng ra ngoài. Và chúng đột nhập vào nhà người ta. 7. Bạn dễ bắt gặp rệp gỗ nhất vào những lúc trời ẩm ướt vì mối nguy hiểm lớn nhất đối với nó là bị khô. Chả gì mỗi năm cũng có đến hàng triệu con rệp gỗ con phải đi đến kết cục buồn do bị khô quắt khô queo. 8. Vài con rệp gỗ sống ở những nơi thú vị kinh khủng. Có con sống trong tổ kiến vàng và ăn phân của chúng. Một loại rệp gỗ khác thì sống bên bờ biển, dưới đống rong rêu mục nát nhầy nhụa. 9. Rệp gỗ có một vài kẻ thù thú vị chết khiếp được. Nguy hiểm nhất trong số đó là nhện rệp gỗ đáng sợ. Một khi đã bị kẹp trong gọng kìm của nhện thì rệp gỗ kể như xong đời. Con nhện tiêm nọc độc của nó vào và con rệp gỗ chết trong vòng... bảy giây. Ra đi nhanh chóng thế cũng hay. 48 10. Và rệp gỗ cũng có những con thú nuôi thú vị. Ví dụ như những con giun nhỏ xíu đôi khi sống ngay bên trong chúng và... giết chúng. Hoặc con ấu trùng ruồi kinh tởm lọt vào trong người rệp gỗ và ăn nó từ bên trong ăn ra. BẠN CÓ DÁM ĐÁNH BẠN VỚI MỘT CON... RỆP GỖ? Rệp gỗ không phải là loại thông thái gì cho cam trong thế giới của bọ gớm ghiếc, nhưng chúng cũng biết vài chiêu để sống sót... Vậy thì sao không đem con rệp gỗ của bạn ra thử nghiệm? Hãy ghi lại những việc nó làm, sau đó đúc rút cho mình bài bản của rệp gỗ là gì. 1. Trước tiên phải tìm một con rệp gỗ bên dưới hòn đá hay khúc cây, hay trong một xó xỉnh ẩm ướt nào đó. 2. Lấy một mẩu gỗ (như cây thước) rồi cho nó bò lên ở các góc khác nhau. Xem con rệp gỗ của bạn có: a) Bước xuống ở đầu bên kia? b) Dễ dàng leo lên mẩu gỗ? c) Vất vả leo lên mẩu gỗ? 3. Lấy một cái hộp, cắt đi một nửa cái nắp. Để ý xem con rệp gỗ thích bên nào hơn. a) Bên sáng? b) Bên tối? 4. Đổ con rệp gỗ của bạn lên mặt bàn và dùng đầu bút chì chọc nhẹ vào nó. Đó là một việc khá đáng sợ với một con rệp gỗ (và cả với bạn nữa nếu bạn làm trò này trên bàn ăn - trong giờ ăn). Con rệp gỗ của bạn có: a) Cuộn lại thành quả bóng? b) Chạy mất? c) Ép sát xuống? d) Giả chết? e) Phun ra chất khó chịu để bạn đừng ăn nó? 5. Đừng quên đưa con rệp gỗ của bạn trở lại chỗ cũ an toàn. 49 Bạn có phát hiện ra... rằng con rệp gỗ của bạn dễ dàng thoát khỏi nguy hiểm... nó núp vào bên tối để khỏi bị nắng hun khô... nó giở đủ mánh láu cá để sống sót khi đánh hơi thấy nguy hiểm cận kề? Với cả đống mánh lới đút túi như thế chắc bạn nghĩ bọn rệp gỗ này vượt mình quá xa. Ờ, có lẽ thế - có điều trong cuộc thi của một nhóm bọ còn gớm ghiếc đến mức rệp gỗ chả là cái đinh gì thì không hẳn thế. Xin mời đến với thế giới bọ đột nhập! 50 CÔN TRÙNG ĐỘT NHẬP Nhìn từ bất kì góc độ nào thì côn trùng vẫn là một nhóm quan trọng kinh khủng của sâu bọ gớm ghiếc. Côn trùng là thứ đa dạng nhất, tàn bạo nhất, phàm ăn nhất và theo một số người là sinh vật khó chịu nhất hành tinh. Dễ phải có hơn 30 triệu loại côn trùng khác nhau, gấp MƯỜI lần tất cả các động vật khác gộp lại. Chẳng lạ là bạn có thể thấy côn trùng ở bất cứ đâu bạn nhìn đến. Đó là nếu bạn muốn nhìn! Cũng không có gì lạ nữa là chúng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của chúng ta. Và đó chủ yếu là bọn đột nhập - vào ruộng vườn, nhà cửa, trường lớp... Chả có đâu an toàn với bọn côn trùng đột nhập này cả! CÔN TRÙNG KHÔNG BIẾT HÔM NAY MÌNH ĐỘT NHẬP GÌ ĐÂY? ĐỘNG VẬT TRÊN THẾ GIỚI TRÊN THẾ GIỚI 51 XẺ MIẾNG CÔN TRÙNG Dù có nhiều khác biệt nhưng côn trùng có các đặc điểm căn bản giống nhau. Chúng tôi bắt con bọ cánh cứng xinh xắn này để ta nhìn thật kĩ... Râu(ăng-ten) Lũ bọ gớm ghiếc dùng chúng để sờ và ngửi. Hù bạn bè và làm thầy cô sửng sốt với những hiểu biết của bạn. Môi trên Hàm trước Môi dưới Chân Ba cặp chân đốt. Đầu Hàm sau Tất cả là để cắn và nhai, gặm v..v.. 52 Vỏ Nhẹ, không thấm nước và cứng. Nó không co giãn mấy và rất thường xuyên lũ bọ phải lột vỏ để lớn lên. Mắt Côn trùng nhìn thấy rất nhiều hình ảnh nhỏ - gần giống như xem hàng trăm màn hình TV, có điều là màn hình lục lăng và cho chất lượng không rõ lắm. Nhưng chúng lại rất tốt để định vị mọi thứ chuyển động và ăn được! Lỗ thở Nối với các ống đưa không khí tới từng bộ phận cơ thể. Thân sau (bụng) Chứa ruột và cơ quan đẻ trứng. Cánh Hầu hết côn trùng đều có. Chúng vẫy lên xuống và được điều khiển nhờ các thớ cơ trong thân. 53 CÁC KỈ LỤC CÔN TRÙNG GỚM GHIẾC 1. Côn trùng dài nhất: Bọ que khổng lồ ở Borneo trông như một cây gậy cũ gớm ghiếc. Và chúng có thể dài tới 33cm. ÁI! 2. Côn trùng bay lớn nhất: Bướm nữ hoàng Alexandra cánh chim ở New Guinea có sải cánh tới 28cm. Nhưng thế chưa là gì - 300 triệu năm trước có loài chuồn chuồn khổng lồ với sải cánh tới 75cm kia! 3. Côn trùng nhỏ nhất: Loài ruồi tiên xinh xắn nhưng kì thực là con ong bắp cày chỉ dài có 0,21mm. May mà nó không đốt người. 4. Côn trùng nặng nhất: Một con bọ cánh cứng Goliath ở miền trung châu Phi có thể nặng tới 100g. 5. Côn trùng nhẹ nhất: Côn trùng nhẹ nhất là một loài ong bắp cày kí sinh. Phải 25 triệu con này mới nặng bằng một con bọ cánh cứng Goliath! 6. Côn trùng bay nhanh nhất: Một loài chuồn chuồn Australia có thể bay 58km/giờ. 7. Côn trùng sinh sản nhanh nhất: Rệp cây cái sinh ra một lũ con. Bên trong lũ con lại có một lũ con khác đang phát triển, bên trong lũ đang phát 54 triển lại có một lượt khác đang phát triển và cứ thế mà đi. Thành ra chẳng có gì là lạ khi chỉ trong một mùa hè một con rệp cây cái có thể sinh ra hàng triệu con cháu... VÒNG ĐỜI KHỦNG KHIẾP Một vài loại bọ gớm ghiếc chỉ thay đổi một chút lúc lớn lên, còn loại khác thì biến đổi hoàn toàn - vậy là có hai dạng vòng đời côn trùng gớm ghiếc Vòng đời 1 MÌNH MỚI RA ĐỜI BA TUẦN THẾ MÀ ĐÃ LÀ CỤ TỔ RỒI! LUỒN 2. CON NON ĐƯỢC GỌI LÀ NHỘNG. LÁCH 1. CÔN TRÙNG NHỎ NỞ RA TỪ TRỨNG. ĐẾN LÚC ĐẺ ÍT TRỨNG VÀ LÀM LẠI TỪ ĐẦU RỒI! CHÚNG TRÔNG ĐÃ GIỐNG BỐ MẸ MÌNH. 3. CON NON ĂN UỐNG RỘT! VÀ LỚN LÊN. ROẠT! Ợ! 4. CÔN TRÙNG TRƯỞNG THÀNH. 55 Các nhà khoa học gọi vòng đời khủng khiếp này là “hóa thân không hoàn toàn”. Bọ ngựa, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn phát triển kiểu này. Vòng đời 2 RẮC! 1. CÔN TRÙNG CON BÒ NỞ RA TỪ TRỨNG. 2. TRÔNG CHÚNG KHÔNG GIỐNG BỐ MẸ. TRÁI LẠI, CHÚNG LÀ NHỮNG THỨ LÚC NHÚC GHÊ TỞM GỌI LÀ GIÒI 3. ĐÁM ẤU TRÙNG NÀY NGỐN NGẤU THẬT NHIỀU ĐỂ LỚN THẬT NHANH. 4. CHÚNG ẨN VÀO TRONG MỘT BỌC HOẶC KÉN VÀ LÚC CHUI RA THÌ ĐÃ LÀ MỘT CON CÔN TRÙNG TRƯỞNG THÀNH GỚM GHIẾC. RẸT TRƯỜN HAY ẤU TRÙNG. NHỮNG SINH VẬT NÀY CÓ THỂ ĂN CÁC THỨ HOÀN TOÀN KHÁC BỐ MẸ VÀ SINH SỐNG Ở NHỮNG NƠI MÀ BỐ MẸ CHÚNG KHÔNG SỐNG NỔI. Các nhà khoa học gọi kiểu vòng đời này là “hóa thân hoàn toàn”. Bọ cánh cứng, kiến, ong và ong bắp cày, bướm và ngài, ruồi và muỗi đều trải qua hóa thân hoàn toàn. 56 Cá là bạn chưa biết! Người ta thường tưởng lầm rằng những côn trùng như ruồi sinh ra từ thức ăn thiu thối và súc vật chết. Tưởng đến là hay! CUNG CÁCH ĂN UỐNG KHỦNG KHIẾP Bạn có thích đi ăn cùng côn trùng không? Nếu có thì trước hết bạn cần phải học cách ăn như chúng đã. Bạn sẽ cần: Một miếng xốp mới Băng keo Ống hút Một đĩa nước cam Bạn sẽ làm: 1. Cắt một mẩu xốp nhỏ. 2. Dán nó vào một đầu ống hút. 3. Cố hút nước cam. Chúc mừng! Bạn đang ăn như ruồi đấy. Ruồi còn ói ra dịch tiêu hóa nữa. Nó giúp chúng hòa tan thức ăn trước khi hút vào! (Đừng thử!) RỘT! RỘT! 57 TRÔNG THẤY MÀ KINH Phim ảnh đầy côn trùng - nhất là các phim kinh dị. Hết kiến khổng lồ lại ruồi khổng lồ. Và thật lạ là vô số quái vật ngoài hành tinh lại trông giống côn trùng. BẦY ONG KHÔNG GIAN CÔN TRÙNG KHỔNG LỒ TỪ HÀNH TINH VO VO Quả thực các nhà làm phim thường nghiên cứu lũ côn trùng xấu xí để lấy ý tưởng về một quái vật thật sự gớm ghiếc. Nhưng ai cần đến các quái vật côn trùng kĩ xảo làm gì khi đã có sẵn những côn trùng thật còn ghê hơn nhiều? Giải nhất về dị hợm: Ruồi viễn vọng có thể nhìn vòng quanh các ngóc ngách vì mắt chúng nằm trên hai que dài. Giải nhì về dị hợm: Có một loài mọt ngũ cốc có cổ dài bằng cả thân. Mà không ai hiểu nó dài thế để làm gì! 58 BỌ CÁNH CỨNG KINH KHỦNG Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bọ cánh cứng trông gớm ghiếc kinh khủng. Nhất là lũ bọ to đen thui chạy qua chân bạn một cách khoái trá. Tin xấu là trong tất cả các bộ côn trùng thì bọ cánh cứng là đông nhất. Và chúng đang trở nên to hơn vì các nhà khoa học luôn phát hiện thêm các loài mới! Cũng lạ là chỉ có một cấu trúc cơ bản cho một thân thể bọ cánh cứng. Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường gặp: Đặc điểm nhận biết: MẶT GỚM GHIẾC CHÂN KHIẾP ĐẢM Bọ cánh cứng Khắp thế giới. Tìm thấy ở bất cứ đâu bạn có thể tưởng tượng trừ dưới biển, mặc dù vẫn có vài con bọ cánh cứng sống trên bãi biển. Hầu hết bọ cánh cứng đều có râu ngắn. Cánh trước trùm lên cánh sau che chở thân thể xấu xí của bọ cánh cứng. RÂU HÔI HÁM LỚP CHE CHẮN 59 BỌ CÁNH CỨNG BẤT THƯỜNG Với quá nhiều loài bọ cánh cứng như thế, không thể tránh được vài con bất thường kinh khủng. Và một số gây ảnh hưởng khó chịu đến con người và thức ăn. Nhưng mấy con bọ cánh cứng này có thật là bất thường? Thật hay đùa? 1. Bọ bánh qui ăn - có tin được không chứ - bánh qui. Đó là tin xấu. Tin tốt là chúng không thích bánh qui sô cô la, chỉ khoái cái thứ bánh dễ tiêu chối tỉ mà đằng nào bạn cũng không thèm. Thật/Đùa? DỄ TIÊU CÒN NGUYÊN MỘT GÓI TRÊN KỆ, XONG ĐÂY MÌNH XỬ NÓ. 2. Bọ thuốc điếu ăn (hú lên kinh ngạc) thuốc điếu. Ấu trùng của nó đặc biệt khoái thuốc lá và không bao giờ để ý đến cảnh báo sức khỏe. Thật/Đùa? 3. Bọ violon không ăn đàn violon - nó chỉ giống cái đàn violon có chân mà thôi. Nó sống giữa các lớp nấm mốc trên cây ở Indonesia. Thật/Đùa? Ô! HA HA! BUỒN CƯỜI QUÁ! CHƠI MỘT BẢN XEM NÀO! 60 4. Bọ kem thường sống ở Bắc Cực, nơi chúng ăn những con ruồi nhỏ. Gần đây nó trở thành con vật có hại trong các kho lạnh, nơi thức ăn ưa thích của nó là kem trái cây các loại. Thật/ Đùa? 5. “Tommy xỉn” là nickname của một con bọ cánh cứng hay đục lỗ ở các thùng rượu. Tommy xỉn thực ra kiêng rượu. Nó không bao giờ đụng đến một giọt rượu nào trong thùng - nó chỉ khoái gỗ thôi! Thật/Đùa? Hic! 6. Bọ hiệu thuốc là tên được đặt cho bọ bánh qui nhưng sống trong hiệu thuốc. Nó ăn búa xua đủ thứ thuốc, kể cả thuốc độc! Thật/Đùa? 7. Bọ súc miệng khổng lồ là loại bọ cánh cứng rừng mưa, thường ngậm một mồm đầy sương và súc miệng thật to mỗi sáng sớm. Thật/ Đùa? 8. Bọ thịt xông khói luôn xơi trước bữa sáng của bạn bằng cách chiếm đóng tủ chạn bếp trong đêm và ngấu nghiến thức ăn. Món khoái khẩu của nó là - bạn đoán đúng đấy - thịt xông khói! Thật/Đùa? 9. Bọ bảo tàng rất thiết tha với cuộc sống trong quá khứ nên nó sống trong các kệ trưng bày bụi bặm và ăn các hiện vật. Món ăn ưa thích của nó là... những con bọ gớm ghiếc được bảo tồn. Thật/Đùa? RỘT! ROẠT! NGOẰM!ỰC! 61 10. Bọ đưa hồn sống trong gỗ. Một số nhà thờ ở Anh có những dòng bọ đã sinh sống trong đó hàng trăm năm. Thật/Đùa? Thật. 10. Thật. Khách tham quan có thể xem bọ sống. 9. Thật. Nhưng bạn có thể chiên con bọ lên thay cho thịt xông khói. 8. Đùa. Bọ cánh cứng thường không súc miệng. 7. làm từ cây cỏ phơi khô. Thật. Nó thường thích ăn thuốc cổ truyền 6. Thật. 5. sót nếu quá lạnh. Đùa. Thậm chí cả bọ cánh cứng cũng không thể sống 4. Thật. 3. hơn. Thật. Nhưng thường thì chúng thích ăn cây thuốc lá 2. Thật. Trả lời: 1. BẠN CÓ DÁM ĐÁNH BẠN VỚI... BỌ RÙA? Một loại bọ cánh cứng chắc chắn tồn tại là bọ rùa. Nếu bạn có bao giờ muốn làm quen với một con thì đây là cơ hội cho bạn. 1. Trước hết tìm mấy con rệp cây thật gợi cảm. Chúng có thể màu trắng, nâu hoặc một con rầy đen mà bạn sẽ tìm thấy ở bụi hoa hồng hoặc mấy cây khác vào mùa hè. 2. Bẻ một nhánh cây nhỏ hoặc mẩu lá có nhung nhúc rệp cây trên đó rồi bỏ cả vào một lọ mứt. 3. Tìm thêm một con bọ rùa. Bạn có thể tìm thấy nó từ cuối xuân trên các bụi cây hay hàng rào. Quan sát con bọ rùa của bạn hành động. Chú bọ rùa xinh xắn có thể xơi cả trăm con rệp cây một ngày. 4. Nhẹ tay với con bọ rùa và để nó đi khi xong bữa ăn. Bạn có muốn biết chuyện gì xảy ra nếu có trục trặc và chú bọ của bạn bực mình không? Hãy dùng một cọng cỏ nhẹ nhàng vuốt ve nó. Nó sẽ tiết ra một thứ chất lỏng mùi vị rất ghê. Nó làm vậy để bạn hết muốn xơi nó. Nếu bạn chọc tiếp thì nó sẽ nằm ngửa ra giả vờ chết - một cách nhanh chóng kết thúc cuộc hẹn ăn trưa của bạn. Nếu bạn cứ chọc nó nữa thì nó sẽ cắn. Và hãy coi chừng - chúng biết cắn đấy! 62 LÀM SAO ĐỂ BỌ RÙA KHỎI BỰC MÌNH Trong bữa ăn, bạn có thể thảo luận mọi đề tài với bọ rùa mà không lo bị cự nự. Đó là vì bọ rùa thì không nói tiếng người. Giai điệu dở hơi kiểu như... Bọ rùa, bọ rùa, Bay về nhà ngay! Nhà mày đang cháy. Con mày bay hết! QUANH ĐI QUẨN LẠI CHỈ CÓ THẾ! ... sẽ chẳng làm bọ rùa của bạn phật ý mảy may. Đó còn là vì: 1. Bọ rùa làm gì có nhà mà cháy. Một cái lá che đầu là quá đủ cho chúng rồi. Thành ra đừng có lôi chuyện nhà cháy ra mà dọa nó. 2. Bọ rùa thì biết bay nhưng chả có con bọ rùa nào lại dại dột bay về phía đám lửa. (Chỉ có bọn bướm đêm khùng mới thế thôi.) 3. Bọ rùa không ngoái nhìn lại đám con cái mình. Đẻ trứng xong là xong! 63 CÓ VIỆC KHÓ À? BẮT CON BỌ CÁNH CỨNG LÀM CHO Bọ cánh cứng không chỉ phong phú khủng khiếp về hình dáng và kích thước mà thôi. Chúng còn có cả lô phong cách sống khó tin, và ở đâu cần làm gì là bọ cánh cứng sẵn sàng. 62 DỊCH VỤ BỌ CÁNH CỨNG BỌ CÁNH CỨNG VỎ CÂY DU - COI CHỪNG PHÁO THỦ! T rang bị cho mình hệ thống phòng thủ cá nhân tối tân nhất! Đẩy lùi bọn đầu gấu bằng súng của bọ cánh cứng pháo thủ. Vận hành tự pha trộn độc đáo các hóa chất nóng sôi khủng khiếp. Hệ thống đốt trong thần kì trong bụng đun các hóa chất lên 100 độ C và bắn ra với tốc độ 500-1000 phát/giây! Súng của bọ pháo thủ bảo dưỡng miễn phí. Chỉ cần cho nó lâu lâu lại chén vài con côn trùng nhỏ. THẦY THUỐC CAO TAYCây du bị trùm kín khiến bạn buồn? Cần thêm chút ánh sáng? Gọi ngay cho chúng tôi. Thử dùng công thức trị nấm bệnh cây du Hà Lan - một loại thực vật khó chịu không rễ hủy diệt cây. Chúng tôi sẽ luồn xuống dưới vỏ cây và quét sạch nấm bệnh! Đốn cây Không có việc gì khó Căn bệnh này hoành hành ở vương quốc Anh vào những năm 1970. Hơn 25 triệu cây du đã bị hạ. HÃY THẮP SÁNG NHÀ BẠN Bằng đèn lồng đom đóm. Như vẫn làm ở Brazil, Tây Ấn và Viễn Đông. Đèn lồng đom đóm ánh sáng vàng hoặc xanh dịu phát ra từ thân đom đóm cái. Bốn chục con đom đóm là sáng ngang một ngọn nến. Không cần điện hay pin - tất cả là nhờ đom đóm thân thiện của bạn xử lí các hóa chất. 64 Bọ đào mộ Cùng trai gái trong nhà AI CẦN DỌN PHÂN? Dịch vụ bọ hung dọn sạch khu đất. Lăn và chôn giấu phân là nghề gia truyền của chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi còn đẻ trứng vào đó để ấu trùng ăn nó! ‘Bọ hung đã quanh quẩn ở đấy trước khi phân rơi xuống đất. Có đến 7.000 con làm việc nên chẳng mấy chốc đã dọn sạch bách! Savanah quê tôi chưa bao giờ được gọn gàng đến thế.’ Cô Voi. Châu Phi. CÓ VẺ BỌ ĐÀO HUYỆT LẠI CÓ VIỆC RỒI! DỊCH VỤ BỌ CÁNH CỨNG 63 Chết? Chỉ cần gọi gia đình các chuyên gia mai táng thân thiện. Không có việc gì quá lớn. Chúng tôi sẽ mai táng mọi thứ, ngay cả nếu cần làm ca mười tiếng. Chặt gọn chi miễn phí để việc mai táng thêm dễ dàng. Dịch vụ hậu sự chuyên nghiệp. Các ấu trùng nhỏ của chúng tôi sẽ trông coi mồ mả. Tuy không được trả công nhưng chúng đến dự đám như thể đi ăn cỗ. Tất nhiên là cỗ thân chủ rồi! TRANG SỨC SỐNG ĐỘNG Bạn đã bao giờ từng muốn có thứ trang sức tự gỡ ra hàng đêm? Hãy mua vài món trang sức bọ ngọc sống như nhiều nơi trên thế giới vẫn đeo. Hãy chọn những màu có ánh kim đẹp đẽ, kể cả ánh vàng. Làm cả bữa tiệc xôn xao, kiểu như ‘Bông tai của chị muốn ăn gì?’ Cảnh báo của nhà sản xuất: Đừng để trang sức của bạn đẻ trứng lên đồ gỗ trong nhà. Các ấu trùng có thể ăn uống trên bộ sa-lông nhà bạn tới 47 năm trước khi biến thành các bọ ngọc mới. 65 BỌ CHIẾN Bọ cánh cứng không thường sống quây quần gia đình, nhưng chúng giữ gìn tài sản của mình chu đáo - nếu không thì chúng sẽ gặp rắc rối to. CHỌI BỌ SỪNG Nếu là một con bọ sừng đực thì đây là cách bạn bảo vệ lãnh thổ của mình (lãnh thổ của bạn sẽ là một đoạn cành cây). Mục đích của cuộc đấu là đẩy đối thủ rơi khỏi nhánh cây... Bạn sẽ cần: Một đôi hàm to trông như cặp sừng hươu. Bạn sẽ làm: 1. Đánh giá đối thủ. HẤT NÓ LÊN! 2. Dùng hàm cắp vào khoảng giữa thân của đối thủ và cố gắng vật ngửa anh ta - cái này nói dễ hơn làm khi mà anh ta cũng cố làm y như bạn... 3. Nếu thua, bạn sẽ rớt và đập lưng xuống đất, ở đó bạn có nguy cơ bị cắn xé bởi một bầy... kiến hung hăng. NÓ LÀ CỦA TỤI MÀY! ĐẤY NHÀO DZÔ! 66 KIẾN HUNG HĂNG Kiến thì ai cũng biết rồi. Rất dễ nhận ra chúng vào mùa hè khi chúng kéo đàn kéo lũ vào nhà bạn để kiểm tra bếp núc. Kiến có thể khá tệ hại - đâu chúng cũng mò tới được, từ cây cối của bạn đến quần bạn - nhưng chúng còn có thể dữ dằn nữa, theo đủ mọi kiểu kinh khủng. Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường gặp: Đặc điểm nhận biết: Kiến Trên đất liền khắp thế giới. Chúng luôn sống trong tổ. Hầu hết kiến dài chưa đến 1cm. Thắt eo giữa thân và bụng. Râu gãy góc. RÂU EOKIẾN BỤNG TO TỨC CƯỜI 67 NHỮNG TRÒ QUẬY CỦA KIẾN HUNG HĂNG 1. Từ năm 1880, luật pháp Đức đã bảo vệ tổ kiến đỏ khỏi bị phá. Tại sao? Bởi vì kiến mỗi tổ hàng ngày ăn tới 100.000 con sâu và những loài sâu bọ gớm ghiếc khác. 2. Kiến hũ mật ép những giọt mật từ bọn rệp. Chúng chăm sóc bọn rệp chu đáo - chúng không muốn những thứ kém chất lượng. Bọn kiến dùng mật đó để nuôi những con kiến đặc biệt trong tổ để nó phình lên như những giọt sương nhỏ. Bọn kiến được vỗ béo sau đó sẽ ói ra những giọt mật nuôi số kiến còn lại trong tổ. Kinh! NÓ SẮP ÓI ĐẤY - ĐẾN GIỜ ĂN RỒI, MỌI NGƯỜI! 3. Kiến dệt vải làm ra những chiếc lều từ lá cây khâu lại bằng tơ. Ấu trùng của chúng nhả ra tơ và bọn kiến dữ dằn này dùng chính bọn trẻ như những con thoi sống dệt tới dệt lui! Lúc nào cần nhiều tơ hơn một chút thì kiến lớn chỉ cần dùng râu vỗ con ấu trùng là xong. 4. Kiến hàm bẫy Nam Mỹ có đôi hàm dài khổng lồ. (Ờ thì khổng lồ là so với kiến.) Chúng dùng hàm răng tóm những con côn trùng nhảy nhót tên là đuôi bật rồi tiêm nọc vào. Nhưng cái thực sự kinh khủng ở bọn kiến này đó là chúng còn gắp cả trứng và ấu trùng của mình bằng chính cặp hàm dữ dằn đó một cách nhẹ nhàng như bất kì bà mẹ nào bồng con - thế mới hay! 5. Kiến cắt lá thì tự canh tác. Kiến cắt lá đem về, trộn với phân của mình làm thành phân bón. Sau đó chúng nuôi nấm trên đó để làm thức ăn. Chúng thậm chí còn loại bỏ những loại nấm không hợp ra và bỏ nó vào đống phân ủ. 68 TÂU NỮ HOÀNG - NGƯỜI KHÔNG QUÊN GÌ CHỨ Ạ? NẤM GIỐNG Khi một kiến chúa rời tổ để mở mang một tổ mới, nó luôn mang theo một ít nấm để mở vườn mới. 6. Và sau một mùa làm việc cực nhọc là đến lúc thu hoạch. Kiến thu hoạch sống ở sa mạc, nơi chúng gom hạt và làm bánh mì bằng cách nhai để loại bỏ vỏ trấu. Bọn kiến để dành bánh đến lúc đói mới ăn. MAU ĐEM CẤT TRƯỚC KHI NÓ THÀNH BÁNH NƯỚNG! 7. Kiến bulldog ở Úc có cú cắn rất ác. Cú cắn không chỉ rất đau mà sau đó con kiến kinh khủng kia còn tiêm nọc độc vào vết thương nữa chứ! Ba chục cú cắn là đủ giết chết một người trong vòng 15 phút. Đây có lẽ là con kiến nguy hiểm nhất thế giới... 8. Phải không nhỉ? Trong rừng rậm ở châu Phi và Nam Mỹ có thứ còn đáng sợ hơn. Nó dài 100m và ngang 2m. Nó ăn mọi thứ ngu ngốc nằm trên đường đi của nó. Nó biến thằn lằn, rắn và cả những con vật to hơn thành những bộ xương. Và thậm chí những người to lớn mạnh khỏe cũng phải chạy thục 69 mạng thay vì đối mặt với nó. Không có gì dám chống lại nó mà sống sót. Thứ gì mà ghê gớm vậy? Có phải kiến không? Ừ, đúng đấy. Đó là một đội quân 20 triệu con kiến. Lũ kiến này không có nhà cửa cố định. Chúng dành cả đời xâm lấn khắp nơi và là nỗi khiếp sợ kinh hoàng đối với bất kì sinh vật nào chúng gặp trên đường. Nếu bạn sống ở Nam Mỹ thì chúng sẽ diệt hết gián trong nhà giúp bạn, nhưng trước hết bạn phải tự nép mình khỏi đường đi của chúng. 9. Kiến đỏ Amazon Nam Mỹ đánh nhau dữ dội với kẻ thù không đội trời chung của mình - kiến đen. Trinh sát kiến đỏ được phái đi để tìm đường đến tổ kẻ thù. Chúng lưu lại dấu vết để đại quân theo sau. Đại quân tấn công và kiến Amazon dùng đôi hàm cong của mình cắn đứt đầu địch thủ kiến đen. Một số kiến Amazon xịt khí từ xa để làm rối quân kiến đen. Rồi kiến Amazon rút lui, mang theo cả tù binh - các ấu trùng kiến đen. NHANH - MỖI LÍNH TÓM MỘT ẤU TRÙNG Các ấu trùng nhanh chóng thu nhận mùi của kiến Amazon và làm chúng mắc lừa, tưởng mình cũng là kiến Amazon! Nhưng chúng không phải, và thế là bọn kiến đen tội nghiệp bị lừa cả đời làm nô lệ cho lũ kiến Amzon tàn bạo. 10. Kiến kẻ cướp ở Indonesia thậm chí còn làm đường riêng. Những con đường này thường dài 90m - và nếu bạn có kích thước của kiến thì thế là ghê lắm. Một vài con đường có mái đất che chở nữa. Và bọn kiến phải tuân thủ qui tắc đi đường nghiêm ngặt: 70 Luôn bám phần đường của mình. Kiến đi ra đi hai bên, kiến quay về đi vào giữa Loại bỏ mọi thứ bắt gặp trên đường. Nếu to thì gặm, nếu nhỏ thì sai kiến nhỏ khiêng dẹp ra. Nếu nó ăn được thì tha về tổ (100 kiến thợ có thể tha một con giun đất, 30 kiến thợ tha một hạt cây.) Nếu cắt qua một đường kiến khác... giết bọn kiến khác. Tất cả sâu bọ gớm ghiếc bắt gặp trên đường phải ăn sống nuốt tươi. Cá là bạn chưa biết! CÓ CHUYỆN GÌ THẾ NÀY? MÌNH THƯƠNG LƯỢNG CHUYỆN NÀY ĐƯỢC KHÔNG? Có tới 10.000 loài kiến. Nhưng chúng cũng có vài điểm chung. ⚫ Một tổ kiến do một kiến chúa cai quản, nó chỉ có một việc là đẻ trứng. ⚫ Tất cả kiến thợ đều là kiến cái. ⚫ Kiến đực chỉ nở vào thời điểm giao phối và giao phối xong thì chúng chết! 71 NGƯỜI MÊ KIẾN Cũng hung hăng chẳng kém gì lũ kiến là những người miệt mài tìm hiểu về kiến. Chẳng hạn như bá tước Lubbock... Bá tước Lubbock (1834-1913) là một chuyên gia về mọi thứ. Ông đã viết hơn 25 cuốn sách và hơn 100 báo cáo khoa học. Ông thậm chí còn dạy về... Ông đã xuất bản sách về... Thương mại, dãy Alps, cua nghe thế nào... HOA PHONG CẢNH THỤY SĨ ĐÁ Mà đó mới chỉ là thú chơi của ông thôi. Trong chính trị ông đề xuất... Lễ ngân hàng cho Britain. Hoan hô! Ông còn là họa sĩ nữa. Lubbock đã vẽ tranh cho một trong những cuốn sách của Charles Darwin về... Con hàu Ông đi khắp châu Âu nghiên cứu về... Đồ bỏ cổ xưa ĐẬU HỘP LA MÃ 72 Nhưng tất cả những chuyện đó đều không thể so được với công việc yêu thích suốt đời của ông - với côn trùng. Ông bá tước gàn dở tiến hành một thí nghiệm ghê hồn... RÒNG RỌC ĐỂ HẠ TỔ KIẾN MỘT TỔ KIẾN KẸP GIỮA HAI TẤM KÍNH TỔ KIẾN ĐƯỢC HẠ XUỐNG HÒN ĐẢO HÀO NƯỚC NGĂN KIẾN TRỐN KHỎI ĐẢO Và ông đã phát hiện ra... 1. Kiến có thể già nua. Kiến thợ có thể sống được 7 năm, kiến chúa 14 năm mới chết già. 2. Kiến có phản ứng lạ lùng với tiếng động - chúng nghe bằng chân! 3. Có những con bọ nhỏ xíu ẩn náu trong tổ kiến. 73 Ông lại tiến hành một thí nghiệm khác... với các mê cung, hàng loạt chướng ngại và một cái bàn có những chiếc vòng chuyển động - dĩ nhiên là theo kích thước kiến. Ông muốn tìm xem liệu con kiến có cảm nhận được phương hướng không. Bạn nghĩ ông đã tìm thấy gì? a) Ta cứ bảo kiến thông minh - nhưng chúng tậm tịt lắm. b) Kiến hơi giống cừu - luôn làm theo con đi trước. c) Kiến quả thực rất thông minh. Chúng có thể lợi dụng tia nắng - kể cả trong ngày âm u - để định hướng nên chúng luôn tìm được lối ra. thế. Kiến tìm đường giỏi hơn khối người. Lạ thật, nhưng đúng c) dẫn đầu để dấu vết lại cho các con khác theo. Đúng phần nào. Kiến nối bước theo nhau - con kiến b) Sai. Trả lời: a) HƯƠNG KIẾN Mùi rất quan trọng với kiến. Các nhà khoa học đã phát hiện ra có vài loại mùi kiến khiến lũ kiến làm những việc khác nhau. Hãy tưởng tượng mình là một nhà khoa học đang quan sát các kiểu khác nhau trong hành vi của kiến. Liệu bạn có thể đoán được mùi nào gây ra hành vi nào không? MÙI BÁO ĐỘNG MÙI TỔ MÙI DẤU VẾT MÙI ĐẾN GIỜ KIẾN CHÚA ĐẺ TRỨNG MÙI KẺ THÙ TO LỚN RẮN MẶT MÙI KIẾN CHẾT 74 KIẾN CỐ GẮNG AN TÁNG BẠN TRONG NGHĨA TRANG KIẾN. KIẾN CHẠY KHỎI TỔ. KIẾN TẬP TRUNG QUÂN. MỘT SỐ BỎ CHẠY, SỐ KHÁC Ở LẠI CHIẾN ĐẤU. KIẾN ĐÁNH LẪN NHAU. KIẾN TÌM ĐƯỜNG VỀ NHÀ. KIẾN SẼ KHÔNG LÀM GÌ NẾU BẠN CÓ MÙI NÀY. KIẾN ĐỰC BỊ MÙI NÀY THU HÚT. Trả lời: 1c) 2g) 3f) 4h) 5d) 6a) 75 ONG NHẾCH NHÁC Kiến và ong thuộc cùng một nhóm côn trùng gớm ghiếc. Thế nên chẳng lạ khi biết có những loài ong sống trong tổ do các ong chúa cai quản. Con người muốn coi ong là “tốt” vì chúng làm ra mật - nhưng ong cũng có thể tệ hại theo cách kinh khủng của mình. Bạn sẽ làm ù tai cả lớp bằng những bí mật khủng khiếp của chúng cho xem. Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên: Nơi thường gặp: Thói quen khủng khiếp: Điểm bù lại: Đặc điểm nhận dạng: EO NGÒI CHÍCH KHÓ THƯƠNG PHẤN HOA Ong và ong bắp cày Khắp thế giới. Hầu hết ong sống một mình. Chỉ vài loài sống chung trong một tổ lớn. Chúng chích người ta. Ong làm mật và thụ phấn cho hoa. Thắt đáy lưng ong (!) Bốn cánh trong suốt. Ong có lưỡi dài và thường mang theo những tảng phấn hoa vàng ở chân. ONG LƯỠI (VÒI) 76 BÊN TRONG TỔ ONG Ong mà sống chung trong một tổ thì gọi là “ong bầy”. Rồi, bạn cũng cần phải bấy để sống với đám này. Nữ hoàng khó tính. Thường thì mỗi tổ ong chỉ có một nữ hoàng là ong chúa. Nhưng đôi khi có hơn một ong chúa nở, thế là nhiều chuyện lăng nhăng xảy ra. Nữ hoàng trước chỉ chực giết hết mọi đối thủ. Ong đực ăn chơi. Cuộc đời ong đực thật là tươi. Các chị em ong thợ trông nom nhà cửa cho. Thậm chí còn cho bạn TỚI TÔI! TRÁNH RA! chén nữa. Bạn không cần đến ngòi chích vì bạn chả bao giờ phải đánh ai. Chỉ có một phiền toái. Bạn cần phải chiến đấu với hàng trăm anh em mình để giành quyền giao phối. Nếu bạn giao phối với nữ hoàng là bạn toi. Ong thợ tất bật. Ong thợ thì làm gì? Ờ thì làm thợ ĐỪNG ĐẨY VÔ! CÔNG VIỆC CHO ONG THỢ Làm sạch ổ. Chăm sóc (hâm)! Chúng làm việc, rồi làm việc, rồi làm việc nữa. Chỉ trong vài tuần ong thợ kiệt sức mà chết! MẬT KINH HOÀNG Bạn thích ăn mật. Nghe nhắc đến cái bánh mật ong chắc bạn đã toát lũ giòi. Bảo vệ tổ. Thu lượm phấn và mật hoa. Làm mật. Đút nữ hoàng ăn. Cho giòi ăn. Cho ong đực ăn. Lấy sáp (nó rỉ ra từ thân ong thợ). Dùng sáp xây thêm ngăn mới. 77 mồ hôi lưỡi nhỉ? Và KHÔNG CÓ GÌ can được bạn - đúng không? ĐÚNG CHÓC. Sau đây là cách ong làm mật - kèm theo cả các chi tiết kinh dị. 1. Ong làm mật từ mật hoa. Đó là một việc nặng nhọc kinh khủng. Có những con lấy mật từ 10.000 bông hoa mỗi ngày. Chúng thường phải ghé qua hết 64 triệu bông hoa mới làm được 1kg mật. 2. Đó là tin vui cho hoa vì những con ong bận rộn đó mang theo cả phấn hoa. Chúng thậm chí còn có các túi nhỏ dưới chân để mang phấn nữa. Ong đem phấn đến bông hoa khác cùng loại. Tại đó, một ít phấn hoa quí báu rơi xuống bông hoa, thụ phấn cho nó và giúp nó tạo hạt giống. 3. Bạn bảo tại sao hoa lại mất công tạo ra hương thơm, màu sắc rực rỡ và mật ngọt. Tất cả là dành cho chúng ta chắc? Không! Đó là để dụ ong thôi. Nhiều ong tức là nhiều hoa. Hiểu chưa? 4. Con ong dùng cái lưỡi dài và cái bơm trong đầu nó hút mật lên. Nó chứa mật trong một cái bụng đặc biệt. 5. Mật chủ yếu là nước. Để loại bỏ nước, con ong ói mật hoa ra và làm nó khô trên lưỡi của mình - eo! TÚI PHẤN LƯỠI DÀI 6. Sau đó chúng chứa mật trong những bọng mật để dành cho lúc nào cần. Đáng lẽ thế nếu không bị con người lấy trộm mất để ăn! 78