🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Horrible Geography – Những Nhà Thám Hiểm Hăm Hở Ebooks Nhóm Zalo INTREPID EXPLORERS Lời © ANITA GANERI Minh họa © MIKE PHILLIPS Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo thỏa thuận nhượng quyền với Scholastic UK Ltd., tháng 7-2005 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM Ganeri, Anita, 1961- Những nhà thám hiểm hăm hở / Anita Ganeri ; ng.d. Trịnh Huy Triều ; m.h. Mike Phillips. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011. 208tr. ; 20cm. - (Horrible geography). Nguyên bản : Intrepid explores. 1. Nhà thám hiểm. 2. Thám hiểm và nhà thám hiểm. I. Trịnh Huy Triều d. II. Phillips, Mike m.h. III. Ts: Intrepid explores. IV. Ts: Horrible geography. 910.92 — dc 22 G196 GIỚI THIỆU Địa lý có thể đúng là cái tội cái nợ. Nhất là nếu bạn đang gà gật trong giờ học địa, đầu ngoẹo sang một bên. Thử tưởng tượng cảnh này: Bạn đang ngồi trong lớp, lời giảng đều đều buồn tẻ của thầy giáo cứ trôi dần, trôi dần... HÔM NAY CHÚNG TA HỌC VỀ SƠN THỦY*. CÓ EM NÀO BIẾT NÓ LÀ GÌ KHÔNG? * Sơn thủy là từ Hán - Việt, có nghĩa là núi non sông nước – đề tài mà các giáo viên địa lý có thể thao thao bất tuyệt hàng tiếng đồng hồ. Điều tiếp đến mà bạn còn nhớ được là bạn ngủ gật lúc nào không hay, chìm vào một giấc mơ tuyệt vời. Như thế này. Bạn là một nhà thám hiểm lừng danh mới trở về sau một chuyến thám hiểm toát mồ hôi. Bạn đã trèo lên một đỉnh núi chưa ai biết tới, và làm các nhà báo phát sốt. TÔI ĐẶT TÊN CHO ĐỈNH NÚI HIỂM TRỞ NÀY LÀ... TÈO, THEO TÊN TÔI! NGHE HAY LẮM! 5 Cả thế giới đổ xô tới bạn. Giờ thì muốn gì được nấy nhé. Vinh quang và tiền bạc trong tầm tay... Thế rồi một tiếng quát khiến tất cả vụt biến mất. Bạn giật mình choàng dậy. Điều đã lôi bạn trở lại mặt đất chính là ông thầy địa lý. Thầy vừa la hét vừa đập cuốn sách giáo khoa vào đầu bạn. TỈNH DẬY, TÈO! THẬT ĐÚNG LÀ TỘI NỢ! TẠI SAO MỌI NGƯỜI CƯỜI GHÊ THẾ? Con người ta đã từng nổi máu thám hiểm từ hàng đời nay, đối diện hiểm nguy tại những nơi núi hiểm rừng sâu chưa từng ai đặt chân tới. Một số ốm dặt ốm dẹo, hoặc phát điên hay bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Nhiều người mất tăm mất tích không để lại dấu vết. Vậy tại sao họ cứ lao đầu vào thám hiểm thám hiếc nhỉ? Sự thật là nhiều người ra đi vì tiền. Họ muốn mở ra cơ hội buôn bán và hy vọng vớ bẫm. Người khác thì muốn đi tìm những vùng đất mới hay truyền bá tư tưởng tôn giáo. Nhưng đa phần là những nhà địa lý và khoa học rùng mình. Họ ra đi đơn giản chỉ vì muốn nhìn thế giới này và lấp đầy những khoảng trống trên bản đồ. Tất nhiên, họ đều là những người rất dũng cảm. Nhưng nếu bạn không đủ dũng khí thì cũng chẳng sao. Cái hay của Địa lý Rùng mình là bạn có thể theo chân những nhà thám hiểm nổi tiếng mà không cần nhúc nhích một li. Chỉ cần một cái ghế thật êm, thứ gì đó để nhấm nháp – thế thôi, và bạn có thể lao vào những chuyến đi để đời. Trong Những Nhà Thám hiểm Hăm hở, bạn sẽ... 6 ★ liều mình giữa đại dương bão tố ★ gập người trong cái lạnh căm căm của Địa cực ★ mạo hiểm khi vượt qua thác ghềnh ★ và gặp một nhà thám hiểm không-hăm-hở, người chẳng muốn đi đâu hết. TỚ CHẢ DẠI! 7 Đây sẽ là môn địa lý chưa từng có. Và nó cực kỳ hấp dẫn. Nhưng xin nói trước: Một số câu chuyện về những lữ khách trong cuốn sách này chứa đầy những chi tiết rùng rợn. Và hoàn toàn có thật – thế mới chết chứ. Rất may là bạn sẽ có người đồng hành đáng tin cậy – cô bạn Hiển, một nhà thám hiểm rất có tương lai. Nào, bạn sẵn sàng lên đường chưa? Được rồi, chúc may mắn! Đi đến nơi về đến chốn nhé! ĐƯỜNG NÀO ẤY NHỈ? CHÀ, CHÚNG TA LẠI LẠC HIỂN RỒI! 8 THÁM HIỂM THỜI XƯA BẢN ĐỒ BỮA TRƯA 9 Vào thời xa xửa xa xưa, khoảng 3,5 triệu năm trước khi thầy giáo địa lý của bạn chào đời, tổ tiên người-vượn của chúng ta đã rời bỏ những cành cây xuống mặt đất và bắt đầu đi đứng thẳng trên hai chân sau. Bạn có thể nói họ đã học cách đứng trên đôi chân mình. Hê hê! nào, hãy gặp những nhà thám hiểm đầu tiên... SAO THẾ? TỚ BỊ GAI ĐÂM VÀO CHÂN! Người tiền sử cũng ngơ ngác bối rối trước thế giới rộng lớn y như những đứa trẻ đứng trong cửa hàng bánh kẹo vậy. Nhưng họ cũng cần di chuyển liên tục để tồn tại. Họ phải đi hàng dặm đường để tìm thức ăn, chỗ trú đêm và tránh xa những con sông băng đáng sợ bao phủ Trái đất thời đó. Tất nhiên họ không hề nghĩ mình đang thám hiểm thế giới. Nói cho cùng, họ chẳng biết gì về nơi mình sẽ đến. Chưa từng có ai đặt chân tới những nơi đó. Và cũng chẳng có một tấm bản đồ nào để họ có thể tham khảo. Họ chỉ đi theo trực giác mà thôi. HÌNH NHƯ MÌNH ĐÃ ĐI QUA CHỖ NÀY RỒI! 10 Nhưng thật kỳ quặc, con người chỉ thực sự thám hiểm từ hàng ngàn năm trước, khi họ bắt đầu định cư. Có lẽ việc ở yên một nơi khiến họ cảm thấy ngứa ngáy chân tay! Họ lên đường tìm kiếm những vùng đất mới để sinh sống và những món hàng mới để trao đổi. Rất may cho các nhà địa lý rùng mình, một số đã để lại những ghi chép về hành trình của họ, vì thế chúng ta biết chính xác nơi họ đến. Bạn có thích một chuyến đi đến xứ Ai Cập cổ đại? Người Ai Cập khấp khởi Khoảng 3500 năm trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại tài ba đã đóng những chiếc thuyền buồm đầu tiên. Chiếc thuyền được làm từ cây cói và có những cánh buồm vuông để đi lại khi trời gió (và dùng mái chèo khi lặng gió). Để đi lại trên dòng sông Nile thì những con thuyền này là nhất. Rồi sau đó họ tiếp tục đóng những con thuyền khác từ gỗ cứng để thám hiểm thế giới rộng lớn. Điểm đến: Punt Có một nơi mà người Ai Cập thực sự rất thích ghé qua. Đó là Punt - theo truyền thuyết là Vùng đất của Các vị Thần. Ở Punt không chỉ có các con đường lát vàng mà còn rất nhiều thứ trân quý khác như gỗ mun, ngà voi, khỉ đầu chó, báo, nhựa thơm và trầm hương. Hèn gì mà các nhà thám hiểm Ai Cập lại háo hức muốn đến đó, cho dù chuyến hành trình kéo dài cả năm trời qua bao nhiêu vùng nước nguy hiểm. Vào năm 1492 trước Công nguyên, Nữ hoàng Hatshepsut cai trị Ai Cập nảy ra một ước muốn. Bà xây cho mình một lăng mộ và cần trang hoàng cho nó thật bắt mắt. Còn gì tráng lệ hơn những món đồ quý giá của xứ Punt? Tất nhiên là Nữ hoàng không thể đùng đùng bỏ mặc vương quốc của mình để tự đi. Thế nên bà cử một hạm đội gồm năm con tàu cùng 250 thủy thủ đi tìm vùng đất huyền thoại này. Nhưng biết Vùng đất của Các Vị thần nằm ở chỗ nào? Lần cuối cùng có người đặt chân đến Punt là 500 năm trước, nên chẳng còn 11 ai nhớ được nó ở đâu. Phải mất hai năm trời vất vả những người được cử đi mới tìm thấy Punt. May mà họ chở về vô số châu báu và Nữ hoàng hết sức hài lòng. Phải, bà rất hài lòng, đến độ cho khắc lên tường hầm mộ những hình ảnh về chuyến viễn du khó tin này. TỪ TRƯỚC TỚI GIỜ CHƯA MỘT VỊ QUÂN VƯƠNG PUNT THIÊN ĐƯỜNG MUA SẮM SẴN SÀNG CHIỀU LÒNG BẠN VỚI VÀNG BẠC VÀ NGÀ VOI THƯỢNG HẠNG BẠN ĐANG TÌM MỘT NÀO CÓ ĐƯỢC NHỮNG THỨ NÀY! HÀNG ĐẶC BIỆT: DA BÁO GẤM VÀ BÁO HOA TẶNG PHẨM QUÝ GIÁ? CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ NÓI: “KHÔNG ĐÂU CÓ ĐƯỢC THỨ NGÀ VOI NHƯ Ở ĐÂY” “KHỈ ĐẦU CHÓ NƠI NÀY LÀ ĐẦU BẢNG” MUA NHANH KẺO HẾT QUẢNG CÁO DU LỊCH CỦA AI CẬP MÙA 2000 B.C. GHI CHÚ: THÀNH THẬT XIN LỖI VÌ KHÔNG CÓ BẢN ĐỒ, VÌ THỰC RA LÀ CHÚNG TÔI CŨNG KHÔNG BIẾT PUNT NẰM Ở ĐÂU. CÓ THỂ LÀ Ở XỨ Ả RẬP HOẶC ETHIOPIA MÀ CŨNG CÓ THỂ LÀ KHÔNG PHẢI. RẤT XIN LỖI! CÓ LẼ LẠI MỘT CHUYẾN SĂN HÀNG MỚI! 12 Người Hy Lạp lang bạt Người Hy Lạp Cổ đại thực sự rất có đầu óc. Họ luôn nghĩ ra những ý tưởng khó tin để giải thích thế giới xung quanh. Ví dụ như: ★ Họ cho rằng Trái đất quay quanh trục của mình và chuyển động quanh Mặt trời. (nhưng trước thế kỷ XVII chẳng có ma nào tin điều đó). NẾU EM NÓI EM TIN THÌ THẦY SẼ CHO EM ĐI CHƠI CHỨ? ★ Họ biết được Trái đất tròn trong khi những người khác cho rằng nó dẹt lét. (Yề. Người ta vốn thực tin rằng nếu cứ đi mãi, đi mãi theo một hướng thì rốt cục sẽ bị rơi khỏi mặt đất). TỚ ĐANG DẮT CHÓ ĐI DẠO... ★ Họ đã tính được kích thước Trái đất, chỉ sai số vài trăm kilômet (Rất lâu trước khi những người khác làm được). 13 Ấn tượng không? Tất nhiên người Hy Lạp cổ đại cũng có những ý kiến khác người về địa lý. Ví dụ như họ đã đi khắp Địa Trung hải, chinh phục và khám phá các quốc gia khác. Và họ biết rằng biển Tây (mà ta gọi là Đại Tây dương) ở phía sau Địa Trung hải. Nhưng họ đã tới Đại Tây dương? Chưa hề. Với họ vùng nước này rất đáng sợ, đầy bão tố và những quái vật biển khủng khiếp sẵn sàng xơi tái mọi thủy thủ. Thế cơ đấy. Thật khó tin Muốn vào Biển Tây phải đi qua một eo biển hẹp bị ép giữa những cột đá sừng sững. Nhưng nó không phải lúc nào cũng vậy. Theo truyền thuyết, người hùng vĩ đại Heracles đã thực hiện một loạt thử thách phi thường do các vị thần đặt ra. Trong một chuyến phiêu lưu hào hùng của mình, Heracles thấy lối ra khỏi Địa Trung hải đã bị những khối đá khổng lồ bít kín. Nhưng với người anh hùng thế đã là cái đinh gì. Chàng ta nhổ phăng những khối đá lên như người ta nhặt hòn sỏi, mở lối vượt qua. Sau đó Heracles vứt những khối đá đó sang hai bên để canh giữ vùng biển này. Người Hy Lạp gọi chúng là Những Cột đá Heracles, theo tên của người anh hùng. (Còn chúng ta thì gọi đường biển đó là Eo Gibraltar) ANH KHÔNG MUỐN ĐI VÒNG QUA À? 14 Cần một nhà thám hiểm cực kỳ dũng cảm để lần theo dấu chân của Heracles. Ai mà dám luồn lách giữa những cột đá tai ương đó và đi vào một nơi xa lạ? Có chứ. Có người dám thực hiện công việc đó. Bạn đã sẵn sàng để gặp ông ta chưa? Truyện về Lữ khách Giang hồ (Thế kỷ thứ tư TCN) QUỐC TỊCH: HY LẠP Pytheas sinh tại thành phố Marseille, nước Pháp (tuy nhiên thờøi đó nó được gọi là Massalia và thuộc về Hy Lạp). Đây là một hải cảng tấp nập và có lẽ việc hàng ngày nhìn tàu bè ra vào bến cảng đã dấy lên trong Pytheas ham mê đi đây đi đó. Không ai biết nhiều về cuộc đời cũng như gia đình ông. Nhưng chúng ta biết Pytheas là một nhà địa lý và thiên văn học tài năng, vì thế chắc chắn ông phải được học hành tử tế. LẠI NỮA, CẬU TA LUÔN CÓ CÂU TRẢ LỜI! Vào khoảng năm 330 trước Công nguyên, Pytheas thực hiện một chuyến viễn du mạo hiểm tới nơi gần như là tận cùng của thế giới thời đó. Ít nhất đó là câu chuyện của ông và ông khăng khăng như vậy. Sau đây là tuyến đường mà ông đã đi qua (thì ông nói vậy mà): 15 ICELANDHÀNH TRÌNH CỦA PYTHEAS Nauy 5: QUAY VỀ PHÍA NAM MỘT LẦN NỮA, ÔNG ĐI NGANG BIỂN AI-LEN RỒI TRỰC CHỈ VỀ QUÊ HƯƠNG, QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU... BIỂN AI-LEN 3: SAU ĐÓ ÔNG NHẮM THẲNG HƯỚNG BẮC, ANH QUỐC 4: TỪ SCOTLAND, PYTHEAS ĐI XA HƠN NỮA VỀ PHÍA BẮC, TỚI MỘT HÒN ĐẢO MÀ ÔNG GỌI LÀ THULE (CÁC NHÀ ĐỊA LÝ RÙNG MÌNH CHO RẰNG HÒN ĐẢO BÍ ẨN ĐÓ CHÍNH LÀ ICELAND). 1: CÙNG VỚI HAI HOẶC BA CON TÀU, PYTHEAS CAN TRƯỜNG RỜI MARSEILLE TRONG CHUYẾN ĐI ĐỂ ĐỜI CỦA ÔNG. MARSEILLES MEN THEO BỜ BIỂN TÂY ÂU ĐẾN ANH QUỐC. RỒI ÔNG ĐI VÒNG QUANH ĐẢO QUỐC NÀY. B T Đ N ÂU CHÂU 2: THUYỀN CỦA ÔNG VƯỢT QUA NHỮNG CỘT ĐÁ HERACLES KHỦNG KHIẾP, TIẾN VÀO BIỂN TÂY HOANG DÃ PHI CHÂU NHỮNG CỘT ĐÁ HERACLES 16 Thật hay bịa? Cho dù Pytheas là người Hy Lạp đầu tiên đi lên phương bắc xa đến như vậy, nhưng lúc trở về ông không được chào đón như một người hùng. Và cũng chẳng có danh tiếng hay tương lai xán lạn. Tại sao? Thì làm gì có ma nào tin ông. Mọi người chế giễu những câu chuyện của Pytheas và cho rằng ông dối trá. Một trong số đó đã nói (sau một cái cười khẩy): Phải quất vào mông bất kỳ kẻ nào có những lời nói dối trắng trợn như vậy về nơi mà ai cũng biết rõ. Phải tôi thì tôi sẽ kể điều có thật về những nơi không ai biết đến. Pytheas làm cách nào thuyết phục mọi người bây giờ? Ông quyết định viết ra mọi chuyện ông thấy và đặt tên cuốn sách của mình là Phác họa Đại dương. Nhưng cũng không ăn thua. Đáng buồn là ngày nay chẳng còn một bản sách nào, nhưng Polybius, cũng là một người Hy Lạp, đã đọc nó và đây là ý kiến của ông ta: Pytheas nói rằng vùng biển quanh Thule bị những con sứa phủ kín. Toàn xạo. Ông ta cần phải khám mắt trước khi ra đi. Ông ta còn nói rằng trên mạn bắc, về mùa hè mặt trời tỏa sáng suốt đêm nhưng mùa đông đến thì không thấy bóng dáng mặt trời đâu nữa. Bịa đặt trắng trợn đến thế là cùng. 17 Polybius thông thái cho rằng Pytheas là kẻ ba xự ba xạo và không tin bất kỳ chữ nào ông viết ra. Nhưng cuối cùng hóa ra Pytheas nói đúng. Các nhà địa lý rùng mình ngày nay biết chắc Pytheas nói đúng. Mặc dù có lẽ ông không nhìn thấy những con sứa thực sự, nhưng vào mùa đông mặt biển quanh Iceland (Thule) đầy những miếng băng tròn trong suốt, từ xa trông giống hệt đám sứa. Còn về Mặt trời ông cũng lại đúng nốt. Pytheas đã mô tả Mặt trời nửa đêm. Tại phương bắc, mùa hè luôn sáng rỡ còn mùa đông không khi nào Mặt trời xuất hiện. Đó là vì thế này: trong khi quay quanh Mặt trời, Trái đất cũng nghiêng một góc trên trục của nó. Do vậy vùng Bắc cực Trái đất sẽ nghiêng ra xa mặt trời vào mùa đông và hướng về phía Mặt trời vào mùa hè. Bạn rõ chưa? CÁC MIẾNG BĂNG Mặt MẶT TRỜI NỬA ĐÊM TRÁI ĐẤT ĐÊM trời NGÀY 18 Tất nhiên phải rất lâu sau này điều đó mới được phát hiện. Còn về phần Pytheas khốn khổ, suốt quãng đời còn lại ông phải ra sức thanh minh cho mình. Rất may là những nhà thám hiểm hăm hở ở phần sau không gặp phải vấn đề như Pytheas. Thay vào đó họ phải vượt qua con đường gập ghềnh sỏi đá. Các nhà sư lang thang Hàng ngàn năm trước, châu Á và châu Âu được nối với nhau bằng những con đường mòn gập ghềnh khúc khuỷu. Các lái buôn vượt hàng trăm dặm đường để mua bán những món hàng xa xỉ. Nổi tiếng nhất trong số này chính là Con đường Tơ lụa, mặc dù thực tế nó là nhiều tuyến đường khác nhau băng qua châu Á và Trung Đông tới Âu châu. Chính nhờ Con đường Tơ lụa mà dân Âu châu mới có được những tấm vải lụa thượng hạng của Trung Hoa. Thử thầy chút chơi Cô giáo địa lý của bạn là người rất am hiểu hay chỉ lơ tơ mơ? Hãy giơ tay và nở nụ cười ngượng nghịu, ra vẻ bối rối hỏi cô thế này: THƯA CÔ, TƠ TỪ ĐÂU MÀ RA Ạ? a) mọc trên cây tơ b) do con tằm nhả ra c) được làm trong các nhà máy tơ 19 biết điều này không? mục đích khám phá thế giới. Không biết cô giáo của bạn có mà các nhà thám hiểm hăm hở thường xuyên sử dụng trong lụa không chỉ để chuyên chở lụa là. Nó cũng là tuyến đường vì thế họ không dại gì chia sẻ cho người khác. Con đường Tơ lọt ra ngoài. Nói cho cùng, nghề tơ lụa đem lại lợi lộc lớn và thợ dệt Trung Hoa nắm giữ bí mật về nghề tơ lụa, không để không hề biết tơ lụa thực sự là thứ gì. Trong hàng ngàn năm, lụa đem từ Trung Hoa về qua Con đường Tơ lụa. Người Âu châu tơ lụa cực kỳ quý. Giới quý tộc La Mã tranh nhau những súc con nhộng ẩn mình trong giai đoạn hóa thành ngài. Trước đây Tơ tằm do con tằm nhả ra. Nó chính là cái kén để b) Trả lời: Con đường Tơ lụa NOVGOROD MOSCOW CHÂU ÂU BUKHARA TÂN CƯƠNG KHOTAN MÔNG CỔ TÂY AN AN TÂY ĐÔN HOÀNG LẠC DƯƠNG CHÂU PHI BAGHDAD ẤN ĐỘ TRUNG HOA ẤN ĐỘ DƯƠNG 20 Dặm dài nắng gió Con đường Tơ lụa cổ xưa không phẳng lỳ thẳng tắp như những xa lộ của chúng ta ngày nay. Đó là con đường mòn gập ghềnh xuyên qua những dãy núi hùng vĩ, những sa mạc hoang dã và những con sông sủi bọt gầm gào. Đáng sợ hơn, dọc đường đầy rẫy những toán cướp khát máu, coi tính mạng các thương nhân và lữ khách như cỏ rác, sẵn sàng hạ thủ để cướp tiền và hàng hóa. CÓ NGƯỜI, ANH EM CHUẨN BỊ “ĂN HÀNG” NÀO! GÌ CHỨ “ĂN” LÀ TỚ KHOÁI RỒI... Vậy chứ tại làm sao mấy ông thầy chùa Trung Hoa lại quyết định lần theo con đường này? Bạn sẽ biết ngay thôi... Truyện về Lữ khách Giang hồ HUYỀN TRANG (602-664) QUỐC TỊCH: TRUNG HOA Một số người cho rằng Huyền Trang (hay Đường Tăng) là nhà thám hiểm người Trung Hoa vĩ đại nhất từ trước tới nay. Ông cũng là một người thông minh tài trí và những thầy học của Huyền Trang đều dự đoán ông sẽ tiến xa. Mặc dù có lẽ không xa hơn Ấn Độ nơi 21 ông đã tới năm 629. Thực sự, theo như lời sư huynh ông đã cảnh báo trước, đó là một hành trình đầy gian khó. Nhưng Huyền Trang vẫn quyết chí tìm hiểu nhiều hơn về Phật pháp (Phật giáo ra đời tại Ấn Độ hồi thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên). Ông muốn mang về vài bộ Kinh pháp và dịch chúng sang tiếng Hán (Kinh Phật được viết bằng tiếng Phạn – ngôn ngữ Ấn Độ cổ xưa). Ông cũng không ngờ hành trình sang đất Phật của mình kéo dãi tới 15 năm trời... Thật khó tin Sư Huyền Trang đã tiếp bước một thầy chùa lang bạt khác – đó là nhà sư Phổ Hiền (370-?). Ông khởi hành sang Ấn Độ vào năm 399. Khi trở về Trung Hoa, ông đã viết một cuốn sách gây chấn động về chuyến du hành của mình. Ban đầu ông đâu có muốn viết ra. Ông sợ mình sẽ nêu gương xấu. Nhà sư nói: “Nếu tôi kể tất tần tật những gì tôi đã trải qua thì người ta sẽ điên lên và đánh liều làm theo, coi thường tính mạng mình. Vì họ có thể nói rằng tôi cũng đã làm vậy mà vẫn lành lặn. Và những con người ngốc nghếch đó sẽ mạo hiểm cuộc sống của mình ở nơi chẳng thể khám phá được điều gì. Trong vạn người may ra mới có một người sống sót trở về.” Nhưng ngay cả những lời thông thái đó cũng không làm Huyền Trang chùn bước. 22 Ngay lập tức, tai họa giáng xuống. Đầu tiên, Huyền Trang phải lén vượt quan ải vì không có chỉ dụ của Hoàng đế (thời đó muốn làm gì cũng phải được Hoàng Đế đồng ý). Sau đó, ông nhằm hướng tây thẳng tiến, theo Con đường tơ lụa. Không may người dẫn đường ông thuê đưa qua sa mạc Gobi khắc nghiệt đã cao chạy xa bay, bỏ mặc Huyền Trang bơ vơ giữa biển cát. Nhà sư trẻ của chúng ta gần như tuyệt vọng. Ồ! CHỖ NÀY TRÔNG QUEN QUEN. CHỖ NÀO CHẢ THẾ, SA MẠC MÀ! Tất cả những gì nhà sư có thể làm là lê lết từng bước, đơn độc giữa đại sa mạc mênh mông, cùng với chú ngựa trung thành. Rồi mọi chuyện còn tồi tệ hơn nữa. Huyền Trang đánh rơi mất bì nước lúc nào không hay nên suýt chút nữa thì chết khát. Nhưng đúng vào lúc nhà sư đã tuyệt vọng thì vận may lại mỉm cười với ông. Một vị quốc vương động lòng đã cứu giúp và cho người đi theo nhà sư khốn khổ, cùng với rất nhiều thức ăn và đồ đạc. Cuối cùng Huyền Trang cũng tới được Ấn Độ và ở lại đó suốt 13 năm. Cũng như sư Phổ Hiền trước đây, ông viếng thăm vô số chùa chiền miếu mạo và Phật tích, học tiếng Phạn và Phật pháp (tôi đã nói ông thông minh lắm mà) và thu thập rất nhiều kinh sách quý giá để đưa về Trung Hoa. Vào khoảng năm 643, Huyền Trang trực chỉ hướng bắc, bắt đầu chuyến du hành về quê hương. Những tưởng lúc về phải thuận lợi hơn lúc đi, nhưng ông đâu có ngờ tai ương chưa chịu buông tha. Nếu nhà sư can trường có viết nhật ký, có lẽ nó sẽ như thế này: 23 Nhật ký bí mật của Huyền Trang (không được để Hoàng đế đọc) Lúc nào đó năm 643 Thật là tai họa! Tôi đã tới được sông Indus một cách an lành – thế là tốt rồi. Nhưng một trận cuồng phong nổi lên khiến chiếc thuyền nan cuả tôi suýt lật úp. Năm mươi bản kinh quý giá cùng toàn bộ số hạt giống của những loài cây lạ mà tôi thu thập được bị dòng nước cuốn mất tiêu. Hơn thế nữa, tôi còn được tặng một con voi khó bảo để vượt núi. Hình như nó là món quà cực kỳ giá trị, nhưng tôi không chắc lắm. Nó là một con vật xấu xí với ánh mắt nham hiểm. Và nó ăn không ngừng. Tôi chỉ mong dòng nước cuốn béng nó đi cho khuất mắt. Cuối năm 643 Ôi khốn khổ cho con voi bé nhỏ. Hức hức! Tôi chỉ muốn đưa nó trở lại. Ôi ôi, nó bị nước cuốn đi mất rồi, mà tất cả là do lỗi của tôi. Vài ngày trước, chúng tôi gặp cướp. Cả một đám! Lũ cướp bực mình vì số tiền còm trong tay nải của tôi nên định ném Huyền Trang này xuống sông hiến tế thủy thần. Tôi nghĩ bụng phen này chắc tiêu rồi. Bất thình lình với một tiếng rống khủng khiếp, con voi lồng lên và nhảy tùm xuống sông. Ôi, thương quá đi mất! Đường về Hai năm sau, vào năm 645, nhà sư trẻ can đảm Huyền Trang về tới Trung Quốc. Ông đã vượt qua 12.000km – một chiến tích không thể tin nổi vào thời đó. Nhà sư đem về hàng trăm bản kinh sách (ông lại bị mất thêm một số) và rất nhiều tặng phẩm. Thực tế là nhà sư phải dùng tới 20 con ngựa để thồ hết số hành lý của mình. Hoàng đế Trung Hoa đã chào đón Huyền Trang như một người hùng 24 (ông ta đã tha thứ cho nhà sư tội lén vượt quan ải) và ra lệnh cho nhà sư viết lại tỉ mỉ chuyến du hành kỳ lạ của mình. Làm như nhà sư Huyền Trang rảnh rỗi lắm không bằng – ông còn bao nhiêu kinh sách phải dịch kia kìa. HÀNH TRÌNH CỦA HUYỀN TRANG TÂN CƯƠNG ẤN ĐỘ VÕ UY AN TÂY LẠC DƯƠNG TRUNG QUỐC B T Đ N Lữ khách dũng cảm tiếp theo không ra đi để trở thành một nhà thám hiểm hăm hở. Ông chỉ làm theo lệnh cha. Nhưng giống như nhà sư Huyền Trang, ông cũng nhận thấy ích lợi của Con đường Tơ lụa. Marco Polo can trường Năm 1271, chàng trai Marco Polo thực hiện chuyến du hành để đời. Thay vì đến trường, chàng ta đi tít tới Trung Quốc rồi trở về. Choáng không? 25 Truyện về Lữ khách Giang hồ MARCO POLO (1254-1324) QUỐC TỊCH: Ý Có cha là một thương nhân giàu có nhưng suốt chín năm trời, cậu bé Marco không nhìn thấy mặt bố. Ông tới Constantinople (Istambul ngày nay) ở Thổ Nhĩ Kỳ để buôn bán. Tưởng đâu cậu sẽ không nhận được quà của cha nữa rồi. Thành phố Venice, quê hương của Marco thời đó là thương cảng sầm uất và giàu có. Hàng ngày cậu bé dõi mắt ngóng những con tàu vào ra, chờ đợi tin tức từ người cha xa xứ... Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ, 1261 Con trai yêu quí. Chuyến đi tốt đẹp và cha đã đến nơi an toàn. Cha xin lỗi vì không đưa con theo được. Công việc làm ăn của cha vô cùng thuận lợi. Cha đã bán hết số hàng trang sức và mua được rất nhiều món hàng tốt. Ngày mai cha sẽ đi Trung Hoa. Tới đó cha sẽ lại viết thư cho con. Ở nhà con nhớ ngoan và nghe lời mẹ nhé. Và không được bỏ học đâu đấy. Hẹn gặp lại con trai của cha. T.B: Khi về cha sẽ có quà cho con. Yêu con Cha... XXX 26 Năm Marco 16 tuổi, mẹ anh qua đời và người cha phải trở về. Nhưng ông không ở nhà lâu. Rồi ông lại chuẩn bị lên đường, chỉ có điều lần này ông cho chàng trai Marco theo cùng. Hành trình mỏi mệt Tại Trung Quốc, cha của Marco đánh bạn với vị Hoàng đế vĩ đại Hốt-tất-liệt (Kublai Khan). Hoàng đế yêu cầu ông ta sớm trở lại và mang cho mình vài món quà. Nhưng không phải thứ quà vớ vẩn như đôi vớ hay kẹo bông mà bà ngoại vẫn tặng bạn ngày tết. Không, vị Hoàng đế muốn một trăm thầy tu để biểu diễn phép lạ và một ít dầu lấy từ những ngọn đèn thánh ở Jerusalem. May quá, gia đình Polo quen biết nhiều vị tai to mặt lớn. Năm 1271, họ tới Jerusalem lấy dầu, và Giáo hoàng cử thầy tu đi theo họ sang Trung Quốc. Chỉ có nhõn hai vị mà thôi, chứ không phải một trăm như Hoàng đế Hốt-tất-liệt yêu cầu. Nhưng rồi các thầy tu cũng sớm bỏ của chạy lấy người. Tuy nhiên giờ thì hành trình tới Trung Hoa có thể sớm bắt đầu. Hai cha KHÔNG CÓ LẤY MỘT CHA CỐ NÀO À? con định đi theo Con đường Tơ lụa xuyên qua Trung Á đến Viễn Đông. Chưa từng có ai thực hiện hành trình này. Nó quá nguy hiểm. Chuyến đi kinh hoàng. Đầu tiên Marco lăn quay ra ốm liệt giường cả năm trời. Rồi ngay khi anh chàng vừa khỏi bệnh, họ phải vượt qua dãy núi Pamir hiểm trở. Nhưng thế vẫn chưa là gì. Biết rằng đi một mình rất nguy hiểm, họ nhập vào một đoàn thương buôn để băng qua sa mạc Gobi. Các đoàn thương buôn ngày xưa thường 27 gồm hàng trăm lạc đà hay lừa chở người và hàng. Người ta nói sa mạc Gobi có ma và khi đêm xuống có thể nghe thấy tiếng ma kêu quỷ khóc. Rùng rợn không? Một nhà địa lý chân chính sẽ nói: “Ma á? Vớ vẩn! Những âm thanh bạn nghe thấy là do đá trong sa mạc co lại vì không khí giá lạnh ban đêm. Trước đó chúng đã nở ra dưới cái nóng thiêu đốt lúc ban ngày. Cứ như thế lặp đi lặp lại hàng ngày... hàng tháng... hàng năm. Ối, cái tiếng gì thế? Tớ phải chuồn thôi!” Trung Hoa đây rồi Cuối cùng, năm 1275 hai cha con nhà Polo cũng đến được Trung Quốc. Hoàng đế Hốt-tất-liệt tiếp đón họ trọng thị (mặc dù hơi bực mình vì không có các thầy tu). Hai cha con đã trải qua chặng đường dài 6.000km trong vòng ba năm rưỡi. Marco có kêu ca không? Không hề. Với anh chàng, đất nước Trung Hoa thật là đẹp và anh không có thời gian đâu mà nhớ nhà. Anh ở trong kim điện của Hoàng đế và học tiếng Trung Quốc. Vị Hoàng đế nhà Nguyên rất khoái Marco, tới độ cử anh làm sứ giả tuần du khắp vương quốc của mình. Công việc này thật thích hợp với Marco. Suốt 17 năm sau đó, trong lúc ông bố mải miết mua mua bán bán thì Marco chu du nhiều nơi, nhìn thấy nhiều điều mới lạ. Anh thích nhất thành Hàng Châu tráng lệ 28 “Thiên đường hạ giới” của người Trung Quốc (Trời có thiên đàng. Đất có Tô, Hàng). Chàng trai Marco thích Hàng Châu kể cũng phải, vì đô thành xinh đẹp này cũng nhằng nhịt kênh rạch và cầu cống giống như Venice. Ngoài ra nó cũng là nơi có nhiều hội hè đình đám, được tổ chức trên hai hòn đảo trong Thái Hồ. NHỎ TIẾNG BỚT ĐI NÀO! Trở về Venice Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, và năm 1292, hai cha con Polo lên đường trở về quê hương. Lần này họ chọn đường tắt, đi thuyền vòng qua Ấn Độ thay vì đi đường bộ. Tháng Giêng năm đó, hai bố con ra khơi trên một con thuyền mành của Trung Quốc – môït phần trong đoàn gồm 14 chiếc thuyền và 600 quan lại triều Nguyên. Hoàng đế Hốt-tất-liệt gả công chúa cho một hoàng tử Ba Tư nên yêu cầu hai cha con nhà Polo tháp tùng công chúa. Nhưng dù vậy chuyến đi cũng chẳng suôn sẻ gì. Một số thuyền đâm phải đá ngầm vỡ tan, nhiều người bị chết đuối hay chết vì bệnh tật. Hai cha con không việc gì, và may mắn là nàng công chúa tới được Ba Tư an toàn. Cuối cùng hai cha con cũng về tới Venice năm 1295, nhưng phần lớn bạn bè và người thân nghĩ rằng họ đã chết. Vì thế bạn 29 có thể tưởng tượng được sự xuất hiện của hai cha con gây ra cảnh náo loạn như thế nào – nhất là khi cả hai lại mặc những bộ quần áo Trung Hoa sang trọng và lạ lẫm. Hồi ký Marco Polo Nhưng chàng trai Marco của chúng ta không phải là người có thể khoanh chân ngồi yên một chỗ. Năm 1298, anh chàng tham gia vào cuộc chiến tranh với người Genoa*, bị bắt làm tù binh và tống vào ngục. May mắn làm sao, anh bị nhốt chung một xà lim với văn sĩ Rustichello. Để giết thời gian, Marco kể cho nhà văn nghe về cuộc đời kỳ lạ của mình và Rustichello đã viết nó thành sách. * Venice và Genoa gây chiến với nhau nhằm tranh giành quyền bá chủ mặt biển. Cuốn sách mang tựa đề Câu chuyện của Ngài Marco Polo người Venice về những Vương quốc và Điều kỳ lạ phương Đông. Tựa gì mà dài dằng dặc đọc mỏi cả miệng. Nhưng vẫn bán chạy như tôm tươi. Độc giả tranh nhau đọc về những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Marco. Tuy vậy cũng có vấn đề nhỏ. Một số câu chuyện của anh kỳ lạ đến nỗi nhiều người nghĩ Marco bịa ra. Việc nhà văn Rustichello trước nay chỉ chuyên viết truyện tình yêu với đầy những chi tiết khó tin càng không giúp gì được. Ông nhà văn này nghĩ nếu chỉ viết y sì những lời Marco kể lại thì cuốn sách sẽ chán phèo, vì thế văn sĩ nhà ta phóng đại lên tí chút. Thí dụ, nếu Marco kể rằng: Hôm nay chúng tôi trèo lên một đỉnh núi tuyết. Trên đó rất khó thở và tôi bị phỏng da. 30 ... thì có lẽ ông nhà văn thêm thắt như thế này... Buổi sáng đẹp trời đó, chúng tôi đi qua một đỉnh núi tuyệt trần đời. Trái núi lung linh một màu trắng tinh khiết. Trái tim tôi rộn ràng niềm vui còn đôi chân muốn nhảy múa vì sung sướng... Trắc nghiệm về những điều kỳ lạ mà Marco đã chứng kiến Có thật Marco Polo đã tận mắt nhìn thấy những chuyện kỳ lạ? Hay ông bịa ra? Sau đây là năm điều kỳ lạ ông đã nhìn thấy trong chuyến đi. Bạn hãy thử xem nó có đúng hay không nhé. 1 Những hòn đá đen sì cháy đùng đùng như củi. ĐÚNG/SAI? 2 Người có đuôi dài và đầu như đầu chó. ĐÚNG?SAI? 3 Vải màu trắng không bắt lửa. ĐÚNG/SAI? 4 Một loại hạt to như đầu người, phủ đầy lông. ĐÚNG/SAI? 5 Loài chim khổng lồ to như con voi. ĐÚNG/SAI? 31 Trả lời: 1 ĐÚNG. Những hòn đá cháy chính là than đá được dùng làm nhiên liệu trong các nhà tắm nước nóng. Tại Trung Quốc, theo ghi chép của Marco, người ta rất thích tắm. Chà, tôi biết điều này nghe rất khó tin. 2. SAI. Đó là kiểu khoác lác mà các nhà thám hiểm Âu châu thời kỳ đầu thường bịa ra. Để minh họa, trong cuốn sách của Marco có hình vẽ một cái chân của người khổng lồ với bàn chân to như cái ô. Không tin nỏi. ỐI! CHUỒN THÔI! 3 ĐÚNG. Loại vải màu trắng chính là amiăng, tìm thấy trong đá. Người ta lấy các sợi amiăng dệt vải hay bện thành dây. Vài chục năm trước amiăng còn rất hay được sử dụng trong xây dựng để chống cháy nhưng hiện chất này bị cấm vì có thể gây ung thư. 4 ĐÚNG. Loại hạt cứng đó chính là quả dừa, trái cây Marco Polo đã được thưởng thức ở vùng Đông Nam Á. Theo lời ông, cùi dừa ăn rất ngon và nước dừa có vị như rượu vang. 32 5 ĐÚNG. Phải, gần đúng. Có lẽ Marco đã nhìn thấy một con chim voi khổng lồ. Loài chim này sống trên đảo Madagascar, có chiều cao tới 3 mét. Marco nói nó nuốt chửng một con đại bàng và quắp lấy một con voi để xơi. Thực ra chim voi không biết bay, và bạn cũng đừng lo, loài chim này đã tuyệt chủng từ 300 năm trước. Mới chỉ một nửa câu chuyện Bạn không thể kết tội những người đã đọc sách của Marco nếu họ không tin. Vì rằng đã bao giờ họ nghe nói đến những chuyện như thế này đâu. Đa số chưa từng rời khỏi Italy nên cũng chẳng biết thế giới bên ngoài ra làm sao. Nhưng những lời qua tiếng lại vẫn không dừng. Thậm chí cả khi Marco nằm trên giường chờ chết, một số người còn yêu cầu ông công nhận mình đã nói xạo. Marco đáp lại rằng ông mới chỉ hé lộ một nửa những gì mình đã nhìn thấy. Nếu ông kể hết, chắc chắn người ta còn bị sốc hơn nữa! Rất may là mọi chuyện đã thay đổi. Chuyến du hành quả cảm của Marco đã mở ra một thế giới mới cho người Âu châu và chẳng bao lâu sau, rất nhiều nhà thám hiểm can trường khác tiếp bước ông. Họ dong thuyền đi khám phá những vùng biển bí ẩn... 33 34 NHỮNG THỦY THỦ CAO TAY 35 Trong nhiều thế kỷ, những nhà thám hiểm dạn dày sóng gió đã giương buồm đi tìm kiếm vinh quang, vận may và sự phiêu lưu mạo hiểm. Nhiều người trong số đó là các thương nhân đi tìm thị trường mới. Số khác mong tìm được vùng đất chưa ai biết đến để làm lại cuôïc đời. Nhưng không phải người nào cũng được toại nguyện. Nếu bạn nghĩ lênh đênh trên biển thật thú vị thì hãy nghĩ lại đi. Các thủy thủ của chúng ta luôn phải đương đầu với tai ương sóng gió... Đầu tiên, đại dương VÔ CÙNG RỘNG LỚN, không thấy đâu bến bờ. Chúng bao phủ hai phần ba bề mặt Trái đất, với hàng đống nước biển mặn đắng mặn cay. Các thủy thủ xông pha không có nhiều bản đồ và hải đồ trợ giúp, và những bản đồ hải đồ trong tay họ cũng thường sai bét sai be. Thế nên các thủy thủ phải dựa vào Mặt trời và các vì sao đưa đường chỉ lối. Thế vào những ngày trời u ám thì sao? Ồ, họ chỉ biết cầu trời mà thôi! Thật khó tin Người Phoenici là những thủy thủ tài ba. Họ đã thám hiểm Địa Trung hải từ hơn 2.000 năm trước. Phần nhiều họ làm việc đó vì tiền: buôn bán gỗ, thiếc và thuốc nhuộm làm từ một loại sò Địa Trung hải. Khoảng năm 500 trước Công nguyên, một người Phoenici tên là Hanno đã khởi hành đi dọc bờ biển phía tây Phi châu, hy vọng tìm thấy một vài làng mạc ở đó. Trong số những điều kỳ lạ và tuyệt vời mà anh ta nhìn thấy, có cá sấu, hà mã và những con người lông lá nhỏ tí xíu. Anh chàng Hanno này chẳng biết chúng là cái giống gì, nhưng có lẽ đó là những con hắc tinh tinh. TRÔNG NHƯ THẰNG EM CẬU ẤY. 36 Bạn vẫn háo hức? Bạn thấy hơi choáng váng? Đi nào, lên thuyền thôi... Bạn sẽ có người bạn đồng hành tin cậy. Người thủy thủ nổi danh bạn nóng lòng muốn gặp không có thời gian để à ơi. Nguyên chuyện xác định xem mình đang ở đâu cũng đủ làm ông ta điên đầu rồi. Columbus “bối rối” Năm 1492, Christopher Columbus thực hiện một chuyến du hành làm thay đổi toàn bộ môn địa lý. Ông đã phát hiện ra một thế giới mới tinh – HOÀN TOÀN DO TÌNH CỜ. Nhưng mà ông nhất định không chịu công nhận. Theo như Columbus, ông đã tới một nơi khác. Sau đây là chuyến phiêu lưu không tin nổi của ông... Truyện về Lữ khách Giang hồ QUỐC TỊCH: Ý Christopher chào đời tại thành phố Genoa, Italy. Cha ông là một chủ xưởng dệt len cho nên thời thơ ấu của ông phải nói là khá êm ấm. Nhưng chúng ta biết rằng ngay từ bé Columbus đã tò mò dễ sợ. Cứ hở ra là cậu ôm lấy cuốn sách của Marco Polo đọc ngấu đọc nghiến, và mơ tưởng đến một ngày sẽ tiếp bước thần tượng của mình. Chuyện đó làm bà mẹ không thể nào chịu nổi. Năm 25 tuổi, chàng trai Columbus tới Bồ Đào Nha để làm một anh thợ vẽ hải đồ. Nhưng đầu óc chàng thanh niên nhiều hoài bão này cứ để đâu đâu nên cuối cùng anh bỏ việc. Hơn nữa, thời đó Bồ Đào Nha là nơi lý tưởng cho những nhà thám hiểm thi thố tài năng. 37 Tàu bè của Bồ Đào Nha đi thật xa, mang về bao nhiêu của cải quý giá từ xứ Ấn Độ bí ẩn (vùng đất nay ta gọi là châu Á). Chàng trai Columbus muốn phát cuồng lên khi nghe những câu chuyện kỳ lạ của đám thủy thủ ăn to nói lớn, thí dụ như chuyện một hòn đảo với những bãi cát rực rỡ toàn vàng là vàng – cho dù chả có tí gì là sự thật. THẦN TƯỢNG CỦA TÔI Thật khó tin Nhờ Hoàng tử Henry-Nhà-Hàng-hải (1394-1460) mà Bồ Đào Nha mới trở thành một quyền lực hùng mạnh trên mặt biển. Có biệt danh là Nhà Hàng hải nhưng Hoàng tử Henry chưa từng ra khơi lần nào. Ông chỉ vạch kế hoạch cho những chuyến viễn du của người khác, trong đó có nhiều chuyến thám hiểm Phi châu. Và ông cũng lập ra trường hàng hải, nơi đào tạo nên những thủy thủ hàng đầu của Bồ Đào Nha. Thật là một con người hăng hái! Thế rồi một ngày kia, Columbus nảy ra một ý tưởng khác thường. Một ý tưởng sẽ làm thay đổi bộ mặt của thế giới: thay vì dong thuyền về phía đông để tới Ấn Độ, tại sao không đi theo hướng tây? Hờ, với chúng ta chuyện này chẳng có gì đáng nói, nhưng vào thời đó thì đúng là chuyện động trời. Từ trước tới giờ chưa từng một ai băng qua Đại Tây dương. Chẳng ai biết nó sẽ dẫn tới đâu. Họ gọi đại dương này là “Biển xanh Tăm tối” và tốt nhất là nên tránh xa. 38 Vượt Đại Tây dương Ban đầu Columbus không tìm được người tài trợ (cung cấp tiền bạc) cho chuyến đi của mình. Mọi người cười phá lên trước ý tưởng điên rồ của ông. Bực mình vì bị chế giễu, Columbus bỏ sang Tây Ban Nha, nơi Nhà Vua và Hoàng hậu cực kỳ giàu có sẵn lòng móc hầu bao. Cuối cùng, vào ngày 3 tháng Tám năm 1492, Columbus rời Tây Ban Nha cùng ba con tàu và 90 trợ thủ, nhằm thẳng hướng tây tới nơi vô định. Lúc đầu mọi chuyện diễn ra thuận buồm xuôi gió. Trời yên biển lặng, tàu lướt đi băng băng. Nhưng rồi ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác mà vẫn chưa thấy bóng dáng đất liền đâu hết. Đám thủy thủ nài nỉ Columbus quay trở lại trước khi quá muộn. Nếu không, theo lời đám thủy thủ rắn mặt, họ sẽ ném ông xuống biển (thực ra họ nào dám nói thẳng với Columbus như vậy). Nhưng Columbus kiên quyết không quay về. Một đi không trở lại. Để động viên tinh thần thuộc hạ, Columbus ghi nhật ký tàu. Và ông để cho đám thủy thủ có cơ hội ngó qua. Có lẽ những trang nhật ký đó sẽ như thế này... Nhật ký tàu (viết thế thôi) Ngày 26-9-1492 AI ĐỌC CŨNG ĐƯỢC Mọi chuyện đang diễn ra đúng như dự tính. Chúng tôi đang đi đúng đường, tôi vui mừng mà nói như vậy, và sắp tới được đất liền. Đã nhìn thấy những con chim biển, và ai mà chả biết chúng không bao giờ rời quá xa bờ. Ngoài ra, như tôi luôn nói: “Nếu cứ đi trên biển, rồi bạn sẽ thấy đất liền”. Chẳng lẽ tôi lại dẫn mọi người theo dấu vịt giời? Phải, có nhẽ đâu thế! 39 Không may cho Columbus, nhật ký của riêng ông có lẽ gần sự thật hơn... Nhật ký riêng (nhưng mà đúng) Ngày 26-9-1492 Không ai được đọc! Trời ơi là trời! Mọi chuyện hỏng bét rồi! Tôi chẳng còn biết mình đang ở đâu nữa. Không biết một tí gì sất. Những gì tôi nói về những con chim biển chỉ là chuyện vịt giời. Thật không thể hiểu nổi, cái xứ Ấn Độ quái quỷ kia đâu rồi? Theo tính toán của tôi thì nó phải ở chỗ này chứ. Tất nhiên tôi không thể nói với đám thủy thủ sự thật. Họ sẽ điên lên mất. Thậm chí họ sẽ khử tôi ấy chứ. Và thế là tiêu. Ấn Độ, hay... Mờ sáng này 12 tháng Mười năm 1492, người quan sát đã nhìn thấy đất liền. Cuối cùng, sau 33 ngày trời lênh đênh trên biển, các thủy thủ đã không còn tin nổi vào sự may mắn của họ. Columbus gọi hòn đảo đó là San Salvador và tuyên bố nó thuộc về Tây Ban Nha (các nhà thám hiểm thời đó thường làm như vậy). Các nhà địa lý rùng mình đoán rằng có lẽ hòn đảo đó nằm trong quần đảo Bahamas, ở vùng biển Caribe, ngoài khơi lục địa Bắc và Nam Mỹ. Và CHẲNG DÍNH DÁNG GÌ TỚI CHÂU Á. 40 Vậy là Columbus không tới được Ấn Độ. Thậm chí cả gần tới cũng không. Ông hẳn buồn lắm? Không hề. Columbus một mực cho rằng mình đã tới được châu Á, bỏ ngoài tai mọi lời phản bác. Thậm chí ông còn buộc thủy thủ đoàn phải công nhận câu chuyện của mình. Nếu không sẽ bị trừng trị! Suốt vài tháng sau, Columbus đi qua một loạt đảo. Thật là môït khung cảnh tuyệt vời. Thế rồi vào ngày Giáng sinh năm đó, tai họa đổ xuống. Con tàu của ông, chiếc Santa Maria bị chìm gần hòn đảo mà Columbus gọi là đảo Hispaniola (Ông thầm hy vọng nó chính là Nhật Bản. Nay hòn đảo này thuộc chủ quyền của hai nước Haiti và Cộng hòa Dominica). Rất may người dân địa phương thân thiện đã cứu giúp, đưa mọi người vào bờ. Columbus lập tức sử dụng gỗ ván từ con tàu lập một pháo đài chắc chắn rồi lên đường đi tìm vàng, chỉ để lại 39 thủy thủ bảo vệ pháo đài. Sau rốt, ông và những người khác trở về Tây Ban Nha trên hai chiếc tàu còn lại. Phòng trường hợp không trở về, Columbus đã viết một lá thư cho Vua và Hoàng hậu Tây Ban Nha thuật lại mọi chuyện. Thật là người biết lo xa. Sau đó ông cho lá thứ vào một thùng gỗ rồi ném xuống biển. Chắc hẳn lá thư phải buồn cười lắm. 41 Tháng Ba năm 1493, Columbus về tới Tây Ban Nha và được chào đón như người hùng. Nhà Vua và Hoàng hậu nóng lòng muốn gặp ông – nhất là khi ông mang về cơ man là quà cáp. Và họ phong cho ông hàng đống danh hiệu, như “Đô đốc Đại dương” (ý là Đại Tây dương ấy). Columbus nhận tất – cả thế gian nằm dưới chân ông. ĐƯỢC RỒI, HAY LẮM. NHƯNG QUÀ CỦA TA ĐÂU? Thử thầy chút chơi Columbus là một thủy thủ tài ba. Nhưng ngay cả một thủy thủ tài ba cũng có khi sai lầm. Thầy giáo địa lý của bạn có đủ hiểu biết để chỉ ra sai lầm kinh khủng của Columbus không? a) Theo tính toán của Columbus, thế giới lớn hơn kích thước thật. b) Theo tính toán của Columbus, thế giới nhỏ hơn kích thước thật. c) Columbus nghĩ rằng không có vùng đất nào nằm giữa Âu châu và Á châu. Thầy giáo không biết? Vậy bạn hãy chỉ cho thầy đi. Chắc thầy sẽ khen bạn là một sói biển trẻ và không giao bài tập địa lý cho bạn trong suốt cả tuần. Trả lời: b) và c), nhưng ai mà quan tâm? b) Columbus biết rõ Trái đất tròn và rất rộng lớn, nhưng ông không thực sự rõ nó lớn đến mức nào. Thật ra thì thời đó cũng chẳng ai biết. Ông đã cố tính toán, nhưng lại tính lung tung và kết quả là Trái đất của ông bị nhỏ đi mất một phần tư diện 42 tích. Chính vì thế các thủy thủ mới ngạc nhiên sao đi mãi vẫn chưa tới nơi. c) Những tấm bản đồ cũ mà Columbus sử dụng đều thể hiện Trái đất với một nửa là biển cả và một nửa là đất liền. Biển cả trải rộng suốt từ phía tây Âu châu tới phía đông châu Á, không có gì ở giữa. Bởi vì đã có ai biết đến châu Mỹ đâu. Chính vì thế họ mới gọi châu lục này là Tân Thế giới. Columbus nhầm lẫn cũng phải thôi. THẾ GIỚI CỦA COLUMBUS XỨ BẮC ÂU VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI TÁC-TA TÂY TẠNG TÂY BAN NHA VÙNG ĐẤT MAN DI MỌI RỢ ÂU CHÂU VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI TÁC-TA NGA BIỂN CASPIAN ẤN ĐỘ MOABAR SEYLAN MAINGI NHẬT BẢN ĐẢO JAVA LỚN ĐẢO JAVA NHỎ CHÂU Á ETHIOPIA ARIA ẤN ĐỘ ZANZIBAR 43 Một kết cục buồn Columbus còn thực hiện ba chuyến viễn du nữa tới Tân Thế giới và thám hiểm nhiều hòn đảo. Nhưng thay vì tận hưởng danh tiếng mà khó khăn lắm mới giành được, ông lại thấy mọi chuyện trôi qua kẽ tay. Một quan tòa Tây Ban Nha kết tội ông là nhà cai trị tồi ở những vùng đất mới nên đã ra lệnh bắt giữ Columbus giải về Tây Ban Nha. Columbus mất năm 1506 trong thất vọng ê chề. Ông cảm thấy người đời không coi ông ra gì, sau những chuyến thám hiểm phi thường mà ông đã thực hiện. Dù gì ông cũng là người Âu châu đầu tiên băng qua Đại Tây dương khủng khiếp. Và ông đã tìm ra Tân Thế giới, cho dù ông khăng khăng không nhận. Thật khó tin Columbus thậm chí còn không lấy tên mình đặt cho Tân Thế giới. Danh dự đó thuộc về nhà thám hiểm hàng đầu Italy – một ông bán dưa chua tên là Amerigo Vespucci (1454-1512). Nhưng buồn cười là Amerigo cũng không tự làm. Năm 1507, một nhà địa lý Đức do nhầm lẫn đã viết tên Amerigo lên bản đồ. Ông người Đức này sau đó cố gắng đổi lại, nhưng từ “America” đã trở nên phổ biến mất rồi. Ơ... HANS, CẬU CÓ CỤC TẨY NÀO KHÔNG? Chiến tích lạ lùng Cứ hỏi một trăm giáo viên địa lý tên người đã “phát hiện” ra châu Mỹ thì có tới 99 người nói ngay “Columbus”. Nhưng có đúng như 44 vậy không? Một số nhà địa lý cho rằng những người Viking phiêu lưu đã tới đó trước Columbus nhiều năm trời. Theo họ, một người Viking được gọi là Leif May mắn đã tới Newfoundland, trên bờ biển phía đông Canada vào khoảng năm 1000. Leif May mắn gọi vùng đất đó là Vinland (“Wine-land”), vì nơi này có rất nhiều nho. Không phải ai cũng phát cuồng lên khi biết Tân Thế giới được “tìm thấy”. Với người bản xứ đã sống ở đó hàng đời, sự xuất hiện củ các nhà thám hiểm đúng là tai họa. Họ mang đến những dịch bệnh chết người, như bệnh đậu mùa làm dân bản địa sính vính. Ngoài ra những nhà thám hiểm da trắng còn nhìn thổ dân bằng nửa con mắt. Rồi thì cướp bóc đất đai và vàng bạc – ai cũng muốn làm giàu thật nhanh, bất kể thủ đoạn. Sau chiến tích hoành tráng của Columbus, công cuôïc thám hiểm thực sự cất cánh. Nhưng đoan chắc bạn không biết mục tiêu đâu. Muốn biết không? Nó là thứ sẽ làm bạn lè cả lưỡi... 45 Magellan lãng xẹt Chịu chưa? Câu trả lời là tiêu. Phải, chính là thứ hạt tiêu ta thường rắc lên món ăn ấy. Với chúng ta ngày nay hạt tiêu chỉ là thứ gia vị thường thôi, nhưng mấy trăm năm trước, người Âu châu coi nó và các gia vị khác quý như vàng. Nhờ hạt tiêu mà họ mới nuốt nổi món thịt ôi hàng ngày. Khiếp! Nhưng mà bạn không thể mua nó ngoài tiệm chạp-pô được. Đâu có dễ thế. Các nhà thám hiểm phải mất bao công sức, tới tận Quần đảo Hương liệu (quần đảo Moluccas ở Indonesia) ở châu Á mới kiếm được chút xíu. Thật khó tin Tháng Bảy năm 1497, con sói biển Bồ Đào Nha Vasco da Gama (1460-1524) xuất phát từ Lisbon lên đường đi tìm con đường biển mới nối liền Âu châu và châu Á. Ông mang theo bốn chiến thuyền, 150 thủy thủ và một nhóm tù nhân để do thám. Sau khi vòng qua Mũi Hảo Vọng - cực Nam châu Phi và băng qua Ấn Độ dương, họ tới được bờ biển phía tây Ấn Độ vào tháng Năm năm sau, trở thành những người Âu châu đầu tiên dong thuyền tới Ấn Độ. CHÀ! CHÚNG TA CÓ VẺ ĐƯỢC CHÀO ĐÓN NHIỆT LIỆT. NÀY! RA KHỎI ĐÁM RAU CỦA TÔI NGAY! 46 Truyện về Lữ khách Giang hồ QUỐC TỊCH: BỒ ĐÀO NHA Cha mẹ Ferdinand là những quý tộc có tiếng. Và họ muốn cậu con trai của mình tiếp nối truyền thống gia đình. Năm 12 tuổi, Ferdinand được gửi vào cung làm tiểu đồng cho Hoàng hậu. Ở đó cậu được học nhạc, học săn bắn và múa kiếm. Nghe có vẻ quá tuyệt vời đối với một chú bé, nhưng Ferdie chỉ muốn được đi biển. Vài năm sau, cậu chàng có cơ hội và sung vào hạm đội của Nhà Vua. Anh nhanh chóng được lên sếp (thuyền trưởng) và đưa tàu tới Quần đảo Hương liệu và Philippine – theo chân Vasco da Gama. Trong một chuyến viễn chinh, Ferdinand bị thương và kể từ đó luôn đi cà nhắc. Thêm mắm thêm muối Năm 1519, Magellan thực hiện chuyến viễn du vô tiền khoáng hậu của ông. Thay vì đi theo hướng đông như da Gama, ông muốn tới Quần đảo Hương liệu từ phía tây. Kế hoạch của ông chỉ gặp một trở ngại nho nhỏ. Lục địa Nam Mỹ chắn mất đường đi và không ai biết làm cách nào để vượt qua nó. Một số người tuyên bố có nghe nói về một el paso (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “con đường”), một con kênh chạy từ Đại Tây dương qua Nam Mỹ sang vùng biển bên kia. Nói là nói vậy chứ chẳng ai biết rõ. Cùng lúc, Magellan cũng có dự tính của mình. Ông đang gặp lúc rỗng túi, mà không có tiền thì còn nước non gì nữa. Sau đó ông lại còn bất đồng với nhà 47 vua và phải bán xới sang Tây Ban Nha. Rất may Vua Charles Đệ Nhất của Tây Ban Nha có vẻ khoái Magellan và chấp nhận chi tiền cho chuyến đi của ông (cũng là môït cách trêu ngươi đối thủ đáng ghét Bồ Đào Nha). Vậy là ngày 20 tháng Chín năm 1519, Magellan ra khơi cùng với năm con tàu (trong đó có tàu Trinidad do ông chỉ huy) và thủy thủ đoàn 280 người. Nếu có viết thư cho người vợ Beatriz ở quê nhà, có lẽ Magellan sẽ viết như thế này: Tàu Trinidad, Rio de Janero, Brazil Tháng Mười hai năm 1519 Beatriz yêu quý, Anh hy vọng lá thư này sẽ tới được tay em. Chuyến đi còn TRÊN CẢ TUYỆT VỜI. Phải, có lẽ là như vậy. Sau khi rời Tây Ban Nha, tụi anh hướng theo phía tây băng qua Đại Tây dương. Theo anh cứ được tới đâu hay tới đó. Nhưng rồi thời tiết đột nhiên thay đổi. Tệ quá trời luôn. Bão tố nhồi cho tụi anh mệt lử và rồi... tự nhiên trời im phăng phắc, chẳng có lấy một cơn gió nào. Vì thế tụi anh gần như là đứng im một chỗ! Trời thì nóng như thiêu nên thức ăn bắt đầu thiu thối hết cả và làm hắc ín trám tàu tan chảy khiến nước rỉ vào hầm tàu. Tụi anh ở đây 48 Dù sao thì hiện tụi anh đã ở Rio được một tuần lễ và đang sửa sang tàu bè. Rio tuyệt lắm em ạ. Dân địa phương rất thân thiện và chẳng tiếc tụi anh điều gì. Thủy thủ đoàn được một phen thả giàn – mà em cũng biết dân thủy thủ rồi đấy. Tất nhiên anh bận tụi bụi với mấy tấm hải đồ nên không tham dự với họ. Nhớ em nhiều Yêu em Ferdie XX Tàu Trinidad, Patagonia, Nam Mỹ Tháng Tư năm 1520 Beatriz thương nhớ, Vài tháng đã trôi qua! Tụi anh rời Rio vào ngày Giáng sinh – và mắt người nào người nấy nhoè nước. Biết làm sao được, mưa gió suốt ngày mà. Đám thủy thủ bắt đầu càu nhàu, và mọi chuyện không còn được như trước nữa. Em biết đấy, họ muốn quay trở lại Rio, nhưng anh nói rằng dù muốn dù không thì vẫn cứ phải tiếp tục đi xuống phía nam. Không còn đường lùi nữa rồi. Đến cuối tháng Ba thì anh chẳng buồn cãi cọ với họ nữa. Tụi anh thả neo trong một cảng nhỏ gọi là San Julian và anh quyết dịnh trú đông* ở đây. Anh muốn mọi sự tốt đẹp, nhưng ngay khi 49 anh nghĩ mọi sự đã yên thì thuyền trưởng của ba tàu kia đến gặp và làm loạn. Anh biết là chẳng ai thích anh, nhưng không ngờ họ lại đi xa đến thế. Anh phải xử lý ngay. Anh cắt đầu hai tên, tên còn lại thì đày lên đảo hoang. Em yêu, anh biết chuyện này nghe rùng cả mình nhưng đáng đời chúng. Đừng lo lắng cho anh. Anh khỏe. Yêu em Ferdie XX * Các mùa ở bán cầu nam ngược với bán cầu bắc. vì thế khi bán cầu bắc đang là mùa hè thì bán cầu nam là mùa đông, và ngược lại. Tàu Trinidad, Eo Magellan, Nam Mỹ Tháng Mười năm 1520 Vợ yêu quý nhất, Anh tìm thấy rồi! Anh tìm thấy rồi! Ôi mừng quá! Rất là mừng. Vài tuần trước, một cơn bão kinh khủng đã thổi giạt hai con tàu của tụi anh vào đá ngầm. Anh gần như đã định đầu hàng, nhưng rồi điều kỳ diệu đã đến. Không thể tin nổi. Thình lình anh nhìn thấy một con tàu ở phía xa, bị gió thổi vào một kênh 50 nước hai bên lởm chởm đá. Phải, em yêu ơi, họ đã tìm thấy el paso và nhìn thấy vùng biển ở phía bên kia! Phải nói là, Beatriz yêu quý ơi, anh thấy nghẹn cả họng (nhưng không nói cho ai biết). Anh đã đặt cho nó cái tên của anh – Eo Magellan! Nghe rất kêu phải không em? Phải mất một tháng trời tụi anh mới qua được eo biển này, nhưng cũng đáng công vất vả. Trước mặt anh là biển cả bao la hút Eo Magellan Thái Bình dương Đại Tây dương tầm mắt. Và nó cũng rất thanh bình yên tĩnh. Em ạ, anh gọi nó là Thái Bình dương. Nhớ em nhiều Yêu em, Ferdie XX Tàu Trinidad, đâu đó trên Thái Bình dương Tháng Hai năm 1521 Em yêu, Anh xin lỗi vì chữ viết trông như gà bới. Anh không được khỏe. Tụi anh đã lênh đênh trên biển hàng tháng trời nay mà không nhìn thấy một mảnh đất nào. Thái bình với chả thái bèo! Sao mà anh lại dễ bị lừa thế không biết! Anh bắt đầu ghét chốn này rồi. Tụi anh không còn gì để uống ngoài một ít nước đã nổi váng và bốc mùi (khi uống 51 cứ phải bịt mũi lại). Và cũng không còn gì để ăn ngoài mấy miếng bánh mì khô đầy cứt gián. Thỉnh thoảng tụi anh mới có được một chút canh mặn chát hay mấy miếng thịt chuột luộc để cải thiện. Nhưng các thủy thủ lại mắc bệnh sco-bút* khiến họ càng thêm yếu. Anh không biết tình trạng này sẽ đưa tụi anh tới đâu nữa. Yêu em, Ferdie XX Chú ý! Chú ý! * Bạn sẽ được biết về căn bệnh này sau (ở trang 62) Đừng sốt ruột... Tàu Trinidad, Philippines Tháng Tư năm 1521 Betty yêu dấu, Đúng vào lúc anh nghĩ tụi anh tàn đời thì trước mắt hiện ra một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp. Thoát rồi. Thật may quá! Tụi anh thu nốt chút sức cùng lực kiệt chèo thuyền vào bờ, và rồi đánh chén một bữa ra trò. Chà! Tha hồ là cá, chuối và dừa. bữa tối 52 Ba ngày sau tụi anh giương buồm tới Philippines. Dân địa phương tiếp đón rất nồng nhiệt, vì thế tụi anh sẽ nghỉ lại lâu lâu một chút, trước khi lên đường tới Quần đảo Hương liệu. Nếu em không nghe tin tức gì của anh thì cũng đừng lo em nhé – có thể anh phải ngủ cho đã đời. Hẹn gặp lại em yêu Ferdie XX Kết cuộc không như ý Nhưng Beatriz không bao giờ gặp lại người chồng yêu quý nữa. Ngày 27-4, Magellan tử trận trong cuộc chiến giữa hai hòn đảo thù địch. Juan Sebastian del Cano, một cựu thủy thủ nổi loạn nắm lấy quyền chỉ huy đoàn viễn chinh. Ông ta cho tàu chạy thẳng tới Quần đảo Hương liệu, chất đầy cây đinh hương – thứ hương liệu quý giá – rồi lên đường trở về Tây Ban Nha. Ngày 6-9-1522, con tàu Victoria, con tàu duy nhất còn lại trong số năm con tàu ra đi ba năm trước tả tơi lết về Tây Ban Nha. Với 280 con người bạo gan rời Tây Ban Nha hồi đó, chỉ còn lại 18 hình hài ốm quặt ốm quẹo. Họ đã vượt qua 58.000km và trở thành những người Âu châu đầu tiên vượt qua Thái Bình dương hiểm nghèo và dong thuyền đi vòng quanh thế giới. Một kỳ công lưu danh muôn thuở. Magellan thật không may. Không chỉ vì đã lìa đời một cách lãng nhách, tất nhiên, đó là do ông không may, mà còn vì trong nhiều năm trời, thành công chói ngời của ông (nói cho cùng, toàn bộ chuyện này là ý tưởng của ông) đã bị người ta lãng quên và del Cano hưởng trọn thành quả. Bạn có phải là một thủy thủ cao tay? Có thể bạn là một thủy thủ vào thời Magellan? Thử làm trắc nghiệm này là biết liền. Nếu bạn nghĩ mình rất dạn dày sóng gió thì đưa nó cho thầy giáo địa lý thử xem. 53 1 Bạn sẽ mặc cái gì? a) Bộ đồng phục trắng tinh. b) Bộ đồ chống thấm nước từ đầu tới chân c) Áo quần thùng thình và mũ len 2 Bạn sẽ ngủ ở đâu? a) Trên cái giường chắc chắn. b) Bất kỳ chỗ nào. c) Trong cái võng mắc trên boong. 3 Bạn đi vệ sinh vào... a) Tương qua thành tàu b) Vào cái thùng đặt trên mạn tàu c) Trong nhà vệ sinh sạch bong. nhà vệ sinh xuống đáy tàu để giải quyết nỗi buồn. Nhưng chẳng mấy thủy thủ sử dụng đến “cầu tõm”, họ thường cho việc đó, nhưng sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu thời tiết xấu. Phải, tôi sợ là đúng vậy đấy. Có một cái “cầu tõm” dành 3 a) là nhừ đòn. đâu nhé. Cứ bốn tiếng là phải dậy gác. Nếu bạn quên thì cứ có thể nằm được. Mà bạn cũng đừng nghĩ được ngủ đã đời là một cái ổ rơm mà thôi. Lính tráng thì ngủ ở bất kỳ chỗ nào chỉ huy. Và nó cũng chẳng ra dáng chiếc giường chút nào, chỉ Xin lỗi nhé. Bạn chỉ được nằm trên giường nếu là sĩ quan 2 b) áo của bạn cáu ghét hay ướt sùng sũng thì bạn sẽ bốc mùi. cũng quên luôn. Trên tàu làm gì có máy giặt. Vì thế nếu quần của họ rộng thùng thình cho dễ cử đôïng. Và chuyện giặt giũ Dân thủy thủ không quan tâm đến thời trang. Quần áo 1 c) Trả lời: 54 Thật khó tin Chuyến vòng quanh thế giới lần thứ hai do một hải tặc “nửa mùa” dẫn đầu – mà lại thành công mỹ mãn mới chết chứ. Tháng Mười hai năm 1577, viên thủy thủ người Anh táo tợn, Francis Drake (1543-1596) rời hải cảng Plymouth nước Anh. Nhiệm vụ chính thức do đích thân Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhất giao phó là đi tìm những thuộc địa mới cho Anh quốc. Nhưng nhiệm vụ tối mật là săn lùng các con tàu Tây Ban Nha chở đầy châu báu từ Nam Mỹ trở về. (Thời đó Tây Ban Nha và Anh quốc là kẻ thù không đội trời chung). Và đó cũng chính là những gì Drake muốn thực hiện. Ba năm sau, ông ta trở về cùng những con tàu nặng trĩu đồ cướp được - vàng, bạc, ngọc trai, lụa là, đồ sứ Trung Quốc và hương liệu. Bà Hoàng sướng phát điên, lập tức phong thưởng cho Drake tước hiệp sĩ. Thế là danh tiếng và tương lai của tay kẻ cướp này được đảm bảo. ĐÂY! CHO NGƯơI TƯỚC HIỆP SĨ. ỐI CHÀ! Nếu kiểu thủy thủ như vậy làm bạn phát ớn, tại sao không để mặc người khác lao vào? Còn ta hãy học theo người thủy thủ cao quý ở phần sau. Ông không hề quan tâm tới tiền bạc hay buôn bán. Không, ông chỉ muốn đi cho mở rộng tầm mắt và hiểu biết hơn về môn địa lý chàn phèo này thôi. Không thể tin nổi. Cook can trường Khỏi phải bàn, thủy thủ Anh quốc hàng đầu James Cook là người rất dũng cảm và can trường. Hồi thế kỷ XVIII ông đã lãnh đạo ba đoàn thám hiểm quan trọng - không tồi đối với một chàng trai xuất thân từ tầng lớp lao đôïng. Truyện về Lữ khách Giang hồ QUỐC TỊCH: ANH James sinh ra tại Anh. Cha là cố nông trong một trang trại và ông chủ đã chi tiền cho cậu bé James được đến trường. Năm 12 tuổi, James vào làm trong tiệm tạp hóa, nhưng rau cỏ và trái cây không làm cậu thích thú. James bỏ đi và xin lên một con tàu chạy than. Sau đó cậu gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh quốc, lên tới chức trung úy. Những lúc rảnh rỗi chàng sĩ quan trẻ tuổi lại vùi đầu vào toán học và trắc đạc. Khiếp thật! Mọi người đều công nhận anh là một thủy thủ tài năng, có tố chất chỉ huy. Chính vì thế năm 1768 James được chọn chỉ huy một chuyến viễn du khoa học mạo hiểm tới Nam Thái Bình dương. Thật khó tin Cuộc viễn chinh đầu tiên vì mục đích khoa học chứ không phải buôn bán do nhà toán học đồng thời là nhà hàng hải người Pháp Louis-Antoine de Bougainville (1729-1811) lãnh đạo. Năm 1766, hai năm trước khi Cook khởi hành, Bougainville rời nước Pháp cùng nhiều nhà khoa học trong chuyến đi vòng quanh thế giới. Chuyến đi kéo dài hai năm và đoàn đã trở về với rất nhiều tiêu bản động thực vật mới chưa từng được biết đến, trong đó có loài hoa tuyệt đẹp vùng Nam Mỹ. Tên của nhà thám hiểm người Pháp được vinh dự đặt cho loài hoa này – hoa bougainvillea (hoa giấy). TUYỆT VỜI! 56 Chuyến đi thứ nhất (1768-1771) Hải quân Hoàng gia muốn James quan sát Kim tinh khi hành tinh này chạy ngang qua Mặt trời. Một sứ mạng rất quan trọng cho việc đo đạc khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời, và cho việc hoa tiêu hàng hải chính xác hơn. Vấn đề là, hiện tượng thiên văn này một trăm năm mới diễn ra một lần, vì thế cần phải có mặt thật đúng thời điểm. Vị trí để quan sát là hòn đảo Tahiti ở Nam Thái Bình dương, năm 1769. Ít ra thì đó là nhiệm vụ chính thức của đoàn... Tuy nhiên, trong túi áo khoác của James là một chiếc phong bì đóng dấu TỐI MẬT. Trong đó là chỉ thị đặc biệt của Chính phủ Anh mà Cook không được phép đọc trước khi tới Tahiti. Đừng buồn, bạn sẽ biết ngay đây. Ta thử ghé mắt dòm trộm một cái xem sao. Nhưng suît!... đừng nói với ai nhé. MỆNH LỆNH TỐI MẬT (CHÍNH THỨC) Gửi: Trung úy James Cook Nhiệm vụ tối mật của anh: Anh phải đi về phía nam để tìm kiếm Lục địa phía Nam, trừ phi anh tình cờ gặp nó. Nhưng dù có tìm thấy hay không, anh phải tiếp tục tìm nó theo hướng tây cho đến khi tìm thấy, hoặc tới được bờ biển New Zealand. Đã ký Chính phủ Anh quốc T.B: Sau đó anh có thể trở về. Tái T.B: Không được để lộ cho bất kỳ ai biết. 57 Vậy thì cái Lục địa phía Nam này là quỷ gì và nó nằm ở đâu? Và tại sao lại phải giữ bí mật? Hãy nghe Hiển giải thích nhé. Thực ra nó là Nam cực. Người Hy Lạp cổ đại đã dự đoán sự tồn tại của lục địa này dù chưa từng nhìn thấy. Theo họ, phải có một vùng đất ở phía nam để cân bằng với Bắc cực. Trên những tấm bản đồ xửa xưa, nó được gọi là Terra Australis Incognita, hay “vùng đất phương Nam vô danh”. Nhưng do nằm ở nơi quá xa xôi hẻo lánh nên suốt nhiều thế kỷ không một người Âu châu nào dám tới đây khám phá. Tới lúc này, nhiều khoảng trống trên bản đồ đã được điền đầy đủ, các nhà thám hiểm (và các quốc gia) liền hướng tầm mắt của họ xuống phía nam. Và giờ đây cuộc đua đã bắt đầu và ai cũng cố gắng giành lấy danh hiệu là người đầu tiên tìm thấy lục địa bí ẩn này. Chuyến đi hiển hách Tháng Tám 1768, Cook khởi hành trên con tàu Endeavour, một con tàu hơi nước chắc chắn. Trên tàu là 97 con người dũng cảm, trong đó có rất nhiều nhà khoa học nhiễu sự. 58 Thật khó tin Trong số các nhà khoa học có Joseph Banks (1743-1820), một nhà thực vật học hàng đầu. Khi không bị say sóng, ông chúi mũi vào những cuốn sách về thực vật và thu thập được hàng ngàn loài cây mới. (Ông mang theo bốn người hầu để giúp ông phân loại chúng). Banks cũng là nhà khoa học đầu tiên của Âu châu nhìn thấy chuột túi (kangaroo) và nhảy dựng lên vì kinh ngạc. Ông đã bắn một con và thử nhấm nháp món ragu kangaroo. Ai muốn ăn không? Sau hành trình đầy gian nan vất vả, tám tháng sau tàu Endeavour cập bến Tahiti. Các nhà khoa học hăng hái hẳn lên. Họ dựng một đài quan sát, tháo dỡ kính thiên văn và dụng cụ khoa học. Sau đó, vào ngày mùng 3 tháng Sáu, sự kiện họ chờ đợi bao lâu nay cuối cùng đã đến. Thời tiết tuyệt đẹp và họ há hốc miệng quan sát Kim tinh chạy ngang qua Mặt trời. Hoàn hảo! Nó hấp dẫn tới độ Cook suýt nữa thì quên béng mất cái phong bì nhàu nát trong túi anh. Đôi tay anh run run khi đọc những chỉ thị bí mật bên trong... Không được chần chừ thêm nữa. Tháng Bảy tàu Endeavour lại lên đường trực chỉ hướng nam. Xa hơn nữa về phía nam. Nhưng mãi chẳng thấy bất kỳ một dấu hiệu nào của lục địa bí ẩn. Thay vào đó, Cook luôn khiến thủy thủ đoàn bận rộn với việc vẽ lại bản 59 đồ Australia và New Zealand. Đó là một công việc lê thê tẻ ngắt. Thế rồi vào tháng Sáu năm sau, tai họa ập xuống. Tàu Endeavour đâm vào san hô ngầm và bị thủng. Cook tháo vát đã xử lý lỗ thủng bằng tấm buồm dự trữ và rất nhiều, rất nhiều phân cừu. Sau đó anh cố lèo lái đưa con tàu về Indonesia sửa chữa. Ngày 12 tháng Bảy 1771, Endeavour cuối cùng đã trở về nước Anh sau ba năm trời dọc ngang trên biển. Quả thực Cook không tìm được lục địa mới, nhưng ông đã tới được nhiều nơi chưa từng được biết đến. Và nhờ đó tên ông đã chiếm một vị trí danh dự trong những cuốn sách về địa lý. Ông được chào đón như người anh hùng, được trọng vọng và thăng tiến trong sự nghiệp. Chuyến du hành thứ nhất của Cook ANH BẮC MỸ CHÂU ÂUCHÂU Á TAHITI NAM MỸ CHÂU PHI australiaNEW ZEALAND Chuyến đi thứ hai (1772-1775) Chẳng bao lâu sau Cook lại lên đường tìm kiếm Lục địa phía Nam cùng hai con tàu mới. Chuyến đi này thực sự nguy hiểm. Càng đi xa xuống phía nam, thời tiết càng giá lạnh và mặt biển đầy những tảng băng trôi chết người. Trong làn sương mù dày đặc, chỉ một 60 hành động bất cẩn cũng có thể khiến con tàu bị nghiền nát. Tất cả những điều đó khiến Cook nản lòng nghĩ rằng chẳng có Lục địa phía Nam nào hết. Và cho dù là nó có tồn tại thì cũng không có cách nào lại gần được. Hoàn toàn thất vọng, Cook ghi trong nhật ký... Tôi đã cày nát Đại dương Phương Nam..., không chừa một chỗ nào nhưng không thấy bóng dáng nó đâu cả. Trừ phi nó nằm tít gần Nam cực và tàu bè không thể nào tới được. Chuyến du hành thứ hai của Cook ANH CHÂU ÂU CHÂU Á BẮC MỸ CHÂU TAHITI NAM MỸ PHI nam cực australia NEW ZEALAND Ông viết thêm, chẳng có lý do gì để người ta lại muốn lăng quăng trong vùng biển giá lạnh và nguy hiểm này. Chắc chắn Lục địa Phía Nam không nằm trong kế hoạch nghỉ hè của ông. Trở về Anh, Cook cố quên đi mọi chuyện và bắt tay vào viết một bài báo về bệnh sco-bút... 61 Thật khó tin Bệnh sco-bút là một căn bệnh nguy hiểm mà dân thủy thủ thường mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh là thiếu chất vitamin C (có nhiều trong rau củ và trái cây tươi). Dấu hiệu của bệnh bắt đầu bằng lợi sưng vù lên khiến răng rụng hết. Tiếp đến bạn ngày càng mệt lả và ốm liệt, và cuối cùng là nghẻo cù từ. Cook khuyên người ta nên ăn nhiều rau cỏ. Ông đã cho thủy thủ của mình ăn thật nhiều... bắp cải muối. (Một cách chữa khác là súc miệng bằng nước tiểu – ghê quá!). Sau này người ta biết rằng uống nước chanh cũng chữa được bệnh. Nào, các bạn, ăn thật nhiều rau vào! Chuyến đi thứ ba (1776-1779) Cook dự định tìm tuyến đường biển chạy qua phía trên Bắc Mỹ trong chuyến đi thứ ba của mình. Mọi chuyện còn hơn cả dự tính. Thay cho tuyến đường biển vớ vẩn chán ngắt, ông tìm được quần đảo Hawaii thần tiên. Chuyến du hành thứ ba của Cook ANH BẮC MỸ CHÂU ÂUCHÂU Á CHÂU HAWAII TAHITI NAM MỸ PHI australia 62 NEW ZEALAND Người Hawaii rất thân thiện và coi Cook như thượng khách. Nhưng ngay cả thượng khách cũng không được chào đón mãi, nhất là khi cái ăn chẳng còn. Sau vài tháng, dân địa phương đã chán ngấy đám thủy thủ và muốn họ biến đi cho khuất mắt. Ngày 14 tháng Hai năm 1779, một trận hỗn chiến nổ ra trên bãi biển và Cook bị đâm chết. Xác ông được mai táng theo nghi thức thủy thủ – thả vào lòng đại dương. Thật khó tin Thật kỳ lạ, James Cook can trường là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới mà vẫn biết chính xác vị trí của mình. Tất cả nhờ một thiết bị mới được sáng chế gọi là đồng hồ hàng hải do nhà chế tạo đồng hồ người Anh John Harrison phát minh và nó giống như chiếc đồng hồ đo kinh độ ngày nay. Nếu bạn biết kinh độ và vĩ độ của mình, bạn sẽ tìm ra chính xác vị trí trên Trái đất. Các thủy thủ trước đó không làm sao biết được điều này. Các nhà địa lý rùng mình nhất trí rằng Cook là thủy thủ can trường nhất thời đó. Những chuyến viễn du tiên phong của ông đã trải dài trên hàng ngàn kilômet và khai mở nhiều vùng đất, vùng biển mới. Nhưng bạn đã chán biển chưa? Bạn muốn một nơi nào đó đầy nắng gió? Nơi nào đó khiến đầu bạn bốc hỏa và khô hết cả miệng. Vậy thì đừng quên đem theo đồ chống nắng đấy. Bạn sẽ rất cần chúng trong chương sau. 63 64 THÁM HIỂM SA MẠC 65 Chào mừng bạn đến với sa mạc xa mờ. Bạn thấy thế nào? Vừa đặt chân đến sa mạc, hẳn bạn ước được trở lại với biển xanh mát rượi. Người bạn nóng phừng phừng, mệt mỏi và khát khô cổ. Ngay cả dân địa phương cũng rất khó khăn mới chịu nổi. Vậy thì tại sao mấy ông thám hiểm lại thích đánh liều mạng mình trong những nơi như thế? Một lần nữa, cũng lại là vì buôn bán và chỗ ăn chỗ ở. Nhưng cũng có người vì những lời đồn đại về các thành phố sa mạc huyền thoại nên muốn tới thăm. Họ không ngại nguy hiểm. Nguy hiểm ư? Làm ngơ coi như không có. Chú ý! Chú ý! Cái nóng chết người trên sa mạc, cộng với thiếu thức ăn và nước uống có thể làm cho ngay cả những nhà thám hiểm dẻo dai nhất cũng phải phát điên. Ví dụ như anh chàng người Pháp can đảm, René Caillié (1799-1838). Năm 1827, anh ta đã băng qua sa mạc Sahara ở châu Phi. Sau đây là những gì anh ta thuật lại về cuộc trải nghiệm kinh hoàng của mình: Tôi yếu thảm yếu hại. Cặp mắt lờ đờ vô hồn, ngực đau thắt và lưỡi thè lè ra. Tôi vẫn rùng mình mỗi khi nhớ lại. Tôi liên tục ngã dúi dụi và thậm chí còn không đủ sức để ăn... Tuy vậy tôi không tiêu, vì đã uống nước tiểu của chính mình. 66 Ibn Battutah bạt tử Phương châm của Ibn Battutah là “Không bao giờ đi lại con đường đã từng qua”. Nghe rất mạo hiểm, nhỉ? Nhưng chính điều đó đã gây khó cho ông khi tìm đường về. Truyện về Lữ khách Giang hồ QUỐC TỊCH: MARỐC Ibn Battutah chào đời tại thành phố Tangier, Ma Rốc. Ông rất có học vấn vì được dạy dỗ để thành một quan tòa. Battutah là tín đồ Hồi giáo, và năm 21 tuổi, chàng trai khoác túi lên vai, trèo lên lưng lạc đà và băng qua sa mạc Ả Rập để tới thánh địa Mecca. Chuyến đi này đã làm thay đổi cuộc đời anh. Trên đường đi, Battutah gặp một ông già thông thái, người tiên đoán anh sẽ trở thành nhà thám hiểm vĩ đại. Hẳn ông già là người rất giỏi “trông mặt mà bắt hình dong”. Thật khó tin Tên đầy đủ của Ibn Battutah là Abu Abd Allah Muhammad Ibn Abd Allah Al-Lawati Attanji Ibn Battutah. Đọc hết cả hơi! Mỗi lần ông giới thiêïu tên tuổi của mình thường làm người tiếp chuyện phát mệt, và họ quay sang nói chuyện với người khác. 67 Tên tuổi lẫy lừng Ibn Battutah luôn sôi sục khát khao thám hiểm. Suốt 30 năm trời, ông hiếm khi có mặt ở nhà. Trong hành trình trới Mecca, ông đã đi qua Ai Cập và Syri. Sau đó băng qua sa mạc Ả Rập cát bụi tới Ba Tư và Iraq. Tiếp đó ông lên tàu đi dọc bờ biển phía đông Phi châu, tới Zanzibar huyền thoại. Dấu chân ông in lên khắp mọi nơi. Riêng chuyện mua bưu thiếp gửi về nhà chắc cũng làm ông tốn khối tiền. CON ĐANG Ở ĐÂY! KHÔNG, Ở ĐÂY CƠ Ở ĐÂY! CHÂU Á con Ở ĐÂY! CHÂU PHI Ả RẬP Mẹ yêu quý. HIỆN con Ở ĐÂY! ẤN ĐỘ TRUNG QUỐC Quãng thời gian tuyệt vời. Con đang ở Ai Cập, hay là Ba Tư nhỉ? Kệ nó, con sắp rời đi rồi. Xin lỗi mẹ vì tấm thiệp nhàu nhĩ, con quên mất là mình đang ở trên tàu! Nhớ mẹ nhiều. Con trai yêu quý của mẹ Ibn Battutah xxx Bà Battutah, 24 Goat Hill, Tangier, Ma Rốc 68 Dù ở đâu Ibn Battutah cũng là khách quý và tên ông luôn được nhắc đến... CHÀO, TÔI LÀ ABU ABD ALLAH MUHAMMAD IBN ABD ALLAH AL-LAWATI ATTANJI... ANH TA ĐANG NÓI CÁI QUỶ GÌ THẾ? Khoảng năm 1333, Battutah tới Ấn Độ. Ông kết bạn với Tiểu vương Delhi và nhận một công việc tại triều đình. Theo những ghi chép của ông, ta biết rằng Battutah rất thích Ấn Đôï và đã nán lại đó suốt tám năm trời. Tiền bạc rủng rỉnh và sở hữu một cung điện nguy nga. Nhưng rồi vận may của ông đảo chiều. Battutah bất hòa với tiểu vương và bị tống vào ngục tối. Sau này, Tiểu vương nghĩ lại và cả hai làm hòa. Tiểu vương cử Battutah làm sứ thần sang Trung Quốc. Chuyến đi cuối cùng Nhưng cho dù có là nhà thám hiểm vĩ đại thì cũng có lúc nhớ nhà. Sau vài năm ở Trung Quốc, Battutah quyết định trở về nhà. Năm 1349, sau 24 năm trời lưu lạc, Ibn Battutah về tới Tangier, Ma Rốc. Nào ai có thể kể hết những nơi ông đã từng qua... Bạn nghĩ với Ibn Battutah bạt tử thế là đủ rồi, từ nay ông sẽ khoanh chân ngồi yên một chỗ? Nhưng ông không ngồi yên được lâu. Có một nơi ông chưa từng biết và Battutah muốn tới đó bằng được. Vậy là năm 1351, Battutah lại gói ghém hành trang lên 69 đường tới... sa mạc Sahara cát trắng. Sau khi vượt dãy Atlas, ông nhập vào một đoàn khách thương để băng qua sa mạc. Nó là một chuyến đi cực kỳ vất vả. Cát bụi bay mù mịt, quất vào mắt, vào mũi và ông khát khô cả cổ. TRÀ KHÔNG? Ồ CÓ CHỨ, CÙNG HAI MUỖNG ĐƯỜNG... Ông già Battutah có giữ được ngọn lửa nhiệt tình? Tất nhiên rồi. Trong chuyến du hành đầy kịch tính này, ông đã sống một năm tại Vương quốc Mali (một quốc gia Tây Phi), chèo thuyền xuôi dòng Niger và ghé thăm thành phố Timbiku huyền thoại giữa lòng sa mạc Sahara. LẠI QUA CHỖ NÀY! tôi đãthấy timbuktu sông 70 Cho đến lúc ông trở về quê hương năm 1354, dấu chân của Battutah đã in trên 120.000km đường đất. Ông dành quãng đời còn lại để viết môït cuốn sách và cố nhớ lại những nơi ông từng qua... Nếu Ibn Battutah có quên thì cũng đừng lo – Hiển đã đánh dấu trên bản đồ toàn bộ hành trình của ông... DỄ SỬ DỤNG? LATAKIA MECCA BẮC KINH TANGIER MARRAKESH DÃY ATLAS BAGHDAD CHÂU Á TRUNG QUỐC DELHI HẠ MÔN MALI SA MẠC SAHARA TIMBUKTU Ả RẬP ẤN ĐỘ CALICUT ĐẠI TÂY CHÂU PHI MOMBASA KILWA DƯƠNG ẤN ĐỘ DƯƠNG 71 Thật khó tin Suốt nhiều năm trời, thành phố Timbuktu như trêu người du khách. Nó là trung tâm thương mại của vùng sa mạc trong nhiều thế kỷ và có vô số lời đồn đại về sự giàu có không thể tin nổi của nó. Nhưng cho tới thế kỷ mười chín, không một người Âu châu nào từng đặt chân tới đây... Mà còn sống trở về. Năm 1826, một quân nhân người Anh tên là Alexander Gordon Laing (1793-1826) cũng tìm cách tới được Timbuktu, nhưng lập tức anh ta bị nhà cầm quyền bắt giữ vì tội làm gián điệp và thủ tiêu. Nhà thám hiếm chúng ta sẽ gặp sau đây không định tới Timbuktu – ông ta cũng chẳng biết mình đi đâu nữa. Ông cứ đi mãi, đi mãi và tình cờ gặp... một thành phố bị lãng quên từ lâu. Burckhardt bôn ba Johann Ludwig Burckhardt không định trở thành một nhà thám hiểm hăm hở. Nhưng ông đang cạn túi và cần việc làm. Truyện về Lữ khách Giang hồ QUỐC TỊCH: THỤY SĨ 72 Sinh ra trong một gia đình khá giả tại thành phố Lausanne, Thụy Sĩ, cậu bé Johann được sống trong nhung lụa. Nhưng tuổi thơ hạnh phúc nhanh chóng đi qua. Cha Johann làm ăn thua lỗ và phải vào tù. Sau đó Johann vào đại học, nhưng cậu chẳng học hành gì, chỉ thích tiệc tùng hội hè và tham dự vào những đám đánh nhau. Cơ may Năm 1806, cậu chàng Johann không xu dính túi tìm đường sang Anh quốc kiếm việc làm. Suốt nhiều tháng trời, anh chàng không tìm được một công việc nào và sắp chết đói. Thế rồi vào một ngày đẹp trời vận may đã đến... Vài năm trước, một nhóm các nhà địa lý Anh quốc hàng đầu đã thành lập hội thám hiểm Phi châu. Họ cần một người tình nguyện đi tìm đầu nguồn sông Niger. (Nhiều người đã ra đi nhưng đều thất bại hoặc bỏ mạng) Và họ sẽ trả cho người đó 1 bảng một ngày. Johann đang cần tiền nên nhận lời ngay lập tức. Vả lại nhiệm vụ nghe chừng đơn giản: lên tàu sang Cairo, thủ đô Ai Cập. Từ đó vượt sa mạc Sahara tới Timbuktu và tìm đến sông Niger. Nhưng không phải chuyện giỡn đâu. Trong vài tháng kế tiếp, Johann bận bù đầu. Anh phải học tiếng Ả Rập (thứ ngôn ngữ phổ biến ở vùng Trung Đông và Bắc Phi), tập sống trong sa mạc – bằng cách đi bộ hàng giờ dưới nắng trưa mà không đội mũ – và chỉ ăn rau dưa và nước lọc. Mọi chuyện đã sẵn sàng. Phải, gần như đã sẵn sàng. Chỉ có điều thời đó tại Trung Đông và Phi châu chỉ toàn những lữ khách Ả Rập. Người Âu châu như Johann chỉ đếm trên đầu ngón tay và rất dễ bị cướp bóc, thậm chí là giết hại. Chỉ có duy nhất một cách có vẻ an toàn – Johann phải cải trang thành người Ả Rập, với tấm áo thụng dài quét đất và tấm khăn trùm kín mặt. Tháng Ba năm 1809, cuối cùng rồi Johann cũng lên đường. 73 Johann sẽ thành công? Hay người dân địa phương biết tỏng anh ta là ai? Tốt nhất ta nên đọc nhật ký bí mật của anh! Tuy nhiên cũng nên thể tất cho chữ viết như gà bới của Johann. Anh ta phải giấu giếm cuốn nhật ký này, nếu không sẽ lộ tẩy hết. Aleppo ĐỊA TRUNG HẢI Núi Sinai Cairo Petra Aqaba Isna Sa mạc Nubian B I Ể N Đ Ỏ Shendi Suakin Yanbu Medina Mecca Jiddah 74 NHẬT KÝ TỐI MẬT của Ibrahim Ibn Abdullah* Tháng Chín 1810, Aleppo, Syri * Đây là cái tên Ả Rập mà Johann chọn cho mình dùng khi đi. Tơi tới Syri vào tháng Bảy 1809, cĩ nghĩa là đã ở đây được hơn một năm rồi. Mọi chuyện vượt cả hy vọng. Khơng một ai biết tơi là người Âu châu, chỉ duy nhất một lần cĩ một người địa phương nghi ngờ đã cố giật râu tơi. Suýt toi! Tơi đã cố học tiếng địa phương và giờ đây cĩ thể nĩi trơi chảy tiếng Ả Rập – trong khi quên mất ít nhiều tiếng Thụy Sĩ. Tơi cũng ba lần đi tới sa mạc để làm quen dần và gặp một chuyện bực mình trong chuyến đi thứ ba. Tụi trộm thĩ hết tiền bạc và lạc đà của tơi, nhưng rất may cuốn nhật ký tơi giấu trong túi quần vẫn bình yên! Tháng Bảy 1812, Thung lũng Jordan Với sự chuẩn bị hồn hảo, tơi rời Aleppo vào mùa xuân năm 1812, đi dọc Thung lũng Jordan. Cairo ơi, ta sắp đến đây! Tơi quyết định đi theo Bộ râu của tôi đường vịng để cĩ thời gian ngắm cảnh thơn quê. Tất nhiên tơi biết như vậy hơi mạo hiểm. Tơi bắt gặp nhiều đống đá bên đường – mơ của những người xấu số 75 gặp cướp. Đáng ngại thật, nhưng tơi thấy cũng bõ cơng lắm. Đêm xuống, tơi thường xin ngủ nhờ trong làng, nằm lăn dưới đất như người địa phương. Và hơn thế nữa, chẳng ai biết tơi là người Âu châu. 19 tháng Tám 1812, đâu đĩ trong sa mạc Bắt đầu khĩ khăn rồi đây, tơi cĩ thể nĩi như vậy. Trời nĩng bức ngột ngạt, đường gập ghềnh khĩ đi và ruồi bọ thì thơi rồi, đủ làm bạn phát điên. Tơi mừng vì cuối cùng cũng tới được thị trấn Kerek để nghỉ ngơi cho lại sức. Khi ở đĩ, tơi nghe đồn về một thành phố cổ xưa hoang phế giấu mình sau những cồn cát sa mạc. Tơi phải đến đĩ xem mới được. Nhưng tìm được người dẫn đường cho hành trình cịn lại thật khơng dễ. Cuối cùng tơi cũng thuê được một người dẫn tơi tới Cairo với giá 20 piastre (1 bảng) và bốn con dê. Thật đúng là ăn cướp giữa ban ngày. Nhưng biết kêu ai bây giờ. 22 tháng Tám 1812, Petra, Jordan Một ngày tuyệt vời! Tơi đã quyết tâm sẽ ghé qua thành phố đổ nát nhưng nếu nĩi ra sẽ làm người dẫn đường bị sốc. Vì thế tơi 76 giả bộ muốn hiến tế một con dê cho nhà tiên tri Haroun – mộ của ơng nằm cuối thung lũng, muốn tới đĩ phải đi ngang thành phố. Khơn quá nhỉ? Nhưng rồi tơi sợ đến chết khiếp. Tơi theo người dẫn đường đi qua một khe núi hẹp và thình lình thành phố hiện ra. Một thành phố cổ xưa tráng lệ, nổi bật giữa những khối đá sa mạc đỏ rực! Tơi cố lại gần các ngơi nhà tinh tế và lăng mộ cầu kỳ, nhưng người dẫn đường bực mình ra mặt nên khơng dám nán lại lâu. Tơi chỉ kịp ghi chép thật nhanh rồi lên đường. Johann đã tình cờ bắt gặp phế tích thành phố Petra cổ xưa. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Petra là thủ đô của Đế quốc Nabatean thịnh vượng. Người Nabatean là những người du mục miền tây Ả Rập, giàu có nhờ cướp bóc các đoàn thương nhân đi ngang qua vùng này. Sau đó Petra rơi vào tay người La Mã, nhưng vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, nó dần suy tàn. Johann là người Âu châu đầu tiên đặt chân tới thành phố đã bị lãng quên ngót nghìn năm này. Quá đỗi ấn tượng. 77 Đi cùng các lái buôn Từ Petra, Johann tiếp tục hành trình và tới Cairo vào tháng Chín 1812. Ông định nhập cùng một đoàn thương nhân để băng qua sa mạc Sahara, tới thành phố Timbuktu và bắt đầu khám phá dòng sông Niger. (Nói cho cùng, đó mới chính là mục đích của ông). Nhưng hàng tuần lễ trôi qua mà chẳng có đoàn khách thương nào lên đường. Johann mệt mỏi bắt đầu bực mình vì cảnh ăn không ngồi rồi. Vẫn cải trang làm người Ả Rập, ông làm một vòng ngắm cảnh Ai Cập, rồi hành hương tới Mecca (thánh địa Hồi giáo). (May mà ông cải trang khéo đấy. Người ngoài bị cấm bén mảng tới gần Mecca – bằng không sẽ chết chắc). Tháng Giêng 1815, Johann lên cơn sốt và phải rút ngắn hành trình. Ông quay lại Cairo... chờ đoàn thương nhân kế tiếp để bám càng đi Phi châu. Thế nhưng đoàn khách thương chẳng thấy đâu và sau hai năm mòn mỏi chờ đợi, Johann kiệt sức và quy tiên. Ông không bao giờ tới được Timbuktu hay cội nguồn sông Niger. Nhưng thay vào đó, Johann đã bôn ba nhiều nơi và thực hiện một trong những khám phá vĩ đại nhất. Thật khó tin Burckhardt dũng cảm không phải nhà thám hiểm duy nhất phải cải trang. Năm 1853, nhà thám hiểm người Anh gan dạ Richard Burton (1821-1890) cũng làm y như thế. Ông đã đi tới Mecca dưới lốt một bác sĩ Hồi giáo (thực ra ông không phải là bác sĩ bác siếc gì hết, chẳng qua ông chữa cho hai người hết được bệnh ngáy). Burton cải trang khéo đến nỗi bạn ông còn nhầm. Khi trở lại Cairo, không một ai trong số họ nhận ra ông. TÔI ĐÂY! AI? 78