🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Horrible Geography – Đại Dương Khó Thương Ebooks Nhóm Zalo ODIOUS OCEANS Lời © Anita Ganeri,1999 Minh họa © Mike Phillips,1999 Bản tiếng Việt xuất bản độc quyền theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Scholastic UK Limited và Nhà xuất bản Trẻ. Người dịch: TRỊNH HUY TRIỀU NHÀ XUẤT BẢN TRẺ Địa lý. Nghe đã thấy rùng mình đúng không? Thực ra nó là thứ gì vậy? Toàn về những dòng sông tẻ ngắt chảy qua, những thung lũng vắng teo tại những đất nước xa lắc xa lơ mà bạn chưa từng nghe tên bao giờ? Đúng thế! Địa lý kể những chuyện kiểu như thế. Nhưng nó cũng đề cập đến rất nhiều điều thú vị khác. Đừng bao giờ để thầy địa lý của bạn có cơ hội “mở máy”. Điều kinh khủng nhất là các giáo viên địa lý thường nói tràng giang đại hải về chủ đề yêu thích của mình. NÀO, EM NÀO CÓ THỂ CHỈ RA CON SÓNG TRIỀU CƯỜNG*? HI HI! Vậy chứ thực ra các nhà địa lý làm những gì? Hãy thử như thế này xem. Đứng bên cửa sổ, kiếm một góc nhìn thật tốt. Nhìn kỹ hơn xem nào. Bạn thấy gì? Một bụi cây? Một vài đám mây trên bầu trời? Đồng cỏ? Hay con đường dẫn đến tiệm trò chơi điện tử? CÓ PHẢI CON CHÓ ĐANG PHÁ CHẬU HOA YÊU QUÝ CỦA MẸ? * đó là tên đặt cho những con sóng lớn dâng lên ở sông khi nước triều từ biển tràn vào. Và CHẲNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN THẦY GIÁO CẢ! Hoan hô! Bạn đã được coi là một nhà địa lý học rồi đấy. Tại sao ư? Ừm, thực ra từ địa lý (geography) được tạo ra từ hai từ Hy-Lạp cổ, có nghĩa là “môn khoa học miêu tả thế giới”. Và bạn vừa làm được điều đó còn gì nữa. (Còn con chó chắc chắn sẽ ăn đòn!) Tuy nhiên, địa lý học đôi khi cũng có những nhầm lẫn tồi tệ. Lấy “Trái đất” của chúng ta làm ví dụ. Thật không phải chút nào khi đặt tên như thế cho một hành tinh mà nước nhiều hơn đất. Gọi nó là hành tinh “Đại dương” hợp lý hơn không? Đại dương chiếm diện tích lớn nhất trên Trái đất. Đó cũng là chủ đề chính của chúng ta trong quyển sách này. Với Đại dương khó thương bạn có thể... • Lặn sâu xuống đáy biển với Dirk thợ lặn. TỚ LÀ DIRK – VÀ TỚ CŨNG LÀ MỘT NHÀ HẢI DƯƠNG HỌC* • Học cách yêu một con cá mập trắng (bạn sẽ làm được mà!). TỚ CŨNG MUỐN CÓ MỘT CON! * thuật ngữ chỉ nhà khoa học chuyên nghiên cứu về biển 6 • Tìm hiểu nguyên nhân vụ đắm tàu Titanic. • Thử kiểm tra xem mình có đủ khả năng gia nhập Hải quân không. Bạn sẽ không còn thấy địa lý chán ngắt nữa đâu. NÀO, XUỐNG ĐÁY THÔI 7 Cuộc hành trình xuống (gần) đáy biển Buổi sáng ngày 23-1-1960, đúng 8h15’, hai người đàn ông mỉm cười căng thẳng chào tạm biệt các bạn đồng nghiệp của mình, rồi chui vào khoang nhỏ bằng thép gắn bên dưới một cái tựa như thùng phuy lớn hơi thuôn thuôn. THUẬN BUỒM XUÔI GIÓ! TẠM BIỆT! Ừ, HẸN GẶP LẠI! Họ sắp sửa dấn thân vào cuộc hành trình để đời, có thể sẽ ghi tên họ vào những cuốn sách địa lý. Khoang thép bằng cỡ chiếc xe con, với đủ thứ máy móc thiết bị nên chỉ còn một khoảng trống nhỏ vừa đủ cho hai người ngồi. Nhưng cả hai đều biết đây không phải là một chuyến dạo chơi. Chiếc cần cẩu trên tàu từ từ thả khoang thép xuống dòng nước sâu thẳm của Thái Bình dương. Hai người đàn ông bắt tay, chúc nhau may mắn. Hành trình tới một nơi xa lạ của họ đã bắt đầu... 8 Hai người đó là những nhà khoa học, tiến sĩ Jacques Piccard và Trung úy Don Walsh thuộc Hải quân Mỹ. Con tàu kỳ quặc của họ có tên là Trieste. Về kỹ thuật, nó là chiếc tàu lặn thăm dò biển sâu, giống như một chiếc tàu ngầm mini. Nhiệm vụ của họ là lặn xuống đáy vực sâu Challenger, thuộc rãnh Marrianas, một vực sâu dưới lòng biển, và là nơi sâu nhất con người biết đến. Chưa một ai từng thử làm chuyện này. Và cũng không một ai biết liệu họ có làm được không. Piccard và Walsh lo âu ngồi yên trong sự im lặng rợn người khi tàu Trieste chui vào dòng nước tối tăm lạnh giá. Họ đang chờ tín hiệu từ máy dò âm thanh báo hiệu tàu gần đến đáy. Cả hai biết rất rõ họ phải đối mặt những nguy hiểm trong chuyến thám hiểm này. Nhưng những gì đang chờ đợi họ bên dưới làm sao lường trước được. Liệu tàu Trieste có đủ vững vàng đến phút cuối cuộc hành trình. Và chưa hết. Chỉ có lớp vỏ thép dày che chở họ khỏi sức ép của khối nước khổng lồ bên ngoài (Hãy thử tưởng tượng sức nặng của cả một chiếc xe tải đang đè lên ngón tay của bạn). Xuống đến độ sâu khoảng 9.000m, họ kéo phanh hãm, giảm tốc độ của tàu, đề phòng tai nạn lúc tiếp đất. Thình lình, có tiếng va chạm rợn người RAAẮCC! “Cái quái gì thế?” Piccard nhìn xung quanh lo lắng. 9 Trong chốc lát, tim họ như muốn nhảy khỏi lồng ngực... nhưng hóa ra chỉ là báo động nhầm. Một trong những cửa kính ngoài của Trieste bị vỡ dưới sức ép khủng khiếp của nước. Tuy vậy, con tàu vẫn ngon lành vững chãi. Cả hai thở phào. Và rồi giây phút họ vừa mong vừa sợ đã đến. Đồng hồ chỉ 1h06’ chiều, sau 4 giờ 48 phút căng thẳng, tàu Trieste chạm nhẹ và trượt dài lên bề mặt đầy bùn dưới đáy vực sâu Challenger, rồi từ từ dừng lại. Tim đập thình thịch, Piccard và Walsh bật đèn pha háo hức nhìn vào một thế giới chưa một ai được thấy - nơi sâu nhất, tăm tối nhất đại dương. Trong làn nước đen kịt kì quái, có cái gì đó đang chuyển động! Thật vô lý - không một sinh vật nào có thể sống dưới độ sâu này được! Lượng Ôxy ở đây quá thấp để tồn tại. Có chắc không? Khoa học đã nhiều lần tẽn tò rồi. Cái đang chuyển động đó trông như một con cá bơn, dẹt lét và trắng bệch như ma. Chắc chắn đó là một sinh vật sống. Ngay sau đó, một sinh vật nhỏ, trông hơi giống tôm có màu hồng nhạt bơi vụt qua. Răng đánh lập cập vì lạnh, Piccard và Walsh bỏ ra 20 phút để nhai kẹo sô-cô-la lấy sức. Rồi, bỏ bớt hai cục ballat dằn tàu (giúp tàu nặng, dễ xuống sâu hơn), họ chậm rãi nổi dần lên, và lên đến mặt biển sau 3 tiếng 17 phút, lúc 4h56’ chiều. 10 Cuộc hành trình 22km lấy mất của họ 8 tiếng rưỡi. Họ đã xuống đến độ sâu gần 11km, sâu hơn bất kỳ ai khác từ trước đến nay. Kỷ lục đáng kinh ngạc của Piccard và Walsh cho đến giờ vẫn chưa bị phá. Và đây cũng là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong việc khám phá đại dương từ trước tới nay. 11 Việc thám hiểm đại dương khó thương bằng tàu ngầm có thể nằm ngoài khả năng của bạn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác an toàn hơn. Nhưng đợi đã, đừng vội vàng nhảy vào ngay. Có rất nhiều điều bạn phải biết trước khi bắt đầu. Ví dụ như là: • Các đại dương nằm ở đâu? • Chúng là cái gì? • Tại sao đại dương lại xuất hiện đầu tiên? (OK, chỉ ba câu hỏi, nhưng ai quan tâm?) Hãy nhìn sang bản đồ bên cạnh. Như bạn thấy, đại dương thật là TO LỚN. Nó cũng ướt chèm nhẹp và mặn chát chúa. Trong đó toàn những loài động thực vật khác thường. Thực sự là đại dương bao la đến nỗi, vẫn còn hàng trăm kilômét đáy biển sình lầy mà con người chưa từng biết đến. Thực tế cho đến gần đây nhiều nhà địa lý vẫn cho rằng đáy biển phẳng lì và toàn cát. (Tất nhiên, chưa một ai trong số họ được đến đó, và không một ai trong số họ thực sự biết. Và họ phải nói điều gì đó). Ngày nay, chúng ta biết dưới đó có núi cao, vực sâu, những núi lửa còn hoạt động, và động đất hay sụt lở đất diễn ra như cơm bữa. Bạn tin nổi không? Tất cả ở dưới nước. Ghê quá đi mất! Những điều hấp dẫn về đại dương khó thương 1 Đại dương chiếm đến hai phần ba bề mặt Trái đất. Như tôi đã nói, đại dương rất lớn mà lị! Và quá nửa lượng nước đó nằm trong một đại dương - Thái Bình dương. Xếp sau nó là Đại Tây dương, Ấn Độ dương rồi mới đến Nam dương và Bắc Băng dương. Quanh năm suốt tháng, Bắc Băng dương lạnh tê tái, bị phủ một lớp băng dày cui và Bắc Cực nằm ngay chính giữa. Nam dương cũng lạnh chả kém, nhưng đó không phải là vấn đề chính của nó. Một số nhà địa lý lắm chuyện cho rằng nó không tồn tại! Họ khẳng định 12 ĐỈNH EVEREST BẮC CỰC AUSTRALIA SỐNG ĐẠI TÂY DƯƠNG BẮC BĂNG DƯƠNG CHÂU Á PHI CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG KIM TỰ THÁP ẤN ĐỘ DƯƠNG NAM DƯƠNG ĐẠI TÂY DƯƠNG RỪNG RẬM AMAZON BẮC MỸ DÃY THÁI BÌNH DƯƠNG NAM MỸ ANDES 13 nó là một phần của Đại Tây dương, Ấn Độ dương và Thái Bình dương chứ không phải một đại dương đích thực. Chỉ nhiễu sự! ĐÂU, TÔI CÓ THẤY GÌ ĐÂU! ĐẠI DƯƠNG PHÍA NAM 2 Thầy giáo địa lý có thể nói rằng biển màu xanh. Chớ có tin dù chỉ một chữ. Biển chỉ có màu xanh vào những ngày nắng đẹp, khi mặt nước phản chiếu màu trời. Thời gian còn lại, biển hơi có màu xanh lục hoặc xám. Biển có màu xanh lục là dấu hiệu tốt, bởi vì: BIỂN CHỨA ĐẦY CÁC THỰC VẬT BÉ XÍU BỔ DƯỠNG GỌI LÀ TẢO. NÓ CHÍNH LÀ THỨC ĂN CỦA NHỮNG SINH VẬT BIỂN NHỎ, RỒI ĐÁM NÀY BỊ NHỮNG CON TO HƠN XƠI VÀ NHỮNG CON TO HƠN NỮA LẠI CHÉN CÁC CON TO HƠN NÀY – CẬU HIỂU KHÔNG. Xin nói thêm, có nhiều biển thậm chí không mang màu xanh lục, xám hay xanh dương. Bạch Hải trắng xóa vì băng tuyết. Và, thi thoảng Biển Đỏ (Hồng Hải) tràn ngập loài thực vật nhỏ màu đỏ (một kiểu tảo khác) khiến nó chuyển sang màu đỏ nhạt. 14 3 Đại dương đã được khoảng 4 tỷ năm tuổi (già hơn cả bà cố của bà cố của bà cố của bạn). Ngay trước khi nó xuất hiện, Trái đất ra đời từ một đám mây khí và bụi lớn. Khi Trái đất nguội đi và rắn lại, hơi nước (chính là nước dưới dạng khí) từ những vụ phun trào núi lửa trên mặt đất bay lên không trung. Ở trên cao, hơi nước nguội dần, kết lại thành những đám mây. Và mưa xối xả xuống mặt đất, tạo thành những đại dương đầu tiên. ĐẠI DƯƠNG HÌNH THÀNH 4 Những đại dương đầu tiên không phải là nơi thích hợp cho du lịch. Quên những bãi cát vàng trải nắng ấm áp đi. Nước biển khi đó nóng bỏng da và hơi chua chua. Ngày nay, nó mặn bởi vì, ừm, có muối ở trong mà. Chính là muối bạn vẫn dùng khi nấu ăn ấy. Một phần muối đến từ các vụ phun trào núi lửa dưới biển. Một phần đến từ những cơn mưa. Phần lớn đến từ đất đá trên đất liền, bị sông ngòi cuốn ra biển. Thực sự có rất nhiều muối, đủ để phủ kín bề mặt Trái đất một lớp dày tới 150m. CAO ỐC EMPIRE STATE THÁP EIFFEL CỘT GHI CÔNG NELSON? 150M TOÀN MUỐI 15 5 Để biết nước biển mặn nhạt thế nào, người ta phải đo độ mặn. Về nguyên tắc, nó được tính bằng lượng muối có trong 1000 phần nước, hay p.s.u (Đơn vị muối thực tế - practical salinity units). Càng nhiều muối trong nước biển, bạn càng dễ nổi. SÔNG HAY HỒ BIỂN BÌNH THƯỜNG BIỂN ĐỎ Hãy thử làm thí nghiệm nhỏ này Tự làm ra Biển Đỏ Bạn cần: • Một ít muối • Một ít nước • Một cái xô ĐỘ MẶN: 0 P.S.U. ĐỘ MẶN: 35 P.S.U. ĐỘ MẶN: 42 P.S.U. • Một vài giọt phẩm màu đỏ (không bắt buộc) 16 Cách làm: 1. Cho 4 thìa muối vào 1 lít nước. 2. Khuấy đều cho đến khi muối tan hết. 3. Cho vài giọt phẩm màu đỏ vào (Biển Đỏ mà!) 4. Thử hớp một ngụm (ngụm bé thôi nhé). Đấy, Biển Đỏ mặn như thế đấy! 6.Có những chuyện hết sức thú vị đã xảy ra trong lịch sử đại dương. Khoảng 6,5 triệu năm trước, Địa Trung hải bị cắt lìa hoàn toàn khỏi Đại Tây dương. Một nghìn năm sau, nước biển cạn khô dưới sức nóng của Mặt trời, để lại một lớp muối dày 1km. Cuối cùng thì mực nước Đại Tây dương lại dâng lên và một thác nước khổng lồ tràn qua eo Gibraltar (eo biển nối Đại Tây dương và Địa Trung hải) đổ vào Địa Trung hải. Dù vậy vẫn phải gần 100 năm sau Địa Trung hải mới trở lại như xưa. 7. Lấy mặt biển làm chuẩn (để đo độ cao) cũng có chút hơi phi lý. Như mọi thứ khác, nó cũng có lúc lên cao, có lúc xuống thấp. Trong suốt Kỷ Băng Hà cuối cùng - 18.000 năm trước - một lượng lớn nước bị đóng băng, khiến cho mặt biển thấp hơn bình thường 100m. Đủ để có thể đi bộ từ Anh sang Pháp - tất nhiên nếu bạn có thể bỏ ra vài chục ngày. Sau đó mực nước biển dâng dần lên 10cm mỗi 100 năm. Các nhà địa lý biết được nước biển dâng lên trong suốt 5.000 năm qua nhờ vào những bộ xương và răng của các loài động vật có vú sống trên cạn như voi ma-mút, ngựa tìm được ở dưới đáy biển. Chúng bị chìm khi nước biển dâng lên. 17 HIỆN TƯỢNG NÀY ĐƯỢC GỌI LÀ “SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN”. RIÊNG VỚI TỚ THÌ VẪN THẾ! PHÁP Thử thầy chút chơi Thầy giáo địa lý của bạn biết rõ về biển đến mức độ nào? Hãy thử vò đầu bứt tai như đang suy nghĩ và hỏi: THƯA THẦY, BIỂN NẶNG BAO NHIÊU VẬY THẦY? lên đầu bạn đấy. Oái! lực nước. Tại nơi sâu nhất, áp lực nước ngang với 20 con voi đè càng xuống sâu, bạn càng cảm thấy nặng không? Đó gọi là áp Hay 1.200.000.000.000.000.000 tấn. Còn nữa, bạn có biết rằng tấn! TỶ TỶ Toàn bộ lượng nước biển hiện có nặng 1,2 Trả lời: Thật khó tin Ngày xửa ngày xưa, con người tin rằng Trái đất dẹt như cái đĩa. Họ nghĩ rằng nếu bạn cứ đi thẳng một lèo, bạn sẽ bị rơi xuống địa ngục! Và còn khó tin hơn, cho đến giờ vẫn có người nghĩ như vậy. 18 Vài cái biển chát chúa Bạn có biết rằng có những phần thuộc đại dương không được gọi là đại dương không? Chúng được gọi là biển. Thậm chí, nhiều biển còn không đáng gọi là biển mà chỉ là hồ nước mặn. Về nguyên tắc, một biển được coi là biển xịn phải nằm trong đại dương nào đó. Ví dụ như Biển Nam Trung Hoa thuộc Thái Bình dương và Biển Bắc thuộc Đại Tây dương. Vẫn hơi khó hình dung phải không? Thử nhìn bản đồ dưới đây xem: BIỂN BEAUFORT BẮC CỰC BIỂN BẮC ĐỊA TRUNG HẢI BIỂN ĐEN BIỂN LEPTEV BIỂN CASPIAN BIỂN CARIBÊ BIỂN ĐỎ BIỂN ẢRẬP ĐẠI TÂY DƯƠNG NAM DƯƠNG BIỂN NAM TRUNG HOA BIỂN SAN HÔ 19 Biển Đen Người Hy-Lạp cổ đại gọi nó bằng một cái tên rất êm tai, dù rằng nó lởm chởm đá và giông bão suốt ngày. Theo họ, sẽ không may mắn khi đặt một cái tên xấu xí dù cho nó có kinh khủng thế nào đi nữa. Sau này, người Thổ Nhĩ Kỳ đổi lại tên, bởi biển này làm họ sợ phát khiếp! Biển Chết Nó mang cái tên gọi chết chóc này vì nước biển tại đây mặn đắng mặn cay, đến độ không sinh vật nào có thể sống được. Nó mặn gấp năm lần biển bình thường. Nhưng Biển Chết không phải là biển xịn. Nó chỉ là một hồ nước mặn nội địa. Địa Trung hải Người La mã gọi nó là “biển nằm ở trung tâm Trái đất”. Thì đấy là họ nghĩ thế. Bảy Biển Với dân đi biển thời xưa, bảy đã là “nhiều” lắm rồi. Và họ cũng chỉ biết có 7 biển cả thảy – với họ thế giới chỉ có nhiêu đó mà thôi. Đó là Biển Đỏ, Địa Trung hải, Vịnh Ba Tư, Biển Đen, Biển Trung Hoa, Biển Caspian và Ấn Độ dương. Thực ra thì phải có đến 70 biển chứ chả phải bảy. Nhưng họ cóc thèm quan tâm. Biển Aegean Biển này được đặt tên theo một vị vua của Athen (Hy Lạp cổ đại), vua Aegeus – người theo truyền thuyết đã chết một cách hết sức bi thảm. Chuyện là thế này. Vua Aegeus có một người con tên là Theseus, một chàng trai hết sức khôi ngô và dũng cảm. Ngay từ khi mới mười tuổi, cậu đã giết được nhiều tên khổng lồ và quái vật. Trong số đó có cả tên khổng lồ độc ác Xinix, kẻ thường cột những nạn nhân xấu số vào hai cây thông bị hắn uốn cong, rồi bất thình lình thả cây thông ra... Oái! Và bây giờ Theseus đang sẵn sàng cho thử thách lớn nhất cuộc đời mình - kết liễu quái vật Minotaur nửa người nửa bò tót sống trên đảo Crete bên cạnh. Không một ai dám đến gần nó. Nhưng sự dũng cảm này không làm cha của Theseus an lòng. “Sao con không ở nhà và lấy vợ đi?” Ông nói. “Như mọi đứa con trai ngoan ngoãn khác.” “Thôi mà bố,” Theseus trả lời. (Anh chàng cũng rất bướng bỉnh) 20 “Thôi được,” vua Aegeus thở dài. “Tùy con. Nhưng cha chỉ xin con một điều, nếu giết được quái vật, con hãy nhớ đổi cánh buồm màu đen thành màu trắng khi trở về. Để cha biết con vẫn bình an.” “Bố cứ yên tâm,” Theseus nói cho xong chuyện. “Hẹn gặp lại bố nhé.” Để đỡ phải kể dài dòng, tôi xin tóm tắt câu chuyện thế này. Theseus đến Crete, và không hổ danh về lòng dũng cảm và vẻ điển trai, chàng ta hạ thủ quái vật Minotaur một cách gọn ghẽ và cưới luôn Ariadne, con gái cưng của vua Crete. Cô ấy hẳn đã mơ tưởng tới anh ta từ lâu. Cô cùng Theseus trở về nhà gặp cha mẹ chàng. Trên đường đi, đôi tình nhân dừng chân tại đảo Naxos nghỉ qua đêm. Nhưng đợi khi Ariadne ngủ say, Theseus liền lên thuyền chuồn, bỏ lại nàng một mình – chẳng nói chẳng rằng. Tỉnh dậy và thấy mình bị ruồng bỏ, Ariandne ĐÙNG ĐÙNG NỔI ĐIÊN. ... TRẢ LẠI NGƯƠI CHIẾC NHẪN CHẾT TIỆT NÀY! Rất may, cô quen vài người bạn quyền cao chức trọng, trong đó có thần Dionysus (người hết sức ái mộ Ariadne). Thần liền ra tay, giở phép thuật làm Theseus quên béng lời hứa với cha. Chắc bạn còn nhớ lời hứa đổi màu cánh buồm? Và cứ thế, Theseus lướt sóng về nhà, lòng phơi phới với lá buồm mang màu đen tang tóc. Thật là một sự đãng trí chết người! Tưởng rằng con mình đã chết, vị vua già đáng 21 thương đau đớn phát điên, nhảy từ trên vách đá xuống biển tự vẫn. Athens mất một vị vua nhưng lại được cái tên cho vùng biển của họ. Đáy biển sâu thực sự như thế nào? Liệu nó có hoàn toàn tối mù, chán ngắt và phẳng lì? Hay núi, núi lửa, vực sâu là có thật? Đáy biển có như những lời đồn thổi xưa nay? Tin nhanh Địa Cầu quyết định sẽ đi đến cùng sự việc này. Chúng tôi đã cử phóng viên nhanh nhẹn nhất, C. Shanty, thực hiện phóng sự đặc biệt, một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Núi dưới nước còn hơn cả Everest!!! Đây là tin chính thức! Everest chưa phải đỉnh núi cao nhất thế giới. Với độ cao 8.848m, Everest còn kém Mauna Kea hơn một kilômét (khoảng 1.000m). MAUNA KEA EVEREST 22 Ngọn núi lửa khổng lồ ở Thái Bình dương này đạt độ cao 10.203m so với đáy biển. Đó là kỉ lục thế giới. Đỉnh núi nhô lên khỏi mặt nước và tạo thành hòn đảo Sống núi trải rộng - Đại Tây dương đang rạn nứt? Quay lại với công việc, tôi đi đến vùng giữa Đại Tây dương. Ở dưới đáy đại dương này tôi nghe nói có dãy núi dài nhất thế giới. Ngay chính giữa, từ PHẦN DƯỚI NƯỚC Hawaii thiên đường. Chắc các bạn cũng biết, khi đi ngang qua đó, tôi đã dành chút thời gian thăm thú... Iceland kéo dài đến Nam cực là sống núi Đại Tây dương. Nó kéo dài gần 11.000km, với những đỉnh núi cao gần 4km. Phần lớn dãy núi ở độ sâu hai kilômet dưới mặt nước.. PHẦN TRÊN CẠN SỐNG NÚI ĐẠI TÂY DƯƠNG DÀI TRÊN 11.000KM VÀ CAO 4KM 23 Nói thật, dãy núi không phải một dãy núi thường đâu. Dọc dãy núi, đâu đâu cũng gặp những khối đá nóng chảy đỏ rực đùn ra từ các vết nứt dưới đáy biển. Ngay khi tiếp xúc với nước, chúng nguội đi và cứng lại, tạo thành những ngọn núi và núi lửa mới. ĐÁ NÓNG CHẢY Và sống núi cổ xưa này cũng tạo nên đáy biển mới. Theo những tính toán gần đây, Đại Tây dương mỗi năm rộng ra khoảng 4cm! Các nhà địa lý học gọi đó là “sự bành trướng đáy biển”. Bởi vì, ừm, thì nó là đáy biển mà, và hừm, lại rộng ra nữa... nhưng tôi không có nhiều thời gian để ở lại quan sát. Xuống nơi sâu nhất - rãnh Marianas Điểm đến tiếp theo là vùng tây bắc Thái Bình dương, Rãnh Marianas. Đây là nơi sâu nhất, tối tăm nhất trên Trái đất. Và theo tôi, còn là nơi đáng sợ nhất nữa. Tuy nhiên, nó không phải là cái rãnh duy nhất dưới biển. Rãnh là một khe nứt to khủng khiếp dưới đáy biển, xảy ra khi một mảng đáy biển bị đẩy xuống dưới một mảng khác và tan chảy trong lòng Trái đất. Quá trình này được gọi là sự giảm ngầm (subduction) cho êm tai, thay vì gọi là xô đẩy bên dưới. Và đúng là như vậy. Các rãnh dưới biển tương đương với phần đáy biển mở rộng, khiến Trái đất không phình to ra. Nếu thế thì loạn hết cả lên và tớ sẽ không thể quay về được nữa. Chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ hãi... 24 Rãnh Marianas sâu tới 11.034m! Nếu cậu làm rơi cái chân nhái, phải mất MỘT GIỜ ĐỒNG HỒ nó mới chạm đáy! May mà cái của tớ không bị tuột. Tối mật – nghĩa địa dưới đáy biển Kéo dài già nửa đáy biển và rộng hàng kilômét. Nghĩa địa dưới biển phẳng lì, không ở đâu trên đất liền được như vậy. Chúng thực sự là những bình địa sâu thăm thẳm. Một sự bằng phẳng đến rợn người! Khu vực khủng khiếp này còn bị bao phủ bởi một lớp bùn kinh tởm, hình thành từ xác của hàng triệu, hàng tỉ sinh vật biển lắng xuống đáy. Hàng tỉ tỉ XÁC CHẾT. Tôi phải chuồn thôi! Bờ biển nơi nào dài nhất? Quay trở về đất liền (phù!), cũng có một vài kỷ lục riêng cho bờ biển. Bạn có biết rằng, nếu kéo thẳng toàn bộ bờ biển trên thế giới ra, thì chúng sẽ quấn quanh Trái đất đủ 13 vòng? Xin chúc mừng, Canada! Không chỉ là một trong những nước lớn nhất thế giới, mà với 90.000km 25 dọc bờ biển bạn cũng là đất nước có bờ biển dài nhất. Xếp ở vị trí thứ hai là Indonesia, với vẻn vẹn 47.000km. CANADA: NGOẰN NGÀ NGOẰN NGOÈO Và cuối cùng, bạn cần phải bay về phía Nam, tới bờ biển phía Bắc đảo Hawaii để chiêm ngưỡng vách đá cao nhất thế giới. Nhảy từ đó xuống, bạn sẽ phải rơi cả kilômét trước khi chạm mặt nước. Còn lâu tôi mới bén mảng tới gần vách đá đó. Chính vì thế nên tôi hoàn thành báo cáo này Câu chuyện tới tới lui lui trên một cái ghế êm ái trong khách sạn Vọng Hải. Phẻ re! CHÚC MỪNG! Đã bao giờ bạn tưởng tượng mình sống ngay cạnh biển không? Nghe cũng tuyệt đấy nhỉ, nhưng thật ra thì nó có thể trở thành nỗi khủng khiếp với sóng gió bão bùng liên tục dội vào và đập tan tành 26 bờ biển của bạn. Đó gọi là xói mòn, và nó không xỉa xói gì bạn. Khi những con sóng đập vào bờ biển, chúng được gọi là “sóng xô bờ” (breaking). Mọi chuyện như sau: Cưỡi trên đầu sóng ngọn gió Bạn cần: Một đoạn bờ biển Một ván lướt sóng Một nạn nhân tình nguyện (thật ra, tình nguyện hay không cũng thế thôi) Việc phải làm: Tiện thể chúng tôi đã nhờ được Dirk thợ lặn chỉ cho bạn: 1 Con sóng bắt đầu rất nhẹ nhàng và từ tốn. Thế là tốt rồi. CHẬM NHƯ RÙA 2 Khi vào gần tới bờ, nó chậm dần lại do ma sát(*) với đáy biển(**) TỐT HƠN RỒI ĐẤY * ma sát là lực cản sinh ra khi hai vật trượt qua nhau. Thử trượt tay bạn lên mặt bàn xem. Lực ma sát sẽ làm chúng nặng hơn và di chuyển khó hơn. ** Các nhà hải dương học gọi đó là “chạm đáy”. Cứ biết thế. Hề hề. 27 3 Con sóng cao dần lên... KHÔNG BIẾT BAO GIỜ MÌNH MỚI CAO ĐƯỢC THẾ NÀY? 4 ... rồi đổ ập xuống và đập vào bờ biển. Aaahhhh!28 Tạo sóng Đại dương khó thương liên tục chuyển động bởi sóng nước và dòng chảy. Nhưng mà chúng là cái quỷ gì vậy? Sóng hình thành khi gió thổi qua mặt biển. Gió càng mạnh, sóng càng to. Và có vài con sóng to dễ sợ luôn. Năm 1933, thủy thủ đoàn xấu số trên chiến hạm USS Ramapo chưa bao giờ đứng tim như thế khi một con sóng, ước chừng cao khoảng 34m (cao hơn tòa nhà 10 tầng), chồm lên một cách đe dọa ngay trước mũi con tàu. May mà họ còn sống để kể lại câu chuyện. HỌ HOẢNG HỒN THÌ CŨNG PHẢI. SÓNG BIỂN MẠNH KINH KHỦNG. NĂM 1968 MỘT CON SÓNG KHỔNG LỒ ĐÃ ĐÁNH VÀO CHIẾC TÀU CHỞ DẦU GẦN BỜ BIỂN CỦA CHÂU PHI, BẺ GÃY CON TÀU LÀM ĐÔI! Nếu bạn muốn ra khơi khi thời tiết đang xấu, thì nên đi bằng tàu ngầm. Sóng chỉ gầm gào trên mặt nước thôi, còn dưới sâu nó hiền như em bé. Thử tự mình tạo ra sóng xem sao. Tất nhiên nó không lớn bằng sóng thật, thì có sao. Đổ nước vào đầy chậu rồi thổi qua mặt nước. 29 Nhớ nhé, bạn thổi càng mạnh, thì sóng càng lớn. Cứ làm tiếp đi, thổi mạnh vào! Nếu mẹ mắng vì bạn làm nhà cửa ướt nhẹp, hãy nói rằng: NHƯNG CON CHỈ LÀM SÓNG SÁNH TÍ TẸO ẤY MÀ! TỚ VỚI CẬU GẶP “SÓNG GIÓ” RỒI Sóng cồn cồn cào Sóng cồn: a. không hẳn là sóng (bởi chúng không do gió tạo ra) và b. chẳng liên quan gì tới các cồn cát cả Chúng hình thành từ những trận động đất hoặc núi lửa phun dưới đáy biển. Động đất và núi lửa phun truyền sóng chấn động qua nước làm nước dềnh lên và gợn sóng. Ban đầu, những gợn sóng lăn tăn không dễ nhận ra. Thực tế chúng có thể vượt qua tàu thuyền mà không làm ai chú ý. Nhưng rồi chúng chuyển động ngày càng nhanh hơn, nhanh như máy bay, cho đến khi vào gần bờ. Giờ mới có chuyện đây. Chúng chồm lên, cao trên 30m, và đổ ập xuống nghe đánh ẦM! 30 SÓNG CHẤN ĐỘNG CỨU VỚI! NÚI LỬA SÓNG CỒN DIRK LƯỚT SÓNG Có một loại sóng cồn khủng khiếp đến độ có thể nhấn chìm cả một hòn đảo. Các nhà địa lý gọi nó là sóng thần (tsunamis) - tiếng Nhật tsu là cảng còn nami là sóng. Con sóng thần lớn nhất từ trước tới nay cao tới 85m. Năm 1946, trận sóng thần ở Hawaii tóm lấy một ngôi nhà, kéo nó đi hàng trăm mét trên đường phố rồi lại trả về chỗ cũ. Êm ru tới độ bữa sáng trên bàn không hề suy suyển! Ơ! HÌNH NHƯ CHÚNG TA KHÔNG CÒN LÀ SỐ NHÀ 42 NỮA RỒI! 31 Dòng chảy miên man Quay cuồng ngay bên dưới mặt biển là những dòng nước khổng lồ gọi là hải lưu. Chúng tung tăng khắp nơi cùng với gió. Nhưng thế quái nào mà chúng làm được như vậy? Một vài dòng hải lưu khá ấm (lên tới 300C); số khác lại lạnh buốt (tới -20C). Các dòng hải lưu lấy nguồn nước ấm ở gần xích đạo, còn nguồn nước lạnh thì từ các cực, và chuyển đi khắp thế giới. Việc này làm cho nhiệt độ trên đất liền được điều hòa. Không có những dòng chảy quan trọng này, vùng xích đạo sẽ nóng hơn, còn các cực sẽ lạnh hơn. Và cuộc sống vì vậy không được thoải mái cho lắm. Có những dòng hải lưu lớn kinh khủng. Như dòng hải lưu lạnh Dòng Gió Tây (West Wind Drift) chẳng hạn. Nó chảy quanh Nam cực, mang theo lượng nước gấp 2.000 lần sông Amazon hùng vĩ ở Braxil, con sông lớn nhất thế giới! GREENLAND NƯỚC LẠNH ALASKA NƯỚC MÁT NƯỚC LẠNH VỪA NƯỚC ẤM Thủy triều quỷ quái NƯỚC RẤT LẠNH NƯỚC MÁT Không chỉ những con sóng hay hải lưu khiến đại dương chuyển động không ngừng. Ngày hai lần, biển dâng cao và ngập tràn bờ. Và cũng hai lần một ngày, nước rút ngược ra. Đó chính là thủy triều. 32 Thủy triều lên thì nước dâng lên (nước lớn). Thủy triều xuống thì nước rút về (nước ròng). Nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt trăng kéo phần đại dương ở gần nó nhất lên thành một bướu nước khổng lồ. Nhưng chưa hết. Cũng trong lúc đó, Trái đất quay quanh trục (đường thẳng tưởng tượng chạy xuyên qua chính giữa). Và khi đó, nó kéo đại dương ở phía đối diện tạo thành một bướu nước khác. Rối rắm quá hả? Không sao. Hãy xem Biểu đồ biển số 1 của Dirk. Biểu đồ biển số 1 của Dirk LỰC HÚT CỦA MẶT TRĂNG KÉO NƯỚC ĐẠI DƯƠNG VÒNG EO CỦA DIRK TRỤC QUAY MẶT TRĂNG (KHÔNG PHẢI LÀM TỪ PHO MÁT) TRÁI ĐẤT QUAY MẶT TRĂNG KÉO QUỸ ĐẠO CỦA CÁC BƯỚU NƯỚC MẶT TRĂNG Để thêm phần rắm rối, một tháng đôi lần Mặt trời cũng dính phần. Khi Mặt trời và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng, chúng làm cho con nước lớn lên cực cao và ròng cực thấp. Và đó là triều cao (dân gian gọi là triều sóc vọng). Hãy xem biểu đồ số 2. 33 Biểu đồ số 2 của Dirk TRIỀU SÓC VỌNG TRÁI ĐẤT QUỸ ĐẠO MẶT TRĂNG MẶT TRĂNG NÓNG ƠI LÀ NÓNG MẶT TRỜI MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG BƯỚU NƯỚC CÙNG KÉO LỚN HƠN Khi lực kéo của Mặt trời và Mặt trăng vuông góc với nhau, thì con nước lớn lên không cao và con nước ròng xuống không thấp. Bạn hiểu không? Nó được gọi là tuần triều thấp (triều trực thế). Hãy xem biểu đồ số 3. Biểu đồ số 3 của Dirk TRIỀU TRỰC THẾ TRÁI BƯỚU NƯỚC BÉ TÍ VẪN CỨ NÓNG NHƯ CŨ QUỸ ĐẠO MẶT TRĂNG MẶT TRĂNG ĐẤT MẶT TRỜI MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG KÉO VUÔNG GÓC 34 Thật khó tin Phải, thật khó mà tin nổi những lý giải về thủy triều của người xưa. Thí dụ người Nhật có những ý kiến rất thú vị. Theo đó, hai hòn ngọc lớn của các thần linh là nguyên nhân gây ra thủy triều. Khi được ném xuống biển, một hòn làm nước ròng còn hòn kia làm cho nước triều dâng lên. Hãy xem biểu đồ số 4 của Dirk. Biểu đồ số 4 về biển của Dirk THỦY TRIỀU XUỐNG (CON NƯỚC RÒNG) THỦY TRIỀU LÊN (CON NƯỚC LỚN) Tam giác Bermuda hay ba phần cho mọi câu chuyện Nơi đặc biệt nguy hiểm trên đại dương chính là Tam giác Bermuda đáng sợ (còn được gọi là Tam giác Quỷ). Vùng tam giác rộng lớn trên Đại Tây dương này, nằm giữa Puerto-Rico, Miami và Bermuda. Và nó đã khiến các nhà địa lý điên đầu trong suốt mấy chục năm trời. Tại sao ư? Ồ, trong vòng 40 năm trở lại đây Tam giác Quỷ đã nuốt trọn khoảng 100 tàu bè cùng hàng trăm thủy thủ xấu số. Không để lại tăm tích. Chẳng hạn như vào năm 1918, con tàu hơi nước to đùng mang tên Cyclops đã biến mất tăm mất tích khi đi qua đây, cùng toàn bộ 309 người trên tàu. Nhưng rắc rối đã bắt đầu từ trước đấy rất lâu 35 rồi. Năm 1881, ba thủy thủ của một con tàu chở gỗ đã biến mất trong vòng một tuần, trước khi tất cả những người khác cũng “bốc hơi” theo. Trong phần lớn các trường hợp, tàu bè mất tích khi trời yên biển lặng, chẳng vì một nguyên nhân cụ thể nào. Và chúng cũng biến mất một cách đột ngột, đến nỗi không kịp gửi tín hiệu cấp cứu. Mà nào chỉ có tàu thuyền đâu. Ngày 5-12-1944, vào thời điểm Thế chiến 2 đang vô cùng khốc liệt. Năm chiếc máy bay ném bom của Hải quân Mỹ, trên mỗi chiếc là phi hành đoàn ba người xuất kích từ Florida. Khi bay qua Tam giác Quỷ, lần lượt từng chiếc, từng chiếc một đã biến mất vào thinh không... Ngày hôm đó trời quang mây tạnh. Mọi máy móc trên máy bay hoạt động tốt. Một chiếc máy bay cứu hộ được phái đi tìm họ. Vài phút sau, nó cũng biến luôn! BÁO CÁO, CHÚNG TÔI ĐANG BAY QUA TAM GIÁC BERMUDA... Chuyện quái quỷ gì vậy? Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay cái gì đó cực kỳ ghê rợn? Ai hay cái gì đã gây ra? Sau đây là một vài nguyên nhân có thể: 1 Thời tiết tại khu vực này của Đại Tây dương cực kỳ khó đoán. Bầu trời đang xanh ngăn ngắt thế mà chỉ vài phút sau đã gió mưa vần vũ. Kinh khủng nhất là những trận bão nhiệt đới. Kẻ khủng bố trên không này có thể thổi bay tàu bè hoặc đập nát chúng thành từng mảnh. 36 2 Những con tàu cũng có thể bị vòi rồng nhấn chìm. Vòi rồng là một cái phễu không khí xoáy tít thò lò xuất phát từ những đám mây dông. Khi luồng không khí xoáy này chạm xuống mặt nước, nó sẽ hút nước lên không trung, tạo thành một cột nước mịt mù, có thể cao hơn 1km. Nhưng vòi rồng chỉ duy trì được khoảng 15 phút. Sau đó bạn cần phải BIẾN!, bởi tất cả số nước sẽ ầm ầm đổ xuống. NƯỚC BỊ HÚT LÊN... ...RỒI LẠI ĐỔ XUỐNG 3 Thế còn những vụ nổ dưới nước thì sao? Có thể chính là chúng? Năm 1995, các nhà khoa học đã tìm ra một túi khí metan lớn tích tụ dưới đáy biển. Một người nói: SỰ GIẢI PHÓNG KHÍ NÀY CŨNG GIỐNG NHƯ VIỆC LẮC MẠNH MỘT CHAI CÔCA KHỔNG LỒ. ĐẠI DƯƠNG SẼ NỔ ĐÁNH BỐP. TÀU BÈ MẤT SỨC NỔI VÀ CHÌM LỈM CHỈ TRONG VÀI PHÚT. NƯỚC CHỨA MỘT LƯỢNG LỚN KHÍ GAS SẼ LOÃNG HƠN BÌNH THƯỜNG, VÌ VẬY TÀU THUYỀN SẼ CHÌM CÒN MÁY BAY THÌ RƠI THẲNG XUỐNG NƯỚC. (TB: Đó là còn chưa kể nó hôi rình nữa. Metan có mùi rất hôi) 37 4 Kim loại hình thành dưới đáy biển có tác động như một cục nam châm khổng lồ. Cái gì đó chắc đã làm rối loạn la bàn trên tàu khi đi qua Tam giác Quỷ. Và điều đó là nguyên nhân khiến tàu bè mất phương hướng và lao xuống đáy biển. KIM LA BÀN LUÔN LUÔN CHỈ VỀ CỰC BẮC CỦA TỪ TRƯỜNG, CHỨ KHÔNG PHẢI BẮC CỰC. NHƯNG Ở TRONG TAM GIÁC QUỶ NÀY THÌ NÓ CÓ THỂ CHỈ CẢ HAI. 5 Và tại sao không tìm thấy một mảnh vỡ nào? Ồ, chắc là các dòng hải lưu đã làm gì đó. Dòng hải lưu Gulf Stream có thể đã cuốn những mảnh vỡ đi mất. Các xoáy nước cũng góp phần phát tán các mảnh vụn ra xa. 38 6 Một khi đã chìm xuống đáy, các mảnh vụn lập tức bị chôn vùi dưới bùn cát. Hoặc là bị hút vào trong “lỗ xanh”, hay cái gì đó tương tự! KỲ THỰC LỖ XANH LÀ HANG ĐỘNG NGẦM DƯỚI CÁC HẢI ĐẢO, DÒNG NƯỚC CHẢY QUA ĐÓ CÓ THỂ DỄ DÀNG CUỐN TÀU BÈ NHỎ ĐI MẤT. Ơ... CÓ LẼ TỚ TÌM RA RỒI! Về những thủy thủ mất tích, xác của họ chắc đã bị lũ cá mập xơi tái. Bạn nghĩ sao? Ít nhất thì những giả thiết nghe có vẻ hợp lý. Còn hơn nhiều giả thuyết khác. Một vài người cho rằng các con tàu đi qua Tam giác Quỷ đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc và dùng thủy thủ đoàn làm vật thí nghiệm. Đúng là chuyện trời ơi. 39 Nếu sự hồi hộp khiến bạn cảm thấy đói (một số người hay như thế), thì cũng đừng lo. Bạn không phải đợi quá lâu để xơi cái gì đó. Chương tiếp theo sẽ làm bạn phồng mồm trợn mắt luôn... 40 KHÔNG CHỈ LÀ TÔM CÁ Gần như suốt chiều dài lịch sử, con người đã đánh bắt cá. Ở một số nơi, phương tiện để đánh bắt hầu như không thay đổi, vẫn là lao, cần câu hay lưới – giống như cha ông thưở trước. Tại Papua New Guinea (đảo quốc phía đông bắc Australia), ngư dân sử dụng những tấm mạng của loài nhện khổng lồ để bắt cá (nhưng trước hết họ phải tìm được những con nhện khổng lồ đã). Dù ở đâu trên thế giới này thì đánh bắt cá cũng là nguồn lợi đáng kể. Mỗi năm khoảng 75 triệu tấn cá bị làm thịt (ghê không?). Các con tàu đánh cá ngày nay hiện đại kinh khủng. Chúng sử dụng máy tính và sonar(*) để tìm cá rồi dùng những lưới rà dài hàng cây số bắt gọn cả đàn. Một số tàu cá giống như nhà máy chế biến trên biển, có thể làm sạch, đóng gói và ướp đông cá tại chỗ. May mà bạn không phải là cá trích, loài cá bị chén nhiều nhất, nếu không bạn đã lên thớt rồi. * SONAR LÀ THIẾT BỊ PHÁT RA CÁC ÂM THANH BÍP... BÍP!. KHI ÂM THANH NÀY VA VÀO MỘT VẬT THỂ, NHƯ CÁ TRÍCH CHẲNG HẠN, NÓ SẼ PHẢN HỒI LẠI. MÁY TÍNH TRÊN TÀU THU SÓNG ÂM PHẢN HỒI VÀ ĐƯA RA MÀN HÌNH. VÀ BẠN SẼ BIẾT ĐÀN CÁ Ở ĐÂU. BÍP! BÍP! CÁ! 41 Cá là như thế nào? Tất nhiên, bạn biết cá là gì nhưng liệu bạn có biết hết đặc điểm chung của chúng? Hai dữ kiện nào sau đây không đúng là cá? 1 Cá là động vật máu lạnh (nghĩa là chúng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, như nhiệt độ nước, để điều hòa thân nhiệt.) 2 Cá sống cả ở nước mặn lẫn nước ngọt. 3 Cá hấp thụ ôxy hòa tan trong nước. 4 Cá thở bằng phổi giống con người. 5 Phần lớn các loài cá đều có vảy. 6 Cá dùng vây để bơi và lái. 7 Tất cả các loài cá đều có khung xương cứng. 8 Vài loài cá có thể sống trên cạn. Trả lời: 4 và 7 là sai 4 Cá không có phổi. Thay vào đó chúng thở bằng mang ở hai bên đầu. Khi bơi, cá đóng mang lại, mở miệng ra hút nước. Sau đó nó ngậm miệng lại, mở mang ra và tống nước ra ngoài. Chính khi đó, ôxy trong nước thấm vào máu con cá. MANG CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁ NƯỚC ĐI RA NƯỚC ĐI VÀO MIỆNG CÁ 42 7 Cá mập và cá đuối có bộ khung sụn mềm dẻo thay vì xương cứng chắc. Thử ấn tay lên mũi bạn xem, đừng có ngại! Sụn là như vậy đó. (Nhân tiện xin thưa số 8 là đúng đấy, tin hay không tùy bạn. Loài cá kèo có thể thoái mái lên cạn, chỉ có điều nó luôn phải giữ cho da ẩm ướt để hấp thụ ôxy. Cá kèo sống ở các bãi lầy cửa sông.) Các kỷ lục của cá Đầu tiên. Loài cá đầu tiên xuất hiện khoảng 500 triệu năm trước. Chúng chỉ dài có 4 phân... THẾ NÀY LÀ BỰ LẮM RỒI ĐẤY! ... với những cái răng tí xíu. Hiện có khoảng 25.000 loài cá. Và thêm hàng trăm loài khác được tìm ra mỗi năm. Thực tế, số loài cá biển bằng toàn bộ số loài lưỡng cư, bò sát, chim muông và động vật có vú cộng lại. Quá cỡ! Nhanh nhất. Không gì có thể bắt kịp với tốc độ chóng mặt của loài cá cờ. Ở cự ly ngắn, nó là vô địch. Cá cờ lao đi với vận tốc lên đến 100km/h, vây ép sát thân để giảm sức cản của nước. VÈO! 43 Chậm nhất. Cá ngựa không chỉ là loài cá trông kì quặc nhất trong đại dương (làm thế quái nào mà chúng có cái đầu như đầu ngựa thế nhỉ?), mà chúng còn là kẻ bơi chậm nhất nữa. Dù con cá ngựa có cố hết sức cũng mất trọn ba ngày mới đi được 1km! Kì lạ hơn, cá ngựa bố mới là người sinh con. Nó “thửa” một cái bọc nhỏ trong bụng để đựng trứng do con mẹ phun ra.(Sau đó cá mẹ bơi đi bỏ mặc cá bố tự xoay xở). Hai tuần sau, hàng trăm con cá ngựa con chui ra. Và việc đầu tiên chúng phải làm là học bơi đứng! Cá bay. Để tránh không bị những con cá đói khát chộp được, cá chuồn phóng khỏi mặt nước và bay trong không trung trên cặp vây giống như đôi cánh. Y như một chiếc phi cơ tí hon. Đôi khi kẻ thù của chúng nhất định không bỏ cuộc. Một chú mèo đã nhảy ra khỏi boong tàu giữa Đại Tây dương để cố chộp lấy con cá chuồn. 44 Nhỏ nhất. Loài cá nhỏù nhất trong biển xanh rộng lớn là cá bống lùn Ấn Độ dương. Nó bé đến nỗi một cái muỗng cũng thừa chỗ cho nó bơi lội thoải mái. Già nhất. Con cá “già lão” nhất là con cá chình được cho là 88 tuổi mang tên Putte, chết năm 1948. Nó sinh ra ở biển Sargasso (thuộc Đại Tây dương) năm 1860, nhưng trải qua phần lớn cuộc đời trong một bể cá cảnh ở Thụy Điển. Xác định tuổi tác của một con cá không hề đơn giản. Đầu tiên bạn phải bắt được con cá, làm thịt rồi đếm số vòng tuổi trên vảy và xương của nó. Ghê quá! Tăng trưởng nhiều nhất. Trong cái thế giới khắc nghiệt của đại dương khó thương, làm mồi cho cá là chuyện bình thường. Vì thế mà cá thái dương (sunfish) phải đẻ hàng triệu trứng để việc duy trì nòi giống được đảm bảo. Những con cá thái dương mới nở chỉ bé bằng hạt đậu. Nhưng không lâu sau, khi trưởng thành chúng phát triển gấp hàng ngàn lần - to lớn uỳnh oàng và nặng như cái xe tải. Khủng thật. LẨU CÁ À? GIỜ MỚI VỪA MIẾNG! 45 Nguy hiểm nhất. Nếu bạn thật sự muốn đánh liều cuộc đời, thử một miếng cá nóc, loài cá độc nhất đại dương xem. Mặc dù vậy, cá nóc được coi như một món đặc sản ở Nhật Bản, nơi mà người ta gọi loài nó là fugu. Tim, gan, máu và ruột cá nóc cực kì độc, chỉ cần nếm một chút cũng đủ làm bạn rồi đời. Các đầu bếp được đào tạo đặc biệt để chế biến cá nóc. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ làm sai? Chỉ một lỗi lầm nhỏ thôi và bạn sẽ quy tiên. LÀM CHO KHÉO KẺO HẾT ĐỜI ĐẤY! Đầu tiên, người bạn tê dại đi, rồi bắt đầu rung bần bật. Chữa trị ý hả? Ồ, chả có cách nào thực sự đáng tin cả, tuy rằng nghe nói ngâm mình trong bùn ngập đến cổ cũng có tác dụng! Tham lam nhất. Cá cũng bị say sóng – đúng thế đấy! Nhất là nếu bạn cho chúng vào xô và lắc! (Đừng có thử làm ở nhà nhé!) Hoặc nếu chúng ăn no đến ngất ngư. Nói về ăn thì không loài cá nào qua mặt được cá xanh (bluefish) tham lam. Nó ăn lấy ăn để cho đến khi nôn ra mật xanh mật vàng. Rồi sau đó nó lại chén tiếp! Kinh tởm! Mẻ cá lớn nhất. Năm 1986, một tàu đánh cá của Na Uy đã bắt được 120 triệu con cá chỉ trong một mẻ lưới. Tức là mỗi người Na Uy sẽ được 30 con. Con cá to nhất người ta câu được từ trước tới nay là một con cá mập trắng khổng lồ. Nó nặng hơn 1 tấn. Và biển còn vô khối thứ khác nữa chứ không chỉ có cá... 46 Loài giáp xác khó nhằn là cái giống gì? Nói đúng ra thì loài giáp xác không phải là cá. Chúng là những loài như tôm, cua v.v... Hầu hết có lớp vỏ cứng để bảo vệ cơ thể mềm xèo. Và đa số sống dưới nước, trừ loài mọt ẩm (woodlice) – có lẽ bạn sẽ tìm thấy một con dưới tảng đá ngay trong vườn nhà mình. MỌT ẨM! CHẠY ĐI! Loài giáp xác lớn nhất là cua nhện Nhật Bản. Chúng lớn đến độ có thể nhét gọn con ngựa vào giữa hai càng của nó. Cua nhện còn được gọi là cua cà kheo vì có tám chân dài nghều ngào. Con cua hiện đang giữ kỷ lục có chân dài tới 3,6m, và nặng 18 cân. Loài giáp xác khổng lồ này sống dưới đáy biển. Chúng ăn thịt những loài giáp xác nhỏ, giun và động vật thân mềm. Đừng lo, nó không cắp bạn đâu, trừ phi mấy ngón chân của bạn cứ gí lại gần nó một cách mời mọc. 47 Nhận tiện bàn về chân, bạn nên đề phòng loài cua võ sĩ (boxer crap). Nó mà cho một nhát thì thôi rồi. Đám này khôn đáo để, nó dùng hai càng cắp lấy mấy con hải quỳ. Khi bị tấn công, cua võ sĩ tống thẳng những con hải quỳ này vào mặt đối thủ. Tuyệt! Do hai càng luôn giữ rịt hải quỳ, nên loài cua lập dị này phải dùng chân để ăn. BỤP! Trái ngược với cua nhện khổng lồ là cua đậu tí hin. Cua đậu nương nhờ trong những con trai sò, kiếm tí vụn thức ăn thừa. Tất nhiên, kích thước chẳng nói lên điều gì. Loài ruốc (krill) dù chỉ tí nị, nhưng bù lại chúng đông vô kể. Chúng kéo đàn kéo lũ phủ kín mặt biển, nếu đem cân cũng được cả chục triệu tấn. Thậm chí các vệ tinh ngoài không gian cũng có thể phát hiện ra đàn ruốc. Ruốc là nguồn thức ăn chính của nhiều sinh vật biển, gồm cá, hải cẩu và cá voi xanh khổng lồ. Và ruốc cũng lên đĩa ăn - ở Nga, ruốc được đánh bắt cho mùa chay. Nhưng chế biến nó không dễ xơi đâu. 1 Trước tiên là bắt ruốc đã. Và chuyện này không đơn giản. Đàn ruốc lớn nhất thường xuất hiện ở Nam dương giá lạnh. Bái bai! 48 2 Chế biến thật nhanh. Ruốc rất mau ươn. Phù! 3 Nêm kha khá gia vị vào. Ngoài vị hơi tanh tanh thì ruốc hoàn toàn nhạt nhẽo vô vị. RUỐC NƯỚC SỐT CÀ CHUA 4 Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phải tìm thứ gì khác cho cá voi ăn. Mà phải thật nhiều... Nếu bạn muốn tìm thử món khác ít mất thì giờ hơn, tôm hùm có được không? Tôm hùm ngon đến nỗi giờ đây con người đã trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chúng! Tôm hùm thường có màu nâu vàng 49 lốm đốm chấm. Nhưng chỉ cần bỏ vào nước sôi là chúng sẽ chuyển sang màu hồng tươi bắt mắt, và chỉ trong 6 phút ta đã có đủ món tôm hùm xào nấu. Tàn nhẫn quá? Một đầu bếp cũng nghĩ như vậy. Cho nên ông ta thử vỗ về chúng bằng cách gại gại vào lưng trước khi cho vào nồi, để con tôm không kêu ca phàn nàn. Cứ mỗi độ thu sang, hàng ngàn con tôm hùm châu Mỹ lại chịu khó cuốc bộ hàng trăm cây số vượt Đại Tây dương. Chúng xếp thành một hàng dọc, con trước bám con sau cho an toàn. Cả đàn hối hả đi ngày đi đêm, có khi suốt ba chục ngày, và có thể đi liên tục 50 cây số không dừng chân nghỉ ngơi. Mục đích của hành trình vĩ đại này là tìm kiếm nguồn thức ăn mới. Loài giáp xác ngon lành này biết chính xác thời điểm lên đường – khi cơn bão mùa đông đầu tiên ập tới làm nhiệt độ nước biển giảm mạnh. Vất vả như vậy để làm gì khi mà rốt cuộc cũng lại vào nồi... LIỆU CẬU ẤY CÓ BIẾT CHÚNG TA ĐANG ĐI ĐÂU KHÔNG? Động vật thân mềm là cái chi chi? Động vật thân mềm cũng không phải là cá. Chúng là những sinh vật như trai, sò, hàu, mực ống và bạch tuộc. Giống như loài giáp xác khó nhằn, nhiều động vật thân mềm có vỏ cứng để bảo vệ cơ thể mềm xèo, nhũn nhẽo của chúng. Nhưng không phải tất cả... 50 Chín thông tin nhẽo nhợt về động vật thân mềm 1 Động vật thân mềm lớn nhất là loài mực ống khổng lồ Đại Tây dương, có thể dài 16 thước lận. (Thân dài 6m còn những cái xúc tu khổng lồ dài tới 10m). Thế nên nó cần quái gì vỏ. DÀI GẤP TÁM LẦN THỢ LẶN CON QUÁI VẬT NÀY CÓ THỂ NẶNG TỚI HAI TẤN MỘT CON MẮT CỦA NÓ CŨNG TO GẤP ĐÔI ĐẦU CẬU MỀM NHƯNG KHÔNG DỄ XƠI ĐÂU MỖI GIÁC HÚT CŨNG CỠ CỔ TAY CẬU Đêm xuống, các thủy thủ lại cảm thấy rùng cả mình vì những câu chuyện rùng rợn về con quái vật to đùng sẵn sàng lật chìm tàu bè. Chỉ cần nhắc đến cái tên của nó cũng đủ làm họ sợ rúm cả người. Trong số đó có loài thủy quái đáng sợ kraken trong truyền thuyết Na Uy. Thoạt nhìn, nó có những cái râu (xúc tu) to đùng đầy các giác hút và một cái mỏ khoằm cứng như thép, có thể đục thủng những vỏ tàu chắc chắn nhất. Nghe quen quen ư? Con quái 51 vật này to lớn dềnh dàng và chắc nình nịch, đến nỗi vài thủy thủ thông manh có thể nhầm nó là một hòn đảo và cứ thế tấp vào. Một thày tu thậm chí đã lập bàn thờ trên lưng con quái này để cầu kinh. Ối chà! Nhưng không biết liệu con quái hung dữ này có thật không? Các nhà địa lý cho rằng nó hẳn là một con mực ống khổng lồ bị người ta phóng đại lên. 2 Thực tế, mực ống là loài cực kì nhạy cảm với các dây thần kinh dày hơn chúng ta 100 lần. Chúng không đáng sợ. Hoàn toàn không. Tới nay mới chỉ có một trường hợp tử nạn duy nhất do mực ống gây ra. Đó là một thủy thủ đắm tàu bị con mực ống khổng lồ kéo tuột từ xuồng cứu hộ xuống biển, mất tăm mất tích. 3 Bạch tuộc có họ hàng gần với mực ống. Những con bạch tuộc lớn nhất ẩn náu trong Thái Bình dương. Nếu căng ra thì chúng phải dài tới hơn 9m. Còn dài hơn phòng khách nhà bạn. Bị con bạch tuộc này quấn lấy thì cứ gọi là chết ngắc! Yên tâm đi. Phần lớn những con bạch tuộc đều nhỏ hơn thế rất, rất nhiều. Con bạch tuộc nhỏ nhất chỉ dài có 5 phân - còn không bằng ngón út của bạn. Đúng là ễnh ương và bò. Thật khó tin Bạn không biết chứ bạch tuộc thông minh dễ sợ luôn! Trong một thí nghiệm, một con bạch tuộc đã học được cách xoay nắp lọ để lấy thức ăn ở bên trong! DỄ ỢT! 4 Mực nang cũng là anh em họ hàng của mực ống. Loài thân mềm hòa nhã này có mai ở trong cơ thể, giúp chúng nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Thỉnh thoảng có vài con bị sóng biển đánh giạt lên bờ. 52 Chúng còn có thể thay đổi màu sắc ngay tắp lự bằng cách làm cho những tế bào sắc tố (màu sắc) li ti trên da hiện lên hay biến đi. Khả năng này giúp con mực nang lẩn trốn kẻ thù, hoặc thu hút con mực khác. Nếu không thể lẩn trốn, mực nang sẽ phun thứ nước mực đen đặc vào kẻ thù rồi tìm đường tẩu thoát. Láu cá thật. OẮT CON! 5 Loài hai mảnh vỏ lớn nhất là loài trai xanh khổng lồ sống gần các rạng san hô. Một số vỏ trai to đến độ bạn có thể nhảy vào tắm thoải mái. Đừng nghe mấy lời đồn nhảm rằng bạn có thể bị kẹp chân khi con trai khép vỏ. Chúng đóng lại rất chậm, thừa thời gian cho bạn rút chân ra. 6 Khi thủy triều lên, con ốc bắp cày (plough snail) hút nước vào miệng, rồi dùng ngay cái vảy làm ván lướt để vượt sóng khi đi tìm thức ăn. Khi thủy triều xuống, chúng trở về chốn cũ và vùi mình xuống cát. 7 Để không bị thủy triều cuốn trôi, con sao sao (limpet) bám chặt lấy các tảng đá với sức mạnh bằng 2.000 lần trọng lượng của chúng. Khi thủy triều xuống, sao sao tự bồi dưỡng bằng loại tảo xanh mọc ngay trên tảng đá. Nó bò tới bò lui như chiếc máy cắt cỏ tí hon. 53 8 Trong nhiều thế kỷ, vỏ sò vỏ ốc còn được dùng làm tiền. Ở châu Phi, bạn phải trả 25 vỏ con ốc tiền để mua một con gà và 2.500 vỏ cho một con bò. Vỏ ốc tiền còn được dùng làm đồ trang sức, bùa may, và cả làm mắt của xác ướp nữa. Tại một số nơi ở châu Á, khi nhà vua băng hà, người ta nhét chín vỏ ốc vào miệng vua, để ngài còn “mua sắm” ở thế giới bên kia. Quý tộc quan lại được bảy vỏ, dân thường thì chỉ được một mà thôi. HO! KHẠC! CHỈ LÀ ĐỂ XEM MIỆNG BỆ HẠ RỘNG CỠ NÀO THÔI Ạ! 9 Và cuối cùng, con trai bám chặt vào đá bằng những sợi “râu” nhỏ, ngắn và đen thui. Điều kỳ quái là những sợi râu này lại mọc ở chân con trai. Lạ lùng hơn, dân Italia còn kết những búi râu trai lên quần áo để làm đỏm. Những loài hải sản này có làm bạn tứa nước miếng? Bạn biết con nào ăn được con nào không? Trước khi ngồi vào bàn, hãy cho thầy giáo xơi trước đã. Chúng tôi không muốn bạn bị đầy bụng. Nào, bắt đầu chứ? Có ăn được không?(*) Những loài hải sản được nêu tên ở đây đều được gọi theo tên một loại thực phẩm. Vì mấy nhà địa lý “tốt bụng” cho rằng trông chúng * Không thích hợp với người ăn chay và những ai bị dị ứng. Rất tiếc. 54 giông giống vậy. Nhưng không có nghĩa chúng đều xơi tốt. Đưa cho giáo viên của bạn xem danh sách. Thầy sẽ nói MĂM! hay “Được, tôi xơi” và ỌE! thay cho “Không đời nào tôi động vào nó!” (Tuy vậy nên nhớ là vẫn có những người sẵn sàng xơi tuốt...) 1: DƯA CHUỘT BIỂN 2: CHANH BIỂN 3: CÁ DỨA 4: CẢI BIỂN 5: TÔM CHUỐI 6: TÔM CẢI BẮP 7: SỨA LƯỢC 8: KHOAI TÂY BIỂN 9: CÀ CHUA BIỂN 10: CUA ĐẬU Trả lời: 1 MĂM! Người Nhật và người Tàu ăn hàng tấn thứ này. Dưa chuột biển (hay hải sâm) giống như cái xúc xích nhỏ, thuộc họ sao biển và nhím biển (cầu gai hay con nhum). Chúng tha thẩn dưới đáy biển, nhặt nhạnh những mẩu thức ăn. Nếu một con cá háu đói lại gần, chúng có một cách tự vệ rất ấn tượng. Con vật phóng ra một túm ruột nhớp nháp, giống như những sợi mì, quấn chặt lấy con cá. Rồi nó dông thẳng. Vô tư đi, ruột của nó sẽ hồi phục lại ngay. Thử một miếng không? DƯA CHUỘT BIỂN DƯA CHUỘT XỊN 55 2 ỌE! Đừng nhắc tới nó. Chanh biển là một loài sên biển (loài ốc biển không có vỏ). Khi bị quấy rầy, chúng sẽ phun ra chất axit cháy da. Và vì thế mà chúng có cái tên nghe chua loét như thế. 3 MĂM! Cá dứa có màu vàng và đầy gai, giống quả dứa vậy và người ta vẫn ăn thường xuyên (vẫn là dân Nhật!). Nhưng đừng mong nó có vị giống như trái dứa nhé. Mặt khác, bạn cũng có thể nuôi chúng làm cảnh. Nó có vẻ ngoài rất kì cục, cùng với khả năng phát sáng trong bóng tối (phát ra từ hai miếng lân tinh dưới cằm), khiến bạn dễ dàng nhâïn ra nó ngay. 4 ỌE! Xin lỗi! Cho thứ khác đi. 5 MĂM! Hầu hết tôm tép đều xơi tốt, tuy chẳng con nào có vị chuối cả. Ở Đông Nam Á, tôm chuối (và tôm Ấn Độ, tôm hùm, tôm vàng) được nuôi như nuôi gà, trong các đầm nước mặn, bằng loại tảo cực kì bổ dưỡng khiến chúng lớn nhanh như thổi. CHANH BIỂN MỘT LÁT CHANH CÁ DỨA NHỮNG MIẾNG DỨA TÔM CHUỐI VỎ CHUỐI 56 6 ỌE!Chỉ linh tinh. Bạn có thể có tôm sú, tôm càng, tôm thẻ hay thậm chí cả tôm tích hay tôm “chua”, nhưng món tôm bắp cải thì quên đi. Đơn giản vì không có loài tôm này. 7 ỌE! Sứa lược trông giống như những viên thạch nhỏ xíu trong suốt lập lờ trên mặt nước. Nhưng là thứ thạch bạn không xơi được. Chúng được gọi là sứa lược do có những cái diềm lởm chởm như răng lược đung đưa tha thướt quanh người. Ít ra thì sứa lược không có chất độc, nhưng những cái xúc tu nhầy nhụa của chúng cũng đủ ghê ghê rồi. 8 MĂM! Khoai tây biển thật ra là cầu gai, được người dân một số nơi trên thế giới bắt về xơi tái (kể cả trứng của chúng). Chỉ có điều phải coi chừng ngón tay của bạn đó. Cầu gai tua tủa những gai là gai, cái nào cái nấy nhọn hoắt và thường có độc, để bảo vệ chúng khỏi kẻ thù. Bao gồm cả bạn nữa. Ngoài ra những cái gai còn được dùng để bới cát tìm chỗ trốn. 9 ỌE! Có dưa chuột biển với rau diếp biển chứ làm gì có cà chua biển. 10 MĂM! Nhưng để có bữa cua đậu cho đàng hoàng thì ít nhất cũng phải kiếm ĐĨA CẢI BẮP NGON LÀNH SỨA LƯỢC CỤC THẠCH VỚI CHIẾC LƯỢC KHOAI TÂY BIỂN KHOAI TÂY NGHIỀN CUA ĐẬU CUA ĐÂU? 57 được vài ngàn con. Thật ra, một số ngư dân rất ghét cua đậu. Chúng sống bên trong những con trai, ăn cướp thức ăn của đám này và làm ngư dân bị thất thu. Nếu không món nào làm bạn khoái khẩu, chắc phải thử theo cung cách ẩm thực của người Inuit thôi. Người Inuit sống ở vùng Bắc cực lạnh giá bằng nghề đánh cá, săn hải cẩu, hải mã và cá voi. Thịt hải cẩu nghe nói ngon tứa nước miếng luôn, nhất là nếu trộn thêm ít thịt chim anca (một loài mòng biển). Thực tế hải cẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của người Inuit. Sau đây là truyền thuyết của người Inuit về nguồn gốc loài hải cẩu. Nguồn gốc hải cẩu hay Chuyện cẩu xực Là một cô gái thật chả dễ chút nào, nhất là khi bị cha bạn giám sát mỗi bước đi. Và thậm chí dù bạn có là nữ thần biển thì mọi chuyện vẫn tồi tệ hơn. Hàng đống công việc phải làm, chẳng còn lúc nào được yên thân. Sedna là một nữ thần biển, và cô sống với người cha trong ngôi nhà ven bờ. Là một cô gái xinh đẹp và vui tính (cô biết mình lắm), nên đàn ông con trai suốt ngày săn đón cầu hôn cô. Nhưng Sedna kiêu kỳ chỉ nhìn họ bằng nửa con mắt. Thế rồi một ngày kia, có một chàng thợ săn điển trai chèo xuồng tới, xúng xính trong bộ quần áo lông thú lộng lẫy. 58 “Hãy đi với anh”, chàng ta nói. “Hãy cùng anh tới xứ sở của loài chim. Ở đó em sẽ không còn phải đói khát, sẽ được nằm trên những tấm da gấu ấm áp và rượu vang tràn trề như suối v.v...!” (Gã trai nói hoài không dứt). Làm sao cô gái trẻ bỏ qua được những lời có cánh đó? Sedna chưa bao giờ gặp một người điển trai đến thế. Cô sẽ làm gì đây? Lý trí khuyên cô một đằng nhưng trái tim lại mách bảo một nẻo. Chàng trai kiên nhẫn chờ đợi. Thế rồi Sedna cũng biết mình phải làm gì. Cô nhảy phắt lên xuồng và cùng chàng trai chèo biến ra khơi... Hóa ra chàng thợ săn điển trai nào phải là thợ săn. Chàng chính là chim thần đóng giả làm người. Nhưng chàng ta yêu Sedna đến điên dại và muốn có cô ở bên cạnh, bất chấp tất cả. Vì thế chàng trai nhất quyết không mở miệng (hay mỏ). Khi biết được sự thật, Sedna khóc như mưa suốt mấy ngày liền, và mong sao chết quách đi cho rồi. Một ngày kia, chim thần vừa đi khỏi thì người cha đột nhiên xuất hiện. Ông đến để đưa nàng về nhà, mặc xác da gấu với rượu vang. Khi chim thần trở về, cô vợ yêu quý đã mất dạng. Chợt nghe cơn gió mang đến tin dữ, chim thần chỉ kịp gào lên: “Sedna, hãy về với anh. Anh tuy chỉ là một con chim xấu xí nhưng anh yêu em!” rồi biến luôn thành người và nhảy xuống xuồng đuổi theo. Chẳng mấy 59 chốc chàng trai đuổi kịp hai cha con. Chàng cầu xin năn nỉ cô quay lại. Nhưng người cha giữ rịt Sedna dưới đáy xuồng, không để cho chàng trai lại gần cô. “Được rồi, sẽ biết tay tôi.” chàng trai thốt lên. Chàng ta sẽ làm gì? Chàng hiện nguyên hình dưới lốt chim, đập cánh giận dữ bay đi nhờ bạn bè giúp đỡ. Thế là bão lốc nổi lên dữ dội – thần linh đã đáp lời chim thần. Ai đó sẽ lãnh đủ. Người cha đáng thương của Sedna sợ chết khiếp. Cả đời ông đã kính sợ thần linh và lúc này thật khó mà xoa dịu nỗi giận dữ của các thần. Chỉ có một cách, và ông biết điều đó – hiến tế cô con gái cưng cho biển cả. Thế là ông nhấc cô lên rồi... ném tòm xuống biển! Đúng thế! Lóp ngóp giữa bốn bề sóng biển, Sedna cố bám lấy mạn xuồng. Nhưng người cha đang sợ mất mật nào đã chịu thôi. Ông ta vớ lấy chiếc rìu bổ vào những ngón tay con gái, buộc cô phải thả ra! Hết biết luôn! BUÔNG RA! Sedna đáng thương chìm dần dưới sóng nước, nhưng thật kỳ lạ, những ngón tay của cô vẫn sống. Chúng biến thành hải cẩu, hải mã và cá voi – hiện vẫn còn vùng vẫy trong đại dương. Ngay lập tức, sóng yên biển lặng. Các vị thần đã thỏa mãn. Người cha buồn bã trở về, cố quên đi tất cả. Nhưng tối hôm đó, một con nước triều lớn 60 chưa từng thấy tràn lên bờ, lôi tuột nhà cửa ruôïng vườn cùng ông già xấu số xuống đáy biển. Ở đó, ông gặp lại con gái. Ai mà biết cha con họ đã nói nhau những gì. Giờ đây, khi người Inuit muốn cho cuộc săn thành công mỹ mãn, một thợ săn sẽ lên đồng. Trong lúc mơ mơ màng màng, thần trí anh ta sẽ lặn xuống biển sâu cầu xin Sedna phù hộ độ trì. Và có lúc thì nàng đồng ý, có lúc nàng từ chối. NGỌC TRAI MUỐI 61 BIỂN BẠC (NHƯNG ĐỀ PHÒNG LŨ CƯỚP BIỂN) Nào, quên những cá mú tôm cua đi. Dưới biển còn khối thứ có giá trị khác. Muối này, rong biển này, những con tàu đắm chứa đầy châu báu này và ngọc trai cùng các kim loại quý hiếm – đúng là “rừng vàng biển bạc”. Một số phải vất vả mới có được. Như vàng chẳng hạn. Có hàng đống vàng dưới đại dương - tổng cộng lên tới bảy triệu tấn lận. Nếu đem chia đều cho toàn thế giới thì mỗi người sẽ được một cục tướng. Nhưng lạc đề rồi. Những thứ khác dễ lấy hơn, dầu mỏ là một trong những sản vật giá trị nhất của đại dương... 1 Một phần năm lượng dầu chúng ta sử dụng được khai thác dưới biển. Vì sao dầu lại ở đó và người ta tìm dầu như thế nào? Hãy xem câu chuyện sau: a. Hàng triệu triệu năm trước, dưới biển đầy các loài động thực vật tí xíu. b.Khi chết đi, xác chúng chìm xuống đáy biển. 62 c. Bùn cát phủ lên xác chúng. d. Bùn cát biến thành đá... e. ... ép xác sinh vật thành thứ dầu đặc quánh hôi mù. f. Thứ dầu này thấm ngược lên trên cho tới khi gặp tầng đá rắn và bị giữ lại ở đó. g. Hàng triệu triệu năm trôi qua. Rồi xuất hiện các nhà địa chất học – nhà khoa học chuyên nghiên cứu về đất đá. Họ có thể dự đoán nơi có dầu mỏ bằng cách nghiên cứu cấu trúc đất đá dưới đáy biển. Siêu thật. ĐÔI ỦNG CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT SA THẠCH ĐÁ PHIẾN SÉT VÀ ĐÁ XỐP ĐÁ ĐẶC DẦU VÀ KHÍ (XÁC SINH VẬT BIỂN) BỊ GIỮ LẠI ĐÁ HOA CƯƠNG h. Để chắc chắn ở đó có dầu, họ phải khoan thử. Nếu gặp may, họ sẽ tiếp tục và có thể xây dựng một giàn khoan với ống dẫn về nhà máy lọc dầu trong đất liền. Thực phẩm và vật dụng được tiếp tế bằng tàu thủy. Nhiều công ăn việc làm được tạo ra. KHÔNG PHẢI CÁI CỬA ĐÓ! OÁI! 63 i. Nếu mọi chuyện không như ý thì phải lặp lại bước g. và thử lại lần nữa... lần nữa... và lần nữa. Mệt quá. Những mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất nằm ở Trung Đông, Mỹ, Trung và Nam Mỹ, Biển Bắc. Hồi những năm 1960, người ta lần đầu tiên tìm thấy dầu ngoài Biển Bắc. Một phát hiện đáng giá. Mỗi ngày 3,2 triệu thùng dầu được hút lên ở đó, đem lại hàng triệu, hàng triệu đôla. Mỗi ngày chỉ riêng một giàn khoan cũng hút lên số dầu đủ cho 70.000 ôtô chạy thoải mái. ĐỔ ĐẦY HẾT 2 Tuyệt thì tuyệt thật, nhưng dầu mỏ không hẳn là vô biên. Trữ lượng dầu hiện đang sụt giảm. Vậy chúng ta có thể làm gì? Được rồi. Còn có nhiều cách khác để tìm kiếm năng lượng từ biển. Một trong số đó là thu nhận năng lượng của thủy triều và biến nó thành điện. Ngoài ra còn có một cách khác, với cái tên loằng ngoằng Biến đổi Nhiệt Lượng Đại dương (Ocean Thermal Energy Conversion) – gọi tắt là OTEC. Ý tưởng của nó là có thể sử dụng sự khác biệt về nhiệt độ giữa nước ấm trên bề mặt và nước lạnh hơn dưới đáy sâu để tạo ra điện. Thực tế đã có nhiều OTEC đang hoạt động ngon lành ở Hawaii, Nhật, Florida và Cuba. 64 RẤT TỐT CHO MỌI NGƯỜI LÀM MÀU CHO ĐỒNG RUỘNG BẰNG RONG BIỂN. NÓ CÒN HƠN PHÂN CHUỒNG... VÀ HÔI CHẢ KÉM! 2. NẤU LÊN! TRONG RONG BIỂN CÓ RẤT NHIỀU VITAMIN VÀ CHẤT 3. ĐÁNH RĂNG BẰNG RONG BIỂN! THÀNH PHẦN BÍ MẬT CỦA NÓ LÀ MỘT CHẤT NHỜN GỌI KHOÁNG CẦN THIẾT CHO SỨC KHỎE. THỬ LÀM MÓN TRỨNG GÀ RONG BIỂN XEM! LÀ KEO, GIÚP CHO KEM ĐÁNH RĂNG ĐẶC LẠI. 4. THỔI BAY MỌI THỨ! ĐÚNG VẬY, TRONG RONG BIỂN CÓ MỘT CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM BOM! 5. UỐNG RONG BIỂN... NẾU BẠN TRÊN 18 TUỔI. NÓ LÀ MỘT THÀNH PHẦN TRONG BIA. 6. VÀ NẾU BẠN LÀ CON RÁI CÁ, RONG BIỂN LÀ CÁI NEO HOÀN HẢO GIÚP BẠN KHÔNG TRÔI TUỘT RA KHƠI KHI ĐANG NGÁY KHÒ KHÒ! 65 4 Làm thử miếng rong biển chấm muối không? Chúng ta dùng hết sáu triệu tấn muối một năm. Tại xứ nóng, làm muối dễ ợt. Bạn chỉ việc tạo ra một đồng muối thật to rồi tháo nước biển vào đó. Khi nước biển bay hơi dưới ánh nắng mặt trời, bạn sẽ thu lại được lớp muối còn lại. Ngon ăn! TỚ BIẾT, PHẢI ĐÀO MỘT ĐỒNG MUỐI! GIỜ NƯỚC BIỂN SẼ ĐEM MUỐI TỚI NHANH THẬT! 5 Còn một cách để có được muối đơn giản không kém. Tại các quốc gia sa mạc nóng dãy, như các nước trong vùng Vịnh Ba Tư ở Trung Đông, có những nhà máy khử muối lớn dọc theo bờ biển. Tại đây, nước biển được tách muối, trở thành nước ngọt. Siêu! Thật khó tin Bạn có biết, thứ phân bón tốt nhất không phải là rong biển hay phân chuồng, thậm chí cả đống bã trà mốc meo quanh gốc hoa hồng của bạn cũng “vứt”. Nó là phân chim biển! Phân mòng biển, hay bất kỳ phân của loài chim biển nào cũng tốt gấp mấy chục lần phân chuồng. Và cũng thối hơn! Một đàn mòng đông khiếp hồn từng làm tổ dọc bờ biển Pêru. Phân chim đóng dày tới mức ngập quá mái nhà. Khiếp thật! 66 6 Với những sản vật dưới lòng nước sâu, hãy lặn xuống tận đáy Thái Bình dương mênh mông. Ở đó có hàng tỷ cục mangan đen xỉn. Bên trong chúng, bạn có thể tìm được sắt, niken và đồng. Chúng hình thành theo một cách hết sức quái dị: hàng triệu hàng triệu năm trước, chút xíu kim loại đã bám vào một chiếc răng cá mập hay một viên cát nào đó. Thế rồi lớp kim loại này cứ dày lên mãi, hình thành các cục mangan. Cục to thì bằng quả bóng đá, cục bé thì cỡ trái bóng bàn. Tất cả những gì bạn phải làm là lượm cho thật nhiều, và bạn sẽ giàu to. Chỉ có tí ti khó khăn. Đó là làm sao mà lấy được? Các nhà khoa học hy vọng sẽ chế ra một cỗ máy tựa như chiếc máy hút bụi khổng lồ gắn trên tàu thủy để làm công việc đó. Ngọc trai, ngọc trai, toàn ngọc trai Nếu bạn muốn làm đẹp cho mình, hãy đeo một chuỗi ngọc trai. Ngọc trai là một trong những sản vật quý giá nhất của biển khơi. Đầu tiên bạn phải tìm một con trai ngọc. Tại sao ư? Là vì trai ngọc đôi khi bị một con ký sinh trùng chui vào bên trong làm chúng ngứa ngáy khó chịu. Nếu bạn đã từng bị một cái dằm cắm vào lưng thì sẽ biết. Lúc đó bạn sẽ làm gì? a. Chà lưng vào con cầu gai? b. Lấy xà cừ bọc kín nó lại? c. Mặc kệ nó? Câu trả lời là b.. Trai ngọc cố bọc kín vật ký sinh bằng lớp xà cừ bóng loáng, giống hệt thứ xà cừ trên vỏ của nó. Và quả thật là nhờ đó con trai thấy dễ chịu hẳn. Và còn hơn thế nữa. Có thể phải mất nhiều năm, nhưng cuối cùng, từng chút từng chút một, chỗ đó biến thành một viên ngọc trai tròn xoe lấp lánh. Ngọc trai thường có màu trắng ngà, nhưng cũng có ngọc trai hồng, ngọc trai tía, ngọc trai xanh và thậm chí cả ngọc trai đen. Và chúng cũng có đủ kích cỡ. Viên ngọc trai lớn nhất từ trước tới nay do một 67 con trai khổng lồ tạo ra. Nó to bằng trái... dưa hấu, nhưng lại có hình bộ não! Và câu chuyện về viên ngọc trai này cũng lạ lùng không kém. Truyền thuyết nói rằng viên ngọc bắt đầu cuộc đời của nó khoảng 2.500 năm trước, khi triết gia vĩ đại Trung Quốc tên là Lão Tử đặt lá bùa vào một con trai. Ai mà biết ông làm thế để làm gì? ÔNG CÓ BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ KHÔNG THẾ? SÙY, NGẬM MIỆNG LẠI! Bên trong con trai, viên ngọc bắt đầu hình thành. Một lúc nào đó trong thế kỷ XVI, con trai và viên ngọc bị bão cuốn mất tiêu... mãi 400 năm sau một thợ lặn mới lại tìm thấy nó. TO RA PHẾT! 68 Viên ngọc được đem tặng một lãnh tụ Hồi giáo. Ông này bán nó cho một nhà khảo cổ học Mỹ. Thế rồi mới đây nó lại bị đem bán, với cái giá trên trời... 20 triệu bảng Anh! VIÊN NGỌC HÌNH BỘ NÃO NÓ HẲN PHẢI LÀ VIÊN NGỌC TRÍ TUỆ Những ai tận mắt nhìn thấy viên ngọc đều nói họ thấy phảng phất khuôn mặt Phật tổ, Khổng tử (một triết gia Trung Quốc khác, cùng thời với Lão tử) và chính Lão tử. Ngày này, buôn bán ngọc là ngành kinh doanh thu bộn tiền. Ngọc càng to, càng tròn, càng sáng... và càng có màu hồng (màu đắt tiền nhất) càng có giá. Và ngọc tự nhiên thì đắt kinh khủng, vì kiếm được nó đâu có dễ. Thợ mò ngọc phải mạo hiểm tính mạng của mình mỗi lần lặn xuống nước. Trang bị thì sơ sài – một cái kẹp mũi, túi đựng trai và một sợi thừng để đưa họ xuống đáy biển. Chẳng bình khí bình khiếc gì hết. Cứ không nhịn thở được nữa thì họ trồi lên. Nguy hiểm quá! Khoảnh khắc khi họ nậy vỏ con trai và lấy viên ngọc ở trong chắc hẳn phải vui sướng lắm. Nhưng có đáng để đem cuộc sống ra đánh cược? Còn khuya. Viên ngọc đáng cả đống tiền thật, nhưng thợ mò ngọc chỉ được trả công rất bèo. Khi nhu cầu ngọc trai tăng lên, con trai một ông bán mì người Nhật đã nảy ra ý tưởng thiên tài. Không còn ai phải liều mạng sống nữa. Anh ta nghĩ ra việc cấy ngọc. Không, hoàn toàn không giống như nông dân cấy lúa đâu. Đây là ngọc cơ mà. Nó như thế này: 1 Thợ cấy ngọc mở con trai ra... ANH TA THẠO VIỆC NÀY LẮM TỚ BIẾT, NÓ ĐIÊN LẮM 69 2 ... và cấy một mảnh vỏ trai vào trong. VỎ TRAI TRAI NGỌC 3 Sau đó anh ta đóng miệng con trai lại, thả nó xuống biển và chờ. LÀ LÁ LA 4 Con trai tiết ra xà cừ bọc lấy vật lạ, sau đó... VẬT LẠ XÀ CỪ BAO LẤY NÓ CHO ĐẾN KHI... ... VIÊN NGỌC TRAI HÌNH THÀNH 5 ... ba năm sau, con trai được mở ra và HẤP! bên trong là một viên ngọc tuyệt vời. NGỌC TRAI Vài chuyện ù tai về trai và ngọc trai CƯỜI NGOÁC MANG TAI 1 Bạn có biết phân biệt ngọc trai thật và ngọc giả? Thử làm như sau. Chà nhẹ viên ngọc vào hàm răng. Nếu nó ram ráp thì đó là 70 ngọc trai tự nhiên hoặc ngọc trai cấy. Còn nếu nó cứ trơn tuồn tuồn thì thôi rồi, đó là đồ dởm. 2 Bột ngọc trai từng được sử dụng làm tình dược (và cũng để chữa bệnh điên). Một số người còn cho rằng ăn trai ngọc sẽ: a. Cải thiện chiều cao? b. Thông minh hơn? c. Lăn ra ốm? Hãy nói cho thầy giáo của bạn biết điều này! Trả lời: b. 3 Dân mò ngọc trai ở Thái Bình dương có một cách rất ly kỳ để “vỗ về” mấy con cá mập. Để khỏi bị cá mập khừ khi đang lấy ngọc, họ “hôn” một cái vào mõm nó. Thế ra trong lúc con cá đang ngẩn ngẩn ngơ ngơ hồn vía lên mây, họ có thừa thì giờ bắt trai. Cách làm này tỏ ra rất hữu hiệu với cá mập nhám, nhưng với cá mập hổ thì chớ có dại, nó mà “hôn” lại cho một phát thì tiêu đời! 4 Trai ngọc đôi khi cũng “leo cây”. Xin thề. Bởi vì những con trai con thích bám lấy một thứ gì đó, và các cành cây la đà mặt nước rất thích hợp với chúng. Vài ba tháng sau, cành cây được kéo lên và những con trai bị gỡ ra cho vào thùng thả xuống biển trở lại. Tất nhiên bạn vẫn phải chờ khá lâu trước khi có thể thu hoạch ngọc. 5 Nước bẩn có thể làm những con trai già yếu chết ngắc. Tại Nhật, trai nuôi được tắm rửa thường xuyên, luôn sạch như lau như li. 6 Không phải cứ là trai ngọc thì sẽ có ngọc. Chính vì vậy ngọc trai mới hấp dẫn người ta đến thế... Hiểm họa trên đại dương Ít ra thì những người nuôi trai lấy ngọc cũng sống cuộc đời lương thiện, không như đám hải tặc hãi hùng. Trong suy nghĩ của chúng, sự giàu có của biển nằm trong những khoang tàu buôn. Vậy nên muốn “khai thác”, chúng chỉ việc nhảy lên đó, chém giết và tước đoạt bằng hết. Chúng vừa điên cuồng, vừa xấu xa vừa cực kỳ đáng sợ. Chúng không quan tâm đến điều gì khác ngoài vàng, vàng và VÀNG! 71 Thử thầy chút chơi Cô giáo địa lý của bạn có phải là một cướp biển “mắc cạn”? Hãy kiểm tra bằng câu hỏi sau: THƯA CÔ, TẠI SAO CƯỚP BIỂN CƯỚP BIỂN THƯỜNG ĐEO KHUYÊN TAI BẰNG VÀNG Ạ? Vậy chứ cô giáo đeo khuyên tai vàng vì cái gì? Vì chúng nghĩ khuyên tai vàng làm chúng tinh mắt hơn! Trả lời: Bonny và Read đáng sợ hay chuyện về “nữ thực hơn nam”! Trông số những tên cướp biển khét tiếng nhất từ trước tới nay, người ta luôn phải nhắc tới hai “nữ quái” hung tợn – Anne Bonny và Mary Read. Nếu nói riêng thì Bonny và Read cũng tàn bạo không kém gì những tên cướp biển khác, nhưng tai họa ở chỗ hai mụ lại kết hợp với nhau. Và khi đó chúng đúng là tử thần mặc váy. Sau đây là câu chuyện rợn tóc gáy về cuộc đời và kết cục của hai “hoa khôi hải tặc” này... Vào thời đó, phụ nữ bị cấm héo lánh tới các tàu cướp biển. Nếu vi phạm là tàn đời ngay, kể cả những kẻ giúp họ lên tàu. Cách duy nhất để các cô các bà có máu hải hồ thỏa mãn ước nguyện là phải giả trai. Và hai cô nương của chúng ta đã làm y như vậy. Mary Read ra đời năm 1690 tại Plymouth, nước Anh. Ngay từ bé cô nàng đã ăn mặc như con trai. Tại sao vậy? Số là bà nội của Mary có để dành một số tiền cho ông cháu đích tôn tương lai, và mẹ cô nàng muốn có số tiền đó. Vậy là bà ta bắt Mary phải giả làm con trai để lừa bà nội! 72 Tới năm 14, Mary thấy hết chịu nổi. Cô bỏ nhà đi bụi. Vẫn giả làm con trai, cô đăng lính trong đạo quân xứ Flander nước Bỉ và cũng ra trận vung gươm bắn súng như ai. Rồi cô yêu một anh lính trẻ kẻng trai (anh ta biết cô là con gái). Hai người sẽ sống cuộc đời yên bình hạnh phúc? Không, thật vô phúc. Anh lính ngã bệnh chầu giời, bỏ lại nàng Mary với trái tim tan nát. Buồn đời, Mary quyết định bỏ đi thật xa. Cô lên một con tàu buôn, định tới Caribê thanh bình. Trong khi đó... cuộc đời của Anne Bonny trái ngược hoàn toàn. Cha cô ta là một luật sư Ái Nhĩ Lan giàu sụ, nhưng cuộc sống yên ả bình lặng của cô gái con nhà có giáo dục không hợp với Anne. Năm 16 tuổi, cô muốn làm một chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Vậy là cô ta trốn nhà, lấy một tay thủy thủ tuy đẹp trai nhưng còm nhỏm còm nhom, rồi cả hai “quá giang” trên một tàu cướp biển cũng đang nhằm Caribê hướng tới. Vừa mới lên tàu là Anne nhà ta đã say như điếu đổ gã thuyền trưởng táo tợn “Calico” Jack Rackham. Gã có cái biệt hiệu “Calico” bởi ngoài thú vui cướp bóc, thứ mà hắn say mê nhất là những chiếc quần bằng vải trúc-bâu sọc xanh sọc đỏ vằn vện. Gã rất độc ác, ngang ngược (râu ria xếch ngược) và... hấp dẫn kinh khủng! Anne lập tức trút bỏ bộ đồ thủy thủ, khoác lên người bộ quần áo cướp biển và gia nhập vào đám thuộc hạ của Calico Jack. (Calico biết tỏng cô nàng là gái nhưng cứ lờ đi). Ngày nọ, một con tàu buôn từ từ tiến lại. “Cướp!” Calico Jack rống lên. Hắn là kẻ kiệm lời. Đám cướp biển chiếm con tàu và buộc anh chàng thủy thủ Hà Lan Mark Reid phải nhập hội. Về phần Anne, chẳng mấy chốc cô nàng 73 hết chịu nổi Calico Jack (và những cái quần trúc bâu của gã). Cô ta quay sang anh chàng Mark bí ẩn – người vì lý do lạ lùng nào đó không thèm để mắt đến cô nàng. Thế rồi sự thật cũng sáng tỏ – Mark chính là Mary, còn Anne cũng chẳng phải là một trang nam nhi. Để giữ kín thân phận của mình, hai nương buộc phải liên kết với nhau và trở thành cặp song sát lừng danh khắp các đại dương và vùng biển Nam Trung Hoa. Hai ả là những kẻ tàn bạo nhất trong đám thủ hạ của Calico Jack, và cũng tục tằn cục súc nhất. Thực sự cả hai đã khiến đám cướp biển kia phải xấu hổ. Năm 1720, tàu của Calico Jack bị bắt, và chỉ có hai ả chống trả tới cùng. Những tên còn lại say ngất ngư (kể cả Calico mạt vận) trốn tít dưới hầm tàu. Ơ... HÌNH NHƯ TAO QUÊN CHƯA TẮT BẾP Tuy nhiên lần này vận may của hai ả đã hết. Hai ả bị bắt, bị xét xử vì tội cướp biển và kết án tử. Calico Jack và thủ hạ bị treo cổ. Trước lúc Calico bị đưa lên bục xử giảo, Anne đã đến thăm hắn trong phòng giam. “Nếu anh chiến đấu như một đấng mày râu, anh đã không chết nhục nhã như một con chó thế này!” Ả hét lên. Anne và Mary được hoãn thi hành án vì cả hai đang có bầu. 74 “Thưa tòa, xin tòa xét cho. Quả thật chúng tôi bụng làm dạ chịu.” Cả hai biện hộ cho việc làm của mình. Và họ đã thoát tội đầy may mắn. Nhưng Mary sau đó chết trong tù. Anne sống nhăn, nhưng lặn mất tăm mất tích. Rồi có lẽ chẳng mấy chốc cô ả lại “yêu” môït lần nữa. Luật cướp biển Là phụ nữ, Anne và Mary đã vi phạm một trong những điều quan trọng nhất của luật cướp biển. Và đám cướp biển còn phải chịu vô số điều luật khác. Chúng phải thề trước Kinh Thánh (hoặc một chiếc rìu) trước mỗi chuyến đi. Bạn có tuân thủ những luật lệ này không? 1 Bạn sẽ có tiếng nói bình đẳng trong mọi việc, và được chia khẩu phần thức ăn và rượu mạnh như mọi thành viên khác (trừ trường hợp khẩn cấp). 2 Bạn sẽ được chia phần chiến lợi phẩm như mọi người. Nhưng nếu bạn ăn trộm của tàu, bạn sẽ bị bỏ lên hoang đảo (bỏ lại chơ vơ một mình ở nơi xa lạ). Nếu bạn thó của đồng đội, bạn sẽ bị cắt tai cắt mũi rồi ném xuống biển. 3 Tuyệt đối cấm cờ bạc ăn tiền. 4 Đèn đóm phải tắt vào lúc tám giờ tối. Nếu bạn muốn tiếp tục cuộc nhậu, xin cứ việc uống trong bóng tối. 5 Bạn phải giữ gìn gươm, dao găm và súng lục ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng sử dụng. 6 Tuyệt đối cấm phụ nữ lên tàu, dù với lý do gì đi nữa. Hình phạt là cái chết. 7 Bỏ chạy khi lâm trận sẽ bị giết hoặc bỏ lại đảo hoang. 8 Tuyệt đối cấm gây gổ đánh nhau trên tàu. Bất kỳ sự gây gổ nào sẽ được giải quyết trên bờ, bằng gươm hoặc súng, theo những quy tắc sau... a. Đứng quay lưng lại với nhau. 75 b.Khi trọng tài ra lệnh, quay lại và bắn. c. Nếu cả hai cùng bắn trượt, làm lại từ đầu với gươm (hoặc dao găm). d.Kẻ làm đối thủ đổ máu sẽ thắng. 9 Bạn không được phép rời bỏ hàng ngũ trừ phi đã được chia 1.000 bảng. (Ghi chú: bạn có thể tăng thu nhập nếu bị thương khi lâm trận. Người nào mất chân trong chiến đấu được 800 đồng ăn tám (đồng tiền bạc Tây Ban Nha cổ). Mất một mắt chỉ được 100 đồng. 10 Chiến lợi phẩm chia theo trách nhiệm. Thuyền trưởng và lái tàu được gấp đôi. Phụ trách súng và buồm được gấp rưỡi; các trưởng toán được thêm một phần tư, còn lại như nhau. 76 Cướp biển thời nay Có lẽ bạn nghĩ, chà, công việc ngon xơi này chỉ còn trong sử sách. Đáng buồn là bạn nhầm to... Hãy bám theo những vụ hải tặc trong mươi năm trở lại đây. Thực tế, mỗi năm có khoảng 150 vụ tấn công được báo cáo, nhất là tại những vùng biển đáng sợ quanh châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Nhưng số vụ thực tế có lẽ phải gấp đôi, và ngày càng gia tăng. Cướp biển thời nay nhắm vào tiền, đồ quý và hàng hóa dễ bán. Và chúng bất kể thủ đoạn. Vấn đề nghiêm trọng đến độ Cục Hàng hải Quốc tế (International Maritime Bureau - IMB) phải lập một trung tâm ở Malaysia để ngăn chặn cướp biển và những hành động của chúng. Trung tâm lấy thông tin từ những cựu cướp biển rồi chuyển cho các công ty hàng hải để cảnh báo. Đó là công việc cực kỳ mạo hiểm, và mọi thông tin phải giữ tối mật THỜI ĐIỂM: Tháng 12 năm 1992 ĐỊA ĐIỂM: Biển Java, ngoài khơi Indonesia (Thái Bình dương) TÀU: Baltimar Zephir CHI TIẾT VỤ TẤN CÔNG: Đám cướp biển có vũ trang đột nhập vào ban đêm, chiếm tàu trong khi thủy thủ đoàn hốt hoảng chạy trốn. Tín hiệu cấp cứu của viên thuyền trưởng người Anh bị các tàu khác lờ đi, với lý lẽ rằng tới giải cứu thật quá nguy hiểm. Đám cướp biển đã bắn chết thuyền trưởng và thuyền trưởng phó thứ nhất, lột sạch thủy thủ đoàn rồi tẩu thoát bằng xuồng cao tốc. Chúng vẫn chưa bị bắt. 77 THỜI ĐIỂM: Tháng Giêng năm 1993 ĐỊA ĐIỂM: Biển Nam Trung Hoa (Thái Bình dương) TÀU: East Wood CHI TIẾT VỤ TẤN CÔNG: Con tàu, trong hành trình từ Hồng Kông sang Đài Loan bị 30 tên cướp trang bị mã tấu chiếm giữ. Thuyền trưởng bị buộc phải hướng tàu tới Hawaii. 500 hành khách Trung Quốc được hứa hẹn đổi đời ở đất Mỹ đã móc túi chi cho lũ cướp 10.000 bảng mỗi người để làm giấy tờ. Kế hoạch của chúng đã thất bại sau khi viên sĩ quan liên lạc báo động cho đội bảo vệ bờ biển Mỹ. THỜI ĐIỂM: Tháng 8 năm 1992 ĐỊA ĐIỂM: Eo biển Luzon, phía bắc Philippines (Thái Bình dương) TÀU: World Bridge CHI TIẾT VỤ TẤN CÔNG: Băng cướp gồm 15 tên, tự nhận là Hải quân Trung Quốc, dùng súng máy vãi đạn lên tàu và buộc thuyền trưởng phải dừng tàu lại. Khi bị từ chối, chúng tiếp tục nã đạn và ném hỏa pháo lên tàu. Thật không thể tin được, con tàu vẫn bình yên với 50 lỗ đạn ở mạn, nó chở theo hàng hóa dễ cháy nổ như khí đốt, dầu và xăng nhẹ! 78