🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Horrible Geography – Bờ Biển Bụi Bờ
Ebooks
Nhóm Zalo
Cracking Coasts
Lời © Anita Ganeri
Minh họa © Mike Phillips
Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo thỏa thuận nhượng quyền với Scholastic UK Ltd.
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM Ganeri, Anita, 1961-
Bờ biển bụi bờ / Anita Ganeri ; ng.d. Trịnh Huy Triều ; Mike Phillips m.h. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009.
126tr. ; 20cm. - (Horrible geography).
Nguyên bản : Cracking coats.
1. Bờ biển. I. Trịnh Huy Triều d. II. Phillips, Mike m.h. III. Ts: Cracking coats. IV. Ts: Horrible geography.
551.45 — dc 22
G196
Người dịch
Trịnh Huy Triều
Nhà xuất bản Trẻ
Lời giới thiệu
Ô hô! Cuối cùng thì cũng có một cuốn Địa lý Rùng mình bắt đầu với những chuyện tốt lành. Nghỉ hè rồi! Bạn có hai tháng chơi bời thỏa thích. Hoan hô! Hai tháng trời không phải làm gì – mặc xác cái bản đồ rối rắm và các địa danh xa lạ đọc trẹo cả lưỡi. Hai tháng trời không phải giáp mặt với giáo viên địa lý cau có và những giờ địa lý chán mớ đời. Chỉ phơi nắng, tắm biển và vui đùa! Ối. Ai trông quen quen đang đi trên bãi biển thế kia? Thôi chết rồi! Thầy dạy địa lý. Thầy làm gì trên bãi biển vào lúc này thế không biết? Thì cũng giống bạn, thầy đi nghỉ hè. Thật không tin nổi! Sao mà xui xẻo thế chứ!
MŨ
NHÀU NÁT
KHĂN TẮM CŨ MÈM
DÉP
TẢ TƠI
MẶT ĐỎ GAY
SỔ TAY GHI
CHÉP ĐỊA LÝ
ỐNG NHÒM
QUẦN
SOỌC
Thật là rắc rối với mấy ông thầy giáo địa lý. Giống như những hạt cát dính trên khăn tắm, họ cứ bám nhằng lấy ta ở khắp mọi nơi, không dễ mà rũ bỏ được. Bạn biết đấy, môn địa lý chính là tìm hiểu về thế giới xung quanh ta. Vì thế các ông thầy địa lý luôn xông vào những nơi xa xôi. (Ồ, trong trường hợp này thì có vẻ không xa
5
lắm). Sau đó họ khiến bạn quay cuồng vì hàng lô hàng lốc câu hỏi mà bạn thậm chí chưa từng nghe nói đến.
Ôi, ông thầy đáng ngán đang bước lại gần. Đừng hoảng! Nếu thế cuốn sách này còn ích lợi gì nữa. Mắt dán vào cuốn sách, thầy giáo thậm chí còn không nhòm nhỏ gì đến xung quanh. Bạn hồi hộp mừng thầm. Ngoài ra có một cái gì đó còn khiến thầy quan tâm hơn. Ái chà, thầy đang nói một mình...
CHÀ, MỘT ĐỐNG TRẦM TÍCH
CÓ HÌNH LÂU ĐÀI.
THÚ VỊ THẬT!
Chả hiểu gì cả, đúng không? Nhưng thầy giáo lẩm bẩm cái gì thế nhỉ? Có phải cái nóng đã làm thầy ấm đầu? Không phải đâu. Tin hay không thì tùy, nhưng thầy đang nói đến cái lâu đài cát của bạn đấy! Phải, đích thị. Rất may Địa lý Rùng mình không vớ vẩn như thế. Nói cho đúng thì thầy giáo muốn nói đến những hạt cát tí xíu có đầy trên bờ biển bụi bặm – một trong những điều kỳ thú nhất của môn địa lý. Và cuốn sách này cũng toàn nói về bờ biển bụi bờ mà thôi. Từ những bờ biển lởm chởm đá tảng đến những bãi cát trắng phau được vỗ về bởi các con sóng êm dịu. Trong Bờ biển Bụi bờ, bạn có thể...
6
• Xem những người khổng lồ tạc bờ biển như thế nào
TRÔNG ĐƯỢC LẮM.
CẢM ƠN
• Đào lấy vài viên kim cương trên bãi biển EM LẠI CHƠI TRÒ GIẤU QUE NỮA ĐẤY À? • Ghé thăm khách sạn bị bay khỏi vách đá
CÔNG VIỆC THẾ NÀO?
KHÁCH SẠN
HẾT BIẾT LUÔN!
7
• Học cách ăn nói như những tay lướt sóng thứ thiệt, giống như Hải Hồ, người hướng dẫn của chúng tôi.
Bạn có thích không? Thế thì mặc thầy giáo săm xoi bãi biển, ta xông vào chương sau thôi. Nhưng phải nói trước, nó rất rùng rợn. Nơi bạn đang nghỉ thật tuyệt vời – đúng thế đấy. Nhưng coi vậy mà không phải vậy đâu. Có những khi nó khó ưa lắm. Rất là khó ưa...
8
Loanh quanh bờ biển
20 tháng Bảy 1985, Florida, Mỹ
Lúc đó đang là giữa trưa một ngày hè nóng nực. Neo lại ngoài khơi Florida, thủy thủ đoàn của chiếc tàu nhỏ mang tên Dauntless nhớn nhác dõi theo một thợ lặn vừa nổi lên. Họ bồn chồn lắm rồi. Có thể hôm nay cuối cùng sẽ là ngày mà tất cả chờ mong? Hay ước mơ của họ sẽ lại bị vùi dập một lần nữa? Lần lượt từng thợ lặn nổi lên, trên tay không có một thứ gì. Hết lần này đến lần khác. Có vẻ như dưới đáy biển chỗ đó chẳng có thứ họ chờ đợi. Thế rồi một thợ lặn nữa...
“Tìm thấy rồi! Tôi tìm thấy rồi!” anh ta reo lên. “Kho báu! Nó ở dưới này. Rất nhiều châu báu!”
Cả tàu lặng ngắt. Mọi người như không tin vào tai mình nữa. Và rồi tất cả òa lên vui sướng, hối hả kéo anh chàng thợ lặn lên. Sau khi đã lấy lại hơi, anh ta hào hứng kể.
“Tôi đang đào bới lớp cát,” anh ta nói gấp gáp, “nhưng vẫn nghĩ mình chẳng thu được gì. Thế rồi đột nhiên tôi chạm phải một cái gì đó. Tôi đoán nó rất cứng, to cỡ hộp chocopie. Dù sao thì tôi cũng rà xung quanh và thấy nhiều cái như thế nữa... Rồi tôi gạt lớp cát ra và trời ơi... vàng! Cả một đống vàng thoi. Chắc chắn chúng đáng giá hàng đống tiền.”
Và còn hơn thế nữa... Dưới lớp bùn ở đáy biển, các thợ lặn phát hiện ra
HÔM NAY LÀ NGÀY ĐÁNG GIÁ NHẤT ĐỜI MÌNH!
9
một xác tàu Tây Ban Nha đã mủn nát, chiếc Atocha. Nó đã bị chìm ngay gần bờ biển nhiều thế kỷ trước. Và những thoi vàng lấp lánh kia chỉ là một phần nhỏ trong số châu báu con tàu chở theo. Sau đó, thủy thủ đoàn lôi lên được hàng đống tiền vàng tiền bạc, dây chuyền, vòng xuyến và những viên lục bảo ngọc vô giá. Thật kinh ngạc, họ đã tìm được kho báu bị chìm lớn nhất từ trước tới giờ.
Suốt hơn 350 năm qua, kho báu khổng lồ này đã nằm im dưới đáy biển tối tăm lạnh lẽo, cùng những bộ xương trắng hếu của thủy thủ đoàn chết chìm theo con tàu. Nhưng tại sao kho báu này lại nằm ở đây? Cái gì khiến con tàu bị chôn vùi dưới ba thước nước? Hay dõi theo chuyến đi cuối cùng của tàu Atocha. Xin nói trước, nếu bạn bị say sóng thì nên bỏ qua đoạn này. Sóng gió ghê lắm.
23 tháng Ba 1622, Cadiz, Tây Ban Nha
Những cánh buồm căng gió, chiếc Nuestra Senora de Atocha (Đức Mẹ Atocha) rời Tây Ban Nha, trực chỉ tới Caribê. Chiến hạm oai phong này là một trong 28 chiếc thuộc đội tàu chở châu báu, đi lại như con thoi giữa Tây Ban Nha và các thuộc địa ở Trung và Nam Mỹ. (Từ thập niên 1530, Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền ở phần lớn vùng đất này). Lúc đi thì chở vải vóc, rượu vang, dụng cụ và nồi niêu bát đĩa để tiếp tế cho thực dân Tây Ban Nha. Khi trở về, tàu chất nặng vàng, bạc đá quý vơ vét được ở thuộc địa.
24 tháng Năm 1622, Portobello, Panama
Vào thời đó, đây là một lộ trình đầy mạo hiểm. Vì thế các tàu không vội về mà đợi tới cuối xuân, khi những trận bão mùa đông tồi tệ ngừng hẳn và đại dương yên tĩnh hơn. Thường là như vậy. Lúc đầu, mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch. Sau khi vượt Đại Tây dương êm thấm, hạm tàu chia ra để tới các hải cảng khác nhau. Tàu Atocha tới cảng Portobello ở Panama, nơi hàng đoàn xe thồ
10
tấp nâïp đổ về thành phố, mang theo châu báu lấy được từ Peru. Và phải mất gần hai tháng trời để vào sổ và chất châu báu xuống tàu Atocha. Cuối cùng, vào ngày 22 tháng Bảy, con tàu Atocha đầy khẳm đã sẵn sàng rời đi Havana, Cuba để nhập cùng hạm đội.
27 tháng Bảy – 3 tháng Tám 1622, Cartagena, Venezuela Trên đường tới Havana, tàu Atocha còn ghé Cartagena ở Venezuela. Vụ này không nằm trong kế hoạch nhưng hàng ngàn viên ngọc lục bảo quý giá đang chờ được chở về, nhập vào kho của nhà vua Tây Ban Nha. Việc dừng lại khiến con tàu bị chậm, một sự chậm trễ đắt giá. Nó rời Cartagena, muộn mất vài tuần so với kế hoạch. Và thật đáng ngại, những trận bão bắt đầu nổi lên.
22 tháng Tám 1622, Havana, Cuba
Mọi chuyện ngày càng tệ hơn. Biển cả nổi sóng gió khiến việc ra khơi cực kỳ nguy hiểm. Phải mất trên hai tuần lễ, tàu Atocha mới tới được Havana và nhập cùng với các tàu khác trong hạm đội. Cả
11
hạm đội chở theo số châu báu trị giá 300 triệu bảng Anh. Sổ sách chính thức cho thấy riêng Atocha chất dưới hầm tàu tới 150.000 đồng tiền vàng và bạc, trên 1.000 thoi vàng thoi bạc cùng hàng chục ngàn viên lục bảo ngọc. Đó là chưa kể bao nhiêu hàng hóa có giá trị khác như thuốc lá, gỗ hồng sắc, thuốc nhuôïm và đồng thỏi. Ngoài ra một số quý tộc và lái buôn giàu có cũng theo tàu về nhà. Cộng với thủy thủ đoàn, có vẻ như con tàu bị quá tải.
4 tháng Chín 1622, vẫn ở Havana
Cuối cùng, vào ngày 4 tháng Chín, hạm đôïi xấu xố này cũng khởi hành về Tây Ban Nha. Tàu Atocha đi cuối cùng. Nó được trang bị rất mạnh với hai mươi đại bác lớn để đẩy lui bọn tàu cướp biển. Nhưng đối thủ nguy hiểm nhất của nó lại đang ẩn mình chờ đợi. Lúc này mùa mưa bão đang hoành hành – quá muộn để tàu thuyền đi lại an toàn. Thậm chí những khẩu đại bác đáng sợ của Atocha
cũng chỉ là cọng rơm trước những cơn bão khiếp đảm sắp quất vào con tàu. Đội tàu nhằm hướng bắc thẳng tiến, tới Florida nước Mỹ. Nhưng gió đã nổi lên, ngày càng mạnh và lồng lộn suốt đêm.
5 tháng Chín 1622, bờ biển Florida, Mỹ
Vào rạng sáng, biển nổi sóng. Gió mạnh thúc những con sóng dựng lên như núi. Cùng đám thủy thủ sợ chết khiếp, đội tàu đâm thẳng vào đường đi của cơn bão. Trên tàu Atocha, viên hoa tiêu phải thắp những ngọn đèn lồng vì bầu trời ngày càng tối sầm lại và mưa ào ào đổ xuống. Đằng đẵng suốt ngày, con tàu bị quần cho tơi tả. Gió xé rách các tấm buồm, bẻ gãy cột buồm như thể bẻ que diêm. Tàu chao bên này nghiêng bên kia, nước tràn cả lên boong. Ngay trước khi trời tối, tấm màn nước phủ xuống quanh hành khách và thủy thủ đang thất thần. Họ khiếp đảm chờ đợi con tàu lật úp và chìm mất tăm mất tích.
12
Đêm xuống, gió đổi chiều và cơn bão đẩy hạm đội lên xa hơn về phía bắc, giạt vào bờ biển Florida và giạt vào... tai họa. Ở đó, bờ biển bị cắt xẻ bởi những dải đá ngầm. Nếu con tàu chẳng may đâm phải một rặng đá ngầm đó, số phận của nó sẽ được định đoạt. Lúc này, toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn co rúm dưới hầm tàu, cầu nguyện cho số mạng của mình. Nhưng không gì có thể cứu được họ. Chậm rãi nhưng chắc chắn, Atocha bị đẩy tới nấm mồ của nó.
CHÚNG TA
TỚI SỐ RỒI!
6 tháng Chín 1622, bờ biển Florida, Mỹ
Ngày hôm sau, môït chiếc thuyền nhỏ của hạm đội được cử đi tìm những người sống sót. Đó là nhiệm vụ vô vọng. Trong số 265 hành khách và thủy thủ đoàn của tàu Atocha, 260 người đã mất mạng. Chỉ năm người – ba thủy thủ và hai nô lệ – thoát chết nhờ bám vào cột buồm. Một người kể lại tai họa kinh hoàng anh ta phải chịu. Nó có lẽ như thế này:
13
Trời sáng dần và chúng tôi có thể nhìn thấy bờ biển. Gió vẫn rất mạnh. Gió đẩy tàu chúng tôi dạt vào bờ... Thuyền trưởng ra lệnh thả neo nhằm giữ tàu tránh xa đá ngầm. Một việc vô ích. Thình lình một ngọn sóng lớn nhấc bổng tàu lên rồi ném nó vào đá. Cột buồm chính gãy gục như một cành cây khô còn sườn tàu bị thủng một lỗ tướng. Nước biển tràn vào và con tàu bắt đầu chìm. Xung quanh tôi, mọi người la thét kêu khóc, cố ngoi lên. Nhưng tất cả đã kết thúc. Chỉ một vài người trong chúng tôi bám được vào đoạn cột buồm gãy. Và chúng tôi chờ bị kéo xuống đáy nước...
14
Săn lùng kho báu
Ngay lập tức, một con sói biển lão luyện, Gaspar de Vargas được giao nhiệm vụ tìm kiếm số châu báu bị mất trên con tàu Atocha bạc mệnh. Ông ta và đội thợ lặn tìm được xác tàu dưới 18 thước nước. Vậy là tốt rồi. Nhưng thám sát xác tàu là một công việc đầy mạo hiểm. Thời đó, các thiết bị lặn chưa được phát minh. Các thợ lặn chỉ có thể ở dưới nước tối đa năm phút – là khoảng thời gian họ có thể nhịn thở. Vì thế họ không có nhiều thời gian. Khi xuống được xác tàu Atocha, các thợ lặn thấy rằng hầm chứa châu báu đã bị khóa chặt. Vì thế họ chỉ lôi lên được hai khẩu đại bác vô giá trị.
De Vargas quay trở lại Havana để lấy thêm thợ lặn và dụng cụ trục vớt. Nhưng khi ông ta trở lại vị trí cũ thì con tàu Atocha đã biến mất tiêu. Bão biển đã khuấy tung đáy biển lên và bùn cát lấp kín con tàu. Tuy vậy de Vargas vẫn không chịu bỏ cuộc. Ông ta lập trại trên hòn đảo gần đó và cử hết toán thợ lặn này đến toán thợ
15
lặn khác dùng móc câu cày xới đáy biển. Mỗi khi họ móc phải một cái gì đó, các thợ lặn lại lao xuống nước. Nhưng lần nào cũng vậy, họ đều trở lên tay không. Cuối cùng thì đến de Vargas cũng phải chấp nhận thất bại và trở về Tây Ban Nha.
Còn với Atocha, mặc dù có đủ loại tin đồn nhưng không một ai phát hiện được dấu vết của nó. Phải mãi đến những năm 1960, nhà săn tìm kho báu dũng cảm người Mỹ, Mel Fisher, mới tiến hành tìm kiếm một lần nữa. Khi còn nhỏ, cậu chàng Mel đã mơ đến những chuyến săn tìm kho báu và thậm chí còn tự mày mò làm một cái mũ lặn để thám hiểm đáy ao gần nhà.
BẮT ĐẦU
BƠM!
Lớn lên, Mel làm việc trong trại gà của gia đình cho đến khi dành dụm đủ tiền để mở một cửa hiệu bán đồ lặn. Và cơ hội lớn của anh đã tới. Từ một tài liệu Tây Ban Nha cổ, anh tìm thấy những mô tả chi tiết nơi tàu Atocha bị đắm. Và vì vậy anh biết chính xác phải tìm nó ở đâu. Anh lập một đội thợ lặn chuyên nghiệp và sắm con tàu mang tên Gan dạ (Dauntless). Trong nhiều năm trời, các thợ lặn không tìm được gì khác ngoài một vốc tiền cổ. Thường thì thời tiết xấu đi khiến họ phải bỏ dở công việc. Thế rồi vào năm 1975, con trai của Fisher tình cờ tìm được chín khẩu đại bác – manh mối rõ ràng nhất. Dường như kho báu của tàu Atocha đã gần lắm rồi. Và vào cái ngày tháng Bảy ấm áp đó, Fisher cùng những cộng sự kiên nhẫn của mình đã tạo được bước tiến choáng ngợp. Trở về văn phòng, vô tuyến điện của Fisher vang lên hào hứng.
16
“WZG 9605. Số 1 đâu, Đội 11 đây.” tin nhắn từ tàu Dauntless. “Vứt béng bản đồ đi. Đã tìm được kho báu!”
Thật khó tin
Trong vài năm tiếp theo, Fisher và những thợ lặn của ông đã lôi lên một kho báu khổng lồ trị giá tới 350 triệu bảng Anh. Rất may cho Fisher, trên tàu của ông có nhiều thiết bị hiện đại. Các thợ lặn có thiết bị lặn đời mới. Do đó, thay vì phải nín thở, họ chỉ việc đeo các bình khí trên lưng. Fisher cũng có máy định vị âm thanh để rà quét đáy biển. Đây là thiết bị sử dụng âm thanh để phát hiện các vật ở dưới nước. Chùm âm thanh đập vào các vật thể và phản hồi trở lại, và vật thể đó sẽ hiện ra trên màn hình đặt trên tàu. Kế hoạch là dùng máy định vị âm thanh để dò tìm xác tàu đắm, trước khi cử các thợ lặn lặn xuống tận nơi. Vấn đề là thiết bị này cũng chỉ là một cái máy vô tri vô giác. Và các thợ lặn đã mò được hai trái bom, hàng trăm lon bia rỗng và thậm chí cả một chiếc ôtô cà tàng trước khi máy phát hiện được Atocha.
ĐỒ TÂY BAN NHA À?
17
Phù! Thật là một cú thót tim. Cá là bạn rất mừng vì đã về bờ an toàn. Thế đấy, bờ biển có thể cực kỳ nguy hiểm, nhưng nó cũng hấp dẫn kinh khủng. Và vì thế trong khi bạn đang cố lấy lại hơi thở, tại sao không tìm hiểu thêm một chút về bờ biển bụi bờ? Có hàng cây số bờ biển để lựa chọn, và ở đâu cũng có nó. Nhưng chính xác thì bờ biển bụi bờ là cái gì và tại sao trên
thế giới này lại có thứ như thế?
Đã đến lúc trôi vào chương sau
và tìm hiểu đôi chút.
18
Bờ biển bụi bờ
Vứt béng mấy cuốn sách địa lý chán phèo đi. Ơ, mà bạn đã làm thế rồi còn gì. Cách tốt nhất để tìm hiểu về bờ biển bụi bờ là tới tận nơi mà ngó. Đi nào, đừng sợ. Một số giáo viên địa lý không nghĩ tới một điều gì khác ngoài việc đi nửa vòng Trái đất để tới một bãi biển xinh đẹp nào đó. Vậy mà bạn chỉ cần nhấc mình ra khỏi chiếc ghế là có ngay. Ngoài ông thầy đáng ngán, bạn còn thấy gì nữa? Hàng cây số cát vàng chạy dài ngút tầm mắt và những con sóng hiền hòa vỗ nhẹ vào bờ? Hay những cái hang khổng lồ và vách đá cheo leo nhìn đã thấy chóng mặt? Chắc chắn bờ biển có nhiều thứ kỳ lạ hơn ta tưởng.
Bờ biển là gì?
Nếu bạn nhờ một nhà địa lý lắm lời giải nghĩa về bờ biển, chắc chắn ông ta sẽ tuôn ra hàng lô hàng lốc những từ ngữ chói tai, như thế này:
Về mặt khoa học mà nói, bờ biển là nơi môi trường sinh thái lục địa tác động tới môi trường sinh thái biển và ngược lại...
Biết thế thà đừng nhờ cho xong. Nhưng đừng vội thất vọng. Nhà địa lý dẻo miệng của chúng ta muốn nói rằng bờ biển là nơi đất liền và biển gặp nhau. Tại sao không nói luôn thế cho rồi? Bạn tôi ơi, bờ biển là nơi bờ bụi lắm.
19
Mười quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới
Nhìn vào bất kỳ bản đồ thế giới nào, bạn sẽ nhận thấy bờ biển chạy ngoằn ngoèo quanh hải đảo và rìa các lục địa. Nhìn kỹ, bạn sẽ phát hiện ra một điều kỳ quặc – không có lấy một đoạn bờ biển thẳng thớm nào. Tất nhiên rồi, bờ biển ngoằn ngoèo mà. Thực tế, trên hành tinh của chúng ta có 440.000 kilomet bờ biển. Thật là
GREENLAND
CANADA
ĐẠI TÂY
THÁI BÌNH DƯƠNG
MỸ
NAM
MỸ
DƯƠNG
20
nhiều phải không. Nếu bạn kéo thẳng nó ra, bờ biển sẽ có thể quấn quanh xích đạo 13 vòng. Và sao nữa? Bạn sẽ phải mất 40 năm để cuốc bộ cho hết chỗ bờ biển đó. Ngược lại, bạn cũng có thể ngồi tại nhà và tìm hiểu trên bản đồ mười quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới.
NGA
NA UY
TRUNG QUỐC
PHILIPPINES
CHÂU PHI
ẤN ĐỘ DƯƠNG
INDONESIA
AUSTRALIA
NEW ZEALAND
21
Thử thầy chút chơi
Này, không hiểu cô giáo địa lý của bạn có biết bờ biển hình thành như thế nào không nhỉ? Thử hỏi cô một câu dễ xơi xem. Thí dụ như:
THƯA CÔ, NGƯỜI MÔNG CỔ THƯỜNG
ĐI TẮM BIỂN NÀO Ạ?
Thì biển nào chả như biển nào, thế mà cũng hỏi!
oàng hải thuôïc Trung Quốc. H kilomet, bên bờ
quên chuyện tắm biển đi. Bờ biển gần nhất cũng cách đó 2.400 có lấy một mét bờ biển nào. Và nếu bạn sống ở Mông Cổ thì y thế nhưng trên thế giới có hơn 40 quốc gia không Ấ là gì?
biển và bờ biển, chẳng lẽ lại có nơi nào đó không biết bờ biển ẳn bạn cũng không ngờ, với ngần nấy H này không có bờ biển.
Có khi cô giáo cũng không rõ đâu. Nhưng thực sự thì đất nước Trả lời:
Rối ren bờ biển
Có lẽ bạn nghĩ bờ biển nào chả giống bờ biển nào. Nó chỉ là dải đất ven biển thôi chứ có gì đâu. Bạn nhầm to rồi. Ta sẽ xem kỹ xem nào. Thực tế, có nhiều kiểu bờ biển khác nhau. Cứ hỏi bất kỳ nhà địa lý nào mà xem. Ngay lập tức họ sẽ phân loại bờ biển thành từng nhóm, tùy vào chuyện họ nghĩ nó hình thành từ cái gì. Rắc rối là có khi mỗi người nghĩ mỗi kiểu. Vì thế cho nên...
22
Bờ biển có thể nổi hay chìm. Chúng đã như vậy và sẽ luôn như vậy.
Dài dòng văn tự thì như thế này: bờ biển nổi được hình thành hoặc do mực nước biển hạ xuống hoặc do đất trồi lên. Mực nước biển hạ trong Kỷ Băng hà cuối cùng, 18.000 năm trước. Khi đó rất nhiều nước biển bị giữ trong các mũ băng và băng hà, làm cho mực nước biển hạ xuống tới 100 mét... lộ ra nhiều bờ biển mới. Một số bờ biển mới nổi lên khi các mũ băng tan chảy và đất bên dưới lộ ra. Bờ biển chìm thì ngược lại. Đó là khi mực nước biển dâng cao hay đất bị chìm xuống. Nước biển dâng cao là hậu quả của việc Trái đất ấm lên (xem thêm ở trang 118). Và ở một số nơi, đất bị chìm xuống do sông ngòi không bồi đắp đủ trầm tích (cát và phù sa) để làm đất cao lên. Nắm được chưa?
23
Ông ta nói lăng nhăng cái gì thế? Bờ biển hoặc chủ động hoặc thụ động. Đơn giản thế thôi.
Có nghĩa là thế này, tất cả là do các mảng. Vỏ Trái đất, nơi bạn đang đứng ấy, không phải là một khối liền lạc mà bị vỡ thành bảy miếng lớn (cùng nhiều miếng nhỏ) gọi là các mảng (hay mảng kiến tạo).
Vấn đề là các mảng này không chịu cam phận thủ thường, nằm yên một chỗ. Không, chúng từ từ, chậm mà chắc, trôi trên lớp đã nóng chảy ở bên dưới.
24
Chuyện đó thì liên quan gì đến bờ biển? Là thế này. Bờ biển chủ động nổi lên khi đất liền và đáy biển nằm trên hai mảng khác nhau. Hai mảng này huých, đẩy, trượt vào nhau, phát ra những vụ núi lửa phun kinh hoàng và động đất long trời lở đất. Còn bờ biển thụ động là nơi đất liền và đáy biển cùng vui vẻ chia sẻ một mảng. Nó êm đềm và dịu hiền. Thế đấy.
25
Toàn chuyện linh tinh. Chỉ có bờ biển năng lượng cao hay thấp thôi chứ làm gì có loại bờ biển nào khác. Chắc chắn là thế.
Nghĩa là, điều này phụ thuộc vào kích cỡ và sức mạnh của các con sóng đánh vào một đoạn bờ
biển nhất định nào đó. Ở bờ biển năng lượng
cao, bạn sẽ thấy những con sóng cao lừng lững đập liên hồi kỳ trận vào bờ biển. Còn ở bờ biển năng lượng thấp là những con sóng hiền hòa vỗ nhẹ vào bờ.
26
Thật khó tin
Tất nhiên còn đủ loại bờ biển khác nữa mà các nhà địa lý lắm chuyện có thể nghĩ ra. Sự xói mòn liên tục diễn ra hết công suất trên Trái đất, hoặc nó gặm nhấm dần một đoạn bờ biển hoặc bồi đắp mới một đoạn bờ biển khác. (Bạn sẽ biết thêm về xói mòn ở chương sau).
Chỉ dẫn về bờ biển bờ bụi
Đã chán chưa? Ối, nãy giờ bạn không nghe gì hết à? Thôi, không cần bịt tai nữa đâu. XONG RỒI... Mấy thuật ngữ khoa học đó nghe rất êm tai nếu bạn là một nhà địa lý lắm chuyện, nhưng bạn có thể quên chúng đi. Những thứ thực sự hấp dẫn của bờ biển chính là cái mà bạn có thể nhìn tận mắt sờ tận tay. Vậy hãy bỏ qua cái phần định nghĩa rắc rối kia đi để đến với chỉ dẫn bờ biển bờ bụi mới nhất của Địa lý Rùng mình. Có rất nhiều điều hấp dẫn trong đó.
RA BỜ BIỂN
27
Tên: RỪNG NGẬP MẶN
Địa điểm: Dọc các bờ biển nhiệt đới
Đặc điểm:
•Chúng là những khu rừng rộng lớn lầy lội hình thành ở nơi các con sông nhiệt đới đổ vào biển. Rừng ngập mặn chỉ có ở những nơi nóng ẩm bởi loại cây chính ở đây, cây đước, không chịu được lạnh.
•Đước là một loài thực vật kỳ lạ có tới hai loại rễ. Một loại mọc lộn xộn dưới nước, cắm chắc xuống bùn để giữ cho không bị thủy triều cuốn mất. Loại kia mọc chòi lên mặt nước để hút không khí cung cấp cho cây.
•Cho dù rừng ngập mặn rất mặn và ướt nhoẹt, nhưng nơi đây có hệ động thực vật cực kỳ phong phú. Muốn tham quan một chuyến không? Hãy chọn địa điểm và lên thuyền. Nhưng đừng có mà cho tay xuống nước đấy. Rừng ngập mặn chính là nhà của bọn cá sấu bụng đói đáng sợ.
Những nơi có nhiều rừng ngập mặn: Ấn Độ/Bangladesh; Philippines, Thái Lan, Việt Nam, các đảo Thái Bình dương.
28
Tên: CHÂU THỔ (Delta)
Vị trí: Nơi một số con sông lớn đổ ra biển
Đặc điểm:
•Châu thổ là một mê cung rối rắm của vô số nhánh sông và đảo nhỏ, hình thành tại một số cửa sông lớn (cửa sông là nơi con sông đổ vào biển). Tại đây dòng sông chảy chậm đến nỗi dòng nước không đủ sức mang phù sa theo được nữa, đành bỏ lại. Thủy triều cuốn bớt một số ra biển, nhưng phần lớn chỗ phù sa còn lại sẽ tích tụ và bồi lấp thành một miếng đất mới, và dòng chảy vì thế lại chia thành nhánh mới khi chảy qua.
•Châu thổ được gọi như vậy khi triết gia Hy Lạp cổ đại tên là Herodotus du lịch tới Ai Cập. Ông để ý thấy cửa sông Nile trông giống như hình chữ D, hay Delta trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Mà chữ đó viết như một tam giác (Quá thông minh, nhỉ?).
•Cũng có những châu thổ hình mũi giáo hay hình cánh cung (chính ra thì châu thổ sông Nile có hình như thế này). Châu thổ sông Mississippi ở Mỹ lại có hình chân chim, vì chỉ có vài nhánh chẽ ra giống như bàn chân con chim. Hình như là thế.
Các châu thổ điển hình: Danube (Rumani), Nile (Ai Cập), Mississippi (Mỹ) và Mekong (Việt Nam)
CHÂU THỔ
ĐẤT SÔNG
BIỂN
29
Chú ý! Chú ý!
Châu thổ là nơi rất thích hợp cho canh nông vì đất đai ở đây cực kỳ màu mỡ. Thế nên mới có hàng triệu người chọn đồng bằng châu thổ làm nơi sinh cơ lập nghiệp. Vấn đề là nơi đây cũng quá bằng phẳng và thấp trũng, vì thế cứ đến mùa lũ là nước ngập trắng trời.
NHÀ CẬU MAY THẬT, NƯỚC CHỈ NGẬP ĐẾN MẮT CÁ!
TỚ ĐANG ĐỨNG TRÊN NÓC NHÀ...
Thí dụ như châu thổ rộng lớn của sông Hằng – Brahmaputra trong Vịnh Bengal. Nó rộng tới 75.000 km2, nghĩa là gần bằng diện tích Australia. Trên 100 triệu người sinh sống trong vùng châu thổ này, chủ yếu là nông dân. Nhưng cuộc sống của họ luôn bị đe dọa. Tháng Mười năm 1988, vùng này bị một trận lụt tồi tệ nhất lịch sử. Mùa màng mất trắng, nhà cửa bị cuốn trôi và trên một triệu người phải sống cảnh màn trời chiếu đất.
30
Tên: CỬA SÔNG
Vị trí: Nơi một số con sông đổ vào biển
Đặc điểm:
•Tại đây, nước mặn hòa lẫn với nước ngọt do thủy triều đưa vào. Chúng khác với châu thổ ở chỗ này.
•Chính sự hòa trộn hai loại nước khiến cho nước ở cửa sông chứa rất nhiều thức ăn, là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng hàng triệu thủy hải sản nhỏ. Tới lượt mình, đám tôm cá này lại là thức ăn cho các loài chim và cả con người.
•Ngay từ xa xưa, con người đã dựa vào cửa sông để xây dựng hải cảng. Một số thành phố cảng lớn nhất thế giới thuộc vào loại này. Thí dụ như Cửa sông Thames ở Anh, nơi dòng sông đổ vào Biển Bắc. Ngược lên một đoạn là thành phố London sầm uất.
Các cửa sông điển hình: Cửa sông Thames (Anh), Vịnh Chesapeake (Mỹ), Vịnh Fundy (Canada)
BIỂN
ESSEX
LONDON
KENT
CỬA SÔNG THAMES
31
Tên: FIO (fee-ords)
Vị trí: Dọc những vách đá dựng đứng sát biển
Đặc điểm:
•Fio là những vịnh hẹp, dài khoét vào bờ biển, hình thành từ những thung lũng sâu hoắm do băng hà tạo ra từ hàng triệu năm trước. Khi băng hà tan chảy, nước biển tràn vào lấp đầy fio.
•Fio dài nhất thế giới là Scoresby Sund ở Greenland. Nó ăn sâu vào đất liền tới 350 kilomet.
•Các fio có thể sâu tới một độ sâu không ngờ – 1.300 mét. Chính điều đó đã làm các nhà địa lý quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học đang nghiên cứu một số fio trong Bắc cực băng giá đã có một kế hoạch lạ đời. Họ gắn các cảm biến lên những con cá voi trắng và dùng vệ tinh để theo dõi đường đi nước bước của những con cá này.
Một số fio điển hình: Sognefjord (Na Uy), Milford Sound (New Zealand), Seno Penguin (Chile)
CHÀ!
32
Tên: RẶNG SAN HÔ
Vị trí: Dọc bờ biển nhiệt đới ấm nóng
Đặc điểm:
• Thật kỳ lạ, các rặng san hô khổng lồ này lại được tạo nên từ những sinh vật đơn bào nhỏ xíu (loài sinh vật biển tí hon tương tự sứa và hải quỳ). Hàng triệu hàng triệu con quần tụ với nhau thành từng nhóm. Chúng tạo ra vỏ vôi cứng để khỏi bị nghiền nát. Lớp vỏ này vẫn còn lại khi sinh vật đơn bào chết đi, và tích tụ dần thành rặng san hô.
• Rặng san hô là nơi tập trung nhiều loài cá như cá hề, cá bướm, cá vẹt, rắn biển, cá mập rặng đá ngầm, sao biển, trai ngọc, cá sư tử, sên biển, bạch tuộc... Đẹp như tranh!
• Lớn nhất thế giới là rặng san hô Great Barrier Reef ở Đông Bắc Australia, bao phủ một diện tích 200.000km2, với chiều dài trên 2.000km. Rặng san hô phát triển rất chậm, bằng tốc độ phát triển của móng tay người. Vì thế, để có được rặng san hô khổng lồ như vậy, những sinh vật bé tẹo kia phải hì hụi tới 18 TRIỆU năm.
Các rặng san hô điển hình: Great Barrier Reef (Australia) Đảo Fiji (Nam Thái Bình dương) Biển Đỏ (Ấn Độ dương)
33
Tên: DOI CÁT VEN BỜ
Vị trí: Trải dài ở nhiều nơi ven bờ biển
Đặc điểm:
•Những doi cát dài này có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới. Chúng bị ngăn cách với bờ bởi một lạch biển êm ả. Bãi cát ngầm liên tục dịch chuyển vì sóng gió.
•Doi cát có thể trải dài hàng trăm km nhưng chỉ rộng có vài chục mét. Tại một số nơi, cát vun lên cao ngất, có khi cao tới cả trăm mét. •Các nhà địa lý vẫn chưa rõ những doi cát này ra đời như thế nào. Một số cho rằng trước đây chúng là những bãi cát ngầm ngoài biển bị sóng nước đẩy vào bờ. Số khác lại nghĩ chúng là những gì còn lại của bãi biển cổ xưa bị nhận chìm khi băng hà tan chảy vào cuối Kỳ Băng hà cuối cùng.
Những doi cát ven bờ điển hình: Cape Hatteras (Bắc Carolina, Mỹ), Đảo Galveston (Mỹ), Quần đảo Friesian (Hà Lan, Đức), Abidjan (Bờ biển Ngà)
CHÒI LÁ TRÊN
BÃI BIỂN
ĐẤT LIỀN
NGƯỜI LOI CHOI TRÊN BÃI BIỂN
DOI CÁT VEN BỜBIỂN
34
Chú ý! Chú ý!
Nếu là người nhát gan, đừng có mò đến Bờ biển Xương khô (Skeleton Coast). Đó là một dải đất hoang vu dài hàng trăm kilomet trên bờ biển Namibia xứ Phi châu. Để nhìn ra nó thậm chí cũng không dễ vì nơi này thường xuyên bị bao phủ một lớp sương mù dày đặc mờ mờ ảo ảo. Tàu bè qua lại nơi này hay lạc đường và đâm vào bờ chìm lỉm. Chính những xác tàu mục nát trơ trụi đã khiến dải bờ biển này được gắn cho cái tên rùng rợn như vậy. Bạn có thấy thế không?
Vịnh vòng vo
Nhưng bạn đừng vội hoảng. Không phải bờ biển bụi bờ nào cũng đáng sợ như vậy đâu. Cứ nhìn vào bất kỳ tấm bản đồ thế giới nào, bạn cũng sẽ thấy vô số dải bờ biển mang những cái tên hết sức kỳ cục. Thí dụ như các vịnh* chẳng hạn. Một số được đặt tên theo những đặc điểm địa lý ớn lạnh hay theo tên của những loài kỳ hoa dị thảo có ở đó. Hoặc nó được đặt theo tên của viên thủy thủ đầu tiên mò vào đó. Vậy những cái vịnh có thực sự vòng vo đúng như người ta gọi? Thử trả lời vài câu hỏi vòng vèo sau để biết những chuyện vẽ vời đằng sau tên gọi của chúng.
* Xin nói rõ, vịnh là một vết lõm
lớn trên bờ biển. Nhưng vịnh cũng có
nhiều kiểu vịnh, vịnh vòng vo (bay)
nhỏ hơn vịnh vòng vèo (gulf) nhưng
lớn hơn vịnh vơi vòng (hay còn gọi là
vũng). Chắc là bạn hiểu rồi.
35
Cái nào là đúng?
1 Vịnh Baffin được đặt theo tên nhà thám hiểm William Baffin. ĐÚNG/SAI?
2 Vịnh Cá mập (Shark Bay) giống con cá mập. ĐÚNG/SAI? 3 Vịnh Khó chơi (Repulse Bay) là bởi vì nó rất khó chơi. ĐÚNG/SAI? 4 Vịnh Chesapeake có nghĩa là “Vịnh Sò tượng”. ĐÚNG/SAI? 5 Vịnh Hoa lá (Botany Bay) được gọi như vậy vì màu xanh mát mắt của nó. ĐÚNG/SAI?
Trả lời:
CẬU TA ĐỊNH TRỒNG CÂY CHUỐI!
ỐI!
1 ĐÚNG. Vịnh Baffin nằm giữa Bắc cực băng giá và Bắc Đại Tây dương. Gần như quanh năm tàu bè không thể đi lại trong vịnh vì những núi băng trôi khổng lồ. Nhà thám hiểm dũng cảm người Anh, William Baffin (1584-1822) đã tình cờ tìm ra vịnh
36
này năm 1616, khi ông đang đi tìm con đường giao thương mới với phía đông qua Bắc cực băng giá. Và thế là cái vịnh được vinh dự mang tên ông.
2 SAI. Nó không đến nỗi xấu xí thế đâu, nhưng đúng là Vịnh Cá mập mang tên như vậy vì cá mập lền khên. Nhưng cái vịnh xinh đẹp này không chỉ nổi tiếng vì cá mập. Ở đây có hàng ngàn dugong (hay bò biển), một loài động vật có vú to lớn sống ngoài biển. Ngoài ra còn có cá heo và trên 300 loài cá khác (không kể cá mập). Trong vịnh có một bãi biển gọi là Bãi Sò, với hàng đống trai sò.
3 SAI. Khó chơi thì đúng là khó chơi thật. Nhưng trong thực tế, Vịnh Khó chơi ở Hồng Kông lại không phải như vậy. Ở đây phong cảnh đẹp mê hồn luôn, và vì thế là một trong những nơi đắt giá nhất thế giới. Nếu muốn kiếm một căn nhà ở đây, bạn phải có cả núi tiền. Để thuê được một căn hộ ở vị trí đẹp, bạn phải trả tới 650.000 bảng Anh một tháng! Thế nhưng tại sao nó lại có cái tên khó ưa như vậy? Chuyện là hồi thế kỷ XIX, mấy tên cướp biển tưởng ngon ăn định tấn công vào đây nhưng bị hải quân Anh đánh cho re kèn. Từ đó vịnh có cái tên như hiện nay.
ĐỪNG LÀM CÁI MẶT KHÓ CHƠI NHƯ THẾ,
ĐÙA TÍ MÀ.
CÁI GÌ?
37
4 ĐÚNG. Trong ngôn ngữ của thổ dân Da Đỏ, Chesapeake có nghĩa là “Sò Tượng” (great shellfish), và vịnh nổi tiếng vì trai sò và cua xanh. Hàng năm người dân đánh bắt được hàng tấn hải sản ở đây. Hiện giờ, việc đánh bắt vô tội và và nạn ô nhiễm đã làm số lượng trai sò đánh bắt được ngày càng giảm đi, trong khi ngày trước chỉ cần dùng chảo cũng xúc được cả mớ.
ÁI CHÀ! ANH EM TA SẮP
LÊN CHẢO CẢ RỒI!
5 ĐÚNG. Cái vịnh ở Australia này có tên như vậy vì hệ thực vật cực kỳ phong phú của nó. Người Âu châu đầu tiên ghé vào vịnh là nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh, thuyền trưởng James Cook, năm 1770. Không rõ thuyền trưởng Cook có thích hoa lá cành không, nhưng rất may là trên tàu có một nhà thực vật học hàng đầu, Joseph Banks (1743-1820). Những khi không say sóng là Banks lại vùi đầu vào mấy cuốn sách về thực vật. Và ông đã sưu tập được nhiều mẫu vật đến độ phải cần tới bốn người giúp việc giúp ông phân loại chúng. (May mà Banks rất thầu giầu, vì thế mới mang được vài người giúp việc theo).
Đây là những ghi chép mà có lẽ Banks đã ghi lại trong sổ tay...
38
SỔ TAY (tháng Tư năm 1770)
của Joseph Banks
Ngày 1
Chà, may quá! Chúng tôi tìm thấy một cái vịnh đẹp mê hồn để ghé vào. Và – đúng thế – núi đồi trùng điệp xung quanh vịnh cứ gọi là xanh ngăn ngắt. Tôi cực kỳ hồi hộp (khi không bị say sóng), muốn phi ngay lên bờ. Mấy tuần qua tôi cứ phải quanh quẩn trong ca bin
nên thấy cuồng cẳng. Ngay khi tàu vừa thả neo, tôi đi luôn, mặc anh bạn Cook muốn nói gì thì nói. Cỏ cây ơi, ta đã đến đây... Hy vọng tôi sẽ tìm được cái gì đó thật sự ấn tượng. Chuyến viễn du này có thể đem lại tương lai xán lạn.
TÁI BÚT: Chúng tôi gọi nó là Vịnh Cá đuối vì
chúng bơi lội thành đàn ở đây. Nói gì thì nói,
nhưng cá đuối ăn ngon tuyệt. Hôm nay chúng
tôi được bữa cá đuối nướng căng bụng. Ngày
mai là canh chua cá đuối.
Cá đuối
Ngày 2 đến ngày 7
hay bữa trưa!
Một tuần lễ đáng nhớ! Hàng ngày, Daniel (người giúp việc đáng tin cậy của tôi) và tôi đi ra bờ biển. Tôi đã đúng. Đâu đâu cũng thấy cây cỏ! Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều, đến nỗi không còn chỗ mà chất nữa. Rắc rối là phần lớn cây cỏ sắp úa tàn, không làm sao đem về tới nhà được. Vì thế tôi phải nhờ họa sĩ trên tàu làm việc ngày đêm
39
để vẽ lại, (để bảo quản, chúng tôi phải bọc cây lá trong vải ẩm để chúng tươi lâu.)
Rất tiếc là họa sĩ chỉ có thể phác họa
bằng bút chì, việc tô màu đành để sau.
Liên tục có những tin tốt lành. Chúng tôi
tình cờ phát hiện ra nhiều loài thực vật
mới. Thật vậy, cây cỏ ở quanh đây thật
đặc biệt, người Âu châu chưa từng thấy
từ trước đến giờ. Tôi nóng lòng muốn thấy phản ứng của những người ở nhà. Hẳn họ sẽ tái mặt vì ghen tị! He he!
bữa sáng
TÁI BÚT: Chúng tôi quyết định đặt cho vịnh này cái tên là Vịnh Hoa lá chứ không lấy tên của riêng một loài cỏ cây nào. Một khu vực trong vịnh được gọi là “Mũi Banks” theo
tên... tôi!
Ngày 8
Phải rồi, cuộc vui nào cũng đến lúc tàn.
Nơi này thật tuyệt vời, tôi muốn ở lại
thêm vài tuần nữa. Nhưng thuyền
trưởng nóng lòng tiếp tục hành trình.
Được thôi, vì tôi cũng còn khối việc để làm. Nếu được quyết định, tôi sẽ trở lại nơi này...
40
Trở về quê nhà, Banks được chào đón như một “ngôi sao”, được săn hỏi chào đón ở khắp nơi. Bộ sưu tập thực vật khổng lồ của ông là đề tài nóng hổi trong giới thực vật học, và Banks trở thành giám đốc Vườn Bách thảo Kew của Vương quốc Anh. Thậm chí tên nhiều loài thực vật ông tìm ra cũng được đặt theo tên ông. Không ngờ danh vọng đã làm Banks trở nên vênh vang tự đắc, đến độ Thuyền trưởng James Cook từ chối đưa ông đi theo trong chuyến du hành kế tiếp.
XIN LỖI,
ĐỂ LẦN
SAU VẬY!
Có lẽ bạn sẽ nghĩ mình biết rõ bờ biển bụi bờ là thế nào rồi. Bờ biển có thể nhìn rất đáng yêu, nhưng có thực sự như vậy không? Và hơn nữa, ngoài chuyện để sóng biển ve vuốt thì bờ biển còn làm gì nữa? Ờ, hỏi hay lắm. Bạn luôn cựa quậy ngó ngoáy chân tay trong giờ địa lý chán phèo? Thì bờ biển cũng vậy thôi, không khác. Nó luôn thay đổi, không lúc nào giống lúc nào. Nếu bạn không tin thì cứ đọc chương sau sẽ biết.
41
Bờ biển khó lường
Bờ biển, cũng như thầy giáo địa lý của bạn, luôn đổi thay không biết đâu mà lường. Thật ư? Đúng vậy. Nó liên tục thay hình đổi dạng. Cứ quan sát thật cẩn thận bờ biển bụi bờ của bạn mà xem. Bạn thấy gì? Sẽ thấy bờ biển hôm sau không giống bờ biển của ngày hôm trước, thậm chí là khác hẳn ấy chứ. Có thể hôm trước nước biển trong vắt, vậy mà hôm sau đã đầy rong tảo bẩn thỉu. Còn có những thay đổi rất nhỏ khác mà bạn chỉ có thể nhận ra sau hàng năm trời. Những chuyện đó diễn ra như thế nào? Hãy bắt đầu với những con sóng sóng sánh...
Sóng là gì?
1 Sóng là những gợn nước khổng lồ do gió tạo nên khi thổi qua biển cả, và làm cho biển xáo động. Nhưng sóng chỉ sóng sánh trên bề mặt, còn bên dưới tịnh không có gì. Vì thế lần tới bạn muốn đi chơi trên biển mà phải hôm biển động, hãy thử thay ca nô bằng tàu ngầm xem. Đảm bảo bạn sẽ không bị say sóng đâu.
LƯỚT SÓNG NGẦM!
42
2 Thủy thủ đoàn trên chiến hạm USS Ramapo đã biết thế nào sóng. Năm 1933, tàu của họ bị một con sóng cao tới 34 mét nhồi cho te tua. Sóng to hay nhỏ tùy thuộc vào gió. Tất nhiên gió càng mạnh thổi càng lâu thì sóng sẽ càng to, chắc chắn rồi. Và đó là một ngày cực kỳ sóng gió.
Thật khó tin
May mà tàu Ramapo không đi ngang Vịnh Lituya ở Alaska vào ngày 9 tháng Bảy năm 1958, nên đã không được chứng kiến một vụ lở đất khủng khiếp do động đất gây ra. Hàng triệu tấn đất đá lao xuống biển, tạo ra một con sóng chưa từng thấy lao vào sâu 500 MÉT phía bờ đối diện. Sau đó con sóng cao lớn này ập tràn qua vịnh, cuốn theo tất cả tàu bè trong đó. (OK, nói tóe tòe loe thì đó không phải con sóng, vì nó không phải do gió tạo nên – nó là cột nước bắn tóe lên!)
SÓNG KÌA! SÓNG KÌA!
SÓNG
THÌ CÓ GÌ LÀ LẠ?
43
3 Bạn có bao giờ tự hỏi xem người ta đo sóng như thế nào? Đây này. Lấy cái thước dây và chuẩn bị lao xuống nước. Khoan đã, tốt nhất là để cô giáo địa lý làm việc đó. Cô giáo cần phải đo khoảng cách từ đáy sóng (phần thấp nhất của con sóng) lên đỉnh sóng (nơi cao nhất của con sóng) để ra được chiều cao của con sóng.
HỪ! NHỚ ĐẤY, THA HỒ MÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ NHÉ!
4 Cuối cùng con sóng đập vào bờ và “vỡ tan”. Ố ồ, con sóng lắc lư hết chịu nổi rồi. (Cá là cô giáo của bạn cũng vậy nếu cô cứ khó đăm đăm như thế mãi.)
Nó xảy ra như thế này:
a. Ngoài khơi, những gợn sóng nhỏ và thấp
b.Khi vào gần đến bờ, nước
nông hơn...
44
c. ... và sóng bắt đầu chậm lại*.
d.Các con sóng hợp vào nhau và trở nên cao hơn...
e. ... cho đến khi nó đập
xuống bờ biển.
* Các con sóng chậm lại vì ma sát. Đó là lực ngăn cản khi một vật (con sóng) chuyển động qua một vật khác (đáy biển). Các nhà địa lý gọi đó là “chạm đáy” (“feeling the bottom”). Thử nói cho cô giáo biết điều đó.
45
5 Những con sóng đang dập dềnh quanh bạn có thể đã vượt qua hàng ngàn kilomet đại dương. Nhưng đó vẫn chưa phải là hết chuyện lắc lư con tàu đi. Hàng ngày, sóng xô vào bờ biển, cuốn đi một ít đất đá. Các nhà địa lý nói đại gọi nó là sự xói mòn, và nó không ngừng gặm nhấm bờ biển. Những sự xói mòn này gây tác động không nhỏ tới bờ biển.
Sự xói mòn tồi tệ hơn vào mùa giông bão. Khi đó sóng đập vào bờ với sức mạnh KINH HỒN. Các nhà địa lý tính ra được rằng nó cũng giống như 50
con voi nhảy múa trên đầu gối của
bạn. Ồ, nhưng họ không nói toạc ra
như thế đâu.
Xói mòn – câu chuyện mòn mỏi
Trông thế thôi chứ các con sóng có sức mạnh ghê gớm. Với sức mạnh đó chúng có thể “rứt” từng tảng đá và làm bờ biển thay đổi hoàn toàn. Nhưng không chỉ có sóng nước tham gia vào việc này. Những con sóng còn đem theo cả đống cát sỏi giúp đỡ cho chúng. Vậy chứ sóng nước đã gặm nhấm bờ biển như thế nào? Chuyện này có lẽ phải nhờ tới các chuyên gia...
46
Bạn phát chán vì bãi biển bẩn, cũ?
Bạn bực mình vì vách đá che lấp tầm nhìn?
Bạn muốn có một bờ biển thần tiên?
Hãy gọi cho chúng tôi! Những chuyên gia phá ủi
san lấp sẽ hoàn thành ước nguyện của bạn ngay lập
tức, bất kể ngày đêm.
Hãy chọn lựa các dịch vụ sau:
• CHỌN LỰA 1: Chúng tôi sẽ tống
cả đống sóng vào vách đá của bạn để
nước nhốt các bọt khí nhỏ xíu trong
các kẽ nứt. Cuối cùng thì không khí
bị giam hãm đó sẽ làm đá bị mủn ra
vì áp suất. Đá sẽ bị nứt vỡ dọc theo
các thớ đá. Chúng tôi gọi phương
án này là xói mòn thủy lực và nó là
lựa chọn phổ biến nhất vì không có
đối thủ.
47
• CHỌN LỰA 2: Hãy chọn phương pháp
này và chúng tôi đảm bảo rằng các con sóng
sẽ mang theo hàng tấn đá, sỏi và cát. Khi
đập vào bờ biển, chúng sẽ giống như một
tờ giấy nhám khổng lồ và chà cho bờ biển
của bạn thành hình. Dân trong nghề chúng
tôi gọi cái này là sự mài mòn. Nó là phương
pháp hay để tấn công chân vách đá, khiến
vách đá trở nên chông chênh.
• CHỌN LỰA 3: Chúng tôi sẽ tống số đá
sỏi vỡ ra từ vách đá của bạn xuống biển. Ở
dưới đó sóng biển sẽ nghiền chúng ra thành
những mảnh nhỏ. Về mặt kỹ thuật, phương
pháp xói mòn này gọi là sự cọ mòn và là
cách tuyệt vời để công việc trôi chảy.
• LỰA CHỌN 4: Và là lựa chọn cuối cùng.
Chúng
tôi sẽ
phun nước biển vào bờ biển của bạn để
axit trong nước hòa tan đá. Còn gì đơn
giản hơn. Các chuyên gia của chúng tôi
gọi nó là sự ăn mòn. Tiện thể xin nói
chúng tôi sử dụng nước biển hơi ấm nên
có lẽ phải chờ đến mùa hè. Nước biển ấm
tác động nhanh hơn nước biển lạnh.
48
SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT:
Bạn có thể kết hợp nhiều phương án khác nhau tùy thích – và không bị tính thêm tiền. Thực tế có lẽ bạn nên chọn kiểu này. Đây chính là cách mà tự nhiên đã hành động ở mọi bờ biển trên thế giới.
PHẦN THÊM THẮT:
Để thêm phần huyền ảo, tại sao bạn không thử thêm vào đó một chút tôm cua và sao biển? Những loài hải sản này sẽ đào hang trong đá, tạo thành một mạng lưới hang hốc nhằng nhịt. Nếu thực sự quan tâm, hãy để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn thêm cho bạn.
Một khách hàng nói:
“Tôi chọn phương pháp thủy lực, và nó đã hoạt động như thủy quái. Cái bờ biển chán phèo ngày nào giờ đang thành mây khói xung quanh tôi.”
IN NHỎ:
Công ty chịu trách nhiệm về kết quả công việc, nhưng không đảm bảo về thời gian. Công việc này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Cần hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trời. Tất cả phụ thuộc vào loại đá tạo nên bờ biển của bạn.
49
Dáng vẻ của bờ biển bụi bờ
Vậy là bạn đã biết xói mòn diễn ra như thế nào, nhưng bạn muốn bờ biển của bạn có hình thù ra sao? Để tìm hiểu về những đặc điểm của bờ biển bụi bờ, mời bạn hãy cùng tham gia chuyến tham quan bụi bặm với cô bạn Hải Hồ.
Chào, tôi là Hải Hồ. Rất vui vì quý vị tham gia vào chuyến tham quan bờ biển bụi bờ này. Chuẩn bị máy chụp ảnh đi, sẽ có rất nhiều phong cảnh ấn tượng đấy. Nhưng trước khi lên đường, các bạn cần biết vài điều. Làm ơn đi đứng cho cẩn thận, vì chuyến tham quan này rất bụi bặm và tôi không muốn ai bị ngã lộn cổ đâu. OK, mọi người sẵn sàng cả chưa?
Mũi đá (headland): Nhìn thấy mỏm
đá nhô ra ngoài biển kia không?
Hai bên là vách đá dựng đứng. Nó
được gọi là mũi đá. Sóng biển đã
rứt hết những phần đá mềm, chỉ
còn lại thứ đá cứng rắn không chịu
khuất phục sóng gió. Rồi, quý vị có
thể nhìn xuống dưới.
50
Vách đá (cliff): Giống như mũi đá, vách đá dựng đứng cũng được sóng biển tạo nên. Với quý vị, vách đá này có vẻ cao đến chóng mặt, nhưng thực ra nó chỉ vào loại vét đĩa. Muốn ngắm những vách đá cao nhất thế giới phải đến Hawaii kìa. Hàng kilomet vách đá sừng sững nổi từ biển lên. Sao thế, ngài chóng mặt à?
MŨI ĐÁ
VÁCH ĐÁ
HANG NGẦM
Hang ngầm (sea cave):
Nhìn xuống dưới, quý
vị sẽ thấy hai cái hang
ngầm. Kia kìa. Chúng
hình thành khi sóng
nước đập liên hồi vào
các khe nứt của mũi đá,
làm đá vỡ dần ra thành
hang. Nếu ai muốn tới
gần, tí nữa sẽ có một
chiếc thuyền ra đó.
51
Vòm đá (arch): Nếu có hai hang ngầm ở hai bên mũi đá, đôi khi sóng biển sẽ đục thông chúng. Có ai biết khi đó nó sẽ được gọi là gì không? Không biết à? Ồ, không quan trọng – nó là một vòm đá.
VÒM ĐÁ
TRỤ ĐÁ
(Phải, sắp rồi)
Ụ ĐÁ
Trụ đá (sea stack): Bà muốn lui lại một tí không, thưa bà? Cẩn thận, được rồi. Nếu cái vòm đá bà đây mà sụp xuống, bà sẽ bị bỏ lại chơ vơ giữa biển, trên đỉnh của một cột đá lớn gọi là trụ đá. Bọn chim biển thường đậu trên đó, nhưng có lẽ với bà thì nó quá cao. Đã có hai khách du lịch ở Úc hết hồn khi cái vòm đá họ đứng bất ngờ sụp xuống. Rất may là môït chiếc trực thăng tình cờ bay qua đã cứu được họ. Ồ, cái vòm này còn cứng lắm, tôi nghĩ vậy. Không sao đâu.
52
Ụ đá (stump):Trải qua nhiều năm tháng, sóng biển liên tục đập vào chân trụ đá cho đến lúc phần bên trên đổ nhào xuống biển. Tất cả những gì còn lại chỉ là một ụ đá nhô lên mặt nước. Nhưng thậm chí cái ụ đá này cũng có khi hữu ích. Nếu bạn muốn tìm một nơi để đặt đèn biển thì nên chọn nó.
Lỗ phun (blowhole):
Nếu sóng đập mạnh qua
vòm hang ngầm, nước
biển sẽ phun lên qua
một ống phun. Đúng vậy
thưa bà, giống như lỗ
thở của cá voi. Thế thôi.
Ô này cậu bé, kiếm chỗ
khác ngồi đi kẻo giật
mình ngã lộn cổ
LỖ PHUN
bây giờ.
53
Thật khó tin
Con Đường Của Người Khổng lồ (Colossal Giant’s Causeway) là một dãy các khối đá to tướng ở vùng bờ biển đông bắc Ailen. Và nó không liên quan gì tới xói mòn hết. Truyền thuyết kể rằng con đường này do một người khổng lồ tên là McCool xây nên để có thể vượt biển sang Scotland thách đấu với một người khổng lồ khác. Nghe kinh không? (Tất nhiên mấy ông địa lý rùng mình đời nào mà tin vào chuyện người khổng lồ. Họ nghĩ những khối đá đó trào ra từ núi lửa khoảng 60 triệu năm trước. Còn bạn nghĩ sao?)
Bờ biển sụp đổ
Bạn thấy đấy, ở một số nơi sự xói mòn có tác động ghê gớm tới bờ biển. Vì thế nếu bạn định đi nghỉ ngoài biển, hãy chọn chỗ cho cẩn thận. Hãy thử nghĩ tới cảnh này. Bạn vừa mới nhận phòng tại khách sạn để bắt đầu kỳ nghỉ hè. Bạn vội vàng thay đồ định chạy ra bãi biển. Thình lình khách sạn lắc lư như lên đồng, rồi thì rơi tùm xuống nước. Cứ như trong phim giả tưởng? Không, đó chính là những gì đã xảy ra với một số du khách vào năm 1993. Hãy xem tờ Tin nhanh Địa cầu có thể đưa tin như thế nào.
54
12-6
1993
SCARBOROUGH, ANH QUỐC
Các du khách ngụ tại Khách sạn Holbeck Hall vẫn còn xanh lét mặt mày hoảng sợ sau khi chứng kiến khách sạn của họ rơi tòm xuống biển. Là khách sạn sang trọng nhất thị trấn, Holbeck Hall xinh xắn ngự ngay trên bờ đất sát biển hơn trăm năm nay. Du khách rất thích nghỉ tại đây vì có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp mê hồn của vịnh. Hiện giờ thì khách sạn nằm chênh vênh ở rìa bờ đất, sẵn sàng đổ ụp bất kỳ lúc nào.
Các vết nứt đã bắt đầu xuất hiện từ tuần trước. Đầu tiên khu vườn hoa xinh đẹp của khách sạn sạt xuống và hàng ngàn tấn đất đá tuôn xuống biển. Rồi đến lượt khu nhà kính nghiêng lệch đi và các vết nứt toang hoác xuất hiện trong bãi đậu xe. Cuối cùng bản thân khách sạn cũng rùng rùng sắp trượt khỏi vách đá.
80 khách trọ và nhân viên khách sạn được lệnh sơ tán khẩn cấp. Cảnh sát phải hết
55
sức vất vả ngăn đám người hiếu kỳ tụ tập theo dõi. May phước là không ai bị thương. Một khách trọ đã thuật lại cho phóng viên bản báo những điều tận mắt chứng kiến:
“Tôi đang đứng nhìn ra cửa sổ thì thấy bãi cỏ trước mặt biến mất. Thế rồi cửa phòng bật bung và các vết nứt toác ra trên tường phòng ngủ. Đây là kỳ nghỉ tôi sẽ không thể nào quên. Khi yêu cầu một phòng nhìn ra biển, tôi không mơ nó lại sát gần đến thế.”
Hiện giờ các chuyên gia đang cố tìm hiểu nguồn cơn sự
việc. Hàng loạt nguyên nhân được đưa ra. Bờ đất quanh thị trấn đã bị nứt nẻ và ăn mòn vì nước biển hàng trăm năm qua, trở nên chông chênh hơn bao giờ hết. Nguy hiểm hơn, mấy tháng rồi trời mưa to, có thể gây ra lở đất kéo khách sạn xuống vịnh. Và mọi chuyện ngày càng tệ hơn.
Một nửa cái khách sạn đổ nát vẫn còn đang chênh vênh bên mép nước. Các chuyên gia cho rằng chỉ ngày một ngày hai là nó cũng tiêu tùng. Nhưng có lẽ người ta sẽ phải phá bỏ nó đi. Trong lúc này, du khách đổ về thị trấn để chứng kiến những giờ phút cuối cùng của khách sạn. Phần lớn tỏ ra rất buồn.
“Rất cám ơn khách sạn.” một chủ tiệm địa phương nói với chúng tôi. “Loạt áo phông ‘Hotel Hô biến’ tôi đặt hàng nhân sự kiện này bán chạy như tôm tươi.”
56
Xây bãi biển
Nếu sóng biển cứ dứt từng mảng từng mảng đi như thế liệu bờ biển bụi bờ có còn lại chút gì không? Đừng lo, không phải chỉ toàn những tin tức rầu rĩ như vậy đâu. Sóng biển không chỉ phá vỡ bờ biển. Tại một số nơi, chính chúng đã tạo nên những bãi biển thần tiên. Đúng thế đấy, sóng biển là những bậc thầy xây dựng. Nếu bạn nghĩ bãi biển đơn giản chỉ là nơi để tắm biển và phơi nắng thì bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy. Sau đây là hướng dẫn cụ thể để tạo ra một bãi biển, trong đó có những thông tin rất bụi bặm...
Hỏi ai đó về bãi biển, gần như họ sẽ tả về một bãi cát vàng chạy dài mấy cây số. Tha thẩn trên đó thì thật tuyệt vời. Nhưng không phải bãi biển nào cũng như vậy cả. Thực tế, chỉ một phần tư các bãi biển là bãi cát, ngoài ra là những bãi sỏi đá và thậm chí có cả băng. Tắm ở đó chỉ có mà tiêu.
57
Sáu bước để có một bãi cát
1. Tìm nơi thích hợp. Tốt nhất là tìm những nơi gió nhẹ. Bởi vì bạn cần những con sóng vỗ nhẹ vào bờ, nếu không sóng sẽ cuốn hết vật liệu để làm bãi biển đi mất. Một cái vịnh kín gió là nơi lý tưởng.
2. Để mặc sóng làm việc. Bạn cứ để sóng biển đem sỏi đá đến cho bãi biển. (Các nhà địa lý gọi là sự bồi lắng). Nhưng sỏi đá này từ đâu mà ra? Câu trả lời là do sông ngòi đem ra biển hay từ mảnh vỡ của các vách đá bị sóng đánh tan.
58
3. Bây giờ làm bãi biển mịn màng hơn với cát. Trải qua hàng triệu năm, sóng biển chà xát sỏi đá thành những mảnh nhỏ. Những mảnh nào chỉ nhỏ độ 0,2 đến 2 milimet thì được gọi là cát. Nhưng đừng mất công đi đếm cát. Trên bãi biển có ti tỉ hạt cát. Nhưng cát không phải lúc nào cũng xám xịt. Màu sắc của cát phụ thuộc vào loại đá tạo ra nó. Nếu cát có màu xám xanh hay đen thì loại đá tạo ra chúng đích thị là đá núi lửa. Còn cát trắng hồng không phải là từ đá đâu. Chúng là những mảnh vụn từ vỏ trai sò và san hô.
CHẮC MÌNH PHẢI LẤY
MỘT CÁI XÔ LỚN HƠN!
Thật khó tin
Bạn đang thơ thẩn trên bãi biển, miệng huýt sáo vui vẻ. Bất ngờ... cát hòa theo! Không, bạn không nhầm đâu. Đúng là cát bắt đầu huýt gió! Nhưng bạn phải tập trung lắng nghe. Nó là tiếng rú rít khe khẽ. Nhưng cái gì khiến cát vui vẻ như thế? Theo các nhà địa lý, tiếng huýt cất lên khi các hạt cát mịn cọ xát vào nhau, nhất là trong những ngày khô ráo. Và đoán thử xem cái gì làm cát huýt gió? Chính là bạn đấy, vì bạn giẫm lên cát.
59
4 Đổi chỗ cho cát. Các bãi biển không bao giờ nằm im ở đó mà huýt gió. Đây là điều có thể làm bạn buồn lòng. Tại một số bãi biển, cát liên tục bị đẩy dọc theo bờ biển bởi cái mà các nhà địa lý gọi là sự dịch chuyển bãi biển. Mọi chuyện là như thế này. Sóng tràn lên bãi biển theo một góc xiên. Sau đó nó rút thẳng về biển, làm cát dịch chuyển trên bãi biển theo đường zíc-zắc. Sơ đồ sau sẽ minh họa rõ hơn về sự dịch chuyển bờ biển.
HƯỚNG DỊCH CHUYỂN
VIÊN SỎI
CHẠY DỌC
BÃI BIỂN
SÓNG TRÀN
VÀO BỜ
THEO GÓC
XIÊN
BÃI BIỂN
BIỂN
5 Gò bãi biển thành hình. Vậy là cát dịch chuyển dọc theo bãi biển của bạn, rồi đến đoạn bờ biển đột ngột chuyển hướng. Nếu cát tiếp tục dịch chuyển, bãi biển của bạn có thể sẽ kết thúc với một mũi cát nhô ra ngoài biển gọi là bờ ngầm (spit). Bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra nó ngay lập tức. Đôi khi bờ ngầm chạy ngang cửa vịnh, nối liền hai mũi biển. Khi đó nó được gọi là cồn cát ngầm. Hoặc bờ ngầm nối đất liền với hòn đảo phía ngoài. Khi đó nó là tombolo. (“Tombolo” là tiếng Latinh, có nghĩa là “con đê”. Bạn thấy không, thậm chí cả người La Mã cổ đại cũng đi nghỉ ngoài bãi biển.)
60
ĐI XÂY THÀNH CÁT!
MAU LÊN...
ĐÁNH NHAU ĐẾN NƠI RỒI CÒN BẮT
NGHỊCH CÁT
6 Thêm vào vài đụn cát. Chúng là những đống cát to đùng do gió tạo nên. Mọi việc xảy ra như thế này:
a. Gió thổi cát chạy dọc bãi biển.
b. Khi gặp vật cản, thí dụ như túm rong hay khúc cây, gió bị cản và phải bỏ cát lại.
c. Cát tích tụ dần và ngày càng chất cao hơn. d. Chẳng mấy chốc cỏ cây sinh sôi nảy nở trên đụn cát, ngăn không cho cát bị cuốn đi.
Dù gì đi nữa thì chắc bạn cũng không muốn ngồi đó mà chờ xem. Xin nói rằng một số đụn lớn không tưởng nổi, có thể cao trên 30 mét. Và một số đụn cát rất cổ xưa. Những đụn cát ở Bờ biển Xác tàu (Skeleton Coast) được cho là hình thành từ 130 triệu năm trước.
MỘT ĐỤN CÁT TÍ HON
61
Thủy triều khó chiều
Trong lúc bạn chờ cho đống cát của mình trở thành đụn cát, chú ý đừng để thủy triều làm ướt mông đấy. Ngoài sóng, thủy triều cũng là một sức mạnh đáng kể trong việc định hình bờ biển. Ý của tôi là mới một phút trước, bạn còn đứng trên bãi biển chạy dài hút tầm mắt, ấy thế mà giờ nước đã ngập đến mắt cá và còn đang tiếp tục lên nữa. Bạn có muốn biết về thủy triều khó chiều chỉ qua dăm ba câu hỏi? Vậy thì hãy hỏi Hải Hồ và nghe cô ấy giải thích vòng vo.
Hỏi: Thủy triều, nghe mông lung quá nhỉ?
Trả lời: Không có đâu. Thủy triều là cách nước biển dâng lên và làm ngập bờ biển (gọi là triều lên, hay nước lớn). Sau đó nước lại rút về biển (triều xuống hay nước ròng). Triều lên thì nước tràn vào còn triều xuống thì nước rút ra. Nhưng nếu bạn đứng ở trên cao thì không lo nước làm ướt chân.
Hỏi: Vậy là thủy triều cứ thường xuyên
lên lên xuống xuống?
Trả lời: Cũng còn tùy. Phần lớn là hai lần một ngày, nhưng cũng có nơi chỉ một lần thôi.
62
Hỏi: Hừm, tớ hiểu rồi. Nhưng tại sao lại có thủy triều?
Trả lời: Ái chà, cậu hỏi khó thế. Nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều là lực hút của mặt trăng. (Lực hút, hay lực hấp dẫn, là lực chi phối vũ trụ. Trên Trái đất, lực này giữ bạn trên mặt đất, không bị bay lơ lửng trên không). Lực hút của mặt trăng kéo nước biển lại gần nó, tạo thành một ụ nước khổng lồ. Cậu hiểu chưa?
Hỏi: Ơ, hơi hơi. Thế thôi à?
Trả lời: Không. Cái ụ nước này cần sự cân bằng, nếu không Trái đất của chúng ta sẽ đảo điên nghiêng ngả. Rất may, khi Trái đất quay xung quanh trục của nó (là đường thẳng tưởng tượng xuyên qua tâm Trái đất, từ bắc xuống nam), nó kéo nước biển ở phía đối diện lên thành một ụ nước cũng to bằng đúng ụ kia.
63
Hỏi: Ồ, ra là thế. Còn có nguyên nhân nào khác không?
Trả lời: Có. Đôi khi mặt trời cũng tham gia. Hai lần trong một tháng, mặt trời, mặt trăng nằm thẳng hàng. Khi đó chúng gây ra thủy triều lên rất cao và xuống rất thấp (gọi là triều cao – hay triều sóc vọng). Và cũng một tháng đôi lần, mặt trời và mặt trăng vuông góc với nhau. Khi đó ta có triều lên thấp và triều xuống cao, gọi là triều thấp hay triều trực thế.
TRÁI
ĐẤT
MẶT TRĂNG
MẶT TRỜI
TRIỀU CAO
TRÁI
ĐẤT
MẶT TRỜI
TRIỀU THẤP
MẶT TRĂNG
64
Hỏi: Trên thế giới, thủy triều ở đâu
cao nhất?
Trả lời: Trong Vịnh Fundy ở Canada. Khác biệt giữa
con nước lớn và con nước ròng là 17 mét, đó là mức
chênh lệch thủy triều cao nhất thế gian. Nhưng
bạn có thể quên lực hút đi. Theo truyền thuyết địa
phương thì đó là do một con cá voi khổng lồ quẫy
đuôi trong nước. Nhưng nếu tới Địa Trung hải nắng
gió, cậu sẽ khó lòng nhận thấy thủy triều vì nó rất
nhỏ. Cậu hỏi gì nữa không?
Hỏi: Hết rồi. Cậu biết rõ thủy triều như vậy chắc hẳn phải triều cống nhiều lắm?
Trả lời: Làm gì có triều cống. Chỉ có triều cường mà
thôi. Triều cường là nước triều chạy ngược vào cửa
sông. Ở một số nơi, dân chài lợi dụng triều cường để đi lại từ nơi này đến nơi khác.
Chỉ có một điều chắc chắn. Chẳng cần quan tâm là sóng nước hay triều cường, chúng đều đáng ngại như nhau cả. Đặc biệt nếu bạn là những sinh vật nhỏ sống ngoài bờ biển. Với những cư dân suốt ngày có thể tắm biển này, cuộc đời liên tục lên lên xuống xuống...
65
Sống bờ sống bụi ở bờ biển bụi bờ
Có lẽ bạn nghĩ sống sát biển thật thú vị. Suốt ngày được nghịch cát, tắm biển và phơi nắng. Sướng quá đi mất. Nhưng mà phải nhanh lên. Tất cả có thể nhanh chóng biến thành tồi tệ. Rất tồi tệ. Sóng đánh ầm ầm, nước triều dâng lên và cát bay bụi mù sẽ làm cho bãi biển thơ mộng biến thành nơi đáng sợ. Thử đặt mình vào địa vị một sinh vật sống ở bờ biển đang tìm một chốn dung thân mà xem. Bạn sẽ gặp một số
nguy cơ sau:
• Bị ướt sũng từ đầu tới chân
khi thủy triều lên.
• Bị mặt trời hun cho
nóng rẫy khi nước
triều rút.
• Bị sóng và nước triều
cuốn phăng
ra biển.
Tồn tại hay không tồn tại
Rất khó khăn để tìm đủ thức ăn để bỏ vào bụng, không khí để thở và một chốn nương thân an toàn. (Nghĩ mà xem, bạn cũng cần
66
y như thế). Có lẽ bạn nghĩ đời thật mỏi mệt khi mẹ cứ nhất định bắt bạn phải dọn dẹp phòng. Nhưng những cái vớ vẩn đó làm sao sánh được với cuộc sống nơi mép nước. Ở đó có bao điều khắc nghiệt và các sinh vật bờ bụi phải rất vất vả để tồn tại. Điều kỳ lạ là cho dù phải sống bờ sống bụi nhưng chúng không muốn sống ở bất kỳ đâu khác ngoài chốn bờ bụi này. Vậy chúng làm thế nào để không bị ngộp nước hay bị cuốn ra biển? Điều quan trọng là gì? Bạn chẳng hiểu mô tê gì cả? Đừng lo. Cô em họ nổi tiếng của Hải Hồ, cô bạn Bích San đã nhiều năm trời nghiên cứu cuộc sống bờ bụi. Cô ấy ghi hết vào sổ tay, cùng với những mánh để tồn tại không thể tin được.
Nhân đây xin nói luôn, một số những mánh lới tồn tại của các sinh vật này cực kỳ tinh vi, đến độ ngay cả thầy cô giáo cũng chưa chắc đã biết. Vì thế đừng có kể với bất kỳ ai. Nói cho cùng, đối với những sinh vật được đề cập ở đây, những gợi ý thiết thực này có thể là vấn đề sống còn. Và bạn không thể nào biết có ai quan tâm hay không.
67
TỒN TẠI BÊN MÉP NƯỚC
Sổ tay của Bích San
Cá kèo bông lông
Cá kèo bông là một loài cá trông
rất kỳ dị, thường sống trong
những khu rừng đước ven biển.
Tiếp tục nào. Khi nước triều rút,
chúng nhảy chồm chồm trên mặt
bùn, đuôi đập phành phạch. Đúng
thế đấy. Cá lên cạn. Và còn nhiều
chuyện hay nữa. Bình thường, cá
hấp thụ ôxy hòa tan trong nước
qua những cái mang. Nhưng con cá kèo lông bông thì không. Loài cá lạ đời này có thể thở bằng lớp da ẩm ướt của nó. Vì thế ngay cả khi nước rút đi rồi thì nó vẫn sống khỏe. Thật là một khả năng tuyệt vời nếu cậu cũng làm được như thế. Cũng nói luôn, cá kèo bông có thể quay cặp mắt thô lố của nó tứ phía để tìm thức ăn. Chà! Mình mà có đôi mắt như thế thì phải biết!
Đánh giá của Bích San: *****
Siêu sao xoay xở
Giun cát lăn tăn
Giun cát không chạy lăng quăng
khi nước triều rút. Không, con vật
khéo xoay xở này ẩn mình trong
cái hang đào dưới cát để tránh bị
khô giòn đi. Rất đơn giản nhưng
là một chiến thuật sinh tồn cực
68
kỳ sáng giá. Hang của giun cát có hình chữ U. Con giun lấy cát bịt hai đầu hang lại rồi mút nước thấm qua cát. Cát trở thành cái rây và lọc những mẩu thức ăn nhỏ xíu cho nó đánh chén. Tớ có thể nói đó là một con vật rất dũng cảm. Mặc dầu vậy, cung cách ăn uống của nó thật không thương được. Nó liên tục thải thứ đã “dùng rồi” trong cơ thể ra ngoài và đẩy chúng lên mặt cát. Vì thế nếu bạn có thấy những viên cát bé tí trên bãi biển thì đừng tưởng đấy là cát đâu nhé. Nó là... là... phân của con giun cát đấy!
Đánh giá của Bích San: **** Hơi kinh kinh nhưng thông minh vô cùng
Cự đà cự phách
Cự đà (iguana) - loài thằn lằn
thích tắm biển là một đầu bếp khó
tính. Nó sống ở bờ biển ướt chèm
nhẹp ngoài Quần đảo Galapagos
trong Thái Bình dương. Suốt ngày,
con vật này lang thang trên đảo.
Nhưng khi thấy bụng cồn cào, nó
chẳng ngại ngần nhảy luôn xuống nước biển lạnh giá để chén ít rong tảo mọc trên những tảng đá. May cho chú thằn lằn can trường vì nó có những cái móng đặc biệt để bám vào những tảng đá trơn nhẵn ướt nhẹp. Vì thế nó có thể yên tâm đánh chén mà không sợ bị sóng nước cuốn đi. Nó còn là một tay bơi lội cự phách, dùng cái đuôi dài bẹt làm mái chèo. Vấn đề là ham thích bơi lội của nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Trong lúc lượn lờ dưới biển tìm thức ăn, nó rất dễ trở thành món tráng miệng của cá mập.
Đánh giá của Bích San: *** Dũng cảm lắm, nhưng hơi mạo hiểm
69
Ốc mượn hồn mượn nhà
Ốc mượn hồn tuy gọi là ốc nhưng
lại không phải là ốc. Thực ra nó
là một con cua. Và không giống
những con cua khác, loài cua này
không có mai để bảo vệ. Đáng ngại
quá nhỉ. Không hề. Con cua chỉ việc
vớ lấy bất kỳ cái vỏ ốc rỗng nào và
chui vào đó. Vỏ ốc xoắn hay ốc mút
là tốt nhất. Khi con cua lớn lên, cái
vỏ ốc trở nên chật chội khiến nó lại phải lặn lội tìm cái nhà khác. Nhưng con cua không sống môït mình. Đôi khi hải quỳ cũng đến trú ngụ trên cái vỏ ốc. Hai con vật có tranh giành nhau cái vỏ ốc không? Ngược lại là khác. Con hải quỳ được cua nhường cho ít thức ăn thừa và đổi lại, những cái tua độc của hải quỳ sẽ bảo vệ cua. Thế nên khi con cua chuyển nhà, hải quỳ nhất quyết đi theo.
Đánh giá của Bích San: **** Một sự phối hợp hoàn hảo
Con hà hà tiện
Khi nó mà đã chọn bạn thì khó
mà rũ bỏ nó. Cái loài giáp xác
này bám dai như đỉa. Hơn nữa,
nó không hề kén chọn. Cứ có cái
gì để bám lấy là được – từ hòn
đá, vỏ chai, đáy tàu hay thậm chí
cả những con cá voi lang thang.
Nó làm gì mà cứ bám nhằng lấy người ta như vậy? Và làm sao nó có thể bám dai như đỉa thế? Rất đơn giản, thật đấy. Chúng tiết ra một chất keo dính cực chắc.
Đánh giá của San: ***** Khó mà bỏ được cái con hà này.
70
Chú ý! Chú ý!
Đừng có mà thè lưỡi trêu cá sấu, cho dù nó thè lưỡi trước mặt bạn. Bởi vì không phải nó muốn trêu bạn đâu mà vì nó mới chén một thứ gì đó. Cá sấu nước mặn thường sống trong những cánh rừng ngập mặn.
Thế nên đồ ăn ở đó cũng mặn
chát. Bạn biết rồi đấy, ăn
mặn có hại cho sức khỏe, vì
thế cá sấu phải thải bớt muối
trong người qua các tuyến
đặc biệt ở lưỡi. Rắn biển cũng
làm y chang như vậy.
Năm điều khó tin về trai sò
Hỏi bất kỳ người nào về loài trai sò, thế nào bạn cũng được nghe tràng giang đại hải về cái vỏ xinh xắn lấp lánh xà cừ của chúng. Đừng có tin. Thực ra chúng là những sinh vật nhuyễn thể (động vật thân mềm) – cái phần èo uột ở bên trong lớp vỏ rắn chắc đó cơ. Và cái vỏ của chúng không phải để làm dáng, nó chính là phòng tuyến bảo vệ cho con vật khỏi bị các loài khác ăn sống nuốt tươi. Bạn có phải là nhà nhuyễn thể học*? Thế thì mời bạn thử trả lời các câu hỏi sau.
* Nhuyễn thể học (conchologist) là
môn khoa học nghiên cứu về loài nhuyễn
thể. Từ “conch” trong conchologist là
một từ Hy Lạp cổ nghĩa là trai, sò. Nó
cũng là mỹ danh của một loài ốc sên
biển có vỏ hình xoắn ốc.
71
1 Con sao sao dùng tay bám vào đá.
ĐÚNG/SAI?
2 Trai biển có râu. ĐÚNG/SAI?
3 Con ngao có cái vòi như
vòi voi. ĐÚNG/SAI?
4 Sò móng có thể khoan xuyên
qua đá. ĐÚNG/SAI?
TAY CHƠI
5 Ốc biển biết lướt sóng. ĐÚNG/SAI?
Trả lời
LƯỚT SÓNG
1 SAI. Sao sao không có tay. Chúng dùng... chân để bám vào đá! Nhờ đó mà loài nhuyễn thể chính hiệu ông sao này không sợ sóng to gió lớn cuốn tuột khỏi chỗ nó thích. Và ở đó
72
nó thoải mái chén những cây rong tảo bé xíu mọc đầy trên đá. Chỉ có một thứ mới có thể bắt con sao sao không may phải buông ra - đó là khi nó bị một con sao biển chén thịt. 2 ĐÚNG. Gần như cả đời trai biển bám chặt lấy tảng đá nhờ những sợi râu. Phải, đúng thế đấy! Nhưng mà râu của nó không ra... râu. Thực ra nó là một túm sợi mềm dính nhớp. Lạ lùng hơn, râu của con trai biển không mọc ra từ cằm giống như râu bình thường. Chúng tiết ra từ chân con trai và cứng lại khi gặp nước biển. Lạ kỳ không?
3 ĐÚNG. Ngao sống tại những bãi biển nông ngập cát, chẳng có gì để bấu víu. Vì thế chúng thích vùi mình dưới cát. Khi nào đói bụng, con ngao thò cái vòi trông như vòi voi lên mặt cát và hút lấy các mẩu thức ăn nhỏ xíu, giống như cái máy hút bụi. Đôi khi có chú cá nào đó rỉa mất cái vòi của ngao, nhưng rồi nó sẽ sớm mọc lại.
4 ĐÚNG. Sò móng có thể là loài nhuyễn thể vớ vẩn nhất, chỉ vì nó bé tí. Nhưng bé mà bé hạt tiêu. Dùng cái vỏ làm mũi khoan, sò móng khoan những cái lỗ trong đá. Làm sao nó có thể làm được thế? Câu trả lời là trên mỗi mảnh vỏ của sò móng được trang bị những hàng răng sắc lẻm. Đôi khi con sò khoan một cái lỗ sâu đến cả thước vào đá, tuy nó chỉ bé bằng cái móng tay.
73
5 ĐÚNG. Bình thường nó vùi mình dưới cát. Nhưng khi thủy triều lên, con ốc hút nước vào miệng và dùng nó như tấm ván trượt cưỡi sóng vào sâu bãi biển. Sau khi đã đánh chén no nê (những con sứa mắc cạn là món nó khoái nhất), ốc ta lại quá giang theo sóng nước trở về chốn cũ.
Thật khó tin
Người phương Tây gọi con sam là cua móng ngựa! Hê hê! Nó nào có phải là cua đâu. Thực tế, sam có họ hàng với nhện và bọ cạp, và hình dáng của chúng cứ như cái chảo có cán. Quanh năm suốt tháng, sam lặn lội ngoài biển để kiếm ăn. Nhưng cứ tới mùa xuân,
hàng trăm hàng ngàn con sam
lại chen chúc nhau kéo lên
bãi biển để đẻ trứng vào các
hố cát. Lũ sam con vừa mới
nở phải ba chân bốn cẳng bò
nhanh xuống biển, nếu không
sẽ làm mồi cho những con
chim biển đang rình sẵn.
Kỳ hoa dị thảo
Với những loại thực vật ven biển, cuộc sống thật không dễ dàng. Chúng phải vất vả bám trụ trên cát và thường xuyên bị sóng gió vùi dập. Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều loài cỏ cây can trường bén rễ suốt dọc bờ biển bụi bờ. Bạn muốn trồng ít cây cỏ trên bờ biển, nhưng không biết nên chọn cây cỏ nào? Đừng lo, luôn có sẵn sự giúp đỡ. Sau đây là cẩm nang trồng vườn ven biển của chúng tôi để bạn tham khảo. Chúng tôi chọn những loài hoa cỏ đáng yêu,
74
vừa đẹp vừa dễ trồng. Và trong cẩm nang cũng không thể thiếu những lời khuyên quý giá.
Tên: TẢO BẸ KHỔNG LỒ
Hình dáng: Là loài rong biển
khổng lồ với những
cái lá dài và dai như chão. Tảo
bẹ khổng lồ có thể dài tới 100
mét.
Nơi thích hợp: Ngoài biển, dọc
các vách đá.
Lời khuyên: Bạn cần phải có một số tảng đá lớn để tảo bẹ bám vào. Rồi cứ việc để mặc nó muốn làm gì thì làm. Tảo bẹ là loài thực vật có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, có thể dài thêm cả thước CHỈ TRONG MỘT NGÀY. Vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn chỗ cho nó. Trồng thành từng cụm và chẳng mấy chốc bạn sẽ có cả khu rừng dưới nước. Bạn sẽ thấy lá tảo vươn về phía ánh sáng (thực vật sử dụng ánh sáng làm thức ăn). Nhưng không cần phải làm giàn cho nó, bởi trên các lá tảo có những bọt nước nhỏ xíu giúp nó luôn hướng lên phía trên.
Không những là loài thực vật tài ba, lá của tảo bẹ khổng lồ cũng rất có ích. Nhất là với loài rái cá.
Đêm xuống, những con rái
cá ở California, Mỹ, quấn
sợi tảo quanh người để khỏi
bị trôi đi mất trong lúc
chúng ngủ. Khò... khò...
75
Tên: CỎ BỤI
Hình dạng: Loài thực vật giống như cỏ
lá dài, cao từ 50-120cm.
Nơi thích hợp: Trên triền các đụn cát
Lời khuyên: Không phải lo tưới nước
cho loài cỏ này. Nó thích ứng tốt với
điều kiện khô cằn. Thứ nhất, lá của nó
cuộn chặt lại để nước không thể bay hơi đi mất. Và rễ của nó cắm sâu vào cát, hút lấy những giọt nước quý giá. Vậy là nó đã giải quyết vấn đề nước tới tận gốc rễ. Nhưng thế vẫn chưa phải đã hết. Rễ của chúng liên kết cát với nhau, ngăn không để gió cuốn đi mất. Và nếu nó vươn tới được khoảng cát ẩm ướt, cỏ bụi sẽ nhanh chóng đâm ra hàng lô nhánh mới.
Tên: CỎ DÂY
Hình dáng: Loại cỏ xanh nõn với những
chiếc lá trơn láng. Cao tới khoảng đầu
gối.
Nơi thích hợp: Đầm lầy nước mặn.
Lời khuyên: Loài thực vật này rất dẻo dai.
Vứt vào bất cứ đâu chúng cũng phát triển
tốt, đặc biệt thích hợp với đầm lầy nước
mặn, nơi ngày hai lần chúng uống no nước muối. Muối có thể gây hại cho cây cối. Nhưng nếu bạn thấy lá của thứ cỏ này như có rắc muối cũng đừng lo. Lùm cỏ của bạn không biến thành dưa muối đâu. Nó chỉ đang thải bớt muối đi cho nhẹ người.
76
Tên: RAU DIẾP BIỂN
Hình dáng: Loài rong biển có lá
nhăn nhúm xanh nõn, diếp biển này
trông hơi giống...
rau diếp.
Nơi thích hợp: Trong đầm phá và
dải bờ biển.
Lời khuyên: Điều khó tin ở loài rong tảo này là ở đâu nó cũng sống được. Vì thế bạn có thể cho chúng mọc trên đá hay để mặc nó trôi bồng bềnh trên mặt nước. Và nước có bẩn thì cũng chẳng vấn đề gì. Nói chung chúng đặc biệt thích hợp để lấp đầy những khoảng trống đáng ghét. Ngoài dáng vẻ mát mắt, những chiếc lá mỏng tang của nó ăn cũng khá ngon, có nhiều vitamin. Đám sên biển, cầu gai, cua... và cả con người đều khoái món này – ăn sống hay nấu canh. Nào, ăn thử đi.
Chú ý! Chú ý!
Chả cần đến thầy thuốc nữa. Ngày xửa ngày xưa, nếu bạn bị đau bụng thì mẹ sẽ cho bạn uống một muỗng lá cây lưỡi chó nấu với rượu vang. Đảm bảo bạn sẽ khỏi ngay. Cây lưỡi chó là một loài thảo
dược ven biển thuộc họ vòi
voi. Nhưng xin nhắc bạn khi
uống thuốc nên bịt mũi lại.
Lá cây lưỡi chó hôi như mùi
chuột chết.
77
Cẩm nang trồng cây bờ bụi giới thiệu
CâY TRồNG CủA THáNG Các chuyên gia của chúng tôi tự hào giới thiệu loại cây trồng trong tháng. Loài cây kỳ diệu nhất, cực kỳ dễ trồng...
CÂY ĐƯỚC
Hình dáng: Hãy xem minh họa bên dưới...
Nơi thích hợp: Những bờ biển lầy lội xứ nhiệt đới, gần cửa sông. (xem lại trang 28)
LÁ
THÂN
QUẢ
RỄ
RỄ PHỤ
78
Thân: Một số gầy guộc như lau sậy, nhưng số khác lại cao tới 25 mét. Tất cả phụ thuộc vào khoảng không nó có.
Rễ: Cây cối cần ôxy, nhưng trong đám
bùn mà cây đước mọc lên rất thiếu thứ này. Vì thế chúng phải dùng tới một số rễ làm ống thở. Những cái rễ này nhọn hoắt như mũi giáo, không cắm xuống đất như bình thường mà chĩa ngược lên trên để hút không khí.
PHÌ! PHÒ!
Rễ phụ: Những cái rễ khác đâm ra từ thân cây đước, khiến nó trông như là đang đứng trên cà kheo. Những cái rễ chắc khỏe này có tác dụng như chiếc bè bên trên mặt bùn nhão nhoẹt, ngăn không cho đước bị trượt ra biển.
Lá: Mất nước là vấn đề đau đầu đối với cây đước, và những chiếc lá dày bóng sáp của nó ngăn chặn một lượng nước lớn bị mất đi. Những chiếc lá già còn là nơi tích muối, thứ có thể làm chết cây đước. Khi những chiếc lá này rụng, chúng mang theo một đống muối dư thừa.
Trái: Trái đước rất đặc biệt, nẩy mầm ngay từ khi còn ở trên cây. Sau đó trái rụng xuống mặt nước và có thể trôi nổi cả năm trời trước khi cắm rễ xuống bùn. Cây đước con lớn nhanh vùn vụt để khỏi bị thủy triều cuốn đi mất.
79