🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hồ Sơ Quyền Lực Napoleon Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON LỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1. Giới thiệu CHƯƠNG 2. Khởi đầu: con đường quyền lực những năm tháng bản lề CHƯƠNG 3. Nghiên cứu về quyền lực: Chính quyền Napoleon CHƯƠNG 4. Bước vươn vai của quyền lực: từ đế chế đến “đế chế vĩ đại” CHƯƠNG 5. Tăng cường quyền lực xã hội: quý tộc hoàng gia, quý tộc cũ và “hệ thống tước vị” CHƯƠNG 6. Quyền lực, ủng hộ và chống đối: dư luận, giáo dục và nghệ thuật CHƯƠNG 7. Quan niệm về quyền lực theo dòng lịch sử CHƯƠNG 8. Kết luận: Truyền thuyết chân thực https://thuviensach.vn LỜI GIỚI THIỆU (Cho bản tiếng Việt) Là Đệ nhất Tổng tài của Cộng hòa Pháp từ 1799-1804, sau đó là Hoàng đế Pháp (Empereur des Français) và vua Italy, Napoleon được coi là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giới. Lịch sử ghi nhận ông không chỉ qua những đóng góp về mặt quân sự mà cả qua Bộ luật Dân sự Pháp (còn được gọi là “Bộ luật Napoleon”). Cái bóng của Napoleon trùm lên khắp thời đại ông. Khi Napoleon ở đỉnh cao quyền lực, đế chế của ông trải dài suốt châu Âu, từ Bồ Đào Nha đến nước Nga, và từ bán đảo Scandinavia đến “chiếc ủng” Italy. Vậy mà ông đã đột ngột ngã xuống từ chiếc ghế quyền lực của mình và qua đời cay đắng khi bị lưu đày ở đảo St Helena, Đại Tây Dương. Là một kỳ nhân trong lịch sử thế giới, Napoleon để lại nhiều dấu ấn và sự khác biệt về ý chí, lòng quả cảm mãnh liệt. Từ nhỏ, Napoleon đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Tại trường quân sự ở Brienne-le- Château, cậu bé Napoleon dù hay bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp không chuẩn nhưng đã chứng tỏ được mình và là học sinh rất nổi trội, đặc biệt là với môn toán học và lịch sử. Khi là thanh niên, Napoleon từ chối mọi thú vui giải trí để vùi đầu vào đọc sách và gửi tiền về giúp mẹ ở quê… Tài năng sử dụng pháo binh, tư duy chiến thuật và nghệ thuật quân sự của ông được hình thành ngay từ giai đoạn này. Những dữ kiện vô giá trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc bản chất và cơ chế vận hành quyền lực của Napoleon cũng như việc ông đã sử dụng chúng như thế nào. Cuốn sách tìm hiểu cách Napoleon vươn tới danh vọng từ một trung úy trong Cuộc cách mạng Tư sản Pháp; những tham vọng và thành tựu của ông trên cương vị quan chấp chính cao nhất và khi thành hoàng đế trong giai đoạn 1799-1815. Napoleon cũng để lại dấu ấn với https://thuviensach.vn những câu nói nổi tiếng: Quần chúng chỉ là những con số không dài vô tận, giá trị chỉ là ở con số đầu! hay Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh!; Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời. Phương châm hành động của ông: Không có gì là không thể. Với tinh thần làm sáng tỏ lịch sử và rút ra những bài học quý báu cho các thế hệ sau, Alpha Books triển khai xuất bản loạt sách chân dung các chính khách, các vĩ nhân trong tủ sách Hồ sơ Quyền lực, bao gồm: Younger Pitt – Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Anh, Kennedy – chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống, và Alexander Hamilton − người có công lớn trong việc hình thành thể chế chính trị và kinh tế - tài chính Mỹ… Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Tháng 10 năm 2008 NGUYỄN CẢNH BÌNH https://thuviensach.vn CHƯƠNG 1. Giới thiệu Đây không phải là cuốn tiểu sử về Napoleon, cũng không phải là việc cố gắng tìm hiểu sự nghiệp chính trị và quân sự của ông theo hướng liệt kê các sự kiện. Tuy sáu chương của cuốn sách này được trình bày theo trình tự thời gian nhưng cách tiếp cận theo chủ đề vẫn là nét đặc trưng cơ bản. Cuốn sách này dựa vào những nghiên cứu trước đây của tôi về cuộc đời Napoleon và những tư liệu mới được nghiên cứu gần đây. Những thông tin đó hầu hết còn rất mới mẻ với bạn đọc. Cuốn sách giới thiệu những góc nhìn về con đường vươn tới đỉnh cao danh vọng của Napoleon từ một người lính trong Cuộc cách mạng Pháp; về những thành tựu mà ông đã đạt được trong thời gian là hoàng đế (1799- 1815) và những quan điểm khác nhau của các nhân vật đương thời cũng như các thế hệ sau này về cách cai trị của Napoleon. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách là bản chất quyền lực của Napoleon, con đường ông theo đuổi và giành quyền lực, con đường quyền lực nảy mầm trong lòng nước Pháp và bùng nổ, phát triển vượt ra khỏi biên giới, con đường mà những ảnh hưởng giành được từ sự chinh phạt quân sự, khuất phục chính trị và bóc lột kinh tế, con đường mà quyền lực trong tay Napoleon gặp sự chống đối và cuối cùng rơi vào đống tro tàn, con đường mà những khái niệm về quyền lực của Napoleon đã trở thành những truyền thuyết và giai thoại lịch sử của thế kỷ XX. Trong những công trình đã xuất bản trước đây, tôi tập trung nghiên cứu việc thực thi, ảnh hưởng của các chính sách quân sự và cấu trúc thể chế chính trị của Napoleon nhiều hơn là nghiên cứu con người ông. Cách tiếp cận đó phản ánh các xu hướng nghiên cứu gần đây là chỉ tập trung vào các cuộc đời và sự nghiệp của Napoleon mà bỏ quên mặt cá tính, phần làm nên con người Napoleon. Một kết luận rút ra là có rất nhiều sự tiếp nối cũng như thay đổi trong những thời điểm bước ngoặt – cuộc chính biến do Napoleon https://thuviensach.vn lãnh đạo vào 18 tháng sương mù(1) (lịch Cộng hòa Pháp). Vì thế các nhà nghiên cứu trước đã thừa nhận, bản chất đổi mới triệt để trong những cải cách của Napoleon là điều không phải bàn cãi. Khi càng quan tâm đến mục tiêu thật sự và những ảnh hưởng trong việc thực thi quyền lực của Napoleon ở Pháp, người ta càng cảm thấy thất vọng về việc tuân thủ, tính kế thừa và phát triển những quan điểm mang tính cách mạng của Napoleon, đặc biệt trong những năm đầu. Để trở thành tổng lãnh sự đầu tiên (1799-1804), ông đã phụ thuộc rất nhiều vào các sĩ quan, binh sĩ, mưu mẹo và vũ khí, những cuộc chinh phạt cuối những năm 1790, và ông luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình này. Ông chấp nhận việc mua bán tài sản tịch thu từ nhà thờ và người tị nạn và hợp pháp hóa điều này trong Bộ luật Dân sự năm 1804. Đối với việc tuyển dụng nhân sự cho bộ máy hành chính và luật pháp, ông dựa vào những nhân vật ưu tú trong các đế chế cách mạng trước thời mình. Càng nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Napoleon tại những vùng lãnh thổ bị thu phục ngoài biên giới nước Pháp, người ta càng nhận thấy không phải bao giờ Napoleon cũng được xem là một nhà cải tổ triệt để duy nhất. (1) Thời điểm diễn ra trận Waterloo (1815) nổi tiếng, trận chiến kết thúc sự nghiệp của Napoleon. Một số độc giả coi đây như một cách tiếp cận của những người mang khuynh hướng xét lại, nhằm làm sáng tỏ huyền thoại và những truyền thuyết lịch sử về một nhân vật kiệt xuất. Đúng như vậy! Giống như một loạt tác phẩm đề cập đến hai chữ “quyền lực” gắn với tên tuổi của các nhân vật lịch sử, cuốn sách này nói về Napoleon – một con người, quá trình hình thành nên cá tính Napoleon những năm trước khi ông chạm tay đến đỉnh cao quyền lực, quan niệm về quyền lực của Napoleon, những ảnh hưởng từ cách ông sử dụng quyền lực và bản chất những tham vọng của Napoleon. Những chương tiếp theo sẽ tái hiện sức mạnh của hệ thống quyền lực tập trung vào một con người, và đánh giá lại giá trị những tài liệu nghiên cứu trước đây được xây dựng dựa trên sự kiện lịch sử về cuộc đời Napoleon. Nội dung các chương này tập trung vào những quan điểm mang màu sắc và https://thuviensach.vn khuynh hướng khác nhau về cá tính, mục tiêu và thành tựu mà Napoleon đã đạt được, được thể hiện dưới hình thức những giai thoại truyền miệng và những quan điểm bằng văn bản trước đây. Độc giả Anh có lẽ đều biết đến cuộc tranh cãi lịch sử qua tác phẩm Napoleon: For and Against (Napoleon: Sự ủng hộ và chống đối) của Pieter Geyl(2) xuất bản lần đầu năm 1949, chủ yếu là những tranh luận của các tác giả người Pháp. Tuy nhiên, qua những quan điểm này, cuộc tranh cãi về những điểm chính trong tiểu sử Napoleon đã có những biến chuyển tích cực kể từ thời Geyl và toàn bộ vấn đề hiện đều sẵn sàng để được xem xét lại. Đây chính là mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của tôi: cung cấp một tư liệu quan trọng trong những nghiên cứu từ rất sớm của người Đức, người Italy và người Anh về Napoleon (Chương 7). Geyl chưa bao giờ đề cập tới mục tiêu nghiên cứu này và theo tôi, một cái nhìn tổng hợp về những phản ứng của châu Âu trước cách cầm quyền của Napoleon chưa bao giờ được tập hợp thành một nghiên cứu tổng quát để giới thiệu tới độc giả Anh. 2 Pieter Geyl (1877-1966): nhà sử học Hà Lan nổi tiếng với những nghiên cứu về lịch sử Hà Lan thời kỳ cận đại. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ lật lại trận tranh cãi lịch sử về hình ảnh của Napoleon trước chiến tranh thế giới thứ hai, với những phát hiện mới trong những nghiên cứu gần đây. Có thể xem đây là việc đánh giá lại những tư liệu đã có, trong đó Napoleon thường xuất hiện như một siêu nhân, quá vĩ đại và không thể đo bằng thước đo dành cho người bình thường. Đây cũng là sự xem xét lại những tư liệu quan trọng trước đây thường tái hiện tham vọng và thành công của Napoleon bằng những lời lẽ to tát, ví dụ quan niệm của Adolphe Thiers(3) về một đế chế vĩnh cửu cho rằng “những biên giới tự nhiên” của nước Pháp là ưu tiên số một của đế chế Napoleon, lời giải thích của Frédéric Masson(4) về quy luật bè phái, dòng tộc của người dân xứ Corsica, phát hiện của Émile Bourgeois(5) về sự thiết lập “tham vọng phương Đông”, của Edgar Quinet(6) và nhà sử học Édouard Driault https://thuviensach.vn về “ý tưởng đế chế Rome” và những môtíp tương tự xuất hiện trong nghiên cứu của các nhà sử học như Leopold von Ranke, Charles Schmidt, Marcel Dunan và Hellmuth Rössler. 3 Adolphe Thiers (1797-1877): nhà sử học, chính trị gia người Pháp. 4 Frédéric Masson (1847-1923): nhà sử học người Pháp nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về Napoleon. 5 Emile Bourgeois (1857-1934): nhà sử học người Pháp. 6 Edgar Quinet (1803-1875): nhà trí thức, nhà sử học người Pháp. Cũng cần phải lật lại khuynh hướng liệt kê sự kiện lịch sử gần đây – khuynh hướng chịu nhiều tác động của những động thái chính trị trong EU mở rộng. Một số tác giả xem tham vọng của Napoleon cách đây 200 năm là phôi thai của ý tưởng hợp nhất châu Âu. Nếu nhận xét này hợp lý thì quan điểm tương tự của Stuart Woolf cũng đáng lưu tâm. Stuart Woolf(7) đặt nền móng nghiên cứu bằng luận điểm về một mô hình hành chính thống nhất của nước Pháp. Một mô hình có thể nhân rộng ra các vùng đất bị sáp nhập và quốc gia vệ tinh khác, từ đó ông nghiên cứu, mổ xẻ các trường hợp ủng hộ và phản đối tính hiệu quả của mô hình. Kết luận của ông cho thấy đặc trưng xã hội, áp lực tập hợp các nhân vật ưu tú – một phần quan trọng trong lý thuyết của Napoleon về quản lý hành chính đã khoét sâu hố ngăn cách giữa người có tài sản và người vô sản. Đây là giá trị sâu sắc Napoleon để lại cho hậu thế. Vấn đề đặt ra từ luận điểm này là một phần quan trọng trong nghiên cứu hiện đại. 7 Stuart Woolf: sinh năm 1936, nhà sử học và dịch giả nổi tiếng người Anh. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng Napoleon là kiến trúc sư đầu tiên có ý tưởng về một châu Âu hợp nhất trái ngược với sự thật là đối với Napoleon, Pháp luôn là ưu tiên số 1, như ông đã từng ghi rõ trong một bức thư tháng 8/1810. Sự thiên lệch, một chiều trong những yêu cầu về mặt quân sự, trong https://thuviensach.vn chính sách phong tỏa lục địa chống nước Anh, trong chính sách thị trường dự phòng ở Italy và hệ thống sinh lợi ở các quốc gia mục tiêu cho thấy kết luận này quá đơn giản và dễ bị chọc thủng. Nói cách khác, tham vọng trở thành hoàng đế và các cuộc chinh phạt của Napoleon đã vượt khỏi biên giới nước Pháp để sáp nhập Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và kéo dài đến tận dãy Pyrences, toàn bộ vùng lục địa nước Italy kéo dài đến dãy Alps, một phần quan trọng sâu trong nội địa Adriatic ở phía đông, sáp nhập nước Đức kéo dài đến sông Rhine và một vùng rộng lớn nước Phần Lan. Trong khi toàn bộ sự kiện này vẽ ra viễn cảnh châu Âu rộng lớn hơn, một câu hỏi quan trọng vẫn nổi cộm là ở: các vùng sẽ được sáp nhập như thế nào? Để tìm câu trả lời, chúng ta cần quay ngược thời gian và xem xét thời điểm xuất hiện ý tưởng về đế chế của Napoleon dưới hình thái một chính sách định hình rõ ràng, thậm chí chỉ trong giới hạn biên giới mở rộng của nước Pháp. “Tôi đang ở trong cuộc đua thành lập những đế chế” – Napoleon từng nói với Enmanuel de Lus Cases – người bạn trong thời gian lưu đày tại đảo St Helena. Đây là một minh chứng hùng hồn về số mệnh của Napoleon – một người xứ Corsica đầy tham vọng. Nhưng tham vọng bá chủ của ông đã ảnh hưởng thế nào đến hành động? Đó có phải là một kế hoạch được định hình trước cuộc nổi dậy vào tháng sương mù hay nó từng bước phôi thai và phát triển khi cơ hội có những cuộc chinh chiến quy mô lớn hơn và ánh hào quang huy hoàng hơn mở ra trước mắt ông? Đó là những câu hỏi mà cuốn sách này cố gắng trả lời thông qua những phân tích hiện thực. Hình ảnh vị hoàng đế không quá sáng chói như cách nhìn của những người ngưỡng mộ Napoleon, cũng không xấu xa, tàn bạo như cách nhìn từ phía những kẻ thù của ông. Trong cuốn sách này, Napoleon không xuất hiện trong một khuôn mẫu, hình ảnh duy nhất mà là một cá tính linh hoạt thậm chí luôn mâu thuẫn, thay đổi trước hoàn cảnh mới và cố gắng tận dụng tối đa mọi cơ hội. Khả năng ứng biến thần kỳ của Napoleon trên chiến trận đã đi vào huyền thoại nhưng ít người biết đến khả năng thích ứng của ông https://thuviensach.vn trước những thay đổi của xã hội Pháp. Chỉ trong vòng 30 năm, những nghiên cứu quan trọng ở Đức, Italy và Ba Lan đã chỉ ra sự thật là Napoleon, một nhà cải cách triệt để trên thực tế đã thỏa hiệp với trật tự phong kiến cũ để tập hợp quân sự, đánh thuế tài chính nhằm vận hành bộ máy hiệu quả hơn. Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng Bộ luật Dân sự của Napoleon tại những nước này và vai trò lập pháp của Napoleon vì thế cũng bị lu mờ. Trong quá trình thực thi quyền lực, dù ở đâu, Napoleon vẫn là người có đầu óc thực tế. Chẳng hạn trên cương vị người đứng đầu, ông nhanh chóng nhận thấy mình cần sự cống hiến, phục vụ của các nhân vật trung thành có tri thức và sự hỗ trợ của các nhân vật ưu tú. Ông lôi kéo bằng cách mở ra cho họ cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến, hào phóng ban thưởng danh vị và phần thưởng vật chất để ràng buộc, gắn kết họ với mình. Ông hướng tới thành lập một chính thể trong đó tầng lớp tri thức giàu có đều có quyền lợi gắn kết với đế chế của ông. Một mặt, ông áp dụng cách thức tập hợp lực lượng riêng; mặt khác ông tỏ ra thờ ơ với đông đảo quần chúng. Sau cách mạng, ông nhận thấy người dân Pháp đều muốn có một chính phủ ổn định, một xã hội có trật tự − một xã hội mà người thợ thủ công cũng như nông dân bằng lòng với chế độ cai trị của ông. Nhận thấy đạo Thiên Chúa là một phần quan trọng trong cộng đồng mà mình cai trị, Napoleon tính toán rằng họ sẽ tập tập hợp lại cùng với Giáo hoàng trong lễ đăng quang của mình và hoan nghênh sự công nhận chính thức từ phía Giáo hoàng. Tuy nhiên khi tuyệt giao với Giáo hoàng sau này, ông đã đánh giá không đúng vai trò khác nhau của quyền lực thế tục và quyền năng tinh thần. Sự sứt mẻ trong quan hệ với Rome đã làm suy yếu vị thế của ông. Trong trường hợp này làm thế nào để vị thế của Napoleon lại được tái xác lập. Chúng ta luôn mong chờ có một dấu hiệu rõ ràng như: một chỉ thị, một bức thư, một bài phát biểu... có thể cung cấp một câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định những nhân tố chính có ảnh hưởng tới tính cách và hành động của Napoleon và xem chúng có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề. Xuất thân từ xứ Corsica, tham vọng trở thành hoàng https://thuviensach.vn đế của Napoleon nảy mầm từ lòng tự hào dòng tộc, sự thúc đẩy từ phía gia đình và từ chính con người ông. Là một người lính được đào tạo chuyên nghiệp và có tính cách bẩm sinh nên trong suy nghĩ của ông, trật tự xã hội cũng có thể được thiết lập theo mô hình quân sự. Con người nắm trong tay quyền lực tối cao này hoàn toàn tự tin vào khả năng của bản thân và luôn tự cho mình là đúng, thờ ơ trước sự chống đối và ông nhận thức rõ sứ mệnh trời định của mình. Napoleon sinh ra đã là một người độc lập, đầy quyền lực và tham vọng. Viễn cảnh quyền lực và ánh hào quang đã truyền sức mạnh và cảm hứng cho Napoleon. Tuy nhiên, để theo đuổi điều đó trong thế giới thực tại, đường đi sẽ có rất nhiều chông gai và thử thách, nhất là khi đi trên biển. Vì quyền lực của Napoleon tỏ ra mạnh mẽ và hiệu quả trên đất liền, nên việc mở rộng quyền lực của ông cũng chỉ vươn ra theo biên giới lục địa. Hơn nữa, các cuộc chinh phạt không diễn ra đồng thời mà theo các giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn 1805-1807, đế chế vĩ đại của ông cũng đi theo logic của diễn biến quân sự, từng bước từng bước một và không thể đoán trước. Quá trình hình thành nên các đế chế không phải là một kế hoạch đã được định hình từ trước, mà là sự tận dụng hiệu quả các thời cơ. Sự thật là tất cả các mối quan hệ xã hội, tước vị cũng như đất đai được cấp nhờ có dòng dõi quý tộc đều ít nhiều phụ thuộc vào thành quả của các cuộc chinh phạt. Điều làm nên đế chế Napoleon chính là sự vững chãi từng bước, từng bước một thông qua con đường chiến tranh. Bằng chứng cho thấy, tham vọng của Napoleon không xuất phát từ một kế hoạch vĩ đại, mà được gieo mầm từ rất sớm rồi dần hiện thực hóa nhờ tận dụng thành công các cơ hội. Sức mạnh quân sự là bệ đỡ cho quyền lực của Napoleon tại nước Pháp cũng như tại các vùng đất sáp nhập vào nước Pháp và các quốc gia vệ tinh. Việc triều đại của ông chính thức ra đời và được công nhận rộng rãi nhờ kết hôn với con gái của một gia đình thuộc dòng dõi lâu đời Habsburg(8) và sự ra đời của người con trai kế vị – tất cả đều không mang lại cái mà Napoleon đau đáu tìm kiếm nhằm đảm bảo cho tương lai. https://thuviensach.vn Quyền lực của Napoleon sụp đổ khi ông không còn khả năng duy trì nền móng, điểm tựa quân sự cần thiết và khi sức mạnh quân sự lụi tàn thì đế chế của ông cũng suy vong theo. Như vậy, sự kết thúc đế chế Napoleon và thậm chí cả nước Pháp rộng lớn là một kết cục đã được báo trước. Đến năm 1815, không một vùng đất sáp nhập nào còn trụ vững. Vấn đề là những nghịch lý trong cách cai trị và cầm quyền của Napoleon. Là một nhà quân sự nổi tiếng đã đi vào huyền thoại, ông lại bị khuất phục trước một quốc gia có diện tích nhỏ hơn những vùng đất mà ông đang cai trị; còn với tư cách là một nhà quản lý xã hội, những điều ông để lại cho nước Pháp là rất lớn và không dễ gì mất đi. Những phân tích cuối cùng cho thấy giá trị những ý tưởng vĩ đại của Napoleon về một châu Âu thống nhất. 8 Habsburg: Một hoàng tộc có thế lực nhất châu Âu cận đại. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 2. Khởi đầu: con đường quyền lực những năm tháng bản lề Trong các tài liệu trước đây, khi tìm hiểu và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Napoleon, người ta thường lặp lại hướng tiếp cận tiểu sử cổ điển đến mức ngày nay khó có thể thu được điều gì mới mẻ. Vì vậy, trong chương này, bên cạnh việc trung thành theo sợi chỉ thời gian, tác giả sẽ mổ xẻ, trình bày các vấn đề theo nội dung - chủ đề nhiều hơn là liệt kê sự kiện đơn thuần. Thời điểm Napoleon bắt đầu thâu tóm quyền lực vào tháng 11/1799 khi mới 30 tuổi, những nét cá tính làm nên một Napoleon đã dần định hình và sự nghiệp quân sự của ông đang lớn mạnh đủ để hiện thực hóa cuộc đảo chính đầu tiên. Cuộc đảo chính đã đánh dấu sự khởi đầu một thể chế chính trị và quân sự, trong đó quyền lực tập trung vào một cá nhân. Chính vì vậy, để hiểu rõ con đường hình thành cá tính Napoleon cần khởi nguồn từ đây. Có hai câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, sự nuôi dưỡng và giáo dục của nước Pháp đã ảnh hưởng đến tính cách của Napoleon như thế nào? Thứ hai, những cơ hội từ Cuộc cách mạng(9) cho một binh sĩ trẻ tuổi, tham vọng ảnh hưởng như thế nào đến cá tính Napoleon và hỗ trợ gì cho con đường binh nghiệp của ông? Câu trả lời sẽ góp phần làm sang tỏ mầm tham vọng từ thời trai trẻ của Napoleon: từ nhà giải phóng đảo Corsica trở thành người nắm quyền lực trên toàn nước Pháp. Xét về khía cạnh quyền lực, những thay đổi trên đánh dấu sự chuyển biến từ giấc mơ thủa nhỏ thành hiện thực khi trưởng thành. 9 Cuộc cách mạng Tư sản Pháp diễn ra ngày 14/7/1789. NAPOLEON – TUỔI TRẺ VÀ CON ĐƯỜNG HỌC VẤN Như phác họa tài tình của Dorothy Carringtori về mảnh đất, con người và truyền thống xứ Corsica, đây là mảnh đất có lịch sử lâu dài bị xâm lược, bị chia cắt thành thuộc địa của nhiều nước. Có vị trí chiến lược, nhiều hải cảng an toàn và là nguồn cung cấp gỗ dồi dào cho ngành công nghiệp đóng tàu, https://thuviensach.vn đảo Corsica trở thành miếng mồi hấp dẫn để các quốc gia xâu xé. Người dân ở đây tin rằng số phận của họ là tù đày và chiến tranh. Những người Hy Lạp, người Bắc Phi cổ, người La Mã, người Vandals, người Ostrogoths, người Lombards, Byzantine, Saracen, giáo sĩ Pisa (sau này là giám mục), vua Aragon và Genoe đều đã lưu lại dấu ấn tại hòn đảo này trong thời gian nắm quyền lực ở đây. Nước Pháp cũng đã tấn công đảo Corsica vài lần trước khi chính thức đặt chân lên đó vào cuối năm 1768 để đàn áp cuộc nổi loạn của nhà yêu nước Pasquale Paoli và đòi lại quyền sáp nhập thông qua hiệp ước thương mại với Cộng hòa Genoa đầu năm 1768. Lòng tự hào của người dân đảo Corsica được nuôi dưỡng trong môi trường đầy thử thách: những đỉnh núi đá granite, đất cằn và rừng rậm – những hình ảnh này luôn sống động trong trí nhớ của Napoleon những năm ông bị tù đày tại St Helena – và nó càng được hun đúc sau nhiều thế kỷ xung đột. Sự năng động của người dân đảo Corsica, sự kiên cường gìn giữ những tập tục địa phương trước sự xâm chiếm liên tục của các liên minh thù địch đã được kiểm chứng qua thời gian. Lòng trung thành đầu tiên và trước nhất được gieo mầm trong mỗi gia đình và ý thức về phe cánh đã chiếm ưu thế. Lòng nhân từ được nuôi dưỡng nhưng lại bị chôn chặt trong khuôn khổ gia đình. Bình luận về vấn đề này, Frédéric Masson đã mô tả đây là một xã hội mà trong đó khái niệm gia đình có ý nghĩa hơn bất cứ khái niệm xã hội hay chính quyền nào. Một xã hội có cùng chung một quan niệm. Và quan niệm này, xét trong một chừng mực nào đó, chính là nguồn gốc của luật lệ, nền tảng của quyết định và hành động. Đảo Corsica chưa bao giờ biết đến chế độ phong kiến, ít nhất là như mô hình đã tồn tại ở các nước châu Âu. Và chủ nghĩa tư bản công nghiệp thế kỷ XVIII cũng không ảnh hưởng nhiều đến đảo Corsica. Các thái cực giàu có và nghèo khổ, vua chúa và nô bộc hầu như không được biết đến. Mức sống của dân cư nhìn chung thấp, khoảng cách kinh tế và địa vị xã hội cũng không bị khoét sâu do phân chia giai cấp. Những mối thù truyền kiếp giữa các gia đình là nguồn gốc của cách cư xử không bình đẳng giữa nông dân với thương nhân, ngư dân, luật sư và các nhà quản lý cảng biển. Những mối https://thuviensach.vn thù truyền kiếp và lòng tự tôn thái quá đã trở thành căn bệnh địa phương đặc trưng của xã hội mà nhà thờ cũng như chính quyền đều không thể nhổ tận gốc rễ, bởi nó đã ăn sâu bám chắc vào đời sống xã hội. Theo ước tính, chỉ riêng hận thù đã là nguyên nhân của khoảng 1 nghìn vụ án mạng ở đảo Corsica trong khi tổng dân số ở đây chỉ khoảng 120 nghìn người. Dân cư ở đây đều tuân theo chuẩn mực đạo đức lâu đời được phổ biến và lưu giữ trong cộng đồng. Theo đó, niềm tự hào dòng tộc là mục đích tối cao của các mối quan hệ cá nhân, xã hội và cũng là mục đích của cả cuộc đời. Cấu trúc gia đình trong đó nam giới nắm toàn quyền quyết định đã trở thành chuẩn mực vững chãi và rất khó thay đổi. Người cha có toàn quyền quyết định các mối quan hệ với thế giới bên ngoài, kể cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Vì vậy, những cảm xúc riêng tư của con cái làm ảnh hưởng tới lợi ích và danh dự gia đình sẽ không có chỗ để tồn tại. Quyền lực của người mẹ chỉ giới hạn trong khuôn khổ các vấn đề nội bộ gia đình. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, nữ giới đều tuân theo ý chí của nam giới thậm chí cả khi vấn đề liên quan đến tài sản của mình. Đây chính là xã hội, nơi Napoleon được sinh ra ngày 15/8/1769 tại Ajaccio – một cảng biển chưa đầy 4 nghìn người nằm dọc bờ biển phía đông đảo. Trước khi anh trai của Napoleon là Joseph chào đời năm 1768, bố và mẹ ông đã mất hai người con trai nhỏ. Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của đảo Corsica chống lại nước Pháp, cha Napoleon là Carlo đã hỗ trợ và cộng tác tích cực với Paoli – người cha của dân tộc. Nhưng trận thảm bại tại Ponte Novo ngày 8/5/1769 và chuyến bay sang Anh – nơi Paoli sống lưu vong 20 năm − đã đẩy bố mẹ Napoleon vào một sự lựa chọn. Một mặt, cuộc nổi dậy dù với bất cứ cách thức nào đều ẩn chứa nhiều hiểm nguy, mặt khác họ phải chấp nhận thực tế là đã thất bại và bắt tay hợp tác với kẻ xâm lược là nước Pháp. Phương án hai đã được thực hiện bằng việc hợp tác với Count de Marbeuf, toàn quyền quân sự Pháp,, người đã nắm quyền tại đảo Corsica từ tháng 5/1770 đến tháng 9/1786, sau khi ông qua đời. Đối với cha mẹ Napoleon, phương án hành động tối ưu là khá rõ ràng. Sự an toàn và phát triển của gia https://thuviensach.vn đình là lựa chọn đầu tiên. Họ hợp tác với nước Pháp để cầu danh và lợi, nhưng cả hai thứ này thực tế đều rất lâu mới tới. Theo nghiên cứu của Dorothy Carrington(10) về gia đình Bonaparte, cả bố và mẹ Napoleon đều mang dòng máu Italy quyền quý. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chứng minh cho điều này. Carlo, vốn là người nhiều âm mưu và tham vọng, rất giỏi vận động ngầm đã thuyết phục người Pháp công nhận danh vị bá tước của ông vào tháng 9/1771, chỉ 17 tháng sau khi Pháp thiết lập trật tự tại đảo Corsica. Chấp nhận quyền cai trị của người Pháp dọn đường cho Carlo theo đuổi sự nghiệp chính trị mà ông đã được đào tạo bài bản và ông được bầu là nghị sĩ của Ajaccio với sự phê chuẩn của Marbeuf vào tháng 9/1771. Những người ủng hộ Paoli không bao giờ tha thứ cho dòng họ Bonaparte vì đã bán rẻ sự nghiệp ái quốc để mưu cầu lợi ích cá nhân. 10 Dorothy Carrington: Nhà sử học người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm viết về đảo Corsica – quê hương của Napoleon. Thỏa hiệp đã mang lại cho gia đình Bonaparte sự bình ổn và thăng tiến trên con đường công danh, lớp trẻ lớn lên trong môi trường an toàn và tránh khỏi cuộc tranh cãi pháp lý về tài sản và quyền thừa kế của Letizia – những cuộc tranh cãi mà Carlo thường bị lôi kéo tham gia. Nghiên cứu 9 năm đầu cuộc đời Napoleon cho thấy ông có tính tự lập cao nhưng cũng rất ngang bướng. Lòng tự tin được nuôi dưỡng từ mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy với người vú nuôi Camilla Ilari, còn sự ngang ngược bắt nguồn từ nhận thức là mẹ luôn dành một tình cảm yêu mến đặc biệt cho Joseph. Và để giành lại sự quan tâm và ngưỡng mộ từ mẹ, Napoleon phải tranh giành với anh trai để chứng tỏ mình thật sự vượt trội. Những trận chiến này đều rất quyết liệt, ít nhất là từ phía Napoleon, mặc dù khuynh hướng tự nhiên của Joseph là luôn nhường bước trong những cuộc đối đầu bằng vũ lực. Sau đó, Napoleon được mệnh danh là kẻ phá rối. Sự hung hăng, tính tự cao tự đại, lòng ghen tuông trước sự quan tâm của mẹ dành cho Joseph và Carlo và niềm vui sướng rất trẻ con khi giành được sự thán phục của mẹ trước những thành công mình đạt được đã dần tích tụ và nhen nhóm lên một tính cách https://thuviensach.vn Napoleon. Cá tính này ngày càng khó thay đổi khi chúng được mài sắc trước nỗi bực tức thường xuyên và các hình phạt khó quên. Sự phức tạp trong quan hệ với các thành viên trong gia đình càng trầm trọng hơn với sự ra đời của các em trai và em gái của Napoleon: Maria Anna (1771, mất 4 tháng sau đó), Lucien (1775), Elisa (1777) và Louis (1778), nhưng không mối quan hệ nào sánh ngang được cuộc đối đầu với Joseph. Một ảnh hưởng của việc thỏa hiệp với nước Pháp là các người con lớn trong gia đình Bonaparte khó có cơ hội theo đuổi con đường học vấn tại lục địa bằng tiền của hoàng gia. Nhân tố quyết định một lần nữa lại là sự bảo trợ của Marbeuf. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của ông dành cho Letizia đã trở thành đề tài đàm tiếu tại Ajaccio và một số kẻ thù của gia đình Bonaparte thậm chí còn đơm đặt Marbeuf mới chính là bố đẻ của Napoleon. Phần thưởng dành cho Joseph là một suất học bổng tại trường cao đẳng Autun ở Burgundy và Joseph bắt đầu nhập học vào tháng 1/1779. Tháng 3 năm đó, Napoleon cũng nhận được một suất học bổng tương tự tại trường Brienne, Champagne – một trong 12 trường điểm của hoàng gia dành cho giới quý tộc do Bộ trưởng Quân sự Saint-Germain thành lập năm 1776. Hai trong số 650 suất học bổng dành cho toàn nước Pháp là phần thưởng cho giới quý tộc trung thành tại đảo Corsica của vua Louis XVI để lấy lòng tin. Sự ưu ái tương tự cũng tạo cơ hội cho Elisa giành một suất học bổng tại trường Thánh Syr năm 1782 − trường dành riêng cho nữ giới tại Pháp − và Lucien tiếp bước Napoleon học tại Brienne năm 1784. Đầu năm 1779, Joseph Fesch, em trai cùng mẹ khác cha của Letizia cũng giành được một suất học bổng của một trường dòng ở Aixen. Tất cả các sự kiện trên đều là những bước đi quan trọng trong cuộc sống và vận mệnh của các thành viên dòng họ Bonaparte. Đối với Napoleon, giai đoạn đối đầu và giành giật sự quan tâm trong gia đình đã kết thúc, nhưng một giai đoạn mới: sự cô đơn và lạc lõng giữa các đồng môn là con trai của các gia đình quý tộc Pháp có địa vị cao sang hơn bắt đầu. Mới chín tuổi, như mầm cây mới nhú, chỉ biết mỗi thế giới mình được gieo mầm lớn lên, https://thuviensach.vn Napoleon không biết có điểm tựa quen thuộc. Cơ chế điều hành trường học dựa theo nguyên tắc giảng dạy của dòng Thánh Francis rất khắc khổ. Hơn 5 năm, ông không được phép rời trường, chứ chưa nói đến chuyện về thăm đảo Corsica và các cuộc viếng thăm từ gia đình vào năm 1782 và 1784 cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Quá trình học và luyện tập thể chất được quản lý sát sao. Thái độ lạnh lùng trước những lời chế giễu của đám bạn, sự nhiệt thành bảo vệ bản sắc đảo Corsica, và cả giọng địa phương đặc trưng khiến ông trở nên lạc lõng. Thời gian này, chỉ có Charles Le Lieur và Fauvelet de Bourrienne trở thành bạn thân của Napoleon (và sau này trở thành thư ký và đại diện toàn quyền của ông tại Hamburg). Việc học tại trường Brienne đã ảnh hưởng thế nào đến tính cách Napoleon? Rõ ràng, tính độc lập và lòng dũng cảm của Napoleon đã đạt đến đỉnh điểm và đã được minh chứng hùng hồn. Tuy thế, một vài nét như tính ưa nổi trội, thích thể hiện các kỹ năng và sự bồng bột của thời trẻ khi ở Ajaccio đã bị che giấu. Ông thu mình và trở nên khép kín. Ông thường tưởng tượng tới những cống hiến sáng chói mình đạt được trong sự nghiệp giải phóng quê hương khỏi ách cai trị Pháp và sự chứng tỏ tài năng bẩm sinh qua các hành động cụ thể. Trong khi Napoleon học yếu và bỏ qua môn Latinh thiếu giá trị thực tế này, ông lại tỏ ra nổi trội ở môn lịch sử, địa lý và đặc biệt xuất sắc trong môn toán. Khi tìm hiểu lịch sử cổ đại, đặc biệt nghiên cứu của Plutarch về Caesar, ông đặc biệt ấn tượng trước sự dũng cảm và ánh hào quang chiến thắng trên mặt trận quân sự của các vị anh hùng thời cổ đại và đây là hình mẫu Napoleon vươn tới. Tài năng bẩm sinh về toán học đưa Napoleon lên vị trí dẫn đầu lớp. Kiến thức xã hội và giới tính của Napoleon có phần hạn chế, một phần do hoàn cảnh nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là tính cách của ông. Thời trẻ, Napoleon luôn nhận được sự quan tâm của những người hâm mộ, đặc biệt là giai đoạn này. Tuy nhiên, những tài liệu còn lại rất hạn chế và không đáng tin cậy đã khiến việc nghiên cứu giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Ngay cả Napoleon cũng rất kín đáo trong vấn đề này và thậm chí những tiết https://thuviensach.vn lộ từ những bức thư riêng tư của Napoleon (vốn không có ý định đưa ra công chúng) cũng chỉ là những thông tin rời rạc và không có tính thuyết phục. Những người bạn đồng môn của Napoleon như Bourrienne và Méneval đều để lại hồi ký cho hậu thế. Tuy nhiên, chúng đều được viết trong khoảng thời gian sau này. Đặc biệt, mười đầu sách xuất bản dưới tên Bourrienne năm 1829 phần lớn lại là sao chép lại những nghiên cứu của người khác. Cuốn hồi ký còn dang dở của Joseph và Lucien Bonaparte cũng không mấy hữu ích cho quá trình nghiên cứu hiện nay. Một vấn đề đặt ra là khoảng cách thế hệ: những quan niệm về giới tính và chuẩn mực đạo đức trong xã hội đã thay đổi nhiều kể từ sau thời Napoleon. Đối với độc giả hiện đại, việc tiết lộ những vấn đề nhạy cảm về đời sống riêng tư của các nhân vật nổi tiếng sẽ khiến việc hiểu bản chất của các nhân vật lịch sử cách đây 200 năm thêm khó khăn. Độc giả có thể nhận thấy những phong tục, quan niệm của người dân đảo Corsica không giống với những phong tục, quan niệm thường thấy ở các nước châu Âu. Những chuẩn mực đạo đức gắn với lòng tự hào dòng tộc, sự chấp nhận hình thái gia đình trong đó nam giới giữ vai trò quyết định tối cao – mô hình hiện nay đã lỗi thời. Việc đóng dấu lên những kẻ ngoại tình, gian dâm và chửa hoang, sự thiếu vắng các trường chung cho nam và nữ, sự thiếu vắng các biện pháp tránh thai khả dĩ hiện được chấp nhận tại hầu hết các nước châu Âu, sự vắng bóng các phương tiện truyền thông tuyên truyền về giới tính đã tạo nên một hố sâu ngăn cách trong quan niệm chuẩn mực đạo đức giữa Napoleon và chúng ta. Bởi vậy, chúng ta nên cố gắng hình dung ra môi trường cách đây 200 năm, trong đó chàng trai trẻ Napoleon đã có những hiểu biết về giới tính. Chúng ta cần phải hiểu chuẩn mực đạo đức và không gian văn hóa Napoleon đã “hít thở” khi được nuôi dưỡng tại đảo Corsica cũng như sự khác biệt giữa tư tưởng Napoleon với quan niệm hiện đại sau này ở nước Pháp. Mặc dù người cùng thời vẫn thường đặt dấu hỏi cho sự bền chặt trong quan hệ hôn nhân của bố mẹ Napoleon với một số bằng chứng xác thực về tính ưa vui https://thuviensach.vn chơi của Carlo nhưng bố mẹ ông vẫn là tấm gương để duy trì, gìn giữ khuôn phép, lễ nghi nghiêm khắc trong quan hệ với thế giới bên ngoài và tất nhiên, họ kỳ vọng Napoleon sẽ tuân theo những chuẩn mực đó. Sau này, khi phong cách Pháp thấm sâu vào con người Napoleon, ông đã coi nhẹ sự thái quá trong phong tục của người dân xứ Corsica. Trong bất kỳ trường hợp nào, gia đình Bonaparte không bao giờ sống theo những luật lệ tàn bạo do địa vị xã hội và nền giáo dục đặt ra. Nhưng dòng máu đảo Corsica vẫn chảy trong huyết quản của họ, họ vẫn hiểu và tôn trọng những quy tắc đạo đức, trong đó, sự đoan chính là một phần của danh dự gia đình. Tóm lại, khi tiếp cận vấn đề mang tính riêng tư này, chúng ta cần hiểu tâm lý Napoleon theo đúng môi trường, thời điểm xảy ra. Việc các học sinh trường Brienne có quan hệ bạn bè với các cô gái trong thời gian học tại trường là điều không thể xảy ra, chứ chưa nói đến quan hệ tình cảm. Việc chỉ nhận học sinh nam là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục, định hướng nhân cách. Không có gì bất bình thường. Trong bất kỳ trường hợp nào, Napoleon không mấy quan tâm đến phụ nữ và nhiều người nghĩ đối với một người đầy tham vọng như ông thì đây là điểm không đáng lưu tâm. Rõ ràng, sự tò mò giới tính của các bạn học đồng lứa là điều khó tránh khỏi và trường Brienne đầy tai tiếng với những chuyện đồng tính luyến ái, tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy Napoleon tìm kiếm “kinh nghiệm” trong chuyện này. Nhưng ai có thể chắc chắn, ham muốn nhục dục chưa bao giờ khuấy đảo người con trai đang tuổi trưởng thành này và liệu ham muốn ấy có trỗi dậy trong những khoảnh khắc cô đơn bị giam cầm trong tu viện hay những tình cảm tự nhiên đó bị ý chí sắt đá của con người kiềm chế? Trước khi trưởng thành ở lứa tuổi 20, Napoleon luôn tỏ ra lãnh đạm với quan hệ tình cảm. Ai có thể khẳng định là do sự lãnh đạm, thờ ơ của Napoleon, hay do sự ngây thơ, tính e dè hoặc thói đạo đức giả của thời kỳ này? Dù năm 18 tuổi, ông dường như đã có quan hệ lần đầu với một cô gái điếm ở tại Paris, nhưng những năm tháng niên thiếu của ông hoàn toàn https://thuviensach.vn trong sáng. Một số tác giả dựa vào phân tích tâm lý cá nhân đã tìm ra nguyên nhân của vấn đề này là do lòng sùng kính mẹ của Napoleon. Nó đã đi theo ông đến tận những năm trưởng thành. Điều này có thể đúng. Tuy nhiên, tôi đánh giá cao việc Napoleon sớm nhận thức được quan hệ nam nữ sẽ ảnh hưởng xấu tới nỗ lực kiểm soát tình cảm cá nhân và nó không phải là cách để một người lính đầy tham vọng tự làm phương hại đến mình. Bởi với một người có thể làm chủ mọi tình huống như ông thì có thể bỏ ngoài tai dư luận và những điều cấm kỵ trong tôn giáo không phải là nguyên nhân khiến Napoleon phải kiềm chế tình cảm. Napoleon đã nhận lễ ban thánh đầu tiên tại trường Brienne vào khoảng thời gian 1781 hoặc 1782 và sau đó được Tổng Giám mục thành Paris chính thức xác nhận vào ngày 15/5/1785, nhưng xét cho cùng đó cũng chỉ là một lễ nghi để xứng tầm với nền nếp gia đình. Khi hiểu biết của ông được mở rộng tới những lĩnh vực mới, ông càng ngày càng ủng hộ tư tưởng thần linh hiện đại của Chủ nghĩa Khai sáng. Nếu như một lúc nào đó ông cần kiềm chế ham muốn trần tục thì tôn giáo không phải là động lực. Thời gian tại trường Brienne là những tháng ngày Napoleon dồn hết đam mê vào học hành, với sự thôi thúc là phải chứng minh được khả năng vượt trội của ông so với bạn bè qua các kỳ thi cuối năm cũng như các cuộc chạm trán ngoài lớp học và với giấc mơ thành vị anh hùng huyền thoại của đảo Corsica. Chính những thành tựu đạt được trên con đường học vấn và khả năng toán học xuất sắc đã mang lại cho ông suất học bổng vào Trường Quân sự hoàng gia, Paris. Ông nhập học vào tháng 10/1784. Nếu xem Brienne như một trường dự bị thì Trường Quân sự hoàng gia là cột mốc đánh dấu bước khởi đầu của Napoleon trên con đường trở thành một người lính chuyên nghiệp mặc dù chương trình học chủ yếu vẫn là những lý thuyết trừu tượng và thiên về toán học. Xét trên góc độ nào đó, sự xuất hiện của Napoleon tại trường mới là một bước tiến tích cực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục công kích vào thói hợm hĩnh và hung hăng giả tạo của những người bạn đồng môn xuất thân từ tầng lớp quý tộc cao hơn. Kể từ khi có những mối quan hệ mới, đời sống xã hội của ông trở nên dễ chịu hơn. Chỉ chưa https://thuviensach.vn đầy một năm, mà đối với người khác là 2-3 năm, ông đã đạt tới chức vị tiểu trung úy pháo binh, tương đương vị trí pháo binh cấp hai – cấp thấp nhất khi chỉ mới 16 tuổi. Trong danh sách 300 người trong cả nước, ông đứng ở vị trí thứ 42. Những thư từ của ông thời gian này đều được ký bằng tên “Bonaparte, sĩ quan”. Tuy hơi quá phô trương so với vị trí thật sự còn khiêm tốn nhưng nó chứng tỏ lòng tự hào của Napoleon trước những gì mình đạt được. Những tham vọng từ thời trai trẻ của Napoleon ít nhất cũng đã thể hiện qua những cấp bậc đạt được thời kỳ này. Trong hai, ba năm kế tiếp, Napoleon được bổ nhiệm làm trung úy trung đoàn La Fere và sau đó vào trường đào tạo trung úy Auxonne (tháng 6/1788 - 9/1789). Trung úy là một vị trí đặc biệt trong quân đội hoàng gia. Việc Napoleon được nhận vào vị trí này chứng tỏ khả năng xuất chúng của ông đã được công nhận. Vào những năm 1780, trung đoàn của ông có khoảng 10 nghìn người trong tổng số 237 nghìn sĩ quan và binh lính gồm bộ binh, kỵ binh, quân đội hoàng gia và lực lượng dự bị địa phương. Quá trình đào tạo quân sự đã mở ra cho Napoleon cơ hội tiếp cận với những phương pháp dạy học cấp tiến, như cách sắp xếp đội hình pháo binh và hạm đội tàu gắn súng đại bác của Gribeauval và anh em nhà Du Teil và mưu lược huy động lực lượng bộ binh cơ động của Bourcet. Tại trường Auxonne(11), Napoleon nhận được sự quan tâm của Đại tướng Jean de Beaumont và nhận được nhiều lời khen ngợi, động viên. Một chân trời kiến thức mới cũng mở ra khi ông chuyển hướng quan tâm sang lĩnh vực chính trị và văn học. Ông là độc giả nhiệt thành của Rousseau(12), Voltaire(13), Corneille(14) và Racine(15). 11 Auxonne: Là một thị trấn nhỏ nằm phía Đông nước Pháp. 12 Rousseau: (1712-1788), nhà triết học, nhà sử học và nhạc sĩ người Pháp. 13 Voltaire: (1694-1778), nhà văn, nhà sử học, nhà phê bình và triết gia người Pháp. https://thuviensach.vn 14 Corneille: (1606-1684), nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp. 15 Racine: (1639-1699), nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp. Tìm hiểu con đường sự nghiệp của Napoleon giai đoạn 1785-1789, ta không khỏi ngạc nhiên trước những bước trưởng thành rất sớm cũng như khả năng ứng biến và sự linh hoạt của Napoleon. Tại Brienne, ông phải trải qua một hình thức giáo dục nghiêm khắc và tách biệt. Sau khi tốt nghiệp Trường Quân đội hoàng gia, các lần luân chuyển nhiệm vụ của ông xen kẽ với các đợt nghỉ phép dài và sau đó là thăng chức vào vị trí cao hơn. Sau lần đầu tiên rời khỏi Ajaccio năm 1779, nay ông đã có cơ hội về nhà. Đợt nghỉ phép đầu tiên về đảo Corsica của ông kéo dài từ tháng 9/1786 đến tháng 6/1788, trừ ba tháng cuối năm 1787 đến Paris. Một trong những tham vọng của Napoleon tại thời điểm này là viết một cuốn biên niên sử đồ sộ về đảo Corsica và ông đã thu thập nhiều tài liệu liên quan. Thiếu sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía Paoli (vẫn đang bị đi đày) và những người xứ Corsica từng đi theo ngọn cờ Paoli, kế hoạch này không thể tiến triển. Vì vậy, Napoleon rất nóng lòng giữ mối quan hệ và thậm chí hợp tác với các nhà yêu nước trong những hoạt động ngầm nhằm giành độc lập cho đảo Corsica. Tuy nhiên, nhiều sự kiện quan trọng đã bất ngờ ập đến gia đình Napoleon. Các em gái ông, Pauline và Caroline chào đời năm 1780, 1782 và kế đó là em trai Joreme năm 1784. Nhưng Carlo đột ngột qua đời vì ung thư dạ dày vào năm 1785 khi chỉ mới 39 tuổi ngay trong chuyến hành trình tới Paris, để lại Letizia góa bụa ở tuổi 36. Trong suốt thời gian là vợ chồng, họ có với nhau 12 người con, nhưng chỉ 8 người sống đến tuổi trưởng thành. Napoleon lúc này vẫn đang học tại Trường Quân sự hoàng gia và ông không tỏ mấy xót thương trước cái chết của cha. Những năm sau đó, ông thậm chí còn thừa nhận việc này mở ra nhiều cơ hội cho con đường sự nghiệp của mình. Theo phong tục đảo Corsica, Joseph trở thành chủ gia đình và ông tỏ ra rất coi trọng vai trò này. Kỳ nghỉ phép đã tạo cơ hội cho Napoleon được trở về nhà, gặp em gái, em trai và đe dọa vị trí chủ gia đình https://thuviensach.vn của Joseph. Napoleon đặc biệt yêu mến Louis, người em vẫn phải bế ẵm trên tay khi ông rời Ajaccio để đến học Trường Brienne, sau này ông đưa Louis theo khi trở lại nước Pháp và dồn nhiều tâm lực hướng dẫn và chỉ bảo Louis. Khi đó, Napoleon đang là sĩ quan quân đội, một phần lương chính của ông được san sẻ cho gia đình. Nghĩa vụ này được chấp nhận và thực hiện đầy đủ. NGƯỜI LÍNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG Khi các nhà lãnh đạo quân sự cao cấp gặp nhau tại Versailles vào tháng 5/1789, rất ít người có thể tiên đoán sự hỗn loạn mà quân đội hoàng gia gặp phải trong 3-4 năm sau đó. Ngày 10/8/1792, khi chế độ quân chủ bị lật đổ, bộ máy chỉ huy quân đội cao cấp bị cuốn vào dòng xoáy của những đợt di cư ồ ạt và kéo dài. Sự thật là khuynh hướng này diễn ra ở tầng lớp quý tộc thượng lưu, ở bộ phận bộ binh nhiều hơn là ở tầng lớp quý tộc trung lưu phục vụ cho pháo binh. Căn cứ trên tất cả các bộ phận thuộc quân đội hoàng gia, người ta ước tính khoảng 6 nghìn sĩ quan, chiếm tới 60% tổng số quân đã tham gia vào luồng di cư vào cuối năm 1791 và tỷ lệ này lên tới 75% vào những tháng đầu năm 1793. Họ tách mình khỏi Cuộc cách mạng và một số gia nhập vào đội quân của kẻ thù với tư cách chỉ huy. Việc di cư ồ ạt đó khiến chính quyền cách mạng không còn đủ lực lượng để tham chiến khi chiến tranh bùng nổ ở Áo, Phổ vào tháng 4/1792 và sau đó lan sang Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha vào tháng 2 và tháng 3/1793. Sự thật là anh tài không thiếu. Mà chỉ là sự chuyển giao nhân tài đến tay người khác. Những trụ cột đã giúp Cuộc cách mạng thoát khỏi sự sụp đổ quân sự trong các chiến dịch trọng yếu năm 1792-1794 là sự trưởng thành và thăng tiến nhanh chóng của đội ngũ lính trẻ tài năng, hại sĩ quan và sĩ quan cấp nhỏ, thường trực hay tình nguyện, xuất thân từ tầng lớp tư sản, quý tộc. Phần lớn họ có kinh nghiệm trong đội quân hoàng gia cũ và cần tiếp tục tận dụng nó. Những năm tháng này đánh dấu bước khởi động của con đường chuyên nghiệp hóa quân đội và tác động nhiều lên sự nghiệp https://thuviensach.vn quân sự của hàng nghìn sĩ quan trong thời kỳ cách mạng. Người ta không thể nghĩ đến những cơ hội như thế trong chế độ cũ, nơi mà tiền bạc và các mối quan hệ xã hội là nhân tố quyết định. Thật sai lầm khi cho rằng toàn bộ sự việc đều diễn ra dễ dàng và theo trật tự. Chiến tranh ẩn chứa trong nó những nhân tố bất ổn và nhiều biến động. Những thay đổi liên tục trong chính quyền Pháp và những vị trí cao cấp trong Bộ Quốc phòng đã ảnh hưởng lớn đến Bộ Tư lệnh quân sự. Bởi việc thử thách lòng trung thành tuyệt đối không bao giờ là thừa nên có một vài sự đào thải và sàng lọc lại trong hệ thống quân sự với những sĩ quan vẫn lưu luyến với chế độ chính trị cũ. Cũng phải ghi nhận sự bổ nhiệm một số vị trí bộ trưởng và sĩ quan quân sự cao cấp. Nói cách khác, may mắn đơn giản là được sinh ra đúng nơi và đúng thời điểm hay được những người có quyền lực ưu ái, có thể tạo lực đẩy và làm rạng rỡ con đường sự nghiệp của những sĩ quan trẻ đầy lòng nhiệt thành. Những thay đổi này đã tác động như thế nào tới việc tái cơ cấu quân đội Pháp trên bình diện lớn hơn và đưa tới cách quản lý mới hơn? (vấn đề này sẽ được phân tích cặn kẽ hơn ở chương IV). Tâm điểm của vấn đề chính là những trải nghiệm của bản thân Napoleon bởi ông là hiện thân của những bước ngoặt vĩ đại, của sự huy động nguồn lực ồ ạt. Điểm gây ấn tượng nhất trong sự nghiệp quân sự của Napoleon những năm đầu cách mạng chính là những bất ngờ và biến động. Những hành vi của ông tại thời điểm này mang tính bản năng và không bị ràng buộc bởi khuôn phép nào. Hơn một lần, sự bất phục của Napoleon với chính quyền cách mạng đã khiến ông lâm vào cảnh tù đày nhưng vận may vẫn luôn mỉm cười với ông. Sau kỳ nghỉ phép thứ hai tại đảo Corsica (từ tháng 9/1789 - 2/1791), ông trở thành kỵ binh tại Auxonne và sau đó tại trung đoàn Grenoble, Valence. Nhưng đến tháng 10/1791, ông được thuyên chuyển sang lực lượng tình nguyện bảo vệ đảo Corsica với hàm vị trung tá. Điều đó giúp ông nhanh chóng bắt liên lạc với Paoli – người từng thoát án lưu đày vào tháng 7/1790 và trở thành thống đốc đảo Corsica. Một cuộc tranh luận gay gắt giữa ông với giới quan chức https://thuviensach.vn quân sự Pháp khiến Napoleon rơi vào nguy cơ bị giáng chức. Ông đã tự ý kéo dài kỳ nghỉ phép thêm hơn ba tháng mà không xin phép. Cuộc nổi loạn của tiểu đoàn tình nguyện Ajaccio dưới quyền quản lý của Napoleon vào năm 1792 đã gây ảnh hưởng cho cá nhân ông. Napoleon phải vội vàng đến Pháp để dàn xếp vụ lộn xộn, chuộc tội và đảm bảo việc khôi phục chức vị đại úy trong quân đội Pháp. Cùng thời điểm đó, việc Napoleon đoạn giao với Paoli − đang tham gia cuộc nổi dậy chống chế độ cộng hòa ở Pháp − khiến ông phải đối mặt với nhiều kẻ thù. Lucien Bonaparte, từng là thư ký của Paoli, đã tố cáo những người bảo hoàng theo chế độ chuyên chế trước câu lạc bộ Gia-cô-banh tại Toulon tháng 4/1793. Việc này làm gia tăng mâu thuẫn giữa các đảng phái. Bên cạnh đó, Hội nghị quốc gia đã phản ứng lại bằng cách loại Paoli, bị coi là kẻ phản bội thân Anh, khỏi vòng pháp luật và ra lệnh bắt ông. Sự nghiệp của Napoleon sẽ đi đến đâu khi càng ngày càng bị cô lập trong cuộc nổi dậy của người dân xứ Corsica? Đây không phải là lần đầu cũng không phải là lần cuối cùng ông tự tìm lời giải, và tất nhiên có sự hỗ trợ từ gia đình. Gần một năm trước đó, ngày 24/6/1792, trong bức thư gửi Joseph, Lucien đã nhận thấy ở Napoleon một tham vọng, tuy không mang tính cá nhân nhưng lại mạnh hơn tình yêu của ông dành cho lợi ích dân tộc. Tháng 6/1793, nhiều sự kiện xảy ra đã buộc gia đình Bonaparte phải rời bỏ nhà để tránh sự chống phá của phe ủng hộ Paoli đến ẩn nấp tại Toulon. Vấn đề là ảnh hưởng của những sự kiện này đến cái tôi và ý thức khẳng định cái tôi của Napoleon. Là người thân Pháp, bị tách khỏi sự nghiệp ái quốc và đánh mất người ủng hộ tại quê hương đảo Corsica, tình thế buộc ông chỉ có một lựa chọn. Ông phải giành được sự công nhận từ nước Pháp, không chỉ bằng trình độ học vấn và đào tạo chuyên nghiệp mà còn phải bằng những hành động thuyết phục từ bên trong. Giấc mơ về đảo Corsica ấp ủ từ những năm tháng tại trường Brienne đã tan vỡ vì bè phái và những mối hận thù truyền kiếp dai dẳng. Đây là đỉnh điểm của vấn đề tồn tại trong nhiều năm. Theo Dorothy Carrington, “nét đặc trưng của người dân đảo Corsica trong https://thuviensach.vn tính cách Napoleon được gìn giữ và phát triển trong những năm tháng còn là học sinh đã phai nhạt dần trước ảnh hưởng của Cuộc cách mạng Pháp trong khoảng thời gian từ 1789-1793… Napoleon đã dễ dàng vượt ra khỏi những giá trị cố hữu của người dân đảo Corsica như thoát ra khỏi chiếc áo đã quá chật”. Và vì thế, việc chuyển đến miền Nam nước Pháp bước đầu chỉ đẩy gia đình ông rơi vào tình cảnh túng quẫn nhưng những ảnh hưởng của nó tới cuộc đời Napoleon rất lớn và lâu dài. Nó mở rộng tầm nhìn về việc nước Pháp có thể giúp ích được gì cho tham vọng của ông. Về lý thuyết, điều này góp phần củng cố và nhân rộng hình ảnh cũng như bản lĩnh của Napoleon gắn với những nguyên tắc, đặc trưng cách mạng và sau này khi chế độ quân chủ bị lật đổ tháng 9/1792, là nguyên tắc, đặc trưng cộng hoà. Bề ngoài, Napoleon luôn ủng hộ chế độ cộng hòa cách mạng nhưng trong sâu thẳm, lòng nhiệt thành của ông xuất phát từ mong muốn có được những cơ hội phát triển sự nghiệp quân sự hơn là từ tính cấp tiến của chế độ này. Trong năm 1793, khi gia đình Bonaparte còn đang bận rộn giải quyết những vấn đề nội bộ thì cuộc khủng hoảng chính trị tại Paris diễn ra ngày càng sâu sắc. Tình thế quân sự đã đảo ngược trên trận tuyến phía bắc, đỉnh điểm là thất bại tại Neerwinden vào tháng 3 và sự ly khai của Dumouriez đầu tháng 4. Sau đợt tuyển quân mới vào tháng 2, nội chiến đã nổ ra tại Vendée, sau đó lan rộng sang các khu vực khác thuộc miền tây nước Pháp do sự xúi giục của các lãnh chúa quý tộc và các linh mục bảo thủ. Cuộc nội chiến càng trở nên quyết liệt trước sự nổi dậy của những người chủ trương lập chế độ liên bang ở những khu hành chính khác, cuộc đấu tranh của các tỉnh chống lại sự cai trị của chính quyền Gia-côbanh tại Paris. Mùa xuân và mùa hè năm đó, nhiều thành phố chính như Marseilles, Lyons, Bordeaux tham gia cuộc nổi dậy chống Paris trong khi cảng biển quan trọng của thành phố Toulon đã bị rơi vào tay quân đội Anh vào cuối tháng 8. Ở bất cứ đâu, trong hay ngoài nước Pháp, khả năng tồn tại của cách mạng đều đang bị đe dọa. Mọi kế sách của Gia-cô-banh đưa ra đều đã sẵn sàng nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là phải phục hồi sức mạnh quân sự. https://thuviensach.vn Đây chính là vận may của Napoleon. Ông đã có mặt đúng nơi và đúng thời điểm. Đóng quân tại miền Nam và có kỹ năng sử dụng pháo binh, ông đã lọt vào mắt xanh của Robespierre, Augustin, một ủy viên hội đồng trẻ tuổi của quân đội Italy, sau này đóng quân tại Nice. Sự kiện đó xảy ra khi Salicenti − Phó Thống đốc đảo Corsica trở thành đại diện của quân đội ở Toulon. Với những mối quan hệ may mắn như vậy, Napoleon có cơ hội tham gia vào cuộc bao vây Toulon và mở cuộc tấn công pháo binh giành lại cảng Toulon vào tháng 12/1793. Chiến thắng này giúp ông được thăng chức lên hàm vị thiếu tướng và bổ nhiệm vào vị trí tổng chỉ huy pháo binh quân đội Italy và đội bảo vệ bờ biển khi mới 24 tuổi. Tuy nhiên, cơ hội mở ra do quan hệ với phái Gia-cô-banh không tồn tại lâu. Lucien Bonaparte, một nhân vật có tính cánh mạnh mẽ không chịu khuất phục trước sự quản lý của ai, kể cả Napoleon, đã nổi lên như một ngôi sao sáng của phái Gia-cô-banh. Việc Napoleon ngày càng chứng tỏ được năng lực quân sự khiến ông trở thành mối hiểm nguy trong con mắt của nhà cầm quyền Thermidorian, phái đã hất cẳng phái Gia-cô-banh trong cuộc nổi loạn ngày 27-28/7/1794. Ông cũng có nhiều kẻ thù từ phía chính quyền mới tại Paris và thậm chí phải chịu hình phạt tù ở Château d’Antibes. Sau khi được thả và có một thời kỳ tự do thoải mái ở Paris, sự trung thành của Napoleon bước vào phép thử mới. Cuộc nổi loạn của những người theo chế độ bảo hoàng vẫn nổ ra rời rạc dù họ đã chịu những thất bại quân sự thảm hại vào cuối năm 1793. Tháng 5/1795, Napoleon được lệnh tham gia lực lượng quân đội miền Tây với chức vụ Tổng chỉ huy lực lượng bộ binh. Ông đã từ chối sự bổ nhiệm này vì lý do cá nhân chứ không phải vì những lo lắng. Theo ông, hành động không quang minh trong nội bộ nước Pháp chứ không phải sứ mệnh anh hùng chống lại kẻ thù ngoại quốc không xứng với danh tiếng của ông. Vì vậy, hình phạt tất nhiên giáng xuống đầu ông. Tên ông bị gạt khỏi danh sách sĩ quan, toàn bộ sự nghiệp của ông một lần nữa lại đứng bên bờ vực. Thêm nữa, mối lo lắng về tài chính cũng làm tăng sự tuyệt vọng trong ông. Có người cho rằng, thời điểm đó ông đã nghĩ đến https://thuviensach.vn lối thoát là tự sát. Ông gần như đã từ bỏ quân đội Pháp và mong muốn phục vụ cho vua Thổ Nhĩ Kỳ. Một lần nữa, cơ hội lại đến với Napoleon. Phe bảo vệ của chính quyền Cộng hòa ra thông báo chính thức loại bỏ tên ông ra khỏi danh sách đen vào ngày 15/9/1795. Sự kiện làm thay đổi mọi thứ này diễn ra ba tuần sau đó. Việc hợp pháp hóa sự ra đời chế độ cộng hòa vào tháng 9 lại bị đe dọa trước sự nổi dậy của người theo phe bảo hoàng tại Paris. Dù ở trong quân đội hay không, Napoleon có cơ hội chứng minh lòng trung thành của mình trước Hội nghị quốc gia. Sau sự kiện này, dù chỉ là một động thái nhỏ xét trên phương diện quân sự, con đường sự nghiệp của ông lại mở ra hướng phát triển mới. Những ngày đầu xảy ra nổi loạn, ông được phục chức thiếu tướng và được bổ nhiệm là phó chỉ huy quân đội. Vào ngày 16/10, ông được thăng chức chỉ huy khu vực thuộc binh đoàn bộ binh và vào ngày 26/10, lên chức tổng chỉ huy. ÁNH HÀO QUANG RỰC RỠ Hội đồng Đốc chính – chính thể đã thay thế Hội đồng Nhân dân vào tháng 11/1795, thừa hưởng một lợi thế quân sự ngày càng vững vàng kể từ khi Pháp giành thắng lợi trước Áo tại mặt trận Fleurus. Họ không còn phải bảo vệ biên giới bằng các biện pháp quyết liệt và huy động lực lượng quân sự ồ ạt để bảo vệ sự tồn tại của mình như phái Gia-cô-banh đã làm. Chính quyền Thermidorian và Hội đồng Đốc chính đều có thể đẩy lùi kẻ thù. Belgium và Luxemburg bị tàn phá và sáp nhập vào tháng 9/1795. Bờ trái sông Rhine bị chiếm đóng quân sự cùng năm đó và mặc dù các khu vực hành chính chỉ được chính thức sáp nhập vào tháng 1/1802 nhưng những nguồn tài nguyên của vùng này đã được khai thác có hệ thống. Các cuộc chiến tranh chinh phạt và bành trướng của nước Cộng hòa Pháp như một cỗ máy đã được vận hành. Đầu năm 1796, hướng tấn công được chuyển sang phía đông nam Piedmont và nước Italy. Đây cũng là giai đoạn sự nghiệp quân sự của Napoleon phát https://thuviensach.vn triển huy hoàng nhất. Tháng 3/1796, ở tuổi 26, ông được thăng chức lên cấp tướng và là Tổng chỉ huy tối cao quân đội Pháp tại Italy. Chiến thắng vĩ đại của ông trước nước Áo và Piedmont, nằm trong những chiến dịch đầu tiên tại Italy, vốn rất nổi tiếng và cần được phân tích kỹ. Giai đoạn 1796-1797 là khoảng thời gian đánh dấu bước phát triển quan trọng của Napoleon trên con đường binh nghiệp cũng như sự hình thành nhân cách. Đây là thời gian của những kinh nghiệm và thách thức mới, khi những tham vọng cá nhân, tài năng quân sự bẩm sinh và sự cuồng nhiệt trong mối tình đầu hội tụ lại để hình thành nên một chiến binh nhận thức rõ sứ mệnh anh hùng của mình. Nói cách khác, những năm tháng đó chính là thời điểm lịch sử để một người lính luôn coi sự nghiệp là mục tiêu tối cao đi đến đỉnh cao danh vọng. Chúng ta cần phân tích ít nhất là ba nhân tố, bởi vì mối quan hệ qua lại của chúng ảnh hưởng đến con đường phát triển của Napoleon theo những cách khác nhau. Đầu tiên là vai trò của người bảo trợ trong những thời điểm quan trọng, ở đây chính là vai trò của Paul Barras trong bước phát triển sự nghiệp của Napoleon. Barras, từng là cựu thành viên hội đồng, người có liên quan âm mưu giết vua và sau đó là đại diện quân sự ở miền Nam nước Pháp vào mùa thu năm 1793, người nổi tiếng với bàn tay khát máu khi xử lý những kẻ phản bội. Barras đã gặp Napoleon lần đầu tiên trong thời gian vây hãm thành Toulon. Ông có can thiệp vào lần thăng chức của Napoleon sau chiến thắng tại Toulon. Bị ám ảnh sẽ bị tàn sát như phái Gia-cô-banh, Barras đã chủ động ra tay triệt hạ Robespierre và đồng đảng. Sau những biến cố của chính quyền Thermidorian, ông trở thành chỉ huy quân đội, cảnh sát và tham gia một số nhiệm kỳ trong Hội đồng An ninh. Và trong giai đoạn này, ông đã nảy sinh tình cảm với Josephine de Beauharnais, phu nhân của tướng Hoche. Thời điểm diễn ra cuộc nổi dậy của người Vendemiare, khi ông được giao nhiệm vụ bảo vệ Tuileries, ông trở thành tác nhân chính mang đến cơ hội cho Napoleon thể hiện mình. Giai đoạn này đã củng cố vững chắc sự nghiệp quân sự của ông, khi trong lần bầu cử sau đó, Barras trở thành một trong năm thành viên của Hội đồng Đốc chính và dĩ nhiên là https://thuviensach.vn người được công chúng biết đến nhiều nhất. Chính ông và chỉ mình ông đã nắm giữ vị trí cao cấp trong suốt những năm tồn tại Hội đồng Đốc chính (1795-1799). Với sự bảo trợ của ông, Napoleon được thăng tiến lên cấp tướng và được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao quân đội Italy. Mối quan hệ giữa hai người đàn ông, vốn rất tin cậy và mang lại lợi ích cho nhau lại càng được củng cố thêm khi xảy ra cuộc chính biến ngày 4/9/1797. Cuộc chính biến đã giúp Hội đồng Đốc chính xóa bỏ mối đe từ những người theo phái bảo hoàng. Khi Barras yêu cầu giúp đỡ, Napoleon lập tức gửi tướng Augereau, phó chỉ huy chiến dịch Italy đến dẹp tan âm mưu nổi dậy tại Paris. Không phải mọi ngụ ý của sự kiện này đều rõ ràng. Về ngắn hạn, sự kiện này đã củng cố vị trí của Barras và loại bỏ các kẻ thù chính trị, mà rõ nhất là Barthélemy, Carnot và chỉ huy quân sự Pichegru. Sự kiện này cũng làm tăng thêm tiếng tăm cho Napoleon – bức tường thành quân sự bảo vệ nước Cộng hòa Pháp. Về trung hạn, sự kiện này được nhìn nhận như sự can thiệp của bàn tay quân sự vào chính trị, một bước đệm quan trọng dẫn tới sự kiện tháng sương mù. Nói cách khác đây là một phần của quá trình chính quyền dân sự nổi lên là người phục vụ, chứ không phải người kiểm soát quân đội. Trong dài hạn, đúng như thực tế đã chứng minh, đây là mối đe dọa cuối cùng của phái bảo hoàng lên trật tự chính trị Pháp. Như vậy, Fructidor tạo cơ hội cho Napoleon loại bỏ trở lực chính trên con đường chính trị đầy tham vọng sẽ xảy ra vào tháng 11/1799. Liệu Barras có sớm nhận ra sự sủng ái dành cho mình bị vuột mất chỉ sau đó hai năm? Chắc chắn là không: mầm mống thù địch giữa ông và Napoleon đã bị nghiền nát trong những năm tháng hợp tác và tin cậy lẫn nhau. Nhân tố thứ hai tạo nên bước ngoặt cho Napoleon vào giai đoạn 1796-1797 là những thăng trầm trong đời sống tình cảm của ông. Chúng ta không biết chính xác thời điểm nào ông nhận ra Josephine là người tình đã bị thất sủng của Barras nhưng rõ ràng ông gặp Josephine lần đầu qua các mối quan hệ xã hội của người đỡ đầu. Josephine nổi tiếng là bạn tri kỷ của một số thành phần quý tộc văn nghệ sĩ. Đó chính là bối cảnh Napoleon gặp https://thuviensach.vn Josephine và sự cuồng dại trong tình yêu của ông rất hiếm thấy. Khó có thể xem đây là một tình yêu lãng mạn bởi những gì Josephine dành cho Napoleon rất mờ nhạt. Ông không hề khơi dậy ở cô tình yêu hay đam mê và thậm chí cô còn không hề thích ông. Vậy đâu là động lực dẫn đến hôn ước giữa hai người được tổ chức vào ngày 9/3/1796, chỉ một tuần sau khi Napoleon được bổ nhiệm vào vị trí chỉ huy tại Italy? Rõ ràng dưới con mắt Josephine, Napoleon là ngôi sao đang lên, là nhà quân sự lỗi lạc có vị thế cao, là sĩ quan cao cấp với con đường công danh đang rộng mở. Josephine 32 tuổi, góa chồng, với những mối tình thoảng qua. Nhưng tình cảm Napoleon dành cho Josephine rất chân thành và cô không có cơ hội nào tốt hơn. Điều quan trọng nhất là cô quan tâm đến lợi ích của hai người con, Eugène và Hortense. Tóm lại, cô kết hôn với Napoleon vì những toan tính vật chất, dựa trên những suy tính cân nhắc chứ không phải từ sự thúc giục của con tim. Harold Parker(16) cho rằng, tình cảm cuồng nhiệt của Napoleon dành cho Josephine là sự phản chiếu những dồn nén tình cảm, sự thật là ông đã cưới người giống mẹ mình. Vẻ đẹp của người mẹ với mái tóc đen rực rỡ, đôi mắt màu hạt dẻ, thân hình mảnh mai được phản chiếu trong hình ảnh vợ ông với vẻ ngoài càng được tôn thêm nhờ nét thanh lịch của dòng dõi quý tộc. Parker băn khoăn liệu đây có phải là động lực giúp ông có những hành động kiệt xuất trong thời gian chiến đấu ở Italy. Sự nghiệp của nước Pháp cũng là sự nghiệp của chính bản thân ông, khi ánh hào quang chiến thắng trên mặt trận quân sự hòa vào sự tán dương của tình yêu trong con người ông. Ông đã từng mong gây ấn tượng với mẹ và giành sự ngưỡng mộ từ mẹ qua những hành động của mình, vì vậy, ông hiểu cách đi vào con tim Josephine là chứng tỏ những thành công và thắng lợi vượt trội. Chiến thắng tiếp nối chiến thắng đến với ông dọc miền Nam dãy Alps nhưng con đường đi đến trái tim Josephine lại không như ông mong đợi. Ông liên tục viết những bức thư cháy bỏng tình yêu từ mặt trận nhưng cái ông nhận được từ Josephine chỉ là những bức thư rời rạc và gây đau đớn. Mối quan hệ tình cảm của Josephine với người đàn ông khác cũng đang gây tai tiếng. https://thuviensach.vn 16 Harold Parker: (1873-1962), là người khai sinh ra nghệ thuật điêu khắc ở Anh. Cũng cần phải công bằng với Josephine, Napoleon chống lại ý muốn của cả gia đình khi tiến hành hôn ước với Josephine. Theo họ, Napoleon nên cưới Julie Clary, con một nhà buôn tơ lụa giàu có thành Marseilles. Điều này sẽ mang lại danh dự và tài chính cho gia đình ông. Có một thời gian, Napoleon có ý định cưới em gái Julie là Desirée để kiếm món thừa kế của gia đình. Joseph rất ủng hộ việc này và chính thái độ, tình cảm của Napoleon cũng mong muốn hướng tới một cuộc đính ước. Nhưng Desirée, mới 14 tuổi, lại không mặn mà trước thiện ý của Napoleon sau khi ông được điều chuyển về Paris. Mặc dù quan hệ giữa họ vẫn thân mật nhưng không có dấu hiệu của một cam kết gắn bó thật sự. Desirée cưới tướng Bernadotte (sau này trở thành nguyên soái) năm 1798, và sau trở thành nữ hoàng Thụy Điển. Người ta chỉ có thể dự tính cái điều mà cô đã bỏ lỡ nếu trở thành hoàng hậu nước Pháp. Khó có thể tưởng tượng được điều gì có thể xảy ra khi “quả bom” Josephine dội vào gia đình Bonaparte vào tháng 3/1796. Phản ứng đầu tiên là sự phản đối kịch liệt, bởi Josephine dù thuộc dòng dõi quý tộc nhưng những toan tính, mục đích của cô trong đám cưới này rất đáng nghi ngờ. Hơn thế nữa, Josephine lại là bà góa với gánh nặng con cái và hơn Napoleon sáu tuổi. Như đổ thêm dầu vào lửa, Napoleon đã cưới cô mà không cần gia đình chấp thuận. Thậm chí việc Lucien cưới Christine Boyer, con gái ông chủ khách sạn nhỏ vào năm 1794 cũng không gây xúc phạm đến gia đình như thế dù cũng bị phản đối. Letizia sớm nhận ra chân tướng động cơ của Josephine và dĩ nhiên không thích cô. Trong họ hàng của Napoleon, chỉ có Pauline đủ rộng lượng thể hiện thiện chí với Josephine. Còn về phía Josephine, cuộc hôn nhân này cũng chỉ mang lại cho cô và các con sự đảm bảo an toàn, địa vị xã hội nhưng mặt tình cảm trong đời sống vợ chồng lại không được thỏa mãn. https://thuviensach.vn Nhân tố thứ ba ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách của Napoleon giai đoạn 1796-1797 là những triển vọng trong sự nghiệp. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ của ông. Từ trước đến nay, ông đều hành động hay buộc phải hành động trong khuôn khổ. Đó là vòng cương tỏa của gia đình trong kỳ thơ ấu, là luật lệ và nguyên tắc hà khắc tại trường Brienne và tại Paris, là quãng thời gian ông phục vụ dưới sự chỉ huy của các sĩ quan cao cấp, là sự can thiệp của quan chức chính trị. Và dù xét ở thời điểm nào, ông cũng chưa bao giờ được tự do hành động theo ý chí bản thân. Các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp của ông gắn với đảo Corsica – thế giới bé nhỏ, cách biệt và với nước Pháp – tại đây thế giới của ông đã được mở rộng hơn nhưng vẫn còn rất hạn chế. Việc Napoleon được bổ nhiệm vào vị trí chỉ huy tối cao quân đội tại Italy đồng nghĩa với việc ông phải chịu trách nhiệm quản lý 50 nghìn người. Tuy chưa phải là một lực lượng quân đội lớn và nếu so sánh về số lượng thì rõ ràng là nhỏ hơn liên minh Áo và Piedmont rất nhiều. Quân đội tại Italy bao gồm các sĩ quan là người cùng cấp bậc và thậm chí có cấp bậc cao hơn Napoleon. Bây giờ, chính ông là người ra lệnh và người khác phải tuân theo. Hơn nữa, những thử thách tại Italy là thách thức đầu tiên ông trải nghiệm trước một đội quân nước ngoài, trên một vùng đất lạ và trong một chiến dịch quan trọng, dài hơi. Việc tham gia chiến đấu của ông với người Áo năm 1794 chỉ là một sự kiện nhỏ so với những gì xảy ra tại miền Bắc Italy. Tuy đó chỉ là một cuộc chạm trán nhỏ nhưng ông đã rút ra được những bài học quý báu về kẻ thù và về địa hình. Ngoài sự thật là Napoleon chưa có kinh nghiệm đối phó trực tiếp với người Italy, chiến dịch 1796- 1797 đã mở ra cơ hội đầu tiên để Napoleon chỉ huy và áp đặt điều khoản hòa bình đối với kẻ bại trận. Napoleon đã vượt qua những thách thức này bằng tài thao lược quân sự, tận dụng tính cơ động của lực lượng quân đội và kỹ năng pháo binh, tài ứng biến linh hoạt và áp đặt kỷ luật quân sự đối với thuộc hạ. Augereau và Masséna, những người lúc đầu luôn coi thường kẻ mới nổi lên từ xứ đảo Corsica này đã ngay lập tức bị hạ đo ván và cảm thấy hối tiếc vì sự liều lĩnh của mình. Chỉ cần một sự thủ thế lạnh lùng, những https://thuviensach.vn mệnh lệnh ngắn gọn và nhiều khi chỉ một cái nhìn khinh mạn cũng đủ để họ phải nín miệng. Trí nhớ tuyệt vời, một phong thái chuyên quyền độc đoán và khinh thường mọi thế lực chống đối – tất cả chứng tỏ Napoleon đã sớm thể hiện uy quyền thật sự của mình và gây nên nỗi sợ hãi, sự phục tùng của những người xung quanh. Từ vị trí và nguồn gốc xuất thân, ông bị gắn với biệt hiệu “ngài hạ sĩ tiểu tư sản” đã trở nên rất nổi tiếng. Quân đội tại Italy không được trang bị vũ khí đặc biệt và chỉ đóng vai trò nghi binh ở miền Nam, trong khi hướng tấn công chính của Pháp là tập trung tại miền Nam nước Đức, Nhưng kết quả lại không thành công bằng tại Italy. Tốc độ huy động lực lượng và biện pháp tấn công bất ngờ nhằm cô lập kẻ thù là chìa khóa thành công trong chiến thuật dùng quân của ông và chính là điểm thể hiện tài năng quân sự bẩm sinh của Napoleon. Thứ tự các trận chiến cho thấy ý đồ chiến lược của chiến dịch: Montenotte, Millesimo, Dego, Ceva, Mondovi, Lodi, Borghetto, Lonato, Castiglione, Roveredo, Bassano, Arcola, và Rivolo, tất cả là để dọn đường cho cuộc bao vây dài hơi Mantua – khu vực cuối cùng chịu đầu hàng vào tháng 2/1797. Sự chống cự của Piedmont bị đập tan ngay từ những ngày đầu. Giáo hoàng buộc phải chấp nhận điều khoản hòa bình tại Tolentio vào ngày 19/2/1797. Người Áo sau khi để mất Mantua, Cuba và với việc thành Vienna đang bị đe dọa, đã mong muốn tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến với nước Pháp. Các bên đi đến một thỏa thuận chung tại Leoben(17) ngày 18/4 và ký điều khoản hòa bình tại Campo Formio ngày 17/10/1797. Ngoài các chiến lợi phẩm như đất đai, Napoleon còn áp đặt việc thành lập nước cộng hòa Cisalpine mới rộng lớn hơn. Như một cách để đền bù những thiệt hại đất đai cho người Áo, Napoleon trao cho họ vùng đất thuộc Cộng hòa Venetian cũ. Các hành động áp đặt quyền lực mà không đếm xỉa đến ý kiến và nguyện vọng của người khác của Napoleon khiến nhiều người cùng thời bất bình. 17 Leoben: Thành phố thuộc tỉnh Styria nằm ở trung tâm Australia. https://thuviensach.vn Trước chiến dịch Italy, tên tuổi Napoleon hầu như không được biết đến, nhiều nhất là ở ngoài biên giới nước Pháp. Nhưng sau đó, danh tiếng của ông lan nhanh và mạnh mẽ. Sự nổi tiếng của ông tại nước Pháp lên tới đỉnh điểm và ngày càng được củng cố vững chắc khi ông chuyển về nước Pháp những chiến lợi phẩm – tiền bồi thường, các công trình nghệ thuật. Nhằm củng cố địa vị của mình, Napoleon đã áp đặt các điều khoản hòa bình tại Tolentino, Leoben và Campo Formio. Là kẻ châm ngòi chiến tranh, giờ đây ông lại là người gây ảnh hưởng lớn và áp đặt các mối các quan hệ ngoại giao. Về lý thuyết, ông chịu trách nhiệm trước bộ máy chính trị Paris nhưng trên thực tế, ông chính là chỉ huy tại Italy và người ta có thể tiên đoán thấy bước tiếp theo là sự kiện Tháng sương mù. Như ông đã tuyên bố khi trở về từ Italy: “Tôi đã nếm mùi quyền lực tối cao và không thể từ bỏ nó được”. Những trải nghiệm này đã dạy ông cách đàn áp người khác để đạt được mục tiêu của mình. Thậm chí, nét đặc trưng của người Pháp trong ông cũng được kết tinh ở dạng thuần chất hơn. Khi hành quân từ miền Nam đến Nice tháng 3/1796 để tuyên bố chức chỉ huy quân đội tại Italy, ông đã thay họ từ “Buonaparte” thành “Bonaparte”. TỪ AI CẬP ĐẾN BRUMAIRE Với kinh nghiệm chinh chiến ngày càng tăng, tính cách được hun đúc mạnh mẽ và danh tiếng ngày càng lan xa, Napoleon khởi động cuộc viễn chinh đến Ai Cập năm 1798- 1799, dẫn đầu 38 nghìn quân, tạo thành lực lượng mang tên “Quân đội phương Đông”. Đây là một cuộc viễn chinh vĩ đại và không dễ tìm thấy mối liên hệ giữa mục tiêu và những sự kiện diễn ra sau đó với những bước phát triển tính cách và sự nghiệp của Napoleon. Một số nghiên cứu cũ coi động thái này là dấu hiệu cho thấy tham vọng của Napoleon đã vươn ra khỏi biên giới châu Âu. Như vậy, một điều thú vị là tham vọng của Napoleon hướng sang phía đông, trong khi cháu họ ông – Napoleon III tìm kiếm ánh hào quang ở phía tây, ở vùng đất Mexico. Giấc mơ dường như đã có thể thành hiện thực. Nhưng chiến dịch Ai Cập chỉ được xem là điểm tựa quân sự mỏng manh để Napoleon bành trướng sang https://thuviensach.vn phương Đông và gây dựng một đế chế trên toàn cầu. Bởi nếu không có lực lượng hải quân tinh nhuệ thì giấc mơ này cũng chỉ là một ảo tưởng. Vậy Ai Cập có ý nghĩa như thế nào với Napoleon và những trải nghiệm tại đây ảnh hưởng đến con đường phát triển của ông như thế nào? Đầu tiên, đây là cơ hội cho Napoleon tham gia những chiến dịch cả trên biển và đất liền và đối đầu với nước Anh. Địa hình xa xôi, khí hậu khắc nghiệt và các chiến lược, phương sách trận địa áp dụng là những thử nghiệm đầu tiên chứ không phải là những mưu lược mà Napoleon đã áp dụng trước đó. Những nhận định ngây thơ của Napoleon cũng là một vấn đề khi ông tin rằng sự thịnh vượng của vương quốc Anh không có thật. Nước Anh chỉ là người khổng lồ có đôi chân bằng đất sét và việc mất “tủy sống” vào tay Ấn Độ sẽ đẩy nước Anh vào đống tro tàn. Người ta có thể nhìn thấy ở đây mầm mống của tham vọng sau này, được cụ thể hóa trong chính sách phong tỏa lục địa nhằm ngăn chặn hoạt động thương mại của nước Anh. Những bài học về hải quân và quân sự giai đoạn 1798-1799 khá thực tế và rõ ràng. Đánh bại lực lượng quân đội Mamluk trên chiến trận và sau đó tuyên bố thiết lập thuộc địa là điều không quá khó nhưng biến những vùng đất này trở thành thuộc địa trung thành của nước Pháp thì không phải là con đường trải hoa hồng. Việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên chiến và tấn công quá sớm là sự chệch hướng không mong đợi. Hạm đội hải quân ở Địa Trung Hải và lực lượng trên đất liền của Anh không dễ dạng bị cô lập và loại bỏ theo cách thông thường. Nguồn lực của Pháp đã được sử dụng tối đa và những thất bại ở hải chiến càng nghiêm trọng và ảnh hưởng tới mối liên lạc giữa các đội quân viễn chinh và nước Pháp. Vào thời điểm quan trọng tháng 8/1799, Napoleon phải rút quân khỏi Ai Cập, Kléber (người ở vị trí chỉ huy cho đến khi bị; những kẻ theo đạo Hồi cuồng tín ám sát vào tháng 6/1800) đã xem hành động này là một sự phản bội và ông đã tìm kiếm thỏa thuận với nước Anh. Một năm sau, chính nước Anh đã khôn ngoan áp đặt những điều khoản hòa bình sau khi Pháp thua tại Cairo và Alexandria vào mùa hè năm 1801. Thất bại quân sự trong chiến dịch Ai Cập là điều không thể chối cãi. https://thuviensach.vn Tuy nhiên, toàn bộ cuộc viễn chinh vẫn thu được những giá trị tích cực − những giá trị văn hóa và khoa học mà những người tham gia vào cuộc viễn chinh này phát hiện được khi tiếp xúc với một vùng đất xa lạ mà những ánh huy hoàng của quá khứ vẫn còn được lưu giữ. Người ta cho rằng, “Học viện Ai Cập” do Napoleon tìm thấy tại Cairo năm 1798 đã tạo cơ sở và nền tảng cho khoa nghiên cứu về Ai Cập. Và chính tại vùng đất Ai Cập xa xôi này đã nảy sinh tình thân ái giữa Napoleon với những cộng sự thân cận, trong đó nổi bật là Berthollet và Monge có đóng góp không thể phủ nhận. Nhiều người trong số họ là cận thần trung thành, luôn sát cánh cùng ông trong những thời điểm quan trọng và được vinh dự nhận huân huy chương hoàng gia. Người ta có thể nhìn vào kết cục sự nghiệp của các thành viên tham gia cuộc viễn chinh để hiểu mối ràng buộc và lòng trung thành được tôi luyện trong những năm tháng này. Đối với Kléber, kẻ chống đối, dĩ nhiên tất cả kết thúc trong bi thảm. Đối với Desaix, một vị tướng có tài năng xuất chúng cũng vậy, sự nghiệp kết thúc vì hành động sai lầm tại Marengo tháng 6/1800. Tương lai của Reynier, người lên tiếng chỉ trích cuộc viễn chinh, sau khi trở về nước Pháp năm 1801 khá thăng trầm do đã đánh mất lòng tin của Napoleon. Còn đối với Menou trung thành, dù tài năng quân sự kém cỏi nhưng vẫn luôn nhận được sự ưu ái và các danh tước chính trị đang mở ra phía trước. Nhiều người khác, phần lớn là thường dân Ai Cập, đều nhận được các tước vị trong học viện, cùng với tước vị hoàng gia và các phần thưởng khác. Chiến dịch Ai Cập đã mang lại những thành viên có học vị cho Brumaire, mặc dù sau đó một số người đã phản đối chính sách tầm thường của vị hoàng đế khát chiến tranh này. Tuy vậy, Ai Cập là một dấu ấn quan trọng trong đời sống riêng tư của Napoleon. Chính thời gian vắng mặt tại Pháp, ông có được những bằng chứng thuyết phục về sự không chung thủy của Josephine. Sau khi kỳ vọng quá nhiều, chính ông lại là người bị lừa dối nhiều hơn và người ta không loại trừ khả năng trong cuộc viễn chinh đến Ai Cập, ông đã có quan hệ tình cảm với Pauline Fourès – vợ một đại úy binh đoàn kỵ binh binh đoàn mà cô đã giả trai để gia nhập. Những bằng chứng gây thất vọng về Josephine đã https://thuviensach.vn ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách Napoleon. Tuy nhiên, những khoảng trống hoang lạnh trong đời sống tình cảm của ông lại được bù đắp bởi ánh hào quang và danh tiếng trên con đường chinh phạt thế giới. Sự quan tâm và sùng kính của công chúng đã dần thế chỗ cho tình yêu riêng và sự thăng hoa của uy quyền đã trở thành điều hấp dẫn lớn đối với phái nữ. Napoleon cũng có quan hệ với một vài phụ nữ khác nhưng chính Josephine mới là người ông khao khát và mong muốn gắn bó bền lâu. Theo Harold Parker: “Đây là câu chuyện về một người không thể giành được tình cảm yêu thương mà mình muốn và để lấp chỗ trống đó, anh ta học cách đối phó và thống lĩnh thế giới”. Trở lại Pháp tháng 10/1799, Napoleon nhận thấy nội Hội đồng Đốc chính đang ở giai đoạn mâu thuẫn đỉnh điểm, không có sự lãnh đạo rõ ràng và nỗi lo ngại về sự hồi sinh phái Giacô- banh. Sieyès, thành viên Hội đồng Đốc chính đã đưa ra kế hoạch thay đổi chế độ và một cơ cấu mới theo ý muốn của bản thân. Những kết quả đạt được trong chiến dịch tại Italy hóa ra không có nhiều ý nghĩa. Cuộc nổi dậy cần một vị chỉ huy quân sự hùng mạnh và bản lĩnh, và sự trở về huy hoàng của Napoleon cùng với việc ông được bổ nhiệm là chỉ huy quân đội thành Paris chính là câu trả lời. Nhờ một may mắn tình cờ, vài năm trước đó anh trai Lucien của ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia gồm 500 thành viên. Câu chuyện bắt đầu khi Sieyès và Ducos từ chức trong Hội đồng Đốc chính, sau đó thuyết phục thành viên còn do dự Barras cùng hành động như vậy với ý đồ tước quyền của thành viên cao cấp. Phần đông thành viên trong Thượng Nghị viện và Ủy ban Quốc gia tán thành động thái này và bỏ phiếu giải tán chính phủ vào ngày 18 tháng sương mù (9/9). Người ta hy vọng động thái này sẽ ngăn chặn bàn tay can thiệp dữ dội của người dân Paris. Khi ủy ban gồm 500 thành viên tỏ ra không tán thành kế hoạch, Napoleon đối mặt với những phản ứng gay gắt từ các thành viên. Khi làn sóng phản đối dâng cao, Napoleon dường như bị lung lay và hạ gục. Chính Lucien đã giải cứu tình hình bằng cách đưa ra phát ngôn biện hộ cho mục đích của https://thuviensach.vn Napoleon đồng thời đánh giá cao lý tưởng của chế độ cộng hòa và lên tiếng thuyết phục Ủy ban và Hội đồng Đốc chính giải tán. Giải pháp là mỗi bên chọn 25 người để thành lập một hội đồng và xác lập một cơ cấu và hiến pháp mới. Kết quả là Napoleon, Sieyès và Ducos được bổ nhiệm làm quan tổng tài khu vực. Người dân thành Paris chấp nhận điều này, coi đó như một quyết định đã đưa ra thì không thể sửa được. Napoleon là người có lợi nhất nhưng chính Lucien mới là người anh hùng thật sự của sự kiện Brumaire(18). 18 Sự kiện Brumaire: Ngày 18 tháng sương mù, Napoleon tiến hành cuộc đảo chính giải tán viện dân biểu, xóa bỏ nền cộng hòa Pháp đầu tiên. SỐ MỆNH CỦA DÒNG HỌ BONAPARTE Chương này bắt đầu bằng hình ảnh một Napoleon trẻ tuổi luôn tranh đấu để giành giật sự quan tâm và công nhận của gia đình ở miền đất xa xôi xứ đảo Corsica và kết thúc là hình ảnh một Napoleon trưởng thành với những nét cá tính đã định hình và sự nghiệp chính trị cũng như quyền lực quân sự đỉnh cao ngay trong lòng nước Pháp. Chính anh trai Lucien của ông là nhân tố quyết định thành công. Sự can thiệp quả quyết của Lucien thực hiện được là nhờ vào vị trí chủ tịch chính thức trong Ủy ban Quốc gia. Frédéric Masson xem đây là điểm nhấn quan trọng trong những nghiên cứu của ông về mối quan hệ của Napoleon với gia đình. Bản năng gắn bó dòng tộc tỏ ra rất hữu ích trong sự kiện Brumaire, do vậy, cần hoàn thiện bức tranh bằng một cái nhìn tổng thể về cuộc sống của các thành viên gia đình Bonaparte trong suốt những năm dẫn tới sự kiện bước ngoặt này. Tuân theo phong tục đảo Corsica, người đàn ông được kỳ vọng là đầu tàu trong đời sống xã hội và giữ vai trò quyết định tới vận mệnh gia đình. Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích vấn đề này. Lucien trước khi được bầu vào Ủy ban Quốc gia đã từng nhờ cậy Napoleon rất nhiều để đảm bảo thăng tiến trong sự nghiệp quân sự. https://thuviensach.vn Joseph sau khi cưới Julie Clary, đã can thiệp mạnh tay và làm tăng giá trị tài chính của nhà Julie nhờ có các quyết định đầu tư đúng đắn khi trở thành cha của hai đứa con gái. Trong Hội đồng Đốc chính, ông đóng một vai trò quan trọng, theo chân Napoleon đến Italy vào năm 1796 và sau đó được phái đến đảo Corsica. Vào năm 1797, sau một thời gian ngắn làm việc tại Ủy ban và với sự giúp đỡ của Napoleon, ông trở thành đại sứ Pháp tại Parma và Rome. Ở vị trí này, ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm ngoại giao quan trọng, giúp ích cho vòng đàm phán về lễ đăng quang ngôi vua với giáo hoàng Pius VII và ký kết hiệp ước tại Lunéville và Amiens. Trong số các anh em nhà Bonaparte, Louis phụ thuộc vào sự bảo hộ của Napoleon nhiều nhất. Lựa chọn theo đuổi sự nghiệp quân sự và phục vụ trong binh đoàn pháo binh nhưng những bước tiến bộ của Louis không có gì nổi trội. Việc thăng chức đại úy lần đầu ở tuổi 15 là do Napoleon can thiệp và những lần thăng cấp sau đó vào tháng 1/1794 cũng đều nhờ vào quan hệ ruột thịt với Napoleon. Ông từng hộ tống Napoleon trong chiến dịch ở Italy với tư cách là một sĩ quan phụ tá, có mặt tại trận chiến Caldiero, Arcola và Rivoli và sau đó tham gia vào cuộc vây hãm Mantua, Cuba. Vào cuối chiến dịch, ông được thăng chức chỉ huy binh đoàn kỵ binh. Ông cũng tham gia đoàn quân viễn chinh sang Ai Cập với Napoleon nhưng được phái về nước sau chiến thắng của Pháp tại Alexandria tháng 7/1798, và tháng 6 năm sau được chuyển đến binh đoàn kỵ binh. Con đường thăng tiến sự nghiệp quân sự của ông tiếp tục rộng mở dưới sự bảo trợ từ gia đình sau sự kiện Brumaire. Jerome, người em nhỏ tuổi nhất trong gia đình và là cấp dưới của Napoleon, theo đuổi con đường học vấn tại trường Oratorian, Juilly (gần Meaux) và được định hướng tham gia lực lượng hải quân – con đường mà ông đã khởi đầu khá thuận lợi với chức vụ sĩ quan năm 1800. Nếu nhìn vào tính cách sôi nổi của Jerome, người ta có thể dự đoán trước những xì-căng-đan gây sóng gió dư luận của ông như đám cưới đầu tiên với Elizabeth Patterson, một người Mỹ, cuộc hôn nhân lần thứ hai với Catherine(19), xứ https://thuviensach.vn Württemberg(20) một hay hai năm sau đó và việc lên ngôi vua xứ Westphalia(21). 19 Catherine (1519-1589): từng kết hôn với Henri, con trai thứ hai của vua Pháp François I và hoàng hậu Claude. 20 Württemberg: Một bang lớn nằm ở phía Tây nam nước Đức. 21 Westphalia: Vùng đất thuộc Đức. Em gái Napoleon, Elisa theo đuổi con đường học vấn tại trường hoàng gia tại Saint-Cyr, tuy nhiên, chương trình học bị rút ngắn do Cuộc cách mạng và sau năm 1797, cô cũng di cư theo phái nữ gia đình. Năm 1793, cô cưới Felix Bacciochi, một nhà yêu nước xứ đảo Corsica và hai người đều được trọng vọng trong suốt thời gian đế chế tồn tại. Pauline, người mà nhan sắc và tai tiếng đã đi vào trí nhớ của hậu thế với sự kiện làm người mẫu nude để Antonio Canova chạm khắc tượng thần vệ nữ (1807), nhưng lại được biết đến bởi lòng nhân ái và tính hài ước. Cuộc hôn nhân đầu tiên của cô khi mới 16 tuổi với tướng Leclerc năm 1797 nằm trong sự sắp đặt của Napoleon đã chứng tỏ tính thụ động của cô. Bản tính sôi nổi ấy đã mất đi sau sự ra đi đau đớn của người chồng và đứa con trai độc nhất. Cô hoàn toàn khác với cô em gái Caroline, cũng rất xinh đẹp nhưng đầy tham vọng, mưu tính và khắc nghiệt. Đám cưới của Caroline với Joachim Murat chỉ diễn ra vài tháng sau sự kiện Brumaire, khi ông đang giữ vị trị tổng chỉ huy. Cô nằm trong một phần kế hoạch tìm kiếm địa vị cao quý hơn mặc dù sau này cô đã phản bội ông. Cuối cùng là người mẹ Letizia. Tám năm kể từ khi gia đình di cư sang Pháp năm 1793, bà chấp nhận đánh mất mái nhà tại Ajaccio. Sau khi xây dựng chỗ ở mới cho những đứa con nhỏ ở Toulon, sau đó chuyển tới gần Marseilles và cuối cùng là Paris, bà duy trì cách sống tiết kiệm và linh hoạt cho đến khi họ rời nhà để tìm kiếm con đường số mệnh. Chiến tranh dân sự tại đảo Corsica buộc Paoli phải trao hòn đảo cho nước Anh và một lần nữa https://thuviensach.vn phải chịu cảnh lưu đày ở London. Sự chiếm đóng của nước Anh đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau khi Napoleon chiếm đóng miền Bắc Italy. Letizia lại có cơ hội quay trở lại mái nhà xưa tại Ajaccio. Dồn hết tâm trí theo tôn giáo của mình, bà rời xa ánh hào quang xung quanh các con của mình và nghi ngờ về tương lai. Sự nổi tiếng của bà bắt đầu từ ngày ra đời đế chế khi bà được ban danh vị “mẫu thân của hoàng đế”. Cô đơn ngay trong gia đình, bà luôn tâm niệm châm ngôn của Max Weber: “Sự tồn tại của quyền lực là không bền vững”. Nhưng với sự bắt đầu của chế độ tổng tài, người ta khó có thể tưởng tượng được ngày suy tàn, và gia đình Bonaparte chỉ mới bắt đầu những ngày của số phận. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 3. Nghiên cứu về quyền lực: Chính quyền Napoleon Ngày 15/12/1799, khi Napoleon công bố bản Hiến pháp năm thứ VIII với dân chúng Pháp, hai ngày sau lần ban hành chính thức đầu tiên, ông tuyên bố: “Bản Hiến pháp này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc đúng đắn của chính phủ đại diện, trên các quyền sở hữu, sự công bằng và tự do thiêng liêng” và “hỡi các thần dân, Cuộc cách mạng diễn ra dựa trên các những nguyên tắc và lý tưởng cộng hòa và nay nó đã kết thúc”. Tương tự như vậy trong lá thư ngày 30/12 gửi tới d’Andigné, lãnh đạo người Chouan, Napoleon đã nhắc lại lời tuyên bố “Cách mạng đã kết thúc”. Ông cũng khẳng định tham vọng khôi phục một Chính phủ Pháp hùng mạnh, “một chính phủ chỉ tập trung vào việc tái lập trật tự, luật lệ và tự do – một chính phủ sẽ sớm được cả châu Âu tin tưởng và tôn trọng…”. Sự quả quyết táo bạo này có thể được coi là cơ sở lý thuyết để người ta đối chiếu, so sánh với những chính sách thực tế của ông, khi bản chất chế độ của ông được thể hiện trong một hình thức cụ thể trên thực tế. Chương này sẽ đề cập tới năm khía cạnh của vấn đề: thứ nhất là sự mở rộng cấu trúc chính phủ dân sự của Napoleon dựa trên nền tảng kế thừa thể chế cộng hòa của Cuộc cách mạng cho tới thời điểm ra đời đế chế Napoleon. Thứ hai là cách đối phó của ông với các thế lực chống đối, đặc biệt là trong các năm đầu tiên. Thứ ba là Giáo ước của ông với Giáo hoàng Pius VII. Ban đầu, Giáo ước này được xem như một hành động hòa giải với nhà thờ Thiên Chúa nhưng thực chất, việc ban hành nó đã gieo mầm cho một mối bất hòa. Thứ tư là những nỗ lực của ông trong việc phục hồi trật tự và ổn định của hệ thống tài chính công. Và cuối cùng là những cải tổ lớn trong hệ thống luật pháp, cụ thể là thông qua các kế hoạch tham vọng để lập ra các sắc luật cho nước Pháp. Những thành tựu của ông trong tất cả các lĩnh vực trên phù hợp như thế nào với những tuyên bố ban đầu về “trật tự, luật pháp và tự do thật sự” cũng sẽ được phân tích rõ hơn. https://thuviensach.vn DI SẢN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA VÀ TẦM NHÌN ĐẾ CHẾ Nhìn từ nhiều góc độ, lễ kỷ niệm hai trăm năm Cuộc cách mạng Pháp năm 1989 là một trò lừa gạt. Ấn tượng còn đọng lại sau nhiều năm là một cuộc trình diễn mang nét đặc trưng của nền cộng hòa. Với những gì mà người Pháp đang tưởng niệm, thực chất giống như một phiên bản tinh tế mang tính truyền thống của nền cộng hoà. Sẽ rất thú vị khi ta chờ xem họ sẽ làm gì trong một lễ kỷ niệm hai trăm năm khác – gọi là sự kiện Brumaire – vào năm 1999: đến lúc đó, liệu đế chế Napoleon có được nhìn nhận như một phần của quá khứ vinh quang đã bị chôn vùi, hay chỉ như một di sản quan trọng của thời hiện tại. Khi đặt trong bối cảnh tháng 11/1799, vấn đề này có mối liên hệ trực tiếp tới những gì Napoleon được thừa hưởng từ Cuộc cách mạng, và tới những gì ông đã làm với di sản để lại này. Trước khi diễn ra sự kiện Brumaire, các luồng tư tưởng bắt nguồn từ các sự kiện chính trị năm 1789 đã không gặp nhau ở cùng một điểm. Chúng ta luôn phải nhớ rằng trong ba năm đầu tiên, Cuộc cách mạng đã phát triển chế độ quân chủ đã được cải tổ. Thể chế đầu tiên của cách mạng tháng 9/1791 dĩ nhiên là một thể chế quân chủ. Tuy nhiên, những thiếu sót mang tính thực tiễn của nó đã bộc lộ khá rõ trong cuộc chiến tháng 4/1792. Trong ba năm đầu tiên đó, các nhà lãnh đạo cách mạng đã không thừa nhận mình là người theo chế độ cộng hòa nhưng lại là những nhà hùng biện tài ba cho một nền quân chủ chuyên chế. Xuất thân xã hội và sự nghiệp của họ đều từ tầng lớp thượng lưu hoặc là những công dân ưu tú được đào tạo bài bản của chế độ cũ. Điều gây tranh cãi là dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Lập hiến năm 1789-1791, hầu hết những cải cách thể chế có sức sống lâu bền của cách mạng lại được thực thi và hoàn thành trong cùng thời gian đó. Nguyên nhân khiến dân chúng Pháp có tâm trạng như trước ngày diễn ra Cuộc cách mạng là những lời phàn nàn từ tất cả các khu vực bầu cử trong thời gian trước cuộc tổng tuyển cử năm 1789. Đặc biệt, điều này cho thấy, dân chúng Pháp không mấy mặn mà với nền cộng hòa. https://thuviensach.vn Hầu hết mọi người biết đến việc không thi hành hiến pháp Gia-cô-banh năm 1793. Sự xuyên tạc lý tưởng cộng hòa trong thời kỳ “Kinh hoàng” trong các sách giáo khoa thậm chí còn phổ biến. Bản hiến pháp năm thứ III theo mô hình của nền cộng hòa lại là trường hợp khác. Tự do chỉ là trên lý thuyết. Thực tế, bản hiến pháp này đã tước đi vai trò trực tiếp tham gia vào quy trình chính trị và bầu cử của đại đa số người dân. Dù đánh giá ở góc độ nào, theo tiêu chuẩn nào thì nó không phải là bản hiến pháp dân chủ. Một số người nhìn nhận bản hiến pháp này như một định chế dành cho những người làm việc công, cụ thể là các nhà quản lý hành chính, luật sư và cũng có thể coi đây là một định chế dành cho các chủ sở hữu tài sản dựa trên một nền tảng xã hội bảo thủ. Napoleon chấp nhận nền tảng này, và theo một nghĩa nào đó, các năm dưới chế độ tổng tài Pháp được coi như sự nỗ lực để mở rộng và củng cố cơ cấu tổ chức mới của chính phủ. Ông không hề do dự và thậm chí không có nhiều chọn lựa trong việc phân bổ lại các công dân ưu tú phục vụ cho mình nhưng không chịu trao quyền lực thật sự cho họ. Những diễn biến xung quanh sự chia rẽ trong sự kiện Brumaire đã củng cố một lập luận chủ yếu ở đây. Cuộc cách mạng thật sự đã mang lại cho Pháp một truyền thống cấp tiến, có thể gọi là truyền thống về một “nền cộng hòa” và trong một chừng mực nào đó, nó là một “nền dân chủ”. Tuy nhiên, Cuộc cách mạng cũng để lại cho Pháp một truyền thống bảo thủ, được hình thành từ chế độ cũ và sẽ tồn tại dai dẳng trong tương lai. Khi xem xét vị trí của Napoleon trong truyền thống bảo thủ ấy, chúng ta sẽ tập trung phân tích những ảnh hưởng của Cuộc cách mạng tới truyền thống này. Cuối thời kỳ Hội đồng Đốc chính, chủ nghĩa cộng hòa tại Pháp vẫn còn là một điểm xuất phát khá mới và cũng dễ bị chia rẽ. Ít nhất về mặt xã hội, chủ nghĩa cộng hòa đã không đủ sức hàn gắn các vết thương của Cuộc cách mạng và phong trào phản cách mạng. Đối với người dân nông thôn, trung thành với chủ nghĩa cộng hòa mang tính thực dụng chứ không phải một cam kết gắn bó lâu dài. Nhiều người trong số họ đã bị gạt ra ngoài do đi quá giới hạn chính trị, thù địch hay thờ ơ với tôn giáo cũ. Dù đánh giá thế nào về vai trò của quần chúng cách mạng thì các nhà chính trị đã sai lầm khi nhận thức về https://thuviensach.vn “một nền cộng hòa duy nhất và không thể chia rẽ”. Lý tưởng cộng hòa hiểu theo nghĩa thông thường là quyền đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội của các cá nhân và nhà nước. Nó là công cụ hữu hiệu thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, và ít quan trọng nhất trong di sản mà Napoleon để lại. Trên thực tế, hầu hết các lý tưởng này đều biến mất sau tháng nóng(22) (lịch cộng hòa Pháp) năm thứ II. 22 Tháng nóng: (tháng thermidor - lịch Công hòa Pháp năm thứ II): Cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh. Như vậy, về mặt thể chế, Cuộc cách mạng đã để lại cho hậu thế một nền cộng hoà, ít ra là trong các thuật ngữ hiến pháp chính thức. Câu hỏi đặt ra là, trước sự kiện Brumaire, tự do và dân chủ của nền cộng hòa ấy đã ảnh hưởng như thế nào tới quá trình chính trị? Ai có thể khẳng định Pháp sẽ phát triển ra sao nếu bản Hiến pháp Gia-cô-banh ngày 24/6/1793 được thực hiện? Viễn cảnh của nền cộng hòa mà Herault de Sechelles, nhà tiên phong bảo vệ nó, đã trình lên Hội nghị Quốc gia vào ngày 10/6 vừa cấp tiến vừa dân chủ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đó chỉ là một “văn bản chết” ngay từ đầu, và đã chính thức bị hoãn thi hành “cho tới khi hòa bình” vào ngày 10/10. Đó chỉ là viễn cảnh về một nền cộng hòa trong tương lai của Đảng cánh tả Pháp, đặc biệt là trong và sau năm 1848 nhưng tác động của nó lên các chủ thể hiện tại lại rất hạn chế. Chủ nghĩa cộng hòa Napoleon kế thừa vào tháng 11/1799 lại theo kiểu khác. Các hình thức của nó bắt nguồn trực tiếp từ bản hiến pháp năm thứ III và được hoàn thành vào tháng 9/1795. Ngoài sắc lệnh khét tiếng ngày 22/8 năm đó buộc Cơ quan Lập pháp mới phải rút 2/3 thành viên khỏi các vị trí trong hội nghị quốc gia, các điều khoản cho bản Hiến pháp được phác thảo nhằm duy trì quyền lực của tầng lớp có tài sản và địa vị. Những điều khoản về quyền bầu cử trực tiếp của nhân dân đưa ra năm 1793 áp dụng cho Cơ quan Lập pháp trung ương hoặc tòa án thành phố và địa phương đã không còn hiệu lực. Những nguyên tắc cơ bản của cuộc bầu cử và các cuộc trưng https://thuviensach.vn cầu dân ý về các dự thảo luật cũng chịu chung số phận. Khái niệm về một nhà nước là công cụ thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng bị lãng quên. Các nguyên tắc căn bản về sự bình đẳng trước pháp luật và chế độ pháp quyền tuy vẫn được duy trì nhưng phải nằm trong khuôn khổ các mối quan hệ sở hữu đang tồn tại, hay trong khuôn khổ mà bản Hiến pháp đã định nghĩa là “trách nhiệm” của con người và của công dân đối với “trật tự xã hội chung”. Điều này có nghĩa là việc mua bán tài sản thuộc nhà thờ đã được quốc hữu hóa (thực tế đã có hiệu lực ngay sau hội nghị), cũng như việc bán đất đai bị tịch thu từ những người di cư (đã được thực hiện từ trước đó) được hợp pháp hóa theo pháp luật. Năm 1793, văn bản luật này được định nghĩa là “sự tôn trọng quyền tự do và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nó được áp dụng cho mọi người”. Năm 1795, luật này được đánh giá là đã đáp ứng “nguyện vọng chung của đa số các công dân hay người đại diện của họ”. Khái niệm “người đại diện” thay thế khái niệm “người được ủy quyền” và sự ủy quyền ràng buộc đã hết hiệu lực. Theo bản Hiến pháp năm thứ III, quyền tự do bầu cử của người dân bị tước đoạt. Cùng lúc đó, quyền lực chính trị của những người cầm quyền được xác lập và người ta lại quan tâm tới việc ngăn chặn quyền lực chính trị rơi vào tay của một hay một nhóm kẻ mạnh. Lần đầu tiên Pháp có Cơ quan Lập pháp lưỡng viện và nguyên tắc việc phân chia quyền lực căn bản đã được tái thiết lập. Cơ quan Lập pháp mới gồm 750 thành viên được lựa chọn qua hai giai đoạn thông qua quyền bầu cử có giới hạn dựa trên năng lực công dân và năng lực đóng thuế. “Các công dân tích cực”, những người được bầu chọn phải đủ 21 tuổi, sinh sống tại Pháp hoặc người nước ngoài đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Họ phải gặp gỡ cử tri ở các khu vực dân cư và lựa chọn ra khoảng 30 nghìn cử tri bậc trung, thấp nhất là 25 tuổi và đóng thuế nhiều hơn cử tri bậc sơ cấp. 30 nghìn cử tri này sẽ tham gia vào các buổi họp ban nhằm bầu ra 250 thành viên Hội đồng Nguyên lão. Thành viên của hội đồng này phải từ 40 tuổi trở lên, đã có gia đình hoặc góa bụa. Các điều kiện này đã hiển nhiên loại linh mục ra khỏi danh sách. Các cử tri bậc trung cũng sẽ chọn ra 500 thành viên từ 30 tuổi trở lên cho một hội đồng khác. https://thuviensach.vn Hội đồng 500 thành viên này có vai trò soạn thảo các dự luật và Hội đồng Nguyên lão là thông qua, phê chuẩn chúng. 1/3 thành viên trong các cơ quan sẽ được thay đổi hàng năm. Ngoài ra, còn có Hội đồng Quản lý cao cấp gồm 5 thành viên được Hội đồng Nguyên lão chọn ra từ danh sách 50 thành viên thuộc Cơ quan Lập pháp do hội đồng 500 thành viên đệ trình. Quan đốc chính được bầu chọn từ các hội đồng có nhiệm kỳ 5 năm và người kế vị cũng được lựa chọn theo quy trình tương tự. Quan đốc chính hoạt động độc lập với Cơ quan Lập pháp. Chức năng của quan đốc chính là quyền bổ nhiệm các tướng quân đội và 7 bộ trưởng. Giống như một bài kiểm tra lòng trung thành, hàng năm, các quan đốc chính phải tuyên thệ bất hợp tác với các thành viên trong hoàng gia và tình trạng vô chính phủ. Quy định đó thoạt đầu giống như một nghi thức phổ biến chính thức nhưng thực tế nó hàm chứa một mục đích chính trị quan trọng. Mục tiêu chính của vụ đàn áp các cuộc nổi loạn của thợ thủ công tại Paris trong thời kỳ phôi thai và tháng đồng cỏ (lịch Cộng hòa Pháp) năm thứ III (ngày 1/4 và 20- 23/5/1795) là xây dựng một chế độ dân chủ tồn tại mãi mãi. Mục tiêu này gần như đã thành công nhờ các cuộc nổi dậy kéo dài nhiều năm của những người theo phái Sanculttes cấp tiến tại thủ đô. Đồng thời, các chính trị gia đã quyết định ngăn cản sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hoàng. Cuộc nổi dậy 13 tháng mùa gặt (lịch cộng hòa Pháp) năm thứ IV (5/10/1795) bị đàn áp dễ dàng chỉ trong vài tuần trước khi Hội đồng Đốc chính ra đời. Khoảng hai năm sau đó, cuộc nổi dậy quy mô hơn do những người bảo hoàng khởi xướng cũng đã bị ngăn chặn từ trong trứng nước bởi sự kiện tháng trái cây 18 năm thứ V (4/9/1797). Tầm quan trọng của các chuỗi sự kiện này đối với sự nghiệp của Napoleon và vai trò quân đội khi tác động sâu tới chính trị đã được đề cập ở chương trước. Bạo lực và các hành động phi chính phủ đã thúc đẩy Hội đồng Đốc chính nhằm hành động ngăn chặn sự thách thức từ Đảng cánh hữu (những người https://thuviensach.vn theo chủ nghĩa bảo hoàng và các linh mục không là thành viên ban hội thẩm) cũng như Đảng cánh tả (những người theo chủ nghĩa Gia-cô-banh). Năm 1798, một loạt biện pháp đàn áp hà khắc chống lại giới tăng lữ ngoan cố được thực hiện. Tuy nhiên, khi những người theo chủ nghĩa Gia-cô-banh chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm thứ IV, Hội đồng Đốc chính lại một lần nữa thủ tiêu kết quả bầu cử và tạo điều kiện cho những ứng viên của họ chiến thắng tại cuộc bầu cử 22 Tháng hoa (11/5/1798). Hội đồng Lập pháp đã trả được mối thù (thực ra là một sự thanh trừng) với Hội đồng Đốc chính một năm sau qua sự kiện ngày 29-30 Tháng đồng cỏ năm VII (17- 18/6/1799) khi buộc ba quan đốc chính có mâu thuẫn với họ phải từ chức. Cả những nhượng bộ về hiến pháp và động cơ chính trị cá nhân cũng không thể biện minh rằng cuộc đảo chính của Napoleon không gây sốc. Không có sự phản đối nào của dân chúng về sự sụp đổ của Hội đồng Đốc chính. Ở mọi góc độ, hội đồng này chưa bao giờ là một cơ quan được lòng dân. Mọi diễn biến trước sự kiện Brumaire cần được xem xét kỹ trước khi đánh giá mức độ Napoleon chiếm “quyền tự do” của các công dân mà Cuộc cách mạng công khai thiết lập. Như một quan chức đã nhận xét chua cay: “Nếu Bonaparte là một phu đào mộ cho quyền tự do chính trị thì Hội đồng Đốc chính trước đó đã tặng cho ông ta một thi hài”. Bản Hiến pháp năm thứ VIII (13/12/1799) đã chính thức lập ra và hợp pháp hóa chế độ tổng tài. Chế độ tổng tài được 3 quan tổng tài lâm thời chọn ra (Napoleon, Sieyès và Ducos) với sự hợp tác của Ủy ban Lập pháp được chọn lựa từ Hội đồng Đốc chính. Tuy nhiên ở những điểm quan trọng, ông bảo đảm Chế độ tổng tài luôn mang các nét đặc trưng của mình. Dù chế độ tổng tài một lần nữa khẳng định tính bất khả xâm phạm tài sản cá nhân trong các điều khoản chung, trừ trường hợp những người di cư vẫn có tên trong danh sách trục xuất, nhưng nó đã không chỉ ra các quyền và các điều khoản sửa đổi. Đây hai thiếu sót đáng chú ý nhất khi so sánh nó với các bản hiến pháp trước đó. Tuy nhiên, bản Hiến pháp mới này cũng giống với bản hiến pháp trước đó ở chỗ hạn chế “quốc gia tồn tại hợp pháp” ngay từ đầu. Việc bầu cử theo lá https://thuviensach.vn phiếu phổ thông đã được thừa nhận, ít ra là trên danh nghĩa và chỉ ở giai đoạn thấp nhất trong quá trình bầu cử gián tiếp. Như một nhà bình luận đã nhận xét thuyết phục rằng yêu cầu về tỷ lệ 1/10 trong các vòng bầu cử kế tiếp đã làm giảm số lượng cử tri sơ cấp đủ tư cách từ 6 triệu xuống còn 600 nghìn người tại cấp xã, xuống 60 nghìn người tại cấp hành chính và cuối cùng là 6 nghìn người sẽ hợp thành danh sách quốc gia. Các thành viên của Cơ quan Lập pháp trung ương được lựa chọn từ danh sách này. Quá trình sàng lọc này được củng cố bằng các điều luật bầu cử của bản Hiến pháp năm thứ X (ngày 4/8/1802). Bản hiến pháp đã áp dụng một nguyên tắc độc tài. Những buổi họp tại các Tổng sẽ chọn ra các quận hành chính của Paris và thành lập các hội bầu cử của các khu hành chính. Khoảng 200 – 300 thành viên của mỗi hội bầu cử được lựa chọn ra từ 600 người có mức đóng thuế cao nhất và phải cam kết phụng sự suốt đời. Quan tổng tài thứ nhất có quyền chỉ định 10 thành viên của mỗi quận hành chính và hội bầu cử của mình, đồng thời cũng có quyền bổ sung 10 thành viên vào mỗi hội bầu cử khu hành chính. Napoleon đã thu hút được sự quan tâm của người dân thông qua các cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp năm thứ VIII, chế độ tổng tài suốt đời vào tháng 8 năm 1802 và đế chế truyền lại vào tháng 5 năm 1804. Trong các cuộc trưng cầu dân ý, số người ủng hộ cao hơn rất nhiều số người phản đối, con số tương ứng là hơn 3 triệu so với gần 1.600 người; gần 3,6 triệu so với hơn 8.400 người; và 3,6 triệu so với 2.600 người. Tuy nhiên, thực tế số người ủng hộ thấp hơn nhiều do cuộc vận động chỉ mang tính hình thức và những việc được xem là sự đã rồi, đặc biệt là trong lần vận động đầu tiên năm 1800. Hơn 2 triệu cử tri đủ tư cách đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc trưng cầu dân ý. Dù trong trường hợp nào, biện pháp trưng cầu dân ý đã không được sử dụng lại cho tới cuộc trưng cầu dân ý thứ 100 về “Bản đạo luật bổ sung vào bản Hiến pháp của đế chế” trong suốt thời kỳ Một trăm ngày(23) khi tỷ lệ bỏ phiếu không cao. https://thuviensach.vn 23 Thời kỳ Một trăm ngày: tính từ ngày 20/3/1815 − khi Napoleon về tới Paris chiếm lại quyền hành − tới ngày 8/7/1815, ngày vua Louis XVIII trở lại Pháp (thực ra là 111 ngày). Nếu xem xét các cấu trúc chính trị trung tâm thì không có lý do chính đáng nào để nghi ngờ phẩm chất của những người ủng hộ chế độ cộng hòa, những người đã soạn thảo bản Hiến pháp năm thứ VIII. Tuy nhiên, việc dựng lên các Cơ quan Lập pháp và các văn phòng quản lý của chế độ tổng tài đã sớm tạo ra sự mất cân bằng và ngày càng rời xa các nguyên tắc của nền cộng hòa trước đó. Việc thi hành quyền lực theo cấp bậc và quyền hành pháp nói riêng đã được công bố. Thực tế, ngay từ đầu việc thi hành này đã hình thành và thao túng Cơ quan Lập pháp. “Thượng nghị viện bảo thủ”, như định nghĩa trong bản Hiến pháp, ban đầu không phải là một Cơ quan Lập pháp mặc dù bản thân nó đã có vai trò chính trong việc lựa chọn các thành viên của Cơ quan Lập pháp trung ương, và khi cần thiết nó sẽ được trao quyền lập pháp. Hai thành viên đầu tiên của Viện Nguyên lão là các quan tổng tài lâm thời đã về hưu, Seiyes (chủ tịch đầu tiên của thượng viện) và Ducos. Họ tư vẫn cho các quan tổng tài thứ hai và thứ ba mới được bầu là Cambaceres (cựu Bộ trưởng Tư pháp) và Lebrun (cựu thành viên của Hội đồng Nguyên lão) trong việc lựa chọn 29 thượng nghị sĩ cho Thượng viện. Hai mươi chín người này sau đó sẽ lựa chọn thêm 31 người nữa, nâng thành 60 người. Họ sẽ kết nạp thêm 2 người (trong 10 năm) từ 3 ứng viên được Cơ quan Lập pháp, khu hành chính và quan tổng tài thứ nhất chỉ định để lập thành một cơ quan gồm 80 thành viên. Các nghị sĩ Viện Nguyên lão có độ tuổi từ 40 trở lên, được bổ nhiệm suốt đời và phải tuyên thệ không vi phạm và không làm việc cho bất kỳ văn phòng công nào khác. Một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan này là bầu ra quan tổng tài (về lý thuyết), hộ dân quan, các nhà lập pháp, thẩm phán và các ủy viên hội đồng. Họ được trao quyền để bảo vệ hiến pháp được nhận mức lương gần 25 nghìn Frăng mỗi năm. https://thuviensach.vn Cơ quan Lập pháp trung ương của chế độ tổng tài được định nghĩa chính xác là cơ quan lưỡng viện. Cơ quan hộ dân quan bao gồm 100 thành viên có độ tuổi thấp nhất là 25 được các thượng nghị sĩ chọn ra từ danh sách ứng viên của từng khu hành chính. Một phần năm trong số đó sẽ được thay thế hàng năm từ năm thứ X. Các hộ dân quan sẽ nhận mức lương là 15 nghìn Frăng/năm và có quyền thảo luận các dự thảo luật hay đưa ra các ý kiến phản hồi về những điểm cần sửa đổi. Tuy nhiên, họ không có quyền khởi xướng, sửa đổi hoặc ban bố các đạo luật. Vai trò chính thức thông qua hay bác bỏ các dự luật đó thuộc về Cơ quan Lập pháp thông qua các lá phiếu bí mật. Do vậy, một dự luật nhận được đa số phiếu tán thành sẽ được quan tổng tài thứ nhất ban hành thành luật 10 ngày sau đó, với điều kiện các thượng nghị sĩ đều cho rằng dự luật này không trái với Hiến pháp. Ba trăm thành viên Cơ quan Lập pháp cũng được các thượng nghị sĩ chọn ra từ danh sách quốc gia có độ tuổi từ 30 trở lên và có mức lương 10 nghìn Frăng mỗi năm. Một phần năm trong số này sẽ được thay mới sau năm thứ X và luôn có ít nhất một nhà lập pháp tại mỗi khu hành chính. Các nhà lập pháp sắp hết nhiệm kỳ có thể được bầu lại sau thời gian miễn nhiệm một năm nhưng có thể ngay lập tức quay lại làm việc tại cơ quan khác nếu thích hợp. Để trở thành thành viên của hai cơ quan này trongcác cuộc bầu cử đầu tiên thì những kinh nghiệm thực tế luôn giữ vai trò quyết định. Trong số 100 hộ dân quan đầu tiên, 69 người đã phục vụ trong Hội đồng Đốc chính, 5 người đã từng phục vụ trong các nhóm cách mạng và chỉ có 26 người chưa có kinh nghiệm. Tương tự như vậy, trong số 300 nhà lập pháp đầu tiên, chỉ có 21 người từng là thành viên của nhóm cách mạng và gần 240 người được lựa chọn trực tiếp từ các hội đồng đã giải tán. Sự tuyệt giao thật sự với quá khứ cách mạng được đánh dấu bằng các điều khoản áp dụng cho các văn phòng quản lý trung ương và trong cách Napoleon thực hiện và mở rộng các điều khoản này. Ông đã bác bỏ ý tưởng ban đầu của Seiyes về một cử tri được Viện Nguyên lão chọn ra có quyền chỉ định 2 quan tổng tài. Thay vào đó, điều IV của bản Hiến pháp sau năm thứ VII trao quyền quản lý đất nước cho 3 quan tổng tài được chỉ định, hai https://thuviensach.vn người đầu trong 10 năm và người thứ 3 trong 5 năm. Dĩ nhiên, các điều khoản quy định này đã đi ngược lại với những đề xuất về một chế độ tam hùng cân bằng. Mặt khác, điều khoản 40 là một sự hạn chế quyền lực: Quan tổng tài thứ nhất có một số chức năng và quyền hạn nhất định và có thể bị thay thế nếu xảy ra khiếu kiện. Điều khoản 41 lại cụ thể hóa và tăng cường quyền lực cho Napoleon: ban hành luật, chỉ định và sa thải các thành viên Hội đồng Nhà nước, các bộ trưởng, đại sứ, quan chức ngoại giao cao cấp, quan chức quân đội và hải quân, thành viên của cơ quan chính phủ địa phương cũng như các ủy viên hội đồng chính phủ tại các tòa án; chỉ định nhưng không có quyền sa thải tất các các thẩm phán dân sự và hình sự trừ thẩm phán hòa giải và thẩm phán tối cao tòa phúc thẩm. Điều khoản 42 quy định rõ: “Trong các đạo luật khác của chính phủ, quan tổng tài thứ hai và thứ ba có quyền tư vấn. Họ ký vào danh sách các đạo luật đệ trình để chứng tỏ vai trò của mình và có thể trình bày các quan điểm riêng. Sau khi quan tổng tài thứ hai và ba đóng góp ý kiến, của quan tổng tài thứ nhất sẽ được đưa ra quyết định. Nhìn chung, chính phủ được trao quyền dự thảo luật và đảm bảo thực thi; kiểm soát các bộ phận tài chính công; bảo vệ an ninh trong nước và phòng vệ bên ngoài của nền cộng hoà; thực hành các đặc quyền chiến tranh và hòa bình và tham gia vào các hiệp định ký kết với các quốc gia khác. Để tạo sự khác biệt về quyền lực, quan tổng tài thứ nhất được nhận mức lương 500 nghìn Frăng mỗi năm trong khi những người khác chỉ nhận được 30% số đó. Với những đạo luật như vậy, Napoleon đã tập trung ngày càng nhiều quyền lực vào mình. Ý chí cá nhân của ông được thể hiện dưới hình thức Consular arrele (sắc lệnh đế chế). Sắc lệnh này được củng cố và kiểm duyệt chặt chẽ ngay từ đầu. Hơn nữa, ông đã phá bỏ nguyên tắc phân chia quyền lực căn bản của nền cộng hoà, ít nhất theo hai cách và đều tạo nên sự chú ý hơn bất kỳ một sai lầm nào dưới thời Hội đồng Đốc chính. Thứ nhất, ông can thiệp trực tiếp vào quá trình lập pháp. Ông đã khôn khéo kiểm tra các cuộc bầu https://thuviensach.vn cử Viện Nguyên lão – vốn dễ bị điều khiển − để có thể đưa những người ông chỉ định vào theo quyền Hiến pháp. Vì vậy, trên thực tế, ông có thể tác động tới thành phần của Cơ quan Lập pháp và khu vực hộ dân quan. Các buổi họp hàng năm với số lượng thành viên ít ỏi đều bị chính phủ kiểm soát kỹ càng. Hơn nữa, thông qua sắc lệnh của Viện Nguyên lão, được áp dụng đầu tiên ngày 5/1/1801, ban đầu chỉ áp dụng cho các thay đổi Hiến pháp lớn dựa trên thư đệ trình của các quan tổng tài, ông đã dần bỏ qua và gạt bỏ những mong muốn của Cơ quan Lập pháp. Ví dụ, đầu năm 1802, các điều khoản hiến pháp yêu cầu phải thay thế 1/5 thành viên đã tạo cho ông cơ hội loại bỏ các thành phần chống đối thông qua sự phê duyệt chính thức của thượng viện. Thứ hai, Napoleon đã tái cơ cấu mối quan hệ giữa nhà nước dân sự và quân đội. Hội đồng Đốc chính đã cố gắng duy trì việc bổ nhiệm các chức danh quân đội cao cấp trong quản lý nhà nước dân sự. Theo bản Hiến pháp năm thứ III không có vị trí đứng đầu nhà nước và vị trí tổng chỉ huy quân đội. Trong chế độ tổng tài, Napoleon đã duy trì điều này cho đến khi tuyên ngôn của đế chế ra đời. Sau đó, ông hoàn toàn thao túng cả quyền lực dân sự tối cao và trách nhiệm quân sự. Sự kết hợp này có vai trò rất lớn khi cần huy động nguồn lực cho chiến tranh. Đây là một trong những lợi thế vượt trội của ông so với kẻ thù ngoại quốc. Bản Hiến pháp năm thứ III cho phép Napoleon tự do chọn các cố vấn quốc gia. Thông qua họ, các đạo luật thường được đệ trình lên các Cơ quan Lập pháp và các bộ trưởng. Để thực hiện điều này, và để chứng tỏ khả năng thu phục nhân tâm, ông thích lựa chọn những người có tư tưởng và nền tảng chính trị khác nhau, kể cả những kẻ phạm tội giết vua trước đây, những người theo phe bảo hoàng và những người đi theo chế độ cộng hoà. Nhiều người rất có năng lực. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, họ thường tỏ ra trung thành, có trách nhiệm hơn những người có nhiều sáng kiến và động thái độc lập. Mỗi vị bộ trưởng được một Hội đồng Hành chính phục vụ, trong khi hàng tá công việc, thậm chí nhiều hơn các bộ ngành do Napoleon https://thuviensach.vn lập ra lại Cơ quan Thư ký nhà nước điều hành. Vai trò điều phối chính của Cơ quan này được chính thức công nhận tại tuyên ngôn của đế chế dưới sự điều hành của Maret, một người trung thành và có thâm niên phục vụ. Tuy nhiên, có hai bộ vẫn có ảnh hưởng bao trùm tới bản chất nhà nước dân sự của Napoleon. Thứ nhất là Bộ Nội vụ với các quyền lực pháp lý ngày càng mở rộng. Ngoài việc quản lý hành chính tại địa phương, các khu hành chính và trung ương, trách nhiệm của họ còn mở rộng tới một số lĩnh vực thuộc tài chính công (đặc biệt là ở cấp địa phương), tới giáo dục, cơ quan kiểm duyệt, công việc và phúc lợi xã hội, nhà tù, các ngành cung ứng lương thực, nghệ thuật, khoa học và thống kê. Cho tới trước khi Bộ Thương mại và Công nghiệp ra đời tháng 1/1812, Bộ Nội vụ vẫn nắm giữ vai trò điều tiết thương mại, sản xuất và quan trọng nhất là nông nghiệp. Về nhiều khía cạnh, bộ này giữ vị trí trung tâm trong bộ máy của Napoleon. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nó đã trải qua rất nhiều lần cải tổ trên quy mô lớn trong thời kỳ chế độ tổng tài và thời Đế chế. Trong những lần cải tổ này, số lượng các thành viên của bộ tăng từ 85 người trong nhiệm kỳ của Chaptal (1800-1804) lên hơn 220 người trong nhiệm kỳ của Montalivet (1809- 1814). Thứ hai là Bộ Công an, cũng ghi dấu ảnh hưởng lên chính phủ dân sự của Napoleon, nhất là khi nó chuyển đổi mô hình hoạt động. Lịch sử của nó có nhiều sóng gió hơn bất kỳ bộ nào. Khởi nguồn từ Luật Hội đồng Đốc chính ngày 2/1/1796, Bộ Công an ra đời và hoạt động với tư cách là một bộ độc lập, được phân tách chức năng ra khỏi Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, vai trò đảm bảo an ninh và kiểm soát nội bộ của Bộ Công an thật sự bắt đầu từ tháng 6/1799 khi Joseph Fouché được bổ nhiệm chức bộ trưởng. Trên thực tế, chính nhờ Fouché, một cựu khủng bố đồng thời là kẻ mang án giết vua, mà công việc của Bộ Nội vụ dưới sự chỉ đạo của Napoleon được liên kết chặt chẽ. Ông phục vụ Napoleon tới tháng 9/1802 khi Bộ Công an bị bãi bỏ và trách nhiệm của nó tạm thời được chuyển qua Bộ Tư pháp. https://thuviensach.vn Cho dù người ta nghi ngờ sự trung thành của Fouché nhưng chính ông đã thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin hiệu quả nhờ các mối quan hệ tốt với giới tội phạm ngầm và những thủ thuật mà ông có được từ chế độ cũ. Với sự hỗ trợ của bốn cố vấn nhà nước, mỗi người cai quản một quận lớn, ông đã khai thác được rất nhiều tin tức quan trọng, nhất là những mưu đồ chính trị chống lại Napoleon. Trong đó, đáng chú ý là L.-N. Dubois, một trong những thuộc hạ của ông phụ trách quận thứ 3 (quận trưởng cảnh sát Paris). Trong mắt dân chúng hình ảnh Fouché biểu trưng cho mặt trái của chế độ Napoleon. Sự mở rộng hệ thống quyền lực chính phủ của Napoleon tới tất cả các vùng lãnh sự cộng hòa một quá trình khởi đầu sớm và sức lan tỏa rộng lớn. Dù sự kiểm soát quá trình này của ông chưa thông suốt như đã tuyên bố nhưng vẫn là quá trình kiểm soát toàn diện và thống nhất hơn các quá trình trước đây. Cuộc cải tổ chính phủ cấp địa phương và khu vực của ông có sức sống lâu dài hơn những cuộc cải tổ chính phủ trung ương. Và các thành tựu chủ yếu của ông chỉ được hiểu khi so sánh với sự yếu kém của thời kỳ cách mạng. Trong thời kỳ khủng bố, quận là nền tảng cơ bản và trọng yếu của chính quyền Gia-cô-banh. Hội đồng Đốc chính lại lo ngại phái Gia-cô-banh quay trở lại, nên đối phó bằng việc củng cố vị trí của khu hành chính. Coi đó như là một đơn vị quản lý hành chính quan trọng của thể chế. Giữa năm 1795 và 1799, chính quyền các khu hành chính gồm 5 thành viên, do các hội đồng gồm những công dân giàu có (1/5 trong số đó được thay thế hàng năm) bầu ra, được trao quyền quản lý các khu tự trị. Nhưng vào thời điểm đó, các thành viên này lại bị phụ thuộc vào các ủy viên hội đồng trung ương của các bộ tại Paris. Hệ thống này hoạt động không tốt, nhất là trong quản lý tài chính địa phương. Vì thế, những gì nó để lại chỉ là một mớ hỗn độn. Các tranh chấp chính trị cũng đã làm suy yếu dần sự ổn định của hệ thống và ở một số khu vực, chỉ có sự can thiệp của quân đội mới khiến các mệnh lệnh được thi hành. https://thuviensach.vn Đối với Napoleon, tập trung hóa quyền lực triệt để hơn chính là cứu cánh cho việc này. Đạo luật cơ bản ngày 17/2/1800 đã hình thành những quận mới trong số 98 khu hành chính của đế chế Pháp mở rộng, bên cạnh khu vực trung gian và địa phương, và loại bỏ tất cả các nguyên tắc bầu cử cơ bản. Giờ đây, quận trưởng, tổng thư ký và các thành viên của cơ quan cố vấn (hội đồng quận trưởng và Hội đồng chung của mỗi khu hành chính) đều do quan tổng tài thứ nhất bổ nhiệm. Dù vai trò quản lý của quận trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào mệnh lệnh của Cơ quan Chính phủ Trung ương nhưng đây vẫn là thành viên cốt cán của chính phủ tại khắp các tỉnh của Pháp. Nhà sử học Jacques Godechot đã ví quận trưởng như một “ông hoàng nhỏ” trong khu hành chính của mình. Mỗi khu hành chính lại được chia thành từng quận hành chính. Những đơn vị mới này giống như các quận của những năm 1790 nhưng quy mô lớn hơn. Trừ thủ đô, mỗi quận hành chính do một trưởng khu quản lý. Trưởng khu, cũng do quan tổng tài thứ nhất bổ nhiệm được có một ban cố vấn cấp quận trợ giúp. Vai trò của trưởng khu cũng được quy định rất rõ ràng. Cấp thấp hơn nằm dưới quyền quản lý của thị trưởng. Thị trưởng, cấp phó và cảnh sát ở những địa phương lớn đều do quan tổng tài thứ nhất chỉ định. Ngược lại, các tổng bị cắt giảm số lượng và nó chỉ đơn thuần là các đơn vị lập pháp và bầu cử. Khi lựa chọn quan chức quản lý các khu hành chính và cấp thấp hơn, Napoleon thường dùng những người có kinh nghiệm quản lý. Ví dụ, trong số 98 quận trưởng đầu tiên, 76 người đã từng phục vụ trong những cơ quan khác nhau của cách mạng, kể cả một vài vị bộ trưởng hay các quan chức quản lý cấp cao trước kia. Rất nhiều người khác đã từng làm việc trong các khu hành chính hoặc là thị trưởng của các thành phố lớn trước đây. Khi gộp lại thành một nhóm, họ là những người có nhiều tài sản. Về tổng thể, các quan chức của quận hành chính và tỉnh đều sở hữu khối tài sản tương xứng với vị trí của họ. Trong khi chọn các trưởng khu, Napoleon như thường ưu ái những người có quan điểm chính trị trung lập. Các quận trưởng thường không được bổ nhiệm vào khu hành chính nơi mình sinh sống còn các thị trưởng được bầu luôn lại là người địa phương. Về các cố vấn, nhiều người https://thuviensach.vn được chọn ra từ danh sách “nhân sĩ” và những người có đất đai ở khu hành chính. Vậy chính phủ Napoleon đã đi theo mục tiêu một “chính quyền do người tài nắm giữ” như thế nào? Nếu nhìn vào những khẩu hiệu như: “Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho nhân tài” vốn đã quá quen thuộc trong các công trình nghiên cứu thì có thể thấy nhân tài là yếu tố quan trọng nhất. Napoleon đã đề ra những quy tắc đào tạo các quan chức hành chính công rất rõ ràng. Đặc biệt là trong đạo luật ngày 9/4/1803, kinh nghiệm nghề nghiệp là nền tảng cho tuyển dụng, còn thâm niên chỉ là tiêu chí áp dụng khi thăng chức cho các quan chức có lương và lương hưu ở mức trung bình. Thậm chí các nhóm chuyên gia mới, trong đó vị trí kiểm toán viên có gắn với Hội đồng Nhà nước từ năm 1803 giữ vai trò quan trọng bậc nhất, cung cấp gần 1/5 trong số 300 quận trưởng phục vụ dưới thời Napoleon. Trong cơ cấu của nhà nước dân dự, việc nhảy cóc lên một vị trí cao hơn tài năng là điều không bình thường, nhiều trường hợp được bổ nhiệm đều là do bảo trợ chính thức hay thiên vị đối với các thành viên trong gia tộc Bonaparte. Việc sở hữu của cải đất đai cũng đóng vai trò quan trọng, thực tế từ khi bắt đầu chế độ tổng tài suốt đời, nó đã gắn với khái niệm chung của Napoleon về “những người quan trọng”. Nguyên tắc xử thế tài phiệt tương tự sau này đã ngấm dần vào hệ thống địa vị xã hội. Ở mọi góc độ, hệ thống chính phủ của ông không có chỗ dành những người có địa vị thấp kém dù có tài năng và lý tưởng. Stuart Woolf đã dành nhiều công sức nghiên cứu nhà nước dân sự của Napoleon như một “mô hình” quản lý của chế độ tập trung tiên tiến và thống nhất có thể áp dụng tại các vùng đất cai trị. Ông đã nhấn mạnh quan điểm của mình trong các cụm từ như “mô hình hiện đại của Pháp”, “nguyên mẫu của Pháp”, “sự thử nghiệm lớn trong hiện đại hóa”, “việc áp dụng triệt để tính thống nhất của Pháp”, “chế độ quản lý tập trung độc tài”... Quan điểm lạc quan cho rằng “tính hữu dụng xã hội” có thể đạt được thông qua https://thuviensach.vn một “khoa học quản lý” làm nảy sinh yêu cầu thống kê mà Woolf nhìn nhận như một “nhánh trực tiếp của Kameralwissenschaft” – những ý tưởng khai sáng nghệ thuật quản lý đất nước tại Đức trong suốt thế kỷ XVIII. Thực tế, như Woolf đã thừa nhận, “mô hình” này được áp dụng thành công tại các lãnh thổ bị chinh phục hơn các khu vực khác. Trong “nước Pháp cũ”, mô hình được thực hiện khá hiệu quả nhưng thực tế chưa bao giờ là một mô hình quân bình và công bằng. Nó chủ yếu nhắm tới các tầng lớp có tài sản và sự nghiệp, gồm cả những người có vị trí quan trọng trước kia. Xem xét ở kỹ hơn cấu trúc nhà nước thời Napoleon, Louis Bergeron kết luận rằng, “Pháp đã thay đổi từ năm 1800 đến 1815. Và có một nghịch lý là Napoleon vừa tụt lại phía sau lại vừa tiến trước thời đại, kẻ chuyên quyền khai sáng và cũng là nhà tiên tri của nhà nước hiện đại thế kỷ XXI. Giờ đây, chúng ta có thể nhìn lại và tổng hợp các điểm cơ bản trong chính phủ dân sự của Napoleon và đưa ra những kết luận về việc chính phủ dựa vào đâu và đã tiến xa như thế nào so với Cuộc cách mạng. Rõ ràng các cuộc cải tổ cách mạng đã góp phần hợp lý hóa các chức năng dân sự của nhà nước Pháp và sản sinh ra những công dân ưu tú có kinh nghiệm mà Napoleon muốn trọng dụng. Nhưng đó là khi không xét đến thời kỳ khủng bố, đến những chế độ Cách mạng khác đã cố gắng bảo tồn các nguyên tắc bầu cử và bổ nhiệm vị trí cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là ở cấp địa phương đã xuất hiện từ cuối năm 1789. Trong sự so sánh đó, nhà nước dân sự của Napoleon được quản lý theo các quy tắc quyền lực. Nguyên tắc bầu cử cơ bản để bổ nhiệm các vị trí trong cơ quan địa phương, khu hành chính và chính phủ đã bị loạt bỏ ngay từ đầu. Nguyên tắc phân chia quyền lực và thể chế đối trọng, cân bằng trên thực tế cũng bị vứt bỏ. Mặc dù có những điều khoản chính về một Cơ quan Lập pháp hình thành từ bầu cử cũng như dự định về quyền cai trị “phổ biến” nhưng chính phủ Napoleon đã được triển khai bằng nguyên tắc quyền lực quyết đoán. Quyền lực và trách nhiệm được trao từ trung ương và từ cấp cao nhất, xâm nhập theo các cấp độ khác nhau vào các thể chế công và các vùng của nhà nước https://thuviensach.vn Pháp. Chúng được tập trung vào một cơ quan. Cơ quan này sẽ tìm cách thao túng các Cơ quan Lập pháp, và khi cần thì quản lý chúng qua các sắc lệnh. Vị trí, chức năng, lương bổng, sự thăng quan tiến chức chính thức và thanh danh xã hội đều do các quy tắc thứ bậc quyết định và mang tính chuẩn mực. Người hưởng lợi trước nhất từ chế độ cộng hòa cách mạng – Napoleon − đã tính toán để loại bỏ nó từ bản chất bằng cách ban đầu chấp nhận rồi sau đó từ bỏ các hình thức chung của nó. Quá trình này diễn ra từ từ theo một kế hoạch từ trước. Gần ba năm trôi qua kể từ khi bản Hiến pháp năm thứ VIII vào ngày 4/8/1802 được công bố đến chế độ tổng tài suốt đời do Viện Nguyên lão lập ra trong khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi mà người Pháp biết tới dưới chế độ cai trị của Napoleon. Bản Hiến pháp năm thứ XII được công bố với cùng một quy trình vào ngày 18/5/1804, 21 tháng sau đó. Bản Hiến pháp này được thượng viện ủng hộ, Cơ quan Lập pháp cũng như hộ dân quan. Việc sử dụng chính thức lịch cộng hòa vẫn tiếp tục hơn một năm sau, nhưng từ ngày 1/1/1806, đế chế Pháp chính thức theo lịch Giáo hoàng Gregorian. Từ trước đó, Napoleon đã phá vỡ một nguyên tắc cơ bản nhất của chế độ cộng hoà: Quyền lực và sức mạnh, cho dù ở nhà nước dân sự hay trong quân đội, không thể tập trung vào tay một cá nhân. Đế chế Napoleon không khác một chế độ quân chủ chuyên chế ẩn mình dưới một cái tên khác. Chủ quyền, gắn với “quốc gia” hay “dân tộc” ở mỗi thời kỳ khác nhau trong cách mạng một lần nữa được xác định trong một con người. ĐỐI PHÓ VỚI LÀN SÓNG PHẢN ĐỐI Cuộc đảo chính Tháng sương mù được tuyên truyền như sự trở lại của một chính phủ mạnh, có tổ chức và mang lại một sự hòa giải chính trị tại Pháp. Điều này rõ ràng có tác động quan trọng đến việc quan tổng tài thứ nhất sẽ đối phó thế nào với các nhóm có quan điểm và hành động chính trị đe dọa tới quyền thống trị của mình. Trong thời kỳ cách mạng, khái niệm “tội khi quân”, tội lật đổ, phản bội tổ quốc và tội phải chịu hình phạt cao nhất của Bourbon, được thay thế bằng khái niệm “tội phản quốc”. Trên thực tế, khái https://thuviensach.vn niệm này được mở rộng để chi phối các hình thức chống đối chế độ chính trị hiện hành ở những mức nhẹ hơn, đặc biệt trong giai đoạn khủng bố Gia cô-banh và phản đối Thermidorian diễn ra sau đó. Trước khi sự kiện Brumaire xảy ra, các Cuộc cách mạng chưa bao giờ trung hòa bất kỳ khái niệm nào về một “phe đối lập chính thức”, hay theo một cách khác là khái niệm phe đối lập hợp pháp với một phe phái khác và có thể thay thế bằng các phương pháp hòa bình. Ngược lại, các chế độ cách mạng tiếp nối có xu hướng nhìn nhận sự chống đối có tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào như hành động lật đổ và tìm cách triệt tiêu nó với biện minh rằng họ đại diện cho những mong muốn và lợi ích thật sự của “quốc gia”. Trong những năm 1790, để đối phó với các “âm mưu” có thật hoặc tưởng tượng, họ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt khác nhau: tử hình theo quy trình pháp lý đặc biệt, trả thù quân sự (cuối cùng cũng mang lại cái chết), trừng phạt lưu đày hay phạt giam. Napoleon đã kế thừa một nhà nước mà những thành tựu chính trị đạt được đều nhờ vào các biện pháp bạo lực và bất quy tắc. Và đôi khi chính ông cũng phải nhúng tay vào những biện pháp này. Tuy nhiên, sau đó, ông đã thể hiện mong muốn có một hình thức hòa giải mới là tước bỏ quyền lực khỏi tay những người không chịu từ bỏ thù hằn cũ và coi mình như một nhà hòa giải lớn. Napoleon hy vọng nếu tất cả các nhóm, phái liên minh với chế độ của ông thì chủ nghĩa bè phái chính trị tiêu cực trong những năm tháng cách mạng sẽ dần hướng tới một sự đồng thuận có trật tự. Trước khi xem xét tính thực tế của chính sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của những sự chống đối tiềm tàng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đảo chính Tháng sương mù, khi rất ít phe phái có đóng góp tích cực vào sự kiện này. Mối đe dọa binh biến trong quân đội của Napoleon có thể bị loại bỏ ngay lập tức. Bởi ông đã yêu cầu một sự trung thành thậm chí trước thời điểm chiến thắng của chiến dịch Marengo tháng 6/1800, trong khi tướng Hoche, từng bị coi là kẻ thù của ông, đã qua đời năm 1797. Tuy nhiên, ngoài quân đội đồng minh, ông phải đối mặt với ít nhất ba sự chống đối tiềm tàng. https://thuviensach.vn Thứ nhất, sự chống đối của những người theo phe bảo hoàng và các linh mục ngoan cố, với giả định họ muốn giữ lại chế độ quân chủ chính thống, người đã tự phong là Louis XVIII với sự phê chuẩn của Giáo hoàng. Sự nổi dậy rời rạc của người Chouan phía tây nước Pháp, cuộc nội chiến của người bảo hoàng xứ Vande năm 1793 chưa bao giờ được Hội đồng Đốc chính hay Hiến pháp quốc gia diệt bỏ tận gốc. Cuối năm 1799, khu vực này là căn cứ địa của những người nổi dậy có vũ trang chống lại chế độ tổng tài Pháp. Thứ hai, sự chống đối đến từ những kẻ Gia-cô-banh ngoan cố với giả định lợi ích bầu cử của họ đã bị thủ tiêu vào năm 1798, một minh chứng cho sự xa rời quần chúng của Hội đồng Đốc chính cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ hơn chế độ cộng hòa cấp tiến mà bản Hiến pháp năm thứ VIII không mang lại cho họ. Hơn nữa, họ này đều sống ngoài vòng pháp luật và không có tổ chức. Mối đe dọa thật sự từ họ với Napoleon dễ dàng bị phóng đại. Tuy nhiên, sự chống đối thật sự có thể đến từ nguồn thứ 3: từ những công dân ưu tú. Mối đe dọa này đến từ một số người trước đây đã từng phục vụ trong các cơ quan trung ương của Napoleon, đáng chú ý là trong các hội đồng hộ dân quan, có thể sử dụng quyền hiến pháp để đe dọa các chính sách của ông. Họ về phe với giới trí thức tự do, không có vai trò trực tiếp nào trong chính trị. Phản ứng đầu tiên của Napoleon đối với các nhóm chống đối cho thấy ông rất quan tâm đến sự chống đối dù là thật sự hay còn tiềm ẩn. Hành động hòa giải từ rất sớm của ông nhằm vào những người chống đối cả trong và ngoài biên giới nước Pháp. Ông sẵn sàng cho phép những người bị lưu đày trước kia, thuộc cả dòng dõi cao quý lẫn những người ủng hộ Gia-côbanh, đã bị trục xuất khỏi nước Pháp vào năm thứ III được trở về Pháp với điều kiện họ phải tuân thủ chính trị và cư xử tốt. Sau khi hủy bỏ đạo luật con tin chống lại các thành viên trong gia đình hoàng tộc bị lưu đày, ngày 13/11/1799, ông đã cấp lệnh ân xá cho nhiều người bị lưu đày vào ngày 2/3 và 20/10/1800 và ngày 26/4/1802. Với những biện pháp đó, số lượng đông đảo những https://thuviensach.vn người chống đối cách mạng bị lưu đày được hồi hương. Cùng lúc đó, Napoleon nhanh chóng giải quyết những vấn đề còn tồn tại với người Chouan ở phía tây nước Pháp, chủ yếu là với các tỉnh phía bắc của Loire. Ông nhận thấy sự tồn tại của các nhóm du kích nổi dậy ở đây là mối đe dọa quyền lực của mình và lời tuyên bố hòa bình kiểu Napoleon trên toàn lãnh thổ Pháp. Sự chống đối của họ qua việc chống đối cưỡng bức nhập ngũ, cướp bóc và buôn bán hàng lậu dường như không thích hợp với trật tự xã hội của ông. Ban đầu, sự nổi dậy của người Chouan diễn ra lẻ tẻ và có những khoảng thời gian tạm lắng. Tuy nhiên, nó trở lại với quy mô lớn hơn vào năm 1799, dưới sự hỗ trợ của chính phủ Anh và những người Bourbon(24) bị lưu đày. Vì Liên minh thứ hai muốn huy động tất cả các nguồn lực có thể để chống lại Cộng hòa Pháp. Khi sự kiện này xảy ra, Napoleon không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp hòa giải và thuyết phục các nhà lãnh đạo Chouan đàm phán mà còn áp dụng biện pháp đàn áp quân sự. Một trong số các nhà lãnh đạo đó là Bá tước Louis de Frotté, đã bị giết ngày 18/2/1800 mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy Napoleon đã trực tiếp nhúng tay vào việc này. Hành động trên được xem như một biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn cuộc nổi dậy. Trong năm đó, với một loạt lệnh đặc xá hay “các hiệp ước” chiến trường, hầu hết các chỉ huy Chouan không còn tiếp tục gây hấn nữa. Điều này chứng minh Napoleon có thể “làm người theo chế độ bảo hoàng Vende nguôi giận”. Ông tiếp tục thực hiện mục tiêu ban đầu là một nhà hòa giải quan trọng với nhà thờ Thiên Chúa, Giáo ước năm 1801. Chính nó đã góp phần thiết lập hòa bình tại các tỉnh phía tây trong những năm đầu của chế độ tổng tài. Các chi tiết của giáo ước này sẽ được nghiên cứu kỹ trong một tiểu mục tiếp theo của chương này. 24 Bourbon: Triều đại trị vị nước Pháp hơn bốn thế kỷ. Lệnh ân xá cho những người Chouan và những người có dòng dõi hoàng tộc bị lưu đày không thể trừ tận gốc mối đe dọa từ những người bảo hoàng. https://thuviensach.vn Đêm Giáng sinh năm 1800, trong khi Napoleon đang trên đường tới nhà hát Opera, một quả bom đã phát nổ tại đường Saint-Nicaise, suýt trúng ông. Lực lượng cảnh sát thiện nghệ nhất của Fouche đã cho rằng thủ phạm chính là Pierre de Saint-Réjeant và François Carbon, điệp vụ của Goerges Cadoudal, một kẻ bảo hoàng ngoan cố và là một nhà lãnh đạo Chouan cũ, đã từ chối tất cả các lời đề nghị hòa bình và sống lưu vong tại Anh dưới sự bảo vệ của d’Artois(25). Napoleon, quá yên tâm khi tin rằng mình đã trung lập hóa những người bảo hoàng, đã khẳng định âm mưu ám sát ông là tác phẩm của những người ủng hộ Gia-cô-banh. Phản ứng bừa bãi và vô lý của ông là trục xuất 130 người vô tội bị nghi có dính líu đến sự kiện ngày 5/1/1801. 25 Henri d'Artois: Henri V của Pháp và Navarre, được biết nhiều nhất bởi tước vị comte de Chambord là Công tước Bordeaux và Bá tước Chambord là vua Pháp và Navarre trong cuộc tranh cãi từ ngày 2-9/8/1830. Do đó, Cadoudal lại có cơ hội sống và chiến đấu. Năm 1803- 1804, ông lên kế hoạch cho một âm mưu tinh vi hơn là bắt cóc và giết Napoleon, sau đó cùng với liên minh những người bảo hoàng xâm chiếm Pháp và phục hồi chế độ vua Louis XVIII. Nhưng lần này, cảnh sát của Fouché đã phát hiện ra âm mưu đó đúng lúc. Sau khi bắt giữ những người cầm đầu, tướng Pichegru được tìm thấy vào ngày 5/4/1804 trong tình trạng bị bóp cổ đáng nghi, Cadoudal bị hành quyết trong tháng 6 và tướng Moreau (có thể vô tội) bị trục xuất khỏi Pháp. Trước đó, ngày 20/3/1804, Napoleon đã ra lệnh hành quyết Công tước d’Enghien sau phiên tòa tại Vincennes. Nạn nhân, cháu trai của hoàng tử de Condé, người cuối cùng trong của dòng tộc Bourbon, đã bị bắt ngoài biên giới Pháp tại Baden. Một cựu chỉ huy quân đội bị buộc tội khuyến khích các âm mưu của những người bảo hoàng tại Đức và không có một cơ hội bào chữa cho chính mình. Sự kiện nổi tiếng này đã gây sốc cho các tòa án nước ngoài và cũng gây ra phản ứng trái ngược tại Pháp. Đôi khi nó được nhìn nhận như là một hành động tàn bạo vô cớ nhất của Napoleon, bất chấp những lời biện minh của ông cho rằng đó là một hành https://thuviensach.vn động cần thiết của nhà nước để ngăn chặn kẻ thù. Hành động này không ngăn cản được tuyên bố của đế chế hai nhưng cũng không thúc đẩy thêm những toan tính cho triều đại của ông. Sau này, ông đã nhận ra sai lầm. Rõ ràng, Napoleon không thể dùng các biện pháp tàn bạo để đối phó với sự chống đối của các công dân ưu tú có vị trí chính trị ở Pháp. Một biện pháp truyền thống buộc những lời chỉ trích ông phải im lặng là kiểm soát báo chí. Việc kiểm duyệt này được thực hiện từ rất sớm với lệnh hạn chế ngày 17/1/1800 và ngày càng nghiêm khắc. Những biện pháp này cũng như việc đối xử hà khắc với các nhà báo xuất chúng và với hệ tư tưởng trong học viện sẽ được phân tích kỹ trong chương 6. Giờ đây, việc kiểm duyệt được xem như biện pháp cuối cùng trong chính sách chung, nỗ lực nhằm dập tắt mọi biểu hiện chống đối từ công luận. Mặt khác, Napoleon cũng có thể đáp trả lại sự chống đối của quần chúng bằng cách cụ thể hơn, chĩa mũi nhọn vào các phần tử quá khích chính trị. Như nhà sử học Martyn Lyons đã quan sát sắc sảo. “Những người trung thành với chế độ bảo hoàng phản cách mạng có xu hướng lập thành quân đội mà không có người lãnh đạo, trong khi những người tự do đều là các vị tướng mà không có quân đội”. Những cuộc thương lượng của Napoleon với hộ dân quan, diễn đàn chính thức tập hợp các lời phê bình tự do, là minh chứng hùng hồn nhất cho những động thái của Napoleon. Theo bản Hiến pháp, các hộ dân quan có nghĩa vụ duy trì các phiên họp và thảo luận công khai. Trên thực tế, điều khoản này không được thực hiện. Chính sách bị phản đối từ những vấn đề nội bộ như việc bổ nhiệm vào Viện Nguyên lão và thủ tục ban hành hay hủy bỏ các dự luật, đến các vấn đề rộng hơn như tính độc lập của tòa án, việc áp dụng các phiên tòa đặc biệt để xét xử tội cướp bóc, nỗ lực sửa lại các đạo luật đất đai, xóa bỏ các đặc quyền “phong kiến” hay thiết lập sự phân chia tài sản công bằng hơn giữa những người thừa kế nam, Giáo ước và thậm chí là bản dự thảo luật Dân sự đầu tiên. Sự tức giận và ngờ vực về những việc làm của Napoleon dần tích tụ khi ông tìm cách nhổ tận gốc “tư tưởng Medusa” bằng sự thanh trừng trong các https://thuviensach.vn phòng lập pháp đầu năm 1802. Việc thay thế 60 vị trí trong Cơ quan Lập pháp có phần thái quá, nhưng 20 người bị cách chức trong cơ quan hộ dân quan đã giúp loại trừ được những nhà phê bình ngoan cố và đáng chú ý nhất. Đôi khi việc đó được nhắc tới như “sự khai sáng trong cơ quan hộ dân quan”. Trong khi kiên quyết sa thải những người ông coi là “những nhà siêu hình học” rắc rối, Napoleon vẫn cố gắng tránh việc tạo ra sự hận thù trong lần thay thế nhân sự đầu tiên. Sắc lệnh của Viện Nguyên lão ngày 4/8/1802 tuyên bố thực thi chế độ tổng tài suốt đời chỉ rõ rằng thành viên của hộ dân quan đến cuối năm thứ XVIII sẽ bị cắt giảm xuống còn 50. Hơn nữa, sự thận trọng của nó đã được thể hiện trong 3 bộ phận riêng biệt (nội vụ, lập pháp và tài chính), mỗi bộ phận được đặt dưới sự theo dõi của một Ban Cáo cáo của Hội đồng Nhà nước. Ngày 19/8/1807, tất cả cơ quan hộ dân quan bị xóa bỏ theo thủ tục của sắc lệnh Viện Nguyên lão và những người thấp cổ bé họng còn lại bị chuyển sang Cơ quan Lập pháp. Cơ quan Lập pháp vẫn được duy trì định kỳ cho tới lần tập hợp cuối cùng năm 1813. Trong suốt thời gian đó, nó vẫn là cơ quan đặc biệt, nơi hàng năm, các quan chức tỉnh lẻ tới Paris dự các buổi họp ngắn. Cuối cùng, những chính sách liên quan tới giá thực phẩm không thay đổi trong suốt thời kỳ thống trị, Napoleon đã không phải đối mặt với sự nổi dậy lớn của nông dân và thợ thủ công cho tới ngày cuối đế chế, khi các biện pháp khẩn cấp không thể dập tắt các cuộc nổi loạn của nhân dân ở một số vùng. Chỉ có vụ mùa năm 1801-1803 (một phần trùng khớp với thời gian hòa bình) và vụ mùa năm 1811 là không bội thu, trong khi thời kỳ 1806- 1809 mang lại kết quả dồi dào. Về khía cạnh này, Napoleon may mắn hơn Louis XVI và một số chính phủ cách mạng khác. Ông đã thực hiện các biện pháp bổ sung nhằm làm yên lòng thợ thủ công và nông dân và đã kiên quyết thực hiện chính sách (dù không phải lúc nào cũng thành công) tòng quân bắt buộc đối với nông dân. Các đạo luật chống lại sự liên kết hay đình công của công nhân được tái thiết lập trong tháng 4/1803 và sau đó được thắt https://thuviensach.vn chặt thêm bằng đạo luật trừng phạt năm 1810. Thêm vào đó, đạo luật tháng 12/1803 yêu cầu mỗi công nhân ngành công nghiệp phải có một sổ nhật ký làm việc và cần sự phê chuẩn của một cảnh sát trước khi được phép thay đổi ông chủ. Những biện pháp này góp phần giảm bất ổn trong các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn khiến họ phục tùng chế độ của ông. Tuy nhiên, nếu giả định của ông đúng, có lẽ là nhờ phần nhiều vào “yếu tố may mắn” khi có những vụ mùa bội thu trong suốt thời kỳ Đế chế. GIÁO ƯỚC Giáo ước của Napoleon với Giáo hoàng năm 1801 được coi là một động thái hòa giải chính trị trong thời kỳ đầu của chế độ tổng tài. Tính phổ biến của Giáo ước này chỉ có thể được đánh giá qua mối quan hệ với các cuộc khủng hoảng. Những cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm Nhà thờ Pháp kể từ khi xung đột nổ ra xung quanh bản Hiến pháp dân sự của giới tăng lữ (tháng 7/1790). Với một số điều khoản mới quy định việc tăng lương cao và đều đặn cho các linh mục xứ đạo, cuộc cải tổ này lẽ ra phải được giới tăng lữ ủng hộ. Tuy nhiên, yêu cầu về một lời tuyên thệ với bản Hiến pháp dân sự (tháng 11/1790) khiến họ phải đương đầu với cuộc khủng hoảng lương tâm nghiêm trọng, đặc biệt khi Giáo hoàng Pius VI đặt ngoài vòng pháp luật biện pháp này và chỉ thị cho cả giới tăng lữ Pháp từ chối lời tuyên thệ trong tháng 3 và tháng 4/1791. Song ngoại trừ bảy người nghe theo Giáo hoàng, còn lại hầu hết các giám mục có tước vị thấp hơn trong giới tăng lữ bị chia rẽ thành hai phe. Nhiều tăng lữ cứng đầu đã tham gia vào lực lượng bảo hoàng trong các phong trào phản cách mạng, chủ yếu tại các tỉnh phía tây. Một trong số các di sản mà Cuộc cách mạng để lại cho Napoleon là một nhà thờ Thiên Chúa giáo đã tuyệt giao hoàn toàn với Rome. Và vấn đề này trở nên trầm trọng hơn trong các chế độ sau này. Lo sợ sự lan tràn của chiến dịch “làm biến mất công giáo” do các chiến binh Gia-cô-banh khởi xướng năm 1793-1794, chính phủ Montagnard chống lại và dần loại trừ các thủ https://thuviensach.vn phạm, tuy nhiên cũng không thể xoa dịu sự tức giận của hàng triệu tín đồ Thiên Chúa giáo. Chế độ Thermidorian đã thừa nhận sự bất lực trong việc thiết lập một nhà thờ có đặc ân theo hiến pháp bằng việc tuyên bố quyền “tự do tôn giáo” và đồng thời cắt giảm nguồn trợ cấp của nhà nước cho nhà thờ vào ngày 21/2/1795. Trong khi duy trì một quan điểm trung lập, Hội đồng Đốc chính chưa bao giờ khẳng định các nguyên tắc cơ bản về một chế độ cộng hòa phi tôn giáo trong các biện pháp đàn áp mới chống lại những người không thuộc Ban Hội thẩm năm 1798. Bất chấp sự chông gai này, nhà thờ không chịu khuất phục và vẫn tồn tại ở khía cạnh tinh thần trong những năm tháng tồn tại Hội đồng Đốc chính và theo một cách nào đó, có sức mạnh thực tế hơn số nhà thờ của những thể chế ít ỏi còn lại. Hàng nghìn tăng lữ đã bỏ mạng trong tay các nhà cách mạng và số đông hơn bị trục xuất. Trong khi đó, các nhà thờ thường xuyên bị lục soát để tìm ra kim loại quý và các nguyên liệu có ích khác. Tuy nhiên, vẫn có một số lớn linh mục không thuộc Ban Hội thẩm đã bằng cách này hay cách khác sống sót được qua những biến cố đó mà không gặp phải một bất hạnh nào. Họ tìm được lương thực và nơi trú ẩn an toàn ở các vùng nông thôn và tiếp tục phụng sự tôn giáo. Do được khuyến khích, phản ứng của những người không theo đạo Thiên Chúa trở nên mạnh mẽ và tàn nhẫn hơn. Olwen Hufton, trong một nghiên cứu có giá trị về vấn đề nảy sinh trong các năm 1796-1801, thời kỳ u tối nhất, đã chỉ ra rằng không chỉ là sự phục hồi về tôn giáo mà thực tế là cả sự phát triển của giới tăng lữ ở những vùng mà Thiên Chúa giáo đã bám sâu vào gốc rễ. Sự phục hồi này “không chính thức” và rõ ràng phụ nữ Pháp quan tâm tới nó hơn đàn ông. Nó chủ yếu phục vụ lợi ích của giới tăng lữ không chịu khuất phục. Theo Hufton, tất cả những điều này “là câu chuyện về sự tồn tại của tôn giáo và về cách thức nhà thờ đã được tái thiết trong một thời gian dài trước khi có Giáo ước. Giáo ước đã phục hồi và đặt một hệ thống cấp bậc trên nền tảng pháp luật, hòa giải với Rome và cho phép mọi người tuyên thệ hạnh phúc tinh thần trước người có chức sắc”. https://thuviensach.vn Giờ đây, có thể hơi quá khi nói Giáo ước chỉ công nhận một việc đã rồi nhưng không thể nghi ngờ khả năng phán đoán sắc sảo của Napoleon về tình trạng sùng bái tôn giáo ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Giáo hoàng Pius VI đã qua đời tại Valence, Pháp, tháng 8/1799 và việc bầu Giáo hoàng mới, Cardinal Chiaramonti, một thầy tu xứ Benedictine và Tổng Giám mục của Imola, người đã thừa nhận tiếng tăm của Pius VII vào tháng 3/1800, đã đem lại cho quan tổng tài thứ nhất cơ hội hòa giải với Rome. Mọi người đều hiểu rõ động cơ của ông hoàn toàn không mang tinh thần tín ngưỡng mà rất thực dụng. Như ông đã từng có nhận xét nổi tiếng: “Trong tôn giáo, tôi không chỉ thấy bí mật hiện thân của Chúa mà còn bí mật về thứ tự cấp bậc xã hội”. Ông cũng đi tìm sự công nhận của Giáo hoàng cho những việc làm táo bạo của mình. Điều mà ông cho là sẽ giúp lập lại hòa bình với người Vande, tách những người di cư ra khỏi những người Bourbon bị trục xuất và tạo điều kiện đồng hóa các vùng đất sáp nhập hay bị chiếm đóng như Bỉ, bờ Rhene và Peidmont − những vùng đất có nhiều người theo đạo Thiên Chúa. Ngay sau khi thoát khỏi các cam kết quân sự trong chiến dịch Marengo toàn thắng năm 1800, Napoleon đã đưa ra lời đề nghị đầu tiên với Rome. Giáo hoàng Pius VII có thể nhận ra ngay lợi ích cho nhà thờ trong thỏa thuận đó nhưng phản ứng đầu tiên của ông là nghi ngờ và thận trọng. Chính những lo ngại về sự chiếm đóng của Pháp tại các quốc gia thuộc về Giáo hoàng đã khiến ông cử Spina và Caseli là các đại diện toàn quyền đặc biệt tới Paris tháng 9 năm đó. Ban đầu, Bernier, người từng theo Chouan cũ, trở thành đại diện cho Napoleon và đây dường như là một lựa chọn khôn ngoan, đồng thời d’Hauterive, một cộng sự của Talleyrand được chỉ thị lập ra các điều khoản của Giáo ước. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu cho quá trình thương lượng bí mật, khó khăn kéo dài. Khi mất dần kiên nhẫn, Napoleon quyết định tận dụng lợi thế hòa bình sẵn có với Áo tại Luneville (9/2/1801) để củng cố vị thế của ông tại Italy và buộc Giáo hoàng phải nhượng bộ. Ông cử Cacault, một quan chức ngoại giao, tới Rome để gây sức ép trực tiếp lên Pius và gửi tối hậu thư tới Giáo hoàng vào tháng 5/1801. Tuy nhiên, https://thuviensach.vn quá trình đàm phán vẫn không hề tiến triển tích cực. Khi Cacault bị gọi về nước, Giáo hoàng cho rằng tốt nhất là cử thư ký cao cấp Cardinal Consalvi tới Paris trong một nỗ lực tránh sự tuyệt giao hoàn toàn. Cuối cùng, Bernier, Joseph Bonaparte và Cretet (đại diện cho Cộng hòa Pháp) và Consalvi, Spina (đại diện cho Giáo hoàng) đã ký Giáo ước lúc 2 giờ sáng ngày 16/7/1801. Giáo ước được thông qua tại Rome ngày 15/8 và tại Paris ngày 10/9 năm đó. Điều gây ngạc nhiên là giáo ước lại chỉ là một tài liệu sơ sài. Các điều khoản, như đã được thỏa thuận từ đầu, ngoại trừ một vài điểm mập mờ có chủ đích, đã mang lại ấn tượng về một thỏa hiệp chưa hợp lý cho cả hai bên. Napoleon không mong muốn một tôn giáo quốc gia chính thức hay một nhà thờ được thiết lập với các đặc ân độc quyền về hiến pháp. Thay vào đó, ông công nhận, đạo Thiên Chúa La Mã là “tín ngưỡng của đa số công dân Pháp”. Như vậy, đạo Thiên Chúa phải được áp dụng tự do và rộng rãi tại Pháp, tuân theo các quy định của cảnh sát − những quy định cần thiết cho sự bình yên của dân chúng. Về phần mình, Pius VII đã chính thức công nhận tính hợp pháp của nước cộng hòa lãnh sự. Các giáo xứ Pháp sẽ được tổ chức lại với sự đồng thuận của cả hai bên và các giám mục đương nhiệm nếu cần thiết sẽ bị yêu cầu từ chức, để tái bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm cho những người mới khác. Quan tổng tài thứ nhất sẽ thực hiện việc bổ nhiệm chức tổng giám mục và giám mục. Đổi lại, quyền phong chức của Giáo hoàng được công nhận. Một lễ tuyên thệ lòng trung thành mới với chính phủ lãnh sự là bắt buộc đối với tất cả các giám mục và các chức danh thấp hơn trong giới tăng lữ. Các giám mục sẽ xác lập ranh giới mới của các giáo xứ nhưng nó chỉ có hiệu lực khi có sự đồng thuận của chính phủ. Việc bổ nhiệm tăng lữ giáo xứ được giao phó cho các giám mục và cũng phải được chính phủ phê chuẩn. Các giám mục có thể thiết lập một hiến chương nhà thờ và trường dòng trong giáo xứ của mình nhưng không có đảm bảo hỗ trợ từ nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ cam kết có “mức lương thích hợp” cho các giám mục và cha đạo. https://thuviensach.vn Giáo ước còn bao gồm nhiều tuyên bố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đất đai. Những tuyên bố này được quan tâm đặc biệt vì chúng tác động tới phần đông công dân Pháp. Các điều khoản khá mập mờ của Mục 12 cho phép các giám mục toàn quyền sử dụng các nhà thờ chính quốc, thánh đường, giáo xứ những nhà thờ chưa bị chuyển nhượng và các nơi cần thiết cho sự thờ phụng, đã châm ngòi nổ cho các cuộc tranh cãi để tìm ra quy định rõ ràng. Trong Mục 13 với các điều khoản minh bạch, Giáo hoàng được trao một nhiệm vụ thiêng liêng: dù trong bất cứ trường hợp nào, ông hoặc những người kế nhiệm không được chống lại những người sở hữu được các vùng đất đã bị chuyển nhượng của nhà thờ và thu lời từ đó, và quyền sở hữu đất của người thừa kế sẽ được tôn trọng. Chúng ta chỉ có thể dự đoán tính hiệu quả của Giáo ước này nếu như các điều khoản ban đầu được tôn trọng trong quá trình thực hiện. Thực tế là, Giáo ước này không được công bố chính thức tại Paris cho tới Lễ Phục sinh ngày chủ nhật (8/4/1802), bảy tháng sau khi được phê chuẩn. Trong thời gian đó, Napoleon đã thiết lập một ban phụ trách việc thờ cúng tôn giáo thuộc Bộ Nội vụ ngày 7/10/1801 và cắt cử Portalis, một hội viên Hội đồng Nhà nước làm lãnh đạo. Hơn nữa, ông còn lập ra “các điều khoản chung cơ bản” được đơn phương bổ sung vào Giáo ước và được công bố cùng lúc đó. Không có sự phê chuẩn các điều khoản, Giáo hoàng Pius VII còn chưa bao giờ được đưa ra những lời tư vấn cho những chi tiết của điều khoản và ông đã cảm thấy bị xúc phạm. Đặc biệt, các điều khoản này ngay từ đầu đã tạo ra nhiều khó khăn cho Cardinal Capara, người đại diện tôn giáo đặc biệt của ông tại Paris. Các điều khoản cơ bản, một đạo luật chi tiết thực tế gồm 77 điều, đã hạn chế quyền năng và sức mạnh Giáo hoàng, đồng thời khiến sự thiết lập giáo hội phụ thuộc vào sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Thực tế, các điều khoản này là sự cải cách sâu rộng các nguyên tắc giữa hoàng đế La Mã và Giáo hoàng. Với những biện pháp đó, rõ ràng Napoleon đã tái khẳng định và mở rộng “quyền tự do Gallican” của nhà thờ Pháp. Trên cơ sở này, Giáo https://thuviensach.vn ước được thực thi tại Pháp. Cấp bậc trong giáo hội của các tổng giám mục, giám mục, linh mục, cha xứ và các chức sắc thấp hơn đã được cải tổ. Nhưng giờ đây, cấp bậc này được ghép vào cơ cấu hành chính của nhà nước dân sự dưới hình thức thu nhỏ. Pháp bị chia tách thành 10 tổng khu giám mục, 60 giáo khu và chỉ có 3 nghìn xứ đạo. Việc bổ nhiệm giám mục tuân theo các điều kiện khắt khe được đặt ra cho: phải là người Pháp, từ 30 tuổi trở lên. Là quan tổng tài thứ nhất và sau đó là hoàng đế, Napoleon đã từng tuyên bố quyền đối với các vấn đề nội bộ của giáo hội. Các vai trò trước kia vẫn thuộc nhà thờ như đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và các thống kê quan trọng khác đã bị nhà nước dân sự tiếp quản trong năm 1790. Đó là quá trình quản lý hành chính làm giảm bớt những ảnh hưởng của giới tăng lữ trong đời sống nhân dân. Napoleon còn công bố quyền ngăn chặn và kiểm tra các liên lạc của Giáo hoàng với Pháp và thậm chí quyền can thiệp vào việc đào tạo của giới tăng lữ. Các quy định mập mờ có chủ đích buộc nhà thờ Pháp phải tuân theo cho thấy những dự báo không hay về những điều sắp xảy ra và gây lo ngại cho Giáo hoàng ngay từ những ngày đầu. Các điều khoản cơ bản quy định nhà nước chỉ trả lương cho giới tăng lữ chứ không thanh toán phí bảo trì nhà thờ. Một lần nữa, yếu tố cấp bậc lại được thể hiện rất rõ. Một tổng giám mục được nhận 15 nghìn Frăng mỗi năm, giám mục được nhận 10 nghìn Frăng và cha xứ được hưởng 1 nghìn hay 1.500 Frăng tùy vào địa phương họ phục vụ. Trên thực tế, giới tăng lữ có chức sắc thấp hơn chỉ nhận được khoản lương không đáng kể. Theo các điều khoản cơ bản, chỉ có cha xứ được bổ nhiệm tại các thị trấn chính thuộc giáo hội mới được nhận lương. Số còn lại, khoảng 4/5 giới tăng lữ, được cân nhắc chuyển đi và phục vụ tại các khu vực hỗ trợ theo ý của giám mục. Theo cách này, từ trên xuống dưới, giới tăng lữ theo Giáo ước thực tế đã trở thành các quan chức được nhận lương hay các viên chức tạm thời của nhà nước. Tương tự với những người đồng cảnh, các giám mục được ví như những“quận trưởng áo tía của nhà vua” và các giám mục đương chức được https://thuviensach.vn ví như “thị trưởng áo đen của hoàng đế”. Địa vị, sự nghiệp của giới tăng lữ mà Cuộc cách mạng đã cố gắng diệt trừ có thể được phục hồi khi có sự phê chuẩn của chính phủ. Giáo ước thực tế đã trợ giúp cho việc tuyển mộ các cha xứ mới đến ở mức nào? Rõ ràng câu hỏi này có thể chỉ được giải đáp trong dài hạn. Chúng ta nên lưu ý rằng nó liên quan chủ yếu tới giới tăng lữ thế tục vì Giáo ước không hủy bỏ các đạo luật cách mạng − những đạo luật đã đàn áp các luật lệ cũ và ít nhất cũng không có các điều khoản khôi phục nó. Vào thời điểm trước Cuộc cách mạng, giới tăng lữ Pháp gồm 130 nghìn người, trong đó có 60 nghìn không theo đạo. Tại lần thoái vị đầu tiên của Napoleon tháng 4/1814, có khoảng 36 nghìn tăng lữ không theo đạo. Số lượng lễ thụ chức mới tại Pháp từ năm 1802-1814 chỉ khoảng 6 nghìn người, ít hơn cả số lượng cha xứ qua đời trong những năm đó và chỉ nhiều hơn một chút con số trung bình hàng năm vào thời điểm cuối chế độ cũ. Thực tế, Napoleon đã không nỗ lực khuyến khích lễ thụ chức mới. Những người thụ chức trẻ và có tiềm năng không được miễn nghĩa vụ quân sự và vẫn phải tuân thủ quy định về tuổi đối với nghề nghiệp. Kết quả là giới tăng lữ không theo đạo có xu hướng già đi trong khi quá trình “nông thôn hóa” các nhà thờ tôn giáo đã làm nổi bật trào lưu cũ tại Pháp. Hơn nữa, chính Giáo ước đã khuấy động một phong trào ly giáo nhằm lôi kéo những người theo đạo Thiên Chúa ngoan cố tin rằng Giáo hoàng đã hành động vượt thẩm quyền cá nhân khi đồng ý theo các yêu cầu của Napoleon. Rõ ràng Napoleon đã nhìn nhận Giáo ước như là một sự tái thiết toàn bộ đời sống tôn giáo trong các khu vực cai trị. Ít ra, luật Dân sự năm 1804 đã chính thức trao quyền tự do tôn giáo cho tất cả các công dân. Lúc đó tại Pháp có khoảng 480 nghìn người theo giáo thuyết Calvin và 200 nghìn người theo giáo thuyết Luther. Sau khi ban hành các điều khoản cơ bản để quản lý dân chúng trong các cộng đồng theo đạo Tin Lành vào tháng 4/1802, Napoleon đã quyết định trả lương cho các mục sư từ năm 1804. Mặc dù không sẵn sàng mở rộng điều khoản cuối cùng đối với cộng đồng Do Thái nhỏ bé https://thuviensach.vn nhưng với một loạt biện pháp đề ra năm 1806, ông đã đồng hóa hội đồng tôn giáo mới được thành lập của họ với tổ chức tôn giáo của ông và đặt nó dưới sự kiểm soát của chính phủ. Sau đó thiết lập Tòa án Do Thái tối cao của những giáo sĩ Do Thái châu Âu năm 1807. Dù vậy, vị trí của người Do Thái dưới thời Napoleon vẫn không được cải thiện hơn so với khi họ được giải phóng theo các đạo luật cách mạng năm 1790 và 1791. Trên thực tế, các đạo luật này chưa bao giờ được tôn trọng hoàn toàn. Ngược lại, những người theo đạo Tin Lành Pháp được tự do và chủ động tham gia các vấn đề của chế độ tổng tài và của đế chế, đặc biệt là tại các vùng phía nam và đông, nơi có mật độ dân số khá dày, và vị trí của họ trong ngành ngân hàng và thương mại vẫn được duy trì vững chắc. Tóm lại, Napoleon đã thực thi các chính sách tôn giáo như một phần không thể tách rời thẩm quyền của ông. Mặc dù rất lo lắng về các điều khoản cơ bản và việc công bố chúng song Pius VII cho rằng đó là cách tốt nhất nhằm kiểm soát các cuộc tranh cãi xung quanh việc thực hiện Giáo ước trong những năm đầu. Ông chấp nhận việc bổ nhiệm Joseph Fesch, chú của Napoleon, làm tổng giám mục của Lyon, thậm chí đã thăng chức Hồng y giáo chủ cho ông ta năm 1803. Sau nhiều do dự, cuối cùng Giáo hoàng đã ưng thuận tới Paris dự lễ đăng quang của hoàng đế vào tháng 12 năm đó. Song việc sử dụng khéo léo mối quan hệ nhà giữa nước với nhà thờ trong quản lý nhà nước của Napoleon đã không thể tiếp tục như ý muốn. Mối quan hệ đó trở nên xấu đi từ năm 1805 và một sự đổ vỡ lớn sẽ được phân tích kỹ trong chương tiếp theo. TÁI CƠ CẤU NỀN TÀI CHÍNH PHÁP Đã có quá nhiều tai tiếng về tình trạng lộn xộn trong nền tài chính công của Pháp sau Cách mạng khiến người ta dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu trở lại đầu tiên của chính sách tiền tệ lành mạnh trong suốt thời kỳ Hội đồng Đốc chính. Điều này phù hợp với những tuyên bố của Napoleon coi thập kỷ trước sự kiện Brumaire như là khoảng thời gian hỗn loạn tài chính. Trên https://thuviensach.vn thực tế, người ta cho rằng tiền giấy, loại tiền bị bắt buộc lưu thông từ tháng 4/1790, đã tác động tiêu cực trên diện rộng. Sự mất giá nhanh chóng của tiền giấy và giá cả ngày càng tăng đã trở thành nguyên nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại và những cuộc nổi loạn do khủng hoảng gây ra, đặc biệt là trong giai đoạn 1792-1795. Việc phát hành tiền giấy bừa bãi đã góp phần gia tăng tình trạng buôn bán các vùng đất được sung công từ Nhà thờ vào tháng 11/1789 và của những người di cư vào tháng 7/1792. Những điều khoản mua bán cho phép trả góp trong 12 năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người mua, thậm chí chưa tính đến lợi ích do việc thanh toán bằng tiền giấy bị mất giá, được nhiều người coi là liều thuốc bách bệnh khi việc thu thuế thường xuyên bị khất lại, tiền giấy được dùng như một công cụ tài khóa để đáp ứng các chi phí hoạt động của nhà nước. Chính sách ấy, vốn có từ trước, đã trở thành thông lệ khi chi phí chiến tranh ngày càng tăng sau tháng 4/1792. Chỉ đến khi xảy ra tình trạng lạm phát phi mã năm 1795, cũng là năm xảy ra nạn đói khủng khiếp tại Pháp, người ta mới quan tâm đến chính sách tiền tệ bền vững hơn. Hội đồng Đốc chính đã hủy bỏ tiền giấy vào tháng 2/1796, đồng thời áp dụng một biện pháp thay thế là “các lệnh ủy thác lãnh thổ”. Các lệnh này trên danh nghĩa, chúng được bảo vệ dựa vào doanh số bán các vùng đất, cuối cùng đã kết thúc ồn ào trong vụ xì-căng-đan Compaignie, Dijon (1796-1797). Cái được gọi là “phá sản hai phần ba” (9/1797) đã đánh dấu sự từ chối các nghĩa vụ đối với các khoản nợ công. Không một biện pháp nào có thể giúp phục hồi khả năng thanh toán của nhà nước hay trị được căn bệnh nan y nợ động thuế. Còn Hội đồng Đốc chính sau này ngày càng phụ thuộc vào các vụ làm ăn phi pháp với các thương gia chiến tranh và những kẻ đầu cơ trục lợi. Không khó để nhận ra những chính sách tài chính của các thể chế cách mạng khác nhau lại tạo được một sức ép lớn và tại sao những kinh nghiệm sử dụng tiền giấy lại gặp phải những lời chỉ trích gay gắt như vậy? https://thuviensach.vn Mặt khác, Pháp đã quay lại áp dụng chính sách tiền kim loại vào cuối năm 1797. Ngày 7/4/1795, khoảng 10 tháng trước khi hủy bỏ tiền giấy, Hiệp định đã quyết định thay thế đồng Livơ cũ bằng đồng Frăng bạc và coi nó là đơn vị tiền tệ chính thức. Một đạo luật ra đời vào ngày 15/8 năm đó đã quy định hàm lượng bạc trong đồng Frăng là 5 gram. Đồng bạc sẽ được đúc theo các mệnh giá 1, 2, 5 Frăng và cùng song song tồn tại với các mệnh giá của tiền đồng. Tuy nhiên, đạo luật này lại không cố định tỷ lệ bạc theo vàng. Dù rất cần thiết nhưng các biện pháp nhằm giảm lạm phát này đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc suy thoái kinh tế năm 1797-1799, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi các đồng tiền kim loại nước ngoài và các đồng tiền thiếu hàm lượng vẫn được lưu thông. Tất cả những điều này đã hạn chế việc thực hiện các cam kết duy trì một chính sách tiền tệ chặt chẽ của Hội đồng Đốc chính và khiến Hội đồng mất dần sự ủng hộ của quần chúng. Như vậy, ở góc độ tài chính, nhìn chung những gì Hội đồng Đốc chính để lại rất nghèo nàn, ngoại trừ chính sách tiền tệ “cứng rắn” đã được thực hiện trước sự kiện Brumaire. Đó là nền tảng để gây dựng chế độ lãnh sự. Nếu giờ đây, chúng ta nghiên cứu lại các cuộc cải tổ tài chính lớn dưới thời Napoleon thì sẽ dễ dàng nhận ra sự tương phản với những điều diễn ra trước đó. Ví dụ như sự phân chia chức năng rõ ràng hơn giữa bộ tài chính (cơ quan phụ trách thu của nhà nước) và kho bạc (cơ quan phụ trách chi của nhà nước). Cải cách tiền tệ được mở rộng và củng cố. Việc thu thuế, cả thuế trực tiếp và gián tiếp cũng được cơ cấu lại và một hệ thống kế toán công hoàn thiện hơn được áp dụng. Các bước đi quan trọng đầu tiên trong ngành ngân hàng cũng xuất hiện từ ngày đầu của chế độ tổng tài. Nét đặc trưng nổi bật của hệ thống tài chính là sự ổn định nhân sự tại các phòng ban chủ chốt. Gaudin, người đã từ chối lời đề nghị làm bộ trưởng tài chính của Hội đồng Đốc chính, nhưng đã chấp nhận lời mời của Napoleon (vào ngày 10/11/1799) và giữ vị trí đó cho tới khi Napoleon thoái vị lần đầu vào tháng 4/1814, và trong cả thời kỳ Một trăm ngày. Kho bạc, được phát triển từ một cơ quan độc lập lên vị trí cơ quan bộ, đầu tiên được giao cho Barbe Marbois https://thuviensach.vn quản lý (1801-1806) và sau đó là Mollien, người giữ vị trí trong khoảng thời gian còn lại của đế chế và thời kỳ Một trăm ngày. Họ chịu trách nhiệm tư vấn về những chính sách tài chính mà Napoleon còn thiếu và họ được hỗ trợ bởi một lượng lớn nhân viên cấp dưới có năng lực và thâm niên công tác lâu trong ngành. Thành tựu quan trọng nhất mà Gaudin đạt được là những cải thiện trong hệ thống thu thuế. Các loại thuế chủ yếu có từ thời cải tổ cách mạng năm 1790-1792 nhưng chưa đạt hiệu quả thật sự cho tới trước sự kiện Brumaire. Việc thu thuế được cải thiện và thuế đất cơ bản được phân chia công bằng hơn dựa trên các nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Điều này đảm bảo giá trị thuế thu được trong Năm thứ XII (1803-1804), khi chế độ tổng tài kết thúc, là khoảng 206 triệu Frăng từ 1792 vùng biên giới của Pháp. Việc áp dụng quy định đăng ký đất vào năm 1802 và sau được mở rộng hơn dưới thời chủ tịch Delambre vào tháng 9/1807 đã giúp ổn định nguồn thu từ thuế. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm ở hầu hết các thành thị. Tình trạng khó xác định và khó thu vẫn tồn tại như trước kia. Từ con số 60 triệu vào những ngày đầu của chế độ tổng tài, nguồn thu này đã giảm trông thấy sau tháng 9/1803 khi các loại thuế tiêu dùng ở mức cao dần thay thế cho thuế thu nhập tại các thành phố lớn. Dưới thời Napoleon, tiền thuế đánh vào thương mại và dịch vụ ban đầu dự tính tăng lên 12 triệu, có tác dụng lớn so với thời kỳ Cách mạng. Các khoản thuế tăng thêm, còn gọi là “phụ trội phần trăm” có giá trị hiệu lực từ ngày 1/12/1798 vẫn được được tiếp tục duy trì và tăng lên trong thời kỳ chế độ tổng tài và Đế chế. Mục đích chính của các khoản thuế này là nhằm đáp ứng khoản chi ngày càng tăng ở các khu vực hành chính, nơi các khoản tăng thêm được thu theo tỷ lệ cố định và tỷ lệ dao động. Hầu hết các loại thuế gián thu của chế độ cũ đã bị Hội đồng Lập hiến bãi bỏ. Những tính toán lạc quan cho rằng các loại thuế đền bù có thể liên kết với các loại thuế trực tiếp mới đã không xảy ra trong thực tế. Thuế thu từ hải quan cũng bị ảnh hưởng nặng nề do ngoại thương suy giảm trong suốt https://thuviensach.vn thời kỳ chiến tranh hàng hải (1793-1799). Đối mặt với sự thâm hụt tài chính ngày càng tăng trong nước, tháng 10 và tháng 12/1798, Hội đồng Đốc chính đã cho phép tái áp dụng thuế tiêu dùng đối với một số loại hàng hóa cụ thể tại các thành thị. Nhưng bất chấp những biện pháp kể trên, các loại thuế gián tiếp này cũng khó có thể đạt đươc hiệu quả cao khi Napoleon nắm quyền. Các cuộc cải tổ trước đây của ông trong lĩnh vực này đã được củng cố khi một cơ quan thuế tiêu thụ đặc biệt cấp trung ương được thành lập vào năm 1804 nhằm củng cố việc thu thuế của các mặt hàng thuốc lá, đồ uống có cồn, chơi bạc, vận tải công cộng, đồ vàng bạc, và một lượng lớn các hàng hóa dịch vụ khác. Việc muối được đưa vào danh sách này vào năm 1806, đã làm sống lại những ký ức về một sắc thuế đã từng bị chỉ trích rộng rãi. Vào tháng 12/1810, việc sản xuất và buôn bán thuốc lá được đặt trong cơ chế quản lý độc quyền của nhà nước. Sự thâm hụt các loại thuế trực thu tiếp tục gây khó khăn cho nguồn thu của nhà nước, vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trò tương đối quan trọng. Người ta ước tính, giá trị của nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt đã tăng gấp bốn lần trong khoảng 1806-1812. Năm 1813, nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm 25% tổng nguồn thu của chính phủ. Việc thu thuế hải quan và nhiều phụ phí tem và đăng ký khác đã cấu thành nguồn thu nhập lớn thứ ba của nhà nước. Bộ máy tài chính của Napoleon dĩ nhiên là một phần không thể tách rời trong hệ thống quản lý hành chính của ông và nó cũng mang đậm dấu ấn cá biệt của cơ chế quản lý tập trung. Bộ máy này có quy định thứ tự cấp bậc tương tự với các ban ngành của bộ máy chính phủ. Nhân viên thanh tra làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của các bộ trưởng tại Paris. Từ ngày 24/11/1799, một quyết định mới về thuế trực thu được đưa ra tại mỗi khu hành chính. Hàng năm, một cán bộ thu thuế sẽ được bổ nhiệm tới một khu hành chính, một nhân viên quản lý tài sản được bổ nhiệm tới một quận hành chính. Nhân viên quản lý tài sản sẽ phải chuyển các khoản thanh toán nhanh tới Paris. Ban đầu là một tháng một lần nhưng sau thời điểm khủng hoảng ngân hàng năm 1805, thời gian bị rút ngắn xuống còn 10 ngày. Vì mục đích này, quỹ dịch vụ trung ương, thực chất là một phiên bản của quỹ dịch vụ https://thuviensach.vn thời chế độ tổng tài, đã được thành lập vào ngày 16/7/1806 dưới sự giám sát của Mollien. Cuộc cải tổ kho bạc cũng tuân theo nguyên tắc đó. Trong thời kỳ nắm giữ chức bộ trưởng, Barbe-Marbois phải đảm bảo việc thu hồi tất cả các loại thuế đến hạn và phải chịu trách nhiệm chuyển và thanh toán các khoản tiền quỹ công cộng. Do đó, ông quy định việc kê khai của mỗi bộ phải thật chi tiết và phải được phê chuẩn từ các bộ ngành. Khi Mollien kế nhiệm ông, các biện pháp được đưa ra để cải tiến toàn bộ hệ thống kế toán. Kết quả là một cơ quan kiểm toán trung ương được thành lập vào tháng 9/1807 để việc kiểm toán tài chính của nhà nước đạt hiệu quả hơn và chế độ sổ sách kế toán kép được mở rộng trong cả hệ thống kho bạc. Trên thực tế, Mollien đã áp dụng thông lệ này đối với quỹ thanh toán trong nhiệm kỳ làm giám đốc của ông (1800-1806). Quỹ này được lập ra với mục đích ban đầu là hỗ trợ kho bạc thực hiện các nghĩa vụ đối với nợ công. Sau đó, chức năng của quỹ này được mở rộng để đẩy mạnh tín dụng nhà nước theo những cách khác như phát hành trái phiếu ngắn hạn có mức lãi suất 6 đến 7% từ năm 1806. Trật tự tài chính công bền vững hơn bao hàm đồng tiền mạnh và như chúng ta thấy đây chính là lĩnh vực mà Napoleon đã học hỏi được từ Hội đồng Đốc chính. Sự định kiến của ông đối với tiền giấy và những khoản vay lớn của nhà nước cũng được hình thành. Tất cả những điều ông học được từ lịch sử không mấy suôn sẻ của tiền giấy đã củng cố các định kiến của ông về chủ nghĩa trọng thương đối với tài chính tín dụng thông qua giấy tờ ủy thác. Mặc dù quan niệm của ông về vấn đề này được xem là chưa chín muồi nhưng đó là động lực chính hình thành nên những biện pháp quan trọng của Năm thứ XI (28/3/1803), từ đó định hình nền tảng cho hệ thống tiền tệ của ông. Cái gọi là “đồng Frăng mềm” được thiết lập như một chuẩn lưỡng kim, quy định tỷ lệ của vàng với bạc ở mức 1:15,5. Chuẩn này xác định chặt chẽ hàm lượng kim loại của đồng tiền xu mới. Loại tiền đó giờ đây được phát hành cùng đơn vị với tiền tệ vàng, bạc và xen-tim đồng nguyên chất. “Đồng Frăng mềm” cuối cùng cũng đã được thống nhất là phương tiện trung gian https://thuviensach.vn