🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 Ebooks Nhóm Zalo Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM hãy trả lời em tại sao?. t.12 / huỳnh thu hương d. - t.P. hồ chí minh : trẻ, 2009. 192tr. ; 19cm. 1. Khoa học thường thức. 2. hỏi và đáp. i. huỳnh thu hương d. 001 -- dc 22 H412 Huỳnh Thu Hương dịch 4 THẾ GIỚI TỰ NHIÊN Động vật thật sự có thể cảm 1 nhận một cơn động đất sắp đến không? Một vài ngày sau khi cơn sóng thần Ấn Độ Dương nổi lên (26-12-2004), các báo cáo bắt đầu cho thấy một mức tử vong thấp tới kì lạ của động vật hoang dã. Theo các nhân viên của Công viên quốc gia Yala ở Sri Lanka, nơi đã có 60 người thiệt mạng, thì họ đã không tìm thấy một động vật nào chết - mặc dù đây là vùng bị tàn phá nhiều nhất. Điều gây bất ngờ nhất là các báo cáo từ bờ biển Cuddalore của Ấn Độ, nơi có hàng ngàn người chết, trong khi trâu, dê và các động vật khác thì dường như đã thoát chết mà không hề bị tổn thương. Đừng nghĩ đây chỉ là những lời đồn thổi hay phóng đại về một quyền lực siêu nhiên nào đó. Bởi vì nhiều nhân chứng đã xác nhận rằng họ đã 5 nhìn thấy những con voi chạy lên vùng đất cao hơn, hồng hạc rời khỏi những vùng đất sinh sản thấp cùng nhiều hành động bất thường khác. Mặc dù hiện tượng này cũng xảy ra tương tự như trong những cơn động đất lớn khác, những người hoài nghi vẫn có lý khi phản biện rằng tất cả đó chỉ là những suy luận. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng khoảng thời gian giữa các cơn động đất là quá dài để cho phép các động vật liên hệ những điều chúng đang cảm thấy với kí ức về một thảm họa trong quá khứ hay là để cho quá trình tiến hóa có thể ưu tiên cho tính trạng “cảm nhận động đất”. Nhưng có một học thuyết khác đặc biệt đáng chú ý: có lẽ động vật được hưởng lợi từ những năng lực cảm giác có được nhờ những lý do khác, chẳng hạn như sự liên lạc. Năm 1997, các nhà nghiên cứu ở Đại học California đã báo cáo rằng voi có thể phát hiện tiếng rống của những con voi khác ở cách xa hơn 30 dặm. Hay có thể động vật đã phản ứng lại với những hiệu ứng động đất nhẹ thường báo trước những cơn động đất chính; đã có rất nhiều chuyện như vậy trong những đợt động đất ở Sumatra - vùng này đã phải gánh chịu ba trong bảy cơn động đất mạnh nhất được ghi nhận mọi nơi trên thế giới, trong năm 2004. Một cách khác, có thể chúng đã cảm nhận được những xáo động điện từ mà các nhà khoa học cho rằng đi kèm với sự vỡ của đá trước cơn động đất. Năm 1998, một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã kiểm tra khả năng 6 này bằng cách xem những hành vi của các động vật trong phòng thí nghiệm, trong khi những khối đá granite được nghiền cơ học ở bên cạnh. Khi áp suất trên những tảng đá tăng lên, các con vật trở nên kích thích cao độ. Và điều này có thể được liên kết với sự xuất hiện của các hiệu ứng điện từ từ những tảng đá bị nghiền. Họ gợi ý rằng điều này có thể giải thích được bằng cách nào nhiều loài động vật có thể cảm nhận được cơn động đất lớn nhiều giờ hay nhiều ngày trước đó. Thảm họa tháng 12 năm 2004 chắc chắn sẽ thúc đẩy nhiều nghiên cứu hơn trong lối giải thích thật lôi cuốn này. Tại sao nam giới có nhiều 2 gần bằng nữ giới? Nếu đàn ông cũng có giá trị như phụ nữ về mặt sinh sản, điều này đã không còn là một câu đố lớn, nhưng thật tế thì đàn ông lại không quý giá về mặt sinh sản như vậy. Vì đàn ông có thể sinh ra một số lượng lớn con cháu trong khoảng thời gian mà phụ nữ chỉ mang thai một lần. Vậy tại sao lại không có một tỉ lệ giới tính khác, ví dụ như 1 nam cho 50 nữ? Lời giải thích được chấp nhận rộng rãi nhất được đưa ra bởi nhà di truyền học vĩ đại Ronald Fisher năm 1930: giả sử tỉ lệ giới tính thật sự là 1 nam cho 50 nữ, người đàn ông đó sẽ có rất nhiều cơ hội để kết bạn tình. Và trong quá trình đó sẽ truyền đi những gen có thể ưu 7 tiên cho việc sinh con trai hơn là sinh con gái (và gen đó thật sự tồn tại). Khi con cháu của người đàn ông đó tăng lên, tỉ lệ gen đó trong quần thể cũng như tỉ lệ nam giới trong quần thể cũng tăng lên, cho đến khi nó đạt được một tỉ lệ 50:50. Khi đó tình trạng nữ thừa nam thiếu vốn đem lại lợi thế sinh sản cho nam giới sẽ biến mất và tỉ lệ nam:nữ sẽ dừng lại ở 50:50. Cũng những lý luận tương tự như vậy cho nữ giới, nhờ đó tỉ lệ giới tính gần như được giữ cố định theo thời gian. Ít nhất, điều đó sẽ xảy ra nếu chỉ có gen tham gia vào. Trong thực tế, chúng ta có rất nhiều những yếu tố khác, chẳng hạn như chi phí tương đối giữa việc nuôi con trai và con gái và giá trị kinh tế lâu dài của chúng. Điều này đã dẫn đến một hành động lố bịch là phá thai con gái. Điều này ở Trung Quốc được cho rằng là đã góp phần vào sự dư thừa 20% con trai so với con gái. Nhìn chung trên cả thế giới có khoảng 5% nam nhiều hơn nữ, nhưng ở Anh tỉ lệ giới tính lại ngược lại, với 5% nam ít hơn nữ. Thật tế tại sao thì vẫn chưa rõ ràng. Tại sao con người đi thẳng 3 trên hai chân? Đây là một trong những điều bí ẩn không bao giờ lắng xuống. Tính cho tới giờ, đã hơn một tá lý thuyết được đặt ra trong thế kỉ vừa rồi hoặc hơn. Năm 1871, Charles 8 Darwin đã có một giả thiết hoàn toàn hợp lý rằng sự đi hai chân là để giải phóng bàn tay cho việc cầm nắm công cụ. Dù điều này hiển nhiên là đem lại một lợi thế tiến hóa, nhưng nó có vẻ như đó không phải là động lực, chính những bằng chứng hóa thạch và nghiên cứu phân tử cho thấy rằng con người đầu tiên đứng thẳng đã có cách đây khoảng 7 triệu năm - 4,5 triệu năm trước khi họ bắt đầu làm công cụ. Trong những năm 1950, nhà nhân chủng học Raymond Dart chỉ ra rằng đứng thẳng cho phép sinh vật nhìn xa hơn - điều này đúng, tuy nhiên ngay cả khi chiều cao tăng gấp đôi thì tầm nhìn chỉ tăng lên dưới 50%. Một giả thiết gần đây hơn cho rằng sự đi hai chân giúp giảm diện tích da bị phơi ra ánh nắng ban ngày; một lần nữa, những tính toán lại cho thấy những lợi ích là rất thấp. Có lẽ lời giải thích toàn diện nhất được đưa ra bởi Peter Rodman và Henry McHenry của Đại học California vào năm 1980. Họ lý luận rằng sự thay đổi thời tiết đã dẫn đến sự thu hẹp diện tích rừng, do đó nguồn thức ăn thưa thớt hơn đã dẫn đến sự đi hai chân, vì đây là một cách có hiệu quả năng lượng hơn cho việc tìm kiếm môt lượng thức ăn cần thiết. Những lời phê bình lập tức chỉ 9 ra rằng những nghiên cứu cho thấy sự đi bốn chân (như chó) giúp việc đi lại có hiệu quả năng lượng hơn con người. Điều này đúng, nhưng cũng không phù hợp: vấn đề là với một con người đi hai chân thì có hiệu quả năng lượng hơn một con người bị ép đi lại trên cả bốn chân. Trong quyển sách Nguồn gốc tầm thường (Lowly Origin), nhà xuất bản Đại học Princeton, tiến sĩ Jonathan Kingdon của đại học Oxford cho rằng việc tìm thức ăn bằng tay trong tư thế ngồi xổm đã dẫn tới những thay đổi giải phẫu, làm cho việc đi hai chân là hầu như không thể tránh khỏi - một sự đảo ngược rõ ràng so với những giả thiết ban đầu của Darwin. Bạn có biết sự khác biệt 4 giữa alligator (cá sấu Mỹ) và crocodile (cá sấu) không? Trong khi chúng trông có vẻ gần như một, hai sinh vật này thực ra lại thuộc về hai họ khá khác nhau. Đối với các nhà sinh vật học, chúng khác hẳn nhau cũng như giữa con người và khỉ đột (gorilla). Một cách khá đáng tin để phân biệt chúng là nhìn vào đầu chúng: alligator có cái mõm hình chữ U, trong khi của crocodile là chữ V (để dễ nhớ: chữ A đứng trước chữ C trong bảng chữ cái và chữ U cũng đứng trước chữ V). 10 Điều này lại dẫn tới một quy luật khác: cái hàm của alligator càng rộng thì hàng răng dưới sẽ càng bị che đi, trong khi crocodile lại cho thấy một nhóm những cái răng liên kết với nhau, cộng thêm một cái răng thứ tư thò ra rất đặc trưng (lại nữa, có một cách rất dễ nhớ thông qua câu tục ngữ “cá sấu nhe nanh” - “crocs show canines” ) Nhìn chung, alligator thường lớn hơn và ít hung dữ hơn crocodile. Tuy nhiên, chắc ăn nhất là tránh tiếp xúc với cả hai loài này trong thiên nhiên hoang dã. Thuyền có thể bị đánh chìm 5 bởi mực ống khổng lồ không? Bạn có bao giờ thấy bức tranh một chiếc thuyền buồm lớn đang bị tấn công bởi một con mực khổng lồ chưa? Thật khó tin phải không? Vận động viên thuyền buồm Oliver de Kersauson có thể vẫn còn phải vã mồ hôi lạnh khi anh nghĩ về đợt chạm trán giữa anh và đồng đội với nó vào tháng 1-2003. Trong khi đang cố gắng phá kỉ lục thế giới về đi vòng quanh trái đất bằng đường biển, một đêm nọ, chiếc trimaran (tàu gồm ba thân tàu dài ghép lại) khổng lồ dài 110 bộ (khoảng 33m) của họ, bất ngờ đứng khựng lại ở giữa Đại Tây Dương. Cúi người qua cửa sổ ở thành tàu nhìn xuống dưới biển, một thủy thủ đã kinh hoàng khi nhìn thấy một cái xúc tu khổng lồ, rộng hơn cả chân của con người, đang tóm lấy bánh lái của chiếc thuyền. 11 Cả chiếc thuyền bắt đầu chồm lên và rung lên khi con quái vật cố tóm lấy chắc hơn. May mắn thay, ngay khi con tàu đang ở bên bờ vực của sự tan vỡ, con quái vật bỏ cuộc và biến mất. Một thủy thủ ước lượng con quái vật phải dài gần 10m. Tháng 4-2003, tiến sĩ Steve O’Shea của đại học Bách khoa Auckland, New Zealand, tiết lộ về phần thừa lại của một con mực bị bắt khi đang tấn công lưới của một chiếc tàu đánh cá ở gần Nam cực. Nó được cho là một con non của giống Mesonychoteu this hamiltoni, một loài mực khổng lồ, có vẻ được xác định lần đầu tiên vào năm 1925. Theo tiến sĩ O’Shea, chiều dài của nó gợi ý rằng con trưởng thành có thể có tổng chiều dài gần 15m. Bởi vì chiều dài này cũng tương tự như của những chiếc thuyền buồm lớn, loại mà ngài Francis Drake dùng đi vòng quanh thế giới, cho nên hình ảnh con bạch tuột khổng lồ tấn công một chiếc tàu lớn cũng đâu đến nỗi quá khó tin. Nếu hiện tượng thần giao cách 6 cảm có thật, tại sao luật tiến hóa lại không làm cho nó phổ biến? Câu hỏi này thường được đưa ra bởi những kẻ nghi ngờ những hiện tượng siêu nhiên như thần giao cách cảm, cảm nhận từ xa. Có lẽ nó được đặt ra đầu tiên bởi 12 nhà viết truyện khoa học viễn tưởng Isaac Asimov. Giả sử lợi thế tiến hóa như giác quan thứ sáu có thể giúp cho sinh vật tìm ra bạn tình hay con mồi, cũng không có động vật nào đã phát triển một khả năng như thế. Hãy tạm thời gác lại khả năng có một vài động vật thực sự như thế, vẫn còn rất nhiều những lời phản biện mà ta có thể gọi là Nghịch lý của Asimov. Đầu tiên, không phải chỉ vì một tác động có ích về mặt tiến hóa tồn tại mà có thể đảm bảo rằng sinh vật sẽ khai thác nó. Hiện tượng siêu dẫn, cho phép dòng điện chạy qua mà không có điện trở, cũng có thể rất có ích cho một vài loài sinh vật. Điều rắc rối là, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở nhiệt độ thấp hơn -770C, làm sao có động vật nào sống nổi ở điều kiện đó, dù có đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đi chăng nữa. Tương tự, chúng ta vẫn đợi sự xuất hiện của một loài lửng nhìn được tia X, một loài cá có năng lượng đủ sức nung chảy, hay là một loài gà trống nguyên tử. Một vài người sẽ lý luận rằng kẻ hở nghiêm trọng nhất trong Nghịch lý của Asimov là sự quả quyết rằng không có sinh vật nào có năng lực siêu nhiên. Qua nhiều năm, đã có nhiều lời tuyên bố về những con vẹt và chó tâm linh có thể cảm nhận được khi nào người chủ của chúng trở về. Bằng chứng về sự tồn tại của khả năng thần giao cách cảm của con người đã được minh chứng rõ ràng 13 trong các thí nghiệm bởi các nhà nghiên cứu trong những viện hàn lâm rất được tôn trọng chẳng hạn như Đại học Edinburgh. Những thí nghiệm này cho rằng trong khi sự liên lạc từ xa giữa con người có thể tồn tại, hiệu quả của nó thì lại rất yếu. Điều này gợi ý rằng lý do chúng ta không liên lạc bằng thần giao cách cảm là vì quá trình tiến hóa đã đưa chúng ta tới một con đường hiệu quả hơn là khai thác sự phát tán mạnh hơn nhiều của ánh sáng và âm thanh xung quanh ta. Nhưng ta vẫn không thể phủ nhận khả năng có những sinh vật thường sử dụng năng lực thần giao cách cảm. Nơi tốt nhất để tìm kiếm sinh vật đó ắt hẳn là một môi trường mà cả năm giác quan thường đều không làm việc tốt lắm, chẳng hạn như ở độ sâu thăm thẳm của thế giới đại dương. Xét theo các tế bào trong cơ 7 thể, có phải chúng ta không còn là chúng ta cách đây 10 năm? Các tế bào tạo nên cơ thể chúng ta thì liên tục được thay thế và hồi phục, tuổi thọ tối đa của các tế bào thường có mang một vài mối quan hệ với chức năng của chúng. Những tế bào bạch huyết chiến đấu với bệnh tật có thể chỉ sống một vài giờ với vai trò hoạt động, trong khi tế bào dạ dày và đại tràng có tuổi thọ một vài ngày và hồng cầu thì khoảng bốn tháng. Tế bào da 14 sống khoảng một tháng, trong khi bộ xương của ta thì được tái tạo lại hoàn toàn sau khoảng 10 năm. Vì vậy, trong một khoảng thời gian sống điển hình, con người đã sử dụng qua khoảng 900 bộ da và khoảng nữa tá bộ xương. Một sự ngoại lệ lớn của quá trình thay thế này là tế bào thần kinh, bao gồm những cái đã tạo nên bộ não chúng ta, và do đó cũng tạo nên năng lực tinh thần của ta. Ngoại trừ tai nạn, bệnh thoái hóa và say xỉn triền miên, các tế bào thần kinh gần như cũng sống lâu như người chủ của chúng. Chúng ta hãy trở lại với câu hỏi liệu có ai thực sự cùng là một người so với họ cách đây 10 năm. Về mặt các tế bào mà từ đó chúng ta được tạo nên, câu trả lời rõ ràng là không, và một cái liếc nhìn vào trong gương sẽ cho thấy rằng bề ngoài của chúng ta cũng rất khác (thường là gây thất vọng). Chính cái bên trong bộ não chúng ta là cái ta được nhìn nhận về bản chất của mình, và các neuron tìm thấy ở đó thực sự là những tế bào đã cùng được sinh ra với ta. Cái đã thay đổi chính là hình thức liên kết giữa các tế bào thần kinh và cách mà chúng đáp ứng với kích thích. Tuy nhiên, chỉ có một nhà khoa học thần kinh rất dũng cảm mới dám chỉ một ngón tay vào một nhóm những tế bào thần kinh chuyên biệt và nói rằng nó đại diện cho bản chất sự tồn tại của chúng ta. Vấn đề chỉ ra chính xác cái tôi thực sự đã được các nhà triết học khác nhau, như Phật và Hume (nhà sử học và triết học 15 Scotland) đề cập đến. Chuyện này đã khiến họ nghi ngờ liệu có ý nghĩa gì không khi nói về sự tồn tại của một cái tôi. Cuối cùng, chúng ta vẫn là chúng ta cách đây 10 năm, nghĩa là, không còn gì khác ngoài những điều hư cấu bề ngoài. 8 Tại sao nam giới có núm vú? Đây là một trong những câu hỏi mà phải nhờ vào ‘sự tích của Darwin’, câu chuyện mà ngày xửa ngày xưa, nam giới và nữ giới đều cho con bú, cho đến khi sự đột biến ngẫu nhiêu sinh ra những người đàn ông không thể cho con bú nhưng lại tốt hơn trong chiến đấu với thú dữ vì có được một giấc ngủ đêm thật ngon, để lại những núm vú như là một bằng chứng về khả năng trước đây của họ. Cũng rất có thể là đã có một sự liên kết tiến hóa ở đâu đó nhưng nó phải đến trước sự xuất hiện của con người hiện đại rất lâu, bởi vì những sự kiện tạo ra núm vú ở nam giới xảy ra rất sớm trong thai kỳ. Khoảng một tháng sau sự thụ thai, một nhóm các tế bào trong phôi liên kết với tuyến mồ hôi bắt đầu tách ra để hình thành vú và núm vú. Điều này xảy ra khoảng tám tuần trước khi phôi được 16 tiếp xúc với hormone, như testosteron, thứ sẽ khiến nó phát triển thành một bé trai - đến thời điểm đó thì núm vú đã được hình thành rồi. Núm vú cũng không phải là mối liên kết duy nhất với quá khứ lưỡng tính của chúng ta: nam giới có nhiều mô vú hơn ta nghĩ, và mỗi năm, ở Anh Quốc, khoảng 250 người đàn ông phát sinh ung thư vú và dẫn đến khoảng 100 cái chết. Dung lượng trí nhớ của bộ 9 não con người là bao nhiêu? Những cố gắng để ước tính dung lượng của một chất nặng 1,5 kg trong hộp sọ của chúng ta được thực hiện khoảng nữa thế kỉ trước, khi mà sự phát triển của máy tính điện tử đã kích thích việc so sánh giữa bộ nhớ yếu kém của máy tính với một dung lượng nhớ (giả định là) lớn hơn nhiều của bộ não con người. Trong một bài thuyết trình tại Đại học Yale năm 1956, nhà khoa học máy tính John von Neumann đã đưa ra một ước lượng khoảng 35 triệu triệu megabyte - thật khổng lồ, ngay cả khi so sánh với những máy tính ngày nay. Những ước lượng sau này dựa trên sự giả định về sự lưu trữ thông tin của 100 triệu triệu liên kết giữa các tế bào não và dẫn đến một con số khoảng 40 triệu megabyte, rất lớn nhưng chẳng có gì lớn như con số của Neumann. Điểm lại những ước đoán khác nhau, nhà khoa học 17 máy tính giáo sư Ralph Merkle của Georgia Tech, Atlanta, lưu ý rằng chúng ta đều giả định nhiều hơn hay ít hơn một cách không hợp lý về cách bộ não lưu trữ thông tin. Ông lý luận rằng những ước lượng tốt hơn thường xuất phát từ những thí nghiệm cố gắng đo dung lượng một cách trực tiếp. Ví dụ, ông nêu ra kết quả của những nghiên cứu tiến hành giữa những năm 1980 bởi Thomas Landauer và đồng nghiệp của ông ở Phòng thí nghiệm Bell, New Jersey, nơi đó người ta được yêu cầu nhớ lại những dạng thông tin khác nhau qua những lượng thời gian khác nhau. Mức độ nhớ lại hóa ra lại ổn định một cách đáng ngạc nhiên, và khi được chuyển sang tổng lượng dữ liệu mà một bộ não có thể chứa trong suốt thời gian sống, nó cho một con số khoảng 200 megabyte. Điều này không kém ấn tượng hơn con số của Neumann, chính xác là bởi vì lý do ngược lại: máy tính cá nhân thường có dung lượng nhiều hơn như vậy nhiều. Theo cách nói của Merkle: “trong khi điều này có thể làm tan biến cái tôi tự cao của chúng ta, nó cho thấy rằng chúng ta có thể tạo ra một thiết bị với những khả năng và kỹ năng của một con người với thêm một ít phần cứng vào cái ta hiện có - chỉ cần chúng ta biết đúng cách để tổ chức phần cứng đó”. 18 10 Tại sao chim đứng trên dây điện mà không bị giật điện? Không phải điện thế cao tại một điểm nguy hiểm mà chính là sự chênh lệch điện thế lớn mới nguy hiểm, bởi vì điều này sẽ sinh ra một dòng điện chạy từ điểm này tới điểm kia. Nó cũng giống như đi lại trên tầng thứ 100 của tòa nhà chọc trời; chỉ có độ cao thì bản thân nó chẳng gây nguy hiểm gì. Chỉ khi bạn đưa mình vào sự tác động của độ chênh lệch chiều cao lớn, nói cách khác là nhảy ra khỏi cửa sổ, thì bạn gặp rắc rối to. Khi một con chim đậu trên một dây điện, nó nhận được cùng một điện thế như sợi cáp và do đó không có nguy cơ điện giật. Tuy nhiên, nếu nó giang cánh ra và chạm vào vật gì đó ở một điện thế khác, ví dụ như một sợi cáp khác hay với một điểm được nối đất, sự khác biệt điện thế sẽ cho phép dòng điện chạy qua, nướng chín con chim ngay tức thì. Những công ty điện đã phát minh ra các cách ngăn cách các sợi cáp hoặc không thì ngăn không cho chim đậu lên. Nhưng mỗi năm, một số chim đặc biệt là chim săn mồi lớn vẫn bị điện giật, cơ thể bốc cháy của chúng đã được cho là điểm bắt đầu cho những đợt cháy rừng lớn. 19 11 Có phải bánh mì không tốt cho vịt - và nếu vậy, chúng ta nên cho chúng ăn cái gì? Dĩ nhiên bánh mì mốc meo thì tốt nhất là nên tránh cho vịt ăn bởi vì các bào tử có thể gây ra nhiễm trùng hô hấp. Nhưng bánh mì mới thì có tốt cho vịt trong ao không? Vấn đề lớn nhất đối với bánh mì hóa ra là mọi người đổ ra quá nhiều, dẫn đến một chế độ ăn không cân bằng. Và một lượng lớn bánh mì trôi nổi không bị ăn trong ao khi phân hủy sẽ giúp ích cho sự tăng trưởng của tảo và làm giảm lượng oxy trong ao đến mức có hại. Do đó, hãy bỏ bánh mì ở bên bờ ao thay vì vào giữa ao. Dân chuyên nghiệp cho những con chim săn của họ ăn hỗn hợp lúa mì, lúa mạch, hạt kê và những viên thức ăn có công thức đặc biệt được làm từ cỏ, cá và ngũ cốc. Do đó họ khuyên rằng hãy mang một túi các hạt hỗn hợp đi dọc theo ao thì tốt hơn là một ổ bánh mì cũ thông thường, để cho các chú vịt có một chút thay đổi chứ. 20 12 Nếu tiến hóa là ngẫu nhiên thì làm sao ta giải thích được những thiết kế hiện có trong tự nhiên? Nhà vũ trụ học vĩ đại giáo sư Fred Hoyle cũng đã đề ra một điều tương tự trong những năm 1970, cho rằng không có đủ thời gian cho sự ngẫu nhiên tự nó có thể tạo ra những kỳ quan như là con người và vũ trụ đã tồn tại mãi mãi. Tuy nhiên, ngài Fred đã hiểu sai thuyết tiến hóa của Darwin. Sự đột biến gen ở sinh vật sống thì đúng là ngẫu nhiên nhưng đó chỉ mới là một nửa câu chuyện. Nửa còn lại nằm trong sự chọn lọc tự nhiên, quá trình loại bỏ tất cả ngoại trừ những đột biến làm gia tăng khả năng sinh sản thành công của sinh vật. Đây là một bộ lọc mạnh mẽ đến kinh ngạc, dẫn đến sự xuất hiện nhanh chóng của các loài sinh vật mà vô tình lại phù hợp tốt với môi trường của chúng. Không hề có một cơ chế dẫn dắt nào đằng sau nó cả (hay chính xác hơn, không có một nhu cầu tuyệt đối để phải cần đến một cơ chế như vậy), ngoài một sự chắc chắn là những đột biến vô giá trị sẽ bị loại bỏ về lâu dài. Cũng giống như thuyết tiến hóa, tất cả những điều này nghe có vẻ như là một sự tích, vì vậy một sự kết hợp giống như vậy giữa sự đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên hiện nay đang được sử dụng thường xuyên bởi các nhà khoa học máy tính để tìm ra những giải pháp gây ấn tượng kinh ngạc cho nhiều loại vấn đề, từ sắp xếp lịch trình bay cho tới thiết kế sản phẩm mới. 21 13 Làm sao mèo sống sót qua những cú rơi có thể giết chết con người? Có rất nhiều những câu chuyện về mèo sống sót sau những cú rơi từ rất cao chỉ với những thương tích tương đối nhỏ. Các nhà khoa học thú y gọi nó là ‘Hội chứng lên cao’ và đã viết rất nhiều điều thông thái về chủ đề này, mô tả những trường hợp mèo rơi từ 32 tầng trở lên và bỏ đi với không có gì tệ hơn là một vài chấn thương ngực và răng bị mẻ. Những nghiên cứu này có vẻ chứng minh rằng đại đa số mèo sống sót qua những cú rơi như vậy nhưng có một sự thiên kiến rõ ràng: nghĩa là các bác sĩ thú y có xu hướng không chú ý những con mèo bị chết. Hơn nữa, trong số những con mèo sống sót đủ lâu để gặp một bác sĩ thú y, hầu hết thực ra chỉ có thể sống thêm được một ngày nữa. Thống kê về các thương tổn vẫn giúp đưa ra ánh sáng một phần bí mật về sự thành công của mèo. Một phần đó nằm trong khả năng nổi tiếng của chúng là vặn mình giữa không trung và chuẩn bị một chuyến đáp bằng bàn chân trước. Với những cú rơi thấp hơn khoảng sáu tầng, những con mèo có xu hướng căng người ra khi va chạm, kết quả là gãy chân. Trên mức đó, chúng có vẻ như thư giãn và cho 22 phép chân của chúng dang ra và làm tăng sức kéo khí động học. Tự biến mình thành một cái dù có lông, chúng đáp xuống ở một tốc độ ổn định khoảng 30m/s. Do vậy, ít có sự khác biệt giữa việc con mèo rớt từ tầng 6 hay từ tầng 26: chúng đều chạm mặt đất với động năng có thể gây gãy xương như nhau và một cơ hội sống như nhau. Ngược lại, con người không thể thắng được sự nhào lộn trên không ngoạn mục như thế, khiến cho họ có tốc độ kết thúc khoảng gấp hai lần như vậy. Và vì vậy, họ bị nhận một năng lượng va chạm mạnh gấp bốn lần của mèo. Nhà sinh vật học vĩ đại J. B. S. Haldane đã mô tả tình huống này cô đọng hơn, sinh động hơn, trong bài tiểu luận năm 1928 của ông Tồn tại ở kích thước đúng (On being the right size): “Bạn có thể thả một con chuột rơi xuống chiều cao một ngàn thước của hầm mỏ và khi chạm đáy nó chỉ bị sốc nhẹ và bỏ đi. Con chuột lẽ ra đã chết nhưng nó vẫn có thể rơi xuống an toàn từ tầng thứ 11 của một tòa nhà trong khi con người thì bị chết, còn con ngựa thì nát bét”. 14 Tại sao tiếng kêu của vịt lại không tạo tiếng vọng? Có một điều chắc chắn là: một tiếng động hoàn toàn là điều kiện cần chứ không phải đủ để có một tiếng vọng, tiếng động phải được phát ra trong một nơi mà 23 tiếng vọng có thể nghe được. Vịt thường sinh sống ở những cái ao nông, được bao quanh bởi những vật liệu mềm hấp thụ âm thanh như cây cối và bụi rậm - không phải là một điều kiện thuận lợi để tạo ra tiếng vọng. Một yếu tố khác gần đây đã được xác định bởi các nhà khoa học ở đại học Salford: dạng đứt quãng của âm thanh và cách mà nó nhỏ dần có thể che phủ bất cứ một tiếng vọng nhỏ nào xuất hiện. Vậy là đủ rồi: tiếng kêu quạc quạc không gây ra một thách thức nào cho những lý thuyết của ngành vật lý. 15 Có thật là rêu có khuynh hướng mọc ở phía bắc của thân cây? Đối với nhiều loài rêu sống khỏe mạnh ngoài trời, ta có thể nhờ rêu trên cây để tìm ra hướng nào là hướng bắc. Điều rắc rối là, những chuyên gia về sinh tồn lại không đồng ý chúng sẽ mọc về bên nào của thân cây. Nhiều người cho rằng nó là hướng bắc, lý luận rằng rêu thích điều kiện lạnh hơn, tối hơn, ẩm hơn, thường có ở bắc bán cầu. Nhưng một số người khác lại khăng khăng rằng rêu mọc dày hơn ở hướng nam, phía đối diện mặt trời. Tệ hơn nữa, dường như những điều kiện địa lý địa 24 phương hoàn toàn có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự mọc của rêu hầu như ở mọi chỗ trên cây. Do đó, thật gượng ép khi tin vào một điều không có cơ sở như vậy. 16 Tại sao những động vật có vú ở biển như cá heo chỉ sống được trong nước muối? Đối với con người, uống nước biển sẽ có một kết quả ngược lại là cái chết do mất nước. Bởi vì khi lượng muối trong dịch cơ thể tăng lên, phần nước tinh khiết trong các tế bào sống sẽ bắt đầu rỉ ra ngoài để cân bằng nồng độ muối ở hai bên màng tế bào (quá trình này gọi là thẩm thấu). Điều này sẽ kích thích nhu cầu về nước ngọt: một vòng lẩn quẩn tai hại bắt đầu bởi cơn khát khủng khiếp và kết thúc là cái chết. Động vật có vú ở biển tránh hiện tượng này như thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn. Những phân tích dịch cơ thể của động vật có vú ở biển như cá heo cho thấy đối với sự hấp thu nước ngọt nó cũng khá giống như những động vật có vú trên mặt đất, bao gồm cả con người. Điều này gợi ý rằng chúng đã tìm 25 được cách nào đấy cho vấn đề bị nhấn chìm trong một lượng nước muối khổng lồ mà chúng không thể uống. Một khả năng là chúng có thể nhận được nước ngọt qua thức ăn của chúng. Đương nhiên, hải sư chỉ ăn cá - dịch cơ thể cá có một lượng muối tương đối thấp - cũng có thể đã có đủ lượng nước ngọt chúng cần. Một khả năng khác là động vật có vú ở biển đã mở ra một con đường khác để loại bỏ muối khỏi cơ thể từ bất cứ nguồn nước nào chúng ăn uống vào. Một lần nữa, những nghiên cứu ở hải cẩu có vẻ ủng hộ điều này, bởi vì nước tiểu của chúng mặn gấp đôi nước biển. Tuy vậy, đối với hầu hết các động vật có vú ở biển, các nhà khoa học có rất ít manh mối về cách mà chúng đã chuyển nước muối thành nước lã. 17 Bằng cách nào hơi ẩm trong đất đến được ngọn những cây cao? Có lẽ tất cả mọi người đều biết câu trả lời này: hoạt động mao dẫn, trong đó sức căng bề mặt của nước dẫn hơi ẩm lên qua những mao mạch dạng ống nhỏ trong thân cây. Có một vấn đề với cách giải thích này: nếu nó đúng, cây cao nhất thế giới sẽ có kích thước của một cây bút chì. Về mặt định lượng, hoạt động mao dẫn chỉ có thể dâng mức nước trong cây lên tối đa là vài cm. Không biết cách nào mà những cây gỗ đỏ ở bắc California cao hơn 10m lấy được nước, nhưng chắc chắn không phải là mao dẫn. Câu trả lời thực sự đó là sự thoát hơi nước. 26 Nước ở trong thân cây sẽ được kéo lên bởi tác động của sức nóng từ ánh sáng mặt trời. Vô số những cột nước sẽ phân phối chất dinh dưỡng và nước khắp cả cây cho tới khi chúng tới được lá, nơi mà chúng sẽ bốc hơi vào không khí xung quanh. Tác động này thật mạnh mẽ vì nó có thể cho phép nước chống lại cả trọng lực và ma sát của mô thực vật. Tuy nhiên, không thể nào tránh được, vẫn còn một mức mà quá trình này không thể kéo nước lên cao hơn được nữa, bởi vì cột nước bị xé ra bởi những lực đối. Tuy vậy, một nghiên cứu xuất bản năm 2004 trong tờ báo Nature chỉ ra rằng sự thoát hơi nước còn có thể cho phép cây cao nhất thế giới mọc cao hơn 2m nữa, tới một độ cao chóng mặt là 12m. 18 Có phải tất cả động vật thường thuận tay phải? Khoảng 1/10 con người là thuận tay trái và những nghiên cứu về hình vẽ của con người trải dài hơn 5.000 năm đã cho rằng tỉ lệ này gần như được giữ không đổi trong suốt quãng lịch sử được ghi nhận. Tuy nhiên, một thiên hướng dùng tay phải mạnh như vậy chỉ có ở con người. Trong khi rất nhiều động vật riêng lẻ có 27 sử dụng ưu tiên một tay (hay đúng hơn là chân), tỉ lệ tương đối thường vào khoảng 50:50. Họ hàng tiến hóa gần nhất của chúng ta, tinh tinh, thuận cả hai tay khi ở trong thế giới hoang dã. Trong khi chúng lại cho thấy một sự ưu tiên nhỏ cho việc sử dụng tay phải khi làm những công việc đòi hỏi khéo tay cao, tỉ lệ cũng chỉ có 60:40 nếu so với tỉ lệ lớn khác thường 90:10 của con người. Thật cám dỗ để nghĩ rằng có lẽ con người chỉ là kết quả cuối cùng của sự tiến hóa bằng bắt nguồn từ khuynh hướng thuận tay phải một chút của tinh tinh. Tuy nhiên, giáo sư Chris McManus của đại học London, tác giả của tác phẩm lỗi lạc (đoạt được nhiều giải thưởng) Tay phải, tay trái (Weidenfeld và Nicolson, 2002), đã nêu lên ý tưởng đó, bằng cách chỉ ra rằng những động vật nguyên thủy hơn như chuột cũng có một khuynh hướng nhỏ tương tự về việc dùng tay phải. Còn thực chất tại sao nó tồn tại thì vẫn là một điều bí ẩn. 19 Tại sao chúng ta không thể tự cù léc? Charles Darwin lý luận rằng sự vặn vẹo quằn quại của chúng ta khi đáp ứng lại việc cù léc là một phần của phản xạ tự nhiên giúp ta thoát khỏi những kẻ tấn 28 công khi chúng đã tóm được những phần dễ tổn thương của cơ thể chúng ta. Vì vậy, chúng ta không thể tự cù léc mình khi chúng ta đã biết mình định làm gì và ở đâu, vì điều này khó có thể gây ra một sự đe dọa. Năm 1998, học thuyết của Darwin đã được khẳng định bởi tiến sĩ Sarah-Jayne Blakemore ở Viện thần kinh học London. Ông đã phát hiện rằng thông tin chính xác về nơi mà ta sắp cù sẽ được gởi từ tiểu não lên vỏ não cảm giác bản thể (phần vỏ não xử lý cảm giác xúc giác). Vì đã được báo trước, bộ não chúng ta không ghi nhận bất cứ sự đe dọa nào và vì thế chúng ta không thể nào tự cù léc mình rồi oằn oại vì nhột được. 20 Tại sao nữ giới nhỏ hơn nam giới? Ở Anh, chiều cao trung bình của nữ giới trưởng thành khoảng 1,6m, thấp hơn khoảng 13cm so với nam giới. Tuy nhiên, ở những cuộc biểu diễn của các siêu mẫu, không có quy luật vật lý nào ngăn cấm nữ giới cao hơn nam giới. Có lẽ ở đây có một vài ảnh hưởng tiến hóa và sinh học nào đấy. Thứ nhất, con gái trải qua một giai 29 đoạn tăng trưởng các xương dài không lâu bằng con trai. Thứ hai, có một lý do hiển nhiên khiến nữ giới cần có xu hướng ưa thích những người nam cao hơn, vì những người này sẽ là những thợ săn giỏi. Vì hiện nay bộ não quan trọng hơn cơ bắp nên tác động của sự chọn lọc này có vẻ như đang giảm bớt: một nghiên cứu gần đây của viện hàn lâm Úc cho thấy chiều cao trung bình của nữ giới đã tăng 1% trong 18 năm vừa qua. 21 Khủng long khổng lồ có thể chịu đựng được chế độ ăn rau cỏ thôi không? Nếu không tìm kiếm hóa đơn đi chợ của một con khủng long tay dài, chúng ta có lẽ ít có hy vọng hiểu được chính xác tại sao một con quái vật nặng 50 tấn, dài hơn 20m có thể tự ăn no được. Nhưng ta có thể thực hiện vài phỏng đoán bằng việc giả định rằng những quy luật vật lý và hóa học hiện tại cũng được áp dụng cách đây 65 triệu năm. Khủng long có thể được đánh giá là khá giống so với chúng ta: những động cơ nhiệt động lực học được hoạt động bởi năng lượng từ thức ăn. 30 Để ước lượng sơ, chúng ta hãy chia con khủng long khổng lồ thành nhiều phần như những sinh vật hiện đại chẳng hạn voi và giả định là lượng thức ăn mà nó tiêu thụ cũng có tỉ lệ tương ứng. Voi ăn gần 160 kg, vậy với một khối lượng lớn hơn khoảng 16 lần, khủng long tay dài sẽ phải nhai hết tới 2 tấn rưỡi thực vật một ngày. Thực tế thì con số sẽ nhỏ hơn một nửa. Thứ nhất, những nghiên cứu chi tiết trên động vật hiện đại đã cho thấy rằng nhu cầu năng lượng động vật tỉ lệ với độ tăng khối lượng theo luỹ thừa 0,75 (m0,75), cho nên khủng long tay dài chỉ cần một lượng thức ăn gấp tám lần voi (160,75 = 8). Thứ hai và quan trọng hơn là khủng long tay dài có sự trao đổi chất giống thằn lằn hơn. Kiểu chuyển hóa này đốt năng lượng ở tỉ lệ thấp hơn một phần mười so với động vật có vú máu nóng. Vì vậy, bất chấp thân hình khổng lồ, khủng long tay dài cũng có thể sẽ sống được khi chỉ nhai một lượng thức ăn bằng với voi, và có thể là nhỏ hơn nữa, nếu khi xưa có một loại thực vật cung cấp nhiều năng lượng trên mỗi kg hơn so với các loài thực vật ngày nay. 22 Tại sao nhện không bị dính vào mạng của chúng? Những con nhện sinh ra nhiều sợi tơ nhện để xây dựng nên mạng của chúng, nhưng chỉ một sợi trong số đó là có tính dính. Chất keo 31 nằm dọc theo sợi tơ dưới dạng hạt nhỏ và nhện bước đi vào giữa những hạt này khi tiến về phía con mồi của mình. 23 Tại sao bạn không thể huấn luyện mèo? Những người nuôi mèo sẽ nói rằng mèo quá tinh khôn để biểu diễn những trò đùa ngớ ngẩn như chó. Theo ông Colin Tennant, một trong những chuyên gia hàng đầu về mèo ở Anh, câu trả lời thực sự nằm trong lịch sử tiến hóa. Chó vốn là động vật sống theo bầy, chúng học bằng cách chú ý và bắt chước những con xung quanh, trong khi mèo là những thợ săn đơn độc nên chúng không bao giờ cần phải có khả năng này. Mèo sẽ phản ứng lại với tiếng mở một hộp thức ăn nhưng rất ít con thèm hạ cố làm vài điều gì hơn. 24 Tại sao quả trứng có hình quả trứng? Thường người ta nghĩ rằng đây là kết quả của quá trình đẻ trứng nhưng điều này lại thất bại trong việc giải thích tại sao một số loài chim, chẳng hạn như đà điểu, 32 đẻ ra những quả trứng tròn hoàn hảo. Còn nếu cho rằng hình dạng tròn này đáp ứng cho yêu cầu vững chắc tối đa của những quả trứng thì tại sao bồ câu và những loài chim lặn lại đẻ trứng nhọn ở cả hai đầu? Hình dạng của một vật sống thường là phản ánh một tác động tiến hóa phức tạp và những nghiên cứu gần đây cũng nói lên điều tương tự cho những quả trứng. Tiến sĩ Tamas Szekely, một nhà toán học ở đại học Bristol, đã chỉ ra rằng lời giải thích dường như nằm ở “số lượng” trứng được đẻ ra ở những loài chim khác nhau. Đặc biệt, ông đã phát hiện rằng những quả trứng mang hình dạng như vậy là để cho một số lượng trứng tối đa có thể được xếp lại với nhau để nhận hơi ấm trong suốt quá trình ấp. Ví dụ, những loài chim ở bờ biển như chim choi choi thường đẻ khoảng bốn quả trứng có dạng nhọn vì, theo tiến sĩ Szekely, nó cho phép trứng lớn hơn khoảng 8% so với kích thước của tổ chim. Ngược lại, những loài chim như đà điểu, đẻ chỉ một trứng, thì tốt nhất nên là trứng tròn. Đương nhiên quy luật ‘sắp xếp tối ưu’ này cũng có những ngoại lệ. Trong đó có loài chim uria, đẻ chỉ một trứng hình quả lê. Điều này có thể phản ánh một hiện tượng là loài uria làm tổ của chúng trên những mặt đá dốc đứng: trứng dạng quả lê không lăn trên một đường thẳng được, vì vậy giúp ngăn chúng lăn khỏi bờ đá. 33 25 Loài nhện giăng tơ như thế nào? Loài nhện có thể giăng được những cái mạng nhện gần như chơi vơi giữa trời, không bấu víu vào chỗ nào. Làm sao chúng làm được điều đó? Câu trả lời là, con nhện trèo lên trên một điểm trống trải - như trên đầu một hàng rào - tìm xem gió đang thổi từ hướng nào và tạo ra một sợi tơ cực mảnh. Giống như người câu cá, con nhện chờ đợi cho tới khi nó cảm thấy sợi dây hơi căng ra, cho biết rằng sợi tơ đã bám được vào một vật gì đó ở phía bên kia khoảng trống. Sau đó nó kéo căng “sợi tơ làm cầu” này và chạy lướt qua lại nhiều lần, gắn vào thêm nhiều sợi tơ nữa, làm cho sợi tơ nhanh chóng trở nên dày hơn và chắc hơn. Từ điểm giữa, con nhện đu xuống, trên đường đu xuống nó nhả ra một sợi tơ thứ hai mà sẽ được nó cột lại ở nơi thấp hơn. Kéo mạnh sợi dây này sẽ tạo ra một cấu trúc hình chữ Y, từ đó nó có thể bắt đầu xây dựng mạng nhện. Một vài loài nhện nhiệt đới làm những cái mạng nhện rộng hơn 2m. Tuy nhiên, có lẽ nhiều sợi tơ trong số những sợi tơ dài mà chúng ta thấy trên đường đi là kết quả của một con nhện không may với một cơn gió mạnh và nó chỉ còn tìm được chỗ bám ở một nơi xa so với điểm bắt đầu của nó. 34 26 Có thật là một vài con tinh tinh đã được dạy cho nói không? Đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã công bố công trình mô tả cách mà con tinh tinh tên Washoe được dạy ngôn ngữ dấu hiệu của Mỹ (American Sign Language = ASL) và đã sử dụng nó để chuyện trò với người chủ của mình. Từ đó, họ tuyên bố là đã dạy ASL cho nhiều loài linh trưởng khác và đã nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng của trí thông minh trong cách mà tinh tinh dùng từ - ví dụ như phát minh ra tập hợp dấu hiệu ‘la hét vì thức ăn tồi’ để mô tả mùi vị tệ hại của củ cải. Washoe thông thạo hơn 200 kí hiệu và còn dạy cả ASL cho đứa con trai nuôi mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này ngụ ý rằng lý do duy nhất mà tinh tinh không nói chuyện với chúng ra về tình trạng kinh tế và thời tiết xấu là do chúng thiếu khả năng phát âm phức tạp như chúng ta. Ít nhất, đó cũng là điều mà những người nghiên cứu tham gia trong dự án này muốn chúng ta tin. Nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng những lời tuyên bố này chỉ là ước muốn của các nhà nghiên cứu, họ đã loại bỏ ý tưởng rằng tinh tinh đã học được ASL. Họ lý luận rằng rất nhiều những kí hiệu này vừa vô nghĩa vừa chỉ là những cử chỉ bình thường của tinh tinh cộng 35 với sự diễn dịch ASL bởi những người quan sát quá nhiệt tình. Những nhà ngôn ngữ học đã nhấn mạnh rằng có rất ít bằng chứng chứng tỏ tinh tinh đang sử dụng ASL để tạo ra bất cứ cái gì ngoại trừ một nhóm từ rất đơn giản, giống như “chuối tôi tôi ăn”, bất chấp sự thật là ASL là một ngôn ngữ đã phát triển mạnh với cú pháp và ngữ pháp. Trong khi những lời tuyên bố về khả năng của Washoe và đứa con của nó được thổi phồng quá mức thì vẫn có nhiều lời phản bác và nhất định rằng ngôn ngữ vẫn là một đặc tính duy nhất của con người. Có lẽ lời tổng kết công bằng nhất là một số tinh tinh có thể diễn đạt những suy nghĩ đơn giản bằng ngôn ngữ kí hiệu nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào chứng tỏ chúng là những người trò chuyện lanh lợi. 27 Vì sao cá voi lặn được rất sâu mà không có biểu hiện khó chịu nào? Khả năng lặn của những động vật có vú thở không khí thì thật ngoạn mục: hải cẩu, cá heo đều có thể lặn hơn 1.000m. Cá nhà táng đã được ghi nhận ở độ sâu gần 2,4km và những thứ bên trong dạ dày một con cá nhà táng cho thấy nó đã ăn một loại cá nhám góc chỉ được tìm thấy ở độ sâu gần 3km. Ở độ sâu đó, áp suất lên tới 300 kg/cm2, cho nên cá voi thật sự đã làm được những điều kì diệu ở bên dưới đó để có thể quay trở lên mà sống sót. 36 Không ai biết chắc được chúng làm như thế nào nhưng những nghiên cứu trên hải tượng đã gợi ý rằng những động vật có vú lặn sâu không quan tâm chống lại áp suất và cứ để phổi xẹp lại khi áp suất tăng. Điều này có thể là chìa khóa giải thích cho khả năng của chúng trong việc tránh bệnh khí ép, gây ra khi khí nitrogen bị ép vào trong dòng máu bởi áp suất lớn và bắt đầu tạo ra những bong bóng khí trong mô trên đường trồi lên. Khi phổi của chúng xẹp lại, không khí giàu nitrogen mà chúng hít vào ở mặt nước sẽ bị ép vào khí quản và khoang mũi của chúng, ra khỏi vị trí của phổi, nơi chúng có thể gây hại, và chỉ được cho trở lại rất từ từ trên đường nổi lên. Dù vậy, động vật có vú ở biển vẫn có khả năng bị bệnh khí ép nếu trồi lên quá nhanh. Tháng 12-2004, các nhà khoa học từ viện hải dương học Woods Hole ở Massachusetts đã thông báo rằng một nghiên cứu về xương của cá nhà táng gợi ý rằng những sinh vật này đã chịu đựng bệnh khí ép nhẹ nhưng mãn tính trong suốt cuộc đời của nó. 28 Tại sao một số người hắt hơi khi nhìn vào mặt trời? Hành động phản xạ kì lạ này, đôi khi được gọi là hắt hơi do ánh sáng (Photic sneezing) tác động tới khoảng 37 một trong bốn người. Nó có thể là do di truyền, dù nó hoàn toàn vô dụng - cũng giống như những đặc tính di truyền kì lạ khác như khả năng ngọ nguậy tai hay là uốn cong lưỡi. Thủ phạm dường như là dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh giữ vai trò chủ chốt trong nhiều hành động không ý thức, bao gồm cả hắt hơi. Dây thần kinh này có rất nhiều nhánh, hầu hết kết thúc tại da đầu. Khi bị kích thích, ví dụ như một hạt bụi ở gần mũi, dây thần kinh này gửi tín hiệu tới bộ não, gây ra hắt hơi. Một vài nhánh cũng kéo dài tới tận mắt, nơi chúng phản ứng lại những chất kích thích, chẳng hạn như hơi hành tỏi hay ammonia, bằng cách tạo ra nước mắt. Ở một vài người - do một nguyên nhân mà chẳng ai biết - những nhánh này cũng phản ứng lại với ánh sáng mạnh, kết quả là một cái hắt hơi. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, một đợt hắt hơi do ánh sáng có thể chắc chắn là gây khó chịu thậm chí là nguy hiểm, đặc biệt là nếu nó xảy ra khi đang lái xe. 29 Tại sao người ở những nước nóng lại da đen? Nguyên nhân của nó liên quan nhiều đến ánh sáng mặt trời hơn là sức nóng, và sự tiến hóa dường như đã 38 tập trung vào ánh sáng thay vì phải băn khoăn về sức nóng, điều mà dù sao chúng ta cũng có thể kiểm soát tương đối dễ dàng bằng cách đứng trong bóng râm vào những ngày thât sự nóng. Trong khi vẫn còn nhiều tranh luận về nguồn gốc của làn da đen và sáng của con người, câu trả lời gần như rõ ràng là nằm ở cầu trúc của melanin, chất hóa học chịu trách nhiệm về màu da. Melenin được biết là có tính bảo vệ trước tia cực tím, thứ mà khả năng gây ung thư của nó là cao nhất ở các nước nóng và có vĩ độ thấp. Vì vậy, có một làn da giàu melanin sẽ có rất nhiều ý nghĩa khi ở gần đường xích đạo. Nhưng ngược lại, tia cực tím thì cần cho việc sản xuất vitamin D (thiếu vitamin D sẽ gây bệnh còi xương do tổn thương xương). Do đó, có một làn da giàu melanin ở những nơi vĩ độ cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này (đã được minh chứng vào đầu thế kỉ trước với 90% những đứa trẻ da đen tại New York bị bệnh còi xương). Do đó sự chọn lọc tự nhiên phải đạt được một sự cân bằng về mức độ melanin tối ưu. Đánh giá theo sự phân bố của những dân cư da trắng hay da đen, dường như có một quy luật là những nguy cơ liên quan tới ánh sáng mặt trời ở những 39 nước gần xích đạo là ung thư, trong khi ở những nước có vĩ độ cao hơn ở Bắc bán cầu lại là sự thiếu vitamin D. Khoa học hiện đại đã làm giảm tầm quan trọng của sức ép tiến hóa này đi rất nhiều: kem chống nắng cản tia cực tím cho phép ngay cả những người Scandinavi trắng nhất cũng có thể sống ở những nước xích đạo, trong khi sự bổ sung vitamin D trong sữa đã làm cho bệnh còi xương gần như không được biết đến ở những nước thiếu ánh mặt trời. 40 30 TRÊN TRỜI - DƯỚI ĐẤT Bằng cách nào người Hi Lạp cổ biết được trái đất tròn? Vào khoảng thế kỉ thứ tư TCN, Aristotle đã tuyên bố rằng: “tính tròn của trái đất có thể được chứng minh bằng chính sự khôn ngoan của chúng ta”. Ông đã đưa ra nhiều cách để chứng minh rằng chúng ta đang sống trên một quả cầu khổng lồ. Ví dụ, những người thám hiểm đã kể lại rằng khi họ đi xa khỏi quê nhà thì những nhóm sao mới trên bầu trời đi vào tầm nhìn và những ngôi sao quen thuộc thì lại biến mất về hướng đường chân trời, bất kể là họ đi về hướng nào. Một lý lẽ mạnh mẽ hơn nữa, khi một con tàu đi về cảng của nó, những người đang chờ đợi nó sẽ không chỉ thấy một con tàu nhỏ đang to dần ra mà sẽ thấy đầu tiên là ngọn buồm và sau đó sẽ dần dần thấy thân tàu, giống y như là nó đang đi qua chỏm của một khối cầu. Một thế kỉ sau, Eratosthenes 41 đã thành công trong việc đo chu vi trái đất. Bằng việc quan sát độ dài của bóng mặt trời từ hai thành phố khác nhau trong cùng một ngày của một năm, ông tìm ra một con số vào khoảng 46.000km, sai biệt khoảng 15% so với con số thực 40.000km. Columbus, ngược lại, đã đặt cơ sở cho chuyến thám hiểm của mình vào con số nhỏ hơn nhiều, khoảng 30.000km. 31 Sự trôi của các lục địa sẽ tác động tới bản đồ trái đất tương lai như thế nào? Ý tưởng rằng các lục địa trôi lang thang trên bề mặt trái đất chắc chắn là một trong những điều gây kinh ngạc nhất trong khoa học, và thật khó để thông cảm với các viện hàn lâm nổi tiếng đã gạt bỏ ý tưởng đó khi nó được đem ra thảo luận bởi nhà khí tượng học Alfred Wegener cách đây một thế kỉ. Ngày nay, ngay cả những sách khoa học trong trường học cũng có những bản đồ chỉ ra sự thay đổi bề mặt thế giới của chúng ta trong vài trăm triệu năm vừa qua. Sự trôi của các lục địa là do những dòng chảy của magma bên dưới chân chúng ta. Theo những tính toán từ vệ tinh, châu Âu và châu Mỹ đang cách xa nhau 42 ra ở một vận tốc khoảng vài cm một năm (cũng gần bằng vận tốc mọc của móng tay). Giả định là những hướng di chuyển khác nhau hiện nay của các lục địa là không đổi thì việc dự đoán thế giới trông như thế nào trong tương lại cũng không phải là một việc đơn giản nhưng giáo sư Christopher Scotese cùng các đồng nghiệp của ông tại đại học Texas, Arlington đã dồn nỗ lực vào việc này, và kết quả thật tuyệt vời. Khoảng 50 triệu năm nữa, thay đổi lớn nhất có thể xảy ra là sự biến mất của Địa Trung Hải, trong khi châu Phi thì sẽ va vào châu Âu, khép lại khoảng trống từng được là biển giữa chúng. Châu Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục cách xa nhau hơn, và những lục địa còn lại của thế giới có lẽ được hợp nhất với nhau để tạo nên một siêu lục địa. 32 Bao giờ thì nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt? Trong quyển sách Nguồn tài nguyên cuối cùng (The Ultimate Resource), nhà kinh tế học Julian Simon đã tuyên bố, ngược lại với những khẳng định mang tính diệt vong, thế giới sẽ không bao giờ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Theo Simon, trí thông minh sáng tạo của con người sẽ đảm bảo rằng rất lâu trước khi bất cứ tài nguyên nào thực sự cạn kiệt, một vài tài nguyên thay thế đã được tìm thấy. có một cuộc đánh cá giữa Simon 43 với một nhà nhân khẩu học rất ưa chết chóc, Paul Ehrlich. Năm 1980, Simon đã đánh cá rằng giá của bất cứ năm thứ kim loại công nghiệp nào được chọn bởi Ehrlich cũng sẽ thấp hơn giá thực tế trong 10 năm sau - tương tự với quan điểm nghịch lý của ông rằng không có gì sẽ cạn kiệt. Sau đó thì năm 1990 cũng đến,và giá của năm thứ kim loại đã thực sự rớt xuống trung bình gần 40% (đã tính ảnh hưởng của lạm phát) so với năm 1980. Sự tiên đoán thành công của Simon đã khiến mối nghi ngờ về tính đúng đắn của lời tuyên bố rằng mọi thứ sắp cạn kiệt. Do đó, không quá ngạc nhiên khi phát hiện rằng nhiên liệu hóa thạch cũng đã từng nhiều lần được dự đoán là sẽ cạn kiệt trong thế kỷ qua, mà thực tế là đã chẳng có gì như thế. Sớm hơn, vào năm 1874, đã có những lời cảnh báo rằng dự trữ dầu hỏa của Mỹ sẽ cạn khô trong vòng bốn năm. Năm 1920, đội khảo sát địa chất học ở Mỹ đã ước lượng rằng tổng dự trữ dầu của thế giới vào khoảng 60 tỉ thùng; số lượng chỉ dùng được trong hai năm với tốc độ tiêu dùng hiện nay. Con số đã tăng vọt lên thành 600 tỉ thùng vào 1950 và ngày nay thì nó còn cao hơn gấp năm lần. Trong những năm 1940, 35% số giếng dầu đã cạn kiệt. Đến những năm 1990, chỉ là 23%. Về lâu dài, 44 biểu đồ giá cả có vẻ khá ổn định - ngoại trừ những đợt bùng nổ như vào năm 1973 và 2005. Chuyện tương tự cũng xảy ra với than đá và khí đốt, giá của chúng đã thực sự hạ. Sao lại có thể như vậy được? Theo những báo cáo phát hành vào năm 2004 bởi Trung tâm quốc gia ở Hoa Kỳ về Phân tích Chính sách, lời giải thích nằm trong những phương pháp cực kì phức tạp trong việc tìm kiếm và chiết tách những nhiên liệu này, cũng giống như những gì mà giáo sư Simon đã tuyên bố. Đây có phải là lời bào chữa cho sự phung phí hay không? Không hẳn vậy, có những lý luận địa chính trị khác xa so với những lý luận môi trường chống lại sự lãng phí. Ví dụ: nếu Mỹ có thể từ bỏ việc lãng phí khí đốt của mình và sử dụng năng lượng hiệu quả như Tây Âu, họ có thể tự giải phóng mình khỏi sự lệ thuộc về dầu từ những nước vùng Vịnh. 33 Tất cả lượng nước trong các đại dương của thế giới bắt nguồn từ đâu? Lời giải thích cho hơn 1 tỉ tỉ m3 nước có trên bề mặt trái đất sau khi trái đất hình thành đã bắt đầu được đưa ra từ những năm 1970. Lượng nước lớn như thế đã từng được cho là xuất phát từ băng đá bị kẹt trong những hạt bụi đã tạo nên các đám mây nguyên thủy, thứ đã 45 đông đặc lại thành trái đất cách đây 4,5 tỉ năm. Cho tới tương đối gần đây, lượng nước này được cho là đã được giải phóng trong sự phun trào của núi lửa. Sự phun trào đó đã tạo nên những đám mây hơi nước khổng lồ bao quanh hành tinh. Chúng bị làm lạnh đi và rơi xuống trở thành mưa, qua hàng trăm triệu năm đã lấp đầy cái bể mà hiện giờ đã tạo thành đại dương. Trong báo cáo nổi tiếng của mình về hải dương học hiện đại Bản đồ biển cả (Mapping The Deep, Sort of Boomerangks, 2000), Robert Kunzig nói rằng: những nghiên cứu hiện nay cho rằng sự phun hơi của núi lửa không thể giải phóng đủ hơi nước để tạo nên các đại dương của thế giới. Thay vì thế, băng đá nguyên thủy được cho là đã chuyển thành nước trong suốt thời kì chịu tác động của thảm họa xảy ra khi trái đất hình thành. Sao chổi cũng được cho là đã góp phần vào bằng cách thải băng đá mà chúng chứa xuống trái đất. Thực vậy, có lẽ gần một nửa lượng nước trên hành tinh của chúng ta đến từ sao chổi. 34 Liệu có bao giờ trái đất sẽ ngừng xoay không? Với những phương cách của mình, khối lượng khổng lồ của trái đất có thể sẽ rất vui lòng để xoay mãi trong một môi trường chân không không có ma sát. Nhưng thực tế, 46 mặt trời và mặt trăng đang đều đặn làm chậm trái đất lại qua sức kéo thủy triều mà chúng tác động lên các đại dương của thế giới. Tác động này rất nhỏ: một ngày chỉ kéo dài hơn 0,0017 giây so với cách đây một thế kỷ - có thể bỏ qua nếu so với thước đo thời gian của con người. Tuy nhiên, nó có làm ngày trên trái đất dài thêm. Ví dụ: khi các loài khủng long thống trị thế giới, trái đất quay nhanh hơn đáng kể so với ngày nay, làm cho một ngày ngắn hơn khoảng nửa tiếng hoặc hơn thế. Những nghiên cứu trên các vòng tròn tăng trưởng hàng ngày của san hô và động vật thân mềm hóa thạch củng chỉ ra rằng cách đây khoảng 450 triệu năm, ngày chỉ dài 22 giờ. Với vận tốc hiện tại, sẽ phải mất hàng tỉ năm để trái đất dừng lại, đến lúc đó con người có thể đã rời trái đất để đến một nơi nào đó tốt hơn. Đương nhiên, điều này đã giả định rằng vận tốc xoay là không đổi, điều mà chẳng có gì để chắc chắn. Khi trái đất tiếp tục xoay chậm hơn, nó sẽ làm mất đi moment góc của nó so với mặt trăng, và mặt trăng sẽ đi xa hơn khỏi quỹ đạo của nó môt chút. Tác động này là rất nhỏ nhưng nó đã được nhận thấy bằng cách chiếu tia laser ra từ các thiết bị được đặt trên mặt trăng bởi các phi hành gia tàu Apollo, tiết lộ rằng thiên thể láng giềng của chúng ta đang 47 lùi xa khỏi chúng ta khoảng 4cm một năm. Một lần nữa, điều này có thể bỏ qua so với thước đo của con người nhưng khi cộng dồn lại sẽ ra một kết quả sẽ làm bạn bối rối. Tính toán tác động của việc xoay chậm lại của trái đất lên quỹ đạo của mặt trăng gợi ý rằng cả hai phải tiếp xúc với nhau cách đây 2 tỉ năm. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học khá tự tin rằng mặt trăng đã là một thực thể tách biệt cách đây ít nhất là 4,5 tỉ năm. Rõ ràng có điểm nào đó đã sai với lý thuyết mà chưa được tìm ra. 35 Nam cực đã bị đóng băng từ bao giờ? Cách đây gần một thế kỷ, những chuyến thám hiểm của cả Robert Scott và Ernest Shackleton đã tìm thấy bằng chứng, dưới dạng than đá và dương xỉ hóa thạch, rằng Nam cực không phải luôn luôn là một miền đất hoang vu đóng băng. Một bằng chứng ấn tượng hơn bao giờ hết đã xuất hiện vào năm 1991, khi các nhà khoa học phát hiện ra di tích của một con khủng long, Cryo lophosaurus, loài đã di lang thang khắp lục địa cách đây khoản 190 triệu năm. Thời điểm này có liên quan tới các bằng chứng địa lý rằng Nam cực lúc đó đang tắm mình trong ánh nắng xích đạo, là 48 một phần của “siêu lục địa” khổng lồ Gondwana. Nó đã bắt đầu nứt ra cách đây khoảng 160 triệu năm, và những phần mà hiện nay là Nam cực, Úc, Nam Mỹ đã trôi về hướng nam. Sau khoảng 100 triệu năm, chúng gần như đã đến được vị trí hiện tại của chúng. Nam cực lại mất thêm 40 triệu năm nữa để trở thành nơi lạnh nhất trên trái đất, vào thời điểm đó thì Nam cực đã tách xa các miền đất láng giềng và được bao quanh bởi các dòng hải lưu lạnh. Trong 20 triệu năm vừa qua thì đúng là nó gần như bị đóng băng thường xuyên - có những bằng chứng rằng lục địa này đã thoát khỏi băng giá gần đây khoảng 3 triệu năm, tuy nhiên không ai biết tại sao. Có lẽ nó là kết quả của việc trái đất nóng lên gây ra bởi những nhà máy năng lượng thời kỳ đồ đá! Bằng cách nào Scott và 36 Amundsen tìm ra Nam Cực mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện hàng hải hiện đại? Trong trường hợp của Scott, câu trả lời ngắn gọn là: ông không tìm được. Việc đi biển thì thât sự tương đối đơn giản khi ở gần vùng cực, vì cả Scott và Amundsen đều đã học từ A.R.Hinks, một chuyên gia đo đạc địa hình của đại học Cambridge, người đã có một buổi thuyết trình về vấn đề này ở Hội Địa lý Hoàng gia vào tháng 11 năm 1909. Như Hinks đã chỉ ra, sự tụ lại của các 49 đường kinh tuyến ở các cực có nghĩa là một kinh độ tại vùng cực đại diện cho chỉ một vài dặm và do đó có thể được bỏ qua. Điều cốt lõi là phải giữ thẳng hướng đi về hướng Nam. Điều này có thể thực hiện qua việc đo đạc vĩ độ với kính lục phân (dụng cụ đo độ cao của mặt trời để xác định vị trí con tàu..) và việc sử dụng thật khôn ngoan chiếc la bàn. Giống như dân chuyên nghiệp, Amundsen chấp nhận lời khuyên của Hinks, dùng việc đọc kính lục phân và đoán mò để tiến gần về vùng cực. Khi đã đến đó, ông và đồng đội - tất cả bao gồm bốn thủy thủ lão luyện - đã quan sát thật cẩn thận với kính lục phân và xác định được vị trí thực sự của điểm cực Nam là trong vòng 250m. Sau đó họ đã đi lang thang qua lại trên vùng đó ba lần cho chắc. Cũng giống như nhiều điều khác trong chuyến thám hiểm của mình, Scott đã mang một thái độ “nghiệp dư - quý phái” khi nghĩ về chuyến hải trình. Ông thậm chí gần như không băn khoăn gì việc có được những thủy thủ chuyên nghiệp, nhưng vào phút cuối ông đã mời một sĩ quan ở Petty là Henry Bowers gia nhập đội. Không biết gì về lời khuyên của Hinks, Bowers đã sử dụng rất nhiều thời gian trong cuộc hành trình về vùng cực để đo đạc kinh vĩ độ cùng với những tính toán phức tạp và dài vô tận trong một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt. Không cần phải nói, khi họ sắp hoàn thành những tính toán cuối cùng để xác định vị trí chính xác của điểm cực Nam, Bowers và Scott đã phạm sai lầm. Cho nên 50 cũng không đúng lắm khi nói rằng Scott và đồng đội đã tới cực Nam chậm hơn Amundsen một tháng: họ thực tế chưa bao giờ tới được đó cả. 37 Liệu cuối cùng sự phá rừng có khiến chúng ta cạn kiệt khí oxy? Những nhà môi trường học rất thích gọi rừng của thế giới nói chung và rừng Amazon nói riêng là “lá phổi của hành tinh”, ngụ ý rằng nếu chúng ta không ngừng việc phá rừng ngay, tất cả chúng ta đều sắp phải thở hổn hển. Năm 2002, bộ trưởng môi trường của Colombia đã tiến xa tới mức phải cầu xin những người sử dụng cocaine trên thế giới từ bỏ thói quen của họ, bởi vì họ đang khuyến khích việc tàn phá rừng mưa nhiệt đới mà “thế giới rất cần nó cho nguồn oxy”. Thật may mắn (giống như chuyện về những nỗi lo sợ cho hệ sinh thái), không hẳn phá rừng là nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn oxy của chúng ta. Cho tới giờ, thứ đóng góp lớn nhất cho nguồn oxy lại là một loài tảo đáng ghét, dơ bẩn, trôi nổi như những váng bọt màu xanh trên các đại dương của thế giới, chúng chịu trách nhiệm cho hơn 90% sản 51 lượng oxy. Dĩ nhiên không nên phá rừng vì nhiều lý do như phá rừng gây nên lũ lụt, hạn hán, thay đổi sinh thái, nhưng nó không phải là lý do gây ra viễn cảnh ác mộng về một hành tinh bị ngạt thở. 38 Có bao nhiêu nước trong khí quyển nếu so sánh với các đại dương? Lượng nước có trong không khí hiển nhiên là thay đổi rất lớn tùy vào thời gian và địa điểm mà người ta đo đạc, nhưng một con số trung bình hợp lý sẽ vào khoảng ba phần nước trong một ngàn phần không khí tính theo khối lượng. Vì khối lượng của khí quyển là khoảng 5 triệu tỉ tấn, nghĩa là có khoảng 15 triệu triệu tấn nước trong không khí - nghe có vẻ rất nhiều, nhưng chẳng đáng là bao khi so với nước trong các đại dương, vì nước trong đại dương còn nhiều gấp khoảng 100.000 lần. 39 Tại sao sự nóng lên toàn cầu lại làm dâng mực nước biển? Đây có vẻ như là một lời tuyên bố rất kì lạ, vì như mọi người đều biết, nước đá chiếm nhiều thể tích hơn 52 so với một khối lượng nước tương đương (đó là lý do vì sao nó có thể nổi). Vì vậy, có thể bạn cho rằng, nếu khối băng trôi Bắc cực được nghiên cứu rất nhiều kia tan ra thì mực nước biển sẽ thấp hơn một chút. Thực tế sẽ không như vậy, bởi vì không phải tất cả phần thể tích trội hơn của nước đá đều thực sự bị nhấn chìm: một phần của nó sẽ nằm bên trên mặt nước. Khi nước đá tan ra, sự khác biệt tỉ trọng sẽ biến mất, kết quả là phần nước đá bị tan ra lại chiếm lấy đúng phần thể tích nước biển ban đầu bị chiếm chỗ. Thế là: mực nước biển không thay đổi. Tuy nhiên, điều đó lại không đúng cho băng tuyết ở Nam cực và ở các sông băng trên khắp thế giới, bởi vì chúng hiện đang nằm trên mặt đất liền và do đó không góp phần tạo nên mực nước biển. Khi băng tuyết ở đây tan ra, chúng sẽ chảy xuống biển và làm dâng mực nước biển. Sự giãn nở vì nhiệt của nước biển, kết hợp với các điều kiện khác, cũng là nguyên nhân làm mực nước biển dâng cao khi trái đất nóng lên. 40 Liệu sự nóng lên toàn cầu có làm cho dòng hải lưu Gulf Stream biến mất? Điều phải lo lắng là khi trái đất nóng lên quá nhiều và băng Bắc cực tan chảy, tạo thành nước ngọt có tỉ 53 trọng thấp hơn nước biển - sẽ gây ra sự đứt đoạn trong lưu thông của dòng hải lưu ấm Gulf Stream. Điều này có thể dẫn đến sự tụt giảm nhiệt độ của vương quốc Anh tới một mức chưa từng thấy kể từ lần cuối cùng nó xuất hiện cách đây khoảng 17.500 năm. Năm 1999, các nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm hải dương học Scottland, Aberdeen, đã phân tích nồng độ muối trong nước biển nằm giữa Shetland và Faroe Islands được thu thập từ 1893; các kết quả cho thấy một sự sụt giảm rõ ràng của nồng độ muối trong 20 năm vừa qua so với thế kỷ trước. Hiện tượng này rất phù hợp với sự gia tăng của mức nước ngọt đổ vào biển từ Bắc cực. Lượng nước này có vẻ cũng đã làm giảm sức chảy của dòng nước ấm đi khoảng 20% trong 50 năm vừa qua. Tuy vậy, cũng như mọi nghiên cứu khí hậu khác, thật khó để nói liệu đây chỉ là biến động nhỏ hay là biểu hiện của một xu hướng thật sự. Nếu có thể chứng minh đó là một xu hướng thật sự, một vài nhà khoa học sẽ tuyên bố rằng các tác động này sẽ được nhận thấy sớm hơn chúng ta nghĩ. Tính toán trên máy vi tính và nghiên cứu các lõi băng gợi ý rằng các dòng hải lưu có thể được mở và đóng lại nhanh đến bất ngờ, gây ra những thay đổi nhiệt độ nghiêm trọng chỉ trong khoảng một thập niên - một cái nháy mắt trong quan điểm địa chất học. 54 41 Trái đất cách xa mặt trời nhất vào tháng 7, vậy tại sao đây lại là tháng nóng nhất trong năm ở bắc bán cầu? Chắc chắn là trái đất cách xa mặt trời nhất vào khoảng tháng 7 - xa hơn khoảng gần 4 triệu km so với tháng giêng - và điều đó có nghĩa là nhiệt lượng mà trái đất nhận được từ mặt trời sẽ ít đi khoảng 6%. Rõ ràng là khoảng cách từ trái đất tới mặt trời không phải là lý do tại sao tháng nóng nhất lại vào thời gian đó: vì nếu lý do đúng như vậy, tất cả các nơi trên hành tinh sẽ vào mùa hè cùng một lúc. Nguyên nhân chủ yếu do hành tinh chúng ta bị ng hiêng đi khoảng 230 so với trục thẳng đứng. Trong suốt mùa hè của bắc bán cầu, trái đất bị nghiêng về phía mặt trời, làm cho tia sáng mặt trời chiếu xuống tương đối thẳng góc, vì vậy hiệu ứng nhiệt của nó trên mỗi mét vuông là tương đối cao. Tuy nhiên, trong suốt mùa đông của bắc bán cầu, nó bị nghiêng ra xa mặt trời, làm cho tia sáng mặt trời chiếu xuống với góc nhỏ hơn, vì vậy làm giảm lượng nhiệt trên mỗi mét vuông. Đương nhiên, 55 càng đi xuống dưới, sẽ có hiện tượng ngược lại. Vậy nhìn chung, ở các vĩ tuyến bắc, ngày nóng nhất trong năm sẽ là ngày hạ chí, 23 tháng 6. Thực tế, ở Anh, nơi mà một phần lớn nhiệt lượng đến từ các dòng hải lưu ấm, cần phải có một thời gian để các dòng hải lưu bắt kịp nhiệt độ bên trên và do đó ít nhất cũng phải đến tháng 7 thì vương quốc Anh mới bắt đầu thấy ấm hơn. 42 Tại sao mặt trời vẫn mọc trễ hơn vào buổi sáng sau ngày ngắn nhất trong năm? Đó không phải là điều gây tò mò duy nhất về hoạt động của mặt trời trong mùa đông: ngày mặt trời lặn sớm nhất không trùng với ngày ngắn nhất mà lại xảy ra sớm hơn một tuần. Tất cả những sự bất thường này đều là kết quả của hai đặc điểm của hành tinh chúng ta: thứ nhất, quỹ đạo của nó quanh mặt trời không tròn hoàn hảo và thứ hai, trục xoay của nó cũng không vuông góc hoàn hảo với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Tác động kết hợp chính là sự thay đổi tốc độ hoàn thành hành trình hàng ngày của mặt trời từ Đông sang Tây tùy theo thời điểm trong năm. 56 Trong những tháng mùa đông, ở những vĩ tuyến bắc, quỹ đạo lệch tâm của trái đất mang nó đến gần mặt trời nhất (điểm cận nhật) vào khoảng ngày 4 tháng giêng, đó cũng là điểm mà nó di chuyển nhanh nhất trong không gian. Đến lúc này, góc nghiêng của trái đất cũng tác động vào hiệu ứng trên, và mặt trời bắt đầu lùi về hướng bắc một lần nữa vào mùa hè. Do đó, ngược với những gì ta thấy, mặt trời không đi ngang qua bầu trời với cùng một nhịp độ trong suốt năm mà lại tăng tốc rồi chậm lại tùy theo sự kết hợp lộn xộn của hai hiệu ứng này. Điều đó, do vậy khiến cho mặt trời không thể là một đồng hồ lý tưởng; để vượt qua sự khiếm khuyết này, các nhà thiên văn học thời Victoria đã phát minh ra một phiên bản mặt trời giả mà họ có thể dựa vào, gọi là Mặt trời Trung bình (Mean Sun), với tốc độ đi ngang qua bầu trời là hằng số. Mặt trời nhân tạo này cũng là cơ sở của múi giờ gốc Greenwich (Greenwich Mean Time, GMT) - giờ ở đây phụ thuộc vào sự di chuyển của Mặt trời Trung bình qua kinh tuyến Greenwich - và múi giờ này cũng được dùng để xác định thời điểm mặt trời mọc và lặn. Một hậu quả của việc cố gắng áp đặt quy luật cho thế giới tự nhiên này là: sự khác nhau giữa giờ GMT với những chuyển động thực sự của mặt trời. Điều này được biểu hiện ra thành sự không tương ứng giữa những ngày mặt trời mọc trễ nhất và lặn sớm nhất với ngày ngắn nhất. 57 43 Liệu các tảng băng trôi ở Nam cực có thể được kéo về những miền đất khô cằn? Những tảng băng ở Nam cực chiếm khoảng 70% lượng nước ngọt của thế giới, và vì 1,2 tỉ người không dễ dàng tiếp cận với nguồn nước uống được, ý tưởng mang băng về từ Nam cực đã được nhắc lại nhiều lần từ khi nó được nêu ra lần đầu tiên cách đây 50 năm bởi tiến sĩ John Isaacs của viện Hải dương học Scripps ở California. Vào cuối những năm 1970, một trong những người con trai của vua Faisal của Ả Rập Saudi thậm chí còn lập nên một công ty để nghiên cứu ý tưởng này. Ý tưởng này không thực sự gàn dở như ta tưởng, ít nhất là về mặt kỹ thuật. Những người phản đối tức thì - rằng băng sẽ tan ra trước khi tới đích - đã không thấy được một lượng nhiệt lớn khác thường cần thiết để chuyển băng thành nước. Rất có thể rằng chỉ một tỉ lệ nhỏ băng bị tan ra trong chuyến hành trình từ Nam cực của nó. Những chiếc tàu đủ mạnh để kéo một tảng băng có kích thước vừa phải, nặng 100 triệu tấn, đã xuất hiện và những sợi cáp đủ chắc để kéo tảng băng cũng có thể chế tạo được. Thật hài hước rằng vấn đề thật sự khó khăn lại là làm tan nó 58 ra khi nó đã tới nơi - để cung cấp được cho dân chúng một lượng nước hợp lý sẽ phải cần đến công suất của một nhà máy điện lớn. Thêm vào chi phí lớn của việc phân phối nước tới nơi cần thiết nhất - thường là xa bờ biển - là chi phí để kéo băng đi hàng ngàn dặm từ Nam cực. Sự phản đối chủ yếu rõ ràng là nằm ở hiệu quả kinh tế. Thế nên hiện nay, việc kéo băng vẫn còn là một giấc mộng viễn vông của các kỹ sư đường ống. 44 Động đất đã bao giờ được dự đoán thành công chưa? Tháng 2 năm 1975, các nhà địa chấn học Trung Quốc, sau khi phát hiện một loạt các chấn động truyền qua tỉnh Haicheng, đã đưa ra lời cảnh báo rằng một trận động đất lớn sắp nổ ra ở Manchuria. Các cuộc di tản đã được tiến hành và hàng ngàn mạng người đã được cứu sống trong trận động đất cường độ 7,3 độ Richter đã xảy ra trong vòng 24 giờ sau đó. Thế nhưng thành công trong việc dự báo động đất này đã ít được chú ý. Sau này người ta biết được rằng cũng nhóm nhà khoa học đó đã cho ra một lời tiên đoán tương tự vào năm trước, nhưng sau cùng lại là một báo động sai. Sau này một năm, nhóm này lại thất bại trong việc dự đoán trận động đất Tangshan, trận khủng khiếp nhất của thế kỷ 20, để lại ít nhất là 240 ngàn người thiệt mạng. 59 Điều này cũng không làm nhụt chí những người khác tuyên bố rằng đã phá được câu đố về dự đoán động đất bằng cách sử dụng những công thức bí mật của riêng họ. Năm 1977, một nhóm các nhà địa chấn học liên quốc gia đã quyết định rằng sự sụt giảm hoạt động động đất gần Oaxaca ở Nam Mexico có nghĩa là một trận động đất rất lớn sắp nổ ra. Vài tháng sau, vùng này đã gánh chịu một cơn động đất 7,7 độ Richter, cho dù mối liên kết của nó với sự sụt giảm hoạt động trước đây là không bao giờ rõ ràng. Năm 1988, đội khảo sát địa chất học ở Mỹ đã cảnh báo rằng sẽ có 30% khả năng để một trận động đất xảy ra ở vùng Loma Prieta của California vào một lúc nào đó trong vòng 30 năm tới. Lời dự đoán đã thành sự thật sớm hơn mong đợi: ngày 18 tháng 10 năm 1989, một trận động đất 7,1 độ đã tấn công vùng này, giết chết 62 người và gây ra thiệt hại nhiều tỉ đô. Một lần nữa, chỉ những người theo dõi dễ dãi nhất mới tính đây là một lời dự đoán hữu ích. Bất chấp sự hoài nghi và thù địch, phần thưởng phải thuộc về nhóm các nhà địa chấn học tại đại học Athens, những người đã thực hiện hàng tá dự báo từ 1987; tỉ lệ thành công của các tuyên bố của họ khoảng 70%, và đã nhận được một ít sự tin tưởng. Cách đây vài năm, tôi đã nghiên cứu những tính 60 toán đằng sau những dự đoán động đất và những yêu cầu về một phương pháp dự đoán đáng tin cậy, mà lý tưởng là vừa không bỏ sót một sự kiện có thực vừa không báo động giả. Thật may mắn, những trận động đất lớn hiếm khi xảy ra; còn không may là, điều này cũng có nghĩa rằng trừ khi lời dự báo phải cực kỳ đáng tin, nếu không nó hầu như chắc chắn sẽ là một báo động giả. Để một hệ thống dự báo là thực sự hữu dụng, nó sẽ phải chính xác hơn tối thiểu là 100 lần so với những dự báo thời tiết tốt nhất từng được thực hiện. Hoạt động cực kỳ phức tạp của những tảng đá bị vỡ dưới sức ép và căng làm cho điều này trở thành một viễn cảnh tối tăm. Do đó, một sự đặt cược an toàn là: việc xác định thời gian và địa điểm của một trận động đất lớn sẽ không bao giờ được dự đoán hữu hiệu - nhưng điều này vẫn không ngăn được người ta tiếp tục cố gắng. 45 Tại sao cực bắc của từ trường trái đất không nằm ở Bắc cực? Vị trí của bắc từ trường phương Bắc chưa bao giờ trùng với hướng Bắc thật sự và nó cũng không nằm cố định theo những báo cáo bắt đầu cách đây từ hơn 500 năm và cho tới giữa thế kỷ 19 thì nó còn cách xa hơn bao giờ hết. Sau đó, cách đây khoảng 150 năm, nó bắt đầu hướng trở lại phía bắc, tạo nên một con đường quanh co giữa các đảo phía Bắc Canada. Trong mười 61 năm vừa qua sự tiến tới về hướng bắc của nó đã gia tốc một cách đáng chú ý và lên tới khoảng 40km mỗi năm, mang nó tới vị trí hiện tại cách xa khoảng 966km so với điểm cực Bắc, ở 800 vĩ bắc - 1100 kinh tây. Lời giải thích cho việc đi quanh co của nó nằm ở quá trình tạo thành từ trường trái đất, một quá trình vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Đại khái, từ trường được cho là tạo ra bởi “hiệu ứng động”, tương tự với hiệu ứng đã biến sự chuyển động của bánh xe đạp thành năng lượng điện. Trong trái đất, sự chuyển động là của những dòng đối lưu khổng lồ của sắt nóng chảy bên dưới lớp vỏ trái đất, gần 3.000km dưới chân chúng ta. Sự lên và xuống chậm chạp của những dòng chảy này, cùng với những hiệu ứng gây ra bởi sự quay của trái đất, tạo ra một dòng điện cùng với một từ trường, tương tự một thanh nam châm đơn giản, nghiêng đi một chút so với trục xoay của hành tinh chúng ta. Theo học thuyết này, lý do mà cực bắc của từ trường không trùng với hướng Bắc thực là vì sự quay của trái đất chỉ giữ vai trò thứ yếu trong sự tạo ra từ trường, còn để giải thích vị trí chính xác của bắc từ trường thì lại thực sự là một vấn đề khác. Năm 1995, Gary Glatzmaier của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, New Mexico và Paul Roberts của Đại học California, Los Angeles đã sử dụng phương pháp mô phỏng bằng siêu máy tính những gì bên trong trái đất để chứng minh rằng vị trí của các cực từ trường là kết quả của cuộc chiến đấu 62 liên tục giữa chất lỏng ở phần lõi ngoài (đang cố kéo từ trường về bên phải) và chất rắn ở phần lõi trong (đang chống lại hiệu ứng kia). Rất thường xuyên, phần lõi rắn bên trong thất bại và từ trường trái đất trải qua một sự đảo lộn hoàn toàn, với bắc từ trường trở thành nam và ngược lại. 46 Điều gì sẽ xảy ra khi các cực từ trường của trái đất đảo ngược đi? Không có gì đáng ngờ rằng, vào lúc nào đó trong tương lai các cực từ trường của trái đất sẽ đảo ngược. Những nghiên cứu về dung nham cổ đại đông đặc lại theo hướng từ trường khi bị làm lạnh, cho thấy rằng sự đảo ngược như vậy đã xảy ra 20 lần trong vòng 5 triệu năm qua, lần gần nhất cách đây khoảng 780 ngàn năm. Sự đảo ngược tốn khoảng 5-10 ngàn năm, trong thời gian đó trái đất chỉ còn lại rất ít hay không còn từ trường. Theo một vài nhà khoa học, một sự đảo ngược khác sắp xảy ra (ít nhất là theo quan điểm địa chất học). Từ trường của trái đất đã yếu đi từ khoảng thời gian đầu công nguyên và với tốc độ hiện tại thì sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng vài ngàn năm nữa. Liệu điều này có ảnh hưởng gì nhiều tới sự sống hay không còn chưa biết được. Đúng là những tia phóng xạ có khả năng gây nguy 63 hiểm từ mặt trời và ngoại tầng không gian đang bị bắt giữ bởi từ trường trái đất trong vành đai Van Allen, nằm giữa khoảng 4.800 đến 28.000km trên hành tinh chúng ta. Và cũng đúng là mật độ phóng xạ ở những vùng này là đủ cao để tạo ra một mối nguy hiểm nào đó cho bất cứ vật gì hay bất cứ ai nán lại ở đây. Tuy nhiên, ngay cả khi vành đai này biến mất trong lúc đảo ngược từ trường, ta cũng không chắc được rằng những tia phóng xạ đến được trái đất sẽ gây ra nhiều vấn đề, bởi vì khí quyển sẽ vẫn tóm lấy hầu hết tất cả trước khi chúng đến được mặt đất. Tác động hiển nhiên nhất của việc từ trường biến mất sẽ là hiện tượng cực quang ngoạn mục, do nhiều hạt di chuyển nhanh hơn va đập vào các phân tử không khí ở phần trên khí quyển. 47 Liệu một bờ biển ở quần đảo Canary có thể tạo ra một cơn sóng thần lớn không? Năm 2000, những câu chuyện khải huyền bắt đầu truyền bá về khả năng sụp đổ của Cumbre Vieja, một núi lửa trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary. Sườn phía tây của nó tách ra khỏi phần còn lại và trông như sắp rơi xuống biển. Với một khối lượng ước tính khoảng một triệu tỉ tấn, lượng nước bắn lên ắt hẳn sẽ rất ngoạn mục, đúng hơn là khủng khiếp. Thật vậy, theo một vài nhà khoa học, nó sẽ sinh ra một cơn sóng thần cao khoảng 64 1.000 m, tràn ra và hủy diệt đường bờ biển châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Tại sao không có ai làm gì cả? Thứ nhất, không ai biết khả năng nó sẽ xảy ra là bao nhiêu: sự lở đất có thể xảy ra năm tới hay mười ngàn năm tới. Thứ hai, ngoài việc di tản mười triệu dân ở những vùng bị đe doạ thì hầu như không còn có thể làm gì. Chắc chắn là không có hy vọng nào buộc chặt hay nâng đỡ một cấu trúc khổng lồ như vậy. Rất nhiều chuyên gia tin rằng có một chiến lược có thể có hiệu quả cao để đối phó với mối đe doạ này: quên hết nó đi. Năm 2003, một ủy ban các chuyên gia đã phát hành một thông cáo chính thức mà họ hy vọng rằng sẽ “chặn đứng việc phao tin đồn các báo cáo không có cơ sở” này. Theo ủy ban này, các thí nghiệm và sự mô phỏng bằng máy tính đã được tiến hành để đánh giá mối đe doạ từ La Palma và họ đã chỉ ra rằng cơn sóng thần đó sẽ không gây ra bất cứ thứ gì giống với những mối đe doạ đã từng được tuyên bố về nó. Từ khi thông cáo chính thức này được phát hành, các nhà nghiên cứu ở Trung tâm hải dương học Southampton đã xuất bản kết quả các nghiên cứu về sự lở đất thời cổ đại của La Palma và những nơi khác, gợi ý rằng nó sẽ xảy ra từng chút một chứ không phải tất cả cùng một lúc. 65 48 Tại sao bên trong trái đất vẫn nóng sau nhiều tỉ năm? Câu trả lời có vẻ rất rõ ràng: trái đất vẫn đang trong quá trình lạnh đi từ trạng thái nóng chảy ban đầu của nó. Tuy nhiên, việc tính toán sơ bộ tốc độ làm lạnh của một quả cầu nóng chảy có kích thước của trái đất có thể chấm dứt ý tưởng này: hành tinh chúng ta lẽ ra đã trở thành một cục đá lạnh cách đây hàng tỉ năm, tuy nhiên lượng magma nóng chảy được phun ra bởi các núi lửa và sức nóng âm ỉ ở đáy các hầm mỏ sâu đã chứng minh là không phải. Điều này gợi ý rằng có cái gì đó đang hoạt động như là một nguồn cung cấp nhiệt lượng. Cái gì đó chính là hoạt động phóng xạ, sinh ra bởi một ít uranium, thorium và potassium bị giữ bên trong trái đất khi trái đất hình thành. Khi chúng dần dần phân hủy, chúng giải phóng ra các hạt, các hạt này va vào vật chất xung quanh, làm nóng nó lên tới nhiệt độ cao khoảng 5.5000C ở lõi trái đất. Ở bề mặt, tất cả nhiệt lượng này rò rỉ dần dần với một tốc độ trung bình khoảng 60 kilowatt mỗi km2. Tóm lại, tất cả chúng ta đang sống bên trên một một lò phản ứng hạt nhân sôi sục khổng lồ. Một ý nghĩ thật đáng sợ. 66 49 Nếu bên trong trái đất bị nóng chảy, tại sao sức nóng chỉ lên tới bề mặt tại các núi lửa? Trái đất thường được mô tả như là một quả cầu khổng lồ của dung nham nóng chảy chứa đựng bên trong một lớp da dày 32km bằng đá. Tuy nhiên sự phân tích các sóng động đất truyền qua trái đất cho thấy rằng nó hoàn toàn là chất rắn từ khoảng 200km bên dưới bề mặt trái đất xuống phần lõi ngoài. Áp suất khổng lồ tạo ra bởi nhiều lớp chồng chất này đã nâng điểm nóng chảy của đá lên tới mức mà nó vẫn giữ được bản chất rắn bất chấp rằng nó đang ở một nhiệt độ đã cao hơn 1.7000C. Dù vậy, đá vẫn có thể chảy đi với tác động của những lực rất lớn - cũng giống như miếng kim loại rắn ở móng ngựa trở nên dễ uốn ở nhiệt độ nóng đỏ và có thể bị ép thành nhiều hình dạng khác nhau. Lớp vỏ trái đất khá mỏng - tương đương với lớp giấy lụa dán bên ngoài một quả cam - nhưng nó vẫn nhận rất nhiều nhiệt lượng từ bên dưới để đốt trên suốt quãng đường ngang qua nó lên bề mặt. Magma thường đến bề mặt qua những vết nứt bên trong hay giữa các địa tầng kiến tạo khổng lồ đã tạo nên vỏ trái đất. Biểu hiện ngoạn mục nhất của điều này là “Vành đai lửa”, sự sắp xếp theo vòng tròn của các núi lửa ở xung quanh bờ Thái Bình Dương. Magma đôi khi có thể phun thẳng qua lớp vỏ khi một “chùm vỏ” - một khối magma khổng lồ cực nóng có dạng ngón tay hình thành ở biên giới giữa lớp vỏ và 67 phần lõi ngoài, khoảng 3.000km bên dưới, vỡ rời ra và dâng lên bề mặt, kích thích một cơn bùng nổ cực lớn của hoạt động núi lửa. Một chùm vỏ cũng đã phun ra 1 triệu km3 dung nham vào nơi mà hiện giờ là Deccan Traps ở Ấn Độ cách đây 65 triệu năm - một sự kiện mãnh liệt ngoài sức tưởng tượng, với những hiệu ứng khí hậu đã giúp đẩy các loài khủng long vào sự tuyệt chủng. Từ đó sự trôi lục địa đã di chuyển điểm mà chùm vỏ trồi lên bề mặt tới đảo Reunion ở Ấn Độ Dương. Nhiệt lượng thoát ra khỏi trái đất ở tốc độ khoảng 44 ngàn tỉ tỉ watt - hơn 100 lần nhiệt lượng được sinh ra bởi tất cả các nhà máy điện nguyên tử của thế giới - do đó nhiều nỗ lực đã được thực hiện để khai thác nguồn năng lượng tự do này. Kế hoạch năng lượng địa nhiệt thường liên quan tới việc bơm nước vào những đường ống đặt trong các tảng đá nóng và sử dụng hơi nước hình thành để chạy turbine. Có thể có rất nhiều cơ hội cho cách khai thác này, chỉ cần chính phủ có thể bị thuyết phục để nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. 50 Người ta sẽ cân nhẹ đi bao nhiêu khi ở vùng xích đạo? Nếu bạn muốn giảm cân tức thì và cảm thấy thú vị thoải mái trong thời gian giảm cân đó thì hãy lên một chuyến bay tới Singapore hay Quito. Nằm gần đường xích đạo, những thành phố này gánh chịu hầu hết hiệu ứng ly tâm hoàn toàn của sự xoay trái đất, làm giảm đi lực hiệu dụng 68 của trọng lực. Các thành phố này cũng hưởng lợi gián tiếp từ một hiện tượng là tác động ly tâm cũng làm cho trái đất phình ra một chút ở đường xích đạo, do đó chúng cũng cách xa hơn khoảng 12km tính từ tâm trái đất, cắt giảm nhiều hơn nữa cường độ của trọng lực. Đáng buồn là ngay cả hiệu ứng cộng hợp của cả hai hiệu ứng trên cũng không giúp giảm cân hơn bao nhiêu: khoảng 0,3% so với vương quốc Anh. Nói cách khác, một người 60 ký ở London sẽ cân nhẹ hơn khoảng 200g ở Singapore. Có lẽ cách giảm cân rẻ hơn là chỉ cần bỏ một bữa ăn trưa. Vì ozone là khí, bằng cách 51 nào mà một thứ được cho là “lỗ thủng” có thể xuất hiện? Ozone thực chất là khí và đảm nhiệm một chức năng sống còn là che chắn chúng ta khỏi những dạng bức xạ cực tím (tia UV) nguy hiểm nhất phát ra từ mặt trời. Cấu tạo bởi ba nguyên tử oxygen, nó được hình thành ở cách mặt đất khoảng 16 tới 48 km trên tầng bình lưu bởi tác động của tia UV lên các phân tử oxygen, một số phân tử này bị phá vỡ ra và kết hợp lại dưới dạng nhóm ba nguyên tử. Ozone được tạo thành sẽ bắt giữ dạng tia phóng xạ có hại nhất, UV-C, những tia mà nếu không bị giữ lại sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng tới các tế bào sống. Vào giữa những năm 1980, các nhà khoa học của Đội khảo sát Nam cực Anh đã phát hiện ra rằng nồng 69 độ ozone trên khắp lục địa bán cầu nam đã tụt xuống khoảng 30% trong tháng 10. Các phân tích đã chỉ ra rằng một vùng rộng lớn ozone đã bị phá hủy, như thể có một bàn tay khổng lồ với xuống và múc nó đi. Với mức độ như vậy, gọi nó là một lỗ hổng ozone là rất dễ hiểu, cũng y như cách chúng ta nói về một cái lỗ trên mặt đất. Các đo lường sau đó đã tiết lộ rằng lỗ hổng đang trở nên sâu hơn và rộng hơn, với những ám chỉ đáng lo ngại về mức độ tia UV ở Nam bán cầu. Các lời giải thích khác nhau đã được đưa ra để giải thích sự tồn tại của nó, bao gồm cả ý tưởng rằng một dạng quái lạ nào đó của sự tuần hoàn khí quyển đã đẩy ozone đi, giống như hoạt động của máy sấy quần áo đẩy nước văng ra. Nguyên nhân thật sự hóa ra lại là các tinh thể băng có nhiều trong khí quyển Nam cực, chúng làm tăng thêm hiệu quả của các chất hóa học công nghiệp phá hủy ozone, chất CFC. Những chất này hiện nay đã bị cấm và các đo đạc hiện nay về lỗ hổng ozone gợi ý rằng nó có thể đang được lấp đầy lại. 52 Những điều kiện trên trái đất phải thay đổi tới mức nào mới có thể loại trừ sự sống? Đây là một vấn đề chủ chốt trong cuộc tranh luận liệu sự sống có thể tồn tại ở những nơi khác trong vũ trụ không, rằng nếu sự sống là đặc biệt khó tính về các 70 điều kiện để nó có thể phát triển mạnh, khả năng tìm thấy nó ở nơi khác là không sáng sủa gì. Mặc dù các nhà sinh vật học có thể tranh luận vô tận về những gì là thực sự cần thiết, vẫn có một sự nhất trí chung rằng sự sống trên trái đất cần nước ở dạng lỏng. Điều này đặt ra một giới hạn cho nhiệt độ trái đất: quá nóng và nước sẽ bốc hơi, quá lạnh và nước sẽ đóng băng. Đến lượt điều này lại đặt ra một giới hạn cho khoảng cách có thể của trái đất so với mặt trời; các ước lượng hay thay đổi nhưng chúng thường dẫn tới một “Vùng có khả năng sống” (Habitability Zone), vùng này bắt đầu từ các quỹ đạo nhỏ hơn của trái đất khoảng 20% và giãn rộng ra lớn hơn quỹ đạo trái đất khoảng 60% - hoàn toàn không phải là một giới hạn rộng, chỉ vừa đủ để bao gồm sao Hỏa. Với một mẫu chỉ có một hành tinh thì khó có thể khẳng định, nhưng với một mẫu khoảng 100 hành tinh đã được phát hiện quanh các ngôi sao khác cho tới hiện nay, vẫn không có hành tinh nào nằm trong vùng có khả năng sống của ngôi sao mẹ của nó. Bởi vì tất cả những ngôi sao này đều là các láng giềng trong vũ trụ của chúng ta, vẫn còn quá sớm để cho ra một con số đáng tin cậy về lượng hành tinh trong Ngân hà của chúng ta mà có thể hỗ trợ sự sống (sự sống theo cách chúng ta hiểu) mà các bằng chứng thì không thuyết phục lắm. 71 53 Các tác động của khí quyển có thể cho phép một người nhìn qua cả đường chân trời không? Cách thông thường để tính ra khoảng cách tới đường chân trời thường giả định rằng trái đất là một quả cầu hoàn hảo, không có không khí mà trong trường hợp đó ánh sáng đi theo những đường thẳng và với một chút tính toán hình học đã chỉ ra rằng khoảng cách mà chúng ta có thể nhìn thấy được xác định bằng công thức sau: lấy độ cao so với mực nước biển của nơi bạn đứng (tính bằng đơn vị bộ) cộng thêm 50% rồi lấy căn bậc hai; kết quả chính là khoảng cách tới đường chân trời tính bằng dặm. Với cách tính này, một người cao 6 bộ (1,8m) đứng ở mực nước biển có thể nhìn xa 3 dặm (4,8km). Tuy nhiên, cách tính này đã loại trừ khí quyển trái đất, một yếu tố làm cong tia sáng và nhìn chung, có thể cho phép chúng ta nhìn xa hơn phần nào đó. Vì khả năng làm cong tia sáng của không khí ở mực nước biển khác biệt 0,003% so với của chân không, nó hầu như không đáng cộng vào. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc, các tính toán chi tiết lại chỉ ra rằng hiệu ứng khúc xạ này cho phép ánh sáng đến được chúng ta từ khoảng cách xa hơn khoảng 10% so với kết quả của công thức đơn giản. Nói cách khác, khí quyển thực sự làm tăng chiều cao của chúng ta lên khoảng 20% khi chúng ta nhìn xa về chân trời, vì vậy nếu đứng từ một đỉnh núi cao 3.000 72 bộ (915m), chúng ta có thể nhìn “qua cả đường chân trời” thêm khoảng 5 dặm (8km) nữa. 54 Muối ở biển từ đâu tới và nó có đang tiếp tục tích tụ lại nữa không? Biển cả chứa rất nhiều hợp chất bị các cơn mưa rửa trôi sau khi hòa tan các chất hóa học trong các tảng đá lộ thiên. Hoàn toàn tự nhiên, những chất có nhiều khả năng nhất để đến được biển chính là những chất tan trong nước nhiều nhất, đó là Cl và Na - thành phần căn bản của muối thường; chúng chiếm tới gần 90% tất cả các hợp chất hòa tan ở trong biển. Qua nhiều triệu năm, quá trình xói mòn đã kéo một lượng muối tương đương với khoảng bốn thìa uống trà đầy vào trong mỗi nửa lít nước biển - một nồng độ mà nếu được chiết tách ra khỏi tất cả các đại dương thì sẽ tạo ra một lớp muối dầy 45m. Nghe có vẻ rất nhiều, nhưng các tính toán lùi trở lại còn gợi ý rằng có lẽ hiện giờ biển đã hoàn toàn bão hòa với muối - và cũng chết chóc như biển Chết. Đương nhiên là điều đó không xảy ra, cho nên điều bí ẩn không phải là tại sao biển lại mặn mà là tại sao nó lại không bị bão hòa muối? Một lời giải thích được đưa ra vào những năm 1970, bởi một nhà sinh thái học khá nổi tiếng James Lovelock 73 bằng việc phát triển “giả thuyết Gaia” của ông, mà theo đó những cơ thể sống tương tác với trái đất bằng nhiều cách giúp giữ cho hành tinh này vẫn luôn thích hợp cho sự sống. Nồng độ muối quá cao sẽ ra một mối đe doạ hủy diệt cho sự sống dưới biển và Lovelock tự hỏi liệu có một số sinh vật có thể giữ ổn định nồng độ muối bất chấp sự xói mòn đất liền toàn cầu hay không. Ông đã tìm ra một ứng cử viên trong các loài vi sinh vật nguyên sinh chịu trách nhiệm tạo ra các phá cạn khổng lồ ở các vùng bờ biển như Baja California (phá là một cái hồ bị ngăn cách với biển bởi một dải đá ngầm hay cát). Nhiệt lượng mặt trời trên các phá này làm nước bốc hơi đi khiến muối bị lắng lại tại đây, sau đó nước biển lại chảy vào và quá trình được lặp lại. Không thể biết được quá trình này có đủ sức mạnh để giữ nguyên độ mặn của biển hay không, nhưng nó vẫn là một giải đáp hấp dẫn thay vì phải chấp nhận một bí ẩn thật khó chịu. 55 Máy bay Concorde đã bay bên cao hơn khí quyển bao nhiêu phần trăm ? Những người say mê chiếc phi cơ siêu thanh quá cố thường nhấn mạnh tới tốc độ bay vô địch thế giới của nó, hơn 600m/s. Nhưng độ cao mà nó bay cũng không kém phần gây sửng sốt, hơn 18 km, gần gấp hai lần độ 74 bay cao của các phi cơ hành khách thông thường; đủ cao để nhìn thấy độ cong của trái đất. Khả năng bay này có thể đưa Concorde vào tầng bình lưu, cao hơn bầu khí quyển khoảng 85%, nơi mà mật độ không khí chỉ còn bằng 1/3 so với mật độ tại độ cao của các phản lực cơ thông thường. 75 56 TRÊN THIÊN ĐÀNG Không gian được tính từ đâu? Hơn 40 năm sau khi các phi hành gia bắt đầu thám hiểm không gian, vẫn không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi rằng nó bắt đầu từ đâu. NASA từ lâu đã có một truyền thống trao thưởng cho bất kỳ ai đến được độ cao 80km, chứng tỏ rằng họ đã từng vào không gian. Trong những năm 1960, tám phi công của tên lửa thí nghiệm X-15 đã cùng với các phi hành gia của chương trình Apollo, Gemini, Mecury nhận giải thưởng với phi công Joe Walker, người đã đạt tới độ cao 100km trong hai chuyến bay vào năm 1963. Hầu hết các chuyên gia không gian đồng ý với độ cao 100km này, tạo thành một chuyến du hành không gian thực sự và nó còn có thể trở thành một tiêu chuẩn pháp lý: năm 2002, nước Úc trở thành nước đầu tiên chấp nhận 100km là điểm không gian bắt đầu. 76 57 Tại sao chúng ta không cảm nhận được chuyển động của trái đất khi chúng ta quay quanh mặt trời? Điều này có thể khó tin nhưng tất cả chúng ta đều đang bay rất nhanh xung quanh mặt trời với vận tốc 30km/s mà không có một phương tiện nâng đỡ rõ ràng nào. Lý do mà chúng ta không nhận biết được chuyện này là: vận tốc không phải là thứ cho chúng ta cảm giác về chuyển động mà đúng ra là sự thay đổi vận tốc - tức là gia tốc. Đúng là khi chúng ta bay theo quỹ đạo quanh mặt trời, tốc độ của chúng ta là không đổi nhưng hướng của chúng ta thì thay đổi liên tục, tạo ra một gia tốc; nhưng bán kính của quỹ đạo này lại tới 150 triệu km, quá lớn đến nỗi ngay cả khi di chuyển ở tốc độ đó, gia tốc của chúng ta nhỏ hơn tới 1.700 lần so với gia tốc trọng trường, thứ đang giữ chúng ta lại trên bề mặt trái đất. Và như thế là quá nhỏ để chúng ta có thể nhận thấy. 77 58 Tại sao mặt trăng có vẻ lớn hơn khi nó ở trên đường chân trời? Thường được gọi là “ảo giác mặt trăng”, điều này đã luôn thách đố con người, ít nhất là từ thời Aristotle. Nhiều người nghi ngờ rằng nó là kết quả của sự khúc xạ khi ánh trăng đi xuyên qua phần dày hơn của khí quyển. Nhưng mặc dù khúc xạ có thể có một vài tác động, nó có xu hướng chủ yếu là song song với đường chân trời, tạo ra hiệu ứng nén khá quen thuộc trong các bức ảnh buổi hoàng hôn. Nếu bạn thực sự đo kích thước của mặt trăng khi nó đang ở trên đường chân trời và khi ở trên đầu, bạn sẽ thấy nó cũng gần như vậy, chứng tỏ rằng chúng ta chỉ đang chứng kiến một ảo giác, không phải sự thật. Lời giải thích được nêu ra phổ biến nhất tập trung vào một hiệu ứng thị giác, lần đầu tiên được chỉ ra bởi Mario Ponzo, một nhà tâm lý học nhận thức, vào năm 1913. Khi chúng ta nhìn ra xa, các đường thẳng song song chẳng hạn như các đường ray xe lửa hay các con đường dường như hội tụ lại ở “điểm biến mất” như thể chúng bị biến mất và do đó chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng những vật thể ở gần “điểm biến mất” như đang đi xa ra. Hơn nữa, những vật ở xa phải trông nhỏ hơn bình thường; theo Ponzo, 78 điều này có thể gây ra vấn đề khi chúng ta nhìn một vật gì đó mà chúng ta nghĩ rằng nó ở xa hơn nhưng nó lại không thay đổi kích thước. Đây cũng chính là những gì đã xảy ra với mặt trăng: kích thước và khoảng cách của nó tới chúng ta gần như không đổi nhưng khi nó có vẻ gần với “điểm biến mất”, bộ não quyết định rằng nó phải đang ở xa và do đó bị ép phải kết luận rằng lý do mà nó vẫn chiếm một vùng trời như cũ (có một kích thước không đổi) là bởi vì nó đã giãn rộng ra. Khi nói như vậy, lý thuyết của Ponzo cũng không giải thích rõ ràng được tại sao các phi công bên trên các tầng mây, không thể nhìn thấy bất cứ “điểm biến mất” nào, vẫn trông thấy mặt trăng có vẻ lớn hơn khi nó tới gần đường chân trời. Có lẽ “ảo giác mặt trăng” hình thành là vì khi nhìn thấy một vật thể trên đường chân trời khiến ta nghĩ nó ở xa hơn là nếu nó đang ở trên đầu. Chỉ điều này cũng sẽ đánh lừa bộ não chúng ta rằng mặt trăng trên đường chân trời thì ở xa hơn bình thường và do đó ắt hẳn là nó đã giãn rộng. Tại sao tất cả các hành tinh 59 đều có hình cầu? Hình dạng của một vật thể là kết quả của nhiều lực khác nhau tác động lên nó. Đối với các hành tinh, khối lượng khổng lồ của nó đã khiến cho trọng lực trở thành lực quan trọng nhất. Bằng việc kéo các vật chất lại với 79