🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 Ebooks Nhóm Zalo Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM Hãy trả lời em tại sao?. T.10 / Liễu Nga Đoan d. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 216tr. ; 19cm. 1. Khoa học thường thức. 2. Hỏi và đáp. I. Liễu Nga Đoan d. 001 -- dc 22 H412 Liễu Nga Đoan dịch 4 chim 1 Tại sao chim hót? Tiếng chim hót hay tiếng chim gọi bầy mà chúng ta thường nghe vào mùa xuân là một phần của các cuộc tán tỉnh trước khi giao phối. Chim trống hót để gọi bạn tình. Khi chim trống và chim mái tìm đến nhau, chim trống hót nhiều hơn để gọi chim mái. Với nhiều loài chim, con mái cũng biết hót trả. Không phải chim nào cũng hót được. Có những loài chim như cò, bồ nông không hót được. Thanh quản của loài chim có khác với thanh quản của con người. Thanh quản loài người nằm trong họng ở cuối phần trên của khí quản. Ở loài chim có bộ phận đơn giản hơn nằm ở cuối phần dưới của khí quản theo cấu trúc gọi là ống minh quản, bộ phận này rung được. Nhiều loài chim có tiếng hót khác nhau là nhờ ở cấu trúc này, đó 5 là bộ phận được điều khiển bởi một số cơ bắp và thay đổi theo từng loại chim. Ngoài tiếng hót, chim còn có những âm thanh khác, đó là tiếng cảnh báo cho đồng loại hay tiếng báo động chung cho các loài khi gặp hiểm nguy. Nếu một chú rắn tiến gần tới tổ chim, tiếng báo động phát ra, các loại chim trong khu vực đến giải cứu. Âm thanh và tiếng báo động của chim có thể nghe thấy trong suốt cả năm, nhưng tiếng hót lại thường được nghe trong mùa xây tổ. Tiếng hót cũng khác nhau nhờ âm giai, tấu khúc, nhịp điệu và chất lượng. Người ta cho rằng chim họa mi là loài hót hay nhất. Chim có lỗ tai không? 2 Vì chim là động vật bay, nên sự cảm nhận mọi vật chung quanh chúng, thực ra không phải dễ. Trong lúc bay chúng phải vận dụng toàn cơ thể, cả thần kinh cũng như giác quan của chúng để tiếp thu ngoại cảnh. Thị giác tốt là điều kiện rất quan trọng đối với động vật bay. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất của loài chim. Theo tỉ lệ kích cỡ của loài vật, mắt chim lớn hơn mắt của nhiều loài có xương sống khác. Nhiều loại chim với chỉ một bên mắt có thể thấy cả một vùng riêng biệt. Các loại khác lại có thể thấy các động vật rất nhỏ cùng những chi tiết rõ ràng từ đàng xa. 6 Điều quan trọng là chim cần phải có thính giác tốt và bén nhạy. Lỗ tai hay cơ quan thính giác chính là bộ phận mà loài chim dùng để giữ thăng bằng, định vị và di chuyển trong không gian. Đầu chim có mỏ cứng, nhiều loài chim có vị giác tốt. Chúng có thể nhanh chóng chọn thức ăn thích hợp. Bay là một động tác đòi hỏi nhiều năng lượng, vì vậy chu trình sản xuất và tiêu thụ năng lượng của loài chim xảy ra rất nhanh. Thân nhiệt của chim cao, thường thường từ 40 đến 450C. Nhịp thở và tốc độ thở của chim rất ngắn. Ví dụ như nhịp đập của chim sẻ là hơn 500 lần trong 1 phút. Chim có ngửi được không? 3 Sở dĩ các sinh vật có được và phát triển các giác quan này vì nó cần thiết cho chúng để sống. Khứu giác đối với một con thú quan trọng biết là bao. Nhưng đối với loài chim thì nó lại không quan trọng mấy vì hình như chim không có khả năng đánh hơi. Khứu giác hình như hoàn toàn thiếu hẳn trong hầu hết các loài chim. Vậy thì giác quan nào quan trọng đối với loài chim? Phần lớn não bộ và hệ thống thần kinh của chim liên hệ với thị giác và sự thăng bằng vì những thứ ấy rất quan trọng trong lúc bay. Thị giác chính xác là thiết thân đối với sinh vật bay. Chim có nhãn lực thật kỳ diệu, với một 7 góc nhìn rộng lớn. Nhiều loại chim có thị lực vượt trội. Mỗi mắt nhìn ra một góc độ chính xác và thấy được cả khu vực hoàn toàn riêng biệt. Khả năng của loài chim để phân biệt màu sắc, không nhiều thì ít, cũng giống loài người. những loại chim đêm có tầm nhìn rộng lớn. Loại mắt này (như mắt cú) có thể thu nhận hay tập trung vào ánh sáng mờ. Hầu hết những thói quen của chim là những khả năng thiên phú, chúng ta gọi là bản năng. Chim sinh ra là biết ngay các điều cần thiết để thích ứng với cuộc sống bình thường. Chúng chẳng cần học hỏi chi nhiều. Loài cú săn mồi như thế nào? 4 Cú là loài chim săn mồi, chúng là những tay sợ săn thiện xạ nhất trong việc săn mồi. Dường như mọi phần trong cơ thể của cú đều hỗ trợ cho cú săn mồi có hiệu quả. Cú có vuốt nhọn rất mạnh và sắc bén, khi vồ mồi vuốt của cú giống như hai hàm bẫy kẹp lại. Mỗi ngón chân là một vuốt nhọn mà cú có thể thay đổi vị trí từ trước ra sau. Nhiều loại cú có mắt lớn giúp chúng thấy rõ hơn trong đêm sáng trăng hay tối trời hơn là ban ngày. Cú có lỗ tai nhạy hơn các loài chim khác. Hai lỗ tai 8 có hình thù khác nhau nhưng đều nằm kín dưới lông đầu. Lông vũ trong đôi cánh của cú có đường viền lông mềm để khi bay khỏi gây tiếng động và giúp cho việc săn mồi dễ dàng. Không những cú chỉ nhìn thấy khi trời tối mà ngay cả những đêm tối như đêm ba mươi chúng cũng nhìn thấy được. Cú săn mồi giỏi nhất là lúc tảng sáng, lúc chạng vạng hay đêm trăng. Chúng có thể nghe tiếng chuột rúc cách đó rất xa. Khi cú đậu trên cành để săn mồi mà nghe tiếng động, nó xù lông và da che lỗ tai để tạo thành một cái phễu lớn có thể nhận được âm thanh nhỏ nhất. Khi đã xác định vị trí của con mồi, cú tấn công chớp nhoáng, nhờ đôi cánh không gây tiếng động và dùng vuốt nhọn vồ lấy mồi. Cú ăn những loài vật có vú như chuột, sóc, thỏ. Chúng còn ăn rắn, nhái, chim và cá nữa. Chúng bắt chuột còn tài hơn là ta dùng bẫy. 5 Tại sao két nói được? Khi chúng ta nói rằng két và các loại chim khác nói được có nghĩa là chúng có thể bắt chước tiếng người ta nói chuyện. Nhưng loài chim không thể dùng từ để diễn tả những suy tư và cảm nghĩ hay những điều gì chúng muốn. Có lẽ chúng chỉ nói được vì thích phát ra những âm thanh. 9 Nhiều loại chim bắt chước những âm thanh chúng nghe được ở chung quanh. Có loại nhái lại tiếng hót của loại kia, có loại bắt chước được cả những âm thanh do con người tạo ra như điệu nhạc. Loài chim có ba nhóm bắt chước được tiếng người: két, nhồng và sáo. Ở Việt Nam có thêm loài cà cưỡng. Cơ phận phát âm của loài chim tập nói khác với loài người về vị trí và cấu trúc. Chim không có thanh quản. Hầu hết loại chim tập nói không biết hót mặc dù chúng có thể huýt gió. Chim bắt chước như két, vẹt phải được huấn luyện từ nhỏ. Nhưng két và các loại chim bắt chước cũng không dễ học được tiếng người. Các từ phải được lặp lại nhiều lần rõ ràng và chậm rãi. Tuy nhiên một khi đã học được một câu nói hoặc một từ nào thì chúng không bao giờ quên. Thật ra những từ ấy chẳng có nghĩa gì đối với chúng, mà chỉ là những âm thanh. Một nhà khoa học đã bỏ công dạy cho một con két suy nghĩ khi nói ra từ nhưng thất bại. Một con chim nói rất giỏi nhưng không thể tập cho nó nói từ “đồ ăn” khi nó đói bụng, hay “nước” khi nó khát. Khi chim nói “Tôi đói bụng” không có nghĩa là nó đói. 10 Nhưng cũng có rất nhiều con két nói được câu “good morning” vào đúng lúc buổi sáng mà giờ khác thì không nói. Có lẽ những từ này có nghĩa gì đối với chúng chăng? Tại sao công trống 6 có cái đuôi đẹp như thế? Người Anh thường dùng thành ngữ “kiêu hãnh như công” hay “vô tích sự như công” có lẽ là vì công trống thích xòe bộ lông đẹp của nó. Cũng có nhiều điều đáng nói trong việc phô diễn này. Trước hết là vì con mái. Công mái không có bộ lông đẹp. Công trống làm như thế vì công mái và chỉ cho công mái thôi. Việc mà công trống làm, chim khác cũng làm trong mùa yêu đương. Con trống xòe lông là để tán con mái. Và rồi trở thành một điệu vũ khi con trống chứng tỏ cho con mái là nó “đẹp giai”. Có nhiều người nghĩ rằng công trống đẹp là nhờ cái đuôi. Thật ra không phải chỉ cái đuôi. Phần đẹp là tất cả phần sau của con trống. Cái đuôi nằm cuối phần sau chỉ là phần hỗ trợ mà thôi. 11 Thời xưa công đã được con người biết đến và chiêm ngưỡng. Người Hy Lạp và La Mã coi công như loài chim thiêng. Nhưng đến thời kỳ đế quốc La Mã, người La Mã chẳng cần để ý gì đến vẻ đẹp của chúng mà chỉ xơi thịt chúng. Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đều có chim công. Chỉ có hai loại công có liên hệ với loài chim trĩ. Tại sao đà điểu không bay? 7 Ở trên không trọng lực lớn hơn ở trên mặt đất, vì không khí ảnh hưởng rất ít đến trọng lượng của một vật. Những loài chim bay được nhờ vỗ cánh thì cần phải có cơ bắp ở ngực thật lớn mới thực hiện được. Một con chim lớn không có chỗ chứa những cơ bắp như thế. Những con chim khổng lồ trong các loài chim cũng không bay được. Đó là loài đà điểu, loài rhea ở Nam Mỹ, loài emu của Úc và một số con khác nữa. Vì chúng nặng quá không bay được. Nếu là loại chim khổng lồ thì chẳng con nào bay được cả. 12 Đà điểu có thật sự là chim khổng lồ không? Chắc chắn rồi. Hiện tại nó là loài chim lớn nhất. Một con đà điểu cao 2 mét, có khi 2,5 mét, cân nặng 80 kg hay 135 kg. Trong vài trường hợp chim không thể bay được, đổi lại chúng chạy rất nhanh. Theo vài chuyên gia thì đà điểu là loài chim có tốc độ nhanh nhất. Chân lớn, dài và khỏe nên có thể băng qua sa mạc nhanh hơn ngựa Ả Rập. Có người nói là họ đã tận mắt nhìn thấy đà điểu chạy 80 cây số giờ. Nhưng những nhà sinh vật học tin rằng đà điểu có chạy nhanh nhất cũng chỉ từ 45 đến 60 cây số giờ thôi. Bước sải của đà điểu khi chạy, chân này cách chân kia vào khoảng 8,5 mét. Tại sao chim gõ kiến lại gõ 8 trên thân cây? Hầu hết chúng ta khi nghe nói chim gõ kiến gõ trên thân cây đều nghĩ rằng cây sẽ bị hư. Sự thật trái lại. Chim làm cho cây tươi tốt. 13 Trước hết, gõ kiến là loài chim sống nhờ cây, ở trong bộng cây và ăn cũng ở đấy. Trong những kẻ nứt của vỏ cây, các loại sâu bọ sống trong ấy. Theo bản năng, chim gõ kiến tìm kiếm các loại này, có khi bên ngoài không thấy được. Chim gõ kiến khoét một lỗ nhỏ dẫn đến ngay chỗ con mồi trú ngụ và ăn chúng, phần lớn loại này thường phá hoại cây cối. Làm cách nào chim gõ kiến lách vào được trong cây? Đó là nhờ cái mỏ cứng và nhọn như một cái đục. Rồi còn nhờ cái lưỡi. Có loài cái lưỡi dài gấp hai lần cái đầu. Lưỡi của chim hình tròn, ngoài cùng có ngạnh nhỏ li ti rất cứng ở hai bên. Lưỡi ở trong mỏ cong lên như cái lò xo. Khi gõ kiến săn tìm côn trùng, lưỡi có thể búng xa khỏi mỏ xuống dưới đường rãnh của vỏ cây. Gõ kiến không chỉ mổ vào cây sống mà còn dùng mỏ cứng khoét lỗ vào cây khô để làm tổ, chúng thích những cây có bộng ngược chiều lên. Có khi gõ kiến khoét hai lỗ, như của trước và cửa sau. Nhờ đó mà chim có thể thoát nếu có khách không mời xuất hiện. Chim cánh cụt đẻ trứng ở đâu? 9 Như các bạn đã biết, chim cánh cụt sống ở Nam cực nơi băng tuyết phủ dày. Vậy chỗ nào cho chim đẻ trứng? Suốt mùa đông Nam cực từ tháng hai đến tháng mười 14 chim ở biển. Tháng mười là đầu xuân, chúng rời biển để bắt đầu cuộc hành trình dài đến các nơi vùng đất sinh sản hay làm tổ. Chim cánh cụt phải đi bộ, trượt, bơi hay lướt trên biển băng suốt cả trăm cây số để đến bờ biển đá Nam cực. Thường thì con trống tới trước, thẳng tới tổ đã xây năm trước. Tổ làm bằng đá cho nên người ta mới thấy chim cánh cụt tìm tới miền bờ biển toàn đá để đẻ trứng, như thế tuyết cũng chẳng ảnh hưởng gì. Hai vợ chồng cùng nhau xây tổ trước khi đẻ trứng. Chúng đi tới đi lui, nhặt đá bằng mỏ, rồi thay phiên nhau canh chừng, nhỡ con này có làm rơi hòn đá nào, thì con kia xếp lại cho ngăn nắp. Giữa tháng 11 chim mái đẻ trứng màu trắng xanh. Đây là giai đoạn hết sức thú vị. Con mái và con trống thay phiên nhau canh giữ và ấp trứng. Sau một thời gian, con mái ra biển kiếm ăn, rồi đến phiên con trống, rồi lại đến phiên con mái đi nhưng phải tính thế nào khi con mái trở về là bầy con nở ra. Việc thay phiên cứ như thế tiếp tục cho đến khi bầy con được bốn tuần. 15 10 Hải âu bay như thế nào? Cách đây gần hai trăm năm, Samuel Taylor Coleridge đã viết một bài thơ nhan đề là “Những vần thơ của người thủy thủ già” (The Rime of the Ancient Mariner) đó là một trong những bài thơ nổi tiếng trong văn chương Anh, nó liên hệ đến những đều xui xẻo xảy đến cho một thủy thủ khi anh ta giết một con chim hải âu. Đối với người đi biển lần đầu tiên, con chim khổng lồ này thực sự có ý nghĩa với một thủy thủ. Người ta tin rằng phải có một khả năng phi thường chim mới bay theo tàu qua bao ngày tháng, đôi khi chỉ soải cánh lượn mà thôi, như thế cũng đã tài, cho nên ai làm hại chim kẻ ấy sẽ mang họa. Dĩ nhiên đây chỉ là điều huyền hoặc vì hải âu chỉ là một con chim, tuy nó có cánh rộng hơn bất cứ một loài chim nào khác, nhưng bề ngang của nó chỉ độ 22cm, cân nặng 11kg mà sải cánh 3 mét rưỡi, từ đầu này đến đầu kia. 16 Cuộc đời hải âu chỉ để bay. Khi ăn, hải âu thả mình trên nước như một cái phao, dùng mỏ mổ nhẹ vài con mực nhỏ, vài con cá, vài miếng ăn thải trên tàu. Cách bay của hải âu cũng kỳ lạ: có khi nó vút lên cao mất tăm mất dạng, có khi nó giữ đôi cánh thăng bằng trên không cho gió nhẹ thổi. Khi cần bay nhanh, gặp trời thuận gió, tốc độ lên đến 100 dặm một giờ. Mùa xây tổ, hải âu bay về các đảo Nam cực khô cằn. Hải âu mẹ chỉ đẻ một trứng trong cái tổ làm bằng cỏ và đất sét. Vợ chồng hải âu chăm con cho đến ngày chim con biết bay. 11 Kên kên có “đánh hơi” được xác chết? Kên kên là chim săn mồi loại lớn. Từ “kên kên” tượng trưng cho loài chim sống bằng cách ăn thịt các động vật khác. Kên kên thuộc họ chim ưng, ó, diều hâu. Có năm loại kên kên ở Bắc và Nam Mỹ. Kên kên gà tây, kên kên đen, kên kên hoàng đế, kên kên Cali và kên kên Nam Mỹ. Hầu hết các loại kên kên sống bằng thịt súc vật chết, nên người ta ít thích 17 chúng. Thật ra, khi bay loài chim này trông cũng đáng yêu, nhìn cách bay của chúng trên không, người ta cũng thán phục. Nhưng khi phát giác một con vật chết, chúng ào xuống cả bầy và dùng đôi mỏ quặp xé xác con mồi trong nháy mắt. Loại kên kên Nam Mỹ ít ăn xác chết hơn, chúng thường ăn trứng, các loại chim hải âu nhỏ và các động vật có vú khác. Làm sao kên kên đánh hơi xác chết nhanh thế? Nhiều cuộc thí nghiệm đã được thực hiện để tìm ra câu trả lời. Chúng ta biết rằng kên kên có thị lực mạnh hơn thị lực của con người nhiều. Từ xa, mắt chúng có thể thấy các vật nhỏ nhưng khứu giác của chúng thì mù tịt, đó cũng là điều chúng ta băn khoăn sao chúng lại định vị xác chết chính xác như thế. Nhân đây cũng xin nói thêm, các trại hạ thịt phương tây rất cần kên kên vì những phần phế thải sau khi mổ, có thể để cho kên kên ăn mà người ta khỏi tốn công dọn dẹp. 18 12 CÁ Tổ tiên loài cá có hình dạng thế nào? Cách đây năm trăm triệu năm chưa có loài cá. Các thủy tra thạch chứng minh rằng thủy tổ loài cá chỉ xuất hiện ở thời đại Đồ đá cũ cách đây 460 triệu năm, nhưng cũng chưa xác quyết loài cá xuất hiện là cá nước ngọt hay cá nước mặn. Vào thời đại Đồ đá mới, tổ tiên sơ khai của loài cá chưa có hàm. Thời đại tiếp theo, cá xuất hiện khắp nơi trên hành tinh này. Cá là loài vật rất phổ biến nên có khi người ta gọi thời đại này là Thời đại Thủy Ngư. Trong thời đại này cá không hàm và cá có hàm đầy rẫy, nhưng vì sự xuất hiện của cá có hàm nên cá không hàm dần dần bị tuyệt chủng. Nhờ có hàm nên cá đã khám 19 phá những nguồn thực phẩm đa dạng để tự nuôi sống thoải mái hơn. Loài cá có hàm sơ khai gọi là phacoderms. Hàm phát triển nhờ một dãy mang cong được tìm thấy ở loài cá không hàm. Mang cong này là giá đỡ xương của mang. Có vô số chủng loại phacoderms ở thời đại này. Có loại sống ở đáy biển, có loại ở lưng chừng. Có loại có răng lớn và dài nhọn hoắt, độ 10 mét. Từ loại cá phacoderms (sơ kỳ Thời đại Đồ đồng) mới đến loại cá ngày nay, các loại cá mập và cá có xương khác. Cá mập có bộ xương toàn vẹn. Cá có xương là loài có bộ xương cứng. 13 Cá sinh sản như thế nào? Hầu hết cá đẻ trứng, trứng chìm hay nổi trên mặt nước. Vỏ ngoài của trứng là một chất trong suốt; ở trong, trứng được tạo ra bởi lòng đỏ hay chất nguyên sinh. Chất nguyên sinh là chất sống để tạo thành con cá tương lai. Lòng đỏ, cũng giống lòng đỏ của trứng gà, nuôi dưỡng cho cá lớn. Tế bào trứng thụ tinh nhờ tinh dịch của cá đực, tinh dịch này đi qua màng vỏ vào trứng bằng lỗ nhỏ ngay trên tế bào và chỉ có một lỗ nhỏ độc nhất này mà thôi. Tinh dịch đi qua chỉ một trứng thụ tinh. Khi mầm sống trong trứng bắt đầu, sự tách bào dần 20 dần tượng hình con cá, chỗ phình ra là cái đầu, rồi đến phần thân và cuối cùng là cái đuôi. Cái phôi cá này bắt đầu lớn dần trong trứng. Sau một số ngày nhất định, màng vỏ mềm đi, phôi bung ra khỏi vỏ, tự do trôi nổi và lớn dần thành cá. Như vậy là cá đẻ trứng và thụ tinh bên ngoài. Có loại cá sinh con như cá gươm, cá kiểng guppy hay cá molly. Trứng thụ tinh trong cơ thể cá cái và thành cá non, sau một thời gian sẽ được sinh ra. 14 Có phải tất cả cá đều đẻ trứng? Hầu hết cá đều đẻ trứng và những trứng này thụ tinh ở ngoài cơ thể. Cá đẻ trứng gọi là oviparous, cá sinh con là viviparous. Cá sinh con là các loại cá gươm, cá kiểng guppy, cá molly, cá mỏ vịt. Trứng được thụ tinh trong cơ thể cá cái và lớn dần thành cá con và được sinh ra vào thời gian thích hợp, độ 21 ngày sau khi thụ tinh (đối với cá mỏ vịt). Số trứng cá đẻ ra và được thụ tinh cũng thay đổi nhiều tùy theo loại cá. Có loại cá đẻ trứng xong là bỏ đi, chẳng ngó ngàng gì đến đám trứng nữa. Loại này đẻ rất nhiều trứng. Loại cá chăm con đẻ ít trứng hơn. Cá đẻ hai loại trứng: thứ nổi và thứ chìm. Loại nổi gọi là pelagic (ở trên mặt biển), thường nhỏ, trong suốt 21 và có ít lòng đỏ. Trứng chìm gọi là demersal, thường thì nặng hơn và có nhiều lòng đỏ. Ví dụ như cá mòi đẻ trứng chìm, một lần từ 20.000 đến 40.000 trứng; và đẻ xong là đi. Trái lại, cá thu đẻ trứng nổi, cá thu cỡ trung có thể đẻ một lần một triệu trứng. Có mùa, cá nục bông chỉ đẻ 50.000 trứng nhưng cũng có mùa số này lên tới 400.000 hoặc 500.000 trứng. Cá bơn lớn có thể đẻ 2 triệu trứng. Có nhiều cỡ trứng. Trứng cá mòi đường kính 1 ly, cá thu 1,5 ly, cá bơn 3 ly. Trứng được canh chừng cho đến khi nở ra, rồi cá con lớn và sống sót; tuy nhiên hàng triệu trứng cũng bị các sinh vật khác ăn. 22 15 Làm thế nào cá có thể đánh hơi? Điều làm mọi người ngạc nhiên là cá cũng ngửi được như các loài vật khác. Cá ngửi được mùi nhờ mũi. Cá có hai lỗ mũi, mỗi lỗ có hai ống dẫn, thường gọi là lỗ thoát hơi. Một ống dẫn ở phía trước và ống thứ hai ở ngay sau. Hai ống cách nhau bởi một màng chắn nhỏ. Mũi có thể nằm ở nhiều nơi trên mặt. Đó là sự thật, vì mũi cá rất đa dạng. Nước chảy vào và thoát ra theo lỗ thoát hơi, vào phía trước và ra phía sau. Khi nước chảy qua làm kích thích tế bào khứu giác khiến cá nhận biết mùi. Nhiều loại cá có khứu giác nhạy bén, phân biệt được cả vật thể nhỏ li ti. Thật ra, khứ giác quan trọng đối với cá trong việc tìm đường về chỗ cư trú. Chẳng hạn như cá hồi nhờ đánh hơi mà về được chỗ cũ để đẻ trứng. Làm sao được như vậy, các nhà khoa học tin rằng từ lúc nhỏ cá đã quen hơi với dòng sông cũ. 16 Cá có ngủ không? Làm thế nào bạn có thể ngủ được khi mắt bạn mở! Không thể, bạn phải nhắm mắt mới ngủ được. Cho nên hầu hết cá không ngủ như chúng ta, vì chúng không có mí mắt để khép mở. Nhưng chúng có thể nghỉ ngơi khi 23 ánh sáng tối đi. Có vài loại cá, như cá cò, có thể nằm nghiêng một bên để nghỉ ngơi. Phần lớn mắt cá cũng giống như mắt chúng ta, nhưng cũng có vài khác biệt, như cá có thể thấy ở dưới nước trong lúc chúng ta phải ra khỏi nước mới thấy được. Ở loài cá cũng có mống mắt bao quanh tinh thể như người. Mống mắt mở gọi là con ngươi. Đối với hầu hết các loại cá, con người luôn luôn mở một độ lớn như nhau. Có nghĩa là cá không điều tiết mắt như người, mở lớn khi ánh sáng mờ, khép lại khi ánh sáng chói chang. Vì vậy, khi ta mở đèn sáng, cá bị hoa mắt. Mắt chúng không điều tiết được như người. Tuy nhiên cũng có loại cá mà con ngươi có thể điều tiết được. Cá không chảy nước mắt vì không có tuyến lệ. Luôn luôn ở trong nước, nên mắt cá lúc nào cũng ướt. Hầu hết các loại cá có mắt ở hai bên đầu, nên mỗi mắt thấy được những hình ảnh khác nhau, tầm nhìn của chúng rất rộng ở mỗi bên, thị trường của cá lớn hơn thị trường của chúng ta nhiều. Cá thấy được trước sau, trên dưới. Cá chỉ tập trung cả hai mắt khi có một vật ở trước mắt. Nhiều thí nghiệm cho thấy có loại cá biết được màu. Chúng phân biệt được màu đỏ với màu xanh lá cây, có khi cả màu xanh và màu vàng, nhưng không phải loại cá nào cũng được đem ra thí nghiệm, nên không thể khẳng định mọi loài cá đều phân biệt được màu sắc. Hơn nữa, có nhiều sự khác biệt với từng chủng loại cá. 24 17 Vì sao người ta nói cá heo thông minh? Cá heo là loại cá voi nhỏ, dài khoảng từ 1m đến 3,5m. Cho dù gọi tên là dolphin hay porpoise thì cũng vì sở thích mà thôi, tên nào cũng đúng. Có nhiều lý do để các khoa học gia cho rằng cá heo cực kỳ thông minh. Có nhiều con bắt chước tiếng người khá rõ ràng mà không phải tập gì cả. Chúng cũng học để hiểu tiếng người và trả lời. Nghiên cứu sinh lý về tập tính của cá heo có hai lý do để kết luận rằng chúng thông minh. Cá heo có sáng kiến trong các trò chơi, như khi thấy một chiếc lông nổi lên mặt hồ cá, chúng đem đến vòi nước cho bắn tung lên, rồi sau đó đuổi theo, lấy cho được chiếc lông để đưa vào vòi nước trở lại. Chúng lại có sáng kiến tạo ra trò chơi với phao cứu hộ. Chúng tung phao lên cho người đứng trên bờ và chờ đợi người ta ném xuống để bắt lấy. 25 Cá heo cũng biết xử lý một vài việc, như khi ta để một miếng đồ ăn kẹt dưới hòn đá, thế nào chúng cũng làm bung ra cho được. Người ta cũng chưa thử nghiệm cá heo thông minh đến mức nào vì chỉ mới có thử nghiệm về sự thông minh cho hai loài vật là chó và khỉ. 18 Cá voi xanh được tìm thấy ở đâu? Trước hết cá voi xanh là loại cá gì? Dĩ nhiên đối với chúng ta cá voi là cá voi. Chúng ta cũng chưa phân biệt được nhiều loại cá voi khác nhau. Các nhà khoa học chia cá voi ra làm hai loại: Odon toceti và Mysticeti. Odontoceti có nghĩa là “cá voi có răng”, Mysticeti ý nói là “cá voi có ria mép”. Hàng ria này là xương của cá voi, nó thường nằm trên nóc họng. Loại xương này là sụn có nhiều chất xơ, viền phía trong của miệng. Nhờ loại xương này cá voi có thể phân loại một số lượng lớn thực phẩm trong nước. Cá voi có “ria mép” là những sinh vật lớn nhất đã từng có mặt trên Trái đất, nó lớn hơn cả khủng long? Phải, cá voi xanh loại lớn nhất có chiều dài đo được 30 mét và cân nặng 110 tấn, loài khủng long lớn nhất cũng không thể có kích cỡ ấy. Cá voi “ria mép” có 3 loại: cá voi thẳng, cá voi vây và cá voi xám. Cá voi xanh là chủng loại lớn nhất trong họ cá voi vây. Bạn chưa có cơ may thấy được một con cá 26 voi như thế đang lội đâu đó, nhưng thật ra người ta cũng đã thấy chúng ở các vùng biển của trái đất trước đây. Chẳng có vùng biển hay đại dương nào đặc biệt thích nghi với chúng. Loại cá voi khổng lồ này sống nhờ các sinh vật nhỏ như cá tôm hay ngao sò ốc hến. Cá voi hớp một ngụm nước đầy miệng, ngậm lại, dùng lưỡi ấn trên các xương “ria mép” mọc chỉa xuống từ hàm trên. Làm như thế, chỉ có nước thoát ra, còn đồ ăn vẫn ở lại trong miệng. Vì hoạt động này mà người ta còn gọi nó là cá voi răng lược. Cá voi “ria mép” khác với cá voi có răng nhiều nên người ta cũng tin rằng hai loại này, tuy có liên hệ chủng loại nhưng khác xa nhau. 19 Cá mập ăn gì? Có 250 loại cá mập khác nhau, tùy theo kích cỡ từ 0,5m đến loại cá mập khổng lồ dài 15 hoặc 18 mét. Có loại cá mập ăn thịt người không? Có, có 27 loại được biết là tấn công người, trong đó có cá mập trắng, cá mập đầu búa, cá mập cọp, cá mập chanh và cá mập mako. 27 Nhưng chẳng có cá mập nào ăn thịt người cả. Cá mập phần lớn sống nhờ vào các loại cá xương, mực và các động vật giáp xác như tôm he, tôm hùm. Chúng cũng ăn cả rùa, cá heo và chim. Có vài loại cá mập lại ăn cá mập khác. Cá mập lớn nhất là cá mập voi chỉ ăn những sinh vật nhỏ nhất, như cá nhỏ hoặc sinh vật sống bằng rong biển. Muốn tìm thức ăn, cá mập nhờ vào lỗ mũi. Cá mập càng đói mồi lỗ mũi càng thính. Cá mập thường lội quanh con mồi trước khi tấn công. Cá mập đuôi thường dùng đuôi dài để gom con mồi lại. Chúng quẫy đuôi từ bên này sang bên kia, có khi làm con mồi chết khiếp bằng những cú phóng cực mạnh. Thường thường một bầy cá mập cũng tạo nên cảnh hồi hộp vì gặp gì chúng ăn nấy, chẳng bỏ sót cái nào. Càng ăn càng táo tợn. Trong trường hợp này, chúng dám ăn cả vỏ xe, lon đồ hộp, guốc, thuyền câu hay bất kỳ 28 vật gì khác khi chúng bắt gặp. Các nhà khoa học gọi đó là hội chứng ẩm thực cuồng bạo. Khi hội chứng này xảy ra thì dầu cho cá mập loại nhỏ nhất hay khù khờ nhất cũng rất nguy hiểm. 20 Cá ngựa đực có sinh con không? Có người mua cá ngựa về bỏ hồ cá mà cứ thắc mắc “con đực mà có chửa”. Cũng đúng thôi, cho dù đó là không thật. Cá ngựa đúng thuộc con vật kỳ lạ. Cái đầu thì như con ngựa con, cái mình thì như con rồng tí hon. Nhiều lúc cá ngựa bơi thẳng đứng trong nước nhờ cái vây độc nhất trên lưng. Nhưng cá ngựa là loài cá. Có trên 50 chủng loại cá ngựa ở các biển ôn đới và nhiệt đới, nếu sắp xếp theo kích cỡ, chúng thay đổi từ 5cm đến 30cm. Điều đặc biệt nhất ở cá ngựa là cách săn sóc trứng. Con cái đẻ khoảng 200 trứng vào trong một cái bọc đặt trong cơ thể con đực ở ngay trên đuôi. Sau 40 đến 50 ngày, con đực phá vỡ bọc và cá con trôi ra. Vì vậy người ta cứ tưởng là con đực đẻ con. 29 Sau khi nở, cá con vẫn ở trong bọc của cá đực cho đến ngày khôn lớn tự sinh sống được. Cá ngựa ăn các sinh vật nhỏ ở biển và trứng của các loại cá khác, chúng không ăn vật chết. Từ xưa, đàn ông đã bái phục cá ngựa. Hình cá ngựa chạm trên quan tài xác ướp của người Ai Cập. Ở Trung Hoa xưa, người ta nghiền cá ngựa thành bột để chữa bệnh. Còn ở Ý, cá ngựa là một điềm lành. 21 Sứa sinh sản cách nào? Một trong những loại sứa thông thường nhất trên thế giới là sứa nón, nó có những sợi râu dài, trắng như sữa, thả lòng thòng từ thân sứa vốn tròn như cái ly. Trên mặt sứa nón có hoa văn màu cam hay hồng với bốn cánh như hoa điệp, đó là bộ phận sinh sản. Sứa đực nhả ra tinh dịch qua đường miệng vào nước. Sứa cái sản xuất trứng. Trứng ở trong cơ thể cá cho đến khi gặp tinh dịch trong nước thì thụ tinh. Trứng lớn dần trong bốn ống dài thả lòng thòng từ 30 miệng sứa. Khi trứng nở, sứa con ở dưới đáy đại dương, chúng phát triển thành một hình dạng khác cha mẹ chúng, gọi là polyps (có nhiều chân). Polyp con hút thức ăn bằng những vòi nhỏ và lớn lên sau nhiều tháng. Sau đó một hiện tượng lạ xảy ra. Con polyp lớn dần thành những rãnh, lúc ấy con polyp giống như một chồng đĩa trà, từng đĩa một sẽ rời xa và bơi đi khỏi con polyp và trở thành một con sứa nhỏ. Rõ ràng cách sống và cách sinh sản của sứa khá hoàn hảo. Sứa đã liên tục sinh sản như thế hơn 600 triệu năm. Sứa là loài có đời sống xưa nhất trên Trái đất và ít thay đổi. Cũng nên nói rõ là sứa không phải là loài cá thật sự vì cá thì phải có xương sống, sứa không có xương sống. Toàn thân gồm những bao trong như thạch, ở trong rỗng. 22 Lươn và chình sống ở đâu? Lươn hay chình đều là cá, vì có xương sống, sống dưới nước và thở bằng mang. Chúng có máu lạnh, có nghĩa là thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài. Chình phần lớn sống ở biển. Có vài loại sống ở nước ngọt phần lớn thời gian, nhưng cũng có một giai đoạn ngắn chúng sống ở nước mặn. Chình đẻ trứng trong nước mặn. Chình quen thuộc nhất với cư dân Bắc Mỹ là chình nước ngọt. Chúng ở dưới hồ ao và những con sông chảy 31 ra Đại Tây Dương. Chình biển sống trong nước mặn, dọc theo bờ biển đá của miền Nam Cali và dọc theo bờ biển vịnh Mexico, cùng bờ biển Đại Tây Dương của nước Mỹ. Cá chình ăn nhiều loại thức ăn như cá chết hoặc các sinh vật nhỏ. Ban đêm chình trở nên rất hoạt động. Đôi khi vào lúc xế chiều bạn có htể thấy những con chình nhỏ xíu đang sục tìm thức ăn ở chỗ vùng biển cạn. Thấy người, chúng liền chui xuống cát. Da lươn hay chình trơn bóng và nhơn nhớt vì dịch nhầy, nhưng cũng có nhiều vảy nhỏ li ti trên da loài lươn hay chình nước ngọt. Chình nước ngọt sống xa nơi đẻ trứng. Chúng đẻ trứng trong nước mặn dù chúng sống trong nước ngọt. Có vài loại cá có thể bơi từ biển vào nước ngọt, hay từ nước ngọt ra biển mà không chết. Những nhà sinh vật học nghĩ rằng nước nhờn ở cơ thể giúp cho chình ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này. Chình biển hay chình nước ngọt cũng như các loại chình khác có khả năng vượt trội trong việc chữa lành các vết thương, mà cá thì không thể. Trong máu của chình hay lươn có chất ngăn ngừa viêm nhiễm. 32 23 RẮN VÀ RÙA Bao lâu rắn lột da một lần? Có hai ngàn loài rắn khác nhau. Chúng sống trên mặt đất, trong lòng đất, dưới nước và trên cây. Nhưng tất cả loài rắn, trẻ cũng như già, đều lột da. Khi lột da, ngay cả màng mắt của rắn cũng lột luôn. Trong suốt tiến trình lột da, da được biến đổi từ trong ra ngoài. Rắn lột da nhờ chạm vào những bề mặt nhám. Một năm rắn lột da nhiều lần. Da rắn có vảy, vảy này rất quan trọng đối với rắn. Nói chung rắn không có chân, mặc dầu có vài loại như trăn Nam Mỹ và trăn nhiệt đới phần đuôi có chân sau, những chân này gắn chặt vào các cơ, chỉ như cái cựa hay cái móng lòi ra bên ngoài cơ thể. Nhờ có vảy trên da làm cho rắn lướt đi nhẹ nhàng và nhanh chóng. Vảy lớn ở bụng giúp rắn trườn tới trong khi các vảy ở đuôi nhờ sự lồi lõm của đất mà đẩy phụ, lực đẩy này làm cho toàn thân rắn vươn tới. Khi rắn muốn bò nhanh, nó còn “độc chiêu” khác nữa, đó là lắc lư thân thể hai bên sườn tạo nên những vòng tròn như khi gặp đá hoặc các cây con, lướt đi theo con đường ngoằn ngoèo do các vòng ấy tạo nên. 33 Rắn có liên hệ sinh học với các loài máu lạnh có xương sống khác, như rắn mối, cá sấu Nam Mỹ, cá sấu nhiệt đới, rùa và ba ba. 24 Rắn phun nọc độc cách nào? Ở một vài loại rắn độc, hạch nước miếng sản xuất chất độc để giết con mồi. Đó là nọc rắn. Có loại rắn nọc độc mạnh có thể làm chết con voi. Các loại khác có nọc độc nhẹ hơn, chỉ giết được thằn lằn, rắn mối. Trong số 412 loại rắn, chỉ có 200 loại rắn độc gây nguy hại cho con người. Có hai loại rắn châu Phi là rắn pháo và rắn chim. Răng nọc của chúng ở sau miệng. Răng nọc gồm có hai hoặc ba cái nằm ở cuối hàm trên, càng ngày càng lớn và có rãnh chạy xuống một bên. Ngay trên răng nọc có một khoảng hở dẫn vào tuyến sản xuất nọc độc. Khi rắn cắn, nọc độc sẽ theo đường rãnh vào vết thương tạo nên bởi răng nọc. Răng nọc của rắn hổ mang nằm trước miệng, ở hàm trên mỗi bên một cái. Đối với loài rắn hổ mang, rãnh trên răng nọc được che kín, làm thành một ống rỗng, có cơ bao bọc tuyến nọc độc. Khi rắn cắn, cơ ấy ép tuyến nọc lại làm cho chất độc phun vào năng nọc truyền ngay vào con mồi. Có loại rắn hổ mang phun nọc độc từ răng nọc giống 34 như súng phun nước vậy, nó nhắm vào mắt con mồi, vòi phun rới 2 mét rưỡi, làm con vật mù ngay. Rắn lục có hệ thống phun nọc phức tạp hơn. Răng nọc rất dài, nằm dọc theo miệng khi miệng ngậm lại. Khi tấn công miệng há ra, răng hàm quay về trước, mang theo răng nọc tạo một góc vuông với họng. 25 Tim rắn ở đâu? Khi nhìn rắn, ta chỉ thấy đó là con vật thuôn dài, không chân, phía sau là toàn đuôi và phía trước có đầu. Nhưng từ đầu đến đuôi con rắn khá dài và phức tạp. Rắn có xương sống và có hệ thống tiêu hóa, một lá gan, một trái tim và những cơ bắp, các tuyến, các cơ quan giống như cơ quan của một con vật có xương sống. Nét đặc trưng của con rắn là không chân. Một đặc trưng khác là mí mắt không cử động được, làm mắt rắn cứ mở trừng trừng, như gương. Thật ra mí mắt rắn là một màn che trong suốt bảo hộ mắt. Hầu hết loài rắn chỉ có một lá phổi. Cũng đúng thôi, vì thân hình của rắn nhỏ như thế còn đâu chỗ cho nội tạng. Nhưng loài trăn rừng và một số loài rắn khác lại có hai lá phổi. Rắn không có tai nằm hai bên đầu. Nhưng chúng rất nhạy cảm khi nhận biết có động tĩnh gì trên đất. Chúng có những giác quan khác thay thế cho thính giác. 35 Hầu hết rắn thấy rất rõ. Chúng để ý đến hoạt động của con mồi hơn là hình thể và màu sắc. Rắn có khứu giác rất tốt, chúng có thể nhận ra con mồi hoặc kẻ địch nhờ vào mùi lạ. Rắn có thể phân biệt những vật nhỏ trên không và dưới đất hay bất cứ một vật nào đó vì chúng có những bộ phận nhất định để đánh hơi. 26 Cấu tạo của bộ phận phát âm của con rắn kèn (rắn chuông) là gì? Rắn kèn thuộc về nhóm rắn độc gọi là rắn lục bướu. Rắn mang tên này vì ở hai bên đầu nó mỗi bên có một cục bướu lớn giữa mũi và mắt. Bướu này rất nhạy cảm khi thay đổi nhiệt độ, vì vậy rắn lục dễ nhận ra một con vật máu nóng dù trong đêm tối. Có 15 loại rắn kèn, con nào ở cuối đuôi cũng có bộ phận phát âm. Ngay cả rắn con cũng có một vòng nhỏ bóng láng như cái nút bấm ở chót đuôi. Bộ phận ấy được tạo nên bởi những phiến da khô ráp như sừng dính liền vào nhau. Khi bị đuổi chạy rắn lắc đuôi, các vòng da ấy cọ vào nhau tạo nên tiếng kêu rẹt rẹt. Đó là bộ phận cảnh giác khi có con vật nào đến quá gần, bất lợi cho rắn. 36 Có phải rắn lúc nào cũng phát ra tiếng kêu để cảnh giác không? Rắn chỉ kêu khi giận dữ hoặc sợ sệt. Những chuyên gia nghiên cứu thói quen của rắn kèn cho rằng “nói vậy mà không phải vậy” vì nhiều con rắn chẳng cảnh giác gì cả. Cho nên cũng chẳng mấy an toàn khi chỉ dựa trên tiếng kêu. Mặt khác, ta có thể tránh bị rắn cắn nếu biết mánh của chúng. Rắn kèn chỉ có thể mổ xa khi ngóc đầu lên được. Khi cuộn tròn, rắn chỉ có thể tấn công với 1/3 hay 1/2 thân hình mà thôi. Vì rắn kèn chỉ dài không quá 2 mét, cho nên ta có thể cảnh giác khi ở ngoài tầm cắn của rắn. Một chuyện khác khá hấp dẫn của rắn kèn là chúng sinh ra rắn con chứ không phải trứng. 27 Làm cách nào rùa thở được dưới nước? Rùa nước sống cả đời dưới nước, chúng có thể sống ở đầm lầy, ao hồ hay các dòng sông. Chúng lên bộ để phơi nắng hay đẻ trứng. Làm sao chúng thở được khi ở dưới nước? 37 Rùa có phổi để thở hít không khí. Rùa không thể hít oxy dưới nước như cá, cho nên rùa phải hít không khí đầy phổi trước khi lặn. Dĩ nhiên, không giống như chúng ta, rùa phải di động xương sườn, mà sườn của chúng lại dính chặt vào mu, nên chúng làm cách khác. Rùa có hai cơ bụng đặc biệt. Một loại kéo các cơ quan ra xa khỏi phổi, một loại kéo các cơ quan vào sát phổi để ép khí thoát ra. Một hơi thở sâu có thể giữ cho rùa ở trên đất hoặc dưới nước nhiều giờ. Rùa nước ngọt có thể ở dưới nước nhiều ngày mà chẳng cần trồi đầu lên. Làm được vậy vì chúng dùng rất ít khí oxy khi nằm yên dưới đáy bể. Có vài loại rùa lại có đường ống đặc biệt trong cổ hay cuối ruột non. Đó là đường thoát chất thải và phân của cơ thể. Bộ phận này có thể hấp thụ khí oxy trong nước như mang cá. Tuy thế, đôi khi loại rùa này cũng phải trồi lên mặt nước để đớp khí. Loại rùa mu mềm sống ở vùng nước cạn nhờ chiếc cổ dài, chúng có thể ngoi lên tới mặt nước để thở. 38 28 THÚ NUÔI VÀ GIA SÚC Chó từ đâu đến? Họ hàng nhà chó là hậu bối của một loài sói tên là Tomarctus. Loại chó này là tổ tiên của loài chó, chúng lang thang trong các cánh rừng già cách đây khoảng 15 triệu năm. Chó nhà cũng được thừa hưởng một phần nào những nét đặc trưng và thói quen của loài chó hoang này. Chó nhà là “huynh đệ” với loài sói, sói đồng và sói rừng, là những loại chó hoang điển hình. Tất cả chúng đều thuộc về họ tộc loài chó gọi là Canis. Tất cả chúng đều có liên hệ mật thiết với nhau nên chó nhà cũng có thể kết duyên được với sói, sói đồng và sói rừng đồng thời chúng sinh sản rất nhanh và nhiều. Nhưng không có loài chó nào lại trộn giống với chồn. Chồn thuộc loại khác trong họ răng nanh. Cách đây lâu lắm con người sơ khai cũng đã thuần hóa được một số chó hoang. 39 Có lẽ những loại chó này là con của sói, hay con của sói rừng hay một loại nào khác trong họ chó hoang. Người ta cũng nhận ra rằng loài chó có ích, có thể dùng chúng để săn thú hay chim muông. Khi con người tiến bộ hơn, họ nhận ra chó là người bạn tốt. Chúng biết giữ nhà và chăn gia súc rất giỏi. Ngày nay, nhiều giống chó đã được nhân giống theo nhiều mục đích khác nhau. Loại chó có mũi dài như chó săn lông xù (setter), chó săn chỉ điểm (pointer) và chó săn thỏ (beagle) được người ta nuôi để theo dấu vết của con thú săn, chim hay thỏ. Có loại chó săn khác được huấn luyện để đuổi theo thỏ và nai. Có loại chó lớn, lực lưỡng như chó Mastiff (tai cụp ) dùng để kéo xe. Có loại chó nuôi để canh gác hay đánh hơi địch trong chiến tranh. Ngoài việc săn bắn, giữ nhà, chó còn được nuôi để phục vụ thể thao hoặc làm kiểng. 29 Tại sao mắt mèo sáng lên trong đêm tối? Người thương mèo cho rằng mèo là sinh vật nhỏ dịu dàng và nuôi làm kiểng thì tuyệt vời. Cũng đúng thôi, vì mèo là thành viên của một họ thú vật rất đặc biệt. Đấy là cọp, sư tử, báo, và dĩ nhiên, kể cả mèo nuôi trong nhà. Nếu không kể đến tập tính hoặc đến kích cỡ và bộ dạng thì tất cả họ mèo đều giống nhau. Tất cả đều là 40 loại thú săn mồi, và thân hình của chúng thích hợp cho việc săn bắt. Một trong những cơ quan giúp cho mèo trở thành loài săn lùng thiện xạ chính là đôi mắt. Mắt mèo thích hợp với bóng đêm vì hầu hết những cuộc săn đuổi xảy ra vào ban đêm. Ban ngày mí mắt của mèo mở rất nhỏ, nhưng ban đêm lại mở lớn, một chút xíu ánh sáng yếu ớt cũng có thể lọt vào. Đằng sau mắt mèo là một lớp bạc bóng nhẫy. Nó phản chiếu bất cứ một chút ánh sáng nào vào mắt. Do đấy mắt mèo sáng lên như cặp đèn pha khi bạn chiếu đèn bấm vào mắt nó ban đêm. Còn bộ phận nào nữa trong con mèo làm cho nó trở thành tay săn cự phách? Trong miệng, phía trước, mèo có 4 răng nanh nhọn và dài, đó là vũ khí lợi hại để cắn và xé thịt. Mỗi bàn chân mèo có vuốt cong và nhọn sắc. Để thầm lặng theo dõi con mồi, lòng bàn chân mèo tựa trên một lớp xốp mềm; thị giác, thính giác, khứu giác của mèo nhạy một cách kỳ lạ. 30 Râu mèo có chức năng gì? Tất cả họ mèo gồm đủ loại, từ con mèo làm kiểng nuôi trong nhà đến con hổ Siberia nặng 275 kg hay hơn 41 nữa. Không cần biết chúng sống ở đâu, kích cỡ hay bộ dạng như thế nào, tất cả họ mèo đều có cơ thể hợp với việc săn lùng, và được xem là những con vật tuyệt hảo về săn mồi. Mèo có râu. Nhờ râu mà mèo nhận biết được một số sự việc để phản ứng. Lúc mèo đang rình rập, tai và mắt nó không giúp thông báo một số tin tức nhưng râu mèo lại đảm trách chức năng ấy. Như khi mèo đưa đầu vào một lỗ tối, râu đụng vào thành lỗ cho biết giới hạn của lỗ ấy, hoặc râu đụng vào thân thể của một con chuột, tức thì mèo biết ngay con mồi đang ở ngay đấy. Râu càng dài thì mèo dễ biết vật ấy ở đâu và là vật gì, trong lúc các giác quan khác như thính giác, khứu giác và thị giác chẳng giúp thông báo những tin tức này. Nhưng giác quan của mèo rất nhanh nhạy. Thính giác và khứu giác của mèo phát triển đến cao độ. Mắt mèo rất tinh, luôn hướng về phía trước (như mắt chúng ta), cả hai mắt cùng nhìn vào một vật ở cùng một thời điểm để ước đoán khoảng cách. Mắt mèo cũng thích hợp với việc quan sát trong đêm tối. Ban ngày con ngươi thu nhỏ lại, ban đêm chúng mở lớn để cho ánh sáng (dầu là yếu nhất) lọt vào mắt. Sau mắt là một màng mỏng phản chiếu bất cứ một tia sáng nào đi vào mắt. 42 31 Bò có bốn bao tử? Không đúng, bò không hề có bốn bao tử nhưng bao tử bò có bốn ngăn và bốn ngăn này giống nhau. Bò, cừu, dê, lạc đà, hà mã, nai, sơn dương là những loài có thói quen ăn nhanh, đưa đồ ăn lên miệng để nhai lại lúc rảnh rỗi. Người ta gọi đó là những con vật nhai lại. Sở dĩ có việc nhai lại vì tổ tiên của loài này rất dễ làm mồi cho các con vật ăn thịt, mạnh hơn. Cho nên, hàng ngàn năm qua, để tự bảo vệ, chúng nhai đồ ăn rất nhanh rồi bỏ đi nơi khác an toàn hơn để nhai lại khi không còn nguy hiểm nữa. Đầu tiên thức ăn nuốt vào dưới dạng viên thô, trôi vào ngăn thứ nhất, đó là ngăn lớn nhất trong bốn ngăn. Thức ăn được làm cho mềm đi để đưa vào ngăn thứ hai. Ở đây thức ăn được nhào nặn thành kích cỡ thích hợp. Sau đấy, thức ăn được trớ lên miệng thay vì nuốt xuống. Sau khi nhai, thức ăn lại được nuốt xuống và đi qua ngăn thứ ba để rồi sau đó qua ngăn thứ tư, đó mới chính là bao tử. Bò, cừu, dê thuộc nhóm hàm trên không có răng cửa. Thay vào đấy, lợi răng là một miếng đệm vừa dẻo vừa bền. 43 32 ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Động vật có vú là gì? Động vật có vú là loại cao cấp nhất trong tất cả các loài vật khác nhau của đời sống sinh vật. Đó là những loại mà ta biết rõ nhất như chó, mèo, thỏ, ngựa, bò, heo, voi, gấu, chuột và loài người. Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn loài có vú khác. Động vật có vú có những đặc tính riêng biệt, có loài giống một số điểm với loài không có vú, có loài lại không giống hoàn toàn. Chẳng hạn như động vật có vú có xương sống giống như cá, loài bò sát và chim. Tất cả động vật có vú có hai lá phổi và hô hấp khí trời như chim, loài bò sát và nhiều động vật lưỡng cư khác. Hoặc động vật có vú là máu nóng như chim cũng vậy. Tất cả động vật có vú đều đẻ con, trừ hai loại thời tiền sử đến giờ vẫn đẻ trứng. Cá, loài bò sát, côn trùng và các sinh vật khác cũng vậy. Có hai đặc tính quan trọng làm cho động vật có vú khác hẳn với các động vật khác, đó là loài động vật độc nhất có bộ lông mao và cho sữa. Tiếng “động vật có vú” là do tiếng La tinh “mamma” có nghĩa là “vú”. Tất 44 cả động vật có vú cái nuôi con từ sữa của chính nó tiết ra từ những tuyến ở vú trên cơ thể. Động vật có vú cũng có những đặc tính khác nữa. Phổi và tim của chúng được phân cách với dạ dày và ruột bởi một màng mỏng gọi là hoành cách mô. Hàm dưới của chúng chỉ có một bộ xương hàm độc nhất ở mỗi bên. Và quan trọng hơn cả, não bộ của chúng phát triển ở cấp cao hơn não bộ của tất cả loài khác nhiều. 33 Loài vật có thể liên lạc với nhau được không? Phương tiện chính mà loài người dùng để liên lạc với nhau là lời nói. Không có loài vật nào có thể liên lạc với nhau bằng lời nói, nhưng dĩ nhiên là chúng vẫn có thể liên lạc được với nhau. Có nhiều loài vật liên lạc với nhau bằng một số âm thanh nhất định. Ví dụ khi con ngựa hí hay cào vó trên 45 mặt đất, việc ấy có ý nghĩa đối với con ngựa khác. Gà mái báo động cho con nó bằng tiếng kêu khi nguy hiểm gần kề. Chó liên lạc với nhau theo nhiều cách: sủa, gầm gừ, rên rỉ, kêu ăng ẳng hoặc tru lên. Chúng cũng có thể nhe nanh hay há mồm. Những con khác hiểu được âm thanh và động thái ấy. Ong là loài có khả năng liên lạc tuyệt vời. Khi về tổ, chúng thường quay vòng vòng để báo hiệu cho những con ong khác biết những loại hoa mà chúng kiếm được ở cách đấy bao xa, hướng đi... Chim thì có tiếng hót. Chúng đã dùng cách này để liên lạc với nhau. Thật ra, đã có người ghi lại những cuộc đối thoại trong giọng hót của chim theo từng địa phương. Những cuộc trao đổi bằng tiếng hót như thế có hơi khác ở Thụy Sĩ và Anh; hay ngay trong một nước, chim của mỗi miền đều có cách hót riêng. Nhiều người tin rằng chó nhà cũng hiểu được tiếng người. Thật ra, những gì chó hiểu được là một số giọng nói có nghĩa nhất định chứ không phải những từ bình thường. Điều đáng nói là đối với các động vật nuôi trong nhà như chó và mèo, chúng đã học được cách giao tiếp với chủ, như kêu xin thức ăn hay kêu chờ mở cửa. Nhưng thú vật hoang dã hình như không thể diễn tả nhu cầu ăn cho con khác biết. 46 Nhưng dù cho thú vật có liên lạc được với nhau đi nữa, điều quan trọng nhất là chúng cũng không thể “nói chuyện” với nhau. 34 Làm sao các nhà khoa học biết loài vật không phân biệt màu sắc? Các nhà khoa học đã làm nhiều cuộc thí nghiệm để tìm hiểu xem loài vật có phân biệt được màu sắc không. Với kết quả của những thí nghiệm này, điều mà họ có thể nói là có một số loài vật không thể phân biệt được màu sắc. Ví dụ như con chó, ta có thể huấn luyện chúng, khi đến những nốt nhạc đã chỉ định được đánh lên, miệng chó sẽ chảy nước miếng, chỉ vì sau khi nghe những nốt nhạc ấy xong, chó sẽ được cho ăn. Tương tự như thế, người ta thí nghiệm với những màu sắc khác nhau, nhưng không thể nào khiến chó phân biệt màu này với màu sắc khác như là những dấu hiệu của nốt nhạc. Kết luận: chó không phân biệt được màu sắc. 47 Cũng thí nghiệm như thế với mèo. Người ta huấn luyện một bầy mèo đáp ứng những dấu hiệu của sáu màu sắc khác nhau để biết. Nhưng mèo luôn luôn nhầm lẫn màu của chúng với những gam màu tối hơn mà người ta đưa tới. Vậy là mèo cũng không phân biệt được màu sắc. Khỉ và đười ươi nhận biết màu sắc qua thí nghiệm. Chúng được huấn luyện tìm thức ăn trong một cái tủ, cửa tủ được sơn màu nhất định, và chúng sẽ không đến tủ có cửa sơn màu khác vì trong đó không có đồ ăn. Như vậy chứng tỏ rằng không phải hầu hết súc vật là mù màu. Có lẽ cần thêm nhiều thí nghiệm để biết loài vật có những khả năng khác. Nhưng những cuộc thí nghiệm mới đây cho biết ngựa cũng có thể phân biệt được màu xanh lá cây và màu vàng khác với những màu khác và những gam màu tối hơn. Nhưng hình như chúng lại không biết nhận diện hai màu đỏ và xanh như là những màu sắc trong nhóm màu. 35 Con người tìm thấy khủng long đầu tiên lúc nào? Con người chưa từng thấy một con khủng long sống. Khủng long là những động vật sống khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Người ta tin rằng loài người đầu tiên xuất hiện trên Trái đất này cách đây chưa tới 2,5 triệu năm. Cho nên khủng long tuyệt chủng trước khi loài người xuất hiện. 48 Chúng ta hiểu biết về khủng long nhờ hóa thạch và xương của chúng. Đó là những bộ xương hay những mảnh rời, dấu chân hoặc vết hằn của bộ da trong đá và trứng khủng long. Lần đầu tiên tìm thấy bộ xương khủng long, người ta vẫn chưa biết rõ khủng long đã xuất hiện vào giai đoạn nào trong lịch sử. Dấu chân khủng long đã được tìm thấy cách đây nhiều năm. Một bộ xương khủng long đã được tìm thấy ở Haddonfield bang New Jersey vào cuối thập niên 1700. Những mảng xương đầu tiên vẫn dùng để khảo sát và nhận diện được tìm thấy ở Anh. Một bộ xương được tìm thấy năm 1822 nay vẫn còn trưng bày ở Bảo tàng về Lịch sử Thiên nhiên tại thành phố Luân Đôn, nước Anh. Một bộ xương khác cũng được tìm thấy cùng thời, đó là nền tảng của sự mô tả khoa học đầu tiên cho bất cứ loại khủng long nào. Việc này được thực hiện năm 1824 do một giáo sư của Đại học Oxford. 49 Và cũng chính vị giáo sư này mới đây đã khám phá thêm nhiều loại khủng long. Những loại khủng long được tìm thấy hàng loạt ở Hoa Kỳ, Canada, Argentina, Brazil, Ấn Độ, châu Phi, châu Úc, Mông Cổ, Trung Hoa, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Nga, chứng tỏ khủng long đã ở khắp cùng trên trái đất. 36 Gấu bắc cực có ngủ suốt mùa đông? Từ “hibernate” do tiếng La Tinh mà ra, có nghĩa là “giấc ngủ mùa đông”. Nhiều người cho rằng có một số loài vật ngủ suốt mùa đông vì thời tiết nơi chúng ở quá lạnh. Gấu bắc cực vì ở nơi quá lạnh nên phải ngủ dài dài. Sở dĩ loài vật ngủ dài như thế trong mùa đông vì vào mùa đông thực phẩm khan hiếm, chúng không có thức ăn dự trữ. Thay vào đấy chúng dùng nguồn mỡ dự trữ trong cơ thể. Trong lúc ngủ như thế, tất cả mọi hoạt động đều ngưng trệ. Thân nhiệt hạ xuống, hơi thở chậm chạp, nhịp tim đập yếu. Gấu bắc cực có như thế không? Xin trả lời là không. Mùa đông gấu ngủ nhiều hơn mùa hè nhưng giấc ngủ không li bì như chết. Thân nhiệt và hơi thở vẫn bình thường. Gấu nằm ngủ trong hốc đá hay trong hang giữa băng hà. Khi trời có đợt ấm, gấu cũng đi ra ngoài một hai ngày gì đó. 50 Gấu cái ngủ nhiều hơn gấu đực, có khi nó kẹt dưới hang vài tuần vì tuyết rơi ngập cả. Gấu con sinh ra trong suốt gian ngủ đông. Gấu con thường nhỏ bé, cân nặng chỉ từ 170 đến 230 gam lúc mới sinh. Vì vậy gấu mẹ phải cho bú và nuôi con đến mấy tháng trong suốt mùa đông. Loài vật ngủ đông chỉ thức dậy vào mùa xuân do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm; và vì đói, chúng bò ra khỏi hang và bắt đầu đi kiếm ăn. 37 Loài bò sát đầu tiên xuất hiện lúc nào? Cách đây 300 triệu năm, loài bò sát đi bộ trên Trái đất. Vào thời ấy, sinh vật lớn nhất trên đất vừa sống ở dưới nước vừa sống trên cạn và đẻ trứng trên cạn. Loài bò sát đầu tiên giống như sinh vật lưỡng cư, nhưng khác một điều là trứng nở trên cạn. Con của chúng có chân và hai lá phổi, hít thở khí trời. Chúng đi bộ trên đất ẩm trong rừng và sống bằng côn trùng. Về sau loài bò sát ngày càng lớn hơn và mạnh hơn. 51 Một số giống như tắc kè, một số giống như rùa. Có loại bò sát đuôi ngắn, chân lớn, đầu to. Thế hệ sau của loài bò sát thời tiền sử có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của loài này. Chúng giống như tắc kè dài 1 mét và đi trên hai chân sau. Từ những sinh vật này, những loại bò sát mới phát triển. Có loại có cánh, loại này có lông và máu nóng, đấy là tổ tiên của loài chim. Một loại khác biến thành cá sấu và những con khủng long đầu tiên. Có một thời, tất cả các loại bò sát đã ngự trị đời sống trên mặt đất. Nhưng sau hằng triệu năm, vô số loại bò sát cổ sơ bị diệt chủng. Có nhiều lý thuyết giải thích cho sự kiện này. Lý luận chính được chấp nhận là những sự thay đổi của trái đất và khí hậu làm cho loại bò sát này không sống được. Đầm lầy trở nên khô cạn mà chúng 52 thì không thể sống trên mặt đất khô cằn. Thực phẩm không đủ. Khí hậu thay đổi theo mùa, từ cái nóng thiêu đốt của mùa hè sang cái lạnh băng giá của mùa đông. Hầu hết loài bò sát không kịp ứng phó với những thay đổi này; vì thế, chúng bị tuyệt chủng. 38 Tại sao loài vật không nói được? Nhiều động vật có thể liên lạc với nhau rất dễ dàng nhưng không có con nào có thể nói được như người. Có nghĩa là chúng không dùng từ. Chim kêu hoặc tạo ra những âm thanh mà chim khác hiểu. Đánh hơi, di chuyển, âm thanh là những phương pháp liên lạc của loài thú; và chúng có thể diễn tả sự vui mừng, giận dữ hay sợ sệt. Nhưng lời nói của con người trải qua một tiến trình phức tạp và chẳng loài thú nào có khả năng này. Lý do là ta đã dùng một phương thức đặc biệt trong việc sử dụng một chuỗi những cơ quan để phát ra âm thanh mà ta muốn khi thốt nên lời. Trong khi ở con người, thanh quản rung lên, thực quản, miệng và hốc mũi hoạt động, môi, răng, hàm dưới, lưỡi di động - chỉ để tạo ra những âm thanh, nguyên âm hay phụ âm - thì loài thú đâu có làm được. Chúng không thể sản xuất một chuỗi gồm các từ liên hệ để làm thành một câu nói. 53 Còn một lý do quan trọng khác giải thích việc tại sao loài vật không nói chuyện được. “Từ” chỉ là nhãn hiệu gán cho sự vật, hành động, cảm nghĩ, kinh nghiệm và ý tưởng. Ví dụ từ “chim” là nhãn hiệu của vật bay. Những từ khác diễn tả màu sắc, hình dạng, bay bổng hoặc hót. Cũng còn những từ khác được dùng để diễn tả những suy nghĩ, cảm nhận về con chim và những hoạt động của nó. Cho nên nói cách dùng từ có nghĩa là cách sử dụng những nhãn hiệu hay những biểu tượng rồi sắp xếp chúng thành một phương thức đặc biệt để truyền thông. Điều này đòi hỏi một trình độ thông minh mà động vật không có được. Chúng không thể sử dụng lời nói như chúng ta. 54 39 Làm sao chúng ta biết dơi dùng rada? Hầu hết loài dơi chỉ hoạt động ban đêm. Chúng bay trong đêm để kiếm thức ăn. Bao năm qua, người ta ng hiên cứu về dơi và thắc mắc không biết làm sao chúng lại nhìn thấy được trong đêm tối. Làm cách nào mà một con dơi ở nơi không có ánh sáng, vừa bay vừa bắt được những côn trùng có cánh? Nhiều người thường nghĩ rằng loài dơi có thị lực tuyệt hảo lạ kỳ: chúng có thể thấy được trong ánh sáng hết sức mờ nhạt mà mắt người không thể điều tiết. Những nhà khoa học ngày nay đã biết rằng một con dơi có khả năng bay lượn, không phải chỉ nhờ đôi mắt mà còn nhờ hai tai và những cơ quan phát âm. Trở lại những năm 1780, một nhà động vật học người Ý tên là Spallanzani đã làm một thí nghiệm. Ông bịt mắt vài con dơi và thả chúng trong một căn phòng cả một mạng chỉ đan chéo nhau. Những con dơi ấy đã bay qua mê cung mà chẳng đụng phải một sợi chỉ nào. Nhà khoa học cảm nhận rằng dơi đã dùng tai hơn là mắt để tìm đường trong đêm tối. Năm 1920, một nhà khoa học khác gợi ý là loài dơi đã dùng những tín hiệu ngoài tầm nghe của con người. Những âm thanh này gọi là siêu âm. Năm 1941, hai nhà khoa học khác quyết định dùng một thiết bị điện 55 tử tối tân để có thể dò tìm những siêu âm trong một thí nghiệm với loài dơi. Máy ấy chứng minh rằng dơi phát ra những tiếng kêu có âm thanh cao vút và chúng không ngừng phát ra tiếng kêu khi bay qua một mê cung toàn dây điện chằng chịt trong đêm tối. Khi người ta dán miệng dơi lại, những con vật này bị thiệt hại nặng. Dơi phát ra những tín hiệu - đó là những tiếng kêu có âm thanh cao vút, gặp vật gì trên đường bay âm thanh này đều dội trở lại. Một âm thanh dội trở lại hay phản hồi gọi là tiếng dội. Dơi sử dụng tiếng dội để định vị các vật trong đêm tối. Các nhà khoa học gọi sự định vị tiếng dội này cũng giống như hệ thống rađa. 40 Tại sao người ta săn hải cẩu? Hải cẩu là động vật có vú khổng lồ sống ở vùng biển bắc cực cách xa bờ biển Bắc Mỹ và đông bắc Siberia. Dài từ 2,5m đến 3,5m khi trưởng thành và cân nặng 1.400 kg. 56 Hải cẩu có một lớp da dày, dai và có nếp gấp, không có lông. Cả con đực lẫn con cái đều có nanh dài dùng để chiến đấu và để đào các loài nghêu, sò, hến biển. Hải cẩu sống với nhau thành đàn, mùa hè chúng sống ở vùng nước cực bắc, mùa thu chúng theo băng trôi nổi về nam, mùa xuân chúng lội về hướng bắc trở lại. Người ta săn hải cẩu với nhiều mục đích. Người Eskimo và những dân bắc cực săn bắt hải cẩu để ăn thịt, làm nhiên liệu, may áo quần và làm đồ dùng. Thực tế người ta đã dùng hải cẩu để làm mọi thứ. Mỡ dùng làm dầu thắp, da để may áo quần, thịt để ăn, nanh làm các vật dụng đủ loại. dân Eskimo dùng nanh chạm khắc các vật trang trí nho nhỏ để mua bán, trao đổi. Người ta cũng nghĩ rằng loài hải cẩu sẽ tuyệt chủng vì bị săn bắt. Tổng cộng số hải cẩu trên thế giới hiện nay có khoảng 250.000 đến 300.000 con. 41 Vì sao chuột túi con lại ở lâu trong túi? Động vật có vú có túi được xếp vào một loại riêng: loại có túi. Loại có túi này khác với động vật có vú là con càng lớn càng được chăm sóc. 57 Lúc mới sinh, một chuột túi con chỉ mới bằng 25 ly và hình thể cũng chưa hoàn chỉnh. Đuôi và hai chân sau như những chân cụt nhỏ xíu. Tai chưa có, mắt thì nhắm nghiền, miệng giống như một lỗ nhỏ xíu. Chỉ có hai chân trước là hoàn chỉnh, có ngón và móng. Ngay khi mới sinh ra, chuột túi con trèo qua bộ lông mẹ để vào túi, đó là do bản năng bẩm sinh. Chuột túi mẹ liếm một đường trên lông mình để giúp con tới được miệng túi và rơi vào. Đã vào được túi rồi, chuột túi con tìm vú mẹ và bám vào. Cứ thế trong nhiều tuần, nó bú liên tục không hở miệng và lớn lên. Khi lớn lên, lông mọc ra, mắt mở, có tai. Cuối cùng, nó có thể rời khỏi vú và ló đầu ra khỏi túi. Được vài tháng, chuột túi con mới dám ra ngoài. Nếu có gì nguy hiểm, nó lại nhảy tọt vào trong. Chuột túi khi được sáu tháng tuổi thì thân mình nó quá lớn không thể nằm trong túi nữa. Ra ngoài, nó cũng ăn cỏ và rau quả củ như mẹ nó, cứ thế mà lớn lên và tự nuôi sống. 58 42 Linh cẩu có thật sự cười không? Có một loại linh cẩu người ta gọi là linh cẩu cười. Đó là loại linh cẩu đốm, loài này lớn nhất trong họ linh cẩu. Khi đi săn mồi, hoặc bị săn đuổi, nó phát ra tiếng hú hoặc tiếng ục ục như có cái gì chẹt ở trong cổ đến nỗi phải phát ra tiếng cười. Dĩ nhiên đâu phải như tiếng người cười mà chỉ là một tiếng kêu rít dài tựa như tiếng cười. Linh cẩu cười là một con vật dữ tợn, cao gần 1 mét kể từ vai, và dài khoảng 1,85m. Con lớn có thể cân nặng 80 kg. Ban ngày linh cẩu ngủ trong hang. Tối đến, nó ra ngoài kiếm ăn. Linh cẩu thường săn mồi một mình, nhưng chúng cũng hay tập họp cả bầy quanh đồ ăn thừa của một con vật bị sư tử hay các vật săn mồi khác bỏ lại. Giác quan bén nhạy giúp linh cẩu tới được con mồi và thu dọn sạch sẽ. 59 Thường thường linh cẩu có hơi “cù lần” vì chỉ thích ăn những gì mà các con vật khác bỏ lại. Nhưng chúng cũng thường lai vãng quanh các lều trại hay làng mạc và đôi khi tấn công những người nào đang ngủ ngoài trời. Chúng cũng theo dõi các bầy gia súc hay linh dương, tiến đến gần để tấn công các con què hay bệnh cũng như các con nhỏ hay già yếu. Linh cẩu đốm hay linh cẩu cười là một chủng loại ở châu Phi, chủng loại này rải đều từ nước Ethiopia đến Hảo vọng giác. Điểm đặc biệt của loại linh cẩu đốm là con cái to lớn hơn con đực. 60 43 CÔN TRÙNG và các loài khác Côn trùng có trái tim không? Thật khó mà tin được những sinh vật bé tí như côn trùng mà lại có tim và não bộ. Chúng không những có tim mà còn có não bộ điều khiển một hệ thống thần kinh. Não bộ tiếp nhận cảm xúc và gởi những thông điệp đến các cơ bắp nào đó cho chúng thi hành. Việc này đã được tự động thi hành vì những cử động của côn trùng là tự động. Máu của côn trùng không đỏ như máu của chúng ta, vì không có oxy, nên không có hồng huyết cầu là yếu tố làm cho máu đỏ. Tim của côn trùng là một phần của Máu chuyển trong cơ thể 1 trong 7 ngăn tim Máu lưu thông 61 một ống dài chạy suốt toàn thân ngay dưới da. Ống ấy có miệng ngay dưới não bộ. Có những ống rất nhỏ với van suốt dọc trái tim. Máu được hút vào tim nhờ những ống nhỏ này. Trái tim nén lại và dồn máu lên phía đầu. Ở trên đầu máu chảy tràn qua não và chảy ngược trở về toàn thân. Khi chảy ngược trở về, máu thấm ướt các cơ quan, cơ bắp và hệ thống thần kinh. Nó mang đến thức ăn tiêu hóa và mang chất thải ra ngoài. Bạn có thể thấy được bộ phậnt im này ở vài loài côn trùng. Nếu bạn nhìn kỹ một con sùng (loại đục rỗng ruột cây), ấu trùng muỗi, hau vài loại nhộng, bạn có thể thấy trái tim hình ống nằm dọc theo lưng chúng. Hãy nhìn trái tim đập, bạn mới nhận ra rằng, trời nóng tim đập nhanh hơn trời lạnh. Chuyện hấp dẫn khác của côn trùng là sức mạnh của chúng. So với kích cỡ thân thể, chúng mạnh thật, vì có quá nhiều cơ bắp. Con người chỉ có 800 cơ bắp trong lúc con châu chấu có đến 900! 44 Côn trùng làm hại người bằng cách nào? Trong thiên nhiên có biết bao nhiêu loại côn trùng có ích cho con người, nhưng cũng có loại cắn, đốt, chích và mang mầm bệnh đến cho người. 62 Vài loại côn trùng luôn luôn có hại, phải cần tránh. Nhiên cái đen có chửa thuộc nhóm này. Loại nhện này thường được phát hiện ở Nam Cali đến Chilê trong các hóc tối, ẩm ướt. Nọc độc của loại nhện này làm đau đớn và cứng các cơ bụng, có khi làm chết người. Có loại côn trùng cắn hay đốt làm người ta đau một thời gian nhưng không trầm trọng. Có người dị ứng với nọc độc của ong hay ong vò vẽ. Nếu bị ong đốt nên đến bác sĩ ngay để được cho thuốc chống dị ứng. Nhiều loại muỗi mang mầm bệnh như sốt vàng da, sốt rét, bệnh ngủ, sốt xuất huyết. Dĩ nhiên, muỗi cắn người bệnh rồi truyền sang người không bệnh. Bệnh thương hàn là do loài rận. Khi thiếu điều kiện vệ sinh, phải sống chen chúc nhau thì dễ bị bệnh. Ruồi làm lây lan các bệnh thổ tả, kiết lỵ, viêm gan và thương hàn. Nói chung những bệnh do côn trùng mang đến đều có thể ngăn chặn bằng cách làm trong sạch môi trường và ngăn cản sự sinh sản của chúng. 45 Côn trùng có thở không? Vì côn trùng nhỏ quá nên khó mà tưởng tượng được cơ thể của chúng có thực hiện các chức năng như các sinh vật lớn không? Nhưng cũng giống sinh vật khác, công trùng ắt phải hô hấp không khí. Chúng cũng cần oxy của không khí để tiêu hóa thức ăn. 63 Khi thức ăn bị đốt cháy, nó tạo nên năng lượng cho cơ thể. Chất thải của sự đốt cháy này là một chất khí gọi là carbon dioxide. Cơ thể thải carbon dioxide ra ngoài cùng với các thành phần không sử dụng khi hít vào. Chúng ta hít vào và thở ra bằng mồm và hai lỗ mũi. Côn trùng có những mười cặp lỗ mũi dọc theo ngực và bụng (đó là hai phần cơ thể của côn trùng ngoài phần đầu ra). Mỗi phần cơ thể có một cặp lỗ mũi, đó là những lỗ nhỏ gọi là ống xoắn. Hầu hết côn trùng thở bằng ống xoắn này, nhưng cũng có ngoại lệ. Bọ cạp nước có ống hô hấp dài gắn liền vào bụng của nó. Khi thở, nó đẩy đầu ống lên mặt nước. Phần lớn côn trùng sống dưới nước thở bằng mang thay vì thở bằng ống xoắn. Mang là những loại cơ phận đặc biệt hút không khí tan vào trong nước. Đừng ngạc nhiên về những gì liên quan đến côn trùng: côn trùng có hằng hà sa số. Có chừng 700 ngàn loại côn trùng khác nhau đang sống, và chúng có thể sống bất cứ nơi nào trên trái đất, từ những hang động nằm sâu dưới đất cho đến các đỉnh núi cao nhất thế giới. 64 46 Ong đốt cách nào? Trước tiên, không phải ong nào cũng đốt. Có hàng trăm loại ong khác nhau, trong đó có nhiều loại không đốt. Khi nói ong đốt, ta quen nghĩ ngay đến ong mật. Ngòi độc của ong ở đàng sau bụng hay ở vài cơ quan quanh quanh đấy. Ngòi độc cũng khá phức tạp, một phần vì đấy là bộ phận đẻ trứng, mà công việc thật sự của ong là đẻ trứng. Cái nọc nhọn hoắt ấy được tạo bởi 3 bộ phận bao quanh một cái rãnh ở giữa. Tiếp liền với nọc có hai túi chất độc. Còn có hai ống phóng như hình ngón tay và rất nhạy cảm. Vật này báo cho con ong biết lúc nào cần đưa cái bụng áp sát vào vật mà nó muốn đốt. Trong động tác đốt, nọc giống như ngọn giáo được đẩy ra và túi chứa chất độc bị sức ép phun vào vết thương. Cũng vì chất độc này, cộng thêm sự đau đớn khi bị đốt, nên người ta cần tránh không để ong đốt vì nó nguy hại cho người. Mỗi lần ong đốt, ngòi nọc đâm vào da khó mà lấy ra. Cho nên khi ong bay đi rồi, ngòi nọc và bộ phận dính liền bị bứt đi khỏi cơ thể con ong nên rốt cùng ong cũng chết. Nếu ong để lại nọc trong da, cần lấy nọc ra bằng móng tay hay dao nhỏ. Cố lấy nọc ra cho hết bằng cách rút ở đằng chân ra, như vậy ta có thể bóp cho chất độc ra theo, nếu còn nọc ở trong da, chất độc ngấm vào vết thương nhiều hơn. 65 47 Tại sao ong lại nhảy múa? Vì ong cùng sống với nhau một tổ và cùng ăn với nhau, nên càng tìm thấy nhiều thức ăn càng tốt. Cho nên khi các con ong đi tìm thức ăn trở về tổ, chúng rủ các con ong khác đi lấy nhụy và phấn hoa thơm ở những nơi chúng tìm thấy. Muốn con khác chú ý, chúng quay vòng vòng trên mặt tổ. Các con ong khác bị mê hoặc theo con ong múa và bắt chước những động tác của nó. Bọn chúng rời khỏi tổ, chẳng cần con ong hướng đạo, bay ngay tới hiện trường. Khi quay vòng vòng, những con ong này đã báo cho toàn tổ ong hướng đi, nơi đến chỗ có thức ăn; khi quay mùi hương của nhụy hoa lan tỏa ra làm cho các ong khác hiểu được thứ hoa cần lấy mật. Nếu con ong đi hút mật về lại lắc lư thân mình, có nghĩa là thức ăn cách đấy hơn một trăm mét; trong điệu vũ, ong còn bay thẳng đến phía trước một đoạn ngắn, tức là muốn nói đến hướng có thức ăn. Nếu bay thẳng về phía trước, nơi có thức ăn về phía mặt trời. Nếu bay chiều ngược lại, thức ăn ở phía đối diện với mặt trời. Bay nhanh hay chậm có ý nói là khoảng cách từ tổ đến nơi có thức ăn bao xa. 66 Nếu bay nhanh là thức ăn cách tổ rất gần. Khoảng cách càng xa, cuộc bay biểu diễn càng chậm rãi. Nếu nguồn thực phẩm không còn nhiều, ong đi lấy mật trở về không bay nhảy, các ong khác sẽ không rời tổ. 48 Ong bắp cày sử dụng chất gì để xây tổ? Tất cả đại gia đình của ong vò vẽ được gọi là ong bắp cày. Thân hình chắc nịch, màu đen hay nâm đậm có điểm các chấm sáng trắng hay vàng. Do đó một số ong này được gọi là “áo gió vàng”. Ong bắp cày có đời sống cộng đồng, chúng sống với nhau và xây tổ. Nếu tổ bị phá, chúng nổi sùng và đốt kẻ phá hoại thừa sống thiếu chết. Tục ngữ có câu: “Ong vò vẽ đốt nẻ lưỡi cày”. Ong bắp cày xây những tổ lớn, có khi dài hơn ba tấc, chỉ chừa một lỗ ở đầu hay cuối. Những tổ này gắn liền với cành cây, bụi rậm hay có khi ở dưới mái hiên của các biệt thự. Tổ ong xây bằng gì? Giấy - Vâng, bằng giấy. Chúng ta có thể nói ong vò vẽ là những thợ làm giấy đầu tiên trên trái đất này. Giấy được sản xuất bằng bột gỗ. Ong vò vẽ tích lũy các mảnh gỗ hay vỏ cây để sử dụng cho mục đích riêng của chúng. Muốn có bột xây tổ, ong vò vẽ bò giật lùi, vừa bò 67 vừa xé nhỏ bột giấy ra bằng mồm vừa làm ướt bột giấy bằng nước miếng, sau đấy vo lại thành viên nhỏ, khi xây tổ các viên giấy này được trải ra thành từng tấm. Ai cũng sợ ong vò vẽ vì chúng đốt rất đau, nếu bị đốt phải đầu, ta tưởng như búa bổ. Chúng cũng làm hư hại trái cây. Nhưng thật ra, ong vò vẽ là bạn của con người vì chúng giết ruồi và các côn trùng có hại khác. 49 Ve sầu mười bảy tuổi là loại nào? Chuyện kể cũng lạ! Ve sầu mười bảy tuổi cũng chỉ là con ve, nhưng lại là một loại côn trùng rất khác biệt. Con ve sầu mười bảy tuổi là một loại côn trùng rất kỳ lạ. Có lẽ tuổi thọ của nó hơn bất kỳ một côn trùng nào khác (trừ con mối chúa). Chu kỳ sống của nó như sau: con nhộng, tức là con ve con, nở từ trứng trên các cành cây, sau đó rơi xuống đất. Chúng chui xuống đất và nằm vùng ở các rễ con. Ở lì như vậy, không nhúc nhích, hút nhựa cây trong mười bảy năm. Rồi một bản năng bí mật nào đó làm chúng chui lên mặt đất để đón nhận ánh mặt trời! Giờ đây thì chúng đã nghiễm nhiên ở trên một thân cây và lột xác thành một con ve sầu. Chỉ trong năm tuần, chúng sống rất vui vẻ dưới ánh sáng mặt trời. Con đực và chỉ con đực mà thôi là có thể cất tiếng kêu, cái giọng kim chối tai ấy, là tiếng nói của loại ve sầu. Đây cũng 68 là tiếng gọi yêu thương đối với con ve cái. Âm thanh ấy được phát ra bởi những bộ phận phát âm phức tạp nhất trong thiên nhiên. Có hai bộ phận nhỏ tròn tròn như cái trống ở phần dưới bụng và được rung lên không mệt mỏi bởi những cơ bắp. Sau năm tuần, ve sầu chết. Phải mất mười bảy năm để hình thành mà chỉ sống có năm tuần sung sướng. Con ve sầu này đặc biệt ở Mỹ (miền nam nước Mỹ, đời sống của nó chỉ rút lại còn mười ba năm!). Kể chung, có một ngàn chủng loại ve sầu, và hầu hết chúng sống ở miền nhiệt đới. 50 Bươm bướm có ngửi được không? Chuyện làm chúng ta ngạc nhiên là bướm và bướm đêm có thị giác, khứu giác và vị giác rất bén nhạy. Cơ năng vị giác của hầu hết các loại bướm là ở miệng, còn các cơ quan về khứu giác thì ở râu. Có nhiều loại bướm đánh hơi các vật qua hai lỗ mũi ở trên chân. Nhiều loại bướm có mùi hương, mùi hương này được sử dụng cho hai mục đích, một loại để quyến rũ bướm cái, một loại dùng để đuổi địch thủ cao chạy xa bay. Mùi hương của bướm đực chứa trong các túi nhỏ nằm 69 đằng sau hai cánh. Trong cuộc tán tỉnh, bướm đực hào hoa rải mùi hương lên bướm cái. Mùi hương của nhiều bướm đực giống như mùi hương của các loài hoa hay mùi ngũ vị hương và con người cũng thấy thích thú. Bướm cái nhờ các tuyến đặc biệt trong cơ thể sản xuất ra mùi hương. Hầu hết mùi hương của bướm cái không thích hợp với khứu giác con người. Khứu giác của bướm bén nhạy hơn khứu giác của người nhiều; và vị giác cũng vậy, nhất là các thứ có vị ngọt. Thức ăn chính của bướm là nhụy hoa, nơi có chứa đường, đối với chúng rất dễ kiếm. Khi bướm tìm thấy nhụy hoa, nó dùng “cái lưỡi” dài vã rỗng hút ngay chất lỏng ấy. Bướm cũng nhìn thấy màu sắc dễ dàng. Chúng có thể thấy cả những màu cực tím mà mắt người không thể thấy được. 51 Ruồi bò ngược trên trần bằng cách nào? Ruồi nhặng bay quanh ta nhiều đến nỗi ta không nhận ra rằng chúng đúng thật là những sinh vật đáng chú ý. Trong thân thể con nhặng, hầu như phần nào cũng có đặc điểm riêng. Thân thể của con nhặng chia làm ba phần: phần đầu, phần giữa (hay ngực) và phần bụng. Phần ngực có ba cặp chân dính vào. 70 Chân được chia làm năm phần, phần cuối là bàn chân. Ruồi đi nhón gót trên hai vuốt dính liền với phần dưới của bàn chân. Dưới vuốt là tấm đệm tiết ra chất nhờn. Nhờ chất nhờn này, ruồi có thể bám vào bất cứ mặt phẳng nào. Nó có thể bò ngược trên trần hay ở cửa kính trên tường nhà. Điều lạ khác của con ruồi là cặp mắt của nó. Mắt nó là hai nhãn cầu màu nâu ở hai bên đầu. Mỗi mắt cấu tạo bởi hằng ngàn lăng kính. Mỗi lăng kính đóng góp một phần vào hình ảnh mà ruồi nhìn. Hai mắt lớn này gọi là mắt kép. Trên đỉnh đầu của ruồi cũng có ba mắt để nhìn thẳng tới, phải dùng kính hiển vi mới thấy được. Xúc tu (hay cần anten) của con nhặng được dùng như khứu giác, chứ không phải xúc giác. Cần anten này có thể phân tích mùi từ đằng xa. Nếu đồ ăn có mùi thơm đâu đấy là nhặng xuất hiện đến ngay. 52 Tại sao có muỗi? Muỗi hiện diện trên trái đất này cũng giống như các sinh vật khác. Con người không thích muỗi và muốn loại bỏ chúng nhưng làm sao được! Có chừng 70 loại muỗi. Có loại rải rác ở khắp nơi, có loại chỉ ở những vùng nhất định. Vì có nhiều loại muỗi đưa đến các mầm bệnh nên loài người cố gắng tiêu diệt chúng. Muỗi mang vi khuẩn 71 sốt vàng da đã bị tiêu diệt sạch. Có một thời loài này đã hoành hành ở các vùng nhiệt đới. Muỗi cũng gây ra nhiều điều phiền nhiễu khác cho loài người. Thứ nhất là bị muỗi cắn. Khi muỗi cắn, nó truyền vào máu một ít độc tố, làm mình đau và chỗ đốt bị sưng lên. Thứ hai là tiếng kêu vo ve. Tiếng kêu này rất quan trọng đối với muỗi vì đó là tiếng tán tỉnh. Muỗi đực rung đôi cánh nhanh hơn nên phát ra tiếng kêu trầm, muỗi cái có tiếng kêu the thé. Muỗi có lợi cho con người không? Hy vọng rằng sẽ có lợi khi con người biết dùng một loại muỗi nào đó để loại trừ loại độc hại hơn. Các nhà sinh vật đang nghiên cứu nuôi một loại muỗi nhỏ, không chích người, và cho chúng ăn các loài muỗi chích người khác. 53 Chí là gì? Đôi khi một người Anh bực mình một điều gì đó, anh ta thường nói: It’s lousy, nghĩa là “Đồ con chí” từ lousy ở đây chẳng phải là một lời nguyền rủa mà là nói về con chí, một con vật nhỏ bé nhưng làm cho người ta khó chịu. Thật ra, có trên một ngàn loại côn trùng khác nhau được gọi là “chí”, “chấy”, “rận” hay “rệp”, nhưng con mà người ta biết đến nhiều nhất chính là con vật sống bám vào người. 72 Đây là những con vật hút máu. Chúng mới thật là ký sinh trùng, vì chúng sống bằng máu người. Loài chí rận sống cận kề với loài người hơn bất cứ một loài vật nào trong vương quốc loài vật bởi vì chúng hiện hữu ngay trên cơ thể con người qua bao giai đoạn của sự phát triển. “Sống bám vào con người” là điển hình của loại chí này. Nó sinh sản từ trứng dính vào tóc hay áo quần. Đôi khi ta dễ dàng nhìn thấy trứng chí trên tóc. Rận được truyền từ giường chiếu, áo quần người này sang áo quần người kia. Rận là con vật truyền bệnh sốt thương hàn. Có một loại khác cũng tấn công loài người, thường ở trên tóc hay các nơi khác như lông mày chẳng hạn. Muốn tiêu diệt bọn này phải dùng thuốc diệt chí rận trên tóc hoặc áo quần. Có loại rận đặc biệt thường cắn các sinh vật khác nữa. Chí rận của chim, của các loài có vú và ngay cả loại chí rận sống trên thân thể ong mật. Có loại rận sống trên cây và chuyên hút nước trái cây ấy, gọi là rệp cây. 54 Tại sao loài ve bét sống trên thân thể chó và mèo? Ve là những ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể là một thực vật hay động vật sống với, trong hoặc trên một thực thể sống, gọi là “chủ thể”. Con ve (ký sinh trùng) sống nhờ vào chó và mèo (chủ thể) bằng cách hút máu. Nó có cái đầu tròn nhỏ 73 và cái miệng thích hợp cho việc hút máu, thân thể rất nhỏ, không có cánh và ba đôi chân. Hai chân sau của con ve dài nên nó là một lực sĩ rất cừ về nhảy xa. Thật ra, nó là lực sĩ vô địch về nhảy so với các sinh vật khác. Tuy bé xíu nhưng nó có thể nhảy cao đến 18 hay 20cm và nhảy xa ít nhất cũng đến 30cm. Các nhà khoa học cho rằng nếu nó có hình thể bằng con người, nó có thể nhảy cao 140m và nhảy xa 200m. Có nhiều chủng loại ve, nhưng loại ve của chó và mèo trên thế giới ở đâu cũng có. Ve không chỉ sống với chó và mèo, chúng cũng bám vào mình chuột cống, thỏ, sóc, chim nhà hay chim trời và hầu hết các sinh vật có máu nóng, kể cả người. Trong thời đại trung cổ, chuột bị ve hút máu đã gây ra bệnh dịch hạch khắp châu Âu. Ve sống trên mình chuột đến khi chuột chết. Rồi nó nhảy qua người và đem theo mầm bệnh. Bệnh dịch hạch ngày nay thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra. 74 55 Giun đất bò cách nào? Có rất nhiều loại giun, nhưng chúng ta chỉ nói về giun đất, loại quen thuộc với ta nhất. Thân giun chia làm nhiều vòng hay đoạn cách nhau bởi các rãnh. Giun đất hầu hết thời gian đều ở dưới đất, đào đường đi qua đất ẩm và mềm, vừa đi vừa tự nuôi sống. Nó sản xuất chất nhờn để việc trườn đi được dễ dàng. Một con giun đào đường đi như thế có hai bộ cơ bắp. Một bộ cơ bắp chạy quanh thân và mỗi đoạn đều có cơ bắp riêng. Khi cơ bắp ở các đoạn co lại, cơ thể dài ra và mỏng hơn, đoạn đầu được đẩy tới. Bộ cơ bắp thứ hai chạy dọc theo cơ thể. Khi những cơ bắp này co lại, những đoạn thân được kéo lại gần nhau hơn, cơ thể ngắn lại. Giun đất giống như một cái ống trong một cái ống. Cơ thể phân thành từng đoạn, mỗi đoạn là một ống. Trong ống này là ống tiêu hóa dài, qua đó thực phẩm được hấp thụ. Ống tiêu hóa mở ở cả hai đầu. Thức ăn đi qua một đầu và những gì không tiêu hóa được thải ra ở đầu kia. Ở dưới đất sâu ẩm ướt giun đào đường đi và nuốt luôn số đất ấy. Phương thức di chuyển này còn gọi là cách sống, vì trong dất còn có rễ cây mục nát và xác loài vật. Khi đất đi qua ống tiêu hóa của giun các loại ấy cũng được tiêu hóa luôn. 75 Việc giun nuốt đất và đẩy đất lên trên lớp mặt giữ một vai trò quan trọng trong việc thay đổi và làm đất thêm màu mỡ. Các nhà khoa học tính ra cứ một sào đất giun có thể đưa lên trên lớp mặt từ chín đến mười sáu tấn đất mỗi năm. 56 Làm thế nào ốc sên có vỏ? Loài vật có thân mềm và vỏ cứng gọi là loài thân mềm (nhuyễn thể). Có rất nhiều loài thân mềm mang vỏ cứng. Có loại có hai vỏ dính liền nhau như có bản lề, gọi là loài hai mảnh vỏ gồm con vọp, sò huyết, con nghêu, con vẹm. Có loại chỉ một vỏ, thành hình xoắn ốc và có nắp đậy, đó là ốc sên. Ốc sên tạo nên vỏ giống như các loài vật thân mềm khác. Vỏ là bộ xương của ốc. Loài vật thân mềm dính vào vỏ bằng những cơ bắp. Con vật mềm ấy không bao giờ rời vỏ của nó. Khi thân mềm lớn lên, cái vỏ cũng tăng kích cỡ và thêm chắc chắn. Vỏ được hình thành bằng calci và do chính loại thân mềm làm ra. Dĩ nhiên, con vật thân mềm ấy không biết nó đang xây nhà cho chính nó. Cũng có trường hợp, vật thân mềm có những tuyến giáp có thể hấp thu vôi từ trong nước và để dành từng thành tố nhỏ xíu bên cạnh vỏ. 76 Cũng có loài thân mềm có những tuyến giáp chứa màu sắc. Do đó vỏ có thể lốm đốm, hay một màu, hoặc có từng đường sọc. Hầu hết vật thân mềm sống ngoài biển, loài hai mảnh vỏ không thể sống mà không có nước. Tuy nhiên có nhiều loại ốc sên vẫn thở khí trời, loại này thường sống trên đất và ở chỗ ẩm ướt trong rừng. Các nhà khoa học ước tính có hơn 80 ngàn loại ốc sên! 57 Làm sao loài vật phát bệnh dại? Virus gây ra một số chứng bệnh ở người và vật. Một virus là một vi trùng cực nhỏ không thể nhìn bằng kính hiển vi thông thường được. Virus gây bệnh dại có thể lây nhiễm cho các sinh vật máu nóng. Người ta bị bệnh vì chó mắc bệnh do virus ấy cắn phải. Các con vật hoang như chó sói, chồn, chồn hôi, gấu và dơi có thể bị bệnh dại. Kể cả các con vật nuôi trong nhà như bò và mèo cũng có thể nhiễm bệnh. Tóm lại, virus dại vào cơ thể loài vật, sự nhiễm bệnh bắt đầu và con vật trở nên dại. Sau khi nhiễm, bệnh chưa phát ngay, thường là bốn đến sáu tuần sau. Trước hết, chó không sủa, sốt cao, bỏ ăn. Sau đấy, hoảng sợ, nước dãi chảy, thỉnh thoảng tru lên hoặc sủa, muốn cắn người ta. Sau triệu chứng này, chó sẽ chết sau bốn, năm ngày. Vì có virus trong 77 nước dãi, bệnh sẽ lây lan do vết cắn. Bệnh dại ít khi truyền nhiễm bằng cách khác. Bệnh phát tán ở người cũng giống như ở chó: Người bị bệnh ngồi thừ ra, sốt cao, thần kinh bất thường. Chẳng mấy chốc các cơ bắp co rút lại. Khi uống nước, các cơ ở miệng và cổ họng co rút như người bị động phong. Vì vậy, người ta còn gọi bệnh này là bệnh sợ nước (hydrophobia). Chứng co giật chuyển sang hệ thống thần kinh. Cái chết sẽ đến khi các cơ của hệ thống hô hấp cũng bị co giật. Khi bệnh xuất hiện ở người hay vật, cái chết không tránh khỏi. Do đó phải phòng ngừa trước. Vùng bị cắn phải được vô trùng kỹ càng. Nếu người hay vật được điều trị sau ba ngày kể từ khi bị cắn, nên truyền huyết thanh - huyết thanh chống lại virus trước khi nó phát tán và tấn công lên não. Ngày nào cũng phải tiêm thuốc trong vòng hai hay ba tuần. 58 Sự khác biệt giữa vi khuẩn và virus là gì? Khi nói về bệnh, người ta thường liên tưởng đến vi khuẩn và virus, nhưng hai thứ này khác nhau nhiều. Chỉ một ít vi khuẩn gây bệnh, còn hầu hết thì không. Có ít nhất hai ngàn loại vi khuẩn và hầu hết đều vô hại hoặc có ích. Vi khuẩn thuộc loại đơn bào. Chỉ một giọt sữa chua có thể chứa 100 triệu vi khuẩn. Vi khuẩn ở khắp nơi. 78 Có loại sống trong miệng, mũi, ruột non động vật, kể cả người. Có loại sống trên lá rụng, cây khô, phân loài vật, trong nước ngọt, nước mặn, trong sữa và hầu hết trong đồ ăn. Vì vi khuẩn trong thực vật và động vật có những đặc điểm khác nhau nên các nhà khoa học cũng chưa đồng tình sắp xếp chúng thuộc loại nào. Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng cách phân bào (một tế bào tách làm đôi). Virus là những sinh vật nhỏ li ti, vì quá nhỏ như vậy nên muốn thấy phải nhờ đến kính hiển vi điện tử. Virus lớn lên và phát triển chỉ khi nào chúng sống trong tế bào sống. Sống ngoài tế bào sống, virus sẽ tự hủy diệt, chúng không thể phát triển, trừ phi chúng sống trong tế bào động vật, thực vật hay vi khuẩn. Virus tấn công loài người và sinh vật gọi là virus động vật. Virus tấn công cây cỏ gọi là virus thực vật. Virus tấn công vi khuẩn gọi là virus vi khuẩn. Virus gây bệnh cho người và vật do thở hay nuốt vào, hay đột nhập vào do lỗ khổng trên da. Vài loại virus hủy hoại tế bào bằng cách sống trong đó. Có loại làm hủy hoại màng ngăn cách hai tế bào và có loại làm cho tế bào trở nên ác tính. 79