🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 09
Ebooks
Nhóm Zalo
Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM
Hãy trả lời em tại sao?. T.9 / Trần Ngọc Châu, Nguyễn Mạnh Yến b d. - T.P. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2009.
216tr. ; 19cm.
1. Khoa học thường thức. 2. Hỏi và đáp. I. Trần Ngọc Châu, Nguyễn Mạnh Yến b d.
001 -- dc 22
H412
hãy trả lời em tại sao? tập 9
Trần ngọc châu - nguyễn mạnh yến Biên soạn
Chịu trách nhiệm xuất bản:
ts. quách thu nguyệt
Biên tập:
trí công - thanh liêm - thu nhi
Xử lý bìa:
bùi nam
Sửa bản in:
nguyễn trung - thu nhi
Kĩ thuật vi tính:
vũ phượng
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
161B Lý Chính Thắng - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 39316289 - 39316211 - 38465595 - 38465596 - 39350973 Fax: 84.8.38437450 - E-mail: nxbtre@ hcm.vnn.vn Website: http://www.nxbtre.com.vn
Chi nhánh nhà xuất bản trẻ tại Hà Nội 20 ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa - Hà Nội ĐT & Fax: (04) 37734544
E-mail: vanphongnxbtre@ hn.vnn.vn
4
Ông tổ của người Do Thái là ai? 1
Ur là tên một địa phương vùng Chadea mà người Babylon thường gọi. Sử sách chép rằng vào khoảng năm 1900 trước CN, ở đây có một người tên Abraham. Người nhà Abraham rất đông. Tuy không có tiền nhưng ông giàu sụ vì có từng bầy lạc đà và dê núi. Hồi đó, dê và lạc đà là của cải chủ yếu của con người, người có nhiều dê và lạc đà là người giàu, người không có là người nghèo. Abraham và chúng ta bây giờ có chỗ giống nhau, đó là đều tin vào Thượng đế, nhưng láng giềng của ông, những người Babylon lại sùng bái ngẫu tượng (tượng gỗ hoặc tượng đất) và mặt trời, trăng, sao trên trời. Vì duyên cớ này nên Abraham không thích láng giềng của ông và láng giềng của ông cũng chẳng ưa chi ông. Bởi ai cũng cho rằng, cách nghĩ của người kia là quái đản, thậm chí là điên rồ nữa. Cho nên, vào khoảng năm 1900 trước Jesus giáng sinh, Abraham bèn dẫn cả gia đình ông lẫn cả dê, bò đến biển Địa Trung Hải, một nơi rất xa xôi. Vùng này gọi là Canaan.
5
Abraham sống đến già mới chết. Nhân khẩu trong nhà ông rất đông. Trong số những người con của ông, có người tên Jacob. Jacob còn có tên khác nữa là Israel. Jacob lại có người con tên là Joseph. Jacob rất quý người con tên là Joseph này và chiếc áo màu đẹp của ông. Chính vì vậy mà các anh em Joseph rất ganh ghét Joseph. Họ tìm cách xô Joseph xuống một cái giếng, may mà cái giếng lại không có nước. Sau đó họ lại bán Joseph cho một người Ai Cập xa lạ. Rồi đi báo với Jacob - cha của họ - là Joseph đã bị dã thú ăn thịt chết rồi. Người Ai Cập đưa Joseph về Ai Cập, một nơi cách Canaan rất xa.
Ở Ai Cập tuy là một nô lệ, nhưng Joseph là người rất thông minh mẫn cán, cho nên sau này ông trở thành người cầm quyền thống trị Ai Cập.
Trong lúc Joseph cai quản Ai Cập thì Canaan phát sinh nạn đói, lương thực sạch trơn. Nhưng Ai Cập lại trữ rất nhiều lương thực. Cho nên đám anh em độc ác của Joseph bèn đến Ai Cập khẩn cầu, hy vọng xin được một ít lương thực. Hẳn bọn họ đinh ninh rằng, người anh em của họ đã sớm chết rồi. Nhưng nào ngờ em của họ, nay đã trở thành một người quyền quí, và ông đang thống trị quốc gia ấy. Chúng phát hiện ra người thống trị nước Ai Cập vĩ đại ấy lại chính là người em mà họ muốn giết chết trước kia, và sau đó lại đem bán cho người làm nô lệ thì họ vô cùng sợ hãi.
Nếu như Joseph muốn báo thù, ông sẽ không cho
6
họ lương thực, cứ để họ chết đói, hoặc giả bắt nhốt họ vô nhà lao, hay chẳng cấp chi cho họ cả, để họ tay không trở về Canaan. Song Joseph lại không làm như vậy. Ông chẳng những không báo thù mà còn cho họ đủ lương thực họ muốn, lại còn cho nhiều hơn để họ mang về. Ngoài ra, ông còn tặng cho họ nhiều lễ vật quý giá, bảo họ về Canaan đưa hết cả gia đình sang đây. Ông sẽ cấp cho họ vùng đất Goshen. Ở Goshen sẽ không sợ đói mà còn có thể sống sung sướng trọn đời. Nếu họ nghe theo ông thì y đó mà làm. Cho nên, khoảng năm 1700 trước CN, Israel dẫn vợ con cháu chắt, gia nhân của ông đến Goshen lập nghiệp. Họ xưng là người Israel, ý nói họ là con cháu của Israel. Người Israel tin mình là “tuyển dân” của thượng đế. Ngày nay ta gọi người này là người Do Thái.
Joseph đương nhiên cũng là người Israel. Sau khi Joseph chết, các vua chúa Ai Cập không ưa người ngoại quốc thuộc chủng Semites, do đó rất bạc đãi họ. Người Do Thái vì là con cháu của họ tuy sống ở Ai Cập non 400 năm nhưng người Ai Cập vẫn thù ghét họ.
Từ người Do Thái đầu tiên dời đến Ai Cập tính ra chừng 400 năm - 1700 trừ đi 400 là 1300, cho nên bấy giờ nếu tính ra thì vào khoảng năm 1300 trước CN - Ai Cập lại có người thống trị, đó là Đại vương Rameses (Rameses the Great).
Rameses rất thù ghét người Do Thái, thù ghét đến tận cùng xương tủy, cho nên cuối cùng ông hạ lệnh,
7
những đứa trẻ mà người Do Thái sinh ra, nếu là con trai thì giết sạch. Ông cho rằng, dùng phương pháp này thì có thể nhổ cỏ tận gốc, gốc tuyệt thì người Do Thái sẽ tuyệt. Nhưng có một thằng bé Do Thái tên Moses lại được người cứu thoát. Khi lớn lên ông ta trở thành một lãnh tụ vĩ đại của người Do Thái. Moses nhận thấy người Ai Cập sùng bái toàn giả thần, cho nên ông muốn đưa người Do Thái ra khỏi quốc gia không tốt này. Cuối cùng ông đã dẫn toàn thể người đồng tộc, vượt Hồng Hải, rời bỏ Ai Cập. Việc này xảy ra vào khoảng năm 1300 trước CN.
Sau khi người Do Thái rời bỏ Ai Cập; nơi mà họ dừng chân đầu tiên là ở núi Sinai và Moses một mình leo lên đỉnh núi để biết ý định của Thượng đế là muốn ông và những người Do Thái phải làm gì. Moses ở trên đỉnh núi Sinai cầu nguyện hết bốn mươi ngày... nhưng vì Moses bỏ đi quá lâu, khi ông trở lại với đồng tộc, thì ông thấy họ đã thờ ơ chẳng khác chi người Ai Cập. Ở Ai Cập lâu thế ấy, đương nhiên họ bị ảnh hưởng và nhận thấy việc thờ phụng ngẫu tượng cũng không phải là sai.
Moses hết sức giận. Nhưng sau cùng ông cũng khiến họ lấy lại lòng tin, kính yêu thượng đế. Ông còn đem thập giới dạy cho họ, để họ làm qui tắc cho cuộc sống. Cho nên người ta gọi Moses là thủy tổ chế định pháp luật và cũng là thủy tổ Do Thái giáo.
Sau khi Moses chết, người Do Thái phiêu bạt khắp
8
nơi. Cuộc sống phiêu bạt ấy trải qua rất nhiều năm, cuối cùng họ mới định cư ở Canaan.
Người Do Thái không có vua. Người thống trị dân Do Thái gọi là Judges. Có điều Judges và bá tánh khác cũng vậy thôi, cuộc sống của họ rất đơn giản và chất phác, chớ không như vua chúa sống trong hoàng cung lắm kẻ hầu hạ, áo quần rực rỡ và đầy trân châu bảo ngọc. Người Do Thái thấy kẻ thù của họ và các nước lân cận khác đều có vua do đó họ cũng muốn có một vị quốc vương thực sự. Có nhiều nước muốn phế bỏ vua, thế mà họ lại muốn có vua, thật là một điều lạ.
9
Cuối cùng có một Judges tên là Samuel, ông nói họ nên có một vị vua, do đó Saul được tuyển làm vua. Samuel đem dầu cảm lãm (dầu quả trám, quả na ca) đổ lên đầu Saul. Làm việc này có hơi ngộ nghĩnh, có điều như vậy chẳng khác chi đội mão vua lên đầu Saul, biểu thị Saul là một quốc vương. Cho nên Samuel là vị Judges cuối cùng và Saul là vị vua đầu tiên của người Do Thái.
Vào thời ấy, người của các quốc gia khác đều giống người Ai Cập và người Chadea, họ tin thờ thần trong thần thoại hoặc ngẫu tượng. Chỉ có người Do Thái là tin thờ thượng đế. Họ có bộ Kinh thánh vốn của tiên tri của họ viết ra. Đó là một phần của kinh Cựu ước trong kinh thánh Cơ Đốc giáo hiện nay. Kinh Cựu ước và mười điều răn được truyền lại cho đến nay. Sau đây là thời kỳ phiêu bạt lưu lãng của họ: Từ Ur đến Canaan - năm 1900 trước Công Nguyên.
Từ Canaan đến Ai Cập - năm 1700 trước CN. Từ Ai Cập trở lại Canaan - năm 1300 trước CN.
Có bao nhiêu vị thần trong 2
thần thoại Hy Lạp?
Trước kia có người tên Hy Lạp (Hellen). Một người đàn ông có tên như thế này, khi đọc lên nghe có hơi lạ lẫm phải không? Ông không phải người Semites, cũng
10
không phải người Hamites, ông là người Aryan. Ông có con cháu rất đông, con cháu ông đều xưng mình là người Hy Lạp. Họ ở vùng đất nhỏ thuộc Địa Trung Hải, và gọi lãnh thổ của mình là Hy Lạp. Đấy là một đất nước có diện tích nhỏ thế mà không có một nước nhỏ nào nổi tiếng bằng Hy Lạp.
Thời kỳ xa xưa nhất, chúng ta đã nghe nói tới Hy Lạp và người Hy Lạp. Họ rời bỏ Ai Cập cũng suýt soát người Do Thái rời bỏ Ai Cập, ấy là thời kỳ người ta dùng sắt thay thế đồng. Nói cách khác vào khoảng năm 1300 trước CN.
Người Do Thái chỉ tin thờ một vị Thượng đế. Song người Hy Lạp thì không vậy, họ tin thờ nhiều vị thần, vả lại thần tượng của họ đều là những nhân vật trong thần thoại cũng chẳng phải là thần thánh siêu nhân gì. Có nhiều tượng điêu khắc kèm theo thi ca và câu chuyện rất đẹp. Những câu chuyện của thần thánh đều có liên quan đến cuộc sống của họ.
Họ có cả thảy mười hai vị thần chủ yếu. Người Hy lạp cho rằng những vị thần này đều ở trên núi Olympus, ngọn núi cao nhất của Hy Lạp. Nhưng thần của họ không phải ai cũng đều thiện lương cả, họ thường cãi vã, gạt gẫm lẫn nhau, thậm chí còn làm những việc rất tệ hại. Các vật thực mà các thần ăn so ra hơn những vật thực chúng ta ăn rất nhiều. Họ uống rượu thần, ăn món thần nên trường sinh bất tử, hay nói cách khác là, mãi mãi không chết.
11
Nói chung, hầu hết các vị thần của Hy Lạp đều có hai tên.
Thần Jupiter còn có tên là thần Zeus là cha của các vị thần, cũng là vua thần thống trị toàn thể nhân loại. Ông ngồi trên ngai cao, tay cầm luồng điện lằng quằng, luồng điện này gọi la phích lịch. Có con chim ưng - vua của loài chim - luôn theo kế bên ông.
Thần Juno còn có tên là Hera, là vợ của thần Jupiter, cho nên cũng là thân hậu. Bà cầm ngọn vương tiết (cái ấn của vua). Công (khổng tước) là chim mà bà rất yêu quí, thường theo bên bà.
Thần Neptune còn có tên là Poseidon, là anh em với thần Jupiter. Ông cai quản biển cả. Chiến xa ông ngồi do hải mã kéo, tay ông cầm cây kích tam xoa, rất giống cái đinh ba. Ông có thể gây sóng gió ngoài biển khơi. Có điều chỉ cần dùng cây kích tam xoa gõ vài ba cái là ông có thể khống chế ba đào, khiến cho gió yên biển lặng.
Thần Vulcan còn có tên là Hephoestus, là Hỏa thần (thần lửa).
Ông là thợ rèn, luôn luôn làm việc bên lò nung sắt. Lò nung của ông ở trong hang núi lớn. Hiện giờ vẫn còn những lò bốc lửa khói, những lò này gọi là núi lửa, Volcano là từ tiếng Anh chỉ núi lửa, và từ này chính do tên của Hỏa thần mà ra.
Thần Apollo là vị thần đẹp nhất trong các vị thần.
12
Ông là Nhật thần (thần mặt trời) cũng là thần của thi ca và âm nhạc. Người Hy lạp nói mỗi sáng sớm ông ngự trên cỗ chiến xa thái dương, xuất phát từ phương đông, đánh một vòng trên thiên không mà về phương tây, và như thế là nhân gian có một ngày sáng sủa.
Thần Diana còn có tên là Artemis, là cô em gái đẹp nhất của thần Apollo. Nàng là Nguyệt thần (thần mặt trăng).
Thần Mars lại có tên là Ares, là thần chiến tranh, chỉ xuất hiện khi có chiến tranh và chỉ có chiến tranh ông mới cảm thấy sung sướng.
Thần Mercury còn có tên là Hermes, là sứ giả truyền tin của thần. Chiếc mũ và đôi hài cỏ của ông đều có cánh. Trên tay ông cầm chiếc gậy thần cũng có cánh rất kỳ diệu. Nếu như có hai người chanh chấp cãi vã nhau, ông chỉ cần phóng chiếc gậy này vào giữa hai người, tức thì có thể khiến thù hận của họ tiêu tan và trở thành bạn bè. Có một hôm, Mercury thấy hai con rắn đang đánh nhau, đánh đến bất phân thắng bại, ông bèn dùng gậy thần phóng vào giữa, chúng liền quấn lấy dậy thần và thân mật ôm chặt lấy nhau. Từ đó về sau, đôi rắn ấy mãi quấn trên chiếc gậy thần.
Thần Minerva lại có tên là Athena, là nữ thần trí tuệ. Sự ra đời của thần hết sức kỳ lạ. Lần nọ, thần Jupiter nhức đầu như búa bổ. Đầu nhức càng lúc càng kịch liệt, mãi rồi ông hết chịu nổi nữa, nhưng ông lại dùng biện pháp quá lạ lùng để trị chứng nhức đầu của ông.
13
Ông kêu thợ rèn - Hỏa thần, nhờ Hỏa thần dùng cây búa sắt đập lên đầu ông. Hỏa thần cảm thấy yêu cầu kỳ lạ quá, nhưng vì ông hết sức phục tùng cha của các thần nên không dám từ chối. Do đó ông giơ chiếc búa sắt ra sức bổ lên đầu thần Jupiter. Thế là thần Minerva khoác trên người chiếc áo giáp nhím từ trong đầu thần Jupiter nhảy vọt ra. Sở dĩ đầu thần Jupiter đau là do có thần Minerva ở trong đầu ông, giờ thần Minerva đã nhảy ra đương nhiên đầu thần Jupiter hết đau nhức. Cho nên thần Minerva là do trong đầu của thần Jupiter sinh ra. Thần là nữ thần trí tuệ cũng vì nguyên cớ này. Người Hy Lạp gọi thần Miverna là thần Athene. Ở Hy Lạp có ngôi thành to được lấy tên thành Athene.
Thần Venus có cái tên là thần Aphrodite, là nữ thần ái tình, cũng là nữ thần sắc đẹp. Thần Apollo là thần đẹp nhất trong các thần nam thì thần Venus là thần đẹp nhất trong các nữ thần. Thần từ trong bọt biển sinh ra. Cupid - con của thần - là một chàng trai tròn trĩnh rất dễ thương, trên lưng luôn mang túi cung tên. Chàng rong ruổi khắp nơi, dùng mũi tên vô hình bắn vào trái tim người. Người nào trúng tên của chàng lập tức bị tiếng sét ái tình. Cho nên người ta thường dùng trái tim bị tên bắn trúng để biểu tượng tình yêu.
Thần Vesta là nữ thần gia đình và lò sưởi ấm. Thần chăm lo cho mọi gia đình.
Thần Ceres lại có tên là Semeter, là nữ thần canh nông.
14
Đấy là mười hai vị nam thần và nữ thần của nhà thần trên núi Olympus.
Thần Pluto là em của thần Jupiter. Thần coi sóc cõi âm và ở cõi âm. Ngoại trừ những vị thần này còn có nhiều nam nữ thần khác, có điều không trọng yếu bằng. Vả lại có những vị thần một nửa là người, ví như ba nữ thần hộ mệnh (Three Fates); ba nữ thần duyên dáng, hòa nhã, vui vẻ (Three Graces), cả đến chín nữ thần văn nghệ, mỹ thuật (Nine Muses).
Mãi đến nay, chúng ta còn dùng những tên thần Hy Lạp để gọi cho một số hành tinh trên trời. Xem ra, mỗi vị thần chẳng khác gì một vì sao, hành tinh lớn nhất tên là Jupiter (Mộc tinh), hành tinh màu đỏ như máu tên gọi là Mars (Hỏa tinh), hành tinh đẹp nhất tên gọi là Venus (Kim tinh), lại còn có một hành tinh tên gọi là Mercury (Thủy tinh), một hành tinh tên gọi là Neptune (Hải Vương tinh).
Vì sao người Hy Lạp sùng bái thần tượng, đến nay chúng ta vẫn chưa dễ gì hiểu được. Có điều cách họ sùng bái thần, phụng thờ thần khác chúng ta, chúng ta thì nhắm mắt, quỳ gối cầu nguyện, còn họ thì khi cầu nguyện lại đứng thẳng người, duỗi hai tay ra đằng trước. Họ không cầu nguyện thần tha thứ tội ác, để họ trở thành người tốt. Điều họ cầu nguyện là chiến thắng kẻ thù địch, cầu thần bảo hộ cho họ đừng bị thương vong.
Lúc cầu nguyện họ thường dùng súc vật, trái cây, mật ong, rượu... tế lễ để thần vui, và như thế thần mới
15
có thể nhận lời cầu nguyện của họ. Khi tế lễ xong, họ đem rượu rưới trên mặt đất, khiến mặt đất nồng nặc mùi rượu. Đoạn họ giết con vật, sau đó đốt lửa trên bàn tế, đem con vật thiêu ngay trên lửa, họ gọi đó là “hy sinh” (con vật dùng để tế thần). Hình như họ nghĩ, cho dẫu các thần không thể ăn thịt, uống rượu tế được nhưng các thần lại rất vui khi họ làm cái công việc bỏ đi vì thần như vậy. Cho nên, mãi đến nay, nếu có người nào vì người khác mà bỏ đi một cái gì đó thì chúng ta gọi đó là “hy sinh”.
Người Hy Lạp khi tế lễ hiến dâng, thường là mong muốn được chỉ thị của thần, xem thần có thích vật họ hiến dâng không, chấp nhận sự cầu nguyện của họ không. Một đàn chim xớt qua trên đầu, một tia chớp nháng trên không trung, hoặc một hiện tượng bất bình thường nào đó, họ đều cho đó là một thứ chỉ thị đặc biệt và gọi đó là “điềm”. Điềm tốt biểu thị thần chấp nhận sự cầu nguyện của họ; điềm xấu biểu thị thần không chấp nhận sự cầu nguyện của họ. Thậm chí đến ngày nay còn có nhiều người rất tin điềm mang đến. Ví như, có người cho rằng nếu sáng sớm mà nghe tiếng chim khách kêu thì có điềm lành, nghe tiếng chim quạ kêu là điềm xấu.
Người Hy Lạp khi muốn giải quyết vấn đề cho thật tốt, hoặc giả khi họ muốn biết trước có điều gì xảy ra, họ sẽ đến xin sấm để nhờ thần chỉ thị bến mê và mặc cho lời sấm có nói chi họ cũng đều hết sức tin tưởng
16
mà chẳng một chút nghi ngờ. Có điều những từ ngữ mà trong sấm dùng có vẻ giống như câu đố, nói phân hai phân ba rất mơ hồ. Thí dụ: có một vị vua định lãnh đại quân đi đánh nhau với đại quân của vua nước khác. Ông bèn đến thỉnh cầu sự chỉ thị của thần để biết lần này ra quân có giành được thắng lợi không. Lời sấm cho như vầy: “Một vương quốc vĩ đại cần nghiêng che”.
Bạn nghĩ xem, lời sấm như vậy mang ý nghĩa gì? thật mơ hồ và khó hiểu phải không? Ấy thế mà họ vẫn một mực tin đó là lời sấm của thần đấy!
Ai là người sáng tạo ra 3
chữ số ta dùng hiện nay?
Người Ả Rập quả là một dân tộc vĩ đại, người châu Âu học hỏi không ít điều ở người Ả Rập. Nếu người Phoenici đã sáng tạo ra mẫu tự thì chữ số mà chúng ta dùng trong số học hiện nay lại là do người Ả Rập sáng tạo ra. Những chữ số 1, 2, 3, 4... đều gọi là chữ số Ả Rập. Người La Mã thì dùng tự mẫu để thay chữ số, V thay 5, X thay 10, C thay 100, M thay 1.000...
Ngày nay chúng ta làm toán có thể sắp những con số theo thứ tự hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn rồi cứ thế mà tính ra; nhưng đối với những chữ số La Mã thì không thể sắp thành từng hàng như vậy được. Bạn thử
17
nghĩ, nếu như dùng chữ số La Mã mà làm toán cộng, trừ, nhân, chia thì sẽ khó khăn bất tiện đến cỡ nào. Ngày nay, thỉnh thoảng bạn vẫn còn thấy người ta dùng số La Mã - ví như trên mặt đồng hồ hay thứ tự của một văn bản - nhưng những chữ số mà bạn hiện tại dùng làm toán hằng ngày, những chữ số mà ba mẹ bạn sử dụng ở ngân hàng, cửa hiệu hay công sở đều là những chữ số Ả Rập.
Nhà cửa của người Ả Rập 4
như thế nào?
Người Ả Rập đã tạo nhiều nhà cửa có nét độc đáo riêng, những nhà cửa này không giống kiểu nhà của người Hy Lạp, người La Mã hay của những người Do Thái giáo. Cửa ra vào và cửa sổ của những ngôi nhà người Ả Rập không phải là hình vuông hoặc hình tròn mà thông thường là hình lá đề. Trên nóc tu viện Islam họ thích thêm những nóc tròn, hình dáng xem ra có hơi giống củ hành tây; ở bên góc họ lại thích dựng những tháp nhọn hoặc tháp dài nhọn rất cao. Đến giờ cầu nguyện, chuyên ty lên tháp dài nhọn cao ấy, cất tiếng kêu gọi tín đồ cầu nguyện. Trên tường nhà họ khảm nhiều hình chi li hay đồ án đẹp. Có điều tín đồ Islam giáo lại rất cẩn thận, quyết không để những đồ án này giống với bất cứ sinh vật nào trong giới tự nhiên, bởi
18
trong kinh Koran có một giới luật cũng rất giống một trong mười điều răn của Do Thái giáo, ấy là: “Chớ tạc tượng thần hoặc hình vật gì trên trời, dưới đất, hay ở trong nước, thấp hơn mặt đất”(1).
Vì có một giới luật này cho nên trong hội họa điêu khắc họ chưa hề chạm vẽ bất cứ sinh vật nào, thậm chí cả hoa cỏ cây cối hay thú chạy chim bay. Họ cảm thấy, nếu như họ chạm vẽ những vật này thì sẽ phạm giới luật. Cho nên, đồ án của họ đều dùng những đường thẳng và đường cong đường gãy, không chạm vẽ bất cứ sinh vật nào trong giới tự nhiên. Loại đồ án này gọi là “hoa văn dạng thức Ả Rập hình cỏ rối”; tuy chúng không giống bất kỳ sinh vật nào trong giới tự nhiên, nhưng thường là rất đẹp.
Ai là người phát hiện ra
5
cà phê, rượu, cây bông vải?
Ở Ả Rập có một loài cây khá thấp, quả nho nhỏ mọng nước kết trên cành, trong quả có hạt. Loài dê hình như rất thích ăn quả này, vì nếu như ăn quả này thì sức lực của chúng sẽ trở nên mạnh mẽ, nhanh lẹ hơn. Chính người Ả Rập cũng thử ăn thứ quả này, họ cảm thấy sau khi ăn cũng có sức lực dồi dào, tinh thần phấn chấn hẳn lên. Do đó họ đem thứ quả mọng nước
1. “Thánh Kinh Cựu ước” - chương 20 mục 4.
19
này sấy khô, nghiền nát, pha trong nước nóng để làm thức uống. Đấy chính là cà phê mà người Ả Rập phát hiện, hiện nay người trên khắp thế giới đều dùng thứ nước uống này.
Người Ả Rập cũng phát hiện, nếu như nước trái nho, hoặc nước và vỏ của các trái khác mà để lên men sẽ có một sự thay đổi đặc biệt. Cho dù người nào, sau khi uống thứ nước lên men này cũng sẽ bị kích thích lạ lùng. Họ gọi thứ nước trái cây lên men chuyển hóa này là “rượu”; có điều họ hết sức sợ rượu, và cũng rất sợ những người nào uống rượu. Cho nên, tín đồ Islam giáo chẳng những phát hiện ra rượu mà còn tin trong rượu có chất độc, do đó hơn ngàn năm trước, họ ngăn cấm uống rượu.
Những quần áo bằng nhung nỉ mà người ta mặc là dùng lông của dê gấm hoặc dê núi làm thành. Do phải có lông trên mình nhiều con dê mới có thể dệt được một mảnh nhỏ nhung nỉ, cho nên quần áo bằng nhung nỉ đương nhiên rất đắt, rất hiếm. Người Ả Rập phát hiện có thể có một loài cây dùng để làm quần áo, đó là cây bông vải. Áo quần dùng bông của cây bông vải làm đương nhiên phải tiện lợi hơn rất nhiều. Vì muốn vải trắng có thêm hoa để được đẹp hơn, mát mắt hơn, do đó họ sử dụng các loại cây khác làm phẩm màu, in hình lên vải trắng. Người Ả Rập phát minh việc in hoa văn trên vải trắng thế này gọi là in vải hoa.
20
Ai là người phát minh ra 6
cờ vua và chế tạo đồng hồ có chuông báo thức?
Người Ả Rập dùng thép chế tạo gươm đao thật hết sức kỳ diệu. Người ta có thể uốn cong một lưỡi đao lại mà lưỡi đao không gãy. Lưỡi đao lại sắc bén vô cùng, một sợi tóc thả trong nước nó cũng có thể cắt đứt, việc này họa hoằn chỉ có lưỡi dao cạo râu sắc bén mới có thể làm; nhưng, đồng thời nó cũng có thể chém đứt một thanh sắt cứng. Loại gươm này, ở Đông phương, do một nơi gọi là Damascus chế tạo, Damascus thuộc về Ả Rập; ở Tây phương thì do một nơi gọi là Toledo chế tạo, Toledo thuộc về Tây Ban Nha; cho nên loại gươm đao này gọi là Damascus, hoặc là Toledo. Tiếc là, hiện nay không còn ai biết được bí mật mà người Ả Rập chế tạo ra loại gươm đao bén nhọn này. Do đó, thứ nghệ thuật này đã thất truyền.
Ở một nơi không xa thành cũ Babilon trước kia, người Ả Rập kiến tạo một thành thị mới tên là Bagdad. Nếu như các bạn có đọc qua truyện “Nghìn lẻ một đêm”, hẳn được nghe nói đến thành thị này, vì trong quyển sách ấy hầu hết các câu chuyện đều có liên quan đến Bagdad. Bagdad là thủ phủ Đông phương của tín đồ Islam giáo. Ở Bagdad, người Ả Rập có dựng một ngôi trường vĩ đại, đã nổi tiếng nhiều năm nay. Cordova (Tây Ban Nha) là thủ đô phương Tây của tín đồ Islam
21
giáo, ở đây họ cũng xây cất một ngôi trường vĩ đại. Người Ả Rập còn phát minh cờ vua, trong các trò chơi, đây là một loại trò chơi động não nhất; họ chế tạo đồng hồ có chuông báo thức để báo thời khắc. Họ sáng lập những thư viện đồ sộ; họ còn làm nhiều sự việc khác nữa.
Người Ả Rập không thuộc tộc Arya. Họ thuộc tộc Semites cùng tộc với người Phoenici và người Do Thái.
7
Charles Đại đế là ai?
Vào năm 800 Công nguyên, có một người - một quốc vương - dùng quyền thế vũ lực của mình để thống nhất lại châu Âu, kiến tạo lại một Đế quốc La Mã mới. Nhưng ông không phải là một người La Mã mà là một người Teuton. Tên ông là Charles. Tên văn Pháp của ông gọi là Charlemagne, có nghĩa là Charles Đại đế.
Ban đầu, Charlemagne chẳng qua chỉ là quốc vương nước Pháp, nhưng ông luôn cảm thấy, nếu như chỉ làm quốc vương của một nước thôi thì chưa đủ. Vì thế, không bao lâu ông đem quân chinh phục các nước lân cận: Tây Ban Nha và nước Đức. Sau đó, ông dời thủ đô từ Paris về Aix-la-Chapelle nước Đức. Đối với một Đế quốc mà lãnh thổ rộng lớn thế này thì việc định đô ở Aix-la-Chapelle so ra thuận lợi hơn ở Paris nhiều. Hơn nữa, ở Aix-la-Chapelle có suối nước nóng, cho nên có nơi tắm tốt, vì Charles Đại đế rất thích bơi lội,
22
và ông còn là một kiện tướng bơi
lội xuất sắc.
Bấy giờ, Ý đang dưới sự thống
trị của Giáo hoàng. Nhưng ở miền
Bắc Ý có những bộ lạc hay quấy
nhiễu Giáo hoàng, khiến Giáo hoàng
không lúc nào được yên ổn. Giáo
hoàng bèn nhờ Charlemagne xuất
binh đi chinh phục những bộ lạc
này. Charlemagne rất vui lòng giúp
Giáo hoàng, cho nên ông dẫn quân
đến Ý, và chẳng hao sức lực ông
đã chinh phục được những bộ lạc
ấy. Vì vậy Giáo hoàng rất biết ơn Charlemagne, và mong có ngày sẽ trả ơn này.
Bấy giờ, tín đồ Ki tô giáo ở khắp nơi đều thích đến La Mã để đến đại giáo đường Thánh Peter cầu nguyện. Đại giáo đường Thánh Peter được xây dựng trên mảnh đất mà trước kia Thánh Peter tuẫn nạn trên thập tự giá. Vào mùa Giáng sinh năm 800 Công nguyên, Charles
magne cũng nhân đó mà đến La Mã. Hôm Giáng sinh ông đến giáo đường Thánh Peter, trong khi ông đang cầu nguyện thì chợt Giáo hoàng đi tới, đem hoàng miện đội lên đầu ông, và gọi ông là “Hoàng đế”. Thời bấy giờ, Giáo hoàng có thể sắc phong Quốc vương và Hoàng đế, thế nên Charlemagne vừa làm Hoàng đế nhiều quốc gia mà ông thống trị ra lại còn làm Hoàng
23
đế Ý. Nhiều quốc gia sáp nhập lại, lãnh thổ càng trở nên rộng lớn, nếu so với Đế quốc La Mã xưa kia thì Đế quốc La Mã bây giờ còn rộng lớn hơn nhiều. Cho nên, Đế quốc của Charlemagne được xem như là một Đế quốc La Mã mới, có điều có một điểm rất khác, ấy là nó bây giờ không phải dưới quyền thống trị của người La Mã, mà là dưới quyền thống trị của người Teuton.
Lúc đầu, Charlemagne chỉ là một người dốt nát, bởi không có người Teuton nào trải qua sự giáo dục. Có điều, nhiều người Teuton khác vốn không biết mình là kẻ dốt nát, vả lại đối với họ việc có tri thức hay không cũng chẳng quan hệ gì. Nhưng Charlemagne lại không giống họ, ông hết sức mong cầu sự hiểu biết. Việc gì người khác có thể làm được thì ông cũng mong mình làm được như thế.
Thời kỳ dưới sự thống trị của người Teuton rất ít người có học thức, hầu hết đều không biết đọc biết viết. Charlemagne rất muốn học hỏi thêm, nhưng trong đất nước ông không có một người đủ giỏi, hay người đủ tài để ông học hỏi. Có điều, ở nước Anh lại có một tu sĩ học vấn rất uyên bác tên là Alcuin. Có thể nói, người đương thời không ai sánh bằng ông. Do đó, Charlemagne bèn mời ông từ nước Anh về để dạy ông và nhân dân ông đọc sách. Alcuin dạy Charlemagne những vấn đề khoa học, dạy ông thi ca La tinh và Hy Lạp; và cũng đem những hiểu biết và học vấn của các nhà triết học Hy Lạp dạy cho ông.
24
Những kiến thức học vấn này Charlemagne rất dễ dàng tiếp thu; có điều khi học đọc, học viết, tuy là chuyện giản đơn nhưng đối với Charlemagne lại là điều rất khó. Ông cố gắng học lắm cũng chỉ biết đọc, còn viết chữ thì ông hoàn toàn chịu thua, chỉ viết được tên mình mà thôi. Mãi đến sau này Charlemagne mới bắt đầu học, nhưng khoảng thời gian nửa cuộc đời sau này, ông học không ngừng nghỉ, học không biết mệt. Ngoại trừ việc đọc sách và viết chữ đối với ông rất khó khăn ra thì các mặt khác - trừ ông thầy Alcuin - có thể nói ông là người có học vấn, có kiến thức nhất châu Âu bấy giờ.
Các cô con gái của Charlemagne tuy đều là công chúa, nhưng Charlemagne vẫn muốn họ học dệt, học may, học nấu nướng như là họ cần phải tự lực mưu sinh vậy.
Tuy Charlesmagne là một Hoàng đế có tiền có thế, có thể muốn gì được nấy, muốn làm gì thì làm, nhưng ông ăn uống rất giản dị, áo quần mặc rất đơn sơ.
Dù thích sống giản dị song hoàng cung của ông thì lại thật giàu sang lộng lẫy. Các loại bàn ghế dùng trong cung hoàn toàn khảm bằng vàng bạc, ông còn bày biện nhiều thứ đồ vật lóa mắt sang trọng khác. Trong cung, ông xây một hồ bơi, một thư viện, một nhà hát đều lộng lẫy đẹp đẽ, quanh hoàng cung đều là hoa viên với đầy đủ các loại hoa vàng đỏ tím xanh... rực rỡ.
25
Sau khi Charlemagne chết, tân Đế quốc La Mã bị chia năm xẻ bảy, không thể nào hợp nhất lại được nữa.
8
Haroun “công chính” là ai?
Khi Charlemagne còn tại thế, ở Bagdad xa xôi có một lãnh tụ Islam giáo (Caliph) tên là Haroun. Nếu như các bạn có đọc qua truyện “Nghìn lẻ một đêm”, các bạn sẽ nghe nói đến Haroun, vì truyện “Nghìn lẻ một đêm” chính là viết vào thời ấy, trong sách có rất nhiều câu chuyện đề cập đến Haroun. Haroun tuy là một tín đồ Islam giáo nhưng lại hết sức khâm phục Charlemagne. Để tỏ lòng mình, ông đặc biệt đưa tặng nhiều lễ vật quí trọng cho Charlemagne, trong những lễ vật này có một chiếc đồng hồ báo giờ. Hẳn các bạn còn nhớ, đồng hồ là do người Ả Rập phát minh. Chiếc đồng hồ này rất hấp dẫn người hiếu kỳ, vì bấy giờ, châu Âu còn chưa có đồng hồ. Muốn biết giờ giấc người ta chỉ căn cứ vào bóng mặt trời, hay nước hoặc cát trong bình này chảy sang bình khác, xem phân lượng bao nhiêu mà dựa vào đó để biết thời khắc.
Haroun là người thống trị rất thông minh và hiền lành, vì thế mọi người gọi ông là al Raschid, có nghĩa là “công chính”. Haroun thường cải dạng thành một thường dân rảo khắp đó đây để gặp nhân dân của ông. Có lúc ông trò chuyện với họ trên đường đi, có lúc trong chợ trong quán, để lắng nghe ý kiến họ đối với cách
26
cai trị của ông, và cả đối với những sự tình khác như thế nào. Ông nhận ra, nếu như ông ăn mặc lôi thôi họ sẽ không ngần ngại trò chuyện thoải mái với ông, vì họ chẳng biết ông là ai, và sẽ ngỡ ông cũng là một dân thường như họ mà thôi. Nhờ biện pháp này mà Haroun biết không ít những khổ sở trong dân chúng, cũng biết người dân đối với sự thống trị của ông, có những ai ưa ai không ưa. Ông trở về cung bèn hạ lệnh soạn thảo những quy tắc và pháp luật, sửa đổi lại những điều chưa hay chưa tốt.
Ai là người sáng lập ra hải 9
quân nước Anh?
Vào năm 900 sau Công nguyên, nước Anh có một vị vua tên là Alfred. Thuở còn nhỏ, Alfred học hành rất khổ sở, bởi ông chẳng có chút gì yêu thích sách vở. Lúc ấy, trên những quyển sách mà các giáo sĩ sao chép lại rất nhiều màu sắc rực rỡ rõ ràng, thậm chí cả chỉ vàng, những đồ họa và tự mẫu vẽ rất đẹp. Có một hôm, mẹ của Alfred đem quyển sách đẹp thế này đưa cho các con bà xem. Bà hứa rằng, đứa nào mà đọc được quyển sách này trước thì bà sẽ thưởng cho đứa đó quyển sách. Đấy vốn là một trò chơi, Alfred vì muốn được quyển sách, cho nên lần đầu tiên trong đời, ông thật tình muốn học thử xem sao. Ông hết sức cố gắng học, và không bao lâu ông đã đọc được trước
27
các anh nên được thưởng quyển sách này. Sau khi Alfred lớn lên, nước Anh thường bị bọn hải tặc quấy nhiễu. Bọn cướp biển này cũng là một bộ lạc của tộc Teuton gọi là người Đan Mạch. Lúc ấy người Anh đã được khai hóa, nhưng người Đan Mạch thì còn rất thô lỗ man rợ. Quê hương của người Đan Mạch cách nước Anh một đường biển. Họ từ quê hương đối diện bên kia biển đến bờ biển nước Anh và đổ bộ lên. Họ cướp bóc sạch sành sanh những đồ vật quí giá của những thôn trấn rồi ngồi thuyền trở về. Quân đội của nhà vua ra tay, muốn bắt bọn cướp biển này dạy cho một mẻ, ai ngờ họ chẳng những không làm gì được bọn cướp biển mà còn bị chúng đánh bại. Người Đan Mạch càng lúc càng hoành hành, muốn làm gì thì làm. Sau cùng, Alfred đi đến quyết định cuối cùng: muốn đánh bại người Đan Mạch, dứt khoát phải đánh trên mặt biển. Do đó ông bèn cho người đóng thuyền, thuyền đóng to hơn thuyền của người Đan Mạch càng nhiều càng tốt. Không lâu sau, ông đã có được một hạm đội. Đây là lần đầu tiên nước Anh có hải quân. Hải quân nước Anh về sau này đã trở thành hùng mạnh nhất trên thế giới. Alfred là người mà hơn ngàn năm trước đã sáng lập hải quân nước Anh. Thuyền của ông chế tạo so với thuyền của người Đan Mạch quả nhiên to hơn nên ở chỗ nước sâu, hạm đội của Alfred rất mạnh. Nhưng vì chúng quá to, nên nếu đi ở chỗ nước cạn thì lại bất tiện; trong khi đó thuyền của người Đan Mạch
28
thì vừa nhỏ vừa nhẹ, có thể đi cặp sát bờ cũng được. Sau khi Alfred và người Đan Mạch khổ chiến nhiều năm, cuối cùng ông nghĩ, cách tốt nhất là nên cùng người Đan Mạch thành lập một hội nghị, nhường một phần đất của Scotland cho họ ở, nhưng họ phải cam kết là từ nay về sau không còn cướp bóc quấy nhiễu nữa, mà hai bên cùng chung sống hòa bình. Quả nhiên người Đan Mạch đồng ý với ý kiến này. Do đó họ đã an cư lạc nghiệp trên phần đất mà Alfred cấp cho. Và từ đó về sau, người Đan Mạch không còn làm điều gì phiền hà nữa.
Alfred chế định rất nhiều luật pháp nghiêm minh, ai vi phạm điều gì thì cứ chiếu theo đó mà trách phạt. Khi Alfred còn đang tại vị, người Anh răm rắp tuân theo pháp luật, một người cho dù cầm vàng đi ngoài đường cũng không ai dám cướp giật.
Alfred lại mời những người có học vấn từ các quốc gia khác của châu Âu về nước Anh dạy cho nhân dân ông biết làm việc thế nào, dạy cho trẻ em, cả người lớn đọc sách viết chữ. Ông còn sáng lập một ngôi trường, hiện nay nó là một trong những ngôi trường lớn nhất thế giới - đại học Oxford. Đến nay đại học Oxford đã trải qua hơn ngàn năm lịch sử.
Alfred thành lập hải quân, sáng suốt chế định pháp luật, sáng lập trường học và đại học. Ở nước Anh thời bấy giờ, những sáng tạo này trước kia chưa từng có. Chưa hết, ông còn phát minh ra cách dùng nến đốt
29
để báo thời giờ. Ngày nay, đồng hồ là vật hết sức bình thường, đâu đâu cũng đều có; nhưng vào thời ấy, đồng hồ còn là một vật hết sức đặc biệt mà nước Anh ngay một cái cũng còn chưa có. Alfred tìm ra tốc độ đốt cháy của nến, sau đó ông khắc trên thân cây nến những đường vòng ngang chênh lệch khác nhau để làm ký hiệu - khoảng cách giữa hai lằn ký hiệu đủ để nến cháy trong một giờ. Loại nến này được gọi là “nến đo thời giờ”.
Nến cũng có thể dùng chiếu sáng, nhưng nếu như cầm nến ra khỏi nhà thì nến rất dễ bị gió thổi tắt. Cho nên, Alfred đem cây nến đặt trong một chiếc hộp nhỏ, và vì muốn cho ánh sáng nến chiếu ra ngoài, do đó ông dùng những mảnh sừng trâu dát thật mỏng để làm chiếc hộp nhỏ, bởi thời bấy giờ chưa có thủy tinh, pha lê. Ấy gọi là lồng đèn.
10
Tại sao lại có các lãnh chúa?
Năm 476 sau Công nguyên, sau khi La Mã bị bại, Đế quốc La Mã bị phân chia manh mún, trên những mảnh đất manh mún này người ta bèn xây thành trì, và rồi cứ tiếp tục không ngừng xây cho đến khoảng năm 1400. Nhưng vì sao người ta muốn xây thành trì? Và sau này vì sao ngưng không xây nữa?
Bất cứ quốc vương nào, khi chinh phục được một vùng đất mới, đều đem vùng đất mà họ chinh phục
30
được đó chia thành từng mảnh nhỏ để ban cấp cho những người cùng theo ông đi chinh chiến, ban cấp cho những tướng quân chiến thắng để gọi là báo đáp; thù lao này thay thế cho vàng bạc. Những tướng quân đó lại đem đất mà họ được chia, chia thành từng phần nhỏ để thưởng cho các thủ hạ, những dũng sĩ theo họ đánh trận. Những người được ban cho đất này gọi là lãnh chúa (Lord) hoặc là quí tộc (Noble). Cho nên, quốc vương là chủ nhân, các tướng quân là người phụ thuộc. Còn tướng quân và bộ hạ thì sao? Tướng quân lại trở thành chủ nhân, các bộ hạ của ông ta lại trở thành người phụ thuộc ông ta. Nói chung, dù là người phụ thuộc quốc vương hay phụ thuộc tướng quân, những người phụ thuộc đều phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân. Bởi người phụ thuộc bắt buộc phải quỳ trước mặt chủ nhân, đem
31
hai bàn tay mình đặt trong tay chủ nhân, trang nghiêm tuyên thệ trung thành, hứa với chủ nhân, chỉ cần chủ nhân lên tiếng gọi, họ sẽ vì chủ nhân ra sức. Ấy gọi là “lễ tiết nhậm chức xưng thần”. Từ đó, hằng năm, người phụ thuộc phải đến triều bái chủ nhân một lần, và cũng như lần đầu, người phụ thuộc hướng về chủ nhân xưng thần, tuyên thệ trung thành. Thứ biện pháp phong chia đất đai này gọi là “chế độ phong kiến”.
Bấy giờ, những lãnh chúa hoặc quí tộc này, mỗi người đều xây dựng một tòa thành cho riêng mình trên phần đất được chia. Các lãnh chúa hoặc quí tộc ở trong thành như một tiểu hoàng đế. Tòa thành được xem như nhà của lãnh chúa, nếu như có lãnh chúa khác muốn tới đánh chiếm thành thì thành lũy của ông sẽ trở thành một nơi bảo vệ ông không bị xâm lược của lãnh chúa khác. Cho nên tòa thành thường được xây trên một hòn núi nhỏ hoặc trên một ngọn đồi có địa thế hiểm yếu. Nếu như quân địch muốn đánh chiếm thì cũng không phải là chuyện dễ. Các lãnh chúa còn cho đào xung quanh tòa thành một con hào sâu ngập nước, cho nên quân địch càng không dễ tấn công vô thành được.
Trong thời bình, người nông dân ra ngoài thành canh tác ruộng đất; gặp khi các lãnh chúa đánh nhau thì họ mang thức ăn, gia súc, tài sản của mình dời vô thành ở. Nếu chiến tranh kéo dài, họ ở luôn trong thành những mấy tháng, thậm chí cả mấy năm. Cho nên, một tòa thành cần phải hết sức rộng lớn mới có thể chứa hết
32
người và gia súc để họ có thể ở trong đó lâu dài. Trong thành, những căn nhà thường ngăn làm nhiều phòng nhỏ để người và gia súc ở, cả đến việc nấu nướng và dự trữ thức ăn. Trong đó còn có giáo đường hoặc một nhà nguyện. Lãnh chúa ở riêng trong một ngôi nhà lớn nhất trong thành.
Trong nhà của lãnh chúa có một gian phòng rất rộng gọi là đại sảnh. Đại sảnh như là một gian nhà ở, kiêm phòng ăn hết sức lớn. Bên trong sảnh chỉ là mấy mảnh ván gỗ vừa dài vừa rộng kê trên những vật vừa đủ khổ ván mà thôi. Thức ăn được dọn trên những chiếc bàn này. Ăn xong, người ta lại hạ ván xuống xếp vào một góc. Bấy giờ chưa có muỗng nĩa, chưa có mâm, chưa có tách trà, cũng chưa có khăn trải bàn. Người ta ăn bằng cách dùng tay bốc lấy đồ ăn, sau khi ăn xong thì liếm mấy đầu ngón tay cho sạch, và bôi chùi vào quần áo. Khi ăn cơm, lũ chó có thể ở trong đại sảnh. Những khúc xương và thức ăn dư thừa họ quăng xuống đất để cho chó ăn. Ăn cơm xong, kẻ nô bộc bưng ra một chậu nước lớn và một cái khăn, ai muốn rửa tay thì rửa trong chậu đó.
Ăn xong cơm tối, mọi người nghe thi nhân hát rong ca xướng, nói chuyện đời xưa thâu đêm. Loại thi nhân hát rong này chuyên môn đánh đàn ca hát để giải khuây cho người khác.
Lãnh chúa và mọi người trong thành thường không sợ sự xâm nhập của kẻ địch. Thứ nhất, nếu kẻ địch tới,
33
trước hết phải vượt qua con hào bảo vệ vây xung quanh thành. Ở chỗ cổng lớn thông vào thành hoặc trên hào thành bảo vệ của cổng có một cầu treo, cầu này có thể kéo lên bất cứ lúc nào. Muốn vô tới bên trong lại phải qua một cánh cửa sắt lớn nữa gọi là cửa treo giống như một cánh cửa sổ kéo lên để người ra vào. Khi có chiến tranh thì cầu treo được kéo lên. Nếu như quân địch đã đến mà không kịp kéo cầu treo lên, thì còn cửa treo có thể hạ xuống bất cứ lúc nào. Nếu như cầu treo đã được kéo lên, ngoại trừ cách vượt qua hào thành bảo vệ ngập đầy nước thì không còn cách nào khác hơn có thể tiến vô thành được. Nếu như kẻ địch muốn công thành thì trên tường thành sẽ có người lăn đá hoặc đổ dầu xuống. Bờ tường thành không có cửa sổ, chỉ có những rãnh xẻ nhỏ, các chiến sĩ có thể từ rãnh xẻ đó mà nhắm bắn kẻ địch, đồng thời, người ở bên ngoài lại rất khó dùng tên bắn vào các rãnh xẻ nhỏ này.
Nhưng, vẫn có người công đánh thành được. Muốn đánh vô thành, họ phải chế tạo ra một tháp gỗ rất cao, dưới tháp có bánh xe. Họ đẩy tháp gỗ gần đến tường thành, sau đó từ đỉnh tháp, họ bắn tên vào thành. Có lúc, họ từ bên ngoài đào một địa đạo xuyên qua hào thành bảo vệ, xuyên qua dưới chân tường thành, thẳng vào trong thành. Có lúc, họ chế tạo một thứ cỗ máy thật lớn gọi là “phá thành chùy”. Họ dùng thứ chùy phá thành này để phá đổ tường thành. Có lúc, họ dùng một cỗ máy y như máy bắn đá mà nã những hòn đá to vào
34
đầu tường thành. Dĩ nhiên, thời đó làm gì có đại pháo, súng và thuốc nổ.
Lãnh chúa và người nhà của lãnh chúa ngày ngày ra vào gặp mặt chào hỏi xã giao, còn những người khác thì bị đối xử không hơn nô lệ bao nhiêu. Trong thời kỳ hòa bình, hơn phân nửa người dân thường ở ngoài tường thành. Những đất đai mà họ ở này gọi là trang viên. Trang viên mà bọn lãnh chúa cấp cho họ càng ít càng tốt, nhưng những vật mà chúng thu lấy thì lại càng nhiều càng hay. Lãnh chúa đối xử với dân của mình rất tàn ác. Người dân bị lãnh chúa bóc lột thậm tệ. Họ ở trong một mái nhà tranh tồi tàn chỉ có một gian, nền nhà chỉ bằng đất không ván lót, thật chẳng khác gì một chuồng trâu. Giường của họ có thể là một cái gác nhỏ, phải dùng thang bò lên. Chỗ họ nằm bất quá chỉ là một ổ rơm, khi họ ngủ vẫn cứ mặc áo quần ban ngày đi làm việc mà ngủ.
Họ chính là những nông nô. Có khi, một nông nô không kham nổi cuộc sống thế này, anh ta sẽ trốn đi. Nếu như trong vòng một năm lẻ một ngày anh ta không bị người của lãnh chúa tìm được, thì anh ta sẽ trở thành người tự do. Nhưng nếu như anh trốn đi chưa đủ một năm lẻ một ngày mà đã bị bắt lại thì lãnh chúa sẽ đánh đập anh một cách tàn nhẫn, rồi dùng sắt nung nóng đóng dấu anh, thậm chí chặt cả hai bàn tay của anh. Đối với nông nô, lãnh chúa muốn làm gì thì làm, vì thế nông nô rất căm ghét bọn lãnh chúa bóc lột.
35
11
Ai là người được phong tước “hiệp sĩ”?
Thời Trung cổ con cái của nông nô không được đi học. Họ không có quyền lợi gì để hưởng, cũng không ai màng đến họ để làm một chút gì đó giúp đỡ họ. Họ sinh ra chỉ để làm việc, làm việc mà thôi. Trái lại, con cái của bọn lãnh chúa lại được săn sóc trông nom, được dạy dỗ cẩn thận. Có điều, tuy chúng được giáo dục, cũng bất quá là chỉ học tập hai việc: thế nào là một quí tộc và thế nào là một hiệp sĩ. Bấy giờ, người ta cho rằng việc đọc sách viết chữ chỉ là uổng phí thời gian mà thôi.
Con của lãnh chúa được nuôi dạy như sau: Cậu ta luôn ở chung với mẹ cho đến bảy tuổi. Khi cậu được bảy tuổi thì bắt đầu được huấn luyện thành hiệp sĩ. Trong thời gian từ 7 đến 14 tuổi, nhiệm vụ chính của cậu là phục vụ các cô gái trong thành. Cậu giúp họ làm những việc lặt vặt như đưa thư, lo bữa cơm cho họ v.v... Cậu cũng học cưỡi ngựa, học sự dũng cảm nhưng phải có tư cách đàng hoàng.
Khi được mười bốn tuổi, cậu trở thành một “hỗ tòng kỵ sĩ” (Squire), cậu phải làm hỗ tòng kỵ sĩ bảy năm, phải hầu hạ bọn hiệp sĩ. Cậu săn sóc ngựa cho họ, theo họ ra trận đánh giặc và cũng được lãnh một con ngựa, một trường thương hay một cây mâu để dùng
36
khi rủi ro xảy đến bất ngờ.
Đến hai mươi mốt tuổi, giờ cậu đã trưởng thành, nếu như cậu là một hỗ tòng kỵ sĩ tốt, đã học hết khóa, thì cậu sẽ trở thành một hiệp sĩ. Thăng làm hiệp sĩ là một nghi lễ hết sức quan trọng, giống như nghi lễ tốt nghiệp hiện nay vậy, vì cậu bé này đã thành nhân, nay phải có trách nhiệm của một người thành nhân.
Để chuẩn bị nghi lễ cử hành cho tốt, thứ nhất, chàng phải tắm rửa sạch sẽ. Hiện nay việc tắm rửa là chuyện thường ngày, nhưng vào thời ấy, người ta rất ít tắm rửa, có khi cả mấy năm chẳng tắm một lần. Tắm rửa xong, chàng mặc quần áo mới rồi đến giáo đường cầu nguyện trọn đêm. Sáng hôm sau, ở trước mặt mọi người, chàng trang nghiêm tuyên thệ, chàng nhất định phải mãi mãi làm những việc sau đây bất cứ lúc nào:
Phải dũng cảm và lương thiện.
Phải vì Chúa mà đánh giặc.
Phải giúp đỡ kẻ yếu.
Phải tôn trọng phụ nữ.
Đó là những lời thề của chàng. Tuyên thệ xong sẽ có người khoác một sợi dây đai da màu trắng lên người chàng, cột chiếc móng ngựa vàng vào giày chàng. Làm xong những điều này, chàng bèn quỳ xuống đất; chủ nhân (lãnh chúa) của chàng sẽ dùng kiếm gõ nhẹ vào hai vai chàng, nói: “Ta ban danh hiệu hiệp sĩ cho ngươi”.
Khi hiệp sĩ ra trận đánh giặc, trên mình mặc bộ áo
37
giáp, áo giáp là dùng những miếng sắt hoặc miếng thép tròn mà chế thành. Bộ áo giáp này có thể bảo vệ chàng không bị tên nỏ hoặc thương mâu của địch làm tổn thương. Đương nhiên nếu như thời ấy mà có súng đạn thì áo giáp này trở thành vô dụng, nhưng thời ấy chưa có súng đạn.
Toàn thân hiệp sĩ mặc giáp, cho nên nếu như gặp khi đánh xáp lá cà, hai bên giao chiến với nhau thì không cách chi nhận ra ai là ai. Vì thế, trên chiến bào của hiệp sĩ khoác bên ngoài giáp, luôn có một ký hiệu đặc biệt, hoặc là hình dã thú, như sư tử chẳng hạn; hoặc là hoa cỏ thực vật; hoặc là bông hồng; hoặc là thập tự giá; hoặc là một món trang sức gì đó.
12
Môn vận động của các hiệp sĩ là gì?
Mỗi một quốc gia hoặc mỗi một thời kỳ đều có một trò chơi hoặc vận động mà người ta đặc biệt ưa thích. người Hy Lạp có đại hội Olympic. Người La Mã thi chiến xa và giác đấu. Nhưng môn vận động chủ yếu của các hiệp sĩ lại là “tỉ đấu võ thuật”.
Tỉ đấu võ thuật được cử hành trên một khoảng đất ngoài trời gọi là đấu trường. Trên đấu trường cờ xí bay phấp phới, người xem ngồi chật quanh đấu trường và
38
hò hét cổ vũ cho các hiệp sĩ. Hiệp sĩ ngồi trên lưng ngựa, đối mặt nhau ở hai góc sân theo vị trí đã định. Họ cầm trường thương, có điều đầu trường thương đều được bọc kỹ, cho nên dù có đâm trúng nhau thì cũng chẳng ai bị thương. Đợi đến khi có hiệu lệnh, họ liền thúc ngựa xông vào giữa sân, dùng trường thương hất ngã đối phương xuống ngựa. Người chiến thắng là người đã hất ngã tất cả những hiệp sĩ khác xuống ngựa, và chàng ta có thể sẽ nhận được một sợi dây đai hoặc một vật kỷ niệm từ trong tay một công nương. Và hiệp sĩ đó rất trân trọng vật kỷ niệm chiến thắng này.
Hiệp sĩ rất thích dẫn chó đi săn. Nhưng khi đi săn, họ cũng mang theo một con chim ưng đã được huấn luyện. Các quí tộc và các công nương cũng rất thích môn vận động này. Chim ưng giống như chó săn, được huấn luyện rất tốt, chuyên môn bắt những con chim khác, như vịt trời, gà rừng, bồ câu; nó cũng có thể săn bắt những con thú nhỏ.
Khi quí tộc hoặc công nương đi săn, họ dùng vải che trùm đầu chim ưng lại, và mang nó ở bên cánh tay. Thoạt thấy có con chim nào thì họ lập tức mở vải trùm đầu chim ưng ra. Chim ưng lập tức nhắm ngay mục tiêu bổ tới bắt mồi ngay. Sau khi thu lấy con mồi, người đi săn bèn trùm đầu chim ưng lại. Có điều, các hiệp sĩ thường thích săn heo rừng hơn vì săn heo rừng nguy hiểm hơn nhiều; và đây mới là một thứ vận động tỏ rõ lòng dũng cảm của các hiệp sĩ.
39
13
Ai là người đầu tiên đặt ra lệnh “giới nghiêm”?
Trong lúc Alfred làm vua nước Anh, người Đan Mạch từng đến khuấy rối Anh.
Đồng thời người Normand tỏ ra đồng tộc với họ, cũng từng xâm nhập đến miền duyên hải nước Pháp. Cuối cùng vua Alfred chỉ còn cách đem vùng đất gần biển cắt ra một phần giao cho người Đan Mạch. Người Đan Mạch bèn định cư hẳn ở đấy. Vua nước Pháp cũng làm như vậy. Bởi không muốn người Normand quấy nhiễu mãi, ông đem một vùng đất giáp biển của Pháp giao cho người Normand ở. Người Normand cũng giống như người Đan Mạch, định cư luôn ở đó.
Người Normand dám xâm phạm nước Pháp là do có một vị cầm đầu bọn cướp biển rất gan dạ dũng cảm tên là Rollon. Vua nước Pháp phân cấp đất cho Rollon thì Rollon phải hôn chân quốc vương, nhưng vì không chịu khuất phục cho nên ông sai một tùy tùng dưới tay ông thay ông đi hôn chân quốc vương. Người tùy tùng phụng mệnh ông, nhưng hắn ta lại cũng rất không muốn làm điều này, do đó, trong khi hôn chân quốc vương, hắn nhỏng chân quốc vương lên rất cao khiến vua nước Pháp té chỏng gọng về phía sau.
Vùng đất mà vua Pháp cấp cho người Normand sau
40
này được gọi là Normandy, hiện nay nó vẫn được gọi là Normandy. Người sống ở đó, từ đây về sau gọi là người Norman.
Vào năm 1066 có một vị công tước quyền thế rất lớn thống trị Normandy. Tên của ông là William, ông là con cháu của Rollon.
Thân hình William cường tráng, ý chí mạnh mẽ, ông cai trị nhân dân rất cứng rắn. Ông là người bắn tên rất giỏi. Chiếc cung ông dùng nặng phi thường, không ai có thể đủ sức giương nổi.
Bấy giờ, William chỉ là một công tước mà thôi. Ông rất muốn làm vua nước Anh vì nước Anh và nước ông chỉ cách nhau có một eo biển, chỉ cần qua eo biển này là đã tới nước Anh rồi.
May sao có một vương hầu trẻ tuổi của Anh tên là Harold, bị đắm tàu sát bờ biển Normandy. Người ta phát hiện ra Harold và bắt ông dâng nạp cho William. Biết sau này Harold sẽ làm vua nước Anh, William cảm thấy đấy là cơ hội tốt để chiếm lấy Anh quốc. Vì thế, trước khi thả Harold về, ông buộc người vương hầu trẻ tuổi này phải hứa, nếu như sau này ông làm vua nước Anh thì ông phải giao Anh quốc cho William. William buộc Harold phải tuyên thệ rồi mới thả. Thế nhưng khi trở về Anh quốc làm vua, Harold bội ước.
William nghe tin Harold đã bội ước thì hết sức giận, bèn lập tức đưa quân vượt eo biển, cướp lấy Anh quốc.
41
Chiến tranh bắt đầu, người Anh dũng cảm chiến đấu chống lại William, chống lại bọn xâm lược. Nhưng vua Harold đã bị trúng tên chết tại trận. Trận chiến này gọi là trận chiến Hasting (Battle of Hastings). Đây là một chiến dịch rất nổi tiếng trong lịch sử nước Anh.
William tiến quân thẳng đến Luân Đôn. Vào ngày Giáng sinh năm 1066, ông lên làm vua nước Anh. Từ đó về sau ông được gọi là William Người Chinh Phục (William the Conqueror), và sự việc này gọi là Công tước Normandy chinh phục nước Anh (Norman Conquest).
William chia nước Anh ra thành nhiều mảnh nhỏ. Ông phân chia đất đai cho giới quí tộc của ông, mỗi người một mảnh. Giới quí tộc bèn xây thành lũy trên phần đất của mình được ban cho. Ở bờ sông Thames, Luân Đôn, William cũng xây một tòa thành cho mình. Tòa thành mà William kiến tạo, mãi đến nay vẫn còn sừng sững. Đấy chính là tháp Luân Đôn (Tower of London).
William là một người tài ba, mọi công việc ông đều giải quyết bằng giấy tờ. Ông phân chia nước Anh ra từng khu vực, lại thống kê dân số, thống kê tài sản, ruộng đất mà họ sở hữu và ghi chép lại. Mỗi một người Anh phải được ghi chép rõ họ tên, tài sản mà họ có, tài sản ấy dù chỉ là một con trâu con lợn cũng phải đăng ký rõ.
William vì muốn có an ninh về đêm nên ông đặt ra lệnh “giới nghiêm”. Mỗi tối, đến giờ quy định thì có
42
tiếng chuông gióng lên, bấy giờ đèn đuốc đều phải tắt, mọi người phải trở về nhà ngủ.
Nói chung, William tuy là con cháu của hải tặc, nhưng ông cai trị nước Anh rất tốt, khiến dân Anh an cư lạc nghiệp hơn.
14
Tại sao lại có đoàn quân Thập tự?
Tín đồ Ki tô giáo ở khắp châu Âu đều muốn hành hương đến Jerusalem nơi mà Jesus chịu nạn trên thập tự giá.
Bấy giờ Jerusalem thuộc về người Thổ Nhĩ Kỳ mà người Thổ lại theo đạo Islam, vì thế họ không ưa người đạo Ki tô giáo hành hương đến thánh địa; và vì không ưa nên họ đối xử tệ bạc với tín đồ Ki tô giáo.
Trước năm 1100 không lâu, ở La Mã có một Giáo hoàng tên Urban. Urban đã kêu gọi toàn thể tín đồ Ki tô giáo ở khắp nơi hãy đoàn kết lại để đánh bại người Thổ Nhĩ Kỳ, đoạt lấy Jerusalem.
Thời ấy cũng có một tu sĩ mà mọi người gọi ông là Ẩn sĩ Peter the Hermit. Ẩn sĩ cũng kêu gọi tín đồ Ki tô giáo giành lấy Jerusalem.
Không bao lâu, hàng ngàn hàng vạn người đã hưởng ứng lời kêu gọi của Urban II. Vì Jesus tử nạn trên thập tự giá, cho nên họ cắt hình thập tự giá bằng vải đỏ
43
may trên áo ngoài để làm ký hiệu, cho biết họ là quân nhân thập tự giá. Thế là “Thập tự quân” ra đời. Chẳng những người nghèo gia nhập Thập tự quân, mà ngay lãnh chúa, thậm chí cả vương hầu cũng đều gia nhập Thập tự quân. Hầu hết mọi người đều đi bộ, chỉ có một số ít người cưỡi ngựa đi theo.
Kế hoạch này dự định bắt đầu phát động vào mùa hạ năm 1096, sớm hơn năm 1100 tới bốn năm. Nhưng hầu hết mọi người đều nôn nóng muốn xuất phát sớm mà không thể chờ đợi đến thời gian dự định. Vì vậy, dù chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi, họ đã theo ẩn sĩ Peter the Hermit, dưới sự lãnh đạo của một người tên là Walter the Penniless mà lên đường.
Họ nhắm về phía trước mà đi. Hàng ngàn hàng vạn người theo hướng Đông mà tiến về Jerusalem. Quân đội Islam giáo ở Jerusalem nghe nói Thập tự quân tới liền ra nghinh chiến. Đội quân dẫn đầu của tín đồ Ki tô giáo đi theo ẩn sĩ Peter the Hermit bị tín đồ Islam giáo giết gần hết. Nhưng những người phía sau vẫn chiếu theo kế hoạch đã định mà tiến lên. Sau gần bốn năm chiến đấu dằng dai rốt cuộc Thập tự quân đã chiếm được Jerusalem.
Sau cùng, Thập tự quân đề cử một người tên là Godfrey ở lại để thống trị Jerusalem rồi họ quay trở về.
44
15
Bạn biết gì về kiểu kiến trúc Gothic?
Vào thời Trung cổ, giáo đường và đại giáo đường ở Pháp và ở những nơi khác của châu Âu có kiến trúc đẹp nhất trên thế giới. Những giáo đường và đại giáo đường này mãi đến nay vẫn còn sừng sững với thời gian.
Những giáo đường và đại giáo đường không giống những ngôi đền của người Hy Lạp và La Mã; cách thức xây dựng cũng không giống với bất cứ cách thức xây dựng nào trước kia.
Nếu như các bạn dùng ván gỗ để dựng một căn nhà, bạn có thể dựng thế này: trước hết bạn sử dụng hai miếng ván dựng thẳng đứng nó lên, sau đó, ở trên đầu hai miếng ván này bạn gác ngang một miếng ván làm nóc. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng cách thức này để dựng nhà.
45
Nhưng, vào thời ấy, tín đồ Ki tô giáo toàn châu Âu lại không dùng biện pháp này để dựng nhà. Bạn dùng ván để dựng nhà chơi, có thể bạn không đem một miếng ván gác ngang trên đầu hai miếng ván dựng thẳng đứng kia, đằng này bạn lại muốn dùng hai miếng ván chụm đầu nghiêng tựa vào nhau thành hình chữ A để làm nóc. Nếu bạn làm thế này, bạn có biết việc gì đã xảy ra? Hai miếng ván chụm đầu vào nhau rồi sẽ đổ. Giáo đường châu Âu bấy giờ được xây dựng theo cách này đấy. Trên cột đá dựng thẳng họ làm một vòm cửa đá, người xây nhà vì không để vòm cửa đá làm ngã cột đá dựng thẳng nên họ đặc biệt xây thêm nhiều cột để chống đỡ. Những cột này cũng xây bằng đá, và được gọi là “giá chống tường”.
Người Ý cho rằng dựng nhà kiểu này đúng là điên rồ. Họ nhận thấy, kiến trúc kiểu này nhất định là nhà sẽ lắc lư và rất dễ sụp đổ. Năm 476 Công nguyên, người Đức (Goth) thô lỗ không biết gì, đã chiếm được nước Ý, từ đó về sau, những gì có vẻ thô kệch, ngô nghê hay hoang đường người ta đều gọi là cái thứ người Đức (Gothic). Và kiểu nhà mà các bạn vừa biết được gọi là kiểu Gothic, mặc dù kiểu kiến trúc này chẳng dính dáng gì tới người Đức vì họ đã không còn ở Ý từ lâu.
Sự thực, có lẽ bạn cũng sẽ nghĩ kiến trúc mà dùng giá chống tường kiểu này thì nhất định nhà sẽ không thể đứng vững được vả lại còn trông rất xấu xí, nhưng nó chẳng những không sụp đổ mà còn lại đẹp nữa kìa.
46
Có những ngôi giáo đường to nhất đẹp nhất, mãi đến nay vẫn còn đứng vững với thời gian. Tuy trước kia có những kẻ thủ cựu cho rằng kiến trúc mà không theo kiểu Hy Lạp hoặc La Mã thì đều không đẹp, nhưng hiện nay chúng ta không thể phủ nhận cái đẹp của kiểu kiến trúc Gothic này.
Mặt khác, giáo đường dạng Gothic và những ngôi đền của người Hy Lạp và La Mã cũng có chỗ khác nhau. Trước khi bắt đầu xây dựng giáo đường dạng Gothic thì đầu tiên trên mảnh đất định xây dựng đó, người ta vẽ một thập tự giá rất lớn, đầu thập tự giá quay về hướng Đông Nam, bởi Jerusalem ở về hướng ấy. Sau đó, người ta bèn chiếu theo đồ dạng thiết kế như thập tự giá này mà kiến tạo giáo đường; do đó, sau khi giáo đường xây xong, nếu từ trên nhìn xuống thì ngôi giáo đường ấy rất giống một thập tự giá.
Giáo đường dạng Gothic có tháp nhọn như đầu mũi tên rất đẹp, trông như ngón tay chỉ hướng thiên đường. Đầu trên cửa ra vào và cửa sổ không phải là hình vuông hoặc hình tròn mà là hình nhọn, giống như cầu nguyện, hai tay chắp lại vậy. Mặt bên của giáo đường dạng Gothic, hầu hết đều dùng pha lê tạo thành. Trên những cửa sổ lớn này họ không dùng pha lê màu trắng rồi vẽ hoa lên, mà là dùng pha lê có màu sắc, khảm thành đồ họa rất đẹp. Người ta lại dùng chì gắn những mảnh vụn pha lê nhỏ có màu sắc khác nhau theo đường viền, tạo ra những bức tranh đẹp tuyệt vời. Những đồ họa gắn
47
bằng những pha lê này so với bất kỳ đồ họa dùng bút vẽ nào cũng đều đẹp hơn, vì ánh mặt trời chiếu vào pha lê màu khiến cho bức tranh lấp la lấp lánh như kim cương. Những đồ họa gắn bằng pha lê này đều nói lên những câu chuyện trong Thánh kinh. Chúng chẳng khác chi quyển sách bằng tranh rực rỡ. Bấy giờ người biết chữ rất hiếm mà người không biết chữ thì nhiều. Người không biết chữ chỉ cần nhìn những bức tranh đẹp này là họ có thể hiểu được những sự tích trên Thánh kinh.
Các tường đá trong giáo đường đều điêu khắc tượng những Thánh đồ, Thiên sứ, cả đến tượng của những nhân vật trong Thánh kinh; ngoài ra trên tường đá cũng điêu khắc những quái vật to kỳ hình quái trạng. Những quái vật này thông thường là khắc ở phía ngoài giáo đường hoặc ở một góc trên nóc, hoặc dùng để làm ống nước, khiến nước có thể từ trong ống đổ ra mà không phải từ trên tường chảy xuống làm bẩn tường.
Hiện nay không ai biết kiến trúc sư xây dựng giáo đường dạng Gothic này là ai, cũng không biết ai là điêu khắc gia.
Có những giáo đường dạng Gothic phải tốn thời gian cả trăm năm mới xây dựng xong, cho nên những công nhân ra tay kiến tạo đầu tiên khó có thể còn sống để tận mắt mình thấy nó hoàn thành. Trong những đại giáo đường nổi tiếng nhất có đại giáo đường Canterbury ở Anh quốc, đại giáo đường Notre Dame ở Paris và đại giáo đường Cologne ở Đức.
48
Việc kiến tạo đại giáo đường Cologne đã tốn thời gian dài nhất, cộng cả thảy gần bảy trăm năm mới xong toàn bộ công trình! Đại giáo đường Rheims ở nước Pháp suýt bị bom đạn của Đức hủy diệt trong lần Thế chiến thứ nhất.
Hiện nay, hầu hết các giáo đường đều có tháp nhọn, cửa ra vào đầu nhọn và cửa sổ pha lê màu vẫn theo dạng thức xưa; đàn thánh cũng thường quay về hướng Đông. Có điều, những giáo đường này tuy mô phỏng theo dạng Gothic mà kiến tạo, nhưng cũng có nhiều điểm không giống dạng Gothic xưa, bởi trần giáo đường dạng Gothic làm bằng đá, bên ngoài có giá chống tường, tường được gắn pha lê ngũ sắc rực rỡ. Bây giờ, trần của giáo đường thông thường làm bằng gỗ hoặc những vật liệu khác. Giáo đường đúng với dạng Gothic tốn hao rất lớn lại khó kiến tạo, con người hiện nay không có thời gian và nhiều công sức để xây dựng.
Đây là câu chuyện giáo đường dạng Gothic chẳng liên quan gì tới người Đức.
16
Bạn biết gì về Marco Polo?
Vào thế kỷ thứ 13 có một bộ lạc da vàng gọi là người Mông Cổ, cũng gọi là Thát Đát, bỗng dưng nổi dậy ở phương Đông. Nó chẳng khác chi trận gió cuồng mưa giật đáng khiếp sợ, như muốn cuốn phăng cả thế giới.
49
Lãnh tụ bộ lạc này là một võ sĩ kiêu hùng thiện chiến, tên gọi là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan). Thành Cát Tư Hãn có một đội kỵ binh Thát Đát, đều là người dũng võ hiếu chiến. Thành Cát Tư Hãn và người Thát Đát của ông rất giống Attila và người Hung Nô, - có điều so với Attila và người Hung Nô họ dữ tợn hơn nhiều. Có nhiều người cho rằng Attila và người Hung Nô cũng là tộc Thát Đát!
Thành Cát Tư Hãn cứ thường tìm cớ để đánh các nước khác, nhưng nếu như chưa tìm được cớ thì ông cũng cố vặn ra lý do bởi ông hừng hực, luôn muốn chinh phục những quốc gia khác. Ông và người Thát Đát của ông đều rất dữ dằn và hiếu chiến.
Thế nên, Thành Cát Tư Hãn và kỵ binh của ông càn quét từ Trung Quốc đến cả vùng đất rộng châu Âu. Hàng ngàn hàng vạn thành thị bị họ đốt cháy, phá hủy thành tro than, gái trai già trẻ mà họ giết có thể tính hàng trăm vạn. Không ai có thể ngăn chặn bước tiến của họ.
Từ Thái Bình dương thẳng đến một vùng đất rộng phía đông châu Âu đều bị Thành Cát Tư Hãn chinh phục. Nhưng cuối cùng rồi ông cũng dừng lại, không tiến lên nữa. Có một vương quốc rộng lớn thế này, ông tựa hồ cảm thấy thỏa mãn. Sự thực ông cũng đã cảm thấy đầy đủ lắm rồi, vì lãnh thổ của ông so với lãnh thổ của Đế quốc La Mã hoặc Alexander Đại đế còn rộng hơn nhiều.
50
Thậm chí sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, tình hình cũng thay đổi bởi con ông cũng đáng sợ như ông, lại chinh phục thêm nhiều quốc gia khác nữa.
Có điều cháu của Thành Cát Tư Hãn thì lại không hung dữ hiếu chiến như ông nội. Tên của ông là Hốt Tất Liệt (Kublai Khan), ông không giống cha và ông nội ông. Ông lấy Bắc Kinh, Trung Quốc, làm thủ đô, thống trị đế quốc rộng lớn của cha để lại. Điều hứng thú nhất của Hốt Tất Liệt là kiến tạo cung điện nguy nga, lộng lẫy, vui hưởng cảnh hoa viên. Kinh thành của ông hoa lệ giàu sang, đẹp đẽ vô cùng. Ngay Solomon cũng không thể sánh với Hốt Tất Liệt, một cuộc sống vô cùng hoa lệ hiển hách.
Cách Bắc Kinh, ở một nơi rất xa hoàng cung Hốt Tất Liệt, Bắc Ý có một thành thị xây dựng trên mặt nước. Những con đường của thành thị này toàn là sông, trên đường dùng thuyền thay xe. Thành thị này tên là Venice. Khoảng năm 1300, ở Venice có hai người họ Polo. Hai anh em Polo này bỗng dưng có ý nghĩ, muốn đi một chuyến vòng quanh thế giới để mở rộng tầm mắt. Do đó, hai anh em Polo rủ thêm một người cháu cùng đi theo. Trước hết họ nhắm hướng mặt trời mọc mà lên đường, tìm một cuộc mạo hiểm; giống như cậu bé trong truyện cổ, rời nhà ra đi mong tìm vận may vậy. Đứa cháu của anh em Polo dẫn theo đó tên là Marco Polo, là đứa con của một trong hai người này. Họ mải miết đi về hướng Đông, đi luôn mấy năm liền,
51
cuối cùng họ cũng đã tới hoàng cung và hoa viên giàu đẹp của Hốt Tất Liệt.
Hốt Tất Liệt nghe nói ngoài hoàng cung có ba người da trắng lạ từ một nơi xa lắc xa lơ, một quốc gia không biết tên gì tới. Ông rất muốn gặp họ; cho nên họ được dẫn đến trước mặt Hốt Tất Liệt. Họ đem chuyện trong nước của họ kể cho Hốt Tất Liệt nghe. Họ rất biết kể chuyện, vì thế họ nói nghe rất hấp dẫn êm tai.
Hoàng đế nghe chuyện họ kể lấy làm hứng thú và nảy sinh tình cảm với họ. Ông muốn họ kể nhiều chuyện nữa, nên khuyên họ ở lại để kể chuyện cho ông nghe. Ông ban cho họ nhiều tặng phẩm quí báu. Ông lại mời họ làm quan, giúp ông thống trị đế quốc rộng lớn này. Do vậy, ba người họ Polo đều ở lại. Họ học được tiếng Trung Quốc và đã trở thành nhân vật rất trọng yếu của Trung Quốc.
Họ ở lại Trung Quốc một thời gian khoảng hơn hai mươi năm. Rốt cuộc họ cảm thấy nhớ quê hương và muốn trở về. Do đó, họ thỉnh cầu Hốt Tất Liệt cho họ được trở về cố hương. Hốt Tất Liệt không đồng ý cho họ đi, bởi họ rất cần cho ông, giúp ông rất nhiều việc. Có điều, cuối cùng rồi ông cũng phải để họ đi. Do đó họ lên đường trở về cố hương của mình.
Rốt cuộc họ đã về đến Venice. Họ xa nhà lâu thế ấy, tới một nơi xa xôi thế ấy, bây giờ trở về, không còn ai nhận ra họ. Và dường như họ đã quên tiếng nói của nước họ, họ nói ngọng nghịu như người ngoại quốc. Vì
52
sau một chuyến đi dài, áo quần của họ đã rách mướp, họ cứ như là kẻ lưu đãng không nhà không cửa trở về, chính những người bạn cũ của họ cũng nhận không ra họ. Không ai tin những người lạ mặt với áo quần lam lũ, mình gầy đét phơi xương này chính là ba người mang họ Polo đã mất tông tích hai mươi năm về trước.
Ba người họ Polo này bèn đem những việc mạo hiểm đã trải qua, cả đến những thành trấn hoa lệ giàu sang mà họ đi qua kể lại cho người đồng hương nghe. Có điều, người đồng hương của họ chỉ nghe để mà cười nhạo, vì cho rằng họ phịa chuyện tào lao nói cho đã mồm sướng miệng, chẳng qua là nói chuyện cổ tích mà thôi.
Do đó, ba người họ Polo này phải
cởi bỏ bộ quần áo lam lũ mặc bên
ngoài ra, thì nào là bảo ngọc, kim
cương, hồng bảo thạch, lam bảo
thạch, trân châu quí giá rạng ngời
sáng loáng làm lóa mắt mọi người.
Mọi người giờ mới tin lời nói của họ
là thật.
Marco Polo đem chuyện của ông
kể lại cho một người nghe, người này
ghi nhớ và đúc kết lại viết thành một
quyển sách tên là Marco Polo dy ký
(The Travels of Marco Polo). Thậm
chí ngày nay nếu các bạn đọc, các
bạn sẽ cảm thấy thích thú, tuy chúng
53
ta chưa hẳn hoàn toàn tin nghe theo những chuyện ông kể. Bởi chúng ta biết, hầu hết chuyện ông kể đều bịa đặt thêm thắt, thổi phồng ra, muốn cho người nghe say sưa hứng thú và không khỏi ngạc nhiên mà thôi.
Cuộc chiến tranh dài nhất là
17
cuộc chiến tranh nào?
Vào năm 1338, Edward III là vua của nước Anh. Edward III đã là vua nước Anh mà còn muốn làm vua cả nước Pháp nữa. Thế là ông phát động chiến tranh để đoạt lấy nước Pháp. Cuộc chiến tranh này đã kéo dài hơn một trăm năm, cho nên người ta gọi nó là “Cuộc chiến tranh trăm năm” (The Hundred Years’ War).
Đầu tiên Anh - Pháp đánh nhau ở vùng đất hẹp, vùng đất ấy gọi là Crécy. Quân đội Anh quốc hầu hết đều là bộ binh bình dân được tổ chức thành. Quân đội nước Pháp lại hơn phân nửa là hiệp sĩ mặc giáp ngồi trên mình ngựa, còn lại là người bình dân.
Bọn hiệp sĩ nước Pháp cưỡi ngựa cảm thấy mình cao sang hơn bộ binh bình dân nước Anh, giống như một người ngồi trên xe hơi kênh kiệu xem người đi bộ chẳng ra gì.
Có điều, binh sĩ nước Anh đã dùng một thứ vũ khí tên là “trường cung”, mũi tên bắn ra có lực rất mạnh. Bọn hiệp sĩ nước Pháp tuy là quí tộc, từ nhỏ đã học
54
đánh nhau, ngồi trên lưng ngựa, hơn nữa có giáp bảo hộ, song quân lính bị chết rất nhiều.
Trong trận chiến này, lần đầu tiên quân Anh sử dụng đại pháo. Có điều, đại pháo chẳng có tác dụng bao nhiêu vì không gây nhiều tổn thương cho địch. Hỏa lực của đại pháo lúc đó rất yếu chẳng ăn thua gì. Sau đó không lâu, hiệp sĩ áo giáp và chế độ phong kiến suy tàn, trận chiến này có thể nói là lời cảnh báo trước của một chế độ sắp diệt vong.
Trận chiến Crécy chẳng qua là mở màn của chiến tranh trăm năm. Năm thứ hai sau trận chiến Crécyo có một thứ bệnh dịch lan truyền rất đáng sợ, tên là “bệnh hắc tử” (Black Death), bệnh xuất phát từ châu Âu lây lan ra. Bệnh hắc tử lan truyền rất nhanh. Có người nói, nó bắt đầu từ phương Đông, lan truyền sang châu Âu, ngay Trung Quốc cũng đã một lần mắc phải tai ương này. Bệnh lây lan vừa nhanh vừa rộng khiến người chết như rạ. Sở dĩ nó được gọi là bệnh hắc tử vì người nhiễm phải thứ bệnh này cả người nổi đầy những mụt đen, có khi chỉ trong vài giờ hoặc trong vòng một hai ngày là chết.
Bệnh hắc tử lây lan luôn hai năm liền, ngàn ngàn vạn vạn người đã bị nhiễm thứ bệnh này. Ở châu Âu hơn một nửa người đã chết vì bệnh này. Một thành trấn bị bệnh quét qua thì trống trơn, nhiều nơi không còn ai sống sót.
Thậm chí những thủy thủ ngoài biển cũng không thể tránh khỏi bệnh hắc tử, cả thuyền chết sạch.
55
Nhưng, người chết lúc ấy hình như còn chưa đủ, chiến tranh trăm năm không vì ôn dịch lan tràn mà ngưng, quân đội nước Anh vẫn cứ đánh nhau trên đất Pháp. Bấy giờ, vương tử nước Pháp tuổi còn rất trẻ, nhu nhược vô tài, người nước Pháp cơ hồ đã đến bước tuyệt vọng, vì bao nhiêu năm nay họ vẫn chưa có một lãnh tụ đủ mạnh, giúp họ đuổi người Anh ra khỏi đất nước.
18
Jeanne d’Arc là ai?
Lúc ấy, ở một thôn trang hẻo lánh nước Pháp có một cô gái nhà nông nghèo nàn tên là Jeanne d’Arc. Nàng vốn là một cô gái chăn dê, trong lúc đang chăn dê, nàng gặp một ảo tượng kỳ diệu. Nàng nghe trong cõi mông lung có tiếng gọi nàng, bảo nàng phải thống lĩnh quân đội nước Pháp đánh đuổi người Anh. Nàng
56
bèn đến yết kiến giới quí tộc, kể lại ảo tưởng của mình cho họ nghe. Nhưng giới quí tộc chẳng hề tin nàng và ảo tưởng của nàng. Jeanne d’Arc cố sức thuyết phục họ là nàng đủ sức đánh đuổi người Anh.
Thế là giới quí tộc có ý thử nàng, họ cho một người khác giả làm vương tử mặc y phục vương tử ngồi trên ngai còn vương tử thật và giới quí tộc thì đứng một bên. Sau đó họ dẫn Jeanne d’ Arc vào. Nàng vừa bước vô đại sảnh của vương tử, đưa mắt nhìn người ngồi trên ngai rồi không chút do dự đi tới trước mặt vương tử thật, quỳ xuống nói: “Tôi tới để thống lĩnh quân đội của ngài giành lấy thắng lợi”. Vương tử liền trao cờ xí của mình cho nàng, lãnh đại quân xuất phát, trước khi ra đi nàng đội vương miện cho vương tử nước Pháp, tôn ông lên làm vua.
Tinh thần quân đội nước Pháp phấn khởi, dũng khí tăng lên gấp bội, họ hăng hái chiến đấu, đánh đâu thắng đấy.
Nhưng rồi người Anh đã lập kế bắt được nàng. Tuy nàng đã cứu vua nước Pháp, đã lập được nhiều công lao to lớn cho ông, nhưng khi nàng bị bắt, thậm chí cả vua Pháp cũng chẳng nghĩ cách cứu nàng ra. Bây giờ ý ông không thích để một phụ nữ xen vào việc chính trị của ông, bọn binh sĩ cũng không thích nghe theo mệnh lệnh của một người đàn bà. Họ muốn thấy nàng bị thiêu chết.
Người Anh tra tấn nàng như một phù thủy, rồi họ bắt nàng trói vào cột trụ và chất củi thiêu sống nàng.
57
Có điều, Jeanne d’Arc hình như đã mang vận may cho nước Pháp, mang sức sống mới cho quân đội nước Pháp, vì từ sau đó trở đi, thực lực nước Pháp dần dần mạnh lên. Sau hơn trăm năm đánh nhau, họ đã đuổi người Anh ra khỏi lãnh thổ nước Pháp.
19
Ai là người đi vòng quanh thế giới đầu tiên?
Sau khi Cristopher Columbus tìm ra tân lục địa, người ta cảm thấy, cho dù thuyền ra khơi thật xa cũng sẽ không lạc ra khỏi thế giới này, hơn nữa cứ đi về hướng Tây sẽ gặp đất liền. Từ đấy về sau, muốn đến Ấn Độ, người ta đều theo hướng Cristopher Columbus đã đi. Thời kỳ này người ta phát hiện được nhiều lục địa nữa, cho nên chúng ta gọi thời kỳ này là “thời kỳ phát hiện” (Age of Discovery). Rất nhiều người muốn đến Ấn Độ để tìm vàng bạc, châu báu và hương liệu. Họ nghĩ có thể tìm được nhiều vàng bạc, châu báu và hương liệu ở đất Ấn Độ xa xăm.
Có một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên là Vasco de Gama. Ông là một trong những người đến Ấn Độ sớm nhất bằng đường thủy. Có điều ông không hề đi thẳng mãi về hướng Tây như Cristopher Columbus, ông lại đi về hướng Nam vòng qua châu Phi. Trước ông cũng đã có nhiều người cho thuyền đi theo hướng Nam, định vòng qua châu Phi đến Ấn Độ, nhưng đi chưa được nửa
58
đường lại quay trở về, chỉ có Vasco de Gama là kiên trì, ông cứ cho thuyền đi về hướng Nam. Ông trải qua nhiều khó khăn nguy hiểm, sau cùng ông cũng vòng tới Mũi Hảo Vọng. Theo đó ông thẳng đến Ấn Độ, tìm được rất nhiều hương liệu quí giá và bình an trở về nước. Đấy là năm 1497, năm năm sau khi Cristopher Columbus tìm ra tân đại lục. Vasco de Gama là người đầu tiên dùng đường thủy đến Ấn Độ. Tây Ban Nha được vinh dự phát hiện ra Tân đại lục. Còn người Bồ Đào Nha được vinh dự đến Ấn Độ bằng đường thủy đầu tiên.
Vào năm Vasco de Gama đến Ấn Độ, có một người tên Cabot cũng muốn phát hiện ra đất mới nên từ nước Anh, ông trương buồm ra khơi. Lần đầu thất bại, nhưng ông vẫn tiếp tục, cuối cùng ông đã đến Canada, thuyền đi dọc theo bờ biển nước Mỹ bây giờ. Nhưng sau khi ông trở về nước, vua Anh chẳng hề quan tâm đến phát hiện mới của ông, mãi gần một trăm năm sau người ta mới để mắt tới.
Ngoài ra còn có một người Tây Ban Nha tên Balboa đi thám hiểm miền Trung bộ châu Mỹ. Giữa Nam Mỹ và Bắc Mỹ có một eo đất liền nhỏ hẹp tiếp liền Nam Bắc hai châu lớn, chỗ này ngày nay chúng ta gọi là eo đất Panama. Và Balboa đã tới tận đây thám hiểm. Khi thấy được một vùng biển sâu rộng, ông gọi vùng biển mới lạ lùng này là South Sea (Biển Nam) vì eo đất Panama tuy nối Nam, Bắc Mỹ nhưng nó uốn khúc, cho nên xem ra biển tựa hồ ở mặt Nam.
59
Sau đó có một người Bồ Đào
Nha tên Magellan đã mở một
cuộc phiêu lưu dài nhất. Ông
muốn vượt qua Tân đại lục
đến Ấn Độ, bởi ông cảm thấy
tuy Tân đại lục chắn ngang
đường đi, nhưng nhất định
phải có một cửa thông, ông
có thể băng qua cửa thông ấy
mà cho thuyền đi thẳng đến Ấn
Độ. Ông muốn tổ quốc ông giúp
đỡ ông. Nhưng như lần trước đối với
Cristopher Columbus, Bồ Đào Nha lại phạm thêm một sai lầm: vua Bồ Đào Nha không muốn nghe theo lời Magellan. Do đó, Magellan đến Tây Ban Nha xin giúp đỡ. Tây Ban Nha bằng lòng cấp cho ông năm chiếc thuyền.
Magellan lãnh năm chiếc thuyền xuất phát, băng qua biển South Sea. Sau khi đến Nam châu Mỹ, ông bèn cho thuyền đi cặp theo bờ biển, muốn tìm một thủy lộ băng qua đại lục. Ông thấy một thủy lộ hình như có thể ăn thông qua được, bèn cho thuyền đi thử, cuối cùng phát hiện ra đó chẳng qua là một cửa sông; ông thử lại rất nhiều lần. Có một chiếc thuyền đã bị chìm, bây giờ ông chỉ còn lại có bốn chiếc.
Bốn chiếc thuyền tiếp tục men theo bờ biển hướng Nam mà đi, cuối cùng ông đến mũi Cape Horn. Ông cho thuyền qua một con đường ăn thông đầy sóng gió
60
hiểm ác. Từ đó về sau, người ta bèn dùng tên của ông để gọi nơi ấy là eo biển Magellan. Có một chiếc thuyền bị hư, ông liền theo đường cũ trở về nước. Bây giờ ông chỉ còn có ba chiếc thuyền. Nhưng với ba chiếc thuyền đó, ông đã đến đại dương của mặt bên kia Tân đại lục, ấy là South Sea mà trước kia Balboa đã gọi. Vừa trải qua nhiều phong ba bão táp hiểm ác, qua đến đây Magellan cảm thấy biển lặng sóng êm, cho nên ông gọi nó là Thái Bình dương. Nhưng họ rời nhà đã lâu, thức ăn và nước uống đã cạn kiệt. Thủy thủ của Magellan vừa đói vừa khát, thậm chí phải bắt những con chuột trên thuyền để ăn. Trong đám thủy thủ, người bị bệnh và chết rất nhiều, tính ra chỉ còn chừng gần phân nửa lúc ra đi, nhưng ông vẫn cho thuyền tiến tới phía trước. Cuối cùng ông tới một quần đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Philippines. Thổ dân ở đây rất man rợ. Ông cùng bộ hạ đánh nhau với thổ dân và không may ông đã bị giết chết. Bây giờ số người còn lại đã không còn đủ để chia ra lái thuyền cho nên họ tự đốt đi một chiếc. Năm chiếc thuyền lúc ra đi nay chỉ còn hai chiếc, nhưng họ vẫn tiếp tục thẳng tiến. Sau đó, lại có một chiếc mất tích không biết đi đâu. Vậy là chỉ còn có một chiếc thuyền, chiếc thuyền duy nhất còn lại này tên là Victoria.
Thuyền Victoria vòng qua châu Phi. Bộ hạ của Ma gellan tuy vừa đói vừa lạnh, trải qua bao gian khổ đã sức cùng lực kiệt, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu với phong ba bão táp. Cuối cùng, chiếc thuyền tơi tả này
61
đã cặp vào một hải khẩu sau ba năm xuất phát. Thủy thủ trên thuyền còn sót lại mười tám người! Thuyền Victoria rốt cuộc đã chiến thắng!
Chiếc thuyền Victoria của Magellan là chiếc thuyền đầu tiên đi vòng quanh thế giới vậy.
20
Michelangelo là ai?
Trong các nhà nghệ thuật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng có một người tên Michelangelo. Michelan gelo không chỉ là một họa sĩ, ông còn là một nhà điêu khắc, một nhà kiến trúc, và còn là một nhà thơ. Mỗi bức tượng, mỗi bức tranh mà Michelangelo hoàn thành phải tốn rất nhiều thời gian nhưng cho dù mất bao nhiêu thời gian đi nữa thì ông cũng chẳng màng, bởi một khi ông hoàn thành tác phẩm nào, thì đó là một đại kiệt tác. Hiện nay, nhiều người trên khắp thế giới không quản đường xa vạn dặm đến thưởng thức tác phẩm của ông.
Ngày nay, nhà điêu khắc muốn chạm trổ một pho tượng, thường dùng đất sét nặn ra một mô hình trước, sau đó chiếu theo mô hình đã nặn xong mà dùng đá khắc thành tượng đá hoặc dùng đồng đúc thành tượng đồng. Nhưng Michelangelo thì không làm thế. Khi ông điêu khắc, ông không tạo ra mô hình trước, mà là trực tiếp đẽo đục ngay trên khối đá. Cứ y như là ông đã nhìn thấy được trong đá đã ẩn tàng sẵn một tượng điêu
62
khắc vậy, và ông chỉ cần đục bỏ đi những bộ phận vô dụng xung quanh tượng là tượng sẽ lộ ra mà thôi. Lần nọ, có một nhà điêu khắc đem khối đá Vân Nam tạc tượng, nhưng lỡ hư đi. Michelangelo thoạt nhìn qua liền cảm thấy trong khối đá ấy có tượng David. Do đó ông bèn ra tay đục bỏ những bộ phận không cần thiết. Thế là tượng nhà vận động viên trẻ tuổi xuất hiện. Ông điêu khắc tượng Moses ngồi. Tượng này hiện nay ở trong một giáo đường của La Mã. Khi các bạn bước tới gần tượng điêu khắc ấy, các bạn sẽ cảm thấy tượng ấy đầy sinh động, chẳng khác gì các bạn đang ở trước mặt vị tiên tri Moses.
Giáo hoàng ở La Mã có một nguyện đường riêng, gọi là nguyện đường Sistine. Giáo hoàng muốn Michelan gelo vẽ lên trần giáo đường những bức tranh. Ban đầu Michelangelo không chịu vẽ. Ông nói với Giáo hoàng ông là một nhà điêu khắc chớ không phải là một họa sĩ. Nhưng Giáo hoàng vẫn dứt khoát nhờ ông vẽ. Cuối cùng Michelangelo phải nhượng bộ. Có điều, một khi Michelangelo đã bằng lòng nhận công việc này rồi, ông sẽ dốc toàn tâm toàn sức ra làm.
Trong gian nhà này - giáo đường Sistine Chapel - ông ở luôn gần bốn năm, hầu như ngày đêm không bước ra khỏi cửa. Phía dưới trần giáo đường, ông tự tạo cho mình một cái giàn cao. Ông nằm trên giá giàn tạm thời này đọc thơ ca, đọc Kinh thánh, chỉ khi linh cảm đến, như là có “thần trợ lực” ông mới ra tay vẽ mấy nét bút. Ông giam mình trong gian nhà này, và
63
không chấp nhận cho người khác vào, thậm chí ngay cả Giáo hoàng ông cũng không chịu cho vô. Ông muốn ở riêng một mình một nhà, không ai quấy rối.
Nhưng một hôm Giáo hoàng thấy cửa mở bèn bước vô giáo đường, mục đích là muốn xem công việc đã tiến hành đến đâu. Cũng vừa lúc Michelangelo vô ý đánh rơi mấy dụng cụ vẽ xuống đất, suýt tí nữa đã rơi trúng đầu Giáo hoàng. Giáo hoàng hết sức giận, nhưng từ đó về sau, nếu như Michelangelo không mời thì ông chẳng bao giờ bước vô giáo đường ấy nữa.
Ngày nay, hàng vạn người trên khắp thế giới đã đổ xô đến chiêm ngưỡng những bức họa trên trần giáo đường này. Có điều, vì bức họa vẽ trên trần, người xem chỉ còn cách nằm trên sàn giáo đường, hoặc nhìn qua một mặt gương mới có thể ngắm nhìn thoải mái.
Michelangelo sống suýt soát chín mươi tuổi, nhưng ông rất ít quen biết và qua lại với người khác. Ông ngại qua lại với nhiều người sẽ gây thêm phiền hà mà tính ông không chịu nổi. Cho nên, ông ở một nơi hẻo lánh xa người, chỉ bầu bạn với các tác phẩm của mình mà thôi.
21
Raphael là ai?
Vào thời Phục hưng còn có một nhà nghệ thuật nổi tiếng người Ý, tên Raphael, ông và Michelangelo là
64
người cùng thời đại. Có điều, về nhiều phương diện thì hai ông có nhiều điểm tương phản. Michelangelo thích ở chỗ vắng vẻ, không ưa qua lại với người khác; Raphael lại thích ở nơi đông đúc, và ưa giao du với nhiều người. Ông rất được lòng người, nhiều người thương ông. Bạn bè và người hâm mộ thường quấn quít lấy ông; mọi người đều vì thiên tài của ông mà kính mến ông, thích ở bên ông. Nhóm thanh niên như bầy ong bu theo ông. Ông nói điều gì, họ đều cung kính lắng nghe; ông vẽ ra bức tranh gì, họ đều kính cẩn bắt chước theo. Dưới tay ông có năm mươi học sinh (có lẽ còn hơn số này nhiều) theo ông học hội họa. Và họ luôn theo ông bén gót, y như hình với bóng vậy.
Raphael vẽ nhiều tranh về Đức Mẹ Maria trong tay bồng Chúa hài đồng Jesus, bức nào cũng rất đẹp. Thời ấy, hầu như các họa sĩ đều vẽ Đức Mẹ. Trong những bức họa về Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng của Raphael, có một bức đẹp đặc biệt gọi là Sistine Madonna. Mọi người đều công nhận, đây là một bức họa trong mười hai bức họa vĩ đại nhất trên thế giới. Nó vốn vẽ cho một ngôi giáo đường nhỏ, còn hiện nay nó được đặt trong một viện mỹ thuật rất lớn. Trong viện mỹ thuật, bức họa này chiếm riêng một gian phòng vì người ta cho rằng, những bức họa khác đều không đủ tư cách đặt kề cận bên nó.
Raphael qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Cả đời ông làm việc không biết mệt mỏi, ông không ngừng vẽ,
65
cho nên tranh của ông để lại rất nhiều. Khi ông vẽ, ông chỉ vẽ những phần trọng yếu nhất - có lẽ chỉ vẽ bộ mặt thôi. Còn thân thể, tay chân, áo quần hay bộ phận khác, thông thường ông để cho học trò của ông vẽ. Và người học trò nào được thầy cho phép vẽ thêm thì lấy làm vinh hạnh lắm.
Tranh vẽ của Michelangelo rắn rỏi mạnh mẽ, có khí khái nam tử. Tranh vẽ của Raphael lại duyên dáng dễ thương, trầm lắng nhẹ nhàng, như tay bút của cô gái vẽ ra vậy.
22
Leonardo da Vinci là ai?
Một trong những nhà nghệ thuật vĩ đại đồng thời với Michelangelo và Raphael là Leonardo da Vinci. Ông vẽ bằng tay trái, nhưng bất luận làm việc gì ông cũng đều làm hết sức tuyệt vời. Ông là một “bác học vạn năng”. Ông là một nhà nghệ thuật, cũng là một công trình sư, thi nhân và khoa học gia. Người ta cho rằng, bức địa đồ thế giới đầu tiên dùng danh từ America là do ông vẽ. Vì ngoại trừ hội họa ra, ông còn làm nhiều việc khác nữa, cho nên những tranh vẽ của ông không nhiều lắm, nhưng những bức tranh mà ông vẽ thì không tầm thường chút nào. Trong số những bức tranh ông vẽ có một bức gọi là “Bữa tiệc ly” (The Last Supper). Giống như bức họa Sistine Madonna; bức họa The Last Supper cũng là một trong số mười hai bức họa vĩ đại nổi tiếng nhất
66
thế giới được mọi người công nhận. Rất tiếc là bức họa này Leonardo da Vinci trực tiếp vẽ trên tường đất, rồi từng niên đại đi qua, đất tường và màu sắc bị giộp, cho nên hiện nay thủ bút của Leonardo da Vinci để lại rất ít.
Một trong những bức họa nổi tiếng nữa của ông là bức họa tên La Joconde.
23
Vì sao hạm đội Tây Ban Nha bị hạm đội Anh đánh bại?
Vua nước Anh Henry VIII có hai người con gái, một người tên Mary, một người tên Elizabeth.
Henry VIII có một người con trai. Người con trai này tuy nhỏ hơn hai cô gái, nhưng bấy giờ người ta luôn cảm thấy việc cai trị quốc gia là việc của đàn ông, cho nên làm vua thì đàn ông thích hợp hơn phụ nữ. Do đó, sau khi Henry VIII băng hà bèn cho con trai ông kế thừa vương vị. Nhưng người con trai này sống không được mấy năm thì chết. Mary là chị, do vậy được kế thừa vương vị làm Nữ hoàng.
Mary là một nữ hoàng rất độc ác, giết người không gớm tay nên người ta gọi bà là “Mary Máu” (Bloody Mary).
Sau khi Mary Máu chết, Elizabeth Tudor, em gái của bà, kế vị lên làm Nữ hoàng nước Anh. Bà là một vị Nữ hoàng tài giỏi. Mái tóc của bà Elizabeth đỏ hoe,
67
bà rất chuộng hư vinh,
thích được người ta nịnh
bợ. Elizabeth là một tín
đồ Tân giáo nên rất ghét
tín đồ Công giáo.
Elizabeth có một
người họ hàng thân
thích là Nữ hoàng
Scotland. Bấy giờ, Scotland còn chưa phải là một phần của nước Anh. Nữ hoàng Scotland tên Mary Stuart. Bà trẻ đẹp, được lòng thương yêu của nhiều người. Có điều bà là một tín đồ Công giáo, cho nên Elizabeth và bà, hai người luôn như nước với lửa.
Elizabeth nghe nói Mary Stuart muốn làm nữ hoàng cả hai nước Scotland và Anh quốc nên hạ lệnh bắt bà giam vào ngục. Mary Stuart bị nhốt gần hai mươi năm. Cuối cùng Elizabeth hạ lệnh xử tử bà. Sau khi Elizabeth xử tử Mary Stuart, Philip II vua Tây Ban Nha, quyết tâm trừng trị Elizabeth - em vợ của ông.
Tây Ban Nha có một hạm đội gọi là “hạm đội Tây Ban Nha” (The Spanish Armanda) hết sức hùng mạnh. Người Tây Ban Nha gọi nó là “hạm đội vô địch” (The Invincible Armanda).
“Hạm đội vô địch” ra đi vào năm 1588, định chinh phục hải quân Anh. Thuyền của hạm đội bày thành hình vòng cung, phăng phăng lướt sóng tới Anh quốc. Hạm đội Anh quốc chỉ là những chiếc thuyền nhỏ.
68
Người Tây Ban Nha vốn tin rằng, hạm đội của Anh quốc sẽ ra khơi nghênh chiến với hạm đội vô địch và chính thức đối mặt đánh nhau. Nhưng hạm đội Anh lại không làm như vậy. Hạm đội Anh ra khơi, từ mặt sau tập kích hạm đội Tây Ban Nha, và mỗi lần chỉ nhắm đánh vào một thuyền. Người Anh vốn kiêu dũng và thiện chiến, thuyền nhỏ của họ so ra nhẹ và nhanh hơn, dễ dàng xoay trở hơn. Họ có thể xông tới đánh chớp nhoáng rồi bỏ chạy, khi thuyền của Tây Ban Nha quay đầu lại để khai hỏa thì họ đã chạy biệt dạng từ lâu rồi. Bằng cách đó, hạm đội Anh từ từ đánh đắm từng chiếc một đội thuyền lớn của Tây Ban Nha.
Sau đó, người Anh lại tìm cách đốt thuyền Tây Ban Nha bằng cách lùa bè lửa trôi về phía thuyền Tây Ban Nha. Thời bấy giờ, thuyền được chế tạo toàn bằng cây và ván, người Tây Ban Nha thấy lửa ùn ùn kéo đến thì hết hồn, một số thuyền bỏ chạy biệt xứ, một số thuyền phải vòng lên Bắc theo một con đường xa trở về Tây Ban Nha. Nhưng giữa đường, những chiếc thuyền này gặp phải gió bão nên đã bị đắm chìm gần hết. Do đó, toàn bộ đại hạm đội Tây Ban Nha đều bị tiêu diệt. Với lần bị tiêu diệt này, quyền uy quang vinh của Tây Ban Nha trên mặt biển cũng kết thúc. Tây Ban Nha không còn là một quốc gia cường thịnh như trước nữa.
Khi Elizabeth mới lên kế vị, quốc gia hưng thịnh nhất trên thế giới là Tây Ban Nha; khi bà tuổi tác đã cao thì quốc gia cường thịnh nhất trên thế giới là Anh. Trước
69
kia rất lâu, vua Alfred sáng lập hải quân Anh, từ sau khi đánh bại hạm đội vô địch Tây Ban Nha, hải quân Anh dần mạnh thêm lên.
Thời ấy, người ta cảm thấy, để cho một người đàn bà làm Nữ hoàng không thể nào bằng để cho một người đàn ông làm vua, nhưng dưới sự cai trị của Elizabeth, đã tới phiên Anh trở thành một quốc gia mạnh nhất châu Âu.
24
Ai là người đầu tiên đưa dân Anh qua Mỹ?
Khi Elizabeth làm Nữ hoàng, nước Anh có một người tên là Raleigh. Hôm ấy trời đang mưa, mặt đường lầy lội rất khó đi, Elizabeth muốn qua đường. Vì không muốn đôi hài của Nữ hoàng bị lấm sình, ẩm ướt, nên Raleigh vội bước tới, cởi chiếc áo choàng bằng nhung đẹp của mình trải trên vũng bùn mà bà sắp bước tới. Nữ hoàng cảm thấy ông biết tính toán chu đáo, biết lễ nghi, có phong độ quí tộc, nên rất hài lòng. Bà bèn phong tước cho ông, do đó ông được gọi là Sir Walter Raleigh; và từ đó về sau ông đã trở thành một trong những người mà bà đặc biệt coi trọng.
Sir Walter Raleigh rất quan tâm tới Tân đại lục Amer ica. Khoảng một trăm năm trước, trên Tân đại lục, Cabot đã giành được một vùng đất rộng cho Anh, nhưng Anh lại không mấy ngó ngàng tới và cũng chẳng làm gì trên
70
vùng đất này. Raleigh cảm thấy nên lợi dụng vùng đất này; người Anh nên di cư đến đây, bởi có những quốc gia khác, như Tây Ban Nha, đã có không ít người di cư đến ở châu Mỹ. Nếu như người Anh cũng di cư đến ở đây thì có thể cùng với những quốc gia khác giành lấy được một vùng đất màu mỡ. Do đó Raleigh tập hợp một số người Anh, đưa họ đến một đảo nhỏ có tên là Roanoke. Bây giờ Roanoke là vùng đất Carolina ngoài bờ biển không xa mấy phía Bắc Mỹ. Có điều vào thời ấy, toàn bộ bờ biển mé Đông nước Mỹ bây giờ, coi như thẳng đến Canada đều gọi là Virginia. Đấy là vì để kỷ niệm Nữ hoàng đồng trinh (Virgin Queen) Elizabeth nên mới gọi là Virginia.
Có nhiều người Anh đến Roanoke ở, nhưng rồi họ cảm thấy cuộc sống nơi đây quá khổ cho nên chán nản, bèn ngồi thuyền trở về quê cũ. Còn những người ở lại trên đảo, sau này đều mất tích hết. Họ đến đâu? Không ai biết. Nói chung chẳng còn ai sống sót để kể lại chuyện của họ cho chúng ta nghe. Trong số những người di dân đến ở Roanoke, có một đứa bé Anh được sinh ra đầu tiên tại châu Mỹ. Đó là bé gái tên Virginia Dare. Bấy giờ Nữ hoàng Elizabeth rất được lòng dân, cho nên hầu hết những bé gái đều được đặt tên theo tên bà.
Lá thuốc từ Virginia được mang về Anh, Sir Walter Raleigh bắt chước tập hút thuốc. Người bấy giờ chưa hề biết hút thuốc lá nên cảm thấy rất kỳ lạ. Có một hôm Sir Walter Raleigh đang ngậm chiếc tẩu hút thuốc,
71
người nô bộc thấy khói từ trong miệng ông bay ra, ngỡ là ông bị cháy bèn vội vã xách thùng nước giội lên đầu ông cứu hỏa.
Mãi đến nay, Virginia vẫn là xứ nổi tiếng về thuốc lá. Ban đầu người ta cảm thấy hút thuốc có lợi cho sức khỏe, bởi người da đỏ hút thuốc rất nhiều mà thân thể vẫn rắn rỏi mạnh mẽ. Nhưng về sau, khi vua James I
lên kế vị Elizabeth thì lại rất ghét hút thuốc. Ông viết hẳn một quyển sách phản đối việc hút thuốc, và cấm ngặt nhân dân sử dụng thuốc lá.
Sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời, Raleigh bị bắt giam. Ông bị gán ghép vào tội danh là âm mưu chống lại tân quốc vương James. Ông bị giam cầm trong tháp Luân Đôn, ấy là ngôi tháp của William Người Chinh Phục (William the Conqueror) trước kia xây nên. Raleigh bị giam trong tháp những mười ba năm dài. Vì để khuây khỏa với năm tháng dài trong ngục, ông viết một bộ Sử thế giới (History of the World). Cuối cùng, cũng như bao nhiêu nhân vật vĩ đại khác, ông bị xử tử hình.
25
Tại sao vua Scotland lại thành vua Anh?
Ở Anh có dòng họ nọ họ Stuart. Gia đình này từ làm nô bộc hay quản lý gì đó bỗng dưng trở thành người thống trị Scotland. Mary Stuart bị nữ hoàng Elizabeth giết cũng là người của gia tộc này.
72
Nữ hoàng Elizabeth cả đời không lấy chồng, cho nên không có con. Sau khi bà mất, vương vị của bà không có con cháu để truyền lại. Bà là vị nữ hoàng cuối cùng trong vương triều họ Tudor. Do vậy, người Anh phải đi tìm một vị vua mới. Họ tìm đến Scotland.
Bấy giờ, Scotland còn là một quốc gia độc lập, chưa phải là một phần của Anh. Con của Mary Stuart chính là vua xứ Scotland, tên của ông là James Stuart. Vì ông và người của gia đình Tudor có mối quan hệ thân thích, cho nên người Anh bèn mời ông về làm vua của họ. Ông đồng ý và trở thành vua James I của Anh. Chúng ta gọi ông và các con cháu tại vị của ông là vương triều Stuart (the reign of the Stuarts).
Vương triều Stuart thống trị Anh gần một trăm năm, khoảng từ năm 1600 Công nguyên đến giữa năm 1700, trong đó có 11 năm nước Anh không có vua, cho nên không ở dưới sự thống trị của họ Stuart.
Người Anh hẳn hết sức hối hận về chuyện họ mời James về làm vua của họ, bởi ông và toàn người nhà Stuart đều đặt mình ở trên cao, xem mình là chúa của người Anh, người Anh phải vì quyền lợi của họ mà phục vụ, chiến đấu.
Anh có quốc hội (Parliament), những nghị viên quốc hội soạn thảo pháp luật cho người Anh. Nhưng James không cho quốc hội làm bất cứ việc gì mà ông không đồng ý; nếu như họ không chịu làm theo ý ông, ông sẽ bãi nhiệm họ. James cho rằng hễ vua làm là đúng,
73
vua có quyền làm gì thì làm, bởi đấy là cái quyền mà Thượng đế ban cho vua. Dĩ nhiên người Anh không thể chịu nổi. Từ vua John về sau, họ luôn cho họ một quyền lợi nhất định. Các vua chúa vương triều Tudor cũng thường làm những việc mà nhân dân không bằng lòng, nhưng người dòng họ Tudor là người Anh chính gốc, còn dòng họ Stuart lại là người Scotland, nhân dân Anh xem họ là người nước ngoài. Tuy nhiên chuyện tranh chấp thật sự không xảy ra vào thời James, mà xảy ra vào thời một vị vua kế vị James I.
26
Tại sao vua Charles I (Anh Quốc) bị xử tử?
Sau khi vua James I mất, con ông lên kế vị, trở thành vua Charles I.
Tính khí của Charles y hệt cha, ông xem nhân dân như là nô lệ, phải cung phụng cho ông mọi thứ, phải phục tùng mệnh lệnh của ông.
Nhưng lần này, nhân dân đã nổi dậy đấu tranh, họ buộc ông phải ký trên văn kiện. Họ bắt đầu dùng vũ lực thực sự. Nhưng vua Charles I cũng chuẩn bị đàn áp. Người đứng về phía vua Charles trang phục khác hẳn phe đối phương. Họ để tóc cuốn lại thành búi dài, đầu đội chiếc mũ rộng vành, trên nón giắt chiếc lông vũ lớn. Ở cổ áo và tay áo đều kết hoa, thậm chí cả trên quần cũng kết hoa.
74
Về phía quốc hội cũng chiêu tập được một cánh quân đội, do những người muốn bảo vệ quyền lợi của mình tổ chức thành. Họ cắt tóc ngắn, đầu đội mũ chóp, ăn mặc hết sức gọn ghẽ. Đội quân này do một quí tộc tên là Oliver Cromwell huấn luyện nên rất thiện chiến.
Sau khi hai bên giáp chiến mấy trận, quân đội của vua Charles bị đánh bại, vua Charles bị bắt cầm tù. Trong quốc hội có một số ít người chủ trương xử lý chuyện này chóng vánh cho rồi. Vào năm 1649, họ áp giải vua Charles đến trước vương cung Luân Đôn và xử chém.
27
Chế độ quân chủ lập hiến ra đời ở Anh như thế nào?
Năm 1660, người Anh lại mời con của Charles I trở về nước. Charles I là vị quốc vương bị họ đưa lên đoạn đầu đài. Người dòng họ Stuart do vậy lại làm vua, ấy là Charles II.
Người ta gọi Charles II là “quân vương khoái lạc” (The Merry Monarch), vì ông chỉ thích ăn uống tiệc tùng chứ không nghĩ tới việc gì khác hơn. Vì muốn báo thù cho cha, ông bắt những người đã tham dự vào việc giết cha ông, dùng cực hình tàn khốc nhất để giết họ. Ông còn cho quật mồ những người đã chết, kể cả Cromwell để trả thù.
Trong khi ông làm vua, một thứ bệnh cũ đáng sợ
75
- bệnh than - lại lan truyền ở Luân Đôn hết sức ghê gớm. Năm 1666, Luân Đôn lại bị một trận hỏa hoạn kinh hồn, thiêu rụi hàng ngàn hàng vạn nhà cửa, hàng trăm giáo đường. Người ta gọi sự kiện này là “Luân Đôn rực lửa” (The Great Fire). Nhưng nhờ trận lửa lớn này mà ôn dịch bị dập tắt. Trước kia Luân Đôn chỉ là một thành thị với nhà cửa phòng ốc bằng gỗ. Sau trận đại hỏa, người ta dùng gạch đá xây dựng lại Luân Đôn.
Trong những vì vua của vương triều Stuart, phải nhắc đến đôi vợ chồng: William và Mary. Vì khi họ tại vị, sự tranh chấp giữa nhân dân và nhà vua đã được giải quyết ổn thỏa. Vào năm 1688, quốc hội thảo ra một bản thỏa ước, và được William - Mary đồng ý ký tên. Với bản thỏa ước này, quốc hội có đủ quyền thống trị toàn quốc; từ đó về sau nước Anh được thống trị dưới quyền quốc hội chớ không phải dưới quyền của vua chúa nữa.
28
Vị vua nào tại vị lâu đời nhất trong lịch sử?
Vị vua thống trị nước Pháp lâu nhất là Louis 14. Nhân dân nước Anh có thể thông qua quốc hội để đòi lấy quyền lợi với người thống trị mình. Nhưng ở nước Pháp, Louis 14 lại quyết không chịu giao quyền thống trị cho người khác, một mình ông nắm trọn quyền bính, hết
76
sức chuyên chế. Ông từng tuyên
bố: “Trẫm tức là quốc gia”. Ông
quyết không để cho ai trong chính
phủ xen vào việc làm của ông.
Louis tại vị hơn bảy mươi năm,
ông là vị vua mà thời gian tại vị
lâu dài nhất trong lịch sử.
Louis 14 cũng được gọi là “Đại
quân chủ” (The Grand Monarch). Ông
là người khiến nước Pháp trở thành một cường quốc chủ yếu của châu Âu. Ông thường xâm phạm các quốc gia khác để chiếm đất đai, hòng mở rộng bản đồ nước Pháp. Nói tóm lại, trước kia Tây Ban Nha và nước Anh từng là đại cường quốc châu Âu thì bây giờ tới phiên nước Pháp làm bá chủ.
Ở Versailles, Louis kiến tạo một cung điện cực kỳ giàu sang lộng lẫy. Xung quanh vương cung là một công viên lớn, có vòi nước phun, nước bắn tỏa ra tuyệt đẹp.
Louis 14 là người thích sống xa hoa, phung phí. Ông lại nuôi một thiểu số người được ông ưa thích, cho họ hưởng đủ mọi thứ sung sướng khoái lạc. Nhưng những người nghèo khổ nước Pháp không ở trong cung đình lại phải gánh vác mọi thứ tiêu pha của Louis và của những người trong cung đình ông. Ông luôn mở yến tiệc, khiêu vũ, ban thưởng đủ các thứ tặng phẩm cho bạn bè của ông, tiền chi xài đó lại là của những người nghèo khổ nước Pháp. Cho nên, những người nghèo khổ của nước Pháp đã vùng lên chống lại nhà vua.
77
29
Nhờ ai mà nước Nga thành một cường quốc ở châu Âu?
Ở Đông Âu có một quốc gia rộng lớn không thua gì nước Mỹ và nước Trung Hoa. Đó là nước Nga (Russia). Trước năm 1700, rất ít người biết đến nước Nga. Người nước Nga cũng thuộc một chi của tộc Aryga, gọi là Slave.
Trước năm 1700 không lâu, có một vì vua Nga ra đời, tên ông là Peter.
Khi Peter lớn lên, ông muốn nước Nga phải là một cường quốc ở châu Âu. Hơn phân nửa nhân dân Nga lúc ấy vừa nghèo vừa dốt nát. Peter nhận thấy rằng muốn giáo dục họ, chính ông phải được giáo dục trước đã. Bấy giờ, nước Nga không ai có đủ khả năng dạy ông những điều mà ông muốn học. Do đó, ông cải trang thành một công nhân đến Hà Lan. Xin làm công nhân trong một xưởng đóng thuyền. Ông
làm việc tại đây được
mấy tháng, tự nấu ăn, tự
may vá áo quần. Ở Hà
Lan, ông học được cách
thức đóng thuyền, hơn
nữa ông còn học được
nhiều nghề khác như thợ
rèn, thợ giày, thậm chí
cả nhổ răng.
78
Sau đó, ông đến nước Anh. Cho dù ở đâu, ông cũng đều dốc lòng học tập. Cuối cùng, ông mang cái vốn hiểu biết mà ông học được về tổ quốc mình và bắt tay vào việc cải tạo nước Nga. Thứ nhất, Peter muốn nước Nga có một hạm đội như các nước khác. Nhưng muốn có hạm đội, ông phải có hải cảng, thế mà nước Nga lại là một dải lục địa lớn, hầu như không có biển. Vì vậy, Peter quyết tâm đánh chiếm Thụy Điển, một nước láng giềng, có bờ biển và ở sát bên nước ông.
Bấy giờ, vua Thụy Điển là Charles 12. Lúc ấy Charles 12 còn rất nhỏ. Peter đã đánh bại quân của Charles 12 và chiếm Thụy Điển. Thế là các hải cảng đã thuộc về ông. Chiếm được Thụy Điển, Peter quyết tâm xây dựng một hạm đội hùng mạnh.
Thủ đô nước Nga là Moscow (Matxcơva). Moscow là một thành thị đẹp, nằm giữa trung tâm nước Nga, cách sông nước rất xa. Peter muốn có một thành thị đẹp làm thủ đô, nhưng thành thị đó phải gần sông nước, cho nên ông chọn một khoảng đất chẳng những gần sông nước mà hầu như có thể nói toàn là nước, vì khoảng đất ấy hết hơn phân nửa là ao hồ. Ông huy động ba bốn trăm ngàn nhân công ra tay san lấp ao hồ, rồi trên mảnh đất đó, ông cho xây dựng một thành thị rất đẹp. Để kỷ niệm sứ đồ Peter Thánh bổn mạng của ông, ông đặt tên thành thị ấy là St. Petersburg; tên Peter của ông cũng do bởi tên của sứ đồ Peter mà ra. Về sau, thành này sửa tên là Petrograd, sau đó lại đổi tên là Leningrad. Nhưng
79