🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 08 Ebooks Nhóm Zalo Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM Hãy trả lời em tại sao?. T.8 / Lê Thị Kim Ngân, Phạm Hồng Hải, Kim Dân d. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 186tr. ; 19cm. 1. Khoa học thường thức. 2. Hỏi và đáp. I. Lê Thị Kim Ngân, Phạm Hồng Hải, Kim Dân d. 001 -- dc 22 H412 Lê Thị Kim Ngân - Phạm Hồng Hải - Kim Dân dịch hãy trả lời em tại sao? tập 8 Đồng Bảo Hoa - Vương Tú Cầm - Triệu Thế Anh Lê Thị Kim Ngân - Phạm Hồng Hải - Kim Dân dịch Chịu trách nhiệm xuất bản: ts. quách thu nguyệt Biên tập: trí CÔNG - thu nhi Xử lý bìa: bùi nam Sửa bản in: trí vũ - thu nhi Kĩ thuật vi tính: vũ phượng NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 161B Lý Chính Thắng - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 39316289 - 39316211 - 38465595 - 38465596 - 39350973 Fax: 84.8.38437450 - E-mail: nxbtre@ hcm.vnn.vn Website: http://www.nxbtre.com.vn Chi nhánh nhà xuất bản trẻ tại Hà Nội 20 ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa - Hà Nội ĐT & Fax: (04) 37734544 E-mail: vanphongnxbtre@ hn.vnn.vn 4 Chương 1 Cơ thể con người là vương quốc tế bào Trong thế giới động vật phong phú đa dạng và tràn đầy sức sống, con người là sinh vật cao cấp nhất. Con người có đại não phát triển, có ngôn ngữ và chữ viết. Con người có khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, suy xét, lý luận,... Con người có thể nhận thức sâu sắc về tự nhiên và xã hội, phát hiện và nắm bắt được luôn các quy luật của nó, rồi còn vận dụng vào việc cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy con người là chúa tể của muôn loài. Nếu len lén nhìn vào thế giới vi mô của con người qua kính hiển vi, đó hẳn là một thế giới đặc sắc và “hoành tráng” khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Trong thế giới vi mô, cơ thể con người trở nên to lớn đến nỗi trong chốc lát khó có thể thấy hết được. Từng bộ phận của cái vật to lớn này đều được rất nhiều tế bào nhỏ tạo thành. Đã có người thống kê được cơ thể của một người đàn ông có tầm vóc trung bình do 18x1014 tế bào tạo thành. Sau con số 18 này phải viết thêm 14 số không nữa, có nghĩa là 1.800.000 tỷ tế bào. Con số đáng kinh ngạc này đủ chứng minh rằng cơ thể con người là một vương quốc tế bào. 5 Tại sao có chàng tí hon và người 1 khổng lồ trong vương quốc tế bào? Tế bào - những thần dân của vương quốc tế bào - vô cùng bé nhỏ, mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được, nhưng dưới kính hiển vi thì có thể thấy rõ ràng. Chúng có đến trăm ngàn dáng vẻ, kích thước không bằng nhau. Đường kính của một tế bào tuyến hạch limpho trong cơ thể con người chỉ có 6µm (mi cromet - một µm bằng một phần ngàn mm), thật quá bé nhỏ. Vì thế trong vương quốc tế bào, tế bào tuyến hạch limpho trở thành “chàng tí hon”. Chớ xem thường những “chàng tí hon” này vì chúng có khả năng tiêu diệt “địch” dữ dội lắm đấy. Khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể con người, tức vương quốc tế bào, những “chàng tí hon” liền sản xuất ra một chất hóa học đặc biệt - kháng thể - rồi lợi dụng thứ vũ khí hóa học này để kháng cự, tiêu diệt những kẻ xâm nhập và tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể con người. Trong vương quốc tế bào, những tế bào noãn có đường kính 200µm, vì thế những tế bào noãn là những “người khổng lồ” to béo nhất của vương quốc tế bào. Những tế bào cơ xương có “thân hình” thon dài khoảng 30-40µm, trở thành “người khổng lồ” dài mảnh khiến các tế bào khác phải kính nể. Đáng kể hơn nữa là tế bào thần kinh với hình dạng kỳ dị, xung quanh thân có rất nhiều tua dài vươn ra hệt như những cánh tay 6 Các loại hình dạng khác nhau của tế bào đang cố với ra xa, tế bào thần kinh là những “người khổng lồ” trong vương quốc tế bào. Trong vương quốc tế bào, tế bào noãn, tế bào cơ ngang và tế bào thần kinh mặc dù đều được mệnh danh là những “người khổng lồ”, nhưng chức năng của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Các tế bào noãn là tế bào sinh sản ra những thế hệ kế tiếp của nhân loại. Các tế bào cơ ngang có thể thông qua sự co duỗi của mình khiến cho xương cử động tạo nên sự vận động của cơ thể. Các tế bào thần kinh với những tua dài của nó có tác dụng điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể. 7 Tế bào có cấu tạo kỳ diệu 2 như thế nào? Những tế bào nhỏ bé mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được có cấu trúc phức tạp và tinh vi. Nhìn qua kính hiển vi, chúng ta có thể thấy bề ngoài của tế bào được bao bọc bởi một lớp màng cực mỏng, gọi là màng tế bào. Trong màng tế bào có chứa một chất dịch sánh có tính kết dính và trong suốt gọi là tế bào chất. Giữa tế bào chất là nhân tế bào có cấu tạo hình cầu. Tất cả mọi hoạt động sống của tế bào đều nhờ vào màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào. Màng tế bào là một lớp mô mỡ không màu do những phân tử phospho và protein sắp xếp theo một thứ tự đặc biệt tạo nên. Nó như một chiếc áo khoác xinh đẹp bao 1. Màng tế bào 2. Tế bào chất 3. Thể golgi 4. Dịch nhân 5. Nhiễm sắc thể 6. Hạt nhân 7. Màng nhân 8. Mạng lưới nội chất 9. Ty thể 10. Lỗ nhân 11. Các ribosom trên mạng lưới nội chất 12. Các ribosom tự do 13. Trung thể Cấu tạo của tế bào cơ thể con nguời dưới kính hiển vi điện tử 8 bọc phía ngoài tế bào. Do những phân tử phospholipid và protein luôn ở trạng thái hoạt động, khiến “chiếc áo khoác” của tế bào luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ, nó có thể phân biệt được những chất cần thiết chung quanh tế bào, đồng thời dùng mọi cách để dẫn chúng vào bên trong tế bào, hệt như đang đón tiếp những người bạn quý vậy. Ngược lại, nó cũng phát hiện ra những chất không cần thiết cho tế bào, ngăn cản “những vị khách không mời mà đến” này xâm nhập vào “vương quốc tế bào”. Vì vậy, trong sinh vật học, màng tế bào là lớp màng có đặc tính chọn lọc các chất đi qua. Tế bào chất là toàn bộ các chất nằm trong màng tế bào, quanh nhân tế bào. Nó được cấu tạo chủ yếu bởi chất dịch trong suốt không màu gọi là dịch tế bào và vô số các bào quan có cấu trúc rất nhỏ bé nằm trong đó. Các bào quan này không thể thấy rõ bằng kính hiển vi thường mà chỉ có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi điện tử, các bào quan này có cấu tạo và hình dạng khác nhau, chúng chiếm những vị trí quan trọng nhất định trong tế bào chất và có những chức năng độc đáo hoàn toàn không giống nhau, thế nên các nhà khoa học cho chúng những cái tên khác nhau, ví dụ: ty thể là nơi tế bào tiến hành hô hấp và cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào. Tuy bé đến nỗi kính hiển vi cũng không thấy rõ, nhưng chúng lại được mệnh danh là “xưởng động lực” của tế bào. Ribosom là bào quan có kích thước 9 còn nhỏ hơn so với ty thể. Nó là nơi tế bào tổng hợp chất protein. Ngoài ra còn có thể golgi, trung thể và lưới nội chất, chúng cũng có một số chức năng quan trọng riêng. Việc tìm hiểu tế bào giúp chúng ta phát hiện ra những khoảng trống nhỏ bé trong tế bào, chúng tạo nên những khu vực chính xác và khoa học, hình thành những cấu tạo bé nhỏ và khác thường, mỗi cái thực hiện những chức năng độc đáo nhưng không hề lẫn lộn hay gây trở ngại lẫn nhau, khiến cho hoạt động sống cỉa tế bào hoàn chỉnh, phức tạp nhưng theo trật tự nhất định. Sinh vật học gọi chúng là không bào. Nhân tế bào nằm giữa tế bào là phần trung tâm của tế bào. Bề mặt của nhân tế bào là một lớp màng có lỗ, lớp màng này không những phân chia những chất trong nhân tế bào với tế bào chất, mà còn có thể khiến chúng tiến hành trao đổi chất với nhau. Trong nhân chứa đầy dịch gọi là dịch nhân, trong dịch nhân có hạch nhân và nhiễm sắc thể. Sở dĩ được gọi là nhiễm sắc thể là vì nó thường có hình sợi mỏng và dễ bị nhuộm bởi những chất có tính kiềm. Nó được cấu tạo bởi DNA(*) và protein cùng các thành phần hóa học khác. Trong đó DNA có liên quan chặt chẽ với tính di truyền của người, bề mặt của chúng mang những thông tin, tín hiệu truyền về tướng mạo, tính cách, thân thể và cả DNA: deoxyribonucleic acid 10 một số bệnh di truyền của người đó. Giới sinh vật học gọi những thông tin, tín hiệu này là “gien”. Vì thế nhân tế bào là nơi tập trung gien liên quan đến tính di truyền và biến dị. 3 Tế bào sinh sản như thế nào? Tế bào - những thần dân trong vương quốc tế bào - đều trải qua một quá trình sinh ra, lớn lên, sinh sản và chết đi như tất cả các sinh vật của giới tự nhiên. Những vẩy da rơi ra từ da của chúng ta chủ yếu là những tế bào biểu bì đã chết. Do những tế bào biểu bì thường “chết yểu”, nên trong cuộc đời của một con người có khoảng 18 kg tế bào biểu bì chết đi. Tuổi thọ của tế bào hồng huyết cầu là 120 ngày. Các tế bào bạch cầu thật đáng thương, chúng chỉ sống được vài tiếng đồng hồ. Các tế bào già yếu chết đi lại được bổ sung bởi những tế bào mới được sinh ra với tốc độ nhanh kinh người. Có người đã thống kê mỗi ngày một người có hơn 1 tỷ tế bào chết đi và hơn 1 tỷ tế bào mới sinh ra. Trong cơ thể của các cô cậu choai choai đang lớn, mỗi ngày số tế bào sinh ra nhiều hơn số tế bào chết đi, vì thế cơ thể mỗi ngày một phát triển. Sự sản sinh tế bào mới rất lý thú, nó được tiến hành bằng cách phân bào. Có ba cách phân bào trong tế bào cơ thể con người: phân bào vô nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và phân bào giảm nhiễm. Phân bào vô 11 nhiễm là cách phân bào chia tế bào đơn giản nhất. Quá trình phân chia của chúng bắt đầu bằng sự kéo dài nhân tế bào, tiếp đó phần giữa của nhân lõm vào bên trong, sau cùng tách ra thành hai nhân tế bào. Hai tế bào hoàn chỉnh tách ra ở phần giữa, mỗi phần đều có một nhân tế bào, như thế hình thành nên tế bào mới. Gan và thận trong cơ thể con người cũng dựa vào cách thức phân chia tế bào này để sản sinh ra những tế bào mới. Phân bào nguyên nhiễm là cách phân chia tế bào thông thường. Quá trình phân chia của nó tương đối phức tạp, có thể đơn giản phân thành hai giai đoạn. 1 2 3 5 4 6 Quá trình phân bào nguyên nhiễm của tế bào 1. Thời kỳ phân bào nguyên nhiễm gian kỳ 2. Kỳ đầu. 3. Kỳ giữa. 4, 5. Kỳ sau. 6. Kỳ cuối 12 Giai đoạn đầu được gọi là thời kỳ phân bào nguyên nhiễm gian kỳ. Trong thời kỳ này, các chất trong tế bào đặc biệt là các chất trong nhân tế bào có những thay đổi rất phức tạp để chuẩn bị đầy đủ vật chất nhằm tiến hành giai đoạn hai. Giai đoạn hai là thời kỳ phân bào của quá trình phân bào nguyên nhiễm. Thời kỳ này chủ yếu là nhiễm sắc thể trong tế bào thay đổi liên tục theo một trình tự nhất định. Để tiện cho việc nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia toàn bộ thời kỳ này thành các kỳ sau: kỳ đầu, kỳ giữa và kỳ cuối. Kết thúc quá trình phân bào hình thành nên hai tế bào con, sau khi tế bào con phát triển, mỗi tế bào lại phân thành hai tế bào con khác, và cứ như thế, sự phân chia cứ nối tiếp nhau, làm sản sinh thật nhiều tế bào, đây chính là bí quyết để sản sinh ra tế bào một cách nhanh chóng. Bốn đại gia tộc của vương quốc 4 tế bào là những gia tộc nào? Cơ thể con người sở dĩ được gọi là vương quốc tế bào vì nó được cấu tạo bởi hơn 1 triệu tỷ tế bào. Nhưng cơ thể con người tuyệt nhiên không phải là nơi chồng chất hỗn loạn các tế bào, mà do bốn “gia tộc” tế bào tuân theo một thứ tự nghiêm ngặt tạo thành các cơ quan, các cơ quan này hợp lại thành các hệ thống lớn và cuối cùng là được cấu tạo thành bởi bảy hệ thống 13 lớn là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và hệ sinh sản. Mỗi “gia tộc” tế bào đều có những đặc điểm sau: số lượng tế bào nhiều, kích thước, độ dài bằng nhau, đều do một chất giữa các tế bào (gọi là chất cách tế bào) liên kết lại với nhau. Những đặc điểm này có thể chứng minh rằng các “gia tộc” tế bào là một tập hợp rất nhiều các tế bào có hình dạng, chức năng tương tự, được liên kết lại bởi một chất cách tế bào chất. Sinh vật học gọi chúng là mô. Bốn “gia tộc” tế bào trong cơ thể người chính là bốn mô lớn: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. “Gia tộc” lớn thứ nhất là mô biểu bì. Mô biểu bì bao phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể và mặt trong các ống và khoang trong cơ thể người. Các tế bào sắp xếp khít chặt với nhau, chất tế bào rất ít. Đây là một gia tộc tế bào lớn chức năng đoàn kết chống lại vi trùng xâm nhập hay các vật bên ngoài gây tổn hại đến tế bào. Mô biểu bì 14 “Gia tộc” thứ 2 là mô liên kết. Mô liên kết bao gồm nhiều loại được phân bố rộng rãi trên cơ thể người. Ví dụ như các tổ chức xương, tổ chức tuyến bã nhờn dưới da, bắp thịt gồm gân và mạch máu v.v... đều thuộc mô liên kết. Đặc điểm nổi bật của nó là sự phát triển của chất cách tế bào. Đây là một “gia tộc” tế bào đa chức năng như: duy trì, liên kết, bảo vệ và nuôi dưỡng... Mô liên kết “Gia tộc” thứ 3 là mô cơ. Đặc điểm của mô này là mỗi tế bào đều có khả năng co duỗi gây sự vận động. Người ta căn cứ vào độ co duỗi, hình dạng và sự phân bố các tế bào để phân chúng thành ba loại: tế bào cơ trơn, tế bào cơ xương và tế bào cơ tim. Mô cơ “Gia tộc” thứ 4 là mô thần kinh. Thành viên chủ yếu của mô này là các tế bào thần kinh (hay còn gọi là 15 nơron thần kinh). Đặc điểm của các nơron thần kinh là thu nhận kích thích, gây ra hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn. Đây là một “gia tộc” tế bào nhạy cảm, có khả năng thông tin rất cừ khôi. 1. Thể tế bào 2. Nhân tế bào 3. Tua ngắn 4. Tua dài 5. Bao tủy 6. Đầu mút tua dài Nơron thần kinh Ai là người phát hiện ra tế bào? 5 Trong sự phát hiện ra tế bào phải kể đến việc chế tạo ra kính hiển vi và sự tiến bộ của kỹ thuật nghiên cứu khoa học. Người đầu tiên phát hiện ra tế bào không phải là một nhà sinh vật học mà là nhà vật lý học người Anh - ông Robert Hooke. Năm 1665, với chiếc kính hiển vi tự chế tạo, ông đã quan sát và phát hiện ở một cây non đã bị cắt ra thành những lát mỏng rất nhiều những ngăn nhỏ hình tổ ong nằm sát nhau. Ông gọi những ngăn nhỏ này là tế bào. Phát hiện của ông đã tạo nên bước nhảy vọt mở ra một giai đoạn mới cho những hiểu biết của con người đối với sinh vật. Vào cuối 16 thập niên 30 của thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tất cả mọi động vật và thực vật đều do tế bào cấu thành, vì thế tế bào chính là đơn vị cơ bản của sự sống. Từ lúc tế bào được phát hiện ra đến học thuyết tế bào tất cả là 174 năm nhưng việc nghiên cứu tế bào mới chỉ nằm trong giai đoạn khởi đầu. Mấy chục năm gần đây, sự phát triển của kính hiển vi khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Ngày nay kính điện tử có độ phóng đại từ 800.000 đến mấy triệu lần đã tiến thêm một bước mở rộng tầm nhìn con người, tạo điều kiện cho chúng ta ngao du vào thế giới vi mô. Còn có một người Hà Lan tên là Leeuwenhoek. Cũng với chiếc kính hiển vi tự tạo của mình, ông đã phát hiện ra những sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Leeuwenhoek không phải là nhà vật lý học cũng chẳng phải là nhà sinh vật học. Thuở nhỏ Kính hiển vi của Robert Hooke và những lát mỏng cây non được quan sát dưới kính hiển vi 17 gia đình nghèo khổ, 16 tuổi ông phải đến học nghề ở một cửa tiệm thảm trải nền. Trong thời gian học nghề, ông đã học được cách sử dụng và chế tạo những chiếc kính phóng đại. Sau khi mãn hạn học nghề, 22 tuổi, ông trở về quê hương, làm một chân thư ký trong tòa thị chính, cuối cùng ông đã mài được hai thấu kính lý tưởng. Đem hai thấu kính này gắn cố định trên một cái gọng kim loại, rồi lại lắp thêm một cái cán điều chỉnh hình xoắn ốc, ông đã chế tạo ra một chiếc kính hiển vi rất đơn giản có độ phóng đại gần 300 lần. Với chiếc kính hiển vi rất đơn giản đó, Leeuwenhoek đã nhìn thấy rất nhiều sinh vật mà vào thời đó khiến người ta kinh ngạc. Năm 1669, ông đã viết một bản báo cáo gởi đến Hội khoa học Hoàng gia Anh. Bản báo cáo trình bày việc ông đã dùng một chậu hoa mới đựng nước mưa, sau bốn ngày ông phát hiện trong nước có vô số động vật nguyên sinh, nếu thêm vào nước đó một Leeuwenhoek đang quan sát kính hiển vi 18 Kính hiển vi đơn giản do Leeuwenhoek chế tạo giọt rau nghiền, có thể còn nhìn thấy nhiều loại động vật nguyên sinh hơn nữa. Tiếp đó ông còn phát hiện ra vi trùng, tế bào máu người v.v... Ông đã tiến hành một thí nghiệm rất đơn giản. Quan sát một mẩu bựa răng lấy ra từ khoang miệng của một ông lão không đánh răng, ông đã phát hiện ra hàng loạt vi sinh vật hình dạng không hề giống nhau. Việc Leeuwenhoek phát hiện ra thế giới vi sinh vật, không những có tác động to lớn đến sự phát triển y học mà còn khiến người ta tin chắc rằng trong phạm vi khả năng mắt thường không thấy được tồn tại vô số vi sinh vật. 19 Chương 2 CHIẾC ÁO KHOÁC NHIỀU CÔNG DỤNG Nói đến chiếc áo khoác, chúng ta nghĩ ngay đến chiếc áo lông ấm áp mặc mùa đông hay chiếc áo khoác nhẹ mùa hè. Nhưng mà chẳng có cái nào trong số chúng bì kịp với bộ da - “chiếc áo khoác ngoài” - của cơ thể. Da bao bọc mặt ngoài của cơ thể, ngoài chức năng bảo vệ mà mọi người đều biết ra, da còn có các chức năng khác như bài tiết, điều hòa nhiệt độ cơ thể và cảm nhận những kích thích từ bên ngoài như nóng, lạnh, sự đụng chạm và cảm giác đau đớn. Chính vì “siêu” như vậy nên da là bộ áo khoác lý tưởng nhiều công dụng của cơ thể con người. Phòng tuyến “da” được cấu tạo như 6 thế nào? Việc bộ da có thể thi hành nhiều chức năng có liên quan mật thiết đến cấu tạo của chúng. Cấu tạo của da: lớp ngoài cùng của da do nhiều lớp 20 tế bào tạo thành gọi là biểu bì. Những lớp tế bào ngoài cùng của biểu bì bị sừng hóa, chúng liên kết chặt chẽ với nhau và có tính đàn hồi. Chúng giống như một hàng rào che chắn, có thể ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể con người, ngoài tác dụng ngăn ngừa và bảo vệ, chúng còn có thể phòng chặn sự thoát hơi nước từ cơ thể. Dưới lớp biểu bì là chân bì tức da trong, so với lớp biểu bì thì nó dày hơn nhiều. Lớp chân bì do mô liên kết cấu tạo thành, trong có vô số các sợi dây dẻo và sợi đàn hồi, khiến lớp chân bì này giống như một tấm nệm cao su dày có tính dẻo dai, có thể chống lại được các tổn thương có tính phá vỡ và chịu đựng được những tác động nhất định của ngoại cảnh. Ở lớp chân bì này còn có mạng lưới thông tin cao cấp để truyền đạt những thông tin từ bên ngoài vào bên trong cơ thể và những mạch máu nhằm vận chuyển khí oxy và chất dinh dưỡng đến cho tế bào. Ngoài ra nó còn có tuyến bã nhờn để tiết chất nhờn, tuyến mồ hôi để tiết ra mồ hôi và những chân lông. Cấu trúc của da 1. Biểu bì 2. Chân bì (da trong) 3. Tổ chức dưới da 4. Mạch máu 5. Tuyến bã nhờn 6. Đầu mút dây thần kinh 7. Cơ quan cảm thụ 8. Lớp mỡ dưới da 9. Tuyến mồ hôi 21 Tại sao da được coi là chiếc ô 7 che nắng? Những người làm việc ngoài trời mùa hè làn da thường bị sạm nắng. Có người sợ đen da đã thoa lên mình kem chống nắng. Thật ra, chính làn da đen bóng của những người làm việc ngoài trời đã tạo nên một lớp bảo vệ cho cơ thể. Giống như chiếc ô che nắng cho cơ thể con người, nó hấp thụ những tia tử ngoại có thể xuyên qua da và giết chết những tế bào đồng thời ngăn chặn sự tổn thương do tia này gây ra đối với những tế bào trong cơ thể. Chiếc “ô che nắng” này đã được giương lên như thế nào? Nguyên do là trong lớp tế bào tận cùng của biểu bì có một số ít những tế bào sắc tố. Thường màu sắc đậm nhạt của da chúng ta được quyết định bởi số lượng của những tế bào hắc tố này. Vậy là chiếc ô che nắng được giương lên do bởi chính làn da bên ngoài dần dần chuyển thành màu đen bóng. 22 Những trạm ra đa bé nhỏ của da 8 có chức năng gì? Bên trong lớp chân bì còn có rất nhiều thể nhỏ có cấu tạo riêng đặc biệt, nằm ở bên trong, bí mật tiếp nhận những thông tin ở bên ngoài cơ thể như nóng lạnh, sự va chạm, đau đớn v.v... Bất kể là dao cứa hay bị côn trùng cắn, những thông tin này nhờ vào những “liên lạc” là tế bào thần kinh đều được truyền đến “bộ tổng tư lệnh” - đại não - một cách chính xác. Đại não lại phát ra những mệnh lệnh để xử lý thông tin. Những thể nhỏ “mai phục” trong lớp chân bì này có chức năng như một trạm ra đa được thiết lập trên mạng lưới quốc phòng. Những trạm ra đa này trong sinh vật học gọi là những cơ quan cảm thụ. Trong lớp chân bì, hầu như chỗ nào cũng có những cơ quan cảm thụ. Có người thống kê rằng, trong tổng diện tích da 1,75 m2 có đến 2.400.000 cơ quan này. Có thể dựa vào cấu tạo và chức năng khác nhau để phân chúng ra làm bốn loại: cơ quan cảm thụ xúc giác, cơ quan cảm thụ lạnh, cơ quan cảm thụ nóng và cơ quan cảm thụ sự đau đớn. Số lượng đông đảo những cơ quan cảm thụ này lại không phân bố đồng đều trong da mà tập trung theo 23 vùng, hơn nữa mật độ phân bổ cũng không giống nhau. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của những vùng da khác nhau trên cơ thể. Ví dụ như độ nhạy cảm ở đầu ngón tay cao hơn nhiều so với độ nhạy cảm ở lưng. Xét cho cùng thì các cơ quan cảm thụ có những đặc điểm gì? Cơ quan cảm thụ xúc giác: chúng ta gọi chúng là những trạm ra đa xúc giác nhé! Chúng chuyên tiếp thu những kích thích cơ giới như sự đụng chạm và chèn ép, thông qua hàng loạt hệ thống thần kinh truyền về đại não, gây nên xúc giác. Thông qua xúc giác, người ta có thể nhận biết được những đặc tính vật lý của sự vật như hình dạng, kích thước, độ cứng, độ nhẵn bóng hay thô ráp v.v... Đối với những người mù, xúc giác càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ quan cảm thụ dưới da 24 Cơ quan cảm thụ nóng, lạnh là những trạm ra đa nhận biết được sự thay đổi về nhiệt lượng dưới da. Cơ quan cảm thụ lạnh chuyên thu nhận những thay đổi về việc mất đi nhiệt lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Ngược lại, cơ quan cảm thụ nóng nhận biết những thay đổi về việc thu nhận nhiệt lượng trong thời gian ngắn. Bạn có những cảm nhận như vậy trong cuộc sống hằng ngày không? Để tay chạm vào một miếng sắt và một miếng gỗ cùng ở nhiệt độ khoảng 100C, bạn sẽ cảm thấy miếng sắt lạnh hơn miếng gỗ nhiều. Đó là vì miếng sắt truyền nhiệt nhanh hơn miếng gỗ, trong thời gian ngắn nó có thể lấy đi rất nhanh nhiệt lượng từ da của bạn. Cho nên bạn sẽ cảm thấy miếng sắt lạnh hơn miếng gỗ mặc dù chúng ở cùng nhiệt độ. Cơ quan cảm thụ đau đớn là những trạm ra đa chuyên thu nhận những tổn thương dưới da như điện, cơ giới, quá lạnh hay quá nóng, những vật chất hóa học v.v... đều có thể dẫn đến đau đớn. Cảm giác đau có tác dụng bảo vệ đối với người, nó có thể thúc đẩy gây ra những kích thích có tính tránh đỡ những tổn thương từ cơ thể con người. Số lượng nhiều những trạm ra đa bé nhỏ - những cơ quan cảm thụ dưới da - đã truyền đạt chuẩn xác, nhanh chóng những thông tin cảm giác đa dạng về não, từ đó đại não mới có thể điều kiển chính xác những sinh hoạt bình thường của cơ thể người. 25 Tại sao người ta gọi da là bộ máy 9 điều hòa nhiệt độ cao cấp? Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là một trong những điều kiện quan trọng nhằm duy trì một quá trình sinh lý bình thường. Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người luôn giữ ở khoảng 370C. Nếu nhiệt độ tăng quá 410C hay xuống đến 250C thì sinh mạng con người sẽ bị đe dọa. Nhiệt độ của cơ thể con người có thể giữ ở mức tương đối ổn định chính là nhờ sự điều tiết của hệ thần kinh thông qua các mạch máu và tuyến mồ hôi. Cơ thể con người trong môi trường nhiệt độ thấp, phần lớn những mạch máu dưới da đều bị co lại, những mạch máu nhỏ thu hẹp khiến lưu lượng máu giảm, nhiệt lượng do máu đem đến cũng giảm. Lúc này nhiệt độ của da thấp làm cho nhiệt lượng do da trực tiếp tỏa ra cũng giảm. Mặt khác, do tuyến mồ hôi hoạt động yếu trong môi trường nhiệt độ thấp, thậm chí không tiết ra mồ hôi cũng ngăn ngừa sự tiêu hao nhiệt lượng của cơ thể con người thông qua sự bốc hơi mồ hôi. Điều này cũng khiến cho cơ thể con người có thể giữ được nhiệt độ trung bình trong môi trường nhiệt độ bên ngoài xuống thấp. Cơ thể con người trong môi trường nhiệt độ cao thì phần lớn các mạch máu dưới da giãn rộng, những mạch máu nhỏ nở ra làm tăng lưu lượng máu, nhiệt lượng do cơ thể sản sinh ra được máu đem đến da, khiến nhiệt 26 độ của da tăng lên, nhiệt lượng da tỏa ra cũng tăng theo. Đồng thời sự gia tăng hoạt động của tuyến mồ hôi làm cho mồ hôi được tiết ra nhiều hơn, sự bốc hơi nước từ da làm tiêu hao phần lớn nhiệt lượng của cơ thể. Chính vì thế mặc dù con người ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể vẫn giữ được nhiệt độ ở mức bình thường không bị tăng lên. 10 Làm thế nào để bảo vệ “chiếc áo khoác” của chúng ta? Bộ da là chiếc áo khoác ngoài nhiều công dụng của cơ thể con người, nó bao phủ toàn bộ cơ thể của chúng ta với một diện tích khá lớn khoảng 1,6 m2. Do bộ da không chỉ có thể đề phòng sự tấn công xâm nhập của những vi trùng bên ngoài mà còn có tác dụng cảm giác và điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, vì thế, chúng ta cần chú ý bảo vệ nó. Làm thế nào để bảo vệ làn da của bạn? Nói chung ta phải chú ý đến ba nguyên tắc: 1. Giữ vệ sinh da. 2. Tiến hành rèn luyện cho da. 3. Phòng ngừa những tổn thương cho da. Muốn giữ gìn vệ sinh cho da phải thường xuyên tắm rửa kỳ cọ thân thể. Tắm rửa có thể loại đi những bụi bặm, đất bẩn, những vi sinh vật và cả những tế bào da 27 đã chết (vảy da) bám trên bề mặt của da và lỗ chân lông. Theo một thống kê cho biết mỗi một lần tắm rửa, người ta có thể làm sạch da và loại đi từ 20 triệu đến 1 tỷ con vi trùng các loại. Sau khi tắm rửa, tuy là trên da vẫn còn những con vi trùng, nhưng vì một số lượng lớn vi trùng đã bị loại bỏ nên làm chậm tốc độ sinh sản của chúng. Năng tắm rửa và kỳ cọ thân thể còn có tác dụng xoa bóp làm ấm da. Chịu khó thay quần áo cũng là một biện pháp quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh cho da. Quần áo vốn có tác dụng bảo vệ thân thể, song nếu trong một thời gian dài không được thay, trên quần áo sẽ tích tụ nhiều vết dơ có thể gây ra kích thích và nhiễm trùng da. Tiến hành rèn luyện cho da chủ yếu có ba cách: tắm nước lạnh, tắm không khí và tắm nắng. Ba kỹ thuật tắm cho da ở trên vừa không mấy tốn kém, tiện lợi lại phổ biến, chỉ cần kiên trì là có thể rèn luyện cho da. Tắm nước lạnh hay việc dùng nước lạnh để kỳ cọ thân thể không những có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với giá lạnh, phòng ngừa trúng gió, cảm lạnh mà còn có thể khiến cho người ta cảm thấy phấn chấn và ăn ngon miệng. Việc tắm nước lạnh nên thực hiện tăng dần, nên bắt đầu vào mùa hè, kiên nhẫn thực hiện, thời gian tốt nhất là vào sáng sớm và buổi tối mỗi ngày. Nếu có điều kiện thuận lợi có thể tắm thay đổi, xối nước lạnh với nước ấm để rèn luyện tính co giãn của những mạch máu dưới da, tăng cường 28 tính thích ứng của da đối với những thay đổi nhiệt độ không khí bên ngoài. Tắm không khí có nghĩa là phơi da ra ngoài không khí. Do không khí cũng có kích thích da nên việc tắm không khí, nhất là vào mùa đông có thể tăng cường tính thích ứng và sức đề kháng của da. Tắm nắng tức là phơi trần da ra ngoài nắng. Thực hiện việc tắm nắng có tác dụng tổng hợp tia tử ngoại và những tia khác trong ánh nắng mặt trời, làm gia tăng sự tuần hoàn máu, cung cấp đầy đủ máu cho da. Do đó sự gia tăng lượng máu cung cấp cho da có thể thúc đẩy việc thực hiện những hoạt động sinh lý bình thường trong cơ thể con người, làm tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, tia tử ngoại không chỉ có thể giết chết những vi trùng bám trên da, mà còn có thể biến đổi một chất là ergosterol (tiền sinh tố D) trong da thành sinh tố D. Sinh tố D có tác dụng thúc đẩy cơ thể con người hấp thu và sử dụng các chất calci, phốt pho, phòng bệnh còi xương. Để tránh làm tổn thương da, hằng ngày chúng ta không nên trực tiếp tiếp xúc với những chất kích thích như chất xút tương đối mạnh, chất kiềm và những chất dược phẩm có tính bào mòn..., tránh bị phỏng, bị cóng, bị trầy xước da, tránh tiếp xúc với những người có bệnh da liễu dễ lây bệnh, chăm rửa tay, thường xuyên cắt móng tay, tránh thói quen cào gãi da. 29 Chương 3 CÁI GIÁ ĐỠ DIỆU KỲ Các tòa nhà chọc trời đều được chống đỡ bởi cốt thép mới có thể đứng vững vàng trên mặt đất, hiên ngang vươn cao đến vậy. Vì thế, tiếng tăm về độ vững chắc của bê tông cốt thép đã vượt xa khỏi phạm vi của nó. Thế nhưng thế giới của chúng ta vẫn còn một loại giá đỡ không cần đến cốt thép, không cần xi măng mà vẫn bền vững đến thần kỳ, đó chính là bộ xương của cơ thể con người. Tuy bộ xương chỉ gánh vác một cơ thể nhưng cấu tạo phức tạp và khả năng chống đỡ của nó thì cốt thép cũng phải kiêng nể, không thể sánh kịp. Cốt thép chẳng qua là những cây thép hình trụ trụi nhẵn, còn bộ xương thì do 206 miếng với hình dạng, kích thước khác nhau “bắt” vào nhau một cách phức tạp để cấu tạo thành một kết cấu hoàn chỉnh. Căn cứ vào vị trí của các bộ phận trên cơ thể, xương chia làm xương đầu, xương mình và xương tứ chi. Xương đầu do 29 miếng xương kết thành giá đỡ hình cầu, bảo vệ bộ não ở bên trong. Xương mình tổng cộng có 51 miếng, trong đó 26 đốt xương sống, 12 đôi xương sườn và một miếng xương ngực tạo thành cột xương sống. 30 2. Xương cằm 3. Xương khóa 4. Xương bả vai 5. Xương ngực 6. Xương sườn 7. Xương cánh tay 8. Xương sống 9. Xương trụ 10. Xương cánh tay 11. Xương chậu 12. Xương cổ tay 13. Xương bàn tay 1 4 . Xương ngón tay 1 5 . Xương đùi 16. Xương bánh chè 1 7 . Xương chày 18. Xương ống quyển 19. Xương cổ chân 2 0 . Xương bàn chân 2 1 . Xương ngón chân Bộ xương của con người (mặt trước) 1. Xương trán 31 Các bộ phận cột sống, xương sườn, xương lồng ngực vây thành một cái lồng xương gọi là xương lồng ngực. Lồng ngực bảo vệ tim, phổi và các cơ quan quan trọng bên trong nó. Xương tứ chi do 126 khúc xương tạo thành. Xương chậu của chi dưới và phần dưới của cột sống cuộn lại thành kết cấu hình chậu. Trong xương chậu chứa nhiều bộ phận nội tạng. Phần vai của xương chi trên có thể chuyển động một góc 3600. Xương chi dưới có thể di chuyển, quỳ gối và nhảy nhót, gánh vác trọng lượng của toàn thân. Bộ xương của con người được cấu tạo mang tính phức tạp, khoa học, đa công năng, đây là một kết cấu mà các nhà kiến trúc sư khó mà thiết kế được. Chính vì kết cấu của xương phức tạp, có chức năng gánh vác đáng nể đó mà các nhà khoa học đã phân tích và thấy rằng trọng lượng xương của người trưởng thành chỉ chiếm 1/5 trọng lượng cơ thể, ấy vậy mà nó có thể nâng đỡ trọng lượng gấp trăm lần, ngàn lần. Xét trên phương diện kết cấu và chức năng, bộ xương người xứng đáng là một loại giá đỡ thần kỳ của thiên nhiên. 11 Xương cứng chắc như thế nào? Trong thế giới tự nhiên, đá kim cương là cứng nhất, bền nhất chắc nhất. Nhưng qua khảo sát của các nhà khoa học, họ phát hiện ra rằng, trên mỗi cm2 diện tích của miếng xương có thể chịu được áp lực 2100 kg, mỗi 32 cm2 đá kim cương chịu được áp lực 1350 kg, mỗi cm2 gỗ chịu áp lực 454 kg, kết quả là xương giành được chức vô địch về bền dai, đá kim cương chiếm vị trí á quân, đứng hàng thứ ba là gỗ. Thành phần của xương 1. Màng xương 2, 3, 4. Ống tủy 5. Tủy 6. Huyết quản Tại sao xương lại cứng hơn đá kim cương được? Điều kỳ diệu là ở chỗ kết cấu của xương. Quan sát kết cấu của một khúc xương dài, nó do màng xương, chất xương và tủy xương cấu tạo thành. Trong đó chất xương là kết cấu then chốt để xương cứng cáp. Xung quanh chất xương và phần giữa của xương là cốt mật chất, nó có khả năng chịu lực cao. Cốt mật chất của xương rất dày, cho nên thân xương cứng, không cong không gãy, có tác dụng như đòn cân. Chất xương ở hai đầu ở khúc xương gọi là chất xương xốp, nó có hình dạng như tổ ong, do những “cây đà” xương bé nhỏ hình dạng giống cây kim với kích cỡ không bằng nhau, xốp, sắp xếp nhau tạo nên. Các nhà vật lý học 33 phân tích, loại kết cấu này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý lực học. Dựa vào những “cây đà” bé nhỏ sắp xếp theo hướng vòng cung, phân tán đều khắp kết cấu xương, khiến nó có thể gánh vác được khối lượng lớn. Xương đặc biệt là những khúc xương dài ở tứ chi, ở giữa rỗng hình ống. Có người đã làm một thực nghiệm như sau, họ lấy những ống sắt dài rỗng và đặc có độ dài bằng nhau đem so sánh. Họ phát hiện ra rằng ống sắt rỗng không chỉ nhẹ mà còn chịu được trọng lượng lớn. Từ đây có thể thấy, kết cấu của xương vô cùng hợp lý. 12 Tại sao xương lại có tính đàn hồi? Xương còn một đặc tính khác, đó là tính đàn hồi cao. Khi đầu của một người bị đập mạnh, chỗ bị va đập đó bị biến dạng trong chốc lát, sau đó không lâu lại hồi phục lại như cũ. Tính đàn hồi của xương giống như sợi dây cung. Xương còn cứng hơn cả kim cương, điều kỳ diệu này chính là do cấu tạo xương. Còn tính đàn hồi kỳ diệu của xương nằm trong thành phần xương. Các nhà khoa học phân tích, thành phần hóa học của xương bao gồm hai loại: chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ chủ yếu là nhựa xương, nó là một loại protein, khiến cho xương có tình đàn hồi. Trong chất 34 vô cơ chủ yếu là muối calci (phosphat calci, carbonat calci) khiến cho xương cứng chắc. Thí nghiệm nhỏ dưới đây sẽ chứng minh cho ta thấy rõ điều đó. Lấy đoạn xương sườn heo hay dê, sau khi cân đem ngâm trong dung dịch acid chlorhydric 10%, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau lấy ra dùng nước rửa sạch, lau khô, đem cân lại sẽ phát hiện ra lúc này trọng lượng của khúc xương đã giảm khoảng 2/3. Khúc xương trở nên mềm dai, không chỉ có thể uốn cong mà thậm chí có thể thắt nơ được. Điều này chứng minh rằng khi xương đã mất muối calci vô cơ, còn lại là chất hữu cơ. Chất hữu cơ là nguyên nhân tạo nên tính đàn hồi của xương. Ta lại lấy một khúc xương heo hoặc xương dê, sau khi cân trọng lượng đặt lên vỉ sắt đem nướng, nướng cho tới khi xương thành tro thì thôi. Đem tro này đi cân lại, trọng lượng đã giảm 1/3. Lúc này dùng nhíp gắp xương lên, tuy vẫn rất “bướng” nhưng lại rất dễ vỡ, đụng nhẹ là vụn thành tro bụi, không còn lại một chút dẻo dai. Điều này cho thấy, xương đã mất đi thành phần chất hữu cơ, còn lại là chất hữu cơ. Hai kết quả thí nghiệm trên đã chứng minh được thành phần hóa học của xương và tỉ lệ giữa các phần của xương với nhau (chất hữu cơ chiếm khoảng 35 1/3, chất vô cơ 2/3), hơn nữa còn cho thấy rõ xương vừa chắc vừa giàu tính đàn hồi. Tỉ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong xương sẽ thay đổi theo tuổi tác. Ở tuổi thanh thiếu niên, thành phần chất hữu cơ trong xương cao (hơn 1/3), tính đàn hồi cao, ít khi bị gãy xương. Cho nên các vận động viên và các diễn viên xiếc phần lớn được rèn luyện từ tuổi nhi đồng. Bởi ở tuổi nhi đồng, tính đàn hồi của xương lớn lại dễ thay đổi hình dạng, vì thế thanh thiếu niên nhất định phải tập cho tư thế đứng, ngồi, đi lại cho đẹp, đề phòng xương bị biến hình cong lệch. Ví dụ như lưng bị khòm bị vẹo sang một bên v.v... Ở người già chất vô cơ trong xương tăng, chất xương cứng giòn, đây là nguyên nhân khiến người già dễ bị gãy xương và lâu lành. 13 Người bạn đồng hành thân thiết của xương là ai? Xương cốt của cơ thể chúng ta cứng chắc như thép, dẻo dai đàn hồi như cung tên, vì thế các chức năng chống đỡ, bảo vệ, vận động của nó thì không có bất cứ một kết cấu nào có thể so sánh kịp. Kỳ thực, các khả năng diệu kỳ đó của nó được hoàn thành dưới sự hợp tác chặt chẽ của người bạn đồng hành, nếu không, một mình nó sẽ không thể làm nên chuyện. 36 Người bạn thân thiết ấy của xương chính là các thớ thịt ngang - một trong ba loại cơ bắp trong cơ thể. Trong cơ thể có ba loại cơ thịt: cơ trơn, cơ tim và cơ thịt ngang. Cơ trơn được xếp đặt ở nơi như huyết quản, đường tiêu hóa, bàng quang...v.v...; cơ tim là cơ thịt đặc biệt của tim; còn cơ thịt ngang nằm phủ trên xương nên còn gọi là cơ xương. Có tất cả 300 miếng thịt ngang to nhỏ trong cơ thể, ước chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Các tế bào tạo nên cơ thịt ngang vừa nhỏ vừa dài, dưới kính hiển vi chúng như những sợi chỉ, vì thế gọi nó là thớ thịt. Vô số những thớ thịt bé nhỏ tập hợp lại, bên ngoài được bao bọc bởi màng mô liên kết, tạo thành bó. Nhiều bó cơ lại bị màng mô liên kết bao lại tạo thành bắp thịt. Phần giữa của mỗi bắp thịt ngang rất mềm lại giàu tính đàn hồi được gọi là bụng cơ. Trong bụng cơ có vô số huyết quản và dây thần kinh. Hai đầu của bụng cơ là cơ gân màu trắng, rất dẻo, gắn cố định vào hai đầu của khúc xương. Dưới sự điều tiết, khống chế của thần kinh, các thớ thịt co rút, tạo thành các cử động của xương. Tất cả các động tác của cơ thể như: giơ tay, nhấc chân, đá chân, quay đầu, vặn mình, v.v... đều do các thớ thịt co rút, kéo theo các xương nối liền với nó. Có điều là, không phải chỉ một bắp thịt có thể tạo nên cử động mà là do nhiều bắp thịt hợp thành khối thịt, dưới sự chi phối của dây thần kinh, phối hợp với nhau để hoàn 37 thành động tác. Ví dụ: động tác nắm, duỗi tay trong sinh hoạt hằng ngày đều được hoàn thành như vậy. Để hoàn thành động tác co thì cơ hai đầu của cánh tay co lại, cơ ba đầu của cánh tay căng ra. Động tác duỗi được hoàn thành ngược lại với động tác co. Như vậy ta thấy, xương không thể tách rời khỏi bắp thịt. Nhờ sự giúp đỡ của bắp thịt và thông qua sự co giãn của bắp thịt mà sinh ra các cử động của xương, xương biến thành cái giá đỡ thần kỳ. Với những khả năng như vậy, bắp thịt xứng đáng là người bạn đường chung thủy của xương. 14 Xương và bắp thịt có liên quan gì đến chiều cao và sức lực? Xương và bắp thịt là đôi bạn thân thiết. Sự phát triển của chúng với chiều cao, sức lực của cơ thể có liên quan chặt chẽ với nhau. Xương được cấu tạo thành giá đỡ của cơ thể, nên gọi là giá xương. Kích cỡ to nhỏ của giá xương quyết định chiều cao của cơ thể. Xương không ngừng phát triển, nhất là vào độ tuổi thiếu niên nhi đồng, vóc dáng của cơ thể cũng theo đà đó mà lớn lên. Khi xương ngừng phát triển, thì cơ thể cũng không thể cao thêm được nữa. Do bởi vị trí khác nhau trong cơ thể nên xương phát triển nhanh hay chậm cũng không giống nhau. 38 Ví dụ xương sọ phát triển tương đối chậm, xương sọ của một người khi mới sinh và lúc trưởng thành, tăng lên ba lần; tứ chi của một người phát triển tương đối nhanh, xương chi trên phát triển đến 16-18 tuổi, xương chi dưới phát triển tởi 16-20 tuổi, so sánh tứ chi của người trưởng thành với trẻ mới sinh, ta thấy đã tăng lên gấp năm lần. Ngoài ra, giới tính và sự phát triển của xương có quan hệ chặt chẽ với nhau, một bé gái trong tuổi dậy thì bình thường xương phát triển sớm hơn bé trai từ 1-2 tuổi, ngừng phát triển cũng sớm hơn từ 1-2 tuổi. Dáng vóc cao thấp của một người phải xét trên tình trạng phát triển của xương, tình trạng phát triển tốt, xương lớn nhanh, dáng sẽ cao lớn. Muốn đoán trước mức độ phát triển chiều cao của cơ thể, ở tuổi dậy thì chủ yếu xét tình trạng phát triển của nửa phần thân dưới, còn tới tuổi thành niên, tình trạng phát triển của phần thân trên chủ yếu do cột xương sống quyết định, nếu cột xương sống phát triển chậm thì thường tới 20-22 tuổi mới ngừng phát triển. Do tốc độ phát triển của xương chi dưới nhanh hơn so với cột sống nên sự phát triển về chiều cao của cơ thể chủ yếu do xương chi dưới quyết định. Bạn có muốn cao hơn không? Nếu muốn, bạn hãy tích cực tham gia các hoạt động thể thao nhé! Bởi vì tham gia các hoạt động thể thao sẽ giúp máu huyết tuần hoàn nhanh, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho xương hơn, từ đó thúc đẩy xương phát triển tốt hơn. 39 Trẻ em bắp thịt vừa nhỏ, vừa non yếu, giàu tính đàn hồi, bởi vì trong bắp thịt trẻ em hàm lượng nước cao hơn ở người lớn, nhưng chất protein và muối vô cơ lại tương đối ít. Tuổi càng lớn thì các lượng muối vô cơ và chất protein càng từ từ tăng lên theo, ngược lại hàm lượng nước từ từ giảm thiểu. Lúc này, tuy tính đàn hồi và tính dẻo dai đã giảm nhưng trọng lượng của nó lại tăng lên. Tuổi tác khác nhau, tốc độ phát triển của cơ bắp cũng khác nhau. Ví dụ: tổng lượng cơ bắp của trẻ sơ sinh chỉ chiếm 23% trọng lượng cơ thể; khi 8 tuổi có thể đạt tới 27,2%; khi 15 tuổi đạt tới 32,6%, tới 17-18 tuổi gần bằng với người trưởng thành. Theo các số liệu nghiên cứu, sau 5 tuổi, cơ bắp phát triển rất nhanh, 15 tuổi đặc biệt nhanh, tới tuổi thành niên trọng lượng cơ bắp chiếm đến 42% trọng lượng cơ thể, dựa theo tỷ lệ trên ta thấy trọng lượng cơ bắp tăng gấp hai lần so với trọng lượng lúc mới sinh ra. Vị trí khác nhau nên cơ bắp trên cơ thể phát triển sớm muộn cũng không giống nhau. Tóm lại, quy luật phát triển của cơ bắp là: cơ bắp ở bộ phận phía trên phát triển sớm, cơ bắp ở bộ phận phía dưới phát triển muộn, cơ thịt lớn phát triển sớm, cơ thịt nhỏ phát triển muộn; cơ co phát triển sớm, cơ duỗi phát triển muộn. Tốc độ phát triển của các thớ thịt ngang dọc cũng khác nhau theo tuổi tác. Ví dụ: vào tuổi dậy thì, chiều cao phát triển mạnh, để thích ứng với tốc độ phát triển của xương, cơ bắp phát triển 40 chủ yếu theo chiều dọc. Lúc này, tốc độ phát triển bắp thịt tăng nhanh, nhưng độ rộng không tăng lên mấy, do vậy sức cơ bắp tương đối yếu. Sau tuổi 15-16 tuổi, chiều cao phát triển chậm, lúc này bắp thịt chủ yếu phát triển theo bề ngang, sức của cơ bắp tăng lên rõ rệt. Cơ bắp trong cơ thể con người phát triển đến 40-45 tuổi thì ngưng. Cho nên muốn vừa “đô” vừa khỏe thì bạn hãy thường xuyên luyện tập thể dục, chỉ có luyện tập thể dục mới có thể thúc đẩy cơ bắp phát triển to lớn và nâng cao thể lực. Nếu không rèn luyện thân thể thì - nữ giới sau tuổi 17, nam giới sau tuổi 18-19 tuổi - sự phát triển về thể lực của cơ bắp sẽ giảm từ từ. Trong khi rèn luyện thân thể hy vọng bạn nắm được quy luật phát triển của cơ bắp, chú ý luyện tập cơ duỗi và những bắp thịt nhỏ, để các bắp thịt trên toàn cơ thể được phát triển cân đối. Đồng thời cũng phải chú ý sức chịu đựng của cơ bắp, sắp xếp hợp lý thời gian và các bài tập vận động. 41 Chương 4 XƯỞNG GIA CÔNG THỰC PHẨM “595” Thức ăn đối với cơ thể con người rất quan trọng. Bởi vì mỗi ngày cơ thể chúng ta đều phải sản sinh một số lượng lớn tế bào mới để bổ sung cho tế bào già chết đi. Số lượng tế bào tăng lên, cơ thể từ từ lớn dần lên, đều rất cần dinh dưỡng từ thực phẩm. Thực phẩm phải qua hệ tiêu hóa mới thành chất dinh dưỡng, rồi mới được cơ thể sử dụng. Hệ thống tiêu hóa bao gồm đường tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Tuyến tiêu hóa bao gồm: tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến ruột, tuyến tụy, gan,... chúng đều có khả năng bài tiết dịch tiêu 42 hóa, và thông qua ống dẫn đi vào đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa được gọi là nhà máy gia công thực phẩm; lộ trình để tiêu hóa thực phẩm dài khoảng 595 cm, cho nên “mã hiệu” của nhà máy gia công thực phẩm là “595”. Nhà máy “595” có các phân xưởng được thiết kế cực kỳ hiện đại. Thực phẩm qua gia công của các phân xưởng này trở thành chất dinh dưỡng để nuôi tế bào. 15 Tại sao phải vệ sinh răng miệng cẩn thận? Chúng ta bước vào cửa chính của nhà máy gia công thực phẩm “595”, tiện đường ghé vào phân xưởng thứ nhất. Đây chính là phân xưởng nghiền thức ăn - khoang miệng. Bên trong có máy xay thức ăn được sắp xếp trật tự gọn gàng - những chiếc răng trắng tinh, nó là cơ quan cứng nhất trong cơ thể. Những chiếc răng trắng muốt này xếp thành hình vòng cung vây quanh máy trộn vữa - lưỡi. Răng và lưỡi đều ngâm trong nước bọt. Nước bọt từ tuyến nước bọt tiết ra, đối với thức ăn nó không chỉ có tác dụng tiêu hóa mà còn có tác dụng bôi trơn và diệt khuẩn. Thức ăn vừa được đưa vào khoang miệng liền được răng cửa cắt đứt. Răng cửa hình chiếc xẻng, sắc như dao. Thức ăn sau khi cắt, được chuyển sang hai bên răng cửa, ở chỗ răng nanh ngay khóe miệng, chúng bị 43 xé nát, giã nhừ. Răng nanh hình như cái dùi, đầu nhọn sắc bén. Thức ăn đã xé nát, giã nhừ được lưỡi đưa vào chỗ răng cối. Mặt răng cối rộng, hình dạng giống cái cối xay, thức ăn được đưa đến xay nghiền kỹ hơn nữa. Trong toàn bộ quá trình này, máy trộn vữa - lưỡi không hề nghỉ ngơi, không ngừng đem thức ăn được xay nhừ trộn đều với nước bọt, và trộn nặn thành viên thức ăn nhỏ. Viên thức ăn nhỏ này được cuống lưỡi đẩy vào hầu, rồi từ hầu đi vào thực quản. Trong quá trình xay nghiền thức ăn, răng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế chúng ta phải chú ý vệ sinh răng cẩn thận, phải đánh răng trước khi đi ngủ, xúc miệng sau khi ăn cơm, khám răng định kỳ, phòng ngừa bệnh sâu răng. 16 Vai trò của dạ dày quan trọng như thế nào? Phân xưởng lớn thứ hai của nhà máy “595” là túi chứa lớn - dạ dày. Dạ dày là bộ phận phình to của đường tiêu hóa, trông giống như cái túi, bên trong chứa Cấu tạo dạ dày 1. Thượng vị 2. Môn vị 3. Thân dạ dày 4. Thành dạ dày 44 dịch thể mang tính acid, vì thế túi acid trở thành biệt hiệu của dạ dày. Dạ dày là phân xưởng lớn thứ hai của nhà máy gia công thực phẩm, nằm trong khoang bụng, nó cách khoang miệng bởi thực quản, khoảng chừng 40-45 cm. Người hàng xóm bên phải của nó là lá lách, người hàng xóm bên trái là gan, phía sau ở bên dưới có huyết quản lớn của tuyến tụy và bụng. Tại phân xưởng nghiền, thức ăn được chế biến thành những viên nhỏ, hành trình qua khoảng 45 cm thực quản thì tới cửa dạ dày - thượng vị, rồi mới vào dạ dày. Bởi thượng vị có cấu tạo đặc biệt, trong tình trạng bình thường chỉ cho phép thức ăn đi vào, không cho phép thức ăn đi ngược trở ra. Dạ dày có thể dung nạp, chứa đựng 3000ml thức ăn. Những thức ăn này được cơ thành dạ dày co bóp lại càng nhuyễn nhừ hơn, đồng thời được trộn lẫn với dịch acid do thành dạ dày tiết ra, trở thành dạng cháo nhừ. Khoảng 4-5 tiếng, chất giống cháo nhừ này qua cửa vào dạ dày - môn vị, đi vào ruột non. Sau khi đẩy hết thức ăn ra ngoài, dạ dày phục hồi lại nguyên kích cỡ ban đầu. Lúc này cơ thành dạ dày lại bắt đầu co bóp mạnh, dịch thể và khí thể còn sót lại trong dạ dày đuổi qua dồn lại, phát ra tiếng kêu “lục bục, lục bục”, chúng ta cảm thấy đói bụng nên thường nói “bụng sôi sùng sục vì đói” chính là như vậy đấy! 45 Sau khi có cảm giác đói khoảng 20-30 phút, thành dạ dày co bóp yếu đi, lúc này cảm giác đói không còn nữa, đây là lúc chúng ta thường nói: “Đói hết biết!”. Căn cứ vào đặc điểm tiêu hóa của dạ dày, chúng ta nên ăn mỗi ngày ba lần, ăn đúng giờ giấc, như vậy mới bảo đảm được công việc hàng ngày của nó, tránh được bệnh đau dạ dày. 17 Vai trò của ruột non quan trọng như thế nào? Phân xưởng thứ ba của nhà máy “595” là ruột non. Ruột non của người dài 5-6 mét, nằm uốn khúc ở kho ang bụng dưới, là đoạn dài nhất của đường tiêu hóa, cho nên ví von như con đường nhỏ thăm thẳm. Thế nhưng phân xưởng này không nổi tiếng vì chiều dài của nó mà nổi tiếng vì nhiệm vụ quan trọng của nó. Ruột non không chỉ tiêu hóa được các loại thức ăn, mà còn có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa, thông qua tuần hoàn máu cung cấp cho các tế bào sử 1. Thập nhị chỉ tràng 2. Tuyến tụy 3. Ống mật 4. Ống gan 5. Gan 6. Túi mật 7. Ống túi mật 8. Ống tuyến tụy 46 dụng. Ruột non hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng của mình là do kết cấu tương quan mật thiết của nó. Ruột non dài 5-6 mét, đó là một lộ trình dài dằng dặc để tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Đoạn đầu của ruột non trông giống như 12 ngón tay khép chặt lại, cho nên gọi là thập nhị chỉ tràng. Nó được nối liền với môn vị của dạ dày. Thành bên trong của nó có một ống mật và ống tuyến tụy cùng mở chung một cửa. Tuyến tụy tiết ra dịch tụy, gan tiết ra dịch mật, thông qua cái cửa mở sẵn này đi vào ruột non. Mỗi ngày ruột non có thể tiếp thụ khoảng 1000-2000 ml dịch tụy; tiếp thụ khoảng 500-1000 ml dịch mật; ruột non cũng tự tiết ra khoảng 2000-3000ml dịch ruột. Trong dịch tiêu hóa hàm chứa nhiều loại dung môi tiêu hóa, cho nên thập nhị chỉ tràng là đoạn trọng yếu của ruột non. Bề mặt bên trong của ruột non là niêm mạc xếp thành từng vòng từng vòng xếp ly. Trên niêm mạc hình vòng xếp này còn có hơn 500 vạn sợi lông tơ mọc chi chít, khiến bề mặt niêm mạc trông giống như một tấm thảm nhung. Trong lông ruột non rải rác có các mao mạch huyết và mao mạch limphô. Những năm gần đây, dùng kính hiển vi điện tử quan sát, các nhà khoa học phát hiện ra trên ngọn lông còn đến cả trăm sợi lông tơ cực kỳ nhỏ nữa, chúng ta gọi nó là nhung mao. Những hình vòng xếp ly trong thành ruột non, lông ruột non và vi nhung mao của ruột non, tất cả cộng lại ruột non có tổng diện tích là 500m2, tương đương với diện tích một mẫu đất. 47 Trong thành ruột non còn có cơ nhẵn có thể co bóp, nó khiến cho ruột non không ngừng chuyển động theo đà chuyển động của thành ruột, lông ruột non liên tục co duỗi, lắc lư sang trái rồi sang phải. Thức ăn nhừ nát từ dạ dày vào ruột non, trong con đường nhỏ dài hun hút nó được nhào trộn, xay nát, qua nhiều lần ngấm vào viêm mạc ruột non, qua khoảng 3-8 tiếng, thức ăn không những được tiêu hóa hoàn toàn mà chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa được tế bào thượng bì của lông ruột non hấp thụ, sau đó vào mao mạch huyết và mao mạch limphô của lông ruột non, sau cùng thông qua hệ tuần hoàn chuyển đến các tế bào và các tổ chức khắp cơ thể. 1. Lông tơ ruột mon 2. Tĩnh mạch trong lông tơ 3. Động mạch trong lông tơ 4. Tuyến ruột 5. Động mạch thành ruột non 6. Tĩnh mạch thành ruột non 7. Lớp cơ thành ruột non 8. Ống limphô thành ruột non 9. Ống limphô trong lông tơ 48 18 Vai trò của ruột già như thế nào? Thức ăn trong nhà máy “595” qua ba phân xưởng tiêu hóa, các chất dinh dưỡng của nó được hấp thụ, còn lại là cặn bã thức ăn không thể tiêu hóa được. Những bã thức ăn này từ ruột non chuyển ra, đi vào phân xưởng - ruột già. Ruột già dài 1,5 mét, trông giống như khung thành bóng đá đang vây quanh khúc ruột non uốn lượn. Phần đầu của ruột già là ruột thừa, nó nằm phía dưới chỗ ruột non tiếp giáp ruột già. Đoạn dưới của ruột thừa có cái đuôi dài nhỏ, đây mới chính là ruột thừa. Trong ruột già không có tuyến tiêu hóa, không có khả năng tiết dịch tiêu hóa, cho nên không có tác dụng tiêu hóa. Nhưng ngoài việc hấp thụ lượng nước và muối vô cơ cặn bã ra, ruột già còn có thể thông qua một số vi khuẩn ký sinh trong ruột già sử dụng lại chất cặn bã để tạo nên một số vitamin B và vitamin K. Ruột già còn sử dụng một số vi sinh vật để phân giải các chất cặn bã thành phân đồng thời sinh ra thể khí có mùi thối. Thể khí này nếu thải ra ngoài qua hậu môn chính là rắm. Phân và thể khí trong ruột già chứa một số chất độc đối với cơ thể, cho nên chúng ta ta nên tạo thói quen đi đại tiện theo giờ nhất định. Cũng nên chú ý uống nhiều nước phòng bệnh táo bón. 49 19 Các sự cố nào thường gặp ở hệ tiêu hóa? Nhà máy gia công thực phẩm chính là hệ tiêu hóa, một khi nó bị trục trặc, có nghĩa là hệ thống tiêu hóa bị bệnh. Hệ tiêu hóa này có thể phát sinh nhiều loại bệnh, thường gặp là bệnh viêm gan, kiết lị và viêm dạ dày - ruột... Viêm gan do loại siêu vi (virus) gây nên, vì thế giới y học gọi là viêm gan siêu vi. Viêm gan có hai loại là viêm gan A và viêm gan B, rồi lại phân ra làm hai loại bệnh vàng da và không vàng da, tình trạng bệnh cũng có hai loại: bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. Loại bệnh này thường gặp, thường nảy sinh ở thành thị, cùng lúc ở cùng khu vực. Viêm gan A thường lây lan qua đường ăn uống; viêm gan B chủ yếu lây lan qua đường truyền máu và tiêm chích cùng ống kim tiêm. Một người khi mắc phải bệnh viêm gan, thường bắt đầu có các bệnh chứng như sốt nóng. Bệnh nhân cảm thấy chân tay rã rời, không thèm cơm, đặc biệt không thích thức ăn có quá nhiều dầu mỡ. Có bệnh nhân còn có hiện tượng buồn nôn, táo bón, bụng trương to. Nếu là bệnh viêm gan vàng da, người bệnh phải lo chữa cho khỏi, đừng để bệnh phát trầm trọng hoặc tái phát nhiều lần biến thành mãn tính. Cho nên một khi bác sĩ chuẩn đoán bệnh viêm gan, nhất định phải tận dụng thời gian để chữa trị. Do bởi viêm gan là bệnh truyền nhiễm nên 50 bệnh nhân phải được cách ly tuyệt đối, những công cụ hoặc bát đũa bệnh nhân dùng xong phải được tiệt trùng cẩn thận, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn với người khỏe mạnh. Kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do loại vi khuẩn hình que gây nên trong ruột. Bệnh này có thể xuất hiện quanh năm, nhất là trong mùa hè và mùa thu. Khi nhiễm bệnh, bắt đầu là đau bụng quặn từng cơn, tiếp theo là đi tả (tiêu chảy), mới đầu một ngày đi từ ba đến năm lần, sau đó số lần đại tiện từ từ tăng lên, đồng thời có cảm giác mệt lả. Bệnh nặng còn phát sốt cao, tiêu ra máu... Khi bị kiết lị phải nhanh chóng đến bệnh viện chữa trị, nếu không rất nguy hiểm cho tính mạng hoặc trở thành bệnh lị mãn tính, rất khó chữa khỏi. Viêm dạ dày - ruột thường gọi là tiêu chảy. Nguyên nhân bị bệnh này chủ yếu là do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn que hoặc virus đường ruột; thứ đến là ăn uống không được cân đối. Ở tuổi thiếu niên nhi đồng hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh, chất acid trong dạ dày và dịch tiêu hóa bài tiết ít hơn so với người trưởng thành, đồng thời, hệ thần kinh cũng chưa phát triển hoàn thiện, nếu như ăn quá no hoặc quá đói, và khi ăn những thức ăn có chất kích thích... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày - ruột. Viêm dạ dày - ruột chia thành hai loại cấp tính và mãn tính, loại cấp tính tương đối thường gặp. Viêm ruột - dạ dày lại có hai loại: viêm dạ dày đơn 51 thuần và viêm ruột đơn thuần. Viêm dạ dày đơn thuần chỉ nôn mửa, không đi tả; viêm ruột đơn thuần chỉ đi tả, không ói mửa. Thông thường bệnh viêm dạ dày - ruột có thể chẩn đoán bước đầu qua hình dạng phân và mùi thối. Viêm dạ dày - ruột chủ yếu do vi khuẩn que trong ruột già làm thức ăn chứa protein thối rữa, thức ăn chứa đường lên men là tác nhân gây bệnh. Thường bệnh viêm dạ dày - ruột phát bệnh rất nhanh, đau bụng đột ngột, sau đó là các hiện tượng ói mửa, đi tả. Phần lớn những thứ ói ra là thức ăn chưa được tiêu hóa, đi tiêu nhiều nước, một ngày tiêu có đến mười mấy lần. Bệnh nặng có thể đe dọa tính mạng, nên đưa đến bệnh viện chữa trị. Kiết lị, viêm dạ dày - ruột đều là bệnh về đường tiêu hóa, loại bệnh này đi từ miệng vào, vì vậy để phòng chống bệnh tiêu chảy có nhiều cách, ví dụ: làm tốt vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý vệ sinh thực phẩm; tạo thói quen tốt rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đại tiện, không ăn những thực phẩm biến chất, rửa thật sạch rau quả ăn sống; dụng cụ nhà bếp thường xuyên được khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi. Ngoài ra, để phòng bệnh kiết lị chủ yếu phải cách ly với bệnh nhân, xử lý tốt phân bệnh nhân. Để phòng bệnh viêm dạ dày - ruột còn phải đắp mền khi ngủ, tránh bị lạnh bụng. 52 Chương 5 CÁI BƠM CỦA SỰ SỐNG Bạn biết cái bơm rồi chứ gì? Bơm là một dụng cụ dùng để hút xả các chất lỏng, thí dụ như bơm dầu, bơm nước, bơm khí... Trong cơ thể người cũng có một cái bơm: quả tim chính là cái bơm của sự sống. Cơ thể con người - vương quốc của tế bào - được cấu tạo bởi 1.800.000 tỷ tế bào, mỗi tế bào đều phải “ăn uống”, đều phải bài tiết. Chất dinh dưỡng và lượng nước cung cấp cho tế bào nhờ sự tuần hoàn máu, chất thải cũng thông qua sự tuần hoàn máu để được mang đi. Động lực của tuần hoàn máu xuất phát từ quả tim. Tim co bóp theo nhịp, tức nhịp tim, để dồn áp lực đưa máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nếu tim ngừng đập thì tuần hoàn máu không thể tiến hành, các công dân của vương quốc tế bào cạn kiệt lương thực và nước, không thể tiếp tục sống được. Thế là vương quốc tế bào - sinh mạng của con người đến hồi kết thúc. Chính vì vậy chúng ta bảo quả tim là cái bơm của sự sống trong cơ thể. 53 20 Tại sao người ta gọi tim là “cái bơm của sự sống”? Quả tim nằm trong lồng ngực, ở giữa vị trí hai lá phổi, hơi lệch sang bên trái về phía dưới. Nó to khoảng bằng một nắm tay. Sở dĩ tim nhận được danh hiệu cao quí “cái bơm của sự sống” là vì nó có bố cục hoàn hảo đến kinh ngạc. Màng ngoài tim đóng vai trò bảo vệ bao bọc lấy mặt ngoài của quả tim, thành tim do cơ tim tạo nên. Bên trong bị một thành ngăn thành hai bộ phận trái, phải không thông nhau, giống như một căn phòng bị ngăn đôi. Hai phần trái và phải của tim đều bị các van tim chia thành hai khoang trên và dưới thông nhau, giống như gian nhà nhỏ có tầng trên và tầng dưới. Như vậy, trong tim có bốn khoang, trên lầu có hai khoang gọi là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải; dưới lầu có hai khoang là tâm thất trái và tâm thất phải. Thành của tâm nhĩ phải, đoạn trên và đoạn dưới có tĩnh mạch khoang trên và tĩnh mạch khoang dưới thông với nhau, đây là nơi tập hợp của các tĩnh mạch trên toàn thân. Giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải có ba cái van gọi là van ba lá, giống như ba cánh cửa nhỏ có thể đóng mở được, nhưng nó chỉ có thể mở về phía tâm thất phải. Tâm thất phải có một lối ra thông ra với động mạch phổi. Tại chỗ thông nhau này có ba van hình bán nguyệt, gọi là van động mạch phổi. Nó chỉ có thể mở về hướng động mạch phổi mà thôi. 54 Cấu tạo tim người 1. Tâm nhĩ phải 2. Tâm nhĩ trái 3. Tĩnh mạch chủ trên 4. Động mạch chủ 5. Động mạch phổi 6. Tĩnh mạch phổi 7. Van hai lá 8. Van động mạch chủ 9. Tâm thất trái 10. Tâm thất phải 11. Tĩnh mạch chủ dưới 12. Van ba lá 13. Van động mạch phổi Tâm nhĩ trái là nơi máu từ phổi trở về, có bốn tĩnh mạch phổi thông với nó. Chỗ tâm nhĩ trái và tâm thất trái thông nhau có hai cái van gọi là van hai lá. Nó chỉ có thể mở hướng về tâm thất trái. Thành tâm thất trái dày, cơ tim phát triển. Trong cơ thể động mạch chủ to thô nhất, nó bắt đầu ở tâm thất trái, chỗ khởi đầu cũng có ba cái van hình bán nguyệt, gọi là van động mạch chủ. Van động mạch chủ chỉ có thể mở về phía động mạch chủ. Qua sự tìm hiểu của chúng ta về kết cấu của tim, ta thấy rằng cái bơm của sự sống bên trái và bên phải 55 không thông nhau, bốn khoang trên dưới thông nhau tạo thành tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm thất trái. Nó thông qua tâm nhĩ phải để nối liền với khoang tĩnh mạch trên và dưới; thông qua tâm thất phải nối với động mạch phổi; thông qua tâm nhĩ trái để thông với tĩnh mạch phổi; thông qua tâm thất trái để thông với động mạch chủ. Bất kỳ tại lối thông nhau nào cũng đều có van làm cánh cửa, và chỉ mở ra theo một hướng nhất định. Chỉ có bố cục như thế mới bảo đảm máu từ khắp cơ thể chảy về tâm nhĩ phải; máu ở tâm nhĩ phải chảy về tâm thất phải, từ tâm thất phải thông qua động mạch phổi đến phổi; máu ở lá phổi qua tĩnh mạch phổi chảy vào tâm nhĩ trái, máu ở tâm nhĩ trái chảy vào tâm thất trái đi vào động mạch chủ rồi chạy đến toàn thân. Tuyệt đối không có hiện tượng máu đi ngược trở lại. Kết cấu tim khoa học đến tuyệt vời! 21 Tim nghỉ ngơi và lao động như thế nào? Cơ tim là cơ thịt đặc biệt. Nó có thể tự động co giãn một cách nhịp nhàng. Khi quả tim co vào tức là đang làm việc, giãn trở lại là nghỉ ngơi. Mỗi một nhịp chảy qua tim gọi là một chu kỳ nhịp tim. Chu kỳ nhịp tim dài hay ngắn là do tầng suất của tim quyết định. Tần suất tim là chỉ số lần tim đập trong một đơn vị thời gian, người trưởng thành tần suất tim bình quân 75 nhịp một phút, tuổi tác, giới tính không giống nhau 56 thì tần suất tim cũng không giống nhau. Nhịp tim của trẻ sơ sinh là 120/phút, sau này nhịp tim chậm đi từ từ tới khoảng 15 tuổi thì gần bằng nhịp tim của người trưởng thành. Bình thường thì nhịp tim của phụ nữ hơi nhanh hơn nam giới, nhịp tim của người ít tập luyện thể dục nhanh hơn người thường xuyên tập luyện thể dục. Nếu nhịp tim cứ 75 nhịp/phút thì chu kỳ tần suất tim là 0,8 giây. Trong một chu kỳ nhịp tim, trước tiên là cơ tim của tâm nhĩ co lại, thời gian co lại chỉ có 0,1 giây, sau đó giãn ra ngay, thời gian giãn là 0,7 giây. Khi cơ tim của tâm nhĩ giãn ra, cơ tim của tâm thất bắt đầu co lại, thời gian co lại là 0,3 giây, sau đó bắt đầu giãn ra là 0,5 giây. Từ đây có thể thấy, chu kỳ nhịp tim mất khoảng 0,8 giây, trong 0,8 giây này, cơ tim của tâm nhĩ chỉ làm việc 0,3 giây, còn lại là thời gian nghỉ ngơi của chúng. Nếu tính 1 ngày 24 tiếng đồng hồ thì cơ tim của tâm nhĩ làm việc tất cả 4 tiếng, cơ tim của tâm thất làm việc tổng cộng 10 tiếng. Chính nhờ tâm nhĩ, tâm thất có quy luật luân lưu trong công việc nên cơ tim kết hợp được giữa nghỉ ngơi và làm việc, có vậy nó mới có thể làm việc được mấy mươi năm theo tuổi thọ của con người. 22 Tại sao người ta ghi được điện tâm đồ? Trong quá trình vận hành chức năng “cái bơm của sự sống”, tim còn có hiện tượng phát điện nữa. Vì thế 57 có người đã ví quả tim là một máy phát điện bé nhỏ. Mỗi lần co giãn tim đều sinh ra sóng điện cực nhỏ. Luồng sóng điện yếu ớt này có thể truyền đến da. Tại một bộ phận nhất định trên da, chúng ta gắn lên một điện cực, rồi nối điện cực này với một máy thu sóng điện. Máy thu sóng điện này sẽ ghi nhận lại hình dạng của sóng điện do tim phát ra. Máy thu sóng này gọi là máy điện tâm đồ. Máy điện tâm đồ ghi lại hình sóng gọi là điện tâm đồ. Có một số bệnh tim có khả năng cho ra những điện tâm đồ không bình thường. Vì thế trong việc chuẩn đoán bệnh tim, điện tâm đồ có một giá trị tham khảo khá quan trọng. 23 Chơi thể thao có ích gì cho tim? Tim là cơ quan trọng trong cơ thể con người, nhịp đập của quả tim tượng trưng cho mạng sống của một con người, một ngày nào đó nhịp tim ngừng lại thì coi như “mất mạng”. Công năng của tim chính là thúc đẩy 58 máu huyết lưu thông, chính vì vậy tim có danh hiệu cái bơm của sự sống. Thế nhưng trong mỗi người công năng quả tim lại không giống nhau. Có người công năng của quả tim cao, có người công năng quả tim bình thường, có người công năng tim lại thấp, tiêu chuẩn này dựa vào lượng máu nó vận chuyển được trong 1 phút. Một người bình thường, nếu tính mỗi phút tim đập 75 nhịp thì mỗi phút nó vận chuyển được khoảng 5250 ml máu. Người thường xuyên luyện tập thể thao, thì cơ tim sẽ to khỏe hơn những người bình thường khác. Trọng lượng và dung lượng của tim cũng tăng lên. Dung lượng tim có thể từ 1015-1027 ml. Người không rèn luyện thể thao, dung lượng tim ước khoảng trong 765-785 ml. Nguyên nhân là khi vận động, tuần hoàn của máu tăng nhanh, nhịp tim cũng tăng nhanh, hơn thế cơ tim giãn ra hết mức, lượng máu vận chuyển cũng nhiều lên thì cơ tim sẽ bị kéo dài ra, thế là lực co của cơ tim càng mạnh lên. Đồng thời với việc này, tim còn sinh ra một số lượng lớn mao mạch mới, điều này hỗ trợ cho việc cung cấp thêm máu cho cơ tim. Ngoài ra nhờ sự rèn luyện, có thể cải tiến quá trình trao đổi chất của cơ tim, cơ tim co lại, protein tăng lên, khiến cho sợi cơ tim càng to khỏe, thành tim càng dày hơn. Nhờ rèn luyện thể thao mà cơ tim dày khỏe thêm nên người ta gọi tim của các nhà thể thao là “tim vận động viên”. Trong các môn vận động thể thao có thể làm cho tim lớn khỏe một cách rõ ràng nhất là chạy đường dài, trượt 59 tuyết, chèo thuyền, đạp xe đạp, leo núi v.v... Thường xuyên luyện tập thể dục có thể biến bạn trở thành người có trái tim của vận động viên. Khi bạn đang thực hiện những vận động mạnh, lượng lớn dưỡng khí được hít vào, bù đắp cho lượng dưỡng khí còn thiếu. Cơ tim được cung cấp đầy đủ máu, phát huy tương đối cao khả năng co bóp, từ đó bạn có thể đảm nhiệm được khối lượng công việc chồng chất hàng ngày. 60 Chương 6 BÔN BA SÔNG NƯỚC Nhắc đến sông nước là bạn nghĩ đến sông Hồng hoặc sông Cửu Long phải không? Vậy mà, trong cơ thể con người chúng ta cũng có một con sông cuồn cuộn chảy không ngừng, đó chính là hệ thống tuần hoàn máu. Nó giống như con sông, có dòng chính và nhánh phụ, lại còn có các lạch nhỏ nữa. Chúng đan chéo chằng chịt trong cơ thể, và liên kết với tim tạo thành một hệ thống đường ống khép kín, bên trong đường ống máu huyết không ngừng hoạt động. Máu với tốc độ cứ 24 giây đi được 100.000 km, đêm ngày tuôn chảy liên tục, vì các thần dân của vương quốc tế bào - các tế bào - thực hiện vô số chuyến vận chuyển nặng nhọc. Trong tuyến hàng hải dài đằng đẵng, vận chuyển nhiều và nặng nhọc đó có đội quân không nề hà mệt nhọc, có các chiến sĩ giết giặc hộ tống, còn có cả đội quân xung kích trong việc phòng lụt không hề sợ nguy nan. Chúng làm tròn nhiệm vụ, làm hết khả năng, âm thầm làm việc để phục vụ cho vương quốc tế bào. 61 24 Tại sao người ta lại ví huyết quản trong cơ thể người là con sông vạn dặm? Hai con sông dài, lớn của Việt Nam là sông Hồng và Cửu Long, vậy mà chúng không bì nổi với “con sông” vận chuyển máu trong cơ thể chúng ta. Con sông trong cơ thể ta - tổng chiều dài của huyết quản đạt tới 100.000 km. Độ dài này thật đáng kinh ngạc, có thể khiến tất cả các con sông nghiêng mình nể phục. Nhưng con sông dài như thế làm sao có thể tồn tại trong cơ thể con người được nhỉ? Huyết quản trong cơ thể con người có ba loại, loại thứ nhất là đem máu từ tim đến toàn khắp thân, gọi là động mạch. Loại thứ hai là đem máu từ khắp cơ thể trở về tim, gọi là tĩnh mạch. Động mạch và tĩnh mạch vươn ra khắp nơi trong cơ thể, có cành chính thô to - đại động mạch, đại tĩnh mạch; và các cấp phân chi - động mạch, tĩnh mạch; các phân chi nhỏ bé nhất - tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch. Loại huyết quản thứ ba là mao mạch, chúng là loại huyết quản nhỏ như sợi tóc, thực tế còn nhỏ hơn tóc kia, 50 sợi mao mạch huyết quản gộp lại mới thành một cọng tóc thô to. Mao mạch huyết quản cực nhỏ này tiếp nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, nó được phân bố rộng khắp nơi trong các tổ chức tế bào trong cơ thể. Đường kính của mao mạch nhỏ nhất cho nên tốc độ máu chảy bên trong cũng chậm nhất, nó là con rạch 62 nhỏ của hệ thống sông ngòi trong khắp cơ thể. Con rạch nhỏ im ắng này không chỉ phân bố rộng khắp, mà còn có số lượng lớn đáng kể. Tổng lượng máu lưu thông trong mao mạch thậm chí còn nhiều hơn so với tổng lượng máu lưu thông trong động mạch và tĩnh mạch. Từ đó ta thấy, nếu chúng ta đem toàn bộ huyết quản trong cơ thể nối lại có thể được con sông dài vạn dặm, không phóng đại chút nào, thật đấy! 25 Máu vận hành trong cơ thể như thế nào? Máu vận hành trên con sông vạn dặm, có hai tuyến hàng hải đưa nó đi. Tuyến thứ nhất gọi là vòng tuần hoàn lớn, trong đó máu từ tâm thất trái bắt đầu cuộc hành trình, qua động mạch chủ, chảy vào các chi nhánh to nhỏ của động mạch, cuối cùng nó chảy tới các mao mạch huyết quản trong các tổ chức tế bào. Lúc này máu từ tâm thất trái đến chứa nhiều dưỡng khí nên máu đỏ tươi, giữa mao mạch huyết quản và tổ chức tế bào phải tiến hành một cuộc trao đổi lớn, máu đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng cung cấp cho tổ chức tế bào, nó nhận được từ tổ chức tế bào khí CO2 và các chất thải. Sau khi qua cuộc trao đổi này, máu động mạch chứa nhiều dưỡng khí biến thành máu tĩnh mạch thiếu dưỡng khí mà nhiều CO2. Máu tĩnh mạch từ mao mạch huyết 63 quản chảy vào tiểu tĩnh mạch, rồi lại chảy vào tĩnh mạch, sau cùng hội nhập vào khoang tĩnh mạch trên và dưới để chảy về tâm nhĩ phải của tim. Điểm khởi đầu và kết thúc của tuyến hàng hải này đều là tim, trạm trao đổi của hành trình ở giữa mao mạch huyết quản và tổ chức tế bào. Tuyến đường hàng hải thứ hai gọi là vòng tuần hoàn phổi. Khi tiến hành tuần hoàn phổi, máu khởi hành từ tâm thất phải, qua động mạch phổi, chảy vào các phân nhánh nhỏ hơn của động mạch phổi, sau cùng tới mao mạch huyết quản của phổi. Lúc này máu tĩnh mạch Phổi Động mạch phổi Các tĩnh mạch chủ Nhĩ phải Thất phải Cơ tim Não Cơ GanRuột Thận Da, xương... Tuần hoàn máu Tĩnh mạch phổi Động mạch chủ Nhĩ trái Thất trái 64 đến từ tâm thất phải chứa nhiều CO2, thiếu dưỡng khí, màu đỏ sậm, thể thức trao đổi tiến hành thông qua mao mạch huyết quản và phổi. CO2 trong máu tiến vào phổi. O2 trong phổi thông qua thành mao mạch huyết quản tiến thẳng vào máu. Qua sự trao đổi này, máu tĩnh mạch biến thành máu động mạch. Máu động mạch từ mao mạch huyết quản của lá phổi chảy vào tiểu tĩnh mạch phổi, lại từ tiểu tĩnh mạch phổi hội tụ tới tĩnh mạch phổi, chạy về tâm nhĩ trái của tim. Điểm khởi đầu và kết thúc của hành trình này cũng là tim. Trạm giao dịch của hành trình nằm ở giữa mao mạch huyết quản và lá phổi. Máu tĩnh mạch sau khi trải qua vòng tuần hoàn lớn, rồi chảy về tâm nhĩ phải, tiến vào tâm thất phải, từ đó mà tiến hành tuần hoàn phổi. Thông qua vòng tuần hoàn phổi, máu tĩnh mạch biến thành máu động mạch, chảy về tâm nhĩ trái, rồi lại tiến về tâm thất trái, tiến hành tuần hoàn lớn. Từ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn phổi có thể thấy được hai tuyến hải trình này thông nhau. Do vậy mà tâm thất trái và tâm thất phải co thắt cùng một lúc, hai tuyến hàng hải cùng khởi hành. 26 Nhiệm vụ của hồng cầu là gì? Trong tuyến hàng hải vạn dặm này, tổng lượng máu lưu động ước chiếm 8% thể trọng của một người bình thường. Một người nặng 60kg, tổng lượng máu ước 65 chừng 4,2-4,8 lít. Thực sự thì không thể so sánh với con sông cuồn cuộn, nhưng năng lực vận chuyển máu ngược lại làm cho sông Hồng, sông Cửu Long phải nể. Đấy là bởi vì máu có một đội quân vận chuyển hùng hậu: hồng cầu. Hồng cầu rất nhỏ, đường kính không quá 7-8µm, phải dùng kính hiển vi mới có thể thấy được nó. Hình dạng của nó giống như cái bánh tròn, giữa hai mặt bị lõm vào. Số lượng hồng cầu nhiều đến kinh ngạc. Một người có tầm vóc trung bình, trong máu có ít nhất 25 vạn ức (25x1012) hồng cầu. Nếu nối chúng lại thành một chuỗi có thể quấn ba vòng xung quanh quả đất. Trong một giọt máu khoảng bằng hạt gạo đã có đến mấy trăm vạn hồng cầu. Trong hồng cầu chứa huyết sắc tố, do có sự tồn tại của huyết sắc tố cho nên hồng cầu trở thành tay “bốc dỡ” khí oxy rất cừ khôi. Khi máu đang chảy qua mao mạch huyết quản của lá phổi, hồng cầu liên kết với khí oxy; khi máu chảy đến khắp các mao mạch huyết quản trên thân thể, để oxy lại cho tổ chức tế bào sử dụng. Sau cuộc hành trình Sự vận chuyển của hồng cầu Hồng cầu Bạch cầu 66 vạn dặm và để lại khí oxy, nó lại không nề hà gian khổ khoác lên mình khí CO2, tiếp tục cuộc hành trình trở về phổi. Tới phổi nó bỏ khí CO2 lại, rồi mang oxy đi. Hồng cầu là như vậy đó, nó có số lượng cực nhiều và cũng là đội quân vận chuyển với hiệu quả cực cao. Hồng cầu trong quá trình vận chuyển của mình thường không phân biệt đâu là bạn đâu là thù, cho nên gặp phải những tổn thất nghiêm trọng, nguyên nhân là do huyết sắc tố. Khi hồng cầu gặp CO (oxid carbon), không kịp phân biệt liền tự mang chúng bên mình. Cũng bởi do lực tác dụng lẫn nhau giữa hồng cầu và CO cao hơn lực tác dụng lẫn nhau giữa hồng cầu và oxy 270-300 lần, vì vậy lúc này hồng cầu đã mất đi khả năng vận chuyển dưỡng khí. Khi hồng cầu mang CO tới trạm giao dịch giữa mao mạch tế bào và tổ chức tế bào, vì không có dưỡng khí, tế bào sẽ đối mặt với cái chết. Chúng ta nói đây là trúng độc CO hay trúng độc khí gas. 27 Nhiệm vụ của bạch cầu và tiểu cầu là gì? Máu trên con đường hàng hải vạn dặm, ngoài đại quân vận chuyển hùng hậu 25 vạn ức hồng cầu ra, còn có các dũng sĩ giết giặc để bảo vệ cho cuộc hành trình, đó là bạch cầu và một đội quân mũi nhọn trong việc phòng lụt, bảo vệ đê điều tiểu cầu. 67 Bạch cầu to hơn hồng cầu, nhưng số lượng lại ít hơn hồng cầu rất nhiều, trong một giọt máu to cỡ hạt gạo có khoảng 5.000-10.000 bạch cầu. Tuổi thọ của bạch cầu khá ngắn ngủi, bình thường nó chỉ có thể sống vài tiếng đến vài ngày. Khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể, bạch cầu anh dũng chiến đấu, dựa vào ưu thế không ngừng thay đổi hình thể, nhằm thẳng địch mà bao vây rồi diệt gọn từng tên một, cho tới khi không còn tên nào mới thôi. Chính như vậy, nó đã bảo vệ được tuyến hàng hải, bảo vệ được vương quốc tế bào. Bạch cầu quả thực xứng đáng với danh hiệu vinh qiang “dũng sĩ giết giặc” trong cơ thể con người. Nếu như bạch cầu “xơi” quá nhiều vi khuẩn bệnh hoặc độc tính của vi khuẩn tương đối cao, bạch cầu sẽ bị trúng độc mà chết. Ví dụ da bị nhiễm khuẩn, sau khi hóa mủ, chất mủ chảy ra đó phần chủ yếu là xác bạch cầu. Tiểu cầu cũng nằm trong máu, với hình dạng giống cái đĩa tròn hoặc hình bầu dục, một khi ra khỏi cơ thể, Dũng sĩ giết giặc (quá trình thôn tính địch của bạch cầu) Vi khuẩn Quá trình bạch cầu nuốt vi khuẩn 68 thì hình dạng của nó biến hóa không theo qui tắc nào cả. Tiểu cầu có thân hình cực nhỏ, đường kính chỉ có 1-4µm. Nhưng số lượng của nó rất nhiều, trong 1 giọt máu bằng hạt gạo chứa 10-30 vạn tiểu tiểu cầu. Tuy nhỏ bé nhưng tiểu cầu rất có bản lĩnh, khi cơ thể con người bị thương, huyết quản bị tổn hại giống như con sông lớn bị vỡ đê, máu sẽ chảy ra ngoài, thì chính lúc này, tiểu cầu cuồn cuộn tiến lên tham gia “cuộc đại chiến chống lũ lụt”. Trong cuộc chiến đấu, các tiểu cầu sát cánh bên nhau tập hợp thành đội ngũ, ngoài việc lấp miệng vết thương ra, còn phóng vào máu một loại hóa chất. Hóa chất này có thể khiến cho máu sinh ra một loại hóa chất khác có thể thúc đẩy máu sinh ra vô số sợi tơ. Những sợi tơ này dệt thành lưới, chặn đứng các hồng cầu, bạch cầu trong máu khiến máu ngưng tụ lại. Từ đây có thể thấy, tiểu cầu thật xứng với danh “đội quân mũi nhọn trong việc phòng lũ lụt”. 69 Chương 7 CAO ỐC TRAO ĐỔI KHÍ Nhắc đến cao ốc, bạn lập tức liên tưởng đến các kiến trúc cao tầng. Nhưng ở đây, cao ốc chúng tôi muốn giới thiệu lại nằm ngay trong lồng ngực. Tuy tòa cao ốc này không to bằng các cao ốc thật nhưng có số phòng ốc mà không một tòa cao ốc nào trên thế giới nhiều bằng. Tòa “cao ốc” này có hình nửa hình chóp, vốn có nhiệm vụ trao đổi khí, nó chính là phổi - cơ quan hô hấp quan trọng trong cơ thể con người. Nếu dùng kính hiển vi để quan sát phổi một cách tỉ mỉ, có thể thấy được “cao ốc” này có 700.000.000 gian phòng, mỗi phòng là một phế nang cực kỳ nhỏ. Vậy thì “cao ốc” trao đổi khí này làm việc như thế nào? Con người trong quá trình sống, không ngừng hít khí O2 (oxy) từ bên ngoài và thải khí CO2 (carbonic). Quá trình này có hít, có thở vì vậy gọi là hô hấp. Khi người ta đang yên tĩnh hoặc đang nghỉ ngơi, mỗi phút tiêu hao khoảng 200 ml O2. Khi vận động, lượng O2 tiêu hao tăng lên từ mười mấy lần đến hai, ba chục lần, đồng thời thải ra khí CO2. Một người có thể không ăn mấy ngày hoặc mấy chục ngày, có thể không uống nước mấy chục tiếng đồng hồ vẫn có thể 70 duy trì sự sống. Nhưng chỉ cần mấy phút không trao đổi khí, không hít khí O2 vào, không thở ra khí CO2 thì sẽ chết ngạt. Từ đây ta thấy, hô hấp là điều kiện vô cùng quan trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống. Thế thì quá trình hô hấp của con người được hoàn thành bằng cách nào? Sự hô hấp của con người là do hệ thống hô hấp đảm trách. Hệ thống hô hấp do đường hô hấp và phổi cấu thành. Đường hô hấp là con đường dẫn khí đi vào phổi, nó do mũi, họng, hầu, khí quản và nhánh phế quản tổ chức nên. Phổi là cơ quan trọng yếu của hệ thống hô hấp, nằm bên phải và trái lồng ngực, có dạng hình chóp. Phổi phải chia làm hai lá, phổi trái chia làm ba lá. Nó là nơi diễn ra sự trao đổi khí, cho nên chúng ta gọi nó là “cao ốc” trao đổi khí. 28 Nhiệm vụ của mũi là gì? Hiện nay tivi, cassette, tủ lạnh, máy hút bụi, máy tăng ẩm, máy sưởi ngày càng được nhiều gia đình sử dụng. Máy hút bụi có thể hút bụi trên thảm, bụi trên tường và các dụng cụ gia đình, tránh được việc sử dụng chổi quét, phất trần tạo thành đám bụi bay trong không khí. Máy tăng ẩm và máy sưởi có thể thay đổi độ ẩm và độ ấm của gian phòng, cũng làm sạch không khí. Bộ phận khởi đầu của đường hô hấp trong cơ thể con 71 người là một cơ quan hô hấp cũng có tác dụng như máy hút bụi, máy tăng ẩm và máy sưởi - nó chính là cái mũi của chúng ta. Trong mũi có khoang mũi, trong khoang mũi phía ngoài có rất nhiều lông nhỏ, được gọi là lông mũi. Bề mặt sống trong khoang mũi là một tầng niêm mạc, lớp này có thể tiết ra niêm dịch. Mọi người đều biết sau khi quét dọn nhà cửa nếu dùng khăn lông ngoáy lỗ mũi thì thể nào khăn cũng sẽ đen thui, nước mũi xì ra cũng đen nốt. Thế thì những bụi đất màu đen ở đâu ra nhỉ? Hóa ra là trong quá trình hít khí vào, một số bụi bị lông mũi cản lại, số khác bị niêm mạc của khoang mũi tiết ra niêm dịch dán dính lại, chúng ta thường hay nói nước mũi, thực ra nó chính là niêm dịch của niêm mạc khoang mũi. Niêm dịch này ngoài việc có thể dính bụi bặm và vi trùng vào từ không khí, còn có tác dụng bảo vệ và duy trì khoang mũi luôn ẩm ướt. Trong niêm mạc khoang mũi còn chứa một số mao mạch huyết quản đáng kể, máu không ngừng lưu thông trong huyết quản, máu tỏa ra nhiệt lượng có thể làm cho không khí lạnh được hít vào ấm lên. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng không khí lạnh -70C sau khi vào khoang mũi được khoang mũi sưởi ấm lên tới 250C. Từ đây có thể thấy, chúng ta bảo mũi vốn có tác dụng như máy hút bụi, máy tăng ẩm, máy sưởi thật chẳng nói quá chút nào. Cũng chính vì khoang mũi phát huy tác dụng như máy hút bụi, máy tăng ẩm và máy sưởi mới có thể làm cho không khí giá lạnh, 72 khô khan mà cơ thể chúng ta hít vào trở nên ấm áp, tinh khiết, giảm bớt các kích thích cho đường hô hấp và phổi. Thế nên chúng ta cần phải bảo vệ mũi. Phải làm thế nào để bảo vệ mũi? 1. Không nên ngoáy mũi, ngoáy mũi là một thói quen xấu. Dùng tay ngoái mũi dễ dàng để các vi trùng trên ngón tay chui vào trong khoang mũi. Do bởi niêm mạc huyết quản trong khoang mũi rất nhiều nên là nơi thuận tiện để vi trùng sinh sôi, dễ dàng dẫn đến viêm niêm mạc hoặc sinh ra lở loét nhỏ v.v... Nếu da tay thô ráp hoặc móng tay quá dài khi ngoáy dễ làm niêm mạc vỡ, gây chảy máu. 2. Không nên tùy tiện rửa mũi, có người sau giờ lao động hay khi rửa mặt, thích dùng hai ngón tay vọc nước rửa ngoáy khoang mũi. Tưởng làm sạch hóa ra làm dơ. Bởi vì như vậy dễ dàng để vi khuẩn và bụi bặm tiến sâu vào trong mũi, dẫn đến viêm tai giữa và viêm hốc mũi. 3. Không nên nhổ lông mũi: lông mũi có tác dụng lọc bụi và vi trùng. Có người làm đẹp đã nhổ phăng cả chân lông mũi, như vậy khoang mũi sẽ mất đi tác dụng bảo vệ phổi, đã vậy lại dễ dàng sinh lở loét. Nếu lông mũi quá dài, có thể cắt bới phần lòi ra ngoài một chút là được. 4. Khi cần thiết cũng rất nên đeo khẩu trang nhưng trong môi trường bình thường, tốt nhất không đeo khẩu 73 trang để mũi rèn luyện sức chịu đựng với không khí nóng lạnh, nâng cao khả năng thích ứng tăng cường sức đề kháng. Khi phải tiếp xúc với người mang bệnh truyền nhiễm và khi phun thuốc trừ sâu nên đeo khẩu trang để bảo vệ khoang mũi, đề phòng bị lây nhiễm bệnh và hít phải thuốc trừ sâu độc hại. 29 Hệ hô hấp được cấu tạo như thế nào? Lỗ mũi (nói chính xác hơn là khoang mũi) là bộ phận đầu tiên của đường hô hấp. Sau mũi là họng, họng giống như một lối rẽ, đồ ăn từ khoang miệng qua họng và vào thực quản, không khí từ khoang mũi qua họng đi vào hầu. Hầu, khí quản và nhánh khí quản có cấu tạo như một cành cây. Bộ rễ của cây chính là hầu, thân cây là khí quản, cành cây là nhánh khí quản chia thành nhiều chi nhỏ. Hầu nằm ở cổ trước, nối liền yết và khí quản, là một bộ phận tạo nên đường hô hấp, nó cũng là cơ quan phát thanh. Nó do một ít xương sụn, dây chằng và cơ thịt cấu thành. Miếng xương sụn lớn nhất tạo thành hầu là giáp trạng. Giáp trạng có hình dạng giống như cái thuẫn dùng trong chiến trận thời cổ, ở giữa nhô ra phía trước gọi là yết hầu. Ở nam giới, yết hầu lớn dần lên cùng với tuổi, sau tuổi thành niên có thể thấy nó một 74 cách dễ dàng. Phía trên, trước khoang yết hầu có một miếng xương sụn, gọi là nắp khí quản. Nắp khí quản hình chiếc lá, khi chúng ta nuốt thức ăn, nó đậy yết hầu lại, ngăn không để thức ăn đi lạc vào khí quản. Nếu vừa nói vừa cười đùa lúc ăn cơm, nắp khí quản không đóng lại kịp, thức ăn sẽ rơi vào khí quản, lúc đó nhẹ là ho kịch liệt, nặng sẽ là ngạt thở. Cho nên khi ăn cơm chú ý, không nên nói cười quá nhiều. Bên trái và bên phải thành yết hầu đều có một dây thanh đới, giữa hai dây thanh đới có một khe hở. Khi nói, thanh đới bị kéo căng, khe hở hẹp lại, khi thở ra đập mạnh vào thanh đới, làm thanh đới rung lên phát ra thanh âm. Sau tuổi thành niên, nói chung nữ có âm điệu tương đối thấp, nguyên nhân là do thanh đới của nam giới dài và rộng, còn thanh đới của nữ giới ngắn và hẹp. Hệ hô hấp 1. Khoang mũi 2. Khoang miệng 3. Yết 4. Hầu 5. Khí quản 6. Khí quản chi phải 7. Khí quản chi trái 8. Phổi phải 9. Phổi trái 75 Khí quản là đường ống hình tròn, dài khoảng 11-13 mm, phía trên thông với hầu, phía dưới nối liền với hai nhánh khí quản trái và phải. Khí quản và nhánh khí quản có kết cấu giống nhau, đều do mô liên kết, mô cơ và vòng xương sụn hình chữ C cấu thành. Xương sụn hình chữ C có tác dụng như cái giá đỡ, bảo đảm cho không khí lưu thông suốt trong ống khí quản. Thành bên trong của khí quản và nhánh phế quản phủ lên một lớp niêm mạc lông tơ. Niêm mạc có thể tiết ra niêm dịch, dán chặt bụi bặm trong không khí và vi khuẩn lại. Lông tơ trên niêm mạc giống như cây chổi trong tay công nhân vệ sinh, không ngừng lay động về phía hướng yết hầu, không ngừng đem bụi đất, vi khuẩn mà nó quét được tới yết hầu. Thông thường đờm mà chúng ta ho ra, trên thực tế chính là niêm dịch mà lông tơ đem tới bên trong có bụi đất và có cả vi khuẩn. Vì thế, tùy tiện khạc đờm là hết sức mất vệ sinh. Phổi nằm ở vị trí giữa lồng ngực, phân làm hai bộ phận phải và trái. Phổi bên phải chia làm hai lá, phổi bên trái chia làm ba lá. Vị trí từ khí quản đi vào phổi là cửa phổi. Từ cửa phổi trở đi, nhánh khí quản phải ở phổi phải chia thành hai nhánh, nhánh khí quản trái ở phổi trái chia thành ba nhánh, có nghĩa là mỗi một lá phổi đều thông với khí quản. Nhánh phế quản đi vào lá phổi phải phân nhánh 15-16 lần nữa, hơn thế càng phân nhánh càng nhiều, càng phân nhánh càng nhỏ. Sau cùng hình thành nên những nhánh khí quản li ti, 76 những khí quản li ti mang tính hô hấp này chia làm các phế nang quản, trên phế nang có vô số phế nang, tổng cộng đã trải qua 20-23 lần phân nhánh. Bây giờ nếu bạn nhắm mắt lại, tập trung nghĩ về tình trạng phân nhánh của khí quản, bạn sẽ thấy nó thật giống như cái cây được tạo hình phân nhánh tỉ mỉ và có mỹ thuật. 30 Khuôn ngực có ảnh hưởng gì tới phổi? Phổi vốn có tính đàn hồi nhất định, có thể nở to ra và thu nhỏ. Nhưng nó rất ngốc nghếch, không tự quyết định được mà muốn nở ra hay thu nhỏ đều dựa vào sự điều khiển của người hàng xóm. Người hàng xóm của phổi chính là khuôn ngực, khuôn ngực do xương sườn, cơ gian sườn và cơ hoành phần dưới tạo nên. Khi dung tích khuôn ngực mở rộng thì phổi cũng theo đó mà giãn ra, khi dung tích khuôn ngực thu nhỏ lại thì phổi theo đó mà thu hẹp lại (xem hình minh họa trang 78). Trong hình bình thủy tinh lớn không có đáy, tương đương với xương sườn và cơ gian sườn; buộc dưới đáy bình một màng cao su tương đương với cơ hoành; gắn một cái nút bần vào giữa màng cao su tương đương với đường hô hấp; khí cầu bằng hệ thống ống dẫn thủy tinh tương đương với phổi. Hình phải biểu thị cơ hoành hướng xuống dưới, dung tích khuôn ngực nở ra, phổi theo đó mà giãn ra. Hình bên trái biểu thị cơ hoành hướng lên trên, dung tích khuôn ngực thu nhỏ, phổi 77 cũng thu nhỏ. Có điều, khi dung tích khuôn ngực thay đổi, xương sườn và cơ gian sườn cũng có tác dụng rất lớn, chẳng giống với cái bình thủy tinh lớn kia, chẳng động đậy tí nào cả. Chỉ khi phổi nở ra, khí áp ở bên trong mới hạ xuống, không khí bên ngoài cơ thể mới có thể tràn vào phổi; khi phổi thu nhỏ lại, khí áp bên trong tăng cao, một phần thể khí trong phổi mới có thể thải ra ngoài cơ thể. Quy luật nở ra và co lại của khuôn ngực được gọi là vận động hô hấp. Khi phổi trao đổi khí chính là thông qua vận động hô hấp để thực hiện. Nếu dùng một thước da để đo sự thay đổi vòng ngực khi hít và thở, bạn sẽ hiểu thêm sự quan hệ mật thiết giữa sự trao đổi của phổi với việc nở ra và co lại của khuôn ngực. Thí nghiệm chứng minh dung tích của khuôn ngực nở ra Hình trái: dung tích khuôn ngực co lại, phổi cũng thu hẹp. Hình phải: dung tích khuôn ngực nở ra, phổi cũng nở. 78 31 Trao đổi khí giữa túi phổi và mao mạch diễn ra như thế nào? Phần trước đã nói qua phổi - “cao ốc trao đổi khí nửa hình chóp” - có khoảng hơn 7 triệu túi phổi (phế nang). Nếu đem tất cả các túi phổi trải thẳng ra, diện tích của chúng có thể tới 70-100 m2, trong đó 80% phát huy tác dụng trong quá trình hô hấp. Tổng diện tích của các túi phổi lớn hơn tổng diện tích toàn thân thể bốn năm mươi lần, diện tích lớn như vậy rất có lợi cho việc trao đổi khí toàn cơ thể. Thành của túi phổi rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào, bên ngoài được bao bọc bởi rất nhiều mao mạch. Bức tường mỏng manh mao mạch cũng do một lớp tế bào cấu thành. Thành túi phổi và thành mao mạch dán chặt vào nhau hợp lại thành hai lớp tế bào, thể khí xuyên qua rất dễ dàng. Trao đổi khí thực chất là trao đổi khí giữa túi phổi và mao mạch. Kiểu trao đổi này xét đến cùng thì tiến hành bằng cách nào nhỉ? Người ta thường nói rằng: “Người hướng chỗ cao mà bước, nước theo chỗ thấp mà chảy”. Khí O2 và khí CO2 trong phổi có lúc ra lúc vào cũng giống như quy luật nước chảy vậy. Nước thì Thể khí ra vào túi phổi 79