🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 05
Ebooks
Nhóm Zalo
Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM
Hãy trả lời em tại sao?. T.5 / Đặng Thiên Mẫn d. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 248tr. ; 19cm.
1. Khoa học thường thức. 2. Hỏi và đáp. I. Đặng Thiên Mẫn d.
001 -- dc 22
H412
đặng thiền mẫn dịch
4
Chương 1
Loài vật
sống như thế nào?
1
Loài vật có thể hiểu nhau không?
Nếu “hiểu” ở đây có nghĩa là cảm thông, nắm được cái “ý” của nhau qua thanh âm, cử chỉ... thì câu trả lời là CÓ! Nếu có nghĩa là trò chuyện với nhau, trao đổi cho nhau tình ý của mình - như con người đã làm - thì câu trả lời là KHÔNG!
Ngay với con người, ngôn ngữ không phải là phương tiện truyền thông duy nhất. Ta có cách và có thể biểu đạt sự giận dữ bằng lời nói lớn và gay gắt, bằng điệu bộ hung hăng, bằng nét mặt, sắc diện... Ta nhún vai để biểu đạt sự coi thường, sự không chấp nhận. Ta lắc đầu hay gật đầu để biểu lộ sự bất ưng hay ưng thuận... Nghĩa là bằng nhiều cách lắm. Trong khi đó, những thanh âm và cử chỉ của loài vật thì rất nghèo nàn. Có thể có nhiều ý, tình chỉ được biểu đạt chung trong một tiếng hót, tiếng gầm, hay một điệu bộ.
Khi gà mẹ lớn tiếng “túc túc” và xòe cánh ra thì lũ gà con hiểu đó là hiệu báo của sự đe dọa nguy hiểm. Khi một con ngựa hí và vỗ móng xuống đất thì những con ngựa
5
khác nhận ra được “điệp thư”. Một số giống vật có thể theo những dấu chỉ mong manh hoặc dấu hiệu mơ hồ do con vật khác phát ra. Khi có một con chim bay vụt lên cành cây cao chỉ để mở rộng tầm quan sát thì các con khác không bay lên theo hoặc không chuyển dịch. Nhưng khi bay lên theo cách nào đó, cả bầy nhìn thấy đó là dấu hiệu phải bay đi, là cả bầy bay đi.
Giống chó có khá nhiều cách. Nó không chỉ sủa mà còn tru, gầm gừ, ư ử, rên rỉ. Nó có thể nhe răng, chĩa vuốt, cào. Các con chó khác hiểu được ý nghĩa của những âm, những điệu bộ đó.
Loài vật truyền thông cho nhau không chỉ bằng âm thanh, cử động mà còn bằng mùi. Hầu hết giống vật sống thành bầy đều dựa vào mùi để quần tụ với nhau. Và ta đã quá rõ là giống chó có tài ngửi mùi thính như thế nào.
Khỉ được coi là thông minh nhất trong loài vật. Vậy mà thật sự chúng cũng chẳng có “ngôn ngữ” rành rẽ hơn loài vật khác. Chúng có thể phát ra nhiều âm, nhiều thanh và
6
dùng được cả nét mặt để truyền thông sự giận dữ, sự đói khát, sự vui khoái. Nhưng chúng không có được ngôn ngữ như con người.
Khác với loài người có thể học nói, học một thứ ngôn ngữ khác, loài khỉ và các loài vật khác không cần học, nhưng do bản năng, có thể “nói” được ngôn ngữ của loài nó. Chúng có thể bắt chước - và khá giống - một vài âm hoặc thanh hoặc cách biểu đạt nào đó không phải là của riêng chủng loại nó.
Tuy nhiên, loài chim có thể học cách hót, ít ra phần nào. Con chim sẻ bay lộn trong bầy chim yến đã cố để hót như chim yến. Nó đang học lộn tiếng chăng?
Loài vật có biết cười,
2
biết khóc không?
Nếu có một con vật cưng - như con chó, con mèo chẳng hạn - có lẽ bạn sẽ quyến luyến nó, lần lần bạn cảm thấy nó cứ như “người” vậy. Nghĩa là bạn bắt đầu tưởng nó biết biểu cảm theo cách con người như khóc, cười.
Bạn tưởng vậy mà hóa ra không phải vậy. Khóc, cười là cách biểu cảm đặc trưng của con người mà không một loài vật nào có thể có được. Tất nhiên, bạn biết, con vật có thể rên rỉ, thút thít khi nó bị thương, nhưng nhỏ lệ để biểu cảm những nỗi đau đớn, xót xa thì không, không thể.
7
Nói vậy không có nghĩa là loài vật không có tuyến nước mắt. Nhưng nước mắt ấy chỉ để dùng rửa mắt, rửa giác mạc mà thôi. Muốn khóc, con vật phải biết suy nghĩ và có cảm cảm xúc như con người đã. Ngay cả đứa hài nhi cũng chỉ biết khóc khi nó học được cách nghĩ, cách cảm. Hài nhi “kêu” oe oe không có nghĩa là hài nhi đó biết khóc.
Khóc là một cách biểu cảm thay cho nói. Khi ta cảm thấy ngôn ngữ không đủ để biểu cảm cái ta cảm thấy, thì ta khóc. Thật ra, khóc là một phản xạ mà nhiều khi ta không thể chủ động, và phản xạ ấy giúp ta “phóng ra” cái ta cảm thấy.
Cười cũng là một biểu hiện đặc trưng của con người. Có vài giống vật cho ta cái cảm tưởng chúng cười, nhưng dứt khoát đó không phải là cái cười của con người. Lý do là con người luôn luôn cười một cái gì, nghĩa là cái cười luôn luôn hàm chứa một yếu tố tinh thần và cảm tính hay cái cười chính là cảm xúc được phát tác. Loài vật không sao có được một quá trình tâm linh hay cảm xúc được.
Chẳng hạn khi nghe một
câu chuyện khôi hài ý nhị
hay nhìn một điệu bộ tức
cười, tinh thần hoặc cảm
xúc làm cho nó xem ra
đáng buồn cười. Thật ra có
nhiều lối cười và nhiều lý do để
cười. Chúng ta cười những vật,
8
những điệu bộ (một bà mập ú đi lạch bạch như con vịt bầu, một cái dù nhỏ xíu, một anh hề) hay nghe một câu chuyện tiếu lâm. Chúng ta cũng có thể cười chế nhạo, cười khinh bỉ.
Các nhà tâm lý học cho rằng cười là một hiện tượng xã hội. Ta cười khi ta là một thành phần của một nhóm thấy một cái gì đáng cười. Có những cái mà người Âu thấy rất tức cười nhưng người Á Đông thì không, và ngược lại. Loài vật, dù có sống thành đoàn lũ cũng không thể cười, vì bất cứ lý do gì.
Loài vật có vị giác không? 3
Vị giác là một trong những nguồn gốc của cảm giác sướng khoái của con người. Nó làm cho ta ăn biết ngon. Tuy nhiên, vị giác không phải chỉ giúp cho ta cảm thấy cái ngon mà chủ yếu vị giác là để bảo vệ ta. Nó thường tránh cho ta ăn phải cái độc hại.
Quá trình hoạt động của vị giác diễn ra như thế nào? Nó là một khả năng tri giác các tác động mạnh của phân tử. Những phân tử vận động kích thích thần kinh vị giác và ta “xác minh” cái được thông tri cho ta qua vị giác. Ta chỉ xác minh được các chất hòa tan trong các dung môi, vì trong dung môi, các nguyên tử mới có thể chuyển động thoải mái. Bởi vậy, đố ai biết được tấm kiếng thủy tinh kia chua hay ngọt? Bất cứ thứ gì làm cho các phân tử chuyển
9
động mạnh hơn thì càng tác động mạnh hơn vào vị giác. Đó là lý do tại sao nếm một vật nóng ta lại dễ cảm nhận vị giác của nó hơn là lúc nó nguội.
Vị giác trước hết được tiếp nhận bởi những cái “gai thịt”, thực chất là các dây thần kinh được cấu tạo giống như cái gai. Nhưng gai này có khả năng đặc biệt là tiếp thu những kích thích mà ta gọi là vị.
Nơi con người cũng như nơi loài vật, các gai này nằm trên lưỡi. Số lượng gai nhiều hay ít tùy nhu cầu của từng giống, loài. Con người chẳng hạn chỉ có vị giác ở mức trung bình. Trên lưỡi người có khoảng 3.000 cái gai như vậy. Loài cá voi nuốt chửng cả thúng cá. Nhưng vì chúng nuốt chửng chứ không nhai nên lưỡi chúng chẳng có cái gai nào. Đố bạn biết trong gia súc, giống nào có vị giác tinh tế nhất - tinh tế hơn cả con người nữa? Thiệt ngộ, con heo đấy. Trên lưỡi heo có tới 5.500 gai vị giác. Tuy nhiên, đáng kinh ngạc phải là con bò. Bạn thử đoán xem số gai vị giác trên lưỡi bò bằng bao nhiêu lần so với lưỡi người? Trên mười lần, nghĩa là, lưỡi bò có khoảng 35.000 gai vị giác. Nhưng lưỡi bò vậy mà vẫn còn thua lưỡi linh dương. Lưỡi linh dương có tới 50.000 gai vị giác. Như vậy, ta thấy vị giác không phải là độc quyền của con người mà con vật cũng có. Hơn thế nữa, nhiều giống vật còn có vị giác tinh tế hơn vị giác con người nữa kìa.
Loài người và loài vật tiếp thu vị của thức ăn bằng lưỡi chớ không bằng “cùi chỏ” hay bằng da. Ấy thế mà hầu hết
10
các sinh vật biển lại có thể “nếm” bằng da trên toàn thân, bởi vì trên toàn thân phía ngoài của nó đều có gai vị giác phủ kín. Cá chẳng hạn, chẳng những toàn thân mà ngay cả cái đuôi cũng được gai vị giác phủ kín luôn. Côn trùng biết bay thì dùng... chân để nếm thực phẩm. Khi những cái chân con bướm đặt lên một nhụy hoa ngòn ngọt là cái vòi của nó biết liền và hút nhụy liền.
Rắn và các giống bò sát dùng lưỡi để nếm thật đấy. Nhưng cách nếm của nó khác với cách nếm của con người. Lưỡi rắn “đụng” vào một vật liền “cướp” lấy một ít phân tử của vật ấy, đưa nhanh vào phía hàm trên của miệng nó. Tại đó có “nhà máy” phân tích, phân loại, đánh giá vị của vật bị nó nếm nhanh như chớp. Tất cả các động tác: cướp, đưa vào hàm trên, phân tích, nhận ra... xảy ra nhanh đến nỗi gần như đồng thời.
Loài vật có phân biệt được màu 4
sắc không?
Con người mở mắt ra nhìn: thế giới hiện ra đủ sắc màu. Bất cứ vật gì cũng có một màu nào đó. Nhưng các sinh vật khác dường như không được hưởng cái đặc ân nhìn thấy cả một thế giới sặc sỡ, rực rỡ màu sắc như con người. Nhưng dựa vào đâu mà ta có quyền “tội nghiệp dùm cho” các sinh vật khác như vậy. Biết đâu nó lại nhìn được màu
11
sắc mà ta không nhìn thấy được, cũng như nó nghe được những âm ba mà tai ta không nghe được?
Các nhà khoa học đã làm nhiều thí nghiệm để thuyết phục ta. Người ta đã thử bằng hàng trăm cách khác nhau xem con ong có phân biệt được màu sắc không, bởi vì ta muốn biết xem khi đi hút mật, ngoài mùi vị của nhụy hoa, ong có biết phân biệt màu sắc của hoa không. Người ta thí nghiệm bằng cách phết sirô lên một miếng giấy màu xanh và để bên cạnh đó một miếng giấy màu đỏ nhưng không có sirô. Lát sau ong bay đến miếng giấy màu xanh mà không chú ý đến miếng giấy màu đỏ. Kế đó, để miếng xanh và đỏ rời thật xa nhau thì ong vẫn bu đến miếng giấy xanh dù lúc này không phết sirô nữa. Điều này chứng tỏ ong có phân biệt được màu sắc.
Có hai điều đáng ngạc nhiên trong khả năng phân biệt màu sắc của loài ong. Một, con ong không nhìn được màu đỏ. Đối với nó, màu đỏ chỉ là màu xám sịt hoặc đen. Hai, con ong nhìn ra màu của tia cực tím mà con người thì không.
Nhiều giống chim đực có màu sáng. Liệu các giống chim cái đồng loại có phân biệt được các sắc độ màu ấy không? Thí nghiệm với gà mái, người ta đã đi đến kết luận gà mái có thể phân biệt được hết các màu sắc của cầu vồng nghĩa là đỏ, lam, vàng, tím, lục - đủ cả. Chúng ta đều cho rằng chó là sinh vật tinh khôn. Và người ta thường dùng kiểu nói: “Đầu óc như đầu óc chim sẻ”, hoặc “Đầu óc như đầu
12
óc gà mái” để rủa nhau. Chó tinh khôn nhưng mù màu. Gà mái ngu độn nhưng phân biệt được ngũ sắc! Nhiều khi ta tưởng chó phân biệt được màu mà thực ra nó chỉ phân biệt được vật này với vật kia nhờ mùi, vị, hình dạng. Có lẽ mấy bà mấy cô lấy làm buồn vì chú chó cưng không phân biệt được màu sắc của bộ đồ diện đắt tiền, màu sắc sặc sỡ của mình. Đừng buồn, nhờ khứu giác rất tinh tế, chó cưng vẫn nhận ra chủ nhờ cái mùi độc đáo của mỗi bà, mỗi cô. Loài mèo hình như cũng bị mù màu nữa.
Khỉ và tinh tinh có khả năng phân biệt màu rất tốt. Nhưng hầu hết các động vật có vú đều mù màu, kể cả con bò. Lý do mù màu của các động vật có vú bắt nguồn ở sự kiện là hầu hết chúng đều là những động vật săn mồi ban đêm cho nên không cần phân biệt màu sắc. Và như thế lại là điều hay cho chúng, vì nếu kẻ thù phân biệt được màu sắc của nó thì... “mệt lắm”, nguy lắm.
5
Tại sao động vật ngủ đông?
Ta hãy lấy con “Woodchuck” làm điển hình cho giống vật ngủ đông để xem xét. Không giống với con sóc, con vật này không dự trữ lương thảo để dùng vào mùa đông, bởi vì, “Woodchuck” sống bằng lá cây. Mùa đông ở miền ôn đới cây trơ cành trụi lá. Vả lại lá xanh đâu có để lâu được. Nó héo, nó rữa đi chớ. Woodchuck làm gì có tủ lạnh. Thế là đành nhịn đói đi ngủ, nhưng nhịn đói cho hết mùa đông
13
thì chết còn gì. Ấy vậy mà Woodchuck vẫn sống phây phây, sanh con đẻ cái đùm đề, cho nên mỗi năm mỗi mùa đông có nghĩa là mỗi năm mỗi nhịn đói đi ngủ mà “Woodchuck” đâu có tuyệt chủng. Tất nhiên, để sinh tồn, Woodchuck phải có mánh riêng, độc đáo để dự trữ lương thực ngay trong cơ thể của mình. Thế là khỏi lo hư thối, khỏi lo bị trộm cắp. Dự trữ bằng cách nào? Mùa hè, có nhiều thức ăn, Woodchuck ăn thật nhiều, béo núc. Khi mùa đông đến, đào cái hang cho sâu, chui xuống đó, ngủ! Trong lúc ngủ, mỡ trong cơ thể đưa ra xài từ từ, đợi thời!
Nhiều động vật có vú - như gấu chẳng hạn - không ngủ đông thật sự. Thật ra, vào mùa đông gấu ngủ nhiều hơn mùa hè, nhưng giấc ngủ không “sâu”. Dầu sao mùa đông cũng có những ngày ấm áp. Vậy là những ngày ấy gấu, sóc, chuột thức dậy và ra khỏi hang kiếm chút đỉnh.
Lúc ngủ, những con vật ngủ đông hầu như chết. Và giấc ngủ đông cũng chẳng hề giống giấc ngủ thường. Lúc con vật ngủ đông, mọi sinh hoạt của nó hầu như ngưng lại. Thân nhiệt của chúng xuống thấp chỉ còn hơn nhiệt độ
14
trong hang của chúng chút ít. Bởi vậy, chúng “đốt” rất ít, rất chậm thực phẩm dự trữ trong cơ thể của chúng. “Đốt” ít thực phẩm, do đó ít cần tới oxy, do đó hơi thở chậm lại, do đó tim đập chậm và nhẹ hơn, chỉ hơi thoi thóp thôi. Nếu nhiệt độ trong hang xuống thấp quá, con vật sẽ thức giấc, đào hang cho sâu thêm nữa, rồi ngủ tiếp!
Cái gì đã báo cho con vật ngủ đông mùa xuân đã đến? Nhiệt độ trong hang, độ ẩm, và... cái bao tử rỗng của nó. Thế là chúng tỉnh dậy, bò ra khỏi hang.
Chắc bạn tưởng động vật máu nóng mới ngủ đông, còn động vật máu lạnh thì khỏi? Không! Con sâu đất chui sâu xuống đất ngay từ đợt sương giá đầu tiên. Ếch nhái tự chôn mình trong bùn dưới đáy ao. Rắn thì chui vào hang đào dưới đất hay trong các khe đá. Một vài giống cá như cá chép chẳng hạn cũng vùi mình dưới bùn. Ngay cả vài giống sâu bọ cũng ngủ đông bằng cách lẩn mình dưới hòn đá hoặc gỗ.
6
Trâu bò nhai... “trầu”?
Từ thuở xa xưa, xa thăm thẳm, có nhiều giống vật đã không thể tự vệ một cách hữu hiệu trước kẻ thù mạnh hơn, dữ hơn. Để sống còn, những giống vật này bèn “phát minh” ra một lối ẩm thực độc đáo. Mỗi khi có thể được, chúng “ních” thật nhanh, thật nhiều vào bụng bằng cách nuốt
15
chửng, không nhai nhấm gì ráo, để rồi còn chạy cho kịp, kẻo kẻ thù tới. Đến nơi ẩn náu an toàn, có thì giờ, lúc đó chúng từ từ ói thức ăn nuốt vội ra để nhâm nhi, nhai lại. Lúc đó, chúng mới có thì giờ thưởng thức mùi vị thức ăn.
Động vật nhai lại ngày nay chính là hậu duệ của những động vật nuốt chửng ăn vội mà ta vừa nói. Hầu hết động vật có vú rất hữu ích cho con người đều thuộc loài nhai lại, chẳng hạn như trâu, bò, cừu, dê, lạc đà, lạc đà Nam Mỹ (llama), hươu, sơn dương...
Cái gì làm cho các giống vật này có thể nhai lại thực phẩm đã nuốt? Bao tử của động vật nhai lại khá phức tạp, gồm năm ngăn là: dạ cỏ, túi tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và ruột non. Mỗi dạ này có chức năng riêng trong việc tái chế thực phẩm. Khi được nuốt chửng vào, thực phẩm được vò sơ sơ rồi đưa vào chứa trong dạ cỏ là ngăn rộng nhất của bao tử. Tại đó thực phẩm được làm cho ẩm và mềm rồi chuyển qua túi tổ ong. Tại đây thực phẩm được vo viên cỡ vừa phải.
Sau khi ăn - nói đúng ra là nuốt chửng - con vật thường nằm xuống nghỉ ngơi đâu đó. Rồi từ từ, nó “ói” thực phẩm từ túi tổ ong ra miệng và nhai lần thứ nhất. Nhai xong nuốt trở lại và đưa vào dạ lá sách. Từ đây thực phẩm được chuyển qua dạ múi khế, ở đó quá trình tiêu hóa mới thực sự bắt đầu diễn ra. Cũng thuộc loại nhai lại, nhưng lạc đà không có dạ múi khế.
16
Bò không có răng hàm trên. Thay vì răng hàm trên, nướu biến thành một phiến liền, cứng. Chính cái “phiến” này đã đẩy cỏ xuống răng hàm dưới. Khi gặm cỏ, con bò cũng “ngậm” cho chặt theo cách này rồi dùng đầu lắc một cái để bứt cỏ.
Loài chó đã được thuần hóa từ
7
lúc nào?
Cách nay nhiều trăm ngàn năm, những bước đi của con ma mút khổng lồ còn làm rung chuyển mặt đất, lúc đó còn là rừng rậm. Con người sống trong hang, khoác lông da thú làm quần áo thì con vật đầu tiên làm bạn với con người là con chó.
Thoạt tiên, chó đi theo con người trong các cuộc đi săn để ăn những đồ ăn dư thừa của con người. Rồi theo bản năng “kết bạn”, chó đã nhận con người làm “lãnh đạo” của mình. Con người cũng đã sớm dạy cho chó giúp mình trong việc săn, chở các đồ vật nặng và canh giữ bếp lửa chẳng hạn. Những việc này diễn ra từ rất lâu trước khi có lịch sử. Tất cả những điều vừa nói chỉ là những phỏng đoán dựa vào xương chó lẫn lộn vào xương người được tìm thấy trong hang của người tiền sử vào thời đồ đá.
Vài nhà khoa học tin rằng giống chó nhà ngày nay là kết quả sự thuần hóa chó sói và chó rừng. Nhà khoa học
17
khác cho rằng chó nhà chỉ là hậu duệ của chó sói. Người khác cho là chó nhà chỉ là hậu duệ của chó rừng, chó sói “coyote”, chó “fox”. Nhưng phần đông cho rằng chó rừng và chó sói có cùng một tổ tiên xa xăm. Thuyết này giúp ta giải thích sự khác biệt về tầm vóc, ngoại hình của nhiều nòi chó và giải thích cả tập tính của chúng. Chó nhà thường xoay xoay quanh chỗ nó nằm trước khi nó nằm xuống. Cử động này là “thói quen” của tổ tiên xa xăm của chúng khi xưa khi còn là chó rừng: chúng đạp lá cỏ cho xẹp xuống để làm ổ ngủ. Một bằng chứng khác chứng tỏ chó rừng là tổ tiên xa xăm của chó nhà là vóc dáng của chó nhà đã được cấu tạo thích hợp cho việc chạy nhanh và dai. Những khả năng này kết hợp với sự thính mũi, thính tai là những tính chất chúng cần phải có mới sống nổi khi còn là chó rừng.
Khi loài người ghi chép được lịch sử thì đã có chỗ nhắc tới con chó. Trong các mộ cổ của người Ai Cập cách nay 5.000 năm đã có hình vẽ con chó. Người Ai Cập cổ coi chó là giống vật thiêng. Khi trong gia đình Ai Cập có một con chó chết thì cả gia đình đều thương tiếc.
Giống mèo được thuần hóa
8
từ bao giờ?
Giống mèo đã quẩn quanh, quấn quýt bên con người từ rất lâu rồi. Trong những hang có người tiền sử ở cách nay
18
hàng triệu năm, người ta đã tìm được các hóa thạch của mèo. Mèo nhà hiện nay là hậu duệ của mèo rừng, nhưng chẳng ai biết rõ thuộc nòi nào, vì mèo đã được thuần hóa cách nay đã hàng triệu năm rồi. Có lẽ những nòi mèo nhà trên thế giới hiện nay đều từ hai hay ba nòi mèo rừng đã
sống trước kia ở Âu, Bắc Phi, Á từ hàng triệu năm trước. Phỏng đoán chính xác nhất là cách nay vào khoảng 5.000 năm, con mèo rừng đầu tiên đã được thuần hóa. Cách nay 4.000 năm người Ai Cập đã thuần hóa được mèo rừng. Nói đúng ra người Ai Cập cổ đã thờ mèo. Nữ thần Bast hoặc Pacht gì đó có đầu là đầu mèo, và đồ cúng được dâng cho mèo... thần!
Mèo được hình dung làm nam và nữ thần Ra và Isis. Khi trong gia đình có mèo chết thì từ chủ cho đến tôi tớ trong nhà đều cạo lông mày và để tang. Một con mèo thờ trong đền bị chết thì cả thành phố để tang. Nhiều xác ướp mèo đã được tìm thấy. Các xác ướp này đã được tẩm liệm và ướp chẳng khác gì vua hoặc quý tộc. Kẻ nào giết mèo thì sẽ bị xử tử.
Tuy nhiên ở châu Âu, có lẽ đến tận thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên mèo mới được thuần hóa. Thời cổ ở châu Âu người ta có một thái độ đối với mèo khác hẳn với người Ai Cập. Họ coi mèo là ma quỷ chớ không phải thần linh. Quỷ thường được người Âu vẽ dưới dạng con mèo đen. Phù thủy thường được cho là đã lấy hình mèo.
19
Các nòi mèo khác nhau về vóc dáng, ngoại hình chẳng kém gì các nòi chó. Có lẽ dấu hiệu để dễ nhận ra hai nòi mèo khác nhau là mèo lông ngắn và mèo lông dài. Mèo lông dài nổi tiếng là mèo Ba Tư và mèo Angora.
9
Tại sao sư tử lại được gọi “chúa sơn lâm”?
Trong suốt lịch sử loài người, sư tử vẫn được coi như biểu tượng của sức mạnh. Ta thường ví “mạnh như sư tử”. Người phương Tây gọi người có lương tâm là người có “trái tim sư tử”. Nhiều triều đình trên thế giới đã vẽ hình sư tử lên quốc huy, quốc kỳ để biểu dương quyền lực của mình.
Sư tử được tôn vinh là chúa sơn lâm có lẽ chẳng phải vì không có con vật nào đánh bại được sư tử mà vì những kinh hãi mà sư tử đã gây ra cho loài người và loài vật. Người Ai Câp cổ cho rằng sư tử là linh vật. Ngay thời
20
Chúa Giêsu ra đời, nghĩa là cách nay gần hai ngàn năm, ở nhiều nơi trên châu Âu vẫn còn sư tử. Nhưng chỉ 500 năm sau, tại châu Âu, sư tử bị giết sạch. Ngày nay chỉ còn một vài vùng ở châu Phi và một vùng ở Ấn Độ là còn sư tử, nhưng cũng không nhiều.
Sư tử cùng họ với mèo nhỏ. Chiều dài của sư tử trưởng thành vào khoảng 2,7 mét và nặng khoảng 200 đến 250 kg. Sư tử đực lớn hơn sư tử cái. Nhìn dấu chân trên mặt đất, người thợ săn có thể nói đó là dấu chân của sư tử đực hay sư tử cái, vì bàn chân của sư tử đực lớn hơn. Thanh âm của sư tử là tiếng rống hoặc gầm. Khác với mèo, sư tử không gừ gừ. Sư tử trèo cây được nhưng ít khi nó sử dụng khả năng này, và cũng khác với mèo, sư tử không sợ nước. Nó còn có thể dầm mình trong nước. Thực phẩm của sư tử chính là các con thú khác, nhất là thú ăn cỏ. Bởi vậy, sư tử sống ở rừng thưa, rừng sa van chứ không sống trong rừng già, rừng rậm. Vì nó phải uống nước mỗi ngày nên nó phải sống ở gần nơi có nước.
Ban ngày sư tử ngủ, ban đêm săn mồi. Sư tử sống riêng lẻ hay sống cặp, cũng có khi sống thành nhóm từ ba đến một chục con. Thực phẩm chủ yếu của nó là ngựa vằn, linh dương, sơn dương. Đôi khi sư tử cũng tấn công cả hươu cao cổ. Nhưng nó không tấn công voi, tê giác và hà mã. Khi nổi giận, sư tử chẳng thèm để ý đến những thú vật khác bởi vì nó dám chấp cả đám.
21
Khi đi săn, sư tử ẩn nấp rình con mồi đi ngang hay hống lên để hù làm nạn nhân “hết hồn” rồi nhảy ra, vút đuổi theo vồ. Khi đuổi theo như vậy tốc lực của sư tử có thể đạt tới 60km/giờ, nhưng nó chỉ giữ tốc độ này trong cự ly ngắn.
10
Tại sao chim đực có bộ lông sặc sỡ hơn chim mái?
Để trả lời câu hỏi đó, trước hết ta phải hiểu tại sao chim lại có màu sắc sặc sỡ đã.
Người ta đã đưa ra nhiều cách giải thích về màu sắc của loài chim. Tuy nhiên, ngày nay khoa học vẫn chưa thu thập được hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. Rất khó giải thích tại sao giống chim này có màu sắc sặc sỡ hoặc lợt, sáng mà giống chim kia lại có màu đậm tối? Có giống chim nhìn thì màu sắc lồ lộ, có giống thì rất khó nhìn ra. Người ta đã cố gắng nhiều để tìm ra quy luật chi phối vấn đề này.
Quy luật thứ nhất là những giống chim phần lớn thời gian sống trên ngọn cây cao, sống nơi quang đãng hoặc trên mặt nước thì có màu sáng, lợt hơn giống chim phần lớn thời giờ sống trên mặt đất.
Quy luật khác - với nhiều ngoại lệ - phần trên của chim có nhiều màu tối hơn phần dưới.
Sự kiện này khiến các nhà điểu học tin rằng màu sắc chính là một phương tiện tự vệ của chim, để nó khó bị kẻ thù phát hiện. Màu sắc của giống chim dẽ chẳng hạn, nó
22
hoàn toàn “tiệp” với màu cỏ đầm lầy, nơi nó sinh sống. Màu lông chim dẽ gà hoàn toàn giống với màu lá rụng. Nếu màu sắc là phương tiện tự vệ thì chim nào - đực hay mái - cần sự tự vệ nhất? Con mái, vì nó phải ấp trứng. Vì vậy, thiên nhiên cho nó màu “tiệp” với màu sắc nơi nó nằm ổ, để kẻ thù khó phát hiện ra nó.
Lý do khác giải thích màu sắc sáng và sặc sỡ của chim đực là để hấp dẫn con mái vào mùa sinh nở. Vào thời điểm này bộ lông con đực càng thêm sặc sỡ, rực rỡ để phô diễn với chim mái.
11
Chim hót để làm gì?
Tiếng chim hót là một
trong những thanh âm
đáng yêu nhất của thiên
nhiên. Những khi ta rong
chơi ngoài đồng quê, nghe
chim hót ta thấy dường
như chim chóc đang gọi nhau, đang trò chuyện với nhau. Thật ra tiếng chim hót của loài chim chính là phương tiện truyền thông của chúng, cũng như tiếng kêu, tiếng tru, tiếng gầm... của các động vật khác. Tất nhiên, trong tiếng hót của chúng có thanh âm chỉ là những biểu hiện của sự sảng khoái, vui thú. Nhưng hầu hết các tiếng hót
23
đều là những “điệp thư” bằng âm thanh, thể hiện những cảm thông, truyền đạt các tin tức.
Con gà mái “cục cục” hoặc là “quác quác” để báo động cho lũ gà nhép tình hình hiểm nghèo, để lũ gà nhép mau chạy lẹ lại nằm im trong đôi cánh ấp ủ chở che của gà mẹ. Nó cũng cục cục để gọi con đến ăn cái mà nó vừa kiếm được. Bầy chim phi hành ban đêm, chúng vừa bay vừa kêu lên. Tiếng kêu đó để bầy chim không bị tán lạc hoặc nếu có con nào bị lạc thì định hướng tiếng kêu đó mà bay nhập đàn.
Ngôn ngữ của loài chim tất nhiên là khác với ngôn ngữ loài người. Ta dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng. Loài người không nói một ngôn ngữ theo bản năng. Con gà không cần phải học mới biết gáy, không như con người phải học mới biết nói, dù là tiếng mẹ đẻ. Khả năng hót của chim là bản năng bẩm sinh.
Trong một phòng thí nghiệm, con gà vừa ra khỏi vỏ trứng đã được đem đến nuôi ở một nơi nó không thể nghe một tiếng gà trống hoặc gà mái nào, vậy mà con gà này cũng biết kêu “chích chích” như những con gà khác. Lớn lên nó cũng biết gáy nếu là gà trống hoặc cũng biết cục tác nếu là gà mái.
Điều này không có nghĩa là chim không thể học hót. Thật ra một vài giống chim đã bắt chước được tiếng hót của giống chim khác. Một giống chim có tên là “chim nhái”
24
vì nó có thể nhái tiếng hót của nhiều giống chim khác. Nếu để chim se sẻ sống chung với chim yến thì nó cũng sẽ tập hót như chim yến. Nếu đem chim yến cho sống chung với chim sơn ca, nó sẽ mau lẹ bắt chước tiếng hót của chim sơn ca. Ai cũng biết là mấy con nhồng, con két bắt chước những âm thanh chúng nghe được kể cả tiếng xe thắng “két, két”. Vậy có thể nói loài chim sinh ra là đã có thể hót theo bản năng, không cần học, đồng thời có thể bắt chước tiếng hót của giống chim khác.
Một câu hỏi đau đầu: cùng một giống chim - chim sẻ chẳng hạn - sống ở hai địa phương cách xa nhau, như Hoa Kỳ và Anh chẳng hạn - có hót giống nhau không, hay chúng cũng có thổ âm, thổ ngữ như người? Có! Cùng một giống chim, có “một vài” tiếng hót mà chim sống ở địa phương khác không hiểu. Điều này chứng tỏ rằng thêm vào những tiếng hót theo bản năng chủng loại, chim có thể học thêm đôi ba tiếng hót mới lạ khác.
12
Nhờ cái gì mà vịt có thể nổi trên mặt nước?
Tiếng Anh, từ “duck” chỉ thị tất cả các động vật có lông vũ chỉ sống hay có thể sống trên môi trường có nhiều nước. Nó gồm đủ chủng loại từ con vịt, con le le, con thiên nga cho đến con vịt trời. Họ nhà “duck” gồm các loại chim nước
25
như thiên nga, ngỗng, vịt nhà, vịt mỏ nhọn, fishing duck, tree duck, dabling duck, diving duck, ruddy duck... Hầu hết các giống “vịt” (duck) hoang hay “vịt trời” bên Hoa Kỳ đều sống ở vùng bờ biển Canada lên phía Bắc cho đến hết vành đai cây xanh (từ vành đai này trở lên là địa cực, cây không mọc được mà chỉ có vài loại rêu là mọc được - ND) đến miền Viễn Bắc Canada. Chỉ trong mùa đông chúng mới bay đi trú đông tại các vùng ấm áp miền Nam. Và cũng chỉ ở một thời gian ngắn. Ngay khi băng ở phía Bắc bắt đầu tan thì chúng đã đoàn lũ thê tử bay về quê hương lạnh lẽo, nơi có vô số đầm lầy, hồ, ao... Nước đá không thành vấn đề lắm đối với “vịt trời”. Lý do khiến chúng có thể nổi lên trên mặt nước lạnh lẽo như vậy là bộ lông phía ngoài của chúng không thấm nước. Tuyến ở phía đuôi vịt cung cấp cho chúng một thứ dầu nhờn mà chúng phết hết lên phía ngoài bộ lông. Dưới lớp lông này còn một lớp lông khác dày hơn phủ kín da. Ngay cả mấy cái màng móng cũng được bảo vệ để khỏi bị lạnh. Ở màng đó không có mạch máu hay thần kinh nên nó không cảm thấy lạnh chân.
Chân và cẳng “vịt trời” được bố trí sao cho có thể thò dài ra xa với thân nên rất thuận tiện cho việc bơi. Chân cẳng như vậy nên ở trên cạn, chúng đi núng na núng nính. Chúng bay cũng lẹ lắm. Với lộ trình ngắn, chúng có thể đạt tốc độ 110km/giờ.
26
Hầu hết “vịt trời” làm tổ trên cạn, nhưng gần bờ nước. Tại đó, chúng ấp trứng bằng cái ngực mềm và ấm của chúng. Cái tổ, chúng làm khéo đến nỗi con mái có rời khỏi tổ chốc lát trứng cũng không bị lạnh. Vịt trời đẻ một lứa từ sáu đến mười bốn trứng và ấp trứng là việc riêng của con mái, con trống không biết tới.
Sau mùa sinh đẻ, vịt trời rụng lông. Vì vậy trong thời gian này vịt trời không bay được. Để tự vệ, chúng nằm im re để không gây sự chú ý của kẻ thù.
Trên thế giới có khoảng 160 chủng loại và trên lục địa nào cũng có vịt trời thuộc một chủng loại nào đó. Đặc biệt, lục địa Nam cực không có vịt trời.
13
Lẽ nào cá mà biết bay?
Có cá “bay”, vỗ “cánh” đàng hoàng! Có điều nó bay không giống với chim bay. Và không có giống cá nào có thể bay theo kiểu như chim được. Nhưng “lao” lên không khí, vỗ “cánh” một chặp, bay được một quãng ngắn ngắn rồi lại rớt xuống, nếu gọi như vậy là “bay” thì quả thật là có cá bay. Cái “cánh” của cá bay thật ra chỉ là cái vây trước rộng, lớn so với thân cá. Khi bay nó giương cặp vây ấy ra cho xòe nằm ngang với thân. Có trường hợp cá còn giương cả cặp vây sau nữa.
Cá bay lên không khí bằng cách bơi thật nhanh trên
27
mặt nước với một phần thân nhô lên khỏi mặt nước. Nó bơi như vậy một quãng lấy trớn, đuôi quẫy thật mạnh. Rồi nó giương vây giữ cho ngay đơ và tốc độ của cử động của nó sẽ nâng nó lên không khí.
Cá có thể “bay” mỗi lần như vậy được vài trăm mét mới rớt xuống. Khi có sóng lớn, lúc là là xuống gặp ngọn sóng cao, có thể mượn ngọn sóng lấy trớn vọt lên nữa. Cứ như vậy, cá có thể bay một khoảng rất xa mà không rớt xuống mặt nước. Đó là bay xa. Còn bay cao? Các tàu buôn khổ vì nó. Bởi nó có thể phóng lên tới boong tàu. Mà cá ấy thì không ngon, nên chẳng ai ham, chỉ tổ mất công quét nó xuống biển trở lại mà thôi.
14
Tại sao cá hồi phải lội ngược dòng nước mới đẻ trứng được?
Tạo vật có nhiều cách để sinh đẻ, tự vệ và bảo tồn nòi giống thật lạ lùng khiến ta phải kinh ngạc. Những cách
28
làm tổ của một vài giống chim hoặc cách một vài giống vật chiến đấu để bảo vệ đám con của mình thật lạ lùng. Bản năng đã khiến con cá hồi phải làm một cuộc hành trình ngược dòng. Bởi vì đó là cách tốt nhất để cá hồi con ra chào đời và tăng trưởng. Không phải tất cả mọi con cá hồi đều phải ngược lên đến tận đầu sông, ngọn suối để sinh đẻ. Có nhiều con ghé ngay vào một nhánh sông phía dưới. Cá hồi lưng gù thuộc loại này. Nó đẻ ngay ở cửa sông, cách chỗ nước mặn vài dặm. Nhưng cũng có cá hồi thuộc loại chúa trùm. Nó lội ngược lên đến ngọn nguồn cách biển tới 3.000 dặm. Trước khi đi đến vùng nước ngọt, cá hồi như được sống trong điều kiện thoải mái mạnh khỏe, mập ra. Nhưng ngay khi vào đến nơi, cá hồi bắt đầu nhịn ăn. Đôi khi chúng bị suy kiệt vì ráng đến tận nơi chúng muốn đến để đẻ trứng.
Vì chúng lội ngược nhiều con sông có nhiều ghềnh thác chảy xiết nên lên đến nơi, cá hồi thường gầy ốm, tiều tụy, xác xơ vào lúc chúng sinh nở. Nhưng dù có xác xơ hay còn phốp pháp thì khi đẻ trứng xong là cá hồi Thái Bình Dương đều chết cả.
Khi tới đúng chỗ đẻ trứng (thường cũng là nơi trước kia chúng ra đời trong dạng cái trứng), con cá hồi cái dùng đuôi, vây và chính thân mình đào một cái lỗ trong đá, đất hoặc cát rồi đẻ trứng vào đó. Con đực sẽ cho thụ tinh. Sau đó cá hồi cái ấp trứng.
29
Khi mọi việc đã xong thì dường như cá hồi cũng chán hết mọi sinh thú ở đời. Nó thả mình theo dòng nước trôi xuôi. Dòng nước đó cũng là nơi nó gởi tấm thân tàn tạ. Và cũng là lúc mở màn cho trang sử đầu tiên của cá hồi con. Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Cá hồi con sẽ ở lại vùng nước ngọt trong vài tháng, có khi đến một năm rồi lại theo dòng sông để vào biển cả. Cái vòng sinh tử cứ thế quay đều, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ thay đổi.
15
Cá thở như thế nào?
Cách nay cả hàng trăm ngàn năm, trước khi cả người nguyên thủy xuất hiện trên mặt đất thì cá đã bơi lội tung tăng trong các đại dương. Vào thời đó mà cá đã đạt tới trình độ phát triển cao. Thật ra cá là động vật có xương sống đầu tiên xuất hiện trên địa cầu.
Từ thời đó cá đã phát triển bằng nhiều cách đến nỗi ngày nay chỉ còn một số rất ít còn phảng phất giống với tổ tiên cá thời nguyên thủy trong
đại dương.
Như một qui tắc chung, cá
có hình dạng dài và thon. Loài
người đã dựa vào hình dạng này
để đóng tàu ngầm. Vì đó là hình
30
dạng tối ưu để bơi xuyên qua nước một cách mau lẹ. Hầu hết cá dùng đuôi như một cỗ máy. Cá điều chỉnh hướng đi bằng vây và đuôi. Trừ một số giống cá gọi là “cá phổi”, tất cả các cá khác đều thở bằng mang. Cá hớp nước qua miệng. Từ miệng nước được lùa qua mang rồi ra ngoài qua khe hở sau mang. Trong nước hớp vào đó có chứa oxy mà cá sẽ thu lại để “tẩy uế” máu cũng như con người lấy oxy từ không khí để “tẩy uế” máu của mình vậy. Khi nước bị ô nhiễm cách nào đó, cá trồi lên mặt nước để hớp lấy không khí. Khổ nỗi mang cá không thích dụng với việc xử lý oxy trong không khí cho nên trồi lên mặt nước để hớp không khí là một động tác miễn cưỡng đối với cá. Cá là loài máu lạnh, nhưng cá cũng có hệ thần kinh như các động vật khác. Do đó, cá cũng cảm thấy đau đớn. Xúc giác cá rất bén nhạy. Cá nếm và cảm xúc bằng... da! Cá cũng có khứu giác. Chúng có tới hai cơ quan khứu giác, tuy nhỏ và đặt lỗ mũi trên đầu. Cá có tai nhưng lặn vào trong hộp sọ và ta gọi là “tai lặn”.
Lý do cá thường có màu đậm trên sống lưng và màu lợt ở phía dưới bụng là để bảo vệ nó khỏi kẻ thù. Nhìn từ bên trên xuống, chúng nom mờ đục như màu của dòng sông hay đại dương. Nhìn từ dưới lên, nom chúng sáng như ánh sáng từ trên rọi xuống. Có tới hơn 20.000 loại cá. Bởi vậy ta khó mà hình dung cho hết các lối sống của loài cá.
31
16
Loại rắn nào có nọc độc?
Con người dường như vừa sợ hãi vừa gớm ghiếc loài rắn. Ngoại hình và cách thức di chuyển của rắn cũng như sự kiện nhiều người chết vì rắn cắn là nguyên nhân của tâm trạng vừa nói.
Có hơn hai ngàn loại rắn. Chúng sống trên cạn, trên cây, trong nước. Bất cứ nơi nào trên trái đất cũng có rắn trừ miền Bắc Cực và vài hòn đảo.
Rắn độc chứa nọc độc trong hốc răng nanh. Răng nanh của rắn rỗng và hở một lỗ nhỏ ở đầu. Những cái răng nanh này nằm ở hàm trên được nối với tuyến nọc độc ở trên đầu. Đừng tưởng rằng cứ bẻ hết mấy cái nanh độc đi thì từ đó đến chết rắn độc sẽ vô hại. Không, nanh này gãy thì nanh khác mọc ra.
Rắn cắn vào con mồi, phun nọc độc vào vết thương đó để giết chết hoặc làm cho con mồi tê liệt, hôn mê đi rồi mới ăn. Tại Hoa Kỳ có khoảng 120 loại rắn không độc. Tất cả các loại rắn độc ở Hoa Kỳ được xếp thành bốn loại: một trong các loại đó là “rắn độc san hô” thuộc họ
32
hổ mang và loại này chỉ có ở miền Nam Hoa Kỳ. Còn ba loại kia thuộc loại “rắn độc hỏa ngục”, trong đó phải kể: rắn hổ chuông, rắn hổ đầu đồng, rắn hổ nước. Ở Hoa Kỳ có khoảng một chục nòi rắn hổ chuông. Có thể coi tất cả các nòi rắn hổ chuông đều thuộc về cùng một giống. Rất dễ nhận ra chúng nhờ “cái chuông” ở đuôi khua lên mỗi khi chúng cử động.
Trên thực tế, trên bất cứ miền nào của Hoa Kỳ đều có rắn hổ chuông. Rắn đầu đồng thì có ở các bang miền Đông từ Massachusetts đến Florida. Rắn hổ nước thì có ở các bang miền Nam.
Ở đây không đề cập đến rắn không độc ở Mỹ. Chẳng những chúng không độc mà còn hữu ích để giải nọc độc nữa. Trong số này đáng kể là các nòi: thanh xà, hắc xà, bạch xà, rắn vua, rắn bít tất... là những giống rắn vừa không độc vừa rất hữu ích.
17
Phải chăng rắn chuông khua chuông cảnh báo rồi mới cắn?
Rắn chuông thật đáng sợ. Bởi sợ nó quá nên người ta cứ tự ám thị mình là nòi rắn này không nguy hiểm như ta tưởng vì trước khi cắn, nó lắc cái “chuông” gắn ở đuôi nó để báo trước.
Rủi thay, tưởng vậy mà không phải vậy. Khi nó lắc chuông
33
thường là vì chính nó sợ. Người ta sợ quá thì run rẩy lập cập, còn rắn chuông sợ quá thì lắc cái đuôi lia lịa. Nhưng một cuộc khảo sát đi đến kết luận là có đến 95% lần rắn chuông cắn mà không lắc chuông cảnh báo gì cả.
Thật ra rắn vừa “mổ” vừa “cắn”. Chỉ có vài loại “cắn” nhiều hơn các loại khác.
Rắn độc có răng nanh dài, rỗng và cụp về phía trong hàm khi nó ngậm miệng. Lúc sắp sửa “mổ”, nó mới hạ răng nanh xuống và lao tới. Răng nanh cắm vào da thịt khi rắn “mổ” đồng thời tuyến nọc bơm nọc độc theo lỗ nhỏ ở đầu nanh mà vào vết thương vật bị cắn. Có loại rắn khác, nanh ngắn thì khi mổ vào con vật (hoặc người) chưa chịu buông ra ngay mà còn “nhay nhay” để nọc độc kịp ngấm vào vết thương.
Thật ra rắn hổ mang nguy hiểm hơn rắn chuông. Hổ mang hung hăng hơn, “hiếu chiến” hơn. Nọc của rắn chuông không độc bằng nọc của rắn hổ mang. Nọc của hổ mang dễ gây tử vong. Bị hổ mang cắn - nếu không chữa chạy thích đáng và kịp thời - thì chỉ nội trong một giờ đồng hồ là chết.
18
Trên thế giới, loài rắn nào lớn nhất?
Trên thế giới có hơn hai ngàn loại rắn. Rắn là loài làm cho con người ghê sợ đến nỗi người ta thêu dệt đủ thứ
34
chuyện sai lầm về chúng. Một trong những sai lầm ấy là có loại rắn khổng lồ dài tới 18m đến 20m.
Thật ra làm gì có rắn nào dài tới cỡ đó, dù là con trăn đi nữa. Con trăn thuộc loại lớn nhất có tên là Anaconda sống ở miền nhiệt đới Nam Mỹ. Có lần, ở thượng nguồn sông Orinoco phía Đông Columbia người ta bắt được một con dài 11,5m. Ở những nơi hẻo lánh như vậy có thể có những con lớn, dài hơn mà người ta chưa gặp.
Một loại trăn lớn khác có tên là “Python colossus”. Ngày 15-4-1963, tại “Sở thú Cao nguyên” (Highland Park Zoological Gardens) Hoa Kỳ có một con trăn loại này bị chết và cũng chỉ dài có 8,85m. Trước khi nó chết sáu năm, có lần người ta cân và lúc đó nó nặng 144kg. Hầu hết giống trăn “Py thon” đều sống ở Đông Nam Á và ở quần đảo Philippines.
Trăn “Python Ấn Độ” được tìm thấy ở Ấn Độ và Mã Lai có thể có chiều dài từ 7m đến 7,8m. Trăn “Py thon đá” ở châu Phi cũng có chiều dài tương tự. Trăn “Python kim cương” ở châu Úc và Tân Guinea thì chỉ dài chừng 6,5m đến 7m. Chẳng hiểu vì sao mà giống trăn có tên là “Boa” sống ở Mexico, ở Trung và Nam Mỹ lại được đồn đại là “bự” nhất khi mà chưa bao giờ người ta thấy một con dài hơn 5m.
Hổ mang chúa, một chi phái khác của họ nhà rắn cũng chỉ dài tối đa vào khoảng 5,5m. Tại Hoa Kỳ, con rắn lớn nhất là bao nhiêu? Hình như ở Hoa Kỳ không có giống rắn lớn.
35
Giống rắn lớn nhất ở Hoa Kỳ là “rắn chuông lưng nạm kim cương”. Tiếng là lớn nhất nhưng cũng chỉ chừng 2,5m. Loại rắn có tên là “gà con đen”, “hổ trâu”, “hoàng xà” - sống ở Hoa Kỳ - chiều dài tối đa cũng chỉ khoảng 2,7m-2,8m. Rắn độc dài nhất là “hổ mang chúa” và rắn độc nặng ký nhất là loại “rắn chuông lưng nạm kim cương”.
19
Tại sao cá voi phun nước?
Tuy gọi là cá - vì nó sống ở dưới nước - nhưng cá voi lại là động vật có vú, máu nóng, sinh con chứ không đẻ trứng. Và cá voi con cũng bú sữa mẹ như các động vật có vú khác khi còn nhỏ.
Cá voi - như các động vật có vú sống dưới nước khác - là hậu duệ của động vật sống trên cạn. Chúng đã phải mất một thời gian dài để thích ứng với đời sống dưới nước, có nghĩa là phải mất hàng triệu năm cơ thể của cá voi thay đổi liên tục để thích ứng với đời sống dưới nước.
36
Cá voi không có mang và thở bằng phổi nên khi thay đổi môi trường sống từ trên cạn xuống nước thì dĩ nhiên sự thay đổi bộ máy hô hấp của cá voi là cực kỳ quan trọng đối với nó. Lỗ mũi của nó nằm tuốt luốt trên đỉnh đầu gần sát với lưng để nó có thể thở dễ dàng trên mặt nước.
Lặn xuống nước, hai lỗ mũi nó được bít lại bằng những cái “nắp” (van) nhỏ. Đường ống không khí thông với miệng cũng bít lại để nước không bị lọt vào phổi, cứ mỗi năm hay mười phút cá voi thường trồi lên mặt nước để thở. Nhưng nó có thể lặn dưới nước luôn một lèo 45 phút, tất nhiên là không thở. Khi trồi lên mặt nước nó thở “phì” một cái thật mạnh để tống không khí “đã xài rồi” ở trong phổi ra. Khi thở ra như vậy, từ xa ta cũng có thể nghe thấy tiếng “phì” dài. Khi “phì” ra như vậy thì nó tống ra những gì? Nó không “phì” ra nước đâu mà là không khí “đã xài rồi” nhưng đậm hơi nước đó thôi.
Cá voi phun phì như vậy một hồi cho đến khi nó thay đổi hoàn toàn không khí trong phổi mới lại lặn xuống. Người ta biết được là có vài loại cá voi lặn sâu được tới 610m dưới mặt nước! Nhiều khi cá voi lớn chỉ lặn cái đầu và mình xuống nước, còn đuôi thò lên mặt nước quẫy đùng đùng. Cũng có khi nó nhảy vọt lên khỏi mặt nước nữa.
37
20
Ếch nhái và cóc khác nhau chỗ nào?
Có lẽ bạn sẽ nói chỉ có mấy đứa con nít, mấy người chưa bao giờ trông thấy con ếch, con nhái, con cóc nó ra làm sao thì mới không biết ếch nhái khác nhau chỗ nào. Tuy nhiên, những điểm khác nhau giữa ếch nhái và cóc thì lại không nhiều bằng những điểm giống nhau. Và những điểm giống nhau lại là những điểm quan trọng nhất. Nếu biết vậy, chắc bạn sẽ chẳng nói chỉ mấy đứa con nít... Ếch và cóc đều thuộc loài động vật có máu lạnh và sống lưỡng thê, nghĩa là vừa có thể sống trên cạn vừa có thể sống dưới nước.
Hầu hết các loại ếch và cóc đều rất giống nhau và thường rất khó phân biệt. Tuy nhiên, ếch và nhái có da nhẵn và láng hơn, thân dài và thanh tú hơn cóc. Hầu hết cóc đều da khô, xù xì và... thù lù. Thêm nữa, hầu hết các loài ếch đều có răng, trong khi ấy cóc không có. Cho nên nói rằng cóc nghiến răng là sai.
Hầu hết loài lưỡng thê đều đẻ trứng. Về điểm này thì cóc và ếch giống nhau. Trứng ếch và cóc nom như những hạt bụi lốm đốm nổi lều
bều trên mặt nước.
Trứng ếch và cóc nở
thành nòng nọc (cá
nhái) nom giống với
38
những con cá con hơn là giống ếch, cóc. Cá nhái thở bằng mang và có đuôi dài mà lại không có chân. Từ trứng nở thành cá nhái phải mất khoảng từ 3 đến 25 ngày. Khoảng ba bốn tháng sau, cá nhái rụng đuôi và mang, đồng thời chân và phổi phát triển. Nhưng phải mất đến một năm cá nhái mới thành ếch hoặc cóc con. Đố bạn biết tuổi thọ của ếch và cóc là bao nhiêu? Tất nhiên chỉ kể cái chết tự nhiên vì quá già. Thật không ngờ là tuổi thọ của ếch, cóc có thể lên tới 40 năm.
Cóc đẻ trứng ít hơn ếch có nghĩa là mỗi năm chị có chỉ có thể sản xuất được từ 4 đến 12 ngàn trứng là tối đa, trong khi đó một chị ếch “trâu” có thể cho ra đời từ 18 đến 20 ngàn trứng mỗi... mùa. Có nhiều loại cóc mà những chú cóc đực phải lãnh những nhiệm vụ không nhỏ trong việc ấp trứng. Như một loại cóc đực có ở châu Âu chẳng hạn đã “cõng” cả chùm trứng phủ kín từ đầu đến chân và ngồi im trong hang cho đến lúc chùm trứng nở hết. Đâu đã xong, khi trứng nở hết lại phải dẫn lũ nhóc đến ao, hồ, nơi có nước nữa chứ. Có loại cóc nom rất dị hơm, sống ở Nam Mỹ. Trên lưng con đực có những cái lỗ có nắp đậy bằng da, bên trong có chứa chất lỏng. Đến mùa sinh nở thì cóc cứ ở lì trong mấy cái lỗ ấy qua thời kỳ “nòng nọc” (cá nhái) để trở thành cóc con rồi mới chịu rời khỏi lưng ông già mình.
Cóc sống ở miền ôn đới thường có màu nâu hoặc màu ô liu trong khi cóc sống ở miền nhiệt đới thì thường có màu lợt. Sờ mó vào cóc chẳng có hại gì đâu, có điều ghê ghê tay.
39
21
Côn trùng thở bằng cách nào?
Trước hết, nên minh định rõ ý nghĩa của từ “thở”. Thở là một quá trình gồm hai động tác chủ yếu là hít không khí vào (cơ thể) và tống thải một vài thứ khí nào đó ra (khỏi cơ thể). Nếu nói vậy thì cây cối cũng thở đấy!
Tất cả các sinh vật đều phải thở để duy trì sự sống, không khí ta thở là một hợp chất bao gồm nhiều khí như oxy, một khối lượng lớn khí carbon dioxide và hơi nước.
Khí oxy cần thiết để đốt vài loại thực phẩm mà cơ thể cần. Những chất thải bao gồm hơi nước và khí carbon dioxide bị thải ra khỏi cơ thể một phần bằng cách thở ra.
Cách thở đơn giản nhất có lẽ là cách thở của loài sứa và nhiều loại sâu. Chúng không có cơ quan hô hấp gì cả. Khí oxy hòa tan trong nước mà các sinh vật này sống sẽ thấm qua da của chúng để vào cơ thể. Và hỗn hợp khí carbon dioxide cũng thấm qua da mà thoát ra ngoài.
Việc thở của con sâu đất thì phức tạp hơn. Chúng có một thứ dịch đặc biệt, có thể coi như máu chuyên chở khí oxy từ da vào các cơ quan nội
tạng đồng thời chuyên
chở khí carbon dioxide
từ các nơi này thải ra
ngoài. Loài ếch đôi khi
40
cũng thở theo lối này bằng cách dùng da như một cơ quan hô hấp. Nhưng chúng phải dùng phổi để thở khi chúng cần một lượng oxy lớn hơn.
Cách thở của loài côn trùng diễn ra một cách hết sức bất thường và ngộ nghĩnh. Quan sát gần và kỹ phần ngực và bụng của côn trùng ta thấy có nhiều cái lỗ nhỏ. Mỗi lỗ nhỏ này là đầu của một cái ống - gọi là “khí khổng” - có vai trò như cái ống thông hơi. Vậy là côn trùng cũng thở như ta, nghĩa là hút khí oxy trong không khí, nhả hỗn hợp khí carbon dioxide, có điều nó thở qua hàng trăm khí khổng nằm dưới bụng chứ không qua mũi như người. Với một tạo vật nhỏ bé như côn trùng thì các khí khổng này không chiếm nhiều không gian. Bạn hãy tưởng tượng cơ thể của ta cần bao nhiêu oxy và để hút được bấy nhiêu oxy thì cơ thể cần bao nhiêu khí khổng? Với số lượng khí khổng như vậy thì nó sẽ chiếm một khoảng không gian bằng nào? Và lúc đó cái bụng của ta bằng nào? Chắc là hình dạng của ta sẽ tức cười lắm. Bạn nên biết cả cái bụng con châu chấu - dài bằng 2/3 cả thân con châu chấu - hầu như không chứa một cơ quan nào ngoài chức năng chứa các ống thông hơi. Như vậy, nếu con người cũng thở theo kiểu côn trùng thì bụng con người cũng phải dài, to ra 2/3 cơ thể nữa. Hình tượng ra thì cái bụng của ta phải to và dài bằng ba cái thùng nước lèo đấy. Một hình dạng như vậy bạn có chịu không?
Còn vấn đề nữa: nhịp mà côn trùng hít thở là bao nhiêu?
41
Điều này tùy vào kích cỡ của nó. Có điều trái ngược là cơ thể càng dềnh dàng đồ sộ thì nhịp thở càng chậm. Nhịp thở của con voi trung bình là 10 lần/phút. Nhưng, nhịp thở của chuột lắt lại là 200 lần/phút.
22
Đom đóm lập lòe để làm gì?
Không ai không ngẩn người ra trước sự kiện nhấp nháy, lập lòe, chớp tắt của con đom đóm, nhất là mấy chú bé ưa bắt đom đóm bỏ vào lọ thủy tinh để xem nó lập lòe, chớp tắt. Chẳng phải người thường mà ngay cả các nhà khoa học cũng ngẩn người ra trước hiện tượng này. Đến tận ngày nay các nhà khoa học cũng vẫn còn ngẩn người ra vì còn nhiều bí ẩn của hiện tượng đom đóm lập lòe mà họ chưa lý giải được.
Ánh sáng đom đóm tỏa ra rất giống ánh sáng thường, chỉ có điều là nó không tỏa nhiệt. Loại ánh sáng này gọi là “phát quang”. Nơi con đom đóm, sự phát quang được tạo ra do chất được gọi là “luciferin”. Chất này hóa hợp với oxy sẽ tỏa ra ánh sáng. Nhưng phản ứng này không xảy ra nếu không có sự hiện diện của chất xúc tác gọi là “luciferase”. Chất này giúp cho phản ứng xảy ra chứ không tham gia vào phản ứng. Trong cơ thể đom đóm có hai chất “luciferin” và “luciferase”. Khi có oxy thì chất “luciferase” sẽ giúp oxy đốt cháy (phản ứng với) luciferin và tạo ra ánh sáng.
42
Trong phòng thí nghiệm các nhà khoa học có thể tạo ra ánh sáng bằng cách này. Nhưng để làm điều này họ phải lấy các hợp chất luciferin và luciferase từ con đom đóm. Vì khoa học ngày nay chưa thể tạo ra các chất này bằng phương pháp tổng hợp thông thường được. Thiên nhiên vẫn còn giữ bí quyết chế tạo hai chất luciferin và luciferase.
Mục đích đom đóm chiếu sáng lập lòe để làm gì? Tất nhiên là có thể có vài lời giải thích. Một trong những mục đích là để tìm “ý trung nhân”. Mục đích khác là để làm mấy com chim ăn đêm - kẻ thù của đom đóm - không “xực” nó.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc là ánh sáng này có cần cho đom đóm hay không vì những mục đích nói trên xem ra là không quan trọng. Họ nghĩ rằng ánh sáng ấy có lẽ chỉ là “phó sản” của một quá trình phản ứng hóa học khác diễn ra trong cơ thể com đom đóm và ánh sáng không phải là yếu tố cần thiết cho sự sống của đom đóm. Nhưng muốn là gì đi nữa thì ánh sáng ấy vẫn làm vui mắt ta trong đêm và đó là côn trùng nhỏ ta nhìn thấy được ban đêm.
23
Ong chế tạo mật như thế nào?
Ong chế tạo mật để làm thực phẩm cho ong xài. Chúng ta dùng mật ong là chúng ta cướp phần ăn của ong đó.
43
Quá trình chế tạo mật ong là quá trình sản xuất thực phẩm cho cả ổ ong.
Công việc đầu tiên ong phải làm trong quá trình sản xuất mật ong là đi tìm và hút mật hoa. Mật hoa hút được chứa trong túi mật nằm ngay phía trước bao tử của ong, có một van thông từ túi mật này qua bao tử.
Bước đầu tiên trong việc chế tạo mật là chế biến mật hoa. Công việc được thực hiện ngay trong túi mật của mỗi con ong. Đường có trong mật hoa phải trải qua một chuyển biến hóa học. Bước kế tiếp là loại bỏ một số nước có trong mật hoa bằng cách làm cho nó bốc hơi nhờ nhiệt trong tổ ong và nhờ ong quạt. Mật được các ong thợ đem về chứa trong các tàng ong còn nhiều nước quá cần phải được cô lại cho đặc thêm và dành làm thực phẩm về sau.
Khi không kiếm được mật hoa, ong đành hút các dung dịch có đường từ chồi lộc non của các thực vật khác. Ta có thể lấy mật ong bằng nhiều cách. Ta có thể vắt bọng ong để ép mật chảy ra. Nhưng có thể dùng máy quay ly tâm để lấy mật.
Chất lượng mật ong tùy thuộc vào loại mật hoa mà ong hút được. Mật ong là một hợp chất gồm rất nhiều thành tố. Thành phần chủ yếu là hai loại đường levulose và dextrose. Hai thành tố này chứa đựng các chất: một ít đường saccarose (đường mía), maltose, dextrin, khoáng, một ít phân hóa tố, một lượng nhỏ vitamin và protein cùng với acid.
44
Mật ong còn khác nhau cả về mùi và màu sắc. Điều này cũng tùy thuộc nguồn mật hoa chủ yếu mà ong hút được.
24
Sâu hóa bướm như thế nào?
Đã bao giờ bạn nghe nói một giống sinh vật không cần ăn mà vẫn sống phây phây chưa? Chắc bạn lại cho là xạo!? Đúng là có xạo phần nào. Bởi vì không phải là tất cả các giống bướm mà chỉ có một số giống bướm - trong suốt cuộc đời mình - không hề ăn gì mà vẫn sống.
Trong suốt một đời mình, một chị bướm cái đẻ từ 100 cho đến vài ngàn trứng. Chị ta cẩn thận để trứng gần những nơi hữu ích cho con chị sau này. Nhưng nếu chẳng may trong cả vùng chỉ có mỗi một cây thôi thì chị cũng đành lòng. Đâu có ôm mãi trứng trong bụng để chọn cho được nơi ưng ý mới chịu đẻ trứng!?
Từ trứng này sẽ nở ra một ấu trùng nhỏ xíu xìu xiu. Thế nhưng nhỏ thì nhỏ, ngay lập tức khi vừa ra chào đời, các ấu trùng háu ăn kinh khủng và chúng đã ăn lia lịa. Ăn
45
nhiều, lớn lẹ vì thế “áo quần” hóa chật “liền liền”. Cứ vài ba bữa là lột xác. Mỗi lần lột xác, mỗi lần lớn thêm bộn. Trong suốt giai đoạn này, ấu trùng chỉ làm một việc duy nhất: ăn, chúng ăn để giữ chất dinh dưỡng cho cả một cuộc đời lâu dài làm bướm sau này. Thực phẩm được dự trữ dưới dạng mỡ, đồng thời cũng chính là nguyên liệu để tạo ra đủ thứ cơ phận và dụng cụ cho đời làm bướm, chẳng hạn như đôi cánh sặc sỡ, cái vòi hút nhụy, những đôi chân...
Vào một thời điểm nào đó sâu bướm cảm thấy đã đến lúc đổi đời - hay đổi lốt - lúc đó chúng sẽ tạo ra một cái kén chui vô đó “sắm tuồng”. Nằm chổng ngược đầu trở xuống trút bỏ bộ áo sâu bướm lông lá gớm ghiếc để trở thành con nhộng nhẵn nhụi, sau đó dùng cặp gai ngạnh ở một đầu thân kẹp chặt lấy một đầu kén.
Cứ trong tư thế đó, nhộng nằm ngủ vài tuần, có giống vài tháng. Nói là ngủ chứ thực ra trong thời gian đó cơ thể nhộng hoạt động tưng bừng, ráo riết để mau chóng lột bỏ bộ áo sâu bọ đi. Đến ngày, đến tháng đã định, bộ áo nhộng kia cũng bị chê và lột bỏ. Khi lột xong bộ áo, sâu đã hóa thân thành bướm. Nhưng không phải thành bướm là có thể nhởn nhơ bay đi khoe đôi cánh rực rỡ của mình liền. Đôi cánh ấy còn mềm, còn ướt phải hong cho khô ráo và cứng cáp lên đã, trong lúc phơi cánh, bướm nôn nóng bò tới bò lui chậm chạp - vì đâu đã mạnh hẳn - để chờ đợi giờ phút huy hoàng. Giờ ấy đã điểm. Bướm cất cánh bay lên và tức thời đi tìm một bông hoa nào đó để hút mật.
46
Lịch sử cuộc đời bướm đêm cũng vậy thôi. Có điều bướm đêm có nhiều “nòi” (nhiều thứ) hơn bướm ngày. Chỉ riêng ở Bắc Mỹ đã có trên 8.000 “nòi” bướm đêm mà chỉ có khoảng 700 “nòi” bướm ngày.
25
Con tằm nhả tơ như thế nào?
Hàng ngàn năm trước người Trung Hoa đã nắm được bí quyết lấy tơ tằm để dệt vải. Bí quyết này được giữ kín đến nỗi kẻ nào đem con tằm hay trứng tằm ra khỏi nước Trung Hoa là bị chém đầu.
Ngày nay thì tằm đã được nuôi không chỉ ở Trung Hoa mà cả ở Nhật, Ấn, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Lụa đẹp nhất đã được dệt bằng tơ của những con tằm - một loại sâu - ăn lá dâu.
Đầu mùa hè, mỗi con ngài (moth) cái đẻ khoảng 500 trứng hoặc hơn, trứng này được giữ kỹ trong các bao giấy hoặc vải đến mùa xuân năm sau, khi cây dâu ra lá (có lẽ tác giả mô tả cách nuôi tằm của Âu Mỹ - ND). Kế đó trứng được đưa vào lồng ấp. Tại đây, trứng nở ra thành những con sâu màu đen nhỏ xíu. Sâu được đưa vào những cái mâm (nia) có đầy lá dâu đã thái nhỏ. Tại đây tằm chỉ có mỗi việc là ăn suốt ngày đêm trong khoảng sáu tuần lễ. Khi sâu tằm có thể từ từ ngo ngoe cái đầu thì đó là lúc chúng sắp sửa kéo kén. Người ta để tằm vào những cái “bùi nhùi” để giúp nó dễ kéo kén. Con tằm tự quấn quanh mình bằng những
47
sợi rất nhỏ hầu như không nhìn thấy được mà nó nhả từ trong bụng ra qua những cái lỗ rất nhỏ nằm ở hàm của nó. Một con tằm có thể nhả một sợi tơ dài khoảng từ 500m đến 1.000m. Quá trình nhả tơ kéo dài khoảng 72 giờ liền.
Sau khi nhả tơ, bên trong cái kén chỉ còn là một con nhộng. Nhộng này có thể hóa thành con ngài (moth) khoảng 12 ngày sau đó. Cả cái kén được đưa vào nước nóng cho nhộng chết đi đồng thời cho sợi tơ mềm và sạch nhựa bám trên tơ làm cho tơ rối mù. Nhiều sợi tơ được se lại thành một sợi và cuộn vào một cái lõi. Phải se từ 10 đến 12 sợi tơ như vậy mới thành một sợi dùng được. Ít quá, sợi tơ dễ bị đứt. Nhiều sợi quá thì sợi lớn, dệt mặt lụa nom thô. Trên những mặt lụa có ghi sợi đôi, sợi ba có nghĩa là lụa đã được dệt bằng những sợi tơ chập đôi, chập ba. Sợi nylon ngày nay rất phổ biến, rất rẻ đã thay thế tơ tằm. Nhưng lụa nylon không thể có những tính năng như mềm, mát, nhẹ... như tơ tằm nên tơ tằm vẫn được chuộng hơn.
26
Tại sao nhện tự giam mình trong tấm lưới nó tự giăng ra?
Gặp mồi, nhện đon đả, nồng nhiệt: “Mời bạn đến nhà tôi chơi!”. Rõ là một tên lừa bịp lẻo mép. Nhện làm gì có nhà. Hay nhà của nó chỉ là cái bẫy. Ruồi mà nghe lời dụ dỗ, đặt chân vào “nhà” của nó là “a lê hấp”, nhện chụp liền. Và ông quý khách, thoắt chốc đã trở thành nạn nhân, rồi trở
48
thành bữa ăn thịnh soạn cho gia chủ.
Nhưng, nếu đó là cái bẫy giăng
giữa trời như vậy, tại sao chính nhện
lại không bị “sụp” cái bẫy đó? Hỏi như
vậy tức là bạn cho rằng nhện không bao
giờ bị sập vào bẫy do chính mình giăng ra chứ gì? Lầm! Gậy ông đập lưng ông hoài đấy chứ. Nghĩa là, chính nhện cũng bị sa bẫy và sa cũng dễ dàng chẳng thua gì anh bạn ruồi. Có điều là nhện ít bị sa bẫy hơn. Vì dù sao cũng là đất nhà nên biết rõ đường ngang lối dọc, nên khó bị lạc. Những sợi tơ được giăng một cách độc đáo nhưng nhện vẫn an tâm vì đó là những sợi tơ an toàn mà có dẵm lên sợi tơ ấy, nó cũng không bị dính chân.
Nhện có thể nhả ra nhiều loại tơ tùy theo sợi tơ đó được dùng ở chỗ nào trong mạng lưới để bắt mồi. Có những sợi tơ không dính nhưng chắc và dai, dùng làm “bộ sâu” cho mạng lưới. Chỉ có nhện mới biết sợi nào thuộc loại nào, dính hay không dính, nhờ đó nó biết đường tránh những sợi dính. Chẳng phải vì nó tài giỏi gì mà chỉ nhờ cơ quan xúc giác rất đáng kể của nó.
27
Thực phẩm của kiến là gì?
Đố bạn biết có nơi nào trên trái đất này không có kiến, bất cứ thứ kiến nào? Tất nhiên là không thể kể những nơi nhân tạo, những nơi đã xịt thuốc trừ kiến. Trên trái đất này
49
nếu có vùng nào tự nhiên không có kiến chỉ vì kiến chê nơi ấy, hay vì lý do gì đó, nơi ấy kiếm sống không nổi. Nơi ấy là trên các đỉnh núi cao nhất. Nói vậy để bạn hiểu rằng trong họ nhà kiến có không biết bao nhiêu là chi tộc, bao nhiêu nòi, bao nhiêu thứ. Và mỗi nòi, mỗi thứ lại có lối sống riêng, có thực phẩm riêng.
Trước hết ta hãy xem xét một vài tập tính bất thường trong cách ăn của một vài giống kiến. Kiến “thợ gặt” chuyên đi lượm những hạt cỏ mọc trong vùng chúng cư ngụ và tha về tổ. Vậy là trong vùng có thứ cỏ nào thì thực phẩm của chúng là hạt của thứ cỏ đó. Vậy có thể cùng một giống kiến mà lương thực chủ yếu đã khác nhau tùy nơi nó sinh sống. Tại tổ, hạt cỏ được phân loại và tồn trữ làm lương thực.
Giống kiến khác là “kiến sữa”, chúng bắt những con rệp rừng và vắt sữa lũ rệp này bằng cách “uýnh” lũ rệp này một trận tơi bời hoa lá khiến lũ rệp phải bật cái chất lỏng ngọt chứa trong mình ra. Thế là kiến ta bu lại liếm nước cốt ngon ngọt đó. Tuy nhiên, kiến này khôn lắm. Chúng không vắt kiệt nước cốt của bầy “bò” của chúng. Trái lại, mỗi lần “vắt sữa” xong chúng lại chăm sóc cho lũ “bò” để mai mốt vắt nữa.
Giống kiến chỉ ăn nấm mốc, ngoài nấm mốc ra không ăn bất cứ thứ gì khác. Nấm mà chúng ăn cũng phải có cái gì để lớn chứ. Bởi vậy, kiến cũng chế tạo một thứ “kẹo mềm” để nuôi nấm mốc.
50
Có một vài giống kiến bản thân nó là một máy xay hay máy nghiền. Có giống kiến có loại thợ đặc biệt với cái đầu thiệt bự. Đầu nó có một bộ cơ bắp rất mạnh để điều khiển bộ hàm đóng vai trò cái cối xay. Những tên kiến thợ này đúng là những thợ xay của cả tổ. Chúng có nhiệm vụ xay nhỏ tất cả những hạt thực phẩm do đám kiến thợ khác tha về. Nhưng cả tổ kiến đã đối xử độc ác và vô ơn đối với đám thợ xay này. Bởi vì sau mùa thu hoạch, lũ kiến thợ xay sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liền bị giết chết bằng cách đập bể đầu. Bởi vì tổ kiến không muốn cung cấp lương thực cho những miệng ăn vô công rỗi nghề.
Có loại kiến trữ thức ăn trong các nhà kho sống. Khi kiến thợ mang mật hoa về tổ thì kiến nhà kho nuốt ngay vào bụng. Đừng tưởng vậy mà là sướng đâu. Nuốt vào đó để trữ chớ không phải để cho béo núc cái thân ra. Đến mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, đi kiếm ăn không được, cả tổ kiến đến lãnh khẩu phần nơi kiến thủ kho. Kiến thủ kho có nhiệm vụ xuất ra một khẩu phần bằng cách “ói” ra miệng mình. Kiến nào đến lượt thì móc miệng thủ kho lấy khẩu phần của mình. Cứ như vậy cả tổ sinh sống cho đến mùa sau.
28
Con trùng đất (giun đất) ăn uống như thế nào?
Có người ghê tởm trùng đất. Có người tìm cách tiêu diệt trùng đất vì tưởng nó làm hại cây. Có người bắt trùng
51
đất cắt ra từng khúc làm mồi câu cá. Đó là những hành vi bội bạc, độc ác đối với đại ân nhân của mình. Trùng đất luôn chỉ làm ơn cho người, không đòi hỏi bất cứ một thứ gì ngoài yêu cầu để trùng đất sống đặng làm ơn cho loài người. Nói vậy không phải là đại ngôn, vì trùng đất cải thiện đất - biến đất xấu thành đất tốt, biến rác rưởi thành phân bón - mà các hoa màu, cây trồng rất cần. Sự sống con người tùy thuộc vào cây cối, hoa màu. Vậy thì rõ ràng trùng đất là ân nhân của nhân loại, nói vậy đâu có phải là đại ngôn, phải không?
Trùng đất cải thiện đất trồng bằng cách đào đất - nghĩa là đưa đất tốt không được dùng tới từ dưới sâu lên mặt đất để cho người dùng - đồng thời ăn đất xấu để trở thành đất tốt. Với mảnh vườn rộng khoảng một mẫu Anh (arce = 0,4 hecta), trùng đất có thể đào và cải thiện 18 tấn đất/năm! Chưa hết, trùng đất còn làm cho đất thông thoáng (khí), làm cho đất xốp và dẫn nước trên mặt đất xuống rễ cây bằng những đường ống chúng đào ngang dọc dưới đất và thông lên mặt đất. Nó còn làm phân rã xác cây cỏ và động vật chôn dưới đất rồi đưa lên mặt đất. Đồng thời nó
52
còn góp phần ươm, gieo hạt giống bằng cách kéo những hạt (rụng) vào hang của chúng.
Phân bón của trùng - gọi nôm na là “phân giun” - có vôi làm cho đất phì nhiêu. Muốn biết tầm quan trọng của vôi như thế nào thì cứ nhìn những gì các nhà khoa học đã phát hiện ở thung lũng sông Nil, một trong những miền đất phì nhiêu nhất trái đất. Họ ước lượng cứ mỗi mẫu Anh ở thung lũng này được 120 tấn trùng đất đào xới và bón phân ngày đêm. Và đó là lý do tại sao đất vùng này cứ tiếp tục phì nhiêu hàng bao nhiêu trăm năm qua. Số trùng đất chỉ riêng trên đất Hoa Kỳ thôi - nếu đem cân - thì cũng nặng gấp 10 lần sức nặng của toàn thể loài người hiện đang sống. Bởi vậy đất Hoa Kỳ phì nhiêu là phải.
Thân thể của trùng đất được làm bằng hai cái ống, cái nọ lồng vào cái kia. Ống bên trong là ống tiêu hóa: khi ăn trùng đất há họng ra, toàn thân đẩy tới. Thế là một ít đất tuôn vô họng. Bằng bắp cơ họng, chúng tuồn chút đất đó vào ngăn dự trữ gọi là “cái diều chim”, từ đó chút đất được dồn vào “cái mề”. Những hạt cát nhỏ sẽ giúp con trùng nghiền chút đất kia cho nhuyễn như bột, sau đó được “tiêu hóa” khi tiêu hóa xong, nó sẽ thải chất bã ra tức là “phân giun”.
Trùng đất không có mắt nhưng có tế bào xúc giác ở phía ngoài thân của nó. Các tế bào này giúp trùng “nhìn” được trong bóng tối đồng thời cảm nhận được ánh sáng. Trùng đất thở bằng da. Trùng đất sống trong đất mịn và ẩm ướt. Do đó nó không thể sống trong cát. Ban ngày nó
53
ngủ và chỉ làm việc ban đêm. Mùa đông chúng cuộn tròn như trái banh và ngủ. Khi bạn thấy một con trùng đất bò lên mặt đất có nghĩa là chúng đang đi tìm một “căn nhà” mới hoặc đi tìm đất để ăn thích hợp hơn. Trùng đất không thể sống phơi ra ngoài ánh mặt trời.
29
Tại sao con nhạy ăn len?
Có một giống nhạy được đặt cho cái tên là “nhạy quần áo”. Và nhiều người “hằm” lũ nhạy này lắm, vì chúng đục lỗ làm hư quần áo, áo lông thú, chăn mền và thảm, nhưng oan ơi ông địa! Nhạy không có dính dáng gì đến việc phá hoại này hết. Nói đúng ra nó không trực tiếp, nhưng gián tiếp phá hoại thì nó lại rất tích cực. Giản dị là vì con nhạy không bao giờ ăn uống gì ráo suốt cả đời nó.
Mục đích hay là lẽ sống duy nhất của nhạy là... đẻ. Đẻ trứng. Đẻ xong là chết. Vậy thì sự phá hoại do ai gây ra? Do lũ nhạy con. Một khi đã trưởng thành, dứt khoát nhạy không phá hoại. Nhưng lúc còn trong giai đoạn ấu trùng thì ấu trùng nhạy “quậy” hết biết.
Nhạy đẻ trứng và trứng dính chặt vào len, lông thú, thảm... Sau khi đẻ ra chừng một tuần lễ thì trứng nhạy nở thành ấu trùng, thành sâu. Cái gì xảy ra sau đó còn tùy nhạy thuộc loại nào. Vì tại Bắc Mỹ có tới ba giống nhạy.
Một là nhạy “làm hộp”, rất phổ biến ở Bắc Hoa Kỳ và
54
ở Canada. Hai là nhạy “giăng tơ” thường sống ở các bang miền Nam Hoa Kỳ. Ba là nhạy “phá thảm”, bọn này xuất hiện lung tung khắp nơi.
Ấu trùng hay sâu nhạy “làm hộp” đã tạo ra những cái ống bên ngoài sợi len mà chúng ăn và lấy tơ lót những cái ống này. Chúng sẽ sống trong ống ấy. Còn ấu trùng nhạy “giăng tơ” luôn luôn rời bỏ cái mạng nhện của chúng để làm cái kén tơ khác. Ấu trùng nhạy “phá thảm” thì ăn len, sau đó đào một lô “đường hầm” rồi lấy tơ lót ổ. Khi lớn đủ, chúng chui vô một trong những đường hầm này và ở lì đó cho đến khi trở thành con nhạy.
Vậy, để ngừa nhạy phá quần áo, nêm... thì phải làm sao để trứng nhạy không thể bám vào đó. Trước khi xếp quần áo mùa đông lại để cất đi thì phải đem hong gió và chải cho thật sạch trứng nhạy dính trên đó. Nên gói áo lông... vào giấy dầy hoặc tốt hơn nên xếp vào hộp giấy vì nhạy không thể cắn lủng giấy. Long não (băng phiến) chỉ giữ cho nhạy không lại gần chứ không thể diệt nhạy đã có mặt ở quần áo.
30
Tại sao bị muỗi chích vừa đau vừa ngứa?
Bạn đã bao giờ nghe câu nói này chưa: “Con cái độc hơn con đực!”. Câu này áp dụng đúng cho loài muỗi, chỉ có
55
muỗi cái mới hút máu. Cái vòi của muỗi cái nhọn sắc được bọc trong một cái ống hút. Khi chích, hút máu thì đồng thời muỗi cũng bơm vào đó một chất độc thể lỏng. Chất độc này gây bệnh, đồng thời làm cho ngứa và làm chỗ bị chích sưng phồng lên.
Ngoài tai hại của vết chích, tiếng vo ve của con muỗi có lẽ là cái làm cho con người bực bội nhất. Tiếng vo ve ấy cũng rất quan trọng đối với chính con muỗi.
Bởi vì đó là tiếng gọi của... “người” tình. Con đực kêu vo ve giọng trầm vì rung nhanh đôi cánh trong khi con cái thì the thé, chanh chua.
Trên khắp thế giới, khắp nơi chỗ nào cũng có muỗi. Nhưng sống ở bất cứ vùng nào, bất cứ giống muỗi nào cũng bắt đầu cuộc đời mình từ một chỗ có nước. Muỗi cái đẻ trứng trên mặt nước ao hồ, thậm chí nước trong một mảnh chén bể. Mỗi con muỗi cái đẻ từ 40 đến 400 trứng. Chúng có thể đẻ từng cái mà cũng có thể từng chùm lớn.
Khoảng một tuần lễ sau khi sanh, trứng nở thành những ấu trùng, không có chân. Lũ ấu trùng này quậy lung tung không ngừng trong nước. Vì vậy
mà người ta gọi chúng là “lăng
quăng”. Lăng quăng không thở
được trong nước, cho nên chúng
thường phải trồi đầu lên mặt
nước. Tại đó chúng hút không khí
56
qua một cái ống ở dưới... đuôi và “quơ” lấy một vài sinh vật (nhỏ) hoặc thực vật vào miệng bằng chùm lông trên đầu. Lăng quăng lớn dần, lột xác từ ba đến bốn lần và thành ấu trùng. Trong giai đoạn là ấu trùng, chúng sống gần sát mặt nước và thở bằng các ống chuyền làm bằng chất giống như sừng mọc trên lưng và không ăn gì cả. Ít ngày sau, “da”
của ấu trùng nứt ra: ấu trùng đã biến thành muỗi. Đời sống của muỗi chỉ kéo dài vài tuần, nhưng đẻ nhiều và mắn kinh khủng: chỉ trong một năm có tới 12 thế hệ muỗi!
31
Loài khủng long có tiến hóa không?
Các nhà khoa học cho rằng khủng long ra đời cách nay cũng 180 triệu năm và tuyệt chủng cách nay cũng 60 triệu năm. Khủng long là loài bò sát, vậy thì nó cũng phải phát triển từ loài bò sát đã sống trước nó. Bò sát là một lớp thú với những đặc điểm sau: máu lạnh, có thể sống trên cạn, trái tim cấu trúc theo kiểu đặc biệt và hầu hết đều có vảy.
Loài bò sát xuất hiện từ rất lâu trước khi khủng long ra đời. Chúng nom như loài lưỡng thê, nhưng đẻ trứng trên cạn. Bò sát con có chân và phổi, có thể hít thở không khí và có lẽ là ăn côn trùng.
Lần lần bò sát ngày càng phát triển về kích cỡ và sức mạnh. Có giống thì nom như thằn lằn, có giống thì nom như
57
con rùa. Đuôi ngắn, chân thô kệch, đầu to và ăn thảo mộc. Những con khủng long mới phát triển nom cũng giống với tổ tiên bò sát của chúng ta là những con thằn lằn, đi bằng chân sau. Những con khủng long đầu tiên không bự lắm đâu. Chỉ bằng cỡ con gà lôi và cũng đi bằng hai chân sau. Có một vài giống khủng long cứ giữ mãi tầm vóc ấy. Nhưng cũng có vài giống phát tướng kinh khủng: vừa tăng trọng vừa tăng tầm vóc. Nhiều giống dài từ 1,8m đến 2m, thậm chí có giống dài tới 7m và nặng gấp mấy lần con voi. Nhưng cái đầu thì quá nhỏ và ngắn, không cân xứng tí nào với cái thân xác dềnh dàng. Răng thì “cùn” nhưng lại rất tiện dụng cho việc ăn... cỏ và thực vật nhỏ. Chúng sống ở những nơi trũng hoặc đầm lầy.
Sau thời đại bò sát thì thân thể khủng long phát triển kinh khủng đến nỗi bốn chân của chúng không nâng được cái thân thể quá khổ của chúng lên khỏi mặt đất. Bởi vậy hầu hết cuộc đời của chúng phải sống dưới nước hoặc đầm lầy. Một trong những giống khủng long khổng lồ ấy là thằn lằn sấm (lôi long) có chiều dài từ 21,5m đến 25m và nặng khoảng 38 tấn.
Cũng vào thời đó có những khủng long đi được trên cạn. Một trong những giống khủng long này là “chuyển dị long” (allosaurus) chỉ dài bằng nửa con lôi long (thằn lằn sấm) nhưng lại ăn thịt lôi long và các loài khủng long ăn thực vật khác.
58
Vậy thì khủng long chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của loài bò sát. Khủng long tuyệt chủng vì khí hậu địa cầu thay đổi làm chúng mất môi trường sống.
32
Dơi hút máu?
Loài người, kể cả người nguyên thủy, đã có mặt trên địa cầu này bao lâu? Vài triệu năm chớ mấy. Nếu vậy thì tuổi loài dơi hơn tuổi loài người nhiều, hơn xa! Người ta đã tìm được địa khai của loài dơi khảo nghiệm, các nhà khoa học đã định tuổi cho nó: 60 triệu năm trước nó đã có mặt trên địa cầu này rồi. Và từ 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đã vẽ hình dơi trong các ngôi mộ của họ.
Ngày nay loài dơi có hàng trăm giống khác nhau có mặt trên khắp địa cầu, chỉ trừ vùng cực. Đặc điểm của dơi: là động vật có vú nhưng lại biết bay. Sải cánh của nó có thể đo được từ 0,13m tới 2m.
Hầu hết các giống dơi đều ăn sâu bọ. Nhưng nhiều giống dơi ở miền nhiệt đới ăn trái cây, phấn hoa và ăn cả hoa 59
nữa. Có giống dơi ăn cá và “xực” luôn cả đồng loại nhỏ yếu hơn. Có giống dơi hút máu. Chỉ vì giống dơi này mà mọi người đâm ra thù ghét dơi, bất cứ dơi nào. Ở phương Tây, có nhiều huyền thoại liên quan đến giống dơi hút máu. Dơi hút máu được coi là linh hồn của những kẻ ác đã chết bay rảo rảo khắp nơi vào ban đêm để tìm nạn nhân đặng hút máu. Tưởng đâu chỉ là chuyện bịa, ai dè đến thế kỷ thứ XVIII, các nhà thám hiểm du hành tới Trung và Nam Mỹ đã gặp dơi hút máu thiệt.
Theo lời các nhà thám hiểm thì dơi hút máu này có phần độc ác và táo tợn còn hơn dơi hút máu trong huyền thoại. Hoặc là kể lại chuyện dơi hút máu, các nhà thám hiểm đã thêm mắm thêm muối vào để làm cho cuộc thám hiểm của mình thêm phần ly kỳ, rùng rợn đặng hù bà con chơi.
Thật ra dơi hút máu chỉ có ở Trung và Nam Mỹ. Chúng có sải cánh dài khoảng 3,6m và chiều dài thân vào khoảng 12cm. Răng cửa của nó sắc dễ sợ và được dùng để cắt da con vật nó hút máu. Nhưng nó thường lấy lưỡi che kín răng đi. Nó cắn và hút máu “êm” lắm, đến nỗi người đang ngủ mà bị nó cắn vẫn không cảm thấy gì và cứ ngủ tiếp. Tại sao vậy? Đứt tay chỉ chút xíu là ta đã cảm thấy đau thấu trời rồi mà đằng này nó cắn, hút máu lại không thấy đau? Chỉ vì nước miếng của giống dơi này là một loại thuốc tê, đồng thời làm cho máu không đông lại được. Giống dơi này khoái máu người ta nhất. Nhưng khi không kiếm được người thì máu dê, máu bò, máu chó, máu ngựa, máu gà,
60
máu gì gì đi nữa, miễn là máu, dơi không hề chê. Hút máu, có nhiều giống dơi còn truyền thêm vào máu người đó một số bệnh rất nguy hiểm.
33
Kỳ nhông đổi màu như thế nào?
Từ màu xanh lợt, kỳ nhông biến thành xám đen, rồi lấm tấm vàng. Bằng cách nào mà hay vậy? Phải chăng thiên nhiên đã trang bị cho kỳ nhông cái máy tự động đổi màu để thân thể nó “tiệp” màu với chỗ nó đang nằm? Chắc có bạn nghĩ rằng bộ da của kỳ nhông được tráng thủy như tấm kiếng soi, xung quanh màu gì thì tấm kiếng màu đó. Không! Sự đổi màu của kỳ nhông không phải do màu xung quanh nó bởi vì kỳ nhông đâu có thèm để ý gì đến xung quanh nó.
Điều kỳ lạ là da kỳ nhông trong khe, nghĩa là da nó thấu quang. Dưới lớp da đó là một lớp tế bào có đủ sắc tố vàng, đen, đỏ... Khi những tế bào này co lại hay nở ra thì màu đen trên da nó thay đổi tùy theo tế bào màu nào co, màu nào nở. Nhưng nó đổi màu như thế để làm gì? Khi kỳ nhông ta nổi giận hoặc sợ quá, hệ thần kinh bèn gởi tín hiệu đến các tế bào màu kia. Người ta giận tím mặt thì kỳ nhông giận cũng xám lại, còn khi khoái trá thì đỏ hồng lên.
Ánh sáng mặt trời có tác động vào các tế bào màu ấy chớ chẳng phải không. Ánh sáng mặt trời nóng quá khiến
61
cho tế bào sậm đen lại. Nhưng không có ánh nắng mà thời tiết nóng chẳng hạn, màu của kỳ nhông thường là màu xanh lục, và nhiệt độ thấp cũng làm cho da kỳ nhông màu lục. Trời râm mát, sâm sẩm tối thì kỳ nhông lạt màu đi, biến thành lốm đốm vàng.
Vậy, như ta thấy sự “cảm xúc”, ánh sáng, nhiệt độ tác động hệ thần kinh của kỳ nhông làm cho tế bào mang sắc tố của nó co, nở chớ chẳng phải là “ở đâu đâu đó” theo màu xung quanh.
Tất nhiên, sự thay đổi màu này cũng giúp kỳ nhông lẩn tránh được kẻ thù như rắn và chim. So với kẻ thù thì kỳ nhông di chuyển chậm, do đó nó cần những phương tiện đó để sống còn.
34
Phải chăng bò tót ghét màu đỏ?
Đấu bò là môn thể thao “quốc túy” của Tây Ban Nha và cũng là môn thể thao “quan trọng” của nhiều quốc gia khác. Nhiều người mê cuồng nhiệt môn thể thao này. Họ tin vào một vài điều gì đó mà không sao làm cho họ thay đổi lòng tin ấy được.
Một trong những “tín điều” của các tay mê coi đấu bò là màu đỏ khiến bò tót nổi giận và nhào tới húc. Bởi vậy bắt buộc các “matador” (các tay đấu bò) phải dùng mảnh vải đỏ và sử dụng mảnh vải này với bản lãnh và tài khéo
62
léo đặc biệt kẻo toi mạng. Nhưng, điều đáng buồn là “tín điều” của các “tín đồ” môn thể thao đấu bò ấy lại trật lất. Chẳng cứ gì mảnh vải đỏ mà mảnh vải trắng, vàng, xanh hay màu đen đều có thể khích bò nhào tới húc túi bụi. Lý do đơn giản là bò tót bị mù màu. Chính nhiều tay đấu bò sừng sỏ cũng đã công nhận điều này, và trong nhiều cuộc thử nghiệm, với mảnh vải trắng, họ cũng đã làm cho con bò có những hành động y như đối với mảnh vải đỏ.
Cái gì đã khiến cho bò tót “nổi sùng” như vậy? Chẳng phải màu nào mà chỉ là bất cứ cái gì nhúc nhích trước mắt bò tót đều khiến nó phản ứng như vậy cả. Dùng mảnh vải màu trắng còn dễ khích động hơn vì bò tót nhìn thấy rõ hơn.
35
Có đúng là đà điểu chúi đầu vào cát khi... ?
Đà điểu là một loại chim kỳ cục. Kỳ cục về nhiều phương diện. Tuy nhiên nói rằng đà điểu chúi đầu vào cát khi gặp hung hiểm và tưởng rằng thế là tránh được thì... đà điểu đâu có ngu xuẩn kỳ cục vậy!
Chính cái sự tin tưởng đà điểu chúi đầu vào cát mới là kỳ cục. Bởi vì sự tin tưởng kỳ cục này dẫn người ta đến một sự tin tưởng kỳ cục khác là bắt sống đà điểu một cách dễ ợt. Cứ làm cho nó sợ, nó chúi đầu vào cát nằm im không thấy gì hết, chỉ việc “chộp”. Đâu có dễ vậy! Người ta cứ tin... bậy
63
vậy thôi. Thực tế đã ai trong thấy đà điểu chúi đầu vào cát? Thực tế, đã ai “chộp” được đà điểu trong tình thế đó chưa? Tin tưởng ấy thực ra có một chút xíu cơ sở thực tế. Nhưng, “có ít xích ra nhiều” nên mới có sự tin tưởng kỳ cục vậy. Thực tế là thế này: bị lùa đuổi, đôi khi - xin nhấn mạnh: đôi khi thôi - đà điểu nằm mọp xuống, cái đầu, cổ ép sát mặt đất. Khi có người lại gần, lập tức đà điểu nhỏm dậy và chạy như điên.
Đà điểu là một giống chim nhưng không bay được. Tuy nhiên cái nước chạy của nó thì ít có loài vật nào sánh kịp. Tám chục kilômét/giờ. Đó, đuổi theo mà bắt! Đừng tưởng bở! Bởi vậy dễ gì mà bắt được đà điểu. Tuy nhiên đà điểu chỉ là vận động viên siêu tốc độ ở cự ly 800m trở xuống thôi. Nghĩa là đà điểu chạy với tốc độ 80km/ giờ và giữ được vận tốc đó trong khoảng 800m. Sau đó, đà điểu giảm tốc.
Ngoài thành tích kỷ lục về chạy, đà điểu còn lập được nhiều kỷ lục khác nữa. Chẳng
hạn đà điểu là giống chim lớn
nhất, cao nhất, nặng nhất, khỏe
nhất trên hành tinh chung ta.
Đà điểu cao khoảng 2,5m, nặng
khoảng 135kg và có thể kéo xe
vận tải! Chưa hết, trứng đà điểu
cũng là một kỷ lục nữa. Trứng
của nó cũng lớn nhất trong loài
64
chim. Trứng đà điểu có chiều dài khoảng 18cm và chiều ngang từ 12 đến 14cm. Muốn ăn một cái trứng luộc của đà điểu? Xin vui lòng chờ 45 phút!
36
Cái gì khiến chồn hôi có mùi khó chịu vậy?
Nếu trên trái đất có con vật nào làm cho bạn khó chịu nhất thì có lẽ đó là con chồn hôi. Phải nói chồn hôi rất hiền hòa và có ích cho con người nhưng vẫn không được con người ưa chuộng chỉ vì cái mùi rất khó chịu của nó chứ không phải vì nó xấu xa, phá hại gì.
Nói cho đúng ra toàn thân con chồn sẽ chẳng có mùi gì khác lạ nếu ta có cách cắt bỏ cái tuyến mùi tiết ra một thứ dịch hôi đó đi. Nó có hai tuyến như vậy ở phía dưới đuôi. Gặp kẻ thù, chồn chỉ bắn ra - và luôn luôn bắn rất chính xác - một tia chất dịch quý hóa đó là đủ khiến địch thủ chịu hết nổi, đành phải buông tha con mồi, và một tia như vậy có thể bắn xa tới 3m hoặc hơn nữa. Nó có thể bắn tia này, tia kia hoặc cả hai tia cùng lúc và dĩ nhiên là có tia trật lất. Mỗi tuyến hôi như vậy có thể bắn từ năm đến sáu “phát”. Sức mạnh của “đạn” của chồn hôi không phải do tia dịch hôi có sức xuyên thấu, gây thương tích cho địch thủ mà nằm ở cái mùi hôi của nó đủ làm cho địch thủ ở gần nó ngộp thở. Và, nếu nó tia trúng mắt địch thủ thì địch thủ tạm thời bị mù.
65
Tuy nhiên chồn cũng rất mã thượng, luôn luôn cảnh báo trước rồi mới ra tay. Trước khi “nổ” - có lẽ là để “nạp đạn” - chồn cong đuôi và dậm dậm chân để địch thủ, đối phương có đủ thời giờ rút lui trong danh dự.
Chồn hôi vậy mà bộ lông của nó rất được người ta ưa chuộng để làm áo. Bởi vậy, người ta lập trại nuôi. Chồn có ba loại: chồn sọc, chồn mũi cong và chồn đốm. Chúng sống ở Bắc, Trung và Nam Mỹ. Chồn sọc có hai sọc trắng, một sọc ngắn từ mũi rẽ qua hai tai, sọc kia từ gáy chia làm hai, qua vai xuống lưng đến tận đuôi. Chồn sọc sống từ Canada đến Mexico. Con lớn nhất đo được 0,65m, chỉ riêng cái đuôi đã dài 0,27 rồi và cân nặng khoảng 12kg. Cặp chân trước của chồn dài, cứng, sắc để đào và bắt sâu dưới đất. Khi nào thấy mặt đất bị bới tung lên thì đó là dấu hiệu chồn đã kiếm ăn ở đó.
Thật ra chồn rất có ích vì thực phẩm chủ yếu của nó là châu chấu, dế, ong đất, chuột, rắn.
37
Chuột chũi dự báo được thời tiết?
Đôi khi những tin tức của chuột chũi được báo chí dựng đứng lên - nghĩa là phịa đại ra - mà vẫn được thiên hạ nghe và tin. Chỉ vì nó lạ, nó ngộ ngộ. Đó chính là “khả năng dự báo thời tiết” của chuột chũi.
66
Thật ra, từ lâu người ta đã tin chuột chũi có khả năng thần kỳ này. Ấy quên, cần nói rõ chuột chũi đây là chuột chũi Bắc Mỹ. Nó có nhiều tên: nào là groundhog, nào là woodchuck, nào là marmot... Chuột chũi là loài vật ngủ đông. Một tục lệ xưa cho rằng hàng năm cứ đến ngày mồng hai tháng hai là chuột chuỗi tạm thời tỉnh giấc động miên để ra khỏi hang thăm dò thời tiết cho nên trong dân gian, ngày ấy có tên là “ngày chuột chũi”. Ngày đó chuột chũi ra khỏi hang là để - theo tin tưởng của nhiều người - thăm dò thời tiết và... ngoạn cảnh. Nếu hôm đó trời có mây, râm mát, chuột chũi không nhìn thấy cái bóng của mình, chuột ta sẽ ở ngoài hang ngoạn cảnh. Đó là dấu hiệu thời tiết tốt. Và năm đó mùa đông sẽ không khắc nghiệt. Nếu hôm đó trời quang mây tạnh - ở xứ lạnh, vào mùa đông rất ít khi có một ngày như vậy - chuột chũi nhìn thấy cái bóng của mình, chuột ta quay trở lại hang, ngủ tiếp. Điều này có nghĩa là thời tiết còn tiếp tục lạnh lẽo thêm sáu tuần lễ nữa.
Nhưng, đó là chuyện do báo chí phịa ra và cố để “nuôi” cái tin tưởng ngộ nghĩnh ấy, bất kể là hầu hết chẳng có mấy ai tin. Thật ra chuột chũi làm gì có cái khả năng thần kỳ “tiên báo thời tiết”. Và nó cũng chẳng hề ra khỏi hang vào ngày hai tháng hai mỗi năm. Có khi nó ra sớm hơn, có khi trễ hơn. Đôi khi vì “đói” tin, mấy ông nhà báo cố lùa chuột chũi ra khỏi hang vào ngày đó để chụp hình và hâm nóng tin tưởng... sai lầm truyền thống! Nếu ngày đó trời quá lạnh thì chuột chũi chẳng ngu gì ra khỏi hang ấm áp cho mệt!
67
38
Tại sao cái cổ của hươu cao cổ lại “quá cỡ thợ mộc” như vậy?
Cái cổ của hươu cao cổ đã khiến cho con người ngay từ thời xa xưa thắc mắc. Phải chăng chỉ vì cái cổ cao và bộ lông lốm đốm mà người Ai Cập và người Hy Lạp cổ tin rằng hươu cao cổ là con vật “cha báo mẹ lạc đà” cho nên có tên gọi là “camelopard” (came: lạc đà - lopard: báo)?
Hươu cao cổ là động vật giữ kỷ lục về chiều cao. Các động vật trên hành tinh chúng ta, chưa có động vật nào cao bằng nó. Tại sao cái cổ nó lại cao như vậy chớ? Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều lời giải thích nhưng chưa có lối nào thỏa đáng hoàn toàn. Nhà động vật học nổi tiếng của Pháp tên là Jean Baptise de Lamarck đưa ra giả thuyết: ngày xưa, tổ tiên hươu đâu có cổ cao như vậy. Cái cổ ấy mới chỉ gần đây - tất nhiên, gần đây của lịch sử tiến hóa thì chí ít cũng từ triệu năm trở lên - cái cổ ấy mới dài ra chỉ vì giống vật này chỉ chịu ăn những lá non, mềm trên ngọn cây. Nhưng giả thuyết này không được nhiều nhà khoa học chấp nhận.
Điều kỳ lạ là thân của giống hươu này cũng không lớn hơn thân của thân con ngựa cỡ trung bình. Cái chiều cao quá khổ của nó - suýt soát 7m, nghĩa là đứng dưới đất nó có thể thè lưỡi liếm tay bạn ở trên sân thượng lầu hai là do chân và cổ của nó. Cái cổ dài ngoằng như vậy mà chỉ có bảy đốt xương. Cổ của người chỉ chừng 15cm mà cũng chỉ
68
có bảy đốt xương. Bởi vậy mỗi đốt xương của hươu cao cổ cũng ngoại khổ luôn. Do đó cái cổ ấy nom ngay đơ cứng ngắc, rất khó cử động khi cúi xuống. Muốn uống nước, nó phải đứng dang bẹt hai chân trước ra cho thật rộng để hạ cái chiều cao xuống thì mới uống nước được.
Nhưng cái chiều cao quá khổ ấy lại rất đắc dụng cho nó trong việc ăn. Đúng là hươu cao cổ chỉ ăn lá cây. Nhưng ở miền nhiệt đới - quê hương của nó - có rất ít đồng cỏ. Mà rừng thì hầu như chỉ gồm cây cao.
Cái lưỡi của hươu cao cổ cũng lại là một kỷ lục: dài xấp xỉ nửa mét! Bởi vậy lá non mọc trong cành gai cũng cứ bị nó “chiếu cố” mà chẳng bị gai đâm. Môi trên dầy giúp nó bứt một cái là được cả túm lá.
Để tránh khỏi hiểm nguy, hươu cao cổ có nhiều cách. Trước hết với bộ lông đốm, nếu nó đứng giữa đám cây thì kẻ thù phát hiện ra nó không phải là dễ, nhất là lúc nó đứng trong bóng cây râm mát. Thứ hai là đôi tai rất thính.
69
Chỉ tiếng động nhẹ cũng đủ để nó nghe được. Thứ ba là cái mũi của nó cũng lại rất thính, nên dù còn ở xa, nó đã ngửi thấy mùi kẻ thù. Thứ tư là tốc độ của nó qua mặt cả ngựa đua: 50 km/giờ! Nếu với những phương tiện trên mà vẫn bị kẻ thù bén gót thì hươu cao cổ còn hai vũ khí nữa: cú đá hậu của nó không thua một nhát búa “tài xồi” (búa tạ) và cú hất đầu của nó cũng dễ sợ không kém. Đến ngay như sư tử mà còn không dám đứng xớ rớ phía sau nó vì sợ cú đá hậu của anh chàng cao cổ đấy.
70
39
Chương 2
đồ vật được chế tạo như thế nào?
Nam châm là gì?
Xưa đã có truyền thoại kể lại rằng một người chăn cừu tên là Magnes khi dẫn bầy cừu dọc theo triền núi Ida thì phát hiện ra đầu sắt của cây mục trượng và con cá sắt ở đế giày của anh ta đã bị một hòn đá đen lớn “cướp” mất và treo lủng lẳng đó như để chọc tức anh chơi. Sự kiện hòn đá “cướp” sắt chính là phát hiện ra nam châm. Người ta thấy trên núi Magnesia ở Tiểu Á có những hòn đá có khả năng kỳ bí đó.
Từ đó đến nay người ta đã phát hiện được thêm nhiều khả năng kỳ bí của nam châm. Chẳng hạn khi miếng sắt dính vào nam châm thì miếng sắt ấy cũng được hòn đá chia sẻ cho cái khả năng huyền bí là cũng có thể “ăn cướp” được sắt.
Hàng ngàn năm trước người ta cũng đã phát hiện ra rằng một thanh nam châm đem treo lủng lẳng thì một đầu của nó luôn quay về hướng Bắc. Tất nhiên, khả năng này sẽ được dùng để chế tạo la bàn và hòn đá nam châm
71
đã được phong cho cái danh hiệu “lodestone” tức là hòn đá chỉ đường.
Vào thời nữ hoàng Elizabeth nước Anh (1533 - 1603), người ta đã phát hiện ra mỗi hòn đá nam châm có hai cực đối nhau. Cực giống nhau thì “đẩy” nhau, cực khác nhau thì “hút” nhau. Nhưng từ thời đó vẫn chẳng có phát hiện nào mới về nam châm cho đến thế kỷ XIX. Năm 1820, một người Đan Mạch tên là Oersted phát hiện ra một dây điện có dòng diện chạy qua thì cũng tạo ra được một từ trường. Ông đã phát hiện điều này khi nối một cuộn dây điện quấn quanh một lõi bằng loại “sắt xốp” với bình ắc quy thì lõi sắt lập tức nhiễm từ. Nhờ phát hiện này, người ta đã chế ra nam châm điện từ mạnh gấp bội phần nam châm tự nhiên tìm thấy trước đó.
Nam châm điện từ đã giúp chế tạo ra nhiều dụng cụ quan trọng và hữu ích ta dùng ngày nay. Chẳng những nam châm điện từ - giúp nâng vật nặng lên cao mà còn là bộ phận quan trọng trong chuông điện, máy thông tin liên lạc, đi-na-mô... nghĩa là tất cả những gì sử dụng đến mạch điện.
Mặc dù từ lâu người ta đã biết từ lực phóng ra ngoài chính là nguồn từ tức là cục nam châm - nhưng chỉ biết thế thôi. Cho đến khi Michael Faraday là người đầu tiên định nghĩa và chứng minh được “từ trường” và “từ tuyến” thì sự hiểu biết đó mới thúc đẩy ra những phát minh rất hữu ích như chế tạo ra đèn điện, điện thoại, vô tuyến điện...
72
40
Địa chấn kế đã ghi nhận địa chấn như thế nào?
Thỉnh thoảng báo chí lại loan tin về một cuộc động đất dữ dội xảy ra ở một nơi nào đó trên thế giới, thành phố bị tàn phá, thiệt hại về nhân mạng... Đất nó động ở đâu đấy, chớ ở nhà bạn, bạn thấy êm re có nhúc nhích gì đâu.
Vâng, có thể bạn không cảm thấy gì. Bởi vì trái đất có “động” thì cũng động phần nào thôi, chứ động cả trái đất thì ai mà sống cho nổi. Bạn không cảm thấy gì. Nhưng, nhà bác học ở cùng khu vực với bạn lại biết rất rõ - biết cả cường độ của địa chấn nữa - nhờ dụng cụ gọi là địa chấn kế.
Có lẽ chẳng cần phải giải thích hiện tượng địa chấn - nói nôm na là động đất - nhưng nếu muốn thì cũng có thể tóm gọn như thế này: hiện tượng địa chấn là (một phần) mặt địa cầu bị rung chuyển. Nên nhớ: “mặt địa cầu” thôi. Nguyên nhân của hiện tượng ấy là tầng thạch quyển phía dưới mặt địa cầu có chuyện “lôi thôi, lộn xộn” gì đó tạo ra những lực rất mạnh và truyền lực đó đi xa cả hàng ngàn cây số.
Sự rung chuyển mặt đất là một chuyển động có dạng sóng, truyền theo gốc độ khác nhau, qua tầng thạch quyển của trái đất. Chuyển động đó lan truyền xa như vậy, và lan truyền qua tầng thạch quyển, cho nên, dù động đất xảy ra ở nơi rất xa, sự rung chuyển đó cũng sẽ lan đến chỗ bạn ở.
73
Ấy, cứ ngồi ở nhà tìm cách ghi lại những rung chuyển đó. Tất nhiên khi lan đến chỗ bạn ở thì lực ấy giảm đi nhiều rồi, yếu lắm rồi nên bạn mới cảm thấy “êm re”. Bạn không cảm thấy, nhưng địa chấn kế “cảm” thấy.
Bạn hãy hình dung ra một khối, hay một tấm bê tông lớn, một cái cọc cắm sâu vào phiến hoặc khối bê tông đó. Bạn vác búa tạ “dộng” vào khối bê tông ấy một búa. Tay sờ vào cây cọc kia bạn thấy sao? Cây cọc rung lên, phải không? Đấy, nguyên tắc - xin nhấn mạnh, nguyên tắc - vận hành của địa chấn kế cũng đơn giản vậy thôi. Có điều là làm thế nào cho nó nhạy, nghĩa là, chỉ hơi rung chuyển thì “cái cọc” kia nó đã “rung” lên rồi. Tất nhiên khi không có cuộc địa chấn nào đáng kể - có thể nói, tầng thạch quyển không lúc nào ở yên, lúc nào cũng có lộn xộn ít hoặc nhiều, mạnh hay yếu ở một nơi nào đó - thì địa chấn kế chỉ rung nhè nhẹ. Nhưng khi mặt đất rung chuyển càng mạnh thì địa chấn kế rung theo. Cứ nhìn đường biểu diễn là biết liền: cường độ địa chấn được biểu diễn bằng khoảng cách từ đỉnh đến đáy của một chu trình tần số. Khoảng cách đó lớn thì động đất mạnh, khoảng cách đó nhỏ thì động đất yếu.
41
Trụ sinh - penicillin là gì?
Ít có thứ vũ khí chống bệnh tật nào lại tạo ra được sự hứng khởi và nổi tiếng mau lẹ như “pénicillin”. Nó bất thình
74
lình được cả thế giới công nhận như một “phép lạ” xảy ra ngay trước mắt.
Thế nhưng phép lạ ấy lại do con người, một thiên tài, đã làm trong phòng thí nghiệm. Đồng thời đó cũng là phép lạ của chính tự nhiên. Penicillin là cái tên người ta đặt cho một chất có khả năng kỳ diệu chống lại các vi khuẩn. Pé
nicillin được chế tạo từ một vài loại “nấm”. Đó là loại kháng sinh, có nghĩa là được chế tạo từ các sinh vật hữu cơ và có khả năng chống lại những vi trùng và các sinh vật li ti có hại khác.
Có điều kỳ lạ là cái ý tưởng dùng kháng sinh chẳng phải là ý tưởng mới mẻ gì. Kể từ năm 1877, tác động của kháng sinh đã được nhà bác học người Pháp tên là Louis Pasteur khám phá. Và nhiều chất kháng sinh đã được sử dụng để điều trị sự nhiễm trùng. Thật ra “nấm”, “mốc” cũng đã được dùng để trị sự nhiễm trùng và việc sản xuất “nấm, mốc” chống nhiễm trùng cũng đã được thực hiện từ nhiều năm trước đó. Nhưng lúc đó chẳng ai biết nó là cái gì.
Đến năm 1928, ngài Alexander Fleming là người đầu tiên đã mô tả và đặt tên cho cái chất kỳ diệu ấy là “pénicil lin”. Nó được phát hiện một cách thật bất ngờ và tình cờ. Nhưng nó đã mau lẹ được sự quan tâm chăm chú khảo sát, nghiên cứu. Người ta nhận thấy một vài loại “nấm” sản xuất ra được một chất có khả năng mạnh mẽ tiêu diệt được nhiều vi trùng có hại cho con người mà không làm hại đến loại vi trùng “lành”.
75
Có nhiều phát minh quan trọng khác liên quan đến pé nicillin đã được thực hiện, chẳng hạn, nó diệt vi trùng gây bệnh mà không tác hại các tế bào của con người. Điều này rất quan trọng vì không thiếu gì loại khử trùng nhưng đồng thời cũng tác hại đến tế bào.
Pénicillin tác động “có chọn lựa” đối tượng, có nghĩa là nó chỉ là “thần chết” đối với một vài loại vi trùng nhưng lại “hiền khô” đối với những loại khác hoặc nếu có tác hại cho các loại khác thì cũng chỉ sơ sơ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên nó không phải là thần dược trị bách bệnh như nhiều người lầm tưởng. Pénicillin có ba tác dụng đối với vi trùng. Trước hết, nó ngăn cản sự tăng trưởng của vi trùng. Thứ hai, nó sát hại vi trùng. Thứ ba, trong vài trường hợp, nó phân rã vi trùng.
42
Bình điện đã “nhả” điện ra như thế nào?
Có hai cách tạo ra năng lượng điện. Cách thứ nhất do máy phát điện ta gọi là “dy-na-mô” hay máy phát điện (genarator) và cách thứ hai là bình điện (battery).
Bình điện tạo ra điện bằng cách
biến đổi hóa năng thành điện năng
nghĩa là một phần năng lượng của
hóa chất biến ra nhiệt và một phần
76
biến thành điện. Có hai loại bình điện. Loại thứ nhất không thể “làm mới lại” sau khi đã xài hết điện, trừ khi thay đổi hoàn toàn hóa chất cấu tạo. Pin - còn gọi là “bình điện khô” - thuộc loại này. Loại thứ hai là loại có thể dùng lại sau khi đã xài hết, nếu đem “sạc” lại bằng cách “đổ” vào đó một số “điện lượng” mới. Cũng như cái xe hết xăng ta đổ thêm xăng. Thực ra, bình điện loại này chỉ là cái “kho” trữ điện lượng. Đây là loại bình điện thường dùng trong xe hơi, xe gắn máy.
Người ta dùng nhiều loại hóa chất để chế tạo bình điện “khô” hay còn gọi là “pin”, nhưng nguyên tắc chế tạo thì chỉ là một. Trong bất kỳ loại bình điện khô nào thì cũng có những điện cực (electrode) và chất điện phân (electrolyte). Điện cực gồm hai thứ kim loại khác nhau hoặc metal và carbon. Chất điện phân là một chất lỏng. Một trong những yếu tố - được gọi là “cathode” (âm) thường là kẽm. Yếu tố kia được gọi là “anode” (dương) thường là than. Tác dụng hóa học khiến chất “cathode” từ từ bị phân tích trong chất dung dịch electrolyte. Tại đây sẽ phóng ra các electron (điện tử) tự do. Ta lập một “con đường” gọi là “mạch” (circuit) để các electron này có thể đi, tức là tạo ra dòng điện. Khi nối các yếu tố lại bằng một dây dẫn điện thì các electron sẽ ồ ạt “đi” trên con đường đó. Thế là ta có dòng điện.
Bình điện “ướt” - hay là bình trữ điện - thật ra nó không chỉ đóng vai thụ động của cái kho chứa. Nó cũng tạo ra năng lượng qua sự biến đổi hóa chất cũng như bình điện “khô”. Một tấm chứa điện làm bằng chì và kim loại kia làm
77
bằng chì peroxide. Cả hai được nhúng trong acid sulphuric. Cả hai từ từ biến chì thành sulphat. Đó là quá trình biến đổi hóa chất tạo ra dòng điện trong bình chứa điện.
43
Bóng đèn cháy và tỏa sáng như thế nào?
Năm 1800, một người Anh tên là Humphy Davy tiến hành một thí nghiệm. Lúc đó ông chỉ có một dụng cụ điện mà ngày nay ta gọi là bình điện rất yếu. Ông nối hai đầu cực của bình điện bằng hai sợi dây dẫn điện. Ở đầu mỗi sợi là một miếng “than”, khi nối hai cực than ấy lại với nhau rồi từ từ tách hai cực than ấy một khoảng cách rất nhỏ, ông thấy có tiếng nổ lách tách (rất nhỏ) và tỏa sáng. Hiện tượng này được gọi là “cung dòng điện” (electric arc). Nhưng đó cũng là bằng chứng rõ ràng đèn điện là điều khả thi. Davy lại thay hai cục than ở hai đầu dây dẫn bằng hai sợi platin nhỏ. Dòng điện chạy qua và sợi dây nóng lên và lần lần tỏa ra ánh sáng lờ mờ.
Cái khó trong việc chế tạo đèn điện bấy giờ là làm sao để có nguồn điện mạnh hơn. Đệ tử của Davy là Michael Faraday thí nghiệm khác hơn một chút. Thay vì nối với hai cực của một bình điện thì Farađay nối với hai cực của một máy phát điện. Với máy phát điện chạy bằng hơi nước, nguồn điện mạnh đã được giải quyết.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Thomas Edison đã thí nghiệm.
78
Cũng như thí nghiệm của Davy và của Faraday, nhưng Edi son đã dùng sợi than thay vì platin. Khi có dòng điện chạy qua, sợi than nóng lên và tỏa sáng lờ mờ. Nếu để chúng ngoài không khí, sợi than cháy tiêu luôn. Edison để than vào một bầu thủy tinh và rút hết không khí ra. Không có oxy trong bầu thủy tinh, than không cháy tiêu được. Sợi than cháy sáng hơn và tiêu hủy rất chậm. Thế là đèn điện đã ra đời. Tất nhiên còn phải hoàn thiện, nhưng nguyên tắc cơ bản đã được thiết lập.
Các nhà khoa học biết rằng sợi dây càng nóng đỏ bao nhiêu thì ánh sáng tỏa ra càng mạnh bấy nhiêu. Bởi vậy họ đi tìm kim loại chịu nhiệt cao mà không bị chảy. Một trong những kim loại ấy là “tantalum” nóng chảy ở 2.4150C. Kim loại này được kéo thành sợi và dùng để chế tạo bóng đèn vào năm 1905. Một kim loại khác tốt hơn để làm “dây tóc” bóng đèn là “tung-ten” vì độ nóng chảy của nó lên tới 1.8370C. Lúc đầu không thể kéo “tung-ten” thành sợi được và phải tốn cả năm trời thí nghiệm mới thực hiện được điều này.
Ngày nay “dây tóc” bằng tung-ten được dùng để làm bóng đèn rất phổ biến.
44
Bóng đèn “huỳnh quang” vận hành như thế nào?
Khi cái bóng đèn “néon” dài 1,2m của nhà bạn bị bể, chắc bạn ngạc nhiên khi không thấy sợi “dây tóc” của nó
79