🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 04 Ebooks Nhóm Zalo 4 Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM Hãy trả lời em tại sao?. T.4 / Đặng Thiềân Mẫn d. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 204tr. ; 19cm. 1. Khoa học thường thức. 2. Hỏi và đáp. I. Đặng Thiên Mẫn d. 001 -- dc 22 H412 4đặng thiền mẫn dịch 4 Chương 1 Thân thể con người Xương của tai làm bằng những 1 chất gì? Sức mạnh của bộ xương người bình thường, mạnh khỏe thật đáng kinh ngạc. Nói rằng bộ xương của ta có sức mạnh gấp 2 lần một cây sồi đủ tuổi thì không phải là nói ngoa đâu. Xương cần phải cứng, mạnh vì nó chính là bộ khung nâng đỡ cho cả cơ thể con người. Xương có hình dạng, kích cỡ khác nhau tùy theo nó là xương của loài động vật nào và cũng tùy chức năng của xương đó. Cá và chim nhỏ có xương nhỏ xíu và nhẹ. Xương voi thì to và nặng tới vài trăm kí. Tuy nhiên, dù là xương gì, của loài động vật nào thì cấu tạo của xương vẫn giống nhau. Xương là một chất liệu cứng, có màu trắng xám, trong đó khoảng 2/3 là thành phần vô cơ tức là chất khoáng, đặc biệt là chất phốt phát vôi. Nhờ chất này, xương trở nên cứng, nhưng đồng thời nó cũng làm cho xương hóa giòn hơn. Thành phần khác nữa của xương là các chất hữu cơ. Các chất này làm cho xương 5 bền nhờ đó khó bị gãy bể. Ở một vài loại xương có chất béo - tức là tủy - và là chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao. Trong xương cũng có một ít nước, dường như nước này giảm đi khi cơ thể trở nên già. Khi bị khô đi như vậy và vì chất khoáng tăng lên, xương hóa ra giòn, dễ gãy, bể, đồng thời khi gãy thì xương rất lâu lành. Nếu bạn bị gãy xương cánh tay chẳng hạn thì phải sắp đặt lại cho đúng khớp và bó chặt nó để giữ nguyên vị trí, đồng thời cánh tay không cử động, nhờ đó xương sẽ tự hàn lại với nhau. Khi lành rồi thì cánh tay sẽ cử động lại bình thường. Xương tự hàn lại với nhau nhờ những tế bào gọi là nguyên bào xương. Những tế bào này tiết ra chất vôi làm cho chỗ gãy hàn dính cứng lại với nhau. Cũng chính những tế bào này giúp cho sự tăng trưởng tự nhiên của xương. Ngoài ra, trong xương còn có tế bào gọi là nguyên bào hủy xương tách bỏ những mô già, nhờ đó xương tăng trưởng. Quá trình vừa tách bỏ vừa phát sinh thay thế thường xuyên diễn ra trong xương, nhờ đó xương không bị hao mòn. 2 Calcium là chất liệu gì? Cơ thể của một người trung bình chứa khoảng 1,5kg chất calcium. Hầu hết calcium này tích tụ ở xương. Cal cium - hay can xi - là thành phần cấu tạo đặc biệt của 6 xương. Ta có thể so sánh các chất cấu tạo xương với các chất cấu tạo thành hồ bê tông. Xương có một loại sợi là “collagen”. Loại sợi này giống như sợi thép dẻo làm “cốt” cho bê tông. Chất can-xi tạo thành một lớp do các sợi này kết lại. Chất can-xi trong xương sẽ thay đổi khi ta trở nên già. Những năm đầu tiên của cuộc đời, lúc ta còn là đứa bé, xương của ta chứa rất ít can-xi, và do đó, xương lúc đó rất “dẻo”. Đứa trẻ dễ uốn éo đủ kiểu mà xương chẳng hề hấn gì. Lần lần, đến khoảng tám mươi tuổi, xương người ta lúc đó gồm tới 80% là chất can-xi. Do đó rất dễ gãy, bể. Một trong những lý do khiến trẻ em nên uống nhiều sữa là vì sữa là một thực phẩm lý tưởng chứa chất can-xi, và tất nhiên, trẻ em cần nhiều can-xi để phát triển xương. Trong khoảng 1 lít sữa bò có tới 2 gam can-xi. Phô ma, bơ, yaourt cũng cung cấp nhiều can-xi. Ở những địa phương mà chất can-xi hiếm, khó kiếm thì hàm răng của cư dân vùng đó hay bị hư răng và gãy xương. Nguyên nhân thông thường của chứng thiếu can-xi là do can-xi trong nước uống đã bị khử, làm cho nước trở nên “cứng” vì có hòa tan nhiều muối vô cơ. Nước cứng làm cho xà bông không ra bọt. Chất can-xi trong nước cứng bị hóa hợp với acid và muối trong xà bông tạo nên một hợp chất không hòa tan. Sự kiện chất can-xi trong nước uống bị phân hủy có ảnh hưởng xấu đến thực phẩm được nấu trong nước đó. Nếu nước có nồng độ 7 can-xi quá thấp, thực phẩm thường bị mất một phần can xi có sẵn trong chính thực phẩm vì nó phải “nhả” ra trong nước nấu. Nhưng nếu được nấu trong nước cứng thì thức phẩm sẽ “nạp” thêm can-xi, do đó có thể trở nên khó ăn, mùi vị thực phẩm bị biến đổi. Hàm răng của ta 3 được cấu tạo như thế nào? Mỗi ngày, ít nhất bạn cũng chà răng hai lần, phải không? Nếu làm như vậy, và chà mạnh, bạn có bao giờ thắc mắc hỏi tại sao chà như vậy mà răng không bị rách tét ra? Thật ra thì răng của bạn khá cứng, cũng cỡ gần gần như đá chớ không ít đâu. Bất cứ loại răng nào cũng gồm hai phần: phần chân răng cắm chặt vào hàm và phần vành răng mà ta nhìn thấy trong miệng. Các chất cấu tạo nên răng gồm hầu hết là muối khoáng, trong đó can-xi và phốt pho là nhiều nhất. Chất men là một chất cứng, sáng bóng và phủ ngoài vành răng. Xương răng là một chất liệu giống như xương tạo nên chân răng. Ngà răng là chất liệu giống như ngà phủ ngoài vành răng. Tủy răng nằm ở giữa răng (trung tâm của răng). Tủy răng là một mô liên kết trong đó có tiểu động mạnh, tiểu tĩnh mạch và dây thần kinh. Tủy răng “đi vào” trong răng qua một lỗ ở dưới chân răng. 8 Soi gương, bạn thấy răng của bạn có kích cỡ và hình dạng khác nhau. Trên một hàm răng ta thấy có bốn thứ răng, mỗi thứ có chức năng riêng biệt. Răng cửa, ở trước hàm dùng để cắt thức ăn, mỗi hàm có bốn răng cửa. Răng nanh, mỗi hàm hai cái, nằm hai bên răng cửa dùng để xé thức ăn. Răng nanh chân nhọn, vành cứng, nhọn và dài. Răng hàm nhỏ (răng tiền hàm) nằm kế răng nanh và trước răng hàm. Mỗi hàm có bốn răng tiền hàm. Răng tiền hàm có thể có một hoặc hai chân nhọn, mặt trên phẳng có hai “mấu” (cusps), dùng để nhai nghiền thức ăn. Sau cùng là răng hàm, nằm phía trong cùng, mỗi hàm có sáu răng hàm. Răng hàm có hai hay ba chân răng, mặt trên phẳng và có thể có đến bốn “mấu”. Răng hàm dùng để “nghiền” nhỏ thức ăn. Răng của con người có phải 4 cùng một thứ với răng súc vật? Khi đào được một địa khai, hóa thạch mà gặp được một cái răng thì nhà khoa học mừng lắm. Răng là một manh mối rất quan trọng cho ta biết nó là của loài động vật nào, thuộc bộ nào (ăn cỏ, ăn thịt, ăn sâu bọ), chẳng hạn như thú ăn thịt thì có răng nanh dài để xé, thú gặm nhấm có răng cửa dài để “gặm” và thú ăn cỏ có răng hàm to để nghiền. Mỗi động vật - bất kể là ngựa, bò, mèo, chuột, chó - đều 9 có bộ răng thích hợp cho sinh hoạt, thực phẩm và thậm chí thích hợp với bản chất của chúng. Như con hải ly chẳng hạn, có răng dùng để cắt rất mạnh và lớn. Răng nanh của chó và mèo thì dài, nhọn, sắc để nó có thể dễ dàng giữ con mồi (trong miệng). Răng hàm của chúng cũng sắc để cắt xé thịt sống và gặm xương. Răng sóc dễ dàng gặm qua cả vỏ cứng của các loại hạt. Ngay cả cá cũng có răng để có thể nhai thức ăn. Một vài loại cá mập có răng để xé thịt những con cá khác, trong khi đó một vài loại cá mập chỉ có răng cùn để nhai, nghiền các loại sinh vật biển có vỏ cứng như cua, sò. Loại cá chó (pike) có răng quặp vào bên trong khi nó nuốt mồi và sau đó lại duỗi thẳng ra. Răng rắn thì quặp vào phía trong để con mồi không thể thoát ra được. Bộ răng của người - như ta biết - là một phức hợp, nghĩa là có nhiều chức năng, cái nọ khít với cái kia. Theo các nhà khoa học, cách phối trí của răng con người là một bằng chứng chứng tỏ con người là giống ăn tạp, nghĩa là nó là động vật vừa ăn cỏ (thực vật) vừa ăn thịt (động vật) và vừa ăn sâu bọ. 5 Bạn biết gì về nước miếng? Bạn hãy tưởng tượng mình sắp sửa ăn một trái chanh, miệng cắn vào trái chanh. Bạn đã thấy nước miếng trong miệng của bạn ứa ra chưa? Đó là một trong những điều 10 rất thú vị về tuyến nước miếng. Tuyến này không vận hành một cách máy móc, tự động mà tùy thuộc vào sự điều khiển của não. Có ba cặp tuyến nước miếng: một ở phía trước tai, một ở phía dưới lưỡi và một ở phía hàm dưới. Các tuyến nước miếng này tự động tiết ra số lượng và loại nước miếng thích hợp với nhiệm vụ trước mắt. Những động vật ăn thức ăn ẩm, có lộn nước thì cần ít nước miếng. Loài cá không có tuyến nước miếng nhưng loài chim ăn hạt thì tuyến nước miếng lại rất phát triển. Khi con bò ăn thức ăn tươi, tuyến nước miếng của nó tiết ra vào khoảng 50 lít. Nhưng khi ăn thức ăn khô tuyến ấy tiết ra tới 200 lít. Tuyến nước miếng lớn nhất của con người, trong suốt một đời người, tiết ra lượng nước miếng khoảng 25000 lít! Mỗi tuyến nước miếng có chức năng riêng. Tuyến lớn nhất ở mang tai (paraotid) tiết ra lượng lớn nước miếng lỏng. Mục đích của loại nước miếng này là làm hòa tan, làm ẩm, nhão để thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa. Tuyến nước miếng nằm ở hàm dưới tiết ra thứ nước miếng làm cho thực phẩm trở nên “trơn”, dễ nuốt hơn. Tuyến nước miếng 11 nào hoạt động mạnh hơn - nghĩa là tiết ra nhiều nước miếng hơn - là tùy thứ thực phẩm mà ta ăn. Nhai một trái táo chẳng hạn thì chẳng cần gì nhiều đến thứ tuyến nước miếng làm ẩm thức ăn, nhưng nếu nhai loại bắp rang thì tuyến nước miếng ở mang tai phải hoạt động mạnh để tiết ra nhiều nước miếng lỏng. Nước miếng của người chứa chất phân hóa tố có tên là “amylase”. Loại phân hóa tố này tác động vào tinh bột, biến đổi các phân tử thành “dextrin” và sau đó thành đường “man tô”. 6 Cái gì khiến ta có cảm giác đói? Đó là tiếng còi báo động của não gởi cho cơ thể. Nội dung của sự báo động này là trong máu đang thiếu chất dinh dưỡng. Ta hãy xem cơ chế báo động này diễn ra như thế nào? Cơ thể loài người, cũng như mọi loài sinh vật, phải duy trì được tình trạng quân bình của sự trao đổi chất. Có nghĩa là sự quân bình giữa cung và cầu, giữa cung cấp và tiêu hao các “chất đốt” của thân thể. Để điều phối sự quân bình này, ta có một hệ thống báo động gồm: đói, khát, sự ngon miệng. 12 Trong não ta có một trung tâm báo động “đói”. Nó họat động như một cái “thắng” tác động trên sinh hoạt của cái bao tử và ruột non. Khi trong máu có đủ chất dinh dưỡng, trung tâm này ngưng các hoạt động của bao tử và ruột. Nhưng khi trong máu thiếu chất dinh dưỡng thì trung tâm này ra lệnh cho bao tử và ruột “quậy”. Bởi vậy, khi đói, bạn thấy bao tử và ruột sôi réo, kêu “óc óc” là vì vậy đó. Tuy nhiên, không phải hễ khi nào bao tử rỗng là ta có cảm giác đói. Một người đang bị sốt, bao tử người đó rỗng tuếch, nhưng có cảm thấy đói đâu. Lúc đó, cơ thể của họ vận dụng các protein dự trữ ra xài. Đói có nghĩa là cơ thể ta đòi hỏi “nhiên liệu” như cái máy hết xăng đòi phải có xăng để tiếp tục chạy. Một người thực sự đói thì cái gì ăn cũng được. Nhưng chính cảm giác “ngon” là dấu hiệu cho ta thấy ta chọn chế độ ăn uống pha trộn mà cơ thể ta cần. Chẳng hạn, ngồi vào bàn ăn, trước tiên, bạn phải làm một tô súp. Kế đó bạn dùng tiếp rau, thịt... Khi đã đủ, bạn làm thêm món “tráng miệng” như bánh, kẹo, cà phê, trái cây... Cũng một lượng như vậy, thay vì nhiều món, bạn chỉ dùng một món độc nhất là khoai tây mà thôi thì bạn sẽ thấy khó nuốt lắm. Sinh vật có thể sống trong bao lâu mà không cần ăn? Điều này tùy thuộc vào sự trao đổi chất. Sinh vật máu nóng có cơ chế trao đổi chất mạnh hơn và do đó quá trình tiêu hao “nhiên liệu” lẹ hơn, có nghĩa là khả năng nhịn ăn kém hơn. Điều đáng nói là những sinh vật càng nhỏ càng vận 13 động nhiều thì quá trình tiêu hao “nhiên liệu” càng lẹ, do đó càng cần được cung cấp lương thực sớm hơn. Vị giác của ta vận hành 7 như thế nào? Sự xuất hiện của vị giác tùy thuộc vào tác động của các nguyên tử của một chất trên cơ quan cảm giác đặc biệt của cơ thể ta. Nếu các nguyên tử của một chất không có sự vận động tự do thì ta không có thể có vị giác. Do đó hầu như ta chỉ có vị giác của một chất khi chất này được hòa tan trong một dung môi. Sinh vật sống dưới nước có những “núm” vị giác trên toàn thân của nó. Chẳng hạn, con cá có thể “nếm” bằng cái vây đuôi chớ chẳng cần đến môi, lưỡi. Sinh vật sống trên cạn thì có “núm” vị giác tập trung ở miệng và với con người thì chỉ tập trung ở lưỡi mà thôi. Quan sát cái lưỡi trong gương, bạn thấy mặt trên của lưỡi phủ đầy những hạt nhỏ li ti được gọi là “nhũ”. Núm vị giác của ta nằm trong tấm thảm nhũ này. Số lượng “núm” vị giác trên lưỡi sinh vật nhiều hay ít tùy chủng loại động vật. Chẳng hạn, cá voi “nuốt trọng” cả đám cá con, nó chẳng nhai nhấm gì ráo, do đó, cá voi ít có núm vị giác, có giống cá voi lại chẳng có núm vị giác nào cả. Loài heo chỉ có khoảng 5500 “núm” vị giác nhưng 14 con bò có tới 35000 núm và sơn dương có tới 50000 núm. Vị giác của con người coi vậy mà thua cả con heo vì chỉ có khaỏng 3000 “núm” mà thôi. Núm vị giác trên lưỡi con người lại được phân thành những “vùng” khác nhau, mỗi vùng phân biệt vị giác khác nhau. Núm vị giác chua nằm phía trong cùng của lưỡi. Núm vị giác mặn nằm phía hai bên lưỡi. Núm vị ngọt nằm ở đầu lưỡi. Và chỗ nào không có núm vị giác thì chỗ đó không tiếp thu được bất cứ vị nào. Vị là phần rất quan trọng trong quá trình vị giác, tức là nếm. Có đến một nửa những gì mà ta cho là vị giác thật ra lại chẳng phải vị giác mà thật ra chỉ là “mùi” tức là thuộc phạm vi ngửi. Khứu giác! Lưỡi ta cảm thấy gì, nếm được gì khi ăn táo, uống cà phê, ăn cam...? Uống cà phê chẳng hạn, trước hết ta cảm thấy ấm ấm, cảm thấy đăng đắng do chất ca-phê-in bị rang, rồi cảm thấy ngọt ngọt (nếu ta bỏ đường vào). Nhưng không phải mãi đến lúc hơi ấm chạm vào cuống họng và mũi, gởi những tín hiệu đến óc ta mới cảm nhận được vị cà phê. Bằng chứng là nếu bạn bịt mũi lại, chẳng hạn hầu như không cảm nhận được vị cà phê mà thậm chí bạn sẽ thấy không thể phân biệt nổi giữa cái bạn đang ăn với cái bạn đang uống. Tại sao ta cần vitamin C? 8 Thực phẩm ta ăn vào cơ thể trở thành những chất rất quan trọng - như protein, chất béo, carbohydrate, nước, 15 các chất khoáng - để nuôi cơ thể. Nhưng nếu chỉ có những chất ấy thôi thì không đủ. Để duy trì được sự sống, ta còn những chất khác nữa được biết dưới cái tên là vitamin. Vitamin là những chất do thực hoặc động vật tạo nên. Cơ thể ta chỉ cần một lượng rất nhỏ vitamin để quá trình sống có thể tiếp tục mà không bị xáo trộn. Bệnh sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu vitamin. Chẳng hạn, thị lực của mắt bị ảnh hưởng nếu thiếu vitamin A, cơ thể sẽ bị phù thủng nếu thiếu vitamin B, v.v... Từ rất lâu trước khi có những hiểu biết về vitamin, người ta đã nhận xét thấy nếu không dùng một vài loại thực phẩm nào đó thì bệnh hoạn sẽ xảy ra. Các thủy thủ chẳng hạn, trong các cuộc hải hành dài ngày, không được ăn rau tươi sẽ bị chứng bệnh hoại huyết (scorbut). Thế kỷ XVII, các thủy thủ Anh đã được cung cấp những trái chanh, cam để ngừa chứng bệnh này. Chính vì vậy mà ngày nay các thủy thủ người Anh có biệt danh là “limeys” có nghĩa là “chanh cam”. Loại vitamin ngừa được chứng hoại huyết là vitamin C còn có tên gọi là acid ascorbic. Một loại vitamin khác có trong mầm vài loại thảo mộc. Chẳng hạn, vitamin B có trong mầm lúa mì. Vitamin C có trong các lá xanh tươi, rễ cây thân thảo, chồi, vỏ hoa trái, vỏ cây đã phát triển. Điều kỳ lạ về vitamin C là gan của hầu hết các loài có vú tự sản xuất ra vitamin C, do đó chẳng bao giờ chúng bị bệnh vì thiếu vitamin C. Vậy mà người, khỉ, chuột lang là những 16 những động vật có vú nhưng gan lại không sản xuất ra vitamin C được. Cơ thể ta sẽ ra sao nếu thiếu vitamin? Các mạch máu hóa ra giòn hơn, do đó, dễ bị đứt hơn. Trên da và gần mắt sẽ nổi lên những đốm màu xanh đen. Nướu răng dễ bị chảy máu. Các hoóc môn và phân hóa tố không hoạt động mạnh, sức đề kháng các vi trùng trở nên yếu đi và cuống họng có thể bị viêm. Có hay không sự tái tạo 9 cơ phận nơi cơ thể sinh vật? Con người bị cụt chân cụt tay thì không thể “mọc” ra chân khác, tay khác, nhưng có những sinh vật làm được. Sự kiện một cơ phận khác mọc ra để thay thế cơ phận bị cụt, bị mất được gọi là sự tái tạo. Sự tái tạo này rất khác nhau, tùy theo mỗi loại sinh vật. Chẳng hạn có vài giống sâu bọ và sò ốc có thể phát triển một phần tí ti của thân thể ra thành một cơ phận đầy đủ đã bị mất, nếu cơ phận ấy còn lại dù chỉ chút xíu, thì thời gian sau sẽ mọc lại “y chang” như cũ. Nếu chỉ vì cơ thể bạn không thể tái tạo được cái chân cụt của bạn mà bạn tưởng cơ thể loài người hoàn toàn không có khả năng tái tạo thì bạn lầm. Sự tái tạo vẫn liên tục diễn ra trên toàn thân mà bạn không biết đấy thôi. 17 Bằng chứng là lớp da của bạn vẫn bị “tróc” ra đều đều và được thay bằng lớp da mới đó. Còn nữa, tóc, móng tay, móng chân... vẫn “mọc” đều đều đấy. Lớp răng sữa của bạn rụng và được thay bằng lớp răng mới đó chi? Và, tất nhiên lớp lông vũ nơi loài chim, lớp lông mao nơi loài thú, lớp vảy... cũng được thay thế - nếu không toàn thể thì ít ra cũng một phần. Những cơ thể càng phức tạp - cơ thể con người là phức tạp nhất - thì khả năng tái tạo càng thấp. Con người và tất cả loài động vật có vú không thể tái tạo toàn bộ một cơ quan. Nhưng một vài giống sâu bọ, bò sát thì có thể tái tạo đầy đủ một “chi” thể bị cụt của nó. Thằn lằn bị đứt đuôi chỉ ít lâu sau là lại mọc ra đuôi mới. Sự tái tạo mà cơ thể con người có được không phải là để thay thế mà để sửa chữa, để vá lại những hư hỏng có mức độ, chẳng hạn như xương bị gãy có thể lành, da bị mụt ghẻ làm hư có thể lành, một vài dây thần kinh bị đứt có thể liền lại... Sự tái tạo diễn ra theo hai cách. Cách thứ nhất là những mô mới phát triển ra trên bề mặt vết thương. Cách thứ hai là phần còn lại của bộ phận sẽ biến đổi và tổ chức sắp xếp lại mà không làm phát sinh chất liệu mới. Trên vết thương có cái “núm”, cái thẹo, đó chính là cách tái tạo theo kiểu thứ nhất. Một chi thể mới mọc ra thay chi thể cũ bị cụt là cách tái tạo thứ hai. Trong sự hình thành chi thể mới ta thấy có sự xuất hiện của những tế bào loại phôi. Loại tế bào này hiện diện ngay từ lúc sinh vật vừa ra đời nhưng nó nằm 18 im “đợi thời”. Khi có thời cơ - nghĩa là khi cần đến - những tế bào này phát triển thành những tế bào đặc biệt để hình thành chi thể mới. Khi những tế bào này phát triển thì chi thể mới cũng bắt đầu hình thành. 10 Cái gì đã gây ra chứng sói đầu? Sói đầu (hói đầu) coi vậy mà không đơn giản, vì có nhiều chứng sói đầu, trong đó có thứ ta hạn chế được, có thứ ta phải “chào thua”, đừng hòng chữa chạy gì được. Người ta nói đủ điều, đủ nguyên nhân về chứng sói đầu. Nào là già thì sói đầu, nào là thông minh khác thường thì sói đầu, nào là ngu đần khác thường cũng sói đầu. Có điều này đáng lưu ý: sói đầu không có nghĩa là rụng ráo nạo, không còn sợi tóc nào trên đầu. Sự sói đầu phổ biến nhất mà ta thường thấy là sói đầu từng phần. Có người tóc vẫn mọc đến tận thái dương, vậy mà trên đỉnh đầu lại bị sói, hoặc sói ở một vài điểm khác. Loại sói “đốm” này thật bất trị, chẳng thể chữa chạy gì được vì nó là thứ sói... di truyền. Sự di truyền của chứng 19 sói “đốm” này chịu ảnh hưởng của phái tính và thường xuất hiện ở đàn ông nhiều hơn. Nhiều khi các bà mẹ có “gen di truyền” chứng sói này và đã truyền lại cho con cái. Một khi chứng sói “đốm” này xuất hiện thì cách hay nhất là... ráng chịu! Chứng sói “sớm” xuất hiện nơi đàn ông, khi người này ở vào khoảng tuổi 25 hoặc sớm hơn. Một trong những nguyên nhân của chứng sói “sớm” này có thể là do da đầu không được chăm sóc đúng mức, không giữ cho da đầu sạch sẽ chẳng hạn. Đôi khi sự mất quân bình của các hormon tính dục cũng dẫn đến chứng hói đầu sớm. Sự chăm sóc đúng mức da đầu có thể làm chậm tiến trình của chứng sói đầu kiểu này. Sói đầu đôi khi cũng là triệu chứng hoặc dấu hiệu của tình trạng cơ thể bị nhiễm độc hay một tình trạng nào đó. Trong trường hợp này, khi sức khỏe được phục hồi thì tóc lại mọc lại. Đột nhiên bị rụng tóc nhiều có thể là do bị bệnh thương hàn, bị lên sởi (ban đỏ), viêm phổi, cúm, hoặc nhiều thứ bệnh do nhiễm trùng. Bị rụng tóc nhiều cũng có thể do kém dinh dưỡng hoặc các tuyến bị rối loạn đặc biệt là tuyến yên và tuyến giáp. Sau cùng bệnh sói đầu có thể do chính da đầu bị rối loạn, bị bệnh, bị thương tổn. 20 11 Tại sao phụ nữ lại không có râu? Loài chim có lông vũ, loài có vú (loài thú) có lông mao. Nhưng, tại sao động vật có vú lại có lông mao? Có nhiều lý do. Giá trị chủ yếu của lông là giữ thân nhiệt. Ở miền nhiệt đới, lông lại có chức năng ngược lại: để giải nhiệt. Có vài giống vật ở miền nhiệt đới đã được bộ lông che chở cho khỏi bị ánh mặt trời chiếu thẳng vào. Nhưng, những lông dài ở một vài nơi trên cơ thể động vật được dùng vào mục đích đặc biệt. Chẳng hạn cái bờm sư tử, bờm ngựa để che chở cái cổ của con vật khỏi bị răng kẻ thù cắn vào. Lông đuôi dài của súc vật chủ yếu là đuổi ruồi muỗi. Cái mào dài của vài giống chim là để hấp dẫn con mái. Bộ lông dài và cứng của con nhím là phương tiện tự vệ của nó. Cũng có khi lông trở thành cơ quan xúc giác của động vật. Trong râu mèo có những sợi thần kinh đặc biệt và rất nhạy cảm đối với xúc giác. Bạn thấy đó, lông được dùng vào nhiều mục đích tùy theo từng loại động vật. Nhưng đối với con người thì sao? Cái công dụng thực tiễn của lông - có ba tên ở ba nơi là tóc, râu, lông - là những gì? Đứa trẻ vừa mới lọt lòng mẹ đã có sẵn một lớp lông tơ rất mịn phủ toàn thân. Lớp lông này sẽ sớm được thay thế bằng những lớp lông tương đối lớn hơn nhưng cũng còn mịn lắm. Đến tuổi dậy thì, lớp lông này lại bị thay thế 21 bằng một lớp lông khác và là lớp sau cùng. Sự phát triển của lớp lông cuối cùng này bị tuyến sinh dục chi phối. Các hormon phái nam tác động theo cách phát triển mạnh râu và lông khắp toàn thân trong khi đó tóc bị ngăn chặn hoặc chậm phát triển. Sự phát động của hormon phái nữ thì ngược lại. Tóc trên đầu phát triển mạnh trong khi râu và lông thì ngưng. Do đó, phụ nữ không có râu vì những tuyến và hormon khác trong cơ thể đã tác động để ngăn ngừa sự phát triển lông ở những nơi này. Để giải thích tại sao lại như vậy và tại sao tuyến và hor mon nơi đàn ông lại kích thích mọc râu, có lẽ ta phải đi ngược trở lại thời kỳ sơ khai của loài người. Ở vào một thời nào đó, chức năng của bộ râu có lẽ là để giúp người ta, từ đàng xa, phân biệt được đàn ông, đàn bà. Cũng có thể, bộ râu làm cho người đàn ông có vẻ oai vệ hơn, nhờ đó trở nên hấp dẫn hơn đối với đàn bà. Thiên nhiên luôn luôn tiếp sức cho đàn ông trở nên hấp dẫn đối với người khác phái như thiên nhiên đã làm như vậy cho nhiều giống chim, giống thú khác. 12 Tóc của ta mọc lẹ như thế nào? Đối với những người bắt đầu bị sói đầu thì tóc mọc chậm quá. Còn đối với con nít thì tóc lại mọc nhanh quá. 22 Bình quân mỗi sợi tóc mỗi tháng mọc dài ra được khoảng 2,5cm. Trong khoảng thời gian một ngày, tóc mọc theo những tốc độ khác nhau nhưng theo cùng “một nhịp”. Ban đêm, tóc mọc chậm hơn. Nhưng khởi đầu một ngày, tốc độ ấy tăng lên. Tốc độ tóc mọc cao nhất là từ 10 đến 11 giờ sáng. Kế đó, tóc giảm lần tốc độ. Và từ 16 đến 18 giờ thì tốc độ mọc tóc lại tăng lên. Tất nhiên tốc độ này có tăng thì cũng nhỏ, rất nhỏ thôi, đến nỗi ta không thể nào nhìn thấy được. Bởi vậy đừng có bạn nào dại dột đợi đến 10 giờ sáng ra đứng trước kiếng để xem tóc mọc. Tuy nhiên, nếu như tất cả các sợi lông trên cơ thể đều “nhường” cái phần mọc thêm chỉ cho một sợi thôi thì bạn có hy vọng nhìn thấy sợi ấy từ từ mọc dài ra. Và mỗi phút sợi lông (tóc) đặc biệt này sẽ mọc dài ra khoảng 3cm và như vậy mỗi năm nó mọc dài ra được 60km! Tóc của loài người không phải là giống nhau đâu. Tóc màu vàng hoe thì nhỏ, mềm hơn tóc đen, cứng và to sợi. Người có mái tóc đỏ thì các sợi tóc thô và thưa hơn cả. 13 Ruột dài bằng nào? Hầu hết chúng ta chỉ có ý tưởng mơ hồ rằng trong nội tạng của ta có những “cuộn”, trong đó “cuộn ruột” - một cái “hành lang” dài mà thức ăn phải đi qua trong quá trình tiêu hóa - là đáng ngạc nhiên nhất. Nhưng ít ai hiểu một cách rõ ràng, tường tận cách thức vận hành của ruột non ra làm sao. 23 Chiều dài của ruột động vật tùy thuộc vào loại thực phẩm mà động vật đó ăn. Ruột của động vật ăn thịt thì ngắn hơn vì trong quá trình tiêu hóa, nó có ít việc phải làm hơn. Thực phẩm - thịt là chủ yếu - tự nó, đã làm một phần công việc của quá trình tiêu hóa rồi. Những động vật ăn nhiều rau được cho là có bộ ruột dài hơn bộ ruột của động vật ăn nhiều thịt. Bộ ruột sống của con người có chiều dài vào khoảng 3m. Nhưng khi người chết, ruột mất tính đàn hồi, do đó giãn dài ra tới 8,5m. Hầu hết thành ruột đều làm bằng sợi để ruột non có thể tác động vào thực phẩm khi thực phẩm đi qua. Ruột cũng tiết ra một thứ chất dịch trộn vào thức ăn. Để có thể tiết ra dịch này, ruột gồm vô số những vòng. Mỗi vòng giữ lại một chút xíu thức ăn khi thức ăn đi qua. Giữ lại và “xử lý” bằng cách làm vữa ra và tiêu hóa trong khoảng 30 phút, sau đó chuyển thức ăn cho vòng kế tiếp. Để giúp cho việc tiêu hóa, thành ruột non có khoảng 20000 tuyến nhỏ. Các tuyến này tiết ra khoảng từ 5 đến 10 lít dịch tiêu hóa. Chất dịch này làm lỏng và làm mềm để thực phẩm trở thành một chất sền sệt. Bằng một kính hiển vi phóng đại, nhìn vào thành ruột, ta sẽ thấy thành ruột không trơn 24 láng, trái lại nom như lót nhung. Đó là vô vàn vô số mao trạng ruột. Chính các mao trạng này ra lệnh cho các tuyến tiết ra dịch tràng, đồng thời các mao trạng này cũng góp phần vào quá trình tiêu hóa thực phẩm. Thực phẩm chưa được tiêu hóa bởi dịch vị sẽ được tiêu hóa tiếp tục do các vi khuẩn sống ở phần ruột dài nhất được gọi là “không tràng”, giai đoạn này trong quá trình tiêu hóa được gọi là phần rã hoặc thúi rữa. Hàng tỉ tỉ vi khuẩn sẽ làm phân rã thức ăn còn “thô, cứng” như vỏ trái cây chẳng hạn, đồng thời hấp thu dưỡng trấp mà cơ thể cần. Trên đây chỉ là khái lược cách thức và quá trình tiêu hóa. Cơ quan tiêu hóa rất phức tạp và là một trong những cơ quan kỳ diệu nhất của cơ thể ta. Nó có khả năng biến thức ăn - gồm rất nhiều thứ, loại khác nhau - thành dưỡng chất để nuôi toàn bộ cơ thể. 14 Bạn biết gì về sán lãi? Nói đến sán lãi chắc chẳng phải là điều thú vị gì. Nhưng có nhiều người khổ vì nó lắm, do đó chắc họ cũng muốn biết sán lãi là cái giống gì mà tác hại cho cơ thể đến như vậy. Trước hết, sán lãi là một loài sâu, mình dẹp, sống ký sinh - nghĩa là ăn bám - trong ruột non của các động vật mà ta gọi là vật chủ (host). Thực phẩm của sán lãi chính là các dưỡng trấp nuôi cơ thể vật chủ. Thường thì sán lãi chỉ sống 25 ký sinh nơi các vật chủ là các động vật có xương sống như cá, chó, mèo và tất nhiên, cả con người nữa. Trên đầu sán lãi có giác khẩu mà nó dùng để bám dính vào bên trong thành ruột non. Điều lạ lùng là sán lãi có đủ mắt, tai đàng hoàng. Sán lãi có hệ thống cơ bắp nhưng nó hầu như chẳng dùng tới. Nó cũng có não bộ nhưng hết sức thô thiển. Điều đặc biệt là sán lãi không có miệng và ống tiêu hóa. Nó hấp thu dưỡng trấp của vật chủ qua chính vách cơ thể của chúng. Sán lãi có nhiều thứ, có thứ chỉ dài vài ba milimét, có thứ dài tới 8m, 9m, đồng thời mỗi thứ lại có hình dạng khác nhau. Có thể chúng không có “đốt” hoặc gồm bởi một chuỗi phần nom như những “đốt”. Những đốt này từ từ lớn lên, nối dài từ ngay phía sau đầu. Chúng cũng có phái tính, nghĩa là có con đực, con cái. Bằng cách nào sán lãi chui vào ruột non của động vật rồi nằm lì ở đó ăn bám, sanh con đàn cháu đống, phá hoại vật chủ? Nó chui được vào ruột non động vật chủ như thế này: sán lãi đẻ trứng, trứng theo chất bã vật chủ thải ra ngoài. Trứng đó dính vào thực phẩm. Khi vật chủ khác ăn thực phẩm có dính trứng lãi, ở ruột non vật chủ, trứng lãi gặp môi trường thuận tiện, nở ra thành ấu trùng và ở đó luôn cho đến chết. Điều quái ác là ấu trùng sán lãi không chỉ nằm trong ruột non để ăn bám mà còn mò mẫm đến những cơ quan nội tạng khác nữa của vật chủ để ăn và để phá. Khi “định cư” ở một chỗ nào, ấu trùng sán lãi tự tạo cho mình một cái vỏ cứng. 26 Ta lấy thí dụ ấu trùng sán lãi với cái vỏ cứng nằm “định cư” trong bắp thịt heo hoặc bò. Và, ta ăn thịt “heo gạo” đó. Nếu không nấu nướng kỹ để giết chết ấu trùng sán lãi nằm trong vỏ cứng thì khi vào đến ruột non - lại gặp môi trường thuận lợi - ấu trùng phá vỏ cứng chui ra, bám vào ruột non, ăn bám, lớn lên... Cái hại của sán lãi trước hết là nó ăn mất một phần chất bổ dưỡng dùng để nuôi cơ thể vật chủ, sau đó là do nó tiết ra một chất độc. Trong những trường hợp họa hiếm sán lãi mới giết chết được vật chủ. Nhưng vật chủ có sán lãi thì không mạnh khỏe được. Ngày nay có nhiều thứ thuốc để trục xuất sán lãi ra khỏi ruột non vật chủ. 15 Bệnh chó dại là bệnh gì? Bệnh chó dại là bệnh mà loài người biết đến từ rất xa xưa. Thời đó, khi người hoặc động vật mắc bệnh này thì cái chết cầm tay. Không có cách gì chữa chạy. Bệnh gì mà kinh khủng như vậy? 27 Bệnh chó dại là thứ bệnh tác động vào ngay não bộ và hệ thần kinh. Chính vì vậy mà nó rất nguy hại cho cơ thể người, vật bị bệnh. Bệnh này do một thứ vi rút nhỏ đến nỗi kính hiển vi loại thông thường nhìn cũng không ra. Vi rút bệnh dại có thể tác hại cho mọi loài động vật máu nóng. Nhưng con người mắc bệnh này thường do bị con chó mang vi rút này cắn. Bởi vậy, khi bị chó cắn phải mang con chó này đi thử xem nó có bị nhiễm vi rút này hay không. Đừng ỷ y, hối không kịp đâu! Bởi vì không dễ gì chỉ nhìn mà biết được con chó nào có nhiễm vi rút bệnh dại. Từ khi nhiễm cho đến khi phát tác phải mất khoảng từ 4 đến 6 tuần lễ. Ta bị con chó đang thời kỳ “ủ” bệnh cắn thì ta cũng vẫn bị lây. Khi bị lây bệnh, thoạt tiên, con chó hơi gây gấy sốt và bỏ ăn. Kế đó nó trở nên bấn loạn, sùi bọt mép, gầm gừ, sủa và cứ như muốn táp, cắn. Đến giai đoạn này rồi thì “thua”, hết thuốc chữa. Khi bệnh đã phát tác, con chó chỉ sống được trong khoảng ba đến năm ngày. Nơi con người, triệu chứng của bệnh cũng tương tự như con chó. Thoạt tiên người bị bệnh lờ đờ, ít nói, ít cử động. Kế đó, thấy gây gấy sốt và cảm thấy có cái gì đó “kỳ kỳ” trong cơ thể. Kế đó là các bắp thịt co rút dữ dội và môi miệng chúm ra như đòi uống nước hoặc bị co giật. Co giật bắp thịt là do hệ thần kinh bị vi rút tấn công. Người ta thường cho rằng người bệnh sợ nước - do đó bệnh còn có cái tên “thông thái” bằng tiếng La Tinh là “hydrophobia”, có nghĩa là sợ nước - nhưng thật ra không 28 phải vậy. Cái chết do bệnh chó dại thường là vì các bắp thịt điều khiển sự hô hấp bị co giật. Một cái chết như vậy hiển nhiên là đau đớn lắm lắm. Bởi vậy việc ngăn ngừa bệnh chó dại phải là việc ưu tiên quan trọng. Vết chó cắn phải rửa thật sạch và chích serum trong ba ngày. Phải ngăn ngừa ngay lập tức việc vi rút chó dại xâm nhập óc và hệ thần kinh. Phải tiếp tục chích thứ thuốc đặc chế này sau khi bị chó dại cắn và chích liên tục trong khoảng hai, ba tuần lễ. Nhưng, trên hết, vẫn là làm sao để vi rút chó dại đừng xâm nhập vào cơ thể. 16 Con vi rút có thể nhìn được không? Vi rút (virus) là sinh vật nhỏ nhất có thể gây ra bệnh hoạn. Người ta không thể nhìn thấy nó, dù bằng kính hiển vi loại thông thường. Nhưng điều này không có nghĩa là các nhà khoa học bó tay, không thể nghiên cứu cấu trúc của vi rút. Ngày nay, bằng kính hiển vi hiện đại, sinh vật li ti này đã bị lộ nguyên hình. Khoa học đã biết khá nhiều về kích cỡ, hình dạng của nhiều thứ vi rút nhờ có kính hiển vi điện tử. Kính hiển vi điện tử dùng tia điện tử thay vì tia sáng. Tia điện tử đi xuyên qua mẫu vật được quan sát và tác động vào đĩa trên đó có bộ phận ghi hình. Bằng cách này, mẫu vật đã được phóng lớn ra gấp 100.000 lần. 29 Nhờ kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vi rút có chiều dài khoảng 300 milimicrons cho đến 10 milimicrons (một milimicrons bằng 1/100.000 milimét). Chưa có nhà khoa học nào dám xác quyết vi rút là cái giống gì. Một vài nhà khoa khoa học cho rằng nó giống như những phân tử cơ bản, giống như “gen” chẳng hạn. Người khác lại cho rằng có thể vi rút nằm ở giữa giai đoạn sinh vật và vật chất vô sinh (nonliving matter). Như chúng ta đã biết, vi rút có thể tăng trưởng, sinh sản chỉ trong một mô sống. Điều này có nghĩa là ta không thể cấy nó ở bên ngoài mô sống. Và thật khó, rất khó mà quan sát tập quán tăng trưởng của nó. Đó là lý do khiến người ta phải dựa trên khả năng làm hại tế bào và trên phản ứng của chúng gây ra trên cơ thể con người để phân loại vi rút. Vi rút có tạo ra độc tố không? Cho đến nay người ta vẫn tin rằng vi rút tạo ra các độc tố. Tuy nhiên hầu như không thể tách biệt vi rút với độc tố. Người ta cũng chẳng biết, nếu quả thật vi rút tạo ra độc tố, thì nó tạo bằng cách nào. 17 Kháng thể là cái gì? Câu hỏi: “Sinh vật nào xuất hiện dồi dào và rộng rãi nhất trên thế giới?” Câu trả lời như thế này có làm cho bạn ngạc nhiên không: vi khuẩn. 30 Đụng đến bất cứ cái gì, trong một hơi thở của ta thôi cũng chứa có đến hàng triệu vi khuẩn. May thay, có đến 80% các thứ vi khuẩn là vô hại. Chẳng những thế một số nhỏ vi khuẩn lại tỏ ra rất có ích, chỉ một số nhỏ khác là có hại cho con người. Vì thường xuyên “thu nạp” đủ thứ vi khuẩn vào cơ thể, nên rõ ràng là giữa cơ thể và vi khuẩn có mối liên hệ vừa thiện vừa ác rất bền chặt. Cơ thể ta mang chứa vô vàn vô số, trùng trùng điệp điệp vi khuẩn, ngược lại các vi khuẩn giúp ích cho ta không ít, như giúp cho sự tiêu hóa của ta chẳng hạn. Tuy nhiên, những vi khuẩn có hại vào trong cơ thể ta thì như thế nào? Chẳng hạn vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu đã tạo ra thứ độc tố mạnh gọi là “độc tố bạch hầu”. Độc tố này lan rộng trong máu. Những vi khuẩn khác cũng tạo ra độc tố trong máu tuy không đến nỗi gây tử vong. Khi có vi khuẩn tác hại xâm nhập cơ thể thì cơ thể cũng tạo ra một chất để kháng lại các độc tố bằng cách hóa hợp với nó, làm vô hiệu hóa nó. Mỗi kháng thể có tính năng riêng biệt thích ứng với chất độc do vi khuẩn tạo ra. Cứ như thế trong cơ thể có một lực lượng cảnh sát hết sức hùng hậu. Ngay khi có địch thủ nguy hiểm xâm nhập, lực lượng cảnh sát này can thiệp ngay, vô hiệu hóa chúng ngay, để chúng không thể quấy rối và tác hại cơ thể. Tuy nhiên, tự mình, cơ thể không thể tạo ra đủ kháng thể để đương đầu với đủ loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể. Các bác 31 sĩ chích thêm vào chất kháng thể này vào cơ thể để tăng cường sức chiến đấu chống lại vi khuẩn gây bệnh. 18 Hệ miễn dịch là gì? Quanh ta có vô vàn vô số dạng sinh vật “vô hình” đối với con mắt ta và ta gọi chúng là vi trùng (germ tức là mầm bệnh). Chúng có trong không khí ta thở, trong nước ta uống, trong thức ăn, trong đất... Có vô số chủng loại vi trùng nhưng phần đông đều vô hại, chẳng những thế một số còn hữu ích. Tất nhiên, số vi trùng gây bệnh không thiếu. Cơ thể con người được trang bị nhiều thứ vũ khí tự nhiên để giao chiến chống lại những vi trùng có hại, gây bệnh. Chẳng hạn, dịch tiêu hóa và ngay cả máu cũng có khả năng giết chết nhiều loại vi trùng. Nhưng khi có vi trùng xâm nhập vào cơ thể và gây độc thì đạo quân tự vệ của cơ thể cũng ra tay hành động liền. Đó là những bạch huyết cầu trong máu. Chúng có thể đi ngang qua thành mạch máu và “lang thang” khắp trong thân thể. Bạch huyết cầu tập trung ở điểm có vi trùng địch tấn công và bạch huyết cầu phản công bằng cách “xực” luôn kẻ thù. Tuy nhiên, không phải luôn luôn bệnh là do sự tấn công trực tiếp của vi trùng. Vi trùng có thể phóng ra những chất độc. Nếu vậy, cơ thể lại có một binh chủng khác để đương đầu. Một vài loại tế bào trong cơ thể sẽ tiết ra những chất 32 có khả năng vô hiệu hóa chất độc của vi trùng. Loại này được gọi là “kháng độc”. Nếu đạo quân “kháng độc” này sản xuất ra đủ số lượng và kịp thời thì độc tố của vi trùng sẽ bị vô hiệu hóa và cơ thể sẽ lại lành mạnh. Cơ quan “kháng độc” là một bộ phận rất đặc biệt. Nó phải nhận diện kẻ thù thuộc loại nào - độc tố loại nào - lúc đó nó mới sản xuất ra chất kháng độc tương ứng. Chất kháng độc vẫn tồn tại ít lâu trong máu sau khi đã vô hiệu hóa được chất độc của vi trùng. Cái khó nằm ở chỗ vẫn là kẻ địch cũ, nhưng chúng lại phóng ra một loại độc tố mới. Do đó, bị vi trùng xâm nhập, nhưng thay vì bị bệnh thì cơ thể lại không có triệu chứng gì bệnh. Lý do là cơ thể đã có sức đề kháng với loại bệnh đó, nghĩa là có sẵn chất kháng độc đối với loại vi trùng đó. Tình trạng này được gọi là miễn dịch hay miễn nhiễm đối với loại vi trùng bệnh đó. Sự đề kháng với vi trùng được thực hiện từ ngay sau cuộc tấn công của vi trùng. Trường hợp vi trùng mở cuộc tổng tiến công cùng một lúc và rải độc tố trên toàn cơ thể vậy mà ta vẫn không bị bệnh thì nghĩa là sao? Điều đó có nghĩa là trong máu ta đã có đủ chất kháng độc để đương đầu với độc tố của vi trùng ngay từ đầu khiến độc tố bị vô hiệu hóa ngay nên ta không bị bệnh đó. Tình trạng này ta gọi là sự miễn dịch hay miễn nhiễm tự nhiên. Đó là một phẩm chất quí giá của máu mà ta được thừa hưởng. Nếu ta đưa 33 một lượng nhỏ độc tố vào máu để kích thích máu tạo ra kháng độc tố để đương đầu thì ta gọi tình trạng này là sự miễn nhiễm nhân tạo. Đó chính là cách ta chích ngừa một chứng bệnh nào đó như bệnh bạch hầu, uốn ván, thương hàn... chẳng hạn. 19 Bệnh “bàn chân bằng phẳng” là bệnh gì? Không mang giày, bạn bước nhẹ trên cát hay trên sình, nếu thấy dấu chân bạn khuyết một miếng có dạng giống như trái cật thì bạn nên mừng. Trái lại nếu dấu chân của bạn “nguyên con”, không có bị khuyết gì thì đó là dấu hiệu đáng buồn đấy. Bạn đã bị thứ bệnh gọi là “bàn chân bằng phẳng” (flat feet). Bàn chân của bạn là “cái kiềng 3 chân” vì nó chỉ có 3 điểm tựa: Một ở gót chân, hai điểm còn lại nằm ở phía sau và dưới ngón chân cái và ngón chân áp út và út, đồng thời hai điểm này nâng đỡ vòng cầu mu bàn chân. Ba điểm tựa này tạo thành một vòng cung. Vòng cung này không cố định, trái lại co giãn, nhún nhảy. Đó là do sự sắp đặt các xương bàn chân, sụn, gân, dây chằng và cơ bắp của bàn chân. Trong quan điểm kiến trúc và kỹ thuật xây dựng thì cấu trúc vòng cung là cấu trúc tối ưu để đỡ vật nặng. Khoảng không gian phía bàn chân chứa đầy mỡ. Xuyên qua lớp 34 mỡ này có các mạch máu, dây thần kinh, dây chằng, gân các ngón chân... lớp mỡ ấy như chất đệm, để khi đi, các bộ phận không cọ sát, ép vào nhau. Nếu đã từng mang giày, nay đi chân không trên mặt đất lồi lõm nhám, bạn sẽ thấy chân đau hay ít ra cũng khó chịu. Lý do là mặt đất nhám, gồ ghề khiến bàn chân của bạn mỗi bước phải mỗi điều chỉnh cái “thế” của nó cho thích ứng với mặt đất. Vì vậy, toàn thể bàn chân từ những bắp thịt cho đến dây chằng của vòng cung bàn chân đều phải luôn luôn vận động. Khi bắp thịt, dây chằng vận động thì tất cả mọi thành phần của bàn chân, tất nhiên, phải vận động theo. Khi đi trên mặt phẳng nhẵn - như sàn nhà, hè phố có lót “đan” chẳng hạn - thì chân thường chỉ có một “thế” và chỉ có một ít điểm của bàn chân thường xuyên bị kích thích. Bàn chân của ta chỉ phải điều chỉnh một cách đặc biệt thế đi này cho một loại kích thích đồng dạng (khi đi trên mặt phẳng nhẵn). Còn một thế khác được gọi là “căng cứng” hay “co cứng” (spastic tension). Thế đi này làm xáo động tất cả mọi thành phần của bàn chân khiến tất cả các thành phần của bàn chân đều bị tác động và vận động hết mức. Ở những mô có ít mạch máu sẽ bị “mệt”, “bạc nhược”, thiếu máu và yếu đi. Sự kiện này khiến vòng cung của bàn chân hóa bất lực không nâng nổi trọng lượng thân thể, nó hóa “dẹp” ra, nghĩa là vòng cung không còn cong, không còn 35 là vòng cung nữa. Như vậy là mắc bệnh “bàn chân bằng phẳng” hay bàn chân “dẹp” đó. Tất nhiên, có một vài người bẩm sinh các mô đã bị yếu khiến bàn chân bị “dẹp”, tức là sinh ra, bàn chân đã không có vòng cung rồi. 20 Tại sao ta chớp chớp mắt? Bạn để ý, đi xe lúc trời mưa, tấm kính phía trước tài xế có một “cây chổi” quơ qua quơ lại để gạt nước mưa. Cái đó tiếng Mỹ gọi là “windshield wiper” còn tiếng Anh gọi là “windscreen wiper”. Tuy các nhà chế tạo xe hơi đã bỏ ra nhiều công của để cải tiến cái “windshield wiper” này, nhưng vẫn chưa chế tạo ra một sản phẩm sánh được với cái windshield wiper mà thiên nhiên đã tặng cho đôi mắt ta. Cặp mí mắt của ta chạy lên chạy xuống - đóng mở - chính là cái windshield wiper trời cho đó. Mí mắt đó chỉ là chút da đóng mở - nâng lên - kéo xuống - được là nhờ mấy bắp thịt gắn ở đó. Đừng coi thường mấy bắp thịt đó nhé. Nó vận hành liên miên và rất nhanh - đóng mở, mở đóng - đến nỗi sự đóng mở ấy không gây trở ngại cho sự nhìn của ta. Điều đáng nể nữa mà ta phải dành cho mấy cái bắp thịt ở mí mắt đó là nó hoàn toàn tự động, cũng như cái winshield wiper của xe hơi vậy. Trung bình cứ sáu giây đồng hồ ta lại chớp mắt một cái. Có nghĩa trong một 36 đời người trung bình, cặp mí mắt của ta đóng mở - nâng lên, hạ xuống - vào khoảng bốn tỉ lần! Sự chớp mắt có gì quan trọng đối với ta nào? Nếu có, tại sao? Nếu nó bảo vệ mắt ta thì nó bảo vệ bằng cách nào? Một lý do mà ta phải “để ý” tới là cặp lông mi. Đó là những cái lông cứng hơi cong cong được gắn vào mí mắt. Nhiệm vụ của cặp lông mi là cản bụi để bụi không xâm nhập vào mắt. Đi ngang một đám bụi hay bị mưa hắt vào mặt, cặp mí mắt tự động khép lại và cặp lông mi góp phần ngăn chặn “vật lạ” xâm nhập mắt. Ngoài ra cặp lông mày cũng góp phần gạt nước mưa và mồ hôi để chúng đừng có nhỏ giọt chảy vào mắt. Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của sự chớp mắt là gì? Nhiệm vụ chủ yếu của sự chớp mắt là cung cấp chất bôi trơn (thoa “nhớt”), rửa và làm ướt mắt. Trên rìa mỗi mí mắt có từ 20 đến 30 tuyến bã, nhờn. Những tuyến này có lỗ thông với lông mi. Mỗi khi mí mắt khép lại, những tuyến này hoạt động và tiết ra “dịch”. Dịch này là một thứ “nhớt” làm trơn rìa mí mắt và lông mi, nhờ đó chúng không bị khô. Sự rửa và làm ướt mắt diễn ra như thế nào? Ở mỗi mắt, có tuyến nước mắt có chứa sẵn nước mắt. Cứ mỗi lần chớp mắt thì mí mắt lại hút từ tuyến nước mắt một chút xíu chất lỏng. Hoạt động này làm cho mắt không bị khô. Có thể nói cứ mỗi lần ta chớp mắt là mỗi lần ta khóc, nếu ta hiểu “khóc” có nghĩa là nước mắt chảy ra. 37 21 Tại sao nhãn mắt ta bị đục? Bệnh đục nhãn mắt tiếng Anh là “cataract”. Nhưng bạn có biết nguyên nghĩa của từ này là gì không? Là dòng thác hoặc là làn nước từ trên cao đổ xuống. Vậy thì tại sao một vài thứ “bệnh” của mắt lại được gọi là “cataract”? Lý do là thời xưa người ta cho rằng chứng bệnh đặc biệt này của mắt cũng giống như tấm phim trong máy chụp hình bị “mờ” khi ống kính bị một làn nước che phía ngoài. Nhãn mắt bị đục thật ra là do chính thủy tinh thể của mắt bị đục, mờ như bị mây che. Sự kiện này có khi ngăn trở, có khi không ngăn trở khả năng nhìn. Trong thực tế rất nhiều người bị chứng bệnh đục thủy tinh thể mà không biết. Khi nhìn sự vật mà ta thấy sự vật lờ mờ như chìm trong màn sương thì đó là cách ta tự phát hiện ra thủy tinh thể mắt mình đã bị đục. Một dấu hiệu kỳ cục khác nữa là nhìn sự vật trong ánh sáng lờ mờ tranh tối tranh sáng, ta lại thấy rõ hơn trong ánh sáng tỏ bởi vì càng ít ánh sáng thì đồng tử lại càng mở lớn nên có nhiều ánh sáng lọt vào con mắt. Bệnh đục nhãn mắt khiến cho con ngươi nom xam xám hoặc trắng ra, thay vì có màu đen. Có một số người già mắc chứng bệnh này, đồng tử (con ngươi) bị co lại và hóa ra nhỏ đi. Bệnh đục nhãn mắt nặng khiến cho thủy tinh thể của mắt có màu trắng như sữa. 38 Bệnh đục thủy tinh thể được coi như thứ bệnh của tuổi già. Tuy nhiên có những đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ thì thủy tinh thể đã bị mờ rồi. Cũng có khi bị đục nhãn mắt ngay từ tuổi thiếu nhi. Đôi khi người ta cho rằng bệnh này là kết quả của một chứng bệnh nào đó trong máu. Một đứa trẻ bị bệnh đục thủy tinh thể có thể phục hồi thị lực bằng một cuộc giải phẫu mà không cần thay thủy tinh thể khác. Nhưng thường khi bệnh này làm suy yếu thị lực khiến người bệnh không thể sinh hoạt bình thường được thì lúc đó ta phải giải phẫu để thay thủy tinh thể. Mỗi lần chỉ nên giải phẫu một con mắt, để “lỡ ra” khi giải phẫu rồi mà thị lực vẫn không phục hồi được thì khỏi bị “đui” luôn. Nhiều người rất ngại bị giải phẫu mắt. Tuy nhiên, trên thực tế, những nhà giải phẫu giỏi có thể làm việc này mà ít khi thất bại. Sau cuộc giải phẫu khoảng 6 tuần lễ, người bệnh sẽ đeo một thứ kính thích hợp và lúc đó thị lực có thể được phục hồi gần như bình thường. 22 Bệnh ngủ là bệnh gì? Bệnh ngủ là thứ bệnh nguy hiểm đã tấn công cả người lẫn súc vật ở châu Phi. Bệnh đó do loại ký sinh trùng có tên là “Trypanosomes”. Loại ký sinh trùng này được giống ruồi có tên là “tsetse” có rất nhiều ở châu Phi đem đi gieo rắc. Giống ruồi này có thể “nhiễm” ký sinh trùng “Trypano 39 somes” khi nó chích người hoặc thú vật đang mang bệnh. Khi đã vào đến bao tử của ruồi “tsetse” ký sinh trùng bệnh ngủ bắt đầu sinh con đàn cháu đống. Kế đó, ký sinh trùng chui qua hạch nước miếng rồi qua miệng con ruồi. Tại đây ký sinh trùng mới phát triển đầy đủ để có thể gây hại. Khi chích vào người hay súc vật, ruồi “tsetse” cũng chích ký sinh trùng vào dưới làn da. Tại đây, lúc đầu nổi lên đốm đỏ đỏ. Ba tuần lễ sau ký sinh trùng bắt đầu xâm nhập vào máu. Cũng trong khoảng thời gian này người bệnh cứ bị sốt đi sốt lại. Thường thì ngoài da nổi mụt như phát ban (sởi). Não bắt đầu hơi hơi sưng lên. Ở nhiều nơi trên châu Phi, bệnh chỉ phát đến giai đoạn này rồi thôi và người bệnh khỏe lại. Nhưng ở Rhodésia (nay là Cộng hòa Zimbabwé - ND) và tại Nyasaland thì bệnh này trở nên trầm trọng hơn. Trong khoảng một năm sau khi bị nhiễm ký sinh trùng “trypanosomes” người bệnh có dấu hiệu não bị tác hại. Người bệnh thấy nhức đầu dữ dội, trở nên dễ bị khích động và có những hành động không thể kiểm soát được. Kế đó, bệnh sang một giai đoạn khác. Trong giai đoạn này, người bệnh trở nên lờ đờ, không muốn cử động. Và sau cùng là ngủ li bì, trở nên hôn mê không còn biết gì nữa. Tuy nhiên người bệnh vẫn tiếp tục bị 40 sốt. Và sau cùng, cơ thể héo mòn đi, trở nên tê liệt và chết. Lý do khiến người bệnh bị hôn mê vì tình trạng nhiễm độc đã xảy ra ở phần quan trọng nhất của cơ thể: não và vỏ não. Có nhiều yếu tố khiến não bị nhiễm độc và bị viêm. Bệnh ngủ châu Phi thực chất là bệnh viêm não. Cũng nên biết: ruồi “tsetse” sẽ chẳng lấy đâu ra ký sinh trùng “trypanosomes” nếu trước đó nó không chích người hoặc súc vật đã nhiễm bệnh này. Bởi vậy, giá như trên lục địa châu Phi không có ai hoặc súc vật nào bị nhiễm trùng thì ruồi tsetse cũng chẳng “chế tạo” ra được, và do đó, nó hết nguy hiểm. 23 Bệnh suyễn là bệnh gì? Tại sao? Thật ra suyễn không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của một tình trạng bệnh. Người bị suyễn cảm thấy khó thở như có cái gì đè chặt lên phổi. Cảm giác phổi bị đè, bị chặn này là do màng nhờn của phổi bị sưng hoặc do các khí quản và phế nang bị co lại. Người bị suyễn hơi thở ngắn, ho, và khi thở có kèm theo tiếng khò khè. Chứng suyễn có thể phát tác từ từ hoặc đột xuất. Cách duy nhất để chữa bệnh suyễn là tìm ra nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân ấy đi. Nguyên nhân bệnh suyễn thì vô cùng phức tạp: không khí, rối loạn cảm xúc, và dị ứng. Khó nhất là dị ứng 41 vì mỗi người dị ứng với những nguyên nhân khác nhau. Nếu một người bị suyễn trước tuổi ba mươi thì thường là do bị dị ứng. Có thể là dị ứng với phấn của một thứ hoa nào đó, dị ứng với bụi, với súc vật (mèo chẳng hạn), với thực phẩm nào đó, với thuốc... Có rất nhiều loại phấn hoa và bụi gây dị ứng. Trẻ em thường dị ứng với thực phẩm như trứng, sữa, các chất bột mì. Các bác sĩ khi chữa cho người bị suyễn cũng thường quan tâm đến tình trạng gọi là rối loạn cảm xúc. Chẳng hạn một người gặp chuyện không vui trong gia đình, gặp rắc rối, thiếu hụt trầm trọng về tài chánh... thì cũng có thể hóa ra bị suyễn. Có nhiều trường hợp chỉ cần cảm thấy bị hắt hủi, không được yêu như ý muốn... cũng hóa ra bị suyễn. Tình trạng rối loạn cảm xúc gây ra một loạt phản ứng dẫn đến sự phát tác của chứng suyễn. Bởi vậy chữa bệnh suyễn cực kỳ là khó khăn và sự chuẩn bệnh của bác sĩ là rất quan trọng. Trước hết ông ta phải xem lại tất cả những thứ thuốc mà người bệnh đã dùng. Ông ta phải đặt nhiều câu hỏi: người bệnh đã ăn, uống những thực phẩm gì, môi trường sống của người bệnh đó, kể cả tâm tư tình cảm của người bệnh. Nếu thấy có một sự thay đổi nho nhỏ nào đó trong tập quán sinh hoạt của người bệnh thì bác sĩ phải xem trong sự thay đổi đó cái gì là nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ còn phải hỏi han đến người thân, đồng sự, đồng nghiệp, đến nơi giao du, súc 42 vật trong nhà... của người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thay đổi sinh hoạt - ăn, uống, giao tiếp, môi trường... để triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh. 24 Tại sao ta bị nghẹt mũi? Thỉnh thoảng, đây đó ta gặp một người than thở lỗ mũi họ bị nghẹt cứng như có cái gì nút chặt mũi, cũng có khi họ than nhức đầu, đau mắt, đau má... Hỏi họ có bị cảm không, ta được trả lời: “Không, tôi bị viêm xoang” Vậy nghẹt mũi là gì và tại sao lại bị viêm xoang? Trước hết, “xoang” có nghĩa là khoang trống bên trong một cái gì. Chẳng hạn xoang miệng, xoang mũi. Xoang có thể là khoang chứa đầy máu hoặc chứa đầy không khí. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ thông thường, “viêm xoang” thường được hiểu là “lỗ mũi bị trục trặc rắc rối”. Trên mặt và trán mỗi người có tới tám - hoặc hơn nữa - cái “xoang”, hay là cái hang. Trên trán có hai xoang. Những xoang lớn nhất là xoang gò má. Những xoang nhỏ hơn thông ra phía sau và sang hai bên mũi. Tất cả những hang hay xoang này đều được lót bằng một màng nhầy. Những màng nhầy này được nối liền với màng nhầy bên trong mũi và những chất tiết ra từ những màng trong xoang mũi. Các nhà khoa học đã đưa ra những giải thích khác nhau về những xoang này. Có thể những xoang này là để làm cho 43 mũi được ẩm và ấm. Cũng có thể là những xoang này sẽ góp phần làm âm vang tiếng nói hoặc có một vai trò nào đó trong khứu giác. Cũng có thể các hang trên mặt chỉ có mỗi mục đích giản dị là làm cho xương sọ nhẹ bớt đi! Các xoang này có thể bị nhiễm độc khi bị cúm, bị lạnh quá hoặc do bị một vài chứng bệnh nào đó. Khi các xoang bị nhiễm độc thì ta cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm thấy đau ở mặt, ở trán, ở phía sau mắt. Và tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày. Có nhiều khi ta bị sổ mũi. Tình trạng đau là do các chất thải đóng tụ lại trong xoang không thể thoát ra ngoài được vì các màng nhầy nối liền với lỗ mũi bị sưng lên bít kín. Đôi khi các xoang gò má bị nhiễm độc do hàm răng bị thương tổn. Chẳng mấy khi cần thiết phải giải phẫu xoang. Và nếu cần thì sự giải phẫu này cũng chỉ là để mở rộng các lỗ thông từ các xoang này xuống lỗ mũi để khai thông “bế tắc” cho nước chảy dễ dàng hơn mà thôi. Cách tốt nhất để chữa các chứng 44 bệnh của xoang là... làm sao để chúng đừng rắc rối, đừng bị nhiễm độc. Phải cẩn thận đừng để bị lạnh quá. Các bác sĩ chỉ nên “dẹp bỏ những trở ngại” trong mũi ngay giai đoạn đầu trước khi nó trở nên trầm trọng. Các nha sĩ cũng vậy. Sau cùng, sống ở những nơi ấm áp cũng giúp các xoang trên mặt ta bớt “làm khó” ta. 25 Tại sao lại có bệnh “đếm phấn hoa”? Trong mùa “viêm nhiệt” (tiếng Anh gọi là “sốt cỏ khô” hay fever) báo chí Mỹ ở nhiều thành phố loan tin “đếm phấn hoa”. Phấn hoa là gì, nó có liên quan gì đến “sốt cỏ khô”? Và “đếm phấn hoa” là cái gì? Một người được coi là bị “sốt cỏ khô” khi quá nhạy cảm với phấn hoa hay một chất bụi nào đó bay trong không khí. “Phấn” (pollen) là một sản phẩm do thảo mộc tạo ra. Hoa của hầu hết các thảo mộc đều chứa rất nhiều phấn hoa. Tuy nhiên cũng có nhiều thảo mộc chứa phấn trong quả, hạt. Côn trùng làm phấn vãi ra tung tóe, rồi gió đem rải khắp trong không khí và gây ra chứng mà ta gọi là “sốt cỏ khô”. Có ba nhóm thảo mộc chủ yếu mà phấn của chúng gây ra chứng sốt cỏ khô, và mỗi nhóm này gây bệnh vào từng “mùa”, nghĩa là từng khoảng thời gian trong năm. Chẳng hạn, có những loại cây gây bệnh trong khoảng tháng tư tháng 45 năm. Có những loại thảo dại gây bệnh trong khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng bảy. Có những loại hạt gây bệnh trong khoảng thời gian từ tháng tám đến tháng mười. Vì có những loại cây dại mà chỉ một cây thôi cũng tạo ra 100.000 hạt bụi phấn li ti, cho nên, trong khoảng thời gian nào đó, trong không khí có đầy bụi phấn. Hễ khi nào có nhiều bụi phấn trong không khí thì dĩ nhiên, lúc đó thiên hạ nhiều người bị “sốt cỏ khô”. Trở lại câu hỏi: “Đếm phấn hoa” là gì? Vào những mùa mà một địa phương có quá nhiều phấn hoa khiến cho một số người nào đó phải đi ở chỗ khác cho đến khi qua mùa đó mới dọn về. Muốn biết phấn hoa nhiều hay ít trong không khí thì cũng giản dị thôi. Lấy một mảnh kiếng thủy tinh, phết lên mặt một lớp dầu mỏng rồi để ngửa nó ngoài trời. 24 giờ sau lấy vào đưa lên kính hiển vi đếm các hạt phấn bám trên mảnh kiếng đó. Gió và khí hậu cũng có ảnh hưởng khá lớn đến số lượng của những bụi phấn. Trong những tháng hè có nhiều mưa, cây cối tốt tươi sẽ tạo ra số lượng lớn phấn hoa. Trong những tháng hè khô hạn, số lượng này nhỏ hơn. Ánh sáng mặt trời cũng góp phần làm cho bụi phấn mau khô, trong khi đó khí hậu ẩm thì ngược lại. Nếu trong ngày trời bắt đầu mưa sớm và kéo dài thì một số lượng bụi phấn cũng bị nước mưa kéo xuống đất. Cái lý do khiến có cái tên “sốt cỏ khô” là triệu chứng và loại bệnh này thường xuất hiện ở nước Anh vào mùa cắt cỏ, làm cho cỏ khô đi để dành cho súc vật ăn vào mùa đông. 46 Năm 1812, một y sĩ nước Anh đã viết trong bản báo cáo khoa học của ông và đã dùng cụm từ “sốt cỏ khô” để chỉ triệu chứng của thứ bệnh hay xuất hiện vào khoảng thời gian này trong năm. 26 Tại sao lại có người bị cà lăm? Có lẽ nhạc cụ phức tạp và khó khăn nhất mà con người có thể hình dung ra được lại là cơ quan phát âm của chính con người. Để phát ra âm và thanh, ngôn ngữ tiếng nói thì không phải chỉ một bộ phận mà toàn thể cơ quan phát âm được vận dụng. Cơ quan phát âm gồm các bộ phận chủ yếu như sau: bụng, ngực, thanh đai, thanh quản, miệng, mũi, nhiều cơ bắp, lưỡi, môi, răng... trong số đó thì quan trọng nhất là bắp cơ miệng, khải cái (vòm miệng) môi và lưỡi. Muốn sử dụng thành thạo “nhạc cụ” hay cơ quan phát âm này thì ta phải học cách sử dụng ngay từ lúc còn nhỏ xíu - có nhà ngôn ngữ học còn dám khẳng định phải học từ trong bụng mẹ - đồng thời, thực hành sử dụng liên tục từ nhỏ cho đến lớn. Dĩ nhiên, nếu ta không sử dụng thành thục bộ máy phát âm này thì sự kém thành thục ấy không thể che dấu được mà lộ ra ngay trong cách nói năng - phát âm - của ta dưới dạng nói cà lăm. Hiện tượng nói cà lăm diễn ra vì đang khi nói một hay nhiều bộ phận của cơ quan bị co giật (spasm) khiến sự phát âm bị chặn lại chút xíu, rồi tiếp, lặp lại ngay 47 sau đó âm bị chặn lại. Cà lăm có nhiều mức độ. Từ mức độ thấp là hơi khó phát ra một âm nào đó đến mức cao nhất là các bắp thịt lưỡi, cuống họng, và mặt đều bị co giật. Ít có người bị cà lăm trước khi lên 4 hay 5 tuổi. Có lẽ một đứa bé bị cà lăm vì có cái gì đó trục trặc trong cơ quan phát âm của nó. Có khi quá xúc động cũng khiến cho người ta cà lăm. Thường người bị cà lăm thường “vấp” ở những âm bắt đầu bằng phụ âm như “b, p, d, k, t và nhất là g” bởi vì khi phát những âm này thì phải chặn không khí phát từ trong phổi ra, môi phải mím, rồi môi lại mở ra thình lình và không ngăn chặn luồng không khí đi ra... Bạn cứ thử phát âm “b” mà coi. Có hiện tượng “bùng nổ” hơi. Người cà lăm nói câu “good bye” như thế này: “g - g - good b - b - bye”. Một hiện tượng cà lăm khác nữa mà người Anh gọi là “stutter” thường có thể chữa được, nếu người bị cà lăm để ý đọc, nói chậm, phát âm cẩn thận. Tuy nhiên, khi chứng cà lăm có nguyên do là sự rối loạn cảm xúc thì cần có sự chữa trị đặc biệt. 27 Thuốc giải độc là gì? Chẳng ai cần đến thuốc giải độc trừ khi bị trúng độc. Thuốc giải độc (antidote) tự nó cũng chẳng có ý nghĩa gì hơn là một chất ngăn ngừa sự phát tác của chất độc. Còn chất độc (poison) là bất cứ chất nào gây hậu quả tai hại hoặc làm chết các mô sống. 48 Có bốn thứ chất độc được phân loại tùy theo cách nó tác hại cơ thể. Chất độc ăn mòn (corrosive poison) hủy các tế bào chạm vào nó như các acid mạnh chẳng hạn. Chất độc kích động (irritant poison) khiến cho các cơ quan tiếp xúc bị xung động tắc nghẽn. Chất độc thần kinh (neuron toxin) tác hại thần kinh bên trong tế bào. Chất độc hoại huyết (hemotoxin) khiến cho khí oxy không kết hợp với hồng huyết cầu. Khí carbon monoxide khói xe hơi, xe gắn máy - là một chất độc hoại huyết. Khí độc này gây tử vong vì máu mất khí oxy để nuôi các mô và não. Để chữa trúng độc, cần phải làm ngay ba điều. Một, phải hòa tan chất độc càng loãng ra càng tốt bằng cách cho người trúng độc uống càng nhiều nước càng tốt. Bước kế tiếp, làm rỗng bao tử bằng cách làm sao cho người trúng độc ói mửa hết. Sau đó cho người trúng độc uống thứ thuốc giải độc thích hợp. Thuốc giải độc tác động theo nhiều cách để ngừa, ngăn cản sự phát tác của chất độc. Một trong những cách là hóa hợp với chất độc để biến chất độc thành một chất khác vô hại hoặc ít hại hơn. Chẳng hạn, lấy nước soda hóa hợp với acid, lấy dấm hóa hợp với chất độc có tính kiềm. Thuốc giải độc cũng có thể tác động theo vật lý bằng cách tạo ra một lớp bảo vệ màng nhầy. Dầu ô liu và sữa là thuốc giải độc thuộc loại này. Một cách giải độc khác nữa là thuốc giải độc hút lấy chất độc. Than là thuốc giải độc theo cách này. Có loại thuốc giải độc bằng cách tạo ra phản ứng trái ngược với chất độc, nhờ đó vô hiệu 49 hóa chất độc. Tất nhiên, một trong những điều chủ yếu mà y sĩ phải làm là giải được chất độc, tống nó ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Và có nhiều cách để làm như vậy. Tuy nhiên, cách giải độc tốt nhất vẫn là ngừa. Đừng để chất độc trong tầm tay trẻ con, các chất độc phải được tồn trữ cẩn thận, bao dán ghi chữ rõ ràng và xem lại kỹ trước khi sử dụng nó. 28 Tại sao cơ thể ta cần nước? Khoảng 60% trọng lượng cơ thể con người là nước. Nếu ta vắt kiệt cơ thể con người như vắt chanh thì ta sẽ được khoảng 45 lít nước. Tất nhiên nước này không phải là thứ nước thông thường - như nước mưa chẳng hạn - mà là thứ nước đặc biệt, vì nó chứa nhiều chất và nó rất cần thiết cho cơ thể con người. Khoảng 4,5 lít thứ chất lỏng này lưu chuyển trong các mạch máu được là nhờ trái tim. Cái chất lỏng mà ta gọi là “máu” đã “tưới thắm” cho mọi tế bào trong cơ thể ta bằng một dòng nước chảy, nghĩa là tế bào không tắm, ngâm trong một hồ nước mà là trong một dòng chảy. Cũng chính dòng chảy này dẫn nhiệt đi khắp cơ thể. Mặc dù ta uống nước hàng ngày và uống nhiều, cơ thể ta vẫn cứ rút ra một phần tư lượng nước từ thực phẩm ta ăn mỗi ngày. Vì vậy khi ăn trái cây, rau, bánh mì, thịt... cơ 50 thể ta vẫn rút ra từ 30 đến 90% lượng nước chứa trong lương thực đó. Ngoài ra, trung bình mỗi ngày ta còn uống thêm từ 2 đến 3 lít nước nữa. Trong khoảng thời gian một ngày, có tới 45 lít nước được dẫn tới mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể ta để “tưới tắm”, sau đó lại được dẫn trở về. Chẳng hạn, khi nhai rồi nuốt thực phẩm, ta đã rút nước miếng từ tuyến nước miếng. Chỉ một lát sau đó, nước trong tuyến nước miếng lại được bơm đầy trở lại qua các mạch máu. Nước miếng mà ta trộn vào thực phẩm cũng sẽ qua bao tử, rồi qua ruột non, sau đó lại hòa vào máu. Lượng nước trong máu hầu như không thay đổi bao nhiêu mặc dù bạn có cảm tưởng như bị “khô kiệt” sau một ngày nóng bức và làm việc cật lực. Bất kể mỗi ngày bạn uống bao nhiêu nước, lượng máu trong cơ thể bạn cũng vẫn vậy. Vậy thì cái lượng nước bạn uống dư ra thì sao? Nó sẽ được trữ trong nhiều cơ quan trong cơ thể bạn như ruột, gan, cơ bắp và thận. 29 Con người nhịn ăn được bao lâu? Hầu hết mọi người đều cảm thấy cồn cào khi phải nhịn một bữa ăn. Nếu trong khoảng 12 giờ đồng hồ liền mà ta không ăn gì thì thấy khó chịu lắm. Vậy mà có người có 51 thể nhịn ăn thật lâu mà xem ra vẫn “tỉnh queo”, nghĩa là làm sao? Người ta đã ghi nhận được nhiều kỷ lục về sự nhịn ăn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp đều không có sự kiểm chứng của y khoa, nên các kỷ lục đó đều đáng ngờ cả. Tại Nam Phi có người phụ nữ tuyên bố mình đã nhịn ăn được 102 ngày, không ăn gì ngoại trừ uống nước soda. Có sự khác biệt rất lớn giữa cái gọi là sự sống với cái gọi là khả năng nhịn ăn mà vẫn sống. Con “tick” (một giống ve) - sống ký sinh vào súc vật - có thể nhịn ăn cả năm mà vẫn “sống nhăn”. Nhưng những động vật có máu nóng thì tiêu thụ năng lượng dự trữ trong cơ thể rất mau lẹ. Thật ra, những sinh vật càng nhỏ và càng hoạt động thì tiêu hao càng lẹ các chất dự trữ. Một con chim nhỏ sẽ chết đói nếu nội trong năm ngày không được ăn uống gì. Một con chó thì có thể kéo dài đến 20 ngày. Ta có thể nói rằng tất cả các động vật máu nóng đều sẽ chết khi trọng lượng cơ thể sụt xuống chỉ còn khoảng phân nữa. Trọng lượng cơ thể là rất quan trọng. Sự sống của con người cũng như của bất cứ sinh vật nào khác chỉ có thể duy trì được khi có sự cân bằng trong sự trao đổi chất. Chính sự quân bình này sẽ giữ cho trọng lượng cơ thể ở một giới hạn nào đó mà không nguy hại đến tính mạng. Nhưng khi vượt quá giới hạn đó, nghĩa là thế quân bình trao đổi chất bị phá vỡ thì... kết quả sẽ là cái chết. Trọng lượng của cơ thể được điều hòa bằng cơ chế đói khát, ngon miệng. 52 Khi trong máu của ta thiếu chất dinh dưỡng thì bộ phận báo đói ở não sẽ báo động bằng cảm giác “đói”. Đói có nghĩa là cơ thể ta lên tiếng đòi cung cấp cho nó năng lượng (thực phẩm). Và cảm giác ngon miệng là dấu hiệu cơ thể ta chấp nhận thứ năng lượng (thực phẩm) mà nó cần. 30 Tại sao lại có thân nhiệt? Để cơ thể ta có thể thực hiện được các chức năng của nó thì ta phải cung cấp cho nó năng lượng. Năng lượng này bị tiêu hao trong quá trình đốt cháy. Nhiên liệu cho sự đốt cháy này là thực phẩm ta ăn hàng ngày. Kết quả của sự đốt cháy ấy trong cơ thể tất nhiên không phải là những ngọn lửa ngùn ngụt hay sức nóng bừng bừng mà là một nhiệt độ âm ỉ, đều đặn (liên tục) và vừa phải. Có những chất trong cơ thể ta có nhiệm vụ chủ yếu kết hợp oxy với nhiên liệu theo cách thức đúng đắn và đều đặn “như đã quy định”. Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người vào khoảng 37oC. Cơ thể duy trì nhiệt độ đó bất chấp nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu. Việc này thực hiện được là nhờ một trung tâm báo nhiệt ở não. Thật ra trung tâm này gồm ba trung tâm khác: trung tâm điều hòa nhiệt độ máu, trung tâm nâng nhiệt độ máu khi nhiệt độ này xuống thấp, trung tâm hạ nhiệt độ máu khi nhiệt độ này lên quá cao. Khi 53 nhiệt độ máu hạ thấp thì hậu quả sẽ ra sao? Một bộ phận của hệ thần kinh sẽ được khởi động. Một vài tuyến sẽ tiết ra các phân tố hóa (enzyme) để tăng cường sự oxyt hóa trong bắp thịt và gan, nhờ đó thân nhiệt tăng lên. Cũng vậy, lượng máu tiếp cho các tế bào sát với da cũng bị giảm nhiệt độ do sự bức xạ. Lúc đó, chính những tuyến (hạch: gland) ở da sẽ tiết ra các chất béo để giữ thân nhiệt lại. Khi thân nhiệt bị xuống thấp quá, ta tự nhiên run lẩy bẩy. Sự run rẩy này là kết quả của thân nhiệt bị xuống thấp quá nên bộ phận báo nhiệt thấp ra lệnh cho cơ thể phải run lên để tăng thân nhiệt. Nếu thân nhiệt lên quá cao thì trung tâm báo nhiệt cao ra lệnh hạ nhiệt bằng cách làm giãn các mạch máu tiếp cận với da để lượng nhiệt bức xạ nhiều hơn và lẹ hơn, đồng thời trong hơi thở ra chứa nhiều hơi nước hơn và dễ dàng hơn. Sự kiện bốc hơi nước của cơ thể là cách hạ nhiệt độ mau lẹ. Khi nước bốc hơi có nghĩa là nó đã lấy đi nhiệt lượng từ nơi nó bốc hơi. 31 Ta thở như thế nào? Mọi sinh vật đều phải thở. Có điều cách thở của các sinh vật không hoàn toàn giống nhau. Và thở có nghĩa là cơ thể hấp thu khí oxy. Con người hấp thu khí oxy trong không khí bằng cách hút không khí vô phổi. 54 Thở là một vận động hết sức thông thường, thường xuyên nhưng lại có tính quyết định sinh tử đối với sinh vật. Ta thường thở một cách tự phát, tự động và vô ý thức. Tuy nhiên thở là một vận hành hết sức phức tạp. Khi thở, không khí vào cơ thể thông qua một loạt “ống dẫn”. Trước hết là lỗ mũi. Tại đây, một phần của những phần tử nho nhỏ như bụi, phấn làm hại phổi sẽ bị giữ lại, xử lý và thải ra. Đồng thời, lỗ mũi cũng làm ấm không khí trước khi vào phổi. Từ mũi, không khí được đưa vào yết hầu. Tại đây không khí được đưa vào hai ống khác nhỏ hơn gọi là khí quản. Qua hai khí quản, không khí sẽ được dẫn vào hai lá phổi. Phổi là một cơ quan khá lớn và mềm. Phổi được bao bằng một màng mỏng gọi là “màng phổi”. Phổi là những mô liên kết với nhau nom giông giống như bọt biển rất mịn. Nhưng phổi gồm các nang - tức là các túi - nơi đây chứa không khí từ ngoài được đưa vào và cũng là nơi chứa các thứ khí bị thải ra. Không khí từ ngoài vào gồm các thứ như oxy, nitơ, carbon dioxide và cả hơi nước nữa. Cũng chính các thứ khí này có trong máu với số lượng khác nhau, tất nhiên! Khi hít thở không khí trong lành thì trong nang phổi chứa nhiều khí oxy hơn trong máu. Khí oxy thẩm thấu qua vách mao quản để vào máu và khi carbon dioxide từ máu - cũng qua vách mao quản - thâm nhập vào nang phổi, sau đó bị tống ra khi ta thở ra. 55 Ở đây ta chỉ nói một cách hết sức giản lược quá trình vận hành của động tác thở. Về căn bản, thở là một quá trình trao đổi khí, nhờ đó các tế bào tiếp nhận khí oxy và thải khí carbon dioxide (thán khí). 32 Bệnh bạch tạng là bệnh gì? Nếu gọi bạch tạng là “bệnh” thì e không chính xác. Bạch tạng chỉ là hiện tượng làn da của một người không có sắc tố. Bất cứ chủng tốc nào ở da cũng có một lượng sắc tố nào đó, dù là hắc chủng, hoàng chủng hay bạch chủng. Bạch chủng - đặc biệt là những người Bắc Âu như Thụy Điển - thì da có ít sắc tố hơn. Cái gì khiến cho làn da con người có màu này, màu kia? Sắc tố là kết quả kết hợp của một vài chất trong cơ thể ta. Những chất ấy là các sắc tố và một vài loại phân hóa tố. Các loại phân hóa tố tác động vào các sắc tố sẽ tạo nên nước da. Khi cơ thể một người thiếu một trong các yếu tố trên thì nước da của người đó sẽ “không có màu” và ta gọi là “albino”. Từ này có gốc La tinh là “albinus” có nghĩa là trắng. Người bạch tạng có đôi mắt hơi hơi đỏ là do màu của máu trong thủy tinh thể. Mắt người bạch tạng rất nhạy cảm với ánh sáng. Do đó mí mắt của người bạch tạng lúc nào cũng hi hí chớ không mở lớn. Và người đó chớp mắt liền liền. Tóc, lông của trên người bị bạch tạng đều trắng. Thậm chí ngay cả các tế bào bên trong cơ thể như não và tủy sống cũng trắng. 56 Cũng nên biết thêm không phải chỉ người mà ngay cả cây cối, một số loài động vật và chim chóc cũng bị bạch tạng. Không một chủng tộc nào của loài người mà không bị bạch tạng, kể cả người da trắng. Người ta cho rằng bạch tạng có tính di truyền. Nhưng nhiều cha mẹ không bị bạch tạng mà sinh con bạch tạng thì có thể là do hiện tượng di truyền cách bậc. Chứng bạch tạng thường hay có nhất là nơi các loại chuột bạch, thỏ. Khi bạn thấy chuột hoặc thỏ mắt đỏ thì bạn có thể đoán chắc rằng nó bị bạch tạng. Người ta còn thấy sóc và thậm chí hươu cao cổ cũng bị bạch tạng nữa. 33 Chức năng của tế bào là gì? Tế bào là chất liệu cơ bản kiến tạo mọi cơ thể sống. Mỗi sinh vật sống đều được tạo nên bởi ít nhất là một tế bào. Sinh vật đơn giản chỉ gồm một tế bào. Những tế bào trong các tạo vật được cấu kết với nhau một cách phức tạp hơn thì cùng hoạt động với nhau. Chúng họp thành từng nhóm và mỗi nhóm hoàn thành một chức năng riêng nhưng đều nhằm một mục đích chung là sinh hoạt của thực vật hoặc sinh vật đó. Mô là một nhóm tế bào cùng chủng loại thi hành một chức năng riêng, chẳng hạn mô xương, mô cơ bắp, mô vỏ (cây). Khi những mô phối hợp - “hợp tác” - với nhau trong một nhiệm vụ đặc biệt nào đó thì ta gọi đó là “cơ quan” 57 (organ). Một ví dụ của sự phối hợp ấy là bàn tay ta chẳng hạn. Bàn tay ấy bao gồm mô xương, mô cơ, mô thần kinh và nhiều loại mô khác. Tế bào trong cơ thể ta có năm dạng - hay kiểu, chủng loại (type) - cơ bản. Tế bào biểu mô tạo thành da, tuyến (hạch) và các loại mạch máu. Tế bào cơ tạo thành các loại bắp cơ (bắp thịt). Tế bào thần kinh tạo thành não, tủy và các dây thần kinh. Tế bào máu tạo thành máu và bạch huyết. Mô liên kết tạo thành một cái khung (sườn) mô của cả cơ thể. Hệ thống tuần hoàn, trong các dạng sinh vật cấp cao, sẽ chuyển vận dưỡng chất và khí oxy đến các tế bào khi trở về, sẽ chuyển vận các chất thải như khí carbon dioxide chẳng hạn. Từng tế bào đơn lẻ sẽ từ từ kết hợp dưỡng chất và khí oxy để biến thành nhiệt và năng lượng cần thiết cho sự sống hoạt động của cơ thể. Nhờ có năng lượng đó mà cơ bắp có thể co duỗi, thần kinh có thể truyền lệnh và óc có thể suy nghĩ. 58 34 Chức năng của tuyến yên là gì? Tuyến yên là một phần trong hệ thống nội tiết của cơ thể con người. Hệ thống này gồm những tuyến khác nhau nằm ở nhiều nơi trong cơ thể. Những tuyến này tiết ra những hóa chất khác nhau mà ta gọi là “hormone”. Những hóa chất do các tuyến tiết ra đi thẳng vào máu để được dẫn đi khắp cơ thể. Hệ thống nội tiết như một cơ quan điều tiết nhiều hoạt động diễn ra trong cơ thể. Tuyến yên, một bộ phận của hệ thống nội tiết, điều khiển và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể. Thật ra tuyến yên là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trong việc điều tiết sự tăng trưởng, tạo sữa và kiểm soát hoạt động của tất cả các tuyến nội tiết khác. Tuyến yên có tầm quan trọng sinh tử nhưng nó lại có tầm vóc rất nhỏ bé: cỡ chỉ bằng hạt đậu và trọng lượng cũng chỉ bằng trọng lượng hạt đậu. Nó nằm dính liền dưới não và được che chở bằng một cấu trúc xương. Mặc dù nhỏ như vậy, tuyến yên cũng được chia thành hai ngăn gọi là hai “thùy”, “thùy trước” hơi lớn hơn “thùy sau”. Thùy sau là nơi tập trung khoảng 50.000 đầu mối dây thần kinh liên lạc với khắp mọi phần trong cơ thể. Tuyến yên điều khiển sự tăng trưởng của trẻ em bằng cách tác động vào một tuyến khác: tuyến giáp. Tuyến yên cũng điều khiển cả sự phát triển tính dục của 59 con người. Nó cũng điều hòa quá trình trao đổi chất, tức là quá trình biến đổi lương thực thành nhiều dạng năng lượng khác nhau. Cũng chính tuyến yên dính dấp đến hoạt động của vài bắp cơ, của thận và của nhiều cơ quan khác. Bướu (hay khối u) mọc trong tuyến yên có thể khiến cho hoạt động quá mức hoặc dưới mức cần thiết. Một trong những kết quả của hoạt động quá mức của tuyến yên là người đó lớn như ông khổng lồ và khi hoạt động dưới mức thì người đó là người lùn tịt. 35 Ta có thể thay răng mấy lần? Con người có hai “bộ” răng: răng sữa và răng vĩnh viễn. Mỗi bộ răng hoàn chỉnh gồm bốn thứ răng, mỗi thứ răng có chức năng riêng. Răng cửa - hai răng hàm trên, hai răng hàm dưới - mọc ở giữa dùng để cắt thức ăn. Răng nanh mọc hai bên răng cửa dùng để xé thức ăn. Răng tiền hàm mọc hai bên răng nanh dùng để xé và nghiền thức ăn. Răng hàm mọc kế hai bên răng tiền hàm và là răng cùng của hàm răng dùng để xay thức ăn. Bộ răng sữa gồm 20 cái, mỗi hàm 10 cái. Khoảng ba mươi tuần lễ sau khi sinh thì trẻ con bắt đầu mọc răng sữa. Hầu hết các trẻ đều mọc răng cửa hàm dưới trước tiên. Hài nhi khoảng sáu tháng tuổi thì có thể bắt đầu mọc răng, cho đến tháng tuổi thứ ba mươi thì mọc đủ. Hàm răng sữa gồm bốn răng cửa, hai răng nanh và bốn răng hàm. 60 Trong số 32 răng vĩnh viễn thì có 28 cái mọc vào khoảng giữa sáu tuổi và mười bốn tuổi. Bốn răng còn lại là răng hàm thứ ba và răng khôn (wisdom teeth) mọc vào khoảng 17 đến 21 tuổi. Răng vĩnh viễn mỗi hàm gồm bốn răng cửa, hai răng nanh, bốn răng tiền hàm và sáu răng hàm. Mười hai răng vĩnh viễn không mọc thay thế cho răng sữa. Khi ta lớn lên, cái hàm của ta cũng lớn theo, do đó răng vĩnh viễn sẽ mọc sau răng sữa. Răng tiền hàm vĩnh viễn sẽ thay thế cho răng hàm sữa. Những răng hàm đầu tiên - thường được gọi là răng hàm sáu tuổi - thường mọc trước tiên và quan trọng nhất trong các răng quan trọng. Vị trí của răng này sẽ quyết định hình dạng phần dưới của khuôn mặt và vị trí của những răng vĩnh viễn khác. Nó mọc ngay phía sau răng hàm sữa và thường bị lầm là răng sữa. 36 Bằng cách nào xương bị gãy, dập lại lành lặn được? Xương của ta cứng đến nỗi ta phải ngạc nhiên khi nó bị gãy. Xương có thể chịu lực nhiều hơn viên gạch gấp 30 lần. Xương cứng nhất trong cơ thể con người là xương ống chân. Nó có thể chịu được lực nặng tương đương với 1.800kg! Tuy nhiên, khi bị đụng chạm mạnh xương có thể bị gãy. Mỗi loại xương gãy đều được đặt cho một tên riêng tùy theo xương bị 61 gãy. Nếu xương bị nứt với phần trục bị bể và phần còn lại bị cong thì gọi là “infraction” (bể xương). Nếu xương bị gãy rời (complete break) thì gọi là “simple fracture” (gãy rời). Nếu xương bị bể thành hơn hai mảnh thì gọi là “comminute fracture” (gãy vụn). Nếu xương gãy làm rách da nát thịt thì gọi là “gãy phức” (compound fracture). Chữa (hàn, “vá”) một cái xương gãy cũng giống như ta “chữa” một khúc xúc xích bị gãy vậy. Những mảnh phải sắp đặt lại cho đúng khớp với chỗ gãy kia. Tuy nhiên khác với việc gắn lại khúc xúc xích bị gãy là khi sắp đặt lại, gắn xương bị gãy, ông bác sĩ không dùng tới bất cứ thứ keo dán nào. Các vết bị gãy sẽ có các mô liên kết xương làm cho chúng liền lại với nhau. Khả năng hàn gắn của các mô xương thật là kỳ diệu. Khi xương bị gãy thì xương của các mô mềm quanh chỗ gãy bị tách rời ra và bị tổn thương. Mô nào bị thương tổn sẽ chết đi. Toàn thể khu vực có xương vỡ và những mô mềm được bao lại bằng một cục máu đọng và bạch huyết. Chỉ vài giờ sau khi xương bị gãy thì những tế bào liên kết mới đã bắt đầu xuất hiện ở các mảnh vỡ đó, để bước đầu tiến hành việc hàn gắn. Những tế bào này đã mau lẹ được nhân rộng ra và chứa đầy chất calcium. Chỉ nội trong 72 đến 96 giờ đồng hồ sau khi xương bị gãy, khối tế bào này đã tạo thành mô nối liền các mảnh vỡ lại với nhau. Thêm nhiều calcium được tụ lại trong các mô mới được hình thành này. Và chất calcium sẽ giúp cho 62 việc tạo ra các xương cứng để rồi từ từ trong vòng vài tháng xương lại được gắn liền với nhau như trước. Khi xương bị gãy người ta thường “bó bột”. Mục đích là để giữ cho xương bị gãy không cử động để các mô xương có thể âm thầm làm việc, nhờ đó các mảnh vỡ được ăn khớp với nhau. 37 Hai bàn chân của ta có lớn bằng nhau không? Hai bàn chân ta có lớn bằng nhau không thì cứ hỏi mấy người thợ đóng giày là biết liền. Họ sẽ trả lời: không bằng nhau. Hai bàn chân của cùng một người cũng có bàn lớn bàn nhỏ. Không có bàn chân nào phải vận động nhiều hơn bàn chân nào, vậy thì tại sao lại có bàn chân tự nhiên lớn hay nhỏ hơn bàn chân kia? Vấn đề bàn chân lớn, nhỏ này liên quan đến sự cân đối của cơ thể ta. Ta đã biết hai bên cơ thể ta - chia theo chiều dọc từ trên đầu xuống - là không đồng nhất, và do đó, không đối xứng với nhau. Ta có nhiều cách để nhận ra điều này. Nhìn thật kỹ mặt ta trong kiếng, ta sẽ thấy mặt phía bên phải hơi “nở” hơn phía trái. Gò má bên phải hơi gồ lên hơn gò bên trái. Miệng, mắt, tai phải sắc nét hơn mé bên trái. Nhận xét này cũng đúng cho mọi phần còn lại của cơ 63 thể. Hai cánh tay, hai bàn tay của ta không “thuận” - nghĩa là không mạnh, khéo - như nhau. Hai cẳng của ta cũng vậy. Cứ hỏi mấy cầu thủ đá bóng thì biết. Trong nội tạng thì tim nằm mé trái, gan mé phải, đâu có đối xứng với nhau. Hậu quả là không nhiều thì ít cột sống của ta phát triển cũng hơi lệch. Sự khác biệt dù chỉ chút xíu thôi cũng đem lại hậu quả ghê gớm. Cấu trúc không đối xứng của cơ thể khiến ta đi cũng có phần nghiêng ngả, tất nhiên là rất khó nhận ra. Kết quả là, nếu bịt mắt đi trên một sân rộng, ta sẽ đi vòng tròn chớ không thể đi theo đường thẳng. Cơ thể loài vật cũng vậy: hai bên thân thể không đối xứng hoàn toàn với nhau. Nếu bịt mắt lái xe ta cũng lái xe theo đường vòng tròn. Nói đến vấn đề thuận tay trái hay tay phải, người ta đưa ra nhiều giải thích nghe tức cười. Nhân loại có khoảng 96% người thuận tay phải. Nhưng thuận tay trái hay tay mặt không phải chỉ do hậu quả của sự không đối xứng của cơ thể mà là do sự bất xứng của hai bán cầu não(?). Bán cầu não trái kiểm soát điều khiển hoạt động của phần bên phải của cơ thể và ngược lại. Nếu bán cầu não trái có “ưu thế” hơn bán cầu não phải thì ta thuận tay phải. 38 Tại sao ta lại có bộ xương? Chức năng chủ yếu của bộ xương là làm khung cho cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Bộ xương là cái khung giúp cho con người đứng thẳng được. Bộ xương của 64 người lớn hầu hết làm bằng chất xương. Nhưng trong cơ thể đứa bé sơ sinh, có tới 270 cái xương nhỏ và khá xốp (mềm). Một người trưởng thành có 206 xương vì có một vài xương “tiêu” đi. Xương “ăn khớp” với nhau ở các khớp xương và được bó chặt với nhau bằng các dây chằng nom như những sợi dây thừng nhám. Có chỗ các khớp xoay chuyển dễ dàng. Chẳng hạn, khi chạy thì khớp xương đùi và khớp xương cẳng chân xoay chuyển. Khi liệng trái banh thì khớp xương khuỷu tay và khớp xương cánh tay - vai xoay chuyển. Để bảo vệ nội tạng như tim, gan, phổi, thì có khung xương sườn. Cột xương sống bảo vệ hành tủy và hệ thống dây thần kinh. Cột xương sống bao gồm nhiều đốt xương. Chắc là ta không ngờ xương thực chất chỉ là những mô sống. Nhưng, đúng là vậy. Khi ta còn trẻ, xương có tăng trưởng. Chẳng hạn, xương đùi của ta khi trưởng thành dài gấp ít nhất là ba lần khi ta lọt lòng mẹ. Khi được cung cấp đủ chất calcium và các chất khác, xương vừa tăng trưởng 65 chiều dài vừa tăng trưởng chiều ngang. Vì xương là một mô sống, cho nên, nó cũng cần dinh dưỡng. Phía ngoài của xương được bao bọc bằng một lớp “da” mỏng và nhám. Lớp da này giữ cho rất nhiều mạch máu li ti có thể đem chất dinh dưỡng đến nuôi xương. Bên trong xương thì xốp và chứa đầy tủy. Có chất tủy là nơi trữ mỡ, có chất tủy là nơi tạo ra hồng huyết cầu. 39 Tại sao con người lại có lông, tóc? Người thuộc động vật có vú. Và tất cả động vật có vú đều có lông (mao). Trường hợp các động vật khác, ta thấy rõ vai trò bộ lông của chúng như thế nào rồi. Chức năng chủ yếu của bộ lông là gìn giữ thân nhiệt. Lông của các súc vật miền nhiệt đới bảo vệ chúng khỏi bị ánh mặt trời thiêu đốt. Bờm của một vài súc vật bảo vệ cái cổ của nó. Lông con nhím là phương tiện tự vệ trước kẻ thù. Nhưng con người cần lông để làm gì? Khi vừa lọt lòng mẹ, toàn thân hài nhi được phủ một lớp lông tơ rất mượt. Khi lớn lên, lớp lông tơ đó lần lần biến thành lớp lông to, cứng hơn. Sự phát triển của lớp lông được điều hòa bởi một vài tuyến có chất hormone đặc biệt. Nơi đàn ông, hormone này tạo ra lông trên thân thể, trên mặt và trì hoãn sự phát triển thường xuyên của tóc. Nơi 66 phụ nữ thì hormone này tác động ngược lại: lông trên thân thể và mặt ít hay hầu như không phát triển mạnh trong khi đó tóc trên đầu lại phát triển mạnh hơn. Sự khác biệt trong việc phát triển lông và tóc nơi người nam và người nữ được coi là “biểu hiện thứ của phái tính” tức là một cách để phân biệt phái tính. Râu của một người không có nghĩa người ấy là đàn ông mà còn cho người đó có dáng vẻ oai nghi, bệ vệ. Charles Darwin cho rằng trong quá trình tiến hóa, phát triển, con người cần có lông trên thân thể để cho con người có thể thoát mồ hôi và rũ nước mưa. Lông ở một vài chỗ đặc biệt trên cơ thể như lông mày, lông mi, lông tai, lông mũi... để giúp cho những chỗ lõm (hốc) này khỏi bị bụi lọt vào. 40 Tại sao có người lại có vết bớt? Thuật ngữ chuyên môn của vết bớt (birthmark) bằng tiếng Anh là “nevus” nghĩa là có liên quan đến cái “nốt ruồi” xuất hiện từ lúc lọt lòng mẹ hay là một thời gian ngắn sau đó. Khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân và cách thức để ngăn ngừa sự xuất hiện của nó. Có điều người ta biết rõ: vết bớt không phải là hậu quả của việc sợ hãi mà bà mẹ phải trải qua trước khi sinh đứa trẻ. Mỗi người đều có ít nhất một cái nốt ruồi ở đâu đó trên thân thể. Và nốt ruồi đó có thể mọc ở trên da và ở bất cứ 67 nơi nào trên thân thể, kể cả da đầu. Sự xuất hiện của nó thay đổi rất nhiều vì sự kiện đó tùy thuộc vào lớp da trên đó nó mọc. Hầu hết các nốt ruồi đều xuất hiện trước hay ngay sau khi đứa trẻ chào đời, nhưng cũng có trường hợp một nốt ruồi chỉ xuất hiện khi đứa trẻ đã được mười bốn, mười lăm tuổi. Nếu cứ để yên thì vết bớt chẳng gây ra vấn đề gì trầm trọng cho thân thể. Sự nguy hiểm lớn nhất mà nó có thể gây ra, ấy là khi nó kết hợp với bệnh ung thư. Xin nói rõ: nó kết hợp chứ không phải nó gây ra ung thư. Tuy nhiên đây là trường hợp hết sức hiếm hoi, ít khi xảy ra. Có rất nhiều sự khác biệt về sự rối loạn của da bị coi là nguyên nhân của vết bớt. Có nhiều vết bớt màu đỏ, có vết bớt màu đỏ tía, có vết chàm đen xuất hiện trên da trước hoặc sau khi sanh. Đây có thể là một dạng bất bình thường của mạch máu và thường sẽ biến mất mà chẳng cần chữa chạy gì. Nhưng có nhiều bác sĩ cho rằng những vết bớt màu dâu tây hoặc màu trái “mâm xôi” (rasberry) nên được đánh tan sớm đi thì sẽ không có vết thẹo. Các thầy thuốc có uy tín chuyên môn coi vết “tàn nhang” chỉ là những “vết dơ” trên da mà thôi. Những vết tàn nhang này là do da bị phơi nắng quá nhiều nên bị tia cực tím tác động. Những người tóc bạch kim, tóc hoe và da trắng mịn dễ bị tàn nhang. 68 41 Tại sao ta bị mụn nhọt và trứng cá? Chắc chẳng ai muốn thân thể mình đầy mụn nhọt hoặc bộ mặt bị sần sùi vì “trứng cá”. Bởi vậy, nói về mấy cái thứ lẩm cẩm này coi bộ hay hay. Và làm thế nào để tránh được mấy cái thứ lẩm cẩm nhưng gây bực bội này thì cũng không phải là chuyện đơn giản. Cả mụn nhọt lẫn trứng cá, hầu hết đều khởi đầu từ nang lông (follide). Có vài tuyến gọi là “sebaceous glands” (tuyến bã nhờn) có chứa chất nhờn giống như dầu. Khi nang lông hay là lỗ chân lông bị bít lại, chất nhờn tích tụ tại đó, thế là “trứng cá” xuất hiện. Mụn nhọt là một chỗ da bị sưng phồng lên và có chứa mủ. Nhưng nguyên nhân gây ra mụn nhọt không dễ giải thích như trứng cá. Người ta thường cho rằng mụn nhọt là do ăn ở dơ bẩn. Không hẳn là như vậy mà là do nhiều nguyên nhân, điều kiện trong đó có chế độ dinh dưỡng không thích hợp, sự mất thăng bằng trong hoạt động của tuyến (hạch) hoặc sự nhiễm độc nho nhỏ ở da. Mụn nhọt cũng có thể là dấu hiệu của sự rối loạn ở da khá nghiêm trọng hoặc cũng có thể là biểu hiện của một vài chứng bệnh nào đó của cơ thể. Bởi vậy, khi có nhiều mụn nhọt trên thân thể thì phải đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân. Nếu mụn nhọt do những nguyên nhân bên trong thì việc chữa trị bên ngoài chẳng nhằm nhò gì mà còn có thể gây hại da. Khi có mụn nhọt 69 thì đừng có nặn đi vì làm như vậy là ta “mở cửa” cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào. Trứng cá thường xuất hiện trên mặt những cậu thiếu niên bước vào tuổi thanh niên. Gọi là “trứng cá” nhưng nó bao gồm nhiều thứ: trứng cá bọc, trứng cá có mủ, u nang, trứng cá “hột” và tất cả những thứ đó xuất hiện cùng một lúc. Có điều oái oăm là hai người cùng bị trứng cá nhưng nguyên nhân lại có thể khác nhau. Người thì do ăn quá nhiều chất béo. Người thì do tuyến bị rối loạn. Vì vậy, muốn trị trứng cá thì cũng phải nhờ bác sĩ xét nghiệm, tìm nguyên nhân. 42 Tại sao ta bị loét bao tử? Không ít người lẫn lộn lở loét (ulcer) bao tử với ung thư (cancer) bao tử. Có tới 10 - 12% dân Âu, Mỹ bị lở loét tuyến tiêu hóa một khoảng thời gian nào đó trong đời mình. Nhưng lở loét là gì và nguyên nhân do đâu? Dịch tiêu hóa được chế tạo ngay trong bao tử. Dịch này gồm acid hydrochloric, chất nhờn và phân hóa tố có tên là “pepsin”. Chất “pepsin” sẽ phân hóa thực phẩm thành những chất đơn giản hơn. Tuy nhiên đôi khi sự trộn lẫn chất pepsin với acid tác động vào tuyến tiêu hóa gây ra chứng lở loét. Chứng lở loét này thường xảy ra ở vách bao tử. Người bị loét bao tử thường là do nồng độ acid hydrochloric trong dịch vị cao hơn bình thường. Cũng có 70 những nguyên nhân khác nữa gây ra chứng lở loét hoặc kềm chế quá trình hàn gắn một khi lở loét đã phát ra. Những người thần kinh bị căng thẳng quá, có những đam mê hoặc quá nóng nảy, bồn chồn thường hay bị lở loét bao tử hơn những người điềm đạm, ôn hòa. Hút thuốc lá cũng làm lở loét hoặc nếu đã lở loét thì vết lở cũng khó lành. Thức ăn thô cứng, đạm bạc quá cũng lâu lành. Nhưng bệnh này thường xảy ra cho một số người ở vào cái tuổi nào đó (rất ít khi đứa trẻ chưa tới mười tuổi mà đã bị loét bao tử). Số người đàn ông bị loét bao tử nhiều gấp bốn lần phụ nữ. Làm sao bạn biết bạn bị loét bao tử? Bị đau (bụng) thì biết liền chứ gì. Cứ ăn cái gì vào thì chừng 30 phút đến 60 phút sau là đau. Và điều lạ là ăn sáng thì ít khi đau nhưng ăn trưa và tối thì đau chắc chắn. Và cũng có thể đau lúc tối, lúc nửa đêm. Đau (bụng) vì bao tử bị loét thường liên quan tới ăn. Chế độ ăn uống mà bác sĩ điều trị cho người bị loét bao tử thường là các thứ ăn mềm với nhiều sữa và kem, đồng thời người bệnh phải cố tránh tâm trạng sợ hãi, lo âu. 43 Ruột dư là cái gì? Ruột dư dường như là cái phần cơ thể mà không có nó ta vẫn sống phây phây, và thậm chí nếu có nó và nó lành mạnh thì nó cũng chẳng giúp ích gì cho ta bao nhiêu. 71 Ruột dư là một cái ống rỗng, một đầu kín, dài khoảng 10-12cm. Nói cách khác, nó là một cái “ngõ cụt” chẳng dẫn đi đến đâu hết. Một đầu của ruột dư dính với phần đầu của ruột già nằm phía dưới bụng mé bên phải. Có thể coi ruột dư như một cái nhánh (đã teo rồi) của ruột già. Cấu tạo vách của ruột dư cũng giống y cấu tạo vách của ruột. Phía vách bên trong ruột dư cũng tiết ra dịch nhờn, dính. Bên dưới là một lớp mô bạch huyết. Nếu ruột dư có gây rắc rối thì là do chính trong lớp mô này. Lớp mô này có thể bị sưng lên khi cơ thể bị nhiễm độc. Các dịch chất trong ruột đi vào ruột dư thì dễ nhưng ra thì khó. Nếu các mô bên trong ruột dư bị sưng, những chất dịch từ ruột sang sẽ nằm lì ở đó và hóa cứng ra. Mạch máu ở ruột dư có thể bị các chất dịch kia và tế bào bị sưng ép chặt khiến cho máu không chảy vô các mạch máu ấy được nữa. Thế là ruột dư bị nhiễm độc. Viêm ruột dư thì cũng thường xảy ra. Nhiều người thường xuyên canh chừng triệu chứng của nó. Triệu chứng viêm ruột dư điển hình nhất là đau cũng sơ sơ thôi và bụng mé bên phải bị co giật. Cũng đôi khi lúc đầu cảm thấy đau ở hốc thượng vị (bao tử) rồi sau đó dữ dội tập trung ở phía bụng mé bên phải. Trẻ nít bị đau bụng thì khó biết vì nó chỉ biết khóc la, ói mửa và không chịu ăn. Cho 72 nên thấy triệu chứng như vậy thì phải đưa đến bác sĩ ngay. Khi ruột dư bị viêm cấp tính thì cách chữa trị duy nhất là mổ, cắt bỏ ruột dư ngay lập tức. Mổ, cắt ruột dư coi như một tiểu phẫu, đối với những bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao thì họ giải quyết ruột dư một cách dễ dàng và an toàn tuyệt đối. 44 Bệnh “bàn chân lực sĩ” là bệnh gì? Bàn chân của lực sĩ, vận động viên thể thao là bàn chân của lực sĩ, vận động viên thể thao chứ có gì là lạ? Cái lạ là ở chỗ bạn không phải lực sĩ, vận động viên thể thao mà vẫn có - hay vẫn bị - bàn chân của lực sĩ ấy. Ấy, nó là tên của sự nhiễm độc nấm ở bàn chân! Hầu như ai cũng bị, không ít thì nhiều và có một số người đặc biệt nhạy cảm đối với nấm. Xin lưu ý bạn: từ nấm (fungus) dùng ở đây không phải là nấm ăn như nấm hương, nấm rơm đâu. Tên của bệnh này nghe nó buồn cười vậy là vì các lực sĩ (thời xưa kìa) hay bị khi họ tắm chung với nhau. Có hai chứng bệnh “chân lực sĩ”. Dạng thông thường nhất là da chân bị nứt. Chỗ nứt thường là ở dưới kẽ ngón chân út hoặc kẽ ngón chân thứ tư và ngón út. Cũng có khi là phần da giữa các ngón chân bị tróc ra và “chết”. Khi miếng da chết này tróc ra để lộ da non đỏ lói và bóng 73 láng. Dạng khác nữa của bệnh này là bệnh xảy ra bắt đầu bằng da các kẽ ngón chân đỏ lói lên, sau đó hóa ra dầy và trở thành “vảy”. Cả hai hiện tượng vừa nêu có thể lan ra khắp gan bàn chân. Có thể bị cả hai bàn chân, có thể bàn chân này bị nặng hơn bàn chân kia. Tuy nhiên cũng có một vài thứ bệnh có thể gây ra những hậu quả giông giống như bệnh “bàn chân lực sĩ”. Bởi vậy, nếu bạn muốn tự chữa trị bệnh “bàn chân lực sĩ” thì bạn phải biết chắc chắn đúng là bệnh “bàn chân lực sĩ”. Bởi vì, nếu chữa trị không đúng thì chỉ phí công mà còn nguy hiểm. Bởi vậy muốn chắc ăn thì cứ nhờ bác sĩ quyết định cho bạn trước khi tự chữa. Có ba loại nấm gây bệnh “bàn chân lực sĩ”. Thực ra trên da chúng ta lúc nào cũng có mấy thứ nấm này, cho nên, trong thực tế, ta có thể bị nhiễm độc (bởi mấy thứ nấm này) bất cứ lúc nào. Nhưng khi da bị ẩm và ẩm một thời gian lâu dài thì nấm sẽ ăn vào lớp da chết và tăng gia “dân số”. Nấm sẽ tạo ra một số hóa chất trên da khi nó tăng trưởng. Nếu một người không bị dị ứng và không quá nhạy cảm với những hóa chất này thì nấm kia hầu như chẳng “làm phiền” người ấy được. Tình trạng nhẹ của bệnh “bàn chân lực sĩ” chẳng cần phải chữa chạy và tự nó sẽ hết khi thời tiết trở nên mát hơn. Nhưng với tình trạng nặng thì phải giữ cho bàn chân khô ráo, phải thay vớ thường xuyên và một vài thứ thuốc rửa sẽ có ích nếu được dùng để ngâm chân. 74 45 Chứng đột quỵ là gì? Chứng đột quỵ còn có một tên gọi khác là “apolexy” (chứng xung huyết), nói nôm na là tai biến mạch máu não hay là nghẽn, đứt mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu dẫn đến một vùng nào đó thình lình bị tắc, bị đứt. Kết quả là tất cả những bộ phận nào của thân thể liên quan đến phần não ấy đều bị tê liệt. Có nhiều lý do khiến máu không dẫn được đến một vùng não nào đó. Mạch máu bị đứt, do đó gây xuất huyết não. Hoặc mạch máu bị nghẹt vì một cục máu đọng. Tình trạng này gọi là chứng nghẽn mạch (thrombosis). Cũng có thể do bị co giật động mạch. Cũng có thể mạch máu bị nghẽn vì những cục máu đọng trôi trong mạch máu làm chậm dòng lưu chuyển. Tiếng chuyên môn gọi là “embolus” (tắc mạch). Chứng tắc mạch có liên hệ với bệnh tim, hoặc những bệnh khác. Bất kể do nguyên nhân nào thì tình trạng cũng là hiểm nghèo. Phần não trong đó có các dây thần kinh kiểm soát các cử động chủ ý, cảm giác (xúc giác, thị giác...) và nhiệt có thể bị hại. Tình trạng thông thường nhất là chứng nghẽn mạch (thrombosis). Điều kỳ lạ là người ta có thể bị chứng này trong lúc hoàn toàn nghỉ ngơi, không hoạt động. Chẳng hạn, có người lúc sáng thức dậy, thấy tay hoặc chân, thậm chí một nửa bên người bị tê liệt hẳn. Cũng có khi thấy mình không thể hoặc nói năng rất khó khăn. Người bị chứng 75 này có thể có cơ may phục hồi, nhưng thường thì “hết thuốc chữa”. Để chữa trị chứng đột quỵ nói chung, bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân vì vậy bác sĩ phải có y bạ đầy đủ để biết “lịch sử các bệnh” của người bệnh. Người bệnh bị liệt có thể có cơ may phục hồi tức là lại trở lại như bình thường, kể cả liệt cơ và liệt khẩu (nói không được). 46 Tại sao sau khi vận động, bắp cơ của ta bị nhức mỏi? Thân thể con người có 639 bắp thịt, mỗi bắp thịt có tên riêng. Nếu ráp các bắp thịt lại với nhau thì sẽ thành “thịt” của thân thể ta. Hầu hết các bắp thịt đều được nối hoặc kết dính chặt vào một xương nào đó. Bộ xương làm thành cái khung của cơ thể và bắp thịt đã làm cho các phần của cơ thể vận động được. Không có bắp thịt, con người không thể sống được. Không những ta không thể vận động tay chân mà ngay cả ăn, ở, thở, thậm chí tim cũng ngừng đập. Bởi vì tim đập chính là sự vận động của bắp thịt. Tất cả các bắp thịt đều được tạo nên bởi những tế bào dài nhỏ mà ta gọi là “sợi cơ”. Nhưng khi hợp thành bắp thịt lại trở thành một cái gì khác hẳn trong cách thức cũng như những gì bắp thịt làm. Nó cũng khác trong hình dạng, kích cỡ và nhiều thứ khác nữa. 76 Khi co lại, bắp thịt tạo ra một thứ acid như acid lactic. Chất acid này “độc”. Hiệu năng của acid này là làm cho ta mệt bằng cách làm cho bắp thịt mệt. Trong khi bắp thịt không còn chất acid này nữa, bắp thịt sẽ hết mệt, ta sẽ hết mệt và lại đi đứng và làm việc bình thường. Nhưng tất nhiên acid này không thể biến đi khi ta còn vận động, làm việc. Thêm vào đó nữa là nhiều chất độc khác nữa sẽ xuất hiện khi bắp thịt vận động. Những chất độc đó được máu chuyển đi khắp cơ thể gây cho không chỉ bắp thịt vận động bị mệt mà ngay cả các bắp thịt khác, nhất là óc, bị mệt theo. Bởi vậy, cảm thấy mệt sau khi vận động các bắp thịt chỉ là một trạng thái bị nhiễm độc toàn thân. Nhưng điều thú vị là sự mệt đó lại là có ích, cần thiết. Tại sao vậy? Vì mệt là dấu hiệu của cơ thể yêu cầu phải cho nó nghỉ, nếu không nó sẽ sụm, nhiều bộ phận của cơ thể sẽ bị hủy hoại. Trong lúc nghỉ, những chất thải sẽ được đưa ra khỏi các bắp thịt, sau đó được tống ra ngoài. Nhờ đó các tế bào lấy lại sức, các tế bào thần kinh trên não “tái nạp điện”, những khớp nối trong cơ thể được bôi trơn trở lại... Nếu không được như vậy, chắc chắn cơ thể sẽ hoàn toàn suy kiệt. Bởi vậy, vận động là tốt cho cơ thể. Nhưng sự nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém. 77 47 Tại sao ta bị chứng thiếu máu? Chứng thiếu máu (anemia) là thuật ngữ dùng để chỉ nhiều tình trạng khác nhau liên quan đến sự rối loạn máu. Những tình trạng này xuất hiện khi máu không đủ số tế bào đỏ hoặc khi những tế bào đỏ này không đủ số lượng hemoglobin (hồng huyết cầu) thông thường. Chứng thiếu máu có thể do cơ thể “chế tạo” được ít máu, các tế bào bị hủy hoại, hoặc mất quá nhiều máu (do vết thương). Những tình trạng thiếu máu này gây ra nhiều xáo trộn cho cơ thể. Bởi vậy khi chữa trị cho người bị thiếu máu, bác sĩ phải biết rõ người ấy bị thiếu máu do nguyên nhân nào. Chẳng hạn, thiếu máu do nguyên nhân một chứng bệnh nào đó gây ra. Cũng có thể do những chất lỏng trong cơ thể thấm quá nhiều vào máu làm cho máu “loãng” ra, cho nên lượng chất lỏng thì có nhưng phẩm chất của máu thì không đủ. Cũng có loại thiếu máu do các tế bào máu bị hủy hoại. Sự kiện này gây ra rất nhiều biến chứng. Trong vài trường hợp, tế bào sinh huyết bị hủy hoại là một chứng bệnh di truyền hoặc do sự truyền máu khác loại (không thích hợp. Thí dụ người có máu loại A lại được truyền cho máu loại B chẳng hạn - ND). Chứng mất máu cũng có thể do một phần nào đó của cơ thể bị viêm trầm trọng, bị dị ứng hoặc bị bạch cầu. Chứng thiếu máu quen thuộc nhất 78 đối với chúng ta là chứng do chế độ dinh dưỡng không thích hợp, bất túc. Chứng thiếu máu phổ biến và ít trầm trọng hơn cả là do không đủ chất sắt cho cơ thể tạo ra hồng huyết cầu. Trong lương thực, thực phẩm ta dùng hàng ngày có nhiều thứ chỉ chứa rất ít lượng sắt. Bởi vậy ta phải dùng những loại lương thực, thực phẩm nào có chứa nhiều chất sắt như thịt, rau. Nhưng có không ít người đã không thể cung cấp cho mình loại lương thực, thực phẩm này nên tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt cho cơ thể không phải là hiếm. Hội chứng thiếu máu thông thường nhất là sự xanh xao, ốm yếu, dễ mệt, khó thở, da dẻ lợt lạt. Nếu được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng thích hợp thì người bị thiếu máu sẽ dễ dàng và mau lẹ phục hồi được sức khỏe. 48 Trong cơ thể ta có bao nhiêu máu? Cơ thể một người trưởng thành và lành mạnh - ở đây hiểu là người có thân thể đẫy đà, cao lớn - thì có vào khoảng 7-8 lít máu. Lượng máu này tạo nên một “hệ thống vận tải” rất kỳ diệu trong cơ thể ta. Máu lưu chuyển đến mọi phần cơ thể đã đành mà còn đến từng tế bào của từng mô trong cơ thể. Máu đem “thức ăn” và khí oxy đến cho từng tế bào, sau đó, khi trở về máu đem theo các chất do 79