🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 02
Ebooks
Nhóm Zalo
2
Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM
Hãy trả lời em tại sao?. T.2 / Đặng Thiên Mẫn d. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 204tr. ; 19cm.
1. Khoa học thường thức. 2. Hỏi và đáp. I. Đặng Thiên Mẫn d.
001 -- dc 22
H412
2 đặng thiền mẫn dịch
4
Chương 1
Thế giới chúng ta
1
Tại sao trăng theo dõi ta?
Ngồi trên xe chạy ngược lên hướng bắc, ta thấy dường như trăng cũng chạy lên hướng bắc theo ta. Ta chạy về hướng đông, trăng cũng chạy theo về hướng đông. Trăng không chịu rời ta, không chịu “buông tha” ta, cứ dõi theo ta mà không chán, không mệt. Tại sao vậy?
Nhìn thì mặt trăng có vẻ không xa, nhưng thật ra mặt trăng ở cách xa trái đất 384.400 km. Đường kính của mặt trăng khoảng 3476 km nghĩa là còn thua cả nước Mỹ. Ở cách xa trái đất như vậy, nhưng nếu có một kính thiên văn mạnh, bạn có thể nhìn thấy mặt trăng như chỉ cách bạn khoảng 300 km. Chính vì mặt trăng có vẻ to và gần với ta như thế nên ta quên khuấy đi mất là nó ở cách xa ta tới gần 400 ngàn cây số lận. Nhưng cũng chính nhờ cái khoảng cách ấy mà ta có cảm tưởng mặt trăng cứ dõi theo ta.
Cái cảm tưởng được hay là bị dõi theo thực ra chỉ là một phản ứng tâm lý. Khi chạy xe nhanh trên đường, ta thấy dường như ta đứng im còn vạn vật cây cối, nhà cửa... hai bên đường “chạy” trước mặt và ngược chiều với ta. Với
5
cảm tưởng như vậy hay đúng ra, với phản ứng tâm lý như vậy, ngước nhìn mặt trăng, ta cũng “nghĩ rằng” mặt trăng cũng sẽ “chạy” trước mặt và ngược chiều với ta. Khi thực tế không xảy ra như ta “nghĩ rằng”, nghĩa là không khớp với phản ứng tâm lý của ta thì ta lại có cảm tưởng - cũng lại một phản ứng tâm lý khác nữa - mặt trăng dõi theo ta.
Nhưng tại sao ta lại không “thấy rằng” mặt trăng không “chạy” trước mặt và ngược chiều như ta “nghĩ rằng”? Nói cách khác, tại sao ta lại có “cảm tưởng” mặt trăng dõi theo ta? Chỉ vì khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng quá lớn. So sánh quãng đường mà chiếc xe ta di chuyển trong vài phút với quãng đường từ trái đất đến mặt trăng, ta thấy quãng đường chiếc xe di chuyển trong vài phút chẳng nghĩa lý gì. Bởi vậy, cái góc nhìn giữa ta và cây cối thì thay đổi vùn vụt trong khi đó góc nhìn giữa ta và mặt trăng thì hầu như chẳng thay đổi. Chính vì vậy mà ta “cảm tưởng” được hay bị mặt trăng dõi theo.
Làm thế nào để đo được “năm
2
ánh sáng”?
Trong lúc ta chưa thể lý giải một cách hoàn toàn thỏa đáng mọi khía cạnh của ánh sáng thì cái mà ta có thể làm được là đo tốc độ ánh sáng một cách rất chính xác. Ta đã có khái niệm khá đúng đắn về tốc độ ánh sáng. Năm ánh sáng tức là độ dài mà ánh sáng truyền đi trong khoảng thời
6
gian là một năm. Vậy thì vấn đề căn bản phải giải quyết trong phát hiện “năm ánh sáng” là làm sao để đo được thật chính xác tốc độ ánh sáng?
Việc đo tốc độ ánh sáng đã được nhà thiên văn học người Đan Mạch tên là Olaus Roemer thực hiện từ năm 1676. Ông nhận thấy rằng những cuộc nguyệt thực của một trong số các hộ tinh (mặt trăng) của sao Mộc diễn ra càng lúc càng chậm khi trái đất di chuyển theo quĩ đạo ở điểm đối nghịch với sao Mộc (mặt trời ở giữa thì trái đất phía bên này, sao Mộc phía bên kia). Rồi khi trái đất trở lại vị trí cũ thì nguyệt thực của hộ tinh này lại diễn ra đúng lúc “thời biểu”. Sai số thời gian của sự chậm trễ là vào khoảng 17 phút. Điều này có nghĩa là ánh sáng cần khoảng thời gian đó để truyền qua đường kính quĩ đạo trái đất. Mà đường kính này đã được biết khá rõ là khoảng 300 triệu km. Mười bảy phút tức là xấp xỉ 1000 giây. Ánh sáng từ một hộ tinh của sao Mộc đã phải mất 1000 giây để vượt qua khoảng cách 300 triệu km. Vậy, tốc độ ánh sáng là 300.000 km/giây.
Ngày nay, giáo sư Albert Michelson đã để ra nhiều năm để cố tính cho thật chính xác tốc độ ánh sáng. Bằng một phương pháp khác, giáo sư đã đi đến một kết quả là 300.454 km/giây, nghĩa là nhanh hơn tốc độ của Olaus Roemer 454 km/giây!
Khi đã biết chính xác tốc độ ánh sáng thì tính ra đơn vị năm ánh sáng là quá, quá dễ, phải không bạn? Chỉ cần
7
một con tính nhân. Tính giùm bạn (con số xấp xỉ thôi): 9.460.800.000.000 km tức là xấp xỉ 9,5 tỉ km.
3
Đài thiên văn là cái gì?
Hàng ngàn năm trước, có lẽ các nhà chiêm tinh đã dùng kim tự tháp của Ai Cập cổ, các đền đài với tháp cao vút của xứ Babylon làm nơi chiêm nghiệm về mặt trời, mặt trăng và các tinh tú. Thời đó đã làm gì có kính thiên văn. Thời nay, kính thiên văn được phát triển, cải tiến, lớn mạnh hơn. Do đó phải có những kiến trúc dành riêng cho chúng. Đó là các đài thiên văn. Thật ra thì cách nay cả ngàn năm cũng đã có những tòa kiến trúc chuyên dùng vào việc này rồi.
Không phải bất cứ chỗ nào cũng có thể đặt đài thiên văn. Những nơi muốn đặt đài thiên văn phải đáp ứng ở mức độ cao nhất những yêu cầu sau: khí hậu thuận lợi, nhiệt độ ôn hòa, có nhiều ngày nắng, đêm ít hoặc không có mây và càng ít mưa, tuyết càng tốt. Đài phải đặt xa thành phố để tránh ánh đèn có ảnh hưởng bất lợi cho việc quan sát. Đài thiên văn không chỉ là tháp đặt kính viễn vọng mà
8
còn bao gồm nhiều kiến trúc khác nữa như nơi ăn, ở, làm việc cho các nhà khoa học và công nhân, nơi chứa các dụng cụ. Kính thiên văn được đặt trên giàn bằng thép có thể di động theo hai chiều dọc và ngang. Tháp kính thiên văn gồm hai phần: phần “bệ” bất động và phần “vòm” di động (xoay vòng).
“Vòm” có một “khe” là nơi kính thiên văn nhô ra, chĩa lên trời, có thể di chuyển theo đường dọc, (lên, xuống). Khi “vòm” xoay tròng người ta có thể quan sát bầu trời ở bất cứ hướng nào (đông, tây, nam, bắc). Khi kính thiên văn di động theo chiều dọc người ta có thể quan sát bầu trời từ chân trời lên đến thiên đỉnh. Tất nhiên không thể dùng sức người để làm cho các bộ phận này chuyển dịch theo ý muốn mà phải có dụng cụ chuyên dùng tức là các máy điện. Nơi các đài thiên văn hiện đại, các nhà khoa học chỉ cần bấm nút là có thể điều khiển các bộ phận chuyển dịch theo ý muốn.
Để quan sát các tinh tú, bầu trời, tất nhiên các nhà khoa học phải sử dụng ống kính hoặc các máy camera (máy quay phim, chụp hình) gắn vào ống kính. Do đó, trong một vài đài thiên văn ngay cái sàn đứng quan sát cũng có thể nâng cao hay hạ thấp.
Các nhà thiên văn chẳng mấy khi trực tiếp nhìn vào kính thiên văn để quan sát bầu trời. Sự quan sát của các nhà khoa học được sự hỗ trợ, tăng cường của rất nhiều dụng cụ khác chẳng hạn như máy quay phim chụp hình, kính
9
quang phổ, quang phổ ký, máy ghi phổ mặt trời. Có thể nói, nếu không có những dụng cụ hỗ trợ và tăng cường này thì kính thiên văn cũng chẳng giúp cho các nhà khoa học là bao.
4
Thiên thể là gì?
Hai người - một người tên là Titius, một tên là Bode - sống ở hai thời đại khác nhau nhưng cùng chung một nhận định: ở khoảng cách giữa sao Hỏa và sao Mộc có lẽ - hay là phải có - ít nhất là một hành tinh nữa, bởi vì có một khoảng trống lớn như vậy trong khoảng cách ấy. Nhiều nhà thiên văn đã chăm chú tìm hành tinh “dự đoán” ấy.
Vào năm 1801, người ta đã tìm - đã phát hiện ra - hành tinh ấy. Nó được đặt tên là Ceres, nhưng lại chỉ là một hành tinh nhỏ xíu với đường kính khoảng 768km. Do đó người ta cho rằng Ceres chỉ là một trong số những hành tinh nhỏ khác. Và các nhà khoa học lại tiếp tục dò tìm. Nay thì người ta đã phát hiện thêm được ba hành tinh nhỏ khác nữa trong đó hành tinh sáng nhất cũng chỉ bằng nữa kích cỡ của Ceres. Các nhà thiên văn quả quyết là một hành tinh lớn hơn đã bị nổ tung và để lại bốn hành tinh nhỏ kia. Nhưng sau 15 năm “săn lùng”, họ cũng chỉ phát hiện thêm những hành tinh nhỏ khác nữa. Tuy nhiên, cuộc “săn lùng” vẫn cứ tiếp tục. Cho đến năm 1890, người ta đã phát hiện ra 300 hành tinh tí hon. Và từ năm 1890 đến năm
10
1927, người ta phát hiện được 2000 hành tinh tí hon nữa. Tất cả hành tinh tí hon này đều nằm ở khoảng giữa sao Hỏa và sao Mộc và cùng xoay quanh mặt trời. Các hành tinh tí hon này được đặt cho cái tên chung là các “thiên thể” (asteroids).
Để các bạn có khái niệm về kích cỡ của các thiên thể - các hành tinh tí hon - này, các nhà khoa học đã cung cấp số liệu như sau: trong số mấy ngàn thiên thể ấy, 195 thiên thể có đường kính khoảng 97,6km; 502 thiên thể có đường kính từ 40km đến 97,6km; 193 thiên thể có đường kính từ 16km đến 40km; 22 thiên thể có đường kính nhỏ hơn 16km. Còn lại là đám “lôm côm”.
Nếu gom khối lượng của tất cả các thiên thể này lại thành một thôi thì ta cũng chỉ có một thiên thể chỉ bằng 1/3000 khối lượng của địa cầu, nghĩa là một hành tinh “không nhằm nhò gì”.
Nhưng câu hỏi: “Các thiên thể ấy hình thành như thế nào?” không phải là dễ trả lời. Có giả thuyết cho rằng một hộ tinh của sao Mộc bị nổ và tạo thành các thiên thể ấy.
11
Nhìn bầu trời, ta thấy các tinh tú túm tụm chi chít với nhau, ta có thể tự hỏi không hiểu có lúc nào đó các tinh tú ấy “đụng” phải nhau không. May thay, cho đến nay thì sự kiện ấy chưa xảy ra.
Các hành tinh có thể
5
đụng nhau không?
Nhìn bầu trời, ta không biết được các tinh tú ở cách trái đất bao xa. Để có thể có một khái niệm về vấn đề này, ta lấy hệ mặt trời và các hành tinh trong hệ ấy để khảo sát xem sao. Các hành tinh trong hệ mặt trời không “thoát” được sức hút của chính mặt trời.
Ta tạm hình dung như thế này: cái đầu ta chính là mặt trời, kể cả về kích cỡ lẫn vị trí trong hệ mặt trời. Cái đầu ta là tâm của nhiều vòng đồng tâm là các quĩ đạo của các hành tinh.
Nếu cái đầu ta là tâm thì hành tinh Mercury (sao Thủy) chạy gần cái đầu nhất cũng cách khoảng 6m và kích cỡ của nó chỉ bằng 1... dấu chấm (.). Nên nhớ: mặt trời lớn bằng cái đầu, hành tinh Mercury (sao Thủy) chỉ lớn bằng dấu chấm ở cách đó 6m. Kế đó, ở vòng ngoài là sao Kim chỉ lớn bằng chữ o và ở cách đó 11m. Vòng ngoài thứ ba là trái đất, hơi lớn hơn sao Kim một chút và ở cách “cái đầu” 16,45m (khoảng cách thực tế là 149,5 triệu km). Ở vòng thứ tư là sao Hỏa, nhỏ hơn trái đất, ở cách “cái đầu” 25m. Ở
12
vòng thứ năm là sao Mộc, lớn nhất trong số các hành tinh của hệ mặt trời. So với “cái đầu” (mặt trời) thì sao Mộc cỡ bằng hòn bi và ở cách xa cái đầu khoảng 45m. Ở vòng thứ sáu là sao Thổ. Nếu so với cái đầu thì sao Thổ chỉ bằng bi có đường kính chưa tới 1cm và ở cách xa cỡ ngoại ô xa. Ở vòng thứ bảy là sao Thiên Vương có đường kính cỡ 0,2cm và ở cách xa “cái đầu” cỡ gấp hai lần ngoại ô xa. Cuối cùng là sao Diêm Vương kích cỡ chỉ bằng nữa trái đất và ở cách xa “cái đầu” trung tâm cỡ bốn lần ngoại ô xa.
Tất cả các hành tinh này chạy trên quĩ đạo cố định và cách xa nhau như vậy thì làm sao chúng có hể “đụng” nhau được?
6
Trái đất bao nhiêu tuổi?
Đây là câu hỏi mà hầu như chúng ta sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác. Ngay từ thời xa xưa, con người đã muốn biết “tuổi” của trái đất rồi. Và đã có vô số huyền thoại nhằm trả lời cho câu hỏi về “tuổi” của trái đất. Nhưng nghĩ đến vấn đề này một cách khoa học thì mới chỉ cách nay có 400 năm thôi.
Ở thời điểm đó - cách nay 400 năm - người ta mới chứng minh được là trái đất quay quanh mặt trời và là thành phần của hệ mặt trời. Chỉ khi ấy các nhà khoa học mới biết được phải bắt đầu từ chỗ nào. Nghĩa là muốn biết “tuổi” của trái đất thì phải giải thích được hệ mặt trời đã hình thành như thế nào.
13
Có giả thuyết cho rằng khởi đầu là một khối tinh vân tức là một khối hơi nóng khổng lồ xoay quanh trục của chính nó với vận tốc càng lúc càng cao. Hệ quả của sự kiện này là: một, thể tích của khối tinh vân càng ngày càng co lại; hai, nhiệt độ càng lúc càng tăng; ba, tạo ra sức ly tâm càng lúc càng mạnh ở phía “xích đạo” của khối hơi, từ đó tạo ra những vành hơi. Các vành hơi lần lần co lại thành các hành tinh và khối hơi ở trung tâm co lại thành mặt trời.
Giả thuyết khác được gọi là thuyết vi hành tinh. Theo thuyết này thì cách nay hàng triệu triệu năm có vô số các vi hành tinh (những hành tinh tí hon: planetesimals) kết tụ thành một khối khổng lồ mà trung tâm là mặt trời. Thế rồi có một ngôi sao “lang thang” trong vũ trụ tình cờ xẹt ngang, hút theo một số mảnh của khối hành tinh kia. Những vi hành tinh bị cuốn theo kết tụ lại với nhau - như kiểu nắm tuyết lăn càng lúc càng lớn nhờ cuốn theo tuyết trên đường - và thành các hành tinh. Số còn lại không bị cuốn theo trở thành các hành tinh thì chính là các thiên thể.
Dù giả thuyết nào đúng đi chăng nữa, các nhà thiên văn cũng vẫn cho rằng sự kiện theo như các giả thuyết trên đã xảy ra cách nay cũng 5,5 tỉ năm. Nhưng những nhà khoa học không thuộc ngành thiên văn học đã không đồng ý với vấn đề này. Họ cố gắng tìm lời giải đáp khác bằng cách nghiên cứu xem phải mất bao nhiêu thời gian trái đất mới
14
có hình dạng như hiện nay, phải mất bao nhiêu năm các ngọn núi “già” đi vì bị bào mòn, mất bao nhiêu năm biển mới đạt đến độ mặn như hiện nay?
Nhưng sau những nghiên cứu tỉ mỉ như vậy, các nhà khoa học cũng đi đến kết luận giống như các nhà thiên văn: tuổi của trái đất là 5,5 tỉ năm!
Phải chăng xưa kia các 7
lục địa dính liền với nhau?
Ta hãy nhìn vào bản đồ thế giới. Rồi nhìn vào hai lục địa Nam Mỹ và châu Phi. Bạn có nhận xét gì về mỏm lồi ra ở chỗ nước Brazil và bờ biển phía Tây Phi? Bạn thử ráp lại xem nó có khớp với nhau để làm thành một lục địa không?
Cách nay hơn nữa thế kỷ, nhà khoa học người Đức tên là Alfred Wegener đã thử làm như vậy. Ông viết: “Bất cứ ai nhìn vào hai bên bờ biển nam Đại Tây Dương cũng đều lấy làm ngạc nhiên về sự ăn khớp chỗ bờ biển phía Brazil và bờ biển phía Tây Phi. Bất cứ chỗ lồi lõm nào ở bờ phía Brazil đều khớp với chỗ lồi lõm bên phía Tây Phi”.
Wegener cũng nhận
thấy rằng các nhà khoa
học nghiên cứu về thực
vật và động vật học cổ
sinh ở hai bên bờ biển
này đều tìm được nhiều
15
điểm giống nhau của động vật và thực vật cổ ở hai nơi này. Điều này càng khiến cho Wegener tin rằng hai địa lục này xưa kia vốn dính liền và sau đó tách ra. Ông đã xây dựng lên một giả thuyết mệnh danh là “lục địa trôi dạt”. Theo thuyết này thì các lục địa hiện nay xưa kia vốn chỉ là một khối liền lạc. Cũng có sông, hồ, biển nội địa. Thế rồi vì một lý do nào đó chưa biết, khối lục địa ấy “bể” ra. Nam Mỹ tách khỏi Tây Phi, Bắc Mỹ tách khỏi Bắc Âu và trôi về hướng tây làm thành các lục địa như ta thấy ngày nay.
Có đúng là sự thể đã xảy ra như nhận định của Wegener không? Chưa ai biết chắc. Đó chỉ là một giả thuyết. Nhưng cứ nhìn vào bản đồ thì hình dạng các lục địa cũng khiến cho giả thuyết kia không kém phần thuyết phục. Sự nghiên cứu thực và động vật cổ sinh lại càng làm cho giả thuyết ấy thêm vững. Ngoài ra, vỏ trái đất hiện nay cũng còn đang xê dịch mà. Bởi vậy, dám Wegener có lý lắm!
Tại sao nước trong các
8
giếng phun lại nóng?
Cho dù không phun lên được những tia nước lớn, cao, mạnh thì giếng phun (geyser) cũng vẫn là một trong những cái kỳ diệu nhất của thiên nhiên. Giếng phun thực chất chỉ là một suối nước nóng. Nhưng ngày nay chính suối nước nóng cũng đã là một cái đáng “mê” rồi. Ừ thì nó chỉ là một cái “hố” trong lòng đất chứa đầy nước nóng. Nhưng, nước
16
đó ở đâu ra? Tại sao nước đó lại nóng? Tại sao nó lại phun nước nóng lên được - nếu đó là suối phun?
Giếng phun về mặt cấu trúc thì giông giống với nhau cả. Đó là một cái “hố” có “ống” dẫn từ trên mặt xuống chỗ chứa nước ở dưới sâu trong lòng đất. Nước đó hầu hết là do hoặc nước mưa hoặc nước do tuyết, nước đá chảy ra và ngấm xuống.
Ta đã biết, ở dưới sâu, thật sâu trong lòng đất là một lớp đá rất nóng. Đây có lẽ là phún xuất thạch chưa nguội mà ta gọi là “magma” (chất nhão). Nhiệt từ lớp đá theo các kẽ nứt thoát ra gặp các hố nước ngầm. Thế là nước ngầm đó bị đun nóng, sôi lên đến cả trên điểm sôi nữa. Hơi nước tạo ra một sức mạnh như thế nào, cứ nhìn cái đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước thì biết. Nhiệt từ lớp đá nóng theo các kẽ nứt ngoằn ngoèo mới gặp hố nước ngầm. Và cũng theo các kẽ nứt ngoằn ngoèo, hơi nước “chui” dần lên mặt đất. Nếu như nước từ dưới hố ngầm được phun thẳng băng lên mặt đất thì ta đã có giếng phun nước sôi chứ không phải giếng phun nước
nóng. Trên đường
ngoằn ngoèo như
vậy, hơi nước có
thể gặp các mạch
các hố nước ngầm
khác và làm cho
17
nước những chỗ này cũng nóng, cũng sôi lên. Hơi nước cần nhiều “phòng trống” chớ không cần nước để tạo thành hơi nước. Nói cách khác hơi nước tạo ra những sức ép rất lớn do đó, nó đẩy các lớp nước bên trên cho đến khi nào gặp chỗ hở, và “xì” ra được thì áp lực hơi nước dưới lòng đất mới giảm. Nó “xì” hoặc nó phun nước lên là cách để hơi nước trong lòng đất giảm áp suất. Giảm áp suất nhưng hơi nước vẫn cứ tiếp tục dồn vào các khe nứt cho đến một lúc nào đó, áp suất quá cao, nó lại “xì” lại phun ra một cái. Nhịp độ phun mau hay chậm là tùy áp suất hơi nước dưới lòng đất tăng mau hay chậm. Đó, giếng phun nước nóng là vậy đó!
Đâu phải hễ có mây 9
là có mưa!
Đã khi nào bạn đi máy bay và máy bay đó bay “luồn” vào giữa đám mây chưa? Hoặc đã khi nào bạn lên núi cao, bạn thấy mây “quấn quít” lấy bạn chưa? Nếu đã có lần như vậy thì chắc bạn hiểu mây là gì rồi chớ? Mây, thực chất chỉ là sự tụ tập của sương mù.
Ta đã biết trong không khí, không nhiều thì ít, lúc nào cũng có hơi nước. Mùa hè, trong không khí có nhiều hơi nước hơn vì nhiệt độ cao làm nước sông hồ, biển bốc hơi nhiều. Khi có nhiều hơi nước trong không khí đến độ nhiệt
18
độ chỉ hạ xuống một chút
là đủ để làm hơi nước “đặc”
lại (biến thành những giọt
nước nhỏ li ti), lúc đó, ta gọi
là “không khí đã bão hòa
hơi nước”. Khi không khí
nóng bão hòa hơi nước bốc
lên cao, ở đó nhiệt độ thấp,
không khí bão hòa “đặc” thêm một chút nữa, thế là thành mây. Những phân tử nước trong không khí bão hòa hơi nước tụ lại thành giọt li ti, thực chất của mây là vậy. Nếu những đám mây này lại gặp một luồng không khí nóng thì sao? Thì nó lại biến trở lại thành hơi nước. Đây chính là một trong những lý do khiến đám mây liên tục thay hình đổi dạng. Hơi nước gặp lạnh tụ thành mây. Mây gặp hơi nóng lại thành hơi nước.
Nhưng khi thành mây, nghĩa là hơi nước “đặc” lại thành các giọt li ti, và dù là li ti thì nó cũng vẫn có trọng lượng chớ. Do đó, nó bị trọng lực - tức là sức hút của trái đất - kéo xuống. Xuống, xuống nữa. Nhưng nếu gặp lớp không khí nóng phía dưới, mây - tức là các giọt nước li ti - lại bốc hơi. Thế là, bạn thấy đấy, có mây mà đâu đã mưa được là vì vậy. Chưa rớt xuống đến đất thì đã lại bốc hơi nữa rồi.
Nhưng, nếu rớt xuống không gặp lớp không khí nóng mà gặp lớp không khí lạnh và ẩm thì sao? Tất nhiên những
19
giọt nước li ti này đâu có bốc hơi được. Và thay vì bốc hơi, giọt li ti nọ đụng giọt li ti kia. Do đó, mây hóa “đặc” thêm, giọt li ti càng lúc càng lớn thêm. Chẳng mấy chốc, giọt nhỏ thành giọt lớn, nặng thêm và rớt xuống thành mưa.
10
Làm cách nào đo lượng nước mưa?
Ngày nay, hầu như khắp nơi trên thế giới người ta đều đo lượng nước mưa bằng dụng cụ gọi là “máy hứng mưa”. Nó nom đại khái giống như một cái phễu. Cái phễu được đặt ở ngoài trời chỗ không bị che khuất và phía dưới ấy được kẻ vạch để nhìn vào đó ta thấy miệng phễu hứng được bao nhiêu nước mưa. Nếu mực nước mưa trong ống lên 1, 2, 3 cm thì sở khí tượng thủy văn sẽ thông báo mực nước mưa trong vùng đó, ngày hôm đó là 1, 2, 3... cm.
Ở vùng nào trong một năm chỉ hứng được dưới 20cm thì được coi là vùng khô hạn. Nếu mực nước mưa từ 10cm trở lên thì đủ cho cỏ mọc để chăn nuôi gia súc. Nếu mực nước mưa trung bình từ trên 20cm trở lên thì đủ để canh tác, trồng trọt.
Nếu chỉ trong một mùa mưa mà nước mưa hứng được trên 2,5m thì cây cối mọc lên dày đặc đến nỗi cây trồng “chết nghẹt” luôn. Đây là trường hợp xảy ra trong rừng Barzil (rừng Amazon), xảy ra ở Ấn Độ, ở Trung Phi. Tại
20
một vùng ở Ấn Độ - vùng Cherrapunji - mực nước mưa trung bình hàng năm là 11,5m. Trái lại, ở Ai Cập, mực nước mưa trung bình một năm chỉ xấp xỉ 4m. Tại Hoa Kỳ, vùng duyên hải các bang Washington và Oregon là nhiều mưa nhất, trung bình hàng năm từ 2 đến 2,5m. Bạn có biết mực nước mưa trung bình hàng năm của vùng bạn ở là bao nhiêu không?
11
Giếng khơi là gì?
Ở một đoạn trên, các bạn đã được giới thiệu giếng phun nước nóng (geyser) và bạn đã hiểu tại sao nước của các giếng phun này nóng. Chắc bạn sẽ hỏi: “Thế có giếng phun nước không nóng không?”. Có chứ. Loại giếng phun này tiếng Anh gọi là “artesian”. Từ này bắt nguồn từ một địa danh là “Artois”, một vùng ở phía bắc nước Pháp, nơi cái giếng đầu tiên kiểu này được khoan ở châu Âu cách nay... 800 năm!
21
Muốn có giếng phun kiểu “artesian” thì phải hội đủ một số điều kiện. Phải có một lớp đá xốp hoặc cát nằm giữa hai lớp đá cứng và không ngấm, thoát nước. Ở một vài nơi, lớp đá xốp này có thể nằm lộ thiên để nước mưa hoặc nước do tuyết tan có thể ngấm xuống cho đến khi nước tràn ngập lớp đá xốp hoặc cát nằm kẹp giữa hai lớp đá cứng. Có một áp lực rất lớn giữ cho nước nằm im tại đó cho đến khi con người “đụng đến”. Chỉ cần khoét một lỗ nhỏ chừng vài phân xuyên qua lớp đá cứng bên trên là nước bị dồn ép trong lớp đá xốp ở giữa bắn vọt lên.
Người Trung Quốc và người Ai Cập cổ đã biết đào giếng khơi. Ở Âu châu thời xưa có khi người ta phải mất sáu bảy năm mới đào được một giếng khơi. Nhưng ngày nay với phương tiện kỹ thuật hiện đại, đào một cái giếng khơi là việc đơn giản và mau lẹ.
Gần vùng Edgemont, bang Nam Dakota (Hoa Kỳ) có hai cái giếng khơi sâu tới 920m cung cấp mỗi ngày khoảng 5 triệu lít nước. Ở dưới sâu như vậy nên nước của hai giếng này khi lên tới mặt đất mà còn nóng tới gần 6000C. Một giếng khác ở vùng này phun lên nước còn nóng hơn nữa. Một vài thành phố lớn bên Hoa Kỳ như Pittsburg, St. Louis, Columbus trông cậy hoàn toàn hoặc một phần vào các giếng để có nước xài.
22
12
Cái gì tạo nên thác?
Khi một dòng suối hay dòng sông chảy tràn qua một vách đá cao và đổ xuống thì gọi là thác. Nếu vách đá thoai thoải chớ không dựng đứng thì gọi là ghềnh. Đôi khi một dòng sông, dòng suối đổ xuống một chuỗi ghềnh liên tiếp.
Thác Niagara là một kiểu mẫu một vách đá dựng đứng đã tạo ra thác như thế nào. Lớp đá phía trên thác là lớp đá cứng có tên là “dolomite”. Phía dưới lớp đá cứng ấy là lớp đá phiến đất sét mềm hơn. Con sông Ni
agara chảy tràn qua lớp đá cứng và đổ xuống một cái hồ lớn phía dưới “chân” thác. Tại đây, nước đã đào lớp đá mềm đi. Tất nhiên nước cũng bào mòn cả lớp đá cứng “dolomite” nữa. Nếu vậy thì lâu ngày thác cũng trở nên thoai thoải. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lại có một khối lớn đá cứng bị “hất xuống”. Thế là chỗ đó lại thành vách thẳng đứng. Ở những ngọn thác cùng kiểu mẫu này, lớp đá cứng có thể là sa thạch, phún thạch hoặc đá vôi.
23
Thác Yellowstone Lower lại theo một kiểu mẫu khác. Một khối đá nóng chảy khổng lồ nhưng đã đông đặc lại từ thời xa xưa và chôn vùi dưới đất tạo thành một bức tường chặn ngang dòng sông.
Có vài trường hợp, các băng hà cổ khoét sâu vào thung lũng trong núi tạo thành vách thẳng đứng, từ đó nước chảy xuống. Cũng có những trường hợp, mặt đất có những biến động từ thời xa xưa, đất có chỗ bị nâng cao thành cao nguyên nên có những dòng suối đổ xuống thành thác.
Trên thế giới có ba ngọn thác nổi tiếng nhất: thác Niagara, thác Victoria trên sông Zambesi ở châu Phi và thác Iguassu nằm giữa biên giới ba nước Argentina, Brazil và Paraguay. Trong ba thác này, thác Niagara có lượng nước lớn nhất.
Ngọn thác cao nhất thế giới có tên là Angel nằm ở nước Venezuela. Nước đổ từ trên cao 1005,8m xuống. Thác này được một phi công tên là Jimmy phát hiện từ trên máy bay từ năm 1935 và là người đầu tiên đến thác này vào năm 1948.
Thác nước rất hữu ích cho con người. Người ta sử dụng nó để xây nhà máy thủy điện. Châu Phi chiếm tới một nửa năng lực thủy điện nhưng phần lớn chưa được khai thác.
24
13
Không khí có trọng lượng không?
Hầu hết ta đều nghĩ rằng không khí không có trọng lượng nhưng chắc chắn nó có một trọng lượng nào đó nếu nó là một chất liệu do một vài thứ khí tạo thành. Khí (hay hơi) chiếm một khoảng không gian tuy không có hình dạng nhất định.
Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dầy đến cả chục km. Không khí không bay ra ngoài không gian được vì trọng lực trái đất đã “níu” nó lại. Nếu vậy thì không khí có trọng lượng chớ. Không khí bao quanh ta, do đó không khí cũng tăng thêm trọng lượng cho vật và nó chiếm. Cụ thể như thế này: bạn đem cân cùng một trái banh lúc nó xẹp và lúc nó được bơm căng, bạn sẽ thấy trọng lượng của nó khác nhau. Tất nhiên là hơn nhau không đáng kể nhưng dứt khoát trái banh bơm căng thì nặng hơn trái banh xẹp.
Trọng lượng không khí tạo ra áp lực. Thân thể ta chịu áp lực của không khí từ mọi phía, cũng như khi lặn xuống đáy biển, thân thể ta bị sức ép của nước từ mọi phía. Trọng lượng của một lít không khí - với điều kiện là không khí nguyên chất không lẫn bụi, tạp khí, nhiệt độ 00C, áp suất thông thường - là 1,293 gram. Áp suất không khí tương đương với một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 và cao 76cm trong điều kiện thường. Nếu tính theo đơn vị đo lường của
25
Anh thì áp suất không khí trên mỗi inch vuông là 15pound (inch = 2,54cm - pound = 450g).
Con số 15 pound này là trọng lượng của một cột không khí có tiết diện 1 inch vuông. Hãy hình dung 15 pound x12 inch = 180 pound (tương đương 81kg) đang đè lên bàn tay bạn. Vậy mà ta chẳng cảm thấy gì hết là vì tứ phía của bàn tay đều bị áp suất như vậy, do đó triệt tiêu nhau. Còn cái đầu của ta chịu áp suất là 600 pound (tương đương 270kg) mà không bị hề hấn gì bởi vì không khí từ bên trong cơ thể cũng trương ra một áp lực tương đương nhưng nghịch chiều. Không khí ngoài đẩy vô, không khí bên trong đẩy ra, thế là áp suất bị triệt tiêu.
Càng lên cao (lên núi cao chẳng hạn) càng có ít không khí “đè” lên, nghĩa là áp suất càng giảm. Lên cao cỡ 6000m áp suất không khí chỉ còn 6,4 pound/inch vuông. Lên cao khỏi mặt đất khoảng 100km thì hầu như không còn áp suất không khí nữa.
14
Điều gì sẽ xảy ra nếu trong không khí không có... bụi?
Nếu trong không khí hoàn toàn không có chút bụi nào thì sao? Thế thì nhất rồi còn gì! Câu trả lời ấy có phần đúng, có phần trật. Thế nhưng bụi là gì? Bụi là những hạt, mảnh nhỏ li ti đất hoặc các chất thể đặc khác. Các hạt mảnh này nhẹ đến nỗi nó bay lơ lửng trong không khí và có thể bị
26
gió đem từ nơi này đến nơi kia. Bụi từ đâu ra? Bụi do xác thực vật, động vật chết rữa thành bụi, hoặc do muối biển, do cát sa mạc, tro bụi núi lửa, do bồ hóng...
Nói chung thì bụi không có lợi. Nhưng ở một khía cạnh nào đó nó lại làm cho thế giới nom... đẹp hơn! Những màu sắc huy hoàng của buổi rạng đông hay hoàng hôn tùy thuộc phần lớn vào số lượng bụi có trong không khí lúc đó, chỗ đó.
Những hạt bụi li ti trên thượng tầng không khí đã phản chiếu ánh sáng mặt trời, nhờ đó ta nhìn thấy ánh sáng ấy mặc dù trời đã lặn từ trước đó một đến hai tiếng đồng hồ rồi. Những màu sắc khác nhau đã làm cho ánh sáng mặt trời bị khúc xạ theo những góc độ khác nhau là do bụi và hơi nước. Tại sao khi lặn mặt trời có màu đỏ? Là vì những hạt li ti (bụi, hơi nước) đã khúc xạ ánh sáng đỏ của mặt trời sao đó khiến loại ánh sáng này là những tia sau cùng bị khuất tầm nhìn của ta.
Tác dụng hữu ích khác nữa của bụi là góp phần vào việc làm mưa. Hơi nước trong không khí có lẽ đã không sẵn sàng hóa lỏng nếu nó không có một hạt bụi làm cái nhân cho mỗi giọt nước. Bởi vậy, mây, sương, mưa có chứa vô vàn vô số hạt bụi ẩm nhỏ li ti.
27
15
Tại sao trên mặt nước hồ lại có sương mù?
Sương mù, sương muối và mây có liên quan với nhau. Thật ra khi có sự thay đổi điều kiện - chẳng hạn, có hay không có một luồng không khí thổi qua - thì cùng một trạng thái, có thể xảy ra hiện tượng hoặc sương mù hoặc sương muối hoặc mây! Tại sao vậy? Tại sao sương mù lại chỉ xuất hiện ở một vài nơi thôi?
Sương mù là những hạt nước li ti với đường kính khoảng chừng 1/25000 milimét. Khi sương mù dầy đặc đến cái mức không nhìn thấy gì trước mặt thì lúc đó mỗi một “inch khối” có khoảng 20000 hạt nước li ti. Để sương mù hình thành, hơi ẩm phải “cô đặc” lại, có nghĩa là hơi ẩm phải được “ướp lạnh” theo một cách nào đó, bởi vì không khí lạnh không giữ được hơi ẩm nhiều cho bằng không khí ấm. Khi nhiệt độ không khí đã hạ xuống đến mức gọi là “điểm sương muối” hay là điểm bão hòa thì lúc đó sương mù hình thành.
Sự hình thành sương mù còn đòi hỏi điều kiện không khí lạnh phải trộn lẫn với không khí ấm do một luồng khí ấm từ đâu đó thổi tới. Nếu bầu khí tĩnh - nghĩa là không có sự giao lưu các luồng không khí ấm, lạnh - không khí lạnh chỉ có ở gần mặt đất, lúc đó ta có sương muối. Khi có luồng khí bốc lên cao và nhanh, sự hóa lạnh diễn ra trong
28
không khí trên cao, lúc đó ta có mây. Vậy, luồng không khí làm trộn lẫn không khí nóng với không khí lạnh phải ở mức độ vừa vừa thì mới tạo ra sương mù.
Một trong những điều kiện để cho sự kiện này xảy ra là khối không khí ấm bay qua vùng đất hoặc vùng biển lạnh, hoặc ngược lại một luồng khí lạnh thổi qua vùng đất hoặc vùng biển ấm. Điều kiện sau này thường xảy ra vào những buổi sáng mùa thu ở những vùng có nhiều ao, hồ. Không khí lạnh và không khí ấm “giao lưu” với nhau khiến ta thấy đám sương mù chờn vờn, lơ lửng trên mặt ao, hồ.
Mực nước thủy triều không cao
16
bằng nhau ở mọi nơi trên trái đất là do đâu?
Chắc hẳn bạn đã có lần tới một bờ biển mà mực nước thủy triều lên và xuống chênh nhau cỡ 0,5m rồi chớ? Thế mà tại một vài nơi khó mà biết thủy triều lên hay xuống vì mực nước chênh nhau chẳng bao nhiêu. Mặt trăng không có can dự gì vào vấn đề này hết.
Thủy triều là do vấn đề sức hút.
Trái đất hút mặt trăng về phía
mình. Ngược lại, mặt trăng cũng
hút trái đất về phía nó, tất nhiên
là với một lực yếu hơn lực hút
29
của trái đất. Sức hút của mặt trăng tác động trên trái đất sẽ kéo nước đại dương (chỗ bị sức hút tác động) nhô lên (như một ngọn sóng rất lớn). Đó là thủy triều lên.
Trong khi đó bên kia trái đất (đối xứng với chỗ bị sức hút của mặt trăng tác động), nước đại dương cũng bị kéo nhô lên nhưng thấp hơn vì tác động sức hút của mặt trăng yếu hơn.
Mặt trăng xoay quanh trái đất, do đó nước đại dương bị kéo phồng lên do sức hút của mặt trăng cũng chuyển dịch theo sức hút đó một ngày hai lần, lần nọ cao hơn lần kia một chút. Nếu đừng có các lục địa, nghĩa là đại dương phủ kín mặt địa cầu thì nhịp điệu cao, thấp của thủy triều có lẽ sẽ đều đặn. Nhưng đã có rất nhiều yếu tố can thiệp vào hiện tượng này, trong đó sự “cản trở” của các lục địa là một. Các lục địa đã gây ra các dòng thủy triều dọc theo các bờ biển và, như ở một vài vịnh, nó “dồn đống” nước thủy triều khiến cho thủy triều lên cao.
Nơi những bờ biển thẳng và thoai thoải, lượng nước thủy triều có để khoảng không gian để trải rộng ra, do đó không lên cao được. Nhưng tại những vịnh hay eo biển hẹp, khoảng không gian không đủ cho thủy triều “dàn mỏng” ra, do đó, mực nước thủy triều cao. Ở vịnh Fundy bên Canada chẳng hạn, độ chênh lệch giữa mực nước thủy triều lên và xuống là 21m. Trong khi đó hầu hết các nơi ven Địa Trung Hải, mực nước chênh lệch đó chỉ là 0,3m đến 0,5m mà thôi.
30
17
Tại sao lại có các tên khác nhau cho các loại gió?
Sự chuyển động của các
luồng không khí tạo ra gió.
Nếu vậy thì làm gì có các loại
gió? Gió là... gió!. Tất nhiên, bởi
vậy gió không có tên. Ta nói:
“Trời nổi gió” hoặc “gió đang
thổi ào ào”. Cũng có khi ta nói:
“Gió bấc thổi”. Ấy vậy mà nhiều
(loại) gió lại có tên (riêng) đàng
hoàng. Hẳn phải có lý do nên
người ta mới đặt tên riêng cho gió. Chẳng hạn, bạn cảm thấy thế nào khi bạn buồn chán? Bạn cảm thấy uể oải, lờ đờ và không buồn cất nhấc chân tay, phải không? Có một loại gió tên là gió “đờ đẫn” (doldruns). Cơn gió ấy nổi lên ở vùng xích đạo, nơi vành đai không khí bốc lên và áp suất thấp. Đi tàu mà vào vùng này trong lúc có gió “đờ đẫn” thì, yên chí, biển lặng.
Luồng gió thổi từ phía trên và phía dưới bán cầu hường đường xích đạo được đặt cho cái tên là “gió mậu dịch”. Luồng gió này mạnh và đều đặn giúp cho các thương thuyền - thời còn chạy bằng buồm - đi lại thuận lợi trên cái đại dương.
Còn vài loại gió đặc biệt khác nữa. Gió mùa chẳng hạn là gió đổi hướng tùy theo mùa. Ở Ấn Độ, gió thổi về hướng
31
nam, vào mùa đông thì khô, nóng và thổi về hướng bắc, vào mùa hè, thì mang theo mưa lớn.
Ở miền nam nước Pháp ai cũng sợ ngọn gió bấc “mistral” khô lạnh. Có khi ngọn gió này thổi đều đặn cả mấy ngày liền từ biển vào và làm cho mọi người bực bội khó chịu.
18
Làm thế nào để đo tốc độ gió?
Vào ngày có gió, chắc bạn tưởng gió chuyển động với một tốc độ ghê gớm lắm. Vậy mà bạn nghe tin thời tiết nói “Tốc độ gió là từ 16 đến 24km/giờ”. Khó tin thật. Nhưng tốc độ chính xác của gió quan trọng đối với nhiều người. Bởi vậy, phải đo tốc độ gió theo những phương pháp khoa học.
Dụng cụ đầu tiên để đo tốc độ gió được một người Anh tên là Robert Hooke chế ra từ năm 1667. Dụng cụ này được gọi là “phong lực kế” (anemometer). Có nhiều kiểu phong lực kế, nhưng kiểu thông dụng nhất là kiểu bốn cái chén bằng nhôm gắn trên một cái trục xoay tròn. Hình dạng đại khái như thế này: hai cây que có chiều dài bằng nhau gắn thành hình chữ thập, ở mỗi đầu que gắn một cái chén mà miệng chén ở hai đầu que xoay ngang và ngược chiều nhau. Giao điểm của hai cây que đó là một lỗ có trục thẳng đứng xuyên qua, nhờ đó khi có gió thổi là bốn cái chén sẽ xoay vòng tròn. Gió càng mạnh, bốn cái chén càng xoay
32
nhanh. Tính số vòng xoay của cái chén trong một đơn vị thời gian ta sẽ biết tốc độ gió.
Khi con người bắt đầu bay lên không trung, người ta phải biết tốc độ gió trên đó. Bằng cách thả một khinh khí cầu thăm dò thời tiết rồi dùng một kính viễn vọng đặc biệt gọi là kính kinh vĩ (théodolite). Nhưng như vậy rất bất tiện khi trời có mây nhiều. Năm 1941, người ta chế tạo được rađa thăm dò khí tượng. Với rađa thì bất chấp mây dầy như thế nào người ta vẫn “nhìn” thấy được khinh khí cầu đã thả lên để đo gió trên thượng tầng không khí.
Từ xa xưa người ta cũng đã quan tâm muốn biết hướng gió. Kể từ thế kỷ XIX, người ta đã đặt trên các tháp chuông nhà thờ một dụng cụ để chỉ hướng gió.
19
Tại sao nước đá có thể làm bể ống dẫn nước?
Nhiều học sinh thường bực bội khi phải học môn vật lý và khoa học mà họ cho là vô ích vì chẳng bao giờ dùng tới những kiến thức đó. Thực ra, trong đời sống hàng ngày, dù biết hay không biết, ta vẫn áp dụng những định luật vật lý trong rất nhiều việc.
Những ai sống trong vùng khí hậu lạnh - nhất là vào mùa đông - lại không mở nắp bình nước giải nhiệt và xả các ống chứa nước ở xe hơi? Họ biết, nếu không mở và xả
33
nước đó ra thì bình nước và các ống nước sẽ bị nứt, bể. Định luật vật lý sẽ giải thích hiện tượng đó. Chẳng hạn, trong khi hầu hết các chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc đều giảm thể tích thì ngược lại, nước từ lỏng sang đặc lại tăng thể tích. Và không phải là tăng ít, nước tăng 1/9 thể tích khi đông đặc. Có nghĩa là nếu bạn làm đông đặc 9 lít nước, bạn sẽ có 10 lít nước đá. Bây giờ ta xét đến bình nước giải nhiệt và các ống dẫn nước. 10 lít nước đá thì cần một cái bình lớn hơn bình chứa 9 lít chớ? Khổ nỗi cái bình giải nhiệt chứa 9 lít đâu có tự động nở ra khi 9 lít nước chứa trong nó đông đặc thành 10 lít. Thế là bình, ống dẫn nước phải bể.
Điều đáng kinh ngạc trong quá trình nước lỏng trở thành nước đá là cái sức mạnh kinh hồn của nó. Bởi vậy ống dẫn nước ở các xứ lạnh phải làm bằng kim loại cứng, tốt. Tại Phần Lan, người ta đã lợi dụng sức mạnh của sự trương thể tích này. Tại các mỏ đá, người ta rót nước vào các khe đá. Thời tiết lạnh làm cho nước trong khe đó đông đặc, do đó tăng thể tích, và làm các vết nứt đó rộng thêm. Nước, khi đông đặc trở thành cái nêm làm cho đá cứng vậy mà cũng phải nứt ra.
Điều lạ nữa là nước đá chiếm khoảng không gian lớn hơn nước lỏng nhưng nước đá lại nhẹ hơn và do đó nổi trên mặt nước. Đó là lý do một khối lượng nước lớn không bao giờ đông cứng hết bởi vì lớp nước đá bên trên sẽ nổi lên che chở lớp nước ở dưới không bị đông đặc.
34
20 San hô là gì?
San hô là một sản vật thiên nhiên kỳ lạ và quyến rũ nhất thế giới! Ta nên biết, san hô đỏ đã được quí trọng và coi như đồ trang sức ngay từ thời xa xưa. Nhưng điều còn hay ho hơn nữa là có rất nhiều điều mê tín có liên quan đến sản vật này.
Người La Mã cổ đã đeo vào cổ đứa trẻ những mảnh san hô và tin rằng san hô sẽ tránh cho đứa trẻ khỏi những hung hiểm. Họ còn tin rằng san hô có thể ngừa hoặc chữa được bệnh. Ngày nay, tại một vài nơi ở nước Ý, vẫn có người tin rằng đeo san hô sẽ tránh được “con mắt của quỷ dữ”. Điều đó còn thú vị hơn nữa, đó là cho đến hiện nay, san hô vẫn còn đang góp phần vào việc biến đổi diện mạo của địa cầu.
Vậy thì san hô là gì? Đó là xương của những sinh vật sống trong nước biển có tên là “polyp”, nhỏ li ti, hình dạng gần như con sứa có nhiều xúc tu. Những con “polyp” này tiết ra chất vôi do xương chúng tạo ra giống như một cái chén bao xung quanh phía ngoài làm thành cái vỏ của nó.
35
Trước hết, những con “polyp” bám vào một hòn hay tảng đá ngầm rồi từ đó, những “chồi” do những “polyp” tạo ra bắt đầu nhú ra. Cứ như vậy liên tiếp vô vàn, vô số thế hệ polyp này chết thì thế hệ polyp sau tiếp tục bám vào và làm cho chồi thành cành, cành thành cây, bằng càch “gắn” bộ xương của mình vào đó. Cứ như vậy lớp san hô này chồng lên san hô kia và tạo thành rặng đá ngầm, rồi thành đảo san hô. Những sinh vật này có rất nhiều ở vùng nước ấm hay vùng biển nhiệt đới. San hộ được tìm thấy chủ yếu ở Nam Thái Bình Dương, ở Ấn Độ Dương, ở Địa Trung Hải, ở ngoài khơi bờ biển Florida, Mexico và vùng biển Tây Ấn.
Những “khối” san hô rất lớn được gọi là “tua đá ngầm”, “tường thành đá ngầm”, và “đảo san hô vòng” (atoll). “Tua đá ngầm” là nền san hô ngầm dưới nước, dính vào mỏm đất bờ biển rồ từ đó vươn lên và mở rộng ra. “Tường thành đá ngầm” (barrier feefs) không bám vào mỏm đất bờ biển mà là từ trong biển và cách xa bờ biển. “Đảo san hô vòng” là một hòn đảo do san hô tạo thành và có dạng vòng tròn.
“Tường thành đá ngầm” vĩ đại và nổi tiếng nhất nằm ngoài khơi vùng biển bang Queensland của nước Úc. Tường thành này kéo dài 2016km!
36
21
Phải chăng từ xưa kim cương đã được coi trọng?
Những người đầu tiên được ghi nhận là có chủ tâm tìm kiếm kim cương là người Ấn Độ. Khai thác kim cương như một ngành công nghiệp đã được tiến hành tại đây từ 2500 năm trước.
Kim cương đã được quí trọng từ thời rất xa xưa. Thật ra, trước thế kỷ XV sau Công nguyên kim cương vẫn còn rất hiếm đến nỗi chỉ vua chúa mới có. Nhưng không phải mãi đến năm 1430 người ta mới có tục đeo kim cương như đồ trang sức. Tại triều đình của Pháp, một vị phu nhân tên là Agnes đã tạo ra cái “mốt” này và sau đó “mốt” này lan rộng khắp châu Âu. Kết quả là cơn sốt kim cương kéo dài suốt ba trăm năm thúc đẩy người ta tìm kiếm kim cương tại Ấn Độ.
Nhưng rồi nguồn kim cương tại Ấn cũng cạn kiệt. May thay, người ta tìm thấy kim cương ở nhiều nơi khác nữa trên thế giới, như tại Brazil chẳng hạn, vào năm 1725. Rừng già và khí hậu nhiệt đới đã làm cho việc tìm kiếm kim cương tại đây rất khó khăn. Nhưng trong suốt hơn 160 năm, Brazil vẫn là nguồn chủ yếu cung cấp kim cương cho thế giới.
Ngày nay, Nam Phi là “thủ đô” của “đế quốc kim cương”. Tại đây, vào năm 1867, tình cờ người ta đã phát hiện được mỏ kim cương rất quan trọng. Con của một nông dân nghèo lượm được một hòn đá ngồ ngộ. Anh hàng xóm láu lỉnh
37
nhận ra đó là viên kim cương thô bèn hỏi mua lại. Hắn đem bán “hòn đá” này, thế là thiên hạ già trẻ lớn bé gì cũng đổ xô đến vùng này để mong “lượm” được kim cương.
Nội trong một năm người ta đã phát hiện ra ba vùng kim cương lớn. Và Kimberly, trung tâm của “đế quốc kim cương”, được khai sinh.
22
Kim cương công nghiệp là gì?
Sự khác biệt duy nhất giữa kim cương công nghiệp và các loại kim cương khác - kim cương tự nhiên - là kim cương công nghiệp không được coi trọng bằng kim cương kia. Giá như phẩm chất của kim cương công nghiệp hoàn hảo hơn chút nữa, màu sắc đẹp hơn chút nữa và không bị tì vết thì có lẽ nó cũng được dùng làm đồ trang sức, và do đó được quí trọng chẳng thua gì kim cương tự nhiên.
Có điều làm ta ngạc nhiên là trong công nghiệp người ta cũng dùng đến những vật liệu quí giá chẳng thua gì kim cương, vậy mà kim cương vẫn cứ được coi là “hoàng đế của công nghiệp”
Tiếng Anh - diamond - (kim cương) có gốc Hy Lạp là adamas, nghĩa là “không thể khuất phục được”. Quả thật kim cương không thể bị khuất phục, vì không có chất gì cứng bằng nó để có thể đẽo gọt được nó, trừ ra chính kim cương.
38
Bởi vậy, có đến 3/4 số kim cương tìm được đã không được dùng làm đồ trang sức mà lại được dùng trong công nghiệp. Nó được dùng trong công nghiệp vì tính chất cứng đặc biệt của nó. Chẳng hạn có đến 20% kim cương dùng trong công nghiệp là để gắn vào những mũi khoan khoan đá trong công nhiệp khai thác hầm mỏ. Người ta “nghiền” kim cương thành bột và bột này được “dán” vào các hòn đá mài để mài các dụng cụ, nhất là mài các ống kính máy ảnh, kính hiển vi, kính thiên văn... Kim cương còn được dùng làm khuôn đúc đồ vật. Không có kim cương thì phần lớn các ngành công nghiệp quan trọng chỉ có nước... đóng cửa!
23
Đá cẩm thạch là gì?
Thiên nhiên là một “ông chủ lò nướng bánh”. Ruột địa cầu là cái lò của “ổng”. Từ hàng ngàn năm trước, “ổng” đã cho ra lò những khối đá nóng chảy. Và trong cái lò có nhiệt độ và áp suất cao cự kỳ này, “ổng” đã nướng đá vôi thành đá cẩm thạch.
Trong dạng tinh khiết nhất, cẩm thạch có màu trắng tinh, trắng muốt. Nhưng nếu không tinh thiết, cẩm thạch cũng không vì thế mà kém giá trị, trở thành đồ bỏ, vì những tạp chất trộn trong cẩm thạch làm cho cẩm thạch nổi vân màu đỏ, xanh, nâu, vàng hoặc lốm đốm, nom lại
39
càng đẹp. Những tinh thể màu nằm lẫn trong cẩm thạch ánh lên dưới ánh sáng nom rất “bắt mắt”. Đôi khi một vài địa khai lẫn trong cẩm thạch càng khiến cho cẩm thạch đẹp hơn.
Có nhiều loại đá được đem mài nhẵn, đánh bóng và dùng trong các công trình kiến trúc, chẳng hạn như đá granite, đá mã não, đá “porphyr” cũng được gọi là cẩm thạch. Tuy nhiên, cẩm thạch thứ thiệt phải là đá vôi kết tinh tự nhiên.
Người ta dùng những dụng cụ đặc biệt để khai thác đá cẩm thạch gọi là “channeler” (cái bào soi). Dùng bào này xẻ những rãnh sâu từ 2,5m đến 3m và dài 18m đến 25m, rồi những khối đá này được những cần trục lớn trục lên một cách cẩn thận. Tất nhiên là không thể dùng “cốt mìn” để khai thác đá cẩm thạch như khai thác đá xây dựng được.
Khối cẩm thạch trục từ dưới mỏ lên sẽ được những cái cưa không có răng và tia nước rất mạnh có lộn cát xẻ ra thành từng phiến theo kích cỡ mong muốn. Đôi khi người ta dùng cưa làm bằng những sợi dây thép thay vì cưa bằng lưỡi cưa là một bản thép. Những phiến cẩm thạch được đưa lên bàn đánh bóng. Trước hết, phiến đá được gắn chặt vào một bàn xoay để cho nước và cát chà làm cho bằng phẳng, sau đó được các loại máy khác chà bóng lại.
Lần chà bóng cuối cùng, người ta trải bột hỗn hợp oxid thiếc và và acid oxalic lên mặt đá để làm “vật đệm” rồi cho máy chà lên.
40
24
Đồng là kim loại gì?
Sau vàng đến đồng là kim loại mà người ta phát hiện sớm nhất. Thời bình minh của lịch sử là thời đại đồ đồng. Đồng được tìm thấy trong trạng thái tinh khiết dưới dạng tảng hoặc hạt. Có lẽ những người đầu tiên đã lượm những hạt đồng vì nom khá đẹp. Thế rồi, người ta phát hiện ra nhiều tính năng của “viên đá màu đỏ kỳ lạ” này, chẳng hạn như nó có thể được rèn thành những hình dạng mong muốn. Tính năng này khiến cho việc chế tạo các vũ khí và dao trở nên dễ dàng hơn đẽo gọt vũ khí ấy từ đá lửa.
Về sau nữa người ta lại phát hiện ra là có thể nấu đồng cho chảy ra để đúc thành chén, tách uống nước. Rồi đồng được khai thác từ mỏ đồng để chế tạo thành nhiều công cụ và đồ dùng. Trong hàng ngàn năm đồng vẫn được coi là kim loại độc nhất có thể gia công được, bởi vì vàng chẳng những khan hiếm mà còn vì quá mềm trong ứng dụng. Những công cụ bằng đồng có lẽ đã được dùng trong việc xây dựng kim tự tháp.
Khi thau, một hợp chất đồng và thiếc được phát hiện thì đồng vẫn còn được khai thác với khối lượng lớn. Chỉ sau khi phát hiện được sắt thì đồng mới ít được sử dụng hơn. Mãi cho đến thời đại điện khí hiện nay thì đồng trở
41
nên đắc dụng trở lại nhờ khả năng dẫn điện tốt. Đồng lại trở thành kim loại quan trọng trong công nghiệp hiện đại. Ít có người được nhìn thấy đồng ở dạng nguyên chất hoặc khi nhìn thấy mà nhận ra được đó là đồng nguyên chất. Đồng sáng ánh kim, hơi ngả màu đỏ sậm khi lộ ra ánh sáng. Đồng mà ta nhìn thấy thường có màu nâu đỏ, không bóng và có vẻ xỉn, bẩn. Cái màu và cái vẻ xỉn, bẩn này là do khí oxy trong không khí đã tác động vào mặt ngoài của đồng.
Tại hầu hết các nơi trên thế giới, đồng được tìm thấy trong dạng hỗn hợp với các chất khác. Do đó, phải tách đồng ra khỏi các chất khác thì mới dùng được. Đồng thường được tìm thấy lẫn lộn với chất lưu huỳnh mà ta thường gọi là “quặng sulphite”. Hơn thế nữa, quặng sulphite này còn có lẫn các chất khác như sắt, arsenic. Điều này càng khiến cho việc tách đồng ra thêm khó khăn.
So với nhiều kim loại khác thì đồng có nhiều tính năng ích dụng. Đồng cứng và bền nhưng đồng thời cũng khá mềm, dễ dát mỏng, kéo thành sợi và dễ gò, uốn. Đồng dẫn nhiệt cũng như dẫn điện rất tốt. Đồng dễ chạm khắc nhưng lại không dễ gãy, bể. Pha trộn đồng với các kim loại khác, ta có những hợp kim. Đồng kẽm (bress) là hợp kim gồm hai phần đồng và một phần kẽm. Đồng thiếc (leronze) là hợp kim gồm đồng với thiếc hoặc hợp kim khác.
42
25 Kền là kim loại gì?
Kền kết hợp với nhiều kim loại khác để tạo thành nhiều hợp kim được dùng trong công nghiệp với rất nhiều công dụng. Đó là một trong những kim loại hữu dụng nhất mà con người biết được. Nhưng thời xưa kền đã làm cho các nhà hóa học bối rối không ít khi họ cố xử lý nó. Kền - nikel - có gốc tiếng Đức và có nghĩa là “tiểu yêu”.
Trong các thiên thạch người ta cũng tìm thấy dấu vết của kền. Đôi khi kền cũng được tìm thất trong trạng thái nguyên chất với số lượng nhỏ. Nhưng nguồn cung cấp nhiều kền nhất là từ một vài loại quặng, nhất là quặng “pyrrhotite”, một tạp quặng gồm kền, đồng và sắt. Canada là nước sản xuất nhiều kền nhất.
Quặng có chứa kền thường được nung nóng trong những lò hơi để có được một hỗn hợp gọi là “matte”. Loại dần tạp chất trong hỗn hợp này bằng cách trộn nó với than cốc rồi nung trong lò hơi, ta sẽ được kền.
Kền sáng bóng, cứng, tán mỏng được. Tính năng này khiến kền dễ ép khuôn. Kền còn là kim loại dễ nhiễm từ (magnetic) nhất mà ta biết được, trừ khi nó bị hun nóng.
Rất ít khi ta nhìn thấy kền ở dạng nguyên chất, trừ khi thấy nó được mạ trên nhũng loại khác. Lớp kền mạ trên kim loại giúp cho kim loại này không (hay là khó) bị rỉ sét, đồng thời nước sáng bóng của nó làm cho vừa đẹp,
43
vừa bảo vệ được mặt ngoài của dụng cụ. Hầu hết kền đều được dùng dưới dạng hợp kim. Chẳng hạn, pha với đồng để làm tiền. Khi pha ba phần đồng, một phần kẽm và kền ta có một hợp kim gọi là “bạc kền” hay là “bạc của (người) Đức” (German nikel). Hợp kim này còn được dùng để chế tạo muỗng, nĩa dùng trên bàn ăn.
Nếu chỉ dùng kền làm hợp kim đúc tiền, chế tạo muỗng nĩa thì công dụng của kền vẫn còn tương đối hạn hẹp. Hầu hết kền được dùng để chế tạo ra một hợp kim là thép - kền, một hợp kim quan trọng để làm lò xo. Hợp kim này còn được dùng làm cầu, đường xe lửa ở những đoạn cần uốn cong, đinh ốc, nồi hơi, trục và hộp số xe, “chân vịt” tàu thủy...
26
Thực vật từ đâu ra?
Phải chăng đã có một thời trên địa cầu này chẳng có cây cỏ (thực vật) nào? Theo các thuyết khoa học thì câu trả lời là “có”. Cách nay hàng trăm triệu năm đã có những “hạt nguyên sinh chất” cực kỳ nhỏ xuất hiện trên địa cầu. Nguyên sinh chất được tìm thấy trong cả động và thực vật. Theo các nhà khoa học thì các hạt nguyên sinh chất này là khởi thủy của tất cả động vật và thực vật.
Những hạt nguyên sinh trở thành thực vật đã phát triển các thành tế bào cho dầy ra và trụ lại một chỗ (không di
44
chuyển nữa). Chúng cũng phát triển các chất màu xanh mà ta gọi là diệp lục tố để chế biến thức ăn rút từ không khí, nước và đất. Những thực vật sơ thủy chỉ là những đơn bào. Nhưng về sau chúng đã hình thành được nhóm tế bào hay còn gọi là đa bào. Do chưa đủ phương tiện đối với trạng thái khô hạn nên chúng vẫn phải sống trong môi trường nước. Cho đến ngày nay, một vài loại thực vật sơ thủy này vẫn còn sống sót. Tất nhiên là chúng phải thay đổi “bộn” mới thích ứng nổi. Chúng được đặt cho cái tên là “tảo” (alga). Rong hoặc tảo biển là một kiểu mẫu của loại thực vật này.
Một nhóm thực vật phát triển theo cách không cần dùng tới diệp lục tố để chế biến thực phẩm cho mình. Những thực vật không có diệp lục tố này được gọi chung là nấm mốc! Loại này bao gồm vi khuẩn (bacteria), con men hay nấm men (yeasts), meo (moulds) và nấm (mushroom).
Hầu hết thực vật trên mặt đất ngày nay đều từ tảo tiến hóa mà ra. Một vài loại tảo này đã xuất phát từ biển và phát triển rễ để bám vào đất. Chúng cũng phát triển được những lá nho nhỏ có lớp “da” bên ngoài để chống chọi với
45
tình trạng khô hạn. Loại thực vật này được gọi là rêu và dương xỉ.
Tất cả mọi thực vật thời nguyên thủy này đều sinh sản hoặc bằng cách phân đôi tế bào (như trường hợp vi khuẩn hoặc meo) hoặc bằng bào tử. Bào tử là những tế bào li ti có chức năng gần giống như mầm hạt giống, nhưng không chứa các chất bổ dưỡng để nuôi mầm như trong hạt giống. Lần lần một vài loại thực vật đã phát triển được hoa và tạo ra được hạt giống.
Đến giai đoạn này, thực vật đã có được những bước phát triển ngoạn mục. Xuất hiện hai kiểu thực vật khác nhau và cũng có hạt: loại hạt trần và loại hạt kín. Hai kiểu mẫu này phát triển thành nhiều dòng khác nhau. Dựa theo dòng này ta có thể đi từ những loại cây ngày nay để ngược lên đến nguồn gốc nguyên thủy của nó, khi còn là hạt nguyên sinh. Ít nhất thì đó cũng là một lý thuyết của khoa học thực vật hiện đại.
27
Cây tạo ra tinh bột để làm gì?
Trong gia đình bạn có ai phải ăn theo chế độ riêng (ăn kiêng) không? Nếu có, chắc hẳn đã có lần bạn nghe người ấy đẩy một món ăn ra và nói: “Món này... không hợp với tôi! Nhiều tinh bột quá!” Ấy vậy mà nếu trong nhà bạn đang nuôi trẻ con thì nó lại được ép cho ăn nhiều tinh bột để “cho nó mập!”
46
Tinh bột - người thì cữ, người thì ăn cho nhiều - là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Loài người đã rút thực phẩm (chất dinh dưỡng) từ tinh bột nhiều hơn bất cứ từ đơn chất nào khác. Ta lấy được tinh bột từ thảo mộc. Nơi thảo mộc, tinh bột có dạng hạt nhỏ li ti. Thực vật tạo ra tinh bột như thế nào? Nhờ ánh sáng mặt trời và diệp lục tố, thảo mộc kết hợp nước mà chúng hút được dưới đất với khí carbon dioxide chúng lấy trong không khí để làm thành đường, rồi đường này lại được thảo mộc chế biến thành tinh bột.
Thực vật chứa tinh bột dưới dạng hạt ở thân cây, ở cuống hoa lá, ở rễ, ở quả và hạt. Khoai tây, hạt bắp, hạt lúa, hạt lúa mì... chứa rất nhiều tinh bột. Lý do khiến thực vật chế biến tinh bột là để dùng làm thực phẩm cho cây lúc nẩy mầm hoặc cho cành, cây non cho đến khi chúng có thể tự chế biến lấy chất dinh dưỡng. Vậy khi nhìn thấy cây nẩy mầm hoặc nhú chồi non thì bạn hiểu rằng chính tinh bột dự trữ đã cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng ấy.
Đối với con người và động vật, tinh bột đã cung cấp lương thực và tạo ra năng lượng, như đường chẳng hạn. Đường được tạo từ carbon, hydro và oxy, gọi là “đường” nhưng thật ra cũng không có vị gì cả. Một vài hóa chất trong miệng, trong bao tử và trong ruột non sẽ biến đổi tinh bột thành đường glucô mà cơ thể rất cần và dễ tiêu hóa.
Ta lấy tinh bột từ thực vật bằng cách nghiền, giã chỗ mà thực vật chứa nhiều tinh bột nhất rồi ngâm vào nước.
47
Tinh bột hòa tan trong nước sau đó đọng dưới đáy thau, đáy thùng. Lọc bỏ nước đi, ta được bột nhão. Đun bột nhão này phơi cho khô, ta sẽ có tinh bột.
Tinh bột còn có rất nhiều công dụng: trong việc giặt giũ, tinh bột để hồ quần áo. Trong công nghiệp dệt, người ta dùng nó để hồ vải...
28
Men (nấm mốc) là gì?
Nếu có một ít nước đường lạt lạt để “khơi khơi”, không đậy kỹ thì chỉ ít ngày sau sẽ có những đám bọt xuất hiện trên mặt nước. Và nước đường bắt đầu có mùi vị rượu. Sự biến đổi này là do những tế bào thực vật li ti gọi là con men có trong không khí đã “đột nhập” vào nước đường, tại đó gặp môi trường thuận lợi, chúng tăng trưởng.
Từ hàng mấy ngàn năm trước, con người đã nhận ra hiện tượng này và đã lợi dụng nó để chế tạo ra nhiều loại thức uống có cồn. Dung dịch đường làm bằng mật mía, khoai, lúa mạch đen, bắp, mạch nha, hoa bia (hu blông), táo và nho để ngoài không khí cho lên men để làm bia, rượu uýt ky, rượu táo, rượu nho và các thức uống khác.
Có lẽ là do tình cờ mà người ta phát hiện rằng bột mì nhồi xong nên để ở chỗ trống trải một thời gian ngắn rồi mới đem nướng thì sẽ có một sự kiện đặc biệt xảy ra: khối bột nhào đó tự nhiên và âm thầm nở phình ra và tạo nên
48
một thứ mùi đặc biệt nhưng dễ chịu. Đem nướng thay vì xẹp lép và cứng ngắc thì nó lại nở, hóa nhẹ ra, xốp và có lỗ nhỏ nhỏ bên trong.
Năm 1857 Louis Pasteur loan báo ông đã phát hiện ra cách lý giải hiện tượng này. Ông nói đó là do sự hiện diện của những thực vật li ti, đơn bào gọi là con men. Men thuộc họ nấm và là những vật nhỏ xíu, dạng tròn và không màu. Chúng lớn hơn hầu hết các loại vi khuẩn. Tuy vậy, chúng cũng còn rất nhỏ, đến nỗi từ ba đến bốn ngàn con xếp hàng nối đuôi nhau mà chỉ dài khoảng 0,2cm.
Men sinh trưởng bằng cách nẩy chồi, có nghĩa là con men mọc ra một cái chồi. Chồi phát triển và tách khỏi tế bào mẹ ở chỗ vách tế bào. Trong khi phát triển, con men tạo ra các chất được gọi là “zymase và invertase”. Cả hai chất này được gọi chung là phân hóa tố (enzymes) và có khả năng lên men tinh bột để biến tinh bột thành đường, từ đường thành rượu. Sự lên men diễn ra sẽ tạo ra khí carbon dioxide. Để lâu nữa, khí này cũng bốc lên khỏi rượu làm cho rượu mất chất cồn. Bia, rượu nho, rượu táo... và các loại thức uống khác là do men đã làm biến đổi tinh bột thành đường rồi từ đường thành khí carbon dioxide và cồn.
Trong bột mì nhào (trước khi nướng), khí carbon dioxide tụ lại với nhau như những cái bong bóng trong bột mì. Khi nướng lên, khí carbon dioxide tăng thể tích và bốc hơi thoát ra để lại những cái “hang” nho nhỏ, nhờ đó bánh mì nở phồng ra, xốp và nhẹ.
49
29 Cây tầm gửi là cây gì?
Ở Âu, Mỹ, vào mùa Giáng Sinh, người ta thường treo lủng lẳng một cây tầm gửi trước cổng hay trước cửa ra vào nhà. Theo tục lệ, khi một cô gái đứng dưới cành tầm gửi ấy thì một chàng trai có thể hôn cô gái một cái. Tục lệ này đã có từ thời rất xa xưa. Khi người La Mã cổ chinh phục nước Anh và xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) thì người dân bản địa lúc đó là người Celtic đang sống tại các vùng đất này. Những người Celtic này được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của các “giáo sĩ” được gọi là Druids.
Những “giáo sĩ” này dạy rằng linh hồn bất tử. Họ đặt ra nhiều nghi lễ để thờ cúng cây
cối và cho rằng bất cứ thứ gì
mọc ra từ cây cối đều là tặng
vật trời ban cho. Trong số các
tặng vật ấy có cây tầm gửi. Họ
dùng con dao bằng vàng cắt
cây tầm gửi treo trước cửa nhà
để trừ tà ma. Theo họ chỉ có
hạnh phúc mới đi xuyên được
qua cành tầm gửi đó vào trong
nhà. Đó có lẽ là khởi đầu của
tục lệ hôn cô gái đứng dưới
50
cành tầm gửi. Không phải chỉ người Anh hay người Pháp, mà cả người Bắc Âu (Scandinavian bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch) cũng tin tầm gửi là cây sinh phúc. Vào những ngày lễ lạt trong mùa đông, họ đi đốn tầm gửi và treo khắp các lối vào ra trong nhà để chặn không cho ma quỷ đột nhập.
Một lý do khác khiến cho tầm gửi được coi là cây “thần” là vì rễ của nó không bám đất. Cây tầm gửi mọc trên một cây khác. Hạt tầm gửi nảy mầm trên một cây khác bằng cách đâm thủng vỏ cây đó xuyên đến thân gỗ và hút các chất bổ dưỡng của cây kia để nuôi thân. Và cứ thế, cây tầm gửi từ từ lớn lên trên thân cây kia. Bởi vậy ta thấy rễ tầm gửi không bám xuống đất là vậy. Bởi vì nó đâu cần. “Thức ăn” đã được cây kia làm sẵn cho cả rồi. Nhiều khi, cây tầm gửi đã hút hết chất bổ dưỡng của cây kia và trở nên xanh tốt, trong khi cây kia, do không còn đủ chất bổ nên trở nên héo mòn rồi chết.
Ở miền nam và miền tây Hoa Kỳ, tầm gửi thường sống bám vào cây sồi và nhiều loại cây khác. Những loại cây có quả mọng rất được chim chóc ưa thích. Chim ăn những trái này, hạt của những trái này dính vào mỏ. Để gỡ những hạt này ra, chim “quyệt” mỏ vào vỏ của cây khác. Thế là hạt nảy mầm thành cây tầm gửi.
51
30
Ghép cây (tháp cây) như thế nào?
Có thể nào một giống cây này lại sinh ra trái thuộc giống cây khác không? Cây bưởi sinh trái xoài chẳng hạn? Có! Bằng cách ghép cây. Nếu chồi của cây lê được ghép cẩn thận vào vỏ cây mộc qua chẳng hạn, chồi lê kia sẽ nẩy nở. Và cây mộc qua sẽ cho vừa trái lê vừa trái mộc qua.
Bằng cách đó người ta đã ghép cây đào vào cây hạnh để có vừa trái đào vừa trái hạnh. Đôi khi người ta ghép và tạo ra được những giống cây mới lạ. Tuy nhiên, sự ghép cây vẫn chưa chiếm một vị trí quan trọng trong nông nghiệp. Nhưng cái lợi của việc ghép (tháp cành) là nhà vườn có thể chắc chắn rằng cây non ghép sẽ có cùng tính chất và loại với cây mẹ. Nghĩa là một mầm cam ghép một cây khác cũng sẽ sinh trái cam.
Có nhiều phương pháp ghép (tháp) cây, nhưng có hai qui luật chủ yếu: một, chỉ những cây cùng họ với nhau mới ghép vào nhau được. Chẳng hạn có thể ghép mầm
52
cam vào cây bưởi, mầm chanh vào cây quít, chớ không thể ghép mầm cây xoài vào cây mít. Hai, tầng phát sinh của mầm cây ghép phải áp sát vào tầng phát sinh của cây chủ (cây có gốc). Nếu không như vậy thì mầm ghép không thể phát triển.
Không những có thể ghép một mầm cây vào vết cắt vỏ của cây khác mà còn có thể ghép cả một cành cây vào chỗ nứt bằng cách “chêm” cành ghép vào chỗ nứt của cây khác.
Điều thú vị là việc ghép (tháp) này có thể áp dụng cho cả động vật. Chẳng hạn người ta có thể ghép để thay thế mắt của những sinh vật như cóc, nhái, chuột, thỏ. Khoa giải phẫu có thể rút kinh nghiệm từ việc ghép cơ thể loài vật để áp dụng cho con người, để thay thế một dị tật hoặc thương tật. Ngày nay, người ta đã có thể lấy một khúc xương sườn cụt để ghép thay thế cho xương sống mũi hoặc ghép da để thay thế chỗ da bị phỏng.
31
Tại sao cái phao bằng nút bần lại nổi trên mặt nước?
Khi đi câu, các bạn lấy cái nút bần cột vào dây cây để làm phao. Nhưng, có mấy khi bạn tự hỏi rằng tại sao cái nút bần ấy lại nổi lều bều trên mặt nước vậy? Chẳng phải đến nay ta mới biết dùng nút bần làm phao mà ngay từ
53
thời xưa, người ta cũng đã biết và còn biết dùng nút bần làm phao cứu hộ nữa.
Bần nhẹ hơn nước. Lý do khác nữa khiến bần nổi trên mặt nước là nước không dễ thấm vào thành các tế bào của bần và các thành tế bào này chứa không khí. Nhờ đó bần không bị ngấm sũng nước và bị chìm.
Bần là phần vỏ ngoài của một loại cây sồi. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã cung cấp 2/3 lượng bần trên thế giới, vì hai nước này đã quản canh loại cây sồi này. Loại cây sồi này có chiều cao từ 7m đến 14m và thân cây có đến 1,5m đường kính. Người ta thường chỉ tách lấy vỏ bần khi cây đã được 20 tuổi. Lấy vỏ trước thời gian đó dễ khiến cho cây bị chết. Trái lại lấy vỏ bần đúng tuổi sẽ làm lợi cho cây sồi. Mỗi lần tách lấy vỏ bần ở một thân cây phải cách nhau một thời gian là 9 năm và vỏ bần lấy lần thứ nhất và thứ hai của một cây vẫn còn là thứ bần thô, nhám. Chỉ những lần tách vỏ về sau mới được bần mịn. Và cây sồi càng già cho bần càng mịn, nhất là những cây sồi từ 100 tuổi trở đi. Người ta có thể khai thác bần của một cây sồi trong hàng trăm năm.
Sau khi được tách khỏi thân cây sồi, bần được phơi nhiều tuần lễ rồi được đem luộc cho mềm và loại bớt chất acid tannic. Sau khi luộc, vỏ sồi được ép thành tấm cuộn lại được rồi đem phơi, sau đó đóng thùng để xuất cảng đi bán trên khắp thế giới.
54
Có hai loại vỏ bần thô (hay là bần nguyên liệu). Một loại được gọi là “bần gỗ”. Đây là loại bần dùng làm nguyên liệu trong việc chế tạo nút chai, phao, phao cứu hộ. Loại khác được gọi là “bần xay”. Bần được xay nhỏ thành hạt và trộn với một loại hồ để cán mỏng thành tờ làm vật liệu chêm lót hoặc đúc khuôn đế giày...
Công dụng lớn nhất của bần ngày nay là được sử dụng làm vật liệu cách âm hoặc cách nhiệt trong các nhà kho, máy lạnh...
32
Cây tre là cây gì?
Cây tre là một trong những kiểu mẫu kỳ lạ của đời sống thực vật. Măng tre có thể tăng trưởng với tốc độ 16inch (khoảng gần 40cm) mỗi ngày và đạt tới chiều cao khoảng 36m. Và, tre sinh sôi nảy nở nhanh đến nỗi, nếu có một con đường chạy ngang qua một hàng rào tre, nếu ta không để ý thì chỉ nội trong một tháng, hàng rào tre ấy sẽ bít luôn con đường.
Có tới khoảng 500 chủng loại tre khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của loài tre là thân có đốt dính liền với nhau, rỗng ruột, vỏ ngoài nhẵn và tăng trưởng rất mau lẹ. Có những loại tre ra hoa mỗi năm, nhưng có loại chỉ ra hoa ba, bốn lần trong một thế kỷ. Hoa tre giống như bông lúa hoặc cỏ. Trái của cây tre có dạng như hạt lúa, có dạng là loại hạt lớn.
55
Tre là loại thảo, mọc ở vùng nhiệt đới và hạ nhiệt đới. Tre mọc nhiều ở châu Á, Nam Mỹ và có vài loại ở Châu Phi. Tại bang California và Florida, người ta đã trồng được khoảng trên 30 giống tre cao, chọn từ khắp nơi trên thế giới.
Công dụng của tre thật... hết biết! Ở Hoa Kỳ, tre (trúc) chủ yếu chỉ để làm cần câu, gậy (để làm “ba toong”) và kim... máy quay đĩa hát! Nhưng chỉ ở các xứ phương Đông, người ta mới biết hết khai thác hết mọi tính năng của tre vào mọi việc. Trước hết, người ta làm nhà bằng tre: cột, kèo, mái nhà, sàn nhà, vách. Những ống tre lớn thì được dùng làm thùng, nhỏ làm chai đựng nước. Có những giống tre cứng đến nỗi có thể dùng làm dao, làm võ khí, đan thúng, sọt, “cần xé”. Ở Nhật Bản, tre được các nhà vườn dùng làm máng xối. Ở Trung Hoa, phầm mềm bên trong cây tre được dùng làm giấy. Người Java (Indonesia) chế tạo nhiều nhạc cụ bằng tre, nhất là các loại sáo, tiêu. Hầu hết các dân tộc phương Đông đều coi măng tre là một thực phẩm. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy dụng ích của tre là như thế nào rồi.
Điều đáng ngạc nhiên, tre thuộc thảo mộc thân thảo, nghĩa là thuộc họ “cỏ”, mặc dù không ít người tưởng nó thuộc loại cây bụi (bush) hoặc cây (thân mộc).
(Đối với người Âu, Mỹ, cây tre là một loại thực vật lạ lùng và kỳ bí mặc dù nó không xa lạ gì với người châu Á. Lý do vì cây tre không mọc ở các vùng ôn đới và nhất là - trong tay người châu Á - cây tre đã có nhiều công dụng “thần kỳ” - ND)
56
33
Trái lựu là trái gì?
Người ta cho rằng
cây lựu có nguồn gốc
từ nước Ba Tư cổ (tức
là nước Iran ngày nay).
Nhưng thật ra, ngay từ
thời rất xa xưa, nó đã
được trồng ở những xứ nóng miền Nam Á, Bắc Phi và Nam Âu. Ngày nay ở Trung và Nam Mỹ cũng như miền nam Hoa Kỳ, loại cây này cũng rất phổ biến.
Cây lựu thuộc loại cây bụi (bushy tree hay là shrub). Cây cao từ 1,5m đến 6,5m. Lá của nó nhẵn bóng và ở cuối mỗi cành chồi mảnh khảnh nẩy ra những bông hoa màu đỏ như tôm hùm kho. Trái lựu to cỡ trái cam. Vỏ nom như da thuộc và màu vàng đậm pha màu đỏ. Bên trong trái lựu có nhiều hạt nhỏ được bao trong những lớp “thịt” ngọt, màu đỏ và nước cốt được dùng làm thức uống giải khát. Nó có vị đặc biệt dễ chịu đối với những người sống ở vùng khô, nóng.
Có nhiều giống lựu. Một người tên là Moor cách nay 700 năm đã viết và mô tả tới 10 giống lựu khác nhau được trồng ở Tây Ban Nha thời đó. Tại Hoa Kỳ người ta chủ yếu trồng ba giống lựu đặt tên là “Kỳ Diệu, Vỏ Giấy và Hồng Ngọc Tây Ban Nha”.
57
34
Ở miền cực có loài thảo mộc nào không?
Có sự khác biệt giữa Bắc và Nam cực. Bắc cực là vùng đất phía cực bắc của địa cầu và có hình tròn hầu như trọn vẹn, ở vĩ độ 66,5 bắc xích đạo. Đã có thời, cả vùng Bắc cực được coi là lục địa và nước chỉ nằm ở phần Bắc của vùng này. Nhưng ngày nay, miền Bắc cực được coi như một đơn vị địa lý đặt căn bản trên sự phối hợp một số yếu tố khác nhau, đặc biệt là thảo mộc và khí hậu. Miền Bắc cực và phía nam kéo dài tới tận biên giới nước Canada và bao gồm cả đảo Greenland.
Khí hậu Bắc cực không lạnh triền miên đâu và cũng chẳng phải là miền đất lúc nào cũng bị tuyết dày đặc phủ kín. Nó cũng có mùa hè, tuy ngắn và nhiệt lúc đó cũng tới khoảng 270C chớ không ít và ở một vài nơi ở Bắc cực nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 360C. Cái khiến cho người ở Bắc cực cảm thấy lạnh chính là những cơn gió mạnh thường xuyên thổi những hạt tinh thể tuyết.
Trên hầu hết miền Bắc cực, mỗi năm có khoảng 38cm nước mưa, mặc dầu ở miền nam đảo Greenland mỗi năm có thể hứng được khoảng 1,2m nước mưa. Do đó ở Bắc Cực có một số khá lớn thảo mộc. Người ta đã tìm được khoảng 1300 giống thảo mộc tại miền này. Và một nửa trong số ấy là các giống hoa. Một vùng rất lớn phủ kín rêu và địa
58
y, nhưng ở miền Nam của Bắc cực có những thung lũng phì nhiêu và các bãi cỏ.
Có nhiều động vật ở Bắc cực và các động vật này được phân bố rộng rãi. Các loài thú gồm những bầy tuần lộc rất lớn có thể từ 5 triệu tới 25 triệu con. Cũng có các giống bò xạ, dê núi, chó sói, chồn và gấu lười. Chim ở Bắc cực thì có vịt, ngỗng, thiên nga, nhạn biển, mòng biển, ở biển Bắc cực có cá bồn, cá thu tuyết, cá bơn... Và tất nhiên có nhiều chủng loại hải cẩu và nhất là cá voi nữa.
35
Tiếng vang có thể truyền trong nước không?
Tốc độ âm thanh trong không khí vào khoảng 335m/giây. Âm ba truyền đi dưới dạng sóng như một khi ta ném một hòn sỏi xuống mặt nước. Tuy nhiên, âm ba truyền đi khắp mọi hướng giống như bóng đèn tỏa sáng đi mọi hướng vậy.
Khi gặp vật cản, âm ba dội lại cũng như ánh sáng phản chiếu trở lại. Khi âm ba dội lại, ta nghe thấy tiếng vang. Nói cách khác, tiếng vang chỉ là một âm được lặp lại do sự phản hồi của âm ba.
Không phải bất cứ vật cản nào cũng tạo ra tiếng vang. Có một vài vật liệu đã hút âm ba thay vì phản dội lại. Nếu âm thanh bị phản dội lại do một vật cản thì ta chỉ nghe được một tiếng vang. Đó là tiếng vang đơn. Nếu âm thanh
59
gặp hai hay nhiều vật cản có khả năng phản dội lại thì tiếng vang được lặp lại nhiều tùy số lượng vật cản. Tuy nhiên tiếng vang yếu dần mỗi lần phản dội lại cho đến khi tắt. Khi có nhiều tiếng vang dội lại người ta gọi đó là tiếng dội phức.
Chỉ có tiếng vang khi vật cản và nguồn âm có khoảng cho phép âm ba có đủ thời gian truyền đi và dội lại, chẳng hạn khoảng cách 550 feet (khoảng 167m) từ vật cản, cần đúng một giây mới nghe được tiếng dội.
Tiếng vang có thể truyền được trong nước hay không tùy thuộc vào âm ba có truyền được trong nước hay không. Mà, ta đã biết, âm ba truyền được trong nước với tốc độ xấp xỉ bảy lần nhanh hơn trong không khí. Khả năng tạo tiếng vang trong nước của âm thanh đã được chứng tỏ rất hữu dụng cho con người. Các tàu đi biển thường được trang bị máy phát tiếng và thu tiếng dội để phát hiện những vật dưới nước. Nhờ đó tàu có thể biết chỗ cạn, sâu trong biển hoặc các vật cản gần với tàu để tránh. Không có loại máy này, các nhà họa đồ không thể vẽ họa đồ đáy đại dương được.
60
36
Chương 2
các loài sinh vật sống như thế nào?
Khoa sinh học là gì?
Bạn có thích đọc truyện hay xem phim trinh thám chiếu trên TV không? Cái gì làm cho bạn hồi hộp, “nghẹt thở” khi đọc truyện, xem phim loại đó? Chắc bạn nôn nóng muốn biết ai đã hành động như vậy, tại sao họ hành động như vậy và họ hành động như thế nào? Thật ra quanh ta, hàng ngày, có thế nói hàng giây hàng phút đều diễn ra vô vàn vô số điều bí ẩn nhưng vô cùng hấp dẫn mà ta không để ý nên không nhận ra đó thôi. Chẳng hạn, tại sao loài vật lại làm như thế này, như thế kia? Tại sao cây này lại mọc một cách kỳ cục thế này? Tại sao cơ thể của ta lại thế này, lại thế kia...?
Con người luôn luôn muốn có những giải đáp và những giải pháp ứng phó hữu hiệu với những bí ẩn và bất ngờ của cuộc sống. Với bất cứ một vụ án mạng hay một vấn đề nào, việc đầu tiên mà các thám tử phải làm là thu thập dữ kiện, tất cả mọi dữ kiện liên quan xa gần đến vụ việc. Trong
61
khoa học tự nhiên cũng không khác. Muốn có những giải đáp, giải pháp ứng phó hữu hiệu với những bí ẩn và bất ngờ của cuộc sống thì nhà khoa học cũng phải thu thập, nghiên cứu mọi dữ kiện liên quan xa gần đến sự sống của mọi tạo vật. Đó chính là tìm cách để “đọc” lịch sử tự nhiên hay còn gọi là khoa sinh học.
Biology - khoa sinh học - có gốc Hy Lạp: bios nghĩa là sự sống, logos nghĩa là nghiên cứu, học hỏi. Khoa sinh học nghiên cứu mọi sinh vật, từ động đến thực vật. Nghiên cứu hình thái, chức năng cơ phận, hoạt động cấu tạo... cho đến cả môi trường sinh tồn và phát triển của động và thực vật.
Ngày nay các nhà sinh học không chỉ thỏa mãn với việc thu thập một mớ dữ kiện rời rạc, tản mác. Họ cố gắng để thiết lập mối dây liên hệ giữa các sự kiện. Chẳng hạn họ quan tâm đến việc phát hiện mối liên hệ giữa con người với hàng triệu các sinh vật và sự vật quanh họ. Họ muốn biết tác động và ảnh hưởng của các sinh vật đó đối với sự sinh tồn và phát triển của con người.
Các nhà sinh vật học quan tâm đến sự kiện bí ẩn hơn hết đó là sự sống đã khởi phát trên địa cầu và tại sao nó lại có hình dạng như thế này thế kia. Do đó, họ nghiên cứu tất cả những điều kiện cần cho sự sống. Chẳng khác gì các nhân viên văn phòng lưu trữ sắp xếp phân loại hồ sơ, các nhà sinh vật học cũng xếp loại các sinh vật đã và đang tồn tại trên hành tinh chúng ta.
62
Trong lúc đi tìm những vết tích có thể trả lời cho câu hỏi của họ, nhà sinh vật học cũng được thiên nhiên giúp cho một tay. Họ nạo vét dưới đáy đại dương hay nạy đá trên các đỉnh núi cao ngất để tìm dấu tích. Họ lặn lội vào trong rừng sâu nóng bức hay cặm cụi hàng giờ bên kính hiển vi. Đôi khi họ làm những thí nghiệm kỳ cục để tìm cho được bí ẩn của sự sống.
Khoa sinh vật học là một khoa học phức tạp và chia làm hai ngành chính: khoa thực vật học nghiên cứu thực vật (cây, cỏ...) và khoa động vật học nghiên cứu về động vật. Và mỗi ngành này lại chia ra hàng chục phân ngành khác.
37
Thân nhiệt của loài vật có giống nhau không?
Khi đi từ miền này sang miền kia, ta thấy nhiệt độ quanh ta thay đổi: miền này nóng, miền kia lạnh. Như vậy thì thân nhiệt của ta cũng thay đổi? Không, nó không thay đổi! Ta được xếp vào loại “máu nóng” (homeothermic). Trong loại này bao gồm tất cả những động vật máu nóng như các
63
giống thú có vú, các giống gia súc, gia cầm và chim. Nhưng cũng có động vật thay đổi thân nhiệt theo nhiệt độ môi trường sống. Những động vật này được gọi là loại “biến nhiệt” (poikilothermic). Loại này bao gồm các giống sâu bọ, rắn, thằn lằn, rùa, ếch, cá. Thân nhiệt của loại này có khuynh hướng thấp hơn một chút so với nhiệt độ môi trường, loại này cũng còn được gọi là “máu lạnh”. Ta biết thân nhiệt bình thường của con người là 370C. Nhưng cũng có khi thân nhiệt của ta thay đổi mà ta vẫn bình thường. Chẳng hạn, thân nhiệt con người thấp nhất vào lúc 4h sáng. Nhiệt ngoài da thấp hơn nhiệt nội tạng. Thân nhiệt tăng lên trong khoảng một hay hai tiếng sau bữa ăn. Khi vận động cơ bắp nhiều, thân nhiệt cũng tăng lên. Uống rượu, nhiệt nội tạng hạ xuống.
Thân nhiệt của động vật thay đổi theo hạng mức từ 360C ở con voi lên đến 400C nơi những con chim nhỏ. Sau đây là bảng liệt kê thân nhiệt của một vài sinh vật.
Thân nhiệt từ 360C đến 37,50C: người, khỉ, lừa, ngựa, chuột và voi. Từ 370C đến 38,50C: gia súc, cừu, chó, mèo, thỏ, heo. Từ 38,50C đến 400C: gà tây, ngỗng, vịt, cú, bồ nông, kên kên. Từ 400C đến 41,50C: bồ câu, gia cầm và nhiều giống chim nhỏ.
Như con người, động vật có cách để điều hòa thân nhiệt hầu giữ cho thân nhiệt luôn ổn định. Những loài vật nào không đổ mồ hôi để giải nhiệt thì dùng cách thở. Bởi vậy
64
bạn mới thấy những con chó lè lưỡi thở hào hển vào những ngày nóng bức.
38
Ma mút là con vật như thế nào?
Hiện nay, khi nói tiếng Anh, ta dùng từ “mammoth” với ý nghĩa “đồ sộ, khổng lồ”. Thật ra đó là tên của một giống vật đã sống cách nay rất lâu rồi. Đó là một giống voi ngày nay đã tuyệt chủng. Trước kia vào thời đồ đá, giống voi này đã từng có mặt ở nhiều nơi trên địa cầu.
Tuy được gọi là “mammoth” (đồ sộ, khổng lồ), giống voi này cũng chỉ có kích cỡ bằng giống voi Ấn Độ ngày nay mà thôi. Đặc điểm của giống voi “mammoth” là cái sọ nhọn, cặp ngà dài khác thường và xoắn ngược lên rồi chụm lại phía trước mũi. Ngoài ra, khác với giống voi ngày nay, voi “mammoth” có lông rất dài, dài tới mức nó đứng mà lông gần chấm đất. Thân hình u phình ra từ phía sau cổ nhưng tai lại nhỏ.
Toàn thân con vật này
được che phủ bằng hai
lớp lông: lớp lông dưới
màu vàng nâu, dạng len.
Phủ lên trên lớp lông dưới
này là lớp lông dài, dày và
màu đen. Trên tai cũng có
lông nữa. Nhưng chính nhờ
65
bộ lông rậm rì ấy nó mới sống nổi ở những nơi khí hậu lạnh lẽo. Và chỉ có voi ma mút là giống voi độc nhất sống ở miền giá lạnh Bắc cực mà cảm thấy dễ chịu, thảnh thơi. Bởi vậy nó sống tỉnh bơ ở vùng Siberi, có lẽ cho đến thời đại gần đây miền này vẫn còn tồn tại voi ma mút.
Ở những miền khác, như tại nước Anh và Pháp chẳng hạn, nó chỉ sống vào thời băng hà. Khi trái đất ấm lên, băng hà rút về phía Bắc cực thì voi ma mút cũng rút theo. Cũng vào thời băng hà, tại Bắc Mỹ cũng có voi ma mút, có con còn cao tới hơn 4m. Bởi cái thân thể dềnh dàng, nặng nề như vậy, voi ma mút bị sa lầy và chết cóng giữa khối bùn sình bị đóng băng. Ngày nay đôi khi người ta còn tìm được những con ma mút còn nguyên vẹn - tất nhiên là chết lâu rồi, nhưng nhờ được ướp nước đá kỹ - tại một vài nơi ở miền Siberi.
39
Động vật có túi là gì?
Khi các nhà thám hiểm từ Tân thế giới - tức là châu Mỹ trở về họ thường đem theo bất cứ thứ gì mà họ cho là mới lạ. Bởi vậy, ngay từ năm 1500, từ Brazil họ đã đem về con thú có túi Nam Mỹ mà họ đặt tên là con “ô pốt”. Năm 1770, thuyền trưởng Cook đã kể cho mọi người nghe về việc ông thấy con “kangaroo” ở Úc châu. Trước đó, ở châu Âu chưa có ai được nhìn thấy một con vật như vậy: con vật có túi!
66
Động vật có túi thuộc lớp động vật riêng biệt. Người Anh gọi chung các giống vật này là “marsupion” do gốc Hy Lạp có nghĩa là “cái túi”. Sau khi sanh ra, con của những con vật này được mẹ của chúng nuôi trong cái túi ngay phía trước bụng. Điều này là rất cần thiết vì khi mới sinh ra, những con vật này hết sức nhỏ bé và yếu ớt đến nỗi không thể tự lo liệu gì được, thậm chí, ăn cũng không biết. Khi lớn kha khá một chút kangaroo hoặc ô pốt con vẫn còn chui tọt vào “túi” mẹ mỗi khi bị sợ hãi.
Dựa vào các địa khai hóa thạch, người ta cho rằng thời xa xưa, loài có túi này có mặt khắp nơi trên trái đất. Ngày nay hầu hết loài vật có túi chỉ có ở châu Úc và ở những hòn đảo gần đó. Ở Bắc và Nam Mỹ hiện nay cũng có một - và chỉ một - loài vật có túi thật sự là thuộc về ngành chuột túi “ô-pốt”.
Động vật có túi ở châu Úc có đủ kích cỡ: có giống nhỏ xíu chỉ khoảng vài phân cho đến giống kếch xù như con kangaroo. Cũng có giống nom như con chuột, con thỏ. Có giống nom con hải ly.
Ngoài ra, có giống nom
như con chó, chẳng
hạn như con vật có túi
mà người ta gọi là “chó
sói Tasmani”.
Cùng là động vật
có túi nhưng cách thức
67
sinh hoạt của chúng lại rất đa dạng. Có giống thì sống trong hang, có giống sống trên mặt đất, có giống lại sống trên cây như khỉ. Có giống sống thành đàn lớn, có giống chỉ gồm một “gia đình”. Có giống có thể lượn được từ cây này sang cây kia như loài sóc bay, chồn bay. Thực phẩm của chúng cũng rất khác nhau. Có giống chỉ ăn lá thảo mộc, có giống chỉ ăn sâu bọ và cũng có giống “ăn tạp”, gặp gì ăn nấy.
40
Ta biết gì về chó săn?
Chó săn, tất nhiên cũng chỉ là một loài chó. Nhưng nó xuất phát từ đâu và phát triển như thế nào? Muốn tìm hiểu lịch sử của
loài chó thì phải đi ngược
thời gian lên hàng trăng
ngàn năm trước. Một vài nhà
khoa học cho rằng các giống
chó nhà ngày nay là kết quả
sự thuần hóa các giống chó
cùng họ với nó là giống sói
và sài lang hoặc chó rừng.
Tuy vậy người ta vẫn cho
rằng chó nhà và chó sói có
cùng một tổ tiên xa xăm.
68
Trong một khoảng thời gian rất dài, loài người đã thuần hóa và phát triển được khoảng 200 nòi chó. Họ đã thuần hóa được những nòi chó có sức mạnh, như nòi “mastiff” chẳng hạn, hoặc những nòi chó chạy nhanh, như nòi “grey
hound” hoặc những nòi rất thính tai, thính mũi, như nòi “bloodhound” chẳng hạn.
Chó săn là một nòi chó điển hình nhất trong các giống chó. Có lẽ chó săn là “hậu duệ” (cháu chắt) của nòi chó đã có thời được gọi bằng cái tên rất ngộ là “Thánh Hubert”. Chó săn, nói chung; có bộ lông mịn, to con, dữ, tai rũ và có môi trên. Như những nòi chó săn khác, nòi chó săn “bloodhound” dựa vào cái mũi rất thính của nó để săn mồi. Và chúng rất kiên trì. Khi bị mất dấu mùi, chúng quay lại tìm cái dấu mùi cũ để lần theo. Hai tính năng này - thính mũi và kiên trì - đã khiến nòi “bloodhound” trở thành chó săn lý tưởng của cảnh sát trong việc truy nã những tên tội phạm vượt ngục và trong nhiều việc khác nữa.
Có rất nhiều nòi chó săn đáng chú ý. Chẳng hạn như các nòi “otter, harriers, beagles, bassets...” tuy nhỏ con nhưng dùng vào việc đi săn thú lại rất tốt. Còn muốn săn chim thì dùng nòi “pointer”. Chúng được đặt cho cái tên này (pointer có nghĩa là tên chỉ điểm) chính vì chúng giỏi nhất, nhanh nhất trong việc phát hiện ra con mồi (những con chim “đất” sinh sống trên mặt đất hơn là trên cây như chim giẻ chẳng hạn, ẩn nấp rất khéo, do đó khó bị phát hiện).
69
41
Tại sao sừng hươu bị rụng?
Khắp các miền trên thế giới đều có hươu sinh sống trừ các miền như châu Úc, đảo Madagascar, đảo Tân Tây Lan và Nam phi. Có khoảng 30 loài hươu khác nhau, nhưng đều có vài điểm giống nhau.
Hươu là loài ăn cỏ, địa y, vỏ cây, lá cây, cây thủy sinh. Hươu thường rất nhút nhát. Và vũ khí hộ thân của nó là cái tài... chạy! Hươu thường ăn đêm, bởi thế, mắt chúng rất tinh, tai thính và khướu giác cũng rất nhạy, do đó, chúng phát hiện nhanh, và dễ dàng những hung hiểm. Kích cỡ của các loài hươu rất khác nhau, từ nhỏ xíu như hươu “pudu” chỉ cao khoảng 30cm, cho đến cỡ bự như hươu “moose” nặng khoảng 450kg hoặc hơn.
Đặc điểm để phân biệt loài hươu với các loài khác là cái “gạc” hay là cái sừng của nó. Hầu như tất cả các loài hươu, con đực đều có sừng nhưng con cái của giống hươu
70
“caribou” và “reindeer” cũng có gạc. Sừng của các gia súc thì rỗng, nhưng gạc hươu thì “đặc”. Nói đúng ra nó lỗ chỗ như tổ ong. Mỗi mùa xuân, hươu đực mọc một cặp gạc để rồi vào mùa đông, sau mùa giao phối, cặp gạc ấy lại rụng đi. Gạc của một vài loài hươu chỉ có một “chĩa” (cành) nhưng gạc của nhiều nòi khác thì có nhiều, có khi tới 11 “cành”. Số “cành” này tùy theo số tuổi. Do đó, cứ nhìn vào số “cành” trên gạc hươu, ta biết con hươu đó bao nhiêu tuổi.
Khi được một tuổi, trên trán hươu nổi lên hai khối u được gọi là “mống” gạc. Cuống này không bao giờ rụng. Mỗi mùa xuân, gạc hươu bị rụng bắt đầu từ khối u này và đến mùa hè cũng từ khối u này, một gạc mới mọc lên. Năm hai tuổi, từ khối u mọc lên một “chĩa” thẳng. Năm thứ ba, ngoài “chĩa” thẳng, có thêm một “cành”.
Khi đang phát triển, gạc được bao bằng một lớp “da” đặc biệt, ta gọi là “nhung”. Phần này có đầy mạch máu để nuôi và làm cho “xương” gạc tăng trưởng. Khi gạc đã đạt đến mức tối đa - trong khoảng từ hai đến bốn tháng - thì máu được cung cấp để nuôi “nhung” sẽ bị ngưng, từ đó hình thành một cái khoen bao quanh “cuống” gạc. Máu bị ngưng “nhung” bị teo và khô đi. Sau cùng gạc rụng. Thường thường, hươu cà cà gạc vào thân cây để gạc mau rụng.
71
42
Thỏ không đơn giản đâu!
Một trong những con thú dễ thương nhất có lẽ là con thỏ. Cứ nhìn thì thấy ngay là chúng hiền lành, nhút nhát, vô hại và vô phương tự vệ. Vì thế, chắc bạn sẽ tự hỏi: “Nếu vậy, thì bằng cách nào thỏ rừng có thể sống sót nổi trong một thế giới thù nghịch mà sức mạnh là chân lý?”. Và, có lẽ bạn sẽ chú ý đến cặp chân sau mạnh mẽ của nó. Mạnh mẽ không phải là để đá hậu - như con hươu cao cổ - hay để cào xé địch thủ mà chỉ là để chạy cho lẹ và cho bền. Và chắc bạn cũng biết thỏ mắn đẻ như thế nào rồi. Đó là những lý do giúp thỏ sinh tồn.
Tiếng Anh có hai từ để chỉ thị hai giống thỏ: thỏ “hare” và thỏ “rabit”. Mỗi giống này còn chia ra làm vô số thứ thỏ khác nhau nữa. Tuy nhiên, “hare” hay “rabbit” đều thuộc loài gặm nhấm, nghĩa là, có răng cửa dài, cứng và bén. Hai chân sau dài, cứng, mạnh hơn hai chân trước. Bởi thế, khi thỏ chạy, ta thấy nó nhún nhảy, nhấp nhô. Khi bị săn đuổi thỏ thi thố nhiều “mánh” tài tình,
khéo léo để đánh lạc hướng chó
săn. Chúng cũng có cách báo động
cho nhau bằng cách đập mạnh cặp
chân sau xuống đất.
Thỏ “rabbit” và thỏ “hare” đều là
loài ăn rau cỏ. Nhưng khi túng ngặt,
72
chúng cũng có thể ăn phần bên trong của vỏ cây. Có sự khác biệt rất lớn giữa thỏ “rabbit” và thỏ “hare”. Thỏ “hare” sinh ra đã mở mắt và có lông trong khi thỏ “rabbit” sinh ra gần như đui, hai mắt nhắm nghiền và không có lông. Tuy cùng họ nhà thỏ nhưng thỏ “hare” và thỏ “rab bit” không thể giao phối với nhau được.
Miền Bắc Mỹ có rất nhiều nòi thỏ “hare”, trong đó nổi tiếng nhất là nòi thỏ “jack hare”. Khắp miền tây nước Mỹ trước kia, chỗ nào cũng có nòi thỏ này. Thỏ “jack hare” lớn con - có thể dài tới 60cm - và có đôi tai rất lớn. Nó di chuyển nhanh nhờ những cú nhảy “hết ý”: nhảy một cú 6,5m chả phải là điều khó khăn đối với “jack hare”. Nó “phá” dữ lắm nên nông dân miền tây nước Mỹ không ưa. Họ săn giết cả ngàn, cả ngàn con. Nòi thỏ “march hare” rất phổ biến ở châu Âu. Vào tháng ba, mùa giao phối của chúng, thỏ “march hare” tỏ ra rất chịu chơi, bất cần đời, ngang nhiên ra chỗ đất trống nhảy múa, nhào lộn nom rất vui mắt.
Thỏ “rabbit” có nguồn gốc từ vùng bờ biển Địa Trung Hải. Nòi thỏ này sống thành đàn chung đụng với nhau trong hang. Sáu tháng tuổi là thỏ “rabbit” đã cho “sinh đẻ”. Và nó chỉ mang thai có một tháng là thỏ con đã chào đời. Mỗi lứa, chị thỏ “rabbit” cho ra đời từ 4 đến 8 “trự” thỏ con. Mỗi năm, chị thỏ có thể sinh bốn lứa như vậy. Bởi thế, nếu không có kẻ thù tự nhiên thì với sự mắn đẻ như vậy, thỏ “rabbit” đúng là một tai họa cho loài người, như tại Australia ngày nay chẳng hạn. Trước kia, cả Úc châu không có giống thỏ
73
nào. Chỉ mới đây, người ta đưa vào có 3 cặp thỏ “rabbit”, thế mà nay thỏ “rabbit” trở thành một nạn “dịch” của châu Úc.
43
Phải chăng chuột chũi bị đui?
Điều lạ là trên địa cầu này, nơi nào cũng có chuột chũi. Giống nòi chuột chũi cũng phong phú, đa dạng lắm. Chỉ riêng Hoa Kỳ cũng đã có 30 nòi chuột chũi. Ấy vậy mà đối với nhiều người, chuột chũi vẫn còn là một tạo vật bí hiểm.
Muốn tìm chuột chũi không khó lắm. Cứ nhìn những “luống” đất vụn chạy trên mặt đất: hầm, hào của nhà “chũi” đấy. Hầu như cả đời, họ nhà “chũi” chui rúc trong bóng tối dưới những hầm, hào do chúng tự đào dưới đất.
Cả thân hình chuột chũi dài chừng 12 đến 15cm. Thân phủ đầy lông mịn như nhung, màu thì như màu chuột cống, cái đuôi lại màu đỏ sậm và dài chừng 2,5cm. Có thể nói họ nhà “chũi” không có cổ. Cái tai thì nhỏ xíu bị lông phủ kín. “Chũi” có mắt chớ không phải là không, nhưng mà chỉ là một cái chấm nhỏ xíu và cũng bị lông phủ kín luôn. Chính vì vậy mà thiên hạ tưởng
cả họ nhà “chũi” bị
đui. Thật ra, “chũi”
có thấy đường đấy
chớ, có điều là thấy
rất lờ mờ.
74
Nếu moi một con chuột chũi lên khỏi hang và để nó trên mặt đất, nó sẽ chạy lòng vòng, loay hoay tìm một chỗ đất mềm. Nếu tìm được là lập tức “chũi” ra tay đào hang ngay. Trong thiên nhiên, “chũi” là một trong số loài vật đào hang giỏi nhất. Cặp chân trước của “chũi” mạnh và có dạng như cái “thuổng”. Chỉ trong một phút “chũi” đã đào xong một cái hang đủ để chui tọt vào đó. Bạn thử đoán xem, trong một đêm “chũi” đào được một cái hang dài cỡ bao nhiêu? 68,5m! Bạn thử tính xem hang đó dài gấp bao nhiêu chiều dài thân “chũi”.
Họ hàng nhà “chũi” sống tập thể trong những hầm hào ngầm dưới mặt đất. Từ trên mặt đất ta thấy những mô đất nho nhỏ nổi cộm lên mà người ta gọi là “gò” chuột chũi (molehill). Ta đừng tưởng đào thẳng xuống là bắt được họ nhà “chũi” đâu. Đó mới chỉ là cửa thôi. Từ cửa đó sẽ có hai hành lang, cái trên cái dưới và thông với nhau để từ hành lang dưới, “chũi” có thể tuồn lên hành lang trên hoặc ngược lại. Và, từ hành lang trên có tới năm lối đi ăn thông với đại sảnh, nơi họ hàng nhà “chũi” ngơi nghỉ. Chưa hết, từ các hành lang chính lại có các hành lang dẫn tới phòng nghỉ ngơi, phòng ăn, phòng “sản phụ” và có cả lối thoát hiểm lúc cần kíp nữa. Những hầm hào này được kiến tạo vững chắc đến nỗi chuột nhà, chuột đồng thường dùng để đi đến ăn những rễ cây, củ dưới đất. Nhưng những con vật khác lò mò vào hang hầm nhà chũi là không an thân đâu. Với những cái răng sắc bén và nhất là tinh thần
75
quyết chiến để bảo vệ giang sơn, nhiều chuột nhà, chuột đồng lớn con, mạnh mẽ hơn mà vẫn bị te tua là thường. Tuy nhiên, thực phẩm chủ yếu của họ nhà “chũi” lại chỉ là côn trùng và sâu đất.
Họ nhà chũi háu đói khủng khiếp, đến nỗi nếu trong vòng 12 tiếng đồng hồ mà không có cái gì nhét vào bụng là “chũi” lăn ra chết queo.
44
Phải chăng nhím bắn được lông của chúng?
Nhìn con nhím thấy bực bội, dễ ghét. Chính đại văn hào Shakespear cũng công nhận vậy khi mô tả một nhân vật quạu quọ, khó thương “cứ như con nhím xù lông”.
Nhím hoàn toàn vô hại. Nhím chỉ mong người ta - và cả các giống vật khác - để cho nhím được yên thân. Mùa đông, nhím cuộn mình trong một hang hốc nào đó, ngủ suốt. Mùa hè, nhím chậm rãi bò trong rừng lặng lẽ kiếm mồi. Không giết chóc
giống vật nào khác để
giành giật mồi bởi vì
thực phẩm của nhím
chỉ đạm bạc là vỏ
cây, lá non, rễ cây...
mà thôi.
76
Ở châu Âu, châu Phi, Ấn Độ, Nam Bắc Mỹ và Canada... chỗ nào cũng có họ hàng nhà nhím sinh sống. Nhiều chi họ nhà nhím ở châu Mỹ thân hình dài tới cả thước và cân nặng xuýt xoát 7kg. Một cái lông nhím cũng dài cỡ 15cm và có màu trắng vàng phía dưới, màu đen phía trên. Lông mọc từ dưới làn da mềm mọc lên và là những cọng cỡ chiếc đũa có đầu nhọn. Lúc mới sinh, lông nhím mềm mịn. Phải mất vài tuần lễ, lông đó mới bự ra và cứng lên được. Khi bị tấn công, nhím giương bộ lông lên và cuộn tròn mình lại như trái banh cắm tua tủa những “mũi tên” nhọn. Những cái lông mũi tên này giương ra, cụp lại cũng lẹ lắm. Đôi khi vì nhím có thể lấy đuôi quất vào kẻ thù, do đó lông bị văng ra nên người ta tưởng là nhím “bắn” lông vào kẻ thù.
Thường thì nhím ngày ngủ, đêm mới mò mẫm đi kiếm ăn. Nhím dùng những cái móng chân dài, cứng, sắc để trèo cây rồi ngồi vắt vẻo trên một cành cây nhai nhai nhấm nhấm vỏ và cành non. Vớ được lá, cành non, vỏ cây, nhím nhồi tuốt luốt vào miệng. Nhưng món khoái khẩu của nhím là vỏ cây, nên nhím cũng làm hại cho rừng cây khá bộn. Trong một mùa đông, chỉ một con nhím cũng đủ sức làm chết 100 cây. Một món khoái khẩu khác nữa của nhím là... muối! Bởi vậy nhím dám mò vào các trại kiểm lâm và gặm bất cứ cái gì có dính chút muối, thậm chí chỉ cần dính chút mồ hôi cũng được nhím chiếu cố.
77
45
Phải chăng gấu trúc Mỹ biết rửa thức ăn trước khi ăn?
Không thiếu người tin rằng gấu trúc bên Mỹ (con “racoon”) biết rửa thức ăn trước khi ăn. Không hẳn là vậy. Nhưng, có phần nào sự thật. Hầu hết “racoon” đều rửa thức ăn. Và đã có trường hợp “racoon” không chịu ăn nếu nó không tìm được nước để rửa thức ăn. Tuy nhiên, trường hợp xa nguồn nước quá thì “racoon” cũng đành ăn thức ăn không rửa, tất nhiên là một cách bất đắc dĩ. Cũng có khi người ta thấy “racoon” ăn đại mà chẳng rửa ráy gì ráo.
Chẳng ai thật sự biết rõ tại sao nó lại rửa thức ăn như vậy. Chắc chắn không phải vì vấn đề vệ sinh, vì chúng nhúng ngay vào nước dơ hơn cả chính thực phẩm để rửa. Thậm chí, những thực phẩm vừa lấy dưới nước lên, không cần rửa mà chúng cũng vẫn đem rửa kia mà. Lý do có lẽ là “racoon” ăn sẽ cảm thấy ngon hơn nếu thức ăn có dính nước. Có thể, đối với nó, nước làm cho thực phẩm “đậm đà, ngon ngọt” hơn chăng?
Cái tên “racoon” có gốc từ tiếng của người da đỏ. Gấu “racoon” sống từ phía nam Canada cho đến tận Panara (Trung Mỹ), ngoại trừ vùng núi cao “Rockies”. Gấu trúc “racoon” có kích thước chiều dài từ 65 đến 70cm, nếu không kể cái đuôi, và cân nặng từ 1,5kg cho đến 11kg. Màu lông thường là xám hoặc nâu. Cái đuôi dài cỡ 20cm, màu nâu đậm với từ bốn đến sáu khoang màu vàng. Con mắt có màng đen che
78
phía ngoài. Tai cỡ trung bình, mũi nhọn, cặp chân trước được gấu trúc “racoon” sử dụng như đôi tay. Gấu trúc “racoon” sống ở những nơi có nước và cây cối rậm rạp. Thực phẩm của nó là cá, ếch, nhái, tôm, trai, sò mà chúng bắt được nơi sình bùn vào ban đêm. Đến mùa trái cây thì hạt dẻ, các loại hạt, bắp non, trái cây, gấu trúc “racoon” cũng không chê.
Hang gấu trúc “racoon” - nơi gấu non ra chào đời - thường là một cái hốc cây. Mỗi năm, gấu “racoon” đẻ một lứa, mỗi lứa được bốn năm con. Đến mùa thu, gấu non đủ lớn để tự xoay sở, lo liệu một mình.
46
Armadillo (con tê tê) là con gì vậy?
Bạn có biết “armadillo” nghĩa là gì không đã? Tiếng Tây Ban Nha “armadillo” có nghĩa là “bộ áo giáp”. Xem mặt đặt tên, đúng chớ không sai. Bởi vì động vật có vú này đúng là có bộ áo giáp bằng xương phủ ngoài.
79