🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Ebooks Nhóm Zalo NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Chương mở đầu NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác-Lênin “ là hệ thống quan điểm và học thuyết “ khoa học của Mác, Ăngghen, Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Như vậy, nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn với nhiều giá trị khoa học và thực tiễn không chỉ với lịch sử trên 150 năm qua mà với thế giới đương đại nó vẫn còn nguyên những giá trị bất hủ. Thế nhưng, nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mac Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người thì có thể thấy nội dung của chủ nghĩa Mac-Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, đó là: triết học Mac-Lênin, kinh tế chính trị Mac-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học. Triết học Mac-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những qui luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học, kinh tế chính trị Mac-Lênin nghiên cứu những qui luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những qui luật của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mac-Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những qui luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản, từ vương quốc của tính tất yếu mù quáng sang vương quốc tự do của con người. Như vậy, mặc dù ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mac-Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng loài người. Ngày nay, có thể có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người khỏi ách áp bức nhưng chỉ có chủ nghĩa Mac-Lênin mới là học thuyết khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng ấy. 2. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mac-Lênin Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mac-Lênin bao gồm hai giai đoạn lớn là giai đoạn hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác và giai đoạn bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mac-Lênin. a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác - Điều kiện kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp được thực hiện trước tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách 2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển hóa từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản. Đó là những bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là nó phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồng thời chính thực tiễn cách mạng đó cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác. - Tiền đề lý luận Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hégel và Feuerbach đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác. Công lao của Hégel là cùng với việc phê phán phương pháp siêu hình, lần đầu tiên trong lịch sử tư duy của nhân loại, ông đã diễn đạt được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận chặt chẽ thông qua một hệ thống các qui luật, phạm trù. Trên cơ sở phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hégel, Mác và Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của ông để xây dựng nên phép biện chứng duy vật. Với Feuerbach, Mác và Ăngghen đã phê phán nhiều hạn chế cả về phương pháp, cả về quan điểm, đặc biệt những quan điểm liên quan đến các vấn đề xã hội; song, cả hai đều đánh giá cao vai trò tư tưởng của Feuerbach trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chủ nghĩa duy vật, vô thần của Feuerbach đã tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của Mác và Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật - một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ-cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản. Kinh tế chính trị cổ điển Anh với những đại biểu lớn của nó đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. Adam Smith và David Ricardo là những người mở đầu lý luận về giá trị trong kinh tế chính trị học bằng việc xây dựng học thuyết về giá trị lao động. Các ông đã đưa ra những kết luận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận, về tính chất quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất vật chất, về những qui luật kinh tế khách quan. Song, do những hạn chế về mặt phương pháp nên các nhà kinh tế học chính trị cổ điển Anh đã không thấy được tính lịch sử của giá trị; không thấy được mâu thuẫn của hàng hóa và sản xuất hàng hóa; không thấy được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cũng như không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chưa phân tích được chính xác những biểu hiện của giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị lao động và những tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh, Mác đã giải quyết những bế tắc mà bản thân các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua được để xây dựng nên lý luận về giá trị thặng dư, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và nguồn gốc kinh tế của sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản cũng như sự ra đời tất nhiên của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có một quá trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng tiêu biểu là St. Simon, S. Fourier, và R. Owen. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản trên cơ sở vạch trần cảnh khốn cùng cả về vật chất lẫn tinh thần của người 3 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và đã đưa ra nhiều quan điểm sâu sắc về quá trình phát triển của lịch sử cũng như dự đoán về những đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai. Song, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản và cũng không nhận thức được vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội bình đẳng, không có bóc lột. Tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa Mác. - Tiền đề khoa học tự nhiên Cùng với những tiền đề kinh tế-xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng vừa là tiền đề, vừa là luận cứ và là những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trong đó, trước hết phải kể đến phát hiện qui luật bảo toàn và biến hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào. Qui luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh khoa học về sự không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất; thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên; thuyết tế bào đã xác định được sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển trong mối liên hệ của chúng. Qui luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào là những thành tựu khoa học bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm thần học về vai trò của Đấng Sáng tạo; khẳng định tính đúng đắn quan điểm về vật chất vô cùng, vô tận, tự vận động, tự tồn tại, tự chuyển hóa của thế giới quan duy vật biện chứng; khẳng định tính khoa học của tư duy biện chứng duy vật trong nhận thức thực tiễn. Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp qui luật; nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế-xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là sản phẩm năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó. b. Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác do Mác và Ăngghen thực hiện diễn ra từ năm 1842-1843 đến những năm 1847-1848; sau đó, từ năm 1849 đến 1895 là quá trình phát triển sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn. Trong giai đoạn này, cùng với các hoạt động thực tiễn, Mác và Ăngghen đã nghiên cứu tư tưởng của nhân loại trên nhiều lĩnh vực từ cổ đại cho đến xã hội đương thời để từng bước củng cố, bổ sung và hoàn thiện quan điểm của mình. Những tác phẩm như Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844 (1844), Gia đình thần thánh (1845), Luận cương về Feuerbach (1845), Hệ tư tưởng Đức (1845-1846 ),… đã thể hiện rõ nét việc Mác và Ăngghen kế thừa tinh hoa quan điểm duy vật và phép biện chứng của các bậc tiền bối để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Đến tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (1847) và Tuyên ngôn của đảng cộng sản (1848) chủ nghĩa Mác đã được trình bày như một chỉnh thể các quan điểm nền tảng với ba bộ phậnlý luận cấu thành. Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, Mác đã đề xuất những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa xã hội khoa học và bước đầu thể hiện tư tưởng về giá trị thặng dư. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này, cơ sở triết học được thể hiện sắc sảo trong sự thống nhất hữu cơ với các quan điểm kinh tế và các quan điểm chính trị-xã hội. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là tác phẩm bước đầu đã chỉ ra những qui luật vận động của lịch sử, thể hiện tư tưởng cơ bản về lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Theo tư tưởng đó, sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội; phương thức sản xuất vật chất quyết định quá trình sinh hoạt, đời sống chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng cho thấy từ khi có giai cấp thì lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử dấu tranh giai cấp; trong đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng mình nếu đồng thời và vĩnh viễn giải 4 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin phóng toàn thể nhân loại. Với những quan điểm cơ bản này, Mác và Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu toàn diện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát hiện ra rằng: việc tách những người sản xuất nhỏ khỏi tư liệu sản xuất bằng bạo lực là khởi điểm của sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Người lao động không còn tư liệu sản xuất để tự mình thực hiện các hoạt động lao động, cho nên, muốn lao động để có thu nhập, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, người bán nó trở thành công nhân làm thuê cho nhà tư bản. Giá trị do lao động của công nhân làm thuê tạo ra lớn hơn giá trị sức lao động của họ, hình thành nên giá trị thặng dư nhưng nó lại không thuộc về người công nhân mà thuộc về người nắm giữ tư liệu sản xuất - thuộc về nhà tư bản. Như vậy, bằng việc tìm ra nguồn gốc của việc hình thành giá trị thặng dư, Mác đã chỉ ra bản chất của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, cho dù bản chất này đã bị che đậy bởi quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Lý luận về giá trị thặng dư được nghiên cứu và trình bày toàn diện trong bộ Tư bản. Tác phẩm này không chỉ mở đường cho sự hình thành hệ thống lý luận kinh tế chính trị mới trên lập trường giai cấp vô sản mà còn củng cố, phát triển quan điểm duy vật lịch sử một cách vững chắc thông qua lý luận về hình thái kinh tế - xã hội. Lý luận này đã trình bày hệ thống các qui luật vận động và phát triển của xã hội, cho thấy sự vận động và phát triển ấy là một quá trình lịch sử - tự nhiên thông qua sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã làm cho chủ nghĩa duy vật về lịch sử không còn là một giả thuyết, mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học. Bộ Tư bản của Mác cũng là tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày về chủ nghĩa xã hội khoa học thông qua việc làm sáng tỏ qui luật hình thành, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản; sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xã hội thực hiện sự thay thế đó. Tư tưởng duy vật về lịch sử, về cách mạng vô sản tiếp tục được phát triển trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (1875). Trong tác phẩm này, những vấn đề về nhà nước chuyên chính vô sản, về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, những giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa cộng sản,… đã được đề cập đến với tư cách là cơ sở khoa học cho lý luận cách mạng của giai cấp vô sản trong các hoạt động hướng đến tương lai. c. Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bản chất bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ rõ nét; mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản ngày càng sâu sắc mà điển hình là mâu thuẫn giai cấp giưa tư sản và vô sản. Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở chính quốc. Trung tâm của các cuộc đấu tranh cách mạng này là nước Nga. Giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvich đã trở thành ngọn cờ đầu của cách mạng thế giới. Trong giai đoạn này, cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý học, do bấp bênh về phương pháp luận triết học duy vật nên rơi vào tình trạng khủng hoảng về thế giới quan. Sự khủng hoảng này bị chủ nghĩa duy tâm lợi dụng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành động của các phong trào cách mạng. Đây cũng là thời kỳ chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi vào nước Nga. Để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp tư sản, những trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại…đã mang danh đổi mới chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác. 5 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu phải khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên để rút ra những kết luận về thế giới quan và phương pháp luận, phải thực hiện cuộc đấu tranh lý luận để chống sự xuyên tạc và phát triển chủ nghĩa Mác đã được thực tiễn nước Nga đặt ra. Hoạt động của Lênin đã đáp ứng được yêu cầu lịch sử này. - Vai trò của Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Quá trình Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác có thể chia thành ba thời kỳ, tương ứng với ba yêu cầu cơ bản khác nhau của thực tiễn, đó là: thời kỳ từ 1893 đến 1907; thời kỳ từ 1907 đến 1917; thời kỳ từ sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công (1917) đến khi Lênin từ trần (1924). Những năm 1893 đến 1907 là những năm Lênin tập trung chống phái dân túy. Tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào” và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894) của Lênin vừa phê phán tính chất duy tâm và những sai lầm nghiêm trọng của phái này khi nhận thức những vấn đề về lịch sử - xã hội, vừa vạch ra ý đồ của họ khi muốn xuyên tạc chủ nghĩa Mác bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác với phép biện chứng duy tâm của Hégel. Trong tác phẩm này, Lênin cũng đưa ra nhiều tư tưởng về tầm quan trọng của lý luận, của thực tiễn và mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Cũng trong những năm này, trong tác phẩm Làm gì? (1902) Lênin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền. Lênin đã đề cập nhiều đến đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng; đặc biệt, ông nhấn mạnh đến quá trình hình thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907 thất bại. Thực tiễn cuộc cách mạng này được Lênin tổng kết trong tác phẩm kinh điển mẫu mực Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905). Ở đây, chủ nghĩa Mác đã được phát triẻn sâu sắc những vấn đề về phương pháp cách mạng, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, vai trò của quần chúng nhân dân, vai trò của các đảng chính trị…trong cách mạng tư sản giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Những năm 1907 1917 là những năm vật lý học có cuộc khủng hoảng về thế giới quan. Điều này tác động không nhỏ đến việc xuất hiện nhiều tư tưởng duy tâm theo quan điểm của chủ nghĩa Makhơ phủ nhận chủ nghĩa Mác. Lênin đã tổng kết toàn bộ thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tổng kết những sự kiện lịch sử giai đoạn này để viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908). Bằng việc đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, những nguyên tắc của nhận thức…Lênin đã không những chỉ bảo vệ rất thành công mà còn phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới. Sự bảo vệ và phát triển này còn thể hiện rõ nét ở tư tưởng của Lênin về nguồn gốc lịch sử, bản chất và kết cấu của chủ nghĩa Mác trong tác phẩm Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác (1913 ), về Phép biện chứng trong Bút ký triết học (1914 – 1916), về nhà nước chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng, vai trò của Đảng cộng sản và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Nhà nước và cách mạng (1917)… Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự kiện này làm nảy sinh những nhu cầu mới về lý luận mà thời Mác-Ăngghen chưa đặt ra. Lênin đã tổng kết thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, tiếp tục bảo vệ phép biện chứng duy vật, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa chiết trung và thuyết ngụy biện đồng thời phát triển chủ nghĩa Mác về nhân tố quyết định thắng lợi của một chế độ xã hội, về giai cấp, về hai nhiệm vụ cơ bản của giai cấp vô sản, về chiến lược và sách lược của các đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, về thời kỳ quá độ, về kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chính sách kinh tế mới (NEP),…qua một loạt các tác phẩm nổi tiếng như: Bệnh ấu trĩ” tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920), Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của đồng chí …(1921), Về chính sách kinh tế mới (1921), Bàn về thuế lương thực(1921) Với những cống hiến to lớn ở cả ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác, tên tuổi của Lênin đã gắn liền với chủ nghĩa này, đánh dấu bước phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mac-Lênin. 6 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin d. Chủ nghĩa Mac-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới Chủ nghĩa Mác ra đời đã ảnh hưởng lớn lao đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc cách mạng tháng Ba năm 1871 ở Pháp có thể coi là sự kiểm nghiệm vĩ đại đối với tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một nhà nước kiểu mới – nhà nước chuyên chính vô sản (công xã Paris) được thành lập. Tháng Tám năm 1903, chính đảng vô sản đầu tiên của giai cấp vô sản được xây dựng theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Đảng Bônsêvich Nga. Đảng đã lãnh đạo cuộc cách mạng 1905 ở Nga như thực hiện một cuộc diễn tập đối với sự nghiệp lâu dài của giai cấp vô sản. Tháng Mười năm 1917, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản thắng lợi mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mac-Lênin trong lịch sử. Năm 1919 Quốc tế cộng sản được thành lập; năm 1922, Liên bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết ra đời đánh dấu sự liên minh giai cấp vô sản trong nhiều quốc gia. Với sức mạnh của liên minh, công cuộc chống Phát xít trong chiến tranh thế giới lần thứ hai không chỉ bảo vệ được thành quả của giai cấp vô sản mà còn đưa chủ nghĩa xã hội phát triển ra ngoài biên giới Liên Xô, hình thành nên cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu, với các thành viên như Mông Cổ, Ba Lan, Rumani, Anbani, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên….Sự kiện này đã làm cho chủ nghĩa Tư bản không còn là hệ thống duy nhất mà song song tồn tại là hệ thống chính trị xã hội đối lập với nó cả về bản chất và mục đích hành động. Những sự kiện trên đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới; thức tỉnh, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa. Vai trò định hướng của chủ nghĩa Mac-Lênin đã đem lại những thành quả lớn lao cho sự nghiệp vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Song, do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân ấy là có những người cộng sản chủ quan, vận dụng lý luận theo chủ nghĩa chiết trung nên từ những năm 90 của thế kỷ thứ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào giai đoạn thoái trào. Nhưng ngay cả khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào thoái trào thì tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại trên phạm vi toàn cầu; quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội vẫn được khẳng định ở nhiều quốc gia và chiều hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn lan rộng ở các nước khu vực mỹ Latinh. Đặc điểm của thời đại ngày nay là sự biến đồi nhanh chóng và đa dạng các mặt của đời sống xã hội do cách mạng khoa học – công nghệ đem lại. Thế nhưng, cho dù xã hội biến đổi nhanh chóng và đa dạng đến đâu thì bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không thay đổi. Chính vì vậy, để bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội mà trí tuệ, mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ mới tạo dựng được; để có những bước phát triển vượt bậc trong sự nghiệp giải phóng con người thì việc bảo vệ, kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mac-Lênin và đổi mới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành vấn đề cấp bách trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường; song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường đi của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra những bước phát triển mới. Theo qui luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Đảng cộng sản Việt Nam cũng cho rằng: việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận. Những thành tựu mà dân tộc Việt Nam đã đạt được trong chiến tranh vệ quốc, trong hòa bình, xây dựng và trong sự nghiệp đổi mới đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vì vậy, “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; phải “vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng. 7 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN 1. Đối tượng và mục đích của việc học tập, nghiên cứu - Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu là những quan điểm cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa Mac-Lênin trong phạm vi ba bộ phận lý luận cấu thành nó. Trong phạm vi lý luận triết học, đó là những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, về những qui luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy; chủ nghiã duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống, xã hội. Trong phạm vi lý luận kinh tế chính trị, đó là học thuyết giá trị; học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; khái quát những qui luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển cao của nó. Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghiã; phản ánh các qui luật kinh tế, chính trị - xã hội của quá trình hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và những định hướng cho hoạt động của giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. - Mục đích của việc học tập, nghiên cứu là: nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mac-Lênin; hiểu rõ lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, nền tảng tư tưởng của Đảng: trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dưng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu Để có thể đạt được mục đích trên, quá trình học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cần thực hiện được một số yêu cầu cơ bản sau đây: - Những luận điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin được thể hiện trong những bối cảnh khác nhau, nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể khác nhau nên hình thức thể hiện tư tưởng cũng khác nhau; chính vì vậy, học tập,nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; chống xu hướng kinh viện, giáo điều. - Sự hình thành, phát triển những luận điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin là một quá trình. Trong quá trình ấy, những luận diểm của chủ nghĩa Mac-Lênin có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; vì vậy, học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin phải đặt chúng trong mối liên hệ với các luận điểm khác, ở các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất trong tính đa dạng và nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của toàn bộ chủ nghĩa Mac-Lênin nói chung. - Học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng; vì vậy, phải gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại để thấy sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện trong từng giai đoạn lịch sử. 8 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - Học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin để đáp ứng những yêu cầu của con người Việt Nam trong giai đoạn mới; vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời cũng là quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống cộng đồng xã hội. - Chủ nghĩa Mac-Lênin không phải là hệ thống lý luận khép kín nhất thành bất biến, mà trái lại đó là một hệ thống lý luận không ngừng phát triển trên cơ sở phát triển của thực tiễn thời đại; vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời cũng phải là quá trình tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học và tính nhân văn vốn có của nó; mặt khác việc học tập, nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cũng cần phải đặt nó trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại bởi nó là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa của lịch sử đó trong những điều kiện lịch sử mới. Những yêu cầu trên thống nhất hữu cơ với nhau, giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu không chỉ kế thừa được tinh hoa của chủ nghĩa Mac-Lênin mà quan trọng hơn, nó giúp người học tập, nghiên cứu vận dụng được tinh hoa ấy trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn. ----@---- 9 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Phần thứ nhất THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬNTRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mac-Lênin; là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Mác, Ăngghen và Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc và hoàn bị; đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; là phép biện chứng duy vật với tư cách là “học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người – “cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận”; đó còn là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực và những qui luật chung của sự vận động, phát triển xã hội loài người. Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mac-Lênin vừa là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra. ----@---- 10 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Chương 1 CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mac Lênin; là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống lý luận và phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Do đó, nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mac Lênin. I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1.Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, đặc biệt là lịch sử triết học Cổ điển Đức, Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”; giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên. Vấn đề cơ bản của triết học được phân tích trên hai mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận thức chân thực thế giới hay không? Việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; khả tri luận và bất khả tri luận. Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận. Về thực chất, chủ nghĩa nhị nguyên có cùng bản chất với chủ nghĩa duy tâm, còn hoài nghi luận thuộc về bất khả tri luận; mặt khác, bất khả tri luận thường có mối liên hệ mật thiết với chủ nghĩa duy tâm, còn khả tri luận thường gắn với chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước quyết định ý thức. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của nó, đó là: sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giác” của cá nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang những tên gọi khác nhau như: “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lý tính thế giới”… Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật và sự tồn tại, phát triển của nó có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát kinh nghiệm để vừa phản ánh những thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy. Trên 11 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình thức của nó, trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật. 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ. Nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại mang nặng tính trực quan nên những kết luận của họ về thế giới còn ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ cơ học cổ điển đạt được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Đây là phương pháp nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra. Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời kỳ trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây Âu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật do Mác và Ăngghen bắt đầu xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại, đạt tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Vật chất a. Phạm trù vật chất Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người. Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới; thực thể của thế giới là vật 12 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chứng. Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ. Thời cổ đại, phái ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm vật chất là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ở Hy Lạp, phái Milet cho rằng đầu tiên ấy đơn thuần là nước, không khí, lửa, nguyên tử…Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bản vẫn không có gì khác tuy hình thức diễn đạt có thể khác đi ít nhiều. Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứng tỏ các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể. Việc đồng nhất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong nhận thức: không hiểu được bản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất với ý thức; không có cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội. Hạn chế đó tất yếu dẫn đến quan điểm duy vật nửa vời, không triệt để: khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, các nhà duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyết những vấn đề xã hội họ lại trượt qua chủ nghĩa duy tâm. Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những phát minh của W. Roentgen, H. Becquerel, J.J. Thomson…đã bác bỏ quan điểm của các nhà duy vật về những chất được coi là “giới hạn tột cùng”, từ đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới. Trong bối cảnh lịch sử đó, Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, ông đã vạch rõ ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên của những nhà triết học duy tâm, khẳng định bản chất vật chất của thế giới và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Theo định nghĩa của Lênin về vật chất: - Cần phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn tất cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa. Vì vậy, không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. - Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó. - Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học: - Bằng việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về lịch sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác. 13 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan “được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lai, phản ánh”, Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan. b. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. - Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hưữ của vật chất – thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” Theo quan niệm của Ăngghen: vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí trong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”, vận động “là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất” nên thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại cụ thể của mình; vận động của vật chất là tự thân vận động; và, sự tồn tại của vật chất luôn gắn liền với vật chất. Dựa trên thành tựu khoa học trong thời đại mình, Ăngghen đã phân chia vận động thành năm hình thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học và vận động xã hội. Các hình thức vận động nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tương ứng với trình dộ kết cấu của vật chất. Các hình thức vận động khác nhau về chất song chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó: hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nó có. Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ăngghen đã đặt cơ sở cho việc phân loại, phân ngành, hợp ngành khoa học. tư tưởng về sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình nhận thức. Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũ đã khẳng định vận động là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động. Đứng im là tương đối vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình thức vận động. Đứng im là tam thời vì đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất định. Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật. - Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất: Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,…Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian. 14 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động. Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên không gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn. Ngoài ra, không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều. tính ba chiều của không gian và một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động. c. Tính thống nhất vật chất của thế giới Thế giới vật chất thể hiện hết sức phong phú đa dạng, song những dạng biểu hiện của thế giới vật chất đều phản ánh bản chất của thế giới và thống nhất với nhau. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Theo quan điểm đó: - Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. - Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi. - Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những qui luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới là kết luận được rút ra từ việc khái quát những thành tựu của khoa học, được khoa học và cuộc sống hiện thực của con người kiểm nghiệm. Nó không chỉ định hướng cho con người giải thích về tính đa dạng của thế giới mà còn định hướng cho con người tiếp tục nhận thức về tính đa dạng ấy để thực hiện quá trình cải tạo hợp qui luật. 2. Ý thức Giải quyết những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức là một trong những bước đi ban đầu để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Trên cơ sở khái quát thành tựu của khoa học, của thực tiễn xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc vật chất, bản chất phản ánh vật chất của ý thức để rút ra vai trò của ý thức trong mối quan hệ với ý thức. a. Nguồn gốc của ý thức Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động. Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc. Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan, thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên quá trình phản ánh. 15 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang thông tin ấy được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ là đặc điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó (cái được phản ánh) ở một dạng vật chất khác (dạng vật chất nhận sự tác động). Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất. Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động. Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc…khi nhận sự tác động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống. Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện. Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh sáng tạo năng động này được gọi là ý thức. - Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,… của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những qui luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác. 16 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức. b. Bản chất và kết cấu của ý thức - Bản chất của ý thức. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, qui luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan qui định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các qui luật sinh học mà chủ yếu là của các qui luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội qui định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. - Kết cấu của ý thức Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ở đây chỉ tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác. Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”. Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,… Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng. Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,… 17 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại. Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác. 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức. a. Vai trò của vật chất đối với ý thức Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người thì mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất nên vật chất là nguồn gốc của ý thức. Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các qui luật sinh học, các qui luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức. b. Vai trò của ý thức đối với vật chất Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động vật chất của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy, con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện…để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các qui luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện những mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức; còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất qui luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành 18 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin động của con người đã đi ngược lại các qui luật. Hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả. Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: không bao giờ và không ở đâu ý thức lại quyết định vật chất. Trái lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo của ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức. 4. Ý nghĩa phương pháp luận Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả khi và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động chủ quan; phát huy tính năng động chủ quan phải là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng qui luật, nhận thức và hành động theo qui luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động. Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập; nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược,… đây cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ,… trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. ----@---- 19 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Chương 2 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mac-Lênin; là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và cũng là “khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Theo quan niệm của Mác, cũng như của Hégel thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận; với tư cách đó, phép biện chứng duy vật cũng chính là lý luận và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biên chứng a. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng. Trong chủ nghĩa Mac-Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo qui luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, trong đó biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất; còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời sống ý thức của con người. Theo Ăngghen: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì chỉ là sự phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên…” Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, qui luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến. b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật trong chủ nghĩa Mac Lênin. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” và “ngũ hành luận” của Âm dương gia. Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học phật giáo, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, ‘nhân duyên”… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát. Ăngghen viết: “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tụ phát, bẩm sinh, và Aristote, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thái căn bản nhất của tư duy biện chứng…Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất là đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Heraclite trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”. Tuy nhiên, những tư tưởng biện chứng đó về căn bản vẫn còn mang tính ngây thơ, chất phác, tự phát và trừu tượng. Ăngghen nhận xét rằng: “Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần túy tự nhiên, chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu…chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, 20 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy. Mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp”. Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, không phải dựa trên những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên. Từ cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi sâu vào phân tích, nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của thế giới tự nhiên, dẫn tới sự ra đời của phương pháp siêu hình. Đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình trở thành phương pháp thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi khoa học tự nhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tượng riêng biệt sang nghiên cứu quá trình thống nhất của các đối tượng đó trong mối liên hệ thì phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp mà phải chuyển sang một hình thức tư duy mới cao hơn là tư duy biện chứng. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Kant và hoàn thiện ở Hégel. Theo Ăngghen: “Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học Đức, là triết học cổ điển Đức, từ Kant đến Hégel”. Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính chất duy tâm trong triết học Hégel biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đôí”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Theo Hégel, “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. “Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm”. Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hégel, đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, qui luật chung, có logic chặt chẽ của ý thức, tinh thần. Lênin cho rằng: “Hégel đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật trong biện chứng của khái niệm”. Ăngghen cũng nhấn mạnh tư tưởng của Mác: “tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hégel tuyệt nhiên không ngăn cản Hégel trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hégel, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học Hégel là hạn chế cần phải vượt qua. Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức. Ăngghen tự nhận xét: "“…có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử”. 2. Phép biện chứng duy vật a. Khái niệm phép biện chứng duy vật Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng…là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”; trong khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển Lênin đã khẳng định: “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”… b. Những đặc trưng cỏ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật Xét từ góc độ kết cấu nội dung, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin có hai đặc điểm cơ bản sau đây: 21 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - Phép biện chưng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Với đặc trưng này, phép biện chứng duy vật chẳng những có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Hégel mà còn có sự khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại - Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận, do đó, nó không dừng lại ở sự giải thich thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Mỗi nguyên lý, qui luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những qui luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động phát triển,…Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới. Với những đặc trưng cơ bản đó mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mac-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mac-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. b. Tính chất của các mối liên hệ Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ. - Tính khách quan của các mối liên hệ. Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. - Tính phổ biến của các mối liên hệ. Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ 22 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ. Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ yếu… Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật đó” - Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện. 2. Nguyên lý về sự phát triển a. Khái niệm phát triển Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật. 23 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. b.Tính chất của sự phát triển Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. - Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. - Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả moi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó; trong mỗi quá trình biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với qui luật khách quan. - Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí có thể làm cho sự vật thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác…Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển. c. Ý nghĩa phương pháp luận Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo Lênin: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động…trong sự biến đổi của nó” Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Quan điểm phát triển luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Phát triển là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển. Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên. Đồng thời, phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con nguời để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng qui luật. Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thưc tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó, chứ không phải lấy một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở chỗ kia” III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. thí dụ, trong toán có phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt phẳng”…, trong vật lý học có các phạm trù 24 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin “khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”…, trong kinh tế học có phạm trù “hàng hóa”, ‘giá trị”, ‘tiền tệ”… Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực hiện thực nhất định thuộc phạm vi nghiên cứu của các môn khoa học chuyên ngành. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như “vật chất”, “ý thức”, vận động”…là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi, đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức,..nghĩa là đều có những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của phép biện chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm trù của các khoa học cụ thể và phạm trù của phép biện chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau; đó là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả,… 1. Cái riêng-cái chung a. Phạm trù - Cái riêng: Phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. - Cái chung: Phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. - Cái đơn nhất: Phạm trù dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất,…chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. b. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó là biểu hiện tính hiện thực tất yếu, độc lập với ý thức con người. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà nó phải tồn tại trong từng cái riêng cụ thể, xác định. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính qui luật của nhiều cái riêng. Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định. Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung đã được Lênn khái quát: “Như vậy, các mặt đối lập là đồng nhất. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là cái chung.Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung. bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình) c. Ý nghĩa phương pháp luận Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng cụ thể trong các hoạt động của con người; không nhận thức cái chung thì trong thực tiễn giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ vấp phải những sai lầm, mất phương hướng. Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng. Mặt khác, cần phải được cá biệt hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc, hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể. 25 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết tận dụng các điều kiện cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện cụ thể. 2. Nguyên nhân - kết quả a. Khái niệm - Nguyên nhân: Phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì gây nên một biến đổi nhất định. - Kết quả: Phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên. Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả. Điều kiện là những yếu tố bên ngoài tác động tới hình thành kết quả. b. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả Nguyên nhân sinh ra kết quả, cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, chỉ có mối quan hệ tất yếu về mặt thời gian mới là quan hệ nhân quả. Tính phức tạp của mối quan hệ nhân quả. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả, và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả. Phân loại nguyên nhân: do tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, nên có nhiều loại nguyên nhân. Vị trí mối quan hệ nhân quả có tính tương đối. Cho nên, trong mối quan hệ này thì nó đóng vai trò là nguyên nhân, trong mối quan hệ khác lại là kết quả. Trong sự vận động của thế giới vật chất không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại. c. Ý nghĩa phương pháp luận Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở ngoài thế giới đó. Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn. Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả. 3. Tất yếu - ngẫu nhiên a. Khái niệm: - Tất yếu: Phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, chứ không thể khác. - Ngẫu nhiên: Phạm trù dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài quyết định, cho nên, nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác. Như vậy, cả tất yếu và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản, bên trong gắn với tất yếu, còn nguyên nhân bên ngoài gắn với ngẫu nhiên. 26 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin b. Quan hệ biện chứng giữa tất yếu và ngẫu nhiên Tất yếu và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó, tất yếu đóng vai trò quyết định. Tất yếu và ngẫu nhiên là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập. Vì vậy, không có cái tất yếu thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất yếu bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên; còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất yếu, là cái bổ sung cho tất yếu. Ăngghen cho rằng: “cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu” Ranh giới giữa cái tất yếu và ngẫu nhiên có tính chất tương đối. Trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên trở thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên c. Ý nghĩa phương pháp luận Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên, và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên. Tất yếu và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định. 4. nội dung – hình thức a. Khái niệm: - Nội dung: Phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng. - Hình thức: Phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. b. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau, vì vậy không có một hình thức nào không chứa dựng nội dung, đồng thời không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, và cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi còn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. c. Ý nghĩa phương pháp luận Nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, không được tách rời giữa nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó. Nội dung quyết định hình thức nên khi xem xét sự vật, hiện tượng thì trước hết phải căn cứ vào nội dung. Muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó. Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung; mặt khác cũng cần phải thực hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung. 5. Bản chất - hiện tượng a. Khái niệm: 27 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - Bản chất: Phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, qui định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. - Hiện tượng: Phạm trù dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định. b. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. Vì vậy, Lênin viết: “Bản chất hiện ra, còn hiện tượng có tính bản chất”. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: Sự đối lập của mâu thuẫn biện chứng thể hiện: bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng. Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài. Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. c. Ý nghĩa phương pháp luận Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản chất. Lênin viết: “tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một…đến bản chất cấp hai…” Mặt khác, bản chất phản ánh tính tất yếu, tính qui luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chư không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng đó. 6. Khả năng - hiện thực a. Khái niệm: - Hiện thực: Phạm trù dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. - Khả năng: Phạm trù dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. b. quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ thống nhất, không tách rời, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Quá trình đó biểu hiện: khả năng chuyển hóa thành hiện thực, và hiện thực lại chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới, trong những điều kiện nhất định, lại chuyển hóa thành hiện thực. Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa… Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con người để chuyển hóa khả năng thành hiện thực. Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian để tạo nên sự chuyển hóa ấy. c. Ý nghĩa phương pháp luận Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hoạt động. Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải dựa vào những khả năng… người Macxit chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”. Tuy nhiên, trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong 28 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin những hoàn cảnh nhất định. Tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định. IV. CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Qui luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong thế giới tồn tại nhiều loại qui luật; chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, việc phân loại qui luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các qui luật vào hoạt động thực tiễn của con người. Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại thì các qui luật được chia thành: những qui luật riêng, những qui luật chung và những qui luật phổ biến. Những qui luật riêng là những qui luật chỉ tác động trong một phạm vi nhất định của các sự vật, hiện tượng cùng loài. Thí dụ: Những qui luật vận động cơ giới, vận động hóa học, vận động sinh học,…Những qui luật chung là những qui luật tác động trong phạm vi rộng hơn qui luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn: qui luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng…Những qui luật phổ biến là những qui luật tác động trong tất cả các lĩnh vực: từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những qui luật đó. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động để phân loại thì các qui luật được chia thành ba nhóm lớn: những qui luật tự nhiên, những qui luật xã hội và những qui luật của tư duy. Những qui luật của tự nhiên là qui luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên, kể cả cơ thể con người, không phải thông qua hoạt động có ý thức của con người. Những qui luật xã hội là qui luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; những qui luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người nhưng những qui luật xã hội vẫn mang tính khách quan. Những qui luật tư duy là những qui luật thuộc mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của quá trình phát triển nhận thức lý tính ở con người. Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những qui luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đó là: qui luật lượng - chất, qui luật mâu thuẫn, qui luật phủ định của phủ định. 1. Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là qui luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo qui luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau,… Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp lại lặp đi trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. a. Khái niệm chất, lượng Trong phép biện chứng, khái niệm chất dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. Như vậy, tạo thành chất của sự vật chính là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản. 29 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tó cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó. Khác với khái niệm chất, khái niệm lượng dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, qui mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng của cụ thể của sự vật. Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật chỉ có ý nghĩa tương đối; có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ Khái niệm độ chỉ tính qui định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chứ chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra dưới nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác… Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật. Trong thế giới, luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút liên tục, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu, qui mô. Trình độ, nhịp độ của sự vận động và phát triển của sự vật. Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sụ thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 30 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin c. Ý nghĩa phương pháp luận - Vì bất kỳ sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính qui định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, cho nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật. - Vì những thay đổi về lượng của sự vật có khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ chuyển hóa thành những thay đổi về chất và ngược lại, cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật. - Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, cho nên trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu qui luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, do đó, cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp qui luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất; hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng. - Hình thức bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất. 2. Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là qui luật ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật. Theo Lênin: “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế, là nắm được hạt nhân của phép biện chưng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”. Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là qui luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vân động và phát triển. Theo qui luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật chính là xuất phát từ mâu thuẫn khách quan, vốn có của nó. a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn - Khái niệm mâu thuẫn Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn. Theo quan niệm siêu hình: mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh té của xã hội… - Các tính chất chung của mâu thuẫn Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến; Theo Ăngghen: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hưữ cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc 31 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin vừa là nó nhưng vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận” Mâu thuẫn không những có tính khách quan, tính phổ biến mà còn có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản…Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn. b. Quá trình vận động của mâu thuẫn Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ , ràng buộc, không tách rời nhau, qui định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó. Lênin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập(sự thống nhất của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. theo một nghĩa nào đấy, cả hai đều đúng)”. Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể. Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là tuyệt đối còn thống nhất là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng. Theo Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. Lênin khẳng định rằng: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” d. Ý nghĩa phương pháp luận - Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển. Lênin cho rằng: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng” - Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và 32 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin phương pháp giải quyết phù hợp. trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất. 3. Qui luật phủ định của phủ định Qui luật phủ định của phủ định là qui luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định” a. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định. Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy đều diễn ra thông qua những sự phủ định, trong đó có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật. Những sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật được gọi là sự phủ định biện chứng. Với tư cách không chỉ là học thuyết về sự biến đổi nói chung mà căn bản là học thuyết về sự phát triển, phép biện chúng duy vật chú trọng phân tích không phải sự phủ định nói chung mà căn bản là sự phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật; tạo khả năng ra đời của cái mới, thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật. Vì thế, phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa: kế thừa những nhân tố hợp qui luật và loại bỏ nhân tố phản qui luật. Phủ định biện chứng không phải là sự loại bỏ sạch trơn cái cũ, mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực. Lênin cho rằng: “Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định không suy nghĩ, không phải là sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng…mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự do dự nào, không có một sự chiết trung nào” Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. b. Phủ định của phủ định Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc” Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó. Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật. Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất “phủ định của phủ định”. Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại cơ bản của nó, trong đó hình thái 33 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định. Theo Lênin: “Từ khẳng định đến phủ định - từ sự phủ định đến “sự thống nhất” với cái bị khẳng định – không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi” Qui luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc”. Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn(“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn xoáy ốc chứ không phải theo con đường thẳng…” Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận tù thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những “vòng khâu” của quá trình đó. Tóm lại, nội dung cơ bản của qui luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của qui luật này, Ăngghen đã viết: “phủ định cái phủ định là gì? Là một qui luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy” c. Ý nghĩa phương pháp luận - Qui luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo qui luật. Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động nhận thức của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên, đó là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta. - Theo qui luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo qui luật khách quan. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với qui luật phủ định của phủ định. - Phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa sự phát triển. Quan điểm đó đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh trong khi kế thừa cái cũ để phát triển cái mới. Do đó, không được phủ định hoàn toàn cái cũ, cũng như không được kế thừa toàn bộ cái cũ, mà phải kế thừa những yếu tố hợp lý, hạt nhân hợp lý của cái cũ cho sự phát triển của cái mới. Đó là quan điểm kế thừa biện chứng, trên tinh thần khoa học, cho mọi quá trình phát triển, nhất là trong thời đại hội nhập của dân tộc với nhân loại ngày nay. 34 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin IV. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG Trong chủ nghĩa Mac-Lênin, lý luận nhận thức (hay nhận thức luận) là một nội dung cơ bản của phép biện chứng; đó là lý luận nhận thức duy vật biện chứng, tức học thuyết về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đường và qui luật chung của quá trình con người nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con người. 1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của nhận thức Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Khác với các hoạt động khác, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích của mình. Đó là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy mà hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử-xã hội. Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những qui luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác. Bởi vì, nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con người và tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễn khác. Các hình thức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất. Nói như vậy không có nghĩa là các hình thức hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học là hoàn toàn thụ động, lệ thuộc một chiều vào hoạt động sản xuất vật chất. Ngược lại, chúng có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất vật chất phát triển. chẳng hạn, nếu hoạt động thực tiễn chính trị xã hội mang tính chất tiến bộ, cách mạng và nếu hoạt động khoa học thực nghịêm khoa học đúng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất phát triển; còn nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất vật chất. Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động cơ bản đó làm cho hoạt động thực tiễn vận động, phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức. b. Nhận thức và các trình độ nhận thức Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó. 35 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Quan niệm trên đây về nhận thức cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn nguyên tắc cơ bản sau đây: - Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. - Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được. - Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,… - Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Như vậy, theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhận thức thuộc phạm vi hoạt động phản ánh của con người (với tư cách chủ thể nhận thức) đối với thế giới khách quan (với tư cách khách thể nhận thức) được tiến hành thông qua hoạt động thực tiễn và nhằm sáng tạo tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những tri thức đó. Với quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức nhất định phải là một quá trình, đó cũng là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học… Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai loại là loại tri thức kinh nghiệm thông thường và những tri thức kinh nghiệm khoa học. Hai loại tri thức này có thể bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, qui luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận; nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể; nó trực tiếp gắn chặt với hoạt động thực tiễn tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận đã có và tổng kết, khái quát thành lý luận mới. Tuy nhiên, nhận thức kinh nghiệm còn hạn chế ở chỗ nó chỉ dừng lại ở sự mô tả, phân loại các sự kiện, các dữ kiện thu được từ quan sát và thực nghiệm trực tiếp. Do đó nó chỉ đem lại những hiểu biết về các mặt riêng rẽ, bề ngoài rời rạc, chưa phản ánh được cái bản chất, những mối liên hệ mang tính qui luật của các sự vật, hiện tượng. Do đó, nhận thức kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ sự tổng kết những kinh nghiệm, nhưng nhận thức lý luận không hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, góp phần làm biến đổi đời sống con người thông qua đó mà nâng cao những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất thành cái khái quát, có tính phổ biến Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn liền với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó có vai trò thường xuyên và phổ biến chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Sự phản ánh này diễn ra dưới dạng trừu tượng logic. Đó là các khái niệm, phạm trù và các qui luật khoa học. 36 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và qui luật của đối tượng trong nghiên cứu. Vì thế, nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về chất của quá trình nhận thức nhằm đạt tới những tri thức chân thực. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Mặc dù đã chứa đựng những mầm móng của những tri thức khoa học, song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở sự phản ánh cái bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của đối tượng và tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải thông qua quá trình tổng kết, trừu tượng, khái quát đúng đắn của các nhà khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình con người nhận thức thế giới. c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức chân lý. Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các qui luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn con người cần phải “đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” mà toán học đã ra đời và phát triển. Hoặc sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn, từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trị những căn bệnh nan y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nến nó xa rời thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà nó còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của qúa trình nhận thức.. Điều này có nghĩa là thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Mác đã từng khẳng định: ”Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý” Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai tò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn 37 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh vai trò đó của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dừa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng. 2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý a. Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Trong tác phẩm Bút ký triết học Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trưù tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan. Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là một quá trình, đó là quá trình bắt đầu từ trực quan sinh động tiến đến tư duy trừu tượng. Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kỳ nhận thức mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức. Đây cũng chính là qui luật chung của quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan. -Giai đoạn từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Trực quan sinh động là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật khách quan, mang tính chất cụ thể, cảm tính với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con người. Do vậy, ở giai đoạn này, con người mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể, cảm tính trong hiện thực khách quan mà chưa phản ánh được cái bản chất, qui luật, nguyên nhân của những hiện tượng quan sát được, do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Trong giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri giác, biểu tượng. Cảm giác của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của các quá trình nhận thức nhưng nếu không có nó thì sẽ không có bất cứ nhận thức nào về sự vật khách quan. Mỗi cảm giác của con người về sự vật khách quan đều có một nội dung khách quan mặc dù nó thuộc về sự phản ánh chủ quan của con người. Chính vì vậy mà có thể nói: “cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Cảm giác là cơ sở hình thành nên tri giác. Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan, cụ thể, cảm tính; nó được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật đó. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bề ngoài của sự vật khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, qui luật khách quan. Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật khách quan, nó có tính chất liên tưởng về bề ngoài của sự vật; bởi thế nó bắt đầu có tính chất của những sự trừu tượng hóa về sự vật, đó là tiền đề của những sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính. 38 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, qui luật khách quan mà nhờ đó nhận thức mới có thể lý giải được đúng đắn các hiện tượng được phản ánh trong giai đoạn nhận thức cảm tính, mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoạt động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan. Tư duy trừu tượng Là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy luận. Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật. Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự vật khách quan. Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm lại với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức. Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chia làm ba loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện bao quát rộng lớn nhất về hiện thực khách quan. Suy luận là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có bất cứ một suy luận nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thứ là những phán đoán, đồng thời tuân theo những qui tắc logic của các loại hình suy luận, đó là suy luận qui nạp và diễn dịch… - Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính với thực tiễn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, nhờ có tính khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, qui luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người chỉ mới có được những tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức đó có thật sự chính xác hay không thì con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức, suy cho đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Như vậy, có thể thấy qui luật chung của quá trình vận động, phát triển của nhận thức chính là: từ thực tiễn đến nhận thức – tái thực tiễn – tái nhận thức - … Quá trình này không có điểm dừng cuối cùng, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thực tại khách quan. Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức của con người trong quá trình phản ánh thực tại khách quan. Qui luật chung của sự nhận thức cũng là một sự biểu hiện cụ thể, sinh động của những qui luật chung trong phép biện chứng duy vật. Sự vận động của qui luật chung trong quá trình vận động, phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài người ngày càng tiến dần đến chân lý. a. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn - Khái niệm chân lý Mọi quá trình nhận thức đều sáng tạo ra những tri thức, tức những hiểu biết của con người về thực tại khách quan, nhưng không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực tại khách quan, bởi vì nhận thức thuộc về sự phản ánh của con người đối với thực tế khách quan đó. Thực tế lịch sử nhận thức của toàn nhân loại cũng như của mỗi con người đã chứng minh 39 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin rằng những tri thức mà con người đã và đang đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tế khách quan; trái lại, có rất nhiều trường hợp, thậm chí hoàn toàn đối lập với thực tế khách quan. Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mac-Lênin, Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Theo nghĩa như vậy, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết; đồng thời, chân lý cũng là một quá trình: “tư tưởng con người không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im, chết cứng, một bức tranh đơn giản, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận động” - Các tính chất của chân lý Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan chứ không phải ngược lại. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong nhận thức; trái lại, nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan qui định. Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – là những học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng con người nhận thức được thế giới đó. Chân lý không chỉ có tính khách quan mà còn có tính tuyệt đối và tính tương đối. Tính tuyệt đối của chân lý. Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiên tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song, khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh. Do đó chân lý có tính tương đối. Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chua hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà nó phản ánh. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ đạt được sự phù hợp từng phần, tùng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định. Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tương đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. Lênin viết: “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù có tính tương đối, vẫn chưá đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”. Nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và hành động. Nếu cường điệu tính tuyệt đối của chân lý hạ thấp tính tương đối của nó sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý, hạ thấp vai trò của tính tuyệt đối sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối. Từ đó dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri. Ngoài tính khách quan, tính tuyệt đối và tính tương đối, chân lý còn có tính cụ thể. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể xác định. Nội dung đó không phải là sự trừu tượng thuần 40 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin túy thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể. Nếu thoát ly những điều kiện cụ thể thì những tri thức được hình thành trong quá trình nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng thuần túy. Vì thế nó không phải là những tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý. Khi nhấn mạnh đặc tính này, Lênin đẫ khẳng định: “không có chân lý trừu tượng”, “chân lý luôn luôn là cụ thể”. Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có một ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi sự kiện, mỗi việc làm của con người phải dựa trên quan điểm lịch sử - cụ thể; phải xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể mà vận dụng những lý luận chung cho phù hợp. Theo Lênin: bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể; rằng phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời điểm cụ thể nhất định. - Vai trò của chân lý đối với thực tiễn: Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn, đó là các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng qua đó con người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người. Thế nhưng, hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ song trùng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình, đồng thời phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội . Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay. ----@---- 41 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Chương 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội; là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại; đó là một trong những phát hiện vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác, bởi “việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia”, đồng thời, “chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu rộng tãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế - xã hội theo quan điểm duy vật. I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUI LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó a. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. theo Ăngghen, “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất”. Như vậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người – đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo. Bất cứ một quá trình sản xuất nào cũng được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản là: sức lao động của người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận dụng, sử dụng trong các quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động và lao động là hai khái niệm có liên quan nhưng không đồng nhất. Lao động là một loại hoạt động đặc trưng của con người, đó chính là quá trình con người vận dụng sức lao động để tạo nên sức mạnh cải biến thực tế các đối tượng trong quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động là yếu tố không thể thiếu để có quá trình lao động, nhưng không có quá trình lao động thì sức lao động chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng và đồng thời sức lao động cũng được phát triển chính trong quá trình lao động thực tế. Đối tượng lao động chính là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động vào trong quá trình lao động. Tư liệu lao động là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng trong quá trình lao động để tác động vào đối tượng lao động. Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và đựợc tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là phương thức sản xuất. Vậy khái niệm phương thức sản xuất dùng dể chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng. Phương thức sản xuất của người nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên còn ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao. 42 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế của nó. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, phương thức kỹ thuật chủ yếu của quá trình sản xuất là các công cụ kỹ thuật thủ công với qui mô nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại, trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất lại được tiến hành với phương thức kỹ thuật công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với những qui mô ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụ thuộc vào nhau giữa các khâu kỹ thuật và tổ chức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. b. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội; là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Khác với các quan niệm duy tâm về lịch sử, Mác đã xuất phát từ “con người hiện thực” và đi đến kết luận rằng: tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình lịch sử đó chính là việc “con người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử. nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. Cũng vì vậy, có thể nói con người với tư cách “người”, được bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất - tức quá trình cải biến giới tự nhiên, con người tất yếu phải thiết lập nên những mối quan hệ nhất định với nhau, đó chính là những quan hệ sản xuất và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà phát sinh những mối quan hệ xã hội khác: chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật…, theo Mác: “việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và do thế, mỗi một giai đoạn phát triển nhất định của một dân tộc hay một thời đại đều tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của người ta”. Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi chính bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, suy cho đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đúng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ thực trạng phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội đó mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiến chính là vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhờ đó mà nó có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều so với phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động căn bản là thủ công với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín. Chính vì vậy mà có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào với công cụ gì. Với việc phát hiện ra vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và do đó là với trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung, chủ nghĩa Mac-Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất. Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người từ trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn: “Phương thức sản xuất Á Châu, Cổ đại, Phong kiến và Tư sản hiện đại”,…Tính chất tuần tự trong quá trình thay thế và phát triển các phương thức sản xuất cũng 43 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin chính là qui luật chung trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nhưng với mỗi cộng đồng xã hội nhất định, tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan mà có thể có những biểu hiện đa dạng về con đường phát triển của nó: có tính chất đan xen giữa các phương thức sản xuất trong một thời kỳ phát triển hoặc có những bước bỏ qua một hoặc một vài phương thức sản xuất nào đó (với tư cách là phương thức sản xuất có tính chất phổ biến, giữ vai trò chủ đạo) và tiến thẳng lên phương thức sản xuất cao hơn. Đó chính là sự biểu hiện tính thống nhất trong tính đa dạng về con đường phát triển của mỗi cộng đồng người nhất định, tạo nên tính chất phong phú của lịch sử nhân loại. tuy nhiên, dù lịch sử của mỗi cộng đồng người có phát triển phong phú, đa dạng như thế nào, thậm chí có những giai đoạn phát triển phải trải qua những con đường vòng nhưng rốt cuộc lịch sử vẫn tuân theo hướng chung là phát triển theo chiều hướng đi lên từ phương thức sản xuất ở trình độ thấp lên trình độ cao hơn 2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất a. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực,kỹ năng, tri thức,…của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng , công cụ, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất,…). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của quá trình sản xuất. Như vậy, lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Nhu vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và có tính lịch sử. Cũng do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất là lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao. Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, nhân tố người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định bởi vì suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện trình độ con người chinh phục giới tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng, trực tiếp các thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào quá trình sản xuất đã khiến cho các tri thức khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ có được nhờ những quá trình nghiên cứu khoa học đã ngày càng trở thành những nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và từ đó dẫn đến sự hình thành những nhân tố cơ bản nhất của xu hướng phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, lực lượng sản xuất chính là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được mà cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất ấy. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. 44 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Trong đời sống hiện thực, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định; ngược lại cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó. Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính qui định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức, quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, thai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế nhất định, không thể tồn tại lực lượng sản xuất bên ngoài các hình thức kinh tế nhất định. Mối thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển thực tế của lực lượng sản xuất hiện thực trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có tác động trở lai lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nếu “phù hợp” nó sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, nếu “không phù hợp” nó sẽ có tác dụng tiêu cực. - Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khă năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của nó với những hình thức kinh tế hiện thực. Những hình thức kinh tế hiện thực này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, Mác đã từng chỉ ra rằng: “tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có…trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ những cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực, tiếp tục phát huy tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức kinh tế mới. Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những sự khác biệt và đối lập, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo qui luật :từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, qui luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền 45 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn. Trong phạm vi phân tích sự phát triển xã hội, mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ bản của “qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của qui luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó là của lịch sử nhân loại từ phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao hơn; nó cũng là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện thượng xã hội và các sự biến đổi trong đời sống chính trị, văn hóa của các cộng đồng người trong lịch sử. II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a. Khái niệm cơ sở hạ tầng Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Cơ sở hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm móng, đại biểu cho sự phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất: kế thừa, phát huy và phát triển. Như vậy, hệ thống quan hệ sản xuất hiện thực của một xã hội đóng vai trò “kép”: một mặt với lực lượng sản xuất, nó giữ vai trò là hình thức kinh tế cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất hiện thực; mặt khác với các quan hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở cho sự thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng Khi phân tích những quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của việc xác lập trên đó những quan hệ chính trị - xã hội, Mác đã viết: “toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”. Như vậy, theo quan điểm của Mác, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Kiến trúc thượng tầng của môĩ xã hội nhất định là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng của chúng. Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng với chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia, nhưng về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước. 46 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin 2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên nhiều phương diện: tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó; những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng; tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến trúc thượng tầng; sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức xã hội và những xung đột lợi ích chính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh dành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội; giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội cũng đồng thời là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước; các chính sách và pháp luật của nhà nước, suy cho đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội…Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng. Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, dù đó là lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật,…hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội. Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển của các lực lượng sản xuất khách quan của xã hội. Thực chất, đó là mối quan hệ phụ thuộc của các hình thái ý thức xã hội vào tồn tại vật chất của xã hội. b. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức, hình thức, điều này phụ thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nó và những điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức và hình thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế của xã hội thường phải thông qua nhân tố nhà nước và pháp luật mới có thể phát huy thực sự vai trò thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng và mục tiêu, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau và đối lập nhau: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại, tức xu thế duy trì chế độ xã hội hiện thời, lại có sự tác động theo xu hướng xóa bỏ kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ xã hội khác,… Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế; nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra với những xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó không thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội; cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó. 47 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI Trong hệ thống quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội là một nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự đối lập căn bản giữa thế giới quan duy vật và duy tâm trong xã hội. Lênin đã bắt đầu từ nguyên lý này khi trình bày hệ thống những quan điểm duy vật lịch sử của Mác: “ nhận thấy chủ nghĩa duy vật cũ là không triệt để, chưa hoàn bị và phiến diện, nên Mác cho là cần phải làm cho khoa học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật, và dựa vào cơ sở đó để cải tạo khoa học ấy. Nếu, nói chung, chủ nghĩa duy vật lấy tồn tại để giải thích ý thức chứ không phải ngược lại, thì khi áp dụng vào đời sống xã hội của loài người, nó buộc phải lấy tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hội”. 1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội a. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư. Các yếu tố đó tồn tại trong mối thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau, tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân thuộc mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau. Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,… Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận: ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm…của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiẽn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, qui luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng. Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội, đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí,…của những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo,…; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội đối với cùng một tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng có tính giai cấp, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau, đối lập nhau giữa các giai cấp. Mỗi giai cấp đều có đời sống sinh hoạt tinh thần đặc thù của nó nhưng hệ tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội, nó có ảnh hưởng đến ý thức của các giai cấp trong đời sống 48 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin xã hội. Theo quan niệm của Mác và Ăngghen: “giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối”. b. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội Một trong những công lao to lớn của Mác và Ăngghen là đã phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, giải quyết một cách khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội. Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất; rằng không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Theo Mác: “…không thể nhận định về một thời đại như thế căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”. Quan điểm trên đây đối lập với quan điểm duy tâm về xã hội tức đối lập với quan điểm muốn đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởng trong bản thân ý thức tư tưởng, coi đó là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển xã hội và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xã hội tách rời cơ sở kinh tế - xã hội. Ngược lại, theo quan điểm duy vật lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyển, triết học, đạo đức,văn hóa, nghệ thuật,… tất yếu sẽ biến đổi theo. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định. Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội, mà còn chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy. 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội không chỉ khẳng định tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội mà còn làm sáng tỏ những nội dung của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. - Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội Theo nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã hội biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới những sự biến đổi của ý thức xã hội. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội; trái lại, nhiều yếu tố của ý thức xã hội (trong đời sống tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội) có thể còn tồn tại rất lâu dài ngay cả khi cơ sở tồn tại xã hội đã sinh ra nó đã được thay đổi căn bản. Sở dĩ như vậy là vì: + Do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. Mặt khác, sự biến đổi của tồn tại xã hội do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn, diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức không thể phản ánh kịp. + Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. 49 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin + Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm; những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong lịch sử. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. - Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. Tuy nhiên suy đến cùng, khả năng vượt trước ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội. - Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó. Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát triển của tư tưởng đã cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật,…nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế. Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản, tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại. Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hóa nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan Macxit. Người viết: “Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp qui luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”. - Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội là một nguyên nhân làm cho trong mỗi hình thái ý thức xã hội có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp từ tồn tại xã hội. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Ở Hy Lạp thời cổ, triết học và nghệ thuật đã từng đóng vai trò đặc biệt quan trọng; còn ở Tây Âu thời trung cổ thì tôn giáo đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần của xã hội. Các nước Tây Âu ở giai đoạn lịch sử sau này thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to lớn, tác động mạnh mẽ đến các hình thái ý thức xã hội khác. Ở Pháp từ nửa sau thế kỷ XVIII và ở Đức cuối thế kỷ XIX, triết học và văn học là công cụ quan trọng nhất để tuyên truyền những tư tưởng chính trị, là vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị của các lực lượng xã hội tiên tiến. Ngày nay, trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị thường có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác. - Ý thúc xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những phê phán quan điểm duy tâm, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường hay “chủ nghĩa duy vật kinh tế”. Theo Ăngghen: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo,… đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tu tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tu tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào 50 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin mức độ mở rộng của tu tưởng trong quần chúng;…Cũng do đó, ở đây cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và tư tưởng ý thức phản tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội. Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đã chỉ ra bức tranh phức tạp trong lịch sử phát triển của ý thức xã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung; nó bác bỏ mọi quan niệm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Quan điểm duy vật Macxit về “tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội” là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử; là một trong những cơ sở phương pháp luận căn bản của hoạt động nhận thức và thực tiễn. theo nguyên lý này, một mặt, việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó, nhưng mặt khác, cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng. Do đó trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ; đồng thời cũng thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội. IV. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Khái niệm, cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ hết sức phức tạp. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng vào việc phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, tiến hành “giải phẫu” những quan hệ đó và đồng thời phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực, phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ toàn bộ với những quan hệ xã hội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị - xã hội, từ đó cho thấy rõ xã hội là một hệ thống cấu trúc với các lĩnh vực cơ bản tạo thành, đó là: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kién trúc thượng tầng; trong đó quan hệ sản xuất vừa tồn tại với tư cách là hình thức kinh tế của sự phát triển lực lượng sản xuất vừa tồn tại với tư cách là cái hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó dựng lên một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp luật, tôn giáo,…Trong lý luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin cấu trúc đó của xã hội được gọi là hình thái kinh tế - xã hội (hoặc hình thái xã hội). Vậy, hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Với khái niệm khoa học về xã hội theo cấu trúc “hình thái” như vậy đã đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để chỉ ra những mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó; chỉ ra qui luật vận động và phát triển của nó nhu một quá trình lịch sử tự nhiên. Đây là một trong những phát hiện to lớn về mặt phương pháp luận phân tích khoa học về đời sống xã hội và lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin. 2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế -xã hội Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế-xã hội, Mác cho rằng: “Sự phát triển của các hình thái kinh tê-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên” 51 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Tính chất lịch sử-tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế-xã hội được phân tích ở các nội dung chủ yếu sau đây: - Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các qui luật khách quan, dó là các qui luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế-xã hội, là hệ thống các qui luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,…mà trước hết và cơ bản nhất là qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và qui luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. - Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, suy cho đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội. Lênin từng nhấn mạnh: “ Chỉ có đem qui những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem qui những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử -tự nhiên”. - Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử nhân loại, và do đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là: sự tác động của các qui luật khách quan. Dưới sự tác động của qui luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự các hình thái kinh tê-xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong khi khẳng định tính chất lịch sử tự - nhiên, tức tính qui luật khách quan của sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mac-Lênin cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng, đó là sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị cú các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tác động của tình hình quốc tế đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người trong lịch sử,…chính do sự tác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau, tạo nên tính phong phú, đa dạng của trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. tính chất phong phú đa dạng của tiến trình phát triển các hình thái kinh tế-xã hội có thể bao hàm những bước phát triển “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Tuy nhiên, những sự “bỏ qua” như vậy đều phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu qui luật xã hội vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người, từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó. 3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xã hội Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hình thái kinh tế-xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội. - Theo lý luận hình thái kinh tế-xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung, vì vậy không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thúc sản xuất của xã hội với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực. - Theo lý luận hình thái ý thức-xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống động, trong đó các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác; là 52 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học – đó là cần xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa hoc,…) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. - Theo lý luận hình thái kinh tế-xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các qui luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các qui luật vận động, phát triển của xã hội. Lênin từng nhấn mạnh rằng: “xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng, một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những qui luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó”. Những giá trị khoa học trên đây của lý luận hình thái kinh tế -xã hội là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại, lịch sử các cộng đồng người, nó không thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. Lênin đã từng dạy rằng: “lý luận đó không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp…duy nhất khoa học để giải thích lịch sử”. V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP 1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp a. Khái niệm giai cấp Trong chủ nghĩa Mac-Lênin, khái niệm giai cấp dùng để chỉ “những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”. Theo khái niệm trên đây, thực chất của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau chính là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế-xã hội nhất định và do đó có khả năng khách quan dẫn đến một thực tế là “tập đoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác”. Do vậy, theo Lênin: “gíai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. Cũng do đó, thực chất của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Thực tế lịch sử nhân loại mấy nghìn năm qua đã chứng minh điều này, đó là sự phân hóa những con người trong cộng đồng xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ, chúa đất và nông nô, tư sản và vô sản. Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh: giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì đồng thời có khả năng chiếm được địa vị làm chủ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã hội, thực hiện được việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp. Khái niệm giai cấp không đơn thuần là một khái niệm của khoa học chính trị mà đó còn là một khái niệm phản ánh mối quan hệ khách quan giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị của xã hội; phản ánh mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các tập đoàn người trong một điều kiện lịch sử nhất định. Đó là mối quan hệ không chỉ có sự khác biệt mà còn có tính chất đối lập của họ trên phương diện kinh tế và chính trị. Từ đó cho thấy: việc phân tích những vấn đề về kết cấu 53 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin chính trị cần phải gắn liền với việc phân tích kết cấu kinh tế của xã hội theo quan điểm lịch sử, cụ thể. Để phân tích và xử lý chính xác những vấn đề về kết cấu chính trị xã hội không những cần nắm vững khái niệm giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn phải nắm vững khái niệm tầng lớp xã hội. Khái niệm tầng lớp xã hội thường được sử dụng để chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó như: tầng lớp công nhân làm thuê lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia,…; mặt khác, khái niệm này cũng còn được dùng để chỉ những nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội nhất định như: tầng lớp công chức, trí thức, tiểu nông,… b. Nguồn gốc giai cấp Việc phát hiện ra sự tồn tại của giai cấp, đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp không phải là phát hiện mới trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Một trong những phát hiện mới và cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin là ở chỗ chỉ ra rằng sự tồn tại của giai cấp, đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp không phải là bản tính của nhân loại, cũng không phải là một sự tiền định mà chỉ là hiện tượng có tính lịch sử, tức là chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Mác khẳng định: “sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất”. Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, bởi vì chỉ có trong điều kiện đó mới có khả năng khách quan làm phát sinh và tồn tại sự khác biệt địa vị của các tập đoàn người trong quá trình sản xuất xã hội, do đó mà dẫn tới khả năng tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động thặng dư của tập đoàn khác. Tuy nhiên chỉ có chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn chưa đủ để làm phát sinh giai cấp trong xã hội nếu chưa có sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một mức độ làm cho năng suất lao động tăng lên, do vậy mà thời gian lao động đã có thể chia thành hai phần là lao động tất yếu và lao động thặng dư với biểu hiện trực tiếp của nó là sự dư thừa của cải tương đối trong cộng đồng xã hội. Hơn nữa, sự tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân hay cộng đồng xã hội về tư liệu sản xuất lại không phải là theo ý muốn chủ quan mà là tuân theo qui luật khách quan – qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do tình trạng phát triển chưa đầy đủ của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đạt đến mức đầy đủ của nó thì chính nó lại là nguyên nhân khách quan của việc xóa bỏ chế dộ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và do đó dẫn tới sự xóa bỏ giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là vấn đề thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là của xã hội xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tương lai. Con đường hình thành, phát triển giai cấp có thể diễn ra với những hình thức khác nhau, mức độ khác nhau ở các cộng đồng xã hội khác nhau trong lịch sử. Điều đó phụ thuộc sự tác động cụ thể của các nhân tố khách quan và chủ quan đến tiến trình vận động, phát triển của mỗi cộng đồng người. Tuy nhiên có thể khái quát quá trình hình thành, phát triển giai cấp ở các cộng đồng người trong lịch sử ở hai hình thức cơ bản, đó là: hình thức hình thành, phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu với sự tác động của nhân tố bạo lực và hình thành phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu với sự tác động của qui luật kinh tế phân hóa những người sản xuất hàng hóa trong nội bộ cộng đồng xã hội. Ngoài ra, trong thực tế lịch sử còn diễn ra quá trình tác động đồng thời của cả hai nhân tố đó c. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Theo Lênin, Khái niệm đấu tranh giai cấp dùng để chỉ “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tướt hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. theo khái niệm này, thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ bị áp bức về chính trị- 54 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin xã hội và bị bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột nó; tức là nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau. Tùy theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị,….Trong thực tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác. Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, những người nô lệ, nhằm duy trì và thực hiện được sự bóc lột của nó, các giai cấp thống trị trong lịch sử tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức – đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp. vì vậy, vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Bất cứ cuộc đấu trang giai cấp nào nếu chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ quyền lực nhà nước thì chưa thể giải quyết được những vấn đề căn bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên khong phải mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều xác định vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của nó mà chỉ có sự phát triển của đấu tranh giai cấp đạt tới trình độ đấu tranh chính trị thì vấn đề đó mới trở thành vấn đề trung tâm và cơ bản của nó – đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội với tư cách là đỉnh cao của sự phát triển đấu tranh giai cấp. Như vậy, sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Khi mà các mâu thuẫn xã hội đã bị đẩy đến chỗ không thể giải quyết được thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh bạo lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòng một “trật tự” theo ý chí của nó, thực hiện lợi ích của nó. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được. Trong lịch sử hơn 2000 năm qua đã từng tồn tại các kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến,và nhà nước tư bản. đây là những kiểu nhà nước đúng với nghĩa đen của nó, tức công cụ bạo lực có tổ chức nhằm khống chế cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp những người lao động. Cho dù các hình thức của mỗi kiểu nhà nước đó có khác nhau, tên gọi khác nhau nhưng bản chất giai cấp của chúng chỉ là một – đó là công cụ chuyên chính của các giai cấp bóc lột trong lịch sử đối với nô lệ hay lao động làm thuê. Khác với các kiểu nhà nước nói trên, nhà nước chuyên chính vô sản là kiểu nhà nước mới, là “nửa nhà nước”, “nhà nước không còn nguyên nghĩa đen của nó”, tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là công cụ bạo lực có tổ chức và công cụ quản lý kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp. Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp đến nay, về thực chất của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh của những người nô lệ chống lại ách áp bức của giai cấp chủ nô; cuộc đấu tranh của những người nông nô, những người nông dân làm thuê chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn chúa đất, địa chủ; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó dẫn tới sự ra đời của một phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội. Như vậy, trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp thì sự phát triển của xã hội chỉ có thể thực hiện được thông qua những cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế và chính trị - xã hội. Trong trường hợp này, đấu tranh giai cấp không chỉ là động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử mà còn là phương thức cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 55 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phương thức và động lực cơ bản nhất của sự tiến bộ, phát triển xã hội là sự vận động của mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, nhưng trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì mâu thuẫn đó lại được bộc lộ và biến thành mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong đời sống chính trị - xã hội. Trong trường hợp này, mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể giải quyết được thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị xã hội. Như vậy, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành cơ chế chính trị xã hội để giải quyết mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp a. Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó Khái niệm cách mạng xã hội dùng để chỉ bước chuyển biến lớn của lịch sử phát triển xã hội loài người – đó là bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ thấp lên một hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ cao hơn, được tiến hành trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…của xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cách mạng xã hội được đặc trưng bằng việc giai cấp cách mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước, đồng thời tiến hành tổ chức, xây dựng và sử dụng nhà nước mới của nó để cải tạo căn bản, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới. Do đó, có thể thấy: vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Đồng thời, cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua hai giai đoạn là: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ chức xây dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới. Đó thực sự là một quá trình chẳng những đầy những khó khăn, nguy hiểm, gian khổ mà còn thường là hết sức lâu dài diễn ra hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Như vậy, khái niệm cách mạng xã hội khác với khái niệm cải cách. Khái niệm cải cách dùng để chỉ những cuộc cải biến diễn ra trên một hay một số lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội nhằm hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội đó, như: cải cách thể chế kinh tế, cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách nền giáo dục,…Khái niệm cách mạng xã hội cũng khác khái niệm đảo chính. Khái niệm đảo chính dùng để chỉ những sự biến tranh giành địa vị quyền lực nhà nước giữa các lực lượng chính trị và với chủ trương không thay đổi bản chất của chế độ hiện thời, nó có thể được tiến hành dưới hình thức bạo lực hoặc phi bạo lực vũ trang. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này tất yếu dẫn tới sự bùng nổ cách mạng. Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan của các cuộc cách mạng. Ngoài ra, mỗi cuộc cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự phát triển nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố chủ quan và khách quan, tức tạo được thời cơ cách mạng thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công. b. Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Cách mạng xã hội giũ vai trò là phương thức, động lực của sự phát triển xã hội. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử thì không thể diễn ra quá trình thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Với ý nghĩa đó, Mác nhận định rằng: “ các cuộc cách mạng xã hội là những đầu tàu của lịch sử”, tức vai trò là phương thức thực hiện sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính nhờ những cuộc cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính 56 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin trị, văn hóa,… được giải quyết triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Trong những thời kỳ cách mạng, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy cao độ, có thể sáng tạo ra lịch sử với một sức mạnh phi thường: “một ngày bằng hai mươi năm”. Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của các cuộc cách mạng xã hội đã từng diễn ra trong lịch sử mất nghìn năm qua, đó là: cuộc cách mạng xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ; cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ nô lệ và thay thế nó bằng chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc cách mạng vô sản thực hiện việc xóa bỏ chế độ chuyên chính tư sản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa – đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại, làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế độ chính trị xã hội cũ, xóa bỏ triệt để nguồn gốc chế độ tư hữu sản sinh đối kháng giai cấp đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại. VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN 1. Con người và bản chất của con người a. Khái niệm con người Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại. - Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây: + Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết Darwin về sự tiến hóa của các loài. + Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là thân thể vô cơ của con người. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của qui luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên qui định sự tồn tại của con người và xã hội người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ song trùng, qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên. Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó có đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc…Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của nó trong mối quan hệ với các tồn tại khác của giới tự nhiên. - Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây: + Xét từ giác độ nguồn gốc hình thành thì con người không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đúng đắn và đầy đủ. + Xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền 57 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là con “người” với đầy đủ ý nghĩa của nó. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính mình. Vì thế, nếu lý giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội của nó thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thức tiễn. b. Bản chất của con người Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng thường thì những quan niệm này mang tính phiến diện, trừu tượng, duy tâm, thần bí. Mác đã phê phán những quan niệm ấy và xác lập quan điểm của mình: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người khi thừa nhận bản tính tự nhiên còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó, hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách “người”, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người chính là “tổng hòa các quan hệ xã hội”, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,… Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Xét từ giác độ nhân chủng học, tức từ giác độ bản tính tự nhiên, người da đen vẫn chỉ là người đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ anh ta mới là người nô lệ, còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là con người tự do, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế, không có một bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay da trắng, nó là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế - chính trị xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì do đó cũng có sự thay đổi bản chất của con người. Cũng do vậy, sự giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó, thông qua đó mà có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện lịch sử nhất định. Cần phải từ quan niệm như thế mới có thể lý giải đúng đắn về khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Sự hạn chế về khả năng sáng tạo lịch sử của người tiểu nông không thể lý giải từ bản tính tự nhiên của họ mà trái lại cần được lý giải từ giác độ tính hạn chế về trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội tiểu nông. Như thế, con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ của con người - chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị qui định bởi chính lịch sử đó. Từ đó có thể thấy hạn chế cơ bản của quan niệm duy vật siêu hình về bản chất của con người chính là ở chỗ chỉ thấy tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà không thấy mối quan hệ sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo hoàn cảnh và do đó cũng chính là cải tạo bản thân nó. Mác đã khẳng định: “cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục 58 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ănghen cũng cho rằng: “thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều dó diễn ra mà chúng không thể biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”. Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó. Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin về con người có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây: + Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó. + Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. + Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận ấy có thể thấy: một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân - những chủ thể con người sáng tạo đích thực ra lịch sử tiến bộ của nhân loại; thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. 2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân a. Khái niệm quần chúng nhân dân Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải là theo phương thức hành động riêng lẻ, rời rạc, cô độc…của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân. Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân bao gồm: - Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần. - Bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng dân cư. - Những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của mỗi cộng đồng nhân dân chính là những con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội. Ngoài ra, tùy theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà bao gồm trong cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lượng giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử Về căn bản, tất cả các nhà tư tưởng trong lịch sử trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên 59 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin nhân từ quan điểm duy tâm, tôn giáo và phương pháp siêu hình trong phân tích với các vấn đề xã hội. Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử; do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba giác độ sau đây: + Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội – đây là nhu cầu quan trọng nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. + Cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử, hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tinh thần của xã hội; mọi giá trị văn hóa tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hóa bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân. + Quần chúng nhân dân lao động là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay một cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, có thể nói: cách mạng là “ngày hội của quần chúng” và trong những ngày đó quần chúng nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm”. Như vậy, những cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội. Đó chính là biện chứng của quá trình phát triển xã hội. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân. Theo Lênin: “trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Khái niệm cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thể sống trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Theo quan niện đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo lịch sử thì mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào quá trình sáng tạo lịch sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau. thế nhưng, để lại những dấu ấn sâu sắc nhất trong tiến trình lịch sử thường là những thủ lĩnh mà đặc biệt là những thủ lĩnh ở tầm vĩ nhân. Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật,… Trong chủ nghĩa Mác – Lênin khái niệm lãnh tụ thường dùng để chỉ những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Để trở thành lãnh tụ của quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm, lãnh tụ phải là những người có những phẩm chất cơ bản sau đây: 60 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin + Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu hướng vận động, phát triển của lịch sử. + Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào việc giải quyết những nhiệm vụ lịch sử, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của lịch sử. + Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào quần chúng tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó. Như vậy, tuyệt đối hóa vai trò của nhân dân mà quên đi vai trò của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân thì đều là không biện chứng trong việc nghiên cứu về lịch sử, và do đó không thể lý giải chính xác tiến trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như mỗi cộng đồng xã hội nói riêng. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và chủ quan, đó là: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp hay lực lượng xã hội, trình độ tổ chức xã hội, bản chất của chế độ xã hội,…Do vậy, việc phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân cần phải đứng trên quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử, cụ thể. Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của các cá nhân đối với tiến trình lịch sử đã cung cấp một phương pháp luận khoa học quan trọng cho hoạt động nhận thúc và thực tiễn: - Việc lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm đã từng thống trị lâu dài trong lịch sử nhận thức về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người, đồng thời đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu và nhận định lịch sử cũng như việc nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội. - Lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – đó là sự liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, trên cơ sở đó tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp nhằm tạo ra động lực to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đi tới thắng lợi cuối cùng. ---@--- 61 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Phần thứ hai HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA “ Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác là bộ “Tư bản“ được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa”. Học thuyết kinh tế của Mác là “nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác; là kết quả vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng vào quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bộ “Tư bản” chính là công trình khoa học vĩ đại nhất của Mác. “Mục đích cuối cùng của bộ sách này là phát hiện ra quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại, nghĩa là của xã hội tư bản chủ nghĩa, của xã hội tư sản. Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh tế của Mác mà trọng tâm của nó là học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ bao gồm học thuyết của Mác về giá trị và giá trị thặng dư mà còn bao gồm học thuyết kinh tế của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nội dung các học thuyết này bao quát những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. --------*-------- 62 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Chương 4 HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Học thuyết giá trị (giá trị lao động) là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của Mác. Trong học thuyết này Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người, có liên quan tới vật và biểu hiện dưới hình thái quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở về kinh tế để xác lập quan hệ giữa người với người thông qua quan hệ giữa vật với vật ở đây chính là lao động, cái thực thể, yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa. Đó chính là trọng tâm của học thuyết này. Sự thực thì sản xuất hàng hóa và gắn liền với nó là các phạm trù: giá trị, hàng hóa, tiền tệ đã từng có trước chủ nghĩa tư bản. Nó là những điều kiện tiền đề cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển. Dựa trên nền tảng học thuyết giá trị, Mác đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư. Vì vậy, nghiên cứu học thuyết giá trị của Mác cũng cần phải hiểu rằng: đó là ta đã bắt đầu nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng mới chỉ ở dạng đơn giản nhất và chung nhất. I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá a. Khái niệm - Kinh tế tự nhiên: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra sản phẩm là để tiêu dùng (cho chính họ, gia đình, bộ tộc). - Kinh tế hàng hóa: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi, để bán. Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên. b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của sản xuất hàng hóa do hai điều kiện sau quyết định * Có sự phân công lao động xã hội - Phân công lao động XH: là sự chuyên môn hóa về SX, làm cho nền SX XH phân thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. - Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa vì do phân công lao động nên mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhưng nhu cầu cần nhiều thứ dẫn đến mâu thuẫn: vừa thừa vừa thiếu nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm cho nhau. - Các loại phân công lao động: + Phân công đặc thù: ngành lớn lại chia thành ngành nhỏ. + Phân công chung: hình thành ngành kinh tế lớn. + Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ công xưởng (không được coi là cơ sở của sản xuất hàng hóa). * Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc nhau mới đối diện nhau như là những hàng hóa”. - Sự tách biệt về kinh tế làm cho những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. - Nguyên nhân dẫn đến độc lập về kinh tế: + Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. + Có nhiều hình thức sở hữu về TLSX. + Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. 63 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng hóa. - Đây là hai điều kiện cần và đủ cho SX hàng hoá ra đời và tồn tại, nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có SX và trao đổi hàng hoá. 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn: Thứ nhất: Khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất..., thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ ba: Buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén. Thứ tư: Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày càng phát triển. Thứ năm, xóa bỏ tính bảo thủ trì trệ của kinh tế tự nhiên. II. HÀNG HOÁ 1. Hàng hoá - hai thuộc tính của hàng hóa a. Khái niệm: hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua bán. - Hàng hóa được phân thành hai loại: + Hàng hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất... + Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh... b. Hai thuộc tính của hàng hóa * Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người - Nhu cầu tiêu dùng sản xuất. - Nhu cầu tiêu dùng cá nhân. * Vật chất * Tinh thần văn hóa + Phát hiện ra giá trị sử dụng là do tiến bộ KHKT, và sự phát triển của LLSX nói chung. + GTSD là phạm trù vĩnh viễn. + GTSD là nội dụng vật chất của của cải. + GTSD là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. * Giá trị (giá trị trao đổi) của hàng hoá: - Giá trị trao đổi: Là một quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa này với hàng hóa khác + VD: 2 m vải = 10 kg thóc Hai hàng hóa so sánh được với nhau thì bản thân 2 hàng hóa phải có một cái chung giống nhau. Nếu ta gạt bỏ GTSD của hàng hóa đi, mọi hàng hóa đều là SP của LĐ. Chính lao động là cơ sở của trao đổi và tạo thành giá trị hàng hóa. Vậy thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động. - Giá trị: của hàng hóa là lao động xã hội của người SX hàng hoá kết tinh trong hàng hóa (đây là chất, thực thể của giá trị). * Giá trị là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa. * Giá trị phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa. * Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau: - Thống nhất: đã là hàng hóa phải có hai thuộc tính, nếu thiếu một trong hai thuộc tính không phải là hàng hóa. - Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính thể hiện: * Với tư cách là GTSD các hàng hóa không đồng nhất về chất. 64 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin * Với tư cách là GT các hàng hóa đồng nhất về chất đều là lao động đã được vật hóa. * Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian, do đó nếu giá trị hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải trả giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng. 2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá a. Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định: Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Ví dụ: lao động của người thợ mộc và của người thơ may có mục đích khác nhau, đối tượng, phương pháp, công cụ và kết quả sản xuất khác nhau. + Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội. KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú. + Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. + Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn (xã hội càng phát triển các hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi). b. Lao động trừu tượng: là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của con người. - Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. - Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng. - Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất. c. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa Trong nền sản xuất hàng hóa: - Lao động cụ thể biểu hiện thành lao động tư nhân. - Lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội. - Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội. - Biểu hiện: ♦ Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội ♦ Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. ♦ Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất thừa. 3. Lượng giá trị của hàng hóa a. Số lượng giá trị hàng hóa - Lượng giá trị hàng hóa không đo bằng thời gian lao động cá biệt mà do bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. - Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá, với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh XH nhất định. - Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường. b. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của một đơn vị hàng hoá * Năng suất lao động: là năng lực SX của lao động được tính bằng: * Số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian. * Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm. + Tăng NSLĐ: Tăng hiệu quả, hay hiệu suất của lao động. Khi NSLĐ tăng: 65 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin * Số lượng sản phẩm SX ra trong 1đơn vị thời gian tăng. * Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm giảm. - Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ: + Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người lao động. + Mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất. + Trình độ tổ chức quản lý. + Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. + Các điều kiện tự nhiên. - NSLĐ tăng lên, giá trị một đơn vị sản phẩm giảm. * Cường độ lao động: Nói lên mức độ khẩn trương nặng nhọc của người lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong 1 đơn vị thời gian và thường được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian. - Tăng cường độ lao động: là tăng sự hao phí lao động trong 1 thời gian lao động nhất định. - Cường độ lao động tăng giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi. - Cường độ lao động phụ thuộc vào: + Trình độ tổ chức quản lý. + Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. + Thể chất, tinh thần của người lao động. * Lao động giản đơn và lao động phức tạp + Lao động giản đơn: là lao động không qua huấn luyện, đào tạo, lao động không thành thạo. + Lao động phức tạp: là lao động phải qua huấn luyện đào tạo, lao động thành thạo. Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động thành lao động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. * Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố như tư liệu sản xuất và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thnh sản phẩm – hàng hóa mới. vì vậy, cơ cấu lương giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: bộ phận giá trị cũ và bộ phận giá trị mới. III. TIỀN TỆ 1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ a. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị 20 vuông vải = 1 cái áo hoặc hàng hóa A = 5 hàng hóa B - Giá trị của hàng hóa A được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa B, còn hàng hóa B dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa A. Hàng hóa A ở vào hình thái giá trị tương đối. - Hàng hóa B: mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hóa khác (A) thì ở vào hình thái ngang giá. - Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thai của hình thái tiền; - Hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ. - Hình thái giản đơn xuất hiện vào cuối xã hội cộng sản nguyên thủy. Trao đổi mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp. 66 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin b. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị = 1 cái áo = 10 đấu chè Thí dụ: 20 vuông vải = 40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng Ở đây giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Tỷ lệ trao đổi đã cố định hơn, tuy vậy vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. c. Hình thái chung của giá trị 1 cái áo = 10 đấu chè = 40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng = 20 vuông vải Ở đây giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung. d. Hình thái tiền Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền. 1 cái áo = 10 đấu chè = 40 đấu cà phê = 20 vuông vải = 0,2 gam vàng Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. - Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị. - Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng. Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có được vai trò tiền tệ như vậy? + Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác. + Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự nhiên) như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không mòn gỉ... Kết luận: - Nguồn gốc của tiền:Tiền ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. - Bản chất của tiền: là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. “Tiền: loại hàng hóa đặc biệt mà hình thái tự nhiên của nó dần gắn liền với hình thái ngang giá trong xã hội, sẽ trở thành hàng hóa - tiền, hay làm chức năng là tiền, chức năng xã hội riêng biệt của nó và do đó, độc quyền xã hội của nó là đóng vai trò vật ngang giá phổ biến trong giới hàng hóa”. 2. Các chức năng của tiền a. Thước đo giá trị - Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác. 67 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt. - Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. - Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó gọi là tiêu chuẩn giá cả. b. Phương tiện lưu thông - Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá + Khi tiền chưa xuất hiện: trao đổi trực tiếp H−H + Khi tiền xuất hiện: quá trình trao đổi có tiền làm trung gian H−T−H - Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng...) . - Các loại tiền: + Với chức năng là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. + Tiền đúc: là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trị nhất định và được dùng làm phương tiện lưu thông. + Tiền giấy: là dấu hiệu của tiền tệ buộc phải thừa nhận và do nhà nước phát hành ra. Tiền là hình thức biểu hiện giá trị hàng hóa, phục vụ cho sự vận động của hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thông nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dừa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa, và tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đói với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: “tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định” Nếu ký hiệu: T: số lượng tièn tệ cần cho lưu thông H: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Gh: giá cả trung bình của một hàng hóa G: tổng số giá cả của hàng hóa N: số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại Thì: T = GhxH N = GN Điều kiện: tất cả các nhân tố nói trên phải được xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian. Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình tạng lạm phát sẽ xuất hiện. c. Phương tiện cất giữ - Tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. - Các hình thức cất trữ: + Cất giấu. + Gửi ngân hàng. - Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này. d. Phương tiện thanh toán - Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu: - Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán tức nó được dùng để chi trả sau khi công việc đã hoàn thành như: 68 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin + trả tiền mua hàng chịu; + trả nợ; + nộp thuế... - Khi tiền làm chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới: tiền tín dụng, hình thức chủ yếu của tiền tín dụng là giấy bạc ngân hàng. Tiền tín dụng phát hành từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền. Mặt khác tiền tín dụng phát triển thì chức năng phương tiện thanh toán của tiền càng mở rộng và các hình thức của tiền càng phát triển. Ví dụ hiện nay trên thế giới xuất hiện tiền điện tử... Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng thanh toán thì công thức số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ được triển khai như sau: Nếu ký hiệu: Gc: tổng số giá hàng bán chịu Tk: tổng số tiền khấu trừ cho nhau Ttt: tổng số tiền thanh toán đến kỳ trả hạn Ta có: T = G-(Gc+Tk)+Ttt N đ. Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì chức năng tiền tệ thế giới ra đời. - Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ: + phương tiện lưu thông, mua bán hàng hóa; + phương tiện thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính; + di chuyển của cải từ nước này sang nước khác. - Làm chức năng tiền tệ thế giới thì phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ 1. Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể: + Trong sản xuất: * Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH. * Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. + Còn trong trao đổi: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hỏa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị. 2. Tác động của quy luật giá trị - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. + Điều tiết SX: phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau. Quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả. + Điều tiết lưu thông: phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. - Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Người SX nào có: hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ trở nên GIÀU muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý SX, thúc đẩy LLSX của XH phát triển. - Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo. 69 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin + Người nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thu được nhiều lãi trở lên giàu có. + Người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trở lên nghèo khó. --------*-------- 70 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Chương 5 HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Chương trước đã nghiên cứu những vấn đề chung về sản xuất hàng hóa, về sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản là sự phát triển hơn nữa của sản xuất hàng hóa. Nhưng chủ nghĩa tư bản khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không chỉ về lượng mà còn khác cả về chất nữa. Trên vũ đài kinh tế xuất hiện một loại hàng hóa mới đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành nên thu nhập của các nhà tư bản và các tập đoàn bóc lột trong chủ nghĩa tư bản. Trọng tâm học thuyết giá trị thặng dư của Mac sẽ xoay quanh vấn đề này. Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của Mac cũng có nghĩa là nghiên cứu học thuyết giữ vị trí ”hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của Mac. I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN 1. Công thức chung của tư bản Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những đều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. - Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức: H−T−H (1) - Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức: T−H−T (2) So sánh sự vận động của hai công thức trên: - Giống nhau: + Đều có 2 nhân tố là tiền và hàng. + Đều là sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau. - Khác nhau: + Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán. + Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền. + Động cơ mục đích của vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: T−H−T', trong đó T ' = T + ∆t; ∆t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m. + Giới hạn của vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức được viết là: T−H−T'−H−T'”... 2. Mâu thuẫn của công thức chung - Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu? - Công thức T−H−T’ làm cho người ta lầm tưởng rằng: cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. - Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp: 71 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin + Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng. + Trao đổi không ngang giá: có thể xảy ra ba trường hợp: * Bán cao hơn giá trị: được lợi khi bán thì khi mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua. * Mua thấp hơn giá trị: khi là người mua được lợi thì khi là người bán bị thiệt. * Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất. Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Kết luận: - Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát. - Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông. “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. 3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản a. Sức lao động và điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa * Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. - Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện: + Người lao động là người tự do, có khả năng chi phối sức lao động. + Người lao động không có TLSX cần thiết để kết hợp với SLĐ của mình. b. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động * Giá trị của hàng hoá sức lao động: Ñöôïc quyeát ñònh bôûi giaù trò cuûa TLSH ñeå nuoâi soáng ngöôøi coâng nhaân vaø gia ñình hoï, keå caû khoaûn chi phí ñaøo taïo ngöôøi coâng nhaân . - Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm: + Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân. + Chi phí đào tạo công nhân. + Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân. - Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, tinh thần. - Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lương. - Giá trị của hàng hóa SLĐ chịu sự tác động của hai xu hướng đôí lập nhau: * Giá trị hàng hóa SLĐ có xu hướng tăng: + SX càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng. + Nhu cầu TLSH tăng theo đà tiến bộ của LLSX. * Xu hướng giảm giá trị hàng hóa SLĐ: do NSLĐ tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm. * Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: - Giống hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua. - Công dụng của nó biểu hiện qua tiêu dùng hàng hoá sức lao động, chính là tiến hành quá trình lao động. - Quá trình lao động đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. - Hàng hoá sức lao động có đặc điểm riêng biệt, là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. - Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột. 72 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin c. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản Bản chất, nguồn gốc và những thủ đoạn chiếm đoạt giá trị thặng dư đã được phân tích. Nhưng giá trị thặng dư lại có mối liên hệ chặt chẽ với tiền công, vì vậy, sự nghiên cứu về tiền công của Mac một mặt có tác dụng hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư, nhưng mặt khác lại góp phần tạo ra một lý luận độc lập về tiền công. * Bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản Lao động không phải là hàng hóa vì nếu hàng hóa thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất, nhưng nếu có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra chứ không bán lao động Thừa nhận lao động là hàng hóa sẽ dẫn đến mâu thuẫn: - Nếu trao đổi ngang giá, nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư): phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. - Nếu trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản: phủ nhận quy luật giá trị Nếu lao động là hàng hóa, thì nó có giá trị, nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Tiền công là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá SLĐ, là giá cả của hàng hoá SLĐ. Tiền công là giá cả hàng hoá sức lao động, chứ không phải là giá cả của lao động. Sở dĩ thường có sự nhầm lẫn là vì: - Hàng hóa sức lao động không bao giờ tách khỏi người lao động, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó, bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động. - Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương thức để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động. - Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc só lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm người ta lầm tưởng tiền công là giá cả lao động. 2. Hình thức tiền công cơ bản + Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng). Tiền công tính theo thời gian = Giá trị hàng ngày của SLĐ Ngày lao động với một số giờ nhất định + Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (hoặc số lượng công việc hoàn thành) trong một thời gian nhất định. Tiền công tính theo sản phẩm: Mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công Đơn giá tiền công = Tiền công trung bình 1 ngày của 1 công nhân Số lượng sản phẩm của một công nhân trong 1 ngày 3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế - Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. - Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động nên biến động theo thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tièn công thực tế sẽ giảm xuống hoặc tăng lên. 73 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự bién đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó, dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế. Tuy nhiên, Mac đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy, tiền công thực tế của giai cấo công nhân có xu hương hạ thấp. Nhưng, sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những xu hướng chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công. II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN Sau khi đã nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản, bây giờ chúng ta sẽ phân tích quá trình tư bản đẻ ra giá trị thặng dư như thế nào? 1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và qúa trình sản xuất ra giá trị thặng dư Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị; hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi và giá trị thặng dư. Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.“Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hóa”. Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua nên nó có các đặc điểm: - Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. - Sản phẩm mà công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. - Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Ví dụ về quá trình sản xuất trong ngành kéo sợi Để sản xuất sợi, nhà tư bản đã mua (giả định theo đúng giá trị) 1 kg bông trị giá 5 USD, khấu hao máy móc để kéo 1 kg bông thành sợi là 2 USD, mua sức lao động trong một ngày 10 giờ là 3 USD. Trong mỗi giờ lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới tương đương 0,6 USD. Và, cứ 5 giờ thì kéo được 1 kg bông thành sợi. Như vậy, giá trị của 1 kg sợi bằng: 74 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin + Giá trị của bông chuyển sang: 5 USD + Khấu hao máy móc: 2 USD + Giá trị mới được cộng thêm vào: 3 USD Tổng cộng: 10 USD Trong khi đó, giá trị nhà tư bản phải tra cho hàng hóa sức lao động trong ngày là 3 USD (để được quyền sử dụng sức lao động đó trong 1 ngày: 10 giờ) Nếu người công nhân ngừng lao động ở điểm này thì giá trị sản phẩm bằng giá trị của tư bản ứng trước, không có giá trị thặng dư. Nhưng nhà tư bản mua sức lao động cả ngày 10 giờ, chứ không phải 5 giờ. Bởi vậy, trong 5 giờ tiếp theo nhà tư bản vẫn chi tiền mua bông 5 USD, khấu hao máy móc 2 USD và vẫn có 1 kg sợi. Xét cả ngày, nhà tư bản có 2 kg sợi thu được: 2 kg x 10 USD = 20 USD. Xét về mặt chi, tổng số tiền nhà tư bản chi ra để sản xuất 2 kg sợi là: + Tiền mua bông: 10 USD + Khấu hao máy móc: 4 USD + Tiền công: 3 USD Tổng cộng: 17 USD Lấy thu trừ đi chi, nhà tư bản đã có: 20 USD - 17 USD = 3 USD. Nhà tư bản bán 2 kg sợi với giá 20 USD, và thu được lượng giá trị thặng dư bằng 3 USD. Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không. Như vậy, nếu quá trình lao động dừng lại ở điểm mà giá trị mới được tạo ra chỉ đủ bù đắp giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất giá trị giản đơn, khi quá trình lao động vượt quá điểm đó mới có sản xuất giá trị thặng dư. * Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. 2. Bản chất của tư bản - tư bản bất biến và tư bản khả biến a. Bản chất của tư bản: Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất kỳ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Do đó: tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Bản chất của 75 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. b. Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất + Gồm: * máy móc, nhà xưởng * nguyên, nhiên, vật liệu + Đặc điểm: * giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm * giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới dưới hình thức giá trị sử dụng mới. + Tư bản bất biến ký hiệu là C. c.Tư bản khả biến: + Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng. + Tư bản khả biến, ký hiệu là V. Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương. d. Cơ sở của viêc phân chia: là nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá + Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của tư liệu sản xuất. + Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới. e. Ý nghĩa của việc phân chia: việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB. + Sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của m: chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất. + Sự phân chia đó cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hoá. Giá trị của hàng hóa gồm: ( C + V + M.) 3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư a. Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ số tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiểt để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, ký hiệu là m’. m´ = mV × 100% hoặc: m’ = thời gian lao động thặng dư thời gian lao động tất yếu × 100% Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột TBCN. b. Khối lượng giá trị thặng dư: tích số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Công thức: M = m’⋅V trong đó: M - khối lượng giá trị thặng dư; V - tổng khối lượng tư bản khả biến được sử dụng. 4. Hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột a. Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Giả sử ngày lao động 10 h trong đó 5 h thời gian lao động tất yếu, 5 h thời gian lao động thặng dư. 76 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Biểu diễn bằng sơ đồ sau: Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 5 h Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 55 ⋅ 100% = 100% Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 3 h nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (5 h), thời gian lao động thặng dư tăng lên 8 h: Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 8 h m’ = 57 ⋅ 100% = 140% - Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối: + tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm… + tăng cường độ lao động. - Giới hạn ngày lao động: về thể chất và tinh thần của người công nhân: co dãn trong khoảng: Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h. - Giới hạn ngày lao động phụ thuộc: + Trình độ LLSX; + Tính chất QHSX; + So sánh lực lượng giữa công nhân và tư bản. b. Giá trị thặng dư tương đối là: giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi. Sơ đồ ví dụ: Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 5 h m’ = 55 ⋅ 100% = 100% Nếu thời gian lao động tất yếu rút ngắn còn 3 h, thời gian lao động thặng dư tăng lên 3 h: Thời gian lao động cần thiết 3 h Thời gian lao động thặng dư 7 h m’ = 37 ⋅ 100% = 350% Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách: hạ thấp giá trị sức lao động, bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt của công nhân. Do đó phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, các ngành SX TLSX để SX các TLSH. Nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội. c. Giá trị thặng dư siêu ngạch Là phần giá trị thặng dư thu thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hóa nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá. - Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội. Nhà tư bản sẽ thu số chênh lệch giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội, chừng nào NSLĐxã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa. - Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. 77 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin - So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối: GTTD tương đối GTTD siêu ngạch * Do tăng NSLĐ XH; * Toàn bộ các nhà TB thu; * Biểu hiện quan hệ giữa công nhân và tư bản. * Do tăng NSLĐ cá biệt; * Từng nhà TB thu; * Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với tư bản, tư bản với tư bản. 5. Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất ấy. Tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. a. Nội dung quy luật Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng suất lao động và cường độ lao động. Vì sao gọi là quy luật kinh tế cơ bản: - Phản ánh mục đích của nền sản xuất và phương tiện đạt mục đích. - Sản xuất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ giữa tư bản và lao động, đây là quan hệ cơ bản trong XH tư bản. - Phản ánh quan hệ bản chất trong CNTB. - Chi phối sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác. - Quyết định sự phát sinh, phát triển của CNTB, và là quy luật vận động của phương thức SX đó. Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cuờng can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị tư bản thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới: - Do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn. - Cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghiệp hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều. - Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức; xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá… lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa các nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản phát triển đã bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển. 78 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin III. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LŨY TƯ BẢN 1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất, có thể chia tái sản xuất thành 2 loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Nét điển hình của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với qui mô lớn hơn truớc. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. a. Giá tri thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản - Tái SX mở rộng: là quá trình SX lặp lại với quy mô lớn hơn trước, muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích lũy tư bản. Ví dụ: để tiến hành SX nhà tư bản phải ứng trước một số tiền chẳng hạn: 5000 đơn vị tư bản; với cv = 41 và m’ = 100% Năm thứ nhất: 4000c + 1000v + 1000m Nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích lũy mở rộng SX với cấu tạo hữu cơ không thay đổi: Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m - Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản. - Tích lũy là tái SX theo quy mô ngày càng mở rộng. - Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư. - Động lực của tích lũy: + Để thu được nhiều giá trị thặng dư. + Do cạnh tranh. + Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. - Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư biến thành tư bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dư thu được. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy: - Khối lượng giá trị thặng dư. - Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập. - Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào giá trị thặng dư: Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư: + Mức độ bóc lột sức lao động. + Trình độ năng suất lao động. + Quy mô tư bản ứng trước. + Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. - Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị các tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trinh sản xuất sản phẩm. - Tư bản tiêu dùng: là phần của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của LLSX. Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của TLLĐ càng lớn. 2. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản a. Tích tụ tư bản: là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư. - Ví dụ: Tư bản A có → tư bản là 5000 ĐV. Năm thứ nhất TL: 500 → quy mô tăng 5500. Năm thứ hai TL: 550 → …………… 6050. 79 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin b. Tập trung tư bản: là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn. - Ví dụ: Tư bản A có : 5.000 đơn vị tư bản Tư bản B : 6.000 đơn vị tư bản D = 21.000 ĐV Tư bản C : 10.000 đơn vị tư bản Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau: - Nguồn gốc để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó, tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không tăng quy mô của tư bản xã hội. - Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư sản; động thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Nguợc lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cượng bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Như vậy, quá trình tich lũy tư bản gắn liền với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc hơn. 3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về mặt quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. Mac phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản - Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên. Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100kw điện/1công nhân, 10máy dệt/1 công nhân. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều đó biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng ngày càng tăng lên. - Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (C/V). Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu thị mối quan hệ này Mac dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản. - Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình trạng bị thất nghiệp. 80