🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Du Ký Xanh - Hành Trình Cứu Biển - Lekima Hùng
Ebooks
Nhóm Zalo
Để ghi lại tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm khắp Việt Nam, nhiếp ảnh gia Hùng Lekima (tên thật Nguyễn Việt Hùng) đã đi gần 7.000km trong đó có 3.260km bờ biển từ Bắc chí Nam bằng xe máy. Hành trình ấy kéo dài một tháng rưỡi qua 28 tỉnh thành ven biển Việt Nam.
LỜI GIỚI THIỆU
T
ôi đã từng đọc nhiều tác phẩm du ký trong nước và nước ngoài kể về những hành trình khác nhau trên thế giới. Con người, lịch sử, xã hội và văn hóa hiện lên một cách
sinh động qua từng trang sách, câu chữ của các tác giả. Nhưng tôi chưa từng đọc một cuốn sách du ký nào kể lại một hành trình đặc biệt như của Lekima Hùng, với các cung đường rác từ Bắc tới Nam. Đó không phải là hành trình như bản thân tôi đã từng đi trên các nẻo đường thế giới, tìm hiểu về văn hóa và con người trên các điểm đến, thưởng thức văn hóa và những trải nghiệm vui buồn. Đó là một hành trình hoàn toàn khác, đau đáu, buồn nhiều hơn vui và mỗi chặng đường đi qua là những khám phá về mức độ ô nhiễm mà chính chúng ta đã gây ra cho những bờ biển, vùng đất, tác động trực tiếp và lâu dài lên chính cuộc sống của mình.
Có người mà Lekima Hùng gặp và nói chuyện hiểu được điều gì đang xảy ra. Nhưng nhiều người thì không, chặc lưỡi không quan tâm. Qua từng trang sách, bức tranh ô nhiễm càng hiện ra một cách rõ ràng, nhức nhối và đau đớn, trong một cuộc tự hoại mang tính tập thể theo suốt chiều dài đất nước. Cuốn sách do đó đánh động cho chúng ta rằng, hiểm họa môi sinh không ở đâu xa xôi cả, không ở một nơi nào đó chỉ được tiếp cận qua tivi hay internet, mà đang ở ngay bên chúng ta rồi.
Lekima Hùng đi và chụp. Thực ra anh không phải nhà văn, cũng không phải là một người lữ hành. Do đó, cuốn sách được viết một cách chân thực nhất, không lãng mạn mà giản dị, nhưng rất sinh động. Anh là một nhiếp ảnh gia và với chủ đề thực hiện, anh là một người cầm máy rất khác với nhiều người chụp ảnh chỉ thường chú ý đến các yếu tố đơn thuần về thẩm mỹ và hay
ca ngợi cái đẹp tôi đã quen. Lekima Hùng chụp rác thải nhiều, và anh còn có biệt danh là “Hùng rác”. Chụp về môi trường không chỉ là một thể loại mang tính “xanh”, đó còn là một tuyên ngôn của nhiều người có lương tri và trái tim trên thế giới.
Cuốn sách này chỉ đơn giản là ghi lại một phần những gì đáng chú ý nhất trong những hành trình đi chụp của Hùng trong những năm qua và đọc nó đã thấy nhức nhối rồi. Nó không chỉ là phản ánh, mà còn thúc đẩy những hành động cho cả cộng đồng. “Du ký xanh” là để bảo vệ và nhân lên những màu xanh, trước tiên ở trong chính suy nghĩ và sau đó là hành động của tất cả mọi người. Tôi có thể làm và sẽ làm. Còn bạn?
TRƯƠNG ANH NGỌC
Nhà báo, nhà lữ hành, tác giả du ký
TRƯỚC HÀNH TRÌNH
“Ư
ớc mơ về một thế giới không rác thải nhựa, chính ước mơ ấy đã thôi thúc tôi lên đường đi xuyên Việt. Dùng sức mạnh của nhiếp ảnh góp phần thay đổi
thực trạng Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về rác nhựa thải ra đại dương…”
KHI LỖI KHÔNG THUỘC VỀ NHỮNG VÌ SAO
T
ôi là một nhiếp ảnh gia, một giáo viên dạy chụp ảnh song lại thích tham gia các hoạt động xã hội như một tình nguyện viên. Tôi luôn nghĩ các hoạt động xã hội sẽ
cho tôi đi nhiều nơi, gặp nhiều người và nhờ thế sẽ có cơ hội được sử dụng ống kính máy ảnh của mình ghi lại nhiều việc có ích. Có một thời gian tôi phụ trách chương trình Help Portrait Hà Nội, chương trình chụp ảnh chân dung miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn, các bệnh nhân ung thư ở Hà Nội.
Cùng thời điểm đó, các hoạt động xã hội hướng tới bệnh nhân ung thư đang được cộng đồng chú ý, quan tâm. Trong đó, ngày hội Hoa Hướng Dương “Vì bệnh nhi ung thư” do báo Tuổi trẻ tổ chức là một hoạt động xã hội có ý nghĩa. Trước ngày diễn ra ngày hội Hoa Hướng Dương, tôi nhận được giấy mời tham dự. Thế là Hội nhiếp ảnh Ánh sáng chúng tôi sẵn sàng máy móc, tinh thần mong ghi lại những hình ảnh đẹp nhất về ngày hội. Sự kiện này thu hút đông đảo người tham gia. Tôi cầm máy đi quanh một lượt, các em nhỏ, bệnh nhi ung thư, tuy chịu tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị, các loại thuốc khiến nét mặt xanh xao, gầy xọm nhưng ánh mắt của các em đều ánh lên niềm hi vọng, tin yêu cuộc đời. Tôi ngồi xuống cạnh bé L., hỏi han trò chuyện. L. kể cho tôi nghe về bệnh tình, về các bạn của em và giới thiệu với tôi cuốn sách Khi lỗi thuộc về những vì sao: “Đây là cuốn sách mà cháu rất thích, chú tìm đọc nhé”.
Tôi nhớ lời dặn của cô bé và đi hiệu sách tìm mua cuốn tiểu thuyết Khi lỗi thuộc về những vì sao (The fault in our stars) của John Green. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh. Hẳn phải là một tác phẩm thú vị mới được các đạo diễn
phim chú ý. Cầm cuốn tiểu thuyết trên tay, tôi đọc những trang đầu tiên và nhanh chóng bị cuốn vào những tình tiết hấp dẫn của câu chuyện.
Tác phẩm mở đầu bằng cuộc sống vô vị, tẻ nhạt trong chuỗi ngày chờ chết của một cô bé tên Hazel bị mắc bệnh ung thư phổi. Cô được mẹ mình đưa tới Hội Tương trợ dành cho bệnh nhân ung thư để chấm dứt cuộc sống mỗi ngày chỉ loanh quanh với bốn bức tường. Tại đây, Hazel gặp Augustus – người con trai đã làm thay đổi cuộc đời cô mãi mãi.
Sâu sắc, thương tâm lẫn táo bạo, ngang tàng, tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết liền một mạch và khi kết thúc những dòng cuối cùng cũng là lúc đồng hồ điểm 2 giờ sáng. Tôi để cuốn tiểu thuyết trên giá, tắt đèn và nhắm mắt lại. Những nhân vật, những ám ảnh về căn bệnh ung thư cứ chờn vờn trong đầu tôi.
Xin hỏi ai là người nhà của bác H. mời vào gặp bác sĩ.
Mẹ của anh bị ung thư... đã có dấu hiệu di căn, đây là các xét nghiệm và chỉ số kiểm tra của bà – Bác sĩ từ tốn nói rồi đưa cho tôi phim chụp X-quang, một tệp giấy xét nghiệm với những con số loằng ngoằng.
Tai tôi ù đi. Phải mất mười phút sau, tôi mới trấn tĩnh lại và hỏi bác sĩ: “Mẹ tôi bị ung thư giai đoạn cuối và có dấu hiệu di căn thật sao?”. Bác sĩ nhìn tôi cảm thông và tôi hiểu những gì tôi nghe không sai. Căn bệnh ung thư, tôi chưa bao giờ nghĩ đến nó. Mẹ tôi bị ngã và sau đó có những biểu hiện quên quên, nhớ nhớ, mẹ cũng thi thoảng bị ho… Bác sĩ nói mẹ tôi chỉ sống được khoảng một năm nữa. Tôi cầm kết quả đi ra, dù cố thật bình tĩnh để gặp mẹ nhưng tay tôi vẫn run lên.
Mẹ tôi, người đã vất vả cả đời, người mà tôi yêu thương nhất giờ đang có u di căn, tôi có thể làm gì giúp mẹ? Tôi thương mẹ, sợ một ngày nào đó mẹ sẽ rời xa tôi mãi mãi. Tôi nghĩ mình không thể ngồi một chỗ để buồn thương dằn vặt vô ích. Tôi cố gắng
g ộ g ặ g g bình tĩnh để suy nghĩ nhiều hơn, tự thấy bản thân mình từ trước tới giờ đã không dành nhiều thời gian cho mẹ.
Lần đầu tiên, tôi bỏ sở thích, bỏ máy ảnh, dành hết thời gian để tìm hiểu về bệnh ung thư, về những ai đã qua khỏi, những ai không chữa được, nguyên nhân do đâu, những việc cần làm… Tôi muốn làm một điều gì đó cho mẹ.
Tôi bắt đầu tìm hiểu từ nguyên nhân của bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân do gene, do dinh dưỡng, nhưng trong hàng ngàn lý do có lý do về môi trường sống, thói quen trong sinh hoạt. Và rất nhiều tài liệu đều chỉ ra nhựa, rác thải nhựa, đặc biệt là đồ nhựa sử dụng một lần có nguy cơ gây ung thư cao. Tôi đọc được những thông tin này trên một bài báo về ô nhiễm trắng, về các hạt vi nhựa. Tiện tay tôi lấy chai nước Lavie vừa uống đang để trên bàn. Dưới đáy chai in nổi dòng chữ PET (viết tắt của polyethylene terephthalate), một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến để sản xuất các sản phẩm gia dụng. Tôi đi xuống bếp, chai dầu ăn, chai nước muối sinh lý dùng để súc miệng hằng ngày, hộp nhựa mẹ tôi vẫn muối dưa cà… tất cả đều có dòng chữ PET hoặc PETE dưới đáy chai. Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas. Ngoài ra, trong sản xuất nhựa định hình, PET cũng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất khay nhựa đựng thực phẩm nhờ vào tính thấm khí và an toàn khi ở nhiệt độ cao.
Đây là ký hiệu chỉ loại nhựa sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này ảnh hưởng đến sự cân bằng hoóc-môn trong cơ thể. Nhựa PET rất khó để làm sạch, vì vậy tốt nhất dùng xong hãy bỏ chúng đi, không sử dụng lâu dài. Bài báo tiếp tục phân tích những thói quen hằng ngày của gia đình chúng ta, của mẹ tôi, của tôi khi thường giữ những chai nhựa lại để tái sử dụng. Hằng ngày, mẹ tôi đi chợ đựng thức ăn bằng túi ni-lông, mẹ tôi muối dưa, cà vào những hộp nhựa, thỉnh thoảng vẫn ăn cơm suất đựng trong những hộp
xốp… Trời ơi, những thói quen bình thường hằng ngày đang ẩn chứa những mầm bệnh chết người! Tôi rời bàn làm việc, nằm vật ra giường... Phải làm gì đó để cảnh báo về mối nguy hại này.
Tôi lên internet tìm thông tin về rác thải nhựa. “Rác thải nhựa không chỉ là mối nguy hại của quốc gia mà đã trở thành mối nguy hại hàng đầu của Trái đất, của nhân loại. Những rác thải nhựa ở bãi biển dưới tác động của tia cực tím từ ánh nắng... sẽ phân hủy thành những hạt vi nhựa. Trên thế giới có hơn 600 loài sống ở biển bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. 15% các loài bị vướng vào hay nuốt phải rác thải nhựa có nguy cơ tuyệt chủng. Và điều đáng báo động là đến năm 2050 dự báo 99% các loài sẽ bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. Độc tố từ nhựa nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hằng ngày nên đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự”. Đọc đến đây tôi mới nhớ, do đặc thù công việc là chụp ảnh, săn những bức ảnh đẹp, tôi đã đi khắp các tỉnh thành của đất nước, núi có, biển có. Và quả thật, những năm gần đây, tôi đã rất khó khăn mới chụp được một bức ảnh biển hoàn hảo bởi trên bãi cát đâu đâu cũng có rác thải. Phải làm gì đó để cảnh báo về ẩn họa này. Phải làm sao để những người không có điều kiện đi nhiều như tôi cũng biết được thực trạng rác thải ở bờ biển đáng báo động như thế nào. Ý nghĩ đó cứ ở mãi trong đầu tôi.
*
Học viện nhiếp ảnh Ánh sáng của tôi thường tổ chức các chuyến đi thực tế cả trong và ngoài nước để chụp ảnh. Năm 2017, tôi tổ chức một chuyến đi như thế cho các học viên đến đất nước Phật giáo Bhutan. Ở Bhutan, tôi biết tới chương trình “Bhutan vì cuộc sống”. Tôi đã rất xúc động, trong lòng chỉ mong sao cũng có một chương trình tương tự tại Việt Nam. Khi mà con người khắp nơi đang tự hủy hoại mình qua việc hủy hoại thiên nhiên, khi mà ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn đe dọa sức khỏe người dân ở rất nhiều quốc gia, thì Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới có chất lượng không khí vào loại “siêu sạch” với chỉ số
carbon âm. Điều đó có nghĩa là lượng khí carbon hấp thụ nhiều hơn lượng carbon thải ra không khí. “Hãy cùng nhau mơ một giấc mơ!” là câu nói của thủ tướng Bhutan trong bài phát biểu tuyệt vời trên diễn đàn Ted Talk liên quan đến chiến lược quốc gia về môi trường của Bhutan. Sau chuyến đi, tôi càng quyết tâm về việc mình sẽ phải làm điều gì đó để góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở đất nước mình. Tôi lấy bản đồ Việt Nam, dải đất hình chữ S hiện ra cong cong thật đẹp. 3.260km đường bờ biển – tôi đọc con số trên bản đồ. “Biển – cảnh đẹp – rác thải – ung thư…”,“Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm biển”, những từ khóa cứ lần lượt lướt qua trong đầu tôi. Bhutan có tới 72% diện tích được che phủ bởi rừng, chính việc trồng rừng đã biến một đất nước có đặc điểm địa lý toàn núi non thành một lá phổi xanh khổng lồ như thế. Họ đã biến yếu thế thành lợi thế. Còn chúng ta, 3.260km đường bờ biển chẳng phải là một lợi thế quá lớn hay sao? Vậy nhưng lợi thế ấy không những chưa được phát huy hết mà còn bị đe dọa bởi ô nhiễm trắng. “Tại sao không thực hiện một chuyến “phototour” ở chính đất nước mình, đi dọc bờ biển, nhưng lần này không chụp cảnh đẹp, mà chụp RÁC – RÁC THẢI NHỰA ở biển nhỉ?” – Ý tưởng ấy lóe lên trong đầu tôi và không lâu sau đó, tôi lên kế hoạch cho chuyến đi để đời này.
HÃY CÙNG NHAU MƠ MỘT GIẤC MƠ T
ôi bắt tay vào xây dựng một kế hoạch chi tiết và cụ thể cho chuyến đi. Từ việc nghiên cứu lộ trình, thời điểm phù hợp để bắt đầu, loại xe nào phù hợp, đảm bảo an
toàn đi đường trường, tìm hiểu trước các điểm nóng dự định sẽ chụp, các vật dụng, thiết bị cần mang theo. Tôi đọc rất nhiều tài liệu để có thêm thông tin, kiến thức cho kế hoạch của mình. Rồi lên dự trù về kinh phí để lập kế hoạch tài chính nữa. Tôi quyết định sẽ lên đường một mình, và tự túc mọi chi phí.
Dự định chuyến đi sẽ bắt đầu vào tháng 8/2018. Do vị trí xuất phát từ Hà Nội, tôi quyết định chia hành trình làm hai chặng cho thuận đường. Trong hai tháng 8 và 9, tôi dự kiến sẽ đi từ thủ đô tới Ninh Bình rồi bám theo đường bờ biển đến tận đất mũi Cà Mau. Sau đó, tôi bám dọc biển tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia, quay lại TP. Hồ Chí Minh và gửi xe, đi máy bay trở ra Hà Nội, kết thúc chặng thứ nhất. Tháng 12/2018, tôi đi tiếp từ Hà Nội xuống Nam Định và đi dọc biển của ba tỉnh thành còn lại là Thái Bình, Hải Phòng (qua đảo Cát Bà), Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ – địa đầu Tổ quốc.
Tôi chuẩn bị một chiếc xe máy với ba chiếc thùng đèo phía sau gồm các vật dụng cá nhân thiết yếu và đồ nghề máy ảnh. Do di chuyển bằng xe máy và len lỏi qua nhiều địa hình phức tạp, có thể gặp mưa gió, đường trơn trượt dễ ngã, nên tôi phải chọn hộp đựng đồ nghề chụp ảnh loại chuyên dụng, có khả năng chống va đập và chống nước mặc dù nó rất nặng. Chưa kể một ba-lô to đựng flycam, máy quay chụp dưới nước (GoPro), đèn và các dụng cụ cứu sinh.
Cũng vì đi bằng xe máy lại mang theo nhiều túi, thùng, đồ nghề lỉnh kỉnh nên ngoài bộ quần áo bảo hộ và đồ bảo hộ riêng cho chân, tuy hơi nóng và vướng nhưng tất cả đều rất cần thiết cho sự an toàn. Quần áo tôi tính bảy ngày giặt một lần và cố gắng mang ít nhất có thể. Đường đi có nhiều đoạn khó khăn, phải đi trên cát nên ngoài đèn pin, túi sơ cứu tôi còn mang theo một chiếc còi và luôn đeo nó trên cổ, nếu không may bị làm sao có thể dùng để kêu cứu cho đỡ mất sức.
Lên được lịch trình, những vật dụng, đồ nghề đem theo tôi mới chia sẻ với bạn bè về dự định thực hiện chuyến đi. Tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau, có người ủng hộ nhưng cũng không ít người cho rằng: Anh chàng này thật… gàn dở. Thậm chí có anh bạn thân còn hỏi tôi vì sao không dưng lại tự bỏ tiền túi, gác mọi công việc để thực hiện một chuyến hành trình vừa mất thời gian, vừa vất vả và có thể đem lại cho bản thân không ít rủi ro, bất trắc như vậy. Nhiều người bạn trong nghề thì ngạc nhiên khi thấy tôi tiêu tốn thời gian vào chụp rác thay vì chụp bộ ảnh phong cảnh các miền đất nước để kiếm tiền. Mặc kệ mọi lời can ngăn, tôi đã quyết tâm, tôi nhất định sẽ thực hiện hành trình này.
Để thêm quyết tâm thực hiện dự án, tôi trao đổi với một anh bạn thân, là hội viên trên diễn đàn ảnh mà tôi quản trị từ mười mấy năm trước về việc muốn thiết kế một logo riêng cho dự án. Tôi muốn dự án của mình có một dấu hiệu gì đó để dễ nhận biết, dễ chia sẻ và lan toả. Còi – tên thân mật của anh bạn tôi, một người vẽ rất đẹp tuy chẳng phải là họa sĩ, đã rất hào hứng và còn động viên “nhất định rồi, phải có logo chứ, cho ra một dự án, cho thêm quyết tâm. Để đấy tôi thiết kế cho!”. Thế là chúng tôi bắt đầu việc nghĩ về logo.
Ý tưởng ban đầu là logo vừa phải có màu xanh của biển, vừa phải thể hiện được việc chụp ảnh của tôi. Hai anh em suy nghĩ lung lắm, người thì bảo vẽ hình chiếc máy ảnh, công cụ của chuyến đi, người thì bảo chỉ cần vẽ thuyền là ra biển… Bàn tới
bàn lui, tôi vẫn chưa thấy ưng ý. Sau hai, ba tháng suy nghĩ anh bạn mang đến một logo màu xanh dương và trắng. “Chấm nước, biểu tượng cho ống kính máy ảnh nằm giữa logo, hình ảnh sóng biển uốn quanh tạo thành hình tròn. Chưa kể, nhìn tổng thể logo, trông lại giống hình đầu một chú cá đang nhô mình trên sóng. Đấy, đủ cả các yếu tố ông muốn nhé!”, anh bạn cười tươi đưa tôi bản phác thảo. Không chỉ đủ các yếu tố mà tôi muốn, logo bạn tôi vẽ còn rất đẹp nữa. Tôi mừng lắm, và càng thêm động lực sớm hiện thực hóa hành trình này. Nhưng chưa xong, còn phải nghĩ tên cho dự án này nữa. Một cái tên phải bao trọn được ý nghĩa của chuyến đi, nhưng cần thật dễ nhớ. Tham vọng hơi quá sức nhưng không có ai đánh thuế ước mơ, và tôi cứ mơ. Tôi nói với Thùy Linh: “Muốn cứu biển quá, nên cái tên cần phải gắn với biển”. Thế là “Save our seas” ra đời, do Linh đặt. “Save our seas” trùng với SOS (viết tắt của sự nguy cấp) – “Hãy cứu lấy biển của chúng ta”. Và để thể hiện sự nguy cấp này, chúng tôi chọn màu đỏ cho các chữ cái “S, O, S”.
Làm xong logo rồi, tôi càng háo hức mong đến ngày lên đường để chụp thật nhiều ảnh. Và từ khi gắn logo và tên gọi cho hành trình, tôi có nhiều mong ước hơn, nhiều dự tính hơn liên quan đến rác thải nhựa trong tương lai, không chỉ dừng ở chuyến đi chụp ảnh rác trên bờ biển để cảnh báo. Đây chỉ là việc đầu tiên trong hành trình cứu biển, cứu lấy môi trường sống của chúng ta. Và một điều thầm kín trong lòng, chuyến đi này còn để hồi hướng công đức cho mẹ, một món quà tôi dành tặng mẹ, cầu mong mẹ có thể khỏe mạnh thật lâu.
Bạn biết không, khi bạn thực sự nghiêm túc thì dù công việc đó có khó khăn đến mấy cũng không cản trở được bạn.
THƯ GỬI CON GÁI
C
on gái yêu quý của bố,
Có lẽ đã đến lúc bố phải viết bức thư này. Bởi đến lúc con hiểu được vấn đề sẽ còn xa lắm mà cuộc sống cũng rất ngắn ngủi. Không ai trong chúng ta có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra.
Con biết đấy, bố chưa bao giờ đánh các con. Bởi bố nghĩ trẻ em sinh ra cần được bảo vệ và chăm sóc chứ không phải để chịu đòn roi. Và đánh đập chẳng làm các con tốt lên được, nó chỉ hằn lên trong con những kí ức tồi tệ mà thôi. Chính vì vậy, nhớ nhé con yêu, con cũng đừng bao giờ chấp nhận đánh đập.
Câu hỏi bố vẫn thích hỏi các con mỗi khi đón đi học về là: “Hôm nay con có vui không?” không phải “Hôm nay con được mấy điểm?”. Chắc chắn không. Bởi điểm thi không phải là điều quan trọng nhất, nó không phản ánh được những điều đặc biệt ở mỗi con người. Một vận động viên siêu việt cũng không cần biết đến hóa học. Một nghệ sĩ lừng danh cũng không cần biết đến vật lí. Thám tử nổi tiếng trong truyện là Sê-lốc Hôm còn không biết trái đất xoay quanh mặt trời. Bởi đầu óc của mỗi con người chỉ là căn phòng có hạn, chúng ta chỉ nên để vào đó những đồ đạc mà mình yêu thích. Điểm thi càng không thể hiện được những gì con đã trải nghiệm trong các chuyến đi, những chuyến đi dạy con biết yêu thương, giúp đỡ bao nhiêu người kém may mắn hơn mình, điều đó mới là vô giá con nhé. Điểm thi không phải là điều quan trọng nhất nhưng kiến thức con thu lượm được lại là công cụ để con tiến bước trong cuộc sống sau này. Nên con hãy thu lượm theo sở thích của con.
Người tốt là khái niệm bị “lãng quên” trong thời đại chạy theo tiền bạc và danh vọng. Nhưng con nên biết: người tốt cũng chỉ
ạ ọ g g g g là người có nhiều tính tốt hơn tính xấu mà thôi. Bố cũng là một con người bình thường với đầy những tật xấu. Con hãy ghi nhớ: Gắn bó lâu dài với bạn bè hay bạn đời không phải vì thích tính tốt của nhau, mà là chấp nhận những tính xấu của nhau con nhé. Hãy đừng tốn công trải hoa hồng khắp trái đất rộng lớn để đi cho êm chân mà hãy chọn đôi giày thật tốt cho đôi chân của chính mình.
Không có ai muốn làm tổn thương con cả. Ở tuổi “ương ương” khi mới có tình cảm yêu đương, ai cũng có lúc thoáng qua ý nghĩ tự tử khi bị phụ tình, bị mắng mỏ, bị ê mặt... Nhưng con biết không, không có ai có ý muốn làm tổn thương con cả, suy cho cùng các quyết định của bất kỳ ai cũng là vì chính bản thân họ, nên họ sẽ xử sự theo cách họ cho là đúng. Chỉ đơn giản bởi con đường mọi người đi nhiều lúc khác nhau mà thôi. Sinh ra trên đời đã là điều tuyệt vời rồi. Dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng bao giờ tự mình bỏ đi điều tuyệt vời đó.
Không có gì bền vững hơn là ăn và ngủ điều độ, rèn luyện đều một môn thể thao con yêu thích. Không có gì tốt hơn và nhanh hơn là trải nghiệm nhiều điều từ những cuốn sách. Con hãy dành thời gian cho sách.
Đến tuổi trưởng thành con sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ trong cuộc sống của con. Những lúc khó khăn con hãy quyết định theo những gì mình thích. Đừng tự lừa dối bản thân. Hãy hiểu những nhu cầu và cảm xúc thực của mình. Và đừng bao giờ sợ sự đánh giá của người khác. Cuộc sống là của con, không phải của ai khác. Ngày nhỏ có lúc bố không giơ tay lên bảng chỉ vì sợ sai bạn bè sẽ chê cười. Lớn hơn một chút bố không dám xăm một hình gì đó lên người chỉ vì sợ bị đánh giá là thằng mất dạy... Nhà tù đáng sợ nhất của mỗi người được xây bằng chính những định kiến của người đó. Thật buồn cười khi nhiều điều bị cho là đúng hay sai lại được đưa ra bởi những người đã sống cách đây hàng nghìn năm rồi. Đến bây giờ, có những điều còn giá trị và có những điều đã lạc hậu. Là con gái, con tỏ tình với một chàng trai
mà mình thích thì đã làm sao? Chẳng làm sao cả, còn hơn ta cứ để lỡ những gì ta mong muốn.
Khi đã kết hôn, hai vợ chồng con nên đọc và hiểu về những giai đoạn thất thường trong tâm lý của phụ nữ. Nhất là lúc mang thai. Lúc đó phụ nữ cần được chăm sóc, bảo vệ và thông cảm. Làm chồng, làm vợ hay làm mẹ, làm bố cũng là một nghề. Rất tiếc lại không mấy ai được chỉ dạy để coi trọng đúng mức điều đó. Ngày trẻ bố cũng không biết. Giờ bố cũng đang bắt đầu phải học. Và bố biết chắc đó là nghề thủ công, bởi cả sản phẩm lẫn tay nghề đều được cải thiện nếu thường xuyên luyện tập.
Phụ nữ thường nói nhiều vì cách để xả “xì chét” của phụ nữ là nói để giải tỏa những điều gì đó trong đầu. Còn đàn ông thì ngược lại đấy con. Càng nhiều áp lực họ lại càng im lặng. Con có thể hỏi thăm, nếu cần họ sẽ nhờ nhưng hãy cứ để anh ta một mình. Đây là mẫu thuẫn lớn nhất mà tạo hóa tạo ra cho đàn ông và đàn bà. Những lúc nhận được sự an ủi khi con nói nhiều để giải tỏa, con hãy ghi nhớ tình huống, để cho những lần sau không nên lúc nào cũng cứ nói ra rả. Hạnh phúc và niềm vui vững bền suy cho cùng lại đến từ tâm cảm nhận của chính mình. Muốn kiếm nhiều tiền con luôn phải chăm chỉ. Nhưng con biết không, hạnh phúc lâu dài lại không phải những gì ta phấn đấu để đạt được, mà sẽ là bài toán kéo dài mãi mãi và chẳng có lời giải. Nhiều lúc cần biết hài lòng với những gì mình đang có.
Con có thể gặp phải những sai lầm và vấp ngã. Điều đó mới giúp con trưởng thành hơn. Và hành trình ngày mai của bố cũng sẽ giúp bố trưởng thành. Sẽ mất một khoảng thời gian bố không thể gặp các con. Bố sẽ cố gắng làm tốt nhất.
Bố của con
CHẶNG ĐẦU CỦA HÀNH TRÌNH “M
áy ảnh của tôi đã ghi lại những nơi… toàn rác. Những dòng sông, những con người oằn mình trong rác. Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây sẽ chẳng phải một câu chuyện hấp dẫn và thú vị, nhưng tôi nghĩ đó là một câu chuyện có ích. Tôi chỉ là một cá nhân với khả năng có hạn nhưng tôi tin một hành
động nhỏ, thiết thực sẽ lan ra thành nhiều hành động tốt đẹp và lớn lao
NHỮNG NGHĨA TRANG LỐP XE Đ
ầu tháng 8/2018, tôi bắt đầu lên đường xuyên Việt. Đó là một buổi chiều mưa tầm tã, sau khi vừa kết thúc một buổi workshop chuyên đề về ảnh ở Học viện nhiếp ảnh LPA.
Mưa như thế này hay để sáng mai tạnh ráo anh hãy khởi hành.
Đi chậm một ngày cũng không sao đâu anh.
Nhìn trời mưa mãi không dứt, có vài anh chị em học viên lo ngại nên khuyên tôi hoãn sang hôm sau hẵng khởi hành. Nhưng nghĩ tới chặng đường dài phía trước có bao điều chờ đợi, tôi không muốn chần chừ thêm. “Không sao đâu, mưa là có lộc. Anh nghĩ cứ đi trời sẽ hửng lên thôi. Yên tâm nhé!”. Thấy tôi quyết tâm như vậy, mọi người thôi không cản nữa, một bạn học viên còn chạy vội đi mua ít lương khô dúi vào tay tôi, thật xúc động. Tôi khoác áo mưa, chào tạm biệt mọi người và lên đường.
Rời Hà Nội, tôi thẳng hướng Nam xuôi theo sông Đáy về tới khu vực Hà Nam, Ninh Bình. Lổn ngổn bên đường là những bãi đầy lốp xe hỏng trông như những “nghĩa trang”. Tại sao họ không vứt những cái lốp cũ đi? Liệu chúng có giá trị tái sử dụng chăng mà lại dồn thành đống như thế này? Không hiểu họ sẽ làm gì để xử lý nhựa của những lốp xe này? Tôi đăm đắm nhìn theo những “nghĩa trang” lốp xe trên chặng đầu cuộc hành trình mà cứ tự hỏi như vậy. Sông Đáy là điểm đầu tiên tôi đến. Đây cũng là một điểm nóng về ô nhiễm. Báo chí thường đưa những tin về cách đốt và chôn lấp rác rất thô sơ dọc hai bờ sông Đáy. Giờ được tận mắt chứng kiến tôi mới tin là thật.
Tôi đi dọc bờ sông Đáy phía Ninh Bình, bên kia sông là Nam Định. Tôi đã thấy những bãi rác ở ngay hai bên bờ sông, nằm giữa những cánh đồng, có những bãi rác ngập ngụa trong nước.
Bác ơi, các bãi rác này được xử lý thế nào bác nhỉ? – tôi dừng xe hỏi một bác đang đi ngược về phía mình.
Thì đốt hoặc chôn lấp thôi cậu. Nhưng chủ yếu là đốt, đốt cho nhanh chứ chôn thì lâu với mất công lắm. Đốt thì có tí khói, nhưng một tẹo bay lên trời là hết.
Một không gian với dòng sông trong xanh, ruộng lúa trải dài và những thôn làng cùng bao dân cư sẽ thế nào nếu chiều chiều, những làn khói rác bay mù mịt trong không gian, mùi hôi thối, mùi cao su cháy khét nồng nặc trong không khí? Người dân và chính quyền nơi đây liệu có biết việc đốt phế phẩm, rác, đồ nhựa, lốp cao su ở nhiệt độ thấp (200 – 700 độ C), thời gian không đủ để cháy hoàn toàn sẽ phát thải vào không khí rất nhiều chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại như dioxin, cyanide, phenol… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người?
Mùi khói của rác rất độc bác ơi, sao ở đây người dân không đề nghị hình thức thu gom rác, xử lý rác khác hả bác? Thu gom rác rồi chở đi đâu hả chú, lại đem đi chôn. Chôn xuống đất, phân hủy vào đất, cây cối trồng trong đất, trâu bò ăn cỏ thì cũng vậy. Mà cũng chả có chỗ chôn. Thế chú là nhân viên điều tra môi trường à?
Dạ không ạ, cháu đang đi chụp rác bác ạ.
Chụp rác hả? Sao cảnh đẹp không chụp, chụp rác làm gì.
Bác nhìn tôi lắc đầu, chắc bác nghĩ tôi bị hâm. Tôi giơ máy ảnh ngắm chụp liên tục, những cột khói của bãi rác lan khắp không gian. Mùi rác xộc lên, tôi đứng một lúc mà không chịu nổi.
Ghé vào quán ăn bình dân trên đường ra Thanh Hóa, tôi vẫn không thể nào ăn nổi cơm vì mùi rác lúc nãy. Xem lại ảnh đã
chụp trong máy, tôi thấy thật kinh khủng. Những đống rác ngút ngát đang âm ỉ cháy.
Tôi nghỉ một đêm ở Ninh Bình và sáng hôm sau đi Thanh Hóa sớm. Càng tiến dần vào vùng biển Thanh Hóa, không khí càng trong lành hơn, gió biển mặn mòi, không khí nóng nhưng dễ chịu. Tôi sẽ đi qua Đa Lộc, Lạch Bạng (Hải Thanh, Hải Tiến) và dừng lại ở Hải Hòa. Điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở Thanh Hóa là xã Đa Lộc. Đa Lộc sáng sớm yên tĩnh, gió biển rì rào nhưng… tràn ngập đường bờ biển là túi ni-lông. Đang định tìm một điểm dựng xe để chụp lại cảnh này thì tôi bị thu hút bởi tiếng lao xao, trao đổi, bán hàng của tàu bè, ngư dân nô nức trên bãi biển. Lái xe tiến gần chợ hải sản, vừa hỏi han tôi vừa lắp máy ảnh chụp.
Chú chụp rác à? Ở đây người sống đông đúc, lại tập trung nghề buôn bán hải sản nên túi ni-lông đương nhiên là nhiều rồi. Không dùng túi ni-lông đựng hải sản thì biết dùng gì bây giờ chú ơi.
Các cô bác ngư dân cười trêu tôi. Khuôn mặt đen bóng, cùng nụ cười khỏe khoắn của họ thật vô tư, họ không biết hoặc không quan tâm đến những ẩn họa của túi ni-lông và rác gây ra cho môi trường. Làm sao họ biết được túi ni-lông trắng xóa dọc bờ biển như vậy sẽ tạo ra mối nguy hại to lớn trong tương lai, biển sẽ ô nhiễm. Tôi chợt nhớ tới câu chuyện về chú cá voi ở Thái Lan đã chết vì túi ni-lông vào đầu tháng 6/2018: Một con cá voi được phát hiện ở bờ biển Thái Lan. Khi thấy tình trạng của nó không được ổn, người ta đã tìm cách đẩy nó lên bờ. Một nhóm bác sĩ thú y cố gắng giúp nó ổn định tình trạng sức khỏe, nhưng con cá voi đã chết không lâu sau khi nôn ra năm túi ni-lông.
Khi khám nghiệm tử thi người ta phát hiện còn tới 80 túi nhựa với trọng lượng lên đến 8kg trong dạ dày chú cá voi xấu số.
Đống ni-lông trên bãi biển kia rồi cũng sẽ theo sóng biển trôi ra tít ngoài xa sẽ có những loài sinh vật biển nuốt phải và chết như chú cá voi ở Thái Lan. Rồi phải mất hàng trăm năm túi ni-lông mới phân hủy. Theo thống kê của Jambeck (nhóm nghiên cứu CH Georgia), có khoảng 8,8 triệu tấn chất dẻo độc hại gần như không-thể-phân-hủy bị thải ra đại dương mỗi năm, tương đương với 15 túi đi chợ đựng đầy mảnh chất dẻo rải trên mỗi mét bờ biển của các nước duyên hải trên toàn thế giới. Vấn đề này được phát hiện lần đầu vào năm 1970 khi có khoảng 0,1% sản phẩm nhựa dẻo bị thải ra đại dương. Tỷ lệ này hiện nay là 4,5%. Tôi định nói với các cô chú về tác hại của túi ni-lông nhưng “ở đây có bao nhiêu chợ hải sản, không cấm được, lấy gì mà thay thế túi ni-lông bây giờ. Mưu sinh mà, biết làm sao chú ơi!”. Vì mưu sinh, vì tiện lợi, và cũng vì cuộc sống mà mỗi người chúng ta đang hằng ngày hủy hoại môi trường sống của chính mình và tương lai con cháu mình.
Trong lịch trình của tôi có điểm đến là Hải Thanh. Thú thực đến Hải Thanh ngoài mục đích chụp ảnh tôi còn muốn tìm lại một nhân vật trong bức ảnh tôi chụp cách đây mười năm. Mười năm trước, tôi đi chụp cảnh đẹp của đất nước và vô tình chụp được hình ảnh một cô bé đen đen, nhỏ bé, dầm mình trong nước tanh và hôi thối để đưa cá thối lên bờ. Địa điểm tôi chụp cô bé chính là ở cảng cá Hải Thanh. Bức ảnh gây một ấn tượng mạnh với tôi. Khi bắt đầu lên lộ trình chụp rác, tôi đã định sẵn mình sẽ qua đây tìm lại nhân vật trong ảnh. Loanh quanh mãi trong những con đường của ngư phố, tôi biết được cô bé giờ đã có gia đình, không làm thuê công việc ấy nữa. Lúc này, trời cũng đang dần tối, tôi rất muốn đến gặp cô nhưng hành trình của tôi còn dài quá. Thực sự đáng tiếc! Đắn đo mãi, tôi cũng quyết định lên đường và tự nhủ “khi nào xong hành trình, nhất định sẽ quay lại đây để gặp cố nhân”.
“ĐẤT ĐỂ CHÔN NGƯỜI CÒN KHÔNG CÓ NỮA LÀ”…
“N
gư Lộc là một xã ven biển thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thời phong kiến, Ngư Lộc được biết đến với tên làng Diêm Phố. Ngư Lộc là
làng ngư nghiệp điển hình của tỉnh Thanh Hóa, với sự đa dạng của các phương thức đánh bắt và chế biến hải sản, cũng như truyền thống văn hóa đặc sắc. Ngư Lộc cũng là một trong những xã có diện tích thấp nhất và mật độ dân số cao nhất Việt Nam”. Nằm trong phòng trọ, tôi mở lại phần thông tin về Diêm Phố – địa điểm tôi sắp đến. Nhớ lại lời chủ nhà nghỉ ở Hải Tiến nói với tôi: “Nếu muốn chụp rác, ô nhiễm môi trường thì chú phải qua Diêm Phố. Ở đó đất chôn người còn không có nữa là, nên rác nhiều lắm”, tôi càng nóng lòng muốn tới Diêm Phố để mục sở thị điều cụ nói.
Ăn suất bánh cuốn thịt tôm xong, tôi đóng hành lý lên chú ngựa chiến của mình, rồi lên đường đến Diêm Phố. Gần đến Diêm Phố, tôi chọn một nơi khá vắng vẻ để bay flycam, chụp một tấm ảnh từ trên cao. Những gì hiện ra trên màn hình khiến tôi ngỡ mình đang trở về khu phố cổ ở Hà Nội. Những ngôi nhà ken kít nhau như những bao diêm, không nhìn được cả đường đi lại, chỉ là những ô vuông chen nhau kín đặc màn hình. Thực tế không khác lời cụ T. và những số liệu tôi đã đọc được. Một nơi diện tích có nửa cây số mà có tới hơn 3.000 hộ dân, mật độ dân số gần 40.000 người/km2. Thật quá mức tưởng tượng, đây có lẽ là xã có mật độ dân cư cao nhất thế giới, thậm chí còn gấp nhiều lần nước có mật độ dân cư cao thứ hai thế giới là Singapore. Tính ra khoảng 8 – 30m2/ hộ gia đình. Đông dân, đông con, không có đất để làm nông nghiệp, chủ yếu dân ở đây làm nghề đi biển. Dừng chân ở nhà dân xin cốc nước, tôi thấy bốn, năm đứa bé gái
g y g đang chơi đùa và bà mẹ bế một bé trai còn đang ẵm ngửa, gương mặt chị đen nhẻm khắc khổ. “Phải đẻ bằng được con trai chú ạ, không thì lấy đâu ra người đi biển”. Ôi, cái nghèo, sự thiếu hiểu biết, đã đông dân lại càng đông vì tư tưởng trọng nam. Tìm hiểu thêm tôi được biết Diêm Phố là nơi đông nữ giới nhất cả nước với khoảng 2/3 dân số là nữ.
Tôi làm quen với bọn trẻ và bắt đầu chụp ảnh xung quanh. Các bạn nhỏ vô tư trêu đùa trước mặt tôi: “Nhà thằng này không có hố xí chú ạ, đi ị cũng ra luôn ngoài biển chứ nói gì đến thải rác”. Lũ trẻ dẫn tôi đi sâu vào thôn. Đường liên thôn Ngư Lộc chật hẹp, không có cống rãnh thoát nước thải, nên nhiều đoạn đường quanh năm nhầy nhụa nước bẩn hôi tanh mùi xác động vật, xác thủy sản. Thêm vào đó, ngoài chợ Diêm Phố còn có các chợ cóc tự phát, các điểm dịch vụ bóc vỏ tôm, ghẹ và nhiều tụ điểm đã trở thành sân phơi các loại cá rất tùy tiện.
Tôi hỏi người dân đâu là bãi tập kết rác thì được chỉ về phía Đa Lộc. Bãi rác rất to nằm sang phần bờ đê thuộc Đa Lộc (sát Ngư Lộc), bên đó cũng là nơi xuất hiện rừng vẹt toàn túi ni-lông mắc trên cành cây. Nói số lượng túi ni-lông ở đây ngang bằng số lượng cát cũng không ngoa. Lượng rác thải xuống biển mỗi ngày có lẽ phải tính bằng đơn vị tấn, dù xã này chỉ là một xã nhỏ.
Ở Diêm Phố, máy ảnh của tôi hoạt động hết công suất. Qua bất kỳ chỗ nào tôi cũng chụp được những bức ảnh về thực trạng rác, phải nói là khủng khiếp và xót xa. Rừng cây chi chít túi ni-lông, gọi là rừng cây ni-lông thì đúng hơn. Tôi chụp quên cả ăn trưa, chụp đến lúc nắng tắt. Trời tối rất nhanh, lúc này tôi muốn qua sông nhưng tìm mãi không được đò chiều, tôi cảm giác mình sắp bị bỏ lại thì may mắn người chở đò xuất hiện. Thú thực lúc ấy tôi cũng hơi sợ, một mình một đò đến khi sang được bờ bên kia, đang lơ ngơ chưa biết đi theo phương hướng nào thì gặp một anh thanh niên. Quả thật, dân mình nơi đâu cũng tốt bụng. Anh thanh niên nghe tôi kể chuyện liền nhận lời đi cùng. Hai
anh em đi cả chục cây số trong đêm mới tìm được quán ăn và nhà trọ. Khi nằm trong nhà trọ, mở máy xem lại những bức ảnh vừa chụp ở Diêm Phố, dù đã nghiên cứu số liệu về nơi này nhưng tôi vẫn rất sốc, thực tế trước mắt quá sức tưởng tượng và tôi biết chắc các bạn sẽ không thể hình dung nổi những gì tôi đã trải qua. Tôi nhủ thầm mình phải cố gắng để kể lại câu chuyện Diêm Phố qua ảnh một cách chân thực nhất.
CUỘC ĐỤNG ĐỘ GIỮA NHIẾP ẢNH GIA SĂN RÁC VÀ KẺ XẢ RÁC RA BIỂN
“N
ày anh gì ơi, anh bán cái gì đấy?”. Lại một lần nữa có người hỏi tôi như vậy khi thấy tôi lỉnh kỉnh những thùng, túi, hộp quanh chiếc xe rong ruổi trên
đường. Những lần trước, tôi chỉ cười đáp lại và nghĩ bụng chắc trông mình buồn cười lắm. Thi thoảng tôi cũng băn khoăn tự hỏi: “Ồ, rõ ràng mình đường đường đầu đội mũ bảo hiểm gắn Go Pro, quần áo bảo hộ nai nịt hoành tráng thế này mà cứ bị nhầm là anh bán hàng rong là sao nhỉ?”. Lần này, tôi vẫn cười thật tươi và trả lời: “Không chị ạ, tôi không bán gì cả. Tôi chỉ đang cho đi niềm hy vọng!”. Có điều này tôi phải thú thật với các bạn, mấy ngày đầu lúc mới bắt đầu cuộc hành trình, trong lòng tôi vẫn gợn một chút lăn tăn về việc mình làm. “Liệu việc mình đang làm có ý nghĩa gì không nhỉ? Có giúp được gì cho cộng đồng, cho xã hội không nhỉ? Hay chỉ là một hạt cát trên sa mạc, một giọt nước giữa đại dương bao la?”. Nhưng từ lúc tới Diêm Phố, tôi hoàn toàn không còn một chút băn khoăn nào nữa. Tôi biết chắc mình đang làm một việc hữu ích. Và tôi tin chắc những câu chuyện tôi kể sẽ không phải là vô nghĩa. Lòng tôi giờ tràn đầy quyết tâm hơn bao giờ hết.
Tôi tiếp tục rong ruổi trên con chiến mã, điểm đến hôm nay của tôi là Nghệ An và Hà Tĩnh. Thật may, từ hôm đầu tới giờ, chỉ có tôi mệt, còn “nó” (xe máy của tôi) chưa mệt mỏi hay lăn ra ăn vạ tôi lần nào.
Muốn đến Nghệ An, Hà Tĩnh, tôi phải đi qua những cung đường khá xấu, hoặc là qua rừng phòng hộ, hoặc phải đi đường đê, hoặc lại đi trên cát, thậm chí còn có cả đoạn đường đá vắt từ bãi cát này sang bãi cát khác. Chập choạng tối, đi trên con đường
vắng tanh không bóng người, đèn đường thì không có, tôi bỗng thấy hơi rờn rợn. Trên xe thì đầy máy móc thiết bị đắt tiền, và nhất là bao nhiêu tư liệu quý giá từ đầu hành trình, giờ có việc gì xảy ra, như chẳng may gặp cướp, không biết thế nào. Ý nghĩ đi tiếp hay quay lại tìm nhà trọ chờ sáng mai lên đường vụt qua trong đầu tôi. Nhưng vì tiếc thời gian, tôi đánh liều đi tiếp.
Cuối cùng, tôi cũng bình an đến Nghệ An khi trời đã tối hẳn. Lúc này, tôi đã thấm mệt vì ngồi lâu trên xe và cũng đói bụng rồi. Đang dựng xe nghỉ chân, bất ngờ có một sự việc xảy ra. Thật tình, trong vòng hơn bốn mươi năm tuổi đời, dù đã một lần được làm “diễn viên” (phim quảng cáo), tôi cũng không mảy may nghĩ đến việc có ngày mình lại được đóng phim hành động ngoài đời thực thế này. Bộ phim có tên “Cuộc đụng độ giữa kẻ xả rác và người săn rác”. Phim không có đạo diễn, cũng không có quay phim, chỉ có diễn viên chính chia làm hai phe. Một phe là tôi và xe máy với “vũ khí” là chiếc máy ảnh. Một phe là chiếc xe tải đầy rác cùng tài xế và đồng bọn. Tôi đang băn khoăn chưa biết đi lối nào tìm quán ăn và nhà trọ thì xa xa một chiếc xe tải tiến tới. Tôi nhận ra chiếc xe chở đầy rác. Tài xế ghé xe đến sát mép đường bờ biển, hẳn là định đổ rác xuống biển. Thấy vậy, tôi gạt vội chân chống, khóa xe, xách máy chạy tới. Tôi lắp ống tele chụp từ xa, đưa máy lên ngắm thẳng hướng chiếc xe định bấm chụp thì thấy tài xế chỉ đỗ xe mà không đổ nữa. Tôi cũng bỏ máy xuống. Có lẽ tài xế nghĩ tôi là phóng viên đang đi tác nghiệp, nên dừng lại đợi. Tôi không thể bỏ qua tấm ảnh này, tôi cũng ôm máy đợi.
Cuộc thi gan bắt đầu. Mười phút, mười lăm phút, rồi hai mươi phút, tài xế vẫn không đổ rác, chiếc xe tải vẫn đứng yên, tôi vẫn ôm máy đợi. Có lẽ đã mất hết kiên nhẫn, tài xế lấy điện thoại gọi và mười phút sau có ba chiếc xe máy với sáu thanh niên lực lưỡng đi tới gần xe tải. Đường đê vắng vẻ, nhận ra mình đang bị rơi vào thế đơn thương độc mã, tôi biết nếu tiếp tục vai diễn này có thể mình sẽ gặp nguy hiểm nên cất máy vào hộp và lên xe phóng đi. Đi xa một đoạn, tôi chờ thêm chút nữa rồi lái xe quay
lại, thì thấy chiếc xe tải đã đi mất, chỉ còn lại một bãi rác lớn nằm sát biển. Và ngày mai khi thủy triều lên sẽ cuốn tất cả ra biển, những rác thải đó sẽ trôi về đâu?
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, rác thải biển là vật liệu rắn được sản xuất hoặc xử lý, sau đó thải bỏ vào môi trường biển và ven biển. Trong đó, nhựa là một thành phần chủ yếu của rác thải biển, chiếm khoảng 50 – 80%. Ước tính, hơn 80% nhựa có nguồn gốc từ đất liền, phần còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển.
94% lượng nhựa đi vào môi trường biển, tập kết ở đáy đại dương với mật độ ước tính 70kg/km2 đáy biển, tương ứng khoảng 25,3 triệu tấn; chỉ 1% lượng nhựa trên biển được tìm thấy nổi trên bề mặt, hoặc gần bề mặt biển, với mật độ trung bình 0,74kg/km2, tương ứng khoảng 0,27 triệu tấn. Lượng rác ước tính trên các bãi biển toàn cầu lớn hơn năm lần lượng rác nổi với mật độ rất cao 2.000kg/km2 tương ứng 1,4 triệu tấn.
Có thể thấy, nhựa trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa. Nhựa gây hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển và con người.
UNESCO liệt kê đảo Henderson vào danh sách di sản thế giới. Điều đáng nói là nó cách xa khu dân cư 5.000km. Sáu trăm năm nay không có ai sống ở đây cả. Vậy mà theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Nam Cực và Biển (IMAS) thuộc Đại học Tasmania, Autralia được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) vào ngày 15/5/2017, ước tính có khoảng 37,7 triệu mảnh rác thải nhựa, tương đương với 17 tấn rác trên bãi biển của đảo Henderson. Đảo Henderson trở thành nơi có mức độ ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do hòn đảo này nằm gần trung tâm dòng hải lưu Gyre ở phía Nam Thái Bình Dương nên tích tụ rác thải có nguồn gốc từ Nam Mỹ và các tàu đánh cá trên biển.
Vậy là một chai nhựa ta bỏ lại ở vùng cao có thể sẽ bị trôi ra biển. Và hành động xả rác của mỗi chúng ta sẽ góp thêm vào nạn ô nhiễm môi trường biển.
VẾT CHÂN TRÒN TRÊN CÁT… S
au cuộc đụng độ với tài xế xe tải chở rác, tôi cứ tiếc mãi vì không chụp được tấm ảnh có sức cảnh tỉnh cao như vậy. Tôi về nhà trọ, cất máy, pha một ly cà phê tự động viên:
“Mình sẽ chụp được nhiều tấm ảnh khác để cảnh tỉnh. Tuy chưa chụp được bức ảnh nhưng những người có ý định xả thải ra biển sẽ có chút e dè vì đã có người quan tâm và lên tiếng về vấn đề này”. Đêm dần buông xuống. Sáng mai, hành trình sẽ tiếp tục. Điểm đến tiếp theo của tôi là Bình Trị Thiên.
Đi tới khúc ruột nhỏ hẹp Bình Trị Thiên của dải đất chữ hình chữ S, trời nắng như đổ lửa. Tới hôm nay, làn da nâu “tươi màu suy nghĩ” của tôi giờ đã ngả sang màu cà phê sữa với tỉ lệ sữa: cà phê là 1:10. Cứ đà này chẳng mấy chốc mà da tôi chuyển hẳn sang màu cà phê đen. Đi một đoạn xa, tôi bắt đầu thấy rát tôi dừng xe, vượt qua cơn lười để tháo các loại dây buộc chằng chịt, lục lọi trong mớ đồ lôi ra tuýp kem chống nắng vật lý bôi bôi trát trát. Gì thì gì, cũng phải bảo vệ làn da “Trâu Á” của mình thôi. Trước đây, tôi rất lười mấy món lỉnh kỉnh này, nên chả biết gì về kem chống nắng và đương nhiên chả thể phân biệt kem chống nắng vật lý với hóa học, kem chống nắng dạng sữa với dạng kem. Ấy thế mà giờ tôi lại là chuyên gia về kem chống nắng. Tất cả là nhờ rác thải nhựa. Khi nghiên cứu về rác thải nhựa, tôi biết được, trong đa số kem chống nắng hóa học có hai hoạt chất là oxybenzone và octixonate, được cho là thủ phạm giết chết các rặng san hô ở nhiều nơi trên thế giới và có khả năng gây hại cả cho con người. Ở Hawaii, thậm chí người ta đã cấm việc sử dụng các loại kem chống nắng có hai hoạt chất này sau sự ra đi không trở lại của rất nhiều rặng san hô. Chưa hết, trong kem chống nắng cũng như rất nhiều sản phẩm làm sạch, dưỡng da mà
chúng ta dùng hằng ngày, như sữa tắm, sữa rửa mặt… đều có chứa hạt vi nhựa.
Hạt vi nhựa là hạt nhựa có kích thước rất nhỏ (<5um) và dễ dàng bị rửa trôi ra sông, hồ, đại dương theo đường nước thải. Khi tồn tại trong môi trường nước, chúng gây ra ô nhiễm và tồn tại hàng trăm năm hoặc cũng có thể lâu hơn rất nhiều vì đến giờ, các nhà khoa học vẫn chưa biết được hạt vi nhựa có thực sự bị phân huỷ theo thời gian hay không. Còn tại sao chúng lại độc hại? Vì những hạt nhỏ li ti này được cho là một sự đe dọa ghê gớm nhất, chúng thường bị những loài phiêu sinh vật và những sinh vật nhỏ tưởng nhầm là “đồ ăn” và từ đó theo chuỗi thức ăn đi vào những con cá, con chim lớn hơn hoặc vào cơ thể những sinh vật khác, kể cả con người. Chính vì ẩn chứa nhiều nguy cơ như vậy, nhiều quốc gia lớn đã tuyên chiến rất mạnh mẽ với đội quân những hạt vi nhựa li ti này. Đi đầu phải kể đến Canada. Sau gần hai năm dự thảo, Canada chính thức cấm việc sử dụng hạt vi nhựa trong ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Từ 1/7/2018, việc sản xuất, nhập khẩu và bán các sản phẩm vệ sinh cá nhân có chứa hạt vi nhựa bị cấm hoàn toàn.
Tổng thống Barack Obama đã ký dự luật được Quốc hội thông qua và trong năm 2017, Mỹ đã chính thức cấm sử dụng hạt vi nhựa trong ngành mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Một số bang, gần đây nhất là California, thậm chí đã ban hành các khung pháp chế cho việc cấm sử dụng hạt vi nhựa trước khi lệnh cấm chính thức được ban hành trên phạm vi toàn quốc. Một số công ty, tập đoàn cũng đã ngừng hoặc có kế hoạch ngừng sử dụng hạt vi nhựa trong các sản phẩm của mình, như Unilever, Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Beiersdorf, Colgate-Palmolive và L’Oreal…
Giá mà tất cả các hãng mỹ phẩm đều chỉ sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường thì tốt biết bao. Từ khi nghiên cứu về rác thải nhựa, tôi đặc biệt thích những cửa hàng sử dụng
các sản phẩm thân thiện với môi trường và luôn để ý sưu tầm những địa chỉ xanh này để chia sẻ cho bạn bè, người thân. Ví dụ như đôi giày tôi đang đi, tôi mua vì cửa hàng đó họ không dùng túi ni-lông mà dùng túi giấy tái chế (cho dù giá giày có thể nhỉnh hơn các shop khác). Tôi không dùng những chai nước lavie dọc đường mà mang theo bình giữ nhiệt inox, khẩu trang cũng dùng loại khẩu trang bằng vải sợi tre, bàn chải cũng là bàn chải tre nốt… Tôi coi đó như một đóng góp nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường.
Cất tuýp kem chống nắng vào ba-lô, tôi gọi cho con gái. Không thấy con nghe điện, chắc đang trên đường đi học. Không biết Hà Nội có nóng có nắng không? Con ăn gì buổi sáng? Ở đây nắng bỏng rát, nhớ nhà quá. “Tiếp tục lên đường thôi!” – Tôi tự nhủ. Tôi đi tiếp đến Quảng Trị.
*
Như thường lệ, tới đâu tôi cũng tìm đến các cảng cá và bờ biển để chụp ảnh. Chụp xong, tôi xách máy ảnh đi dạo quanh bờ biển. Ở đây tôi đã có một cuộc gặp gỡ thật đặc biệt. Tôi gặp mệ Hiên, khi cái dáng nhỏ bé liêu xiêu của mệ lọt vào khung hình của tôi. Mệ nói nhanh và dùng nhiều từ địa phương Quảng Trị khiến tôi nghe như tiếng nước ngoài và chỉ hiểu bập bõm. Chẳng hạn lúc hỏi mệ đang ở với ai, mệ bảo ởchắc, đang định hỏi mệ chắc là ai thì chợt nhớ ra thổ ngữ nơi đây quen gọi ở một mình là ở chắc. Mệ kể cho tôi câu chuyện đời mệ. Mệ hằng ngày vẫn đi nhặt ve chai. Lúc thì ra cảng xin cá. Nhà của mệ do nhà nước xây và lương mệ nhận mỗi tháng là 540 nghìn đồng, chỉ đủ đong gạo thôi nên mệ vẫn đi nhặt ve chai kiếm thêm, một ngày được khoảng mười, hai mươi nghìn mua thức ăn. Mệ hay cười nhưng đằng sau nụ cười hiền lành ấy là cả một câu chuyện buồn.
Hồi nhỏ, mệ tập kết ra Bắc và trúng bom nên bị mất một chân. Thời gian và cuộc đời đưa đẩy, giờ đây mệ là người dọn rác cho
cửa biển này. Mệ chỉ có mong ước duy nhất là được một lần trong đời đến thăm lăng Bác, nhưng mệ lo nếu đi thì đàn gà ở nhà ai trông, rác ở biển ai sẽ nhặt... Nghe đến đó, lòng tôi bỗng trào dâng xúc động lẫn bao cảm xúc khó tả. Mệ không phải là anh thương binh “vẫn đến trường làng” mà nhạc sĩ Trần Tiến đã viết trong bài Vết chân tròn trên cát, mà sao trong tôi cứ vẳng vang lời bài hát: Vết chân tròn, vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi… Giá như, tôi có thể đưa mệ ra thủ đô thăm lăng Bác như ước nguyện của mệ… nhưng, tôi phải tiếp tục hành trình đang dang dở. Chào mệ, tôi lên đường đi tiếp. Và suốt dọc đường đi tôi cứ thế miên man nhớ về bà cụ nhặt ve chai ở Quỳnh Lưu, miên man nhớ về mệ ở Gio Linh, Quảng Trị…
Có những con người dẫu chỉ gặp gỡ một lần trong đời, ta đã thực sự quý mến họ, dẫu cho lý do ta thương mến họ rất đơn giản. Những người như mệ, như bà cụ ở Quỳnh Lưu chính là những người góp phần làm sạch môi trường biển. Nhưng biển rộng thế, dáng các mệ lại nhỏ bé thế, biết bao giờ mới sạch rác được đây?
BUỔI SÁNG Ở BẢO NINH
Q
ua Quảng Trị tôi đến Quảng Bình. Quảng Bình là nơi hội tụ rất nhiều bãi biển đẹp và đẹp nhất có lẽ là vùng biển Vũng Chùa – Đảo Yến, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình.
Dọc con đường vào viếng mộ Đại tướng có 103 bậc thang bằng gỗ, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên tượng trưng cho 103 tuổi của Đại tướng. Qua các chốt bộ đội canh gác, tôi thành kính đứng trước mộ Đại tướng. Bước từng bước thật nhẹ nhàng, thấy tâm hồn mình thư thái và bình yên... Nắng nhuộm vàng khắp nơi như rót mật, đôi chân tôi thực sự không muốn rời đi.
Thắp hương viếng mộ Đại tướng xong, tựa lưng vào núi, tôi nhìn xuống phía dưới. Cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa thật bình yên, cả một không gian khoáng đạt và hào sảng hiện ra giữa biển trời mây nước tuyệt đẹp.
Đảo Yến có thế hổ phục, mang ý nghĩa trấn giữ đất liền và biển lớn nằm bên vịnh nước sâu Hòn La, dưới chân Đèo Ngang hùng vĩ. Vũng Chùa là bãi biển sạch, cát trắng trải dài, được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Có lẽ thật hiếm có bãi biển nào ở Việt Nam còn hoang sơ và sạch như ở đây. Không có rác, hoặc rác đã được thu gom. Người dân địa phương còn thí nghiệm sử dụng thiết bị lọc nước và nước lọc xong có thể uống được. Tôi đã rất sung sướng khi cầm chai đựng đầy nước được lọc từ thiết bị lọc do dân mình sáng chế ra. Trí tuệ con người thật đáng ngưỡng mộ. Có những nhà khoa học như vậy, cuộc sống này sẽ trở nên tươi đẹp và có ích nhiều lắm.
Nhìn Vũng Chùa – Đảo Yến tôi lại nhớ đến những bãi biển ở Đồng Hới, Quảng Bình tôi vừa đi qua. Bãi biển nơi đây làm tôi nhớ nhiều. Không chỉ nhớ bởi vẻ đẹp có phần man dã của bờ cát dài lẫn muống biển, không chỉ bởi những lời ca đằm thắm về mẹ Suốt mà còn nhớ vì những hình ảnh tôi ghi lại bằng ống kính và những câu chuyện đáng buồn được nghe kể. Nếu Vũng Chùa – Đảo Yến hoang sơ, thanh sạch thì Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú đã mất đi vẻ đẹp mê hồn vốn có vì những bãi biển này đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách từ khắp nơi.
Những năm gần đây du lịch biển Quảng Bình được chú ý quan tâm và du khách kéo đến ngày càng đông. Sự phát triển của du lịch dẫn đến sự thay đổi cảnh quan và rác được xả ra rất nhiều. Buổi sớm hôm đến Bảo Ninh, tôi xách máy ảnh lang thang ra biển. Vẫn như các bãi biển khác vào buổi sớm, trên triền cát mênh mông toàn là rác. Lon bia, túi ni-lông, vỏ bim bim, đồ ăn thừa vương vãi. Có hai chị trong đội lao công đang dọn rác bờ biển. Một chị dọn trên bờ, một chị dọn dưới biển. Đợi các chị nghỉ tay, tôi mới lại gần hỏi chuyện:
Một ngày các chị dọn mất bao nhiêu tiếng ở bãi biển ạ? Mỗi ngày chỉ dọn 3 tiếng buổi sáng thôi chú ạ.
Thế dọn bằng tay thủ công thì lâu lắm, có dụng cụ nào để dọn không chị?
Làm chi có. Mà có dụng cụ dọn cũng không dọn hết vì khách du lịch xả rác nhiều lắm.
Câu chuyện cứ miên man theo chủ đề của rác. Các chị nói chính quyền đã có nhiều hành động trong việc thu gom rác. Đặc biệt làm mạnh tay hơn khi xử lý các đối tượng xả rác. “Khách đến đây hay túm năm tụm ba làm các cuộc vui đốt lửa trên bãi biển. Sau cuộc vui, thì trời ơi, rác đầy luôn. Người mình xả rác nhiều lắm, chứ Tây thì họ không xả rác đâu, một điếu thuốc, vỏ cao su họ cũng tìm thùng rác vứt vào”.
Tôi vốn không phải típ người “sính ngoại”, người hay cho rằng “Tây cái gì cũng tốt”. Nhưng phải thừa nhận một điều, như chị lao công nói, ý thức của khách du lịch nước ngoài vẫn tốt hơn khách ta thật. Tôi cứ suy nghĩ mãi điều này là do đâu? Và trong đầu nảy ra hai chữ “giáo dục”. Phải rồi, chỉ có được giáo dục tốt về ý thức môi trường từ bé, khi lớn lên chúng ta mới có một thế hệ công dân “xanh và sạch”.
Mặt trời lên cao đỏ rực ở sát đường chân trời, khách du lịch lại nườm nượp kéo xuống bãi biển. Họ cười nói rôm rả, nhảy xuống làn nước mát trong xanh. Tôi cất máy ảnh, đội mũ bảo hiểm và tiếp tục hành trình của mình.
RÁC CŨNG LÀ MỘT TÀI NGUYÊN H
ành trình của tôi, đến giờ, là một hành trình thật cô đơn. Cho dù, trên đường đi, có rất nhiều cuộc gặp gỡ đã để lại trong tôi những cảm xúc, ấn tượng khó quên. Song với
áp lực thời gian và khối lượng công việc khổng lồ, đa phần tôi một mình trên đường (mỗi ngày ngồi trên xe đi trên dưới 150km từ sáng sớm tới tối). Hằng ngày, ăn tối xong về nơi nghỉ, tôi chỉ kịp trút bỏ bộ quần áo bảo hộ, cắm các loại sạc thiết bị, copy dữ liệu, đăng vội một, hai tấm hình, ảnh selfie, hoặc là ảnh bữa cơm tôi ăn, để ngầm thông báo với mọi người ở nhà tôi vẫn ổn, để mọi người đỡ lo. Còn thời gian tôi sẽ chia sẻ thêm những điều tôi ghi lại hoặc gặp trên đường đi, và cuối cùng lăn quay ra ngủ không vẫy tai tới sáng hôm sau. Vì thế cũng chả có thời gian để tương tác, giao lưu với người thân, bạn bè và học viên online. Thế nên mới nói, hành trình của tôi là hành trình thật cô đơn.
Nhưng sự cô đơn ấy thật sự đã chấm dứt từ hôm nay, khi tôi nhận được tin nhắn từ một trang mạng xã hội xin phép chia sẻ hình ảnh tôi ghi lại. Tôi vào Facebook kiểm tra và ngỡ ngàng. Gì thế này? Hơn chục nghìn like, cả nghìn share về câu chuyện tôi kể cùng rất nhiều comment động viên, hưởng ứng bên dưới. Ôi vui quá! Hóa ra, mọi người và xã hội vẫn quan tâm đến môi trường, và ai cũng muốn đồng hành thay đổi sự ô nhiễm đang diễn ra. Tự dưng tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Không phải vì mình sắp trở thành người hùng trên Facebook, không chỉ bởi được mọi người quan tâm mà vì tôi đang làm đúng. Tôi giống như chiếc cầu nối giúp mọi người nhận ra và bắt đầu hành động. Việc like và share những bức ảnh rác ở biển Việt Nam không chỉ là sự khích lệ, động viên tôi trên hành trình buồn tẻ, gian nan đó còn là tín hiệu đáng mừng vì cộng đồng đang thực sự quan tâm đến môi trường. Có nhiều chia sẻ của các bạn còn
rất trẻ khiến tôi bật cười thành tiếng vì vui và hạnh phúc. Ngay bây giờ tôi sẽ lên đường để đi tiếp, để chụp tiếp. Tôi không đơn độc, tôi đã có cả xã hội đồng hành và ủng hộ.
*
Bạn có bao giờ hình dung rằng mỗi người chúng ta có trọng lượng bao nhiêu kilôgam thì trong vòng một tháng chúng ta sẽ thải chừng đó kilôgam rác ra môi trường? Hiện có tới 3,5 triệu tấn rác được thải ra trên thế giới mỗi ngày. Con số này cao gấp 10 lần so với 100 năm trước và dự kiến sẽ tăng lên 11 triệu tấn vào cuối thế kỷ 21. Chúng ta sẽ xử lý chúng ra sao?
Tôi muốn kể về một cơ duyên đặc biệt tại Quảng Bình. Một học viên trong Học viện nhiếp ảnh Ánh sáng là giảng viên khoa Tại chức, đại học Xây dựng: anh Nguyễn Bình H.. Anh có học viên trên khắp cả nước. Hôm tôi ở Quảng Bình cũng tình cờ anh H. có lớp dạy ở đó. Anh mời tôi ăn tối với sinh viên của anh. Tôi vì công việc đi chụp không thể căn chuẩn được thời gian nên tối đó khi quay về chỗ hẹn gặp anh đã khá muộn. Vậy mà, tất cả sinh viên và cả anh đều ngồi chờ cơm. Thật xúc động và cũng ngại vô cùng. Trong số học viên của anh hôm đó có bạn H. làm bên Sở Xây dựng, khi biết về hành trình của tôi, bạn H. và anh H. đã đề nghị được đưa tôi đến thăm nhà máy xử lý rác thải hiện đại bậc nhất Việt Nam tại đây. Khi nghe lời đề nghị tôi cứ tưởng mình nghe nhầm. Từ đầu hành trình đến giờ, tôi đi một mình, đến đâu cũng toàn rác là rác, thực sự rất nản. Đến hôm nay, tôi có cơ hội đến thăm nhà máy xử lý rác thải hiện đại bậc nhất ở Việt Nam, lời đề nghị như mở ra tia sáng hi vọng, khiến tôi phấn chấn hơn rất nhiều.
Chị T., Giám đốc nhà máy trực tiếp chào đón mấy anh em tôi. Cơ hội này thật tuyệt vời. Nhìn cơ ngơi của nhà máy rộng lớn với máy móc hiện đại, tôi cứ ngớ người ra như đứa trẻ lần đầu đến trường. “Anh biết không, con người tạo ra rác và con người cũng
xử lý được rác. Vấn đề là ta có muốn làm hay không thôi” – chị T. từ tốn nói.
Nhà máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) của công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam mua công nghệ xử lý rác thải hàng đầu trên thế giới, từ rác thải sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ, thậm chí làm ra điện để hòa vào lưới điện quốc gia.
Nước ở các bể phốt cũng được xử lý tại nhà máy này.
“Anh có tin không, chúng tôi có một vườn cây hoa trái sum sê nhờ bón phân bón khoáng hữu cơ do tái chế rác thải đấy”. Tôi mắt tròn mắt dẹt không tin vào tai mình. Chị dẫn tôi ra sau khu nhà máy. Thật không thể tin được, một vườn cây sum sê hoa trái. Rau xanh mướt, dưa lúc lỉu. Bao ngày, ống kính chỉ ghi lại những cảnh rác, túi ni-lông, cuộc sống ngập trong ô nhiễm, giờ đến với vườn cây này, đến với nhà máy xử lý rác thải, giống như một cơn mưa mùa hạ tưới tắm cho những ngày oi nồng. Tôi đi vào vườn cây mà như đi vào xứ sở thần tiên. Con người thật vĩ đại biết bao.
Qua câu chuyện của chị T. tôi được biết thêm Thuỵ Điển là quốc gia phải nhập khẩu rác để xử lý. Nghe có vẻ hài hước đúng không nhưng trên thực tế lượng rác thải cần phải chôn lấp ở Thuỵ Điển chỉ chiếm khoảng 1%. Còn lại, 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện. 50% lượng điện năng tiêu thụ của Thuỵ Điển đến từ năng lượng tái tạo. Họ thiết lập mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện – 75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất thế giới. Rác thải của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi. Họ có hai quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh.
– Mình có nhà máy hiện đại thế này, sao tôi đi qua các bãi biển ở Quảng Bình vẫn thấy rác, ni-lông, chất thải ngập tràn các bãi biển. Chả nhẽ công suất nhà máy không đủ.
Không phải. Nhà máy hoàn toàn đủ công suất để xử lý, phân loại rác thải. Nhưng mà không có đủ rác anh ạ.
“Không đủ rác” – Một lần nữa, tôi lại bất ngờ đến không thốt nên lời.
Thu gom rác của chúng ta đã kém, phân loại rác của chúng ta càng kém. Trong khi đó ý thức người dân không có, nên bừa đâu vứt đấy, không có tổ chức quy củ thành ra rác vẫn ngập khắp nơi còn nhà máy lại không đủ công suất. – Chị T. nói với tôi giọng tiếc nuối. – Trên thế giới, Nhật Bản không phải quốc gia đi đầu về tái chế rác thải. Nhưng họ là quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả. Ở ta thì chưa làm được vậy, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Cũng tại nhà máy, tôi được nghe câu chuyện về một sinh linh bé bỏng đã bị vứt vào thùng rác, không ai phát hiện em bé đã bị vứt trong thùng rác nào, ở đâu, chỉ cho tới khi bé được chuyển tới nhà máy xử lý rác, được bộ phận nhận dạng ADN của nhà máy vào cuộc, mọi người mới biết.
Không ai bảo ai, chúng tôi đến viếng mộ em bé. Những người công nhân ở đây vẫn thường xuyên tới thắp hương. Bé đã đến bên đời và có lẽ là một em bé ngoan…
– Cảm ơn chị vì đã cho tôi tham quan nhà máy. Hôm nay, máy ảnh của tôi đã ghi lại được khá nhiều điều thú vị. Thật sự cảm ơn chị.
Ôi, có gì đâu anh. Tặng anh quả dưa, hoa màu thu hoạch từ khu vườn lúc nãy.
Nhận quả dưa từ tay chị T., tôi chào tạm biệt và lên đường. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng là nguồn động lực vô cùng lớn cho tôi. Không có gì là không có cách giải quyết, chỉ là mình có muốn làm hay không thôi. Rác là tài nguyên, tất cả rác đều có thể xử lý được.
SỢ PHÁ TAM GIANG VÀ NHỮNG XÓM NƯỚC ĐEN Ở HUẾ
P
há Tam Giang là điểm đến tiếp theo của tôi. Chưa đến phá Tam Giang chưa thấu hết vẻ đẹp xứ Huế. Người ta vẫn thường bảo vậy khi đến Huế. Cũng đúng thôi, Huế
đâu chỉ là mảnh đất cố đô với sông Hương mộng mơ và cung đình cổ kính.
Phá Tam Giang được biết tới là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Một khu vực e ấp trong mình nhiều nét hoang sơ kì thú. Ngắm được bình minh hay hoàng hôn tại nơi này thì thật tuyệt, thi thoảng một con thuyền, một màn cất vó tung ra khoảng đầm mênh mông muôn vàn lấp lánh… tất cả cùng hòa quyện với nhau để làm nên một điểm đến ấn tượng cho du khách muốn tham quan xứ Huế.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các nhà hàng quán xá mở ra nhiều hơn. Chợ cá cũng nhộn nhịp. Và mặt trái của hiện tượng ấy: tình trạng ô nhiễm thêm phần nghiêm trọng trên khu đầm phá rộng mênh mông này. Túi ni-lông, vỏ trái cây, bao tải… bị vứt tràn lan. Sát bờ đầm, những lớp rác thải, túi ni-lông, vật dụng lềnh bềnh nổi, mắc cả vào mái chèo.
Ô nhiễm dầu và bên cạnh đó là sự thay đổi lớn về diện tích mặt nước làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy hải sản. Cá tôm trong đầm không còn nhiều nữa, các quán xá ở đây cũng phải mua ở nơi khác về.
Hiện đang có khoảng 300.000 cư dân sinh sống ở 41 xã chung quanh phá. Đời sống của các hộ dân này gắn liền với khai thác
trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn tài nguyên trong đầm phá hoặc ven phá.
Không chỉ bị khai thác tận diệt, vùng đầm phá này còn bị đe dọa bởi phong trào nuôi tôm. Qua hơn mười năm, việc nuôi tôm hạ triều và nuôi chắn sáo của người dân ngày càng phát triển. Diện tích các hồ nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá hiện nay trên 5.000ha và vẫn đang còn tiếp tục gia tăng. Qua mỗi mùa tôm, phá Tam Giang phải hứng chịu hàng triệu mét khối nước thải. Môi trường không đảm bảo tất yếu sẽ xảy ra những dịch bệnh không kiểm soát được và gây tác động xấu trở lại đối với cuộc sống của con người. Điều này đã liên tục xảy ra đối với những người dân nuôi tôm ở Thừa Thiên – Huế. Từ năm 2005 đến nay, dịch bệnh đốm trắng, vàng mang... đã gây ra tình trạng tôm chết hàng loạt ở các vùng nuôi tôm của các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà... Đã có lần, tỉnh Thừa Thiên – Huế tính đến phương án táo bạo: thay nước ở phá Tam Giang bằng cách xả nước ở hồ Truồi bởi tình trạng ô nhiễm do việc nuôi tôm của người dân đã đến mức báo động.
Ngày xưa muốn đến Huế, việc di chuyển hiểm trở, khó khăn. Người ta sợ phá Tam Giang (do ba con sông hợp lại: sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương) bởi phá Tam Giang rất sâu, nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Ngoài phá Tam Giang, người ta cũng bị truông Nhà Hồ đe dọa. Truông này chạy qua làng Hồ Xá, dài và vắng vẻ làm cho người đến Huế vô cùng e ngại:
Thương em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Nhưng giờ có lẽ người đi qua không sợ sâu mà sợ sự ô nhiễm. Tôi đã đọc được tất cả những thông tin đó trước khi đến Tam Giang của Huế. Điểm đầu tiên tôi ghé là khu chợ ở đây. Ống kính đã lắp sẵn sàng, tôi hăm hở tiến vào chợ. Bức ảnh đầu tiên tôi chụp là sự mâu thuẫn giữa một bên là biển cấm đổ rác nhưng bên cạnh toàn là rác thải và túi ni-lông. Một chị hồn nhiên đi vệ sinh ngay bên cạnh biển cấm.
Sau khu chợ Tam Giang là cảng cá Thuận An, Tân Lập, Tân Cảnh. Những nơi ấy bạt ngàn túi ni-lông. Dòng kênh nước quanh đây đen kịt, mùi hôi thối bốc lên… Tôi gặp anh Q., một người dân đang sống tại đây. Anh Q. tình nguyện làm hướng dẫn viên cho tôi. “Anh chưa đi đúng hôm gió thổi, nếu đúng ngày gió lên mùi rác nồng khắp trong không khí, không thể chịu nổi đâu. Nhà đóng kín cửa đến mấy thì thứ mùi kinh khủng ấy vẫn len lỏi vào được”.
Anh Q. dẫn tôi đến gần chỗ tàu neo đậu. Người dân cho hay: “Mỗi tàu cá xả đến cả tạ túi ni-lông, gần trăm con tàu đó chú thử tính xem? Chỉ khi nào nước lũ về nó mới trôi ra biển và đi về đâu không rõ nữa”.
Tôi cũng xin lên các tàu đánh cá, vừa để hỏi han tình hình, vừa để tìm điểm chụp những tấm ảnh chân thật nhất. Trước ống kính máy ảnh của tôi, ngư dân vẫn hồn nhiên quăng túi ni-lông xuống biển. “Chuyện thường ở đây anh ơi, anh chụp có mà hết cả ngày cũng không xuể”. Họ cười khà khà với nhau, họ chế giễu tôi. Và cứ mỗi lần giương ống kính lên, ngắm ấn chụp tôi lại thấy người mình run lên. Tôi luồn xuống dòng kênh nước đen, đặt ống kính sát nhất để chụp được bức ảnh thật nhất về độ ô nhiễm nước ở đây. Khi lên bờ, sự nhớp nháp, mùi hôi thối của dòng kênh làm tôi không sao chịu nổi. Tôi ói ra, mặt nhợt nhạt, anh Q. phải chở tôi về. Ngày hôm đó và xóm nước đen ở Huế là ký ức khủng khiếp mà tôi không bao giờ quên.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, số lượng chất thải nhựa và túi ni-lông phát sinh tại Việt Nam gia tăng nhanh khủng khiếp. Ông Nhân cho biết, từ số liệu điều tra cho thấy lượng chất thải nhựa và túi ni-lông chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500 – 1.000 tỉ chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông đang bị coi là một trong những
“thủ phạm” nguy hiểm gây “ô nhiễm trắng” cho môi trường.
Qua bao cảng cá tôi từng đến, tôi nghĩ rằng đã đến lúc nhà nước cần có dự án về nâng cao ý thức cho ngư dân trong sử dụng các sản phẩm từ nhựa.
Vứt bỏ một túi ni-lông chỉ tốn một giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân hủy được.
PHỐ CỔ “NI-LÔNG”…
V
ượt đèo Hải Vân, tôi rời xứ Huế.
Đoạn đèo này là một trong những cung đường trắc trở bậc nhất khi người xưa vượt ngàn dặm Nam tiến.
Có thể bạn sẽ nghĩ, bây giờ chuyện vượt đèo không ghê gớm như hồi trước. Nhưng tôi đã có trải nghiệm khác. Đường đèo tuy đẹp hơn nhưng nguy hiểm ở chỗ nhiều bạn bè nước ngoài cứ lấn làn và lướt xe ga vèo vèo, trong khi địa thế rồi thời tiết không hẳn đã ủng hộ những tay lái non. Khi đổ đèo, an toàn quan trọng hơn tốc độ. Tôi dùng xe ga phanh bằng côn, phải mớm ga ở tốc độ 58km/h để côn bám cuối cùng thả phanh và ga, xe sẽ tự phanh động cơ.
Thật may mắn. Cuối cùng tôi đã an toàn đến được Đà Nẵng – thành phố mà nhiều người vẫn cho là đáng sống nhất Việt Nam.
*
Tôi đi dọc bãi biển của thành phố Đà Nẵng vào sáng sớm, bãi đông nghịt người với đủ các hoạt động, trông vui nhất là cảnh bật nhạc tập thể dục.
Lang thang một hồi, tay lăm lăm máy ảnh nhưng chưa kịp chụp thì tôi đã bị đủ các thứ mùi xộc vào mũi. Hương vị mặn mòi của biển bị át hết, nhiều cống thoát nước thải bốc mùi hôi thối, nước cống chảy lênh láng làm cát có lẽ chuyển màu xanh. Công nhân môi trường sợ nhất lúc mưa to gió lớn vì hôm sau họ phải dọn dẹp rác từ trong cống ra rất nhiều, có lúc dọn cả ngày và phải ăn cơm trưa ở bãi biển. Tôi hỏi vài người dân. Họ khuyên tôi nếu
chiều tối có mưa to thì sáng hôm sau tuyệt đối đừng nên đi tắm biển Đà Nẵng. Vì khi đó biển rất bẩn, rất nhiều rác.
Sáng hôm sau, tôi rời Đà Nẵng đến Hội An. Hội An cũng là thành phố thứ hai của Việt Nam (sau Hà Nội) thực hiện Dự án 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng) bằng việc phân loại rác thải tại nguồn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa được cải thiện và chính xác hơn là vẫn chưa có giải pháp tổng thể.
Những công nhân vệ sinh môi trường trên sông ở Hội An vẫn thở than mỗi khi có gió là sẽ nhiều rác. Hội An thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi ngày. Vì thế, Hội An xả 100 tấn rác/ngày, trong khi nhà máy xử lý rác ở xã Cẩm Hà chỉ xử lý tối đa 30 tấn/ngày. Bảy mươi tấn ứ đọng mỗi ngày sẽ đi đâu về đâu? Thiết nghĩ những nơi như Hội An cần có thêm cả quy tắc chuẩn về việc xử lý nước thải và chất thải lỏng trước khi xả thải vào môi trường. Đặc biệt là nước xả thải ra môi trường từ các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
Bờ phía xa bên kia của sông Thu Bồn và dọc xuống phía hướng ra cửa biển là địa phận của xã Duy Nam và Duy Hải thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.
Ở đây, tôi đã thấy một khu “phổ cổ ni-lông” chạy dọc theo con sông và sát cửa đổ ra biển. Thật choáng ngợp, túi ni-lông vương vãi khắp nơi, đủ màu sắc. Người dân còn bảo tôi đó là một nét “cổ kính”. Khu phố là nơi bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Túi ni-lông đương nhiên là được dùng nhiều. Thậm chí còn nhiều loại túi được thiết kế bắt mắt thu hút khách. Vậy là ngoài tên phố cổ, giờ đây còn có thể gọi Hội An là “phố cổ ni-lông”. Tôi lăn tăn về cái gọi là sự “cổ kính” của một khu du lịch tầm cỡ, của một di sản mang nhiều trầm tích văn hóa lịch sử. Cũng từ lâu, tôi đã nghe về sự hiếu khách và chất phác của con người xứ Quảng. Họ cơ bản vẫn giữ được sự nồng hậu ngay cả khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, kéo theo hàng loạt các dịch vụ du
lịch – thương mại khá sầm uất. Chỉ là sự nồng hậu có vẻ không liên quan mấy tới ý thức gìn giữ cảnh quan sinh thái?
ĐẢO LÀ NHÀ, BIỂN CÓ LÀ QUÊ HƯƠNG? R
ời phố cổ, tôi lên đường đến xã đảo Tam Hải. Làm thế nào để Tam Hải trở thành khu du lịch biển đảo và vùng đệm hệ sinh thái môi trường là vấn đề đang được các
nhà khoa học hết sức quan tâm. Họ nhận định rằng Tam Hải xứng đáng trở thành di sản địa chất tầm cỡ thế giới.
Tôi đi đò từ phía làng Bích họa Tam Thanh sang, rồi sau khi loanh quanh, tôi đi tiếp đò khác về phía biển Dung Quất. Đảo tuy nhỏ nhưng có nhiều bãi cát khá đẹp. Nhưng lại là rác thải… Thứ ngáng đường mọi vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng.
Và rác ngự trị khắp nơi trên hòn đảo đẹp đẽ này: từ bãi đất trống, kênh rạch, cống thoát nước thải và tất nhiên là cả đường bờ biển, trên mặt biển… Những nơi ấy trở thành điểm tập kết rác của hàng nghìn người dân sinh sống tại xã đảo, trước sự bất lực của chính quyền địa phương. Mỗi mùa mưa, túi ni-lông, xác động vật nổi lềnh bềnh, khi vào mùa khô thì bốc mùi hôi thối, khiến môi trường ô nhiễm đến mức báo động.
Bác C., một bác trung tuổi, dáng vẻ nhanh nhẹn, rôm rả trò chuyện với tôi. Bác có vẻ khó giữ được sự bình tĩnh. Hẳn rồi, thời trai trẻ, bác đã sống tại nơi này với bầu không khí trong lành biết bao nhiêu thì giờ ô nhiễm bấy nhiêu. Tôi nhìn sâu trong ánh mắt bác, thấy điều gì đó ngập ngừng, có vẻ bác còn muốn chia sẻ nhiều lắm. Người có tuổi thích có người bầu bạn và tâm sự. Giọng bác mỗi lúc mỗi tha thiết gay gắt có, tiếc nuối có và chất chứa một sự buồn bã, bất lực.
Mấy năm trước UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án lò đốt rác với kinh phí khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc đặt vị trí
p g ỷ g y ệ ặ ị
lò đốt rác gần khu dân cư không đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế nên không nhận được sự đồng thuận của người dân. Ngày qua ngày, hòn đảo thì ô nhiễm, rác càng ngày càng bị đổ nhiều ra đại dương. Nhưng đến nay, Tam Hải vẫn chưa triển khai được phương án nào để xử lý rác thải. Người dân vẫn mặc nhiên vứt rác bừa bãi khắp nơi.
Rời xã đảo Tam Hải, lòng tôi cứ ám ảnh mãi ánh mắt buồn đau đáu nhiều xa xót của bác C.
*
Hôm nay là thứ ba, trời âm u. Tôi phóng vội xe trên đường để kịp đến cảng Sa Kỳ nơi trung chuyển để ra đảo Lý Sơn.
Đến bờ, khách du lịch, dân cư lần lượt lên đảo. Bác chủ thuyền cùng hai anh con trai và tôi cùng nhau kéo chiếc xe khênh lên bờ. Người miền Trung vẫn thế, nhiệt tình, vui vẻ, tốt bụng. Tôi định gửi thêm tiền, nhưng bác chủ thuyền không nhận. Bác nói: “Tặng chú coi như là góp một chút vào việc tốt trong xã hội. Chúc chú có nhiều tấm ảnh đẹp”. Tôi xin phép được chụp bác cùng mọi người trên tàu, tôi xin địa chỉ và sẽ gửi ảnh làm quà. Ai cũng cười thật tươi, khuôn mặt rám nắng khỏe khoắn.
Loanh quanh trên đảo, tôi muốn bỏ giấy gói bánh mì nhưng tìm mãi không thấy thùng rác ở chỗ nào. Định hỏi thăm thì thấy ngay một chị hồn nhiên xách túi rác ném ra biển. Con đê ngăn cách biển với đất liền giờ trở thành con đường dẫn lối để đưa rác đến gần hơn với biển. Con đê toàn rác và rác. Tôi chụp con đê rác đó. Thập cẩm đủ các loại. Và không có một thùng thu gom rác nào cả, tất cả được đựng trong túi ni-lông, thậm chí là vứt bừa bãi, tung tóe. Tại sao họ lại không cho vào thùng rác nhỉ?
“Lấy đâu ra thùng rác chú ơi. Thùng rác duy nhất chỉ có trong cảng Sa Kỳ, nơi đây không có thùng rác. Cửa biển chính là bãi đổ rác”. Người dân ở đây đã trả lời như vậy khi tôi hỏi thăm về thùng rác. Câu trả lời làm tôi tò mò đi khắp xã. Các biển hiệu vì
g p ệ môi trường cực nhiều nhưng quả nhiên không tìm thấy thùng rác.
Tôi bỗng cảm thấy cái thùng rác sao mà đẹp đẽ lạ thường. Với người dân trong vùng, thiết nghĩ có thùng rác, dù chỉ là vài ba cái nhỏ xinh thì khu bến cảng sẽ thêm phần đẹp hơn. Người dân sẽ có ý thức hơn. Trẻ con sẽ hiểu rác cần phải bỏ vào thùng, không vứt bừa bãi. Điều gì đó làm ra cái đẹp cũng sẽ trở thành cái đẹp…
Rồi đây, không có thùng rác, người dân vẫn cứ thản nhiên đến mức hồn nhiên xả rác ra biển, họ và cả chúng ta nữa, tất cả chúng ta đấy nhé, tôi nhấn mạnh, chúng ta sẽ nhận những thứ thực sự đẹp đẽ sao? Những con hải âu đã cho chim non ăn rác thải nhựa, bởi chúng nghĩ đó chỉ là vật ban tặng bổ dưỡng đến từ biển cả. Những chú rùa cũng mắc lỗi tương tự, tưởng rằng các túi ni-lông đang nổi bồng bềnh là con sứa ngon lành. Hậu quả là ruột những chú chim và rùa này bị lấp kín bởi rác thải của con người. Những chú rùa đen đủi còn bị cắm ống hút nhựa vào lỗ mũi mà không sao rút ra được. Nhiều loài sống ở biển chết vì tắc nghẽn tiêu hóa hoặc thiếu dinh dưỡng.
Chúng ta biếu tặng ông bà, cha mẹ, người thân, chăm chút con cái bằng các đặc sản biển nhưng cũng đâu biết rằng trong đó là bao chất độc hại mà chúng đã ăn phải từ rác của chính con người thải ra?
Liệu chúng ta có được tha thứ hay không? Chúng ta tạo ra nhựa. Loài người đã tạo ra 9,2 tỷ tấn nhựa, trong đó hơn 6,9 tỷ tấn trở thành rác thải nhựa. Và khoảng trên 150 triệu tấn đang nằm trong đại dương, có trọng lượng bằng 1/5 số cá ở đó. Dự báo đến năm 2050 trọng lượng rác thải nhựa và cá trong đại dương là bằng nhau. Chúng ta sản xuất và tiêu thụ hơn 300 triệu tấn mỗi năm, sau đó vứt bỏ một cách lãng phí. Vứt vô tội vạ vào đại dương, nơi nuôi sống chúng ta.
Năm 2010, tôi có đến đảo Lý Sơn chụp bộ ảnh biển đảo theo đặt hàng của tạp chí Heritage. Bộ ảnh đó sau khi được đăng tải đã khiến cho du khách khắp nơi kéo đến Lý Sơn để thưởng lãm khung cảnh nên thơ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Giờ tôi
cũng đến Lý Sơn và chụp một bộ ảnh, nhưng không phải là bộ ảnh về phong cảnh biển đảo tươi xanh mà về rác, về sự ô nhiễm rác thải trên đảo. Liệu khi bộ ảnh này ra đời, mọi người có đến Lý Sơn để dọn rác và làm sạch môi trường không?
TIẾC CON SÔNG QUÊ HƯƠNG CỦA NHÀ THƠ TẾ HANH
S
a Huỳnh là một địa danh nổi tiếng thuộc địa phận huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi. Không chỉ là vùng di chỉ khảo cổ có giá trị với hàng loạt mộ chum và nhiều hiện vật tiêu
biểu cho một nền văn hóa cổ xưa bị chìm khuất dưới lòng đất mà mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát lộ, Sa Huỳnh còn được biết đến với một bãi biển đẹp chạy dài năm, sáu cây số cong cong hình lưỡi liềm.
Cái tên Sa Huỳnh (hay Sa Hoàng) có nghĩa là cát vàng. Nơi đây là vựa muối lớn của miền Trung. Đầm nước mặn là nơi người dân địa phương lấy nước làm muối, đồng thời là nơi nuôi cá và hàu.
Tôi đi quanh khu đầm này và lại bắt gặp… rác. Rác ngập ngụa khắp nơi, nước cạnh bờ đen đúa và bốc lên mùi hôi thối, nhất là ở hai thôn Thạnh Đức 1, Thạnh Đức 2. Nhiều rác quá, tôi hỏi những người dân ở đây tại sao lại nhiều rác như vậy, thì nhận được câu trả lời: “Các thôn khác ở xã Phổ Thạch, người ta đang phản đối nhà máy rác gây ô nhiễm môi trường nên khoảng một tháng nay rác của cư dân ở đây hiện không có chỗ nào đổ ngoài việc đổ xuống đầm hoặc đốt. Đầm ô nhiễm, người ta còn không dám ăn cá nuôi dưới đầm này nữa”. Tại sao lại phản đối nhà máy rác nhỉ, tôi băn khoăn? Phải chăng vì hệ thống và quy trình xử lý chất thải của nhà máy không đủ tốt khiến người dân phẫn nộ? Vậy sự tắc trách lại liên lụy đến nhiều những điều khác. Dân không có chỗ đổ rác, họ đổ xuống ao, hồ đầm, cá ăn vào bị nhiễm bẩn nên không ai dám ăn. Vậy còn muối làm ra ở đây thì ra sao?
Tôi xách máy ảnh đi thăm các vựa muối. Có một thực tế đáng báo động hơn đó là: Các loại rác thải nhựa con người ném ra đại dương đang xâm nhập vào muối biển, quay trở lại gây hại cho con người thông qua thực phẩm ăn hằng ngày. Trong bữa cơm của mỗi gia đình, có bữa ăn nào thiếu muối không?
Bữa tối hôm đó, tôi tự thưởng cho mình một bữa hải sản sau một ngày dài vất vả. Nhưng khi vắt miếng chanh vào đĩa muối tiêu, tôi bỗng thấy cổ họng gờn gợn, bữa hải sản vì thế mà kém ngon đi một chút. Thế mới thấy, hạt muối thân quen và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày được làm ra như thế nào. Và khi hạt muối không còn sạch, liệu bữa ăn của chúng ta có còn an toàn? Có nhiều người vô tư bảo: “Dào ôi, cứ ăn uống thoải mái đi, có chết thì cũng chết từ từ, có chết ngay đâu mà sợ. Còn nhịn ăn thì sẽ chết đói trước chết bệnh đấy”.
Vậy tương lai con cháu của chúng ta, nếu hiện trạng này không được cải thiện mà đi theo chiều hướng xấu hơn thì cái lý lẽ “từ từ” ấy liệu còn hợp lý?
Ăn vội bát cơm rồi đi ngủ, có gì đó thôi thúc tôi cho chuyến hành trình ngày mai. Ngày mai tôi sẽ qua Quảng Ngãi và dường như dự cảm mách bảo rằng máy ảnh của tôi sẽ phải làm việc hết công suất.
Đến Quảng Ngãi, tôi dừng lại ở con sông chảy qua Bình Dương, qua xã Bình Đông và cuối cùng là đổ ra biển. Đây là huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Tế Hanh đã có những câu thơ thật hay về vẻ đẹp của con sông này: Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Con sông của nhà thơ Tế Hanh có lẽ chỉ còn là hoài niệm. Giờ đây hai bên dọc bờ sông là những nhà hàng nổi soi bóng. Cùng với việc kinh doanh tấp nập, khách qua lại đông vui, rác thải
cũng ngồn ngộn nhiều lên. Rác mặc sức trôi nổi trên bờ sông, trên mặt sông... Tôi đi vào các con ngõ nhỏ xuyên qua các xóm, sát mép sông. Xa xa, chỗ bờ sông, một cụ già đang gom rác đốt, khói bốc lên mùi khét nồng. Lũ trẻ con nô đùa trước một bãi rác, bên cạnh là những chú chó tung tăng tìm thức ăn lẫn trong rác. Bên này một người thương binh đang vượt qua bãi rác trước cửa nhà để lên chiếc thuyền thúng ra sông… Rác thải nhựa có thể từ ở những vùng rất xa, trôi theo các dòng sông và khi ra đến biển do tác động của nước biển, của tia cực tím, rác nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và bị các loài hải sản ăn vào. Các loài hải sản đó rồi cũng có mặt trong chuỗi thức ăn của con người. Khúc sông này rồi cũng sẽ đổ ra biển. Cái vòng luẩn quẩn của rác thải nhựa sẽ bám lấy cuộc sống của người dân miền Trung.
Họ sẽ phải sống chung với rác như sống chung với thiên tai sao?
Tôi qua xứ Huế mộng mơ, qua Đà Nẵng đáng sống, qua cả phố cổ bình yên rồi tới con sông trữ tình đã gắn bó với biết bao thế hệ người yêu thi ca. Đến đâu, tôi cũng thấy chạnh lòng. Thi sĩ thi vị hóa cho cuộc đời đẹp hơn thì lại có những người làm cho cuộc đời trở nên xấu xí hơn…
Đã đến lúc chúng ta cần phải khơi ra góc khuất đằng sau những bức ảnh lung linh tráng lệ, để hi vọng những vần thơ, ý nhạc ngợi ca quê hương sẽ không trở thành dĩ vãng… Chia tay con sông thơ mộng một thuở, trong đầu tôi vương vấn ý nghĩ rằng không rõ nếu nhà thơ Tế Hanh sống lại, thời điểm ông sẽ viết những câu thơ gì về con sông quê hương?
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ? C
àng đi, tôi càng thấy, biển nước mình quá đẹp. Khu vực Bắc Trung Bộ có những bãi biển đẹp như Nhật Lệ, Cửa Tùng, Lăng Cô… và càng đi tiếp vào Nam Trung Bộ, biển càng đẹp hơn.
Cung đường qua đèo Cả nếu phượt bằng xe máy thực sự đáng nhớ, núi hút vào trong những đoạn cua tay áo, đến miền Trung mà không qua những con đèo quanh co đâm ngang ra biển thì phí lắm. Đặt chân tới Phú Yên, tôi ghé qua Bãi Môn.
Ngay dưới chân ngọn hải đăng rất đẹp Mũi Điện là Bãi Môn với bãi cát mịn trải dài, nước biển trong vắt... Đoạn bờ biển này không có dân cư và hàng quán, chỉ có công ty quản lý thu vé vào cửa, vé tắm nước ngọt thuê đồ, là điểm lý tưởng để bạn tắm biển, cắm trại đêm. Tắm biển xong bạn có thể thưởng thức hải sản ở bãi biển Đại Lãnh cách đó tầm mười cây số.
Nếu ai thích khám phá thì nên ngủ lại trên hải đăng và đón bình minh ở đó. Ngắm nhìn cảnh đẹp của Nam Trung Bộ, thật dễ hiểu vì sao những bãi biển ở đây thường xuyên lọt vào mắt xanh của các nhà làm phim. Bãi Môn là địa điểm được đoàn làm phim Ngày ấy ta đã yêu lựa chọn, còn Bãi Xép thì được lên phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh với những cảnh quay siêu đẹp và thơ mộng.
Bãi Xép cách Tuy Hòa mười lăm cây số. Từ Quy Nhơn sang Tuy Hoà có nhiều bãi biển đẹp, đẹp kiểu bé xinh và rất vừa vặn với các khu du lịch, nghỉ dưỡng nên gần như chỗ nào cũng đều có chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng, biến biển chung thành những bãi biển riêng... Bãi Xép cũng không ngoại lệ, tuy nhiên ở đây chưa đầu tư nơi nghỉ nên họ chỉ thu vé vào cửa 20 nghìn.
y g ọ g Vì vẫn chưa quy hoạch xong nên khu vực này biển vẫn đẹp và trong xanh, cát cũng sạch hơn, rác cũng ít hơn. Đứng giữa biển trời mênh mông, một cảm giác yêu mến và tự hào dâng lên trong tôi. Đất nước mình đẹp biết bao nhiêu. Biển của mình đẹp biết bao nhiêu. Vậy mà chúng ta, những con người đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này lại không bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp ấy? Cùng với cảm giác yêu mến và tự hào ấy là một ước mơ đã định hình và ngày càng lớn lên trong tôi: nhất định phải làm gì đó để góp phần gìn giữ vẻ đẹp này, không chỉ cho thế hệ của tôi mà cho đời con, cháu tôi còn được chiêm ngưỡng.
*
Nghỉ ngơi ở Bãi Xép một ngày, đắm mình trong làn nước xanh trong, tôi lại khăn gói đến Vũng Rô. Đây là khu vực giữa Phú Yên và Khánh Hòa. Đẹp và nên thơ, Vũng Rô được che chắn bởi ba dãy núi cao là Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà, nơi này cũng có tàu du lịch đi ra đảo Hòn Nưa. Tuy nhiên, Vũng Rô cũng lại là một địa chỉ đỏ của ô nhiễm, tôi đã đọc về điều này trước khi bắt đầu hành trình.
Giống như những dự cảm không hay của tôi lúc qua con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, khu di tích lịch sử nằm giữa cảnh quan đẹp kì vĩ vẫn bị đe dọa bởi rác thải. Vũng Rô nằm giữa hai con dốc, nhưng hai đầu dốc đó chính lại là… hai bãi rác khá lớn. Bãi rác này cạnh đường và ngay sát bờ biển, gần tới mức chỉ khoảng hơn 10 mét là tới biển.
Chưa kể có thêm cả một con kênh rác, khi mưa đến rác sẽ trôi xuống đầm nuôi thủy hải sản. Tôi đi loanh quanh và giơ máy lên chụp, rồi chợt nhận ra điều gì đó quen quen. Phải rồi, đi qua nửa cây số bờ biển trên dải đất hình chữ S, số ảnh tôi chụp đã rất nhiều, và có một sự trùng lặp đáng kể. Sự trùng lặp đó chính là… rác. Có nhiều bức ảnh, có lẽ chỉ khác về địa danh, còn cảnh thì y như nhau: toàn rác và rác trong ảnh. Điều đó đủ để thấy tình trạng ô nhiễm biển ở nước ta đã báo động đến mức nào. Rác
có mặt ngay cả những nơi mà người ta sẽ chẳng thể ngờ tới sự ô nhiễm. Chúng ta đôi khi đã quên mất mặt trái của việc khai thác không hiệu quả du lịch sinh thái sẽ dẫn tới đảo lộn các hệ giá trị sinh thái trong tự nhiên.
Lần này, tôi cố gắng phỏng vấn nhiều người dân hơn. Nhiều người đội nắng chang chang khuân túi lớn túi bé rác thải mang đi vứt. Kì thật? Xe rác đâu nhỉ? Ở đây đường xá đi lại đâu có khó khăn lắm? Có một chị ghé tai tôi, thì thầm: “Làm gì có xe rác hả chú, có thì đã chẳng phải nhọc công khuân ra vứt như này”. Chẳng trách dọc đường, tôi vẫn hay bắt gặp các bãi rác tự phát nằm ngổn ngang. Thế rồi ô nhiễm quá, tôm cá cũng đã chết…
Vịnh Vũng Rô tựa như chiếc gương khổng lồ nằm lọt thỏm giữa những dãy núi sừng sững. Cách hải đăng Đại Lãnh không xa là di tích đoàn tàu không số, từng là địa chỉ đỏ khốc liệt năm xưa. Chiến tranh đã lùi xa. Nhưng giờ, đây lại trở thành địa chỉ đỏ về ô nhiễm môi trường. Một cuộc chiến khác đang diễn ra không kém phần khốc liệt, cuộc chiến bảo vệ sự trong lành của biển.
Bao giờ ở đây có bãi rác? Bao giờ có xe gom rác tới đây?
Bao giờ thủy hải sản không còn bị nhiễm bẩn và đe dọa sự sinh tồn?
Tôi nhớ lại câu chuyện về cách “cảnh cáo” vừa dứt khoát vừa đầy bất lực của một người dân trong vùng, vì luôn sẵn có nhiều người vô ý, thích vứt rác trước cửa nhà người khác. Cô Mai, một người dân ở Vũng Rô phải viết lên tường ở cửa sổ nhà mình với thái độ bức xúc: “Vứt rác bừa bãi, không phải con người mà là loài bọ hung dế dũi”.
Căn cớ của lời cảnh cáo tuy hơi trẻ con ấy là như này: người dân địa phương phải đóng mỗi tháng 30 nghìn để cho xe rác qua chở lên đầu dốc (không quá xa khu dân cư và đổ luôn vào lề đường ngay cạnh biển). Nhưng vì không có nơi tập kết rác nên xe thu gom chỉ dừng lại khoảng ba phút rồi đi, nhiều người ở xa đường
g g ạ g p g g mang rác xuống chậm một chút là không gặp được xe. Và thế là có người vứt luôn tại ngõ trước cửa nhà cô Mai.
Cô Mai vừa kể vừa thở dài ngán ngẩm. Chú nhà mới mất vài tháng, cô bảo rằng không chỉ người sống mà hương hồn người đã khuất cũng phải ngửi rác. Thật buồn quá!…
*
Tôi rời Vũng Rô đến vịnh Vân Phong và đến các bán đảo.
Con đường từ ngoài vào Đầm Môn đi qua Mũi Đông – Cực Đông của tổ quốc đẹp vô cùng, một con đường rộng thênh thang. Một mình trên xe máy tôi cảm giác như đang phi giữa sa mạc cát, hai bên là biển... Quay phim ở đây, bay flycam, tôi tưởng mình lạc vào cõi thần tiên nào vì đẹp quá, đẹp đến mê mẩn không lời nào tả được.
Chỉ tiếc là trong khoảng 20 cây số từ đầu đường đi vào, tôi luôn gặp rất nhiều rác. Rác vứt ven bờ vịnh. Hành trình lần này đưa đến cho tôi nhiều lần được thưởng ngoạn cảnh quan hùng vĩ nên thơ nhưng cũng lắm lần thất vọng.
Khi vào làng văn hóa Đầm Môn, tôi biết người dân ở đây chỉ có hai cách để vứt rác, hoặc là vứt xuống biển hoặc là vứt tại bãi rác ở ngã ba đường. Một ví dụ sinh động cho việc sống chung với rác mà tôi chứng kiến. Một cục nước đá to để ngay trên đống rác ven bờ biển, tôi cứ tưởng họ vứt cục đá đó đi, ai dè một lúc sau có một chiếc thuyền tấp vào bờ. Anh thanh niên rất nhanh, khệ nệ bưng cục nước đá lạnh lên thuyền, mặc dù đã nhìn thấy cục đá đặt ngay trên bãi rác. Vậy là tinh thần sống chung với rác là có thật.
Trẻ con ở đây chơi đùa bên rác, thậm chí vẫn vô tư nhảy xuống tắm biển quanh đó. Một bác lớn tuổi còn bảo mọi người sắp chuyển sang chỗ mới tái định cư nên vứt rác bữa bãi. Tôi ngại chẳng dám hỏi lại rằng sao mọi người có ý nghĩ như vậy. Chỉ
thấy bác cũng thản nhiên, không mảy may ngại ngần về điều mình vừa nói, cũng chẳng chút trăn trở về những gì mắt thấy tai nghe.
Tôi ngồi lại, nhìn ra xa. Đám trẻ vẫn nô đùa đằng kia. Bác lớn tuổi ban nãy rời đi. Sóng vờn lên bờ, sóng nô đùa cùng với rác…
Càng đi càng thấy dọn dẹp rác là việc mất thời gian và công sức nhưng không khó, dọn dẹp ý thức xả rác bừa bãi khó hơn nhiều. Việc quy hoạch một khu tập kết rác phù hợp không khó khăn, chỉ là chính quyền và người dân có muốn làm hay không thôi. Tôi nán lại một lúc ở đây, nhìn đăm đắm ra cửa biển. Bãi Xép còn hoang sơ, nhưng rồi dần dần sẽ như Vũng Rô, như vịnh Vân Phong, lại tràn ngập rác… Mặt trời dần thu lại những tia nắng chói chang. Nắng tắt, nhiệt độ giảm, không khí cũng bớt ngột ngạt hơn. Đêm buông xuống và một ngày lại kết thúc. Ngày mai những đống rác kia lại cao hơn lên, sóng biển đánh mạnh vào bờ và rác lại theo đó đi ra biển. Một vòng tròn của dân số phát triển, quy hoạch xây dựng, nhiều người giàu hơn nhưng an sinh xã hội thấp đi. Tiền nhiều để làm gì? Liệu tiền nhiều có giúp chúng ta mua được cuộc sống hạnh phúc, an lành?
NHỮNG THÀNH PHỐ BIỂN NGHIÊNG NGHIÊNG THÁP CHÀM
T
ừ Bắc vào Nam, bạn sẽ đi qua một con đường khá đẹp, dài gần 20 cây số ven biển Nha Trang. Tôi đang muốn nhắc tới đường Phạm Văn Đồng.
Con đường này được xây dựng để tăng cường lưu thông và giảm những vất vả trong việc di chuyển đường bộ từ Bắc vào Nam, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Những ưu điểm của đường Phạm Văn Đồng thì không cần phải bàn đến, tôi cũng đang đi trên con đường đẹp đó. Nhưng…
Trên con đường này có hai tụ điểm rác nổi bật: cảng cá Vĩnh Lương và một khu vực nữa ngay gần trung tâm thành phố. Rác nhiều đến nỗi du khách nước ngoài đã từng tổ chức chiến dịch nhặt rác vì nhìn bừa bãi quá họ không thể chịu nổi. Rác đến từ các tàu cá, trừ khoảng tháng 9 và 10 sóng cuốn rác ra xa ngoài khơi, còn tầm tháng 8 như bây giờ rác lại tấp đầy vào bờ. Người dân ở đây dường như đã quen với việc đó rồi (lại là một sự quen tai hại) nên họ mặc kệ. Chính quyền thi thoảng vẫn vận động mọi người cùng dọn rác, song ít lâu sau đâu lại vào đấy. Vậy mới thấy rác cứ như thủy triều vậy, đến và đi như một hiện tượng tự nhiên có chu kì và con người phải bất lực.
Trong hành trình của mình, tôi không sao quên được những người ngư dân chất phác. Dẫu biết hành động xả rác của họ là sai trái mà trong lòng vẫn thấy thương họ đến kì lạ. Tôi nghe người người than về cái chu kì thủy triều rác thải, nhìn ra bên ngoài vẫn thấy vài cụ già rảnh rỗi nhặt nhạnh rác. Chợt nhớ về quãng đường qua khúc ruột miền Trung thổi rát gió Lào, nơi
cũng có những người già lượm ve chai, nhặt rác làm sạch bãi biển rất đáng mến…
Vì sự tiện lợi, túi ni-lông phổ biến ở mọi cảng, tất nhiên cảng này chẳng nằm ngoài xu thế nhanh – tiện – gọn ấy. Các tàu đánh bắt cá thả túi ni-lông như thả tờ rơi. Ấy nhưng tuyệt nhiên ở các cảng cá tôi qua, chẳng hề thấy một biển cấm. Xả rác ở cảng cũng được coi là chuyện bình thường thì bảo sao ngay trung tâm Nha Trang có cảnh du khách quốc tế phải đi nhặt rác vì… tức mắt quá.
Nha Trang là thành phố biển nhộn nhịp bậc nhất cả nước, đáng ra tỉnh Khánh Hoà phải là địa phương đầu tàu về việc xử lý rác thải. Theo những thông tin tôi được biết, trước năm 2014, tất cả bãi rác ở tỉnh Khánh Hòa đều không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, do không có lớp lót chống thấm, cũng như không có hệ thống xử lý nước rò rỉ.
Còn sau khi làm đủ tiêu chuẩn thì tỉnh nhà lại gặp sự cố mưa lớn làm tràn nước thải gây bức xúc như ở Hòn Rọ, Lương Hoà... Tháng 4/2018, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp ở Khánh Hòa chính thức đi vào hoạt động. Thiết nghĩ, cực kì cấp bách, đã đến lúc nhiều tỉnh thành phải tiến hành xây dựng các nhà máy xử lý rác thải đảm bảo chất lượng và được đặt ở vị trí thích hợp. Đồng thời việc quản lý xả rác ở các cảng cá cần phải làm chặt và nghiêm minh.
Thôi thì cứ… tạm nghĩ Nha Trang sầm uất nên lượng rác thải tăng lên cũng nhiều. Vậy những thành phố ven biển khác ở đây thì sao?
Nằm ngay bên cạnh thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, vùng biển Đông Hải là nơi có bờ kè ra biển, trẻ con có thể chơi đùa đủ mọi trò: đá bóng, nhảy dây, ô ăn quan hay chỉ đơn giản mang gạch ra xếp làm nhà, chơi đồ hàng. Vậy mà cũng ngập rác trên những bờ kè ấy. Lũ trẻ rất hồn nhiên và đáng yêu. Chúng có vẻ
thích thú với việc chụp ảnh, dù có vài bé hơi nhút nhát, cứ co ro lại một góc… Tôi vui vẻ chụp lũ trẻ rồi hỏi: “ Các con có thấy khó chịu khi phải chơi gần rác như vậy không? ”.
Lũ trẻ ngừng chơi và im lặng. Vẫn là những con mắt tròn to thinh lặng, lũ trẻ ngại ngần nửa như muốn gật đầu, xong lại mải mê vui đùa. Chẳng lẽ chúng cũng… quen rồi?
Chẳng những làm mất mỹ quan đô thị, thực trạng rác thải tràn lan vô tội vạ còn khiến môi trường sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, làm tăng lên nguy cơ bùng phát, lây nhiễm dịch bệnh trong vùng.
Tôi nghĩ mà lo cho bọn trẻ quá. Trẻ em và người già là những đối tượng có hệ miễn dịch không tốt bằng người trưởng thành. Nhưng hằng ngày lũ trẻ nơi đây vẫn phải đùa chơi tại những chỗ bẩn thỉu. Chỉ chưa đầy năm phút khi tôi ngồi uống nước ở bờ kè này đã gặp ngay một chú vừa uống nước mía xong, rồi cầm cả cốc nhựa lẫn ống hút vứt thẳng xuống biển. Chiếc cốc lảo đảo rơi xuống như cầu cứu người ta hãy vớt nó lên, sóng vội vã trùm lên, cuốn giấc mơ được vớt lên của cốc nước mía ra xa ngoài tầm với.
Giống như những nơi tôi đã qua, sự thiếu vắng của thùng rác hay xe gom rác luôn là một dấu hỏi đè nặng lên môi trường tại Phan Rang, Tháp Chàm.
*
Trong giây lát, tôi cảm thấy giấc mơ dọn rác bằng hình ảnh của mình cũng đang bị sóng cuốn ra xa giống như cốc nước mía kia. Đang miên man trong dòng suy nghĩ thì tiếng cười khanh khách của bọn trẻ kéo tôi trở về thực tại. Nhìn bọn chúng chơi đùa bên đống rác, tôi lại thấy mình được nạp đầy năng lượng. Vì lũ trẻ, vì rất nhiều đứa trẻ khác và vì cả con tôi, tôi sẽ cố gắng hết sức, dẫu chưa biết có thu được thành quả gì không. Tôi tin, một hành động nhỏ bé có thể chưa mang lại kết quả, nhưng
ộ ộ g g ạ q g chẳng phải một khu rừng đều bắt đầu từ một mầm cây, sa mạc là tập hợp của rất nhiều hạt cát bé nhỏ và đại dương là tổng thể của rất nhiều giọt nước đó sao? Khi nhiều người cùng nhìn nhận và cùng nhau hành động, thì dù mỗi người chỉ góp một công sức rất nhỏ, chúng ta cũng có thể có được một rừng cây, một sa mạc, một đại dương của những điều tốt đẹp.
BÃI BIỂN TÌM CÁT KHÓ HƠN TÌM… RÁC Đ
ến hôm nay, tôi đã đi được 3/4 hành trình, chỉ còn các vùng biển khu vực phía Nam từ Nha Trang đổ vào đến mũi Cà Mau. Hôm nay, tôi sẽ đi Bình Ba, rồi Bình Thuận,
Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi chưa đến Bình Ba, đọc được thông tin Bình Ba đã làm xong lò đốt rác, tôi mừng lắm. Vậy là một huyện đảo nhỏ sẽ có mô hình xử lý rác thải. Hăm hở xách máy ảnh lên, tôi kì vọng rất nhiều vào một hòn đảo có thể trở thành điển hình cho việc xử lý rác. Nhưng… lại là nhưng…
Đến Bình Ba, việc đầu tiên tôi hỏi là đường đến nơi có lò đốt rác. Cảnh tượng hiện ra trước mắt làm tôi chưng hửng. Lò xử lý rác thải ở đây là loại lò đốt các rác thải nhẹ kiểu ni-lông, củi, giấy… Tuy đã có động thái trong việc xử lý rác, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Rác không được phân loại sau khi gom về mà cứ thế, cả mớ hổ lốn được đưa vào lò đốt.
Chú Q. công nhân cho biết: “Lò đốt này hơi nhỏ, nhóm phụ trách có bảy người, ngày nào cũng đốt và lấy tro ra đổ ở bãi rác gần đó. Bãi rác này nằm ngay trên sườn dốc của đảo, phía dưới là bãi tắm và đằng kia là nơi nuôi tôm hùm, thủy hải sản…”.
Chú Q. cười giòn mà mặt đỏ lựng, đầm đìa mồ hôi. Tôi cũng cảm thấy hơi nóng và mùi rác ở đây thách thức những công nhân làm việc. Những cặp mắt nhìn tôi chốc lát rồi lại vội quay về công việc ngay. Thấy hai người bưng tro ra ngoài, tôi đoán họ đem đi đổ như chú Q. kể. Tôi chỉ mong sườn dốc lúc này không có gió to để đám tro không bay xuống bãi tắm và đầm nuôi thủy hải sản.
Có lần tôi đọc trên trang NHK của Nhật, có bài báo nói về việc xử lý rác thải ở các đảo nhỏ. Do diện tích đất trên đảo ít, họ hạn chế
ý ệ ọ ạ chôn vứt rác mà dùng công nghệ đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để xử lý những vật liệu khó cháy. Ngoài ra, Nhật Bản cũng ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới. Cả hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều được xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Hay như Singapore, họ chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn còn 38% được đốt để tạo ra điện và 60% lượng rác thải còn lại được tái chế.
Lẽ nào chúng ta cứ loay hoay mãi với các hòn đảo ô nhiễm vì rác? Việc xử lý rác thô sơ như ở Bình Ba liệu có phải là một trong những động thái nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường hay không?
Cất máy ảnh vào hộp đựng, rồi chằng chặt phía sau xe, tôi đội mũ bảo hiểm tiếp tục lên đường. Lúc ấy, tôi đã không biết rằng, những cảnh tượng mà tôi cho là quá kinh khủng trên đường đi kia chỉ là “muỗi đốt inox” so với cảnh tượng mà tôi sắp nhìn thấy. Tôi chỉ có thể tóm gọn cảm giác của mình trong hai từ “Sốc nặng”.
Ba giờ chiều hôm ấy tôi đến Tuy Phong, Bình Thuận. Trước mắt tôi hiện ra một bãi biển dài cả cây số ngập ngụa trong rác, chủ yếu là túi ni-lông, nhựa, quần áo, rác thải sinh hoạt... Tôi phóng tầm mắt ra xa, không thấy gì ngoài rác. Tôi cảm thấy nghẹt thở, chưa bao giờ tôi thấy một bãi biển nhiều rác như thế này. Phải một lúc tôi mới trấn tĩnh lại và lấy máy ra chụp. Tôi dựng xe, bước đi trên bãi biển, thật may là tôi đang đi một đôi giày cao cổ bởi ngay bước đầu tiên, chân tôi đã lút trong rác. Quả thật, bạn chỉ có thể chịu đựng được, nếu như không nhìn xuống chân và mũi bị… điếc. Đó là sự nhớp nháp của rác thải các loại lâu ngày rỉ nước ra, và mùi của chúng mới thật kinh khủng làm sao. Dù đã cẩn thận đeo khẩu trang, tôi vẫn phải cố gắng ngăn mình không nôn oẹ. Chưa hết, tai tôi còn bị tấn công bởi tiếng vo ve như một bản hòa tấu không dứt của lũ ruồi, nhặng, thứ âm thanh mà tới mãi sau này khi đã về nhà, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Thú thật, điều duy nhất mà tôi muốn làm lúc này là nhanh nhanh thoát ra khỏi đây. Tay cầm chặt máy ảnh, tôi đưa lên ngắm và nín thở, thật tập trung chụp và chụp.
Đúng là, lần đầu tiên trong đời tôi thấy một bãi biển mà không hề có cát, nói đúng hơn là không thể tìm thấy cát. Chỉ có rác!
Thậm chí dòng kênh đổ ra biển cũng khó mà nhìn thấy mặt nước vì bị rác che kín. Người dân thì hồn nhiên ra biển đi vệ sinh nặng nhẹ đủ kiểu.
Đó là vùng ven biển của xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cách Phan Thiết khoảng 80km). Không biết nói gì, không biết tả lại kể lại như thế nào cho các bạn. Tôi bấm máy lia lịa. Tôi luồn xuống dưới chân của cây cầu bắc qua con kênh. Tôi xin phép được vào nhà dân để chụp. Những chum vại đựng nước đầy váng, ruồi nhặng vo ve. Ở đường ven biển, không làm cách nào để nhìn thấy cát, phải gọi là bãi “ni-lông”. Chụp một hồi tôi như người bị choáng. Tôi ngồi lên rác. Cảm giác bất lực xâm chiếm. Tôi đã từng nghĩ, hành trình săn rác của mình sẽ khó lắm, vì không bao giờ tôi tưởng tượng ra, có một nơi như thế này. Nhưng trên gần 3.000km bờ biển, những khu dân cư, cảng cá, khắp nơi rác đều có mặt. Càng sầm uất, rác càng nhiều.
“Không được nản lòng. Phải tiếp tục”. Phải đi mới được tận mắt và tự mình khám phá ra bao điều ẩn khuất chưa nhiều người chú ý. Tôi đã đi trên một bãi biển phủ đầy rác. Mặt rác dày, có những nơi lên đến vài chục phân. Mọi người đổ rác đều đặn như tập thể dục buổi sáng vậy.
“Một nơi không có trong sự thật. Một bãi biển mà tìm cát còn khó tìm hơn rác!” – Tối về nhà trọ, quá mệt mỏi và vẫn còn chưa hết choáng ngợp bởi những gì nhìn thấy hôm nay, tôi chỉ kịp viết vội dòng trạng thái trên Facebook rồi nằm vật ra giường. Cảm giác kiệt sức. Tôi đã chụp được những bức ảnh, và mỗi lần xem tôi đều cảm thấy tim mình nghẹn lại.
RÁC TRÙM LÊN RÁC Ở LÀNG CHÀI GIÀU NHẤT VIỆT NAM
T
ôi rời Nam Trung Bộ, đến huyện Long Điền thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tôi đang muốn kể về làng chài tỷ phú Phước Tỉnh (huyện Long Điền) với hơn 300 năm tuổi, có từ thời vua Gia Long. Ở đây rất nhiều hộ gia đình sở hữu nhiều tàu đánh bắt cá, thu nhập rất cao. Thu nhập bình quân đầu người hiện trên mức 2.500 USD/năm. Một số gia đình có người thân ở nước ngoài, từ lâu họ đã có vốn để làm ăn nhờ vào tiền gửi về và số tiền cứ lớn dần theo năm tháng.
“Tiền nhiều để làm gì?” – câu hỏi này một lần nữa lại văng vẳng trong đầu tôi – “Khi môi trường sống luôn ô nhiễm và ô nhiễm?”.
Tôi từng đến đây vào tháng 6/2018, thấy thực trạng rác xả vô tội vạ ra môi trường càng trở nên trầm trọng. Tôi đều chụp được rác ở khắp nơi ở làng chài Phước Tỉnh. Trẻ con thì bảo người lớn quăng bừa bãi. Người lớn bảo rác thì lắm mà xe gom rác lâu lâu mới đến nên buộc phải chất ứ hoặc bị quăng luôn xuống biển. Chung quy lại, không ai thừa nhận việc xả rác thiếu ý thức của mình, họ thích đổ lỗi cho ngoại cảnh hơn.
Sao các con biết người lớn quăng rác bừa bãi mà không khuyên nhủ mọi người?
Hình như câu hỏi ấy hơi thừa thì phải, lũ trẻ thì có biết gì, chúng nhìn người lớn và bắt chước. Vẫn là sự im lặng và ánh mắt lảng tránh, ngại ngần. Rồi đây lũ trẻ lớn lên, chúng có còn ý thức
được xả rác bừa bãi nguy hại đến mức nào không? Hay cũng sẽ “quen rồi”, cũng sẽ bất lực và tiếp tục hành động như người lớn đang “nêu gương” cho chúng?
Cách trung tâm Vũng Tàu có hơn 10km, các biển hiệu cấm đổ rác cực nhiều, thậm chí còn ghi phạt một đến hai triệu đồng nhưng thực tế lại thật phũ phàng, rác vẫn ngập ngụa Phước Tỉnh bao giờ mới “tỉnh” đây?
ĐỔ RÁC VEN KÊNH TẠI TIỀN GIANG P
hía Tây Nam huyện Cần Giờ là huyện Gò Công, thuộc tỉnh Tiền Giang. Tôi đến Vàm Láng, huyện Gò Công Đông nơi có cảng cá lớn nhất nhì tỉnh.
Đi chụp ảnh mà có mấy cậu rủ vào uống dăm ba li. Tôi đang ngồi nghỉ ngơi chuyện trò bỗng nghe đánh cái “thùm” dưới nước, ra là một ông nào đấy say “ngoắc cần câu” ngã lăn xuống kênh.
Vào miền Tây rồi mới thấy sinh hoạt trên sông nước là một nét độc đáo trong văn hóa của người dân nơi đây. Nhưng không vì thế mà tình trạng ô nhiễm nguồn nước được cải thiện. May sao, vẫn nghe được những tín hiệu rất vui trong việc thu gom rác.
Vàm Láng có lẽ là nơi đầu tiên người dân khen ngợi việc gom rác và hoạt động của những công nhân thu gom. Đường phố chính thì có xe to, hẻm nhỏ thì có xe đẩy cùng xe gắn máy để gom rác, chính vì vậy tôi quyết định chờ đợi. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ chờ, tôi cũng gặp được các anh công nhân đi gom rác trong thị trấn. Các anh lặng lẽ làm việc, gặp người quen thì cười thay cho lời chào. Hôm đó nghe tiếng xe rừn rựt mà nhớ mãi về các anh. Rất nhanh chóng, các anh lại vội vã đi tiếp. Thành ra tôi chưa có cơ hội trò chuyện nhiều. Nhìn bóng xe của các anh khuất dần mà lòng cảm mến dâng lên.
Ô tô thì gom phố chính, xe máy chở thùng rác đi gom các hẻm nhỏ. Chưa thể đủ thời gian để kết luận điều gì nhưng ít nhất tôi thấy họ làm rất tốt.
Ấy nhưng đến một đoạn kênh khác, cách đường cũng không xa, xe thì nhọc công gom vào mà người dân vẫn vứt đầy rác xuống kênh.
Mình có phạt được những ai xả rác không anh ơi? – Tôi hỏi một bạn trong tổ thu gom rác.
Ôi anh ơi, có bắt tận tay ai vứt đâu mà phạt gì được.
Mặc dù có quy định xử phạt nhưng chẳng ai bắt được tận tay người xả rác nên tổ thu gom cứ phải vất vả thế đấy. Thật là người dọn không hết, người bày cứ bày.
Ý thức con người về lâu dài bắt đầu từ giáo dục, để có một Việt Nam tươi đẹp trong tương lai, việc giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường phải làm thật nghiêm túc ngay từ hôm nay.
NHỮNG NIỀM VUI NHỎ BÉ B
ạn biết không, khi hành trình của bạn là săn rác, nơi đâu cũng toàn rác, mùi hôi thối ngột ngạt thì một không gian sực nức mùi sả, những rặng dừa xanh ngát, nước
dừa ngọt thơm và gặp những con người đi thu gom rác thay vì xả rác sẽ trở thành những niềm vui khó tả. Những niềm vui ấy cứ khe khẽ trong lòng bạn, ngân lên những bài ca của hi vọng, của lạc quan. Tôi đã gặp những niềm vui bé nhỏ đó khi đến Bến Tre, Trà Vinh.
Sáng sớm trên đường đi phà từ Tiền Giang sang Bến Tre, tôi quá giang qua một cồn (hòn đảo) nằm trên sông Mê Kông rộng lớn, thuộc tỉnh Tiền Giang. Tôi như lạc vào một thế giới khác, nơi đây tựa như vương quốc của sả, đi khắp nơi quanh đây toàn sả và sả. Đến ấp Bà Tiên, thuộc huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang, tôi được bà con cho biết lý do tại sao sả lại được trồng nhiều ở đây như vậy. Đất ở đây mặn, khí hậu cũng hợp với sả, hơn nữa trồng sả chẳng tốn mấy công chăm bón.
Với năng suất khoảng 15 tấn/ha, mỗi héc-ta sả thu hoạch đúng thời điểm thu từ 60-100 triệu đồng, bà con thu nhập gấp năm, mười lần so với trồng lúa.
Đi qua những cánh đồng sả bất tận, cảm nhận được hương thơm rất đặc trưng, chưa kể không khí của đảo thơm này còn rất mát mẻ do được bao bọc bởi sông nước tứ phía, lòng tôi cảm thấy thật thư thái và dễ chịu. Con đường dường như thu ngắn lại. Miên man trong cảm giác thư thái ấy, tôi đã đến Bến Tre lúc nào không hay.
Từ lâu, Bến Tre đã nổi tiếng về dừa, mỗi năm thu hoạch đến 500 triệu trái, trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ uống 5
ệ g g ệ g quả/năm với tổng sản lượng chiếm 1/4 số lượng dừa của cả nước. Đất ở đây đúng là phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp trồng nhiều loại trái cây. Ngoài dừa ra, cả bưởi lẫn chuối đều là đặc sản có tiếng của vùng này.
Vùng ven biển Bến Tre chủ yếu gồm rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm. Thảm thực vật phổ biến gồm các loại cây ngập mặn như đước, đưng, bần, mắm, phi lao... Tìm đường ra một bãi biển nào đó là cả vấn đề, và nếu có gặp thì đó chỉ là nơi nuôi ngao.
Tôi vừa loay hoay vừa tiếc ngẩn ra vì chẳng tìm cách ra sát biển được, một phần vì không có đường đi, một phần cũng khá nguy hiểm khi đã từng xảy ra nhiều vụ sụt lún ở đây. Ở vùng Tây Nam Bộ, người dân sống chung với lũ chứ không làm đê như đồng bằng sông Hồng. Tôi tìm đến trung tâm huyện Bình Đại, một trong ba huyện của Bến Tre nằm gần biển. Nhờ nằm trên cù lao An Hóa mà nơi đây có nhiều lợi thế về cả giao thông đường thủy lẫn giao thông đường bộ.
Trước đây, thuyền to đến bốn mươi tấn vẫn vào được con kênh này, sau kênh bị lấn chiếm dần nên nhỏ lại, thành ra nó như một hình cung tròn thông tới cửa sông ra biển. Qua hết Bình Đại, Bến Tre, tôi đi sâu vào Trà Vinh. Không ngờ Trà Vinh dừa cũng bạt ngàn, đi giữa con đường toàn dừa, rồi mía, ớt trồng thấp ở dưới, con đường dọc sông Hậu dài hàng chục cây số chẳng hiểu sao cứ đẹp đến ngơ ngẩn.
Đến khi dừng chân ở Trà Vinh tôi đã đi cũng gần 5.000km, qua không biết bao nhiêu thôn ấp, đảo, bãi biển.
Thật bất ngờ và thấy vui khi lần đầu tiên trong chuyến hành trình tôi bắt gặp một hòn đảo mà việc thu gom rác được đưa vào tiêu chuẩn để đánh giá nông thôn mới. Những người dân ở đây mong muốn phấn đấu đạt danh hiệu nông thôn mới nên ngoài nước, điện... thì vấn đề vệ sinh môi trường cũng rất được chú trọng. Họ đầu tư thùng rác đặt ở ven đường khu trung tâm của
Cồn, hai đến ba ngày có người đi phà sang thu gom rác (phà đi tới đây mất khoảng hai lăm đến ba mươi phút). Cả ngày hôm đó tôi đi khắp Trà Vinh, các khu đông dân thì cứ vài chục mét lại có thùng rác, xen kẽ hai bên đường. Thật tuyệt vời!
Trà Vinh là nơi mà các khẩu hiệu thực sự không bất động, những suy nghĩ đã biến thành hành động cụ thể và kết quả thực sự rõ ràng: Trà Vinh đẹp hơn, sạch hơn.
ĐẤT MŨI CÀ MAU, CỰC NAM TỔ QUỐC H
ôm nay đánh dấu mốc tròn bốn tuần kể từ ngày tôi bắt đầu lên đường chụp rác. Với 5.000km trên đường thiên lý Bắc Nam, giờ đây tôi cảm thấy thật tự hào được đặt
chân lên vùng cực Nam tổ quốc. Tôi đã hình dung thế nào là Cửu Long – chín nhánh sông đổ ra biển lớn, cũng gặp bao nơi đẹp không ngờ, gặp cả những “con kênh xanh xanh, những chiều êm ái nước trôi”…
Những lời ca tiếng hát đó liệu có thực sự sẽ phải đi vào dĩ vãng hay không? Tôi nhớ về con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, nhớ về khu sinh quyển Cần Giờ… Môi trường đang gào thét thảm thiết khi ý thức của con người còn hạn chế. Tôi nhớ về biết bao cảnh tượng na ná về rác đã gặp dọc đường đi, hệt như những điệp khúc gióng giả cảnh báo con người trong việc gìn giữ cảnh quan khỏi nạn rác thải nhựa.
Các vùng nông thôn, hoặc xa trung tâm chút thì rác tự xử, đốt thì đốt mà vứt xuống sông thì vứt, việc quản lý thu gom và xử lý rác thải còn nhiều bất cập.
Vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm từ việc nuôi, trồng, nguồn đất, nước và an ninh muối... Rác bừa bãi bởi tâm lý dọn rác không phải việc của mình thì mình kệ đi, chẳng làm sao cả. Chặng đầu của hành trình sắp kết thúc, tôi nghĩ đã chụp được những nơi ô nhiễm nhất nhưng không ngờ khi đến sông Đốc, những bức ảnh cuối cùng vẫn kinh khủng không kém.
Tương truyền ngày trước, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến sông Đốc. Đô đốc thủy binh Nguyễn Văn Vàng đã xin Nguyễn Ánh được mặc hoàng bào để nghi binh cho Nguyễn Ánh
g y ợ ặ g g g y trốn. Vị đô đốc này hi sinh, sau này được lập miếu thờ tại đây vào năm 1802. Từ đó, sông này được nhân dân gọi là sông Ông Đốc. Dân cư ở đây bị chia tách bởi sông, thiếu cầu, rác nhiều chỗ vẫn phải vận chuyển bằng phà. Nhiều nơi tại thị trấn rác thải nhiều, không cách nào vớt hết, thường chôn lấp tại chỗ...
Sông Ðốc cũng là cửa biển lớn nhất của tỉnh, các phương tiện khai thác thủy hải sản qua lại tấp nập. Kèm theo đó là các xí nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản nhiều vô kể, thậm chí khu vực này còn có nhà máy chế biến lớn nhất nước... Người dân than phiền rằng nhiều nhà máy chế biến thủy sản hoạt động trên địa bàn không có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, nhiều cơ sở còn thải trực tiếp ra sông làm cho mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng. Hải sản cũng bởi thế nhiễm bệnh mà chết.
Các ống khói của nhà máy mọc lên như nấm và quãng đường hàng cây số tôi đi có đủ các loại mùi, nồng hơn cả là mùi cá đang được chế biến. Ý thức của người dân và cả sự quản lý của chính quyền địa phương cũng báo động đỏ như ô nhiễm tại đây vậy.
Tôi đến Cà Mau vào đúng hôm mưa. Người dân ở quán nước đọc cho tôi câu ca:
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới biết (mưa) mau hơn ở nhà
Quả vậy. Mưa cả ngày, hửng cái lại mưa, mưa như xứ Huế mộng mơ. Tôi đi trong mưa gió không dừng xe. Đây cũng là ngày tôi đi kỷ lục hơn 300km, mỏi và oải...
Chỗ nghỉ này thuộc xóm Kinh Hòn và đúng là… kinh thật! Có một cồn nhỏ ở ngoài biển, người ta xây đường bê tông để đi tới. Buổi tối, tôi lái xe một mạch ra đây, thực sự tôi đã không lường trước nguy hiểm của con đường này, nhất là đi khi trời mưa. Ngay sáng hôm sau, khi xuất phát từ đó, tôi đã bị ngã một cú nhớ đời do thiếu kinh nghiệm.
g ệ
Khi đi vào, tôi đi bên phải đường, mọi thứ đều ổn. Sớm hôm sau tôi cũng đi bên phải đường, đường bên kia sát mép biển, sóng đánh lên thường xuyên. Tôi không nhìn thấy đám rêu trơn tuột bám vào đường theo những con sóng tràn lên. Đang đi thì bất ngờ chiếc xe trượt bánh và tôi ngã lao ngay xuống mép biển khi chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Kính xe vỡ, giày đi mưa hỏng, giày phía trong cũng hư hại, quần đi mưa rách... Thực sự quá may mắn cho tôi vì lúc đó tôi đi rất chậm, chứ nếu không thì cả người và xe đã theo đà lao xuống biển, sát mép toàn đá và không dám tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra. May hơn nữa là tôi vẫn mặc đồ bảo hộ trên người nên chỉ bị đau phần mềm chứ xương khớp không làm sao cả. Đồ nghề cũng thế, không hề hấn gì bởi để trong va-li đựng đồ chuyên dụng, có tính năng chống va đập, chống nước. Thật hú hồn, giờ mới thấy tác dụng của việc mặc khư khư bộ đồ bảo hộ vừa dày vừa nặng giữa thời tiết nóng như thiêu mùa hè và việc chở theo “em” va-li chuyên dụng nặng gấp ba, bốn lần hộp đựng đồ bình thường. Sau khi được người dân giúp đưa cả người và xe lên, tôi vẫn còn run run. Một lúc sau tôi mới định thần và từ đó, tôi không bao giờ dám đi vào đường bê tông sát mép biển nữa.
Và kỷ niệm này trở thành kỷ niệm đáng sợ nhất trong chuyến hành trình săn rác của tôi.
GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT NAM CUỐI CÙNG TRÊN RANH GIỚI BIỂN CAMPUCHIA
T
ôi đã tới cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Bờ biển ở đây là bờ biển cực Tây Nam của tổ quốc. Bãi biển sạch, vắng vẻ, hoang sơ. Lâu lắm trong hành trình mới có những phút
thư thái nghỉ ngơi nhìn ngắm cảnh vật. Tôi đi dọc bãi biễn và gặp hai gia đình sống cạnh nhau. Họ là những gia đình người Việt sống gần ranh giới biển Việt Nam - Campuchia. “Anh chỉ cần đi 100m qua rừng mắm này là sang hải phận của Campuchia rồi” - họ nói.
Hai gia đình, trong đó có gia đình anh Châu Đen đã sống ở đây vài năm. Gia đình anh Châu Đen (anh ấy dạy tôi đọc là Cheo Đen) có một cô con gái. Tôi ngồi ở đây cũng khá lâu, cố gắng không làm phiền họ. Và để họ tự nhiên làm gì thì làm. Anh chồng ngồi khâu lú đánh bắt tôm cá, còn vợ nựng em bé mới ngủ dậy, vẫn còn ngái ngủ. Vợ Châu Đen còn chỉ tay trêu chồng quần đùi rách đũng, thi thoảng đặt tay lên đùi chồng hay thơm cô công chúa nhỏ, gia đình họ không thiếu tiếng cười...
Châu Đen kể anh sinh ra và lớn lên ở đây từ nhỏ, giờ làm nghề đánh bắt cá, ngày được đôi trăm ngàn, đủ để sống. Vợ anh lại bảo thi thoảng cũng thiếu tiền mua sữa cho con. Biên giới biển này hiện chưa có nước ngọt nên nước họ cũng phải mua. Họ kể rằng các sỹ quan (cán bộ biên phòng) cho nước mà không có tiền để nối ống sang lấy. Thiếu nước ngọt là điều khó khăn nhất nơi này.
Đây là đất đai của bố mẹ Châu Đen để lại cho vợ chồng anh chị. Gia đình Châu Đen có đến mười anh chị em, Châu Đen là con thứ bảy, bố mẹ anh cũng sống ở vùng biển gần đây.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi nhiều khi bị gián đoạn bởi chó sủa như dàn đồng ca. Họ bảo nhà có hai con chó cái, chúng đẻ tận mười hai con và cứ đi quanh quẩn sủa không ngừng. Đến chiều tối, chỗ bãi biển này sẽ rút nước, sẽ là bãi cát, chó tung tăng chơi đùa trên cát. Gọi là bãi cát Việt Nam hay Campuchia đều được. Rác thải cũng như nhiều vùng xa trung tâm khác, họ đều tự xử và vứt quanh những gốc cây mắm sát biển.
Chia tay họ, tôi cũng có nhã ý gửi ảnh chụp gia đình qua Zalo cho mọi người làm kỷ niệm mà gia đình họ không ai có điện thoại cả. Bản thân điện thoại của tôi sóng cũng chập chờn. Điểm cuối cùng trong chặng đầu của hành trình chụp rác là hình ảnh về gia đình của Châu Đen. Họ nghèo nhưng vui. Họ sống giản dị và bình yên. Tôi càng cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa. Hy vọng sẽ sớm có dịp quay lại đây, tôi sẽ gửi cho họ những bức ảnh những khoảnh khắc đời thường hạnh phúc giản dị của gia đình.
Trên hành trình xuyên Việt đôi khi cũng thế đấy. Đâu chỉ có rác và rác, tôi đã gặp những khoảnh khắc ấm cúng đến nao lòng, và tôi bỗng thấy nhớ nhà hơn bao giờ hết…
CHẶNG THỨ 2 CỦA HÀNH TRÌNH
Ở
chặng trước, tôi đã đi từ Hà Nội, dọc theo bờ biển từ Nam Định để tới tận vùng biển giáp Campuchia. Lần này, tôi lên đường đi tới vùng biển giáp với Trung
Quốc, hoàn thành trọn vẹn hành trình đi dọc 3.260km bờ biển Việt Nam để chụp rác thải nhựa, thuộc phần mở đầu dự án cá nhân của mình. Tạm biệt lễ hội và những mùa hoa, tạm biệt những sớm chớm lạnh từng góc phố Hà Nội... Tôi lại lên đường.
HẠNH PHÚC GIẢN DỊ NGÀY GIÁNG SINH N
hững ngày cuối năm miền Bắc thật lạnh. Tôi mặc áo lông vũ, áo cản gió dành cho dân chuyên đi rừng. Buổi sáng ngày 23 tháng 12 tôi chất hành lý là hộp đựng máy ảnh, áo mưa, tư trang lên người anh em mô tô và lên đường.
Đi biển vào mùa Đông cũng có cái thú riêng của nó. Tôi tưởng tượng đến một mai kia mình già đi, không còn đủ điều kiện thực hiện những hành trình như thế này nữa, hằng ngày ngồi xem lại từng bức ảnh tâm huyết một thời... Có lẽ đây sẽ trở thành kỷ niệm đẹp nhất trong thời thanh xuân của tôi.
Điểm đầu tiên trong chặng thứ hai của hành trình tôi đến cảng cá ở cửa sông Ninh Cơ – Nam Định. Thời tiết miền Bắc cuối năm gió đông bắc thổi lạnh buốt. Ở cảng cá, trước biển, gió thổi mạnh hơn. Mũi tôi đỏ au lên vì gió và lạnh. Cảng cá đầy tàu thuyền nhưng chắc do lạnh nên không có mấy ngư dân. Dừng xe trên bờ kè, tôi gặp bác Nguyễn Thị V. đang ngồi giặt túi ni
lông. Thường túi ni lông người ta dùng một lần vứt đi, hiếm thấy ai đó giặt túi ni-lông đã sử dụng, tôi tò mò lại gần hỏi chuyện.
Nhà nghèo lắm chú ơi. Nên bác phải tận dụng mọi thứ, kể cả túi ni-lông.
Giọng bác trầm xuống nặng nhọc kể về gia cảnh của mình. Bác có ba người con, hai cô con gái lấy chồng xa, giờ bác đang ở với cậu con trai út. Hằng ngày bác vẫn đi nhặt ve chai bán kiếm tiền. Thi thoảng tàu thuyền về cảng, bác lại ra xin cá về ăn, hoặc bán kiếm thêm chút thu nhập. Bác bảo tôi, phải đợi ở cảng lâu vì cá to ngon, họ chuyển lên trước, khi nào gặp các cá bé, bị sâu (trong một mẻ lưới, cá có thể bị cua hay các con khác cùng trong
g ộ ị y g g mẻ cắn bị thương khó bảo quản), may ra bác được cho một đến hai con.
Bác dùng những cái túi đã được giặt cẩn thận kia để đựng cá. Đi theo bác cả sáng, tôi thấy bác xin được vài con cá, có những con nặng hơn một cân. Khi ấy trông bác vui lắm. Bác bảo con cá nặng hơn một cân ấy có thể bán được 25 nghìn/kg. “Hôm nay được nhiều, có lẽ nhiều nhất trong năm, chú ạ!” – bác vui vẻ nói.
Đợt này các tàu thuyền đều về cảng để đón Noel, bà con vùng biển nơi đây chủ yếu là người Công giáo, những nụ cười của những ngư dân cũng lấp lánh chẳng kém gì bác V. Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500 – 1.000 tỉ chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây “ô nhiễm trắng” cho môi trường. Vứt bỏ một túi ni lông chỉ tốn một giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500-1.000 năm, túi ni-lông mới có thể phân hủy được. Bác V. giặt túi dùng lại, nhìn theo mặt tích cực nào đó nếu ai cũng như bác sẽ bớt đi được một số lượng lớn túi ni-lông. Song, ni-lông là sản phẩm dùng một lần, vậy tái sử dụng như vậy liệu có an toàn hay không?
Vậy là cái nghèo đẩy đến những vất vả khác. Làm sao cho những kiếp người lao động bớt khổ, làm sao để họ được sống trong bầu không khí trong lành, không ô nhiễm? Thật khó để trả lời câu hỏi này.