🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi - Tập 4
Ebooks
Nhóm Zalo
THAO TÁC CHỮA LÀNH CƠ THỂ VI TẾ
THAO TÁC CHỮA LÀNH CƠ THỂ VI TẾ
Hƣớng dẫn toàn diện về chữa lành năng lƣợng
Hƣớng dẫn toàn diện về chữa lành năng lƣợng
________
CYNDI DALE
1
https://thuviensach.vn
Cuốn sách này dành tặng cho những nhà chữa lành, các hiền nhân, và những người chứng kiến và mang ngọn đuốc hy vọng xuyên suốt các thế kỉ.
“Cuốn sách này là một kho báu chữa lành tinh khiết …Một tài nguyên vô giá”
BÁC SỸ ĐA KHOA CHRISTIANE NỎTHRUP - tác giả cuốn sách bán chạy nhất do tạp chí Times bình chọn ―Cơ Thể của Phụ Nữ, Sự Thông Thái của Phụ Nữ”
2
https://thuviensach.vn
NỘI DUNG
____________________________________________________________________________
số trang
Lời Giới Thiệu 5 - 10 PHẦN I: TẠO NÊN MỘT NỀN Y HỌC CHỮA LÀNH NĂNG LƢỢNG VI TẾ CHO CHÍNH BẠN 11 - 52 1. Y học chữa lành năng lƣợng vi tế 11 - 16 2. Các trƣờng năng lƣợng chữa lành: Năng lƣợng xung quanh bạn 17 - 26 3. Các kênh chữa lành: Phép màu của các kinh mạch 27 - 40 4. Chữa lành các cơ thể năng lƣợng: Các Luân Xa 41 - 52 PHẦN II: CHUẨN BỊ CHỮA LÀNH: TÚI THUỐC NĂNG LƢỢNG CỦA BẠN 53 - 103 5. Ý định và đạo đức 55 - 62 6. Trực giác và niềm tin 63 - 68 7. Các đƣờng biên giới năng lƣợng 69 - 78 8. Chuẩn bị chữa lành cho bản thân và mọi ngƣời: Thiết lập mục tiêu 79 - 85 9. Các kĩ thuật năng lƣợng thiết yếu 86 - 95 10. Các kì vọng về một phiên chữa lành 96 - 103 PHẦN III: CÁC CON ĐƢỜNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HÀNH TRÊN THẾ GIỚI
104 - 288 11. Chữa lành trƣờng hào quang (aura) 105 - 118 12. Chữa lành bằng tay 119 - 136 13. Phép chữa lành bí truyền hiện đại 136 - 146 14. Chữa lành bằng chuyển động 147 - 158
15. Trí tuệ vi tế: Từ thiền định tới tái lập trình tiềm thức 159 - 1723
https://thuviensach.vn
16. Linh Thể: Cầu nguyện, chiêm nghiệm và giao tiếp với các lực lƣợng tâm linh 173 - 184 17. Chữa lành thời cổ đại 185 - 202 18. Chữa lành bằng hơi thở 204 - 207 19. Liệu pháp nâng cao tần số rung động bằng thực phẩm 208 - 218 20. Chữa lành với thế giới tự nhiên 219 - 239 21. Chữa lành bằng âm thanh 240 - 253 22. Chữa lành bằng màu sắc 254 - 267 23. Các biểu tƣợng và những lời truyền dạy về tần tố rung động 268 - 281 24. Môi trƣờng năng lƣợng 282 - 288
Kết luận: Từ cơ thể vi tế đến cái tôi nguyên thủy 289 - 290 Lời Cảm Tạ 291
Các dịch giả:
Nhóm dịch thuật Ánh Sáng, gồm:
Hoai Anh Nguyen, Không Không, Long Nguyen, Trần Vân, Phạm Thùy Dƣơng, Quynh Akai, Nguyen Anh Minh, Mã Lan Thanh, Hiền Nguyễn, Trần Thu
Biên tập: Trần Thu
4
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
______________________________________________________________
Chúng ta hướng về khả năng lạ thường của việc tạo nên một hệ thống chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh vào sự sống thay vì cái chết; sự hợp nhất, sự nhất thể thay vì sự phân mảnh, bóng tối và sự cô lập.
BÁC SỸ ĐA KHOA LARRY DOSSEY
Dù đƣợc cấp phép hay không chuyên sâu, chúng ta cũng đều là những nhà chữa lành. Sự thay đổi vai trò của chúng ta phụ thuộc vào vô số các yếu tố, nhƣ tình trạng sức khỏe của bản thân và của những ngƣời xung quanh, giai đoạn nghỉ ngơi trong cuộc đời, hoặc bởi vì chúng ta đã chọn việc chữa lành làm nghề nghiệp của bản thân. Nhƣng vào một thời điểm nào đó, mỗi ngƣời chúng ta đều đến lƣợt mình trở thành ngƣời chữa lành và tự chữa lành, nhà trị liệu và ngƣời bệnh. Khi quan sát sâu hơn, chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta là những nhà chữa lành ở tất cả các thời điểm. Ngay cả khi ta đang giúp những ngƣời khác dƣới vai trò một ngƣời đang đƣợc huấn luyện để trở thành một nhà trị liệu, mọi chƣơng trình huấn luyện và mọi khoảng thời gian đƣợc chữa trị với tƣ cách là một khách hàng đều là những cơ hội để chữa lành cho chính bản thân mình, để giải độc và tái thiết cơ thể, tâm trí và tinh thần. Từ đó, chúng ta mới có thể trở thành kênh dẫn rõ ràng hơn cho các năng lƣợng vi tế. Khi hiểu ra điều này, tôi đã viết và xuất bản cuốn sách Cơ Thể Vi Tế (The Subtle Body): một cuốn từ điển Bách Khoa tóm tắt khái quát về giải phẫu cơ thể năng lƣợng- cuốn cẩm nang hƣớng dẫn chi tiết về các năng lƣợng vô hình đang nâng đỡ cho thực tại vật lí và các cơ thể vật lí của chúng ta. Cuốn Cơ Thể Vi Tế là một nguồn tƣ liệu giúp cho những nhà chữa lành đủ mọi trình độ và kinh nghiệm có một nền tảng kiến thức vững chắc và mạnh mẽ. Nó đặt nền móng cho việc hiểu những rắc rối phức tạp của liệu pháp chữa lành cơ thể vi tế và việc hiểu những phƣơng thức và những công cụ đƣợc sử dụng khắp thế giới để đánh thức khả năng chữa lành bẩm sinh đã có sẵn trong bạn.
Cuốn sách này mang tên Thao Tác Chữa Lành Cơ Thể Vi Tế, là sự mở rộng của nguồn đã nói trên, nhằm hƣớng dẫn các bạn về việc chữa lành năng lƣợng vi tế một cách dễ dàng, tao nhã và hiệu quả. Bạn có thể dùng riêng cuốn này hoặc kết hợp với cuốn Cơ Thể Vi Tế. Cuốn Cơ Thể Vi Tế cung cấp cho bạn làm cái gì, và cuốn này giúp bạn biết làm như thế nào. Và bởi vì cuốn Cơ Thể Vi Tế rất giàu nghiên cứu về khoa học và tâm linh, nên ở cuốn này tôi có giới hạn bớt những nội dung đó. Vì thế các bạn có thể xem chú thích nằm trong cuốn kia.
Hàng ngày, gia đình nhân loại của chúng ta phải đấu tranh với những cơn đau bệnh nhỏ, đến những căn bệnh lớn, nỗi khổ trong tình cảm, sự xáo trộn tinh thần, và đôi khi đơn giản là nhu cầu gia tăng năng lƣợng. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề của chúng ta khi chúng ta mất thăng bằng. Những công cụ và kĩ thuật đƣợc lựa chọn kĩ càng trong cuốn sách này có thể hữu ích đối với cả những ngƣời tự chữa lành và các chuyên gia chữa lành. Vì việc chữa lành là mục tiêu của cuốn sách này nên nó cũng hữu ích cho việc kiểm tra ý nghĩa thực sự của việc chữa lành, đặc biệt là khi nó đƣợc nhìn nhận qua ống kính của việc thực hành về năng lƣợng.
CHỮA LÀNH CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
―Bản chất thực sự của chữa lành là gì?‖ là một trong những câu hỏi quan trọng nhất chúng ta - những nhà trị liệu và những ngƣời tự chữa lành năng lƣợng vi tế phải suy ngẫm. Trên thực tế, tất cả các nhà trị liệu, cho dù có cách thức tiếp cận theo lối cổ truyền hay theo y học tổng thể, đều là những nhà chữa lành năng lƣợng, và do vậy tại một thời điểm nào đó tất cả chúng ta đều phải trả lời câu hỏi này. Câu trả lời sẽ là Ngôi Sao Bắc Đẩu dẫn đƣờng, dắt chúng ta qua tất cả các loại
5
https://thuviensach.vn
địa hình trên hành trình chữa lành của chúng ta. Dù cho hành trình này chỉ là một khóa chữa trị kéo dài một tiếng hay nhiều năm dài giữa nhà trị liệu và khách hàng.
Bởi vì chúng ta đang mạo hiểm đi vào những cảnh giới tinh tế hơn, một trong những điều khác biệt quan trọng chúng ta có thể tạo ra là chữa lành thay cho chữa bệnh. Chữa bệnh là tập trung vào việc loại bỏ các triệu chứng, trong khi chữa lành là nhấn mạnh và nuôi dƣỡng trạng thái toàn vẹn ban đầu. Nhà trị liệu năng lƣợng vi tế xuất phát từ tiền đề rằng một con ngƣời luôn luôn toàn vẹn ở một cấp độ sâu nhất, cho dù gì đi chăng nữa – ngay cả khi họ bị khuyết một chi, hoặc đang đánh vật với sự trầm cảm hay bệnh ung thƣ, hoặc đang cố gắng thoát khỏi cái lạnh ghê gớm. Một nhà trị liệu thuộc bất kì loại nào tập trung vào chữa bệnh thì có khả năng là sẽ nhấn mạnh vào các triệu chứng và làm dịu đi những triệu chứng đó. Một nhà trị liệu năng lƣợng vi tế, mặt khác, sẽ làm dịu và có thể giải phóng ngƣời đƣợc chữa lành khỏi nguyên nhân của những triệu chứng ấy.
Các nhà chữa lành năng lƣợng vi tế làm việc để giúp bản thân và những ngƣời khác nhận ra và hiểu rõ đƣợc sự toàn vẹn của họ, bất chấp vẻ bề ngoài và thậm chí kết quả của việc chữa bệnh. Thay vì việc đạt đƣợc sự toàn vẹn, chữa lành là vấn đề nhớ lại và khôi phục sự toàn vẹn nhƣ nó vốn là. Dù cho chúng ta làm việc với ngƣời khác hay một mình thì phận sự của chúng ta là không cố gắng làm cho những sự yếu đuối do tƣởng tƣợng đó biến mất. Các công cụ và kĩ thuật chữa lành năng lƣợng có hiệu quả vƣợt xa hơn nữa khi chúng ta hiểu rằng tính toàn vẹn không có nghĩa là sự hoàn hảo. Tôi đã may mắn đƣợc chứng kiến tận mắt những biến chuyển đáng kể về sức khỏe khi con ngƣời cảm thấy đƣợc nâng đỡ bởi tình thƣơng và cảm giác đƣợc chấp nhận. Hiểu và tin tƣởng vào tính toàn vẹn là một trạng thái lạc quan sâu sắc, trạng thái chúng ta có thể bắt gặp khi đƣợc chữa bệnh ở chân hoặc đƣợc chữa bệnh bằng liệu pháp mát xa chân tay, và trạng thái khi chúng ta thừa nhận những gì bên trong bản thân. Niềm tin vào khả năng trở về với trạng thái cân bằng tự nhiên là một cây cầu vô hình (cây cầu năng lƣợng vi tế) kết nối phần tốt nhất của phép chữa đối chứng (Tây y) với vùng sáng của việc chữa lành từ rất lâu vẫn thƣờng đƣợc gọi là liệu pháp ―thay thế‖.
PHẦN TỐT NHẤT CỦA CẢ HAI THẾ GIỚI: CÁC PHƢƠNG PHÁP KẾT HỢP VÀ BỔ SUNG TRONG VIỆC CHỮA LÀNH
Vị bác sĩ châm cứu bƣớc lùi lại và gật đầu. ―Vấn đề của anh là do sự tắc nghẽn năng lƣợng trong gan,‖ ông vừa nói vừa chỉ ra ―sự ứ trệ của khí trong gan‖ nằm trong ngón chân của bạn. Nhà trị liệu vật lý thì lại liếc nhìn tia X quang và gật đầu. ―Xem chuyện gì đang xảy ra ở đây?‖ Bà ta chỉ vào hình ảnh của bộ phận nằm dƣới xƣơng sƣờn của bạn. ―Đó là lá gan của anh. Đó là nơi có vấn đề của anh.‖
Ai đúng? Liệu đó là vị bác sĩ châm cứu nhìn lá gan đƣợc kết nối với một dòng chảy năng lƣợng phức tạp xuyên suốt cơ thể bạn nhƣ một bộ phận liên quan đến những ngón chân của bạn theo một cách thức bí ẩn nào đó? Hay vị bác sĩ chữa bệnh truyền thống nhìn lá gan của bạn nhƣ là một bộ phận đơn lẻ làm việc một mình, một bộ phận lặng lẽ ngồi dƣới những chiếc xƣơng sƣờn của bạn, nghĩ về công việc của riêng nó mà thôi?
Thực ra cả hai vị đều đúng. Các cơ quan của chúng ta- trên thực tế là nhiều phần của chúng ta – đang neo ở đâu đó xét về mặt vật lý. Nhƣng chúng đều là năng lƣợng, điều này có nghĩa là chúng kết nối với những bộ phận khác trong cơ thể của chúng ta theo những cách khó có thể đo lƣờng, nhìn thấy hay chứng minh. Những khía cạnh tinh tế của các bộ phận cơ thể của chúng ta là phần của giải phẫu năng lƣợng mà chúng ta sẽ khám phá trong phần 1, một bộ gồm các kênh năng lƣợng chuyển động nhanh, các cơ quan, và các trƣờng mà tôi nghĩ là bao gồm ―bên dƣới và xung quanh bạn‖, những năng lƣợng hình thành nên các qui tắc và nền tảng cho sức khỏe vật lý và sự an lạc bên trong. Các hệ thống năng lƣợng này là nền tảng cho y học chữa lành. Và trong 6
https://thuviensach.vn
khi các nhà chữa lành năng lƣợng vi tế thƣờng chữa lành các hệ thống năng lƣợng bằng cách làm biến đổi năng lƣợng cảm thụ hay năng lƣợng vật lý thành năng lƣợng vi tế (hoặc ngƣợc lại), thì một trong số họ - những đối tƣợng của chƣơng 1 cũng có thể làm việc với các hệ thống vật chất, giống nhƣ những phần trong cơ thể vật lí.
Vì điều kiện văn hóa phƣơng Tây, đa số mọi ngƣời đều không thƣờng nghĩ về những nhà trị liệu –những bác sĩ phụ khoa, hay bác sĩ da liễu là những nhà trị liệu về năng lƣợng vi tế. (Các bác sĩ có lẽ cũng không nghĩ về bản thân theo hƣớng này). Đối lập với những ý kiến thông thƣờng, y học đối chứng hay cái mà chúng ta gọi là y học phƣơng Tây hay y học truyền thống thực sự là chữa bệnh trên nền tảng năng lƣợng. Phẫu thuật và kê đơn làm việc trên các hệ thống năng lƣợng vật lí, trong khi các tia X quang và ECG (điện tim đồ) đo đạc các mẫu hình năng lƣợng trong cơ thể chúng ta. Bởi vì cơ thể của chúng ta đƣợc cấu thành từ năng lƣợng nên tất cả các phƣơng pháp trị liệu liên quan đến cơ thể đều là trị liệu về năng lƣợng vi tế. Y học năng lƣợng vi tế
không thể đƣợc thừa nhận bởi một mình nhà trị liệu theo phép đối chứng hay các bác sĩ chữa bệnh theo liệu pháp thiên nhiên hay những nhà chữa lành ―thay thế‖. Do đó chúng ta, những nhà chuyên chữa lành có thể chính thức buông bỏ các khái niệm nhị nguyên ―chúng ta và họ‖ mà hãy hợp tác với nhau. Việc biết rằng tất cả nền y học đều thực sự là y học năng lƣợng vi tế có thể
đem đến những lợi ích lớn hơn và những kết quả tƣơi sáng hơn cho tất cả những ai liên quan - những nhà trị liệu, các bác sỹ, những ngƣời chữa lành, những bệnh nhân, những khách hàng và cả những ai yêu quí họ.
Có một kho các phƣơng thuốc trị liệu cũng những những kiểu nhà trị liệu để bạn chọn lựa. Dƣới đây là một danh sách các thể loại khái quát và những đặc trƣng của mỗi loại:
Y học đối chứng (allopathic therapies): còn gọi là Tây Y hay Y học truyền thống, rất cần thiết cho việc chữa trị các bệnh hay gặp và các bệnh kinh niên, những nhu cầu chẩn đoán, phẫu thuật, sự can thiệp vật lí, chấn thƣơng, vật lí trị liệu, kê đơn thuốc, hay khi bạn có một nghi ngờ về tình hình sức khỏe.
Liệu pháp sức khỏe tâm thần (mental health therapies): quan trọng trong việc điều trị chứng trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, chấn động tâm lí, hoặc lạm dụng.
Tác động lên huyệt (medirian therapies): gồm châm cứu, bấm huyệt và các kiểu massage phƣơng Tây, rất lí tƣởng cho việc chữa trị căng thẳng hay đau đớn, nghiện ngập, các vấn đề về tình cảm, và các bệnh liên quan đến tai- mũi- họng, các vấn đề tim mạch, các vấn đề về cơ bắp, các chứng bệnh phổ biến nhƣ viêm nhiễm, bệnh về da, vân vân. (Xem chƣơng 3)
Tác động lên các luân xa (charka- based therapies): trợ giúp cho đủ các loại các vấn đề về thể vật lí, tình cảm, tinh thần và linh hồn. (Xem chƣơng 4). Đây là các liệu pháp đƣợc khuyên dùng bổ sung cho Tây y hoặc các phƣơng pháp trị liệu với năng lƣợng vi tế.
Tác động lên trƣờng năng lƣợng (Field-based therapies): là các liệu pháp giải quyết các vấn đề về thể vật lí, tình cảm, tinh thần, và tâm linh đủ các loại. Đây là các liệu pháp đƣợc khuyên dùng cho các vấn đề liên quan đến các đƣờng biên năng lƣợng, về bảo vệ trƣờng năng lƣợng hay những nhạy cảm với môi trƣờng. (Xem chƣơng 2). Đây là những liệu pháp đƣợc khuyên dùng để bổ trợ cho Tây y hay cho các thực hành về năng lƣợng vi tế khác. Một số ví dụ cho những liệu pháp kiểu này là việc làm sạch và cân bằng trƣờng aura, liệu pháp dùng mùi thơm (aromatherapy), và chữa lành âm thanh (sound healing).
Chữa lành tự nhiên (Natural healing): bổ sung cho Tây y bằng cách làm cân bằng cơ thể, tâm trí và tâm hồn thông qua các điều trị với tác động thấp. Việc sử dụng thảo dƣợc, dƣợc liệu bổ sung, đặt tay chữa lành, liệu pháp vi lƣợng đồng căn, liệu pháp mùi thơm, nƣớc hoa, Ayurveda (một nghệ thuật chữa bệnh của ngƣời theo đạo Hinđu cổ xƣa), chữa bệnh bằng hình
7
https://thuviensach.vn
ảnh theo chỉ dẫn (guided imagery), nha khoa tổng quát, liệu pháp dinh dƣỡng/ ăn kiêng, tập thể dục, và tất cả các phƣơng pháp tự nhiên khác mang đến việc chữa lành. (Xem các chƣơng phần 3)
Tác động lên cơ thể: làm giảm căng thẳng và làm dịu các cơn đau của cơ thể khi mắc các bệnh mãn tính, cũng nhƣ củng cố cho liệu pháp Tây y. Những liệu pháp này gồm có: xoa bóp (massage), nắn khớp xƣơng (chiropractic), nắn xƣơng (osteopathy), ruột kết (colon) và xoa bóp bàn tay và bàn chân (reflexology). (Xem chƣơng 12 về các kĩ thuật đặt tay chữa lành cụ
thể).
Các dạng y thuật năng lƣợng nhất định nhƣ Đặt Tay Chữa Lành, Reiki, chữa lành màu sắc, chữa lành âm thanh đều rơi vào một số thể loại. Ví dụ, Đặt Tay Chữa Lành và Reiki sử dụng bàn tay để làm sạch, cân bằng và tiếp sinh lực cho hệ thống năng lƣợng, nhƣng kết quả của các phƣơng pháp này lại tƣơng tự nhƣ liệu pháp tác động lên thân thể. Chữa lành màu sắc và âm thanh có thể làm các dây thần kinh trở nên trấn tĩnh và do đó có tác dụng hỗ trợ cho liệu pháp điều trị tinh thần, nhƣng đồng thời cũng làm thay đổi trƣờng năng lƣợng. Bạn sẽ khám phá ra rằng nhiều kiểu liệu pháp năng lƣợng khác nhau đều đạt đƣợc vài mục tiêu nhƣ nhau.
Có nhiều con đƣờng mà các phƣơng thức thuộc các thể loại khác nhau có thể bổ sung lẫn nhau. Ví dụ, một ngƣời trải qua một thời kì lo âu và trầm cảm kéo dài có thể đƣợc điều trị bằng liệu pháp xoa bóp và chữa trị tâm lí. Tại thời điểm nào đó trong quá trình điều trị, ngƣời này có thể bổ sung thêm Kĩ Thuật Cảm Xúc (EFT- xem chƣơng 1) vào kế hoạch chữa lành của họ. Một phụ nữ mang thai, ngoài việc đi tới bác sĩ sản phụ khoa và bà đỡ, có thể nhận ra rằng việc lui tới một nhà trị liệu chữa lành bằng liệu pháp xoa bóp dầu thơm (xem chƣơng 20) và chữa lành âm thanh (xem chƣơng 21) sẽ làm gia tăng năng lƣợng và trạng thái cân bằng về tâm lí, tình cảm theo cấp số mũ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn chính là ngƣời pha trộn một vài liệu pháp tốt nhất từ cả hai thế giới cho chính mình. Bản thân tôi cũng làm điều đó. Tôi ăn toàn bộ thực phẩm hữu cơ, đi bộ hàng ngày và sử dụng các kĩ thuật cân bằng và chữa lành năng lƣợng theo cách này hay cách khác mỗi ngày. Và khi cần thiết tôi cũng thuê các dịch vụ của Y học phƣơng Tây. Tôi tin rằng điều quan trọng là không chỉ dựa vào một phƣơng pháp đơn lẻ. Chúng ta là các sinh mênh phức tạp nên các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của chúng ta cũng phức tạp y nhƣ vậy. Tôi gợi ý các bạn nên chọn các phƣơng pháp trị liệu nhƣ là một phần của kế hoạch sức khỏe tổng thể giúp bạn đạt đƣợc những mục tiêu cao nhất. Cũng bởi vì những nhu cầu của chúng ta thay đổi theo thời gian nên việc ―không bao giờ nói không bao giờ‖ hay sa thải ngay phƣơng pháp mà bạn không có điều kiện thực hiện là việc quan trọng cần làm. Một chiếc xƣơng bị gãy sẽ đòi hỏi đƣợc chữa theo Tây y; phƣơng pháp vi lƣợng đồng căn (lấy độc trị độc) sẽ không giúp cố định xƣơng đƣợc. Sự trầm cảm nghiêm trọng có thể đƣợc điều trị bằng nhiều cách; và bạn không muốn bác bỏ việc kê đơn thuốc. Tất cả các nền y học đều là y học năng lƣợng, nếu đƣợc kết hợp đúng cách, sẽ giúp củng cố và gia tăng sức khỏe của bạn.
CÁC CHỦ ĐỀ TRONG CUỐN SÁCH NÀY
Cuốn sách này cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về chữa lành cơ thể năng lƣợng. Ở phần I, bạn sẽ học về y học năng lƣợng và cấu trúc năng lƣợng-đƣợc cấu thành bởi các trƣờng năng lƣợng, các kênh và các trung tâm năng lƣợng. Phần II chuẩn bị cho bạn trở thành một nhà chữa lành năng lƣợng vi tế, cho dù bạn có là một ngƣời không chuyên sâu hay là ngƣời đƣợc trang bị tốt về lĩnh vực này.
Chúng ta, các nhà trị liệu năng lƣợng tinh tế có những cân nhắc đặc biệt sẽ đƣợc đề cập đến ở phần II. Ví dụ: để xây dựng và duy trì cho sự chữa lành đƣợc tiến triển tốt đẹp thì nhà trị liệu
8
https://thuviensach.vn
năng lƣợng phải nuôi dƣỡng niềm tin đối với các bệnh nhân và khách hàng của mình. Chúng ta cần hiểu rõ về các phƣơng thức khác và sẵn lòng đƣa ra các lời khuyên về những phƣơng thức bổ sung một cách tận tâm trong những trƣờng hợp cần thiết. Chúng ta cũng phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức qui tụ trong những cân nhắc bất thƣờng trong khi làm việc với năng lƣợng vi tế, nhƣ việc sử dụng trực giác và các năng lƣợng tâm linh. Tôi sẽ cung cấp cho bạn một loạt những triết lí sống và những công cụ có thể giúp bạn có sự tin tƣởng và trực giác; sử dụng trực giác, ý định, lời cầu nguyện; thiết lập các đƣờng biên năng lƣợng; và kể cả việc thành lập một văn phòng và quản lí một phiên làm việc với khách hàng. Đồng thời, phần này của cuốn sách sẽ mô tả
những nét nổi bật của những công cụ mà tôi đã phát triển gần hơn 30 năm trong quá trình nghiên cứu và phục vụ về lĩnh vực năng lƣợng. Đây là những kĩ thuật không thể thiêú của tôi. Chúng mang đến sự an toàn và dễ dàng về năng lƣợng khi đƣợc kết hợp với gần nhƣ là bất kì phƣơng thức năng lƣợng nào khác.
Những ý tƣởng và kĩ thuật trong phần II chắc chắn rất cần thiết cho nhà trị liệu năng lƣợng chuyên nghiệp, nhƣng chúng cũng có thể đƣợc những ngƣời không chuyên áp dụng. Mỗi khi chúng ta lau đi những giọt nƣớc mắt của một em bé và dùng đến liệu pháp vi lƣợng đồng căn để chữa lành tiếng kêu la ―ối‖, là chúng ta đang phục vụ với tƣ cách là một nhà trị liệu về năng lƣợng vi tế. Cho bạn bè những lời khuyên về thảo dƣợc cũng là khoác lên mình tấm áo choàng của nhà trị liệu năng lƣợng vi tế. Và do đó tất cả chúng ta đều chịu ơn để học càng nhiều càng tốt về nghi thức cũng nhƣ những phƣơng pháp có sẵn để chữa lành năng lƣợng cho mình và cho ngƣời.
Phần III là phần quan trọng mô tả hàng trăm các kĩ thuật có sẵn về việc chữa lành cơ thể, trí óc và tâm hồn. Đây là phần hƣớng dẫn tham khảo cho công việc chữa lành của bạn- phần trƣng bày những kĩ thuật từ thời cổ xƣa đến thời hiện đại đã phát triển ở khắp nơi trên thế giới. Từ phép chữa bệnh vi lƣợng đồng căn đến chữa lành bằng đá quý, từ thiền định đến dùng thức ăn làm thuốc, đều có cả ở đây và sẵn sàng để đƣợc sử dụng. Phần này cũng chỉ cho bạn cách áp dụng những sự hiểu biết vào các phƣơng pháp và kĩ thuật thực hành thực tế, dễ làm, hiệu quả và vui nhộn.
SOI ĐUỐC DẪN ĐƢỜNG
Là một nhà chữa lành năng lƣợng, về cơ bản bạn phải là ngƣời cầm đuốc soi đƣờng. Nếu tất cả chúng ta đều là những nhà chữa lành – và chúng ta đều tham gia vào Thế Vận Hội của riêng chúng ta, mang và truyền ngọn đuốc quan trọng nhất: ngọn đuốc của hy vọng.
Ngoài chữa lành cơ thể vật lí, chỉ bằng cách làm việc với những năng lƣợng vi tế, chúng ta mới có thể làm thay đổi y học, thay đổi việc chữa lành, và thay đổi thế giới thoát khỏi những gò bó để tiến vào sự thực nhất thể. Thực sự, với tƣ cách là một nhà chữa lành năng lƣợng, bạn là một cây cầu nối giữa quá khứ và tƣơng lai, một cộng tác viên có giá trị còn lớn hơn cả quá trình chữa lành. Bạn là một ngƣời chữa lành coi trọng sự sống. Khi bạn khám phá ra món quà vô giá là những phƣơng pháp và những công cụ có trong tài liệu này, nơi giao thoa giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây và nơi giao thoa giữa thiên đàng và trái đất, bạn sẽ hiểu tại sao bạn lại đƣợc kêu gọi đến để chữa lành. Bạn là ánh sáng. Ánh sáng của bạn đƣợc cần đến.
9
https://thuviensach.vn
PHẦN I
TẠO NÊN MỘT NỀN Y HỌC CHỮA LÀNH NĂNG LƢỢNG VI TẾ CHO CHÍNH BẠN _____________________________________
Albert Einstein nằm trong số những nhà khoa học vĩ đại đã đập tan vũ trụ theo học thuyết của Newton khi ông khẳng định rằng con ngƣời không phải là những hòn đảo cô lập đối với chính họ. Chúng ta đƣợc cấu thành từ năng lƣợng và các trƣờng năng lƣợng kết nối giữa chúng ta với mọi thứ. Năng lƣợng là thông tin có chuyển động. Câu nói này rất đỗi phức tạp. Nó có nghĩa là mọi thứ thuộc về chúng ta, ngay cả những suy nghĩ không lời, những khát khao thầm kín, và xung động của những nguyên tử nhỏ bé nhất bên trong chúng ta đều giao tiếp trên một phạm vi rộng lớn hơn. Nó cũng ngụ ý rằng bất kì điều gì xảy ra trong thế giới đã biết hoặc chƣa đƣợc biết tới xung quanh chúng ta tạo ra những thay đổi bên trong chúng ta.
Những thông tin trong phần I phản ánh thực tế rằng mọi thứ đều là năng lƣợng. Những nhà chữa lành là những chuyên gia trong việc để ý, theo dõi, chẩn đoán và loại bỏ năng lƣợng – loại năng lƣợng kém tích cực và ít đƣợc chú ý hơn đã hình thành nên bệnh tật và dẫn tới sự mất cân bằng, nhƣng cũng đồng thời là khối tắc nghẽn khiến cơ thể không khỏe mạnh.
Trong phần I, chúng ta sẽ khám phá những nguyên lí của y học năng lƣợng, nền y học liên quan đến việc chẩn đoán và giải quyết các vấn đề về năng lƣợng- nói cách khác, việc phân tích những thông tin hay những rung động năng lƣợng gây hại, cũng nhƣ việc cung cấp những thông tin và rung động để khôi phục sự cân bằng. Bạn cũng sẽ đƣợc làm quen với cấu trúc năng lƣợng của bạn, sự biến ảo màu sắc của các hệ thống năng lƣợng hình thành nên cơ thể năng lƣợng vi tế của bạn. Ba hệ thống này đƣợc cấu tạo từ các trƣờng năng lƣợng bắt nguồn từ dòng chảy năng lƣợng bao quanh bạn; các kênh năng lƣợng, những dòng sông ánh sáng mang năng lƣợng chảy xuyên qua bạn; và các trung tâm năng lƣợng, các cơ thể năng lƣợng với các chức năng có thể chuyển dạng.
Bạn cũng có thể quay lại dữ liệu trong phần I khi tiến hành những bài tập xuyên suốt cuốn sách, bởi những thông tin này là nền tảng của mọi kĩ thuật.
10
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 1
Y HỌC CHỮA LÀNH NĂNG LƢỢNG VI TẾ ______________________________________________________________
Các phép màu … không nằm nhiều trên những gương mặt hay giọng
nói và sức mạnh chữa lành không đột nhiên từ xa tiến lại, nhưng nằm ở sự nhận thức đã trở nên sáng suốt hơn của chúng ta, để mà lúc này mắt ta luôn có thể nhìn và tai ta luôn có thể nghe những gì về chính chúng ta.
WILLA CATHER
Về cơ bản, y học năng lƣợng vi tế liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng mối liên hệ giữa cơ thể và các trƣờng năng lƣợng điện tử, từ trƣờng, điện trƣờng, cũng nhƣ ánh sáng, âm thanh và các dạng năng lƣợng khác. Cơ thể sản sinh ra những năng lƣợng này và cũng hƣởng ứng lại những năng lƣợng từ môi trƣờng xung quanh. Bất kể chúng ta dùng phƣơng pháp nào đi chăng nữa thì mục đích hàng đầu cũng là làm thay đổi tần số năng lƣợng của các trƣờng năng lƣợng của cơ thể, các kênh dẫn truyền, các trung tâm và ba khía cạnh của cấu trúc năng lƣợng cơ thể.
Trong thực tiễn, y học năng lƣợng vi tế là chăm sóc sức khỏe bằng phƣơng pháp tìm và phân tích sự mất cân bằng năng lƣợng, là phƣơng thuốc chữa lành toàn bộ một con ngƣời. Triết lí nhằm nhấn mạnh về y học năng lƣợng vi tế là dựa trên lí tƣởng về một cuộc sống cân bằng không nhất thiết là cuộc sống đó phải cân bằng mọi lúc, mà là một cuộc sống coi trọng các khía cạnh vật lí, tình cảm, tinh thần, các mối quan hệ, tài chính, sự sáng tạo và tâm linh. Nói chung, con ngƣời thƣờng có xu hƣớng hƣớng đến y học năng lƣợng vi tế khi họ muốn một sự chăm sóc toàn diện, khi họ muốn nhìn bao quát tất cả các mặt của cùng một vấn đề. Thông thƣờng, họ đến văn phòng làm việc của một nhà trị liệu khi những phƣơng pháp cũ nhắm đến một thách thức dai dẳng cho sức khỏe vật lí- tình cảm- tinh thần không có hiệu quả. Theo lẽ đó, tôi muốn nói rằng những cá nhân thƣờng chọn việc khám phá y học năng lƣợng khi mà họ cảm thấy lại có tia hy vọng về sức khỏe, về hạnh phúc và về cả tƣơng lai của họ.
Ngày nay, thuật ngữ y học năng lượng đang trở nên phổ biến, nó cho biết một sự tiến triển đầy hào hứng diễn ra trong lĩnh vực rộng lớn của việc chăm sóc sức khỏe. Mặc dầu thuật ngữ y học năng lượng vi tế nghe có vẻ khá bí ẩn đối với một số ngƣời. Họ cho rằng đó là một dạng y học đƣợc giấu kín và thực hiện bởi một nhóm riêng biệt gồm những ngƣời tinh thông đƣợc huấn luyện một cách bí mật. Thực tế thì ngƣợc lại, đó là y học có thể tiếp cận đƣợc và đƣợc sử dụng rộng rãi: y học năng lƣợng vi tế bao gồm tất cả các ngành y học, thậm chí cả y học phƣơng Tây. Cho dù những ngƣời thực hành là những bác sĩ đa khoa hay các nhà trị liệu theo phƣơng pháp Reiki chuyên chữa bệnh ung thƣ, các nhà trị liệu năng lƣợng vi tế đều đƣợc đào tạo để tìm ra những mất cân bằng năng lƣợng sống dẫn đến bệnh tật và tái cân bằng năng lƣợng để khôi phục trạng thái tự nhiên của sức khỏe.
Nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng để nhắc đến những phƣơng pháp chữa lành tập trung vào năng lƣợng vi tế của cơ thể - hay gọi chung là cơ thể vi tế - gồm có chữa lành năng lượng sống, chữa lành trường năng lượng sinh học, thực hành năng lượng, giải phẫu năng lượng, cảm xạ (chữa bệnh bằng rung động), chữa lành tâm linh. Mỗi một nhãn mác đó đều nhắc đến y học năng lƣợng vi tế, là bất cứ một phƣơng thức thực hành nào phân tích những năng lƣợng vi tế nhấn mạnh vào các điều kiện sức khỏe nhằm xác định nguyên nhân đích thực và tìm ra những giải 11
https://thuviensach.vn
pháp có hiệu quả. Một vài phƣơng pháp trong số đó, cụ thể là thuật phong thủy, khí công và chữa lành luân xa, bạn có thể đã làm quen. Trong khi đó một số phƣơng pháp khác nhƣ chữa lành Theta, cân bằng điểm tổng hợp, hay Yoga kết hợp bấm huyệt (acu-yoga) thì có thể tƣơng đối mới mẻ đối với bạn.
Trong bất kì trƣờng hợp nào, cho dù bạn đang khám phá hiện tƣợng của cơ thể vi tế lần đầu tiên hay là một nhà trị liệu đã đƣợc đào tạo nhiều năm, có nền tảng khoa học cơ bản vững chắc về y học năng lƣợng vi tế thì bạn đều có cơ hội đƣa nhiều công cụ và kĩ thuật trong cuốn sách này vào ứng dụng thực tế.
NHỮNG KHÁC BIỆT: TỪ NĂNG LƢỢNG VẬT LÝ ĐẾN NĂNG LƢỢNG VI TẾ
Có hai loại năng lƣợng: năng lƣợng giác quan (còn gọi là năng lƣợng vật lí) và năng lƣợng vi tế (năng lƣợng liên quan đến suy nghĩ, cảm giác, trực giác và các thông tin về năng lƣợng sống khác). Năng lƣợng giác quan, hay năng lƣợng vật lí di chuyển chậm hơn tốc độ ánh sáng và phải tuân theo qui luật tự nhiên, hay là những qui luật đƣợc đề xuất bởi các nhà khoa học cổ điển nhƣ Newton. Khi chúng ta đang nói về những con vi khuẩn gây ra bệnh cảm lạnh là chúng ta đang nói về năng lƣợng của giác quan. Năng lƣợng vi tế di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Kiểu năng lƣợng phức tạp này tuân theo các qui luật của vật lí lƣợng tử và có thể cũng là suy nghĩ của năng lƣợng tâm linh. Mặc dù trọng tâm hàng đầu của cuốn sách này là các năng lƣợng vi tế, nhƣng cũng rất cần thiết phải nhấn mạnh vào sự liên kết giữa hai loại năng lƣợng. Thuật chữa bệnh bằng việc xoa bóp và nắn các khớp là một ví dụ của việc thực hành điều chỉnh cơ thể vật lí nhằm tác động đến cả cơ thể vật lí và cơ thể vi tế. Sự liên kết này cũng đƣợc tìm thấy trong thuật châm cứu, liệu pháp thảo dƣợc, và còn nhiều phƣơng thức khác nữa.
Trong các cuốn giáo trình y học, năng lƣợng thƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ là nguồn sức mạnh có thể đƣợc sử dụng để hoàn thành các công việc, các mục tiêu hay để tạo ra một kết quả. Một cách đánh giá khác về năng lƣợng là những rung động ―biết nói‖. Tại sao nƣớc cam trong cốc của bạn lại không nổi lên và tràn ra khỏi cốc? Thông tin trong lực hấp dẫn bảo nó phải làm gì. Năng lƣợng thực chất chỉ là các thông tin mang một thông điệp. Y học năng lƣợng vi tế giúp bạn đập vỡ chiếc chai đi để lấy đƣợc thông tin trong đó, do đó bạn có thể đáp lại và ―bảo‖ nó làm việc cho bạn chứ không phải chống lại bạn.
Đa phần năng lƣợng đều chƣa đƣợc đo lƣờng theo các cách truyền thống, vì lẽ đó mà nó đƣợc gọi là năng lƣợng vi tế.
Tuy nhiên, khoảng trống giữa có thể đo lường được hay có thể thẩm định được và vi tế hay giả định đang khép lại. Hàng ngày, khoa học lại bổ sung bằng chứng và hiểu biết về năng lƣợng vi tế; một trong số các nghiên cứu khoa học đó là cuốn Cơ Thể Vi Tế và nguồn thông tin khoa học trong cuốn sách này.
CÁC NĂNG LƢỢNG THIẾT YẾU ĐƢỢC LIÊN KẾT VỚI NHAU
Đối với ngƣời tự chữa lành và nhà trị liệu về năng lƣợng vi tế, câu hỏi thực sự là: năng lƣợng vi tế vận hành nhƣ thế nào? Câu trả lời có thể đƣợc gói gọn trong từ kết nối, ý tƣởng rằng mọi thứ đều đƣợc hợp nhất lại bởi các trƣờng.
Các năng lƣợng cơ bản thiết yếu nhất gồm có các trƣờng điện từ, từ tính và từ trƣờng. Mỗi tế bào và cơ quan trong cơ thể của chúng ta đều rung động cùng điện từ. Điện từ này sản sinh ra các trƣờng điện từ bao quanh các bộ phận cơ thể của chúng ta, từ những tế bào, những cơ quan đến toàn bộ cơ thể. Các trường sinh học hay các từ trường sinh học là các thuật ngữ đƣợc sử
dụng để nói đến các trƣờng năng lƣợng của các cơ thể hay cơ thể toàn diện của chúng ta. Các 12
https://thuviensach.vn
trƣờng năng lƣợng này kết nối với nhau để tạo nên các trƣờng điện từ không chỉ toát ra từ cơ thể chúng ta mà còn kết nối chúng ta với mọi sinh vật sống khác. Năng lƣợng đƣợc lan tỏa giữa các sinh vật sống thông qua các trƣờng năng lƣợng này.
Chúng ta biết rằng các trƣờng sinh học tồn tại bởi vì chúng đã đƣợc ghi lại hình ảnh bằng công nghệ tiên tiến, bao gồm kĩ thuật chụp ảnh Kirlian, ghi hình trƣờng aura, và hình dung ra khí gas toát ra. Thiết bị này chỉ ra những sự khác biệt trong các trƣờng sinh học của con ngƣời trƣớc và sau khi trị liệu về năng lƣợng vi tế. Các trƣờng năng lƣợng của hai ngƣời có thể chồng chéo lên nhau và kết nối với nhau, và năng lƣợng có thể đƣợc truyền từ ngƣời này sang ngƣời kia thông qua các trƣờng tỏa ra từ mỗi một bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Nếu bạn đã từng có cảm giác giống nhƣ ―cảm nhận đƣợc rung động của ai đó‖, thì chắc chắn là bạn đã làm việc đó. Không chỉ cảm nhận đƣợc rung động của ngƣời nào đó, mà cả tần số hay cộng hƣởng với suy nghĩ của họ - dù cho họ có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc hay nặng nề và chán nản thì những tâm trạng của họ đều đi vào trƣờng năng lƣợng của bạn và có tác động trực tiếp đến bạn. Năng lƣợng của họ có thể nâng bạn lên hay kéo bạn xuống hoặc ngƣợc lại. Và ngay cả các hình thái của bệnh tật cũng rung động nên chúng cũng di chuyển và lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác thông qua các trƣờng năng lƣợng điện từ bao gồm tất cả các sinh vật sống.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, ngƣời ta đã dùng một từ kế để đo lƣợng từ trƣờng sinh học phát ra từ đôi bàn tay của các thiền nhân và những ngƣời thực hành yoga và quán thở. Những trƣờng năng lƣợng tỏa ra từ tay của họ mạnh gấp hơn hàng nghìn lần so với trƣờng sinh học của những ngƣời khỏe mạnh nhất. Sức mạnh của các trƣờng năng lƣợng từ đôi bàn tay cũng ngang bằng với cƣờng độ dòng điện thấp (giữa 2 và 50 hertz) đƣợc sử dụng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu y học để thúc đẩy quá trình chữa lành các mô tế bào sinh học bị tổn thƣơng diễn ra nhanh hơn. Ấy vậy mà, trong một nghiên cứu khác có sử dụng thiết bị can thiệp lƣợng tử siêu dẫn đã chứng tỏ rằng các trƣờng năng lƣợng sinh học có xung động lớn phát ra từ đôi bàn tay của các chuyên gia chữa bệnh trong suốt quá trình điều trị. Nhƣ đã lƣu ý, những trƣờng sinh học này trải rộng vƣợt ra xa khỏi cơ thể vật lí, và môn vật lí lƣợng tử giải thích cách thức trƣờng năng lƣợng của một ngƣời tƣơng tác với một ngƣời khác cách xa hàng ngàn dặm thông qua cái đƣợc gọi là thực tại không giới hạn địa lí. Thực tại này không chỉ đơn giản là khoảng không gian trống rỗng. Nó bao gồm cả trƣờng năng lƣợng vũ trụ, hay còn gọi là trƣờng không độ, trƣờng năng lƣợng kết nối mọi ngƣời và mọi vật. Một học thuyết có tên sự vướng mắc lượng tử đã chỉ ra làm thế nào mà chúng ta có thể gây ảnh hƣởng tới những ngƣời chúng ta quen biết thông qua trƣờng năng lƣợng vũ trụ. Theo học thuyết này, hai hoặc nhiều hơn hai vật thể hay hạt đã từng kết nối với nhau có thể liên kết và ảnh hƣởng lên nhau ngay cả khi chúng đã đƣợc tách rời. Trong một nghiên cứu tại viện nghiên cứu tim ở California đã chứng minh rằng trong một khoảng cách nhỏ giữa hai ngƣời các tín hiệu tim của một cá nhân có thể đƣợc biểu lộ trong dữ liệu về hoạt động của tim ở một cá nhân khác trong khi họ đang ngồi lặng lẽ đối diện với nhau. Vậy nhƣng các nghiên cứu khác lại cho biết khoảng cách không làm nên sự khác biệt. Chính ý định, thứ mà trƣớc đó không liên quan, lại đủ để tạo ra sự kết nối thông qua trƣờng năng lƣợng vũ trụ.
KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA NĂNG LƢỢNG
Vì hai loại năng lƣợng vật lí và vi tế đều giống nhau ở một mức độ, chỉ khác là chúng chiếm giữ 2 đầu của một dải liên tục, nên chúng có thể tác động qua lại và làm biến đổi lẫn nhau. Bạn có thể làm việc với cơ thể vật lí để tạo ra những thay đổi vi tế. Bạn cũng có thể làm ngƣợc lại. Sự dẫn truyền năng lƣợng đi theo cả hai con đƣờng: từ thể vi tế sang thể vật lí và từ thể vật lí sang thể vi tế.
Ví dụ, trên dải quang phổ vật lí – vi tế, một nhà trị liệu truyền thống Trung Quốc sẽ châm cứu lên những chỗ phát ban của một bệnh nhân hỗ trợ cho sự chuyển động của khí (năng lƣợng
13
https://thuviensach.vn
sống) của ngƣời này dọc theo các kênh năng lƣợng bị tắc nghẽn đã làm nổi vết ban. Vết ban (thuộc về vật lí) đó dịch chuyển ra khỏi cơ thể khi năng lƣợng vi tế bắt đầu tuôn chảy, và tình trạng của da biến mất ngay sau đó.
Trên cấp độ vi tế - vật lí, một bệnh nhân đang bị mắc chứng mất ngủ có thể chọn cách sử dụng các Kĩ thuật Tự do Cảm xúc (EFT) nhƣ vỗ nhẹ lên các điểm huyệt then chốt của cơ thể đồng thời nói ra những câu xác quyết. Kĩ thuật chữa lành năng lƣợng vi tế này giúp khôi phục khả năng ngủ và chữa lành năng lƣợng tiêu cực đã phá vỡ và làm xáo trộn hóa học trong não bộ, khôi phục dòng chảy năng lƣợng tạo để tái tạo những mẫu hình giấc ngủ khỏe mạnh.
Tất cả các kĩ thuật trong cuốn sách này đều nhấn mạnh sự thật rằng năng lƣợng vi tế có thể đƣợc chuyển hóa thành năng lƣợng vật lí và ngƣợc lại.
CẢM NHẬN NĂNG LƢỢNG VI TẾ: BIẾN NHỮNG GÌ VÔ HÌNH ĐÃ CÓ THẬT CÀNG TRỞ NÊN THẬT HƠN
Khi chúng tôi đang cố gắng chữa lành cho bản thân và ngƣời khác, kim chỉ nam cho việc tạo ra những kết quả tích cực là ý định. Chính ý định sẽ liên kết bạn với một ngƣời bạn biết hoặc chƣa biết để chữa lành, ý định sẽ giúp bạn mở ra những khía cạnh bị tổn thƣơng của chính bạn, và ý định sẽ xác định sự hòa trộn các tác động năng lƣợng lên thể vật lí hay thể vi tế trong công việc của chính bạn.
Các bài tập dƣới đây nhằm mục đích hỗ trợ bạn nhận ra các trƣờng năng lƣợng của chính bạn và của những ngƣời khác và tác động lên chúng. Mặc dù những bài tập này chỉ là để chuẩn bị, chúng vẫn có thể đƣợc sử dụng trong một khóa chữa lành cho bạn và cho mọi ngƣời.
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHO HAI NGƢỜI: ÁP LÒNG BÀN TAY VÀO NHAU Tìm một ngƣời sẵn sàng dành ra ba đến năm phút để giúp bạn cảm nhận dòng chảy năng lƣợng vi tế qua lòng bàn tay.
Bƣớc 1: Áp lòng bàn tay của các bạn vào nhau. Đứng đối diện với nhau, cả hai ngƣời đều giơ tay về phía trƣớc và đƣa tay lại gần nhau sao cho lòng bàn tay của các bạn chạm vào nhau. Gửi năng lƣợng cho nhau qua tay phải và nhận năng lƣợng của nhau qua tay trái. Làm nhƣ vậy trong khoảng 30 giây để trao và nhận năng lƣợng và hãy cảm nhận điều này.
Bƣớc 2: Đứng cách nhau một bƣớc chân (khoảng 30.5 cm). Hai tay vẫn đặt ở vị trí cũ nhƣng lúc này lòng bàn tay của các bạn không còn chạm vào nhau nữa. Làm nhƣ vậy trong 30 giây nữa để trao và nhận năng lƣợng, cảm nhận năng lƣợng ra vào ở khoảng cách này.
Bƣớc 3: Đứng cách nhau sáu bƣớc chân. (gần 2m). Với hai lòng bàn tay vẫn hƣớng thẳng về phía bạn của mình, tiếp tục trao và nhận năng lƣợng thêm 30 giây nữa, cảm nhận dòng chảy năng lƣợng và sự trao đổi năng lƣợng tại khoảng cách này. (Lƣu ý: tại vị trí ở bƣớc 2 (cách nhau khoảng 30.5 cm và ở bƣớc 3 (cách nhau khoảng 2m), bạn đang trải nghiệm sự xáo trộn năng lƣợng lƣợng tử trong hành động. Các trƣờng năng lƣợng của bạn đang kéo giãn ra, và việc trao- nhận năng lƣợng không phụ thuộc vào sự tiếp xúc vật lí.
Bƣớc 4: Đảo chiều. Bây giờ hãy bắt đầu lại từ đầu, nhƣng lần này bạn hãy trao năng lƣợng qua bàn tay trái và nhận năng lƣợng qua bàn tay phải. Hãy xem liệu kết quả lần này giống hay khác lần trƣớc.Tính trung bình, 80-90% ngƣời trao qua tay phải và nhận qua tay trái, 10% ngƣời làm ngƣợc lại.
14
https://thuviensach.vn
Bƣớc 5: Nói về trải nghiệm của bạn. Bạn có cảm nhận đƣợc những sự khác biệt khi đứng ở các khoảng cách khác nhau không? Nếu có thì khác nhau nhƣ thế nào? Bạn cảm thấy thế nào khi nhận đƣợc năng lƣợng? Bạn cảm thấy thế nào khi đảo chiều dòng chảy năng lƣợng? Việc đảo chiều đó dễ hơn hay khó hơn, hay ngang nhau? Nhìn chung, bạn học đƣợc bài học gì về năng lƣợng thông qua bài tập này?
ÁNH SÁNG TRONG ĐÔI BÀN TAY CỦA BẠN: BÀI TẬP CÁ NHÂN Bài tập một mình này đơn giản mà rất hiệu nghiệm cho việc cảm nhận năng lƣợng bên trong và xung quanh cơ thể bạn. Đây cũng là một phƣơng pháp mang lại sự chữa lành, sự cân bằng và truyền những đặc tính của sắc màu năng lƣợng vào cơ thể của bạn.
Bƣớc 1: Năng lƣợng trong đôi bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau khoảng10 giây, giống nhƣ kiểu bạn đang cọ rửa chúng thật mạnh. Sau đó giữ hai lòng bàn tay ở cách xa nhau 1 inch, hai lòng bàn tay lúc này hƣớng vào nhau, nhƣng không chạm nhau. Cảm nhận năng lƣợng bạn vừa tạo ra giữa hai lòng bàn tay.
Bƣớc 2: Lƣu thông năng lƣợng đỏ. Với dòng năng lƣợng đang tuôn chảy này, bạn hãy tƣởng tƣợng rằng mình đang mang năng lƣợng đỏ xuyên từ phía sau của trái tim đi vào trong lồng ngực, xuống hai cánh tay và xuyên qua đôi bàn tay. Bạn có cảm thấy điều khác biệt nổi bật giữa hai bàn tay không?
Bƣớc 3: Lƣu thông năng lƣợng xanh lam. Tƣởng tƣợng dòng chảy năng lƣợng màu xanh lam chảy từ phía sau tim vào trong ngực và hai cánh tay, rồi xuyên qua hai bàn tay. Bạn có cảm giác gì ở đôi bàn tay với năng lƣợng màu xanh lam? Bạn có thấy điểm khác biệt nổi trội giữa năng lƣợng xanh lam và năng lƣợng đỏ ở đôi bàn tay của bạn không? Bạn có cảm giác ở
bất kì nơi nào khác trong cơ thể bạn không? (Bạn có thể thực hành với bất kì màu sắc nào khác ngoài hai màu đỏ và lam ra)
Bƣớc 4: Tạo một quả cầu năng lƣợng. Bây giờ quay trở lại với vùng trung lập, làm tan năng lƣợng màu sắc lúc trƣớc. Vỗ nhẹ hai bàn tay vào nhau nhƣ thể là bạn đang tập hợp năng lƣợng để làm một quả cầu năng lƣợng (giống nhƣ quả cầu tuyết ánh sáng). Hãy hết sức chú tâm trong khi tạo ra quả cầu này, xem đôi bàn tay của bạn có thể vƣơn xa đến cỡ nào trƣớc khi bạn không còn có thể cảm nhận đƣợc năng lƣợng nữa.
Bƣớc 5: Ghi chép lại trải nghiệm. Bạn đã có trải nghiệm gì qua mỗi bƣớc của bài tập cá nhân lần này? Bạn có thể ghi chép lại những suy nghĩ của mình trong một cuốn nhật kí. Bạn cũng có thể thử nghiệm bài tập này tại các thời điểm khác nhau trong ngày và tại các vị trí khác nhau của cơ thể để khám phá ra các nấc thang cao hơn.
NGỌN LỬA TÂM LINH CỦA BẠN: BÀI TẬP CÁ NHÂN
Bài tập cá nhân này sẽ cho bạn những trải nghiệm thƣ thái, êm dịu, bay bổng khi cảm nhận sự liên kết giữa trái tim và trƣờng năng lƣợng aura – một phần của trƣờng năng lƣợng sinh học bao quanh cơ thể vật lí của bạn (còn gọi là hào quang). Trong một vài hệ thống, ngƣời ta nói rằng trƣờng aura gồm có 7 lớp. Sở thích của tôi là thực hành với trƣờng aura 12 lớp, trong đó mỗi một lớp đƣợc gắn với một luân xa có cùng một nhãn số. Bài tập này cung cấp cho bạn một cách để nhìn thấy trƣờng năng lƣợng của mình qua đôi mắt của chính bạn và bài tập có thể đƣợc sử dụng trong bất kì nỗ lực tự chữa lành nào.
1. Bạn muốn càng thƣ giãn càng tốt, do đó, bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế hay nằm trên một chiếc giƣờng êm ái. Tìm một nơi có ánh sáng yếu và mềm mại – một ngọn nến trong góc phòng, ánh sánh phả từ dƣới cánh cửa, hoặc ánh trăng hay ánh đèn đƣờng xuyên qua
15
https://thuviensach.vn
cửa sổ phòng ngủ của bạn là đủ. Khi đôi mắt bạn đã trở nên quen với bóng tối nhẹ nhàng, hãy vƣơn tay hai bàn tay về phía trƣớc và nhìn chăm chăm vào đôi tay của bạn. Đôi mắt của bạn nên ở trạng thái mơ màng, bạn có thể muốn nhìn chăm chú ra xa hơn đôi bàn tay của mình và giữ cho đôi bàn tay ở ngoài tầm nhìn của bạn.
2. Bây giờ hãy di chuyển các ngón tay sao cho từng ngón tay ở cả hai bàn chạm vào nhau. Hít thở sâu, cảm nhận ngọn lửa tâm linh trong trái tim của bạn. Một cách có ý thức, hãy mời ngọn lửa này tỏa ra từ trái tim, qua đôi bàn tay và đi vào các ngón tay của bạn.
3. Sau khi bạn đã có thể cảm nhận sự trao đổi của ngọn lửa tâm linh giữa các ngón tay, hãy kiểm tra vành ngoài của cả hai bàn tay. Bạn sẽ thấy một vầng hào quang ánh sáng trắng mờ nhƣ sƣơng bao quanh.
4. Bây giờ bạn hãy đƣa nhẹ các ngón tay ra xa và nhìn chăm chăm vào năng lƣợng điện tích tụ vẫn đang tiếp tục kết nối các ngón tay của bạn. Nếu muốn, bạn hãy truyền năng lƣợng điện một cách có ý thức giữa những ngón tay và sau đó chuyển nó lên da, lên và xuống các ngón tay. Chuyện gì xảy ra? Bạn có thể quan sát thấy sự dịch chuyển của khối trắng mờ lúc nãy không?
5. Bạn có thể chơi đùa với năng lƣợng này bao lâu cũng đƣợc. Khi bạn thực hành xong, hãy nhẹ nhàng thả các ngón tay ra khỏi vị trí và đƣa năng lƣợng quay trở lại trái tim của bạn. Hãy hít thở sâu và quay về với công việc hàng ngày với sự tỉnh thức.
16
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 2
CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG CHỮA LÀNH NĂNG LƢỢNG XUNG QUANH BẠN
______________________________________________________________
Lực Phổ Quát trao cho Jedi sức mạnh của anh ấy. Nó là trường năng
lượng được sinh ra bởi tất cả các sinh vật sống. Nó bao quanh chúng
ta, thâm nhập vào bên trong chúng ta. Nó liên kết cả thiên hà lại với
nhau.
STAR WARS
Mỗi cá nhân chúng ta, cùng với thế giới chúng ta cƣ ngụ, đƣợc cấu thành bởi cả hai kiểu trƣờng năng lƣợng: loại đo lƣờng đƣợc và loại vi tế đều đã tạo nên và duy trì sự sống. Cho dù chúng hiển hiện rõ ràng đối với các giác quan của chúng ta hay không thì tất cả các trƣờng năng lƣợng đó đều tác động có lợi hoặc có hại lên các cơ thể sống. Những sự khác nhau cơ bản giữa các trƣờng vật lí và vi tế thƣờng đơn giản là ở tốc độ của thông tin và rung động. Ở một mức độ
đặc biệt, cả hai kiểu trƣờng nhanh và chậm, hay cảm thụ và vi tế, đều có thể đƣợc cảm nhận giống nhau - cái nọ đang tuôn chảy vào cái kia, cái kia thì lại tạo ra và duy trì cái nọ. Vậy nhƣng bên trong sự phân chia giữa vật chất và vi tế đó lại có một mức độ phân chia nhỏ hơn: năng lƣợng của hình dạng và năng lƣợng của suy nghĩ. Các trƣờng nhất định đƣợc điều phối bởi dạng đơn thuần, trong khi các trƣờng khác lại đƣợc điều phối bởi những suy nghĩ của chúng ta, và còn có các trƣờng đƣợc điều phối bởi trái tim vật lí của chúng ta nữa. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, mọi thứ đều tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, trái tim có ảnh hƣởng đến những suy nghĩ, và những suy nghĩ cũng tác động lên trái tim nhƣ vậy. Và để đảm bảo cho sức khỏe và hạnh phúc, chúng ta phải phân biệt đƣợc chức năng của các trƣờng khác nhau đó khi làm việc với chúng.
CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG VẬT LÍ VÀ VI TẾ: SỰ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG THỰC TẾ VÀ GIẢ ĐỊNH
Có nhiều điểm khác nhau giữa các kiểu trƣờng năng lƣợng, mỗi một kiểu đều đƣợc phân ra làm hai loại: thực tế (có thể đo lƣờng) và giả định (không thể đo lƣờng).
Năng lƣợng thực tế - hay năng lƣợng có thể đo lƣờng đƣợc là các trƣờng năng lƣợng vật lí trong tự nhiên, gồm có cả âm thanh hay các lực điện từ nhƣ: ánh sáng hữu hình, từ trƣờng, bức xạ đơn sắc, và các tia của dải quang phổ điện từ. Cơ thể của chúng ta sản sinh ra hay chịu tác động bởi tất cả các năng lƣợng này.
Các trƣờng năng lƣợng giả định, còn đƣợc gọi là các trường sinh học hay các trường vi tế. Mặc dầu chúng không tách biệt với các trƣờng có thể đo lƣờng, chúng chiếm giữ một khoảng không gian và vận hành ở những tần số rung động không thể cảm nhận đƣợc ngoại trừ cảm nhận thông qua kết quả của chúng. Chúng đƣợc nối với cơ thể thông qua các kênh năng lƣợng đƣợc biết đến với những cái tên nhƣ meridian (kinh lạc), nadis (ống dẫn) và các cơ thể năng lƣợng với những tên gọi nhƣ các luân xa, tất cả đều có khả năng chuyển đổi từ các tần số rung động nhanh, thƣờng đƣợc gọi là khí (chi), hay sinh lực (prana) thành các trƣờng chậm hơn và mang tính cơ học, có thể đo lƣờng nhƣ điện, từ trƣờng, âm thanh.vv. Những kênh năng lƣợng và cơ thể năng
17
https://thuviensach.vn
lƣợng (đƣợc mô tả chi tiết trong chƣơng 3 và 4) có chức năng nhƣ một chiếc ăng ten, nhận và gửi thông tin thông qua các trƣờng năng lƣợng và cũng chuyển dạng thông tin để cho cơ thể có thể sử dụng.
Cơ thể con ngƣời tạo ra các trƣờng năng lƣợng vật lí và vi tế và cũng chịu tác động bởi các trƣờng đó. Ví dụ: trái tim đóng vai trò là trung tâm điện của cơ thể con ngƣời. Hoạt động điện của nó định dạng các trƣờng sinh học bao quanh cơ thể bởi vì nó phát ra lƣợng điện và từ trƣờng lớn gấp hàng ngàn lần so với các bộ phận khác. Các trƣờng sinh học của cá nhân và của con ngƣời nói chung cũng liên kết với các trƣờng năng lƣợng vĩ đại hơn theo hai hƣớng: Rút năng lƣợng của chúng ta và cung cấp năng lƣợng cho chúng ta. Sự thật đáng mừng là cả chúng ta và thế giới đều cấu thành từ các trƣờng năng lƣợng là một lời mời để xem xét chúng ta nhƣ là một bộ phận có liên kết mật thiết đến một thế giới rộng lớn hơn, chứ không phải là một cơ chế biệt lập, tự cung tự cấp.
TỪ CÁC TRƢỜNG ĐẾN CÁC SÓNG, RỒI ĐẾN CÁC NGUYÊN TỬ NĂNG LƢỢNG: ĐƢỜNG CONG LƢỢNG TỬ
Để thành lập nên một nền tảng tri thức cho việc hiểu về các trƣờng vi tế, việc quan trọng là phải hiểu về các trƣờng có thể đo lƣờng đƣợc, cùng với các trƣờng âm thanh và điện từ đã tạo ra và duy trì chúng. (Để nghiên cứu sâu hơn, tôi khuyên các bạn tham khảo cuốn Cơ Thể Vi Tế, xem chƣơng 18 và chƣơng 27.)
CÁC TRƢỜNG GIÚP DUY TRÌ SỰ SỐNG
Trƣờng năng lƣợng chủ yếu mà sản sinh và kéo dài sự sống là dải quang phổ điện từ, thƣờng đƣợc hiểu là ánh sáng. Mỗi một phần của dải quang phổ điện từ đều biểu hiện ở dạng tia bức xạ rung động ở một tốc độ cụ thể và do đó đƣợc gọi là bức xạ điện từ. Cơ thể của chúng ta đòi hỏi một lƣợng riêng cho mỗi một phần của dải quang phổ này để có đƣợc sức khỏe vật lí, tình cảm và tinh thần tối ƣu. Chúng ta có thể bị bệnh hay mất cân bằng nếu chúng ta phơi mình ra trƣớc mỗi phần của dải quang phổ quá ít hoặc quá nhiều. Một trong các loại trƣờng năng lƣợng duy trì sự sống nữa là trƣờng âm thanh, còn gọi là âm thanh hay sóng âm.
18
https://thuviensach.vn
Trƣờng hào quang
Trƣờng Hình Thái Học
Trƣờng T (từ trƣờng, thuộc tâm linh)
Trƣờng L (điện trƣờng, thuộc thể vật lí)
Trƣờng Ánh Sáng Vũ Trụ
HÌNH 2.1 CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG VI TẾ CỦA CƠ THỂ CON NGƢỜI
Có hàng ngàn trƣờng năng lƣợng vi tế đƣợc kết nối với cơ thể con ngƣời. Bức hình này chỉ ra các trƣờng đặc biệt hữu dụng đối với những nhà chữa lành năng lƣợng vi tế: trƣờng aura, trƣờng hình thái học, trƣờng T (từ trƣờng, trƣờng linh hồn), trƣờng L (điện, trƣờng vật lí), và trƣờng ánh sáng vũ trụ.
CÁC SÓNG
Cả dải quang phổ điện từ và các trƣờng âm thanh đều có các sóng ánh sáng và sóng cơ học. Sóng ánh sáng. Bức xạ điện từ đƣợc mô tả nhƣ những dòng photon. (Photon: hạt ánh sáng lƣợng tử, là nền tảng của ánh sáng.) Các hạt không trọng lƣợng này di chuyển với tốc độ ánh sáng. Mỗi hạt chứa một khối năng lƣợng, và do đó, chứa một lƣợng thông tin. (Năng lƣợng chính là thông tin.) Sự khác nhau giữa các kiểu bức xạ điện từ là lƣợng năng lƣợng ở trong các photon. Các sóng vô tuyến điện (radio wave) có các hạt photon có các năng lƣợng có thể đo đƣợc ở mức thấp nhất, trong khi các tia gamma chứa nhiều năng lƣợng nhất. Việc quan trọng là ta phải hiểu các dòng photon này bởi vì photon thực sự cấu thành nên cơ thể vật lí, tạo nên một trƣờng năng lƣợng khổng lồ mà ta gọi là Trƣờng Ánh Sáng. Nói đến dải quang phổ điện là nói tới các khái niệm năng lƣợng cao hay thấp, bƣớc sóng và tần số. Các thuật ngữ năng lượng cao và năng lượng thấp chỉ đơn giản mô tả các thông tin hay năng lƣợng của các hạt photon. Năng lƣợng này
19
https://thuviensach.vn
đƣợc đo bằng volt. Bƣớc sóng dùng để đo khoảng cách giữa 2 điểm của một sóng. Tần số là số lần các sóng chuyển động theo chu kì trên một đơn vị thời gian. Cơ sở luận của môn điện từ học vật lí là: điện sản sinh ra từ trƣờng. Hầu hết các cách hiểu cổ điển về điện từ học phụ thuộc vào thực tế là khi điện hay các hạt nhiễm điện chảy trong một dòng điện, chúng tạo ra một trƣờng điện từ. Những lực này cùng nhau kết hợp lại tạo thành điện trƣờng.
Sóng cơ học. Các sóng âm thanh đƣợc coi là các sóng cơ học. Chúng là một bộ sóng quan trọng mà vừa tác động lên con ngƣời chúng ta vừa phát ra từ chính chúng ta. Chúng đƣợc định nghĩa nhƣ là những kẻ gây nhiễu. Những kẻ gây nhiễu này vận chuyển năng lƣợng thông qua cơ chế là sự tƣơng tác giữa các hạt. Điều đó có nghĩa là các sóng âm đƣợc sinh ra do một tƣơng tác nào đó. Nói theo cách khác, các sóng cơ học không thể di chuyển nếu chúng không đƣợc tác động đến. Các sóng âm chạy với những rung động riêng biệt và chúng thâm nhập vào tất cả các dạng thức sống. Những trái tim đang đập của chúng ta tạo nên âm thanh, và các đại dƣơng cùng các hành tinh trên trời cũng vậy. Chúng ta có thể nghe thấy một số những âm thanh này và không nghe thấy những âm thanh khác, nhƣng điều đó không có nghĩa là những âm thanh không nghe thấy đƣợc đó không tác động tới chúng ta. Những sóng cơ học này và các sóng cơ học khác tác động lên chúng ta theo một trong hai hƣớng: tích cực hay tiêu cực.
CÁC NGUYÊN TỬ (ATOMS)
Tất cả vật chất, gồm cả tế bào của ngƣời, đều đƣợc tạo ra từ các nguyên tử. Các nguyên tử bao gồm các hạt photon và neutron, cái tạo ra khối lƣợng bên trong của một nguyên tử; các hạt điện tử (electron) mang điện tích; và các positron (phản hạt -phần rất nhỏ của vật chất có điện tích dƣơng và có cùng khối lƣợng với electron) phản electron và liên kết nguyên nguyên tử vật chất với với phản vật chất. Mỗi một trong số những đơn vị nguyên tử này di chuyển với tốc độ riêng của nó và khi kết hợp với các đơn vị khác, nó sẽ tạo ra dao động cho nguyên tử- và đó là cái chúng ta gọi là trường. Nói cách khác, chuyển động tạo nên áp lực, và áp lực này tạo nên các sóng di chuyển trong một dòng chảy vô tận theo tất cả các hƣớng.
Là một nhà chữa lành năng lƣợng vi tế, khi bạn làm việc với các trƣờng đƣợc sản sinh ra bởi một nhóm nguyên tử (hay thậm chí một nguyên tử đơn lẻ), bạn có thể xác định sức khỏe tiềm tàng và các nhu cầu của các cấu trúc nguyên tử, và nhờ đó, xúc tiến việc chữa lành.
CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG CỦA TRÁI ĐẤT
Mặc dù trọng tâm ban đầu của chúng ta trong chƣơng này là các trƣờng năng lƣợng của con ngƣời, một nhà chữa lành am tƣờng phải hiểu rõ về các trƣờng năng lƣợng trái đất vì các trƣờng này có tác động lên mọi lĩnh vực của cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả sức khỏe. Trái đất đƣợc bao quanh bởi một từ trƣờng vĩ đại. Trƣờng năng lƣợng này đƣợc sinh ra bởi sự chuyển động của các kim loại nóng chảy trong lõi của trái đât, nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng của những bức xạ mặt trời và các nguồn khác trong hệ mặt trời. Kết quả là một từ quyển (từ trƣờng bao quanh hành tinh) trải dài hàng ngàn dặm vào trong vũ trụ. Chúng ta là các sinh mệnh điện từ đƣợc kết nối năng lƣợng với nhau bởi từ trƣờng trái đất và đƣợc bao bọc bởi từ trƣờng này. Hàng trăm nghiên cứu lâm sàng gợi ý rằng từ quyển, cũng nhƣ các năng lƣợng tự nhiên khác, có ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Ví dụ một nghiên cứu sau suốt 13 năm tại Nam Phi cùng các nghiên cứu khác đã gợi ý về mối liên kết giữa các cơn bão trên trái đất do các tia sáng lớn lóe lên từ mặt trời sinh ra với chứng trầm cảm. Các nghiên cứu khác lại tiết lộ một sự tƣơng quan giữa những cơn bão này- tác nhân làm gia tăng bức xạ lên từ quyển và tỉ lệ
các vụ tự sát. 1. Các năng lƣợng điện từ bất thƣờng của trái đất có thể gây ra bệnh ung thƣ, các vấn đề tim mạch, sự mất cân bằng tinh thần, chứng mất ngủ, mất tập trung, chứng rối loạn tăng
20
https://thuviensach.vn
động (ADHD), sự mất khả năng miễn dịch, và không chỉ có vậy. 2. Nghiên cứu đó đã dẫn đến các phƣơng pháp điều trị sức khỏe mới- gồm việc sử dụng nam châm, chất khoáng, ô xy, điện và thậm chí cả những thay đổi trong chế độ ăn- đều nhằm để thiết lập sự cân bằng năng lƣợng trong cơ thể vốn bị mất cân bằng do từ trƣờng trái đất.
CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG CÓ THỂ ĐO ĐƢỢC CỦA TRÁI ĐẤT Sau đây là danh sách bao quát các trƣờng năng lƣợng thực tế (có thể đo đƣợc) của trái đất, bao gồm các trƣờng điện từ và các trƣờng khác có tên gọi là các trường năng lượng sinh học chủ động, hay các trƣờng tạo ra các dấu hiệu tự nhiên có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới các sinh mệnh năng lƣợng sinh học bao gồm cả con ngƣời. Các trƣờng năng lƣợng ở trong trƣờng điện từ của trái đất, hay từ quyển gồm có:
∙ Sóng vô tuyến
∙ Sóng vi ba
∙ Bức xạ tia hồng ngoại
∙ Ánh sáng hữu hình
∙ Bức xạ tia cực tím
∙ Tia X
∙ Tia gamma
∙ Tia T (bức xạ terahertz)
Các trƣờng năng lƣợng sinh học chủ động là:
Sóng Schumann, một dạng sóng cơ bản đƣợc tạo ra bởi tầng điện ly bao quanh trái đất. Những sóng này rung động tới họa âm chính là 7,83 hertzian, cùng tần số xuất hiện trong các trung tâm điều khiển não bộ của con ngƣời. Tần số này cũng tƣơng quan với sóng não Theta, loại sóng mà những nhà chữa lành nhƣ Tiến sĩ William Bengston, tác giả của cuốn Chữa Lành Năng Lƣợng, gợi ý mở đƣờng cho chúng ta bƣớc vào trạng thái của não bộ cần thiết cho việc chữa lành năng lƣợng.
Sóng địa từ, hay những rung động phát ra từ 64 nguyên tố trong lõi trái đất có ảnh hƣởng lên từ trƣờng trái đất. Các nguyên tố tƣơng tự tồn tại trong tế bào hồng cầu của con ngƣời. Một vài nhà khoa học tin rằng sự tƣơng đồng là một phần lí do tại sao các lực từ của trái đất lại tác động lên con ngƣời.
Các sóng mặt trời, hay những bƣớc sóng do mặt trời tạo ra, bao gồm các sóng âm, bức xạ điện từ, và sóng của lực hấp dẫn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chịu ảnh hƣởng của sóng mặt trời này.
Sóng âm, theo định nghĩa khoa học là những rung động đƣợc truyền qua một vật thể hay một chất liệu. Các sóng âm thực sự đƣợc tạo ra khi âm thanh đụng phải một vật chắn và sự va đập này tạo ra rung động. Chúng ta nghe thấy âm thanh khi âm thanh đụng phải một vật thể và vùng không khí bao quanh đó rung động. Ngƣợc lại, không khí rung động làm cho màng nhĩ (một bộ phận trong tai) rung động, và não bộ phiên dịch những rung động đó thành âm thanh. Chúng ta chịu tác động rất lớn bởi sóng âm, theo hƣớng có lợi hoặc có hại. (Xem chƣơng 21)
Đóng vai trò nhƣ một cây cầu nối giữa các trƣờng năng lƣợng thực tế và vi tế là các sóng vô hƣớng. Những ngƣời kế tục nhà nghiên cứu Nikola Telsa khẳng định rằng các sóng theo chiều dọc di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng, và do đó, cung cấp cho cơ chế giao tiếp trực tiếp.
21
https://thuviensach.vn
CÁC TRƢỜNG VI TẾ CỦA TRÁI ĐẤT
Các trƣờng vi tế của trái đất là:
Các đƣờng Ley (Long mạch), các đƣờng năng lƣợng điện từ ở trên bề mặt hay bên trong trái đất. Một số ngƣời tin những đƣờng này là do con ngƣời tạo ra, đƣợc sinh ra bởi sự hình thành đá nhân tạo dẫn đến năng lƣợng đƣợc lƣu trữ. Những ngƣời khác tin rằng các đƣờng Ley là các đƣờng rãnh năng lƣợng có sẵn trong trái đất, chúng mạnh nhất ở những nơi chúng giao nhau, do đó những ngƣời sinh sống ở những điểm giao nhau đó có lợi thế lớn về sức mạnh của tự nhiên.
Lƣới Hartman, một mạng lƣới của các đƣờng tích điện do tự nhiên trong trái đất chạy từ bắc xuống nam nằm cách xa nhau khoảng 2 mét và chạy từ đông sang tây nằm cách nhau một mét rƣỡi. Chúng có thể truyền năng lƣợng lên phía trên tới 600 bộ (tƣơng đƣơng 182,88 mét). Các đƣờng thay thế đƣợc tích điện âm hoặc dƣơng, và khó khăn xảy ra ở những điểm giao nhau. Giữa những đƣờng hình học này là các vùng trung lập.
Hệ thống các khối hình hộp Benker, bao gồm các đƣờng năng lƣợng cách xa nhau khoảng 10 mét, do đó chúng trông giống những khối hình hộp đặt chồng lên đỉnh của nhau. Chúng xếp thẳng hàng từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Những bức tƣờng năng lƣợng này đƣợc phân cực này hay cực kia. Giao điểm của những đƣờng này đƣợc coi là có hại cho hệ
miễn nhiễm của con ngƣời.
Lƣới Curry, dựa trên ý tƣởng rằng trái đất đƣợc bao phủ bởi một trƣờng lực bí ẩn. Mạng lƣới này bao gồm các đƣờng năng lƣợng giao thoa ở những khoảng cách đều đặn. Những điểm giao nhau sản sinh ra những điểm bức xạ có thể có lợi hoặc có hại. Những điểm bức xạ này có thể đƣợc tìm ra bằng cách dò tìm hoặc tiên đoán. Các đƣờng này cách xa nhau xấp xỉ 3 mét, vắt chéo nhau tới các cực và chạy từ đông sang tây.
Các đƣờng hắc ám, hoặc các năng lƣợng trái đất đƣợc sản sinh ra một cách tự nhiên không hình thành nên một mạng lƣới và chỉ có thể là nơi tập trung các năng lƣợng chết chóc. Chúng có thể uốn cong hoặc thẳng. Chúng còn có tên gọi là các dòng suối đen, đôi khi ngƣời ta cho rằng chúng đƣợc sinh ra bởi nƣớc ngầm chảy dƣới lòng đất và các đƣờng đứt đoạn của địa chất. Năng lƣợng của chúng đƣợc tăng cƣờng bởi những cơn bão mặt trời, các tia sét và bởi những yếu tố khác nữa. Tác động độc hại của chúng có thể lan truyền qua thép xây dựng nhƣ các thanh rầm, và chúng thậm chí còn có thể chảy ngƣợc lên phía trên đi vào các tầng trên của một tòa nhà.
VIVAXIS: KẾT NỐI CON NGƢỜI VỚI TRÁI ĐẤT
Giữa các trƣờng năng lƣợng của con ngƣời và các trƣờng năng lƣợng của trái đất là một đƣờng kết nối có tên gọi là Vivaxis. Trong cuốn sách Sự Kết Nối Vivaxis, Judy Jacka mô tả đó là một điểm hoặc một quả cầu năng lƣợng nối kết một ngƣời với nơi họ đƣợc sinh ra (một nơi trên trái đất nơi mẹ của ngƣời đó ở những tuần cuối cùng trong thời kì mang thai). Dù cho ngƣời đó có chuyển đến một nơi xa xôi đến thế nào thì Vivaxis vẫn tiếp tục kết nối họ với nơi này. Đƣợc hình thành từ các sóng từ trƣờng, Vivaxis vận hành giống nhƣ một sợi dây rốn 2 chiều vô hình kết nối chúng ta với trái đất thông qua cơ thể của chúng ta. Các năng lƣợng trái đất và hành tinh tác động lên cơ thể của chúng ta thông qua các đƣờng Vivaxis, thậm chí còn quyết định dòng chảy của năng lƣợng sống. (Để biết thêm thông tin, gồm cả kĩ thuật làm việc với Vivaxis, mời bạn xem tiếp chƣơng 13.)
22
https://thuviensach.vn
CÁC TRƢỜNG NĂNG LƢỢNG CỦA CƠ THỂ CON NGƢỜI
Cũng giống nhƣ trái đất có các trƣờng năng lƣợng đo lƣờng đƣợc và năng lƣợng vi tế, bạn và tôi cũng thế. Trong phần này, bạn sẽ đƣợc tìm hiểu về các trƣờng năng lƣợng vi tế của con ngƣời mà hầu hết đều ứng dụng đƣợc trong quá trình thực hành chữa lành cơ thể vi tế.
Đầu tiên, bạn cần biết rằng các trƣờng này đồng thời vừa bao quanh lại vừa đi xuyên vào trong cơ thể con ngƣời. Các trƣờng này không chỉ dừng lại ở lớp da bên ngoài. Chúng còn di chuyển xuyên suốt các trạm trung gian, bao gồm cả lớp da và các mô tế bào. Và rất có thể những trƣờng vi tế này còn quyết định cả bản chất và sức khỏe của toàn bộ thực thể sống. Chúng không chỉ tƣơng tác với các luân xa và các đƣờng kinh mạch chạy dọc theo cơ thể của chúng ta, mà giống nhƣ tất cả các trƣờng vi tế và thực sự của trái đất, chúng cũng đáp lại mọi thứ bên trong và bên ngoài chúng ta, chúng đƣa năng lƣợng từ cái gọi là bên trong ra bên ngoài chúng ta và ngƣợc lại. Trên thực tế, khoa học đang xác nhận rằng bệnh tật và chữa lành có thể đƣợc tìm thấy trong các trƣờng vi tế trƣớc khi chúng biểu lộ ra cơ thể vật lí. Mỗi tế bào trong cơ thể và mỗi một suy nghĩ đều sản sinh ra một trƣờng năng lƣợng. Mỗi một cơ thể, đƣờng kinh mạch và các luân xa đều rung động trong trƣờng năng lƣợng riêng của nó.
TRƢỜNG ÁNH SÁNG VŨ TRỤ
Trường ánh sáng vũ trụ, còn đƣợc gọi là trƣờng không độ, bao gồm các hạt photon hay các đơn vị ánh sáng vận hành mọi sinh mệnh sống. ADN của chúng ta đƣợc làm từ ánh sáng, và chúng ta cũng đƣợc bao quanh bởi một trƣờng ánh sáng hình thành nên một thế giới vi mô và một thế giới vĩ mô cùng nhau nhảy múa. Về bản chất, chúng ta là ―ánh sáng đông tụ‖ hay các cỗ
máy photon sinh học. Thông qua trƣờng không độ, chúng ta liên kết với nhau trong một thực tại không giới hạn địa lí tràn ngập trong vũ trụ. Một thực tại không giới hạn là một thực tại không chịu ảnh hƣởng, một thực tại hoàn toàn và ngay lập tức. Điều này có nghĩa là các sự kiện có thể xảy ra thông qua các lực tác động chƣa đƣợc biết đến, mà sức mạnh của sự kiện đó không phụ thuộc vào sự gần gũi về khoảng cách của các lực tác động, và những thay đổi có thể xảy ra ngay lập tức, dù khoảng cách giữa các lực tác động, sự kiện và chúng ta có thể xa đến thế nào. Nhiều nhà vật lí đã kết luận rằng thực tại thực chất là vô giới hạn địa lí xét về bản chất, cũng giống nhƣ các hạt vật chất, một khi đã tiếp xúc với nhau sau khi bị tách ra vẫn tƣơng tác thậm chí ở một khoảng cách lớn hơn.
CÁC TRƢỜNG L VÀ TRƢỜNG T
Các trƣờng L là các trƣờng sự sống, là các trƣờng vật lí tinh tế có thể đo đƣợc bằng điện. Các trƣờng T là các trƣờng tƣ tƣởng. Mỗi trƣờng đều cung cấp một bản kế hoạch chi tiết cho một mặt khác nhau của thực tại. Chúng đại diện cho bản chất nhị nguyên của sự sống nhƣ chúng ta biết- là Âm và Dƣơng theo triết học Phƣơng Đông, là Shakti và Brahma của đạo Hinđu. Chúng cũng đại diện cho các tần số điện và từ trƣờng, là hai mặt của một vấn đề kết hợp với nhau để tạo ra bức xạ điện từ mà chúng ta liên tục đƣợc tắm táp và nuôi dƣỡng trong đó.
CÁC TRƢỜNG CẤU TRÚC GEN SINH HỌC
Trong sinh học, trường cấu trúc gen là một trƣờng vi tế kết nối một nhóm các tế bào tạo ra các cấu trúc hay các bộ phận cơ thể riêng biệt. Ví dụ, các trƣờng thuộc tim sẽ trở thành các mô tim. Các trƣờng cấu trúc gen (còn đƣợc gọi là các trƣờng cấu trúc) cho phép một sự trao đổi giữa các loài tƣơng thích và chuyển đổi thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những trƣờng này thâm nhập vào trƣờng aura cũng nhƣ hệ thống điện của cơ thể.
23
https://thuviensach.vn
CÁC TRƢỜNG ETHERIC ( THỂ PHÁCH hay còn gọi là CHẤT DĨ THÁI) Bởi vì từ dĩ thái thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một từ thay thế cho vi tế và hào quang (aura), một sự mô tả mở rộng có trật tự. Có những trƣờng dĩ thái hoàn toàn độc lập bao quanh mọi đơn vị rung động có sự sống, từ một tế bào đến một cái cây hay một con ngƣời. Thuật ngữ etheric là một từ có nguồn gốc từ từ ether. (Ether đƣợc coi là vật chất trung gian tràn ngập trong không gian dẫn truyền các sóng năng lƣợng nằm ngang. Các sóng năng lƣợng nằm ngang là các sóng chỉ xuyên qua các vật chất có các hạt đƣợc liên kết sát gần nhau. (Ví dụ nhƣ sóng nƣớc và sóng ánh sáng là các sóng nằm ngang.)
Khi liên hệ đến toàn bộ trƣờng aura, trƣờng dĩ thái bao quanh cả cơ thể và làm một bản thiết kế chi tiết cho cơ thể vật lí.
Là một cơ thể năng lƣợng tách biệt, thể phách liên kết thể vật lí với các thể vi tế khác, và do vậy nó phục vụ với tƣ cách là một khuôn đúc cho sự phát triển của cơ thể vật lí. Barbara Ann Brennan, một giáo viên danh tiếng và cũng là một chuyên gia đƣơng thời về thể aura, gợi ý rằng thể phách tồn tại trƣớc khi các tế bào phát triển. Một nghiên cứu khác khẳng định rằng điều này cũng đúng với trƣờng aura và chỉ ra rằng trƣờng năng lƣợng này tràn ngập trong mọi hạt vật chất của cơ thể vật lí và cũng là khuôn đúc cho cơ thể vật lí. Tiến sĩ Kim Bong Han, ngƣời có nghiên cứu đƣợc nhắc đến trong cuốn Cơ thể Vi Tế, liên hệ thể phách với các đƣờng kinh mạch và gợi ý rằng các đƣờng kinh mạch là sự tác động qua lại giữa thể phách và thể vật lí. Thể phách tạo ra các đƣờng kinh mạch, các đƣờng kinh mạch lại hình thành nên cơ thể vật lí. Và còn có cả thể phách cho linh hồn nữa.
Mỗi một trƣờng năng lƣợng thể phách vận hành các chức năng về tinh thần, tình cảm, tâm linh hay vật lí khác nhau. Danh sách sau đây về các trƣờng thể phách dựa trên công trình nghiên cứu của Barbara Ann Brennan, các nhà nghiên cứu khác. Trong khi các trƣờng thể phách này tách biệt với nhau, chúng đều tác động lên cơ thể của con ngƣời.
Trƣờng vật lí: Có tần số thấp nhất, vận hành cơ thể vật lí. Đôi khi đƣợc gọi là trƣờng thô trƣợc.
Trƣờng tình cảm: Vận hành trạng thái tình cảm của con ngƣời.
Trƣờng thể trí: Xử lí các ý tƣởng, suy nghĩ và các niềm tin.
Trƣờng thể vía: Một chuỗi các liên kết giữa thể vật lí và các cảnh giới tâm linh. Không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
Khuôn mẫu thể phách: Chỉ tồn tại trên bề mặt tâm linh và giữ những lí tƣởng cao nhất cho sự tồn tại.
Trƣờng vũ trụ: Tiếp cận các năng lƣợng vũ trụ và đóng vai trò là một khuôn mẫu cho các trƣờng thể phách.
Trƣờng thể nghiệp quả: giúp tiếp cận trí tuệ thiêng liêng.
CĂNG THẲNG BỆNH TẬT
Căng thẳng, bệnh tật liên quan đến những tác động của các trƣờng thiên nhiên, nhân tạo và bức xạ từ các trƣờng có thể đo lƣờng lẫn các trƣờng vi tế. Các nhà nghiên cứu công nhận rằng sự tồn tại của căng thẳng, bệnh tật là do tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nhẹ khác nhau.
24
https://thuviensach.vn
Căng thẳng, bệnh tật bao gồm:
∙ Những đau đớn về thể xác
∙ Nóng giận và lo lắng
∙ Mệt mỏi kinh niên
∙ Mất ngủ
∙ Các rối loạn tim mạch
∙ Suy dinh dƣỡng và sẩy thai
∙ Gặp khó khăn trong học tập
∙ Các vấn đề trong cƣ xử của trẻ em
∙ Bệnh ung thƣ
∙ Sự rối loạn hệ thống miễn dịch
Có hai loại tác nhân gây bệnh, hay còn gọi là các nguồn ô nhiễm trƣờng năng lƣợng tự nhiên. Loại thứ nhất là bức xạ điện từ; loại thứ hai là trái đất và bầu trời. Trên trái đât, căng thẳng, bệnh tật căn bản xảy ra tại những điểm giao nhau của các đƣờng năng lƣợng, nhƣng nó cũng xảy ra do bức xạ đƣợc sinh ra bởi dòng chảy nƣớc ngầm, sự tập trung các khoáng vật, các lỗ hổng dƣới lòng đất và các đƣờng đứt đoạn của vỏ trái đất. Đây là các năng lƣợng tự nhiên, nhƣng chúng không có lợi cho con ngƣời và các sinh vật sống qua một thời gian dài. Ngoài ra còn có những trƣờng năng lƣợng phát ra từ không gian, và những trƣờng này cũng gây rối loạn hệ thống điện từ trong cơ thể của chúng ta. Con ngƣời có thể bị ảnh hƣởng bởi các loại ô nhiễm năng lƣợng tự nhiên sau:
Ô nhiễm dải quang phổ điện từ: hay là sự phơi nhiễm quá mức trong các trƣờng tĩnh điện, các từ trƣờng, đặc biệt là bức xạ có tần số cực thấp (ELF), tần số vô tuyến, ánh sáng hữu hình, ánh sáng tia cực tím, tia gamma, tia hồng ngoại, sóng cực ngắn (sóng vi ba) và tia X.
Ô nhiễm từ các trƣờng vật lí tự nhiên: hay là sự phơi nhiễm quá mức với bức xạ mặt trời, các từ trƣờng trái đất, bệnh tật căng thẳng, và đƣờng Vivaxis.
Ô nhiễm từ các trƣờng vi tế tự nhiên: hay là sự phơi nhiễm quá mức với các đƣờng hắc ám và các đƣờng lƣới Hartman, hệ thống khối hộp Benker và lƣới Curry.
Vậy cái gì đã đƣa chúng ta đến với mức độ căng thẳng bệnh tật hiện nay? Tại sao chúng ta lại đang chứng kiến quá nhiều bệnh tật là kết quả của căng thẳng năng lƣợng? Có hai nguyên nhân nổi bật.
Một sự sụt giảm trong từ trƣờng. Đầu tiên, từ trƣờng tự nhiên của trái đất bị giảm sức mạnh qua thời gian. Cách đây khoảng 4000 năm, nó đƣợc sản sinh ra giữa 2 và 3 gao xơ, nhƣng bây giờ nó chỉ có cƣờng độ một nửa gao xơ, báo hiệu sự sụt giảm gần 80 phần trăm.
Trên mức độ vi tế, sự suy giảm của từ trƣờng trái đất làm giảm mức độ chống đỡ trong các hạt hạ nguyên tử, làm giảm toàn bộ sức chống đỡ của nguyên tử. Các cơ thể sống phụ thuộc vào các nguyên tử và phân tử để trở nên siêu dẫn, hay để hỗ trợ dòng chảy dinh dƣỡng thích hợp và các thông điệp dọc theo hệ thần kinh và xuyên qua các hệ thống chất lỏng trong cơ thể. Không chỉ hệ thống thần kinh, bao gồm bộ não và hệ thống thần kinh trung ƣơng đòi hỏi sự cân bằng ion, mà cả hệ thống thần kinh thứ cấp, một hệ thống có thể tƣơng tác với các đƣờng kinh mạch và kênh sinh năng (nadis). Dữ liệu từ trƣờng đầu vào không đủ sẽ có ảnh hƣởng không tốt đến các cơ thể vi tế và các trƣờng vi tế.
25
https://thuviensach.vn
Bức xạ nhân tạo. Thứ hai, bức xạ nhân tạo có thể gây ra guy hại đáng kể cho các sinh vật sống, và chúng ta đang oanh tạc trái đất bằng sự quá thừa thãi các loại từ trƣờng và điện trƣờng nhân tạo, cũng nhƣ một đại dƣơng khổng lồ các sóng vô tuyến, sóng cực ngắn và các bức xạ khác.
TRƢỜNG HÀO QUANG (AURA)
Trƣờng năng lƣợng của con ngƣời về căn bản gồm có trƣờng aura, một bộ các dải năng lƣợng chia thành các màu và tần số khác nhau khi chúng di chuyển ra ngoài cơ thể. Mỗi một trƣờng aura này nhƣ một ngôi nhà mở để tiếp nhận các mức năng lƣợng, các cơ thể năng lƣợng và cả những đối tác năng lƣợng thông qua cánh cửa là một luân xa, do đó tạo điều kiện cho khả
năng trao đổi thông tin giữa các thế giới bên trong và bên ngoài cơ thể.
Một số chuyên gia bí truyền tin rằng có 7 lớp aura, một số ngƣời khác khẳng định rằng có 8 hoặc 9 lớp. Tôi làm việc với một hệ thống có 12 luân xa và 12 lớp aura đƣợc mô tả xuyên suốt cuốn sách này.
Hơn một trăm năm nay các nhà khoa học đã thăm dò và xác nhận sự tồn tại của aura, một trƣờng năng lƣợng bao quanh toàn bộ cơ thể, bổ sung thêm kiến thức mà tổ tiên của chúng ta đã sở hữu. Trƣờng aura đã đƣợc biết đến qua nhiều cái tên trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Các nghệ sĩ đạo Cơ Đốc đã miêu tả Chúa Giê Su và các hình tƣợng khác nhƣ đƣợc bao quanh bởi các hào quang ánh sáng. Những nhà điêu khắc tạc hình theo kinh Vệ Đà, Thập Tự Giá Hoa Hồng, Tây Tạng và các vị Phật ở Ấn Độ, và nhiều bộ lạc Châu Mỹ Bản Địa mô tả chi tiết trƣờng năng lƣợng này. Ngay cả triết gia Pythagora cũng đã thảo luận về nó, và đƣợc ngƣời Ai Cập hiểu là cơ thể phát sáng. Vậy thì trƣờng aura là gì? Các nhà khoa học nhƣ James Oschman, tác giả cuốn sách Y Học Năng Lƣợng, coi đó là một từ trƣờng sinh học vô tận bao quanh cơ thể. ―Vô tận‖ có nghĩa là trƣờng aura của chúng ta, đƣợc cấu thành từ 12 lớp, mở rộng ra phía ngoài cơ thể vật lí đến vô hạn.
Có những dấu hiệu chứng tỏ trƣờng aura thực sự đƣợc tạo thành từ cả bức xạ trƣờng điện tử (cụ thể là từ trƣờng) và một loại phản vật chất cho phép sự di chuyển năng lƣợng giữa thế giới này và các thế giới khác. Phản vật chất này là thứ chữa lành thông qua việc sử dụng ý định có thể. Khi một nhà trị liệu truyền năng lƣợng chữa lành dựa trên ý định, cho dù có trực tiếp hay chữa lành có khoảng cách, thì năng lƣợng đó vẫn tới đƣợc trƣờng năng lƣợng của cá thể khác, nhƣ kiểu một thông điệp tức thời đƣợc gửi đi qua mạng Internet.
Hai chƣơng kế tiếp sẽ kết nối trực tiếp các điểm giữa ba thành tố cơ bản của cơ thể vi tế- các trƣờng năng lƣợng, các đƣờng kinh lạc và các luân xa. Thêm vào đó, các chƣơng trong phần 3 cung cấp một lƣợng dồi dào các công cụ năng lƣợng vi tế và các kĩ thuật để duy trì hay khôi phục sự cân bằng và sức khỏe cho các trƣờng năng lƣợng. Trong số các lƣu ý đặc biệt là các chƣơng 12, 13 (các phƣơng thức đặt tay trực tiếp và chữa lành có khoảng cách), chƣơng 23 (hình học thiêng, các hình dạng, biểu tƣợng và các con số), và chƣơng 21 và 22 (chữa lành âm thanh và màu sắc), tất cả các chƣơng đều chứa các nguồn vui và có hiệu quả rất cao cho công việc chữa lành cơ thể vi tế.
26
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 3
CÁC KÊNH CHỮA LÀNH
PHÉP MÀU CỦA CÁC KINH MẠCH
______________________________________________________________
Vượt lên trên cơ thể, các mạch của tôi là vô hình.
ANTONIO PORCHIA.
Giọng nói, châm cứu, châm cứu bấm huyệt, thảo dƣợc Trung Hoa, khí công, thái cực quyền, xoa bóp tui na – là một nhà trị liệu, bạn có thể phải nắm rõ cách sử dụng những phƣơng pháp và những công cụ này và có thể háo hức bắt đầu học về chúng. Là những nền tảng của y học Trung Hoa, một trong những hình thức y học cổ xƣa nhất, tất cả các phƣơng thức điều trị và việc thực hành có những điểm chung: mỗi một liệu pháp dựa trên hệ thống kinh mạch đều trợ giúp cho việc phân phối khí, năng lƣợng vi tế cần thiết cho sự sống.
Cho dù bạn có là chuyên gia trong phƣơng thức năng lƣợng vi tế nào, những kiến thức về kinh mạch – chúng là gì, chúng làm chức năng gì, và làm việc với chúng nhƣ thế nào- sẽ tăng thêm chiều sâu và tính hiệu quả của công việc của bạn. Nói cách khác, bạn không cần phải là một bác sĩ châm cứu để hƣởng lợi từ việc am hiểu về kinh mạch và các nguyên tắc tồn tại của chúng.
LIỆU PHÁP KINH MẠCH: PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN TOÀN DIỆN
Các đƣờng kinh mạch là những kênh năng lƣợng cung cấp cấu trúc hệ thống năng lƣợng cho cơ thể. Chúng là những kênh cung cấp khí – một thuật ngữ Trung Hoa cho về năng lƣợng sống và là chất dinh dƣỡng cho cơ thể năng lƣợng vi tế. Đôi khi, chúng đƣợc mô tả nhƣ là những xa lộ năng lƣợng kết nối thế giới vật lí bên ngoài chúng ta với các mô tế bào sống bên trong chúng ta.
Hơn 5000 năm qua, việc ngƣời Trung Quốc đã khám phám ra những kênh năng lƣợng vi tế này đã tạo đà phát triển cho hệ thống y học phức tạp và tiến bộ bậc cao, dựa vào chính thể luận hơn là giải phẫu học. (Chính thể luận: quan điểm cho rằng một con ngƣời là một bản thể toàn diện, không phải là một tập hợp các bộ phận riêng lẻ.) Nguyên lí cơ bản của liệu pháp kinh mạch là rằng bạn phải điều trị căn nguyên của một vấn đề của cơ thể, trí tuệ, tâm hồn và tình cảm chứ không chỉ các triệu chứng. Ngƣời Trung Hoa cổ xƣa đã vẽ một con ngƣời thành một vòng tròn chứ không phải sự lắp ráp các bộ phận. Nhƣng vòng tròn này không chứa đựng cá thể riêng lẻ. Mỗi con ngƣời- mỗi một sinh vật sống đều đƣợc kết nối với- do đó đều đƣợc kết nối bởi một ma trận năng lƣợng vũ trụ. Những gì là ―ở đây‖ về cơ bản đều kết nối với những gì ―ngoài đó‖.
Liệu pháp kinh mạch sử dụng thuyết ngũ hành (đôi khi đƣợc gọi là thuyết 5 nguyên tố), một cách giải thích phức tạp và tích tụ của các liệu pháp kinh mạch. Đối lập với các ý tƣởng của y học thực chứng (tức y học phƣơng Tây), thuyết ngũ hành miêu tả mối quan hệ giữa tất cả mọi thứ, chứ không phác thảo nên những yếu tố độc lập. Thêm vào việc diễn đạt rằng mọi thứ đều đƣợc rút gọn thành 5 nguyên tố cơ bản, nó khẳng định 4 quan điểm lớn sau:
∙ Âm và Dƣơng (hay các cực đối lập nhau)
27
https://thuviensach.vn
∙ Các nguồn bệnh bên trong và bên ngoài
∙ Trật tự chu kì sinh học (thể hiện trong vòng tuần hoàn của các mùa)
∙ Sự tồn tại của các kênh năng lƣợng phân bổ khí, còn gọi là hệ thống kinh mạch.
Về bản chất, thuyết ngũ hành giải thích mỗi cá thể là một sinh mệnh năng lƣợng. Phát triển vƣợt ra khỏi quan niệm là một hệ thống chữa lành hay y học dân gian đơn giản, y học Trung Hoa truyền thống và các hệ thống y học chữa bệnh bằng liệu pháp kinh mạch hiện giờ đang đƣợc ứng dụng trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe phƣơng Tây. Các nghiên cứu trên phạm vi rộng đã thẩm tra và xác nhận các đƣờng kinh mạch có chức năng vận chuyển năng lƣợng hóa học, điện hay chất dĩ thái. Cũng tƣơng tự nhƣ các đƣờng kinh mạch về bản chất là năng lƣợng, chúng cũng mang các đặc trƣng vật lí về bản chất và về ảnh hƣởng. Chúng ta cũng vậy, chúng ta vừa mang những đặc tính vật lí, chúng ta vừa là năng lƣợng.
Trên quan điểm đó, cách tiếp cận của y học Trung Hoa truyền thống đối với việc chữa lành là ví dụ điển hình cho nền y học năng lƣợng vi tế. Nó dựa trên hiểu biết rằng bệnh tật là sự rối loạn hay mất cân bằng năng lƣợng mà việc chữa lành là một quá trình khôi phục lại trạng thái cân bằng đó. Trong khi thừa nhận đầy đủ tất cả các triệu chứng vật lí hiển nhiên, nền y học này cũng thông qua các triệu chứng đó để khám phá ra sự thiếu hài hòa trong các kênh năng lƣợng vi tế có thể dẫn đến bệnh tật.
Để bổ sung thêm thông tin liên quan đến các kênh năng lƣợng và thuyết ngũ hành trong cuốn từ điển bách khoa Cơ thể Vi Tế, không hề có sự thiếu hụt thông tin uyên thâm liên quan đến hệ thống chữa lành sáng láng này. Phần còn lại của chƣơng này đƣợc thiết kế làm hƣớng dẫn tra cứu nhanh; các thông tin cơ bản trong chƣơng này dựa trên kinh nghiệm của bản thân tôi, với tƣ cách là ngƣời đã nghiên cứu những đề tài này trên phạm vi rộng và là một ngƣời thực hành trị liệu đã tích hợp các nguyên tắc trong công việc của riêng mình.Tôi đã cẩn trọng khi đƣa ra các bài tập và các kĩ thuật rất có hiệu quả mà lại dễ thực hiện nhƣ việc sử dụng các điểm huyệt, các kĩ thuật quán thở, và các Kĩ thuật Tự Do Cảm Xúc (EFT). Tôi đã không chia sẻ các quá trình làm việc của một bác sĩ châm cứu đƣợc cấp phép châm cứu, hay sử dụng những cây kim để châm vào các huyệt đạo, và sử dụng những chiếc cốc đặc biệt để xóa bỏ những khối tắc nghẽn khí. Các thông tin nhƣ là ―Ba Báu Vật‖ trong chƣơng này cũng liên quan đến việc chữa lành. Cho dù bạn có tra cứu các chức năng cơ thể mà hệ thống kinh mạch Bàng Quang chi phối, các bộ phận đều bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi lo lắng và buồn rầu, những sự thiếu hài hòa lại liên quan đến kinh mạch Gan, hay vào thời điểm nào trong ngày thì kinh mạch Tim năng động nhất (từ 11 giờ trƣa đến 1 giờ chiều), chƣơng này sẽ rất hữu ích cho việc tra cứu. Tôi đã thấy rằng ngay cả nếu một nhà trị liệu năng lƣợng vi tế không áp dụng các liệu pháp điều trị kinh mạch cho bản thân và ngƣời khác, thì việc cấp bách phải làm là hiểu đƣợc các khái niệm cơ bản, bao gồm khoa học thẩm định sự tồn tại của các đƣờng kinh mạch. Những minh bạch trong các ý tƣởng này có thể giúp bạn tự tận dụng tất cả các liệu pháp sẵn có và hiểu đƣợc các loại liệu pháp kinh mạch mà một khách hàng có thể đang sử dụng.
CÁC ĐƢỜNG KINH MẠCH VÀ CÁC ỐNG DẪN NĂNG LƢỢNG
Có 20 đƣờng kinh mạch chủ đạo và khoảng vài kinh mạch thứ cấp đôi khi đƣợc gọi là các ống dẫn năng lƣợng. Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào 12 kinh mạch chủ đạo và 2 ống dẫn quan trọng nhất. Có vài tên hệ thống kinh mạch viết tắt. Đây là hệ thống viết tắt phổ biến:
1. Phổi (LU)
2. Tim (HE)
8. Bàng Quang (BL)
9. Dạ Dầy (ST)
28
https://thuviensach.vn
3. Màng ngoài tim (PC) 4. Lá Lách (SP)
5. Túi Mật (GB)
6. Gan (LR)
7. Thận (KI)
10. Ruột Non (SI)
11. Ruột Già (LI)
12. Tam Tiêu Kinh (TB)
13. Ống Dẫn Năng Lƣợng Gốc đến Thai nhi (CV) hay Ren Mai 14. Ống Dẫn Năng Lƣợng Chủ (GV) hay Du Mai
Mỗi một đƣờng kinh mạch đều chi phối các chức năng nhất định của cơ thể. Sự thiếu hòa hợp, hay là sự rối loạn của dòng chảy năng lƣợng thông qua một kinh mạch cụ thể đều gây ra các triệu chứng cụ thể.
Kinh mạch Phổi: vận hành khí suốt cơ thể, cũng nhƣ việc vận hành hơi thở và nhiều kênh dẫn nƣớc khác, nhƣ các kinh mạch Thận và Bàng Quang điều khiển sự phân bổ chất lỏng trong cơ thể. Các triệu chứng về sự thiếu hài hòa gồm có sƣng tấy hoặc cảm giác sƣng phồng ở ngực, bệnh hen suyễn, dị ứng, ho, khó thở, ợ hơi, bất an, chân tay lạnh và lòng bàn tay nóng, thở gấp gáp, các vấn đề về da và toàn thân mỏi mệt.
Kinh mạch Tim: trái tim điều khiển máu, mạch và cả trí não và tinh thần. Đúng nhƣ bạn có thể dự đoán, các vấn đề liên quan đến kinh mạch này dẫn đến các bệnh về tim mạch. Sự thiếu hòa hợp đƣợc biểu hiện ở chứng đau tim, tim đập nhanh, khô họng, và khát. Các biểu hiện khác gồm có đau tức ngực hay dọc theo mặt trong của cẳng tay, nóng lòng bàn tay, vàng mắt, mất ngủ, đau hay lạnh dọc theo đƣờng kinh mạch.
Kinh mạch Màng ngoài tim: là một túi chứa trái tim, bảo vệ trái tim khỏi những kẻ xâm lƣợc từ bên ngoài, do đó để tim khỏe mạnh, Kinh mạch này cần phải hoạt động nhịp nhàng với Kinh mạch Tim. Kinh mạch này điều khiển máu và tâm trí (cùng với Kinh mạch Tim), do đó ảnh hƣởng đến máu và tuần hoàn máu, cũng nhƣ là các mối quan hệ cá nhân của con ngƣời. Sự
thiêú hòa hợp trong kinh mạch này bắt nguồn từ sự thiếu hòa hợp các chức năng của tim và máu. Các vấn đề phổ biến nhất là các vấn đề ở ngực, tim, vú. Các triệu chứng có thể bao gồm tức ngực, tim đập nhanh, và loạn nhịp tim, sƣng nách, đau thắt khuỷu tay, cánh tay và chứng cuồng. Lƣu ý: trái tim lƣu trữ thần (shen), hay năng lƣợng tâm linh có ảnh hƣởng đến linh hồn. Nhiều vấn đề về tinh thần hay tình cảm có liên quan đến sự mất cân bằng thần khí, do đó Kinh mạch Màng ngoài tim là kinh mạch rất quan trọng đối với các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tinh thần. Kinh mạch này bảo vệ trái tim khỏi những sự xáo trộn, gồm cả những cảm xúc quá mạnh có thể dẫn đến sự mất cân bằng về thể chất và tinh thần. Những điểm shen đặc biệt đã đƣợc liệt kê trong danh sách TCM và các thao tác châm cứu cổ điển có thể đƣợc sử dụng để bảo vệ trái tim khỏi những cảm xúc thái quá chảy từ các đƣờng kinh mạch khác. (Để hiểu thêm về shen, hãy xem mục ―Ba Báu Vật‖ ở cuối chƣơng này và xem thêm mục ―Châm Cứu Bấm Huyệt để Tĩnh Tâm: Một điểm shen trong Kinh mạch PC‖ cũng nằm trong chƣơng này.
Kinh mạch Lá Lách: là một bộ phận miễn nhiễm thiết yếu và quan trọng cho việc chuyển đổi thức ăn thành chi (phiên âm ra tiếng Hoa là khí, tức năng lượng) và máu. Bằng cách làm thay đổi tinh chất của thức ăn, vật lí và vi tế, và làm việc cùng với kinh mạch Dạ Dầy để thực hiện công đoạn cuối cùng là thâu nạp chất dinh dƣỡng và năng lƣợng của thức ăn vào máu. Kinh mạch này cũng còn đƣợc coi là ngôi nhà của tƣ tƣởng và có chức năng chi phối chất lƣợng của suy nghĩ có sẵn tới tâm trí. Biểu hiện của sự thiếu hòa hợp là chƣớng bụng, mất vị
giác, viêm gan, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn kinh nguyệt, phân lỏng, tiêu chảy, đầy hơi, biếng ăn, cứng đơ ngƣời, sƣng hoặc cứng đầu gối hay bắp đùi, đau gốc lƣỡi. Kinh mạch Túi Mật: kinh mạch này điều hành chức năng của túi mật, một cơ quan tạo ra và dự trữ mật. Trên cơ sở năng lƣợng, kinh mạch này chi phối việc đƣa ra quyết định của chúng
29
https://thuviensach.vn
ta. Nó có liên quan mật thiết đến lá gan; do đó, sự thiếu hài hòa của Kinh mạch Túi Mật có thể đƣợc biểu hiện ra các vấn đề về gan, gồm có đắng miệng, vàng da và chứng buồn nôn. Các triệu chứng khác là thở dài liên tục, đau đầu, đau hàm và khóe mắt, sƣng các tuyến, bệnh thần kinh, sự thiếu quyết đoán, sốt, đau dọc theo đƣờng kinh mạch.
Kinh mạch Gan: đối với các nhà trị liệu Trung Hoa, lá gan đƣợc coi là ―trái tim thứ hai‖ của cơ thể. Đƣờng kinh mạch Gan đảm bảo dòng chảy của cảm xúc, năng lƣợng và máu; điều khiển phản ứng miễn dịch cũng nhƣ các gân, dây chằng và các cơ xƣơng; hấp thu những thứ không tiêu hóa đƣợc; và có liên quan đến đôi mắt. Các vấn đề của đƣờng kinh mạch này thƣờng xuất hiện nhƣ là các vấn đề về gan và bộ phận sinh dục. Các biểu hiện là chóng mặt, cao huyết áp, chứng thoát vị, chƣớng bụng dƣới ở phụ nữ, buồn nôn, tiêu chảy với phân sống, dị ứng, đái dầm, bí tiểu, đau cơ, các vấn đề về mắt, ủ rũ và giận dữ.
Kinh mạch Thận: theo các nguồn cổ điền, hai lá thận ―nắm giữ lăng lượng‖. Chúng là nơi cƣ trú của năng lƣợng âm và dương. Chúng cũng thống lĩnh xƣơng, răng và các tuyến thƣợng thận. Sự thiếu dinh dƣỡng về năng lƣợng và về thực phẩm dẫn đến các vấn đề nhƣ sƣng tấy, tiêu chảy và táo bón. Các biểu hiện thiếu hài hòa trong Kinh mạch Thận gồm có chứng đau lƣng, các vấn đề về thính giác (tai), biếng ăn, bất an, mất ngủ, thị lực yếu, thiếu năng lƣợng, sợ hãi triền miên, khô lƣỡi, nhiệt miệng, đau sống lƣng và bắp đùi, không thể cử động chi dƣới, lạnh, uể oải, đau và nóng hai lòng bàn chân.
Kinh mạch Bàng Quang: chịu trách nhiệm lƣu trữ và loại bỏ nƣớc thải. Nó nhận và sử dụng năng lƣợng từ kinh mạch Thận để chuyển hóa chất lỏng và thải ra ngoài. Sự rối loạn chức năng kinh mạch Bàng Quang dẫn đến các vấn đề của bàng quang và các triệu chứng nhƣ rối loạn và không kiểm soát đƣợc việc tiểu tiện. Nó cũng dẫn đến các vấn đề về đầu, gồm có chứng đau đầu, lồi nhãn cầu (mắt), chảy nƣớc mũi, ngạt mũi, căng tức cổ, vàng mắt, chảy nƣớc mắt và chảy máu cam. Các vấn đề ở phần thân dƣới bao gồm đau dọc sống lƣng, mông, bắp chân, thắt lƣng, cứng khớp hông không thể cúi đƣợc, các vấn đề về háng, căng các cơ bao quanh đầu gối và trong bắp chân.
Kinh mạch Dạ Dầy: Kinh mạch này làm việc mật thiết với kinh mạch Lá Lách để hỗ trợ việc tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể về mặt năng lƣợng. Cùng với nhau, hai kinh mạch này đƣợc gọi là nền tảng có sẵn, thiết lập nền tảng của sức khỏe tiêu hóa cho cơ thể. Kinh mạch Dạ Dầy đảm bảo rằng khí, có thể là năng lƣợng đƣợc gói trong các chất dinh dƣỡng, suy nghĩ, hay cảm xúc đƣợc chuyển xuống hoặc đƣợc chuyền vào trong hệ thống bên trong của cơ thể để đƣợc hấp thụ. Nếu nó đi ngƣợc lên trên thay vì đi xuống, kết quả có thể là chứng buồn nôn hoặc ói mửa. Các bệnh tật liên quan đến kinh mạch Dạ Dầy nhƣ rối loạn tiêu hóa, đau răng và các vấn đề về tinh thần (nhƣ chứng ―lẫn lộn‖ các vấn đề giống nhau), cũng nhƣ các vấn đề xuất hiện trên hoặc gần đƣờng kinh mạch (nhƣ là trên hoặc trƣớc ống chân đối với kinh mạch Dạ Dầy và các vị trí khác) nhƣ đƣợc chỉ ra trong hình 3.1 và 3.2. Những bất thƣờng trong kinh mạch này có thể biểu hiện ra thành các chứng đau dạ dầy, đau miệng, rối loạn tiêu hóa, dịch lỏng trong bụng, buồn nôn, ói, đói, khát, méo miệng, phù nề, sƣng cổ, đau họng, rùng mình, ngáp, và lạnh trán. Sự bất thƣờng về tinh thần bao gồm hành vi chống lại xã hội và sợ sệt.
Kinh mạch Ruột Non: kinh mạch này phân tách những thứ tinh khiết và không tinh khiết, các thứ đó gồm có thức ăn, chất lỏng, tƣ tƣởng và niềm tin. Các vấn đề của kinh mạch này thƣờng tạo ra các bệnh ở cổ, tai, mắt, họng, đầu và ruột non và một số bệnh tâm thần khác. Các triệu chứng là sốt, đau họng, sƣng cằm hay sƣng má, cứng cổ, đầu chỉ ở một tƣ thế cố định,
các vấn đề về thính giác và chứng điếc, vàng mắt, đau dữ dội ở vai, hàm dƣới, tay trên, khuỷu tay, cẳng tay, rối loạn chức năng ruột trong đó có hội chứng kích ứng ruột.
30
https://thuviensach.vn
Kinh mạch Ruột Già: Kinh mạch này quyết định việc loại bỏ hay giao tiếp với hai lá phổi để vận hành các chức năng của cơ thể. Ví dụ: nó mang các chất thải ra khỏi cơ thể và hấp thụ nƣớc trƣớc khi chất thải đƣợc chuyển ra. Những vấn đề với kinh mạch này thƣờng nằm dƣới các căn bệnh ảnh hƣởng đến đầu, mặt và cổ. Sự thiếu hòa hợp đƣợc bộc lộ qua chứng đau răng; chảy nƣớc mũi hoặc chảy máu cam; sƣng cổ; vàng mắt; khô miệng và khát nƣớc quá mức; đau họng; đau mỏi vai, cánh tay và hai ngón trỏ; thắt ruột; tiêu chảy; táo bón và bệnh lỵ.
Tam Tiêu Kinh: kinh mạch này không đƣợc đại diện bởi một cơ quan vật lí nào trong cơ thể cả. Tuy nhiên, nó quan trọng vì có chức năng vận hành năng lƣợng của chất lỏng xuyên khắp các cơ quan. Đƣờng kinh mạch này phân bổ một loại năng lƣợng đặc biệt gọi là năng lượng nguồn (source chi) do thận sản sinh ra. Năng lƣợng nguồn chi phối mối quan hệ giữa tất cả các bộ phận và phân bổ năng lƣợng giữa chúng. Nhƣ tên gọi, kinh mạch này gồm có 3 phần:
∙ Phần thƣợng: phân phối năng lƣợng từ cơ hoành trở lên và phối hợp nhiều nhất đến các cơ quan hô hấp nhƣ phổi và tim.
∙ Phần trung: phân phối năng lƣợng đến các khu vực từ cơ hoành đến rốn và phối hợp với các cơ quan tiêu hóa nhƣ dạ dầy, lá lách, gan, túi mật.
∙ Phần hạ: vận chuyển năng lƣợng xuống dƣới rốn và phối hợp với các cơ quan sinh sản và bài tiết.
Những vấn đề xảy ra với kinh mạch này đƣợc biểu lộ đặc trƣng qua sự bí tiểu, cứng khớp cổ, chứng đau tai, mắt, ngực và cổ. Các triệu chứng liên quan đến sự mất cân bằng nƣớc trong cơ thể nhƣ phù nề, đái dầm và các khó khăn khác và chứng ù tai.
Ống dẫn năng lƣợng gốc: ống này phân bổ năng lƣợng đén các bộ phận chủ chốt và duy trì sự cân bằng hợp lí của năng lƣợng và máu trong cơ thể. Ống này chạy xuống phần cơ thể ở phía trƣớc, bắt đầu ngay dƣới đôi mắt. Nó chạy vòng quanh miệng và xuống tới ngực và bụng trƣớc khi hạ xuống vùng chậu. Các vấn đề của ống này gồm có trạng thái bứt rứt khó chịu, sa ruột và các vấn đề ở bụng.
Ống dẫn năng lƣợng chủ: giống nhƣ ống dẫn năng lƣợng gốc, ống dẫn năng lƣợng chủ vận chuyển năng lƣợng tới các bộ phận chủ chốt và làm cân bằng năng lƣợng và máu trong cơ thể. Ống này bắt đầu tại vùng chậu và di chuyển đến xƣơng cụt trƣớc khi nó vòng lên phía sau đầu. Chảy qua đầu, sau đó nó di chuyển xuống phía trƣớc mặt rồi dừng lại tại hai răng nanh trong hàm trên. Sự thiếu hài hòa trong ống này có thể gây ra các triệu chứng nhƣ chứng đơ ngƣời và chứng vẹo cột sống.
Hình 3.1 và 3.2 chỉ ra đƣờng đi của 14 kinh mạch chạy dọc cơ thể. Để xem chi tiết các đƣờng kinh mạch cụ thể và các điểm huyệt chủ đạo, xem sơ đồ trang từ trang 187 đến 201 của cuốn Cơ Thể Vi Tế.
CÁC HUYỆT
Các huyệt là lối vào của các đƣờng kinh mạch. Chúng còn đƣợc gọi là các huyệt châm cứu và các điểm kinh mạch. Có từ 400 đến 500 huyệt đã đƣợc tìm ra trên cơ thể con ngƣời. (Số lƣợng các huyệt thay đổi theo từng hệ thống chữa lành đƣợc sử dụng.) Mỗi một huyệt có một tác động riêng lên các kênh dẫn và các cơ quan trong cơ thể. Những huyệt này đƣợc mô tả và vẽ hình trong vô số các cuốn sách y học truyền thống Trung Hoa (dù tên gọi và mục đích của chúng hơi khác nhau trong các hệ thống). Xin hãy xem chƣơng 12 ―Đặt Tay Chữa Lành‖ mô tả 10 huyệt quan trọng nhất và các bài tập cùng kĩ thuật sử dụng chúng để chữa lành và tái cân bằng.
31
https://thuviensach.vn
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KINH MẠCH VÀ CÁC HUYỆT
Các kinh mạch là đƣờng dẫn cho các loại năng lƣợng vật lí và vi tế khác nhau. Dù cho chúng có vô hình trong đôi mắt trần tục, chúng vẫn cứ vận hành các năng lƣợng tích cực hoặc tiêu cực, cũng nhƣ các chất lỏng trong cơ thể. Các năng lƣợng trong các mạch năng lƣợng này có thể đƣợc đo lƣờng bằng nhiều cách khác nhau. Khi đƣợc sử dụng trong thuật châm cứu, các huyệt biểu thị các đặc tính truyền dẫn điện độc đáo mang tính khoa học khác hẳn với các vùng da xung quanh. Xét về bản chất, các huyệt mang đặc tính điện từ trƣờng nên chúng có thể đƣợc dò thấy bằng tay hoặc qua kiểm tra bằng thiết bị đo hiệu điện thế vi điện tử, và thông qua ứng dụng vận động học, hay kiểm tra cơ – đo phản ứng của cơ thể trƣớc các loại vật chất, các tình huống và các ý kiến.
Kinh mạch Bàng Quang
Ống dẫn năng lƣợng gốc
Kinh mạch Dạ Dầy
Kinh mạch Thận
Kinh mạch Ruột Già Kinh mạch Túi Mật
Kinh mạch Gan
Kinh mạch Ruột Non Tam Tiêu Kinh
Kinh mạch Phổi
Kinh mạch Tim
Kinh mạch Màng Ngoài Tim Kinh mạch Lá Lách
Hình 3.1 CÁC ĐƢỜNG KINH MẠCH CHỦ ĐẠO - Nhìn từ phía trƣớc 32
https://thuviensach.vn
Kinh mạch bàng quang Kinh mạch ruột già
Kinh mạch túi mật
Kinh mạch thận
Ống dẫn năng lƣợng chủ Tam tiêu kinh
Kinh mạch ruột non
Hình 3.2 CÁC ĐƢỜNG KINH MẠCH CHỦ ĐẠO - Nhìn từ phía sau
Nghiên cứu khoa học ủng hộ 5 thuyết khác nhau nhƣng có liên quan lẫn nhau về phƣơng thức hoạt động của các kinh mạch và các huyệt để thúc đẩy việc chữa lành.
Thuyết cơ sinh học: thuyết này tập trung vào việc nghiên cứu để xác nhận sự tồn tại của các đƣờng kinh mạch. Các nghiên cứu liên quan tới việc lần theo hệ thống kinh mạch với các vạch phóng xạ và xác định vị trí của các huyệt trên các dây thần kinh vận động chỉ ra rằng các đƣờng kinh mạch là một phần của bộ máy cơ học của cơ thể và tƣơng tác với hệ thống giải phẫu của cơ thể.
Thuyết điện từ trƣờng sinh học: dựa trên tiền đề là cơ thể con ngƣời là một cơ chế điện từ trƣờng vi diệu, thuyết này tập trung vào thực tế rằng con ngƣời đƣợc cấu thành từ các dòng điện. Các trƣờng điện từ dao động đƣợc sinh ra bên trong và xung quanh cơ thể, bao quanh mỗi một tế bào của chúng ta, và liên kết với một mạng lƣới các mạch điện liên tục đƣa những lƣợng nhỏ các dòng điện trực tiếp chảy qua cơ thể. Các tế bào chịu trách nhiệm cho sự dẫn truyền đó đƣợc gọi là tế bào mô thần kinh, đƣợc phân bố ở xung quanh các sợi dây thần kinh. Dòng chảy năng lƣợng này chịu ảnh hƣởng rất lớn từ các trƣờng điện từ bên ngoài. Trong bối cảnh này, các huyệt đóng vai trò là những bộ phận khuếch đại của dòng điện, những đƣờng kinh lạc, các ống dẫn điện, hay năng lƣợng. Các huyệt khiến cho dòng chảy năng lƣợng hoạt động mƣợt mà
33
https://thuviensach.vn
theo những hƣớng có lợi. Đã có rất nhiều nghiên cứu giải thích làm thế nào có thể kích thích các huyệt một cách có hiệu quả.
Thuyết sóng đứng: Vào năm 1986, hai nhà nghiên cứu Fritz- Albert Popp và Changlin Zhang đã lập ra một nhóm sáng tạo một hình mẫu có tên gọi giả thuyết sóng đứng chồng lên nhau. Nói vắn tắt, họ đã miêu tả toàn bộ hệ thống kinh mạch nhƣ là một hình ảnh ba chiều của cơ thể đƣợc hình dung ra trong tai và đôi bàn chân. Thuyết này cũng tìm tòi để lí giải cho sự đa liên kết của các huyệt thông qua một quá trình có tên gọi là sự chồng lên nhau. Trong đó, có hai hoặc nhiều hơn hai sóng kết hợp với nhau để tạo ra một sóng thứ 3 phức tạp hơn. Khi hai sóng đó hòa nhịp với nhau thì sóng thứ 3 đƣợc tạo ra sẽ mạnh và có lợi cho cơ thể hơn là khi chúng không hòa nhịp. Theo thuyết Zhang- Popp, các sóng từ các huyệt và các kinh mạch tạo ra những sóng có lợi này thì sức khỏe của chúng ta sẽ đƣợc cải thiện.
Thuyết mô liên kết: thuyết dựa trên sự tồn tại của cấu trúc khung tế bào trong mỗi một tế bào trong cơ thể của chúng ta. Những cấu trúc này có tác dụng hình thành nên mô liên kết. Sự cộng hƣởng từ trƣờng hạt nhân đã chỉ ra rằng các cơ của chúng ta đƣợc tổ chức trong các cấu trúc giống nhƣ các đƣờng tinh thể lỏng có thể thay đổi mạnh mẽ khi tiếp xúc với các trƣờng điện từ. Sự biến đổi này xảy ra bởi vì các mô liên kết mang điện tĩnh và chịu ảnh hƣởng bởi PH, nồng độ muối và chất điện môi bất biến của dung môi bao gồm tinh thể lỏng nhƣ những chất lỏng của màng tế bào, AND và các protein, đặc biệt là các protein của khung tế bào nhƣ những gì đƣợc tìm thấy trong mô liên kết. Hiện nay nhiều nhà khoa học tin rằng những kinh mạch nằm trong mạng lƣới chất lỏng, hay những kinh mạch chỉ đơn giản là kích thích phản ứng của mạng lƣới. Nói cách khác, mạng lƣới chất lỏng này mang các phản ứng điện từ xảy ra trong khi châm cứu.
Thuyết ống dẫn: nghiên cứu bởi giáo sƣ Kim Bong Han gợi ý rằng các kinh mạch là một chuỗi những ống dẫn mang năng lƣợng. Ông đã khám phá rằng các kinh mạch đƣợc hình thành sau sự hợp nhất ban đầu của trứng và tinh trùng. Sau đó chúng phát triển và trải ra khắp cơ thể đang lớn dần trong dạ con của ngƣời mẹ.
Thuyết hệ thống điện thứ cấp: một số lƣợng gia tăng chƣa từng có các nhà khoa học đang đề xuất rằng hệ thống kinh mạch là một phần của hệ thống điện thứ hai- một hệ thống có thể bao gồm, nhƣng cũng khác với các hệ thống dây thần kinh trung ƣơng và tuần hoàn máu đã đƣợc thành lập.
Khoa học phƣơng Tây đã thừa nhận cách mà điện – và do đó cả thông tin nữa- chảy xuyên qua các dây thần kinh gồm có hệ thống dây thần kinh trung ƣơng (cột sống và bộ não). Thông qua nghiên cứu của ông, Vị bác sĩ X quang đáng kính ngƣời Thụy Điển Björn Nordenström đã phát hiện ra rằng điện cũng ―ăn‖ một hệ thống điện thứ 2 tách biệt nhƣng có liên quan đế hệ
thống thứ nhất. Hệ thống điện thứ 2 này hoạt động giữa những mô liên kết và hệ tim mạch của chúng ta. Quan điểm chính là điện đƣợc tạo ra bởi dòng máu chảy trong các động mạch và tĩnh mạch, biến các mạch máu thành các đƣờng dây cáp đƣợc bao quanh bởi các trƣờng điện từ. Khi các tế bào bị phá hủy, dòng điện chảy từ chỗ bị thƣơng hay chảy đến chỗ bị thƣơng biến đổi, tạo nên những tác động điện kích thích việc sửa chữa vết thƣơng. Về cơ bản, các trƣờng điện này hình thành nên một ―mạch kín‖ hay một hệ thống năng lƣợng và điện luân chuyển không ngừng và tƣơng tác với mô liên kết của chúng ta.
CHÂM CỨU BẤM HUYỆT ĐỂ TĨNH TÂM: một thần huyệt màng ngoài tim
34
https://thuviensach.vn
THẦN LÀ NĂNG LƢỢNG TINH THẦN (NĂNG LƢỢNG TÂM LINH); có 6 huyệt thần trong mỗi một đƣờng kinh mạch. Huyệt thứ 6 của kinh lạc PC (màng ngoài tim), còn gọi là huyệt PC 6, còn gọi là Nội Quan, là một huyệt hoàn hảo để tạo nên sự điềm tĩnh khi bạn có những cảm xúc tiêu cực. Huyệt này làm trấn tĩnh trái tim, làm thần khí và cảm xúc lắng dịu, và có tác dụng làm hết đau. Nó làm dịu chứng đau dạ dầy, chứng buồn nôn, nôn ói, say tàu xe, tim đập nhanh, co thắt ngực, mất ngủ, cáu kỉnh, cao huyết áp, loạn thần kinh và chứng đau khuỷu và cánh tay.
Để định vị huyệt PC 6, dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón tay đeo nhẫn trên cùng một bàn tay. Hãy đặt những ngón tay này trên cổ tay ở mặt trong của cánh tay đối diện; đặt ngón tay đeo nhẫn trực tiếp lên đƣờng gấp giữa bàn tay và cổ tay, và ngón trỏ sẽ đƣợc đặt một cách tự nhiên bắt chéo qua hai đƣờng gân nổi bật nhất trên cổ tay của bạn. Huyệt PC 6 nằm ngay giữa những đƣờng gân đó, gần ngón trỏ của bạn. Huyệt ấn vào có thể thấy cảm giác mềm.
Dùng đầu ngón tay cái để xoa bóp huyệt PC 6 trong khi các ngón tay còn lại trên cùng một bàn tay đỡ lấy cổ tay và phần dƣới cánh tay. Day tròn ngón cái theo trong vòng từ 2 đến 3 phút.
Kiểu mẫu của Nordenström chỉ ra rằng các lực điện chảy trong hệ thống thứ 2 này có thể so sánh với năng lƣợng (khí) và các điện cực âm và dƣơng là tƣơng ứng với năng lƣợng Âm và Dƣơng. Các kênh dẫn của dòng chảy năng lƣợng này rất có thể là các đƣờng kinh mạch.
THUYẾT NGŨ HÀNH
Nhƣ đã nhắc tới ở trên, y học Trung Hoa dựa trên thuyết ngũ hành (còn gọi là 5 nguyên tố hoặc 5 giai đoạn). Cốt lõi của thuyết này là dòng chảy năng lƣợng sống thiết yếu. Năng lƣợng (khí) chảy qua các đƣờng kinh mạch trong một sự cân bằng hoàn hảo, trừ khi nó bị gây nhiễu bởi các lực bên trong hoặc bên ngoài cơ thể phá vỡ các đơn vị cấu thành nên sự sống. Thuyết ngũ hành có thể đƣợc tóm tắt bởi 5 khẳng định sau:
∙ Có năm thành tố trong tự nhiên: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
∙ Mỗi một thành tố đại diện cho một màu nhất định.
∙ Cơ thể con ngƣời đƣợc cấu thành từ 5 nguyên tố tự nhiên này.
∙ Các thành tố này di chuyển dọc theo cơ thể con ngƣời và các cơ quan theo chu kì mùa. ∙ Việc trị liệu liên quan đến việc tác động lên đúng thành tố thích hợp và đúng theo chu kì thời gian.
Năm nguyên tố đại diện cho các năng lƣợng kế tiếp nhau trong một chu kì 5 giai đoạn liên tục. Ngƣời Trung Quốc không nhấn mạnh vào bản thân các nguyên tố mà là sự di chuyển giữa chúng. Cùng với nhau, 5 nguyên tố kết hợp lại để tạo ra năng lƣợng (khí) thiết yếu cho sự sống.
Mỗi một thành tố liên quan đến một hệ thống riêng cũng nhƣ một cơ quan nội tạng riêng trong cơ thể. Mỗi một cơ quan thì mang đặc tính hoặc là Âm, hoặc là Dƣơng. Các cơ quan và các nguyên tố tƣơng sinh theo một thể thức nhất định.
∙ Mộc sinh hỏa.
∙ Hỏa sinh thổ.
∙ Thổ sinh kim.
∙ Kim sinh thủy.
35
https://thuviensach.vn
∙ Thủy sinh mộc.
Năm nguyên tố này cũng chi phối và triệt tiêu nhau, chúng ta gọi đó là sự tƣơng khắc. ∙ Mộc khắc thổ. (Cây chia lìa đất)
∙ Thổ khắc thủy. (Đất hút nƣớc)
∙ Thủy khắc hỏa. (Nƣớc dập tắt lửa)
∙ Hỏa khắc kim. (Lửa làm tan chảy kim loại)
∙ Kim khắc mộc. (Kim loại chặt đứt cây)
Hiểu đƣợc vòng tròn này là chìa khóa cho việc tạo nên sự cân bằng bên trong hệ thống. Một nhà trị liệu chẩn đoán thành tố nào có thể đƣợc đƣợc tạo ra hoặc làm giảm bớt đi và xem xét liệu sự cân bằng Âm – Dƣơng trong cơ thể có bị phá vỡ hay không để từ đó đề ra liệu pháp thích hợp.
Xem chƣơng 14 về năng lƣợng trong khí công và thái cực quyền, đa số các phiên bản này hội đủ các quan điểm nằm trong thuyết ngũ hành, hãy xem chƣơng 19 về Thuyết Ngũ Hành và Thực Phẩm.
BA BÁU VẬT
Ba Báu Vật, đôi khi đƣợc gọi là Ba Viên Đá Quí, là các loại đá then chốt trong y học cổ truyền Trung Hoa. Từ quan điểm của của Đạo Lão, ba Báu Vật này giống ba gƣơng mặt của một vật chất thiết yếu, hay năng lƣợng sống. Ba Báu Vật đó là:
Tinh: tinh chất bổ dƣỡng trong tinh dịch cùng các loại vật chất khác.
Khí: năng lƣợng sống kết nối với không khí, hơi nƣớc, hơi thở.
Thần: năng lƣợng tâm linh kết nối với linh hồn và các lực lƣợng siêu nhiên.
Thông thƣờng, tinh có liên quan tới cơ thể năng lƣợng, khí gắn với năng lƣợng tinh thần, thần gắn với năng lƣợng tâm linh- hay loại năng lƣợng tinh thần tác động tới các vấn đề của linh hồn. Ba loại năng lƣợng này xoay tròn: tinh đóng vai trò nền tảng cho sự sống và sự sinh sản, khí cho cơ thể sức sống, thần phản ánh trạng thái linh hồn. Một trong số nhiều cách mà Đạo Lão đề xuất pha trộn các năng lƣợng cơ bản này là sử dụng khí vật lí để nuôi dƣỡng tinh
năng lƣợng tình dục hay năng lƣợng kế thừa từ cha mẹ. Sau đó, ta lại dùng tinh để tăng cƣờng khí, nâng khí lên mức độ cao hơn và tinh tế hơn. Tại điểm này, chúng ta lại sử dụng khí đã tinh luyện để xây dựng nên thần, hay cái tôi tâm linh. Và bây giờ chúng ta lại hợp nhất thần của chúng ta với Đạo hay Nhất Thể.
Vài kĩ thuật trong sách này, bao gồm bài tập nằm trong chƣơng này ―Châm cứu bấm huyệt để tạo sự Điềm Tĩnh: một thần huyệt màng ngoài tim‖ có liên quan đến việc tác động lên thần. Khí đƣợc đƣa ra trong một số bài luyện tập, cả thần và khí đều đƣợc nhắc đến trong mục khác, gồm có ―Thức Ăn và Cảm Xúc trong y học cổ truyền Trung Hoa: Phƣơng pháp tiếp cận 5 giai đoạn (ngũ hành) làm dịu Trái tim và Trí óc‖ trong chƣơng 19. Khi tiến hành công việc chữa lành, tôi thƣờng liên kết vấn đề đƣợc bộc lộ ra với ba Báu Vật, sau đó áp dụng vào công việc ở mức độ thích hợp. Sau đây là nghiên cứu của riêng tôi về các vấn đề năng lƣợng:
Các vấn đề về tinh: các mẫu hình gia đình, các vấn đề về gien và di truyền, các vấn đề về giới tính, sự lớn lên, phát triển, các vấn đề về sinh sản. Đây là loại năng lƣợng nặng nề nhất trong số 3 loại đã nêu. Kiểm tra nguyên nhân các vấn đề liên quan đến di truyền; các lí do từ trong các kiếp trƣớc có thể phô bày một đặc điểm bẩm sinh; và các mối quan tâm liên quan đến
36
https://thuviensach.vn
ADN. Để chữa lành và cũng là để chống đỡ quá trình lão hóa tự nhiên và các quá trình trƣởng thành, cũng nhƣ là các thói quen về lối sống nhƣ chế độ ăn và giấc ngủ.
Các vấn đề về khí: trọng tâm là liệu chúng ta có bị ảnh hƣởng bởi các vấn đề liên quan đến vận động và hoạt động, và khả năng ―sống một cuộc sống‖ đúng nghĩa của chúng ta. Mỗi một hiện tƣợng trong vũ trụ là một sự biểu hiện của khí, do đó cần lần theo đƣờng đi của khí xem liệu có chỗ nào đó năng lƣợng bị tắc nghẽn, ứ trệ hoặc bị mắc kẹt hay không. Xem liệu có cần phải tìm ra những chỗ tắc nghẽn, tìm ra các yếu tố bệnh hoạn đã thâm nhập và rời bỏ khỏi cơ thể, đánh giá việc sản sinh ra và biến dạng của các chất dịch trong cơ thể, và đánh giá khả năng giữ lại các chất dinh dƣỡng và hơi ấm hoặc là từ vật chất hoặc là từ các nguồn tình cảm.
Các vấn đề về thần: đây là các vấn đề tinh tế nhất và đòi hỏi chúng ta kiểm tra các niềm tin giả định của bản thân về mối quan hệ với cái tôi và Linh hồn. Các vấn đề về thần thƣờng biểu hiện ở sự lo lắng, trầm cảm, bất an. Thần có thể đƣợc tăng cƣờng thông qua việc kiểm tra các vấn đề tâm lí, qua thiền định và thông qua các dạng bài tập tâm linh, nhƣ khí công chẳng hạn.
BẢY CẢM XÖC VÀ CÁC CƠ QUAN TƢƠNG ỨNG
Các nhà trị liệu y học Trung Hoa hiểu rằng cảm xúc có ảnh hƣởng đến sinh lí. Do đó, họ đánh giá và điều trị các cảm xúc, đặc biệt là trong mối tƣơng quan với các kinh mạch mà các cảm xúc tác động đến. Trong y học Trung Hoa, các cảm xúc mạnh đƣợc coi là nguyên nhân nội tại chủ yếu của bệnh tật. Trong khi các cảm xúc mạnh mẽ thƣờng là những phản ứng thông thƣờng của chúng ta với môi trƣờng bên ngoài, khi chúng không đƣợc kiểm soát hoặc bị kìm nén, sự mất cân bằng Âm –Dƣơng sẽ xảy ra, các cơ quan và các hệ thống cơ quan trong cơ thể của chúng ta sẽ bị hủy hoại và bệnh tật tràn vào, dòng chảy của khí và huyết sẽ bị rối loạn, các kinh mạch bị tắc nghẽn, đặc biệt là những kinh mạch gắn với một loại cảm xúc riêng biệt. Ở phƣơng Tây, chúng ta tách suy nghĩ khỏi các cảm giác, nhƣng ở phƣơng Đông lại không nhƣ vậy. Các cảm xúc thực sự là suy nghĩ kết hợp với cảm giác. Suy nghĩ lái cảm giác, và cảm giác tự chúng tạo ra môi trƣờng hóa chất, thái độ và môi trƣờng điện có ảnh hƣởng đến các cơ quan và các kinh mạch.
Cảm xúc vui quá độ tiêu thụ năng lƣợng Kinh mạch Tim, dẫn đến sự thiếu hụt năng lƣợng cho Tim. Nó cũng làm trái tim thƣ giãn, do đó trái tim không thể thực hiện hiệu quả chức năng của nó đƣợc. Kết quả có thể là cảm giác lo âu, chứng mất ngủ, tim đập nhanh, quá khích, và chứng cuồng.
Cảm xúc giận dữ thái quá tiêu thụ năng lƣợng Kinh mạch gan, dẫn đến sự thiếu hụt năng lƣợng cho Gan. Nó cũng dâng lên đầu, gây chứng đau đầu, cao huyết áp, và nguy cơ đột quị. Nó cũng gây ra sự cuồng nộ, oán giận và thất vọng
Cảm xúc đau thƣơng và buồn rầu thái quá đốt cháy năng lƣợng Kinh mạch Phổi, dẫn đến sự thiếu năng lƣợng cho phổi, đồng thời gây ra chứng đau chƣớng bụng. Các triệu chứng bao gồm khóc, co thắt ngực, và các vấn đề về phổi.
Lo nghĩ thái quá, còn gọi là sự suy nghĩ miên man, làm tiêu hao năng lƣợng Kinh mạch Lá Lách, dẫn đến thiếu năng lƣợng lá lách, gây ra sự tắc nghẽn trong lá lách. Các biểu hiện là kích thích thần kinh thái quá, dẫn đến mệt mỏi và sự thờ ơ.
37
https://thuviensach.vn
Sự hoảng sợ làm phân tán khí và làm rối loạn năng lƣợng Kinh mạch Túi mật. Sự hoảng sợ, chứ không phải nỗi sợ, bị gây ra do những thứ làm chúng ta giật mình ngay tại thời điểm hiện hành. Nó là cha đẻ của tính thiếu quyết đoán, sự lẫn lộn, thiếu dũng khí, và thậm chí còn có thể hủy hoại năng lƣợng Kinh mạch Thận nếu các tình huống gây hoảng hốt trở
thành kinh niên, nhƣ trong trƣờng hợp lạm dụng lâu ngày.
Nỗi sợ kinh niên tiêu tốn năng lƣợng Kinh mạch Thận, dẫn đến sự thiếu hụt năng lƣợng Thận. Nỗi sợ cũng ép năng lƣợng Thận đi xuống, gây ra các vấn đề ở nửa dƣới của cơ thể và các vấn đề của thận. Cơn sốc gây ra những hỗn loạn trong thận, làm giảm hiệu quả của cơ quan này.
Lƣu ý: Trong hầu hết các hệ thống y học Trung Hoa, sự đau thương và buồn rầu đƣợc coi là hai cảm xúc tách biệt, cả hai đều có hại cho phổi. Khi có thêm các cảm giác vui sướng, hoảng sợ, giận dữ, lo nghĩ và sợ ta có kết quả là bảy cảm xúc. Trong các hệ thống khác, suy nghĩ (suy tƣ miên man) và lo lắng đƣợc coi là hai cảm xúc tách biệt.
CÁC BƢỚC CHỮA LÀNH CẢM XÚC
Liên quan đến chƣơng 17 ―Chữa Lành thời Cổ Đại‖, có một bài tập tập thiền định chữa lành các cảm xúc và các cơ quan. Dƣới đây là một quá trình có thể đƣợc sử dụng để tái cân bằng trên tất cả các mức độ khi bạn đã xác định một phản ứng mạnh mẽ về cảm xúc.
Bƣớc 1: Dán nhãn cảm xúc mạnh đó. Chú ý đến một loạt các cảm xúc có căn nguyên từ các đƣờng kinh mạch. Cảm xúc cơ bản nào dƣờng nhƣ là đang phá hủy bạn? Nếu bạn thấy bối rối, hãy thở sâu vào phần của cơ thể đang trải nghiệm sự căng thẳng. Nằm bên dƣới sự căng thẳng đó đều có một cảm xúc đang chế ngự.
Bƣớc 2: Theo dấu cảm xúc đó để tìm ra một kinh mạch có liên quan. Tra cứu các chức năng của đƣờng kinh mạch này để xem liệu rối loạn cảm xúc đang ảnh hƣởng đến bạn nhƣ thế nào về mặt vật lí, tinh thần, tình cảm và thậm chí cả tâm linh nữa.
Bƣớc 3: Xác định lời nói dối đã tạo ra sự căng thẳng đó. Trong tiềm thức, những gì bạn đang nói với bản thân đang tạo ra một sự rối loạn cảm xúc. Hãy nhắm mắt lại và yêu cầu cảm nhận hoặc nhìn thấy một hình ảnh để giải thích một sự kiện trong quá khứ mà có thể ảnh hƣởng tới bạn. Dựa theo kinh nghiệm này, niềm tin nào bạn đã ôm cứng lấy và tƣởng rằng nó có thật? Làm thế nào mà niềm tin đó lại có vẻ nhƣ bảo vệ bạn khỏi sự tổn thƣơng? Liệu bạn có thể tìm thấy sự dối trá nằm trong niềm tin đó không?
Bƣớc 4: Thay thế lời nói dối bằng sự thật. Bạn đã từng bị mắc kẹt trong một lối phản ứng, điều này đã dẫn đến sự mất quân bình cảm xúc. Niềm tin gì sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng cho cuộc sống của bạn? Liệu bạn có thể dựng nên một sự thực cao hơn bằng cách tạo ra một lời khẳng định tích cực? Hình dung ra một câu xác quyết bằng việc bắt đầu một câu dùng từ ―Tôi‖ và lựa một động từ thể chủ động, kiểu nhƣ ―Tôi bây giờ đang thừa nhận rằng tôi đƣợc yêu thƣơng‖ hoặc ―Tôi quyết đoán trong việc chọn những ngƣời tử tế đối với tôi.‖
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CÁC VÒNG TUẦN HOÀN CỦA KHÍ
Trong y học truyền thống Trung Hoa, đồng hồ sinh học cung cấp phản hồi của cơ thể để chẩn đoán và điều trị sự mất cân bằng của khí. Và nếu nhƣ bạn biết khi nào thì một cơ quan
38
https://thuviensach.vn
riêng biệt trong cơ thể đang ở trong trạng thái năng động nhiều nhất hoặc ít nhất, bạn có thể hỗ trợ nó thông qua vô số các kĩ thuật, gồm có cả các liệu pháp truyền thống, thực phẩm thích hợp, các bài tập, thở, chú tâm vào cảm xúc và các phép luyện tập nhƣ là khí công- mô tả những chuyển động động đặc biệt của các cơ quan.
Khí di chuyển thông qua mỗi một kinh mạch mất hai tiếng đồng hồ theo chu kì 24 giờ, do đó, cứ hai tiếng trên một ngày thì mỗi một kinh mạch lại đạt đƣợc hiệu quả hoạt động tối ƣu. Mỗi một kinh mạch đều đƣợc coi hoặc là âm, hoặc là dƣơng. Các kinh mạch âm vận chuyển khí lên phần trên của cơ thể, và các kinh mạch dƣơng vận chuyển khí xuống phía dƣới. Các kinh mạch âm mang tính kiềm chế, tĩnh tại, điềm tĩnh; trong khi các kinh mạch dƣơng lại kích thích, năng động và hoạt hóa. Khi đƣợc kết hợp lại, những năng lƣợng này tạo nên một năng lƣợng hợp nhất, năng lƣợng khởi nguồn từ trong vũ trụ và tiếp tục chảy xuyên qua vũ trụ và cả chúng ta nữa, thông qua các đƣờng kinh mạch.
Các kinh mạch kết hợp với nhau thành các cặp âm-dƣơng theo hai cách khác nhau. Trong cả hai trƣờng hợp, các kinh mạch bổ sung cho nhau và đều đƣợc điều trị theo cách để chúng hiệp lực hỗ trợ cho nhau. Phƣơng pháp tiếp cận đầu tiên trong trị liệu là thông qua các mối quan hệ của các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ nhƣ phổi (âm) và ruột già (dƣơng) đƣợc là một cặp, dạ dầy (dƣơng) và lá lách (âm) là một cặp. Bạn sẽ để ý thấy rằng những kinh mạch này nằm ngay kế bên nhau trên đồng hồ sinh học (xem bên dƣới) và chúng có chung một thành tố với nhau. Các triệu chứng xuất hiện khi đạt tới đỉnh cao của năng lƣợng, hay vào các giờ năng động của chúng, nếu một kinh mạch đang xử lí năng lƣợng dƣ thừa. Các triệu chứng của sự
thiếu hụt năng lƣợng thì dễ nhận biết thông qua sự rút đi của sóng năng lƣợng. Các nhà trị liệu tăng cƣờng khí trong một kinh mạch chỉ sau khi nó đạt tới đỉnh và làm giảm sự quá dƣ thừa khí ngay trƣớc giai đoạn đỉnh cao. Đỉnh cao năng lƣợng và đa số các giờ năng động của kinh mạch đƣợc tóm tắt trong danh sách dƣới đây. Sự rút đi của năng lƣợng xảy ra chính xác sau đó 12 tiếng.
Ví dụ, Kinh mạch Lá Lách là một kinh mạch âm, năng động nhất vào giữa 9 giờ và 11 giờ sáng; Kinh mạch Tam Tiêu Kinh là kinh mạch dƣơng, năng động nhất vào giữa 9 giờ và 11 giờ tối. Do đó, đồng hồ sinh học đƣợc chia các chu kì 2 tiếng nhƣ sau:
Phổi
3-5 giờ sáng
Âm
Kim
Ruột già
5-7 giờ sáng
Dƣơng
Kim
Dạ dầy
7-9 giờ sáng
Dƣơng
Thổ
Lá lách
9-11 giờ sáng
Âm
Thổ
Tim
11 – 1 giờ chiều
Âm
Hỏa
Ruột non
1-3 giờ chiều
Dƣơng
Hỏa
Bàng quang
3-5 giờ chiều
Dƣơng
Thủy
Thận
5-7 giờ tối
Âm
Thủy
Màng ngoài tim
7-9 giờ tối
Âm
Hỏa
Tam tiêu kinh
9-11 giờ đêm
Dƣơng
Hỏa
Túi mật
11- 1 giờ đêm
Dƣơng
Mộc
Gan
1-3 giờ sáng
Âm
Mộc
Vẫn còn có một cách khác để tận dụng đồng hồ sinh học là làm việc với cả hai thái cực đối lập. Đây là cách tiếp cận chủ đạo thứ hai trong phối hợp âm- dƣơng. Trong khi một kinh mạch đang tại đỉnh cao năng lƣợng của nó trong 2 tiếng, kinh mạch đối diện cách nó 12 giờ đồng hồ lại đang trong giai đoạn thấp nhất của sóng năng lƣợng. Những cặp kinh mạch này liên kết với các thành tố khác nhau nhƣ là 2 thành tố đối lập trong sự phân chia âm- dƣơng. Nhìn chung, nếu một kinh mạch đang ―tắt‖ thì thái cực đối diện của nó sẽ đòi hỏi đƣợc hỗ trợ. Kiểu 39
https://thuviensach.vn
kết hợp này mang nét đặc trƣng là trong khi kinh mạch này đang đƣợc tiếp dƣ thừa năng lƣợng thì kinh mạch kia lại đang ở dƣới mức năng lƣợng. Có vài cách để tận dụng đồng hồ sinh học. Cách đầu tiên là sống trong sự liên kết với dòng chảy của khí. Ví dụ, Kinh mạch Thận, một nguồn năng lƣợng sống, năng động trong khoảng 5 dến 7 giờ tối, là quãng thời gian lí tƣởng để
tập thể dục và tận dụng năng lƣợng sẵn có. Chúng ta có thể muốn ăn sáng giữa khoảng 7 đến 9 giờ sáng, khi mà Dạ Dày của chúng ta có thể xúc tiến việc tiêu hóa. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phục vụ bạn vào giữa khoảng 5 đến 7 giờ sáng, khi mà Ruột Non của bạn hoạt động mạnh nhất; vào thời điểm đó trong ngày, chúng ta có thể thải ra các chất độc của ngày hôm trƣớc thông qua chuyển động của ruột buổi sáng sớm và cơ thể chúng ta đƣợc làm vệ sinh cho một ngày mới. Và tại sao ta lại không sẵn sàng đi ngủ khi Màng Ngoài Tim đang sắp sửa giúp chúng ta nghỉ
ngơi vào khoảng từ 7 đến 9 giờ tối nhỉ?
Và cũng thật hữu ích để tận dụng đồng hồ sinh học để từ các triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng mãn tính, tìm tới kinh mạch đã tạo ra triệu chứng ấy và điều trị nó, cũng nhƣ là cực đối lập của nó. Bạn có thức dậy lúc hàng đêm vào lúc 3 giờ? Kinh mạch Phổi của bạn có thể đang chỉ ra các vấn đề chƣa đƣợc giải quyết của những nỗi buồn đau. Việc áp dụng này cũng có lợi cho các giờ giấc ban ngày. Vì Kinh mạch Phổi có phản ứng trƣớc việc thở sâu, bạn cũng có thể tự giúp mình thông qua thiền có ý thức vào lúc 3 giờ sáng. Thời gian tỉnh thức phổ biến khác là vào giữa 1 và 3 giờ sáng. Nhiều ngƣời bị mắc chứng mất ngủ nằm thao thức trong suốt khoảng thời gian này vì Kinh mạch Gan chi phối. Chúng ta có thể tự giúp mình bằng cách tập trung vào những cảm giác thất vọng và sự giận dữ của chúng ta, nhƣng cũng đồng thời uống thảo dƣợc và ăn những đồ ăn hỗ trợ sức khỏe của gan.
Tôi khuyên các bạn nên không ngừng quan tâm đến đồng hồ sinh học của cơ thể, tập bất kì bài tập chữa lành nào cũng đƣợc, miễn là thông qua đó tìm ra những kinh mạch nào sẽ mang lại hiểu quả cao nhất trong trị liệu.
40
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 4
CHỮA LÀNH CÁC CƠ THỂ NĂNG LƢỢNG CÁC LUÂN XA
______________________________________________________________
Hệ thống các luân xa, trên thực tế, là bộ phận của những bí mật
thất truyền cổ xưa. Và cuối cùng, hệ thống luân xa trong cơ thể của
chúng ta là phương tiện để chúng ta tìm đường quay về với bí mật
cổ xưa nhất trong các bí mật, đó là Thượng Đế, Đấng Nhất Thể hay
Đấng Toàn Năng.
ROSALYN L. BRUYERE - Những Bánh Xe Ánh Sáng
Hãy tƣởng tƣợng bạn đang đi bộ vào trong một bệnh viện để khám sức khỏe, nhƣng thay vì cởi bỏ bộ quần áo đang mặc và khoác lên mình một chiếc áo choàng mỏng, bạn bƣớc ra phía sau một thiết bị trông giống nhƣ một màn hình ti vi có kích thƣớc bằng cơ thể một con ngƣời.
Vị thầy thuốc đang ở phía bên kia của màn hình nói với bạn rằng ông đang bật một chiếc máy. Đột nhiên, thay vì đứng sau màn hình, bạn lại đang ở bên trong một chiếc hộp lớn, chiếc hộp này nhắc bạn về một chiếc cầu thang máy. Bạn nghe thấy một tiếng động nhỏ, sau đó thì bạn đƣợc bao quanh bởi những tia sáng đa sắc đang xoay tít.
Vài phút sau, một giọng nói thân thiện vang lên ―Cảm ơn, giờ bạn có thể bƣớc ra đƣợc rồi.‖ Và bạn đã làm theo. Những sắc màu biến mất, chiếc hộp tan biến, và một lần nữa bạn lại đang đứng sau một khu vƣờn muôn sắc màu giống nhƣ một màn hình, bạn bƣớc vòng quanh khu vƣờn để ngồi xuống một chiếc ghế trƣớc mặt vị bác sĩ của bạn. Một chiếc bàn ngăn cách giữa hai ngƣời. ―Hãy xem chúng ta có gì nào,‖ ông ta vừa nói vừa nhấn vào một cái nút.
Rất nhiều hình ảnh 3 chiều của bạn xuất hiện trên mặt bàn. Ông bác sĩ không chỉ vào các cơ quan trong cơ thể bạn; thay vào đó, ông ta lại kiểm tra những cột sắc màu ánh sáng tỏa ra từ các hình ảnh đó.
―Hừm,‖ ông nói tiếp ―Anh có thấy cái điểm đen kia không?‖ Ông chỉ về phía vòng xoáy cuộn ra từ hông của bạn. ―Đó chính là luân xa đầu tiên của anh,‖ ông nói ―Có vẻ nhƣ anh bạn có một khối tắc nghẽn. Tốt hơn là ta nên tìm hiểu xem liệu nó còn nằm yên trong khối cầu vi tế hay là nó đã đang gây ra một vấn đề vật lí rồi.‖
Vị bác sỹ tƣơng lai đang kiểm tra gì vậy? Các luân xa của bạn đấy. Ông ta đang đánh giá tình hình của bạn dựa trên màu sắc, hình dạng, chuyển động xoay tròn, và tốc độ của những trung tâm năng lƣợng điều khiển các mối liên quan về vật lí, tình cảm, tinh thần, và tâm linh của cơ thể. Trong khi chúng ta vẫn có thể chƣa có những máy móc chụp hình luân xa, một số
nhà chữa lành năng lƣợng vi tế đã có thể đánh giá các cơ quan siêu âm này và giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn khi bạn làm việc với họ.
LUÂN XA LÀ GÌ?
Các luân xa là các cơ quan năng lƣợng vi tế điều khiển dòng chảy năng lƣợng liên quan đến tất cả các bộ phận cơ thể của chúng ta; chúng là những trung tâm năng lƣợng của mỗi cá nhân chúng ta. Chúng giống nhƣ các bộ phận cơ thể, nhƣ trái tim hoặc lá gan, ngoại trừ rằng
41
https://thuviensach.vn
chúng vận hành ở một tần số cao hơn- một tần số vô hình với đôi mắt con ngƣời nhƣng lại có thể đo đƣợc bằng các phƣơng tiện khoa học. Mỗi một luân xa đƣợc phân cặp với một lớp trong trƣờng hào quang, một bộ bao gồm 12 dải năng lƣợng liên quan đến sự trao đổi thông tin vi tế giữa các thế giới bên trong và bên ngoài cơ thể. (Xem chƣơng 2 để ôn lại về trƣờng hào quang.)
Tầm quan trọng của các luân xa trong lĩnh vực chữa lành năng lƣợng vi tế không hề đƣợc phóng đại. Chúng dàn xếp cả năng lƣợng vật lí lẫn vi tế, liên tục chuyển dạng từ loại này sang loại kia; do đó, chúng có thể trao đổi cả thông tin thụ cảm lẫn tâm linh. Bởi vì mỗi một luân xa đều vận hành trên một tần số hay một mức độ rung động khác nhau, nên chúng khác nhau về
màu sắc, mỗi luân xa hấp thụ, diễn dịch và gửi đi thông tin hoặc năng lƣợng phù hợp với mức độ rung động riêng của nó. Các luân xa cũng lƣu trữ và tiếp nhận mọi thông tin, do đó thông tin luôn tồn tại bất diệt. Vì vậy, chúng là lí do cơ bản khiến y học năng lƣợng tồn tại.
Có hàng trăm, và có thể hàng ngàn hệ thống năng lƣợng đƣợc sử dụng trên khắp thế giới, nhiều trong số đó gồm có các luân xa và các cơ thể năng lƣợng khác. Ở đây trƣớc tiên chúng ta sẽ tập trung vào hệ thống 7 luân xa của đạo Hinđu cổ xƣa, bởi vì nó là hệ thống đƣợc sử dụng rộng rãi nhất bởi các nhà trị liệu và các nhà vật lí bí truyền. (Xem mục ―Các Cơ Thể Năng Lƣợng từ Các Nền Văn Hóa Khác‖ để xem tổng quan về các hệ thống năng lƣợng khác.) Chúng tôi cũng sẽ tóm lƣợc lại 5 luân xa bổ sung (luân xa 8 đến 12)- những luân xa đóng góp quan trọng trong tình trạng vật lí, sự phát triển cá nhân và sự tiến hóa tâm linh của chúng ta. (Xem cuốn Cơ Thể Vi Tế để có thêm thông tin về các luân xa.)
CÁC LUÂN XA VÀ NĂNG LƢỢNG KUNDALINI (HỎA XÀ)
Trong tiếng Sanskrit, từ charka (luân xa) có nghĩa là ―bánh xe ánh sáng quay‖. Các luân xa là những lốc xoáy cầu vồng xoay tít từ trong cột sống của chúng ta và nó xoay tròn đằng trƣớc và đằng sau, phía trên và phía dƣới cơ thể. Để hiểu rõ thêm về chức năng và sức mạnh của các luân xa, việc quan trọng là phải xem xét chúng trong một bối cảnh rông lớn hơn. Hệ
thống Hinđu trong kinh Vệ Đà cổ xƣa gồm có vô số các cơ thể năng lƣợng và các kênh năng lƣợng.
Các luân xa: những năng lƣợng ánh sáng vận hành cơ thể vật lí và chờ đợi cho việc kích hoạt tâm linh.
Các kênh dẫn năng lƣợng nadis: các dòng năng lƣợng vi tế hay những ống dẫn tƣơng tác với những luân xa và cơ thể vật lí. Chúng truyền tải prana, tức là năng lƣợng vi tế để làm trong sạch cơ thể vật lí và mời một loại năng lƣợng đƣợc biết đến với cái tên Kundalini hƣớng lên trên xuyên qua các luân xa. Nhiều chuyên gia bí truyền cũng nhƣ các nhà nghiên cứu khoa học đều tin rằng nadis và các kinh lạc chính là một.
Năm thể kosha: 5 lớp áo năng lƣợng chứa đựng linh hồn hay cái tôi cốt yếu. Mỗi một lớp năng lƣợng này thăng lên khi một ngƣời tiến hóa về mặt vật lí, tinh thần, tâm linh hay năng lƣợng.
Hàng tá các cơ thể năng lƣợng khác chứa con ngƣời và các chiều kích tâm linh. Nhiều trong số những cơ thể bổ sung đƣợc mô tả trong cuốn Cơ Thể Vi Tế cùng các tác phẩm khác. Nguồn lực thâm hậu hợp nhất các cơ thể năng lƣợng độc lập với nhau này là năng lƣợng Kundalini. Năng lƣợng Kundalini nằm trong luân xa gốc (luân xa đầu tiên), do đó nó thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ là một con rắn cuộn mình nghỉ ngơi tại đáy cột sống. Đó là năng lƣợng siêu phàm hiển lộ khi nó di chuyển từ dƣới lên trên xuyên qua sự đậm đặc của cơ thể vật lí, đánh thức cơ thể vi tế, rồi hòa lẫn và hợp nhất với năng lƣợng âm và dƣơng bên trong trong sự chứng ngộ cao nhất.
42
https://thuviensach.vn
SỰ THẨM ĐỊNH KHOA HỌC VỀ CÁC LUÂN XA
Valerie Hunt, giáo sƣ Vận động học (khoa học nghiên cứu về sự chuyển động của cơ thể) tại Đại học California ở bang Los Angeles, là ngƣời tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu xác minh sự tồn tại của các luân xa. Trong hơn hai mƣơi năm, giáo sƣ Hunt đã bận rộn trong việc đo đạc công suất điện từ trƣờng trong các điều kiện khác nhau. Khi sử dụng một máy đo điện đồ cơ, một thiết bị đo hoạt động điện của các cơ bắp, bà đã phát hiện ra rằng cơ thể vật lí đã tỏa ra bức xạ tại những điểm đặc thù có liên quan đến các luân xa. Thêm vào đó, bà còn khám phá ra rằng các mức độ tỉnh thức nhất định đƣợc gắn với các tần số riêng biệt.
Ví dụ, khi những ngƣời trong nghiên cứu của bà đang suy nghĩ về các tình huống hàng ngày, trƣờng năng lƣợng của họ đo đƣợc nằm trong phạm vi 250 hertz (Hz). Tần số này tƣơng đƣơng với tần số của trƣờng tim. Còn tần số do máy điện đồ cơ đo đƣợc từ các cá nhân có năng lực tâm linh có phạm vi từ 400 đến 800 Hz, những nhà ngoại cảm có khả năng thôi miên là từ 800 đến 900 Hz, các nhân vật thần bí kết nối thƣờng xuyên với cái tôi cao hơn của họ có tần số điện từ trên 900 Hz.
Để có thông tin sâu hơn về các luân xa, xin hãy xem cuốn Cơ Thể Vi Tế.
Trong các thuật ngữ khoa học, trƣờng L và trƣờng T mà chúng ta đã thảo luận trong chƣơng 2, các tần số hợp nhất phản ánh hoạt động và dòng chảy Kundalini. Tất cả chúng ta đều đƣợc cấu thành từ năng lƣợng ―dƣơng‖ và ―âm‖. Khi chúng ta hợp nhất những lực bẩm sinh đã có này, chúng ta tìm thấy sự cân bằng, sự hòa hợp, sự chữa lành cho cơ thể, trí tuệ và linh hồn.
7 LUÂN XA TRONG HỆ THỐNG HIN-ĐU
Theo triết học Hin-đu, các luân xa là những cơ thể năng lƣợng nằm trong dây cột sống và trú trong lõi sâu tận cùng bên trong của Sushumna nadi. Lõi này đƣợc gọi là Brahma nadi, ống dẫn năng lƣợng tâm linh. Các ống dẫn nadi mang năng lƣợng vi tế chạy xuyên suốt cơ thể và nhƣ đã đƣợc nêu trên, là những đồng minh then chốt trong việc tăng năng lƣợng kundalini.
Lõi của Sushumna nadi đƣợc coi là cơ thể năng lƣợng tâm linh chứ không phải là cơ thể năng lƣợng thuộc về vật chất; do đó, về bản chất các luân xa thƣờng đƣợc liên hệ tới năng lƣợng vi tế. Tuy nhiên, một số hệ thống Hin-đu lại liên hệ các luân xa với các mạng lƣới tổng gộp các dây thần kinh chằng chịt nằm ngoài cột sống. Trong những hệ thống này, các luân xa đƣợc coi là thuộc về cả vật lí lẫn vi tế và là nền tảng của sự tồn tại xét về mặt tâm lí và vật lí.
Y học năng lƣợng vi tế phần lớn dựa trên các luân xa, bởi vì các luân xa chi phối những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Một vài kĩ thuật tập trung vào các luân xa nằm xuyên suốt phần còn lại của cuốn sách này. Bạn sẽ đƣợc học các bài thực hành mở ra các nguyên nhân của một vấn đề thông qua các luân xa, sử dụng màu sắc và âm thanh để cân bằng các luân xa của bạn, và còn hơn thế nữa.
Những mô tả tiếp theo hé lộ các chi tiết quan trọng về các luân xa. Ý nghĩa của từ chakra (luân xa) trong tiếng Sanskrit cung cấp một manh mối về mục đích của luân xa. Mỗi luân xa
43
https://thuviensach.vn
thực hiện một nhiệm vụ riêng; nắm đƣợc nhiệm vụ của từng luân xa có thể giúp bạn chẩn đoán và nhanh chóng phát hiện ra luân xa nào bạn có thể sẽ muốn làm việc cùng. Trọng tâm về cảm xúc đề cập đến các loại cảm xúc (cảm giác và niềm tin) bị chi phối bởi các trung tâm năng lƣợng; giống nhƣ các đƣờng kinh mạch đã đƣợc thảo luận trong chƣơng cuối, mỗi một luân xa làm chủ một bộ cảm xúc khác nhau. Bằng việc tìm ra cảm xúc nào đang quấy rối bạn hoặc một ai khác, bạn có thể xác định đƣợc luân xa đó tiến hành việc chữa lành. ―Lợi lạc về tâm linh‖ của một luân xa bao gồm hai trọng tâm: bạn đƣợc ban tặng sự am hiểu về tâm linh khi nhìn đời qua lăng kính của luân xa đó và khả năng tâm linh bẩm sinh đƣợc nạp sẵn vào mỗi một luân xa ấy. Mỗi luân xa sẽ cung cấp một hiểu biết sơ bộ độc đáo về thực tại, chủ đề sẽ đƣợc thảo luận thêm trong chƣơng 6.
Mỗi luân xa tƣơng ứng và nối kết với một vị trí riêng biệt trong cơ thể vật lí. Mỗi luân xa cũng liên quan đến một cơ quan nội tiết đặc biệt. Nếu bạn đang băn khoăn liệu nên tập trung chữa lành cho vị trí nào trên một luân xa, bạn luôn có thể làm việc với tuyến nội tiết liên quan. Bạn cũng có thể tìm hiểu xem cơ quan vật lí nào trong cơ thể chịu ảnh hƣởng của mỗi một luân xa. Kiến thức này sẽ giúp bạn thu nhỏ việc chữa lành vào luân xa phù hợp với các triệu chứng vật lí.
Cuối cùng, mỗi một luân xa liên quan đến một màu sắc và âm thanh dựa trên tần số nhất định. Trong chƣơng 2, bạn sẽ tìm ra các cách để làm sạch một luân xa, và do đó dọn sạch cả các thách thức trong cuộc sống, bằng cách sử dụng màu sắc, và trong chƣơng 21, bạn sẽ khám phá ra các cách để pha trộn âm thanh và màu sắc vào việc chữa lành.
LUÂN XA THỨ NHẤT: MULADHARA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: Muladhara kết hợp giữa mul, hay ―nền tảng,‖ và adhara, hay ―chống đỡ‖. Cái tên phản ánh mục đích cuối cùng của luân xa này là: phục vụ với tƣ cách là nền tảng trong cuộc sống vật lí của chúng ta. Luân xa này thƣờng đƣợc gọi là luân xa gốc.
∙ Nhiệm vụ: sự an toàn và sự sinh tồn
∙ Trọng tâm cảm xúc: các cảm xúc nguyên thủy
∙ Lợi ích tâm linh: xứng đáng để tồn tại, sự cảm thông vật lí, khả năng cảm giác năng lƣợng vật lí
∙ Vị trí: tại đáy cột sống, nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục
∙ Tuyến nội tiết: tuyến thƣợng thận
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: cơ quan sinh dục và thƣợng thận, xƣơng và cấu trúc xƣơng, đốt xƣơng cụt, một số các chức năng thận, bang quang và bài tiết, da ∙ Màu sắc: đỏ
∙ Âm thanh: lam
LUÂN XA THỨ 2: SVADHISTHANA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: ―nơi cƣ ngụ của cái tôi‖, từ từ sva, ―cái tôi‖ hay ―sinh lực sống‖ prana và adhisthana, hay ―nơi cƣ ngụ‖. Còn có nghĩa là ―6 cánh‖
∙ Nhiệm vụ: cảm xúc và sự sáng tạo
∙ Trọng tâm cảm xúc: tất cả các cảm giác
∙ Lợi ích tâm linh: năng lực diễn đạt các cảm giác; khả năng tâm linh về cảm thấy đồng cảm, thông qua đó bạn có thể cảm thấy đƣợc những cảm giác của ngƣời khác ∙ Vị trí: vùng bụng dƣới, giữa rốn và bộ phận sinh dục
∙ Tuyến nội tiết: buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới
44
https://thuviensach.vn
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: một phần của hệ thống thận, ruột, và khía cạnh của hệ sinh sản, gồm có tử cung, bang quang, tuyến tiền liệt, đốt sống xƣơng cụt và mạng lƣới dây thần kinh, các chất dẫn truyền thần kinh quyết định các phản ứng cảm xúc với những kích thích.
∙ Màu sắc: cam
∙ Âm thanh: vam
LUÂN XA THỨ 3: MANIPURA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: ―thành phố đá quí‖—mani có nghĩa là ―đá quí,‖ pura có nghĩa là ―nơi trú ngụ,‖ và nabhi có nghĩa là ―rốn‖
∙ Nhiệm vụ: tâm tính, sức mạnh và sự thành công
∙ Trọng tâm cảm xúc: những nỗi sợ, sự nghi ngờ và các cảm giác khác ảnh hƣởng tới lòng tự trọng
∙ Lợi ích tâm linh: sự trao quyền, khả năng ngoại cảm hay thấu thị hay ―cảm nhận rõ ràng‖ về các thông tin thuộc về tinh thần
∙ Vị trí: giƣã rốn và đáy xƣơng ức
∙ Tuyến nội tiết: tuyến tụy
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: hệ thống tuyến tụy; tất cả các cơ quan tiêu hóa trong khu vực bụng , gồm có gan, lá lách, túi mật, dạ dầy, tụy, và các bộ phận của hệ thống thận, đốt sống ngang thắt lƣng, và hệ thống dây thần kinh mặt trời; một số chuyên gia cho rằng cả các cơ bắp và các hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh nữa ∙ Màu sắc: vàng
∙ Âm thanh: ram
LUÂN XA THỨ 4: ANAHATA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: ―bông sen trái tim‖—Hrit có nghĩa là ―trái tim,‖ và pankaja, ―bông hoa sen.‖ Luân xa này còn có tên là ―bông hoa 12 cánh‖: dvadash là ―12,‖ và dala có nghĩa ―cánh hoa‖
∙ Nhiệm vụ: các mối quan hệ và việc chữa lành
∙ Trọng tâm cảm xúc: những cảm xúc trong mối quan hệ; tất cả những cảm giác liên quan đến tình yêu nhƣ sự biết ơn và sự cảm kích
∙ Lợi ích tâm linh: sự kết nối với Đấng Thiêng Liêng
∙ Vị trí: trong cơ thể vật lí, giữa ngực, là trái tim
∙ Tuyến nội tiết: Tim
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: tim và phổi, các hệ tuần hoàn và cung cấp ô xy, vú, đốt sống ngực và ngang hông, mạng lƣới dây thần kinh tim, một số chuyên gia nói rằng luân xa này còn liên quan đến tuyến ức
∙ Màu sắc: xanh lá cây
∙ Âm thanh: yam
LUÂN XA THỨ 5: VISHUDDHA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: ―tinh khiết‖ hay ―bông sen ở cổ họng‖—kanth có nghĩa là ― cổ họng,‖ và padma có nghĩa là ―bông hoa sen‖. Còn đƣợc gọi là ―hoa 16 cánh’: hodash tƣơng ứng ―16‖ còn dala có nghĩa là ―cánh hoa‖
∙ Nhiệm vụ: giao tiếp và hƣớng dẫn
45
https://thuviensach.vn
∙ Trọng tâm cảm xúc: sự biểu đạt tất cả các cảm xúc, đặc biệt là trong mối liên quan đến trách nhiệm cá nhân
∙ Lợi ích tâm linh: chia sẻ những hƣớng dẫn thiêng liêng; khả năng ngoại cảm ―thấu thính‖ hay khả năng ―nghe rõ ràng‖
∙ Vị trí: cổ họng
∙ Tuyến nội tiết: tuyến giáp
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: tuyến giáp và tuyến cận giáp, thanh quản và hệ thần kinh thanh quản, miệng và các hệ thống thính giác (dây thanh âm, miệng, cổ họng, tai), bạch huyết và hệ bạch huyết, đốt sống ngực
∙ Màu sắc: xanh da trời
∙ Âm thanh: ham
LUÂN XA THỨ 6: AJNA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: ―sự thông tuệ‖
∙ Nhiệm vụ: sự sáng suốt, tầm nhìn (sự hiểu thấu bên trong, sự nhìn thấu những việc đã xảy ra, nhìn thấu tƣơng lai)
∙ Trọng tâm cảm xúc: các cảm giác về sự tự chấp nhận bản thân, nhƣ là yêu thƣơng chính mình và sự tự ý thức
∙ Lợi ích tâm linh: tầm nhìn
∙ Vị trí: phía trên, giữa hai lông mày
∙ Tuyến nội tiết: tuyến yên
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: tuyến yên, mạng lƣới tủy sống và những vùng não dƣới đồi ; các hệ khứu giác và thị giác, mắt trái, kho lƣu trữ trí nhớ, một số vị trí của tai và xoang
∙ Màu sắc: màu tía hoặc chàm
∙ Âm thanh: om
LUÂN XA THỨ 7 HAY VƢƠNG MIỆN: SAHASRARA
∙ Ý nghĩa của tên gọi: ―sự trống rỗng‖, ―nơi cƣ ngụ không cần điểm tựa‖, ―ngàn cánh‖ ∙ Nhiệm vụ: mục đích và tâm linh
∙ Trọng tâm cảm xúc: liên quan đến bản chất tâm linh
∙ Lợi ích tâm linh: Sự Hợp Nhất với Đấng Thiêng Liêng, khả năng tiên tri hay khả năng cảm nhận đƣợc các kế hoạch siêu phàm
∙ Vị trí: đỉnh đầu
∙ Tuyến nội tiết: tuyến tùng
∙ Các cơ quan và các chức năng đƣợc chi phối: tuyến tùng, phần sọ phía trên, vỏ não, những vùng não dƣới đồi, các vùng não liên quan đến việc học tập và nhận thức cao hơn, các phần của hệ miễn dịch, mắt phải
∙ Biểu tƣợng: bông hoa sen nghìn cánh
∙ Màu sắc: màu trắng; nhƣng cũng có thể là màu tím violet hoặc vàng kim ∙ Âm thanh: visarga (âm thanh của hơi thở)
HỆ THỐNG 12 LUÂN XA
46
https://thuviensach.vn
Một hệ thống luân xa hiện thời là hệ thống 12 luân xa mà tôi đã phát triển và môt tả chi tiết trong một vài cuốn sách khác. Nó đƣợc dựa trên hệ thống luân xa cổ điển của đạo Hin-đu, nhƣng lại có thêm 5 luân xa đƣợc tìm thấy phía trên đầu, phía dƣới hai bàn chân và bao quanh cơ thể. Sau khi đã phát triển một sự hiểu biết về các trung tâm năng lƣợng bổ sung này, bây giờ
tôi đã thƣờng xuyên sử dụng chúng.
Nhiều hệ thống luân xa khác có cả những luân xa vƣợt lên trên hệ thống Hin- đu có 7 luân xa. Hệ thống Narayana, một nhánh của yoga, cũng có 9 luân xa giống nhƣ hệ thống luân xa đƣợc miêu tả chi tiết trong tác phẩm Yogaranjopanishad, trong khi hệ thống Waidika, theo phƣơng pháp Layayoga thảo ra 11 luân xa chính.
Một số trƣờng học bổ sung thêm luân xa thứ 8- luân xa Bindu hay Soma- vào hệ thống 7 luân xa đặc trƣng. Nhiều nhà thực hành bí truyền định vị các luân xa vƣợt xa hơn cơ thể vật lí, nhƣ một trong số hệ thống mang đậm tính truyền thống hơn. Trong truyền thống của Yoga, việc nhớ rằng luân xa thứ 7 nằm ở phía trên, chứ không nằm tại đỉnh đầu rất đƣợc coi trọng. Các truyền thống khác lại đặt một luân xa nằm phía bên dƣới đôi bàn chân, nhƣ tác giả David Furlong mô tả trong cuốn sách Working with Earth Energies (Làm Việc Với Các Năng Lượng Trái Đất) và nhà chữa lành năng lƣợng tinh thể Katrina Raphaell. Gần nhƣ tất cả các hệ thống đều thừa nhận các luân xa thứ yếu.
CÁC CƠ THỂ NĂNG LƢỢNG TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC
Truyền thống châu Âu thƣờng gắn hệ thống luân xa với đạo Hin-đu. Nhƣng thực tế là các hệ thống luân xa nổi lên từ tất cả các nơi trên địa cầu – và kéo dài theo thời gian. Nhiều trong số những hệ thống giao thoa văn hóa này đƣợc mô tả trong cuốn Cơ Thể Vi Tế, gồm có cả những hệ thống đến từ ngƣời Do Thái vùng Kabbalah, đạo Cơ Đốc huyền bí, và các đất nƣớc nhƣ Ai Cập, các nƣớc Châu Phi và Tây Tạng. Cuốn Cơ Thể Vi Tế cũng khám phá các nhóm luân xa từ những truyền thống chữa lành Mayan, Cherokee và Inca cổ xƣa.
Trong cuốn thao tác thực hành này có một số bài tập để làm việc với các cơ thể năng lƣợng theo những cách mà có lẽ trƣớc đây bạn chƣa từng nghĩ đến- những bài tập vừa hiệu quả tuyệt vời lại vừa dễ thực hiện. Ví dụ, trong chƣơng 17, ―Chữa Lành Thời Cổ Đại‖, có một bài tập ngắn gọn có tên ―Tia Sáng Vàng‖ sẽ cung cấp cho bạn một cách tiếp cận dựa trên tự nhiên để chữa lành luân xa; đƣợc dựa trên y học năng lƣợng vi tế của ngƣời Inca, trong đó các luân xa đƣợc gọi là các pukios, và năng lƣợng của các thành phần có thể giúp chúng ta dọn sạch những ƣu phiền.
Hệ thống 12 luân xa miêu tả 7 luân xa truyền thống và bổ sung thêm những luân xa sau.
Luân xa thứ 8: nằm ở sát trên đỉnh đầu. Luân xa này đƣợc quan sát thấy nhƣ là đang chứa đựng cả 7 cơ thể năng lƣợng, gồm cả Akashic Records (Bộ Nhớ Của Vũ Trụ), là kho dữ liệu chứa đựng tất cả những gì đã từng đƣợc nhìn thấy và thực hiện; và cuốn Sách Của Sự Sống phản ánh những mặt tích cực của tất cả các sự kiện. Luân xa này có màu đen hoặc màu bạc và có kết nối với cơ thể thông qua tuyến ức.
Luân xa thứ 9: nằm cách 1bộ rƣỡi (tƣơng đƣơng với 45,72 cm) phía trên đỉnh đầu. Luân xa này chứa ―nơi ngự của linh hồn‖, các yếu tố di truyền học về tâm linh tạo ra thực tại vật lí, cụ
47
https://thuviensach.vn
thể là các gen vật lí. Nó cũng mang mục đích của linh hồn và những biểu tƣợng giúp duy trì tính độc đáo duy nhất của một linh hồn. Nó có màu vàng kim và kết nối với cơ hoành.
Luân xa thứ 10: nằm phía dƣới và cách đôi bàn chân một bộ rƣỡi (tƣơng đƣơng với 45,72 cm). Đây là luân xa nền móng, bởi vì nó mở cửa cho năng lƣợng cấu thành đi vào cơ thể xuyên qua đôi bàn chân. Nó nắm giữ lịch sử cá nhân của linh hồn cũng nhƣ là các câu chuyện và các năng lƣợng từ di sản của một ngƣời. Nó kết nối một ngƣời với thiên nhiên và thế giới tự nhiên một cách sâu sắc. Nó có màu nâu hay tông màu của đất và có tƣơng quan với trung tâm của bộ
xƣơng.
Luân xa thứ 11: bao quanh cơ thể, nhƣng lại tập trung ở đôi bàn tay và đôi bàn chân. Năng lƣợng trung tâm này giúp các cá nhân tự chủ và chuyển hóa các lực lƣợng vật lí và siêu nhiên. Thông qua nó, một ngƣời có thể nắm quyền tự chủ trƣớc các năng lƣợng bên ngoài và định hƣớng chúng theo hƣớng có lợi. Luân xa này có thể tạo ra sự thay đổi phi thƣờng bên trong và bên ngoài cơ thể ngay lập tức. Nó có màu hoa hồng và liên quan đến mô kết nối của chúng ta.
Luân xa thứ 12: bao quanh luân xa thứ 11 và toàn bộ cơ thể, trung tâm năng lƣợng này đại diện cho các đƣờng biên phía ngoài của cái tôi con ngƣời (phàm ngã). Nó kết nối cới cơ thể thông qua 30 luân xa thứ cấp, những luân xa đƣợc mô tả trong cuốn Sách Hoàn Chỉnh Về Chữa lành Luân Xa của tôi.
Lƣu ý: Ở ngay phía bên ngoài của luân xa thứ 12 là quả trứng năng lượng, một chiếc áo có 3 lớp vận hành sự liên kết giữa các cảnh giới tâm linh và cơ thể vật lí.
TÁC ĐỘNG LÊN CÁC LUÂN XA
Mỗi một luân xa là một lăng kính hình trụ vận hành một bộ gồm những đặc tính vật lí, tình cảm, trí tuệ và tâm linh riêng biệt. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng chúng để chẩn đoán các vấn đề và sáng tạo ra một kế hoạch chữa lành cho nhiều vấn đề khác nhau. Hiểu rõ các luân xa, chúng ta có thể:
∙ Sử dụng các triệu chứng vật lí để làm rõ những yếu tố tình cảm, tinh thần và tâm linh của một căn bệnh.
∙ Theo dấu các vấn đề về tình cảm để tìm ra sự phát triển của một bộ phận nhất định của cơ
thể hoặc độ tuổi mà vào thời điểm đó vấn đề đã khởi phát. Các cảm xúc là ngôn ngữ của cơ thể. Nếu chúng ta có thể tái trải nghiệm cảm giác cấu thành và các phản ứng vật lí gắn
với một tình huống làm chúng ta suy yếu, chúng ta có thể lập trình lại các niềm tin hủy hoại bản thân và lập biểu đồ cho toàn bộ một đợt chữa lành mới.
∙ Cô lập các niềm tin tinh thần và tâm linh có ảnh hƣởng tiêu cực đến chúng ta, và bằng cách đó chữa lành các vấn đề về tình cảm và tâm linh.
∙ Đánh thức những kí ức bị kìm nén, kể cả những kí ức từ trong bào thai và các kiếp sống quá khứ, để hiểu, để làm sạch và để chữa lành. Việc tìm ra căn nguyên của một vấn đề giúp chúng ta có thể khơi thông cho những tắc nghẽn năng lƣợng có thể đang bị gây ra.
∙ Trở thành những bậc cha mẹ hiểu biết, hỗ trợ con cái qua mỗi một giai đoạn phát triển. ∙ Nuôi dƣỡng tốt hơn đứa trẻ bên trong- cái tôi tự nhiên trong mỗi chúng ta đang chờ cơ hội đƣợc thể hiện.
∙ Đƣa ra những quyết định hợp lí và khôn ngoan bằng việc xác định giai đoạn phát triển hiện tại của chúng ta.
48
https://thuviensach.vn
∙ Hiểu rõ hơn nơi nào, bằng cách nào và tại sao chúng ta lại bị ―mắc kẹt‖ trong những thói quen, những chu kì và những thói nghiện ngập có hại.
Khi làm việc với các luân xa, chúng ta đang tìm ra 2 điểm thức tỉnh. Đầu tiên, chúng ta muốn xác định và thừa nhận những điểm tính cực của bản thân còn chƣa đƣợc quan tâm và truyền sức sống. Và chúng ta thƣờng hay chôn vùi một vài phẩm chất tốt đẹp nhất của bản thân trong một trận lụt của sự xung đột và quan niệm sai lầm. Mục tiêu thứ hai của chúng ta là phát hiện, hiểu và thay đổi những niềm tin, những khuôn mẫu và những chƣơng trình tự hủy hoại bản thân.
CẤU TRÚC LUÂN XA
Các luân xa đƣợc cấu tạo theo 3 cách. Những cách phân chia này bao gồm các mặt trƣớc và sau, các mặt trái và phải, các bánh xe bên trong và bên ngoài. Biết đƣợc thông tin này sẽ giúp bạn vừa chẩn đoán vừa giải quyết các vấn đề về năng lƣợng. Ví dụ, nếu các căn bệnh cứ liên tục xuất hiện ở bên trái cơ thể hay các luân xa, bạn có thể kiểm tra các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Nếu tất cả các luân xa ở mặt sau bị tắc nghẽn, bạn có thể phân tích các vấn đề vô thức hay linh hồn.
Trƣớc và sau: các luân xa trong cơ thể có một mặt trƣớc và một mặt sau. Nhìn chung, mặt trƣớc chi phối các hành vi hàng ngày và vận hành các mối quan hệ của chúng ta với thế giới vật lí. Mặt sau phản ứng với các chƣơng trình vô thức của chúng ta và quản lí mối quan hệ của chúng ta với thực tại ít hữu hình hơn.
Trái và phải: mặt trái của luân xa mang tính nữ và vận hành các vấn đề hƣớng về nữ giới, trong khi mặt phải mang tính nam và vận hành các vấn đề hƣớng về nam giới. Các chức năng nữ tính của chúng ta liên quan đến tính dễ cảm thụ, sự hấp dẫn, mối quan hệ, trực giác và các chƣơng trình liên quan đến tính nữ và giới tính nữ của chúng ta. Các chức năng nam tính liên quan đến hành động, sự thống trị, thành công, sự hợp lí, và các chƣơng trình về nam tính và giới tính nam của chúng ta.
Trong và ngoài: mỗi một luân xa cũng có bánh xe bên trong và bên ngoài. Bánh xe bên trong phản ánh việc lập trình từ cõi thức tỉnh cao hơn hay linh hồn của riêng mỗi chúng ta. Việc lập trình này cho phép chúng ta hiện thực hóa những tài năng tâm linh, những khả năng cần thiết để tiến hành nhiệm vụ tâm linh của chúng ta. Bánh xe bên ngoài nắm giữ các vấn đề cá nhân, ƣớc muốn riêng tƣ, những cơn đau tim và những chứng đau khác có thể làm trật vòng quay của luân xa trong nhiều năm dẫn đến việc luân xa ngừng quay. Công việc của bánh xe bên ngoài là giúp chúng ta thích nghi với thực tại xung quanh.
Các vấn đề của bộ lạc hay của linh hồn của chúng ta cũng bắt đầu xuất hiện trong bánh xe bên ngoài, điều này có nghĩa là việc chữa lành năng lƣợng vi tế nhất nhắm vào việc thay đổi bánh xe bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng cƣờng đáng kể tính hiệu quả của công việc chữa lành bằng cách trải rộng năng lƣợng tâm linh đƣơng nhiệm trong bánh xe trong của luân xa, bởi vì nó đƣợc cấu thành từ năng lƣợng thiết yếu của chúng ta. Con đƣờng trực tiếp nhất mà tôi biết là hít thở một cách đầy đủ để nhắm vào một luân xa cụ thể, trải rộng nó ra và mở nó ra đón linh khí. Khi chúng ta làm điều này, từng phần của chúng ta đƣợc nuôi dƣỡng theo đúng nghĩa đen. Điều lí tƣởng là các bánh xe bên trong và bên ngoài nên vận hành hài hòa với nhau. Trong khi chúng có lẽ không quay cùng một tốc độ, nhƣng mối quan hệ giữa chúng nên đồng điệu và nhất quán. Tôi biết một vài thứ cũng mạnh nhƣ việc trải rộng ánh sáng tâm linh từ bánh xe luân xa bên trong vào bánh xe bên ngoài đang có trục trặc để mời gọi những thay đổi của sự sống.
Ở một ngƣời khỏe mạnh, bánh xe bên trong thành lập tốc độ và hƣớng thực sự cho cả hai bánh xe. Cả hai bánh xe thƣờng quay theo chiều kim đồng hồ, nhƣng cũng có những ngoại lệ.
49
https://thuviensach.vn
Trong thời kì kinh nguyệt, những bánh xe của phụ nữ, đặc biệt là các bánh xe của luân xa đầu tiên và luân xa thứ 4, có thể quay ngƣợc chiều kim đồng hồ để giải tỏa những cảm xúc bị tích tụ. Những bánh xe ngoài của tất cả các luân xa sẽ quay ngƣợc chiều kim đồng hồ khi một ngƣời đƣơng đau buồn, bị chấn động tâm lí, hấp hối, hay đang thực hiện việc tắm rửa vật lí.
Khi các nhà trị liệu năng lƣợng vi tế trở nên tinh thông việc phân tích bằng trực giác ba cấu trúc luân xa này, họ có thể sử dụng các cấu trúc để xác định chuyện gì đang xảy ra bên trong một luân xa, và do đó, xác định đƣợc những gì đang xảy ra với cơ thể vật lí của một khách hàng.
SỰ PHÁT TRIỂN LUÂN XA
Trong khi chúng ta đƣợc sinh ra với một bộ luân xa nguyên vẹn đủ đầy, mỗi một luân xa mở ra đón ánh sáng của sự sống tại một thời điểm khác biệt. Do vậy chúng ta có thể đƣợc tiếp cận với năng lƣợng sẵn có dành cho luân xa đó tại thời điểm thích hợp, trong một quá trình hi vọng là các kết quả ở tất cả các luân xa đạt đƣợc sự chín muồi trƣớc tuổi 56.
Ví dụ, khi còn trong tử cung và đến khi đƣợc 6 tháng tuổi, ban đầu chúng ta đƣợc tập trung vào luân xa đầu tiên, trung tâm năng lƣợng hƣớng đến sự an toàn và yên tâm cũng nhƣ sự phát triển những cảm giác nguyên thủy của chúng ta. Những kinh nghiệm sống đầu đời là gì ngoài sự sinh tồn và sự khuyến khích mối ràng buộc giữa cha mẹ và con cái cung cấp cho chúng ta tri thức để đƣợc cần đến và đƣợc an toàn? Thật không may, chúng ta lại không luôn nhận đƣợc sự chào đón và chất dinh dƣỡng cần thiết để cho luân xa thứ nhất này đƣợc lập trình với sự tự tin chúng ta cần để đƣợc an toàn từ bên trong cho dù có chuyện gì xảy đến trong đời. Luân xa này giờ đây sẽ trở nên ―run rẩy‖, kết quả là những vấn đề về vật lí, tình cảm, trí tuệ hay tâm linh nổi lên trong suốt cuộc đời của chúng ta. Các lứa tuổi phát triển của 7 luân xa bên trong cơ thể nhƣ sau:
Tên luân xa
Lứa tuổi
Luân xa 1
Thai nhi đến 6 tháng tuổi
Luân xa 2
6 tháng đến 2 tuổi rƣỡi
Luân xa 3
2 tuổi rƣỡi đến 4 tuổi rƣỡi
Luân xa 4
4 tuổi rƣỡi đến 6 tuổi rƣỡi
Luân xa 5
6 tuổi rƣỡi đến 8 tuổi rƣỡi
Luân xa 6
8 tuổi rƣỡi đến 14 tuổi
Luân xa 7
14 tuổi đến 21 tuổi
Theo gợi ý trên, sự ―diễn tập‖ đầu tiên với các luân xa có thể dẫn đến sự hiểu sai và những tổn thƣơng gây ức chế khả năng biểu đạt cái tôi thực sự của chúng ta. May mắn là, khi cuộc sống tiếp tục, chúng ta tái xử lí các luân xa và có cơ hội ―sửa chữa‖ chúng.
Trong khi luân xa thứ 7 đang phát triển lần đầu tiên trong giai đoạn thanh thiếu niên- giai đoạn giữa tuổi 14 và 21, thì 6 luân xa trƣớc đó trải qua giai đoạn tái xử lí. Điều này cho phép chúng ta thay đổi viễn cảnh về sự hoạt động bất thƣờng của các luân xa, do đó chúng ta có thể bƣớc qua thời thơ ấu một cách an lành hơn. Ví dụ, trong suốt thời gian từ 14 dến 15 tuổi, chúng ta đang kích hoạt luân xa thứ 7 và đang trong quá trình hƣớng đến việc tìm ra mục đích cao hơn của chúng ta, nhƣng chúng ta cũng đồng thời thăm lại những mối bận tâm đầu tiên của luân xa thứ nhất, hay các vấn đề về sự an toàn. Trong khoảng thời gian từ năm 15 đến 16 tuổi, chúng ta đang đồng thời làm thức tỉnh luân xa thứ 7 và tái kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với khả
năng sáng tạo. Trong suốt năm cuối cùng của chu kì này, chúng ta đang đầu tƣ toàn bộ vào việc làm hé lộ mục đích tâm linh của chúng ta, một khái niệm then chốt của luân xa 7.
50
https://thuviensach.vn
Tên luân xa
Lứa tuổi
Khái niệm then chốt
Luân xa 1
14-15 tuổi
Sự an tâm
Luân xa 2
15-16 tuổi
Sự sáng tạo
Luân xa 3
16-17 tuổi
Sức mạnh cá nhân
Luân xa 4
17-18 tuổi
Các mối quan hệ yêu đƣơng
Luân xa 5
18-19 tuổi
Sự tự thể hiện
Luân xa 6
19-20 tuổi
Hình ảnh về bản thân
Sau tuổi 21, các luân xa cao hơn của chúng ta- các luân xa từ 8 đến 12- phát triển trong khoảng thời gian 7 năm. Sau tuổi 56, chu kì phát triển lại bắt đầu lại từ luân xa 1. Dù tuổi của chúng ta có là bao nhiêu chăng nữa, chúng ta vẫn lặp lại tuần tự từ luân xa 1 đến 7 trong chu kì mới 7 năm 1 lần. Ví dụ, giữa tuổi 21 và 22, chúng ta đang tiếp tục sửa chữa nghiệp- chủ đề của luân xa 8, nhƣng chúng ta cũng tái kích hoạt luân xa 1. Giữa tuổi 22 và 23, chúng ta tái khám phá các vấn đề của luân xa 2 chống lại cơ sở của các vấn đề về nghiệp. Luôn luôn có một cơ hội để chữa lành, để thay đổi và làm mới bản thân chúng ta, cho dù ta có ở tuổi nào.
Tên luân xa
Lứa tuổi
Khái niệm then chốt
Luân xa 8
21-28 tuổi
Nghiệp
Luân xa 9
28-35 tuổi
Mục đích linh hồn
Luân xa 10
35-42 tuổi
Sự sinh tồn có mục đích
Luân xa 11
42-49 tuổi
Thành công mang tính sáng tạo
Luân xa 12
49-56 tuổi
Sự làm chủ đầy sức mạnh
Luân xa 1
56-63 tuổi
Sự thức tỉnh về sức mạnh vĩ đại hơn
Luân xa 2
63-70 tuổi
Sự sáng tạo hòa bình
Luân xa 3
70-77 tuổi
Thành công bên trong và bên ngoài
Luân xa 4
77-84 tuổi
Mối quan hệ với Nhất Thể
Luân xa 5
84-91 tuổi
Nói chuyện vì ― Các Cõi Trên‖
Luân xa 6
91-98 tuổi
Các tầm nhìn từ thiên đàng
Có nhiều phƣơng thức và các bài tập chữa lành xuyên suốt cuốn sách này có thể đƣợc làm tăng hiệu quả với những thông tin về sự phát triển này. Các ví dụ sau đây có thể làm lóe lên những ý tƣởng khi bạn tiếp tục khám phá trên chặng đƣờng chữa lành phía trƣớc.
Trong chƣơng 11 ―Chữa Lành Trƣờng Hào Quang‖, có các bài tập luyện để đánh giá trƣờng aura, và sau đó thì hàn gắn những chỗ rò rỉ và những vết rách ở trong đó. Những tổn thƣơng (thƣờng về tình cảm) thời thơ ấu và thời kì thanh thiếu niên của một ngƣời tiếp tục gây ảnh hƣởng tiêu cực đến khi ngƣời đó trƣởng thành. Những thƣơng tổn đó có tác động qua lại với một luân xa riêng biệt có mức phát triển chậm tại thời điểm bị tổn thƣơng, và cũng đồng thời tác động qua lại tới trƣờng hào quang.Ví dụ, tổn thƣơng của luân xa 1 cũng sẽ đƣợc thể hiện trên trƣờng hào quang đầu tiên. Làm việc với các chu kì phát triển có thể giúp bạn xác định đƣợc tại vị trí nào mà vết thƣơng, cơn sốc, sự mất mát, hay sự thất vọng có thể vẫn đang làm xói mòn sức khỏe và hạnh phúc của bạn và tiến đến chữa lành bên trong luân xa cũng nhƣ trƣờng hào quang có quan hệ thân thích với luân xa đó.
Tƣơng tự, trong chƣơng 13 ―Chữa Lành Bí Truyền Hiện Đại‖, một quá trình có tên gọi là ―Hé Mở Mạch Truyện Của Bạn‖ sẽ giúp bạn chữa lành nỗi đau, sự phẫn nộ và sự ân hận mà bạn đã ôm cứng từ rất lâu. Biết đƣợc các khuôn mẫu phát triển của luân xa có thể đem lại những lợi ích tiềm tàng khi chuẩn bị cho quá trình này, do đó bạn có thể đi xuyên qua các bƣớc chữa lành những nỗi đau trong quá khứ với sự tỉnh thức và tâm thế sẵn sàng.
51
https://thuviensach.vn
DÒNG THÁC ÁNH SÁNG: bài luyện tập
Nhiều bài thực hành chữa lành liên quan đến làm sạch các luân xa của bạn, giúp bạn loại bỏ căng thẳng và cân bằng các hệ thống năng lƣợng của bạn, trả lại cho bạn sự tƣơi mới và tràn trề năng lƣợng. Con đƣờng dễ nhất để tiến hành bài tập này là ngồi trong một không gian yên tĩnh và khẽ nhắm mắt lại.
1. Hít thở sâu, tƣởng tƣợng ra một thác ánh sáng trắng chói ngời đang đi vào hệ thống luân xa bên trong cơ thể của bạn xuyên qua đỉnh đầu. Khi dòng suối ánh sáng lung linh này chảy vào trong bạn, nó làm tan đi tất cả mọi thứ bạn cần phải buông bỏ và rót đầy cảm hứng và tình yêu vào bạn.
2. Nhìn thác ánh sáng chảy xuống phía dƣới, đi qua tất cả các luân xa cho đến khi nó ra khỏi đôi bàn chân của bạn. Rồi sau đó, nó tiếp tục chảy qua luân xa thứ 10 của bạn nằm dƣới lòng đất.
3. Từ nơi này trong lòng đất, ánh sáng quay lại chảy ngƣợc lên phía trên qua các luân xa và vòng quanh cơ thể bạn, bao quanh và bảo vệ bạn với vẻ duyên dáng. Tiếp tục bài tập này cho tới khi bạn cảm thấy đầy sức sống và trong sạch.
52
https://thuviensach.vn
PHẦN II
CHUẨN BỊ CHỮA LÀNH: TÚI THUỐC NĂNG LƢỢNG CỦA BẠN
_____________________________________
Trong những trang này, bạn sẽ chuẩn bị phục vụ với tƣ cách là một nhà chữa lành năng lƣợng. Bạn có thể áp dụng những khái niệm này trong khi thực hành chữa lành, cho dù bạn đang cung cấp một dịch vụ chuyên nghiệp hay là một ngƣời học việc. Và bởi vì tất cả chúng ta đều là những những nhà trị liệu của chính mình, những ý tƣởng trong phần II cần thiết cho việc tự chữa lành cũng nhƣ chữa lành cho ngƣời khác.
Y học chữa lành năng lƣợng vi tế là y học ―nguyên bản‖. Nó có nền tảng trong các hạt bụi thời gian và cắm rễ sâu trong hệ tƣ tƣởng của các pháp sƣ, điều này có nghĩa là bất kì ngƣời nào, không chỉ những ngƣời đƣợc đào tạo hoặc các chuyên gia đƣợc cấp phép, cũng có thể đứng giữa thiên đàng và trái đất và nhận đƣợc món quà tặng chữa lành hào phóng của thiên nhiên, của linh hồn, và trí tuệ. Tuy nhiên, có những qui tắc và những biện pháp an toàn nghiêm ngặt mà chúng ta phải tuân thủ khi làm việc trên bản thân và ngƣời khác, để mà chúng ta hƣớng năng lƣợng vi tế đi theo hƣớng phù hợp. Đây là một trong những lí do khiến các khái niệm và những kĩ thuật ở phần II lại trở nên quan trọng với tất cả chúng ta.
Phân mục này cũng giúp bạn xác định xem mình có thể cần đến sự giúp đỡ từ nhà chữa lành năng lƣợng nào. Bằng việc học hỏi về đạo đức, các bài tập, và các khái niệm mà các chuyên gia năng lƣợng vi tế có hiệu quả và đáng vinh danh đang theo đuổi, bạn có thể cải thiện việc đánh giá những nhà chuyên nghiệp – hay thậm chí là bạn bè- những ngƣời mà bạn muốn họ chữa lành cho bạn. Sau cùng, bạn cũng biết đƣợc bạn không muốn ai chữa cho mình! Các nhà trị liệu chuyên nghiệp phải dự liệu những yếu tố không thiết yếu đối với một ngƣời tự chữa lành. Khi có ai đó yêu cầu chúng ta điều trị về năng lƣợng vi tế là họ phó thác sự an toàn của họ cho chúng ta. Trách nhiệm ghê gớm này làm cho sự thực hành về năng lƣợng của chúng ta thêm phức tạp. Chúng ta không thể vi phạm đạo đức, cũng nhƣ việc sử dụng cả các kĩ năng truyền thống lẫn các kĩ năng về năng lƣợng cũng không thể mắc sai phạm. Chúng ta phải tận tâm cho sự phát triển khả năng làm việc, và còn phải dễ gần và tử tế nữa.
Phần II cung cấp các khái niệm và các cộng cụ bổ trợ cho các khả năng trong tất cả các lĩnh vực y học chữa lành năng lƣợng vi tế. Những chủ đề này bao gồm vai trò của ý định và tầm quan trọng của đạo đức, cũng nhƣ ảnh hƣởng của trực giác và các đƣờng biên giới năng lƣợng. Chúng ta sẽ thảo luận nhiều khía cạnh của niềm tin và những cách vô hình để đặt ra các mục tiêu cho việc chữa lành cho bản thân và cho mọi ngƣời. Bạn cũng sẽ đƣợc cung cấp một bảng chấm công để thiết lập các mục tiêu cho bạn và cho ngƣời khác.
Một chƣơng trọn vẹn cung cấp những kĩ thuật năng lƣợng cần thiết và đáng tin cậy. Mỗi chƣơng là một lối vào các cảnh giới chữa lành thuộc về trực giác. Tôi đã phát triển chúng suốt 20 năm thực hành về năng lƣợng, và phần lớn dựa vào các nghiên cứu so sánh giữa các nền văn hóa. Tôi khuyên các bạn rằng những kĩ thuật sau đây nên làm nền tảng cho tất cả các bài tập khác trong cuốn sách này, bởi vì chúng đƣợc thiết kế để chuẩn bị, hỗ trợ và bảo vệ những nhà trị liệu năng lƣợng vi tế khi họ đang bận rộn với việc chữa lành. Chúng dó thể đƣợc sử dụng
53
https://thuviensach.vn
nhƣ là các quá trình riêng lẻ hay đƣợc kết hợp với bất kì kĩ thuật chữa lành khác. Ví dụ, bạn có thể sử dụng kĩ thuật Đối Thoại Giữa Các Linh Hồn, một bài thực hành trong chƣơng 9, để bắt đầu trải nghiệm việc chữa lành hay kết hợp nó với các bài thực hành chữa lành màu sắc và âm thanh. Tất cả các kĩ thuật năng lƣợng thiết yếu này có thể đƣợc sử dụng cho việc chữa lành và tự chữa lành một cách an toàn và phù hợp với đạo đức.
Mặc dù công việc chữa lành có vẻ nhƣ phiền phức nhƣ vậy, nhƣng quan trọng là ta luôn nhớ rằng tất cả chúng ta, luôn luôn đang chữa lành về năng lƣợng. Mỉm cƣời với một cháu bé đang khóc, trông nom một ca băng bó, vuốt ve cánh tay đau cuả một ai đó - tất cả các hành động này hay khác đều là chữa lành năng lƣợng. Cuối cùng, trái tim của chúng ta sẽ chỉ đƣờng dẫn lối.
54
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 5
Ý ĐỊNH VÀ ĐẠO ĐỨC
_____________________________________________________________
Hai điều mà khiến tôi càng ngày càng trăn trở và lo sợ nhiều hơn:
những thiên đàng đầy tinh tú phía trên tôi và phép tắc đạo đức ở
trong tôi.
IMMANUEL KANT
Tất cả những nhà chữa lành, từ những bác sỹ đối chứng đến những nhà trị liệu về năng lƣợng vi tế ở tất cả các cấp độ, đều bƣớc vào những các phiên trị liệu của họ với một số những ý định dẫn đƣờng. Câu hỏi là, chúng ta có ý thức rõ những ý định đó là gì không? Rằng công việc chữa lành còn mới mẻ đối với chúng ta hay là chúng ta đã là một chuyên gia lão luyện, Chúng ta có đang thiết lập các ý định một cách có mục đích và tỉnh thức hay không? Chƣơng này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này và cả những câu hỏi tƣơng tự trên nền tảng là sự chính trực hƣớng đến bản thân bạn và những ngƣời khác, cho dù mục tiêu của phiên trị liệu có là gì chăng nữa.
Trong khi phần lớn của chƣơng này tập trung vào việc chữa lành những ngƣời khác, thì việc tự chữa lành cũng dành đƣợc sự quan tâm. Sau cùng, việc tự chữa lành là kết quả của việc đặt ra các dự định cho bản thân chúng ta. Chúng ta muốn chữa trị cho bản thân với mức độ về sự chính trực cũng ngang bằng với mức mà chúng ta cam kết dành cho ngƣời khác. Tại một thời điểm đƣợc trao quyền nào đó, ngay cả một nhà trị liệu tại gia cũng có thể cần làm một cuộc hành trình vƣợt ra khỏi khuôn khổ của những kĩ năng của riêng họ và kiếm tìm sự trợ giúp ở một nơi nào đó khác. Chƣơng này sẽ trợ giúp bạn trong việc đánh giá những thầy thuốc lâm sàng có thể phục vụ cho bạn. Điểm mấu chốt là, tất cả các phần của cuộc sống của chúng ta đều tiến hóa từ cặp đôi khái niệm là ý định và đạo đức. Chúng ta có thể không bao giờ làm sai nếu chúng ta lái cuộc sống của chúng ta đi theo đúng hƣớng khi nhìn bằng cặp mắt kiếng này.
NHỮNG Ý ĐỊNH GIÖP TĂNG NẠP NĂNG LƢỢNG
Ý định là một từ và là một khái niệm thƣờng đƣợc đƣa ra thảo luận, nhƣng thực sự ý định là gì? Ở mức độ cơ bản nhất, sự chủ tâm là sự dự trù có ý thứ về một kết quả hoặc một mục tiêu mong đợi. Khi chúng ta đề ra một ý định, trƣờng cá nhân của chúng ta tƣơng tác với trƣờng của một ai đó khác khi chúng ta trao đổi thông tin năng lƣợng qua lại. Nghiên cứu về sự cộng hƣởng và âm thanh chỉ ra rằng khi các thực thể sống vận hành hay cộng hƣởng trên những tần số tƣơng tự nhƣ nhau thì bên này có thể gây ảnh hƣởng đến bên kia. Theo lẽ đó, những ý định của chúng ta là một khía cạnh quan trọng của việc tạo ra một sự cộng hƣởng chữa lành làm nâng mức năng lƣợng. Trong suốt một phiên chữa lành, khi chúng ta thiết lập các ý định rõ ràng và tích cực, thì những kĩ năng học đƣợc và những khả năng trực giác của chúng ta sẽ tự nhiên tƣơng ứng để giúp chúng ta đạt đƣợc những ý định đó.
Làm thế nào mà một ý định lại khác với hàng ngàn ý tƣởng hay mong ƣớc khác? Để hiểu rõ thì cần nhìn vào quá trình tạo nên một ý định - một quá trình thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ là ―thiết lập một ý định.‖
55
https://thuviensach.vn
Thiết lập một ý định cũng giống nhƣ là đƣa ra một quyết định mà bạn có thể cam kết trên mọi cấp độ - tình cảm, trí tuệ, vật lí và tâm linh. Nếu một ý định không có kết quả hoặc nếu kết quả trái ngƣợc với ý định đã đƣa ra, thì khả năng là bạn vẫn chƣa cam kết thực hiện nó trên tất cả các cấp độ đã nói trên.
Nếu vậy thì bạn sẽ phaỉ làm gì khi cam kết trên mọi cấp độ? Điều đó nên tƣơng tự với Subtle Energy Power Summit (Đỉnh cao sức mạnh năng lượng vi tế), một bản tóm tắt bằng hình ảnh về công việc của một nhà chữa lành. Hình 5.1 chỉ ra mối quan hệ giữa công việc liên quan đến y học về năng lƣợng vi tế của bạn với không chỉ ý định của bạn, mà cả các giá trị, đạo đức, và các cam kết của bạn nữa.
Làm sáng tỏ và tuyên bố các giá trị của bạn, và đƣa ra những cam kết dựa trên những giá trị đó tạo ra những ý định của bạn. Do đó, phần đầu tiên của chƣơng này phục vụ cho việc giúp bạn xác định các giá trị và những cam kết đạo đức của bạn để mọi thứ đƣợc sắp xếp cho bạn với tƣ cách là một nhà thực hành chữa lành- những suy nghĩ, thái độ, cách cƣ xử và các hành động của bạn. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ đang tăng nạp năng lƣợng cho những ý định của mình, bởi bây giờ chúng đang nằm nghỉ ngơi trên một chiếc giƣờng đá gồm có các nguyên tắc đạo dức của bạn- một nền tảng sức mạnh phi thƣờng.
Các Ý Định
Mục đích và
kết quả dự kiến của bạn
Những Cam Kết
Những quyết định và hành động
phù hợp với các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức của bạn
Các Giá Trị và Qui Tắc Đạo Đức
Những điều quan trọng khi bạn là nhà trị liệu, các
nguyên tắc ứng xử, các giá trị và đạo đức
HÌNH 5.1 THÁP ĐỈNH CAO SỨC MẠNH NĂNG LƢỢNG VI TẾ
Lời khuyên: Nếu bạn có thể sử dụng một trợ giúp bổ sung trong việc làm rõ và thiết lập các ý định, thì có một quá trình tuyệt vời cho điều đó nằm trong chƣơng 9, đƣợc gọi là ―6 Bƣớc để Thiết Lập một Ý định Mới‖. Bởi vì bài tập đó là một trong những kĩ thuật năng lƣợng thiết yếu mà tôi thƣờng xuyên sử dụng và đem vào giảng dạy. Tôi đã xếp nó cùng với vài trong số
những công cụ khác phù hợp với bài tập thuộc thể loại này, để mà nhóm các kĩ thuật sẽ luôn dễ tìm khi bạn cần đến chúng.
NHỮNG CAM KẾT ĐẠO ĐỨC CỦA BẠN
Công việc của một nhà chữa lành có liên quan đến việc tuân theo các qui tắc về danh dự, những qui tắc định hƣớng cho các quyết định, các lựa chọn của bạn và những quyết định cho những cách cƣ xử cùng hành động của bạn. Nếu bạn là một nhà thực hành năng lƣợng vi tế chuyên nghiệp, bạn phải quyết định làm thế nào để điều khiển các phƣơng pháp, các kĩ thuật, các công cụ, các giá trị, và các nguyên tắc đạo đức. Điều này vẫn đúng ngay cả khi bạn không kiếm sống từ công việc chữa lành, và những ―khách hàng‖ của bạn là bạn bè và những ngƣời thân trong gia đình bạn mà không phải là công chúng. Điều này cũng đúng nếu bạn đang chữa lành cho chính mình. Bạn có phải là khách hàng của chính mình không? Sẽ là vô đạo đức khi gây thêm tổn thƣơng cho chính mình trong khi đang cố gắng chữa lành cho chính bản thân.
56
https://thuviensach.vn
Một trong số những vấn đề thách thức nhất về đạo đức liên quan đến việc làm việc với khách hàng, hay thậm chí với bản thân bạn, là việc lựa chọn những bài tập nào hay những kĩ thuật nào để sử dụng. Bạn có thể có cảm giác mạnh mẽ về cách tiếp cận nào sẽ có lợi, nhƣng bạn có thể vẫn không thấy chắc chắn. Bất chấp là bạn cảm thấy rõ ràng đến mức nào, việc quan trọng là nên hỏi khách hàng của bạn xem liệu một phƣơng pháp tiếp cận có đƣợc họ chấp nhận hay không trƣớc khi bạn thực hiện nó. Ví dụ nhƣ bạn có thể tin rằng khách hàng của bạn có thể hƣởng lợi từ việc đặt tay chữa lành. Trƣớc khi bạn bắt đầu làm việc với khách hàng của bạn, hãy giải thích tại sao bài thực hành sẽ giúp họ và hỏi liệu họ có thể chấp nhận nó hay không. Trong khi việc đặt tay chữa lành có thể là bài tập hoàn hảo cho khách hàng đó, họ có thể cảm thấy sợ bất kì những quá tình tiếp xúc bằng tay nào, có lẽ bởi vì công việc chạm tay gây ra một vấn đề lạm dụng đối với họ. Hay có lẽ họ có một trực giác mạnh mẽ riêng về một bài thực hành nào sẽ là tốt nhất. Cho dù tình huống có là gì thì hãy luôn tôn trọng phản ứng của họ và đừng cố gắng bắt họ chịu bất kì bài tập nào mà họ không thấy thoải mái.
CÁCH GIẢI THÍCH NHỮNG CAM KẾT VỀ ĐẠO ĐỨC VỚI KHÁCH HÀNG
Những phƣơng tiện mà nhà trị liệu dùng để thiết lập nên những mối quan hệ thân thiết và lành mạnh với khách hàng rất đa dạng. Hãy suy nghĩ và lập nên một kế hoạch hành động gồm có những việc bạn muốn để công bố ra bằng lời, những thông tin bạn muốn viết ra, và những gì bạn tuyên bố dứt khoát ngay cả khi nó là một phần quan trọng trong nền tảng công việc của bạn.
Trong những qui tắc của một nhà chữa lành, có những cam kết cần thiết để bạn tuyên bố với bản thân, mà không nhất thiết phải nói với mỗi khách hàng. Ví dụ, bạn có thể không cần bảo khách hàng rằng bạn cam kết tiếp tục học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng, nhƣng bạn lại cho khách hàng biết rằng bạn cam kết trƣớc sự tin cậy của họ là sẽ đem lại cho họ cảm giác an toàn và thoải mái.
Lời khuyên: Nếu bạn có một mẫu đơn cho khách hàng mới và khách hàng thân quen đăng kí, hãy cân nhắc việc đƣa thêm vào một đoạn văn giống nhƣ dƣới đây, nó tóm lƣợc một số các cam kết đạo đức đƣợc tuyên bố rõ ràng quan trọng nhất mà bạn chọn để cho thông báo cho khách hàng:
Phần thực hành chữa lành của tôi dựa trên nền tảng vững chắc của những cam kết về đạo đức, mỗi một cam kết là kết quả của những giá trị, những nguyên tắc, và các giới hạn đã được định rõ. Chủ yếu là những cam kết này tuân theo những luật chi phối nghề nghiệp của tôi, vinh danh và bảo vệ sự tin cậy của khách hàng của tôi, giới thiệu khách hàng của tôi đến các nhà trị liệu khác để tạo điều kiện cho việc trị liệu có kết quả tốt hơn hoặc để thay thế các dịch vụ của tôi nhằm đạt được mong muốn cao nhất của khách hàng.
LỰA CHỌN MỘT NHÀ TRỊ LIỆU NĂNG LƢỢNG VI TẾ
Có những dịp mà, tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của bạn, bạn sẽ đi tìm các dịch vụ của một nhà chữa lành chuyên nghiệp- hay có lẽ bạn đã có rồi. Trong khi bạn có thể dễ dàng tra cứu Internet để tìm ra danh sách của các bác sĩ phẫu thuật, các nha sĩ, hay các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, thì việc tìm đƣợc danh sách các nhà trị liệu năng lƣợng
57
https://thuviensach.vn
vi tế thật không dễ; rốt cuộc, ở một mức độ nào đó, họ đang làm việc với năng lƣợng vô hình, thứ khó có thể đo lƣờng, và điều đó làm cho những khả năng của họ khó có thể đánh giá.
Khi đƣợc thảo luận trong chƣơng này, một trong số những tiêu chí đánh giá một nhà chữa lành vĩ đại là những qui tắc đạo đức đã đƣợc họ phát triển. Một số nhà trị liệu có thể thực sự cung cấp cho bạn bộ qui tắc đƣợc in hoặc viết sẵn, và nhiều nhà trị liệu chia sẻ những triết lí của họ trên một trang web hay một cuốn tạp san quảng cáo. Việc đọc tài liệu này là điều quan trọng để quyết định xem những nguyên tắc đạo đức đƣợc công bố đó có phù hợp với bạn hay không. Ví dụ, nếu một nhà chữa lành năng lƣợng vi tế khẳng định rằng bạn phải từ bỏ kê đơn thuốc hay dừng tất cả các chăm sóc Tây y để làm việc với họ, bạn có thể hỏi họ về tính hiệu quả của toàn bộ việc chăm sóc mà họ
định thực hiện.
Nếu những tiêu chuẩn đạo đức hay phong cách làm việc của một nhà trị liệu không rõ ràng thì bạn hãy hỏi họ về các tiêu chuẩn đạo đức, các phƣơng thức họ sử dụng, các nguyên tắc chung, cũng nhƣ các yếu tố then chốt mà sẽ giúp bạn xác định xem liệu nhà trị liệu này có phải dành cho bạn hay không. Bạn có thể hỏi trên điện thoại hoặc bằng email những câu hỏi có chứa những nội dung sau:
∙ Triết lí chung về việc chữa lành của bạn là gì?
∙ Những tiêu chuẩn đạo đức của bạn là gì, xét về việc sử dụng những tiếp xúc vật lí, chăm sóc, vấn đề riêng tƣ, việc bảo vệ bí mật danh tính của khách, vân vân? ∙ Bạn đƣợc hay không đƣợc cấp phép khi làm công việc này? (Trong hầu hết các
trƣờng hợp, những nhà trị liệu năng lƣợng vi tế đều đƣợc coi là những chuyên gia không đƣợc cấp phép, cho dù vẫn có những điều luật liên quan đến việc hành nghề của họ.)
∙ Bạn cần hay trông đợi gì từ phía khách hàng?
∙ Làm thế nào để chúng ta thiết lập các mục tiêu cùng nhau?
∙ Bạn đang đƣợc đào tạo để làm công việc gì?
∙ Bạn đã từng làm việc với các vấn đề giống nhƣ các vấn đề của tôi, và nếu có, thì bằng cách nào?
∙ Bạn có thể chia sẻ gì về kết quả?
∙ Điều gì đã kêu gọi bạn làm công việc này?
∙ Bạn làm việc với khách hàng nhƣ thế nào? (phiên điều trị của bạn kéo dài bao lâu, bạn tiến hành các phiên điều trị nhƣ thế nào và vào lúc nào, các trách nhiệm với ngân khố ra sao, vân vân.)
∙ Liệu tôi có thể nói chuyện với các khách hàng cũ và hiện tại của bạn không? (Biết rằng điều này có thể là bất khả thi.Việc chia sẻ thông tin liên lạc của khách hàng chống lại sự tin tƣởng của khách hàng dành cho nhà trị liệu.)
Cuối cùng bạn cần chú ý đến trực giác của mình. Nhiều nhà trị liệu rất đƣợc nhiều ngƣời tín nhiệm, nhƣng có lẽ không phù hợp với những nhu cầu và cá tính của bạn. Bởi vì điều này, việc quan trọng là hãy bắt đầu bằng một cuộc hẹn và tránh kí tên vào một kế hoạch trọn gói hoặc một vài cuộc hẹn cho tới khi bạn có một linh cảm tốt về ai là chữa lành của bạn, họ làm việc ra sao, và liệu cung cách làm việc của họ có thích hợp với bạn và hoàn cảnh của bạn. Tôi cũng khuyên rằng bạn nên tránh bất kì nhà chữa lành năng lƣợng vi tế nào mà cứ nhất quyết nói rằng bạn chỉ có thể làm việc với họ. Không có một cửa hàng nào là độc nhất trong thế giới hội nhập này.
58
https://thuviensach.vn
Và xin đƣợc lặp lại, bạn cũng đừng bao giờ viếng thăm ai đó nói với bạn rằng bạn không thể tham gia vào y học đối chứng phƣơng Tây, và thậm chí chăm sóc sức khỏe theo Tây y, một nền y học đã nắm giữ vị trí quan trọng trong y học tổng thể.
Hãy áp dụng các tiêu chuẩn tƣơng tự cho bản thân bạn. Có thể là bạn cảm thấy bạn sẽ hƣởng lợi từ lời cầu nguyện, nhƣng việc cầu nguyện nhắc bạn nhớ đến những trải nghiệm đáng sợ trong nhà thờ. Bạn có thể cần phải tìm kiếm một bài thực hành khác để đạt đƣợc kết quả tƣơng đƣơng.
PHIẾU LÀM VIỆC CỦA NHÀ CHỮA LÀNH
Phiếu Làm Việc của nhà chữa lành sẽ giúp bạn làm sáng tỏ lí do tại sao bạn lại làm công việc chữa lành (các giá trị), bạn muốn làm việc cùng ai và ai đáp ứng đƣợc yêu cầu để bạn làm việc cùng (khách hàng), và bạn muốn làm việc như thế nào (các giới hạn, các phƣơng pháp, và còn nữa). Nếu bạn đang trị liệu cho chính mình, bạn đồng thời vừa là khách hàng vừa là nhà trị
liệu. Tôi khuyến khích bạn nên thực sự tƣởng tƣợng ra việc phân mình ra làm đôi và điền thông tin vào phiếu làm việc nhƣ thể là bạn là một chuyên gia chữa lành của chính mình. Điều này sẽ đem lại sự khách quan mà có thể mở ra cho bạn những cách thức nhìn nhận vấn đề và các phƣơng tiện bổ sung đầy mới mẻ cho việc đạt tới việc tự chế ra thuốc giả độc cho cái ―bản ngã khách hàng‖ của bạn.
Khi đã hoàn thành xong phiếu làm việc rồi, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện bƣớc kế tiếp: siết chặt những qui tắc đạo đức của một nhà chữa lành- những cam kết về đạo đức đảm bảo cho tính hiệu quả và thành công của bạn với tƣ cách là một nhà chữa lành năng lƣợng vi tế.
NHỮNG QUI TẮC ỨNG XỬ CỦA NHÀ CHỮA LÀNH
Những qui tắc ứng xử của nhà chữa lành này đƣợc lấy cảm hứng từ Lời Thề Hippocrat (lời thề của các thầy thuốc trƣớc khi hành nghề y), là ngọn đèn soi đƣờng cho các nhà vật lí và các nhà chữa lành kể từ thế kỉ thứ 5 trƣớc Công Nguyên. Cơ sở của lời thề có giá trị lâu bền đó đã mở rộng và định hình có chủ ý vào những cam kết mạnh mẽ, điều sẽ làm tăng sự tự tin và lòng dũng cảm của bạn khi thực hiện công việc chữa lành năng lƣợng vi tế.
Sau khi bạn đã hoàn thành xong phiếu làm việc, bạn đã sẵn sàng ôn lại những qui tắc ứng xử và xác định xem liệu bạn có cảm thấy phù hợp với 12 cam kết mà bộ qui tắc ứng xử yêu cầu hay không.
Bạn có thể thắc mắc liệu qui tắc ứng xử có quan trọng không nếu bạn là một nhà trị liệu không chính thức hoặc chỉ trị liệu giúp bạn bè, những ngƣời thân, hoặc bản thân bạn. Mặc dù có khả năng là bạn bè và ngƣời thân sẽ không tính phí khi bạn mắc một sai lầm, thì điều quan trọng là bạn vẫn phải đảm nhận vai trò của một nhà chữa lành năng lƣợng vi tế một cách nghiêm túc. Bằng việc siết chặt vai trò trách nhiệm của chúng ta, chúng ta mới có thể nhận lấy sức mạnh chữa lành sẵn có cho chúng ta thực sự hiệu quả hơn. Những điều phi thƣờng xảy ra với những ai coi bản thân họ xứng đáng với những nguồn năng lƣợng vĩ đại.
Khi bạn cân nhắc những qui tắc ứng xử, biết rằng một khách hàng không nhất thiết là ngƣời chi trả cho việc chữa lành. Một khách hàng là bất cứ ai bạn chữa trị, bao gồm cả chính bạn, cho dù bạn đang tiến hành phục vụ về năng lƣợng vi tế miễn phí hay trao tặng nhƣ một món quà. Bất kì ai nhận đƣợc nó đều đƣợc coi là khách hàng.
Bạn có thể muốn tìm một nơi yên bình để thƣ giãn và tập trung với sự quan tâm và sự hiện diện. Bạn có thể thắp một ngọn nến và chơi một bản nhạc đẹp đẽ nào đó có thể giúp bạn cảm thấy tập trung vào bản thân và kết nối với sự hƣớng dẫn của cái tôi cao hơn của bạn. Ôn lại bộ qui tắc ứng xử, từng điểm từng điểm một, và chú ý đến những suy nghĩ và những cảm giác nổi 59
https://thuviensach.vn
lên tại từng điểm một. Lƣu ý nơi nào bạn cảm thấy rõ ràng và sẵn sàng và nơi nào bạn có thể có công việc việc bổ sung nhằm để cảm thấy bạn đang đi đúng hƣớng.
Vào phần cuối của 12 cam kết, bạn có thể đọc thêm những cam kết bổ sung mà bạn thấy là quan trọng với mình.
BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ CỦA NHÀ CHỮA LÀNH
Các cam kết đạo đức của nhà chữa lành năng lƣợng
Là một nhà chữa lành của y học năng lƣợng vi tế:
Tôi cam kết giúp đỡ và không làm hại khách hàng của mình.
Tôi cam kết tôn trọng và biết rõ về công cụ kiếm sống của mình. Tôi hiểu rằng tất cả năng lƣợng đều là thuốc chữa, và tôi không sử dụng những công cụ và các kĩ thuật chữa lành năng lƣợng vi tế nếu không có kiến thức đầy đủ về những tác dụng của chúng. Kiến thức này có thể bao gồm âm thanh, âm nhạc, lời nói, ánh sáng, màu sắc, tiếp xúc, mùi hƣơng, các loại thảo dƣợc, và nhiều công cụ khác.
Tôi cam kết tìm kiếm những ngƣời huấn luyện, các trƣờng học, và dạy các chƣơng trình về hợp nhất.
Tôi cam kết chỉ điều trị cho những ngƣời mà tôi đủ trình độ để điều trị cho họ. Tôi cam kết không vƣợt quá những giới hạn nghề nghệp cho phép để tham gia vào những bài thực hành nằm ngoài nền tảng kiến thức và những gì tôi đƣợc đào tạo. Tôi cam kết chuyển khách hàng tới những chuyên gia khác có đủ năng lực trong quá trình làm việc để có thể phục vụ tốt hơn cho quá trình chữa lành của họ. Tôi cam kết liên hệ với những ngƣời có thẩm quyền khi tôi biết rằng khách hàng của tôi đang gặp nguy hiểm hay khi khách hàng của tôi có thể gây nguy hiểm cho bản thân họ và cho ngƣời khác.
Tôi cam kết vinh danh và tôn trọng bản thân tôi và các giới hạn tôi đề ra. Các giá trị cá nhân, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức của tôi là quan trọng và tôi sẽ không hi sinh chúng để cho công việc của mình. Tôi sẽ không dính líu đến khách hàng về mặt tình dục và tình cảm, trừ khi họ không nhận đƣợc sự điều trị của tôi trong khoảng từ hai năm trở lên.
Tôi cam kết vinh danh và giữ bảo mật thông tin về danh tính và sự tin cậy của khách hàng của mình.
Tôi cam kết nghiên cứu, hiểu và trung thành với luật pháp khu vực, luật pháp của bang và của liên bang liên quan đến nghề nghiệp của tôi. Và tôi cam kết theo sát những diễn biến thay đổi của những luật đó.
Tôi cam kết…………………………………………………………………………………..
Tôi cam kết………………………………………………………………………………….. Tôi cam kết………………………………………………………………………………….. Tôi cam kết………………………………………………………………………………….. Tôi cam kết………………………………………………………………………………….. Ngày:………………………
Kí tên:…………………
60
https://thuviensach.vn
PHIẾU LÀM VIỆC CỦA NHÀ CHỮA LÀNH
CÁC GIÁ TRỊ: 5 giá trị ƣu tiên hàng đầu của tôi với tƣ cách là một nhà trị liệu* năng lƣợng vi tế là gì? Điều gì mang ý nghĩa to lớn nhất đối với tôi khi làm một nhà chữa lành? Điều gì khiến tôi quan tâm, và những ƣu tiên của tôi là gì?
1. ………………………………………………………………………………………… 2. ………………………………………………………………………………………… 3. …………………………………………………………………………………………. 4. …………………………………………………………………………………………. 5. ………………………………………………………………………………………….
CÁC GIỚI HẠN với bản thân: 5 giới hạn quan trọng nhất mà tôi phải gìn giữ với tƣ cách là một nhà chữa lành coi trọng sự hợp nhất và sự an lạc của bản thân là gì? Quan trọng nhất là tôi quan tâm đến sự an lạc về vật lí, tình cảm, tinh thần, năng lƣợng và tâm linh trong mối quan hệ với công việc của mình nhƣ thế nào?
1. ………………………………………………………………………………………… 2. ………………………………………………………………………………………… 3. …………………………………………………………………………………………. 4. …………………………………………………………………………………………. 5. ………………………………………………………………………………………….
CÁC GIỚI HẠN với khách hàng**:5 giới hạn quan trọng hàng đầu mà tôi sẽ không vƣợt qua với tƣ cách là một nhà chữa lành là gì? Quan trọng nhất là tôi sẽ không tham gia vào các lối cƣ xử và các hoạt động gì hay cho phép những lối cƣ xử nào trong khuôn khổ của việc thực hành chữa lành?
1. ………………………………………………………………………………………… 2. ………………………………………………………………………………………… 3. …………………………………………………………………………………………. 4. …………………………………………………………………………………………. 5. ………………………………………………………………………………………….
KHÁCH HÀNG/ BỆNH NHÂN: Tôi có đủ trình độ để điều trị cho ai và đủ sức để điều trị cho những kiểu mất cân bằng năng lƣợng nào?
…………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………..........
ĐÀO TẠO / CÁC KĨ NĂNG: Tôi có cần tham gia nghiên cứu hay đào tạo chuyên sâu hơn nhằm để hoàn thành các ý định và các mục tiêu của một nhà thực hành chữa lành năng lƣợng vi tế hay không? Nếu câu trả lời là có thì việc đó sẽ nhƣ thế nào?
61
https://thuviensach.vn
NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP ĐƢỢC TIN TƢỞNG: Khi tôi chuyển khách hàng của tôi tới các nhà trị liệu khác (khi đang trong quá trình điều trị hoặc là đã kết thúc việc điều trị), thì những ai là ngƣời tôi đặt niềm tin cao nhất và tại sao nhƣ vậy?
…………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..............
TUÂN THỦ LUẬT PHÁP: Những điều luật nào của khu vực, của quốc gia hay địa phƣơng đang chi phối công việc chữa lành của mình? Tôi cần thực hiện các bƣớc gì để tuân thủ chúng?
…………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..............
CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC: Còn những điều gì nữa mà tôi cần suy tính, học hỏi, biết hoặc phải làm để cho công việc chữa lành đi đúng hƣớng với các giá trị và các cam kết của mình? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………..........
*Nhà trị liệu : ngụ ý một nhà trị liệu chính thức hoặc không chính thức, cho dù bạn có đang thu phí hay không, cũng nhƣ là nhà ―chữa lành bên trong‖ nếu bạn đang tự chữa lành cho bản thân.
**Khách hàng : ngụ ý ngƣời nhận kết quả từ công việc chữa lành năng lƣợng của bạn, bất kể rằng bạn là một nhà chuyên nghiệp hay nghiệp dƣ, và bạn đang thực hiện việc chữa lành chính thức hay không chính thức, nhận đƣợc phí hay không. Từ này cũng dùng cho đối tƣợng ―khách hàng bên trong‖, nếu bạn đang tự chữa lành cho chính mình.
62
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 6
TRỰC GIÁC VÀ NIỀM TIN
______________________________________________________________
Việc chữa lành, Đức Cha sẽ nói với tôi, rằng đó không phải là một môn khoa học, mà là môn nghệ thuật trực giác của việc theo đuổi tự nhiên.
W. H. AUDENT
Trực giác là một dạng nhận thức và giao tiếp bên trong. Nó là nguồn tài nguyên bên trong mà khi đƣợc chạm đến và đƣợc sử dụng đến, sẽ giúp phân biệt một nhà trị liệu y học năng lƣợng vi tế với bất kì một nhà trị liệu nào khác. Khi bạn tin trực giác là một trong những công cụ chữa lành quan trọng nhất, bạn cần nghe theo những năng lực trực giác mạnh nhất của bạn và sử dụng chúng một cách khôn khéo khi chữa lành cho mình và cho ngƣời. Một trong số
những cách để làm đƣợc điều này là suy nghĩ để tìm ra cách nào trong số 4 cách chủ yếu sau là chính xác nhất và sẵn có đối với bạn.
4 KIỂU TRỰC GIÁC
Việc xác định xem bạn có những năng lực trực giác gì không khó. Thực tế là có 12 kiểu khả năng trực giác khác nhau, mỗi khả năng lại có sẵn tƣơng ứng với một trong số 12 luân xa của bạn, nhƣ tôi chia sẻ trong cuốn The Intuition Guidebook (Hƣớng dẫn sử dụng trực giác). Những khả năng này có thể đƣợc chia thành 4 loại chính đƣợc trình bày sơ lƣợc dƣới đây. 1. Đọc những mô tả dƣới đây và xem loại nào tạo nên tiếng vang mạnh mẽ nhất cho bạn-mô tả khiến bạn phải thốt lên kiểu nhƣ ―Cái đó lúc nào cũng xảy ra với tôi!‖
Khả năng cảm nhận vật lí: các khả năng cảm giác. Cơ thể của bạn mách bảo bạn điều gì đang xảy ra bên trong những ngƣời khác. Bạn đặc biệt ý thức đƣợc về chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể vật lí và trong tình cảm của họ. Nếu họ đau thì bạn cũng đau; nếu họ kiệt sức và mất năng lƣợng, bạn có thể cảm thấy năng lƣợng của mình cũng thất thoát ngay lập tức; nếu họ
cảm thấy lo sợ hay hồi hộp, bạn cũng có thể cảm nhận đƣợc nỗi sợ đó. Đối với những ngƣời có khả năng cảm nhận vật lí, điều đặc biệt quan trọng là phải có các giới hạn năng lƣợng mạnh mẽ để không hấp thụ các năng lƣợng vật lí và tình cảm của ngƣời khác (xem chƣơng 9).
Khả năng cảm nhận tâm linh: Bạn cảm nhận đƣợc hay đơn giản là bạn biết bản chất căn bản của một ngƣời, một nơi hay một tình huống. Bạn cũng biết điều gì là có thật trong một giây lát cụ thể, nhƣ là khi một ai đó đang giao tiếp với bạn đang nói thật, đang chối đẩy, hay rõ ràng là đang nói dối. Bạn chỉ cảm thấy điều đó. Bạn có ý thức và cảm thấy năng lƣợng trong một căn phòng hay xung quanh một ngƣời là ―tốt‖ hay ―xấu‖.
Khả năng nghe. Bạn có thể nghe thấy những thông điệp trong đầu của mình. Những gì bạn nghe thấy có thể giống nhƣ những âm thanh, nhạc, tiếng động, hay tiếng nói phát ra. Có thể bạn đang trầm ngâm với một câu hỏi, rồi bật đài hay ti vi lên và nghe thấy một lời giải đáp ngay tức thì. Bạn có thể đọc một cụm từ có nghĩa trong một cuốn sách, phát hiện ra bạn đã viết 63
https://thuviensach.vn
một thông điệp mạnh mẽ cho chính mình, hay nhận ra ý nghĩa ẩn giấu trong một điều gì đó mà ai đã nói lên dƣờng nhƣ không báo trƣớc.
Khả năng nhìn: Khả năng nhìn bằng trực giác liên quan đến cảnh tƣợng bên trong và bên ngoài. Bạn nhìn thấy những hình ảnh trong đầu, hay bạn nhìn thấy những thứ bên ngoài bạn, bằng đôi mắt của bạn, những gì mà những ngƣời khác có thể không thấy. Bạn có thể nhận đƣợc những hình ảnh có màu sắc và hình dạng tƣơng ứng với một câu hỏi hay trong khi đang kiểm tra một vấn đề. Sự chỉ dẫn cao hơn thƣờng đến nhƣ một hình ảnh tƣởng tƣợng (một sự tiết lộ bằng hình ảnh), các thông điệp trong những giấc mơ vào ban đêm, hay đôi khi là vào ban ngày.
DIỄN GIẢI CÁC THÔNG TIN TỪ CÁC HÌNH ẢNH TRỰC GIÁC
Nếu khả năng trực giác mạnh nhất của bạn là nhìn bằng trực giác, những câu trả lời cho các câu hỏi về năng lƣợng vi tế thƣờng xuất hiện dƣới dạng những bức tranh hay hình ảnh, mà sau đó bạn cần phải diễn giải. Một cách để giúp đảm bảo cho việc diễn giải đƣợc chính xác là nhận thức rõ hình ảnh tƣởng tƣợng đó thuộc loại gì.
Có 5 loại hình ảnh tƣởng tƣợng: quá khứ, hiện tại, tương lai, toàn cảnh và một nửa. Những câu hỏi sau có thể giúp bạn ―phân loại‖ một hình ảnh tƣởng tƣợng:
∙ Hình ảnh này có phải về quá khứ không? Nếu bạn hỏi vậy, nó là quá khứ. ∙ Hình ảnh này có phải đang diễn ra ngay tại thời điểm này không? Nếu bạn hỏi vậy, nó là hiện tại.Câu hỏi kế tiếp là: Có điều gì tôi cần phải làm khi biết đƣợc điều này? ∙ Hình ảnh này có tiềm năng hay có thể xảy đến trong tƣơng lai không? Nếu bạn hỏi vậy, nó là tương lai.
∙ Điều gì là đúng nhất từ nguồn của hình ảnh này? Bạn đặt ra câu hỏi này là bạn đang tìm hình ảnh toàn cảnh.
∙ Bạn có đang nhận đƣợc toàn bộ thông tin một cách chính xác hay hoàn chỉnh đến mức có thể? Nếu bạn đang nhận đƣợc tất cả các thông điệp một lúc, là bạn đang nhận đƣợc hình ảnh toàn cảnh. Nếu bạn chỉ nhận đƣợc một phần của thông điệp, nó là hình ảnh một nửa.
∙ Nếu bạn chƣa nhận đƣợc tất cả các thông tin một cách chính xác và hoàn chỉnh, có điều gì cần đƣợc tiết lộ thêm để bạn có thể hiểu đƣợc thông điệp hay không? Khi bạn đặt ra câu hỏi này, hình ảnh ban đầu có thể đƣợc tăng cƣờng hoặc đƣợc phóng lớn hơn, hoặc bạn sẽ nhận đƣợc những hình ảnh mới cho tới khi bạn có đƣợc toàn cảnh. Nếu không có thông tin nào nữa, thì bạn đƣợc mong đợi duy trì hình ảnh một nửa và bí mật của việc chƣa hiểu đầy đủ về thông điệp.
CÁC THÔNG TIN TRỰC GIÁC VÀ CÁC LUÂN XA
Để một thông tin trực giác thực sự đem lại lợi ích, nó phải dẫn đến một sự nhận thức tăng cƣờng cho sự sống mà mang lại nhiều tự do hơn ở một hoặc nhiều trong số các cấp độ vật lí, tình cảm, tinh thần và tâm linh. Nhận thức mới này sẽ có tác dụng làm cân bằng một hoặc nhiều hơn một luân xa bên trong cơ thể và nên tạo ra ít nhất một trong số những kết quả sau.
64
https://thuviensach.vn
Luân xa đƣợc cân bằng
Kết quả
Luân xa 1
Cải thiện sự an lạc về thể chất của bạn.
Luân xa 2
Giải thoát bạn khỏi những cảm giác và tình cảm cầm tù bạn và đƣa bạn tới sự vui vẻ.
Luân xa 3
Giải phóng bạn khỏi những niềm tin tiêu cực và đƣa bạn đến sự tự trọng cao hơn.
Luân xa 4
Cởi trói bạn khỏi những mối quan hệ hay những khuôn mẫu có hại và khuyến khích những mối quan hệ yêu thƣơng.
Luân xa 5
Cho phép bạn chia sẻ với bản thân một cách mạnh mẽ và giao tiếp đầy yêu thƣơng bằng cách loại bỏ những năng lƣợng cũ và làm tăng khả năng thiết lập các đƣờng biên đáng đƣợc coi trọng.
Luân xa 6
Giải thoát bạn khỏi những ấn tƣợng giả về bản thân và cho phép bạn nhìn nhận bản thân và tiềm năng của mình một cách thực tế hơn.
Luân xa 7
Tự giúp mình về mặt tâm linh bằng cách làm bản thân có khả năng hiểu biết hơn về tình yêu của Thƣợng Đế và chấp nhận sự trợ giúp và hỗ trợ siêu nhiên.
Luân xa 8
Giúp bạn làm việc thông qua những trải nghiệm trong quá khứ đã kéo bạn xuống và khẳng định những khả năng mà bạn vẫn chƣa sử dụng đến.
Luân xa 9
Xóa bỏ những trở ngại để sống đúng với mục đích của bạn.
Luân xa 10
Dẫn dắt bản thân tới những bƣớc thực tế, cụ thể hƣớng về cuộc sống dành cho việc đóng góp và thực thi nhiệm vụ.
Luân xa 11
Khuyến khích việc áp dụng đạo đức vào quyền lực và chức vụ cá nhân của bạn, và dẫn dắt bản thân tới việc sử dụng những khả năng và tài năng để giúp ngƣời khác trong quá trình thăng lên một cách hào phóng.
TIN VÀO NHỮNG KHẢ NĂNG TRỰC GIÁC CỦA BẠN
Việc mở mang những khả năng trực giác và phát triển các kĩ năng cho phép chúng ta tin vào thông tin tâm linh mà chúng ta nhận đƣợc cũng quan trọng không kém việc xác định những khả năng trực giác của chúng ta. Dù chúng ta có chọn sử dụng những phƣơng thức gì để làm việc thì khi chúng ta phối hợp việc đào tạo và thực hành chuyên sâu với những khả năng trực giác bẩm sinh, chúng ta trở thành những nhà thực hành trị liệu có hiệu quả hơn.
Khi chúng ta cam kết không ngừng phát triển, học hỏi và tinh lọc các kĩ năng của một nhà trị liệu, chúng ta làm tăng khả năng diễn giải những thông tin tâm linh mà chúng ta nhận đƣợc, và tin tƣởng vào khả năng diễn giải của mình hơn. Khi bạn thực hành, bạn càng ngày càng quen với các khả năng, sức mạnh và tài năng của mình. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho niềm tin bên trong bạn- và niềm tin này có thể đƣợc cảm nhận bởi các khách hàng của bạn.
Tuy nhiên, để tin tƣởng vào các khả năng trực giác của bạn, việc cần thiết là bạn phải phát triển cả những kĩ năng trực giác và có những đƣờng biên và những bộ lọc. Các đƣờng biên năng lƣợng là chủ đề của chƣơng kế tiếp.
SỨC MẠNH CỦA KIẾN THỨC ĐÃ CÓ
Điều mà tôi đã quan sát trong nhiều năm khi dạy các cá nhân trong những lĩnh vực trực giác và chữa lành năng lƣợng vi tế là nhiều ngƣời tin rằng chỉ cần có trực giác là đủ. Họ tin rằng với những khả năng tâm linh đầy đủ, họ có thể đơn giản treo biển hiệu và mở cửa để kinh
65
https://thuviensach.vn
doanh. Tuy nhiên, ngoài trực giác ra thì còn có nhiều thứ không kém phần quan trọng nếu bạn muốn trở thành một nhà trị liệu có cơ sở vững chắc và hiệu quả.
Trong trƣờng hợp của cá nhân tôi, tôi luôn không ngừng đọc, học tập và tinh lọc lại kiến thức và các kĩ năng của mình. Tại sao vậy? Bởi vì trực giác chỉ có thể vươn xa ngang tầm với trí tuệ của bạn. Bạn không thể bảo ai đó uống một loại thảo dƣợc nếu bạn chẳng biết thảo dƣợc đó là gì hay có chức năng gì. Bạn không thể khuyên họ châm cứu nếu bạn không hiểu gì về hệ
thống châm cứu. Tôi có thể liệt kê ra hàng trăm danh sách các ví dụ khác, nhƣng tôi biết bạn hiểu ý tôi. Việc có các khả năng trực giác không phải là cái cớ để bạn phớt lờ đi hay ngƣng theo đuổi tri thức, bởi vì trực giác thƣờng phải làm việc cùng với lƣợng kiến thức đƣợc lƣu trong chúng ta. Dù bạn là một ngƣời chuyên nắn khớp chữa bệnh, một bác sĩ chuyên khoa xoa bóp, bác sĩ chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên, nhà thực hành Reiki, nhà huấn luyện trực giác, hay bất kì nhà trị liệu nào khác có giao thiệp với các cảnh giới vi tế, bạn phải có một khung kiến thức sâu, rộng để khi cần có thể rút ra từ đó.
Trong phần thực hành của riêng mình, bạn hãy nghĩ về những kiểu lời khuyên mà tôi đƣa ra cho các khách hàng của mình. Bạn có xu hƣớng gợi ý gì về những loại thức ăn, những phƣơng thuốc tự nhiên, những bài tập vật lí, những hoạt động phản ứng nội tâm, hay những phƣơng pháp khác? Bạn đã nghiên cứu những kỉ luật chuyên môn nào, kể cả theo cách bình dân hay theo sách vở? Bạn có sẵn sàng mở mang kiến thức về những lĩnh vực này? Có những mối quan tâm bổ sung có thể giúp ích thêm cho việc thực hành hay tự chữa lành cho bạn không?
Sau khi tập trung vào những câu hỏi này, tôi khuyên bạn nên chuẩn bị một chƣơng trình đào tạo cho bản thân, quyết định xem những lĩnh vực quan tâm nào bạn có thể muốn tiến xa hơn thông qua các chƣơng trình giáo dục hay thông qua việc tự nghiên cứu của cá nhân bạn. Dù bạn mới thực hành đƣợc một tháng hay đƣợc 30 năm thì vẫn luôn có điều mới mẻ có thể có lợi cho bạn và khách hàng để học hỏi. Khi bạn mở mang những khả năng trực giác bên trong và nền tảng kiến thức từ bên ngoài, toàn bộ kĩ năng cơ bản của bạn cũng sẽ đƣợc mở rộng.
KHIÊM NHƢỜNG
Để trở nên lão luyện trong nghệ thuật của y học năng lƣợng vi tế thì điều cần thiết là tính khiêm nhƣờng. Cũng quan trọng nhƣ trực giác, nó không nên và không thể vận hành một mình. Là một nhà trị liệu và là một giáo viên, tôi đã nhận thấy rằng, đa số chúng ta ở mức cao nhất là 80% chính xác và chúng ta phải thừa nhận 20% là sai lầm. Vào một ngày bất kì, chúng ta hoặc khách hàng của chúng ta có thể bị mất năng lƣợng.
Nếu đã cam kết với việc tự chữa lành, chúng ta cũng cần áp dụng tiêu chuẩn 80/20 cho chính chúng ta. Chúng ta là nhà chữa lành và đồng thời là khách hàng của chính mình. Phần ―nhà chữa lành‖ của chúng ta có thể nhận đƣợc thông tin trực giác theo một cách khác với cái cách mà phần ―khách hàng‖ của chúng ta có thể hiểu đƣợc. Có thể chẳng phần nào thích điều chúng ta đang cảm nhận đƣợc bằng trực giác, và do đó cả hai phần đều bóp méo thông tin đầu vào. Một trong số những cách mà tôi đối diện với thực tế khi chúng ta tự chữa lành cho mình là việc áp dụng một qui tắc khác mà tôi gọi đó là ―qui tắc 3 manh mối‖ Nếu tôi nhận đƣợc một lời khuyên cho mình và cho một ai khác, và tôi có bất kì nghi ngờ gì về điều đó, tôi hỏi 3 dấu hiệu để xác nhận lại những lời khuyên. Có thể ai đó ở bên cạnh ai gợi ý cho tôi con đƣờng tƣơng tự. Có thể tôi đọc đƣợc những chỉ dẫn tƣơng ứng trong một cuốn sách. Có thể tôi có một giấc mơ chia sẻ hƣớng dẫn tƣơng tự. Tôi cũng có thể tìm kiếm lời khuyên của những chuyên gia về năng lƣợng vi tế hay những ngƣời bạn trực giác của tôi để kiểm tra thông tin của tôi 3 lần.
Bạn cũng có thể áp dụng qui tắc 3 manh mối với công việc của bạn. Nếu việc đƣa ra lời khuyên trực giác đó đáng nghi vấn hoặc có thể thực sự gây ảnh hƣởng đến khách hàng, tôi khuyên họ nên kiểm tra dữ liệu với ít nhất là 2 nguồn và bắt sóng với trí tuệ bên trong của họ.
66
https://thuviensach.vn
Họ có thể làm việc với đôi ba nhà trị liệu năng lƣợng vi tế, nhƣng tôi luôn yêu cầu khách hàng ủng hộ những thông tin về những vấn đề về thuốc hay thuật chữa bệnh đặc biệt là với những phƣơng pháp đo lƣờng đạt tiêu chuẩn nhƣ kiểm tra sức khỏe hay những đánh giá tâm lí. Tôi muốn nói rằng trực giác có thể luôn phát hiện ra căn bệnh ung thƣ hay tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe, nhƣng nó lại không thể. Và tôi tin vào một số tình huống mà trực giác có thể làm đƣợc điều đó. Trong một số tình huống nhất định, các khách hàng cần đƣợc bạn chỉ dẫn đến nơi chăm sóc sức khỏe theo phƣơng pháp Tây y, và khi làm điều này là bạn đang thực hiện những điều bạn đã cam kết trong chƣơng trƣớc. Với những khách hàng nhất định, sự hiệp lực của công việc chữa lành năng lƣợng vi tế cùng với việc kiểm tra sức khỏe theo chuẩn hóa taọ nên một kiểu mạng lƣới chữa lành an toàn.
Điều quan trọng là việc chia sẻ thông tin trực giác một cách thẳng thắn nhƣng khiêm nhƣờng. Chúng ta có thể nhận đƣợc thông tin chính xác, nhƣng không thể truyền đạt nó một cách rõ ràng, hay khách hàng của chúng ta có thể không muốn nghe điều đó. Tƣơng lai thay đổi mỗi khi chúng ta bƣớc về phía trƣớc, việc đƣa ra những dự đoán trực giác là rất đáng nghi vấn. Và chúng ta không thể điều khiển hành động của ngƣời khác. Chắc chắn là vậy, chúng ta có thể có đƣợc cảm giác rằng một vị bác sĩ sẽ giúp ích đƣợc cho một bệnh nhân, hay chính chúng ta, nhƣng vị bác sĩ đó lại từ chối hay không thể nhận chúng ta làm bệnh nhân của họ. Tôi cứ liên tục nhắc nhở bản thân và khách hàng của mình rằng việc thực hành trực giác là các nghệ thuật, chứ không phải là các môn khoa học. Bởi vì với một tác phẩm nghệ thuật, những sắc màu và chuyển động của dữ liệu trực giác biến đổi không ngừng, không giống nhƣ các thông tin khoa học cứ luôn ở mãi một vị trí. Ngay cả khi tôi chia sẻ những thông tin riêng này với khách hàng, tôi thấy họ thƣờng có xu hƣớng bám víu vào suy nghĩ rằng sự hiểu thấu bên trong của trực giác là ngôn ngữ của Thƣợng Đế, điều đó có nghĩa là chúng ta, những ngƣời hành nghề về trực giác, chuyên nghiệp hay nghiệp dƣ, đều phải cam kết thực sự truyền đi những hƣớng dẫn bằng trực giác với sự khiêm nhƣờng vĩ đại và với một lời báo trƣớc giải thích cho những giới hạn của nó.
GIAO TIẾP LÀ CHÌA KHÓA
Sự khác biệt chủ yếu giữa việc sử dụng trực giác để tự giúp chính mình với việc giúp những ngƣời khác là ở chỗ chúng ta không chỉ đang nhận đƣợc thông tin; chúng ta còn đang trao đổi thông tin với một ai đó khác theo cách thức hữu dụng, có lợi và phù hợp với ngƣời đó. Chúng ta không chỉ cần học để tin tƣởng vào trực giác của mình và những thông tin mà trực giác gửi đến cho chúng ta , mà chúng ta còn trao đổi thông tin đó theo cách mà nó sẽ giúp ích cho những ai mà chúng ta đang giúp đỡ. Khi chúng ta trao đổi một cách minh bạch, đầy tin tƣởng và phù hợp với những khách hàng của chúng ta, chúng ta phát triển lòng tin với họ (và với chính bản thân chúng ta), lòng tin này sẽ làm tăng tính hiệu quả trong công việc của chúng ta một cách đáng kể.
Nếu bạn là một nhà chữa lành nghiệp dƣ, những khách hàng không chính thức của bạn có thể không hiểu chính xác điều bạn đang làm bởi vì họ có thể thiếu sự miêu tả rõ ràng về sự phục vụ của bạn. Do đó việc quan trọng là bạn nên giải thích lí do cho những công việc về năng lƣợng vi tế, việc bạn đang làm, và họ có thể làm gì với thông tin và với công việc chữa lành mà bạn đang cung cấp. Nếu bạn là một nhà nghiệp dƣ, bạn cũng có thể cảm thấy hơi đắn đo và thấy mình không phù hợp với công việc này. Bạn có thể tự nói với bản thân ―Mình đâu phải chuyên gia.‖ ― Tôi là ai khi đang nói những điều này?‖ Bằng việc giải thích công việc thực hành chữa lành và tƣơng tác với khách hàng của bạn, cho dù khách hàng đó đang trả tiền cho công việc của bạn hay không thì bạn vẫn đang làm tăng sự tin tƣởng vào bản thân và sự tự tin về những khả năng của chính mình.
67
https://thuviensach.vn
NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO VIỆC MỞ RA NĂNG LƢỢNG CỦA LÒNG TIN
Khi chúng ta đã thám hiểm tới chƣơng trƣớc và tới đây thì sự tin tƣởng vào quá trình chữa lành là gần nhƣ đƣợc bện chặt với ý định, cam kết, trực giác và sự hợp nhất. Còn hơn cả một lối cƣ xử (ví dụ nhƣ tin tƣởng vào quá trình, tin tƣởng vào kĩ thuật, tin tƣởng vào bản thân bạn), sự tin tƣởng là một thái độ và là một năng lượng tƣơng tác. Có thể niềm tin cũng là cây cầu mà chúng ta xây nên bằng chính tài năng của chúng ta, luyện tập những kĩ năng một cách khôn khéo và an toàn, và cƣ xử tốt từ nền tảng của những giá trị và tiêu chuẩn đạo đức đã định rõ.
Sau đây là 8 điều bạn có thể làm để giữ cho lòng tin và trực giác đƣợc duy trì tốt trong quá trình thực hành chữa lành, dù cho bạn có đang chữa cho bản thân hay cho ngƣời khác.
∙ Xác định xem khả năng trực giác của mình là gì (nghe, nhìn, cảm nhận vật lí, cảm nhận tâm linh)
∙ Xác định xem liệu bạn có cần phát triển thêm các khả năng trực giác của mình thông qua quá trình tự học, đào tạo chính thức/ cơ cấu, hay học việc.
∙ Biết đƣợc những tiềm năng và hạn chế trong các khả năng trực giác của mình. ∙ Biết cách sử dụng những khả năng trực giác trong bối cảnh chữa lành cho bản thân bạn hoặc cho những ngƣời khác. Ngoài việc huấn luyện chuyên môn ra, việc chữa lành còn đòi hỏi rèn luyện đạo đức. Học cách sử dụng những khả năng của bạn để chữa lành hay giúp đỡ mọi ngƣời thƣờng liên quan đến những thử nghiệm và sai lầm, nhƣng những tiêu chuẩn đạo đức của bạn sẽ đảm bảo rằng không có gì trong quá trình thử-sai đó là không an toàn hay là cái giá qúa đắt đối với những ngƣời khác.
∙ Nhận ra rằng trong khi cần thiết phải làm công tác đào tạo, học tập và thực hành, luôn luôn có những lúc bạn cần phải buông bỏ và mở lòng ra để đón nhận những thông tin trực giác.
∙ Phân tích thông tin mà bạn nhận đƣợc bằng trực giác và đánh giá xem bạn sẽ làm gì để áp dụng thông tin đó một cách tốt nhất. Bạn có nên đƣa ra những lời khuyên về sức khỏe thể chất hay tình cảm không? Bạn có nên chia sẻ thông tin với khách hàng chính thức không hay chỉ đơn giản là giữ nó cho chính mình?
∙ Sẵn dàng dùng đến những xét nghiệm hay đánh giá y tế bởi một ai đó để củng cố thông tin mà bạn nhận đƣợc.
∙ Cuối cùng, hãy tin tƣởng vào những khả năng bên trong của bạn. Ngay cả những nhà trị liệu y học phƣơng Tây cũng còn phải dựa vào phán đoán trực giác của mình trong một số giây phút nhất định. Tôi vẫn chƣa từng gặp ai đó nói rằng ―Tôi không nên tin tƣởng vào trực giác của tôi!‖ Trực giác ở đó bởi vì nó sẽ chỉ cho chúng ta hƣớng mà chúng ta cần đi.
68
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 7
CÁC ĐƢỜNG BIÊN GIỚI NĂNG LƢỢNG _____________________________________________________________
Việc chữa lành có lẽ không thể tiến xa được khi bạn không buông
bỏ mọi thứ không phải là bạn- tất cả những kì vọng, tất cả những
niềm tin- để trở thành chính bản thân bạn.
BÁC SỸ Y KHOA RACHAEL NAOMI REMEN
Chủ đề về những đƣờng biên giới năng lƣợng- chúng là gì, chúng có chức năng gì, và mức độ thƣờng xuyên mà bạn sẽ nhìn thấy các vấn đề về năng lƣợng vi tế liên quan tới chúng - là một trong số những chủ đề quan trọng nhất của cuốn sách này. Bạn sẽ phát hiện ra rằng, sự rõ ràng, sức mạnh và sức khỏe của các đƣờng biên năng lƣợng sẽ tác động trực tiếp đến mọi hệ
thống của các cơ thể vật lí và vi tế và mọi mức độ của sự tỉnh thức trong chúng ta. Các đƣờng biên năng lƣợng là điều cấp thiết với mỗi một nhà trị liệu năng lƣợng vi tế, các chuyên gia, những nhà chữa lành nghiệp dƣ, và những ngƣời tự chữa lành. Cả hai nhà trị liệu nghiệp dƣ và chuyên nghiệp đều dễ vƣớng mắc vào việc hấp thụ ―rác‖ của ngƣời khác, mặt trái của của các đƣờng biên năng lƣợng thấp. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thƣơng khi hấp thụ năng lƣợng vật lí, tình cảm, tinh thần hay tâm linh của ngƣời khác vào mọi lúc, không chỉ khi ta làm việc về năng lƣợng với họ. Chúng ta thậm chí còn nhận đƣợc năng lƣợng của một nhà trị liệu khi chúng ta là những khách hàng. Bởi vì mọi thứ đều là năng lƣợng nên điều trọng yếu là chúng ta hiểu các giới hạn năng lƣợng này và học cách thành lập các đƣờng biên để tránh xa những năng lƣợng có hại và thu hút những gì mà chúng ta cần.
CÁC ĐƢỜNG BIÊN NĂNG LƢỢNG LÀ GÌ VÀ CHÚNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NHƢ THẾ NÀO?
Các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta là những cánh cổng vô hình, giữ cho những thứ có hại tránh xa chúng ta và mời gọi những thứ có ích đến. Mặc dầu chúng không thể cảm nhận đƣợc bằng đôi mắt trần tục nhƣng chúng có nghĩa cho sự khác biệt giữa việc trải nghiệm một cuộc sống thú vị, thịnh vƣợng và yêu thƣơng hay việc chịu đựng một sự tồn tại buồn bã, đầy hạn chế và không hạnh phúc. Chúng phân tách những gì chúng ta cần với những gì chúng ta không cần, chúng cho phép một cách có chọn lọc chỉ những năng lƣợng, những con ngƣời, sự hƣớng dẫn, suy nghĩ, tình huống, cơ hội , và việc chữa lành có thể mang những tinh hoa tâm linh đi vào cuộc đời thực của chúng ta. Các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta cũng đi xa thêm một bƣớc và tách chúng ta ra khỏi những ngƣời đƣợc chúng ta trị liệu về năng lƣợng, cho phép một dòng chảy thông tin lành mạnh và năng lƣợng đến với cả chúng ta và họ mà không gặp rắc rối gì. Nếu chúng ta đang tự chữa lành, các đƣờng biên năng lƣợng chèn một khoảng trống vào giữa các bản thể bị tổn thƣơng và thể hợp nhất- các bản thể của nhà chữa lành của chúng ta, để đảm bảo cho sự rõ ràng và sự khách quan.
69
https://thuviensach.vn
Tôi thƣờng miêu tả các đƣờng biên năng lƣợng nhƣ là các rào chắn đƣờng đƣợc dựng lên bởi một cơ quan tuần tra biên giới đầy tỉnh táo. Những ngƣời lính gác sáng suốt và có bản chất tốt này là những chƣơng trình bên trong của chúng ta. Chúng không định ngăn cản tất cả mọi thứ. Chúng đƣợc thiết kế để cho phép những gì tốt cho chúng ta và khách hàng của chúng ta đi vào. Do đó, các đƣờng biên đa cấp độ có thể phục vụ 3 chức năng cơ bản sau:
KHI BẠN LÀ KHÁCH HÀNG: Một Nghi Thức Năng Lƣợng
Đôi khi các nhà trị liệu năng lƣợng vi tế giỏi nhất cũng bối rối. Họ có thể đọc các thông tin trực giác hay cung cấp năng lƣợng đầu vào phù hợp với họ chứ không phải là bạn. Họ có thể diễn dịch thông tin hay các câu trả lời cho các vấn đề của bạn thông qua kinh nghiệm của riêng họ hay những gì mà họ đƣợc huấn luyện, và ít nhất là bị thất bại một phần. Có thể họ chƣa tự thiết lập đƣợc các đƣờng biên năng lƣợng cho chính mình, và các vấn đề năng lƣợng của họ tạo ra các lỗ hổng khiến năng lƣợng thoát ra khỏi trƣờng năng lƣợng của họ hoặc họ đã kéo năng lƣợng từ các trƣờng năng lƣợng của những ngƣời khác về mình mà không biết.
Chúng ta đặc biệt dễ bị thƣơng tổn trƣớc các hình thái đồng phụ thuộc về năng lƣợng khi chúng ta đang trong vị trí của một khách hàng. Đa số chúng ta hạ thấp các đƣờng biên năng lƣợng để nhận đƣợc cảm hứng, sự trợ giúp và năng lƣợng mong muốn, hay chúng ta giải phóng năng lƣợng mà chúng ta không còn cần đến nữa. Chúng ta cũng có thể bắt đầu tiếp nhận những vấn đề của ngƣời khác một cách vô thức hay trao năng lƣợng cho họ để giúp họ.
Chúng ta muốn phụ thuộc vào nhà trị liệu để điều khiển những sự xâm nhập này bao nhiêu thì cuối cùng thì chúng ta vẫn chịu trách nhiệm bấy nhiêu về những đƣờng biên năng lƣợng của chính mình. Do đó sự luyện tập tốt để thành lập một nghi thức ―là một
khách hàng‖ lành mạnh có thể đƣợc sử dụng trong những lĩnh vực khác của cuộc sống. Hãy bắt đầu bằng việc thực sự rõ ràng về những mục tiêu của bạn. (Hãy xem phiếu ― Đề Ra Mục Tiêu‖ trong chƣơng 8 để rõ thêm về việc thiết lập các mục tiêu chữa lành của bạn.) Sau đó hãy thở vài hơi thật sâu trƣớc khi bạn bƣớc vào văn phòng của nhà chữa lành và làm các việc sau đây:
Hình dung ra cảnh bạn đã đạt đƣợc (những) mục tiêu của mình. Hãy cảm nhận sự khác biệt về mặt vật lí, cũng nhƣ tình cảm.
Yêu cầu linh hồn bên trong bạn hãy rót xuống cho bạn 4 đƣờng biên năng lƣợng với các màu sắc, các thông cáo và các tần số khác nhau để bạn hoàn thành các mục tiêu của mình. Bạn cũng cần yêu cầu rằng những đƣờng biên của bạn đƣợc thay đổi để mà chúng sẽ giải phóng các năng lƣợng bị mắc kẹt một cách an toàn, không gây hại cho chính bạn và cho ngƣời khác.
Bạn cũng yêu cầu linh hồn của bạn cung cấp cho bạn sự rõ ràng của bất kì thông tin hay năng lƣợng chữa lành nào đƣợc nhà chữa lành truyền cho bạn.
Trong suốt phiên chữa lành, hãy chú ý đến các cảm nhận trực giác của bạn, đặc biệt là các cảm nhận của cơ thể. Thông tin hay năng lƣợng không phù hợp sẽ có cảm giác, nghe, ngửi, hay chỉ đơn giản là có vẻ nhƣ bạn không tiếp cận đƣợc. Hoàn toàn đơn giản là vì nó không kết nối với bạn. Bạn cũng có thể trải nghiệm một cảm giác kinh hãi hay hoảng sợ, cả hai cảm giác này cho biết những gì đang xảy ra không phù hợp với bạn.
70
https://thuviensach.vn
Nếu những tình huống này nảy sinh, bạn có thể làm tất cả hoặc một điều bất kì sau đây:
∙ Yêu cầu nhà trị liệu giải thích để hiểu rõ hơn.
∙ Nói với nhà trị liệu rằng bạn sẽ cần phải suy nghĩ thêm về những thông tin hoặc giải pháp chữa lành để coi cái gì là hợp hay không hợp với bạn.
∙ Gợi ý rằng thông tin hay năng lƣợng không hợp với bạn và hỏi nhà trị liệu xem ông ấy/ bà ấy nghĩ chuyện gì có thể đang xảy ra. (Đôi khi các hệ thống của chúng ta kháng cự lại sự thật vì nó khó đối mặt. Bƣớc này giúp cho nhà trị liệu có một khoảng trống để kiểm tra lại các đƣờng năng lƣợng hay sự sáng suốt của mình, nhƣng cũng có thể bƣớc sâu thêm vào vấn đề của bạn, nếu cần.)
∙ Thầm chia nhỏ thông tin hay năng lƣợng này để bạn có thể kiểm tra lại nó về mặt năng lƣợng hay vứt bỏ nó ngay lập tức hay sau đó. Hình dung trong đầu hình ảnh bạn đặt năng lƣợng đó vào trong một chiếc hộp. Tƣởng tƣợng ra một thiên thần, một ngƣời giám hộ, Đấng Thiêng Liêng, hay một ngƣời trợ giúp khác để hỗ trợ bạn vứt bỏ nó đi trong chốc lát một cách an toàn.
∙ Nếu bạn thực sự cảm thấy không thoải mái- và bạn chắc rằng bạn không chỉ đơn giản là đang bật đèn xanh cho các vấn đề của bản thân để tránh căng thẳng hay những cảm xúc- bạn luôn có thể rời bỏ căn phòng, chỉ để nghỉ giải lao hay kết thúc luôn buổi chữa lành.
Bảo vệ: chúng giúp chúng ta tránh xa các năng lƣợng không hỗ trợ cho sự an lạc về tình cảm và cốt lõi của tâm linh.
Thanh lọc: chúng cho phép những năng lƣợng làm tăng cƣờng sức mạnh tâm linh thâm nhập vào bên trong cơ thể của chúng ta, giữ lại những năng lƣợng mà chúng ta cần, và lan tỏa các thông điệp ra thế giới làm tăng cƣờng sự sống của chúng ta.
Thu hút: các đƣờng biên năng lƣợng có thể thu hút những gì chúng ta cần, gồm có cả việc chữa lành, thông tin, sự chỉ dẫn, con ngƣời, sự kiện, công việc, tiền bạc, các mối quan hệ lành mạnh, và các bài học cuộc đời.
CÁC ĐƢỜNG BIÊN NĂNG LƢỢNG VÀ TRƢỜNG HÀO QUANG
Có nhiều loại đƣờng biên năng lƣợng xung quanh cơ thể của chúng ta, nhƣng loại quan trọng nhất là trƣờng aura (xem chƣơng 2 để ôn lại về trƣờng hào quang). Trƣờng hào quang gồm có vài lớp, mỗi lớp tƣơng ứng với một trong số 12 luân xa chính. Khi chúng ta trƣởng thành và tiến hóa, linh hồn của chúng ta sẽ kích hoạt lớp aura hay đƣờng biên năng lƣợng thích hợp, rót xuống nó các sự thật hay các chƣơng trình tâm linh một cách rõ ràng và tao nhã cho phù hợp với bản thể độc đáo của chúng ta. Tuy nhiên, linh hồn của chúng ta không là tác nhân duy nhất có ảnh hƣởng lên các đƣờng biên này. Cha mẹ, những ngƣời bà con, tổ tiên, trƣờng học, các tổ chức tôn giáo, bạn bè, kẻ thù, đồng nghiệp, các ông chủ, các nguồn tin và cả nền văn hóa của chúng ta đều góp phần trong chuyện đó, theo hƣớng tốt hay xấu.
Những sự kiện gây trở ngại trong đời sống, những tổn thƣơng mang tính tiêu cực xảy ra thƣờng xuyên hay chỉ một lần, đều có thể ngăn trở các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta phát triển toàn diện hay vận hành một cách hài hòa với cốt lõi tâm linh thực sự của chúng ta.
Điều hữu ích cho một nhà chữa lành là biết đƣợc rằng các đƣờng biên năng lƣợng của khách hàng là nơi truyền tải và nơi nhận thông tin về các rung động chữa lành. Nói theo cách khác, các đƣờng biên năng lƣợng tƣơng tác với nhau; chúng đồng thời hấp thu và tỏa ra năng
71
https://thuviensach.vn
lƣợng. Đó là lí do tại sao bạn có thể cảm nhận một ai đó khi họ đi vào không gian của bạn, thƣờng thì bạn đọc vị đƣợc họ trƣớc khi một phiên làm việc bắt đầu và bạn cảm nhận đƣợc năng lƣợng tính cách, những nỗi sợ, những tổn thƣơng, cũng nhƣ các nhu cầu, ƣớc muốn và hi vọng của họ.
4 LOẠI ĐƢỜNG BIÊN NĂNG LƢỢNG
Dựa trên những nghiên cứu của tôi, một nhà chữa lành chuyên nghiệp, và cả cuộc sống riêng tƣ của tôi nữa, tôi đã xếp 12 lớp hào quang hay 12 đƣờng biên năng lƣợng vào 4 loại, dựa theo nhiệm vụ và chức năng của chúng. Mỗi một loại gắn với một màu sắc riêng.
∙ Các đƣờng biên vật lí (màu đỏ)
∙ Các đƣờng biên cảm xúc, tình cảm (màu cam)
∙ Các đƣờng biên của cá mối quan hệ (màu xanh lá)
∙ Các đƣờng biên tâm linh (màu trắng)
Trong các đƣờng biên năng lƣợng này là những tập hợp con các màu sắc khác. Ví dụ, màu vàng kim và bạc thuộc gia đình màu trắng (tâm linh), màu vàng thuộc gia đình màu vàng cam (tình cảm, cảm xúc). Để khám phá sâu hơn về các đƣờng biên năng lƣợng và các tập hợp con của chúng, bạn có thể muốn tham khảo thêm cuốn Energetic Boundaries: How to Stay Protected and Connected in Work, Love, and Life (Các Đƣờng Biên Năng Lƣợng: Cách Bảo Vệ
Và Kết Nối Trong Công Việc, Tình Yêu Và Cuộc Sống)
Khi bạn tìm hiểu thêm về các đƣờng biên năng lƣợng trong các trang tiếp theo đây, bạn có thể bắt đầu thực hành chú ý đến cách thức mà 4 màu sắc trên (cùng các rung động của chúng) có thể xuất hiện trong các khách hàng nhất định.
CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI CÁC ĐƢỜNG BIÊN NĂNG LƢỢNG CỦA CHÚNG TA BỊ XÂM PHẠM?
Khi bạn làm việc với các khách hàng, bạn có xu hƣớng tìm ra các vấn đề cá nhân hay những trở ngại cho sức khỏe của họ một phần liên quan tới các đƣờng biên bị xâm phạm theo một cách nào đó. Khi các đƣờng biên của chúng ta bị xâm phạm, có 3 hậu quả về năng lƣợng cơ bản sau:
Các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta trở nên cứng nhắc và không linh hoạt: Giống nhƣ một bức tƣờng băng. Khi lại gần bức tƣờng này chúng ta có cảm giác lạnh lẽo và ngƣng trệ. Các đƣờng biên cứng nhắc này có ảnh hƣởng tƣơng tự đến chúng ta và những ngƣời khác. Ngƣời ta sẽ tránh xa và có cảm giác rằng chúng ta không sẵn lòng hoặc kém nhiệt tình. Các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta cũng cự tuyệt những sự kiện tích cực hay những cơ hội: sự thăng tiến hay công việc mới, các cơ hội về tài chính, tƣơng tự nhƣ việc chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp đúng cách, các năng lƣợng chữa lành, những mối quan hệ bạn bè có thể sƣởi ấm trái tim của chúng ta.
Các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta trở nên dễ thấm. Một đƣờng biên năng lƣợng dễ thấm thì lỏng lẻo, mỏng manh, và yếu rõ ràng. Thực tế là hầu nhƣ không còn đƣờng biên nào cả. Những ngƣời có các đƣờng biên dễ thấm sẽ dễ dàng bị gạt ra lề, bị làm lơ, bị điều khiển, lạm dụng, hoặc không đƣợc thƣởng công xứng đáng. Những ngƣời này thƣờng đƣợc nói cho văn vẻ là những kẻ mua vui hoặc bị coi rẻ.
72
https://thuviensach.vn
Các đƣờng biên năng lƣợng của chúng ta bị chia cắt hay thủng lỗ chỗ: các lỗ hổng trong đƣờng biên năng lƣợng để lại những lỗ hổng trong cuộc đời của chúng ta, những lối ra vào mà bất kì cái gì và bất kì ai cũng có thể vào ra. Chúng ta dễ hấp thụ các năng lƣợng của ngƣời khác, từ bệnh tật đến đói nghèo, và do đó, đánh mất sức sống của chính chúng ta. Các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta càng đáng phiền toái bao nhiêu, thì khả năng là những lỗ
hổng trong các trƣờng năng lƣợng của chúng ta càng lớn bấy nhiêu. Ở những con ngƣời thƣờng thấy mình trong vai trò của một nạn nhân, chúng ta sẽ thấy các đƣờng biên năng lƣợng của họ ở trong tình trạng này.
Bạn có tin rằng bạn bƣớc vào các phiên tự chữa lành hay chữa lành cho khách hàng với những vấn đề này trong đƣờng biên năng lƣợng của chính mình không ? Nếu bạn là một nhà trị liệu, bạn đã ý thức sẵn rằng nhiều khách hàng có các vấn đề về đƣờng biên của họ. Nhiều bài tập trong cuốn sách này sẽ giúp bạn trong việc chữa lành và phát triển các đƣờng biên năng lƣợng. Các kĩ thuật quan trọng nhất cho việc thiết lập các đƣờng biên cho bản thân và cho ngƣời khác nằm trong chƣơng 9 ―Các Kĩ Thuật Năng Lƣợng Thiết Yếu‖. Nhƣng bạn có thể sử
dụng các bƣớc ngay trong phần kế tiếp để thành lập những tƣơng tác tích cực với khách hàng.
NÂNG CẤP CÁC ĐƢỜNG BIÊN NĂNG LƢỢNG
Câu hỏi mà tôi thƣờng nhận đƣợc nhất từ phía các nhà trị liệu và những ngƣời chuyên chăm sóc sức khỏe cho ngƣời khác là ― Làm thế nào mà tôi có thể giữ các đƣờng biên năng lƣợng của mình?‖ 10 bƣớc sau đây sẽ giúp bạn làm điều đó khi làm việc với khách hàng. Khi bạn thực hành mỗi một bƣớc trong số đó, hãy để ý xem nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức năng lƣợng của bạn vào cuối ngày làm việc. Bạn có thể vui mừng nhận thấy không những năng lƣợng của bạn không bị cạn kiệt, mà các kho dự trữ năng lƣợng của bạn thậm chí có thể tăng.
Bƣớc 1: Chuẩn bị. Trƣớc khi làm việc, hãy vận động cơ thể theo cách nào đó ( nhƣ đi bộ hoặc tập yoga), và đặt ra một ý định rõ ràng cho ngày làm việc. Tƣơng tự, hãy cho phép trực giác của bạn chọn cho mình một bộ quần áo để mặc, và để ý thêm tới những màu sắc mà bạn bị cuốn hút. Ví dụ, nếu bạn thấy bản thân đang hƣớng đến màu đỏ, thì có lẽ là màu đỏ sẽ giúp bạn có đầy sinh lực để làm công việc với tài năng đáng kể. Nếu bạn định mặc bộ cánh màu đen, thì có lẽ là bạn đang xử lí công việc với một khách hàng tham lam và giận dữ, và sắc thái đen hay xám có thể sẽ giúp bạn che dấu những phản ứng cá nhân của mình (hay toàn bộ con ngƣời thực của mình) do đó bạn có thể trợ giúp khách hàng tốt hơn.
Bƣớc 2: Tạo bối cảnh nơi làm việc. Một trong những cách thức mạnh nhất để thiết lập nên một căn phòng hay văn phòng dành cho khách hàng để hỗ trợ cho các đƣờng biên năng lƣợng của bạn là những vật thể mang ý nghĩa sâu sắc đối với bạn. Chọ những bức ảnh, những tác phẩm nghệ thuật, những vật thiêng, các món quà từ thiên nhiên, những công cụ chữa lành, và những thứ khác cộng hƣởng với tần số rung động cao và luôn luôn phản hồi lại cho bạn những ý tƣởng cao nhất, những cam kết chuyên môn, và bản chất thực sự của bạn. Tƣơng tự, ở cấp độ cơ bản nhất, bạn sẽ muốn một nơi làm việc đƣợc dựng nên thiết lập cho bạn các đƣờng biên năng lƣợng giữa bạn và khách hàng. (Xem phần ― Thiết Kế Nơi Làm Việc Của Bạn‖) để có những ý tƣởng đảm bảo rằng nơi làm việc của bạn đƣợc tạo dựng lên nhằm hỗ trợ cho các trải nghiệm và kết quả tốt nhất cho bạn và cho khách hàng của bạn.
CHỮA LÀNH CHO NGƢỜI THÂN YÊU
Việc chữa lành cho ngƣời thân của bạn có thể là đặc biệt khó khăn, cho dù bạn là một 73
https://thuviensach.vn
nhà chữa lành chuyên nghiệp hay nghiệp dƣ, hay là một học viên về y học năng lƣợng vi tế. Chúng ta luôn muốn làm cho ai đó cảm thấy tốt hơn, và động cơ này đƣợc tăng theo cấp số mũ khi ngƣời đó càng gần gũi với chúng ta. Chúng ta dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu hiển nhiên hay do trực giác mách bảo về một vấn đề nghiêm trọng vì chúng ta không muốn tin rằng những dấu hiệu đó là có thật. Ngƣợc lại, chúng ta có thể trở nên quá nhạy cảm với sự hiểu biết sâu sắc bên trong bởi vì chúng ta cảm thấy bắt buộc phải làm việc thật hoàn hảo để ―cứu sống‖ ngƣời chúng ta yêu thƣơng.
Tôi thƣờng khuyên rằng các nhà trị liệu năng lƣợng vi tế mọi cấp độ nên chuyển những ngƣời bà con, bạn bè, con cái, hay những ngƣời khác có quan hệ gần gũi với chúng ta tới các nhà trị liệu khác. Khi bạn không thể làm đƣợc việc này, thì tôi gợi ý bạn những điều sau:
Hãy giải thích điều gì mà quá trình chữa lành năng lƣợng vi tế của bạn có thể hoặc không thể hoàn tất.
Tôi cũng nói những điều tƣơng tự với một khách hàng mới, gồm các ý sau: ∙ ―Năng lƣợng là thông tin chuyển động. Tôi đang làm việc với năng lƣợng chuyển động nhanh đến mức mà nó đƣợc coi là vi tế hay thuộc về tâm linh.‖
∙ ―Công việc liên quan đến trực giác và năng lƣợng của tôi không đồng nghĩa với việc thay thế bất kì điều gì bạn đang làm một cách chuyên nghiệp hay với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đƣợc cấp phép. Mà đó là cách thức bổ sung để nhìn nhận các vấn đề và cuộc sống của bạn.‖
∙ ―Trực giác là một nghệ thuật, không phải là một môn khoa học. Và độ chính xác cao nhất là 80%‖
∙ ― Quan trọng là bạn hãy chú ý xem điều gì là phù hợp hay không phù hợp với bạn. Bởi tôi chỉ đƣa ra lời khuyên, điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn chính xác hay bạn có thể sử dụng nó.‖
∙ ―Chung qui lại, công việc của tôi là mở ra cho bạn những chân trời và giúp bạn khảo sát điều gì đang diễn ra ở một mức độ sâu hơn.‖
∙ ― Hãy làm ơn không làm gián đoạn và đặt câu hỏi mỗi khi bạn thấy cần.‖
Duy trì phong cách làm việc chuyên nghiệp và nếu có thể, hãy làm việc trong không gian văn phòng của bạn. Tôi thƣờng nói với ngƣời thân của tôi rằng tôi có thể trở nên lạnh lùng và xa cách, nhƣng sở dĩ nhƣ vậy bởi vì tôi đang duy trì một sự điềm tĩnh để trở nên khách quan nhất có thể.
Hãy hỗ trợ chính bản thân mình về cảm xúc. Bạn có thể nhận đƣợc thông tin trực giác rằng khó có thể thực hiện một cái ôm. Nếu bạn phát hiện ra rằng quá khó để kiểm soát những gì phát sinh đối với mình khi đang làm việc cùng với ngƣời thân, và biết rằng mình có thế kết thúc một phiên chữa lành một cách nhẹ nhàng hoặc chuyển ngƣời thân của bạn đến nơi khác để họ tiếp tục đƣợc hỗ trợ.
Một lần tôi đã giúp một ngƣời bạn đi vào trong phòng cấp cứu với cơn co thắt tim dữ dội. Cô ấy đã gọi cho tôi trong tuyệt vọng. Ngay lập tức tôi đã sử dụng phƣơng pháp chuyên nghiệp để giúp cô nhƣng trong thân tâm tôi lại giằng xé bởi vì tôi không muốn mình ―làm sai‖. Tôi cũng đã rất lo lắng cho cô bạn của tôi. Tôi đã nhận đƣợc sự hiểu thấu trực giác, nhƣng tôi chắc chắn khi nói rằng mọi thông tin tôi cung cấp chỉ là trực giác và bạn của tôi chỉ nên làm theo lời khuyên của các bác sĩ.
Trong tình huống đó, tôi có thể gợi ý rằng cô ấy nên xét nghiệm để xem có nhiễm vi khuẩn hay vi rút trong tim không và miêu tả hai khu vực có thể bị vi khuẩn tấn công làm
74
https://thuviensach.vn
yếu đi. Các bác sĩ của cô ấy đã phát hiện ra rằng tim cô ấy thực sự bị nhiễm liên cầu khuẩn. Hai van tim đã bị suy yếu. Chính xác nhƣ những gì tôi đã đánh giá, thực tế là, tôi đã có thể dễ dàng diễn dịch sai các dữ liệu- hay ngƣợc lại, đã không chia sẻ bất kì dữ liệu nào trong số đó, bởi vì tôi bị mắc kẹt trong những nỗi lo sợ của chính mình. Có thể bạn vẫn khiêm nhƣờng và giúp đỡ, nhƣng hãy giữ lại trí khôn cho mình.
Bƣớc 3: Làm nghi thức. Nếu bạn không làm điều này trƣớc, hãy coi việc bắt đầu phiên chữa lành của mình với một câu tuyên bố tạo ra các đƣờng biên bằng lời. Ví dụ, tôi nói với các khách hàng về ý định của mình, để mời gọi việc chữa lành và để trợ giúp cho họ. Tôi cũng nói với họ rằng tôi kêu gọi Đấng Thiêng Liêng hình thành nên các tham số và các đƣờng biên năng lƣợng, do đó ít nhất là tôi không gây hại và trợ giúp họ một cách tốt nhất. Sau đó tôi chắc chắn rằng họ hiểu đƣợc rằng tôi không thể đảm bảo cho công việc hay thông tin của mình và rằng công việc của họ là quyết định xem thông tin nào là hữu ích và thông tin nào là không. Tôi cũng trả lời bất kì câu hỏi nào họ có thể đặt ra về việc chúng tôi đang làm gì. Những trao đổi minh bạch là cần thiết cho việc thiết lập và duy trì các đƣờng biên năng lƣợng mạnh mẽ.
Bƣớc 4: Các đƣờng biên vật lí. Nhƣ đã lƣu ý trong bƣớc 2, nơi làm việc của bạn cần đƣợc thiết lập để xây dựng những ranh giới giữa bạn và khách hàng. Ví dụ, bạn có thể kê một chiếc bàn hoặc ghế giữa mình và họ (tùy thuộc loại công việc bạn làm). Trong công việc của tôi, tôi thu thập nhiều thông tin từ khách hàng và cho khách hàng thông qua các đƣờng biên năng lƣợng của tôi và do đó, chúng tôi cần một rào chắn vật lí cho các mục đích thanh lọc. Tôi chỉ đặt tay chữa lành nếu tôi cảm thấy bản thân đƣợc an toàn và mạnh khỏe trong ngày hôm ấy. Đôi khi, tôi khuyên rằng các nhà trị liệu đặt tay chữa lành nên dùng một tấm vải, hay găng tay hoặc một món đồ nữ trang đặc biệt đƣợc lập trình sẵn để làm chệch hƣớng năng lƣợng tiêu cực và gia tăng năng lƣợng chữa lành. Bạn cũng có thể nghỉ giải lao để rửa tay, và hình dung ra năng lƣợng của khách hàng đang đƣợc rửa trôi đi trong sự yêu thƣơng để mà bạn lại đƣợc làm mới và sẵn sàng cho khách hàng kế tiếp hoặc hoạt động kế tiếp.
Bƣớc 5: Các đƣờng biên cảm xúc. Trí tƣởng tƣợng của bạn có thể hỗ trợ những đƣờng biên mạnh mẽ. Hãy tƣởng tƣợng ra một màn chắn năng lƣợng giữa bạn và khách hàng của bạn, và màn chắn này có thể lọc các cảm xúc của họ, do đó bạn có thể luôn luôn phân biệt đƣợc cảm xúc của mình với của khách hàng. Bạn cũng có thể lắp màn chắn này theo các nhu cầu riêng của mình. Ví dụ, vì công việc của tôi dựa trên khả năng cảm nhận cảm giác và suy nghĩ của ngƣời khác nên tôi lập trình cho màn chắn năng lƣợng cho phép tôi cảm nhận đƣợc các cảm xúc của họ, để cho phép những cảm xúc đó biểu lộ với mình, nhƣng lại ngăn tôi khỏi hấp thụ những năng lƣợng từ những cảm xúc đó.
Bƣớc 6: Các đƣờng biên của các mối quan hệ. Đôi khi khó tránh khỏi việc dính mắc quá sâu vào các vấn đề của một khách hàng. Ví dụ, khi một đứa trẻ bị lạm dụng, khi một ngƣời chồng hoặc một ngƣời vợ bị bỏ rơi, một ngƣời làm việc chăm chỉ bị mất việc làm và nguồn thu nhập, trái tim của chúng ta không thể không quan tâm đến ngƣời đó. Tôi đảm bảo rằng điều này xảy ra vào cuối phiên chữa lành khi tôi đã không chú tâm đến đƣờng biên của các mối quan hệ, hay trƣờng năng lƣợng trái tim. Tôi làm điều này bằng cách cảm nhận những đƣờng biên bên ngoài của trƣờng năng lƣợng này trƣớc khi khách hàng rời khỏi phòng. Hãy thử làm điều này vì bản thân bạn. Nếu bạn cảm nhận rằng trƣờng năng lƣợng các mối quan hệ (hay bất kì lớp năng lƣợng nào khác) không nâng đỡ xung quanh bạn, và nó không còn gắn với chỉ một mình bạn mà thôi, thì hãy thực hiện các bài tập hít thở sâu cho tới khi nó trở lại trạng thái nguyên vẹn.
Bƣớc 7: Các đƣờng biên tâm linh. Hãy gọi sự hƣớng dẫn cao hơn hay Đấng Thiêng Liêng liên kết khách hàng của bạn với bất kì việc chữa lành hiệu nghiệm nào để bắt đầu hay kết thúc
75
https://thuviensach.vn
một phiên làm việc. Bạn cũng có thể yêu cầu điều đó xảy ra cho bản thân mình, để cả bạn và khách hàng của bạn đều đƣợc hỗ trợ về năng lƣợng bởi các tần số rung động rõ ràng nhất và cao nhất. Hai kĩ thuật mà bạn sẽ tìm hiêủ trong chƣơng 9 đã trở thành một phần không tách rời của nghi thức chuyên nghiệp của tôi là Đối Thoại Giữa Các Linh Hồn và Dòng Suối Ân Điển Chữa Lành. Việc áp dụng những bài thực hành đơn giản này có thể chuyển hóa các đƣờng biên của bạn từ tốt đến tuyệt vời.
Bƣớc 8: Giải quyết các vấn đề cá nhân của bạn. Hãy xin chỉ dẫn cao hơn của bạn để báo động cho bạn biết khi nào các vấn đề xuất hiện trong phiên làm việc với khách hàng và cản chúng lại để giữ an toàn cho bạn. Việc tôi làm, nói về mặt năng lƣợng, là đặt những vấn đề trong một chiếc hộp trắng bên trong trái tim. Cuối ngày làm việc, tôi dành ra vài phút ôn lại nội dung của chiếc hộp này. Khi cam kết làm công việc của riêng mình, tôi sẽ nói rằng một trong số những vấn đề này đã lên đƣờng đến văn phòng chữa lành của riêng tôi.
Bƣớc 9: Hợp tác. Nếu bạn có những đối tác hay nhân viên, hãy yêu cầu sự hƣớng dẫn cao hơn của bạn để giữ chỗ cho những nỗ lực cao hơn của bạn. Ngoài các đối tác kinh doanh ra, đôi khi tôi làm việc cùng những giáo viên cộng tác. Trong suốt các phiên họp, hội thảo hay các lớp học, tôi thích mƣờng tƣợng ra hình ảnh những quả cầu năng lƣợng chữa lành màu trắng bao xung quanh tất cả những ai liên quan. Năng lƣợng này bảo vệ tất cả chúng tôi, cả giáo viên lẫn các học viên, khỏi những tác động tiêu cực từ phía ngƣời khác, giữ cho những vấn đề của chúng tôi tránh xa khỏi mê mờ, cho phép chúng ta kết nối trong sự an toàn và tình yêu thƣơng.
Bƣớc 10: Hoàn tất. Vào cuối ngày làm việc, hãy nhờ sự trợ giúp của cao hơn của bạn để hoàn tất cho ngày hôm đó- để nhận thức rõ, cảm tạ và giải phóng tất cả những gì đã xảy ra. Tôi thích kêu gọi Đấng Thiêng Liêng giải phóng tôi khỏi những công việc thƣờng ngày. Rất hiếm khi tôi cảm thấy còn ám ảnh với ngày làm việc của mình, điều này cho phép tôi đƣợc tự do hiện diện trong mọi khía cạnh của đời sống.
THIẾT KẾ NƠI LÀM VIỆC CỦA BẠN: NHỮNG CAM KẾT BÊN TRONG ĐƢỢC PHẢN ÁNH RA BÊN NGOÀI
Dù bạn tập trung vào việc chữa lành cho bản thân hay cho ngƣời khác thì việc tạo ra một môi trƣờng có lợi cho quá trình chữa lành là điều cần thiết. Một khi bạn đã hoàn thành một công việc mang tính hiện tƣợng là làm rõ các ý định, các giá trị và các cam kết của mình, thì đây là thời điểm hoàn hảo đảm bảo rằng không gian chữa lành vật lí của bạn đang ăn khớp với những điều đó. Vẻ bên ngoài của văn phòng hay phòng chữa lành của bạn có phản ánh những ý định và những tiêu chuẩn đạo đức bên trong của bạn không? Những câu hỏi sau đây có thể phục vụ bạn nhƣ là những lời chỉ dẫn cho việc kiến tạo một không gian chữa lành mới hay tân trang lại một không gian cũ.
KHÔNG GIAN NÀY CÓ RIÊNG TƢ HAY KHÔNG?
Không thành vấn đề nếu không gian chữa lành nằm trong góc của ngôi nhà của bạn, dƣới một cái cây tƣơi tốt hay một tòa nhà văn phòng thƣơng mại, nó cần có một không gian trống. Đây là một trong những cách mà các đƣờng biên năng lƣợng bên trong bạn đƣợc phản ánh ra bên ngoài. Làm việc với không gian trống (các đƣờng biên hữu hình của nó) để mà chỉ những năng lƣợng vi tế tích cực có thể làm việc và thực hiện vai trò của nó. Nhƣ nhân vật Captian Kirk trong phim Star Trek’s đã nói, bạn không muốn ―Rắc Rối với Tribble‖- bạn không muốn cho phép những năng lƣợng nhỏ lẻ gây phiền toái và đầy hủy hoại thâm nhập làm ảnh hƣởng
76
https://thuviensach.vn
tới môi trƣờng có tần số rung động cao mà bạn mong ƣớc. Khi đƣợc nâng đỡ bởi những ý định và những đƣờng biên rõ ràng, các năng lƣợng vi tế có thể đƣợc tăng cƣờng theo cấp số mũ chứ không bị tiêu tán và phân mảnh. Theo luật đồng thanh tƣơng ứng, bạn càng có chủ tâm nâng cao trong việc sản sinh ra và mời gọi năng lƣợng chữa lành đang thăng lên, thì bạn càng sẵn sàng cho việc đó.
KHÔNG GIAN CỦA BẠN CÓ NGĂN NẮP HAY KHÔNG?
Môi trƣờng và các vật thể giữ lại và tỏa ra năng lƣợng vi tế. Các phƣơng pháp kiểu nhƣ thuật phong thủy của Trung Hoa (xem chƣơng 24) chỉ ra rằng chúng ta liên tục chịu ảnh hƣởng của những gì xung quanh. Một trong số các học thuyết nền tảng của phong thỷ là khí, hay năng lƣợng vũ trụ, đƣợc tăng cƣờng hay bị hạn chế, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để tạo ra một không gian chữa lành hỗ trợ cho dòng chảy của khí và chào đón những chuyển hóa cho khách hàng và cho bản thân bạn, hãy đảm bảo rằng nó không trong tình trạng lộn xộn.
KHÔNG GIAN CỦA BẠN CÓ ĐẸP KHÔNG?
Một trong số những cách hiệu quả nhất để chuyển hóa năng lƣợng trong bất kì một căn phòng hay một không gian nào là hãy chủ tâm đƣa cái đẹp vào trong đó. Ngoài vẻ đẹp đƣợc tạo ra do việc lựa chọn đồ nội thất, thảm, màn gió và các đồ đạc cơ bản khác, hãy đƣa cả những vật thể có ý nghĩa đối với bạn, nhƣ là tác phẩm nghệ thuật, vật linh, bùa hộ mạng để chúng cộng hƣởng với những mong ƣớc của bạn. Dĩ nhiên là bạn cũng có thể chọn đem những viên đá quí, đài phun nƣớc, và cả những dụng cụ làm việc vào không gian của bạn.
BẠN CÓ NHỮNG DỤNG CỤ LÀM VIỆC KHÔNG?
Nói về những dụng cụ, hãy chắc rằng bạn kiểm kê chúng đều đặn và đảm bảo rằng bạn có đủ các thứ giúp bạn tiến hành công việc một cách dễ dàng, tao nhã và đầy tự tin. Tùy theo những phƣơng pháp của bạn là gì mà bạn có thể chuẩn bị vài món trong số những thứ sau: giấy lụa/vải mỏng, tinh dầu, nƣớc hoa, dầu xoa bóp, khăn trải bàn làm việc, kim châm cứu, nƣớc uống. Nếu vào giữa phiên làm việc bạn phát hiện ra là bạn thiếu một món đồ hoặc một chất liệu nào đó mà bạn cần, hoặc nếu bạn biết rằng bạn đang bạn đang sắp hết cái gì, bạn có thể hơi lo lắng và điều này có thể lấy đi trải nghiệm về năng lƣợng mà bạn muốn cung cấp. Nên việc dự trữ tốt quan trọng cho việc chăm sóc tốt cho bản thân và cho khách hàng.
KHÔNG GIAN CỦA BẠN CÓ SẠCH SẼ VỀ MẶT VẬT LÍ VÀ NĂNG LƢỢN KHÔNG? Ngoài việc giữ cho không gian ngăn nắp nhƣ đã nêu trong câu hỏi 2, điều cần thiết là giữ cho nó sạch sẽ về mặt vật lí và năng lƣợng. Sau khi loại bỏ những đống giấy hay những chồng sách đầy bụi, hãy chú tâm vào việc làm sạch không gian của bạn một cách thƣờng xuyên. Hãy mở cửa sổ ra để không gian của bạn nhận đƣợc không khí trong lành. Để cho ánh nắng mặt trời chiếu vào đó, nếu bạn có thể. Vì không gian chữa lành của tôi không có cửa sổ nên tôi sử dụng một bóng đèn điện phổ rộng ánh sáng trong suốt những tháng mùa đông dài. Ngoài việc hút bụi, lau quét bụi bẩn, bạn nên thực hành giải phóng các cảm xúc và năng lƣợng khác. Tôi làm việc này bằng tâm trí, với ý định làm thanh lọc không gian. Bạn cũng có thể làm việc này bằng cách cầu nguyện, bằng các kĩ thuật thiền định, đốt ngải đắng hoặc sả, thắp một cây nến, hay thậm chí là dán hình một thiên thần hộ mệnh hay một ngƣời hƣớng dẫn tâm linh lên cửa. Trong bất kì trƣờng hợp nào, tất cả các kĩ thuật làm sạch và thanh lọc đều quay lại với ý định ban đầu. Do đó hãy chọn các cách mà bạn yêu thích và có tác dụng.
HỌC CÁCH NÓI “KHÔNG”
77
https://thuviensach.vn
Đôi khi một đƣờng biên tốt nhất mà một nhà trị liệu năng lƣợng vi tế có thể thiết lập là một đƣờng biên thực tế: chúng ta có thể bị suy kiệt khi sử dụng những kĩ năng của chúng ta mà bản thân lại không ở một vị trí an toàn về thể chất, năng lƣợng, tinh thần và tình cảm.
Giống nhƣ các bác sĩ và y tá đƣợc yêu cầu cho lời khuyên bên ngoài văn phòng làm việc, các nhà trị liệu năng lƣợng vi tế cũng đƣợc yêu cầu cung cấp những thông tin trực giác hay biểu diễn công việc chữa lành trong những bối cảnh thân mật. Khi mọi ngƣời biết bạn là một nhà trị liệu dùng trực giác hay năng lƣợng vi tế, họ sẽ thƣờng tin rằng mọi thứ
bạn nói là thông tin đích thực, chính xác, ngay cả khi bạn không tốn thời gian để thực sự tập trung, bảo vệ cho bản thân, và cảnh báo họ không đƣợc quá trao quyền cho thông tin nhận đƣợc, nhƣ đƣợc mô tả trong chƣơng 6.
Đây là một trong những lí do khiến tôi hiếm khi sử dụng những khả năng trực giác của mình trong những bối cảnh thân mật. Vâng, đôi khi ngƣời ta sẽ nổi đóa. Một trong số những ngƣời bạn thân của tôi đã có lần đăng kí với tôi cho bạn của cô ấy khi chúng tôi đi ra ngoài ăn trƣa. Tôi nói rằng ―không đƣợc‖, và cô bạn của tôi đã tức giận. Nhƣng tôi biết là thà làm cho ai đó giận còn hơn là không hoàn toàn kiểm soát đƣợc lời khuyên của mình và có thể làm tổn hại đến sự an toàn, các tiêu chuẩn đạo đức của bản thân và sự an lạc của ngƣời đƣợc giúp.
ĐIỀU GÌ CỘNG HƢỞNG VỚI KHÔNG GIAN CHỮA LÀNH CỦA BẠN? Khi bạn có xu hƣớng làm những điều trên, bạn đang định hình năng lƣợng, sự cộng hƣởng, và sự dội lại của không gian chữa lành. Một trong những cách hữu hiệu nhất để thay đổi và nâng mức cộng hƣởng của không gian của bạn là chơi âm nhạc đƣợc lựa chọn cẩn thận để tạo nên những giai điệu tràn đầy cảm xúc và năng lƣợng. Ngoài những món đồ hữu hình và các bƣớc hành động mà chúng ta đã thực hiện, còn có cả những thứ vô hình- những trạng thái cảm giác nhƣ niềm hi vọng, sự yên bình, sự lạc quan, và tình yêu mà bạn định đƣa vào trong không gian chữa lành của mình. Những thứ vô hình nào khác là quan trọng với bạn và phù hợp với những ý định và cam kết của bạn?
78
https://thuviensach.vn
CHƢƠNG 8
CHUẨN BỊ CHỮA LÀNH CHO BẢN THÂN VÀ MỌI NGƢỜI
THIẾT LẬP MỤC TIÊU
______________________________________________________________
“Nếu tôi có thể làm nguôi nỗi đau một đời người, hay làm dịu một cơn đau, hay giúp một chú chim bị ngất xỉu trở về tổ của nó, tôi sẽ không sống vô dụng”. EMILY DICKINSON
Khi đang chuẩn bị chữa lành cho bản thân hoặc một ai khác, tất cả những câu hỏi về tâm lí trong việc chữa lành đều biến thành một sự tìm kiếm cho việc chữa lành. Việc tìm kiếm là một trong những hoạt động kích hoạt và mang những gì nằm bên dƣới cái nhất thể lên trên bề mặt. Vậy thì đâu là chìa khóa cho sự kích hoạt này? Điều mà tôi đã thƣờng tìm ra là những thay đổi thực sự về thể chất, cảm xúc, các mối quan hệ hay một thể loại khác- bắt đầu một khi khách hàng có thể chấp nhận tự chịu trách nhiệm ở một mức độ nào đó. Trong trƣờng hợp còn lại, chúng tôi phải hiểu rằng việc tự chịu trách nhiệm không có nghĩa là tự đổ lỗi cho bản thân. Chúng ta phải tránh khỏi cái bẫy ―Tôi đã gây ra vấn đề‖. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề có thể nằm trong gien, hay bắt nguồn từ tổn thƣơng thời thơ ấu, hay một vụ tai nạn. Ngay cả nếu những tổn thƣơng là do tự gây ra, điều tôi đã nhìn thấy trong khi làm việc với hàng ngàn cá nhân là chúng ta thƣờng đã không biết gì hơn tại thời điểm đó.
Một trong số những nhận thức trao quyền nhất mà chúng ta có thể nắm giữ là giả định về cái nhất thể hơn là tội lỗi. Nếu chúng ta là nhà trị liệu, thái độ này cộng hƣởng khiến cho việc chữa lành đƣợc diễn ra. Nếu chúng ta là một khách hàng, đó là một điềm báo cho việc quyết định không đợi ai đó khác chữa lành cho mình. Khi chúng ta thôi không còn đổ lỗi cho bản thân nữa, một ca chữa lành trong sự hiểu biết có thể đang trên đƣờng đến với chúng ta.
ĐỒNG CẢM SÂU SẮC VỚI BẢN THÂN VÀ NGƢỜI KHÁC
Đối với các nhà trị liệu, việc hiểu tầm quan trọng của sự tự chịu trách nhiệm đánh dấu sự khởi đầu của sự đồng cảm thật sự. Khi làm việc với ngƣời khác, quan trọng là phải hiểu rằng nỗi đau đôi khi là cánh cửa mở ra sự thay đổi. Ngay cả nếu khi chúng ta thấy sôi sục mong muốn đƣợc ―giải cứu‖ một ai đó, thì thay vào đó chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ngƣời ấy sẽ chẳng thay đổi gì (theo cách mà linh hồn của họ có thể muốn) trừ khi họ, không phải chúng ta, chịu trách nhiệm cho việc làm chủ một quá trình chữa lành, trong khi nhớ ra rằng quyền làm chủ đó chẳng liên quan gì với việc tự khiển trách bản thân. Nếu chúng ta là khách hàng của chính mình, chúng ta phải đồng thời chịu trách nhiệm cho các vấn đề của bản thân và đối xử tử tế với chính mình.
Chúng ta không thể chữa lành cho tình thế khó xử của một ngƣời khác, chúng ta cũng không thể chịu trách nhiệm cho những kết cục của họ. Thứ mà chúng ta có thể chịu trách nhiệm
79
https://thuviensach.vn
là làm việc với họ như thế nào. Chúng ta có thể chịu trách nhiệm cho sự hợp nhất, thái độ, nền tảng kiến thức, và những cam kết làm việc hết sức mình của chúng ta.
CAM KẾT VỚI QUÁ TRÌNH CHỮA LÀNH: MỞ RA NHỮNG PHÉP MÀU
Điều nghịch lí là việc tỏ ra mình là một nhà trị liệu mạnh mẽ, sáng suốt và tài giỏi là điều cho phép chúng ta ra khỏi lộ trình và cho phép dòng chảy chữa lành tự động thực hiện chức năng của nó. Trong thực tế, việc chữa lành đƣợc tiến hành bởi một cái gì đó lớn hơn chúng ta. Dù bạn có liên quan đến sức mạnh vƣợt trên chúng ta hay chỉ đơn giản là một phần vĩ đại hơn của chúng ta, thì ảnh hƣởng của năng lƣợng vi tế cũng hết sức tinh tế. Theo một cách nào đó, tất cả những việc chữa lành đều là những phép màu lớn hoặc nhỏ.
Khi chúng ta trong vai trò của một khách hàng hay một bệnh nhân, hay khi chúng ta đang hành động nhƣ thể là một ngƣời tự chữa lành, làm phần việc của chúng ta và tự chịu trách nhiệm thực chất là những hành vi cụ thể và hữu hình. Ví dụ nhƣ nếu tôi bị thừa cân, Linh hồn sẽ đến giúp tôi, nhƣng tôi vẫn phải làm phần việc của mình và không ăn bánh. Nếu tôi đang tự
chữa lành, tôi cần phải phân biệt rõ giữa sự tƣởng tƣợng và thực tế. Có thể vẫn luôn có sẵn điều kì diệu, nhƣng tôi không đang cài đặt bản thân để bị thất vọng nếu tôi mong đợi thành công xuất hiện chỉ sau một đêm.
Là những nhà chữa lành năng lƣợng vi tế, một trong những cách thức then chốt mà chúng ta cam kết với quá trình chữa lành là thiết lập những mục tiêu hợp lí cho bản thân và cho khách hàng. Việc này luôn luôn bắt đầu bằng việc ý thức rằng chúng ta thực sự kiểm soát đƣợc những gì. Công việc của chúng ta là quan tâm đến những việc sau đây:
∙ Huấn luyện và thực hành
∙ Kiến thức và sự hiểu biết
∙ Nhận thức và thái độ
∙ Ý định và cam kết
∙ Tự chăm sóc và khuyến khích ngƣời khác tự chăm sóc
Vƣợt lên trên điều đó, năng lƣợng sẽ làm điều mà nó định làm. Trong quá trình luyện tập của tôi, tôi đã đƣợc nhắc nhở nhiều lần rằng năng lƣợng vi tế có sức mạnh phi thƣờng. Những mục tiêu của chúng ta chắc chắn là đƣợc thiết lập dựa trên những gì chúng ta có thể định rõ và tiến đến. Và khi chúng ta mở cửa ra đón quyền lực của năng lƣợng vi tế, nhiều điều có thể thực sự xảy ra hơn là những gì chúng ta hay những khách hàng của chúng ta kì vọng. Vì lẽ đó, chúng ta luôn có cơ hội tuyệt vời để mở ra cho những điều kì diệu ở trong tất cả các việc chữa lành, trong khi vẫn trụ trong thế giới hoàn toàn thực tế.
QUẢN LÍ NHỮNG KÌ VỌNG
Hồi mới lập nghiệp, tôi đã cho rằng tôi đã thất bại nếu một khách hàng đang mắc một hiểm nghèo không đƣợc chữa lành một cách thần kì và ngay tức khắc. (Không có áp lực nào bắt bạn phải làm vậy, đúng vậy không?) Tôi nhớ đã chữa cho một phụ nữ đang trong giai đoạn ung thƣ thứ tƣ. Một trong số những phiên chữa lành đầu tiên của đã mạnh tới mức mà cả hai chúng tôi rời khỏi phòng với suy nghĩ rằng căn bệnh ung thƣ sẽ biến mất vào ngày hôm sau đó. Ấy thế
mà không phải nhƣ vậy. Đã có cải thiện với căn bệnh ngay tức thời, nhƣng tôi nhớ rất rõ cái cảm giác mong muốn nó sẽ đƣợc chữa lành hoàn toàn sau một đêm. Hóa ra đó là giây phút trong sự nghiệp mà khiến tôi phải mở to mắt. Mặc dầu tôi vui mừng khi thông báo rằng ngƣời khách đó cuối cùng cũng đƣợc chữa lành hoàn toàn, nhƣng chính những tiến bộ từ từ mà bà ấy
80
https://thuviensach.vn