🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn LỜI GIỚI THIỆU Giữa lúc cả thế giới đang chú mục vào diễn biến ngày càng gay cấn và nhiều kịch tính của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì công trình nghiên cứu của Graham Allison, một học giả chính trị quốc phòng hàng đầu của Mỹ được xuất bản tại Việt Nam - cuốn sách Định mệnh chiến tranh: Mỹ và Trung Quốc có thể thoát Bẫy Thucydides?. Với một chủ đề mang tính thời sự bậc nhất, có tầm bao quát rộng, được phân tích, mổ xẻ sâu sắc trên quan điểm so sánh - lịch sử, cho dù không đề cập nhiều đến “tọa độ” được coi là nóng bỏng nhất hiện nay - chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cuốn sách ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người đọc trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là giới học giả, các nhà phân tích chiến lược và các chuyên gia hoạch định chính sách quốc gia. Định mệnh chiến tranh không phải là cuốn sách bàn về lịch sử chiến tranh. Đây là cuốn sách phân tích lịch sử chiến tranh, nhưng chỉ các cuộc chiến tranh gắn với việc tranh chấp quyền lực giữa một quốc gia “đương kim thống trị” với một quốc gia mới trỗi dậy nhưng muốn tranh đoạt ngôi vị đó. Tuyệt đại đa số người đọc - nếu không phải là tất cả - có cơ hội mở mang đầu óc, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về thực chất của chiến tranh - động cơ, các điều kiện thúc đẩy và cả tính ngẫu nhiên đáng sợ của các nguyên nhân, nguyên cớ dẫn tới thảm họa. Tuy vậy, mục tiêu của cuốn sách không chủ yếu ở khía cạnh nhận thức luận - cung cấp tri thức về lịch sử chiến tranh, cho dù ai đọc cuốn sách này đều được hưởng lợi rất lớn về điểm này. Trên căn bản tri thức đó, đích hướng của cuốn sách là dự báo khả năng bùng nổ cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay. Đó là cuộc chiến được dẫn dắt và thúc đẩy bởi những yếu tố mang tính “định mệnh”, hầu như không thể tránh khỏi. “Phục hưng Trung Hoa” đối https://thuviensach.vn đầu với “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”. Nhưng cũng tại tựa đề cuốn sách, Allison còn đặt một dấu chấm hỏi (?) nặng trịch. Dấu chấm hỏi hàm ý về một khả năng “cứu rỗi”, qua đó, G. Allison muốn nêu ra một khả năng tích cực: hai cường quốc có thể tránh được cuộc chiến tranh hủy diệt đó, định mệnh vẫn có thể “cải sửa” miễn là… lịch sử chiến tranh được bàn luận trong cuốn sách này giúp thắp lên ngọn lửa hy vọng đó, dù là khá mong manh. Sự cộng hưởng của tri thức, trí tuệ và trách nhiệm xã hội đã giúp Allison nêu ra các luận cứ, với sức thuyết phục cao nhất có thể, cho một lời kêu gọi hành động: loài người cần biết suy xét thấu đáo và bình tĩnh, để có thái độ và hành động đúng đắn khi đối mặt với thảm họa tiềm tàng của chính mình. “Bẫy Thucydides” là khái niệm xuyên suốt cuốn sách. Khái niệm này bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử thời Hy Lạp cổ đại, đó là cuộc chiến tranh Peloponnese giữa một bên là thành bang Athens mới “trỗi dậy”, một bên là thành bang Sparta đang “thống trị”. Hai thành bang từ chỗ là hai thế lực trong cùng một liên minh quân sự - chính trị đã nảy sinh xung đột. Thay vì một sự kiềm chế, vì những động cơ, thực lực và điều kiện hành động cụ thể của mỗi bên, cuộc chiến giữa Athens và Sparta đã bùng nổ - như một định mệnh, không thể cưỡng được, nghĩa là cả hai rơi vào chiếc “bẫy Thucydides”. Điều có thể tránh được trở nên không thể tránh. Kết cục là sự tan rã của cả hai thành bang hùng mạnh, và sự sụp đổ của nền Văn minh Hy Lạp Cổ đại huy hoàng. Căn cứ vào logic “chiến tranh không thể cưỡng lại” đó, trong Định mệnh chiến tranh, G. Allison phân tích 16 tình huống có khả năng rơi vào bẫy Thucydides diễn ra trên thế giới trong vòng 500 năm trở lại đây. Kinh nghiệm lịch sử cung cấp một xác suất đáng lo ngại: trong số 16 tình huống đó, đã xảy ra 12 cuộc chiến tranh (75%); trong khi thế giới chỉ tránh được chiến tranh ở 4 tình huống (25%). Từ sự phân tích tương quan tỉ lệ đáng lo ngại đó, Allison đặt câu hỏi trọng tâm cho cuốn sách: Liệu xung đột Mỹ - Trung lần này có dẫn tới chiến tranh https://thuviensach.vn (xác suất đa số) hay không (xác suất thiểu số), khi mà động cơ, tình thế và các động thái của nó về căn bản giống như 16 trường hợp đã được phân tích so sánh. Sự phân tích kinh nghiệm, thể hiện tầm khái quát rộng lẫn tri thức chuyên môn sâu sắc, giúp Allison xác lập cơ sở diễn dịch kinh nghiệm và suy lý tương lai, để hiểu và phán đoán cách ứng xử của Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đấu đang diễn ra. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng bậc nhất để nhận diện khả năng, tính hiện thực của cuộc xung đột Mỹ - Trung hiện nay. Nhưng rõ ràng chỉ sự phân tích kinh nghiệm, dù với cách tiếp cận “nghiên cứu so sánh” hiệu quả bậc nhất, cũng sẽ không thể đưa ra những nhận định và dự báo đầy đủ sức thuyết phục cho một biến cố mang tầm lịch sử của thời hiện đại. Loài người đã chuyển sang một thời đại mới, khác căn bản về chất. Còn hai đấu thủ - Mỹ và Trung Quốc - là những thế lực mới hoàn toàn, trên mọi phương diện, không phải là bất cứ cặp đấu nào trong số 16 cuộc đấu mà loài người từng chứng kiến. Đó là căn cứ giải thích tại sao Allison lại dành phần lớn hơn của cuốn sách (ít nhất là 5 chương) để mổ xẻ tình thế của Mỹ và Trung Quốc hiện tại, làm rõ động cơ, thực lực, các điều kiện quy định (ví dụ như văn hóa, ý thức hệ,…), sự toan tính chiến lược của mỗi bên (so với chỉ 3 chương bàn về lịch sử). Thậm chí, cuốn sách còn dành nhiều đoạn đặc biệt hấp dẫn đề cập đến những phẩm chất và năng lực nổi bật của hai cá nhân đang “cầm trịch” cuộc chơi - Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Allison hiểu rõ rằng trong “sự trớ trêu của lịch sử”, nhiều khi, những phẩm chất và năng lực cá nhân chính là những yếu tố tạo nên cái ngẫu nhiên - định mệnh của các quốc gia - dân tộc. Như một tuyến quan trọng bậc nhất của mạch phân tích, cuốn sách cố gắng làm rõ thêm lịch sử Trung Quốc vốn đầy bí ẩn. Trung Quốc có nền văn minh lâu đời bậc nhất nhân loại, có nền văn hóa đặc sắc và rực rỡ. Thế nhưng vận mệnh Trung Quốc có nhiều thăng trầm. Trung Quốc đã từng là https://thuviensach.vn quốc gia sản xuất nhiều GDP nhất, có nhiều phát minh khoa học công nghệ lớn nhất thế giới. Trung Quốc có Nho giáo định hình văn hóa phương Đông; có triết lý “cờ vây” định hướng chiến lược khác thường cho các trò chơi lớn. Nhưng Trung Quốc lại từng bị các “tộc man di” cai trị*, phải chịu dựng “một thế kỷ ô nhục” gần đầy*. Với lịch sử huy hoàng đầy thăng trầm đó, từ một nước rất nghèo, ít được tôn trọng, giờ đây, Trung Quốc đang trỗi dậy phi thường, đang chiếm giữ nhiều kỷ lục thế giới về sức mạnh quốc gia, hơn cả Mỹ - như G. Allison đã kể ra khá chi tiết trong chương 1 của cuốn sách. Nhưng Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào với cuộc chiến “định mệnh” này. Không sa vào mổ xẻ các cấu phần chi tiết hay các yếu tố ngắn hạn của cuộc chiến tiềm năng - mặc dù đây là nội dung chứa đầy sự hấp dẫn - như diễn tiến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra chứng tỏ, cuốn sách của Allison tiến hành phân tích so sánh nghệ thuật chiến tranh của phương Đông và phương Tây, coi như một thứ kết tinh văn hóa. Hàm ý của ông là rất rõ: Để dự báo khả năng chiến tranh cũng như kết cục của nó, nhất là đối với những cuộc chiến có khả năng làm thay đổi vận mệnh nhân loại, cần phải mổ xẻ ở những tầng rất sâu của lịch sử, của các cấu trúc văn minh, các giá trị văn hóa - là những thứ mà Jozeph Nye gọi là “sức mạnh mềm”. Việc phân tích triết lý và nghệ thuật đánh cờ của mỗi phương - cờ vây của phương Đông và cờ vua của phương Tây - mà Allison chỉ ra trong cuốn sách cho thấy tính triệt để nghiêm túc và của công việc nghiên cứu, cũng có nghĩa là sự bảo đảm về độ tin cậy và tính trách nhiệm của các luận cứ và nhận định được nêu. Graham Allison dành không ít trang để gợi ý các khả năng và điều kiện cần có để giải quyết vấn đề theo hướng để chiến tranh không trở thành định mệnh. Có thể có nhiều điểm cần tranh luận về các gợi ý này. Mà chắc chắn sẽ là như vậy. Vì tất cả đều đang ở thế “khả năng” - có thể xảy ra, mà cũng có thể không xảy ra. Miễn là… Miễn là có thêm nỗ lực của mọi người. Nỗ lực có trách nhiệm. Đặc biệt là của những người đang nắm giữ “trọng trách” quốc gia và nhân loại. https://thuviensach.vn Tất cả những điều nói trên, chắc chưa thể là đầy đủ để đánh giá đúng mức và đúng tầm cuốn Định mệnh chiến tranh của Graham Allison. Dĩ nhiên, không thể kỳ vọng cuốn sách trả lời cho mọi thứ. Nhưng vẫn có đủ cơ sở để nói Định mệnh chiến tranh là một cuốn sách đáng đọc đối với những ai quan tâm đến tình hình quốc tế và đặc biệt đối với người Việt Nam hiện nay. Với tâm thế đó, xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này tới bạn đọc. Hà Nội, 9/9/2019 Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Thiên https://thuviensach.vn LỜI NÓI ĐẦU Hai thế kỷ trước, Napoleon từng cảnh báo, “Hãy để Trung Quốc ngủ yên; một khi quốc gia này thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển.” Ngày nay Trung Quốc đã tỉnh giấc, và thế giới đang bắt đầu rung chuyển. Thế nhưng, nhiều người Mỹ vẫn phủ nhận sự chuyển đổi của Trung Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành “cường quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới” có ý nghĩa gì đối với Mỹ. Tư tưởng căn bản của cuốn sách này là gì? Chỉ một câu ngắn gọn: Bẫy Thucydides. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị, những tiếng chuông cảnh báo liền vang lên: nguy hiểm phía trước. Trung Quốc và Mỹ hiện đang trong quá trình xung đột tiến đến chiến tranh - trừ phi cả hai bên tiến hành những hành động khó khăn và đau đớn để đảo ngược nó. Khi sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc thách thức vị thế thống trị quen thuộc của Mỹ, thì cả hai quốc gia này đều có nguy cơ rơi vào một cái bẫy chết người mà sử gia Hy Lạp cổ đại Thucydides là người mô tả đầu tiên. Viết về cuộc chiến đã tàn phá hai thành bang Hy Lạp cổ đại hàng đầu hai thiên niên kỷ rưỡi trước, ông đã giải thích: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Nhận thức căn bản này mô tả một xu hướng lịch sử đầy nguy hiểm. Khi nhìn lại lịch sử 500 năm vừa qua, Dự án Bẫy Thucydides mà tôi chỉ đạo tại Harvard đã tìm ra 16 trường hợp, trong đó sự trỗi dậy của một quốc gia lớn đã phá vỡ vị thế của một quốc gia đang ở thế thượng phong. Một ví dụ tai tiếng nhất là đầu thế kỷ XX, một nước Đức công nghiệp làm lung lay vị thế đã được thiết lập của Anh trên đỉnh của trật tự thế giới đương thời cách đây một thế kỷ. Hệ quả thảm khốc của cuộc cạnh tranh giữa họ đã làm ra đời một khái niệm mới về xung đột bạo lực: chiến tranh thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 12 trường hợp đối đầu này đã dẫn tới chiến tranh còn https://thuviensach.vn bốn trường hợp thì không - đó không phải là một tỉ lệ đáng yên tâm đối với cuộc đối đầu địa chính trị quan trọng nhất của thế kỷ XXI. Đây không phải là một cuốn sách về Trung Quốc. Mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Mỹ và trật tự toàn cầu. Trong vòng bảy thập kỷ kể từ Thế chiến II, một khuôn khổ dựa trên luật chơi do Washington dẫn dắt đã định hình trật tự thế giới, tạo ra một kỷ nguyên không có chiến tranh giữa các cường quốc lớn. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng điều này là bình thường. Các sử gia gọi đó là một “Nền hòa bình Kéo dài” hiếm hoi. Ngày nay, một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh đang dần phá vỡ trật tự này, thách thức nền hòa bình mà nhiều thế hệ vẫn coi là đương nhiên. Năm 2015, tờ Atlantic đã đăng bài viết “The Thucydides Trap: Are the US and China headed for War?” (Bẫy Thucydides: Liệu Mỹ và Trung Quốc có đang hướng tới chiến tranh?). Trong bài viết này, tôi lập luận rằng phép ẩn dụ lịch sử đó cung cấp lăng kính phù hợp nhất để soi sáng mối quan hệ Mỹ - Trung ngày nay. Kể từ đó, khái niệm Bẫy Thucydides đã gây ra khá nhiều tranh cãi. Thay vì đối mặt với bằng chứng và suy nghĩ về những điều chỉnh khó khăn nhưng cần thiết mà cả hai bên cần phải có, giới hoạch định chính sách và các nguyên thủ lại cố ngụy biện xung quanh quan điểm của Thucydides về tính “tất yếu”. Rồi họ lại tự tay phá bỏ quan điểm đó khi lập luận rằng chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh không phải là điều tất định. Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2015, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thảo luận khá lâu về Bẫy Thucydides. Obama nhấn mạnh rằng bất chấp những áp lực về mặt cấu trúc do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, “cả hai nước đều có khả năng kiểm soát những bất đồng.” Đồng thời, họ thừa nhận rằng, theo lời của Tập Cận Bình, “nếu các nước lớn thường xuyên mắc phải những sai lầm trong tính toán chiến lược, họ có thể tạo ra những cái bẫy như thế cho chính mình.” Tôi đồng ý: chiến tranh Mỹ - Trung không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Thực tế thì Thucydides cũng thừa nhận như thế về cuộc chiến giữa Athens và Sparta. Xét về bối cảnh, rõ ràng ông có ý cường điệu hóa quan https://thuviensach.vn điểm của mình về tính tất yếu: Sử gia người Hy Lạp đã nói quá lên để nhấn mạnh quan điểm của mình. Bẫy Thucydides ở đây không phải là thuyết định mệnh hay sự bi quan. Thay vào đó, nó cho chúng ta thấy được những gì vượt khỏi mấy dòng tít trên báo chí và sự mị dân của chế độ, để nhận biết được các áp lực khủng khiếp về mặt cấu trúc mà Bắc Kinh và Washington phải kiểm soát để xây dựng một mối quan hệ hòa bình. Nếu Hollywood đang làm một bộ phim trong đó Trung Quốc đối đầu với Mỹ và dẫn tới chiến tranh, chắc chắn họ không thể tìm ra hai diễn viên chính nào tốt hơn Tập Cận Bình và Donald Trump. Cả hai đều là hiện thân cho khát vọng sâu sắc về sự vĩ đại của đất nước mình. Cũng giống như sự kiện Tập Cận Bình được bổ nhiệm là lãnh đạo của Trung Quốc vào năm 2012 đã nhấn mạnh vai trò của một cường quốc đang trỗi dậy, việc Mỹ bầu cho Donald Trump trong một chiến dịch tranh cử bài xích Trung Quốc hứa hẹn một phản ứng mãnh liệt hơn từ cường quốc đang thống trị. Về mặt cá nhân, Donald Trump và Tập Cận Bình không thể khác biệt hơn. Tuy nhiên, là những nhân vật chính trong cuộc đấu tranh giành vị trí số một, họ lại giống nhau một cách kỳ lạ. Cả hai Đều được thúc đẩy bởi cùng một tham vọng: Khôi phục sự vĩ đại cho quốc gia mình. Nhận ra rằng quốc gia này bị quốc gia kia dẫn dắt là trở ngại chính trên con đường hiện thực hóa giấc mơ của họ. Tự hào về năng lực lãnh đạo có một không hai của riêng mình. Tự coi mình đang đóng vai trò chủ đạo trong việc phục hưng quốc gia. Đưa ra những chính sách đối nội gây nản chí nhằm kêu gọi những thay đổi triệt để. Khơi dậy sự ủng hộ của các nhóm dân túy dân tộc chủ nghĩa nhằm chống tham nhũng* ở trong nước và đương đầu với các nỗ lực của bên còn lại với mục tiêu cản trở sứ mệnh lịch sử của đất nước họ. https://thuviensach.vn Liệu sự va chạm sắp tới giữa hai siêu cường này có dẫn tới chiến tranh? Liệu Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, hay những người kế nhiệm họ, có đi theo bước chân đầy bi thảm của giới lãnh đạo Athens và Sparta hay Anh và Đức? Hay họ sẽ tìm thấy một con đường nào đó để tránh được chiến tranh, như Anh và Mỹ đã làm một thế kỷ trước, hay như Mỹ và Liên Xô đã làm trong suốt bốn thập kỷ Chiến tranh Lạnh? Rõ ràng là không ai biết trước được. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng xu hướng lịch sử mà Thucydides đã đề cập sẽ trở nên căng thẳng hơn trong những năm sắp tới. Phủ nhận Bẫy Thucydides không làm cho nó trở nên ít thực tế hơn. Thừa nhận nó cũng không đồng nghĩa với việc thừa nhận bất kỳ điều gì có thể xảy ra. Chúng ta phải đương đầu với một trong những xu hướng tàn khốc nhất của lịch sử như là một cách để đảm bảo cho các thế hệ tương lai và làm tất cả những gì có thể để vượt qua khó khăn. https://thuviensach.vn DẪN NHẬP Tôi đã viết tác phẩm của mình không phải như một bài luận chỉ để nhận được tràng vỗ tay hoan nghênh trong chốc lát mà như một tài sản vĩnh tồn. Thucydides, Lịch sử Chiến tranh Peloponnese Giờ đây chúng ta đã ở trên đỉnh thế giới. Chúng ta đã đạt tới đỉnh cao này và sẽ ở lại đó mãi mãi. Dĩ nhiên, có một thứ gọi là lịch sử. Nhưng lịch sử là một thứ gì đó kém hấp dẫn xảy ra với những người khác. Arnold Toynbee, nhớ lại Đại lễ Kim cương năm 1897 của Nữ hoàng Victoria Cũng như những sử gia thực hành khác, tôi thường tự hỏi “những bài học lịch sử” là gì. Tôi đáp rằng bài học duy nhất mà tôi học được từ việc nghiên cứu quá khứ chính là không có người thắng hay kẻ thua vĩnh viễn. Ramachandra Guha “Ôi, nếu chúng ta biết trước.” Đó là tất cả những gì hay ho nhất mà Thủ tướng Đức có thể thốt ra. Kể cả khi một đồng nghiệp gây sức ép lên Theobald von Bethmann Hollweg, ông cũng không thể giải thích được làm thế nào mà những lựa chọn của ông, và của các chính khách châu Âu khác, đã dẫn tới cuộc chiến tranh tàn khốc nhất mà thế giới từng chứng kiến cho tới thời điểm đó. Ở thời điểm mà vụ tàn sát trong cuộc Đại Chiến kết thúc vào năm 1918, những người chơi chủ chốt đã mất tất cả những gì mà họ từng chiến đấu vì chúng: Đế quốc Áo - Hung tan rã, Hoàng đế Đức phải rời khỏi ngai vàng, Sa hoàng Nga bị hạ bệ, cả một thế hệ Pháp bị tổn thương, còn Anh phải từ bỏ một phần của cải và sức sống của mình. Và vì điều gì? Nếu chúng ta đã biết trước. https://thuviensach.vn Câu nói của Bethmann Hollweg đã ám ảnh vị tổng thống Mỹ gần một nửa thế kỷ sau đó. Vào năm 1962, John F. Kennedy 45 tuổi và đang ở năm thứ hai của nhiệm kỳ, nhưng vẫn đang phải chật vật suy nghĩ về trách nhiệm của mình với tư cách tổng tư lệnh. Ông hiểu rằng ngón tay mình đang đặt trên một nút bấm có khả năng kích hoạt kho vũ khí hạt nhân vốn có thể giết chết hàng trăm triệu nhân mạng chỉ trong vòng vài phút. Nhưng để làm gì? Một câu khẩu hiệu lúc đó đã tuyên bố, “Better dead than red” (Thà chết còn hơn bị nhuộm đỏ). Kennedy đã bác bỏ, rằng sự lưỡng phân không những dễ dãi, mà còn sai lầm. “Mục đích của chúng ta,” như ông đã khẳng định, phải là “không đánh đổi tự do để lấy hòa bình, mà phải là cả hòa bình lẫn tự do.” Câu hỏi là làm thế nào mà ông và chính quyền của ông có thể đạt được cả hai. Trong khi nghỉ ngơi tại khu nhà gia đình ở Cape Cod vào mùa hè năm 1962, Kennedy đã đọc cuốn The Guns of August (Súng tháng 8), bản tường thuật đầy hấp dẫn của Barbara Tuchman về sự bùng nổ của chiến tranh năm 1914. Tuchman đã lần theo những suy nghĩ và hành động của Hoàng đế Đức Wilhelm và Thủ tướng của ông là Bethmann Holweg, của Vua George nước Anh và Ngoại trưởng Edward Grey, của Sa hoàng Nicholas, Hoàng đế Áo - Hung Franz Joseph, cùng những người khác khi họ mù quáng bước vào vực thẳm. Tuchman cho rằng không một ai trong số này nhận thức được mối nguy mà họ phải đối mặt. Không ai muốn chiến tranh xảy ra. Nếu lại có cơ hội, sẽ không ai muốn lặp lại lựa chọn trước đây của mình. Nhận thức về trách nhiệm bản thân, Kennedy tự hứa rằng nếu có một ngày ông phải đối mặt với những lựa chọn mà có thể làm nên sự khác biệt giữa thảm họa chiến tranh và hòa bình, ông sẽ có thể đưa ra một câu trả lời trước lịch sử tốt hơn của Bethmann Hollweg. Kennedy đã không biết được điều gì đang nằm ở phía trước. Vào tháng 10-1962, chỉ hai tháng sau khi đọc cuốn sách của Tuchman, ông đã phải đối mặt với nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong cuộc đối đầu nguy hiểm nhất của lịch sử nhân loại. Cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu khi Mỹ phát hiện Liên Xô đang cố gắng lén lút vận chuyển tên lửa mang đầu https://thuviensach.vn đạn hạt nhân vào Cuba, chỉ cách bờ biển Florida 90 dặm. Tình hình nhanh chóng leo thang từ đe dọa ngoại giao cho đến chỗ Mỹ phong tỏa hòn đảo, cả Mỹ và Liên Xô đều tiến hành động viên quân đội, và xuất hiện một số cuộc đụng độ đầy rủi ro, trong đó có việc một máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Cuba. Trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kéo dài căng thẳng trong 13 ngày, Kennedy đã tâm sự với anh trai Robert rằng ông tin là khả năng khủng hoảng sẽ kết thúc bằng chiến tranh hạt nhân “trong khoảng từ 33-50%”. Các sử gia sau này đã không tìm được thêm điều gì ngoài những con số đó. Mặc dù nhận thức được mức độ nguy hiểm phải đối mặt, nhưng Kennedy vẫn liên tục đưa ra những lựa chọn mà ông biết rằng thực tế sẽ làm tăng nguy cơ chiến tranh, kể cả chiến tranh hạt nhân. Ông chọn đối đầu với Khrushchev một cách công khai (thay vì cố gắng giải quyết vấn đề một cách cá nhân thông qua các kênh ngoại giao); vạch ra một lằn ranh đỏ rõ ràng yêu cầu rút tên lửa Liên Xô (thay vì dành cho mình không gian linh hoạt hơn); đe dọa không kích để phá hủy tên lửa (biết rằng hành động này có thể khiến Liên Xô trả đũa nhắm vào Berlin); và cuối cùng, vào cái ngày áp chót của cuộc khủng hoảng, đưa cho Khrushchev một tối hậu thư với hạn chế về mặt thời gian (và, nếu bị từ chối, Mỹ sẽ buộc phải tấn công trước). Trong mối lựa chọn đó, Kennedy hiểu rằng ông đang làm tăng độ rủi ro, khi mà các sự kiện tiếp theo đó và lựa chọn của những nhân vật ngoài tầm kiểm soát của ông có thế khiến các thành phố của Mỹ bị hủy diệt bởi bom hạt nhân, trong đó có Washington (nơi gia đình ông đã trú ngụ trong suốt thời kỳ căng thẳng). Ví dụ, khi Kennedy gia tăng cấp cảnh báo của hệ thống vũ khí hạt nhân Mỹ lên mức DEFCON* II, ông đã giúp hệ thống này bớt rủi ro hơn trước một cuộc tấn công phủ đầu của Liên Xô, nhưng đồng thời lại nới lỏng một số vấn đề về an toàn. Ở mức DEFCON II, các phi công Đức và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sẵn sàng triển khai máy bay ném bom của NATO mang vũ khí hạt nhân chỉ cách các mục tiêu của họ trong lãnh thổ Liên Xô chưa đến hai giờ bay. Vì hệ thống khóa điện tử trên vũ khí hạt nhân vẫn chưa được phát minh, nên sẽ không có rào cản về vật lý hay kỹ thuật ngăn chặn một phi https://thuviensach.vn công khi quyết định bay tới Moscow, thả một quả bom hạt nhân, và bắt đầu Thế chiến III. Không có cách nào để hy vọng loại bỏ “những rủi ro mất kiểm soát” này, Kennedy và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã phải can thiệp sâu vào các quy trình tổ chức để tối thiểu hóa các tai nạn hay sai lầm. Bất chấp những nỗ lực đó, các sử gia đã xác định được hơn một tá sự kiện nổi bật nằm ngoài tầm kiểm soát của Kennedy mà có thể làm chiến tranh bùng nổ. Ví dụ, một chiến dịch chống tàu ngầm của Mỹ đã rải các thiết bị nổ xung quanh các tàu ngầm Liên Xô để ép chúng nổi lên, khiến một thuyền trưởng Liên Xô tin rằng ông ta đang bị tấn công và suýt nữa đã cho phóng các thủy lôi được trang bị hạt nhân. Trong một sự kiện khác, phi công của một máy bay do thám U-2 đã bay nhầm qua không phận của Liên Xô, khiến Khrushchev e rằng Washington đang xác định lại tọa độ cho một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Nếu một trong những sự kiện trên khiến Thế chiến III bùng nổ, liệu John Fitzgerald Kennedy có thể giải thích nổi các lựa chọn của mình hay không? Liệu ông có thể cung cấp cho điều tra viên một câu trả lời tốt hơn của Bethmann Hollweg không? Sự phức tạp của quan hệ nhân quả trong các vấn đề về con người đã khiến cho giới triết gia, luật gia và khoa học xã hội tranh cãi. Khi phân tích lý do bùng nổ của các cuộc chiến tranh, các sử gia chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân gần nhất, hay trực tiếp. Trong trường hợp Thế chiến I, những nguyên nhân này bao gồm vụ ám sát Công tước kế vị nhà Hapsburg là Franz Ferdinand và quyết định của Sa hoàng Nicholas II tổng động viên quân đội Nga chống lại Liên minh Trung tâm. Nếu Khủng hoảng Tên lửa Cuba dẫn tới chiến tranh, những nguyên nhân gần nhất có thể là quyết định phóng thủy lôi của thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô thay vì để cho tàu ngầm của mình bị chìm, hay lựa chọn sai lầm của một phi công Thổ Nhĩ Kỳ nào đó khi bay tới thả bom hạt nhân xuống Moscow. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của những nguyên nhân gần nhất dẫn đến chiến tranh. Nhưng người sáng lập lịch sử lại cho rằng ẩn sau những nguyên nhân rõ ràng nhất của các cuộc “tắm máu” lại là những thứ thậm chí đáng chú ý hơn. Thucydides đã https://thuviensach.vn dạy chúng ta, quan trọng hơn cả những ngòi nổ dẫn tới chiến tranh chính là các yếu tố cấu trúc đã đặt nền tảng cho nó: những điều kiện mà trong đó các sự kiện, nếu không được quản trị, có thể sẽ leo thang thành những điều thảm khốc không thể tiên đoán nổi và sinh ra những hệ quả không thế tưởng tượng được. Bẫy Thucydides Trong lời nhận xét được trích dẫn nhiều nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, vị sử gia Hy Lạp cổ đại đã giải thích: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Thucydides đã viết về cuộc Chiến tranh Peloponnese, một cuộc xung đột từng bao trùm quê hương ông là thành bang Athens vào thế kỷ V TCN, và tại thời điểm đó đã ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới Hy Lạp cổ đại. Với tư cách là một cựu chiến binh, Thucydides đã chứng kiến Athens thách thức quyền lực đang thống trị Hy Lạp lúc bấy giờ, thành bang Sparta thượng võ. Ông đã quan sát quá trình bùng nổ xung đột vũ trang giữa hai thành bang và mô tả chi tiết những tổn thất khủng khiếp mà cuộc chiến gây ra. Tuy không sống đủ lâu để chứng kiến kết thúc cay đắng của cuộc chiến tranh, khi một Sparta bị suy yếu cuối cùng cũng đánh bại được Athens, nhưng như thế cũng đã là đủ với Thucydides. Trong khi các sử gia khác chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Peloponnese, Thucydides lại cố gắng đi sâu vào cốt lõi của vấn đề. Khi chuyển sự chú ý vào đặc điểm “sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta”, Thucydides đã nhận ra được lý do chính yếu ở tận gốc rễ của một số cuộc chiến tranh tàn khốc và gây khó hiểu nhất trong lịch sử. Bỏ qua yếu tố mục đích, khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa lật đổ cường quốc đang thống trị, các sức ép về mặt cấu trúc theo sau sẽ biến đối đầu bạo lực thành quy tắc, chứ không còn là ngoại lệ nữa. Điều này đã xảy ra giữa Athens và Sparta vào thế kỷ V TCN, giữa Đức và Anh cách đây 100 năm, https://thuviensach.vn suýt nữa dẫn tới chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ vào thập niên 1950 và 1960. Cũng như nhiều cường quốc khác sau này, Athens tin rằng sự trỗi dậy của mình là ôn hòa và không gây hại. Trong hơn nửa thế kỷ trước cuộc xung đột, Athens đã phát triển trở thành trung tâm của nền văn minh Hy Lạp. Triết học, kịch nghệ, kiến trúc, dân chủ, lịch sử, sức mạnh hải quân - Athens sở hữu tất cả, vượt quá những gì từng được chứng kiến hay tồn tại trước đây. Sự phát triển nhanh chóng của Athens bắt đầu đe dọa Sparta, vốn đã quen với vị trí thống trị của mình trên bán đảo Peloponnese. Trong khi sự tự tin và niềm tự hào của Athens tăng lên, nhận thức và nhu cầu được tôn trọng, cũng như nhu cầu thay đổi cấu trúc quyền lực ở Hy Lạp để phù hợp với thực tế quyền lực mới cũng tăng theo. Thucydides nói những điều trên là phản ứng tự nhiên của một thành bang với địa vị đang thay đổi. Tại sao người Athens lại không thể tin rằng lợi ích của họ nên được tôn trọng nhiều hơn? Tại sao người Athens lại không thể tin rằng họ nên có ảnh hưởng lớn hơn trong việc giải quyết những bất đồng? Thế nhưng, Thucydides giải thích rằng, việc người Sparta cho rằng những yêu cầu và tuyên bố của Athens là vô lý và thậm chí là vô ơn cũng hoàn toàn tự nhiên. Người Sparta đã đặt câu hỏi đúng về việc ai là người đã tạo ra một môi trường an ninh mà nhờ đó Athens có thể phát triển? Trong khi Athens chìm đắm trong niềm tự hào ngày càng tăng về tầm quan trọng của mình, cảm thấy bản thân được quyền có tiếng nói và sức ảnh hưởng lớn hơn, Sparta đáp lại bằng tâm thế bất an, sợ hãi, và cuối cùng quyết định bảo vệ nguyên vẹn trật tự hiện có. Những động lực tương tự có thể được tìm thấy trong hàng loạt các ngữ cảnh khác, thậm chí ngay cả bên trong một gia đình. Khi một đứa trẻ tuổi vị thành niên bắt đầu trưởng thành và tạo ra cảm giác rằng đứa trẻ ấy sẽ sớm vượt qua người anh (hay thậm chí là cả người cha) trong gia đình, chúng ta mong đợi điều gì? Liệu những việc như điều chỉnh lại phòng ngủ, không gian tủ quần áo, hay chỗ ngồi có đủ để thích nghi với thể trạng và độ tuổi trưởng thành của đứa trẻ kia? Trong một số loài mà bầy đàn do một cá thể https://thuviensach.vn đứng đầu như khỉ đột, khi một kẻ kế vị tiềm năng trở nên to lớn hơn và mạnh mẽ hơn, cả con đầu đàn lẫn kẻ thách thức đó sẽ sẵn sàng bước vào một trận chiến. Trong kinh doanh, khi các công nghệ mang tính đột phá giúp một số công ty mới bước vào thị trường như Apple, Google, hay Uber phá bỏ rào cản và phát triển nhanh chóng những mảng công nghiệp mới, kết quả thường dẫn đến quá trình cạnh tranh đầy gay gắt với các công ty vốn đã thống lĩnh thị trường từ lâu như Hewlett-Packard, Microsoft, hay các hãng taxi truyền thống và buộc các công ty này hoặc phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình, hoặc bị đào thải. Bẫy Thucydides nhắc tới một sự xáo trộn mang tính tự nhiên và không thể tránh khỏi xảy ra khi một thế lực đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ thế lực đang thống trị. Điều này có thể xảy ra ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, những tác động của nó trở nên đặc biệt nguy hiểm trong quan hệ quốc tế. Cũng giống như trong ví dụ điển hình của Bẫy Thucydides khi Hy Lạp cổ đại đã bị thương tổn nặng nề sau một cuộc chiến tranh, hiện tượng này là nỗi ám ảnh của ngành ngoại giao trong hàng thiên niên kỷ sau đó. Ngày nay, Bẫy Thucydides đã đẩy hai cường quốc hàng đầu thế giới tới gần một thảm họa mà không ai mong muốn, nhưng đồng thời khó có thể tránh khỏi. Liệu Mỹ và Trung Quốc có chắc chắn sẽ rơi vào chiến tranh? Thế giới chưa bao giờ chứng kiến một quá trình dịch chuyển nhanh chóng và chấn động tới như vậy trong cán cân quyền lực toàn cầu do quá trình trỗi dậy của Trung Quốc gây ra. Nếu coi Mỹ là một doanh nghiệp, doanh nghiệp này đã chiếm giữ 50% thị trường kinh tế toàn cầu trong những năm ngay sau Thế chiến II. Vào năm 1980, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 22%. Ba thập niên tăng trưởng liên tục hai con số của Trung Quốc đã tiếp tục hạ con số này xuống chỉ còn 16% như hiện nay. Nếu xu hướng trên vẫn tiếp tục, sản lượng kinh tế của Mỹ so với tổng sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm trong vòng ba thập niên tới, xuống mức 11%. Trong cùng khoảng thời gian đó, tỷ trọng của sản lượng kinh tế Trung Quốc so với tổng sản lượng kinh tế https://thuviensach.vn toàn cầu đã tăng từ mức 2% vào năm 1980 lên 18% vào năm 2016, và có thể đạt 30% vào năm 2040. Quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc đã biến đất nước này trở thành một cường quốc đáng gớm về chính trị lẫn quân sự. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong khi nước Mỹ phản ứng vụng về trước sự khiêu khích của Liên Xô, một lời nhắc nhở như thế này đã xuất hiện bên trong Lầu Năm Góc: “Nếu một ngày nào đó phải đối mặt với một đối thủ thật sự, chúng ta sẽ gặp rắc rối cực kỳ lớn.” Và Trung Quốc chính là một đối thủ đáng gờm đầy tiềm năng. Khả năng Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh với nhau là một viễn cảnh khó xảy ra chừng nào người ta còn coi đây là một quyết định thiếu sáng suốt. Tuy nhiên, Thế chiến I xảy ra cách đây hơn 100 năm là lời nhắc nhở rằng con người có thể trở nên điên rồ đến mức nào. Khi nhấn mạnh chiến tranh là điều “không thể hiểu nổi”, ấy là chúng ta đang tuyên bố về những chuyện phi lý có thể xảy ra trên đời hay chỉ tuyên bố về những gì nằm ngoài nhận thức hạn hẹp của mình? Như chúng ta có thể nhận thấy, câu hỏi mang tính quyết định đối với trật tự toàn cầu là liệu Trung Quốc và Mỹ có thể thoát khỏi Bẫy Thucydides hay không. Hầu hết mọi cuộc đối đầu có đặc trưng tương tự đều kết thúc một cách không thể tồi tệ hơn. Trong suốt 500 năm vừa qua, đã xuất hiện 16 trường hợp trong đó một cường quốc đang trỗi dậy đã đe dọa lật đổ cường quốc đang thống trị. Trong 12 trường hợp, kết quả cuối cùng là chiến tranh. Trong bốn trường hợp còn lại, chiến tranh chỉ được ngăn chặn khi cả kẻ thách thức lẫn người bị thách thức đã phải tiến hành hàng loạt những thay đổi to lớn và đau đớn về cả thái độ lẫn hành động. Mỹ và Trung Quốc có thể tránh chiến tranh với nhau bằng cách tương tự, nhưng khi và chỉ khi cả hai quốc gia có thể tự nhận thức hai sự thật khó khăn. Thứ nhất, theo xu hướng hiện tại, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong những thập niên tới không những có khả năng xảy ra, mà còn có khả năng xảy ra với một quy mô lớn hơn so với những gì chúng ta có thể tưởng https://thuviensach.vn tượng. Trên thực tế, theo các dữ liệu lịch sử, chiến tranh là điều rất có khả năng xảy ra. Hơn nữa, nếu đánh giá thấp các mối nguy hiểm, chúng ta đã góp phần gia tăng mức độ rủi ro. Nếu các lãnh đạo ở Bắc Kinh hay Washington vẫn tiếp tục làm những việc mà họ đã và đang làm trong suốt thập niên vừa qua, giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh. Thứ hai, chiến tranh không phải là điều tất yếu. Lịch sử cho chúng ta thấy các cường quốc thống trị có thể kiểm soát mối quan hệ của họ với đối thủ ngay cả khi những đối thủ đó đe dọa thay thế họ mà không gây ra chiến tranh. Những ghi chép về các thành công như thế cùng với những thất bại có thể cho các nhà lãnh đạo quốc gia ngày nay nhiều bài học. Như George Santayana từng nói, chỉ những ai thất bại trong việc ghi nhớ những bài học từ lịch sử mới đủ ngu ngốc để lặp lại chúng. Những chương tiếp theo mô tả nguồn gốc của Bẫy Thucydides, khám phá các cơ chế, cũng như giải thích Bẫy Thucydides có liên quan mật thiết như thế nào với quá trình cạnh tranh hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc. Phần I sẽ tóm tắt cô đọng về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mọi người đều biết tới sự phát triển của Trung Quốc, nhưng không nhiều người nhận ra tầm vóc cũng như hệ quả của sự phát triển đó. Như lời tóm tắt của cựu tổng thống Cộng hòa Czech, Václav Havel, điều đó xảy ra nhanh tới nỗi chúng ta không kịp ngạc nhiên. Phần II sẽ đặt những tiến triển gần đây trong quan hệ Mỹ - Trung vào một bức tranh lịch sử rộng lớn hơn. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu được các sự kiện mới xảy ra, mà còn cung cấp những gợi ý về tương lai mà các sự kiện đó sẽ dẫn tới. Chúng ta sẽ hồi tưởng lại 2.500 năm trước, thời điểm mà quá trình phát triển thần tốc của Athens đã gây sốc cho một Sparta thượng võ đang thống trị lúc bấy giờ và dẫn tới Chiến tranh Peloponnese. Một số ví dụ điển hình trong suốt 500 năm qua sẽ mang đến góc nhìn sâu sắc hơn về cách những căng thẳng leo thang, khiến cho các cường quốc thống trị lật lại bàn cờ và tiến hành chiến tranh. Ví dụ có đặc điểm gần nhất với tình hình hiện tại - sự thách thức mà nước Đức tạo ra cho đế chế toàn cầu của Anh trước Thế chiến II - có thể khiến chúng ta phải dừng lại để suy ngẫm. https://thuviensach.vn Phần III đặt ra câu hỏi liệu những xu hướng mà chúng ta thấy gần đây trong quan hệ của Mỹ với Trung Quốc có phải là điềm báo trước của một cơn bão đang đến với sức hủy diệt tương tự hay không. Các bản tin hằng ngày trên báo chí về cách hành xử của Trung Quốc cũng như “sự miễn cưỡng” của nước này trong việc chấp nhận “một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được Mỹ thiết lập sau Thế chiến II khiến chúng ta liên tưởng tới những sự kiện và cả những rủi ro tương tự hồi năm 1914. Cùng thời điểm đó, quá trình tự nhận thức đã xuất hiện. Nếu Trung Quốc “cũng giống như chúng ta” khi nước Mỹ hùng dũng tiến vào thế kỷ XX với lòng tự tin tràn đầy rằng 100 năm tiếp theo sẽ là kỷ nguyên của nước Mỹ, sự thù địch sẽ trở nên sâu sắc hơn, và chiến tranh có thể trở nên khó tránh hơn. Nếu Trung Quốc thật sự đi theo bước chân của Mỹ, chúng ta có thể sẽ thấy binh lính Trung Quốc tiến hành áp đặt ảnh hưởng của Bắc Kinh lên các quốc gia lân cận, y hệt như những gì Theodore Roosevelt đã làm để định hình “bán cầu của chúng ta” theo ý ông. Trung Quốc đang đi theo một lộ trình khác so với con đường trở thành siêu cường của nước Mỹ trước đây. Tuy nhiên, trong nhiều yếu tố có liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, chúng ta có thể nhận thấy sự tương đồng. Chủ tịch Tập Cận Bình muốn gì? Một câu thôi: khôi phục sự vĩ đại của Trung Quốc. Khát vọng sâu thẳm nhất của hơn 1 tỷ công dân Trung Quốc là làm quốc gia của họ trở nên không những giàu có, mà còn hùng mạnh. Trên thực tế, mục tiêu của họ là một Trung Quốc giàu có và hùng mạnh đến mức các quốc gia khác buộc phải công nhận các lợi ích của Trung Quốc, đồng thời tôn trọng Trung Quốc như những gì mà nước này đáng được hưởng. Quy mô và tham vọng to lớn của “giấc mộng Trung Hoa” này có thể khiến chúng ta thức tỉnh và từ bỏ bất cứ hy vọng nào tin rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ dần hạ nhiệt một cách tự nhiên khi Trung Quốc trở thành một “bên có trách nhiệm”. Đặc biệt, điều này có liên quan tới hiện tượng mà cựu đồng nghiệp Samuel Huntington của tôi đã định nghĩa là “sự va chạm giữa các nền văn minh”, một sự tách biệt mang tính lịch sử mà trong đó, sự khác biệt trong các giá trị cùng truyền thống của Mỹ và https://thuviensach.vn Trung Quốc khiến cho quá trình xích lại gần nhau của cả hai trở nên cực kỳ khó khăn. Thật ra, dù chưa thể tìm ra các giải pháp cho cuộc đối đầu hiện nay, xung đột vũ trang dường như vẫn còn là một viễn cảnh xa vời. Nhưng có thật vậy không? Thực tế mà nói, những con đường dẫn tới chiến tranh thường rất đa dạng và có vẻ thuyết phục (đôi khi còn tầm thường) hơn những gì chúng ta suy nghĩ nhiều. Từ những cuộc đối đầu hiện nay trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, trên không gian mạng, cho tới chiến tranh thương mại vốn có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát, thật đáng sợ khi chúng ta có thể dễ dàng nghĩ ra những kịch bản mà ở đó các binh sĩ của Mỹ và Trung Quốc bắn giết lẫn nhau. Mặc dù không có bất cứ kịch bản nào có thể dễ dàng trở thành sự thật, nhưng khi nhớ lại các hệ quả ngoài ý muốn của vụ ám sát thái tử Hapsburg hay từ cuộc phiêu lưu hạt nhân của Khrushchev tại Cuba, chúng ta lại tự nhắc nhở mình rằng ranh giới giữa “khó có thể xảy ra” và “không thể cứu vãn” là rất mong manh. Phần IV giải thích lý do tại sao chiến tranh không phải điều tất yếu. Cộng đồng hoạch định chính sách cũng như công chúng hầu hết đều tự mãn theo hướng hết sức ngây thơ về khả năng xảy ra chiến tranh. Trong khi đó, những người theo thuyết định mệnh lại đinh ninh có một lực không thể cưỡng lại được dẫn dắt chúng ta tới một mục tiêu bất di bất dịch. Không cách nghĩ nào trong số hai cách trên đúng cả. Nếu các nhà lãnh đạo ở cả hai xã hội tìm hiểu những thành công và thất bại trong quá khứ, họ sẽ tìm ra được rất nhiều gợi ý giúp xây dựng một chiến lược vừa có thể đáp ứng các lợi ích quan trọng của cả hai quốc gia, vừa tránh được chiến tranh. Sự trỗi dậy trở lại của một nền văn minh 5.000 năm tuổi với dân số 1,4 tỷ người không phải là một vấn đề cần giải quyết. Đó là một thực trạng - một thực trạng kinh niên cần phải được kiểm soát trong cả một thế hệ. Để thành công, chúng ta không chỉ cần một khẩu hiệu mới, không chỉ cần các cuộc gặp thượng đỉnh được tổ chức liên tục, hay các cuộc gặp cấp bộ trưởng. Việc kiểm soát mối quan hệ này sao cho không để xảy ra chiến tranh cần có sự tập trung liên tục, hằng tuần, ở cấp độ cao nhất của cả hai chính phủ. Để làm https://thuviensach.vn được điều đó, cần có sự thấu hiểu lẫn nhau sâu sắc chưa từng có từ trước tới nay kể từ các trao đổi giữa Henry Kissinger và Chu Ân Lai giúp tái lập quan hệ Mỹ - Trung trong thập niên 1970. Quan trọng hơn hết, các thay đổi mang tính chất căn bản trong thái độ và hành động của các lãnh đạo cũng như của công chúng, vốn chưa từng thực hiện từ trước tới nay, cũng phải được tiến hành. Để thoát khỏi Bẫy Thucydides, chúng ta phải nghĩ đến những thứ tưởng chừng không thể nghĩ tới - và tưởng tượng ra những thứ tưởng chừng không thể tưởng tượng ra được. Việc tránh cái Bẫy Thucydides trong trường hợp này không gì khác hơn là cố gắng thay đổi định mệnh của lịch sử. https://thuviensach.vn SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC https://thuviensach.vn 01 “CƯỜNG QUỐC LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI” Các người không hiểu người Athens là loại người như thế nào đâu. Họ luôn nghĩ ra những âm mưu mới và sẽ nhanh chóng bắt tay tiến hành những âm mưu đó. Họ lập ra một kế hoạch, và nếu nó thành công thì thành công đó sẽ không là gì so với những điều mà họ sẽ làm tiếp theo. Thucydides, sứ giả thành bang Corinth phát biểu trước Nghị hội Sparta, năm 432 TCN Hãy để Trung Quốc ngủ yên; một khi quốc gia này thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển. Napoleon, năm 1817 Chỉ một thời gian ngắn sau khi cậu ta trở thành giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ vào tháng 9 năm 2011, tôi đã tới thăm vị tướng thành công nhất thời hiện đại của nước Mỹ tại nhiệm sở ở Langley, bang Virginia. David Patreus và tôi gặp nhau lần đầu tiên vào thập niên 1980, khi cậu ta vẫn còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Princeton, còn tôi đang làm hiệu trưởng Trường Kennedy ở Harvard. Chúng tôi đã giữ liên lạc suốt từ đó tới nay, khi David liên tục thăng tiến trong hàng ngũ Lục quân Mỹ, còn tôi tiếp tục công việc học thuật của mình và giữ một số chức vụ tại Lầu Năm Góc. Sau khi thảo luận sơ qua về công việc mới của David, tôi hỏi cậu ta liệu những tay kỳ cựu ở Cục đã bắt đầu hé răng với cậu ta về một số thông tin mật quý giá hay chưa - đó là những thông tin và hồ sơ về những bí mật sâu thẳm nhất, được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Chính phủ Mỹ. Cậu ta cười https://thuviensach.vn ma mãnh và nói, “Chắc thầy cũng biết mà”, và sau đó chờ đợi tôi phát biểu thêm. Sau khi dừng lại một lúc, tôi hỏi cậu ta có biết bất cứ chuyện gì về “những người nằm vùng” hay không: đó là những cá nhân mà Cục thiết lập mối quan hệ với họ, nhưng nhiệm vụ của những người này là tiếp tục sinh sống và lập nghiệp tại một quốc gia nước ngoài để có thể thu thập toàn bộ hiểu biết về văn hóa, con người và chính phủ của quốc gia đó. Với cam kết sẽ giúp đỡ phát triển sự nghiệp của họ theo những cách khó có ai nhận biết được, Cục chỉ yêu cầu những cá nhân này rằng, khi được liên lạc - dĩ nhiên theo cách thức ngầm, có lẽ chỉ trong một đến hai lần trong cả một thập niên - họ sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc và thẳng thắn về chuyện đang xảy ra tại quốc gia đó, cũng như chuyện có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Ngay lúc đó, David nghiêng người về phía chiếc bàn trong khi tôi mở báo cáo từ một người mà những hiểu biết sắc bén và nhìn xa trông rộng của người đó có thể gợi ý cho Washington cách đối phó với thách thức địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Như tôi đã nói với vị giám đốc mới, cá nhân này đã đạt được thành công vượt xa mong đợi. Ông ta có cái nhìn cận cảnh về những rung chuyển ở bên trong Trung Quốc từ Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa trong thập niên 1960 cho tới quá trình xoay trục tư bản của Đặng Tiểu Bình những năm 1980. Trên thực tế, ông ta đã thiết lập các mối quan hệ công việc với nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm cả vị Chủ tịch tương lai Tập Cận Bình. Tôi bắt đầu đọc những câu hỏi đầu tiên trong bản vấn đáp dài 50 trang với những nội dung sau: Các lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc có nghiêm túc trong việc thay Mỹ trở thành cường quốc số một tại châu Á trong tương lai gần hay không? Chiến lược để trở thành số Một của Trung Quốc là gì? https://thuviensach.vn Những trở ngại chính trong quá trình thực hiện chiến lược này của Trung Quốc là gì ? Khả năng thành công của Trung Quốc ở mức nào? Nếu Trung Quốc thành công, hệ quả mà những láng giềng của Trung Quốc ở châu Á phải đối mặt là gì? Đối với nước Mỹ thì sao? Liệu xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có phải là một điều chắc chắn hay không? Cá nhân này đã cung cấp những câu trả lời vô giá cho các câu hỏi nêu trên, và còn nhiều hơn nữa. Ông ta đã tiết lộ nhiều điều mới mẻ về cách suy nghĩ của các lãnh đạo Trung Quốc. Ông tỉnh táo phân tích về rủi ro sắp tới trong trường hợp hai quốc gia có thể đối đầu nhau đầy bạo lực vào một ngày nào đó. Và ông còn mang lại những thông tin tình báo có khả năng áp dụng được vào thực tế nhằm ngăn điều không ai nghĩ tới trở thành sự thật. Lý Quang Diệu, dĩ nhiên, không phải là một gián điệp của CIA. Trí óc, trái tim và tâm hồn ông thuộc về Singapore. Thế nhưng, vị lãnh đạo lâu năm đó, người đã qua đời vào năm 2015, là cả một bầu trời trí tuệ ẩn mình trước những con mắt tầm thường. Bản báo cáo tôi đưa cho David là bản xem trước của cuốn sách Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United States, and the World (Lý Quang Diệu: Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới), cuốn sách mà tôi là đồng tác giả vào năm 2013 cùng với Robert Blackwill và All Wyne. Là người lập quốc cũng như lãnh đạo lâu năm của một đảo quốc tí hon, Lý Quang Diệu đã biến một làng chài nhỏ, nghèo nàn, tầm thường trở thành một siêu đô thị hiện đại. Là người gốc Hoa, ông từng học Đại học Cambridge và là hiện thân của sự hòa quyện giữa truyền thống Khổng học với các giá trị thượng lưu Anh. Cho tới khi qua đời năm 2015, không ai dám phủ nhận Lý Quang Diệu chính là chuyên gia quan sát Trung Quốc hàng đầu thế giới. Các nhận định sâu sắc của Lý Quang Diệu về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới biến ông trở thành một cố vấn chiến lược được các tổng thống và thủ tướng ở mọi châu lục thường xuyên tham https://thuviensach.vn vấn - bao gồm tất cả các Tổng thống Mỹ từ Richard Nixon cho tới Barack Obama. Hiểu biết sâu sắc của ông về Trung Quốc được phản ánh không chỉ qua “sự nhạy bén khác thường về chiến lược”, như những gì mà Henry Kissinger đã miêu tả, mà còn thông qua đòi hỏi mãnh liệt cần phải biết càng nhiều càng tốt về gã khổng lồ đang say giấc này của bản thân ông. Mặc dù sức mạnh về kinh tế và chính trị của Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông - vốn áp dụng quan điểm chủ nghĩa xã hội nông nghiệp Marxism - chưa thực sự rõ ràng, nhưng Trung Quốc vẫn là một gã khổng lồ, và đảo quốc nhỏ bé của Lý Quang Diệu đã phải cố gắng đấu tranh để có thể tồn tại dưới cái bóng của người khổng lồ đó. Lý Quang Diệu là một trong những người đầu tiên nhận thức được bản chất thật sự của Trung Quốc, cũng như toàn bộ tiềm năng của nước này. Điều đặc biệt là, trong khi Lý Quang Diệu tìm hiểu về Trung Quốc và các lãnh đạo của nước này thì ngược lại, Trung Quốc cũng tìm hiểu về ông và đất nước của ông. Vào cuối những năm 1970, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu tìm cách dẫn dắt Trung Quốc tiến nhanh vào cơ chế thị trường, các lãnh đạo Trung Quốc hướng về Singapore như một nơi thí điểm không chỉ về kinh tế, mà còn về chính trị. Lý Quang Diệu đã dành hàng nghìn giờ đồng hồ để nói chuyện trực tiếp với các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, quan chức nội các, và những lãnh đạo đang nổi lên của “người láng giềng phương Bắc”.* Mọi lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình cho tới Tập Cận Bình đều gọi ông là “tiên sinh”, một danh xưng rất được coi trọng trong văn hóa Trung Quốc. Thứ quan trọng nhất mà tôi có thể rút ra được từ Lý Quang Diệu để có thể chia sẻ với vị giám đốc mới của CIA liên quan tới câu hỏi khó nhằn nhất về xu hướng phát triển của Trung Quốc: Quá trình chuyển đổi đáng kinh ngạc của Trung Quốc sẽ có tác động như thế nào tới cán cân quyền lực toàn cầu? Câu trả lời của Lý Quang Diệu rất sâu sắc: “Mức độ thay đổi sự cân bằng toàn cầu của Trung Quốc lớn đến nỗi thế giới cần phải tìm ra một sự cân bằng mới. Việc chỉ coi Trung Quốc như một cường quốc khác hoàn toàn không khả thi. Đây là cường quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới.” Liệu nước Mỹ có trở thành số hai? https://thuviensach.vn Trong khóa học về an ninh quốc gia ở Harvard, bài giảng của tôi về Trung Quốc bắt đầu với một loạt những câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên so sánh tương quan giữa Trung Quốc và Mỹ vào năm 1980 với thứ hạng hiện tại của hai quốc gia. Hầu như lần nào cũng vậy, các sinh viên đều cảm thấy sốc với những gì mà họ được nhìn thấy. Chỉ cần nhìn lướt qua các bảng biểu với các số liệu từ năm 2015, chúng ta có thể hiểu tại sao. Chỉ trong vòng một thế hệ, một quốc gia trước đây chưa bao giờ xuất hiện trong bất cứ một bảng xếp hạng quốc tế nào đã nhảy vọt lên vị trí đầu bảng. Vào năm 1980, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ít hơn con số 300 tỷ đô la; năm 2015 con số này là 11 nghìn tỷ đô la - biến quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dựa trên tỷ giá thị trường. Năm 1980, thương mại giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài ít hơn 40 tỷ đô la; năm 2015, con số này gia tăng 100 lần, lên 4.000 tỷ đô la. Kể từ năm 2008, cứ mỗi hai năm thì tăng trưởng GDP ở Trung Quốc lại lớn hơn toàn bộ nền kinh tế Ấn Độ*. Thậm chí ngay cả khi tốc độ tăng trưởng sụt giảm vào năm 2015, kinh tế Trung Quốc cũng đã tạo ra một sản lượng kinh tế có giá trị tương đương với Hy Lạp chỉ trong vòng 16 tuần, và tương đương với Israel chỉ trong vòng 25 tuần. KINH TẾ TRUNG QUỐC SO VỚI MỸ (%) 1980 2015 GDP 7 61 Nhập khẩu 8 73 Xuất khẩu 8 151 Dự trữ 16 3.140 Số liệu được đo lường bằng đồng đô la Mỹ Nguồn: Ngân hàng thế giới Trong suốt quá trình phát triển ngoạn mục từ năm 1860 cho tới năm 1913, khi Mỹ khiến các nước châu Âu bị sốc bằng cách vượt qua Anh để trở thành https://thuviensach.vn nền kinh tế lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của Mỹ chỉ vào khoảng 4%*. Nhưng kể từ năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm. Theo Quy tắc 72 - lấy 72 chia cho tốc độ tăng trưởng hằng năm để xác định xem khi nào thì một nền kinh tế hay một khoản đầu tư sẽ gia tăng gấp đôi thì cứ mỗi bảy năm, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển gấp đôi. Để có thể đánh giá mức độ ngoạn mục của quá trình phát triển này, chúng ta cần đặt nó trong một khoảng thời gian dài hơn. Vào thế kỷ XVIII, nước Anh là nơi ra đời của Cách mạng Công nghiệp, hình thành nên thế giới hiện đại mà chúng ta đã biết như ngày nay. Năm 1776, Adam Smith xuất bản The Wealth of Nations (Của cải của các dân tộc) giải thích tại sao sau hàng thiên niên kỷ sống trong nghèo đói, chủ nghĩa tư bản thị trường đang tạo ra sự thịnh vượng và một tầng lớp trung lưu mới. 17 năm sau, một sứ giả của Vua George III (chính là “vua George điên”, người đã thất bại trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ) đã tới Trung Quốc đề nghị thiết lập quan hệ giữa hai quốc gia. Tại thời điểm đó, công nhân Anh có năng suất lao động lớn hơn rất nhiều so với các công nhân ở Trung Quốc*. Người Trung Quốc rất đông, như họ vẫn thế trong suốt hàng thế kỷ qua. Nhưng họ lại rất nghèo. Trong mỗi một ngày lao động, một công nhân Trung Quốc chỉ có thể làm việc đủ để nuôi sống bản thân và gia đình của anh ta, đồng thời tạo ra rất ít thặng dư cho nhà nước để chi trả cho binh lính hay đầu tư vào các loại vũ khí và quân đội ví dụ như hải quân (hầu như trong suốt hơn bốn thiên niên kỷ, các hoàng đế Trung Quốc không bao giờ đầu tư cho hải quân, ngoại trừ trong một khoảng thời gian ngắn 500 năm) để có thể triển khai sức mạnh của mình xa bên ngoài biên giới quốc gia. Ngày nay, các công nhân Trung Quốc có năng suất bằng 1/4 công nhân Mỹ. Nếu trong vòng một hoặc hai thập niên nữa, họ có thể gia tăng năng suất lên bằng 1/2 so với công nhân Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp đôi nền kinh tế Mỹ. Nếu năng suất cả hai bên bằng nhau, Trung Quốc sẽ sở hữu một nền kinh tế lớn gấp bốn lần kinh tế Mỹ. Những phép tính đơn giản như trên tạo ra một vấn đề mang tính nền tảng cho những nỗ lực của Washington nhằm “tái cân bằng” áp lực tăng trưởng https://thuviensach.vn đến từ Trung Quốc. Năm 2011, bằng một cách tương đối khoa trương, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố về một sự “xoay trục” quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chuyển sự chú ý và nguồn lực từ Trung Đông sang châu Á. Như lời của Tổng thống Obama, “sau một thập kỷ mà trong đó chúng ta phải tham dự vào hai cuộc chiến tranh đầy tốn kém, cả về sinh mạng lẫn tài sản, nước Mỹ đang chuyển sự chú ý của mình sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương đầy tiềm năng”. Ông hứa sẽ gia tăng sự hiện diện về ngoại giao, kinh tế, và quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời phát tín hiệu về quyết tâm của Mỹ trong việc đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực. Tổng thống Obama nhấn mạnh, quá trình “tái cân bằng này là một trong những thành tựu đối ngoại quan trọng của chính quyền ông ở thời điểm đó. Một trợ lý ngoại trưởng Mỹ dưới thời Obama và Ngoại trưởng Clinton là Kurt Campbell đã đi đầu trong nỗ lực này. Cuốn sách xuất bản năm 2016 của ông là The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia (Xoay trục: Tương lai chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á) đã coi viễn cảnh sáng sủa nhất của quá trình tái cân bằng vĩ đại” không đơn thuần là một khát vọng. Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng hết sức, Kurt Campbell không thể tìm thấy đầy đủ số liệu để hỗ trợ cho lập luận của mình. Dù đã căn cứ vào sự quan tâm của Tổng thống, thời gian diễn ra các cuộc họp của Ủy ban Chủ chốt và Ủy ban Đại biểu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, những dịp tiếp kiến các lãnh đạo khu vực, những lần máy bay xuất kích, thời gian mà các tàu chiến tiến hành nhiệm vụ và số tiền đã được chi, Kurt vẫn không thể khẳng định được là sự xoay trục đã diễn ra. Các cuộc chiến đang tiếp diễn ở Iraq, Afghanistan, cùng với cuộc chiến mới ở Syria và cuộc chiến chống lại ISIS trên khắp Trung Đông gần như chiếm trọn tất cả không gian của chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời kỳ Obama, cũng như thời gian làm việc mỗi ngày trong suốt tám năm nắm quyền của Tổng thống. Như một quan chức Nhà Trắng thời Obama nhớ lại: “Chúng tôi không hề cảm thấy mình đã xoay trục khỏi Trung Đông. Khoảng 80% các cuộc họp chính ở Hội đồng An ninh Quốc gia đều tập trung vào các vấn đề ở Trung Đông.” https://thuviensach.vn Thậm chí, nếu sự quan tâm của Mỹ không đặt ở một nơi nào đó khác, Washington vẫn sẽ phải nhọc nhằn chống lại các quy luật về trọng tâm kinh tế. Hãy so sánh tương quan sức nặng của cả hai nền kinh tế và Trung Quốc như hai đối thủ ngồi ở hai đầu bập bênh. Kết luận vừa rõ ràng lại vừa đau đớn. Người Mỹ vẫn đang tranh luận xem liệu họ có nên giảm bớt sức nặng ở chân trái của mình (Trung Đông) để gia tăng thêm sức nặng ở chân phải (châu Á) hay không. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển. Và kết quả là vị trí của nước Mỹ trên chiếc bập bênh đó đã bị nghiêng về một phía mà không bao lâu nữa cả hai chân của họ sẽ bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất. https://thuviensach.vn Đây chính là ẩn ý đằng sau câu hỏi đầu tiên trong loạt câu hỏi của tôi trên giảng đường. Câu hỏi thứ hai còn gây ám ảnh hơn. Đó là: Khi nào nước Mỹ sẽ thật sự nhận ra mình đứng thứ hai? Đến năm nào Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xe hơi số một, thị trường hàng xa xỉ lớn nhất, hay thậm chí là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới? https://thuviensach.vn Hầu hết sinh viên đều hết sức kinh ngạc khi biết được rằng trong mọi chỉ số, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Là nhà chế tạo tàu biển, thép, nhôm, đồ nội thất, quần áo, dệt may, điện thoại di động lớn nhất, Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới. Họ còn ngạc nhiên hơn khi phát hiện Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ lớn nhất của hầu hết mọi loại sản phẩm. Nước Mỹ là nơi sản sinh ra xe hơi, thế nhưng Trung Quốc hiện tại lại là nhà sản xuất và là thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất. Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 25 triệu xe hơi trong năm 2015 - hơn 3 triệu chiếc so với số xe đã bán tại Mỹ. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ điện thoại di động và thương mại điện tử lớn nhất thế giới, đồng thời có số lượng người dùng Internet lớn nhất. Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu mỏ hơn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, lắp đặt nhiều nhà máy năng lượng mặt trời hơn tất cả các quốc gia khác. Có lẽ điều gây tổn thương nhất tới “cái tôi” của nước Mỹ chính là vào năm 2016 - kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - Trung Quốc vẫn tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng đó là điều không thể! Đối với những người Mỹ lớn lên trong một thế giới mà ở đó nước Mỹ là số một - ở đây có nghĩa là tất cả những người Mỹ sinh ra từ năm 1870 - quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể thay thế nước Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới là điều không tưởng. Nhiều người Mỹ xem sự thống trị về mặt kinh tế là một thứ gì đó không thể thay thế được, đến mức quan điểm này đã trở thành một phần trong bản sắc dân tộc họ. Mối liên hệ giữa nước Mỹ và vị thế số một của nó giải thích tại sao một cơn bão lửa đã bùng lên trong cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng Thế giới ở Washington năm 2014, khi IMF công bố báo cáo thường niên về kinh tế toàn cầu. Như dòng tít mà báo chí đã đưa: “Nước Mỹ hiện tại là số Hai”. Trang MarketWatch cũng nhấn mạnh: “Thật không dễ dàng khi nói ra điều này, nhưng tôi vẫn phải nói: ‘Chúng ta không còn là số Một nữa’.” Ảm đạm hơn, tờ Financial Times tóm tắt thông điệp của IMF: “Đã chính thức rồi. Vào năm 2014, IMF đã dự đoán rằng quy mô nền kinh tế Mỹ là 17.400 https://thuviensach.vn tỷ đô la và quy mô nền kinh tế Trung Quốc là 17.600 tỷ đô la.” Financial Times tiếp tục: “Cho tới năm 2005, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa bằng một nửa nền kinh tế Mỹ. Đến năm 2019, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn 20% so với kinh tế Mỹ.” IMF đã đo lường GDP Trung Quốc thông qua sức mua tương đương, hay PPP, vốn là tiêu chuẩn hiện hành đang được sử dụng bởi các thể chế quốc tế lớn có nhiệm vụ so sánh nền kinh tế của các quốc gia. Như CIA đã khẳng định, PPP “cung cấp xuất phát điểm khả dĩ nhất để so sánh sức mạnh kinh tế và phúc lợi giữa các quốc gia”. IMF giải thích rằng, “tỷ giá thị trường thường không ổn định và việc sử dụng tỷ giá có thể tạo ra những biến động lớn trong việc đo lường tổng giá trị tăng trưởng ngay cả khi tốc độ tăng trưởng ở một nền kinh tế cụ thể nào đó là ổn định, PPP thường được xem là một công cụ đo lường phúc lợi tổng thể tốt hơn”. Nếu đo lường bằng sức mua tương đương, Trung Quốc không những vượt qua Mỹ mà còn chiếm tỷ trọng gần 18% GDP toàn cầu, so với chỉ 2% trong năm 1980. Đối với những ai xem sự thống trị của nước Mỹ như một đức tin, tuyên bố của IMF đã kích động một cuộc tìm kiếm ráo riết những số liệu chứng minh rằng Mỹ vẫn là số một. Những số liệu này bao gồm GDP bình quân đầu người, hay số liệu mới có liên quan tới chất lượng cuộc sống hay phúc lợi, cùng những lập luận mới ủng hộ việc sử dụng tiêu chuẩn đo lường GDP thông qua tỷ giá thị trường như trước đây. Do vấp phải sự không đồng tình của một vài đồng nghiệp đáng kính, tôi đã hỏi ý kiến của giáo sư hàng đầu thế giới Stanley Fischer, người đang làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang, cựu giáo sư tại MIT, về cách thức chúng ta nên dùng để đo lường kinh tế Mỹ trong tương quan với Trung Quốc. Fischer đã viết sách giáo khoa về kinh tế vi mô, là thầy của Ben Bernanke (cựu Chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang) và Mario Draghi (người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu), đã từng giữ chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Israel, và hiện tại là Phó Chủ tịch FED. Ông biết rõ những điều mình nói. Và theo đánh giá của ông, PPP chính là thước đo tốt nhất trên thực tế và không chỉ để đánh giá sức mạnh kinh tế một cách tương đối. “Trong việc so sánh quy mô của các nền kinh tế https://thuviensach.vn quốc gia,” ông nói với tôi, “đặc biệt với các mục tiêu như đánh giá tiềm lực quân sự, với vai trò của phép tính xấp xỉ đầu tiên, công cụ tốt nhất chính là PPP. Công cụ này sẽ đánh giá có bao nhiêu máy bay, tên lửa, tàu chiến, thủy thủ, phi công, máy bay không người lái, căn cứ quân sự và các nguồn lực quân sự khác mà một quốc gia có thể mua, và giá trị mà quốc gia này sẽ phải chi trả dựa trên đồng tiền của chính quốc gia ấy”*. The Military Balance, ấn bản thường niên có sức ảnh hưởng của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cũng đồng ý với nhận định trên, cho rằng “quan điểm ủng hộ sử dụng PPP thể hiện rõ nét nhất trong trường hợp của Trung Quốc và Nga”. Khi tôi viết những dòng này, câu chuyện được báo chí phương Tây ưa thích là nền kinh tế của Trung Quốc sẽ “chậm lại”. Khi tìm kiếm các báo cáo có liên quan đến kinh tế Trung Quốc từ 2013 tới 2016 thì đó chính là cụm từ được sử dụng thường xuyên nhất để mô tả những gì đang xảy ra*. Tuy nhiên, ít ai quan tâm rằng: Chậm lại so với ai? Trong cùng khoảng thời gian đó, tính từ mà báo chí Mỹ ưa thích khi mô tả nền kinh tế Mỹ là “đang hồi phục”. Nhưng khi so sánh sự “chậm lại” của Trung Quốc với quá trình “đang hồi phục” của Mỹ, liệu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại bằng với tốc độ tăng trưởng của Mỹ chưa? Hay là cao hơn một chút? Hay cao hơn rất nhiều? https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Chắc chắn, kể từ khủng hoảng tài chính và Đại Suy thoái năm 2008, nền kinh tế Trung Quốc đã thật sự phát triển chậm lại, từ trung bình 10% trong thập niên trước năm 2008 xuống còn 6-7% trong các năm 2015 và 2016. Thế nhưng, trong khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã suy giảm khoảng 1/3 so với trước khi khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã suy giảm đến một nửa. Nền kinh tế “đang phục hồi” của Mỹ chỉ tăng trưởng trung bình 2,1% mỗi năm trong những năm trước Đại Suy thoái. Trong khi đó, kinh tế các nước EU tăng trưởng 1,3% hằng năm từ đó cho tới nay và tiếp tục trì trệ. Tình trạng tương tự xảy ra với Nhật Bản, với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ 1,2% trong suốt giai đoạn trên*. Đối với tất cả những ồn ào xoay quanh sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, hãy nhớ lấy một sự thật hiển nhiên: Kể từ Đại Suy thoái, đến 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu tập trung ở một quốc gia - Trung Quốc*. Liệu thành Rome có thể được xây chỉ trong hai tuần? Năm 1980, rất hiếm khách du lịch Mỹ tới thăm Trung Quốc. Đất nước này khi đó chỉ mới “mở cửa” với phương Tây, và việc đi lại giữa hai bên vẫn còn khó khăn. Những ai đã tới thăm Trung Quốc đều nhận thấy đất nước này dường như vẫn còn phảng phất hình ảnh của một thời quá vãng: rộng lớn, quê mùa, trì trệ, bí hiểm và im lìm. Họ nhìn thấy những căn nhà được dựng bằng tre bên cạnh những khu chung cư xập xệ kiểu Liên Xô; đường phố đầy xe đạp, và người đạp xe đều mặc những bộ đồ đại cán giống hệt phong cách của Mao Trạch Đông. Khách du lịch theo đường biển tới từ Hồng Kông sẽ nhìn thấy những cánh đồng trống rỗng ở Quảng Châu và Thâm Quyến, với một vài ngôi làng nằm rải rác. Dù đi đến đâu, người Mỹ đều nhận thấy sự nghèo đói: 88% trong tổng số 1 tỷ công dân Trung Quốc phải vật lộn để mưu sinh - như họ vẫn thế suốt hàng nghìn năm trước Cách mạng Công nghiệp - với thu nhập ít hơn 2 đô la Mỹ mỗi ngày. Những đường phố trước đây vắng bóng xe cộ ở Bắc Kinh nay được lấp đầy bởi hơn 6 triệu xe hơi. Nhìn lại nhiệm vụ ngoại giao bí mật của ông tại Trung Quốc đầu thập niên 1970, Henry Kissinger - vị Ngoại trưởng Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa Trung Quốc cho phương Tây - đã https://thuviensach.vn nói rằng: Nhớ lại Trung Quốc năm 1971, nếu có người nào cho tôi xem một bức ảnh của Bắc Kinh và nói rằng 25 năm sau Bắc Kinh sẽ trông như thế này đây, tôi sẽ nói rằng đấy là điều không thể.” Ngôi làng Thâm Quyến ngày nay là một siêu đô thị với dân số hơn 10 triệu người, và ở đó giá bất động sản có thể ngang ngửa với Thung lũng Silicon. Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, một nhà quan sát Trung Quốc sắc sảo, đã mô tả sự bùng nổ của nước này giống như “Cách mạng Công nghiệp Anh và cách mạng thông tin toàn cầu nổ ra cùng một lúc và được nén lại không phải trong 300 năm, mà chỉ là 30 năm”. Khi người Mỹ than phiền về việc cần phải tốn bao nhiêu thời gian để xây dựng một tòa nhà hay sửa chữa một con đường, chính quyền thường trả lời: “Thành Rome đâu có được xây chỉ sau một ngày.” Dường như người ta đã quên không nói cho Trung Quốc nghe điều này. Tại thời điểm năm 2005, cứ hai tuần, nước này đã tiến hành xây dựng trên một diện tích tương đương với Rome ngày nay*. Giữa năm 2011 và năm 2013, Trung Quốc đã sản xuất và sử dụng số lượng xi măng còn lớn hơn toàn bộ số lượng xi măng mà Mỹ sử dụng trong toàn bộ thế kỷ XX*. Năm 2011, một công ty Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà cao 30 tầng chỉ trong 15 ngày. Ba năm sau, một công ty xây dựng khác xây một tòa nhà chọc trời 57 tầng chỉ trong 19 ngày. Trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng một khối lượng tương đương với toàn bộ quỹ nhà ở của châu Âu chỉ trong vòng 15 năm. Khi lần đầu tiên được nhìn thấy Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Mai Giang “to lớn, đầy đủ tiện nghi”, nơi tổ chức hội nghị mùa hè 2010 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, vị chuyên gia của New York Times Thomas Friedman thừa nhận rằng mình đã bị choáng ngợp. Họ chỉ mất tám tháng để xây dựng công trình này. Không chỉ kinh ngạc khi quan sát kỳ công của người Trung Quốc, Friedman còn tỏ ra sợ hãi. Một nhóm thợ của Washington Metro phải mất một khoảng thời gian tương đương chỉ để sửa chữa “hai chiếc thang cuốn bé tẹo chỉ có 21 bậc mỗi thang tại một ga tàu điện ngầm” gần nhà ông ở Maryland. https://thuviensach.vn Friedman đã dành hẳn một chương trong cuốn sách Hot, Flat, and Crowded (Nóng, phẳng và chật) của mình chỉ để suy ngẫm xem nước Mỹ có thể tiến hành những cải cách có ảnh hưởng sâu rộng tới mức nào nếu được trở thành “Trung Quốc trong một ngày”. Ngày nay, Trung Quốc chỉ cần vài tiếng đồng hồ để làm những điều mà nước Mỹ phải mất nhiều năm để hoàn thành. Tôi đã phải tự nhắc nhở mình về điều này hằng ngày khi ngắm nghía cây cầu bắc qua sông Charles nằm giữa văn phòng của tôi tại Trường Kennedy và Trường Kinh doanh Harvard. Cây cầu đang trong giai đoạn tái thiết, khiến giao thông tắc nghẽn suốt bốn năm. Vào tháng 11 năm 2015, Bắc Kinh thay thế cây cầu Tam Nguyên lớn hơn cầu sông Charles rất nhiều và nặng 1.300 tấn chỉ trong 43 tiếng đồng hồ. Tổng cộng, Trung Quốc đã xây dựng gần 4,2 triệu km đường, bao gồm gần 113.000 km cao tốc từ 1996 cho tới 2006, kết nối 95% làng mạc trên khắp cả nước và vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có hệ thống đường cao tốc dày đặc nhất với chiều dài gần gấp rưỡi. Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, gồm 19.300 km đường sắt có khả năng vận chuyển hành khách với vận tốc lên tới 290 km/giờ. Ở Mỹ, hệ thống đường sắt mới đó dài gấp bốn lần khoảng cách từ New York đến California. Với vận tốc 290 km/giờ, một người có thế đi từ Nhà ga Trung tâm Thành phố New York tới Ga Union ở Washington trong hơn một tiếng; từ Boston tới Washington trong vòng hai tiếng. Trên thực tế, Trung Quốc hiện đang sở hữu mạng lưới đường sắt tốc độ cao lớn hơn toàn bộ thế giới cộng lại. Trong cùng khoảng thời gian đó, California đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng một tuyến đường sắt đơn tốc độ cao dài 836 km nối Los Angeles và San Francisco. Cử tri đã thông qua dự án vào năm 2008, nhưng bang California gần đây đã phải thừa nhận rằng dự án sẽ không thể hoàn thành cho tới năm 2029, với chi phí 68 tỷ đô la - trễ hơn chín năm và chi phí đội thêm 35 tỷ đô la so với dự tỉnh. Cho tới khi đó, Trung Quốc dự định hoàn thành thêm 25.000 km đường sắt cao tốc. https://thuviensach.vn Ngoài cao ốc, cầu đường và hệ thống đường sắt tốc độ cao, còn có những tác động ngoài sức tưởng tượng đến từ quá trình phát triển con người ở Trung Quốc. Mới cách đây một thế hệ thôi, 90% người Trung Quốc có mức sống chưa tới 2 đô la một ngày. Ngày nay, con số này chỉ còn dưới 3%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 193 đô la năm 1980 lên tới hơn 8.100 đô la hiện nay*. Khi phân tích quá trình tiến tới Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo nhất thế giới, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick đã phát biểu vào năm 2010 rằng: “Từ năm 1981 đến năm 2004, Trung Quốc đã thành công trong việc đưa hơn nửa tỷ người ra khỏi cảnh đói nghèo cùng cực. Đây chắc chắn là nỗ lực xóa đói giảm nghèo vĩ đại nhất trong lịch sử.” Giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các chỉ dấu có liên quan ở Trung Quốc phản ánh những tiến bộ tương tự trong việc gia tăng phúc lợi của người dân. Năm 1949, người dân Trung Quốc có tuổi thọ bình quân chỉ vào khoảng 36 tuổi, và trong 10 người thì 8 người không biết đọc hoặc biết viết. Đến năm 2014, tuổi thọ gia tăng gấp đôi, lên 76 tuổi, và 95% dân số biết đọc biết viết. Nếu Trung Quốc tiếp tục đà phát triển hiện tại, hàng triệu người sẽ được tận hưởng điều kiện sống cải thiện gấp 100 lần trong suốt cuộc đời họ. Trong khi đó, theo mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong thập kỷ vừa qua tại Mỹ, người Mỹ sẽ phải chờ 740 năm để có mức cải thiện tương đương. Như tạp chí Economist đã thường xuyên giải thích với độc giả, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, châu Á hiện nay đã giàu có hơn châu Âu xét theo tổng tài sản cá nhân. Và người ta dự báo châu Á sẽ vượt Bắc Mỹ vào khoảng năm 2020, trong đó Trung Quốc là động lực tăng trưởng tổng tài sản chính (bao gồm tổng các loại tài sản tài chính của các hộ gia đình)*. Chỉ trong một cái chớp mắt của lịch sử, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không chỉ giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo, mà còn giúp tạo ra một số lượng triệu phú và tỷ phú đáng kinh ngạc. Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới vào năm 2015, và ở nước này hiện tại cứ mỗi tuần lại có thêm một tỷ phú xuất hiện*. Và trong khi Trung Quốc là một trong những nơi mà người dân tiết kiệm nhiều nhất trên thế giới - các gia đình thông thường tiết kiệm tới hơn 30% thu nhập khả dụng của họ - thật https://thuviensach.vn khó tưởng tượng Karl Marx sẽ nói gì khi ông biết tổng số lượng những “người cộng sản” ở Trung Quốc đang sử dụng đồ hiệu Prada. Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua một nửa số lượng hàng xa xỉ bán ra trên toàn cầu năm 2015. Louis Vuitton, Chanel và Gucci hiện nay coi người dân Trung Quốc là đối tượng khách hàng chủ yếu của họ. Những buổi đấu giá có giá trị cao nhất ở Sotheby và Christie ngày nay được tổ chức ở Bắc Kinh và Thượng Hải, thay vì New York và London. Cuộc cách mạng STEM Cách đây một thế hệ, Trung Quốc đội sổ ở hầu hết các bảng xếp hạng quốc gia trong những lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và sáng tạo. Nhưng chỉ sau hai thập niên quyết tâm đầu tư vào nguồn vốn con người, nơi đây đã trở thành một trong những quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ. Ngày nay Trung Quốc là đại kình địch của Mỹ, và thậm chí đã vượt Mỹ trong một số lĩnh vực*. Tiêu chuẩn vàng được quốc tế công nhận trong việc so sánh năng lực học sinh trung học chính là Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA). Trong bài kiểm tra PISA năm 2015, Trung Quốc xếp hạng 6 về toán học trong khi Mỹ xếp hạng 39. Điểm số của Trung Quốc cao hơn nhiều so với điểm trung bình của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong khi điểm số của Mỹ thấp hơn đáng kể. Thậm chí, bang được đánh giá cao nhất nước Mỹ là Massachusetts chỉ đứng hạng 20 nếu được tính là một quốc gia riêng biệt trong bảng xếp hạng - giảm từ hạng 9 trong bài kiểm tra PISA năm 2012*. Theo một so sánh trong số các sinh viên nhập học ngành kỹ thuật và khoa học máy tính gần nhất của Đại học Stanford, các học sinh tốt nghiệp cấp 3 người Trung Quốc có lợi thế hơn ba năm so với những người bạn đồng lứa người Mỹ về tư duy phản biện*. Năm 2015, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua MIT trong bảng xếp hạng U.S. News & World Report để trở thành trường đại học hàng đầu thế giới về đào tạo kỹ thuật. Trong top 10 trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu, Trung Quốc và Mỹ mỗi nước có bốn trường. Trong các ngành học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), các ngành cung cấp năng lực cốt lõi https://thuviensach.vn thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học, công nghệ và các lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay trong các nền kinh tế hiện đại, số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm của Trung Quốc cao gấp bốn lần Mỹ (1,3 triệu so với 300.000). Đó là chưa kể tới hơn 300.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại các cơ sở của Mỹ. Khoảng cách này đã được duy trì trong một thập niên mặc cho Chính quyền Obama đã chính thức phát động sáng kiến Học tập để Sáng tạo (Educate to Innovate) với mục tiêu thúc đẩy giáo dục STEM. Trong mỗi năm cầm quyền của Obama, các trường đại học Trung Quốc tạo ra nhiều tiến sĩ trong các ngành STEM hơn các trường đại học Mỹ. Tác động của nguồn vốn đầu tư Trung Quốc vào giáo dục đã thể hiện rất rõ ràng trong toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Dù lâu nay bị xem là một nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng giá trị thấp với chi phí lao động rẻ, tỷ trọng giá trị gia tăng toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc từ mức 7% năm 2003 đã tăng lên 27% năm 2014. Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ cũng đã báo cáo rằng trong cùng khoảng thời gian, tỷ trọng của Mỹ trong thị trường công nghệ cao đã giảm từ 36% xuống còn 29%. Ví dụ, trong mảng robot vốn đang phát triển nhanh chóng, vào năm 2015, Trung Quốc không những đã đăng ký số bằng sáng chế mới cao gấp đôi Mỹ, mà còn đưa vào sử dụng khoảng 2,5 triệu robot công nghiệp. Trung Quốc hiện nay đứng đầu thế giới về sản xuất máy tính, thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông và dược phẩm. Năm 2015, tổng số lượng đăng ký sáng chế ở Trung Quốc cao gấp hai lần nước đứng thứ hai là Mỹ và họ cũng trở thành quốc gia đầu tiên đăng ký hơn 1 triệu bằng sáng chế trong một năm*. Theo đà này, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về ngân sách cho nghiên cứu và phát triển năm 2019*. Như một báo cáo của Học viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ thực hiện năm 2014 đã cảnh báo: “Nếu đất nước chúng ta không phản ứng nhanh chóng để hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học, lợi thế mà chúng ta luôn nắm giữ từ trước tới nay trong vai trò một cỗ máy sáng tạo thúc đẩy các khám phá mới và tạo ra tăng trưởng việc làm sẽ bị phá vỡ.” https://thuviensach.vn Đáp lại xu hướng này, nhiều người Mỹ đã tự huyễn hoặc bản thân khi tin rằng thành công của Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào sao chép và sản xuất hàng loạt, bất chấp thành công ấy có rầm rộ đến đâu. Mặc dù vẫn là một nơi nổi tiếng với nạn vi phạm bản quyền trên mạng và gián điệp kinh doanh, càng ngày càng khó để phủ nhận Trung Quốc đang nổi lên như một quốc gia sáng tạo với nội lực của riêng mình. Ví dụ như lĩnh vực siêu máy tính, lĩnh vực mà Phòng Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng đã đề cập cụ thể là “hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế, phát hiện khoa học và an ninh quốc gia”. Để đảm bảo nước Mỹ có thể duy trì “vị thế lãnh đạo” của mình trong lĩnh vực siêu máy tính, Tổng thống Obama đã lập ra Sáng kiến Chiến lược Máy tính Quốc gia vào năm 2015 như là một trụ cột trong Chiến lược Vì một nước Mỹ Sáng tạo. Thế nhưng, kể từ tháng 6 năm 2013, siêu máy tính nhanh nhất thế giới không nằm ở Thung lũng Silicon, mà là ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, trong danh sách 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới - một bản danh sách mà Trung Quốc không hề hiện diện vào năm 2001 - thì hiện nay nước này đã có 167 siêu máy tính, hơn Mỹ hai chiếc. Hơn nữa, siêu máy tính hàng đầu của Trung Quốc nhanh hơn siêu máy tính hàng đầu của Mỹ gấp năm lần. Và trong khi các siêu máy tính Trung Quốc trước đây chủ yếu dựa vào các bộ vi xử lý của Mỹ thì vào năm 2016, siêu máy tính hàng đầu của Trung Quốc được lắp ráp hoàn toàn dựa trên các bộ vi xử lý nội địa. Hai đột phá quan trọng khác của Trung Quốc trong năm 2016 khiến cho tương lai dường như trở nên đầy rắc rối: vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới được phóng lên vũ trụ, được thiết kế để truyền tải một lượng thông tin viễn thông có quy mô lớn chưa từng có và siêu an toàn, có khả năng chống tin tặc; đài thiên văn vô tuyến lớn nhất trái đất, một thiết bị có năng lực vô song trong việc tìm kiếm sự sống thông minh ở sâu trong không gian, đã được hoàn thành. Các thành tựu này đã chứng tỏ khả năng của Trung Quốc trong việc tiến hành những dự án tốn kém, dài hơi và mang tính tiên phong, cũng như khả năng của nước này trong việc biến những dự án đó thành hiện thực - một năng lực đang dần teo tóp ở Mỹ, thể hiện qua thất bại của một loạt các siêu dự án được đầu tư hàng tỷ đô la, từ tổ hợp tái chế plutonium ở https://thuviensach.vn sông Savannah, Nam Carolina (có thể bị hủy bỏ, mặc dù đã đầu tư 5 tỷ đô la từ tiền thuế của người dân, sau khi một dự đoán cho thấy dự án này sẽ tiêu tốn 1 tỷ đô la mỗi năm và kéo dài hàng thập niên) cho tới thứ mà MIT gọi là dự án thu gom và lưu trữ carbon “hiện đại nhất” tại hạt Kemper, Mississippi (vượt dự toán kinh phí 4 tỷ đô la, gần đây đã bị hoãn trong thời gian hai năm, và đang đối mặt với một tương lai không chắc chắn). Những nòng súng lớn hơn từ những khẩu súng lớn hơn Mặc dù để đánh giá sự trỗi dậy của một quốc gia, GDP không phải là thước đo duy nhất, tuy nhiên chỉ số này vẫn phản ánh được nền tảng sức mạnh quốc gia. Và mặc dù GDP không biến đổi ngay lập tức hay tự động trở thành sức mạnh kinh tế hay quân sự thì như lịch sử đã chứng minh, các quốc gia có GDP lớn hơn theo thời gian sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong việc định hình các vấn đề quốc tế. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên phát triển hơn, súng đạn và xe tăng của nước này - và những phiên bản thế kỷ XXI của chúng - cũng đã trở nên tốt hơn, cho phép Trung Quốc tiến hành cạnh tranh ở một mức độ mới với các cường quốc khác, đặc biệt là Mỹ. Cũng giống như khi các công ty khởi nghiệp công nghệ như Facebook và Uber sử dụng khái niệm đổi mới mang tính đột phá để lật đổ các công ty đang thống trị, quân đội Trung Quốc đang phát triển các loại công nghệ mới có khả năng tấn công các loại tàu chiến, máy bay và vệ tinh mà Mỹ đã phát triển trong suốt hàng thập niên qua - với chi phí rẻ hơn nhiều so với Mỹ. Ngày nay, các quốc gia trong giai đoạn bám đuổi không cần phải lặp lại quá trình đầu tư giống như những gì mà đối thủ của họ đã làm đối với các loại phần cứng và vũ khí “cũ kỹ”. Công nghệ mới cho phép phát triển các giải pháp đối phó phi đối xứng, ví dụ như tên lửa có thể được phóng từ đại lục nhằm mục tiêu phá hủy các tàu sân bay, hay các loại vũ khí chống vệ tinh với giá 1 triệu đô la có thể tiêu diệt một vệ tinh Mỹ có giá hàng tỷ đô la*. Mặc dù mới chỉ dành trung bình 2% GDP cho quốc phòng từ cuối thập niên 1980 (Mỹ dành gần 4%)*, ba thập niên tăng trưởng kinh tế hai con số https://thuviensach.vn đã khiến năng lực của quân đội Trung Quốc tăng gấp tám lần*. Hiện tại, ngân sách quốc phòng trị giá 146 tỷ đô la của Trung Quốc theo tỷ giá thị trường (hay 314 tỷ đô la theo PPP) chỉ đứng thứ hai sau Mỹ, và gấp hai lần Nga. Sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong Chương 6. Còn bây giờ, đã quá đủ để nói rằng Trung Quốc có khả năng đảm bảo một số lợi thế trên chiến trường. Phân tích chính xác nhất về sự thay đổi cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực là một báo cáo năm 2015 của RAND Corporation với tiêu đề “Bảng xếp hạng Quân sự Mỹ - Trung”. Báo cáo cho thấy, vào năm 2017, Trung Quốc sẽ có một “lợi thế” hay “sự tương đồng tương đối” tại sáu trong tổng số chín lĩnh vực tấn công thông thường: ví dụ, khả năng tiến hành tấn công nhắm vào các sân bay và mục tiêu trên đất liền hoặc trên mặt nước, đạt được khả năng chiếm ưu thế trên không và ngăn chặn đối phương sử dụng các loại vũ khí đặt trên không gian. Báo cáo kết luận rằng trong vòng 5 đến 15 năm tới, “châu Á sẽ chứng kiến một sự thoái lui mang tính lũy tiến trong sự thống trị của Mỹ”. Cũng giống như quá trình phát triển kinh tế, sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc đã làm xói mòn nhanh chóng vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ và ép buộc các nhà lãnh đạo Mỹ phải đối mặt với một sự thật cay đắng liên quan tới những hạn chế về mặt quyền lực của nước này. Cán cân quyền lực mới Trong lúc giữ chức ngoại trưởng, Hillary Clinton đã từng cho rằng trong thế kỷ XXI, khái niệm cân bằng quyền lực đã lỗi thời*. Lý Quang Diệu không đồng ý. Ông xem quan điểm này là nền tảng căn bản để có thể hiểu rõ mối quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, như ông đã giải thích, “trong khái niệm cũ, cân bằng quyền lực chủ yếu dựa trên quyền lực quân sự. Ngày nay, đó là sự tổng hòa giữa kinh tế và quân sự, và tôi nghĩ yếu tố kinh tế quan trọng hơn quân sự”. Khái niệm cân bằng quyền lực mới này đã được gọi bằng một cái tên khác: địa kinh tế, hay quá trình sử dụng các công cụ kinh tế (từ thương mại và chính sách đầu tư tới cấm vận, tấn công mạng, hay viện trợ kinh tế) để đạt được các mục tiêu địa chính trị. Robert Blackwill và Jennifer Harris đã https://thuviensach.vn đào sâu vào khái niệm này trong cuốn sách được xuất bản năm 2016 của họ, War by Other Means: Geoeconomics and Statecraft (Chiến tranh theo những cách khác: Địa kinh tế và Thuật quản trị nhà nước). Họ lập luận rằng Trung Quốc “là quốc gia áp dụng khái niệm địa kinh tế hàng đầu thế giới, thế nhưng đây cũng có thể được xem là yếu tố chủ chốt khiến quá trình triển khai sức mạnh ra khu vực hay toàn cầu trở về chủ yếu thông qua các hoạt động kinh tế (đối lập với chính trị - quân sự)”. Trung Quốc tiến hành chính sách đối ngoại chủ yếu thông qua kinh tế bởi, nói một cách thẳng thắn, họ có khả năng làm điều đó. Trung Quốc hiện tại là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 130 quốc gia - bao gồm tất cả các nền kinh tế chính ở châu Á. Thương mại của nước này với các quốc gia Đông Nam Á chiếm 15% tổng giá trị thương mại của ASEAN năm 2015, trong khi Mỹ chỉ chiếm 9%. Sự mất cân đối này sẽ gia tăng hơn nữa khi thiếu vắng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương giữa Mỹ và ASEAN, trong khi Trung Quốc đang nỗ lực nhanh chóng để thiết lập một hiệp định tương tự tại một khu vực thịnh vượng chung đang nổi lên. Chiến lược địa kinh tế này phản ánh câu châm ngôn của Tôn Tử: “Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã, bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã”, có nghĩa là: “Kẻ mạnh đích thực không phải là người bách chiến bách thắng, mà là người không đánh cũng khiến địch đầu hàng, hơn nữa còn phải tâm phục khẩu phục.” Như Henry Kissinger đã giải thích trong On China (Về Trung Quốc), chiến thắng đối với Tôn Tử “không chỉ đơn giản là chiến thắng bằng các lực lượng quân sự”, mà là “đạt được mục tiêu chính trị tối thượng” mà một cuộc đối đầu quân sự có thể mang lại: “Thay vì thách thức trực tiếp đối thủ trên chiến trường, tốt nhất là nên dẫn dụ hắn tới một vị trí bất lợi, không thể thoát thân được.” Trong các mối quan hệ kinh tế hiện tại, Trung Quốc đang làm y như vậy. Dĩ nhiên, để có ảnh hưởng lên các vấn đề quốc tế không chỉ cần đòn bẩy kinh tế. Một chính phủ không chỉ cần tới sức mạnh kinh tế, mà còn cần các kỹ năng để sử dụng công cụ kinh tế hiệu quả. Về mặt này Trung Quốc đã thể hiện một sự thuần thục có một không hai trong việc sử dụng các công cụ https://thuviensach.vn cứng của “quyền lực mềm”. Khi một bên nào đó quá chậm chạp trong việc nhận thức thực tế hay quyết định phản ứng lại, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng cây gậy và củ cà rốt trong sức mạnh kinh tế của mình - mua bán, cấm vận, đầu tư, hối lộ và ăn cắp cho đến khi nào bên kia phải chịu khuất phục. Các quốc gia phụ thuộc vào việc nhập khẩu các loại hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc, hay phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu từ Trung Quốc là những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương: khi xuất hiện bất đồng, Trung Quốc chỉ cần trì hoãn việc xuất khẩu và dừng hoàn toàn việc nhập khẩu. Các trường hợp đáng chú ý bao gồm việc Trung Quốc bất ngờ dừng toàn bộ việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản năm 2010 (nhằm ép buộc Nhật Bản phải trao trả một số ngư dân Trung Quốc mà nước này đã bắt giữ); ngừng toàn bộ các thương vụ mua bán cá hồi tại thị trường Trung Quốc, vốn được xem là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Na Uy vào năm 2011 (nhằm trừng phạt Na Uy vì Ủy ban Nobel của nước này đã trao giải Nobel Hòa bình cho một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba); hay kéo dài quá trình kiểm tra các lô hàng chuối nhập khẩu từ Philippines cho tới khi những lô hàng này bị thối rữa ngay tại cảng năm 2012 (với mục đích thay đổi các tính toán của chính phủ Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông). Vị thế của Trung Quốc trong cán cân quyền lực kinh tế áp đảo tới mức nhiều quốc gia không có lựa chọn khả dĩ nào khác ngoài chấp nhận những yêu cầu từ phía Bắc Kinh, thậm chí ngay cả khi quốc tế ủng hộ họ. Ví dụ như năm 2016, Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ một phán quyết bất lợi từ Tòa Trọng tài Quốc tế có liên quan tới tranh chấp với Philippines tại Biển Đông, tự mình tạo ra một tranh chấp khác về mặt ý chí. Trong sự bế tắc này, cũng như hàng loạt những bế tắc khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã cho thấy mình có khả năng kết hợp giữa sức hấp dẫn, sự hào phóng, hối lộ và hăm dọa để tìm kiếm “các thỏa hiệp” vốn trao cho Trung Quốc hầu như bất cứ thứ gì mà nước này mong muốn. Dĩ nhiên, có thứ còn tốt hơn quả trình mặc cả song phương, đó chính là các thể chế quốc tế có khả năng giúp quốc gia tạo ra chúng nắm được lợi https://thuviensach.vn thế. Mỹ đã đi theo hướng này ngay sau Thế chiến II khi tạo ra các thể chế Bretton Woods: IMF (có nhiệm vụ phối hợp hoạt động tài chính quốc tế), Ngân hàng Thế giới (cung cấp các khoản vay có lãi suất thấp hơn thị trường để giúp các quốc gia phát triển), hay GATT và tổ chức kế thừa của nó, Tổ chức Thương mại Thế giới (thúc đẩy thương mại). Trong IMF và Ngân hàng Thế giới, có một - và chỉ một - quốc gia có quyền phủ quyết bất cứ thay đổi nào liên quan tới quá trình quản trị hai tổ chức này: đó chính là Mỹ. Chúng ta có thể dễ dàng dự đoán được rằng, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, các lãnh đạo của nước này sẽ cảm thấy không mấy vui vẻ với những sự sắp đặt cũ kỹ như thế, và do đó bắt đầu thiết kế những hệ thống mới. Sau rất nhiều năm nước Mỹ liên tục từ chối yêu cầu gia tăng tỷ lệ phiếu bầu của Trung Quốc tại Ngân hàng Thế giới, năm 2013 Bắc Kinh đã khiến Washington ngỡ ngàng bằng việc thiết lập một thể chế tài chính đối trọng, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Mặc dù Washington đã tiến hành một chiến dịch dữ dội nhằm gây sức ép buộc các quốc gia khác không được tham gia vào ngân hàng này, 57 nước đã đồng ý tham gia trước khi AIIB chính thức được thành lập năm 2015 - bao gồm một số đồng minh thân cận của Mỹ, đi đầu là Anh. Họ nói không với Mỹ và nói có với Trung Quốc để mong được nhận các khoản vay có lãi suất thấp hơn thị trường, và những hợp đồng xây dựng các dự án khổng lồ được bảo lãnh bởi AIIB. Động lực của các nước này rất dễ nhận ra: ngay từ trước khi AIIB được thành lập, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã vượt qua Ngân hàng Thế giới để trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho các dự án phát triển quốc tế. Nếu tính cả khoản cam kết cung cấp 30 tỷ đô la vốn ban đầu cho AIIB, tổng tài sản tài chính dành cho phát triển quốc tế của Trung Quốc năm 2016 lớn hơn tổng tài sản dành cho phát triển quốc tế của sáu ngân hàng phát triển lớn nhất phương Tây cộng lại tới 130 tỷ đô la*. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc quyết định khởi động một câu lạc bộ của riêng mình thay vì chơi theo luật của phương Tây. Sau khủng hoảng tài chính và Đại Suy Thoái năm 2008, Trung Quốc đã lập ra BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - một nhóm các nền kinh tế https://thuviensach.vn phát triển nhanh có khả năng tự quyết định và hành động mà không chịu sự chi phối từ phía Mỹ cũng như các nước G7. Sau khi Vladimir Putin triển khai quân đội tới Ukraine vào năm 2014, Mỹ và Liên minh châu Âu đã không còn mời ông tham dự thượng đỉnh G8 và chính thức cô lập Nga. Một tháng sau, Tập Cận Bình và các lãnh đạo BRICS khác đã dang tay chào đón Putin tại cuộc gặp thượng đỉnh của riêng họ. Các sáng kiến khác của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng tương tự. Vào tháng 9 năm 2013, Tập Cận Bình tuyên bố ý định đầu tư 1,4 nghìn tỷ đô la nhằm xây dựng đại dự án cơ sở hạ tầng Con đường Tơ lụa Mới” kết nối 65 quốc gia tại châu Á, châu Âu và Bắc Phi với tổng dân số 4,4 tỷ người. Thông qua “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” và “Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ XXI - được gọi chung là “Một vành đai, một con đường” (OBOR), Trung Quốc đang tái xây dựng một mạng lưới đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, sân bay, cảng biển, đường ống, các đường vận chuyển năng lượng và cáp quang trên khắp lục địa Á - Âu. Hệ thống kết nối vật lý này, cùng với những con đường thương mại cổ đại của Trung Quốc, sẽ khuyến khích các mối quan hệ ngoại giao, thương mại và tài chính mới. Ở thời điểm này, OBOR bao gồm 900 dự án với giá trị tổng cộng hơn 1,4 nghìn tỷ đô la. Thậm chí số tiền sau khi điều chỉnh lạm phát vẫn gấp 12 lần Kế hoạch Marshall, theo lời nhà đầu tư và cựu kinh tế gia IMF Stephen Jen. Đây là một sự hào phóng, hay chủ nghĩa đế quốc về kinh tế - cứ gọi nó theo cách bạn muốn. Thực tế là mạng lưới kinh tế của Trung Quốc đã lan ra khắp toàn cầu, thay thế cán cân quyền lực quốc tế theo cách mà về lâu về dài, chỉ khiến cho các đồng minh của Mỹ ở châu Á ngày càng hướng về Trung Quốc nhiều hơn. Trong tóm tắt súc tích của Lý Quang Diệu, Trung Quốc đang hút các quốc gia Đông Nam Á vào hệ thống kinh tế của mình bởi thị trường rộng lớn cũng như sức mua đang ngày càng gia tăng của nước này. Nhật Bản và Hàn Quốc chắc chắn cũng sẽ bị hút vào trong hệ thống đó. Trung Quốc chỉ đơn giản là hấp dẫn mọi quốc gia mà không cần phải sử dụng bất kỳ lực hút nào… Sự ảnh hưởng về kinh tế ngày càng gia tăng của https://thuviensach.vn Trung Quốc rất khó để kháng cự.” Hay như phiên bản Quy tắc Vàng của Trung Quốc đã nói: Ai có vàng, người đó thống trị. Tác động của những thay đổi trên lên tương quan vị thế giữa Trung Quốc và Mỹ đã được mô tả một cách dễ nhớ bởi một trong những chuyên gia châu Á tài giỏi nhất của Mỹ. Từng làm việc suốt ba thập niên trong Chính phủ Mỹ, đảm nhận các chức vụ như Đại sứ Mỹ tại Philippines và Hàn Quốc, Stephen Bosworth đã được bổ nhiệm làm Hiệu trường Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts vào năm 1998. Trong suốt một thập niên sau đó, ông đã chuyển sự chú ý của mình ra khỏi châu Á và toàn tâm toàn ý làm việc cho cơ quan giáo dục mà mình đang công tác. Sau đó, vào năm 2009, ông được Tổng thống Obama yêu cầu trở thành đặc phái viên vấn đề Triều Tiên. Sau khi trở về từ chuyến công du hai tuần khắp khu vực và gặp hàng loạt thủ tướng và người đứng đầu nhà nước, Bosworth nói rằng dường như ông không thể tin vào những gì mình đã thấy. Ông nói rằng chuyến công du giống như “trải nghiệm của Rip Van Winkle”. “Hồi xưa” - ở đây ý ông là trước năm 1998 - khi một khủng hoảng hay vấn đề gì đó xảy ra, câu hỏi đầu tiên mà các nhà lãnh đạo châu Á luôn luôn nghĩ tới là: Washington đang nghĩ gì? Ngày nay, khi có điều gì đó xảy ra, trước tiên họ sẽ đặt câu hỏi: Bắc Kinh đang nghĩ gì? https://thuviensach.vn NHỮNG BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ https://thuviensach.vn 02 ATHENS VÀ SPARTA Thời điểm đã chín muồi khi sức mạnh của Athens là thứ mà giờ đây bất cứ ai cũng có thể nhận thấy, và người Athens bắt đầu xâm lấn những đồng minh của Sparta. Chính vào thời điểm này Sparta cảm thấy vị thế của mình bị đe dọa và bắt đầu cuộc chiến bằng mọi cách có thể nhằm tấn công và hủy diệt nguồn sức mạnh của Athens nếu được. Thucydides, Lịch sử Chiến tranh Peloponnese Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu. Thucydides, Lịch sử Chiến tranh Peloponnese Khi còn là sinh viên năm nhất, tôi đã đăng ký một khóa học về tiếng Hy Lạp cổ đại. Trong năm đầu tiên, tôi hầu như chỉ học về bảng chữ cái, từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp. Thế nhưng, giáo sư của chúng tôi cam đoan nếu học hành chăm chỉ, vào cuối học kỳ thứ hai chúng tôi sẽ có thể đọc được tác phẩm Trường chinh kỷ (Anabasis) của Xenophon. Trên hết, ông còn nhử chúng tôi bằng một “phần thưởng” khác dành cho những ai học hành xuất sắc trong năm thứ hai: đọc được các tác phẩm của Thucydides. Tôi vẫn còn nhớ như in cách ông phát âm cái tên đó: Thucydides! Giáo sư của chúng tôi nhắc đến tên của một sử gia người Athens với giọng điệu hồ hởi pha lẫn kính trọng. Đối với Giáo sư Laban, Hy Lạp cổ đại chính là tiếng vang vĩ đại đầu tiên của văn minh. Chỉ khi nắm vững được thứ tiếng khởi nguyên này, chúng ta mới có thể học được từ người mà ông gọi là “cha đẻ của lịch sử”. Trong khi vẫn đánh giá cao Herodotus, giáo sư của chúng tôi https://thuviensach.vn khăng khăng cho rằng chính Thucydides mới là người đầu tiên tập trung mô tả lịch sử “như những gì thật sự đã xảy ra”*. Thucydides vừa có con mắt tinh tường của một nhà báo, vừa có kỹ năng tìm ra sự thật giữa rất nhiều các dị bản khác nhau của một nhà nghiên cứu, lại vừa có khả năng xác định nguyên nhân cốt lõi đằng sau những sự kiện phức tạp của một sử gia. Cũng theo Giáo sư Laban, Thucydides còn là người tiên phong trong việc áp dụng thứ mà chúng ta ngày nay gọi là chính trị thực dụng (realpolitik), hay chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế. Vì tôi là một sinh viên chính trị quốc tế vừa mới bước vào trường, tôi đã quyết tâm phải giành được phần thưởng của Giáo sư Laban, và cuối cùng tôi đã thành công. Không có nhiều ghi chép về cuộc đời của Thucydides. Chúng ta biết rằng ông được sinh ra khoảng giữa thế kỷ thứ 5 TCN và là một công dân của Athens, một trong hai thành bang hùng mạnh nhất Hy Lạp cổ đại. Chúng ta cũng biết rằng ông là một vị tướng quân, từng bị xử lưu vong, và đã chu du khắp các khu vực ở Địa Trung Hải ngay giữa cuộc đại chiến - một cuộc xung đột làm rung chuyển thế giới cổ đại, trong đó những người đồng hương Athens của ông phải chống lại thế lực thống trị lúc bấy giờ, thành bang Sparta, để rồi cuối cùng cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề. Tác phẩm Lịch sử Chiến tranh Peloponnese của Thucydides là một ghi chép chi tiết về cuộc xung đột này, và là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn minh phương Tây. Cho đến tận hôm nay, tác phẩm vẫn là một văn bản có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn, được nghiên cứu và thảo luận không chỉ bởi các sử gia và những nhà kinh điển, mà còn bởi giới quân sự và các chiến lược gia dân sự tại nhiều trường đại học và học viện quân sự trên khắp thế giới. Như Thucydides đã giải thích trong phần mở đầu của tác phẩm, mục đích của việc xây dựng cuốn biên niên sử về cuộc chiến này là để giúp các chính khách, binh sĩ và công dân tương lai có thể hiểu được chiến tranh và tránh lặp lại những sai lầm do người đi trước gây ra: “Nếu lịch sử của tôi được đánh giá là hữu dụng đối với những ai mong muốn có được hiểu biết đúng đắn về quá khứ như là một công cụ để hiểu rõ tương lai - một tương lai nếu không phản ánh các vấn đề liên quan tới con người thì cũng phải song hành https://thuviensach.vn với những vấn đề đó - thì tôi cũng thỏa mãn rồi.”* Là “sử gia ứng dụng” đầu tiên, Thucydides chia sẻ quan điểm mà sau này Winston Churchill đã dẫn lại một cách đầy tế nhị: “Càng nhìn về phía sau lâu bao nhiêu, ta càng có thể hướng về phía trước xa bấy nhiêu.” Từ Thucydides, tôi cùng với các bạn học năm thứ hai của mình đã được tìm hiểu về một khoảng thời gian hòa bình rất dài trước cuộc đại chiến giữa Athens và Sparta. Chúng tôi được đọc về những thử nghiệm dân chủ quý báu của Athens, cũng như sự gia tăng chưa từng có số lượng các thành tựu hết sức sáng tạo trong hầu hết mọi lĩnh vực của thành bang này. Người Hy Lạp cổ đại tại Athens về cơ bản đã phát minh ra triết học, kịch nghệ, kiến trúc, điêu khắc, lịch sử, hải chiến và nhiều thứ khác nữa; còn với những thứ mà họ không thể tự mình tạo ra, người Athens lại biến chúng trở thành đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử loài người tính cho tới thời điểm đó. Socrates, Plato, Sophocles, Euripides, Aristophanes, Ictinus (kiến trúc sư của Đền Parthenon), Demosthenes và Pericles - tất cả đều là những người khổng lồ ngay cả khi nền văn minh vẫn tiếp tục phát triển. Thucydides viết lịch sử để chúng ta có thể hiểu được tại sao những quốc gia vĩ đại như thế, vốn đã có thể xoay xở để cùng chung sống hòa bình trong nhiều thập niên cuối cùng lại đối đầu nhau trong một cuộc chiến khốc liệt. Trong khi những nhà quan sát khác nhấn mạnh vào các nguyên nhân trực tiếp, Thucydides đi sâu vào trung tâm của vấn đề. Ông đã viết: “Xét tới các nguyên nhân khiến cho Sparta và Athens phá vỡ thỏa thuận, trước hết tôi cho rằng nên đưa ra những lý do tại sao họ không hài lòng về nhau, và những ví dụ cụ thể mà trong đó lợi ích của họ đối chọi nhau.” Nhưng ông cũng cảnh báo: “Lý do thật sự dẫn tới cuộc chiến hầu như bị những lập luận trên che khuất.” Ẩn sâu bên dưới các yếu tố cấu thành nên cuộc chiến là một nguyên nhân mang tính chất căn bản, và Thucydides đã tập trung làm rõ nguyên nhân đó. Điều khiến cho cuộc chiến tranh này “trở thành điều tất yếu”, Thucydides nhấn mạnh, “sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta”. https://thuviensach.vn Đây là hiện tượng mà tôi gọi là Bẫy Thucydides: sức ép nghiêm trọng về mặt cấu trúc xuất hiện khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thay thế cường quốc đang thống trị. Dưới những điều kiện như thế, chỉ những sự kiện nổi bật thông thường thôi cũng đủ khiến xung đột quy mô lớn bùng nổ, chứ chưa cần tới những sự kiện đặc biệt hay bất ngờ. Vì sao yếu tố trên có thể khiến Athens và Sparta giao chiến với nhau đã được Thucydides làm rõ trong các ghi chép của mình. Đã từng hợp tác với nhau trong một cuộc đại chiến khác để đánh đuổi người Ba Tư, Athens và Sparta cố gắng kiểm soát quá trình cạnh tranh chiến lược của mình một cách hòa bình. Họ đã thành công trong việc giải quyết hàng loạt cuộc khủng hoảng vốn có nguy cơ gây ra chiến tranh, bao gồm quá trình đàm phán để thiết lập nên một Kỷ nguyên Hòa bình kéo dài 30 năm. Họ nhận thấy những khác biệt quá lớn giữa văn hóa, hệ thống chính trị và lợi ích của cả hai thành bang khiến cho cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng mãnh liệt và không thể tránh khỏi. Thế nhưng họ cũng hiểu rằng chiến tranh có thể đem tới thảm họa và đã quyết định tìm kiếm những cách thức khác để bảo vệ lợi ích mà không cần phải gây chiến. Vậy thì rốt cuộc tại sao cả hai thành bang Hy Lạp vĩ đại này lại rơi vào xung đột và qua đó gánh chịu những hệ quả tàn khốc? Tất cả những nhân vật xuất hiện trong 600 trang của Lịch sử Chiến tranh Peloponnese đã đưa ra những chi tiết hết sức thú vị về nhiều nút thắt cũng như bước ngoặt trong suốt chiều dài của cuộc chiến đẫm máu này*. Những câu chuyện về các cuộc đối đầu ngoại giao giữa hai thành bang đứng đầu và các thành bang Hy Lạp khác nhỏ hơn như Melos, Megara, Corcyra và nhiều phe phái khác nữa cho chúng ta những gợi ý hữu dụng về thuật trị nước. Thế nhưng mạch truyện chính trong ghi chép của Thucydides là về động lực khiến cho Athens và Sparta phải đối đầu nhau: sự trỗi dậy không ngừng nghỉ của Athens và nỗi lo lắng ngày càng tăng của Sparta rằng sự trỗi dậy này sẽ làm tổn hại tới vị thế thống trị của mình tại Hy Lạp. Chủ đề chính của Thucydides, nói một cách khác, chính là về Bẫy Thucydides, và về cách hai quyền lực hùng mạnh https://thuviensach.vn nhất thế giới cổ đại họ lôi kéo vào chiến tranh, mặc cho những cố gắng liên tục của họ để tránh khỏi cái bẫy này. Khi trỗi dậy đối đầu thống trị Trước cuộc xâm lược Hy Lạp của Ba Tư vào năm 490 TCN, Sparta đã là thế lực thống trị ở khu vực trong vòng hơn một thế kỷ. Là thành bang nằm ở phía Nam bán đảo Hy Lạp có tên Peloponnese, Sparta đã phải đấu tranh với một số quyền lực hạng trung khác trên biên giới đất liền của mình cũng như cố gắng kiểm soát lực lượng nô lệ bất kham được gọi là Helot, với dân số đông gấp bảy lần số công dân chính thức của Sparta. Cho tới tận ngày nay, Sparta vẫn được coi là một biểu tượng của văn hóa ưu binh, hay văn hóa coi quân đội là trên hết. Từ mỗi gia đình cho tới chính quyền, nguyên tắc tổ chức của toàn xã hội nhắm tới mục tiêu tối đa hóa khả năng tồn tại và sức mạnh của lực lượng chiến đấu. Chính quyền Sparta chỉ cho phép những đứa trẻ sơ sinh có thể chất hoàn hảo được quyền sống sót. Những người con trai trong mỗi gia đình ở Sparta khi đến 7 tuổi đều bị đem đi và ghi danh vào các học viện quân đội, nơi mà chúng được trui rèn, huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh. Đàn ông có thể kết hôn năm 20 tuổi, nhưng vẫn phải tiếp tục sinh hoạt trong các trại lính, ăn những bữa ăn chung và phải luyện tập hằng ngày. Chỉ khi tới năm 30 tuổi, sau 23 năm phục vụ cho nhà nước Sparta, họ mới có quyền công dân đầy đủ và được tham gia vào Nghị hội. Tuy nhiên khác với Nghị hội Athens, Nghị hội Sparta phần đông là những trưởng lão quý tộc theo tư tưởng bảo thủ. Đến năm 60 tuổi, họ mới được miễn quân dịch. Các công dân Sparta coi trọng các giá trị quân sự hơn tất cả mọi thứ khác: sự dũng cảm, lòng can trường và kỷ luật. Như Plutarch đã nói với chúng ta, khi những người mẹ Sparta tiễn con họ ra chiến trận, họ đã nhắn nhủ rằng: “Hãy quay trở về với tấm khiên của con trên lưng, hoặc nằm trên chính tấm khiên đó”. Ngược lại, Athens là một thành phố cảng nằm trên bán đảo Attica khô cằn và trống trải, vốn rất tự hào về văn hóa của mình. Bị cô lập khỏi phần còn lại của Hy Lạp bởi các dãy núi cao lại ít người sinh sống, Athens luôn là một https://thuviensach.vn thành bang thương mại, được cung cấp hàng hóa bởi các thương nhân luôn di chuyển đây đó khắp vùng biển Aegea để bán dầu ô liu và gỗ, vải sợi cũng như các loại đá quý. Không giống như nhà nước ưu binh của Sparta, Athens là một xã hội mở, với các học giả thu nhận đệ tử ở khắp mọi nơi trên Hy Lạp. Và sau hàng thế kỷ bị những kẻ độc tài thống trị, Athens bắt đầu tiến hành một thử nghiệm chính trị mới mẻ và đầy táo bạo, thứ mà nơi này gọi là dân chủ. Nghị hội Athens và Hội đồng Năm trăm là những thiết chế mở với tất cả đàn ông tự do, và mọi quyết định quan trọng đều được thảo luận cũng như thông qua bởi hai thiết chế này. Trước thế kỷ thứ V TCN, thế giới Hy Lạp không phải một thể thống nhất mà bị chia cắt thành nhiều thành bang tự trị. Thế nhưng, cuộc xâm lược của Ba Tư vào năm 490 TCN khiến người Hy Lạp phải đoàn kết lại với nhau ở một mức độ chưa từng có để chống lại mối đe dọa chung. Sau đó, tại Thermopylae, một lực lượng huyền thoại bao gồm 300 chiến binh Sparta tinh nhuệ tiến hành một nhiệm vụ quyết tử nhằm giữ chân toàn bộ quân đội Ba Tư, hy sinh bản thân mình để liên quân Hy Lạp có thêm thời gian. Ở Salamis, hạm đội liên quân dưới sự chỉ huy của Athens đã xuất sắc phá tan hạm đội Ba Tư mặc dù bị áp đảo về quân số với tỷ lệ 3:1. Năm 479 TCN, liên quân Hy Lạp đã đánh bại quân xâm lược Ba Tư lần thứ hai, một chiến thắng mang tính quyết định và kết thúc mãi mãi ý định xâm lược của Ba Tư. Nhận thức rõ ràng về vai trò quan trọng của mình trong chiến thắng, Athens mong muốn trở thành một trong những quyền lực hàng đầu tại Hy Lạp. Trên thực tế, trước sự rút lui của quân đội Ba Tư, thành bang này đã trải qua sự phục hưng lớn về kinh tế, quân sự và văn hóa. Nền kinh tế Athens thu hút rất nhiều thương nhân và thủy thủ từ khắp mọi nơi trên thế giới Hy Lạp, và những người này phục vụ trong hạm đội thương thuyền của chính Athens. Khi khối lượng thương mại gia tăng, thành bang này bắt đầu xây dựng một hạm đội thương thuyền để hỗ trợ cho lực lượng hải quân chuyên nghiệp của mình, vốn đã sở hữu số lượng thuyền chiến gấp đôi năng lực của đối thủ đứng thứ hai. Corcyra, cách khá xa Athens, là thành bang Hy lạp duy nhất sở hữu một hạm đội tàu chiến đáng kể, theo sau là một đồng https://thuviensach.vn minh quan trọng của Sparta, Corinth. Tuy nhiên, không thành bang nào kể trên tạo ra mối nguy hiểm thực sự, bởi vì các chiến thắng đáng kinh ngạc của Athens trong chiến tranh Ba Tư đã chứng minh rằng kỹ năng của thủy thủ còn quan trọng hơn rất nhiều so với quy mô của hạm đội hải quân. Trong suốt thế kỷ V, Athens dần biến đổi mạng lưới liên minh phòng thủ vốn được xây dựng để chống lại quân đội Ba Tư thành một đế quốc hàng hải không chính thức. Athens yêu cầu các đồng minh chia sẻ gánh nặng, đàn áp đẫm máu những thành bang có ý định thoát khỏi tầm ảnh hưởng của mình, ví dụ như Naxos. Năm 440 TCN, ngoại trừ những thuộc địa xa xôi như Lesbos và Chios, tất cả các thuộc địa của Athens đã giải tán lực lượng hải quân của họ và thay vào đó phải trả chi phí cho Athens để nhận được sự bảo hộ. Athens sau đó nhanh chóng mở rộng các tuyến đường giao thương hàng hải ở khắp khu vực (tạo ra một cơ chế thương mại khiến nhiều thành bang Hy Lạp nhỏ hơn trở nên thịnh vượng và kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết). Ngập trong vàng, chính quyền Athens tiến hành tài trợ cho một làn sóng văn hóa vốn tạo ra những công trình chưa từng có trước đó (ví dụ như Đền Parthenon) và thường xuyên cho trình diễn các tác phẩm của Sophocles. Thậm chí, ngay cả khi những nơi khác ở Hy Lạp nhìn vào với con mắt oán giận, người Athens cho rằng sự bành trướng của họ hoàn toàn ôn hòa. “Đế quốc này được hình thành không phải bằng bạo lực”, họ tuyên bố với người Sparta, mà là “bởi các đồng minh tự gắn bó với chúng tôi và đồng loạt yêu cầu chúng tôi giữ vai trò chỉ huy”. Người Sparta chế giễu sự giả dối này. Họ biết người Athens cũng tàn nhẫn và dối trá không kém gì mình. Thế nhưng sự bất tín nhiệm giữa hai thành bang phản ánh các khác biệt căn bản trong quan điểm về chính trị và văn hóa của cả hai cường quốc. Sparta có một hệ thống chính trị hỗn hợp hòa quyện giữa yếu tố quân chủ và một chế độ chính trị đầu sỏ. Thành bang này hiếm khi can thiệp vào công việc của những quốc gia quá xa xôi, thay vào đó tập trung ngăn chặn các cuộc nổi loạn của dân Helot và duy trì ưu thế của mình ở khu vực. Người Sparta tự hào về nền văn hóa khác biệt của bản thân. Thế nhưng, không giống người Athens, họ không bao giờ thuyết phục https://thuviensach.vn các thành bang khác đi theo mô hình của họ. Mặc dù sở hữu lực lượng bộ binh thiện chiến, Sparta là một cường quốc bảo thủ, và chỉ mong muốn duy trì nguyên trạng. Như những gì mà vị sứ thần của Corinth sau đó đã nói trước Nghị hội Sparta: “Người Athens ưa chuộng việc sáng chế, và những thiết kế của họ đều có đặc điểm là được lên ý tưởng và thực thi rất nhanh chóng. Các người chỉ khư khư giữ lại những gì mà các người có, chẳng chế tạo ra thứ gì, và khi bị buộc phải hành động thì các người lại chẳng đi đâu được quá xa.” Sự châm biếm đó của vị sứ thần Corinth không phải là một lời nói quá. Athens thể hiện sự táo bạo của mình trong hầu hết mọi mặt của đời sống quốc gia. Người Athens tin rằng họ đang mở rộng biên giới hiểu biết và thành tựu của loài người. Họ không ngần ngại can dự vào công việc nội bộ của những thành bang khác, lật đổ các tập đoàn chính trị đầu sỏ trên khắp bán đảo Hy Lạp và thúc đẩy dân chủ. Họ liên tục thuyết phục những thành bang trung lập (ví dụ như Corcyra) gia nhập liên minh. Điều khiến Sparta bối rối nhất có lẽ là tham vọng của Athens dường như không có giới hạn. Như một nhà ngoại giao Athens đã tuyến bố thẳng thừng trước Nghị hội Sparta chỉ một thời gian ngắn trước cuộc chiến: “Đâu phải do chúng tôi tạo ra tiền lệ, bởi luật lệ đã luôn định rằng kẻ yếu phải bị khuất phục trước kẻ mạnh.”. Chỉ một thời gian ngắn sau khi quân Ba Tư rút lui, trong một nỗ lực nhằm nhắc nhở thế giới Hy Lạp về sự thống trị của mình, giới lãnh đạo Sparta đã yêu cầu người Athens không được xây dựng các bức tường bao quanh thành phố. Điều này có nghĩa là thành bang này rất dễ bị tổn thương trước một cuộc xâm lược trên đất liền - và trước sự trừng phạt của Sparta nếu Athens dám cả gan bất tuân phục. Thế nhưng, Athens không bao giờ có ý định tuân thủ trật tự cũ. Người Athens tin rằng sự hy sinh đau đớn của họ trong cuộc chiến chống lại Ba Tư phải được đền đáp bằng một mức độ tự trị nhất định. Tuy nhiên, các lãnh đạo Sparta xem lời từ chối này là bằng chứng của sự không tôn trọng. Trong khi đó, những nơi khác xem đây là dấu hiệu đáng https://thuviensach.vn quan ngại xuất phát từ tham vọng đế quốc, có khả năng đe dọa trật tự hiện có. Ở thời điểm đó, quyền lực quân sự đang lên của Athens vẫn chưa tạo ra bất kỳ đe dọa nào tới Sparta. Cùng với các lực lượng đồng minh, quân đội Sparta đông gấp đôi quân đội Athens. Hầu hết người Sparta đều tự tin vào vị thế bá chủ quân sự không thể tranh cãi của liên minh của họ trên toàn cõi Hy Lạp. Tuy nhiên, khi quyền lực của Athens ngày càng tăng, một số người đã đề xuất tấn công phủ đầu nhắm vào Athens để nhắc nhở toàn bộ Hy Lạp ai mới là số Một thật sự. Những nhà lãnh đạo Sparta này lập luận rằng việc cho phép Athens có thể trỗi dậy mà không bị ngăn cản cuối cùng có thể gây nguy hiểm cho vị trí bá chủ của Sparta. Mặc dù ban đầu Nghị hội bác bỏ đề xuất chiến tranh, tuy nhiên một khi quyền lực của Athens trở nên lớn mạnh, ảnh hưởng của phe chủ chiến bên trong Sparta cũng tăng lên không kém. Có thời điểm, người Sparta vẫn tin rằng ngoại giao có thể kìm hãm được Athens. Sau khi suýt nữa rơi vào một cuộc xung đột tổng lực ở khoảng giữa thế kỷ - một chuỗi các cuộc đụng độ được biết tới như là Chiến tranh Peloponnese lần thứ nhất - cả hai cường quốc chính thức hóa mối quan hệ của mình bằng một hiệp ước quan trọng vào năm 446 TCN. Nền hòa bình 30 năm nổi tiếng này đã đặt nền móng cho một trật tự an ninh phức tạp tại khu vực. Các thành viên của liên minh này bị cấm theo liên minh còn lại, và hai bên cũng thiết lập nên các quy tắc, một quy trình xét xử và không can thiệp có tính ràng buộc, cũng như thiết lập những tiền lệ giúp giải quyết xung đột giữa các bên với nhau mà cho tới nay người ta vẫn còn sử dụng. Trong khoảng thời gian tiếp theo, Athens và Sparta đồng ý giải quyết các tranh chấp của họ thông qua đàm phán song phương, và khi những đàm phán như vậy không thành công, họ nhờ cậy tới phán quyết của một bên trung lập, ví dụ như dự ngôn giả xứ Delphi. Trong khi thỏa thuận để công nhận Athens có vị thế bình đẳng, người Sparta có thể cảm thấy yên tâm khi các đồng minh trung thành của mình là Corinth, Thebes và Megara, những thành viên chủ lực của Liên minh Peloponnese dưới sự kiểm soát của Sparta, đều có vị trí rất gần Athens. https://thuviensach.vn Đối với cả hai thành bang, những trái ngọt do hòa bình mang lại ngọt ngào như thế nào thì kết quả của chiến tranh cũng cay đắng như thế đó. Hiệp ước cho phép Sparta và Athens có thể tập trung vào vùng ảnh hưởng của riêng mình. Sparta củng cố và tăng cường liên minh lâu năm với các thành bang láng giềng. Athens tiếp tục sử dụng sức mạnh hải quân để thống trị và thu thập vàng từ những thuộc địa của mình trên khắp Biển Aegea. Thành bang này đã tập hợp được một số lượng vàng dự trữ chiến lược chưa từng có từ trước tới nay với số lượng tổng cộng vào khoảng 6.000 ta-lăng vàng, và mỗi năm tăng thêm 1.000 ta-lăng vàng về mặt doanh thu. Thậm chí Sparta, một xã hội nổi tiếng khắc kỷ và bảo thủ, cũng đã trải qua một giai đoạn phục hưng về văn hoá, mặc dù khá ngắn. Hiệp ước này đã tạo ra một giai đoạn hòa hợp chưa từng có trong nội bộ thế giới Hy Lạp cổ đại, trải dài từ Côte d’Azur cho tới Biển Đen. Thế nhưng, Nền Hòa bình 30 năm vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo những nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng. Nó chỉ tạm thời trì hoãn những nguyên nhân đó. Và dưới những điều kiện như vậy, như Thucydides đã nói, không cần tốn quá nhiều công sức để thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh. Tia lửa chiến tranh Tia lửa chiến tranh đầu tiên xuất hiện vào năm 435 TCN. Ban đầu, đó chỉ là một cuộc xung đột khu vực dường như không có mấy ảnh hưởng tới lợi ích của Athens. Corinth, một đồng minh quan trọng của Sparta, đã có những hành vi khiêu khích một thành bang trung lập là Corcyra về vấn đề Epidamnus, vốn là một khu định cư xa xôi ở khu vực ngày nay là Albania*. Corcyra ban đầu có lợi thế hơn, hạm đội hơn 120 chiến thuyền của thành bang này đã đánh tan tác Corinth trong cuộc đụng độ đầu tiên. Thế nhưng, Corinth bị sỉ nhục đã ngay lập tức chuẩn bị cho chiến dịch thứ hai. Họ nhanh chóng mở rộng hải quân, tuyển mộ thủy thủ từ khắp mọi nơi trên Hy Lạp, và sau đó đã có thể tập hợp một lực lượng liên quân gồm 150 chiến thuyền. Mặc dù vẫn không thể so sánh được với Athens, Corinth giờ đã là thành https://thuviensach.vn bang có trong tay hạm đội lớn thứ hai Hy Lạp. Quá hoảng sợ, Corcyra trung lập đã phải cầu cứu sự giúp đỡ của Athens. Những hành động của Corinth tại khu vực Epidamnus xa xôi gây ra nỗi sợ hãi liên quan tới các ý định đen tối của Sparta, và khiến Athens rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược. Người Athens giờ đây phải đối mặt với hai lựa chọn tồi tệ ngang nhau. Trực tiếp hỗ trợ Corcyra sẽ đẩy Athens vào thế đối đầu với Corinth và có nguy cơ vi phạm hiệp ước Hòa bình 30 năm. Thế nhưng, nếu không hành động, sẽ có khả năng Corinth chiếm được toàn bộ hạm đội Corcyra, khiến cán cân sức mạnh hải quân nghiêng hẳn về phía Sparta. Không khí chung tại Nghị hội Athens vô cùng nghiêm trọng. Người Athens lắng nghe hết sức kỹ càng những lập luận mà các đại diện của Corinth và Corcyra trình bày để giải thích cho hành động của họ. Cuộc tranh luận kéo dài tới hai ngày, cho tới khi Pericles, mà theo lời Thucydides là “đệ nhất công dân” của Athens, đề xuất một giải pháp mang tính thỏa hiệp: Athens sẽ gửi đi một hạm đội nhỏ, mang tính tượng trưng tới Corcyra với mệnh lệnh không được tham chiến trừ khi bị tấn công trước. Không may, nỗ lực phòng thủ mang tính răn đe này không có tác dụng răn đe, ngược lại chỉ làm tăng thêm phần khiêu khích. Người Corinth hết sức tức giận khi cho rằng Athens đã quyết định chống lại mình. Sparta cũng đối mặt với thế lưỡng nan chiến lược tương tự. Nếu Sparta ủng hộ Corinth tấn công Corcyra, Athens sẽ có lý do để cho rằng Sparta có ý định cân bằng năng lực hải quân và có thể chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu. Mặt khác, nếu Sparta giữ thế trung lập, điều này sẽ cho phép Athens trở thành một bên có tiếng nói quyết định trong cuộc xung đột và làm xói mòn uy tín của Sparta trong con mắt các đồng minh trực thuộc Liên minh Peloponnese. Điều này sẽ vượt quá lằn ranh đỏ do Sparta đặt ra, bởi vì giữ gìn sự ổn định tại các khu vực ngay sát biên giới Sparta là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược kiểm soát mối đe dọa từ dân Helot của thành bang này. https://thuviensach.vn Sparta và Athens cũng ở thế đối đầu với nhau vì một đồng minh khác của Sparta, Megara. Năm 432, Pericles đưa ra Nghị quyết Megara, một ví dụ từ rất sớm về chiến tranh kinh tế khi Athens áp đặt cấm vận lên Megara để trừng phạt thành bang này vì đã không tôn trọng các đền thờ của Athens và chứa chấp những nô lệ trốn khỏi Athens. Mặc dù về mặt kỹ thuật, một nghị quyết như thế hoàn toàn hợp pháp theo hiệp ước đã ký kết với Sparta, nhưng Nghị quyết Megara lại bị coi là mang yếu tố khiêu khích, và được người Sparta diễn giải như một hành động không tôn trọng hệ thống mà Sparta đang dẫn dắt. Khi Sparta yêu cầu Athens phải rút lại Nghị quyết Megara, Pericles cho rằng đây là hành động thách thức uy tín của ông. Việc xuống nước sẽ khuyến khích Sparta mạnh dạn hơn trong nỗ lực cản trở sự trỗi dậy của Athens tại những nơi khác ở Hy Lạp. Và nó cũng sẽ khiến cho nhiều công dân nổi giận, vì họ xem bản nghị quyết như là một đặc quyền của thành bang Athens. Vua Sparta Archidamus II và Pericles là bạn của nhau. Archidamus có thể hiểu được tình hình từ quan điểm của Athens, và ông thừa nhận người dân của mình hành xử dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Cho rằng người Sparta luôn hành xử cẩn trọng và có chừng mực, Archidamus II đã nài nỉ Nghị hội Sparta không nên đổ hết mọi tội lỗi cho Athens hay đánh giá thấp phản ứng của chính quyền Sparta: “Chúng ta luôn chuẩn bị chống lại kẻ thù với giả định rằng kẻ thù luôn sở hữu những kế hoạch có hiệu quả.” Thế nhưng phe chủ chiến ở Sparta lại không đồng tình. Họ cho rằng Athens đã trở nên quá kiêu ngạo, và gây ra mối nguy hiểm không thể chấp nhận được đối với an nguy của Sparta. Họ nhắc nhở Nghị hội về sự can thiệp thường xuyên của Athens vào công việc nội bộ của các thành bang Hy Lạp khác, từ Naxos và Potidaea cho tới khủng hoảng hiện tại ở Megara và Corcyra. Và họ yêu cầu phải có những phản ứng thật sự gay gắt, khẳng định rằng Athens “xứng đáng bị trừng phạt gấp đôi vì đã thôi làm điều tốt và trở thành thứ xấu xa”. Phe ủng hộ chiến tranh ở Sparta có những lý lẽ đơn giản hơn, và lập luận của họ được vị đại diện thành bang Corinth ủng hộ. Phát biểu trước Nghị hội https://thuviensach.vn Sparta, ông ta đổ lỗi cho tính tự mãn của Sparta giúp cho Athens trỗi dậy không thể kiểm soát: Các người phải chịu trách nhiệm cho tất cả những việc đã xảy ra. Chính các người là những kẻ đầu tiên cho phép chúng được gia cố thành phố của chúng… Các người chờ đợi cho tới khi sức mạnh của kẻ thù gia tăng gấp đôi so với trước đây, thay vì dập tắt từ trong trứng nước.” Và khi Corinth đe dọa rằng họ sẽ rút ra khỏi liên minh nếu Sparta không hành động, mọi nguyên lão Sparta có mặt lúc đó chắc chắn đã rất sốc và hoảng sợ. Thông điệp rất rõ ràng: Sự trỗi dậy của Athens có thể làm tan rã một liên minh vốn đã giúp đảm bảo an ninh cho Sparta hàng thế kỷ qua. Sau những tranh luận gay gắt, Nghị hội Sparta đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Như Thucydides đã giải thích: “Người Sparta tuyên bố chiến tranh bởi vì họ lo sợ quyền lực ngày càng gia tăng của Athens, và bởi họ thấy rõ ràng ngay trước mắt mình rằng phần lớn Hy Lạp nay đã nằm dưới sự kiểm soát của Athens.” Nỗi sợ hãi và do dự trước đây của Sparta dường như đã biến mất. Đa số lãnh đạo của thành bang này giờ đã bị thuyết phục rằng vị thế lớn của Athens đe dọa quyền lực và an ninh của họ, và không một ai - thậm chí cả nhà vua Sparta - có thể làm gì để thuyết phục họ nghĩ lại. Tại sao người Athens không thể đoán trước phản ứng của Sparta? Bản thân Thucydides không thể giải thích được lý do khiến Pericles thất bại trong việc ngăn không cho xung đột giữa Megara và Corcyra thổi bùng chiến tranh giữa Athens và Sparta. Thế nhưng, lịch sử quan hệ quốc tế sau này đã cho chúng ta một số gợi ý. Khi các quốc gia thất bại trong việc lựa chọn những hành động được cho là phù hợp với lợi ích của mình, lý do thường là vì các chính sách của họ là kết quả của quá trình thỏa hiệp cần thiết giữa các phe phái khác nhau trong chính quyền, thay vì một tầm nhìn thống nhất. Mặc dù Pericles đã tái đắc cử nhiều lần, ông lại không có nhiều quyền lực thực tế. Hệ thống luật pháp Athens được xây dựng với mục đích hạn chế quyền lực của bất cứ một cá nhân đơn lẻ nào để phòng ngừa rủi ro độc tài*. Pericles vì thế vừa là một chính trị gia vừa là một lãnh đạo quốc gia. Ảnh hưởng của ông bị hạn chế và chỉ có thể dừng lại ở khả năng thuyết phục người khác. https://thuviensach.vn Trong khi Nghị quyết Megara rõ ràng đã khiến cho quan hệ với Sparta trở nên sôi sục, Pericles cho rằng cấm vận không phải là một hành động khiến cho căng thẳng leo thang, mà là sự thỏa hiệp cần thiết. Việc xuống nước không phải là lựa chọn khả dĩ. Vì dân chúng Athens không bao giờ muốn tuân phục các yêu cầu của Sparta, Pericles kết luận rằng việc rút lại nghị quyết có khi còn nguy hiểm hơn là cứ giữ lại nó. Nếu sau khi ông chấp nhận toàn bộ mọi yêu cầu, Sparta vẫn tuyên bố chiến tranh, Athens khi đó vừa cảm thấy bị sỉ nhục, lại vừa rơi vào thế bất lợi. Vì thế Pericles đã ngả về các áp lực dân túy, và miễn cưỡng vạch ra kế hoạch cho chiến tranh. Không bên nào sở hữu lợi thế rõ ràng về mặt quân sự, nhưng cả hai đều tự tin thái quá vào năng lực của bản thân. Chưa bao giờ hứng chịu thất bại trên chiến trường trong khoảng thời gian trước cuộc chiến, người Sparta đã không đánh giá đầy đủ sức mạnh hải quân của Athens. Một diễn giả sau đó đã tranh luận tại Nghị hội Sparta rằng các chiến binh Sparta có thể nhanh chóng khiến dân Athens chết đói bằng cách đốt cháy tất cả các cánh đồng và nhà kho của đối thủ - bỏ qua một thực tế rằng hạm đội Athens có thể hỗ trợ thành bang này bằng đường biển. Trong khi đó, chính quyền Athens, vốn đã dành hàng thập niên để thu thập rất nhiều vàng, tin tưởng chắc chắn chiến thắng đã nằm chắc trong tầm tay. Pericles tính toán rằng Athens sẽ có thể cầm cự được trong vòng ba năm trước các cuộc công kích của kẻ thù nếu cần thiết - quá đủ thời gian để đánh bại Sparta, có thể là bằng cách kích động một cuộc nổi dậy của dân Helot. Trong tất cả những chiến lược gia, chỉ có nhà vua Sparta Archidamus II là nhìn xa trông rộng, khi cho rằng chẳng bên nào có lợi thế mang tính quyết định, và chiến tranh giữa họ có thể kéo dài cả một thế hệ. Cuộc chiến có sức phá hủy ghê gớm đúng như những gì Archidamus II đã dự đoán. Ba thập niên đẫm máu giữa Athens và Sparta đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ hoàng kim của văn hóa Hy Lạp. Trật tự được xây dựng sau các cuộc chiến tranh với Ba Tư, dựa trên sự ràng buộc mà tất cả các bên đều tham dự và sự cân bằng quyền lực chính thức sụp đổ, qua đó đẩy các thành bang Hy Lạp vào một thời kỳ đầy bạo lực mà ngay cả những soạn giả của họ cũng https://thuviensach.vn chưa bao giờ tưởng tượng ra. Ví dụ như khi chiếm được Melos, các binh sĩ Athens đã tàn sát tất cả nam giới trưởng thành, và bắt tất cả phụ nữ và trẻ em làm nô lệ - một sự vi phạm trắng trợn các quy tắc giao chiến mà người Hy Lạp đã tuân thủ hàng thế kỷ. Chương này của cuộc chiến đã được ghi lại vĩnh viễn trong Đối thoại Melos của Thucydides, trong đó vị đại diện của Athens đã thể hiện rõ bản chất của chính trị hiện thực. “Chúng tôi sẽ không làm phiền các người bằng những lời giả dối, chỉ để chứng minh rằng chiến thắng trước Ba Tư đã biện minh cho đế chế của chúng tôi, và rằng giờ đây chúng tôi tấn công vì các người đã có những hành động sai trái với chúng tôi”, vị đại diện đó giải thích. Thay vào đó, “cả các người và chúng tôi, rất thực tế, đều biết rằng công lý chỉ tồn tại giữa những bên ngang bằng nhau về sức mạnh, và rằng kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận”. Đáng chú ý hơn cả, cuộc chiến cũng đã khai tử đế chế Athens. Sparta là bên thắng cuộc sau khi chiến tranh kết thúc nhưng sức mạnh đã bị suy giảm đi rất nhiều, mạng lưới liên minh bị tổn hại, và của cải hầu như kiệt quệ. Phải tới 2.000 năm sau, một lần nữa người Hy Lạp mới có thể thống nhất lại trong sự tự nguyện. Chiến tranh Peloponnese - ví dụ đầu tiên về Bẫy Thucydides - do đó là một bước ngoặt, không chỉ với lịch sử Hy Lạp mà là của cả nền văn minh phương Tây. Không thể tránh khỏi chiến tranh? Tại sao sự cạnh tranh giữa hai siêu cường Hy Lạp cuối cùng lại dẫn tới một cuộc chiến hủy diệt tất cả những gì mà cả hai đều coi trọng? Theo Thucydides, lời giải thích căn bản nhất nằm ở tầng sâu của sức ép cấu trúc gây ra bởi quyền lực đang trỗi dậy và quyền lực thống trị. Khi sự đối đầu dẫn dắt Athens và Sparta tới hàng loạt bế tắc liên tiếp nhau, những tiếng nói ủng hộ chiến tranh ở mỗi hệ thống chính trị trở nên rõ ràng hơn, sự kiêu hãnh của họ trở nên mạnh mẽ hơn, quan điểm của họ về mối đe dọa đối thủ gây ra trở nên gay gắt hơn, và các thách thức mà họ gây ra đối với những nhà lãnh đạo mong muốn duy trì hòa bình trở nên sâu sắc hơn. Thucydides https://thuviensach.vn nhận diện ba yếu tố chính thúc đẩy động cơ chiến tranh: lợi ích, nỗi sợ hãi, và danh dự. Lợi ích quốc gia đã là quá đủ để gây chiến. Sự tồn tại của một nhà nước, cũng như chủ quyền của nhà nước đó trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến bản thân quốc gia mình mà không bị áp lực từ các quốc gia khác là tiêu chuẩn căn bản khi thảo luận về an ninh quốc gia. Bởi vì quá trình bành trướng liên tục của Athens “bắt đầu ảnh hưởng tới các đồng minh của Sparta”, như Thucydides giải thích, Sparta “cảm thấy rằng vị thế của mình đang bị đe dọa” và không còn cách nào khác ngoài chiến tranh. “Nỗi sợ hãi” là cụm từ mà Thucydides sử dụng để nhắc nhở chúng ta rằng thực tại mang tính cấu trúc không đại diện cho toàn bộ câu chuyện. Những điều kiện khách quan cần phải được nhìn nhận bởi con người - và lăng kính mà qua đó chúng ta nhìn nhận sự việc bị cảm xúc tác động. Đặc biệt, nỗi sợ hãi của cường quốc đang thống trị thường tạo ra hiểu lầm và trầm trọng hóa các mối nguy hiểm, trong khi sự tự tin của cường quốc đang trỗi dậy lại tạo ra những tham vọng phi thực tế về những gì mà cường quốc đó có thể làm và khuyến khích họ chấp nhận rủi ro. Thế nhưng bên cạnh lợi ích và nhận thức còn có một yếu tố thứ ba mà Thucydides gọi là “danh dự”*. Đối với chúng ta ngày nay “danh dự” nghe có vẻ tự phụ và kiêu căng. Thế nhưng khái niệm của Thucydides bao hàm thứ mà ngày nay chúng ta xem là ý thức của một quốc gia về bản thân, ý thức về sự công nhận và tôn trọng mà quốc gia đó được hưởng, và lòng tự tôn. Sức mạnh của Athens gia tăng trong suốt thế kỷ thứ V, đi kèm với đó là sự gia tăng về ý thức quyền lợi. Khi tiếp đón những thành bang Hy Lạp nhỏ hơn khác như Megara và Corinth, việc họ có là đồng minh của Sparta hay không không quan trọng bằng việc họ phải thể hiện sự tôn kính với Athens. Theo lời của Thucydides, khi ba yếu tố kể trên ngày càng hòa quyện chặt chẽ vào nhau, sự đối đầu liên tục giữa Athens và Sparta là không thể tránh khỏi. Mặc cho những nỗ lực hết mình nhằm ngăn chặn xung đột, lãnh đạo của cả hai thành bang đều không thể ngăn cản quá trình vận động chính trị https://thuviensach.vn không ngừng nghỉ dẫn đến thảm họa. Trong khi đấu trí với nhau, cùng thời điểm đó họ đều phải đối mặt với những tranh cãi nội bộ với các phe phái chính trị khác nhau vốn tin rằng, thất bại trong việc đứng lên chống lại bên kia sẽ là nỗi ô nhục và thảm họa. Cuối cùng, các lãnh đạo của Athens và Sparta bị nhấn chìm bởi chính các phe phái chính trị trong nội bộ thành bang họ. Pericles và Archidamus II hiểu rõ yếu tố mà vị học giả nghiên cứu tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ Richard Neustadt đã tóm tắt khi mô tả chiếc ghế tổng thống ở Mỹ: “Yếu đuối chính là khởi đầu của tất cả.” Liệu Thucydides có đúng khi cho rằng sự trỗi dậy của Athens khiến chiến tranh là thứ không thể tránh khỏi? Dĩ nhiên không hẳn là vậy. Lập luận của ông là Athens đã trở nên quá quyền lực còn Sparta đã trở nên quá nhạy cảm, và cả hai thành bang đã đưa ra những lựa chọn khiến cho họ không thể tránh khỏi chiến tranh. Khi rủi ro ngày càng gia tăng, sự cương quyết của Athens khiến họ trở nên ngạo mạn; và sự bất an của Sparta dần trở thành sự hoang tưởng. Bằng cách ngăn cấm sự can thiệp vào vùng ảnh hưởng của mỗi bên, hiệp ước hòa bình đã vô tình gia tăng cạnh tranh giữa Athens và Sparta để tranh giành ảnh hưởng lên các thành bang trung lập còn lại. Những cuộc khủng hoảng ngay trước chiến tranh ở Corcyra và Megara đã làm lộ rõ những căng thẳng vốn đã tích tụ trong hàng thập niên. Và rồi Bẫy Thucydides đã tìm được những nạn nhân đầu tiên của mình. Mặc dù các chính khách vĩ đại và tiếng nói thông thái ở cả Athens và Sparta đã cảnh báo chiến tranh có nghĩa là thảm họa, sự dịch chuyển cán cân quyền lực khiến cho cả hai phía kết luận rằng bạo lực là sự lựa chọn khả dĩ ít tồi tệ nhất. Và chiến tranh đã thật sự xảy ra. https://thuviensach.vn 03 NĂM TRĂM NĂM Con người thường có thói quen phó thác những gì họ trông đợi cho niềm hy vọng vô trách nhiệm, và dùng lý do độc đoán để dẹp qua một bên điều họ không mong muốn… Chiến tranh quả là một người thầy đầy bạo lực. Thucydides, về việc phòng thủ ở quê hương Athens, năm 424 TCN Những gì đã qua là một sự khởi đầu. William Shakespeare Lịch sử không bao giờ lặp lại chính nó, nhưng thi thoảng vẫn gieo vần. Mark Twain Chỉ có người chết mới thấy cái kết của cuộc chiến. George Santayana Cuộc chiến giữa Athens và Sparta là ví dụ kinh điển về Bẫy Thucydides. Thế nhưng, hàng thế kỷ sau đó chứng kiến nhiều trường hợp mà các thế hệ hậu duệ bị vướng vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trỗi dậy và đang thống trị, khiến chiến tranh bùng nổ. Nhìn lại quá khứ 500 năm trước đây, Dự án Bẫy Thucydide ở Harvard đã thống kê được 16 trường hợp mà trong đó một cường quốc đang trỗi dậy thách thức một cường quốc đang thống trị*. 12 trường hợp trong số này đã dẫn tới chiến tranh*. Thời gianCường quốc thống trị Cường quốc trỗi dậy Lĩnh vực cạnh tranh Kết quả https://thuviensach.vn 1 Cuối thế kỷ XV Bồ Đào Nha Tây Ban Nha Đế quốc toàn cầu và thương mại Không có chiến tranh 2 Nửa đầu thế kỷ XVI Pháp Hapsburgs Quyền lực trên đất liền Tây Âu Chiến tranh 3 Thế kỷ XVI và XVII Vương triều Hapsburq Đế quốc Ottoman Quyền lực trên đất liền ở Trung và Đông Âu, quyền lực trên biển ở Địa Trung Hải Chiến tranh 4 Nửa đầu thế kỷ XVII 5 Giữa và cuối thế kỷ XVII Vương triều Hapsburg Cộng hòa Hà Lan Thụy Điển Quyền lực trên đất liền và trên biển ở Bắc Âu Anh Đế quốc toàn cầu, quyền lực trên biển và thương mại Chiến tranh Chiến tranh 6 Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX 7 Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX Anh Pháp Quyền lực trên đất liền và trên biển ở châu Âu Anh Pháp Quyền lực trên đất liền và trên biển ở châu Âu Chiến tranh Chiến tranh 8 Giữa thế kỷ XIX Pháp và Anh Nga Đế quốc toàn cầu, tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á và Đông Địa Trung Hải Chiến tranh 9 Giữa thế kỷ XIX Pháp Đức Quyền lực trên đất liền ở châu Âu Chiến tranh 10 Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Trung Quốc và Nga Nhật Bản Quyền lực trên đất liền và trên biển ở Đông Á Chiến tranh 11 Đầu thế kỷ XX Anh Mỹ Thống trị kinh tế toàn cầu, thống trị về hải quân ở Tây bán cầu Không có chiến tranh 12 Đầu thế kỷ XX Anh được Pháp và Nga hỗ trợ 13 Giữa thế kỷ XX Liên Xô, Pháp, Anh Đức Quyền lực trên đất liền ở châu Âu và quyền lực trên biển toàn cầu Đức Quyền lực trên đất liền và trên biển ở châu Âu Chiến tranh Chiến tranh https://thuviensach.vn 14 Giữa thế kỷ XX Mỹ Nhật Bản Quyền lực trên biển và tranh giành ảnh hưởng tại châu Á Thái Bình Dương Chiến tranh 15 1940-1980 Mỹ Liên Xô Quyền lực trên toàn cầu Không có chiến tranh 16 1990-hiện nay Anh và Pháp Đức Ảnh hưởng chính trị ở châu Âu Không có chiến tranh Chương này sẽ được trình bày như một bản phác thảo thu nhỏ về con đường dẫn tới năm trong số những cuộc chiến kể trên. Thay vì đi xuôi theo trình tự lịch sử, chúng tôi sẽ đi ngược, bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý do đằng sau cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng của Nhật Bản tháng 12 năm 1941, rồi mới tiến hành xem xét khoảng thời gian trước đó khi sự trỗi dậy của Nhật Bản đã đưa nước này tới chiến tranh, đầu tiên là với Trung Quốc và sau đó là với Nga. Chúng tôi sẽ tiếp tục lần theo âm mưu thao túng nước Pháp của Otto von Bismarck, kích động nước này khởi đầu một cuộc chiến tranh nhằm tạo tiền đề cho quá trình thống nhất nước Đức; và chúng tôi sẽ phân tích phản ứng của cường quốc thống trị mặt biển vào thế kỷ XVII là Cộng hòa Hà Lan trước quá trình xây dựng hải quân của nước Anh; và kết thúc với những thách thức mà nhà Hapsburg đã tạo ra với Pháp ở thế kỷ XVI. Những độc giả quan tâm tới khả năng một cuộc chiến thương mại có thể leo thang và dẫn tới chiến tranh hạt nhân hay không cần hết sức chú ý tới con đường đã dẫn dắt Nhật Bản và Mỹ tới Trân Châu Cảng. Nếu bạn nghĩ một quốc gia kích động đối thủ tham chiến với mục đích phục vụ cho những chương trình nghị sự trong nước là chuyện bất hợp lý, hãy nhớ tới Bismarck. Và nếu muốn biết sự đối đầu về hải quân có thể khiến chính phủ các nước phải tiến hành chiến tranh như thế nào, những va chạm giữa Anh và Cộng hòa Hà Lan sẽ cho chúng ta câu trả lời. Rõ ràng là có nhiều khác biệt căn bản giữa các trường hợp nêu trên. Một số liên quan tới các nhà nước quân chủ; số khác là chuyện giữa các nền dân https://thuviensach.vn chủ. Trong một vài trường hợp, việc trao đổi ngoại giao phải mất thời gian hàng tuần, còn ở những trường hợp khác thông tin trao đổi diễn ra gần như tức thời. Thế nhưng, trong tất cả các trường hợp, chúng tôi nhận thấy các nguyên thủ quốc gia đều phải đối mặt với những tình thế lưỡng nan chiến lược dưới các điều kiện bấp bênh và áp lực liên tục. Từ góc nhìn hiện tại, một số độc giả có thể muốn cho rằng những đánh giá của họ là không hợp lý và thiếu cân nhắc. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta có thể hiểu và thậm chí thông cảm với những áp lực, hy vọng, và nỗi sợ hãi họ đã cảm nhận - cũng như những lựa chọn họ đã đưa ra. Không có bất cứ cuộc xung đột nào kể trên chắc chắn phải xảy ra. Tuy nhiên, sức nặng của những yếu tố thiên về chiến tranh đôi khi khiến chúng ta rất khó xác định xem có lựa chọn nào khả dĩ hơn không. Không khó để tưởng tượng liệu chúng ta sẽ bỏ phiếu như thế nào trong Nghị hội Athens sau khi nghe Pericles trình bày về việc phải tham chiến, hay chúng ta sẽ có những lời khuyên gì đối với vị hoàng đế nhà Hapsburg của Đế quốc La Mã Thần thánh Charles V. Những yếu tố căn bản trong cơ chế mà Thucydides đã phát hiện đều hiển hiện rõ ràng trong tất cả mọi trường hợp kể trên. Chúng ta có thể nhận thấy một cách sống động điều mà Dự án Bẫy Thucydides gọi là “hội chứng quyền lực trỗi dậy” và “hội chứng quyền lực thống trị”. Hội chứng đầu tiên nhấn mạnh nhận thức ngày càng tăng lên của một quốc gia đang trỗi dậy về bản thân, về lợi ích, về quyền được công nhận và tôn trọng. Hội chứng thứ hai về căn bản ngược lại với hội chứng thứ nhất, khi cường quốc đang thống trị thể hiện nỗi sợ hãi và nỗi bất an ngày một lớn dần, cùng lúc đó phải đối mặt với những dấu hiệu “suy thoái”. Giống như trong một gia đình khi các anh chị em cạnh tranh với nhau, hay trong ngoại giao cũng vậy, chúng ta có thể tìm thấy những xu hướng có thể dự đoán trước được phản ánh trên bàn ăn hay trên bàn hội nghị quốc tế. Nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của bản thân (“lời nói của tôi là quan trọng”) dẫn tới kỳ vọng được công nhận và tôn trọng (“hãy nghe những gì tôi nói”) và yêu cầu có ảnh hưởng lớn hơn (“tôi cứ khăng khăng vậy đấy”). Cũng dễ hiểu thôi, cường https://thuviensach.vn quốc thống trị coi sự quả quyết của kẻ mới lớn giống như hành động thiếu tôn trọng, vô phép tắc, thậm chí là khiêu khích hay nguy hiểm. Nói theo người Hy Lạp thì việc coi trọng bản thân một cách quá mức sẽ trở thành sự cao ngạo và nỗi sợ hãi không lý do sẽ trở thành sự hoang tưởng. Nhật Bản đối đầu với Mỹ Giữa thế kỷ XX Ngày 7 tháng 12 năm 1941, máy bay Nhật Bản tấn công bộ tổng hành dinh hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương ở Trân Châu Cảng, Hawaii, khiến hầu như toàn bộ hạm đội Mỹ neo đậu ở đây bị xóa sổ. Ở thời điểm đó, không ai có thể tưởng tượng được rằng một quốc đảo nhỏ bé với một nền kinh tế và lực lượng hải quân quá khập khiễng nếu so sánh với Mỹ lại dám tấn công quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Thế nhưng, từ quan điểm của Nhật Bản, những lựa chọn khác thậm chí còn tệ hại hơn. Washington đã nỗ lực sử dụng các biện pháp kinh tế như cấm vận tài chính và thương mại để ép buộc Nhật Bản phải ngừng những động thái gây hấn ở khu vực, bao gồm những hành động chống Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản xem những hạn chế này như sợi dây thòng lọng đe dọa sự tồn vong của đất nước. Mặc cho những phản đối của Nhật Bản, Mỹ đã thất bại trong việc nhận thức được hệ quả của những cấm vận này hay dự đoán phản ứng của người Nhật. Năm ngày trước cuộc tấn công “bất ngờ” vào Trân Châu Cảng, đại sứ Nhật Bản tại Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo rất rõ ràng. Chính phủ của ông đã đi đến kết luận rằng Nhật Bản “bị đặt dưới một áp lực khủng khiếp, bị ép phải tuân theo ý muốn của Mỹ; và chúng tôi thà tiến hành chiến tranh còn hơn là phải chịu thua dưới áp lực”. Washington đã bỏ qua cảnh báo này và vẫn hết sức tự mãn, họ tin rằng Nhật Bản sẽ không dám lựa chọn chiến tranh chống lại một đối thủ mà chắc chắn đang sở hữu sức mạnh vượt trội hơn mình rất nhiều. Con đường dẫn tới Trân Châu Cảng thật ra đã bắt đầu từ nửa thế kỷ trước đó khi Mỹ tiến hành xoay trục lần đầu tiên về châu Á. Trong số những chiến lợi phẩm thu được sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898, Mỹ đã có https://thuviensach.vn được thuộc địa đầu tiên của mình, quần đảo Philippines, cũng như Guam. Một năm sau, Ngoại trưởng John Hay công bố thứ mà ông gọi là Chính sách Mở cửa, tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ không cho phép bất cứ cường quốc nào có thể thuộc địa hóa hay độc quyền tiến hành thương mại với Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ “mở cửa” với tất cả mọi lợi ích thương mại (đặc biệt của Mỹ) dựa trên nền tảng bình đẳng. Đối với một Nhật Bản đang công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng, những tuyên bố do các cường quốc khác đưa ra nhằm tạo lợi thế cho các thuộc địa của họ nhưng lại cấm “xứ sở Mặt trời mọc” không được theo đuổi vận mệnh của chính mình thì rõ ràng là không công bằng. Anh thống trị Ấn Độ, cũng như hầu hết phần còn lại của thế giới. Hà Lan sở hữu Indonesia. Nga nuốt trọn Siberia và chiếm giữ đảo Sakhalin, áp sát biên giới Nhật Bản. Các cường quốc châu Âu còn ép Nhật Bản phải rút lui khỏi các vùng lãnh thổ mà nước này đã chiếm giữ sau khi đánh bại Trung Quốc năm 1894 - 1895. Và đến lúc này người Mỹ lại muốn tuyên bố cuộc chơi nên kết thúc ư? Không, nếu Nhật Bản quyết định lên tiếng. Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, Nhật Bản tiến hành chiến tranh với Nga năm 1904, dễ dàng đánh bại Nga và kiểm soát bán đảo Liêu Đông, cảng Arthur, tuyến đường xe lửa Nam Mãn Châu cũng như một nửa Sakhalin. Cho tới thời điểm đó, quốc gia này đã đẩy Trung Quốc ra khỏi đảo Đài Loan và chiếm đóng Triều Tiên. Năm 1931, Tokyo xâm lược Trung Quốc đại lục, tiến sâu vào đất liền hơn 500 dặm và kiểm soát một nửa Trung Hoa (với biểu tượng là Vụ Cưỡng hiếp Nam Kinh, chiến dịch tàn bạo năm 1937 của Nhật Bản đã được thể hiện đậm nét trong các sách giáo khoa trung học mà tất cả học sinh Trung Quốc sử dụng ngày nay). Với tuyên bố “châu Á của người châu Á”,vào năm 1933 Tokyo công khai “học thuyết Monroe của Nhật Bản”. Học thuyết này cho rằng kể từ nay trở đi, “Nhật Bản chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và trật tự tại vùng Viễn Đông”, khu vực mà sau này người Nhật đặt cho một cái tên mỹ miều Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Chiến lược của Nhật Bản phản ánh một https://thuviensach.vn tâm lý được-hoặc-mất không thể thỏa hiệp: “Nếu Mặt trời không mọc, có nghĩa là nó đang lặn”? Người bảo vệ tự xưng của Chính sách Mở cửa coi các tham vọng và hành động của Nhật Bản là không thể chấp nhận được. Như sử gia Paul Kennedy đã nói, nước Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đáp trả sự hung hăng của Nhật Bản, “coi đây là mối đe dọa tới Chính sách Mở cửa mà về lý thuyết, phong cách sống của người Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách đó”. Sự đáp trả của Mỹ bắt đầu bằng các biện pháp kinh tế chứ không phải là quân sự. Đầu tiên, Mỹ áp đặt cấm vận lên các mặt hàng sắt vụn chất lượng cao và nhiên liệu máy bay xuất khẩu sang Nhật Bản. Sau đó, Washington tăng cường chế tài bằng cách thêm vào danh sách hạn chế các mặt hàng nguyên liệu thô quan trọng như sắt, đồng thau, đồng đỏ - và cuối cùng là dầu mỏ. Lệnh cấm vận do Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban bố vào tháng 8 năm 1941 như giọt nước làm tràn ly. Như một nhà phân tích hàng đầu đã giải thích, “mặc dù dầu mỏ không phải là lý do duy nhất khiến cho quan hệ trở nên xấu đi, nhưng một khi nó đã được sử dụng như vũ khí ngoại giao, sự thù địch là điều không thể tránh khỏi”. Tuyệt vọng, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã chấp thuận kế hoạch tiến hành cuộc tấn công quyết định mang tính phủ đầu vào Trân Châu Cảng. Người lên kế hoạch cho các cuộc tấn công, Đô đốc Isoroku Yamamoto, nói với chính phủ Nhật rằng: “Trong vòng sáu tháng đến một năm đầu tiên sau khi chiến đấu với người Mỹ và người Anh, tôi sẽ cực kỳ quyết liệt, và tôi sẽ cho các ngài thấy những chiến thắng nối tiếp nhau.” Tuy nhiên ông cũng cảnh báo: “Nếu chiến tranh phải kéo dài từ 2 tới 3 năm, tôi không dám tự tin rằng chúng ta sẽ giành chiến thắng cuối cùng.” Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã thật sự bị sốc bởi thứ mà họ gọi là một cuộc tấn công vô cớ từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, để đất nước rơi vào tình huống bất ngờ sâu sắc đến như vậy, không ai khác ngoài chính họ phải chịu trách nhiệm. Chỉ cần họ dành một buổi trưa để đọc Thucydides và nghĩ về những hệ quả mà Nghị quyết Megara của Athens đã gây ra, hay nghiền https://thuviensach.vn ngẫm những nỗ lực của Anh nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Đức vào thập niên trước năm 1914 (giai đoạn sẽ được đề cập kỹ càng hơn trong chương sau), có lẽ họ đã dự đoán tốt hơn phản ứng của Nhật Bản. Thật sự là cá nhân một số người đã nhận ra. Trong khi cấm vận được siết chặt năm 1941, Đại sứ Mỹ ở Tokyo Joseph Grew đã ghi chép trong nhật ký của mình rằng: “Một cái vòng luẩn quẩn của sự trả thù và phản đòn đang xảy ra… Kết cục rõ ràng nhất chính là chiến tranh.” Sự đối đầu giữa một cường quốc đang trỗi dậy và một cường quốc thống trị thường làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh về tài nguyên. Nền kinh tế ngày càng mở rộng thúc đẩy cường quốc đang trỗi dậy phải đi xa hơn để đảm bảo có đủ các loại hàng hóa thiết yếu, bao gồm cả những tài nguyên nằm dưới sự kiểm soát hay bảo vệ của cường quốc thống trị, khi đó cuộc cạnh tranh sẽ trở thành cuộc tranh giành về tài nguyên. Nỗ lực ngăn cản một quốc gia nhập khẩu các mặt hàng mang tính sống còn với họ có thể dẫn tới chiến tranh. Nhật Bản đối đầu với Nga và Trung Quốc Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Sự trỗi dậy của Nhật Bản và những thách thức mà nước này gây ra đối với Trung Quốc và Nga cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX rõ ràng là tiền đề của sự kiện Trân Châu Cảng. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1853, khi Phó Đề đốc Mỹ Matthew Perry và hạm đội “Những Con thuyền Đen” của ông đã xóa bỏ hoàn toàn hai thế kỷ sống trong biệt lập và sự kháng cự của Nhật Bản trước các đề xuất tiếp cận của châu Âu. Perry đã bắt Nhật hoàng khi đó đứng trước một lựa chọn hết sức khắc nghiệt: hoặc mở cửa các hải cảng của Nhật Bản để các tàu của Mỹ có thể ghé vào để tiếp liệu và tiếp tế, hoặc trở thành đối tượng của các loại vũ khí chiến tranh hiện đại mà ông không thể tưởng tượng được. Nhật Bản đã lựa chọn phương án đầu tiên và sớm bị mê hoặc bởi quá trình hiện đại hóa. Chưa đầy hai thập niên sau đó, sau cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868, Nhật Bản khởi động cuộc đua phát triển nhằm đuổi kịp các cường quốc https://thuviensach.vn phương Tây*. Với sự hỗ trợ của các nhà kỹ trị người Nhật - những người đi khắp thế giới tìm kiếm các sản phẩm cũng như các ngành nghề công nghiệp tốt nhất để sao chép, học hỏi hoặc ăn cắp - tổng sản lượng quốc gia GNP của Nhật Bản trong giai đoạn 1885-1899 đã tăng gấp ba lần. Sự trỗi dậy về kinh tế này càng làm quyết tâm của Tokyo trong việc đứng ngang hàng với phương Tây thêm sâu sắc. Khi các cường quốc phương Tây tiếp tục tranh giành thuộc địa và khu vực ảnh hưởng ở các vùng xung quanh Nhật Bản, quốc gia này cảm thấy điều mà sử gia Akira Iriye gọi là “cảm giác bức bối thấy mình cần phải hành động mạnh mẽ hơn, cả theo nghĩa thụ động là tránh bị biến thành nạn nhân của phương Tây hung hăng và theo nghĩa chủ động là mở rộng quyền lực của chính mình nhằm bước vào hàng ngũ các các đại cường”. Sự phát triển gấp rút này thể hiện qua quá trình vươn lên mạnh mẽ của quân đội và hải quân Nhật Bản. Chi tiêu quân sự tăng từ 19% ngân sách năm 1880 lên tới 31% vào năm 1890. Với việc Nhật Bản mạnh hơn về quân sự, thái độ của nước này đối với các quốc gia láng giềng - mà đa phần trong số đó là bạn hàng của phương Tây - trở nên cứng rắn hơn. Năm 1894, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đưa quân can thiệp vào một cuộc nổi dậy ở Triều Tiên*. Họ nhanh chóng rơi vào trạng thái xung đột và Nhật Bản đã đánh bại Trung Quốc, chiếm quyền kiểm soát Triều Tiên, Đài Loan và Đông Nam Mãn Châu - khi đó đang sở hữu cảng Arthur, một cảng biển thương mại và hải quân chiến lược. Tuy nhiên, nước Nga cũng có các kế hoạch của riêng mình tại Đông Nam Mãn Châu. Moscow và các đồng minh châu Âu tạo ra nhiều áp lực lên Tokyo tới mức chỉ sáu ngày sau khi ký kết Hiệp ước Shimonoseki với Trung Quốc, Nhật Bản đã buộc phải từ bỏ các yêu sách của mình đối với Mãn Châu. Trong quá trình đó, Nga đã nói rõ với Nhật Bản rằng sẽ không cho phép cường quốc đang trỗi dậy này lấn chiếm thêm bất kỳ vùng lãnh thổ nào mà bản thân Moscow cho là “quan trọng”. Không nằm ngoài dự đoán, sự mất mặt này cũng như các tác động về mặt địa chính trị khiến Nhật Bản trở nên giận dữ. Như một học giả có tiếng của Nhật Bản đã bình luận vào năm 1904: “Với Mãn Châu và cuối cùng là toàn bộ Triều Tiên trong tay, một mặt, Nga sẽ có khả năng phát triển các chính https://thuviensach.vn sách cụ thể để áp đặt ảnh hưởng về hải quân và thương mại mạnh tới mức có thể giúp nước này thống trị phương Đông và mặt khác, vĩnh viễn làm tê liệt tham vọng của Nhật Bản, từ từ bóp nghẹt và làm tan rã nước Nhật, rồi cuối cùng thôn tính Nhật Bản về mặt chính trị.” Cơn ác mộng này dường như ngày càng trở thành hiện thực khi Nga ép buộc Trung Quốc phải nhượng lại căn cứ Mãn Châu tại cảng Arthur và bắt đầu mở rộng tuyến đường sắt xuyên Siberia để kết nối trực tiếp Moscow và Hoàng Hải. Sau “sự ô nhục năm 1895”, Nhật Bản đã dành một thập niên để “chuẩn bị cho cuộc chiến cuối cùng với Nga”. Khi theo đuổi các lợi ích về chiến lược và thương mại của riêng mình, Nga đã xây dựng mạng lưới đường sắt ngay trên phần lãnh thổ mà Nhật Bản đã giành được sau chiến thắng quân sự quyết định trước Trung Quốc - và sau đó bị tước đoạt bởi sự can thiệp của phương Tây. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của người Nhật, và tạo ra trong lòng các lãnh đạo của Nhật Bản một tâm thế rằng nước này không còn phải nghe theo các yêu cầu của phương Tây. Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị chiến tranh năm 1904, Nhật Bản yêu cầu Nga từ bỏ quyền kiểm soát một số khu vực quan trọng ở Mãn Châu. Khi Nga từ chối, Nhật Bản phát động một cuộc tấn công phủ đầu và đạt được thắng lợi bất ngờ mang tính quyết định trong cuộc chiến diễn ra sau đó. Sự gấp gáp, nỗi lo lắng, tâm lý nạn nhân và tâm lý báo thù của Nhật Bản đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về hội chứng quyền lực trỗi dậy. Sự phẫn nộ của Tokyo trước những gì mà nước này bị đối xử vì quá yếu để từ chối các yêu cầu của phương Tây đã thổi bùng quyết tâm sắt đá của Nhật Bản trong việc thiết lập nên cái mà họ cho là vị thế đứng đắn của mình trong trật tự quốc tế. Tâm lý này đã xuất hiện lặp đi lặp lại trong số các quốc gia có xu hướng trỗi dậy trong suốt nhiều thế kỷ. Đức đối đầu với Pháp Giữa thế kỷ XIX Chiến thắng của Phổ trước Đan Mạch năm 1864 và trước Áo năm 1866 khiến cho cường quốc thống trị châu Âu lúc bấy giờ có suy nghĩ mà theo https://thuviensach.vn miêu tả của sử gia Michael Howard, là “tâm lý nguy hiểm nhất trong mọi loại tâm lý; đó là tâm lý của một đại cường cảm thấy bản thân mình bị hạ xuống vị trí thứ hai”. Như một quan chức Pháp khi đó đã giải thích: “Sự vĩ đại chỉ là tương đối… Quyền lực của một quốc gia chỉ có thể suy giảm bởi một thực tế là các thế lực khác đang được gây dựng xung quanh nó.” Tốc độ trỗi dậy của nước Phổ khiến Paris bị sốc và khiến cho Berlin trở nên tự tin hơn. Khi Phổ thu nạp thêm các quốc gia Đức khác, tỷ lệ dân số của nước này so với Pháp tăng từ khoảng 1/3 năm 1820 lên 4/5 năm 1870. Sản xuất sắt và thép của Phổ chỉ bằng một nửa sản lượng của Pháp vào năm 1860, nhưng chỉ 10 năm sau đó đã vượt Pháp. Quân đội Phổ cũng được hiện đại hóa nhanh chóng. Năm 1870, quân đội Phổ đã nhiều hơn quân đội Pháp khoảng 1/3. Như một chuyên gia quân sự thời điểm đó đã ghi chép: “Người Pháp đã há hốc miệng kinh ngạc. Gần như chỉ trong một đêm, nước láng giềng bé nhỏ và nằm trong tầm kiểm soát của họ đã vụt lớn để trở thành một người khổng lồ về quân sự và công nghiệp.” Trên thực tế, nữ hoàng Pháp đã nắm bắt được tâm trạng ở Paris lúc đó khi cảm thán về nỗi sợ rằng trong một đêm nào đó, bà sẽ “đi ngủ là người Pháp nhưng khi thức dậy đã thành người Phổ”. Tham vọng to lớn của Bismarck là tạo ra một nước Đức thống nhất. Tuy nhiên, lãnh đạo của các thân vương quốc nói tiếng Đức lại muốn giữ các đặc quyền của họ với tư cách người cai trị của các quốc gia độc lập. Họ sẽ không bao giờ chấp nhận đứng dưới sự lãnh đạo của Phổ trừ khi “rũ bỏ sự ích kỷ của bản thân” bởi một cú sốc khiến họ lo lắng cho sự sống còn của chính mình. Bismarck đã đúng khi tính toán rằng một cuộc chiến với Pháp có thể tạo thứ mà ông đang cần. Ông và các tướng lãnh cũng biết họ đã chuẩn bị kỹ càng để đối đầu với các lực lượng Pháp. Để có thể hiệu triệu các quý tộc miền Nam đang lưỡng lự đứng lên vì một mục tiêu chung, Bismarck nhận thấy việc biến nước Pháp thành kẻ gây hấn hết sức quan trọng. Với một Hoàng đế Napoleon III của Pháp đang hết sức cảnh giác trước sự trỗi dậy của Phổ, Bismarck không quá khó khăn trong việc làm bùng lên nỗi sợ của người Pháp. Bằng một bước đi quyết đoán, ông https://thuviensach.vn tiến cử một vị hoàng thân người Đức thuộc Vương triều nhà Hohenzollern lên nắm ngai vàng Tây Ban Nha. Điều này, nếu xảy ra, sẽ đặt nước Pháp vào giữa thế gọng kìm của hai cường quốc gốc Đức ở cả phía Đông và phía Tây. Như Bismarck dự đoán, Paris trở nên hoảng loạn trước viễn cảnh bị bao vây ở cả hai phía. Như tiểu sử của Bismarck có ghi, vị Ngoại trưởng Pháp khi đó tin rằng “ứng cử viên nhà Hohenzollern cho vị trí nhà vua Tây Ban Nha đe dọa làm thay đổi nghiêm trọng cán cân quyền lực ở châu Âu theo hướng toàn bất lợi cho Đế quốc Pháp. Danh dự và lợi ích của Pháp đã bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng”. Dưới sức ép từ bên trong về việc phải đứng lên chống lại mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Phổ, và với niềm tin rằng quân đội của mình có thể đè bẹp Berlin trên chiến trường, Napoleon đã yêu cầu vua Phổ phải chấm dứt vĩnh viễn đề xuất tiến cử một người họ hàng lên làm vua Tây Ban Nha. Phổ bác bỏ yêu cầu này. Khi căng thẳng leo thang, nỗi sợ hãi chiến tranh trở nên mãnh liệt hơn bởi bức Điện tín Ems (một công văn báo chí không hoàn toàn đúng sự thật do Bismarck thao túng để phóng đại nỗi sợ hãi của người Pháp), khi bức điện tín này cho rằng Napoleon đã tuyên chiến với Phổ. Đúng như Bismarck đã dự đoán, quân Phổ, với sự hỗ trợ của một số đơn vị được lựa chọn từ các công quốc, đã nhanh chóng đánh bại Pháp trong một trận thắng đặt nền móng cho sự khai sinh của Đế chế Đức. Bismarck đã cho chúng ta thấy một ví dụ điển hình như được rút từ trong sách giáo khoa về kỹ năng lợi dụng hội chứng quyền lực thống trị: lợi dụng nỗi sợ hãi bị phóng đại, sự bất an, sự sợ hãi trước hiện trạng bị thay đổi để kích động các phản ứng thiếu cân nhắc. Các nhà khoa học nghiên cứu hành vi thời hiện đại đã giải thích điều này ở mức độ tâm lý căn bản, cho rằng nỗi sợ hãi mất mát ở con người (hay điềm - báo về một sự “suy thoái”) thường áp đảo hy vọng đạt được một cái gì đó - và vì vậy khiến chúng ta chấp nhận những rủi ro vô lý để bảo vệ những gì thuộc về mình. Đặc biệt trong những trường hợp liên quan tới “sự mở rộng quá mức của các đế quốc”, trong đó “lợi ích và nghĩa vụ toàn cầu” của một đế quốc “lớn hơn rất nhiều năng lực thật sự của đế quốc đó trong việc bảo vệ đồng thời những lợi ích đó”, các quốc gia có thể nỗ lực gấp đôi duy trì hiện trạng của họ một cách mù quáng. https://thuviensach.vn