🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dịch học tinh hoa - Nguyễn Duy Cần (bản đầy đủ)
Ebooks
Nhóm Zalo
Cụ Thu Giang
Nguyễn Duy Cần
🙠 🙢
DỊCH HỌC TINH HOA Sách tham khảo
NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1992
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
… Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác-Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là số đông cácn bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng phát triển bị hạn chế.
… Nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chú trọng nghiên cứu những tinh hoa trí tuệ của dân tộc.
Đối với những học thuyết khác – ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin – về xã hội, cần được nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng.
… Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, những vấn đề phát huy nhân tố con người, về đạo đức, lối sống, tư tưởng, nghệ thuật, tôn giáo, dân tộc… trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở rộng giao lưu quốc tế.
… Đảng phát huy tự do tư tưởng, tạo mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và các mặt công tác khác trên lĩnh vực lý luận….
Trích Nghị quyết của Bộ Chính trị ĐCSVN
về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay
(Số 01/NQ-TW 28-3-92)
2
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản . ............................................. 6 Tựa . ................................................................... 12 Lời một người đọc sách . .................................. 13 LỜI NÓI ĐẦU. ................................................. 18 CHƯƠNG I . ..................................................... 42
- Sách Chu Dịch . ...................................... 43 - Nội dung và tác giả . ............................... 46 - A. Phù hiệu . ............................................ 46
o Thứ tự các quẻ . ............................ 61 o Công dụng các quẻ . ..................... 63 - B. Văn tự . ............................................... 67
o Nội dung và tác giả của Dịch Kinh ....................................................... 67
o Nội dung và tác giả của Dịch truyện ....................................................... 69
o Tác giả của Thập Dực truyện
....................................................... 72
- Các phái của Dịch học . ......................... 76
CHƯƠNG II . .................................................... 82 A. Thái cực và Lưỡng nghi . ....................... 83 o Âm trong Dương, Dương trong Âm ................................................................. 93 o Đường lối “Đi về”, “Lên xuống” 95 o Âm Dương không đầu mối . ........ 98
B. Tứ tượng . ................................................ 101 C. Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng . ........ 107
3
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
- Hà Đồ . ..................................................... 113 - Hà Đồ và Ngũ Hành . ............................. 121 - Hà Đồ và Tiên thiên Bát quái so sánh với
Lạc Thư và Hậu thiên Bát quái . .......... 123 - Lạc Thư . ................................................. 131 - Lạc Thư và Hậu thiên Bát Quái . ......... 140
CHƯƠNG III . .................................................. 142 - Dịch là gì . ................................................ 143 1. Biến dịch. ........................................... 144 - Lẽ biến hóa . .................................... 147 - Luật tương tướng, tương cầu . ...... 152 - Luật tích tiệm . ................................ 157 - Luật phản phục . ............................. 159 2. Bất dịch . ............................................ 161 3. Giản dị . .............................................. 166 - Phụ chú . .................................................. 173
CHƯƠNG IV . .................................................. 178 A. THỜI . ..................................................... 179 B. TRUNG CHÁNH . ................................. 183
TẠM KẾT LUẬN . ........................................... 206
PHỤ LỤC và PHỤ CHÚ
I. Từ Tiên thiên qua Hậu thiên Bát quái . 211 - Thuyết của Bùi Thị Bích Trâm . ........... 216 - Từ Tiên thiên qua Hậu thiên . ............... 222
4
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
II. Sự quan hệ của phương hướng đối với con người . ...................................................... 229 Phụ chú
- Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm . .......................................................... 234 - Vai trò của khí âm . ................................ 236 - Cảm tưởng các học giả Tây phương đối với Kinh Dịch . .............................................. 239 - Thuyết “thiên nhơn tương hợp của dịch” ................................................................. 241 - Tại sao Âm Dương mà không Dương Âm ................................................................. 253 - “Dịch là nhất nguyên luận” là “các hữu Thái cực” . ........................................................ 255
KYBALION . .................................................... 266
Phụ chú (Chương II):
- Tứ tượng . ................................................ 271 - Sự chênh lệch của Âm Dương . ............. 272 - Luật Âm Dương . .................................... 274
Phụ chú (Chương III: Dịch là biến) . .............. 278 - Dịch và Đạo “Trường xuân bất lão” .... 278 Phụ chú: 2 chữ TRUNG CHÁNH . ................. 285
THUẬT NGỮ KINH DỊCH . .......................... 287
Phụ chú: Lạc Thư . ........................................... 291 - Các con số trong Dịch . .......................... 292
5
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chúng ta tham khảo, tìm hiểu triết học, văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và của các dân tộc phương Đông, để nghiên cứu, nhận thức nghiêm túc văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển qua 4.000 năm lịch sử, đã chọn lọc, tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, đặc biệt là các dân tộc láng giềng, nhằm bảo vệ, khẳng định và phát huy di sản, truyền thống của cha ông để lại, một nhiệm vụ trọng đại bức thiết hiện nay của chúng ta, trên bước đường đổi mới, “mở cửa”. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu nhiều công trình sưu tầm, phiên dịch, nghiên cứu công phu của các cụ Phan Bội Châu, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đăng Thục, Toan Ánh, v.v…
Tiếp theo chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc một công trình lớn nữa của Cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần: Dịch học tinh hoa.
Để thay cho lời tựa về lần tái bản bộ sách quý này, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn bài viết sau đây của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhan đề Đầu xuân đọc Kinh Dịch, đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 80, ra ngày 15-3-1992:
6
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
“Được mấy ngày nghỉ Tết, tôi ngồi đọc say sưa cuốn Kinh Dịch do NXB Thành phó Hồ Chí Minh mới cho tái bản (1991).
Đọc mãi không hiểu, lại đọc lại, chỉ hiểu thêm chút ít nhưng càng đọc càng thấy khâm phục người xưa, khâm phục triết học Đông phương, khâm phục sự uyên bác của dịch giả cừ khôi Ngô Tất Tố (1894- 1954).
Hóa ra lâu nay ta quá say sưa với triết học Tây phương mà ít chú ý đến triết học Đông phương. Trong khi đó người dân thường tuy ít học, ít hiểu biết nhưng phần lớn đều tin tưởng và làm theo không ít những lời dạy của các vị thánh hiền phương Đông.
Sự biến động ghê gớm của châu Âu gần đây, sự hưng thịnh một cách đột xuất của không ít quốc gia châu Á làm cho nhân loại không thể không chú ý nhiều hơn đến triết học phương Đông. Văn minh châu Á trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu của rất nhiều nước khác nhau.
Không phải không có lý khi cụ Phan Bội Châu coi Kinh dịch “là nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại”. Cụ cho rằng đúng như tinh thần của Kinh Dịch: “Bình đẳng, đại đồng là chân tính, là hạnh phúc của nhân sinh”, “tinh thần quy cũ có trật tự đạo đức là lẽ công bình của con người”. Những tư duy của Khổng học như “không sợ dân nghèo mà chỉ sợ phân chia không đều” (Sách Luận ngữ) hoặc “tính kế trăm năm không gì bằng trồng người” (Sách Hán thư)… về sau đã được Bác Hồ nhắc lại và phát triển thêm. Mô
7
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
hình phát triển của Nhật Bản và của bốn con rồng châu Á được coi đều là có động lực tinh thần của đạo Khổng.
Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch mà ông vua thần thoại này xuất hiện cách đây hàng hàng nghìn năm hay hàng vạn năm chưa có gì chứng thực. Chỉ biết rằng trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý. Đời nhà Tống, khi viết lời tựa cho việc xuất bản Kinh Dịch, Trình Di đã phải thốt lên “Thánh nhân lo cho đời sau như thế có thể gọi là tột bậc!”.
Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi…”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng tiến là lui, chẳng mặn là nhạt, chẳng nóng là mát, chẳng nhanh là chậm.
Trong hoạt động của con người, âm dương luôn biến động song vẫn tạo được thế cân bằng nhờ sự tự điều chỉnh của cơ thể, nếu không sẽ sinh bệnh. Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là dịch, cái lý của nó là đạo, cái dụng của nó là thần, âm dương khép ngỏ là
8
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
dịch, một khép một ngỏ là biến. Dương thường thừa, âm thường thiếu, đã không bằng nhau thì sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là thiện ác nhưng cái thời cái cơ của mỗi người mỗi lúc là không giống nhau. Phải hiểu sâu sắc tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội, mới giữ gìn được giang sơn.
Càng đọc Kinh Dịch tôi càng thấy không thể đọc vội vã như xem tiểu thuyết. Nên đọc dần từng đoạn vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn yên ả, thanh thoát thì đạo lý mới lưu thông, nghĩa tình mới bao quát. Khổng Tử bảo là phải “học Dịch” (chứ không phải “đọc Dịch”) kể thật chí lý!
Nhưng thời gian quá ít, học vấn có hạn nên hấp thụ chưa được bao nhiêu, chỉ thấy lý thú mà viết nên những dòng này, mong nhiều người tìm mua, tìm đọc. Tiếc rằng sách in quá ít (1000 bản) giá bán quá cao (60 nghìn đồng),liệu mấy ai mua được đọc được?
Xin nêu lên vài điều tâm đắc khi bước đầu “học Dịch”.
Trong quẻ Kiền có lời Kinh: “Thượng hạ vô thưởng, phi vi tà dã: tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã”… (lên xuống bất thường, không làm điều xấu, tiến lui không nhất định, đừng xa rời quần chúng…). Trong quẻ Truân có lời Kinh: “Tuy bàn hoàn chỉ hành chính dã. Di quý hạ tiện, đại đắc dân dã…” (tuy gian truân có chí sẽ làm nên, là người hiền chịu dưới kẻ hèn nhưng rồi sẽ được dân tin…). Trong quẻ Mông có lời Kinh: “Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã…”
9
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
(dùng phép phạt người để giữ nghiêm pháp luật…). Quẻ Nhu có lời Kinh: “Nhu, hữu phu, quang hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên…” (Mềm mỏng nếu có lòng tin sẽ sáng láng hanh thông chính bền là tốt có lợi cho việc vượt sông lớn…). Quẻ Tụng có lời Kinh: “Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã” (Trong thì nghe không lệch, chính thì xét xử hợp tình)…
Trong thời buổi cái đúng cái sai còn lẫn lộn, người tốt người xấu chưa tường minh, khó chung khó riêng đầy rẫy, nhưng cái gốc của dân mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở, tôi mong sao mỗi người hàng ngày có chút thời gian bình tâm đọc Kinh Dịch, nghe lời người xưa mà ngẫm chuyện ngày nay, nghe lời thiện mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa.
Không hiểu đó có phải là một điều mong ước quá sức không?”
Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
10
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
HÁN
VĂN
“Không học Dịch, làm gì rõ được chỗ đầu mối của Tạo hóa.
Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật tự thông. Chưa từng thấy chưa thông. Dịch lại thông cả cái lý của sự vật.”
11
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
TỰA
Tôi dạo chơi phương Nam, tình cờ lại gặp được Bảo Quang Tử Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN tại viện Khảo cổ Sài Gòn lúc ông vừa soạn xong quyển DỊCH HỌC TINH HOA. Nhân dịp, tôi có vẽ bức đồ CỐC QUANG TRÙNG BÁT QUÁI trao cho ông để nhờ ông hoằng dương đạo pháp. Tôi không viết sách cũng không dạy học, nhưng vẫn chủ trương rằng: văn học, sử học, triết học không thể tách rời nhau ra. Triết học và Số học cùng một thể mà khác lối nhìn, cho nên tôi hy vọng Bảo Quang Tử sẽ đảm trách công việc lớn lao này là đứng ra tổ chức một TRIẾT SỐ ĐỒNG THAM HIỆP HỘI để thích ứng với xu hướng trào lưu tập hợp của thời đại. Hoặc có ai hỏi tôi, có thuyết gì sắp ra không? Xin thưa: Tôi và Bảo Quang Tử trước thật giống nhau về đại thể, khác nhau về tiểu tiết mà chung quy vẫn đi đến chỗ tương đồng.
Bảo Quang Tử thâm sâu triết lý, ngày đêm suy cứu không bao giờ chán, hoằng đạo không bao giờ mệt mỏi và viết ra bộ sách Tinh Hoa này, dùng ngòi bút vào sâu ra cạn mà trực tả được đạo lý huyền diệu đến chỗ “tiềm di mặc hóa” hầu phổ biến đến tận nhân gian, công đức thật là vô lượng…
Ngày trùng cửu năm Kỷ dậu (1969),
Cốc Quang Tử1 làm tựa bài này.
1 Cốc Quang Tử là một học giả Trung Hoa rất tinh thâm Dịch lý. Tôi hân hạnh được ông tặng cho bản thảo một bộ sách của ông đã soạn
12
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Lời của một người đọc sách
Chúng tôi nóng lòng chờ đợi từ lâu quyển DỊCH HỌC TINH HOA của ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Sở dĩ có sự “nóng lòng chờ đợi” là vì vốn biết sự quan trọng của Dịch, đồng thời lại rất muốn được đọc một quyển sách về Dịch vừa giữ được nguyên vẹn tinh túy của một nền học cổ truyền, vừa được trình bày một cách rành rẽ giản dị theo phương pháp mới. (Ông Thu Giang nhờ có được một nền học cổ mà thấu triệt được các khoa học cổ truyền, lại cũng nhờ sở đắc ở nền học mới của Thái Tây mà đạt đến sự dẫn giải và cách trình bày rất sáng sủa khoa học, như ông đã chứng tỏ trong các quyển Trang Tử Tinh hoa, Lão Tử Tinh hoa, Phật học Tinh hoa và Đạo học Tinh hoa của ông trước đây).
Sự chờ đợi càng thêm có phần nóng nảy, khi chúng tôi phải cố đọc những sách về Dịch đã xuất bản trước giờ mà chỉ hiểu rất ít một cách lờ mờ, - khi mà chúng tôi được nghe các câu chuyện rất đáng kể về Dịch như chuyện có những nhà bác học Trung Hoa về khoa nguyên tử nhờ Dịch mà đoạt giải Nobel, - chuyện có những người nước Pháp nước Đức sang Việt sang Tàu để tùm học Dịch, - chuyện có những nhà bách học Tây phương đã áp dụng Dịch vào kỹ thuật, và chuyện có cô sinh viên, trong một dòng họ chuyên về Tử vi, chỉ nhờ trong một vài giờ nghe ông
xong. Sách ấy có nhan đề CỐC QUANG TỬ SỐ KÝ KHOA HỌC TÂN GIẢI, gồm trên 300 trang đồ họa, viết bằng chữ Hán.
13
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Thu Giang giảng về Kinh Dịch tại giảng đường Đại học Văn khoa, bỗng thấu triệt để được tất cả những cái huyền bí về khoa học lý số mà giả sử tự mò mẫm suốt đời cũng không ra.
Sự quan trọng của Dịch ít năm trước đây chỉ là một cái gì mơ hồ trong đầu óc nhiều người, dù là hạng người rất ham học. Từ ngày phát sinh ra khoa học nguyên tử, nhiều căn bản hiểu biết của Đông phương được khoa học Tây phương công nhận, cũng như từ ngày Âu Mỹ nôn nóng nghiên cứu Dịch học, ở nước nhà mới có những phong trào tìm học những khoa cổ truyền bấy lâu bị liệt vào những khoa “huyền bí dị đoan”, nhưng phần lớn đều bị khựng lại, lý do vì sự khó đọc, khó hiểu của Kinh Dịch, mặc dù người ta tin rằng Dịch là một cái gì đó căn bản cho mọi sự hiểu biết của loài người. Người ta cũng tin rằng, sau này với phong trào mở rộng, người ta sẽ được hiểu dần dần chút ít. Phải chăng đó chỉ là một kỳ vọng? nếu không nói là ảo vọng.
Như nhiều người, chúng tôi hiểu rằng Dịch không phải chỉ là một thứ triết lý suông, mà là căn bản cho tất cả các nền triết học và khoa học Đông phương. Căn bản đó lại không phải vì suy tưởng mà có, vì cái gì do suy tưởng thông thường mà có, mà chắc chắn phải bắt nguồn từ một cuộc hòa đồng và nhập thể cái Tâm của con người vào cái Tâm của Vũ trụ (mà ông Thu Giang gọi là “thiên nhơn hợp nhất”), vào thời kỳ nguyên thủy, khi mà con người chưa bị lạc hướng vì lối suy luận riêng tư phiến diện nhị nguyên của mình.
14
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Chắc chắn là phải có những con người nguyên thủy đem cái “tâm vũ trụ” của mình ra mới cảm thấy được cái căn bản siêu hình tối thượng ấy.
Lấy chữ Dịch ra mà suy, có người bảo rằng “có gì lạ”! Dịch tức là chuyển biến, là đổi thay, thì ai cũng vậy, nhất là ở Tây phương lại phải thấy rõ và thấu hiểu hơn ai hết. Thế nhưng Dịch lại đâu phải chỉ có như thế mà thôi. Dịch còn đạt đến những hiện tượng siêu việt hơn, giúp cho ta thấy rõ trong cái biến có cái bất biến, và chính cái bất biến chỉ huy cái biến. Nghĩa là trong cái động có cái tịnh, hay nói cách khác, động trong cái tịnh và tịnh trong cái động: tịnh và động không bao giờ rời nhau. Dịch là tương đối luận, thứ tương đối dẫn vào tuyệt đối: cả hai là một. Trời Đất biến đổi mà có Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhưng luật vận hành không thay đổi, nên nhịp vận hành lúc nào cũng như một.
Thế rồi, từ chỗ thấu triệt được sự vận hành trong vũ trụ theo nguyên lý duy nhất, con người thấu được muôn ngàn lẽ về nhân sinh, không phải chỉ thích ứng với vũ trụ để sống, mà còn để hiểu lẽ tuần hoàn của sống chết, áp dụng các luật biến động vào từng việc làm của con người, xét đoán tương lai bắt nguồn vào các việc trong hiện tại và quá khứ.
Với vũ-trụ-quan đặt căn bản trên Dịch, người ta mới luận ra các khía cạnh cho một nền nhân sinh hợp nhất với luật vận hành của vũ trụ từ trong nếp sống của cá nhân sống trong xã hội ngoài người, sống trong cái nhịp sống chung của thiên nhiên vạn vật. Cũng
15
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
trên căn bản của Dịch, người ta mới thấu đạt được những khía cạnh bí hiểm trong những khoa học thường gọi là huyền bí như các khoa Y, Bốc, Tinh, Tướng của Đông phương huyền bí.
Khi hiểu được ra rằng Âm Dương tuy hai mà một và trong Âm có Dương, trong Dương có Âm cũng như trong họa có phúc, trong phúc có họa, hết Bĩ đến Thái, hết thịnh đến suy, Dịch là động mà động trong cái tịnh… con người bao giờ mới hiểu ra được cái chân tướng của sự vật, biết hành động đúng mức, đúng thời, nhất là khi người đó là bực cầm quyền trị nước, lo cho sự tồn vong của dân tộc, hoặc người đó chỉ là một người thường muốn sống ra lẽ sống, một người làm ăn lương thiện, một người vợ, một người chồng, một người cha, một người mẹ, một người con, một người anh, một người em… Dịch không phải chỉ nêu lên lẽ Âm Dương trong vũ trụ, Dịch còn đem luật vũ trụ đặt thành đạo sống cho con người. Chỗ cao siêu của Dịch là thế.
Ngày nay, Tây phương đã biết đến Dịch và sùng bái Dịch qua cái nhìn của những nhà triết học, các nhà khoa học và kỹ thuật, thì người Việt Nam càng nên hiểu biết Dịch từ trong căn bản cổ truyền để khỏi phải vô tình, trong tay đang cầm bó lửa, lại đi xin mồi lửa ở các nhà láng giềng.
Nhờ đọc DỊCH HỌC TINH HOA của ông Thu Giang mà biết được Dịch, mà hiểu được Dịch, còn gì thích thú bằng mà người viết ra mấy dòng này không thể không nói ra. Nhưng hiểu được Dịch đến nơi căn
16
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
bản là một việc, mà biết áp dụng trong các môn học khác lại là một việc khác, rất khó. Đâu phải ai cũng làm được điều đó. Chúng tôi chỉ mong ông Thu Giang sẽ còn cho ra tiếp những sách khác về Dịch. Ngoài ra chúng tôi cũng mong ông tiếp tục cho ra những sách nhận xét về lịch sử, xã hội và văn học qua cái nhìn của Dịch lý mà ông đã thực hiện từ lâu trong những tác phẩm về văn hóa và giáo dục của ông trước đây. TRẦN VIỆT SƠN
17
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh Dịch đối với học thuật Trung-Hoa quả là một “kỳ thư” gồm nắm được tất cả mọi nguyên lý sinh thành và suy hủy của vạn vật. Có người bảo: “Dịch, quán quần kinh chi thủ” (Dịch là quyển sách đầu não bao quát tất cả mọi kinh sách của nền văn học, nghệ thuật và khoa học của Trung Hoa). Có đúng như vậy. Nhưng đọc Dịch là rất khó.
Khó nhất là sự quan trọng của Dịch không phải là ở “Lời” mà ở “Tượng” và “Số”, không phải ở “Tượng” và “Số” mà là ở “Ý”: “Ý tại ngôn ngoại”, như Chu-Hy đã nói trong Dịch thuyết Cương lĩnh: “Phục-Hy vạch ra 8 quẻ, tuy chỉ có mấy nét mà bao quát được hết mọi lẽ huyền vi trong Trời Đất. Kẻ học hiểu được Lời thì chỉ hiểu được phần thiển cận, mà khi nào hiểu được phần Tượng mới mong đạt đến phần tinh thâm diệu nghĩa của nó mà thôi”. Thật vậy, có đọc “Lời” mới đạt đến chỗ “không lời” của sách Dịch. Trình-Di nói: “Tiền nhơn vì “Ý” mà truyền “Lời”, kẻ hậu học lại đọc “Lời” mà quên “Ý”; Dịch vì vậy mà thất truyền đã từ lâu.”
Dịch là biến. Nghĩa chánh của nó là thế. Mà văn từ lại thuộc về tịnh giới, không làm sao biểu diễn được cái động cực kỳ mau chóng của Đạo. Bởi vậy, mà chết trong “Lời” là chưa biết đọc Dịch. Dịch kinh là một thứ kinh vô tự.
Hơn nữa, Dịch có nghĩa là biến và biến hai chiều xuôi ngược, thì với đầu óc nhị nguyên lý trí chỉ suy
18
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
nghĩ có một chiều thuận hay nghịch, không làm gì đọc nổi một câu kinh Dịch2. Thảo nào đã có không biết bao nhiêu người thú nhận không sao chịu nổi sự mù mờ đầy mâu thuẫn của kinh Dịch, nên đã bị bắt buộc bỏ nó giữa đường, mặc dù thường nghe nói đến danh tiếng của nó. Dịch, vì vậy mà đã bị xem như chỉ làm một bộ sách bói toán, và ngay thời xưa bên Trung Hoa nhờ đã được hiểu như thế nên mới tránh được nạn lửa Tần. Đến ngày nay, trong dân gian cũng như trong hàng trí giả, Dịch vẫn còn được hiểu chỉ là một bộ sách bói không hơn không kém. Một số người, hiểu được nhược điểm hiện thời của đa số con người đang sống khoắc khải của một ngày mai mù tịt, để xô vào con đường bói toán, không phải để tìm hiểu sự thật mà chỉ để tìm an ủi để sống “cầm hơi” trong những thời nhiễu nhương không tiền khoáng hậu này. Tin “dị đoan” đã thành một nhu cầu tâm lý, cho nên phong trào bói toán đã được lan rộng một cách đáng lo ngại. Ôi! Kinh Dịch sẽ bị bọn “thầy bói mu rùa” lợi dụng mà chết, nhưng cũng nhờ bọn họ mà nó còn sống vất vưỡng đến ngày nay! Cái dở hay của nó là đó. Sau đây tôi sẽ bàn qua dụng ý của tiền nhơn đã dùng sách Dịch là sách bói toán. Đó là tôi chưa nói đến cái tinh thâm linh diệu của một khoa học mà người xưa gọi là khoa học tiên tri tiên giác, cái mà Lão-Tử đã bảo: bất xuất bộ nhi tri thiên hạ! Tôi sẽ
2 Tỉ như nói “thăng”, phải hiểu rằng “thăng để mà giáng”. Còn nói “giáng”, phải hiểu rằng “giáng để mà thăng”; danh từ nào cũng chứa mâu thuẫn của nó.
19
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
bàn đến nó. Trong một khi khác và một nơi khác, trong quyển “Đạo giáo” sau này. Tôi chỉ xin lưu ý những ai chưa từng nghiên cứu đến cái gọi là khoa học “tiên-tri tiên-giác” mà lại đã vội vàng căn cứ vào khoa học gán cho nó là “dị đoan” để cho rồi việc, thay vì để tâm nghiên cứu kỹ, nên nghiền ngẫm lại câu nói này của nhà toánh học đại tài H. Pioncaré: “Pháp văn”. Chính là chỗ mà Dịch bảo: “Thần dĩ tri lai”. (Phỏng đoán trước khi chứng minh! Tôi có cần nhắc lại với quý vị rằng, chính nhờ thế mới có được những phát minh quan trọng chăng?)
Theo chúng tôi, Dịch có hai bộ phận: hình nhi thượng học và hình nhi hạ học. Dịch cũng gồm cả hai cái học nhị nguyên và nhất nguyên. Bởi vậy, Dịch chẳng những là một bộ sách triết lý siêu hình và huyền nhiệm của Huyền học Trung Hoa, nó cũng là bộ sách triết lý khoa học (philosophie de la Science) của bất cứ khoa học nào của Trung Hoa như Y-học, Thiên-văn-học, Địa-lý-học, Toán-học, Số-lý-học, v.v… và cả những khoa học gọi là “huyền bí” nữa.
Ngày nay, có một số nhà bác học Tây phương khá đông đã biết khai thác nó, và biết dùng đến khoa học giải thích nó. Một số người chúng ta đã “reo mừng” vì kinh Dịch đã được Tây phương khoa học chấp nhận và ca tụng. Họ có lý. Nhưng, theo tôi, giá trị thật sự của kinh Dịch đâu phải chỉ ở những gì nó đã được khoa học Tây phương hiện đại chứng nhận, mà chính ở những gì mà khoa học hiện đại của Tây phương bó tay không khai thác nổi: tôi muốn nói đến
20
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
giá trị huyền nhiệm thiêng liêng của nó nơi tâm linh con người. Cái mà phần đông các khoa học gia Tây phương hiện đại khai thác được chỉ dừng ở phần kinh nhị hạ của nó mà thôi. Chỉ một số nhỏ, từ khoa nguyên tử học đã mở rộng biên giới hữu hình và vô hình, và có lẽ sau này, kinh Dịch sẽ được phương pháp nghiên cứu khoa học Tây phương giúp cho nó có một bộ mặt thiết thực và khoa học, dễ hiểu hơn cho tất cả mọi người, Dịch sẽ không còn một bộ mặt huyền bí như xưa nữa. Sự cộng tác chân thành giữa Đông-Tây sau này là nơi đây.
Đọc dịch khó, như đã nói trên đây, vì Dịch chẳng những chỉ có một nghĩa, mà còn nhiều nghĩa. Dịch là biến mà cũng là bất biến. Hay nói một cách khác, Dịch là động: động trong cái tịnh. Bởi vậy, Triệu Khang-Tiết mới bảo: “Từ chỗ biến mà biết được chỗ bất biến, mới có thể bàn tới Dịch”. Thật vậy, Âm Dương là căn bản của mọi cuộc biến động, nhưng Âm Dương lại chẳng phải hai, tuy trong thực tế rõ ràng là hai. Khó là chỗ đó. Âm là tịnh, Dương là động. Nhưng “Âm trung hữu Dương căn”; Dương trung hữu Âm căn”3, thì trong Tịnh có gốc Động, trong Động có góc Tịnh. Bởi vậy, Lão-Tử mới khuyên ta dè dặt: “Họa trung hữu Phúc, Phúc trung hữu Họa”. Luật này có thể gọi là luật quan trọng nhất: luật “Phản Phục”. Toàn thể bộ Dịch chỉ nói đi nói lại cái có cái luật ấy mà thôi. Trong 64 quẻ, không quẻ nào không
3 Bác sĩ Jules Régnault khuyến cáo các nhà khoa học Âu Tây ngày nay: “ Pháp Văn”
21
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
có tàng ẩn luật Phản Phục. Thử lấy quẻ Phong (Lôi
Hỏa Phong) để làm một ví dụ điển hình. Phong là nói về thời cực thịnh, vậy mà Thoán, Hào, Tượng đều xấu là phần nhiều, lời răn đe lại cũng nhiều. Là vì mầm họa thường núp trong phúc: phúc nhỏ, họa nhỏ; phúc to, họa to. Lẽ trong thiên hạ, bất cứ trong trường hợp nào, cá nhân hay toàn thể, hễ tịnh cực thì cái triệu suy vong đã nằm sẵn nơi trong rồi. Cũng như mặt trời lúc đứng bóng, thế nào cũng sắp xế; mặt trăng lúc tròn đầy, thế nào cũng khuyết lần (nhựt trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực). Phong là thời cực thịnh, vậy phải lo đến cái cơ suy sắp đến. Cho nên gặp thời Phong, tuy đáng mừng mà cũng đáng lo. Nhưng, đáng lo nhất là lúc cực thịnh, nghĩa là không phải lo thịnh mà lo “quá thịnh”. Cũng như đắc ý là thường, nhưng đáng lo nhất là lúc “quá đắc ý”4. Hễ được doanh (tràn đầy)thi phải lo hư (thiếu hụt) sắp tới, gặp thời tiêu (mòn lần) là cũng nên hy vọng thời tức (nở ra) sắp đến. Sự vật đều như thế, thì việc người cũng chẳng khác hơn. Bốn chữ doanh hư tiêu tức tiếp nói nhau như một Âm một Dương: “nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo”. Bốn chữ này, Thoán truyện chỉ có
nói ở quẻ Phong và quả Bác. Ở quẻ Bác , đạo
4 Lão-Tử khuyên ta: “Công thành phất cư, thị dĩ bất khứ” (Hán Văn) để mà trị cái bệnh của quẻ Phong, quẻ Thái. Dịch rất sợ “kháng long hữu hối” là vì “thái cương tắc chiết” và “doanh bất khả cửu” (Kiền quái). Bởi vậy, “Đắc ý thường tư thất ý thời” (Hán Văn). Những lúc “đắc ý” nên nghĩ đến những lúc không còn đắc ý nữa.
22
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
người quân tử đang tiêu hư, nhưng mà đã có cái cơ doanh tức cùng lúc ấy mà sinh ra. “Vật cùng tắc biến” là luật căn bản của Dịch. Cho nên, ở trong tiêu hư đừng sinh lònh chán nản. Thời Phong, là đến lúc tức doanh nhưng mà cũng chính là lúc tiêu hư bắt đầu sinh ra. Tóm lại, thời Bắc (tăm tối nhất) trong đó đã ngầm chứa “tức doanh”; thời Phong (sáng sủa nhất) bên trong cũng ngầm chứa “tiêu hư”. Đọc Dịch, chỉ cần đọc đến các quẻ Thái, quẻ Bĩ, quẻ Bác, quẻ Phục cũng đủ thấy rõ cái lẽ thịnh suy, trị loạn tuy do lẽ trời mà cũng cốt ở nơi người. Toàn thể bộ Dịch đều như thế: có Trời mà cũng có Ta. Trời đây, là luật tự nhiên: “thiên nhơn tương ứng”.
Dịch lý, vì vậy có đủ kinh đủ quyền, có lúc thường lúc biến… Thánh nhơn học Dịch, theo lời cũ mà phát minh được nghĩa mới, nếu cứ bo bo theo sát văn từ, câu nệ mà chẳng biến thông, không sinh được
ý gì mới cả, sẽ không bao giờ học Dịch nổi. Dịch là nói về lẽ sống. Người câu nệ là kẻ đã chết: chết trong quá khứ, chết trong khuôn khổ. “Nhất hồi niêm xuất, nhất hồi xuân” (Mỗi lần nói ra, mỗi lần mới).
Viết tập sách này, tôi đã nghiên cứu rất nhiều sách vở xưa cũng như nay, sách ngoại quốc cũng như sách trong nước. Nhưng có nhiều chỗ, tôi không theo sách lại theo ý riêng, có khi lại quên cả sách nữa để tiêu hóa sách, nhưng bao giờ cũng cố giữ đúng theo những nguyên tắc căn bản và truyền thống của Dịch. Dĩ nhiên khi bác bỏ, bao giờ cũng nên lên lý do. Vì mỗi nhà mỗi có sự giải thích theo sở kiến của mình.
23
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Theo bản thống kê các sách bàn về Dịch từ đời Chu đến đời Thanh đã có 158 bộ, 1.761 quyển… Đó chỉ là ước lượng. Đọc được tất cả, ta phải điên đầu. Phải lọc lại, và giữ lấy cái phần tinh hoa. Đọc sách mà tin ở sách một cách mù quáng, thà đừng đọc sách còn hơn.
Dịch là tương đối luận: Âm, tự nó đâu phải luôn xấu: Dương, tự nó đâu phải luôn tốt. Tất xấu, kỳ thật đều do hai chữ Thời và Vị mà ra. Cũng như không có gì gọi là Thiện, cái gì gọi là Ác một cách tuyệt đối. Tùy công dụng của nó, trật tự vũ trụ nhân sinh mà có chia phần Thiện Ác. Phần căn bản của Dịch là ở điểm này, mà cũng là điểm cực kỳ quan trọng, vì nó đánh tan được cái thành kiến của nhị nguyên luận chấp “có” hoặc chấp “không”, nói theo danh từ nhà Phật.
“Thời”, là thời gian; “Vị”, là không gian. Âm tuy có tánh cách thấp kém, tiêu cực, còn Dương có tánh cách cao quý, tích cực, nhưng trong 6 hào tượng trưng 6 thời, nếu được “đắc vị”, “đương vị” thì tốt, mà “thất vị” hay “bất đương vị” thì xấu. Toàn 64 quẻ, thánh nhơn luận về sự kiết hung đều căn cứ vào hai chữ THỜI và VỊ mà định tốt xấu, chứ tự nó không có cái gì tuyệt đối xấu, cũng không có gì tự nó luôn luôn tốt. “Nói về cương nhu, mỗi thứ đều có chỗ thiện và bất thiện của nó: lúc đương phải dùng cương, thì lấy cương làm thiện. Lúc cần phải dùng nhu, thì lấy nhu làm thiện. Chỉ có “trung” và “chánh” mới không có chỗ bất thiện mà thôi. “Hán Văn”. (Cương nhu các hữu thiện, bất thiện. Thời đương dụng cương, tắc dĩ
24
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
cương vi thiện dã. Thời đương dụng nhu, tắc dĩ nhu vi thiện dã. Duy “trung” dữ “chánh” tắc vô hữu bất thiện dã). Nhưng cái gọi là “chánh” không như cái thiện của chữ “trung”, vì được “chánh” chưa ắt được “trung” được “trung” thì không bao giờ không “chánh”. Tỉ như, sáu hào đều được “đắc vị” vị tất điều là tốt cả: “đắc vị” còn cần phải “đắc trung” . Đạo lý trong thiên hạ tuy có nhiều việc, nếu cho là “chánh” thì vẫn chánh, nhưng lại vì hoặc bất cập, hoặc thái quá mà thành ra “bất trung”. Bởi “bất trung” nên chở thành “bất chánh”. Ở quẻ Kiền bàn đến cái đức của người quân tử gọi là “long đức” có viết: “long đức nhi chánh trung giả dã” … Hán Văn … nghĩa là đức của người quân tử (ví như con rồng) nếu được “đắc trung” mới được gọi là “long đức”. Vì vậy, Dịch thường để chung hai chữ “chánh trung”.
Vấn đề Âm Dương hay Thiện Ác của Dịch là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thiện đức mà dùng sai, không đúng thời đúng chỗ, không còn thiện nữa. Hơn nữa Thiện hay Ác như Dương hay Âm vẫn cần thiết cho trật tự vũ trụ, đứng theo đạo Trời (thiên đạo). “Thiện Ác giai thiên lý” (Hán Văn) như Trình-Minh Đạo đã nói: “Âm Dương đồng đẳng và bình đẳng. Bọn hủ Nho không làm gì hiểu nổi. Nhà Đạo học Ấn Độ Anrobindo Ghose, trong quyển Héraclite, có viết: “Trong trật tự chung của đạo, mỗi sự vật đều theo cương vị của mình trong guồng máy chung mà hành động; tùy cương vị và để gìn giữ quân bình, sự gì việc gì xảy ra đều tốt, hợp lý, và đẹp đẽ cả chính ngay
25
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
trong công việc nó thi hành những mạng lệnh tự nhiên của Tạo hóa. Ngay như cuộc thế chiến, theo người này thì cho là cuộc tàn bạo, dã nam, khả ố, thế mà đối với người khác thì đây biết đâu là một việc hay vì nó mở đầu cho một sự canh tân đầy triển vọng cho sự bế tắc của xã hội ngày nay. Nhưng đó cũng chỉ là quan niệm tương đối nhị nguyên đang đứng giữa cái Ác và cái Thiện để lựa chọn một bên nào. Đối với Thiên lý mà nhìn về mặt quát của Thiên cơ, mỗi một hành động nào bất cứ Thiện hay Ác đều là lẽ Trời cả, nên đều được xem là tốt đẹp và hợp lý, dĩ nhiên là đối với TRỜI (Đạo), chứ không phải đối với trí óc con người”5. Cũng như “tất cả mọi cuộc đại biến tự nhiên đều là những cần thiết của Tạo hóa để giữ quân bình”6. Có hiểu được cái tương đối luận đặc biệt này của Dịch, ta mới có thể vào được một cách dễ dàng hơn thuyết tương đối độc đáo của Trang Châu, một thứ tương đối luậndùng để đi thẳng vào tuyệt đối luận, chứ không phải thứ tương đối luận của nhị nguyên7.
Phải thật hiểu rõ bốn chữ THỜI, VỊ, TRUNG, CHÁNH thì đọc Dịch mới thông. Người quân tử không dùng đúng thời, đặt không đúng chỗ, sẽ không dùng được chỗ nào hết. Trái lại, kẻ tiểu nhân mà đặt 5 Pháp văn.
6 Pháp văn.
Những cuộc cuồng phong vũ bão phải chăng là những động biến của khí Nóng Lạnh (Ly Khảm, Dương Âm) trên không trung để lập lại quân bình một cách quá mạnh bạo. Các cuộc chiến tranh đẫm máu có tánh cách cách mạng cũng một thế. 7 Vì vậy có người gọi là “Siêu tương đối luận”.
26
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
đúng chỗ, dùng đúng thời, tiểu nhơn vẫn đắc dụng. Dịch không nói thị phi, Dịch chỉ nói về lẽ lợi hại, kiết hung mà thôi. Là vì Dịch chú trọng đến tự nhiên, gần với Lão-Trang hơn gần với tư tưởng Nho gia chú trọng nhiều về mối tương giao giữa người và người.
Quẻ Tiểu Quá , lời Thoán có câu: “Nhu đắc trung, thị dĩ tiểu sự kiết dã. Cương thất vị nhi bất trung, thị dĩ bất khả đại sự dã”. Trong quẻ Tiểu quá, hào 2 và 5 là hai hào đắc trung. Nhưng cả hai đều là hào Âm. Theo thông lệ, Âm là hàng tiểu nhơn. Dù Âm nhu (tiểu) mà đắc trung, thì làm việc nhỏ được thành công. Trái lại, làm việc lớn phải có tài (dương) và Dương có đắc vị mới làm được việc. Nhưng ở đây, hai hào Dương đều “thất vị” cả, lại chẳng được “đắc trung”, làm sao đảm đương việc lớn cho nổi?
Vì sự quan trọng của chữ Thời trong kinh Dịch, nên mới có câu: “Chu Dịch nhứt bộ thơ, khả nhất ngôn nhi tế chi, viết THỜI”. Toàn bộ Chu Dịch, có thể tóm có một lời, là chữ THỜI mà thôi.
Dù có đến 64 quẻ, chỉ có một cơ một ngẫu mà thôi. Nhưng vì hai chữ Thời và Vị không đồng nhau mới có cái biến vô cùng của sự vật. Con người cũng vật, chỉ có một động một tịnh, nhưng vì Thời và Vị không đồng nhau mới sinh ra vô số đạo lý khác nhau. Sở dĩ gọi là dịch, chính vì thế. (Hán Văn)8.
8 Lục thập tứ quái chỉ thị nhứt cơ nhứt ngẫu, đản nhân sở ngộ chi thời, sở cư chi vị bất đồng, cố hữu vô cùng chi sự biến; nhơn chỉ thị nhứt động nhứt tịnh, đản nhân thời vị bất đồng, cố hữu vô cùng chi đạo lý. Thử sở dĩ vi Dịch dã.
27
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Trước khi đọc Dịch cần có một luồng mắt thông quan, nắm được một số nguyên lý căn bản thì đọc Dịch mới có chỗ hứng thú và thụ dụng. Tuy sau đây, tôi chỉ trình bày một cách sơ lược, nhưng có thể tạm gọi là vừa đủ cho các bạn mới bắt đầu khỏi bị hoang mang trước một rừng tư tưởng đầy mâu thuẫn, nhưng là những thứ tư tưởng bao trùm mà Tây phương ngày nay gọi là “pensée planétaire”, chứ không phải một thứ tư tưởng duy lý phiến diện và một chiều của Tây phương lý trí.
Triết học kinh Dịch là một thứ triết lý vô cùng hết sức thực dụng, và ngay trong công việc bốc phệ cũng đều là cơ hội để nhắc nhở con người cái luật phản phục, tức là cái đạo “tri tiến thoái, tồn vong nhi bất thất kỳ chánh” của bậc thánh nhân tinh thông Dịch lý. Dù là được quẻ tốt hay xấu, dù là hỏi đến quẻ hay không hỏi đến quẻ, dù chỉ đọc Dịch trong lúc thanh nhàn nghiên cứu, thì quẻ nào cũng luôn luôn chỉ nói lên cho các bạn cái luật “phản phục, tiêu trưởng”, nhắc ta câu “phúc hề họa chi sở phục, họa hề phúc chi sở ý”, chỉ đường mở nẻo cho cái đạo “tri tiến thoái, tồn vong nhi bất thất kỳ chánh” như vừa nói trên đây. Không một quẻ nào, dù Thái hay Bĩ, dù Ích hay Tổn, dù Ký tế hay Vị tế đều có cả những lời răn đe nhắn nhủ. Bất cứ một quẻ nào, hễ dưới xấu thì trên tốt, dưới tốt thì trên xấu, không một quẻ nào hoàn
28
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
toàn tốt hay hoàn toàn xấu9. Việc trong thiên hạ đại để đều như thế cả. Dụng ý của thánh nhân thật là thâm diệu vô cùng. Dù ở thời nào, đứng ở cương vị nào, may hay rủi, không nên lạc quan mà cũng chẳng nên bi quan. Dịch giúp ta luôn luôn giữ được tinh thần điềm đạm.
*
1. Vật có cùng mới có biến, nhưng “tiệm biến” chứ không “đột biến”, nghĩa là phải để ý đến luật “tiêu trưởng”. Phàm Âm tiêu thì Dương trưởng, Dương tiêu thì Âm trưởng. Thời Bĩ, âm trưởng dương tiêu, tức là lúc tiểu nhân thạnh, quân tử suy, người quân tử phải ẩn mới khỏi bị hại: “thiên địa bế, hiền nhân ẩn”. Đó là đạo minh triết bảo thần của Dịch, há riêng gì của nhóm Đạo gia.
Hào Dương sinh ở quẻ Phục, đến lúc cực thịnh mới đến quẻ Kiền. Hào Âm sinh ở quẻ Cấu, đến lúc cực thịnh mới đến quẻ Khôn, phải đâu việc một sớm một chiều. “Tôi mà thí vua, con mà giết cha, nguyên do đâu phải một sớm một chiều. Nó đã từ từ mà đến như vậy!”. Cho nên việc gì cũng phải lo phòng bị ngay lúc đầu: phòng loạn hơn trị loạn.
Luật “tiêu trưởng” do luật “phản phục”, cho nên Dịch không chủ trương “tiến” mà nói “biến”. “Biến hóa giả, tiến thoái chi tượng”. [Hán Văn]. (Biến hóa, chỉ là cái tượng của sự tiến rồi thối.). Ngày đi,
9 Có khi phải “tụ” mà không làm cho “tụ”; có khi phải “tán” mà lại làm cho “không tán”, cùng đều sai với cái đạo Dịch với chữ thời. Cho nên “tụ” hay “tán”, tụ nó không có cái nào hay hoặc dở cả.
29
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
đêm tới; đêm đến, ngày lui: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Đó là bài học thứ nhất của Dịch, bàn về cái lẽ hợp tan, tan hợp.
2. Âm Dương đắp đổi nhau mà tác dụng, cho nên không có việc có âm hay có dương: “Dương dĩ Âm vi cơ; Âm dĩ Dương vi xương”… [Hán Văn] (Dương lấy Âm làm nền; Âm dựa theo Dương mà theo. Bởi Dương xướng Âm họa, nên không có việc lấy Dương mà trừ Âm hay lấy Âm mà trừ Dương một cách tuyệt đối. Chỉ có việc dùng Dương hay Âm để ức chế lẫn nhau hầu lập lại quân bình như Lão-Tử đã bảo: “Thiên chi đạo, tổn hữu dư, bổ bất túc”. Hễ Âm thịnh thì ức Âm phò Dương, Dương thịnh thì ức Dương phò Âm, chứ không bao giờ có cái việc đề cao cái này để phủ nhận cái kia, bất cứ là Thiện hay Ác. Dịch không phải là sách luân lý thông thường, nên không nói phải quấy mà chỉ nói lợi hại. Đối với thiên đạo, chẳng bao giờ âm dương thiếu một phía mà thành sự; về nhân sự, chẳng bao giờ quân tử và tiểu nhân thiếu một bên mà thành việc. Quan hệ là tiêu trưởng ở bên nào: “dương trưởng thì âm tiêu” thì thiên đạo đến hồi Thái, nhân sự thông. Trái lại, nếu “âm trưởng dương tiêu” thì thiên đạo đến cơn Bĩ, nhân sự bất thông (bế).
Dịch “lấy thiên đạo để hiểu nhân sự” [Hán Văn] tức là nói về cái lẽ “thiên nhơn hợp nhất”, đạo người và đạo trời không rời nhau, luôn luôn tương thông tương hợp ăn khớp với nhau như một (thiên nhơn vi nhất). Đó là bài học thứ hai của Dịch: “thuận thiên giả tôn, nghịch thiên giả vong”. Nhịp sống của con
30
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
người phải hòa đồng cùng nhịp sống của vũ trụ thiên nhiên: “Nhơn pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên”.
3. Vì luật “tiêu trưởng”, đọc Dịch cần lưu ý đến hào Tứ, Ngũ, Lục của thượng quái, vì đó là lúc sự vật bắt đầu sang qua giai đoạn “thịnh” cực: có cùng (cực) mới có biến. Cái tốt đã bắt đầu tàng ẩn cái xấu, cái phúc đã bắt đầu ôm ấp cái họa. Từ Thái qua Bĩ cũng bắt đầu từ hào tứ. Cho nên, hào tứ quẻ Bĩ trở lên gọi là “Bĩ cực”. “Bĩ cực” thì “Thái lai” là vậy. Cần phải nhớ rằng: quẻ có quẻ nội (nội quái) và quẻ ngoại (ngoại quái). Nội quái hay ngoại quái là để biểu thị sự thành thịnh, suy hủy hay thành, trụ, hoại, không) của mọi sự vật. Nội quái thì biểu thị sự thành, thịnh thì ngoại quái biểu thị sự suy hủy và trái nghịch lại.
Phép nhìn Bát-quái-đồ, phải bắt trong nhìn ra. Phần cận với trung cung là phần nội (phần căn bản); phần bên ngoài là phần ngoại, là phần ngọn: “nội vi chủ, ngoại vi khách”. Ghi quẻ thì bắt dưới ghi lên; đọc quẻ thì bắt trên đọc xuống. Về con số trong Dịch, thì con số nhỏ là “thiếu” (nhỏ) thuộc về thời sinh, con số lớn “tráng” thuộc về thời trưởng, con số lớn hơn hết “lão” là thời cực thịnh. Cho nên con số 1 là mạnh nhất ở đồ Tiên-thiên-Bát-quái, kế đến là số 3; số 1 là Thiếu Dương, 3 là Thái Dương. Số 2 là Thiếu Âm, 4 là Thái Âm. Số 6 là Lão Âm, số 9 là Lão Dương.
31
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Các quẻ vì vậy, nếu xấu ở phần đầu (nội quái), thì tốt ở phần sau (ngoại quái); tốt ở phần nội quái thì xấu ở phần ngoại quái. Bởi vậy, thắng chớ vội mừng, mà đại thắng phải lo, vì như Héraclite đã nói: “những đại thắng là những đại bại” (les plus grandes victories sont les plus grandes défaites). Thái quá bao giờ cũng nguy. Đó là bài học thứ ba của Dịch: “Thái cương tắc chiết” (hết sức cứng thì gãy).
4. Dịch là tự nhiên, và dù là nhân vi cũng phải làm đúng theo lẽ tự nhiên. Ngay sự chống lại tự nhiên theo tự nhiên cũng là tự nhiên10. Cho nên mới nói: “Dịch dữ thiên địa chuẩn”11, và “hoạch tiền nguyên hữu Dịch”12. Nghĩa là Dịch không phải luật lệ của con người chế tác, mà là những luật lệ tự nhiên của Tạo hóa. Trước khi có Dịch, lý của Dịch đã nằm sẵn trong sự vật rồi. Lão-Tử bảo: “Nhơn pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên”. (Người theo Đất (Âm), Đất theo Trời (Dương), Trời theo Đạo, Đạo theo Tự nhiên). Bởi vậy, muốn trở về với Tự nhiên, với Đạo, phải theo sự biến hóa của Âm Dương, phải “tẩy Tâm thổi tàng ư Mật”, phải ý thức rõ cái gì thuộc về nhơn vi để mà sống với nó nhưng không bị kẹt vào nó nữa, mới mong đi đến sự “phục
10 Goethe nói: “Pháp văn” ( Cái gì đối nghịch nhất đối với Tự nhiên lại cũng còn là Tự nhiên. Kẻ nào không nhận thấy nó trong tất cả mọi khía cạnh, không thấy được nó đâu cả. Nghịch lại với Tự nhiên cũng là tuân theo những quy luật của nó; hành động theo nó khi ta muốn làm nghịch lại với nó). Thật là một nhận xét sâu sắc không khác gì nhận xét của Dịch.
11 Dịch lấy Trời Đất (Âm Dương) làm phép tắc.
12 Trước khi vạch ra thành quẻ, Dịch đã nằm sâu trong Tạo hóa.
32
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
kỳ chân” mà sống huyền đồng với thiên nhiân tạo vật. Đó là bài học thứ tư của Dịch.
*
Nhìn trật tự của các quẻ trong Chu Dịch, ta thấy từ các quẻ Kiền Khôn là đầu não các quẻ, ta phải trải tám quẻ (Truân, Mông, Nhụ, Sự, Tỵ, Tiểu súc và Lý) mới đến quẻ Thái là hanh thông. Nhưng khi vừa qua quẻ Thái, lại tiếp liền quẻ Bĩ, tức là bế tắc. Phải chăng đây là một chân lý mà Dịch muốn chỉ cho ta thấy: Thành rất khó mà bại vô cùng dễ dàng và mau lẹ, như tảng đá to mà chàng Sisyphe phải luôn luôn đẩy lên đỉnh núi cao để rồi khi gần tới đỉnh lại rớt lăn trở về dưới vực: một cực hình khổ sai chung thân, không phải riêng gì của chàng Sisyphe, mà là của toàn thể loài người13.
Trước cái luật phản phục ấy, cái luật “vật cùng tắc phản, vật cùng tắc biến”, cái luật thịnh suy, bĩ thái ấy, thánh nhơn ngày xưa khuyên khéo ta: “Ôm giữ chậu đầy, chi bằng thôi đi”. Dùng dao sắc bén, bén không bền lâu. Vàng ngọc đầy nhà, khó mà giữ lâu. Giàu sang mà kiêu, tự vời họa ưu. Nên việc lui thân đó là đạo Trời”. Cũng như trong Hệ từ cũng có căn dặn: “Quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong, trị nhi bất vong loạn. Thị dĩ thân an nhi quốc gia khả bảo.”
13 Pháp văn
Sisyphe, con của Eole và là vua xứ Corithe, sau khi chết, bị đày phải đẩy một tảng đá to lên đỉnh núi cao, nhưng trước khi tới đỉnh thì tảng đá lăn trở xuống. Sisyphe phải lại đẩy lại như trước… luôn luôn suốt đời.
33
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
*
6. Dịch chia làm hai phần: thượng kinh và hạ kinh. Thượng kinh nói về những nguyên lý về Vũ trụ, lấy hai quẻ đầu Kiền và Khôn , tượng trưng hai khí Âm Dương bàn về lẽ Trời. Hạ kinh khởi bằng hai quẻ Hàm và Hằng nói về đạo người, bắt đầu là đạo vợ chồng. Nhưng, lúc giao tiếp hai phần Vũ trụ và Nhân sinh, cuối phần thượng kinh, thì lại để hai quẻ Khảm, Ly là tại sao? Như ta đã biết Kiền Khôn là hai quẻ thuần Dương và thuần Âm, nó là Thể, thuộc phần tiên thiên. Ly, Khảm là hai quẻ có cả Âm Dương nằm trong tức là Dương trung hữu Âm căn, Âm trung hữu Dương căn. Kiền Khôn chỉ là lưỡng nghi, Ly Khảm mới là tứ tượng, mới có được cái “dụng” của âm dương. Quẻ Ly chứa hào âm trong lòng, quẻ Khảm chứa hào dương trong lòng, cho nên mới bảo hai quẻ ấy là hai quẻ “đắc thiên địa chi trung”, cầm đầu cho các quẻ bàn về nhân sự ở hạ kinh. Đến phần cuối cùng của hạ kinh, tức là nói đến phần Chung kết của mọi sự vật, thì sao lại để hai quẻ Ký tế và Vị tế? Là vì với hai quẻ này mới nói lên rõ rệt công dụng của hai quẻ Khảm Ly:
Thủy Hỏa Ký tế và Hỏa Thủy Vị tế . Nhưng tại sao khi chấm dứt kinh Dịch không để quẻ Ký tế mà lại để quẻ Vị tế? Ký tế là “đã xong”; Vị tế là “chưa xong”; cái gì “đã xong” thì là việc đã đếng chỗ cùng tận, - mà Dịch là biến. nếu lại có sự cùng tận thì sao có thể còn được gọi là Dịch nữa?
34
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Dịch không có chỗ cùng. Không có chỗ cùng, tức là chỗ nhà Thiền gọi là “ưng vô sở trụ” còn Trang thì gọi là “vô hà hữu chi hương”. Dịch chung cuộc là HƯ VÔ, là Thái cực. Bởi vậy, học Dịch phải tìm cái “vô hạn” trong cái “hữu hạn”. Đó là bài học thứ sáu của Dịch.
*
Học Dịch rất cần rất cần nghiên cứu về vấn đề tiên-thiên của Hà đồ và Lạc thư. Đó là để học cái đạo “nội thánh ngoại vương” rõ được cái thể và cái dụng của Dịch. Hai phần này liên đới bổ túc nhau để hoàn thành cái đạo xuất xử bất cứ ở trường hợp nào. Hà đồ rất quan trọng trong cái đạo tu thân giải thoát, Lạc thư rất quan trọng cho cái đạo xử thế “khai vật thành vụ” và “tu, tề, trị, bình”.
Phần Lạc thư, vì vậy, chúng tôi sẽ dành nó riêng trong một quyển sách sau này bàn về số học trong các khoa huyền bí chiêm nghiệm, nhan đề Đạo giáo. *
Đó là những điểm tạm xem là căn bản của Dịch, có thể vừa đủ để đi vào kinh Dịch, mặc dù cũng còn rất nhiều chi tiết không kém quan trọng. Sau này, khi đi vào chi tiết của từng hào, từng quẻ sẽ lần lần nêu ra trong quyển Chu Dịch Huyền Giải. Cái khó của kinh Dịch, chẳng những ở những tư tưởng cô đọng vi huyền, lại còn ở văn tự. Văn tự kinh Dịch là thứ văn tự đời Ân Chu, cho nên nghĩa chữ không thể dùng nghĩa chữ đời nay mà giải thích và hiểu hết. Nếu lại không thông cổ tự, không rõ lễ chế của nền văn hóa
35
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
cổ đại Trung-Hoa cũng không làm sao giải thích nổi kinh Dịch. Chúng tôi đã bỏ rất nhiều công phu trong việc nghiên cứu, nhưng bao giờ cũng thấy còn rất nhiều thiếu sót, mong ước sẽ được những bậc cao minh chỉ giáo.
*
Các bạn không nên tin rằng, sau khi đọc xong tập sách đại cương này, các bạn sẽ hiểu được tất cả những khoa áp dụng Dịch lý. Biết được đại cương những nguyên lý chung của kinh Dịch là một việc, mà biết áp dụng nó trong các khoa lấy nó làm căn bản, lại là một việc khác, không còn dễ dàng như có nhiều người đã nghĩ. Đối với người Đông phương, “tri” mà không “hành” chưa phải là “chân tri”. Triết học Đông phương là một đạo sống.
Theo kinh nghiệm bản thân, chúng tôi nhận thấy có hai cách nghiên cứu và học Dịch. Đây chỉ là vấn đề kinh nghiệm bản thân, chưa ắt có lợi cho người khác. Nhưng dù sao xin cứ thành thật trình bày, gọi là góp thêm ý kiến. Hai cách học Dịch: một, khời từ trong mà ra ngoài; hai, là bắt từ ngoài mà vào trong. Cách thứ hai, tốn nhiều công nhưng thiết thực hơn.
Đành rằng đọc Dịch và học Dịch là phải đi ngay vào Dịch, đi ngay vào Kinh mà không nên đi ngay vào Truyện hay những sách bình giải về kinh Dịch, nhưng đó là phần của các bậc thánh. Chúng ta, với đầu óc
tầm thường không thể theo đường lối ấy, Mặc dù sau cùng cũng phải quên nó để hiểu nó. Chúng ta nên theo phương pháp thứ hai là nghiên cứu nó song song
36
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
với một bộ phận áp dụng nó như chánh-trị, xã hội, tu thân xử thế, tâm lý, luận lý, địa lý, thiên văn và ngay cả những khoa mà “nhà khoa học dè đặt” ngày nay gọi là “khoa học huyền bí” chỉ vì họ chưa hiểu rõ lý do bí hiểm của nó. Hoặc, các bạn nên tạo trước cho
mình một hứng thú để cho sự nghiên cứu về Dịch không còn là một cái học khô khan trừu tượng nữa. Chúng tôi muốn nói: các bạn cứ đi ngay vào một trong những môn học dùng Dịch làm nguyên tắc. Thuở nhỏ chúng tôi rất thích đọc sách của Lão-Trang. Rồi từ Lão-Trang chúng tôi lại đi lần vào Đạo giáo. Nhưng rồi càng ngày chúng tôi càng thấy mình hoang mang lạc lõng vì chúng tôi chưa hiểu gì cả về thuyết Âm Dương: Âm Dương là căn bản của Đạo giáo. Bấy giờ mới thấ y cái học của mình thiếu căn bản: thiếu Dịch. Đó là vì chúng tôi đi từ ngoài vào trong, tuy nhiên chính nhờ muốn hiểu Lão-Trang mà phải cố công tri chí học Dịch không chán nãn. Học Dịch bấy giờ không còn thấy khó nữa, nhờ sự hứng thú đọc Lão-Trang nuôi được chí kiên nhẫn học cho kỳ được Dịch kinh. Một sự may khác (không rõ là có phải là may hay chẳng may), khi đang nghiên cứu Đạo giáo, về những cái học chiêm nghiệm như Y, Bốc, Tinh, Tướng và ma thuật, chúng tôi gặp được thầy hay. Thầy chúng tôi, thực sự là cha nuôi của chúng tôi, một giang Đạo sĩ khét tiếng miền Hậu Giang (Long Xuyên) rất thông Y thuật. Y thuật Đông phương đối với chúng tôi bấy giờ là một cái học hấp dẫn vô cùng. Lần lần chúng tôi mới khám phá ra rằng thầy chúng
37
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
tôi cũng tinh thông cả tiên thuật. Bấy giờ mới rõ được câu này trong nội kinh: “Y đạo thông Tiên đạo”. Chúng tôi mới nhận thấy lời khuyên này của J. Lavier, trong quyển “Les Sercrets du YI-KING” là đúng: “Pháp văn” Phải có biết trước ít nhiều về Đạo giáo mới có thể đọc, nhất là nghiên cứu và khai thác Dịch kinh. Từ khi chúng tôi được bí truyền về những khoa Nhâm, Cầm, Độn, Giáp chúng tôi học Dịch thấy càng thêm hứng thứ lạ, và sự hiểu biết của chúng tôi cả hai bên càng ngay càng thêm tăng tiến mau lẹ.
Có một vài bạn thân chế nhạo chúng tôi sao lại học chi những khoa “huyền bí” mà họ đồng hóa với sự “mê tín dị đoan”. Thú thật, hiện giờ chúng tôi không còn mặc cảm gì nữa đối với các thứ học ấy. Trước hết óc tò mò của chúng tôi quá mạnh: không còn có một hiện tượng nào lạ xảy ra trước mắt mà làm cho chúng tôi thản nhiên được. Và kế đó, chúng tôi muốn thành thật với mình. Chúng tôi tin rằng: người mà hay thắc mắc đặt nhiều câu hỏi quá, có thể giống như người đần độn; nhưng mà kẻ suốt đời không bao giờ biết ngạc nhiên và đặt câu hỏi, kẻ ấy đành chịu làm kẻ đần độn suốt đời. Tôi cho lời nói này của Albert Einstein rất xác đáng: “Pháp văn” (Người mà không quen cảm thông với sự huyền bí, đã mất cả cái quan năng biết ngạc nhiên, biết say đắm trong niềm tôn kính trước những gì huyền bí, con người ấy kể như một con người đã chết rồi.). Huống chi với tình trạng khoa học tiến bộ mau lẹ gần như vượt bực ngày nay, kẻ nào còn nhân danh khoa học để
38
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
miệt thị các khoa huyền bí là mê tín dị đoan, chính họ mới là “lạc hậu” còn hơn những người mà họ “cười” là “lạc hậu”!. Tôi cho rằng lời nhận xét này của bác sĩ Jules Régnault rất đáng nghiền ngẫm: “Pháp văn”(Khoa học ngày nay phải chăng là một thứ huyền bí học bị lột bộ mặt huyền bí của nó?)
*
Dù sao, phần triết lý phải là phần chánh của Dịch học, các môn học khác rồi sẽ đều là phù phiếm hay phụ thuộc. Sau khi đã dùng các môn áp dụng Dịch để chiêm nghiệm ý nghĩa huyền vi của Dịch, lâu ngày chúng tôi đã bỏ lần các môn học phụ ấy, mà chỉ giữ lại phần tinh túy là đạo tu nhân xử thế, tức là cái đạo “nội thánh, ngoại vương” theo Trang hay theo Lão.
Dịch là một bộ sách đa diện và vô tận
(inépuisable) sau một thời gian khá lâu chúng tôi đã sống với nó trong từng hơi thở “nhật dụng, thường hành”, thế mà vẫn thấy nó vời vợi như non cao: qua được đỉnh này lại thấy hiện ra sừng sửng trước mặt trùng trùng nhiều đỉnh khác… Phải có “sống” nhiều, đọc Dịch mới thấy thú. Lâm-Ngữ-Đường nói: Khổng Tử dặn: năm mươi tuổi có thể đọc được kinh Dịch, tức là muốn nói, bốn mươi lăm tuổi cũng còn chưa thể đọc được kinh Dịch”. Phan-Sào-Nam về già mới nghiền nổi Dịch kinh.
Lão-Tử bảo rất đúng: “Thệ viết viễn, viễn viết phản”[Hán Văn] Tràn khắp là đi xa, đi xa là trở về. Cho nên học Dịch mà tán ra xa, thì xa mãi không bao
39
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
giờ hết, càng ngày càng thêm phức tạp, có khi rồi lại quên gốc vì quá mãi miết theo cái học trục vật. Cần phải biết đủ mà dừng lại (…Hán Văn… tri túc tri chỉ), để mà trở về. Đó là cứu cánh mục đích của những người học Đạo. Phần này chúng tôi đã trình trong quyển “Tinh hoa Đạo học Đông phương”. Biết đến cái “đạo đi về”, nên Dịch mới gọi là Dị (dễ). Thực vậy, Dịch rất đơn giản, rất dễ dàng. Chỉ gồm trong một cái đồ, gọi là đồ Thái cực: một cái hình tròn với hai nghi đen trắng ôm ngoàm vào nhau một cách đồng đều, tượng trưng luật quân bình. Thật là tài tình!
Nhìn đồ Thái cực ta thấy rõ cái “đạo đi ra” (thệ) và cái “đạo đi về” (phản). “Đạo đi ra”, bắt đầu từ Thái cực qua lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái; còn “đạo đi về” bắt từ Lưỡng nghi trở về Thái cực hay Thái nhất. Đi ra là đạo nhị nguyên. Trở về là đạo nhất nguyên. Có đi ra, rồi lại có đi về mới hoàn thành được trọn vẹn cái gọi là “nhất Âm nhất Dương
40
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
chi vị Đạo”. Câu “các hữu Thái cực”14 tóm lại được cái đạo nhất nguyên, con đường cuối mà cũng là tinh hoa Dịch học. Dịch là nhất nguyên luận. Ngày xưa, Dương Quý Sơn đến thăm Thiềm Quý Lỗ, Quý Sơn hỏi Quý Lỗ về kinh Dịch. Quý Lỗ lấy một tờ giấy trắng, vẽ một vòng tròn, lấy mực đen bôi lên một nửa, cười bảo: “đó là Dịch”!
Có một nhà sư ở Quảng Nam, theo lời thuật của Phan Văn Hùm, sau khi suốt đời người nghiên cứu và nghiền ngẫm kinh điển Phật giáo, đề lên trên vách bài thơ sau đây:
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư.
Năm nay tính lại chừng quên hết,
Chỉ nhớ trong đầu một chữ “NHƯ”.15
14 Tây phương gọi là “Tout est dans tout”, một nguyên tắc quan trọng nhất của Huyền học Tây phương. 15 Đọc quyển Tinh hoa Đạo học Đông phương, quyển sách bổ túc cho quyển này, chuyên bàn về cái “đạo đi về” của Dịch, tức là phần cuối cùng của con người trên con đường tìm và thực hiện đạo Dịch nơi mình.
41
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
CHƯƠNG I
42
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
SÁCH CHU DỊCH
Sách Chu-Dịch [Hán Văn] là một bộ sách co thể gọi là “kỳ thư” [Hán Văn], một bộ sách căn bản hàm chứa tất cả nguyên lý sinh thành vũ trụ và con người, nghĩa là gồm nắm tất cả khoa học và triết học như y học, thiên văn, lịch học, triết học siêu hình, xã hội, tâm lý… v.v… của Trung-Hoa đều bắt nguồn nơi quyển “kỳ thư” này, nhất là sách của Đạo gia.
Theo sách Chu Lễ [Hán Văn] thì đời nhà Chu có quan Thái-bốc [Hán Văn] chuyên xem về 3 bộ Dịch [Hán Văn] là:
1. Liên sơn [Hán Văn]
2. Quy tàng [Hán Văn]
3. Chu Dịch [Hán Văn]
Hai bộ Liên Sơn và Quy tàng đã lạc mất, chả rõ vì lý do gì, chỉ còn lưu lại đến ngày nay bộ Chu Dịch [Hán Văn] mà thôi. Nay gọi Dịch kinh, chính là Chu Dịch.
Theo Hồ Văn Phong, thì Liên sơn là của nhà Hạ [Hán Văn], bắt đầu bằng quẻ Cấn, và Quy tàng là của nhà Thương [Hán Văn] bắt đầu bằng quẻ Khôn [Hán Văn], và Chu Dịch là của nhà Chu bắt đầu bằng quẻ Kiền [Hán Văn].
Đỗ Tử Xuân [Hán Văn] cho rằng: Liên sơn là của Phục Hy [Hán Văn]; Quy tàng là của Hoàng đế [Hán Văn]. Trịnh Huyền [Hán Văn] trong Dịch tán [Hán
43
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Văn] và Dịch luận [Hán Văn] cũng viết: Đời Hạ, thì có Liên sơn; đời Ân thì có Quy tàng; đời Chu [Hán Văn] thì có Chu Dịch [Hán Văn]. Liên sơn là cái hình tượng mây trong núi nhả ra luôn luôn không dứt; Quy tàng là vạn vật không vật nào mà không trở về núp vào trong lòng đất (tượng trưng ở quẻ Khôn).
Còn Chu Dịch là bàn đến con đường biến hóa của Dịch theo cái vòng tròn (changements dans la révolution circulaire). Không biết Trịnh Huyền đã căn cứ vào sách nào mà đưa ra cái kiến giải ấy?
Theo sách Chu Lễ [Hán Văn] thì: Liên sơn Dịch lấy quẻ Thuần Cấn16 [Hán Văn] làm đầu mối. Cấn là núi, núi trên, núi dưới nên gọi là Liên sơn.
Quy tàng Dịch, lấy quẻ “Thuần Khôn”17 [Hán Văn] làm đầu mối. Khôn là đất, vạn vật không vật nào không trở về tàng ẩn nơi trong “Âm hàm Dương” bởi vậy gọi là Quy tàng. Lão học về sau chủ trương theo Quy tàng Dịch lấy phần Âm làm nơi quy túc.
Chu Dịch lấy quẻ “Thuần Kiền”18 [Hán Văn] làm đầu mối. Kiền là trời thì hay chu hành bốn phương, nên gọi là Chu19. Như thế thì chữ Chu Dịch
16 [Hán Văn] 17 [Hán Văn] 18 [Hán Văn] 16-17-18 (Chu Lễ Thái Bốc sở vân Liên sơn Dịch dĩ Cấn vi thủ, Cấn vi Sơn, Sơn thượng sơn hạ, thị danh Liên sơn; Quy Tàng Dịch dĩ Thuần Khôn vi thủ, Khôn vi địa, vạn vật mạc bất quy nhi tàng ư trung, cố viết Quy Tàng (…) Dĩ Chu Dịch hữu Thuần Kiền vi thủ, Kiền vi thiên, thiên năng chu trát tứ phương thời, cố danh vi Chu Dịch dã). 19 [Hán Văn]
44
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
không nên hiểu Kinh Dịch viết ở đời nhà Chu, vì chữ Chu [Hán Văn] đây là dùng để trở về thời đại, thì sao Liên sơn và Quy tàng lại không nhất trí dùng danh từ Hạ và Thương mà gọi là Hạ Dịch, Thương Dịch như
đã gọi Chu Dịch.
Chu [Hán Văn] đây có nghĩa là “phổ cập, phổ biến”. Trong Dịch Đại Truyện [Hán Văn] chỗ gọi là Chu [Hán Văn] có nghĩa là “chu lưu” [Hán Văn] chảy khắp mọi nơi20.
Hoàng Dĩ Chu [Hán Văn] trong “Quần-Kinh Thuyết” [Hán Văn] cũng nói: “Chu Dịch gốc của Văn Vương, không phải dùng để chỉ đời nhà Chu sau nhà Thương”21.
*
20 [Hán Văn] 21 [Hán Văn]
19-20-21 (Chu Dị chi danh, thủy ư Văn Vương, phi Chu cách Thương chi hậu).
45
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
NỘI DUNG VÀ TÁC GIẢ
Chu Dịch (Dịch-Kinh) có hai bộ phận phân biệt: 1. Phù hiệu
2. Văn tự
A.PHÙ HIỆU
Đầu tiên chỉ có phù hiệu, nghĩa là những nét vẽ để biểu tượng hai lẽ Âm Dương và những lẽ biếu hóa do sự cấu tạo của hai lẽ ấy.
Truyền thuyết cho rằng những phù hiệu ấy do Phục Hy sáng chế. Ông dùng một vạch liền ( ) để biểu thị khí Dương, vạch đứt ( ) để biểu thị khí Âm.
Hai lẽ Âm Dương ấy, Dịch gọi là Lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng là Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm, Thái âm.
Tứ tượng sinh ra Bát quái, là Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Tóm lại, dưới đây là phù hiệu của Lưỡng nghi, Tứ tượng và Bát quái:
1- Lưỡng nghi: tượng trưng bằng 1 hào. Dương nghi: ( )
Âm nghi: ( )
2- Tứ tượng: tượng trưng bằng 2 hào chồng lên nhau.
Thiếu dương: ( )22
22
46
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Thái dương: ( )
Thiếu âm: ( )23
Thái âm: ( )
3- Bát quái: tượng trưng bằng 3 hào chồng lên nhau.
Kiền ( ) ( ) Thái dương Đoài ( ) Ly ( ) ( ) Thiếu dương24 Chấn ( )
Tốn ( ) ( ) Thiếu âm25
Khảm ( )
Cấn ( ) ( ) Thái âm Khôn ( )
Mỗi vạch liền hay đứt, gọi là hào [Hán Văn]. Hai hào hợp lại thành một tượng [Hán Văn]. Ba hào hợp lại thành một quẻ (quái [Hán Văn]).
Quái, cũng có 2 thứ:
1. Đơn-quái.
2. Trùng-quái.
23 24 25 22🡪25 Phần đông ghi tượng Thiếu dương với hào âm ở dưới. Phải ghi hào dương ở dưới. (Xem phần phụ chú về Tứ tượng – xem chương II Tứ tượng)
47
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
a) Đơn quái có tám, gọi là Bát quái.
Trùng quái có sáu mươi bốn (8 x 8 = 64) do hai đơn quái chồng lên nhau. (Đơn quái, cũng gọi là quẻ Trinh; Trùng quái, cũng gọi là quẻ Hối).
Tóm lại, đơn quái có 3 hào như quẻ Kiền ( ) trùng quái có 6 hào như quẻ Địa Thiên
THÁI
Nên để ý:
Ghi quẻ thì bắt dưới ghi lên (hào dưới chót là hào sơ khởi – bắt đầu sinh, nhưng đọc quẻ thì bắt trên đọc xuống. Như quẻ Thái, quẻ trên là quẻ Khôn (Địa), quẻ dưới là quẻ Kiền (Thiên) thì đọc là Địa Thiên. Phân nội ngoại, thì quẻ dưới là quẻ nội, quẻ trên là quẻ ngoại. Bắt dưới lên trên, thì 2 hào dưới là thời Thành, 2 hào giữa là thuộc về thời Thịnh và 2 hào trên chót là thời Suy và Hủy. Nội quái là phần căn bản, phần gốc. Ngoại quái là phần ngọn, giai đoạn cuối của sự vật.
*
Bát quái có 2 thứ:
Tiên thiên bát quái.
Hậu thiên bát quái.
Ở đây chỉ xin nói về Tiên thiên Bát quái, vì nó rất quan trọng trong việc lập thành 64 quẻ “trùng” (trùng quái) như ta sẽ thấy sau đây.
48
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Tiên thiên Bát Quái, sắp theo thứ tự: Kiền 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 thành một vòng tròn, gọi là vòng tiên thiên.
Kiền
1
Đoài 2
Tốn 5
Ly Khảm
3
Chấn
4
Khôn
8
6
Cấn
7
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
(Đồ số 1)
Hậu thiên Bát quái, sắp theo thứ tự: 1 Khảm, 2 Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 5 Trung, 6 Kiền, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly.
Bát quái cũng lại chia ra làm 2 loại: loại bất dịch và loại điên đảo dịch.
49
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
1. Loại bất dịch (dù lộn ngược vẫn không đổi nghĩa), có 4 quẻ:
Kiền Khôn
Ly Khảm
Bốn quẻ này đứng theo hàng ngang là Ly Khảm [Hán Văn] và hàng dọc là Kiền Khôn [Hán Văn].
Đó là 4 quẻ chánh26 (căn bản) cho 2 khí Âm Dương tiên thiên (Kiền Khôn) và hậu thiên (Ly Khảm), gặp nhau lập thành chữ Thập (+). Điểm gặp gỡ ấy, gọi là điểm Thái cực, chỗ hợp nhất
của Âm Dương, cũng gọi là điểm Thái hòa, Thái hư hay Thái nhất (điểm 0).
KIỀN (Dương tiên thiên)
KHẢM
(Âm hậu thiên)
KHÔN (Âm tiên thiên)
(Đồ số 2)
LY
(Dương hậu thiên)
26 Tứ chính giả Kiền, Khôn, Ly, Khảm dã. Quan kỳ tượng vô phản phúc chi biến, sở dĩ vi chính dã [Hán Văn]
(Tứ chính, đó là những quẻ Kiền, Khôn, Ly, Khảm. Sở dĩ gọi là chính, vì khi nhìn đến tượng của chúng, ta không thấ có sự biến đổ phản phúc). Thiệu-Ưng.
50
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
2. Loại điên đảo dịch: (đảo lộn thì đổi thay ý nghĩa). Mấy quẻ này là những quẻ đứng bốn góc cạnh như Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc.
Chấn Cấn
Tốn Đoài
ĐOÀI CHẤN
(Đồ số 3)
TỐN CẤN
Tóm lại, tuy nói là 8 quẻ, kỳ thật chỉ có 6 quẻ. Là vì Chấn là Cấn lộn ngược; Tốn là Đoài lộn ngược. Nghĩa là chỉ có Kiền, Khôn, Ly, Khảm, Chấn, Tốn.
Bát quái cũng chia ra Thể và Dụng: “tiên thiên giả, Kiền Khôn vi chủ (thể), lục tử vi dụng”. [Hán Văn].
Kiền Khôn là THỂ. Sáu quẻ do Kiền Khôn sinh ra gọi là “lục tử” (sáu con) tức là 3 quẻ Tốn, Ly Đoài (con của quẻ Kiền), đều là quẻ thuộc Âm. Đó là Dương sinh Âm. Còn 3 quẻ Chấn, Khảm, Cấn (con của quẻ Khôn), đều là quẻ thuộc Dương. Sáu quẻ ấy là cái Dụng của Kiền và Khôn. Nên để ý: quẻ thuần
51
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Dương, cũng như quẻ thuần Âm, tức là chưa đủ Âm Dương, nên chưa có công dụng, vì trên đời không có một sự vật nào mà thuần Dương hay thuần Âm cả: “nhất Âm nhất Dương chi vi ĐẠO”. Muốn có cái “dụng” của nó, quẻ phải có đủ Âm Dương.
Phân định Âm Dương các quẻ tam âm tam dương (Tốn, Ly, Đoài và Chấm, Khảm, Cấn) thì căn cứ vào luật “chúng dĩ quả vi chủ” [Hán Văn], tức là
hễ trong một quẻ có 3 hào, quẻ nào nhiều âm, thì phải lấy hào Dương làm chủ, hoặc trái ngược lại. Hệ từ truyện có nói: “Âm quái đa dương dĩ Âm vi chủ; Dương quái đa âm dĩ Dương vi chủ”27 [Hán Văn]. Quẻ Dương nhiều Âm, thì lấy Dương làm chủ, quẻ Âm nhiều Dương thì lấy Âm làm chủ.
Nghĩa là sở dĩ 3 quẻ Chấn, Khảm và Cấn được gọi là quẻ thuộc Dương là vì trong 3 quẻ đều chỉ có một Dương mà có đến 2 Âm (Đồ số 1):
CHẤN KHẢM CẤN
Dương quái
Trưởng
Nam
Trung Nam
Thiếu Nam
27 Có người cho rằng, theo nguyên lý này sẽ trái với chế độ dân chủ: thiểu số phải phục tùng đa số. Không phải vậy. Ý của thánh nhơn là muốn ám chỉ đến cái đạo của người quân tử và cái đạo của kẻ tiểu
nhân. Dương quái, một Dương thống lãnh quần Âm, đó là đạo của người quân tử (dương). Âm quái, một Âm thống lãnh quần Dương, đó là đạo của kẻ tiểu nhân: “đa dĩ thiểu vi tốn” [Hán Văn] (xem chương 2).
52
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Còn 3 quẻ Tốn, Ly, Đoài sở dĩ được gọi là quẻ thuộc Âm là vì trong 3 quẻ này chỉ có một Âm mà có đến hai Dương:
TỐN LY ĐOÀI
Âm quái28
Trưởng
Nữ
Trung Nữ
Thiếu Nữ
Nhìn Tiên thiên Bát quái đồ, ta nhận thấy Dương nghi (bên trái) có 4 quẻ: Kiền, Đoài, Ly, Chấn; còn bên Âm nghi (phía mặt) cũng có 4 quẻ: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Trong Dương nghi lại phân 2 phần: Kiền và Đoài (thuộc tượng Thái dương); Ly và Chấn (thuộc tượng Thiếu dương). Trong Âm nghi cũng phân 2 phần: Tốn và Khảm (thuộc tượng Thiếu âm); Cấn và Khôn (thuộc tượng Thái âm). Đó tức là muốn nói đến nguyên lý: “Dương trung hữu Âm căn; Âm trung hữu Dương căn”. (Xem đồ số 1).
Trong những quẻ trùng cũng vẫn áp dụng nguyên lý “chúng dĩ quả vi chủ”. Như trong quẻ Lôi Địa Dự (
) có 5 hào Âm, nên phải lấy hào Dương ở Cửu Tứ làm chủ của toàn quẻ. Tóm lại, hễ nhất Dương, ngũ
28 Quẻ thuộc Dương, thì cái Thể của nó là Âm (Khôn cướp khí của Kiền mà thành hình). Quẻ thuộc Âm, thì cái Thể của nó là Dương (Kiền cướp khí của Khôn mà thành hình). Cho nên, mới nói: “Khôn giao Kiền mới được Tốn, Ly, Đoài. Đó là đạo Khôn làm thành con gái [Hán Văn]. Kiền giao Khôn mới được Chấn, Khảm, Cấn. Đó là đạo Kiền làm thành con trai [Hán Văn].
Ta thấy quẻ Ly, tượng trưng đàn ông, mà bên trong là đàn bà (âm quái). Quẻ Khảm tượng trưng đàn bà, mà bên trong là đàn ông (dương quái).
Đây là luật mâu thuẫn: Trai, thể Khôn; Gái, thể Kiền.
53
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Âm, thì lấy nhất Dương làm chủ quẻ; hễ nhất Âm ngũ Dương thì phải lấy nhất Âm làm chủ quẻ. *
Âm có cực mới biến ra Dương, Dương có cực mới biến ra Âm, nghĩa là hễ có biến là biến trở lại cái đối cực của nó. Nhìn đồ Tiên thiên Bát quái, ta thấy rõ lẽ ấy: Quẻ Kiền mà biến, thì biến thành quẻ Khôn; Khôn mà biến, thì biến thành quẻ Kiền. Các quẻ khác cũng một thế. Quẻ Chấn biến thành quẻ Tốn và nghịch lại. Quẻ Cấn biến thành quẻ Đoài là trái nghịch lại.
b) Trùng quái:
Trùng quái, tức là quẻ đôi do mỗi quái trong bát quái chồng lên nhau. Như Kiền chồng lên Kiền gọi là bát thuần Kiền; Khôn chồng lên Khôn gọi là bát thuần Khôn…v.v.. và v.v…
Sự chồng quẻ này lên quẻ kia là để lập thành 64 quẻ trùng. Phép tạo lập trùng quái, phải theo phương pháp thứ tự sau đây:
Lấy số thứ tự của tiên thiên bát quái làm căn bản: Kiền nhứt, Đoài nhì, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát.
*
I
Kiền nhứt chồng lên Kiền nhứt, thành quẻ Kiền vi Thiên (Bát thuần Kiền)
Đoài nhì --------- Kiền nhứt, ----------- Trạch thiên Quải Ly tam --------- Kiền nhứt, ----------- Hỏa thiên Đại hữu Chấn tứ --------- Kiền nhứt, ----------- Lôi thiên Đại tráng Tốn ngũ --------- Kiền nhứt, ----------- Phong thiên Tiểu súc Khảm lục --------- Kiền nhứt, ----------- Thủy thiên Nhu Cấn thất --------- Kiền nhứt, ----------- Sơn thiên Đại súc Khôn bát --------- Kiền nhứt, ----------- Địa thiên Thái
54
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
II
Kiền nhứt chồng lên Đoài nhì, thành quẻ Thiên trạch Lý Đoài nhì --------- Đoài nhì, ----------- Đoài vi Trạch Ly tam --------- Đoài nhì, ----------- Hỏa trạch Khuê Chấn tứ --------- Đoài nhì, ----------- Lôi trạch Quy muội Tốn ngũ --------- Đoài nhì, ----------- Phong trạch Trung phù Khảm lục --------- Đoài nhì, ----------- Thủy trạch Tiết Cấn thất --------- Đoài nhì, ----------- Sơn trạch Tổn Khôn bát --------- Đoài nhì, ----------- Địa trạch Lâm III
Kiền nhứt chồng lên Ly tam, thành quẻ Thiên hỏa Đồng Nhơn Đoài nhì --------- Ly tam, ----------- Trạch hỏa Cách Ly tam --------- Ly tam, ----------- Ly vi Hỏa Chấn tứ --------- Ly tam, ----------- Lôi hỏa Phong Tốn ngũ --------- Ly tam, ----------- Phong hỏa Gia nhơn Khảm lục --------- Ly tam, ----------- Thủy hỏa Ký tế Cấn thất --------- Ly tam, ----------- Sơn hỏa Bí Khôn bát --------- Ly tam, ----------- Địa hỏa Minh di IV
Kiền nhứt chồng lên Chấn tứ, thành quẻ Thiên lôi Vô vọng Đoài nhì --------- Chấn tứ, ----------- Trạch lôi Tùy Ly tam --------- Chấn tứ, ----------- Hỏa lôi Phệ Hạp Chấn tứ --------- Chấn tứ, ----------- Chấn vi Lôi Tốn ngũ --------- Chấn tứ, ----------- Phong lôi Ích Khảm lục --------- Chấn tứ, ----------- Thủy lôi Truân Cấn thất --------- Chấn tứ, ----------- Sơn lôi Hy Khôn bát --------- Chấn tứ, ----------- Địa lôi Phục V
Kiền nhứt chồng lên Tốn ngũ, thành quẻ Thiên phong Cấu Đoài nhì --------- Tốn ngũ, ----------- Trạch phong Đại quá Ly tam --------- Tốn ngũ, ----------- Hỏa phong Đảnh Chấn tứ --------- Tốn ngũ, ----------- Lôi phong Hằng Tốn ngũ --------- Tốn ngũ, ----------- Tốn vi Phong Khảm lục --------- Tốn ngũ, ----------- Thủy phong Tỉnh Cấn thất --------- Tốn ngũ, ----------- Sơn phong Cổ Khôn bát --------- Tốn ngũ, ----------- Địa phong Thăng VI
Kiền nhứt chồng lên Khảm lục, thành quẻ Thiên thủy Tụng Đoài nhì --------- Khảm lục, ----------- Trạch thủy Khốn Ly tam --------- Khảm lục, ----------- Hỏa thủy Vị tế Chấn tứ --------- Khảm lục, ----------- Lôi thủy Giải Tốn ngũ --------- Khảm lục, ----------- Phong thủy Hoán Khảm lục --------- Khảm lục, ----------- Khảm vi Thủy Cấn thất --------- Khảm lục, ----------- Sơn thủy Mông Khôn bát --------- Khảm lục, ----------- Địa thủy Sư VII
Kiền nhứt chồng lên Cấn thất, thành quẻ Thiên sơn Độn Đoài nhì --------- Cấn thất, ----------- Trạch sơn Hàm
55
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Ly tam --------- Cấn thất, ----------- Hỏa sơn Lữ Chấn tứ --------- Cấn thất, ----------- Lôi sơn Tiểu quá Tốn ngũ --------- Cấn thất, ----------- Phong sơn Tiệm Khảm lục --------- Cấn thất, ----------- Thủy sơn Kiển Cấn thất --------- Cấn thất, ----------- Cấn vi Sơn Khôn bát --------- Cấn thất, ----------- Địa sơn Khiêm VIII
Kiền nhứt chồng lên Khôn bát, thành quẻ Thiên địa Bĩ Đoài nhì --------- Khôn bát, ----------- Trạch địa Tụy Ly tam --------- Khôn bát, ----------- Hỏa địa Tấn Chấn tứ --------- Khôn bát, ----------- Lôi địa Dự Tốn ngũ --------- Khôn bát, ----------- Phong địa Quán Khảm lục --------- Khôn bát, ----------- Thủy địa Tỵ Cấn thất --------- Khôn bát, ----------- Sơn địa Bác Khôn bát --------- Khôn bát, ----------- Khôn vi Địa
56
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Kiền
Đoài
Ly
Chấn
Tốn
Khảm
Cấn
Khôn
Kiền
Kiền vi Thiên
Trạch thiên
Quải
Hỏa thiên
Đại hữu
Lôi thiên Đại tráng
Phong thiên
Tiểu súc
Thủy thiên Nhu
Sơn thiên Đại súc
Địa thiên Thái
Đoài
Thiên trạch
Lý
Đoài vi Trạch
Hỏa trạch
Khuê
Lôi trạch Quy muội
Phong trạch
Trung phù
Thủy trạch Tiết
Sơn trạch Tổn
Địa trạch Lâm
Ly
Thiên hỏa
Đồng Nhơn
Trạch hỏa
Cách
Ly vi Hỏa
Lôi hỏa
Phong
Phong hỏa
Gia nhơn
Thủy hỏa Ký
tế
Sơn hỏa Bí
Địa hỏa
Minh di
Chấn
Thiên lôi
Vô vọng
Trạch lôi
Tùy
Hỏa lôi
Phệ Hạp
Chấn vi Lôi
Phong lôi
Ích
Thủy lôi
Truân
Sơn lôi Hy
Địa lôi
Phục
Tốn
Thiên phong Cấu
Trạch phong Đại quá
Hỏa phong
Đảnh
Lôi phong
Hằng
Tốn vi Phong
Thủy phong
Tỉnh
Sơn phong
Cổ
Địa phong
Thăng
Khảm
Thiên thủy
Tụng
Trạch thủy
Khốn
Hỏa thủy
Vị tế
Lôi thủy
Giải
Phong thủy
Hoán
Khảm vi
Thủy
Sơn thủy
Mông
Địa thủy Sư
Cấn
Thiên sơn
Độn
Trạch sơn
Hàm
Hỏa sơn
Lữ
Lôi sơn
Tiểu quá
Phong sơn
Tiệm
Thủy sơn
Kiển
Cấn vi Sơn
Địa sơn
Khiêm
Khôn
Thiên địa
Bĩ
Trạch địa
Tụy
Hỏa địa
Tấn
Lôi địa Dự
Phong địa
Quán
Thủy địa Tỵ
Sơn địa
Bác
Khôn vi
Địa
Bảng này do tôi tự ý thêm vào để làm rõ thêm hình thái của các quẻ
Trùng quái như đã thấy, có 64 quẻ, nhưng có thể chia làm 2 loại:
A) 8 quẻ “bất dịch”.
B) Và 28 quẻ “điên đảo dịch”.
57
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
a) Trùng quái “bất dịch” (lật lên lật xuống không đổi nghĩa), 8 quẻ:
1. Kiền vi Thiên [Hán Văn]
2. Khôn vi Địa [Hán Văn]
3. Li vi Hỏa [Hán Văn]
4. Khảm vi Thủy [Hán Văn]
5. Trạch phong Đại quá [Hán Văn]
6. Sơn lôi Hy [Hán Văn]
7. Lôi sơn Tiểu quá [Hán Văn]
8. Phong trạch Trung phù [Hán Văn]
b) Trùng quái “điên đảo dịch” (lật lên lật xuống không đổi nghĩa), 28 quẻ:
1. Thiên thủy Tụng
Thủy thiên Nhu
[Hán Văn]
[Hán Văn]
2. Địa thiên Thái
[Hán Văn]
Thiên địa Bĩ
[Hán Văn]
3. Trạch lôi Tùy
[Hán Văn]
Sơn phong Cổ
[Hán Văn]
58
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
4. Hỏa lôi Phệ hạp
[Hán Văn]
Sơn hỏa Bí
[Hán Văn]
5. Thiên lôi Vô vọng
[Hán Văn]
Sơn thiên Đại súc
[Hán Văn]
6. Trạch sơn Hàm
[Hán Văn]
Lôi phong Hằng
[Hán Văn]
7. Hỏa địa Tấn
[Hán Văn]
Địa hỏa Minh di
[Hán Văn]
8. Hỏa trạch Khuê
[Hán Văn]
Phong hỏa Gia nhơn
[Hán Văn]
9. Thủy sơn Kiển
[Hán Văn]
Lôi thủy Giải
[Hán Văn]
10. Địa phong Thăng
[Hán Văn]
Trạch địa Tụy
[Hán Văn]
11. Hỏa phong Đảnh
[Hán Văn]
Trạch hỏa Cách
[Hán Văn]
12. Phong sơn Tiệm
[Hán Văn]
Lôi trạch Qui muội
[Hán Văn]
13. Phong thủy Hoán
[Hán Văn]
Thủy trạch Tiết
[Hán Văn]
14. Thủy địa Tỵ
[Hán Văn]
Địa thủy Sư
[Hán Văn]
15. Địa trạch Lâm
[Hán Văn]
Phong địa Quán
[Hán Văn]
16. Thủy lôi Truân
[Hán Văn]
Sơn thủy Mông
[Hán Văn]
17. Chấn vi Lôi
[Hán Văn]
Cấn vi Sơn
[Hán Văn]
59
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
18. Sơn trạch Tổn
[Hán Văn]
Phong lôi Ích
[Hán Văn]
19. Địa sơn Khiêm
[Hán Văn]
Lôi địa Dự
[Hán Văn]
20. Đoài vi Trạch
[Hán Văn]
Tốn vi Phong
[Hán Văn]
21. Sơn địa Bác
[Hán Văn]
Địa lôi Phục
[Hán Văn]
22. Thủy phong Tỉnh
[Hán Văn]
Trạch thủy Khốn
[Hán Văn]
23. Lôi thiên Đại tráng
[Hán Văn]
Thiên sơn Độn
[Hán Văn]
24. Hỏa thiên Đại hữu
[Hán Văn]
Thiên hỏa Đồng nhơn
[Hán Văn]
25. Lôi hỏa Phong
[Hán Văn]
Hỏa sơn Lữ
[Hán Văn]
26. Phong thiên Tiểu súc
[Hán Văn]
Thiên trạch Lý
[Hán Văn]
27. Thủy hỏa Ký tế
[Hán Văn]
Hỏa thủy Vị tế
[Hán Văn]
28. Thiên phong Cấu
[Hán Văn]
Trạch thiên Quải
[Hán Văn]
Sáu mươi bốn quẻ mà thực chỉ có 32: 8 bất dịch và 28 điên đảo dịch (hay phản dịch): (28 x 2) + 8 = 64 *
60
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
THỨ TỰ CÁC QUẺ
Nhìn thứ tự các quẻ “phản dịch” ta thấy rõ luật “Phản Phục” (một qua một lại) “đồng đồn văng lai” của Dịch đạo.
Thứ tự các quẻ trong Chu Dịch sắp theo cặp “Phản Phục” như:
A. THƯỢNG KINH:
1. Kiền và Khôn [Hán Văn] 2. Truân và Mông [Hán Văn] 3. Nhu và Tụng [Hán Văn] 4. Sư và Tỵ [Hán Văn] 5. Tiểu Súc và Lý [Hán Văn] 6. Thái và Bĩ [Hán Văn] 7. Đồng Nhơn và Đại Hữu [Hán Văn] 8. Khiêm và Dự [Hán Văn] 9. Tùy và Cổ [Hán Văn] 10.Lâm và Quán [Hán Văn] 11.Phệ Hạp và Bí [Hán Văn] 12.Bác và Phục [Hán Văn] 13.Vô Vọng và Đại Súc [Hán Văn] 14.Hy và Đại Quá [Hán Văn] 15.Khảm và Ly [Hán Văn]
B. HẠ KINH:
16.Hàm và Hằng [Hán Văn] 17.Độn và Đại Tráng [Hán Văn] 18.Tấn và Minh Di [Hán Văn] 19.Gia Nhơn và Khuê [Hán Văn]
61
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
20.Kiển và Giải [Hán Văn] 21.Tổn và Ích [Hán Văn] 22.Quải và Cấu [Hán Văn] 23.Tụy và Thăng [Hán Văn] 24.Khốn và Tỉnh [Hán Văn] 25.Cách và Đảnh [Hán Văn] 26.Chấn và Cấn [Hán Văn] 27.Tiệm và Quy Muội [Hán Văn] 28.Phong và Lữ [Hán Văn] 29.Tốn và Đoài [Hán Văn] 30.Hoán và Tiết [Hán Văn] 31.Trung Phù và Tiểu Quá [Hán Văn] 32.Ký Tế và Vị Tế [Hán Văn]
*
Về ý nghĩa của mỗi quẻ, cũng như thứ tự của 64 quẻ, chương Tự Quái Truyện [Hán Văn] đã giảng giải rành rẽ, sẽ nói rõ nơi khác, trong quyển “Chu Dịch Huyền Giải”.
*
62
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
CÔNG DỤNG CỦA CÁC QUẺ
Bàn về công dụng các quẻ trong Dịch kinh, thì có 2 thuyết. Theo phái Dịch-bốc thì quẻ Dịch dùng để bói kiết hung, nhưng đối với nhà triết học, thì mỗi quẻ là tượng trưng một trạng thái từ đầu đến cuối, từ khoảng khai thiên đến hồi tịch địa, cũng như nó ám chỉ mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp trong đời người, trong đó chỉ rõ cái đạo “tiến, thoái, tồn, vong”, và đồng thời dùng nó để “tiến đức, tu nghiệp” như ở quẻ Kiền đã căn dặn: “Quân tử tiến đức tu nghiệp” [Hán Văn]. Đó là lấy việc Người bắt chước đạo Trời. Cho nên vũ trụ quan của Dịch nằm trong 64 quẻ mà nhân sinh quan của Dịch cũng nằm trong 64 quẻ, và gọi là Dịch học là cái học “Thiên nhơn hợp nhất”. Vũ trụ quan và nhân sinh quan hồn nhiên là Một, không thể rời nhau.
Nhưng Âm Dương là căn bản của Vũ trụ hiện tượng, thì quẻ Kiền, quẻ Khôn là đầu mối của tất cả các quẻ trong Dịch kinh, nghĩa là đầu mối của mọi cuộc biến thiên trong Vũ trụ.
Kiền quái có 6 gạch liền. Mỗi gạch là tượng trưng một trạng thái về lẽ Trời cũng như về việc Người. Trong một năm 12 tháng, 6 tháng thuộc dương, 6 tháng thuộc âm. 12 tháng ấy, được tượng trưng trong 12 quẻ, là quẻ Phục (tháng 11), ở Tý cung, thuộc tiết Đông chí; quẻ Lâm ở Sửu; quẻ Thái ở Dần, quẻ Đại tráng ở Mẹo; quẻ Quải ở Thìn; quẻ Kiền ở Tỵ; quẻ Cấu ở Ngọ; quẻ Độn ở Mùi; quẻ Bĩ ở Thân,
63
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
quẻ Quan ở Dậu; quẻ Bác ở Tuất; quẻ Khôn ở Hợi (đều do luật tiêu trưởng mà lập thành); Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng.
Tuy có 64 quẻ, kỳ thực rút lại chỉ có 12 quẻ đã kể trên, chia làm 2 phần (Xem đồ số 7 và 13). 1) Phần dương (gọi là lục dương quái) gồm các quẻ:
Phục ( ) 1 Lâm thuộc về Thiếu Dương làm chủ Thái
Đại Tráng ( ) 3 Quải thuộc về Thái Dương làm chủ Kiền
2) Phần âm (gọi là lục âm quái) gồm các quẻ: Cấu ( )
2 Độn thuộc về Thiếu Âm làm chủ Bĩ
Quán ( )
4 Bác thuộc về Thái Âm làm chủ Khôn
[Xem biểu đồ trang sau]
64
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
TỴ
(Tháng 4)
NGỌ
(Tháng 5) MÙI (Tháng 6)
THÌN
(Tháng 3)
Cấu Kiền Độn
Quải
Bĩ
THÂN
(Tháng 7)
MẸO
(Tháng 2)
Đại-tráng Thái
3 1
2 4
Quán Bác
DẬU
(Tháng 8)
DẦN
(Tháng 1)
SỬU
(Tháng 12)
Lâm Phục Khôn
TÝ
(Tháng 11)
(Đồ số 7)
TUẤT
(Tháng 9)
HỢI
(Tháng 10)
Xem biểu đồ, ta nhận thấy rõ cái lẽ “doanh hư” “tiêu tức” [Hán Văn] của Âm Dương (tứ tượng). Tức [Hán Văn], là “Âm tiệm suy, Dương tiệm trưởng”29; còn Tiêu [Hán Văn], là “Âm tiệm trưởng, Dương tiệm suy”30. Nghĩa là Âm suy lần, thì Dương
29 Âm suy lần. Dương lớn lần (thời của Thiếu dương) 30 Âm lớn lần. Dương suy lần (thời của Thiếu âm) Tiệm: dần dần
Tiêu: mòn lần (Dương yếu lần, mòn lần) (Thiếu âm); Tức: lớn lần (Dương lớn lần) (Thiếu dương).
Hư: Dương hết, tuyệt (Thái âm);
Doanh: Dương đầy tràn (Thái dương).
65
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
lớn lần, mà Âm lớn lần, thì Dương suy lần. 12 quẻ trên đây, vì vậy được gọi là 12 quẻ tiêu tức. Như các quẻ Phục, Lâm, Thái, Đại-tráng, Quải, Kiền là tức quái [Hán Văn]; các quẻ Cấu, Độn, Bĩ, Quán, Bác, Khôn, là tiêu quái [Hán Văn]. Hư theo liền với Tiêu; Doanh theo liền với Tức. Cho nên nói Tức là nói luôn Doanh, nói Tiêu là nói luôn Hư. Doanh đối với Hư, Tiêu đối với Tức.
*
Trùng quái do ai sáng tạo?
Có 4 thuyết (theo Khổng Dĩnh Đạt [Hán Văn] trong Chu Dịch Chính Nghĩa [Hán Văn]):
1. Phục Hy [Hán Văn] (theo nhóm Vương Bậc [Hán Văn] đời Tấn)
2. Thần Nông [Hán Văn] (theo nhóm Trịnh Huyền [Hán Văn] đời Hán)
3. Hạ Vũ [Hán Văn] (theo Tôn Thạnh [Hán Văn] đời Tấn)
4. Văn Vương [Hán Văn] (theo Tư Mã Thiên [Hán Văn] đời Hán)
Theo 4 giả thuyết trên đây, ta không thấy giả thuyết nào vững vàng, vì không có chứng cứ xác thực. Chỉ có giả thuyết thứ nhất và thứ tư trên đây là được truyền tụng. Vậy, ta hãy tạm nhận như thế: có thể do Phục Hy hoặc Văn Vương sáng chế, không sao. *
66
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
B. VĂN-TỰ
Về phần văn tự (sau phần phù hiệu) cũng có thể chia làm 2 phần:
1. Kinh [Hán Văn] hay là Dịch kinh [Hán Văn] 2. Truyện [Hán Văn] hay là Dịch truyện [Hán Văn]
a) Dịch kinh thì do các bậc thánh nhân viết ra, hoặc nói ra, hoặc do các đệ tử ghi lại.
b) Dịch truyện, có khi do các bậc thánh nhân viết ra, hoặc do các đệ tử hay hậu học viết ra để giải rộng thêm ý nghĩa của lời Kinh. Cho nên Truyện, tức là Kinh mà giảng rộng [Hán Văn] hoặc để bổ túc ý nghĩa của Kinh văn. Cũng như Tả truyện [Hán Văn] là do Kinh Xuân Thu mà tán rộng vậy.
Nói đến Truyện và Kinh không khác nào nói đến “cây có cội, nước có nguồn”, không thể nào phân ra mà luận được.
*
A) NỘI DUNG VÀ TÁC GIẢ CỦA DỊCH KINH
Dịch kinh, có thể chia làm 2 bộ phận:
1. Quái từ [Hán Văn]
2. Hào từ [Hán Văn]
67
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Thử lấy quẻ Kiền ( ) đầu mối của Kinh Dịch làm thí dụ: Câu: “Kiền: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”. [Hán Văn] là Quái từ.
Những câu: “Sơ cửu, tiềm long vật dụng” [Hán Văn], “Cửu nhị, hiện long tại điền, lợi kiến đại nhơn” [Hán Văn], v.v… đến câu “Dụng cửu, kiến quần long vô thủ, kiết” [Hán Văn] đều gọi là Hào từ.
Phàm lấy câu căn mà định nghĩa toàn Quái, thì gọi là Quái từ; lấy câu văn mà định nghĩa mỗi hào, thì gọi là Hào từ.
*
Quái từ và Hào từ do ai sáng tác?
Có 2 giả thuyết:
1. Quái từ và Hào từ là của Văn Vương [Hán Văn] làm ra (theo chủ trương của nhóm Trịnh Huyền [Hán Văn]).
2. Quái từ là của Văn Vương, còn Hào từ là của Châu Công làm ra (theo chủ trương của nhóm Hán Mã Dung [Hán Văn], Anh Lục Tích [Hán Văn]).
Ngoài 2 giả thuyết trên, cuối đời Thanh có Bì Tích Thụy [Hán Văn], trong Ngũ Kinh Thông Luận [Hán Văn] … và Kinh học Lịch sử [Hán Văn] lại cho rằng Quái từ và Hào từ đều do một tay Khổng-Tử viết ra. Ông lại cho rằng Phục Hy vạch ra Quái [Hán Văn], Văn Vương chế ra Trùng Quái [Hán Văn] đều chỉ dùng phù hiệu, chứ chưa hề dùng đến văn tự [Hán Văn]. Chỉ đến Khổng-Tử mới bày ra Quái từ và Hào từ mà thôi.
68
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Thuyết này rất đánh hoài nghi và nhóm nghiên cứu cổ học ngày nay như nhóm Chương Bính Luân, hoàn toàn phản đối.
*
B) NỘI DUNG VÀ TÁC GIẢ CỦA DỊCH TRUYỆN
Dịch truyện gồm có 7 loại, phân ra cả thảy là 10 thiên, gọi chung là Thập Dực [Hán Văn]: Thứ tự của Thập Dực là:
1. Thoán từ [Hán Văn] gồm 2 phần:
a) Thoán từ thượng truyện.
b) Thoán từ hạ truyện.
2. Tượng từ [Hán Văn] gồm 2 phần:
a) Tượng từ thượng truyện.
b) Tượng từ hạ truyện.
3. Hệ từ [Hán Văn] gồm 2 phần:
a) Hệ từ thượng truyện.
b) Hệ từ hạ truyện.
4. Văn ngôn
5. Thuyết quái
6. Tự quái
7. Tạp quái
*
1. Thoán từ [Hán Văn] là để giải thích Quái từ31 Như trong quẻ Kiền đoạn văn: “Thoán viết: Đại tai Kiền Nguyên vạn vật tư thủy (…) thủ xuất thứ vật,
31 [Hán Văn] (Thoán, biện đoán dã). Cũng đọc là Soán.
69
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
vạn quốc hàm ninh” [Hán Văn] thuộc về Thoán từ, cốt để giải thích đại ý của quẻ Kiền.
*
2. Tượng từ [Hán Văn] có 2 phần32:
a) Đại tượng [Hán Văn]
b) Tiểu tượng [Hán Văn]
Đại tượng là để giải thích về cái tượng của toàn quẻ. Như câu: “Tượng viết: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức” của quẻ Kiền.
Tiểu tượng là để giải thích về cái tượng của từng hào trong quẻ (hào từ). Như những đoạn văn: “Tiềm long vật dụng, Dương tại hạ dã (…) Dụng cửu, thiên đức bất khả vi thủ dã” đều là để giải nghĩa về cái tượng của từng hào trong quẻ Kiền, nghĩa là từ hào “ sơ cửu” đến hào “dụng cửu”.
*
3. Hệ từ [Hán Văn]
Hệ [Hán Văn] có nghĩa là “hệ thống”33. Tức là phần thuyết lý, tìm cách hệ thống hóa triết lý nằm trong Dịch Kinh, truy cứu đến căn nguyên ý nghĩa Kinh Dịch để suy luận đến chỗ tác dụng của Dịch học, hoặc giải thêm ý nghĩa các Quẻ để bổ sung ý nghĩa của Thoán từ và Tượng từ. Hệ từ cũng phân ra làm 2 phần: thượng truyện và hạ truyện. Thượng truyện có 12 chương; Hạ truyện có 11 chương.
*
32 [Hán Văn] (Tượng, hiện tượng dã).
Đừng lầm lẩn với danh từ “đại tượng” của Lão-Tử trong câu: “Chấp đại tượng…” chương 35 (Đạo Đức Kinh). 33 Hệ, hệ thống dã [Hán Văn]
70
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
4. Văn ngôn [Hán Văn]
Văn ngôn là “văn sức chi ngôn” (lời nói văn hoa), chuyên giải thích 2 quẻ Kiền và Khôn mà thôi. Là vì 2 quẻ Kiền và Khôn là chỗ ra vào của Dịch học và là đầu mối của tất cả các Quẻ khác. Tất cả mọi Quái Hào trong 64 quẻ của Kinh Dịch đều do 2 quẻ ấy mà ra cả. Theo các bản Dịch ngày nay, Văn ngôn được sắp vào 2 quẻ Kiền và Khôn. Các quẻ khác không có.
*
5. Thuyết quái [Hán Văn]
Thiên này chuyên dùng để bày giải các Tượng, bàn về cái đức nghiệp, sự biến hóa và pháp tượng của Bát Quái.
*
6. Tự quái [Hán Văn]
Thiên này dùng để thuyết minh về thứ tự của sự “tương thừa tương sinh” của 64 quẻ trong kinh Dịch, tức là cái lý do vì sao quẻ này tiếp nối quẻ kia, từ quẻ Kiền, quẻ Khôn… đến quẻ Ký tế và Vị tế.
*
7. Tạp quái [Hán Văn]
Thiên này đưa ra một số định nghĩa, căn cứ vào tính chất của các quẻ trong 64 quẻ.
Giá trị của sự định nghĩa các quẻ không được đều: một phần rất đúng, nhưng có một số có hơi xa vời không đúng với định nghĩa của người soạn ra Dịch kinh. Khởi đầu đi có cặp tương đối, nhưng 8 quẻ chót thì sắp đặt hỗn loạn, mất quy cũ của lúc khởi đầu.
71
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Có lẽ vì muốn câu văn ăn vần, ăn điệu nên mới có sự sắp đặt lộn xộn như thế.
*
TÁC GIẢ CỦA THẬP DỰC (DỊCH TRUYỆN)
Dịch kinh được lưu hành ngày nay có một lai lịch khá rắc rối. Theo Tùy thư thì Dịch Kinh qua đời Hán bị thất lạc 3 thiên Thuyết quái. Về sau có người con gái đất Hà Nội lượm được sách cũ tại vách nhà Lý Nhĩ (tức Lão-Tử) đem dâng, bấy giờ Dịch Kinh mới đầy đủ trọn bộ. Điều này Hán thư không có ghi chép.
Tương truyền vua Văn Vương nhà Chu, khi bị giam ở Dữu Lý (1144-1142) diễn lại các quẻ Dịch theo hình từn quẻ mà cắt nghĩa toàn quái, gọi là Thoán tử. Đến đời con là Chu Công Đán lại đem ra từng hào trong quẻ mà cắt nghĩa, gọi là Hào từ. Lúc đó ý nghĩa bói chiêm là phần lớn, còn ý nghĩa triết học đạo đức chưa được xiển minh cho lắm. Qua Khổng Tử mới chú trọng về đạo lý.
Khổng Tử theo Thoán từ của Văn Vương và Hào từ của Chu Công mà giảng rộng thêm, nên gọi là Thoán Truyện và Tượng Truyện. Giải các tượng của các quẻ, thì gọi là Đại tượng; giải các tượng của mỗi hào, thì gọi là Tiểu tượng. Lại còn viết thêm những thiên Hệ từ Truyện, Thuyết quái Truyện, Tạp quái Truyện (gồm tất cả 10 thiên, gọi là Thập Dực hay Dịch Truyện).
Nhưng các học giả cận kim thì lại phản đối truyền thuyết cho rằng Bát quái của Dịch là của vua
72
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Phục Hy nữa. Họ cho rằng từ đời Thương về trước, chưa có Bát quái. Người đời Thương chưa biết bói cỏ thi mà chỉ biết bói mai rùa mà thôi. Phép bói cỏ thi do người đời Chu tìm ra để thay thế hoặc bổ túc cho phép bói mai rùa. Cho nên Bát quái là do người nhà Chu đặt ra34.
Về tác giả của Dịch Truyện, thì đại khái có 3 thuyết chính:
1. Thuyết của Hán thư;
2. Thuyết của Sử ký;
3. Thuyết của Đông Điền Nhất Đường.
Theo Hán thư thì Dịch Truyện là do nhóm Đỗ Điền Sinh (tên là Điền Hà, Vương Đồng, Chu Vương Tôn, Đinh Khoan, Phục Sinh làm ra) [Hán Văn].
Theo Sử ký thì cho rằng “Thương cơ, người nước Lỗ, được Khổng Tử truyền cho sách Dịch, Cơ truyền cho người nước Sở là Hàn Tý Tử Hoằng. Hoằng truyền cho Chu Tử Gia Thu nước Yên. Thu truyền cho Quang Tử Thừa Vũ ở Thuần Vu. Vũ truyền cho Điền Tử Tranh Hà ở Tề”. Mười thiên Dịch Truyện là tác phẩm của nhóm người này. Trong Thập Dực, Thoán Truyện có sớm hơn, nhưng được viết vào khoảng sau Mạnh Tử. Tượng Truyện thì có muộn hơn, sau thời Thân Tư. Hệ từ Truyện và Văn Ngôn Truyện viết vào thời Tần, sau khi Thủy Hoàng thống nhất
34 Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Sử học (Thượng vụ) chương XV Quyển I.
73
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Trung Hoa. Thuyết Quái, Tự Quái và Tạp Quái có sau hơn cả, có lẽ do người thời Hán viết ra.
Theo Đông Điền Nhất Đường thì Dịch Truyện viết ra, có lẽ vào khoảng nhà Tần đang cấm Thi, Thư. Trong Dịch Truyện không hề thấy dẫn một câu nào trong Thi, Thư cả, nên rất có thể nhân thế không ai dám đá động đến văn chương trong Thi, Thư. Thuyết này được Hồ Thu Nguyên, trong “Cổ Đại Trung Quốc Văn Hóa sử” chấp nhận.
Đại khái, nhóm “Cổ văn Học phái” đều tin Thập Dực là của Khổng Tử, nhóm “Kim văn Học phái” trái lại, phản đối thuyết trên, cho rằng Khổng Tử không quan hệ gì đến Thập Dực. Thật là phân vân. *
Về thuyết Thập Dực do tay Khổng Tử sáng tác, nên tham khảo “Chu Dịch Chánh Nghĩa” [Hán Văn] của Khổng Dĩnh Đạt.
Về thuyết Thập Dực không quan hệ gì đến Khổng Tử, nên tham khảo “Dịch Kinh Thông Luận” [Hán Văn].
*
Về phe Tống học, thì nên tham khảo “Dịch Đồng Tử Vấn” và “Dịch Hoặc Vấn” trong “Âu Dương Văn Trung Công Tập”.
*
Đại Kiều Chính Thuận [Hán Văn] một học giả người Nhật nói: “Thập Dực do Khổng Tử viết, chỉ thấy có Tư Mã Thiên trong Sử ký nói đến mà thôi. Các sách Kinh Truyện, không thấy trưng dẫn. Vì thế
74
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Âu Dương Tư mới sinh nghi, các học giả sau này đua nhau biện bác… soát lại lời văn của Thập Dực, quyết không phải của một người hay một tay làm ra…” [Hán Văn]. Đành thế, nhưng Vương Thân Tử có nói: “Lời văn Hệ từ, tiên nho nhiều người cũng đã nghi ngờ không phải do tay Khổng Tử làm ra, nhưng ở trong đó tác giả Dịch Truyện đã phát minh được hết mọi lẽ cương yếu của Dịch, chỉ vẽ cho người ta ứng dụng được hết các phép tắc của Dịch một cách gẫy gọn, vỡ vạc, rõ ràng có “điều”, có “lý”, vậy nếu không phải một đầu óc đã có đầy đủ hoàn toàn được cái học Dịch, quyết không thể nào nói rõ ra được như thế”. [Hán Văn]35.
Tịnh Mộc Chính Thiều [Hán Văn] (người Nhật) nói: “Thập Dực Truyện là của Khổng Tử, các hậu nho thường có lời bàn ra nói vào. Tôi đọc Hệ Từ, thường thấy hai chữ “Tử viết” [Hán Văn] thì cũng nghi không chắc Khổng Tử đã thân hành viết ra. Nhưng rồi nghĩ kỹ lại, xét rõ lại, thấy ở Hệ Từ, tác giả đã xiển phát được nhiều lẽ tinh vi rõ ràng hết sức, đã ghi lại được đầy đủ dấu vết của Âm Dương Tạo Hóa, cùng những màu nhiệm của Quỷ Thần, của Trời Đất, của Nhân Loại, không có một cái nào là chẳng khải phát một cách rõ ràng để chỉ vẽ cho người đời sau, [Hán Văn]. Nếu chẳng phải việc làm của một bậc thánh nhân thì ai đã đủ tài sức làm nổi? Nếu lại đem so sánh với lời nói của các bậc thầy như Tử Tư, Mạnh Tử thực có thể làm “biểu lý” cho nhau được”.
35 Trích trong Chu Dịch Luận Lược của Trần Trụ, trang 19-20
75
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Kết luận lời nói của 2 học giả Nhật, Trần Trụ chứng nhận rằng: “ Tôi tin Khổng Tử có viết Văn Ngôn và Hệ Từ, nhưng các học giả sau này chẳng khỏi đã gom nhặt những lời nói và lý lẽ rất tinh thông, chẳng phải kẻ khác đã làm nổi…”36
Tóm lại, Dịch là tác phẩm của một số học phái. Rất có thể Khổng Tử chỉ đã đưa ra một số giáo lý cốt yếu về hình nhi thượng cho một số đệ tử được tâm truyền lúc Ngài về già (chứ không viết những thiên Dịch Truyện)37. 300 năm sau, mỗi nhà ghi thêm một mớ tư tưởng và lần lần đến đời Hán thì mới hoàn thành.
*
Bắt đầu từ Văn Vương và Chu Công Đán, nó là một tác phẩm lần lần được cấu tạo trong khoảng 10 thế kỷ nên đã gom góp được rất nhiều kinh nghiệm và tinh hoa của Lão học và Khổng học hinh nhi thượng. *
CÁC PHÁI CỦA DỊCH HỌC
Dịch học có thể chia làm 2 phái:
1. Phái Hán học [Hán Văn]
2. Phái Tống học [Hán Văn]
36 Trích trong Chu Dịch Luận Lược của Trần Trụ, trang 19-20 37 Khổng Tử văn nhi hĩ Dịch, tự Thoán, Hệ, Tượng, Thuyết quái, Văn Ngôn, độc Dịch vi biên tam tuyệt (Khổng Tử về già ham kinh Dịch làm các thiên Thoán, Hệ, Tượng, Thuyết quái, Văn Ngôn, đọc Kinh Dịch đến đứt 3 lần bìa da (Khổng Tử thế gia) – Sử ký Tư Mã Thiên.
76
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
A. Phái Hán học lại chia ra làm 2:
a) Phái Kim văn [Hán Văn]
b) Phái Cổ văn [Hán Văn]
B. Phái Tống học cũng chia ra làm 2:
a) Phái Nghĩa lý [Hán Văn]
b) Phái Đồ thư [Hán Văn]
*
a) Phái Kim Văn của Dịch học đời Hán, chia ra làm 4 nhà:
1. Họ Thi [Hán Văn] (Thi Thư [Hán Văn]) 2. Họ Mạnh [Hán Văn] (Mạnh Hỉ [Hán Văn]) 3. Họ Lương [Hán Văn] (Lương Khưu [Hán Văn]) 4. Họ Kinh [Hán Văn] (Kinh Phòng [Hán Văn])
Bốn nhà này thuộc thời Tây Hán [Hán Văn], đều có lập nhà học quán. Tần Thủy Hoàng [Hán Văn] đốt sách, Dịch Kinh bị vì bị xem là một quyển sách bói nên thoát khỏi nạn lửa Tần.
Qua thời Hán hưng thịnh có Điền Hà [Hán Văn] (do môn phái Tử Hạ truyền cho) đem 12 thiên Dịch ( 2 thiên Kinh, 10 thiên Truyện) truyền cho Đinh Khoan [Hán Văn]. Đinh Khoan truyền cho Điền Vương Tôn [Hán Văn]; Điền Vương Tôn truyền cho Thi Thư [Hán Văn], Minh Hỉ [Hán Văn], Lương Khưu Hạ [Hán Văn].
Dịch học của họ Mạnh lại truyền cho Tiêu Diên Thọ [Hán Văn], Tiêu Diên Thọ truyền cho Kinh Phòng [Hán Văn], bởi vậy mới có Dịch học của họ
77
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Kinh. Kinh Phòng chuyên bàn về Số, chứ không bàn về lý. Thuật gia ngày nay đều học theo phép giải của họ Kinh.
*
b) Phái Cổ Văn của Dịch học đời Hán thì có Dịch học của họ Phí [Hán Văn].
Dịch học của họ Phí là Phí Trực [Hán Văn]. Phí Trực là người đầu tiên đem chia Thoán Truyện, Tượng Truyện và Văn Ngôn truyện vào quẻ Kiền, phụ vào các hào (tức là bản Kinh Dịch đời nay).
Đời Hán Tuyên Đế (năm Cam Lộ tam niên, 55 trước C.N.) sau cuộc hội nghị ở Thạch Cừ Các, nhà vua chuẩn theo lời tấu nghị của quần nho cho ban hành bản Dịch của họ Lương làm sách giáo khoa. Thế là phái Kim Văn được trọng dụng. Đến đời Hán Quang Vũ, Dịch học của các họ Thi, họ Mạnh, họ Lương và họ Kinh đều được tin dùng ngang hàng với Dịch học của họ Phí trong nhóm Cổ Văn.
Qua đời Hán Linh Đế, Trịnh Huyền [Hán Văn] đem bản Dịch của Phí Trực ra mà chú giải và đem Văn Ngôn của quẻ Khôn phụ vào các hào. Kẻ đồng thời xem Trịnh Huyền như bậc thánh, nên bản Dịch của họ Phí không bao lâu lại được thịnh hành và tranh được chỗ ngồi với nhóm Dịch học của các họ Thi, họ Mạnh và họ Lương.
Đến thời Tam Quốc, Vương Túc [Hán Văn] (ở nước Ngụy) dọn lại bản Dịch Truyện của cha là Vương Lăng [Hán Văn]. Sau Vương Bật [Hán Văn]
78
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
tham bác cả cái học của Lão-Trang chú thêm 2 thiên Thượng và Hạ Kinh, chuyên nói về Lý.
Khổng Dĩnh Đạt [Hán Văn] viết ra bộ Chu Dịch Chánh Nghĩa [Hán Văn] cũng lấy theo chú của bản Vương Bật làm tôn chỉ. Đồng thời Lý Đỉnh Tô [Hán Văn] theo bản của Trịnh Huyền soạn ra sách Chu Dịch Tập Giải [Hán Văn]. Sử Trưng [Hán Văn] soạn ra Chu Dịch Khẩu Nghĩa Quyết [Hán Văn]. *
Dịch học đến đời Tống cũng chia ra làm 2 phái: a) Phái Đồ Thư [Hán Văn] (tức là phái Tuợng số học)
b) Phái Nghĩa Lý [Hán Văn] (tức là phái Lý học)
a) Phái Đồ Thư (chịu ảnh hưởng sâu nặng của Lão học). Người đã gây thành cái tiên thanh của phái này là một đạo gia, trứ danh về Thuật số học, tên là Trần Đoàn [Hán Văn] tự là Đồ Nam [Hán Văn], hiệu là Hi Di [Hán Văn], ở vào khoảng Tống sơ, thế kỷ thứ X.
Trần Đoàn có soạn ra bộ sách tên là Dịch Long Đồ [Hán Văn] căn cứ vào Hà Đồ [Hán Văn] và Lạc Thư [Hán Văn] nên gọi tên chung của phái học này là phái Đồ Thư [Hán Văn].
Cái Dịch học của Trần Đoàn lại chia ra làm 2 chi nhánh:
Một chi do Trần Đoàn [Hán Văn] truyền cho Mục Tu [Hán Văn]. Mục Tu truyền cho Lý Tử Tài [Hán Văn] (cũng gọi là Lý Chi Tài [Hán Văn]). Lý
79
DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần
Chi Tài truyền cho Thiệu Ung [Hán Văn]; Thiệu Ung truyền cho con là Bá Ôn [Hán Văn], và Bá Ôn soạn ra Dịch Học Biện Hoặc [Hán Văn].
Một chi nữa do Trần Đoàn truyền cho Trùng Phóng [Hán Văn]; Trùng Phóng truyền cho Hứa Kiên [Hán Văn]; Hứa Kiên truyền cho Phạm Ngạc Xương [Hán Văn]; Phạm Ngạc Xương truyền cho Lưu Mục [Hán Văn], Lưu Mục soạn ra quyển Dịch Số Câu Ẩn Đồ [Hán Văn].
Về sau Dịch học của Thiệu Ung được thịnh hành, còn Dịch học của Lưu Mục thì càng ngày càng suy vong.
Qua thời Nam Tống [Hán Văn], Chu Hy [Hán Văn] soạn ra quyển Chu Dịch Bổn Nghĩa [Hán Văn] và Dịch Học Khải Mông [Hán Văn] với thâm ý là dung hợp 2 phái Đồ Thư và Nghĩa Lý, mặc dù Chu Hy thiên về phái Lý học chứ không phải thuộc về nhóm Tượng số học.
Hoàng Tôn Hy [Hán Văn] đời Thanh soạn ra quyển Tượng số Luận [Hán Văn]. Em của Hy là Tôn Viêm [Hán Văn] viết ra quyển Đồ Thư Biện Hoặc [Hán Văn].
Mao Kỳ Linh [Hán Văn] soạn quyển Đồ Thư Nguyên Biên [Hán Văn], Hồ Vi [Hán Văn] viết ra Dịch Đồ Minh Biện [Hán Văn].
Thảy đều thuộc về phái Đồ Thư.
*
b) Phái Nghĩa Lý khởi nguyên từ Hồ Viện [Hán Văn], Hồ Viện viết ra quyển Dịch Truyện [Hán Văn].
80