🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Địa Lợi
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
TableofContents
SỰPHÁTHIỆNKHÍ
□QUYLUẬTVẬNKHÍCỦATRỜIĐẤT ▲Họcthuyếtngũvận,lụckhí
▲Ngũvậnhànhđạiluận
1. Mộckhí,phongkhí,gan
2. Hỏakhí,nhiệtkhí,tim(tâm) 3. Thổkhí,thấpkhí,tì
4. Kimkhí,táokhí,phổi(phế)
5. Thủykhí,hànkhí,thận
▲Lụcvichỉđạiluận
▲Bìnhkhí,bấtcậptháiquá
(1)Bìnhkhícủamộcvận
(2)Bìnhkhícủahỏavận
(3)Bìnhkhícủathổvận
(4)Bìnhkhícủakimvận
(5)Bìnhkhícủathủyvận
Bấtcập
(1)Mộcvậnbấtcập
(2)Hỏavậnbấtcập
(3)Thổvậnbấtcập
(4)Kimvậnbấtcập
(5)Thủyvậnbấtcập:
Thái quá
(1) Mộc vận thái quá
(2) Hỏa vận thái quá
(3) Thổ vận thái quá
(4) Kim vận thái quá
(5) Thủy vận thái quá
□QUY LUẬT VẬN KHÍTRONGNHÂNTHỂ ▲Sinhkhíthôngthiênluận
▲Tứkhíđiềuthầnđạiluận
https://thuviensach.vn
THÔNG THIÊN THUẬT :
DỰ ĐOÁN THỜI TIẾT
□DỰ ĐOÁN THỜI TIẾT
▲ Thuật thông thiên của Gia Cát Lượng
▲ Thuật thông thiên - Khí tượng học
▲ Thuật thông thiên - "kinh dịch"
▲ Phương pháp dự đoán khí tượng bằng đồng tiền BẢNG BÁT QUÁI NẠP NGŨ HÀNH, THIÊN CAN, ĐỊA CHI BẢNG SẮP XẾP LỤC THÂN
BẢNG LỤC CẦM PHỐI VỚI THIÊN CAN
BẢNG TUẦN KHÔNG CỦA SÁU TUẦN
1. Hào phụ mẫu chủ về mưa, sương mù, tuyết, mưa đá 2. Hào tử tôn chủ về nắng
3. Hào thê tài chủ về nắng
4. Hào huynh đệ chủ về gió mây
5. Hào quan quỷ chủ về sấm chớp
THUẬT QUAN SÁT NGƯỜI:
QUAN SÁT KHÍ CHẤT
□ MỖI MIỀN THỦY THỔ NUÔI MỘT MIỀN DÂN
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách :
Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach
https://thuviensach.vn
● THUẬT TRUNG Y :
SỰ PHÁT HIỆN KHÍ
□ QUY LUẬT VẬN KHÍ CỦA TRỜI ĐẤT
▲ Học thuyết ngũ vận, lục khí
Các nhà tiên triết Trung Quốc trong quá trình nhận thức, thích ứng, cải tạo thiên nhiên đã nhận thấy rằng : trong vũ trụ bao la rộng lớn, chứa đầy ắp "đại khí" không ngừng vận động. "Đại khí" này là nguồn gốc của vạn sự vạn vật, nên còn gọi là "nguyên khí". "Nguyên khí" tuy vô cùng vô biên, nhưng sự vận động, biến hóa của nó có quy luật nhất định. Sự biến hóa của âm dương trong trời đất, trên trời biểu hiện thành những tinh tượng cao xa, trên mặt đất biểu hiện thành vạn vật có hình thể. Mối quan hệ của vạn vật có hình trên mặt đất với nguyên khí trong không trung giống như mối quan hệ mật thiết giữa rễ cây và cành lá.
Khí âm dương của trời đất tương thông với nhau sản sinh ra ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy và ba khí âm, ba khí dương. Trên trời chúng biểu hiện thành ba khí dương là : phong, thủy, hỏa và 3 khí âm: táo, hàn, thấp. Trong nhân thể chúng biểu hiện thành 3 kinh dương là: thái dương, thiếu dương và dương minh ; 3 kinh âm là : thái âm, thiếu âm và quyết âm.
Các ngũ hành : mộc, hỏa, thổ, kim, thủy luân lưu làm chủ tể sự biến đổi của khí hậu. Mỗi vậnhttps://thuviensach.vn
chủ tể một năm, hết 5 năm hoàn thành một vòng và quay lại từ đầu, cứ thế lặp đi lặp lại. Trong một năm mỗi cái lại chủ tể một mùa, cứ thế các mùa thay nhau tuần hoàn lặp đi lặp lại. Mỗi một hầu 5 ngày, cũng do mỗi vận chủ tể. Sự biến đổi mỗi năm đều giống nhau này gọi là "chủ khí". Ngoài ra, còn tùy theo địa chi mỗi năm khác nhau mà có sự biến hóa, đó gọi là "khách khí". "Chủ khí" và "khách khí" đều ảnh hưởng đến khí hậu và đến các giới sinh vật. Do đó, nếu không biết tính toán những trường hợp cụ thể giữa sự tương ngộ của chủ khí và khách khí thì không thể hiểu được sự biến hóa thay đổi của phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa trong một năm, cũng không thể hiểu được nguyên lí thái quá và bất cập của các khí ngũ vận.
Như thế chắc chắn sẽ không nắm được toàn diện quy luật nội tại của con người, trong hoàn cảnh khác nhau sẽ phát sinh những bệnh tật khác nhau.
Học thuyết ngũ vận, lục khí chính là môn lí luận nghiên cứu về quy luật này. Trong tác phẩm y học kinh điển của Trung Quốc - "Hoàng đế nội kinh" - Hoàng đế và Du Khu, Kì Bá, v.v... đã bàn luận chi tiết về ngũ vận, lục khí này.
Dưới đây, căn cứ vào những điều đã được trình bày trong "Hoàng đế nội kinh" chúng tôi sẽ nói rõ những nội dung chủ yếu và các khái niệm cơ bản nhất về ngũ vận.
Cái gọi là ngũ vận, tức là sự vận hành của các khí ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy. Sự vận hành đó lặp đi lặp lại, quay từ đông sang tây. Mỗi một vận thống chủ 1 năm, cho nên còn gọi là "thống vận" hoặc "trung vận" như: giáp, bính, mậu, canh, nhâm là năm can dương, năm mà nó chủ tể thì vận của nó là thái quá ; ất đinh, kỉ, tân, quý là năm can âm, năm mà nó làm chủ thì vận là bất cập. Trong một chuỗi các năm liên tục, vận thái quá và bất cập xen kẽ lẫn nhau. Nếu năm bắt đầu là thái quá thì năm sau liền đó là bất cập. Hiểu rõ được nguyên lí thái quá và bất cập thì cũng có thể biết được chu kì biến hóa của vận khí, từ đó có thể phán đoán được khí hậu của các thời đoạn có nằm trong phạm vi bình thường hay không.
Người xưa cho rằng, quả đất nằm giữa không trung, ở phía dưới con người. Sở dĩ nó được treo lơ lửng mà không bị rơi là nhờ có tác dụng nâng đỡ của đại khí. Trong đó táo khí làm cho nó khô ráo, thử khí làm cho nó bốc hơi, phong khí làm cho nó vận động, thấp khí làm cho nó nhuận ướt, hàn khí làm cho nó ngưng kết, hỏa khí làm cho nó ấm áp. Khí của phong, hàn ở dưới, khí của táo nhiệt ở trên, thấp khí ở giữa, hỏa khí bay khắp giữa các khí. Trong một năm bốn mùa thay đổi, hàn thử đi rồi lại đến ; lục khí : phong, thử, thấp, táo, hàn, hỏa từ trên không trung giáng xuống mặt đất, mặt đất chịu ảnh hưởng của nó mà sinh ra vạn vật. Cho nên táo khí thái quá thì quả đất khô ráo, thử khí thái quá thì quả đất phát nhiệt ; phong khí thái quá thì vạn
https://thuviensach.vn
vật trên quả đất bị dao động, lay chuyển ; thấp khí thái quá thì quả đất ẩm ướt; hàn khí thái quá thì quả đất đông cứng; hỏa khí thái quá thì quả đất khô chắc. Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa chính là lục khí.
Lục khí : Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa là khí âm dương trên trời. Cho nên có sự tương ứng giữa 3 khí dương và 3 khí âm, tức là 3 dương khí: phong, thử, hỏa tương ứng với 3 âm khí : táo, hàn, thấp. Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy là các khí âm dương trên trái đất. Trời có âm dương, đất cũng có âm dương. Quy luật biến đổi âm dương của trời đất là trong dương có âm, trong âm có dương.
Muốn biết được tình hình biến đổi âm dương của trời đất thì phải hiểu đuợc quy luật phối hợp giữa các ngũ hành và thiên can, ngoài ra còn phải nắm được sự phối hợp giữa lục khí của trời và ngũ vận của đất. Ví dụ các năm : tí, ngọ là năm thiếu âm chủ trì, nhiệt là bản khí của thiếu âm ; năm sửu, mùi là năm thái âm chủ trì, thấp là bản khí của thái âm ; năm dần, thân là năm thiếu dương chủ trì, táo là bản khí của dương minh; năm thìn, tuất do thái dương chủ trì, hàn là bản khí của thái dương; năm tị, hợi do quyết âm chủ trì, phong là bản khí của quyết âm. Mỗi 6 năm là một vòng chu chuyển. Vì khí của trời đất có động có tĩnh, trên dưới tương ứng nhau, âm dương xen kẽ nhau cho nên từ đó mà sản sinh ra sự biến hóa vận khí của 60 năm.
Ngũ vận, lục khí chính là sự tương hợp giữa thiên can với địa chi, giữa trên với dưới, giữa ngũ vận với lục khí. Lục khí chủ trì trên trời, mỗi 6 năm là một vòng; ngũ vận chủ trì trên quả đất, mỗi 5 năm tuần hoàn một vòng. Vận có năm, mà khí thì có sáu, ngũ vận tương hợp với lục khí.
Sự diễn biến và thay đổi của ngũ vận, lục khí có một quy luật nhất định. Có thể nói quy luật đó gần như là vị diệu. Ứng dụng quy luật này ta có thể biết được sự biến hóa của khí hậu trước kia, cũng có thể tính toán được sự phát sinh tình hình khí hậu sắp tới. Do đó nếu coi trọng nó thì có thể chỉ đạo việc dự phòng và chữa bệnh, làm cho sinh mệnh, cuộc sống được tốt hơn. Nếu coi thường nó thì nhân thể sẽ chịu sự tác hại của biến đổi tự nhiên, phát sinh ra bệnh tật, thậm chí có thể tử vong.
https://thuviensach.vn
▲ Ngũ vận hành đại luận
Ngũ khí : hàn, thử, táo, thấp, phong của trời, ngũ hành : mộc, hỏa, thổ, kim, thủy của đất, chúng không ngừng vận hành biến hóa, đó chính là "ngũ vận hành".
Trong sách "Hoàng đế nội kinh" có ghi rõ những điều Hoàng đế, Kì Bá thảo luận về quy luật vận động biến hóa của ngũ (lục) khí và ngũ vận và tác dụng ảnh hưởng của nó đối với nhân thể cũng như sự sinh hóa của vạn vật. Cho nên nội dung của sự thảo luận này được mệnh danh là " Ngũ vận hành đại luận ".
Hoàng đế và Kì Bá đã bàn rất nhiều về tác dụng to lớn của lục khí là: phong, nhiệt, thấp, táo, hàn, hỏa. Nếu tác dụng của chúng khác thường thì sẽ gây ra thiên tai và làm cho con người bị bệnh tật.
Sinh lí và bệnh lí của nhân thể có mối quan hệ tương hợp với lục, khí: hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa như sau:
1. Mộc khí, phong khí, gan
Phương đông tương ứng với mùa xuân, là nơi dương khí bắt đầu đi lên, phong khí phát sinh làm cho cỏ cây mơn mởn tươi tốt. Mộc khí có thể sản sinh vị chua, vị chua có thể nuôi dưỡng gan, khí huyết của gan có thể nuôi dưỡng gân cốt. Trong quan hệ ngũ hành thì mộc có thể sinh hỏa mà tim thuộc hỏa, cho nên nói có thể sinh tâm hỏa.
Phong khí ở trên trời biểu hiện rất ảo thâm huyền viễn, biến hóa vô cùng. Trong nhân thể biểu hiện thành quy luật có thể điều khiển sự biến hóa phát triển của sự vật. Trên mặt đất thì
biểu hiện thành khiến cho vạn vật sinh hóa, phát triển không ngừng. Nó là phong khí trong lụchttps://thuviensach.vn
khí trên trời, là mộc khí trong ngũ hành của quả đất, trong cơ thể là gân cốt. Tính chất của nó trong vạn vật là mềm dẻo, trong nội tạng là gan. Tính chất khí của phong mộc là ôn ấm, phẩm chất của nó là hòa bình, đặc điểm công nâng của nó là dao động, màu sắc là mầu xánh xám, kết quả sự biến hóa của nó là mơn mởn xanh tươi. Khí của phong mộc nuôi dưỡng động vật thuộc về loại có lông. Tác dụng của nó là thăng tán, khí hậu thời lệnh của nó là phân bố rộng khắp, ôn hòa. Nếu khí của phong mộc biến hóa khác thường sẽ khiến cho vạn vật bị suy tàn, hủy họai. Thiên tai do nó gây nên là làm cho cỏ cây bị gẫy gập, rơi rụng. Vị của nó thuộc chua, tính tình thuộc về phẫn nộ vì vậy phẫn nộ thái quá sẽ làm tổn hại đến gan. Nhưng táo khí lại có thể chế ngự được phong khí, khi vị chua thái quá thì sẽ làm tổn hại đến gân cốt song vị cay có thể chế ngự được vị chua.
2. Hỏa khí, nhiệt khí, tim (tâm)
Phương nam tương ứng với mùa hạ. Dương khí thịnh vượng sẽ sản sinh ra nhiệt khí, nhiệt có thể sinh hỏa. Hỏa khí có thể sản sinh, ra vị đắng, vị đắng có thể nuôi dưỡng tim (tâm), tim có thể sinh huyết dịch. Trong mối quan hệ của ngũ hành thì hỏa có thể sinh thổ tì thuộc thổ, cho nên nói huyết dịch có thể sinh tì thổ.
Hỏa nhiệt ở trên trời là nhiệt khí của lục khí, trên quả đất là hỏa khí của ngũ hành, trong cơ thể là các mạch quản, tính chất của nó trong vạn vật là sự sinh trưởng xum xuê rậm rạp, trong nội tạng là tim. Tính chất của nó là thử nhiệt, phẩm đức của nó là sáng sủa, minh bạch, công năng của nó là tác động cấp tốc, màu sắc là màu đỏ, kết quả sự biến hóa của nó là làm cho vạn vật phồn vinh, hưng thịnh. Khí của hỏa nhiệt nuôi dưỡng động vật thuộc về loại lông vũ. Tác dụng của nó là chiếu sáng khắp nơi, đặc điểm khí hậu thời lệnh cùa nó là nhiệt độ cao, sôi động. Nếu nó biến hóa khác thường thì nhiệt độ cao, đốt cháy các tân dịch. Tai hại nó tạo thành là có thể gây nên sự đốt cháy. Vị của nó là đắng, tính tình của nó thuộc về vui vẻ. Nếu vui mừng thái quá sẽ làm tổn hại đến tim. Nhưng sự lo sợ lại có thể khống chế sự vui mừng cho nên hỏa nhiệt thái quá có thể hao tổn đến tim. Nhưng hàn khí lại có thể hạn chế được khí của hỏa nhiệt. Nếuhttps://thuviensach.vn
vị đắng thái quá sẽ làm tổn thương tâm khí. Vị mặn có thể khống chế được tâm khí, vì nó có thể hạn chế được vị đắng.
3. Thổ khí, thấp khí, tì
Ở giữa (trung ương) tương ứng với trưởng hạ (đã vào quá giữa màu hạ). Khí hậu lúc đó nhiều mưa, sinh ra thấp khí.
Sự thấp nhuận có thể nuôi dưỡng thổ khí của vạn vật phát triển. Thổ khí sinh ra vị ngọt, vị ngọt có thể nuôi dưỡng tì, tì có thể khiến cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ. Trong quan hệ ngũ hành thổ sinh kim mà kim thuộc phế, cho nên nói cơ bắp có thể sinh cho phế kim.
Thấp khí, trên trời là thấp khí trong lục khí, dưới đất là thổ khí của ngũ hành, trong nhân thể là cơ bắp. Khí của thấp thổ có thể khiến cho vạn vật được đầy đặn sung sức, trong nội tạng là tì của ngũ tạng. Tính chất của nó lá trầm tĩnh, hòa nhập vạn vật; phẩm đức của nó là nhuận ướt ; đặc điểm công năng của nó là sinh hóa liên tục không ngừng ; màu thuộc màu vàng; kết quả biến đổi của nó là làm cho vạn vật được đầy đặn viên mãn. Khí của thấp thổ nuôi dưỡng động vật thuộc loài lõa thể. Tác dụng của nó là yên tĩnh, ôn hòa ; khí hậu thời lệnh của nó là mây chuyển động. Sự biến hóa khác thường của khí thấp thổ sẽ gây ra mưa như trút nước, hoặc mưa liên miên dầm dề. Vị của nó thuộc vị ngọt, tính tình thuộc về suy tư. Nếu suy tư thái quá sẽ tổn hại tì, nhưng tính tình phẫn nộ có thể hạn chế bớt sự suy tư. Nếu thấp khí thái quá sẽ làm tổn thương cơ bắp, song phong khí có thế hạn chế được thấp khí. Vị ngọt thái quá sẽ làm tổn thương tì, nhưng vị chua có thể khắc chế được vị ngọt.
4. Kim khí, táo khí, phổi (phế)
Phương tây tương ứng với khí mùa thu. Mùa thu mưa bắt đầu giảm, trời khô ráo. Táo khí có thể trợ giúp sự thu liệm kim khí mát mẻ. Kim khí có thể sinh ra vị đắng, vị đắng có thể nuôi https://thuviensach.vn
dưỡng phế, phế có thể nuôi dưỡng da và lông. Trong quan hệ ngũ hành kim sinh thủy, mà thận
thuộc thủy, cho nên nói lông da sinh thận thủy.
Táo khí, trên trời là táo khí của lục khí, dưới đất là kim khí của ngũ hành, trong nhân thể là lông da của cơ thể. Khí của táo kim có thể khiến cho vạn vật thu liệm. Trong nội tạng là phế. Tính chất của nó là mát mẻ, phẩm đức của nó là trong veo, tĩnh lặng, công năng của nó là vững chắc, màu sắc là màu trắng, kết quả thay đổi của nó là khiến cho vạn vật được thu liệm. Khí của táo kim nuôi dưỡng động vật thuộc loại giáp xác. Tác dụng của nó là làm cho vạn vật cứng cáp, có lực ; khí hậu thời lệnh là sương mù sinh ra sương giáng. Sự biến đổi khác thường của kim khí là làm cho vạn vật chết chóc, điêu tàn. Thiên tai do nó gây ra làm cho ý chí tiêu tan, rụng rời. Vị thuộc vị cay, tính nết thuộc về lo buồn. Lo buồn thái quá sẽ làm tổn thương phế nhưng vui mừng sẽ khống chế được sự lo buồn. Nhiệt khí thái quá có thể làm tổn thất lông da song hàn khí có thể khắc chế được nhiệt khí, tức là nói vị cay thái quá có thể làm tổn thát lông da, song vị đắng có thể hạn chế bớt vị cay.
5. Thủy khí, hàn khí, thận
Phương bắc tương ứng với mùa đông. Âm khí thịnh sẽ sinh ra hàn khí. Hàn khí có thể bảo hộ cho thủy, cho nên nói hàn có thể trợ giúp thủy. Thủy có thể sản sinh vị mặn, vị mặn nuôi dưỡng thận, thận có thể khiến cho xương tủy được sung mãn. Trong quan hệ ngũ hành, thủy sinh mộc, mà gan thuộc mộc, cho nên nói xương tủy có thể sinh gan mộc.
Hàn khí, trên trời là hàn khí của đại khí, dưới đất là thủy khí của ngũ hành, trong nhân thể là xương tủy. Khí của hàn thủy có thể khiến cho vạn vật cứng chắc, trong nội tạng là thận. Tính chất của nỏ là lạnh mát, phẩm đức của nó là hàn lạnh, công năng của nó là tàng chứa, màu sắc thuộc màu đen. Kết quả biến hóa của nó là làm cho vạn vật tĩnh lặng lại. Khí hậu thời lệnh của nó là lạnh cứng. Sự biến hóa khác thường của khí hàn thủy là gây cho mọi vật đóng băng, đông cứng. Tác hại của nó là gây ra mưa đá bất thữờng. Nó thuộc vị mặn, tính tình thuộc về khiếp sợ. Khiếp sợ thái quá sẽ tổn hại đến thận, nhưng sự lo nghĩ có thể hạn chế bớt sự khiếp sợ. Hàn khí thái quá làm tổn thương huyết dịch, nhưng khí táo nhiệt có thể hạn chế bớt hàn khí. Vị mặn thái quá làm tổn thương huyết dịch, vị ngọt có thể hạn chế bớt vị mặn.
https://thuviensach.vn
Ngũ khí vận hành luân phiên thay đổi có thứ tự trưóc sau theo quy luật. Nếu trong ngũ khí xuất hiện thời lệnh mà nó không đáng xuất hiện thì đó sẽ là tà khí. Ngược lại, nếu ngũ khí và thời khí tương hợp với nhau thì khí hậu sẽ bình thường.
Khi khí của ngũ vận thái quá không những dẫn đễn sự khắc chế khí khác một cách quá mức mà còn làm tổn hại đến bản thân khí ngũ vận đó. Khi khí của ngũ vận bất cập thì không những gặp khó khăn trong sự khắc chế khí khác mà mặt khác còn tự coi thường bản thân nên dễ bị xâm phạm trở lại mình. Cho nên nói : đối với khí ngũ vận mạnh, khắc chế được khí khác thì bản thân nó cũng dễ bị tà khí xâm nhập vào. Sở đĩ như thế là vì nó lộng hành, ngang ngược với khí khác, dẫn đến làm giảm yếu sức phòng ngự của bản thân.
▲ Lục vi chỉ đại luận
Lục vi chỉ đại luận là những điều ghi chép lại cuộc thảo luận về quy luật vận động biến hóa của khí do Hoàng đế và Kì Bá nghiên cứu. Trước hết nó miêu tả rõ tiêu bản tương hợp của lục khí với ba khí âm, ba khí dương. Sau đó căn cứ vào mối quan hệ phối hợp giữa biểu (bên ngoài) và lí (bên trong) của ba khí âm và ba khí dương mà chuyển thành trung khí.
Người xưa cho rằng: quy luật lục khí âm dương: của trời đất là quy luật quan trọng của tự nhiên. Sự vận động tuần hoàn của lục khí biểu hiện thành sự biến hóa có thịnh có suy theo thứ tự thời gian. "Ty thiên" ở trên, "thiên tuyền” ở dưới, bên trái bên phải có bốn "vấn khí". Sự thăng giáng của chúng cũng có thứ tự nhất định. Phương hướng vận chuyển sáu bước của "ty thiên", "thiên tuyền”, "vấn khí" này là quay theo thứ tự từ trái sang phải của ba khí âm và ba khí dương. Ví dụ:
Bên phải thiếu dương một bước là do dương minh chủ trì.
Bên phải dương minh một bước là do thái dương chủ trì.
Bên phải thái dương một bước là do quyết âm chủ trì.
Bên phải quyết âm một bước là do thiếu âm chủ trì.
https://thuviensach.vn
Bên phải thiếu âm một bước là do thái âm chủ trì.
Bên phải thái âm một bước là thiếu dương chủ trì.
Ba âm, ba dương này chính là tiêu chí của lục khí, gọi tắt là "tiêu". Đó là các vị trí xác định được khi mặt hướng về phía nam. Còn lục khí là "bản” của ba âm ba dương, cho nên còn gọi là "thức". Ba âm, ba dương cấu thành ba đôi biểu lí tương hợp với nhau, giữa mỗi đôi lại có "trung khí". Ví dụ :
Phía trên thiếu dương là hỏa khí chủ trì trung khí là quyết âm.
Phía trên dương minh là táo khí chù trì, trung khí là thái âm,
Phía trên thái dương là hàn khí chủ trì, trung khí là thiếu âm.
Phía trên quyết âm là phong khí chủ trì, trung khí là thiếu dương.
Phía trên thiếu âm là nhiệt khí chù trì, trung khí là thái dương.
Phía trên thái âm là thấp khí chủ trì, trung khí là dương minh.
"Phía trên" là chỉ bản khí của ba âm, ba dương, cũng tức là lục khí. Phía dưới bản khí là trung khí, nên còn gọi là khí trung gian. Phía dưới trung khí là "tiêu" của lục khí. Do đó lục khí gồm có: tiêu, bản, trung khí, ba cái khác nhau, vì vậy mà bệnh tật và tượng mạch do chúng phản ánh cũng khác nhau.
Tiếp theo Hoàng đế và Kì Bá lại thảo luận về vị trí của lục khí chủ trì.
Lục khí mỗi cái đều có vị trí chủ trì riêng, gọi là "lục bộ" (sáu bước). Mỗi bộ chủ trì 60 ngày, 67 khắc rưỡi. Cụ thể là : sau xuân phân là vị trí do quân hỏa thiếu âm chủ trì. Bên phải quân hỏa, lùi một bước, ở sau tiểu mãn là vị trí do tướng hỏa thiếu dương chủ trì; lại lùi một bước, sau đại thử là vị trí cùa tập đoàn vương hậu thái âm; lại lùi một bước, sau thu phân là vị trí của táo kim dương minh; lùi một bước, sau tiểu tuyết là vị trí của hàn thủy thái dương; lại lùi một https://thuviensach.vn
bước, sau đại hàn là vị trí của phong mộc quyết âm; lại lùi một bước, trở về sau xuân phân là vị
trí của quân hỏa thiếu âm.
Lục khí tuy có thời khí chủ trì, nhưng phía dưới sự chủ trì của chúng, mỗi cái lại có khí để khống chế. Những khí khống chế này gọi là "thượng phụng".
Phía dưới tướng hỏa có thượng phụng thủy khí khống chế.
Phía dưới thủy khí có thượng phụng thổ khí khống chế.
Phía dưới thổ khí có thượng phụng phong khí khống chế.
Phía dưới phong khí có thượng phụng kim khí khống chế.
Phíà dưới kim khí có thượng phụng hỏa khí khống chế.
Phía dưới quân hỏa có thượng phụng tinh khí khống chế.
Tác dụng của khí khống chế là để bảo đảm cho quá trình sinh hóa được bình thường, bảo đảm cho sự tuần hoàn của chủ tuế được liên tiếp, sự thịnh suy đúng lúc, bảo đảm cho sự biến đổi theo trật tự thời gian được bình thường. Nếu lục khí quá mạnh mà không có khí khống chế thì sẽ đưa đến hiện tượng khí hậu nhiễu loạn thất thường, khiến cho sự sinh hóa tổn thất nghiêm trọng, do đó sản sinh ra dịch bệnh.
Tiếp theo, lục vi chỉ đại luận còn luận bàn đến các trường hợp biến hóa thịnh suy của sáu khí, đồng thời đưa ra các khái niệm: tuế hội, thiên phù, thiên ất thiên phủ và các trường hợp chúng gây nên bệnh tật cho cơ thể.
Cái gọi là "tuế hội" tức là thiên can và địa chi hội hợp đúng chính ngôi của ngũ hành. Ví dụ : Mộc vận lại gặp được ngôi mão phương đông ; hỏa vận lại gặp ngôi ngọ phương nam ; ngôi thổ lại gặp được các ngôi trung ương : thìn, tuất, sửu, mùi ; thủy vận lại gặp ngôi tý phương bắc.
https://thuviensach.vn
Ngũ hành của can, chi thuộc các năm ở trên đều có thuộc tính giống nhau, hơn nữa cũng hội hợp ở chính ngôi của năm phương. Như thế gọi là tuế hội, còn gọi là chính ngôi. Năm tuế hội thuộc khí hòa bình, không gây ra bệnh tật.
Cái gọi là "thiên phù" tức là năm thổ vận lại gặp được ty thiên thái âm ; năm hỏa vận gặp được ty thiên thiếu dương hoặc thiếu âm ; năm kim vận gặp được ty thiên dương minh ; năm mộc vận gặp được ty thiên quyết âm ; năm thủy vận gặp được ty thiên thái dương.
Cái gọi là "thiên ất thiên phù" tức là vừa là năm tuế hội vừa là năm thiên phù.
Thiên phù giống như quan nắm pháp luật, tuế hội giống như quan thi hành lệnh, thái ất thiên phù như là quý nhân, về mặt phát sinh bệnh tật thì nếu cảm nhiễm phải tà khí cùa quan nắm pháp luật, bệnh phát cấp tốc, hơn nữa khá nguy hiểm. Cảm nhiệm phải tà khí của quan hành lệnh thì thế bệnh hòa hoãn, quá trình mắc bệnh kéo dài. Cảm nhiễm phải tà khí quý nhãn thì phát bệnh rất gấp, dễ dẫn đến tử vong.
Tiếp theo, Hoàng đế thỉnh giáo Kỳ Bá về thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi khí của lục khí. Năm Lục khí Bắt đầu Kết thúc
Khí thứ
Thủy hạ
Khắc
nhất
khắc 1
37,5
Khí hai Khắc 37,6 Khắc 75
Khí thứ
baKhắc 76 Khác 62
khí thứ
tưKhắc 62,6 Khắc 50
nămKhắc 51Khắc
khí thứ
37,5
Khí thứ
sáuKhắc 37,5 Khắc 25
Khí thứ
nhấtKhắc 26 Khắc 12,5
https://thuviensach.vn
Khí haiKhắc 12,6
Thủy hạ khắc 100
Năm
Khí thứ ba Khắc 1 Khắc 87,5 khí thứ tưKhắc
87,6Khắc 75
khí thứ
nămKhắc 76 Khắc 62,5
Giáp
khí thứ
Khắc
tí
Năm
Ất
sửu
sáu
62,5Khắc 50
Khí thứ
nhấtKhắc 51 Khắc 37,5 Khí hai Khắc 37,6 Khắc 25
Khí thứ
baKhắc 26 Khắc 12,5 tưKhắc 12,6Thủy hạ
khí thứ
khắc 100
khí thứ
Thủy hạ
Năm
năm
Khắc 1Khắc 87,5
Bính Dần
Khí thứ
sáuKhắc 87,6 Khắc 75
Khí thứ nhất Khắc 76 Khắc 62.5
Khí hai Khắc 62.6 Khắc 50
Năm Đinh mão
Khí thứ ba Khắc 51 Khắc 37,5 khí thứ tư Khắc 37,6 Khắc 25 khí thứ năm Khắc 26 Khắc 22,5 Khí thứ sáu Khắc 22,6Thủy hạ khắc 100
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Đó là các thời khắc bắt đầu và kết thúc cụ thể của chu kỳ thứ 4 của lục khí. Năm mậu thìn tiếp theo, khí thứ nhất lại bắt đầu từ thủy hạ 1 khắc, rồi dựa theo trình tự đã trình bày ở trên mà lặp đi lặp lại.
Thái dương vận hành một vòng là một năm. Ở vòng thứ nhất, lục khí bắt đầu ở thủy hạ một khắc, kết thúc ở 365 độ, khắc 25. Cho nên thái dương vận hành vòng thứ hai sẽ bắt đầu ở khắc 26, cứ thế tính tiếp. Cụ thể như sau:
Thái dương vận hành vòng thứ nhất, lục khí bắt đầu ở khắc 1.
Thái dương vận hành vòng thứ hai, lục khí bắt đầu ở khắc 26.
Thái dương vận hành vòng thứ ba, lục khí bắt đầu ở khắc 51.
Thái dương vận hành vòng thứ 4, lục khí bắt đầu ở khắc 76.
Thái dương vận hành vòng thứ 5 lục khí bắt đầu ở khắc 1.
Tức thái dương vận hành 4 vòng cũng là 4 năm, đó gọi là một "kỷ". Cho nên số khắc bắt đầu và kết thúc của lục khí hàng năm là: ba năm dần, ngọ, tuất giống nhau; ba năm mão, mùi, hợi giống nhau; ba năm ty, dậu, sửu. Cứ thế chu chuyển mãi không ngừng.
Sự vận động thăng giáng, xuất nhập cùa lục khí là quy luật chung của vạn vật trong vũ trụ. Cho nên muốn nghiên cứu sự biến hóa cùa thiên khí nhất thiết phải nắm vững điều cơ bản này của lục khí. Muốn nghiên cứu sự biến hóa của địa khí thì phải nắm vững các bộ vị (các bước và vị trí) của lục khí sản sinh. Muốn nghiên cứu sinh mệnh của nhân thể thì phải hiểu rõ sự tương giao của hai khí thiên địa và ảnh hưởng của chúng đối với nhân thể.
https://thuviensach.vn
Thiên khí từ phía trên giáng xuống, địa khí từ dưới bốc lên. Chỗ mà thiên khí và địa khí giao hội với nhau gọi là "giao khí". Con người sống trong sự giao khí của thiên địa, do đó sẽ cảm ứng trên dưới với thiên khí và địa khí. Sự thăng giáng chuyển đổi cho nhau, đó là nguyên nhân sản sinh ra sự vận động và biến hóa của vũ trụ.
Vì vậy các tiên triết cùa Trung Quốc cho rằng: Nếu không có sự xuất nhập của lục khí thì sẽ không có sinh mệnh; nếu không có sự thăng giáng của lục khí thì tất cả mọi vật đều chết.
▲ Bình khí, bất cập thái quá
Trong ngũ vận, mỗi vận đều có quy luật biến hóa riêng. Mỗi vận có số riêng, có quyền riêng, cho nên đối với các quá trình sinh hóa của vạn vật trong tự nhiên như: sinh, trưởng, hóa, thu tàng có ảnh hưởng rất khác nhau.
Các tiên triết Trung Quốc có những nhận thức độc đáo về quy luật biến đổi của các khí ngũ vận và ảnh hưởng của chúng đối với sự sinh hóa cùa vạn vật. Trên quan điểm vĩ mô mà nói, người ta chia ngũ vận, lục khí thành 3 tình huống là : bình khí, bất cập, thái quá để khảo sát.
Bình khí, bất cập, thái quá là ba loại tình huống bình thường của ngũ vận. Ngũ vận quay vòng không ngừng, ba tình huống này sẽ làm tổn hại hoặc giúp ích cho sự thịnh suy của các quá trình biến hóa. Do đó, nói đến ngũ vận không thể không nói đến ba tình huống này. Bình khí, bất cập thái quá mỗi cái đều có tên riêng, tiêu chí và biểu tượng riêng. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt bàn đến một cách tỉ mỉ.
Bình khí
(1) Bình khí của mộc vận
Bình khí của mộc vận có tác dụng kích thích sự phân bố dương khí ôn hòa, có thể thúc đẩy mọi vật sản sinh và phát triển, cho nên còn gọi là "kích hòa".
https://thuviensach.vn
Gặp năm mộc vận bình khí kích hòa, mọi vật được sản sinh, phát triển, không bị sát thương. Tác dụng của mộc khí là lưu hành khắp mọi nơi, thông đạt bốn phương, dương khí được thông thương, âm khí trải rộng khắp, làm cho vạn vật được sinh, trưởng, hóa, thu, tàng, ngũ khí khuếch tán rộng khắp.
Mộc khí chính trực, tính chất nhu hòa. Công dụng của nó biểu hiện ở chỗ làm cho mọi vật cong biến thành thẳng, vươn ra tự nhiên. Khí sinh hóa của nó khiến cho vạn vật mơn mởn tươi tốt. Chức quyền của nó là phát tán. Thời lệnh tương ứng là mùa xuân, đặc điểm khí hậu là ôn hòa ấm áp, biểu hiện cùa nó là phong khí.
Về vật loại nó thuộc về thảo mộc, trong nhân thể là tạng gan. Can mộc bị kim khí mát lạnh khắc chế. Gan khai khiếu ở mắt.
Về ngũ cốc nó thuộc loại vừng, về hoa quả nó thuộc loại quả mận, trong quả nó là hạt nhân, về côn trùng thuộc loại có lông, về lục súc là chó, màu sắc là màu xám. Trong ngũ vị là vị chua, trong ngũ âm là giác, về vật thể là loại cứng vừa, về số là số 8.
Tinh khí của mộc vận để nuôi dưỡng gân cốt. Đặc điểm sự phát bệnh của nó là đau co thắt ở vùng bụng, hoặc căng tức ở vùng ngực và liên sườn.
(2) Bình khí của hỏa vận
Bình khí của hỏa có vai trò cổ vũ, khích lệ dương khí đi lên, khiến cho vạn vật được xum xuê, rậm rạp, rõ ràng, cho nên gọi là "thăng minh".
Gặp năm hỏa vận thăng minh, đặc điểm của vạn vật là phát triển tươi tốt, không bị hình phạt. Tác dụng của hỏa khí có thể trải khắp bốn phương, không nơi nào không đến, khiến cho vạn vật được sinh, trưởng, hóa, thu, tàng, ngũ khí có thể phát triển cân bằng.
Hỏa khí nóng bốc lên, nên tính chất là cấp tốc. Công năng của nó biểu hiện ở sự đốt cháy. Khi sinh hóa của nó là khiến cho vạn vật phồn vinh, rậm rạp, xum xuê. Tương ứng với nó làhttps://thuviensach.vn
mùa hạ, đặc điểm khí hậu là nóng bức, biểu hiện của nó là khí nóng.
Về vật nó thuộc loại hỏa, trong nhân thể là tim. Tâm hỏa bị khí hàn thủy khắc chế khai khiếu ở lưỡi, về ngũ cốc là lúa mạch, về loại quả là mơ, trong quả là thịt, về côn trùng là loại trùng lông vũ, trong ngũ súc là ngựa, màu sắc là màu đỏ, trong ngũ vị là vị đắng, trong ngũ âm là chủy, trong vật thể là các đường mạch, về số là số 7.
Tinh khí của hỏa vận là bổ sung dinh dưỡng cho huyết mạch, đặc điểm phát bệnh của nó là cơ bắp co giật, co quắp.
(3) Bình khí của thổ vận
Bình khí của thổ có tác dụng làm hưng vượng sự sinh hóa nên khiến cho vạn vật được viên mãn, hoàn bị, cho nên còn có tên "bị hóa".
Gặp năm thổ vận bị hóa thì đặc điểm là nguyên khí ổn định, điều hòa, khiến cho vạn vật được sinh hóa. Tác dụng của thổ khí có thể khuếch tán khắp bốn phương,
khiến cho vạn vật được sinh, trưởng, hóa, thu, tàng, ngũ khí đều có thể được phát triển một cách cân bằng và hoàn thiện.
Thổ khí tính hòa bình, đôn hậu, tính chất là nhu thuận. Tác dụng của nó biểu hiện ở chỗ có thể ở trên cao, có thể ở dưới thấp, khí sinh hóa của nó khiến cho vạn vật phong phú, viên mãn. Chức quyền của nó là yên tĩnh, thời lệnh tương ứng là trường hạ. Đặc điểm khí hậu là nóng bức, bốc sôi, biểu hiện là thấp khí.
về vật loại nó thuộc thổ. Trong cơ thể tương ứng với tỳ. Tỳ thổ bị khí phong mộc khắc chế. Tỳ khai khiếu ở miệng, về ngũ cốc là ngô, về hoa quả là táo ta. Trong quả nó là thịt. Màu sắc là màu vàng, ngũ vị là ngọt, ngũ âm là cung. Trong vật thể thuộc loại thịt, da, lông, số là số 5.
Tinh khí của thổ vận làm đầy đủ dinh dưỡng nuôi cơ bắp. Đặc điểm phát bệnh là ách tắc,https://thuviensach.vn
không thông.
(4) Bình khí của kim vận
Bình khí của kim có tác dụng thu liệm, khiến cho vạn vật yên tĩnh, ổn định, cho nên còn gọi là "thẩm bình".
Gặp năm kim vận thẩm bình, đặc điểm mọi vật là thu liệm, kết trái, không bị tàn hại. Khí thiên địa tuy có tính chất thu liệm, thắt buộc nhưng không có hiện tượng gây tổn thất, tàn hại, khiến cho vạn vật được sinh, trưởng, hóa, thu, tàng, ngũ khí đều được sinh sôi nẩy nở trong lành.
Kim khí trắng trong, sáng sủa, tính chất cương cường sắc bén. Công dụng của nó biểu hiện ở chỗ chín rộ, rơi rụng. Khí sinh hóa của nó khiến cho vạn vật thu liệm, cứng chắc. Chức quyền của nó là cứng cáp. Thời lệnh tương ứng của nó là mùa thu, dặc điểm khí hậu là mát và se lạnh. Biểu hiện của nó là táo khí.
Về vật loại nó thuộc kim, trong nhân thể tương ứng với phế. Phế khí bị hỏa nhiệt khắc chế, phế khai khiếu ở mũi. Trong ngũ cốc là lúa gạo, về hoa quả là đào, trong quả là vỏ ngoài, màu sắc thuộc màu trắng, trong côn trùng là loại giáp xác, trong ngũ súc là gà, trong ngũ vị là vị cay, trong ngũ âm là thương, về vật thể thuộc loại vỏ ngoài cứng, về số là số 9. Tinh khí của kim vận là cung cấp dinh dưỡng cho lông da. Đặc điểm phát bệnh là ho.
(5) Bình khí của thủy vận
Bình khí của thủy vận có tác dụng nhu thuận, trầm tĩnh, xum xuê cho nên còn gọi là "tĩnh thuận" .
Gặp năm thủy vận tĩnh thuận, đặc điểm của vạn vật là kết trái. Khí thiên địa tuy có tính chất tiềm tàng, kết trái nhưng không làm tổn hại đến vạn vật, làm cho vạn vật được, sinh, trưởng, hóa, thu, tàng, ngũ khí được hoàn chỉnh đầy đặn không bị thái quá hoặc bất cập.
https://thuviensach.vn
Thủy khí sạch sẽ, tinh khiết, trong veo, tính chất của nó là thuận hòa, nhuận ướt, đi xuống. Công dụng của nó là bổ sung bồi đắp cho tràn đầy. Khí sinh hóa của nó là làm cho vạn vật ngưng kết, rắn chắc. Chức quyền của nó là làm cho sông suối chảy mãi không ngừng. Thời lệnh tương ứng là mùa đông. Đặc điểm khí hậu là giá rét. Biểu hiện của nó là khí lạnh.
Bất cập
(1) Mộc vận bất cập
Mộc vận bất cập thì không thể khuếch tán dương khí ôn hòa một cách bình thường, do đó khiến cho vạn vật thấp bé, nên còn gọi là "ủy hòa".
Gặp năm ủy hòa mộc vận bất cập, sinh khí của mộc bị kim khí chế áp, cho nên còn gọi là "thắng sinh", mộc khí không thể phát huy tác dụng một cách bình thường, thổ khí bị mất đi sự chế ngự cần có, do đó hóa khí thịnh vượng, khuếch tán. Mộc bất cập không thể sinh hỏa do đó "trường khí" của hỏa tự nhiên lắng xuống. Kim khí thắng mộc, vì vậy "thu khí" thuộc kim đến sớm, gây ra mưa lạnh thất thường gió nổi mây ùn liên tục. Sinh khí không đủ khiến cho cây cỏ sinh trưởng chậm lại. Thu khí đến sớm khiến cho cây cỏ mau tàn lụi. Vạn vật sinh trưởng tuy muộn, nhưng vì hỏa khí và thu khí thịnh vượng, cho nên quá trình sinh trưởng nhanh và chín sớm, lông vỏ cứng chắc. Mộc suy kim vượng, cho nên trong khí của mộc bất cập đã hàm chứa đặc điểm của sự thu liệm. Công dụng của nó biểu hiện ở chỗ: co lại không khuếch tán. Nó có thể làm cho nhân thể mắc chứng bệnh như: co quắp hoặc cơ bắp lúc chùng lúc căng, thậm chí dẫn đến hoảng hốt lo sợ. Trong nhân thể nó tương ứng với tạng gan; về hoa quả là táo, mận; trong quả là hạt, vỏ ; trong ngũ cốc là ngô, lúa ; trong ngũ vị là vị chua, vị cay ; trong màu sắc là màu trắng màu xám; trong ngũ súc là chó, là gà ; trong côn trùng là loại trùng có lông, trùng giáp xác.
Khí hậu biểu hiện thành sương mù, giá rét. Trong ngũ âm là : giác, thương ; phát bệnh https://thuviensach.vn
thường biểu hiện thành sự hoang mang, lo sợ. Tất cả những điều này đều là do mộc vận bất
cập, kim đến khắc mộc nên mộc khí tùy theo kim khí mà biến hóa. Do mộc khí biến hóa theo kim khí, cho nên nó cũng tương đương là bán kim khí , hoặc còn gọi là "thiểu giác, bán thương". Giác trong ngũ âm đại biểu cho mộc vận. Vì mộc vận bất cập cho nên mới gọi là thiểu, là bán. Trong ngũ âm thương đại biển cho kim.
Nếu gặp các năm đinh tị, đinh hợi, năm đinh tuy có mộc vận bất cập, nhưng vì tị hợi là quyết âm phong mộc ty thiên (ty có nghĩa là làm chủ, thao túng) mộc khí bất cập dược khí ti thiên phù trợ, do đó trở thành bình khí. Bình khí còn gọi là "chính". Cùng với ti thiên còn được gọi là "thượng”. Cho nên gặp năm mộc vận bất cập, tức là gặp thượng giác thì vận khí của nó giống như chính giác. Nếu gặp các năm đinh mão, đinh dậu. dương minh táo kim ti thiên, thì mộc khí lại càng suy nhược, đến nỗi mộc khí hoàn toàn thuận theo kim khí. Cũng tức là coi kim khí như là bình khí. Cho nên nói gặp năm mộc vận bất cập thì vận khí của nó giống với "thương". Trong nhân thể có thể phát sinh những bệnh như tứ chi run yếu, phù thũng, mụn nhọt, nhiều giun. Đó là vì kim khí làm tổn thương đến gan. Nếu gặp những năm như đỉnh sửu, đinh mùi tức thái ân thấp thổ ti thiên, thổ khí thịnh vượng, còn mộc khí bất cập không thể khắc thổ, lúc đó sẽ trở thành bình khí của thổ vận, cho nên thượng cung giống với chính cung. Vì vậy gặp năm thổ vận bất cập, do kim khí thắng quá nên bắt đầu xuất hiện cảnh tượng khắp nơi tiêu điều không có khí thế, nhưng theo đó mà khí hỏa bốc lên báo phục. Những thắng khí phục khí này đều do mộc khí bất cập gây ra. Cho nên thiên tai thường phát sinh ở phương đông tương ứng với mộc khí. Khi hỏa khí đến báo phục thì thường phát sinh sấm sét.
(2) Hỏa vận bất cập
Hỏa vận bất cập không những làm cho dương khí không bốc lên mà còn bị phục xuống, nên vạn vật không thể phồn vinh, sáng sủa, cho nên còn gọi là "phục minh". Gặp năm hỏa vận bất cập, trưởng khí của hỏa bị thủy chế ngự, thủy chiến thắng, cho nên còn gọi là "thắng trưởng".
Trưởng khí không thể phát huy tác dụng bình thường. Tàng khí của thủy ngược lại được phân bố khắp trong các mùa. Do đó, vì hỏa khí bất cập nên không thể chế ngự kim, làm cho thu khí của kim được phát triển tự nhiên. Thủy khí, kim khí thịnh vượng dẫn đến khí hậu mát lạnh thường xuất hiện, còn khí nóng thì giảm yếu đi. Hỏa không thể sinh thổ, làm cho hóa khí của thổ không đủ, cho nên sự sinh, hóa của vạn vật rơi vào trạng thái ngưng trễ, đình đốn, lại còn thêm thu liệm của kim khí thái quá, dẫn đến vạn vật tuy có được sinh ra nhưng không thể lớnhttps://thuviensach.vn
lên mà nằm trong tình trạng non yếu đã kết trái. Khi trưởng hạ đến là lúc sự sinh hóa nên thịnh vượng, nhưng ngược lại lúc vạn vật đã suy lão. Hỏa vận bất cập, thì dương khí ẩn phục, ít lộ ra, côn trùng cũng sớm tàng độn vào đất. Khí phục minh không thông thương, nên công dụng cùa nó biểu hiện thành sự bùng nổ, không hòa hoãn. Sự biến hóa của nó hoặc không rõ ràng hoặc ẩn lặn. Trong nhân thể dẫn đến những chứng bệnh lạnh buốt, đau nhức.
Trong nhân thể nó tương ứng với tim và gan, trong hoa quả là quả vải, đào: trong quả nó là những đường gân, chất nước. Trong ngũ cốc là đậu, là lúa; trong ngũ vị là đắng, là mặn; màu sắc là đen, đỏ. Trong ngũ súc là ngựa, là lợn; trong côn trùng là loại lông vũ, loại có vẩy. Khí hậu biểu hiện thành băng, hoặc sương giá. Trong ngũ âm là chủy, là vũ. Đặc điểm của bệnh tật là thần kinh thác loạn, đau buồn, giảm trí nhớ. Tất cả những chứng này đều do hỏa vận bất cập, thủy đến khắc hỏa, hỏa khí biến hóa thuận theo thủy khí mà gây nên.
Vì hỏa khí biến hóa theo thủy khí, do đó nó cũng có đặc tính của thủy vận, cho nên nói "thiểu chùy" cũng là thiểu vụ". Nếu gặp các năm quý mão, quý dậu, dương minh táo kim ty thiên thì hỏa khí càng không thể chế ngự được kim khí, lúc đó nó sẽ trở thành bình khí của kim vận. Cho nên nói gặp năm thắng trưởng năm thượng thương thì vận khí cũng giống như chính thương.
Những bệnh tật phát sinh trong nhân thể đều là do tà khí làm tổn thương can mộc. Do đó năm thắng trưởng, ban đầu cảnh tượng biểu hiện là lạnh, ảm đạm, gió lạnh xuất hiện mưa giông dầm dề không ngớt. Những thắng khí, phục khí này đều là do hỏa khí bất cập gây ra, cho nên thiên tai phát sinh ở phương nam, tương ứng với hỏa khí. Khi thổ khí đến báo phục thường phát sinh mưa gió, sấm chớp hoặc mưa dầm liên miên.
(3) Thổ vận bất cập
Thổ vận bất cập thì tác dụng sinh hóa giảm yếu, khiến cho vạn vật thấp lùn không phát triển được, cho nên còn gọi là "bỉ lâm".
Gặp năm thổ vận bất cập, hóa khí ở bên trên bị mộc khí chế ngự nên giảm yếu, do đó còn gọi là "giảm hóa". Hóa khí không thể phát huy tác dụng được bình thường. Vì sinh khí của mộchttps://thuviensach.vn
độc vượng, mộc khó sinh hóa, cho nên trưởng khí của hỏa chưa thể được hoàn chỉnh như bình thường. Thổ khí bất cập nên địa khí không thể bốc lên thành mây, do đó mưa ít, mất điều hòa. Thổ không thể sinh kim cho nên kim khí bình lặng. Mộc vượng thổ suy, thủy khí mất di sự chế ngự. Vì phong và hàn cùng xuất hiện nên cây cỏ tuy phồn hoa tươi tất, nhưng chỉ đẹp mà không chắc khỏe. Quả lép vì mộc khí quá thịnh, do đó khí của thổ vận bất cập hàm chứa đặc điểm lỏng lẻo, phân tán. Công dụng của nó biểu hiện ở chỗ ổn định, trầm lặng. Sự biến hóa của nó có thể khiến cho nhân thể phát sinh các bệnh như mụn nhọt, lở loét, mủ đặc, cơ bắp sưng đau nhức, còn có thể dẫn đến chứng thấp khớp.
Trong nhân thể nó tương ứng với tì; trong hoa quả là mận, vải; trong quả là chất nước và hạt; trong ngũ cốc là đậu vừng; trong ngũ vị là chua, ngọt; màu sắc là màu xám, màu vàng; trong ngũ súc là trâu, là chó. Trong côn trùng là trùng có lông. Khí hậu biểu hiện thành cuồng phong làm cho cây cối lay đổ; trong ngũ âm là cung, giác. Đặc điềm cùa bệnh tật là chướng đầy và u nhọt. Tất cả những điều đó, đều là do thổ vận bất cập nên mộc đến khắc thổ, thổ phải thuận theo mộc khí mà biến hóa.
Vì thổ khí biến hóa theo mộc khí cho nên nói "thiểu cung" và "thiểu giác" giống nhau. Nếu gặp hai năm kỉ sửu, kỉ mùi, thái âm thấp thổ ti thiên, thì tuy thổ vận bất cập nhưng nhờ được khí của ti thiên trợ giúp cũng giống như hai năm kỉ tị, kỉ hợi có quyết âm phong mộc ti thiên, do đó thổ khí thuận theo mộc khí nên trở thành bình khí của mộc vận. Cho nên nói ở năm thổ vận bất cập, gặp thượng giác giống như chính giác. Trong nhân thể thường phát sinh bệnh tiêu chảy, đó là do tà khí làm tổn thương tì thổ.
Về mặt khí hậu thường biểu hiện thành cuồng phong, làm cho cây cỏ đổ nát, tiếp sau đó là khô héo, rơi rụng. Vì tất cả những sự biến hóa này đều là do thổ khí bất cập dẫn đến, cho nên thiên tai thường phát sinh ở vùng giữa tương ứng với thổ khí rồi lan ra khắp bốn phương. Mộc khí thăng quá sẽ có kim khí đến chế ngự báo phục, kim khí là sát, cho nên kim khí lạnh mát vượng làm cho sinh khí của mộc bị chế ngự.
(4) Kim vận bất cập
Kim vận bất cập thì tác dụng thu liệm, chắc cứng bị suy giảm, khiến cho vạn vật lỏng lẻo,https://thuviensach.vn
giòn gẫy, từ đó mà thay đổi hình dạng, cho nên còn gọi là "tòng cách,",
Gặp năm kim vận bất cập tòng cách, khí "thu" bị hỏa khí chế ngự làm suy giảm cho nên gọi là "triết thu". Kim khí không thể phát huy tác dụng bình thường, do đó việc thu hoạch không thể đến đúng thời hạn mùa vụ. Kim không thể chế ngự được mộc khí, khiến cho "sinh" khí của mộc được khuếch tán. Hỏa khí thịnh nên có thể sinh thổ, do đó "trưởng" khí có vai trò như "hóa" khí, phát huy được tác dụng. Chức quyền của hỏa là phát triển rộng ra, nên vạn vật sinh trưởng được thịnh vượng. Vì hỏa vượng kim suy, mộc khí mất đi khả năng chế ngự cho nên khí của tòng cách hàm chứa đặc điểm bốc lên để khuếch tán. Biểu hiện của nó là táo động cấp thiết. Sự biến hóa của nó có thể làm cho con người bị bệnh ho, bệnh mất tiếng, hoặc bệnh hen suyễn thở dốc ngược. Trong nhân thể nó tương ứng với phổi ; hoa quả là mận, mơ; trong quả là vỏ và các mạch gân ; trong ngũ cốc là vừng lúa mạch ; trong ngũ vị là đắng, cay. Trong ngũ sắc là màu trắng, màu đỏ ; trong ngũ súc là gà, dê ; trong côn trùng là loài lông vũ, loài giáp xác. Trong khí hậu biểu hiện thành trời trong, nóng bức ; trong ngũ âm là thương, chủy. Đặc điểm của bệnh tật là hắt hơi, ho, chảy nước mũi trong, đờm có huyết. Tất cả những điều này là do kim vận bất cập, hỏa đến khắc kim nên kim khí phải biến hóa theo hỏa khí. Vì kim khí biến hóa theo hỏa khí cho nên nói "thiểu thương" giống với "thiểu chủy"
Nếu gặp hai năm ất mão, ất dậu, minh dương táo kim ti thiên thì kim vận tuy bất cập, nhưng nhờ được khí của ti thiên trợ giúp nên vẫn là bình khí. Cho nên nói năm tòng cách gặp được thượng thương thì cũng giống như chính thương. Ví dụ hai năm ất tị và ất hợi, quyết âm phong mộc ti thiên, dược tam khí tương trợ nên trở thành bình khí của mộc vận. Vì vậy nói năm tòng cách gặp thượng giác vận khí cũng giống như chính giác. Lúc đó bệnh tật phát sinh là do tà khí làm thương tổn phế kim.
Vì kim vận bất cập, nên hỏa khí tháng quá, do đó biểu hiện ban đầu là hỏa nhiệt mạnh mẽ, tiếp theo đó là thủy khí đến báo phục, cho nên xuất hiện cảnh tượng băng tuyết. Những thắng khí và phục khí này đều là do kim khí bất cập mà tạo nên. Cho nên thiên tai phát sinh ở phương tây tương ứng với kim khí. Khi thủy khí đến báo phục thì các loại động vật như côn trùng có vẩy, lợn, chuột đều phục tàng bất động, khí của băng giá đến sớm cho nên khí hậu giá buốt.
(5) Thủy vận bất cập:
https://thuviensach.vn
Thủy vận bất cập là nguồn nước khô cạn khiến cho vạn vật không có tiềm lực phát triển xum xuê, cho nên còn gọi là "hạc lưu".
Gặp năm thủy vận bất cập, hạc lưu, thủy không thể khắc chế được hỏa khí, do đó dương khí khuếch tán, cho nên còn gọi là "phản dương". "Tàng" khí của thủy không thể phát huy tác dụng bình thường mà bị thổ khí chế ngự thủy, do đó "hóa" khí thịnh vượng. "Trưởng" khí của hỏa cũng lưu tán thông thương, khiến cho các loài côn trùng không phục tàng như bình thường mà vẫn còn hoạt động. Thổ khí tuy nhuận ướt, nhưng nước ở khe suối giảm ít, cỏ cây vẫn phát triển rậm rạp, vạn vật tú mĩ, tươi đẹp, phong phú. Vì thủy vận bất cập nên thổ khí trắc trở, khí của hạc lưu đình trệ. Công dụng của nó biểu hiện thành không thể phong tàng kín đáo mà là chậm chạp, rò rì. Sự biến hóa của nó có thể làm cho con người phát sinh các bệnh tân dịch trì trệ, không đồng đều, trở thành khô gầy, yếu ớt.
Trong nhân thể nó tương ứng với thận ; trong hoa quả là táo, mơ ; trong quả là chất nước, cùi ; trong ngũ cốc là kê, ngô ; trong ngũ súc là trâu, lợn ; côn trùng là loài trùng có vẩy, trùng lõa thể ; đặc điểm của bệnh tật là hình thể thấp, bé, nôn ngược khiến cho không thông. Tất cả những điều này đều là do thủy khí biến hóa theo thố, cho nên nói "thiểu vũ" giống như "thiểu cung".
Nếu gặp hai năm tân sửu, tân mùi, thái dương thấp thổ ti thiên, thủy khí càng suy, còn thổ khí lại thịnh vượng, do đó hình thành nên bình khí của thổ vận. Cho nên nói gặp năm hạc lưu, gặp thượng cung thì vận khí giống với chính cung. Biểu hiện của các bệnh là tiểu tiện không thông, hoặc bị bế tắc ở những bộ phận khác, đó là vì tà khí làm tổn thương đến thận, thủy vận bất cập mà thấp, thổ khí thắng, cho nên năm hạc lưu ban đầu là mây nhiều âm u, mưa to đột ngột, nhưng tiếp sau đó là gió, mộc khí đến khống chế báo phục, làm cho xuất hiện cảnh tượng gió mạnh khắp nơi, cây cối đổ gẫy. Những thắng khí và phục khí này đều là do thủy vận bất cập gây nên, cho nên thiên tai thường phát sinh ở phía bắc, tương ứng với thủy khí. Các loài côn trùng có lông, hoặc các loài động vật đều nhảy ra hoạt động mà không tàng phục ẩn nấp đúng mùa.
Tóm lại, gặp năm vận khí bất cập thì khí thắng và k thắng sẽ nhân cơ hội yếu mà xâm phạm,https://thuviensach.vn
đồng thời tranh giành lẫn nhau, giống như khách không mời mà đến, nhiều cảnh trái ngược diễn ra, khác với quy luật bình thường. Kết quả là khiến cho bản khí bị tổn hại, đó là vì có thắng khí thì tất nhiên cũng có báo phục khí. Phàm thắng khí dữ dội thì khí báo phục cũng dữ dội. Đó cũng là một trong những quy luật của vận khí.
Thái quá
(1) Mộc vận thái quá
Mộc vận thái quá thì lực phát sinh sẽ thịnh vượng. khiến cho vạn vật phát dục sớrn, cho nên còn gọi là "phát sinh".
Gặp năm mộc vận thái quá, phát sinh, dương khí khuyếch tán quá thịnh làm cho vạn vật phát sinh, nở rộ, xuất hiện cảnh tượng thay cũ đổi mới, cho nên còn gọi là "khởi trần". Mộc thịnh khắc thổ, làm cho thổ khí lỏng lẻo, bạc nhược. Cây cỏ trong tự nhiên sẽ mềm mại, vươn ra phát triển, dương khí ấm áp trải khắp bốn phương, âm khí cũng theo sau dương khí mà phát huy tác dụng, làm cho khí sinh hóa được đầy đặn, vạn vật mơn mởn, tốt tươi.
Tác dụng hóa khí của nó là "sinh", cho nên khí "khởi trần" tú mĩ; chức quyền của nó là phát tán ; biểu hiện của nó là vươn ra phát triển. Sự biến hóa của nó có thể dẫn đến trong nhân thể bị xáo trộn, hoặc ngoài tự nhiên là cây cối bị làm đổ. Trong ngũ cốc là vừng lúa ; trong ngũ súc là gà, chó ; trong hoa quả là mận, đào ; trong màu sắc là màu xanh, vàng, trắng; trong ngũ vị là chua, ngọt, cay. Trong côn trùng là loại có lông, giáp xác ; trong vật thể thuộc loại có hạt cứng, vỏ ngoài cũng cứng.
Trong nhân thể là kinh mạch, nó tương ứng với can kinh túc quyết âm và đởm kinh túc thiểu dương; trong nội tạng tương ứng với gan và tì; bệnh phát sinh là tính tình dễ phẩn nộ, bực tức.
Khi phong mộc thái quá thì sẽ có kim khí đến khống chế, cho nên lúc này tuy không phải là https://thuviensach.vn
dương minh táo kim ti thiên nhưng khí của nó giống với táo kim ti thiên. Vì vậy nói thái giác
giống với thượng thương. Nếu gặp bốn năm: nhâm tí, nhâm ngọ, nhâm dần, nhâm thân thì thiếu âm quân hỏa, hoặc thiếu dương tướng hỏa ti thiên, làm cho hỏa khí bốc lên, trong cơ thể sẽ xuất hiện các chứng như nôn mửa, tiêu chảy. Khi mộc khí thái quá, kim khí sẽ đến khống chế nó, làm phát sinh çảnh tượng khí mát của mùa thu đến dồn dập, thậm chí biểu hiện thành sát khí. Khí hậu mát mẻ đột nhiên đến sớm, lảm cho cây cỏ điêu linh, con người dễ mắc bệnh, đó là vì tà khí làm tổn hại đến can tạng.
(2) Hỏa vận thái quá
Hỏa vận thái quá thì khí của hỏa nhiệt quá thịnh, khiến cho vạn vật bị đốt khô, cho nên còn gọi là "xích nghĩa".
Gặp năm hỏa vận thái quá vì "trưởng" khí của hỏa thịnh vượng, do đó làm cho vạn vật tốt đẹp xum xuê, cho nên còn gọi là "phiên mậu" khí âm thoái giảm, dương khí bốc lên bên ngoài, làm xuất hiện cảnh tượng phồn vinh, tươi tốt. Nhiệt khí mạnh mẽ sẽ phát huy tác dụng bốc lên của nó, do đó mà vạn vật tươi tốt.
Tác dụng hóa sinh của nó là "trưởng", cho nên gặp năm hỏa vận thái quá thì nhiệt độ lên cao ; chức quyền của nó là hoạt động liên tục ; biểu hiện của nó là thanh sắc lộ rõ ra ngoài ; sự biến hóa của nó gây ra cho cơ thể phát nhiệt, tay chân không yên. Đặc tính của nó là khí nóng bốc lên, sự biến hóa của nó gây ra những đợt nóng thất thường. Trong ngũ cốc nó là lúa mạch, đậu ; trong ngũ súc là dê, lợn, trong hoa quả là mơ, quả vải ; màu sắc là màu đỏ, trắng, đen ; trong ngũ vị là đắng, cay, mặn ; trong bốn mùa thuộc mùa hạ ; trong côn trùng là loại trùng lông vũ, trùng có vẩy; trong vật thể là các gân mạch, chất nước.
Nó trong nhân thể tương ứng với kinh tam tiêu, trong nội tạng tương ứng với tim, phổi. Nó gây ra bệnh cười thất thường, các bệnh mụn nhọt, xuất huyết, phát cuồng, mắt đỏ, v.v...
Nếu gặp các năm mậu thìn, mậu tuất, thái dương hàn thủy ty thiên, hỏa vận thái quá, sau đó được khí hàn thủy đến khống chế thì sẽ trở thành bình khí của hỏa vận. Cho nên nói gặp năm hỏa vận thái quá, gặp thượng vũ thì vận khí cũng giống như chính chủy. Hỏa khí vừa phải, kim khí không bị khắc, cho nên "thu" khí có thể phát huy tác dụng bình thường. Hỏa khí bị khắc chế cho nên gây ra các bệnh kinh mạch bị co rút, tứ chi co quắp, cấm khẩu không mở được miệng. Nếu gặp bốn năm : mậu tí, mậu ngọ, mậu dần, mậu thân, thiếu âm quân hỏa hoặc thiếu dương tướng hỏa ti thiên thì hỏa vận vốn đa thái quá lại còn được sự trợ giúp của khí ti thiên nên hỏahttps://thuviensach.vn
sẽ khắc chế kim khí, do đó kim khí bị thương, "thu" khí của kim khí sẽ không thể đến đúng hạn như bình thường mà là chậm hơn, hỏa vận thắng quá sẽ ngự trị ngang ngược, như thế thủy khí sẽ đến để khống chế báo phục nó, làm xuất hiện cảnh tượng âm hàn giá rét, ảm đạm, thậm chí phát sinh mưa đá. Kết quả dẫn đến bệnh tật là do tà khí làm tổn thương tâm hỏa.
(3) Thổ vận thái quá
Thổ vận thái quá là lực sinh hóa rất mạnh, khiến cho vạn vật được sung sức, hùng hậu, cho nên còn gọi là "quách phù".
Gặp năm thổ hóa vận thái quá, quách phù thì "hóa" khí thịnh vượng, khuếch tán khắp bốn phương, cho nên còn gọi là "quảng hóa". Đặc tính của thổ khí là dày dặn, nhưng tĩnh lặng, nó làm cho vạn vật phát triển, sung sức. Tinh khí của thổ đầy đủ ở bên trong, làm cho vạn vật sinh hóa được hoàn chỉnh và đầy đủ, sung sức. Thổ vận thái quá thì khí thấp thổ bốc lên thành sương mù bao trùm lên vạn vật, mưa giáng xuống thất thường làm cho thấp khí quá thịnh, táo khí giảm xuống. Tác dụng kinh hóa của nó là viên mãn, cho nên khí quách phù là đầy đặn, phong phú. Chức quyền của nó là yên tĩnh, biểu hiện của nó là dày đặc, hoàn bị. Sự biến hóa của nó có thể làm cho thấp khí trong cơ thể bị ngưng trệ, tích tụ lại mà thành bệnh. Đặc tính của nó là nhu hòa, nhuận ướt. Sự biến đổi khác thường của nó là sấm sét lôi đình, mưa như trút nước, đất núi sạt lở.
Trong ngũ cốc là ngô, vừng ; trong ngũ súc là trâu, chó ; trong hoa qụả là táo, mận ; màu sắc là vàng, đen, xanh; trong ngũ vị : ngọt, mặn, chua ; trong các mùa tương ứng với trưởng hạ. Trong côn trùng là loại trùng lõa thể, trùng có lông ; trong vật thể : là cơ bắp, hạt.
Trong nhân thể là kinh mạch, tương ứng với kinh tì túc thái dương và kinh vị túc dương minh ; trong ngũ tạng tương ứng với bụng, thận. Bệnh tật do nó gây ra là phần bụng chướng đầy; tứ chi nặng nề khó cử động. Khí của thổ thấp thắng quá sẽ có khí phong mộc vì tà khí đã làm tổn thương tì.
(4) Kim vận thái quá
https://thuviensach.vn
Kim vận thái quá thì khí "thu liệm" thịnh vượng khiến cho vạn vật chắc, cứng, chín, cho nên
còn gọi là "thành kiên". Gặp năm kim vận thái quá, "thu" khí thịnh vượng khiến cho vạn vật chín sớm, rút vào tàng phục sớm, nên còn gọi là "dẫn". Lúc đó trời cao, không khí mát mẻ, thanh khiết ; địa khí thanh tĩnh, sáng sủa, khí dương nhiệt đi liền sau âm khí mà phát huy tác dụng.
Khí của táo kim thi hành quyền chức của mình, do đó làm cho "thu" khí đến sớm, khiến cho "hóa" khí của thổ không kịp hoàn thành vai trò của nó. Tác dụng sinh hóa của nó là thu liệm kết quả và chín. Chức quyền của nó là thanh tĩnh, biểu hiện của nó là sắc bén và cứng cáp. Sự biến hóa của nó có thể khiến cho nhân thể bị tổn thương nhanh chóng, hoặc xuất hiện những bệnh mụn lở ở ngoài da. Đặc tính của nó là sương mù nồng đậm, gió mùa thu nhiều. Sự biến động khác thường của nó gây ra cảnh tượng tiêu điều. Trong ngũ cốc là lúa, kê ; trong ngũ súc là gà, ngựa ; trong hoa quả là đào, mận ; trong ngũ sắc là trắng, xanh, hồng ; trong ngũ vị là cay, chua, đắng. Về mùa tương ứng với mùa thu. Trong côn trùng là loài giáp xác, loài lông vũ ; trong vật thể là vỏ, gân, mạch.
Về kinh mạch là kinh phế thủ thái âm, kinh đại trường thủ dương minh; trong nội tạng tương ứng với phế và gan. Bệnh do nó gây ra là hen suyễn, thở khó khăn.
Gặp bốn năm như canh thìn, canh ngọ, canh dần, canh thân, thiếu âm quân hỏa hoặc thiếu dương tướng hỏa ti thiên thì kim khí tuy thái quá nhưng bị khí của ti thiên khống chế, do đó trở thành bình khí. Cho nên nói gặp năm "thành kiên" không những bị mộc khí khắc chế mà còn biến hóa khôn lường, kim thắng khắc mộc, khiến cho cây cối không thể tốt tươi, rậm rạp, loài mềm yếu như cỏ cây thì biến thành khô héo. Kim khí thắng quá sẽ có hỏa khí đến khống chế báo phục, do đó nhiệt khí lưu hành, làm cho cây cối đều bị khô héo. Bệnh tật do nó gây ra phần nhiều là vì tà khí làm tổn thương phế tạng.
(5) Thủy vận thái quá
Thủy vận thái quá thì thủy khí lưu hành tràn trề khiến cho vạn vật thu tàng, nên còn gọi là "lưu diễn".
https://thuviensach.vn
Gặp năm thủy vận thái quá, "tàng" khí thịnh, khiến cho vạn vật bế tàng, nên còn gọi là "phong tàng". Hàn khí chủ tể sự sinh hóa của vạn vật, âm khí trong trời đất hàn lạnh, ngưng kết. Thủy thắng khắc hỏa khiến cho "trưởng" khí bị chế ngự, không phát tán lên được. Tác dụng sinh hóa của nó là hàn khí giá buốt, cho nên nói gặp năm Thủy vận thái quá thì vạn vật ngưng kết.
Chức năng của nó là yên tĩnh, trầm lặng. Biểu hiện của nó là lưu động, đúc rót. Sự biến hóa của nó có thể khiến cho cơ thể mắc bệnh tiêu chảy. Đặc tính của nó là giá lạnh, đông kết. Sự biến động khác thường của nó gây ra cảnh tượng mưa đá, hoặc tuyết nhiều. Màu sắc là đen, đỏ, vàng ; trong ngũ vị là mặn, đắng, ngọt ; trong côn trùng là loại trùng có vẩy, trùng lõa thể ; trong vật thể là chất nước, củi ; về mùa tương ứng với mùa đông.
Trong kinh mạch tương ứng với kinh thận túc thiếu âm và kinh bàng quang túc thái dương. Trong nội tạng tương ứng với tim, thận. Bệnh tật do nó gây ra là chướng đầy.
Gặp hai năm bính thìn, bính tuất, thái dương hàn thủy ti thiên, thủy vận thái quá lại còn được khí của ti thiên trợ dưỡng nên khí hàn thủy càng mạnh, thủy đến khắc hỏa làm cho hỏa khí càng suy.
Do đó "trưởng" khí không thể phát huy tác dụng bình thường, Thủy khí thắng quá sẽ có khí thổ thấp đến chế ngự, báo phục, do đó "hóa" khí phát triển, "thấp" khí phân bố khắp trong trời đất, nên thường xảy ra mưa lớn. Bệnh tật gây ra phần nhiều là vì tà khí làm tổn thương tạng thận.
□ QUY LUẬT VẬN KHÍ TRONG NHÂN THỂ
https://thuviensach.vn
▲ Sinh khí thông thiên luận
"Sinh khí" tức là sức sống của sinh mệnh, ở đây chủ yếu là chỉ dương khí trong nhân thể. "Thông" có nghĩa là khơi thông, thông suốt. "Thiên" là chỉ thế giới tự nhiên. Tất cả những vật chất mà nhân thể dựa vào đó để sinh tồn đều có nguồn gốc trong tự nhiên. Do đó trong quá trình sống của sinh mệnh, dương khí của nhân thể tất nhiên có liên quan từng giờ, từng phút với dương khí trong tự nhiên. Mục này sẽ bàn về tính quan trọng của dương khí trong nhân thể đối với sức sống cùa sinh mệnh và bàn về mối quan hệ tương thông giữa nó với dương khí trong tự nhiên. Chỉ khi dương khí trong nhân thể hài hòa với dương khí trong tự nhiên thì con người mới mạnh khoẻ; nếu sự hài hòa đó mất đi sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật.
Vì vậy mục này đuợc đặt tên là "sinh khí thông thiên luận". Ngoài ra, mục này còn bàn đến mối quan hệ giữa âm và dương trong cơ thể. Âm dương hài hòa, cân bằng thì người khỏe mạnh ; âm dương mất cân bằng thì sinh ra bệnh tật ; âm dương thoát lìa nhau thì người sẽ chết. Do đó người ta muốn dưỡng sinh thì phải hài hòa âm dương. Ngũ vị ẩm thực là một trong những vật chất cơ bản để duy trì sự sống. Nếu ăn uống có tiết chế, ngũ vị thích đáng thì cơ thể được nuôi dưỡng tốt, bảo đảm sức khỏe. Nếu ăn uống quá đói hoặc quá no, ngũ vị thiên lệch sẽ dẫn đến tổn thương cơ thể và có thể đưa đến những nghiện ngập khác nhau, khiến cho sự tương quan giữa các nội tạng bị tổn thương. Do dó trong ăn uống người ta phải điều phối ngũ vị cẩn thận để đạt được khí huyết thịnh vượng, gân cốt cứng cáp, linh họat, cơ bắp sung sức, từ đó mà đạt được mục đích trường thọ.
Hoàng đế nói : Từ xưa đến nay người ta cho rằng sức sống của sinh mệnh được nối thông với tự nhiên từng giờ từng phút. Nguồn gốc của sinh mệnh được bắt nguồn từ trong hai khí âm, dương của vũ trụ. Trong vũ trụ bao la, trong sự biến hóa của bốn mùa xuân hạ thu đông, không vật nào trong cửu châu của trời đất, hoặc trong cửu khiếu, ngũ tạng, 12 khớp của cơ thể là không liên thông với khí âm, dương của tự nhiên. Vì khí âm dương của trời đất biến hóa mà sinh ra ngũ hành : mộc, hỏa, thổ, kim, thủy, hơn nữa có thể căn cứ vào tính chất của ngũ hành
https://thuviensach.vn
mà người ta khái quát mọi sự vật thành 5 loại. Khí âm, dương về mặt khí hậu lại có thể biểu hiện thành ba khí âm là : thấp, táo, hàn ; ba khí dương là : phong, thử, hỏa, tất cả là sáu khí. Nếu người ta không giỏi dưỡng sinh, phạm đến các quy luật ngũ hành trong tự nhiên và sự biến hóa cùa ba khí âm, ba khí dương thì nhất định tà khí sẽ làm tổn thương thân thể. Do đó mà nói biết hay không biết dưỡng sinh theo quy luật biến hóa âm dương của tự nhiên chính là nguyên nhân để bảo đảm hay không bảo đảm được cho sự khoẻ mạnh và trường thọ. Đã đành là nhân thể với vũ trụ tương thông với nhau, vậy khí dương trong cơ thể thanh khiết, trong sáng như khí của trời thì sẽ làm cho tinh thần, tính nết được ôn hòa, ổn định.
Phù hợp với nguyên lý đó thì dương khí đầy đủ, phát huy được tác dụng bảo vệ cơ thể. Như vậy, tuy gặp tà khí, nhưng cơ thể không bị tổn thương, đó là vì đã thuận với quy luật và trật tự của sự biến đổi khí hậu của bốn mùa. Cho nên người biết dưỡng sinh có thể làm cho tinh thần được điều hòa, khiến cho dương khí không bị phát tán, thích ứng được với mọi sự biến hóa của thời tiết để bảo đảm cho khí âm, dương trong cơ thể và khí âm, dương trong tự nhiên tương thông với nhau, hài hòa lẫn nhau. Nếu không làm được như thế sẽ khiến cho vệ khí trong cơ thể phát tán, khiến cho bên trong thì khí của cửu khiếu bị tắc trở, bên ngoài thì khí cùa cơ bắp bị ngưng trệ, đưa đến hậu quả khả năng đề kháng bệnh tật của cơ thể bị giảm xuống. Đó hoàn toàn là do sai sót cùa con người, làm cho dương khí bị giảm yếu.
Tác dụng của dương khí trong cơ thể cũng giống như mặt trời trong vũ trụ. Nếu mặt trời không vận hành bình thường thì mọi sinh vật trong tự nhiên không thể tồn tại, cũng giống như thế khí dương khí trong cơ thể vận hành thất thường sẽ dẫn đến đoản thọ hoặc chết yểu, vì chức năng của sinh mệnh bị giảm yếu. Cho nên nói : sự vận hành không ngừng của thiên thể là nhờ vào ánh sáng mặt trời, còn tác dụng của dương khí trong cơ thể cũng quan trọng như mặt trời có đặc điểm là hướng lên và hướng ra, từ đó mà bảo vệ cho cơ thể chống lại sự xâm phạm của tà khí bên ngoài cơ thể, nó giống như những cánh cửa, vận động lúc mở lúc đóng. Nếu cuộc sống của con người thay đổi đột ngột ngược với quy luật, làm cho sự vận động của dương khí cũng theo đó mà rối loạn, bị hao tán thì sức đề kháng của cơ thể đối với tà khí bên ngoài sẽ bị giảm yếu. Ví dụ cơ thể bị hàn khí xâm phạm, công kích, dương khí không thể phát tán được bình thường thì người đó sẽ sốt cao, người nóng như lửa đốt. Nếu toát ra được một ít mồ hôi thì cơn sốt sẽ giảm lui. Ví dụ về mùa hạ trời nóng làm cho mồ hôi ra nhiều quá thì nguời cảm thấy khô, táo, phiền muộn, không yên, thậm chí thở rất dữ dội, phát sinh tiếng khò khè. Nếu thử khí nhập sâu vào làm tổn thương dương khí thì sẽ ảnh hưởng đến tâm thần, lúc đó không
https://thuviensach.vn
còn là khô, táo bất an, mà thậm chí vì dương khí hư nhược nên tâm thần rối loạn, xuất hiện chứng bệnh nói cười quá mức.
Nếu tà thấp làm tổn thương sẽ dẫn đến cảm giác đầu nặng, giống như bị bó chặt hay đè xuống. Nếu bị thấp nhiệt tà khí nhiễm vào mà trong một thời gian dài không bài trừ được sẽ làm cho gân cốt bị tổn thương, xuất hiện chứng gân to bị co quắp, gân nhỏ bị chùng duỗi khiến cho tứ chi và các khớp co quắp, hoặc run rẩy không thể vận động như ý muốn. Nếu bị tà phong xâm phạm sẽ dẫn đến bệnh phù thũng. Các tà khí như: Thử, hàn, phong, thấp vừa nói ở trên, thay nhau làm tổn thương cơ thể thì sẽ làm cho dương khí suy kiệt.
Trong điều kiện tinh thần quá căng thẳng và cơ thể mệt mỏi quá mức sẽ xuất hiện tình trạng dương khí quá thịnh, làm hao tổn âm tinh, nếu kéo dài sẽ làm cho âm tinh khô cạn. Âm tinh càng thiếu thì dương khí càng tỏ ta thịnh vượng, hình thành ác tính tuần hoàn, nhất là đến mùa hạ dương khí trong tự nhiên thịnh vượng lại càng có thể trợ giúp cho dương khí trong cơ thể vốn đã rất thịnh, khiến cho âm tinh bị đốt đến cạn, cuối cùng là hoàn toàn cạn kiệt mà trở thành bệnh hôn mê. Chứng trạng chủ yếu của bệnh hôn mê là tai bị ù tịt không nghe thấy, mắt tối sầm không nhìn rõ. Bệnh tình nguy kịch, giống như nước sông đã lớn lại vỡ đê, không thể nào ngăn cản nổi. Ngoài ra dương khí trong cơ thể còn có thể vì tức giận bột phát mà vận hành nhiễu loạn. Dương khí thốc ngược, làm cho mối quan hệ bình thường trong cơ thể bị phá vỡ, huyết dịch theo dương khí mà dồn lên đầu thành bệnh hôn mê. Bệnh hôn mê ngoài hôn mê ra còn biểu hiện thành gân mạch chùng giãn vô lực làm cho tứ chi không thể vận động. Nếu còn ra mồ hôi nửa ngoài, thời gian lâu sẽ biến thành bán thân bất toại, có lúc sau khi ra mồ hổi bị tà thấp xâm phạm dẫn đến bệnh chân tay run lẩy bẩy. Phàm những người ăn uống không tiết chế, hoặc ăn quá nhiều cao lương mĩ vị thì dễ phát sinh bệnh mụn trứng cá. Loại người này rất dễ bị bệnh. Bệnh đến nhanh như trở bàn tay. Nếu lúc lao động sau khi mồ hôi ra lại bị tà khí phong hàn xâm nhập, hàn khí vật lộn với dương khí của cơ thể sẽ phát sinh những bệnh như mọc đầy mụn nhọt ở mũi. Nếu tà khí bị tích tụ lâu ngày sẽ khiến cho mặt mọc thành từng đám mụn nhọt dày cộm.
Dương khí đối với cơ thể mà nói là vô cùng quan trọng. Tinh thần dựa vào sự dinh dưỡng ôn hòa của nó mới có được thông minh trí tuệ ; gân mạch dựa vào sự dinh dưỡng ôn hòa của nó mới có được dẻo dai linh hoạt. Nếu công năng của dương khí thất thường, không thể quản được lỗ chân lông khiến cho lỗ đó khi đáng mở lại không mở, khi đáng đóng lại không đóng thì
https://thuviensach.vn
tà khí nhân dịp đó mà nhập vào, lưu giữ lại trong cơ thể, sẽ làm cho các khớp khó co duỗi, nếu hàn khí xâm nhập sâu vào huyết mạch thì làm cho mạch máu co lại, Nếu tà khí ngưng trệ lâu giữa các thớ thịt của cơ bắp, thông qua các huyệt của kinh lạc mà ảnh hưởng đến nội tạng, dễ gây ra các bệnh lo sợ, kinh hãi. Nếu hàn khí ảnh hưởng đến khí huyết sẽ khiến cho doanh khí không thể vận hành bình thường mà bị tắc trệ trong các cơ bắp, cơ thể sẽ phát sinh bệnh viêm thũng. Khi cơ thể đang ra mồ hôi, lỗ chân lông ở mặt da lỏng lẻo, dương khí dễ theo đó phát tán ra ngoài, do dó mà sức đề kháng giảm xuống. Lúc đó nếu có tà phong xâm nhập, lỗ chân lông sẽ đóng lại, khiến cho tà khí lưu lại trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh sốt rét, nóng lạnh xen nhau. Cho nên nói phong tà là nguyên nhân gây ra nhiều thứ bệnh. Những người hiểu được dưỡng sinh, biết duy trì dương khí đầy đủ, thông thường thì cơ bắp và da rắn chắc, cứng cáp, cơ thể kháng cự được sự xâm nhập của tà khí. Cho dù gặp phải phong tà hoặc những chất có độ độc mạnh cũng không đến nỗi bị tổn thương, vì người đó sẽ biết tuân theo trật tự và sự biến hóa tứ thời của tự nhiên để giữ gìn dương khí.
Cần phải biết rằng, nếu tà khí lưu lại trong cơ thể lâu thì không những nó làm thay đổi các bộ vị mà còn làm thay đổi cả tính chất vốn có của bộ vị đó, từ đó khiến cho bệnh tật phát sinh và biến hóa phức tạp. Nếu bệnh tật phát triển đến mức khí của thượng bộ và hạ bộ không thông thương nhau, lúc đó cho dù gặp được thầy thuốc giỏi cũng khó mà chữa được. Vì vậy tà khí trong cơ thể tích tụ lâu, dẫn đến trên dưới không thông thì đó là chứng chết. Một khi, dương khí vì tích tụ mà gây trắc trở thì dùng phương pháp tả, làm cho nó tiêu tán. Nếu không được chữa trị nhanh chóng và chính xác thì dễ dẫn đến tử vong. Bi kịch này thường là do trình độ và kĩ thuật chữa trị kém, hoặc do bản thân khinh suất mà tạo nên.
Dương khí trong cơ thể cũng giống như dương khí trong tự nhiên, ban ngày vận hành ở mặt ngoài của cơ thể để bảo vệ cơ thể không bị tà khí xâm phạm. Lúc sáng sớm dương khí trong người bắt đầu đi lên, buổi trưa dương khí thịnh vượng nhất, đến lúc mặt trời lặn, dương khí dần giảm yếu, lỗ chân lông cũng theo đó mà đóng lại. Do đó hàng ngày đến lúc hoàng hôn, dương khí trong cơ thể nên thu liệm lại. Để cho dương khí được thu liệm, lúc trời tối ta không nên hoạt động nhiều ngoài trời, cũng không nên ở ngoài sương giá. Hoạt động của con người nếu vi phạm quy luật thịnh suy của dương khí theo ba thời gian trong ngày thì dễ làm cho tà khí xâm nhập mà phát sinh bệnh tật, khiến cho thân thể tiều tụy, suy nhược.
Kỳ Bá nói : Giữa dương khí và âm tinh, vừa có sự khác biệt lại vừa liên hệ chặt chẽ với nhau.https://thuviensach.vn
Đặc điểm công năng của âm tinh là tàng trữ ở bên trong, nhưng nó lại là nguồn vật chất không ngừng chi viện cho dương khí ở bên ngoài. Đặc điểm công năng của dương khí là bảo vệ bề mặt cơ thể, nhưng đồng thời cũng bảo vệ âm tinh, khiến cho âm tinh không bị tổn thất , rò rỉ. Ngoài ra giữa âm và dương còn chế ước, khống chế lẫn nhau. Nếu âm khí không chế ước được dương khí, để cho dương khí thịnh quá sẽ ảnh hưởng đến tim và dạ dầy, còn có thể dẫn đến phát cuồng. Ngược lại, nếu dương khí không chế được âm khí, làm cho âm khí thịnh quá sẽ khiến cho khí của ngũ tạng mất cân bằng, dẫn đến cửu khiếu bị tắc trở. Cho nên người tinh thông nguyên lí y học, còn phải giỏi dưỡng sinh mới có thể điều hòa được âm dương, khiến cho cả hai cân bằng nhau, không thiên thịnh, thiên suy, như thế mới đạt được gân mạch thoải mái, cốt tủy cứng chắc, khí mạch thông thương. Tóm lại, người mà biết hài hòa âm dương trong cơ thể, thích ứng được với hoàn cảnh ngoại giới không để cho tà khí xâm phạm thì tai thính, mắt sáng, chân khí trong cơ thể luôn luôn giữ được đầy đủ. Nếu âm dương mất cân bằng, tà phong dễ từ biểu nhập lí xâm nhập sâu vào cơ thể khiến cho âm tinh bị tổn hại, đó là vì tà phong đã làm hại can tạng. Can đã bị thương, nếu lại ăn quá no sẽ làm cho cơ và mạch của ruột và dạ dày trở thành chùng giãn vô lực, dẫn đến bệnh phân có huyết lẫn mủ, hoặc là bệnh trĩ. Nếu uống rượu quá nhiều, sẽ làm cho phế khí theo rượu thốc ngược lên, đi đến bệnh hen suyễn.
Nếu không biết tiết chế tình dục, hoặc lao động quá mạnh đều có thể làm tổn hại đến thận, khiến cho cơ thịt và khớp các đốt sống lưng bị tổn hại.
Mấu chốt của sự cân bằng âm dương là ở chỗ dương khí vững chắc đầy đặn âm khí mới có thể yên tĩnh, hòa bình. Nếu âm dương không hài hòa thì cũng giống như trong một năm chỉ có mùa xuân mà không có mùa thu, có mùa đông mà không có mùa hạ, tất cả sự sống mất đi điều kiện tồn tại bình thường. Vì vậy bảo đảm cho âm dương cân bằng, là quy tắc quan trọng nhất trong dưỡng sinh.
Sự sản sinh ra âm tinh là bắt nguồn từ các chất ăn uống. Nếu ngũ tạng là nơi tàng chứa âm tinh, do thức ăn thái quá mà bị tổn hại thì sẽ sinh bệnh tật. Ví dụ ăn chua quá mức sẽ khiến cho can khí thịnh, khắc hại tổn thương tì tạng, khiến cho tì khí suy nhược ; ăn mặn quá sẽ làm cho xương bị tổn hại, cũng có thể làm chơ cơ bắp gầy teo đi, hoặc khiến cho công năng của tim bị hạn chế ; ăn ngọt quá mức có thể làm hại tim óc, sắc mặt đen hoặc khiến cho công năng của thận mất cân bằng ; ăn đắng quá mức có thể làm cho tâm của tỳ bị tổn thương, không nhu thuận, tân dịch của dạ dày bị tổn thương mà sinh bệnh chướng đầy ; ăn cay quá mức có thểhttps://thuviensach.vn
khiến cho gân bị ảnh hưởng, trương lực không lớn, tinh thần cũng dần dần uể oải. Cho nên cần phải thận trọng điều chỉnh thức ăn, khiến cho ngũ vị không quá nhiều hoặc quá thiếu, mà được điều phối thích đáng. Chỉ có như thế mới khiến cho gân cốt cứng cáp, ngay thẳng, gân mạch cơ bắp dẻo dai, linh hoạt, khí huyết đầy đủ, lưu thông, cơ bắp sung sức, da dẻ rắn chắc, thân thể cường tráng. Tóm lại, chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp dưỡng sinh một cách chặt chẽ thì sẽ hưởng dược đầy đủ tuổi thọ mà tạo hóa đã ban cho.
▲ Tứ khí điều thần đại luận
Bốn mùa xuân hạ thu đông tuần hoàn, khí hậu hàn, nhiệt, ôn, lương thay đổi chu kì theo quy luật. Sự thăng, giáng, phù, trầm của các khí âm, dương cũng phát sinh biến đổi tương ứng. Tất cả mọi sinh vật trong tự nhiên kể cả con người đều tồn tại và phát triển theo sự sinh, diễn hóa trong hoàn cảnh vận động không ngừng này, đồng thời trong một năm cũng xuất hiện quy luật, mùa xuân sinh, mùa hạ trưởng, mùa thu liệm, mùa đông tàng.
Sự sinh, trưởng, thu, tàng này chính là đặc điểm của khí bốn mùa, nên còn gọi là "tứ khí". Con người muốn mạnh khỏe vô bệnh thì phải làm cho các hệ thống trong đó lấy ngũ tạng làm trung tâm của cơ thể thích ứng với "tứ khí". Vì tinh thần của con người tàng trong ngũ tạng, cho nên mục này ngoài căn cứ bốn mùa để điều tiết sự sinh họat ra, càng nhấn mạnh đến vấn đề căn cứ vào bốn mùa để điều dưỡng tinh thần và tính nết cho thích hợp. Do đó mục này còn có tên là "Tứ khí điều thần". Nếu không hiểu được căn cứ vào bốn mùa để dưỡng sinh ra sao thì sẽ làm cho ngũ tạng bị tổn thương, từ đó mà phát sinh bệnh tật. Nếu đã mắc bệnh thì dù có chữa trị tốt cũng không tránh khỏi chính khí bị hao tổn. Do đó tiến hành dự phòng trước khi có bệnh, chính là "trị lúc chưa bệnh", đó mới là biện pháp tốt nhất. Mục này sẽ căn cứ vào sự biến hóa của âm dương theo bốn mùa xuân hạ thu đông để bàn về phương pháp dưỡng sinh ra sao cho thích hợp.
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba là mùa xuân, mùa vạn vật phục hồi, khắp nơi xuất hiện cảnh tượng sinh sôi rầm rộ, cỏ cây nẩy lộc đâm chồi, vạn vật mơn mởn tươi tốt. Để thích ứng hoàn toàn cảnh tự nhiên này, con người nên ngủ muộn dậy sớm. Sau lúc ngủ dậy nên ra sân đi bộ để đầu trần, mặc quần áo rộng cho thân thể khỏi bị gò bó, khiến cho tinh thần theo sự sinhhttps://thuviensach.vn
sản của vạn vật trong mùa xuân mà được thoải mái hoạt bát, sung mãn sinh cơ.
Cách đối xử với vạn vật cũng cần phù hợp với đặc điểm mùa xuân. Cái gì nên phát sinh thì để cho nó phát sinh, không nên làm tổn hại nó; cái gì nên bồi đắp thì bồi đắp nó, đừng kìm hãm nó; cái gì nên cho thì cho, không nên tước đoạt. Đó là đặc điểm thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên của mùa xuân sinh sôi để điều dưỡng cho sinh khí trong cơ thể được phát triển. Nếu đi ngược lại phương pháp này thì sẽ khiến cho khí của can tạng bị tổn thất, đến mùa hạ còn dễ bị bệnh rét lạnh. Vì sao vậy? Đó là vì mùa xuân dương khí ôn hòa phát triển, là cơ sở cho mùa hạ dương khí thịnh. Nếu ở mùa xuân dương khí không thể sản sinh thì đến mùa hạ dương khí không thể sinh trưởng, phát triển, do đó sẽ xuất hiện chứng bệnh hư hàn do dương khí không đủ.
Tháng tư, tháng năm, tháng sáu là mùa hạ, trời đất xuất hiện cảnh tượng đẹp đẽ, tốt tươi. Trong mùa này, khí âm dương của đất trời giao nhau, cho nên cây cối khai hoa kết quả. Để thích hợp với hoàn cảnh này, con người về phương diện sinh hoạt nên ngủ muộn dậy sớm, không nên than trách ngày quá dài, hoặc bực tức vì trời nóng quá, nên giữ cho tâm tình thoải mái, không nên để kích động phẫn nộ. Tinh thần phải tự nhiên như cây cỏ, cành lá xum xuê hoa nở rộ. Dương khí mùa hạ thịnh vượng, nên để cho cơ thể ra mồ hôi để đảm bảo cho dương khí của cơ thể được thông thương. Tuy khí trời nóng bức, nhưng cũng không nên nghỉ ngơi lâu ở những chỗ râm mát, mà phải có hoạt động thích đáng ở ngoài trời, giống như là rất yêu thích điều kiện ngoài trời. Đó là quy tắc và phương pháp điều dưỡng tinh thần cho thích hợp với mùa hạ. Nếu vi phạm phương pháp này, tâm khí sẽ bị tổn thương, đến mùa thu sẽ phát sinh bệnh nóng rét. Vì sao vậy? Vì mùa hạ là "trưởng", là cơ sở "thu họach" của mùa thu. Nếu mùa hạ dưỡng sinh không thích đáng, "trưởng khí" không đầy đủ thì năng lực cung cấp cho sự thu liệm của mùa thu sẽ kém đi, nên sẽ phát sinh các chứng nóng, rét.
Tháng bảy, tháng tám, tháng chín là mùa thu, màu vàng khắp nơi, là mùa cây cỏ kết trái. Trong thiên nhiên nổi bật cảnh tượng thu hoạch, yên bình. Gió mùa thu đến, trời cao mát mẻ, khí nóng ẩm của mùa hạ được xua tan. Về mùa này nên ngủ sớm dậy sớm. Thời điểm ngủ dậy nên muộn hơn mùa xuân một ít, đại thể có thể lấy tiếng gà gáy lần cuối là vừa. Tinh thần, tính nết phải giữ được bình tĩnh, ổn định, mượn cái khí mát của mùa thu để giải thoát dần sự gò bó của thân thể. Nhưng làm sao để đạt được sự bình tĩnh, ổn định? Muốn thế phải thu liệm những suy nghĩ của mình, khống chế tâm tính của mình, không vội, không nóng, bình tĩnh tự nhiên, đểhttps://thuviensach.vn
cho khí túc sát thông thương. Đó là nguyên tắc và phương pháp bảo dưỡng "thu" khí của cơ thể, thích ứng với mùa thu theo nguyên tắc và phương pháp bảo dưỡng "thu" khí của cơ thể. Nếu trái với phương pháp này thì phế khí sẽ bị tổn thương, đến mùa đông phát sinh các chứng bệnh đau bụng, tiêu chảy do tiêu hóa không tốt. Vì sao vậy? Vì "thu" của mùa thu là cơ sở của "tàng" mùa đông.
Nếu dương khí mùa thu nên thu liệm mà không thu liệm được tốt thì đến mùa đông dương khí sẽ xuất hiện các chứng dương hư, đau bụng, tiêu chảy.
Tháng 10, tháng 11, tháng 12 là mùa đông, là mùa mà sự sống vạn vật tiềm tàng. Dương khí trong tự nhiên sẽ thâm tàng, khí âm hàn rất thịnh biểu hiện thành gió rét, nước đóng băng, đất đông cứng. Để thích hợp với hoàn cảnh này con người cũng phải giảm bớt hoạt động, không nên nhiễu động dương khí trong cơ thể, nên ngủ sớm dậy muộn, tốt nhất là chờ đến lúc mặt trời mọc mới dậy để tránh hàn khí xâm nhập. Cần phải làm cho tư tưởng, tình cảm bình tĩnh, giống như có sự thu họach, không lộ ra ngoài, giữ trầm tĩnh không để lộ thanh sắc. Còn nên chú ý mặc ấm và tránh những chỗ lạnh quá, không nên xem nhẹ để lộ cơ thể ra ngoài hoặc làm cho ra mồ hôi để tránh được sự thất tán của dương khí. Những điều trên đây chính là nguyên tắc và phương pháp dưỡng sinh theo đặc điểm thích hợp với tàng khí của mùa đông. Nếu làm ngược lại thì tạng thận sẽ bị tổn thương, đến mùa xuân sẽ phát sinh các chứng liệt hoặc hôn mê. Vì sao? Đó là vì tàng khí của mùa đông là cơ sở sinh sản của mùa xuân. Nếu mùa đông không tàng dưỡng được tốt thì đến mùa xuân dương khí nên sinh mà không sinh được, nên sẽ phát sinh các chứng bệnh trên.
Khí trời trong sạch và sáng sủa. Quy luật và ảnh hưởng của nó đối với thế giới sinh vật thường có đặc tính hàm súc, không lộ rõ ra ngoài. Chính vì thế mà nó vận động không ngừng, sinh sản mãi mãi, muôn đời không suy. Nếu khí trời và sức mạnh của nó không hàm súc mà thường bộc lộ ra trong một thời gian ngắn thì sẽ làm cho mặt trời, mặt trăng mất đi sự chiếu sáng, thậm chí ngày đêm không rõ ràng, khiến cho tà khí trong tự nhiên nhiều, sẽ ủ thành tai họa. Do đó cần khiến cho dương khí được lưu thông , không để tắc trở. Dương khí trầm đục che lấp ánh sáng sẽ xuất hiện mây mù mông lung, làm cho ban ngày không sáng sủa, mưa gió không xảy ra bình thường theo mùa. Địa khí không bốc lên, thiên khí không giáng xuống, tức là âm dương trên dưới không giao nhau thì sự sinh trưởng và phát dục của vạn vật không thể
diễn ra bình thường. Như vậy cho dù là cây to cũng sẽ chết.
https://thuviensach.vn
Cũng giống như thế, nếu tà khí phát sinh quá mức, mưa gió mất điều hòa, gió to thường nổi lên làm đổ cây cối, mưa bão thường giáng xuống, thời tiết không được bình thường, trật tự bốn mùa của trời đất bị đảo lộn thì tất nhiên sẽ dẫn đến vạn vật bị hư hại, khô héo, sinh mệnh chưa phát triển được mấy đã chết yểu giữa chừng. Người hiểu được đạo lý dưỡng sinh này là người biết thích ứng với sự thay đổi của thiên nhiên để giữ cho mình không bị mắc bệnh. Nếu tất cả mọi người đều biết và giỏi thực hiện dưỡng sinh thì sự sống của chúng ta sẽ không bị suy nhược. Nếu vi phạm nguyên tắc dưỡng sinh mùa xuân thì khí thiếu dương trong cơ thể không thể sản sinh, phát triển, từ đó mà can khí bị tích tụ phát sinh thành bệnh tật. Nếu vi phạm nguyên tắc dưỡng sinh mùa hạ, khí thái dương trong cơ thể không thể thịnh vượng sẽ dẫn đến tâm khí bị hư tổn. Nếu trái với nguyên tắc dưỡng sinh mùa thu, khí thái dương trong cơ thể sẽ không thể thu liệm sẽ dẫn đến các chứng bệnh nhiệt phế, thở dốc, tức ngực. Nếu vi phạm nguyên tắc dưỡng sinh mùa đông, khí thiếu âm trong cơ thể không thể bế tàng sẽ dẫn đến chứng bệnh thận hư. Sự biến hóa của các khí âm dương theo tứ thời vừa nói ở trên là nguồn gốc sự sinh, trưởng, thu, tàng của vạn vật cho nên người hiểu được nguyên lí dưỡng sinh thì hai mùa xuân hạ phải chú ý điều dưỡng cho khí sinh, trưởng, từ đó khiến cho công năng của tâm và can được thịnh vượng : hai mùa thu, đông chú ý điều dưỡng khí thu, tàng, từ đó khiến cho tinh khí phế và thận được đầy đủ. Như thế là phù hợp với quy luật cơ bản của sự biến hóa âm dương bốn mùa. Cho nên nói, người biết nguyên lí sinh dưỡng có thể làm cho bản thân giống với vạn vật trong tự nhiên, biết sinh tồn và thích hợp với hoàn cảnh biến hóa của âm dương theo từng mùa, duy trì quy luật sinh, trưởng, phát dục được bình thường. Nếu trái với nguyên tắc dưỡng sinh này thì sẽ làm bại hoại chân khí của cơ thể, suy tàn sinh mệnh. Song chỉ có những người có phẩm chất cao thượng mới thực hiện được nguyên lí dưỡng sinh này, còn những người dốt nát thì thường hay vi phạm. Cần biết rằng, thuận theo quy luật biến hóa của âm dương thì mới sinh tồn, vi phạm nó tất sẽ diệt vong. Thuận theo nó thì thái bình, ngược lại nó thì hỗn loạn.
thượng mới thực hiện được nguyên lí dưỡng sinh này, còn những người dốt nát thì thường hay vi phạm. Cần biết rằng, thuận theo quy luật biến hóa của âm dương thì mới sinh tồn, vi phạm nó tất sẽ diệt vong. Thuận theo nó thì thái bình, ngược lại nó thì hỗn loạn.
Vì dưỡng sinh theo sự biến hóa của âm dương trong bốn mùa là vô cùng quan trọng cho nên người trí tuệ siêu quần, phẩm đức cao thượng không chủ trương chờ đến lúc phát bệnh rồihttps://thuviensach.vn
mới chữa mà luôn luôn chú trọng trước lúc bị bệnh đã tích cực dưỡng sinh để đề phòng bệnh tật. Cũng giống như người quản lí nhà nước, không chờ đến lúc mất ổn định mới ra tay mà trước lúc mất ổn định đã phải chú ý xử lí để đề phòng bạo loạn.
THÔNG THIÊN THUẬT :
DỰ ĐOÁN THỜI TIẾT
□ DỰ ĐOÁN THỜI TIẾT
https://thuviensach.vn
▲ Thuật thông thiên của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng là nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc thời Tam Quốc. Trong bộ sách "Tam Quốc diễn nghĩa" La Quán Trung đã xây dựng thành công hình tượng bậc trí giả này khiến cho người người, nhà nhà biết đến, trở thành nhân vật điển hình tượng trưng cho trí tuệ của Trung Quốc.
"Thuyền cỏ mượn tên" và "Mượn đông phong" là những kiệt tác đẹp nhất của Gia Cát Lượng trong "Tam Quốc diễn nghĩa".
Để giúp Chu Du chuẩn bị đánh lại trăm vạn quân của Tào Tháo, Gia Cát Lượng đã đáp ứng trong ba ngày tạo ra cho Chu Du mười vạn tên răng sói. Ở thời đại cung tên, vũ khí thủy chiến chủ yếu là mũi tên. Do đó đây cũng là một mặt quan trọng để đo lường, đánh giá sức tác chiến. Song trong ba ngày tạo ra được mười vạn mũi tên ở thời kì đó là điều không dễ. Việc mà người khác không thể làm được thì Gia Cát Lượng lại làm được. Ông chỉ mượn mười chiếc thuyền con và người nộm bằng rơm, trong đêm sương mù mênh mang đến đánh quân Tào Tháo. Quân Tào không biết kẻ địch hư thực ra sao, nên không dám làm liều áp trận mà chỉ ở trên bờ bắn xuống. Như thế đã đem hàng vạn mũi tên tặng cho người nộm của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng không tốn một mũi tên, một người lính mà đã thu mười vạn mũi tên.
"Mượn đông phong" lại là một chiến công nữa của Gia Cát Lượng, lập được trong trận đánh lớn Xích bích. Để phá thế trận liên hoàn của quân Tào Tháo, Gia Cát Lượng đã "mượn" một ngày gió đông cho Chu Du, giúp quân Ngô hỏa công quân Tào. Ông yêu cầu Chu Du lập đàn thất tinh trên núi Nam Bình, tự mình đăng đàn cầu phong, kết quả "mượn" được gió đông, giúp cho Chu Du chiến thắng.
Trong hai câu chuyện này, Gia Cát Lượng đều "mượn" điều kiện thuận lợi của thời tiết, vận dụng khéo léo để đạt được mục đích mình. Do đó "mượn" thực chất là mượn "trời".
Bất cứ hành động nào của người ta đều được tiến hành trong điều kiện thời tiết nhất định.https://thuviensach.vn
Các nhân tố khí tượng : gió, mưa, sương, tuyết luôn luôn là nguyên nhân bên ngoài mà khi hành động ta không thể coi thường, những hành động quân sự lại càng như thế. Trong "Tôn tử binh pháp - địa hình biên" có nói : "Biết mình biết người, trăm trận trăm tháng. Biết trời biết đất thắng mãi không cùng". Do đó người chỉ huy quân sự nhất định phải hiểu được khí tượng học quân sự để linh hoạt lợi dụng các điều kiện khí tượng trong chiến đấu.
Ngày nay khu vực khí tượng học quân sự đã trở thành một môn khoa học mới mẻ và đang phát triển. Nó tổng hợp khí tượng học quân sự và địa hình học quân sự. Trong nghiên cứu sẽ thấy rõ những địa hình khác nhau thì biến đổi khí tượng cũng khác nhau và chúng có ảnh hưởng đáng kể đến các hành động tác chiến. Trong điều kiện khoa học phát triển hiện nay sự dự đoán về khí tượng không còn là vấn đề nữa, nhưng ở thời đại của Gia Cát Lượng mà làm được như thế là một việc thần kì. Cho nên có người nói tinh trí của Gia Cát Lượng như yêu quái.
Vậy Gia Cát Lượng đã làm thế nào để dự đoán chính xác thời tiết hồi đó? Trong Tam Quốc diễn nghĩa có nói : "Gia Cát Lượng đã từng gặp những dị nhân truyền thụ cho sách kì môn độn giáp". Ngày nay nhiều người không thừa nhận điều đó, cho rằng đó là những sách cặn bã của lịch sử. Cho nên tác giả kịch truyền hình cải biên về "Gia Cát Lượng'' đã bố trí thành Gia Cát Lượng đến bên sông để làm cuộc điều tra hỏi ngư dân. Diễn viên dẫn truyện Viên Khoát Thành đã giải thích rằng : Gia Cát Lượng đã sống một thời gian dài ở khu vực sông Trường Giang nên rất quen thuộc với sự thay đổi thời tiết ở quãng sông này. Sự thực thì những giải thích này không sai, nhưng rõ ràng biểu hiện khía cạnh chủ quan chật hẹp là lấy suy nghĩ của mình thay cho người xưa. Vì bản lĩnh thông thiên của Gia Cát Lượng không phải do La Quán Trung tự mình bột nghĩ ra mà trước Gia Cát Lượng các tiên triết của Trung Quốc cũng đã phát hiện ra phương pháp dự đoán thời tiết.
Gia Cát Lượng chỉ là một trong số ít người nắm được kĩ thuật thần bí đó mà thôi. Như Gia Cát Lượng sau này đã tự mình nói với Lỗ Túc "làm tướng mà không thông thiên văn không biết địa lợi, không hiểu kì môn, không biết âm dương không biết trận đồ, không rõ binh thế là tướng tầm thường''. Gia Cát Lượng trên thông thiên văn, dưới thông địa lí. Ông trước khi hành động đã dự đoán sẽ có gió to, cho nên mới dám yêu cầu Chu Du lập đàn cầu phong. Điều đó chứng tỏ mưu trí của ông sâu xa, hàm ẩn mà không lộ ra.
Trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, chúng ta đã thấy rõ Gia Cát Lượng rất thiện dùng hỏa công. Chiến công đầu tiên của ông lúc vừa ra khỏi lều cỏ là đốt cháy đồi Bác Vọng, sauhttps://thuviensach.vn
đó lại đốt cháy Tân Dã, rồi tiếp đến là Xích Bích. Đó là những sự kiện được tạo nên trong điều kiện lịch sử bấy giờ. Vì ở thời đại chiến tranh bằng cung tên giáo mác, thiếu những vũ khí sát thương đầy uy lực, cho nên các binh gia đều phải trên cơ sở sức thiên nhiên mà dùng kế mình, lợi dụng trời đất cho ý đồ của mình. Gia Cát Lượng thiện dùng hỏa công còn ở chỗ ông nắm rất vững kĩ thuật đặc biệt của phương pháp đánh hỏa công, đó chính là "Kì môn độn giáp” mà ông gọi là sách trời.
"Tôn tử binh pháp - hỏa công biên" chuyên bàn về phương pháp và nguyên tắc đánh hỏa công. Đó là "phát hỏa có giờ, khởi hỏa có ngày". Giờ đó là khô nhất trong ngày. "Ngày" là "kì, bích, dực, chẩn" trong tháng. Phàm đúng bốn sao này là "ngày nổi gió" . Ở đây đã nói đến điều kiện tất yếu của đánh hỏa công, thứ nhất là trời khô, thứ hai là có gió. Trời khô tức không mưa cho nên lửa không bị nước dập tắt; có gió thì lửa mới bùng lên. Kỳ, bích, dực, chẩn là 4 tú trong 28 tinh tú, cũng là những tinh tú chủ quản về gió. "Kỳ môn độn giáp" được gọi là sách trời, nói một cách cụ thể hơn đó là học thuyết bàn về sự vận động của thiên thể dẫn đến sự biến hóa của âm dương và phát sinh của các hiện tượng tự nhiên. Người xưa luôn cho rằng thiên cơ không thể để lộ, cho nên những sách trời như Kỳ môn độn giáp, luôn được truyền thụ một cách bí mật, do đó người biết rất ít, người tinh thông lại càng ít hơn.
Song ngày nay những thiên cơ này đã không còn gì bí mật nữa. Khoa học đã mở tung cánh cửa thiên đường để thông vào vũ trụ, thuật thần kỳ của Gia Cát Lượng cũng có thể bày rõ trước mọi người. Chúng ta gọi thuật kỳ bí đó là thuật thông thiên, giới thiệu cho những người tin tưởng vào khoa học một cách chân chính để cùng biết.
▲ Thuật thông thiên - Khí tượng học
Cái gọi là thuật thông thiên tức là phương pháp và kĩ xảo liên thông với trời. "Trời ở đây là chỉ các hiện tượng biến hóa trong không trung như mưa, gió, sấm, chớp, âm u hay nắng, v.v..." Những hiện tượng này đều là hiện tượng tự nhiên, nó tồn tại khách quan, không thay đổi theo ý muốn của con người. Với năng lực hiện có của con người, người ta chỉ có thể thừa nhận và thích ứng với những hiện tượng tự nhiên này. Nhận thức là tiền đề của thích ứng và là sự giành
lấy một cách tích cực. Đó là lý do hợp lý của thuật thông thiên.
https://thuviensach.vn
Thuật thông thiên là sự mày mò của các tiên triết Trung Quốc đối với các hiện tượng tự nhiên có tính quy luật bắt nguồn từ trong trời đất. Sự nỗ lực này hoàn toàn phù hợp với quan điểm triết học của Trung Quốc là "thiên nhân hợp nhất". Nó thống nhất với mục đích và hiệu quả của khí tượng học mà người phương Tây phát minh về sau này. Song, nó lại cũng có chỗ khác với khí tượng học phương Tây.
Khí tượng học thông qua sự quan sát và nghiên cứu đối với các trạng thái và hiện tượng của không khí, từ đó mà hình thành học thuyết dự đoán thời tiết. Khí tượng học dự đoán thời tiết chủ yếu lợi dụng các vận luật của khí tượng để tiến hành thống kê số học, từ đó mà tìm ra sự thay đổi thời tiết có tính chu kỳ.
Khí tượng học cho rằng vận luật của khí tượng là do quả đất quay từ tây sang đông, do quán tính của chuyển động mà khiến cho không khí hình thành hình sóng giống như sóng biển. Chỗ lõm xuống là lòng máng khí áp, chỗ đỉnh sóng là lưng khí áp. Sự nhấp nhô lên xuống của sóng khí tượng này, dưới ảnh hưởng của các mạch núi và dòng sông cố định trên mặt đất mà khiến cho nó hình thành sự biến đổi có tính chu kỳ.
Dùng phương pháp thống kê số học ta có thể nắm được sự biến đổi đó. Do đó có thể phán đoán được các hiện tượng như: thời tiết, nhiệt độ, hướng gió của một khu vực trong một thời gian nào đó.
Thuật thông thiên với tư cách là môn dự đoán thời tiết cũng có vai trò như thế. Nhưng thuật thông thiên thật ra không đến nỗi phức tạp như khí tượng học. Đó cũng chính là nguyên nhân mà thuật thông thiên bị nhiều người hoài nghi về tính khoa học của nó.
Sự khác nhau giữa thuật thông thiên và khí tượng học có thể quy nạp thành các mặt dưới đây :
Thứ nhất, phương pháp dự đoán khác nhau. Khí tượng học dự đoán về khí tượng chủ yếu căn cứ vào sự quan sát khí tượng ở một thời điểm và một địa phương cụ thể. Sau đó kết hợphttps://thuviensach.vn
với số học và nguyên lí để kết luận. Có thể nói không có sự quan sát cụ thể thì không thể có kết luận cuối cùng. Do đó, quan trắc, tính toán, phân tích là những khâu quan trọng không thể thiếu được của hoạt động dự đoán này.
Còn họat dộng dự đoán của thuật thông thiên chủ yếu là dựa vào gieo quẻ, hoặc lập quẻ theo thời gian để hoàn thành. Cho dù cũng vận dụng đến tri thức số học, nhưng số học ở đây chỉ là thủ đoạn để nhận được tượng quẻ, chứ không giống như số học trong khí tượng học là cái để làm thông số và để tính toán. Có được tượng quẻ là ta có thể căn cứ vào nguyên lí đã được quy định của thuật thông thiên để kết luận. Do đó chiêm bốc, đoán quẻ là hai khâu chủ yếu của hoạt động dự đoán của thuật thông thiên.
Thứ hai, lý luận dự đoán khác nhau. Khí tượng học có cả một hệ thống chuyên nghiên cứu về sự biến đổi của không khí. Những lý lụận này bắt nguồn từ sự tích lũy những thực tiễn cụ thể, do đó mà có tính chất phát triển rất lớn. Lý luận khí tượng có những khái niệm và nguyên lý riêng của mình, cho nên có tính chuyên môn rất cao. Thuật thông thiên cũng có lý luận chuyên môn riêng, nhưng những lý luận này không cấu thành hệ thống, cho dù nó cũng bắt nguồn từ thực tiễn, nhưng lại là những nguyên lý có tính khái quát, do dó mà nó không có tính chuyên môn hóa.
Vì vậy những lý luận này của thuật thông thiên có tính khép kín và bất biến tương đối.
Thứ ba, con đường dự đoán cũng khác nhau. Khí tượng học với tư cách là một môn khoa học, nó cũng có những đặc tính chung như các môn khoa học khác vốn có, tức là từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện tượng đến bản chất. Còn hoạt động dự đoán của thuật thông thiên cũng từ cụ thể đến trừu tượng, như khi gieo quẻ phải có ý niệm cụ thể. Nội dung ý niệm cụ thể này thực chất được cấu thành bởi ba nhân tố: địa phương cụ thể, thời gian cụ thể và thời tiết. Nếu thoát ly địa phương và thời gian cụ thể thì không thể dự đoán chính xác được. Đó là đặc điểm từ cụ thể đến trừu tượng của thuật thông thiên. Nhưng nó lại không đi từ hiện tượng đến bản chất. Thuật thông thiên không đòi hỏi các hiện tượng thời tiết, thời gian và địa phương cụ thể để làm căn cứ dự đoán. Nó sau khi trừu tượng hóa hiện tượng cụ thể lại hoàn nguyên thành những phù hiệu đặc biệt, đó là tượng quẻ. Con đường cơ bản của nó có thể khái quát thành: trừu tượng - hữu hình - phân tích, khác với con đường cơ bản của khí tượng học là : hữu hình - trừu
https://thuviensach.vn
tượng - phân tích.
▲ Thuật thông thiên - "kinh dịch"
Có thể nói kinh dịch là cơ sở lý luận của thông thiên thuật.
Kinh Dịch "ngẩng lên xem thiên văn, cúi xuống xem địa lý" là pho sách tàng trữ một lượng thông tin rất lớn về trời đất.
Những thông tin này thông qua hai phương thức để tàng chứa : một là tượng quẻ, hai là lời từ của quẻ.
Tượng quẻ là phương thức trực tiếp để tàng chứa thông tin, cũng là phương thức phù hiệu. Tám quẻ : thiên, địa, hỏa, thủy, sơn, trạch, phong, lôi đại biểu cho tám tượng vật tự nhiên trong trời đất, chúng chồng lên nhau sẽ biểu thị các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ : quẻ Lôi địa dự, quẻ thượng là chấn, là sấm, quẻ hạ là khôn, là mưa. Sấm mưa biến động là tượng nước ngập mênh mông. Quẻ Thủy thiên nhu, quẻ thượng là khảm, là nước, quẻ hạ là càn, là trời. Nước trên trời, khí mây bốc lên đến trời, chờ cho âm dương điều hòa thì tự nhiên sẽ thành mưa. Do đó, 64 tượng quẻ thực tế là một kho thông tin tàng chứa các tin tức về tự nhiên.
Người thành thạo xem tượng quẻ, thông qua tượng quẻ của việc muốn đoán là có thể phân tích ra những nội dung thông tin mà tượng quẻ đó bao hàm.
Lời từ của quẻ là sự giảng giải về tượng quẻ, là hình thức, văn tự của thông tin tàng chứa trong quẻ. Trong 64 quẻ có rất nhiều lời từ về khí tượng.
Ví dụ hào đầu của quẻ khôn là : dẫm lên sương, băng cứng.
https://thuviensach.vn
Ý nói là dẫm lên lớp sương mỏng thì đó là mùa đóng băng sắp đến. Quẻ khôn hào đầu ở dưới cùng, ở vị trí đó âm khí bắt đầu tăng trưởng, còn dương khí đã tiêu tán hết, biểu thị bắt đầu sự đóng băng.
Lời từ của quẻ Tiểu súc nói : Hanh. Mây dày không mưa, từ vùng phía tây đến. Nghĩa là nói mây đen dầy đặc từ phía tây.
Vì kinh Dịch không phải là tác phẩm chuyên nói về thông tin thời tiết, do đó những tri thức về mặt này rất tản mạn, không thành hệ thống. Song cái vĩ đại cùa kinh Dịch là ở chỗ bao la vạn tượng, không có cái gì không bao gồm trong đó. Cho nên không chỗ nào không dùng được nó.
Dùng thì sản sinh ra thuật. Thuật thông thiên là học thuyết chuyên môn của các bậc trí giả Trung Quốc ứng dụng Kinh dịch, cũng là sự thể hiện Kinh dịch được chuyên khoa hóa.
Sự chuyên khoa hóa này là một cách nhận thức lại đối với tượng quẻ, nó đem nội hàm vốn có của tượng quẻ để quy định lại. Ví dụ ly là hỏa, được diễn đạt là nắng; khảm là thủy được diễn đạt là mưa; càn là dương, là trời diễn đạt thành nắng; khôn là âm, là đất diễn đạt thành âm u; chấn là sấm, chấn nhiều thì mùa xuân, mùa hạ sấm đùng đùng; tốn là gió, tốn nhiều thì bốn mùa mùa nào cũng là gió mạnh ; cấn là sơn, là thổ, là dừng được diễn đạt thành mưa lâu thì ngừng ; đoài là trạch, là nước diễn đạt thành không mưa thì cũng âm u.
Cho nên gặp được càn, đoài, là sương, tuyết tan ; gặp được cấn tốn, tốn là gió, cấn là mây là gió mây giao nhau, cát bụi mù trời ; gặp phải khảm trên cấn là mây mù đầy trời ; khảm trên đoài là sương đọng thành tuyết ; chấn ly trùng trùng là sấm chớp liên hồi ; khảm tốn trùng trùng là sấm vang trăm dặm.
Các quẻ : địa thiên thái, thủy thiên nhu là tượng trời u ám mông lung. Các quẻ : Địa thiên phù, thủy địa ti là tượng tối đen ; quẻ thuần ly mùa hạ sẽ hạn, bốn mùa đều nắng ; quẻ thuần khảm mùa đông là hàn giá, bốn mùa mưa nhiều, mưa lâu vẫn không nắng ; gặp quẻ cấn thì sẽ ngừng, tức nắng lâu mà gặp cấn thì mưa. Các quẻ : Thủy hỏa kí tế, hỏa thủy vị tế trong bốn mùa, mùa nào cũng đều là gió ; các quẻ : Phong trạch trung phù, Trạch phong đại qụá là mưa tuyết cả https://thuviensach.vn
mùa đông. Gặp quẻ Thủy sơn kiển, Sơn thủy mông thì dù đi bách bộ gần nhà cũng phải mang
theo dù để che mưa. Gặp quẻ : Địa phong thăng, Phong địa quan thì mùa nào gió cũng lớn không thể đi thuyền. Ly trên cấn là sáng mưa chiều nắng. Ly ở cung cấn là sáng nắng chiều mưa. Tốn hoặc khảm trên ly là trời có ráng đỏ; tốn hoặc ly trên khảm cũng là có ráng đỏ.
Tóm lại, các bậc tiên triết của Trung Quốc qua phát huy và ứng dụng Kinh dịch mà dự đoán và nắm vững được các thông tin về thời tiết, tìm dược cái lợi, tránh được cái hại.
Thuật thông thiên dự đoán thời tiết đã được lưu truyền liên tục hàng vạn năm nay chưa khi nào suy giảm và đã trở thành một kĩ thuật tuyệt tác, thần bí, độc đáo. Nó hầu như đạt được sự dự báo chính xác như các nhà khí tượng học, hơn nữa còn tỏ ra đơn giản và dễ dàng hơn.
Tuy khí tượng học hiện đại ngày nay vẫn còn chưa thể giải thích được nguyên lí khoa học của thuật thông thiên, nhưng cũng không thể phủ nhận được sự thật độc đáo này. Do đó đối với việc nghiên cứu và ứng dụng thuật thông thiên đối với khoa học ngày nay mà nói là điều vô cùng quan trọng.
▲ Phương pháp dự đoán khí tượng bằng đồng tiền
Có rất nhiều con đường để thông thiên. Phương pháp dự đoán khí tượng bằng đồng tiền mà chúng ta giới thiệu ở đây chỉ là một trong những phương thuật đó. Xem một vết vằn biết được toàn con báo. Phương pháp này có thể cho ta hiểu dược sự thần kì, đỡ tốn sức và hiệu quả đến kinh ngạc của kinh Dịch.
Dự đoán khí tượng bằng đồng tiền là phương pháp dùng đồng tiền để đoán quẻ khí tượng. Để việc giới thiệu và học tập được thuận tiện chúng tôi chia quá trình đoán quẻ thành bốn bước
BƯỚC THỨ NHẤT : GIEO QUẺ
Gieo quẻ tức là dùng ba đồng tiền lắc và gieo. Trong phần phương thức đoán quẻ ở phía trên chúng ta đã giới thiệu qua ở đây không nhắc lại nữa. Cách ghi quẻ là : ở phía trên tờ giấy
ghi ngày, tháng và giờ âm lịch gieo quẻ bằng thiên can, địa chi.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
BƯỚC THỨ HAI : LẬP QUẺ
Lập quẻ là xây dựng tượng quẻ theo một phương thức và nguyên lí nhất định đối với quẻ đã gieo được. Chủ yếu là nạp ngũ hành và các thiên can địa chi, xác định hào ứng, hào thế, phối lục thân, phối lục cầm, tứ thần vào các hào của quẻ.
Nạp ngũ hành và thiên can địa chi cho các hào phải theo một quy luật nhất định. Đó là thành quả người Hán đã phát triển đối với Kinh Dịch. Chúng ta sẽ giới thiệu phương pháp lập quẻ này trong bảng giới thiệu 64 quẻ. Độc giả có thể căn cứ vào các kiến thức ở phần trước để tra.
BẢNG BÁT QUÁI NẠP NGŨ HÀNH, THIÊN CAN, ĐỊA CHI
Càn Khôn Khảm Cấn
Quẻ
ngoại
Quẻ
nội
Nhâm tuất thổ Nhâm thân kim Nhâm ngọ hỏa Giáp thìn thổ Giáp dần mộc Giáp tí thủy
Quý dậu kim Quý hợi thủy Quý sửu thổ
Ất mão mộc Ất tị hỏa
Ất mùi thổ
Mậu tí thủy Mậu tuất thổ Mậu thân kim Mậu ngọ hỏa Mậu thìn thổ Mậu dần mộc
Bính dần mộc Bính tí thủy Bính mậu thổ Bính ngọ hỏa Bính thân kim Bính thìn thổ
Đoài Ly Chấn Tốn
Quẻ
ngoại
Đinh mùi thổ Đinh dậu kim
Kỉ tỉ hỏa Kỉ mùi thổ
Canh tuất thổ Canh thân kim
Tân mão mộc Tân tị hỏa
https://thuviensach.vn
Đinh hợi thủy Kỉ dậu kim Canh ngọ hỏa Tân sửu thổ
Quẻ nội
Đinh sửu thổ Đinh mão mộc Đinh tị hỏa
Kỉ hợi thủy Kỉ sửu thổ Kỉ mão mộc
Canh thìn thổ Canh dần mộc Canh tí thủy
Tân dậu kim Tân hợi thủy Tân sửu thổ
Chia hào ứng, hào thế tức là xác định hào ứng, hào thế trong sáu hào. Hào thế là người hỏi quẻ, hào ứng là người khác hay việc cần hỏi, cũng tức là người hay việc mà người hỏi quẻ cần hỏi. Giống như các đại lượng đã biết và ẩn số trong phương trình đại số, hào thế là những vấn đề đã biết về người hỏi quẻ, hào ứng là những vấn đề mà người hỏi quẻ muốn biết. Phương pháp xác định chúng cũng theo một quy luật nhất định như sau. Hào thượng quẻ thứ nhất của mỗi cung là hào thế, ở quẻ thứ hai hào thế là hào đầu, quẻ thứ ba là hào hai, quẻ thứ tư là hào ba, quẻ thứ năm là hào bốn, quẻ thứ sáu là hào năm, quẻ thứ bảy là hào bốn, quẻ thứ tám là hào ba. Cách hào thế hai hào sẽ là hào ứng. Do đó chỉ cần nhớ được tám cung của 64 quẻ thì có thể nhanh chóng suy ra hào ứng và hào thế. Trong bảng tượng hào của 64 qụẻ có ghi rõ hào ứng và hào thế để tham khảo.
Người xưa khi dùng sáu hào để dự đoán thời tiết thường lấy hào ứng là trời, hào thế là đất. Căn cứ mối quan hệ gỉữa hào ứng và hào thế để phán đoán sự biến đổi của thời tiết. Người xưa lấy hào thế làm đất chứng tỏ sự khẳng định đúng đắn và nhận thức chính xác đối với vị trí bản thân.
Phối lục thân cho các hào tức là xác định mối quan hệ giữa ngũ hành và địa chi các hào của quẻ. Quy luật đó là : cái sinh ra tôi là cha mẹ, tôi sinh ra là con cháu, cái khắc tôi là quan quỉ, cái tôi khắc là thê tài, ngang hòa là anh em. Lục thân không những là đối tượng cần dự đoán mà còn là căn cứ để chọn tứ thần. Phối lục thân thực chất là xác định mối quan hệ giữa toàn bộ tượng quẻ với từng bộ phận cấu tạo nên toàn quẻ, tức là mối quan hệ giữa hệ thống lớn và hệ thống con. Bảng dưới đây có thể giúp chúng ta phối chính xác lục thân cho các quẻ.
https://thuviensach.vn
BẢNG SẮP XẾP LỤC THÂN
Cung quẻ Ngũ hành Ngũ hành của hào Cục thân
Càn Đoài
Kim
Hào kim Hào thổ Hào mộc Hào hỏa Hào thủy Hào mộc Hào thủy
Huynh đệ Phụ mẫu Thê tài
Quan quỉ Tử tôn
Huynh đệ Phụ mẫu
Chấn Tốn Mộc Khôn Cấn Thổ
Hào thổ Hào kim Hào thủy Hào thổ Hào hỏa
Hào thủy Hào mộc
Thê tài
Quan quỉ Tử tôn
Huynh đệ Phụ mẫu Thê tài
Quan quỉ
https://thuviensach.vn
Hào kim Tử tôn
Ly Hỏa Khảm Thủy
Hào hỏa Hào mộc Hào kim Hào thủy
Hào thổ Hào thủy Hào kim Hào hỏa Hào thổ Hào mộc
Huynh đệ Phụ mẫu Thê tài
Quan quỉ Tử tôn
Huynh đệ Phụ mẫu Thê tài
Quan quỉ Tử tôn
Sắp xếp lục cầm là căn cứ theo thiên can của ngày gieo quẻ để xác định mối quan hệ của lục cầm với sáu hào. Lục cầm là : thanh long, chu tước, câu trần, phi xà, bạch hổ, huyền vũ, cũng gọi là lục thần. Lục thần nguyên là tên của các ngôi sao, như thanh long đóng ở phương đông, bạch hổ đóng ở phương tây, chu tước đóng ở phương nam, huyền vũ đóng ở phương bắc. Đưa lục cầm vào không những để phân biệt các loại sự vật mà còn để ứng dụng tác dụng của các ngôi sao đối với con người và sự việc.
Do đó khiến cho sáu hào có tính không gian, phù hợp với quan điểm triết học "thiên, nhân hợp nhất".
https://thuviensach.vn
BẢNG LỤC CẦM PHỐI VỚI THIÊN CAN
Nhật can
Ngôi hào
Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu Kỉ Canh, Tân Nhâm,Quý
thượngHuyền vũThanh
Hào
longChu tước Câu trần Phi xà Bạch hổ
Hào 5 Bạch hổ Huyền vũThanh
longChu tước Câu trần Phi xà
Hào 4 Phi xà Bạch hổ Huyền vũThanh
longChu tước Câu trần
Hào 3 Câu trần Phi xà Bạch hổ Huyền vũThanh longChu tước
Hào 2 Chu tước Câu trần Phi xà Bạch hổ Huyền vũThanh long
Hào đầuThanh
longChu tước Câu trần Phi xà Bạch hổ Huyền vũ
Lục cầm mỗi cái đều có nội hàm riêng. Như thanh long thuộc mộc, chủ về các việc tốt lành, vui vẻ. Chu tước thuộc hỏa, chủ về cãi vã, thị phi. Câu trần thuộc thổ, chủ về các nỗi lo ruộng đất, tù đày, lao dịch. Phi xà thuộc thổ, chỉ về các việc lo sợ vu vơ. Bạch hổ thuộc kim, chủ về các việc thương tật, ốm đau, tang hiếu. Huyền vũ thuộc thủy, chủ về các việc trộm cắp, ám muội.
Thứ tự của lục cầm là cố định, nhưng theo sự thay đổi của thời gian nên thứ tự đó cũng có sự thay đổi tương ứng. Ví dụ gieo quẻ vào hai ngày giáp, ất thì hào đầu là thanh long, hào hai chu tước, hào ba câu trần, hào bốn phi xà, hào năm bạch hổ, hào sáu huyền vũ. Nhưng nếu gieo quẻ vào hai ngày bính, đinh thì hào đầu là chu tước, hào hai là câu trần, hào ba là phi xà, v.v...https://thuviensach.vn
Xin giới thiệu với độc giả bảng trên để tham khảo.
Phân ra bốn thần chính là căn cứ vào sự sinh khắc ngũ hành của sáu hào để xác định mối quan hệ nội tại giữa các hào. Bốn thần là : dụng thần, nguyên thần, kị thần, cừu thần. Dụng thần dùng để đoán việc, nên việc muốn đoán khác nhau thì chọn hào khác nhau làm dụng thần. Nguyên thân là hào sinh cho dụng thần, kị thần là hào khắc dụng thần, cừu thần là hào khắc nguyên thần hay sinh cho kị thần. Ví dụ dụng thần là thổ, nguyên thần sẽ là hỏa, kị thần là thủy, cừu thần là mộc.
Mục đích của bốn thần là để phân biệt các mặt có lợi, không lợi cho sự việc cần đoán. Nó có công dụng rất lớn trong dự đoán.
Vì khi dự đoán về thời tiết không cần dùng đến thân quẻ nên ở đây bỏ qua.
BƯỚC THỨ BA : XEM QUẺ
Sau khi lập quẻ xong thì việc tiếp theo là phân tích tình hình của các hào trong quẻ, đó là xem quẻ.
Xem quẻ chủ yếu là xem ngũ hành, sự động biến của các hào, xem các địa chi và sự vượng suy của chúng. Dưới đây chúng tôi thiên về phương pháp xem quẻ để dự đoán thời tiết.
1. Xem ngũ hành sinh khắc
Phương pháp dự đoán theo đồng tiền là đưa tượng quẻ trở về ngũ hành. Tượng quẻ phản ánh hiện tượng bên ngoài của sự vật còn ngũ hành thể hiện bản chất bên trong của sự vật, cho nên ngũ hành có một vị trí rất quan trọng trong đoán quẻ.
Ngũ hành tương sinh có nghĩa là : sinh cho nhau, trợ giúp nhau, hòa hảo với nhau, cứu nhau, chung sống với nhau. Cái sinh tôi thì tôi được lợi, cái tôi sinh thì tôi bị hao tổn. Cho nên sinh là việc có mặt lợi, cũng có mặt hại.
Ngũ hành tương khắc có nghĩa là: hạn chế nhau, làm hại nhau, xung khắc nhau, lừa dối nhau, là tượng không lợi. Cái khắc tôi thì tôi bị hại; cái tôi khắc thì tôi được mạnh lên.
Ngũ hành là thuộc tính bản chất của sáu hào, cũng là nguyên nhân bên trong của sự biếnhttps://thuviensach.vn
hóa. Do đó ngũ hành phải được xác định chính xác, nếu không sẽ ảnh hưởng kết quả của dự đoán.
2. Xem địa chi
Mỗi hào trong sáu hào đều có địa chi riêng, nó biểu thị sự liên qụan giữa hào và địa lợi, là nguyên nhân bên ngoài của sự biến hóa.
Dự đoán đối với sự phân tích các địa chi chủ yếu là căn cứ vào ba mối quan hệ: hợp, xung, hình. Hợp có nghĩa là tụ lại, xung là tán, hình là làm tổn hại.
Vạn sự, vạn vật đều có hợp có phân, hợp lâu tất sẽ phân, phân lâu tất sẽ hợp. Trong hợp có sinh, cũng có khắc, có cái trước phân sau hợp, có cái trước hợp sau phân. Có tương hợp là tốt, cũng có tương hợp là xấu. Những cái này đều là quy luật phát triển của sự vật.
Địa chi tương hợp có : tí hợp với sửu, dần hợp hợi, mão hợp tuất, thìn hợp dậu, tị hợp thân, ngọ hợp mùi, tức là lục hợp. Phương thức tương hợp là: ngày, tháng hợp với hào, hào hợp với hào, hào động hóa hợp, quẻ gặp lục hợp, lục xung biến thành lục hợp, hợp biến thảnh hợp. Những cái này, mỗi cái đều có ý nghĩa riêng khác nhau.
Tương hình có: tí hình mão, mão hình tí là hình vì vô lễ.
Thân hình dần, dần hình tị, tị hình thân là hình vì đặc thế.
Sửu hình tuất, tuất hình mùi, mùi hình sửu là hình vì vô ơn.
Thìn, ngọ, dậu, hợi tương hình là tự hình.
3. Xem vượng suy
Xem vượng suy là xem: sinh, vượng, hưu, tù của tượng quẻ, tượng hào, ngũ hành, lục thân trong tiết lệnh, nguyệt kiến, nhật thìn của bốn mùa trong một năm. Sự khảo sát này nghiêng về các hiện trạng trong những đơn vị thời gian, do đó mà so sánh giữa các bộ phận tổ thành của quẻ để tìm ra xu hướng của sự biến hóa.
Người xưa đối với tình hình của ngũ hành trong bốn mùa và các tháng đã có những quyhttps://thuviensach.vn
định riêng biệt. Cụ thể như sau:
- Nếu dung thần và nguyên thần lâm vào đất vượng, tướng là tốt, lâm vào hưu, tù là không tốt. Còn kị thân và cừu thân lâm vào đất vượng, tướng là xấu, lâm đất hưu, tù thì không xấu.
Vượng, tưởng, hưu, tù thực tế là xem hiện trạng của ngũ hành trong một tháng. Địa chi của mỗi tháng gọi là nguyệt kiến hay nguyệt lệnh, nắm quyền của một tháng, thao túng lệnh của ba tuần (thượng tuần, trung tuần, hạ tuần), quản đề cương của mọi việc, kiểm soát sự thiện ác của sáu hào, nắm quyên sinh sát. Nó có thể trợ giúp cho sự suy nhược của hào hoặc làm giảm bớt sự cường vượng của hào, chế ngự hào động và mối quan hệ giữa phi thần, phục thần.
Tháng Nguyệt kiến Vượng Tướng Hưu Tù
Giêng Hai
Dần Mão
Mộc
Hỏa Thổ, kim Thủy
Ba Tìn Thổ Kim, mộc Thủy Hỏa
Bốn Năm
Tí
Ngọ
Hỏa Thổ Kim, thủy Mộc
Sáu Mùi Thổ Kim Thủy, hỏa Mộc
Bảy Tám
Thân Dậu
Kim Thủy Mộc, hỏa Thổ
Chín Tuất Thổ Kim Thủy, mộc Hỏa Mười Hợi
https://thuviensach.vn
Thủy Mộc Kim, thổ Hỏa
Mười một Tí
Mười hai Sửu Thổ Kim, thủy Mộc Hỏa
Khi nguyệt kiến không nhập hào cũng vẫn có ý nghĩa, nhập hào càng mạnh tức là hào tương hợp với nguyệt kiến là có công dụng, nếu hào gặp nguyệt kiến tương xung, tức là gặp phá. Quy tắc của nguyệt phá là: tháng giêng phá thân, tháng hai phá dậu, tháng ba phá tuất, tháng tư phá hợi, tháng năm phá tí, tháng sáu phá sửu, tháng bảy phá dần, tháng tám phá mão, tháng chín phá thìn, tháng mười phá tị, tháng mười một phá ngọ, tháng mười hai phá mùi. Nghĩa là tháng giêng kiến dần sẽ xung phá hào thân trong quẻ tức là hào thân gặp nguyệt phá, nhưng phải lưu ý ra khỏi tháng thì không bị phá nữa.
Giống như nguyệt kiến, nhật kiến quản hiện trạng ngũ hành của một ngày. Nhật kiến tức là mười hai địa chi, hết một vòng lại lặp lại, là tiêu chí cụ thể sinh, vượng, kho, tuyệt của ngũ hành sáu hào trong quẻ, cũng là căn cứ quan trọng để quyết định thành bại trong dự đoán. Nhật kiến và ngũ hành có ý nghĩa khác nhau. Nguyệt kiến nắm quyền của ba tuần, nhưng có sự phân biệt theo bốn mùa. Mùa khác nhau thì sinh, vượng, kho, tuyệt của nguyệt kiến cũng khác nhau. Còn nhật kiến thì không thể, bốn mùa nó đều vượng và không thay đổi, là chủ tể của sáu hào, hành lệnh của một ngày, nắm quyền sinh sát của một ngày. Công dụng của nó giống như nguyệt kiến.
Dụng thần, nguyên thần được nhật kiến tương sinh, tương hợp, là vượng tướng ; bị nhật kiến tương khắc, tương xung là suy. Ngược lại kị thần, cửu thần được nhật kiến tương sinh, tương hợp là xấu, được nhật kiến tương khắc, tương xung là tốt.
Hào bị nhật kiến xung gọi là nhật phá, hào phá không có công dụng, tức là hào này không còn tác dụng đối với những hào khác trong quẻ.
Nguyệt kiến và nhật kiến đều là những đơn vị thời gian để đánh giá hào của quẻ. Nhật, nguyệt như trời, như vua, hào của quẻ như đất, như bề tôi. Nhật, nguyệt có thể khắc hào, còn hào không thể khắc nhật, nguyệt. So sánh tác dụng của hai cái thì nhật kiến mạnh hơn nguyệt kiến.
Khi đánh giá về tình hình ngũ hành trong đơn vị thời gian cần phải bàn đến vấn đề tuần không. Một tháng có ba tuần : thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Mỗi tuần có 10 ngày, dùng thiên can địa chi để biểu thị. Xem bảng dưới đây :
https://thuviensach.vn
BẢNG TUẦN KHÔNG CỦA SÁU TUẦN
Tuần
ất
bính
đinh
Mậu
Kỉ
canh
tân
nhâm
quý
Tuất, hợi
giáp tí
sửu
dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
thân
dậu
tuần không
Tuần
ất
bính
đinh
Mậu
Kỉ
canh
tân
nhâm
quý
Thân, dậu
giáp tuất
hợi
tí
sửu
dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
tuần không
Tuần
ất
bính
đinh
Mậu
Kỉ
canh
tân
nhâm
quý
Ngọ, mùi
giáp thân
dậu
tuất
hợi
tí
sửu
dần
mão
thìn
tị
tuần không
Tuần
ất
bính
đinh
Mậu
Kỉ
canh
tân
nhâm
quý
Thìn, tị tuần
giáp ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
tí
sửu
dần
mão
không
Tuần
ất
bính
đinh
Mậu
Kỉ
canh
tân
nhâm
quý
Dần mão
giáp thìn
tị
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
tí
sửu
tuần không
Tuần
ất
bính
đinh
Mậu
Kỉ
canh
tân
nhâm
quý
Tí sửu tuần
giáp dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
không
Mỗi tuần có chữ giáp làm đầu. Tất cả có sáu giáp, gọi là: tuần giáp tí, giáp tuất, giáp thân, giáp ngọ, giáp thìn, giáp dần. Trong mỗi tuần thiếu hai địa chi, ví dụ : tuần giáp tí thiếu tuất, hợi ; tuần giáp tuất thiếu thân, dậu ; tuần giáp thân thiếu ngọ mùi ; tuần giáp ngọ thiếu thìn tị ; tuần giáp thìn thiếu dần mão ; tuần giáp dần thiếu tí sửu. Thiếu tức là tuần không. Thiếu hai ngày nào thì gọi hai ngày đó là tuần không. Ví dụ : tuần giáp tí đoán quẻ, trong quẻ xuất hiện tuất, hợi thì hai hào đó gọi là tuần không. Người xưa bàn về tuần không rất nhiều như quan niệm đó là chân không, giả không, động không, xung không, kho không, tuyệt không, phá không, v.v...
Tóm lại xem quẻ tức là trong một thời gian cụ thể có sự phân tích cụ thể đối với các hào của quẻ. Không có một khoảng thời gian cụ thể thì cũng sẽ không có đặc trưng cụ thể của quẻ.https://thuviensach.vn
4. Xem động biến
Quẻ có quẻ biến, hào có hào biến. Hào biến thì quẻ biến. Sáu hào không động thì quẻ không biến. "Hệ từ" nói : "Động sinh ra cát hung". Cho nên hào động là căn cứ chủ yếu cho dự đoán. Hào động là sự việc bắt đầu, hào biến là sự việc kết thúc.
Quẻ biến có biến thành tốt, biến thành xấu. Biến sinh, biến vượng, biến tướng, biến hợp là tốt; biến khắc, biến hưu, biến tù, biến xung, biến hình là xấu.
Khi có hào động thì thuộc tính của nó cũng sẽ biến đổi theo. Trong phân tích cần tham khảo một cách toàn diện.
BƯỚC THỨ TƯ : ĐOÁN QUẺ
Qua ba bước trên, cuối cùng là tiến hành đoán quẻ. Đoán quẻ có quy tắc và phương pháp riêng. Khi dự đoán thời tiết, chủ yếu lấy lục thân làm chủ để chọn dụng thần và có những quy định chi tiết, cụ thể đối với việc lục thân làm chủ. Dưới đây sẽ giới thiệu nội hàm đặc biệt của nội thân và một số quy tắc để độc giả tham khảo trong dự đoán thời tiết.
1. Hào phụ mẫu chủ về mưa, sương mù, tuyết, mưa đá
Hào phụ mẫu ở trong quẻ là cái sinh ra tôi. Sinh ra tôi tức là trời đất, là âm dương. Khí của âm dương tương hợp, ngưng kết lại thành mưa.
Nước mưa bốc hơi thành sương tuyết, mưa đá. Cho nên nói hào phụ mẫu chủ về mưa, sương, tuyết...
Khoa học hiện đại cho rằng không khí nóng trên mặt đât bốc lên, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ thì lớp không khí ở gần mặt đất sẽ ngưng: kết thành những giọt nước mầu trắng trênhttps://thuviensach.vn
ngọn cỏ lá cây. Đó là sương. Khi không khí nóng bốc lên trên không trung, sẽ ngưng kết thành những giọt nước li ti làm thành mây. Thể tích của những giọt nước trong mây tăng dần đến mức không thể lơ lửng trong không trung được thì rơi xuống thành mưa. Khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ thì nó sẽ thành tuyết hoặc mưa đá. Người Trung Quốc cổ cũng nhận thức được điều này, cho nên khi dự đoán rất chú ý đến điều kiện khách quan, không phải cứ hễ thấy trong quẻ có hào phụ mẫu thì đoán là mưa, không có hào phụ mẫu thì đoán là nắng. Mà phải căn cứ các điều kiện sau đây:
Hào phụ mẫu động là có mưa.
Hào phụ mẫu trực tuần không, xuất, không là mưa
Hào phụ mẫu nhập kho, khi xung khai thì mưa.
Hào phụ mẫu, hào quan quỷ tĩnh mà gặp tuần không, khi nhật kiến xung mất thì có mưa. Hào phụ mẫu động lại gặp nhật, nguyệt kiến, hào động sinh phù thì có mưa to. Hào phụ mẫu hóa hào huynh đệ thì có mưa lớn.
Hào phụ mẫu suy nhược, hào quan quỷ vượng động thì mưa ít, mây nhiều. Hào phụ mẫu động và hào tử tôn cùng động là vừa nắng vừa mưa.
Hào quan quỷ động, hình, xung, hợp với hào phụ mẫu là trước sấm sau mưa.
Hào phụ mẫu và hào huynh đệ cả hai đều vượng, mùa đông có gió, chủ về mưa tuyết khắp nơi.
Hào phụ mẫu tam hợp chủ về mưa.
Hào phụ mẫu hưu tù không động thì không mưa.
Hào phụ mẫu hóa thoái thần, sau mưa không lâu sẽ nắng.
Hào phụ mẫu nhập kho, động mà hóa kho là chủ về nắng
Hào phụ mẫu hóa hào tử tôn là sau mưa thì nắng sáng
https://thuviensach.vn
Hào phụ mẫu tĩnh mà không có trợ giúp thì sẽ nắng hạn.
Hào phụ mẫu bị hào thê tài khắc thì không mưa.
Gặp hào thê tài vượng, hào từ tôn động phải chờ đến ngày hào thê tài nhập kho hoặc ngày tuyệt mới có mưa.
2. Hào tử tôn chủ về nắng
Sách xưa nói : tử tôn là sao của mặt trăng, mặt trời, động thì nắng khắp nơi. Cho nên hào tử tôn là tượng sáng sủa, chủ về nắng.
- Hào tử tôn vượng thì nắng sáng.
- Suy thì ảm đạm, kho tuyệt thì mờ tối, tuần không, thì mông lung.
- Hào tử tôn trì thế phát động thì trời trong không gợn một tí mây.
- Hào tử tôn hóa tiến thần thì trời trong xanh như được rửa.
- Hào tử tôn trì hào thê tài cùng động thì trời nắng.
- Hào tử tôn tĩnh mà gặp tuần không, bị nhật kiến xung là trời nắng.
- Hào tử tôn phục hào thê tài là nắng.
- Hào tử tôn tam hợp cục chủ về nắng.
- Hào tử tôn hưu, tù, không, phá hoặc hiện mà không động là trời nắng vừa, mây trắng bay, sương mù mỏng.
- Hào tử tôn hưu, tù, không, phục là tượng trời râm.
- Khí tượng quẻ có mưa, nếu hào tử tôn phát động thì không có sấm chớp mà có cầu vồng. - Hào huynh đệ hóa thành tử tôn là mây tan, trời nắng.
https://thuviensach.vn
- Hào tử tôn và hào huynh đệ cùng động là tượng sấm rền có cả cầu vồng.
3. Hào thê tài chủ về nắng
Hào thê tài theo lục thân mà nói là khắc hào phụ mẫu. Hào phụ mẫu chủ về mưa nên hào thê tài chủ về nắng.
- Hào thê tài chủ về nắng.
- Hào thê tài động khắc hào phụ mẫu sinh cho hào thế là chủ về nắng. - Hào thê tài động khắc hào phụ mẫu sinh cho hào thế là chủ về nắng - Hào thê tài vượng lại được nhật, nguyệt kiến, hào động sinh cho là chủ về nắng hạn. - Hào thê tài tam hợp cục là có ráng màu mà không mưa.
- Hào thê tài động thuộc quẻ cung càn là tượng hạn hán.
- Hào thê tài động biến nhập quẻ cung càn lại gặp nhật, nguyệt kiến, hào động sinh cho tất sẽ đại hạn.
- Hào thê tài vượng, tử tôn tuần không, chờ đến ngày ra khỏi không thì nắng. - Hào thê tài hóa hào quan quỷ thì lúc nắng, lúc âm u.
- Hào quan quỷ vượng, thê tài suy thì mù nặng như mưa dầm.
- Hào quan quỷ suy, thê tài vượng thì mây mù mau tan, trời hửng.
- Hào hợp với hào thê tài nếu bị hào huynh đệ khắc phá thì trời gió mà không nắng. - Hào thê tài hóa thoái thần thì nắng nhưng không lâu.
https://thuviensach.vn
4. Hào huynh đệ chủ về gió mây
Trong sách "Hoàng kim sách" nói: "Nếu bàn về gió mây phải dựa vào huynh đệ". Lại còn nói:"Hào huynh đệ trường sinh thì cuồng phong nhiều ngày".
- Hào huynh đệ phát động chủ về gió mây.
- Hào huynh đệ vượng là gió to, hóa thoái thân là gió nhỏ.
- Hào huynh đệ lâm tuần không, hoặc bị nhật kiến xung là chủ về gió nhẹ có sương mù. - Hào huynh đệ tam hợp cục chủ về gió.
- Trong quẻ hào huynh đệ động và hào phụ mẫu động là mưa gió xen nhau. - Hào huynh đệ hóa thành hào phụ mẫu là trước gió sau mưa.
5. Hào quan quỷ chủ về sấm chớp
Trong "Hoàng kim sách" viết : "Muốn biết sấm chớp phải xem hào quan quỷ". "Quan" là cái có quyền lập pháp và phát hiệu lệnh. Hiệu lệnh là tượng sấm kêu, có sấm thì có chớp. Chớp là hỏa, có hỏa thì có khói, khói là tượng mây mù. Cho nên quan quỷ là tượng về sấm chớp mây mù.
- Nếu hào quan quỷ ở cung chấn động tất sẽ có sấm.
- Hào quan quỷ động mà gặp tuần không, lại gặp nhật, nguyệt kiến xung thì chắc không có sấm.
- Kim quỷ hóa thành kim quỷ thì sấm đến rất nhanh, cần ẩn nấp.
- Hỏa quỷ phát động là chủ về sấm chớp.
- Trời nắng mà gặp hào quan quỷ là trời mù như có khói.
https://thuviensach.vn
- Quan quỷ động tất mây mù nặng, trời tối, về mùa hạ thì oi bức, mùa đông thì giá rét.
- Quan quỷ động mà trì thế , hoặc xung khắc hào ứng, hoặc lâm phát động đều chủ về mây mù dày đặc.
- Hào thê tài và quan quỷ cùng động là nhiều mây mù.
- Hào quan quỷ hóa thoái thần là sấm vang trời, ở vùng xa mưa to, ở chỗ mình mưa nhỏ. - Hào quan quỷ và hào phụ mẫu cùng động là trước sấm sau mưa.
- Quan quỷ tam hợp cục là mù tối trời, sấm giật chớp loé.
- Quan quỷ hóa thoái thần là mưa sắp tạnh.
- Quan quỷ là sấm chớp nên căn cứ theo từng mùa mà bàn cho thích hợp. THUẬT QUAN SÁT NGƯỜI:
QUAN SÁT KHÍ CHẤT
□ MỖI MIỀN THỦY THỔ NUÔI MỘT MIỀN DÂN
▲ Hoàn cảnh địa lí và khí chất của con người
https://thuviensach.vn
Trong cuộc sống hàng ngày qua hoàn cảnh địa lí và khí chất con người chúng ta vẫn thấy được có những người khác xa với ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau, trong đó có nguyên nhân do hoàn cảnh môi trường địa lí gây nên. Người phương Bắc khác với người phương Nam ; cũng là người phương Nam nhưng người lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) khác người lưỡng Hồ (Hồ Nam, Hồ Bắc), khác người lưỡng Hà (Hà Nam, Hà Bắc). Người miền núi khác người đồng bằng ; người sống bên bờ sông khác người miền biển. Cho nên thành ngữ có câu : Mỗi miền thủy thổ nuôi một miền dân.
Hoàn cành địa lí khác nhau nuôi dưỡng những dân tộc khác nhau. Nguời dân tộc khác nhau có tướng mạo, văn hóa, khí chất khác nhau.
Các nhà nghiên cứu tướng học thường bị hỏi : Tướng của người nước ngoài khác với tướng người Trung Quốc, vậy khi xem tướng cho người nước ngoài thì cách xem có giống như xem cho người Trung Quốc không ?
Câu trả lời khẳng định là : "Đại thể là giống nhau, nhưng người khác dân tộc, khác quốc tịch thì đầu tiên phải nghĩ đến đặc tính chủng tộc và bối cảnh văn hóa của họ".
Thực ra hai vấn đề đặc tính chủng tộc và bối cảnh văn hóa đã tồn tại từ xa xưa trong tướng học, chẳng qua là những người học tướng học chưa chú ý mà thôi. "Chiếu đởm kinh" đã từng bàn đến vấn đề này. Trong đó nói :
Núi sông vùng này đẹp, vùng kia xấu, tính tình người sống ở đó cũng nồng hậu, đạm bạc, nặng nhẹ, trong đục khác nhau. Nơi núi cao, sông sâu thì con người mạnh mẽ, nơi sông cạn, đất mỏng thì con người nhẹ nhàng. Người Tống thể hiện rõ ở miệng, người Thục thể hiện ở mắt, người Lỗ hiên ngang, người Giang Tây thể hiện ở sắc.
Sở dĩ như thế đều là do phong thổ khác nhau. Bàn về tướng không thể bỏ qua, nó là thần của tướng.
https://thuviensach.vn
Tóm lại diện mạo và tính tình của con người chịu sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên rất nhiều. Môi trường khác nhau thì tính tình điềm đạm, sôi nổi, nặng nhẹ, thô tục cũng khác nhau.
Vì núi non ở Phúc kiến cao và đẹp cho nên những người sinh ra ở đây có cốt cách thanh kì, tú khí. Hay nói cách khác, nếu những người sinh ra ở đây cốt cách thô tục thi không được xem là có tướng tốt. Ở Triết Giang sông hẹp rất nhiều, đất mỏng, người sinh ở đây lông mày thanh tú, người đẹp mà thông minh. Nếu ai đó là người thô, khí chất nặng chậm thì người đó tướng không tốt. Ở phía bắc đất dày nặng, cát vàng nhiều nên người ở đó mặt vàng, mũi tẹt, miệng rộng, mặt to. Nếu người vùng đó mà mũi cao, gò má ngang, dô cao là tướng không tốt. Vùng Chuẩn Hà sông rộng, người ở đây tính tình nông nổi, không sâu đậm lắm. Cho nên nếu ai ở vùng này mà sâu sắc quá thì tướng không tốt. Người Hà Nam miệng đẹp, nếu ai vùng này mắt đẹp là tướng không tốt. Người Sơn Đông tướng mạo hiên ngang. Người vùng này mà không hiên ngang là tướng không tốt. Người Giang Tây sắc da nhuận đẹp, nếu ai đó da xấu thì tướng không tốt.
Mỗi tỉnh có đặc điểm riêng, mỗi vùng tướng mạo lại khác nhau, đó là vì phong thổ khác nhau mà đưa đến. Người nghiên cứu tướng học nếu chú ý đầy đủ đến sự khác biệt này thì thuật tướng học của họ càng xuất thần hơn.
Trên đây là nói đến sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên khu vực đối với tướng mạo và tính cách của con người. Sự ảnh hưởng đối với cá tính khá mạnh mẽ. Đại thể chia làm bốn dạng sau :
Thứ nhất, người sống ở miền núi cá tính mạnh mẽ, thẳng thắn, lòng dạ ít lắt léo. Người miền biển cá tính khéo léo linh hoạt, ứng biến giỏi, nhiều mưu mẹo.
Thứ hai, người đồng bằng có cảm tình sâu sắc với đất đai. Mục tiêu phấn đấu của họ là thu được nhiều lương thực, năm nào cũng được mùa.
Họ cố mua được nhiều đất hơn, nuôi nhiều gia súc hơn để khỏi lo lắng vì hạn hán và lũ lụt. https://thuviensach.vn
Người vùng biển ham thích được làm quan hay buôn bán. Mục tiêu phấn đấu của họ là đường
công danh thuận lợi, làm quan to để rạng rỡ tổ tông. Nếu không làm được quan thì học buôn bán, vươn tay ra thương trường để làm giàu.
Thứ ba, người miền núi và đồng bằng cá tính bảo thủ, khả năng tiếp thu cái mới yếu, tính phản kháng khá mạnh. Người miền biển cá tính tương đối thoáng, ham tiếp thu cái mới, ham sáng tạo.
Thứ tư, người miền núi và đồng bằng ít hòa nhập vào công việc, cố chấp, như người ta thường nói "cố húc lấy được". Người miền biển đối với sự vật linh hoạt hơn nhiều, luôn suy nghĩ về đối phương, thậm chí đặt mình vào vị trí đối phương để xem xét công việc.
Thực ra không những người khác tỉnh có đặc điểm riêng mà ngay trong một tỉnh, người khác phủ, khác huyện đặc điểm cũng khác nhau. Thậm chí chỉ cách một ngọn núi, một con sông mà giọng nói, cá tính, phong tục, sinh hoạt cũng đã khác nhau.
Chúng ta thử so sánh tướng mạo của người ở Triều Châu, Thuận Đức... cũng sẽ phát hiện được những chỗ khác nhau đó.
▲ Bàn về nguyên nhân
Vì sao môi trường tự nhiên khác nhau lại dẫn đến sự khác nhau về tướng mạo và tính cách ?
Xã hội Trung Quốc trước cuộc kháng chiến chống Nhật, đại bộ phận là xã hội nông thôn, người nông dân bị cột chặt vào đấy. Thôn nhỏ nhất có thể chỉ có một gia đình. Phụ nữ và trẻ em sống tập trung một chỗ. Thôn nhỏ có thể chỉ ba gia đình, thôn lớn thì có đến mấy nghìn hộ.
Phí Hiếu Thông trong cuốn "Làng Trung Quốc" nói : nguyên nhân nông dân Trung Quốc
sống tập trung ở nông thôn đại thể có mấy điểm dưới đây :
https://thuviensach.vn
1. Diện tích mỗi nhà canh tác ít, gọi là tiểu nông kinh doanh, cho nên nhà ở tập trung, ruộng đất canh tác không xa nhà là mấy.
2. Chỗ ở phải có thủy lợi nên họ có nhu cầu hợp tác với nhau, ở tập trung tiện lợi cho việc hợp tác.
3. Ở tập trung an toàn, dễ bảo vệ.
4. Với nguyên tắc ruộng đất được thừa kế bình đẳng, anh em được thừa kế sản nghiệp của tổ tiên, khiến cho đời này đến đời khác ở tập trung một chỗ nên thôn xóm ngày càng to hơn.
Cho dù là nguyên nhân gì thì đơn vị nông thôn Trung Quốc đều là thôn xóm. Những thôn này, mỗi thôn có phương thức sống riêng, phong tục tập quán riêng. Hơn nữa giữa các thôn có sự độc lập, cách biệt. Phạm vi hoạt động của họ giới hạn trong khu vực, giữa các khu vực ít tiếp xúc, cuộc sống ngăn cách. Mỗi thôn giữ riêng khoảng xã hội độc lập của mình. Thường người thôn này ít đi lại với người thôn khác, thậm chí có lúc còn có thù hận sâu sắc với nhau. Có lúc vì tranh nhau nguồn nước, hoặc do gia súc xâm phạm ruộng vườn của nhau, có lúc do trẻ con tranh chấp mâu thuẫn nhau mà dẫn đến những cuộc ẩu đả gây thương vong rất đau xót.
Dưới sự hạn chế của tính địa phương làng xã, mà hình thành tập quán "sống ở thôn, chết cũng ở thôn". Cuộc sống suốt đời ở nông thôn, chỉ có một số ít người vì cuộc sống khó khăn không thể không bỏ đi nơi khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, đến cuối đời dù kiếm được tiền nhiều hay ít, dù thành đạt hay không cũng đều "lá rụng về cội", lại quay về quê hương sống cho đến chết. Giả thiết mọi người trong thôn đều như thế cả thì quan hệ giữa con người với nhau chỉ có một sắc thái. Ví dụ cô gái ở Thuận Đức, thà tự mình ở nhà kiếm tiền để sống chứ không chịu lấy chồng thôn khác. Có một số miễn cưỡng đi lấy chồng thì tuy danh phận là xuất giá nhưng trên thực tế vẫn gắn bó với thôn mình. Cho nên một số thôn giàu có ở Thuận Đức có khá nhiều bà già độc thân.
Trẻ con ở nông thôn từ bé đã sống trong những thôn biệt lập như thế. Chúng ít có dịp tiếphttps://thuviensach.vn
xúc với những người ở vùng khác, tự nhiên sẽ chịu sự hun đúc của ông bà tổ tiên, quen với cuộc sống mang tính biệt lập ổn định này. Mỗi em đều lớn lên trong con mắt của người làng và trong mắt của chúng những người chung quanh cũng đều như thế nên thành nếp nghĩ quen rồi. Đó là một xã hội quen thuộc, không có người lạ.
Do đó đời này tích lũy nối tiếp đời kia, mỗi thôn hình thành đặc tính riêng. Người lớn lên ở thôn nào thì mang sẵn trong mình đặc tính thôn đó.
Lấy những cô gái ở thôn Thuận Đức mà nói, đại thể có thể chia họ thành hai loại. Một loại là quanh năm bám chặt trong làng, chỉ biết đến guồng nước, nong tằm, không biết đến những việc ở làng khác. Còn một loại nữa thì đi làm công nơi khác, có người đi làm tì thiếp, có người làm người ở. Loại thứ nhất bị cột chặt vào quê hương, ít tiếp xúc hoặc thậm chí không tiếp xúc với người vùng khác. Những điều họ biết, họ nghe thấy, họ làm, họ cảm được đều là những việc ở nông thôn cho nên là những việc thông thường hàng ngày.
Loại thứ hai, họ được tiếp xúc với người thành thị, người vùng khác, thậm chí họ làm việc ngay trong những gia đình giàu có ở thành phố, cho nên những điều mà họ biết, họ nghe thấy, họ làm, họ cảm được đều mới mẻ và nhiều hơn những việc ở nông thôn.
Do đó ở những thôn mà các cô gái bị cột chặt ở đó nhiều, tuy có người có ăn nhưng vẫn giữ được đặc tính nồng hậu của nông thôn, còn những thôn có nhiều cô gái đi xa thì được mở mang hơn, ít mang đặc tính của làng đó. Cho nên những làng mà "thổ khí nhiều" thì xem thường những làng "thổ khí ít", nói họ là những người "sủng ngoại". Còn làng "thổ khí ít" cũng xem thường làng "thổ khí nhiều" nói họ là những người cố chấp, bảo thủ, đáng thương.
Có một ví dụ để có thể nhận rõ nhân tố hành vi của con người có quan hệ với phong thủy của địa phương. Đó là ở Tân Giới có hai làng gần nhau. Người thôn A phần đông đều sống ở nước Anh, rất ít người ở lại cày ruộng. Cho nên phụ nữ của làng đó yếu đuối, chủ yếu dựa vào nguồn tiền gửi về để sinh sống. Nhưng cuộc sống của họ khá giả, có tiền thừa là dùng vào việc sắm sanh trang hoàng nhà ở, mua các đồ điện sang trọng hoặc sắm các phương tiện giao thông. Trang phục của họ cũng hợp với thời trang, vải vóc đắt quý. Đến ngày lễ thường có bà con nước ngoài về thăm. Trong làng thường kêt hoa trang hoàng, tràn đầy không khí tươi vui,https://thuviensach.vn
trống chiêng ầm ĩ.
Còn thôn B toàn người cày cấy ở nông thôn, nhiều nhất là chăn nuôi gà lợn, không có ai xuất dương sống ở nước ngoài. Họ chân lấm tay bùn, vất vả làm ăn, của cải chẳng là bao hơn nữa còn bị thời tiết và mùa màng đe dọa. Có lúc hoa màu sắp thu hoạch, bỗng nhiên bị mưa bão cuốn đi trở thành người tay trắng. Có lúc dịch bệnh hoành hành, đột nhiên bị chết... Cuộc sống của họ thật khó khăn, thường nằm trên bờ vực sự nghèo đói và túng thiếu.
Bình thường, người hai thôn này vì giàu nghèo cách biệt, nên họ không đồng cảm được với nhau. Người thôn A có lúc vô tình hay hữu ý, khoe giàu với thôn B. Họ lái môtô sang thôn B bóp còi inh ỏi, làm cho người thôn B tức đỏ mặt. Những lúc có ngày vui, họ treo đèn kết hoa, trống chiêng rầm rộ làm cho người thôn B khó chịu. Do dó sự ghen ghét nhau theo ngày tháng tăng lên.
Nói ra thật lạ, người hai thôn này, về tướng mạo cũng dần dần khác biệt. Người thôn A phần đông mặt mày thanh tú, da dẻ nõn nà, đi đáng nhẹ nhàng, nói năng lịch thiệp. Còn người thôn B phần nhiều thô kệch, mày rậm mắt to, da dẻ thô ráp, thường là đề tài cho thôn A châm biếm.
Hai thôn gần kề nhau mà sự khác biệt lại lớn đến thế. Người ta không đi tìm nguyên nhân mà lại cứ nghĩ một cách giản đơn rằng do phong thủy gây nên.
Người thôn B nói: "Nhất định thôn A mời thầy phong thủy phá long mạch, mồ mả thôn B, cho nên chúng tôi mới nghèo khổ thế này".
Tin này lan sang thôn A, người thôn A nghe thấy, tự nhiên lo lắng, sợ người thôn B báo thù, phá mồ mả ông cha họ, do đó tổ chức "đội bảo vệ" để đề phòng người thôn B.
Thực ra, những trường hợp mâu thuẫn như hai thôn A và B rất nhiều. Qua nghiên cứu thấy rõ điều này không hề liên quan gì đến phong thủy. Theo sự việc mà nói, ta dễ dàng thấy rõ: sở dĩ thôn A giàu, thôn B nghèo là do ảnh hưởng của nhân tố con người, hoàn toàn không liên
quan gì đến phong thủy, mồ mả.
https://thuviensach.vn
▲ Sự ảnh hưởng của phong thủy núi sông đến tướng mạo
Tính tình, tướng mạo của một người có nguồn gốc ở hình thế, phong thổ, núi sông. Thủy thổ khác nhau, tính tình, tướng mạo của con người cũng khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất, vẫn là nguồn gốc tổ tiên của anh ta, di truyền của ông cha và sự dạy dỗ từ thời niên thiếu. Đồng thời cũng có nguồn gốc ở tiên thiên bẩm sinh.
Trân Đạm Sở nói đúng : "Tính tình gốc ở sông núi mà ra và gốc còn phát ở nguyên thần. Trong đi với trong, đục đi với đục ; cao đi với cao, thấp đi với thấp. Cho nên người lành tìm đến nhau, còn kẻ ác tìm người ác".
Tướng học ngoài nghiên cứu ảnh hưởng của sống núi, phong thổ, hình thế đối với tướng mạo ra, còn nghiên cứu ảnh hưởng của chủng tộc đối với tính tình, tướng mạo của con người.
Cử ví dụ để xem xét.
Những anh hùng, hảo hán được miêu tả trong "Tam quốc diễn nghĩa" phần nhiều đều là người phương Bắc, cho nên tướng mạo của họ mang những đặc trưng của người phương Bắc.
Lấy Lưu Bị mà nói. Tướng mạo và tầm vóc của ông ta được miêu tả như sau : “Ham đọc sách, tính rộng rãi, ít nổi, giận mừng không hiện lên sắc mặt. Người có chí lớn, thường kết giao với những bậc hào kiệt trong thiên hạ. Thân cao tám thước, hai tai chấm vai, hai tay quá đầu gối, mắt nhìn hai tai, mặt như ngọc, môi như son".
Tướng mạo và tính cách của Trương Phi thì như sau : "Thân cao tám thước, đầu báo mắt lồi, râu hùm hàm én, tiếng vang như sấm, thế như ngựa phi".
Tướng mạo và tính tình của Quan Vân Trường là : "Thân cao chín thước, tóc dài hai thước,https://thuviensach.vn
mặt đỏ môi son, mắt phượng mày ngài, tướng mạo đường đường, uy phong lẫm liệt". Nhưng khi viết về người phương nam lại toàn là đặc trưng của người phương nam.
Lấy Tôn Quyền mà nói, tướng mạo được tả như sau : "Mày vuông miệng lớn. Nhìn qua khắp lượt anh em nhà họ Tôn, tuy mỗi người có vẻ đẹp riêng nhưng lộc không bền. Duy có Trọng Mưu (tức Tôn Quyền) tướng mạo kì vĩ, cốt cách phi thường thật đáng người đại quý, lại hưởng thọ cao, ít ai bì kịp".
Ở đoạn khác còn viết : "Sinh ra đã trán rộng mặt nở, thân hổ lưng gấu. Năm 17 tuổi đã cùng cha lên tiền đường, bắt bọn cướp biển. Xách đao lên bờ, hô vang một tiếng quân theo rầm rập, tuồng giặc và quân binh hoảng hồn bỏ chạy, liền đuổi theo diệt ngay tướng cướp".
Còn tướng mạo của Chu Du là : "Tư chất phong lưu, dung mạo đẹp đẽ". Nếu so sánh tướng mạo của người phương bắc và phương nam ta sẽ thấy khác nhau. Trong sách tướng có đoạn viết: Người ở vùng đất cứng thì cứng cáp, mạnh mẽ, người ở vùng đất yếu thì yếu đuối, nhu mì, người ở vùng đông dân thì tinh tế, người ở vùng nhàn nhạ thì đẹp, người vùng đất xấu thì xấu". Cho nên người nam tướng bắc (trán làm chủ), người bắc tướng nam (cằm làm chủ) đều có cái quý. Trong tướng pháp đó đã bao gồm sự thích nghi với vùng đất.
Có thể nói một cách cụ thể hơn là : người ở vùng đất cứng, vì phải chống chọi với gió mạnh tuyết to, cuộc sống khá gian khổ nên cá tính của họ cứng rắn. Còn người ở vùng đất mềm, lỏng lẻo, vì canh tác dễ dàng, hơn nữa điều kiện thiên nhiên không khốc liệt, cuộc sống ổn định, cho nên tính cách của họ nhu thuận, mềm yếu. Người ở vùng đất đen mà cứng, vì mối quan hệ với khí hậu và khu vực nên vóc người và tứ chi cùa họ thường thấp nhỏ, yếu đuối. Người ở vùng mùa màng thu hoạch nhiều, tướng mạo và tứ chi của họ thường thô lậu.
Nếu tướng mạo tính tình, tầm vóc của con người có thể thoát khỏi ảnh hưởng của nơi sinh ra thì nhất định sẽ làm nên việc lớn.
Người phương nam có tầm vóc cao như người phương bắc, gọi là "người nam tướng bắc"https://thuviensach.vn
hay người phương bắc thấp bé như người phương nam gọi là "người bắc tướng nam", hai loại người đó đều là quý tướng.
ð BÁT QUÁI TƯỚNG MẶT
▲ Bát quái tướng mặt
Theo quan sát thực tế, tướng mặt của một người thông thường chia làm 8 khu vực. Đó là bát quái tướng mặt.
Trần Đồ Nam trong sách "Tướng gia bí quyết" nói : ngũ hình không trung chính thì cuộc đời nghèo khổ. Bát quái đầy đặn thì tài lộc đầy đủ".
Sách "Thuần dương tướng pháp" nói : "Tam đình bát quái đòi hỏi sự tương xứng". Cái gọi là bát quái tức là tám bộ vị trên gương mặt.
Bộ vị thứ nhất là tai phải. Tai phải thuộc phương đông. Phương đông giáp, ất, dần, mão đều thuộc mộc, cho nên tai phải gọi là "mộc tinh”, cũng gọi là "cung chấn".
Bộ vị thứ hai là góc trán bên phải. Góc phải trán thuộc phương đông nam, trong bát quái gọi là "quẻ tốn". Do đó nói chung các nhà tướng học đều gọi là "ngôi tốn".
Bộ vị thứ ba là chính giữa trán. Chính giữa trán thuộc phương nam. Phương nam bính, đinh, tị, ngọ đều thuộc hỏa, cho nên giữa trán gọi là "hỏa tinh", cũng gọi là "cung ly".
Bộ vị thứ tư là góc trán bên trái. Góc trán bên trái thuộc phương tây nam, trong bát quái gọi là "cung khôn". Do đó các nhà tướng học đều gọi là "ngôi khôn".
Bộ vị thứ năm là tai trái. Tai trái thuộc phương tây. Phương tây canh, tân, thân, dậu, đều thuộc kim, cho nên tai trái gọi là kim tinh, cũng gọi là cung đoài.
Bộ vị thứ sáu là má trái. Má trái thuộc phương tây bắc, trong bát quái gọi là "cung cần". Do đó các nhà tướng học gọi là "ngôi càn".
https://thuviensach.vn
Bộ vị thứ bảy là cằm. Cằm thuộc phương bắc. Phương bắc nhâm, quỷ, hợi, tý đều thuộc thủy, cho nên miệng và cằm đều gọi là "thủy tinh”, cũng gọi là "cung khảm".
Bộ vị thứ tám là má phải. Má phải thuộc phương đông bắc, trong bát quái gọi là "quẻ cấn". Do đó các nhà tướng học đều gọi là "ngôi cấn" . Tám bộ vị này yêu cầu phải cao, đứng, đầy đặn, dầy dặn có thịt. Kị nhất là lép, phẳng, lồi lõm và mỏng.
Nhà tướng học Ngụy Càn Sơ đời Thanh trong quyển 24 của bộ sách "Tướng học vấn đáp" có một đoạn vấn đáp về bát quái tướng mặt. Có thể tóm tắt như sau :
Hỏi: Vì sao người ta lại chia tướng mặt thành bát quái ?
Đáp: Đó là để thuận tiện quan sát, các nhà tướng học đã chia mặt thành các bộ vị. Ví dụ : hai tai là để xem vận khí thời niên thiếu. Con trai, tai trái quản từ 1 dến 7 tuổi. Tai phải quản từ 8 đến 14 tuổi. Con gái thì ngược lại, tai phải quản từ 1 đến 7 tuổi, tai trái quản từ 8 đến 14 tuổi.
Chia tướng mặt thành tám khu vực cũng giống như hai tai là để quan sát cho thuận tiện mà thôi. Đã đành chia tướng mặt thành tám khu vực thì phải đặt tên cho nó để mọi người có chuẩn tắc chung. Vì là tám khu vực qho nên dùng tên của tám quẻ thuần trong Kinh dịch để đặt tên cho nó. Điều đó không có nghĩa là trên mặt quả thực có tám quẻ.
Hỏi : Vì sao tai phải lại gọi là cung chấn, còn trán gọi là cung ly, tai trái gọi là cung đoài. Đó có phải là thiên nhiên sắp xếp rồi không?
Đáp : Các ngôi quẻ trên tướng mặt theo tôi không có một sự sắp xếp tiên thiên nào cả. Đó là một số bậc tiền bối trong giới tướng học căn cứ kinh nghiệm người xưa và bản thân mình đặt ra mà thôi. Chúng ta biết rằng từ rất xa xưa, các bậc tiền bối của giới tướng học đã chia mặt thành bốn phương vị : đông, tây, nam, bắc. Cũng từ rất xa xưa người ta đã chia tướng mặt thành ngũ tinh : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hai cách chia này đều lấy tai phải làm phương đông. Phương đông giáp, ất, dần, mão đều thuộc mộc cho nên gọi là mộc tinh. Vì ngôi quẻ của các quẻ dịch lấy chấn thuộc phương đông, cho nên các bậc tiền bối của giới tướng học lấy tai phải phốihttps://thuviensach.vn
với quẻ chấn.
Cũng theo đạo lý đó, trán là phương nam. Phương nam bính, đinh, tị, ngọ đều thuộc hỏa, cho nên gọi là hỏa tinh. Vì ngôi quẻ của quẻ dịch lấy ly ở phương nam cho nên các nhà tướng học lấy trán phối với quẻ ly...
Sau khi đã hiểu được bát quái của tướng mặt thì ta có thể thảo luận về vấn đề "người phương nam lấy trán làm chủ".
1. Trán ở ngôi ly, thuộc phương nam, cho nên những người phương nam tức là sinh ra từ bờ nam sông Trường Giang trở về nam muốn biết có phú quý hay không thì phải xem trán của họ.
Chứng cứ 1 : Sách "Thần dị phú" nói : "Nam phương quý hoạn thanh cao, đa chủ thiên đình phong khoát".
Chú giải : Nam phương lấy thiên đình làm chủ. Thiên đình là trán, cũng là sao. Người phương nam nếu trán rộng, cao, đầy, không lệch, lõm thì quan lộc nhiều, phần nhiều là người có chức quyền cao quý.
Chứng cứ 2 : "Xương dương ca tường giải" nói : "Nam nhân phong ngạch, định tác tam công".
Chú giải : Người phương nam lấy trán làm chủ. Trán nên đầy đặn, no đầy, kỵ thấp, lồi, lõm. Phàm là người có thể làm quan tể tướng, người phương nam thì trán phải rộng, đầy, trơn bóng, không có nếp nhăn.
2. Trán bao gồm 16 bộ vị, trong đó bộ vị : "thiên trung" quản tuổi 16, bộ vị "thiên đình" quản tuổi 19, bộ vị "tư không" quản tuổi 23, bộ vị "trung chính" quản tuổi 25 và bộ vị "ấn đường" quản tuổi 28. Đó đều là những bộ vị có liên quan đến công danh, quan chức. Phàm là người có thể làm quan to thì những bộ vị này sinh ra đều đã đẹp, nhất là những người sinh ở phía nam sông Trường giang.
Chứng cứ 1 : Sách "Thần dị phú" nói :"Ngạch phương, diện khoát, sơ sinh vinh hoa". Chú giải : Ngạch là hỏa tinh là quan lộc, là cung phụ mẫu. Nếu trán vuông, mặt nở thì tuổi
niên thiếu đã vinh hoa.
https://thuviensach.vn
Chứng cứ 2 : Sách "Quỷ giám tâm ngộ" nói : "Thiên đình cao túng, thiếu niên phú quý khả kỳ".
Chú giải : Thiên đình ở phía trên ấn đường, phía dưới chân tóc, là chỗ cao nhất, cho nên gọi là thiên đình. Thiên đình nên cao, đứng như vách, vồng như gan, không có nếp nhăn, không lệch lõm. Nếu có cả ngũ nhạc chầu thì sẽ là người hiển quý.
Chứng cứ 3 : Sách "Nhân luân đại thống phú" nói : "Trán vồng như gan, dựng đứng như bức tường thì phúc thọ dồi dào".
Theo đó ta có thể thấy cách nói người phương nam lấy trán làm chủ là có căn cứ.
Nói đến "người phương nam lấy trán làm chủ" thì cũng phải nói đến "người phương Bắc lấy cằm làm chủ".
1. Ngược với trán, cằm ở ngôi khảm, thuộc phương bắc. Cho nên những người sinh từ bờ bắc Trường Giang trở lên bắc có phú qúy hay không là phải xem cằm của họ ra sao.
Chứng cứ 1 : "Địa các thi quyết" nói : "Địa các đoạn long vãn cảnh hanh, thiên tập địa triều y cẩm vinh. Yến hàm thanh hưởng công hầu tướng, duy hữu bắc nhân tảo đắc danh".
Chú giải : Cằm là gốc chủ về phú qúy, nên dầy, đầy đặn. Người phương bắc được như thế thì sớm thành danh.
Chứng cứ 2 : Sách "Thần dị phú" nói : "Bắc phương công hầu đại quý, giai do địa các khoan long".
Chú giải : Người phương bắc lấy cằm làm chủ, là thủy tinh. Người phương bắc nếu cằm rộng, đầy đặn lại chầu thiên đình thì phần lớn là bậc công hầu đại qúy.
Chứng cứ 3 : Sách "Thần dị phú" nói : "Trọng di phong hàm, bắc phương chi nhân quý thả cường”.
Chú giải: Người nếu cằm béo, lớn, hai bên hàm rộng như hàm én thì đó là quý tướng, đặc biệt là người phương bắc lại càng quý.
2. Cằm bao gồm 14 bộ vị, trong đó các bộ vị như "huyền bích", "địa kho", "địa các" đều cóhttps://thuviensach.vn