🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đi Xuyên Hà Nội Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn ĐI XUYÊN HÀ NỘI Tác giả: Nguyễn Ngọc Tiến Chuyển text, soát lỗi: cailubietdi Ebook: Cuibap https://thuviensach.vn Lời Giới Thiệu Bảng lảng và trần trụi Trong một thời gian dài bao cấp, ấn tượng về những trang báo thời sự là chúng khô khan, vắng bóng tính giải trí, và dường như sẽ nhanh chóng bị quên lãng trong các thư viện cũ kỹ. Những đã có một người chuyên tâm đi lục lại những trang thông tin hết thời ấy, chắp nối lại chúng và thổi hồn vào đấy thành những ghi chép khảo cứu sống động. Đó là Nguyễn Ngọc Tiến. Cho đến giờ, những khảo cứu của anh về một Hà Nội qua chiều dài lịch sử đã thành thương hiệu trong làng văn. Đọc những trang viết từ nhiều cuốn sách được tập hợp qua nhiều năm tháng miệt mài làm việc, tập trung quanh câu chuyện về một mảnh đất nhiều thăng trầm, người ta có thể thấy Nguyễn Ngọc Tiến tựa như một sử nhân của Hà Nội. Sau các tản văn, bút ký 5678 bước chân quanh hồ Gươm, Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội và tiểu thuyết Me Tư Hồng, Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục các truyện-sử về thành phố anh gắn bó qua tập sách mới - Đi xuyên Hà Nội. Đó là Hà Nội của nhiều góc cạnh: những bước hình thành nên thành phố kiểu phương Tây do người Pháp lập bên cạnh những phố Hàng của Kẻ Chợ, những thú chơi hay phong tục của thời trước, những gì phế hưng nơi này. Có khi là câu chuyện nhiều ngổn ngang trong thân phận những ngôi biệt thự cũ giờ cái còn cái mất. Có khi là những phận đời nổi trôi theo thời cuộc: những nhà nho thất thế, một ông Tây say mê văn hóa bản địa và thành nhà Hà Nội học, những người con trai con gái của một thời yêu nhau trong sáng... Anh tỉ mẩn lục lại xem quy tắc giao thông xưa, cầu Long Biên khởi dựng ra sao, ăn mày Hà Nội hay chợ búa thế nào... Hay những dấu mốc lịch sử của những cuộc chiến tranh diễn ra trên mảnh đất Hà Nội, mỗi lần đi qua là để lại những tác động nghiệt ngã lên dấu tích vật chất lẫn văn https://thuviensach.vn hóa sống của con người. Có những điều giản dị mà khiến người đọc ngỡ ngàng, hóa ra đã diễn ra chưa quá lâu mà tưởng như xa lăng lắc: ... Nhưng phải đến năm 1960 Hà Nội mới có ba cụm đèn tín hiệu được điều khiển thủ công tức là công an ngồi trong bốt bật công tắc gồm: Ngã năm Cửa Nam, ngã tư Điện Biên Phủ-Trần Phú và ngã tư Tràng Tiền-Hàng Bài. Ngã tư Điện Biên Phủ-Trần Phú tuy không đông đúc nhưng khu vực này có nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài nên phải có đèn tín hiệu cho ra dáng thủ đô. Ông Bính nhà ở đầu phố Bà Triệu kể rằng, năm 1964, khi đó ông 11 tuổi, gần như ngày nào cũng vào bốt xem các chú công an điều khiển và có vài lần “chú công an mỏi tay quá nhờ tôi bật công tắc”. (Đèn tín hiệu giao thông có từ bao giờ?) Đọc mà thương người Hà Nội ngày xưa, họ đã đi qua những khúc quanh thời cuộc, đọc mà không nén nổi những tiếng thở dài. Giọng văn thong thả, chậm rãi, có chút lãnh đạm làm tăng thêm cảm giác “truyền kỳ” của những câu chuyện lạ, nhất là những điều gợi nên suy ngẫm về khoảng cách giữa văn minh và u tối ở một đô thị vừa già cỗi lại vừa lắm nỗi ngây thơ... Nhiều chỗ tác giả chỉ đưa ra những con số và sự kiện mà người đọc cũng nghẹn ngào. Vì nỗi thương mình đã sống trong hoàn cảnh đó, hay thương một xã hội đô thị nhiều dâu bể? Trong cuốn sách này, tính chuyển động, sự trôi dạt nổi lên như một yếu tố chính. Từ những cái Tết ra đi và trở về (Đinh Hợi, Tết ra đi; Quý Sửu, Tết trở về), ngày chia ly của những người tản cư đi kháng chiến, người di cư vào Nam, người đi vùng kinh tế mới (Người Thăng Long-Hà Nội di cư), ngày đoàn viên của người từ nơi sơ tán hay mặt trận về (Hà Nội tháng 4-1975)... rất nhiều lần Nguyễn Ngọc Tiến nhấn mạnh tới tính động của dòng chảy đời sống Hà Nội. Nó vừa bảng lảng lại vừa trần trụi. Nó đẫm đầy chất tiểu thuyết. Vấn đề mà Đi xuyên Hà Nội tiếp nối các cuốn sách trước của cùng tác giả chính là giá trị của những trang truyện-sử phong tục xã hội, điều các chính sử thường bỏ qua, đặc biệt cần thiết ở một đô thị hậu thuộc địa. Sự lựa chọn đề tài đa dạng, gần gũi đời sống thường nhật cũng làm nên sự sống động của cuốn sách. Tất cả dựng nên một cách tự nhiên chân dung https://thuviensach.vn một Hà Nội vừa tài hoa vừa xô bồ, cổ kính mà luôn đầy chất đương đại. Khả năng bao trùm các đề tài về nơi này của Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục khẳng định một điều: còn rất nhiều thứ của Hà Nội xứng đáng để các nhà văn viết thật hay. Nguyễn Trương Quý https://thuviensach.vn Biệt Thự Và Thân Phận Trước khi trở thành thành phố nhượng địa (concession) vào năm 1888 thì chính phủ Pháp đã có kế hoạch xây mới, mở rộng Hà Nội với mục đích cai trị làm căn cứ để bình định các tỉnh Bắc Kỳ, chiếm đóng Việt Nam lâu dài. Khi Hà Nội chính thức là thành phố nhượng địa thì chính quyền bảo hộ đã quyết định xây dựng Hà Nội trên nền cũ, không xây bên cạnh như người Anh làm ở New Delhi cho dù ở Bắc Kỳ vẫn còn các cuộc chiến đấu lẻ tẻ chống quân Pháp theo ngọn cờ Cần Vương. Thời kỳ này, trong khu vực “36 phố phường” nhà lá vẫn chiếm đa số, nhà xây rất ít và chủ yếu là các phố Hoa kiều gồm: Mã Mây, Lãn Ông, Hàng Ngang... Các con phố bắt đầu bằng chữ Hàng cong queo, dân buôn bày hàng lấn ra đường, phên cót che mưa nắng khiến ngựa của đám Nha huyện Thọ Xương không đi được. Hai bên phố không có rãnh thoát nước, trời mưa bùn lầy đến đầu gối, nhà vệ sinh rất sơ sài. Công việc cải tạo khu phố cổ tiến hành song song với xây dựng khu hành chính ở phía đông và khu phố kiểu Pháp ở phía nam hồ Gươm. Trên quan điểm “Đô thị là tổng hòa những biện pháp mà một quốc gia dùng nó để đảm bảo cho nhịp điệu và chất lượng của đời sống với kiểu mới”, các văn bản về quy hoạch quy định chi tiết cho các công trình được ban bố. Công báo ngày 21-4-1890 đã đăng nghị định do trú sứ Brière ký ấn định hướng, chiều dài, chiều rộng, vỉa hè của các tuyến phố cổ, phố mới. Theo đó chiều ngang phố cổ ít nhất phải là 4 mét, vỉa hè phải là 3 mét. Tại các phố mới gồm: Rollandes (phố Hai Bà Trưng hiện nay), Jauréguiberry (Quang Trung), Gia Long (nay là đoạn đầu phố Bà Triệu), Henrri Rivière (Ngô Quyền), Bobilot (Lê Thánh Tông)... chiều rộng đường là 18 mét trở lên, vỉa hè từ 7 đến 7,5 mét. Tiếp đó ngày 21-9-1891, đốc lý (maire) Beauchamp ký quy chế chi tiết về lục lộ, điều 7 quy định “chiều cao của mỗi tầng các ngôi nhà hai bên phố không https://thuviensach.vn được thấp dưới 3 mét tính từ mặt sàn tới trần. Ở những phố và đại lộ có chiều rộng 18 mét và hơn thế chiều cao ngôi nhà có thể là 15 mét”. Điều 15 quy định “Không một ống lò sưởi hoặc ống khói nào được thoát ra ngoài đường phố công cộng”. Bên cạnh những tòa nhà công vụ ở phía đông hồ Gươm như: đốc lý, bưu điện, kho bạc, ngân hàng thì những biệt thự đầu tiên cũng đã mọc lên. Năm 1885, phía đông hồ vẫn còn hai hồ khá lớn và nó được san phẳng nhanh chóng vì chính quyền phá bỏ con đê (nay là phố Nguyễn Hữu Huân) lấy đất lấp hồ để xây các biệt thự cấp cho quan chức cấp cao của chính phủ. Vài công ty địa ốc tư nhân và cả nhà thờ Nhà Chung cũng tham gia xây biệt thự cho thuê vì họ bỏ tiền mua đất ngay sau khi lấp xong hồ. Nhiều biệt thự nhất là phố Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ (đoạn cuối), Lê Thánh Tông hiện nay. Biệt thự là những ngôi nhà hai tầng nằm giữa lô đất vuông vắn với khuôn viên trồng cây và đường dạo quanh nhà. Trong khi các biệt thự ở phía đông đang xây dựng thì tòa đốc lý đã đền bù cho dân ở phía nam hồ Gươm, dân dời đi là họ cho san lấp tạo mặt bằng ngay. Sau đó vạch đường, làm vỉa hè mới bán đất. Chỉ có dân giàu có mới có thể mua đất ở khu vực này vì đắt và lô nhỏ nhất cũng phải rộng vài trăm mét vuông. Chủ là thương nhân, quan chức cấp cao người Pháp và một vài người Hà Nội dư tiền mua để đó chờ được giá sẽ bán. Rất nhiều Hoa thương giàu có nhưng hầu như họ không tham gia thị trường bất động sản, bởi đầu cơ đất vốn ứ đọng, họ thích làm thương mại và tiền kiếm được họ quy ra vàng, nếu xã hội Việt Nam có biến động thì họ sẽ cắp hòm vàng chuồn về nước. Một trong những người Việt Nam đầu tiên ở Hà Nội xây biệt thự chính là cô Tư Hồng. Chồng đầu của cô là người Việt, cô nhanh chóng bỏ anh này lấy anh chồng Tàu và người chồng thứ ba là quan tư người Pháp tên là Laglan. Cô Tư Hồng trúng thầu phá tường Thành năm 1894 và hoàn thành công việc năm 1897. Cô lấy gạch, gỗ về xây biệt thự ở làng Hội Vũ. Phía trước mặt có đài phun nước, phía sau có bể bơi. Sau năm 1954, khu vực bể bơi bị lấy để mở rộng công sở có mặt tiền phố Tràng Thi. https://thuviensach.vn Báo cáo tổng kết của đốc lý Baille trong nhiệm kỳ Toàn quyền Paul Doumer thì năm 1897 Hà Nội có 27 biệt thự, năm 1898 là 42, năm 1900 là 55 và năm 1901 là 57. Một điều rất đáng chú ý là bên cạnh những người Pháp ở biệt thự thì khá nhiều người Pháp vẫn phải sống trong nhà tranh. Họ là dân mới từ Pháp qua Đông Dương tìm kiếm cơ hội làm ăn và đám lính giải ngũ ở lại Hà Nội. Cho đến hết nhiệm kỳ của Paul Doumer (1897- 1902), khu phố Pháp đã hình thành rõ nét trong đó có rất nhiều biệt thự cỡ lớn rộng hơn 1.000m2, biệt thự trung bình (từ 500 đến 900m2) và biệt thự nhỏ (từ 300 đến gần 500m2). Rộng nhất là biệt thự của giám đốc nhà máy rượu Fontaine với gần 5.000m2 (nay là Đại sứ quán Pháp). Sau khi phá xong tường thành, nhà thầu chính là hãng Bazin được cấp 90 hécta đất ở khu vực này và họ bắt đầu làm đường, bán đất. Các phố Chu văn An, Nguyễn Cảnh Chân, Lê Hồng Phong, Cao Bá Quát, Điện Biên Phủ, Khúc Hạo... ngày nay hình thành vào đầu thế kỷ XX. Năm 1902 Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương nên mua đất của Bazin xây biệt thự hầu hết là đám thương gia, quan chức cấp cao trong chính phủ Đông Dương và phủ thống sứ Bắc Kỳ. Vì không muốn ở cạnh đám người Pháp ngạo mạn nên người giàu Hà Nội quyết không mua đất ở đây. Hàng loạt biệt thự cỡ lớn và trung bình mọc lên. Phố Phan Đình Phùng xưa vốn là một phần sông Tô Lịch đồng thời cũng lại là hào phía bắc thành, khi thành bị phá, hào bị lấp, đất được bán thì lập tức xuất hiện nhiều biệt thự, đoạn từ Hoàng Diệu đến Hùng Vương có hơn hai mươi biệt thự cỡ lớn. Rộng nhất là biệt thự của nhà quý tộc Pháp de Montpezat (góc Phan Đình Phùng-Hùng Vương), ông này sang Việt Nam lập nghiệp có một trại ngựa đua ở phố Thụy Khuê, đồn điền ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, bên cạnh kinh doanh, de Montpezat còn làm chính trị, ông là chủ của tờ báo Ý chí Đông Dương (La valonté Indochinoise). Sát ngay biệt thự của de Montpezat là hai biệt thự của anh em Hoàng Trọng Phu và Hoàng Mạnh Trí (con trai Hoàng Cao Khải) xây cho thuê. Vì gần phủ Toàn quyền nên các nhà đầu tư bất động sản Pháp mua đất xây biệt thự cỡ lớn cho thuê. Để hạn chế nhà ống và buộc chủ đất phải xây biệt thự, tháng 7-1921, một ủy ban bao gồm các bác sĩ và quan chức tòa thị chính đã thông qua một https://thuviensach.vn văn bản quy định nhà xây trong khu phố mới phải có các phòng với khối tích từ 100m3 trở lên, chỉ tiêu là 25m3 một người, có sân vườn với diện tích tối thiểu là 50m2. Nhà phải xây cách hàng rào với nhà bên ít nhất 2 mét. Một năm sau, tòa thị chính ra tiếp văn bản cấm xây nhà ống trên 22 tuyến phố, nơi chỉ được phép xây nhà kiểu phương Tây. Ban đầu, theo đề xướng của chỉ huy trưởng thành phố Lyautey, kiến trúc khu phố mới nên áp dụng những quy định về quy hoạch phù hợp với khí hậu nhiệt đới như người Anh làm tại Singapore. Tuy nhiên nhờ các kiến trúc sư và thẩm mỹ của giới thực dân nên mô hình Pháp đã thắng thế và kết quả là hai bên dọc phố Tây là những biệt thự có chiều cao tỷ lệ với chiều rộng mặt phố (khoảng 30 mét theo quy định của Haussmann - người đã quy hoạch lại thành phố Paris vào giữa thế kỷ XIX để tạo cho Paris dáng vẻ ngày nay). Thời kỳ bùng nổ biệt thự thứ ba là những năm 1934 khi thành phố thực hiện quy hoạch xung quanh hồ Thiền Quang do đốc lý Virgitti khởi xướng. Giá đất nhà nước bán ra khá rẻ chỉ khoảng 18 đồng Đông Dương một mét vuông (giá đất ở khu phố Pháp những năm này khoảng 300 đồng một mét vuông). Những biệt thự mới quanh khu vực này phần lớn là của của người Việt Nam, họ là giáo sư, công chức cấp cao, bác sĩ, nhà buôn bán giàu có. Tính đến 1954, Hà Nội có 355 phố, đường, đại lộ, trong đó có cả những con phố mới đánh số chưa có tên. Trừ khu vực phố cổ chật chội không có biệt thự, còn lại hầu như phố nào cũng có. Gia đình sống ở biệt thự là tầng lớp trên trong xã hội, họ muốn riêng biệt tương đối với xung quanh, không muốn ai làm phiền và cũng không làm phiền ai. Ví dụ như phố Quang Trung trừ đoạn đầu là cơ sở công giáo và cơ quan nhà nước, đoạn từ Lý Thường Kiệt kéo đến cuối phố đều là biệt thự. Phố Thiền Quang (Crévost) dài 200 mét nhưng hai bên có 15 biệt thự trong đó có biệt thự của Vũ Gia Thụy làm tham tá bưu điện (trước 1945). Bên số lẻ có biệt thự của Tổng đốc Thái Bình Vi văn Định, án sát Nguyễn Trần Mô, tham tá ngạch tư pháp Nguyễn Đình Đan và biệt thự của giáo sư dạy trường Bưởi. Phố Nguyễn Gia Thiều dài khoảng 300 mét có 30 biệt thự. Góc bên phải Nguyễn Gia Thiều-Quang Trung (nay là Đại sứ quán Lào) là của phó đốc lý https://thuviensach.vn Hà Nội Tissot. Biệt thự này xây trước khi có quy hoạch nên một bức tường ăn ra giữa đường, chính quyền phải điều đình mãi Tissot mới đồng ý nhường đất để nắn thẳng phố Nguyễn Gia Thiều. Phố này cũng có một biệt thự của ông Vi văn Định. Phố Nguyễn Du đoạn từ ngã năm Bà Triệu đến Lê Duẩn có 12 biệt thự trong đó có biệt thự của họa sĩ Nam Sơn, Tổng đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm, nhà tư sản trong ngành in Ngô Tử Hạ, Vương Đại, công chức cao cấp Vũ Tiến Sáu, giáo sư Đỗ Quang Giai. Phố Hồ Xuân Hương dài trên 200 mét có 10 biệt thự, tòa soạn báo Tiền Phong hiện nay là biệt thự của Tổng đốc Vũ Ngọc Hoánh, biệt thự góc phố Hồ Xuân Hương Quang Trung là của nhà tư sản dân tộc Đức Minh (tức ông Bùi Đình Thản), nhà sưu tập tranh nổi tiếng thế kỷ XX. Vật liệu xây biệt thự gồm đá xây móng chuyển từ Kẻ Sở (Hà Nam) lên, gỗ làm sàn, cửa ra vào, cửa sổ và cầu thang là lim Thanh Hóa, gạch của nhà máy Cầu Đuống... Chỉ có vòi hoa sen, chậu rửa, bệ xí và thùng nước đúc bằng gang là nhập từ Pháp sang. Vì xứ Bắc Kỳ có ba tháng mùa đông nên hầu hết các biệt thự đều có lò sưởi ở phòng khách và gạch để xây không ai khác ngoài gạch của họ Phó sản xuất vì chịu được nhiệt cao. Dòng họ Phó di cư từ Phúc Kiến sang Đại Việt năm 1591, con trai của họ này đều lấy vợ Việt Nam nên họ hòa nhập rất nhanh. Dòng họ này có nhiều người thành đạt trong buôn bán và sản xuất hàng thủ công trong đó có gạch. Trong kiến trúc Hà Nội cũng chứa đựng nhiều bất ngờ. Bên cạnh những biệt thự nhỏ giản đơn, giống kiểu ở ngoại thành Paris còn có các biệt thự lớn sang trọng xây theo thiết kế thịnh hành ở Paris thời đó với những đường cong của trường phái Tân nghệ thuật, kiểu trang trí của trường phái Nghệ thuật Trang trí, tính chính xác của trường phái Hiện đại hay sự lạnh lùng của trường phái Thực dụng. Ảnh hưởng thời kỳ nổi loạn đầu thế kỷ XX cũng được thể hiện ở một số công trình như biệt thự Schneider bên hồ Tây. Bên cạnh đó còn có nhiều biệt thự xây dựng theo phong cách kiến trúc đặc trưng của các vùng bên Pháp như: đảo Corse, thành phố Nice hay Marseille, nhà lợp ngói theo kiểu Bordeaux là nhiều nhất, hầu như phố nào cũng thấy. Kiểu lợp đá đen vùng Anger chỉ thấy ở các công trình lớn, hầu như biệt thự nhỏ không có. Rồi nhà khung gỗ ken gạch hoặc trét đất nện https://thuviensach.vn Alsace, mái dốc lợp ngói kiểu miền Bắc Pháp có vài biệt thự ở đầu đường Thanh Niên và gần Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Mái bằng kiểu Địa Trung Hải cũng ít thấy. Việc áp đặt các phong cách khác nhau thể hiện sự hoài niệm về quê hương tiếp tục mãi cho đến năm 1920. Sự hoài niệm của gia chủ về quê hương vô hình chung đã tạo ra nhiều biệt thự đẹp, duyên dáng và độc đáo. Rất nhiều biệt thự có không gian lãng mạn từ đường nét, khuôn viên và đặc biệt là ban công, gợi nhớ câu chuyện tình Romeo tỏ tình Juliet ở ban công trong vở kịch nổi tiếng Romeo và Juliet của đại văn hào Shakespeare. Những ban công này được trang trí các hoa văn rất đa dạng sử dụng vật liệu là thép uốn, gỗ, con tiện, sứ... Biệt thự ở Hà Nội đẹp đến mức người Pháp phải phát ghen, Paul Boudet, thành viên Hội địa lý Pháp, giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương từ 12-1917 viết “Những đại lộ rợp bóng cây, thấp thoáng những ngôi biệt thự không phải chuyển ra ngoại thành như ở Paris, nó được đặt đúng chỗ làm Hà Nội lãng mạn vô cùng”. Kiến trúc cũng được sử dụng như một công cụ chính trị. Trước sự phản ứng về sự áp đặt của chính quyền, họ lập tức xây nhà kết hợp giữa phong cách Pháp và kiến trúc bản địa để làm hài lòng dân chúng, đặc biệt là giới thượng lưu. Khi phong cách kiến trúc Đông Dương (kết hợp kiến trúc châu Âu với kiến trúc bản địa) được chấp nhận ở các công trình lớn thì cũng có kiến trúc sư đưa nó vào các công trình kiểu biệt thự và một trong những đại diện đó là Arthur Kruze, giáo sư của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Kruze đã thiết kế khu nhà ở dành cho sĩ quan Pháp trên phố Lý Nam Đế (nay là tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân đội) theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Trong một bài viết Gửi những người Hà Nội đi xa đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần, nhà thơ Phan Vũ chia sẻ viết Em ơi! Hà Nội phố từ năm 1972 nhưng vì lý do riêng nên đến năm 2009 mới in đầy đủ trong tập Thơ Phan Vũ dù trước đó đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc. Em ơi! Hà - Nội - phố... Ta còn em mùi hoàng lan Ta còn em mùi hoa sữa. Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya? https://thuviensach.vn Cọt kẹt bước chân quen Thang gác Thời gian Mòn thân gỗ Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ... Mùi hoàng lan mà Phan Vũ nhắc đến chính là những cây hoàng lan trồng trong các biệt thự lớn. Nói chung chủ biệt thự không bao giờ trồng cây ăn quả vì sợ con trẻ nghịch ngợm trèo rào vào hái trộm nên thường trồng cây bóng mát và hoàng lan là lựa chọn đầu tiên vì dáng thanh thoát lá mềm mại, khi rụng lá hơi cong như thiếu nữ làm dáng. Hoa có mùi thơm sang trọng, quyến rũ, không tiện dân như hoa sữa, loại cây dân gian gọi là vú trâu. Nhưng bây giờ chỉ vài biệt thự còn hoàng lan, sau năm 1954, nó bị chặt, bị coi là loài cây của chủ nghĩa tư bản hoặc do những chủ nhân mới những cán bộ cần mặt bằng xây nhà vệ sinh hay bếp. Biệt thự của ông Tố Hữu, nguyên phó thủ tướng ở phố Phan Đình Phùng lại có một cây táo trước nhà. Khoảng năm 1973, báo Văn nghệ đăng truyện ngắn có tên Cây táo ông Lành, tác giả Hoàng Cát. Mà Lành lại là tên cúng cơm của nhà chính trị, nhà thơ Tố Hữu nên Hoàng Cát bị phiền phức do các nhà phê bình văn học suy diễn. Sau này khi xã hội cởi mở hơn, Hoàng Cát kể có gặp Tố Hữu, khi đó đã nghỉ hưu, nhưng Tố Hữu bảo không biết chuyện đó. Chính Tố Hữu cũng xác nhận không biết gì về Cây táo ông Lành trong lần uống bia hơi tại căngtin của hội trường Ba Đình (ông tham dự với tư cách là khách mời) với đám phóng viên theo dõi Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa X họp tháng 11-1997. Ông uống bia, ăn nem chua, nói chuyện vui vẻ. Nhà báo Nguyễn Triều viết bài kể lại cuộc gặp đó đăng trên báo Hà Nội mới. Trước năm 1935, hầu hết các biệt thự đều do kiến trúc sư người Pháp thiết kế nhưng sau năm này, các kiến trúc sư Việt Nam khóa đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã ra trường và họ bắt đầu nhận được hợp đồng thiết kế cho những gia đình giàu. Một số chịu ảnh hưởng của Kruze đã tạo ra phong cách riêng bằng cách kết hợp hài hòa giữa yếu tố phương Đông và phương Tây, giữa nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện khí hậu. Đây là https://thuviensach.vn thời kỳ phát triển rực rỡ của những thử nghiệm, những cuộc thi, những phong cách phóng khoáng dựa trên cảm hứng vượt ra ngoài chuẩn mực tạo nên không ít thành công như: mái chìa, cầu thang lượn cong, mặt tiền nhô ra, mái hình bậc thang, cửa sổ tròn, họa tiết trang trí bằng thạch cao hoặc đá hoa giả. Họ là kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức, Tạ Mỹ Duật, Ngô Huy Quỳnh... và các tác phẩm của họ theo hướng tìm về với cội nguồn ở các biệt thự trên phố Nguyễn Du, cuối phố Quang Trung, Nguyễn Gia Thiều... và một số phố khác. Sinh thời kiến trúc sư Ngô Huy Giao kể rằng, biệt thự nhà ông bà Trịnh văn Bô và Hoàng Minh Hồ ở phố Hoàng Diệu (ngay sát nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp) do kiến trúc sư Võ Đức Diên thiết kế năm 1938. Sau này ông nhường lại văn phòng cho Ngô Huy Quỳnh lấy tiền mua đoàn kịch nói và dẫn đoàn đi diễn từ Bắc vào Nam. Ông mất tại Sài Gòn năm 1961. Tạp chí Họa báo Đông Dương (L’Indochine illustrée) ra số đặc biệt 155 (năm 1943) chuyên về kiến trúc đã ngợi ca không tiếc lời kiến trúc ngôi nhà của Vũ Gia Thụy ở Thiền Quang do nhóm Đức-Quỳnh-Luyện thiết kế. Các kiến trúc sư Việt Nam đã kết hợp kiểu biệt thự Pháp vuông vắn nằm giữa khuôn viên với kiểu nhà ống Biệt thự và thân phận 21 xây dài và liền kề trên các khu phố cổ để tạo ra kiểu nhà rộng rãi hình chữ nhật dựa lưng vào nhau thay vì các cửa hàng phía trước là sân hoặc vườn (ví dụ như cuối Bà Triệu). Tổng cộng các kiến trúc sư người Việt đã thiết kế khoảng 200 biệt thự với đủ các kiểu dáng. Biệt thự nằm trên các con phố Hà Nội được giới kiến trúc châu Á đánh giá độc nhất vô nhị vì không có thủ đô châu Á nào lại có nhiều “vườn trong phố” như vậy và nó không còn là tài sản riêng Hà Nội của Việt Nam mà là tài sản của kiến trúc thế giới. Hơn một nghìn biệt thự đã biến Hà Nội từ một cô gái xộc xệch cuối thế kỷ XIX thành một cô gái duyên dáng mượt mà, sang trọng, đẹp đẽ vào giữa thế kỷ XX. Nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân kể rằng, sợ Hà Nội có thể tan hoang vì chiến tranh và cũng có thể do chính con người nên giám đốc Sở Văn hóa năm 1960 là Nguyễn Bắc đã cho quay phim lại tất cả phố làm tư liệu lưu trữ. Rất tiếc không biết những thước phim ấy bây giờ ở đâu, còn hay đã mất? https://thuviensach.vn Khi quân Nhật tiến vào Việt Nam năm 1940, người Pháp nhận thấy có điều gì không ổn cho họ ở thành phố thuộc địa này nên nhiều người đã bán lại các biệt thự cho người Việt Nam. Ngày 2-9-1945, khi Việt Nam trở thành quốc gia độc lập thì số biệt thự thuộc sở hữu của người Việt nhiều hơn người Pháp. Biệt thự của kiến trúc sư Lacollonge (góc Lý Thường Kiệt-Hàng Bài, nay là khách sạn Lan Viên) bán cho một nhà thầu khoán. Ông Hàn Tĩnh buôn bất động sản kiêm buôn bò mua được biệt thự góc Trần Hưng Đạo-Hàng Bài (nay để không) sau đó cho bác sĩ Nguyễn Viêm Hài thuê làm phòng khám. Khách sạn Sheraton trên đất Nghi Tàm ngày nay xưa là biệt thự của giáo sư già người Pháp dạy trường Bưởi (học sinh trường Bưởi gọi là cụ Phèn). Ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn rộng mênh mông sát Hồ Tây quá lãng mạn. Cụ Phèn ở với một người đàn bà Việt Nam hơn ba mươi tuổi. Buổi sáng bà này chèo thuyền đưa ông già hơn bảy mươi sang trường rồi quay về đi chợ, nấu ăn, khi tiếng còi tầm trên nóc nhà đốc lý hú lên báo 11 giờ trưa bà lại chèo thuyền đi đón. Buổi tối bà lại trở thành người tình vô cùng nhiệt tình của cụ Phèn. Sau đó không biết lý do vì sao biệt thự bị cháy, cụ Phèn xin nghỉ dạy học bán lô đất đưa người tình về Pháp. Người mua là ông Nguyễn Bá Chính, chủ lò gốm Thanh Trì đã xây biệt thự và chỉ để đón khách vào mùa hè. Sau năm 1954, nó trở thành trại điều dưỡng cho cán bộ miền Nam. Đầu những năm 1950, chiến sự diễn ra ác liệt ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Những người am hiểu chính trị biết cái ngày người Pháp phải rời khỏi Việt Nam chỉ còn là thời gian. Những người Pháp, chủ các biệt thự trước đó tin vào chiến thắng của quân đội Pháp đã nghi ngờ và họ bắt đầu bán biệt thự đẹp đẽ gắn bó với họ nhiều năm với giá rẻ. Hiệp định Genève được ký kết, Pháp rút quân khỏi Đông Dương, Việt Nam bị chia làm hai miền và ranh giới là vĩ tuyến 17. Trong hiệp định có Biệt thự và thân phận 23 điều khoản cho phép dân chúng hai miền được quyền tự do lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam. Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Minh về tiếp quản thủ đô. Và sau đó là cuộc di cư lớn từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc. Người Hà Nội di cư vào Nam không chỉ có thường dân mà rất nhiều nhà tư sản, quan chức cấp cao của chính quyền Bảo Đại, Pháp. Về người https://thuviensach.vn Hà Nội di cư, cuốn Lịch sử truyền thống công an quận Hoàn Kiếm 1945- 2004 có đoạn: “Số công chức, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật ở lại chỉ còn non nửa so với trước giải phóng. Cụ thể là 7.861 người. Đặc biệt là tổn thất lớn trong ngành giáo dục khi 50% giáo viên đi Nam, y tế chỉ còn 935 bác sĩ và nhân viên so với 1.574 người trước giải phóng”. Có người đi cả gia đình bỏ hết tài sản và tất nhiên cả biệt thự. Tháng 9-1958, Hà Nội bắt đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, các nhà tư sản không di cư lo lắng rồi những nghi ngờ và cả tin tưởng vào chính sách của chế độ mới đã có câu trả lời cụ thể. Về tư sản, Lịch sử truyền thống công an quận Hoàn Kiếm 1945-2004 viết: “Nắm số lượng tư sản, báo cáo cho ban cải tạo thành phố, lập kế hoạch phục vụ cải tạo... công an đã tiến hành đấu tranh ngăn chặn và xử lý hành vi đầu cơ, tích trữ, trốn lậu thuế, phân tán tài sản, trốn đi Nam của một số gia đình tư sản... Từ 9-1958 đến 6-1960 đã có 1.057 cơ sở công thương nghiệp tư bản tư doanh được cải tạo, trong đó có 1.000 chủ tư sản đã tham gia công tư hợp doanh”. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất được chỉnh sửa nên không có nhà tư sản nào bị đấu tố hay dựa cột nhưng nhiều tài sản tư trở thành tài sản công. Nhà tư sản Đức Minh phải góp những gian hàng ở Godard để lập ra Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền tức “Pháo đài thương nghiệp xã hội chủ nghĩa”. Còn tầng một mặt biệt thự phố Hồ Xuân Hương thành đồn công an, gia đình ông đi vào nhà qua cổng phố Quang Trung. Đầu tháng 12-2014, rất nhiều báo giấy, báo mạng đưa tin ông Hoàng văn Nghiên chưa muốn trả biệt thự 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa thuê của nhà nước. Đánh từ khóa “biệt thự 12 Chế Nghĩa” trên Google cho ra 321.000 kết quả, không thua kém so với ca sĩ “Lệ Rơi”. Khi đương quyền chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông thuê biệt thự này năm 2001 với giá 500.000 đồng một tháng. Khi nghỉ hưu ông vẫn ở đây và báo Tiền Phong năm 2006 có bài viết phản ánh chuyện này. Ngày 9-12-2014, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ký văn bản số 9632 về việc thanh lý hợp đồng thuê nhà 12 Chế Nghĩa của ông Hoàng văn Nghiên. Biệt thự này xây dựng năm 1929 cùng với 13 biệt thự khác cạnh đó. Chủ là người Pháp, ông ta xây với mục đích cho nhân viên cao https://thuviensach.vn cấp của hãng dầu lửa Shell có văn phòng lớn ở phố Trần Hưng Đạo thuê. Đến năm 1960 vẫn còn thấy người Pháp ở 12 Chế Nghĩa, đó là người của hãng Shell chờ giải quyết tài sản. Từ năm 1955, nhiều biệt thự của chủ di cư vào Nam trở thành tài sản nhà nước và nó được phân cho nhiều cán bộ từ chiến khu về, cán bộ tập kết, người một phòng, người hai phòng, lại có phòng ngăn bằng cót cho hai người. Biệt thự thành khu tập thể, bếp dùng chung, vệ sinh cũng chung. Khu tập thể biệt thự pha trộn giọng nói các vùng miền khác nhau. Rồi người độc thân lấy vợ hoặc lấy chồng, sinh con đẻ cái, biệt thự chật chội dần nên các nhà bắt đầu cơi nới, chiếm đất chung làm bếp, thêm phòng ngủ hay chỗ để xe đạp. Phố Quán Thánh cũng nhiều biệt thự nhưng bây giờ khó có thể nhận ra vì có nhà chiếm khoảng trống xây ra mép hàng rào mở cửa hàng buôn bán. Ngôi biệt thự theo kiểu Trung Hoa của kiến trúc sư Lagisquet (ông là phó đốc lý do hội đồng thành phố bầu) ở phố Hòe Nhai (Rue Hopital Chinois - phố Nhà thương Khách) rất rộng và đẹp đến từng chi tiết bị mấy chục hộ dân vào chiếm, nhà một buồng, nhà thì hai, ngôi biệt thự nguyên vẹn và đẹp đẽ đã bị phá phách, xây thêm trông tan hoang, đáng thương. Biệt thự ở 65 phố Nguyễn Thái Học được phân cho rất nhiều văn nghệ sĩ; biệt thự bên số chẵn góc Quang Trung-Trần Quốc Toản phân cho 3 hộ. Sát trường trung học cơ sở Trưng Vương ở phố Lý Thường Kiệt là biệt thự lớn rộng gần 6.000 mét vuông xây năm 1920 thuộc sở hữu của một công chức Pháp cao cấp trong chính phủ Bảo hộ được phân cho ông Xuân Thủy, nhà báo, nhà thơ và nhà chính trị. Năm 1968, ông Xuân Thủy làm Trưởng Đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia đàm phán chấm dứt chiến tranh với chính phủ Mỹ tại hội nghị Paris. Kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất, ông Xuân Thủy làm Trưởng ban đối ngoại Trung ương. Ông mất năm 1985 và sau khi mất, gia đình ông được phân chỗ ở khác và biệt thự trở thành Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Sau đó nó bị phá để xây dựng mới. Trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Nguyễn văn Uẩn viết: “Thực dân Pháp vạch đường phố xây dựng nhà cửa bề thế ở khu vực phía nam hồ Gươm và khu vực Tràng Tiền chắc chẳng ngờ rằng chỉ https://thuviensach.vn sau năm thập niên, nhà đất của họ không còn là của họ nữa, đất nước này họ đã chiếm mà không thể giữ được lâu, quyền lợi của họ đâu còn. Sau năm 1945, nhà cửa đã đổi chủ sang tay các nhà giàu người Việt Nam. Nghĩa là tầng lớp tư sản làm giàu mới nổi trong những năm chiến tranh bốn mươi, năm mươi kể từ chiến tranh Trung-Nhật 1937-1941, đến chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939-1945) và thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã thế chân bọn Tây thực dân là chủ nhà đất khu phố Tây. Song chẳng bao lâu với cách mạng xã hội chủ nghĩa, chính sách cải tạo công thương nghiệp khiến những người chủ sau cũng không giữ nổi nhà cửa đất đai của họ nữa”. Theo số liệu công bố tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sáng 4-12-2013, số biệt thự thuộc nhóm I là 225, nhóm II là 383 và nhóm III là 645; trong Biệt thự và thân phận 27 đó số biệt thự có từ 1-2 hộ dân ở chiếm 5%, có từ 5-10 hộ chiếm 50%, 40% có từ 10-15 hộ, cá biệt có biệt thự tới 35-40 hộ dân sinh sống.Tuy nhiên chỉ còn 15% nguyên trạng, 80% biến dạng, 5% đã bị phá đi xây lại. Trong báo cáo thẩm tra, Ban Văn hóa Xã hội thuộc Hội đồng nhân dân đề nghị lập danh mục 608 biệt thự cũ cần bảo tồn bao gồm: 225 biệt thự nhóm I và 383 biệt thự nhóm II. Hội đồng nhân dân cũng yêu cầu thành phố cần tiếp tục rà soát số biệt thự nhóm III với các tiêu chí: quy hoạch, cảnh quan, biệt thự có khuôn viên rộng... để trình Hội đồng nhân dân đưa vào danh mục bảo tồn trong kỳ họp sau. Tại kỳ họp đầu tháng 12-2014, nhiều đại biểu chất vấn 312 biệt thự bị bán dù năm trước Hội đồng nhân dân đã ra nghị quyết bảo tồn 970 biệt thự. Người Việt có câu “Ăn cơm Tàu, ngủ nhà Tây, lấy vợ Nhật”, ở nhà Tây sướng như thế ai chả muốn ở. Vì thế cánh đại gia hôm nay cũng xây biệt thự! https://thuviensach.vn Quảng Cáo Ở Hà Nội Chẳng phải đến bây giờ các quán bia, quán ăn cho nhân viên ra đường mời chào, lôi kéo người qua lại và cũng chẳng phải bây giờ mới có cảnh các cô gái bán hoa ở Hà Tĩnh vẫy cánh đàn ông để rồi có tên là “phố vẫy”, cái kiểu quảng cáo “vẫy” đã xuất hiện ở Hà Nội từ những năm 1930. Chiều chiều những cô đào rượu son phấn lòe loẹt dáng đứng lả lơi trước cửa các nhà hát ở ngã tư Sở, đoạn gần ngã tư Trung Hiền (nay là ngã tư Minh Khai-Bạch Mai), đầu ngõ Vạn Thái phố Bạch Mai và phố Khâm Thiên. Họ đánh mắt, mời chào, nắm tay, túm ô lôi khách, tranh cãi nhau như cái chợ bán tình khiến cho các “quan phụ mẫu” tỉnh Hà Đông và huyện Hoàn Long phải ra “bốn điều cấm”. Nhà thơ Tú Mỡ đã hài hước diễn ca qua bài Bốn điều trong tập Dòng nước ngược để chị em dễ nhớ: ... Đầu năm có lệnh quan ra Chị em các xóm đào hoa giữ mình Sớm trưa đưa đón khách tình Liệu trong giới hạn giọt tranh trở vào Tình nào phải của bán rao Chớ làm quảng cáo mời chào khách qua Mồi tình: mặt phấn, môi hoa Chớ quen nhí nhảnh bày ra phố phường Áo phin, quần lĩnh nõn nường Cấm đi ưỡn ẹo ngoài đường nhởn nhơ. Cũng đừng túm bảy, tụm ba Lả lơi gợi mắt người ta phải nhìn... Trong ca dao tục ngữ xưa có câu: Em là con gái đồng trinh Em đi bán rượu qua dinh ông nghè https://thuviensach.vn Ông nghè sai lính ra ve Trăm lạy ông nghè tôi đã có con Có con thì mặc có con Thắt lưng cho tròn mà lấy chồng quan Đó là lời than về thân phận của đàn bà trong xã hội phong kiến nhưng ở góc khác nó lại liên quan đến chuyện quảng cáo. Tại sao ông nghè ở trong dinh lại biết có cô bán rượu đi qua mà sai lính ra ve? Vì cô cất tiếng rao nên ông ta nghe giọng cô vọng vào. “Rượu kẻ Mơ/Cờ Mộ Trạch”, thương hiệu rượu Kẻ Mơ lừng danh thiên hạ nhưng đi bán cũng phải rao, không rao ai biết rượu Mơ. Rao là một cách khoe khoang về thứ mà mình có. Thật khó xác định Kẻ Mơ rao rượu từ bao giờ trên đất Thăng Long-Kẻ Chợ. Nhưng các bà bán muối sáng mùng một Tết bước như chạy, miệng rao (Đầu năm mua muối/Cuối năm mua vôi) khắp kinh thành Thăng Long vì sợ qua giờ Ngọ không ai mua đã xuất hiện từ thời Trần. Cuối thế kỷ XIX, một người Pháp tên là Edmond Nordemann đã ghi lại những tiếng rao. Ông ta được cử sang An Nam năm 1894 làm giáo viên dạy tiếng Pháp ở Trường Thông ngôn (Collè des interprètes) nằm trên phố Yên Phụ. Ông chính là thầy dạy tiếng Pháp của Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn văn Vĩnh. Sau này, giới nghiên cứu văn hóa khi nói về những người bỏ Nho học theo Tây học đầu tiên ở xức Bắc gồm “Vĩnh, Quỳnh, Tốn, Tố” là “tứ hổ Tràng An”. Edmond Nordemann thích thú văn hóa An Nam đã ghi chép lại những gì ông tìm hiểu rồi gom vào cuốn sách có tên An Nam văn tập trong đó có cả tiếng rao. Cuốn sách viết bằng chữ quốc ngữ thủa ban đầu được xuất bản năm 1898 tại Hà Nội. Ông còn tự dịch tên mình sang âm Hán Việt là Ngô Đề Mân đề dưới cuốn sách. Rồi cũng chính ông chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Pháp với tựa đề Chrestomathie Annamite. Trong An Nam văn tập, ông liệt kê ra ba mươi tiếng rao ông nghe được trên đất Hà Nội, hầu hết là rao bán hàng: Ai cua bể ra mua!, Ai bánh cuốn Thanh Trì ra mua! Ai bán dầy giò mua nào!... Những âm thanh mộc mạc, đơn giản mà Edmond Nordemann nghe thấy đã xuất hiện trước đó, có thể rất lâu mà những người bán hàng thời đó chỉ tiếp nối. Nhưng từ bao giờ? https://thuviensach.vn Quảng cáo ra đời từ mong muốn trao đổi hay bán sản phẩm và nó là sự tự thân. Tuy nhiên quảng cáo bằng tiếng rao thực sự là hiếm, độc đáo bởi nó có âm điệu lại có tính tượng hình, tượng thanh gây tò mò. Nữa là tiếng Việt đơn âm nên khi người rao kéo dài các đơn âm và tùy theo chất giọng tạo ra sự thương cảm, cuốn hút như ông nghè nghe tiếng cô gái kẻ Mơ rao rượu. Thế nên năm 1929, Viễn Đông Bác Cổ cho xuất bản một cuốn sách mỏng in các ký họa về hàng rong với tiếng rao trên phố Hà Nội của sinh viên Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương gồm: Tô Ngọc Vân, Trần Phềnh, Lê văn Đệ, Vũ Cao Đàm... Bên cạnh lời bình đầy ẩn ý, F. de Fénis còn ký âm lời rao trên khuông nhạc. Khi Pháp đánh thành năm 1882 rồi chiếm trọn Hà Nội cuối năm 1883 thì thành phố này có sự thay đổi lớn, chính xác là một bước ngoặt của Hà Nội. Một câu hỏi làm nhiều người bực tức, số khác đau lòng nhưng nên thẳng thắn đặt ra “Nếu không có người Pháp thì Hà Nội ra sao?”. Một trong những sự thay đổi lớn là sự xuất hiện của báo chí. Tờ Tương lai Bắc Kỳ (Avenir du Tonkin) bằng tiếng Pháp ra đời năm 1883 ban đầu chỉ đưa tin, bài viết về sự bảo hộ của chính quyền thực dân nhưng khi các nhà buôn, nhà thầu theo chân lính Pháp đến Hà Nội làm ăn thì quảng cáo theo kiểu phương Tây xuất hiện trên tờ báo này. Năm 1885, con đường Hàng Khảm từ Đồn Thủy ra đến Thành cơ bản đã xong. Một năm sau dược sĩ Jullen Blanc mở hiệu thuốc Tây trên đường phố đẹp nhất thành phố lúc đó. Ông ta công bố những loại thuốc mình có trên tờ Tương lai Bắc Kỳ và trở thành nhà thuốc đầu tiên quảng cáo trên báo giấy. Tiếp đó các đoàn nghệ sĩ Pháp sang biểu diễn ở rạp Takou (nay là trường tiểu học Thanh Quan, phố Hàng Cót) rồi các chương trình âm nhạc ở câu lạc bộ Hội Âm nhạc(nay là Nhà hát Múa rối Thăng Long, phố Đinh Tiên Hoàng) cũng quảng cáo chương trình biểu diễn trên báo để cộng đồng người Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn... biết mà xem. Năm 1902, chính phủ Pháp quyết định chọn Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương (bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia và Lào), để quảng bá Đông Dương phồn thịnh nhờ sự bảo hộ, chính phủ Pháp tổ chức triển lãm kinh tế toàn xứ tại Hà Nội. Không chỉ quảng cáo trên các báo https://thuviensach.vn tiếng Pháp, ban tổ chức còn quảng cáo trên báo tiếng Hoa và lần đầu tiên xuất hiện quảng cáo bằng bích chương. Họ in bích chương cho dán khắp phố phường. Năm 1913, tờ Đông Dương tạp chí bằng tiếng Việt do Nguyễn văn Vĩnh và chủ nhà in Schneider làm chủ ra đời, ngay lập tức các nhà kinh doanh hiểu rằng, khách hàng của họ bây giờ không chỉ là người Pháp mà còn cả tầng lớp trung lưu người Việt Nam nên họ quyết định quảng cáo bằng tiếng Việt trên báo này. Sau đó ít lâu lại thêm một tờ tiếng Việt nữa là Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ. Cũng như Đông Dương tạp chí, Nam Phong quảng cáo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Nếu các bích chương cho triển lãm năm 1902 do họa sĩ Pháp vẽ thì năm 1914, quảng cáo thuốc lá Job do họa sĩ người Việt là Nguyễn Đức Thục vẽ vô cùng ấn tượng: một người đàn ông châu Âu to béo thảnh thơi trên ghế bành, tay trái cầm điếu thuốc lá. Nguyễn Đức Thục là họa sĩ đầu tiên vẽ quảng cáo. Đầu những năm 1920, giai cấp tư sản dân tộc hình thành, họ thành lập Hiệp hội Nông Công thương Bắc Kỳ, cho xuất bản báo Thực Nghiệp. Từ thời điểm này quảng cáo bằng tiếng Việt ngày càng nhiều trên mặt báo. Nhưng phải đến những năm 1930, số lượng quảng cáo không chỉ tăng lên mà còn xuất hiện nhiều hình thức khác nhau. Số nhà 20 phố Hàng Ngang có một hiệu vải của chủ Ấn Độ, ông ta có bộ râu quai nón rất rậm, theo tiếng Việt phải gọi là ông Xồm nhưng dân phố nói trại thành Sàm. Thấy cái tên đó dễ nhớ, thế là ông ta cho kẻ biển “Hiệu Ông Sàm 20 Hàng Ngang” trước cửa. Hiệu vải Đức Nguyên cũng ở phố này có viên quản lý to béo nên chủ hiệu đặt tên là hiệu “Tài Béo”, nghe khá tục nhưng khách hàng dễ nhớ hơn Đức Nguyên. Người nghĩ ra kiểu quảng cáo vô cùng mới theo hình thức thư cám ơn là “ông đại gàn” chuyên dạy tiếng Pháp, tiếng Hán Pétrus Lê Công Đắc. Năm 1936, Lê Công Đắc quảng cáo trên Hà Nội báo với nội dung như sau “Tôi là Đỗ Trọng Quát cám ơn giáo sư Pétrus vì nhờ theo các cua học của giáo sư mà tôi đã đỗ cao trong kỳ thi...”, kèm theo thư cảm ơn là ảnh của học viên và ảnh giáo sư Lê Công Đắc. Họa sĩ Cát Tường tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng chưa tìm được việc làm, rỗi rãi ông https://thuviensach.vn lân la xóm cô đầu Khâm Thiên, chính tại đây ông đã cải tiến và cho ra đời chiếc áo dài Le Mur. Ban đầu nó không được con gái nhà lành chấp nhận vì cổ áo khoét rộng, có kiểu thì hình lá sen, thân áo bó sát người để nhô ra bộ ngực. Rồi Cát Tường nhờ các cô đầu phố Khâm Thiên mặc thử đi ra phố, và vô hình chung các cô chính là những người mẫu không chuyên quảng cáo cho áo Le Mur. Để Le Mur nhiều người biết hơn, Cát Tường bắt chước giới thời trang Paris mời một cô gái có khuôn mặt đẹp, dáng vẻ sang trọng tên là Ái Liên (sau này là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng) quảng bá bằng cách vào ngày Chủ nhật, Ái Liên mặc áo Le Mur ra phố. Từ chỗ nghi ngại các cô gái nhà giàu tỏ ra thích thú khi nhìn thấy người đẹp mặc áo Le Mur. Cũng trong thời gian này, họa sĩ Lê Phổ dựa trên những nét phá cách của Cát Tường sáng tạo ra kiểu áo dài của riêng mình với nét đằm thắm và kín đáo. Cháu gái của Lê Phổ là Marie Nghi Xương có hiệu may ở 4 phố Nhà Thờ tung ra các kiểu áo dài theo thiết kế của chú mình. Để gây tiếng vang, hiệu may đã mời Lý Lệ Hà (vũ nữ nổi tiếng Hà Nội, là người tình của vua Bảo Đại) mặc vào sàn nhảy. Và lập tức, các cô mê quần áo tân thời đã tìm đến Nghi Xương. Có một kiểu quảng cáo khác cũng rất lạ là hiệu may Phan Đồng Giang ở phố Hàng Ngang thuê một thanh niên đẹp trai, dáng công tử tên là Trần văn Chức người phố Hàng Đường làm “ma nơ canh sống”. Vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật, Chức mặc các bộ quần áo do Phan Đồng Giang thiết kế đi từ Hàng Ngang ra Bờ Hồ rồi vào quán cà phê cô Thược (nay là nhà hàng Thủy Tạ) mắt lơ đãng nhìn hồ, uống cà phê sau đó đi về. Hai hiệu may Lê Thuận Quế và Lê Thuận Khoát ở phố Hàng Đào thấy vậy có ý muốn mời Chức làm “ma nơ canh sống”. Phan Đồng Giang biết chuyện phải ký hợp đồng độc quyền với Chức. Nhờ quảng cáo kiểu độc nên hiệu may Phan Đồng Giang nườm nượp thanh niên đến may đo. Trần văn Chức nổi tiếng thích gái, một lần đi hội Lim nghe quan họ, xí xớn các cô, bị thanh niên làng trói treo lên cây, Chức xin mãi bọn họ mới tha. Tiếng đồn về đến Hà Nội nên Phan Đồng Giang cắt hợp đồng. Những năm 1936, 1937, dân Hà Nội chán xem chèo chuyển sang xem phim. Tối tối, rạp nào cũng đông kín khách nên vài người giàu bỏ tiền xây https://thuviensach.vn rạp mới. Để hút khán giả về rạp mình, các rạp nghĩ ra các chiêu quảng cáo mới lạ. Ngoài quảng cáo trên báo, dán áp phích trước cửa rạp họ còn cho căng băng rôn trên các phố. Chưa hết, một số rạp cho người đeo biển hình chữ nhật trước ngực có ảnh hài hước và sau lưng là tên phim, những người này cứ đi đi lại trước rạp, báo chí thời đó gọi quảng cáo kiểu “sandwich man” (một loại bánh kẹp thịt ở giữa). Vào dịp Tết Nguyên đán, họ còn treo câu đối chúc Tết bên trong rạp, có hoa đào, nhân viên tươi cười niềm nở. Đi đầu trong chiếu phim tết là hãng Đông Dương và để không bị lép vế, Công ty chiếu bóng Đông Dương cũng phải chạy theo, khi chiếu phim Tarzan ở rạp Majestic (nay là rạp Tháng Tám, phố Hàng Bài), họ đưa cả cây đã cắt ngọn vào góc rạp để tạo cảm giác giống như cánh rừng nhiệt đới. Cũng thập niên 30, gánh xiếc Amstrong của Anh, Jako của Hà Lan và Hoa Tiên của Tạ Duy Hiển thay nhau thuê bãi đất trống chợ Hàng Da làm chỗ biểu diễn. Gánh Amstrong đặt chuồng thú ngay sát nhà thờ Tin lành, thỉnh thoảng cho người chọc hổ để nó gầm. Mỗi lần hổ gầm là người đi chợ hay đi đường phải dừng lại. Có bà mê tín nghe tiếng hổ chắp tay quỳ lạy ông cọp. Tiếng đồn loang khắp phố phường, người ta lũ lượt rủ nhau đi xem. Cuối năm 1940, phát xít Nhật vào Việt Nam, theo chân họ là hàng hóa, họ bán ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Để khách biết đến hàng Nhật, các hiệu buôn đã sử dụng công nghệ mới bằng cách mở hết cỡ loa phóng thanh, bên cạnh loa bày quạt máy. Người đi qua tò mò dừng lại tìm hiểu “ai nói gì” mà to thế, họ nhìn loa và tất nhiên không thể bỏ qua quạt máy đang quay. Biết người Việt mê truyện Tàu, họ còn in Tam Quốc, Đông Chu liệt quốc thành những tập khổ nhỏ phát không cho khách. Cũng ở phố này còn xuất hiện quảng cáo kiểu “sandwich man” cho các sản phẩm họ mới nhập khẩu. Vào mùa đông, gió Đông bắc thổi mạnh, người đeo biển ngã kềnh ra, không tự đứng dậy được phải lên tiếng nhờ bà con hàng phố giúp. Sau năm 1945, không còn thấy quảng cáo kiểu này nữa. Bây giờ chẳng ai lạ các công ty lớn bỏ tiền ra lập đội bóng để quảng cáo cho công ty mình. Họ lên các kênh truyền hình lớn bàn về bóng đá và tương lai bóng đá nước nhà là do họ. Nói về bóng đá có lẽ không ai nói hay https://thuviensach.vn hơn bầu Kiên. Nhưng hình thức các công ty quảng cáo bằng cách lập đội bóng ra đời ở Hà Nội từ những năm 1920, cầu thủ được trả lương quanh năm chỉ làm mỗi việc đá bóng, họ ý thức “ăn cây nào rào cây nấy” đá hăng như gà chọi, không phản chủ, bán mình cho quỷ sứ. Đầu những năm 1950, Hà Nội tràn ngập hàng Mỹ: kính Cơn (American), kaki Mỹ, bút máy Mỹ, bút nguyên tử (bút bi)... đặc biệt là phim Mỹ hoành hành ở các rạp. Long Biên là rạp chiếu bóng đầu tiên quảng cáo theo hướng sex, trên panô giới thiệu phim Giấc mơ thùy nữ họ vẽ một cô gái phương Tây, eo thon, ngực nở, mặc áo lót, quần lót nhỏ xíu, một chân dài duỗi thẳng, chân kia đá lên cao bên cạnh có dòng chữ tiếng Anh. Đây là giai đoạn quảng cáo đạt đến đỉnh cao. Sau 1954, số lượng báo thu hẹp dần vì chủ di cư vào Nam, số ở lại thì đóng cửa nghe ngóng tình hình. Báo tư nhân chỉ tồn tại cho đến năm 1960 vì chế độ mới không cho phép. Dưới chế độ mới cũng xuất hiện thêm một số tờ báo do nhà nước quản lý. Tuy nhiên số đầu báo đếm trên đầu ngón tay và nhật báo chỉ còn vài tờ gồm: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Thủ đô Hà Nội (sau đổi thành Hà Nội mới). Tờ duy nhất có quảng cáo là Thủ đô Hà Nội, báo ra 4 trang nhưng nửa trang 4 là quảng cáo, ví dụ như quảng bá thuốc Liên Xô chữa ghẻ Tàu, dạy nghề cơ khí, chữa đồng hồ... Tiền quảng cáo báo phải nộp cho ngân hàng, không được chi tiêu vì nhà nước đã nuôi báo. Sang năm 1967 không còn quảng cáo nữa vì xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã đều sản xuất theo kế hoạch, làm ra bao nhiêu nhà nước bao tiêu hết thì quảng cáo chả để làm gì. Tuy nhiên trên báo Hà Nội mới xuất hiện quảng cáo kiểu xã hội chủ nghĩa, nghĩa là các rạp chiếu phim gì cứ đánh công văn kèm theo tên phim, ngày giờ chiếu, là báo phải đăng không mất tiền. Tương tự các văn hóa phẩm khác cũng vậy, ví dụ như Hiệu sách Hà Nội-Huế-Sài Gòn (ở phố Tràng Tiền, nay là Tổng công ty Sách Việt Nam) có sách hay ấn họa mới như: ảnh Các Mác, Ăng Ghen, Bác Hồ khổ 30cm x 40cm, khung ảnh bằng phim... đăng trên báo cũng không phải trả tiền. Sở Thương nghiệp thi thoảng đăng thông báo bán quần đùi, xilíp, áo len cộc tay tự do. Trong khi quảng cáo trên báo giấy mất dần thì thập niên 60, 70 tiếng rao đạt đến đỉnh cao. Người bán hàng rong nghĩ ra những câu rao ngộ https://thuviensach.vn nghĩnh, hóm hỉnh. Bán thuốc hôi nách trên Tàu điện họ rao như kể câu chuyện, mặt tỉnh bơ: Một làn gió thổi qua Một làn gió thổi lại Anh đổ cho chị Chị đổ cho anh Thế là cuộc tình tan tành Anh nên mua tặng chị Chị nên mua tặng anh Không nhanh là hết Ai thuốc hôi nách nào... Bà mù bán tăm tre ở ga Hàng Cỏ đi dò dẫm, lập chập, rao như hát: Một hào một gói tăm tre Hai hào hai gói tăm tre mua nào Ba gói thì chỉ ba hào Bốn gói cũng chỉ ba hào mà thôi Thời kỳ này cũng xuất hiện quảng cáo chủ trương thông qua các tranh vẽ trên những bức tường xây tại ngã tư đông người qua lại như: Khâm Thiên, Cửa Nam, Mơ... Thập niên 90 thế kỷ XX, doanh nghiệp nhà nước quảng cáo trên báo giấy bao giờ cũng có ảnh giám đốc ngồi trước bàn làm việc, tay phải cầm cây bút hay đang nghe điện thoại bàn. Không có ảnh sản phẩm, thay vào đó dòng chữ kể lể thành tích, huân chương các loại, còn sản phẩm thì chỉ vài dòng ngắn ngủi. Có một ông giám đốc dứt khoát không thanh toán tiền chỉ vì báo Hà Nội mới in thiếu thành tích phòng cháy chữa cháy của công ty ông. Gọi là quảng cáo nhưng thực chất đó là báo cáo thành tích với cấp trên, chắc chỉ ở Việt Nam mới có kiểu này. Khoảng những năm 2000, có công ty nước ngoài mua cả trang Hà Nội mới nhưng chỉ đăng có ba chữ Xong việc rồi. Báo bị cơ quan quản lý phê bình đánh đố người đọc. Nhưng mấy hôm sau họ vẫn tiếp tục đăng cả trang nhưng thêm hai chữ thành Xong việc rồi, Bivina thôi. Té ra họ quảng cáo bia. https://thuviensach.vn Hà Nội là thành phố có nhiều tên phố cũng là tên một loại hàng hóa. Bây giờ tên phố vẫn vậy nhưng hàng hóa bày bán không còn đúng tên phố nữa, nhưng dù sao đó là kiểu quảng cáo độc nhất vô nhị. https://thuviensach.vn Làm Sách Và Bán Sách Năm 1983, nhà thơ Huy Cận nhớ về phố sách Hàng Gai năm 1942 đã làm bài thơ với tựa đề Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm. Ra Hà Nội cùng với Xuân Diệu năm 1938, ngày đầu hai thi sĩ trọ ở 40 phố Hàng Than, sau trọ ở Hàng Bông kế bên Hàng Gai nên Huy Cận quá rành con phố này. Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm. Sách mỏng dân gian bán vỉa hè. Bìa đỏ, bìa xanh, bìa tím thẫm. Mười xu một cuốn giấy vàng hoe. Trương Viên, Trinh thử, cùng Trê Cóc Bên truyện Thạch Sanh với Tống Trân. Lục súc tranh công cười ngặt nghẽo Bích câu kỳ ngộ với Phan Trần Sãi Vãi, Hoàng Trừu, Nữ tú tài, Quan Âm Thị Kính, khúc bi ai. Lưu Bình Dương Lễ, ngời tình bạn. Phạm Tải Ngọc Hoa, Nhị độ mai. Bao nhiêu tình nghĩa bấy nhiêu người. Thế thái nhân tình dệt những đời. Thống thiết diễn ca quốc sử nữa, Hưng vong non nước lúc đầy vơi. Góc phố hiu hiu chiều Chủ nhật Ta đi thu góp vốn quê nhà, Gom “Hồn cổ Việt” thành hai tập. Đậm chữ vàng in trên gáy da. Lòng yêu tiếng Việt tình da diết, Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha. https://thuviensach.vn Quán sách dân gian hè phố cũ, Âm thầm vun vững gốc cho ta. Những cuốn sách mà Huy Cận nhắc đến thời kỳ đó in bằng chữ quốc ngữ,và Hàng Gai chỉ còn là phố bán sách, không còn nghề in mộc bản như xưa nữa. Nhưng sách Hàng Gai ai mua? Có lẽ chủ yếu bán cho người Hà Nội và số ít học sinh ở các tỉnh thành vì năm 1945, khi Việt Nam độc lập, số người mù chữ trong cả nước là 99%. Nghĩa là văn hóa đọc chỉ có ở Hà Nội và các thành phố lớn. Cuối thế kỷ XIX, nghề in mộc bản chuyển từ phường Hàng Trống, Tố Tịch về phường Cổ Vũ (nay là phố Hàng Gai). Phường có 6 nhà in kiêm bán sách nhưng lớn nhất và uy tín thì có hai người họ Trần. Cho đến khi chấm dứt thi Hương ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918, các phố Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Thiếc và Hàng Đào có 21 cơ sở in mộc bản song riêng Hàng Gai chiếm tới hai phần ba. Nổi tiếng nhất Hàng Gai là các nhà in: Liễu Văn đường, Tụ Văn đường, Phúc Văn đường, Đồng Văn đường, Quảng Thịnh đường, Cẩm Văn đường, Quan Văn đường, rồi mới tới Hàng Đào với Áng Hiên hiệu... Các nhà in tư nhân nở rộ do Hà Nội là thành phố nhượng địa của Pháp, sống theo luật Pháp quốc. In mộc bản xuất hiện ở Thăng Long khá sớm, gắn liền với khắc in những bộ kinh sách truyền bá Phật giáo khi đạo thịnh hành ở Việt Nam thời Lý-Trần. Song phải đợi đến khi Thám hoa Lương Như Hộc triều Lê, sau hai lần đi sứ (1443 và 1459) đem nghề in mộc bản của Trung Quốc truyền cho dân làng mình là Liễu Chàng (nay thuộc Hải Dương) thì nghề in ở Đại Việt mới có bước phát triển rõ rệt và được truyền đi rộng khắp. Ban đầu phạm vi in ấn hết sức hạn hẹp chỉ trong khu vực triều đình và nhà chùa. Thời Lê, kinh sách đạo Phật, đạo Lão cũng như thi thư chỉ được in khi triều đình cho phép. Minh Mạng là một ông vua sùng Nho, ham đọc sách, khuyến khích viết sách nhưng kiểm soát hết sức chặt chẽ in ấn. Ông sợ lập ngôn hay thi thư của sĩ phu Bắc Hà vốn vọng Lê không ưa triều Nguyễn được in tự do rồi phổ biến rộng rãi trong dân chúng sẽ làm lung lay triều đình. https://thuviensach.vn Ngoài triều đình và nhà chùa thì Hàng Gai là phố đầu tiên trên cõi Việt Nam có các nhà làm sách. Nhà in nào cũng rước nhiều thầy đồ hay chữ để soát thật kỹ bản in, không để sách in ra còn lỗi. Sách nhà họ Trần nói riêng và các sách xưa nói chung không bao giờ phải đính chính. Khi “ông nghè ông cống cũng nằm co”, nghề in mộc bản suy vi, mới có nhà làm cẩu thả. Muốn in một cuốn sách phải có người viết hay mượn người viết đúng như cách muốn trình bày. Sau đó đưa cho thợ Liễu Chàng khắc. Thợ khắc phải dùng gỗ thị vì gỗ này mịn, dẻo và bền. Có hai khổ quen dùng, sách truyện khổ 16cm x 20cm còn sách học khổ 20cm x 30cm. Miếng gỗ thị được đánh nhẵn hai mặt rồi dùng cơm nát dán trái bản viết vào, lại đánh cho giấy mỏng đi cho nét chữ thật rõ mới dùng dao sắc nhọn khắc. Mỗi bản gỗ chỉ in được bốn trang. In thử nếu có chữ sai thì phải đục đi chêm mẩu gỗ vào khắc lại. Có những bộ sách rất nhiều quyển nên số bản khắc rất lớn và đó cũng chính là vốn, vì thế nghề in cần phải nhiều thời gian. Do vậy không phải ai cũng có thể làm được. Khi in, thợ để bản in lên đệm rơm, dùng chổi con quét một lượt mực vừa phải, đặt tờ giấy lên lấy xơ mướp đã bôi mỡ xoa thật đều và đều tay là xong một bản. Giấy in giấy có hai loại: giấy bản và moi do làng Bưởi cung cấp. Giấy bản trong và trắng để in sách học, giấy moi vẫn còn các vết vỏ dó để in truyện thường. Thường mỗi bản sách chỉ in tối đa ba trăm, bán hết mới lôi bản khắc ra in tiếp. Ấn phẩm có nhiều loại, sách kinh do các chùa đặt, sách dành cho sĩ tử học thi, truyện dân gian, truyện Tàu, các bộ sử hay sách thuốc. Các nhà làm văn xưa không nghĩ đến chuyện in, họ chỉ lo lập ngôn tức là nói những lời có ích cho đời nhưng thấy có người in văn của mình thì cũng thích nên nhà in nghe nói ai có bản văn hay chỉ đem cái lễ “chè rượu” đến xin là được ngay. Với truyện dân gian thì cứ in tự do. Nhưng tùy theo nhà in, có nhà trình bày như bản cổ, có nhà nhờ các ông cử, ông tú nhuận sắc để người đọc dễ hiểu hơn. Các truyện chữ Nôm có: Lý Công , Phương Hoa, Phạm Công-Cúc Hoa, Thạch Sanh, Lưu Bình Dương Lễ, Bướm Hoa, Trê Cóc... Còn truyện Tàu khá nhiều nhưng cứ in đi in lại. Riêng bản Kiều có rất nhiều tên khác nhau: Kim Vân Kiều tân truyện, Đoạn trường tân thanh, Kiều truyện, Kiều lục, Kiều thơ, Kiều phú... https://thuviensach.vn Đầu thế kỷ XX, chế độ khoa cử Việt Nam có sự thay đổi lớn. Bỏ kinh nghĩa thơ phú chuyển sang văn sách, luận và thêm cả một phần quốc ngữ, kinh, truyện đại toàn, tính lý, Bắc sử thành sách cổ. Chữ quốc ngữ lan rộng, ai ai cũng học chữ này sợ mình lạc hậu, các nhà in phố Hàng Gai nhanh chóng xoay theo thời cuộc. Chữ quốc ngữ là hồn của nước Phải đem ra tính trước dân ta Sách Âu Mỹ, sách China Chữ kia chữ nọ dịch ra cho tường Những câu thơ cho thấy chữ quốc ngữ được đề cao và để có tri thức thì cần thiết phải có sách dịch. Rồi các bài ca của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, thậm chí Tam quốc chí còn được một nhà sách dịch ra quốc ngữ in phát không cho người đi qua Bờ Hồ. Hiệu Đông Kinh ấn quán in bốn tập: địa dư, lịch sử, khoa học, toán pháp của Trần văn Thông vốn trước đó không có đã thu hút người trẻ và cả các nhà Nho tìm đọc sách “cách trí” này. Nhưng vẫn có nhà in luyến tiếc chữ thành hiền, năm 1911, hiệu Quan Văn đường in Quốc Phong thi bằng hai thứ chữ, tầng trên chữ Hán, dưới là chữ quốc ngữ, cuốn Phương ngôn tục ngữ thì trên là chữ Nôm, dưới quốc ngữ. Để in chữ quốc ngữ họ vẫn dùng bản khắc gỗ. Một điều không thể không nhắc đến là một số cơ sở in ấn ở Hà Nội đầu thế kỷ XX, cùng với các “thiện đàn” khác trong cả nước, tiếp tục in ấn nhiều thơ văn giáng bút. Nếu trước đó văn giáng bút chỉ đơn thuần là lời của Phật, Tiên, Thánh khuyên răn con người ăn ở thiện tâm thì sang đầu thế kỷ XX nó đã mang thêm nội dung mới là chống Pháp. Tạ kinh quốc ca là bài ca khích lệ chị em hãy chen vai sát cánh cùng nam giới đấu tranh chống Pháp. Thang tự do bắc thẳng tầng mây Đường độc lập sẵn xây nhẵn thín Gánh luân lý chị mười em chín Cửa thiện duyên phương tiện rộng thênh thang Chuông đồng văn tiếng đã kêu vang Tỉnh giấc mộng chớ mơ màng con mắt tục... https://thuviensach.vn Bài Tổng kỹ ca ở cuối sách được đúc kết bằng tinh thần đoàn kết, đồng tâm của những trai “trung nghĩa”, gái “kiên trinh” mà tẩy sạch những vết nhơ trên tấm gương trong như tuyết của truyền thống yêu nước ngàn năm còn để lại: Trai ăn ở bền lòng trung nghĩa, Gái kiên trinh khoe mẽ với non sông. Chữ đồng tâm tạc để bên lòng. Khi các nhà in mộc bản ở Hàng Gai suy vi thì năm 1925 ở phố Hàng Bông xuất hiện Nhà in Tân Dân theo lối mới ở số nhà 93. Chủ là Vũ Đình Long (1896-1960), ông quê thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai. Trước khi mở nhà in, ông nổi tiếng khắp nước với vở kịch nói thuần Việt đầu tiên Chén thuốc độc, được công diễn trên sân khấu Hà Nội ngày 22-10-1921. Vũ Đình Long vừa là chủ nhà in vừa chủ trương ra các báo Tiểu thuyết thứ bảy (1934-1942), Phổ thông bán nguyệt san (1936-1941), tuần báo Hữu ích (1937-1938)... và in các loại sách: Sách học, Quốc văn dẫn giải, Tập san Tao đàn, Những tác phẩm hay...Các nhà văn Vũ Bằng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm... trong lúc khó khăn đều được ông ứng tiền sáng tác và khi có tác phẩm, ông lại in cho họ. Tháng 9-1958, Hà Nội bắt đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Vũ Đình Long bị khép thành phần tư sản và Nhà in Tân Dân phải vào công tư hợp doanh, sau đó sáp nhập với Nhà in Lê văn Tân ở 136 Hàng Bông thành Nhà in Ngoại văn, chuyên in các tài liệu đối ngoại bằng các chữ Nga, Anh, Pháp, Lào, Campuchia, Trung Quốc... cho nhà nước. Từ vị trí chủ, ông trở thành người làm công, khó có thể biết lúc đó ông nghĩ gì nhưng chắc chắn nó gây ra cú sốc rất lớn và ông mất năm 1960. Cũng trong năm này, một số nhà còn giữ bản khắc xưa làm kỷ niệm cũng vội chẻ làm củi vì sợ bị quy tội tàng trữ văn hóa của chế độ phong kiến. Sách chữ Hán ban đầu in ra chỉ bán ở Hàng Gai và một vài phố xung quanh sau đó mới được mang về các vùng quê. Người đầu tiên bán sách ở các vùng quê là một người họ Trần ở làng Phú Đôi (nay thuộc xã Đại Thắng huyện Phú Xuyên). Người này ra Hàng Gai làm công cho một trong https://thuviensach.vn hai nhà in họ Trần, trong thời gian làm công ở đây đã học được nhiều điều hay. Lưu tử nhất quỹ ngọc Bất như nhất quỹ thư Thư trung tự hữu ngọc (Tạm dịch: Để lại cho con hòm ngọc/Không bằng để cho con hòm sách/Trong sách có ngọc) Cuối thế kỷ XIX, nhà buôn các tỉnh hiếm khi cất sách, có lẽ vì thế mà người họ Trần ở Phú Đôi đã nhìn thấy tình trạng thiếu sách ở các vùng quê ham học và dù không có tầm nhìn “khai thông thương mại” nhưng nhãn tiền là có thể kiếm ăn được. Sau khi gặt hái xong, ông rủ cánh đàn ông trong làng quẩy đôi bồ không lên phố Hàng Gai cất sách. Người có vốn thì trả ngay, người ít vốn thì mang đồ đồng gồm: nồi, chậu thau ra đặt để chủ hàng sách tin tưởng. Đến cuối năm thanh toán cho chủ mới mang đồ đồng về. Sách in ra mong bán được nhiều nên các nhà in sách cũng không tính lãi. Giá sách rất rẻ, nhất là sách học chữ. Truyện thì cứ tính 7 hào 1.000 trang. Có điều rất hài hước là nhiều người buôn sách lại không biết chữ, họ đành nhờ con chủ nhà in viết hộ danh mục và trong quá trình giao sách chủ nhà in tóm tắt qua nội dung để họ nhập tâm. Con cháu các ông bán sách ở Phú Đôi kể với tôi rằng, để bán được sách, các cụ thêm bớt nội dung, nhiều người không muốn mua nhưng nghe kể hay quá mang tóc ra đổi luôn. Thời đó không gọi là bán sách mà gọi là phường đổi. Ban đầu chỉ có đàn ông, sau thì đàn bà cũng theo. Sách họ cất gồm nhiều loại, truyện gốc nước ngoài có Nhị độ mai, Hoa tiên, Phan Trần... các bản văn có Chinh phụ ngâm, Cung oán, Đồng tiền, Bần nữ thán... Để bồ sách thêm phong phú, họ lên Hàng Ngang, Hàng Đường cất thêm ít sách Tàu vì ở các phố này có ba bốn Hoa kiều bán tạp hóa trong đó có sách. Sách mới rất ít, chủ yếu là sách cũ in đi in lại: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Đông chu liệt quốc, Liêu trai, Hồng lâu mộng, Thanh lâu mộng hay các truyện tình như: Lan đình, Bách tự minh. Sách đạo đức có Nhị thập tứ hiếu dạy con trẻ, sách thuốc có Phùng Thị, Cảnh nhạc, Ngưu kinh, Mã kinh rồi lịch vạn sự, cổ văn, Đường thi. Khoảng những năm https://thuviensach.vn 1910-1911 có thêm Bông lai bác nghị và Ẩm băng của phái cải lương. Nếu có ai đặt sách cũ họ lại ra mấy tiệm ở Hàng Quạt kiếm tìm. Thấy vừa vai là lên đường. Họ xác định lấy công làm lãi nên không dám đi xe ngựa mà gánh bộ, mệt thì nghỉ, đói giở cơm nắm ra ăn, tối nghỉ nhờ, sáng dạy sớm nấu cơm ăn, vắt cơm xong lại lên đường. Tuy nhiên, sách chỉ dành cho người biết chữ vì thế địa chỉ đầu tiên phường đổi nhắm đến là thầy đồ và người biết chữ. Nếu trước đó đã đến rồi thì phường đổi chỉ giới thiệu sách mới còn lần đầu thì đưa danh mục cho họ chọn. Không chỉ đến các làng đồng bằng, họ lên cả trung du và miền núi phía Bắc. Có nhóm vào đất học Thanh-Nghệ, nhóm khác vào tận Huế và Nam Trung Bộ. Thầy đồ các làng luôn mong chờ phường đổi vì sách mua lần trước đã đọc hết. Phường đổi đưa danh mục cho họ xem trước và tóm tắt qua nội dung những cuốn mới rồi thêm thắt cho sinh động. Nếu đồng ý mua họ mới lấy sách ra. Giá sách cũng không quá cao và người bán tính toán sao cho có lãi là được. Nhưng chả phải ai cũng sẵn tiền, có người biết chữ, thích đọc lại không sẵn tiền thì có thể mang sách cũ ra đổi hay mang giấy viết rồi xếp bằng với chiều ngang và chiều cao cũng đổi được sách mới. Có khi dân phường đổi thấy nhà có trẻ ham đọc nhưng không có tiền, cũng không có sách cũ thì chấp nhận đổi bằng thóc. Gánh thêm thóc tuy nặng nhưng họ vẫn vui vẻ vì có mối cho chuyến sau. Bán hết lại về cất chuyến mới đồng thời cũng đem yêu cầu của khách hàng tìm kiếm những cuốn họ muốn. Để khỏi lỡ chuyến hàng, họ gửi chỗ giấy cũ lại nhà in ở Hàng Gai và sau khi thu được nhiều thì mang bán lại cho các phường làm giấy ở Hà Nội. Cũng có khi bán cho dân đúc đồng Ngũ Xã, vì khuôn đúc thường nhào giấy lẫn với đất. Khi chữ quốc ngữ, chữ Pháp là môn học bắt buộc đối với học sinh thì chữ Nho thất thế. Số người Phú Đôi bán sách giảm dần, đầu những năm 1930 họ không bán nữa mà chuyển sang mua lại chính những cuốn trước đó họ đã bán. Ông Lã văn Sâm kể, cụ thân sinh ông là Lã văn Lâm quẩy bồ mua sách từ Nam xuống Bắc, từ Đông sang Đoài rồi mang vào bán ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chính ông cũng không biết vì sao người Quảng lại mê sách chữ Hán, chữ Nôm đến như vậy. Buôn bán tấn tới ông Lâm https://thuviensach.vn thuê nhà ở Tam Kỳ mở hiệu sách. Sách quý, sách hay được gia đình, anh em hay người làng gửi từ Phú Đôi vào. Năm 1952, chiến tranh khiến việc đi lại khó khăn nên ông đành bỏ hiệu sách về quê. Trước năm 1954, vì lúc đó còn nhỏ nên ông Trần Mạnh Tưởng không đi mua sách nhưng đầu những năm 1960 cùng với các thanh niên họ Lã, Vũ, Trần, ông bắt đầu theo nghề. Tuyến nào có ô-tô khách thì đi ô-tô, song phần lớn là cuốc bộ. Cũng giống như đi bán sách, người mua phải tìm đến người biết chữ Hán, chữ Nôm làm quen, thuyết phục. Ông Trần văn Soạn bảo có nhà vì túng bán sách ông cha để lại, cầm tiền xong khóc rưng rức. Có nhà không bảo quản được sách mối mọt hoặc thấy không còn cần thiết “vì để cũng không ai biết chữ mà đọc” nên bán. Sách rách, mối mọt thì mua cân còn lành lặn nguyên gáy và bìa thì hai bên thỏa thuận. Ông Sâm khoe có lần ở Phú Thọ, ông mua được mấy gánh của một gia đình họ Mạc, gia đình này có những cuốn in từ thế kỷ XVIII. Mua được gánh về làng nhờ người biết chữ phân loại, sách thuốc mang bán cho các ông lang, sách liên quan đến lịch sử mang ra Hà Nội bán cho Viện Sử hay Viện Khảo cổ, sách văn chương bán cho Thư viện Quốc gia. Trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, nhiều lần ông Sâm bị chính quyền địa phương ở Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Bình... bắt giữ, trình giấy thông hành xã Phú Đôi cấp họ chẳng nghe, nghi ông vờ đi mua sách làm gián điệp cho Mỹ, bắt nhốt trong kho phân đạm. Ngày nào xã cũng phải cử dân quân mang cơm cho ăn, nước cho uống, chán quá nên họ thả. Thả ra ông lại đi “mua gánh sách về bán đủ tiền đong được tạ thóc, ở nhà làm hợp tác xã đói lắm mà ra đồng thì toàn nói chuyện chim cò”. Nhưng bị bắt nhiều nên ông và nhiều người lên Hà Nội gãi đầu nhờ Thư viện Quốc gia cấp cho giấy “đi mua sách cho nhà nước”. Thư viện cũng cần sách, đồng ý cấp ngay. Ông Vũ văn Sơn sinh năm 1949 kể rằng, năm 1975 phục viên về làng ông lại đi mua sách, đến năm 1976 nguồn sách chữ Hán ở các vùng quê không còn nhiều nên cánh Phú Đôi mới dừng, chấm dứt nghề bán và mua sách tồn tại 100 năm ở làng này. Dân Phú Đôi bán và mua sách cũng chỉ để kiếm sống. Người làm sách ở Hàng Gai, Hàng Bông cũng kiếm sống nhưng chính từ kiếm sống họ đã https://thuviensach.vn làm được một việc rất lớn: góp phần nâng cao dân trí và giữ gìn nguồn tư liệu. https://thuviensach.vn Cầy Tơ 7 Món Ở Hà Thành Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, cội nguồn ăn thịt chó bắt đầu từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Người ăn đầu tiên là thầy cúng, thầy phù thủy mà cũng chỉ ăn lén, ăn vào lúc tối trời, đêm hôm. Do mặc cảm tội lỗi xưa nay chẳng ai nói toạc ra là ăn thịt chó và cũng vì kiêng kỵ nên người ta nói chệch là ăn thịt cầy, mộc tồn. Chó là con vật rất trung thành sẵn sàng hy sinh bảo vệ chủ, điều này đã được chứng minh qua khai quật di chỉ khảo cổ ở thành phố Pompeii (La Mã cổ đại). Vì núi lửa phun trào nên cả thành phố này bị vùi lấp và khi khai quật, người ta bắt gặp bộ xương chó trùm lên bộ xương một đứa trẻ. Chó không chỉ trung thành mà còn rất tinh khôn, Ăng-ghen nói rằng chó chỉ còn một điểm khác người là “nó chưa biết nói”. Ở Việt Nam, chó là bạn bốn chân sớm nhất của con người từ thời đại đồ đá, người ta đã sử dụng chó để săn bắn. Chó trông giữ nhà cho chủ cả ngày lẫn đêm nên dân gian có câu: Chó nào là chó sủa không Không người bán dạo thì ông đi đường Người Việt xưa tin rằng để chó đá ngoài cổng có thể xua đuổi tà ma, vì vậy ở cổng làng, cổng ngõ xóm hay mỗi gia đình đều có tượng chó đá, thậm chí nhiều ngôi mộ táng cũng có. Trong ca dao tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có ít nhất 70 câu liên quan đến con chó. Trai khôn mài dao dạy vợ Gái ngoan giết chó khuyên chồng Câu này lấy từ tích Sát cẩu khuyến phu từ đời nhà Nguyên du nhập vào nước ta. Chuyện là nhà nọ có hai anh em, người anh khá giả còn người em nghèo túng. Không đoái hoài đến em nhưng người anh lại rất hào phóng với bạn bè, vợ nói mãi không nghe bèn nghĩ ra kế, giết chết một con chó https://thuviensach.vn sau đó gói vào chiếu để góc vườn rồi gọi chồng về nói rằng mình đã lỡ tay giết chết người. Anh chồng sợ hãi chạy đến nhà bạn bè nhờ họ cùng mình mang chôn nhưng ai cũng lắc đầu. Bí quá đành sang nói với em, người em chẳng phàn nàn trách cứ một mình mang “cái xác” đi chôn. Đám bạn người anh cho đây là cơ hội làm tiền đã kéo đến dọa không đưa tiền sẽ báo quan nhưng người vợ dứt khoát không nghe. Thế là bọn họ kéo nhau đi bẩm quan. Quan cho gọi người vợ lên khảo và chị này khai đó là con chó, quan không tin sai lính đào thì đúng là xác chó thật. Từ đó người anh quý mến em hơn và tránh xa lũ bạn xấu. Văn hóa Á Đông xếp chó vào 12 con giáp và chó ở vị trí thứ 11 với chi Tuất, một trong những con vật thuộc lục súc. Theo quan niệm của người Việt, chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, thuận lợi và nhiều niềm vui: Mèo đến nhà thì khó Chó đến nhà thì sang Thời Hậu Lê, xứ Đàng Ngoài có câu “Răng trắng như thằng chó Ngô”, ám chỉ người phương Bắc. Và phải chăng vì không ưa người Ngô nên ăn thịt chó cho bõ tức? Trong cuốn Lời người Man di hiện đại - Phong tục và thiết chế của người An Nam của Nguyễn văn Vĩnh in lại bài viết đã đăng trên báo An Nam mới(L’Annam Nouveau) số 13 năm 1931 trong đó có đoạn: “Khi mọi việc có khả năng chuyển biến xấu đi, người nông dân thường nói: Chết cả chó. Những con vật tội nghiệp lập tức trở thành nạn nhân của mọi sự việc. Con chó của nhà anh ta vừa cắn ai đó, trước tiên người ta chén nó, sau đó nếu sự việc không dàn xếp được ổn thỏa người ta hạ thêm hai hoặc ba con nữa. Thật may vì nếu giống chó không phải là loài mắn đẻ thì chúng đã tuyệt chủng từ lâu rồi. Cũng may người nhà quê chúng ta chỉ ưa ăn loại chó vàng, giống cho có thịt với hương vị đặc biệt thơm ngon. Muốn nhìn một người hạnh phúc hãy nhìn một anh chàng nhà quê nốc rượu trong cái ấm sành và dùng hàm răng chắc khỏe cắn rôm rốp cái giẻ sườn của con chó vàng. Cảm giác thăng hoa đến độ anh ta vươn vai, giãn xương kêu răng rắc dường như là để chứng tỏ cái công dụng của chất kích thích tuyệt hảo kia ảnh hưởng thế nào tới các bộ phận trong cơ thể con https://thuviensach.vn người. Một viên chức kia được tỉnh hoặc quận cử xuống làng trao hoặc thông báo một chỉ dụ, lý trưởng đón tiếp anh ta tại nhà rồi đánh chén với rượu thịt chó. Khoản chi phí đó sẽ được phân bổ cho người có liên quan nếu việc đó can hệ đến làng xã. Người ta mời đến đó chánh tổng hay hai ba tay hào lý có ảnh hưởng nhất trong vùng với cái cớ tham khảo ý kiến để thực hiện chỉ dụ mới nhận”. Qua đoạn văn thấy rõ thú ăn thịt chó ở vùng quê. Nhà thơ Nguyễn Vỹ có bài thơ Gửi Trương Tửu, viết trong thập niên 30 thế kỷ XX có câu về chó: Thời thế bây giờ vẫn thấy khó Nhà văn An Nam khổ như chó Mỗi lần cầm bút nói văn chương Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương ... Trong bài Thịt chó Hà Nội đăng trên báo Người Hà Nội, năm 1993, nhà thơ Nguyễn Hà viết “Biết tôi viết bài về thịt chó, nhà văn lão thành Tô Hoài bảo: Này mình biếu ông chi tiết này, cánh bán thịt chó cũng giống như cánh viết văn chúng ta ở một điểm: anh nào cũng cho thịt chó của quán mình ngon nhất còn tất cả các quán khác chẳng ra gì”. Dù Tô Hoài không so nhà văn với chó nhưng so với đám bán thịt chó “mồm năm miệng mười” thì cũng là loại “mồm chó, vó ngựa”. Còn truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó in năm 1942 của nhà văn Nam Cao tả mấy anh nông dân rỗi việc bày chuyện thịt con chó con. Đánh chén hết sạch không dành cho vợ và con miếng nào mặc dù bụng chúng đói meo hy vọng. Cái lệ đàn ông là tướng trong nhà thật... chó. Một bài viết của nhà báo Nguyễn Triều đăng trên Hà Nội mới năm 2010 có câu “Mưa như chó”, dân gian đã có “Khổ như chó”, “Ngu như chó” giờ lại thêm “Mưa như chó”, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ sướng từ này quá gửi tặng Nguyễn Triều chai vodka Nga. Mới đây, tháng 11 năm 2014, nhà văn Trần Chiến in cuốn tạp văn A! Đây rồi Hà Nội bảy món, chả có bài nào nhắc đến chó, toàn phố, ngõ, nhập cư, tính cách Hà Nội... mà đặt như vậy hẳn Trần Chiến từ đau lòng dẫn đến nghiệt ngã, Hà Nội như “con chó” bị người ta chặt ra nấu thành 7 món. https://thuviensach.vn Trong các nước Đông Nam Á, duy nhất Việt Nam là nước ăn thịt chó nhưng các tỉnh phía nam Trung Quốc cũng vẫn xơi món này. Ở thành phố Ngọc Lâm (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) có tục lệ ăn thịt chó với vải thiều và uống rượu vào ngày Hạ chí (ngày dài nhất trong năm) sẽ cho sức khỏe. Từ nhiều năm nay, những người trong tổ chức bảo vệ động vật ở Trung Quốc lên tiếng phản đối dữ dội, tuy nhiên đã là tục đâu dễ bỏ. Cấm thì bằng cách này hay cách khác họ vẫn duy trì. Người Hàn Quốc cũng ăn thịt chó và khi World Cup tổ chức ở đất nước này và Nhật Bản năm 2002, nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới dọa kiện lên FIFA nếu Hàn Quốc ăn thịt chó trong quá trình diễn ra giải. Xứ Hàn lùi bước bằng cách chuyển các quán thịt chó từ mặt phố vào trong ngõ hay lui đến các phố nhỏ. Nhà báo Tạ Việt Anh, nguyên Tổng biên tập báo Kinh tế Đô thị kể, năm 2010 ông thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đoàn nhà báo Việt Nam thăm Triều Tiên, biết các nhà báo Việt Nam thích ăn thịt chó nên tiệc chia tay họ đãi thịt chó. Các thành viên trong đoàn ngỡ ngàng, tất nhiên không có món hấp, rựa mận, dồi, chỉ có xáo xương ăn với mì và món hầm với củ sâm tươi. Theo cách nghĩ thông thường, người miền Bắc ăn thịt chó là do dân ở phía nam Trung Quốc đưa sang. Tuy nhiên trong bài viết in trong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “gần như không có mối liên hệ nào giữa thịt chó ở Trung Quốc và Việt Nam”. Ông và giáo sư Từ Chi đã tìm hiểu về thịt chó và tiết canh thì món này xuất hiện khá muộn mằn trong văn hóa ăn của người Việt. Con chó thân thiết với con người nhưng người xưa vẫn ăn thịt chó và lại còn triết lý: Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó Chết xuống Âm phủ biết có hay không? Dồi chỉ là một trong nhiều món chế biến từ chó. Chẳng riêng cánh đàn ông thích ăn thịt chó mà đàn bà cũng thích món này. Ăn rồi cắp nón ra về Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào https://thuviensach.vn Một nhà chuyên nghiên cứu và phục chế thời trang cổ kể, trước giải phóng gia đình ông ở Huế nuôi hai con chó. Cả hai con rất khôn. Khi giải phóng Buôn Mê Thuột, gia đình ông di tản vào Sài Gòn nên không thể mang theo, vốn là người Bắc di cư vào Huế năm 1954 nên biết người miền Bắc mê thịt chó, sợ bộ đội vào giải phóng Huế bắt làm thịt, người nhà bàn nhau đem chôn sống. Sau này ông cũng ân hận vì suy nghĩ sai về bộ đội, “cho ai đó nuôi ít ra nó còn sống và không thành oan hồn”. Trong cuốn Ghi chép ở xứ Bắc Kỳ, đức ông de la Bissachère (1764- 1830), người sống ở Đại Việt 18 năm từ thời Tây Sơn đến đầu đời vua Gia Long đã viết về thịt chó ở Đàng Ngoài như sau: “Thịt chó được xem là tuyệt hảo hơn cả và bán với giá rất đắt. Lần đầu tiên, một người châu Âu ăn thịt chó cần phải dằn lòng và cảm thấy bị cứa nát trái tim và óc tưởng tượng của mình. Song đã quen rồi thì chẳng cảm thấy khổ đau chi nữa”. Còn ở chương II và VI cuốn Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài (Histoire naturelle civile et politique du Tonquin - xuất bản tại Paris, 1778), tác giả Richard viết về thú ăn thịt chó của dân Đàng Ngoài: “Tôi chứng kiến họ mổ thịt con chó, sau đó họ chế biến ra các món”. Như vậy có thể khẳng định, dân xứ Đàng Ngoài được hiểu là bao gồm cả Thăng Long ăn thịt chó từ thế kỷ XVIII, còn trước đó không thấy sách nào nói đến. Cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Un Campagne au Tonkin, Paris 1892) tác giả Hocquard, viên bác sĩ đi theo đội quân viễn chinh Pháp sang Bắc Kỳ năm 1883 đã mô tả thịt chó: “Năm 1883, từ trong thành đi ra chợ Cửa Đông, tôi thấy có quá nhiều người bày bán thịt chó, họ để cả con vàng ươm, nó được mang từ ngoại ô vào”. Từ khi Bắc Kỳ do chính phủ Pháp bảo hộ và Hà Nội trở thành nhượng địa vào năm 1888, thì các quy định của triều Nguyễn không có giá trị trong đời sống, dân Hà Nội sống theo luật Pháp quốc và luật nước Pháp cấm giết, ăn thịt chó. Nhưng tòa đốc lý cấm là chuyện của họ, dân thèm vẫn lén lút ăn. Tháng 1-1902, một người đàn ông ở phố Hàng Chĩnh thui chó bằng rơm làm cháy nhà mình, trời hanh lại thêm gió bắc đã gây cháy cả dãy nhà lá nên đốc lý Baille Frédéric (giữ chức từ ngày 22-11-1901 đến 31-3-1903) ra văn bản cấm giết chó, bán và ăn thịt chó: “cảnh sát bắt được ai vi phạm, https://thuviensach.vn người đó sẽ bị phạt tù”. Người Pháp quả là yêu quý chó, họ không nuôi giống chó An Nam mà mang từ Pháp sang giống chó châu Âu, có loại rất quý. Khi những con chó cưng chết không có chỗ chôn, họ yêu cầu đốc lý cấp đất để làm nghĩa trang. Nghĩa trang chó có tường bao quanh được xây dựng năm 1900 ở gần đê cạnh bến Phà Đen ngày nay. Sợ dân nghèo An Nam đào lên ăn thịt, họ thuê người trông coi nghĩa trang. Năm 1936, phố Hàng Lược xuất hiện hai quán thịt chó ở số nhà 61 và 63. Hai nhà này trước bán lược nhưng mặt hàng này ế ẩm quá nên họ đành chuyển nghề. Sở dĩ họ bán thịt chó vì Mặt trận Bình dân Pháp thắng thế lên nắm chính quyền, có nhiều chính sách khiến dân chúng Đông Dương dễ thở hơn. Năm 1948, dân tản cư rục rịch trở lại Hà Nội, buôn bán khó khăn nên ở phố Mã Mây có mấy nhà gần đền Hương Trượng mở quán bán thịt chó. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào tháng Giêng năm 1973, dân Hà Nội từ nơi sơ tán ùn ùn trở về và mùa hè năm này, ngành ăn uống quốc doanh bắt đầu bán bia tại nhiều cửa hàng trong thành phố. Đồ nhắm ngoài lạc rang, lạc luộc, đậu phụ rán chấm mắm tôm, nộm đu đủ thì bắt đầu thấy có thịt chó chặt. Xơi món này chỉ có cán bộ, công an và các ông tư sản giấu được vàng thời công tư hợp doanh, dân lao động nhìn các vị quấn lá mơ lông vào miếng thịt kèm theo cọng rau húng rồi sục xuống bát mắm tôm đầy bọt vì chanh mà nuốt nước bọt. Khi công suất Nhà máy bia Hà Nội nâng lên, bia về các cửa hàng nhiều hơn thì số người bán thịt chó cũng tăng theo. Tầm 9 đến 10 giờ sáng, trên xe buýt Karosa dài ngoẵng từ Trôi, Nhổn ra phố Lò Đúc chỉ có thịt chó. Con chó vàng ươm vì lá hiên, da căng lên vì được ngâm nước, răng nhe cả hàm nằm gọn trong cái thúng, bên cạnh là mớ dồi còn hơi nóng kích thích vị giác cánh đàn ông trên xe. Xe dừng ở cuối phố Phan Chu Trinh, họ lấy xe đạp gửi nhà ông Việt hói rồi đạp nhanh đến các quán bia. Không chỉ quán bia, chợ nào cũng có người bán thịt chó. Cũng là thịt chó từ Trôi, Nhổn mang ra cả nhưng trong Thịt chó Hà Nội ông Nguyễn Hà hết lời ngợi ca thịt chó chợ Âm Phủ, lại còn viết: “Trước đây, Hà Nội có hẳn một chợ ở trung tâm thành phố gần như sản phẩm chính là thịt chó. Đó https://thuviensach.vn là chợ 19-12 mà người ta gọi là chợ Âm Phủ”. Thực ra cho đến năm 1990, chợ có đúng bốn hàng, hai bán thịt chó chín và hai bán thịt chó sống, nếu vào chợ từ phố Lý Thường Kiệt thì quán thịt chó nằm bên tay trái. Nói chung thịt chó Hà Nội không ngon bằng các tỉnh vì người làm không thui rơm, dồi lại không có lá khúc tần nên thiếu vị hơi chát của loại thuốc nam. Thời bao cấp, một số người trong ngành y ăn cả thịt chó có mùi thuốc mê. Chuyện là sinh viên Đại học Y Hà Nội thường có môn thực hành phẫu thuật, những con vật mang ra làm thí nghiệm thường là thỏ và chó. Trước khi phẫu thuật chó được gây mê và phẫu thuật xong bỏ đi cũng tiếc thế là bán rẻ cho cán bộ nhân viên. Bóp riềng mẻ, nấu kỹ mà vẫn còn mùi thuốc. Nhưng các quán thịt chó ở Hà Nội văn minh hơn các tỉnh là không đánh tiết canh. Dù chỉ lấy tia hồng nhưng tiết canh chó rất hôi, uống rượu nhưng vẫn còn mùi khó chịu trong cổ họng. Đổi mới cơ chế được một hai năm thì Hà Nội rộ lên mốt ăn thịt chó ở đê Nhật Tân. Ban đầu chỉ có quán Anh Tú sau đó mọc lên mấy chục quán thịt chó nhà sàn, báo Lao Động gọi là Liên hiệp thịt chó Nhật Tân. Buổi trưa nườm nượp cán bộ công chức thắt cà vạt đánh chén. Cuối tháng đi muộn thì chỉ còn nước quay về. Được dăm năm thì khách thưa dần, chả phải người ta ý thức bảo vệ động vật mà do đông khách, có quán độn cả thịt chó bécgiê hay chó Nhật vào món rựa mận. Nhưng cũng có vài quán rất ngon, ấy là họ có bí quyết, sau khi cắt tiết xong đem chôn con chó xuống hố lấp đất lên trong khoảng nửa ngày. Thịt con chó hút hơi ẩm trong đất căng đều thì lấy mang lên dội nước nóng cạo lông. Chó chôn dưới đất cân bằng âm dương ăn miếng thịt mềm và đậm đà hơn. Từ bao giờ chả biết, dân ăn thịt chó cho quan niệm cuối tháng ăn thịt chó sẽ giải được đen. Không biết có xuất xứ từ tích nào của Trung Quốc không? Tôi đem băn khoăn đó hỏi nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Hạnh Cẩn, người thông thạo Hán học và Tây học, xuất bản mấy chục đầu sách về văn hóa. Ông là người cẩn trọng, hẹn một tuần sau sẽ trả lời. Đúng hẹn, vừa bỏm bẻm nhai trầu, ông bảo: “Thú thật kiến thức tôi cũng vừa phải nhưng tất cả những gì tôi biết thì không có tích ta hay tích Tàu nào nói ăn thịt chó cuối tháng giải được đen. Cũng không có tích nào nói tại sao đầu tháng lại https://thuviensach.vn kiêng thịt chó”. Nhân được báo cử đi viết bài về Quốc hội họp, tôi đem thắc mắc hỏi đại biểu Hòa thượng Thích Thanh Tứ (ông viên tịch ngày 26-11- 2011), Hòa thượng nói rằng “Đạo Phật không sát sinh và luôn trưởng dưỡng lòng từ bi. Có thể những người bán thịt chó phạm tội sát sinh nên đầu tháng họ đi chùa cầu xin Trời Phật tha tội. Đi chùa thì phải nghỉ bán hàng vì thế họ đã nghĩ ra đầu tháng kiêng ăn thịt chó. Nhưng nghỉ mấy ngày đầu tháng dẫn đến thiệt hại tiền bạc và để bù lại thì họ tung tin cuối tháng ăn thịt chó sẽ giải được đen. Dân Việt dễ tin những chuyện như vậy nên người nọ truyền người kia và cuối cùng trở thành quan niệm thường trực”. Gợi ý của Hòa thượng tọa Thích Thanh Tứ cũng một cách lý giải, tuy nhiên trong khi chưa có lý giải nào thuyết phục hơn thì tạm tin như vậy. https://thuviensach.vn Người Hà Nội Gốc Thăng Long Có không ít người luôn cho rằng ở Hà Nội không có người Hà Nội gốc, chỉ có người sống ở Hà Nội. Nếu quan niệm người Hà Nội gốc phải là người có gốc gác ở làng Long Đỗ thời kỳ tiền Thăng Long, nơi sau này trở thành trung tâm của thành Đại La vào thế kỷ thứ IX thì đó là sự đánh đố. Nếu khư khư như vậy thì họ cũng không thể bác được quan niệm: Hà Nội vẫn có người gốc gác làng Long Đỗ. Nếu căn cứ phố Hàng Đào xưa có nghề nhuộm điều do dân Hải Dương, Bắc Ninh mang về kinh kỳ, nghề bạc ở phố Hàng Bạc là dân Trâu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), nghề in mộc bản ở Hàng Gai do dân Liễu Chàng (Hải Dương), nghề thêu từ Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), phố Mã Mây, ngõ Đào Duy Từ chủ yếu người Hoa kiều sinh sống, Phất Lộc có quê gốc Thái Bình di cư lên. Lại thêm sau năm 1954, một đợt nhập cư ồ ạt nhập hộ khẩu vào nội thành thì quan niệm “hiện chỉ có người sống ở Hà Nội” có vẻ có lý. Việc truy tìm người Hà Nội gốc gác từ thời phủ Tống Bình trở về trước không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lấy mốc thời gian khi Lý Công Uẩn khai sinh ra thành Thăng Long thì mọi chuyện có vẻ dễ hơn. Trong Lịch sử Hà Nội, nhà sử học người Pháp Philippe Papin viết: “Cao (Thái thú Cao Biền, người Trung Quốc cai quản Tống Bình thế kỷ IX) đã chấm dứt tình trạnh lộn xộn và mang thóc gạo cho dân nghèo”. Sách viết tiếp: “Theo các tài liệu của Trung Quốc thì trong thành (Đại La) có cửa hàng, kho chứa thóc, dinh thự, nơi làm việc của các quan cùng 5.000 ngôi nhà dành cho 150.000 người trong đó có 4.200 người làm việc cho triều đình”. Cũng theo Phillippe Papin, cư dân trong thành có cả gốc Hán lẫn gốc Việt. Như vậy Đại La vừa là thành lũy mang tính quân sự nhưng cũng đã có “thị”. Lịch sử Hà Nội là luận văn tiến sĩ của Phillippe Papin, cuốn sách https://thuviensach.vn được giới sử học Việt Nam đánh giá là phong phú về tư liệu, trong đó tác giả khảo cứu cả những văn bản Trung Hoa cổ. Ông khách quan, không thiên vị trong đánh giá, nhận định nên cuốn sách có độ tin cậy cao. Thành Đại La do Cao Biền xây dựng lấy núi Nùng làm trung tâm. Trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn có đoạn: “Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng lượn, hổ chầu... Dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, nơi ấy là chỗ tốt hơn cả”, nghĩa là dù thành Đại La tan hoang nhưng nơi mà Lý Công Uẩn định xây thành Thăng Long đã có dân. Nếu so với thành do Gia Long xây đầu thế kỷ XIX thì Đại La ăn về phía tây. Khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích một phần Thăng Long thời Lý, Trần, Lê nằm trong thành Gia Long. Thăng Long thời nhà Lý tính “thị” càng rõ nét hơn vì có chợ. Tại vùng đất quanh hồ Tây mà xa xưa nằm trong “vùng Hà Nội” thì nay các làng này vẫn nguyên vị trí đó, chẳng ai có thể khiêng nó đi đâu được. Tìm hiểu những làng này và gia phả các dòng họ sống ở đây cho thấy vẫn tồn tại nhiều dòng họ lâu đời, họ mới và cả họ gốc hòa vào nhau. Chẳng hạn như các họ gốc ở Thụy Khuê là Lê, Phan, Nguyễn, Bùi, Vũ, còn họ Tống thì di cư từ Trung Quốc sang xin cư ngụ từ thời Minh để tránh nhà Mãn Thanh. Xuân Tảo có họ gốc từ thời còn phủ Tống Bình như họ Phương, Ngô, Trần, Nguyễn. Cho đến nay những dòng họ này vẫn còn, tức là chắt chút chít của họ vẫn sống trên đất tổ tiên. Cùng với các làng trong khu vực thành thì vùng ven Thăng Long hiện vẫn tồn tại các họ sống tại làng cổ xưa ví dụ như: Láng, Kim Liên, Thanh Nhàn... Còn dân gốc Thăng Long nhiều hay ít là chuyện khác. Tuy nhiên không nhất nhất phải sống ở Thăng Long từ khi đất này trở thành kinh đô của Đại Việt mới gọi là người Hà Nội gốc. Gốc hay không gốc còn con người quy định. Theo những gì giáo sư Từ Chi viết trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ thì hương ước của các làng xã Bắc Bộ xưa khá thống nhất khi đối xử với dân “ngoại tịch”. Sau ba đời sống ở làng đó thì đàn ông sẽ có tên trong sổ đinh. Tuy nhiên nếu làng thiếu thuế, thiếu đinh đi phu thì có thể họ sẽ được vào sổ đinh sớm hơn. https://thuviensach.vn Được vào sổ đinh họ sẽ được chia đất, được quyền xây nhà thờ và không phải ở ngoài trại hay rìa làng, không bị xếp ngang hàng với thằng mõ... Cùng với quyền lợi, họ phải gánh vác các trách nhiệm của làng. Thế hệ đầu tiên đến ngụ cư không phải người gốc làng đó nhưng con cháu họ sinh ra tại nơi mới thì con cháu họ có gốc làng đó. Quan niệm của người Việt ở các làng Bắc Bộ xưa cũng giống với quan điểm mà Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra: người sinh ra ở đâu thì nơi đó là quê và là quê gốc của họ.Ví dụ vợ chồng gốc Hoa đến sinh sống ở Malaysia rồi sinh con ở đất nước này nhưng con họ lại sống ở Hà Lan và mang quốc tịch Hà Lan thì dù vẫn là người gốc Hoa nhưng quê gốc của con họ là Malaysia chứ không phải Trung Quốc, Trung Quốc là quê gốc của cha mẹ họ. Theo hương ước của các làng quê Bắc Bộ xưa thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Hà Nội gốc. Còn theo quy định của IOM, ai sinh ra ở Hà Nội thì Hà Nội là quê và họ là dân Hà Nội gốc. Tuy nhiên nhiều người không chấp nhận như vậy. Một trong những quy định trước khi kết nạp một người vào Đảng cộng sản Việt Nam thì chi bộ đó phải cử người về quê quán xác minh lý lịch, quy định này làm khó cho địa phương vì trong hồ sơ có người ghi quê quán của bố nhưng cụ kỵ đã rời quê từ rất lâu, họ hàng cũng không còn. Người muốn vào Đảng cần có con dấu đỏ, buộc phải nằn nì cán bộ xã và ông cán bộ xã dù không biết họ người đó là ai, vả lại cái dấu cũng chẳng hưởng gì đến ghế ông đang ngồi thế là ghi vài chữ rồi đóng roẹt vào. Dù không có văn bản do nhà nước phong kiến ban hành nhưng qua hương ước ở nhiều làng quê Bắc Bộ cho thấy người xưa đã giải quyết chuyện quê, chuyện dân gốc rồi. https://thuviensach.vn Chuyện Nhập Cư Cách đây hai năm, Hà Nội ra đời câu lạc bộ có tên “Hội đồng hương Hà Nội”, thành phần tham gia có nhà sử học Dương Trung Quốc. Nghe cái tên cũng hiểu người Hà Nội gốc ít quá... Du nhập vào Thăng Long khá phức tạp nhưng có thể chia thành hai nhóm chính: Thứ nhất là trí thức và tầng lớp quý tộc địa phương, thứ hai là thường dân. Có muôn vàn lý do dân tứ chiếng nhập cư vào Thăng Long nhưng với thường dân thì Thăng Long là miền đất hứa. Họ mong muốn tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn ở mảnh đất này. Ở góc độ khác, trong quá trình phát triển và hoàn thiện của một đô thị, Thăng Long cũng cần dân nhập cư. Vì có công với nhà Lý, các họ Tống, Lê, Trịnh ở Hữu Tiệp (nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) từ Tống Sơn (Thanh Hóa) và Hoa Lư (Ninh Bình) kéo nhau ra Thăng Long từ thế kỷ XI. Đến đời Trần, do có tuyên ngôn “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông”, một người làm quan, cả họ được nhờ nên dân xứ Nam lũ lượt kéo lên Thăng Long. Không chỉ dân ở các vùng miền ra Thăng Long sống chung với các làng hay lập ấp mới mà còn có cả tù binh. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp giãi bày, ông không phải người gốc Việt, cụ tổ của ông là người Chăm bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa nửa cuối thế kỷ XIV. Song người dân ở các vùng quê không thể dứt áo ra kinh đô là do chế độ sở hữu ruộng đất. Vì công điền nên tất cả phải cùng làm, cùng ăn và thời kỳ đó làm nông nghiệp rất vất vả, chống chọi với thiên nhiên bão lũ khi cả vùng đồng bằng Bắc Bộ là đất trũng. Họ phải cùng nhau đắp đê, cấy hái và dù sao họ cũng có mức sống tối thiểu nên ít ai tính chuyện ra Thăng Long. Chính sách của các triều vua có tác động lớn đến nhập cư. Đuổi được giặc Minh, lên ngôi tháng 4-1428, Lê Lợi đã cho phân ra hai loại ruộng là tư điền và công điền. Ai cũng được chia một phần đất để canh tác riêng và https://thuviensach.vn triều đình không đánh thuế hoa lợi trên phần đất công, các địa phương sử dụng hoa lợi xây dựng các công trình văn hóa, chùa chiền, đường làng và tất nhiên các quan địa phương cũng lợi dụng bỏ tiền vào túi họ. Chính sách này làm cho các làng nghề ven Đông Kinh (năm 1430, Lê Lợi cho đổi Đông Quan thành Đông Kinh) muốn ra kinh đô bởi họ yên tâm đã có đất ở quê. Những người đàn ông đã mạo hiểm ra Đông Kinh tìm cơ hội bán các sản phẩm thủ công do họ chế tác lúc nông nhàn. Dân đông dần nên triều Lê cho mở mang kinh thành về phía đông (từ Hàng Than, qua Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào kéo thẳng xuống phố Nguyễn Du ngày nay, thời Lê là đê sông Hồng). Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết năm 1435 thì đã có phố Đường Nhân (phố của người Hoa nay tương ứng với phố Hàng Ngang) bán áo diệp, tức là phố này khi đó nằm ven đê. Nhà Lê cũng chia lại Thăng Long thành 36 phường. Để hạn chế dân ra kinh đô, năm 1461 Lê Thánh Tông ra chỉ cấm dân không được buôn bán và làm nghề thủ công ở Đông Kinh. Nhà nước mở các xưởng thủ công gọi là bách tác với nhiều ngành nghề khác nhau, bắt thợ có tay nghề phải vào làm. Triều đình cũng độc quyền trong giao dịch thương mại, dù có lệnh cấm song một số quan lại trong triều vẫn lén lút cho vợ mở hiệu buôn. Tuy nhiên có quan vượt qua giới hạn và họ phải trả giá đắt, quan Lê Thụ lén lút buôn bán với thương nhân nước ngoài bị triều đình bỏ tù và phạt tiền bằng số lãi thu về. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vì Đông Kinh ứ dân nên năm 1481, Lê Thánh Tông đã ban chỉ dụ bắt tất cả dân ra sinh sống ở đây phải trở về quê. Một viên quan là Quách Đình Bảo đã can gián để bãi bỏ chỉ dụ này: Làm thế thì nơi kinh sư buôn bán sẽ thưa thớt không còn sầm uất phồn thịnh nữa, không những người làm nghề buôn bán sẽ thất nghiệp nhiều mà chợ búa sẽ trống rỗng, ngạch thuế có thể sẽ thiếu hụt, có phần không tiện”. Lê Thánh Tông nghe lời can, bãi chỉ dụ nhưng người buôn bán phải đăng ký vào sổ hộ tịch và sổ thuế do các phường quản lý. Các nhà thám hiểm hàng hải Bồ Đào Nha đến Thăng Long, thấy quang cảnh buôn bán đông đúc họ đã gọi là “vương quốc Cachao (Kẻ Chợ)”, chuyện này được P. Y. Manguin ghi lại năm 1523 khi ông trong phái bộ Duarté Coelho tiếp xúc với triều đình. https://thuviensach.vn Đến thế kỷ XVII dù triều đình kiềm chế buôn bán với nước ngoài song không thể kiềm chế được thương mại ở kinh thành. Sự thèm khát tiền bạc của các chúa để xây cung, xây lầu, thỏa mãn thú ăn chơi khiến họ lờ cho dân nhập cư vào buôn bán và chính các quan cũng không ngần ngại lao vào. Pan Dinggui (người Trung Quốc) tác giả của cuốn Relation d’un voyage au Tonkin viết: “Việc buôn bán luôn do phụ nữ đảm nhận, thậm chí cả phu nhân các quan lớn vì thế họ không sợ vi phạm quy định cấm buôn bán”. Thấy cái lợi từ buôn bán, triều đình nới lỏng ngăn sông cấm chợ, ổn định tiền tệ, thống nhất đơn vị đo lường, giảm thuế nhập thị, bỏ gần hết thuế đò, bỏ thuế chợ ở nông thôn... Gió đã xoay chiều, tất cả những chính sách đó đã tạo thêm thuận lợi cho các làng nghề thủ công ra kinh đô mở xưởng sản xuất làm theo đặt hàng và bán lẻ. Các công ty Đông Ấn Anh, Đông Ấn Hà Lan được phép mở đại diện thương mại ở Thăng Long, họ cũng được phép giao dịch mua các sản phẩm: sơn mài, lụa thô, gốm, sơn ta... để xuất ra nước ngoài đồng thời bán đồng cho triều đình đúc tiền, vũ khí sau đó là sắt, chì. Và chính các công ty này là bệ đỡ cho làng nghề phát triển vì họ sẵn sàng ứng trước tiền vốn. Trong Tạp chí người Đông Dương (Revue Indochinoise, xuất bản năm 1909), tác giả Dampier viết: “Thuyền trưởng Pool mua ở Thăng Long gần một trăm nghìn chiếc chén nhỏ bằng gốm và mang bán ở Soumatra lãi được một số tiền lớn”. Còn cuốn Mô tả vương quốc xứ Đàng Ngoài (Description of the kingdom of Tonqueen), Samuel Baron mô tả: “Về mặt diện tích, thành phố này có thể so sánh với nhiều thành phố khác ở châu Á nhưng về mặt dân số thì đông hơn các thành phố kia rất nhiều đặc biệt là ngày đầu tháng và rằm. Vì là ngày phiên chợ nên dân từ các làng lân cận đổ về đây với đủ các loại hàng hóa. Nhiều phố dù khá rộng nhưng vẫn tắc nghẽn đến nỗi có khi nửa giờ khách bộ hành mới đi được khoảng trăm bước. Trong khu phố này bán đủ các thứ hàng, mỗi phố chuyên về một mặt hàng riêng, mỗi phố lại được chia thành hai hay ba đoạn; mỗi đoạn do dân của một làng chiếm giữ và chỉ có dân làng đó mới có quyền mở cửa hàng”. Các làng nghề đổ bộ vào Thăng Long đã lập nên các phố “hàng”. Dân gốc làng Trâu Khê, Hải Dương làm nghề đúc bạc, ở phố Hàng Bạc, dân làng Đồng Xâm tỉnh Thái Bình và Định https://thuviensach.vn Công (quận Hoàng Mai ngày nay) cũng đến Hàng Bạc làm nghề kim ngân. Làng Tam Tảo, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh ra Thăng Long làm mành dựng nên phố Hàng Mành. Nghề nhuộm điều ở phố Hàng Đào có gốc Đan Loan tỉnh Hải Dương, nghề thêu ở phố Hàng Thêu có gốc ở Quất Động huyện Thường Tín hay nghề khảm trai (phố Hàng Khảm - nay là Hàng Khay) gốc gác ở huyện Phú Xuyên... đã làm nên “36 phố phường” nhộn nhịp. Vì loạn lạc mà Bùi ở Thái Bình lên chạy Thăng Long hay họ Phó từ Phúc Kiến Trung Quốc chạy sang từ năm 1591. Rồi lấy vợ và ở lại quê vợ như ông tổ nhánh họ Hoàng ở làng Vẽ (nay là phường Đông Ngạc quận Bắc Từ Liêm). Đầu thế kỷ XIX, khi vua Gia Long nhu nhược trước sức ép của nhà Thanh thì người Hoa vốn sống tại Thăng Long trước đó giờ có cơ hội tràn sang mở tiệm buôn. Thăng Long-Hà Nội trở thành miền đất hứa. Ca dao tục ngữ Hà Nội có câu “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ” đến ngay kẻ ăn mày cũng muốn ra Thăng Long vì: Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm, thiếu áo thì ra Đông Thành Dân số Hà Nội tăng nhanh trong suốt thời gian Pháp cai trị, không tăng tự nhiên mà tăng cơ học, từ một vạn dân cuối thế kỷ XIX đến năm 1940 vọt lên 20 vạn. Trong số dân nhập cư có người Hoa, Pháp, Ấn Độ và Nhật Bản. Theo Lịch sử Hà Nội, năm 1889 có chưa đến 500 người Pháp ở Hà Nội; năm 1901 tăng lên 1.000 và đến năm 1908 vọt lên 4.000 người. Năm 1940, trong số những người Pháp sống ở thành phố này có tới một phần ba sinh ra ở đây. Còn số người Hoa ở Hà Nội năm 1888 chỉ là 850 người nhưng đến năm 1940 đã lên tới 5.310 người. Công đồng người Ấn Độ ít hơn, năm 1890 có 23 người, năm 1940 là 375 người. Người Nhật ít nhất, năm 1899 chỉ có 5 người và đến năm 1940 cũng chỉ vỏn vẹn 100 người, trong đó “chủ yếu là gái điếm”. Nhưng nếu so với dân số Hà Nội từ năm 1888 đến 1940 thì người nước ngoài chiếm tỷ lệ đáng kể. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng “Ẩm thực Hà Nội nếu không du nhập từ nước ngoài thì đều từ quê ra” với hàm ý là nhập cư vào Thăng Long-Hà Nội quá nhiều, lấn át các cư dân gốc. https://thuviensach.vn Ngày 10-10-1954, hàng vạn bộ đội, cán bộ, công nhân từ chiến khu hân hoan trở về, để ổn định cuộc sống rất nhiều trong số đó đã đưa vợ con và cha mẹ họ ở quê ra Hà Nội khiến thành phố đông đúc. Nhiều biệt thự của các nhà tư sản đi Nam bị sung công được phân cho hàng chục hộ dân. Để ngăn chặn và kiểm soát dân di cư ra Hà Nội, nhà nước đưa ra chính sách hộ khẩu nhưng thời điểm đó Hà Nội đã chật chội lắm rồi. Trong Một ngày Chủ nhật viết năm 1956, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) tả “Phố Tràng Tiền. Người chen chúc nhau đi lại. Nhiều cán bộ và công nhân viên hơn là người dân sản xuất bình thường tràn ngập các phố xá trong những ngày chủ nhật. Phản ánh cái tình trạng của một bộ máy quan liêu cồng kềnh chưa khắc phục được”. Theo Lịch sử truyền thống công an quận Hoàn Kiếm 1945-2004, trong năm 1962-1963 thành phố thường xuyên chịu áp lực về tăng dân số do lượng người từ nông thôn đổ về. Theo số liệu của Sở Công an trong năm 1963 có 5.600 người các tỉnh sống lang thang ở Hà Nội. Năm 1963 xảy ra 6.790 vụ phạm pháp hình sự trong đó có 5.700 vụ trộm cắp vặt trong đó 45% là trẻ con. Ngày 27-4-1964, Tòa án nhân dân Hà Nội xử phạt Nguyễn Mạnh Tiến 18 năm tù giam vì nhiều tội trong đó có tội làm sai lệch giấy khai sinh, giả mạo giấy tờ đổi tên vợ và chị vợ ở nông thôn ra Hà Nội nhập hộ khẩu đi học trường Dược tá của Bộ Nội vụ. Y còn giả mạo giấy tờ đưa nhiều người ở quê ra học và làm việc ở các cơ quan. Người ở quê muốn sống ở Hà Nội vì làm xã viên hợp tác xã nông nghiệp vất vả mà lúa thóc chả được bao nhiêu, lại thêm áp lực hủ tục làng xã phiền hà gây mệt mỏi; trong khi đó sống ở thành thị tự do hơn, có gạo, thực phẩm giá cung cấp. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương đổi mới. Đầu năm 1989 bỏ hẳn chế độ gạo, thực phẩm và chất đốt cung cấp nhưng nhập cư vào Hà Nội cũng không nhiều. Sang đầu những năm 1990, lượng người nhập cư bắt đầu đông lên vì nhiều công ty, nhà máy cần lao động. Còn dân thành phố bắt đầu khá giả, lối sống tư sản quay trở lại, nhà vệ sinh bốc mùi, cống tắc chỉ việc ra “chợ người” gọi vài ông về làm là xong. Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các các trường đại học lớn, các https://thuviensach.vn trường lại được phép tuyển học sinh không đủ điểm vào hệ không chính quy nên sinh viên các tỉnh về học đông vô kể. Theo số liệu điều tra dân số Hà Nội thực hiện ngày 1-4-2009 thì tỉ suất nhập cư từ năm 2005 đến 2009 luôn là 65,3% (không tính nhập cư để lao động theo thời vụ) trong khi tỷ lệ xuất cư chỉ 15,5%. Trong truyện ngắn có dáng dấp một tự sự Hà Nội tháng 7 năm 2011, nhà văn Phan thị Vàng Anh viết: “Nếu như ở Sài Gòn có cảm giác cái gì cũng ‘ngoài’ ta, xa ta, thì ở Hà Nội cảm giác cái gì cũng sát vào ta, cô đặc hơn: trời, cây, người, sự soi mói của con người, sự thân mật và du đãng của con người, tiếng người... cái gì cũng như ‘nước cốt’ không ngừng làm ta ngạc nhiên và hơi sợ hãi vì nó quá gần ta. Cái sự gần, sự sát ấy, nếu như mới cách đây khoảng năm năm còn là ở mức dễ chịu vì xe chưa đông lắm, người chưa đổ về lắm, thì đến năm nay đã trở nên khó chịu. Thứ nước cốt kia đã thành đậm đặc vì độ dày ken của tất cả mọi thứ, trở nên ngột ngạt mồ hôi người. Từng ấy sự soi mói được nhân lên, từng ấy giọng nói Hà Nội nhân lên, sự cau có ngọt ngào hay giả tạo cũng nhân lên... làm người phương xa như trúng nắng, xây xẩm. Muốn ra đường gặp một người quen thì phải cọ xát với cả tá người dưng, nhất là hẹn ở những phố trung tâm thì người dưng vừa đông, vừa vô hồn. Vô hồn là phải, vì đám đông kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng Hà Nội chỉ là một phương tiện, không phải là nhà. Cứ nhìn những cuộc bia của hội đồng hương Nghệ An hay Thanh Hóa là hiểu: họ yêu quê họ biết bao nhiêu, nơi mà họ quyết tâm ra đi... Đó, ngày nay ta sống trong Hà Nội là sống với các hội đồng hương khổng lồ và ồn ã. Người Hà Nội gốc với những bà cụ áo phin nõn rót nước vối ủ cho ta uống, những ông cụ (luôn đi cùng các bà cụ kia) áo may ô tinh tươm mắt lấp lánh tủm tỉm cười... ngày càng vắng. Người Hà Nội cổ cũng như cà cuống đồng, biến đâu hết, thỉnh thoảng bắt được một bà/một ông/một con tưởng như bắt được linh hồn của một thời”. Sau bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội trở thành một trong 17 thủ đô có quy mô lớn trên thế giới. Khi tiếp quản năm 1954, Hà Nội có 53.000 dân đến năm 2014 số dân đã là 7,2 triệu người, chưa kể gần https://thuviensach.vn 1 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú. Hà Nội đang chịu nhiều áp lực về giao thông, nhà ở, học hành, chữa bệnh, nước sạch sinh hoạt, vệ sinh môi trường... Chỉ tính riêng bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi ngày có khoảng một vạn người đến khám và chữa bệnh. Hay như xã Kim Chung của huyện Đông Anh, nơi có khu công nghiệp Bắc Thăng Long, dân số sở tại có khoảng 7.000 người, trong khi số công nhân lên tới 26.000 người. Hà Nội đặt mục tiêu dân số 7,3 triệu người vào cuối năm 2015 nhưng chắc chắn con số này sẽ bị phá vỡ. Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết: Trung bình mỗi năm có khoảng 5 vạn người nhập cư vào Hà Nội. Mật độ dân số hiện nay của Hà Nội khoảng 2.100 người/km2. So với thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN thì mật độ đó là quá cao vì mật độ dân số của các nước chỉ từ 100- 200 người/km2. Chẳng hạn như ở Indonesia khoảng 124 người/km2, Myanmar là 88 người/km2, Thái Lan là 130 người/km2, Philippin là 124 người/km2... Còn nếu so với mật độ trung bình của cả nước thì mật độ dân ở thủ đô cao gấp 8 đến 9 lần. Dân nhập cư đã hòa loãng dân Hà Nội gốc và nói chung không có sự phân biệt cũ mới, tuy nhiên thi thoảng vẫn có những chuyện nho nhỏ. Làng Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) xưa đất chật người đông, tại doi đất trũng của làng lại có dân buôn bè Thanh Hóa ngụ cư lập xóm Cựu Quán. Khi Nguyễn Kiều thi đỗ tiến sĩ (1715) vinh quy thì lý dịch Phú Gia dứt khoát không cho dân ra đón vì cho rằng Nguyễn Kiều là dân ngụ cư nên Phú Gia không phải đón. Nguyễn Kiều đành phải chịu nhưng khi ông được bổ làm phó đô ngự sử triều Lê Vĩnh Thịnh thì lập tức cho các họ ở Cựu Quán tách khỏi Phú Gia lập ra làng mới lấy tên là Phú Xá (tên nôm là làng Sù). Cụm từ “người nhà quê” không phải do dân Hà Nội nghĩ ra, nó có xuất xứ từ cảnh sát Pháp chỉ những người ra Hà Nội kiếm sống không có giấy đóng thuế thân. Còn thời nay loanh quanh vẫn chỉ là chuyện dân ngụ cư làm hỏng nếp sống thanh lịch Hà Nội. https://thuviensach.vn Có Hay Không Thanh Lịch? Vài năm nay, dân “ngoại tịch” dấy lên nghi ngờ không có “nếp sống thanh lịch”, “do Hà Nội tự nghĩ ra để tôn mình lên”... Thời buổi lòng tin hiếm hoi, nghi ngờ tràn ngập xã hội thì họ chả tin người Hà Nội từng thanh lịch cũng dễ hiểu. Trong ca dao tục ngữ Hà Nội có nhiều câu về thanh lịch: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh Thực ra chữ thanh lịch không chỉ có trong hai câu đó. Kẻ Láng, vùng đất ven Thăng Long nổi tiếng thiên hạ về rau húng, loại rau này trồng ở đây có mùi thơm, cay nhẹ, nhai kỹ rất bùi và chỉ trồng trên đất Láng mới ra mùi vị đó còn trồng nơi khác rau mất đi mùi thơm. Và Kẻ Láng hái rau mang vào kinh thành phải “Nhờ người thanh lịch gánh lên kinh kỳ”. Còn câu: Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu cũng là ca dao về nếp sống thanh lịch đất Thăng Long. Nhưng thế nào là thanh lịch? Có hai cách giải thích, một số nhà nghiên cứu cho rằng thanh lịch là người có đạo đức, văn hóa, có chữ nghĩa và nói gọn lại phong cách sống cao đẹp. Vì có gốc chữ Hán nên một số khác lại tách hai chữ ra để giải thích từng chữ một. Theo họ, thanh nghĩa là biết trọng điều thanh cao trong tư tưởng, thanh đạm, thanh bạch trong cuộc sống đời thường, thanh nhã trong cử chỉ, hành vi, nói năng... Còn lịch là lịch lãm, lịch thiệp, lịch sự... Rồi họ chỉ ra muốn có thanh thì phải rèn luyện và muốn có lịch thì phải từng trải, biết sàng lọc và tích lũy kinh nghiệm... Nếu theo quan niệm thứ hai thì Thăng Long-Hà Nội có rất ít người thanh lịch vì chỉ người có tuổi mới từng trải, mới có độ lịch lãm... Cho nên quan niệm thứ nhất là hợp lý hơn. Tuy nhiên thanh lịch phải hiểu rộng hơn, https://thuviensach.vn nó không chỉ là ứng xử, giao tiêp nà nó còn là cách ăn, kiểu mặc, nếp nhà... Thanh lịch xuất hiện từ đòi hỏi của chính cuộc sống nhưng cũng rất có thể do phong cách sống của người Thăng Long-Hà Nội chưa cao đẹp nên cần phải tạo ra nó như cái chuẩn để mọi người hướng tới? Không chỉ trong ca dao, một số tác phẩm viết vào đầu thế kỷ 19 mà tiêu biểu là Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839), người từng làm thầy dạy con cái một nhà buôn ở phường Diên Hưng (tương ứng phố Hàng Ngang hiện nay) cũng nói đến người Thăng Long thanh lịch. Về uống rượu ông viết: “Khi uống rượu, người ta chỉ uống bằng cốc nhỏ, uống cho mặt bừng khí và nếu uống say quá bị chê cười”. Về thú chơi hoa, cây cảnh ông viết: “Người xưa cũng thường cho tinh thần đi chơi ngoài cảnh vật, trong cách chơi mà vẫn ngụ ý về thế giáo thiên luân. Vậy nên mượn khóm hoa, tảng đá để ký thác hoài bão cao cả”. Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh (1916-2009) biên khảo món ăn tráng miệng sau bữa cỗ của người Hà Nội như sau: “Khi mãn tiệc, đồ tráng miệng, một đĩa đào nguyên trái được bưng lên, bên cạnh đĩa đựng trái đào còn một đĩa cơm nếp nóng. Thực khách không quen lại phải chờ để hiểu không lẽ nào ăn đào với cơm nếp! Thì ra không phải: đào thường có lông như lông măng, nếu cứ ăn sẽ rát lưỡi... phải cầu kỳ lấy trái đào lăn vào cơm nếp nóng lông đào sẽ dính vào cơm nếp...”. Trong bài viết 30 năm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa folklore ở Hà Nội, giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định: “Thăng Long-Hà Nội có phong độ văn hóa riêng, có một sắc thái ngôn ngữ riêng: tiếng Hà Nội; một bản lĩnh riêng: sành sỏi, thông minh, can trường, khoáng đạt; một cách ứng xử giao tiếp riêng: ý nhị, tế vi, tao nhã, thanh lịch”. Hà Nội không phải là “trên” (từ giáo sư hay dùng chỉ cấp trên) mà giáo sư Vượng phải “kiêng khem” nên những nhận định của ông mang tính khách quan. Nếu “Bụt chùa nhà không thiêng”, thì xin trích dẫn từ các cuốn sách viết về Thăng Long-Hà Nội của các nhà thám hiểm hàng hải, truyền giáo, nhà buôn phương Tây... từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Dù mang tính chủ quan, phóng đại, miệt thị nhưng cũng có những đoạn khá khách quan, công bằng. Về tế nhị trong giao tiếp ứng xử, cuốn Mô tả vương quốc xứ Đàng Ngoài của Samuel Baron viết năm 1683 có đoạn: “Gặp nhau họ không chào https://thuviensach.vn theo kiểu Cậu khỏe không?mà là Thời gian qua cậu đi đâu thế? và Thời gian qua cậu làm gì vậy? Còn nếu biết người mình gặp vừa ốm dậy hoặc qua thần sắc đoán có vẻ ốm yếu thì họ chào theo kiểu Mỗi bữa cậu ăn mấy bát cơm? hay Cậu ăn có ngon miệng không?”. Samuel Baron là con lai có bố từng là trưởng thương điếm Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Thăng Long và mẹ là người Thăng Long, Baron sống mấy chục năm trên đất này nên rất am hiểu phong tục, tập quán Đại Việt và Thăng Long. Thầy tu Richard trong cuốn Lịch sử tự nhiên, dân số và chính trị xứ Đàng Ngoài, trong chương III có nhận xét về phụ nữ Thăng Long: “Nói chung họ ăn mặc rất khiêm nhã” và “cái áo bên ngoài thường là màu sẫm nhưng bên trong lại là những chiếc áo đủ các màu sắc”. Richard tỏ ra vô cùng thích thú cái yếm - “nó bằng vải trắng hay miếng lụa có hình trái tim để làm đẹp”. Mô tả không có lời bình nhưng rõ ràng toát lên vẻ dịu dàng, biết cách ăn mặc nhưng cũng rất kín đáo của phụ nữ Thăng Long. Về nét văn hóa ứng xử khi có khách đến ăn cơm tại một gia đình trung lưu, ông viết: “Trong giao tiếp họ khá thoải mái khiến cho khách cũng thoải mái, cuối bữa ăn họ đưa ra những cái khăn bông trắng hay có hoa văn cho khách lau tay”. Ông cũng khen “tiếng Đàng Ngoài bay bổng dễ nghe hơn tiếng Đàng Trong”. Mặc dù có quan điểm thực dân và nhiều khi phóng đại cái xấu nhưng trong Ở Bắc Kỳ (Au Tonkin, xuất bản ở Paris lần thứ 2 năm 1885), Paul Bonnetain, phóng viên của báo Le Figaro đến Bắc Kỳ theo chân đội quân xâm chiếm thuộc đia phải khen phụ nữ Hà Nội biết cách ăn mặc. Trong Những năm tháng đầu tiên của chúng ta ở Bắc Kỳ (Nos premières annés au Tonkin, xuất bản ở Paris năm 1889) của Charles Labarthe cũng có những chi tiết nhỏ về người Hà Nội biết cách ứng xử dù ông ta là một gã thực dân chính thống, phó cho tổng trú sứ Paul Bert rồi quyền tổng trú sứ từ 11-1886 đến 1-1887. Cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của bác sĩ Hocquard, ngoài những đoạn miệt thị, chê bai An Nam, Hà Nội, thì cũng có rất nhiều đoạn miêu tả về nếp sống Hà Nội cùng với những nhận định khách quan. Từng ấy ví dụ chưa đủ để có thể khẳng định Hà Nội xưa có nếp sống thanh lịch nhưng nó cũng cho ta một hình dung có cái gì đó khác với những nơi khác https://thuviensach.vn ở An Nam. Nếu đem nó trộn vào với nhận định của nhà Nho Phạm Đình Hổ, giáo sư Trần Quốc Vượng, Đinh Gia Khánh, biên khảo của Toan Ánh... và lời kể của lớp người cao tuổi ở Hà Nội thì rõ ràng nếp sống thanh lịch là có thật. Trả lời phỏng vấn giới truyền thông khi được hỏi về nếp sống thanh lịch, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định Hà Nội có nếp sống thanh lịch nhưng nó chỉ bắt đầu từ lúc Hà Nội là thành phố nhượng địa, nghĩa là có chính quyền đô thị. Các quy định chi tiết trong quản lý đô thị, lại thêm người dân bị văn minh Pháp cưỡng bức rồi tự nguyện mới hình thành nếp sống thanh lịch. Và ông không tin một xã hội theo kiểu truyền thống với phố xá còn lắm nhà tranh, chỗ thò ra thụt vào lại có thể có nếp sống đẹp đẽ đến thế. Vậy trước đó nếp sống Hà Nội thế nào? Kể từ khi Thăng Long trở thành kinh đô Đại Việt, các nghề thủ công của các làng nghề gốc Thăng Long bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa. Dù bị văn hóa làng xã chi phối nhưng nền kinh tế hàng hóa cũng đã tạo ra sự khác biệt trong nếp nghĩ, lối sống của cư dân Thăng Long. Theo thời gian, kinh tế hàng hóa Thăng Long ngày càng phình to thì hố ngăn cách giữa văn hóa đô thị với nông thôn dù còn nhập nhằng nhưng đã rõ nét bởi nền kinh tế hàng hóa đòi hỏi phải có văn hóa tương ứng. Cùng với kinh tế hàng hóa, những quy tắc của Phật giáo rồi Nho giáo trong trị quốc của những triều đại phong kiến, nhất là triều Lê với các huấn điều, chỉ dụ, luật lệ có tác động mạnh đến lối sống đô thị hơn các vùng quê vì “gần lửa thì rát mặt”. Thương mại muốn phát triển phải có cạnh tranh nên sinh ra “buôn có bạn, bán có phường”, câu thành ngữ không chỉ mang ý nghĩa sự liên kết là cần thiết mà còn phải biết nhìn nhau, đó chính là văn hóa thương mại của tầng lớp thị dân. Văn hóa nội sinh do bốn yếu tố: Luật lệ, kinh tế, phong tục và tôn giáo, Thăng Long có đủ bốn yếu tố này nhưng Thăng Long có tới ba nghề “sĩ, công, thương”, lại thêm văn hóa nước ngoài thì chắc chắn lối sống phải khác với các vùng quê chỉ có nghề “nông”. Có thể khẳng định văn hóa bác học của tầng lớp tinh hoa đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành lối sống và tính cách cư dân Thăng Long nhiều hơn bất cứ vùng nào trên Đại Việt Không thể phủ nhận những chính sách của người Pháp làm thay đổi bộ https://thuviensach.vn mặt đô thị, từ nhà cửa, đường sá, kiến trúc... Cũng không thể phủ nhận văn hóa, văn minh Pháp có ảnh hưởng tới nhiều người Hà Nội, nhất là tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên chỉ từ năm 1888 đến năm 1945 mà hình thành nếp sống thanh lịch Hà Nội xem ra là điều không thể. Ngay như giặc Minh trong 20 năm đô hộ muốn đồng hóa văn hóa Đại Việt vào văn hóa Hán bằng cách đốt sách, phá bia, bắt những người tài sang Trung Hoa nhưng cũng đâu dễ thay đổi nhanh chóng trong khi người Pháp lại không cưỡng bức dân An Nam phải theo văn hóa, văn minh của họ thì muốn Pháp hóa sẽ cần rất rất nhiều thời gian. Thay đổi nhận thức là một quá trình, thay đổi nhận thức của một thành phố bảo thủ thì cần nhiều thời gian hơn nữa. Do vậy chỉ có thể nói rằng người Pháp có công làm cho lối sống Hà Nội thanh lịch hơn. Nếu ví thanh lịch như đoàn tàu thì đầu tàu là tầng lớp trung lưu. Năm 2000, chị Xuân Ngọc, phóng viên Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam là con dâu Hàng Đào kể, mẹ chồng chị đã cao tuổi nhưng hễ nói có khách đến chơi là bà phải vào trong nhà thay áo, đi ra đường phải chải tóc sửa sang quần áo. Ở Hà Nội hiện vẫn có rất nhiều câu chuyện như chị Xuân Ngọc kể. Song nếp sống thanh lịch đã xuống cấp sau 1954. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng người từng tự nhận mình là “nhà văn thiên về ca ngợi” nhưng năm 1956, trong bài Một ngày Chủ nhật, ông mô tả: “Quần áo phần lớn màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã mất nhiều màu sắc. Gần mép hè, một cặp vợ chồng trẻ sánh vai nhau đi. Người phụ nữ có bộ mặt xinh tươi, bộ tóc uốn mềm mại, bộ áo dài cắt khéo. Sau một thời gian dè dặt, phụ nữ Hà Nội lại bắt đầu trang điểm. Nhưng họ vẫn chưa được tự nhiên lắm. Dù sao bộ áo của người phụ nữ trẻ kia cũng là màu tươi duy nhất trong đám người đồng phục trên quãng đường này”...“Nhưng hồ Gươm đã mất nhiều vẻ đẹp lắm rồi. Nước hồ gợn váng, ven đầy rác rưởi. Bờ không được sạch, lủng củng những quảng cáo vụng về, bày vô tổ chức, những biển giới thiệu hình ảnh nước bạn, hầu như không ai săn sóc, vì mặt kính không mấy khi sạch xác ruồi muỗi. Có cảm tưởng hồ bị bưng kín và bé lại. Đường đi có nhiều chỗ lầy lội. Thùng rác như chiếc quan tài lù lù bên lối đi”... Còn nhà văn Nguyễn Tuân, có giai thoại về ông giai đoạn này, đâu như ông đang đi bộ thì một thanh niên nọ va vào rồi mở mồm xin lỗi, https://thuviensach.vn nhà văn cảm ơn lại “vì anh biết xin lỗi”. Thanh lịch bị gắn với lối sống tư sản nên người Hà Nội “tự xuống cấp” cho thân mật hơn, quần chúng hơn. Nước hoa, son phấn thì tuyệt không dám vì nó là sản phẩm của bọn thực dân bóc lột, song có người nói những câu rất bình thường đôi khi cũng mang vạ. Bà Diễm, con gái phố Bát Sứ kể rằng khi đang học năm thứ hai Đại học Sư phạm, một hôm đang ở ký túc xá bà bị đau bụng, bạn gái cùng phòng cõng bà lên trạm y tế trường, khi hết đau bà trở về phòng cảm ơn cô bạn đã giúp mình. Lời cảm ơn bị cô lớp phó nghe thấy và hôm sau bà Diễm bị đưa ra trước lớp kiểm điểm vì “Người giáo viên nhân dân tương lai ăn nói khách sáo. Là đồng chí thì phải giúp nhau, ơn huệ gì ở đây, đó là kiểu ăn nói của giai cấp tư sản”. Tuy nhiên nhiều người vẫn liều lĩnh mang lối sống tư sản vì họ không thay đổi được. Nhưng đầu thế kỷ XXI, thanh lịch là “bóng chim, tăm cá”. Trong bài viết Hà Nội đáng thương đăng trên báo Hà Nội mới năm 2012, nhà văn Trần Chiến viết “Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống ‘thanh lịch’, ‘hội tụ, kết tinh, lan tỏa’ của mình. Điều đó là có thật. Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân (nông thôn đang trống toang), chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn. Hai quá trình thành thị hóa nông thôn và nông thôn hóa thành thị cứ cuồn cuộn song hành. Trong gia đình ‘Hà Nội mới’ trưởng giả, con cái hùng hục híp hóp chát chít trong khi ông bố chồm hỗm hai chân trên xôpha xỉa răng chanh chách”... https://thuviensach.vn Đinh Hợi, Tết Ra Đi Với mưu đồ tái chiếm Hà Nội, thực dân Pháp đã liên tục khiêu khích Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Ngày 4-12-1946 quân Pháp đốt Nhà thông tin Bờ Hồ, tiếp đó đặt mìn phá các công sự của các đơn vị tự vệ. Ngày 17-12, họ nổ súng giết hại hàng chục dân thường ở phố Hàng Bún và Yên Ninh. Ngày 18-12 quân Pháp gửi tối hậu thư đòi quyền làm nhiệm vụ trị an và đe dọa nếu không đáp ứng thì sáng ngày 20 lính Pháp sẽ hành động. Chưa dừng lại, sáng ngày 19-12, chỉ huy lính Pháp tại Hà Nội ra tối hậu thư đòi tước vũ khí của vệ quốc đoàn, đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến. Trước những đòi hỏi không thể chấp nhận được, đêm ngày 19-12-1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Và cuộc chiến đấu của các Vệ quốc đoàn Hà Nội bắt đầu. Trước đó, đầu tháng 12-1946, lo lắng chiến sự sẽ xảy ra nên dân Hà Nội đã rục rịch tản cư. Nhà giàu có thì kéo nhau về các trang trại của gia đình họ ở các tỉnh, nhà không có trang trại nhờ vả bạn bè, tầng lớp tiểu tư sản thì gồng gánh tản cư ra các vùng tự do (do chính phủ Việt Minh kiểm soát) hay trở về quê hoặc những nơi xa thành phố. Ông Trần Đức, con trai của bác sĩ Trần Duy Hưng - Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội kể rằng, chiều ngày 19-12, ông được cha chở bằng xe máy vòng quanh vài phố và hồ Gươm như lời tạm biệt Hà Nội thân yêu và thầm hẹn ngày trở về. Ông Nguyễn Bắc, nguyên giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (1954-1977), cán bộ hoạt động bí mật trong thành nhớ lại, dù số người đi tản cư khá nhiều nhưng dân nội đô vẫn rất đông, trong đó chủ yếu là dân nghèo thành thị, Hoa kiều và Ấn kiều. Trong hồi ký Chiến đấu trong vòng vây - Trận Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Để đảm bảo tính mạng của những người này, ngày 14-1-1947 (tức ngày 23 Tết) Chính phủ Việt Nam Dân chủ https://thuviensach.vn Cộng hòa đã thống nhất với lãnh sự quán Trung Hoa, Pháp, Mỹ và Anh ngừng bắn trong 24 giờ để thường dân ra khỏi vùng chiến sự...”. Lệnh phát ra và hơn 10 vạn dân hối hả gói ghém đồ đạc ra đi. Dù vội vã chuẩn bị đồ đạc nhưng hầu hết các gia đình vẫn tranh thủ cúng ông Công, ông Táo, có gia đình mang sẵn đồ đạc ra hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu, Trúc Bạch... phóng sinh cá chép xong là đi ngay. Theo lệ xưa, chợ hoa Hàng Lược bắt đầu nhóm họp vào ngày này nhưng hôm đó không họp. Phố Hàng Bồ chuyên bán câu đối và viết chữ không còn thầy đồ nào dám ngồi, các nhà bán giấy dó, mực Tàu, bút viết đóng cửa im ỉm. Hàng Đường, phố chuyên bán bánh kẹo, mứt đều đóng cửa. Tàu điện tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy ngừng chạy vì chẳng có người đi. Đông đúc nhất là bến Nứa, Kim Liên, dân chờ xe ngồi tràn ra cả ra lòng đường. Đích của họ nhằm đến là cống Thần, chợ Đại (nay thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội), một vùng đệm hay vùng tự do, có gia đình kéo nhau vào tận trong xứ Thanh. Lại có gia đình chọn Tân Lập (Phú Thọ). Ngày 25 Tết, khu vực nội thành còn rất ít người, họ chấp nhận đánh cược tính mạng bởi không có tiền và quê quán lại nằm trong vùng quân Pháp kiểm soát. Thăng Long là kinh đô nên bao giờ cũng là đích cuối cùng của quân xâm lược, chiếm được Thăng Long là chiếm được đầu não của Đại Việt. Và mỗi lần giặc đến là dân Thăng Long gánh gồng tản cư, vừa tránh cướp bóc bảo vệ mạng sống cũng vừa để thành không nhà trống, gây hoang mang cho quân giặc. Thời Trần, dân Thăng Long ba lần chạy giặc Nguyên, thời nhà Hồ chạy giặc Minh đến cuối đời Lê chạy giặc Thanh. Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, rồi đưa quân đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) dân Hà Nội tản cư. Trở về chưa kịp bắt tay làm lại thì quân Pháp đánh thành lần thứ hai (1882), dân chúng lại rời Hà Nội. Trong Hà Thành thất thủ ca có câu: Tỉnh Hà Nội những người phố xá Chạy loạn Tây vất vả cũng thương Dắt già ôm trẻ vội vàng Về quê ăn tuyệt tư lương hết rồi Nhưng năm hết tết đến, không được đoàn viên, không được gói bánh chưng, cắm hoa đào, không được cúng ông bà ông vải chính tại nhà mình, https://thuviensach.vn đó là nỗi đau của dân chúng. Bộ tổng chỉ huy quyết định chỉ để lại Liên khu I (một bộ phận của Trung đoàn Thủ đô khoảng 500 người) nhưng thật bất ngờ nhiều người đã trốn ở lại vì muốn tham gia chiến đấu trong đó có 200 phụ nữ và 175 em nhỏ (được gọi là vệ út). Tối 30 Tết, các gia đình ở lại không dám cúng giao thừa vì sợ thắp nến sẽ trở thành mục tiêu nã đạn của quân Pháp. Trong khi đó các chiến sĩ cảm tử luân phiên nhau đi tập kích nhiều vị trí của địch. Kho pháo Bình Đà, Cát Tường và số pháo dự trữ bán Tết của các hiệu buôn ở Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Ngang... được triệt để sử dụng để gây áp lực với quân Pháp. Họ chập ba bốn quả pháo đùng đốt ngòi rồi cho vào thùng rỗng gây tiếng nổ to hơn khiến lính Pháp hoảng hồn. Lại có anh em luồn sâu vào các tuyến phố sau lưng địch đốt vài ba bánh pháo, vừa là đón giao thừa nhưng cũng để cho địch biết anh em cảm tử có mặt ở khắp nơi. Gần giao thừa, để khẳng định quyền làm chủ thành phố, chỉ huy Liên khu I quyết định tổ chức cắm cờ trên đỉnh Tháp Rùa, giữa vòng vây của quân địch, nhiệm vụ nguy hiểm này được giao cho Trung đội 1, Tiểu đoàn 102. Đêm giao thừa, người Hà Nội có tục vào đền Ngọc Sơn hái lộc nên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 102 đã cử chiến sĩ ra đền “phát lộc” cho một tổ súng máy của địch đang đóng ở đó bằng lựu đạn. Gần tới giao thừa, quân Pháp hoảng sợ đã nổ súng loạn xạ xung quanh hồ Gươm. Còn tại mặt trận phía nam thành phố, có một người con Nam Bộ ra Bắc nhận vũ khí nhưng bị kẹt lại, được phân vào tổ chiến đấu khu vực phố Bạch Mai, đó là Trần văn Dõi. Sau khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội, ông Dõi được cử đi học Trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn rồi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Miền Bắc hòa bình, ông chuyển ngành đi học Đại học Bách khoa và công tác tại Ban Công nghiệp Trung ương. Năm 1968, ông mới biết tin cha mình là Trần văn Hương làm Phó Tổng thống chính quyền Việt Nam cộng hòa... Sáng mùng Một, bên phía địch tạm chiếm im lặng như tờ nhưng trong trận địa Liên khu I pháo lại nổ ran. Các chiến sĩ cảm tử Thủ đô đốt pháo đón quà của hậu phương gửi vào, ai cũng rưng rưng cảm động khi được ăn bánh chưng xanh, chè lam, mứt cùng rau tươi, thịt bò, thịt lợn tươi, đọc thư. Buổi tối, lấy danh nghĩa Ủy ban kháng chiến Liên khu I, Ban chỉ huy Trung https://thuviensach.vn đoàn Thủ đô tổ chức bữa tiệc tết ngoại giao mời các lãnh sự nước ngoài. Tiệc được tổ chức tại nhà ông Ngô Lê Đông số 85 phố Hàng Chiếu. Trong căn phòng khách rộng rãi, có cành đào Nhật Tân do dân gửi vào, bàn tiệc có các món cổ truyền của Tết Hà Nội và các vị khách hôm đó cảm nhận được sự bình tĩnh của quân dân Hà Nội. Sang ngày mùng Hai, Pháp huy động 2 tiểu đoàn bộ binh với 34 xe tăng và xe bọc thép tấn công các chiến sĩ đang chốt tại khu vực Nhà Tiền (nay là Công ty in Tiến Bộ, phố Nguyễn Thái Học), khác với khu vực khác, vị trí chốt này giao liên không thể vào tiếp tế nên chiến sĩ phải ăn cá khô, vừng, lạc. Ngày mùng Ba, chiến thắng đầu xuân ở nhà Sauvage (trụ sở của một hãng tàu thủy có chủ là người Pháp nằm ở phố Trần Nhật Duật hiện nay) và nhà Hoa Nam (phố Hàng Giấy) cùng việc pháo binh đã bắn cháy 2 máy bay vừa đi oanh kích về đậu ở sân bay Gia Lâm đã làm nức lòng các chiến sĩ toàn mặt trận. Trong thư Hồ Chủ tịch gửi Trung đoàn ngày mùng 5 Tết có đoạn: “Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết... Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”. Nhà ông ngoại tôi ở Ô Chợ Dừa. Ông có xưởng ép dầu lớn, năm 1945, Mỹ ném bom trúng xưởng, ông bỏ tất cả đi kháng chiến. Trong dòng người tản cư, bà tôi dẫn con gái duy nhất khi đó đã là thiếu nữ chính là mẹ tôi đi về phía chợ Đại. Sợ bị cướp, bà tôi bọc tiền và vàng vào trong áo rách giấu dưới trôn quang, trên đặt thúng có vài thứ đồ dùng như bao người tản cư khác gồm: bọc quần áo, vài cái nồi, dăm cái bát, ít gạo. Tết Đinh Hợi, chỉ có hai mẹ con nhưng bà tôi mua sắm đầy đủ, hai mẹ con lủi thủi ăn Tết trong gian nhà thuê, mẹ tôi khóc vì không có tin tức của người cha. Sau ngày hòa bình bà tôi mới biết tin ông mất. Và với mẹ tôi thì đó cái Tết buồn bã nhất trong đời. Trong hồi ký của bà Trần thị Lan ở phố Hàng Bông (sau 1954, bà Lan làm ở Bộ Văn hóa) có đoạn: “Cậu mợ tôi đưa chúng tôi tản cư lên Phú Thọ, bảo đi càng xa Hà Nội càng tốt. Nhà không giàu nhưng ở Hà Nội đi đâu mợ https://thuviensach.vn tôi cũng gọi xe tay hay xích lô, lần đầu đi bộ lại đi gần chục cây số, anh em tôi không chịu nổi ngồi ì ra nên cậu tôi dỗ có xe thì cậu mợ sẽ thuê nhưng dọc đường chẳng có xe tay... Sáng ba mươi thì đến Vĩnh Tường (tỉnh Phúc Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), mợ tôi bàn với cậu tôi tìm nhà trọ ăn Tết xong thì đi tiếp. May mà có nhà cho trọ, mợ tôi hỏi đường ra chợ mua được mấy thứ làm cơm tất niên. Một tuần đi bộ bã người, ăn uống thất thường, bữa tất niên đó tôi anh em tôi ăn như ăn mày được bữa no. Đêm giao thừa, cậu tôi ngóng về Hà Nội rồi vào bảo mấy anh em tôi đang trong ổ rơm xin khất tiền mừng tuổi...”. Tết Đinh Hợi cũng là cảm hứng để Nguyễn Đình Thi khi ấy mới ngoài 20 tuổi sáng tác bài hát Người Hà Nội. Do công tác, ông rời nội thành vào đêm 19-12 đúng vào đêm Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phía sau lưng ông tiếng súng bắt đầu nổ và Hà Nội bốc cháy, cảnh tượng đó được ông đưa vào trong bài hát: “Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời, Hà Nội ầm ầm rung...”. Lúc đầu bài hát có tên là Bài hát của một người Hà Nội, sau được đổi tên thành Người Hà Nội. Đài phát thanh biết ông mới sáng tác bài hát đầy tinh thần hào khí Đông A đã mời ông về hát trên đài. Cùng biểu diễn còn có hai người Đức - một là tiến sĩ triết học, một là tiến sĩ sử học. Hai anh này trước ở trong quân đội Pháp, sau bỏ quân đội theo Việt Minh. https://thuviensach.vn Quý Sửu, Tết Trở Về Ngày 29-12-1972, Hà Nội im ắng, không có tiếng còi báo động nhưng không khí tang tóc bao trùm thành phố. Hố bom sâu hoắm vẫn khét lẹt mùi thuốc bom ở Giáp Bát, Phương Liệt, Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên, khu lao động An Dương, Uy Nỗ... Những vành khăn tang sụp xuống bất động trong tiết trời lạnh, khói hương tỏa ra từ những túp lều tạm bên miệng hố bom. Những trận bom B-52 rải thảm xuống thành phố từ đêm 18-12 đã cướp sinh mạng của nhiều dân thường. Người chết ở Khâm Thiên và An Dương quá nhiều, quan tài cả thành phố chuyển về không đủ, nhiều gia đình đành bó chiếu xác người thân chờ đợi. Ngày 15-1-1973, chính quyền Mỹ tuyến bố không ném bom, không bắn trọng pháo, không thả thủy lôi ở miền Bắc Việt Nam. Hôm đó đã là ngày 12 tháng Chạp, chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết. Đó là dấu hiệu hòa bình tạm thời ở miền Bắc. Lác đác có gia đình gồng gánh đồ đạc trở về thành phố, song nhiều gia đình nghi ngờ Mỹ lật lọng vẫn nấn ná chờ lệnh thành phố. Ăn thêm cái Tết nữa nơi sơ tán cũng chẳng sao vì từ khi Mỹ ném bom Hà Nội, họ đã ăn nhiều cái Tết không phải ở nhà mình. Dấu hiệu bán hàng Tết đầu tiên là ngày 13-1-1973, ngành thương nghiệp Hà Nội thông báo trên báo Hà Nội mới bán nước mắm loại I: “Ô số 16 bìa mua hàng gia đình nội thành quý I”. Một tuần sau, ngày 20-1 mới có thông báo tiếp: “Bán thêm thịt ô số 1, nếp bánh chưng (trừ vào tiêu chuẩn tháng 3) với giá 0,49 đồng một kilôgam, bột mì (để làm bánh qui gai, qui xốp) túi 2 kilôgam giá 0,75 đồng trừ vào tiêu chuẩn tháng 3”. Nhiều gia đình bị bom trong 12 ngày đêm không còn tem phiếu nên ngành thương nghiệp nhận kê khai và cấp phát luôn cho dân để các gia đình có phiếu, bìa mua tiêu chuẩn hàng Tết. Còn củi hay than luộc bánh chưng thì ngành thương nghiệp thông báo: “Ô số 4 tháng 2-1973, hộ A, B, C (cán bộ trung và cao cấp) được mua https://thuviensach.vn 10kg củi, cán bộ thường và nhân dân mỗi bìa mua thêm 5kg, không mua củi thì được mua 20kg than”. Những thông báo này được đăng trên báo Hà Nội mới và viết trên giấy dán trước các cửa hàng. Ngày 23-1-1973, đài Tiếng nói Việt Nam thông báo Hiệp định Paris đã được các bên ký tắt thì nhiều gia đình trước còn nghi ngờ nay mừng rỡ, hòa bình thật rồi. Đầu tháng 12-1972, khi đưa hơn 50 vạn dân đi sơ tán, thành phố đã tăng chuyến xe khách, huy động cả xe tải kéo thêm rơmoóc quây cót xung quanh chở dân đi, các hợp tác xã xích lô cũng phải vào cuộc... Nhưng khi trở về, dân phải tự lo, dù xe khách tăng chuyến song dân trở về quá đông, đồ đạc lại cồng kềnh nên không đáp ứng nổi. Vốn quen chẳng trông chờ vào ai, những gia đình có xe đạp đi lại nhiều chuyến chở con cái đồ đạc. Ngày 27-1, Hiệp định Paris được ký chính thức thì dân chúng bằng mọi cách ào về Hà Nội. Từ sáng sớm, các ngả đường về Hà Nội đông đúc xe cộ, nóc xe khách hiệu Ba Đình ngất ngưởng đồ đạc, xe đạp thì treo móc đủ thứ và nhiều gia đình không mua được vé ô-tô, lại không có xe đạp đành tay xách, nách mang lếch thếch hành quân bộ trong cái rét tê tái và mưa phùn cuối năm. Nhưng ai ai cũng hồ hởi. Sang ngày 28-1, các xí nghiệp xe khách được lệnh chạy ngày chạy đêm và phải chở cho đến gia đình cuối cùng. Công ty xe điện cũng được lệnh leng keng cả đêm để đưa đón khách từ các bến xe ở cửa ô vào nội thành. Cũng trong những ngày cận tết này, các lão nông ở tỉnh Hòa Bình, Hà Tây gấp rút hoàn thành những gian nhà lá tình nghĩa cuối cùng cho các gia đình mất nhà ở Phương Liệt, Khâm Thiên, An Dương... Hòa Bình giúp 20 vạn cây tre, 50 vạn cây nứa và 500m3 khối gỗ, Hà Tây giúp xi măng, gạch, 500 gian nhà với tổng diện tích là 10.000m2. Trong lúc chờ gian nhà mới, các hộ mất nhà đã được bà con khối phố đùm bọc, cảm động trước tình đồng bào có người đang ở nhờ đã sáng tác những câu thơ mộc mạc, chân chất: Nó bom nhà bác đổ rồi Xin mời sang tạm nhà tôi ở cùng Thủy chung, gian khổ cũng chung Khéo kê thì rộng bác đừng phân vân https://thuviensach.vn Dù tất bật bao nhiêu việc phải lo toan cho dân ăn Tết nhưng Hà Nội vẫn không quên thế hệ tương lai, ngày 26-1, Sở Giáo dục thông báo: “Bắt đầu từ ngày 3 đến ngày 5 Tết, học sinh học ở nơi sơ tán đăng ký vào các trường trong nội thành để ăn Tết xong là có thể đi học ngay”. “Tin xuân đến ngọn cây đào” rồi và từ ngày 27-1, dân xếp hàng dài dằng dặc trước các cửa hàng bách hóa Yên Phụ, Quan Thánh, Kim Liên, số 5 Nam Bộ, phố Huế... và đông nhất là Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền mua túi hàng Tết. Các cửa hàng thực phẩm, lương thực cũng nghẹt người sốt ruột khi lâu lâu mới nhích lên một tí. Mua được là mừng, gạo đen hay trắng, nếp ngon hay có hạt chấm vàng cũng tốt. Trước đó, chưa bao giờ các cửa hàng bách hóa, thực phẩm bán qua giao thừa nhưng Tết Quý Sửu là lần đầu tiên. Mọi năm chợ hoa Tết Hàng Lược bắt đầu họp từ 23 tháng Chạp, do dân từ nơi sơ tán về muộn nên chợ họp vào sáng ngày 25. Ông Lê Duẩn khi đó đang là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đi thăm chợ, tuy nhiên rất ít người biết mặt vì ngày đó truyền hình dù đã có nhưng tuần phát có ba tối và mỗi tối chỉ có một tiếng. Thời tiết không thuận, hoa đào không đẹp, người ta quay ra mua layơn (còn gọi là dơn), thược dược, cúc, hoa bướm... Mới 9 giờ đêm 30 chợ không còn một cành hoa, nhiều gia đình chưa kịp mua đành bấm bụng mua đồng tiền kép, layơn bằng nhựa. Đêm 30 Tết trên hè phố vẫn còn nhà đun bánh chưng, ánh lửa còn sáng hơn cả đèn đường. Dù thiếu thốn vật chất nhưng Tết Quý Sửu lại vô cùng phong phú các hoạt động nghệ thuật: thi hoa ở công viên Thống Nhất, biểu diễn ca nhạc ngoài trời; đêm 30 tại Câu lạc bộ Thanh Niên hồ Thuyền Quang, đoàn cải lương Thăng Long diễn vở Mẫu đơn tiên; Câu lạc bộ Lao Động (nay là Công đoàn thành phố Hà Nội) chiếu phim, tối mùng 2 Tết tại rạp Công Nhân, Đoàn kịch nói Hà Nội diễn vở Con tôi cả của tác giả Arthur Miller (Mỹ). Nhưng hồ Gươm mới là trung tâm của Tết, các bóng đèn tròn được sơn màu xanh, đỏ, vàng treo lên cây, thành phố cho đặt ba chiếc vô tuyến truyền hình (thời đó gọi như vậy), một tại Câu lạc bộ Đoàn Kết (cuối phố Cổ Tân), đền Bà Kiệu và trước cửa Nhà văn hóa 16 Lê Thái Tổ. Máy vô https://thuviensach.vn tuyến truyền hình đen trắng nhãn hiệu Starfurt của Cộng hòa dân chủ Đức nhưng chỉ phát đến đến 9 giờ là hết chương trình. Vì truyền hình khi đó là quá mới lạ nên công an và dân phòng gác xung quanh sợ dân chen nhau xem làm vỡ. Trong màu xanh của áo bông, áo đại cán, vẫn có những người đàn ông mặc comlê, đầu chải bigiăngtin bóng mượt. Vẫn có các bà các cô bên trong áo dài, bên ngoài khoác áo len hay áo vét cổ vuông theo mốt của Cộng hòa dân chủ Đức. Đâu đó có mùi nước hoa nhè nhẹ. Ra cái nếp sinh hoạt “tư sản” bị lên án xem ra không dễ bỏ. Bờ Hồ đông vui, nhộn nhịp thêm khi mấy chục công nhân Cuba đang làm đường 21 ở Xuân Mai về Hà Nội chung vui giao thừa hòa bình. Họ nắm tay nhau nhảy quanh hồ và hát “Oăn ta na mê ra” ầm cả đền Bà Kiệu. Pháo hoa sáng góc trời và trong khi nhiều người đang mừng cái Tết hòa bình ở miền Bắc thì không ít người mẹ, người vợ Hà Nội âm thầm nhớ và lo cho chồng, con đang chiến đấu ngoài mặt trận... https://thuviensach.vn Đèn Tín Hiệu Giao Thông Có Từ Bao Giờ? Nếu lấy mốc cuối năm 1883, năm Pháp chiếm hoàn toàn Hà Nội thì trước đó cả huyện Thọ Xương (tương ứng với quận Hoàn Kiếm ngày nay) có 45,5km đường. Tuy nhiên mặt đường lát đá hoặc gạch chỉ có phố Phúc Kiến (nay là Lãn Ông), Hàng Ngang và Mã Mây, còn lại là đường đất. Tại các phố buôn bán, người ta che phên, xếp hàng lấn ra gần giữa đường nên mỗi khi xe ngựa chạy qua thì người đi chợ buộc phải lội xuống những vũng bùn lõng bõng hai bên. Đi lại trong thành phố chẳng có luật lệ nào, người đi bộ, kẻ khiêng cáng, xe bò đẩy hay xe ngựa cứ giữa đường mà tiến tới. Xe ngựa, xe kéo muốn vượt phải dùng mồm la hét. Việc đi lại lộn xộn, nghênh ngang giữa đường đã cản trở xe ngựa của quân đội Pháp nên ngày 6-6-1884, đốc lý (maire, thị trưởng) ra Quy chế trị an và lục lộ của Hà Nội trong đó có điều khoản cấm dắt súc vật trên phố từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối. Quy chế cũng buộc người đi bộ phải nép vào hai bên, giữa đường dành cho người cưỡi ngựa và xe bò; cưỡi ngựa trên phố không được sóng đôi. Để chuyển hàng từ cảng sông Hồng (nằm trong khu nhượng địa Đồn Thủy) vào Thành, chính quyền Pháp nhanh chóng làm đường chiến lược (nay là Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ), giữa là đường ray cho lừa kéo vũ khí, lương thực, vật liệu..., hai bên rải đá dăm dành cho xe ngựa, xe đẩy và người đi bộ. Đường hoàn thành năm 1885, chính quyền ra ngay quy định: xe ngựa chở khách phải có chuông, hai xe ngựa tránh nhau phải đi chậm. Ngày 31-12-1892, đốc lý Beauchamp ký Quy chế bảo vệ trật tự trị an của Hà Nội với giao thông xe cộ, theo đó “Xe chở vật liệu phải có biển ghi họ tên (bằng chữ An Nam); xe cộ ban đêm gây tai nạn thì chủ xe phải có tránh nhiệm chăm sóc https://thuviensach.vn người bị nạn; buổi tối xe ngựa, xe bò đẩy phải treo đèn dầu sao cho người đi đường trông thấy từ xa; xe chở hàng cồng kềnh phải buộc miếng vải đỏ phía sau, kẻ vi phạm bị phạt theo các điều khoản của Luật hình sự chính quốc...”. Khi đó cả thành phố chỉ có 56 cảnh sát gồm người Pháp và Việt Nam làm nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự nhưng một phần ba trong số đó là sĩ quan và làm bàn giấy, số còn lại đi tuần trên đường cả ngày lẫn đêm. Nằm trong quy hoạch Hà Nội, tòa đốc lý cho nắn lại đường khu vực phố cổ, làm vỉa hè, cống thoát nước, cấm làm nhà lá, lấp ao hồ xây dựng các công trình, biệt thự tại phía đông và khu phố mới ở phía nam hồ Gươm. Tính từ 1888 đến 1901, chiều dài của các con đường từ 45,5km đã tăng lên 67,6km và với dân số thành phố khoảng một vạn người thì đi lại vẫn chật chội. Phương tiện giao thông cũng thay đổi, thành phố không còn cáng, võng và xe bò kéo thay vào đó là xe tay. Năm 1902, khi trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương thì Hà Nội chính thức áp dụng luật đi đường của chính quốc: người, xe đi bên phải đường, xe đạp, xe ngựa phải có chuông. Đốc lý còn ra văn bản riêng cấm xe tay không được đỗ chờ khách ở phố Tràng Tiền, khu vực phía đông hồ Gươm. Hàng ngày cảnh sát đi lại phạt tiền những ai vi phạm. Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, số xe đạp đã tăng lên đáng kể, ô-tô cũng tăng lên, dự đoán cầu Long Biên sẽ ún ứ nên Toàn quyền Đông Dương cho mở rộng hai bên cầu dành riêng cho ô-tô, xe tay, xe ngựa. Vỉa hè dành cho người đi bộ, gánh gồng cũng được lát gỗ lim. Công việc do công binh Pháp đảm nhận, bắt đầu từ năm 1922 và kết thúc năm 1924. Dân số Hà Nội đầu thập niên thứ hai tăng lên hai vạn nên năm 1924, Thống sứ Bắc Kỳ giao cho kiến trúc sư E. Hébrard quy hoạch toàn diện thành phố. Đến năm 1938 cả thành phố đã có 114km đường, trong đó nhiều đường lớn được rải nhựa. Tại một số ngã tư là nút giao thông quan trọng, Sở Lục lộ (tương đương Sở Giao thông công chính ngày nay) cho chôn hai hàng đinh (bằng thép, đường kính 15cm nhô lên mặt đường 1cm) dành cho người đi bộ sang đường. Kinh tế Hà Nội phát triển mạnh vào cuối những năm 1930, dân số cũng vọt lên, Hà Nội chật chội, không gian bức bối buộc chính phủ Pháp quyết định mở rộng thành phố. Trong quy hoạch năm 1943, họ tính đến https://thuviensach.vn dựng các đèn tín hiệu giao thông nhưng thời điểm đó Nhật đã vào Đông Dương và năm 1945 Nhật đảo chính Pháp nên quy hoạch bị dừng lại. Giai đoạn 1947-1954, Pháp tạm chiếm Hà Nội, xe nhà binh gây tai nạn chết người trong thành phố nhưng chính quyền cấm báo chí không được đưa tin, tuy nhiên các báo vẫn có cách, họ không viết cụ thể biển số mà lấp lửng “xe IC (IC là ký hiệu của xe quân sự Pháp ở Đông Dương) gây tai nạn” nên người đọc hiểu là xe quân sự Pháp. Để tránh dân Hà Nội phẫn nộ, cơ quan kiểm duyệt báo chí cấm hẳn các tin này. Sau 1954, dân số thủ đô là 450.000 người (theo Philippe Papin) trong khi đường phố vẫn như cũ và đi lại rất lộn xộn nhất là các ngã tư. Nguyên nhân do cán bộ, chiến sĩ từ chiến khu về rồi người thân của họ từ quê ra đoàn tụ chưa quen với giao thông đô thị. Để giao thông nền nếp, công an Hà Nội đã cử chiến sĩ làm công tác hướng dẫn tại các ngã tư chủ chốt, họ không có gậy chỉ đường, phương tiện là hai tay và chiếc còi đồng. Âm thanh của nó đứng xa mấy chục mét vẫn nghe thấy. Ngày 3-12-1955, Bộ Giao thông và Bưu điện đã ban hành Nghị định số 348-NĐ là Luật đi đường bộ, trong luật có điều khoản quy định về tốc độ trong thành phố nhưng không có điều nào về đèn tín hiệu giao thông. Ngày 27-5-1957, Bộ Giao thông và Bưu điện lại ra nghị định bổ sung Luật đi đường bộ thêm điều 22, quy định tín hiệu đèn giao thông đô thị với ba màu: đỏ, xanh và vàng; đèn đỏ các phương tiện phải dừng trước hàng đinh, đèn vàng thì các phương tiện đang qua ngã ba ngã tư được đi tiếp, đèn xanh thì được đi. Nhưng phải đến năm 1960 Hà Nội mới có ba cụm đèn tín hiệu được điều khiển thủ công tức là công an ngồi trong bốt bật công tắc gồm: Ngã năm Cửa Nam, ngã tư Điện Biên Phủ-Trần Phú và ngã tư Tràng Tiền-Hàng Bài. Ngã tư Điện Biên Phủ-Trần Phú tuy không đông đúc nhưng khu vực này có nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài nên phải có đèn tín hiệu cho ra dáng thủ đô. Tại ngã năm Cửa Nam, đèn tín hiệu bốn mặt treo trên cao giữa tâm (phố Phan Bội Châu và Tràng Thi tính là một tuyến). Còn tại ngã tư Tràng Tiền-Hàng Bài, khi tàu điện từ Đinh Tiên Hoàng chạy xuống phố Hàng Bài hoặc ngược lại, công an trực bao giờ cũng ưu tiên bật đèn xanh cho đi. Dù Hà Nội có ba hệ thống đèn tín hiệu nhưng đến ngày 10-11-1962, Bộ Công https://thuviensach.vn an mới có thông tư hướng dẫn. (xem nội dung thông tư quy định ở phụ lục cuối bài). Nếu vượt đèn đỏ, người vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị “phê bình hoặc phạt tiền”, mức phạt thấp nhất là 400 đồng, cao nhất là 1.000 đồng (khi đó giá 1kg gạo là 400 đồng). Đầu năm 1963, thành phố lắp tiếp hai hệ thống tín hiệu giao thông tại ngã năm Trần Hưng Đạo-Bà Triệu và ngã tư Hàng Khay-Bà Triệu. Cả hai ngã tư này đều lắp cụm đèn bốn mặt trên cao. Ngã tư Hàng Khay-Bà Triệu tuy không đông nhưng vì đầu phố Bà Triệu có cơ quan ngoại giao của Mặt trận Lào yêu nước tá túc nên phải đặt đèn tín hiệu. Vì không có mặt kính màu nên để có màu đỏ họ sơn bóng điện màu đỏ, đèn vàng sơn bóng màu vàng và đèn xanh thì sơn màu xanh. Ông Bính nhà ở đầu phố Bà Triệu kể rằng, năm 1964, khi đó ông 11 tuổi, gần như ngày nào cũng vào bốt xem các chú công an điều khiển và có vài lần “chú công an mỏi tay quá nhờ tôi bật công tắc”. Năm 1965, Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân trong đó có thủ đô Hà Nội, để đảm bảo an toàn nhiều cơ quan, nhà máy buộc phải rời thành phố chuyển về nông thôn hay rừng núi, còn người dân nếu không có nhiệm vụ cũng phải đi sơ tán. Thành phố vắng người, thưa phương tiện nên đèn tín hiệu cũng ngừng hoạt động. Năm 1971, nhạc sĩ Phạm Tuyên đang làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam ở phố Bà Triệu, đã sáng tác bài hát Từ một ngã tư đường phố, bài hát có câu “Từ một ngã tư đường phố, cuộc sống reo vui hàng giờ khi nắng mai về, người và xe nối nhau đi trên đường. Đèn đỏ đèn xanh dưới ánh nắng nhảy múa vui ngàn hoa...”. Nét nhạc tươi vui, ca từ lạc quan cứ như Hà Nội không có chiến tranh, chưa từng bị bom đạn tàn phá. Sau này trả lời phỏng vấn của Hồng Quý, nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: “Năm 1971, bên Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có mời tôi và một số nhạc sĩ nữa đi thực tế ở Khu IV, vùng từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị để lấy chất liệu sáng tác bài hát về những chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Kết quả của chuyến đi là ca khúc Đêm trên Cha Lo, viết về những chiến sĩ công an vùng biên giới (nay gọi là bộ đội biên phòng) ra đời. Thế nhưng lúc về Hà Nội tôi vẫn còn phân vân lắm. Tôi có bảo với một đồng chí ở Bộ Nội vụ rằng, tôi muốn sáng tác bài hát về cả những chiến sĩ công an mặc áo xanh https://thuviensach.vn và những chiến sĩ công an mặc áo vàng (tức cảnh sát giao thông)”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng ông sáng tác bài này vì khi đó ông làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam nên đón được ý “trên”: Dù bị ném bom nhưng sinh hoạt của thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn diễn ra bình thường, đèn đỏ, đèn xanh vẫn bật, tàu điện vẫn leng keng. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, cán bộ miền Bắc vào Sài Gòn công tác vác xe Honda, xe đạp ra khiến xe cộ Hà Nội tăng đột biến nên thành phố cho lắp thêm đèn tín hiệu. Chỉ có điều thời điểm đó thường xuyên mất điện nên đèn tín hiệu có cũng như không. Và cảnh sát giao thông đành phải điều khiển bằng tay, nhiều người tay dẻo như diễn viên múa. Phụ lục Nội dung thông tư hướng dẫn đèn tín hiệu giao thông của Bộ Công an ĐÈN ĐỎ BÁO HIỆU: Dừng lại! Khi đèn đỏ bật sáng, thì: Xe cộ phải dừng lại trước hàng đanh (đinh) thứ nhất của ngã tư và có thể rẽ phải nếu trước mặt không bị vướng, nhưng phải báo hiệu rẽ phải. Người đi bộ phải dừng lại trên hè phố, không được sang ngang đường. ĐÈN VÀNG BÁO HIỆU: Chú ý dừng lại! Hoặc: Chú ý, chuẩn bị đi! Nếu đèn vàng bật lên sau đèn xanh thì báo hiệu “chú ý, dừng lại”, vì tiếp đó đèn đỏ sẽ sáng.Trong trường hợp này: Xe cộ phải dừng lại trước hàng đanh thứ nhất của ngã tư, trừ những xe đã vượt qua hàng đanh thứ nhất khi đèn vàng vừa bật sáng, thì vẫn tiếp tục đi. Người đi bộ phải dừng lại trên hè phố, trừ những người đã bước xuống lòng đường khi đèn vàng vừa bật sáng, thì vẫn tiếp tục đi. Nếu đèn vàng bật lên sau đèn đỏ, thì báo hiệu “chú ý, chuẩn bị đi”, vì tiếp đó, đèn xanh sẽ sáng. Trong trường hợp này, xe cộ và người đi bộ đều chuẩn bị để đi qua ngã tư. ĐÈN XANH BÁO HIỆU: Đi! Khi đèn xanh bật sáng, thì: Xe cộ từ từ đi thẳng qua ngã tư và có thể rẽ phải, rẽ trái hoặc quay đầu lại, nếu trước mặt không bị vướng, nhưng phải báo hiệu rẽ phải, rẽ trái, hoặc quay đầu lại. Người đi bộ đi ngang qua đường trong giới hạn của hai hành đanh, tức là trong phần đường dành riêng cho người đi bộ. https://thuviensach.vn ĐÈN VÀNG NHẤP NHÁY LIÊN TỤC BÁO HIỆU: Chú ý nguy hiểm, ưu tiên cho xe bên phải. Khi đèn vàng nhấp nháy liên tục, xe cộ phải giảm tốc độ, báo hiệu bằng còi (ban ngày) hay đèn (ban đêm) trước khi qua ngã ba, ngã tư đó và phải chú ý nhường ưu tiên cho xe bên phải. CHÚ Ý: Đặc biệt xe chữa cháy đang đi làm nhiệm vụ có quyền ưu tiên qua ngã tư, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ hay đèn vàng, nhưng phải rú còi liên tiếp từ xa và chú ý đề phòng tai nạn. Các xe cộ khác và người đi bộ phải lập tức nhường đường cho xe chữa cháy. https://thuviensach.vn Gustave Dumoutier - Nhà Hà Nội Học Gustave Dumoutier sinh ngày 3-6-1850 tại Courpalay, tỉnh Seine-et Marne, Pháp. Từ nhỏ ông đã đam mê đọc sách lịch sử, khảo cổ và văn hóa. Tốt nghiệp tú tài, Dumoutier theo học ngành nhân loại học thời tiền sử. Ngay sau khi ra trường ông đã có những bài viết về khảo cổ đăng trên tạp chí chuyên ngành được giới chuyên môn đánh giá cao và nhờ đó ông trở thành hội viên Hội Khảo cổ vùng Seine-et-Marne. Thấy cần phải có thêm các kiến thức hỗ trợ cho công việc, ông tự học và đọc rất nhiều sách về lịch sử thế giới, dân tộc học. Thông minh lại cộng thêm đam mê nên ông đã thành công trong hai lĩnh vực này. Tuy nhiên việc xuất bản các công trình nghiên cứu không mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ buộc ông phải làm chân sửa morát ở một nhà in. Năm 1883, các tờ báo trên đất Pháp tràn ngập các bài viết về thuộc địa của Pháp ở châu Phi, Châu Á trong đó có An Nam, đọc các bài viết này ông bị vùng đất xa lạ đầy bí ẩn ám ảnh nên ông quyết định theo học tiếng Việt và tiếng Hoa tại Trường Ngôn ngữ Đông Phương (Ecole des Langues Orientales) trong 3 năm. Cơ hội đến An Nam thành hiện thực khi Paul Bert, một nhà sinh vật và là nghị sĩ quốc hội rất quý mến tài năng của ông - được Bộ Ngoại giao Pháp bổ nhiệm làm Tổng trú sứ ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ - mời ông làm trợ lý văn hóa kiêm phiên dịch tiếng Việt, tiếng Hoa. Sau một tháng lênh đênh trên biển, hai người tới Hà Nội vào ngày 4-4-1886. Hà Nội năm này đã yên ổn vì quân Cờ Đen (lính sơn cước ở vùng Vân Nam, Trung Quốc) buộc phải về nước theo Hiệp định Thiên Tân nên không còn những vụ cướp bóc tàn khốc. Đốc lý Hà Nội bắt đầu cho xây dựng các công trình dân sự như nhà bưu điện Bờ Hồ, tòa đốc lý, kho bạc... và đang chuẩn bị mở mang khu phố mới ở phía nam hồ Gươm. Song Hà Nội rất thiếu phiên dịch vì phải chờ đưa từ Nam Kỳ ra nên Paul Bert giao cho https://thuviensach.vn Dumoutier nhiệm vụ tổ chức công việc học chính ở Bắc Kỳ. Và chỉ trong một thời gian ngắn, từ một vài trường dạy tiếng Pháp ở Hà Nội, Dumoutier đã thành lập trường thông ngôn, cùng 13 trường dạy tiếng Pháp cho học sinh nam và nữ. Để tranh thủ giới Nho sĩ Bắc Kỳ, mong muốn họ hưởng ứng chính sách “hợp tác” với nhà nước bảo hộ Pháp, ngày 3-7-1886, Tổng trú sứ Paul Bert đã ký nghị định thành lập Viện hàn lâm Bắc Kỳ (Académie Tonkinoise). Viện do chính Paul Bert làm chủ tịch. Ngoài một số người Pháp còn có trí thức An Nam, trong đó có Tiến sĩ đệ nhị giáp Nguyễn Tư Giản (1823-1890) và Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835-1909). Mục đích của Viện là nghiên cứu tất cả những gì có thể về văn hóa vật thể và phi vật thể ở Bắc Kỳ, giữ gìn, bảo tồn chùa chiền, đền đài; giúp người dân hiểu biết về khoa học hiện đại và những tiến bộ của văn minh thế giới bằng cách cho dịch tư liệu từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, thành lập thư viện tại Hà Nội... Để tránh sai lầm đã xảy ra ở Nam Kỳ, nơi mà chính quốc muốn Pháp hóa dân bản xứ, khiến họ có nguy cơ trở thành người ngoại quốc ngay trên quê hương mình nên Paul Bert và Dumoutier yêu cầu viên chức Bắc Kỳ theo học chữ Nôm và chữ Hán. Đây là chính sách uyển chuyển, khôn khéo của Paul Bert trong cai trị khi đưa ra quan điểm tôn trọng các định chế, phong tục tập quán của người bản xứ. Dù công việc bù đầu nhưng cứ rảnh rỗi, Dumoutier lại đến đền chùa ở Hà Nội tìm hiểu. Nhờ giỏi chữ Hán và chữ quốc ngữ nên ông dễ dàng hiểu được nội dung các câu đối, văn bia. Ông vô cùng thích thú khi ngắm nhìn đền Ngọc Sơn và Tháp Rùa, lại càng khâm phục hơn khi đọc câu đối trước cổng và trong đền. Trong bài viết về đền Ngọc Sơn đăng trên báo Tương lai Bắc Kỳ (L’Avenir du Tonkin, sau này đưa vào cuốn Những ngôi chùa Hà Nội - Les pagodes de Hanoi), ông mô tả rất kỹ lưỡng về kiến trúc đền. Còn về thần Văn Xương ông viết: “Tên gọi Văn Xương luôn luôn rực rỡ dưới bầu trời, học thuyết của ngài lấy mục đích là sự hoàn thiện tinh thần, kẻ nào chăm làm việc thiện nếu chế ngự được bản năng tự nhiên để theo đuổi những lời giáo huấn thánh thiện của sư phụ là luôn kiếm tìm hạnh phúc bản thân niềm vui sẽ đến. Hãy học tập và suy nghĩ về những sách kinh”. Nhận định đã chạm vào cốt lõi trong tinh thần hiếu học và trọng văn chương chữ https://thuviensach.vn nghĩa của người Hà Nội nói riêng và Bắc Kỳ nói chung. Đánh giá về cuốn Những ngôi chùa Hà Nội, André Masson, người từng phụ trách Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ở Hà Nội, viết trong cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888: “Đó là những bài nghiên cứu đặc sắc”. Cuối bài biên khảo về đền Ngọc Sơn, Dumoutier viết về Tháp Rùa: “Ở giữa hồ còn một cái chùa khác. Đó là một công trình bé nhỏ, có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn. Công trình này mới có khoảng từ chục năm nay. Nó được xây trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh-bao (Vĩnh Bảo), đó là tên của viên quan đã xây công trình này. Ông ta trước đây ba năm làm Tri phủ phủ Thường Tín, rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị, nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội. Trên đỉnh công trình, một bên có chữ Vong-dinh (Vọng Đình) và bên kia chữ Quy-son thap (Quy Sơn tháp)”. Từ đoạn mô tả này các nhà nghiên cứu (cả người Pháp và người Việt) mới xác định được thời gian xây, Tháp Rùa, đồng thời nó tạo ra nghi vấn tháp không phải do Bá Kim xây và tháp do ông Bá Kim xây đã bị phá bỏ để xây tháp này. Trong cuốn Người Bắc Kỳ (Essais sur les Tonkinois - xuất bản năm 1908), về nghề làm đồ sắt tây, Dumoutier viết: “Tại Hà Nội có cả một phố chuyên làm nghề này (phố Hàng Thiếc bây giờ - NNT). Trước kia thợ sắt tây chỉ làm chóp nón, đĩa đèn, hộp đựng thuốc phiện và vài món đồ lặt vặt khác cho dân bản xứ dùng. Bây giờ họ làm tất cả những sản phẩm của kỹ nghệ phương Tây như: bình nước, đèn xe, đèn xách tay, đèn nhỏ (lanterne de poche), đủ loại hộp có hình dáng, kích thước khác nhau, giá cắm nến, thùng tưới, bình đựng dầu, ống hình trụ, bồn tắm, hoa sen... Họ lấy sắt tây từ những vỏ bọc các thùng hàng nhập cảng của Pháp, từ những thùng dầu hoả, hộp đồ ăn”. Nhờ đoạn mô tả của Dumoutier ta biết rõ hơn về phố Hàng Thiếc cuối thế kỷ XIX và cũng nhờ những mô tả này nhà nghiên cứu Nguyễn Dư ở Pháp có cơ sở để chứng minh chiếc đèn dầu (hay còn gọi là đèn Hoa Kỳ) không phải do Hoa Kỳ sản xuất, nó được làm ra từ chính bàn tay của những người thợ thủ công ở phố Hàng Thiếc. Theo Nguyễn Dư, đầu thế kỷ XX, hãng dầu Texaco của Hoa Kỳ đến Hà Nội bán dầu hỏa và https://thuviensach.vn để cạnh tranh với hãng Shell, Texaco bán dầu cho khách dù chỉ một lít cũng tặng miễn phí một chiếc đèn, người mua thấy hãng dầu Hoa Kỳ tặng đèn nên gọi là đèn Hoa Kỳ. Gọi mãi thành quen và ai cũng cứ nghĩ nó là đèn mang từ Hoa Kỳ sang. Dumoutier quen biết rất nhiều nhà Nho ở Hà Nội và thường đến thăm họ hỏi những điều chưa biết hay còn thắc mắc, có khi đàm đạo về thơ, phú khiến các nhà Nho rất khâm phục. Ông tự học chữ Nôm để có thể đọc được các cuốn sách bán ở phố Hàng Gai, điều đó giúp ông hiểu biết sâu hơn về văn hóa Việt Nam. Edmond Nordemann, tác giả của cuốn An Nam văn tập (Chrestomathie Annamite, viết xong năm 1894, xuất bản năm 1898 ở Hà Nội) đã phải thốt lên: “Trí tuệ và sức làm việc của ông ấy quả là phi thường”. Chỉ trong hai năm (1887-1889), Dumoutier viết một loạt bài khảo cứu và sách về Hà Nội gồm: Những ngôi chùa ở Hà Nội, Chùa Quán Sứ; Văn Miếu, Đền thờ Khổng Tử ở Hà Nội; Nghiên cứu về khảo cổ học và văn minh học tại chùa Trấn Vũ (Le grand Bouddha de Hanoi), Tiểu luận về người Bắc Kỳ (Essai sur les Tonkinois), Đền Hai Bà (Le temple des deux Dames). Trong cuốn Huyền thoại lịch sử An Nam và Bắc Kỳ, phần huyền thoại Bắc Kỳ chủ yếu là ở Hà Nội với truyền thuyết vua Lê trả kiếm cho thần Kim Quy. Đó là những chuyên khảo công phu sớm nhất về các di tích thắng cảnh, lịch sử, tôn giáo Hà Nội, đặc biệt có giá trị trong khảo sát kiến trúc và văn bia tại chỗ vào cuối thế kỷ XIX và có giá trị cho đến hôm nay. Khi nghiên cứu về Hà Nội xưa, các nhà nghiên cứu hôm nay không thể bỏ qua các cuốn sách và những bài viết của ông. Không chỉ khảo cứu về Hà Nội, Dumoutier còn có nhiều công trình khảo cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa dân gian Việt Nam. Trong thời gian làm thanh tra học chính, ông có điều kiện đi đến nhiều vùng miền, tới đâu ông cũng thăm đình chùa, cố gắng tìm gặp các nhà Nho, những người cao tuổi trong làng để tìm hiểu sau đó ghi chép cẩn thận. Tính từ năm 1890 đến 1903, ông có rất nhiều bài khảo cứu in trên báo xuất bản ở Pháp và Hà Nội, đồng thời ông cũng cho xuất bản nhiều cuốn sách gồm: Những bài hát và truyền thống dân gian của người An Nam (Les chants et les traditions populaires des Annamites - Nxb. E. Leroux, Paris 1890); Các https://thuviensach.vn biểu tượng, biểu hiệu và dụng cụ thờ cúng của người An Nam; Thuật phù thủy và bói toán của người An Nam, Thuật phong thủy của người An Nam, Lễ tang của người An Nam... Tiểu luận Người Bắc Kỳ được đăng nhiều kỳ trên Tạp chí Đông Dương từ 15-3-1907 đến 15-2-1908, sau khi ông mất mới in thành sách. Và cuốn sách này có lẽ là cuốn có giá nhất về thiết chế làng xã xưa và văn hóa. Những nghiên cứu về làng, giáp cho ta hình dung ra cấu trúc làng ở Bắc Kỳ, ông viết: “Giáp là một hội lo việc tang ma, tương trợ, trong một số làng khác thì giáp sinh hoạt như một hội có mục đích cùng làm một số nghi thức tôn giáo hay tập tục, giáp cũng có thể chính thức đảm nhiệm việc phân chia cho các gia đình trong giáp phần sưu thuế mà họ phải đóng, tiến hành thu thuế má. Trong nhiều làng khác nữa, giáp lo bảo vệ an ninh trật tự hoặc lo tổ chức hàng năm việc thờ cúng thành hoàng và các lễ hội của làng...”. Dumoutier phát triển sự tiếp cận tổng thể với xã hội và các thiết chế của nó. Để làm việc đó, ông tiến hành nhiều nghiên cứu theo chủ để nhằm phục dựng lại các khía cạnh khác nhau, dù là thuộc làng xã, gia đình, cách ăn uống, y học, tín ngưỡng... Những công trình khảo cứu không chỉ mô tả mà xa hơn ông còn nhận định, đánh giá vai trò của nó đối với đời sống người An Nam trên tinh thần khách quan và khoa học. Theo chân ông có nhiều người Pháp cũng nghiên cứu Hà Nội hay Việt Nam như Henri Oger đã bỏ công sức tiền của để nghiên cứu nghề in mộc bản ở Việt Nam thông qua cuốn sách Kỹ thuật của người An Nam. Có một câu chuyện rất thú vị liên quan đến một nhà thơ nổi tiếng của nước Nga đạo văn của G. Dumoutier. Trong cuốn Những bài hát và truyền thống dân gian của người An Nam, ông đã sưu tầm các bài đồng dao, ca dao, dân ca sau đó dịch ra tiếng Pháp, xuất bản ở Pháp với mục đích để dân Pháp và châu Âu có thêm hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên bài An Nam không phải là ca dao, đúng hơn nó là bài thơ: Le Ciel est immense et pur, La lune répand ses clartés, Les bammous se balancent sous la brise, L’air est fraig et parfumé: https://thuviensach.vn La famille est heureuse et joyeuse, Les parents sont assis parmi les fleurs du jardin Buvant du thé, fredonnant des vers. La maison est remplie d’un bruit de voix: Ce sont les enfants quy étudient Et le dernier né quy appelle sa nourrice. Ce lui quy peut ainsi vivre en famille A le bonheur parfait sur la terre; Les richesses et la gloire ne sont rien pour lui. Sa vie s’écoule doucement, En songeant que ses enfants lui survivront. Còn bài Đồng dao thứ nhất là: Les filles aiment les piastres A figure d’oiseau, Elles quittent leurs parents Pour suivre les français. Có thể còn những dị bản khác đại để: Ham chi đồng bạc con cò Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang-sa Và bài kia: Le crapeau a les lèvres rouges, C’est que le crapaud a mâché du bétel. Qu’elle vienne celle quy veut épouser mon père, Mon père l’accueillera doucement Avec de belles paroles et sans la frapper, Mais ma mère lui crèvera les yeux Et lui sortira les entrailles du ventre. Cũng có thể còn dị bản khác nhưng đại ý: Cái cò trắng bạch như vôi, Có về lấy lẽ chú tôi thì về! Chú tôi chẳng đánh, chẳng chê, Thím tôi móc ruột, lôi mề, ăn gan. https://thuviensach.vn