🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đế Quốc Nhật Giãy Chết
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
Chương 1: Ngày Tàn Của Đế Quốc Nhật Bản
Chương 2 : Chiến Thuật Của Sự Tuyệt Vọng
Chương 3 :Meetinghouse
Chương 4 :Ngoại Giao Trong Thất Trận
Chương 5 : Dự Án
Chương 6 : Thằng Nhỏ
Chương 7 : Hung Thần
Chương 8 : Chuyện Dưới Hầm
Chương 9 : Phản Ứng Tại Hoa Thịnh Đốn
Chương 10 : Ngày 12 Tháng Tám – Ngày Khủng Hhoảng Chương 11 : Nguy Cơ Thêm Trầm Trọng
Chương 12 : Ngày 14 Tháng Tám- Lời Cuối Cùng Chương 13 : Nổi Loạn
Chương 14 : Hòa Bình
Chương 15 : Vua Nói
Chương 16 : Những Phản Ứng Chậm
Chương 17 : Lệnh Mac Arthur
Chương 18 : Chuyển Tiếp Bạo Động
Chương 19 : Đất Địch
Chương 20 : Thủ Tục Đã Xong
Chương 21 : Lối Thoát Cuối Cùng
Chương 22 : Đoạn Kết
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 1: Ngày Tàn Của Đế Quốc Nhật Bản
Mở đầu
M
Vào tháng chín 1931, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Stimson ghi vào Nhật Ký: «Tình trạng rối loạn lại tái phát ở Mãn Châu. Nhật Bản, nói đúng hơn những quân phiệt Nhật đột nhiên gây bạo động». Lời ghi của Stimson
có tính cách tiên tri. Vụ bạo động tại Mãn Châu năm đó đã khai mở một giai đoạn lịch sử kéo dài gần mười lăm năm. Đó là giai đoạn quân phiệt Nhật kiỂm soát chính sách đối ngoại, và để cho tinh thần quân phiệt mà đặc tính là tham vọng vô biên, hung hãn vô cùng, ý chí mãnh liệt, lan tràn khắp đế quốc Nhật như một căn bệnh truyền nhiễm.
Vụ bạo động Mãn Châu năm 1931 là do các sĩ quan lục quân chủ xuớng. Họ nuôi tham vọng: lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chiến tranh xâm lược, và muốn chứng tỏ họ có nhiều uy quyền hơn nội các Nhật. Vào cuối năm 1931 quân đội Nhật thôn tính Mãn Châu, bất chấp sự phản đối của các giới chức Đông Kinh bị đặt trước sự đã rồi.
Từ đó trở đi, quân đội Hoàng gia Nhật ngày một thêm tiến nhanh trên con đường nắm giữ quyền sinh sát ở Nhật. Năm 1937 quân đội Nhật xâm lăng Trung Hoa và gây nên vụ tàn sát thường dân Nam Kinh, trên một qui mô khiến toàn thế giới phải kinh hoàng. Nhật Bản gia nhập khối Trục tháng chín 1940, và đến năm 1941 quân đội Nhật chiếm cứ Đông Dương thuộc Pháp, sau khi Pháp bị mất nước về tay Đức Quốc Xã nên không còn đủ sức
https://thuviensach.vn
bảo vệ quyền lợi của mình ở Á Châu. Tình trạng đó thúc đẩy Nhật bắt buộc phải chạm trán với thế giới Tây Phương.
Một trong những kiến trúc sư chính yếu đã xếp đặt sách lược của Nhật là một con người cao gần thước bảy, đầu xói, hàng ria mép lưa thưa, mấy đầu ngón tay vàng khè khói thuốc, đeo đôi mẳt kính tròn xoe. Con người đó là Đại Tướng Hideki Tojo, hỗn danh là «Dao cạo». Là người hùng trong quân đội, Tojo tận lực làm việc đế leo trên bực thang danh vọng và quyền lực.
Ông nổi tiếng là một nhà hành chánh lỗi lạc, một tay tổ chức tài ba, và là một người chấp hành nghiêm chỉnh những mệnh lệnh của Nhật Hoàng. Tojo có tham vọng lớn, có sức làm việc phi thường. Năm 1937 Tojo giữ chức tham mưu trưởng quân đoàn Quảng Đông ở Mãn Châu.
Là phát ngôn viên của phe quân phiệt, Tojo tuyên bố: Cuộc chiến tranh mà Nhật gây nên ở Trung Hoa là một hành động tự vệ nhằm đề phòng một lân bang thù nghịch. Năm 1938 Tojo rời Mãn Châu về Đông Kinh để giữ chức Thứ trưởng bộ chiến tranh. Hai năm sau nghĩa là ngay sau khi Nhật liên minh với Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, Tojo giữ ghế Bộ trưởng bộ chiến tranh. Trong năm sau, quân lực Hoàng gia Nhật xúc tiến cuộc Nam tiến ở Á Châu và cuối cùng xuất hiện tại vùng quyền lợi của Hoa Kỳ, Anh và Hòa Lan. Vào mùa hè 1941 khi Đồng Minh quyết định phong tỏa kinh tế Nhật, không bán dầu cho Nhật, Đại Tướng Tojo và giới quân phiệt thấy họ đã có đủ bằng chứng là Đồng Minh chủ ý bao vây để bóp chết Nhật Bản.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull đòi hỏi Nhật phải rút hết quân lực ra khỏi Trung Hoa và Đông Dương. Để đối phó với đòi hỏi đó, ngày 6 tháng chín, giới lãnh đạo tối cao Nhật quyết định Nhật sẽ lâm chiến nếu cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ bị thất bại. Tháng Mười 1941 đại tướng Tojo được yêu cầu thành lập Chính Phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bang giao với Hoa Kỳ, ngày một thêm trầm trọng. Tojo bây giờ là thủ tướng Chính phủ Nhật Bản. Nhiều người Hoa Kỳ nghĩ Tojo là một nhà độc tài tương tự như Hitler hay Mussoloni. Nói cho đúng hơn, thì Tojo có tính cách
https://thuviensach.vn
một nhà độc tài thư lại, một quân phiệt cầm đầu phe quân phiệt nắm quyền ở Nhật.
Trong khi giới lãnh đạo chính trị và quân sự ngần ngại trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh toàn diện với Tây phương, thì chính Thủ Tướng Tojo đã thúc đẩy họ mạnh dạn bước theo chiều hướng chiến tranh. Những tiếng nói lạc điệu, đều phải câm nín trước đe dọa trừng trị bằng bạo lực. Tổng Tư Lệnh Hải Quân Hoàng gia Nhật là đô đốc Yamamoto đã bị cảnh cáo nghiêm khắc khi ông nói với các nhà chỉ huy hải quân là Nhật Bản không tài nào thắng được Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh lâu dài.
Lo lắng cho Tổ quốc bị đại bại, Yamamoto hoạch định một chiến lược nhằm vô hiệu hóa hạm đội Hoa Kỳ trong một năm. Trong thời gian đó Nhật sẽ thâu hoạch được đủ thắng lợi để mở cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ trên thế mạnh. Chiến lược đó là trận đánh Trân Châu Cảng. Nên có thế nói trận Trân Châu Cảng là giải pháp của Yamamoto cho cái thế kẹt do những quân nhân không sáng suốt bằng ông đã gây nên.
Lục quân và hải quân Nhật quả nhiên đạt được nhiều thắng lợi như Yamamoto đã tiên đoán. Chỉ trong sáu tháng đầu trận chiến tranh, Nhật Bản đã làm chủ khắp Thái Bình Dương. Nhưng rồi Hoa Kỳ cũng lật ngược thế cờ tại vùng biển Midway. Dựa vào những tin tình báo do các chuyên viên mật mã cung cấp, hạm dội Hoa Kỳ đã đánh bại lực lượng của đô đốc Yamamoto đang trên đường tiêu diệt những tàn lực của đô đốc Nimitz.
Bị thua trận đô đốc Yamamoto ở lì trong ca-bin của soái hạm Yamato, và cho đến khi tàu cập bến Nhật Bản ông mới bước ra khỏi phòng. Sau khi Yamamoto lên bờ, người ta chờ đêm tối mới bí mật đem những thương binh vào khu cô lập trong bệnh viện. Những thủy thủ còn sống sót sau khi tàu bị đánh chìm được khuyến cáo phải giữ kín trận thảm bại Midway. Cho đến khi trận chiến tranh kết liễu, ở Nhật ngoài Yamamoto chỉ có một sổ rất ít quân nhân cao cấp được biết với trận Midway tháng sáu 1942, Hải quân Nhật và đế quốc Nhật đã bị một đòn chí tử.
https://thuviensach.vn
Sau trận Midway vài đô đốc Nhật bắt đầu nghĩ đến việc mở cuộc thương thuyết hòa bình với địch. Đó là điều dường như không thấy có trong giới lục quân. Vào mùa hè 1943, đô đốc Takagi bị gọi về Đông Kinh và được bộ hải quân trao cho trách nhiệm mở cuộc điều tra về hiện tình cuộc chiến. Sau một thời gian làm việc Takagi kết luận: nếu Hoa Kỳ chiếm được quần đảo Solomons thì Nhật Bản bắt buộc phải yêu cầu thương thuyết hòa bình. Vào cuối năm 1943, quần đảo Solomons thất thủ, vậy mà Takagi vẫn chưa dám công bố kết luận của Ông bằng mực đen giấy trắng vì ông sợ bị lên án là phản bội. Ông bèn thi hành chiến thuật rỉ tai, hy vọng những người sau khi nghe Ông nói sẽ nhận định được rõ ràng về tình trạng tuyệt vọng của Nhật.
Dù vậy vẫn không có ai dám làm một cử chỉ cụ thể nào để cứu vãn tình thế.Phải chờ cho đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Saipan vào trong tháng sáu 1944, tư tưởng thương thuyết hòa bình mới có dịp xuất hiện trong giới cầm quyền.
Kể từ trận Midway, qua không biết bao nhiêu trận giao phong ở Guadalcanal, Tân Guinée, Tarawa, Kwajalein, quân lực Nhật bị thiệt hại rất nặng nề về sinh mạng. Lợi dụng việc địch quân đổ bộ lên Saipan và việc quân lực Nhật ngày một thu hẹp vòng đai kiểm soát, phe đối lập có dịp công khai đương đầu với Tojo.
Hội đồng cố vấn Hoàng cung quyết định Tojo phải từ chức. Gồm toàn cựu Thủ Tướng, Hội đồng này tuy chính thức không có quyền hành gì nhưng trong thực tế lại có ảnh hưởng lớn lao đến chính sách của Chính Phủ. Vào tháng bảy nhân lúc quyền uy của Tojo lâm vào giai đoạn suy giảm, nhân lúc Tojo đang tìm cách cải tổ nội các, Hội Đồng Cố vấn Hoàng Cung đòi hỏi một số điều kiện nhằm lật đổ Tojo.
Họ đòi Tojo phải từ bỏ chức vụ Tham Mưu Trưởng lục quân, cách chức Bộ Trưởng hải quân Shimado thuộc cánh Tojo, và đòi Tojo phải đưa vào nội các nhiều nhân vật do Hội đồng đề cử. Chính điều kiện sau này đã lật đổ được Tojo, bởi vì ông không thể thuyết phục được những nhân vật thuộc
https://thuviensach.vn
phe cánh Ông phải từ chức. Ông cũng không thể thuyết phục được những nhân vật do Hội Đồng Cố vấn đề cử, tham gia nội các của Ông. Trong tình trạng đó Tojo không có sự lựa chọn nào khác hơn là từ chức.
Vào lúc đó, phạm vi kiểm soát của Nhật ở Thái Binh Dương thu hẹp trông thấy. Mặt trận càng tiến gần chính quốc Nhật Bản, quân lực Hoàng Gia càng chiến đấu dữ dội. Tojo về làm vườn vói vợ và để cho những người kế vị ông phải chủ tọa sự sụp đổ của Đế Quốc Nhật.
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 2 : Chiến Thuật Của Sự Tuyệt Vọng
Mùa thu năm 1944, đa số những nhà lãnh đạo quân sự Nhật chịu trách nhiệm chỉ huy mặt trận đều hiểu rằng bóng dáng chiến thắng ngày một lùi xa và trở nên mịt mờ. Một trong số những người đó là đô đốc Onishi, một nhà chỉ huy quân sự rất kiêu hãnh, và sự kiêu hãnh của ông đã lây sang tất cả những binh sĩ chiến đấu dưới quyền ông. Họ coi ông như thần tượng.
Nhưng mặt khác những sĩ quan ngang cấp hay hơn cấp ông, lại không ưa thái độ gây gổ, sắc nhọn và trịch thượng mà ông thường bày tỏ đối với những ai không đồng ý kiến với ông. Trong giới lãnh đạo quân sự đô đốc Onishi nổi tiếng là người tự tin và hay thuyết phục kẻ khác bằng những lời lẽ hùng hồn.
M
Vào năm 1941 Onishi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạch định trận đánh Trân Châu Cảng. Ngay sau trận này Onishi ra lệnh cho phi cơ Nhật đánh phá phi trường Clark vùng ngoại ô Manila để thanh toán không lực Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Hạ lệnh này Onishi đã bất kể đến ý kiến của Bộ tham mưu cho rằng thời tiết xấu không có lợi cho cuộc hành quân. Có sáng kiến là Onishi thi hành, miễn là tiêu diệt được địch quân. Sứ mạng đánh phá phi trường Clark được thi hành trong tình trạng thời tiết bất lợi. Sự táo bạo đó làm tăng thêm sự trung thành của binh sĩ đối với cá nhân Ông.
Vào tháng Mười 1941, một hạm đội Hoa Kỳ xuất hiện bờ biển phía đông Phi Luật Tân trong số có nhiều hàng không mẫu hạm.
https://thuviensach.vn
Tình hình trở nên khẩn trương một cách tuyệt vọng. Nếu Phi Luật Tân bị thất thủ thì Đế Quốc Nhật sẽ bị cắt làm đôi và mọi đường tiếp tế sẽ bị phá vỡ tan tành. Từ Đông Kinh, đô đốc Onishi được cử tới Manila với nhiệm vụ chỉ huy Đệ nhất không đội Nhật Bản, nay chỉ còn khoảng trăm phi cơ có thể tác chiến được. Sứ mạng của Ông là phải củng cố tình hình chiến thuật bằng mọi phương tiện sẵn có.
Đối với giới lãnh đạo hải quân Nhật thì lực lượng hàng không mẫu hạm địch là mối đe dọa lớn lao nhất trong suốt cuộc chiến. Onishi dường như dồn hết tâm cơ vào vấn đề này. Như vậy Onishi đã trở thành nhân vật tượng trưng cho nhược điểm của hải quân Nhật. Nhược điểm đó đã được đô đốc Weneker, tùy viên quân sự và phải vô hiệu hóa chúng trong ít ra là một tuần lễ.
Sau những lời giáo đầu đó Onishi trình bày sáng kiến khủng khiếp của Ông. Theo ý tôi, chỉ có mỗi một cách là có thể bảo đảm hiệu lực tối đa bằng những lực lượng nghèo nàn chúng ta hiện có. Cách đó là tổ chức những đơn vị quyết tử gồm có những chiến đấu cơ Zéro trang bị bom hai tạ rưỡi, mỗi chiến đấu cơ lao xuống đánh phá một hàng không mẫu hạm địch, các Ông nghĩ sao?
Đó là kế hoạch tuyệt vọng, táo bạo, nhằm lật ngược chiều hướng cuộc chiến, nhằm thực hiện một phép lạ. Kế hoạch đó xứng đáng với Onishi, một con người hung hãn ưa thích những giải pháp liều mạng.
Onishi đã đánh trúng nhược điểm của hai sĩ quan trực thuộc. Bị choáng váng bởi tầm vóc phi thường của chiến thuật quyết tử trước sức mạnh vật chất của địch, họ cúi đầu phụng hành.
Thế rồi bốn đơn vị đặc công được thành lập ngay lập tức tại Lujon. Họ chờ đợi trong bốn ngày, rồi năm ngày để đánh địch. Cuối cùng cũng đến lúc một trinh sát cơ phát hiện một lực lượng hùng hậu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.
https://thuviensach.vn
Ngày 25 tháng Mười vào lúc 7 giờ 25 sáng, chín phi cơ đặc công cất cánh từ phi trường Mabalacat vượt biển Thái Bình Dương hướng về phía Đông.
Những phi công trên những chiếc phi cơ này đều bừng bừng ý chí quyết tử cho Tổ quốc, cho Nhật Hoàng, và cho đô đốc Onishi. Họ đều thắt khăn quàng màu trắng quanh cổ. Mũ sắt họ đội chụp khít nơi đầu, gần như che kín hẳn tấm khăn trắng họ quấn quanh trán-Đó là tấm khăn hachimaki, trải qua bao thế kỷ võ sĩ Samourai đã dùng đế thấm mồ hôi và để giữ cho tóc khỏi lòa xòa xuống mắt. Ở năm 1944 này tấm khăn trắng đó đã trở nên huy hiệu của đội phi công đặc công Thần Phong. Trong số chín phi cơ xuất trận ngày 25 tháng Mười có năm chiếc là phi cơ quyết tử. Bốn chiếc kia có nhiệm vụ bảo vệ những phi cơ quyết tử chống lại phi cơ Hoa Kỳ chặn đánh. Toàn đội được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung úy Yukio Seki.
10 giờ 45 sáng, lực lượng Hoa Kỳ bị phát hiện trên mặt biển. Đây là một hạm đội có nhiệm vụ bảo vệ khu đầu cầu ở Leyte. Phi cơ Nhật quả đã đến đúng lúc. Sau khi bị đô đốc Kurita đánh bại, hạm đội Hoa Kỳ phải chạy dài trong nhiều tiếng đồng hồ liền.
Lực lượng của Kurita từ vùng eo biển San Bernardino xông ra và tiến về phía Nam để tiêu diệt hải lực Hoa Kỳ ở ngoài khơi Leyte. Những hàng không mẫu hạm và khu trục hạm Hoa Kỳ phải kéo dài cuộc giao phong chống lại lực lượng của Kurita. Cuối cùng Kurita cũng phải ra lệnh cho hạm đội của Ông trở về căn cứ để tránh trường hợp có thể bị một hạm đội nào đó của địch phục kích trên mặt biển.
Hạm đội Hoa Kỳ trong số có hàng không mẫu hạm St Lo dứt khỏi cuộc giao tranh, và lúc 10 giờ rưỡi đó các thủy thủ đoàn đang nghỉ ngơi sau một trận hút chết. Khi phi đội của Trung úy Seki phát hiện thì thủy quân Hoa Kỳ đã bỏ gác.
https://thuviensach.vn
Phi cơ Nhật hạ cánh bay sát mặt biển.10 giờ 50 phút hạm đội Hoa Kỳ nhận được tài liệu: «Phi cơ địch đang tiến lại gần». 10 giờ 53 phút, một phi cơ Nhật bay vọt lên cao rồi nhắm chiếc hàng không mẫu hạm St Lo đâm bổ xuống và trúng ngay cầu gần giữa tầu.
10 giờ 56 nhiên liệu dưới cầu bốc cháy. Hai phút sau một tiếng nổ dữ dội phát ra làm rung chuyển cả tàu. Một mảng rất lớn gần cầu biến dưới lửa. Ngọn lửa bốc cao gần cây số. Vào lúc 11 giờ 5 phút cả hàng không mẫu hạm St Lo chỉ còn là một khối lửa khổng lồ. Hai mươi phút sau nó chìm xuống biển.
Trong khi chiếc St Lo bốc cháy, những phí cơ quyết tử khác của Nhật tìm mục tiêu. Họ đánh trúng phong phóc. Sắt thép đập vào sắt thép dưới một tốc lực gần ngàn cây số giờ đã làm cho những chiếc hàng không mẫu hạm Kitkun Bay, Kalinin Bay và White Plains phát nồ kinh hồn. Năm phi cơ quyết tử tấn công bốn chiến hạm. Một chiếc bị chìm, ba chiếc bị thương nặng. Sứ mạng của đội Thần Phong được thành công mỹ mãn. Đô đốc Onishi lập tức thành lập thêm nhiẽu đơn vị quyết tử khác.
Trong những tháng sau, Hải quân Hoa Kỳ còn có nhiều dịp thêm kinh nghiệm về chiến thuật quyết tử của Nhật. Vào tháng giêng 1945 khi Đại tướng MacArthur, cử một hạm đội tới đổ bộ ở Vịnh Lingayen, có tới gần 40 chiến hạm Hoa Kỳ bị phi cơ quyết tử Nhật đánh trọng thương. Cuộc đổ bộ dưới quyền chỉ huy của tưómg Krueger được thành công, tuy nhiên các đô đốc Hoa Kỳ đều hy vọng là chiến thuật đó Nhật chỉ dùng đến để giải nguy cấp thời,và sẽ không được xúc tiến trên một qui mô rộng lớn.
Họ quả không biết đến tên gọi, cũng như tổ chức các đơn vị đặc công của Onishi. Họ không biết rằng nhân lực và vật lực đang được khai thác kỹ, để đang gấp bội lực lượng Thần Phong.
Tháng Ba 1945 nguồn tin, tình báo Nhật cho biết Hoa Kỳ đang mở cuộc thăm dò quanh vùng Okinawa, cách chính quốc Nhật chừng 350 dặm. Nhận
https://thuviensach.vn
được tin này bộ chỉ huy Nhật liền thừa nhận lực lượng Thần Phong, là một thành phần trong hệ thống phòng thủ Okinawa. Điều này khiến cho đô đốc Onishi rất được hài lòng. Sự thật vào lúc đó giới chỉ huy quân sự cao cấp ở Đông Kinh cũng nuôi hy vọng rằng lực lượng quyết tử có khả năng lật
ngược tình thế chiến cuộc.
Sau khi Saipan thất thủ vào tháng Bảy 1944 trong nhiều tháng liền các chiến lược Hoa- Kỳ bàn tính nên đổ bộ nơi nào thuận lợi nhất về phương diện chiến lược, trên đường đánh chiếm Nhật Bản. Sau hội nghị Honolulu xuống MacArthur đã chiếm xong Leyte vào tháng Mười năm đó, và bây giờ Ông đã đứng vững ở Luzon. Đô đốc Nimitz ngỏ ý nên chiếm Đài Loan, nhưng các chiến lược gia không chú ý đến ý kiến này và chú ý đến Okinawa nhiều hơn. Chạy dài 60 dặm và là đảo lớn nhất thuộc quần đảo RyuKyu, Okinawa có thể được sử dụng làm đầu cầu xâm lăng đất Nhật, và làm căn cứ xuất phát dội bom nhiều mục tiêu chiến lược.
Quân đoàn 10 được trao nhiệm vụ tấn công Okinawa ngày 1 tháng tư 1945. Đặt dưới quyền chỉ huy của Tướng Buckner quân đoàn này gồm nhiều sư đoàn có kinh nghiệm tác chiến trên nhiều chiến trường Thái Bình Dương.
Tại mặt trận Iwo Jima trước đây, Bộ Tham Mưu Nhật áp dụng chiến thuật: «Để địch tới rồi hãy đánh». Chiến thuật này được thay thế cho chiến thuật «Tìm địch đề đánh», gây nên nhiều tổn hại về nhân mạng. Tại Iwo Jima, quân Nhật cố thủ trong hầm hố, hang hốc tuôn lửa đạn xuống đầu quân Hoa Kỳ và đã gây cho Hoa Kỳ phải trả một giá rất cao mỗi thước đất chiếm được.
Chiến thuật đó đang chờ đợi quân đoàn 10 Hoa Kỳ tại Okinawa. Tướng Ushijima, từng dự trận ở Miến Điện làm giám đốc trường quân sự ở Zama được trao cho nhiệm vụ bảo vệ Okinawa. Là người thực tế Ushijima ý thức được tầm vóc lực lượng địch mà Ông phải đương đầu. Không muốn phí phạm tài nguyên nghèo nàn, Ông bố trí trận giao tranh cuối cùng ở phía
https://thuviensach.vn
Nam Okinawa. Chiến lược tử thủ Okinawa bao gồm những đội phi cơ Thần Phong được sử dụng đến mức tối đa.
Ushijima dự tính chỉ cho sập bẫy sau khi lực lượng Thần Phong hoàn tất sứ mạng đối với hàng trăm chiến hạm địch đậu ngoài bờ biển. Với bộ binh địch bị cắt đứt đường tiếp tế và tăng viện, Ushijima sẽ khởi cuộc tấn công và hy vọng đem lại thắng lợi lớn lao về cho Nhật Bản.
Tướng Ushijima bình tĩnh trông chờ trong khi quân Hoa Kỳ khởi chiếm vùng đảo Kerama ở ngoài khơi Okinawa vào cuối tháng ba, Ông vẫn bình tĩnh chờ đợi khi quân Hoa Kỳ thực sự bước chân lên Okinawa vào ngày 1 tháng tư.
Bốn mươi lăm tiếng đồng hồ sau, sư đoàn 96 Hoa Kỳ cắt ngang lưng Okinawa và tới thẳng vùng bờ biển phía đông. Rồi, trong khi sư đoàn 6 thủy quân lục chiến vượt lên phía bắc, nhiều sư đoàn khác tiến về phía nam, trực chỉ thủ phủ Okinawa là thành phố Naha.
Ngày 5 tháng tư chủ lực quân đoàn 10 Đồng Minh tiến trên trận địa mà Tướng Ushijima đã bố trí sẵn sàng để tiếp họ. Ông tung đòn bất ngờ, ở đây là lực lượng trọng pháo khủng khiếp bậc nhất trong suốt trận Thái Bình Dương. 287 cỗ trọng pháo nhất loạt nhả đạn vào địch quân chặn đứng đường Nam tiến của họ. Đối với lính Hoa Kỳ cái chết lúc này mới bắt đầu.
Ngày 6 tháng Tư, các chiến sĩ Thần Phong của đô đốc Onishi kéo tới. Từ những phi trường ở Oita, Kanoya, Kyushu hàng trăm thanh niên lên máy bay để cất cánh lần cuối cùng trong đời. Trán họ quấn tấm khăn trắng Hachimaki. Những thư vĩnh biệt của họ lúc này đang được gửi tới tay người thân.
Những đơn vị hải quân đău tiên của Hoa Kỳ phát hiện sự có mặt tại Kamikaze là những chiến hạm đậu ở phía bắc đầu cầu đổ bộ. Trong khi làm nhiệm vụ báo động và bảo vệ cho những chiến hạm ở phía Nam đầu cầu,
https://thuviensach.vn
những chiến hạm này đã tự hiến làm con mồi cho các chiến sĩ quyết tử Nhật.
Phi cơ quyết tử Nhật tiến đến từng chiếc lẻ, hay từng đôi một,hay từng đoàn. Đa số tập trung vào những chiếm hạm đứng vòng ngoài. Một số tiến thẳng vào vùng đầu cầu đổ bộ. Trong buổi sáng nhiều chiến hạm Hoa kỳ bị thương nặng nề vì trận Thần Phong thổi qua. Bầu trời đen kịt khói, và nổi lên từng tràng đạn phòng không. Ít ra là có 15 chiến hạm bị phi cơ quyết tử Nhật đánh thủng.
Chiến hạm Bush sáng hôm đó không bị tấn công. Cho mãi đến buổi chiều chiếc Bush với thủy thủ đoàn gồm trên 300 người không hề bị thiệt hại chút gì về vật chất. Trong nhiều giờ liền ở trong tình trạng chiến đấu, họ chỉ bị mệt mỏi do thần kinh căng thẳng mà thôi.
Rồi đúng 3 giờ 13, thủy thủ Hoa kỳ trông thấy một phi cơ Nhật bay sát mặt nước tiến thẳng đến phía chiến hạm Bush.
Để tránh đạn phòng không, phi cơ Nhật bay ngược lên không, rồi lại nhào thấp mặt biển, có khi chỉ cách nước chừng hai thước tây. Đạn phòng không trở nên vô ích trước lối bay đó. Rồi phi cơ quyết tử Nhật nhắm thẳng chiến hạm Bush đánh xuống vào lúc 3 giờ 15 phút. Bush phát hỏa, chiến hạm Colhoun tiến lại gần, cấp cứu.
4 giờ 35 trong khi thủy thủ đoàn lo cứu thương, bố trí phòng thủ, dập cháy, sửa chữa hư hỏng, thì có trên mười phi cơ Nhật Bản từ phía Bắc bay tới rồi bỏ đi, chỉ còn một chiếc nhằm chiến hạm Bush đâm thẳng xuống: Chiếc Bush dường như bị cắt làm đôi rồi từ từ chìm xuống đáy biển với 87 thủy thủ thiệt mạng.
Nội trong ngày hôm đó, các phi cơ quyết tử đã đánh chìm hay bị thương nặng 24 chiến hạm Hoa Kỳ. Mặc dầu những phi cơ này không tiến được vào khu đầu cầu đổ bộ nhưng vẫn có thể nói họ đạt được thắng lớn và khiến
https://thuviensach.vn
cho Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng. Ngày 6 tháng Tư này, vẫn chỉ là màn dạo đầu cho nhiều trận kinh hoàng sẽ xảy ra sau này cả trên biển lẫn trên bộ.
Lực lượng quyết tử của đô đốc Onishi không phải biện pháp độc nhất mà hải quân Nhật hy vọng sẽ biến Okinawa thành một thắng lợi dễ dàng lên Nhật Hoàng. Từ cảng Tokoyama, chiến hạm khổng lồ Yamato lên đường tiến về phía Bungo Suido ở vào giữa Kyushu và Shikoky cùng với hai tuần dương và sáu khu trục hạm. Mục tiêu của hạm đội này là Okinawa, sứ mạng của họ là phải đánh phá đường tiếp tế và khu đổ bộ của Đồng Minh. Với sứ mạng đó chiến hạm Yamato mang nhiên liệu đủ để đi đến Okinawa tác chiến, sau đó phải cập bờ. Vì thiếu nhiên liệu nên có thể nói chiến hạm Yamato trong trận này cũng là một chiến hạm quyết tử.
Khoảng năm giờ rưỡi chiều 6 tháng Tư, hai tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ kinh hoàng nhìn thấy con tầu địch khồng lồ hiện ra trước ống kính. Họ ghi nhận mọi chi tiết về chiếc Yamato và đoàn tầu hộ tống, rồi báo tin cho Bộ chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Okinawa. Khi đêm xuống, lợi dụng bóng tối hạm đội Nhật đồi hướng đi về phía Tây để tránh đụng độ với phi cơ Hoa Kỳ, muộn chừng nào hay chừng đó, vì hạm đội Nhật không có một chiếc phi cơ nào đi yểm trợ.
Hửng sáng hôm sau chiến hạm Hoa Kỳ lên đường đi tìm để chặn đánh đoàn tàu Nhật. Trên chiếc Yamato trên ba ngàn thủy thủ Nhật cũng đang sẵn sàng tử chiến. 8 giờ 25 phút một phi cơ Hoa Kỳ cất cánh từ hàng không mẫu hạm Ess-ex phát hiện đoàn tàu Nhật. Bốn tiếng đồng hồ sau không lực Hoa Kỳ bay trên đầu đoàn tàu Nhật lúc đó đã chuyển hướng trực chỉ Okinawa. Trận thủy không chiến khởi sự vào lúc quá trưa. Vọt ra khỏi những đám mây thấp, máy bay Hoa Kỳ quần thảo với đoàn chiến hạm Nhật trong hai tiếng đồng hồ liền. Bom đạn tơi bời biến chiếc Yamato của Nhật chỉ còn là khối sắt nát. Nhưng nó vẫn đứng vững và không ngớt nổ súng vào máy bay địch.
https://thuviensach.vn
Rồi cũng đến lúc đề đốc Suga ra lệnh cho thủy thủ bỏ tàu chạy tháo thân. Mặc dù bị các phụ tá phản đối Ariga nhất định không chịu rời tàu. Những người sống sót kể lại có một thủy thủ theo Suga ở lại chết với tàu. Thủy thủ này thò tay vào túi lấy vài chiếc bánh. Y bẻ một miếng đưa lên miệng Suga. Suga quay nhìn người thủy thủ, cầm nhìn chiếc bánh, mỉm cười rồi đưa bánh vào miệng. Chiếc Yamato bắt dầu chìm. Sống chết với tàu, đề đốc Ariga và viên thủy thủ chìm xuống biển vào lúc 2 giờ 23 phút trưa ngày 7 tháng Tư.
Trận giao phong cuối cùng của hải quân Nhật là một sự thất bại hoàn toàn. Cả một hạm đội chỉ còn có bốn khu trục hạm lết được về nước để báo cáo lên Bộ Tư Lệnh: Chiếc chiến hạm hùng mạnh nhất thế giới là chiếc Yamato đã bị đánh chìm xuống biển. Đứng về phương diện chiến lược tổng quát thì trận Okinawa — trận địa chiến cuối cùng trong chiến cuộc Thái Bình Dương, đã kết liễu từ lúc trước khi bắt đầu. Ưu thế của Hoa Kỳ ở Okinawa là điều mọi người đều biết trước. Dù thế, đối với thủy quân lục chiến và bộ binh Hoa Kỳ lâm trận Okinawa, họ có thể nói: Nhật Bản chưa bao giờ chiến đấu dữ dội và có hiệu quả bằng ở đây. Mặt trận Okinawa là một cuộc bắn giết kinh hồn diễn ra trên một chiến trường lợi thế cho Nhật, và bất lợi cho Hoa Kỳ. Trong suốt tháng tư, không ngày nào là không được chứng kiến sự hung bạo cùng cực của chiến tranh. Lính Hoa Kỳ vượt qua những con đường trũng để tiến lên ngọn đồi Wana Draw bị tấn công bên sườn bằng súng trường, súng sáu, súng cối, tấn công tới tấp cho đến lúc mọi sự chuyển động ngoài trời phải ngừng hẳn lại. Xe tăng của Hoa Kỳ tưới lửa vào sườn núi, đã thiêu sống hàng trăm lính Nhật lẩn trốn trong hang hốc. Những kẻ sống sót khỏi trận bão lửa, khi chạy được ra ngoài đều bị lính Hoa Kỳ chờ sẵn bắn gục. Suốt đêm ngày hỏa lực trọng pháo của Nhật không lúc nào ngưng hoạt động tạo nên một cảnh tượng chưa hề thấy trong cuộc chiến Thái Bình Dương.
Trong hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ, tình trạng kiệt lực về thể chất và tinh thần lan tràn ngày càng thêm đáng lo ngại. Ở cao độ nhất của tình trạng này
https://thuviensach.vn
người ta ước lượng có tới 13 ngàn lính Hoa Kỳ thiếu chút nữa là mất hết khả năng chiến đấu. Okinawa trước đây là một vùng đất yên ổn của nông dân, ngày nay la liệt những xác chết mùi hôi thối xông lên sặc sụa. Đường xá chỉ còn là một dãy hầm hố, hoa mầu ngoài đồng chỉ còn là những bãi xác xơ hoang vắng. Ở cả hai bên chiến tuyến, các chiến sĩ đều phải ẩn nấp, chờ đợi địch quân nhô đầu là xông ra tấn công bằng súng đạn bằng lưỡi lê, dao găm. Họ phải sống trong hầm hố ngập nước mưa, quần áo của họ không lúc nào được khô, giầy và vớ là một gánh nặng cho đôi chân. Tinh thần của họ rã rời, và cõi lòng của họ bị thiêu đốt bởi mối căm thù, sự sợ hãi đối với kẻ địch ở phía bên kia cống rãnh hay bên kia rặng cây. Lính Nhật cũng như lính Hoa Kỳ cả hai bên đều ngập lụt trong bùn.
Trong khi đó ở ngoài khơi Okinawa, hạm đội Hoa Kỳ luôn luôn ở trong tình trạng ứng chiến. Ở đây dây thần kinh của thủy thủ cũng đã bị căng thẳng đến cực độ dưới những trận tấn công liên tiếp của đoàn phi công quyết tử Thần Phong. Trong suốt tháng tư, có tới trên trăm chiến hạm Hoa Kỳ bị đánh chìm và bị thương nặng, Đạt được thành tích đó Nhật đã phải mất tới gần một ngàn máy bay. Tuy vậy hy vọng của Tướng Ushijima là lực lượng Kamikazes có thể đánh tan hạm đội Hoa Kỳ, cắt đứt đường tiếp tế cho đảo Okinawa, cho đến hết tháng tư vẫn chưa thực hiện được.
Sang đầu tháng năm đoàn quyết tử Thần Phong thực hiện một nỗ lực cuối cùng, theo lệnh của Bộ chỉ huy mặt trận Okinawa. Chiến lược mới của Nhật thành hình do sự xung đột trong nội bộ tham mưụ của Tướng Ushijima. Tại tổng hành doanh hơn ba chục thước tây dưới mặt đất, và dưới tòa lâu đài Shuri, một nhóm sĩ quan ngày một thêm bất mãn vì lối đánh thế thủ kéo dài đã quá lâu. Họ chủ trương mở ngay một cuộc phản công đại qui mô. Cầm đầu nhóm sĩ quan này là đại tá tham mưu Naomichi Jin ra mặt chống lại những phần tử bảo thủ chung quanh Tướng Ushijima. Với con số thương vong ngày một tăng, và địch quân ngày một thêm lấn đất, đại tá Jin và các đồng nghiệp của ông công khai đe dọa sinh mạng đại tá Yahara là
https://thuviensach.vn
người cầm đầu nhóm chủ trương kéo dài lối đánh phòng thủ. Tướng Ushijima phải đối phó với một cuộc nổi loạn lại Tổng hành doanh của Ông.
Cuộc ăn thua đủ không thể tránh được giữa hai phe đã diễn ra tại một buổi họp quyết liệt. Trong buổi họp này Tướng Isamu Cho nổi tiếng khắp nước Nhật vì chuyên môn chủ trương chiến lược phòng thủ, đột nhiên đổi giọng. Isamu Cho lớn tiếng chủ trương cần phải mở ngay cuộc phản công đánh vào các công sự của địch. Trước sự tấn công tới tấp của Tướng Cho, Đại Tá Jin và đồng bọn, Tướng Ushijima đành phải nhượng bộ, miễn cưỡng quyết mở cuộc phản công đại qui mô vào ngày 4 tháng Năm. Mục tiêu cuộc phản công này là tiêu diệt quân đoàn 24 Hoa Kỳ, rồi từ đó đẩy lui toàn thể chiến tuyến địch. Tướng Ushijima liên lạc với đô đốc Onishi, và yêu cầu lực lượng quyết tử Thần Phong tấn công hạm đội địch ngoài khơi kể từ chiều 3 tháng Năm, để yểm trợ cho cuộc phản công trên bộ.
Từ những phi trường ở Kyushu, đội quyết tử Thần Phong của đô đốc Onishi cất cánh nhắm mục tiêu đánh chìm 18 chiến hạm Hoa Kỳ. Một trong số chiến hạm này là chiếc Aaron Ward được năm phi cơ quyết tử Nhật chiếu cố, bị 98 thương vong, nhưng Aaron Ward vẫn không bị chìm. Ngoài chiếc Aaron Ward, đa số chiến hạm Hoa Kỳ bị thiệt hại không đáng kể.
Trận phản công trên bộ của Nhật khởi sự từ tảng sáng 4 tháng Năm, đã diễn ra trong tình trạng rối loạn và đắt giá cho cả hai bên. Mở đầu lực lượng trọng pháo Nhật nổi trận mưa đạn tưới vào vị trí địch. Kế đó chiến tuyến hai bên không còn phân biệt được rõ rệt, trong những cuộc cận chiến, bạn và thù không nhận được ra nhau. Cả một tiểu đội lính Nhật lừng lững tiến thẳng vào tầm súng đại liên của sư đoàn 77 Bộ binh Hoa Kỳ, đã bị tiêu diệt trọn vẹn tại chỗ. Một đội lính Hoa Kỳ, súng cầm lỏng nơi tay, vừa hút thuốc vừa trò chuyện vừa đi ra mặt trận dưới những cặp mắt của lính Nhật, đã bị hạ sát hết trong vài giây đồng hồ. Một lực lượng Nhật vào buổi chiều đã chọc thủng được phòng tuyến địch và tiến sâu gần hai dặm, nhưng mấy tiếng đồng hồ sau lại phải rút lui trước hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ.
https://thuviensach.vn
Cuộc chiến trong hai ngày 4 và 5 tháng Năm có đủ yếu tố để được kể là trận tấn công cuối cùng của Nhật trong thế chiến thứ hai. Tài nguyên của Nhật không thể chịu đựng một trận tấn công thứ hai như vậy. Ngày 6 tháng Năm tướng Ushijima ra lệnh cho quân sĩ đã bị quần thảo nát nhừ, phải rút lui về hầm hố, hang hốc, địa đạo để trở lại với tình trạng thế thủ. Chủ trương của Tướng Cho và Đại Tá Jin đã vỡ tan tành khi phải va chạm với thực tế ác liệt.
Tại căn hầm sâu dưới tòa lâu đài Shuri, Tướng Ushijima tìm hết cách để khuyến khích các sĩ quan tả hữu của ông. Trong khi đó ở bên kia chiến tuyến đối thủ của ông là Tướng Buckner ra lệnh cho lính Hoa Kỳ thừa thắng xúc tiến cuộc phản công. Sang đến ngày 8 tháng Năm, chủ động chiến trường đã hoàn toàn lọt vào tay bên phía Hoa Kỳ.
Trong suốt tháng Năm chiến tuyến Nhật ngày một thêm suy sụp. Sang đầu tháng Sáu quân đội Hoa Kỳ đã tiến đến vùng cực Nam Okinawa. Quân đội của Ushijima không còn sức nào đương cự với áp lực liên tiếp của một hỏa lực vượt họ nhiều lần. Khi lâu đài Shuri, thành trì chiến đấu cuối cùng bị thất thủ vào ngày 31 tháng Năm, trận Okinawa được coi như sắp kết liễu.
Bộ binh Hoa Kỳ khi đặt chân vào vùng đất Tổng hành doanh quân đoàn 32 của tướng Ushijima được chứng kiến một cảnh tàn phá chưa từng thấy. Đạn trọng pháo và bom đã san bằng thành phố bao quanh khu đất thuộc lâu đài Shuri. Chỉ còn độc có một ngôi nhà thờ và một căn nhà hai tầng lầu đúc là còn đứng trơ trọi. Cả tòa lâu đài Shuri cũng đã trở thành bình địa. Trong pháo lũy này, khi xưa là nơi các vị vua Okinawa thiết triều, không còn gì đáng gọi là sự sống. Quân đội Nhật đã rút hết về phía Nam và chỉ còn để lại những xác chết. Trung tâm cuối cùng của cuộc chiến đấu có tổ chức, có chỉ huy phối hợp đã tan rã.
Trong ba tuần lễ sau, viên Tướng bại trận Ushijima tìm hết cách để thực hiện một phép lạ dù nho nhỏ nào đó. Ông tổ chức một vùng phòng thủ thứ
https://thuviensach.vn
hai, nhưng Ông hiểu rằng vùng này cũng chỉ có thể cầm cự được trong một thời gian rất ngắn. Màn kết liễu đã kế cận.
Và toàn thể binh sĩ Nhật đến lúc này cũng hiểu rõ điều đó. Hàng triệu tờ truyền đơn Hoa Kỳ tưới xuống đã cam kết rằng: họ sẽ được đối xử tử tế. Họ nghĩ đến việc hạ khí giới. Nhưng đa số chống lại, và đã tự sát. Tuy nhiên người ta ghi nhận đây là lần đầu tiên trong chiến cuộc đã có hàng trăm lính Phù Tang áo quần tơi tả, da thịt bết bùn, nhô mình ra khỏi hang hốc. Họ chắp hai tay lên đầu đi về phía chiến tuyến Hoa Kỳ. Toàn thể mặt trận Okinawa đã có trên 7 ngàn lính Nhật ra đầu hàng.
Trong hang đá dưới đồi 89, Tướng Ushijima đọc truyền đơn của Hoa Kỳ kêu gọi Nhật đầu hàng. Đọc xong, ông phá lên cười. Phụ tá của ông là Tướng Cho ngồi xả hơi với chai Scotch. Ông vừa nhấm nháp chất men vừa nghe những báo cáo cuối cùng của những đơn vị chiến đấu rải rác khắp nơi gửi về. Chiến tuyến Nhật đã bị phá vỡ hoàn toàn. Binh sĩ Nhật lúc này chỉ còn là một đám người vô tổ chức, ẩn nấp trong hầm hố, lang thang khắp nơi tìm uống, tìm ăn. Họ lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Tại vùng đất trống gần căn cứ không quân Kadena hơn 100 cái xác người phủ vải được đặt thành hàng rất ngay ngắn trên bãi cỏ. Đây là xác những thủy thủ Hoa Kỳ nhờ sóng đánh giạt vào bờ, sau khi những chiến hạm của họ đã bị những phi cơ quyết tử Thần Phong đánh chìm. Lính bộ binh khi đi qua những cái xác này đã dừng bước lại, đa số đến lúc này mới biết rằng: Hải quân đã phải trả một giá rất cao đề yểm trợ cho bộ binh mở cuộc tấn công lên Okinawa. Tại một căn hầm rất lớn nằm sâu trong chiến tuyến Nhật và được dùng làm bệnh xá, có trên ba trăm lính Nhật bị trọng thương đang được điều trị. Khu bệnh xá này thuộc quyền đô đốc Ota. Lo sợ địch quân sẽ tưới lửa và dầu vào bệnh xá, đô đốc Ota ra lệnh cho viên Bác sĩ Trưởng tìm cách tránh cho thương binh khỏi phải chịu thêm những sự đau đớn vô ích, và bảo đảm cho họ một cái chết danh dự. Viên bác sĩ và các phụ tá của ông tuân lệnh, sửa soạn kim chích rồi đi dọc theo hàng thương binh dài đằng đẵng. Với những hàng nước mắt chảy dài trên má, họ nghiêm cẩn chích mũi kim vào trên ba trăm
https://thuviensach.vn
cánh tay duỗi thẳng. Cuối cùng cả căn hầm bệnh xá không còn một tiếng nào khác ngoài tiếng nấc nở của các nhân viên Y tế. Một bác sĩ Nhật khác tên là Machara không muốn chịu tai họa ghê gớm, nên đã lẩn trốn trong bọn dân Okinawa tìm đường thoát thân qua những trận địa. Machara trà trộn vào giữa đám người sống ẩn nấp trong một dãy hang bên sườn một trái đồi. Trong cuộc sống cá hộp đó, bác sĩ Machara thương một thiếu nữ bản địa, vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt trái soan với những nét thanh tú. Giữa sự chết chóc, họ ôm lấy nhau và thủ thỉ cùng nhau những câu chuyện ở vào một tương lai mờ mịt. Vào tuần lễ thứ ba của tháng Sáu, lực lượng Hoa-kỳ bao vây đồi. Bác sĩ Machara và người tình của anh tìm đường tẩu thoát do những đường hầm đào xuyên qua đồi, ăn ra vùng đất trống. Lo sợ chạy khó thoát nên đôi nhân tình vẫn chần chừ trong hang. Rồi lính Hoa Kỳ trên đường truy kích địch đã tới gần cửa hang. Họ đứng ngoài xa tung cốt mìn vào hang. Machara rút vào hang sâu, người thiếu nữ theo sau. Khi lính Hoa Kỳ dùng súng phun lửa thụt lửa vào hang, Machara kêu nàng theo anh tìm đường thoát ra khỏi hầm. Họ chống tay lết mình, và cuối cùng anh ra được ngoài trời. Phía sau anh không có gì động đậy. Hoảng hốt, anh chui trở lại hang tối và gặp phải một vật gì chắn ngang. Người yêu của anh đã bị sức nóng của súng phun lửa thiêu chết. Machara rút ra khỏi hầm. Chỉ còn là cái xác không hồn, anh lết mình giữa súng, đạn, và cuối cùng ra đầu hàng. Thương tích trên mình anh hết đường cứu chữa. Vào ngày 18 tháng Sáu, Tướng Buckner đi kinh lý mặt trận và xuất hiện tại một vị trí tiên phong. Đứng vào chỗ thuận tiện, Ông quan sát binh sĩ Ông đang đánh chiếm từng hang hốc một trên sườn đồi. Đột nhiên một phát súng Nhật nã trúng tảng đá phía trên. Những mảnh đá bật văng ra, và một tảng đập trúng ngực: Mấy phút sau Tướng Buckner từ trần. Vào buổi chiều ngày 21 tháng Sáu, Tướng Ushijima và Tướng Cho cùng ngồi dự một bữa tiệc linh đình trong căn hầm dưới ngọn đồi 89. Trên mặt đồi, lính Nhật vẫn tiếp tục tử thủ từng gốc cây từng mỏm đá. Lính Hoa Kỳ vẫn tiếp tục leo lên cố chiếm đồi cho kỳ được.
Hai viên Tướng bình thản ngồi ăn tiệc. Khi các Phụ tá của họ đều đã nâng ly, Ushijima và Cho cũng nâng ly rượu uýt-ki dành riêng cho bữa tiệc
https://thuviensach.vn
này, và cùng mỉm cười với nhau. Mãi khuya căn hầm vang dậy lên lời tung hô: «Thiên Hoàng vạn tuế», cuối cùng. Đó là lúc vừng trăng tròn đã rọi sáng sườn đồi 89. Vào lúc bốn giờ sáng ngày 22 tháng Sáu, Tướng Ushijima tay cầm quạt phe phẩy cùng với tướng Cho đi giữa những Phụ Tá không cầm được tiếng kêu khóc, tiến lên miệng hầm. Tướng Cho nhìn cấp chỉ huy nói: “Tôi xin dẫn đường!” Hai viên Tướng vượt cửa hầm ra tới ngoài trời còn đầy ánh trăng. Phía sau có nhiều sĩ quan tham mưu đi theo.
Nơi cửa hầm một tấm đệm được trải sẵn trên một tấm mền. Tiếng súng nổ vẫn vang rền quanh đồi; và bộ binh Hoa Kỳ chỉ cách cửa hầm chừng hai mươi thước tây, Tướng Ushijima quì vào tấm đệm và cầu nguyện. Tướng Cho quì phía sau. Để ngoài tai tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ, Ushijima cúi dập trán xuống đất. Rồi một phụ tá trao cho Ông một cây đoản kiếm. Ông đỡ lấy cây kiếm, quay ngược mũi về phía mình, lặng im, rồi đâm thẳng vào bụng. Lập tức viên phụ tá vung cây trường kiếm chém thẳng xuống đầu Ushijima lìa khỏi cổ. Máu tươi vọt ra tung toé bắn cả vào những người đứng bên. Mấy giây đồng hồ sau Tướng Cho cũng tự sát theo nghi thức cổ truyền này của Nhật Bản. Và chiến cuộc Okinawa đã kết liễu, khi trên 100 ngàn binh sĩ Nhật đã tử trận.
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 3 :Meetinghouse
Tướng Ushijima hy vọng ông có thể tránh được cho đất nước những cảnh tàn phá của chiến tranh nếu ông tiêu diệt được Hoa Kỳ ở Okinawa. Nếu thật sự ông nuôi hy vọng đó thì cuộc chiến cực kỳ anh dũng của quân đoàn Hoàng Gia 32 đã trở thành vô ích.
T
Ngay trong thời gian Mặt trận Okinawa đang diễn tiến ác liệt, nhiều đô thị Nhật Bản đã ngùn ngụt bốc cháy. Trước những đống tro còn âm ỉ lửa của hàng ngàn căn nhà, đàn ông và đàn bà túm năm tụm ba kêu khóc những người thân yêu bị vùi xác dưới hoang tàn và lửa đỏ do lực lượng chiến đấu cơ B.29 của Hoa Kỳ để lại. Từng đoàn những chiếc phi cơ màu bạc loang loáng đó mỗi ngày một kéo tới thêm đông. Từ miền Nam chúng tới xâm nhập vòm trời nước Nhật và gieo rắc nỗi kinh hoàng chết chóc xuống dân Nhật. Mỗi lần chúng xuất hiện trên một đô thị, những giờ sau là những giờ đầy thống khổ đau thương cho đám người sống dưới mặt đất. Tình trạng đó kéo dài trong nhiều tháng liền, và bắt đầu vào tháng Ba 1945 nghĩa là kể từ khi tướng Curtis Lemay, tư lệnh không đoàn chiến đấu 21 căn cứ tại quần đảo Mariana phát minh ra chiến lược để san bằng đô thị Nhật Bản. Nhận chức tư lệnh không đoàn này vào tháng Giêng 1945, tướng Lemay phải đối diện với một tình trạng hầu như phi lý. Phi cơ B.29 là một thứ vũ khí tối tân, và Hoa-Kỳ có thừa để thực hiện những sứ mạng vũ bão vào đất Nhật. Tuy nhiên, trong thực tế B.29 vẫn chưa đạt được thành tích gì đáng kể như người ta có thể kỳ vọng ở nó. Dĩ nhiên là có cái gì không ổn trong cách sử dụng thứ võ khí này. Các chiến thuật gia không quên đề ra giả thuyết;
https://thuviensach.vn
những gì thành công bên trời Âu không nhất thiết phải thành công bên trời Á. Đó chỉ là giả thuyết, và tướng Lemay được kêu gọi đến để đối phó với tình trạng này. Với cái tuổi 38, Lemay là một chuyên gia về chiến lược dội bom, là một quân nhân tôn thờ niềm tin rằng: phóng pháo cơ hạng nặng là
một vũ khí có thể tàn phá bất kỳ một quốc gia nào. Là một chiến binh trong không quân Hoa Kỳ, Lemay đã có mặt trong binh chủng này từ năm 1928, là thời mà không quân mới bắt đầuđược xây dựng. Sau khi tốt nghiệp tại Ohio, Lemay được trao cấp bậc trung úy. Lemay đã sống qua những ngày mở đường khai lối cho không quân, ngày mà mỗi khi bước lên một chiếc máy bay là người ta nơm nớp lo sợ cho thân mạng khó được vẹn toàn hạ cánh. Rồi Lemay phục vụ trong ngành không quân chiến đấu, và thâu thập được một mớ kiến thức đáng kể về kỹ thuật tác chiến bằng những máy bay đường dài. Khi Hoa Kỳ nhẩy vào cuộc thế chiến thứ hai, Lemay có dịp đem ra thi hành những kiến thức của ông. Từ Anh quốc ông lên máy bay xuất trận để chiến đấu chống lại không lực của Đức quốc xã. Chỉ trong một thời gian ngắn ông học hỏi được rất nhiều về chiến lược mới của không quân. Hàng ngày phải xuất trận đánh địch Lemay bắt buộc phải có sáng kiến chiến thuật, và ông đã trở nên một nhà chỉ huy hàng không lỗi lạc. Những phi đội của ông luôn luôn tiến sâu vào đất địch, và luôn luôn đánh trúng mục tiêu. Căn cứ vào những thành tích đó và nhiều thành tích lẫy lừng khác trong Ịãnh vực tác chiến của không quân, tướng Hap Arnold coi ông là nhân vật đương nhiên được chỉ định để giải quyết vấn đề B.29, mới bắt đầu xuất hiện ở chiến trường Thái Bình Dương. Tháng Sáu 1944, Lemay được gọi về Hoa Kỳ. Sự thật B. 29 quả là một thứ khí giới khủng khiếp, có thể có hiệu năng gấp đôi loại phi cơ B.17 được dùng trong thời gian rất lâu lại chiến trường Âu Châu. Do công ty Boeing chế tạo, máy bay B.29 sơn mầu bạc có bốn ổ máy,dài 99 bộ, cao 28 bộ, sải ngang hai cánh 140 bộ. Kiểu máy bay này được trang bị 12 khẩu đại liên và một khẩu ca nông 20 li ở đuôi. Nó có thể hoạt động ở tầm cao 13 cây số và bay với tốc lực 350 dặm một giờ. Với trọng lượng 4 tấn bom, nó có thể bay liên tục 3.500 dặm. Nó là kết quả cuối cùng của cơ quan sáng chế máy bay đường dài. Từ xa nó có thể vượt biển Thái Binh Dương và đánh thẳng vào những trung tâm kỹ nghệ của Nhật.
https://thuviensach.vn
Nói tóm lại nó có thể làm lệch cán cân chiến tranh. Tuy nhiên cho đến nay mọi nỗ lực nhằm sử dụng nó một cách có hiệu quả tại chiến trường Thái Bình Dương đều chỉ đem lại sự thất vọng. Tướng Lemay, dành cả mùa hè 1944 để làm quen với phóng pháo cơ B.29. Sang mùa thu, ông lên đường đi Trung Hoa đế giữ chức Tư lệnh không đoàn B.29 của Hoa Kỳ tại căn cứ ở Trùng Khánh. Tại đây ông vướng vào một tình trạng bất lợi.
Trùng Khánh không phải căn cứ tốt để mở những trận đánh phá Nhật Bản. Vấn đề căn bản là một vấn đề tiếp vận. Hầu hết mọi đồ tiếp tế cho lực lượng B.29 đều được chuyên chở bằng cầu không vận qua rặng núi Hi Mã Lạp Sơn. Bình hơi, nhiên liệu, bom đạn, thực phẩm vân….vân…, đều do máy bay chở tới. Tuy trọng lượng tiếp tế mỗi tháng mỗi tăng đều nhưng vẫn không thể đủ để cho lực lượng B.29 mở những trận tấn công đại qui mô. Mỗi phi vụ ít khi vượt được con số một trăm phi cơ tham dự. Lemay bất mãn vì lực lượng của ông không thực hiện được những trận đánh phá như ông chờ đợi. Ngay chính cả Hoa Thịnh Đốn cũng bị thất vọng về tình trạng của không đoàn B.29 ở Trùng Khánh, và đến đầu năm sau Lemay và cả lực lượng không quân của ông đưọc lệnh di chuyển về Guam. Vị trí này thuộc quần đảo Mariana, đường tiếp tế ngắn hơn nên loại trừ được khó khăn tiếp vận suy giảm hiệu năng B.29 khi còn đóng căn cứ ở Trung Hoa.
Tuy nhiên căn cứ xây dựng ở Trùng Khánh không thể gọi là một sự thất bại. Tong Thống Roosevelt và thủ tướng Churchill đã trả một món nợ chính trị cho thống chế Tưởng giới Thạch bằng cách đặt căn cứ B.29 tại Trung Hoa. Nhà lãnh đạo kháng chiến Trung Hoa đã được khích lệ rất nhiều khi thấy Đồng Minh từ đất Trung Hoa đánh thẳng vào đất địch. Nhân dân Trung Hoa mệt mỏi vì chiến tranh cũng tỏ ra vui mừng khi trông thấy B.29 trên đường bay đi dội bom Nhật Bản. Đứng về phương diện thực tế. Kinh nghiệm những ngày ở Trung Hoa cũng tỏ ra rất có giá trị. Trùng Khánh là đất huấn luyện và thử thách cho cả phi công B.29 và các nhà chỉ huy không quân. Những bài học ở đây đều được ôn lại ở Guam. Khi đó, bộ chỉ huy
https://thuviensach.vn
không đoàn 21 bắt đầu khởi sự tiếp tục những trận xuất kích đánh phá Nhật Bản.
Trong hai tháng đầu 1945 tướng Lemay hạ lệnh thực hiện nhiều phi vụ để trắc nghiệm lý thuyết là ông có thể san bằng mọi thành phố của địch. Qua đến tháng Ba, thật sự ông vẫn không đạt được công trạng gì. Không những đối phương không bị thiệt hại gì đáng kể, mà tinh thần dân chúng Nhật còn lên cao. Họ có rất nhiều yếu tố phối hợp để làm giảm hiệu năng của không quân Hoa Kỳ. Một số nhà lãnh đạo lấy lại được tin tưởng, vì bộ máy chiến tranh vẫn chuyển vận điều hòa, Lemay nghĩ rằng vũ khí B.29 vẫn chưa được sử dụng hết mức. Có rất nhiều yếu tố phối hợp để làm giảm sút hiệu năng của B.29. Trong số đó, yếu-tố thời tiết đứng hàng đầu. Giữa quần đảo Marianna và Nhật Bản, điều kiện thời tiết có thể nói là khủng khiếp. Gió thường thổi với tốc lực trên hai trăm dặm một giờ. Mây mù thường che phủ những mục tiêu. Từ trên 10 cây số dội xuống, bom thường bị gió đánh lạc mục tiêu. Trong sáu tuần lễ đầu ở căn cứ Guam, chỉ có một trường hợp phi công được nhìn thấy rõ thành phố dội bom. Tất cả mọi phi vụ dội bom khác đều được thực hiện bằng ra đa, thời đó vẫn chưa được chính xác nên thường hay lệch mục tiêu. Mặc dầu bị nhiều lần đánh phá, mười một mục tiêu ưu tiên ở đất Nhật vẫn hãy còn đứng trơ trơ. Trong số 11 mục tiêu đó có xưởng đóng máy bay Mushashino ở Đông Kinh vẫn đạt được mức sản xuất chín mươi sáu phần trăm, bất chấp nhiều trận đánh phá bằng B.29.
Ngay chính cả những chiếc B.29 đó cũng đã bắt đầu trục trặc đến mức độ đáng lo ngại. Những ổ động cơ có triệu chứng giảm hiệu năng vì phải thực hiện quá nhiều chuyến bay đường dài trên một độ cao hơn 10 cây số. Sự vất vả kinh khủng của động cơ phải vượt lên một mực độ quá cao đã có ảnh hưởng đến những phi vụ được báo cáo là máy bay không đủ sức tới được những mục tiêu trên đất Nhật. Sang đầu tháng Ba tướng Lemay kiểm điểm lại toàn bộ lực lượng của ông và suy tính cách để có thể thực hiện được một phép lạ. Trong nhiều tuần lễ Lemay có một chương trình táo bạo
https://thuviensach.vn
trong đầu óc. Chương trình đó thành hình một phần do sự quan sát của chính ông, và một phần do những cuộc trao đổi ý kiến với những chỉ huy trưởng B.29 ở Guam. Đây là một đòn khủng khiếp, một trò chơi ghê gớm mà phần thưởng là sự tiêu diệt toàn thể ngành sản xuất chiến tranh của Nhật. Lemay linh cảm ông có quá nửa phần trăm thành công. Không thể biết phản ứng của cấp trên sẽ ra sao nên ông không đệ trình chương trình của ông lên tướng Hap Arnold, tham mưu trưởng không quân. Ông thầm lặng thi hành chương trình của mình. Mọi chỉ thị được quyết định vào ngày 7 tháng Ba để đem thi hành vào ngày 9 tháng Ba. Ba phi đội, đội 73, đội 313 và đội 314 được lệnh đồng thực hiện phi vụ này. Mục tiêu của họ là khu Đông Bắc thành phố Đông Kinh, được gọi dưới mật danh “Meetinghouse”. Giờ dội bom được định vị vào quá nửa đêm. Bom sẽ được trút xuống khu “Meetinghouse” từ trên độ cao khoảng hai cây số rưỡi. Tất cả mọi loại súng đều bị tháo gỡ và phi cơ B.29 trong phi vụ này sẽ chỉ mang bom lửa để dội xuống khu “Meetinghouse”, đặc kịt những căn nhà cây vò đầy nhóc dân cư. Đối với những quân nhân được lệnh thực hiện phi vụ này thì quả họ khó hiểu nổi cái việc phải bay thấp trên đất địch mà không có súng. Nhất là lại bay trên một vùng được phòng thủ giày dặn nhất của thành phố Đông Kinh. Tin tức tình báo ước lượng rằng Nhật đã tập trung 331 đại bác phòng không, 307 trọng liên, 417 chiến đấu cơ để phòng thủ Đông Kinh. Bất chấp hệ thống phòng thủ đó Lemay ra lệnh cho phi cơ B.29 tháo gỡ hết súng, bay thấp và bay về đêm để dội bom. Lý luận của Lemay nghe rất suôi tai. Hai yếu tổ trụ cột cho chương trình của ông là tấn công đêm và bay thấp. Cả hai yếu tố đó đã khai thác được những nhược điểm của Nhật. Cho đến lúc này Nhật chưa huấn luyện đầy đủ cho phi cơ đánh đêm, như vậy chiến đấu cơ Nhật sẽ không làm gì nổi B.29. Hệ thống phòng không của Nhật chưa hề được trang bị bằng máy ra đa, như vậy B.29 tấn công thấp sẽ gieo rắc rối loạn xuống những ổ súng phòng không quanh vùng “Meetinghouse”.
Nếu những giả thuyết đó đúng thì Lemay quả không cần đến súng ở máy bay của ông. Tháo gỡ hết súng, B.29 sẽ được nhẹ hơn, và do đó sẽ chở được
https://thuviensach.vn
nhiều bom hơn. Ngoài ra với độ bay thấp B.29 sẽ có đủ điều kiện về máy móc để bay tới mục tiêu và bay trở về căn cứ.
Với những yếu tố tích cực đó, tướng Lemay hy vọng sẽ dội được trên hai ngàn tấn bom lửa xuống dân chúng Đông-Kinh, và thiêu hủy một phần kỹ nghệ của Nhật khi đó đã được phân tán phần lớn vào các tư gia trong thành phố. Trong chương trình của Lemay, vẫn còn có một nguy cơ. Nhật Bản có thể ngay tức khắctìm được cách đối phó với chiến thuật mới cùa B.29, và như vậy có thể gây cho B.29 không võ trang những thất bại lớn lao. Nếu Nhật-Bản làm được vậy thì Guam sẽ là đất tang tóc và Lemay là một tên khùng. Phi vụ “Meetinghouse” được tiến hành như đã quyết định. Ngày 9 tháng Ba vào lúc hoàng hôn 1.300 ổ động cơ chuyên động rầm trời, rồi 325 chiếc B.29 khổng lồ di chuyển đến phi đạo. Từng chiếc một B.29 cất cánh bay lên vòm trời. Theo chương trình, chúng không cần phải lập thành hàng nên B. 29 sau khi cất cánh cứ thế thẳng đường hướng về phía Bắc.
Mười hai chiếc đầu tiên của mỗi phi đội lãnh sứ mạng đánh dấu vùng mục tiêu “Meetinghouse” bằng cách thả hai tràng bom xuống vùng này thành hình chữ X khồng lồ bằng lửa. Đó là những trái bom magnésium, na pan, phốt-pho sẽ nổi lửa đốt cháy mục tiêu. Hàng dài phi cơ B.29 bay thẳng về hướng lục địa. Trên vùng đảo Chichi Tima, Nhật nổi súng phòng không bắn lên nhưng không trúng con mồi nào cả.
Trong đêm tối B.29 bay rất chính xác nhờ máy ra đa, và lấy cứ điểm là bán đảo Boso ở vào phía Đông Nam thủ đô Đông Kinh. Vào lúc nửa đêm hàng ngàn căn nhà chen chúc quanh sông Sumida phần lớn đã tắt đèn. Ánh trăng chiếu lạnh lùng trên mặt nước vịnh Đông Kinh. Gió lạnh với tốc độ 28 dậm một giờ,thổi tung bay giấy vụn trên đường phố. Theo tin của đài phát thanh nhiều công dân Nhật biết đêm nay có máy bay Hoa Kỳ tấn công. Tuy nhiên người ta thấy rõ ràng B.29 đang ở phía Đông Đông Kinh và đang thẳng đường rẽ về phía Bắc. Đột nhiên những máy bay tiên phong mở
https://thuviensach.vn
đường đổi hướng quay trở về hướng Tây, hạ thấp xuống và bay hết tốc lực. Chúng vượt qua khu thành phố tối om rồi thả hàng tràng bom loại E-46. Những trái bom này khi cách mặt đất chừng 800 thước tây liền phát nổ. Khi nổ rồi mỗi trái tung 38 bình nhiên liệu ra ngoài gió. Những bình này dài chừng 70 phân, rớt xuống giữa khu nhà phần lớn cất bằng cây và gây nên những đám cháy khủng khiếp. Trong khi dân chúng Nhật kinh hoàng bỏ nhà chạy ra ngoài đường thì B.29 đi mở đường đó tức tốc bay về phía Nam. Thi hành xong sứ mạng chúng để lại phía sau một đám cháy hình chữ X khổng lồ đánh dấu mục tiêu cho đoàn B.29 tới sau. Rồi chúng tới từngchiếc một, trút khối bom cháy xuống vùng biển lửa đỏ và trắng, mỗi lúc một thêm lan rộng. Trong vòng ba mươi phút sau, vùng biển lửa đó đã trở thành bất trị. Ngọn lửa bốc cao nửa cây số và lan tràn tứ phía. Gió thổi mạnh làm bắn tung những khối lửa giữa những tiếng nổ vang khắp nơi. B.29 vẫn hãy còn kéo tới, tiếp tục dội thêm nữa những chùm magnésium, phosphore, na-pan. Súng phòng không nhằm những phi cơ loang loáng ở bụng bắn lên. Cả một vòm trời diễn ra cảnh lửa đỏ với những tiếng nổ và sự hỗn loạn. Trong khi lửa bốc cháy mỗi lúc một thêm ác liệt, những chiếc B.29 hoạt động trên mục tiêu bắt đầu có triệu chứng trục trặc. Từ trận bão lửa ở dưới đã quạt những làn hơi cực kỳ dữ dội lên thân máy bay, và đe dọa có thể chặt chúng đứt thành hai khúc.
Chúng không sợ súng phòng không bằng sợ cho máy móc của mình. Để tránh những trận bão hơi đó chúng phải nhào lộn vói một tốc lực có thể làm cho chết ngất. Nhiều phi công quá sợ hãi phải nằm bò xuống sàn và hét lên: “Bước mau khỏi hỏa ngục này!”. Và bom nhiên liệu vẫn tiếp tục trút xuống biển lửa ở dưới. Trút hết bom là chúng rút một cách mau lẹ. Suốt thời gian
chúng dội bom, trên một độ cao hơn nhiều, một chiếc máy bay vẫn tiếp tục bay quanh mục tiêu “Meetinghouse”. Đó là máy bay của tướng Tom Power, tham mưu trưởng của tướng Lemay. Muốn đích thân quan sát trận tấn công
bằng B.29, Tom Power dừng lại rất lâu trên cảnh tượng hãi hùng này. Có một khu của thành phố Đông Kinh đang chết phía dưới! Như một họa sĩ phác họa một cảnh đẹp bằng vài nét, Tom Power báo tin cho Guam biết ván
https://thuviensach.vn
bạc đã thắng. Và thế là Lemay đã cách mạng kỹ thuật dội bom. Rồi máy bay của Power cũng trở về căn cứ. Chỉ còn có dân chúng khu bị dội bom là không biết chạy đi noi nào. Tinh trạng mê sảng mỗi lúc một tăng theo sức lửa. Người ta cuống cuồng chạy bừa, để rồi hết hơi thở, kiệt lực đè lên nhau, ngã gục xuống đất. Nhiều người chết đứng ở những chỗ tránh đạn lửa, nhưng mất hết dưỡng khí. Trong hý viện Minh Trị, người chồng chất lên nhau cao cả ba thước tây. Họ đã đạp nhau cực kỳ hung hãn để xông ra ngoài, nhưng cũng không thoát khỏi cái chết. Người nào người nấy đều há hốc miệng, nhưng lửa đã đốt hết dưỡng khí. Người ta xéo lên cả cảnh sát và nhân viên cứu hỏa. Và tất cả dụng cụ cứu hỏa đều bị sức lửa ghê gớm hủy diệt hết. Đối với đám dân lâm nạn này chỉ còn có chỉ còn có một lối thoát là những cây cầu bắc qua sông Sumida bên kia sông là được an toàn, người ta có thể đứng xem lửa cháy ở bên này sông. Hàng ngàn người vừa đánh đá nhau vừa la hét chạy về phía cầu. Và cầu bây giờ đã trở thành bãi chiến trường mặc tình cho sự hốt hoảng tung hoành. Cầu và mặt sông đầy những ngưừời chết, và chỉ thiếu chút đường đất nữa sẽ được toàn mạng. Vào khoảng 8 giờ sáng chiếc B. 29 cuối cùng sau khi trút bẩy tấn bom xuống biển lửa đã tức tốc rời khỏi chiến trường, bay về hướng Nam. Trong số 325 chiếc B.29 tham dự trận này đãcó tới 279 chiếc đạt được mục tiêu. Trên đường trở về căn cứ và trên những chiếc B.29 cuối cùng nhiều người phải nôn ọe vì mũi họ ngửi phải cái mùi không thể quên được, là mùi thịt người cháy. Vào lúc sáu giờ sáng 10 tháng Ba, một nữ sinh viên Nhật đứng trên một mái bằng của một căn nhà cách khu “Meetinghouse” chừng 10 cây số. Trông thấy một vừng ánh sáng ở phía trời Đông, nàng liền đánh thức cả gia đình dậy để ngắm nhìn một buổi rạng đông đẹp chưa hề thấy. Nhưng đây không phải là lửa rạng đông mà là lửa thiêu sống trên 100.000 mạng người, trong một khung cảnh cực kỳ man rợ. Chừng 16 dậm vuông của thành phố Đông Kinh đã bị gần 2.000 tấn bom lửa biến thành tro than. Trên 250.000 căn nhà bị thiêu hủy đưa sức nóng lên tới trên hai ngàn độ. Đa số những người tử nạn, đều chết vì ngạt thở. Khi những chi tiết về đội bom này trở thành những bản báo cáo, nhân dân Đông Kinh hiểu rằng lực lượng B. 29 đang nắm giữ sinh mạng của họ. Tại Guam, những sĩ quan không quân cao
https://thuviensach.vn
cấp trong bộ chỉ huy không đoàn 21 chăm chú nghiên cứu những không ảnh. Tướng Lemay đem tất cả chức tước đặt vào sự thành công của phi vụ B.29, nay được biết: ông đã tìm ra chiến thuật để biến Nhật thành tro tàn. Lemay trong phi vụ này chỉ thiệt hại có 14 phi cơ và 140 người. Lập tức Lemay ra lệnh cho không đoàn 21 tăng cường những phi vụ, và trong những ngày sau lực lượng B.29 liên tiếp gieo lửa cháy và chết chóc xuống Nagoya, Osaka, Kobe và nhiều thành phố kỹ nghệ khác. Trong hai tháng Tư và Năm, trong khi quân đoàn 32 Nhật Bản đang hy sinh ở Okinawa, không quân của tướng Lemay dã giết chết hàng trăm ngàn thường dân Nhật. Sau trận ngày 9 tháng Ba, lực lượng B.29 còn trỏ- lại đánh phá Đông Kinh thêm ba lần nữa, Vào cuối tháng Năm quá nửa thành phố Đỏng Kinh chỉ còn là hoang tàn. Hàng triệu con người di tản khỏi đô thị. Nhật Hoàng Hirohito đi giữa những cảnh hoang tàn đó, và tìm cách lấy sự có mặt của mình để an ủi và khuyến khích thần dân ông. Họ kính cẩn cúi đầu, và tạm cầm nước mắt.
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 4 :Ngoại Giao Trong Thất Trận
Vào mùa hè 1944, tuy đã lật được Tojo nhưng Hội Đồng Cố Vấn Hoàng Cung vẫn chưa lung lay được chính quyền quân phiệt mà Tojo là đại diện. Trong công cuộc lãnh dạo chiến tranh, phe quân phiệt vẫn mạnh hơn bao giờ hết, nên nhân vật kế vị Tojo chỉ có thể là một nhân vật dung hòa giữa hai phe. Tân thủ tướng là tướng Koiso, tuy không có ảo tưởng gì về kết cục của cuộc chiến, nhưng lại không muốn thương thuyết hòa bình vì sợ Hoa Kỳ đòi hỏi những điều kiện quá khắc nghiệt. Thành hình trong sự dung hòa, chính phủ Koiso quả ít có triển vọng làm được việc. Khi tướng Marshall đổ bộ lên Leyte vào tháng Mười 1944, Koiso thêu dệt thêm và đoan quyết với đồng bào ông: đây là trận quyết định cuối cùng, chắc chắn sẽ đem phần thắng về cho Nhật. Koiso đã bổ chửng khi được Bộ tư lệnh tối cao cho biết: trận cuối cùng đó không diễn ra ởLeyte mà tại Luzon. Vào lúc quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Luzon (tháng Giêng 1945, thủ tướng Koiso muốn cải tổ cơ cấu chỉ huy quân sự, vì ông thấy chính phủ bị gạt ra ngoài mọi quyết định chiến lược. Khi Koiso hỏi: sau Luzon Hoa Kỳ sẽ đổ bộ nơi nào? Giới quân sự đều đồng ý: Hoa Kỳ sẽ đổ bộ lên đảo Đài Loan. Khi Hoa Kỳ đổ bộ lên Okinawa vào ngày 1 tháng Tư, thủ tướng Koiso bật cười giận dữ. Ông nhớ lại, một hôm một người có vẻ điên khùng đột nhập văn phòng ông và nghiêm chỉnh tiên đoán với ông rằng Okinawa sẽ là chiến trường kế tiếp Luzon. Rõ ràng một tên điên khùng lại có ý kiến xác đáng hơn những chuyên viên quân sự.
V
https://thuviensach.vn
Ngày 5 tháng Tư 1945, Koiso đòi cải tổ cơ cấu quân sự để thủ tướng được tham dự vào công cuộc quyết định chiến lược. Trong ngay đó, giới tướng lãnh và đô dốc từ chối việc xét lời yêu cầu của Koiso. Koiso không còn biết làm gì hơn là từ chức, và mấy tiếng đồng hồ sau, ông từ chức thật. Một ông già ngoài tám mươi tuổi là đô đốc hải quân Suzuki lên kế vị Koiso. Việc Suzuki vọt lên ghế thủ tướng là một sự đột ngột và đáng lấy làm lạ, ít ra cũng lạ đối với riêng cá nhân ông. Ngày 5 tháng Tư, Suzuki được mời đến dự một phiên họp của Hội Đồng Cố Vấn Hoàng Cung. Được biết ông được chỉ định thành lập chính phủ mới, Suzuki tìm đủ mọi lý do để từ chối. Cuối cùng, Hầu Tước Kido, một nhân vật thân tín của Nhật Hoàng Hirohito phải mở cuộc họp riêng với ông và nói: “Nhật Bản lâm tình trạng quá nguy kịch. Với tư cách là chủ tịch hội đồng này, tôi yêu cầu ông nhận nhiệm vụ để cứu đất nước”. Và Suzuki đành phải nhận lời. Mấy tiếng đồng hồ sau Suzuki vào bệ kiến Hirohito. Trước mặt Nhật Hoàng, Suzuki vẫn còn nói đến nhược điểm là ông thiếu kinh nghiệm chính trị và ông đã già yếu. Nhật Hoàng khuyến khích: “Không kinh nghiệm chính trị, tai hơi nghễnh ngãng, đều không thành vấn đề quan trọng”. Hirohito muốn Suzuki ngồi vào ghế thủ tướng vì ông tin tưởng ở Suzuki là người có thể cứu vãn được tình thế. Trước đây đã có lần ông nói với Suzuki: “Tôi chỉ có thể ngỏ hết tâm sự cho Suzuki hay”. Dù không nói rõ là ông muốn Suzuki mở cuộc thương thuyết hòa bình, nhưng viên đô đốc già đã đoán được thâm ý của Hirohito.
Suzuki trở nên thủ tướng chính phủ Nhật Bản trong khi trận Okinawa đẫm máu vẫn hãy còn tiếp diễn một cách khốc liệt. Binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu tại đây không thể ngờ rằng: Nhật Hoàng đã trao vận mạng dân tộc cho một người mà ông hy vọng sẽ sớm đem lại hòa bình. Về phần Suzuki, khi lên cầm quyền ông không hề có ý thức về tầm mức quá lớn sự thua trận của Nhật Bản. Trường hợp mỉa mai là chỉ ít ngày sau Hoa Kỳ cũng thuộc quyền một lãnh tụ chưa hề thực sự cầm quyền. Ngày 12 tháng Tư, Tổng Thống Roosevelt sau 12 năm cầm quyền liên tục đã tạ thế, và để lại cho ông Phó Tổng Thống cái trách nhiệm kết liễu trận thế chiến, và thực hiện hòa bình lâu dài.
https://thuviensach.vn
Ngay sau lúc tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng Thống Truman phải liên miên dự những phiên họp báo cáo tình hình. Tại những phiên họp này các cố vấn Bạch Cung chuẩn bị cho ông đối phó với tình hình, và thực hiện những quyết định nghiêm trọng. Ngày 8 tháng Năm 1945, ngày Đức quốc xã đầu hàng. Tổng Thống Truman mới nhậm chức được hai mươi sáu ngày. Đêm hôm trước ông và gia đình dọn vào Tòa Bạch Cung, và ngủ tại đây đêm đầu tiên. Ngày 8 tháng Năm trước đoàn ký giả tụ tập tại văn phòng, Truman loan báo tin thắng trận tại Âu Châu. Ông nói:“Đại tướng Eisenhower cho tôi biết quân lực Đức quốc xã đã đầu hàng Liên Hiệp Quốc. Những lá cờ của tự do đang phấp phới khắp Âu Châu... Chúng ta trả được món nợ đối với Thượng Đế, đối với tử sĩ, và đối với con cái chúng ta”. Rồi ông nói tiếp: “Nếu cần phải nói một khẩu hiệu cho những tháng tới, thì khẩu hiệu đó là: Làm việc, làm việc và làm việc thêm nữa! Chúng ta phải làm việc đế kết thúc chiến tranh. Chiến thắng của chúng ta mới được có một nửa”. Truman không hề quan trọng hóa sự việc. Những vấn đề quân sự và ngoại giao mà Hoa Kỳ phải giải quyết đều có tầm mức lớn lao. Truman ý thức được rằng: bang giao giữa Hoa Kỳ và Nga Sô đã từ tư cách Đồng Minh chuyển thành kình chống nhau. Những cố vấn quân sự của ông lúc này vẫn hy vọng là Nga Sô sẽ lâm chiến ở Á Đông để cùng với Hoa Kỳ đánh bại Nhật Bản. Nhằm việc đó cố Tổng thống Roosevelt tại hội nghị Yalta đã thỏa thuận dành cho Stalin một số quyền lợi về lãnh thổ ở Viễn Đông. Trong khi đó thì nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ ở Mạc Tư Khoa là đại sứ Harriman chủ trương một đường lối cứng rắn đối với Nga Sô, Harriman còn lo ngại: nếu Nga Sô lâm chiến đánh Nhật Bản, họ sẽ đòi một giá quá cao. Về mặt trận Thái Bình Dương phần thắng tất nhiên về tay Hoa Kỳ, đó là điều Truman không hồ nghi gì cả. Tuy vậy con số thương vong Hoa Kỳ vẫn lên cao tới mức độ đáng lo sợ, nhất là khi chiến thuật phòng thủ của Nhật đã trở nên tuyệt vọng. Với tư cách Tổng Tư Lệnh quân lực, Truman thấy Hoa Kỳ phải mua bằng giá quá đắt chiến thắng ở Thái Bình Dương. Ngưòi ta không lấy làm lạ: Truman không được hoàn toàn vui vẻ khi ông báo tin thắng trận ở Âu Châu.
https://thuviensach.vn
Tân Tổng thống Hoa Kỳ đánh vật với câu hỏi: làm sao để chiến thắng mau lẹ ở Thái Bình Dương? Tân Thủ tướng Nhật nỗ lực tìm một đường lối kết liễu chiến tranh. Trong khi đó thì nhân viên ngoại giao và tình báo của cả hai bên đều theo đuổi nhiều kế hoạch có hy vọng chấm dứt được chiến cuộc.
Vào lúc chiến tranh Âu Châu tàn cục, và khi quân đội Đồng Minh bắt đầu đe dọa thủ đô Bá Linh, có vài nhân viên tòa đại sứ Nhật tại đây đã vưọt biên giới sang Thụy Sĩ, và sáp nhập vào tòa đại sứ Nhật tại thủ đô Berne. Trong số những người vượt biên đó có một sĩ quan hải quân không tiếng tăm gì, đó là Trung tá Fujimura. Tại Berne, người quân nhân cao to và ăn nói hòa nhã đó, nối tiếp mọi liên lạc với một người bạn cũ là bác sĩ Friedrich Hack. Tuy là người Đức nhưng bác sĩ Hack đặc biệt dành rất nhiều cảm tình cho Nhật Bản. Hack có rất nhiều bạn thân ở Nhật. Ngay từ năm 1910 Hack đã là một nhà kinh doanh lớn ở Viễn Đông. Tại đây ông kết giao với vài sĩ quan trẻ thuộc hải quân Nhật. Hack vun trồng tình bằng hữu đó trong nhiều năm. Vào năm 1938 nghĩa là lúc ông gặp khó khăn ở quê hương ông là Đức quốc xã, Hack có dịp cần đến tình bằng hữu xưa cũ đó. Tại Đức, Hack cộng tác với ngoại trưởng Ribbentrop trong một thời gian khá lâu, và qua sự cộng tác đó ông trở nên một nhân vật trong giới thân cận với Hitler. Không may cho ông là ông lại dám ra phản đối chính sách của chính phủ quốc xã, và đột nhiên thấy mình trở thành một phần tử "bất hợp pháp“, Ribbentrop quyết định thanh toán Hack. Một bản cáo trạng liền được ngụy tạo để buộc tội ông và ông sắp bị đưa đi trại an trí, có thể là chung thân. Được tin Hack lâm nạn, vài sĩ quan hải quân Nhật tới gặp đại sứ Nhật tại Đức và yêu cầu ông này vận động cứu Hack. Nhà cầm quyền Đức quốc xã vì muốn duy trì mối giao hảo với Nhật Bản nên đã trả lại tự do cho Hack và bắt buộc Hack phải đi sang Nhật mà ở. Tại Đông Kinh Hack chưa phải là đã thoát hiểm. Mật lệnh được trao cho tòa đại sứ Đức ở Nhật: phải tìm cách giết Hack vào lúc nào xét ra thích hợp. Biết được điều đó, một lần nữa Hải quân Nhật lại phải hành động để bảo vệ sinh mạng cho người bạn của họ. Hack được phái sang Thụy Sĩ vói tư cách nhân viên của Hải quân Nhật để
https://thuviensach.vn
ký kết việc mua bán những vật liệu chiến lược. Khi Đức khởi cuộc chiến ở Âu Châu, nhân viên mật vụ quốc xã bỏ quên Hack, và Hack định cư hẳn ở Thụy Sĩ để làm việc cho tổ quốc nuôi của ông là Nhật Bản. Bằng lòng với cuộc sống sung sướng ở Thụy Sĩ, Hack rất vui mừng được làm những việc
có thể làm được để trả ơn những ân nhân của ông ở Nhật. Những hành động gây chiến của phe quân phiệt Nhật trong năm 1939 đến năm 41 làm cho ông lo âu. Ông viết nhiều bức thư gửi cho các bạn hữu hải quân ở Đông Kinh kêu gọi Nhật phải thận trọng trong những vấn đề quốc tế. Khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào thảng chạp 1941, Hack vô cùng tuyệt vọng. Có một vài ý kiến về tiềm lực của Hoa Kỳ, ông không mấy thưởng thức những chiến thắng không có tương lai của quân đội Nhật. Ngay trước lễ Giáng Sinh năm đó, Hack bầy tỏ nỗi lòng trong một bức thư gửi cho một người bạn của ông làm việc tại tòa đại sứ Nhật ở Đức. Người bạn đó là Trung Tá Hải quân Fujimura. Trong thư ông viết: nước Nhật thân yêu của ông khi tấn công Hoa Kỳ đã phạm một lầm lớn chí mạng! Fujimura thấy bức thư đó trong văn phòng sau một bữa tiệc mừng lễ Giáng Sinh do đại sứ Nhật thiết đãi nhân viên. Rượu và những tin chiến thẳng của tổ quốc khiến cho Fujimura được hưởng những giờ phút say sưa thích thú. Ông mở thư ra đọc, và khi đọc hết bức thư ông bừng tỉnh cơn say, và suy nghĩ, và không hiểu tại sao Hack lại có giọng điệu bi quan đến thế này. Hack khuyến cáo: Nhật phải tìm mọi cách kết liễu cuộc chiến càng sớm càng hay. Nghĩa là kết liễu cuộc chiến trước khi guồng máy kỹ nghệ Hoa Kỳ thực sự chuyển vận để nghiến nát Nhật Bản. Fujimura cất bức thư, và đêm hôm đó, trên những đường phố âm u vả đầy gió của thành phố Bá Linh, Fujimura cảm thấy một mối lo âu xâm chiếm tâm tư. Liệu Hack có lý hay là không? Lẽ nào Nhật lại bị bại trận? Với thời gian, lời tiên tri của Hack đã trở thành sự thật, và đôi bạn cũ thường thư từ với nhau luôn. Midway, rồi Guadalcanal, rồi Saipan rồi Leyte: Nhật Bản đã bị đánh quị đùi gối. Tại Bá Linh, Trung tá Fujimura chẳng biết làm gì khác hơn là ngồi nhìn, ở Berne, Hack đọc báo và tức giận vì cảm thấy mình không làm được điều gì để cứu nguy tổ quốc nuôi. Fujimura có mặt tại thủ đô Bá Linh và có dịp chứng kiến guồng máy chiến tranh quốc xã sụp đổ. Ông biết đồng minh của Nhật ở Âu Châu đang trong
https://thuviensach.vn
cơn hấp hối. Càng ngày ôngcàng thêm kinh hoàng vẽ những tàn bạo ghê hồn của chế độ Hitler. Là một nhân viên cao cấp của tòa đại sứ bạn, ông được hưởng nhiều đặc quyền, đáng kể nhất là quyền được mua bán chợ đen. Nhờ chợ đen, ông có phương tiện cung phụng cho những viên chức mật vụ Đức nhiều thực phẩm khan hiếm. Ông được họ tin cẩn, và do đó ông đã cứu được bảy người Do Thái khỏi phải bỏ mạng trong phòng hơi độc, bằng cách lo cho họ trốn khỏi nước Đức. Trong những ngày cuối cùng của Đức quốc xã, Fujimura vượt biên giới sang Thụy Sĩ với ý định tìm cách cứu tổ quốc. Ông bắt liên lạc với bác sĩ Hack, và đôi bạn cũ mưu đồ một lối thoát cho Nhật Bản. Họ đồng ý phải tìm một đầu mối tiếp xúc với Hoa Kỳ. Đầu mối đó hiện có mặt tại Berne. Ở con đường Harren êm ả, cơ quan gián điệp Hoa Kỳ mang cái tên tắt OSS(Office of Strategic Services) đặt một trung tâm chỉ huy những hoạt động bí mật ở khắp Âu Châu.
Tổ chức gián điệp OSS đó được quyền trực tiếp vói Tồng thống Roosevelt và ông này rất chịu người cầm đầu của tổ chức là cựu luật sư Donovan, một người có rất nhiều sáng kiến, Roosevelt cho phép Donovan được tùy tiện mở cuộc chiến tranh bí mật. Nam nữ nhân viên của OSS xâm nhập khắp nơi trên lục địa Âu Châu. Họ thành công cũng nhiều, và sự thất bại của họ nhiều khi gây tai hại lớn. Đặc điểm của họ là thực hiện những công tác khác thường. Một trong những công tác đó đã đem lại sự đầu hàng của quân đoàn Đức quốc xã ở Bắc Ý Đại Lợi. Khi Tư lệnh quân đoàn này là tướng Wolff muốn đầu hàng để tránh cho binh sĩ khỏi phải đổ máu thêm một cách vô ích, thì chính tổ chức OSS đã dàn xếp cuộc tiếp xúc giữa Hoa Kỳ và Anh để quyết định chi tiết đầu hàng. Trong khi Wolff đang xúc tiến thương thuyết với Đồng Minh thì những điệp viên của OSS đã cứu ông thoát khỏi bàn tay của mật vụ Đức. Fujimura và Hack biết rõ chuyện mới xẩy ra đó. Hack liên lạc với OSS và dàn xếp được một cuộc gặp gỡ không chính thức. Địa điểm gặp gỡ là một khách sạn nằm dưới chân núi Jungfrau. Fujimura và Hack vào khách sạn, đi tới bao lơn, và cùng trò truyện với nhau trong chốc lát. Về hình thức hai người là hiện thân của sự tương phản. Vóc dáng ngay thẳng của Fujimura nói lên rằng trong quá khứ ông đã chịu
https://thuviensach.vn
sự huấn luyện Quân sự. Hack, với bộ đồ bằng vải len, với cây dù và chiếc mũ cao đứng tựa vào lan can có dáng dấp như một nhà quí tộc nhàn nhã ngắm cảnh.
Nhìn ông người ta không thể không nhớ dến cựu Thủ tướng Anh Neville Chamberlain. Từ trong khách sạn, có hai người lặng lẽ quan sát họ. Rồi từ trong khách sạn hai người bước ra ngoài bao lơn, đứng thơ thẩn như một cặp du khách thường tình. Hai nhóm trao đổi với nhau vài lời, rồi cả bốn kéo nhau vào phòng ăn, cùng ngồi với nhau tại một chiếc bàn góc phòng. Sau đó là bữa ăn. Hai người Hoa Kỳ tự giới thiệu là Paul Blum và White. Họ nói những chuyện phiếm, không đả động gì đến chuyện chiến tranh. Fujimura biết hai người ngồi phía bên kia bàn còn nghi ngờ ông và tìm cách dò xét cá tính ông, đo lường giá trị ông. Fujimura chịu đựng, vì ông muốn làm việc cho tổ quốc ông. Bữa ăn chấm dứt giữa những chuyện vui đùa và hai người Hoa Kỳ không tỏ dấu hiệu là họ muốn có cuộc gặp gỡ thứ hai. Trong ba ngày Fujimura đợi họ nhưng không nhận được tin gì cả. Rồi một trong số hai người Hoa Kỳ tới gặp Hack và ngỏ ý muổn xúc tiến cuộc thương thuyết.
Ngày 3 tháng Năm giữa thanh thiên bạch nhật Hack tới đường Herren đế gặp Paul Blum. Hack trao cho Blum một mảnh giấy được Blum đọc rất kỹ. Mảnh giấy viết như sau: “Ông Fujimura, tùy viên hải quân Nhật tại Thụy Sĩ muốn hết mình làm việc hướng về cuộc thương thuyết trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nhật- Bản, muốn biết ý kiến của Hoa Kỳ về vấn đề này“.
Không có một lời nào nói về những điều kiện hòa bình. Kèm theo mảnh giấy là tờ Fujimura tự khai tiều sử để Blum có đủ bảo đảm về cá nhân ông, một điều tối cần cho những cuộc gặp gỡ sau này. Hack còn được biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã cho Cơ quan OSS hay là mối liên lạc mà họ báo cáo, đáng được xúc tiến thêm. Blum yêu cầu Hack tiếp xúc với Đông Kinh.
Khi Hack kể lại cho Fujimura về kết quả cuộc gặp gỡ với điệp viên Hoa Kỳ, Fujimura cảm thấy nở nang cả người. Ông dành vài ngày để soạn thảo
https://thuviensach.vn
một bức điện văn tối khẩn bằng mật mã, và chỉ được đệ trình lên cấp cao nhất trong bộ Hải quân ở Đông Kinh. Vào ngày 8 tháng Năm là ngày Đức đầu hàng, bức điện văn đó tới tay đô đốc Toyoda và Yonai. Trong bức điện văn có một điều gian dối. Fujimura nói dối là chính Hoa Kỳ đã bắt liên lạc với ông, chứ không phải ông chủ động tìm đầu mối liên lạc với Hoa Kỳ. Về Allen Dullus người cầm đầu OSS ở Âu Châu, Fujimura viết: “Y là một nhân vật chính trị quan trọng ở Hoa Kỳ từng cộng tác trong một thời gian khá lâu với Lippmann và Stettinius. Y được sự tin cậy đặc biệt của Tổng thống Roosevelt... “. Kết luận, ông khẩn khoản: “xin thượng cấp cho chỉ thị ngay lập tức”. Fujimura nôn nóng, nhưng những người khác thì không. Hai ngày sau, điện văn vẫn chưa thấy trả lời, ông đánh luôn bức thứ hai, xin chỉ thị gấp của bộ Hải quân. Vẫn không trả lời. Sốt ruột viên Trung tá hải quân đánh luôn hai bức điện văn nữa, trong đó có thêm chi tiết: nhiều đơn vị bộ binh Hoa Kỳ rời Âu Châu xuống tầu sang chiến đấu ở Á Đông. Đông Kinh vẫn im lặng! Ngày 16 tháng Năm Fujimura viết về việc làm của Allen Dullus trong vụ thương thuyết cho quân đoàn Đức quốc xã đầu hàng ở Bắc Ý Đại Lợi. Bốn ngày sau ông diễn tả lại nước Đức bại trận trong điêu linh đổ nát. Ngày hôm sau, tức ngày 21 tháng Năm, Đông Kinh trả lời. Bộ Hải quân Nhật thực sự rất chú ý đến những bức điện văn của Fujimura, và đặc biệt lưu tâm đến triển vọng một cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Nhưng bộ Hải quân nhận địnhcuộc thương thuyết đó khác với đường lối mà Fujimura định liệu. Giới đô đốc Nhật rất đa nghi. Điện văn trả lời xác định:“Điểm chính cuộc tiếp xúc của Trung tá với OSS được hiểu rõ. Nhưng có vài điểm chứng tỏ: đây là một âm mưu của địch. Vì lẽ đó yêu cầu Trung tá phải hết sức thận trọng“. Fujimura vô cùng thất vọng. Phía sau lời lẽ bức điện văn trả lời ông thấy phe bảo thủ do đô đốc tham mưu trưởng Toyoda cầm đầu, vẫn chiếm ưu thế trong Hải quân. Ông thấy đúng sự thật. Toyoda không dám để cho giới sĩ quan tương đối trẻ có sáng kiến thương thuyết hòa bình, và ông sợ bị phe quá khích thanh trừng.Fujimura chưa chịu bỏ cuộc và đánh thêm một bức điện văn nữa: “Theo chỗ chúng tôi được biết, chúng tôi có thể nói đây không phải là một âm mưu của địch“. Đông Kinh không trả lời
https://thuviensach.vn
bức điện văn này, và lờ luôn, nhiều bức khác được tiếp tục từ Thụy Sĩ gửi về.
Sang đầu tháng sáu, Fujimura gửi tới bức điện văn thứ 16. Ông không hy vọng và cũng không nhận được trả lời. Ông thổ lộ với Hack: “Chỉ còn mỗi cách là tôi đi Đông Kinh, đích thân trình bầy sự việc lên các đô đốc”.
Một lần nữa Hack lại tới gặp nhân viên OSS và kể cho họ biết những khó khăn của Fujimura, điệp viên Paul Blum có sáng kiến về một đường lối hành động mới. Blum nói: Hoa Kỳ biết rất rõ mọi sự việc xẩy ra trên đất Nhật — dừng lại một lát — Tại sao Nhật lại không cử chính khách cao cấp, hay một tướng lãnh hay một đô đốc sang Thụy Sĩ? Hoa Kỳ bảo đảm phương tiện hàng không cho họ di chuyển từ Nhật sang Thụy Sĩ. Đề nghị của OSS nhằm hai mục tiêu: tránh cho Fujimura có thể bị nguy đến tính mạng, và đưa cuộc thương thuyết lên bình diện ngoại giao cao cấp.Hack nhảy bổ đến tòa đại sứ Nhật để nói cho Fujimura về đề nghị của Blum. Fujimura lại liên lạc với Đông Kinh, và sau khi giải thích đề nghị của OSS, ông nhận xét:“Trong tình trạng đen tối hiện nay, liệu ngài bộ trưởng hải quân có thấy đường thoát nào khác là thương thuyết hòa bình với Hoa Kỳ?“. Năm ngày sau Đông Kinh trả lời: “Ý của Trung tá được hiểu rất rõ. Yêu cầu Trung tá cùng với đại sứ ở Thụy Sĩ và những nhân vật liên hệ thi hành những biện pháp cần thiết“. Ký tên: Yonai, bộ trưởng hải quân. Đô đốc Yonai xưa nay vẫn nổi tiếng là người thận trọng, ông rất muốn cử một nhân viên cao cấp đi Thụy Sĩ để bắt liên lạc với địch, nhưng ông biết phe chủ chiến còn mạnh, và nhân vật đó chắc chẳn sẽ bị giết trước khi ra khỏi Đông Kinh. Ông liền có sáng kiến chuyến giao “vụ Fujimura“ sang cho bộ ngoại giao tùy cơ định đoạt.Thế là vụ Fujimura bị chìm. Với ngày tháng trôi qua, giấc mộng của viên sĩ quan Hải quân cũng tan biến theo. Rồi Trung tá Fujimura không còn nghe thấy tiếng nói của chính phủ Nhật, rồi ông cũng không còn là Trung tá Hải quân nữa. Sau khi chiến tranh đã kết liễu, Đô đốc Yonai gặp Fujimura tại Đông Kinh. Yonai nói với ông: “Tôi nhận hoàn toàn trách nhiệm đã làm hỏng một trường hợp có thể thương thuyết với Hoa Kỳ.
https://thuviensach.vn
Tôi không biết dùng lời lẽ nào để tạ tội về việc này “.Fujimura đã thua trong cuộc tranh đấu, nhưng vẫn có một sĩ quan cũng của Hải quân là Đại tá Ellis Zacharias mở một cuộc tranh đấu tương tự như ông. Khởi cuộc tranh đấu gần như cùng lúc với Fujimura. Zacharias hoạch định chiến thuật hết sức cẩn thận. Là một trong số rất ít chuyên viên Hoa Kỳ về tâm hồn Nhật Bản, Zacharias tin rằng Nhật sẽ chịu thương thuyết hòa bình dưới áp lực một trận tấn công tâm lý đại qui mô. Dưới quyền kiểm soát của Phòng Thông tin Chiến tranh, Zacharias và các cộng sự viên hoạch định một chương trình hành động, mệnh danh chương trình I-45. Chương trình này nhằm mục tiêu đột nhập nội các Nhật Bản tại Đông Kinh qua làn sóng phát thanh, từ Hoa Thịnh Đốn hướng về phía Nhật Bản. Zacharias đã quan sát dân tộc Nhật từ trên hai mươi năm nay. Dưới thời Tổng thống Warren Harding, Zacharias phục vụ tại Nhật Bản, chuyên nghiên cứu về dân tộc này, và học hỏi nghề làm gián điệp. Nhiều năm trước khi cái tên Trân Châu Cảng trở thành phổ thông, ông đã do thám Hải quân Nhật, và kết giao với những Đô đốc tương lai của Nhật. Bây giờ là năm thứ tư củacuộc chiến Thái Bình Dương, Đại tá Zacharias khai thác đến tình bằng hữu xa xưa với kẻ thù. Ông nhận định: “Tôi đã quan sát rất kỹ người Nhật trong nhiều hoàn cảnh và hoạt động đại khái như trong hội nghị, trong cuộc kinh lý quân sự, trong cuộc khủng hoảng. Những cuộc quan sát đó không thể không dẫn đến kết luận rằng: không có người Nhật nào, dù thuộc cấp bậc nào, đơn vị nào, lại muốn hay là dám lãnh trách nhiệm những quyết định quan trọng với tư cách cá nhân của mình. Họ chỉ muốn hay là dám nhận lãnh những trách nhiệm đó sau rất nhiều cuộc thảo luận, đủ để cho nghĩ rằng, họ không quyết định với tư cách cá nhân. Nét cá tính đó của dân tộc Nhặt, cần phải được khai thác đến kỳ cùng”. Buổi phát thanh đầu tiên của Đại tá Zacharias phóng thẳng tới Đông Kinh nhằm ngày 8 tháng Năm, cũng là ngày mà Trung tá Fujimura báo cho Đông Kinh biết sự liên lạc của ông với OSS. Trong buổi đầu tiên này,Zacharias nói với Nhật rằng Đức quốc xã đã đầu hàng, và Nhật bị tiêu diệt chỉ còn là vấn đề thời gian. Nói tiếng Nhật rất thông thạo, Đại tá Zacharias nhắc đến sự giao thiệp của ông với Thủ tướng
https://thuviensach.vn
Suzuki, với hoàng thân Takamatsu là bào đệ của Nhật hoàng Hirohito, với Đô đốc Yonai. Đó là cách ông trình bày ủy nhiệm thư vói nội các địch.
Trong vòng hai bốn tiếng đồng hồ sau, có hồi âm báo cho ông biết: “ủy nhiệm thư” của ông đã được địch thừa nhận. Chính phủ Nhật trả lời một cách gián tiếp xa xôi. Thông tấn xã chính thức Domei trong chương trình phát thanh ban đêm loan tin: “Hoàng thân Takamatsu đã được chỉ định đại diện cho Hoàng đế Hirohito tới hành lễ tại đền Ise“. Đại tá Zacharias không hồ nghi gì về ý nghĩa cái tin này. Hãng Domei sở dĩ nhắc đến ông hoàng Takamatsu không tiếng tăm và bị dân Nhật bỏ quên, là nhằm bảo cho Zacharias biết: Nhật đã nhận được tiếng nói của ông và chờ đợi nghe ông nói nữa. Sau hai buổi phát thanh khai thác thêm sự giao thiệp giữa ông với Nhật Bản, đến buổi phát thanh thứ tư Đại tá Zacharias đánh thẳng vào mục tiêu: Ông gọi đích danh những tướng lãnh Nhật và lên án họ phải chịu trách nhiệm về hiện trạng thảm thương của Nhật. Qua sự đả kích cá nhân đó, ông hy vọng sẽ được địch chính thức trả lời. Ngày 27 tháng Năm, ông được mãn nguyện.Tiến sĩ Inouye lên tiếng thay cho chính phủ Đông Kinh. Bằng một ngôn ngữ được ngụy trang cẩn thận, Inouye nhận rằng Nhật Bản rất lưu tâm đến triển vọng một cuộc thương thuyết hòa bình. Vị giáo sư Nhật đó kể một câu truyện như sau: “Thần gió và thần mặt trời cùng đánh cuộc xem thần nào có thể làm cho một người bộ hành phải rời bỏ áo khoác ngoài. Thần gió hành động trước, nổi gió thật mạnh, và mỗi lúc một mạnh hơn nữa. Người bộ hành vẫn giữ chặt lấy áo khoác, và thần gió đành chịu thua. Thần mặt trời mỉm cười tuôn ánh sáng sưởi ấm người bộ hành, và người bộ hành tự động cởi áo khoác ngoài“. Đối với Zacharias, ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn này rõ ràng như ban ngày. Vị giáo sư Nhật khuyến cáo rằng: sức mạnh sẽ vấp phải một cuộc kháng chiến trường kỳ, nhưng những điều kiện đầu hàng vừa phải sẽ có được sự hợp tác của Nhật. Cuối cùng bài phát thanh Inouye nói: “Tôi rất muốn được biết Zacharias-Kun nghĩ gì về những lời này của Nhật Bản“. Kun là tiếng xưng hô giữa những bạn thân với nhau. Thế là một đường dây liên lạc trực tiếp đã được thiết lập giữa Hoa Thịnh Đốn và Đông Kinh. Sang đầu tháng Sáu, Đại tá Zacharias đẩy mạnh chiến dịch. Điệp viên
https://thuviensach.vn
OSS ở Thụy Sĩ đã đoạt được bản sao một bản báo cáo do Taguchi, đại hiện hãng Domei ở Âu Châu gửi về Đông Kinh cho ngoại trưởng Togo. Trước dây là một phần tử chủ chiến, bây giờ Toyoda kêu gọi Togo phải mau lẹ hành động để tránh cho Nhật khỏi phải lâm vào tình cảnh như Đức. Trong buổi phát thanh kế tiếp Zacharias đề cập đến bản báo cáo đó và nhấn mạnh: đó là sự thật hiển nhiên, ông cũng không quên nhắc nhở Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện không có nghĩa là bị nô lệ hóa. Trong suốt tháng Bẩy, Zacharias vẫn tiếp tục chương trình phát thanh, và bây giờ hàng ngũ của ông được tăng cường thêm Đại tá Mashbir, từ thủ đô Phi Luật Tân phóng ra những bài bình luận về tình hình chiến sự. Mashbir cũng nhằm mục tiêu là nội các Nhật và những người bạn Nhật của ông thời tiền chiến. Tiểu sử của Mashbir cũng tương tự như Zacharias. Khi xưa cả hai người cùng làm việc với nhau trong nhiều năm tại Đông Kinh. Cả hai đều thi hành công tác do thám cho chính phủ Hoa Kỳ, nhưng Mashbir đi xa hơn Zacharias nhiều. Với tư cách là một sĩ quan Lục quân, Mashbir đã tổ chức cả một hệ thống gián điệp trên đất Nhật để dự phòng cho cái ngày mà Hoa Kỳ phải lâm chiến với Nhật. Trong thế chiến thứ Hai, Mashbir là Đại tá trong bộ tham mưu của tướng Mac Arthur. Ông điều khiển một lực lượng thông dịch viên hùng hậu có nhiệm vụ khám phá mật mã và thẩm vấn tù binh. Qua đài phát thanh Manila, tiếng nói của ông bây giờ phụ lực cho chiến dịch của Zacharias. Từ Hoa Thịnh Đốn, Zacharias đến lúc này đã có thể nói thẳng. Ông nói: “Các nhà lãnh đạo Nhật Bản có trách nhiệm cứu nước Nhật chứ không phải tiêu diệt nước Nhật. Như tôi đã nói, trước mặt các vị có hai con đường. Một là sự tàn phá toàn diện và sau đó là một nền hòa bình theo chỉ thị. Hai là đầu hàng vô điều kiện với những điều lợi được Hiến Chương Đại Tây Dương thừa nhận”. Để yểm trợ cho buổi phát thanh này, Zacharias cho đăng trên nhật báo Washington Post một bức thư nặc danh nói rằng Nhật có thể hỏi những chi tiết về một cuộc đầu hàng. Bài báo được đại sứ Nhật ở Thụy Sĩ chú ý, nên được ông này gửi về cho Đông Kinh, không bình luận. Ngày 21 tháng Bảy, phát ngôn viên của Đông Kinh là bác sĩ Kiyoshi, cựu giáo sư hai trường đại học California, trả lời bằng tiếng Anh: “Nếu Hoa Kỳ thực thà thi hành điều họ nói, thí dụ như những điều ghi trong Hiến Chương
https://thuviensach.vn
Đại Tây Dương, không kể điều đòi trừng phạt chiến phạm, thì dân tộc Nhật, hay nói đúng quân lực Nhật sẽ chấm dứt chiến cuộc. Chỉ khi đó và khi đó mà thôi, tiếng bom đạn mới ngừng nổ cả ở Đông Phương và Tây Phương”. Trong cuộc đối thoại bất bình thường vừa bi đát giữa Đông Kinh và Hoa Thịnh Đốn, Nhật Bản chỉ ngỏ ý muốn thương thuyết hòa bình đến đó rồi thôi. Đông Kinh không tiến thêm bước nào nữa theo đường lối này. Trên bờ sự thành công,Đại tá Zacharias chỉ còn đón nhận được sự im lặng. Mặc cho Đại tá Zacharias tiếp tục chương trinh phát thanh từ Hoa Thịnh Đốn nói với Đông Kinh, mặc cho Trung tá Fujimura ở Thụy Sĩ chờ đợi cơ hội để đem tổ quốc ông ra khỏi chiến tranh, giới cầm quyền Nhật quyết định chọn Nga Sô làm trung gian nhằm mở một cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Họ đặt tất cả hy vọng hòa bình vào cuộc vận động với Nga. Ngày 22 tháng Sáu, mấy tiếng đồng hồ sau khi Đại uróng Ushijima mồ bụng tự sát ở Okinawa, Nhật Hoàng ra lệnh cho Hội Đồng Tối Cao Lãnh Đạo Chiến Tranh, nếu có thể được,chính thức khởi cuộc thương thuyết hòa bình qua trung gian “hòa giải” Nga Sô. Như vậy là nhà cầm quyền Nhật đã loại hẳn trường hợp thương thuyết trực tiếp với Hoa Kỳ, vì sợ sự phá phách của phe quân phiệt. Nhà cầm quyền Nhật chọn Nga Sô làm trung gian còn vì điều này có thể đem lại cho Nhật hai điều lợi. Hai tháng trước tức là trong thời gian Đô đốc Suzuki đang thành lập chính phủ, ngoại trưởng Nga là Molotov đã báo cho Nhật biết là Nga sẽ không ký lại Hiệp Ước bất tương xâm Nhật-Nga, sẳp mãn hạn. Việc không ký lại đó rõ ràng có hậu quả nghiêm trọng. Nếu Nhật bây giờ có thể thuyết phục được Nga nhận lãnh vai trò trung gian, thì có nhiều hy vọng Nga sẽ không nhảy vào cuộc chiến ở Á Đông. Hay nếu bây giờ Nhật bằng lòng nhượng cho Nga Sô một số quyền lợi lãnh thổ ở Á Đông thì đổi lại Nga Sô có thể bán nguyên liệu cho Nhật để Nhật tiếp tục cuộc chiến. Trong cuộc tiếp xúc với Nga Sô, dù trường hợp nào xảy ra cũng đem lại lợi thế chiến lược về cho Nhật Bản. Trong mấy tuần lễ trước khi có lệnh của Nhật Hoàng, cựu Thủ tướng Hirota đã liên lạc một cách không chính thức với đại sứ Nga tại Đông Kinh là Jacob Malik. Hirota chỉ thâu lượm được sự từ chối tàn nhẫn vì Malik hiểu rõ thâm ý chiến lược của Nhật.Ngày 7 tháng Bảy, Nhật Hoàng Hirohito mời Thủ tướng Suzuki vào
https://thuviensach.vn
hoàng cung để hỏi về những hoạt động của chính phủ. Suzuki báo cáo: Ông và nhiều nhân vật khác vẫn đang tìm cơ hội thuận lợi để vận động với Nga Sô. Hirohito bèn hỏi: “Nếu ta cử một đặc ủy viên cầm ủy nhiệm thư đặc biệt của trẫm đi Mạc Tư Khoa thì sao? Gần tuần lễ sau, hoàng thân Konoye - một nhà quí tộc cỡ lớn, ba lần làmThủ tướng – vào bệ kiến Hirohito và nhận lãnh thi hành sứ mạng đặc biệt. Tại Mạc Tư Khoa, đại sứ Nhật Sato tìm cách mở cuộc hội đàm với ngoại trưởng Molotov để báo cho chính phủ Nga được biết về dự định viếng Nga của Konoye. Molotov từ chối hội đàm với đại sứ Nhật lấy cớ bận chuẩn bị lên đường dự hội nghị Potsdam. Sato được gặp phó Thủ tướng Nga Lozooky và nhấn mạnh đến tính cách quan trọng sứ mạng của Konoye. Lozooky không hứa hẹn gì cả và chỉ nói cần phải chờ Molotov đi dự hội nghị Tam Cường về mới quyết định được.Sato kêu nài Lozooky liên lạc với Potsdam và báo cho Molotov hay ý định của chính phủ Nhật. Lozooky nhận lời. Rồi nhiều ngày trôi qua, và Nga Sô đã có chủ ý. Staline đang hoạch định một chương trình nhảy vào vòng chiến ở Á Đông. Đánh Nhật Bản lúc này Nga Sô hẳn sẽ ít tốn kém, nhưng lại đạt được nhiều thắng lợi hơn. Tháng Bảy 1945, trong khi các nhà ngoại giao Nhật tìm cách vận động với Nga Sô thì Bộ tổng tham mưu quân lực Nhật công bố trong nội bộ một bản báo cáo về lực lượng quân sự của Hoa Kỳ. Báo cáo ghi rõ từ chi tiết những sư đoàn lục quân, thủy quân Hoa Kỳ hoặc ở Thái Bình Dương hoặc từ Âu Châu tới. Báo cáo còn ghi cả những không đoàn Hoa Kỳ xuốngđến tận đơn vị nhỏ nhất. Sự đánh giá địch của Nhật không bi quan, không lạc quan một cách mù quáng, nhưng nó làm nổi bật lực lượng hùng hậu của địch. Trước đó một tài liệu khác đã được gửi tới văn phòng các bộ tham mưu của Lục quân và Hải quân. Đây là kế hoạch phòng thủ mệnh đanh Ketsu-Go nhằm mục tiêu đánh chặn địch quân đổ bộ lên đất Nhật. Ketsu-Go có hiệu lực vào lúc địch quân đổ bộ lên những đảo: Cheju-do, Shikoku, Honshu hay Kyushu, và tùy liệu dốc toàn lực lượng vào một mặt trận duy nhất, bắt đầu ở bờ biển và cũng tận cùng ở bờ biển. Tất cả những phi cơ còn lại đều được biến thành phi cơ quyết tử Thần Phong, tập trung lại nhằm giết địch quân đến mức tối đa, do đó có thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của địch. Mọi hy vọng về một cuộc thương thuyết hòa bình
https://thuviensach.vn
đều được đặt ở việc giết cho thật nhiều địch. Ngoài việc đó Ketsu-Go không hứa hẹn gì cả, nên có thể nói đây là chiến lược tuyệt vọng của những người hiểu rằng với Okinawa họ đã mất cơ hội cuối cùng thực sự có thể chặn đứng được bước tiến của địch. Các chuyên viên tình báo Nhật còn thâu thập mọi tin tức để đoán định ngày giờ và địa điểm đổ bộ của địch, và họ tiên đoán trận đổ bộ tới sẽ xảy ra chậm lắm là vào ngày 1 tháng Mười Một 1945. Về địa điểm đổ bộ, bộ Tổng Tham Mưu Nhật, tiên đoán địch sẽ lựa chọn Kyushu để đánh trận đầu tiên, vì địch bắt buộc phải chiếm Kyushu trước khi tấn công Honshu. Câu hỏi lúc này là: địch sẽ đổ bộ lên bờ biển nào ở Kyushu? Các chiến lược gia Nhật tân liệu địch sẽ đổ bộ tại hai bờ biển: Kagoshimavà Ariake và họ xúc tiến công cuộc xây cất công sự chiến đấu tại hai vùng này. Các chiến lược gia Nhật đã đoán đúng. Ngày 28 tháng 5 năm 1945, một tài liệu bắt đầu được phát cho các sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Ngoài bìa đề “Downfall, chương trình chiến lược”, tài liệu đó là chương trinh xâm lăng chính quốc Nhật.
Mục tiêu của Downfall là:
-1. Bắt buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện bằng cách đánh gục khả năng và ý chí chiến đấu của Nhật.
-2. Đánh chiếm những mục tiêu ở vào trung tâm kỹ nghệ của Nhật.
Chiến dịch trên đất Nhật được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu, chiếm Kyushu, giai đoạn sau chiếm Honshu, đặc biệt là vùng đồng bằng Đông Kinh. Ngày đổ bộ lên đảo Kyushu được ấn định vào ngày 1 tháng Mười Một, và cuộc đổ bộ được gọi là Olympic. Hai vùng bờ biển được lựa chọn đổ bộ là Kagoshima và Ariake.
Cả hai chương trình: phòng thủ của Nhật, và tấn công của Hoa Kỳ đều bỏ sót một điều quan trọng.
https://thuviensach.vn
Trong báo cáo về địch tình của Bộ Tổng tham mưu Nhật, về mục B.29 có ghi một phụ chú: “Một đơn vị B.29 nữa đã sẵn sàng tác chiến, nhưng vẫn chưa biết được đơn vị đó là đơn vị nào”. Đơn vị đó là phi đội 393 trong tuyệt đối bí mật đã rời Hoa Kỳ đi Tinian với nhiệm vụ đặc biệt là dội bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 5 : Dự Án
Trái bom nguyên tử thành hình sau trên sáu năm nỗ lực. Khởi điểm của nó là một khám phá diễn ra tại phòng thí nghiệm thuộc viện Đại học Bá linh. Vào mùa thu năm 1938, trong khi Âu châu ầm ầm chấn động bước sang một cuộc chiến tranh mới, hai nhà bác học Otto Hahn và Strassmann làm lại cuộc thí nghiệm của nhà khoa học Ý Đại Lợi Enrico Fermi đã thực hiện lần đầu tiên vào năm 1934. Lấy trung hòa tử bắn vào chất Uranium dẫn đến kết quả, từ đó có thể kết luận rằng: hạch tâm của chất Uranium tách ra làm hai chất nhẹ hơn. Khi tách ra như vậy, hạch tâm giải tỏa một năng lượng khủng khiếp mà nó cần đến để cấu kết hai chất kia lại với nhau.
T
Hahn và Strassmann trình bầy khám phá của họ cho một nữ đồng nghiệp là Lise Meitner từng hợp tác với họ trong giai đoạn đầu của cuộc thí nghiệm, nhưng gần đây phải bỏ nước Đức mà đi, vì bà là người gốc Do Thái. Bà Lise Meitner liền thông báo sự kiện kỳ quái đó của hạch tâm cho một người bạn là nhà vật lý học Đan Mạch Niels Bohr, và ông này chủ trương cần phải xúc tiến thêm nhiều cuộc thí nghiệm để hoàn thành lý thuyết mới về hạch tâm.
Sau khi dời Copenhague di cư sang Nữu Ước vào tháng giêng năm 1939, Niels Bohr là người đem thuyết về hạch tâm sang Hoa Kỳ. Chính tại Nữu Ước, Bohr đã nhận được một điện tín của người cháu Lise Meitner báo cho ông biết: nhiều cuộc thí nghiệm sau này đã xác nhận thuyết của Lise Meitner. Quả thực nguyên tử đã bị tách rời! Thế rồi Bohr tới Viện Khoa học
https://thuviensach.vn
Princeton và chia xẻ những điều ông biết với giới khoa học ở đây. Sau ông làm công bố thuyết mói về nguyên tử trong Tạp Chí Vật Lý Học.
Trong khi Hitler lao thế giới vào một trận chiến tranh, thì giới khoa học phổ biến cho nhau cuộc khám phá của họ về nguyên tử. Họ được biết rằng: nguyên tử tàng chứa một năng lượng khủng khiếp, và như vậy trên bình diện lý thuyết, người ta có thể sản xuất một thứ vũ khí có thể làm chuyển đổi chiều hưóng lịch sử. Ngày 11 tháng Mười 1939 Tổng thống Roosevelt tiếp người bạn thân của ông là Alexander Sachs, một nhà kinh tế học có thế lực và là một người bạn của giới khoa học gia, Sachs đến Tòa Bạch Cung với một bức thư cực kỳ quan trọng, được Roosevelt mở ra đọc ngay. Bức thư như sau:
« Thưa Ngài:
Những công trình nghiên cứu mới đây của Fermi và Szilard mà tôi được thông báo bằng những bản báo cáo viết tay, dẫn tôi đến hy vọng rằng: chỉ trong tương lai gần đây nhất, uranium có thể trở thành một nguồn năng lượng quan trọng mới. Một vài phương diện cụ thể của sự kiện đó dường như đòi hỏi sự lưu tâm đặc biệt, và nếu cần, đòi hỏi sự hành động mau lẹ của chính quyền... Trên lý thuyết khoa học có thể thực hiện sự phản ứng dây chuyền của hạch tâm trong một khối lượng lớn uranium. Từ phản ứng dây chuyền đó sẽ phát ra một năng lượng vô cùng lớn lao và một khối lượng khá lớn những chất mới tương tự như radium... Tuy không chắc chắn bằng, nhưng trên lý thuyết có thể quan niệm được rằng: một loại bom mới hết sức mạnh có thể chế tạo được, căn cứ vô những khám phá mới! »....
Bức thư do Albert Einstein, cha đẻ của thuyết nguyên tử ký tên.
Roosevelt rất chú ý đến bức thư, nhưng dường như ông mắc lo lắng đến nhiều vấn đề khác cần kíp hơn. Ông ngắt cuộc tiếp xúc với Sachs, và mời Sachs mai lại dùng bữa sáng với ông.
https://thuviensach.vn
Nhà kinh tế học trở lại Bạch Cung ngày hôm sau. Có ý thức về bản lãnh của con người Roosevelt, Sachs quyết định sử dụng một chiến thuật khác để chiếnđấu cho cái «vụ nguyên tử» này.
Sachs kể cho Roosevelt nghe một câu truyện. Ông đem Roosevelt trở lại năm 1805 là năm mà Nã Phá Luân nung nấu tâm can nhằm xâm lăng Anh quốc, nhưng khổ nỗi lại thiếu phưomg tiện để vượt biển Manche. Một nhà khoa học Mỹ tên là Robert Fulton tới yết kiến Nã Phá Luân và đề nghị xây dựng một lực lượng tầu ống khói có thể vượt eo biển một cách dễ dàng. Nã Phá Luân dành một lát xem xét đề nghị của Fulton, rồi tống Fulton đi và coi Fulton là một anh khùng.Kể xong câu truyện, Sachs dừng lại, rồi hỏi Roosevelt: Lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng ra sao, nếu Nã Phá Luân trọng dụng Fulton?
Đọc đến đây mình cũng tự hỏi nếu Hitler mà trọng dụng Lise Meitner, một nhà khoa học mảnh mai có người gốc Do Thái thì không biết lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng ra sao????Hãy tưởng tượng trong tay Hitler có một quả bom nguyên tử?????
Roosevelt ý thức được ngay lập tức tầm mức quan trọng ghê gớm bức thư của nhà khoa học Albert Einstein. Ngửng nhìn bạn, ông nói:«Hiển nhiên ông không muốn để cho bọn Đức quốc xã làm nổ tan đất nước Hoa Kỳ». Quay nhìn bí thư Watson, ông ra lệnh: « Phải hành động về vụ này! ».
Quyết định là thi hành, Roosevelt liền thành lập một ủy ban nghiên cứu tiềm năng của nguyên tử chất uranium. Ông chỉ định Lyman Briggs làm chủ tịch ủy ban, chỉ định đại tá hải quân Hoover và đại tá lục quân Adamson làm hai nhân viên. Rồi hầu hết những bộ óc khoa học vĩ đại ở Hoa Kỳ đều lao vào một cuộc chạy dua nguyên tử với Đức quốc xã.
Việc làm của các nhà khoa học đại danh đó được phối hợp thành Văn Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển Khoa Học đặt dưới sự điều khiển của nhà khoa học gia Vannevar Bush. Từ đó trở đi ủy ban được quyền tiếp xúcthẳng
https://thuviensach.vn
với Tổng thống Roosevelt để giải quyết mọi khó khăn và xin ngân khoản. Hai năm sau, kể từ ngày Sachs đem thư của Einstein vào Bạch Cung, tiến sĩ Vannevar Bush nhóm họp với Tổng thống Roosevelt và phó Tổng thống Wallace, đề tường trình về những khám phá cuối cùng của các nhà khoa học. Bush báo tin: các nhà vật lý học đã ước lượng được số lượng uranium cần thiết để chế tạo bom nguyên tử. Ông đưa ra con số ngân khoản cần thiết để thiết lập một nhà máy, và thời gian cần thiết để chế tạo thứ vũ khí này. Bush, Roosevelt và Wallace thảo luận về vấn đề phải cấp tốc đưa chương trình nguyên tử vượt qua giai đoạn lý thuyết. Họ còn thảo luận về chính sách quân sự, hiện trạng nghiên cứu nguyên tử của Đức quốc xã, và cả vấn đề kiểm soát nguồn năng lượng này trong thời hậu chiến. Tổng thống Roosevelt chấp thuận phải xúc tiến mau lẹ công cuộc chế tạo bom nguyên tử. Ông cho Bush biết: ngân khoản sử dụng vào công cuộc này có thể lấy ở quỹ đen của chính phủ. Hai tháng sau, sau khi Nhật tấn công Trân châu cảng và Hoa Kỳ thực sự nhảy vào vòng chiến, Tổng thống Roosevelt tháo khoán ngân khoản làm bom nguyên tử. Hàng ngàn người được tuyển vào một đơn vị, chính thức gọi: Dự Án Manhattan và đưọc đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Leslie Groves. Sau những va chạm đầu tiên sự hợp tác giữa tướng Groves vàtiến sĩ Bush diễn ra rất tốt đẹp vì họ cùng kính trọng khả năng của nhau. Công cuộc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử được tập trung vào ba trung tâm hẻo lánh: Trung tâm Los Alamos ở tiểu bang New Mexico, trung tâm Oak Ridge ở tiểu bang Tennessee, và trung tâm Hanford ở Hoa Thịnh Đốn.
Tại trung tâm Los Alamos, công cuộc hoạch định bom nguyên tử được đặt dưới sự điểu khiển của Oppenheimer, một nhà vật lý học chuyên về lý thuyết, dáng người mảnh dẻ, tính tình dè dặt kín đáo. Ngoài khoa học ra,Oppenheimer còn rất am hiểu về văn học Đông Phương, và nổi tiếng là một nhà mỹ học, ghê tởm những hung bạo của chiến tranh. Hồi thiếu thời Oppenheimer từng tham gia và hoạt động cho nhiều tổ chức khuynh tả. Chính cái quá khứ đó đã gây nên nhiều sự phản đối kịch liệt khi ông được chỉ định góp sức vào Dự Án Manhattan được tiến hành trong vòng tuyệt đối
https://thuviensach.vn
bí mật. Trước những sự phản đối đó tướng Groves phải đích thân can thiệp. Groves cương quyết đòi người ta phải đối xử với Oppenhiemer như là người «tuyệt đối cần thiết cho Dự Án». Oppenheimer sau này chứng tỏ được rằng: tướng Groves quả đã có đôi mẳt sắc bén khi tiến cử và giữ ông trong Dự Án Manhattan. Trung tâm Oak Ridge là hai cơ sở khổng lồ ở vùng núi trong đó mấy ngàn con người tìm cách chế tạo chất uranium 235. Dân chúng đi qua nơi này cũng như đại đa sổ những người làm việc bên trong, đều không biết đến mục đich cuối cùng của cả cơ sở. Người ta lấy làmlạ không thấy nơi này sản xuất gì, không thấy xe vận tải đến chở hóa phẩm đi nơi khác. Trung tâm Hanford ở vào miền Đông Hoa Thịnh Đốn cũng là một cơ sở khổng lồ, và ở đây các nhà khoa học thực hiện sự kiện kỳ quái nhất của nguyên tử. Trong những tòa buyn đinh không có cửa sổ, các nhà khoa học, từ chất uranium chế tạo ra chất plutonium. Với chất plutonium này Hoa Kỳ đã có sẵn nguyên liệu làm bom nguyên tử kịp thời, để đánh lệch cán cân lực lượng quân sự.Vấn đề bây giờ là thiết lập nhà máy làm bom nguyên tử. Được hài lòng về công cuộc xây cất nhà máy chế tạo bom nguyên tử tiến hành tốt đẹp, tướng Groves thi hành phân khác của Dự Án Manhattan, được gọi là chiến dịch Dĩa Bạc chuẩn bị cho việc dội bom nguyên tử. Từ những căn cứ không quân rải rác khắp thế giới chừng 1500 phân tử ưu tú được lệnh về tập trung vào cuối tháng chín 1944 tại căn cứ bí mật Wendover, thiết lập giữa vùng đất hoang vu, cách Salt Lake City chừng 125 dặm về phía Tây. Nhân viên tại căn cứ Wendover thuộc đủ mọi loại chuyên viên quân sự. Họ lập thành Lực Lượng Hỗn Hợp 509, được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Paul Tibbets, Tibbets có nhiệm vụ huấn luyện cho lực lượng 509 thi hành sứ mạng dội bom nguyên tử trăm phần trăm hoàn hảo, xuống một mục tiêu chưa định, vào ngày giờ chưa định. Vào mùa hè 1941 đại tá Tibbets đã có mặt ở Wendover và ông lập tức thành lập phi đoàn dội bom 393 trong đó một số chiến hữu của ông đóng vai trọng yếu. Dưới quyền chỉ huy của đại tá Tibbets, thiếu tá Sweeney có nhiệm vụ huấn luyện một phi đội, thành lập vào mùa thu 1944 và được gọi là Phi Đội 15. Công cuộc huấn luyện rất khó khăn và tuy có nhiều ức đoán nhưng toàn thế phi đội vẫn không ai biết sự huấn luyện này nhằm mục đích gì. Bí mật được
https://thuviensach.vn
tuyệt đối bảo vệ ở Wendover. Một sĩ quan cao cấp tiết lộ một vài chi tiết vềWendover cho một sĩ quan không quân thuộc căn cứ khác, sau ngày nghỉ, khi trở về đến Wendover sĩ quan cao cấp đó đã thấy hành lý của mình xếp gọn vào va li. Ông được lệnh đi phục vụ tại một vùng gần Bắc cực cho đến khi chiến tranh kết liễu.Chỉ có một số rất ít người thuộc Lực Lượng Hỗn Hợp 509 được biết nhiệm vụ tối mật của họ là dội bom nguyên tử.
Thiếu tá Sweeney huấn luyện viên phi đội 15 một hôm được dẫn tới giữa vùng sa mạc và được cấp trên cho biết về nhiệm vụ đó.
Vào mùa xuân 1945 khoảng tám trăm người thuộc lực lượng 509 dời khỏi căn cứ Wendover đi Tinian thuộc quần đảo Mariana. Tuy Âu Châu đã im tiếng súng từ ngày 8 tháng năm, nhưng ở Thái Bình Dưomg…, chiến cuộc vẫn tiếp diễn khốc liệt. Và bây giờ Tổng thống Truman phải quyết định việc mà 509 được huấn luyện để thi hành. Ngày 18 tháng sáu trong một cuộc họp tại Bạch Cung, Tổng thống Truman hội đàm với các cố vấn quân sự và chính trị. Truman: Theo chỗ tôi hiểu thì bộ tham mưu liên quân đã cân nhắc mọi triển vọng của tình hình và nghiên cứu mọi kế hoạch có thể có. Bộ tham mưu liên quân đồng thanh đồng ý rằng: cuộc hành quân Kyushu đánh vào Nhật Bản, là kế hoạch hay nhất trong lúc này.
Trả lời: Đúng vậy!
Truman: ông Stimson, ý kiến ông thế nào?
Stimson: Tôi đồng ý chúng ta không có kế hoạch nào khác hay hơn... Tôi vẫn nghĩ đại đa số dân Nhật không tán thành cuộc chiến tranh hiện nay. Khối đa số đó vẫn chưa có dịp được nói lên tiếng nói của mình... Tôi cảm thấy ta phải làm một cái gì để nâng đỡ khối đa số đó và phát triển mọi ảnh hưởng mà họ có thể có... Truman hỏi ý kiến đô đốc William Leahy.
Leahy: Tôi không đồng ý với những vị cho rằng: bắt buộc chúng ta phải đòi cho kỳ được Nhật đầu hàng vô điều kiện. Trong tương lai gần và xa, tôi
https://thuviensach.vn
không thấy Nhật có thể trở nên một đe dọa cho thế giới, cho dù chúng ta không bắt được Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tôi ngại mình cứ khăng khăng đòi Nhật đâu hàng vô điều kiện sẽ chỉ làm cho Nhật tuyệt vọng hơn. Chúng càng tuyệt vọng thì thương vong Hoa Kỳ càng lên cao.
Truman:...Tôi thấy rằng lúc này tôi không thể chuyển hướng công luận Hoa Kỳ nhất quyếtđòi hỏi Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tôi tin bộ Tổng Tham Mưu sẽ phải xúc tiến cuộc hành binh Kyushu.
Khi cuộc họp đình hoãn Truman yêu cầu phụ tá bộ trưởng chiến tranh McCloy cho biết ý kiến. McCloy nói: «Tại sao không sử dụng bom nguyên tử?». Cuộc họp lại tiếp tục và ý kiến của McCloy được đem ra bàn cãi. Tổng thống Truman chăm chú nghe những người ngồi quanh thảo luận về ưu điểm của chiến lược: trước hết cảnh cáo Nhật phải đầu hàng, và sau đó nếu Nhật không đếm xỉa gì đến tối hậu thư, thì sẽ dùng bom nguyên tử. Cuộc thảo luận sững lại trước một sự thật căn bản. Không có ai trong phòng họp được biết: bom nguyên tử thành hình ở Los Alamos có thật sự có hiệu lực hay không. Không biết rõ điều đó, mọi chiến lược tương tự đều không dùng được vào việc gì cả. Một lần nữa Truman lại khẳng định: ông tán thành chiến lược đánh chiếm Kyushu. Phi đội 15 còn lưu lại căn cứ Wendover cho đến cuối tháng Sáu. Thiếu tá Sweeney nay được chỉ định chỉ huy phi đoàn 393, nhận được một chiếc máy bay mới tăng cường cho lực lượng máy bay của ông. Đây là một chiếc B.29 với những cải thiện cuối cùng của khoa học được áp dụng vào ngành hàng không. Ngày 27 tháng sáu thiếu tá Sweeney lái chiếc máy bay B.29 đó hạ cánh xuống Tinian thuộc quần đảo Mariana. Tại đảo Tinian, dường như một phép lạ đã được thực hiện khiến nơi này thay đổi hẳn bộ mặt. Hàng trăm chiếc B. 29 đậu thành hàng chói lọi. Những con đường trải nhựa rộng rãi rập theo thành phổ Nữu Ước. Ở đây cũng có Broadway, có Forty-Second Street có Eight Avenue, và không đoàn 509 ở vào khu thượng Manhattan. Lý do an ninh đã bắt buộc những binh sĩ thuộc không đoàn này phải cô lập đối vói những đơn vị chiến đấu khác, cũng đặt căn cứ ở Tinian. Có hàng rào kẽm gai và lính gác bao
https://thuviensach.vn
vây, họ phải chịu đựng sự khinh bỉ của những phi công hàng ngày vẫn phải lái máy bay đánh phá Nhật Bản, hàng ngày có chiến hữu bỏ mạng vì đạn phòng không Nhật.
Thỉnh thoảng một chiếc máy bay thuộc không đoàn 509 thực hiện phi vụ tẩn công một hòn đảo địch ở vào nơi rất xa trên mặt biển. Nó chỉ chở một trái bom hình trái cam được gọi là «Pumpkin». Và khi được thả xuống, bom này nổ trong không khí bên trên mục tiêu. Một số binh sĩ không quân băn khoăn tự hỏi: phải chăng họ chịu bao sự huấn luyện chỉ để đi thả cái thứ bom Pumpkin này? Tại Tinian các binh sĩ thuộc không đoàn 509 chỉ vài ngày sau là quen với cuộc sống mới. Họ bơi lội, đánh bài, nhậu la-de, đọc sách báo, nghĩa là làm tất cả những việc của một người nhàn rỗi. Đêm nào cũng có chiếu bóng, mỗi tuần mỗi người được mua rượu uống một lần. Vào ngày 16 tháng Bảy trong khi phi đội 15 nhởn nhơ chơi thì ở trung tâm Los Alamos, người ta đem ra thử một trái bom nguyên tử plutonium tại vùng sa mạc. Với trái bom này, lần đầu tiên con người đã giải tỏa cái năng lượng làm sáng các vì sao từ cái thuở khai thiên lập địa. Bom nổ đã chiếu ra một làn ánh sáng chói lọi khiến cho những người dự khán vụ thử bom phải cúi đầu. Giấc mộng của họ nay đã trở thành sự thật kinh hồn. Tại Potsdam ở Đức, bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ Henry Stimson nhận được của viên phụ tá bức điện văn như sau: «Harrison gửi bộ trưởng bộ chiến tranh. Bác sĩ vừa trở về rất hoan hỉ và tin tưởng thằng nhỏ khoẻ như anh nó. Ánh sáng trong mắt nó có thể thấy từ đây tới Highhold và tôi có thể nghe thấy tiếng nó kêu từ đây tới trại của tôi».
Thằng nhỏ là trái bom nguyên tử plutonium. Highhold là nhà nghi mát của Stimson cách Hoa Thịnh Đốn chừng 250 dậm. Trại của Harrison ở Virginia.
Stimson mừng vô tả. Tuy phải đánh vật với phương diện luân lý của bom nguyên tử, nhưng Stimson vẫn giữ vững lập trường: nếu cần, thì cứ phải sử dụng đến nó để chấm dứt chiến tranh. Trong thư gửi cho vợ sau vụ
https://thuviensach.vn
thử nguyên tử ởLos Alamos, Stimson kể lại: ông vừa mới nhận được «tin vui về thằng nhỏ của tôi ở nhà». Sáng 17 tháng Bẩy ông báo cáo tin vui đó lên Tổng thống Truman ở Potsdam và yêu cầuTruman cảnh cáo Nhật phải đầu hàng ngay, nếu không sẽ bị tiêu diệt toàn diện. Vụ thử bom nguyên tử được thành công đã thay đổi hẳn thái độ của Hoa Kỳ tại hội nghị Potsdam.
Thủ tướng Anh Churchill sau này viết rằng: kể từ ngày 17 tháng Bảy trở đi, Truman, người bị coi như còn măng sữa trong nghề, dường như đã thanh toán được hết mọi tự ti mặc cảm bên cạnh hai tay tổ là Staline và Churchill. Tại những phiên họp sau này, khi Stalin bác bỏ những đề nghị của Đồng Minh, Truman liền phản công với một giọng điệu cương quyết mà Churchill thấy là rất «khích lệ». Một trong những điều quan trọng được ghi trong nghị trình Potsdam là vấn đề Nga nhẩy vào chiến cuộc Á Đông. Theo sự thỏa thuận đã đạt được ở Yalta trước đây, Staline phải tuyên chiến với Nhật Bản chậm lắm là ba tháng sau khi chiến tranh kết liễu ở Âu Châu. Chỉ còn vài tuần nữa là hết thời hạn ba tháng đó. Tướng Marshall tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ chủ trương: Nga Sô cần phải tấn công Mãn Châu và như vậy bắt buộc Nhật phải đem quân từ chính quốc đối phó với Mặt trận này. Từ ngày 16 tháng Bảy, sự tham dự của Nga vào chiến cuộc Thái Bình Dương đã trở nên không cần thiết. Hoa Kỳ có thể độc lực đánh thẳng Nhật Bản trong một ngày rất gần. Tổng Thống Truman biết rõ điều đó. Bị thất vọng về Staline trong nhiều vấn đề, lúc này ông không muốn thấy Nga Sô có trường hợp kể công đã góp phần đánh quị sức kháng chiến của Nhật. Ông cũng không muốn thấy Nga Sôcan thiệp vào công cuộc của Hoa Kỳ ở Á Châu sau khi Nhật Bản thua trận. Tuy nhiên ông cũng hiểu: hiện tại ông không có cách nào bắt Nga không được khai chiến với Nhật vào tháng Tám nếu Nga muốn tôn trọng lời hứa tại hội nghị Yalta. Trong tình trạng đó, ông chỉ còn cách ngưng thúc dục Nga đánh Nhật và chờ những diễn biến mới trong những tuần lễ tới. Và những cuộc thương thuyết nham hiểm vẫn cứ tiếp tục tại Potsdam. Ngày 20 tháng Bảy người cầm đầu tổ chức gián điệp OSS là Allen Dullus đến Potsdam với một sứ mạng quan trọng. Ông báo cho bộ trưởng Stimson biết: nhà tài phiệt Thụy Sĩ tên là Jacobbson đã tiếp xúc với ông với tư cách là trung gian cho một nhóm viên chức Nhật làm
https://thuviensach.vn
việc tại Quốc Tế Ngân Hàng Thụy Sĩ. Nhóm người Nhật này muốn thương thuyết những điều kiện hòa bình với Allen Dullus để rồi đem những điều đó về Đông Kinh. Cũng như Trung Tá Fujimura, họ hy vọng sẽ thuyết phục được Đông Kinh phải lập tức chấm dứt chiến tranh. Dullus đặc biệt chú ý đến cuộc vận động này vì ông tin ở nhà tài phiệt Jacobbson. Dullus gặp được mặt Stimson đang bị cả ngàn chi tiết của hội nghị Potsdam quần nát người. Stimson không mấy chú ý đến câu chuyện của ông trùm gián điệp Hoa Kỳ. Vào lúc đó cả hai người đều biết rất rõ tình hình Nhật Bản đang trên đà suy xụp. Với một điện văn cắm tại bộ Ngoại giao Đức quốc xã.Dullus được biết tất cả những điện văn Đông Kinh gửi cho tòa đại sứ ở Bá Linh. Những điện văn này phác họa tình trạng trầm trọng ở chính quốc. Về phần Stimson, ông đã được đọc bức điện văn do Ngoại trưởng Nhật Togo gửi cho đại sứ Sato tại Mạc Tư Khoa. Stimson và Truman dã thảo luận về sự kiện Nhật dường như muốn tìm lối thoát trên căn bản một số điều kiện. Họ nêu câu hỏi: Nhật mưu mô gì phía sau cuộc vận động với Nga Sô? Họ vẫn nghi Nhật, vi Ủy Ban Tình Báo Hỗn Hợp phụ trách về địch tình mới đây đệ trình báo cáo như sau:«... Nói chung, Nhật Bản sẽ sử dụng đến mọi biện pháp chính trị để tránh bại trận toàn diện hay là đầu hàng vô điều kiện.
1.Nhật tiếp tục và có thể tăng cường nỗ lực để bảo vệ sự thống nhất chính trị...
2.Nhật tìm cách khiến cho đối phương phải tin rằng: chiến tranh rất tốn kém và sẽ kéo dài.
3.Nhật nỗ lực một cách tuyệt vọng để thuyết phục Nga duy trì trung lập... Đồng thời gieo rắc bất hòa một mặt giữa Hoa Kỳ và Anh, một mặt giữa Nga và các quổc gia Đồng Minh...
4.Nhật luôn luôn mở những cuộc thăm dò hòa bình, để chấm dứt chiến tranh với những điều kiện có thể chấp nhận được, và để làm suy giảm ý chí quyết chiến của Hoa Kỳ, và để gieo rắc bất hòa giữa Đồng Minh...
https://thuviensach.vn
... Nhật Bản cho tin rằng... đầu hàng vô điều kiện có nghĩalà mất quốc gia dân tộc. Cho đến lúc này, vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ Nhậtsẽ phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện».
Nghi ngờ ý định của Nhật, vui sướng về sự thành công của bom nguyên tử, hẳn nhiên giới lãnh đạo Hoa Kỳ không mấy hưởng ứng triển vọng hòa bình từ Thụy Sĩ đưa tới. Jacobbson đã đến với Allen Dullus quá chậm trong trò chơi ngoại giao bí mật.
Tại đảo Tinian phi đội 15 đã lấy hỗn danh của phi công lừng danh Beahan để đặt tên cho chiếc B. 29 của họ. Chiếc máy bay này được họ kẻ mấy chữ: "Đại Nghệ Sĩ" lên đầu mũi máy bay. Phi đội 15 được lệnh thực
hiện hai phi vụ. Một, vào ngày 21, không hoàn tất vì lý do máy móc. Phi vụ thứ hai được thành công hơn. Với một trái Pumpkin trong ổ chứa bom, Sweeney lái chiếc B. 29 đến Nhật Bản thả nó xuống mục tiêu ở Kobé. Sau khi thả bom Sweeney dượt lại chiến thuật tẩu thoát hỏa tốc mà ông đã tập kỹ từ một năm nay.
Cùng ngày hôm đó bộ trưởng chiến tranh Henry Stimson ghi vào nhật ký rằng: Hoa Kỳ «Không cần đến Nga Sô nữa».
Ngày 24 tháng Bảy Tổng thống Truman đã có chủ ý trong đầu óc khi ông đến dự phiên họp với Staline. Truman nói với Staline: Hoa Kỳ đã chế tạo một thứ vũ khí mới «có sức phá hoại phi thường» Staline chỉ chú ý vừa phải đến lời Tru man, và không hỏi gì thêm về chi tiết thứ vũ khí mới đó.
Ngày hôm sau Henry Stimson nhóm họp với Staline để thảo luận về vai trò của hai đại cường. Stimson nói: Hoa Kỳ hoan nghinh việc Nga Sô khai chiến với Nhật Bản. Staline trả lời: hai nước đã hợp tác với nhau tốt đẹp ở Âu Châu, nên bây giờ ông rất vui mừng được góp phần xương máu trong nỗ lực chung nhằm đánh Nhật Bản. Cả hai người cùng biết, trong một ngày rất gần bom nguyên tử sẽ được đem ra sử dụng. Stimson biết vì ông là bộ trưởng bộ chiến tranh, Staline biết qua tin tức của tổ chức gián điệp Nga.
https://thuviensach.vn
Tuy biết, nhưng hai người vẫn giữ đúng nghi thức hội đàm ngoại giao, chia tay nhau trong bầu không khí thân thiện, và làm ra cái vẻ không biết gì đến thứ vũ khí khủng khiếp nó sẽ dào thêm sâu cái hố chia rẽ Hoa Kỳ và Nga Sô.
Trong hai ngày 24 và 26, hai nhóm quân sự Hoa Kỳ và Nga Sô mở cuộc họp để thảo luận chi tiết mặt trận Nga Sô sẽ mở để đánh Nhật Bản. Những cuộc họp thân thiện, hầu như không có va chạm, nhưng hời hợt. Sự hợp tác của Nga Sô trong việc đánh Nhật, đối với Hoa Kỳ nay đã trở thành một điều vô lý.
Tại Đông Kinh, tất cả sự trông chờ nay được hướng về phía Mạc Tư Khoa. Ở đây đại sứ Sato đã cảm thấy làn gió lạnh từ Potsdam thổi tới. Ngày 20 tháng Bảy, Sato đánh điện cho ngoại trưởng Togo: «Tôi nghĩ Nhật phải chấp nhận bất kỳ điều kiện nào...»
Ngoại trưởng Togo rất bực mình về người của ông ở Mạc Tư Khoa, nhưng ông vẫn phải cần đến Sato trong cuộc vận động hầu như tuyệt vọng với Nga.25 tháng Bảy 1945, 19 giờ.
Người nhận: Sato
Người gửi: Togo
«... Đại tá hải quân Zacarias nói Nhật cóhai lựa chọn: hoặc một nền hòa bình theo chỉ thị sau khi bị tiêu diệt, hoặc đầu hàng vô điều kiện và hưởng bảo đảm của Hiến Chương Đại Tây Dương. Nếu coi những lời đó chỉ là mánh lới tuyên truyền, chúng ta sẽ lầm lớn... Chúng ta rất muốn bằng cách nào đó báo cho Hoa Kỳ biết rằng: trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta không thể nhận một cuộc đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên chúng ta không phản đối tái lập hòa bình trên căn bản Hiến Chương Đại Tây Dương».
Trong khi đại sứ Sato đang đọc bức kiện văn này tại Mạc Tư Khoa, thì chiến hạm Hoa Kỳ Indianapolis hạ neo tại hải cảng Tinian đang cho bốc lên
https://thuviensach.vn
bộ những thành phần của trái bom nguyên tử làm bằng chất uranium. Trước khi Sato kịp trả lời cho Đông Kinh, Đồng Minh công bố bản tuyên ngôn Potsdam, có tính cách làm lời cảnh cáo cùng đối với Đế quốc Nhật.
Hội nghị Potsdam kéo dài cả tháng trời, bế mạc với một tối hậu thư báo cho Nhật biết sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, nếu không đầu hàng vô điều kiện.
Thông cáo chung của hội nghị đề ngày 26 tháng Bảy vào lúc Attlee được bầu làm thủ tướng Anh và tới Potsdam thay thế cho Churchill.
Khi bản tuyên ngôn Potsdam đang được soạn thảo, Stimson đã mất nhiều công để nhấn mạnh với Truman rằng: nhân dân Nhật Bản cần được Đồng Minh cam kết tôn trọng ngôi vua của họ. Là một chuyên viên về các vấn đề Nhật Bản, từng cư ngụ nhiều năm ở Viễn Đông, Stimson hiểu rằng
ngôi vua có một chỗ đứng rất quan trọng trong đòi sống của xã hội Nhật. Stimson lo ngại Nhật sẽ bác bỏ mọi điều kiện hòa bình nếu động chạm đến ngai vàng. Stimson biết: trong chính quyền Hoa Kỳ không thiếu gì người đang lớn tiếng đòi lật đổ chiếc ngai đó, trong số có cả Harry Hopkins cố vấn của cố Tổng thống Roosevelt, và thứ trưởng ngoại giao Dean Acheson.
Tổng thống Truman giữ thái độ mềm dẻo đối với vấn đề vua Nhật. Cả ông và ngoại trưởng Byrnes đều sợ trong lúc này dư luận Hoa Kỳ sẽ nổi công phẫn nếu chính phủ nhẹ tay đối với Nhật. Họ nghĩ: vấn đề ngôi vua ở Nhật nên được giữ lại để làm lá bài mặc cả trong những cuộc thương thuyết sau này với Nhật. Vì vậy họ gạt bỏ hẳn vấn đề đó ra khỏi bản tuyên ngôn Potsdam 26 tháng Bảy.
Ngày 27 tháng Bảy tại Đông Kinh, nội các Nhật nhóm họp để nghiên cứu bản tài liệu từ trời Tây truyền tới.
Họ chú ý đến những điều khoản có liên quan đến điều kiện đầu hàng. Điều khoản thứ mười ba nguyên văn như sau: «Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản ngay lúc này tuyên bố sự đầu hàng vô điều kiện của toàn thể quân
https://thuviensach.vn
lực Nhật, và bầy tỏ những bằng chứng thích đáng thiện chí của họ trong việc đầu hàng này. Đường lối khác đối với Nhật Bản là sự tiêudiệt hoàn toàn và mau lẹ».
Vào lúc này mấy chữ cuối cùng đó, thật chẳng có nghĩa gì đối với nhà cầm quyền Đông Kinh vì đất nước của họ không ngày nào là không bị B. 29 kéo tới dội bom, và vì họ không ngờ đến việc bên địch có bom nguyên tử. Những điều kiện đầu hàng ghi trong bản tuyên ngôn không có gì mới lạ đối với họ, vì họ đã tiên liệu nó từ lâu. Cái điều mà họ tha thiết muốn biết nhất là qui chế tương lai của Nhật Hoàng lại là điều mà tuyên ngôn Potsdam không nhắc nhở gì đến.
Thay vì có một quyết định đối với tuyên ngôn Potsdam, chính phủ Nhật lại chờ đợi kết quả cuộc vận động ở Mạc Tư Khoa. Khi báo chí hỏi Thủ tướng Suzuki về phản ứng của chính phủ Nhật trước tuyên ngôn Potsdam, Suzuki chủ ý muốn nói: chính phủ của ông lúc này vẫn «giữ lại lời bình luận», nghĩa là không bình bình luận gì cả. Điều tai hại là Suzuki đã dùng đến chữ «mokusatsu» để diễn tả thái độ đó của ông. Trong Nhật ngữ mokusatsu có nghĩa: khôngđếm xỉa đến, coi khinh, bỏ qua. Các hãng thông tẩn khi loan tin cuộc tiếp xúc với báo chí của Suzuki đã nhắc lại động từ mokusatsu tai hại đó. Hai ngày sau trong một cuộc họp báo chính thức Suzuki nhấn mạnh đến nghĩa đó bằngcách nhắc lại động từ mokusatsu. Lần này ông không có sự lựa chọn nào khác vì phe quân phiệt đòi hỏi chính phủ phải có lập trường cứng rắn đối với Potsdam. Như vậy Đồng Minh hiểu rằng: tối hậu thư của họ bị Nhật coi là điều không đáng bình luận, không đếm xỉa đến.
Lầm lỡ của Đông Kinh không hề được viên chức nào cải chính. Ngoại trưởng Togo dồn hết chú ý vào Mạc Tư Khoa. Tại đây đại sứ Sato nhận định: Đông Kinh quả đang sống trên mây và đã mất hết ý thức về thực tại. Sato vội vã khuyến cáo ngoại trưởng Togo: «Tuyệt đối không thể có một lý do gì khiến cho Staline lúc này thay đổi đường lối của mình, và ký kết một
https://thuviensach.vn
sự thỏa thuận nào đó với Nhật Bản».Sato quả đã hiểu tình thế, nhưng tiếng nói của ông từ bên kia bờ Châu Á gửi về, chỉ là tiếng kêu trong sa mạc.
Tại Potsdam, Truman phản ứng với thái độ «mokusatsu» của Nhật như người ta có thể đoán được. Ông ra lệnh cho cơ quan nguyên tử tiến hành mọi việc theo chương trình đã định.
Bộ trưởng chiến tranh Stimson thảo luận.Trong nhật ký ông ghi một cách tiếc hận: «Chúng tôi phải tiến hành... để chứng tỏ bản tối hậuthư thật sự có cái nghĩa như nó nói». Stimson viết thêm "bom nguyên tử quả là thứ vũ khí thích ứng bậc nhất», khi được đem dùng vào việc này.
Tổng thống Truman chủ trương dành cho Nhật vài ngày để trả lời yêu sách đầu hàng vô điều kiện. Thời hạn vài ngày đó đã gần hết.
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 6 : Thằng Nhỏ
Ngày 4 tháng Tám, bảy mươi quân nhân thuộc không đoàn 509 căn cứ ở Tinian xếp hàng đi vào phòng thuyết trình và ngồi coi một phim chiếu bóng. Bảy phi đội nhìn thấy trên màn ảnh một khói lửa khổng lồ từ vùng sa mạc ởNew Mexico bốc vọt lên, và biến đêm tối thành ngày. Trong sự kinh hoàng, họ hiểu ngay: từ bao lâu nay họ được huấn luyện để dùng vào việc này. Cuốn phim lời tất cả những thắc mắc, những câu hỏi của họ.
N
Thiếu Tá Parsons lên tiếng trình bày về thứ vũ khí mới này. Ông tránh dùng đến tiếng nguyên tử và chỉ nói thứ bom đó nổ trên không trung, khả năng phá hoại của nó không thể biết rõ, phi cơ đi thả nó hay đi yểm trợ, phải chạy cho xa đám mây do bom nổ phát ra. Khi Parsons nhắc đến danh từ, « phóng xạ » một số thính giả hơi tái mặt vì họ nghĩ ngay đến sự tuyệt tự. Kế đó Đại Tá Tibbets trình bày về kỹ thuật thực hiện phi cụ thứ nhất. Ông nói về những chương trình cấp cứu, thời khóa biểu cất cánh, lộ trình và nhiều phương diện khác của phi vụ.
Bước ra khỏi phòng họp cả bảy phi đội hiểu rằng: những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một biến cố cực kỳ quan trọng đối với lịch sử loài người.
Ngày chủ nhật 5 tháng Tám những nhà khoa học bắt đầu gói bọc «Thằng Nhỏ» lại để đưa nó đi Hiroshima.
«Thằng Nhỏ» là tiếng dùng để chỉ trái bom nguyên tử Uranium. Thoạt đầu trái bom này dược gọi là «Ông Cao», ám chỉ Roosevelt, đối lại với trái
https://thuviensach.vn
bom nguyên tử Plutonium được gọi là «Ông Mập» ám chỉ Churchill. Nhưng sau sợ bên địch nghe lén và hiểu được, nên người ta đổi tên«Ông Cao» thành tên «Thằng Nhỏ».
«Thằng Nhỏ» bây giờ là hai khối tượng chất kim khí giết người U-235 đặt ở hai đầu một chiếc vỏ hình ống. Ngòi nổ được đặt ở một đầu hình ống sẽ nổ theo hiệu lệnh,và khi đó nó sẽ đẩy hai khối lượng U-235 đập vào nhau và biến nhiệt độ ở Hiroshima ngang với nhiệt độ trên mặt trời. Tất cả những tính toán đó đều thành hình ở Los Alamos bởi những đầu óc bình thường chỉ biết theo đuổi những những mục đích hòa bình.
Ngày 6 tháng Tám Đại Tá Tibbets lái chiếc Enola Gay mở đường đi Nhật Bản, với«Thằng Nhỏ»được đặt trong khoang chứa bom. Thiếu Tá Sweeney cùng với phi đoàn 15 lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» trong đó mang nhiều dụng cụ khoa học, và ba nhà khoa học. Trung Tá George Marquard lái chiếc thứ ba trên có mang máy chụp hình, quay phim. Chiếc B. 29 này mang «số 91».
Vào lúc 7 giờ 50 sáng, trong ánh bình minh chói lọi họ nhìn thấy rõ ràng bờ biển Nhật Bản. Eatherley lái chiếc máy bay tiền thám thời tiết trên vùng trời mục tiêu, điện về phía sau báo tin: điều kiện thời tiết tuyệt hảo.
Đại Tá Tibbets gọi Sweeney: «Chuck, Hiroshima đó».
Ba chiếc E-29 hướng về cứ điểm trên không trung,để rồi từ đấy bay thẳng tới mục tiêu. Phía dưới, đảo Shikoku hiện lên mầu xanh thẫm. Trời nhễ nhại ánh nắng, chỉ có một vài cụm mây trắng lững lờ trôi.
Vùng bờ biển Honshu hiện ra, Tibbets tới điểm cách mục tiêu 60 dậm rồi quay về hướng Tây, rồi Hiroshima trần trụi và ngoạn mục. Sweeney có thể nhận ra tòa lâu đài cổở trung tâm thành phố, nay được dùng làm nơi đặt bộ tư lệnh địa phương.
https://thuviensach.vn
Phi đoàn trên chiếc «Đại Nghệ Sĩ» nhắc phi công Beahan phải lập tức kêu lên khi trông thấy chiếc B. 29 Enola Gay trút «Thằng Nhỏ» xuống.
Đúng 8 giờ 15 phút 17 giây, Beahan kêu:"Bom rơi!». Lập tức Sweeney lái ngược phi cơ theo hướng 60 độ, và Beahan thả dù những dụng cụ khoa học để đo cường độ sức bom nổ.
«Thằng Nhỏ» là một khối hình trái cam mầu đen, nặng chừng năm tấn. Nó rơi xuống đầu 255.000 dân Hiroshima. Ở một độ cao chừng 650 thước cách mặt đất bộ phận ngòi nổ gồm chừng mười ký Anh chất nổ đặc biệt phát nổ, đầy hai khối U-235 đập vào nhau. Trái bom nguyên tử nổ với sức mạnh tương đương 13.500 tấn chất nổ TNT.
Trong khoang chiếc B. 29 ánh sáng chợt loé lên đến mực khiến cho Tibbets chói mắt, và Parsons bật ngửa người.
Trong buồng tối của chiếc «Đại Nghệ Sĩ» ba nhà khoa học chăm chú theo dõi những đường sáng chặn lằng nhằng trên một tấm phim, báo hiệu cả một thành phố đang chết. Tại viện đại học hải quân Nhật ở đảo Ela Jima cách Hiroshima 60 dậm về phía Đông Nam, các sinh viên trong lớp nghe thấy một tiếng sấm bất thường và thấy một luồng hơi nóng bất thường phủ vào mặt họ qua cửa sổ. Ba chiếc B. 29 tức tốc chạy khỏi cảnh tàn phá. Lúc nào cũng nơm nớp sợ «Thằng Nhỏ» nên Beahan quên cho chạy máy thâu thanh, để thâu lại và để lại cho hậu thế, những lời bình luận của bọn người đầu tiên thực hiện phi vụ dội bom nguyên tử. Chiếc máy bay quay phim của Marquard chụp được đám mây cháy, trong khi phi đoàn chỉ nhìn thấy có khói. Ở dưới mặt đất trên 61.000 nhân mạng đã chết hay sắp chết, và còn chết nữa.Trung Tá Ferebee thả «Thằng Nhỏ» cách điểm đã định trước chừng gang tấc, và chậm hơn giờ đã định trước 17 giây đồng hồ. Phi vụ đầu tiên dội bom nguyên tử được thi hành toàn hảo. Không có một trục trặc nào xảy ra. Cách xa một nửa thế giới Tổng Thống Truman nhận được tin trong khi Ông đang dùng bữa ăn trên tuần dương hạm Augusta, trên đường từ Potsdam về nước. Một phụtá trao cho Truman bức điện tín:
https://thuviensach.vn
«Bom lớn dội Hiroshima 5 tháng Tám, 7 giờ 15.chiều, giờ Hoa Thịnh Đốn. Báo cáo đầu tiên cho biết thành công hoàn toàn.Thành cônghơn cả lần thử ».
Truman xúc động mạnh ra lệnh cho chiếc Augusta gấp rút vượt Đại Tây Dương. Đông Kinh cũng có phản ứng:
6 tháng Tám 1945 - 17 giờ.
Người gởi: TOGO
Người nhận: SATO
«Có tin Staline và Molotov hôm nay về tới Mạc Tư Khoa. Yêu cầu tiếp xúc ngay với Molotov theo chiều hướng hành động đã định, vàxin Molotov trả lời càng sớm càng hay».
Ngày hôm sau 7 tháng Tám 15 giờ 10, không đợi phúc đáp của Sato, Togo lại gửi một bức điện văn nữa cho Đại sứ Sato:
«Tinh hình cực kỳ khẩn trương. Chúng ta cần biết rõ thái độ của Nga Sô càng sớm cànghay. Yêu cầu tăng cường nỗ lực để có được câu trả lời ngay của Nga Sô». Mấy tiếng đồng hồ sau Đại sứ Sato trả lời Đông Kinh:
«Ngay khi Molotov về tới Mạc Tư Khoa, tôi yêu cầu được gặp. Tôi còn yêu cầu cả Lozooskyphụ lực cho việc này. Ngày 7, Molotov báo cho tôi biết Ông sẽ tiếp tôi 17 giờ ngày mai, 8 tháng Tám ». Molotov giữ lời hứa. Đúng 5 giờ chiều ngày 8 tháng Tám, Molotov tiếp kiến Đại Sứ Sato, và báo tin Nga Sô tuyên chiến với Nhật.
Đêm hôm đó tại một căn phòng thuộc bộ tư lệnh Hiến Binh ở Osaka, hai sĩ quan Nhật đứng trước mặt một phi công Hoa Kỳ là Trung Úy Không quân McDilda. Bị bắn rơi trong một phi vụ tấn công trong ngày, McDilda được vớt khỏi mặt nước. Và đưa lên bộ. Lính Nhật sau khi bịt mắt y, dẫn y
https://thuviensach.vn
đi qua đường phố, với đám thường dân đi theo sau, thỉnh thoảng lại xông tới đấm đá y. Mình mẩy thâm tím, chảy máu, y được dẫn tới đây để cho sĩ quan Nhật thẩm vấn. Trước những câu hỏi về căn cứ Iwo Jama về chi tiết chiếc phóng pháo cơ y lái, y chuyên môn khai man.
McDilda bị cật vấn trong nhiều tiếng đồng hồ liền thỉnh thoảng lại bị ăn đòn. Rồi vẫn những câu hỏi đó lại được hỏi lại, McDilda khai có chừng 300 phi cơ đặt căn cứ ở Iwo Jama. Sĩ quan Nhật trình bày những bức hình cho thấy chỉ có chừng 150 phi cơ căn cứ ở Iwo Jama. Khai man bắt quả tang, nên McDilda lại dược tặng thêm một vài đòn nữa. Rồi một sĩ quan Nhật yêu cầu McDilda cung khai tất cả những gì y biết về trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima hai hôm trước. McDilda cam đoan tuyệt đối y không biết gì về thứ bom đó. Sĩ quan Nhật đời nào chịu bỏ đề tài bom nguyên tử. Nhưng viên phi công Hoa Kỳ một mực trả lời: y không biết gì cả. Vào lúc nửa đêm cửa phòng mở, và một viên Tướng Nhật bước vào, ông này cũng đòi cho bằng được trung úy McDilda phải cung khai về bom nguyên tử. Thấy McDilda không khai, viên Tướng Nhật liền rút gươm khỏi vỏ đưa ngược mũi gươm lên mặt phi công Hoa Kỳ, và thích vào vết thương trên môi y. Một giòng máu chảy xuống cằm, xuống bộ đồ phi công của McDilda. Viên tướng Nhật hét:«Nếu mi không khai chính tay tao sẽ chém bay đầu mi». Nói rồi ông chậm rãi bước ra khỏi phòng. Trung úy McDilda không biết nói gì bây giờ để khỏi bị mất đầu. Y chợt nhớ có lần nghe nói về chuyện phân nguyên tử thành điện âm và diện dương. Thế là McDilda vừa nghĩ vừa lắp bắp trình bày cái thuyết riêng của y về bom nguyên tử.
Sĩ quan thẩm vấn yêu cầu y khai nữa, y nói thêm: «Trái bom nguyên tử dài chừng 36 bộ, rộng chừng 21 bộ».
Nhật hỏi: «Mi có biết mục tiêu sau này của bom nguyên tử là nơi nào không?».
Sau một phút suy nghĩ rồi Mc. Dilda chọn hai thành phố mục tiêu nếu bị san bằng sẽ làm cho Nhật mất hết tinh thần chiến đấu. Y trả lời: «Tôi tin là
https://thuviensach.vn
Kyoto và Đông Kinh. Chỉ trong vài ngày nữa là Hoa Kỳ sẽ dội bom nguyên tử xuống Đông Kinh».
Viên sĩ quan Nhật bị xúc động mạnh và đòi hỏi thêm chi tiết nhưng McDilđa quả thực đã hết ý kiến, và từ lúc này lại phải trở lại những lời khai man lúc đầu.
Một sĩ quan khác lặng lẽ rời phòng thẩm vấn gọi điện thoại cho Bộ tư lệnh hiến binh ở Đông Kinh.
Rồi cuộc thẩm vấn lại được tiếp tục với hai sĩ quan Nhật phập phồng lo sợ cho số phận của thủ đô Đông Kinh.
https://thuviensach.vn
ĐẾ QUỐC NHẬT GIÃY CHẾT
William Craig
www.dtv-ebook.com
Chương 7 : Hung Thần
Quá trưa ngày 8 tháng Tám, Thiếu tá Sweeney lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» vượt Thái Bình Dương và thả một trái bom đặc biệt xuống biển. Trái bom này gồm có tất cả những bộ phận của «Anh Mập» ngoại trừ chất nổ plutonium, những bộ phận đó đều điều hành tuyệt hảo. Khi trái bom nguyên tử plutonium đầu tiên được đem ra thử tháng trước tại sa mạc ở New Mexico thì nó được đặt trên một cây tháp cao. Với lối thử đó bom không có những bộ phận máy móc mà nó cần đến khi được máy bay từ trên cao thả xuống, để tàn phá một mục tiêu. Trung tá hải quân Ashworth cũng có mặt trên chiếc «Đại Nghệ Sĩ» với Sweeney rất vui mừng về sự thành công của kỹ thuật Hoa Kỳ. Họ cũng được biết chỉ trong vòng 24 giờ là «Anh Mập» sẽ được thả xuống Nhật Bản. Khi chiếc «Đại Nghệ Sĩ» hạ cánh xuống Tinian, phi đoàn 15 được lệnh cất cánh vào ngày mai. Báo cáo về thời tiết cho biết sau ngày 9 tháng Tám thời tiết Nhật Bản sẽ lâm tình trạng bất định trong năm ngày, vì lẽ đó ngày mai là «Anh Mập» phải lên đường.
Q
Đô đốc Purnell và tướng Groves thường thảo luận về sự cần thiết phải ném ngay trái bom nguyên tử thứ hai sau trái thứ nhất, có thế mới khiến cho Nhật sợ và tin Hoa Kỳ đang sản xuất hàng loạt bom nguyên tử. Chính Purnell là người đầu tiên đã nói lên rằng: phải hai trái bom nguyên tử mới chấm dứt được chiến tranh. Groves tăng cường sự tin tưởng đó và ra lệnh thả bom nguyên tử xuống «hai thành phố được chỉ định trên đường từ Potsdam về nước». Trừ trường hợp có phản lệnh của Hoa Thịnh Đốn, giới quân sự có thẩm quyền ở Tinian tiến hành mọi việc như đã định.
https://thuviensach.vn
Trong khi Sweeney trò chuyện với phi đoàn của ông thì các nhà khoa học hoàn tất công việc lắp các bộ phận cho «Anh Mập» thành hình. Trước khi họ đưa chất plutonium vào vỏ bom, tướng Farrell cầm trên tay thử kim loại mầu xám thẫm đó, và cảm thấy hơi nong nóng. Thật khó tin cái chất không có gì lạ đó lại có thể san bằng cả một thành phố lớn.
Vào lúc 11 giờ đêm. Không đoàn 509 dự buổi thuyết trình để nhận những chỉ thị cuối cùng. Trong phòng họp có treo một bức bản đồghi rõ mục tiêu là thành phố Kokura ở phía Bắc đảo Kyushu. Mục tiêu thay thế là thành phố Nagasaki ở về phía Tây cũng ở tại đảo Kyushu.
Đại tá Tibbets trình bày rằng «Anh Mập» này khác hẳn «Thằng Nhỏ» ở Hiroshima và tối tân hơn nhiều. Hoa Thịnh Đốn theo dõi kỹ phi vụ này, nên ông đặc biệt yêu cầu các phi đoàn phải gắng hết sức, và ông chúc họ được may mắn. Ba chiếc B. 29 cùng bay đi mục tiêu, với Swee-ney lái chiếc Bock's car chở «Anh Mập», Bock lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» chở dụng cụ khoa học, và Hopkin lái chiếc... chở máy quay phim và mấy nhà khoa học.
Phi đội 15 của Sweeney được tăng cường thêm ba sĩ quan là trung tá Ashworth đặc trách về «Anh Mập» với Thiếu úy Barnes làm phụ tá, và trung úyBeser, một chuyên viên điện tử phụ trách chống lại mọi kỹ thuật của địch nhằm làm cho «Anh Mập» nổ ngoài mục tiêu. Chuyên viên thời tiết cho biết một trận báo đang lảng vảng ngoài khơi Iwo Jama. Ba chiếc B. 29 vì thế phải cùng hẹn nhau ở vùng trời cù lao Yakoshima, phía nam Kyushu, mười lăm phút trước giờ quyết định. Hai phi cơ thời tiết vào giờ đó sẽ cho biết những điều kiện ở trên hai thành phố mục tiêu, và ba chiếc B. 29 sẽ căn cứ vào tin tức của hai chiếc phi cơ này để quyết định: mục tiêu Kyushu hoặc mục tiêu Nagasaki. Ashworth và Beahan nhận được lệnh: tuyệt đối không được thả bom nếu chính mắt mình không nhìn thấy rõ cứ điểm ở thành phố bịlựa chọn làm mục tiêu dội bom. Hoa Thịnh Đốn đặc biệt nhấn mạnh đến đòi hỏi này để bảo đảm hiệu năng tối đa của trái bom nguyên tử.
https://thuviensach.vn
Vị trí những đơn vị cấp cứu được trình bày rõ ràng. Bốn chiếc B. 29 bay lảng vảng ngoài khơi để hướng dẫn phi cơ chẳng may lâm nạn biết chỗ nằm những tiềm thủy đĩnh có nhiệm vụ sẵn sàng vớt phi công rớt xuống biển. Những chiếc B. 29 còn chở theo dụng cụ cấp cứu đế thả xuống cho những phi cơ bị rớt xuống mặt đất. Nhân viên tình báo tỏ ý lo ngại vì không nắm vững được tình trạng phòngkhông của địch ở vùng đảo Kyushu. Từ ngày xảy ra vụ Hiroshima chưa ai có thể biết trước: địch sẽ phản ứng ra sao đối với những phi vụ đột nhập vào trung tâm lãnh thổ của họ. Rất có thể Nhật đã bố trí đầy đủ để nghênh tiếp phi đội 15 của Sweeney. Chiếc B. 29 mang số 77 được phi đội 15 gọi làBock's Car đậu giữa ba mươi ngọnđèn pha. Nó chở trong bụng «Anh Mập» dài chừng ba thước rưỡi, đường kính chừng một thước bảy. Trong vỏ «Anh mập» những mảng Plutonium được xếp đặt rất cẩn thận. Khi chúng đập vào nhau dưới một sức mạnh cần và đủ, chúng sẽ phát nổ để phá sập một thành Nhật Bản. Trên chiếc «Đại Nghệ Sĩ» ba chiếc hình ống mang dụng cụ đo sức nổ đã được đặt trong khoang chứa bom. Bên ngoài mỗi chiếc ống đó có buộc một phong thư của nhà khoa họcAlvarez.
Trước đây Alvarez và hai nhà khoa họcnữa tên là Morrison và Serber đều cùng có mặt ở Tinian, có dịp cùng làm việc với nhà vật lý học Nhật Bản tên là Sagane, tại trường đại học California. Giả thiết rằng Sagane, một chuyên viên nguyên tử sẽ có đủ thẩm quyền để giải thích cho nhà cầm quyền Nhật được biết rõ về sự thật ghê hồn ở Hiroshima, Alvarez viết cho Sagane bức thư như sau:
Tổng Hành Doanh
Bộ Chỉ huy bom nguyên tử
9 tháng Tám, 1945
Người nhận: Giáosư Sagane
https://thuviensach.vn
Người gửi: Ba đồng nghiệp của ông trong thời gian ông ở Hoa Kỳ.
«Chúng tôi gửi ông bức thư riêng này để kêu gọi ông, với tư cách là một nhà bác học nguyên tử ông trình bầy cho bộ tổng tham mưu Nhật hiểu rằng: nếu Nhật tiếp tục cuộc chiến thì dân Nhật sẽ phải chịu những hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Đã từ lâu ông biết rằng người ta có thể chế tạo được bom nguyên tử miễn là có đầy đủ những phương tiện cần thiết. Bây giờ ông thấy rõ Hoa Kỳ đã xây dựng được ngành kỹ nghệ chế tạo bom nguyên tử. Ông hẳn đoán được rằng ngành kỹ nghệ đó hoạt động hai bốn trên hai bốn, và sản xuất được bao nhiêu, đất nước ông sẽ bị tàn phá bấy nhiêu. Trong vòng ba tuần lễ, Hoa Kỳ đã thử một trái ở sa mạc, cho nổ một trái ở Hiroshima, và thả trái thứ ba vào ngày hôm nay. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu ông xác nhận những sự thật đó với các nhà lãnh đạo Nhật, và làm hết sức mình nhằm chấm dứt cuộc tàn sát và tàn phá đang đe dọa tất cả mọi đô thị Nhật nếu Nhật tiếp tục cuộc chiến. Với tư cách là các nhà khoa học chúng tôi rất phàn nàn cho sự khám phá tuyệt vời này bị sử dụng vào mục đích chiến tranh. Tuy nhiên chúng tô icó thể cam đoan với ông rằng: trừ phi Nhật Bản đầu hàng ngay lập tức, trận mưa nguyên tử trên đất Nhật sẽ điên cuồng tăng lên gấp bội».
Bức thư không ký tên. Cất cánh vào lúc 1 giờ 56 phút sáng, giờ Nhật Bản, đến 2 giờ 32 chiếc Bock's Car đã vọt lên tại độ cao gần ba cây sổ và an toàn bay trên từng mây. Phi đội trưởng Sweeney nhường tay lái cho Albury để ngủ một lúc. Trung tá Ashworth và phụ tá của ông là trung úy Barnes hí
hoáy trên một chiếc hộp nhỏ màu đen.Ashworth trong phi vụ này là người chịu trách nhiệm về «Anh Mập». Chính tướng Groves tổng chỉ huy Dự Án Manhattan đã đích thân tiến cử Ashworth có nhiệm vụ «trông nom mọi phương tiện trái bom cho đến lúc thả nó xuống mục tiêu». Ngoài ra Ashworth còn phải chịu trách nhiệm về «những quyết định liên quan đến chiến thuật sử dụng trái bom này». Như vậy tức là Ashworth và Sweeney
https://thuviensach.vn
cùng nhau chỉ huy phi vụ của chiếc Bock's Car. Họ sẽ thảo luận với nhau mọi khó khăn có thể xẩy ra một cách bất ngờ. Trong trường hợp bất đồng ý kiến, thì Ashworth có quyền quyết định cuối cùng.
5 giờ 4 phút Bock's Car bay tói phía Tây đảo Iwo Jama. Tại đây một chiếc B. 29 đã sẵn sàng đem «Anh Mập» đi Nhật, trong trường hợp chiếc Bock's Car bị trục trặc cần đến một phi cơ khác thay thế. Nhưng trường hợp đó đã không xẩy ra và «Anh Mập» vẫn từ từ vượt lên độ cao khoảng 10 cây số. 7 giờ 45, trời sạch mây, một phi công chỉ một hòn đảo nhỏ nằm phía dưới. Đó là Yakoshima, cứ điểm gặp nhau của ba chiếc B. 29 tham dự phi vụ dội bom nguyên tử. Gần đó hai chiếc B. 29 và hai tiềm thủy đĩnh, một đơn vị thuộc lực lượng cấp cứu đã sẵn sàng để chờ hoạt động.
Mấy phút sau phi đội 15 nhận được tín hiệu của phi cơ thời tiết cho biết những điều kiện tốt đẹp ở mục tiêu Nagasaki. Sweeney mỉm cười khoái chí vì trước đó ông cũng đã nhận được những tin tức tương tự về mục tiêu Kokura. Tình hình thời tiết ở Nhật Bản hôm đó đẹp. Sweeney lái chiếc B. 29 hướng về phía Tây Nam mỏm Yakoshima. 8 giờ 9 phút,. chiếc Bock's Car hội ngộ với chiếc «Đại Nghệ Sĩ». Trong chiếc này chỉ huy trưởng Fred Bock chuyện gẫu với một người nhỏ thó, mái tóc ngả mầu, đó là Laurence, đặc phái viên của tờ Nữu Ước Thời Báo lần đầu tiên ra tiền tuyến. Laurence là ký giả độc nhất được phép có mặt trong phi vụ này để làm cái công việc tường thuật vụ dội bom lịch sử. Bài của anh rồi đây sẽ được đăng tải trên hầu hết các báothế giới. Mấy tuần lễ trước Laurence cũng là ký giả độc nhất được dự vụ thử bom ở sa mạc New Mexico, và chứng kiến giây phút mở đầu kỷ nguyên mệnh danh kỷ nguyên nguyên tử. Bây giờ đây Laurence có mặt ở khoang trước chiếc B.29 đang trên đường tiến vào nội địa địch. Nhìn thấy chiếc Bock's Car phía trước, Laurence mặc bộ áo tránh đạn và thắt dây lưng cấp cứu. Hai chiếc B. 29 cùng lượn theo hướng Tây Nam Yakoshima trong sự chờ đợi chiếc B. 29 chở máy camera của thiếu tá Hopkim tới hội ngộ. Nhiều phút trôi qua, và nhiệt độ trong chiếc Bock's Car vọt lên khác thường.
https://thuviensach.vn
Trong khi đó chiếc phi cơ caméra của thiếu tá Hopkim thực sự đã có mặt ở nơi này, nhưng ở một độ cao hơn và xa hơn nên không nhận ra nhau.
Thiếu tá Sweeney rất lo lắng về chiếc máy bay caméra cần thiết để ghi nhận «Anh Mập» nổ. Hơn nữa chiếc này còn chở hai nhà khoa học Anh đóng vai quan sát viên của chính phủ Hoàng gia. Sweeney bay lòng vòng, sau bốn mươi phút chờ đợi vô ích đành phải bỏ cuộc, ông lắc cánh ra hiệu cho chiếc «Đại Nghệ Sĩ»đi theo, rồi cùng trực chỉ mục tiêu ưu tiên là thành phố Kokura đang trầm mình dưới ánh nắng hè.Máy ra đa trên chiếc Bock's Car báo hiệu mục tiêu Kokura, trước khi phi đội 15 nhận ra. Khoang chứa bom mở cửa rồi một tín hiệu nổi lên báo cho phi đội biết «Anh Mập» sẵn sàng lao mình xuống đất. Nhân viên phi đội lấy kính đặc biệt đeo để bảo vệ mắt chống lại ánh sáng chói lòa khi bom nổ. Cứ điểm của Ashworth là một xưởng máy khổng lồ sản xuất vũ khí cho quân lực Nhật. Tuy đã trông thấy rõ thành phố Kokura nhưng ông vẫn không nhận ra xưởng máy đó ở chỗ nào. Ông trông thấy giòng sông chẩy, đường phố và những tòa buyn đinh, nhưng vẫn không thấy xưởng máy đâu. Một làn mây khói nào đó đã che mất cái điểm mà phi đội 15 đang cần nhận diện. Beahan hét lên: «Khoan thả» Sweeney báo cho phi đoàn:«Nghỉ một chút. Chúng ta bay vòng lần nữa». Chiếc B. 29 lại tiến sát Kokura theo một góc cạnh khác. Một vài nhân viên phi đội lo lắng về những cỗ súng phòng không địch bố trí phía dưới. Đây là khu thuộc vùng được phòng thủ kiên cố nhất của địch. Bock's Car lao thẳng đến mục tiêu, khoang bom mở cửa, tín hiệu nổi lên, «Anh Mập» đã sẵn sàng. Thành phố Kokura trôi phía dưới con sông bên cơ xưởng vũ khí hiện ra rất rõ, nhưng cơ xưởng này vẫn không nhìn thấy dân cư.«Khoan thả» Beahan làm theo lệnh. Ông vẫn chưa nhìn thấy cái cơ xưởng làm cứ điểm, nên ông bắt buộc phải tạm để «Anh Mập» lại đó. Trong khi chiếc máy bay một lần nữa lại từ một góc cạnh mới tiến đến mục tiêu thì phi đội trông thấy cả đến bãi thể thao của thành phố ở gần cơ xưởng vũ khí. Nhưng bãi thể thao vẫn không phải là cơ xưởng nên Beahan đòi tìm kiếm nữa cho kỳ thấy cứ điểm của mục tiêu. Kuharek vô cùng lo lắng đến dự trữ nhiên liệu. Sự trì hoãn ở Yakoshima và sự trì hoãn ở Kokura lúc này đã tạo nên
https://thuviensach.vn
một tình trạng nguy hiểm, Kuharek biết chiếc Bock's Car hết hy vọng trở về đến Iwo Jama. Buckley nêu ý kiến: nên rút khỏi nơi này và trực chỉ mục tiêu thay thế là Nagasaki. Spitzer bảo im miệng, vì đang nghĩ đến hệ thống phòng không của địch đặt quanh Yawata. Vào lúc đó những khẩu súng ở chỗ này quả đang bám sát chiếc Bock's Car để ước lượng độ cao và tốc lực của nó. Chiếc B.29 bay lòng vòng quálâu. Trên đường phố Kokura, dân chúng Nhật ngưng hoạt động để nhìn theo. Họ lấy làm lạ về tác phong bất thường của phi cơ địch. Rồi súng phòng không bắn lên, và dân chúng Kokura kéo nhau xuống hầm trú ẩn. Trong khi Sweeney lái chiếc B. 29 vượt qua mục tiêu lần thứ ba, Beahan một lần nữa lại chăm chú đến phần vụ của mình. Vừa nghe tín hiệu báo «Anh Mập» đã sẵn sàng, Beahan vừa tìm kiếm cơ xưởng vũ khí ở Kokura. Beser quan sát kỹ bằng tần số nhận ra những dấu kiệu hoạt động của địch. Gallaghu kêu lên: «Thả đại đi rồi còn chạy!». Beahan nhìn thấy con sông và đường phố trôi phía dưới nhưng vẫn không thấy cơ xưởng đó ở chỗ nào. Dehart gọi Sweeney: «Thiếu Tá! Địch bắn lên!». Chưa đầy phút sau: «Thiếu Tá! Đạn địch bắn rất sát». Rồi Dehart kêu: «Thiếu tá! Địch bắn chút nữa trúng đuôi, mỗi lúc một gần». Sweeney trả lời: «Mặc kệ nó. Chúng ta đi thả bom mà!». Một lần nữa, Beahan hét: «Khoan thả!». Ngay lúc đó Dehart cũng báo cho Sweeney: «Chiến đấu cơ địch phía dưới! Chúng đang tới!» Rồi Kuharek báo cho Sweeney: «Nhiên liệu cạn».
Trong chiếc B. 29 theo sau ký giả của tờ Nữu ước Thời Báo nhận thấy những chấm đen bên cạnh những cụm mây. Là người lần đầu ra tiền tuyến,ký giả Laurence tưởng những chấm đen đó là mây. Ít ra có tới mười lăm phát đạn phòng không nổ quanh hai chiếc B.29, Laurence mới biết hệ thống phòng không của địch đã bắt đầu tiếp chiến. Mẳt ông dán vào quyển sổ trong đó ông ghi những nhận xét về phi vụ dội bom nguyên tử. Rồi đột nhiên ông đi về phía trung sĩ Ralph Curry và nói:«Anh giữ lấy quyển sổ này. Nếu tôi có sao, anh đưa giúp tôi cho sĩ quan đầu tiên anh gặp, khi anh trở về căn cử.» Sau những lời trấn an vô hiệu của trung sĩCurry, Laurence lại nói: «Nếu chúng ta cùng rớt xuống biển thì chắc anh có hy vọng thoát
https://thuviensach.vn
chết hơn tôi. Anh cầm lấy quyền sổ và nói giúp tôi với viên sĩ quan này: đây là bài báo cuối cùng của ký giả Laurence?» Trung sĩ Curry cầm lấy cuốn sổ. Laurence ngồi nhòm những chấm đen xuất hiện ngoài trời và lớn tiếng nguyền rủa số phận đang muốn chơi ông một vố đau, không để cho ông có dịp viết một bài tường thuật lừng danh thế giới.
Trong chiếc Bock's Car, Thiếu tá Sweeney định thần lại. Sau khi thảo luận với Beahan và Alltworth ông biết rằng: chỉ có điên mới lưu lại thêm ở chốn này. Nhiều chiến đấu cơ địch đang vọt lên tầm cao của B. 29 để tác chiến, trong khi đạn phòng không địch nổ mỗi phút một gần hơn. Sweeney trao cánh ra hiệu cho chiếc «Đại Nghệ Sĩ », rồi rút khỏi Kokura với «Anh Mập» còn nguyên con trong bụng. Khi hai chiếc B.29 đã rời khỏi vùng mục tiêu, chiếc «Đại Nghệ Sĩ» đi lệch đường, Sweeney hỏi: «Thiếu tá Bock đâu rồi?». Vì bộ phận vô tuyến bị vặn lầm nên câu hỏi đó biến thành làn sóng tràn ra ngoài trời. Rồi đột nhiên phi đội 15 nghe thấy tiếng Hopkim qua máy vô tuyến: «Sweeney, anh ở đâu?». Sweeney không dám trả lời vì sợ địch biết rõ tung tích. Anh khóa bộ phận vô thứ ba bị lạc đường. Sweeney lúc đó còn có nhiều mới lạ khác. Nghe Kuharek đọc con số nhiên liệu, ông phải kêu lên: «Lạy chúa tôi!» ông loan báo quyết định vưọt qua hàng rào phòng không Yawata tiến đánh Nagasaki. Điều kiện nhiên liệu không cho phép đi đường vòng. Ashworth tán thành quyết định của Sweeney và đầu óc ông bắt đầu tiên liệu trường hợp chiếc Bock's Car lại gặp xui xẻo ở Nagasaki. Ông thoáng có ý nghĩ thả «Anh Mập» xuống Đông Kinh. Tại Tinian người ta thường bàn đến trường hợp dội bom nguyên tử xuống Đông Kinh để hoàn tất công cuộc phá trụi thành phố này, và cho đi đời luôn cả chính phủ Nhật lẫn Nhật Hoàng. Dám tự tiện làm việc đó, chỉ riêng có ý nghĩ đó khiến cho ông rùng mình. Hơn nữa tình trạng nhiên liệu có lẽ không đủ cho máy hay đi đánh Đông Kinh. «Anh Mập» tiếp tục bay thẳng đường tới mục tiêu thứ hai.
Vào lúc đó một thành phố bị quyết định chết thay cho một thành phố khác, nhưng dân chúng Nagasaki vẫn nghĩ chiến cuộc đối vói họ còn là
https://thuviensach.vn
chuyện xa. Trời buổi sáng rất đẹp. Chừng 200.000 con người đang bắt đầu một ngày sống với công việc thường lệ. Lúc sớm tuy có báo động nhưng vào 8 giờ 30, sau một lát lảng vảng chiếc phi cơ thời tiết đã bỏ đi nơi khác.
Chín mươi phần trăm lực lượng lao động ở Nagasaki làm việc tại vùng thung lũng Urakami phía Tây Bắc thành phố, trong cơ xưởng của Công Ty Mitsubishi chuyên sản xuất vũ khí nặng cho quân lực Nhật. Vào ngày hôm đó, cơ xưởng vẫn sản xuất đều đặn tuy nguyên liệu khan hiếm. Công nhân biết tình hình chiến sự suy xụp nhưng họ vẫn hy vọng ở một phép lạ có thể tránh cho Nhật khỏi bị bại trận. Chương trình đã được hoạch định để đánh chặn cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ lên Kyushu. Toàn thể công dân đã nhận được lệnh phải chiến đấu ngoài đường phố, trên đồi núi, để bảo vệ tổ quốc.
Sáng hôm đó có một người ở Nagasaki lo nghĩ đến một vấn đề nghiêm trọng. Người đó là thị trưởng Nagano ngày hôm trước đã mở cuộc họp với các giới chức trong thành phố thảo luận về chuyện ghê hồn xảy ra ở Hiroshima. Khách danh dự của phiên họp là Nishioka là Giám đốc tờ báo địa phương Minyu. Thoát chết ở Hiroshima, Nishioka tới đây mang theo nhiều vết bỏng trên mình. Nishioka yêu cầu mọi người phải coi chừng bom nguyên tử và đề nghị một vài biện pháp phòng thủ thụ động cho dân chúng Nagasaki. Theo lời của Nishioka, thị trưởng Nagano sáng nay ngồi dự thảo một kế hoạch dự liệu sẽ được ban hành vào tuần lễ tới. Về phía tay mặt vùng kỹ nghệ Urakami, hàng trăm giáo dân đang dự lễ trong ngôi nhà thờ lớn nhất Viễn Đông. Nagasaki là trung tâm giáo hội La Mã ở Nhật. Sáng hôm nay thứ sáu họ tới xưng tội để sửa soạn cho ngày lễ Thăng Thiên của Thánh Mẫu. Tại trường đại học y khoa Nagasaki, bác sĩ Shirabe vừa mới giảng bài xong cho sinh viên.Ở nhà ga Urakami đồng hồ chỉ 10 giờ 55. Trong xưởng máy của công ty Mitsubishi, một công nhân đứng dưới chân cây nước lấy ống nhòm nhìn về phía Đông. Trong khi còi báo động nổi lên, qua mắt kính anh trông thấy một chiếc máy bay đang tiến về phía Nagasaki. Chiếc B. 29 chở «Anh Mập» gặp khó khăn lớn ở tình trạng nhiên liệu mỗi lúc một thêm nguy kịch, và có thể sau khi thi hành nhiệm vụ ở Nagasaki, nó
https://thuviensach.vn
không đủ sức lết về đến Okinawa. Trì hoãn thêm lúc này có nghĩa nó sẽ phải đáp bậy xuống đất Nhật, hay đâm cả «Anh Mập» xuống biển. Sweeney ra lệnh cho Spitzer mở bộ phận vô tuyến, liên lạc lực lượng cấp cứu phía nam Kyushu và yêu cầu chuẩn bị. Thần kinh phi đội 15 căng thẳng cực độ. Phi vụ này quả là một cơn ác mộng với nhiều chuyện xui xẻo: trước hết là vấn đề nhiên liệu, rồi thất lạc nhau,rồi mất cứ điểm mục tiêu Kokura.Toàn chuyện trục trặc.
Cơn ác mộng đó lại càng thêm dữ dội khi nó tới gần Nagasaki. Điều kiện tốt đẹp do phi cơ thời tiết cho tin vào lúc 7 giờ 48 đến lúc này đã thay đổi. Trong hơn ba tiếng đồng hồ qua một làn mây đã đi ngang qua biển Trung Hoa kéo tới che kín thành phố. Sweeney đặt vấn đề với Ashworth: «Chúng ta chỉ còn đủ nhiên liệu để bay qua Nagasaki một lần. Bay qua một lần thôi. Nếu bay thêm, chúng ta không lết về được đến Okinawa đâu! Thả «Anh Mập» bằng ra-đa anh tính sao?».Đó quả là vấn đề! Ashworth đã nhận được lệnh của Hoa Thịnh Đốn là chỉ thả «Anh Mập» khi chính mắt trông thấy cứ điểm của mục tiêu. Chính cái lệnh đó đã khiến cho Beahan ba lần không dám thả «Anh Mập» xuống Kokura. Bây giờ Sweeney đặt thành vấn đề cái việc mà Ashworth rấtlo sợ trở thành vấn đề tranh cãi giữa hai người trong tình thế căng thẳng này. Ashworth do dự, rồi cương quyết trả lời: «Không».
Sweeney thuyết phục: «Tôi cam đoan chúng ta chỉ lệch cứ điểm của mục tiêu chừng hai ba trăm thước thôi. Thế còn hơn là thả xuống biển. Tôi tin thả bằng ra đa cũng trúng lắm!». Đến lượt Van Pelt lo lắng vì nếu thả bom bằng ra-đa thì anh là người phải chịu trách nhiệm, và anh không chia sẻ sự tin tưởng đó của Sweeney. Ashworth biết ông có quyền quyết định cuối cùng, và nếu ông bác bỏ ý kiến của Sweeney thì là có triển vọng phi đội phải tống «Anh Mập» xuống biển. Mục tiêu Đông Kinh không thể được đặt thành vấn đề. Trong tầm bay lúc này không rõ mục tiêu nào xứng đáng với «Anh Mập» và cũng không được quyền quyết định mục tiêu. Thành phổ Nagasaki khởi đầu cũng đã được ghi vào danh sách mục tiêu nhưng sau bị
https://thuviensach.vn
gạt bỏ vì ở xa quá. Và lúc này nó cũng quá xa đối với chiếc Bock's Car đang bị khủng hoảng nhiên liệu. Alhworth nói: «Sweeney! Anh để tôi nghĩ một chút». Thả «Anh Mập» xuống biển có nghĩa biến Dự án Manhattan thành con số không. Đem nó về Okinawa là chuyện quá nguy hiếm vì sức nặng của nó làm cho nhiên liệu mau cạn». Vậy mà lúc nầy, ông vẫn có thể quyết định một cách rất giản dị, là cứ theo lệnh trên mà làm, và phản đối việc thả bom bằng ra-đa.
Alhworth cân nhắc. Biết làm thế này là trái lệnh trên nhưng ông vẫn bảo Sweeney: «Nếu không thả được bằng mắt nhìn thì nhất định phải thả «Anh Mập» bằng ra-đa».Ở giây phút đồng hồ đó, Nagasaki bắt đầu chết. Tại Tinian các giới chức mỗi lúc một thêm lo lắng. Không có một lời nào của Sweeney sau Kokura. Tướng Farrel ngồi ăn không yên, xong bữa ông nhận được điện tín từ chiếc B.29 chở máy quay phim, nhưng bị lạc đường. Bức điệntín đó hỏi về hiện trạng của chiếc Bock's Car. Tướng Farrell bật người như lò xo.
Van Pelt và Buckley điều chỉnh máy ra-đa. Họ yêu cầu Ashworth kiểm soát lại, và được Ashworth xác nhận đúng thành phố Nagasaki.
Thành phố này mang hình thù đặc biệt giống như chữ X. Hai nhánh trên là hai thung lũng đông dân cư với một rặng đồi có chỗ cao tới cây số. Hai nhánh dưới là khu thương mại, cư xá ở giữa là một hải cảng rất ngoạn mục. Theo chương trinh chiến lược, cứ điểm Zéro ở vào đông nam trung tâm chữ X, gần giữa thành phố, «Anh Mập» sẽ được thả xuống phía dưới một rặng đồi rồi từ đó reo rải tàn phá chết chóc trong vùng bình địa bao quanh hải cảng. Trong khi chiếc Bock's Car tới gần ngoại ô Nagasaki, làn mây bao phủ dường như đang tan. Van Pelt dán mắt vào máy ra-đa để hướng dẫn «Anh Mập» tới cứ điểm Zéro. Trước lúc thả bom ba mươi giây, không có gì thay đổi. Những bộ mặt đẫm mồ hôi cho biết sự chú ý cùng cực của phi đội trong công việc lái chiếc B. 29 khồng lồ sao cho trúng mục tiêu.Năm giây sau Beahan hét lên: «Thấy rồi». Làn mây chợt rẽ ra một lỗ hổng lớn, khiến
https://thuviensach.vn
cho Ashworth cất được gánh nặng phải quyết định sử dụng ra-đa, và khiến cho Van Pelt mất trách nhiệm hướng dẫn vụ thả bom. Phi cơ chuyển mạnh, cửa khoang chứa bom mở rộng, tín hiệu nổi lên báo «Anh Mập» sẵn sàng. Beahan nhìn thấy rõ ở điểm giao nhau giữa hai sợi tóc, bãi thể thao ở Tây
Bắc cứ điểm Zéro. Anh nhìn không chớp mắt, yêu cầu điều chỉnh về tay mặt. Rồi anh im lặng. Mấy giây sau, tiếng tín hiệu cũng im bặt. Bock’s Car dựng ngược lên trong khi«Anh Mập» lao xuống đất, và Beahan hét lên: «Bom rơi!», Sweeney quay máy bay về bên trái theo một góc thẳng, và toàn thân máy bay rên ầm ầm. Ở chíếc B.29 theo sau người ta cũng hét lên và Bock cũng lái theo đúng kiểu của Sweeney trong khi chùm dụng cụ khoa học có kèm theo bức thư gửi cho Sagane bật dù rơi xuống đất. Trái bom plutonium nổ đúng phía Đông Bắc bãi thể thao ở khu kỹ nghệ Urakami. Trong tiếng nổ long trời nó phát ra một sức nóng khủng khiếp và ánh sáng trắng xanh ánh sáng magnésium, rồi có một vùng ngập khói đặc. Ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo xập đổ, đè chết hết giáo dân, không còn một người sống sót. Nhà giam thành phố ở về phía Bắc nơi bom nổ, 118 người tù và gác tù vừa kịp trông thấy luồng ánh sáng xanh là đã chết.Đoàn xe hỏa không kịp tới nhà ga. Nó đứng sững lại với hầu hết hành khách không có dịp đứng dậy khỏi chỗ ngồi.
Khối núi lửa của trái bom mỗi giây một thêm mở rộng chiếm một vùng lớn. Hàng ngàn con người da thịt cháy xám đen, lết trên đường phố, miệng há hốc. Tại trường đại học y khoa, bác sĩ Shirabe nghe thấy tiếng máy bay, chạy ra khỏi văn phòng. Căn phòng đổ sập sau lưng ông. Khi hồi tỉnh, ông cùng với số ít người sống sót tìm chỗ đất cao để lánh nạn.Trên hoang tàn
của vùng Urami một cột khói ghê hồn vọt thẳng lên không trung, tỏa thành hình nấm. Như một hung thần sau bao kiếp bị giam cầm nay được tháo cũi sổ ***g, cột khói lửa đó quằn quại cuộn lên thượng tầng không khí vói một tốc độ khó đo lường. Dưới chân nó là một sự tàn phá chết chóc cực kỳ man rợ. Nó thay đổi hình thù từng chớp mắt, từ màu đỏ tía nó đổi thành mầu da
cam, mầu vàng ròng, màu trắng dịu. Rồi nó lại nổi lên một đầu nữa, nhô thẳng lên vòm trời. Hai phi đội trên chiếc Bock's Car và chiếc Đại Nghệ Sĩ
https://thuviensach.vn