🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Để lành bệnh tự nhiên Ebooks Nhóm Zalo Mục lục GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT: HỆ THỐNG LÀNH LẶN CHƯƠNG 1: KHỞI ĐẦU TỪ RỪNG RẬM CHƯƠNG 2: NGAY Ở VƯỜN SAU TÔI CHƯƠNG 3: CHỨNG NHẬN CHƯƠNG 4: SỰ BI QUAN VỀ Y KHOA CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG LÀNH LẶN CHƯƠNG 6: VAI TRÒ CỦA TÂM TRÍ TRONG CHUYỆN LÀNH LẶN CHƯƠNG 7: ĐẠO CỦA SỰ LÀNH LẶN PHẦN HAI: TẬN DỰNG TỐI ĐA HỆ THỐNG LÀNH LẶN CHƯƠNG 1: TẬN DỤNG TỐI ĐA HỆ THỐNG LÀNH LẶN: MỘT CÁCH NHÌN TỔNG QUÁT CHƯƠNG 2: ĂN UỐNG ĐỂ LÀNH LẶN CHƯƠNG 3: BẢO VỆ BẢN THÂN TỪ NHỮNG CHẤT ĐỘC CHƯƠNG 4: DÙNG THUỐC BỔ CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI CHƯƠNG 6: TÂM TRÍ VÀ SỨC KHỎE CHƯƠNG 7: CHƯƠNG TRÌNH 8 TUẦN ĐỂ TIẾN TỚI MỘT NĂNG LỰC TỐT NHẤT PHẦN THỨ BA: KHI BẠN ĐAU CHƯƠNG 1: LÀM NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG CHƯƠNG 2: XEM XÉT NHỮNG CÁCH CHỮA KHÁC CHƯƠNG 3: BẢY CHIẾN THUẬT ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA BỆNH NHÂN CHƯƠNG 4: SẮP XẾP PHÂN LOẠI BỆNH TẬT TỔNG QUÁT: NHỮNG BÍ MẬT CỦA MỘT NGƯỜI THỰC HÀNH THEO PHÁI NỮ THẦN SỨC KHỎE CHƯƠNG 5: BỆNH UNG THƯ NHƯ MỘT TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT (CANCER AS A SPECIALCASE) LỜI KẾT: NHỮNG TOA THUỐC DÀNH CHO XÃ HỘI PHỤ LỤC 1: MỘT GƯƠNG MẶT MỚI CỦA Y KHOA PHỤ LỤC 2: NHỮNG BÀI THUỐC NAM HAY GIỚI THIỆU Ebook miễn phí tại : www.SachMoi.net "Một người đàn ông có lá phổi đã bị bệnh ung thư tàn phá đến nỗi chỉ còn về nhà để chết. Sáu tháng sau, ông tái xuất hiện tại phòng mạch của Bác sĩ ông, bệnh ung thư mất biến hẳn. Một người đàn bà trẻ - bị bệnh đái đường và ghiền hút thuốc nặng - nằm mê man trong phòng cấp cứu sau khi bị cơn suy tim( heart attack). Bác sĩ của bà bực bội vì sự kiện nhịp đập tim của bà đã đập chậm một cách nhanh chóng và ông cảm thấy bất lực không cứu nổi bà. Nhưng rồi sáng hôm sau bà tỉnh táo và cất tiếng nói chuyện, đây là dấu hiệu rõ ràng là bà đang trên đường bình phục. Một bác sĩ giải phẫu óc nói với cha mẹ đang đau khổ của một đứa bé trai, vốn đang bị mê man sau một tai nạn xe gắn máy và bị thương nặng ở đầu, là đứa bé này sẽ không bao giờ hồi tỉnh. Đứa bé giờ này đã tỉnh táo bình thường. Những bác sĩ mà tôi biết đều có một hay hai mẫu chuyện loại này, những câu chuyện về chuyện lành lặn tự nhiên. Bạn có thể tìm thấy nhiều thêm những mẫu chuyện loại này nếu bạn cố tìm kiếm, cho đến bây giờ có rất nhiều nhà nghiên cứu y khoa đang làm chuyện này. Đối với một số Bác sĩ, chuyện xảy ra thì cũng là chuyện gẫu thôi, không coi trọng mà cũng chẳng thèm tìm hiểu, và cũng chẳng cần tìm kiếm đến tin tức về khả năng của cơ thể tự chữa lành lấy mình. Trong lúc đó, nền y khoa hiện đại đã trở nên quá đắt đỏ đến nổi nó làm cho nền kinh tế của những quốc gia phát triển phải trì trệ, mệt mỏi và một số đông dân số thế giới không thể với tay tới nó. Ở nhiều quốc gia có những chính trị gia cứ cãi nhau về cách làm sao để trả cho vấn đề chăm lo sức khỏe, mà cũng không biết đến một cuộc thảo luận có trình độ về bản chất của sự chăm lo sức khỏe vốn diễn tiến suốt lịch sử. Những Bác sĩ tin rằng sức khỏe cần sự can thiệp từ bên ngoài, cho dù loại này hay loại khác, trong lúc những người hỗ trợ cho sự vệ sinh tự nhiên vẫn duy trì ý tưởng là sức khỏe có được là do sống hài hòa vớt luật tự nhiên. Vào thời xa xưa ở Hy Lạp, những bác sĩ làm việc dưới sự chỉ đạo của thần Y Khoa Asklepios, nhưng những những người chữa lành tự nhiên (healers) lại chữa hết bệnh cho con gái của thần Asklepios là nữ thần Hygeia. Triết gia và cũng là người viết về Y khoa là René Dubos đã viết như sau: Đối với những người thờ phụng thần Hygeia, sức khỏe là sự thứ tự tự nhiên của mọi sự việc, đây là một sự đóng góp tích cực cho con người nếu họ biết điều động cuộc sống của họ một cách khôn ngoan. Theo họ, chức năng quan trọng nhất của Y khoa là khám phá và dạy dỗ những luật tự nhiên mà những luật tự nhiên này bảo đảm một tinh thần lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh. Còn đối với những người nghi ngờ, hay là những người được thế giới đánh giá là khôn lanh hơn, vốn là đệ tử của thần Asklepios, tin rằng vai trò chính của người y sĩ là điều trị bệnh, bảo tồn sức khỏe bằng cách sửa lại bất cứ những điều không được hoàn toàn gây ra bởi tai nạn từ lúc sinh ra hay trong cuộc đời. Những cuộc thảo luận có tính cách chính trị về cách làm sao có thể trả cho phí tổn y tế cho những người theo phái của Asklepios. Không có chuyện bàn cãi và bản chất của thuốc men hay sự kỳ vọng của mọi người nơi đó, mà chỉ nói đến chuyện ai là người sẽ trả phí tổn y tế, vốn đã trở nên cao quá vì sự lệ thuộc của Bác sĩ vào kỹ thuật. Tôi là người đệ tử trung thành của Hygegia và muốn đem tư tưởng này vào bất cứ những cuộc thảo luận nào trong tương lai của nền Y khoa. Để tôi đưa ra một thí dụ cho thấy những khác biệt về cách suy luận dẫn đến những hành động khác nhau như thế nào. Ở Tây phương, sự chú ý chính của thuốc men khoa học đã là sự nhận diện về những nguyên tố bên ngoài của bệnh và sự phát triển những phương cách để chống lại chúng. Một thành công tuyệt vời giữa thế kỷ này là sự phát minh của trụ sinh (antibiotics) và với điều phát minh này đã đem lại sự chiến thắng đối với những bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng. Thành công này là yếu tố chính để chiếm trái tim và đầu óc của những người thuộc phe Asklepian, và thuyết phục mọi người rằng sự can thiệp của Y khoa với những sản phẩm kỹ thuật rất xứng đáng cho dù có tổn phí bao nhiêu cũng được. Ở Đông phương, đặc biệt là ở Trung Quốc, thuốc men có cách nhìn khác. Nó đã tìm kiếm những phương cách gia tăng sự kháng trị từ bên trong (increasing internal resistance) để chống lại bệnh tật, cho nên, cho dù những ảnh hưởng độc hại gì mà bạn bị tác hại đến, bạn cũng có thể khỏe mạnh- đây là một chiến thuật của phe Hygeia. Trong khi tìm tòi, những y sĩ Trung Quốc đã khám phá ra nhiều chất liệu thiên nhiên có những kết quả bổ dưỡng đối với cơ thể con người. Dù nền Y khoa Tây phương đã phục vụ tốt đẹp cho chúng ta hàng nhiều năm qua nhưng sự hữu hiệu ích lợi dài lâu có thể không được tuyệt vời lắm so với Y khoa Đông phương. Vũ khí chữa trị rất nguy hiểm. Chúng có thể có phản ứng ngược (backfire), gây ra thương tổn cho người dùng, và chúng có thể kích thích cường độ tấn công về phía kẻ thù. Thật ra, những chuyên gia chống truyền nhiễm khắp thế giới đang lo ngại về viễn cảnh tai họa không chữa trị được của những cơ cấu hữu cơ đề kháng (resistant organisms). Một báo cáo Y khoa của trường đại học Arizona viết như sau: " Trong khi những nhân tố chống vi trùng (antimicrobial agents) vốn được coi như " thần dược" của thế kỷ 20, những Bác sĩ và những nhà nghiên cứu giờ đây mới sửng sốt nhận thấy sự phản kháng của vi trùng đối với thuốc đã trở nên một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Một vài giải pháp đã được đề nghị. Kỹ nghệ dược phẩm đang cố gắng để phát triển vài loại thuốc ít bị ảnh hưởng bởi đề kháng hữu cơ hiện tại. Có điều không may là những cơ cấu hữu cơ có vẻ phát triển mau chóng cơ cấu đề kháng hữu cơ mới. . . Trong tình thế khó chịu này, sự tôn trọng khắt khe vào những tiến trình dùng để kiểm soát sự nhiễm trùng là điều rất thiết yếu. Những nhân viên y tế cần hiểu rằng sự chống lại thuốc chống vi trùng (antimicrobial resistance) là một vấn đề đang bành trướng vào trong mọi cách chữa trị và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chữa trị của bệnh nhân. " Cái câu “có thể trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả chữa trị của bệnh nhân" là một câu nói khéo léo. Nó có nghĩa rằng bệnh nhân sẽ chết vì nhiễm trùng mà bác sĩ trước đây vẫn thường có thể chữa bằng thuốc trụ sinh (antibiotics). Thật ra, thuốc trụ sinh đang mất sức mạnh nhanh chóng, và một vài chuyên viên về bệnh truyền nhiễm bắt đầu nghĩ đến chuyện chúng ta phải làm gì khi chúng ta không còn dựa vào thuốc trụ sinh nữa. Chúng ta có thể thay đổi ngược để trở về với những phương pháp dùng trong bệnh viện vào thập niên 1920 và 1930 trước khi có thuốc trụ sinh: cô lập và khử trùng tối đa, dùng giải pháp để thanh lọc sự dơ bẩn ở những bộ phận v. v. . . Quả đây là một sự quay ngược vòng cho kỹ thuật y khoa! Trong lúc đó, sự đề kháng không phát triển đối với thuốc bổ của dược phẩm Trung Quốc, bởi vì nó không có tác động lên mầm vi trùng( và do đó không làm ảnh hưởng đến vòng tiến triển của chúng) nhưng lại vào đó lại tác động với sự đề kháng của cơ thể. Chúng làm tăng hoạt động và sự hữu hiệu của những tế bào của hệ thống miễn nhiễm, giúp bệnh nhân chống lại mọi loại nhiễm trùng, chứ không cứ gì là những loại gây ra do vi trùng. Trụ sinh chỉ có hữu hiệu với vi khuẩn ( bacteria); chúng coi như vô hiệu đối với những bệnh gây ra bởi siêu vi khuẩn (viruses). Sự bất lực của y khoa Tây phương đối với sự nhiễm trùng siêu vi khuẩn có thể thấy rõ ràng trong sự không hiệu quả của nó trước bệnh AIDS. Cách chữa trị bằng dược phẩm của Trung Quốc cho những người bị nhiễm siêu vi khuẩn HIV coi bộ có nhiều triển vọng hơn vì nó không có chất độc (nontoxic), trái ngược hẳn với những thuốc chống vi khuẩn của Tây phương đang dùng hiện nay, và giúp cho những người bị nhiễm vi khuẩn HIV có thể sống một cuộc sống tương đối không có biến chứng, cho dù siêu vi khuẩn vẫn còn nằm trong thân thể của họ. Quan niệm của Đông phương theo Hygeia là tăng cường sức đề kháng bên trong vì nó giả định rằng cơ thể có một khả năng tự nhiên để chống lại và đương đầu với những nhân tố gây bệnh. Nếu quan niệm này mà trở nên đáng chú ý hơn trong Y khoa Tây phương thì chúng ta đã không có chuyện lủng củng tài chánh trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, bởi vì những phương pháp tận dụng khả năng lành bệnh tự nhiên của thân thể rẻ hơn sự can thiệp sâu đậm của kỹ thuật Y khoa hiện đại và nó còn rẻ và hữu hiệu hơn theo thời gian. Những người theo phe Asklepia thích chuyện trị liệu (treatment), trong khi những người theo phe Hygeia thích chuyện chữa lành (healing). Chuyện trị liệu khởi nguyên từ bên ngoài: chuyện chữa lành đến từ bên trong. Chữ" chữa lành " có nghĩa là " làm hết toàn thể"- có nghĩa là, tái tạo lại phong độ và sự thăng bằng. Tôi vẫn thường thích thú khi nghe những câu chuyện về sự lành lặn và tôi nghĩ rằng bạn cũng như thế. Có thể bạn biết về một người nào đó có bệnh ung thư được thuyên giảm, mầm ung thư độc hại tan biến đi, làm cho Bác sĩ trông nom hết sức sửng sốt kinh ngạc. Có thể sự biến mất của bệnh ung thư có thể tạm thời hay có thể vĩnh viễn. Những gì đã xảy ra. Hay có thể bạn biết người nào đó được chữa lành bệnh bằng cầu nguyện hay bằng nhiệt tình tôn giáo (religious fervor). Cuốn sách này tên là "Để làm cho bệnh lành lặn tự nhiên " vì tôi muốn nêu bật sự chú ý đến bản chất bẩm sinh và bên trong của tiến trình lành lặn. Ngay cả khi những sự chữa trị có những biểu hiện bên ngoài thành công, thì biểu hiện bên ngoài đó cũng bày tỏ cơ cấu bẩm sinh lành lặn bên trong, vốn khi nằm dưới những hoàn cảnh khác, thì có thể hoạt động mà không cần có sự kích thích từ bên ngoài. Chủ đích chính yếu của cuốn sách này thật đơn giản: thân thể tự nó có thể làm lành chính mình. Nó có thể làm được chuyện đó vì nó có một hệ thống làm lành lặn. Nếu bạn đang có sức khỏe tốt, bạn sẽ muốn biết thêm về hệ thống này, bởi vì nó là những gì giữ cho sức khỏe bạn được tốt và vì bạn có thể tăng tiến điều kiện này. Nếu bạn hay người bạn thương bị đau, bạn cũng sẽ muốn biết về hệ thống này, bởi vì nó là một hy vọng tốt nhất cho sự hồi phục. Cho đến ngày nay có một vài Bác sĩ và khoa học gia mới xem xét những trường hợp cụ thể về chuyện lành lặn; cho nên, ta không lạ gì mà nhìn thấy cái hiện tượng phương pháp lành lặn tự nhiên có vẻ còn mờ mịt (obscure) và cái ý tưởng về hệ thống lành lặn bên trong trông còn lạ lẫm kỳ quặc (odd) thế nào ấy. Tôi có ý cho rằng chúng ta càng nắm vững cái quan niệm ấy thì chúng ta càng chứng nghiệm những chuyện lành lặn xảy ra trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta càng ít cần đến sự can thiệp của Y khoa hiện đại vốn dĩ không cần thiết, đôi khi lại còn nguy hại và tốn kém nữa. Thuốc men đặt căn bản trên sự lành lặn (healing-oriented medicine) sẽ điều trị chúng ta khá hơn hệ thống Y tế hiện nay, vì nó an toàn và chắc ăn hơn cũng như rẻ hơn. Tôi viết cuốn sách này với một nỗ lực mang những điều tôi nói ở trên trở thành thực thể." Trên đây là những lời giới thiệu của Bác sĩ Andrew Weil, một Bác sĩ tốt nghiệp Y khoa tại đại học danh tiếng Havard, cho cuốn sách "Lành lặn tự nhiên" của ông. Chúng tôi sẽ dựa trên cuốn sách này cùng với những tài liệu Y khoa trên báo chí để biên soạn cuốn sách này dành cho đồng hương Việt Nam. Cuốn sách đầu tay "Nước sinh tố tươi và sức khỏe" (Đại Nam) xuất bản cách đây 7 năm (1992) đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng hương Việt Nam đã làm cho tôi thêm phấn khởi để bắt tay soạn cuốn sách này. Điều chủ yếu trong cuốn sách này mà chúng ta cần nhớ là thân thể tự nó làm lành cho chính nó ; ngay những cách chữa trị thành công đều nhờ vào sự tác động cơ cấu lành lặn tự nhiên của cơ thể (the body’s intrinsic healing mechanism). Cuốn sách này rất có ích nếu độc giả đang tìm kiếm một phương pháp ngoại khoa để trị lành bệnh hoạn hay nếu muốn bắt đầu một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, sách có những chương về cách ăn uống, những chất độc (toxins), tonics (chất bổ), hoạt động và nghỉ ngơi, tâm trí và tâm linh (mind and spirit). Cũng có thêm một chương trình tám tuần để dễ dàng thực hành một cách sống lành mạnh hơn. Có một phần cuốn sách nói về cách xử lý với bệnh tật có thảo luận về những quyết định cần làm, xem xét những thay đổi trong khi điều trị bệnh, và bảy chiến thuật mà một bệnh nhân cần phải dùng để có sự thành công, nghĩa là chữa lành bệnh và phục hồi sức khỏe. Đời sống thật sự an vui khi không có bệnh hoạn và cuốn sách quý này sẽ phòng và trị bệnh hoạn theo một phương pháp tuy giản dị nhưng có mức độ công hiệu thật lớn lao và phương pháp chữa bệnh tự nhiên này đang ngày càng được quần chúng ủng hộ vì nó đúng theo khoa học tuy có làm nhiều người Tây phương hơi ngỡ ngàng vì phương cách hơi khác lạ so với phương cách điều trị hiện đại. Riêng ở Đông Phương thì người Việt Nam chúng ta cũng có dùng qua nhưng vẫn đặt ít lòng tin. Nền Y khoa cổ truyền của Đông Phương từ ngàn năm qua nay được soi rọi dưới ánh sáng khoa học nhằm tìm ra những cách chữa trị độc đáo đem lại sức khỏe dài lâu cho người có bệnh và với những kết quả hiển nhiên của cách chữa trị mới dựa trên những nguyên tắc y lý cũ xa xưa đã ngày càng chinh phục lòng tin của bệnh nhân Tây phương cũng như Đông phương. Một điều kỳ lạ xin ghi nhận ở đây là người đi tìm tòi những y lý Đông phương để ứng dụng cho chuyện chữa lành bệnh lại là một Bác sĩ Tây phương, được đào tạo trong trường Y khoa hiện đại của Tây phương. Ông có đủ kiến thức lý luận của Y khoa Tây phương nên những điều ông phát biểu, nhận định về y khoa Đông phương là những nhận xét có căn bản khoa học vững vàng, và dù có ai không thích ông thì những kết quả điều trị theo phương pháp chữa lành tự nhiên chịu ảnh hưởng của y lý Đông phương đã thay ông công nhiên chứng thực cho đường lối điều trị bệnh của ông là đúng. Cuốn sách này hấp dẫn sống động vì có nhiều câu chuyện đầy cảm hứng, thấm đẫm sự hứng khởi và thử nghiệm của tri giác của người soạn sách, đặt niềm tin vào trong sự khôn ngoan bẩm sinh của cơ thể. Chủ đề chính của cuốn sách là cơ thể tự làm lành chính nó; ngay cả những phương pháp điều trị thành công hoạt động bằng cách khởi động trên thực chất của cơ cấu lành lặn. Có thể gọi cuốn sách này là "Làm sao khám phá và nâng cao khả năng tự nhiên của cơ thể để duy trì và làm lành lặn chính nó". Cuốn sách hữu ích nếu bạn tìm kiếm những phương pháp ngoại khoa làm lành lặn hay bạn muốn bất đầu một lối sống lành mạnh, có thể làm theo những chương về cách ăn uống, chất độc, chất bổ, hoạt động và nghỉ ngơi, tinh thần và tâm linh. Ngoài ra còn có chương trình tám tuần để dễ dàng đi vào một lối sống lành mạnh hơn. Một chương thảo luận cách đối phó với bệnh tật để tìm ra quyết định, xem xét các phương pháp ngoại khoa, và bảy chiến thuật để thành công của một bệnh nhân. Cuốn sách được liệt vào danh sách những sách bán chạy nhất (best-seller) trên báo New YorkTimes. "Có bệnh thì vái tứ phương". Đây là câu nói khuyên nhủ thành thật và thực tế mà ông bà mình đã dạy dỗ con cháu. Cuốn sách này đúng là một phương pháp mà ta có thể thử đọc và ứng dụng để tìm ra cách điều trị cho căn bệnh của mình. Có những điều khôn ngoan ngàn đời trong cách sống, trong Y khoa mà nếu ta chịu khó suy nghĩ và xem xét chúng, ta sẽ bất ngờ khám phá ra những điều mới lạ bổ ích vô song. Los Angeles, một sáng mùa đông mát mẻ, giá lạnh năm 1999. Trần Viết Hoài Đồng PHẦN THỨ NHẤT: HỆ THỐNG LÀNH LẶN Phần một giảng rõ về sự hiện diện của một hệ thống lành lặn và trưng bày chứng cớ về sự hoạt động của nó, bao gồm những sự hoạt động của nó với tâm trí. Từ mức độ của hệ thống sinh học, từ Cấu trúc DNA trở lên, cơ cấu tự định bệnh, và sự tái tạo hiện hữu trong chúng ta, luôn luôn sẵn sàng tác động khi có nhu cầu cần đến. Thuốc men mà tận dụng vào cơ cấu bẩm sinh của sự lành lặn sẽ có kết quả hữu hiệu hơn thuốc men thuần túy ngăn chặn những triệu chứng. Phần này bao gồm những câu chuyện của một số người mà tôi quen biết đã phục hồi từ bệnh tật, dù bị Bác sĩ cho biết trước là không có khả năng hồi phục hay cứ nhất định cho rằng bệnh sẽ khá hơn nếu được chữa trị theo phương hướng của Asklepia. Lúc tôi quảng bá chuyện tôi rất thích tìm hiểu những trường hợp loại này thì tôi ngày càng tìm thấy thêm những trường hợp khác, và tôi tin rằng hễ ai muốn tìm kiếm thì sẽ gặp trường hợp tương tự như tôi. Sự lành bệnh tự nhiên xảy ta nhan nhãn chứ không phải là chuyện hiếm có hãn hữu. Chúng ta có thể ngạc nhiên với những câu chuyện về bệnh ung thư tự nhiên biến đi nhưng ít chú ý đến những hoạt động thông thường của hệ thống lành lặn, như chuyện hàn gắn vết thương. Thật ra đây là công việc hàng ngày của hệ thống làm lành lặn và nó đang làm một công việc hết sức tuyệt vời. CHƯƠNG 1: KHỞI ĐẦU TỪ RỪNG RẬM Để tôi đưa bạn đi với tôi đến một nơi xa xôi mà tôi đã đến cách đây hai mươi năm: nơi đó là bờ cát của một con sông lớn trong một buổi trưa oi bức, ngột ngạt vào năm 1972. Con sông này là một nhánh của sông Rio Caquetá trong vùng Tây Bắc Amazon, nằm gần biên giới chung của Columbia và Ecuador. Tôi đang bị lạc. Tôi đang tìm kiếm một người thổ dân da đỏ giống Kofán tên là Pedro, anh ta sống trong một chiếc chòi hẻo lánh nằm đâu đó trong khu rừng vĩ đại dày đặc, nhưng lối mòn dự định đưa tôi đến chòi bị chặn ngang bởi một con sông không thể vượt qua và tôi không biết phải tiến hành chuyện đi tìm người hướng đạo da đỏ này như thế nào. Chiều càng lúc càng xuống dần. Hai ngày trước đây, sau một chuyến đi dài vất vả, tôi đã để lại cái xe của tôi ở cuối một con đường bụi bặm và dùng một chiếc canô máy để đến một vùng nhỏ nơi biên giới và nghỉ qua đêm trong trạng thái chập chờn. Ngày hôm sau, tôi tìm những người da đỏ chở canô bắt đầu đi một đoạn đường sông mà họ nói rằng sẽ dẫn tới nơi Pedro ở. Họ nói "phải mất nửa ngày đi bộ" nhưng tôi hiểu rằng nửa ngày đi bộ của dân da đỏ có thể là nhiều hơn đối với tôi. Tôi có đem theo một túi hành lý với những đồ cần thiết nhưng có nhiều thực phẩm lắm, vì tôi tính là sẽ ở chung với người hướng đạo này. Sau nhiều tiếng đồng hồ trong rừng tối, con đường sông đi đến ngã ba. Không ai nói điều gì về ngã ba sông này. Tôi lắng nghe sự lên tiếng của trực giác của mình và quyết định đi về hướng bên phải. Sau chừng một giờ nữa, tôi mới thấy rõ vài ngôi chòi và có năm người đàn ông da đỏ đang sơn mặt cho nhau. Tôi cảm thấy nóng và khát kinh khủng và nói mấy câu tiếng Tây Ban Nha để xin nước uống. Những người đàn ông có vẻ tảng lờ đi. Họ nói rằng họ không có nước. Tôi kêu lên, "Không có nước?, sao lại như thế này được. " Họ nhún vai và tiếp tục vẽ mặt cho nhau. Tôi hỏi thăm về người hướng đạo thì được một người da đỏ trả lời là không có ở đây. "Tôi có thể tìm ông ta ở đâu?” Có sự gợi ý thoải mái cho biết là có một con đường nằm sau dãy chòi. Tôi hỏi, "Có xa lắm không?". Lại bị một cái nhún vai thay cho câu trả lời. Đây là một kinh nghiệm mới lạ đối với tôi. Trong những vùng đất xa xôi của xứ Colombia tôi luôn gặp những người da đỏ cực kỳ hiếu khách. Chỉ có những cư dân ở những thành phố biên giới hiểm trở, những người lai (Tây Ban Nha lấy thổ dân da đỏ) đi tìm vàng, là những người không có thiện cảm và đáng sợ. Khi mà tôi đi được đến lãnh thổ của người da đỏ là tôi luôn luôn cảm thấy an toàn, tin chắc là những thổ dân địa phương sẽ đón tiếp người khách lạ, giúp người ấy tìm đến chỗ muốn tìm, và chắc chắn sẽ đưa nước cho người khách bộ hành đang khát nước này. Năm người đàn ông da đỏ gốc Kofán này thuộc loại trẻ trung, đẹp trai và tự đắc. Họ bận áo chẽn bằng vải bông, để tóc dài và cố tình trung thành với môn nghệ thuật vẽ mặt của họ. Sau khi một người được vẽ vào trán hay má, anh ta bỏ ra một thời gian dài để xem xét đánh giá nét vẽ bằng một tấm gương bể, anh có thể nói mấy lời nho nhỏ tỏ vẻ sự đồng ý hay yêu cầu vẽ lại cho đẹp hơn. Rõ ràng làm mấy chuyện này cũng mất hết cả buổi trưa. Sự hiện diện của tôi chẳng làm bận tâm họ một chút gì, và sau chừng nửa tiếng đồng hồ bị bỏ quên, tôi mang hành lý và tiếp tục đi xuống con đường mòn. Vài tiếng đồng hồ sau, con đường mòn dẫn đến một bờ sông có rừng rậm chung quanh. Tôi như người bị bỏ rơi trên hoang đảo. Quang cảnh nơi đây tuyệt đẹp, cho dù tôi coi con sông và khu rừng như là những chướng ngại vật hơn là nguồn cảm hứng. Trên cao những đám mây bay dồn dập như sóng cồn bay qua những lùm cây. Nước dưới dòng sông trong trẻo chảy siết. Không dấu hiệu nào của người có mặt nơi đây, không có tiếng động ngoại trừ tiếng của côn trùng và chim. Nếu không có muỗi mòng cắn xuất hiện với số lượng lớn từ bình minh cho đến hoàng hôn thì tôi sẽ cắm trại tại đây mà không cần nghĩ ngợi gì cả. Tôi có một cái võng và một cái mùng chống muỗi để trong túi hành lý và tôi có thể nghỉ qua đêm nếu cần thiết, nhưng tôi cảm thấy lo lắng khi nghĩ tới cái viễn tượng bị lạc, và cảm thấy nản vì thấy tính toán của mình vô ích. Người hướng đạo da đỏ khó tìm này có tiếng là một nhà chữa bệnh có nhiều năng lực. Trong vòng một năm tôi lang thang ở vùng Nam Mỹ, có những người hướng đạo làm tôi nản lòng. Một số thì say sưa. Một số háo danh và háo của. Có một người, khi ông biết tôi là Bác Sĩ từ trường đại học Harvard, ông yêu cầu tôi giúp ông một giấy chứng nhận của trường đại học Harvard để ông dùng để trị mấy đối thủ của ông. Tôi có nhiều cuộc thám hiểm trong những lần du lịch đó, nhưng cuối cùng, không có cuộc thám hiểm nào dạy tôi trở nên một người thầy thuốc tốt hơn. Anh chàng hướng đạo Pedro là hy vọng cuối cùng của tôi. Anh thuộc loại vô danh đối với thế giới bên ngoài. Tôi có lẽ là người nước ngoài đầu tiên thăm viếng anh, và tôi có nhiều hy vọng rằng anh sẽ dạy tôi những bí quyết của sự lành lặn mà tôi vốn đang tìm kiếm bấy lâu nay. Nhưng giờ đây tôi đang bị lạc, ánh nắng xế chiều rực rỡ của mặt trời vùng Amazon đang chiếu xuống những tảng đá màu vàng đậm. Đêm sẽ xuống nhanh, và điều này có nghĩa là cơn lạnh bất chợt sẽ trải dài dọc con sông và tôi không còn cơ hội nào để đến một nơi có người ở. Tôi không phải là loại người hút thuốc nhưng tôi đốt ba điếu thuốc lá cùng một lúc, đây là một loại thuốc lá rẻ tiền địa phương tên Pielrojas (Da đỏ), có hình một người da đỏ Bắc Mỹ ngoài bao thuốc. Tôi thổi hơi vào thuốc lá làm bay khói thuốc chung quanh tôi, với hy vọng khói thuốc sẽ tạm thời đuổi đi lũ muỗi mòng dày đặc. Dù trong trạng thái hoang mang, chuyện cần làm trước nhất là ăn, tôi lục lọi trong túi hành lý và tìm ra một gói đồ ăn hỗn hợp làm bằng cacao và một số trái cây khô. Tôi đốt lửa bằng một cái lò cháy bằng khí butane mang theo, nấu một ít nước sôi, và chẳng mấy chốc là đã nhấm nháp chút nước nóng, và chưa bao giờ tôi cảm thấy ngon như vậy - có một chút gì đó mà tôi cảm thấy thoải mái và thân mật khi uống chút nước nóng trong một khung cảnh xa lạ như thế này. Tôi đang ở trong một vùng xa xôi của Nam Mỹ vì tôi đang tìm kiếm một thứ mà tôi tin rằng nó kỳ lạ và đặc biệt, một cái gì đó khác xa với kinh nghiệm thường ngày của tôi. Tôi đang tìm kiếm phần bên trong sâu xa nguồn cội của sức mạnh làm lành lặn, và sự nối kết của sự thần diệu, tôn giáo, và thuốc men. Tôi muốn hiểu xem tâm trí tác động với thân thể như thế nào. Trên hết, tôi hy vọng học được những bí mật thực tiễn để giúp người khỏe mạnh. Tôi đã trải qua tám năm trong một trường nổi tiếng để học những kiến thức cao siêu, bốn năm về thực vật (botany) và bốn năm về thuốc men (medicine), nhưng tôi vẫn không có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi của tôi. Những nghiên cứu về thực vật học bỗng tạo ra sự ham muốn nhìn thấy rừng ẩm (rain forest), gặp gỡ những người dùng thực vật địa phương, và giúp bồi bổ cho kiến thức về thảo mộc làm thuốc đang phai nhạt đi mau chóng. Sự huấn luyện về Y khoa đã làm tôi muốn trốn chạy khỏi cái thế giới của cách chữa trị có tính cách kỹ thuật lan tràn để tìm về một phương hướng lý tưởng có tính lãng mạn về cách lành lặn tự nhiên. Ba năm trước đây, vào năm 1969, lúc tôi chấm dứt những huấn luyện căn bản về Y khoa, tôi đã có một quyết định sáng suốt là tôi sẽ không hành nghề về những kiến thức Y khoa mà tôi mới vừa được học hỏi, huấn luyện. Tôi quyết định như vậy vì hai lý do, một vì cảm xúc và một vì lý luận. Lý do đầu tiên rất đơn giản là nếu tôi đau, tôi không muốn được chữa trị theo cái cách mà tôi đã được dạy để trị người khác, trừ phi có cách nào khác hơn. Điều đó làm tôi cảm thấy ngại ngùng khó chịu khi chữa trị kẻ khác. Cái lý luận thứ hai là hầu hết những cách điều trị tôi học trong bốn năm của trường thuốc Harvard và nội trú không đào sâu tới nơi gốc rễ của tiến trình bệnh và làm tăng tiến sức khỏe mà thay vào đó áp chế những tiến trình đó hay chỉ hoàn toàn chống lại tác động của những triệu chứng rõ ràng của bệnh. Tôi hầu như không học được về sức khỏe và sự bảo trì của nó, về cách làm thế nào để ngăn ngừa bệnh - đây là một sự bỏ quên lớn lao, vì tôi vẫn thường tin rằng cái nhiệm vụ chính yếu lúc đầu của Bác sĩ vẫn là nên dạy cho người ta làm thế nào để tránh khỏi mắc bệnh từ lúc đầu. Cái chữ "doctor" (Bác sĩ) là lấy từ tiếng La tinh có nghĩa là "teacher" (thầy giáo); thứ đến mới tính đến chuyện trị cho căn bệnh hiện tại. Tôi cảm thấy khó chịu vì bản chất đàn áp (supressive nature) của nền Y khoa hiện đại. Nếu bạn nhìn những tên của những loại thuốc thông thường nhất hiện nay, bạn sẽ thấy phần lớn chúng đều bắt đầu với tiếp đầu ngữ "anti" (có nghĩa là "chống"). Thôi thì đủ thứ anti như antispasmodics (chống lại sự co thắt), antihypertensives (chống lại chứng tăng huyết áp), antianxiety, antidepresants (chống lại chứng căng thẳng), antihistamines (chống lại chất histamin), antiarrhythmics (chống lại chứng loạn nhịp tim), antitussives (chống lại chứng ho), antiperetics (chống lại chứng gây sốt, và antiinflammatories (chống lại chứng viêm) cũng giống như thuốc bao lại chất beta (beta blockers) và cơ chế đối kháng chất Histamine vốn là chất gây ra axít trong cơ thể như ở bao tử (H2-receptor antagonists). Rõ ràng điều này chống lại nguyên tắc của thuốc men (antimedicine) - nói vắn tắt của cái loại thuốc men theo cái nghĩa phản tác động (counteractive) và áp chế (supressive). Bạn có thể giật mình mà hỏi, "Có gì không ổn về chuyện này". Nếu một cơn sốt đang trong tình trạng nguy hiểm, hay một cơn dị ứng không kiểm soát được, dĩ nhiên trong những trường hợp đó cần phải hóa giải ngay. Tôi không chống đối chuyện dùng những cách trị liệu đó trên một căn bản tạm thời ngắn hạn để điều chỉnh những điều kiện nghiêm trọng. Nhưng ngay từ những ngày đầu học thuốc, tôi đã ý thức rằng nếu chúng ta cứ dựa vào những phương cách ấy như là chiến thuật chính để điều trị bệnh tật thì rõ ràng là sẽ sinh ra hai loại vấn đề. Đầu tiên, bạn làm cho bệnh nhân bị nguy hiểm, vì đối với bản chất thân thể của họ, những vũ khí dược phẩm bị coi là quá mạnh và độc. Kết quả mong muốn thường không được như ý vì những biến chứng (side effects), bởi chất độc (toxiciy). Những phản ứng trái ngược đối với thuốc men có tính phản tác dụng (counteractive) của Y khoa hiện đại đã là những vết đen đối với hệ thống cơ thể, và tôi thấy quá nhiều trong khi được huấn luyện trong trường thuốc đủ để cho tôi biết rằng phải có một cách chữa bệnh khác tốt hơn. Thuốc men lấy từ thực vật có vẻ hấp dẫn tôi vì nó cho thấy cái cách an toàn, tự nhiên so với những loại thuốc tôi đã được dạy để dùng. Vấn đề thứ hai tuy thiếu rõ ràng nhưng có thêm nhiều rắc rối, là qua thời gian những cách điều trị có tính áp chế (suppressive treatments) có thể thật sự làm cho bệnh càng nặng thêm thay vì giải quyết chúng. Điều có thể xảy ra này không xảy ra cho tôi cho đến khi tôi đọc được những bài viết của một lương y dị giáo lỗi lạc Samuel Hahnemann (1755-1843), thiên tài người Đức và là người y sĩ bị coi như phản bội này đã phát triển môn vi lượng đồng căn (homeopathy), đây là một trong những trường phái của ngoại khoa (alternative). Phép chữa vi lượng đồng căn dựa trên sự đưa vào cơ thể một số lượng rất nhỏ chất thuốc chữa trị được pha loãng rất nhiều để gây xúc tác với những phản ứng có tính lành lặn. Tôi không phải là người theo theo lối chữa vi lượng đồng căn. Tôi mạnh mẽ không đồng ý với những người theo phe vi lượng đồng căn chống đối chuyện miễn dịch (immunization) và toàn bộ cơ thể rối loạn tùm lum cũng như trường phái này không tương hợp với những mô hình khoa học hiện nay của vật lý và hóa học. Tuy thế, tôi đã từng chứng nghiệm và quan sát những cách chữa vi lượng đồng căn và và ngưỡng mộ cách dùng trị bệnh của phương pháp này vốn không làm hại cơ thể. Hơn nữa tôi lại tìm thấy những ý tưởng của Hahnemann rất hữu ích. Một trong những bài giảng dạy quan trọng nhất của ông quan tâm đến sự nguy hiểm của chuyện đè nén những triệu chứng rõ ràng của bệnh tật. Hahnemann dùng ví dụ một vết đỏ ngứa trên da. Ông dạy tốt hơn là nên có bệnh trên bề mặt của cơ thể bởi vì từ bề mặt bệnh có thể đi ra phía ngoài. Những phương pháp trị bệnh áp chế có thể làm cho tiến trình bệnh đi vào phía trong những bộ phận trọng yếu của cơ thể. Chuyện ngứa ngáy ngoài da có thể biến mất, nhưng những rắc rối có thể xuất hiện đâu đó, và rắc rối này có thể chống lại ngay cả những phương cách trị liệu áp chế mạnh mẽ nhất. Hahnemann đã nhìn thấy vấn đề này rất lâu trước khi có sự khám phá chất corticosteroids, đây là một thứ hóc-môn chống viêm rất mạnh mẽ (the very powerful anti- inflammatory hormones) mà những Bác sĩ bấy giờ cho bệnh nhân thoải mái mà không nghĩ đến sự nguy hại của thuốc này. Loại thuốc đắp làm bằng chất steroids là chất thuốc áp chế rất hữu hiệu để trị bệnh phát ban trên da (skin rashes) và tuy không được tốt về lâu về dài, thế mà hiện nay nó vẫn được bán khắp các quày ở siêu thị trên đất Mỹ. Tôi đã thấy rất nhiều lần có những bệnh nhân trở nên lệ thuộc vào thuốc này. Khi nào mà họ dùng kem steroid và dầu thoa thì vết phát ban trên da coi như còn được kiểm soát, nhưng ngay sau khi ngưng dùng thuốc thì bệnh phát ban trên da tái xuất hiện với một mức độ còn trầm trọng hơn trước. Tiến trình bệnh đã không được giải quyết mà chỉ cầm cự thế thôi, và bệnh thu thập thêm sức mạnh để rồi sẽ tái biểu lộ ngay khi lực áp chế bên ngoài hết hiệu lực. Khi chất steroids được đưa vào thân thể một cách có hệ thống, năng lực áp chế và chất độc của chúng lại càng lớn hơn. Bệnh nhân dùng những loại thuốc như prednisone năm này qua tháng khác để kiểm soát những bệnh như thấp khớp (rheumatoid artritis), bệnh suyễn (asthma), và những chứng tự động miễn dịch (autoimmune) và dị ứng (allergic) bất bình thường thông thường cũng hứng chịu một số lượng chất độc nhiều kinh khủng (bệnh mập phì, căng thẳng thần kinh, bệnh loét bao tử, bệnh cataracts ở mắt, bệnh yếu xương, mụn), nhưng không thể ngừng dùng thuốc vì những triệu chứng của bệnh sẽ trở lại với nguyên đầy đủ sức mạnh. Những gì xảy đến với năng lực của căn bệnh bị áp chế này? Chúng đi nơi đâu? Kinh nghiệm của tôi với bệnh nhân đã chứng tỏ những lời báo động của Hahnemann là đúng. Mới vừa đây tôi gặp một người đàn bà chừng trên ba mươi tuổi mà hai năm trước đây, bà ta bắt đầu tỏ lộ những triệu chứng của bệnh tự động miễn dịch: bệnh cứng da (scleroderma). Bệnh bắt đầu bằng một dãy những triệu chứng có những vết trắng nổi lên trên tay khi tiếp xúc với trời giá lạnh. Cái này gọi là hiện tượng Raynaud, một dấu hiệu chứng bất động của mạch thần kinh có thể tự nó sẽ biến đi hay báo trước sẽ làm trầm trọng thêm chức năng thần kinh và lưu thông. Trong trường hợp này nó sẽ kéo theo bằng sự đau nhức tại khớp và làm cho những ngón tay sưng. Rồi thì da của những ngón tay và bàn tay trở nên dày cộm và cứng lại, đây là sự biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh xơ cứng da. Bàn tay của những bệnh nhân xơ xứng thường lạnh, màu đỏ tía, bóng loáng, cứng và rất khó cử động, nhưng sự thay đổi bên ngoài này, trong lúc thay hình đổi dạng, không phải là kết quả xấu nhất của bệnh này. Lúc bệnh xơ cứng da dính líu đến những bộ phận bên trong của hệ thống tiêu hóa và tim phổi thì nó có thể giết người. Những bác sĩ nhanh chóng xác định vấn đề và bắt đầu chữa trị bệnh nhân bằng những liều thuốc cao chất prednisone và những loại thuốc áp chế hệ thống miễn nhiễm khác (cardiorespiratory systems). Cô ta đã phản ứng thật tuyệt vời. Chỉ trong vòng vài tháng, da của cô trở lại bình thường, tất cả chỗ đau đớn nơi khớp xương biến đi, và rồi những y sĩ của cô tuyên bố cô đã "thuyên giảm hoàn toàn". Không may mắn thay, chỉ hơn một năm sau đó cô bắt đầu phát ra chứng thở hổn hển, chiếu quang tuyến X thì cho biết là cô mang bệnh viêm phổi, một chứng bệnh phát triển từ từ trong đó những tế bào phổi bị thay thế bằng tế bào bị viêm. Cô được bảo cho biết rằng tình trạng này không có liên hệ gì đến bệnh xơ cứng da cũ của cô cả; nhưng, thật ra, bệnh viêm phổi được biết đến khá nhiều, mặc dù không được phổ thông lắm, cách biểu lộ ra cũng giống như vậy, chỉ có điều là nó xảy ra trong một khu vực trọng yếu hơn trong cơ thể và khó trị hơn. Hai bàn tay của cô ấm áp có màu hồng, và mềm mại. Không có dấu hiệu nào của bệnh tật trên con người cô ta. Tuy nhiên, phía bên trong, cô đang bị tàn hại bởi một căn bệnh trong phổi mà giờ đây chống lại tất cả những sức mạnh áp chế của thuốc men hiện đại. Lúc tôi hoàn thành xong nội trú Y khoa, tôi cũng đã thấy đủ những sự thay đổi về chủ đề này để thuyết phục tôi không muốn hành nghề Y khoa hiện đại này nữa hay cần phải được huấn luyện thêm nữa. Tôi không biết cái gì khác nữa để thực tập, tuy nhiên, sự bất an đó đã dẫn tôi tính làm cái yêu cầu hiện tại của tôi. Nhưng sau hai năm tìm tòi khó nhọc, tôi chỉ học hỏi được rất ít về khả năng lành lặn. Một thời gian ngắn trước khi tới vùng đất của người da đỏ Kofán, tôi kết luận rằng tôi đã cố gắng không đủ để khám phá ra địa hạt mới này. Những người chữa lành và những người hướng đạo tôi muốn tìm thì đã được khám phá vì họ quá nổi tiếng và quá dễ tìm. Tôi nghĩ những gì tôi muốn tìm chắc phải ở thật xa và khó tìm thấy, vẫn còn dấu ở trong một chỗ nào đó tăm tối trong vùng rừng rậm Amazon. Và giờ này thì tôi như thế này đây, vừa ăn xong một ít cacao, ngày đã gần hết và tôi đang bị lạc giữa rừng sâu. Cuối cùng thì tôi cũng kiếm được người hướng đạo tên Pedro, và tôi nhớ rõ cuộc hội ngộ hôm ấy lắm dù bao năm tháng đã trôi qua, vì nó là một bước ngoặt chuyển hướng trong đời tôi. Dĩ nhiên lúc ấy tôi chưa có một ý tưởng cụ thể rõ ràng nào, cứ coi đó là một trong những chuỗi bực bội mà tôi đang gặp. Thực ra, đây là bước đầu tiên của con đường mới, con đường đem tôi về lại một chỗ mà nơi đó tôi khám phá ra những gì tôi đã biết từ lâu nhưng không thể phát hiện ra được. Lúc mang đồ đạc dụng cụ lên vai, tôi phát hiện ra một bãi cát ven sông nằm phía sông trên không xa lắm. Tôi nghĩ từ vị trí đó tôi có thể nhìn rõ hơn khu vực này và có thể phán đoán một cách hợp lý về hướng chòi của Pedro. Tôi lội đến bãi cát đó, và khi tôi cố ý nhìn kỹ bờ sông thì tôi khám phá ra hình như có một con đường mòn phía nguồn trên của sông. Đúng rồi. Tôi men theo bờ nước mà đi đến đó, lúc tới đó rồi, tôi cảm thấy như bao nhiêu sự căng thẳng đều tiêu tán hết, cho dù mặt trời giờ đây đã xuống thấp ở phía Tây. Sau bốn mươi lăm phút, tôi đến một bãi rộng nơi có con sông nhỏ đổ vào con sông lớn. Tại chỗ khúc sông giao nhau, có một cái nhà sàn lớn dựng trên cột. Tôi hối hả chạy tới nó mà cảm thấy như bầu trời rực sáng lên với muôn màu sắc của hoàng hôn miền nhiệt đới, tôi leo lên cầu thang thô sơ để tới cái lan can nhìn xuống chỗ nước hợp dòng của hai con sông. Không thấy người hướng đạo bên trong. Người có mặt trong nhà là một cô gái da đỏ còn trẻ tuổi, cô nói tiếng Tây Ban Nha một cách rụt rè và nhìn tôi như một người quái lạ. Cô nói với tôi là Pedro đi rồi. Anh ta đã đi mười ngày trước đây và đáng lẽ đã trở về từ hôm qua. Tôi hỏi cô tôi có thể ở lại không. Cô không chống đối nên tôi tháo hành lý trên vai xuống và lấy cái võng mắc giữa hai cái cột ở một góc lan can nhà. Trong suốt bốn ngày đêm sau đó, tôi cứ nằm ỳ trên võng, tôi đốt thuốc lá Pielroja liên tục trên tay, nhìn những ngày nóng nực đi qua đêm trong sáng và nhiều sao trên trời. Đôi lúc, tôi bất chấp muỗi mòng để ra sông bơi vào lúc giữa trưa. Tôi cố gắng nói chuyện với cô gái trong nhà nhưng không thành công. Tôi ở trong nhà để trốn cái thế giới nóng nực, ẩm thấp, ánh nắng mặt trời làm lóa mắt, và rừng rậm, đúng là thế giới của các truyện ngắn của nhà văn Jack London viết về vùng cực Bắc. Đúng là một chọn lựa nhiều cảm hứng, đúng là cái thế giới văn chương của những lều tuyết, những cánh đồng băng giá, cùng với cái lạnh tê cóng. Nhưng buồn thay chuyện đã đến phần kết thúc nên tôi cứ đọc đi đọc lại hoài. Lại có thêm một chuyện khác nữa làm cho tôi cũng vơi bớt sự buồn chán. Đó là Pedro có giết một con báo trước khi anh rời nhà. Con báo có một con nhỏ và hiện nay đang ở trong một cái chuồng trong nhà. Nó có vẻ kháu khỉnh, nhỏ nhắn và có vẻ muốn tiếp xúc với người ngoài. Có một lần, tôi mang nó ra khỏi chuồng và đùa vui với nó trên sàn nhà. Chơi với nó một chốc thì nó trở nên cáu kỉnh, thô bạo đối với tôi. Tôi muốn nó chấm dứt, nhưng những cố gắng của tôi tìm cách đẩy nó ra và làm cho nó bình tĩnh trở lại đã kích thích bản năng hoang dại vốn có trong đầu óc nó. Đột nhiên nó không còn là con mèo con bé nhỏ nữa mà đã trở thành một con vật hung ác. Cô gái da đỏ cầm một cái chổi tới giúp tôi và cả hai chúng tôi tính toán cách để đưa nó trở lại vào chuồng. Tôi bị vài vết cào và hai vết cắn trên vai. Rồi đến một buổi trưa nọ, Pedro xuất hiện và đón chào tôi nồng nhiệt. Anh ta là một người mạnh mẽ hoạt động và cương nghị trong lứa tuổi đầu 40. Tôi có cảm tình với anh ngay lập tức, nhưng ngay sau đó anh nói với tôi là anh không thấy lý do nào cho tôi tiếp tục ở lại nhà anh nữa, vì anh đã ngưng cái nghề chữa bệnh. Thay vì làm nghề chữa bệnh, anh đã trở nên một nhà tranh đấu chính trị và đang rán tổ chức cho người da đỏ Kofán của anh chiến đấu chống lại một sự đe dọa to lớn đến cách sống của đồng bào anh, đó là sự hiện diện của những người trong rừng "La Texas". Đây là cái tên địa phương của Texaco, vốn là nơi mà những người đã đến từ vùng Tây Bắc Amazon để khai thác mỏ dầu trù phú của vùng đất này. Tôi có lần dừng lại không lâu ở một thành phố biên giới được coi như hậu cứ của Texaco và hết sức kinh ngạc khi thấy và nghe những chuyện trước mắt: đây là một trung tâm ồn ào, đầy bùn lầy lội, khói bay mù mịt, trộm cướp như rươi, đĩ điếm tùm lum, sự hỗn độn tàn phá lan tràn khắp nơi và bắt nguồn từ bên lề của trung tâm ấy Nhưng thành phố ấy xa vùng đất thanh bình này hàng trăm dặm, và tôi không hiểu sao nó lại ảnh hưởng đến cuộc sống của Pedro như thế. Anh nói cho tôi biết rằng tiếng động của những máy bay trực thăng của Texaco đã làm cho chuyện săn bắn khó khăn, và làm cho cá biến mất từ những sông hồ. Chuyện săn bắn và câu cá đã sút giảm rất nhiều trong vòng hai năm qua, anh đổ tất cả lỗi cho chuyện tìm kiếm mỏ dầu. Mọi nỗ lực của anh bây giờ là làm sao thu thập đủ chữ ký cho một kiến nghị đòi hỏi sự thối lui từ Texaco. Anh ấy cảm thấy áy náy khi thấy tôi đã vượt qua một đoạn đường khá xa để đến đây mà không thu lượm được điều gì. Tôi cũng cảm thấy như thế. Ít nhất giờ đây tôi mới hiểu được rằng tại sao những người đàn ông da đỏ Kofán là không niềm nỡ tiếp đón một người khác từ phương xa như tôi khi đi qua khu rừng của họ. Sáng hôm sau tôi ra đi. Cuối cùng tôi tìm ra chiếc xe của tôi và lái nó rời xa lãnh thổ của người Kofán để đi tìm những gì tốt đẹp hơn. Tôi bỏ ra thêm một năm nữa để đi lanh thang khắp nước Colombia, Ecuador, và Peru, nhưng tôi không bao giờ trải qua một cuộc hành trình gian khổ để tìm thấy một loại thuốc lạ kỳ diệu. Thay vào đó tôi tìm hiểu những thực vật làm thuốc( medicinal plant ở Ecuador và Peru, học hỏi về sự gieo trồng và cách dùng của lá cacao (coca leaf), làm việc chung với một nhà làm phim người Columbia để làm những phim tài liệu về những thực vật làm thuốc của những người hướng đạo, và tìm kiếm thêm những loại thực phẩm, gia vị, thuốc nhuộm bất thường. Dù tôi không muốn công nhận điều trên với tâm thức của tôi, ở chừng mức nào đó, tôi ý thức được rằng những gì tôi đang tìm kiếm không thể tìm thấy ở vùng rừng hoang Amazon hay bất cứ một nơi kỳ lạ nào khác. Tôi vẫn tự nhắc nhở mình là rán đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi của tôi là: Cội nguồn của sự lành lặn là gì? Sự liên hệ giữa sự điều trị (treatments) và chữa lành (cures)?Làm thế nào mà Bác sĩ và bệnh nhân có thể tìm đến gần sự lành lặn một cách mau mắn hơn nữa? Chuyện tôi đi tìm Pedro đã dạy tôi là tôi đang đi kiếm những câu trả lời sai đường rồi, rằng tôi không cần phải bỏ qua mảnh đất sinh sống của văn hóa, học vấn trước đây, và cả chính bản thân tôi để đi tìm nguồn cội của sự lành lặn. Nhưng tôi phải trải qua những năm tháng lang thang tìm kiếm để tìm ra điều ấy. Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi tôi rời ngôi chòi nhà sàn của Pedro ở chỗ giao lưu của hai con sông. Vào thời gian đó sự tàn phá của rừng ẩm gây ra bởi sự đào kiếm dầu đã đến một mức độ mà Pedro và đồng bào của ông không thể nào tưởng tượng được. Chuyện xây đường, dầu xì ra ngoài, chuyện tống bỏ những chất độc xuống những con sông, và sự coi thường đến độ tàn nhẫn độc ác của chính quyền quốc gia và những công ty làm ăn nước ngoài đối với nền văn hóa địa phương đã làm tổn hại những vùng rộng lớn của xứ Colombia và Ecuador đến độ không còn có thể sửa chửa được. Nói một cách ngắn gọn là giống dân Kofán bị đẩy ra rìa. Họ coi như bị chấm dứt, kết liễu, và những kiến thức gì còn lưu trữ bởi những người tuổi tác khôn ngoan và những người chữa lành truyền thống sớm muộn gì cũng bị mất vĩnh viễn. Những bộ lạc khác cũng bị những đe dọa tương tự. Liệu họ có tránh khỏi số phận thê thảm của giống dân Kofán hay không thì không có câu trả lời chắc chắn. Những năm tháng gần đây là những năm thoải mái, hanh thông đối với tôi. Tôi tìm thấy những gì tôi tìm kiếm và nhiều hơn nữa, tìm thấy chúng ở gần nhà hơn trong những phương cách vừa khá bất ngờ vừa hài lòng đắc ý. Những Bề Mặt Của Sự Lành Lặn: Kristin Đáng lẽ Kristin Kinops không sống đến ngày hôm nay. Chắc chắc là cô không thể nào có con. Không những bác sĩ của cô cho cô về nhà để chết; họ thấy rõ ràng rằng những phương cách điều trị cho cô đã phá hủy khả năng sinh sản của cô. Câu chuyện của Kristin bắt đầu với sự xuất hiện của những vết bầm không giải thích được trên thân thể của cô vào năm 1974. Cô được mười chín tuổi năm ấy và sống với bạn bè trên hòn đảo Maui ở Hawaii. Một bác sĩ đề nghị cô đùng thêm chất sắt (iron supplement), nhưng sau hai tuần không thấy sự tiến bộ, cô đi thử máu và kết quả thử máu cho biết có điều đáng báo động. Những thành phần của máu đều xuống thấp: hồng huyết cầu, bạch huyết cầu và bản máu (platelets). Bản máu là những thành phần trong máu có trách nhiệm về chuyện đông máu, và giờ đây mức độ thấp - của chúng là kết quả của vết bầm làm cho Kristin chú ý. Cô được cho một cái hẹn để làm một mẫu thí nghiệm về tủy xương (bone marrow) để tìm hiểu tại sao cô thiếu tế bào máu, và kết quả thử nghiệm kỳ này lại càng đáng ngại hơn. Tủy của cô hầu như không có tế bào trong đó, chỉ có hai phần trăm là có số liệu bình thường. Sự thử nghiệm cho thấy cô bị bệnh thiếu máu đã ngừng phát triển (aplastic anemia)- đây là bệnh tai họa, vì đây nó biểu hiện sự mất mát của một trong những mô quan trọng nhất của cơ thể, là nguồn cội của những thành phần cấu tạo của máu. Kristin được di chuyển về bệnh viện ở miền nam California để có được những phương tiện Y khoa hiện đại chữa trị với cố gắng cứu mạng sống của cô. Cái chữ " aplastic" có nghĩa là "without form" (không có hình dạng) - là một tiếng diễn tả một quá trình xóa đi những thành phần thông thường của tủy, để rồi dẫn đến tình trạng "chứng tủy trống" (empty marrow syndrome), trong đó có nhiều khoảng trống và chất béo, đó là nơi mà những tế bào máu tạo thành đáng lý ra phải có. Tủy xương sản sinh ra hồng huyết cầu mang theo khí oxygen, nhưng tế bào bạch huyết cầu khác nhau vốn mang chức năng chủ yếu của hệ thống phòng ngừa của cơ thể, và chất bản máu (platelets). Bình thường có một sự sản sinh liên lục của tất cả những thành phần, mỗi thứ đều phát xuất từ màng tế bào nguyên thủy của chúng, trưởng thành theo từng giai đoạn, và cuối cùng di chuyển từ những hốc tủy của xương lớn để vào máu. Những tế bào nguyên thủy tự chúng cũng có một nguồn gốc chung gọi là thân tế bào, một tế bào còn phôi thai "nguyên thủy", trở thành chất liệu của tủy, và có khả năng biến thành những dạng khác nhau. Vì thế coi như bệnh ngừng phát triển tế bào máu sinh ra do sự thất bại của thân tế bào này, là do kết quả của sự thương tổn hay đè nén của cái gì đó. Trong trường hợp của Kristin, sự thất bại của tủy xương có nguồn gốc không nhận diện ra được, nhưng có sự nghi ngờ đây là một trường hợp bị nhiễm chất độc. Có thêm sáu người nữa ở Maui cũng phát triển chứng tủy và máu bất thường cùng một lúc; tất cả bọn họ đều chết trong vòng vài tháng. Những trường hợp dính chùm như thế này làm người ta nghi là do môi trường sống gây ra. Những hóa chất dùng trong nông nghiệp đã được dùng ẩu tả và không cẩn thận ở Hawaii, đặc biệt được dùng trên những cánh đồng mía và thơm khắp nơi. Có thể những người không may mắn đã phơi bày tính di truyền nhạy cảm của họ đối với thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ để rồi những thuốc này đã vào hệ thống cơ thể của họ rồi chăng? Chúng ta không bao giờ biết được chuyện đó. Kristin được đưa đến Santa Barbara, Califomia trong tình trạng yếu ớt đến độ tuyệt vọng. Hãy tưởng tượng hoàn cảnh tuyệt vọng của một người mà tủy hầu như không còn hoạt động. Sự tiêu hao của hồng huyết cầu làm ngưng trệ sự trao đổi chất trong người (metalbolism) và đè nặng áp lực lên tim, giờ đây tim phải làm việc nhiều hơn để bù vào lượng khí oxygen thấp trong máu. Sự thiếu hụt bạch huyết cầu đã phá đi khả năng của cơ thể chống lại với sự nhiễm trùng. Bệnh viện phải giữ Kristin vào trong một môi trường "cách biệt một cách trái ngược" (reverse isolation) được bảo vệ, chăm sóc để giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc của cô với vi trùng, cũng như bảo vệ cô bằng thuốc trụ sinh và tắm rửa cô hàng ngày bằng nước sát trùng. Sự vắng mặt của bản máu (platelets) tạo ra sự nguy hiểm của sự chảy máu bất thường, cả bên trong lẫn bên ngoài. Muốn trị bệnh thiếu máu cần phải có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Bác sĩ thường cho những liều lượng cao steroids và những thứ thuốc áp chế hệ thống miễn nhiễm khác (immunosuppressive), những thuốc này có thể hữu hiệu trong vài trường hợp nhưng lại không có kết quả đối với những trường hợp khác. Sự chữa trị như thế trông có vẻ vô lý, với sự thật được đưa ra là hệ thống miễn nhiễm đã bị tê liệt bởi sự biến mất của vũ khí của nó là bạch huyết cầu; nhưng có thể nhiều hình thức tự động miễn nhiễm đã dàn xếp cho sự nguy hiểm của tủy, và chất steroids sẽ áp chế điều đó. Có lẽ sự phơi bày trước một vài hóa chất hay siêu vi khuẩn đã tạo ra một phản ứng tự động miễn nhiễm trong đó hệ thống miễn nhiễm tấn công những tế bào tủy; phản ứng khi đó trở nên tự tồn tại (self perpetuating), độc lập với biến cố tác động. Những bác sĩ của Kristin bắt đầu chuyện chữa trị bằng steroid nhưng vẫn nghĩ rằng cô quá yếu để có thể sống được. Thay vào đó họ gửi cô đến bệnh viện của trường đại học UCLA tại Los Angeles để giải phẫu thay tủy (bone-manow transplant). Loại giải phẫu này có thể là hy vọng tốt nhất cho những người mang bệnh hoại huyết (aplastic anemia), đặc biệt là những người trước, vốn là những người thường phản ứng thuận lợi; nhưng đây là một cuộc giải phẫu quan trọng, với những kết quả không chắc chắn, bị giới hạn bởi mẫu tủy thích hợp của người hiến tặng: mẫu thích hợp nhất là từ người sinh đôi hay là anh chị em có cùng chất kháng nguyên tương ứng (antigenically compatible). May mắn thay, Kristin có một người anh và một người chị có mẫu máu thích hợp và sẵn sàng hiến tủy để giúp, nhưng cô muốn tránh giải phẫu, cô nói, "Tôi đã làm nhiều chuyện để cố gắng tránh giải phẫu bằng cách dùng trí tưởng tượng, thiền quán để lành lặn, và uống nhiều vitamins cùng những chất phụ trội khác. Rồi tôi kiếm một người làm lành lặn (healer) để giúp tôi chữa bệnh, nhưng trễ quá rồi. Những bác sĩ cho tôi một hẹn chót dứt khoát, và người làm lành lặn không đủ thời gian để giúp tôi. " Rốt cuộc Kristin phải trải qua hai lần giải phẫu, nhưng cô lại không được may mắn lắm; cơ thể cô phản kháng mẫu tủy hiến. Y khoa hiện đại chỉ có thể làm tối đa như thế thôi. Không còn gì có thể giúp cô ngoại trừ sự vỗ về an ủi chung chung. Những bác sĩ của cô không còn hy vọng gì nữa. Nhưng Kristin vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Cô quyết định tìm kiếm những cách trị liệu khác, và cô có ý muốn muốn thử phương pháp lành lặn bằng tâm lý và dùng trí tưởng tượng. Người bác sĩ tâm thần ở bệnh viện giới thiệu cô đến một nhà nghiên cứu tại UCLA đang tìm tòi về khả năng dùng tâm lý để chữa bệnh cho lành lặn. Qua nhà nghiên cứu này, cô gặp một nhà chữa bệnh dùng môn thôi miên cũng như dùng tay xoa nắn. Trong lúc còn ở bệnh viện Kristin được chữa bệnh một tuần hai lần và làm như thế trong vòng hai tuần. Vào cuối thời gian đó, kết quả thử nghiệm cho thấy mức độ tủy có tăng lên vừa phải, cô chưa từng nghe bác sĩ của cô nói đến điều đó. Nhưng mặc dù số lượng máu của cô tăng lên, chúng vẫn chưa đủ để cho cô rời phòng cách biệt, và cô yêu cầu được truyền máu. Cuối cùng những bác sĩ cho biết là họ không thể làm gì thêm được nữa. Sau những cuộc thảo luận với bệnh nhân và mẹ cô ta, họ cho phép cô rời bệnh viện. Bà mẹ cô ta hiểu rằng bác sĩ cho cô con gái bà về để chết tại nhà. Kristin vẫn kiên nhẫn tìm kiếm phương cách chữa trị cho lành lặn. Cô ta đi 5 ngày một tuần để được trị bệnh bằng cách xoa bóp bằng tay. Sau hai tuần, kết quả một lần nữa thật nhiệm mầu: số lượng máu tăng và đứng xấp xỉ ở mức thấp bình thường. Cô tiếp tục duy trì như vậy. Rồi cô bị nhiễm vi trùng viêm gan từ máu chuyền và bắt đầu trở nên yếu ớt, cô sốt với nhiệt độ 100 độ F trong suốt một tháng. Cô nghe nói có một người đàn bà có thể chỉ cho cách ăn uống nhờ vào trực giác. Thực đơn dành cho cô không phải dễ nuốt. Không được dùng món gì có đường hay tinh bột (starch), hai trứng và nhiều lòng đỏ trứng (yolk) mỗi ngày với rau được chưng hấp( steamed vegetables), nước rau và sà lách không có dầu, một ít cá và gà được hấp, và một ly nước lựu hay nho mỗi ngày, pha loãng đi năm mươi phần trăm với nước. Knstin theo chế độ ăn uống này trong vòng chín tháng. Cô xuống cân. Cô nói, "Đây là chuyện khó nhất trong đời mà tôi đã từng làm. Nhưng nó đã kéo cô lên. Chỉ trong vòng vài ngày đã có sự thay đổi lớn lao về những triệu chứng viêm gan. " Tổng cộng Kristin nằm bệnh viện nửa năm. Một năm trôi qua kể từ ngày cô phát đau, cô mới biết rằng cô sẽ sống, tuy con đường trở về sức khỏe bình thường tương đối chậm chạp và khó khăn. Cô nhớ lại, "Họ nói với tôi là tôi sẽ không bao giờ có thể có con được, vì ảnh hưởng của thứ thuốc họ cho tôi uống để áp chế sự phản kháng của tủy trong cuộc giải phẫu. Bởi vì có sự nguy hiểm của chuyện chảy máu không kiểm soát được, họ không để cho tôi có kinh, nên họ cho tôi thuốc hóc-môn đàn bà (female hormone) với liều lượng cao. Thêm vào đó tôi còn phải dùng thuốc prednisone để cố gắng kiểm soát những phản ứng trong cuộc giải phẫu và cho hóc-môn đàn ông (male hormone) với cố gắng kích thích tủy xương của tôi (bone marrow). Tôi không có kinh trong vòng một năm, và một người chữa bệnh bằng thần học (psychic healer) lúc đặt tay vào vùng xương chậu của tôi đã cho biết là bà cảm thấy 'một sự tối đen hoàn toàn' ở đó. Nhưng khi tôi tuyệt thực một tuần lễ thì tôi có kinh trở lại! Kể từ đó đường kinh của tôi đều hòa." Hai mươi năm sau, Kristin trở thành một người đàn bà khỏe mạnh, xông xáo và là một bà mẹ của bốn đứa con mạnh khỏe tự nhiên. Sự bình phục của cô có vẻ bất thường nếu nhìn dưới quan điểm y khoa nên một trong những bác sĩ của cô đã đưa trường hợp bệnh lý của cô ra một diễn đàn quốc tế về bệnh hoại huyết (aplastic anemia). Kristin viết như sau, "Tôi không những sống mà lại còn khỏe mạnh. Tôi luôn luôn phát triển trong những hoạt động thể chất và thấy tôi ngày càng khỏe và tôi có thể trở nên mạnh đến cái mức mà tôi muốn. Đạp xe đạp hàng ngày, chạy bộ hàng ngày, và bơi ngoài biển làm cho tôi vượt qua trở ngại cuối cùng để đi đến sức khỏe tuyệt hảo”. "Ngày hôm nay tôi cảm thấy vui sướng và bận rộn nuôi dưỡng bốn đứa con của tôi. Ôi có bằng Bác sĩ điều trị theo phương pháp tự nhiên (licensed naturopathic doctor) nhưng không hành nghề nữa kể từ khi tôi làm mẹ. Tôi dạy Yoga và đang viết cùng vẽ một cuốn sách có hình cho trẻ em. Gia đình tôi rất hoạt động- thôi thì trượt tuyết, trượt gió (windsurf), và tôi chạy bộ thường xuyên. Trừ phi tôi nói đến lịch sử bệnh tật của tôi, những người khác không nghi ngờ gì cả; thật ra những người mà tôi kể chuyện đều rất ngạc nhiên khi thấy tôi đã từng đau thập tử nhất sinh." Những gì đã gìn giữ sức mạnh lành lặn mà Kristin đã dùng để kích thích tủy xương của cô, trung hòa hóa (neutralize) những gì là nguyên nhân khởi đầu của bệnh, và hủy đi những kết quả độc hại của cách trị bệnh có tính cách xâm lấn (Invasive treatment)? Tôi thật sự ngạc nhiên về sự tự tin chắc nịch của cô trong khi có bệnh. Cô nói với tôi, "Tôi luôn tin rằng phải có một cách để sống. Tôi chỉ cần phải kiếm chúng đúng lúc. Niềm tin ấy cùng với sự tìm kiếm được hỗ trợ bởi sự lạc quan bất diệt làm cho tôi trở thành một nhân tố chủ động tham gia vào trong tiến trình lành lặn của tôi." Và đây là những gì cô khuyên những người khác đang đương đầu với những cuộc khủng hoảng Y khoa nghiêm trọng? Cô nói, "Có những con đường khác nhau dẫn đến sự lành lặn cho những người khác nhau nhưng luôn luôn có một cách thức. Hãy tiếp tục tìm kiếm!" CHƯƠNG 2: NGAY Ở VƯỜN SAU TÔI Lúc tôi chấm dứt những cuộc du hành qua những nước Nam Mỹ vào năm 1973, tôi bắt đầu tính chuyện "an cư lạc nghiệp" ở một vùng lân cận chung quanh Tucson, Arizona, nơi mà tôi sống cho đến ngày nay. Tôi cảm thấy có sự thu hút mạnh mẽ với quang cảnh thiên nhiên của vùng sa mạc này và tôi có những quan hệ tốt đẹp với cư dân địa phương. Một trong những sự liên hệ này là sự quen biết với ông Sandy Newmark, một học sinh đã tốt nghiệp ngành Nhân- chủng- học tại đại học Arizona, ông trở thành người láng giềng của tôi tại thung lũng Esperero nằm dưới chân rặng núi Catalina. Mới đây Sandy đã rời ngành Nhân- chủng- học để trở thành một nông gia tại rặng núi Trắng (White Mountains) ở vùng trung tâm Arizona; rồi ông trở về Tucson để theo học Y khoa. Ngày hôm nay ông trở thành Bác sĩ nhi khoa cho gia đình của tôi. Ông Sandy và bà vợ ông ta tên Linda, bà hiện nay đang là Bác sĩ tâm thần. Họ có một cô con gái tên Sophia mang bệnh thần kinh chậm phát triển (retard). Lúc Sophia còn nhỏ, đã có nhiều bạn bè đề nghị những phương cách chữa trị. Một trong những cách là đưa bé đi tới một Bác sĩ nắn xương có lối trị bệnh khá lập dị tên là Robert Fulford, ông có một số thành tích khi điều trị những trẻ em bị hành hạ bởi đủ thứ bệnh tật. Sandy và Linda rất bái phục ông nên họ đem bé Sophia đến cho ông Bác sĩ này để làm vài buổi điều trị "về sọ" (cranial therapy), và Sandy lúc ấy đang học năm thứ nhất tại trường đại học Y khoa tại trường đại học Arizona, và có làm việc với Bác sĩ Fulford một thời gian. Ông cứ nói với tôi là tôi nên gặp ông ấy, nhưng tôi cảm thấy không thích thú chuyện gặp gỡ, một phần là do sự thiếu quan tâm về thuật nắn xương (osteopaths). Vốn có thành kiến với đám bác sĩ Y khoa xoa nắn xương (osteopathic physician), tôi coi họ như bác sĩ hạng hai vốn chỉ bày trò khéo léo với cơ thể nhiều hơn so với bác sĩ chỉnh xương thế thôi (chiropractors). Tôi có lẽ vẫn còn mang một tư tưởng lãng mạn là tìm kiếm một người vừa là người chữa bệnh vừa là thầy giáo ở một nơi xa xôi nào đó, của một nền văn hóa khác- tôi vẫn mơ tưởng đến điều này mặc dù tôi đã có nhiều kinh nghiệm là trở về tay không sau khi có những chuyến du khảo ở những nơi xa. Có nhiều người khuyên tôi rằng tôi phải gặp Bác sĩ Fulford trước khi tôi quyết định viếng thăm ông. Vào lúc đó hai vợ chồng Bác sĩ Fulford đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông đã đến Tucson từ Cincinnati để nghỉ hưu sau những năm tháng hành nghề quá sức. Một đêm nọ, sau khi đã trải qua một năm tĩnh dưỡng vì đã làm việc quá mệt mỏi, ông nhận được một cú điện thoại tuyệt vọng từ một người bạn có một cháu bé đang bị bệnh viêm phổi (pneumonia). Đứa bé đang ở trong bệnh viện và không đáp ứng với loại thuốc trụ sinh trị bệnh (antibiotics). Bác sĩ Fulford tới ngay bệnh viện, dùng tay xoa bóp đứa bé và sáng hôm sau coi như đứa bé đã qua cơn nguy hiểm. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau đó, thiên hạ gọi ông để xin ông chữa bệnh, và ông đứng trong tình thế bị kéo ra ngoài cuộc sống hưu trí mà trở lại làm việc trong môn Y khoa sờ nắn của ông (osteopathic medicine). Tôi khá sửng sốt ngỡ ngàng trước sự đơn giản của văn phòng Bác sĩ Fulford: Chỉ có một phòng đợi với cô y tá kiêm luôn thư ký và hai phòng trị bệnh. Ngoại trừ một tấm văn bằng từ trường đại học nắn xương Kansas treo trên tường, không có máy móc trị bệnh gì đặc biệt và không có dụng cụ nào thường có tại một phòng mạch y tế. Bác sĩ Fulford trông có vẻ hiền hậu và giống như một ông ngoại, ông nội. Ông cao lớn, mạnh mẽ, thư thái với hai bàn tay lớn tuyệt diệu. Ông nói nhỏ nhẹ và chậm rãi. Tôi nói với ông là tôi có nghe nhiều về sự hữu hiệu của phương pháp trị bệnh của ông và tôi muốn được ông trị liệu để tự tôi chứng nghiệm phương pháp của ông. "Ô, thế à, thế thì anh đau gì. " ông lên tiếng hỏi tôi. "Không nhiều lắm, " tôi trả lời ông, “cái cổ của tôi nó làm phiền tôi tí xíu." "Để tôi xem chúng ta có thể làm gì với chuyện này?” ông nói. Ông nói tôi đứng dậy, ông đặt hai tay vào hai vai tôi, và quan sát hơi thở của tôi. Rồi ông xoay cái đầu tôi theo nhiều hướng khác nhau. "Hãy lên nằm trên bàn," ông chỉ thị cho tôi. Tôi nằm trên bàn và nhìn ông xoay trên một bánh xe với một dụng cụ kỳ lạ nằm trên một sợi dây dài chắc chắn. Cái dụng cụ này là "cây búa gõ" của ông, nó là cái khoan của nha sĩ được biến chế lại thêm một cái đĩa tròn và dày có thể rung trên và dưới. Bác sĩ Fulford ngồi trên một cái ghế nhỏ cạnh cái bàn, điều chỉnh mức độ rung của cái đĩa, rồi ông để cái đĩa tiếp xúc với vai phải của ta. Tôi có thể cảm thấy những sự rung động từ toàn thể phía bên phải của thân thể tôi, cảm giác nói chung là dễ chịu và thư dãn nhưng đây khó có thể là một phương pháp chữa trị quan trọng. Sau chừng vài phút, tay của Bác sĩ Fulford giật nhẹ và ông lẩm nhẩm, "Rồi, tới rồi." Với câu nói đó ông di chuyển cái búa gõ tới một chỗ mới vào hông phải của tôi. Ông tiếp tục kiểu di chuyển này trong vòng hai mươi phút, trong lúc tôi lơ lửng mơ màng đi từ trạng thái này đến trạng thái khác; rồi ông tắt máy, di chuyển cái ghế của ông vào phía cuối bàn, rồi đặt hai tay ông vào hai bên đầu tôi, những ngón tay ông bao chung quanh hai tai của tôi. Trong vòng vài phút sau đó, ông nâng niu cái đầu của tôi, truyền áp lực nhẹ nhàng êm ái, khi chỗ này, lúc chỗ khác. Đây là một hình thức yếu nhất để làm việc với cơ thể mà tôi cảm thấy đầu tiên trong đời, tôi có trải qua quá nhiều cảm giác như thế này rồi đến nỗi tôi nghi ngờ nó có thể thu lượm được kết quả gì. Đồng thời tôi cảm thấy yên tâm an ổn vì nó được làm bởi đôi bàn tay kinh nghiệm, tự tin của Bác sĩ Fulfurd. Khi giai đoạn điều trị này qua rồi, Bác sĩ Fulford kiểm soát sự chuyển động của chân tay, rồi nói tôi ngồi dậy. Ông chấm dứt cuộc điều trị bằng vài động tác khéo léo làm cột sống của tôi kêu răng rắc. "Làm như thế này là phải tốt thôi, " ông nói. "Ông tìm thấy gì không?" tôi hỏi. Ông trả lời, “Không nhiều lắm. Có một số bế tắc nho nhỏ ở vai và đây có lẽ là nguyên nhân làm cho cổ anh đau. Mạch máu ở sọ của anh rất tốt. " Tôi cũng không có ý tưởng gì về chuyện mạch máu ở sọ (cranial impulse) như thế nào, nhưng tôi mừng khi nghe thấy mạch máu sọ của mình tốt đẹp. Về chuyện "những bế tấc ở vai" và làm thế nào chúng có thể gây nên chuyện cứng cổ, tôi vẫn còn mù mờ như đi trong bóng tối. Nhưng không có lời giải thích nào được đưa ra thêm, và Bác sĩ Fulford cho biết thời gian khám bệnh đã hết. Tôi nói với tôi là tôi là ông vui vẻ niềm nở đón tôi trở lại bất cứ lúc nào để quan sát ông trị bệnh cho những người khác. Tôi rất vui khi biết lệ phí cho buổi khám bệnh này chỉ có ba mươi lăm dollars, rõ ràng là quá rẻ, nếu chỉ tính về sự thư dãn do dịch vụ khám bệnh này mang lại. Tôi vẫn chưa vừa ý khi thấy sự thành công nhỏ nhoi này có thể nào dùng giải thích cho những câu chuyện mà tôi được nghe về tài trị bệnh thành công của Bác sĩ Fulford. Tôi quyết tâm quay trở lại để quan sát để coi ông trị người khác như thế nào. Ngày hôm sau tôi ngạc nhiên khi cảm thấy mình mệt và đau nhức. Tôi gọi cho Bác sĩ Fulford hỏi rằng đây có phải là kết quả của chuyện ông trị bệnh cho tôi không. Ông trả lời, “Ô, đúng rồi. Chuyện ấy thật là thông thường; Anh có thể cảm thấy nó trong vòng vài ngày. " Và quả đúng như thế. Sau đó thì tôi cảm thấy khỏe khoắn, và thật sự cái cổ tôi bớt làm phiền tôi hơn trước, nhưng tôi không nhận thấy điều thay đổi gì nữa. Chừng một tháng sau, tôi bắt đầu bỏ ra một tuần vài giờ vào một phòng mạch nhỏ trên đường Grant để xem ông Bác sĩ già làm việc với những bệnh nhân. Phòng mạch của ông lúc nào cũng đầy người lớn và trẻ em, biểu hiện cho những nhóm trái ngược sống khắp miền nam Arizona, bao gồm cả người Mễ, Á Châu, dân thành thị cũng như thôn quê. Tất cả đều đến với niềm hy vọng cao và lòng tri ân để mong sao có cơ hội để nhìn ông Bác sĩ Fulford này. Ít nhất thì Bác sĩ Fulford là một hình ảnh gương mẫu của một bác sĩ gia đình tận tâm hồi xa xưa vốn làm cho bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn vì sự hiện diện ấm áp của ông và hình ảnh mẫu mực về sức khỏe tốt của ông. Quan sát ông, tôi ngạc nhiên vì sự ngắn gọn, khúc chiết của lề lối làm việc và cách chẩn khám thân thể của ông. Ông hỏi rất ít câu hỏi khi một bệnh nhân đi tới cửa- "Vấn đề gì thế?". . "Anh bị nó quấy rầy bao lâu rồi. . . . Trong thời thơ ấu anh có bị té cú nào nặng không?. . . . . Anh có biết gì không về những hoàn cảnh chung quanh lúc anh sinh ra đời?" và có thể vài câu nữa. Rồi ông nâng bệnh nhân đứng dậy, khám chân tay và hơi thở, xoay đầu họ, và yêu cầu họ nằm trên bàn. Ông điều trị với đa số mọi người cách trị giống như tôi đã được chữa: ông dùng búa gõ nhẹ khắp người, nắm một vài bộ phận khác nhau của cơ thể cho đến khi có sự thư dãn xảy ra (tức là khi tay cầm dụng cụ của ông bỗng bất thình lình rung lên), rồi đến ông khéo léo xoa nắn đầu một cách tinh tế, và cuối cùng vài điều chỉnh phía sau lưng. Ông hiếm khi tự ý giải thích những gì ông nghĩ là sai hay những gì ông cố ý làm; nhưng nếu ai hỏi, ông sẽ rán giải thích một chút. Đa số bệnh nhân không hỏi; họ chỉ đặt hết tin tưởng bản thân hay con cái họ vào ông và để ông làm công việc chữa trị trong im lặng. Mọi người đều cảm thấy thư thái, êm ái trong bàn tay của Bác sĩ Fulford, ngay cả những đứa bé hiếu động, om sòm to miệng cũng êm dịu khi ông chạm đến chúng. Thường vào cuối lúc khám bệnh, ông chỉ cho bệnh nhân những bài học thể dục hàng ngày để tập, những bài thể dục mà tôi chưa từng thấy trước đây. Có một lần ông chỉ như sau: Đứng xòe chân ra một khoảng cách bằng vai và dang ngang hết hai cánh tay ra với bàn tay trái ngửa lên và bàn tay mặt úp xuống. Hít sâu rồi thở ra đều đều, hãy giữ tư thế này cho đến lúc sự căng thẳng ở phía hai vai tay và vai trở nên không còn chịu đựng nổi. Rồi từ từ bạn đưa một cánh tay lên đầu, giữ cho chúng dang thẳng ra hết mức cho đến lúc chúng chạm nhau. Rồi hạ cánh tay xuống và nghỉ ngơi. Tôi hỏi ông là bài tập này có dụng ý làm gì? ông trả lời, "Nó mở lồng ngực ra và làm cho hơi thở mở rộng ra. " Một bài thể dục khác của Bác sĩ Fulford là ngồi trên bờ ghế, để bàn chân trên mặt đất và để hai vai xa nhau, rồi gập người tới trước và, với hai tay nằm trong chân, dùng tay nắm lấy bàn chân. Giữ vị trí này trong vòng vài phút, và rồi nhẹ nhàng kéo dãn ra phía dưới cột sống, làm cho xương sống đi động dễ dàng hơn. Một đôi khi lúc bệnh nhân trở lại tái khám, Bác sĩ Fulford khám họ và nói, "Bạn không tập thể dục gì cả” hay "Tốt lắm, bạn đã có tập thể dục," và bệnh nhân sẽ chứng nhận lời nói của ông. Ông thường nói bệnh nhân đừng quay trở lại. Lúc bệnh nhân bước xuống bàn, họ thường nói, "Chừng nào Bác sĩ muốn khám tôi trở lại?" Bác sĩ Fulford sẽ thường trả lời như thế này, “Tôi không cần gặp lại ông (bà) nữa. Ông (bà) đã được chữa lành rồi." Bệnh nhân vẫn cương quyết, "Nhưng liệu tôi thật sự không cần buổi khám bệnh tiếp theo không?". Bác sĩ Fulfurd mỉm cười lắc đầu, "Tôi đã tống khứ bệnh ra khỏi hệ thống của bạn. Giờ hãy để cho hệ thống tự nhiên của cơ thể làm việc (Mother Nature)". Nếu có một sự phiền lòng nào của những bệnh nhân của Bác sĩ Fulford, thì đó là chuyện họ không được tái khám với ông, vì lần kinh nghiệm của lần điều trị với ông thật là êm ái vừa lòng. Dần dần, tôi bắt đầu ý thức được rằng tôi đã nhìn thấy điều gì đó kỳ diệu. Người đàn ông với bàn tay mạnh và nói ít này quả thật là đã chữa lành những người đến với ông, họ đến với đủ thứ loại bệnh, thế mà chỉ một lần chữa bệnh có vẻ nhẹ nhàng trên bề mặt cơ thể là hết bệnh ngay. Tôi từng nghe nhiều lần những bệnh dai dẳng đã được trị hết hẳn sau khi đến khám bệnh một hay hai lần với Bác sĩ Fulford, những bệnh trầm kha này không đáp ứng sự chữa trị của nền Y khoa hiện đại. Và đây không phải là những bệnh thông thường như bệnh đau nhức, và những bệnh nhức xương mà là những bệnh rối loạn về hóc-môn và tiêu hóa, mất ngủ, suyễn, viêm tai, và còn nhiều nữa. Làm thế nào mà một sự chữa trị không màu mè lại đem đến những kết quả ngoạn mục như vậy? Tôi bắt đầu hỏi Bác sĩ Fulford phương pháp của ông có từ đâu và tác động ra sao. Lý thuyết đứng sau lưng nó là gì? Như những gì mà ông đang làm là gì? Những câu trả lời tôi nhận được quả tình tôi không được học tại trường Y khoa Harvard. Bob Fulford là một người nắn xương nguyên thủy, cổ truyền theo truyền thống của người cha đẻ thành lập hệ thống này là ông Andrew Taylor Still (1828-1917) ở tại Kirksville, Missouri, A.T. Still được coi là "một ông Bác sĩ già" đối với bạn đồng nghiệp của ông, là một vị y sĩ khác lạ đã không thừa nhận những chất thuốc trị bệnh có chất độc (toxic drugs) của những bạn đồng nghiệp để rồi hướng đến một phương pháp trị bệnh không dùng thuốc chỉ dựa trên sự nắn bóp khéo léo các xương. Ý hướng của ông là điều chỉnh cơ thể bằng sự nắn bóp để cho các hệ thống lưu thông và thần kinh làm việc trơn tru, mang lại sức mạnh lành lặn tự nhiên cho bất cứ bộ phận nào đau yếu. Ngành trị bệnh mới mà ông thành lập năm 1874 rất thành công trong những năm đầu, nhưng vào giữa thế kỷ hai mươi, nó phần bị che khuất bởi sự thăng tiến ngoạn mục của nền Y khoa hiện đại, cũng thường được biết đến như phép chữa đối chứng (allopathic medicine). Để đáp ứng, những bác sĩ nắn bóp xương (osteopaths) bỏ đi những lời giảng dạy của Still và bắt đầu ứng xử như những bác sĩ của nền Y khoa hiện đại (MD). Ngày hôm nay bằng MD (bác sĩ Y khoa hiện đại) Và DO (Bác sĩ xoa nắn xương) coi như tương đương; một số bác sĩ bóp nắn xương dựa vào thuốc và giải phẫu, một số ít dùng sự xoa nắn khéo léo như là một phương thức chính để trị bệnh. Tuy thế, luôn luôn có một thiểu số truyền thống trong ngành xoa nắn xương vẫn tiếp tục công việc chữa lành bệnh mà không dùng thuốc và tiếp tục soi sáng sự sâu sắc, sáng suốt của tổ sư A. T Still vào trong bản chất cơ thể con người và tiềm năng làm lành lặn chính nó. Một trong những người này là William Sutherland, vào năm 1939 ông tuyên bố với các bạn đồng nghiệp rằng ông khám phá ra một phương diện của thể chất con người mà ông gọi là cơ chế khí quản đầu tiên (primary respiratory mechanism), và một kỹ thuật để cải tiến nó để rồi trở thành một phương thức được biết tới như cách trị liệu sọ não (cranial therapy or craniosacral therapy). Sutherland thực tập lý thuyết của ông trong vòng nhiều năm để bảo đảm sự đúng đắn của nó trước khi công bố ra công chúng. Tuy thế nó cũng bị chống đối nhiều, và chỉ một phần nhỏ bác sĩ xoa nắn xương (osteopaths) chấp nhận nó. Một trong những người chấp nhận lý thuyết chữa trị sọ đó là Bác sĩ trẻ Robert Fulford, lúc đó ông mới bắt đầu hành nghề chữa bệnh tổng quát tại Cincinati. Sự sáng suốt của Sutherland tỏ lộ khi ông cho rằng hệ thống thần kinh trung ương và những cấu trúc liên hợp với nó ở trong trạng thái di chuyển nhịp nhàng với nhau, và sự chuyển động này là một yếu tố chủ yếu- có lẽ là yếu tố cần yếu nhất - của cuộc sống và sức khỏe con người. Ông chỉ ra năm thành phần của cấu trúc này: * Sự chuyển động tại đường nối của sọ, những chỗ nối của hai mươi sáu xương ở sọ. * Sự dãn ra và co lại của vùng bán cầu của bộ óc (hemispheres of the brain) * Sự chuyển động của những tế bào bao phủ bộ óc và cây cột sống. * Một làn sóng dung dịch nằm trong dung dịch của óc dùng để rửa cho bộ óc và dây cột sống (spinal cord). * Sự chuyển động khéo léo, không chủ ý của xương cùng (tailbone). Sutherland nghĩ rằng sự dãn ra và co lại nhịp nhàng của hệ thống này cũng giống như chuyện thở, nhưng bởi vì nó xảy ra nơi những bộ phận quan trọng và thiết yếu, ông gọi nó là "hệ thống hô hấp đầu tiên" để nhấn mạnh sự quan trọng của nó theo thứ tự của những nhiệm vụ trong cơ thể và phân biệt nó từ "hệ thống hô hấp thứ hai, " là những chuyển động quen thuộc của ngực, phổi, và màng chắn liên hệ tới sự thay đổi không khí. Ông cho rằng một cơ cấu hô hấp nguyên vẹn, di chuyển tự do đầu tiên rất cần thiết cho một sức khỏe đầy đủ; bất cứ sự bế tắc nào trong chúng có thể dẫn tới bệnh hoạn, bởi vì hệ thống thần kinh trung ương điều động tất cả những bộ phận khác trong cơ thể. Một trong những điều khác lạ chính yếu trong công thức của Sutherland là ý hướng cho rằng xương sọ di chuyển. Hàng bao thế hệ những nhà giải phẫu đã dạy rằng những khớp nối của sọ là dính chặt và không di chuyển. Không những bác sĩ của nền Y khoa hiện đại (MD) mà hầu hết những bác sĩ xoa nắn (DO) cũng từ khước chấp nhận cái ý tưởng chuyển động của sọ (cranial motion). Bác sĩ Fulford không phải là một người trong bọn bác sĩ trên, ông đồng ý lý thuyết chuyển động của sọ, và ông bắt đầu tự tìm hiểu bằng cách cảm nhận những chuyển động này bằng cách đặt tay ông lên trên đầu bệnh nhân. Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, những nhà nghiên cứu tại đại học Michigan, phân khoa Y khoa xoa nắn đã chứng thực lý thuyết của Sutherland bằng những phim quang tuyến X chụp sọ người đang sống biểu hiện rõ chuyển động của sọ. Những chuyển động này được đo bằng những dụng cụ thật nhạy cảm. Bác sĩ Bob Fulford đưa ra ý kiến rằng dụng cụ nhạy cảm nhất chính là bàn tay của người bác sĩ hành nghề. Ông ta tự huấn luyện mình đến mức có thể cảm nhận được một sợi tóc người dưới một chồng giấy mười bảy tờ, và ông nói rằng bất cứ người nào cũng có thể rèn luyện được sờ mó nhạy cảm tương tự nếu tập luyện và thực hành đầy đủ. Dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ Fulford, tôi bắt đầu tập trung trí não để xem tôi có thể khám phá ra nhịp của sọ. Lúc đầu tôi chỉ cảm thấy nhịp của tôi, nhưng càng thực tập tôi bắt đầu cảm thấy sự chuyển động tinh tế như hơi thở mà Bác sĩ Fulford coi đó là một sự biểu hiện quan yếu của cuộc sống. Ít nhất tôi cũng nhận thấy ở những người có cơ cấu khí quản đầu tiên tốt đẹp. Có lần ông yêu cầu tôi cảm nhận với cái đầu của một người đàn bà mà ông nói rằng nhịp sọ của bà không phát hiện được. Bà ta bị vài tai nạn hiểm nghèo, có một lần hai mươi năm trước đây, và giờ đây bà lãnh hậu quả là cảm thấy mệt mỏi ghê gớm, mất ngủ, nhức đầu kinh niên, thị lực yếu, ăn khó tiêu, và có mức độ dễ bị nhiễm trùng cao. Cái đầu bà như một cái bao xi-măng, đó là một khối trọng lượng chết, nhịp đập của cuộc sống không hiện diện. Sau vài lần điều trị, những chuyển động sọ của bà bắt đầu trở lại, và lúc chúng trở lại thì sức khỏe bà bắt đầu có tiến bộ. "Những gì đã gây ra sự suy yếu của hệ thống cơ thể của bà này." Tôi hỏi Bác sĩ Fulford. "Sự chấn thương" Bác sĩ trả lời, "Có ba loại chấn thương. Chấn thương đầu tiên là chấn thương lúc sinh ra đời (birth trauma). Nếu hơi thở đầu tiên của đời sống không được hoàn toàn đầy đủ, những nhịp điệu của sọ (cranial rhythms) bị bế tấc từ lúc khởi đầu. Hơi thở đầu tiên rất là quan trọng. Trong suốt cuộc đời tôi, tôi đã thấy vấn đề này ngày càng gia tăng, và tôi nghĩ rằng đây là một vết đen đối với ngành sản khoa. Lý do thông thường thứ hai là chấn thương thể chất, đặc biệt là lúc còn trẻ. Bất cứ sự té ngã hay đánh đấm nào làm bạn ngất ngư, điều đó làm cho chu kỳ hô hấp của bạn bị ngăn trở, cho dù chỉ là trong một chốc, có thể gây ra một sự bế tắc vĩnh viễn lâu dài trong cơ cấu hô hấp đầu tiên. Có thể nhận thấy và nhận diện và giải tỏa những bế tắc này bằng tay của bạn. Đó là tại sao tôi gọi làm như vậy là lấy cái chấn động (shock) ra khỏi cơ thể. Và lý do thứ ba, có lẽ ít thông thường hơn là chấn thương tâm lý- một lần nữa, đặc biệt xảy ra lúc còn nhỏ. Tôi ước lượng rằng chín mươi lăm phần trăm của những người bị những bế tắc ở mức độ này hay mức độ khác trong chức năng này. " Trong thời gian Bác sĩ Fulford dạy những khái niệm mới cho tôi, tôi đang giúp cho một người bạn tôi đang bị một cơn bệnh ngặt nghèo. Kim Cliffton là một nhà nghiên cứu thực vật học dưới nước (marine biologist), quanh năm ông bỏ hết thì giờ nghiên cứu trên vùng biển Thái bình dương gần phía nam Mễ tây cơ, ông rán cứu một giống rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng vì săn bắn. Ông điều hành một ngân quỹ của thế giới bảo vệ thú hoang nên ông có tiền để nghiên cứu và sống một cuộc sống phiêu lưu, nặng nhọc. Chỉ có những tháng mùa hè là ông được rảnh đôi chút vì vào mùa hè những con tàu đều bơi ra biển. Rồi thì ông lò mò tới Tucson, trông dáng điệu ông có vẻ thảm não, ông đến để kể câu chuyện của ông và thu thập lại sức mạnh. Trong vòng vài năm qua ông có vấn đề đường ruột: có những lần ông bị tiêu chảy nặng ở Mễ tây cơ, không có khả năng tiêu hóa nhiều thức ăn, và bị đau bụng. Ông thường dùng thuốc trụ sinh và thuốc chống ký sinh (antibiotics và anti-parasitic drugs), nhưng rồi qua từng năm cần phải uống thường xuyên hơn và tăng cường độ thêm lên. Giờ đây ông đến với tôi khi thân thể ông đã mất hai mươi pounds, ông nói thêm là trong vòng nhiều tháng ông chưa có lần đi cầu nào dễ chịu, phân của ông luôn chứa máu và đờm (mucus), ông thường bị đau ở bụng và sự suy nhược cơ thể ngày càng tăng. Ông không nghĩ là ông có thể tiếp tục được chuyện nghiên cứu rùa được nữa. Kim muốn có những toa thuốc để tống xuất những gì ông nghĩ đang sống ký sinh trong lòng ông, nhưng cái hình ảnh ông trình bày không phải là một trong những thứ bệnh nhiễm trùng. Thay vào đó, đối với tôi bệnh của ông có vẻ là bệnh sưng ruột kinh niên (chronic inflammatory bowel disease), rất có thể là bị viêm ruột (ulcerrative colitis), và tôi thúc dục ông đi gặp một bác sĩ chuyên đường ruột nổi tiếng tại trung tâm sức khỏe tại đại học Arizona. Kim là con trai của một bác sĩ trị phổi tại New York và ông đặt niềm tin rất nhiều vào nền Y khoa hiện đại. Niềm tin này bị thử thách, vì sau một thời gian làm những loạt những thí nghiệm dài và tốn kém, và sau những lần phân tách mẫu ruột, bác sĩ cũng không thể tìm ra nguyên ủy của vấn đề, ngoại trừ chỉ nói rằng ruột của Kim bị tổn hại và bị viêm kinh niên. Đây có thể là do bệnh viêm ruột. Người bác sĩ đường ruột nói với tôi, "Tôi nghĩ là chúng ta nên lấy thêm nhiều tế bào khác thì có thể chúng ta mới biết ông ta mắc bệnh gì. " Những điều phát biểu này có vẻ không được hứa hẹn lắm, và vì thấy ông Kim ngày càng cháy túi vì móc tiền trả chi phí trị bệnh, tôi khuyến cáo ông nên tìm một cách chữa trị khác. Rồi tôi chợt nhớ tới bác sĩ Fulford và gửi ông Kim đến gặp bác sĩ Fulford. Kim có một lịch sử dài chơi những môn thể thao đụng chạm, bao gồm cả đánh bốc-ông là võ sĩ đánh bốc hạng nặng trong quân đội - và đã bị chịu nhiều vết chấn thương. Tôi nhận thấy là ông luôn thở bằng miệng. Thêm vào với vấn đề đường ruột, ông còn than phiền thêm là bị đau lưng và cổ. Tôi thấy dường như Bác sĩ Fulford có thể nhìn thấy ý nghĩa của toàn bộ vấn đề, nhưng phần tôi nhìn thấy trước hai vấn đề. Điều thứ nhất là giai đoạn bây giờ Bác sĩ Fulford chỉ khám những bệnh nhân dưới ba mươi tuổi, một giới hạn ông đề ra vì sự chữa bệnh của ông không kiểm soát nổi trong khi danh tiếng của ông ngày càng lớn mạnh. Một hôm ông nói với tôi, "Tôi gần tám mươi tuổi rồi, tôi không thể làm việc đến kiệt lực nữa. Năng lực của tôi để dành cho những người trẻ; sự phản ứng của cơ thể họ đưa đến sự lành lặn mạnh mẽ hơn, " ông cũng đã sáng chế cái búa gõ để làm cho việc chữa bệnh của ông được dễ dàng hơn. Ông nói là chuyện chữa bệnh có thể làm bằng tay không, nhưng phải bỏ nhiều công sức hơn. Vấn đề thứ hai là Kim lớn lên và quen thuộc với nền Y khoa hiện đại và không có kinh nghiệm gì với người dùng phương pháp trị ngoại khoa (altemative practitioners), nên ông ta có thể ngại ngùng để đặt tin tường vào cách trị bệnh ngoại khoa này. Tôi rán hết sức để tìm cách giải thích cho cả Bác sĩ Fulford và Kim là tại sao hai người phải gặp nhau, và tôi đã thành công, ngoại trừ chuyện Kim không hiểu tại sao một bác sĩ xoa nắn lại sắp giúp chữa bệnh ruột cho ông. Tôi thúc dục ông, "Hãy nói cho Bác sĩ Fulford biết tất cả những triệu chứng của ông, tất cả những triệu chứng trong ruột cũng như những đau đớn ở lưng và cổ." Tôi không thể có mặt buổi khám bệnh đầu tiên hôm ấy và chờ đợi mong ngóng Kim lúc ông về nhà. Lời nói đầu tiên của Kim là, " ông ta đúng là lang băm (quack). Tôi muốn nói ông ta là một ông già dễ mến, nhưng ông ta không làm cái gì cả?” "Ông bác sĩ già nói với ông những gì. " Tôi hỏi. "Ông nói tôi đang ở trong tình trạng nguy kịch, rằng sự chuyển động sọ của tôi hoàn hoàn ngưng trệ vì những vết chấn thương cũ, và vì thế cho nên những thần kinh sọ kiểm soát hệ thống tiêu hóa không làm việc. Và cũng vì chấn thương giống như thế làm cho tôi phải thở bằng miệng, và chuyện này đã không nuôi dưỡng bộ óc của tôi như hơi thở làm." "Bác sĩ có nói là ông có thể giúp ông không?” "Ông nói ông sẽ chăm sóc phần lớn vấn đề và thế là tôi phải trở lại trong vòng ba tuần. Nhưng ông có vẻ yếu đuối và nhu nhược lắm lắm, ông cứ nói tùm lum về chuyện thần kinh; Tôi cảm thấy ái ngại cho ông. Ít nhất là giá chữa bệnh không cao lắm?' “Ông muốn nói gì khi đề cập đến chuyện ‘thần kinh tùm lum’?” Tôi hỏi. “Ông thấy đó, khi ông ta sử dụng cái máy rung (vibrator), cứ mỗi vài phút là hai cái tay ông giơ cao lên trời và toàn thân ông lắc lư rúng động". "Thật vậy à?" "Vâng, đại khái như thế đó, nản thật!" Tôi gọi điện thoại cho Bác sĩ Fulford để tìm hiểu quan niệm của ông về căn bệnh này. Ông trả lời tôi, “Ông Cliffton đã không đến sớm hơn. Toàn bộ cơ cấu hô hấp đầu tiên của ông ta bị ngưng trệ. Tôi nghĩ là ông sẽ xuống dốc mau chóng. " "Liệu ông có thể giúp ông ta không." “Ồ, có chứ, tôi tạo ra một số khai thông chính từ nhiều bộ phận của cơ thể ông ta, giải tỏa một số nhiều các chấn thương, và làm cho những nhịp đập (impulses) lưu chuyển trở lại. Khi nào mà dây thần kinh phế vị (vagus nerve) lên tiếng, thì lúc đó coi như ông ta khỏi bệnh ngay. Giờ này ông ấy nên thoải mái và để cho cơ thể tự nhiên lành lặn. " Sáu tiếng đồng hồ sau khi được điều trị, chứng tiêu chảy của Kim ngừng lại lần đầu tiên trong vòng tám tháng nay, và bệnh này không bao giờ trở lại nữa. Ba tháng kế tiếp theo ông lấy lại sức nặng và năng lực ngày nào. Chỗ đau ở sau lưng và cổ mất đi, và ông không còn thở bằng miệng nữa. Sau này Kim nói với tôi, “Ông ấy đã cứu đời tôi. Tôi phải tin rằng ông ấy cứu đời tôi." Kể từ đó Kim trở thành người tin tưởng cách chữa ngoại khoa (alternative medicine) nói chung một cách nồng nhiệt, và khoa nắn bóp xương (osteopathy) nói riêng. Sự chữa trị này đã tạo nhiều ấn tượng sâu sắc đến nỗi tôi muốn tạo ra một diễn đàn để thảo luận trường hợp bệnh lý này với Bác sĩ Fulford, Kim và bản thân tôi, cùng người bác sĩ trị chứng đường ruột của bệnh viện. Vị bác sĩ này nói ông cũng thích thú với trường hợp này nhưng không xuất hiện hôm hội thảo. Khi tôi hỏi ông tại sao, ông trả lời, "Xem đó, tôi không muốn tranh cãi về sự thành công chữa trị, nhưng tôi không tin là sự chữa trị bằng khoa xoa nắn xương (osteopathic treatment) có liên hệ gì đến kết quả." Cách đó không lâu tôi lại có thêm một cơ hội để chứng kiến tài năng của Bác sĩ Fulford làm việc với cơ thể con người, lần này là lần đầu tiên. Tôi đang làm việc trong vườn của tôi với một người bạn. Một tai nạn kỳ dị đã xảy ra mà cho đến giờ này tôi cũng không sao nhớ lại hết toàn diện, anh bạn tôi đứng dậy lúc tôi đang cúi cong xuống, và vai anh ta đụng mạnh ở phía bên mặt của mặt tôi, khoảng trên tai tôi một chút. Tôi bị đau điếng người, và rồi tôi không thể mở hay đóng miệng lại được nữa. Giống như cái hàm của tôi đã phần nào dời chỗ, và tôi không thể nào đưa nó về vị trí cũ, cho dù tôi có cố gắng thế nào chăng nữa. Tôi gọi điện thoại cho Bác sĩ và nói cho ông biết chuyện đã xảy ra. Ông bảo tôi, "Hãy đến tôi ngay," Tôi lái xe tới phòng mạch của ông và bước vào, tôi vẫn cảm thấy đau và vẫn không làm sao cho cái hàm tôi cử động được. Ông sắp xếp thứ tự khám bệnh và nói tôi leo lên một cái bàn. Vào lúc ông đặt tay ông lên đầu tôi, ông nói rõ tên cái xương sọ nào trật chỗ. Rồi ông bắt đầu dùng tay nắn bóp. Sau chừng vài phút ông nói, "Rồi, nó trở về chỗ cũ rồi". Tôi không cảm thấy gì xảy ra cả và cảm thấy sự khó chịu không có gì thay đổi cả. Ông nói là tôi có thể ngồi dậy. Tôi nói với ông trong sự bực mình, "Nó vẫn còn đau”. “Ồ, các bắp thịt vẫn còn sẽ đau trong một chốc, " ông trả lời tôi và nói tiếp, "Tôi bây giờ bận đây. " Tôi tới phòng mạch và vẫn không nghĩ rằng tôi đã được giúp đỡ, và đang ngẫm nghĩ tính chuyện sẽ tới phòng cấp cứu của trường đại học. Nhưng sau chừng mười phút, lúc tôi đang ngồi trên xe lúc đèn đỏ, bất thình lình tôi thấy cái đau không còn nữa, và tôi có thể mở và ngậm miệng bình thường. Thật là diệu kỳ ! Cám ơn ông, Bác sĩ Fulford! Rồi tôi nghĩ: Tôi sẽ làm gì nếu tôi không biết đến ông bác sĩ này? Có lẽ là tôi sẽ tới phòng cấp cứu, chiếu quang tuyến X, rồi được gửi về nhà với những thuốc chống đau (painkillers), thuốc làm bắp thịt thư thái (muscle relaxants), và một cái hóa đơn tiền bịnh lớn lao. Có thể tôi sẽ không được chữa lành trong vòng vài tuần hay vài tháng. Giờ đây tôi cảm thấy phấn khởi để học hỏi bất cứ những gì tôi có thể học từ Bác sĩ Fulford. Tôi cũng trở nên cảm thấy bực mình khi cố gắng giải thích sự thích thú của mình cho những bạn đồng nghiệp. Một số bác sĩ không còn tỏ ra nhiều thích thú với những câu chuyện của tôi hơn những bác sĩ đường ruột đã từng tỏ ra. Thật là bực bội khi cố gắng nói chuyện với những bác sĩ chuyên trị trẻ em (pediatricians) về phương pháp của Bác sĩ Fulford dùng để trị bệnh nhiễm trùng tai cho trẻ em. Sự nhiễm trùng tái diễn của tai giữa (bệnh viêm tai giữa: otitis media) là trường hợp dễ thấy nhất của các bác sĩ trị bệnh trẻ em; nó phổ cập đến nỗi có một số người ngày càng tăng trong xã hội chúng ta chấp nhận nó như là một phần bình thường của sự lớn lên. Những cách trị bệnh quy ước (conventional) thường dùng trụ sinh (antibiotics) và dùng thuốc phá tan sự tắc nghẽn (deconges- tants) và đôi khi dùng giải phẫu để thay những ống xuyên qua màng tai đến màng sức ép bằng nhau (equalize pressure). Thông thường sự điều trị bằng thuốc sẽ chấm dứt các giai đoạn nhiễm trùng dù sớm hay muộn, để rồi nhường chỗ cho những giai đoạn mới tái diễn xâm nhập với mức độ thường xuyên. Bác sĩ Bob Furford thành công một cách vượt bực khi chấm dứt chu kỳ nhiễm trùng một cách vĩnh viễn ở những trẻ con, thường chỉ với một lần điều trị trong đó ông tìm cách tập trung giải tỏa chỗ xương cùng (sacrum). " Tôi đẩy nó ra khỏi chỗ xương cùng." đó là câu nói của ông về cách ông làm, bởi vì ông nhận thấy phần sọ cuối của hệ thống sọ thường là chỗ bị bế tắc ở trẻ con, có lẽ là từ sự chấn thương gây ra lúc chào đời. Ông giải thích tình trạng này như sau: "Lúc xương cùng bị bế tắc, toàn cơ cấu hô hấp đầu tiên bị hư hại. Thêm vào chuyện này là hơi thở bị hạn chế, và nó là sức mạnh của hơi thở - áp suất của nhịp thở thay đổi trong lồng ngực - nó đã bơm hệ thống bạch huyết cầu (lymphatic circulation). Khi hệ thống bạch huyết cầu không vận chuyển thích hợp thì sẽ gây ra những chất dung dịch dơ từ đầu và cổ. Những dung dịch dơ trì trệ tập trung ở tai giữa, tạo thành một nơi lý tưởng cho vi trùng sinh sôi nẩy nở. Bạn có thể tẩy đi bạn muốn bằng thuốc trụ sinh, nhưng nếu bạn không sửa cái vấn đề sâu kín (underlying problem) của sự trì trệ dung dịch trì trệ, chúng sẽ quay trở lại. " Chắc chắn đây là kinh nghiệm của trẻ con, cha mẹ, và bác sĩ trẻ con; vi trùng vẫn trở lại sau khi dùng trụ sinh để tẩy sạch chúng. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều trường hợp bệnh này tại phòng mạch của Bác sĩ Fulford mà phương pháp điều trị đơn giản của bác sĩ đã trị dứt điểm bệnh viêm tai này (otitis media). Thường tôi có thể nhìn thấy có sự thay đổi trong hơi thở ngay khi đứa trẻ bước xuống bàn khám bệnh: bộ ngực ưỡn ra một cách cân đối, hơi thở sâu hơn. Thế nhưng tôi vẫn chưa lôi kéo được một bác sĩ nhi khoa từ cộng đồng Y khoa ở Tucson tới phòng mạch của Bác sĩ Tucson mà quan sát. Thay vì cảm thấy thích thú như trường hợp của tôi nhìn sự chữa trị của bác sĩ Fulford, những bác sĩ này có vẻ sợ hãi. Cuối cùng có một bác sĩ nữ người Anh đồng ý đến để quan sát. Bà ta còn gửi một bệnh nhân tới chữa, kết quả tốt quá đến nỗi bà ta đồng ý giúp tôi làm một cuốn phim tài liệu về bác sĩ Fulford cùng với phân khoa thực vật y khoa của trường đại học Anzona. Càng quan sát công việc chữa trị của Bác sĩ Fulford, tôi càng ngạc nhiên thán phục bởi sức khỏe và tính năng động của ông. Vào tuổi tám mươi, ông là một sự phấn khởi của tuổi già thành công. "Tôi sẽ chỉ cho ông," ông nói, và nói xong ông hít một hơi chậm và sâu lâu đến nỗi làm tôi kinh ngạc. Ngực của ông nở lớn ra. Rồi ông thở ra một cách thư thả. "Càng nhiều không khí bạn hít vô và thở ra, bạn càng đem lại sự nuôi dưởng cho hệ thống thần kinh trung ương. Thở tốt đẹp là chìa khóa căn bản. " ông nói tiếp theo. Loại Y khoa mà tôi thấy Bác sĩ Fulford thực hành là loại Y khoa mà tôi trông chờ mong mỏi trong những năm huấn luyện Y khoa của tôi và cả những năm tôi lang thang tìm kiếm. Đây là một loại thuốc "bất bạo động" vốn không áp chế bệnh hoạn mà thay vào đó khuyến khích khả năng lành lặn của chính cơ thể biểu lộ ra. Bác sĩ Fulford là người hành nghề Y khoa đầu tiên mà tôi gặp, trung thành triệt để theo hai lời răn của Hippocrates:" Đầu tiên, Đừng làm hại ai (Primum non nocere) và "Hãy trân quý sức mạnh lành lặn của bản thể tự nhiên (the vis medicatrix naturae) Tôi học hỏi thật nhiều chỉ bằng cách quan sát ông làm việc, lúc ông chữa trị tôi, và lúc thảo luận một cách không chính thức với ông. Những câu trả lời của ông đối với tôi luôn luôn ngắn gọn và được nói bằng một ngôn ngữ thông thường, không phức tạp nếu xét theo tiêu chuẩn Hàn lâm Y khoa nhưng rất sáng sủa đi kèm với sự khôn ngoan và đầy những kiến thức ích lợi thực dụng. Sau đây là những tư tưởng tôi gạn lọc từ những cuộc nói chuyện với ông mà tôi cảm thấy vô cùng hữu ích trong lúc tôi trị bệnh với tư cách là một bác sĩ. * Cơ thể muốn được khỏe mạnh. Sức khỏe có với điều kiện là có sự thăng bằng toàn hảo, khi tất cả những hệ thống luân lưu thông suốt và năng lực lưu thông tự do. Đây là điều kiện tự nhiên, là điều kiện trong đó sự cố gắng yếu nhất được tiêu dùng; cho nên, khi cơ thể mất thăng bằng, nó muốn trở về tình trạng thăng bằng. Sự điều trị có thể và nên tận dụng khuynh hướng này để tái tạo điều kiện cho sức khỏe. * Sự lành lặn là một sức mạnh tự nhiên. Khi Bác sĩ Fulford khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi và "để cho Bà Mẹ già tự nhiên làm công việc của bả," ông đang bày tỏ lòng tin chân thành bằng một lối nói bình dân tới câu nói "Hãy vinh danh sức mạnh lành lặn" (vis medicatrix naturae) của Hippocrates, một khái niệm dường như bị nền Y khoa quy ước hiện tại quên đi. Trong những năm tôi học tại trường Y khoa Havard, tôi không bao giờ nghe ai nói điều đó với tôi và với bạn đồng môn của tôi, cũng như không có giáo sư Y khoa nào hiện nay nói với sinh viên điều trên. Điều đó dường như đối với tôi là điều khiếm khuyết khôn ngoan đơn lẻ lớn nhất của nền Y khoa tân tiến, một sự khiếm khuyết có nhiều sự cụ thể thực tế lớn lao, vì nó góp phần tạo nên sự bất lực của chúng ta trong khi đi tìm kiếm những phương thức có giá cả phải chăng cho những vấn đề sức khỏe thông thường của chúng ta. Cô bạn Linda Newmark nói Bác sĩ Fulford nói với cô rằng điều tốt nhất mà cô có thể làm cho ông chồng Sandy của cô lúc ông còn ở trong trường thuốc, là mang ông ra ngoài thiên nhiên để đi bộ thường xuyên. Ông giải thích với cô, “Ông ấy sẽ cần chuyện đó để cân bằng những thứ khác mà họ nhét vào đầu ông ta." * Cơ thể là một khối toàn thể và tất cả những bộ phận đều liên kết với nhau. Bác sĩ Fulford có một sự hiểu biết sáng suốt, tự nhiên khi cho cơ thể như một hệ thống làm việc thống nhất (a unified functioning system). Khi một bệnh nhân đến than phiền bị đau ở chân, Bác sĩ Fulford không tự động kết luận rằng vấn đề ở bàn chân bệnh nhân để rồi tiến hành chữa bệnh ở đó. Ông biết bàn chân là mối giao nhau đền bù (compensating joint) cho cả cái mắt cá và cái hông. Nếu có sự bế tắc nào nằm ở mắt cá, như là kết quả của một vết thương cũ, mắt cá sẽ không đáp ứng lúc nó chịu ảnh hưởng của trọng lực và sự di động và nó sẽ chuyển một lực méo mó đến cặp giò (leg). Đầu gối sẽ bù đắp cho lực méo mó này để có thể giữ xương chậu trong vị trí bình thường, và sự rán chịu của sự cố gắng đền bù này có thể cảm thấy như là có sự đau đớn ở đầu gối. Nếu đầu gối bị khóa vì bất cứ lý do nào, lực méo mó từ mắt cá có thể lan tới mông, gây ra chứng đau lưng dưới. Bác sĩ Fulford tự hỏi là không biết bao nhiêu cuộc giải phẫu chân và lưng đã được tiến hành trong khi vấn đề nằm ở sự bế tắc ở mắt cá. Tôi đã từng nhìn ông chữa những trường hợp đau chân và lưng kinh niên bằng cách phá vỡ sự bế tắc ở mắt cá bằng cái búa gõ của ông. Bob Fulford nghĩ rằng những bế tắc mà ông nói đến xảy ra nơi một màng bao gồm những mô cứng nối tiếp vốn bao quanh những bắp thịt và chia ra những khoảng trống trong thân thể. Những nhà giải phẫu cho rằng màng này hiện diện theo từng mảng riêng biệt, nhưng Bác sĩ Fulford lập luận trên một tiền đề cho rằng tất cả màng trong cơ thể là một miếng lớn quấn lại. Nếu có một sự bế tắc nào xảy ra bất cứ nơi nào trên đó, nó làm méo mó toàn bộ miếng màng này; điều có có nghĩa là những thay đổi địa phương có thể đưa đến ảnh hưởng toàn cầu là vậy. Tương tự như trên, khi Kim Cliffton tới phòng mạch than phiền bị đau ở lưng và cổ, thở bằng miệng, và bị đau đường ruột kinh niên, Bác sĩ Fulford nhìn toàn bộ bức tranh của những triệu chứng phiền toái này và tìm ra một nguồn gốc thông thường nằm ở một chấn thương cũ ở đầu. Người bác sĩ đường ruột chỉ nhìn vào ruột của Kim mà thôi, không để nhìn thấy hết vấn đề, vì thế cho nên không đưa ra được sự chữa trị nào ngoài thứ thuốc để dập tắt sự viêm ruột. * Không có sự tách rời giữa tâm trí và cơ thể. Cũng giống như Bác sĩ Fulford tin rằng sự chấn thương tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự chuyển động hô hấp của hệ thống thần kinh trung ương, cũng như ông giả định rằng những sự tác động của thể chất, bởi kết quả của chúng trên hệ thống thần kinh, sẽ làm cho chức năng thần kinh cải tiến. Ông thường xuyên nâng chỉ số thông minh IQ của những trẻ em chậm phát triển bằng phương pháp chỉnh sọ của ông; thực ra ông quá sức thành công về môn này đến nỗi một bệnh viện dành cho những trẻ em chậm phát triển ở vùng Louisiana mời ông một năm vài tuần để trị liệu cho những bệnh nhân trẻ em tại bệnh viện họ. * Niềm tin của người thầy thuốc trị liệu ảnh hưởng mạnh đến sức mạnh lành lặn của bệnh nhân. Bác sĩ Fulford tin rằng những bệnh nhân ông trị sẽ khá hơn. Ông có một niềm tin đơn giản, thành thật và đẹp đẽ về tiềm năng lành lặn của họ mà ông thường liên lạc với họ bằng nhiều cách, dù là đối thoại hay không đối thoại. Đó là một lý do làm cho nhiều người hướng về ông. Ông cũng cẩn thận chọn ra những trường hợp bệnh lý mà ông nghĩ là ông có thể giúp được. Nếu bạn bị gãy xương, ông sẽ nói với bạn như thế này, "Tôi không thể làm gì được với cái xương gãy. Hãy để cho tự nhiên làm lành lặn nó, rồi sau đó hãy đến với tôi, và rồi tôi sẽ lấy sự chấn động của vết thương ra khỏi hệ thống cơ thể của anh." Ông cũng không bao giờ trị những vấn đề đòi hỏi sự giải phẫu hay những hình thức khác của sự điều trị chăm sóc có tính cách khẩn cấp. Khi ông càng lớn tuổi, và sự đòi hỏi ông tăng lên càng nhiều, ông tìm cách hạn chế số tuổi của bệnh nhân để chữa. Trước đây là hai mươi lăm tuổi, giờ thì hai mươi. Lý tưởng nhất là ông muốn hạn chế sự chữa trị của ông chỉ dành cho trẻ em, bởi vì ông cho rằng, " vì khả năng lành lặn của trẻ em rất lớn, và những sự bế tắc không có thời gian để đóng trụ trong cơ cấu cơ thể. " Ông cũng có ý nghĩ rằng tất cả những đứa bé mới sinh phải được phòng bệnh, bởi vì, " có rất nhiều những bệnh sau này trong đời là do những kết quả tích tụ lâu đời của sự chấn thương lúc sinh ra, và trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ đầu tiên, xương mềm như thạch vậy (jelly); không cần đổ công sức để sắp xếp trở lại theo hướng chúng phải như thế. " Bác sĩ Fulford không thành công với tất cả mọi người, nhưng ông có một tỷ lệ chữa trị thành công cao hơn bất cứ bác sĩ điều trị nào mà tôi từng quen biết. Cuối cùng thì công việc khám trị bệnh ngày càng quá nặng nề nên Bác sĩ Fulford, trước sự thất vọng của nhiều bệnh nhân và những người theo ông, thông báo ông sẽ về hưu vĩnh viễn và sẽ dọn về ở miền nam Ohio. Ông làm đúng như lời ông nói; nhưng lúc tôi đang viết những dòng chữ này, thì ông, mặc dù vào lứa tuổi chín mươi, vẫn đang dạy phương pháp điều trị sọ não (cranial therapy). Ông đi lại khắp nơi trong nước để diễn thuyết, dạy sinh viên kỹ thuật trị bệnh, và là niềm hứng khởi cho thế hệ mới những người trị bệnh trở nên những bác sĩ thật sự. Khám phá ra Bác sĩ Fulford trong sân nhà của tôi sau khi lưu lạc khắp thế giới là một bài học mạnh mẽ cho tôi: Tôi không cần phải nhìn Ra Xa cho những điều tôi muốn. Cũng như những người khác không cần phải nhìn Ra Xa để tìm thấy sự lành lặn. Dĩ nhiên, chuyện tìm kiếm một cách điều trị tốt nhất là một chuyện đáng làm, vì sự điều trị đến từ bên ngoài. Nhưng sự lành lặn đến từ bên trong, nguồn cội của nó nằm trong bản chất tự nhiên của chúng ta như những cơ quan sống động. Những Gương Mặt Của Sự Lành Lặn: Harvey Và Phyllis Vào mùa hè năm 1992, lúc ông được năm mươi lăm tuổi và sáu tháng và đang sống trong hạnh phúc của cuộc hôn nhân thứ hai, Harvey Sander có một số vấn đề bệnh tật phát sinh. Thị lực của ông mờ đi, đôi lúc ông chợt thức giấc nửa đêm trong khi mồ hôi đầm đìa, ông bắt đầu đi tiểu thường xuyên, và ông trở nên bất lực (impotent). Sự thay đổi sau cùng là khó chịu nhất, vì ông và bà vợ Phyllis mới của ông, đã có những quan hệ sinh lý mặn nồng vào một khoảng thời gian nào đó. Ông nói, "Tôi càng ngày càng khó làm công việc của một người đàn ông trong chuyện chăn gối, nên tôi không vào giường ngủ nữa". Ông đổ hết mọi chuyện là do căng thẳng và không đi khám bác sĩ. Bà Phyllis nói, "Tôi không muốn áp lực ông, nhưng qua một thời gian ngắn nó làm cho tôi xuống dốc." Công việc của Harvey là một người quản lý về tiền bạc đã làm cho ông bị phần nào căng thẳng; nhưng theo lời của bà Phyllis thì, "Thật tình cuộc sống của chúng tôi tương đối tốt." Sau chừng vài tháng, Harvey tới tìm một bác sĩ tâm thần chuyên trị về chứng sinh dục rối loạn (sexual dysfunction). Bà vợ thì đòi thử máu, mà một trong cuộc thử đó là thử hóc-môn ở tuyến yên (pituitary hormone) và kết quả cho thấy là bất bình thường. Rồi một bác sĩ về mắt bắt đi chiếu loại MRI cho bộ óc, và cuộc thử nghiệm này cho biết có một khối u nằm sau cặp mắt của Harvey. Ở vị trí này nó đè nặng lên trên một trung tâm quan trọng (hypothalamus) vốn kiểm soát tuyến yên, và qua tuyến này, kiểm soát nhiều nhiệmvụ không tùy ý (involuntary function) của cơ thể. Nó cũng làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của mắt. Từ vị trí cũng như vẻ biểu hiện, những bác sĩ của Harvey cho rằng mụt nhọt này thuộc loại lành (benign)- có thể thuộc loại glioma hay craniopharyngioma. Loại đầu là một loại mụt cứng lớn lên từ tế bào vốn hỗ trợ những dây thần kinh. Loại sau lớn lên từ những tế bào chưa phát triển bị bỏ lại từ những phát triển của bào thai và có khuynh hướng trở thành u nang (cystic), chứa đựng trong những túi đầy chứa dung dịch để trợ thêm vào tế bào; nó thường xuất hiện ở những người trẻ hơn Harvey, nhưng có thể lớn lên chậm chạp trong một thời gian dài trước khi nó đến một kích thước đủ để ảnh hưởng đến nhiệm vụ của óc. Bộ óc là một phần cơ thể mà sự phân biệt giữa mụt nhọt lành và ác tính không có quan trọng ngay lập tức như nó thường có. Vấn đề ở đây là vết thương tổn chiếm một khoảng cách, tạo nên một sự áp lực lên những trung tâm quan yếu trong một khu vực hạn chế. Nó cần phải dời đổi hay làm cho teo đi. Harvey và Phyllis đi khám hầu hết những bác sĩ giải phẩu ở New York. Một số lên tiếng "báo động" về mụt nhọt này và tính chuyện tẩy bỏ nó đi để không gây hại vĩnh viễn cho óc. Phyllis nói, "Cuối cùng chúng tôi tìm được một bác sĩ giải phẫu nói những điều chúng tôi muốn nghe. Ông nói rằng cuộc giải phẫu sẽ giải quyết mọi chuyện, và ông sẽ dàn xếp cho Harvey nhập viện và ra viện trong vòng hai ngày. Chúng tôi quyết định theo kế hoạch giải phẫu với ông ta. " Cuộc giải phẫu diễn ra vào tháng mười một năm 1992. Lúc mổ thì cái mụt nhọc lòi ra có kích thước bằng một quả trứng nhỏ, nằm giữa dây thần kinh mắt (optic nerve) và dây thần kinh xúc cảm (hypothalamus). Người bác sĩ giải phẫu không thể cắt bỏ mụt nhọc vì vị trí của nó, chỉ còn cách là hút dung dịch của nó để làm cho nó giảm áp suất mà nó đang gây ra và lấy một mẫu tế bào của mụt nhọt này đem phân tích thì mới biết nó là một tế bào của sọ (craniopharyngioma). Rồi bác sĩ này gửi Harvey đi điều trị bằng quang tuyến trong vòng ba chục lần để làm cho một nhọụt teo đi, chuyện này chấm dứt vào khoảng lễ Giáng Sinh. Trước sự thất vọng của mọi người, tình trạng của bệnh nhân ngày càng tệ hại trong khi chuyện điều trị tiếp tục. Thị lực của ông yếu đến độ gần mù, làm cho ông không thể đọc được gì hay nhìn được gì trên màn ảnh truyền hình. Để ngăn ngừa cho mắt khỏi bị sưng, bác sĩ cho uống thuốc Decadron, là một loại steroid mạnh; nó làm cho Harvey lên 40 cân (pounds) và thay đổi tính khí của ông. Bà Phyllis nói, “Ông trở nên giận dữ, hiếu chiến, và khó chịu và ngủ hoài" Harvey chỉ nói, "Tôi không nhớ gì về nó cả." Ông ấy bắt đầu mất trí nhớ và tâm trí. Ông có thể lạc trong chung cư ông đang sống, ông diễn tả về những biến cố chưa từng xảy ra. Phyllis nhớ lại, "Tôi không biết người này là ai nữa." Cứ theo lời bác sĩ thì không thể những chuyện này có thể xảy ra, nhưng họ cũng không có lời nào giải thích về bệnh tình ngày càng trở nên tệ hại. Phyllis nói, "Không ai muốn nhìn nhận trách nhiệm cả. Bác sĩ giải phẫu (surgeon) nói, 'Tôi giống như người thợ mộc ở đây; công việc tôi xong rồi', Bác sĩ nội tiết (endocrinologist) nói chúng tôi đi gặp Bác sĩ thần kinh (neuroiogist) và Bác sĩ thần kinh lại bảo chúng tôi đi gặp Bác sĩ nội tiết. Tôi thật cảm thấy sợ quá." Vào khoảng thời gian này, có một chuyên viên cố vấn tên Deborah, vốn có kinh nghiệm làm việc giỏi với những người đau ốm nặng, đem Phyllis đi nghỉ mát vào cuối tuần, để rồi dàn xếp cho con trai của Harvey đến và chăm sóc ông. Anh của Deborah là một bác sĩ giải phẫu kiệt xuất ở Philadelphia, và ông được hỏi để cho thêm ý kiến thứ hai về trường hợp của Harvey. Sau khi xem xét lại lịch sử bệnh lý, người bác sĩ này nói với bà chị ông, “Harvey Sander sẽ không bao giờ có một quyết định độc lập nữa trong đời ông ta. Ông ta sẽ không bao giờ bình phục. Bà phải cố gắng chuẩn bị cho bà Phyllỉs chấp nhận điều kiện của ông chồng bà; thật là may mắn nếu ông ta cứ giữ nguyên tình trạng và không tệ hại hơn nữa. " Phyllis trở nên hoảng sợ khi nghe Deborah nói lại cuộc đối thoại, như Deborah kể lại như sau, "Phyllis rú lên. 'Anh ấy không thể không trở lại được!' Tôi nói, ‘Đừng lo, tôi sẽ ở cùng bà,' nhưng trong thâm tâm tôi cũng không tin chuyện ấy." Phyllis trở về nhà và cảm thấy rằng bà không thể phung phí thì giờ thêm được nữa. Bà nói, "Tôi gọi tất cả những người khôn ngoan và thân thiết nhất mà tôi quen biết và luôn kêu gọi sự giúp đỡ. Tôi nói với họ tôi phải kiếm một bác sĩ trên thế giới này có thể làm những chuyện diễn tiến vừa qua hơn người khác. Vâng, tôi được chỉ dẫn hết chỗ này đến chỗ nọ, hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Cuối cùng tôi kiếm được một người có vẻ đúng với căn bệnh, nhưng ông là người chuyên về bệnh phòng mạch (aneurysms) chứ không phải mụt nhọt (tumors). Rồi ông bác sĩ về mắt gọi cho tôi và nói, 'Thời gian là chủ chốt của vấn đề. Thị lực còn lại của ông ấy đang mất dần.' Tôi đem ông chồng khốn khổ của tôi đi hết nơi này đến nơi khác, cho dù ông mệt mỏi và không muốn đi ra ngoài. Thường thường tôi phải mặc đồ đạc cho ông và dìu dắt ông đi, và ông ngủ gục tại phòng mạch của bác sĩ; có một lần ông đi ra khỏi một phòng mạch và lạc luôn. Cuối cùng, tôi kiếm được một bác sĩ giải phẫu thần kinh đồng ý giải phẫu, ông này đã từng làm mổ nhiều trường hợp loại này và không muốn lần lữa trước một trường hợp bệnh lý có nhiều nguy hiểm như thế này." Cuộc giải phẫu thứ hai để tẩy bỏ mụt u tiến hành vào giữa tháng hai năm 1993. Harvey không thức dậy một thời gian dài sau cuộc giải phẫu. Rồi ông xém chết vì có một dung dịch tràn đầy phổi. Vào ngày thứ tư sau cuộc giải phẫu ông trở nên mê man, và bác sĩ coi như đã thất bại. Phyllis là người cứu Harvey ngày hôm ấy. Bà tự hỏi rằng sự mê man của Harvey phải chăng là do kết quả của chuyện ngưng thuốc Decadron nhanh quá. Thuốc có công dụng trong một thời gian ngắn để ngăn cản sự sưng óc sau khi giải phẫu, nhưng nhóm bác sĩ kỳ này không biết chuyện Harvey đã dùng thuốc Decadron với mức độ cao từ cuộc giải phẫu trước. Lúc Phyllis trình bày vấn đề này cho họ nghe, họ tìm cách chích thuốc Decadron vào tay cho Harvey. Sáng hôm sau ông ta ngồi dậy và nói chuyện. Ông ở trong phòng hồi sinh và được chăm sóc cẩn thận trong vòng hai tuần, rồi nằm phòng bệnh viện thông thường trong vòng hai tuần nữa, rồi bắt đầu bình phục với một mức độ đều đặn và dài lâu. Phyllis nói, “Ông phải mất một năm mới trở lại bình thường, và ông bị mất trí nhớ trong vòng ba tháng trước cuộc giải phẫu thứ hai. Dần dần ông lấy lại sức khỏe và trí nhớ được phục hồi dù chậm chạp. Ông ấy phải phát triển một cách suy nghĩ mới toàn bộ để tiếp cận với cuộc sống. Ông ấy phải học những gì đã xảy ra cho ông, để rồi phải kinh sợ về nó, và rồi được sinh trở lại. " Deborah nhớ lại sự bực bội của Harvey trong thời gian ấy. Bà ấy nói, "Mọi người đều mong muốn ông ta sẽ chuyển biến bởi kinh nghiệm này. Nhưng dường như mọi người chứ không phải là ông được chuyển biến." Harvey có đủ rồi. Ông ấy đã từng giàu có, thành công, đẹp trai, tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ. Những bạn bè của ông bị chấn động vì những gì đã xảy ra. Chỉ qua một đêm, ông đã trở thành một trong những bất hạnh của cuộc đời: óc bị hư hại, lên cân, giận dữ và muốn hành hạ kẻ khác, dửng dưng xa lạ với mọi người, có nhiều triển vọng chết hay sống vất vưởng không ra gì. Mọi người đều nói, 'Nếu chuyện đó có thể xảy ra cho ông ấy, thì nó cũng có thể xảy ra cho tôi.' Nó thật sự làm cho mọi người nghĩ về những sự yếu đuối của họ và thúc dục họ tẩy rửa những hành động của họ. Giờ đây, sau cuộc giải phẫu thứ hai, Harvey càng nghe nhiều về ảnh hưởng mà ông gây ra cho kẻ khác, ông càng cảm thấy hối tiếc là không có gì kỳ diệu xảy ra cho ông cả. Phyllis bỏ ra thì giờ hàng ngày để tập cho Harvey bước đi trở lại ông ấy muốn gây lộn với bà nhiều lắm và nhớ chuyện bà luôn hỏi ông câu, "Sự khác biệt bây giờ là gì? Đời của anh thay đổi như thế nào vì kết quả này?” Tất cả những gì ông ta có thể nói là, “Tôi chỉ muốn trở lại với cái sân tennis của tôi. " Chừng một năm sau cuộc giải phẫu lần thứ hai, sự kỳ diệu xảy ra. Theo lời của Harvey, "Tôi bắt đầu suy nghĩ. Tôi đã để cho bà vợ Phyllis suy nghĩ thay cho tôi, và tôi luôn luôn ngại ngùng tránh né quyền lực và trách nhiệm. Giờ đây dường như mụt nhọt và cuộc giải phẫu đã tái đánh thức một số phần của tôi vốn đã im ngủ và đồng thời đã làm suy yếu những bộ phận khác của tôi. Khả năng tình dục chăn gối của tôi trở lại chừng sáu tuần sau cuộc giải phẫu, nhưng khả năng sinh lý nói chung của tôi có phần suy giảm. Tôi nghĩ rằng nó đã có quá nhiều ưu thế trước đây. Mặt khác, sự suy nghĩ và xúc cảm cũng tăng tiến. Nói chung, tôi cảm thấy quân bình nhiều hơn. Nói tóm gọn lại câu chuyện dài này, tôi lấy lại trách nhiệm cho đời tôi. Tôi bây giờ trở nên một người có trách nhiệm nhiều hơn, và tôi dùng quyền lực của tôi một cách hợp lý. Căn bệnh này là một trong những quà tặng lớn nhất mà tôi có. "Nói một cách thực tế, thị lực của tôi tốt hơn ngày xưa, và trí nhớ của tôi tuyệt hảo. Tôi đang làm việc, chơi và sống nhiều hơn cuộc đời mà tôi muốn sống. Tôi thay đổi công việc để có thể ở nhà mà không phải đi đến văn phòng làm việc. Tôi chơi đánh banh tennis mỗi buổi sáng. " Tôi cũng nói chuyện với Phyllis về quan điểm của bà trong câu chuyện dài dòng lắm tình tiết nói trên. Bà nói, "Từ trong những ngày đen tối nhất, tôi vẫn nhớ mình có suy nghĩ như thế này, 'Sẽ có nhiều phần thưởng từ những đau thương này, và tôi sẽ tìm kiếm mỗi một phần trong chúng.' Chúng tôi rất cô đơn cách biệt trong thời gian này; chúng tôi không để nhiều người khác xen vào chuyện của chúng tôi. Nếu tôi tin tất cả những bác sĩ tôi đều hiểu biết nhiều hơn tôi, tôi đã chấp nhập cái viễn cảnh bi quan và không tìm kiếm một phương cách chữa trị có thể có. Thật khó mà tin họ không biết gì cả. Vị bác sĩ giải phẫu cuối cùng nói với tôi ông không bảo đảm chuyện Harvey sẽ sống hay sẽ còn thị lực hoặc có được sự tỉnh táo trở lại. Ông ta ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy mức độ của sự bình phục như những người khác thấy. Một năm sau ngày giải phẫu, chúng tôi mời ông và vợ ông tới ăn mừng cơm tối với chúng tôi.” "Thật sự là Harvey đã được tái sinh. Ông ấy được cho một cơ hội để tái phối trí lại chính bản thân mình, và ông đã biến thành ra một con người độ lượng hơn, thành một người nhạy cảm hơn đối với mọi người và muốn trở thành một người tốt nhất nếu ông có thể. Tôi cũng được tái sinh trong quá trình này luôn. Cuộc hành trình của chúng tôi đã tạo hứng khởi cho cả hai chúng tôi cố gắng làm cho những phần chưa được lành lặn của chúng tôi được lành lặn. Chúng tôi vẫn đang tiến hành chuyện này và trân quý nó. " Phyllis cho tôi biết rằng đây không phải là lần lành lặn ngoạn mục đầu tiên mà bà đã chứng kiến. Bà nói, "Bảy năm trước đây, tôi bị đau hông khủng khiếp. Tôi bị đau trong vòng hai năm rưỡi và đi hơn hai mươi bác sĩ nhưng không có kết quả gì khi dùng những toa thuốc họ đã cho tôi. Rồi khi đứa cháu đầu tiên của tôi được sinh ra, và tôi thật sự muốn ở với bé. Tôi biết là tôi phải làm sao cho tôi khỏe mạnh hơn để có thể có được cái vui thú làm bà. Tôi lắng nghe âm nhạc, dệt mộng, châm cứu, ăn thực phẩm tốt lành, và uống vitamins. Chỉ trong vòng bốn tuần tôi không còn đau đớn nữa, một trăm phần trăm khỏe khoắn. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà tôi đã làm là đã mường tượng có nhiều máu thêm chạy vào lưng của tôi. Chuyện đó cùng với chuyện tôi luôn nói với tôi, 'Tôi thật sự muốn lành lặn.' ". CHƯƠNG 3: CHỨNG NHẬN Là một y sĩ có được sự huấn luyện về thực vật và có thú vui nghiên cứu những cây cỏ dược thảo từ lâu, tôi làm việc với tư cách là một cố vấn cho nhiều nhóm nghiên cứu về dược thảo, một trong những nhóm đó là Hiệp Hội Thực vật Mỹ Quốc ở tại Austin, Texas. Mới đây, viên giám đốc của hội đồng quản trị tên Mark Blumental yêu cầu tôi có ý kiến phê bình về một lá thư mà ông nhận từ một người đàn bà ở Chicago, bà ta hết sức tán dương ca tụng một chất thuốc tên ginkgo đem lại sức khỏe lớn lao cho bà. Bà đang dùng những viên thuốc rút ra từ những cái lá của một cái cây tên Ginkgo biloba, đây là một cây địa phương ở Trung quốc và giờ đây được trồng nhiều ở những thành phố khắp thế giới, bởi vì nó chống lại sự ô nhiễm. Cái cây có hình dáng dễ thương, lá hình quạt, đã được dùng trong nhiều thế kỷ trong Y khoa cổ truyền Trung Quốc, và cây cái sinh ra hột có thể ăn được. Chỉ trong vòng vài năm nay, thuốc chế ra từ lá cây ginkgo đã có thể mua được tại Tây phương. Sản phẩm này trở nên hết sức phổ biến ở Đức dùng để trị những rối loạn tuần hoàn và giờ đây có thể mua ở những tiệm bán sản phẩm sức khỏe (health food stores) ở nước Mỹ. Những người trong giới Y khoa xem có vẻ quên lãng vị thuốc này. Để tôi trích đăng một đoạn dài từ bức thư: Một người bạn 84 tuổi của tôi (tôi được 60 tuổi) gọi hỏi tôi có biết gì về thuốc Ginkgo biloba (Bạch quả) hay không. Tôi nói không, nhưng tôi sẽ tìm hiểu về nó. Sự tìm kiếm của tôi dẫn tôi đến hai cuốn sách. . . . Rồi tôi tìm kiếm thêm một chút bên ngoài và đạt được vài chuyện nhỏ. Sự tác dụng của thuốc Ginkgo đối với tôi thật là kinh ngạc đến nỗi tôi trở thành một cái loa quảng cáo cho loại thuốc này. Tôi bắt đầu nhận thấy tác dụng của thuốc vào ngày thứ ba uống thuốc (mỗi ngày một viên từ lúc ban đầu). Trong vòng vài ngày lại có thêm nhiều hiệu lực. Trong suốt tuần lễ thứ hai tôi bắt đầu uống ba viên một ngày, mỗi viên cho một bữa. Tôi tin rằng vào tuần thứ ba tôi không còn bị căng thẳng thần kinh nữa và bắt đầu cảm thấy thế giới là một nơi tuyệt vời để sống. Tôi bắt đầu có thêm năng lực. Trong vòng một khoảng thời gian sáu tuần tôi lại càng thấy thêm nhiều sự thay đổi hơn nữa. . . Một trong những thay đổi ngoạn mục nhất là khi thuốc Ginkgo tạo cho tôi được sự quân bình. Tôi thường dùng gậy vì dáng đi của tôi không được đều đặn, tôi phát hiện ra rằng tôi không còn dùng gậy, và tôi bước những bước dài đều đặn, vững chãi. Không tới vài phút sau tôi đã chạy tới người bạn tôi quen biết và hứng khởi nói cho bà nghe những gì vừa xảy đến cho tôi. Tôi dùng cây gậy quay vòng xung quanh thay vì dùng nó để chống khi bước đi. Tôi quá sức vui mừng phấn khởi vì tôi đã xoay hẳn cả cuộc đời tôi một cách nhanh chóng (một cái gì đó mà tôi không làm được trong nhiều năm. ). (Tôi biết mọi người sẽ nghĩ rằng tôi điên). Tôi lúc nào cũng tươi cười- giống người tôi gặp vậy! Tôi còn đau ở chân và bàn chân. Tôi lấy lại hơi thở bình thường. Và giờ đây, sau một năm, tôi không còn không trông thấy vào ban đêm và tôi lại lôi kéo ông bác sĩ mắt của tôi (opthalmologist) (thích dùng Ginkgo nữa chứ). Thị lực của tôi khá hơn, và thính giác của tôi cũng được cải tiến nhiều. (Cái máy truyền hình của tôi do đó cũng được vặn nhỏ thay vì vặn lớn). Tôi gọi điện thoại và viết thư cho những người tôi biết. Mọi người cần biết những gì đã xảy ra cho tôi. Những người có dịp nhìn tôi sau khi tôi dùng thuốc Ginkgo đều ngạc nhiên đến sững sờ. Một người làm nghề trang điểm sắc đẹp bị đau nhiều ở cổ tay vì cô ta dùng tay quá nhiều trong công việc của cô. Sau khi lắng nghe tôi, cô bắt đầu dùng thuốc Ginkgo và sau đó thông báo là không những cô giảm bớt đau mà còn ngủ ngon hơn trước đây. Có một người đàn bà có tuổi trên 40 thường khi bước ra khỏi nhà, và khi nào muốn đi, bà cần mang theo một ống khí oxygen để dùng trong thời gian bà ra ngoài. Sau khi dùng thuốc, nay bà dùng rất ít khí oxygen- và lại có thể đi nhiều chỗ. Điều này làm sửng sốt những người biết bà và lịch sử bệnh tật của bà. Tôi bị chứng đau hàm dưới (TMJ (temporo-mandibular joint))- hay tôi nói rằng tôi có chúng. Bất thình lình tôi không còn bị cơn đau hành hạ nữa! Đúng là nhờ thuốc Ginkgo rồi. Tôi khám phá ra rằng lúc nào tôi còn uống thuốc Ginkgo là tôi không bị phiền não bởi cơn đau. Ngay cả tiếng tíc tắc của đồng hồ tôi cũng thấy đi đâu mất tiêu ! Tôi có một bà mẹ năm nay 94 tuổi ở trong nhà dưỡng lão và năm nay bà thay đổi những bác sĩ của bà... Vị bác sĩ mới đồng ý cho bà dùng thuốc Ginkgo nếu tôi trả tiền thuốc cho bà. Chắc chắn là tôi đồng ý làm chuyện đó. Ngày thứ tư cuối cùng của tháng giêng 1994 là ngày mà bác sĩ đồng ý cho dùng Ginkgo. Ông cho phép bà uống mỗi ngày một viên. Tôi không quan tâm nhiều về chuyện đó, vì tôi đã từng thấy một người đàn bà 84 tuổi nói với tôi về thuốc Ginkgo, lần đầu tiên về thuốc Ginkgo đã làm cho bà khỏe khoắn vô cùng dù bà chỉ uống mỗi ngày một viên mà thôi ! Ngày hôm sau mẹ tôi bắt đầu uống Ginkgo. Từ thứ năm đến chủ nhật bà thay đổi kỳ lạ ! Bà không còn bị căng thẳng thần kinh nữa. Bà có vẻ vui. Bà tràn đầy sức sống. Giọng nói của bà thay đổi từ một giọng yếu đuối, nhỏ nhẹ (bạn có thể nghe thấy sự bệnh hoạn trong giọng nói của bà) thành một giọng nói mạnh mẽ, cứng cát. Tôi có thể cảm thấy như có dòng điện trong phòng đó giữa tôi và mẹ ! Tôi rất cảm thấy sung sướng khi nhìn thấy sự thay đổi của bà và bà cũng vui sướng rộn ràng khi cảm thấy khỏe khoắn hơn lên! Bà cũng có sự tiến bộ thần diệu về thị giác của bà! Điều này đã làm cho cuộc đời bà bước sang một ngã rẻ hoàn toàn mới. Trước đây bà sống trong thế giới nhỏ hẹp của bà- bà không thể nghe người khác nói ngoại trừ họ la lớn (và một vài người cảm thấy khó chịu khi làm chuyện ấy), bà không có thể suy nghĩ sáng suốt (thường hay quên những chuyện ngắn hạn, lẫn lộn, căng thẳng, v.v. . . ) Bất thình lình bà nghe thấy! Lần đầu tiên bà muốn biết cách làm sao để sửa cái máy trợ thính của bà (hearing aid). Và một hôm bà bắt đầu nói chuyện với mọi người trong bàn tiệc tối của bà- một chuyện mà bà chưa từng làm trước đây !. . . Rõ ràng là sự mất mát trí nhớ ngắn hạn của bà đã có tiến bộ. . . Bệnh trĩ (hemorrhoids) của bà cũng có tiến bộ. Tôi hy vọng có nhiều điều thêm nữa cũng tiến bộ. . . . . Thật Là Tuyệt Vời Để Có Thể Cảm Thấy Giống Như Nó Phải Được Cảm Thấy - Sẵn Lòng Hít Thở Và Tận Hưởng Cuộc Sống Giống Như Nó Phải Được Tận Hưởng! Một Người Chỉ Không Muốn Dừng Lại Mà Thôi. Một người đàn ông tôi quen biết uống một viên Ginkgo mỗi ngày trong vòng chừng sáu tháng. Ông ấy bị chứng bịnh tai nghe lùng bùng. Sau khi dùng thuốc Ginkgo ông không còn bị lùng bùng tai nữa. Ông ấy ngưng không uống thuốc Ginkgo nữa. Chứng bệnh tai lùng bùng trở lại ngay. Tôi tin rằng chuyện cần thiết là phải tiếp tục uống Ginkgo nếu bạn tính chuyện duy trì những điều lợi lộc do thuốc mang lại. Đối với những người bị bệnh tật hành hạ quá nhiều thì tiền mua thuốc Ginkgo thật đáng đồng tiền bát gạo ! Còn đối với nhiều người cảm thấy đời không đáng sống nữa. Tôi ước mong là có thể đến với họ và nói với họ và sự trị bệnh thần diệu của thuốc Ginkgo! Lá thư này là một ví dụ điển hình của một lời chứng nhận cho một sản phẩm sức khỏe. Nó sẽ dễ dàng bị loại bỏ bởi nhiều nhà khoa học nghiên cứu Y khoa, những nhà nghiên cứu này sẽ có khuynh hướng quăng bỏ tất cả những lời chứng nhận vào thùng rác có tên là "Những bằng chứng vụn vặt có tính giai thoại". Trong danh từ Y khoa "bằng chứng vụn vặt" (anecdotal evidence) có nghĩa là “không có giá trị khoa học hay quan trọng gì cả”. Tôi có một cái nhìn khác về thứ vật liệu này, và tôi thích thú khi nhìn thấy tại sao có nhiều bác sĩ gặp khó khăn với nó. Tôi đề nghị câu trả lời đơn giản nhất là những bác sĩ và khoa học gia không muốn bị nhìn nhận như những tên ngớ ngẩn, và họ cảm thấy mối nguy khi hỗ trợ cho những sản phẩm hay những kỹ thuật mà những kết quả rêu rao có thể trở nên sai lầm hay không thể chứng minh được bằng những cuộc thử nghiệm được kiểm soát. Nhưng cũng thật là ngu xuẩn tương tự nếu bỏ đi những bằng chứng cung khai, bởi vì nó có thể đề ra những hướng đi cho sự thẩm tra có tính thử nghiệm cũng như cung cấp những đầu mối cho căn bản của sự lành lặn. Những khoa học gia chống đối những lời chứng nhận, coi như chúng ngoài vòng tay, dựa trên sự giả định là nguồn thông tin sai lạc, rằng những người chứng nhận bị lừa dối hay chỉ bịa ra câu chuyện vì lý do này hay lý do khác. Tinh túy của một nền khoa học tốt là phải có một sự thẩm tra cởi mở (open minded inquiry), thế thì ít nhất tại sao nó không thử chứng thực những câu chuyện? Kinh nghiệm trải qua quá nhiều của tôi là bất cứ khi nào tôi gặp và phỏng vấn những người viết những lá thư chứng nhận đến cho tôi, tôi tìm thấy một điều là tôi không có lý do gì để không tin họ, cho dù tôi có thể không đồng ý với những cách mà họ diễn tả kinh nghiệm của họ. Chẳng hạn như tôi tin người viết lá thư đã được trích dẫn ở trên chứng kiến sự thay đổi tích cực trên sức khỏe của riêng bà cùng sức khỏe của bà con và bạn bè bà. Tôi không chắc rằng tôi đồng ý với sự xác nhận của bà là, ”chắc chắc là do thuốc Ginkgo ! Chắc phải như thế?" Khoa học là sự thu thập theo thứ tự của kiến thức bằng phương pháp thẩm tra có hệ thống và sự thử nghiệm, nhưng bạn lấy tư tưởng ở đâu để thẩm tra hay thử nghiệm ngoại trừ những kinh nghiệm của bạn về thế giới chung quanh bạn? Thử nghiệm mù quáng, không có sự bắt đầu từ những giả thuyết được đề nghị từ kinh nghiệm thì chỉ phí thì giờ, tiền bạc, công sức. Tôi bắt đầu trở nên thích thú tìm hiểu Bác sĩ Fulford và qua ông về môn lý thuyết xoa nắn sọ (cranial osteopathic theory) và thực tập như là một kết quả của sự chú tâm về những lời chứng nhận về công việc của ông. Những lời chứng nhận đã dẫn tôi đến những sự khám phá của nhiều sự thực hành hữu ích khác nữa. Vài năm trước đây tôi có nhận được một bức thư của một người đàn ông ở Califomia diễn tả một kinh nghiệm đáng nhớ với một sự chuẩn bị cho một loại dược thảo gọi là củ máu (blood-root), mà ông ta nói rằng nó có khả năng thần kỳ làm tan những phân tử và nhiều chất sinh trưởng khác trên da, bao gồm ít nhất một trường hợp ông chứng kiến là có một mụt nhọt màu đen nguy hiểm (malignant melanoma). Ông ấy thúc dục tôi nên mua một sản phẩm của một người đàn ông già ở Utah đã chuẩn bị và thử nghiệm nó. Tôi gửi thư mua (nó không đắt lắm), và sau đó không lâu một cái hộp chứa một chất bột nhão có màu máu, có chất dầu, được gửi đến theo đường bưu điện mà không có lời chỉ dẫn nào cả. Tôi vào tủ sách của tôi để đọc và tìm hiểu thêm về loại thực vật này. Củ máu là một loại dược thảo nhỏ, có tên khoa học là Sanguinaria canadensis, là giống địa phương của miền Trung Mỹ và Canada. Rể của nó ứa ra một dung dịch đỏ như máu, gây ra sự thích thú cho thổ dân da đỏ muốn dùng thử củ này như một loại thuốc. Củ máu là một trong những dược thảo trị bệnh thông dụng nhất được người da đỏ và những người âu Châu tới lập nghiệp sau này xài, họ uống vào bên trong để chữa bệnh sưng cổ họng và những bệnh về đường hô hấp và dùng bên ngoài cho sự tăng trưởng trên bề mặt thân thể. Dược thảo lá cây này rơi vào tình trạng mất thiện cảm trong thời đại tân tiến này vì bị lên án là nó có chứa đựng chất độc: nếu uống vào bên trong, nó sẽ làm rầy rà đến sự phân chia tế bào và có thể dẫn đến sự thay đổi và ung thư. Cơ quan thực phẩm và thuốc men cho nó vào trong danh sách những dược thảo nguy hiểm nhất. Nhưng tôi có thể tìm thấy một lô những dẫn chứng nói về khả năng đặc biệt của nó nhằm xóa đi những sự phát triển bất thường trên da mà không làm hại đến tế bào bình thường, ngay cả chuyện dược thảo này có thể làm tan đi chứng ung thư ngực ăn mòn ngay dưới da, và do đó được dùng để trị liệu trong những ngày trước khi có những phương cách để trị liệu bệnh ung thư ngực như bây giờ. Được dùng như một thứ thuốc rịt vào da, nó có vẻ an toàn. Bởi vì tôi chưa có nhu cầu dùng ngay chất thuốc này, tôi để vào tủ lạnh và quên bẵng nó đi. Tôi chỉ nhớ đến nó sáu tháng sau, khi tôi phải quyết định dùng nó để trị bệnh cho con chó cái Coca của tôi. Nó được sáu tuổi và ở trong tình trạng sức khỏe tốt ngoại trừ có một vết lở phát triển bên phía phải gần vai. Lúc bất đầu vết lở có màu da đen nhỏ nhưng dần dần nó lớn lên bằng hòn bi và có màu hơi đen. Ông bác sĩ thú y của tôi nói với tôi rằng vết lở đen này sẽ biến đi. Ông nói thêm, "Vết lở này rồi sẽ biến thành cục u màu đen." Lấy nó đi có nghĩa là gây mê cho con chó, đó là điều tôi không muốn làm, vì chuyện gây mê là một chuyện có nhiều nguy hiểm xảy đến nhiều cho chó hơn là người. Cho nên tôi không làm gì cả và mụt u này vẫn tiếp tục lớn mạnh. Rồi bỗng nhiên tôi nhớ đến lọ thuốc tôi để trong tủ lạnh. Đây quả là cơ hội tốt nhất để thử sức mạnh của củ máu. Tôi trét một lớp mỏng chất củ máu lên trên vết lở, và cứ tiếp tục trét như thế trong vòng ba ngày vào buổi sáng. Vào ngày thứ tư, lúc tôi gọi con chó Coca lại để tiếp tục xức thuốc cho nó, tôi chú ý khi thấy máu chảy xuống từ vết thương. Cục u đã biến thành màu xám và như muốn tróc khỏi da, để lại một cái vết thương sâu như một lỗ hổng sâu hoắm phía dưới. Tôi ngưng bôi chất củ máu, dùng nước khử trùng hydrogen petroxide lau sạch vết thương và để ý xem khu vực mục u ra sao. Hai ngày sau, toàn thể mục u giờ đã biến thành màu xám, rớt xuống, để lại một mảng hình tròn còn tươi và nhanh chóng lành lặn sau đó. Kết quả cuối cùng là da lành lặn hẳn và không còn dấu vết nào của mụt u nữa. Cái củ máu đã dời chỗ mụt u đi một cách gọn gàng còn hơn là người dùng đến dao giải phẫu nữa. Sau đó một thời gian, lông mọc lên chỗ vết thương, bao phủ nó toàn vẹn. Tôi không thể trông chờ một kết quả nào tốt đẹp hơn thế nữa, đặc biệt là con chó không tỏ lộ ra một sự bất ổn khó chịu nào. Thử với súc vật như vậy là quá đủ, tôi chuẩn bị để thử với con người. Sau đó không lâu một người bạn tới viếng thăm tôi và chỉ cho tôi tôi coi một nốt ruồi trên ngực của anh làm anh lo lắng. Anh ta làm nghề chụp hình và tên là John Fago. Vài năm trước đây anh bị cưa một chân vì bệnh ung thư xương. Trước khi giải phẫu anh là một người trượt tuyết xuống đồi năng động và giờ đây còn một chân anh vẫn trượt tuyết nhuần nhuyễn như ngày nào. Nói một cách theo thống kê thì cơ hội để chữa lành bệnh ung thư của anh rất lớn, và anh cẩn thận để theo đuổi một lối sống có triển vọng chữa lành bệnh nhiều hơn nữa. Anh vẫn lo ngại về sự lớn mạnh kỳ lạ này (mụt ruồi). Mụt này là một mụt chứa sắc tố của tế bào đã được căng lớn lên. Lúc tôi kể cho John nghe về chuyện cái củ máu trị bệnh con chó của tôi, anh ta không ngần ngại và nói với tôi, "Cứ thử cho tôi đi. " Không giống như con chó có lông che ngoài nên mụt u của John dễ dàng quan sát tiến trình trị bệnh. Vào ngày thứ hai bôi chất củ máu lên, da chung quanh mụt ruồi sưng tấy lên, rõ ràng có phản ứng của hệ thống miễn nhiễm từ bên trong cơ thể., và John nói rằng hơi bị rát. Vào ngày thứ ba, mụt ruồi trở nên xanh xao và sưng lên. Vào ngày thứ tư, nó rụng xuống, để lại một vòng tròn vết thương và lành lặn nhanh chóng. Sau đó tôi yêu cầu John diễn tả kinh nghiệm này của anh với một nhóm sinh viên Y khoa. Anh làm đúng như lời tôi yêu cầu và kết quả là tôi bắt đầu có thêm những lời yêu cầu xóa mụt ruồi mà không cần giải phẫu. Qua nhiều năm tháng tôi đã đưa nhiều chất thuốc củ máu và cách thức dùng chúng cho một số sinh viên Y khoa, và kết quả lúc nào cũng chắc chắn và hài lòng. Trường hợp mới nhất là một cô gái trẻ có một mụt u lớn nằm ở chỗ cài nút áo ngực. Một bác sĩ về da (dermatologist) muốn cắt bỏ nó đi, nhưng sự diễn tả của ông về kích thước của vết cắt làm cô thối lui, và cô biết sự lành lặn sẽ khó khăn vì vị trí của chỗ cắt. Cô hỏi tôi còn có cách nào khác không ngoài chuyện giải phẫu cắt bỏ. Củ máu đã giải quyết vấn đề của cô. Sau này cô nói với tôi, "Thật là rùng mình khi nhìn mụt u vào ngày thứ ba xức thuốc củ máu. Nhưng tôi nhớ lời ông về những gì sẽ xảy ra, nên tôi rán không ưu tư gì nhiều. Giờ đây thì mụt u đã ra đi toàn vẹn, và tôi nghĩ nó rụng vì xức thuốc thế này thì tốt đẹp hơn là nhờ ông bác sĩ da giải phẫu cắt bỏ. Tôi thật vô cùng ngạc nhiên. " Đó là một ví dụ của một sự khám phá bằng cách chú ý quan sát một lời chứng nhận. Tôi hy vọng rằng nó sẽ gây hứng khởi cho sự thẩm tra khoa học vào cơ cấu mà trong đó củ máu sẽ có khả năng kích thích sự chống lại của những tế bào bất bình thường và vào trong những áp dụng có thể có cho sự chữa trị của những sự lớn mạnh ngoài những mụt nhọt. Nói chuyện về những sự trị bệnh của dược thảo với bác sĩ có phần nào khó khăn vì họ không được huấn luyện về thực vật học trong Y khoa (medical botany) và vì môn này bị phân cực quá cao (highly polarized), và một vài người có trách nhiệm cho rằng dùng dược thảo trong Y khoa không những là không có khoa học, chỉ dựa thuần túy trên những bằng chứng lưu truyền, mà còn nguy hiểm nữa. Nói như vậy là đứng ở tư thế chưa có thông tin đầy đủ. Không những có những thứ thuốc tây quen thuộc ngày nay được chế tạo từ cây lá; mà có cả một nỗ lực ngày hôm nay để nghiên cứu những cách thức chữa trị bằng dược thảo cổ truyền bằng những phương pháp của khoa học hiện đại. Nói chung, dược thảo cây lá trị bệnh an toàn hơn thuốc tây (pharmaceutical drugs) vì chất cấu tạo chủ động của chúng đã được làm loãng bớt đi bằng vật liệu không tác dụng (inert material) và được cải tiến bằng thành phần thứ hai. Mặt khác, những nhà sản xuất những sản phẩm dược thảo thường đưa ra những lời công bố không có bằng chứng cụ thể để có thể bán hàng trong một thị trường tranh đua rộng lớn không có tổ chức điều hành chặt chẽ. Hãy lấy trường hợp chất thuốc Ginkgo biloba. Hàng chục những bài viết khoa học nói về chất hóa học và dược tính của nó, căn cứ vào sự thử nghiệm trên súc vật và người, đã xuất hiện trên những tạp chí tốt, dù những tạp chí này không phải là thứ được đọc bởi những y sĩ Mỹ (Tôi không quên nghĩ đến một vị y sĩ tôi biết thường đọc tờ Planta Medica, một tờ báo của Đức và là một trong những báo tốt). Nếu bạn điểm qua loại văn chương tài liệu phong phú về ginkgo, bạn sẽ tìm thấy bằng chứng rằng nó tăng lên số lượng máu luân lưu trong cơ thể, đặc biệt là ở đầu. Nó đã được chứng tỏ là một loại thuốc điều trị hữu hiệu và không có chất độc cho chứng rối loạn về thính giác và sự quân bình sinh ra do sự luân lưu yếu kém của máu đến tai và trí nhớ kém cùng những nhiệm vụ của tinh thần do máu cung cấp cho bộ óc bị khiếm khuyết. Nó không có chất độc nếu so với thuốc tây dùng để trị những trường hợp này. Những sự tác dụng được biết đến của chất chắt lọc từ ginkgo cũng hiển nhiên như những kết quả vừa ý được trình bày trong lá thư của người đàn bà ở Chicago, nhưng những công hiệu mà bà ta kể về chuyện bà ta đã kinh nghiệm đã đi xa hơn những tác đụng đã được biết của thuốc. Ngoài ra, liều lượng mà dùng như vậy là thấp. Liều lượng có hiệu quả theo tiêu chuẩn thường là một ngày ba lần, mỗi lần ba viên. Ngay với liều lượng như thế, bệnh nhân được khuyến cáo nên kiên nhẫn; hiệu lực của thuốc ginkgo thường không xuất hiện trước sáu hay tám tuần dùng thuốc liên tục. Cho nên ngay cả khi chúng ta chấp nhận câu chuyện là đúng, thì vẫn còn có câu hỏi về sự phân công của nguyên nhân và kết quả. Liệu thuốc Ginkgo gây ra những thay đổi bổ ích chăng? Câu hỏi này đã nêu lên một vấn đề hóc búa để làm cho thêm nhiều bác sĩ quăng những lời chứng nhận vào sọt rác. Ai cũng biết rằng niềm tin trong Y khoa có thể tạo ra những kết quả thuận lợi ngay cả khi chất thuốc dùng không có hiệu quả. Đây là một sự đáp ứng của thuốc giả (placebo), nhiều bác sĩ không thích chuyện này vì nó làm vẩn đục những cuộc thí nghiệm của họ và có vẻ không được khoa học cho lắm nếu nhìn lăng kính của mô hình thực vật Y khoa (biomedical). Tôi coi sự tác dụng của thuốc giả (placebo response) là một ví dụ thuần túy của chuyện lành lặn phát sinh ra từ tâm trí; chứ đây không phải là chuyện ruồi bu; nó có khả năng trở thành một đồng minh chữa bệnh mà bác sĩ có thể tìm đến trong nỗ lực làm giảm nhẹ cơn bệnh. Tôi còn tin xa hơn nữa là nghệ thuật của Y khoa là sự lựa chọn của những phương pháp chữa trị và phương cách điều trị của họ đến bệnh nhân sẽ làm tăng tiến thêm sự hữu hiệu thông qua tác động của những phản ứng do thuốc giả gây nên. Cách tốt nhất mà một y sĩ để làm chuyện này là dùng những cách chữa trị mà bạn thật tình tin tưởng, bởi vì cái niềm tin bạn đặt vào những chuyện bạn làm gây xúc tác niềm tin của bệnh nhân của bạn. Không may mắn thay, quan điểm về thuốc giả không còn được hợp thời nữa ngày nay. Nhiều bác sĩ không muốn dính dáng gì đến thuốc giả nữa, họ chỉ thích những phương pháp chữa trị "thật" hữu hiệu qua những cơ cấu sinh hóa tương tự. Họ cũng muốn những phương pháp chữa trị có những kết quả cụ thể ("giống như cây đũa thần" vậy). Nếu một vị thuốc bắt đầu có hiệu quả trong nhiều điều kiện khác nhau, nhiều bác sĩ sẽ mất hứng thú vào nó, vì họ nghĩ thiếu sự đặc trưng riêng biệt có nghĩa là thiếu một cơ cấu làm nền tảng (underlying mechanism). Nói một cách khác chất thuốc này có thể- nói một cách rốt ráo!- chỉ là một thứ thuốc giả mà thôi (placebo). Tôi cho rằng cách suy nghĩ này là lối suy nghĩ riêng lẻ của Y khoa Tây phương. Trong truyền thống Y khoa Trung quốc, thuốc men, đa số vốn là dược thảo, được chia làm ba hạng là: tuyệt hảo, trung bình, và yếu. Những thuốc yếu là những thuốc có những tác dụng nào đó trong những điều kiện nào đó, những viên thuốc thần dược cũng giống như những cách trị bệnh lý tưởng nhanh nhất của Tây phương. Những thuốc trung bình có sức mạnh rộng rãi vì nó làm những chức năng của cơ thể mạnh lên. Thuốc tuyệt hảo là thuốc bổ và thuốc trị bá bệnh. Sâm (ginseng) là một ví dụ điển hình, gốc tiếng la-tinh của nó là "Panax", có chung một nguồn gốc như từ panacea, có nghĩa là "chữa trị toàn bộ". Theo khái niệmcủa người Trung Hoa, thuốc tuyệt hảo chữa trị tốt bằng cách kích thích những chức năng đề kháng của cơ thể, làm cho nó có nhiều sức đề kháng nhiều hơn để chống lại với đủ thứ bệnh. Những thuốc này không có chất độc, chúng không phải là những vũ khí chống lại một số bệnh tật nào đó; nhưng bằng cách gia tăng khả năng đề kháng nên dĩ nhiên chúng chống đủ thứ bệnh một cách hữu hiệu. Những dòng viết lạc đề này đề cập đến quan niệm Y khoa và sự khác biệt giữa Y khoa Tây phương và Đông phương chỉ có một ý định đơn giản là chỉ ra nhiều lý do tại sao những bác sĩ có đầu óc khoa học lại có thể bỏ qua những lời chứng nhận như trường hợp lá thư được trình bày ở trên. Nói tóm tắt: họ có khuynh hướng không muốn tin vào những câu chuyện và không rán tìm cách chứng thực chúng, có lẽ vì sợ rằng người nào đó đang rán tìm cách đặt cái gì đó vào họ; họ không sẵn lòng hỗ trợ (hay ngay cả xem xét) những cách điều trị rớt ra ngoài lãnh vực kinh nghiệm của họ, giống như những cách điều trị bằng dược thảo; và họ ngần ngại khi đưa ra những lời diễn dịch về nguyên nhân và kết quả vào những câu chuyện có tính cách giai thoại loại này vì họ sợ những ứng dụng hữu ích khi được công bố, nếu quả thật đúng như thế, sẽ trở thành "không gì khác hơn" là những tác dụng của thuốc giả. (placebo responses). Thuốc giả (placebo) là một chất thuốc bột thuần túy không có tác dụng trị bệnh gì cả, nhưng bác sĩ vẫn cho bệnh nhân uống và nói là một chất thuốc diệu kỳ, bệnh nhân đôi khi khỏi bệnh dù uống chất thuốc giả không có chất thuốc trị bệnh này. Và điều này đã nói lên tác dụng tâm lý của bệnh nhân làm cho bệnh nhân khỏi bệnh chứ không phải vì thuốc. Trải qua nhiều năm tôi viết và nói trước công chúng, tôi đã nhận được hàng trăm hàng vạn những lời chứng nhận. Cứ mỗi lá thư chứng nhận tôi nhận được thì tôi nghe cả tá những câu chuyện khác không được viết ra giấy. Trong những thành đạt được bệnh nhân hết lời ca ngợi những phương cách chữa trị diệu kỳ khác nhau: những dược thảo (quen thuộc và không quen thuộc), một số thực phẩm nào đó và những chế độ ăn uống, vitamins và những chất phụ trội, thuốc (toa, bán qua quày hàng, và bất hợp pháp), châm cứu, tập thể dục yoga, sự phục hồi sinh hóa (biofeedback), phép chữa theo lối vi lượng đồng căn (homeopathy), chỉnh xương (chiropractice), giải phẫu (surgery), cầu nguyện, xoa bóp (massage), tâm lý trị liệu (psychotherapy), yêu thương, hôn nhân, ly dị, tập thể dục, phơi nắng, nhịn ăn (fasting), và v...v. Tôi thâu thập những dữ kiện này, cất giữ và trân trọng chúng. Toàn thể những dữ kiện này bao gồm nhiều loại phong phú và tựu trung xoáy mạnh về một điểm: Người ta có thể trở nên khỏe khoắn hơn. Hơn thế nữa, họ có thể khá hơn dù đang bị nhiều tình trạng bệnh hoạn khác nhau, ngay cả những bệnh hiểm nghèo nhất trong một thời gian dài. Giống như những bạn đồng nghiệp của tôi, tôi cũng thường đặt câu hỏi về những sự diễn dịch đơn giản về nguyên nhân và kết quả; nhưng không giống như họ, tôi không quăng đi những báo cáo. Những lời chứng nhận là những mảnh bằng chứng quan trọng. Chúng không nhất thiết là sự chứng nhận cho sức mạnh hay giá trị của những người chữa bệnh hay sản phẩm nào đó. Hơn thế nữa, chúng là lời chứng nhận cho khả năng của con người trong chuyện làm lành lặn cơ thể. Bằng chứng hiển nhiên là cơ thể có khả năng làm lành lặn chính nó. Khi bỏ quên nó đi, nhiều vị bác sĩ tự cắt họ ra khỏi một nguồn lạc quan to lớn về sức khỏe và sự lành lặn. Những Hình Thái Chung Quanh Sự Lành Lặn: Al Trong số những người tôi đã phỏng vấn về hồ sơ bệnh lý lành lặn cá nhân của họ, hồ sơ của Alan (Al) Kapuler là một trường hợp bất thường và lý thú nhất. Từ một nhà thực vật học phân tử (molecular biologist) biến thành người làm vườn trong thời đại mới (New Age gardener), ông là một sự tổng hợp của trí thông minh đáng nể và kiến thức rộng lớn của những diễn tiến của đời sống với một sự nhạy cảm sâu xa và sự trân quý dành cho thế giới tự nhiên. Al là người đồng sáng lập và giám đốc của hội Hạt giống Hòa Bình (Peace Seed) ở Corvallis, Oregon, đây là một cơ sở thương mại do gia đình quản lý, đặc biệt chuyên lo về sự bảo quản, truyền giống, và phân phối những loại hoa và cây trái. Ông cũng là giám đốc công ty Những hạt giống thay đổi (Seeds of Change), một công ty hạt giống hữu cơ có tầm mức quốc gia. Al làm việc cực nhọc, yêu quí cây cỏ của ông, thu thập và đóng gói hàng ngàn hột giống bằng tay, và Al nguyện đi theo đường hướng bất bạo động như một nguyên tắc chung. Al Kapuler tốt nghiệp tối ưu môn Thực vật học (Biology) tại đại học Yale năm 1962 lúc ông chỉ mới mười chín tuổi. Ông tính đi vào một trường thuốc và nhớ lại chuyện ông được phỏng vấn để vào học trường đại học New York, ông được hỏi tại sao ông muốn trở thành một bác sĩ. Ông trả lời, "Tôi muốn chữa trị bệnh ung thư." Thay vào đó ông học môn Ung Thư tại đại học Rockefeller trong vòng sáu năm, cuối cùng lấy được bằng tiến sĩ (Ph. D) về môn khoa học đời sống. Phần lớn những kinh nghiệm nghiên cứu của ông chú tâm vào chuyện phát triển những nguyên tố hóa học (chemotherapy agents) và hiểu thấu những cơ cấu hành động trên DNA. Sau khi hoàn thành học vấn không lâu, Al nhảy ra khỏi cái mà ông gọi là "hệ thống vật chất toàn diện". Ông dọn nhà về miền quê, trở nên người hầu như ăn chay, và bắt đầu trồng trọt. Từ đó, ông sống đơn giản và làm việc với đất đai. Vào năm 1987, ông cùng với vợ con đến lập nghiệp tại Corvallis, nơi ông thiết lập Hạt Giống Hòa Bình để tìm kiếm lợi tức. Ông nhớ lại, "Lúc bấy giờ tôi làm việc thật cật lực, tôi sản xuất hai mươi lăm ngàn bao giống, trồng và làm sạch hàng trăm vụ mùa, cố gắng giải quyết vấn đề 'sống làm sao cho đúng,' và tôi làm tất cả những chuyện này với sự giúp đỡ bán thời gian từ bên ngoài; tôi cảm thấy bị căng thẳng khá nhiều." Bạn sẽ nghĩ rằng với một quá khứ học vấn về ngành sinh y như vậy (biomedical), có lẽ ông ấy sẽ được báo động bởi sự xuất hiện của một vài mụt nhỏ sưng ở chỗ chỗ tiếp xúc giữa bắp đùi và bao tử vào tháng sáu năm 1989, nhưng những vết sưng này không đau, và Al nghĩ rằng chúng sẽ tan đi. Nhưng chúng không đi. Ông cố gắng bơm sức ép nóng và lạnh vào nó nhưng không thành công và đành tiếp tục công việc trồng trọt mệt mỏi. Ông nói với tôi, "Tôi không biết nó là loại sưng gì. Những vết sưng lớn nằm ở hai bên, và có kích thước bằng đồng 25 cents của Mỹ (quarters). Cuối cùng ông đi tìm lời chỉ bảo của một người bạn y sĩ mà ông quen biết từ ngày tốt nghiệp. Người bạn đề nghị ông nên đi rọi CT cho toàn cơ thể (CT scan); rọi xong thì mới biết là có chừng hai mươi lăm đến ba mươi vết sưng bất thường từ cổ đến chỗ mông, hai vết sưng được cắt mẫu đi làm thí nghiệm. Kết quả là có tế bào bạch huyết bị ung thư. Ông nói thêm, "Họ nói với tôi rằng tôi có hy vọng sống thêm bảy năm nữa, có lẽ chừng hai hay ba năm nữa trước khi bệnh trở nên tệ hại, và tôi phải đi trị bệnh bằng phương pháp hóa học (chemotherapy)”. Nhạc mẫu của Al là một người hỗ trợ chuyện dùng thức ăn thiên nhiên nên gửi cho anh ta một cuốn sách chữa bệnh ung thư thế nào cho lành lặn với một chế độ ăn uống vĩ mô (macrobiotic diet). Ông đọc cuốn sách này cùng với những sách khác về cách ăn uống chống ung thư. Ông tìm thấy những sách về cách ăn uống vĩ mô (macrobiotic) là có ý nghĩa nhiều nhất. Ông nói, "Những sách này dùng ít tài liệu khoa học giả hiệu (pseudoscience) hơn những sách khác. Sách chỉ nói những cấu trúc nào đó của cách ăn uống gây ra bệnh ung thư, và sách chỉ những cách để bạn đảo lộn lại nó. Tôi cứ nghĩ rằng tôi có một chế độ ăn uống lành mạnh nhưng thật ra chúng tôi tiêu thụ quá nhiều chất đường dưới dạng mật ong và nước trái cây, và tôi lại hút thuốc nữa. Tôi cũng uống cà phê - hai tách cappuccinos với mật ong. Nhìn từ quan điểm của chế độ ăn uống theo kiểu vĩ mô, tất cả những điều trên quá sức là ghê gớm. Tôi ý thức được là tôi phải cắt bỏ mọi thứ không lành mạnh từ cuộc đời của tôi. "Vào tháng mười một năm 1989, ông bắt đầu áp dụng chế độ ăn uống vĩ mô một cách khắt khe: gạo nâu (brown rice), súp, đậu, rau nấu chín, và rau biển (sea vegeatables), và nói theo lời ông, "ăn uống theo kiểu thầy tu Đông Phương". Chế độ ăn uống này không cho phép có cây trái hay xà lách, không có dầu, không bánh mì, không có chất ăn uống phụ trội (dietary suplements), và dĩ nhiên không có sản phẩm của thịt hay sữa, không đường, không rượu. “Ông có lúc nào nghĩ đến chuyện dùng phương pháp hóa học để trị bệnh hay không?” (chemotherapy). Tôi hỏi. "Anh đùa với tôi à. Tôi là là nhà thực vật học phân tử. Tôi biết cái trò hóa học này làm hại con người ra sao. Và tôi biết chuyện làm độc con người tôi sẽ không làm nên chuyện gì cả. Ngoài ra, tôi còn nhớ tôi nói với người phỏng vấn tôi vào trường đại học Y khoa nhiều năm trước đây là tôi muốn chữa lành bệnh ung thư. Tôi tự nghĩ, "Chà, giờ đây thì mình có cơ hội để làm chuyện đó rồi!" "Thật sự, tôi trở nên yêu thích gạo nâu và rau trái, và trong chương trình này, tôi có thể có nhiều thứ tôi muốn. Tôi phải nhai thực phẩm của tôi thật kỹ. Chế độ ăn uống hợp với tôi. Tôi trở nên người ăn uống theo chế độ vĩ mô kể từ dạo ấy, chế độ này trở nên khắt khe hay dễ dãi tùy theo những sự thay đổi ở sức khỏe tôi cho phép. " Trong vòng mười một tháng theo chế độ ăn uống này, Al không thấy mắt sưng của ông thay đổi gì: Không có mụt u mọc thêm nhưng cũng không thấy tiến bộ gì cả. Trong thời gian này ông thăm viếng một bác sĩ chuyên trị ung thư (oncologist) tại Eugene, Oregon. Vị bác sĩ này thử nghiệm máu hai tháng một lần để coi xem số lượng của bạch huyết cầu bất bình thường trong lượng máu luân lưu trong cơ thể của Al. Số lượng lên xuống bất thường và bác sĩ này áp lực ông Al nên bắt đầu chữa trị bằng phương pháp hóa học (chemo). Al kể lại, “Ông ấy nói với tôi là ông ấy chỉ cho tôi một 'liều lượng nhẹ thôi'. Nhưng tôi nhìn quanh văn phòng của ông, và mọi người trong phòng lúc nào cũng đều ăn kẹo. Có những hộp kẹo chất nơi quày phòng mạch nơi bệnh nhân gặp nhân viên điều hành và y tá. Nhân viên điều hành, y tá, và bệnh nhân cùng ăn kẹo, và rồi bạn thấy những bệnh nhân đi vào phòng chữa hóa học. Tôi nói với ông, 'Đừng bận tâm; chế độ ăn uống sẽ chăm sóc tôi.' " Vào tháng chín năm 1990, vào khoảng thời gian sinh nhật thứ bốn mươi tám tuổi của ông, Al nhận thấy những mụt u nơi vùng xương chậu của ông có vẻ rúng động. Vào khoảng cuối tháng mười thì chúng mất tiêu, và vùng xương chậu của ông trở lại bình thường hoàn toàn. Máu của ông trở về bình thường luôn và người bác sĩ ung thư hết sức kinh ngạc. Al nhắc lại, "Và một người bác sĩ ung thư nổi tiếng khác nói với tôi rằng tôi là người bệnh nhân duy nhất mà ông biết với triệu chứng ung thư đã được giảo nghiệm, thế mà đã hoàn toàn khỏi bệnh nhờ kết quả ăn uống mà thôi. " Không có dấu hiệu nào bất thường trong hệ thống bạch huyết cầu của Al cho đến đầu năm 1993, khi ông bắt đầu lại phải chịu nhiều áp lực nặng nề do kết quả công việc. Lợi tức ông bị xuống, và ông rán cố gắng làm việc với một tổ chức khác, và ông cảm thấy ông đang đứng ở ngã ba đường trong nghề nghiệp của ông, với một tương lai bất định. Để đối lại với sự căng thẳng này, ông bỏ đi chế độ ăn uống khắt khe và bắt đầu dùng chất ngọt. Sau đó không lâu ông bắt đầu bị chứng nhiễm trùng lợi (gum infection) vào phía bên phải của miệng. Theo sau đó là nhiễm trùng tai trái. Lúc bệnh nhiễm trùng tai hoành hành thì vết sưng bạch huyết cầu vào phía cổ trái của ông sưng lên. Chúng là những phản ứng nhẹ nhàng, dẫn tới nhiễm trùng hơn là một quá trình độc hại; nhưng khi chuyện nhiễm trùng được giải quyết, những vết sưng bạch huyết cầu vẫn cứ lớn lên. Giờ đây Al có sáu vết sưng bất thường ở cổ ông. Ông cũng phát triển vết lở trên ba ngón tay của bàn tay phải; nó đi theo những chu kỳ, bắt đầu là ngứa và phát triển thành mụn mủ sưng đầy lên để rồi cuối cùng đóng vảy cứng và mất đi. Chuyện làm việc trồng trọt phải thọc tay dưới đất làm cho bệnh càng tệ hại thêm. Al quyết định ông phải làm thêm hành động mới. "Chế độ ăn uống của tôi trở nên dễ dãi hơn từ mấy năm trước khi tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn. Tôi quyết định trở lại theo chế độ ăn uống khắt khe. Tôi cũng thấy một cuốn phim tài liệu mà một người bạn của tôi làm về phương pháp chữa bệnh ung thư theo phương pháp Hoxsey, và một người bạn khác làm nghề châm cứu, nói với tôi là anh ta đã thấy một bệnh nhân được chữa khỏi bằng phương pháp châm cứu của anh ta. Tôi quyết định đi đến một y viện nằm ở tỉnh Tijuana, Mễ tây cơ để kiểm chứng mọi chuyện. " Phương pháp trị bệnh Hoxsey là phương pháp trị bệnh bằng chất bổ, bao gồm có bảy dược thảo cùng chất potassium iodide và một chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống này ngăn cấm dùng thịt heo, cà chua, và dấm, và những thứ khác thì kém khắt khe hơn chế độ ăn uống vĩ mô của Al là chế độ ăn uống mà ông đang tiếp tục. Ý tưởng về một một loại dược thảo bổ dưởng đã làm cho Al liên tưởng một cách có cảm tình đến cây cỏ thực vật, đặc biệt vì nhiều loại cây cỏ trong công thức Hoxsey có chứa đựng nhiều chất chống ung thư (anticancer properties). "Tôi đến Tijuana vào mùa xuân năm 1993, và tôi phải nói rằng tôi được chữa trị tốt tại y viện đó nhiều hơn là những y viện tại Mỹ. Nhân viên điều hành rất nhân từ và săn sóc nhiệt tình. Bạn phải nhớ rằng cha tôi là một bác sĩ, và tôi có nhiều phương pháp chữa trị thông thường. Tôi bị bệnh tê liệt (polio) từ nhỏ- trong trận dịch năm 1949 - và phải nghỉ nhà không đi học trong vòng sáu tháng. Rồi tôi bị viêm hạnh nhân triền miên (chronic tonsillitis) và phải điều trị bằng trụ sinh theo những chu kỳ bất tận trong vòng nhiều năm. Cho nên tôi rất quen thuộc với loại hình thức Y khoa chữa bệnh này, và tôi thích lòng tốt cùng sự kiên nhẫn của những bác sĩ tại tỉnh Tljuana này nhiều. Họ rất thích thú với chế độ ăn uống của tôi đến nỗi họ nói với tôi là tôi đáp ứng rất nhanh với phương pháp trị bệnh bằng dược thảo. " Al trở về nhà với một lô những lô thuốc của công thức Hoxsey và dùng một ít thuốc này sau mỗi bửa ăn. Trong vòng hai tháng những vết sưng trên cổ hạ xuống và ông ta không có vấn đề gì cả kể từ dạo ấy. Ông nói, "Thật ra, bây giờ tôi còn khỏe khoắn hơn năm năm trước đây. Tôi có nhiều năng lực vô cùng. " Mới đây vừa ghé thăm ông, tôi có thể xác nhận điều đó. Al đã tỏ lộ ra ngoài là ông ta có một sức khỏe tuyệt hảo. “Ông đã học hỏi được những gì từ những điều này?" Tôi hỏi ông “Ồ, nhiều lắm, nhiều lắm chứ, " ông đáp lời, "Đầu tiên, bệnh ung thư là một món quà quý hóa, thật sự là một điều tốt nhất đã xảy đến cho tôi. Kết quả nhờ nó mà tôi hiểu nhiều về chuyện cơ thể làm việc như thế nào. Chẳng hạn tôi trở nên nhạy cảm về những kết quả của thực phẩm trên thân thể. Thêm vào đó, tôi khám phá ra những điều thích thú về tiến trình lành lặn về bệnh ung thư. Đây không phải là chuyện một bước đơn giản nhất thời. Tôi nghĩ có sự liên hệ giữa vết lở trên những móng tay của tôi và những vết sưng trên cổ. Có cái gì đó được thải ra dưới da, giống như những hình thái bên trong của bệnh di chuyển dưới da và rồi đi ra khỏi cơ thể. Không một bác sĩ thông thường nào thấy được mối quan hệ đó, nhưng tôi chắc là nó có xảy ra. Giờ đây tôi không có gì trên da tôi cả; nó hoàn toàn trong sạch. "Tóm lại, tôi chứng nghiệm một điều: mình là y sĩ của chính mình và phải làm mình lành lặn. Điều khôn ngoan mánh lới là phải bỏ cái tôi qua một bên, dẹp những khái niệm ra chỗ khác và để cho thân thể tự làm lành chính nó. Nó biết làm thế nào để làm chuyện đó? CHƯƠNG 4: SỰ BI QUAN VỀ Y KHOA Thật là khó để cho tôi viết về những thất bại của nghề nghiệp tôi nhưng những thất bại này có những hậu quả tiêu cực cho tất cả chúng ta. Hãy đơn giản nhìn sự kiện có quá nhiều bác sĩ bi quan nhiều về chuyện người ta có thể khỏe khoắn hơn, và họ trao đổi sự bi quan của họ đến những bệnh nhân và gia đình. Nhiều bệnh nhân đến gặp tôi đã được nhiều bác sĩ nói đến sự bi quan đó, dù bằng cách này hay cách khác, rằng họ sẽ được học để sống với những vấn đề của họ hay kỳ vọng sẽ chết từ chúng, rằng nền y khoa không còn gì để cung ứng cho họ nữa. Tôi gặp những bệnh nhân khắp nơi trên nước Mỹ cũng như từ những quốc gia khác, phần đông họ là người chạy trốn môn y khoa thông thường hiện đại (conventional medicine). Chừng mười phần trăm của họ là tốt đẹp - họ không có những vấn đề khẩn cấp và muốn được cố vấn về những chuyện phòng ngừa trong đời sống. Tôi ước mong rằng nhiều người sẽ đến với tôi trước khi họ đau, vì tôi có một lượng thông tin lớn lao về những cách làm sao để giảm những nguy hiểm của bệnh tim, ung thư, tai biến mạch máu não (stroke), và nhiều bệnh khác vốn giết hại và làm chúng ta tàn phế trước thời hạn. Tôi cũng biết những cách để bảo vệ và tăng tiến hệ thống lành lặn của cơ thể, vốn được triển khai vào phần hai của cuốn sách này. Những lời chỉ dẫn của tôi liên quan đến chế độ ăn uống, những mẫu hoạt động và nghỉ ngơi, và những cách để đối phó với sự căng thẳng, cùng với những cách dùng thông minh về vitamin, chất phụ trội (supplement), dược thảo (herbs), và những thực hành lợi dụng trên sự giao tiếp của tâm trí/thân thể. Phần còn lại chín mươi phần trăm bệnh nhân của tôi, chừng một nửa là có sự than phiền thường xuyên: dị ứng (allergies), đau đầu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, trục trặc đường hô hấp (sinus trouble), thấp khớp ( arthritis), đau lưng, v. . v. Đối với những người này tôi đưa ra những cách chữa ngoại khoa thật sự để thay vào lối chữa của y khoa hiện đại. Từ những chuyến du hành học hỏi nhiều hệ thống trị bệnh khác nhau, tôi gom lại thành một sự thu thập lớn những phương pháp và những cách chữa trị mà tôi tìm thấy an toàn hơn, hiệu quả hơn, và chắc chắn là có giá cả nhẹ nhàng hơn thuốc tây và giải phẫu được cung ứng bởi những người chính yếu đang thực hành cách chữa Y khoa hiện đại. Để điều trị những bệnh thông thường hàng ngày, những phương pháp trị bệnh thông thường hiện đại (conventional methods) được coi như những phương thức trị bệnh quá tay- những thuốc men nặng nề đáng ra chỉ được dùng như là một phương sách cuối cùng, sau những phương pháp đơn giản và an toàn hơn đã thất bại. Vấn đề là những bác sĩ không được huấn luyện để dùng những phương pháp đơn giản vốn lợi dụng khả năng tự lành lặn của thân thể. Nhóm cuối cùng là nhóm có những bệnh trầm trọng, và triển vọng được chữa lành yếu hơn. Tôi đã nhìn thấy nhiều người có bệnh ung thư, nhiều người khác có những bệnh thoái hóa kinh niên (chronic degenerative diseases). Thường thường những người này nói với tôi là họ coi tôi là hy vọng cuối cùng của họ, vì họ đã thử hết những phương thức chữa trị Y khoa khác. Trong những trường hợp như vậy tôi hành xử như một người cố vấn, giống bệnh nhân cân nhắc lợi hại những lựa chọn để có những quyết định khôn ngoan về cách dùng phương tiện Y khoa thông thường hiện đại (conventional medicine) một cách chọn lọc và làm thế nào để phối hợp nó với phương pháp ngoại khoa (altematives). Chẳng hạn, nhiều bệnh nhân ung thư quyết đi theo phương pháp giải phẫu và hóa học (chemotherapy) hay điều trị theo lối rọi quang tuyến (radia- non therapy), nhưng họ muốn biết những gì khác mà họ có thể làm để ngăn cản sự trở lại của bệnh (recurrences). Điển hình như bác sĩ về ung thư nói với họ là họ không cần gì khác khi mà họ đã được chữa trị. Những bệnh nhân biết nhiều hơn thế. Họ muốn biết thêm về thực phẩm chống ung thư (anticancer foods) và thức ăn phụ trội (supplements), những cách dùng tâm trí để nâng cao sức đề kháng của hệ thống miễn nhiễm (immune defenses) và những thứ khác nữa. Công việc của tôi là cung cấp những thông tin ấy. Cho dù họ tương đối khỏe mạnh hay tương đối hơi đau, những bệnh nhân tới văn phòng của tôi đều được động viên nhiều để nhận lấy trách nhiệm về sức khỏe của chính họ. Làm việc với những bệnh nhân sốt sắng hăng hái quả là một điều thú vị. Họ tìm kiếm thông tin và họ sẽ hành động ngay khi họ thâu lượm được nó. Những bệnh nhân này thường là những người thông minh và có học vấn khá, do đó phù hợp với những điều tìm thấy trong những cuộc thăm dò tại đây và một số lớn những người khác đi khám theo kiểu ngoại khoa. Cuối cùng nhiều người trong bọn họ đã bị đau đớn về thể xác, tinh thần, hay bị hao tổn tài chánh lúc phải đi chữa bệnh theo lối thông thường. Sau đây là những lời than phiền mà tôi thường nghe: "Bác sĩ không có thì giờ để nghe bạn hay trả lời những câu hỏi của bạn. " "Tất cả những gì họ có thể làm là cho bạn thuốc; Tôi không muốn uống thêm thuốc nữa". "Họ nói rằng họ không thể làm gì thêm cho tôi khác nữa. " "Họ nói với tôi rằng nó chỉ tệ hại hơn thôi. " "Họ nói với tôi là tôi rán mà sống với nó. " "Họ nói với tôi là tôi sẽ chết trong vòng sáu tháng. " Bốn câu cuối cùng nghe thật là kỳ cục, chói tai, bởi vì chúng phản ảnh một sự bi quan sâu đậm về khả năng của con người trong chuyện làm lành lặn. Nói một cách rốt ráo, thái độ này đóng góp vào một loại Y khoa "ma quái "mà tôi cho là vô lý, không hợp với lẽ phải. Những nhà nhân chủng học và tâm lý gia đã nghiên cứu về vấn đề quỷ quái trong Y khoa (medical hexing) trong những nền văn hóa shaman (shamanistic cultures), nơi mà trong một hoàn cảnh nào đó, một ông thầy pháp trị bệnh sẽ nguyền rủa người nào (thường là làm theo chỉ thị của kẻ thù người đó), và nạn nhân của lời nguyền rồi sẽ xa lánh khỏi xã hội, bạn bè, và gia đình, ngừng ăn, và yếu dần đi. Nền văn chương Y khoa bao gồm những bản tường trình về những chứng bệnh kinh niên và cái chết do hậu quả từ quá trình này, với những lời suy đoán về những cơ cấu thể chất có thể có trách nhiệm về chuyện đó, chẳng hạn như sự rối loạn của hệ thống thần kinh không tùy ý (involuntary nervous system). Cái gọi là chết vì tà thuật (voodoo) là thí dụ cơ bản chủ yếu của sự đáp ứng tiêu cực của thuốc giả (negative placebo response). Dù dễ dàng để nhận diện hiện tượng ma quái này trong những nền văn hóa kỳ lạ, chúng ta khó mà nhận thấy rằng có cái gì đó rất tương tự xảy ra mỗi ngày trong nền văn hóa của chính chúng ta, trong những bệnh viện, những dưỡng đường, và những phòng mạch bác sĩ. Hai năm trước đây một người đàn ông vào lứa tuổi trên ba mươi đến gặp tôi để hỏi ý kiến tôi như là một ý kiến thứ hai (second opinion) về cơn bệnh của ông ta. Sau những tháng bị tiêu chảy nặng và đau bụng dưới, bác sĩ gia đình của ông gửi ông đến một bác sĩ đường ruột (gastroenterologist), ông bác sĩ này định bệnh viêm ruột (ulcerative colitis) và cho bệnh nhân này uống ngay loại thuốc trụ sinh tiêu chuẩn nhằm khống chế bệnh (standard suppressive drug) nhưng không cho ông những hiểu biết để cải trên lối sống của ông. Người đàn ông không thích những phản ứng phụ (side effects) của thuốc và không nghĩ rằng nó kiểm soát tốt đẹp được những triệu chứng của bệnh. Ông cũng nghi ngờ rằng vấn đề của ông có liên quan đến chuyện căng thẳng thần kinh. Ông than phiền về chuyện thuốc điều trị và cứ nằn nì hỏi bác sĩ đường ruột về những cách chữa trị khác nếu có thể, nhưng không thành công. Ông nói với tôi, “Ông có biết bác sĩ nói gì với tôi trong lần tôi khám bệnh cuối cùng không? ông ấy nói, ' Nghe đây, tôi không còn gì để có thể cung ứng chữa trị cho anh, và dù sao đi nữa thì cuối cùng anh cũng sẽ phát triển bệnh ung thư ruột (colon cancer). ' Theo thống kê, những người mắc bệnh viêm ruột dễ bị ung thư ruột hơn những người thường, điều đó đúng, có lẽ bởi vì sự viêm và sự phá hủy đường ruột sẽ dẫn tới sự tăng trưởng tế bào và với Sự tăng trưởng tế bào sẽ dẫn đến nguy cơ một sự chuyển hóa độc hại; nhưng triển vọng bị ung thư ruột ở bất kỳ cá nhân nào có bệnh viêm ruột cũng thấp, đặc biệt nếu cơn bệnh được kiểm soát, và trong trường hợp này thì nhẹ lắm. Ngoài ra, ngay cả những trường hợp bị viêm ruột không nhẹ cũng có thể đáp ứng mạnh mẽ đến những thay đổi trong lối sống và nhân sinh quan. Tôi còn nhớ một người đàn bà tuổi trên bốn mươi, đã bị một bệnh hành hạ khốn khổ trong nhiều năm, bà rán chịu đựng bằng cách dùng liều lượng prednisone và những thuốc đàn áp khác (suppressive drugs) khá cao, bà được cho biết rằng chỉ có cách cắt bỏ toàn bộ ruột là cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Bà ta bắt đầu ăn uống theo lối vĩ mô ( macrobiotic diệt), và bệnh của bà biến mất nhanh chóng. Mười lăm năm sau bà đến hỏi ý kiến tôi về một vấn đề khác không liên hệ đến bệnh cũ, và bệnh cũ cũng chưa hề trở lại. Những lời nói kết án của bác si đường ruột đã ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân của tôi ở trên. Ông cho biết, "Tôi không thể ngủ trong vòng ba đêm. Tất cả tôi có thể suy nghĩ được là, ' tôi sẽ bị bệnh ung thư ruột, và nói thật là ý nghĩ đó ám ảnh tôi thật nhiều." Tôi đưa cho ông ta một chương trình để theo, bao gồm chuyện phải đến một chuyên viên thôi miên (hypnotherapist) để giúp giải tỏa sự ám ảnh ma quái về Y khoa và dạy ông làm cách nào dùng tâm trí để tăng tiến tình trạng của ông. Phải chăng nếu có thể được thì tôi đã để ông ta liên hệ với người đàn bà hết bị viêm ruột kể ở trên. Đó quả là ý kiến thứ hai (second opinion) mà ông ta thật sự cần nghe thấy. Đây lại là một câu chuyện để làm bài học. Năm năm trước đây một người đàn ông năm mươi ba tuổi từ Canada sang thăm tôi. Thật ra bà vợ của ông đến gặp tôi. Ông ta ngồi ngoài xe đậu ỡ đường đi, vì theo lời vợ ông nói, ông ta quá hoảng sợ bác sĩ nên không thể vào nhìn một người bác sĩ nữa. Tôi hỏi han nguyên do tường tận từ bà vợ, rồi tôi ra xe và thuyết phục ông vào. Ông bị bệnh hoạn về đường tiểu nhiều năm mà ông không để ý lắm. Cuối cùng khi ông đến gặp một bác sĩ đường tiểu (urologist), bệnh mới lòi ra là bị ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) đã vượt qua tuyến (glands) mà đi vào tận xương của vùng xương chậu, làm cho sự chẩn đoán càng thêm mù mờ. Ông đi đến một bệnh viện của một trường đại học, nơi đó chỉ có một phương cách điều trị duy nhất là tiêm chất hóc-môn của đàn bà (female hormones) vào để chống lại sự lớn mạnh của khối u. Điểm chính yếu mà tôi nhận được ở người đàn ông này là hình ảnh của một người đang bị nỗi sợ trấn áp. Ông ấy vồ chụp lấy môn chữa trị theo lối tưởng tượng (visualization therapy) mà ông cho là tốt nhất và ông kể cho tôi nghe mỗi ngày ông bỏ ra hai giờ để tập trung tư tưởng, rán mà hình dung ra chuyện những tế bào miễn nhiễm của ông sẽ nuốt đi những tế bào ung thư. Nhưng ông không có cố gắng nào để thay đổi cách sống theo một phương thức để có thể cải tiến sức khỏe và hệ thống miễn nhiễm của ông nói chung; chẳng hạn như ông tiếp tục hút thuốc theo mức độ hai gói mỗi ngày. Lúc tôi hỏi về chuyện hút thuốc, ông nói: "Ba tháng trước đây, tôi nằm ở bệnh viện của trường đại học, trong văn phòng của vị trưởng phân khoa tiết niệu (chief urologist). Ông ấy giải thích phương pháp trị liệu bằng hóc-môn (hormone therapy) cho tôi nghe và nói kiếm thêm những phương pháp điều trị khác là chuyện không đáng. Tôi hỏi ông, 'Tôi có nên ngưng hút thuốc không. ' và ông trả lời, "ở giai đoạn này thì đừng bận tâm suy nghĩ chuyện đó làm gì.' " Phải chi tôi được hỏi vị bác sĩ đường tiểu kia về câu trả lời của ông- cứ giả định như ông nhớ lời ông nói- ông ấy sẽ có thể nói rằng ông đang ban cho bệnh nhân một đặc ân bằng cách tránh cho bệnh nhân thêm nhiều rắc rối. Tuy nhiên, những gì người bệnh nhân nghe là, "Bạn sẽ chết sớm đó. " Một người thầy tu của nền khoa học Y khoa, được tấn phong trong ngôi đền của ông ta, đã phát ra những lời tương tự như lời nguyền của quỷ, vì bác sĩ trong nền văn hóa của chúng ta đã được đầu tư bởi một thứ quyền lực giống như những người khác bơm vào ma quỷ và thầy tu. Những lời ấy là nguồn gốc của sự hoảng sợ của người bệnh nhân, một nỗi sợ làm tê liệt anh ta và ngăn cản anh có những nỗ lực xây dựng cho sự sống còn và phúc lợi của anh. Vâng, bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến di căn (metastatic prostate cancer) có dấu hiệu xấu, nhưng bệnh nhân này vẫn còn ở trong tình trạng sức khỏe tương đối tốt, và thật không khó để tìm thấy trường hợp những người có bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến di căn vẫn giữ được sức khỏe tương đối khỏe mạnh trong vòng nhiều năm. Tại sao lại ác ý khi nói đến kết quả của bệnh như thế? Có một sự khác biệt đáng ghi chú ở đây giữa sự ma quái trong trường hợp này và trong trường hợp trước. Ở đây người bác sĩ đường tiểu tiết lộ sự bi quan của ông trong một cách nói không thể tưởng tượng, dù không có ý định làm buồn lòng bệnh nhân. Người bác sĩ đường ruột tiên đoán bệnh ung thư ruột cho người đàn ông bị viêm ruột có thể bị bực bội bởi một bệnh nhân tra vấn cách chữa trị của ông và cứ bị hỏi đi hỏi lại hoài về những kiến thức mà ông không thể cung cấp. Kinh nghiệm của tôi là chuyện ma quái Y khoa thiếu ý thức còn thông thường hơn sự cố tình làm ma quái, dù nó không kém nguy hại. Một số những câu chuyện tôi nghe thấy rất là quái đản đến nỗi tôi chỉ còn cười mà thôi; lúc mà tôi làm cho bệnh nhân cười luôn, thì coi như lời nguyền được xua tan. Có người đàn bà từ Helsinki vào lứa tuổi trên bốn mươi đến gặp tôi vào một ngày tháng hai. Bà bị bệnh xơ cứng nhiều chỗ (multiple sclerosis) gây cho bắp thịt ở đùi của bà bị yếu ở một chân. Tôi chú ý nhiều hơn về tình trạng xúc cảm của bà. Bà trông có vẻ căng thẳng thần kinh và đờ đẫn trong khi kể câu chuyện của bà, mà bà nói giống như nó xảy ra cho một người khác. Không cần làm nhiều thứ để làm cho bà cảm thấy thoải mái hơn; du hành từ Helsinki tới Tulson vào tháng hai là một chuyện lành mạnh, bổ ích. Bởi vì bà có thể ở lại trong một thời gian, tôi cho bà gặp nhiều người trị bệnh làm việc với bà trong những vấn đề thể xác, tâm trí và lối sống. Sau một tháng, bà ấy rạng rỡ hẳn lên và đã hình thành một nhân sinh quan hy vọng nhiều hơn. Bà thú nhận với tôi, "ông không thể nào tin được những gì những bác sĩ ở Phần Lan nói với tôi, " Tôi hỏi thêm về chi tiết, bà tiếp lời" Họ mất thật nhiều thì giờ để làm những cuộc chẩn đoán và thử nghiệm. Rồi cuối cùng viên bác sĩ thần kinh trưởng nhóm kêu tôi vào phòng và nói cho tôi biết tôi bị bệnh sưng nhiều chỗ. Ông để cho tôi thấm thía với cái tin trên rồi ông bước ra khỏi phòng rồi trở lại với chiếc xe lăn. Ông nói tôi ngồi lên ghế đó. Tôi nói, ' Tại sao tôi lại phải ngồi lên xe lăn của ông. ' ông nói tôi phải mua một chiếc xe lăn để rồi ngồi trên nó mỗi ngày một giờ để "thực tập" chu khi tôi hoàn toàn bị tê liệt. Ông có thể tưởng tượng được không. " Bà kể lại chuyện này với nụ cười sảng khoái và tôi cũng mạnh mẽ khuyến khích bà làm như thế. Thật đúng là thực tập xe lăn! Tôi có thể tiếp tục kể những câu chuyện quái gỡ về Y khoa, dù cố tình hay không cố ý, khôi hài hay buồn bã- nhưng tôi tin rằng tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi có nhiều đề tài hứng khởi hơn để viết. Tôi không thể chịu nổi cái cảm giác áy náy vì nghề nghiệp của tôi khi tôi nghe vô số cách trong đó những bác sĩ truyền sự bi quan của họ sang cho bệnh nhân. Tôi muốn thay đổi cái lề lối này và tôi đang vận động để đòi hỏi chỉ thị trong trường Y khoa về sức mạnh của những chữ và nhu cầu mà những bác sĩ phải hết sức cẩn thận để lựa lời mà nói với bệnh nhân. Một đề tài rộng lớn hơn là vấn đề làm cho bác sĩ ý thức hơn về cái sức mạnh đẩy vào cho họ bởi bệnh nhân và tiềm năng phản ảnh cái sức mạnh ấy về lại trong những phương cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe tốt hơn thay vì tệ hại, kích thích hơn là để cho lành lặn tự nhiên một cách chậm chạp. Như tôi đã nói trước đây, chúng ta đã đẩy những bác sĩ Y khoa vào những vai trò vốn phục vụ bởi những phù thủy ma quỉ và những tu sĩ trong nhiều nền văn hóa có tính chất truyền thống nhiều hơn, nhưng những bác sĩ được huấn luyện một cách quá yếu để đảm nhiệm những vai trò này một cách có tính cách xây dựng. Những vị phù thủy mà tôi gặp trên đường tôi du lịch là những người trị liệu tinh thần giỏi giang vốn biết từ sự cảm nhận và từ sự huấn luyện cách thức nào để tạo nên niềm tin có dự liệu Và đưa nó về cho bệnh nhân trong lúc làm công tác chữa trị lành lặn. Trong những trường hợp hiếm, một phù thủy Y khoa có thể động viên một bệnh nhân ngoại hạng nào đó nhằm chứng minh rằng bác sĩ sai bằng cách trở nên lành bệnh. Tôi còn nhớ một người đàn bà già đã sống sót qua bệnh ung thư tử cung (uterine cancer) nhiều năm trước đây, bà tâm sự với nụ cười hết răng, "ông bác sĩ ấy nói với tôi là tôi chỉ còn không đầy một năm để sống, thế mà giờ đây ông ấy chết rồi và tôi vẫn còn sống nhăn đây." Không may mắn thay đây là điều ngoại lệ. Hiệu năng thông thường của một phù thủy Y khoa là sự tuyệt vọng, và tôi không tin rằng sự tuyệt vọng có những kết quả bổ ích trên hệ thống cơ thể con người. Thật là một ý nghĩ không tốt để tiếp tục điều trị với một bác sĩ có ý nghĩ rằng bạn sẽ không khỏe khoắn tốt đẹp hơn. Dường như điều kỳ lạ nhất là những người thực hành cái gọi là nghệ thuật lành lặn có rất ít niềm tin lúc lành lặn. Vậy thì cái gì là nguồn cội của sự bi quan trong Y khoa? Có một điểm tôi nhận thấy đó là bản chất không cân xứng (lopsided nature) của nền giáo dục Y khoa, vốn chỉ tập trung chủ yếu đến bệnh tật và sự điều trị của nó hơn là chú ý đến sức khỏe và sự duy trì của nó. Phần đầu của chương trình giảng dạy Y khoa quá nặng nề với những thông tin có tính chi tiết về những tiến trình của bệnh. Chữ "lành lặn" thấy rất hiếm dùng ở đây; Từ ngữ " hệ thống lành lặn" hoàn toàn không thấy. Như tôi sẽ giải thích trong chương kế tiếp, chúng ta đã biết một số cơ cấu của sự lành lặn, nhưng nếu không có một khái niệm về một hệ thống lành lặn, chúng ta không thể đem thứ kiến thức này để dùng vào trong những chuyện xây dựng hữu ích được. Cái mẫu Sinh Y khoa (biomedical) mà từ đó lý thuyết y khoa thông thường (conventional medical theory) và sự thực hành sinh ra làm cho nó rất khó để trình bày quan điểm của một hệ thống lành lặn đến những bác sĩ đang được đào tạo. Hình thức vật chất của nó dẫn đến sự nhấn mạnh vào hình thái (form) hơn là nhiệm vụ (function). Hệ thống lành lặn là một hệ thống nhiệm vụ, chứ không phải là sự tập hợp của những cấu trúc được vẽ thành hình vẽ gọn gàng như hệ thống tiêu hóa hay hệ thống lưu thông của máu. Một lần nữa, thuốc men Đông phương có lợi thế hơn thuốc của Tây phương. Thuốc men truyền thống của Trung Quốc nhấn mạnh đến nhiệm vụ nhiều hơn sự cấu trúc và kết quả là nó có thể hiểu rằng cơ cấu con người có một phạm vi đề kháng của nhiệm vụ vốn có thể kích thích, rất lâu trước khi những bác sĩ Tây phương ý thức được những cơ quan "không nhiệm vụ của cơ thể như - Hạch hạnh nhân (tonsils), vòm họng (adenoids), tuyến giáp trạng (thymus) và ruột thừa (appendix)- là những thành phần của hệ thống miễn nhiễm. Tệ hơn nữa, mẫu Sinh Y khoa lược bỏ hay xóa bỏ toàn bộ sự quan trọng của tâm trí, thay vào đó chỉ nhìn vào những nguyên nhân thể chất thuần túy của những thay đổi trong sức khỏe và bệnh hoạn. Kinh nghiệm cùng sự quan sát của tôi về sự lành lặn cho tôi muốn đề nghị rằng địa hạt của tâm trí thường thường là địa điểm chính của nguyên nhân. Dù quần chúng ngày càng tỏ ra thích thú vào sự tương quan giữa tâm trí và thể xác, sự chú ý của giới Y khoa về chuyện này vẫn ở mức độ thấp. Không những sự giảng dạy bị thiệt hại vì kết quả của những giới hạn này mà chuyện nghiên cứu cũng thế. Nghiên cứu thường cho ra những thông tin để đưa vào chương trình giảng dạy; không có nghiên cứu thì chỉ có bằng chứng vặt vãnh. Sự tập trung chú ý bệnh tật của sự thẩm tra Y khoa rất rõ ràng. Hãy nhìn vào Viện sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health). Thật ra chúng là Viện Bệnh tật Quốc Gia (National Institute of Disease: Viện Ung Thư, Viện Dị ứng và Bệnh Truyền Nhiễm, Viện Tiểu Đường và Tiêu Hóa cùng Bệnh Thận, Viện Thần Kinh rối loạn và Đứt Mạch Máu Não (Strokes). Thế thì Viện Quốc Gia Sức Khỏe và Lành Lặn đâu nhỉ? Có rất ít nghiên cứu về sự lành lặn, và những gì đã làm thật quá ít ỏi Những người điền tra đang chú ý đến một hiện tượng gây chấn động, đó là sự thuyên giảm tự nhiên (spontaneous remis- sum), nhưng thuyên giảm không đồng nghĩa với lành lặn. Chữ "thuyên giảm" bao hàm cái nghĩa làm dịu đi tạm thời của một tiến trình bệnh hoạn có thể tái xảy ra. Hơn thế nữa, sự thuyên giảm gắn bó mật thiết với ung thư, và bệnh ung thư, theo như quan điểm của tôi, là một trường hợp đặc biệt. Nếu chúng ta chỉ nhìn một hay phần lớn vào sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh ung thư, chúng ta sẽ có một bức tranh méo mó về hệ thống lành lặn và nó không thể tiết lộ hết tất cả phạm vi của những hoạt động và những tiềm năng. Sự tìm kiếm đầu tiên có thể lãnh hội được của văn bảny khoa cho những trường hợp được báo cáo về sự thuyên giảm tự nhiên được ấn hành năm 1993 dày như một cuốn thư mục có chú thích, chứa đựng hàng trăm những chỉ dẫn. Trọn bảy mươi bốn phần trăm của chúng đề cập đến ung thư, và những tác giả ghi chú rằng, "Một sự nhìn lại văn chương của sự thuyên giảm tiết lộ rằng, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, những trang về sự thuyên giảm đều đề cập đến bệnh ung thư”. Một cuộc hội nghị toàn cầu về sự thuyên giảm tự nhiên được tổ chức vào năm 1974 tại trường đại học Y khoa Johns Hopkins và cũng là hội nghị duy nhất. Nó chỉ bàn riêng về bệnh ung thư. Sự lành lặn là một hiện tượng được nghiên cứu. Qua nhiều năm tôi đã từng hỏi những đồng nghiệp của tôi nghiên cứu về mụn cóc như là một thí dụ điển hình của sự đáp ứng lành lặn (healing response). Phương pháp chữa trị mụn cóc là những diễn tiến thông thường và ngoạn mục trong đó hệ thống lành lặn, được kích thích bởi niềm tin, lấy đi tế bào bị nhiễm trùng một cách chính xác và hiệu quả, làm cho những phương cách thông thường trị mụn cóc trong có vẻ vụng về và dã man. Dù sao toàn thể chủ để được coi như một sự tiêu khiển của những nhà khoa học Y khoa hơn là một cuộc tìm hiểu hệ trọng. Khi những sinh viên Y khoa hoàn thành những môn học tiền Y khoa và đi vào những bệnh viện để thực tập, kiến thức không đầy đủ của họ sẽ được bổ túc bằng kinh nghiệm của họ khi tiếp xúc với bệnh. Sinh viên năm thứ ba, thứ tư, cùng với sinh viên nội trú tràn ngập đầy trong bệnh viện thuốc thang. Những bệnh nhân họ nhìn thấy không phải đại diện cho hình ảnh của bệnh tật mà những bệnh nhân này đóng góp vào một mẫu mô hình quá đau thương là họ quá đau yếu. Trong nhóm đau yếu này, sự đáp ứng lành lặn xảy ra không được thường xuyên như quần chúng bên ngoài. Nếu ta từ những người mới chớm bệnh bằng những phương thức dành cho những bệnh nguy hiểm chết người và những phương thức dành cho bệnh kinh niên đến giai đoạn cuối cùng, tự nhiên ta sẽ bi quan về kết quả xảy ra. Đó là những thực tế cuộc đời của chuyện huấn luyện trong Y khoa- sự tập trung chú ý thiên lệch của nó tới bệnh tật hơn là tới sức khỏe, sự giới hạn của mô hình khái niệm, sự thiếu thốn nghiên cứu, và kinh nghiệm méo mó về bệnh tật của nó tới những điều có thể xảy ra tệ hại nhất- những chuyện đó đủ để tạo thành sự bi quan cho ngành Y khoa. Cho tới bây giờ nằm tiềm ẩn dưới những chuyện trên là những sự thúc đẩy sâu sắc hơn, nó không bao giờ được thảo luận và hiếm khi được xem xét, có dính líu đến chuyện tại sao người ta trở thành bác sĩ ngay từ đầu. Khi tôi hỏi những sinh viên tại sao họ chẳng ngành Y khoa, câu trả lời thông thường tôi nhận được là họ muốn giúp người khác, thích sự thanh thế và quyền lực, có công việc bảo đảm sự an toàn về tài chánh. Tôi tin rằng có một lý do nữa kém rõ ràng hơn. Chuyện hành nghề Y khoa tạo ra một ảo tướng kiểm soát về chuyện sống và chết. Có một cách để đương đầu với những nỗi sợ của sống và chết là tìm kiếm sự thoải mái trong ảo tưởng ấy. Nhưng mỗi khi có một bệnh nhân không được khá hơn hay đặc biệt chết đi, những bác sĩ phải đối diện với sự thật là sự kiểm soát của họ chỉ là ảo tướng. sự tiên đoán về một kết quả tiêu cực tạo thành một sự thoải mái về tâm lý cho người Y sĩ: nếu người bệnh nhân khỏe hơn, người bác sĩ có thể ngạc nhiên một cách thích thú và nhận đó là công của mình; nếu bệnh nhân ngày càng yếu đi và chết, thì coi như người bác sĩ đã tiên đoán nó và vì thế cho nên có vẻ họ dường như vẫn còn kiểm soát được nó. Cho nên sự bi quan trong Y khoa có thể là một lối đề kháng tâm lý (psychological defense) đối với sự bất an, mà sự bất an này không thương tiếc hay giảm ảnh hưởng của nó trên bệnh nhân. Sự thật là chúng ta đang sống trong một vũ trụ bất an, và không quyền lực đối với chuyện sống và chết. Những gì mà chúng ta có là khả năng hiểu được cơ quan của con người có thể làm lành lặn chính nó, một đề tài thoải mái cố hữu và có lý do để cho cả bác sĩ và bệnh nhân cùng lạc quan. Những Hình Thái Của Sự Lành Lặn: John Điều duy nhất còn lại mà John Luja có từ bệnh tật của ông một vết thẹo dài hai ly (inch) ở phía chân dưới của ông ta, và ông nghĩ rằng vết thẹo này có thể không liên hệ gì đến vấn đề của ông trước đây. Giờ đây ở vào lứa tuổi bảy mươi lăm, John đang điều hành một dịch vụ cắt cỏ ngoài tỉnh Sĩ. Louis. Ông nói ông không đi bác sĩ và ông luôn dùng cây nhà lá vườn để trị bệnh (home remedies), có lẽ bởi vì ông lớn lên ở đất nước Lithuania trong một nền văn hóa vốn đặt nặng vào sự trông cậy vào cá nhân (seft-reliant) hơn chúng ta về vấn đề sức khỏe. Vào năm 1980, John phát triển một vấn đề bất thường, da phía trước của cả hai đùi dưới của ông trở nên đỏ và ngứa. Sau bốn tuần thì nó trở nên "có màu vàng và trong giống như da chết," và ông đã đi khám bác sĩ, và bác sĩ nói vấn đề của ông giống như bệnh da cứng (scleroderma), đây có thể là một bệnh tự động miễn nhiễm nghiêm trọng. Bác sĩ cắt một mẫu da đi thí nghiệm để có thể biết chắc chần, và kết quả của mẫu thí nghiệm cho biết đúng là bệnh cứng da. Để có thể chắc chắn một cách tuyệt đối, bác sĩ này gửi John đến một chuyên gia khác, người này làm thêm một thí nghiệm khác từ mẫu da và xác nhận sự dự đoán trước đây là đúng. John kể lại, Họ nói với tôi là không có cách chữa nào thật sự. Họ nói tôi có thể dùng kem cortisone để kiểm soát chuyện ngứa ngáy, và họ nói tôi nên uống thuốc cortisone nữa, bởi vì nó sẽ bảo đảm cho tôi không rầy rà đến những cơ quan nội tại. John nhận thấy kem thoa cortisone làm việc ngay để làm cho da ở chân của ông cảm thấy khá hơn. John nói, "Rồi sau hai tuần, nó không hiệu quả nữa; thật ra, nó làm cho mọi chuyện tệ hại hơn. Tôi nghĩ là tôi có thể bị dị ứng với thuốc. Tôi kiếm một thứ thuốc thoa cortisone có vẻ hiệu quả khá hơn". Ông cũng bắt đầu uống thuốc prednisone. Giờ đây da bắt đầu cứng hơn, và những vùng mới bị ảnh hường xuất hiện trên lưng, cánh tay và ngực. Anh nói thêm, "Bác sĩ nói với tôi bệnh cứng da có thể bắt đầu từ trong người tôi và tôi có thể chết vì nó." Khi nghe tin này, con gái và con rẻ của John, lúc ấy đang sống ở Arizona, quyết định dọn về vùng Sĩ. Louis để gần gũi ông. Con rẻ của John tên Mike, nói về tình trạng da của John vào lúc đó như thế này, nhìn và cảm giác như chất plastic, giống như bề mặt của hình nộm (mannequin). Họ nói với ông là ông bị một bệnh nguy hiểm, và chúng tôi đành phải chấp nhận như thế. Thật ra, John không bao giờ chấp nhận sự chẩn đoán của các bác sĩ. Ông có rất ít niềm tin về thuốc Prednisone và chấm dứt dùng nó sau sáu tuần lễ. Thay vào đó, ông quyết định ông sẽ tự mày mò tìm hiểu về bệnh của mình. Ông nói, "Tôi nghĩ những gì tôi bị giống như bệnh thấp khớp (arthritis), bởi vì tôi nhận xét là bệnh có phần tệ hại hơn trước khi trời mưa. Chừng ba hay bốn ngày trước khi trời mưa, tôi bị ngứa ngáy dữ dội. Tôi cũng nghĩ là nó có liên quan đến thần kinh, vì tôi có chuyện phiền não rắc rối với chuyện làm ăn và rất căng thẳng khi bệnh bắt đầu phát ra. Và tôi khám phá ra thêm là bệnh có dính dáng đến chuyện có quá nhiều chất calcium trong người của tôi." Cho nên John bắt đầu đọc những phương cách chữa trị cây nhà lá vườn về bệnh thấp khớp và chuyện có quá nhiều chất calcium (excess calcium) trong cơ thể. Ông quyết định dùng dấm và chanh, ông dùng dấm để rửa chỗ da bị cứng và ăn chanh tươi. Tôi hỏi ông ăn chanh như thế nào, ông nói, "Tôi cứ ăn tươi chanh. Một thứ khác tôi có thử nữa là dùng nước lô hội (aloe vera iuice). Tôi muốn chúng tại tiệm thực phẩm sức khỏe (health food store) và bắt đầu uống nó mỗi ngày. Dần dà chuyện ngứa hết đi. Tôi không bao giờ dùng thuốc thoa cortisone nữa". "Tôi vẫn thấy có cái gì không ổn trong hệ thống thân thể của tôi Tôi cảm thấy tôi cần phải lay động (shock) hệ thống cơ thể của tôi, và tôi tìm được cái ý tưởng từ một cuốn sách là dùng vitamine E với liều lượng cao để làm chuyện lay động đó. Tôi dùng 5000 đơn vị (units) vitamine E mỗi ngày trong vòng hai tuần. " Rõ ràng đây là một liều lượng cao về vitamine E, vì liều lượng được khuyến cáo cho phép là 30 đơn vi quốc tế (intemational units), và một liều lượng lớn, được hỗ trợ bởi những người của phương pháp chống oxy hóa (antioxidant therapy), là 800 đến 1000 đơn vị (units) một ngày". John nói, "Tôi nghĩ điều đó đã thực sự khởi đầu một cái gì đó.” Bệnh của ông hiện diện trong vòng sáu tháng. Hai tháng sau khi ông bắt đầu phương pháp cây nhà lá vườn của ông, bệnh không còn lan rộng. Rồi da cứng bắt đầu trở nên mềm. Ông nói tiếp, "Bác sĩ ngạc nhiên khi thấy sự thay đổi. Ông nói với tôi, 'Tôi không biết ông đang làm gì, nhưng dù gì đi nữa, hãy cứ tiếp tục làm đi!' Sau sáu tháng, tình trạng bệnh da bắt đầu biến mất trên tay và ngực của tôi. Sau hai năm bệnh đã ra đi và không bao giờ trở lại nữa." Tôi hỏi John những gì ông đã làm về vấn đề thần kinh của bệnh ông ta. Ông đáp lời, "Tôi mới dàn xếp xong. Bất cứ khi nào thần kinh của bạn dính líu vào một cơn bệnh, bạn phải làm một sự thay đổi trong cuộc sống của bạn; bạn phải thay đổi lề lối suy nghĩ của bạn." Mike nghĩ rằng lối suy nghĩ của ông bố vợ của anh đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Anh nói, "Tôi nghĩ đó là đường hướng ông được nuôi dạy khi lớn lên, trong một nền văn hóa quý trọng cách thức trị bệnh cây nhà lá vườn(home remedies) hơn những phương thức trị bệnh chuyên nghiệp (professional treatment). Ông không bao giờ bí tư tưởng bi quan về Y khoa của những bác sĩ ảnh hưởng. Và ông thật sự đặt niềm tin vào nước Lô hội (Aloe vera). Ông lúc nào cũng có một chai nước Lô hội chừng bốn lít và uống nước này bằng cốc." John Luja nói, " Ngày nay sức khỏe tôi rất tốt. Tôi vẫn dùng giấm nếu tôi bị ngứa ngáy. Đôi lúc tôi vẫn ăn chanh. Và tôi cố gắng không đi bác sĩ." CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG LÀNH LẶN Nếu hệ thống lành lặn là vô hình hay khó thấy nếu nhìn từ điểm thuận lợi của phía Y khoa, sự tồn tại của nó lại rõ ràng từ những hướng nhìn khác. Đơn giản như một sự tiến hóa cần thiết, sinh vật cũng có những cơ cấu tự sửa chữa lấy để chống lại những lực vốn gây nên sự thương tổn (injury) hay bệnh tật (illness). Đối với hầu hết sự tồn tại của chúng ta như một loài, chúng ta không cần phải có bác sĩ, cho dù là quy ước (conventional) hay ngoại khoa (altemative) hay cách thức khác. Sự tồn tại của loài riêng thôi đã ngầm nói lên sự tồn tại của hệ thống lành lặn. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này là để thuyết phục nhiều người hơn trong chuyện nên dựa vào tiềm năng tự nhiên của cơ thể trong chuyện duy trì sức khỏe và vượt qua bệnh tật, nhưng tôi không thể dễ dàng gì mà đưa cho bạn một bức tranh của hệ thống này. Vì thiếu thốn sự nghiên cứu có tổ chức, chúng ta chỉ biết một vài chi tiết của những bộ phận và cơ cấu của chúng. Hơn nữa, hệ thống sinh vật con người là một hệ thống phức tạp đến đáng sợ, và khả năng tự sữa chữa của nó là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất. Sự tác động lẫn nhau giữa tâm trí và thân thể có vẻ phù hợp với kinh nghiệm của những người có chuyện lành lặn, nhưng chúng ta thiếu một mô hình kiểu mẫu nói lên chuyện tâm trí được bơm vào thực thể có tính chất luận lý sinh vật (biological reality). Có một câu tục ngữ mà tôi thấy thực dụng trong những trường hợp như thế này, "Trên cũng như dưới, dưới cũng như trên" (As above, so below; as below, so above) Điều này có nghĩa là những kiểu mẫu của sự thật dù được quan sát ở mức độ nào của thực tế cũng là sự thật ở bất cứ mức độ nào của sự thật. Vì thế, nếu chúng ta nhận thức rõ sự hoạt động của hệ thống lành lặn ở bất kỳ mức độ nào của cơ cấu sinh học, chúng ta có thể suy luận ra cái bản chất hoạt động của nó ở những mức độ khác. Tôi sẽ diễn tả những gì mà chúng ta biết về những cơ cấu của sự tự sửa chữa ở một vài điểm trọng yếu của cơ cấu con người, bắt đầu với DNA, là phân tử lớn để hình thành đời sống. Giọng điệu của chương này có vẻ có nhiều tính kỹ thuật hơn những chương trước đây. Đừng chán nản nếu bạn không thể hiểu thấu tất cả những chi tiết ở đây, bởi vì những gì đáng kể là những nguyên tắc chung. DNA có hình thức giống nhau ở tất cả cơ cấu sinh vật, từ con người đến vi khuẩn - là một phân tử lớn với một cấu trúc đôi hình xoắn ốc (double-helix structures) được làm thành bằng hai dãy phân tử đường, xoắn lại với nhau, với "những vòng" nối hai dãy. Những vòng tạo thành giữa những đôi hỗ trợ nhau của những đơn vị chứa chất nitrogen (nucleotides), mà những sự nối tiếp đặc biệt nào đó phân biệt DNA của một cơ cấu bộ phận từ cơ cấu khác. Chỉ có bốn loại tổng hợp cấu tạo bằng cách hydro hóa chất acids ở nhân (nucleiotide) xảy ra ở DNA; chúng là những "chữ" của một mật mã di truyền có thể phát ra "những chữ" của nguồn thông tin vốn hướng dẫn sự xây dựng và điều hành mọi hình thái của sự sống. Cái lý thuyết gọi là Lý thuyết chính của nền thực vật học phân tử hiện đại cho rằng DNA sao lại chính nó để có thể giao những thông tin di truyền từ một tế bào đến một tế bào khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác. DNA cũng sao lại lượng thông tin của nó sang một phân tử khác là RNA vốn có thể du hành ra khỏi nhân của tế bào; rồi đến phiên RNA thông dịch lượng thông tin này thành một cơ cấu của một số protein nào đó để quyết định cấu trúc và nhiệm vụ của cơ thể sinh vật. Ba quá trình này- sự sao chép, sự lưu trữ và sự diễn dịch những thông tin di truyền- là những tiến trình căn bản của đời sống. Chúng cũng phức tạp và nguy hiểm đến mức kỳ lạ, bởi vì có quá nhiều điểm mà tại những điểm có những chuyện trật đường rầy xảy ra. Chẳng hạn như để cho DNA có thể tự sao chép nó, cái vòng xoắn đôi phải tháo ra và tách rời, để cho mỗi dây xoắn có thể hành động như một mẫu trên đó một dây mới phụ thuộc có thể được hình thành. Trong tiến trình này, DNA rất dễ bị thương tổn từ một vài hình thức của năng lực (quang tuyến ion hóa (ionizing radiation), ánh sáng cực tím (ultraviolet light) và vật chất (những hóa chất thay đổi). Những lỗi lầm có thể xảy ra trong dây chuyền lắp ráp đường xoắn mới, như chuyện thay thế sự sai lầm của diễn biến trong nhân (nucleotides). Những nguy hại đến với DNA sẽ dẫn đến những hậu quả hủy hoại cho cơ cấu sinh vật. Cho nên, một cơ cấu nhuần nhuyễn đã luân phiên để sữa chữa phân tử này hầu bảo đảm sự chuyển hóa gần như không có lỗi lầm của một lượng thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, ngay cả những hình thái đơn giản nhất của cuộc sống. Tất cả những kỹ thuật sao chép, lưu trữ và diễn dịch được điều động bởi một loại protein đặc biệt tên là enzyme. Một số những mật mã di truyền chỉ rõ sự hình thành của những phân tử enzymes, và những phân tử này trông nom quan sát những phản ứng hóa học để phát triển những mật mã di truyền thành thực thể sinh học. Nói một cách cảm nhận thì enzymes là "những cánh tay" thi hành những chỉ thị của DNA. Không ai biết rõ điều này cho đến năm 1965, các khoa học gia dùng kỹ thuật quang tuyến X để có thể nhìn cơ cấu ba chiều của một enzyme, nhưng từ đó kiến thức của chúng ta về enzyme tăng trưởng nhanh chóng. Chúng ta càng hiểu biết về chúng thì chúng càng có vẻ thần diệu. Enzymes gây xúc tác cho những phản ứng hóa học trong đời sống - điều đó có nghĩa là, chúng tăng tốc độ để những phản ứng đạt đến sự quân bình nhưng bản thân chất enzymes không thay đổi trong tiến trình phản ứng đó. Enzymes cần thiết vì nếu phản ứng dành riêng cho chúng thì những phản ứng không xảy ra đủ nhanh chóng để hỗ trợ cho sức sống. Những nhà hóa học có thể làm tăng tốc độ những phản ứng chậm chạp bằng cách cho phản ứng nằm dưới nhiệt độ và áp suất cao và bằng cách tạo nên một môi trường thật nhiều độ acid và độ kiềm cao (alkalinity (pH)). Họ cũng có thể bỏ thêm vào những chất hóa học xúc tác cho sự phản ứng, nhưng những phản ứng này chỉ làm việc tốt dưới những điều kiện vật chất đã được dời bỏ từ những tế bào đó, những tế bào này thường sống ở nhiệt độ tương đối thấp, dưới áp suất không khí (atmospheric pressure), và ở gần độ kiềm trung tính (at nearly neutral pH). Ngược lại, enzymes trong tế bào có thể gây xúc tác trong những điều kiện nhẹ nhàng của đời sống và làm như thế với sự hữu hiệu năng lớn hơn so với người bạn đồng hành vô cơ. Chúng có thể coi như là những bộ máy phức tạp và có hiệu quả cao. Enzymes làm việc như thế nào? Câu trả lời phải liên quan đến hình thể ba chiều của nó, vốn cho chúng khả năng buộc với những phân tử khác một cách tuyệt vời - để làm thành chất nền- và làm tăng khuynh hướng của chúng để phản ứng. Sự dính líu xảy ra ở một nơi nào đó trên enzymes, vốn phụ trợ với nhau theo hình học và điện tử đến một phần của chất nền (substrates). Nhiều enzyms chỉ dính chặt với một chất nền và không dính tới một phân tử nào khác, ngay cả một chất có họ hàng gần. Khi đã dính chặt với enzymes, chất nền có thể tìm thấy chúng có sự chung chạ vật chất với một chất phản ứng khác hay nó có thể bị bắt buộc phải vào trong một hình dạng khác làm hao tổn một thứ kết hợp hóa học nào đó, làm cho chúng dễ dàng vỡ ra hay tái tạo theo những cách vốn chiếu cố một phản ứng thuận lợi. Enzymes có những cơ cấu trái ngược để từ đó chúng tạo ra những sự kết nối hóa học của chất nền thay đổi. Nói một cách thực tế, chúng hành động như những bộ máy khéo léo làm thay đổi những phân tử chất nền: cắt chúng ra, kéo chúng lại vào nhau, xén một phần nào của chúng, thêm vào lại phần khác, làm tất cả những điều này với sự chính xác và tốc độ khá kinh ngạc. Có một loại enzymes khá lý thú có bản thân dính chặt vào DNA để điều động sự sao chép từng bước một của thông tin di truyền và bảo đảm rằng không có lầm lỗi. Chẳng hạn như loại enzymes gọi là loại chẻ bổ nhân DNA ở một vào tiến trình nào đó trong khi phần ngoài nhân có thể cắt bỏ những phần cuối của những đường xoắn đơn độc. (Tên của những enzymes thường chấm dứt bằng vần -ase). Vòng xoắn ốc DNA gây xúc tác chuyện "mở" và tháo ra hai đường xoắn để cho sự phân gen (transcription) bắt đầu xảy ra. Một gia đình của enzymes gọi là DNA trùng hợp (DNA polymerase) rồi sẽ điều động dây chuyền của những đường xoắn mới. Loại DNA trùng hợp đầu tiên được nhận diện là loại I, được khám phá từ vi trùng E. coli, vốn được thường dùng rộng rãi trong những nghiên cứu về di truyền học. Các khoa học gia cho rằng loại enzyme này là nhân tố chủ yếu của chuyện sao chép, nhưng mười ba năm sau sự khám phá của nó, một phần sót lại của vi khuẩn lúc phân chia được tìm thấy không có dấu hiệu nào của loại DNA trùng hợp này. Dù chúng tái sinh ở một mức độ bình thường, đề xuất ra sự hiện diện của một loại enzyme khác, loại này dễ bị thụ cảm một cách bất thường đến những ảnh hưởng có tính chất tàn phá của tia quang tuyến UV và những chất hóa học lúc phân chia. Đây là một mẫu bằng chứng đầu tiên cho thấy loại DNA trùng hợp I, góp phần vào trong việc điều động chuyện sao chép, đóng một vai trò chủ động trong chuyện sữa chữa DNA bị thương tổn. Nếu tôi quên đội nón lúc đi từ văn phòng của tôi ra xe trong ngày nắng thì cái đầu hói của tôi sẽ nhận một số tia quang tuyến UV. Nếu mặt trời lên cao và đó là mùa hè, tia UV sẽ có nhiều năng lượng hơn. Ngay cả chỉ trong vòng vài phút, nhiều tia quang tuyến ấy sẽ thấm nhập vào trong những tế bào sống nằm dưới da đầu của tôi, và một số chúng sẽ tấn công sâu vào trong nhân những tế bào. Một số đánh vào phân tử DNA, và một số có thể đánh vào những điểm chủ yếu của phân tử DNA trong quá trình sao chép (replication) hay diễn giải mật mã( transcription), thay đổi nhân theo một cách làm cho nó dính chặt lấy ông bạn xóm giềng của nó theo một cách bất thường. Sự thay đổi này sẽ hình thành một nút thắt trên một dây trên dây xoắn cặp đôi (double helix), và đây là một lỗi phát sinh (genetic error). Lúc bạn xem xét 300 triệu tỷ tế bào trong một thân thể bình thường, có chừng mười triệu tế bào chết đi và được thay thế mỗi giây, bạn có thể có một ý niệm về số lượng tế bào đang ở tình trạng nguy hiểm dù chỉ tiếp xúc ngắn với những yếu tố có thể thay đổi DNA bằng hóa học. Những gì xảy ra trong nhân của một tế bào da mà cơ cấu DNA của nó bị thương tổn từ ánh sáng có chứa tia UV? Có thể và gần như ngay tức khắc cơ cấu trong nhân sẽ phát hiện sự yếu kém và cắt đi đường xoắn bị ảnh hưởng về phía bên bị thương tổn, cất ngay đi phần cuối bị hư hại. Cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) sẽ lấp vào khoảng trống với một cái nhân không bị hư hại, và cuối cùng, một loại DNA gây xúc tác sẽ nối lại phần cuối bị đứt. Đây quả là một hình ảnh phân đoạn chi tiết về việc cắt và- nối phân tử (dù phương cách lành lặn này hữu hiệu như thế, nó cũng không được coi như một thứ dùng để thay thế cho một cái nón dùng để bảo vệ da đầu khỏi bị ánh sáng mặt trời chiếu đến). Nếu trong quá trình sao chép, cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) vô tình kết hợp sai lầm với phản ứng hóa học trong nhân vào vòng xoắn đang lớn lên, enzyme có thể phát hiện ra lỗi lầm đó, cắt bỏ bớt đi, và duy trì tiến trình đúng đắn. Cho nên cơ cấu trùng hợp I thật sự đọc và sửa công việc của chính nó, sữa chữa lỗi lầm lúc nó hướng dẫn sự tổng hợp mẫu DNA mới. Có nhiều sự thay đổi trên những đường hướng này, với nhiều enzymes khác nhau sẵn sàng cho sự lành lặn của DNA từ nhiều loại thương tổn mà nó có thể phải chịu đựng. Chúng ta biết nhiều chi tiết của một số bọn chúng; những chi tiết của một số khác còn mù mờ. Có một hệ thống rất chi tiết gọi là "sự đáp ứng S. O. S" (S O. S response), đã được khám phá trong khi đi tìm vi khuẩn E. coli. Những nhân tố làm tổn hại DNA gây nên một loạt những thay đổi phức tạp của những thứ vi khuẩn làm ngưng trệ những tế bào khỏi chia ra và tăng tiến mức sản suất để làm lành lặn enzymes. Đây là những hoạt động căn bản của hệ thống lành lặn, có thể thấy rõ ở dạng phân tử lớn (macromolecules), vốn là một cái chung giữa vấn đề sống và không sống (living and nonliving matter). Ở mức độ này thì không có hệ thống miễn nhiễm, cũng không có những dây thần kinh để mang những thông điệp đến bộ óc. Chúng ta ở dưới xa thế giới của những bộ phận. Cho dù không biết về những chi tiết của sự tự sữa chữa của DNA, chúng ta cũng có thể đề ra một vài kết luận như sau: * Lành lặn là một khả năng vốn có của đời sống. DNA có trong nó tất cả những thông tin cần thiết để chế tạo những enzymes để sữa chữa chính nó. * Hệ thống lành lặn điều hành liên tục và lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng. * Hệ thống lành lặn có một khả năng chẩn đoán (diagnostic), nó có thể phát hiện sự tổn hại. * Hệ thống lành lặn có thể dời đổi một cấu trúc hư hại và thay nó bằng một cấu trúc bình thường. * Hệ thống lành lặn không những chỉ hành động để trung hóa những hậu quả của một vết thương trầm trọng (giống như sự báo động SOS trong E. coli), nó cũng hướng dẫn những sự sữa chữa bình thường, tùy tiện để duy trì cấu trúc và nhiệm vụ thông thường (giống như chuyện đọc và kiểm lại hoạt động của DNA tương đương loại I (DNA polymerase l). * Lành lặn là chuyện tự nhiên. Nó là một khuynh hướng tự nhiên phát ra từ bản chất bên trong của DNA. Sự xuất hiện của một vết thương tổn( như một nút thắt tạo nên bởi một sự kết hợp lầm lỗi (misbonding) như là một kết quả của một sự đụng chạm của tia UV), tự động tác động tiến trình sữa chữa của nó. Trong những mẫu lớn hơn của cơ cấu sinh học trong cơ thể con người, những tính chất giống nhau cũng đạt được như thế. Trên cũng như dưới; dưới cũng như trên; nhỏ cũng như lớn và lớn cũng có những tính chất như nhỏ. Điểm tiếp nối trong chuyến hành trình tìm hiểu của chúng ta là tế bào đơn độc, đặc biệt là màng bao quanh tế bào, màng nguyên sinh (plasma membrane), là màng bao quanh và tiếp xúc với môi trường chung quanh. DNA bây giờ đã quá thấp rồi, cách xa chúng ta cả một khoảng cách hạt nhân, và chúng ta đang ở giữa một thế giới giao tiếp giữa những bề mặt lớn. Lúc tôi học môn sinh vật học tại trường trung học ba mươi lăm năm trước đây, màng nguyên sinh được coi như một túi đựng thụ động để giữ cho những chất của tế bào khỏi chảy ra. Vào lúc tôi vào đại học, những chất màng nhầy có vẻ có nhiều điều thích thú. Chúng có những cấu trúc từng lớp chứa đựng chất béo và protein, và chất protein dính vào một màng dung dịch chất béo. Lúc tôi vào trường đại học Y khoa, những nhà nghiên cứu đã khám phá ta tính chất năng động của màng nguyên sinh. Chúng là những nơi của sự chuyên chở chủ động của những chất từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào, với những chỗ nhận nằm bên ngoài bề mặt của chúng, chuyên tạo thành những cấu trúc protein hình thành để bám chặt vào, đặc biệt là hóc môn (hormone) và chất bổ (protein). Hơn nữa, người ta khám phá thêm là những màng nhầy nối với những hệ thống to lớn của những đường dây nhỏ trong những tế bào và như thế chúng giúp tế bào nhận những chất muốn nhận, đẩy ra những chất muốn đẩy. Màng nhầy mới luôn luôn tổng hợp trong tế bào và màng nhầy cũ luôn bị thu hút vào. Một trong những đặc tính năng động nhất của màng nhầy sinh học là một tiến trình gọi là bốc rỡ (endocytosis)- sự bóc màng nhầy trong một tế bào để tạo thành một cấu trúc lõm sâu gọi là những túi nhỏ. Trong những năm gần đây, những nhà điều tra đã duyệt xét những chi tiết của quá trình bốc rỡ này và chuyện bốc rỡ này, ít nhất đối với tôi, là một tiết lộ thêm về một phương diện khác của hệ thống lành lặn. Trường hợp nghiên cứu điển hình nhất của sự bốc rỡ này liên quan đến những túi nhận chất protein ở mật độ thấp LDL(low- density lipoprotein)- một phân tử lưu động vốn mang chất Cholesterol từ máu đến tế bào, cholesterol ở trong một dạng "xấu” có khuynh hướng muốn đóng vào thành động mạch (arterial walls) gây nên chứng vữa xơ động mạch (atherosclerosis) và viêm động mạch (coronary) của tim. Một mức độ cao của chất cholesterol LDLgây nhiều nguy cơ cho sự suy tim, nhưng có nhiều tế bào được trang bị với nhiều túi nhận để trộn lẫn với LDLvà mang nó ra khỏi sự tuần hoàn của máu. Khi mà một túi nhận LDLtrên bề mặt của một màng nhầy tế bào dính với một phân tử LDL, túi nhận di chuyển tới một cấu trúc đặc biệt trên màng nhầy, chỗ lõm đi với một mẫu protein bao ngoài gọi là "lỗ hõm được bao" (coated pit). Khi đã vào trong lỗ hõm, chỗ nhận được lấp đầy đi qua quá trình bốc rỡ (endocytosis) và đi đến chuyện nằm trong tế bào trong dạng một cái túi để rồi hòa trộn với những túi tương tự khác. Vật liệu trong những túi thống nhất này rồi được sắp loại và gửi đi theo những hướng khác nhau. Khi đã ở trong tế bào rồi, chất cholesterol LDLkhông thể làm hại động mạch của chúng ta thêm được nữa, những tế bào thật sự cần vài cholesterol trong cơ cấu của chúng và có thể quyết định số dư thừa như thế nào. Trong tiến trình phân loại, chỗ nhận LDLlại quay trở lại phần mặt của màng nhầy, trong lúc LDL(và những cholesteroi dư) được gửi cho cho một cấu trúc thuộc thể tiêu bào (lysosome) để tùy nghi sử dụng. Thể tiêu bào chứa đựng những enzymes mạnh mẽ có thể cắt đứt những phân tử lớn thành những miếng nhỏ có thể bỏ đi. Về phía mặt bên ngoài của màng huyết tương (plasma membrane), chất protein thấp LDLtái hồi (recycled) sửa soạn để lấy thêm nhiều chất protein thấp LDLnữa và làm thêm một chuyến đi nữa qua phần trong của tế bào. Những nghiên cứu cho thấy rằng chất Protein tái hồi trong chừng mười tới hai mươi phút. Vì thời gian sống của chúng chỉ từ mười đến ba mươi tiếng đồng hồ cho nên chúng có thể làm những chuyến đi vào ra tế bào, chuyên chở nhiều phân tử của protein thấp LDL(low-density lipoprotein). Rồi thì ở một vài thời điểm nào đó, chúng biến mất đi. Lúc cấu trúc và nhiệm vụ của một LDLyếu kém dần đi, nó biến thành một tiêu bào (lysosome) để rồi tiêu hủy, và chỗ của nó được thay thế bằng một vật nhận tổng hợp mới khác (newly synthesized receptor). Trong lúc những nhà nghiên cứu đang tìm cách phân biệt rõ những yếu tố vào và ra của quá trình phân hóa tế bào (endocytosis), thì có một hình ảnh của màng huyết tương có vẻ lộn xộn. Có vẻ tại nhiều điểm trên bề mặt tế bào, màng nhầy dính chặt vào tế bào vĩnh viễn (danh từ kỹ thuật gọi là "cho vào ống" (invaginated), soi xét, lựa chọn và tái hồi về lại trên bề mặt. Một giai đoạn của tiến trình này là sự công nhận và loại bỏ những cơ cấu khiếm khuyết của màng nhầy đối với tiêu bào. Ở đây một lần nữa, ở mức độ của DNA, chúng ta có thể thấy những sự vận động tiến hành của một hệ thống lành lặn tự nhiên sẵn có, trong một công việc liên tục, có khả năng phát hiện (chẩn đoán) cũng như dọn dẹp và thay thế (trị liệu ) của cơ cấu và nhiệm vụ thiếu kém. Ở đây ở mức độ tế bào, chúng ta có thể thấy một khả năng tái tạo một cấu trúc vốn cho phép hệ thống lành lặn tiến hành chuyện bảo trì từng lúc (moment-to-moment). Lành lặn ở mức độ màng nhầy quan trọng một cách đặc biệt, bởi vì những bề mặt tế bào hiển lộ trước sự lạm dụng (abuse) và là những nơi liên lạc giữa những tế bào qua những sự tiếp xúc của những vật nhận (receptors) với những phân tử được chế tạo ở một nơi khác. Chúng ta hãy nhảy lên một mức độ cao hơn của sự tổ chức. Những tập hợp tế bào tạo nên những mô, những mô tạo nên những bộ phận, những bộ phận tạo thành những hệ thống. Ở mức độ mô, sự lành lặn trở nên phức tạp hơn nhưng cũng chỉ những tính chất chung giống nhau. Quá trình của một vết thương lành lặn và được nghiên cứu kỹ ; cho dù như thế, nhiều người trong chúng ta thất bại không nhìn thấy ý nghĩa lớn hơn của nó. Giả dụ như bạn cắt ngón tay của bạn bằng một con dao. Sự lo lắng lập tức của bạn là sự đau đớn và máu chảy. Cái đau sẽ giảm đi nhanh chóng; đó là ý niệm bạn có thể cảm thế như thế nào về hoạt động của những dây thần kinh ngoại vi thông báo cho bộ óc về chuyện vết thương. Ngoại trừ khi bạn bị bệnh máu loãng, chuyện máu chảy cũng chấm dứt sớm với sự hình thành của một mặt có lớp vảy cứng. Nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của vết sưng chung quanh mép của vết thương bắt đầu trong khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ từ khi vết cắt xảy ra: sự mềm mại của thịt chung quanh vết thương, màu đỏ ửng nổi lên, sưng, và chỗ vết thương hơi ấm. Đó là sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm, tạo nên bởi sự di chuyển của những tế bào hồng huyết cầu tới khu vực vết thương để chống lại sự tiến vào của vi trùng cũng như làm sạch khu vực có những tế bào chết và đang chết. Làn sóng đầu tiên của những tế bào miễn nhiễm tấn công khu vực là những bạch cầu trung tính (neutrophils), đây là những tế bào bạch cầu thông thường nhất, vốn là "quân bộ binh" của lực lượng đề kháng của cơ thể. Chúng được theo sau bởi những đại thực bào (macrophages), vốn có thể nhận chìm và tiêu hóa một số lớn những rác rưởi tế bào. Đi cùng theo với hoạt động miễn nhiễm này là sự bắt đầu của sự phát triển tế bào từ bề mặt tế bào bình thường (epithelial=biểu mô) ở phần cạnh vết thương. Những cựa của những tế bào này lớn lên từ những cạnh dưới vết u tụ lại vào đường ở giữa, tạo nên một lớp mỏng nhưng liên tục của những gì sẽ trở thành lớp da mới. Rồi thì một sự phát triển tràn lan của những tế bào xảy ra với sự xuất hiện của một mô mềm màu hồng sần sùi gọi là mô hạt (granulation tissue). Cuối cùng nó sẽ lấp đầy chu vi của vết thương. Khi nhìn dưới máy hiển vi, mô hạt là những nguyên bào sợi (fibroblasts), là những tế bào tổng hợp những tế bào để đem lại cho cơ thể chúng ta sự tự hào về cấu trúc, cũng như những mạch máu mới tạo thành. Đầu tiên những mạch mới xuất hiện như những mầm trên những mạch máu hiện diện nơi những bờ lề của vết cắt. Cuối cùng, những tế bào miễn nhiễm tàn tạ đi, một lớp da mới phát triển và cứng dần làm cho vết vảy không còn cần thiết nữa, và, trừ phi vết thương quá sâu một cách bất thường, ngón tay của bạn sẽ lành lặn như mới. Nghiên cứu về cơ cấu của những bước của chuyện lành lặn vết thương đã chứng tỏ vai trò quan trọng của những nhân tố hóa học điều hòa gọi là những nhân tố lớn mạnh. Những nhân tố lớn mạnh là những protein rất nhỏ (polypeptides) sản xuất bởi tế bào hay hiện diện trong dòng máu dùng để kích thích hay ngăn chận sự lớn mạnh của tế bào. Chẳng hạn, một gia đình của tế bào nhỏ gọi là những nhân tố lớn mạnh của nguyên bào sợi (FGFS: fibroblast growth factors) không những kích thích nguyên bào sợi mà còn thúc dục tất cả những bước cần thiết cho sự cấu tạo mạch máu mới. Những nhân tố lớn mạnh của biểu bì (EGFS: Epidermal growth factors) kích thích sự phân chia tế bào bằng cách bám vào một vật nhận đặc biệt trên màng nhày của tế bào; khi dính với vật nhận của nó, bằng cách nào đó chúng làm tăng sự tổng hợp của cả DNA và RNA trong nhân của tế bào. Chuyển biến nhân tố lớn mạnh alpha (TGFα) dính với cùng vật nhận FGF và kích thích sự lớn mạnh tế bào, nhưng nhân tố họ hàng beta của nó, TGFβ, có một phản ứng ngược lại: nó ngăn cản sự lớn mạnh của nhiều loại tế bào. Sự cân bằng giữa những nhân tố chống đối rất nguy ngập tới sức khỏe và sự lành lặn, bởi vì sự áp lực không chống đối trên những tế bào cho dù trong chiều hướng nào cũng sẽ gây ra tai hại. EGF và FGF, nếu không có sự đối kháng (antagonism), có thể sinh ra sự lớn mạnh hỗn độn của những tế bào và có lẽ sẽ chuyển hóa tới bệnh ung thư (Chẳng hạn, sự phát triển không kiểm soát của những mạch máu mới là một yếu tố thông thường của sự lớn mạnh mau chóng của những mụt u nguy hiểm). Sự ngăn cản không chống đối sẽ cản trở sự lành lặn, gây ra cho những vết thương không sửa chữa được và dễ bị nhiễm trùng hay tạo ra nhiều sự thương tổn khác. Cho nên ở mức độ phức tạp hơn này của cơ cấu sinh học, thêm vào với tất cả những đặc điểm chúng ta thấy ở những mức độ của DNA và những màng nhày của nguyên sinh, chúng ta cũng có thể thấy rằng hệ thống lành lặn tùy thuộc phần lớn vào sự giao tiếp phối hợp của những nhân tố của sự kích thích và ngăn cản sự lớn mạnh và phát triển của những tế bào. Hơn nữa, loại cân bằng này có vẻ làm nền tảng cho một đời sống bình thường của một mô khoẻ mạnh, chứ không chỉ là chuyện sự lành lặn phản ứng đối với sự thương tổn. Một lần nữa hệ thống lành lặn có trách nhiệm duy trì sức khỏe từng lúc để thêm vào với những nhiệm vụ đặc biệt của nó vốn được yêu cầu để dàn xếp sự thương tổn và đau ốm. Có thêm một trường hợp được nghiên cứu kỹ càng ở mức độ mô là sự sửa chữa một chỗ gãy xương đơn giản. Hệ thống lành lặn rất hiệu quả về chuyện này đến nỗi một chuyên viên quang tuyến (radiologist) có thể không thể nói được nơi nào xương gãy khi mà tiến trình chấm dứt hoàn toàn. Khi chữa trị chuyện gãy xương này, những bước đầu tiên của sự lành lặn cũng tương tự như những bước mà chúng ta vừa nói ở trên. Một vết máu sưng lấp đầy chung quanh chỗ gãy xương, bao phủ nó và tạo ra một cấu trúc lỏng lẻo trong đó nguyên bào sợi (fibroblasts) và những mạch máu mới có thể lớn lên. Cuối cùng, chỗ sưng có tổ chức trở nên một đống mô được gọi là một vết chai mềm mại (soft Callus). Giờ đây, hệ thống lành lặn chọn một con đường khác với sự sữa chữa một vết thương ở bề mặt. Những sự bắt đầu của sụn và xương xuất hiện ở vết chai mềm mại xuất hiện nơi vết chai mềm mại vào thời gian cuối tuần thứ nhất, cuối cùng chuyển sang một vết chai có hình con suốt xe chỉ (spindle- shape) có tác dụng như một cái nẹp bó xương hữu hiệu. Nó sẽ có hình dạng lớn nhất vào khoảng tuần thứ hai hay thứ ba sau khi sự thương tổn xảy ra, rồi nó trở nên tiến triển mạnh mẽ khi cấu trúc của xương rắn chắc thêm. Sự tạo thành thật sự của xương mới một lần nữa dính líu đến những lực đối kháng với nhau, làm trung gian của cả những nhân tố lớn mạnh và bởi những tế bào đặc biệt gọi là nguyên bào xương (osteoblasts) và hủy cốt bào (osteoclasts). Cái đầu tiên bồi đắp cho xương trong khi cái thứ hai phá hủy xương, với bắp thịt và áp lực của sức nặng đè lên xương biểu thị sự dao động của hai pha(thời kỳ). Giả thử rằng vết gãy xương đã sắp cho thẳng hàng khi tiến trình lành lặn bắt đầu, sự tái tạo thường thường tuyệt hảo. Các khoa học gia đã tìm cách làm sáng tỏ những chi tiết rõ ràng hơn về chuyện xương lành lặn ở mức độ tế bào. Robert Becker, một bác sĩ giải phẫu chỉnh hình (orthopedic surgeon) và là một nhà nghiên cứu, đã trải qua nhiều năm tìm hiểu để chứng minh rằng những dòng điện nhỏ gây ra bởi vết thương làm cho những tế bào ở nơi rìa chỗ gãy xương không còn sự khác biệt (dedifferentiate)- có nghĩa là, có sự đổi ngược từ những tế bào già dặn thành những tế bào non nguyên thủy có nhiều khả năng cho sự lớn mạnh và tái tạo. Những tế bào non này tái thu hồi được sức mạnh mà tế bào già dặn đã mất; chúng giống như những tế bào của phôi thai (embryos), và có thể tái phân biệt (redifferentiate) để vào trong tất cả mọi loại tế bào cần thiết để tạo một xương mới hoàn toàn. Công việc nghiên cứu của Becker đã dẫn đến sự phát triển của một dụng cụ kích thích xương bằng điện, ứng dụng để thêm sức cho sự lành lặn ở những vết thương đầu phức tạp và những sự nhiễm trùng xương. Hiện nay phương pháp này được dùng rộng rãi. Nó cũng giúp ông nhìn ra ngoài vấn đề xương vào những loại lành lặn khác, như khả năng đặc biệt của những con kỳ nhông (salamander) để tái tạo lại những chân bị cắt đi khập khiểng. Sau khi tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm, Bác sĩ Becker kết luận rằng sự tái tạo chân ở loài kỳ nhông trên căn bản không khác gì với sự lành lặn xương ở loài người. Nó cũng tùy thuộc vào những dòng điện nhỏ làm cho những tế bào phá đi sự khác biệt (dedifferentiate) và rồi tái phân biệt để vào trong tất cả những thành phần của cái chân mới. Kết luận chung chung của ông là, về mặt lý thuyết, loài người cũng có khả năng tương tự. Có nghĩa là, tất cả những mạch và cơ cấu thân thể đều nằm đó ; vấn đề là chỉ đơn giản khám phá ra cách mở cái chốt cho đúng để tiến hành sự tiến triển. Tái tạo một cấu trúc đã mất hay hư hại mà chúng ta vừa thấy là một khả năng của hệ thống lành lặn ở một mức độ như đã thấy từ trước đến giờ, là một công chuyện hàng ngày ở một vài mô, đặc biệt là ở những mô ở bề mặt phơi bày với sự kích thích thường xuyên. Thân thể chúng ta mãi mãi bỏ đi lớp da ngoài, và lớp da mới luôn được làm bằng lớp da nằm dưới. Toàn thể màng ruột tróc ra và được làm mới mỗi ngày, đây quả là biến cố tái tạo kỳ diệu. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là khả năng của gan- cơ phận lớn nhất trong thân thể và là bộ phận hoạt động nhất- dùng để tái tạo những mô đã mất. Bạn có thể cắt phần lớn lá gan- cho tới tám mươi phần trăm của nó- mà phần còn lại sẽ tái lập những thực thể mất mát trong vài giờ, miễn là mô còn bình thường. Sự bảo quản của cấu trúc và nhiệm vụ có thể xẩy ra sau sự phá hủy một phần của những tế bào gan bởi bệnh viêm gan hay bởi những chất hóa học độc hại. Những bộ phận khác của cơ thể dường như không thể tái tạo. Những bắp thịt của tim khi bị mất do kết quả của sự ngưng trệ của nguồn cung cấp máu trong khi bị suy tim (heart attack) không thể thay thế bằng một bắp thịt. Sự lành lặn xảy ra dưới hình thức của một cái sẹo có sớ, nhưng không có sự tái tạo của mô nguyên thủy. Chuyện này cũng đúng giống như những neurons trong óc. Những tế bào của bắp thịt ở tim và những tế bào thần kinh có nhiệm vụ rất đặc biệt- rất phân biệt đến nỗi chúng có vẻ mất khả năng tạo ra mầm phát triển mới. Có lẽ cho đến bây giờ ngay cả trong những tế bào quan trọng này có những chốt chờ đợi để được khám phá và điều này có thể dẫn tới chuyện làm sống dậy những tiến trình thích hợp của DNA ở trong nhân. Nếu khoa học bắt đầu chú trọng đến hệ thống lành lặn, cô lập và tìm hiểu cơ cấu của nó, cả điện lực và hóa học, trong chuyện điều hành sự lớn mạnh và phân biệt của tế bào, không phải là chuyện không xảy ra nếu một ngày nào đó bác sĩ sẽ có thể làm cho hoạt động sự tái tạo những trái tim, bộ óc bị hư hại và những dây cột sống bị thương tổn. Điều này thực sự sẽ là một kỷ nguyên mới cho nền y khoa chuyên về lành lặn. Nếu chúng ta nhìn ở mức độ toàn thể hệ thống cơ thể, giống như hệ thống hô hấp, tiêu hóa, và hệ thống miễn nhiễm, sự lành lặn có vẻ không rõ rệt hay mạnh mẽ nhưng nhiều rườm rà và bí mật hơn. Lúc tôi còn ở trong trường Y khoa, tôi được dạy rằng bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là không thể thay đổi được. Một khi mà những động mạch bị cứng và teo nhỏ bởi sự bám vào của chất cholesterol, vì viêm, và sự vôi hóa (calcification), những sách vở và những giáo sư cho rằng những động mạch này không bao giờ tiến bộ mà chỉ tệ hại thêm mà thôi. Thực ra, quan điểm bi quan này không dựa trên một bằng chứng thí nghiệm nào, bởi vì cho tới bây giờ không một ai cố gắng để tìm cách thay đổi lại bệnh vữa xơ động mạch. Có lần, trong khi làm chủ bút một tờ báo ở trường đại học, tôi phỏng vấn một chuyên viên về sông, chuyện này xảy ra lâu trước khi có môn sinh thái học (ecology) và chuyện quan tâm về môi trường sống vốn trở thành kiểu mẫu. Những câu nói của ông làm tôi kinh ngạc vì chúng có vẻ đúng và hợp lý với kinh nghiệm của chính tôi. Ông nói với tôi là sông cũng giống như vật thể sống cho nên chúng có nhiều cơ cấu để giữ cho chúng khỏe mạnh. Bạn có thể đổ nước bùn rác xuống sông và tới một mức độ nào đó, sông có thể tự mình hóa giải chất độc và duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Chẳng hạn, sự hỗn loạn trên sông trộn nước và khí oxygen, là một chất làm sạch mạnh mẽ và là một chất giết vi trùng, giống như tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Rồi còn những cây cối thực vật sống ở trên sông, cả tảo (algae) và những thực vật cao hơn, có thể dọn đi những chất độc từ nước. Nhưng nếu bạn tiếp tục đổ chất dơ vào hồ, ở một vài mức độ nào đó, bạn sẽ vượt ra một mức độ nguy kịch nào đó nơi mà những cơ cấu làm sạch tự nhiên trở nên quá nhiều và bể ra. Những thực vật và những siêu vật thể nhỏ ích lợi (beneficial microrganisms) chết đi, dòng chảy của sông thay đổi, sông trở nên bệnh rồi đó. Tôi đang bận rộn ghi chép tất cả những thứ này xuống cuốn sổ tay cho câu chuyện tôi sẽ viết. Những gì tôi nghe thấy kế tiếp làm cho tôi quá sức chú ý làm tôi ngưng viết. Người chuyên viên tiếp tục, ông nói có con sông bị ô nhiễm đến độ tuyệt vọng không phải là ở ngoài vòng tay giúp đỡ. Nếu bạn ngừng bỏ thêm chất dơ vào nó, cuối cùng mức độ ô nhiễm sẽ giảm xuống một mức độ mà cơ cấu lành lặn tự nhiên sẽ sống lại. Sự ôxy sẽ tăng lên, ánh sáng, mặt trời chiếu xuống ở mức độ sâu hơn, những vật thể có ích lợi trở lại, và rồi con sông sẽ tự tẩy rửa nó. Tại sao những hệ thống động mạch lại không hành xử như vậy? Thực ra, bây giờ chúng ta có bằng chứng rõ rệt là bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là có thể thay đổi được, nếu bạn chỉ đơn giản ngưng bỏ vào cơ thể những vật chất gây ra bệnh (chủ yếu là chất béo bão hòa: saturated fat) và tránh ngăn chận hệ thống lành lặn với tâm trí của bạn (chẳng hạn bằng cách nuôi dưỡng sự giận dữ hay sự cô lập cảm xúc). Chúng ta chưa biết được những cơ cấu gì hệ thống dùng trong trường hợp này, nhưng chúng ta có thể quan sát sự thoái bộ của những mảng vữa xơ động mạch trong những động mạch, với luồng máu di chuyển tăng lên, ở trong những bệnh nhân theo những chương trình để hạ chất cholesterol khá nhiều và học hỏi để điều chỉnh sự căng thẳng và xúc cảm khác nhau. Hơn thế nữa, sự đáp ứng đối với những thay đổi trong cách sống rất mau chóng. Dùng những thử nghiệm phức tạp của nhịp tim (giống như bảng phân hình thallium), bác sĩ có thể chỉ ra sức chảy tăng lên giữa những động mạch ở một vài bệnh nhân trong vòng một tháng kể từ khi bắt đầu thay đổi lề lối sống. Tôi cũng đã từng thấy sự đáp ứng mau chóng và ngoạn mục ở một số bệnh nhân với nhiều thứ bệnh đã chấm dứt lối sống nuôi dưỡng và làm tăng bệnh và thay đổi theo những lối sống vốn hỗ trợ sự lành lặn tự nhiên. Tôi không phải là nhà nghiên cứu Y khoa. Tôi là người thực hành Y khoa. Nhà nghiên cứu và nhà thực hành có cách nhìn và mục đích khác nhau. Là một nhà thực hành, sự quan tâm chủ yếu của tôi là giữ cho người khỏe mạnh được khỏe mạnh và giúp người bệnh bình phục tốt đẹp; tôi không chú trọng nhiều đến chuyện tại sao người ta khỏe mạnh hơn lên. Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng nếu chúng ta không tìm ra một cơ cấu làm cho người ta khỏe mạnh không có nghĩa là cơ cấu này không tồn tại. Tôi vững tin rằng những cơ cấu của sự lành lặn ở mức độ phức tạp của hệ thống sinh học sẽ ló ra khi có những người điều tra bắt đầu đi tìm chúng. Tôi không muốn chấm dứt cuộc thảo luận về hệ thống lành lặn này mà ít nhất cũng có một cái nhìn lướt qua về những cách vận hành của nó trong lĩnh vực của trí não. Vì chúng ta biết quá ít về tâm trí và vì nền khoa học của chúng ta đã trang bị quá nghèo nàn để tiếp cận nó, không thể có cách để nhìn những cơ cấu. Tuy nhiên thật thú vị để quan sát tiến trình của sự lành lặn của sự thương tổn tâm lý, dùng sự khổ đau như là một thứ kiểu mẫu. Sự khổ đau về sự mất mát là một kinh nghiệm phổ thông, và mức độ đau khổ cũng giống nhau cho dù là sự mất mát về một con vật, một công việc, một mối quan hệ, một người phối ngẫu, hay một đứa trẻ. Mỗi sự mất mát gắn liền với tất cả những mất mát; mỗi một cái chết nhắc nhở về cái chết của chính chúng ta. Cho tới bây giờ những hình thức đau buồn thay đổi nhiều từ người này đến người khác và cũng tùy thuộc vào bản chất và biểu hiện của mỗi một mất mát riêng biệt. Đau buồn là cái công việc mà chúng ta được yêu cầu để làm, một tiến trình tiến đến sự chấp nhận mất mát và đạt tới một sự quân bình xúc cảm với những hoàn cảnh thay đổi. Đau buồn tự nó là sự thay đổi của lành lặn, một hoạt động của hệ thống lành lặn. Những chuyên viên chữa trị và những cố vấn khi làm việc với những bệnh nhân đau buồn nhận thấy nhiều giai đoạn khác nhau của tiến trình trị bệnh, có thể xảy ra hay không xảy ra theo thứ tự; có lẽ tốt hơn là nên gọi chúng là những khía cạnh của đau buồn hơn là những giai đoạn. Một, thường là đầu tiên, là sự chấn động và từ khước ("Không, chuyện này không thể xảy ra được!"). Từ khước là một liều thuốc gây mê tự nhiên, và trong khi nó bị thành kiến xấu (và, dĩ nhiên, là không lành mạnh nếu nó cứ tiếp tục), nó có thể hữu ích nếu được dùng như một cơ cấu tạm thời để cho phép một mức độ căn bản của nhiệm vụ khi mà ảnh hưởng toàn diện của sự đau buồn quá sức tệ hại. Từ khước có thể được thay thế một cách thành công với sự giận dữ và phẫn nộ ("Làm sao mà chuyện này dám xảy đến cho tôi?"), làm cho tôi không thể không liên tưởng đến sự đáp ứng nóng bỏng xảy đến không lâu sau khi sự đau đớn và chảy máu đầu tiên hạ xuống. Sự tức giận có thể đưa đến một giai đoạn của sự mơ ước thần tiên ("Phải chi tôi là một người mẹ (cha, chồng, vợ, con trai, con gái) tốt hơn, thì chuyện không thể xảy ra như thế được"), và thường điều này dẫn đến sự căng thẳng ("Tôi không thể tiếp tục"). Cho dù nó có thể giống như bệnh hoạn, sự căng thẳng thực sự là một giai đoạn tiến bộ, phát triễn của tiến trình đau buồn, bởi vì nó đại diện cho sự chấp nhận vô thức của sự mất mát và xả bỏ sự mơ mộng thần tiên muốn có khả năng hồi sinh nó. Lúc sự chấp nhận trở nên có ý thức, sự đau khổ có thể chấm dứt, sự mất mát đã được tiêu tán (ỡ trong nhiều trường hợp có thể được coi như là một món quà có thể mở ra một trang sử mới cho cuộc đời), và sự thoải mái về xúc cảm lại một lần nữa có thể đạt được. Bằng cách hiểu rõ những diễn biến tự nhiên của sự lành lặn về cảm xúc, những nhà điều trị có thể giúp bệnh nhân vượt qua nó, khuyến khích bệnh nhân có những sự biểu lộ thích hợp của xúc cảm để làm thuận lợi cho những bước tiến đến sự hoàn tất chữa bệnh. Chúng ta có thể bàn cãi về chuyện nơi nào sự xúc cảm được ứng dụng phù hợp vào đối tượng trong tầm tay. Nó cao hay thấp hơn sự lành lặn ở mức độ của hệ thống cơ thể. Liệu tâm trí có là cách biểu hiện cao nhất trong những thông tin di truyền được ghi thành mật mã trong DNA hay là một sự bày tỏ của một lĩnh vực của tỉnh thức nằm dưới vật chất, bao gồm cả DNA? Trên cũng như dưới; dưới cũng như trên. Không có gì khác biệt cả. Điểm chính yếu cần phải rõ là : bất cứ ở đâu khi chúng ta chọn để nhìn vào cơ cấu con người (human organism), từ DNA cho tới tâm trí, những tiến trình lành lặn là bằng chứng hiển nhiên nhất. Liệu có những giới hạn ở trong những hệ thống có thể gặt hái được thành quả. Có những trường hợp được báo cáo về những chuyện lành lặn phức tạp nêu rõ khả năng sửa chữa và tái tạo đi ra ngoài kinh nghiệm thông thường. Sau đây là một ví dụ, lấy từ một chuyện chữa lành kỳ diệu tại Lộ Đức (Lourdes) và được báo cáo trong một đề mục xuất hiện trên tờ báo Y khoa của hội Y sĩ Canada năm 1974. Tác giả viết rằng: Trong trường hợp một sự lành lặn được đánh giá như là một sự kỳ diệu, có năm tiêu chuẩn cần phải đạt. Thứ nhất, nó phải chứng tỏ là căn bệnh tồn tại, và một sự chẩn đoán được thiết lập. Thứ hai, nó được chứng tỏ rằng sự dự đoán, có hay không có sự chữa trị, cho biết là bệnh tình yếu kém; thứ ba, rằng căn bệnh trầm trọng và không thể chữa được, thứ tư, sự chữa lành xảy ra không trải qua thời kỳ dưỡng bệnh, có nghĩa là nó xảy ra ngay lập tức; và cuối cùng, sự lành bệnh có tính chất vĩnh viễn. Những tiêu chuẩn này phải được thông qua bởi văn phòng Y khoa của Lộ Đức, nhà thờ, và giáo khu trong đó "người được làm phép lạ" sinh sống. Tại Lộ Đức, mỗi một trường hợp đều được xem xét bởi ba ban bác sĩ. Từ năm 1947, chỉ có 75 trường hợp được chấp nhận vào cấp độ thứ nhất. Trong đó, 52 được chấp nhận như ở cấp độ thứ hai, và chỉ 27 trường hợp được đánh giá như là điều khoa học không thể giải thích được ở mức độ thứ ba. Sau khi những ban bác sĩ quyết định về chuyện lành lặn kỳ diệu, nhà thờ mới ra quyết định về chuyện những trường hợp không giải thích này là kết quả của sự can thiệp của đấng thiêng liêng. Hồ sơ sẽ được gửi đến một giáo khu địa phương, nơi đó vị giám mục địa phương sẽ thành lập một ủy ban để xem xét bằng chứng. Những ủy ban này thường thường còn nghiêm khắc hơn ủy ban Y khoa ở Lộ Đức nữa, vì từ 27 trường hợp nói ở trên, chỉ có 17 trường hợp được công nhận là kỳ diệu bởi hội đồng giám mục địa phương. Câu chuyện của ông Vittorio Micheli, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1940, là một trong 17 trường hợp kỳ diệu được công nhận: Vittorio Micheli được thâu nhận vào quân đội Ý vào tháng 11 năm 1961, được coi là thể chất khỏe mạnh, dù ông có chỉ ra những chỗ đau nhỏ vào tháng Ba năm ấy. Vào tháng tư năm 1962 ông đến bệnh viện quân y Verona than phiền về những chỗ đau chỗ vùng bên trái bàn tọa và vùng hông. Những cuộc khám nghiệm tổng quát, chiếu quang tuyến X và thí nghiệm mẫu thịt nơi đau (biopsies) đã dẫn đến sự phỏng đoán là bệnh nhân này bị ung thư xương vùng xương chậu trái. Vào khoảng tháng 6 tình trạng càng thêm tệ hại và chuyện chiếu quang tuyến cho biết rằng "sự phá hủy gần như hoàn toàn vùng xương chậu trái", đây là theo hồ sơ lưu trữ của quân đội. Micheli được đặt vào trong một bộ phận nâng đỡ từ đầu đến chân, với bộ phận này ông ta có thể đứng và di chuyển chung quanh. Vào tháng tám, ban quân y gửi ông ta đi điều trị quang tuyến nhưng sau ba ngày thì kết luận rằng trường hợp này không thể điều trị theo lối quang tuyến được. Chuyện điều trị được chuyển sang phương pháp hóa học (chemotherapy) nhưng sau hai tháng không có sự tiến bộ nào rõ rệt và phương pháp này coi như ngưng lại. Vào tháng 11 quang tuyến X cho thấy đầu xương đùi đã sai khớp và vào tháng giêng thì xương đùi đã mất chỗ nối với xương chậu. Tháng Năm sau đó Micheli quyết định đi Lộ Đức. Ông được đổi một bộ phận nâng đỡ chắc chắn hơn và sự khám nghiệm cho biết mông bên trái bị khuyết hãm. Bệnh nhân coi như hoàn toàn mất khả năng kiểm soát chân trái của ông. Sự đau đớn rất nhiều và liên tục nên phải dùng thuốc giảm đau. Ông ta không thể đứng được nữa. Ông cũng bị chứng ăn mất ngon và có thêm những vấn đề tiêu hóa nữa. Tại Lộ Đức, Micheli vẫn mang bộ phận nâng đo và nhảy vào trong những bồn tắm. Ngay lập tức ông cảm thấy đói, đây là một đặc điểm của cách chữa trị Lộ Đức. Sự đau đớn biến mất, theo như lời ông kể lại sau này khi được xem xét kỹ lưỡng, ông có cảm giác là chân trái của ông tái gắn liền với xương chậu. Ông cảm thấy khỏe khoắn vô cùng. Nhưng ông không nhảy ra khỏi bồn tắm và chạy ra khỏi hang động. Bộ phận nâng đỡ vẫn bao quanh lấy ông. Thực ra, cho dù Micheli tin rằng ông đã được cứu chữa, những bác sĩ trong quân y không tin như thế. Nhưng trong vòng một tháng Micheli đã đi lại được, dù với bộ phận nâng đỡ. Trong tháng tám những biểu đồ quang tuyến cho thấy bệnh ung thư xương đã giảm xuống và xương ở vùng xương chậu tái hoạt động trở lại. Sự tiến bộ tiếp tục và cho đến ngày hôm nay (1974), mặc dù có nhiều sự không chính xác rõ ràng cho lắm thì bệnh ung thư xương đã biến mất. Micheli làm việc trong một xưởng máy, đứng từ tám đến mười tiếng một ngày. Sự nối lại giữa mông và chân "coi như bình thường" theo văn phòng lưu trữ hồ sơ. Nếu loại lành lặn này có thể xảy đến cho một người, tôi tin rằng nó có thể xảy đến cho tất cả. Tất cả những mạch và cơ cấu đều ở đó. Thử thách ở đây là làm sao khám phá ra những nút đúng để mở lên và làm cho tiến trình hoạt động. Những Hình Thái Của Sự Lành Lặn: Oliver Vào lứa tuổi tám sáu, cụ Oliver walston ở Pemberville, Ohio vẫn còn khỏe mạnh. Cụ có tướng đi hơi khập khiễng, đây là di sản của bệnh thấp khớp vốn hành hạ cụ phần lớn cả quãng đời thanh xuân của cụ, nhưng đó là chuyện lâu rồi - hai mươi hai năm trước - lúc mà bệnh thấp khớp đang ở thời kỳ sung mãn, và giờ đây cụ không còn cảm thấy đau đớn nữa. Cụ giờ đây coi như là một nông gia và một người làm thương mại nghỉ hưu, cụ đã từng là giám đốc của một công ty bảo hiểm, là một cảnh sát trưởng, và là chủ tịch của một ban chấp hành trường học. Cụ nói rằng cho tới bây giờ, các bác sĩ tỏ ra không mấy thích thú khi nghe câu chuyện làm thế nào mà cụ trị dứt điểm bệnh thấp khớp (arthritis). Những khớp xương của Oliver bắt đầu làm phiền ông lúc ông ở khoảng tuổi giữa ba mươi. Ông kể lại, "Đầu tiên tôi bị ở chân. Rồi đầu gối tôi bắt đầu bị sưng và đau ghê gớm, và không lâu sau đó nó tấn công đến những ngón tay của tôi, khuỷu tay, vai, cổ, và xương sống. Vào mùa đông tôi không thể mua găng tay đủ lớn vì các ngón tay của tôi sưng lên, cho tôi phải mang găng đấu quyền Anh. Tôi phải đi giày có hai số lớn hơn số tôi thường mang. " Oliver thử tất cả những loại thuốc, từ toa thuốc của bác sĩ đến thuốc mua ở quầy, nhưng không có thuốc gì mang lại cho ông sự giảm đau dài lâu. Ông cũng rán thử cách chữa trị bằng hơi nóng và một vài thứ thuốc đắt nhưng cũng không thành công. Vào lúc ông được sáu mươi bốn tuổi, ông coi như thúc thủ trước bệnh hoạn thấp khớp này và tìm cách kiểm soát cơn đau bằng cách uống tới mười hai viên thuốc aspirin giảm đau mỗi ngày, bao gồm sáu viên cực mạnh và sáu viên thường. Sau đây là những gì xảy ra theo lời của Oliver: "Tôi còn nhớ vào ngày đặc biệt ấy, vợ tôi giặt bộ áo quần pyjama của tôi và treo trên giây cho khô. Lúc khô rồi thì gấp lại và bỏ vào giường cho tôi. Tôi vào giường nghỉ vào lúc 10 giờ đêm và mặc bộ quần áo pyjama này để ngủ. Vào khoảng 1 giờ 30 sáng tôi thức dậy đi vào nhà vệ sinh và cảm thấy đau nhói như bị ong chích ở trong đầu gối trái của tôi. Tôi lấy tay đánh nhẹ vào rồi cố lắc chân và rồi có một con ong làm mật rớt ra. Hai ngày sau vết ong chích vẫn còn sưng và rát, nhưng sự sưng vì thấp khớp trong chân đó hạ xuống. Ngày hôm sau, sự đau đớn từ vết ong chích giảm đi, và tôi ngưng uống thuốc aspirin cực mạnh vì sự đau và sưng trong tất cả những khớp xương của tôi bắt đầu giảm đi. Hai tuần sau tôi chấm dứt uống tất cả những thuốc men. Trong vòng năm hay sáu tuần, tất cả sự sưng và viêm đều biến mất ở những khớp. Từ đó tôi không còn bị bệnh thấp khớp phiền nhiễu nữa, và tôi lại còn trở lại đi giầy số cũ nữa”. Tôi hỏi cụ Oliver là cụ nghĩ gì về những chuyện đã xảy ra. Cụ trả lời, "Tôi không biết. Tạo hóa làm những chuyện kỳ diệu. Tôi không khuyến khích người bị bệnh thấp khớp đi tìm ong chích. Có thể nó chỉ giúp một số người, nhưng có thể làm một số người khác tệ hại hơn." Thật ra, phương pháp dùng ong chích (bee-sting therapy) có một lịch sử dài lâu dùng để trị bệnh thấp khớp (rheumatoid arthritis), cùng những bệnh rối loạn miễn nhiễm tự nhiên và viêm khác. Ngay cả có nhiều bác sĩ thực hành nó, thường dùng dưới tên nọc ong trị liệu (apitherapy) hay phương pháp dùng nọc độc ong để trị bệnh (bee-venom therapy). Nọc của ong là một tổng hợp của nhiều chất hóa học, vài chất trong số bọn chúng có tính chất chống viêm thật là kỳ diệu. Chẳng hạn như hai chất adolapin và mellitin có hiệu lực hơn chất steroid thông thường, và một hợp chất khác tên apamin, hiện nay đang được nghiên cứu ở Pháp, đã cho thấy có nhiều hứa hẹn là sẽ trở thành một thứ thuốc trị bệnh xơ cứng nhiều chỗ (multiple sclerosis), và một bệnh khác với thành phần miễn nhiễm trồi lên. Nọc ong được tinh chế được dùng để chích dưới da, nhưng nhiều nhà chữa trị bằng nọc ong thích dùng ong sống để chích nọc cho bệnh nhân, dùng cái kẹp để ấn nọc vào địa điểm trên cơ thể bệnh nhân. Họ nói rằng chuyện rủi ro của phương pháp này rất nhỏ, cho dù có nhiều nọc ong được châm vào. Thường thường phương pháp chữa trị bằng nọc ong được tái diễn vào những khoảng cách thường xuyên. Nhưng Oliver Walston không được điều trị bằng phương pháp ong chích. Ông chỉ bị ong chích một lần, và bằng cách nào đó thay đổi cả cơ cấu miễn nhiễm tự nhiên trong một thời gian dài, phát khởi cho một sự đáp ứng đầy đủ và vĩnh viễn. Ông có một vài hạn chế về sự di động của vài khớp nơi mà sự tàn phá của tủy xảy ra, nhưng không có bị viêm hay sự tăng trưởng của bệnh thấp khớp trong vòng hai thập niên qua. "Không có ông bác sĩ nào mà cụ đi khám nhìn nhận nguyên nhân của sự chữa lành của cụ à ? " Tôi hỏi cụ như vậy. "Không," cụ trả lời ngắn gọn, "Tôi nghĩ rằng một số bọn họ lấy làm tiếc là tôi không còn mua mọi loại thuốc." CHƯƠNG 6: VAI TRÒ CỦA TÂM TRÍ TRONG CHUYỆN LÀNH LẶN "Tôi Sẽ Chiến đấu với chuyện này!" Tôi rất thường nghe những bệnh nhân tuyên bố quyết tâm chiến đấu của họ đối với căn bệnh đe dọa đến tánh mạng. Lối xử sự của họ được hỗ trợ bởi sự khôn ngoan thường tình và bởi những quy luật thông thường của xã hội. Chúng ta rất thoải mái với biểu hiện và hình ảnh của cuộc chiến tranh trong sự tiếp cận của chúng ta với bệnh tật. Chúng ta đề ra những cuộc chiến tranh chống ung thư và sự nghiện ngập ma túy. Chúng ta trông chờ những nhà khoa học Y khoa phát triển những vũ khí mới chống lại vi trùng và những nhân tố khác của bệnh. Bác sĩ luôn luôn nhắc nhở đến những nhà bào chế thuốc (pharmacopeia) như là "đạn dược điều trị." Thật là chuyện không đáng ngạc nhiên khi người bệnh nhan cố gắng lấy lại sức khỏe bằng cách tham gia những vai trò chiến đấu giả định ấy. Trải qua nhiều năm tôi đã từng phỏng vấn những người bệnh nhân đàn ông và đàn bà có kinh nghiệm với chuyện lành lặn. Tôi dần dần có cảm giác là "chiến đấu chống điều này nọ" có lẽ không phải là cách tốt nhất để thu lượm kết quả như ý muốn. Cho dù không có một ai đề ra tình trạng tâm trí có tương quan giống y như sự khởi động của hệ thống lành lặn, có một luận điểm chắc chắn trong cuộc phỏng vấn là cho rằng nên chấp nhận chuyện có bệnh hơn là phấn đấu chống lại. Chấp nhận có bệnh thường là một phần của sự chấp nhận lớn hơn của cái tôi vốn tượng trưng cho một sự chuyển biến tâm thức rõ rệt, một sự chuyển biến có thể khởi đầu cho sự chuyển biến của cá tánh và kéo theo nó là sự lành lặn bệnh hoạn. Tôi cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với những nhà khoa học Y khoa về chuyện có thể xảy ra này, bởi vì có những hố sâu ngăn cách to lớn tồn tại giữa sự hiểu biết khoa học về sự giao tiếp giữa tâm trí / thể xác và những cảm nhận của quần chúng về chuyện này. Mới đây tôi nhận được thư của một người đàn bà mới tham dự một khóa hội thảo do tôi tổ chức để nói về tương lai của ngành thuốc. Bà ta viết: "Tôi là một chuyên viên Y khoa đã làm việc trong môi trường bệnh viện trong vòng nhiều năm, tôi trở nên lạc lõng với mẫu mực truyền thống Y khoa truyền thống. Dường như đối với tôi, nền Y khoa đang thực hành là hoàn toàn chỉ có một chiều. Tôi trở nên thích thú với những khuynh hướng tâm trí hòa hợp với thể xác trong sự lành lặn, và tôi tiếp tục theo đuổi học hỏi những gì tôi có thể học về sự kết nối giữa tâm trí và thể xác. Từ đó tôi tăng tiến cái nhận thức của tôi về cái sức khỏe thật sự bao gồm tâm trí, thể xác, và tâm linh. Tôi tin rằng như một xã hội, chúng ta sẽ có một bước vọt vĩ đại trong những khả năng tạo nên sự lành lặn cho chúng ta khi những yếu tố tâm trí - thể xác - tâm linh được chấp nhận và hiểu thấu bởi tất cả mọi người. " Người viết nói cho nhiều người hôm nay với sự nhiệt tình về một nền Y khoa bao gồm tâm trí /thể xác. Có rất nhiều sách, những mẫu chuyện trên báo, và những chương trình truyền hình về đề tài này, một số trong đó giới thiệu những bác sĩ và những nhà nghiên cứu đổ hết tâm lực để tăng tiến kiến thức của vai trò tâm trí trong sức khỏe và bệnh tật. Những gì quần chúng không hiểu là những nỗ lực rõ ràng này không đại diện cho Y khoa và khoa học nói chung. Thực ra, có rất ít người trong nền Y khoa đặt nặng vấn đề nghiên cứu lãnh vực tâm trí / thể xác một cách nghiêm túc; và có những nhà nghiên cứu có chức tước, họ là những người đề ra những gì phải nghiên cứu trước và ảnh hưởng đến chuyện chi tiêu, tỏ ra khinh thường những đồng nghiệp làm chuyện nghiên cứu đó. Chuyện nghiên cứu về điều này luôn có phẩm chất kém cỏi. Y học về tâm trí, thể xác không được dạy trong những trường Y khoa, ngoại trừ thỉnh thoảng một khóa chọn lọc. Trong lúc đó, những ủng hộ viên của mô hình Sinh Y (biomedical model) lại hoan hỷ vui mừng về những gì mà họ thấy là sự chinh phục hiển nhiên của biên giới cuối cùng: sự nhận thức của con người. Có sự đồng ý ngày càng gia tăng trong nền khoa học hiện hành là tâm trí (mind) chỉ hoàn toàn thuần túy là những mạch của óc và của sinh hóa (biochemistry), và chúng ta đang trên đà làm sáng tỏ cho đến chi tiết cuối. Từ nhận thức này, nơi mà tâm trí luôn luôn là kết quả chứ không phải là nguyên nhân gây ra, những khoa học gia không chắc khi nghĩ đến những ý định để nghiên cứu xem tâm trí ảnh hưởng thể xác như thế nào. Từ quan điểm thuận lợi của một nhân viên phân khoa trường Y khoa, tôi thấy phong trào trên đi ngược lại, xa rời từ những tư tưởng tiến bộ tiếp cận với quá khứ vừa qua, và như một hệ quả, có một hố ngăn cách ngày càng sâu sinh ra giữa những khuynh hướng có tính chất nghề nghiệp và sự ước mong của quần chúng. Chẳng hạn, khi tôi là một sinh viên vào cuối thập niên 1960, toàn thể cộng đồng Y khoa chấp nhận có bốn thứ bệnh thuộc loại có liên quan đến tâm thần và thể xác (psychosomatic): suyễn (bronchial ashma), thấp khớp (Rheumatoid arthritis), loét bao tử (peptic ulcer), và bệnh viêm ruột (ulcerative colitis). Ngày hôm nay, danh sách ngắn ngủi này được cắt xén xuống còn hai bệnh - đó là bệnh suyễn và bệnh thấp khớp - và những nhà nghiên cứu tìm cách thách thức những điều giả định này nữa. Chín năm trước đây, tôi gặp một bệnh nhân có trường hợp bất thường và khó khăn, một người đàn ông trong lứa tuổi đầu năm mươi vốn làm việc quản lý hàng sản xuất. Ngoại trừ có bệnh cao áp huyết nhẹ (mild hypertension) không cần đến thuốc men, ông ta ở trong tình trạng sức khỏe tốt sau khi ông bỏ hút thuốc. Ông ấy hút hai gói thuốc lá mỗi ngày trong suốt hầu hết cuộc đời thanh xuân của ông, nhưng rồi gia đình ông áp lực ông phải ngưng hút thuốc. Cuối cùng ông nghe lời gia đình và bỏ thuốc. Ông ấy nói với tôi, "chuyện bỏ thuốc không khó lắm. Tôi đổ dồn tâm trí vào nó và thật sự chỉ cảm thấy khổ sở trong ba ngày đầu." Nhưng hai tháng sau khi ông bỏ hút thuốc, bệnh viêm ruột phát sinh không biết từ đâu phát sinh ra, vì ông chưa từng bị vấn đề gì về tiêu hóa trước đây ông đi khám một bác sĩ về đường ruột, tiêu hóa (gastroenterologist), ông bác sĩ này bắt đầu cho ông uống thuốc, khuyên ông không được uống sữa và rồi để mặc kệ tùy ông lo liệu lấy bệnh của ông. Thuốc men bác sĩ cho không đủ sức kiểm soát những cơn đau thắt và đi tiêu chảy của ông, lại còn tạo ra những biến chứng (side effects) khó chịu. Sau chừng một tháng, ông quyết định theo sự trực giác của ông là nếu ông trở lại hút thuốc, bệnh viêm ruột sẽ biến mất. Ông ấy quyết định làm và bệnh biến mất một cách mau chóng. Vào lúc ông đến gặp tôi, ông ấy đã lập lại chuyện này đến ba lần. Mỗi một lần bệnh viêm ruột xuất hiện nhanh chóng sau khi ông bỏ hút và cần một thời gian lâu hơn để biến mất khi ông tiếp tục. Giờ đây ông sợ rằng ông sẽ trở nên một người ghiền hút thuốc với bệnh viêm ruột kèm theo. Lúc tôi mang người bệnh nhân này đến một nhóm sinh viên năm thứ hai tại đại học Arizona, tôi bất bình khi thấy họ chẳng biết gì về bản chất trộn lẫn giữa tâm trí và thể xác của bệnh viêm ruột. Họ đã được học hỏi về những sự thực về những sự bất bình thường về tế bào và sinh hóa học trong bệnh nhưng không biết gì về bất cứ sự dính líu của tâm trí trong bản chất của nó và sự thuyên giảm có thể có. Một thời gian không lâu sau khi có một bài viết đang trong tập san Y khoa New England Journal of Medicine báo cáo lần đầu tiên về chuyện có những trường hợp bệnh viêm ruột tăng lên trong những người đã từng hút thuốc, nhưng không ở trong những người đang hút thuốc. Sau khi xem xét bản sinh lý bệnh học (pathophysiology) của căn bệnh và tính chất thuốc của chất nicotine một cách thấu đáo và toàn diện, những tác giả trong bài báo kết luận rằng họ không tìm thấy cơ cấu nào để giải thích sự tương quan liên hệ của hai thứ trên. Nếu bạn làm việc với cái ý niệm rằng bệnh viêm ruột là một bệnh có liên quan đến thể xác và tâm trí thì không cần phải có một trí thông minh để ước đoán rằng hút thuốc là một cách hữu hiệu để xả xì sự căng thẳng và nếu bạn đóng lại sự xả xì đó, sự căng thẳng sẽ đi đến một chỗ khác. Tại sao ở một số người nó đi vào ruột, trong khi ở những người khác nó thúc đẩy sự ẩm thực quá trớn hay cắn móng tay, đây chắc hẳn là vấn đề nhạy cảm cá nhân. Lời khuyên nhủ của tôi đối với bệnh nhân này là hãy khoan cố gắng bỏ hút thuốc cho đến khi ông ta thành công trong chuyện thông thạo những kỹ thuật chế ngự sự căng thẳng. Tôi gửi ông đến một chuyên viên về tác dụng ngược sinh học (biofeedback therapist), cùng một chuyên viên thôi miên (hypnotherapist) và cũng chỉ cho ông một số đề nghị về những cách dùng để cải tiến lối sống của ông ta. (ông ấy uống nhiều cà phê và chuyện này làm phiền toái đến ruột, và ông ăn uống theo một cách không làm hệ thống tiêu hóa của ông vui vẻ cho lắm. ) Theo cách này tôi biết được rằng bệnh viêm ruột không còn là một trong những bệnh cũ xưa có liên quan đến tâm trí và thể xác nữa; cái ý niệm đó đã lỗi thời. Tôi cũng rất ý thức được rằng có nỗ lực thành công để tận diệt bệnh loét bao tử cũng từ phân loại ấy. Ngày hôm này thật là tiến bộ tân thời khi coi bệnh loét bao tử là một bệnh truyền nhiễm, vì sự hoạt động của một loại vi trùng tên Helicobacter pylori. Sự khám phá của loại vật thể này thường gây nên sự rầy rà kinh niên đến màng của bao tử và ruột tá (duodenum) đã làm cho nhiều bác sĩ kết luận rằng bệnh loét bao tử không liên hệ đến sự căng thẳng và hoàn toàn dựa vào thuốc trụ sinh để điều trị bệnh. Tôi không nghi ngờ vi khuẩn H. Pylori là một yếu tố trong bệnh viêm dạ dày (gastritis) và loét bao tử (ulcer), (và, gần như chắc chắn có trong bệnh ung thư bao tử), nhưng điều chấp nhận đó không phủ định được ảnh hưởng của tâm trí. Một số người bị nhiễm vi khuẩn này không bị bệnh loét bao tử hay những triệu chứng khác, và một số người khác có bệnh loét bao tử nhưng lại không bị nhiễm vi khuẩn ấy. Liệu sự căng thẳng không thể thay đổi được cơ cấu hóa học của bao tử trong những cách vốn cho phép con vi khuẩn đi theo con đường hung hăng, xâm lấn hay không? Tất cả những kinh nghiệm của tôi về chuyện nhiễm vi khuẩn làm cho tôi có đề nghị rằng sự hiện diện thuần túy của một vi khuẩn xấu không phải định đoạt hết mọi chuyện. Những sự thay đổi của sự đề kháng của người chỗ quyết định thái độ của những siêu vật thể (microorganisms) có khả năng gây ra bệnh, cho dù chúng sống hài hòa với chủ của chúng hay làm thương tổn họ. Tôi nhớ có lần nghe một bản tường trình trên radio về sự tăng trưởng thật nhiều về chuyện thần kinh rối loạn ở những trẻ em ở những vùng giao tranh ở Bosnia. Có hai bệnh mà bác sĩ thấy đang có chiều hướng gia tăng là bệnh tăng huyết áp và loét bao tử, cả hai đều là chuyện hiếm có trong lứa tuổi này. Rõ ràng là những bác sĩ Bosnia vẫn ôm lấy quan niệm cũ là bệnh loét bao tử là một sự rối loạn liên hệ tới sự căng thẳng. Thật ra, một số những sự lạnh nhạt đối với vấn đề trao đổi giữa tâm trí và thể chất mà tôi than phiền ở trên thật ra là vấn đề của riêng người Mỹ mà thôi. Ở trong những quốc gia khác thuốc men hòa hợp giữa tâm trí và thể xác còn tồn tại (dù chỉ phần nhỏ), và những nhà điều tra đã làm việc để tăng thêm danh sách của những sự rối loạn có liên hệ đến tâm trí hơn là loại trừ nó. Ở Nhật bản, có hơn hai mươi điều kiện được công nhận là có liên hệ tâm trí và thể xác. Tôi hài lòng khi thấy chúng có vấn đề "sự bất quân bình về thần kinh", một thứ rối loạn tôi công nhận thử nghiệm thường xuyên nhưng nó lại không tồn tại một cách chính thức ở Mỹ. Tôi chẩn đoán nó bằng cách xem xét lịch sử căn bệnh và đơn giản khám cảm giác của tay. Bàn tay lạnh (trong phòng ấm) là kết quả của sự lưu thông máu giảm đi vì sự hoạt động quá độ của hệ thống thần kinh giao cảm, hệ thống này sẽ làm cho những động mạch nhỏ ở đoạn cuối bị đóng cục lại. Những người có bệnh tay lạnh kinh niên thường có khó khăn về vấn đề tiêu hóa và những chức năng khác của cơ thể có dính líu sâu đậm vào sự căng thẳng bên trong; nếu nó tiếp tục, sự mất quân bình của những dây thần kinh tự quản (autonomic nerves) sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Cách chữa trị tốt nhất là dùng cách điều trị tâm trí lẫn thể xác hơn là cho toa uống thuốc để đè nén những triệu chứng. Một đồng nghiệp người Đức làm việc trong một bệnh viện chuyên nghiên cứu về thuốc men có liên quan đến tâm trí và thể xác, mới đây đã làm cho tôi ngạc nhiên bằng cách nói lên sự thành công của cơ quan của anh ta trong chuyện chữa trị bệnh ù tai (tinnitus), một căn bệnh thông thường có thể làm yếu sức. Y khoa Mỹ không có phương pháp nào đặc biệt để điều trị, không có sự hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, và có rất ít thành công trong chuyện làm bệnh nhẹ đi. Người bạn Đức của tôi nghĩ rằng bệnh ù tai là do sự căng thẳng kinh niên của bắp thịt trên đầu và cổ, thường đi liền với thế ngồi trật cách hay bị căng thẳng thần kinh. Ông chỉ cho bệnh nhân tập yoga và phương pháp nghỉ ngơi kèm theo với chuyện tập thể dục cho thân thể và nói thêm rằng ông thường xuyên giúp bệnh nhân khỏi bệnh bằng những phương pháp trên. Bởi vì tôi không phải là nhà nghiên cứu, tôi không muốn phí nhiều lời để dự đoán về những cơ cấu nhằm giải thích về vai trò của tâm trí trong chuyện lành lặn. Tôi có thể nhìn thấy một vài chuyện có thể xảy ra không chỉ trong những vận hành của hệ thống thần kinh tự quản, mà còn trong toàn bộ những sự giao tiếp và trong nhiều tổ hợp thần kinh có chứa amino axít trong đó nhóm carboxyl của một axít dính với nhóm amino của thứ khác. Chúng ta thường gọi tổ hợp này bằng những tên khác nhau như thần kinh chuyển tải (neurotransmitter), hóc môn (hormone), và những cơ quan điều chỉnh sự lớn mạnh (growth regulators). Candace Bert, một trong những người điều tra đi tiên phong về những vật chất điều chỉnh, cho rằng mỗi một thứ đều đi với một trạng thái nhất định nào đó và sẽ ảnh hưởng đến thái độ thêm vào những hành động của chúng trên những chức năng của cơ thể. Bà chỉ cho thấy rằng những vật nhận (receptors) của nhiều hệ thống thần kinh chuyển tải tụ tập ở trong bụng và ở óc, đặc biệt là ở những khu vực liên quan đến cảm xúc. Những vật nhận chất endorphin chắc chắn có sự phân bố này; chúng ảnh hưởng đến chức năng của ruột cũng như tạo ra sự vui vẻ và điều chỉnh sự đau đớn. Điều này làm cho cái ý nghĩa sinh hóa thâm sâu cái nghĩa thông thường gọi là "những cảm giác của lòng" (gut feelings). Có lẽ lòng dạ chúng ta là chỗ cho cảm xúc. Những gì xảy ra trong lòng chúng ta có thể ảnh hưởng đến vùng óc sâu xa và ngược lại. Vì những tế bào của hệ thống miễn nhiễm có những vật nhận cho nhiều phân tử peptit (peptide), rất có thể hệ thống phòng chống của chúng ta cũng là một phần của mạng này hay là một lưới được nối với hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết (endocrine), đề nghị ra những cơ cấu để giải thích sự đề kháng của thân thể đối với sự nhiễm trùng khác với trạng thái tâm trí của thân thể. Bert viết, "Rõ ràng cái ý thức phân chia giữa những khoa học của môn miễn nhiễm, môn nội tiết, và môn tâm lý/ khoa học về thần kinh là một sự giả tạo lịch sử, sự tồn tại của mạng liên lạc của tổ hợp thần kinh và những vật nhận của nó cung cấp một sự liên kết giữa hệ thống đề kháng của tế bào cơ thể và những cơ cấu sửa chữa, những tuyến, và óc, Nói tóm tắt, những cơ cấu nằm đó chờ được khám phá nếu những nhà nghiên cứu tìm kiếm chúng. Trong lúc đó những nhà thực hành không nên bị hạn chế vì thiếu sự nghiên cứu. Hãy để tôi chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm đã làm tăng thêm niềm tin của tôi trong những giao tiếp giữa tâm trí /thể xác và làm cho tôi chú ý thêm về cuộc sống tinh thần và cảm xúc của những bệnh nhân tới xin tôi lời cố vấn về những vấn đề thể chất của họ. Vào tháng 8 năm 1991 lúc bà vợ tên Sabine của tôi mang thai được bảy tháng (đây là đứa con thứ tư của bà trong khi là đứa con thứ nhất của tôi), chúng tôi đang ở British Columbia, nơi mà tôi đang dạy một lớp hội thảo về sức khỏe và sự lành lặn. Một trong những người tham dự vừa là bạn vừa là đồng nghiệp của tôi là bà Marilyn Ream, một bác sĩ về sức khỏe gia đình từ Spokane, Washington, bà làm việc trong một nơi chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Bà Marilyn vừa được huấn luyện xong khóa huấn luyện về phương cách dùng trí tưởng tượng có hướng dẫn để tác động qua lại (interactive guided imagery therapy), đó là một trong những phương pháp tiếp cận ưng ý của tôi về sự giao tiếp của tâm trí / cơ thể. Tôi muốn bà ấy hãy diễn tả phương pháp này, và bà Marilyn yêu cầu Sabine vợ tôi có bằng lòng làm người tình nguyện để biểu diễn trước đám đông. Vợ tôi đồng ý. Vợ tôi có một lịch sử đau lưng lúc mang thai. Thường thường cứ vào khoảng tháng thứ bảy của bào thai là phần xương phía dưới của nàng sai khớp- có hai khớp xương bị trật khớp- và nàng thường có thói quen đi văn phòng chỉnh xương hàng tuần để được điều chỉnh giúp đõ. Trong kỳ này chúng tôi cùng đi du lịch hàng tuần lễ, và không có bác sĩ chỉnh xương một bên để điều chỉnh lưng đau cho vợ tôi, và nàng đang sống với cái đau thường xuyên. Marilyn hỏi nàng là nàng có muốn điều trị lưng bằng một lần dùng phương pháp dùng trí tưởng tượng có hướng dẫn. Bà vợ Sabine của tôi nói không; bà nghĩ vấn đề của bà là một vấn đề kỹ thuật nên cần đến một giải pháp kỹ thuật. Thay vào đó vợ tôi muốn trị những vấn đề chung quanh chuyện sinh nở. Nàng muốn đứa bé sẽ ra đời đúng lúc, vì theo chương trình tôi phải rời nước Mỹ một tuần sau ngày vợ tôi đến ngày sinh và nàng muốn chuyện lâm bồn nhanh chóng, bởi vì nàng đã từng bị khó khăn trong những lần sinh nở trước. Marilyn yêu cầu Sabine nằm trên sàn nhà, nới lỏng áo quần ra, và làm những đợt hơi thở sâu. Sự tưởng tượng giao tiếp có hướng dẫn dùng những hình thức của môn thôi miên để đưa đến một trạng thái mê mẩn và sự mở ra của tâm trí vô thức; nhưng hơn xa loại thôi miên tiêu chuẩn, nó làm cho bệnh nhân có thêm nhiều năng lực bằng cách khuyến khích họ phát triển chiến thuật riêng của họ để điều trị bệnh tật. Nó giả định rằng tâm vô thức hiểu được bản chất của những tiến trình bệnh tật và cách thức giải quyết chúng làm sao, một sự giả định phù hợp với khả năng chẩn đoán của hệ thống lành lặn. Vấn đề là làm sao cho sự hiểu biết đó đi đến sự tỉnh táo được đánh thức và khuyến khích những bệnh nhân hành động trên nó. Marilyn bắt đầu tiến trình điều trị bằng cách nói Sabine hãy hình dung bà ở một nơi quen thuộc nơi mà bà cảm thấy hoàn toàn yên ổn, rồi thì diễn tả nó ra. Sabine diễn tả một nơi ở vùng núi ở phía nam Utah. Marilyn hướng dẫn Sabine hãy tập trung chú ý vào những chi tiết nhỏ, cố gắng nghe những âm thanh và ngửi những mùi cũng như quan sát khung cảnh chung quanh. Sabine thích thú và có thiện cảm với bài tập vừa đưa ra và nhanh chóng trở nên rất thoải mái, thảnh thơi. Rồi Marilyn bảo Sabine hãy thay đổi sự chú ý vào tử cung của bà và vào đứa bé trong đó. Sabine nhanh chóng thiết lập sự tiếp xúc với đứa bé. Marilyn hướng dẫn Sabine đi qua một cuộc đối thoại với đứa bé, trong đó Sabine hỏi bà (chúng ta biết giới tính của đứa bé từ lúc này) phải đến đúng giờ (bà đồng ý làm như vậy) và giúp cho chuyện sinh nở nhanh chóng và không có chuyện gì xảy ra. Trong cuộc đối thoại này, Sabine nói những chữ là bà ta "nghe" đứa bé đáp lại những câu hỏi của bà ta. Sau một lúc, Sabine cảm thấy rằng bà ta đã hoàn thành công việc này, và Marilyn yêu cầu bà trở về vị trí của bà ở miền Nam Utah. "Bà cảm thấy thế nào." Marilyn hỏi "Tuyệt. Rất là yên bình. " "Bà có muốn làm thêm thứ gì nữa không? Lưng của bà như thế nào rồi." “Ờ. . . ờ. . . Tốt thôi" "Tốt. Rồi hãy đặt sự chú ý của bà cái phần của lưng đau và nói cho tôi biết bà thấy gì ở đó." Sabine có vẻ hơi há hốc và thở nhẹ. "Cái gì đó?" Marilyn hỏi: "Nó. . nó toàn màu đen." "Hãy đi tới chỗ đen và xem nó có gì để nói với bà." Marylin đề nghị. "Nó nói rằng nó thật sự giận dữ,” Sabine trả lời, có vẻ ngạc nhiên "Nó giận dữ với tôi”. Sabine thật sự không chuẩn bị cho sự xúc cảm mãnh liệt của sự tức giận của lưng đối với bà. Với sự hướng dẫn của Marilyn bà ta bước vào một cuộc đề nghị đối thoại với nó và khám phá ra rằng nó giận dữ với bà vì bà giận dữ với nó, và không chăm sóc đến nó. "Hỏi nó xem nó muốn gì." Marilyn ra lệnh. "Nó nói nó muốn tôi đặt những khăn ấm lên nó." "Bà có làm chuyện đó chăng?" "Vâng, nhưng tôi chỉ để khăn lạnh trên nó. Tôi cứ nghĩ lạnh thì tốt hơn cho nó.” "Nói với nó là bà sẽ để khăn ấm lên cho nó và yêu cầu nó đừng làm đau bà nữa." "Tôi đã làm. Nó nói nó sẽ ngưng." "Bà cảm thấy bây giờ ra sao?" Marilyn hỏi. "Khá hơn,” Sabina đáp lời. Bà di chuyển quanh sàn nhà. “Chắc chắn là khá hơn. Đây là lần đầu tiên trong tuần mà tôi cảm thấy tốt đẹp hơn bao giờ hết." "Chuyện đau đã hoàn toàn hết chưa?” "Chưa." "Hỏi nó là nó có thể đi hoàn toàn không." "Nó nói rằng nó có thể." "Hỏi nó làm ơn làm vậy đi." "Vâng. Tôi đã nói. Và tôi nghĩ nó đã làm." "Giờ bà thấy trong người thế nào?" "Cám ơn Thượng đế. Tôi nghĩ tôi hết đau rồi?” "Hết đau thật rồi à?" Sabine đi theo hướng này và khẳng định, "Vâng, nó thực sự đi rồi.” Lúc Sabina trở về sự tỉnh thức bình thường, cơn đau cũng đi rồi. Nó vắng mặt đêm đó và ngay cả ngày hôm sau. (Tuy nhiên, Sabine vẫn giữ lời hứa là để khăn ấm lên lưng của bà). Thực ra, cơn đau không trở lại cho đến hết thời kỳ mang thai còn lại cho dù Sabine không còn đi bác sĩ chỉnh xương để chữa ta nữa. Bà chưa bao giờ không bị đau lưng vào hai tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai như kỳ này. Tôi sẽ nói cho bạn nghe những gì xảy ra lúc lâm bồn trong một lát nữa. Trong lúc đó, trên đường trở về nhà ở British Columbia, tôi cũng có thêm một kinh nghiệm thú vị với kỹ thuật này. Sabine và tôi lái về lại Tucson, đầu tiên dừng lại để thăm viếng một người bạn ở Olympia, Washington, nhà người bạn này có một bồn tắm nước nóng. Thường thường tôi thuộc loại kỳ thị về những bồn nước nóng này: có những bồn tôi nhảy vào và có những bồn tôi không đụng tới. Tôi nghi ngờ cái bồn tắm này nhưng rồi tôi cũng đầm người vào. Hai ngày sau, tôi bị nhiễm trùng da. Bệnh viêm nang (follicles) từ bồn tắm nóng là một sự rối loạn được công nhận, một sự nhiễm trùng của lỗ chân lông, gây ra bởi một cơ cấu tên là Pseudomonas vốn nổi tiếng cứng đầu trước sự điều trị. Trong trường hợp của tôi, nó tạo ra nhiều vết lở màu đỏ đau đớn nằm ở phía dưới chân và đầu gối bên trái. Tôi không thể chăm sóc chu đáo bệnh tình vì đang di chuyển, nhưng mỗi buổi sáng và chiều tôi đặt những băng nóng vào những chỗ nhiễm trùng, cố rán vắt ra những thứ nhiễm trùng và nhúng chúng với nước ôxy già (hydrogen peroxide). Chúng nhìn giống như chúng có mủ, nhưng không có gì chảy ra cả. Rồi có những chỗ lở mới xuất hiện trên đùi và trên tay trái của tôi. Sự nhiễm trùng càng phát triển thì tôi càng trở nên lo âu. Vào thời gian chúng tôi trở về nhà một tuần lễ sau, bệnh đã lan tới mặt của tôi, và tôi bắt đầu thấy khó chịu trong toàn thể tứ chi. Tôi dự tính đi khám bác sĩ ngày hôm sau và Sabine vẫn còn hứng thú với sự nhiệt tình hăng hái sau khi lưng của nàng hết đau, nàng nói, “Sao anh không gọi bà Mariỉyn và để bà làm một cuộc trị bệnh bằng cách tưởng tượng có hướng dẫn qua điện thoại với anh qua điện thoại." “Ồ, coi nào," Tôi nói, "Đây là chuyện nhiễm trùng?” Sabine nhìn tôi với cái nhìn hiểu biết, “Lưng của em cũng là vấn đề kỹ thuật đấy”, Nàng nhắc nhở tôi như thế. Tôi gọi cho bà Manlyn, chỉ vì lời yêu cầu của bà vợ Sabine của tôi chứ không phải vì bệnh của tôi. Manlyn nói bà chưa bao giờ làm việc qua điện thoại nhưng cũng rán thử. Tôi nằm cuốn tròn trên một cái đi văng với cái điện thoại áp sát tai phải và dưới sự chỉ dẫn của Manlyn, tôi tưởng tượng đi tới một nơi hoang dã mà tôi ưa tại tiểu bang New Mexico. Sau khi tôi yên ổn nơi vùng đất mới, Marilyn nói tôi hãy chọn vết lở nào làm phiền tôi nhiều nhất. Tôi chọn vết lở trên mặt. "Hãy đặt mình vào đó," Marilyn ra lệnh, "và nói cho tôi biết ông thấy những gì." Tôi nhìn thấy một đống năng lực xoáy, bị tù hãm, giận dữ và màu đỏ. "Hãy lắng nghe nó xem nó có nói gì không với ông." Tôi dồn sự chú ý của tôi vào địa điểm lở và " lắng nghe". Ngay lập tức có những chữ in sâu vào tâm trí của tôi. "Nó nói rằng nó không thể rời thân thể tôi bằng cách đi ra ngoài," Tôi tường thuật với sự thích thú, “Tôi muốn nó đi ra nhưng nó không thể. Cách duy nhất mà nó có thể rời là đi vào bên trong hay bị hấp thụ." "Nếu chuyện xảy ra như thế thì ông phải làm gì?" Marilyn hỏi. Trí óc tỉnh thức của tôi đưa ra câu trả lời, "Vâng, tôi nghĩ là tôi nên ngưng chuyện vắt khô những thứ ở vết thương. Làm ẩm ướt nó với những bông băng là chuyện đúng, nhưng tôi cần phải nghỉ ngơi nhiều thêm nữa." "Nó có điều gì thêm để nói với ông không?" "Tôi không đạt được điều gì nữa, ngoại trừ có một ý nghĩ là tôi phải ăn thêm nhiều ớt cay để kích thích sự lưu chuyển của máu." "Thôi chúng ta hãy trở lại vùng đất hoang dã nơi ông vừa tới đó” Khi tôi gác điện thoại, Sabine nói nàng có thể thấy có sự khác biệt ở những vết lở. Nàng bảo tôi, "Chúng nhìn không có màu tím." Tôi nhìn không thấy gì khác biệt, nhưng rồi tôi vào giường nghỉ ngơi và tin tưởng cơ thể tôi sẽ tự lo lắng được cho chính nó. Sáng hôm sau, dù không ăn ớt cay hay làm gì hết, tôi có thể nhìn thấy rõ ràng là vấn đề bắt đầu hạ xuống. Trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, tất cả những chỗ nhiễm trùng rõ ràng là đang trên đường phục hồi. Tôi vui sướng quá sức khi nhìn thấy điều này. Nếu một phương pháp tiếp cận tâm trí / thân thể thuần túy giống như phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn để tác động qua lại (interactive guided imaginery) có thể chữa được bệnh đau lưng có cột sống trật đường rầy và bệnh nhiễm trùng da, thì không lẽ nó không chữa được những bệnh khác? Những kinh nghiệm đã thuyết phục tôi rằng không có vấn đề thể chất nào lại ra ngoài ảnh hưởng của sự can thiệp về tinh thần, đặc biệt vì những kỹ thuật về tâm trí / thể chất rất nhanh và ít tốn kém lại khó gây ra sự nguy hiểm. Ba tuần trước khi bà vợ Sabine của tôi đập bầu, tôi hỏi một người bạn và là một đồng nghiệp, Bác sĩ Steve Gurgevich, chuyên khoa thôi miên, hãy làm một cuộc thực tập khám nghiệm với nàng, để một lần nữa có thể có một cuộc sinh nở đúng thời hạn, mau chóng, và không quá phức tạp. Đứa bé có những biểu hiện cho sự ra đời trễ làm chúng tôi lo lắng. Đứa bé trước của Sabine cũng sinh trễ gây ra nhiều đau đớn lúc sinh. Bác sĩ Steve thực tập với nàng trong chừng một tiếng đồng hồ vào cuối trưa hôm đó, khuyến khích Sabine nói chuyện với đứa bé, yêu cầu nàng phải xoay quanh lúc bắt đầu sinh và giúp cho chuyện sinh được nhanh chóng. Khi ông đưa Sabine ra khỏi trạng thái mơ màng của cuộc thôi miên (reverie), nàng trông có vẻ cực kỳ thoải mái. Sau khi Bác sĩ Steve rời rồi, Sabine và tôi vào bếp để ăn tối. Bất thình lình nàng ôm chặt lấy bụng và cúi gập người lại. "Chuyện gì vậy?" Tôi hỏi. "Em nghĩ là đứa bé đang xoay." nàng nói với vẻ ngạc nhiên. Bà mụ đến vào lúc ăn tối đêm hôm ấy. Bà khám Sabine và nói rằng đứa bé đang ở vị trí đằng trước, sẽ xoay trong vòng hai mươi phút nếu được yêu cầu. Đứa bé ra đời đúng như ngày dự định là ngày 4 tháng 10. Thời gian sinh nở kéo dài chừng hai giờ sáu phút, thật là quá mau chóng đến nỗi chúng tôi có quá ít thời gian để chuẩn bị. Khỏi cần phải nói, Sabine và tôi là những người tin tưởng thật sự vào sự hiệu quả của phương pháp phối hợp tâm trí/thể chất, và khi chúng ta nghe bác sĩ và những nhà nghiên cứu hạ thấp vai trò của tâm trí trong sức khỏe và sự lành lặn, chúng tôi chỉ còn biết cười mỉm với nhau. Khi lấy lịch sử y lý từ một bệnh nhân mới, tôi hỏi nhiều câu hỏi về cách sống, về những mối liên hệ, sở thích, cách thức nghỉ ngơi, lề lối ăn uống và thể dục, chuyện sinh lý và những sở thích tâm linh. Theo lịch sử chính thống, tất cả những câu hỏi này đều được dồn vào nhóm trong một phần gọi là "lịch sử xã hội"; nhiều nhà thực hành bỏ nó, bởi vì họ coi nó không quan trọng. Lần đầu tiên một sinh viên Y khoa ngồi xuống với một bệnh nhân để lấy lịch sử bệnh lý, tiến trình làm việc kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Sinh viên theo một mẫu cho sẵn, hỏi những câu hỏi như vẹt, rồi khổ nhọc viết lại những câu trả lời. Vào năm Y khoa thứ ba, dưới áp lực của những giáo sư hướng dẫn, những sinh viên hiểu rằng họ phải nhanh chóng tiến trình làm việc để cho công việc được hoàn thành. Khi đi nội trú, những lịch sử y lý trở nên sắp xếp hợp lý hơn, phần lớn là loại bớt những câu hỏi. Không may là những câu về lịch sử xã hội bị loại bỏ trước, vì bác sĩ đặt ưu tiên vào những câu về triệu chứng, những vấn đề sức khỏe trong quá khứ, và thuốc men đang dùng hiện tại. Tôi gọi đó là chuyện không may vì kinh nghiệm của tôi cho biết là lịch sử về xã hội của một người thường chứa đựng những mấu chốt liên quan đến nguyên ủy của những vấn đề của bệnh nhân cũng như những gì có thể làm được cho giải pháp chữa bệnh của họ. Tôi tin rằng sự căng thẳng là nguyên nhân chính hay là nhân tố làm cho bệnh trầm trọng thêm trong nhiều điều kiện vốn dĩ mang bệnh nhân tới bác sĩ. Chẳng hạn như một bệnh nhân tới than phiền về chuyện nhức đầu thường xuyên, trong lúc khám thể chất tổng quát và thử máu thì thấy bình thường. Nếu tôi muốn quyết định là chuyện nhức đầu đó có phải có liên quan đến sự căng thẳng hay không, tôi vẫn thường hỏi một câu đơn giản. Những gì xảy ra với chuyện nhức đầu lúc bạn đi nghỉ hè ?" Những triệu chứng biến mất lúc đi nghỉ hè có thể lại xuất hiện từ những hoàn cảnh căng thẳng trong đời sống làm việc hàng ngày của người đó. Để quyết định hoàn cảnh nào là vấn đề - công việc, hôn nhân, thiếu quan hệ, hay điều gì khác - đòi hỏi thêm một chút chứng cớ nào đó. Vì tôi thường lấy lịch sử xã hội và công việc từ một kiểu mẫu của sức khỏe và sự lành lặn đã được khẳng định trên sự giao tiếp tâm trí / thể chất. Tôi cũng nhận rõ những sự tương quan giữa những biến cố có liên quan đến tinh thần / thể xác và sự đáp ứng lành lặn. Những sự tương quan này quan trọng, vì chúng đề ra những cách giúp cho mọi người có thể giữ hệ thống lành lặn của họ làm việc tốt và có thể dùng tâm trí của họ để tăng tiến chuyện lành lặn hơn là ngăn trở nó. Tôi sẽ trình bày vấn đề này với chi tiết nhiều hơn trong Phần 2 của cuốn sách này. Đầu tiên là chuyện báo cho biết trước. Đôi khi sự lành lặn chỉ xảy ra trong khi vắng mặt của bất cứ thay đổi sâu đậm nào của trái tim hay tâm trí. Có những tên đểu giả lành những chứng bệnh hiểm nghèo, trong khi nhiều vị thánh chết một cái chết dần mòn đau đớn. Ở mức độ của sự sửa chữa DNA bằng enzymes, ảnh hướng của tâm trí trong tiến tình lành lặn có thể bỏ qua, vì nó có thể ở những mức độ khác. Tuy nhiên, tôi nhìn thấy một vai trò rõ ràng của tâm trí trong chuyện lành lặn, hiển hiện trong những tương quan của những sự đáp ứng lành lặn với những thay đổi có tính tinh thần và xúc cảm. Chẳng hạn, một sự đáp ứng lành lặn đi theo sau một sự giải quyết một số tình trạng xáo trộn nào đó, như chấm dứt một cuộc hôn nhân xấu hay bỏ một công việc cực nhọc khổ sở hoặc làm lành với một nhân vật khó ưa trong gia đình. Một đồng nghiệp đã viết thư cho tôi cho biết rằng một trường hợp ngoạn mục về chuyện lành lặn mà ông thấy là "một ông chủ nhà băng với bệnh cao huyết áp kinh niên, trở nên có một áp suất máu bình thường một ngày sau khi vợ ông đâm đơn ly dị. Áp suất máu xuống 120/ 80 và ở mức độ đó luôn." Có thêm một sự tương quan nữa là sự biến mất một căn bệnh hiểm nghèo và chuyện yêu đương. Tôi đã từng nhìn thấy chuyện này với bệnh thấp khớp, bệnh lao da - và luôn bệnh đau cơ xương kinh niên (chronic musculosketal pain) và bệnh mệt mỏi kinh niên. Tôi ước mong là tôi sẽ dàn xếp cho bệnh nhân yêu đương nhiều hơn. Nếu tôi có thể tìm ra cách làm sao, tôi thực sự là người thực hành chữa bệnh rất giỏi. Tôi cũng nhìn thấy sự lành lặn được thúc đẩy bởi sự biểu hiện lòng tức giận. Những nhà thực hành chữa bệnh trong thời đại kỷ nguyên mới vốn dạy bệnh nhân hãy rũ bỏ những xúc cảm tiêu cực có thể không thích khi nghe điều này, nhưng thực tế là thực tế. Có một ví dụ là trường hợp một bệnh nhân điều trị với tôi trong một thời gian dài, ông ta khoảng ba mươi tuổi có bệnh tự miễn dịch kinh niên (chronic autoimmune disease) thường tấn công những tiểu cầu trong máu ông (blood platelets) và tế bào hồng huyết cầu. Ông ta phải thay đổi toàn bộ lối sống và được tiếp cận một vài phương pháp trộn lẫn tâm trí với cảm xúc, trong đó bao gồm phương pháp dùng trí tưởng tượng, ông ấy có thể tiêu đi chất steroids và những chất thuốc trị bệnh khác mà ông đã dùng qua nhiều năm. Trở nên tỉnh thức và bày tỏ sự tức giận đối với bác sĩ và bệnh viện là một phần của sự thay đổi. Cuối cùng sức khỏe ông tiến bộ đến nổi ông cảm thấy có thể làm tròn mơ ước đã lâu là làm một chuyến du lịch Úc và Tân tây lan. Có một hôm tôi nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ Úc. Bệnh nhân của tôi ngã ngựa và bị gãy hai cột xương sống (vốn đã yếu từ thời gian gần đây vì dùng chất steroid lâu quá); cú ngã đã khơi dậy luôn một dây sự tan vỡ miễn nhiễm của hồng huyết cầu, và ông ta được máy bay chuyển vận đến một bệnh viện ở Arizona. Mặc dù bị tai nạn và sự tái phát của tiến trình bệnh, ông trông có vẻ khá hơn bất cứ lần nào tôi thấy ông trước đây, và ông nói rằng ông đã được hưởng một năm mạnh khỏe chưa từng thấy. Lúc ông làm thủ tục nhập bệnh viện, tôi nói ông đừng thất vọng, chuyện sức khỏe suy sụp là chuyện đương nhiên. Tôi nói mục đích là làm sao cho sự tái phát bớt dần đi và vượt qua chúng nhanh lên với sự can thiệp mau chóng bớt đi. Bệnh nhân được bắt đầu với chất steroids, nhưng lượng máu của ông thấp quá nên những bác sĩ bệnh viện muốn sang máu cho ông. Ông từ chối và tôi ủng hộ ông trong chuyện ông từ chối. Trong quá khứ ông có thể xoay chuyển số lượng máu thấp bằng cách làm việc với những xúc cảm của ông và bằng cách tưởng tượng những tế bào bạch huyết cầu của ông bảo vệ những tiểu cầu (platelets) và những tế bào hồng huyết cầu từ sự tấn công miễn nhiễm. Những bác sĩ vẫn áp lực nhiều hơn về chuyện sang máu. Cuối cùng vào một đêm, vào lúc ông nằm thức tại bệnh viện, ông cảm thấy dâng lên một sự tức giận về tình trạng khó khăn của ông và sự lệ thuộc của ông một lần nữa vào thuốc men của bệnh viện. Ông cảm nhận điều này như là một cảm xúc thể xác cũng như làn sóng rung động, ông nhắm vào toàn thể những nhân viên y tế đang điều trị ông. Trong vòng vài giờ, số lượng tiểu cầu và hồng huyết cầu của ông bắt đầu dâng lên, làm cho sự sang máu không còn cần thiết, và ông được bệnh viện cho về trong vòng vài ngày tới. Ông cũng chấm dứt luôn chuyện dùng steroid sau biến cố này nhanh hơn là ông đã từng có trong quá khứ. Tôi không nghi ngờ rằng chính sự biểu lộ đúng lúc và tập trung của sự giận dữ đôi khi có thể khởi động (activate) hệ thống lành lặn, ấy thế mà những chuyên viên thực hành trị bệnh của thời đại mới này cứ khăng khăng không chấp nhận. Niềm tin trong sức mạnh lành lặn về một số người, nơi, hay vật gì đó cũng có thể là chìa khóa đến thành công. Đây là lĩnh vực của sự đáp ứng của thuốc giả (placebo) và phép lạ chiếu sáng. Chúng ta dường như có thể buộc cho những đáp ứng lành lặn xảy ra, vì ý chí của chúng ta không nối liền trực tiếp với hệ thống thần kinh tự động và những cơ cấu kiểm soát khác của hệ thống lành lặn. Tuy nhiên chúng ta có thể phá vỡ trở ngại đó bằng cách đem niềm tin trong sự lành lặn lên trên những gì bên ngoài và giao tiếp với nó. Tôi đã từng nói là nếu y sĩ hiểu được tiến trình này và được huấn luyện tốt hơn với kế hoạch niềm tin, họ sẽ làm tròn tốt hơn vai trò của họ như những nhà pháp sư / truyền giáo (shaman/priests) và hữu hiệu hơn trong chuyện giúp bệnh nhân khỏe khoắn hơn. Cuối cùng, mối tương quan thông thường nhất mà tôi quan sát giữa tâm trí và sự lành lặn ở người đau kinh niên là sự hoàn toàn chấp nhận mọi hoàn cảnh của đời sống, bao gồm cả bệnh tật. Sự thay đổi này làm cho có sự thư giãn sâu sắc bên trong, và dẫn đến chuyện mọi người không còn cảm thấy bị thúc ép phải duy trì một thái độ chống chỏi với cuộc sống. Thông thường nó xảy ra như một phần của sự đánh thức tâm linh và đệ trình đến một năng lực cao hơn. Tôi sẽ tóm lược một trường hợp sau đây để làm ví dụ. Một người bạn Nhật của tôi tên Shin-ichiro Terayama, ông là giám đốc điều hành của Hội y tế toàn trị Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society), là một người sống sót từ bệnh ung thư. Shin là một vật lý gia thượng thặng được đào tạo hẳn hoi và là một cố vấn quản lý. Giờ đây ở vào lứa tuổi năm mươi tám và mạnh khỏe tươi tắn, ông là một người chuyên viên quốc tế về nguyên nhân của thuốc men toàn trị (có nghĩa là trị nguyên cả toàn thể cơ cấu chứ không riêng những triệu chứng của bệnh tật= holistic medicine), một người chơi đàn xelô có hạng, và là một cố vấn của những người bệnh, đặc biệt là những người bị bệnh ung thư. Tôi không nghĩ rằng tôi thích ông ta nếu chúng tôi gặp nhau mười năm trước đây, trước lúc ông được chẩn đoán có bệnh ung thư. Qua hình ảnh chụp vào dạo ấy ông có vẻ khổ sở và khó ưa, chứ không giống như một người tốt bụng, tinh thần tỉnh táo như tôi được biết. Trở lại vào lúc ấy ông là người đam mê làm việc, lúc nào cũng chờ đợi điện thoại hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Ông ngủ ít, uống vào khoảng từ mười đến hai mươi cốc cà phê một ngày, rất thích ăn thịt bít-tết và đồ ngọt, và không có thì giờ dành cho âm nhạc trong đời sống của ông. Vào mùa thu năm 1983, ông bị lên cơn sốt kéo dài một tháng và không thể đứng hay đi, nhưng những thử nghiệm Y khoa cho thấy bình thường. Trong những ngày ấy, Shin nói ông hoàn toàn đặt niềm tin ở bác sĩ và bệnh viện. Một vài tháng sau ông bị ba lần có máu trong nước tiểu và trở nên rất yếu mệt. Có một người bạn của ông vốn thực hành thuốc men Đông phương và trị bệnh theo lối vĩ mô (macrobiotics) nói với ông rằng có gì không ổn trong trái thận của ông, một sự chẩn đoán mà người bạn này căn cứ trên sự quan sát và do kiểm soát những huyệt châm cứu. Người bạn khuyên ông nên thay đổi hoàn toàn cách dinh dưỡng, nhưng ông Shin không tin tưởng vào lời khuyên và những bác sĩ vẫn bảo ông là không có chuyện gì hết. Vào đầu mùa thu năm 1984, sự mệt mỏi của Shin tăng lên đến độ Shin không thể làm việc được nữa. Ông chỉ muốn nằm nghỉ. Lúc ông trở về y viện để thử nghiệm thêm, một sự bất bình thường to lớn được khám phá ra, và một máy siêu âm tiếp theo cho biết trái thận bên phải của ông tăng lên ba mươi phần trăm. Shin vẫn không làm gì. Vào tháng mười một năm 1984, dưới sự hối thúc của bà vợ bác sĩ của ông, Shin vào nhập bệnh viện. Chụp quang tuyến X thì cho thấy là có một mụt u, và bác sĩ thúc đẩy ông nên bằng lòng để cắt bỏ trái thận đi bằng phương pháp giải phẫu. Shin hỏi mụt u thuộc loại hiền (benign) hay ác tính (malignant) và được cho biết rằng "nó ở lưng chừng ở giữa." Thực ra tế bào thận bị carcinom (renal cell carcinoma) - tế bào thận - và đã chuyển hóa đến phổi của ông ta. Ở Nhật, sự chẩn đoán bệnh ung thư vẫn còn được giữ kín vì không muốn làm cho bệnh nhân bị căng thẳng quá đáng khi nghe kết quả. Điều này dẫn tới điều không tránh được là sự lẩn tránh. Sau cuộc giải phẫu, bác sĩ của Shin nói rằng ông muốn tiêm cho Shin một lô thuốc như là "một biện pháp phòng ngừa.". Thật ra phương pháp điều trị này là dùng platinim một bên (cisplatinum), một nhân tố điều trị rất mạnh, nhưng Shin không biết đến điều ấy. Ông chỉ biết là khi tiêm vào làm ông ói mửa, làm cho râu ông bạc ra và rụng đi, và ông từ chối để hoàn tất phương pháp chữa trị này. Sau đó bác sĩ của ông áp dụng phương pháp "điều trị bằng tia" tới khu vực thận mà ông miêu tả giống như "ánh sáng mặt trời nhân tạo”. Sau vài lần chữa trị ban đầu, Shin trở nên vô cùng mệt mỏi, ăn không thấy ngon, và phải nằm ở trên giường suốt ngày. Một đêm nọ, ông có một giấc mơ mạnh mẽ đi tham dự đám tang của chính ông, vốn làm cho ông lần đầu tiên cảm thấy ông quá yếu và có thể chết và ông đã bị lừa dối về bản chất thực sự của căn bệnh đau của mình. Ông cũng phát triển thêm một triệu chứng bất thường nữa, đó là chứng quá sức nhạy cảm với mùi. Ông kể lại, "Tôi đang ở lầu hai của bệnh viện nhưng tôi có thể ngửi được mùi đồ ăn chuẩn bị dọn ra ở lầu thứ bốn. Tôi có thể ngửi được mùi thân thể của tất cả những y tá. Tôi ở trong phòng chung với sáu bệnh nhân, và cái mùi trở nên đến độ không chịu nổi. Tôi phải đi ra xa họ; họ nhắc nhở tôi đến cái chết." Shin chờ đợi cho đến đêm khuya, tìm cách đi ra khỏi giường không cho ai thấy và theo sự chỉ dẫn của mũi ngửi để đi đến chỗ bình an. Địa điểm duy nhất mà ông có thể ngửi được là trên sân thượng bệnh viện, nơi ông uống không khí trong lành vào phổi. Trong lúc đó một y tá khám phá ra ông không còn nằm trên giường bệnh và bấm chuông báo động. Lúc nhóm người đi tìm trông thấy ông trên nóc sân thượng bệnh viện, ý nghĩ tức thời của họ là ông sắp tự tử, và điều này sẽ làm cho bệnh viện bị tai tiếng. Cuối cùng thì năm y tá tới khiêng ông về phòng ông. Sáng hôm sau bác sĩ la rầy ông và nói, "ông đã gây ra sự rối loạn tối hôm qua. Nếu ông còn muốn ở đây, thì ông phải theo đúng luật lệ; còn nếu không thì ông có thể đi về nhà." Lời nói này quả như âm nhạc rót vào tai của Shin. Ông nhanh chóng ký giấy rời bệnh viện và về nhà. Sau đó ông liên lạc với ông bạn chuyên trị bệnh vĩ mô của ông và ông bạn này khuyên ông nên theo chế độ ăn uống gạo nâu một cách khắt khe. Shin nói, "Tôi không thể tưởng tượng nổi chuyện này." Ngày hôm sau lúc Shin tỉnh dậy, ông ngạc nhiên khi thấy mình còn sống. Buổi sáng dường như đẹp không chịu nổi đối với ông, và ông cảm thấy có ý muốn mãnh liệt muốn nhìn mặt trời lên. Ông lên sân thượng tầng thứ tám của ngôi chung cư ông ở, nơi mà ông có thể nhìn thấy cả bầu trời Tokyo. Ông nhẩm đọc những thần chú và thơ Phật giáo, chắp tay lại nguyện cầu và chờ đợi mặt trời lên. Khi mặt trời lên, ông cảm thấy ánh nắng xuyên vào lồng ngực của ông, gửi năng lực xuyên khắp thân thể của ông. Ông nói, "Tôi cảm thấy có điều gì đó kỳ diệu sắp sửa xảy ra, và tôi bắt đầu muốn khóc. Tôi cảm thấy vui vẻ được sống. Tôi nhìn thấy mặt trời như Thượng đế. Lúc tôi xuống phòng ở của tôi, tôi nhìn thấy hào quang bao quanh những người trong gia đình của ông. Tôi nghĩ rằng mỗi người đều là Thượng đế." Trong vòng vài tuần sau Shin theo chế độ ăn uống khắt khe và mỗi sáng đều làm lễ quan trọng để ngắm mặt trời lên từ sân thượng của chung cư ông - đó là điều ông mong ngóng mỗi ngày. Bệnh tật của ông giảm dần đi. Bác sĩ khuyến cáo ông nên bỏ chế độ ăn uống vĩ mô đi, thúc dục ông nên ăn thêm nhiều thịt và cá, và cũng rán ép ông uống thuốc hóa học bằng miệng (oral chemotherapy). Shin từ chối. Rồi ông đến một dưỡng đường của một người bạn mở ra trong một rặng núi với những bồn tắm nước nóng và thức ăn thiên nhiên hảo hạng. Ông nghỉ ngơi, đi bộ trong rừng và núi, rồi bắt đầu chơi đàn xê-lô, một điều mà ông không làm trong vòng nhiều năm. Ông kể lại, " Không khí và nước trong lành làm cho tôi thêm sức lực, và tôi trở nên ý thức được sức mạnh lành lặn tự nhiên ở trong tôi và chung quanh tôi. Dần dần, tôi bắt đầu ý thức được rằng tôi đã tạo nên bệnh ung thư của tôi. Tôi đã tạo nó bằng chính hành vi của tôi. Và khi tôi ý thức được điều đó, tôi thấy là tôi phải yêu bệnh ung thư của tôi, chứ không tấn công nó như tấn công kẻ thù. Nó là một phần của tôi, và tôi phải yêu toàn thể thân thể của tôi. " Ngày hôm nay Shin Terayama không chỉ thuần túy là người sống sót từ bệnh ung thư. Ông là một người đã được chuyển hóa, từ cách nhìn, hành động, suy nghĩ, ông không còn giống như con người cũ của ông nữa. Tôi được vinh dự leo những ngọn núi bên Nhật và Mỹ với ông, ngồi với ông trong những bồn tắm nước nóng, tham dự những buổi hòa nhạc và diễn thuyết của ông, cùng lắng nghe ông cố vấn cả tá bệnh nhân mới chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Ông luôn nói với bệnh nhân của ông, "Bạn phải yêu ung thư của bạn. Ung thư là một món quà. Đó là một cách chuyển hóa bạn và cho bạn một đời sống mới." Nhiều bác sĩ có thể không đồng ý trường hợp của Shin là một trường hợp của sự lành lặn tự nhiên. Trước hết, ông đã trải qua ba cuộc chữa trị tiêu chuẩn dành cho bệnh ung thư: giải phẫu (surgery), chữa bằng hóa học (chemotherapy), và quang tuyến (radiation), cho dù ông đã không hoàn thành hai phương pháp chữa sau cùng. Bệnh ung thư thận là điều thú vị: ung thư thận với sự chuyển hóa đến phổi, tỷ lệ sống sót trong vòng năm năm chỉ có năm phần trăm, cho tới giờ này nó là một trong những loại ung thư có liên hệ mạnh mẽ đến sự thuyên giảm tự nhiên. Điểm nổi bật trong câu chuyện của Shin mà tôi thấy đáng chú ý ghi nhận nhất là sự chuyển hóa tinh thần tâm lý của ông, biểu hiện bằng những tia nắng mặt trời xuyên qua lồng ngực của ông ở trên sân thượng chung cư ở Tokyo, những điều này có thể tóm tắt trong lời của ông, "Tôi thấy là tôi phải yêu ung thư của tôi, chứ không tấn công nó như kẻ thù." Đây là sự chấp nhận thành thật của tự bản thân ông. Nhiều người không vượt qua đời sống trong một cung cách chấp nhận. Thay vào đó họ ở trong trạng thái đối đầu không ngừng, luôn rán đòi hỏi ý chí để điều động những biến cố và kiểm soát những trường hợp. Theo Lão tử, một triết gia cổ xưa của Trung Quốc, cho rằng một thái độ như thế là trực tiếp chống lại hướng đi của đời sống (đạo) và những ai bám víu với nó thì bị đày đọa. Như nước mềm chẻ bổ hòn đá cứng cỏi Quy phục với đời sống giải quyết những điều không giải quyết được. Có lời nói rằng " Có chí thì nên " Nhưng cứ để cuộc sống chín mùi và rồi ngả xuống. Ý chí không phải là cách giải quyết gì cả. Chối bỏ lối sống ở đời và bạn chết. (Lão tử) Chấp nhận, quy phục, đầu hàng - Ai muốn gọi bằng danh từ gì cũng được, sự thay đổi tâm trí có thể là chìa khóa khôn ngoan để mở ra sự lành lặn. Những Hình Thái Của Sự Lành Lặn: Mari Jean Vào năm 1978, Mari Jean Ferguson, lúc ấy ba mươi tám tuổi, bị chẩn đoán có bệnh cao máu. Cô mới cho ra đời cháu bé đầu tiên sau một sinh nở khó khăn, trong đó cô đã trải qua chuyện nhịp đập tim không đều và dị ứng xấu về đường hô hấp. Bác sĩ của cô muốn cho cô thuốc cho tất cả ba trường hợp trên nhưng cô từ chối. Cô nói, "Ba chồng tôi lúc đó là một nhà bào chế thuốc làm việc cho một công ty dược phòng, tôi không bao giờ uống thuốc gì mà không hỏi ý kiến ông. Trong trường hợp này, ông nói với tôi rằng thứ thuốc mà họ muốn tôi uống thuộc loại nặng và khuyên tôi không nên dùng thuốc ấy. Ông khuyên tôi nên đợi một năm xem ra làm sao. Tôi vẫn tiếp tục chích thuốc trị dị ứng mà tôi vẫn thường cần đến một vài lúc. Những người trị bệnh dị ứng lấy của tôi khá nhiều tiền của tôi kể từ khi tôi còn tuổi vị thành niên, và bị dị ứng vẫn là vấn đề bệnh hoạn lớn nhất của tôi. Bằng cách dùng những kỹ thuật dàn xếp sự căng thẳng và những bài học thở với sự kiểm soát sức nặng của tôi, tôi có thể giữ được áp suất máu ở mức độ cao bình thường (high-normal) trong vòng vài năm không dùng thuốc." Mari Jean cần tất cả những sự giúp đỡ về những cách thức điều hòa sự căng thẳng có thể có. Nghề nghiệp của cô đang trong tình trạng mù mờ, vì cô đang chuẩn bị cho sự tái xét về chức vụ giáo sư tại một trường đại học lớn ở miền trung tây, và cuối cùng cô bị bác bỏ. Hôn nhân của cô cũng ở bên bờ vực thẳm. Sau khi sinh đứa con gái ra, chồng cô trở nên "ngược đãi hành hạ công khai" bằng cách từ chối trách nhiệm về đứa con và nói rằng căn nguyên là đứa con không phải của ông ta. Đây là cuộc hôn nhân thứ hai của Mari Jean. Cuộc hôn nhân thứ nhất của cô chấm dứt bằng cuộc ly dị khi chồng cô trở nên say sưa và phải đi vào bệnh viện điều trị tâm thần. Chuyện xảy ra tại Berkeley, Califomia, nơi Mari đậu bằng tiến sĩ xã hội học vào cuối thập niên 1960. Cô đã tới đây từ quê nhà xa tắp Alberta. Cô nói, "Tôi đã mất khá nhiều thời gian để chống lại gia đình tôi. Tôi bỏ học khá nhiều trong thời gian ở trung học, đi vào học kinh tế ờ đại học, lập gia đình sớm, và luôn luôn làm những điều sai trái. Anh của tôi là anh hùng trong gia đình và luôn được sự chấp nhận của tất cả mọi người trong gia đình." Vào năm 1970, cha cô chết vì bệnh ung thư ở lứa tuổi sáu mươi, để lại mẹ cô sống trong cảnh quẫn trí. Lúc Mari Jean mất công việc giảng dạy của cô vào năm 1981, cô đi theo một chương trình để trở thành một chuyên gia điều trị cho gia đình (family therapist) và điều trị luôn cho chính bản thân cô trong vòng hai năm. Cô tâm sự, "Tôi bắt đầu ý thức được gia đình tôi đã có chuyện bất thường như thế nào, và tôi bắt đầu trưởng thành hơn, nhưng mỉa mai thay, nó lại tạo thêm nhiều vấn đề trong cuộc hôn nhân thứ hai vì chồng tôi cứ ù lì tại chỗ. Rồi đùng một cái, ông đâm đơn ly dị và lấy đi tất cả tiền bạc." Lại thêm một chuyện đau buồn đến nữa vào năm 1984, khi anh của cô chết bất thình lình vì bệnh viêm cơ tim (myocarditis), Mẹ cô quá sức đau đớn, bị hàng loạt tai biến mạch máu não (strokes) làm cho Mari Jean phải thường xuyên bay về Alberta để chăm sóc bà cho đến khi bà chết năm 1986. Áp suất máu của Mari Jean tiếp tục dâng cao cho đến lúc nó không còn kiểm soát được nếu không có thuốc men; cô bắt đầu dùng thuốc trước ngày mẹ cô mất. Mari Jean bị mập phì và hút thuốc, cô trở nên căng thẳng thần kinh. Cô dùng thuốc chống căng thẳng một thời gian rồi trở về điều trị tâm thần. Vào năm 1989 cô dọn tới Pittsburgh để làm lại cuộc đời mới, được nhận làm phụ khảo về môn xã hội học ở một trường đại học nhỏ. Cô nói tiếp, "Tôi coi như thuộc loại quá mức yêu cầu (overqualified) với công việc này. Và tôi biết là không phù hợp với tôi nhưng tôi quyết định ngậm miệng và cố gắng." Cô giờ đây được sự trông nom y tế của Bác sĩ Amy Stine, bà bác sĩ này giữ cho cô một trạng thái yên bình bằng cách cho cô uống một tổng hợp gồm hai thứ thuốc chống áp suất máu cao. Mari Jean kể tiếp, "Mặc dù tôi có những ý hướng tốt đẹp nhất để xây lại cuộc đời, tôi thấy tôi lại bị lôi cuốn vào vòng rắc rối một lần nữa. Ông giáo sư đứng đầu phân khoa của tôi có chuyện thù oán với tôi và muốn đuổi tôi ra khi tới thời hạn ký lại giấy tờ hợp tác giảng dạy, và tôi phải mướn một luật sư." Vào tháng mười năm 1993, Mari Jean gặp Bác sĩ Stine để khám tổng quát. Bác sĩ Stine ngạc nhiên khi thấy áp suất huyết áp của bệnh nhân của cô trên con đường đi xuống 90/ 60. Bà bảo Mari Jean, "Cô coi như đã dùng quá thuốc" và giảm chỉ còn một loại thuốc cho Mari. Lúc Mari tới khám Bác sĩ Stine một lần nữa năm 1994, áp suất máu của bà vẫn là 90/ 60. Bà Bác sĩ Stine hỏi, "Cô đang làm gì?" Mari Jean ít chú ý đến câu hỏi, cô nói, "Qua năm tháng tôi học hỏi ra một điều là nhiều bác sĩ không chú ý quan tâm đến bạn cho lắm." Bác sĩ Stine không cho cô thuốc uống nữa. Vào lần đi khám sau, áp suất máu của Mary Jean vẫn giữ ở mức 90 / 60 là một mức thấp quá thường lệ. Lần này Bác sĩ Stine yêu cầu Mari giải thích nguyên nhân tại sao bà có được một áp suất máu thấp như vậy, "Cô không xuống cân. Cô không thay đổi chế độ ăn uống. Cô không bỏ hút thuốc. Cô không tăng hoạt động. Cô đã không làm bất cứ những gì mà người bệnh thường làm để hạ áp huyết. Thế thì cô đã làm gì?" Mari Jean hỏi, "Bác sĩ muốn biết thật sao? Tôi sẽ nói ngắn ngủi cho bác sĩ như thế này. Tôi nhìn thấy tôi lập lại những thói cũ tôi đã làm suốt đời tôi, tôi luôn đặt mình trước Thượng đế và luôn nói rằng, 'Tôi sẽ làm thế này, tôi sẽ làm thế nọ.' Mùa thu trước, lần đầu tiên trong đời tôi nói, 'Cứ bỏ qua - để cho những gì muốn xảy ra cứ việc xảy ra.' Và chỉ có thế thôi. " Bác sĩ Stine nói bà chưa bao giờ thấy có chuyện nào giống như thế này. Áp suất máu của Mari Jean Ferguson vẫn ở mức độ thấp và điều hòa. Mari Jean nói, "Tôi kinh ngạc khi thấy chỉ tâm trí tôi thôi có thể làm được chuyện ấy". CHƯƠNG 7: ĐẠO CỦA SỰ LÀNH LẶN Nếu cơ thể quá tốt trong sự lành lặn, tại sao chúng ta đau ốm ? Hệ thống lành lặn luôn luôn nằm đấy, lúc nào cũng hoạt động, lúc nào cũng làm việc để duy trì sự quân bình khi sự quân bình ấy mất đi; nhưng ở vào một thời điểm nào đó, khả năng duy trì của nó có thể không thích hợp cho một nhiệm vụ đòi hỏi nào đó. Hãy nhìn ví dụ về thương tích của DNA bởi ánh sáng hồng ngoại tuyến (ultraviolet light). Nếu chỉ một dây của cặp vòng xoắn bị thương tổn, sự sửa chữa bằng enzymes là chuyện bình thường. Trong tiến trình sửa chữa, chất tổng hợp polymerase dùng như một dây còn nguyên vẹn để hướng dẫn thay thế cái nhân tế bào bị thương tổn (nucleotides). Nhưng nếu cả cặp dây xoắn bị thương tổn thì sao? Nếu hai tia hồng ngoại tuyến dùng để chiếu vào cả đôi dây xoắn cùng chung một nơi, sự thương tổn sẽ nằm ngoài khả năng sửa chữa của chất tổng hợp polymerase I. Sự thay đổi trở nên cố định trong chuyện sao lại DNA - đó là một sự hoán chuyển, và điều này có nhiều cơ hội xảy ra hơn là không có những kết quả có hại. Hay hãy nhìn chất cholesterol LDLvà khả năng của cơ thể chuyển nó đi từ dòng máu bằng hoạt động của những vật nhận LDLtrên bề mặt của những màng nhầy tế bào. Lúc nào mà chất cholesterol cho ra từ gan giữ ở một mức độ thấp, huyết thanh cholesterol LDLsẽ nằm trong mức độ giới hạn an toàn, nhưng nếu chủ nhân của lá gan cứ ăn đều đều những thứ nhiều dầu mỡ như bánh kẹp thịt có thịt heo cán mỏng( bacon cheeseburgers), thì rồi huyết thanh cholesterol sẽ lên tới một mức mà những tai hại về động mạch sẽ xảy ra. Hơn nữa, một số người không đủ vật nhận LDL(LDLreceptors). Trong một cuộc nghiên cứu kỹ càng về sự rối loạn bẩm sinh của cơ cấu cholesterol, những vật nhận LDI còn thiếu, và huyết thanh Cholestrol (serum cholestrol) vẫn ở một mức độ cao nguy hiểm bất chấp sự ăn uống điều độ, khéo léo. Trừ phi họ dùng thuốc giảm chất cholestrol, những người có triệu chứng này sẽ phát triển bệnh tim mạch (cardiovascular) ở tuổi còn rất trẻ. Trong những trường hợp khác, những hoạt động của hệ thống lành lặn có thể bị bế tắc bởi những hoàn cảnh phức tạp. Sự lành lặn vết thương không thể toàn vẹn nếu có một vật thể lạ hay nếu sự nhiễm trùng phát triển. Nếu bạn thiếu dinh dưỡng hay có một cơ cấu thân thể thấp một cách bất bình thường (abnormally low metabolism) hoặc vì bệnh hoạn kinh niên, hệ thống lành lặn có thể không có đủ năng lực có sẵn để đối phó những vết thương và những xương bị gãy. Nhiều năm trước đây tôi gặp một người đàn bà cứ than phiền về chuyện mệt mỏi và không đủ khả năng tập trung. Bác sĩ không tìm thấy gì sai trái bệnh hoạn trong con người bà, và bà ta cứ phải khổ tâm khổ trí đi tìm ý kiến chữa bệnh với những người thực hành khoa ngoại khoa (alternative practioners). Bà cũng đã thử vài phương pháp chữa trị vi lượng đồng căn (homeopathic rememdies) nhưng không có kết quả. Theo lời khuyên của một người theo phương pháp tự nhiên, bà tìm cách loại chất đường ra khỏi thức ăn uống. Dùng phương pháp châm cứu cũng như dược thảo cũng không thấy thành công. Bà đã bỏ ra một phần tài sản nhỏ để trả cho khoa trị liệu tâm lý nhưng cũng không tìm ra được một lý do xúc cảm nào về chuyện thiếu năng lực. Lúc tôi gặp bà, bà trông có vẻ ủ rũ, thờ ơ, và căng thẳng, nước mắt bà cứ chảy ra lúc bà kể cho tôi nghe về những triệu chứng của bà và sự thất bại của bà trong khi đi tìm thầy thuốc để trị cho có kết quả. Những triệu chứng của bà bao gồm sự rối loạn về tiêu hóa và kinh nguyệt cũng như sự tiêu hao rõ rệt khả năng lành lặn của bà. Một năm trước ngày đi khám bệnh, bà bị gãy một chân trong một tai nạn xe cộ. Mặc dù được điều trị đúng cách, cái xương gãy cũng không lành; danh từ y khoa chuyên môn cho những gì xảy ra gọi là vết gãy không kết hợp (nonunion). Bà chỉ cho tôi móng chân cái bên phải của bà, giờ này đã đổi sang màu xanh đen. Bà nói với tôi, " Nó vẫn có màu như thế kể từ ngày tôi bị vấp bốn tháng trước đây. Những vết cắt và bầm không lành như chúng vẫn thường xảy ra. " Người đàn bà này bị chứng giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism) một cách trầm trọng, mà bác sĩ không tìm ra vì sự thử nghiệm chức năng của tuyến giáp (thyroid) coi như bình thường. Những thử nghiệm về tuyến giáp không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, đặc biệt là ở những người đàn bà trẻ. Tôi nghi hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân này tiết ra chất chống lại cơ thể tới chất hócmôn của tuyến giáp, trung hòa nó trước khi nó có thể biểu lộ hiệu quả của nó. Và kết quả là cơ cấu thân thể của bà quá chậm, dù thử nghiệm máu cho thấy chức năng của tuyến giáp làm việc bình thường. Hệ thống lành lặn của bà chỉ đơn giản không có đủ năng lực chuyển hóa (metabolic energy) sẵn có dành cho nó để làm công việc được yêu cầu. Lúc bà bắt đầu dùng thuốc hócmôn tuyến giáp phụ trội, cơ cấu thân thể của bà dần trở lại bình thường một cách chậm chạp, và khả năng lành lặn của bà cũng như thế. Cho nên câu trả lời ngắn cho câu hỏi, "Tại sao chúng ta đau?" là khả năng của hệ thống lành lặn thiết lập sự quân bình có thể đã bị vượt quá bởi những lực hay những hoàn cảnh của sự mất quân bình. Một câu trả lời dài hơn cần phải ghi nhận vấn đề tại làm sao những lực bất quân bình tồn tại, và chuyện đó khiến chúng ta đào sâu thêm vào lĩnh vực của sự nghiên cứu thẩm tra có tính triết học. Niềm tin của tôi là sức khỏe và bệnh hoạn là hai thứ đối nghịch bổ sung cho nhau, chúng ta không thể có một mà không có hai, bất cứ cái gì hơn tốt và xấu đều có thể đứng một mình. Thử thách ở đây là có thể dùng bệnh hoạn như một cơ hội cho sự chuyển hóa. Liệu sự lành lặn có thật sự có nghĩa là sự biến mất hoàn toàn của một bệnh trên mức độ thể xác? Không. Nghĩa đen của "lành lặn" là "trở nên toàn thể" (becoming whole). Nó có thể có phần cảm nhận bên trong của toàn thể, tuyệt hảo, cân bằng, và hòa bình ngay cả khi thể chất không được tuyệt hảo. Tôi biết có những người thiếu chân tay mà họ đối với tôi còn toàn vẹn hơn những người có đầy đủ chân tay (Hãy đọc câu chuyện của Jan trong cuốn sách này). Dĩ nhiên, ai cũng muốn thiết lập một thể chất hoàn toàn, và hệ thống lành lặn sẽ làm chuyện đó nếu nó có thể, nhưng khi bệnh hoạn thể chất đã được hàn gắn và không thể thay đổi được, sự lành lặn có thể xảy ra theo những chiều hướng khác, bao gồm sự thích nghi và sự đền bù cho bất cứ sự mất mát của cấu trúc hay chức năng. Liệu có thể chết trong một điều kiện được chữa lành lặn ? Tại sao không? Chết và sự lành lặn không đối nghịch nhau. Chết như một người lành lặn có nghĩa là có thể nhìn đời sống của một người như là hoàn toàn và chấp nhận sự tan rã của thể chất con người. Có rất nhiều câu chuyện đáng tin cậy về những ngày cuối của những vị đạo sĩ, đặc biệt là trong truyền thống Phật giáo và kéo dài cho đến ngày nay, đã minh họa khả năng của sự lành lặn vào cái chết. Chúng có rất ít sự khác nhau so với những gì xảy ra trong bệnh viện hiện đại, trong đó bác sĩ luôn coi cái chết như là một kẻ thù cuối cùng cần phải chiến đấu với tất cả những võ khí của kỹ thuật Y khoa hiện đại. Bị kẹt trên trận chiến này, những bệnh nhân thường không có cơ hội cho sự lành lặn cuối cùng, cũng như những người trong nền văn hóa của chúng ta không có phương tiện để có những thông tin thực tiễn về cách dùng đời sống để chuẩn bị cho cái chết. Ở những nền văn hóa khác và ở những thời khác "nghệ thuật chết" là một chủ đề quen thuộc cho sách và những cuộc đàm luận. Tôi muốn thấy chuyện này sống lại. Quan hệ giữa chữa trị (treatment) và lành lặn (healing) là gì? Nên tôi muốn theo đuổi chuyện lành lặn, liệu tôi có nên bỏ qua chuyện chữa trị hay không? Chẳng hạn như tôi bị bệnh sưng phổi có vi trùng (bacterial pneumonia), một bệnh hiểm nghèo có nguy hiểm đến tính mạng do sự nhiễm trùng của phổi. Tôi đi bệnh viện, dùng thuốc trụ sinh theo đường tĩnh mạch, hồi phục, rời bệnh viện và coi như được chữa lành. Thế thì chuyện chữa lành là chuyện gì? Nhiều người, phần lớn là bác sĩ và bệnh nhân, sẽ nói rằng đó là do sự chữa trị (treatment). Nhưng tôi muốn bạn hãy xem xét một sự diễn dịch khác. Trụ sinh giảm số lượng vi trùng tấn công xuống một mức để cho hệ thống miễn nhiễm có thể lo liệu và dứt điểm công việc trị bệnh. Chuyện chữa lành thật sự (real cure) là do hệ thống miễn nhiễm, vốn không đủ sức chấm dứt một sự nhiễm trùng vì nó bị tràn ngập bởi toàn những vi khuẩn và tất cả những sản phẩm độc hại gì mà chúng có thể làm ra. Dĩ nhiên, hệ thống miễn nhiễm tự nó là một bộ phận của hệ thống lành lặn. Tôi vẫn duy trì quan điểm là nguyên nhân thông thường cuối cùng của tất cả những chuyện chữa lành là do ở hệ thống lành lặn, cho dù có hay không có sự chữa trị áp dụng vào. Khi sự chữa trị hữu hiệu, chúng có được là do khởi động những cơ cấu lành lặn bẩm sinh. Sự chữa trị - bao gồm thuốc men và giải phẫu- có thể làm cho sự lành lặn thuận tiện và tháo gỡ những chướng ngại dính với nó, nhưng sự chữa trị không giống như sự lành lặn. Sự chữa trị hình thành từ bên ngoài bạn; sự lành lặn đến từ bên trong bạn. Tuy thế, từ chối sự chữa trị trong lúc chờ đợi sự lành lặn có thể là một điều ngu xuẩn. Tôi nhớ lại chuyện một con người tu hành bị kẹt trong một cơn lụt. Lúc nước bắt đầu dâng cao quanh nhà ông, ông chăm chú cầu nguyện, và vững tin rằng Thượng đế sẽ cứu ông. Cuối cùng thì ông buộc phải leo lên nóc nhà nhưng ông vẫn tiếp tục cầu nguyện. Có hai người trong toán giải cứu lái thuyền chèo chạy trước căn nhà bị ngập lụt và kêu ông ra để cứu ông. Người đàn ông từ chối, ông nói “Thượng đế sẽ cứu tôi. ". Một lát sau nữa, lúc mực nước đã lên tới mắt cá ông, một chiếc thuyền máy giải cứu lại chạy ngang và đề nghị giúp đỡ ông. Người đàn ông đáp, "Ô không, cám ơn. Tôi tin tưởng Thượng đế sẽ cứu tôi.” Cuối cùng, một chiếc máy bay trực thăng của vệ binh quốc gia bay ngang đầu và thả thang dây xuống. Mặc dù nước đã lên tới cổ, người đàn ông vẫn xua đuổi máy bay đi ông nói với phi hành đoàn chiếc máy bay trực thăng, "Thượng đế sẽ cứu tôi”. Nhưng trong chốc lát nước đã bao phủ lấy đầu ông, và sau một cuộc vùng vẫy ngắn ngủi, ông chết đuối. Điều kế tiếp ông biết là ông lên thiên đàng, đứng cạnh Thượng đế và hỏi ngài, “Sao ngài không cứu con, Thượng đế? Lòng tin của con nơi ngài không bao giờ lay chuyển. Sao ngài lại bỏ rơi con như thế?" Thượng đế giận dữ mà quát rằng, "Bỏ rơi ngươi à? Ta đã gửi một thuyền đến cứu cấp. Rồi lại một thuyền máy tới cứu nguy. Sau đó ta gửi đến cho ngươi một chiếc máy bay trực thăng. Thế thì ngươi còn đợi chờ gì nữa?” Làm sao tôi biết sự chữa trị thích hợp? Bạn phải học hỏi loại thuốc gì có thể hay không thể hoàn thành chức năng chữa bệnh của nó, những bệnh gì chịu sự chữa trị thông thường (conventional treatment) và những bệnh gì không chịu. Có thể dựa vào hệ thống lành lặn tốt hơn là dựa vào thuốc. Chẳng hạn như thử xem xét bệnh truyền nhiễm. Sự tiến bộ Y khoa tuyệt vời nhất của thế kỷ hai mươi là sự giảm thiểu của bệnh truyền nhiễm bằng những phương tiện tăng cường sự sạch sẽ của quần chúng, chủng ngừa và trụ sinh. Vào đầu thế kỷ này, bệnh truyền nhiễm gây nhiều chết chóc cho trẻ em và người trẻ tuổi. Vào cuối thế kỷ này, bệnh thoái hóa kinh niên, phần lớn ở người già hơn, đã thay thế bệnh truyền nhiễm như một loại bệnh tật mà thường thường bác sĩ được gọi đến để điều trị. Với sự thay đổi này, mọi người trong xã hội chúng ta đã trở nên bằng lòng vừa ý về bệnh truyền nhiễm, ít nhất là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra (bacterial infections), tin rằng trụ sinh - thuốc thần diệu- đã cho chúng ta sự bảo vệ hoàn toàn. Quan điểm này không được những chuyên viên trị bệnh truyền nhiễm chia sẻ, họ là những người chứng kiến sự tăng cao không ngừng nghỉ của những cơ cấu kháng cứ lại những thuốc mạnh nhất của chúng ta. Có những bệnh mà người ta tưởng rằng đã chiến thắng được rồi như bệnh lao (tuberculosis), đã nổi lên sống dậy trở lại. Những cơ cấu mà người ta tưởng chúng như không còn đủ sức chống cự, như loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu (gonorrhea), giờ đây lại có khả năng chống cự lại thuốc. Tệ hơn nữa, mức độ phát triển sự đề kháng ngày càng tăng, như tốc độ truyền bệnh của nó. Một thứ trụ sinh mới có thể có hiệu quả trong vòng vài tháng, giờ đây những vi trùng (germs) học được cách trung hòa được thuốc (neutralize); và có lần những mầm mống chống đối của bệnh xuất hiện ở Chicago, chúng lan qua thủ đô Bắc Kinh của Trung cộng chỉ trong vòng có vài tuần lễ. Sự thật phũ phàng là chúng ta đang thua cuộc trong cuộc chạy đua với vi khuẩn. Những sự phát triển đáng ngại ấy nêu ra một câu hỏi quan trọng. Liệu có tốt hơn khi đặt niềm tin của chúng ta vào những vũ khí chống lại những nhân tố bên ngoài của bệnh hay ở những nguồn bên trong vốn làm cho chúng ta ít bị thương tổn. Kinh nghiệm với thuốc trụ sinh và vi khuẩn đã đề ra rằng nếu quá tin cậy vào những vũ khí trị bệnh, cho dầu lúc đầu chúng có vẻ hiệu nghiệm, nhưng chúng sẽ gây rắc rối cho chúng ta vào giai đoạn cuối trị bệnh. Vũ khí trị bệnh tự chúng làm ảnh hưởng đến vòng tiến hóa của vi khuẩn trên chiều hướng gây thêm sự độc hại, càng làm cho chúng trở nên là kẻ thù đối nghịch hơn. Mặt khác, nếu chúng ta tập trung cải tiến khả năng đề kháng của cơ thể, vi khuẩn nằm đó, và chúng ta vẫn được bảo vệ. Cho nên có lẽ là điều khôn ngoan hơn khi chúng ta dựa vào hệ thống lành lặn hơn là vào thuốc và bác sĩ. Nếu tôi thất bại trong chuyện làm cho tôi khỏe khoắn hơn, đó có phải là lỗi của tôi không? Tôi luôn cảm thấy thích thú khi hỏi mọi người tại sao họ nghĩ rằng họ đau. Lúc tôi còn là sinh viên Y khoa tôi hỏi câu hỏi đó với một số phụ nữ lớn tuổi hơn có bệnh ung thư vú, những phụ nữ của thế hệ bà của tôi. Những câu trả lời luôn có liên quan đến những thương tích trong quá khứ: "Hai mươi năm trước đây, tôi té vào một cái bàn và ngực tôi bị thương trầm trọng. " "Lúc tôi ở lứa tuổi đầu bốn mươi, tôi bị tai nạn, và ngực tôi bị đau. " Lúc tôi đem câu hỏi này để hỏi những bệnh nhân ngày nay thì không thấy họ nhắc đến thương tích. Thay vào đó họ nói như thế này, "Tôi cứ nung nấu sự tức giận với chồng tôi qua bao năm tháng," hay "Tôi chưa bao giờ diễn tả sự đau buồn tôi cảm thấy." hoặc "Tôi chưa bao giờ đụng chạm đến những cảm giác của tôi." Rõ ràng là có một sự thay đổi rõ ràng, nhưng nó rõ ràng cái gì. Sự thích thú có tính văn hóa của chúng ta về sự tương tác của tâm trí / thể chất, thêm vào với sự phổ thông của những sách tự học và những tư tưởng của thời đại mới, đã tạo nên sự cảm nhận của trách nhiệm cá nhân về chuyện đau ốm. Chúng ta làm chúng ta đau vì một vài thói quen của tâm trí, bởi thất bại trong chuyện rũ bỏ những xúc cảm tiêu cực, bởi không theo đuổi một cuộc sống tâm linh. Những người quảng bá những tư tưởng này đều có ý niệm tốt. Họ muốn chúng ta phải có trách nhiệm hơn về tình trạng sức khỏe của chúng ta và công nhận chuyện chúng ta có thể dùng tâm trí để giúp vào tiến trình lành lặn, tất cả những thứ trên đều tốt. Nhưng có một kết quả không ngờ được của thông điệp của họ là tạo ra quá nhiều mặc cảm tội lỗi. "Tôi làm cho tôi mang bệnh ung thư”, "Nếu tôi không khá hơn, tôi phải là người xấu”. Sự mặc cảm tội lỗi về bệnh tật có tác dụng phá hoại; nó có thể không giúp gì cho hệ thống lành lặn. Cái tư tưởng phổ thông một thời cho rằng bệnh ung thư là do những thương tích cũ không có giá trị khoa học. Có thể những công thức mới về những cảm giác tích tụ nung nấu gây ra bệnh cũng sai. Tôi nghĩ rằng bệnh ung thư vú là do sự tương tác phức tạp của những yếu tố di truyền và môi trường chung quanh, trong đó có sự lựa chọn lối sống như chế độ ăn uống, dùng rượu, sự phơi bày trước chất độc gây động dục (estrogenic toxins), có thể có nhiều ảnh hưởng hơn là những cảm xúc. Tôi tin chắc rằng sự đau buồn và sự căng thẳng có thể đè nén sự miễn nhiễm, làm cho những tế bào độc hại có cơ hội lớn mạnh thành những mụt u có thể cảm giác thấy; nhưng tôi phản bác cái quan điểm cho rằng người ta tạo bệnh ung thư cho mình bởi vì thất bại không biểu lộ được sự tức giận và những xúc cảm khác. Và tôi thực tình chống đối cái ý tưởng cho rằng khi thất bại trong chuyện lành lặn làm cho người khác có một sự phán đoán nào đó về tình trạng tâm trí hay tâm linh của người ấy. Bác sĩ Larry Dossey, một trong số một vài bác sĩ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự cầu nguyện và lành lặn, đã sưu tập một danh sách gây nhiều xúc động về những người hiển thánh, cả Đông phương và Tây phương, những người đã chết vì bệnh ung thư, nhiều đến nỗi bệnh ung thư có vẻ gần như một thứ rủi ro có tính chất nghề nghiệp của trạng thái hiển thánh (sainthood). Hãy ghi nhớ trong đầu nếu bạn bị xúi giục để còn tin rằng sự lành lặn tùy thuộc vào sự giác ngộ và sự vượt qua những xúc cảm tiêu cực ! Sự giảm thiểu tự nhiên của bệnh ung thư có phải là ví dụ tốt nhất của hoạt động của hệ thống lành lặn không ? Bởi vì chúng là những sự xuất hiện hiếm hoi và ngoạn mục, và bởi vì ung thư là một căn bệnh đáng sợ vốn từ khước đa số những nỗ lực chữa chạy, những sự giảm bệnh tự nhiên gây sự chú ý và tạo ra những câu chuyện tốt cho ngành thông tin báo chí. Theo quan điểm của tôi chúng không phải là những ví dụ tất nhất của những đáp ứng lành lặn. Ung thư là một trường hợp đặc biệt, không giống như những bệnh khác (đọc chương 19), và những trường hợp này làm chúng ta bớt chú ý đến hệ thống lành lặn tuy kém hào nhoáng nhưng làm những công việc quan trọng hơn. Sự thuyên giảm tự nhiên của ung thư biểu hiện cho sự hoạt động đặc biệt của hệ thống lành lặn này. Hoạt động bình thường của hệ thống thực sự đáng ghi nhớ hơn nhiều. Môn Thiền Phật giáo Nhật Bản (Zen) thúc dục những người thực hành kinh nghiệm lấy những gì đặc biệt từ những gì thông thường, bỏ đi cái màng lọc màu xám của nhận thức quen thuộc và nhìn bản chất diệu kỳ của kinh nghiệm hàng ngày. Những người mới ngồi thiền thường tưởng tượng mục đích có thể đạt được bằng những trạng thái bất thường của sự tỉnh thức: những kinh nghiệm xảy ra ngoài thân thể, nhận thức, hợp ca từ thiên đàng nghe được với tai của tâm trí, những sức mạnh siêu nhiên, và còn nhiều nữa. Những thiền sư dạy rằng những kinh nghiệm như thế trong có liên hệ gì đến sự phát triển tâm linh và không nên chú trọng đến nếu nó xảy ra. Thay vào đó, họ hướng dẫn học viên cách ngồi đơn giản và chú ý vào những hình thái thông thường của sự tồn tại hiện hữu, như sự tăng cao và xuống thấp của hơi thở. Chúng ta khó lòng nhận thấy - hay chỉ biết ơn riêng thôi - những hoạt động bình thường của hệ thống lành lặn của cơ thể con người. Đưa ra tất cả những nhân tố có khả năng của sự thương tổn và bệnh hoạn chung quanh chúng ta, tất cả những thay đổi xảy ra bên trong và chung quanh chúng ta từng lúc, thật là kỳ diệu để thấy chúng ta đã sống còn trước những trở ngại nói trên. Hãy nghĩ trong một lúc nào đó tất cả mọi chuyện có thể trật đường rầy. Sự tiếp xúc thường xuyên với quang tuyến có thể làm hư hại DNA; hàng triệu tế bào phân chia mỗi một giây, bất cứ một trong những thứ đó có thể tạo nên một tai nạn về di truyền; vô số những phân tử của chất kích thích và chất độc lọt vào hệ thống của chúng ta từ mỗi một điểm có thể vào; những lực dằng co làm trầy trụa những mô; những áp lực của tuổi tác; hằng hà sa số những vi khuẩn (viruses), vi trùng (bacteria), và nhiều nhân tố có khả năng của bệnh tật khác nằm trong môi trường chúng ta đang sống; đó là không nói đến chuyện những tấn công về xúc cảm làm căng thẳng dây thần kinh và làm có nguy cơ làm xáo trộn đến sự quân bình giữa tâm trí / thể xác của chúng ta. Để sống còn từ ngày này qua ngày khác mà không gặp những biến chứng nguy hiểm thì gọi là phép lạ cũng không có gì là quá đáng. Mỗi ngày chúng ta yên vui sống với sức khỏe tương đối tốt lành đã là chứng nhân sự hoạt động của hệ thống lành lặn. Giá trị không thể nào đo lường được của nó không nằm ở chỗ khả năng của nó làm giảm bệnh nhưng nằm ở sự duy trì sức khỏe từ những thăng trầm trong đời sống hàng ngày. Đây là một cơ hội thật sự để ghi ân những điều đặc biệt có từ những thông thường. Liệu có thể tăng tiến hoạt động của hệ thống lành lặn để bảo vệ sức khỏe ? Vâng. Làm thế nào để làm được chuyện đó là những đề tài sẽ được bàn đến ở phần kế tiếp của cuốn sách này. Những Hình Thái Của Sự Lành Lặn: Jan Jan Barnett có một lá lách lớn, lớn đến nỗi chuyện đi mua quần áo là một chuyện khó khăn cho bà ta. "Tôi trông giống như có bầu năm tháng,“ Bà nói với một nụ cười. Ngoại trừ chuyện đó, và một vài lần hụt hơi khi thở do sự rán sức (một triệu chứng của bệnh thiếu máu (anemia)), bà ta sống một cuộc sống bình thường - phải nói là trên trung bình mới đúng, bởi vì bà tự coi mình là một người đàn bà vui vẻ, may mắn. Bà nói với tôi, "Nếu tôi phải chết ngày hôm nay, tôi không ân hận gì cả. Đời tôi là cả một cuộc đời đầy đủ, tuyệt diệu, và tôi có một cảm nhận tuyệt vời về sự an bình bên trong." Mười năm trước đây, lúc bà được bốn mươi tuổi, Jan tới khám tổng quát ở phòng mạch bác sĩ như thường lệ. Bác sĩ tìm ra lá lách bị sưng to, đó là kết quả thử máu cho thấy máu Jan xấu. Bác sĩ đề nghị cắt bỏ lá lách (splenectomy), vốn là một cuộc giải phẫu thông thường, vì lá lách được coi là có thể bỏ đi, và bác sĩ này gửi Jan đến một bác sĩ giải phẫu. May mắn thay, quan điểm của người bác sĩ giải phẫu rất cấp tiến. Ông nói với bệnh nhân Jan, " Chúng tôi không làm việc này nữa, ít nhất là cho đến khi chúng tôi tìm được lý do của sự sưng lá lách?' ông gửi Jan đến một chuyên gia về huyết học (hematologist). Người chuyên gia này thử nghiệm máu của Jan và lòi ra Jan Barnett có một chứng bệnh rối loạn ít người hiểu đó là bệnh xơ hóa tủy xương sơ khởi (primary myelofibrosis hay còn gọi là agnogenic myeloid metaplasia (bệnh xơ hóa có căn nguyên không rõ)); cắt bỏ lá lách có thể sẽ giết bà ta. Xơ hóa tủy xương có nghĩa là những mô như tủy xương lớn lên ở một chỗ khác từ nơi chốn đáng ra là chỗ của chúng - trong trường hợp này, ở lá lách. "căn nguyên không rõ" là một tiếng chọn lọc có nghĩa là "không rõ nguyên nhân gây bệnh" (hay nói một cách rõ ràng hơn, "Chúng tôi không có một chứng cớ nào về chuyện tại sao bà có tình trạng bệnh hoạn này hay chúng tôi có thể làm gì để chữa nó đây"). Vấn đề sâu xa là thay thế những tủy hoạt động bằng nguyên bào sợi (fibroblast) là những tế bào làm thành những mô kết nối. Để đáp ứng với tiến trình nguy hiểm đến tính mạng này, lá lách nhận lấy công việc chế tạo ra những tế bào hồng huyết cầu; sự căng lớn của lá lách được đền bù - đó là sự lành lặn đáp ứng với bệnh tật, vì chuyện này mà tại sao chuyện cắt bỏ lá lách trở thành nguy hiểm. Sự chẩn đoán của bệnh xơ hóa tủy xương sơ khởi không có gì chắc chắn. Đa số người bị bệnh này đều già hơn Jan, họ thường ở vào lứa tuổi sáu mươi hay bảy mươi, và họ thường chết vì những nguyên nhân khác. Ở một số người, sự rối loạn về tủy sẽ biến thành bệnh hoại huyết (leukemia). Jan kể lại, "Họ nói với tôi rằng chuyện tôi mắc bệnh là chuyện quá hiếm vì tôi còn trẻ và khi mắc bệnh rồi thì ước định rằng sẽ sống thêm mười năm nữa. Nhưng họ cho tôi thấy thêm nhiều bảng thống kê khác có nhiều triển vọng hơn, như chừng hai mươi lăm phần trăm người bệnh không có vấn đề gì thêm. Tôi nghĩ rằng, 'Thế thì không đến nỗi xấu quá. Tôi có thể ở trong nhóm hai mươi lăm phần trăm này.' " Jan nói, "Vì không có thuốc hay cách giải phẫu nào giúp cho tôi, nó làm cho tôi tự làm mọi chuyện." Bà được bảo là nên đi đo mức máu thường xuyên để quyết định xem tình trạng tiến triển như thế nào. Một vài tháng sau khi được chẩn đoán, Jan có làm những sự thay đổi trong đời bà. Bà nói, "Lối ăn uống của tôi luôn luôn lành mạnh nên tôi không cần thay đổi chế độ ăn uống mấy, nhưng tôi quyết tâm đi theo một chương trình thể dục vốn sau này trở thành một phần quan trọng của đời sống tôi. Căn bản là tôi bơi lội, giờ đây có nhiều sức lực để đi bộ. Thể dục đã đem lại cho tôi lợi ích tuyệt vời và bất ngờ cạnh những lợi ích mà bạn ước mong. Nó cho tôi có thì giờ để bắt đầu trị liệu những công việc về tâm thần, suy ngẫm về bề sâu bên trong cuộc sống của tôi?” Jan nói rằng những sự thay đổi rõ ràng nhất là tâm lý. Bà nói, “Đầu tiên, nó cho phép tôi chăm sóc bản thân của tôi. Tôi quyết định không bao giờ phải nuối tiếc chuyện nuôi dưỡng bản thân tôi. Tôi bỏ khóa học về y tá và thay vào đó theo học bằng cao học về giáo dục dựa trên kinh nghiệm. (Kinh nghiệm của tôi là sống với sự chẩn đoán này và đi đến một quan niệm toàn vẹn của sức khỏe). Tôi luôn bảo đảm chuyện nghỉ ngơi và ngủ sao cho đủ. Và tôi bắt đầu nhìn vào sự xáo trộn trong lòng của tôi.” “ Tôi lớn lên trong một gia đình trật đường rầy khá nặng. Mẹ tôi trở nên bị bệnh tâm thần lúc tôi được chín tuổi, và người cha ghẻ của tôi bị ghiền rượu. Tôi còn nhớ có gặp một bác sĩ ở viện y tế Mayo để xin ý kiến thứ hai (second opinion) về sự chẩn đoán về bệnh xơ hóa tủy xương sơ khởi (primary myelofibrosis). Bác sĩ hỏi tôi là tôi có bao giờ bị phơi bày ra trước những chất độc để từ đó có thể giải thích tại sao tôi bị cái bệnh bất thường này, và tôi cười, bởi vì đầu óc tôi thoáng chiếu lại tất cả những chất độc xúc cảm (emotional toxicity) của đời sống gia đình tôi. Hầu hết đều tập trung chung quanh mẹ tôi. Tôi không muốn thấy bà nữa. Dù chỉ nói hay nghĩ đến chữ 'mẹ' làm tôi nổi giận bừng bừng như giông bão. Tôi không biết chuyện chữa lành thái độ này sẽ là cái chìa khóa dẫn đến toàn thể mọi chuyện. “Chừng năm tháng sau khi chẩn đoán, tôi dần hiểu rằng cái phương cách duy nhất làm cho mối quan hệ với mẹ tôi có thể thay đổi là tôi phải nhìn mẹ tôi dưới một cặp mắt khác. Tôi còn nhớ cái lúc mà tôi đạt được điều này. Nó giống như được tái sinh, cái khởi đầu của một con người mới hiện hữu trong tôi. Bạn sẽ không tài nào hiểu nổi đời sống sẽ như thế nào khi loại độc tố này được dời đi. Từ đó tôi sống với nội tâm thanh bình thay vì với bên trong lòng hỗn loạn, và tôi thật sự không lo lắng về tình trạng của thể xác nữa. Gia đình tôi hết sức hỗ trợ tôi; chúng tôi đều trưởng thành từ đó. Chúng tôi đều ý thức rằng sự quí giá của mỗi ngày và nhu cầu phải giải quyết từng vấn đề khi nó xuất hiện. Chúng tôi có những vấn đề của chúng tôi, và chúng tôi giải quyết chúng. " Giờ đây Jan làm việc như một người an ủi tổn thất cho một nhà tế bần ở Mankato, Minnesota. Lượng máu của bà yên ổn một cách kỳ diệu trong suốt mười năm qua. Những chuyên viên về máu mà bà đi khám thường không có lời phê phán nào về tình trạng yên ổn của bà, nhưng mới đây có một người nói rằng "bà ở trong tình trạng rất tốt." Jan nói bà còn một vấn đề nhỏ là bà hụt hơi khi trèo lên những bậc thang, ngoài ra không có gì giới hạn bà hết. Bà nói, "Tôi nhận được sự hồi đáp lý thú từ gia đình tôi. Họ nói rằng tôi có vẻ như khác hẳn, rằng họ có cảm giác thật an bình khi họ chung quanh tôi." Những Hình Thái Của Sự Lành Lặn: Ethan Lần đầu tiên Ethan Nadelmann có vấn đề rắc rối với lưng của ông ta là vào mùa hè năm 1981, khi ông được hai mươi bốn tuổi. Không có nguyên nhân chính gây ra bệnh, chỉ có lưng dưới bị đau ghê gớm mà dường như không biết bắt nguồn từ đâu. Ethan lúc đó được coi là một người gọn ghẽ, khỏe mạnh và thích chơi bóng rỗ, thình lình ông trở thành người tàn tật; thật ra, ông có thể đi bộ chút ít. Tuy nhiên, mười ngày sau, cơn đau từ từ giảm đi, cuối cùng nó biến mất, xem chừng bí mật như khi nó đến. Ethan là một nhà khoa học chính trị (political scientist), là một chuyên viên quốc tế nổi danh về chính sách ma túy. Vào năm 1981, lúc ông có kinh nghiệm đầu tiên về chuyện đau lưng sau, ông đang học để chuẩn bị cho những kỳ thi tổng quát của văn bằng tiến sĩ về công quyền của ông tại đại học Harvard, cũng như đang tính chuyện vào trường Luật Harvard vào mùa thu. Hai năm sau, khi ông đang căng thẳng nhiều vì bài vở nhà trường- ông bây giờ đang ở năm thứ hai trường Luật và năm thứ ba của trường đại học tốt nghiệp (graduate school)- Ethan bị đau lưng sau một lần nữa, theo ông nghĩ lần này là do kết quả tập tạ của ông. Giờ đây cái đau lan đến chân phải của ông và rất trầm trọng, bắt buộc Ethan phải đi tìm sự giúp đỡ Y khoa từ một bác sĩ giải phẫu chỉnh hình (orthopedic surgeon). Soi quang tuyến cho thấy có đĩa lồi ra ở xương sống vùng xương chậu bên dưới. Bác sĩ cho thuốc indomethacine (indocin), một loại thuốc chống sưng rất mạnh. Cơn đau kéo dài hàng tháng. Cuối cùng một bác sĩ chỉnh hình đề nghị Ethan đi xin thêm ý kiến thứ hai (second opinion) từ một bác sĩ giải phẫu khác và vị bác sĩ này khuyên ông, "Nếu ông không cảm thấy khá hơn trong vòng một tháng, ông sẽ phải bị giải phẫu." Ethan cảm thấy khỏe khoắn hơn trong vòng một tháng, cuối cùng bỏ luôn thuốc Indocin. Kinh nghiệm vừa rồi làm ông chấn động cả thân tâm. Ông nói, "Tôi cảm thấy thận trọng lúc chơi bóng rỗ, không cử tạ quá nặng, và nói chung tôi trở nên cẩn thận trong mọi chuyện, " Trong vài năm kế tiếp, Ethan không gặp trở ngại gì lớn về lưng cả. Ông kể lại, " Tôi bị đau sơ sơ sau khi chơi bóng rỗ, môn đánh vợt (racquetball), và cử tạ nặng. Thường thường cơn đau kéo dài chừng vài ngày, nhiều nhất là một tuần. " ông lập gia đình năm 1986, và trở thành người cha hai năm sau. Tôi gặp ông lần đầu tiên vào trong thời gian ấy, trong lúc ông đang sống một cuộc đời trí thức năng động, căng thẳng với chức vụ giáo sư phụ tá tại đại học Princeton. Vào tháng sáu năm 1991, khi Ethan trở về từ một chuyến du hành từ âu châu, lưng của ông hơi làm ông " khó chịu đôi chút" nhưng rồi sự đau hiển hiện từ từ và tăng lên trong suốt mùa hè. Vào cuối tháng tám, sau khi chơi một trận bóng rỗ, cơn đau "trở nên tệ hại và không biến đi". Một tuần lễ sau, vào khoảng đầu tháng chín, tình trạng của ông càng tệ hại, và ông đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ từ những chuyên gia đấm bóp, trong đó có một nhà thực hành phái nữ theo phương pháp ấn huyệt (shiatshu). Bà nói ông sẽ cảm thấy khó chịu sau khi được bà chữa trị, và quả đúng như thế. Một vài ngày sau, ông dậy sớm, và điều này quả là bất thường đối với ông, và cảm thấy bồn chồn. Ông đi bộ một lát và sau khi về nhà không lâu, ông bắt đầu cảm thấy ớn lạnh và lên cơn sốt đến 102 độ. Sáng hôm sau cơn sốt và cơn đau lưng biến mất, nhưng thay vào đó ông bị đau ở dây thần kinh hông bên phải. Ông trở lại khám bệnh với người chuyên viên nữ thực hành môn ấn huyệt. Vào khoảng thời gian này, ông phải điều khiển một cuộc họp quan trọng kéo dài ba ngày bao gồm những nhóm người làm việc về chính sách cải tiến về ma túy. Tình cờ tôi lại là hội viên của nhóm và cảm thấy căng thẳng khi nhìn thấy có sự đau đớn rõ rệt nơi Ethan. Vào sáng thứ hai, ông nói cho tôi nghe là ông thức dậy và cảm thấy bắp chân phải đau nhói. Cơn đau cứ tiếp tục tăng lên. Ethan nói, "Tôi thức dậy nửa đêm mà nước mắt tràn trề." Vài ngày sau ông đến khám ở một bệnh viện địa phương, nơi đây ông được chích thuốc Demetrol, và thuốc làm cho ông ngủ một đêm yên ổn. Khoa đấm bóp bây giờ chỉ cho kết quả tạm thời, và Ethan đi tới bác sĩ chỉnh hình để chiếu quang tuyến X và rọi máy MRI. Giờ đây ngay cả chuyện đứng thẳng ông cũng không làm được. Máy rọi MRI cho thấy ông có hai bánh xương bị bể ( disc), một trong hai bánh " nát vụn ra từng mảnh". Bác sĩ chỉnh hình khuyến cáo giải phẫu ngay và cho toa thuốc ngủ và an thần (valium). Ethan gọi cho tôi xin lời hướng dẫn, nhưng vì ông đang quá đau và đang dùng thuốc ngủ và thuốc an thần với lượng cao nên tôi thấy khó mà đối thoại với ông được. Tự thân ông, ông cho biết là ông không nhớ những mẫu đối thoại trong thời gian này. Tôi nói ông nên đi xin ý kiến thứ hai trước khi đồng ý cho giải phẫu. Tôi cũng thúc giục ông đọc cuốn sách " Healing back pain" (Làm lành đau lưng) của Bác sĩ John Sarno, một bác sĩ ở New York thường nhấn mạnh rằng đa số chuyện đau lưng là do kết quả của sự dính líu của tâm trí với chức năng bình thường của thần kinh và sự lưu chuyển của máu tới những bắp thịt, một tình trạng mà ông gọi là chứng viêm cơ do sự căng thẳng (tension myositis syndrome, hay gọi là TMS. Ethan mặc dù đang bải hoải, ngất ngưỡng vì thuốc, vẫn khẳng định rõ ràng rằng ông không muốn nghe bất cứ những gì về vấn đề của ông là chứng tâm thần thân thể (psychosomatic ). Sau đó không lâu, Ethan gọi điện thoại cho tôi và nói rằng ông đã xin được ý kiến thứ hai và nó cũng giống như ý kiến thứ nhất: lập tức giải pháp và cắt bỏ cái đĩa xương bị hư (shattered disc) và giảm bớt áp lực trên những giây thần kinh. Một lần nữa, tôi cảm thấy thật khó khăn để nói chuyện với ông ta. Ông nói ông đau quá đến nỗi ông nghĩ đến chuyện phải giải phẫu trong vòng vài ngày tới, tôi khuyên ông nên chần chờ đã, xem coi ông có thể đạt được sự yên lành tạm thời từ châm cứu hay thôi miên, và rán có một cuộc gặp gỡ với Bác sĩ Sarno. Tôi có nhiều lý do để giới thiệu cuốn sách của Bác sĩ Sarno. Tôi đã từng gặp nhiều bệnh nhân đã thử nhiều phương cách có thể tưởng tượng được để trị bệnh đau lưng, nhưng họ không thành công cho đến khi họ đến gặp Bác sĩ Sarno mới lành bệnh. Cách chữa trị đơn giản bao gồm chuyện đọc cuốn sách của ông, gặp mặt khám bệnh riêng với ông một lần, và tham dự những buổi diễn thuyết ban chiều của ông trong đó ông giải thích tại sao tâm trí tạo nên sự đau đớn ở lưng. Điều này có vẻ quá lý tưởng để trở thành sự thật, nhưng tôi còn nhớ một trận đau lưng mà tôi từng bị; rõ ràng là nó có liên hệ đến trạng thái xúc cảm của tôi - sự đau buồn về sự mất mát cùng một lúc hai mối quan hệ thân thiết - và nó bất thình lình biến mất sau ba tuần. Nó không bao giờ trở lại. Rồi tôi còn thấy hai trường hợp bệnh nhân nam đau lưng kinh niên hạng nặng. Bệnh bỗng biến mất như trò ảo thuật khi hai người này bước vào chuyện yêu đương. Cuối cùng tôi vừa tham dự một hội nghị khoa học gọi là Hội đau nhức bắp thịt và xương Bắc Mỹ, tại đây tôi được mời để trình bày một bài tham luận căn bản nói lên ý nghĩa của sự đau đớn. Người diễn giả nói sau tôi trình bày một bài tham luận lý thú về sự thiếu sự liên hệ giữa kinh nghiệm chủ quan của chuyện đau lưng và những phương pháp điều trị khách quan của sự hoạt động khác thường về bắp thịt và xương như quang tuyến X và máy soi MRI. Ông chiếu phim quang tuyến X và hình soi của những bệnh nhân trong thật thê thảm đến nỗi bạn không thể tin nổi những người này có thể đứng hay đi được, cho tới giờ này thì họ không còn đau và đi đứng bình thường. Trong những trường hợp khác bệnh nhân đi đau đớn không di chuyển được trong khi xương sống họ vẫn bình thường. Theo sự suy nghĩ của tôi, tất cả những chuyện nói trên đều đúng với quan điểm của Bác sĩ Sarno. Hơn nữa, tôi còn biết một lý do gì khác còn ác liệt hơn là những căng thẳng mà ông đang chịu đựng. Thêm vào những áp lực đang có, cuộc hôn nhân của ông đang gặp nhiều khó khăn và đứa con gái đang ở lứa tuổi đòi hỏi đủ thứ. Đối với tôi ông là ứng viên lý tưởng cho bệnh viêm cơ do sự căng thẳng (TMS) Ethan không thăm viếng một chuyên viên thôi miên nào, cũng như ông không đi châm cứu, nhưng ông có đọc sách của Bác sĩ Sarno. Ông nói ông chú ý đến nó vì một vài lý do. Ông tâm sự, “Đầu tiên, tôi ý thức được là tôi bị căng thẳng nhiều quá. Hai là, sự kiện chuyện đau đớn bất thình lình nhảy từ lưng dưới vào chân của tôi trong có vẻ kỳ dị khác thường. Thứ ba là tôi nhớ lại kinh nghiệm của tôi năm 1983, khi một bác sĩ chỉnh hình bảo tôi là tôi phải khỏe ra trong vòng một tháng hay là phải đi giải phẫu, và tôi khỏe ra trong tháng đó thật. Và Bác sĩ Sarno trình bày những chi tiết đáng quí và những điều để thảo luận rất hay. " Giờ đây vị bác sĩ giải phẫu thúc đẩy tôi nên giải phẫu, và ông đang nắm trong tay một hình soi của máy MRI cho thấy tôi có một đĩa xương bị bể nát ra trầm trọng. Ethan bị cái đau dày vò trong khi thần trí thì vất vưởng bởi ảnh hưởng của thuốc ngủ và an thần. Nhưng ông vẫn rán chống chỏi. Ông kể, "Tôi thấy có một bác sĩ khác chích cho tôi một mũi thuốc cortisone. Nó chỉ giúp cho tôi cảm thấy an bình chút xíu. Một đôi khi tắm nước nóng có giúp tôi, nhưng phần lớn sự đau nhức khổ sở nằm ở phần chân dưới." ông đọc thấy trong sách của Bác sĩ Sarno rằng những đĩa xương lồi (hemiated disc) tự chúng không gây ra sự đau đớn. Chúng có thể làm cho bắp thịt yếu đi và những triệu chứng khác của của sự rối loạn thần kinh, nhưng không phải sự đau đớn; sự đau đớn gây ra bởi tâm trí, dù cho nó nối kết nó tới khu vực bị tổn thương. Ethan xin một cái hẹn khám bệnh với Bác sĩ Sarno và rán lê chân tới New York để khám. Ethan kể lại, " Bác sĩ Sarno có vẻ không thích thú mấy về cái máy soi MRI, ông chỉ đồng ý chuyện đo kết quả của bắp thịt chân đo bằng máy này, và nó chỉ rõ là tôi không có sự hoạt động khác thường của thần kinh. Ông ấy khám tổng quát thân thể tôi một cách mau chóng và nói tôi là một trường hợp rõ ràng của bệnh tâm trí ảnh hưởng và tôi nên bỏ đi những thuốc chống đau (painkillers) vì tôi không cần chúng. Và ông nói với tôi là chắc chắn tôi sẽ khá hơn và sẽ chơi được bóng rỗ trở lại. Tất cả những gì tôi cần phải làm là chấp nhận sự chẩn đoán của ông. Buổi diễn thuyết buổi chiều lại đúng vào chiều hôm đó nên tôi tham dự. Có chừng bốn mươi người tham dự hôm ấy, đa số là giới trung và thượng lưu. Tôi nghe nhiều câu chuyện của những người đến dự hôm ấy. Có ông kể chuyện lưng đau của ông suýt nữa thì bị nguy. Dù sao tôi ngồi đấy mà nghe tất cả những câu chuyện mà thấy cơn đau lưng của mình giảm hẳn. Sau cùng tôi đi ăn tối ở nhà người bạn. Cơn đau dường như không còn nữa. “Sarno khuyên tôi rằng tôi không nên làm bất cứ cái gì với khoa chỉnh hình thân thể nữa (physical therapy). Ông nghĩ tất cả bất cứ những gì can thiệp trực tiếp đến cái lưng thì chỉ làm tăng thêm cái ý tưởng sai lầm rằng sự đau đớn phát xuất từ đấy. Thay vào đó ông muốn bạn tìm ra loại đau tâm lý gì ảnh hưởng đến thân thể. Vâng, tôi không thể hoàn toàn bỏ qua sự điều chỉnh về thể chất, nên sáng hôm sau tôi hẹn đi khám một bác sĩ thao tác trị liệu (osteopath). Ông nói với tôi là Sarno có phần nào đúng nhưng tôi vẫn cần phải điều trị về thể chất. Cơn đau có trở lại một chút ngày hôm ấy. Đêm ấy tôi mơ thấy chuyện Sarno cãi cọ với viên bác sĩ thao tác trị liệu về vấn đề thể chất trị liệu (physical therapy). Lúc tôi tỉnh dậy thì cơn đau có bớt đi, và tôi quyết định không đi trị liệu thể chất nữa. Tôi dùng vài