🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Để Con Bạn Giỏi Như Einstein Ebooks Nhóm Zalo C LỜI GIỚI THIỆU hẳng có gì ngạc nhiên khi ngày nay, nhiều bậc huynh và giáo viên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi dạy dỗ trẻ. Chúng ta cứ bị cuốn vào những giả định của xã hội về phương thức nuôi dạy, giáo dục thế hệ tương lai. Trong chuyện học hành của con trẻ, ai cũng bảo cần thúc đáy trẻ “càng nhanh càng tốt”. Mọi người cho rằng từng giây từng phút của trẻ đều cực kỳ quan trọng, rằng trẻ con như những tờ giấy trắng và người lớn phải là họa sĩ để vẽ lên đó những hình họa đặc sắc nhất. Những giả định đó và sự phát triển của trẻ hoàn toàn đi ngược lại các thông điệp rút ra từ các trường đại học, nơi các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em đã miệt mài nghiên cứu về quá trình phát triển và học hỏi của trẻ. Quyển sách này sẽ cho bạn cái nhìn mới mẻ về sự phát triển của trẻ dưới góc độ khoa học, từ đó góp phần loại bỏ thực trạng “sống vội” của vô số trẻ em, phụ huynh và giáo viên. Lần đầu tiên chúng tôi nghĩ đến việc viết quyển sách này là vào giữa những năm 1980, khi giáo sư David Elkind của Đại học Tufts đến Philadelphia để nói về quyển sách nổi tiếng của ông: The Hurried Child (tạm dịch: Đứa trẻ sống vội). Giáo sư Elkind đã đề cập đến vấn đề này từ rất lâu, trước khi “thập kỷ trí não” diễn ra - tức là giai đoạn các bậc phụ huynh được bảo phải đưa việc phát triển trí não của trẻ vào danh sách “những việc cần làm ngay”. Ông lo ngại khi thấy trẻ mẫu giáo bị “người lớn hóa” vì luôn phải mặc những bộ trang phục chỉnh tề, tham gia các hoạt động của người lớn như: học vi tính, nữ công gia chánh, tập đá bóng… Chỉ cần hai lần gõ phím tìm kiếm các thông tin nuôi dạy con cái trên Internet, những bậc phụ huynh sẽ đọc được ngay những lời cảnh báo của ông về vấn đề này. Lúc bấy giờ, tôi (Kathy) là giáo sư cấp dưới tại trường Haverford và đảm nhận nghiên cứu đề tài “Những đứa trẻ sống vội”. Quả thật, tôi đã cực kỳ ấn tượng với giáo sư 1 David Elkind khi đón tiếp, đồng hành cùng ông trong suốt chuyến thuyết trình. Vào thời điểm đó, tôi cũng đang làm mẹ của hai đứa con nhỏ: bé Josh 4 tuổi và Benj mới lên 2. Vừa hiểu ra lý thuyết của giáo sư Elkind quả rất đúng đắn khi bảo rằng người lớn cần dành nhiều thời gian hơn cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ vui chơi nhiều hơn, tôi vừa cảm nhận rõ nỗi đau của một người mẹ “sống vội”. Cứ mỗi lần nghe bạn bè mách bảo về một lớp học năng khiếu hay câu lạc bộ thể thao nào đó dành cho trẻ mẫu giáo, tôi lại thấp thỏm lo lắng con mình sẽ tụt lại phía sau trong một xã hội đang mang nặng căn bệnh thành tích. Là một nhà tâm lý về sự phát triển của trẻ, tôi hiểu giáo sư Elkind đã nói đúng về thực trạng khốn khổ của các bậc phụ huynh và trẻ con trong xã hội hiện đại ngày nay. Ấy vậy mà tôi vẫn phải cố vận dụng tất cả hiểu biết của mình mới có thể cưỡng lại ý nghĩ thúc đẩy con phát triển thật nhanh, thật xa. Dựa trên những kiến thức về sự phát triển của trẻ, tôi cho phép các con thoải mái chơi đùa. Và 16 năm sau, tôi rất vui sướng khi thấy hai cậu con trai lớn của mình (hiện tôi có tất cả ba cậu con trai) đều trúng tuyển các trường đại học mà chúng mong muốn, đồng thời trở thành những công dân hết sức hạnh phúc, thông minh và sáng tạo. Cùng thời điểm đó, tôi (Roberta) nuôi hai đứa con và đang là giáo sư ở Đại học Delaware. Jordy lúc đó lên 9 còn Allison mới lên 5. Tôi còn nhớ khi con trai tôi thất bại trong vòng phỏng vấn tuyển sinh vào một trường tư, tôi đã tự hỏi có phải tôi đã sai lầm khi không chịu dạy cháu biết đọc trước, dù lúc đó thằng bé mới lên 4! Tôi đã để mình bị văn hóa xã hội tác động quá nhiều, trong khi lẽ ra mình phải hiểu biết và chủ động hơn nhiều người bởi tôi là chuyên viên tâm lý về sự phát triển của trẻ. Và trong giai đoạn sau, tôi đã chống lại điều đó vì đã hiểu rằng, thúc ép trẻ chỉ càng phản tác dụng, khiến trẻ sợ hãi chuyện học hành. Nhưng điều đó không có nghĩa cứ “thả rong” trẻ ở nhà. Tôi và con đã cùng tham gia các lớp học nhạc và tôn giáo. Đồng thời, tôi cố gắng tạo cơ hội cho con thỏa thích vui chơi. Khi các con tôi được chọn vào lớp khiêu vũ dành cho sinh viên tại 2 một câu lạc bộ địa phương, tôi đã huýt sáo vui sướng. Thật không dễ từ chối lời mời hết sức hấp dẫn ấy! Nhiều con cái của bạn bè tôi cũng tham gia lớp này. Nhưng theo kinh nghiệm rút ra từ các con của mình (nay chúng đã 20 và 24 tuổi), tôi thấy bọn trẻ vẫn thích những khoảng thời gian được chơi đùa tại nhà với bố mẹ hay với bạn bè hơn. Mới đây, cô con gái của tôi e thẹn thú nhận rằng khi còn bé, cháu từng chơi trò dùng các ngón tay trên cùng một bàn tay đóng giả các thành viên trong một gia đình. Và cháu đặc biệt thích trò chơi đó. Còn cậu con trai của tôi thì lại thích cái cầu thang phụ cũ trong nhà trước khi sửa sang lại gian bếp, vì theo cháu, đó là nơi cực kỳ tuyệt vời để chơi trò trốn tìm. Và cả hai đứa con tôi đều nhớ đã từng biến một cái thùng giấy đựng đồ gia dụng thành thiên đường án náu. Liệu các con tôi có thiếu sót vì đã không tham gia các lớp khiêu vũ đó và do vậy, sẽ mất đi cơ hội học cách giao tiếp với người khác phái? Hay liệu chúng có thiệt thòi trong giao tiếp xã hội vì không biết các điệu nhảy đó? Tôi không nghĩ vậy. Con trai tôi tốt nghiệp một trường đại học thuộc khối Ivy League1, đã và đang có những đóng góp nhất định cho xã hội trong vai trò thành viên chương trình Teach for America. Còn cô con gái hiện đang học năm cuối đại học mỹ thuật, cũng đã góp phần cống hiến cho xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện tại một trung tâm chống tệ nạn cưỡng hiếp. Cả hai cháu đều biết quan tâm mọi người, sống vui vẻ và hữu ích. Chúng tôi chia sẻ như vậy để các bạn thấy rằng, ngay cả chúng tôi - những người có chuyên môn về sự phát triển và trưởng thành của trẻ - cũng có những lúc bán tín bán nghi khi cố tìm cách cân bằng cuộc sống của chính mình và của con cái. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ thấy rằng mình không phải là trường hợp ngoại lệ khi làm theo những gì “trái tim mách bảo”, dám “nói không” với những hoạt động ngoại khóa mà hầu hết những đứa trẻ ngày nay đang phải tham gia. Cuối cùng, chúng tôi chia sẻ với bạn những điều này để khi con bạn lớn lên, ngoái nhìn lại quá khứ, chúng sẽ nói cho bạn biết rằng tuổi ấu thơ được thoải mái chơi đùa cùng bạn bè và gia đình có ý nghĩa quan trọng thế nào với sự phát triển của chúng và chúng đã hạnh phúc biết bao. 3 VÌ SAO BẠN NÊN ĐỌC QUYỂN SÁCH NÀY NGAY LÚC NÀY? Quyển sách này chia sẻ đến các bậc cha mẹ, những người đảm nhận trọng trách nuôi dạy trẻ, và những người có nhiệm vụ đề ra các chính sách giáo dục một vấn đề rất đáng chú ý trong sự phát triển của trẻ. Bốn thập kỷ qua đã chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có của những nghiên cứu khoa học về trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi, và chúng tôi hân hạnh được tham gia vào cuộc cách mạng này cùng những cộng sự trên khắp thế giới. Là những nhà khoa học với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời cũng là những bậc làm cha làm mẹ, chúng tôi thật sự mong muốn giúp các bậc phụ huynh và con trẻ tận hưởng cuộc sống đích thực. Chúng tôi muốn bạn hiểu rõ quá trình phát triển của một đứa trẻ để từ đó có những lựa chọn khôn ngoan và có cơ sở khoa học. Và sau đó, bạn sẽ áp dụng những kiến thức này vào thực tiễn gia đình mình, vào trường học hay khi quyết định đưa ra một chính sách giáo dục nào đó. Phần lớn những kết quả nghiên cứu về sự phát triển của trẻ mà các báo đài thường nhắc đến mới chỉ là hạt cát trong thế giới thật sự của khoa học. Tin tức và quảng cáo vẫn luôn nói với những bậc phụ huynh rằng đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và mọi đứa trẻ đều là thần đồng toán học. Trong quyển sách này, chúng tôi sẽ thẳng thắn chia sẻ với bạn sự thật về sự phát triển của trẻ. Chúng tôi sẽ cho bạn thấy bản chất của quá trình học hỏi ở một đứa trẻ thật sự là thế nào, đồng thời giúp bạn chuyển từ việc đọc những bài báo nặng tính lý thuyết sang áp dụng những điều mà các nghiên cứu khoa học đã gợi ý. Với rất nhiều những “nội dung dễ học hỏi”, giúp bạn có thể “phát hiện khả năng tiềm ẩn” của con trẻ, quyển sách này sẽ cho bạn thêm sức mạnh để cưỡng lại ý muốn ép con mình trở thành những thiên tài nhỏ, đồng thời giúp bạn trang bị những kỹ năng cần thiết để nuôi dạy và đóng góp cho xã hội những công dân thông minh, khỏe mạnh và hạnh phúc. VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ Kathy Hirsh-Pasek đạt danh hiệu giáo sư tại trường Đại học Pennsylvania, bang Philadelphia. Cô hiện là giáo sư của trường 4 Đại học Temple ở Philadelphia và là giám đốc Phòng nghiên cứu trẻ sơ sinh của trường. Roberta Michnick Golinkoff đạt danh hiệu giáo sư tại trường Đại học Cornell ở Ithaca, New York và chịu trách nhiệm chỉ đạo dự án Ngôn ngữ trẻ sơ sinh tại Đại học Delaware ở Newark. Cả hai đều là những học giả được công nhận trên toàn thế giới và đã cộng tác nghiên cứu kể từ năm 1980. Ngoài việc luôn là người lắng nghe và là người tư vấn tốt nhất của nhau, họ đã viết và biên tập 10 quyển sách và hơn 80 bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Họ cũng đang cùng các đồng nghiệp khám phá những điều chưa biết về sự phát triển của con người. Tại nhiều buổi họp mặt có nội dung chuyên sâu được tổ chức trên toàn thế giới, họ đã chia sẻ những quan điểm về các mặt khác nhau liên quan đến quá trình phát triển của một đứa trẻ. Khi được tài trợ bởi nguồn thuế của cộng đồng lẫn các khoản trợ cấp của liên bang, họ quyết định “đền đáp” và chia sẻ với các bậc phụ huynh và những người đang công tác trong lĩnh vực giáo dục trẻ những “trái ngọt” từ quá trình dày công nghiên cứu. Họ đã nghiên cứu xem làm thế nào trẻ em có thể học được một ngôn ngữ, vốn là một kỳ công ở lứa tuổi lên 3. Tác phám “How Babies Talk” (tạm dịch: Trẻ học nói như thế nào) của họ đã được dịch ra bốn thứ tiếng (có lẽ chính niềm hứng thú, lòng nhiệt huyết của họ với đề tài này đã khiến mọi người phải thích thú lây). Như đã nói ở trên, rất dễ nhận thấy những bậc cha mẹ ngày nay lúc nào cũng tất bật, vội vàng như thể đang cố gắng tận dụng từng giây từng phút của quỹ thời gian hạn hẹp. Chính Kathy và Roberta cũng từng chịu đựng áp lực dồn dập ấy. Đôi khi chúng ta phạm sai lầm khi lập ra những kế hoạch quá sức và rồi nhận ra chính mình phải gánh chịu hậu quả. Vì sao? Vì bọn trẻ hết sức yếu ớt, mệt mỏi và căng thẳng. Nuôi dạy con là việc cực kỳ gian khó. So với trọng trách này thì nhiều người thấy đi làm kiếm tiền dễ dàng hơn rất nhiều! Và dù chưa bao giờ phải dùng đến các tranh ảnh trực quan để nuôi dạy 5 đứa con của mình, Kathy và Roberta vẫn là những bà mẹ rất thành công khi các con đều sống ngăn nắp, biết rõ các nguyên tắc đi vệ sinh, biết đọc, biết viết và rất hứng thú học hành. 5 Ngoài ra, còn phải kể đến sự tham gia của giáo sư Diane Eyer, một chuyên gia tâm lý công tác tại Đại học Temple, là tác giả của một số quyển sách viết về việc làm mẹ. Các tác phám “Motherguilt” (tạm dịch: Tội lỗi của người mẹ) và “Mother-Infant Bonding” (tạm dịch: Tình mẫu tử) của cô được các nhà phê bình của tờ New York Times đánh giá cao. Diane có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự ra đời cuốn sách. Cô đã giúp Kathy và Roberta tập hợp một số công trình nghiên cứu (được chia sẻ với bạn đọc trong quyển sách này) và đảm bảo nội dung quyển sách thật dễ hiểu, lôi cuốn. TIẾN LÊN CÙNG THẾ HỆ TƯƠNG LAI Giáo sư Elkind và những chuyên gia khác đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Rất nhiều chuyên gia đã nói và viết về nỗi căng thẳng mà con trẻ và phụ huynh đang gánh chịu trong thế giới hối hả ngày nay. Quyển sách này không chỉ tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo ấy mà còn nhiều hơn thế: trao cho bạn phương thuốc trị những áp lực căng thẳng đó. Với những bằng chứng mà các nhà khoa học thu thập được về sự phát triển trí não và kỹ năng xã hội của trẻ, bạn sẽ hiểu được vì sao CHƠI = HỌC. Bạn sẽ có cách nhìn hoàn toàn mới mẻ, thú vị về các con của mình, biết trân trọng sâu sắc hơn những khả năng lẫn nhu cầu đích thực của chúng. Xin nhấn mạnh, cuốn sách này không phải là cám nang nuôi dạy con. Bạn sẽ không tìm thấy các nội dung như làm thế nào để trẻ ợ, khi nào nên bắt đầu dạy trẻ đi vệ sinh, làm sao rèn cho trẻ tính kỷ luật trước khi trẻ đi học… Thay vào đó, quyển sách sẽ giúp bạn đủ kiến thức, đủ mạnh mẽ, tự tin cân bằng lại cuộc sống của bản thân và gia đình. Với góc nhìn thực tế (không gọt giũa như các phương tiện báo đài, quảng cáo vẫn thường làm), những thông tin bạn thu thập được từ quyển sách này chính là những kết quả nghiên cứu được chuyển trực tiếp từ phòng thí nghiệm đến phòng khách của nhà bạn hay các lớp học trong nhà trường. Khi hiểu rõ hơn những điều các chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ con thật sự muốn nói, bạn sẽ chủ động hơn khi đọc những bài viết liên quan đến chủ đề này. Và điều quan trọng nhất chính là bạn sẽ sẵn sàng tiến lên phía trước, tự tin đảm nhận trọng trách làm cha làm mẹ, dạy dỗ thế hệ tương lai. 6 Chương 1 SỰ KHỐN KHỔ CỦA PHỤ HUYNH THỜI HIỆN ĐẠI M ột sáng thứ bảy, Felicia Montana cùng bạn bè đến trung tâm mua sắm để chọn những món đồ cần thiết cho đứa con đầu lòng sắp chào đời. Và rồi, cô bị cuốn theo quy trình mua sắm tạm gọi là “Khoa Học Và Những Phụ Huynh Thời Hiện Đại”. Đầu tiên, cô bước vào một cửa hiệu treo tấm bảng sặc sỡ bảy sắc cầu vồng, có vẻ là nơi rất lý tưởng để bắt đầu “tour” mua sắm. Và tên gọi của cửa hiệu này cũng chính là “Điểm Khởi Đầu Lý Tưởng”. “Đây đúng là nơi có thể mua những thứ cần thiết cho bọn trẻ!” - Felicia và mấy cô bạn đều tự nhủ thế và cùng bước vào. Thế nhưng, khi bước ra khỏi cửa hiệu, Felicia chẳng còn biết mình thật sự muốn gì. Cô nhanh chóng nhận ra những gì trong danh sách cần mua đã vượt xa những thứ thông thường như: tã giấy, xe đẩy, ghế ngồi cho bé khi đi ôtô… Cô phân vân không biết có nên mua những tranh ảnh trực quan (mặt trước in hình, mặt sau in chữ) mà các nhà sản xuất quảng cáo là “cách tốt nhất để cung cấp kiến thức cho con bạn”. Và nếu nên mua thì chọn loại nào? Loại về động vật hay loại chuyên về từ vựng? Những người bạn của cô vốn là những bà mẹ giàu kinh nghiệm nên tỏ ra khá am hiểu nhu cầu của con trẻ. - Nhóc Jeremy nhà mình biết phân biệt tất cả các con thú ngay từ hồi mới 18 tháng cơ đấy! - Cô bạn Anna hãnh diện khoe. - Cục cưng Alice của mình thì chuộng loại từ vựng hơn. Mới có 17 7 tháng mà con bé đã nói được vài từ khó rồi! - Erica cũng thêm vào. Liệu Felicia nên chọn mua băng video nào cho con? Bé thông minh như Einstein, Thiên tài nhí Shakespeare hay Tiềm năng Van Gogh? Hay con cần cả ba loại đó? Còn loại video Bé thần đồng giúp phát triển cả não trái và não phải dành cho bé “từ 6 đến 36 tháng tuổi” thì sao? Tất cả sản phẩm này đều hứa hẹn sẽ giúp tăng cường sự phát triển của bé nên Felicia ngầm cảm thấy nếu không mua thì con mình sẽ bị thiệt thòi lớn. Xem ra sản phẩm Bé thần đồng sẽ giúp trẻ “có đủ lợi thế thông minh để học tập vượt trội”. Cha mẹ nào mà chẳng muốn dành cho con mọi lợi thế chứ! Felicia có phần bối rối, mất tự tin hơn khi quay lại trung tâm mua sắm. Và những cảm giác ấy càng tăng lên gấp bội khi cô vào nhà sách. Anh Steve - chồng cô - có dặn cô mua vài quyển sách hướng dẫn cách nuôi dạy con. Khi đứng trước quầy trưng bày loại sách này, Felicia cầm lên quyển đầu tiên mà tay cô chạm đến: Làm mẹ trước khi sinh con, hướng dẫn cách làm mẹ khi bé còn là bào thai, thậm chí có hẳn một chương về “Tạo nền tảng thông minh cho bé”. Cô đặt lại quyển sách vào giữa “rừng” sách dạy con rồi đặt tay lên trán ngẫm nghĩ đến đau cả đầu. Làm mẹ trước khi sinh con? Tạo nền tảng thông minh cho bé? Chẳng lẽ đây là những gì các bậc cha mẹ ngày nay phải lo lắng? Felicia thấy sốt ruột cho sự phát triển của đứa con trong bụng, dù rõ ràng là nó còn chưa chào đời! TUỔI THƠ BẬN RỘN Felica cũng nhận thấy hiện nay, cuộc chạy đua biến trẻ con thành những thần đồng nhí được khởi động ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Báo chí thường dỗ ngon dỗ ngọt các bà mẹ hãy chăm chỉ tập thể dục với lợi ích giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ. Trong khi đó, ở phần quảng cáo ngay những trang sau, họ lại thúc giục các bậc phụ huynh đi mua các đĩa CD dạy ngoại ngữ cho thai nhi. Nhiều người hẳn sẽ chẳng hề do dự tìm hiểu việc có thể sử dụng sợi quang học để truyền tải các bài học cho thai nhi trong 8 bụng mẹ! Và một khi trẻ chào đời, áp lực thúc đẩy chúng phát triển những kỹ năng của người lớn càng trở nên khốc liệt. Chúng bị ép phải học đọc nhanh hơn, làm tính cộng trừ nhanh hơn và thậm chí phải làm được những công việc khó khăn như nhận biết mặt mũi các nhà soạn nhạc quá cố nhiều năm trời trước khi chúng thực sự cần đến những kiến thức đó (nếu có cơ may dùng đến). Ngành công nghiệp giáo dục ngày nay đã nhanh chóng tìm được một lượng lớn phụ huynh luôn sẵn sàng làm mọi cách nâng cao khả năng của con cái. Một cuộc khảo sát cho thấy 65% phụ huynh tin rằng tranh ảnh trực quan “rất hiệu quả” trong việc giúp trẻ lên 2 phát triển trí tuệ. Và hơn 1/3 các bậc cha mẹ tham gia khảo sát tin rằng những trẻ được cho nghe nhạc Mozart sẽ phát triển trí não tốt hơn. Rõ ràng, phụ huynh ngày nay liên tục phải nghe các chuyên viên tiếp thị của những hãng đồ chơi rao nhan nhản rằng ngành kinh doanh đồ chơi giáo dục trẻ em mang lại cho họ đến 1 tỉ đô la lợi nhuận mỗi năm. Tình hình kinh doanh khả quan đến mức những công ty như Baby Einstein - vốn được Disney mua lại vào năm 2001 - đang không ngừng tung ra nhiều dòng sản phẩm mới, trong đó có dòng “Einstein tí hon” dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Ngay cả những người tưởng như không hề thuộc nhóm đối tượng khách hàng của các nhà sản xuất cũng bị tác động. Diane - một bà mẹ hai con ở San Francisco, nói: “Bà của tôi đang ở trong viện dưỡng lão vừa gửi cho tôi một máy chơi nhạc của Mozart và Bach vì muốn các cháu mình sẽ đứng đầu lớp!”. Và khi trẻ càng lớn thì gánh nặng học hành của trẻ càng nặng nề và tốn kém hơn, từ học chơi đàn violon, học lái xe đạp đến chuyện học trường tư, học với gia sư. MỘT XÃ HỘI KHÔNG NGỪNG CHẠY ĐUA: NHANH HƠN, GIỎI HƠN, NHIỀU HƠN Ngày nay, rất nhiều người nghĩ rằng kiểu giáo dục để trẻ tự học hỏi, tự khám phá mọi thứ xung quanh và phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hỗ trợ trẻ khi có cơ hội thích hợp đã không còn hợp thời. 9 Người lớn bị buộc phải làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta ăn thức ăn đóng gói sẵn, hâm nóng lại bằng lò vi ba và lên lịch cho những kỳ nghỉ chớp nhoáng. Lúc nào chúng ta cũng bảo nhau rằng nhanh hơn sẽ tốt hơn, để rồi “truyền tải” nếp nghĩ này cho con trẻ lúc nào chẳng hay. Hãy thử quan sát một ngày tiêu biểu của một gia đình Mỹ, tạm gọi là gia đình ông bà Smith. Marie Smith là giáo viên, mỗi ngày, chị thức dậy lúc 6 giờ sáng. Trong vòng một tiếng đồng hồ, chị thay đồ cho bọn trẻ gồm Gerry (11 tuổi) và Jessica (3 tuổi), chuẩn bị bữa ăn sáng, làm vài việc nhà, xem vài mẩu tin trên ti vi rồi lái xe đưa bé Jessica đến nhà trẻ. Chồng chị, anh Brian, đến công ty MacDonnell Douglas làm việc vào lúc 6 giờ 20, tiện thể đưa nhóc Gerry đi tập bóng rổ. Marie đón bé Gerry vào lúc 7 giờ 35 sáng rồi hai mẹ con cùng đi bộ đến ngôi trường nơi Marie dạy mẫu giáo và bé Gerry học lớp 5. Tan học, Marie đón Gerry vào lúc 5 giờ chiều rồi ghé đón luôn bé Jessica. Cô ghé mua rau củ và vài dụng cụ cần thiết cho Gerry làm bài tập ở nhà. 6 giờ chiều, Marie tạm gác chuyện bếp núc để đưa Gerry đi tập bóng đá cùng đội bóng nhà thờ hoặc đi học đàn ghi ta. Cuối cùng, những bận rộn của một ngày chỉ tạm lắng lại vào khoảng 7 giờ 30 phút tối, khi Brian đưa Gerry về nhà và các thành viên cùng ăn tối. Thật không may, loại thời khóa biểu bận tối mắt tối mũi thế này dường như rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Những thay đổi lớn lao trong đời sống gia đình của các thế hệ gần đây là hệ quả của việc ngày càng nhiều bà vợ “xông pha” ra ngoài kiếm tiền không thua kém chồng. Vào thời điểm năm 1975, ở Mỹ chỉ có 34% bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tuổi đi làm. Thế nhưng đến năm 1999, con số này tăng gần gấp đôi (61%). Phần lớn con của những phụ nữ này chỉ mới là trẻ sơ sinh. Dĩ nhiên, chúng ta đều biết các ông bố đã phải bươn chải kiếm tiền ngoài xã hội hơn một thế kỷ nay. Nhưng guồng quay hối hả của xã hội ngày nay không chỉ đòi hỏi cả vợ lẫn chồng làm việc, mà họ còn làm việc nhiều giờ hơn trước. Thực ra, người Mỹ làm việc nhiều hơn người dân bất kỳ đất nước 10 nào, kể cả người Nhật. Số liệu nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế vào năm 1997 cho thấy, trung bình các ông bố Mỹ làm việc 51 giờ/tuần còn các bà mẹ Mỹ làm việc 41 giờ/tuần. Bởi thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong một cuộc khảo sát, 25% các ông bố bà mẹ Mỹ cho biết không có thời gian dành cho gia đình vì phải “đua” theo công việc. Cùng với xu thế đó, một nghiên cứu về việc sử dụng thời gian cho thấy, thời gian các bà mẹ dành cho mỗi đứa con đã thay đổi rất nhiều trong vòng 50 năm qua, cụ thể là những hoạt động họ thường làm với con. Trong khi đó, thời gian đưa đón con từ lớp học này sang lớp học khác để “làm giàu trí tuệ” lại tăng lên. Họ thường chở con đến các lớp năng khiếu rồi đứng bên ngoài cổ vũ, động viên con như những ông bố, bà mẹ kiểu mẫu. Điều này làm nảy sinh ý tưởng về “thời gian chất lượng” từ những năm 1970. Những bậc phụ huynh nhanh chóng đón nhận khái niệm này giữa lúc khái niệm “thời gian số lượng” đang chiếm ưu thế. Họ nhanh chóng tối đa hóa chất lượng thời gian dành cho con, biến chúng thành những “đứa trẻ được lập trình” kỹ càng, tức là mọi khoảnh khắc của chúng đều được lên kế hoạch sử dụng sít sao. Nhưng thật không may, các bậc phụ huynh ấy lại không hề có niềm vui làm cha mẹ - điều lẽ ra phải là một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc đời. Và rồi họ nhanh chóng nhận ra rằng những hoạt động ngoại khóa lẫn kiểu “học nhồi, học nhét” ấy chẳng ích lợi gì cho con cái. Trên tạp chí Newsweek gần đây, một bà mẹ có 4 con đã khẳng định mình tốn quá nhiều thời gian để đưa đón con tham gia các hoạt động ngoại khóa đến nỗi đứa con 1 tuổi hầu như được nuôi dạy toàn trên ôtô. Cô viết: “Khi không ở trên xe, thằng bé có vẻ như mất hẳn phương hướng”. Các gia đình ngày nay quá bận bịu với việc kích thích trẻ phát triển nhanh và ngày càng ít có thời gian vui đùa với nhau. Cũng vì thế mà chẳng có gì ngạc nhiên khi thành phố Ridgewood ở bang New Jersey buộc phải dành ra một buổi tối mùa đông có tên gọi “Buổi tối gia đình”. Phối hợp với trường học, ban lãnh đạo 11 thành phố đã hủy bỏ toàn bộ các hoạt động thể thao, bài tập về nhà, các lớp học thêm, kể cả những buổi học giáo lý để các bậc phụ huynh và con cái được ở nhà trọn vẹn một buổi tối! Và tất cả chỉ cần có thế thôi! NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHẠY ĐUA TẠO RA NHỮNG ĐỨA TRẺ HOÀN HẢO Để hiểu được vì sao lại xảy ra cuộc chạy đua tạo ra những đứa trẻ thông minh, chúng ta cần điểm lại lịch sử các quan niệm nuôi dạy con trẻ. Cho đến đầu thế kỷ 19, hầu như chẳng ai hiểu biết và xem tuổi thơ là một giai đoạn tách biệt với tuổi trưởng thành. Trong thực tế, những ấn phẩm để lại từ thời đó cho thấy trẻ em lúc bấy giờ ăn mặc hoàn toàn giống một người lớn thu nhỏ. Những tác phẩm của nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau2 đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng ta về tuổi thơ. Trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục3 kinh điển, ông viết: “Tuổi thơ có cái nhìn, suy nghĩ và cảm nhận riêng. Không còn gì khờ dại hơn việc cố tìm cách gán ghép suy nghĩ của chúng ta cho trẻ thơ”. Quan điểm này cộng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp đã dẫn đến việc xã hội hóa giáo dục rộng rãi như một nỗ lực chuẩn bị hành trang cho giới trẻ bước vào thế giới nghề nghiệp. Khi ngành tâm lý học trẻ em ra đời vào cuối thế kỷ 19, mọi người bắt đầu quan tâm việc nghiên cứu và phát triển tâm lý trẻ em. Những năm 1940 đánh dấu sự xuất hiện ồ ạt các phóng sự khoa học chuyên vào đề tài nghiên cứu thế giới trẻ em. Trong tác phẩm “Baby and Child Care” (tạm dịch: Trẻ con và việc chăm sóc trẻ) được xuất bản vào năm 1946, giáo sư Benịamin Spock đã sử dụng con mắt chuyên môn và cảm nhận nhạy bén của mình để cung cấp cho các bậc phụ huynh một kế hoạch chi tiết về giáo dục con trẻ. Và ngành tư vấn giáo dục cũng ra đời từ đó. Sau Thế chiến thứ II, từ nhà máy trở về với gia đình, những người mẹ bắt đầu cảm thấy việc nuôi dạy con đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng. Phụ huynh bắt đầu trông cậy vào những chuyên gia nghiên cứu về phát triển trẻ em. Trong một hội nghị về trẻ em tại 12 Nhà Trắng vào năm 1950, các chuyên gia bắt đầu bày tỏ lo ngại rằng những bậc phụ huynh đang quá lệ thuộc vào lời khuyên của các nhà tư vấn! Đến thập niên 1970, khi cấu trúc gia đình có bố lẫn mẹ đều đi làm có dấu hiệu gia tăng, đồng thời các thông tin về sự phát triển ở trẻ em bắt đầu bùng nổ, phụ huynh càng muốn đảm bảo rằng mỗi phút giây họ dành cho con cái đều phải có một ý nghĩa, một giá trị nhất định. Trước thực trạng thời gian dành cho con cái ngày càng hạn hẹp, phụ huynh quay sang “nương tựa” các chuyên gia am hiểu sự phát triển ở trẻ em để chuẩn bị cho con một tương lai tốt đẹp nhất. Những nghi ngờ vừa manh nha về hiệu quả của việc thúc đẩy trẻ phát triển (“sớm nở, sớm tàn”) đã phải nhanh chóng nhường chỗ cho một loạt những chiêu thức quảng cáo. Các cuốn sách có tựa như “Khám phá tố chất thiên tài ở con bạn” của Ken Adams và “365 cách giúp trẻ mẫu giáo thông minh hơn” của Marilee Robin Burton, Susan G. MacDonald và Susan Miler trở nên quen thuộc trong mọi hiệu sách. Mối quan tâm dành cho việc phát triển trí tuệ của trẻ ngày càng tăng vùn vụt, vượt ngoài tầm kiểm soát. Và chúng ta một lần nữa lại chứng kiến hình bóng nuôi dạy con phũ phàng của quá khứ hiển hiện ngay trong hiện tại: tước đoạt tuổi thơ, đối xử với trẻ con như những người lớn thu nhỏ. Các cảnh báo về tuổi thơ bị đánh cắp đã được gióng lên tại nhiều hội thảo ở các trường đại học và nhiều nơi khác. Nhiều cây bút đã lên tiếng như David Elkind, giáo sư chuyên ngành phát triển tâm lý trẻ em của Đại học Tufts, tác giả quyển sách nổi tiếng “Đứa trẻ sống vội” được xuất bản vào năm 1980. Và gần đây, giáo sư Laura Berk tại Đại học Illinois State đã đóng góp cho ngành xuất bản tác phẩm khiến nhiều người kinh ngạc: “Đánh thức trí tuệ của trẻ”, trong khi tác phẩm “Con tôi là học sinh ưu tú, con bạn chỉ là kẻ thất bại” của tác giả Ralph Schoenstein lại mang đến cho người đọc nhiều giai thoại nực cười. Vậy các bậc cha mẹ và thầy cô phải làm gì trước những cảnh báo này? Làm thế nào để các bậc phụ huynh thay đổi những hành vi trong việc dạy con đang khiến các chuyên gia lo lắng? Nhận thức được tình hình chỉ mới là phần ngọn của giải pháp. Tại Hội nghị quốc tế về các nghiên cứu dành cho trẻ em (International 13 Conference for Infancy Studies) vào mùa hè năm 2000, nhiều người đã cố gắng thuyết phục các chuyên gia tâm lý về sự phát triển của trẻ hãy chung sức đối phó với cuộc khủng hoảng đang ngày càng nghiêm trọng này. Hàng núi tài liệu nghiên cứu chứng minh năng lực của trẻ em và những kỹ năng mới phát hiện ở trẻ mẫu giáo đã bị hiểu lầm hoặc áp dụng sai lệch. Cụ thể, những kết quả nghiên cứu nhằm khám phá quá trình hoạt động của não bộ con người và đáp ứng nhu cầu khoa học lại bị sử dụng để tiếp thị các sản phẩm hứa hẹn biến một đứa trẻ bình thường trở thành siêu nhân tí hon. BỆNH THÀNH TÍCH VÀ NHỮNG TUỔI THƠ BỊ ĐÁNH CẮP Các phụ huynh không muốn tham gia vào cuộc chạy đua tìm kiếm cơ hội, các hoạt động tăng cường phát triển trí tuệ cho con trẻ thường cảm thấy rất lo lắng khi các bậc cha mẹ khác đang sôi sục chạy đua nuôi con thành thiên tài. Khi việc làm cha làm mẹ đang ngày càng nặng tính cạnh tranh thì càng nhiều bậc phụ huynh sợ con mình sẽ bị tụt hậu nếu không nắm bắt mọi cơ hội. Một người bạn của chúng tôi sắp chuyển đến sinh sống ở vùng ngoại ô Tucson, bang Arizona để điều hành một trường mẫu giáo. Ngôi trường cô ấy hiện công tác có một “giáo trình đặc biệt”: những môn học ở đây đều phục vụ cho sở thích của trẻ em và thiên về tính ứng dụng hơn là lý thuyết. Cô nói: “Khi đưa các phụ huynh đi tham quan ngôi trường ấy, tôi thường bảo mục tiêu của chúng tôi không phải là ra các bài tập trên giấy mà hướng dẫn trẻ các bài tập kỹ năng. Phụ huynh bèn hỏi liệu trẻ có được chuãn bị tốt để vào lớp 1 không. Tôi liền trả lời: ‘Có’ và giải thích rằng ở đây, trẻ sẽ có cơ hội tha hồ khám phá và thỏa mãn trí tò mò. Họ gật gù chấp nhận câu trả lời trên. Nhưng nửa tiếng sau, họ lại quay sang hỏi tôi: ‘Tại sao học sinh ở đây không được hướng dẫn cách sử dụng máy vi tính?’, ‘Tại sao lại không học đọc?’. Là một nhà sư phạm, tôi biết các khối xếp hình mà trẻ đang chơi cũng chính là những viên gạch nền tảng cho văn chương, toán học và các kiến thức khác, nhưng phụ huynh cứ khăng khăng: ‘Trẻ ở đây chỉ toàn chơi và chơi. Chúng tôi muốn con mình phải làm việc cơ!’”. 14 Dù có niềm tin vững chắc với hướng đi của mình nhưng cô ấy cũng bắt đầu cảm thấy áp lực trong việc phải dạy con cái của mình như thế nào cho phải. “Ở ngôi trường tôi sắp đến công tác, tiếng nói của phụ huynh rất có trọng lượng và họ thường áp đặt rất nhiều áp lực cho con em. Tôi vẫn biết mình cần ‘vững như kiềng ba chân’, nhưng nếu tất cả đứa trẻ xung quanh đều biết chơi đàn violon ngay từ lúc mới 4 tuổi thì tôi không chắc mình có nghi ngờ những quyết định và việc làm của vợ chồng tôi trong vấn đề giáo dục trẻ hay không”. Một người bạn khác của chúng tôi, hiện có một bé trai 9 tuổi và bé gái 7 tuổi, vừa dọn đến một khu sầm uất mới xây ở San Diego. Cô kể về mức độ cạnh tranh giữa những người ở đây như sau: “Hơn một nửa trẻ con từ 5 - 12 tuổi có gia sư riêng sau giờ học, không phải để đáp ứng yêu cầu học tập của nhà trường mà là để luôn dẫn đầu lớp!”. Nhận thấy rõ nỗi lo âu của các phụ huynh trong chuyện học hành của con cái, những công ty như Kaplan và Princeton Review, chuyên cung cấp dịch vụ luyện thi các chứng chỉ cần thiết trong các kỳ tuyển sinh dành cho học sinh cấp 2, cấp 3, đã nhanh nhẹn mở rộng dịch vụ sang cả đối tượng trẻ mẫu giáo. Hiện nay, những tài liệu của họ nhằm giúp trẻ cải thiện điểm số trong các kỳ thi hàng năm đã được sử dụng phổ biến tại các trường công như một phần của đạo luật Không để trẻ nào bị tụt hậu (No Child Left Behind Act) của Tổng thống George W. Bush. Là những chuyên gia về sự phát triển của trẻ, chúng tôi thường xuyên nhận được các cuộc gọi từ những phụ huynh muốn con mình làm bài trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ, không phải vì sợ con kém thông minh mà cái chính là muốn chứng nhận tài năng của con. Bên cạnh những mối lo toan làm sao để có nhà cao cửa rộng, xe hơi đời mới, nội thất sang trọng… thì trí tuệ của con cái là một mối chú tâm khác của người lớn hiện nay bởi áp lực nặng nề “phải bằng chị bằng em”. Khi cha mẹ lơ là việc chăm sóc thế giới tình cảm, cảm xúc tuổi thơ của trẻ thì chính trẻ sẽ phải trả giá cho sự vô tâm ấy. Những áp lực chất chồng của cuộc sống hiện đại khiến phụ huynh lúc nào 15 cũng sống trong tâm trạng phòng thủ. Chúng ta muốn con mình phải thông minh xuất chúng để mọi cánh cửa đại học đều mở rộng chào đón con, mọi công ty đều phải trải thảm đỏ mong chờ con đầu quân. Còn chuyện vui chơi ở trẻ thì sao? Dẫu sao thì đó cũng chỉ là hai từ đơn giản: vui chơi! Năm 1981, trung bình một đứa trẻ trong độ tuổi đi học có đến 40% quỹ thời gian mỗi ngày để vui chơi. Đến năm 1997 thì con số này chỉ còn lại 25%. Không chỉ thế, 40% các trường nhỏ tại Mỹ còn bỏ luôn cả giờ giải lao. Không chỉ phải chạy đua với thời gian biểu rất sít sao, trẻ con ngày nay còn phải gánh chịu nạn “học vượt lớp”, tức là trước khi vào lớp 1, trẻ phải biết đọc, biết viết hẳn hoi! Sự thật là thế! Ngay từ mẫu giáo, trẻ đã được dạy các kỹ năng mà trước đây chỉ có thể được rèn luyện khi vào lớp 1. Thậm chí, nhiều trường mẫu giáo còn yêu cầu trẻ phải biết đọc mới được nhận vào học, mặc kệ nhiều chuyên gia về trẻ em cho rằng cần cho trẻ đang độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo tha hồ khám phá, trải nghiệm cuộc sống thông qua các trò chơi và xây dựng quan hệ với mọi người xung quanh. Chẳng trách trẻ con ngày nay bị suy nhược tinh thần và lo âu quá sức. Học viện nghiên cứu về tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên (The American Academy of Child and Adolescent Psychiatry) của Mỹ cho biết, “nước Mỹ có đến 3,4 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị suy nhược thần kinh, chiếm 5% tổng số người trẻ tuổi”. Một số trường hợp bị suy nhược nghiêm trọng đã dẫn đến tử vong. Từ năm 1980 đến năm 1997, số trẻ em từ 10 - 14 tuổi tự tử đã tăng lên đáng kinh ngạc: 109%! Bên cạnh đó, chỉ số lo âu của trẻ cũng tăng rõ rệt từ những năm 50. Ngày nay, trẻ em 9 tuổi đã bắt đầu cảm thấy lo lắng khi phải chịu quá nhiều áp lực. Một số nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiểu trẻ bị căng thẳng bởi áp lực thi cử, có thể vì số lượng bài thi ngày càng tăng và những mong đợi quá cao xa của phụ huynh. Dĩ nhiên, sự lo lắng này ảnh hưởng nhất định đến việc học của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn có những nỗi lo lắng khác bởi ít tiếp xúc với cha mẹ (trẻ thường cảm thấy an toàn khi ở cạnh gia đình). Chưa hết, nhiều trẻ còn cảm thấy âu lo khi môi trường sống xung quanh 16 ngày càng có những mối đe dọa như tệ nạn xã hội, tội phạm, tình trạng ly hôn, bạo hành. Các chuyên gia tâm lý cũng nhận thấy trẻ em ngày càng bị ám ảnh nhiều hơn, đặc biệt là bị ám ảnh về trường học và sự suy kém thể chất. Giáo sư Jack Wetter - một chuyên gia tâm lý và là Giám đốc khoa Tâm lý trẻ em của Đại học UCLA4 - cho biết: “Tôi thấy trẻ em ngày nay bận bịu đến mức không còn thời gian vui chơi, giải trí. Cứ đến giữa tháng ba, các bé lại căng thẳng với các kỳ thi xét tuyển vào những trường mầm non, mẫu giáo tư thục… Nhiều cô cậu bé đến văn phòng của tôi và than vãn rằng vừa bị trường nào đó từ chối nhận vào học!” Từ lâu, những chuyên viên trị liệu đã biết chính phụ huynh là nguyên nhân khiến trẻ lo lắng. Một khi đã đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc cho những chương trình phát triển năng khiếu của con cái, phụ huynh luôn mong đợi có được “lợi nhuận”. Trong khi đó, trẻ con luôn nơm nớp lo sợ học hành thất bại. Lúc nào mọi người cũng tập trung vào kết quả học tập, cụ thể là điểm số các bài kiểm tra, là lời phê của giáo viên.. thay vì quan tâm những gì trẻ đang trải nghiệm và cần có. Đứa trẻ có thể tự hỏi: “Mình bị làm sao mà lại cần giúp đỡ thế này?”. Việc ép uổng trẻ học hành chỉ khiến trẻ nghĩ chỉ có chuyện học là quan trọng bậc nhất, hơn cả những khát khao khám phá tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống để thỏa mãn trí tò mò. Một vấn đề khác của bệnh thành tích của người lớn chính là quá chú trọng vào chỉ số thông minh (IQ) của trẻ, đến nỗi quên mất một khía cạnh không kém quan trọng là chỉ số cảm xúc (EQ). Nhà tâm lý học Daniel Goleman, người đồng sáng lập Phòng tìm hiểu về cảm xúc và xã hội (Collaborative for Social and Emotional Learning) tại Trung tâm nghiên cứu về trẻ em của Đại học Yale, đã gọi tên vấn đề này trong tác phẩm mang ý nghĩa khai phá của ông: “Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ” (tạm dịch: Vì sao chỉ số cảm xúc (EQ) lại quan trọng hơn chỉ số thông minh (IQ)?) Theo giáo sư Goleman, cảm xúc là cốt lõi của kỹ năng sống thông minh. Ông chỉ ra rằng, có một yếu tố quyết định trong việc một 17 người có chỉ số IQ cao nhưng thường mắc lỗi, nhầm lẫn và một người có chỉ số IQ trung bình nhưng lại thành công. Đó chính là “sự thông minh về mặt cảm xúc”. Sự thông minh ấy gồm tinh thần tự chủ, lòng nhiệt tình, sự kiên định và khả năng tự phát triển bản thân. “Sự thông minh về mặt cảm xúc” cũng chính là điểm cốt lõi của ý chí và tính cách. Những người bốc đồng, thiếu tự chủ có thể có những hành vi không hợp với đạo lý. Một đặc điểm chính yếu khác thể hiện “sự thông minh về mặt cảm xúc” là khả năng cảm thông với người khác. Khả năng này được cụ thể hóa bằng việc đọc hiểu được cảm xúc, biết thông cảm, biết nổi giận đúng lúc, đúng nơi và hợp lý. Trong quan hệ cha mẹ và con cái, khái niệm “thông minh về mặt cảm xúc” được thể hiện ngay trong những niềm vui, niềm hân hoan, gắn kết của mối quan hệ này! Đó cũng chính là nền tảng để trẻ có khởi đầu tốt nhất khi bước vào đời. Rất đơn giản! Bạn chỉ cần dành thời gian chơi đùa, trò chuyện với con về những gì xảy ra trong thế giới của con, cảm nhận và tận hưởng tình cảm ruột thịt. Vậy là bạn đã làm được điều tốt đẹp nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển trí tuệ, cảm xúc, đảm bảo con sẽ thành công trong tương lai. CÁCH TỐT HƠN ĐỂ NUÔI DẠY TRẺ THÔNG MÌNH Trong quyển sách Đứa trẻ sống vội, giáo sư David Elkind viết: “Trước đây khái niệm tuổi thơ vốn vô cùng quan trọng trong đời sống người Mỹ, nhưng hiện nay khái niệm ấy đang có nguy cơ bị xóa sổ ngay trong xã hội do chúng ta tạo ra. Trẻ em ngày nay đã trở thành những nạn nhân vô tình của những căng thẳng quá mức bởi những đổi thay chóng mặt và hoang mang của xã hội cùng với những mong đợi không có điểm dừng của phụ huynh”. Là những chuyên gia về sự phát triển của trẻ, chúng tôi rất lo lắng khi thấy sự lo âu của trẻ đã ảnh hưởng đến xã hội như thế nào. Dĩ nhiên, ai cũng muốn con mình trở thành những học sinh ưu tú, nhưng không vì thế mà chúng ta “nhào nặn” đầu óc của trẻ bằng bất cứ giá nào. Áp lực phải làm cho trẻ ngày càng thông minh hơn thật vô cùng tai hại bởi nó chứa đựng hiểm họa hủy diệt những 18 năm tháng tuổi thơ, vốn là điều hết sức quan trọng trong quá trình phát triển về mặt nhận thức, tình cảm và xã hội của một con người. Khi làm cho trẻ quen bị lệ thuộc vào người lớn từ chuyện lên kế hoạch sinh hoạt đến giải trí mỗi ngày, chúng ta đã đồng thời tước đoạt của trẻ niềm vui được sáng tạo các trò chơi và khả năng làm chủ bản thân, tính độc lập. Thật đáng lo ngại khi đó lại chính là những điều mà trẻ cần để có thể tận hưởng việc làm chủ cuộc sống trong tương lai. Khái niệm tận hưởng những trò vui chơi, những khoảnh khắc nô đùa bị vứt vào xó. Khái niệm thời gian chết - tức không làm gì cả, chỉ hồi tưởng lại những gì đã xảy ra với mình và có dịp được là chính mình - dường như bị “dán nhãn” lập dị giữa xã hội chỉ biết cuống quýt chạy theo thành tích. Các bậc phụ huynh cũng đánh mất những cơ hội quý giá trong đời khi ngày ngày chỉ chú tâm vào việc thúc đẩy con cái phát triển. Giai đoạn phát triển trí tuệ đầu đời của trẻ thường vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, và không gì tuyệt vời hơn khi được chứng kiến sự phát triển đó ở con mỗi ngày. Thế mà rất nhiều phụ huynh lại đang bỏ lỡ cơ hội độc nhất này chỉ vì quá chú trọng vào thành tích. Trong thực tế, những yếu tố thiết yếu giúp trẻ phát triển lành mạnh trí tuệ và cảm xúc chính là “mối quan hệ yêu thương, tương tác với cha mẹ hoặc người chăm sóc”, theo nghiên cứu mở rộng do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia trực thuộc Viện Y Khoa Mỹ ghi nhận trong bản báo cáo có nhan đề From Neurons to Neighborhoods (tạm dịch: Từ các tế bào thần kinh đến quan hệ láng giềng). Chỉ một hoạt động đơn giản như cùng rửa chén với trẻ cũng đã là cơ hội tương tác đầy ý nghĩa giữa hai mẹ con. Những câu chuyện thường nhật mà bạn chia sẻ với con sẽ góp phần giáo dục về thế giới và bản thân trẻ. Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của những sự kiện xảy ra trong ngày, giúp trẻ giải tỏa những rối rắm, gút mắt trong tình cảm. Cha mẹ cũng giống như những “bộ lọc”, chắt lấy những thông tin cần thiết và lọc bỏ, ngăn chặn những điều phức tạp mà trẻ chưa đủ sức đối diện (ví dụ như một bộ phim kinh dị, tin tức chính trị buổi tối trên ti vi.). 19 Những trao đổi qua lại giữa cha mẹ và con cái còn giúp trẻ tự nhiên phát huy những kỹ năng trí tuệ. Trong những cuộc trò chuyện, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thoải mái kể lại những điều xảy ra trong ngày, giúp trẻ xâu chuỗi các sự việc và nắm bắt ý nghĩa của những điều đã xảy ra. Đó là một trò chơi thú vị và rất có ích khi trẻ tới tuổi đến trường. Việc mô tả lại “những gì đã xảy ra” còn giúp trẻ luyện trí nhớ và kỹ năng dựng lại “kịch bản” cho những sự kiện đã xảy ra. Điều này giúp trẻ hiểu và diễn đạt được những gì đã trải nghiệm, hay nói cách khác, trẻ sẽ suy nghĩ và học hỏi để từ đó gia tăng vốn từ một cách tự nhiên, vui vẻ. Một nghiên cứu của tác giả Kathy Hirsh-Pasek cho thấy, đến thời điểm trẻ vào tiểu học thì hầu như không phân biệt được mức độ thông minh giữa nhóm trẻ từng học các lớp chuyên, lớp năng khiếu với nhóm trẻ đi học mẫu giáo thông thường. Song, vẫn có một điểm khác biệt giữa hai nhóm trẻ này: những trẻ trong nhóm 1 thường lo lắng, kém sáng tạo hơn trẻ nhóm 2. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tham gia các lớp học mầm non chú trọng cách dạy “cầm tay chỉ việc” với những kiến thức “uyên bác” sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng hơn. Vì sao? Có thể do trẻ cứ phải giả vờ như đang chơi đùa vô tư. Có thể do trẻ bị áp lực phải ghi nhớ các sự kiện ngẫu nhiên. Dẫu thế nào thì trẻ vẫn là những nạn nhân tội nghiệp của gánh nặng học tập từ trước khi chúng sẵn sàng tiếp nhận giáo dục. Với quyển sách này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp những bậc phụ huynh thoát khỏi căn bệnh thành tích. Mục tiêu của chúng tôi là mang lại cho các bậc phụ huynh, thầy cô và những nhà làm chính sách giáo dục một cái nhìn bao quát và những khái niệm cần thiết để có cách làm hiệu quả nhất trong việc giáo dục con em mình. Đây cũng là nỗ lực chống lại làn sóng bệnh thành tích và thói quen thúc ép con trẻ học hành. Một khi đã am hiểu sự phát triển trí tuệ của trẻ, người lớn sẽ có thể song hành một cách đồng điệu với cách thức học hỏi và tiềm năng phát triển tự nhiên của trẻ, từ đó tìm được những thời điểm thích hợp để giúp trẻ tích lũy những kiến thức thật sự chứ không chỉ là những sự kiện rời rạc phải cố nhét vào đầu. 20 NGUYÊN TẮC MỚI CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH: NGẪM NGHĨ, KHÁNG CỰ VÀ TẬP TRUNG VÀO ĐÌỀU CỐT LÕI Chúng tôi hiểu các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và những người làm chính sách giáo dục cần một nguyên tắc mới để vượt qua “cơn nhiễu loạn” những lời khuyên nuôi dạy trẻ em. Họ cần một cách nào đó để đạt được sự cân bằng. Và theo chúng tôi, bạn hãy bắt đầu với nguyên tắc gồm 3 bước: “Ngẫm nghĩ - Kháng cự - Tập trung vào điều cốt lõi”. Nguyên tắc này hoạt động theo phương thức sau: Lần sau, nếu trông thấy một bài báo dành cho phụ huynh hoặc nghe nói về một nghiên cứu mới nhất liên quan đến sự phát triển của trẻ em tại một cuộc họp báo hay buổi thuyết trình thì bạn đừng vội chộp ngay bút và hí hoáy ghi ngay những điều mình cần thay đổi, mua sắm thêm hay bổ sung thêm vào thời khóa biểu vốn đã chật cứng của con mình. Thay vào đó, bạn hãy dành chút thời gian để làm những việc sau: • Ngẫm nghĩ: Hãy thử nghĩ xem, bạn có nên làm theo những gì họ đang nói hay có nên tiếp tục chịu đựng những áp lực mà nền văn hóa của chúng ta đang đặt lên vai những người làm cha làm mẹ. Hãy tự hỏi: “Liệu khóa học này, lớp năng khiếu hay hoạt động này có đáng để con mình nhín bớt thời gian vui chơi để vất vả đi lại, theo đuổi; còn mình thì tốn thêm một khoản tiền?”. Ít ra thì chút thời gian ngẫm nghĩ ấy cũng giúp bạn chuyển sang bước tiếp theo, đó là Kháng cự. • Kháng cự: Tức là chống lại cảm giác thấy mình can đảm và đáng khen! Kháng cự nghĩa là không cho bản thân hành động điên cuồng, là để thời gian làm dịu mọi thứ. Kháng cự nghĩa là bạn “nói không” (chẳng hạn như: “Cảm ơn cô đã gợi ý về các hoạt động ấy! Nhưng có lẽ tôi sẽ không.). Khi làm được điều này tức là bạn đã làm được một điều có cơ sở khoa học đựơc trình bày trong quyển sách này: ít hơn vẫn tốt hơn. Bởi việc “người lớn hóa” trẻ con, bắt chúng sống vội vã chẳng phải là chọn lựa hay ho nếu không muốn nói là đang đánh cắp một tuổi thơ. Để được hạnh phúc, thông minh, dễ dàng thích nghi với cuộc sống, trẻ con không cần tham dự tất cả lớp học hay sở 21 hữu mọi món đồ chơi giáo dục. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn biết bạn sẽ cảm thấy có lỗi khi kháng cự lại thôi thúc bản thân như thế. Đó là lý do bạn cần chuyển sang bước thứ 3. • Tập trung vào điều cốt lõi: Là tự khẳng định với bản thân rằng bạn đã làm đúng, bạn biết rằng điều quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ là vui chơi chứ không phải lao động trí óc. Suy cho cùng, vui chơi mới chính là việc trẻ con nên làm nhiều nhất. Dù quyết định này trước hết có thể khiến bạn thấy có lỗi, lo lắng, nhưng rồi bạn sẽ hiểu rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con. Cách tốt nhất để thực hiện bước này chính là cùng chơi đùa với con. Trong những giây phút ấy, bạn hãy quan sát niềm vui sướng, hứng khởi trên gương mặt bé, và đừng quên giúp bé khám phá thêm nhiều điều giản dị mà vô cùng tuyệt diệu của cuộc sống rộng lớn. Quyển sách này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện 3 bước trên. Đây cũng chính là phương thức nuôi dạy con theo cơ sở khoa học rất khác biệt so với bất kỳ quyển sách nào khác dành cho phụ huynh hay người làm công tác giáo dục. Dựa trên những nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, phương thức này giúp bạn thôi vất vả lái xe như con thoi mỗi ngày để đưa đón bé đến các lớp học chính khóa và ngoại khóa, cũng sẽ không còn phải băn khoăn điều gì là tốt nhất cho con mình. Điều chúng tôi muốn nói với các bậc phụ huynh bận rộn chính là: trẻ con cần có thời gian để vui chơi cùng cha mẹ (cùng các thầy cô giáo hay người chăm sóc trẻ). Nghiên cứu cho thấy trí thông minh của trẻ được đánh thức chính trong quá trình tương tác thông thường giữa trẻ và người lớn hay các hoạt động thường nhật có mục đích. Phụ huynh có thể dễ dàng giúp trẻ nuôi dưỡng lòng tự tin, phát triển tối đa năng lực bản thân thông qua các hoạt động mang tính thử thách nhẹ nhàng (chứ không quá mức). Môi trường vui chơi, những cơ hội học hỏi ngẫu nhiên chính là chìa khóa tạo nên một đứa trẻ thông minh, giàu tình cảm và hạnh phúc. Và niềm hạnh phúc của trẻ tất nhiên sẽ lan truyền mạnh mẽ đến các đấng sinh thành. NHỮNG ÍCH LỢI CỦA QUYỂN SÁCH 22 Trong quyển sách này, chúng tôi sẽ đưa ra những đề nghị thực tế, hữu ích dựa trên cơ sở khoa học, chẳng hạn như các trò chơi, những bài tập thực nghiệm mà bạn có thể cùng làm với trẻ trong thực tế. Có thể bạn sẽ nhìn thấy chính mình trong những tình tiết hư cấu trong quyển sách này, bởi đó là kết quả tổng hợp từ cuộc sống của chúng tôi, của bạn bè và những người chúng tôi quan sát. Nếu bạn có cảm giác đang thấy hình ảnh của người hàng xóm trong quyển sách này và tự nhủ: “Mình biết có những người như thế!” thì đơn giản là rất nhiều người đang sống theo khuôn mẫu chung. Trong phần “Góc rèn luyện” ở cuối mỗi chương sách, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của những trải nghiệm đơn giản, đời thường trong việc học hỏi của trẻ. Trong khi đó, phần “Khám phá những kỹ năng tiềm ẩn” sau các dẫn chứng khoa học sẽ cho bạn cơ hội trở thành một “nhà nghiên cứu” để khám phá những khả năng tiềm ẩn của con mình. Khi quan sát hành vi của con, chúng ta sẽ biết khi nào là lúc trẻ lĩnh hội nhiều nhất những gì được chỉ dẫn. Mỗi chương sách đều nêu lên những hoạt động vui tươi, ít tốn kém và các ý tưởng thực hành giúp trẻ phát triển, góp phần giảm những áp lực không cần thiết lên phụ huynh, thầy cô giáo và cả chính trẻ. Bạn có thể đọc không theo thứ tự các chương sách mô tả những khả năng riêng của trẻ (văn chương, toán học.). Đây cũng là nội dung giúp bạn thêm hứng thú khi quan sát những gì con bạn làm. Tuy vậy, tất cả mọi chương sách đều hướng đến ý tưởng chủ đạo của chương 9, đó là tập trung tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, vốn cũng là chủ đề chính của quyển sách. Vui chơi cũng quan trọng chẳng kém học hành, thế nhưng, chỉ có thể bằng vui chơi, ta mới có thể trả lại tuổi thơ cho con. Chương sách cuối sẽ tổng kết mọi ý chính và trao cho các bậc phụ huynh những công cụ hữu ích để áp dụng các nguyên tắc vào thực tiễn để giáo dục trẻ hiệu quả nhất. Vậy phải làm sao để tất cả những nguyên tắc này phát huy hiệu quả cao nhất? Lấy ví dụ việc trẻ học toán trong giai đoạn đầu. Nhiều phương pháp giáo dục mới khuyến khích người lớn sử dụng các băng hình để dạy toán cho trẻ. Có vô số game vi tính và 23 băng hình theo khuôn mẫu được sử dụng để kích thích trẻ nhỏ trước tuổi đi mẫu giáo làm quen với môn toán. Tuy nhiên, theo nhiều kết quả nghiên cứu thì cách tốt nhất để học các con số lại chính là các vật thể mà trẻ có thể sờ nắn được. Chẳng hạn, chất thêm khối gỗ để xem chồng gỗ có thể chịu được bao nhiêu khối gỗ mới ngã chính là toán học. Bạn không cần lo thiếu vắng “yếu tố giáo dục” trong trò chơi này. Chỉ cần chú ý đến sở thích toán học của con trẻ thì chơi đùa với trẻ như thế sẽ giúp nuôi dưỡng khả năng học toán và phát huy tính tò mò, khám phá của trẻ. Quyển sách này còn giúp bạn nhìn nhận cuộc sống ở những góc độ hoàn toàn khác. Bạn sẽ thấy cơ hội học hỏi có ở mọi nơi, mọi lúc. Bạn sẽ nhìn thấy hình chữ nhật trong các khối nhà, hình lục giác trong những bảng hiệu giao thông trên đường phố và các con số thì xuất hiện đầy rẫy khắp nơi. Khi bạn chia khoai tây chiên cho các con và tính toán sao cho các phần đều nhau thì đó chính là lúc bạn đang chơi trò toán học với trẻ. Hay khi bạn đặt một chiếc khăn giấy trên bàn cho mỗi người tức bạn đang thể hiện mối tương quan một - chọi - một. Hoặc khi đặt cuốn sách trở lại chỗ cũ tức là bạn đang phân loại sách. Chúng ta cần nhìn thế giới qua lăng kính trẻ thơ và nắm bắt được những cơ hội tự nhiên để giúp chúng học hỏi. Khi nhận thức được rằng thế giới luôn đầy ắp cơ hội học hỏi và giao tiếp xã hội, chúng ta sẽ có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn. Cho trẻ lên 2, lên 3 làm quen với các tranh ảnh trực quan hoặc nhất định phải cho thai nhi nghe nhạc Mozart chẳng khác nào bạn bấm nút “tua nhanh” thay vì thưởng thức bộ phim. Buộc trẻ con phải sống vội vã, bận rộn tức là bạn đang liều lĩnh tước đoạt của chúng ước muốn học hỏi tự nhiên và tệ hơn là dễ khiến trẻ rơi vào âu lo, trầm cảm, phiền muộn. Tuổi thơ là tuổi khám phá thế giới và khám phá chính những khả năng của bản thân. Hành trình thú vị ấy không thể diễn ra trong các buổi học gò bó ở lớp, trên màn hình máy vi tính hay các hộp đựng tranh ảnh trực quan. Tác phẩm này chứa đựng thành quả của hàng ngàn nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cộng tác với chúng tôi để mang lại cho 24 bạn những thông tin hữu ích. Họ đã cống hiến cả cuộc đời với ước mong tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn cho con cái của chúng ta. Chúng tôi rất mong bạn sẽ chung tay mang lại những cơ hội trưởng thành tuyệt vời cho thế hệ tương lai, đồng thời giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho các phụ huynh rằng nhất định phải tạo ra những thiên tài Einstein tí hon. Chúng tôi cũng hy vọng bạn cảm thấy thích thú khi hiểu được những vấn đề cốt lõi trong việc giáo dục trẻ em được trình bày trong quyển sách này. Đó cũng chính là những điều chúng tôi đã thông suốt và khao khát sẻ chia. Kiến thức này sẽ giúp bạn kiến tạo lại cho con mình một tuổi thơ mới mẻ, vui tươi, hữu ích, chuẩn bị hành trang cho con trở thành những công dân trưởng thành, hạnh phúc, thông minh và có đời sống tình cảm phát triển phong phú, lành mạnh. 25 Chương 2 “SẢN PHẨM TRÍ TUỆ” VÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ LUÔN VẤT VẢ VỚI VIỆC HỌC T hực tế là tất cả các nhà cung cấp sản phẩm cho trẻ em đều nói rằng nhạc cổ điển giúp trẻ phát triển trí não”, Martha nói. Chồng cô, anh Harold, thêm vào: “Chúng tôi muốn đảm bảo cho con có mọi lợi thế trong cuộc sống. Nếu có thể giúp con phát triển trí não ngay bây giờ để sau này có thể tiến xa, tiến nhanh hơn mọi người trong cuộc sống vốn dĩ đầy phức tạp thì chúng tôi sẽ làm ngay lập tức”. Với suy nghĩ ấy, ngay sau khi bé Brenda chào đời, Harold và Martha Goodwin đã biết khá nhiều về mối liên hệ giữa trí não và âm nhạc. Một lần, Martha tình cờ tìm được cuốn băng video có tựa đề Những thiên tài nhí: Mozart và những người bạn, trong đó, hai nhân vật hoạt hình chính là hai thiên tài nhí giải thích vì sao chúng thông minh đến thế. Nhân vật bé Harrison nói: “Người ta đã chứng minh rằng một số loại nhạc cổ điển giúp trẻ phát triển trí não nhanh hơn. Đó là sự thật. Âm nhạc có thể giúp con bạn thông minh hơn!”. Còn nhân vật cô bé tên Sasha thì cho biết đến 3 tuổi, não của một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện, vì vậy, mọi thứ trẻ nhìn thấy, nghe thấy trước đó đều ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Xem xong cuốn video ấy, vợ chồng nhà Goodwin càng tin rằng họ phải là những “kỹ sư” xây dựng trí não cho con. Khi sắp sinh bé thứ hai, Harold và Martha cùng ngồi trên ghế sofa, áp chiếc máy phát cầm tay vào bụng Martha để em bé nghe những bản nhạc êm dịu, cổ điển. của nhạc sĩ - nhà giáo dục học 26 Don Campbell. Họ đã sử dụng nửa tá đĩa nhạc cổ điển được quảng cáo là dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó có các sản phẩm của Don Campbell như Hiệu quả Mozart cho trẻ: Thư giãn, mơ mộng và vẽ. Đôi vợ chồng này cũng rất lo lắng cho đứa con đầu, bé Brenda, vì lúc mang thai bé, họ chưa biết những việc cần làm cho con trong giai đoạn này. Trong sản phẩm của mình, nhà giáo dục học Don Campbell đặt vấn đề: “Liệu âm nhạc có giúp con bạn thông minh?”. Rồi chính ông trả lời rằng: “Chắc chắn âm nhạc có thể giúp gia tăng số lượng điểm kết nối giữa các dây thần kinh trong não bộ của bé, từ đó kích thích phát triển những kỹ năng trò chuyện của bé.”. Ông cũng khẳng định: “Một nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ sẽ phát triển khả năng theo dõi hình ảnh, tương tác giữa mắt và tay và những hành vi tích cực khác nhanh hơn nếu người mẹ tham gia các buổi huấn luyện tiền sản bằng âm nhạc”. Thế thì chẳng trách gia đình Goodwin luôn tin rằng muốn cho con phát triển trí não tốt hơn thì phải nhất định cho con nghe nhạc Mozart! Nhưng liệu việc nghe nhạc Mozart có thật sự giúp trẻ thông minh hơn? Liệu đó có thật sự là tiền đề để trẻ đạt chỉ số thông minh IQ cao hơn sau này? Khoa học đã chứng minh rõ ràng: KHÔNG HỀ! Nghe nhạc cổ điển sớm không hề giúp trẻ thông minh hơn chút nào. Thế thì tại sao lại có người nghĩ ngược lại? Thật ra, đằng sau đó là cả một câu chuyện thú vị. Lịch sử của “Hiệu ứng Mozart” bắt nguồn từ một nghiên cứu do giáo sư Francis Rauscher và các cộng sự tại Đại học Wisconsin’s Oshkosh công bố vào năm 1993. Nghiên cứu này cho thấy sau 10 phút nghe một bản nhạc của Mozart, các sinh viên sẽ làm bài trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ) tốt hơn. Giáo sư Rauscher mời 79 sinh viên tham gia thí nghiệm này. Bà cho các sinh viên nghe nhạc Mozart trước khi bắt đầu làm một phần nhỏ bài trắc nghiệm trí thông minh Stanford-Binet. Hãy hình dung, trên tờ giấy trắc nghiệm là hình vẽ tờ tiền đô la. Trong hình thứ hai, tờ tiền được gấp đôi lại và trông như hình vuông. Trong hình thứ ba, người ta gấp đôi hai góc dưới của tờ tiền và bây giờ trông nó giống phần cuối của một chiếc cà vạt. Bài 27 trắc nghiệm yêu cầu bạn tưởng tượng xem tờ tiền sẽ trông thế nào nếu gấp nó thêm một lần nữa, và có 5 gợi ý trả lời. Đây chính là bài trắc nghiệm kiểm tra “khả năng tư duy cùng thị giác”. Giáo sư Rauscher nhận thấy các sinh viên đã đạt điểm cao hơn (9 - 10 điểm) sau khi được nghe một bản xô-nát của Mozart trong vòng 8 phút 24 giây. Hiệu quả đó chỉ kéo dài trong khoảng 10 - 15 phút. Rõ ràng, nghe nhạc Mozart giúp tăng khả năng tư duy để làm bài kiểm tra trí tuệ trong vòng 10 phút. Giáo sư Rauscher rất thận trọng để không bóp méo những gì phát hiện được. Thế nhưng giới truyền thông lại chộp ngay kết quả đó, “hô biến” ra cụm từ “Hiệu ứng Mozart’’ và từ đó phổ biến cho công chúng công thức “thông-minh- trong-nháy-mắt”. Giáo sư Rauscher đã lặp lại thí nghiệm này nhiều lần và mỗi lần như thế thì nhóm người được nghe nhạc Mozart đều tỏ ra vượt trội hơn nhóm còn lại. Quả là một câu chuyện hấp dẫn! Thế nhưng vào năm 1999, các kết quả nghiên cứu này chính thức bị bác bỏ. Những cây bút tường thuật của hai tờ báo khoa học hàng đầu là Nature và Psychological Science đã không thể sử dụng các kết quả của giáo sư Rauscher bởi nghe nhạc Mozart (vốn ngược với việc không nghe gì hoặc nghe loại nhạc không giai điệu, lặp lại nhiều lần của Philip Glass) chỉ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng người nghe chứ không thể tác động đến chỉ số thông minh nói chung. Trên một tờ báo uy tín, giáo sư Lois Hetland (thuộc nhóm nghiên cứu Proịect Zero, trường Đại học Harvard) đã tiến hành 67 cuộc thí nghiệm với 4.564 người. Bà nhận ra rằng quả có “Hiệu ứng Mozart” trong thời gian ngắn với một số khả năng nhất định (chẳng hạn như ở bài trắc nghiệm tờ tiền gấp đôi ở trên). Tuy nhiên, bà kết luận rằng: “Hiệu ứng ngắn hạn làm tăng khả năng tư duy về mặt không gian, thời gian ở người lớn do âm nhạc không có nghĩa là những trẻ được nghe nhạc cổ điển sẽ thông minh hơn, học tốt hơn và có khả năng tư duy lâu hơn”. Vậy làm thế nào chỉ từ một kết luận rất khiêm nhường về hiệu quả nghe nhạc Mozart lại có thể khiến nhiều người tin rằng mọi đứa trẻ cần được nghe nhạc cổ điển để phát triển trí não tốt hơn? 28 Trong thực tế, đây chỉ là một trong rất nhiều chuyện hoang đường xung quanh việc làm thế nào để phát triển trí não tốt hơn vốn đã ăn sâu vào tư tưởng xã hội. KHI CHẲNG MAY CHA MẸ TIN VÀO ĐIỀU HUYỄN HOẶC Có hai điều về việc phát triển trí não liên quan đến việc nuôi dưỡng con cái mà nhiều người đã và đang tin tưởng. Thứ nhất, cha mẹ chính là người kiến tạo não bộ cho con, chịu trách nhiệm việc phát triển trí não và năng lực của trẻ. Những bậc phụ huynh tin rằng mình có thể tác động đến quá trình phát triển trí não của con - điều mà trong thực tế là được lập trình qua hàng triệu năm tiến hóa, nay có thể đạt được chỉ trong một thế hệ bằng những bài học đặc biệt cho trẻ. Cứ như thể não của trẻ là cục đất sét để chúng ta tha hồ nhào nặn, trong khi rõ ràng đó là một cơ quan đầu não, là tác phẩm siêu phàm của tạo hóa. Chính những điều huyễn hoặc này đã thuyết phục nhiều người tin rằng phụ huynh là người duy nhất chịu trách nhiệm việc trẻ có thông minh hay không. Điều huyễn hoặc thứ hai là các bậc cha mẹ hoàn toàn tin tưởng rằng: nghiên cứu khoa học chính là cuốn cãm nang giúp chúng ta tạo nên những bộ não thông minh hơn. Sống ở những đất nước lúc nào cũng háo hức với khoa học, chúng ta thường chỉ dựa trên một số ít các bằng chứng về sự hoạt động của não để rồi từ đó dùng chúng để suy diễn, giải thích vô số khía cạnh khác về hành vi của con người. Và thật phi lý khi áp dụng rộng rãi, tràn lan các kết quả nghiên cứu rất hạn chế đó. Có lẽ ai cũng từng nghe vài điều về bộ não. Chẳng hạn như chuyện não trái phát triển hơn não phải hay ngược lại. Vài thập kỷ trước, khoa học bắt đầu khám phá ra rằng để thực hiện một số chức năng nhất định, bộ não phải sử dụng phần não bên trái hoặc bên phải. Song, khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học lại thấy rằng ngay cả khi bộ não chỉ sử dụng một bán cầu não nhất định để thực hiện một số chức năng nào đó thì nó vẫn phụ thuộc vào nửa còn lại. Chúng ta không thể chỉ-thuận-não-trái hay chỉ thuận-não- phải mà phải là cả hai, bởi tất cả mọi điều bạn làm đều cần đến sự hoạt động của cả hai bán cầu não. 29 Làm sao chúng ta biết được điều đó? Kết quả nghiên cứu sâu nhất về hai bán cầu não chỉ ra cách con người học ngôn ngữ. Ngay từ khi sinh ra, hai bán cầu não đã bắt đầu phân chia chức năng cụ thể: trẻ con sử dụng não trái nhiều hơn não phải khi lắng nghe âm thanh. Tuy vậy, nếu não trái dường như chuyên dùng để giúp trẻ học văn phạm và nói lưu loát thì việc hiểu được các hình ảnh ẩn dụ hay yếu tố hài hước lại liên quan đến não phải. Vậy mà trong thực tế, các bác sĩ lại dựa trên điều này để tuyên bố rằng não trái tư duy “phần logic” còn não phải chuyên về “sáng tạo”. Những bậc cha mẹ chu đáo đã tin rằng, theo các bằng chứng tìm được từ những nghiên cứu sâu rộng và mới nhất, họ nên cho con nghe nhạc ngay từ những năm đầu đời “vàng ngọc” để giúp bé có nền tảng phát triển tốt nhất. Và nếu không làm thế thì họ sẽ hạn chế khả năng phát triển trí tuệ của đứa con yêu. Vợ chồng Harold và Martha hết mực tin những điều này. Họ đọc rất kỹ thông tin trên bao bì các món đồ chơi và cực kỳ bận rộn chăm lo cho con giữa một xã hội ngày càng bị ảnh hưởng bởi những lời quảng cáo phóng đại! NGUỒN GỐC CỦA SỰ CƯỜNG ĐIỆU Trẻ em khó có một tuổi thơ thoải mái, thong dong khi tất cả những người quan trọng xung quanh đều quá chú trọng về việc phát triển não bộ cho trẻ. Năm 1996, tại một hội nghị ở Nhà Trắng với chủ đề Nghiên cứu và Phát triển trong giai đoạn đấu của trẻ em, bà Hillary Clinton nêu ra góc nhìn mới về mức độ phát triển của não bộ: “Những trải nghiệm đầu đời của trẻ; những mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ và người chăm sóc, người nuôi dạy; những hình ảnh, âm thanh lẫn mùi hương, cảm xúc mà trẻ tiếp nhận; những thử thách chúng phải đối diện. sẽ quyết định sự vận động, phát triển não bộ của trẻ”. Các quan chức cảm thấy phải có trách nhiệm ủng hộ các chiến dịch hỗ trợ giáo dục. Thế là họ tập hợp ngay các nhà khoa học đang nghiên cứu về “những cánh cửa cơ hội” trong “giai đoạn vàng” để nhanh chóng phát triển trí não của trẻ. Tại một hội nghị khác diễn ra ở Nhà Trắng với chủ đề Những trải nghiệm đấu đời của trẻ, Tiến sĩ Harry Chugani của Đại học Michigan, người đã 30 công bố một số nghiên cứu ban đầu về việc phát triển trí não sử dụng phương pháp scan chụp sự phóng thích positron, đã trình bày với vẻ cấp thiết rằng: “Trong những năm đầu đời, mỗi chúng ta có cơ hội duy nhất để quyết định mức độ phát triển của não”. Ông mô tả một số “giai đoạn nòng cốt” và một số thời điểm não bộ cần được kích thích để phát triển. “Hai năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển thị lực. Sẽ quá muộn nếu một đứa trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể trầm trọng mà không được xử lý ngay trong độ tuổi này. Phần vỏ não tác động đến thị lực sẽ đảm nhận nhiệm vụ khác và trẻ sẽ bị mù, dù cho sau này trẻ có được phẫu thuật đi chăng nữa”. Tiến sĩ Chugani tuyên bố: “Những mối liên hệ được vận dụng hàng ngày khi đạt đến ngưỡng nào đó sẽ trở nên ‘nhuần nhuyễn’, ngược lại, những mối liên hệ ít sử dụng sẽ dễ bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, những năm đầu đời là cơ hội duy nhất để quyết định mức độ phát triển của não trẻ.”. Ông vẽ ra hình ảnh những phụ huynh vĩ đại có thể nhào nặn trí não cho con trẻ để nhấn mạnh rằng nhiều kỹ năng của trẻ sẽ được tôi luyện bởi việc thực hành trong các giai đoạn phát triển cơ bản. Nhưng chẳng phải chỉ có mỗi quan chức mới tìm kiếm các bằng chứng khoa học về việc giáo dục trẻ mà ngay cả các bậc phụ huynh hiểu vấn đề sai lệch cũng thế. Các chuyên viên tiếp thị sản phẩm trẻ em cũng đã đánh hơi được cơ hội tốt từ điều này và từ rất sớm, họ vây bủa phụ huynh bằng các nội dung quảng cáo khiến phụ huynh cảm thấy cần phải kiểm soát sự phát triển trí não của con cái. “Làm thế nào để giúp bé thông minh?” là tít nổi bật trên trang bìa mới đây của tạp chí Parents, trong đó có thông điệp “5 phút tăng cường trí não mà mọi trẻ em đều cần”. Dĩ nhiên, động cơ của tạp chí là thu hút sự chú ý của người đọc càng nhiều càng tốt và khiến họ tin rằng thông tin ấy hoàn toàn chính xác. Một khi những kết quả nghiên cứu được công bố rộng rãi trên các tạp chí thì phần lớn công chúng sẽ tin rằng những năm đầu đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Và càng tin như thế thì công chúng càng mua và đón đọc tạp chí đó nhiều hơn. 31 Một bài báo trên tạp chí Newsweek đã so sánh những tế bào thần kinh trong não một đứa bé với các con chip trong máy tính: một số hoạt động hết cỡ trong khi số khác lại không hề được khai thác sử dụng. Bài báo viết về những tế bào “thất nghiệp” này như sau: “Nếu được sử dụng, các tế bào thần kinh sẽ có cơ hội hòa nhập vào sự vận động chung của não bộ thông qua việc liên kết với các tế bào thần kinh khác; còn bằng không, chúng có thể sẽ chết đi. Chính những trải nghiệm trong thời thơ ấu sẽ quyết định tế bào thần kinh nào được sử dụng, sẽ tác động đến tốc độ, mức độ hoạt động và phát triển của não chẳng khác gì bàn phím quyết định việc vận hành của máy tính. Bạn sử dụng phím nào khi thao tác trên máy cũng tương tự như việc ‘lập trình’ những gì cho các trải nghiệm đầu đời của trẻ, quyết định mức độ thông minh của trẻ khi lớn lên.”. Những thông điệp như vậy càng khiến phụ huynh bị áp lực gấp bội. Theo lẽ tự nhiên, họ sẽ cảm thấy nặng nề vì nhận thức được vai trò “lập trình viên” của mình trong giai đoạn phát triển trí não quan trọng này của con cái. Họ biết phải làm gì với “hệ thống phức tạp và dễ tổn thương” ấy? Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi thị trường sản phẩm dành cho các bậc phụ huynh lại vui vẻ có ngay câu trả lời cho câu hỏi “nghiêm trọng” này! Hầu như mọi sản phẩm cho trẻ em đều nhằm để phát triển trí não trẻ, từ các mẫu đồ chơi, trò chơi điện tử đến các lớp học thể dục và năng khiếu, trang thiết bị học tập; từ những cuốn sách, băng đĩa kể chuyện đến các loại thực phẩm. Thật ra, nếu tỉnh táo xem xét những kết quả nghiên cứu, các bậc phụ huynh không cần phải vất vả đến thế. Hàng triệu năm tiến hóa của loài người đã khiến trẻ con thích tự khám phá bản thân, đó cũng là “món quà” mà tạo hóa trao tặng cho chúng ta để sinh tồn trong thế giới này. Loài người đã khám phá ra vô số điều thú vị và vẫn đang tiếp tục phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ về giai đoạn đầu đời của mình, trong đó có việc không cần thiết phải nuôi dạy trẻ một cách thúc épỉ Trừ khi bạn sống ở nơi cực kỳ khắc nghiệt hay cô lập, còn thì môi trường tự nhiên xung quanh chính là nơi để trẻ con phát triển trí não. Những đứa trẻ được bố mẹ thương yêu, cùng vui đùa và được 32 hướng dẫn khám phá thế giới. sẽ luôn khỏe mạnh, cân bằng đời sống tình cảm và phát triển tâm lý tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các kết quả nghiên cứu khoa học để hiểu vì sao bạn hoàn toàn có thể thư giãn, thoải mái vui đùa với con, phó thác việc phát triển trí não của con cho “Tạo hóa”. Càng đọc kỹ quyển sách này, bạn sẽ càng thấy không cần chi tiêu những đồng tiền bạn vất vả làm ra để đầu tư vào “sự nghiệp giáo dục” con trẻ. Những kích thích bổ sung từ bên ngoài không phải lúc nào cũng có lợi. Từ thực tế chăm sóc trẻ sơ sinh, chúng tôi rút ra nhận xét: “Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn”. Trong khi mọi người ngày càng tin rằng chúng ta nên kích thích trẻ phát triển nhanh hơn và chẳng bao giờ là sớm để làm điều đó nên các phòng chăm sóc trẻ sơ sinh trong bệnh viện thường thắp sáng phòng trẻ và mở nhạc êm dịu. Song, sau đó các nhà khoa học phát hiện ra rằng âm thanh và ánh sáng thật ra lại góp phần khiến trẻ hiếu động thái quá và kém chú ý. Vì vậy, hiện nay, các phòng chăm sóc trẻ sơ sinh được giảm bớt ánh sáng để tạo ra không gian ấm áp và tối như trong bụng mẹ. MÔÌ TRƯỜNG THUẬN LỢÌ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO Những người làm tiếp thị đã dựa trên cơ sở nào để thúc đẩy công chúng “tạo mọi thuận lợi” cho trẻ phát triển với những sản phẩm mang tính giáo dục? Nghiên cứu trên não của động vật - trước hết là ở chuột - cho thấy, môi trường thuận lợi sẽ tạo nên những bộ não to hơn. Thế nhưng, như chúng ta thấy, kết quả nghiên cứu này đã bị hiểu sai lệch đi, dẫn đến suy nghĩ là chúng ta nhất thiết phải tạo môi trường thuận lợi để não phát triển. Cách Làm Cho Chuột Thông Minh Hơn & Liệu Có Áp Dụng Được Với Trẻ Em? Cách tốt nhất để hiểu thế nào là một môi trường thuận lợi là xem xét những gì cố giáo sư Donald Hebb ở Đại học McGill tại Montreal, Canada đã làm. Cách đây khoảng 50 năm, ông mang vài con chuột về nhà cho các con nuôi chơi. Nhà ông rộng rãi nên những con chuột được tung tăng khắp nơi. Sau đó, ông mang lũ chuột trở lại phòng thí nghiệm để mọi người tham quan và rồi 33 chợt khám phá ra rằng, khi được thả chạy trong các mê cung, chúng chạy nhanh hơn, ít sai sót hơn so với những con chuột chỉ sống trong phòng thí nghiệm. Và những con chuột này được xem là sống trong “môi trường thuận lợi”. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Mark R. Rosenzweig, giáo sư tâm lý học Đại học California tại Berkeley, công bố những kết quả nghiên cứu cho thấy những con chuột được nuôi dưỡng trong môi trường thuận lợi có bộ não nặng hơn, vỏ não dày hơn tại một số vùng nhất định so với những con chuột được nuôi lẻ loi trong lồng. Vào những năm 70, giáo sư William Greenough thuộc khoa Tâm lý học Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, đã tiếp tục nghiên cứu những khía cạnh khác biệt của môi trường sống có thể tác động đến hành vi và sự phát triển của não. Ông đã tạo ra ba điều kiện sống khác nhau: một con chuột sống lẻ loi, bị giam cầm trong lồng nhỏ; một con chuột sống trong lồng lớn với một số con chuột khác; và một con chuột sống cùng các con chuột khác trong thế giới phong phú, vui nhộn chẳng khác gì Disneyland thu nhỏ với vô số đồ chơi, thanh trượt, bánh xe. Chắc bạn cũng đoán được những con chuột sống trong thế giới Disneyland đó học cách chạy trong mê cung nhanh chóng, chính xác hơn. Nghiên cứu của Rosenzweig là một trong những bằng chứng cốt lõi khiến nhiều người điên cuồng tìm cách làm cho não của trẻ to hơn. Người ta cứ nghĩ rằng nếu những con chuột sống trong môi trường thuận lợi sẽ chạy nhảy nhanh hơn, chính xác hơn những con chuột bị giam hãm trong lồng thì trẻ em cũng thế. Nếu trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường cực kỳ thuận lợi, chắc chắn trẻ sẽ vượt xa các trẻ lớn lên trong môi trường bình thường. Tuy vậy, có hai điểm khiến cho sự so sánh này không chính xác. Thứ nhất, đời sống của trẻ nói chung không hề giống những con chuột cô độc, lớn lên trong những cái chuồng bé tí và nhàm chán (ngoại trừ những trẻ em có hoàn cảnh sống cực kỳ tệ hại). Nghĩa là, người ta không nuôi trẻ trong tủ kính mà trong một môi trường mở tự nhiên, nơi trẻ có thể tiếp xúc đồ chơi và mọi người 34 xung quanh. Thứ hai, sự khác biệt giữa môi trường sống thuận lợi và môi trường sống nghèo nàn ở chuột hoàn toàn khác với khoảng cách giữa một môi trường sống bình thường và môi trường sống thuận lợi ở trẻ. Trong thực tế, trẻ con lại có thể hưởng lợi nhiều hơn từ một môi trường sống tự nhiên so với môi trường thuận lợi. Tuy không được giới báo chí tốn nhiều giấy mực bằng những khám phá trước đây nhưng giáo sư Rosenweig đã thực hiện được một cuộc quan sát hữu ích hơn: Đó là những con chuột sống trong môi trường tự nhiên lại có bộ não phát triển tốt hơn cả! Chúng được kích thích bởi âm thanh, cảnh quan và mùi hương của thế giới xung quanh. Chúng được tiếp cận với loài mối, nhện và mèo. Chúng sống thành từng bầy, chọn con đầu đàn và chọn cả bạn tình, đối diện với những con bọ, rận và hoàn toàn có thể nô đùa tùy thích. Nói cách khác, môi trường sống tự nhiên chính là những yếu tố cần thiết nhất trên thế giới này cho sự phát triển bộ não của chúng, thậm chí còn tốt hơn cả “thế giới Disneyland thu nhỏ” mà các nhà nghiên cứu đã dày công tạo dựng cho chúng trong chuồng. Giáo sư Huttenlocher viết: “Trong giai đoạn 5-10 tuổi, trẻ có khuynh hướng học âm nhạc hay ngoại ngữ hiệu quả hơn bởi đây là lúc trẻ thích nghi linh hoạt nhất”. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta phải cuống cuồng dạy trẻ học ngoại ngữ, âm nhạc. ngay từ khi chúng còn nằm trong nôi. Còn có một tranh cãi khác quyết liệt hơn chống lại việc phải dạy cho trẻ nhiều thứ ngay từ những năm đầu đời, khởi nguồn từ một vấn đề liên quan đến hệ thần kinh được gọi là “chật não”5. “Chật não” nghĩa là gì? “Chật não” là cụm từ chỉ tình trạng lượng thông tin phải cạnh tranh nhau trong não. Hãy tưởng tượng, bạn đang phải xếp hàng mua vé xem phim và có đến hai hàng người như thế. Hàng của bạn đông người hơn nên bạn phải chờ lâu hơn. Tình trạng “chật não” cũng tương tự vậy. Giáo sư Huttenlocher nói: “Chúng ta phải cân nhắc việc quá tham lam nhồi nhét thông tin và chương trình học cho trẻ trong những năm đầu đời có thể sẽ dẫn đến tình trạng ‘chật não’ và tiết giảm diện tích lẫn số lượng 35 một số vùng não nhất định có thể cần thiết cho sự sáng tạo khi trẻ đến tuổi thiếu niên và trưởng thành”. Học quá nhiều trong những năm đầu đời có thể gây hại hơn là có lợi cho chỉ số thông minh sau này của trẻ. Giáo sư Huttenlocher nhìn nhận: “Chẳng phải ngẫu nhiên mà hồi bé, Albert Einstein có thành tích học tập chỉ trên trung bình”, bởi điều đó giúp ông tránh khỏi tình trạng bị “chật não”. Đến đây, chúng tôi hy vọng đã thuyết phục được bạn tiết giảm mong muốn làm mọi cách để con mình có bộ não lớn hơn những trẻ khác bằng cách bắt ép trẻ học tập cật lực, chơi thật nhiều những món đồ chơi trí tuệ. BA NĂM ĐẦU ĐỜI VÀ THUYẾT “GIAI ĐOẠN VÀNG” Ai cũng biết những năm đầu đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Do đó, “Giai đoạn vàng” có lẽ là giả thuyết được bàn cãi nhiều nhất. Theo giáo sư tâm lý học Edward Zigler và các cộng sự của ông tại Đại học Yale thì: “.Ẩn ý của các phương tiện đại chúng về tầm quan trọng của ‘giai đoạn vàng’ đối với việc học hỏi của trẻ trong những năm đầu đời đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng và cảm thấy rằng mình cần dạy cho con trẻ học làm toán, chơi nhạc, sử dụng ngoại ngữ. ngay từ khi trẻ đi mẫu giáo hay còn nằm trong nôi”. Khái niệm “giai đoạn vàng” xuất phát từ góc độ sinh học. Đó là quãng thời gian những khía cạnh quan trọng có liên quan đến sự phát triển của trẻ diễn ra với điểm khởi đầu và kết thúc rõ rệt. Để minh họa khái niệm này, chúng ta hãy thử xem xét tình trạng bi kịch của những phụ nữ mang thai phải dùng đến thuốc thalidomide vào những năm đầu của thập kỷ 60 để chống buồn nôn vào buổi sáng. Nếu dùng thuốc vào ngày thứ 26 sau khi đậu thai, sự phát triển phần cánh tay của bào thai sẽ bị ảnh hưởng và đứa trẻ khi sinh ra có thể bị cụt tay. Nếu người mẹ dùng thuốc trễ 2 ngày, bào thai có thể sẽ phát triển cánh tay nhưng tối đa chỉ được đến phần khuỷu. Và đứa trẻ đó sẽ chẳng bao giờ có thể có một cánh tay hoàn thiện khi “giai đoạn vàng” đã vụt qua. Đối với chu trình phát triển của con người, tổn hại ở giai đoạn vàng 36 thường để lại hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn việc dùng thuốc khi mang thai có thể hủy hoại bào thai, để lại những ảnh hưởng mà sau này trẻ không bao giờ có thể khắc phục. Những giai đoạn cực quan trọng đó rồi sẽ chấm dứt theo quá trình phát triển sinh học của một con người. Tuy nhiên, cũng có ý kiến tranh cãi rằng những “giai đoạn vàng” tác động đến sự phát triển tâm lý cũng quan trọng không kém. Hãy xem trường hợp bi đát của “tù nhân trong nôi” Genie, đăng trên báo Los Angeles Times ngày 17 tháng 11 năm 1970. Đó là câu chuyện kinh khủng về một cô bé 13 tuổi bị giam giữ trong gian phòng ngủ chật hẹp từ khi em mới được 20 tháng. Cô bé bị cột chặt vào một cái bô trong căn phòng bé nhỏ và bố mẹ chỉ mở cửa khi cho em ăn. Khi người mẹ gần như mù lòa của em do sơ suất đã dẫn nhầm em đến trung tâm bảo trợ xã hội, mọi người mới biết đến cô bé nhỏ thó, yếu ớt, bị suy dinh dưỡng trầm trọng này. Dù sau đó được chăm sóc cẩn thận nhưng đến 4 năm sau, khả năng ngôn ngữ của Genie vẫn còn hạn chế. Cô bé tích lũy được vốn từ của một đứa bé lên 5 nhưng gần như không bao giờ có thể sử dụng văn phạm chính xác. Genie là điển hình tiêu biểu cho tình trạng bị tước đoạt điều kiện sống tự nhiên. Trường hợp của em cho thấy nếu bỏ lỡ cơ hội tiếp cận ngôn ngữ trong giai đoạn thiết yếu để học ngôn ngữ, chúng ta sẽ không bao giờ có thể lấy lại quãng thời gian đó và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cần có. Giáo sư Elissa Newport, giảng viên Đại học Rochester tại New York, đã nghiên cứu năng lực của những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Mỹ. Một vài người trong số họ được cha mẹ dạy ngôn ngữ này ngay từ bé. Số khác thì mãi đến năm 12-13 tuổi mới được học ngôn ngữ này ở trường. Bà khám phá ra rằng, những đứa bé khi lớn mới được học ngôn ngữ này luôn thua kém những trẻ được học từ nhỏ và cho dù sử dụng ngôn ngữ này đến 30 năm nữa thì kết quả vẫn chênh lệch như thế. Còn với các kỹ năng khác, Tiến sĩ Irving Sigel, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục ở Princeton, bang New Jersey, viết: “… Sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy trẻ các khái 37 niệm và kỹ năng ngay từ những năm đầu đời, dù chỉ là học vẹt. Đơn giản vì trẻ rất khó học khi học mà không hiểu do thiếu trải nghiệm”. Nói cách khác, việc bắt trẻ ghi nhớ chân dung và tên của những nhà soạn nhạc là điều vô ích với trẻ dưới 5 tuổi, bởi những thông tin đó không hề liên quan hay có ích gì với thế giới chung quanh của trẻ. Ngay cả các tranh ảnh trực quan với các tên gọi hay con số sặc sỡ cũng không hề giúp trẻ tăng cường năng lực nếu chúng không liên quan đến những gì trẻ trải nghiệm mỗi ngày. Không hề có bằng chứng nào cho thấy những trải nghiệm trong các năm đầu đời sẽ giúp cải thiện não của trẻ. Thế thì, liệu có phải 3 năm đầu đời là “thời điểm vàng” để trẻ học hỏi? Liệu 3 năm đó có đại diện cho giai đoạn phát triển chính yếu của não và giúp trẻ trở thành thiên tài? Câu trả lời đơn giản là không! Nếu được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường bình thường, nghĩa là giữa cộng đồng, giữa những người luôn yêu thương, trò chuyện với trẻ - não của trẻ sẽ tự phát triển bình thường. Cha mẹ không phải là những nhà điêu khắc để tạc nên những bộ não như ý cho trẻ. Hãy thư giãn một chút! Ngay cả những hành vi cơ bản như học ngôn ngữ cũng có thể được thực hiện khi con bạn đã lớn. Nếu bạn thuê một vú em nói tiếng Anh cho đứa con 2 tuổi hay 5 tuổi thì sau này cháu vẫn sẽ phải học tiếng Anh và trong thực tế, cháu không hề bị thua thiệt khi phải học tiếng Anh ở tuổi lên 8, lên 9. Giả thuyết phải cho trẻ học mọi thứ trong 3 năm đầu đời là hoàn toàn sai. Thực vậy, đó là điều mà Tiến sĩ John Bruer, giám đốc tổ chức James Mc-Donnell tại St. Louis, bang Missouri, gọi là Huyền thoại về 3 năm đấu đời. Trong quyển sách cùng tên, ông cho rằng chúng ta không tạo ra những điều kiện thuận lợi thì não vẫn có thể phát triển được. Ông còn đề nghị không nên dùng khái niệm “giai đoạn vàng” để thanh minh cho việc nhất định phải tạo ra môi trường tốt hơn để kích thích não phát triển tốt hơn. Chúng ta không phải là những “kiến trúc sư tạo não”, do vậy không cần “khảo sát” xem cần phải cung cấp cho não những gì để não phát triển tốt nhất. May thay, hàng triệu năm tiến hóa đã thúc đẩy bộ não con người phát triển. 38 GÓC RÈN LUYỆN TẠI NHÀ Khi đã biết những dữ liệu khoa học về sự phát triển của não trẻ em, bạn cần lưu ý một số điểm như sau: một là, bạn phải luôn cảnh giác với những gì mà giới truyền thông vẫn đang quảng cáo ầm ĩ; hai là bạn phải học cách nhìn thế giới khác đi và kích thích não bé phát triển một cách tự nhiên hơn. Thận trọng khi mua sắm! Bạn đừng để bị lôi cuốn bởi những thông điệp kiểu như tăng cường phát triển trí não cho bé ghi trên các dụng cụ tranh ảnh trực quan được bày bán la liệt trong các siêu thị, nhà sách. Cũng như tình dục là yếu tố luôn được khai thác khi quảng cáo sản phẩm cho người lớn, phát triển trí não là yếu tố hàng đầu mà các nhà tiếp thị luôn xoáy vào khi muốn bán hàng hóa cho các bậc phụ huynh. Hãy nhớ rằng, không hề có bằng chứng nào cho thấy những chương trình, phương pháp hay kỹ thuật giáo dục cụ thể nào có thể tác động đến sự phát triển của não. Ví dụ, nếu bạn thích nhạc Mozart thì chẳng hại gì khi con bạn cũng nghe loại nhạc đó. Nhưng có thể bạn chỉ cần hát ru con hay mở các loại nhạc khác. Bản thân âm nhạc đã rất kỳ diệu rồi! Các nghiên cứu cho thấy nghe nhạc Mozart, Madonna hay Mama Cass không hề giúp con bạn trở thành thiên tài toán học hay kỹ sư xây dựng, thậm chí không thể góp phần giúp cháu thông minh hơn. Nghĩ khác đi. Con bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hơn nếu bạn dành thời gian chơi đùa với cháu thay vì mua cho cháu những món đồ chơi đắt tiền, “hiện đại nhất” với hy vọng giúp con phát triển trí não. Vậy chơi đùa với trẻ như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Hãy quan sát chính đứa con của bạn. Khi biết trẻ thích cái gì, bạn sẽ bắt đầu có cái nhìn tổng quan, nắm bắt được các cơ hội tự nhiên kích thích trẻ phát triển mọi lúc, mọi nơi. Khi đó, chính bạn cũng có thể tạo ra các cơ hội để có môi trường phát triển phong phú hơn cho trẻ. Chuyển từ các chương trình người lớn sang các chương trình bổ ích cho trẻ nhỏ. Bạn thích xem phim trên HBO nhưng các kênh như Disney Chanel, Disney Junior6 lại có những bài học bổ ích mà con bạn say mê. Những bộ phim hoạt hình thường được xây dựng 39 dựa trên những điều trẻ con yêu thích và chưa bao giờ ngừng hấp dẫn các khán giả nhí. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy những bộ phim hoạt hình thường có những mô típ lặp đi lặp lại, kiểu Tom & Jerry thì lại hao hao như Hãy đợi đấy!. Nhàm chán ư? Nhưng những nhà làm phim lại nhận ra trẻ con thích điều đó. Dù người lớn thường chán ngấy việc tối nào cũng phải kể lại câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ cho con nghe (mấy ai trong chúng ta chẳng từng ngủ gục khi đang kể dở câu chuyện!), thế nhưng trẻ lại cứ thích nghe mỗi một câu chuyện ấy từ tối này sang tối khác, bởi mỗi lần như vậy, trẻ lại tìm thấy một điểm mới mẻ nào đó và cảm thấy sung sướng khi biết trước một số tình tiết nào đó. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc trẻ xem các chương trình giáo dục trên ti vi trong một thời lượng nhất định (1 tiếng/ngày) sẽ rất có ích cho kỹ năng đọc và đếm số của trẻ khi trẻ đến tuổi đi học. Nhiệm vụ của phụ huynh đơn giản là cùng xem với con các chương trình giáo dục trên ti vi để quan sát xem con thích gì. Nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ tiếp thu được nhiều điều lợi ích hơn khi có người lớn cùng xem ti vi. Hãy tìm xem con bạn thích điểm nào ở chương trình đó rồi dùng đó làm cơ sở để phát huy niềm yêu thích của trẻ. Chẳng hạn, bạn có thể mua cho con những quyển sách cùng đề tài hoặc trò chuyện với con về chính đề tài đó. Chuyển từ học thuộc lòng sang học theo ngữ cảnh. Nếu thật sự muốn phát huy khả năng học hỏi và tăng cường phát triển trí não ở trẻ trong độ tuổi từ sơ sinh đến mẫu giáo, chúng ta phải giúp trẻ học thông qua ngữ cảnh chứ không phải bằng tranh ảnh trực quan. Học thuộc lòng không hề có tác dụng nhưng lại thường bị hiểu lầm là cách học tốt nhất. Tôi chợt nhớ đến một ví dụ về một “thiên tài nhí”. Cháu được mẹ ca tụng là đứa trẻ cực kỳ thông minh vì chỉ mới 3 tuổi đã đọc được rất nhiều chữ. Thế là người ta đưa cháu đến gặp tôi để cháu phô diễn tài năng, bởi tôi là nhà tâm lý học đang sống ở gần đó. Đến nơi, người mẹ giở quyển Đọc và Đánh vấn, chỉ cho cháu đọc từng từ trong đó (ví dụ như các từ: quyển sách, giày, ly.). Kết thúc màn 40 trình diễn ấy, tôi vỗ tay hoan hô. Sau đó, tôi đưa cho cháu một quyển truyện kể quen thuộc với trẻ nhỏ, chỉ vào vài từ và bảo cháu phát âm cho tôi nghe. Bé không làm được! Về lý thuyết, nếu thật sự biết đọc, trẻ sẽ đọc được bất kỳ từ mới nào, ngay cả từ vô nghĩa thì trẻ cũng phải đọc được vì đã biết cách đọc từng chữ cái, từng âm và cách kết hợp chúng. Thế nhưng đứa bé đã vô cùng bối rối, đứng như trời trồng nhìn các từ mới này và màn phô diễn chấm dứt tại đây! Cậu bé chỉ mới học thuộc lòng mặt chữ, chính xác hơn là hình dáng của chữ, chứ chưa thật sự biết phát âm, biết đọc. Bạn chẳng cần dạy con biết đọc trước khi đến tuổi đi học. Nhưng nếu cháu thắc mắc và yêu cầu bạn đọc cho cháu nghe một chữ nào đó trên bảng hiệu ngoài phố hay trên hộp bánh chẳng hạn, thì bạn đã ngầm ý dạy cho cháu thấy việc học đọc rất vui và hữu ích. Đây chính là học theo ngữ cảnh. Cách học kia chỉ đơn thuần là “học thuộc lòng” mặt chữ và trẻ không hề hứng thú khi “trình diễn” trước mặt người khác. Chính vì vậy mà một số sản phẩm trên thị trường rơi vào tình trạng tạo cho trẻ nhiều cơ hội để phô diễn nhưng lại không giúp trẻ có cơ hội học hỏi thật sự. Học hỏi chỉ thú vị và có ích khi diễn ra trong ngữ cảnh cụ thể. Cả thế giới sinh động ở ngay trong mảnh sân sau nhà. Còn gì thú vị bằng được du lịch đến những địa điểm mới lạ hoặc các công viên hoành tráng! Nhưng thật ra không nhất thiết phải đến những nơi đó mới có thể giúp não bé phát triển. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy vô số yếu tố kích thích não trẻ phát triển ngay trên mảnh sân phía sau nhà! Chẳng hạn, bạn cùng bé ngắm những ngọn cỏ đung đưa theo gió, xem kiến làm tổ và mọi đời sống bầy đàn khác ngay trong lòng đất. Bộ phim hài nổi tiếng “Cưng ơi, anh đã thu nhỏ các con” (Honey, I Shrunk the Kids) khắc họa thế giới trẻ thơ thú vị chưa từng được khám phá và ngoài sức tưởng tượng của người lớn. Trong mắt trẻ con, cái sân sau nhà là cả một thế giới nhộn nhịp, đầy những bài học về khoa học, tự nhiên, màu sắc… Khi vui chơi với đứa con bé bỏng 4-5 tuổi ở mảnh sân sau nhà, bạn có thể kích thích tính sáng tạo của bé bằng cách hỏi xem nếu 41 bé chỉ to bằng con kiến thì mọi việc sẽ thế nào? Khi đó, bé sẽ nhìn thấy cái gì khác đi? Bé sẽ nghe được những âm thanh gì? Bé sẽ sợ những gì? Trẻ con thường thích tưởng tượng những nỗi sợ mà người khác vẫn gặp để cảm thấy mình không bị lẻ loi. Nhân tiện, bạn hãy hỏi xem bé có nghe được giai điệu nào của mảnh sân không. Giai điệu ấy có phải được tạo nên từ các hòn đá và thanh que? Từ tiếng lá rì rào hay tiếng mưa rơi? Hãy trải một tấm chăn lên cỏ và nằm xuống, nhắm mắt lại. Bạn nghe được những gì? Bạn có nghe tiếng lá xào xạc trong gió? Tiếng ong vo ve? Tiếng ôtô rít bánh? Tiếng sấm đổ dồn? Tiếng gà ò ó o hay tiếng chim hót? Ngay cả trẻ 2 tuổi cũng thích trò chơi này. Các con vật trong mảnh sân sau nhà bạn sống ở đâu? Hãy khám phá nhà của từng loài. Trong quyển sách thú vị A House is a House for Me của tác giả Mary Anne Hoberman, bà đề nghị chúng ta hãy nghĩ về ngôi nhà của một chú ong và một con chim. Những con vật này xây nhà như thế nào? Liệu đứa con 4 hoặc 5 tuổi của bạn có thể xây một “cái tổ” cho riêng mình không? Liệu cháu có thích kể cho bạn nghe điều thú vị nào đó đã nhìn thấy để bạn ghi chép lại cho cháu không? Trẻ con thường thích kể chuyện để người lớn ghi lại. Chẳng hạn, hãy chơi trò “cùng tưởng tượng một câu chuyện về chú kiến Irving và việc chú kết bạn với kiến Libby trong rừng”. Sẽ có hàng giờ thú vị với những trò chơi và câu chuyện hấp dẫn diễn ra ngay trên mảnh sân sau nhà bạn, không quan trọng mảnh sân to hay nhỏ. Và hãy tưởng tượng xem, nếu đó là một sở thú hay một bảo tàng thật sự thì mọi thứ càng tuyệt vời hơn biết bao nhiêu! Hãy chọn những sân chơi thay vì trung tâm thương mại. Dĩ nhiên, chúng ta thích đến trung tâm mua sắm hơn nhưng trong mắt trẻ con, đó chỉ là nơi ồn ào, ngồn ngộn hàng hóa. Hãy tưởng tượng, bạn là một đứa trẻ, sẽ ra sao nếu bạn đứng ở nơi đông đúc, người lớn hối hả đi lại giữa không gian ồn ào, đủ màu sắc và ít ai quan tâm đến bạn? Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên từ bỏ thú vui mua sắm. Song, chúng ta thường không nhận ra những gì có thể làm với những món đồ quen thuộc chung quanh. Chẳng hạn, dọc đường đến trung tâm mua sắm bạn thường làm gì? Thật ra, đây là thời gian hay nhất để bạn mở nhạc thiếu nhi cho cháu 42 nghe hoặc hai mẹ con cùng hát. Khi cháu lớn hơn một chút, trên đường đi, bạn có thể chơi trò “Phát hiện”. Chẳng hạn, bạn và cháu thay nhau phát hiện những vật hay người mới xuất hiện trên đường. “Con phát hiện. một con chó!”, “Mẹ phát hiện một. chú cảnh sát!”,. Tất nhiên, bạn nên khéo léo giới hạn phạm vi “phát hiện” của bản thân trong những đối tượng quen thuộc, có liên quan đến cuộc sống hằng ngày và vừa sức với khả năng khám phá của bé. Đừng nên tham lam “phát hiện” nhiều thứ quá khó với lứa tuổi của trẻ nhỏ. Ở nhà, chỉ với một quả bóng, bạn đã có thể cùng con chơi trò lăn bóng hết sức sinh động và bổ ích trên sàn nhà. Phải làm sao để lăn bóng đến gần người khác? Lực dùng bao nhiêu thì vừa đủ? Phải đẩy một góc thế nào? Quả bóng có đụng phải những vật khác trên đường lăn không? Đây chính là cách học tốt nhất về các kỹ năng khéo léo, kết hợp rèn luyện thể chất và kỹ năng tính toán miễn phí. Chi phí cho việc học này bằng đúng số tiền mua quả bóng! Nhưng trước khi bỏ tiền ra mua quả bóng đó, bạn hãy nghĩ xem liệu còn có vật nào trong nhà có thể kích thích con bạn phát triển tốt như thế không? Chỉ gian bếp thôi đã có hàng tá chậu, chảo, thau nồi bằng nhựa. Kết hợp thêm cái muỗng gỗ là có thể tạo thành dàn nhạc! Những chiếc rổ to đựng quần áo giặt hoặc các thùng giấy to đựng đồ gia dụng là các món đồ chơi tuyệt vời để trẻ leo ra, leo vào. Trẻ con đặc biệt thích ẩn nấp dưới gầm bàn, sau cánh cửa tủ. Những pháo đài dựng bằng chăn mền chiếu gối mắc ngang các chiếc ghế cũng có thể khiến trẻ say mê hàng giờ khi chơi trò tưởng tượng đó là nhà của ông bà. Chỉ cần bỏ thêm vào đó vài con thú nhồi bông, cái gối hay quyển sách là bạn đã có căn nhà hay một phòng học tưởng tượng! Và tại sao trẻ con luôn thích lục tung ngăn kéo? Đơn giản vì chúng muốn biết có cái gì bên trong mà thôi! Hãy dành riêng ra một ngăn tủ thấp nhất rồi lấp kín nó với những món đồ chơi thú vị, đầy bất ngờ (chẳng hạn những con thú nhồi bông, sách, xe hơi đồ chơi, ảnh cả nhà.) và thi thoảng thay những đồ vật mới để trẻ thỏa sức khám phá! Đừng bao giờ xem thường những vật bình thường bởi trong mắt trẻ, đôi khi chúng lại rất phi thường. Và chính những trải nghiệm vừa vui vừa không tốn kém như thế sẽ giúp trẻ phát triển trí não 43 và giúp bạn loại bỏ mối lo âu không biết phải làm gì để nuôi dạy con yêu một cách tốt nhất. 44 Chương 3 CHƠI VỚI NHỮNG CON SỐ, TRẺ HỌC TOÁN NHƯ THẾ NÀO? A my, mẹ của bé Jess 2 tuổi, rất buồn bã khi đọc được một tin trên báo: “Trẻ còn ẵm ngửa đã làm được tính cộng trừ”. Bé Jess đếm được từ 1 đến 10 và cô xem đó là thành tựu thật sự. Nhưng khi có một đứa bé mới 5 tháng tuổi đã biết cộng trừ thì rõ ràng bé Jess đã bị tụt hậu! Thế là mỗi ngày Amy đều chạy ra trung tâm mua sắm và liên tục mang về cho con cả núi tranh ảnh trực quan để học cách cộng, trừ. Căng thẳng cũng bắt đầu nảy sinh! Sẽ ra sao nếu Jess là học sinh duy nhất trong lớp mẫu giáo không biết làm toán? Tựa báo Amy đọc được chỉ là một hạt cát của sự thật. Nó được khởi xướng từ một nghiên cứu được mọi người diễn giải một cách cường điệu và lấy đó làm nền tảng để giới truyền thông và những đơn vị tiếp thị sản phẩm cho trẻ em thổi phồng những quảng cáo của họ. Chẳng trách gì khi thị trường đầy rẫy đồ chơi phát triển khả năng toán học của trẻ. Thực ra, những bậc phụ huynh buộc phải tin rằng trẻ 2-3 tuổi có thể học và nên học môn đại số. Song, với chương sách này bạn sẽ nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa việc làm toán thật sự, hiểu được các điểm khác biệt về số lượng so với việc thuộc lòng các con số từ 1 đến 10. Dường như từ khi được sinh ra, trẻ con đã vốn thích những khái niệm cơ bản về toán học và mức hiểu biết của chúng sẽ tăng dần theo từng mốc thời gian khác nhau. Do vậy, cố tìm cách biến con thành người “dẫn đầu” chỉ tổ phí thời gian và khiến trẻ mệt mỏi, 45 chán nản. Trước khi học cộng trừ, trẻ cần học những nguyên tắc đếm cơ bản và hiểu khái niệm dãy số. Và cách tốt nhất để học những khái niệm này là để trẻ tự khám phá dần qua quá trình chơi đùa và tìm hiểu về những vật thể trong thế giới chung quanh. NHẠY BÉN VỚÌ NHỮNG CON SỐ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BÌẾT LÀM TOÁN Vị “tổng thống giáo dục” George W. Bush đề ra nhiệm vụ cho tất cả người lớn phải làm thế nào để tất cả trẻ con của nước Mỹ phải ở trong tình trạng “sẵn sàng học” khi bước vào lớp 1. Điều này thật sự có ý nghĩa gì? Nhiều người cho rằng thế có nghĩa là trẻ con khi đăng ký học mẫu giáo đã phải biết về những con số. Thế thì liệu trẻ con cần phải biết chính xác những gì đây? Theo các tiêu chuẩn hiện nay, trẻ 3-4 tuổi nên biết đếm từ 1 đến 10 và nhớ được tên gọi từng con số. Tuy đó là những kỹ năng quan trọng nhưng thực chất đây chỉ là một đỉnh nhỏ trên phần nổi của tảng băng kiến thức toán học và không hề cho thấy khả năng toán học tự nhiên của trẻ. Liệu một đứa trẻ biết đếm có biết làm toán không? Một câu chuyện được lưu truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác về chú ngựa “thiên tài toán học” sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi đó. Chủ của chú ngựa Clever Hans tuyên bố rằng chú ngựa biết cộng, trừ, nhân, chia. Khi được hỏi: “Hans, 2+2 bằng mấy?”, lập tức chú ngựa dùng móng trước gõ đúng 4 cái. Mãi đến khi nhà tâm lý học Oskar Pfungst bịt mắt Hans lại thì sự thật mới hé mở. Khi không nhìn thấy chủ, Hans không tài nào trả lời đúng. Pfungst phát hiện ra rằng chú ngựa Hans không hề biết làm tính mà chỉ có thể đọc những ký hiệu do chủ đưa ra. Hans quả là chú ngựa thông minh nhưng tất nhiên, nó không hề biết làm toán! Câu chuyện của chú ngựa Hans cho chúng ta thấy điều gì về khả năng của trẻ nhỏ? Đó chính là trẻ con không thể làm toán như người lớn, dẫu chúng có đáp án đúng. Trẻ con thậm chí còn giỏi hơn chú ngựa Clever Hans vì biết tìm cách giải quyết những khó khăn do người lớn đặt ra. Ví dụ, các em rất giỏi ghi nhớ những xâu chuỗi sự việc, chẳng hạn như tên gọi các loại xe, bộ phận cơ thể, các chữ cái,… Chính vì thế, khi đọc được các con số không có 46 nghĩa trẻ biết làm toán. Ngay cả khi bé biết có 3 vật được đặt dưới chiếc hộp không có nghĩa là bé hiểu rằng 3 lớn hơn 2 và 3 nhỏ hơn 4. Có thể trẻ ghi nhớ rằng “ba” là tên gọi của “3 vật” tương tự như “xanh da trời” là tên gọi một màu sắc. Đây cũng chính là cơ chế ghi nhớ của trẻ đối với các tranh ảnh trực quan. Thật ra, trẻ chỉ học cách nêu lên con số đúng chứ không hề hiểu “số 2” có nghĩa là gì. Tới đây, hẳn bạn có thể kết luận rằng khả năng toán học của trẻ nhỏ thật nông cạn, thiển cận. Điều này có thể đúng khi trẻ bị ép phải học đếm số, tuy nhiên vẫn còn một khía cạnh khác mà chúng ta cần hiểu. Đó là, các nhà khoa học đã phát hiện một số điều thú vị về khả năng số học của trẻ trước khi trẻ đến tuổi đi học. Một trong các phát hiện đó là nền tảng học hỏi môn toán của trẻ diễn ra trong thời kỳ sơ sinh và trước khi đến tuổi đi học. Điều này đúng với trẻ em toàn thế giới, bất kể cha mẹ chúng là ai. Có thể nói, tạo hóa đã lập trình cho trẻ con có khả năng học đếm số ngay từ bé! Suy cho cùng, thật khó tưởng tượng cảnh bạn lúng túng trước các con số nếu không được tạo hóa ban cho khả năng đếm số. Những con số hiện diện ở khắp nơi, dưới mọi hình thức. Chúng tuy hiện diện hữu hình ở mọi vật nhưng bản thân lại vô hình. Và thật may mắn khi chúng ta có được khả năng nhận ra số lượng vật thể trong cuộc sống xung quanh như thực phẩm, kẻ thù, người yêu. CON SỐ KHÁC VỚI SỐ LƯỢNG VÀ KÍCH CỠ ĐỒ VẬT Nếu như trẻ nhỏ (và cả khỉ) có thể phân biệt điểm khác nhau giữa những lượng nhỏ thì việc chúng có hiểu thế nào là một con số hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ nhỏ không chú ý chút nào đến các con số mà chỉ để tâm đến số lượng đồ vật! Thí nghiệm sau đây được thực hiện nhằm phân biệt hai khả năng đó ở trẻ. Thí nghiệm do các giáo sư Melissa W. Clearfield thuộc Đại học Whitman ở Walla Walla, Washington và Kelly Mix thuộc Đại học Indiana ở Bloomington thực hiện với đối tượng là những trẻ 7 tháng tuổi, dùng phương pháp “tập thói quen”. Trong thí nghiệm này, bé Carla được người ta đưa cho thấy một món đồ vật nhiều 47 lần đến khi em phát chán. Một người có nhiệm vụ quan sát Carla sẽ nhấn nút kết nối với máy tính để ghi lại quãng thời gian em nhìn món đồ đó. Khi thời gian này giảm xuống đến mức nhất định, người ta sẽ cho Carla xem một món đồ mới. Nếu có thể phân biệt được giữa món đồ cũ và món đồ mới, em sẽ lại bắt đầu quan sát món đồ. Nếu không, em sẽ tỏ vẻ chán nản. Đến đây, hẳn bạn sẽ hỏi người ta đã cho Carla xem vật gì để đánh giá liệu cô bé hiểu biết về con số thật sự hay chỉ là lượng vật nhiều hay ít? Họ đưa cho cô bé xem hai hình vuông cỡ trung, đặt trên một tấm bảng. Và trong quá trình kiểm tra, người ta không ngừng dịch chuyển vị trí của chúng quanh tấm bảng. Ban đầu, Carla thích thú nhìn theo những hình vuông đó một lúc lâu. Dần dần, cô bé bắt đầu lơ là, như muốn nói: “Đủ rồi đấy, cháu nhìn rõ rồi!”. Câu hỏi ở đây là, Carla đã trông thấy những gì? Một trong những cách để giải đáp là cho cô bé nhìn hai hình vuông khác nhưng to hơn (cùng một số lượng nhưng kích cỡ lớn hơn) hoặc ba hình vuông nhỏ hơn (khác về số lượng và kích cỡ nhỏ hơn). Nếu con số là điều quan trọng hơn với Carla, hẳn cô bé sẽ nhìn ba hình vuông nhỏ lâu hơn do nhận biết sự khác biệt về lượng. Ngược lại, Carla sẽ nhìn hai hình vuông lớn lâu hơn nếu quan tâm đến kích cỡ của vật nhiều hơn - trẻ con thường chú ý nhiều đến những vật thể to hơn. Kết quả là cô bé đã quan tâm đến hai hình vuông lớn nhiều hơn. Bé nhìn thật lâu vào hai hình vuông lớn trong khi chẳng mấy quan tâm đến ba hình vuông nhỏ. Dường như Carla chú ý đến kích thước to nhỏ của vật hơn là số lượng vật. Chúng ta rút ra điều gì từ kết quả trên? Một là, trẻ chỉ có thể nhận biết về lượng to hay nhỏ của vật chứ không thật sự quan tâm đến số lượng của vật. Song, đây lại là một kỹ năng quan trọng của trẻ. Có thể tất cả mọi trẻ sơ sinh đều nắm được khái niệm hơn, kém. Một số người cho rằng khả năng hiểu biết cơ bản về số lượng được kiểm soát bởi não bộ và cũng tương tự như bản năng tìm kiếm thức ăn mà cả loài người và loài vật đều có. Có lẽ chúng ta cần thêm thông tin về vấn đề này. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp trong thực tế, trẻ sơ sinh không thể làm tính cộng hay trừ như người lớn, thậm chí cả ở trẻ đã đi mẫu giáo. 48 NHẬN BÌẾT CON SỐ: KỸ NĂNG TĂNG DẦN Càng lớn, trẻ sẽ càng phát triển khả năng hiểu biết về con số. Khi được 2 tuổi rưỡi, hầu hết trẻ có thể nói được dãy số nhỏ như “một, hai, ba, bốn”. Nếu cho trẻ nhìn thấy ba quả bóng, chúng có thể tự tạo được một nhóm ba quả bóng y như thế. Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu đếm được những vật có kích thước trung bình, thậm chí có thể đếm nhiều hơn 3, 4 vật. Tuy vậy, trẻ vẫn chưa xác định được người khác đang đếm đúng hay sai. Chúng cũng có thể đọc một con số nhiều lần khi liệt kê đồ vật. Chẳng hạn, trẻ có thể đếm “một, hai, hai, ba, hai”. Lên 4 tuổi, trẻ thật sự bắt đầu xâu chuỗi những kỹ năng về con số lại với nhau. Chúng bắt đầu có thể đếm chuỗi đồ vật, chỉ cho chúng ta biết khi đếm thiếu một người hay vật nào đó. Ở độ tuổi này, trẻ thậm chí còn có thể so sánh những nhóm đồ vật khác nhau. Chẳng hạn, trẻ có thể nhận biết bốn cái bánh quy thì nhiều hơn ba cái và ít hơn năm cái. Khi 5 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển khả năng đếm lẫn so sánh số lượng ở mức độ sơ đẳng dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp một. Ở giai đoạn này, một số người cho rằng trẻ còn có thể đặt một con số vào đúng vị trí của nó giữa dãy số có liên quan. Đây cũng chính là lúc trẻ bắt đầu “đếm tới” khi cộng hai vật với nhau. Chẳng hạn, khi bạn đưa ra 3 con búp bê thì trẻ sẽ đếm “một, hai, ba”. Giả sử bạn đưa thêm cho trẻ hai con búp bê nữa, các trẻ 3-4 tuổi sẽ đếm lại từ đầu “một, hai, ba, bốn, năm” chứ không thể đếm tới suôn sẻ “bốn, năm” như người lớn. Nhưng khi lên 5, trẻ sẽ biết mình đã đếm tới “ba” và sẽ tự động đếm tiếp “bốn, năm”. Hãy thử xem con bạn có biết “đếm tới” hay không bằng bài tập nhỏ sau. Soạn 5 món đồ chơi, tách đống đồ chơi thành hai nhóm: nhóm đầu gồm 3 món, nhóm hai gồm 2 món. Đầu tiên, bạn hãy bảo bé đếm xem nhóm đầu có bao nhiêu món. Sau đó, hãy đưa cho bé hai món đồ chơi còn lại và hỏi: “Vậy bây giờ con có mấy 49 món đồ chơi?”. Hãy xem con bạn trả lời thế nào, liệu cháu có biết “đếm tới 5” hay không? Nếu cháu không biết, hãy thử kiểm tra lại khả năng này trong vòng một tháng và xem con bạn phát triển được khả năng này hay chưa. Trẻ thường làm được điều này khi lên 5 tuổi. TRẺ THẬT SỰ BIẾT GÌ VỀ VIỆC ĐẾM SỐ? Khi trẻ đếm một lượng nhỏ đồ vật, liệu trẻ có thật sự hiểu mình đang làm gì không? Jean Piaget, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ nổi tiếng chuyên về sự phát triển, đã nghi ngờ rằng trẻ không hiểu biết mấy về những con số. Ông thích tự làm những thí nghiệm nho nhỏ với trẻ con để tìm hiểu cách chúng lý giải thế giới này. Chẳng hạn, để kiểm tra xem trẻ hiểu gì về những con số, Piaget đặt một dãy 5 đĩa CD màu xanh trước mặt bé Francoise 5 tuổi. Rồi ông cũng đặt một dãy đĩa như thế trước mặt mình. Hai dãy đĩa song song với nhau, chỉ cách nhau chừng một tấc. Ông chỉ vào những cái đĩa và bảo cô bé: “Francoise, đây là những vòng tròn của cháu, còn đây là những vòng tròn của chú. Cháu hay chú có nhiều vòng tròn hơn? Hay cả hai chúng ta đều có số lượng vòng tròn như nhau?”. Francoise thoáng do dự, nhìn quanh hai dãy đĩa CD như thể đang hết sức tập trung “phân tích vấn đề”. Thật thú vị, dù đã biết đếm, cô bé vẫn tần ngần trong giây lát. Cuối cùng, cô bé kết luận: “Hai bên bằng nhau ạ!”. Tiếp theo, ngay trước mắt Francoise, Piaget trải dãy đĩa của mình ra dài hơn dãy đĩa của cô bé và hai dãy đĩa cũng không còn song song. Sau đó ông hỏi: “Francoise này, bây giờ thì chú hay cháu có nhiều đĩa hơn nào? Hay cả hai bằng nhau?”. Lần này, cô bé đáp chắc nịch và vui vẻ kết luận: “Sao cơ, chú có nhiều hơn cháu chứ! Nhìn xem, hàng đĩa của chú dài thế kia mà!”. Câu trả lời đó khiến người lớn sốc. Làm sao trẻ lại có thể trả lời như thế? Trong thực tế, ngay cả những nhà tâm lý cũng khó mà tin được kết quả đó. Ấy vậy mà mọi thí nghiệm tương tự được tiến hành ở khắp nơi trên thế giới đều cho kết quả tương tự. Các nhà tâm lý học lý luận rằng có thể nếu chúng ta đặt câu hỏi khác đi hoặc cho trẻ tự xếp lấy hàng đĩa của mình thì trẻ mới có thể đưa 50 ra câu trả lời như chúng ta mong muốn. Sau rất nhiều nghiên cứu, giáo sư Rochel Gelman ở Đại học Rutgers chỉ ra rằng, trẻ em biết nhiều về những con số hơn những gì mà Piaget và các cộng sự của ông khẳng định. Theo giáo sư Rochel, điều đó không có nghĩa là những gì Piaget tìm ra hoàn toàn sai lệch mà vấn đề ở chỗ trẻ không nắm rõ cần chú ý vào yếu tố nào trong cuộc kiểm tra đó. Cứ như thể trẻ luôn tự hỏi: “Liệu mình nên căn cứ vào cái gì nhỉ? Số lượng đĩa trong một hàng, khoảng cách giữa các đĩa hay tiếng lóc bóc khi chồng chúng lại?”. Hóa ra, việc bạn có thể làm là dạy trẻ chú ý những chi tiết có liên quan - ở đây chính là con số - để chúng có thể trả lời chính xác. Giáo sư Gelman làm điều này bằng cách sử dụng những con chuột “thần kỳ”. Cô đặt ra những thử thách khác nhau cho trẻ thấy (từng lúc một). Trên những chiếc đĩa đựng các con chuột đồ chơi, lúc thì cô thay đổi số lượng chuột, lúc thì thay đổi khoảng cách giữa những con chuột, lúc thì đặt hai con chuột cách xa nhau đối diện với ba con chuột đứng cạnh nhau, lúc lại đặt những con chuột thành các hàng dài bằng nhau. Sau đó, cô bảo trẻ hãy chọn chiếc đĩa nào đựng nhiều chuột hơn. Và kết quả luôn luôn là đĩa có 3 con chuột, dẫu cô xếp nó theo cách nào. Khi trẻ đáp đúng, Gelman đều thưởng cho trẻ. Rõ ràng, cô đã dạy trẻ thấy rằng số lượng là yếu tố quan trọng cần chú ý trong bài kiểm tra này. Sau đó, cô lại “lừa” các em (vốn là “tiết mục” ưa thích của các nhà tâm lý học!) bằng cách bảo chúng chỉ cho cô thấy những gì đã học về con số. Cô bí mật lấy bớt đi con chuột cuối hàng hoặc giữa hàng, sau đó làm cho cả hai hàng trông có vẻ dài hoặc dày đặc như nhau, dù số lượng hoàn toàn khác nhau. Bọn trẻ ngạc nhiên và chỉ rõ ra điểm khác biệt về con số này. Một số em thậm chí còn hỏi xem con chuột kia đã đi đâu và còn định đi tìm con chuột “mất tích”. Số khác thì giải thích cho sự biến mất của chú chuột đó, chẳng hạn các em bảo: “Chúa đã mang con chuột đó đi rồi!”. Nghiên cứu của giáo sư Gelman cho thấy hai điều quan trọng. Thứ nhất, trẻ có thể học cách chú ý về số lượng và vượt qua bài kiểm tra của cô. Thứ hai, cách trẻ con thực hiện những nhiệm vụ đơn giản khác hẳn cách của người lớn. Trẻ cần có thời gian và kinh nghiệm để hiểu rằng số lượng mới là yếu tố quan trọng 51 trong bài kiểm tra này. Thực tế, những trẻ thất bại trong cuộc kiểm tra này là vì chúng làm theo những gì chúng nghĩ là đúng. Chẳng hạn, bé Francoise tự tin trả lời “hàng đĩa dài hơn thì sẽ có nhiều đĩa hơn” vì bé tin rằng hình thức của đồ vật quan trọng hơn số lượng của đồ vật. Nhưng giáo sư Gelman lại chỉ ra, có nhiều cách để khiến trẻ hiểu rằng số lượng của vật mới là yếu tố quan trọng. Song, đó lại là điều chúng ta không cần dạy cho trẻ bởi trẻ tự động hiểu lấy điều này từ “tự điển kinh nghiệm sống” của bản thân. Trò chuyện với con về những con số là một trong những cách phụ huynh có thể làm để giúp trẻ hiểu biết về điều này sớm hơn. Ví dụ, bạn cho trẻ thấy hai hàng đồ vật xếp song song. Cách xếp một đối-một giúp trẻ dễ dàng so sánh hai dãy đồ vật với nhau. Khi bé Josh của chúng tôi lên 3 tuổi, chẳng có gì trên thế giới này hấp dẫn bé bằng các hàng dài đồ chơi. Sau khi tỉ mỉ xếp các xe hơi đồ chơi thành một hàng dài, cháu lại tiếp tục xếp những con búp bê đứng cạnh từng chiếc xe hơi. Trẻ con chơi trò này với đủ món: giày, vớ, sách vở, con thú. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy con mình cặm cụi phân loại từng món đồ chơi và tạo thành từng hàng song song nhau. Bạn có thử làm thí nghiệm so sánh hơn-kém với con mình như Piaget đã làm với bé Francoise chưa? Thí nghiệm này có ba điểm chính: thứ nhất, trẻ phải đồng ý với bạn rằng hai dãy đồ vật trước mắt có số lượng bằng nhau. Thứ hai, ngay trước mắt trẻ, bạn phải sắp xếp lại dãy đồ vật đó: hoặc gom lại hoặc tách chúng ra. Cuối cùng, hãy hỏi trẻ xem hai dãy đồ vật đó có còn giống nhau không. Bạn sẽ sốc khi thấy trẻ bị mắc bẫy bởi hình dáng của dãy đồ vật! Thật ra, bạn không hề thêm bớt món đồ nào nhưng trẻ vẫn cứ hiểu lầm. Chỉ khi bạn sắp xếp lại các món đồ theo vị trí cũ, trẻ mới đồng ý với bạn là “không có gì thay đổi”! Chính vì vậy, chẳng có gì lạ khi những đứa trẻ trong một nhà thường đánh nhau để giành 52 đồ chơi: chỉ cần các món đồ đó trông khác nhau, bất kể số lượng bằng nhau hay không, là trẻ đã có thể nghĩ rằng mình “bị chơi ăn gian”! Trẻ từ 3 đến 5 tuổi thường dề bị mắc bẫy trong những thí nghiệm như thế, nhưng trẻ lên 6 thì không hề! NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẾM SỐ Giáo sư Gelman tiếp tục làm thí nghiệm với sự hỗ trợ của chồng cô - giáo sư Randy Gallistel, cùng công tác tại Đại học Rutgers ở New Jersey. Thí nghiệm này nhằm tách biệt những khả năng cần thiết để trẻ có thể vượt qua bài kiểm tra nói trên. Họ đặt ra những câu hỏi quan trọng như: trẻ biết gì về con số và đến độ tuổi nào thì trẻ biết được điều đó… Các kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 nguyên tắc chủ đạo trong việc đếm số, dựa trên những điều cơ bản là trẻ thích tự làm lấy mọi việc, không muốn bị ai giám sát và đếm những món đồ chúng đang có trong tay. Nói một cách dễ hiểu, trẻ con tuân thủ những nguyên tắc này khi tham gia một hoạt động kỳ diệu: vui chơi! Nguyên tắc đối chiếu Hay “một vật chỉ tương ứng với một con số” Hãy thử nghĩ xem, việc đếm một dãy đồ vật thì sẽ liên quan đến những điều gì? Nếu chúng ta lặp lại hai lần một món đồ vật nào đó, kết quả sẽ bị sai lệch. Thế nhưng liệu trẻ nhỏ có biết điều đó không? Chúng tôi gọi điều này là nguyên tắc một-đối-một và giáo sư Gelman phát hiện ra rằng, khi lên 2 tuổi ruỡi, trẻ thường chỉ gán một vật với một con số tương ứng, ngay cả khi chúng không thể đếm chính xác. Chẳng hạn, khi đưa cho trẻ xem 4 món đồ và bảo trẻ đếm, trẻ có thể đếm “một, hai, bốn, sáu” - nghĩa là gán ghép cho từng món đồ vật một con số nhất định, dẫu con số ấy không đúng. Điều này quả thật gây ấn tượng với chúng ta. Dẫu sao thì trẻ cũng nhận biết được rằng, mỗi món đồ vật chỉ có thể tương ứng với một con số mà thôi. Nguyên tắc trật-tự-ổn-định Hay nói cách khác: “Các con số nằm trong trình tự cố định” Tương tự, dù đếm đúng dãy số hay không thì dường như trẻ luôn hiểu rằng những con số cần theo một trật tự nhất định. Nói cách 53 khác, nghĩa là khi đếm, trẻ không bao giờ đọc “một, hai, ba” rồi sau đó lại đọc theo một trật tự khác là “hai, một, ba”. Hãy bảo một đứa trẻ lên 2 đếm các món đồ vật, bạn sẽ ngạc nhiên bởi chắc chắn trẻ biết phải dùng các con số để đếm chứ không thể đếm: xanh dương, đỏ, xanh lá cây. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ không đọc các con số theo đúng trật tự mà bạn nghĩ. Trẻ có thể đếm: một, hai, ba, bốn, bảy. Và khi bạn đưa cho trẻ hai nhóm đồ vật khác nhau để đếm, trẻ vẫn có thể đếm lại theo một trật tự y hệt như thế (sử dụng đúng dãy số riêng của mình!). Điều này khiến chúng ta phải chú ý bởi chẳng ai dạy trẻ như thế. Trẻ chỉ đơn giản quan sát người khác đếm và tự đếm lấy theo cách của mình. Con bạn có sử dụng hai nguyên tắc một-đối-một và trật-tự-ổn định chưa? Hãy chọn một số đồ vật và chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm gồm khoảng 3-4 vật. Hãy bảo bé đếm một nhóm và xem liệu bé có áp dụng nguyên tắc một-đối-một hay không. Nếu bé chưa áp dụng, vài tháng sau bạn hãy làm lại bài tập này. Sẽ rất thú vị nếu bạn làm thí nghiệm này với nhiều trẻ ở nhiều độ tuổi. Khi đó bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa từng năm phát triển ở trẻ. Đồng thời, hãy chú ý lắng nghe xem con bạn có tự sáng tạo lấy dãy số riêng và lúc nào cũng lặp lại dãy số đó hay không. Nếu có, tức là bé đang áp dụng nguyên tắc trật-tự-ổn-định. Nguyên tắc tổng số Hay tổng số lượng đồ vật bằng chính số đếm cuối cùng Một khi áp dụng triệt để nguyên tắc trật-tự-ổn-định, trẻ sẽ tự động áp dụng một nguyên tắc liên quan được gọi là tổng số, tức là tổng số lượng đồ vật bằng chính số đếm cuối cùng. Điều đó có nghĩa là, nếu ta đếm một, hai, ba cái ly thì số 3 tượng trưng cho tổng số lượng cái ly đang có. Trẻ con cũng thế, tuy nhiên bạn sẽ thấy buồn cười khi trẻ hồ hởi nhìn lên, kết thúc việc đếm ly bằng cách nói to: “sáu” trong khi thật sự chỉ có ba cái ly trước mặt và 54 trẻ tự đếm theo dãy số tưởng tượng của mình! Bạn sẽ thấy rõ trẻ đang áp dụng nguyên tắc này khi chúng cho bạn biết tổng số lượng ly hiện có. Nguyên tắc trừu tượng Hay “Ta có thể đếm hết thảy mọi vật!” Chương trình truyền hình dành cho trẻ con Sesame Street của Mỹ là minh họa rõ nét cho nguyên tắc này, nghĩa là ta có thể đếm tất tần tật mọi thứ, kể cả những thứ trừu tượng: từ giày dép, xe hơi chạy ngang nhà đến số lần các nhân viên tiếp thị gọi điện thoại từ sau bữa cơm trưa… Cả thế giới đều dùng những con số và áp dụng chúng với mọi vật. Và may mắn thay, dù ngôn ngữ số đếm có khác nhau (chẳng hạn như, một, hai, ba trong tiếng Việt hay one, two, three trong tiếng Anh) thì những nguyên tắc này cũng được áp dụng toàn thế giới. Nguyên tắc trật tự ngẫu nhiên Hay nói cách khác: “Không quan trọng việc bắt đầu đếm từ đâu” Nhà tâm lý học Piaget kể chúng ta nghe chuyện một người bạn hiện là nhà toán học. Lúc bé, người bạn này có một trải nghiệm đáng nhớ. Cậu ta chơi xếp đá thành vòng tròn, bắt đầu đếm các viên đá và kết thúc ở số sáu. Sau đó, cậu nhặt một viên đá khác để đếm “một” và vẫn kết thúc ở số sáu. Thật kỳ lạ! Dẫu cậu có bắt đầu đếm từ đâu đi nữa thì con số cuối cùng vẫn là “sáu”. Bạn của Piaget đã tự phát hiện ra nguyên tắc trật tự ngẫu nhiên như hầu hết trẻ con đều biết. Nguyên tắc này cho thấy, chúng ta không chỉ có thể đếm bất kỳ thứ gì mình thích mà còn có thể đếm theo bất kỳ trật tự nào, bắt đầu ở bất kỳ vị trí nào. Để biết con mình có áp dụng các nguyên tắc đếm số hay không, bạn hãy cho bé một nhóm đồ vật. Chẳng hạn, hãy xem cháu có 55 biết áp dụng nguyên tắc tập hợp số hay không. Khi bạn hỏi: “Có tất cả bao nhiêu con chó, chim… vậy con?”, liệu bé có biết câu trả lời chính là con số lớn nhất mà bé vừa đếm được? Liệu con bạn có sân sàng đếm tất cả mọi thứ hay không (tức là áp dụng nguyên tắc trừu tượng)? Hãy bảo cháu đếm số đám mây cháu nhìn thấy trên bầu trời hoặc số lần bạn gọi cho bà ngoại của cháu trong tuần rồi. Cháu từ chối hay sân sàng đếm những gì bạn yêu cầu, ngay cả khi đó là những thứ không dề đếm? Cuối cùng, hãy xem con bạn có biết áp dụng nguyên tắc trật tự ngẫu nhiên hay không. Hãy chỉ vào bất kỳ món đồ nào trong nhóm 5 món đồ và bảo cháu đếm xem có tất cả bao nhiêu món. Sau đó, hãy bảo cháu đếm lại lần nữa nhưng bắt đầu đếm từ vị trí khác. Liệu cháu có trả lời giống nhau trong cả hai lần đếm đó không? Cháu có sẵn sàng đếm không? Hãy hỏi cháu xem vì sao kết quả hai lần đếm giống nhau. Đừng nghĩ cháu sẽ có câu trả lời hợp lý, nhưng bạn sẽ rất thú vị khi khám phá được cách lập luận của bé! Ở tuổi lên 3, phần lớn trẻ con sử dụng 5 nguyên tắc này suốt ngày. Chúng đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển và thực hành các bài học cơ bản đầu tiên liên quan đến toán học. Liệu chúng ta có nên chạy ra nhà sách tìm mua các tài liệu dạy trẻ học đếm không? Trước tiên, chúng ta không thể dạy một đứa trẻ 2 tuổi các nguyên tắc đếm số này dù thật lòng ta mong muốn thế nào. Làm sao bạn có thể giải thích cho một đứa trẻ 2 tuổi hiểu được thế nào là trình tự ngẫu nhiên khi đếm một dãy số? Tự trẻ sẽ tìm hiểu điều này, bởi trẻ quá nhỏ để có thể hiểu được những khái niệm trừu tượng này. Đó là lý do vì sao trẻ cần chơi đùa với những món đồ vật để có thể tự tìm hiểu lấy các nguyên tắc này. Bạn có thể vận dụng các đồ vật như xe hơi đồ chơi, tách trà, những món đồ dùng thường nhật trong nhà để “chơi trò toán học” với trẻ và không cần mua thêm bất cứ thứ gì “đặc biệt” khác. Theo như nguyên tắc trừu tượng mà bạn đã hiểu thì trẻ có thể “đếm” lấy tất cả mọi thứ trong thế giới chung quanh và nếu bạn chịu khó hòa mình vào thế giới của trẻ, bạn sẽ thấy rất vui khi cùng cháu đếm những con sâu, con ốc sên, mẩu khoai tây chiên. Để làm được toán cộng, trừ, bạn phải biết nhiều thứ khác chứ 56 không chỉ có những con số. Đó là điều chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sau đây: dãy số. KHÁI NIỆM DÃY SỐ Các con số không vi vu trong vũ trụ mà được sắp xếp theo trình tự chặt chẽ. Để có thể nắm vững các kỹ năng cộng, trừ, trẻ cần hiểu rằng, số 5 lớn hơn số 4 một đơn vị và lớn hơn số 3 hai đơn vị. Thêm nữa, trẻ phải hiểu được tuy lớn hơn số 4 một đơn vị nhưng số 5 lại nhỏ hơn số 6 một đơn vị. Nghiên cứu cho thấy đây là một khái niệm khó hiểu và lần đầu tiên trẻ học khái niệm này rơi vào giai đoạn 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Ngay cả khi lên 3 tuổi, dù hiểu được mối quan hệ giữa một con số nhất định với những con số nhỏ hơn, lớn hơn con số ấy thì trẻ vẫn khó hiểu được mối quan hệ giữa một con số cụ thể với những con số khác, dù hai điều ấy chẳng mấy khác nhau. Ví dụ, trẻ mới chập chững biết đi thường không hiểu được mối quan hệ giữa số 5 và số 1 hay với số 8 dù trẻ vẫn có thể hình dung được mối liên hệ giữa số 5 với số 4, số 6. Có lẽ trẻ nhỏ (và cả người lớn) đều dễ dàng hình dung điều này hơn là nhờ những gì chúng ta vẫn thường trò chuyện với nhau khi đã qua giai đoạn sơ sinh. Các nghiên cứu cho thấy, vì bắt đầu suy nghĩ từ số lượng đồ vật, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận độ chênh lệch giữa các con số cách xa nhau hơn so với những con số ở sát nhau. Để có được khả năng nhận định, phải trải qua một quãng thời gian phát triển. Chỉ đến khi 5 tuổi, bé Benj của chúng tôi mới có thể thật sự hiểu tại sao bố mẹ lại ăn kem nhiều hơn anh trai, anh trai ăn kem nhiều hơn bé, còn bé thì ăn nhiều hơn em của mình là bé Mike. Mối so sánh đó tương quan với độ chênh lệch tuổi tác và khẩu phần kem của từng thành viên trong gia đình. Góc rèn luyện Dãy số Bạn hãy cho biết, phép cộng 56 + 75 có kết quả gần với 125 hay 150? Gần với 130 hay 136? Giáo sư Stanislas Dehaene thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Pháp cho biết câu hỏi một sẽ khiến bạn dễ trả lời hơn câu hỏi hai bởi khoảng cách khá xa giữa hai đáp án 125 và 150 giúp bạn dễ ước lượng hơn so với khoảng cách quá gần giữa 57 hai con số 130 và 136, vốn đòi hỏi bạn phải có kết quả tính cộng chính xác hơn. Còn đây là bài tập dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi: hãy chọn 3 nhóm đồ vật khác nhau - một nhóm gồm 3 món, một nhóm gồm 5 món và một nhóm 7 món rồi bảo cháu cho biết đâu là nhóm nhiều nhất, đâu là nhóm ít nhất. Liệu con bạn có làm được điều đó không? Do khoảng cách chêch lệch về số lượng giữa hai nhóm này là khá lớn nên bé dễ dàng trả lời. Sau đó, hãy hỏi cháu về nhóm trung bình. Giờ mới là lúc gay go với cháu đây, bởi nhóm này không lớn hơn mà cũng không bé hơn hai nhóm còn lại là mấy. Hãy hỏi cháu xem, nhóm này có nhiều hơn nhóm kia (chỉ vào nhóm bé nhất)? Hay nhóm này nhiều hơn nhóm còn lại (nhóm nhiều nhất)? THÀNH QUẢ LỚN NHẤT: ĐẾM VÀ SO SÁNH Để làm được phép tính cộng, trừ, con bạn phải biết áp dụng các nguyên tắc đếm số kết hợp kiến thức về dãy số. Tức là, trẻ không chỉ cần biết vừa đếm được 3 quả bóng mà còn phải hiểu 3 quả bóng nhiều hơn 2 quả bóng và ít hơn 4 quả bóng. Quá trình này diễn ra ở hầu hết trẻ từ 5-6 tuổi. Khi khám phá ra dãy số, trẻ sẽ biết cộng các nhóm đồ vật với nhau và hiểu được rằng, nếu cộng nhóm 3 quả bóng với nhóm 4 quả bóng thì sẽ có tất cả 7 quả bóng. Chỉ khi đó trẻ mới có thể hiểu được mối liên hệ và sự khác biệt giữa số 3 và số 7. Và cũng chỉ khi đó, trẻ mới có thể ngầm hiểu rằng, cộng vào và bớt ra là hai hoạt động diễn ra trên cùng dãy số. Trẻ cũng sẽ không thể giải thích thế nào là một dãy số, bởi đó là một loại kiến thức vô thức. Hiểu được thế nào là một dãy số lẫn những thứ liên quan đến điều này là cả một “thành tựu” với những trẻ đang độ tuổi chuẩn bị đi học. Và cách tốt nhất, tự nhiên nhất để con bạn đạt đến đỉnh cao này chính là nhờ quá trình chơi đùa, thực tập với những bài toán cộng trừ đơn giản mà bạn tạo ra trong chính các hoạt động hàng ngày của trẻ. Góc rèn luyện Trò chơi Dãy Số Tự Tạo 58 Nhiều trò chơi như cờ tỉ phú, du lịch vòng quanh thế giới. đều dựa trên nguyên tắc di chuyển theo dãy số. Mục tiêu cuối cùng của những trò chơi này là về đích đầu tiên bằng cách tung các hột xí ngầu. Chẳng hạn, khi xí ngầu ngửa mặt sáu nút, chúng ta sẽ tiến lên sáu bước và do vậy, sẽ bỏ xa đối thủ đang chỉ có ba điểm (tức chỉ tiến được ba bước). Trò chơi này không chỉ giúp trẻ học nguyên tắc một- đối-một (tức là tiến một bước tương ứng với một điểm trên hột xí ngầu) mà còn hiểu thêm về các nguyên tắc của dãy số. Theo đó, trẻ cứ tiến dần lên phía trước đến khi về đích. Trong lúc chơi, bạn có thể thử tài bé bằng những câu hỏi như: Ai đi dẫn đầu? Tại sao? Dẫn trước bao nhiêu bước? Trò chơi này sẽ giúp bạn có cái nhìn khác hẳn về mức độ hiểu biết những con số của trẻ. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CHO CON BẠN Nghiên cứu cho thấy ngay cả một trẻ sơ sinh chưa đầy tháng cũng có thể tiếp nhận các thông tin về số lượng như nhiều hơn, ít hơn và khi được 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ sẽ ý thức được đôi chút về sự tương đương. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, trong giai đoạn sơ khởi này, trẻ dựa vào số lượng sự vật hơn những hiểu biết số học. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh đã có kiến thức sơ đẳng về con số ở dạng nhóm nhỏ, và sau này sẽ phát triển thành khả năng lý luận về các con số nói chung. Theo thời gian, trẻ chập chững biết đi rồi bắt đầu biết đếm và so sánh các đồ vật. Khi được khoảng 3 tuổi rưỡi, khả năng đếm và so sánh vật của trẻ phát triển riêng rẽ. Khi chuẩn bị đến trường, trẻ lại tự nhiên có khả năng tổng hợp hai kỹ năng này, tức là vừa đếm vừa so sánh các số trên một dãy số và bắt đầu suy nghĩ theo phương thức toán học hẳn hoi. Trong thời buổi hầu hết trẻ con phải bắt đầu học trước cả khi chính thức vào lớp 1, các nhà giáo dục và nghiên cứu cũng bắt đầu xem xét cẩn thận những chương trình hỗ trợ phát triển dành cho trẻ mẫu giáo, rồi từ đó lên các thời khóa biểu phát huy tối đa khả năng đếm và so sánh đồ vật của trẻ. Những nhà nghiên cứu cố gắng tạo ra các trò chơi “khai sáng” cho trẻ trong giai đoạn mẫu giáo. Và cái quan trọng chính là những quy trình chứ không 59 phải những sản phãm thương mại. Ví dụ, một đứa trẻ 2 tuổi có thể ghi nhớ các con số không hẳn hơn một đứa trẻ hiểu được các nguyên tắc đếm số. Bởi đứa trẻ đầu tiên chỉ “học vẹt” còn đứa trẻ thứ hai mới thật sự là “mầm non toán học”. Có một chương trình toán học dành cho trẻ mẫu giáo có tên là Bài Toán Lớn Cho Những Bạn Nhỏ. Chương trình này được xây dựng dựa trên những khám phá mà chúng ta đã đề cập ở trên, ngoài ra còn tận dụng thực tế là trong phần lớn các hoạt động vui chơi mỗi ngày, trẻ 4-5 tuổi thường sử dụng các kỹ năng về con số. Giáo sư Herbert Ginsberg giảng dạy ở Teachers College của Đại học Columbia tại New York đã phát triển chương trình này, tiến hành nghiên cứu trên 80 đứa trẻ để xem liệu chúng có thường kết hợp các khả năng toán học trong lúc chơi đùa hay không. Và ông phát hiện ra, trong lúc thoải mái chơi đùa, trẻ dành 46% thời gian để phân loại đồ vật theo từng nhóm (ví dụ như tách riêng muỗng, nĩa) hoặc đếm số lượng đồ vật hoặc khám phá các hoa văn, hình dạng khác nhau của đồ vật. Có bao giờ bạn chợt nhận ra con mình đang tính toán trong lúc nô đùa không? Đây là một trong các lý do vì sao chúng ta không cần lo lắng, tìm mọi cách dạy toán cho trẻ. Rõ ràng lúc nào bé cũng đang tự học làm toán đấy thôi! Góc rèn luyện Cùng chơi trò cắm trại Một trong những trò chơi có trong chương trình Bài Toán Lớn Cho Những Bạn Nhỏ là trò “Phân chia”. Hãy đưa cho bé 4-5 tuổi của bạn 5 cái túi ni-lông, được đánh số bên ngoài từ 1 đến 5. Sau đó, bạn tìm một túi đậu phộng hoặc bất cứ cái gì có thể chia được. Dùng những con thú nhồi bông của bé và giả vờ như “những người bạn” ấy sắp đi cắm trại. Bạn hãy bảo bé bỏ đậu vào túi tương ứng với từng con số ghi bên ngoài mỗi túi. Bạn cũng có thể bảo bé đổ các túi đậu ra và so sánh túi nào đựng nhiều hơn, túi nào đựng ít hơn. Đến đây, chúng ta đã nói về các kỹ năng liên quan đến con số mà trẻ tự đạt được, không cần sự giúp đỡ của bố mẹ hay những món đồ chơi bày bán đầy trên thị trường. Tất nhiên, bố mẹ cũng có vai trò đặc biệt trong việc giúp trẻ phát triển kiến thức và lĩnh hội các 60 nguyên tắc toán học được bàn đến ở trên. Giáo sư Geoffrey Saxe cùng các đồng nghiệp tại Đại học California ở Berkeley đã nghiên cứu việc tương tác giữa những trẻ từ 2 - 4 tuổi với mẹ tại nhà trước những vấn đề toán học đơn giản do các nhà nghiên cứu đề ra. Họ ghi hình những phản ứng của trẻ với mẹ khi mẹ bảo hãy đếm các đồ vật hay kết hợp các nhóm đồ vật có số lượng tương ứng. Kết quả cho thấy, cha mẹ không cần lo lắng tìm đủ mọi cách để giúp con phát triển tối đa khả năng toán học. Các nhà khoa học cũng khám phá rằng, những bà mẹ vốn nhạy cảm với năng lực của con mình sẽ thường giúp đỡ đứa trẻ 2 tuổi hơn đứa trẻ 4 tuổi. Khi đánh giá khả năng của các trẻ cùng nhóm tuổi bằng những bài kiểm tra riêng, các nhà nghiên cứu nhận thấy, các bà mẹ thường giúp đỡ trẻ có năng lực kém hơn bằng cách can thiệp “quá đà”. Nhà tâm lý người Nga Lev Vygotsky gọi cách giúp đỡ ấy là “bắc giàn”, tức những cách giúp đỡ trẻ một cách không cần thiết chỉ để trẻ đạt đến năng lực cao hơn. Và đó cũng là điều các nhà nghiên cứu đã tìm thấy: trẻ con có thể làm được những bài toán khi có người lớn giúp đỡ. Song, liệu trẻ và người mẹ có vận dụng các kỹ năng toán học để tương tác với nhau ngay cả khi không có mặt các nhà nghiên cứu? Khi được phỏng vấn, các bà mẹ cho biết họ vẫn thường trò chuyện với con về các con số và ngẫu nhiên cùng chơi những trò chơi liên quan đến phép toán. Và bởi trẻ cũng hiểu về các con số nên tính phức tạp của các trò chơi và nội dung cuộc trò chuyện cũng được nâng cao. Những nghiên cứu khác về các mối tương tác xã hội giữa trẻ và người lớn cũng cho thấy sự phát triển độc lập của trẻ được cải thiện hơn sau những tiếp xúc như thế. Rõ ràng, khi trẻ tương tác với cha mẹ hoặc người có trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ sẽ giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về toán học, đó cũng chính là nền tảng để trẻ phát triển và đạt được những thành tích cao trong môn toán. Mong bạn đừng nghĩ rằng cần phải mau mau tìm mua cho trẻ những trò chơi trí tuệ “hoành tráng”. Bạn chỉ cần tôn trọng những gì xảy đến tự nhiên. Sau đây là một số nguyên tắc giúp bạn phát huy những tương tác có lợi cho trẻ về mặt toán học qua chính những hoạt động ngẫu nhiên hằng ngày: 61 GÓC RÈN LUYỆN TẠI NHÀ Hãy nghĩ đến các khối xếp hình chứ không phải băng video. Trên thị trường hiện có rất nhiều băng hình, đĩa trò chơi giúp học toán và đếm số được nhiều trẻ mẫu giáo ưa chuộng. Song, cách tốt nhất để học những con số chính là việc chơi đùa với các đồ vật, chẳng hạn như sắp xếp, chia nhóm, so sánh các đồ vật. Chẳng có gì có thể thay thế được việc chơi đùa với những món đồ vật đối với trẻ nhỏ. Hơn nữa, phương pháp này lại hoàn toàn tự nguyện và trẻ luôn hào hứng tham gia! Những con số luôn hiện diện quanh ta. Ta có thể dễ dàng tìm thấy những con số hiện diện quanh chúng ta, cũng như bạn có thể phát hiện ra hình chữ nhật ở các tòa nhà, hình bát giác có ở bảng hiệu giao thông “Dừng lại”. Rõ ràng, khi chơi bài hay chọn món ăn để đãi khách là chúng ta đang làm toán đấy thôi! Khi dùng những cây cọ khác nhau để tô các màu khác nhau hay sắp cho mỗi người một chiếc khăn ăn là chúng ta đang áp dụng nguyên tắc một-đối một và bắt đầu so sánh các nhóm với nhau. Cũng như khi lấy thêm kem cho vị khách mới đến tức là chúng ta đang làm bài tính cộng số lượng. Còn khi ăn kem tức là đang làm tính trừ. Khi trẻ đã lớn hơn một chút, việc dắt trẻ đi mua sắm là dịp tốt để trẻ học phép so sánh và sự tương phản giữa những con số và khối lượng. Hãy hỏi trẻ xem chiếc hộp nào to hơn, nhỏ hơn? Cái nào đắt hơn, rẻ hơn? Khi trẻ khoảng 5 tuổi, hãy để trẻ tự mua vài món đồ nho nhỏ và nhận tiền thối lại, đó là lúc trẻ học làm tính cộng, trừ. Bây giờ thì bạn đã thấy những con số hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Chỉ cần bạn chú ý như con của bạn thì bạn hoàn toàn có thể nắm lấy những cơ hội dạy dỗ cháu. Học mà chơi, chơi mà học. Các phụ huynh sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ học hỏi được rất nhiều điều khi chơi đùa. Nếu ở trường, vất vả lắm mới tính được phân số thì khi chơi theo nhóm, trẻ cấp một có thể dễ dàng tính được số người chơi trung bình dẫu phân số đó phức tạp đến mấy. Ở Brazil, trẻ đường phố dù học rất dở môn toán ở trường nhưng lại xuất sắc trong chuyện mua bán kiếm sống. Chúng ta không cần canh cánh lo lắng chuyện giáo dục con cái. 62 Tất cả những gì chúng ta cần làm là đi theo sự dẫn dắt của con, hay nói cách khác là cùng sống trong thế giới của con, cùng chơi những trò chơi con thích để nuôi dưỡng tính tò mò thích khám phá của con trẻ về môn toán. Khuyến khích trẻ học theo ngữ cảnh. Chúng ta chỉ học tốt hơn khi những điều cần học thật sự có ý nghĩa. Một đứa trẻ 5 tuổi sẽ hiểu hơn về giá trị đồng tiền khi cầm 1 đô la đứng trước quầy nước giải khát (trẻ sẽ tự hỏi, có thể mua được gì với số tiền ấy) hơn là học với tranh ảnh trực quan. Trẻ sẽ học cách phân biệt khái niệm lớn - nhỏ tốt hơn ngay trong siêu thị khi bạn bảo trẻ đi tìm những trái táo lớn. Nếu chỉ dán mắt vào màn hình máy tính, trẻ sẽ không có những trải nghiệm sinh động như thế. Lên 3-4 tuổi, trẻ thường thích chơi các trò có động tác đổ xí ngầu như Du lịch vòng quanh thế giới, Cờ tỉ phú. Khi cùng trẻ đổ xí ngầu và đi theo các nút trên bàn cờ, tức là bạn đang vận dụng nguyên tắc một- đối-một và điều này rất có ý nghĩa với trẻ! Các bậc cha mẹ, thầy cô… nên nắm bắt những cơ hội sinh động trong cuộc sống như vậy để giúp trẻ học hỏi theo ngữ cảnh. Hãy nhớ: bạn đã và đang giúp con xây dựng kỹ năng đếm số bằng chính những việc quen thuộc hằng ngày nên không cần mua thêm những món đồ chơi hay tranh ảnh trực quan. Bạn cũng không cần suốt ngày lo lắng làm thế nào để con mình thông minh hơn con người khác. Chính cậu con trai Josh 4 tuổi đã làm chúng tôi “vỡ lẽ” những điều trên khi Josh khám phá ra những nguyên tắc cơ bản của phép nhân. Lúc xếp bánh ngọt vào đĩa, cháu nhận xét: “Mẹ ơi, mẹ có thấy là hai hàng bánh, mỗi hàng có 3 cái thì hoàn toàn giống với ba hàng, mỗi hàng có 2 cái bánh không?”. Trẻ sẽ phát triển những kỹ năng về toán học khi vô tư chơi đùa và trải nghiệm. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ đơn giản là phát hiện những khoảnh khắc quý giá, thú vị như thế để hướng dẫn trẻ. 63 Chương 4 NGÔN NGỮ: SỨC MANH CỦA TIẾNG BẬP BẸ C hị Linda Caplow ngồi bệt trên sàn nhà với cậu con trai Jason 20 tháng tuổi. Tay chị cầm xấp tranh ảnh trực quan giúp bé phát triển từ vựng. Chị nhoài người tới lui, cố làm cho con trai chú ý vào những hình ảnh và từ ngữ trên các tấm bìa cứng. “Hươu cao cổ” - Linda vừa đọc vừa chỉ vào hình con hươu trên tấm bìa. “Banh đâu?” - Bé Jason hỏi, đảo mắt khắp sàn nhà. Thấy con không tập trung, Linda bèn đổi trò chơi mới. Chị với tay lên kệ, lấy chiếc hộp có dòng chữ “Nhà ngôn ngữ nhí” bên ngoài. Chị đổ ra sàn những món đồ chơi giúp phát triển tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Con gái của chị hàng xóm cũng bằng tuổi với bé Jason nhưng đã biết nói một số từ tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Pháp. Vậy nên Linda cứ sợ con mình sẽ tụt hậu nếu chị không dạy chữ cho con trong giai đoạn phát triển quan trọng này. ĐỪNG NGẠI CHUYỆN TRÒ CÙNG CON Dẫu Linda lo lắng đến mấy thì khoa học đã chứng minh rằng, nhiều bậc cha mẹ vẫn đang dạy con cái học nói mà không cần dùng đến tranh ảnh trực quan, chương trình học vần hay bất kỳ thiết bị giảng dạy đắt tiền nào. Chỉ cần dừng lại 1 phút để suy nghĩ, bạn cũng sẽ thấy rằng tất cả đứa trẻ trên thế giới này - dù lớn lên ở khu ổ chuột, túp lều rách nát hay nhà cao cửa rộng - đều biết nói. Tất cả những gì bạn cần làm để giúp bé học nói là thường xuyên trò chuyện với bé về mọi đề tài. Khi bạn nói chuyện với trẻ trong lúc làm việc nhà, khi bạn lắng nghe và cùng xây dựng câu chuyện với bé, khi bạn cùng bé tìm hiểu những câu chuyện trong sách… tức là bạn đang giúp trẻ phát triển những kỹ năng ngôn 64 ngữ cần thiết. Thứ ngôn ngữ mà bạn mang đến cho trẻ còn phong phú hơn gấp bội những gì một chiếc máy tính có thể mang lại. Tuy nhiên, điều mà nhiều người mong muốn là con mình không phải chỉ biết nói mà còn phải thành thạo ngôn ngữ! Suy cho cùng, ngôn ngữ là môn học ở trường và những kỹ năng ngôn ngữ có liên quan với kỹ năng làm toán và đọc hiểu. Vậy cách tốt nhất để trẻ thành thạo một ngôn ngữ là gì? Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho ra lời giải đáp: không phải những bài luyện tập, những chương trình máy tính… mà chính là những cuộc trò chuyện hằng ngày mới là động lực để trẻ học nói và luyện tập kỹ năng nói. Khi tiếp xúc với người thật trong ngữ cảnh nhất định, trẻ sẽ tự động cảm thấy cần bày tỏ những nhu cầu, suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Tạo hóa đã lập trình sẵn cho chúng ta học nói thông qua các mối giao tiếp xã hội. Máy tính không thể đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ vì máy chỉ có mức độ tương tác khiêm tốn. Chính những câu chuyện sinh động mới giúp chúng ta nắm bắt các đề tài trẻ muốn chia sẻ. Trẻ luôn thích thú khi được người lớn quan tâm trong lúc trò chuyện, và bằng chính những trải nghiệm như thế sẽ giúp trẻ có được nền tảng cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Hãy xem mẩu đối thoại sau giữa bé Jordan và mẹ: Jordan: (không ngừng bập bẹ đến khi nào mẹ quay về phía mình mới thôi). Mẹ: (quay lại nhìn con) Jordan: (chỉ tay vào một trong các vật trên mặt bếp) Mẹ: Con có muốn ăn rau câu không? (giơ cao hũ rau câu lên) Jordan: (lắc đầu) Mẹ: Con thích cái muỗng này không? (giơ cao cái muỗng) Jordan: (lắc đầu, nhảy nhổm lên ghế ăn vì thất vọng) Mẹ: Còn cái này? (đưa phô mai ra) Con thích phô mai đúng không? Jordan: (lắc đầu, nhoài người ra trước như thể lấy cả người để chỉ vật mình thích) Mẹ: Vậy miếng bọt biển này nhé? (giọng hơi ngờ vực, giơ cao cái 65 bọt biển) Jordan: (ngả người ra sau, bỏ tay xuống và vẻ mặt hết căng thẳng) Mẹ: (đưa cho bé miếng bọt biển) Từ tình huống thể nghiệm trên, một cộng sự của chúng tôi là Roberta đã phát hiện ra rằng, ngay cả những đứa trẻ không nói một lời cũng có thể kéo dài cuộc đối thoại khi muốn cha mẹ hiểu được “thông điệp” của mình. Trẻ sẽ cực kỳ kiên nhẫn với những bậc cha mẹ “chậm hiểu” (thế mới đáng nói chứ!), không kịp “giải mã” ý nghĩa của những cái chỉ tay hay lời càu nhàu của trẻ. Khi xem kỹ những đoạn phim ghi lại giờ ăn của các trẻ khoảng 11 tháng tuổi, Roberta khám phá ra rằng, trung bình trẻ sẽ nài tới nài lui cả chục lần để bố mẹ hiểu rằng trẻ muốn ăn nho chứ không phải bánh quy. Hoặc để người lớn hiểu rằng mình muốn biết cái vật chỉ giờ treo trên tường được gọi là cái gì chứ không phải muốn biết con bò trong bức tranh treo bên dưới chiếc đồng hồ. Hẳn bạn cũng hình dung được đó cũng chính là cơ sở để trẻ học nói chứ không phải những thứ mà phụ huynh luôn tìm mọi cách nhồi nhét vào đầu trẻ. Khi người lớn nhắc đi nhắc lại những từ trẻ muốn nghe, trẻ sẽ dần ghi nhớ từ đó. Liệu bạn có thể không nhớ một từ khi phải nghe cả chục lần không? Trong những tình huống đời thường ấy, khả năng ghi nhớ từ ngữ của trẻ rất cao, trẻ có điều kiện nói những gì trẻ thích và đó cũng chính là môi trường tốt nhất để học ngôn ngữ. Không có một chương trình truyền hình hay trò chơi, máy vi tính nào có thể mang lại cho trẻ những trải nghiệm thú vị như thế. Nếu con bạn đang bập bẹ tập nói, hãy thử làm thí nghiệm sau để thấy được cách thương thuyết của bé. Để tiện quan sát, bạn có thể nhờ ai đó thay mình làm thí nghiệm này. Hãy bảo người đó lần lượt đưa cho bé thấy những món đồ. Đến khi bé tỏ ra thích nhất 66 một món nào đó thì cất ngay món đó lên kệ cao, nơi bé vẫn nhìn thấy nhưng không thể với tới. Hãy bảo người đó giả vờ “làm lơ” với bé còn bạn thì tập trung quan sát phản ứng của bé. Bạn có thấy bé mè nheo, chỉ trỏ không? Có phải dường như bé đang cố gắng nói điều gì đó? Và người đó phản ứng ra sao với bé? Họ có cố gắng hướng sự quan tâm của bé đến những món đồ khác gần đó không? Bé mè nheo bao nhiêu lần về món đồ bé thật sự thích? Hãy quan sát kỹ và sau chừng vài lần cố tình hiểu sai ý bé, hãy đọc to tên của món đồ và đưa trả lại cho bé. Sự kiên nhẫn thể hiện bằng cử chỉ khi trẻ muốn làm cho người lớn hiểu ra cái mình muốn khác hẳn với sự kiên nhẫn vô hình của trẻ khi học nói. Ở chương này, chúng ta không đề cập đến chuyện hoang đường “phụ huynh dạy trẻ nói” mà thay vào đó, chỉ tập trung vào những gì trẻ sơ sinh tự khám phá và được phụ huynh hỗ trợ khi cần thiết. Những nguồn hỗ trợ đó là gì? Đó chính là mối tương tác giữa bạn và trẻ trong lúc bạn chơi với trẻ, cho trẻ ăn, đọc sách cho trẻ nghe hoặc hỗ trợ trẻ trong bất cứ hoạt động thường nhật nào. Nói tóm lại, đó là tất cả những mối tương tác mà ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo. Trước tiên, chúng ta cùng xét sự khác nhau ở từng trẻ trong quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ. Một số trẻ chẳng hề nói lấy một từ dù đã 16 tháng tuổi, trong khi có trẻ lại nói cả trăm từ. Một số trẻ đã nói được những câu ngắn khi được 18 tháng tuổi nhưng cũng có những trẻ đến 28 tháng tuổi mới làm được điều đó. Các bà mẹ luôn nóng lòng mong con nói năng tiến bộ vượt bậc sẽ cảm thấy được trấn an phần nào khi hiểu được sự khác biệt này. Song, mỗi đứa trẻ vốn dĩ đã là một thiên tài ngôn ngữ. Bạn có biết rằng trẻ học ngôn ngữ tốt hơn người lớn bội phần? Trong việc này, những người lớn thường ngày vẫn vận hành những thiết bị phức tạp (chẳng hạn như máy cắt cỏ hay ôtô) lại thua xa một đứa trẻ 3 tuổi thậm chí chưa biết cột dây giày hay dùng nĩa. Có thể bạn đang tự hỏi, nếu đúng là trẻ lúc nào cũng sẵn sàng phát triển kỹ năng nói thì tại sao lại không đầu tư vào các chương trình máy tính, băng đĩa… giúp trẻ học nói? Xin đáp rằng, qua chương sách này, bạn sẽ dần khám phá ra rằng những thiết bị được quảng cáo “tận mây xanh” ấy không giúp ích gì cho con bạn 67 trong chuyện học nói. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ học ngôn ngữ tốt nhất trong những ngữ cảnh có liên quan và có tương tác. Trẻ học nói khi ăn, khi chơi, khi hỏi người lớn tên gọi các đồ vật… chứ không phải chăm chăm nhìn vào màn hình máy vi tính. Vì vậy, trẻ rất cần được người lớn hỗ trợ khi cần thiết để phát triển kỹ năng nói. BẢN NĂNG NGÔN NGỮ Một số nhà nghiên cứu cho rằng con người khi được sinh ra đã có sẵn khả năng ngôn ngữ, giống như loài nhện sinh ra đã biết đan lưới. Thật ra, chỉ có loài người mới có bản năng ngôn ngữ. Rất nhiều thí nghiệm ngôn ngữ được thực hiện trên những loài lân cận với con người như động vật có vú hay cá heo… vẫn không tìm thấy bản năng này. Nhờ có ngôn ngữ mà loài người có thể truyền lại cho đời sau kiến thức, văn hóa, kinh nghiệm sống… , giúp thế hệ sau không phải “mò mẫm dò đường”. Ngôn ngữ cho phép chúng ta nói về tương lai và hoài niệm quá khứ. Ngôn ngữ cũng có thể là công cụ của cái thiện lẫn cái ác. Trong lịch sử, những lời nói của Churchill trở thành ngọn đèn soi sáng các dân tộc trong suốt Thế chiến thứ hai, trong khi những lời của Hitler lại khiến nhiều người hành động như thiêu thân. “Việc phát triển ngôn ngữ không đơn thuần là trách nhiệm của riêng cha mẹ”, - Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới và là giáo sư Đại học Cambridge đã nói như thế khi cho rằng trẻ con khi sinh ra đã có trong người “thiết bị lĩnh hội ngôn ngữ”, một bộ phận “ngầm” chuyên đảm nhận nhiệm vụ học ngôn ngữ. Cũng giống như trái tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể, thiết bị này được lập trình để học ngôn ngữ, dẫu đứa trẻ đó được sinh ra và lớn lên trong cộng đồng ngôn ngữ nào. Với trẻ em, ngôn ngữ nào cũng dễ học như nhau. Vì sao chúng tôi biết được điều đó? Bởi khi chào đời, trẻ không thể xác định rằng mình sẽ lớn lên ở Trung Quốc hay ở Đức. Trẻ sơ sinh phải học bất kỳ ngôn ngữ nào mà mọi người xung quanh trẻ sử dụng, bởi nếu không như thế thì làm sao người ta có thể tiến hành xin con nuôi xuyên quốc gia? Điều này cũng có nghĩa, dường như mọi ngôn ngữ đều có điểm chung nào đó, dù “lớp vỏ ngôn ngữ” rất khác 68 nhau. Tiếng Trung Quốc đọc rất khác tiếng Anh, nhưng trẻ lại có thể học tiếng Trung Quốc nhanh chẳng kém học tiếng Anh. Giáo sư Chomsky cho rằng phải có những điểm chung sâu sắc và quan trọng nào đó giữa các ngôn ngữ. Và ông gọi đó là văn phạm toàn cầu, điểm cốt lõi mà tất cả ngôn ngữ đều giống nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ đã 6-7 tuổi mà không biết một ngôn ngữ nào? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc: tự những đứa trẻ đó sẽ sáng tạo ra thứ ngôn ngữ cử chỉ mà không cần cha mẹ hay thầy cô giúp đỡ, dù loại ngôn ngữ ấy không phong phú bằng hệ thống dấu hiệu mà các trẻ khiếm thính thường sử dụng. Dường như trẻ không thể đè nén nhu cầu học ngôn ngữ của bản thân. Cũng có trường hợp trẻ tự sáng tạo ngôn ngữ cho riêng mình. Giáo sư Derek Bickerton - một chuyên gia ngôn ngữ tại Đại học Hawaii ở Honolulu - kể về câu chuyện xảy ra giữa một người Nhật, một người Hàn Quốc và một người Philippines di cư đến Mỹ và làm việc trong những đồn điền mía. Để mua bán, trao đổi với nhau, những người này đã tạo ra thứ ngôn ngữ nghèo nàn gọi là “tiếng bồi” để tháo gỡ phần nào sự bất đồng ngôn ngữ. Một đứa trẻ lớn lên trong cộng đồng này sẽ vận dụng thứ tiếng bồi đó. Hằng ngày, trẻ con nơi đây nghe và học cách dùng loại ngôn ngữ đó và không ngừng mở rộng, điều chỉnh để tạo ra một ngôn ngữ hoàn chỉnh với đầy đủ danh từ, động từ… gọi là “thổ ngữ”. Làm thế nào trẻ có thể thêm vào những cấu trúc ngữ pháp mà chúng chưa bao giờ biết? Làm sao trẻ biết được phải thêm cái gì để tạo nên thổ ngữ riêng - tương tự như các ngôn ngữ khác trên thế giới? Đồng quan điểm với giáo sư Chomsky, giáo sư Bickerton cho rằng, sở dĩ nảy sinh nhiều ngôn ngữ như thế là do con người khi sinh ra đã có sẵn “chương trình ngôn ngữ sinh học” trong người - vốn là thứ văn phạm cơ bản giống nhau ở mọi người. Nói cách khác, giáo sư Bickerton khẳng định, trong một số trường hợp, khả năng học hỏi hoặc sáng tạo ngôn ngữ là bản năng của con người. Một bằng chứng khác về tính phổ biến của ngôn ngữ là trẻ con khắp thế giới đều trải qua những mốc phát triển ngôn ngữ gần như giống nhau. Dù trẻ được sinh ra ở Kalamazoo, bang Michigan của Mỹ hay Kathmandu, thủ đô Nepal… thì đều phát triển kỹ năng ngôn ngữ theo những độ tuổi như nhau. Cụ thể, tất cả trẻ 69 em bắt đầu phát âm từ đơn khi được 1 tuổi và nói chuyện khá lưu loát khi lên 3 tuổi. Trẻ con vốn là những thiên tài ngôn ngữ, song, người lớn vẫn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng này tốt hơn. Để hiểu được mình có thể làm gì cho trẻ (mà không nhất thiết ngồi cạnh trẻ suốt ngày để dạy trẻ từng động từ, danh từ.), mời bạn hãy cùng khám phá quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới góc độ khoa học ở những trang sách sau. TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO? Khi nào trẻ mới thật sự học nói? Ai cũng biết trẻ chỉ bập bẹ khi đến khoảng 1 tuổi. Song, những gì mà chúng tôi sắp chia sẻ cùng bạn dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn hoàn toàn mới. Thật ra, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thai nhi 7 tháng tuổi đã bắt đầu nghe ngóng những gì mẹ nói chuyện bên ngoài. Nghiên cứu của giáo sư William Fifer, chuyên viên tâm lý về sự phát triển và các cộng sự tại Đại học Columbia, New York, đã cho thấy trẻ ghi nhớ tất cả những câu chuyện, bài hát chúng nghe được từ khi còn ở trong bụng mẹ. Làm sao biết được điều này? Đó là vì các nhà nghiên cứu đã quan sát được những gì diễn ra bên trong bào thai nhờ một số phương pháp khoa học. Chẳng hạn, các nhà khoa học đề nghị người mẹ nằm xuống để ghi lại nhịp tim của thai nhi. Và họ phát hiện ra rằng, tim của thai nhi luôn đập đều đặn, trừ những lúc chúng nghe thấy điều gì đó thú vị. Giáo sư Fifer và các cộng sự yêu cầu những người mẹ lặp lại câu: “Chào con. Hôm nay con thế nào?”. Ngay khi nghe câu ấy, nhịp tim của thai nhi lập tức thay đổi. Và đúng như mọi người dự đoán, nhịp tim chậm lại rồi sau đó trở về bình thường. Làm sao chúng ta biết được sự thay đổi đó là do giọng nói của người mẹ chứ không phải do nhu động của cơ bắp khi bà nói? Đó là vì nhịp tim của thai nhi không hề chậm lại khi người mẹ im lặng hay thì thầm những câu khác. Rõ ràng, thai nhi có thể nghe ngóng khi người mẹ trò chuyện, nhờ vậy, bé có khá nhiều dịp tiếp cận ngôn ngữ mỗi ngày. Nhịp tim của thai nhi cũng không phải là cách duy nhất để các 70 nhà khoa học phát hiện ra rằng trẻ học nói ngay từ trong bụng mẹ. Người ta có thể quan sát điều này qua động tác mút tay của trẻ khi trẻ bềnh bồng trong nước ối. Trong phòng thí nghiệm của giáo sư Jacques Mehler ở viện nghiên cứu Recherches au CNRS tại Paris, người ta quan sát hành vi bú của trẻ sơ sinh và phát hiện rằng, khi mới được 2 ngày tuổi, trẻ đã tỏ ra thích tiếng mẹ đẻ hơn các ngôn ngữ khác. Họ tiến hành nghiên cứu trên từng trẻ riêng lẻ, chia trẻ thành hai nhóm và cho mút núm vú giả. Một nhóm trẻ được cho nghe tiếng Pháp nhiều lần, cuối cùng các trẻ này chán và bắt đầu mút núm vú chậm lại. Ngay lập tức, người ta bèn đổi sang tiếng Nga (cùng một giọng đọc) để xem trẻ phản ứng thế nào. Với nhóm còn lại, trẻ được cho nghe tiếng Nga trước rồi mới nghe tiếng Pháp. Ở nhóm đầu, những đứa bé người Pháp dường như có vẻ hờ hững khi nghe tiếng Nga. Ngược lại, nhóm trẻ thứ hai thì mút lấy mút để núm vú khi được nghe tiếng Pháp sau khi nghe tiếng Nga. Trẻ phản ứng như thể muốn nói: “Tiếng Pháp muôn năm!”. Có thể kết luận, trẻ con 2 ngày tuổi có thể phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau và thích tiếng mẹ đẻ hơn. Kết quả nghiên cứu trên không chỉ đúng với các bé người Pháp mà còn xảy ra với cả trẻ em Mỹ. Người ta cho trẻ ở Mỹ nghe tiếng Anh và tiếng Ý, kết quả là chúng thích tiếng Anh hơn. Sở dĩ có sự ưa thích này là do những ngày tháng nằm trong bụng mẹ, trẻ đã biết nghe ngóng và quen thuộc với tiếng mẹ đẻ. Khi bềnh bồng trong vùng nước ối ấm áp, thai nhi cũng đang lắng nghe tiếng người nói bên ngoài và cả nhịp tim của mẹ. Trẻ con vốn hiếu kỳ, hay tò mò tìm kiếm ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Bởi vậy, chẳng cần đợi đến tuổi đi học thì trẻ đã biết lắng nghe những vần điệu của ngôn ngữ. Nếu bạn có thai hoặc quen biết ai đó đang mang thai, bạn có thể tự kiểm chứng rằng từ lúc được 7 tháng tuổi, thai nhi đã biết lắng 71 nghe như thế nào. Hãy bảo thai phụ nằm xuống, tìm một cái lọ và muỗng to để gõ nhịp. Bạn có thấy thai nhi nhấp nhô trong dạ con của người mẹ? Nếu không thấy, bạn hãy hỏi người mẹ xem bà có cảm thấy thai chuyển động không? Sau đó, bạn hãy trò chuyện với người mẹ. Bạn có nhận thấy ảnh hưởng của việc này với thai nhi không? Hãy bảo người mẹ thử thì thầm và quan sát xem việc gì sẽ xảy ra. Bạn có thể làm lại thử nghiệm ấy nhiều lần và so sánh phản ứng của bé trước giọng một người lạ. Nếu mới 2 ngày tuổi trẻ đã biết “nghe ngóng” thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ càng lớn càng chú ý đến ngôn ngữ mà mọi người xung quanh trao đổi hàng ngày. Có quá nhiều thứ mới mẻ để trẻ học hỏi. Hãy tưởng tượng xem trẻ học ngôn ngữ như thế nào! Giả sử bạn được thuyên chuyển công tác đến một đất nước xa lạ. Ở đó, mọi người có ngôn ngữ riêng, họ nói nhanh như gió và không hề biết tiếng mẹ đẻ của bạn. Liệu bạn có thể nói sõi ngoại ngữ mới trong vòng 2-3 năm không? Thế mà trẻ con lại làm được điều đó! Thậm chí, nếu được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng lúc, trẻ còn có thể sử dụng thành thạo tất cả các ngôn ngữ đó, miễn là tất cả những điều đó diễn ra tự nhiên trong môi trường sống của trẻ. Chẳng hạn trong một gia đình có cha nói tiếng Tây Ban Nha, mẹ nói tiếng Anh và một người vú em nói tiếng Pháp. Làm thế nào trẻ có thể học được ba ngôn ngữ ấy? Là bởi khi được sinh ra trẻ đã được phú cho khả năng phân tích các ngôn ngữ xung quanh, cũng giống như khi chào đời, trẻ sẽ có khả năng biết đi. Tạo hóa đã ban cho trẻ những công cụ cần thiết để vượt qua mọi phức tạp của ngôn ngữ và lĩnh hội trọn vẹn tất cả. Khi trò chuyện với trẻ, chúng ta sẽ cung cấp cho trẻ nguyên liệu để trẻ xử lý và tạo ra “sản phẩm ngôn ngữ”. Vốn hiếu kỳ, trẻ sẽ tự khám phá ngôn ngữ từ những cuộc chuyện trò. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta thường xuyên lặp lại tên trẻ và nhấn mạnh phần đầu lẫn phần cuối câu. Những điều này chúng ta hay làm khi trò chuyện với trẻ và đó cũng chính là chìa khóa giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ ngay từ những năm tháng đầu đời. 72 Để thử xem con bạn có nhận biết được tên của mình hay không, bạn hãy nghĩ ra một tên gọi có cùng số lượng âm tiết và cùng điểm nhấn với tên của bé. Sau đó, hãy núp sau lưng cháu (chỗ nào mà cháu phải xoay người lại mới có thể trông thấy bạn) và gọi lớn tên cháu. Chẳng hạn khi bạn gọi: “Corey ơi!”, cháu có quay lại nhìn bạn không? Nếu có, cũng chưa hẳn cháu nhận biết tên mình là Corey. Hãy gọi tiếp: “Jason ơi!”, rồi sau đó gọi “Corey ơi!”. Cháu có quay lại khi nghe: “Corey ơi!” và tỏ vẻ không quan tâm khi nghe gọi “Jason ơi!” không? Và đến mấy tháng tuổi thì cháu mới nhận biết được sự khác biệt này? Nhìn chằm chặp và chỉ trỏ: Giao tiếp phi ngôn ngữ Bạn có biết trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể dõi theo ánh mắt của chúng ta đang nhìn chằm chặp vào món đồ chơi hấp dẫn nào đó hoặc khi được 9-10 tháng tuổi thì trẻ đã biết nhìn theo một ngón tay đang chỉ? Hành động dõi theo ánh mắt người khác còn cho thấy trẻ muốn kiểm tra xem liệu chúng ta có dõi theo ánh mắt trẻ khi trẻ nhìn chằm chặp vào món đồ nào đó hay không. Việc chỉ trỏ cũng vậy, trước khi có thể tự chỉ trỏ để làm người khác chú ý, trẻ phải học cách dõi theo ngón tay đang trỏ của chúng ta. Nghiên cứu cho thấy những trẻ 6 tháng tuổi biết dõi theo “sát sao” ánh mắt của cha mẹ thì sẽ có kho từ vựng phong phú hơn khi trẻ được 18-24 tháng tuổi. Nói cách khác, khi bé có thể nhìn theo cái mà mẹ đang nhìn thì có thể bé sẽ dễ dàng nhận ra món đồ mẹ đang nói đến hơn. Tuy không thể khẳng định khả năng nhìn theo ánh mắt của người lớn là nguyên nhân chính giúp trẻ có kho từ vựng phong phú, song có thể nói rằng điều này giúp trẻ hiểu được điều gì là quan trọng, từ đó học hỏi được những điều mới. Đây là khả năng ngôn ngữ bẩm sinh khác của trẻ và cũng vì vậy, những cuộc trò chuyện với cha mẹ rất quan trọng với sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Chúng tôi hy vọng khi đã hiểu điều này, bạn sẽ chú ý nhiều hơn mỗi khi bé dõi theo mắt bạn hay cố gắng 73 chỉ trỏ. Con bạn có biết nhìn theo ánh mắt của bạn để nhận ra món đồ hấp dẫn nào đó không? Bạn có thể tự làm thí nghiệm này hoặc nhờ người khác làm để tiện quan sát phản ứng của bé. Hãy dời chiếc ghế bé hay ngồi đến vị trí khác trong nhà. Khi bé đã ngồi gọn gàng trong ghế (có thể bạn sẽ phải cho cháu cầm thứ gì đó cháu thích), hãy nhìn về phía một vật hấp dẫn nào đó đối diện với cháu, gọi tên cháu và nhìn về hướng đó. Chẳng hạn, bạn gọi: “Irving ơi!” rồi nhìn về phía đồ vật. Liệu cháu có biết nhìn theo bạn và phát hiện ra món đồ đó không? Để cháu chú ý, đừng gọi tên gì khác ngoài tên của cháu. Hãy xem con bạn có biết dựa vào ánh mắt của bạn mà phát hiện ra món đồ đó không. Nếu cháu chưa làm được, bạn hãy thử lại thí nghiệm này vào tháng sau và bạn sẽ thấy cháu có thể làm được. Tương tự, bạn có thể làm thí nghiệm với việc trỏ ngón tay. Khi cháu ngồi chơi trong ghế, hãy trỏ vào một vật gì đó ở xa và gọi tên cháu: “Irving ơi, nhìn kìa!”. Đừng ngạc nhiên nếu trẻ chỉ chăm chú nhìn vào đầu ngón tay của bạn. Bạn hãy thử làm lại thí nghiệm nhỏ này vào tháng sau. Hãy xem con bạn làm được gì khi được 8, 9 tháng tuổi. Chắc chắn sẽ có sự chuyển biến lớn! Cháu sẽ học được cách phát hiện món đồ mà người đối diện đang muốn chỉ cho cháu xem. LỢI ÍCH CỦA VIỆC BẬP BẸ Trẻ sơ sinh vốn là những nhà giao tiếp giỏi và tiềm ẩn nhiều “tiết mục” hơn là các cử chỉ đơn giản như trỏ ngón tay. Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã biết ê a, biết cười, biết khóc (hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng những cơn khóc của trẻ lên đỉnh điểm vào tầm 2 tháng tuổi và sau đó sẽ giảm dần). Trẻ cũng cười nắc nẻ lần đầu vào quãng thời gian đó (tiếng cười là món quà của tạo hóa giúp con người giải tỏa nỗi buồn!). Và suốt mấy tháng đầu, ta sẽ 74 nghe trẻ ê a suốt. Nhiều bậc cha mẹ hay rối rít cả lên khi trẻ ê a, thậm chí chỉ cần thấy trẻ ngọ nguậy là họ nghĩ ngay rằng trẻ đang muốn nói điều gì đó. Tuy không có bằng chứng cụ thể nhưng nhiều người lớn cứ tin rằng nhất cử nhất động của trẻ - nhất là những tiếng ê a - là dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói bụng, đang bị ướt tã… Khi được 7 tháng tuổi, trẻ đạt đến cột mốc đáng nhớ: bắt đầu bập bẹ nói. Những phụ âm đầu tiên như “ba, ga, ma” bắt đầu xuất hiện khi trẻ ngậm môi và tạo ra âm thanh. Thỉnh thoảng, trẻ nói những câu mà chỉ có trẻ mới hiểu được, như “ba ga ga ga ba ba”. Và khi được 1 tuổi, trẻ bắt đầu bập bẹ nói thật sự. Tuy những lời bập bẹ ấy vô nghĩa nhưng việc này giúp trẻ học cách kiểm soát thanh quản và cường độ âm thanh. Đó chính là lý do vì sao trẻ thường kêu ré lên hay thì thầm một mình. Đơn giản là trẻ đang tự khám phá cách phát âm. Rõ ràng, trẻ có chiến lược hẳn hoi để khiến người khác hiểu được ý mình. Cậu bé Jordan ở đầu chương này cũng thế. Tuy không hề nói một lời nhưng em vẫn làm cho mẹ hiểu em thích miếng bọt biển. Và nếu không có cha mẹ hay vú nuôi bên cạnh, chắc chắn em sẽ không bao giờ có cái mình muốn. Đó chính là vai trò của người lớn: coi trọng và chú ý thấu hiểu những “thông điệp” của trẻ dù những thông điệp ấy rất mơ hồ, phức tạp. Cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là ngày trẻ cất tiếng nói đầu đời. Tất cả những gì trẻ làm trước đó đều bị lãng quên hoặc không được đề cập đến. Để có được kết quả đó, trẻ phải làm “công tác phân tích” ngôn ngữ rất vất vả. LÊN 2 TUỔI: TRẺ KHÁM PHÁ Ý NGHĨA CỦA NGÔN NGỮ Hầu hết phụ huynh nhận thấy trẻ thật sự biết sử dụng ngôn ngữ khi khoảng 13 tháng tuổi, tức là khi trẻ nói được những từ đầu tiên. Thật hạnh phúc biết bao khi lần đầu nghe trẻ gọi: “ba ba”, “ma ma”. Ai cũng nghĩ đó là những từ đầu tiên của trẻ. Liệu có đúng thế không? Có thể đúng nhưng cũng có thể đó chỉ là những từ bập bẹ. Vì sao hầu như đứa trẻ nào trên thế giới cũng nói những từ như “ma ma”? Bạn hãy thử đọc những từ: “ma ma”, “ba ba”. Bạn có thấy để đọc được những từ ấy, chúng ta phải bặm cả 75 hai môi? Bây giờ bạn hãy thử đọc từ “ka ka”, “na na” và bạn sẽ hiểu tại sao “ma ma” là từ hầu hết trẻ em trên thế giới đều nói. Trẻ dễ đọc theo những âm này khi nghe người khác nói chuyện. Nhìn vào cử động của môi sẽ giúp chúng ta dễ nhận biết người khác đang nói gì hơn là chỉ nghe những từ được phát âm từ sâu trong họng. Nhưng làm sao biết được những từ như “ma ma”, “ba ba”, “da da” thật sự là một từ? Các nhà nghiên cứu đề ra ba tiêu chí để xác định những từ trẻ nói ra là từ thật sự, dù trẻ phát âm chính xác hay không. Thứ nhất, để được gọi là từ, từ đó phải có cùng ý nghĩa mỗi khi được sử dụng. Như vậy, nếu “da da” hôm nay được dùng để chỉ bố nhưng ngày mai lại được dùng để chỉ con chó con thì rõ ràng trẻ không hiểu ý nghĩa của từ “da da”. Nhưng nếu “da da” được dùng để chỉ bố lẫn những người đàn ông khác và để chỉ những đồ vật sở hữu của bố thì trong trường hợp này, trẻ đã hiểu sâu hơn một chút. Thứ hai, để “sở hữu” thật sự một từ, trẻ phải dùng nó với mục đích giao tiếp. Nếu trẻ lặp đi lặp lại từ “da da” nhưng khi có mặt bố, trẻ chẳng bao giờ nhắc đến từ đó thì đây chưa phải là từ. Cuối cùng, từ thật sự là từ khi trẻ có thể dùng nó để diễn tả về bố. Những từ đó có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Khi trẻ có thể dùng một từ trong nhiều tình huống khác nhau thì đó chính là bằng chứng cho thấy trẻ đang sử dụng từ ngữ thật sự. Hãy thử xem bạn có hiểu được những từ đầu tiên con mình nói không nhé! Trước tiên, hãy viết những từ bé nói ra một quyển sổ dành cho bé, bên cạnh nhớ ghi ngày bé nói từ đó lần đầu. Bên trên, hãy kẻ những cột với nhan đề “nghĩa không đổi”, “cố gắng giao tiếp” và “ngữ cảnh dùng từ”. Sau đó, hãy ghi chú những chi tiết này với các từ bé sử dụng (đừng quên ghi lại cả ngày tháng) để đánh giá xem đó có phải là từ ngữ thật sự hay không. Con bạn 76 mất bao lâu từ lúc biết nói một từ nào đó lần đầu cho đến khi thỏa mãn tất cả các cột bên cạnh? Sẽ vui hơn nếu bạn ghi âm lại những tình huống bé sử dụng từ nào đó lần đầu tiên. Sau này khi xem lại, bạn sẽ thấy thú vị khi nhận ra quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. RA DẤU SẼ GIÚP TRẺ HỌC TỪ NHANH HƠN? Một số người cho rằng trẻ sẽ học từ nhanh hơn khi kết hợp với việc “ra dấu”, ví dụ như lấy tay vỗ đầu để chỉ từ “nón”. Do những dấu hiệu này dễ nhìn thấy hơn so với việc phát âm bằng miệng và lưỡi, có thể trẻ sẽ học nhanh hơn nếu chúng ta chịu khó ra dấu. Điều này khiến mọi người thích thú nhưng thật ra lại chẳng đúng mấy! Theo nghiên cứu của giáo sư Linda Acredolo và giáo sư Susan Goodwyn tại Đại học California, việc học các dấu hiệu có phần dễ hơn học từ ngữ. Khi sử dụng dấu hiệu để giao tiếp với con cái tức là bạn đang dùng một phương thức mới để giao tiếp. Việc thúc đẩy giao tiếp chỉ có tác dụng giúp ngôn ngữ phát triển. Vậy bạn có nên dùng dấu hiệu trao đổi với con? Làm thế thật ra cũng chẳng gây hại gì, hơn nữa còn có thể khiến cả nhà có thêm trò vui mới. Khi con bạn khoảng 10 tháng tuổi, bạn hãy chỉ cho cháu một số dấu hiệu đơn giản, tốt nhất là dựa trên những cử chỉ cháu thường làm, chẳng hạn như chỉ tay lên trời thay cho từ “máy bay”. Sau vài lần thực hành, tự động việc chỉ tay lên trời sẽ mang ý nghĩa từ “máy bay”. Sau đó, bạn có thể chỉ thêm cho cháu vài từ khác, chẳng hạn như: - Vỗ tay lên đầu bạn thay cho từ “nón”. - Hít hít mũi thay cho từ “hoa”. - Đập ngón trỏ vào lòng bàn tay kia thay cho từ “thêm nữa”. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ học từ nhanh hơn khi bạn nói với trẻ và kèm 77 theo dấu hiệu. Các nhà nghiên cứu cho biết trẻ được học các dấu hiệu lại phát triển ngôn ngữ tốt hơn những trẻ không dùng dấu hiệu. Vì sao? Có lẽ vì mỗi khi sử dụng dấu hiệu, phụ huynh cũng thường nói ra từ đó đi kèm. Và có thể trẻ cũng có nhiều năng lượng hơn để học từ thay vì cứ mất thời gian và bực dọc vì chỉ trỏ mãi mà người lớn vẫn chẳng hiểu mình muốn gì! CÂU DÀI HƠN, NGHĨA RỘNG HƠN Dù ra dấu hay nói thành tiếng thì trẻ cũng nói về những điều giống nhau. Những từ đầu tiên trẻ dùng thường là từ chỉ cử chỉ hoặc tên riêng (chẳng hạn như tên gọi người thân, tên con vật nuôi trong nhà). Và trong giai đoạn này, trẻ thường học từng từ một. Hầu hết trẻ 18 tháng tuổi nói được khoảng 50 từ, phần lớn là tên người, tên gọi đồ vật xung quanh (ví dụ như: chó, ba, tai, táo, nước, chai.). Sau khi đạt mốc 50 từ, dường như bên trong trẻ bắt đầu diễn ra cuộc “bùng nổ tên gọi” - từ ngữ bắt đầu tuôn trào. Đây cũng là thời điểm mà trẻ bắt đầu hỏi người lớn: “Cái gì?”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong khoảng thời gian này, nhất là trẻ từ 18 đến 20 tháng tuổi có thể học đến 9 từ mới mỗi ngày, tức là đến 63 từ mới mỗi tuần! Và trẻ chỉ cần nghe từ mới một lần là có thể tự sử dụng đúng. Kết quả này thật khả quan! Nhưng như thế cũng có nghĩa là những bậc phụ huynh phải cẩn thận khi nói năng trước mặt trẻ. Một phóng viên từng hỏi chúng tôi: “Tại sao trẻ con chửi thề?”. Và câu trả lời luôn là: “Trẻ nghe gì nói nấy!”. Cột mốc 50 từ đầu tiên quan trọng còn vì lý do khác: sau khi đạt được vốn từ kha khá này, trẻ sẽ bắt đầu kết hợp những từ với nhau và tạo thành câu hai từ. Trước đó, trẻ chỉ có thể nói từng từ một, đôi khi khá nhanh và liên tiếp như “chó”, “nhà”. Thế rồi đột nhiên khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mở rộng nghĩa diễn đạt và thực hành phần văn phạm. Giờ đây, trẻ có thể nói: “chó nhà” liền mạch để diễn đạt ý một con chó vừa đi vào nhà. Trong giai đoạn này, phụ huynh cần chú ý nhận biết những từ “bị sót” trong câu của trẻ. Ví dụ, trong câu trên, trẻ sẽ bỏ qua những từ như “đi”, “vào”. Đó là đặc điểm của những câu đơn đầu tiên mà trẻ kết hợp sử dụng trong giai đoạn này. 78 Ở tuổi này, trẻ con khắp thế giới đều kết hợp câu như thế. Chẳng hạn khi muốn uống thêm sữa, trẻ nói: “Sữa nữa”; khi không muốn uống nữa, trẻ nói: “Không sữa”. Khi trông thấy một con mèo, trẻ bảo: “Nhìn mèo”, khi thấy sữa hết, trẻ nói: “Sữa hết”. Dẫu sử dụng những câu ngắn và thiếu nhiều thành phần, trẻ vẫn có thể diễn đạt ý muốn của mình. Rõ ràng, chẳng ai xung quanh trẻ nói như thế. Vậy tại sao trẻ lại nói theo cách ấy? Đơn giản bởi trẻ thường bắt chước! Và dù chưa có khả năng nói một câu đầy đủ, trẻ vẫn cứ muốn giao tiếp. Trẻ phân tích những gì nghe được, tập trung vào những từ được nhấn, chú ý nghĩa của những từ chính và sử dụng một cách hiệu quả, đúng trình tự logic. Chẳng ai dạy trẻ điều này; trẻ chỉ đơn giản dùng kỹ năng phân tích vốn có để học hỏi. Bạn hãy lắng nghe và ghi lại những câu đầu tiên con bạn nói. Sau này khi xem lại, bạn sẽ rất thích thú! Bạn cũng đừng quên ghi lại những gì bạn đoán là ý bé muốn nói vì câu của bé sẽ thiếu sót nhiều thành phần quan trọng. Hãy xem bé có biết dùng những giới từ như “dưới, trong…” hay không. Đây là những tháng vô cùng thú vị và mọi việc chỉ mới bắt đầu. Bạn sẽ thấy bé tiến xa, tiến nhanh trong việc làm chủ ngôn ngữ. Hãy ghi âm những gì bé nói, chú ý nắm bắt những từ bị sót trong câu để khám phá niềm vui và sự thú vị trong quá trình học nói của con trẻ. LÊN 3 - 4 TUỔI: NÓI NĂNG SÀNH SỎI Khi đã biết kết hợp từ, càng ngày trẻ sẽ càng nói những câu dài hơn. Bắt đầu từ câu đơn một từ là “trái banh”, trẻ sẽ bắt đầu tiến xa hơn với câu: “Muốn banh!”, tiếp đến là: “Trái banh dưới ghế!”, “Muốn trái banh dưới ghế!” và cuối cùng là câu hoàn chỉnh: “Con muốn lấy trái banh ở dưới ghế!”. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy là những thành phần nhỏ của câu vốn bị bỏ qua trước kia thì bây giờ đã dần xuất hiện. Dù vẫn bị giới hạn bởi lượng từ, trẻ vẫn có thể nói: “Không ăn” thay vì nói: “Không muốn ăn bây giờ”. Đôi khi, trẻ suy nghĩ nhanh hơn lời nói thốt ra. 79