🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh
Ebooks
Nhóm Zalo
Dành tặng đội ngũ cán bộ cao cả của Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người, những người đã vắt kiệt sức lực, nhận đồng lương ít ỏi, nhưng đã lao động hết mình, với thế giới của những trẻ em đáng yêu nhất.
Đôi lời cùng các bậc phụ huynh Các bậc phụ huynh từ mọi lục địa trên Trái Đất (trừ châu Nam Cực, tôi không tin ở đó có trẻ con) đã tới Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người ở Philadelphia để tham dự khóa học bảy ngày mang tên Tăng cường trí thông minh của trẻ.
Đã có hàng nghìn cha mẹ chọn tham gia khóa học kể từ năm 1975. Cuốn sách này hoàn toàn được rút ra từ những bài giảng trong khóa học đó.
Mặc dù cuốn sách này được viết bởi ba tác giả, nhưng không phải cả ba người viết tất cả các chương. Phần lớn các chương là do giảng viên cao cấp Glenn Doman, người thành lập Viện, viết. Các chương khác được viết bởi Janet Doman, giám đốc Viện và Susan, giám đốc Phân viện Trí tuệ Vượt trội.
Lý do của việc này là trong mỗi trường hợp, tác giả viết chương đó từ chính các bài giảng của mình, những bài giảng họ đã quá quen thuộc nhờ giảng dạy hàng trăm lần cho hàng nghìn bậc phụ huynh.
Thêm một điều nữa. Để tiết kiệm, tránh mất thời gian cho việc nói rõ cha hay mẹ và các bé trai hay các bé gái, chúng tôi sử dụng chung từ "mẹ" để chỉ mẹ hoặc cha và sử dụng chung từ "cậu bé" để chỉ bé trai hay bé gái.
Vậy là công bằng.
Giờ bạn có thể bắt đầu tìm hiểu xem vì sao dạy cho con bạn kiến thức phổ thông lại thật thú vị và tuyệt vời; đồng thời bạn cũng sẽ học được cách thực hiện việc đó để nó trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
Các dữ kiện là nền tảng của hiểu biết
Trẻ nhỏ thích học hơn là ăn hay chơi. Bạn có thể dạy bé bất cứ điều gì mà bạn có thể diễn đạt một cách thẳng thắn, xác thực - và các dữ kiện là nền tảng của hiểu biết.
TRÍCH TỪ KHÓA HỌC
“Tăng cường trí thông minh của trẻ”
Thật vậy, hàng trăm trong số hàng ngàn cha mẹ đã dạy cho con mình đọc kể từ khi cuốn sách Dạy trẻ biết đọc sớm xuất bản vào năm 1964. Họ bắt đầu khi con họ mới được vài tháng, 1 tuổi hay 2, 3, 4 tuổi.
Thật vậy, rất nhiều cha mẹ đã viết thư cho chúng tôi để thông báo về những kết quả rực rỡ mà họ thu được. Những bức thư này là bằng chứng xác thực chứng minh rằng trẻ nhỏ có thể đọc, thích đọc và hoàn toàn hiểu những gì mình đọc được.
Trẻ nhỏ có thể học bất cứ điều gì mà bạn diễn đạt cho chúng một cách chính xác và các bé không phân biệt đó là kiến thức phổ thông, các từ để đọc, Toán hay những điều vô nghĩa.
Các bé muốn biết về những điều tuyệt vời - đọc, Toán học, tất cả các vị tổng thống Mĩ, các quốc gia châu Âu, nghệ thuật hội họa thế giới, tiếng hót của các loài chim, các loài rắn trên thế giới, các vị vua và hoàng hậu, những bản nhạc nổi tiếng thế giới, các biển hiệu giao thông, khủng long, các loài hoa, hay bất cứ điều gì trong hàng triệu những điều kỳ diệu có thể học hỏi trên Trái Đất.
Các bé tiếp nhận cả những điều vô nghĩa nếu đó là tất cả những gì các bé có thể tiếp cận.
Trẻ nhỏ học từng phút mỗi ngày và chúng ta hàng ngày vẫn đang
dạy chúng - dù chúng ta có ý thức được điều đó hay không. Vấn đề là nếu dạy các bé trong khi chúng ta không ý thức được điều đó thì rất nguy hiểm. Chúng ta có thể vô tình dạy cho chúng những điều mình không hề có ý định dạy, những điều không đáng học - hoặc ít nhất là không đáng học bằng những điều mà các bé đáng lẽ có thể học và học nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Tôi không dám nói với các bậc phụ huynh đâu là thị hiếu tốt hay xấu - tôi là ai mà dám nói với các bậc cha mẹ điều đó?
Nhưng sau khi sống bên cạnh hơn hai mươi ngàn gia đình và đã nghiên cứu về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh ra ở hơn một trăm quốc gia (từ những vùng lạc hậu nhất như trong các khu rừng, sa mạc và vùng đất hoang Bắc cực cho tới những trung tâm văn minh nhất trên thế giới) và học được những sự thật tuyệt vời về trẻ em trong quá trình đó - tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm nói với tất cả các bậc cha mẹ rằng họ có thể đặt tiêu chuẩn chất lượng vào đầu óc trẻ dễ dàng như đặt vào đó những điều rác rưởi.
Thật ra là còn dễ hơn.
Dạy cho trẻ về những bức tranh tuyệt vời của thế giới dễ hơn là dạy cho chúng về phim hoạt hình. Dạy cho trẻ bản nhạc tuyệt vời của thế giới dễ hơn là dạy cho chúng những vần điệu đơn giản.
Nhưng tôi đã đi hơi quá đà mất rồi.
Bạn có thể dạy một đứa trẻ bất cứ điều gì bạn diễn đạt cho nó một cách thẳng thắn và xác thực.
Và các dữ kiện là điều quan trọng nhất trong toàn bộ công việc đó.
Và mặc dù bộ não nặng chưa tới 1,5kg có khả năng gấp hàng nghìn lần so với bất kỳ bộ máy tính nào, nhưng bộ não và máy tính lại có rất nhiều điểm chung. Máy tính, giống như bộ não, dựa hoàn toàn trên cơ sở các dữ liệu nó lưu trữ trong bộ nhớ.
Ở máy vi tính, mỗi dữ kiện đó được gọi là một Bit thông tin (đoạn thông tin). Đối với con người, chúng tôi quyết định gọi những dữ kiện đó là những "Bit" thông minh.
Ở máy vi tính, cũng như ở não của trẻ nhỏ, những kiến thức mới có thể phát sinh từ những dữ kiện đó bị giới hạn bởi số lượng các dữ kiện được lưu trữ.
Ở máy vi tính, tập hợp các dữ kiện lưu trữ được gọi là Cơ sở dữ liệu. Với bộ não của con người, chúng tôi quyết định gọi những dữ kiện đó là Cơ sở kiến thức.
Và trẻ nhỏ học những dữ liệu - hay những "bit” thông minh đó - với tốc độ mà người lớn thua xa.
Tự bản thân các dữ kiện có tạo nên trí tuệ không?
Không, tất nhiên là không rồi.
Nhưng chúng có thể tạo nên cơ sở để trí tuệ được hình thành. Không có dữ kiện thì không có trí tuệ.
Với một số các dữ kiện khổng lồ, chúng ta có cơ sở cho một trí tuệ trung bình.
Và với trẻ nhỏ, học các dữ liệu dễ như ăn cháo và lại rất vui nữa. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ dạy cho bé các dữ kiện.
Dạy cho trẻ 5 tuổi dễ hơn 6 tuổi, 4 tuổi dễ hơn 5 tuổi, 3 tuổi dễ hơn 4 tuổi, 2 tuổi dễ hơn 3 tuổi, 1 tuổi dễ hơn 2 tuổi, và dễ nhất là trước 1 tuổi.
Tất cả những điều bạn cần biết là chính xác thì làm thế nào để thực hiện việc đó và vì sao bạn lại làm việc đó.
Hãy nói về một vài đứa trẻ mà hầu như ngày nào ta cũng gặp, về những dữ kiện mà chúng đã học được, cách chúng kết hợp những dữ kiện này lại với nhau để dẫn đến một kết luận mới mẻ, cách chúng sử dụng mối quan hệ qua lại giữa những dữ kiện đó để trở nên cực kỳ sáng tạo và những đứa trẻ đó hiện nay ra sao.
Trước tiên, hãy gặp gỡ các bé đó. Các em cũng nằm trong số những người mà tôi yêu quý.
Đó là những đứa trẻ là học viên của Phân viện Evan Thomas.
Các em tới từ hai nhóm. Nhóm đầu tiên gồm các trẻ thuộc Chương trình Phát triển sớm với độ tuổi từ sơ sinh tới 5 tuổi. Những em này hoàn toàn được mẹ dạy dỗ. Mẹ các em tới Viện một tuần một lần, mỗi lần bốn tiếng để học cách dạy các em. Sau đó họ về nhà và với sự giúp đỡ của chồng mình, họ thực hành việc dạy con và trở lại vào tuần tiếp theo.
Nhóm thứ hai là các học viên của chương trình vào ngày 1 tháng 12 năm 1983 gồm:
Hầu hết những trẻ này được đăng ký từ trước khi sinh (thường là
vì các em có anh hay chị thuộc chương trình này) hay trong năm đầu đời. Một vài em vừa mới tham gia chương trình như:
Ryan Rossitto 3 tuổi
Trong số các em đã tham gia trên một năm, rất nhiều em đã được mẹ dạy tại nhà từ trước. Một số em là con của cán bộ Viện, như Marlowe Doman, Yuuki Nakayachi, Nicolas, Christopher và Chole Coventry. Bản thân tất cả các trẻ nhỏ đều thực sự là cán bộ Viện vì các em, cùng với cha mẹ mình, là đại diện cho những phụ huynh tham gia vào các khóa học của Viện. Các em nhỏ dưới 2 tuổi thể hiện cách các em được cha mẹ dạy dỗ và các trẻ từ 2 tuổi trở lên thể hiện điều các em học được.
Các em đã học được điều gì?
Ồ, những điều các em học, và học một cách hứng thú, háo hức, là các dữ kiện - những dữ kiện mà chúng tôi gọi là các "bit" thông minh. Tập hợp lại với nhau, những "bit" thông minh này hình thành nên tri thức bách khoa.
Các dữ kiện, để thực sự là dữ kiện, phải có những tính chất sau: Chúng phải đúng sự thật (không phải chỉ là các ý kiến); phải chính xác (tuyệt đối rõ nét, không ước định); phải độc lập (dữ kiện riêng lẻ); không được mơ hồ (được gọi tên chính xác) và phải đủ lớn để nhìn thấy được rõ ràng hay đủ to để nghe được rành mạch.
Ví dụ về một số dữ kiện:
Một bức chân dung của Washington là một dữ kiện.
Một bức tranh như bức Mona Lisa là một dữ kiện.
Bản phác thảo bang Pennsylvania là một dữ kiện.
Bức ảnh một con rắn hổ mang là một dữ kiện.
Một từ, được nói ra hoặc viết ra, là một dữ kiện.
Mùi gas là một dữ kiện.
Một nốt nhạc, được thể hiện dưới dạng âm thanh hay viết, là một dữ kiện.
Những con số thực, được nói hay in, là các dữ kiện.
Và hàng trăm, hàng ngàn những điều khác cũng vậy.
Nếu chúng được thể hiện đơn lẻ và đáp ứng được tất cả những yêu cầu mà chúng tôi vừa miêu tả, thì mỗi dữ kiện đó là một "bit" thông minh.
Những bà mẹ của Chương trình Phát triển sớm bắt đầu chương trình ngay khi đứa trẻ được sinh ra, càng sớm càng tốt, truyền đạt những dữ kiện này cho con mình bằng những phương pháp sẽ được đề cập tới trong những chương sau. Họ làm điều đó với rất nhiều sự hài lòng, nhiệt tình và những đứa trẻ đáp lại với độ hài lòng và nhiệt tình giống y hệt như cách cha mẹ chúng thể hiện trong khi truyền đạt.
Làm như vậy sẽ mang lại kết quả gì?
Xin thưa, khoảng hai năm (trước ngày sinh nhật lần thứ ba của các bé) tất cả những trẻ đã bắt đầu từ năm 1 tuổi hoặc nhỏ hơn đều có những đặc điểm sau đây.
1. Nhận biết được hơn bốn nghìn "bit" bằng mắt. (Vì hiển nhiên là các em biết những điều đó cả bằng mắt và bằng tai, như vậy nghĩa là tám nghìn "bit" thông minh).
2. Đọc được ít nhất là bốn nghìn từ bằng hai loại ngôn ngữ hoặc hơn. (Vì hiển nhiên là các em biết những từ đó cả bằng mắt và tai, như vậy nghĩa là tám nghìn "bit" thông minh).
3. Có thể đọc rất nhiều sách.
4. Đã bắt đầu chơi đàn violon.
5. Có thể làm phép tính số học.
6. Biết những bức tranh nổi tiếng thế giới và những kiệt tác nghệ thuật khác.
7. Quen thuộc với địa lý thế giới.
8. Nhận biết những bản nhạc nổi tiếng thế giới. (Các em đã được nghe băng nhạc từ khi còn ở trong bụng mẹ).
9. Biết viết.
10. Có thể nói và hiểu câu bằng ít nhất một loại ngôn ngữ. 11. Có thể làm được rất nhiều việc như bơi lội, lặn và tập thể dục.
12. Các em là những em bé ngọt ngào, chu đáo và vô cùng đáng yêu, những đứa trẻ vô cùng tò mò và nghĩ rằng học tập quả là một trò chơi tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng.
Các em sở hữu sự tổng hợp của hàng ngàn dữ kiện và có khao khát cháy bỏng được học tất cả các dữ kiện trên thế giới. Các em sẽ không bao giờ học được tất cả những điều cần biết trên thế giới, nhưng các em sẽ muốn cố gắng đạt được điều đó. Các em tin rằng thế giới là một nơi tuyệt diệu và con người thật vĩ đại.
Xin được giới thiệu với bạn một số người tôi rất yêu quý
Gần như một phép màu khi các phương pháp giáo dục hiện đại chưa bóp chết hoàn toàn sự tò mò học hỏi thiêng liêng; vì cái mầm nhỏ bé mong manh này, ngoài sự kích thích ra, còn cần tự do; không có tự do chắc chắn nó sẽ thui chột. Quả là một sai lầm trầm trọng khi nghĩ rằng niềm vui thích được nhìn tận mắt và tìm tòi lại có thể được thôi thúc bằng cách ép buộc hay ý thức trách nhiệm.
- ALBERT EINSTEIN
Xin được giới thiệu với bạn một số người mà tôi rất yêu quý trên toàn thế giới. Sự thật là tôi rất muốn bạn gặp tất cả những người mà tôi yêu mến. Họ sẽ làm bạn tràn ngập niềm hy vọng. Nhưng giới hạn của cuốn sách không cho phép điều đó, vì vậy cho phép tôi chọn lọc một số rất ít trong vô vàn các em nhỏ.
Khi được 5 tuổi, những em nhỏ đó như thế nào?
Bước vào tuổi thứ năm, các em là những đứa trẻ xuất sắc và đã sẵn sàng vào trường Quốc tế (nếu các em và cha mẹ các em muốn như vậy).
Vào thời điểm đó, tất cả các em đều có những tính chất sau:
Các em đọc thành thạo và đã đọc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cuốn sách. Một trong những thời điểm tự hào nhất của đời tôi là khi một đoàn truyền hình ghé thăm và hỏi Heather McCarty (một
trong những bé tôi yêu mến), lúc đó mới được 4 tuổi, liệu bé có đọc được không.
Sau một thoáng cân nhắc để đảm bảo mình hiểu câu hỏi, Heather nói: "Cháu có thể đọc bất cứ cái gì".
Sau một thoáng cân nhắc để đảm bảo mình hiểu câu trả lời, người đạo diễn cầm một cuốn sách trên chiếc bàn gần đó lên và hỏi xem cô bé đã đọc cuốn sách đó bao giờ chưa. Heather trả lời em chưa đọc bao giờ.
Đó chính là một cuốn sách của tôi - Dạy trẻ biết đọc sớm.
Ông đạo diễn lật qua cuốn sách và đề nghị cô bé đọc đoạn cuối cùng.
Heather đọc đoạn đó.
Trẻ nhỏ đã bắt đầu đọc và phát triển kiến thức của mình và dù cuốn sách này chỉ giúp được cho một em nhỏ biết đọc sớm hơn hay tốt hơn thì nó cũng sẽ xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Ai có thể nói được rằng một em nhỏ vượt trội nữa sẽ có ý nghĩa thế nào với thế giới? Ai là người có thể nói được cuối cùng thì tổng số lợi ích mà nhân loại có được nhờ làn sóng ngầm thầm lặng vốn đã bắt đầu hình thành, cuộc cách mạng mềm này, sẽ là bao nhiêu.
Heather đọc đoạn đó trước máy quay nhẹ nhàng, rõ ràng và tự tin. Rồi cô bé mỉm cười mãn nguyện.
Ông đạo diễn hắng giọng và hỏi: "Heather, cháu hiểu đoạn đó chứ?”
"Có ạ", Heather nói,"chỉ có điều cháu không chắc 'làn sóng ngầm' nghĩa là gì".
Tôi đã không thực sự xem được đoạn cuối đó vì còn mắc xì mũi.
Tôi thường phải xì mũi khi những đứa trẻ xinh đẹp làm những việc như thế này.
Các em có mười nghìn "bit" thông minh (Shakespeare viết tất cả các vở kịch của mình sử dụng tổng cộng dưới mười nghìn từ).
Các em cảm nhận được (khám phá ra) những mối quan hệ giữa các "bit" thông minh theo những cách rất ấn tượng. Ví dụ, hầu hết bọn trẻ đều rất giỏi xướng âm (thực chất là mối quan hệ giữa các "bit" thông minh được gọi là các nốt đơn) và chúng có thể nghe những bản
nhạc cổ điển chưa từng được nghe và nói được với bạn ai là người viết bản nhạc đó.
Một người khác trong số những người tôi vô cùng yêu quý là Colleen Brown. Colleen biết hàng nghìn kiệt tác hội họa từ của da Vinci đến Picasso và Wyeth.
Tôi nhớ một ngày, trước khi Colleen được 5 tuổi, cùng với mẹ, cô bé đã thể hiện những "bit" thông minh của mình cho các bậc phụ huynh tham gia khóa học Tăng cường trí thông minh của trẻ thấy. Bà Brown đã mang tới 50 tác phẩm hội họa nổi tiếng trong số hàng ngàn bức mà bà có. Colleen đã nói tên những bức tranh đó một cách vui vẻ và dễ dàng. Sau khi cô bé nêu tên bức cuối cùng, bà Brown đưa cho bé năm bức vẽ bé chưa nhìn thấy bao giờ và Colleen đã xác định được người vẽ.
Tất cả các phụ huynh đều rất ấn tượng, họ càng ấn tượng hơn khi thấy năm bức vẽ - mỗi bức của một danh họa khác nhau, là tranh đen trắng. Ai cũng thấy là tôi đã không quá sức ấn tượng bởi vì tôi còn đang bận xì mũi.
Đó là điều xảy ra khi bọn trẻ, những em có hàng nghìn "bit" thông minh, bắt đầu khám phá (không cần ai giúp đỡ) ra mối quan hệ giữa những "bit" thông minh đó.
Các em không chỉ có khả năng làm Toán (như đa số người lớn) mà các em còn có thể hiểu được Toán (đa số người lớn không như vậy).
Các em chơi đàn violon tốt.
Các em viết sách.
Các em viết hay.
Các em tự minh họa sách của mình.
Các em nói ngôn ngữ mẹ đẻ trôi chảy và rành mạch cùng ít nhất một ngoại ngữ với trình độ từ dùng được đến trôi chảy.
Các em đọc chữ kanji - chữ Hán dùng trong tiếng Nhật (thứ ngôn
ngữ mang tính học thuật của Nhật Bản) và nhiều em đọc được nhiều chữ kanji hơn trẻ em Nhật Bản lớn hơn các em từ 3 tới 6 tuổi.
Các em làm được rất nhiều điều khác một cách tuyệt vời, ví dụ như múa ba lê và tập những môn thể thao Olympic.
Quan trọng hơn cả, các em là những đứa trẻ đáng yêu nhất, cuốn hút nhất mà tôi từng gặp.
Đó là những em nhỏ thật sống động và thú vị, tài năng đến độ thật dễ quên mất rằng thực ra các em mới chỉ lên 5.
Khi Marc Mihai Dimancescu, được 5 tuổi, em đã chơi đàn violon cho một đoàn khách tới thăm.
Em đã chơi thật tuyệt vời, cũng như mọi việc khác em làm. Khi em chơi xong, một phóng viên hỏi em vừa chơi đoạn nhạc nào.
"Điệu gavôt ạ", Marc Mihai nói.
"Ai là tác giả?", phóng viên hỏi.
"Lully", Marc Mihai trả lời.
"Cháu đánh vần từ đó thế nào?" phóng viên hỏi, cúi xuống để có thể nghe tiếng Marc Mihai nhỏ bé.
"L-U-L-L-Y", cậu bé Marc Mihai dõng dạc.
Tôi lại thấy mắt mình ngân ngấn nước, nhưng đó là vì tôi đã cười rất to.
Anh phóng viên nói cám ơn rồi đi ra, nhưng anh ta đã không hiểu vì sao tôi lại cười ngặt nghẽo như vậy. Vài tuần trước, chính tờ báo của anh phóng viên đó đã đăng trên trang nhất một bài báo nói rằng hơn 30% trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi không biết đọc và rằng rất nhiều học sinh tốt nghiệp trung học không đọc được chính bằng tốt nghiệp của mình hoặc nhãn mác dán trên các lọ.
Tôi nghĩ sự đối lập đó - một mặt thì thật đáng buồn - nhưng mặt khác thì lại thật thú vị và tuyệt vời.
Những đứa trẻ làm được những điều này là những ai? Có phải các em xuất phát là những em nhỏ thiên tài được sinh thành bởi những bậc cha mẹ thiên tài?
Không hề.
Nếu bất cứ ai nghĩ rằng mình có thể xác định đứa trẻ nào là thiên tài từ trước khi các em được sinh ra thì tôi chưa bao giờ được gặp gỡ hay nghe nói tới người đó.
Các em đó có phải là những đứa trẻ 5 tuổi như mọi đứa trẻ khác không? Không, tất nhiên là không. Những trẻ 5 tuổi khác có làm được bất cứ việc gì, chưa nói là tất cả, trong những việc kể trên không? Các em chắc chắn là không ở mức trung bình - nhưng tất cả trẻ em đều có thể được như các em và nên được như các em.
Buckminster Fuller là một thiên tài - và là một người bạn của chúng tôi. Bucky thích nói rằng tất cả trẻ em sinh ra đều đã là thiên tài và chúng ta đã dùng sáu năm đầu đời của bé để hủy hoại khả năng đó.
Tôi xin được nói thêm rằng sáu năm đầu đời đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì tới 6 tuổi, chúng ta đã hình thành nền tảng cơ bản cho con người sau này của mình.
Có phải những đứa trẻ này không phải là kết quả do di truyền của những cha mẹ thiên tài?
À, các em quả thực là sản phẩm chưa đạt chất lượng của cha mẹ mình, nhưng không phải là sản phẩm di truyền trừ thực tế là cha mẹ các em trao cho các em món quà cuộc sống và món quà gen di truyền bình thường của nhân loại.
Nhưng cha mẹ nào cũng trao cho con cái mình hai món quà này. Vậy cha mẹ của những em nhỏ này là ai?
À, họ có một vài điểm chung.
Trước hết họ chủ yếu là những người có trình độ, điều kiện kinh tế và địa vị xã hội ở mức trung bình.
Họ bao gồm từ những người công nhân cho tới những chuyên gia như bác sĩ, luật sư và doanh nhân.
Mẹ của các em gồm cả từ những người tốt nghiệp phổ thông tới những người tốt nghiệp đại học, đến cả những người có bằng thạc sỹ hay trình độ sau đại học tương đương.
Có rất ít người thực sự giàu có trong các chương trình của Viện. Và cũng có rất ít người thực sự nghèo. Đó là điều đáng buồn cho cả hai thái cực đó.
Những người giàu, bất hạnh thay, lại có một ý thức sai lầm về sự bảo đảm cho con cái mình. Hầu hết họ tin rằng sự giàu có sẽ đảm bảo cho con họ thành công và hạnh phúc. Một số ít người nhận thức được tốt hơn.
Những người rất nghèo, bất hạnh thay, lại có một ý thức sai lầm về sự bấp bênh cho con cái mình. Họ tin rằng con cái họ thực sự bẩm sinh đã thấp kém. Nhiều người nghèo nhận thức được tốt hơn nhưng không thực sự biết phải hành động thế nào.
Vì vậy, số đông người ở tầng lớp trung bình, những người trao cho con mình cơ hội đạt được tiềm năng gần như vô hạn và món quà vô giá mà gen nhân loại đem lại, có những đặc điểm chung sau:
1. Họ rất yêu con của mình (cũng như đa số các bậc cha mẹ).
2. Họ tôn trọng con của mình cũng như tiềm năng trác tuyệt bẩm sinh của các bé.
3. Họ say mê con mình vô cùng.
4. Họ dành cho con nhiều thời gian và năng lượng hơn hầu hết các gia đình khác.
5. Họ không cảm thấy đó là sự hy sinh bản thân, mà coi đó là một đặc quyền cao cả.
6. Họ nghĩ rằng dạy con thú vị hơn là đi chơi bowling(1) hay xem phim.
7. Họ yêu thích con hơn là mấy chương trình truyền hình ăn khách.
Điều đó liệu có đồng nghĩa với việc họ không quan tâm tới tình hình chính trị thế giới, nền kinh tế, rạp hát, thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, văn chương và những điều thú vị khác trong cuộc sống hay không?
Không hề.
Họ còn yêu thích những điều đó hơn những người bình thường khác.
Họ là những con người sống động, vui tươi, hiểu biết, hạnh phúc, giỏi giang, những người ít bận tâm tới những lo toan của thế giới và quan tâm nhiều hơn tới việc làm điều gì đó để cải thiện thế giới bằng cách nuôi dạy những trẻ em hạnh phúc hơn, giỏi giang hơn.
Nhưng bạn tìm đâu ra được những người mẹ có thể đọc và viết tiếng Nhật, dạy hội họa, lịch sử, địa lý, chơi đàn violon, truyền cho con cái kiến thức phổ thông về vô số điều và biết biểu diễn thể dục Olympic? Và đó là tôi mới chỉ điểm qua một vài năng lực.
Không một người mẹ nào của những em nhỏ này biết chơi violon, biết được hết kiến thức phổ thông, biết biểu diễn thể dục hay nói dù chỉ một từ tiếng Nhật khi họ mới bắt đầu chương trình, trừ mẹ Barbara Coventry, giáo viên violon ở trường Quốc tế; mẹ Patty Gerard, giáo viên thể dục Olympic; và mẹ Miki Nakayachi, giáo viên tiếng Nhật ở trường Quốc tế.
Quan điểm của các bậc phụ huynh này có một ý nghĩa rất thực tế. Đó là một trong những lý do chính vì sao họ lại dành thời gian dạy dỗ con cái mình.
Để dạy con, một vài cha mẹ đã học tập với sự giúp đỡ từ những cuốn sách của Viện mà họ mua hay mượn được từ thư viện công cộng. Một vài người chỉ làm có vậy.
Quay trở lại với các em nhỏ.
Điều gì xảy ra với những em nhỏ tuyệt diệu và đáng yêu đó khi các em được 5 tuổi?
Một vài điều.
Một vài em tới trường, từ các trường công cho tới những trường tư rất cao cấp, và ở đó hầu hết các em đều đạt được học bổng toàn phần và học vượt một hoặc hai lớp. Như vậy các em có bị các bạn khác và giáo viên coi là những con mọt sách lập dị không?
Ngược lại.
Trong mắt các bạn khác, các em trở thành những người lãnh đạo bẩm sinh của nhóm vì những lý do đơn giản và hiển nhiên là các em đáng yêu, đáng tin cậy và có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Các em trong lớp không ghét những bạn tươi vui, đáng tin cậy mà các em không ưa những bạn khôn vặt, to mồm, bất an.
Là bạn thì bạn sẽ chọn cho mình loại người nào để kết bạn?
Trong mắt các giáo viên thì các em quả là những học sinh đáng mơ ước. Các em không cần hoặc chỉ cần một chút hỗ trợ, các em giúp đỡ những bạn nhỏ khác và để cho giáo viên thêm chút thời gian quan tâm tới những bạn không thể đọc hay làm Toán - các em này là vấn đề của cả lớp, mọi giáo viên dù ít kinh nghiệm nhất cũng biết điều đó.
Cuốn sách này hướng tới những bậc phụ huynh, muốn dành một chút thời gian trong ngày, hoặc một tiếng một ngày hay cả ngày, để đóng một vai trò cá nhân và thiết thực trong việc dạy dỗ chính con cái của mình.
Bạn có thể trao cho con mình kiến thức quý báu và chia sẻ niềm vui khôn xiết trong 15 phút mỗi ngày. Bạn sẽ tìm được niềm hạnh phúc chân thành nhất khi làm điều đó.
Một trong những việc bạn có thể làm được với một chút đầu tư thời gian là dạy đứa con nhỏ của bạn về tự nhiên.
Vì việc bé biết về 50 loại chim phổ biến, 50 loại cây, 50 loại hoa, 50 loại cây bụi, 50 loại động vật, 50 loại côn trùng và 50 loại rắn sẽ mang lại cho bé một cuộc sống vô cùng thú vị.
Điều đó còn giúp con bạn thật đáng ngưỡng mộ trong mắt bạn bè ở các độ tuổi 5, 15, 50 và 70 vì rất ít người biết về những sinh vật và
cây cỏ trong địa phương mà họ sinh sống. Thật là quá kỳ lạ vì các trường hiếm khi dạy nghiên cứu về tự nhiên.
Một lợi thế khác là chính trong lúc dạy cho con các tấm thẻ chứa các "bit" thông minh về thiên nhiên, bạn cũng sẽ học được nhiều điều và trở nên yêu thích thế giới quanh bạn nhiều hơn. Bạn sẽ không học nhiều hoặc nhanh được như đứa con 2 tuổi của bạn, nhưng trong quá trình dạy bé, bạn sẽ học được rất nhiều điều mà bạn không biết.
Cuốn sách này giải quyết cách dạy cho trẻ tri thức phổ thông. Để làm được như vậy, bạn phải hiểu được hai điều.
Điều đầu tiên là vì sao bạn nên làm việc đó.
Thứ hai là bạn nên làm việc đó như thế nào.
Điều đầu tiên còn quan trọng hơn điều thứ hai, thế nên chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi vì sao bạn nên làm việc đó.
Bạn nên làm việc đó vì nó là cơ sở cho mọi khả năng hiểu biết mà khả năng hiểu biết là đặc quyền từ lúc sinh ra.
Khả năng hiểu biết là "đặc quyền từ lúc sinh ra”
Mỗi đứa trẻ sinh ra vốn đã sẵn có quyền được thông minh xuất chúng. Đó không phải là quyền do Chính phủ, luật pháp trao cho mà đó là Quyền lực Tối thượng mà chính Tự nhiên, hay Đấng sáng tạo ban tặng cho một đứa trẻ.
Đặt bên cạnh quyền được thông minh hiểu biết, tất cả các quyền khác đều bị lu mờ, trở thành không đáng kể và chỉ có thể thực hiện trong một giới hạn nhất định. Mà mức độ của giới hạn đó tương ứng mức độ giới hạn của trí tuệ.
Tất cả các tạo vật khác trên Trái Đất, dù xinh đẹp và có khả năng phi thường đến đâu, đều là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Con người không thể (nếu không có sức sáng tạo tài tình) bay như đại bàng, bơi như cá mập, leo trèo như khỉ, chạy như báo, nhào lộn như chim ruồi, hay thậm chí đào đất như chuột chũi. Những sinh vật này, giống như mọi loài khác, tồn tại nhờ khả năng đặc biệt của mình. Những khả năng đặc biệt đó mang trong mình sự giới hạn của chính chúng.
Các sinh vật kém hơn con người tồn tại nhờ leo trèo nhanh nhẹn và dễ dàng trên cây để chạy trốn kẻ thù, chúng làm điều đó một cách xuất sắc, giới hạn của chúng nằm chính ở đó. Nếu thay đổi khí hậu khiến cây cối biến mất, thì những sinh vật tồn tại nhờ leo cây cũng sẽ tuyệt diệt.
Khủng long đã thích ứng rất tuyệt vời với môi trường sống của chúng và khi môi trường đó biến mất, khủng long cũng biến mất theo; hàng nghìn sinh vật khác sống dựa trên khả năng đặc biệt của mình cũng vậy.
Mặt khác, nhờ vào trí tuệ, con người lại hiểu biết rất rộng. Con người là sinh vật duy nhất trong bốn tỉ năm lịch sử Trái Đất có sẵn trong mình hạt giống của sự diệt vong cũng như niềm hạnh phúc cho
chính mình. Họ lựa chọn thái cực nào cũng là do sản phẩm trí tuệ của chính họ.
Mọi đứa trẻ được sinh ra với quyền có khả năng hiểu biết do tự nhiên ban tặng.
Hơn 200 năm trước, chỉ cách Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người tám dặm theo đường chim bay, một nhóm người kiệt xuất đã ngồi lại và tạo ra một bước ngoặt lịch sử. Họ đã mơ một giấc mơ.
Họ đã thảo một văn bản rất ngắn, một thứ tiếng Anh tuyệt đỉnh không chỉ do những điều siêu phàm mà văn bản đó nhắc tới, mà còn do cách thể hiện trang nhã, giản đơn của nó.
Chúng tôi coi những chân lý này là hiển nhiên;
Rằng tất cả mọi người đều bình đẳng;
Rằng họ đều được Đấng sáng tạo ban cho một số quyền không ai xâm phạm được;
Rằng những quyền đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Những chữ được in nghiêng tất nhiên là do tôi. Tôi không hề mơ đến chuyện cố gắng cải thiện văn bản vĩ đại ấy, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nội dung trong đó. Mặc dù đã thuộc lòng từ hồi 8 tuổi nhưng ngay cả đến giờ tôi vẫn không thể cầm được nước mắt tuôn rơi khi nói hay viết một phần văn bản đó.
Tôi vẫn luôn ấp ủ niềm tin rằng những người khổng lồ viết nên nó đã coi quyền ưu tiên trước nhất - quyền có khả năng hiểu biết - là điều đương nhiên, không cần được nhắc tới.
Vì không có trí tuệ sẽ không có cuộc sống, tự do, hay mưu cầu hạnh phúc đích thực.
Một trí tuệ hạn chế sẽ chỉ có những cách sống, cách tự do và cách mưu cầu hạnh phúc hạn chế.
Một trí tuệ trung bình sẽ có những cách sống, cách tự do và mưu cầu hạnh phúc trung bình.
Một trí tuệ vô biên (cũng là đặc quyền từ lúc sinh ra của mọi đứa trẻ) sẽ có những cách sống, cách tự do và cách mưu cầu hạnh phúc không giới hạn.
165 năm sau, một lần nữa, trong một khoảnh khắc giữa những sự kiện gây chấn động, Franklin Roosevelt(1) đã được truyền cảm hứng để đề xuất với Quốc hội trong bài Diễn văn liên bang thường niên của mình rằng:
1. Chúng ta hướng tới một thế giới được thiết lập trên bốn quyền tự do chính yếu của con người.
2. Đầu tiên là Tự do Ngôn luận - ở mọi nơi trên thế giới.
3. Thứ hai là Tự do Tín ngưỡng theo cách riêng của mỗi người - ở mọi nơi trên thế giới.
4. Thứ ba là Tự do Thoát khỏi đói nghèo - ở mọi nơi trên thế giới. 5. Thứ tư là Tự do Thoát khỏi sợ hãi - ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Tôi cũng vẫn ấp ủ suy nghĩ rằng Tổng thống Roosevelt, giống như các vị Quốc Phụ(2), cũng đã coi quyền ưu tiên trước nhất - quyền có khả năng hiểu biết - là điều đương nhiên, không cần được nhắc tới.
Vì không có quyền được hiểu biết thì quyền tự do ngôn luận, tự do tôn thờ, tự do thoát khỏi nghèo đói, tự do thoát khỏi sợ hãi đều chỉ là những điều khôi hài và sáo rỗng.
Quyền bất khả xâm phạm nhất trong tất cả các quyền cho mọi đứa trẻ mới chào đời là quyền được hiểu biết.
Đó là quyền bẩm sinh, nó đã được cấy vào trong gen của Nhân loại. Đó là đặc quyền từ khi mới sinh ra của con người.
Tất cả trẻ em đều biết điều đó - ngay từ lúc sinh ra.
Tất cả trẻ em đều đòi hỏi phải được cực kỳ hiểu biết.
Tất cả trẻ em đều có thể trở nên cực kỳ hiểu biết.
Tất cả trẻ em đều có cơ hội trở nên cực kỳ hiểu biết.
Tất cả trẻ em đều nên trở nên cực kỳ hiểu biết.
Lần cuối cùng chúng tôi gặp ông, vị thiên tài quá cố Buckminster Fuller, người mà những người bạn ở Viện vô cùng thương tiếc, đã nói một câu mà tôi đã trích dẫn. Câu nói nó xứng đáng được nhắc lại lần nữa.
"Tất cả trẻ em sinh ra đều đã là thiên tài và chúng ta dùng sáu năm đầu đời của các bé để hủy hoại điều đó".
Amen!
Trẻ em thích học hơn ăn.
Trẻ em thích học hơn chơi rất nhiều.
Học chính là một kỹ năng sống còn.
Học là con đường thu nhận kiến thức.
Chỉ có kiến thức thôi thì chưa phải là có trí tuệ.
Tuy thế, kiến thức là nền tảng của mọi trí tuệ.
Không có kiến thức thì không có trí tuệ.
Cuốn sách này nói cho bạn cách trao cho con mình khối lượng kiến thức khổng lồ một cách nhanh chóng, dễ dàng và dễ chịu.
Trẻ có nền tảng kiến thức càng rộng, nền tảng cho trí tuệ của trẻ càng lớn.
Chúng tôi có nhớ nói với bạn điều này chưa nhỉ? Rằng: Mọi đứa trẻ được sinh ra, ngay vào giây phút chào đời, đã có
tiềm năng trí tuệ cao hơn cả lượng trí tuệ mà Leonardo da Vinci đã từng vận dụng.
Nếu chúng tôi đã nhắc tới câu này trước đây, hãy tin rằng chúng tôi sẽ còn nhắc lại nó nhiều lần nữa.
Vậy thì trí tuệ là gì?
Trí thông minh có ba chân Thực ra thì trí thông minh là gì?
Những người ở Viện đã dành nhiều năm nghiên cứu câu hỏi đó giữa hàng ngàn trẻ em và người lớn tại hơn một trăm quốc gia, với những địa phương và con người từ văn minh nhất cho tới lạc hậu nhất.
Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu hàng trăm định nghĩa được các từ điển, các loại bách khoa toàn thư, các nhóm và các cá nhân đưa ra.
Theo chúng tôi, những định nghĩa đó bao gồm cả từ vô nghĩa đến thú vị.
Chúng tôi không thấy thỏa mãn với một định nghĩa nào cả.
Mặc dù luôn gắn bó với việc tăng cường trí thông minh của trẻ trong gần 40 năm, nhưng cho tới nay, chúng tôi cũng chưa bao giờ định nghĩa về nó.
Chúng tôi đã miêu tả nó, minh họa nó, thảo luận về nó rất lâu, mổ xẻ nó, đo lường nó chính xác và quan trọng nhất là chúng tôi đã tăng cường nó, nhưng chúng tôi chưa bao giờ thực sự định nghĩa nó.
Trong chương này, lần đầu tiên, chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa về nó.
Có phải chúng tôi thực sự đã nâng trí thông minh của các em từ 0 lên tới (trung bình) 100 hay hơn thế không?
Chúng tôi có thể đưa ra bằng chứng rõ ràng chứng minh chúng tôi đã thực hiện được điều đó trên thực tế. Nếu thế giới nhìn nhận một đứa trẻ là một người có IQ bằng 0 và đối xử với bé như một người có IQ bằng 0, kết quả là chẳng tác động gì tới bé hết, liệu bé có tiếp tục thể hiện, hành động và bị nhìn nhận là một người ngốc nghếch không? Nếu bây giờ thế giới đồng ý rằng trí thông minh của bé ở mức trung bình hay trên trung bình, liệu chúng tôi có thể không tuyên
bố rằng mình đã tăng chỉ số thông minh của bé lên 100 điểm hoặc hơn không? Điều này không chỉ xảy ra một lần, mà là rất nhiều lần.
Chúng tôi cũng có thể lập luận chắc chắn rằng không phải là chúng tôi đã nâng mức thông minh của bé lên 100 điểm hoặc hơn. Có lẽ là chúng tôi đã không hề nâng lên chút nào. Có lẽ bé đã bị chẩn đoán nhầm. Có lẽ, do ban đầu chưa biết nói và chưa thể hành động, bé không có cách nào sử dụng hay biểu hiện được trí thông minh của mình ra bên ngoài, vì thế bé bị coi là ngốc nghếch. Cũng là công bằng khi đặt ra câu hỏi: Nếu Leonardo bị làm cho tê liệt và không nói được nên không thể biểu hiện trí thông minh của mình, liệu ông có không bị coi là ngốc nghếch không? Có lẽ ngay cả nếu chỉ hơi bị nhìn nhận là người ngốc nghếch thì ông cũng đã không thể đạt được bất cứ điều gì trong đời.
Điều này làm dấy lên hai câu hỏi cơ bản về trí thông minh, chính xác hơn là về việc kiểm tra trí thông minh. Liệu chúng ta có nên chia trí thông minh thành hai loại hay không? Loại thứ nhất là Trí thông minh chức năng (cách một đứa trẻ hành động hay không thể hành động trước một tình huống bị thay đổi), và thứ hai, Trí thông minh tiềm tàng (cách thức bé có thể hoạt động nếu có được cơ hội trọn vẹn để làm điều đó). Công việc của chúng tôi với những trẻ em bị tổn thương và các bé khỏe mạnh cũng như các trẻ sơ sinh chứng minh rằng ở tất cả trẻ em đều có một khoảng cách cực lớn giữa Trí thông minh chức năng và Trí thông minh tiềm tàng.
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là về hiệu lực của các bài kiểm tra trí thông minh hay thậm chí là liệu những bài kiểm tra đó có hữu ích hay không. Các bài kiểm tra đó, trên thực tế, lại thường có hại. Mặc dù đúng là những người có khả năng thường rất hay ghi được điểm số cao trong các bài kiểm tra trí thông minh, không có nghĩa là tất cả những người có điểm số cao trong các bài kiểm tra này thể hiện được khả năng tốt trong cuộc sống.
Hãy chỉ cho chúng tôi một người đã sống tích cực, thành công - người đã chinh phục được những điều vĩ đại cho thế giới nhưng lại không có điểm số cao trong các bài kiểm tra trí thông minh, và với chúng tôi, người đó chính là một ví dụ hoàn hảo cho những điều không ổn trong việc kiểm tra trí thông minh.
Trí thông minh không có nhiều, thậm chí không hề liên quan gì
tới các bài kiểm tra mà liên quan trực tiếp tới những điều đạt được.
Vậy làm sao chúng ta nhận ra được những thiên tài và ai là thiên tài mà bạn yêu thích? Là Leonardo? Shakespeare? Newton? Beethoven? Edison? Rembrandt? Jefferson? Churchill? Bach? Gainesborough? Einstein? Michelangelo? W.S. Gilbert? Arthur Sullivan? Socrates?...
Không ai trong những người này từng trải qua một bài kiểm tra trí thông minh nào.
Các bài kiểm tra trí thông minh được đưa ra trong thời gian cuộc Thế chiến thứ nhất như một cách thức dự đoán thành tích. Có lúc chúng đoán đúng, có lúc không.
Vậy làm sao chúng ta nhận ra những thiên tài?
Chúng ta đã nhận ra họ chỉ trên một cơ sở duy nhất mà thôi. Đó là những thành tựu của họ.
Nếu chúng ta có thể đưa cho Leonardo một bài kiểm tra IQ và nếu ông ghi được 98 điểm thì liệu Mona Lisa có còn xinh đẹp không? Nếu Thomas Edison chỉ ghi được 110 điểm, liệu có chuyện bóng đèn điện sẽ chỉ sáng le lói hay không? Nếu Newton ghi được 87 điểm trong bài kiểm tra IQ của mình, liệu những trái táo có vì thế mà rơi ngược lên trên không?
Trí thông minh chẳng là gì ngoài sự khác biệt trong khả năng của một người với những người có khả năng trung bình (trung bình là 100 điểm).
Điều này khá khó nhận thấy và đo lường ở người lớn song lại khá dễ để nhận thấy và đo lường ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Có chính xác sáu điều đặc trưng cho con người.
Sáu chức năng đó là các chức năng của vỏ não người. Giữa các loài sinh vật, chỉ có loài người có vỏ não người ở não, chỉ có con người có thể thực hiện sáu chức năng thuộc trách nhiệm của vỏ não người. Sáu chức năng đó là:
1. Khả năng đi, chạy, nhảy với dáng đứng thẳng, sử dụng cánh tay và cẳng chân trong chuyển động theo chiều ngang.
2. Khả năng nói những ngôn ngữ trừu tượng, tượng hình, thông dụng mà chúng ta đã sáng tạo ra (tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha,...)
3. Khả năng đặt ngón cái và ngón trỏ để cầm bút viết ra thứ ngôn ngữ trừu tượng, tượng hình, thông dụng mà chúng ta đã sáng tạo ra đó.
Ba chức năng đầu tiên của vỏ não người độc nhất này về bản chất là vận động cơ học và hoàn toàn phụ thuộc vào ba chức năng có bản chất là cảm giác sau:
4. Khả năng nhìn để đọc được thứ ngôn ngữ trừu tượng, tượng hình, thông dụng mà chúng ta đã sáng tạo ra.
5. Khả năng nghe để hiểu được thứ ngôn ngữ trừu tượng, tượng hình, thông dụng mà chúng ta đã sáng tạo ra.
6. Khả năng cảm nhận và nhận ra những vật thể phức tạp chỉ bằng cách chạm vào.
Rồi lại có sáu năng lực đặc biệt của vỏ não người, những năng lực gắn liền với con người. Chúng đều là các chức năng duy chỉ có ở vỏ não người.
Đó chính là:
Năng lực Vận động của con người
Năng lực Ngôn ngữ của con người
Năng lực Thao tác của con người
Năng lực Nhìn của con người
Năng lực Nghe của con người
Năng lực Tiếp xúc, chạm của con người
Những chức năng này đều hoạt động được hoàn chỉnh ở những đứa trẻ trung bình trong xã hội khi được tầm 6 tuổi.
Vì thế, một đứa trẻ 6 tuổi sẽ được kỳ vọng có thể biết đi, biết nói, biết viết, biết đọc, hiểu được ngôn ngữ của mình bằng tai và gọi tên được các đồ vật quen thuộc bằng cách cảm nhận.
Tất nhiên, bé sẽ tiếp tục nhân những chức năng này lên trong quá trình trưởng thành nhưng những điều này sẽ chỉ là phép nhân thêm vào, như bé tăng khả năng đọc, hiểu biết và vận động của mình, chứ không phải là những thành tựu mới.
Một đứa trẻ 6 tuổi thể hiện những chức năng này hoàn toàn giống như bạn bè đồng lứa thì sẽ tới trường được cùng các bạn (và sẽ có chỉ số thông minh chính xác là 100).
Một đứa trẻ không thể làm những điều này cùng với bạn bè mình thì sẽ không thể tới trường với các bạn. (Nếu bé không hoàn thiện được những kỹ năng này cho tới khi được 12 tuổi thì bé sẽ có chỉ số thông minh là 50).
Một đứa trẻ làm được những điều này sớm hơn các bạn đồng lứa rất nhiều sẽ thuộc nhóm vượt trội. (Nếu bé hoàn thiện được tất cả các kỹ năng này chính xác ở 3 tuổi thì bé sẽ có chỉ số thông minh là 200).
Bởi vì có sáu chức năng ở con người, nên kéo theo đó sẽ là sáu loại trí thông minh loài người.
Đó là:
1. Trí thông minh Vận động
2. Trí thông minh Ngôn ngữ
3. Trí thông minh Thao tác
4. Trí thông minh Thị giác
5. Trí thông minh Thính giác
6. Trí thông minh Xúc giác
Cuốn sách này không đề cập tới tất cả các loại hình thông minh đó mà chỉ nói tới loại hình mà hầu hết mọi người thường nhắc tới khi nói về trí thông minh, đó là trí thông minh trí tuệ.
Trí thông minh là một chiếc ghế ba chân. Người ta đạt được nó thông qua:
Khả năng đọc
Khả năng thu nhận tri thức phổ thông
Khả năng làm Toán
Vì thế, về cơ bản nó liên quan tới:
Trí thông minh Thị giác
Trí thông minh Thính giác
Trí thông minh Ngôn ngữ
Bất cứ một đứa trẻ 3 tuổi trung bình nào cũng có thể được giúp để đạt được trình độ của một trẻ 6 tuổi trung bình. Đối với những bậc cha mẹ muốn làm được như vậy, điều này có thể, thậm chí chắc chắn, thì đây sẽ là một trải nghiệm cực kì hạnh phúc và thú vị.
Mục đích của cuốn sách này là dạy cho các phụ huynh cách truyền cho con hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn dữ kiện rõ ràng, chính xác, riêng biệt và cụ thể, những dữ kiện đúng sự thật, đẹp đẽ và luôn luôn hấp dẫn.
Một đứa trẻ khi được 3 tuổi đã có một ngân hàng kiến thức khổng lồ sẽ được nhìn nhận là cực kỳ thông minh.
Nếu đứa trẻ tiếp tục làm đầy ngân hàng kiến thức đó, thì lên 6 tuổi (là lúc khả năng nhận thêm thông tin mà không cần phải cố gắng chút nào đã không còn nữa) bé sẽ được nhìn nhận là cực kỳ thông minh và sẽ có được nền tảng cần thiết cho khả năng và trí thông minh rất cao khi trưởng thành.
Chỉ số thông minh cao có ý nghĩa thế nào với bé?
Giờ chúng ta sẽ định nghĩa trí thông minh dưới ánh sáng của những gì mình đã biết.
Trí thông minh là mức khả năng mà một người có được - để thấy sự khác biệt giữa những điều đang là với những điều có thể là và kéo những điều đó lại gần nhau hơn hết sức có thể.
Đó là điều Leonardo đã làm.
Đó là điều Shakespeare đã làm.
Đó là điều Jefferson đã làm.
Đó là điều Rembrandt đã làm.
Đó là điều Edison đã làm.
Đó là điều Gilbert và Sullivan đã làm.
Đó là điều tất cả các thiên tài đã làm.
Đó là điều Những đứa trẻ thời kỳ Phục hưng của Viện Evan Thomas đang trong quá trình thực hiện.
Cuối cùng, điều đó đã làm chúng tôi thấy thỏa mãn!
Cách dạy trẻ thẻ "bit" thông minh Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Có biết bao nhiêu điều tồn tại trong thế giới này. Tôi chắc chắn rằng chúng ta ai cũng có cơ hội để trở nên hạnh phúc như những ông hoàng.
- ROBERT LOUIS STEVENSON
Nhà văn người Scotland,
tác giả cuốn sách nổi tiếng Đảo giấu vàng
Về mặt tri giác, sự thu nhận kiến thức chính là mục tiêu của cuộc sống. Kiến thức chính là khởi nguồn của mọi thứ như khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, văn học và tất cả những điều có ý nghĩa đối với loài người.
Kiến thức có được dựa trên nền tảng thông tin và thông tin chỉ có thể được thu thập từ những dữ kiện. Những dữ kiện đó chính là những mẩu thông tin. Khi những dữ kiện đó được truyền tải tới con trẻ theo cách thức phù hợp, chúng sẽ trở thành các "bit" thông minh theo cả hai nghĩa: Làm phát triển trí não của trẻ và trở thành nền tảng của tất cả những tri thức trong tương lai. Chương này sẽ dẫn dắt các bậc cha mẹ và con trẻ đến với "bit" thông minh và từ đó đến với tất cả tri thức.
Nhìn bề ngoài, đối tượng độc giả mà chương này có vẻ hướng tới là những người mẹ chuyên nghiệp toàn thời gian(1)vì việc mà những người mẹ này có thể làm là không có giới hạn. Đây hoàn toàn không phải là một lời đe dọa đối với những người mẹ chỉ dành ít thời gian bên con của mình. Chỉ đơn giản là, với những người mẹ này, chương trình dạy con của họ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn mà thôi. Chẳng phải là rất tuyệt vời nếu có nhiều thứ để chúng ta học hỏi trong suốt cuộc đời hay sao? Sẽ thật đáng buồn nếu điều ngược lại xảy ra.
Chương trình kiến thức phổ thông nên được bắt đầu càng sớm
càng tốt và có thể tiến hành song song với chương trình dạy đọc. Hai chương trình này chiếm vị trí quan trọng nhất trong tất cả các chương trình. Chúng không chỉ là những chương trình thú vị nhất mà còn đem lại cho đứa trẻ những cảm giác thỏa mãn nhất trong suốt cuộc đời, bởi chúng là những kiến thức về nghệ thuật, âm nhạc, thiên nhiên, sinh học, lịch sử và tất cả những điều hấp dẫn khác mà cuộc sống mang lại. Các bà mẹ nên dạy con các chương trình thẻ "Bit" và chương trình đọc trước khi dạy con Toán học.
Chương này bao gồm nội dung sau:
"Bit" thông minh là gì?
Các Mục phân loại trí tuệ là gì?
Sử dụng thẻ "bit" thông minh để dạy trẻ như thế nào?
“BIT” THÔNG MINH LÀ GÌ?
Một "bit" thông minh tương ứng với một mẩu thông tin. Nó được tạo nên bằng cách sử dụng những bức vẽ và những minh họa chính xác hoặc là những bức ảnh chất lượng tốt. Chắc chắn nó phải đảm bảo những đặc điểm mấu chốt sau: Chính xác, riêng lẻ, cụ thể và mới mẻ, đồng thời cũng phải to và rõ ràng.
Tính chính xác
Khi chúng tôi nói đến tính chính xác, nó nhằm chỉ sự vật mang chi tiết chính xác và phù hợp. Nó phải chính xác hết mức con người có thể làm.
Nếu "bit" thông minh là một bức chân dung của George Washington, nó phải thật sự là một bức chân dung chất lượng tốt.
Tính riêng lẻ
Tính riêng lẻ mà chúng tôi đề cập là để chỉ một thứ. Chỉ nên có duy nhất một đối tượng trong mỗi"bit" thông minh.
Nếu như "bit" thông minh là chân dung của Washington thì trong đó không được có bất kỳ một nhân vật nào khác.
Tính cụ thể
Tính cụ thể ở đây muốn nói tới những thứ có tên đặc thù và có ý nghĩa chắc chắn. Bởi vậy, mỗi "bit" thông minh được gắn một nhãn mà chỉ có thể hiểu theo một cách duy nhất.
Nếu đó là một bức chân dung của Washington, nó phải được gắn cái tên chính xác là "George Washington" chứ không phải là "một vị tổng thống".
Sự mới mẻ
Sự mới mẻ là những thứ mà bé chưa hề biết đến.
Bức tranh ở cuối chương này có tựa đề Quang cảnh buổi ký kết Hiến pháp Hoa Kỳ và George Washington là một trong số những nhân vật nổi bật nhất. Nếu như bức tranh này của tác giả Horward Chandler Christy được sử dụng như một "bit" thông minh mang tên "George Washington" thì nó sẽ trở thành một "bit" thông minh không chính xác, bởi vì nó không thỏa mãn được yêu cầu.
1. Cái tên đó không chính xác, bởi vì bức tranh này không phải là chân dung của George Washington; nó là bức tranh về việc ký kết hiến pháp.
2. Đó là cái tên không đặc thù, vì đây không phải là bức họa về riêng một nhân vật (George Washington) mà là về rất nhiều người.
3. Nó sẽ không đảm bảo tính cụ thể, bởi nó sẽ tạo cảm giác mơ hồ và bé hoàn toàn có cơ sở để tin rằng "George Washington" là một nhóm người ngồi rải rác trong một căn phòng.
Bức họa này sẽ là một thẻ thông tin hoàn hảo nếu được gắn cái tên thuộc Mục "Những sự kiện lịch sử nổi tiếng.”
Bức chân dung theo sau nó phản ánh chính xác một "bit" thông minh. Bức họa đạt tiêu chuẩn chính xác bởi chân dung đó được tái hiện rất chi tiết và rõ ràng, và đó đúng là hình ảnh của George
Washington.
Nó có tính riêng lẻ vì chỉ truyền tải một chủ đề.
Nó cụ thể bởi sự thật đó chính là George Washington và sẽ được gắn đúng tên như vậy ở mặt sau của tấm thẻ.
Bởi vậy, bất cứ mảnh thông tin nào được dự định dùng làm "bit" thông minh cho con của bạn cũng phải đảm bảo đủ sáu tiêu chuẩn sau:
1. Phải có nội dung chính xác
2. Chỉ mô tả duy nhất một đối tượng, không được có phần nền dễ gây nhầm lẫn
3. Phải có một cái tên đặc trưng
4. Phải mới mẻ
5. Phải đủ lớn
6. Phải rõ ràng
Nếu thiếu bất kỳ tiêu chuẩn nào trong sáu tiêu chuẩn trên, tấm thẻ đó sẽ không được gọi là một thẻ "bit" thông minh và nó sẽ không được sử dụng trong chương trình này. Còn nếu nó thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn trên, nó sẽ là tấm thẻ "bit" thông minh phù hợp và các con của bạn sẽ có thể dễ dàng tiếp nhận khi nó được sử dụng trong quá trình tiến hành chương trình này.
Hãy chắc chắn là bạn đã hiểu thế nào là một tấm thẻ "bit" thông minh trước khi bắt đầu tập hợp và tổ chức chương trình giảng dạy của mình.
Một "bit" thông minh được định nghĩa rất rõ ràng là bất kỳ mẩu thông tin nào được truyền tải một cách chính xác, riêng lẻ, và cụ thể. Đó chính là nền tảng cơ bản của tri thức. Sự kết hợp những cấu trúc này với nhau tạo nên các Mục phân loại của thẻ "bit" thông minh.
Một Mục là một nhóm gồm ít nhất 10 thẻ "bit" thông minh có mối
liên hệ trực tiếp với nhau. Ví dụ "các loài côn trùng" là một Mục phân loại.
CÁC LOÀI CÔN TRÙNG
1. Bọ rùa cánh cứng hai chấm
2. Bọ que khổng lồ
3. Chuồn chuồn
4. Ruồi
5. Châu chấu
6. Kiến
7. Mối
8. Ve sầu
9. Bướm vua
10. Ong nghệ
Mục phân loại côn trùng này có thể được mở rộng trong phạm vi các loài côn trùng sống từ thời tiền sử tới ngày nay hoặc có thể chốt danh sách ở 30 loài.
Nói tóm lại, mỗi Mục phân loại phải có ít nhất 10 thẻ "bit" thông minh và chỉ được giới hạn bởi số lượng thành phần hay các yếu tố tồn tại trong nhóm đó.
Ví dụ, năm 2011, số lượng tổng thống Mĩ là 43 vị. Mục phân loại các vị tổng thống Mĩ sẽ được mở rộng chỉ khi có các vị tổng thống mới được bầu.
TẠI SAO NHỮNG THẺ “BIT” THÔNG MINH LẠI CÓ LIÊN QUAN VỚI NHAU?
Những chi tiết sắp xếp tưởng chừng như đơn giản này lại có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nếu chúng ta đưa cho trẻ nhỏ 10 tấm thẻ "bit" thông minh không có mối liên hệ gì với nhau nhưng mỗi tấm lại đảm bảo tính chính xác, riêng lẻ, cụ thể và mới mẻ thì có nghĩa là ta đã cung cấp cho trẻ 10 mảnh kiến thức tuyệt vời. Đó quả là một điều tuyệt diệu, và đứa trẻ sẽ lưu giữ được 10 sự kiện này mãi mãi.
Nếu sử dụng đúng phương pháp, bạn có thể chỉ ra cho một đứa trẻ nhỏ cả 10 tấm thẻ đó chỉ trong vòng 10 giây. Đứa trẻ vốn dĩ không thể tập trung chú ý được đến 30 giây.
Điều này quả thực là rất tuyệt vời! Khi bạn sử dụng 10 giây của bạn theo cách thức đó chừng ba đến bốn lần, trẻ sẽ lưu giữ thông tin đó trong suốt cuộc đời. Bạn sẽ thấy điều đó nếu thỉnh thoảng bạn gợi nhắc lại thông tin này.
Tuy nhiên, cũng với 10 giây đó, chúng ta cũng có thể đưa ra cho trẻ 10 tấm thẻ "bit" thông minh có mối liên hệ với nhau. Việc này sẽ cung cấp cho trẻ ít nhất ba triệu sáu trăm ngàn mối liên hệ(2) mà bé sẽ sở hữu trong suốt cuộc đời. Điều này mới thực sự là thú vị và hết sức phi thường. Vâng thưa các độc giả thân mến, đó chính là lí do vì sao mà chúng ta sử dụng các Mục phân loại của thẻ "bit" thông minh.
Chúng ta gọi những tấm thẻ "bit" thông minh có mối liên quan với nhau này là: Các Mục tri thức.
LỰA CHỌN CÁC MỤC
Chúng tôi quyết định phân chia những kiến thức sẵn có thành 10 loại:
1. Sinh học
2. Lịch sử
3. Địa lý
4. Âm nhạc
5. Nghệ thuật
6. Toán học
7. Giải phẫu sinh lý người
8. Khoa học chung
9. Ngôn ngữ
10. Văn học
Rõ ràng là chúng ta hoàn toàn có khả năng phân chia tất cả các thông tin thành năm, thậm chí một trăm loại. Lí do mà chúng ta lựa chọn những cách phân chia này sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta tiếp tục tiến trình.
Bạn nên đặt ra mục tiêu cung cấp cho con nền tảng kiến thức rộng lớn nhất trong khả năng của mình. Sẽ là rất khôn ngoan nếu bạn lựa chọn một phân loại từ 10 loại kiến thức trên để bắt đầu.
Dưới đây là một vài ví dụ:
Chương trình phát triển và nuôi dưỡng trí tuệ cho trẻ cần bao quát được nhiều vấn đề. Chúng ta càng dạy trẻ nhiều Mục phân loại, trẻ sẽ càng có tầm nhìn rộng lớn hơn về thế giới. Mục đích của chúng tôi không phải là hướng trẻ theo hướng này hay hướng khác mà là hoàn toàn ngược lại, chúng tôi mong muốn cung cấp cho trẻ một hình mẫu về toàn thể thế giới. Và sau đó, quyết định đi theo hướng đi nào là phụ thuộc vào chính bản thân trẻ. Tuy nhiên, những lựa chọn này sẽ dựa trên nền tảng của một kiến thức rộng chứ không phải trên nền tảng của sự thiếu hiểu biết. Không giống như hầu hết người lớn chúng ta - luôn có xu hướng loại bỏ rất nhiều lĩnh vực rộng lớn vì thiếu năng lực - trẻ sẽ lựa chọn nhiều lĩnh vực dựa trên năng lực rộng lớn của mình.
CÁCH SỬ DỤNG THẺ “BIT” THÔNG MINH ĐỂ DẠY TRẺ
Phần này được viết ra với mục đích hỗ trợ các bạn sử dụng thẻ "bit" thông minh để dạy con mình. Mặc dù những thông tin này rất hữu ích, nhưng yếu tố quan trọng nhất và có giá trị nhất trong chương trình giảng dạy lại nằm chính bên trong bản thân bạn. Đó chính là tình yêu thương và sự trân trọng mà bạn thể hiện trong quá trình giảng dạy. Những thông tin kỹ thuật này chỉ có tác dụng đảm bảo rằng mối quan hệ thân thiết giữa bạn và bé sẽ dần lớn mạnh và phát triển trong tiến trình dạy.
Bạn đừng tỏ ra lo lắng về bản chất tự nhiên thực sự của những tấm thẻ, dần dần bạn sẽ biết tất cả những điều bạn cần biết về nó. Chỉ cần biết rằng, một tấm thẻ đạt yêu cầu cần phải được gắn trên một cái
tấm nhựa cứng, một mặt là hình ảnh, còn mặt đối diện với bạn là tên của bức ảnh.
Đầu tiên bạn chọn Mục kiến thức mà bạn muốn cung cấp cho trẻ. Hãy nhớ rằng, Mục đó phải bao gồm 10 thẻ "bit" thông minh.
MỘT BUỔI HỌC
Chọn vị trí phù hợp để bạn và con đối diện với nhau một cách thoải mái. Khoảng cách giữa tấm thẻ và trẻ là khoảng 45cm.
Bạn bắt đầu bằng cách nói đầy hứng khởi,"Mẹ sẽ cho con xem một số loài côn trùng nhé!" Và sau đó nhanh tay lật mặt trước (có hình ảnh) của tấm thẻ ra và nói,"Con côn trùng này là con bọ rùa hai chấm"; "Con côn trùng này là con bọ que khổng lồ"; "Con côn trùng này là con chuồn chuồn." Nhờ lật tấm thẻ sau cùng ra phía trước, bạn có thể liếc nhanh tên của từng loại côn trùng. Khi bạn đưa hình ảnh đó ra trước mặt bé, bạn nói ngay cho bé tên loài côn trùng đó. Bạn lần lượt đưa ra cho bé 10 tấm thẻ một cách đầy nhiệt tình, hứng khởi và mục tiêu của bạn là phải làm càng nhanh càng tốt. Thời gian tối đa là 10 đến 15 giây, không hơn, có nghĩa là bạn có một giây để chỉ cho trẻ mỗi tấm thẻ và năm giây để lấy thẻ. Kỹ năng của bạn sẽ nhanh chóng trở nên thành thục như người chia bài ở Las Vegas vậy.
Sau vài ngày đầu giới thiệu cho trẻ một Mục mới, bạn sử dụng cách nói,"Con côn trùng này là...," nhưng sau đó, bạn chỉ cần nói "bọ rùa hai chấm," "bọ que khổng lồ," "chuồn chuồn,"... với tốc độ càng nhanh càng tốt. Trẻ sẽ bắt kịp rất nhanh với quy luật đó.
Bạn cần chắc chắn rằng tất cả các tấm thẻ đều được xoay đúng chiều và mặt có ghi tên phải quay về phía bạn trước khi bạn bắt đầu dạy trẻ, bởi vì như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian sắp xếp lại các tấm thẻ. Bạn cũng nên đảo vị trí các tấm thẻ sau mỗi buổi học để lần sau các tấm thẻ không được đưa ra theo trật tự cũ nữa.
Khi dạy trẻ đọc, bạn cần loại bỏ hết những tác động có thể gây xao nhãng từ môi trường xung quanh. Điều này thực sự đặc biệt quan trọng khi lần đầu tiên bạn dạy cho trẻ những điều mới mẻ. Vì thế, khi bạn bắt đầu sử dụng chương trình thẻ "bit" thông minh, bạn nên đặc biệt chú ý tạo ra một không gian yên tĩnh.
Tần suất
Việc giãn cách các buổi dạy trẻ "bit" thông minh trong suốt một ngày là rất quan trọng, vì vậy, bạn sẽ thực sự thực hiện nhiều buổi học ngắn chứ không phải là các buổi học liên tiếp nhau, như vậy chẳng khác gì một buổi học dài. Hãy đan xen chúng với phần dạy đọc hoặc sau khi bạn hoàn thành một buổi học, hãy chuyển sang một việc gì đó khác. Nếu con bạn đòi học thêm nữa (thường thì bé sẽ đòi như vậy), bạn hãy nói: "Tất nhiên rồi, ngay sau khi chúng ta dọn bàn ăn nhé!" Bé sẽ thấy háo hức về điều đó. Bạn phải là người đảm bảo rằng bé không bao giờ học với thẻ quá nhiều bằng cách dừng lại sau mỗi buổi và luôn giữ lời hứa rằng lát nữa sẽ lại mang thẻ ra.
Tốt nhất bạn nên dạy trẻ vào buổi sáng hoặc buổi tối vì thời gian này trẻ dễ thu nhận kiến thức. Buổi chiều thì không phải thời gian thuận lợi, nhưng buổi tối thì sẽ thuận lợi. Tóm lại, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên chọn thời điểm mà con trẻ đang tỉnh táo, hoạt bát và chú ý tránh tuyệt đối những lúc chúng thấy không được như vậy.
Cường độ
Bạn nên chú ý cao độ để đảm bảo rằng tấm thẻ "bit” thông minh phải to, rõ ràng và phải được đóng khung vừa vặn. Có như vậy trẻ
mới có thể dễ dàng nhìn được tấm thẻ và bạn thì không cần phải lo lắng về chuyện đó. Hãy nhớ, khoảng cách giữa bạn và trẻ là 45cm. Bạn hãy chú ý đừng để tay mình che khuất bất cứ phần nào của tấm thẻ. Không gian nơi bạn dạy trẻ phải đủ ánh sáng và không có những vật trẻ có thể nhìn thấy, nghe thấy hay cầm lên chơi nghịch.
Một khía cạnh khác của cường độ là âm lượng giọng nói của bạn. Khi bạn bắt đầu, trẻ càng nhỏ thì giọng của bạn càng phải to và rõ ràng. Theo bản năng, các bà mẹ thường sử dụng âm lượng to hơn khi họ nói chuyện cùng con mình. Khi bạn kết hợp cường độ lớn hơn này với bầu nhiệt huyết tự nhiên trong bạn, thì chẳng còn có nghi ngờ gì về việc con bạn sẽ tiếp nhận được thông tin cả.
Thời lượng
Tốc độ mà bạn thực hiện mỗi buổi dạy có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công cuối cùng.
Bạn phải đưa ra các tấm thẻ "bit" thông minh rất, rất, rất nhanh.
Ngay cả người lớn, những người tiếp nhận thông tin mới chậm hơn những đứa trẻ, hầu như cũng không thu được điều gì nếu nhìn chằm chằm vào tấm thẻ.
Điều này được minh chứng rất rõ ràng trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Với tốc độ chóng mặt của các máy bay trực thăng thời đó (khoảng hơn 200 dặm một giờ), việc quan sát và quyết định xem liệu đó là trực thăng của địch hay của ta để tiêu diệt là vấn đề hết sức quan trọng đối với mạng sống của những người lính, thủy thủ, lính thủy đánh bộ và lực lượng không quân trên tuyến đầu của mặt trận.
Khi lực lượng quân sự dán những bức ảnh về các loại máy bay ở khắp nơi để các chiến sỹ nhận biết, hầu hết trong số họ thấy rất khó khăn để nhận diện. Và họ rút ra được rằng, nếu họ nhìn các bức tranh trong thời gian càng ngắn thì khả năng nhận diện của họ lại càng nhanh.
Hầu hết người lớn đều làm mọi thứ thật chậm để trẻ có thể theo kịp. Nhưng phương châm của bạn nên là "càng nhanh càng tốt." Bạn chỉ nên sử dụng tối đa một giây cho mỗi tấm thẻ "bit" thông minh. Và bạn cũng chỉ nên cho trẻ học ít hơn số thẻ trẻ muốn bạn dạy. Nếu bạn
biết rằng trẻ thích được học 15 tấm thẻ, bạn sẽ chỉ cho trẻ học 10 tấm; và nếu trẻ chỉ có thể học được 10 tấm thẻ, bạn chỉ nên dạy trẻ năm tấm mà thôi.
Những bà mẹ thông minh sẽ tự tạo ra cho mình những tấm thẻ thật lớn và dán ở những nơi nào mà họ có thể liếc thấy nhiều lần trong ngày, cho đến khi nó in sâu vào trí nhớ. Tấm thẻ đó có thể là, "Luôn luôn dừng lại trước khi con muốn mình dừng!" Nếu như bạn tuân theo những quy tắc đó, bạn sẽ không bao giờ lạm dụng thời gian quý báu cũng như khả năng tập trung chú ý của trẻ.
Trẻ có khả năng chú ý vô cùng tuyệt vời, vì vậy bạn hãy chắc chắn rằng bạn thu hút được trẻ với những bài học ngắn, nhanh, có kế hoạch tốt và đầy nhiệt huyết.
CÁC BUỔI HỌC CHO MỘT NGÀY
Bạn hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu năm mục khác nhau, mỗi mục bao gồm 10 tấm thẻ "bit" thông minh. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã dạy đủ mỗi mục ba lần trước khi kết thúc một ngày. Khi đã cảm thấy tự tin hơn, mỗi ngày bạn hãy thêm vào một mục cho đến khi bạn có thể dạy trẻ 10 mục khác nhau. Một lần nữa, hãy nhớ rằng, mỗi mục được dạy 10 giây một lần, ba lần một ngày.
THÊM NHỮNG THÔNG TIN MỚI VÀ LOẠI BỎ NHỮNG THÔNG TIN CŨ
Khi đã tiến tới giai đoạn dạy trẻ 10 mục mỗi ngày, 10 ngày sau, bạn hãy bắt đầu việc mỗi ngày loại bỏ một tấm thẻ từ mỗi mục. Hãy lưu những tấm thẻ mà bạn loại ra vào một chỗ để sau này sử dụng và thêm một tấm thẻ mới thay thế tấm thẻ loại ra ở mỗi mục. Kể từ thời điểm này, mỗi ngày bạn tiếp tục thêm vào mỗi mục một tấm thẻ hoặc có thể thêm cả 10 tấm thẻ mới. Đó là số lượng tối thiểu chứ không phải tối đa. Nếu bạn có khả năng thêm các tấm thẻ với tốc độ nhanh hơn, chắc chắn con bạn vẫn tiếp thu được như thường. Chúng tôi đưa ra số lượng tối thiểu ở đây vì việc này còn phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn cần để tìm hiểu và cắt dán các tấm thẻ chứ không hề phản
ánh khả năng tiếp thu của não bộ trẻ nhỏ. Với tất cả các ý nghĩa hay mục đích thì bộ não của trẻ là không có giới hạn.
Khi đã sử dụng hết các tấm thẻ trong mỗi mục, bạn chỉ cần thay thế nó bằng một mục gồm 10 tấm thẻ hoàn toàn mới. Sau đó, khi bạn tìm được đủ số thẻ mới thuộc mục đã bị thay thế, bạn hoàn toàn có thể giới thiệu lại mục đó cho trẻ. Trong thời gian tìm kiếm thẻ mới, bạn hãy lưu giữ cẩn thận những thẻ cũ vì sau này, bạn sẽ còn cần đến chúng.
TUỔI THỌ CỦA MỘT TẤM THẺ “BIT” THÔNG MINH
Mỗi người mẹ nên hiểu rất rõ chương trình dạy con của mình. Ví dụ, người mẹ nào cũng cần phải biết chính xác họ cần dạy con những tấm thẻ "bit" thông minh bao nhiêu lần trước khi tấm thẻ đó trở nên cũ kỹ đối với trẻ. Bạn cần phải biết rõ điều này bởi vì những tấm thẻ luôn cần được thay đổi.
Ví dụ bạn hãy trả lời câu hỏi, trong chương trình giảng dạy được lên kế hoạch sẵn ở trên đây, trẻ sẽ được quan sát tấm thẻ bao nhiêu lần trước khi tấm thẻ đó bị loại? Nếu để ý theo dõi, bạn sẽ nhận ra rằng vòng đời của mỗi tấm thẻ là 30 lần, vì mỗi tấm thẻ mới sẽ được đưa ra dạy trẻ ba lần mỗi ngày trong thời gian 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện chương trình này với nguồn năng lượng và nhiệt huyết dồi dào, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện thấy rằng 30 lần trong 10 ngày là quá mức cần thiết cho con của bạn. Tại sao ư? Bởi vì bạn đã thực hiện chương trình này thành công và kết quả là trẻ chỉ cần quan sát một thứ mới 15 lần trong vòng năm ngày. Đây quả thực là một thay đổi đáng kể trong tần suất! Tuy nhiên, để đạt được đến trình độ này, ít nhất bạn cũng cần áp dụng chương trình trên trong vòng vài tháng.
Bạn cần luôn luôn đặt ra cho mình câu hỏi: "Mình có cần thay đổi thời gian tồn tại của thông tin khi nhận ra rằng con mình đã nhận thức hình ảnh tốt hơn không?" Nếu bạn và bé đều đang cảm thấy hài lòng về chính mình, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ nhận ra là trẻ có nhu cầu thu nhận thông tin mới khi đã nắm rõ các thông tin cũ. Đôi
khi điều này cũng trở thành vấn đề với các bà mẹ, nhưng sau đó, họ thấy rằng mình đã đạt được mục đích bởi lần đầu tiên, đứa trẻ đã có khả năng học hỏi rất nhanh và không mệt mỏi. Bộ não của bé phát triển rất nhanh qua từng ngày.
Nhưng, làm cách nào để bạn có thể tạo ra những tấm thẻ "bit" thông minh?
Quang cảnh buổi ký kết Hiến pháp Hoa Kỳ
George Washington - Bức ảnh ở bảo tàng nghệ thuật New York
Cách tạo ra những tấm thẻ "bit" thông minh
CHẤT LƯỢNG
Tạo ra những tấm thẻ "bit" thông minh đẹp tại nhà không hề khó. Thực tế mà nói, chất lượng của tấm thẻ phải đẹp vì nó sẽ được sử dụng như những vật quý giá dành cho một đối tượng quý giá hơn - đó là con của bạn. Bạn nên chuẩn bị những tấm thẻ với một ưu tiên trước nhất trong đầu - đó là chất lượng. Đây không phải là một trò chơi đáng yêu giữa bạn và bé, và cũng không phải là việc phun kem lên bánh, nó là quá trình đưa trẻ đến với tri thức của thế giới. Tấm thẻ "bit" thông minh của bạn phải thể hiện được sự tôn trọng của bạn đối với những bài học mà bạn định dạy trẻ và với những điều mà trẻ chuẩn bị được học. Không có gì quý giá hơn tri thức. Một thứ vô cùng giá trị mà bị làm cho rẻ rúng còn tồi tệ hơn cả những thứ rẻ tiền có vỏ bọc bên ngoài đẹp đẽ. Các tấm thẻ "bit" thông minh của bạn phải được coi là những gia sản quý giá được truyền lại cho con cháu, được bảo tồn và lưu giữ cho đời sau nữa.
VẬT LIỆU
Bạn sẽ cần đến những vật liệu sau, đa số chúng đều có sẵn: 1. Tấm thẻ "bit" thông minh thô (những bức ảnh hay bức vẽ) 2. Bảng đa năng (bảng viết ghim từ tính)
3. "Bút thần kỳ" màu đen hoặc bút ngòi to không thấm nước 4. Keo dán cao su
5. Giấy dán tường trong hoặc tấm formica (không bắt buộc)
Tấm thẻ "bit" thông minh thô
Một lần nữa, bạn sẽ muốn một tấm thẻ thô chính xác, riêng lẻ, cụ thể và mới mẻ. Ban đầu, chúng nhất định phải chính xác và phải mới, còn về tính riêng lẻ và cụ thể thì bạn có thể tạo ra cho chúng về sau. Thực tế là bạn sẽ sớm trở thành một chuyên gia trong việc xác định tấm thẻ thô đó có tiềm năng hay không. Nếu như bạn có một bức tranh tiềm năng nhưng nó lại có nền rối rắm, bạn chỉ cần cắt nguyên phần bạn cần và loại bỏ phần rối rắm đó đi. Hoặc nếu bức tranh đó có hẳn một nhóm các vật thể khác nhau, bạn hãy cắt riêng chúng ra và biến chúng thành những tấm thẻ riêng biệt. Bạn cũng cần cắt bỏ những dòng chữ bên dưới hay xung quanh hoặc nếu tấm thẻ thô có tựa đề chung chung, mơ hồ hay dễ gây nhầm lẫn, bạn cần phải tìm cho nó một cái tên rõ ràng và hoàn chỉnh nhất. Ví dụ, cái tên "bọ cánh cứng" quá chung chung. Bạn cần cái tên rõ ràng hơn như là "bọ rùa hai chấm." Và cuối cùng, trước khi bỏ đi những phần không cần thiết, bạn cần lưu lại tất cả những thông tin có liên quan đến tấm thẻ thô của mình. Bởi vì bạn sẽ dùng đến chúng khi bạn dạy trẻ, bạn hãy đặt chúng ở một nơi dễ tìm.
Bảng đa năng
Chúng tôi khuyên bạn nên dán những tấm thẻ vào những mảnh bìa các tông trắng hai mặt. Bảng này còn có các dạng tương tự như "bảng dán áp phích","bảng mục lục","bảng mô tả,"..., tên gọi đó phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và chất lượng của vật liệu. Giấy thì không đủ cứng để dùng làm thẻ. Một cách kiểm tra chất lượng bìa các tông là khi bạn cầm nó bằng một tay, nó không bị cong vẹo. Dù là vật liệu nào thì nó cũng phải đủ khỏe để sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần (đặc biệt là nếu bạn có ý định có thêm em bé nữa trong tương lai).
Trong trường hợp tấm bảng trắng không tạo được độ tương phản với tấm thẻ bạn đã chuẩn bị, hãy sử dụng bảng dán áp phích màu đen hoặc một màu nào đó phù hợp để làm tăng độ tương phản.
Để công việc được thuận lợi hơn, bạn nên cắt bìa các tông trước. Nếu bạn mua chúng từ cửa hàng văn phòng phẩm hay nhà máy giấy thì bạn nên nhờ họ cắt. Kích cỡ của tấm bìa là 28 x 28cm.
Bút đánh dấu màu đen, không thấm nước
Bạn sẽ cần cây bút ngòi to, mực đen để viết chữ vào mặt sau của tấm thẻ "bit" thông minh. Loại bút này có rất nhiều tên, nhưng cái tên được sử biết đến nhiều nhất là "Bút thần kỳ." Nó không thấm nước và sử dụng loại mực sơn dầu. Bạn nên đóng nắp bút lại khi không sử dụng để tránh hiện tượng khô dầu và để xa tầm tay của trẻ.
Keo dán cao su
Chúng tôi phát hiện ra rằng keo dán cao su là chất liệu tuyệt vời để gắn những tấm thẻ thô lên bìa các tông. Bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng keo dán lên tấm thẻ và lên tấm bìa. Khi bề mặt của cả hai đã đủ khô, bạn đính tấm thẻ vào bìa là xong. Nếu muốn chúng dính chặt hơn, bạn có thể đặt một tờ giấy trắng lên trên tấm thẻ và lấy tay chà xát quanh bề mặt.
Formica
Một tấm thẻ "bit" thông minh lý tưởng thường được ép plastic. Formica giúp làm cho tấm thẻ trở nên chắc chắn, không bị hỏng, không bị in hình dấu vân tay hay bị bám bụi. Khi bạn lưu tâm đến thời gian và sự tập trung mà bạn bỏ ra để làm mỗi tấm thẻ, trong bạn sẽ xuất hiện mong muốn được gìn giữ nó tốt nhất có thể, để dành cho đứa con tiếp theo trong tương lai hoặc để dành tặng cho gia đình có con nhỏ khác.
Hầu hết các gia đình không thể chi trả khoản phí để làm những tấm thẻ ép plastic bằng máy. Tuy vậy, những cuộn giấy dán tường to bản hữu dụng thì hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả. Đối với bất kỳ ai muốn cán mỏng tấm thẻ của họ thì đây là một vật dụng dễ kiếm để làm việc đó. Bạn có thể mua giấy dán tường ở các cửa hàng đồ gia dụng hoặc cửa hàng sơn nơi có bán đồ dùng trong nhà bếp và kệ ngăn kéo sách.
GẮN CHÚNG LẠI VỚI NHAU
Giờ thì bạn đã biết được tất cả các vật liệu mà bạn cần để tạo nên một tấm thẻ "bit" thông minh thật đẹp. Đã đến lúc bạn thiết lập một "dây chuyền sản xuất" để có được sản phẩm tốt nhất.
Đầu tiên, hãy chuẩn bị một bức ảnh. Bạn phải chắc chắn rằng bạn nhận diện được nó trước khi gắn nó vào tấm bìa các tông và bạn đã lưu tất cả những thông tin có liên quan đến nó.
Thứ hai, nếu như tấm thẻ không đảm bảo tính riêng lẻ, bạn phải cắt bỏ hết các phần nền đến khi chỉ còn một vật thể trên tấm bìa.
Tiếp theo (bước này thường bị bỏ qua bởi những người thiếu kinh nghiệm và chóng chán), hãy viết tên vào mặt còn lại của tấm bìa trước khi đóng khung xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc bỏ đi sản phẩm nếu bạn lỡ ghi nhầm tên. Bạn phải dùng loại bút ngòi to sử dụng loại mực đen bền màu để ghi lại những đặc điểm của vật thể ở mặt sau của tấm thẻ. Cỡ chữ phải là 2,5cm trở lên, cỡ chữ càng to càng tốt.
Sau cùng, hãy dùng keo dán cao su để gắn tấm thẻ thô và bìa các tông có tên tương ứng lại với nhau. Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng keo dán, đặc biệt là nếu tấm thẻ đã có chữ viết ở mặt sau, bởi vì, nếu thoa quá nhiều có thể làm dây mực vào phần khung và như thế thành quả tỉ mẩn của bạn sẽ bị phá hỏng.
Giờ thì bạn đã có một công cụ giảng dạy vững chắc với chất lượng tuyệt hảo rồi. Trong trường hợp muốn lưu giữ nó trong nhiều năm, bạn hãy làm thêm một bước là cán mỏng nó như mô tả bên trên.
SẮP XẾP
Những tấm thẻ "bit" thông minh luôn được sắp xếp theo các mục. Bạn sẽ thấy mỗi mục đều có khởi điểm rất rộng. Ví dụ, 10 mục ban đầu là các loài côn trùng, những nhà phát minh vĩ đại, những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, những phát minh vĩ đại, những từ chỉ thực phẩm bằng ngoại ngữ và các tác giả văn học thiếu nhi.
18 tháng sau, nếu bạn nhìn vào một chương trình tương tự, bạn sẽ thấy sự gia tăng về độ phức tạp trong tổ chức thông tin. "Các loài côn trùng" được thay thế bằng loài "đục gỗ" hay loài "biết bay". Sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức chung của thư viện thẻ "bit" thông minh sẽ phản ánh khả năng tiến bộ của trẻ trong việc liên hệ và kết nối mục này với mục khác.
Mỗi mục phải có ít nhất 10 tấm thẻ "bit" thông minh, không giới hạn số lượng tối đa. Số lượng thẻ ở mỗi mục phụ thuộc vào sự sẵn sàng, mối quan tâm và sự nhiệt tình của trẻ.
Khi bạn sử dụng xong tấm thẻ nào, bạn cũng nên lưu giữ nó cẩn thận để sau này còn dùng đến.
TÓM TẮT
1. Nắm bắt định nghĩa về tấm thẻ "bit" thông minh
2. Tìm kiếm thật nhiều dữ liệu thô
3. Sắp xếp dữ liệu thành các loại tri thức
4. Cắt bớt dữ liệu thô không cần thiết
5. Lưu trữ thông tin dữ liệu để dùng trong chương trình dạy kiến thức phổ thông trong tương lai
6. Định dạng kích cỡ của bảng dán áp phích là 28 × 28cm 7. Dùng bút đánh dấu màu đen để viết tên ở mặt sau tấm thẻ 8. Thoa một lớp keo lên mẩu tranh
9. Gắn tấm thẻ thô vào bìa các tông kích thước 28 × 28cm 10. Gắn giấy dán tường trong hoặc ép plastic cả hai mặt của tấm thẻ 11. Tạo ra hồ sơ lưu trữ những tấm thẻ cũ
CÁCH THỨC TÌM KIẾM CÁC “BIT” THÔNG MINH
Ngoài những tấm thẻ được bán sẵn trên thị trường, các bà mẹ
cũng đã tạo ra hàng trăm nghìn tấm tại nhà dành cho các con của họ. Nguồn cung cấp dữ liệu tốt nhất để tạo ra những tấm thẻ làm bằng tay là từ những cuốn sách, tạp chí, bản đồ, áp phích quảng cáo, thẻ giảng dạy và những tấm thẻ từ viện bảo tàng.
Thể loại sách tốt nhất là sách in màu toàn bộ thuộc dạng "Bộ sách kho tàng..." Kho tàng các loài chim, các loài hoa, các loài côn trùng và động vật có vú là những nguồn dữ liệu tuyệt vời. Những loại sách này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về từng mục mà bạn cần. Mục
đích xuất bản loại sách này là hướng dẫn và giới thiệu nên chất lượng hình ảnh và minh họa cực kỳ tốt.
Các cuốn tạp chí cũng cung cấp nguồn dữ liệu quý giá để tạo nên tấm thẻ "bit" thông minh. Tuy nhiên, không phải chỉ có một loại tạp chí có thể giúp bạn. Nếu bạn muốn dạy trẻ về cuộc sống hoang dã thì có rất nhiều loại tạp chí về lĩnh vực này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin đắt giá.
Bản đồ các quốc gia, các bang, các châu lục thực tế lại không hữu ích khi bạn cần tạo ra những tấm thẻ địa lý. Bởi vì nhiều mục có thể có liên quan tới địa lý nên bản đồ trở thành nguồn dữ liệu cho các mẹ khi thiết kế một mục kiến thức có liên quan.
Tất cả các loại áp phích quảng cáo đều mang đến nguồn dữ liệu thông tin tuyệt vời. Các cơ quan chính phủ thường dán áp phích trên các khu vực thông tin và những áp phích này có thể góp phần làm nên những tấm thẻ rất đẹp.
Đa số các bảo tàng đều cung cấp nguồn dữ liệu thô rất tốt. Những bản sao của các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm điêu khắc, các mô hình kiến trúc luôn có sẵn ở nơi này. Ngoài ra, các bảo tàng khoa học cũng là địa điểm tiềm năng.
Không có gì giới hạn nguồn dinh dưỡng dành cho trí não, trái tim và tâm hồn của trẻ ngoài sự khéo léo của bản thân bạn và giới hạn tri thức của con người.
Chúc bạn vui vẻ, hạnh phúc.
Tổ chức kiến thức
Khi các cán bộ của Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người sáng tạo ra chương trình tăng cường trí thông minh của trẻ, một yêu cầu quan trọng đặt ra cho họ là phải tổ chức thông tin làm sao để thuận lợi cho việc dạy trẻ; đồng thời các bậc cha mẹ - những người không phải là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực kiến thức cũng có thể hiểu được.
Chương này của cuốn sách sẽ cung cấp cho chúng ta cách thức tổ chức thông tin sao cho phù hợp với những mục đích đó.
Chúng ta đã bắt đầu bằng việc phân chia tất cả các kiến thức thành 10 mảng chung, tiếp tục chia nhỏ chúng như sau:
Chúng ta sẽ bắt đầu với Các mảng kiến thức.
CÁC MẢNG KIẾN THỨC
Mỗi mảng kiến thức này lại được chia ra thành các nhóm nhỏ hơn được gọi là các Mục.
CÁC MỤC
Mỗi mục bao gồm những tấm thẻ "bit" thông minh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Có hàng ngàn mục trong mỗi mảng kiến thức.
Ví dụ như: Các loại chim, các loài bò sát, các loài động vật có vú và các loài cá - đều là các mục trong mỗi mảng kiến thức.
Để thuận tiện cho các bậc cha mẹ khi giảng dạy hay sử dụng các vật liệu, các mục được chia nhỏ thành các Bộ. Vậy các bộ được tạo ra như thế nào?
CÁC BỘ THẺ
Mỗi bộ thường bao gồm 10 tấm thẻ, mỗi tấm thẻ có phần hình ảnh chứa thông tin ở mặt trước và có tên chính xác ở mặt sau (10 thẻ với kích cỡ 28 × 28cm là số lượng phù hợp để các bà mẹ dễ dàng sử dụng trong khi dạy trẻ).
Dưới đây là ví dụ một bộ gồm 10 thẻ "bit" thông minh thuộc mục "Các loại côn trùng":
1. Bọ rùa hai chấm
2. Bọ que khổng lồ
3. Chuồn chuồn
4. Ruồi
5. Châu chấu
6. Kiến
7. Mối
8. Ve sầu
9. Bướm vua
10. Ong nghệ
Chỉ có rất ít bộ có số thẻ ít hơn 10. (Chỉ có bảy châu lục; bởi vậy, mục "Các châu lục" trong phần kiến thức địa lý chỉ có bảy tấm thẻ "bit" thông minh.)
Một ví dụ khác nữa là mục "Các bang của Mĩ". Mục này chỉ có năm bộ, mỗi một bộ bao gồm 10 bang - cách phân chia như vậy là để đảm bảo bao trùm cả 50 bang.
Bởi vậy, mỗi bộ trong một mục thường có 10 tấm thẻ "bit" thông minh (rất hiếm trường hợp có ít hơn 10 thẻ, như đã đề cập ở trên).
Nói một cách ngắn gọn, một "Bit" thông minh được định nghĩa như sau:
TẤM THẺ “BIT” THÔNG MINH
Một tấm thẻ "bit" thông minh là một dữ kiện được thể hiện ở dạng mô tả, được gắn vào một bảng dán chất lượng cao và được dùng để dạy trẻ.
Kích cỡ của bảng dán đó là 28 × 28cm và nó phải đủ cứng để bức tranh không bị gập cong khi đưa ra cho trẻ quan sát.
Bản thân mỗi "bit" thông minh được gắn lên bảng là một bức vẽ chính xác hay một bức ảnh của vật thể, ví dụ như bức họa nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci chẳng hạn.
Bản sao này phải chính xác, riêng lẻ và cụ thể.
Nó phải có đặc điểm sau:
1. Chính xác
2. Chỉ có một vật thể được mô tả
3. Có một cái tên đặc trưng
4. Kích cỡ đủ lớn (thường là 28 × 28cm)
5. Rõ ràng
Nếu như "bit" thông minh này là một phần trong thư viện gia đình và được sử dụng không chỉ để dạy cho những đứa trẻ - thành viên mới trong gia đình - mà còn cho cả con cháu đời sau nữa thì chúng nên được bọc một lớp nhựa cán mỏng bên ngoài để có thể lưu giữ được lâu dài.
Những tấm thẻ càng đẹp thì việc dạy cho trẻ nhỏ càng hiệu quả và tri thức đó càng có giá trị.
Những gia đình thực hiện thành công chương trình dạy trẻ này đã thừa nhận quan điểm liên quan đến những tấm thẻ "bit" thông minh của các cán bộ trong Viện. Khi những tấm thẻ này được tìm kiếm trong sự háo hức, được đóng khung và lưu giữ cẩn thận, chúng sẽ trở thành một thư viện lớn chứa những thông tin chuẩn xác và đẹp nữa. Chúng thực sự là cuốn từ điển bách khoa dành cho trẻ nhỏ và là nền tảng cho nguồn tri thức khổng lồ trong tương lai.
Những mẩu tri thức quý giá này thực sự được các cán bộ của viện cũng như các bậc cha mẹ cực kỳ trân trọng, bởi vì đây là kết quả từ công việc khó khăn mà các cán bộ của viện đã đảm nhiệm và sau đó là quá trình kiên trì áp dụng của các bậc cha mẹ để tạo ra hàng chục nghìn những tấm thẻ "bit" thông minh.
Từ kết quả thành công rõ ràng của việc sử dụng những tấm thẻ "bit" thông minh để dạy trẻ, các cán bộ Viện và các bậc cha mẹ càng trở nên tôn sùng chúng.
Nếu như "tôn sùng" là từ quá mạnh để nói về những mẩu tri thức này, chúng tôi xin làm rõ hơn rằng từ này chính là dành cho những cuốn sách tuyệt vời với những bìa sách tuyệt đẹp; hay là dành cho những tác phẩm nghệ thuật đáng giá như bức họa nàng Mona Lisa hoặc là sự tôn sùng dành cho việc học tập hay tôn sùng chân lý.
Mỗi "bit" thông minh đều có liên quan tới Những chương trình truyền tải kiến thức.
NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH THÔNG MINH
Một chương trình thông minh được tạo ra từ một dữ kiện đơn lẻ có liên quan tới một "bit" thông minh.
10 chương trình như vậy được sắp xếp theo một trình tự đặc biệt và được biết đến như là Độ lớn của thông tin.
ĐỘ LỚN CỦA THÔNG TIN
Mỗi dữ kiện được gọi là một Chương trình thông minh. Những dữ kiện này được sắp xếp theo mức độ phức tạp với tên gọi là Độ lớn của thông tin. Những chương trình này được bắt đầu với dữ kiện nhỏ, đơn giản đầu tiên và sau đó phát triển phức tạp dần lên cho đến mức độ phức tạp nhất là mức 10.
Có 10 mức độ cho mỗi tấm thẻ "bit" thông minh. Ví dụ, loài chim cắt Mĩ là một "bit" thông minh trong mục các loài chim và thuộc mảng kiến thức sinh học.
Sự kiện ở mức độ đầu tiên trong chương trình thông minh về loài chim này là: "Loài chim cắt Mĩ sinh sống và săn mồi ở cả thành phố và nông thôn." Dữ kiện ở mức độ thứ 10 là sự phân loại khoa học về loài chim này, bao gồm lớp (sinh học), hàng, họ, giống, loài.
Giữa các chương trình thông minh nằm trong một mục thuộc một mảng kiến thức có vô vàn mối liên hệ. Ví dụ, khi trẻ học tới mức thứ 10 trong chương trình thông minh về các loài động vật có vú, các loài chim, các loài bò sát, các loài cá, các loài côn trùng và động vật lưỡng cư thì trẻ cũng đồng thời được học về ngành sinh vật học, lớp, hàng, họ, giống và loài.
Nhờ vậy, trẻ biết được rằng động vật có vú, các loài chim, bò sát, cá và động vật lưỡng cư đều thuộc ngành động vật có xương sống; còn côn trùng thì thuộc ngành động vật chân đốt. Kết quả là trẻ nhỏ sẽ học được cách phân loại trên cơ sở khoa học của các loài sinh vật một cách vô thức. Trẻ sẽ chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đang cùng mẹ tận hưởng một thời gian tuyệt vời, và đương nhiên, đó đúng là khoảng thời gian đẹp. Cùng lúc đó, các bé cũng được học về sự phân tầng động vật - điều mà rất ít người lớn biết.
Phần này của cuốn sách liệt kê ra 10 mục trong mỗi mảng kiến thức, như vậy là có tổng số một trăm mục. Chắc chắn một điều là, khi các bậc cha mẹ sử dụng một trăm mẫu này, họ có thể tạo ra một trăm,
thậm chí một nghìn mục khác mà không phải tổn hao quá nhiều sức lực. Đó chính là lí do vì sao chúng tôi liệt kê ra các ví dụ ở đây.
Chúng tôi đã liệt kê ra một trăm mục kiến thức.
Nếu tạo ra các bộ thẻ trong mỗi mục này, chúng ta sẽ có một ngàn "bit" thông minh (vì mỗi bộ có 10 "bit" thông minh liên quan với nhau).
Và bởi vì mỗi một "bit" nằm trong tổng số 10 "bit” thông minh (10 mức độ) có liên hệ tới một chương trình thông minh, vậy là chúng ta đang làm việc với mười ngàn dữ kiện. Nếu tính cả các "bit" thông minh, chúng ta thực sự sẽ có được con số mười một ngàn.
Từ tầm quan trọng của lượng kiến thức to lớn có được từ mỗi bộ thẻ của mỗi mục (trong tổng số một trăm) có thể thấy rằng, việc đưa ra các ví dụ điển hình về cách thức tạo ra một chương trình thông minh cũng như các ví dụ về cách thức quy định mức độ của thông tin là một hành động rất sáng suốt.