🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dạy Con Trẻ Cách Tư Duy Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn a https://thuviensach.vn Mục lục 1. Dạy con trẻ cách tư duy 2. Phần một 3. Phần hai - Thợ mộc và nhà tư duy 4. Phần ba - Khái quát và chi tiết 5. Phần bốn - Cấu trúc và tình huống 6. Phần năm - Bài tập với tờ báo https://thuviensach.vn Dạy con trẻ cách tư duy T iến sĩ Edward de Bono là người sáng tạo ra khái niệm tư duy đa chiều (lateral thinking). Ông là tác giả nổi tiếng thế giới, triết gia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư duy sáng tạo và trực tiếp giảng dạy về tư duy như một kỹ năng. Qua nhiều thập kỷ kể từ khi tác giả đưa ra khái niệm tư duy đa chiều, đến nay khái niệm này đã được công nhận và sử dụng thường xuyên trong các bài giảng vật lý, chương trình ti vi hay các khóa học kích thích trí não. Cống hiến quan trọng của ông chính là kiến thức về não bộ hoạt động như một hệ thống tự tổ chức. Công trình này đã được nghiên cứu qua nhiều thế hệ, tại nhiều quốc gia trên các châu lục, qua các hệ thống đáng tin cậy và có tầm ảnh hưởng cả trong cuộc họp cấp cao của các tập đoàn kinh tế hàng đầu như Apple và British Airways lẫn trên các lớp học vùng nông thôn ở châu Phi. Tiến sĩ de Bono là tác giả của hơn 60 cuốn sách đã được xuất bản ra 40 ngôn ngữ, và các phương pháp của ông đang được nhiều người sử dụng để giảng dạy ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Ông đã chủ trì một hội nghị đặc biệt của những người đoạt giải Nobel, và hiện đang là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới như Oxford, London, Cambridge, Harvard. Ông từng được vinh danh là một trong 250 người cống hiến nhiều nhất cho nhân loại. Các tác phẩm kinh điển của Tiến sĩ de Bono bao gồm Six Thinking Hats (Sáu chiếc mũ tư duy), Lateral Thinking (Tư duy đa chiều), I am Right, You are Wrong (Tôi đúng, bạn sai), How to be more interesting (tạm dịch: Làm thế nào để trở nên thú vị hơn), Teach Yourself to think (tạm dịch: Học cách tư duy), Teach your child how to think (Dạy con trẻ cách tư duy) và Simplicity (tạm dịch: Sự đơn giản). https://thuviensach.vn Phần một M ột trong những tham vọng của tôi khi viết cuốn sách này là sẽ giúp cho nhiều bạn trẻ ngày càng tự tin rằng: “Tôi biết tư duy.” Thậm chí sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu họ khẳng định thêm: “Tôi có tư duy và tôi thích tư duy.” Cuốn sách này cũng mang lại cơ hội phát triển tư duy như vậy cho các bậc cha mẹ và người lớn nói chung. Tư duy không hề khó và cũng không hề nhàm chán. Bạn không cần phải là một thiên tài mới có thể trở thành người giỏi tư duy. Tương lai phát triển thịnh vượng của thế giới sẽ rất cần những con người có tư duy tốt. Mặc dù nhu cầu của cuộc sống hằng ngày đã luôn đòi hỏi chúng ta phải có tư duy tốt, nhưng chúng ta thậm chí còn phải tư duy tốt hơn nữa khi các nhu cầu và cơ hội ngày càng trở nên phức tạp trong tương lai. Chính vì vậy, tư duy tốt là yếu tố sống còn để tồn tại, để thành công và là yếu tố cạnh tranh trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày. — Edward de Bono Cuốn sách này sẽ không dành cho bạn nếu… 1. Bạn tin rằng chỉ cần thông minh là đủ. Nếu bạn vẫn cứ cho rằng, một người thông minh sẽ có tư duy tốt và người kém thông minh thì tư duy kém hơn, cuốn sách này không dành cho bạn. Từ kinh nghiệm đúc kết được, tôi thấy không phải ai thông minh cũng có tư duy tốt. Rất nhiều người cực kỳ thông minh lại bị rơi https://thuviensach.vn đúng vào “bẫy thông minh” và biến mình thành người tư duy kém. Thông minh là khả năng, trong khi tư duy chính là kỹ năng để sử dụng khả năng đó. Tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về vấn đề này ở phần sau. 2. Bạn cho rằng kỹ năng tư duy đã được dạy ở trường. Nếu bạn cho rằng trường học mới thật sự là nơi có trách nhiệm dạy kỹ năng tư duy và họ đã thực hiện tốt trách nhiệm này thì cuốn sách này cũng không phải dành cho bạn. Phần lớn các trường học hiện nay đều không dạy kỹ năng tư duy cho học sinh. Một vài trường đưa kỹ năng này vào giảng dạy nhưng cũng chỉ giới hạn trong kỹ năng phân loại thông tin và phân tích. Mãi cho đến gần đây, phong trào dạy tư duy trong trường học mới dấy lên. Một số trường đã đưa môn “kỹ năng tư duy phê phán” vào giảng dạy. Đây là việc rất nên làm, nhưng nếu chỉ dạy lối tư duy phê phán thôi thì chưa đủ, mà thậm chí còn cực kỳ tai hại nếu chỉ dạy mỗi môn này (tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Tôi đã thiết kế một chương trình tên là Tư duy CoRT, hiện đang được hàng triệu sinh viên ở nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, chương trình này hiện vẫn chưa được đưa vào chương trình học ở trường phổ thông. 3. Bạn cho rằng tư duy không thể có được thông qua việc giảng dạy trực tiếp. Nếu bạn tin là các kỹ năng tư duy chỉ có thể được phát triển qua quá trình suy nghĩ về những vấn đề cụ thể hoặc nhờ áp dụng tư duy trong cuộc sống hằng ngày thì cuốn sách này không phù hợp với bạn. Thực ra thì khá nhiều người, ngay cả những người trong ngành giáo dục đều cho rằng không thể trực tiếp dạy kỹ năng tư duy. Tuy nhiên, quan điểm này đang dần thay đổi vì thực tế và các nghiên cứu bắt đầu chỉ ra rằng có thể làm được việc đó. Chúng ta thường dành nhiều thời gian tư duy vào những thứ không giúp nâng cao kỹ năng tư duy. Như trường hợp một nhà báo thường https://thuviensach.vn đánh máy mổ cò hai ngón thì đến khi 60 tuổi sẽ vẫn giữ thói quen như vậy. Đó không phải do anh ta không luyện đánh máy, mà dù có luyện thì anh ta cũng sẽ chỉ luyện đánh bằng hai ngón và chỉ thành thạo đánh máy mổ cò mà thôi. Nếu anh ta học một khóa đánh máy ngắn hạn ngay từ đầu, nó sẽ giúp anh ta có kỹ năng đánh máy chuẩn và thành thạo mãi mãi. Kỹ năng tư duy cũng vậy. Chỉ thực hành thôi là không đủ. Lời mở đầu Tại sao chúng ta cần thay đổi suy nghĩ về cách tư duy? THÔNG TIN VÀ TƯ DUY Thông tin có vai trò rất quan trọng, việc truyền đạt hay kiểm chứng tính xác thực của thông tin rất dễ dàng. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi phần lớn mọi người đều coi việc truyền đạt thông tin chính là giảng dạy. Tuy nhiên, tư duy không thay thế được cho thông tin, còn có thông tin rồi thì có thể không cần tới tư duy. Phần lớn các khái niệm trong thần học đều phác họa hình ảnh Chúa trời là đấng tối cao với tri thức thông tuệ. Khi có kiến thức toàn diện và hoàn hảo thì người đó cũng không cần phải tư duy nữa. Trong một vài lĩnh vực, chúng ta có thể có được đầy đủ thông tin và các lĩnh vực này trở nên quen thuộc đến mức không cần phải tư duy về chúng nữa. Trong tương lai, những vấn đề quen thuộc như vậy sẽ được giao cho máy tính xử lý. Trừ phi có đủ thông tin, nếu không thì chúng ta buộc phải vận dụng đầu óc để khai thác những thông tin thu thập được một cách tối ưu nhất. Khi máy tính và công nghệ thông tin giúp chúng ta tiếp cận được ngày càng nhiều dữ liệu, chúng ta vẫn phải tư duy để không bị choáng ngợp và nhấn chìm trong biển thông tin đó. https://thuviensach.vn Khi xem xét, đánh giá một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta cần phải tư duy vì hiện tại chúng ta không thể có đầy đủ thông tin về tương lai. Dù là sáng tạo, thiết kế, kinh doanh hay làm bất kỳ điều gì mới mẻ, chúng ta đều cần tư duy. Chúng ta cần tư duy để khai thác tốt hơn các thông tin thu được vì đối thủ của chúng ta cũng có thể tiếp cận được nguồn thông tin này. Vậy nên, chỉ tiếp nhận thông tin thôi là chưa đủ. Chúng ta cần tư duy. Không may là khi thực hiện lại gặp phải khó khăn. Mọi thông tin đều có giá trị. Mỗi thông tin đều mang giá trị riêng vì nó bổ sung kiến thức cho chúng ta. Vậy làm thế nào để khuyến khích giảm thời gian truyền thụ thông tin ở trường và dùng thời gian đó để giảng dạy các kỹ năng tư duy cần thiết giúp khai thác tốt nhất các thông tin thu được? Đây là điều rõ ràng phải cân nhắc lựa chọn. TRÍ THÔNG MINH VÀ TƯ DUY Niềm tin rằng thông minh đồng nghĩa với có tư duy đã dẫn tới hai hệ lụy trong giáo dục: 1. Không cần thiết phải dạy tư duy cho học sinh giỏi vì bản thân các em đã tư duy tốt. 2. Cũng không cần dạy tư duy cho học sinh không thông minh vì tư duy của chúng không thể tốt lên được. Mối quan hệ giữa trí thông minh và tư duy giống như mối quan hệ giữa chiếc ô tô và người lái xe. Một chiếc siêu xe cũng có thể chạy không tốt. Còn một chiếc xe kém hơn lại có thể chạy tốt. Động cơ của chiếc ô tô chính là khả năng của chiếc xe, giống như trí thông minh là khả năng của tư duy. Kỹ năng lái xe của người điều khiển quyết định cách động cơ của chiếc xe được sử dụng. Kỹ năng của người tư duy quyết định cách trí thông minh được vận dụng. https://thuviensach.vn Tôi thường định nghĩa tư duy là “kỹ năng định hướng trí thông minh hoạt động dựa trên kinh nghiệm”. Nhiều người thông minh thường chọn một quan điểm về một vấn đề và sử dụng trí thông minh để bảo vệ cho quan điểm đó. Khi đã bảo vệ tốt quan điểm của mình, họ sẽ thấy không cần tìm hiểu về vấn đề đó nữa hoặc không lắng nghe các quan điểm khác. Đây là tư duy tồi và là một phần của “cái bẫy thông minh”. Trong hình trên, chúng ta có thể thấy hai cách tư duy. Một người đối mặt với một tình huống và kết luận ngay lập tức. Còn người khác cũng rơi vào tình huống đó thì lại tìm hiểu vấn đề trước rồi sau đó mới kết luận. Người thông minh có thể “gặp” và “kết luận” rất tốt, nhưng nếu thiếu “tìm hiểu” thì vẫn là tư duy tồi. Những người có chỉ số thông minh cao thường rất giỏi trong việc giải câu đố hoặc giải quyết vấn đề khi có toàn bộ dữ liệu. Tuy nhiên, họ lại rất kém khi rơi vào tình huống phải tìm kiếm thông tin và đánh giá giá trị của những thông tin thu được. Và cuối cùng là vấn đề về cái tôi. Những người cực kỳ thông minh cư xử như thể họ luôn đúng. Điều này đồng nghĩa với việc họ dành thời giờ để công kích và chỉ trích quan điểm của người khác vì đây là cách dễ dàng để chứng minh người ta sai. Điều đó cũng có nghĩa là người thông minh không sẵn sàng tiếp nhận rủi ro từ việc suy đoán vì sau đó họ không chắc mình có đúng hay không. Không loại trừ trường hợp người thông minh cũng là người có tư duy tuyệt vời. Nhưng đây không phải điều hiển nhiên. Người thông minh cũng cần phát triển kỹ năng tư duy. TRÍ THÔNG MINH VÀ SỰ HIỂU BIẾT Trong trường học, khi giải các câu đố, làm bài trắc nghiệm, bài kiểm tra và ngay cả trong hệ thống thước đo đánh giá, chúng ta thường chú trọng đến trí thông minh hơn cả. https://thuviensach.vn Một chàng trai trẻ thông minh có thể kiếm được rất nhiều tiền từ chứng khoán nhưng cuộc sống cá nhân của anh ta lại như một mớ hỗn độn. Sự thông minh là ống kính máy ảnh góc hẹp trong khi sự hiểu biết là ống kính góc rộng. Chúng ta thường quan tâm tới trí thông minh hơn là sự hiểu biết. Đó là do chúng ta thường cho rằng sự hiểu biết sẽ tự tới theo thời gian và kinh nghiệm, chúng ta cũng không thể dạy ai đó trở nên khôn ngoan. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Ai cũng có thể học để trở nên hiểu biết. Đó là một trong những nội dung chính của cuốn sách này. Sự hiểu biết chủ yếu phụ thuộc vào sự nhận thức. Vậy nên đây là vấn đề của việc dạy nhận thức chứ không chỉ riêng lý luận. CỨ TƯ DUY LÀ PHẢI TƯ DUY VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ? Tại sao chúng ta luôn cố gắng phát triển tư duy của mọi người bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ vượt quá khả năng? Rõ ràng là nếu bài tập tư duy quá dễ sẽ chẳng cần đến nỗ lực, họ không cảm thấy đạt được thành tựu khi hoàn thành và cũng không học được thêm gì cả. Trong hầu hết các bộ môn cần học kỹ năng (như chơi tennis, trượt tuyết, âm nhạc, nấu ăn...), chúng ta thường tiến hành các bài tập tương đối khó khăn. Nói cách khác, các bài tập có thể được hoàn thành, nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải luyện tập các kỹ năng mà mình có. Việc này nhằm xây dựng sự tự tin và sự thuần thục các kỹ năng. Và các nhiệm vụ gần như bất khả thi đó lại triệt tiêu sự tự tin của họ. Đó cũng chính là lý do tại sao nhiều người ngừng tư duy. Họ thấy chán nản vì quá khó. Họ không có niềm vui để hoàn thành vì những bài tập này không thể thực hiện được. Tôi không tin các câu hỏi trắc nghiệm trí thông minh, các câu đố, các trò chơi toán học là cách dạy tư duy tốt. Do đó, các nhiệm vụ tư duy và các bài tập trong cuốn sách này đều không hề khó. https://thuviensach.vn Hơn thế nữa, thực tế chỉ ra rằng không phải bạn cứ làm được những việc cực khó thì sau đó bạn sẽ dễ dàng làm những việc đơn giản hơn. Nhiều người có khả năng giải quyết những vấn đề nan giải nhưng đôi khi lại không thể xử lý được những việc vô cùng đơn giản. LÀM SAO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI HAY CHỮ? Nguyên tắc đầu tiên là: “Nếu không có nhiều thứ để nói, hãy khiến nó trở nên phức tạp nhất có thể”. Người hay chữ cực kỳ sợ sự đơn giản giống như việc người nông dân sợ hạn hán. Nếu không có gì phức tạp, họ biết phải làm gì, viết gì? Tôi đã có dịp trò chuyện với những người từng là khán giả của các nhà diễn thuyết nổi tiếng. Họ đã từng ít nhiều khẳng định rằng: “Hãy khiến cho bài phát biểu của anh đủ phức tạp để gây ấn tượng và sau đó phải đủ khó để có thể thực hành.” Nếu muốn, ngay cả các khái niệm cũng có thể trở nên phức tạp. Bạn có thể bẻ một cây bút chì thành mười đoạn và sau đó miêu tả cây bút chì qua từng đoạn và mối liên hệ giữa chúng. Dù bạn chỉ biết chút ít về múa, bạn vẫn có thể biên đạo những điệu múa phức tạp nhất. Hay như trò chơi ô chữ, bạn không bị giới hạn về từ ngữ, bạn có thể thỏa sức chơi với các chữ cái. Bạn bình luận về sự phức tạp của người khác và nhận xét về quan điểm của họ. Và rồi, quá trình này tự lặp lại. Rất nhiều bình luận nhanh chóng trở nên quan trọng hơn hẳn sự việc ban đầu và chúng ta lại được đánh giá là “uyên bác”. Một vài người thấy những việc ấy không hay ho gì và cũng không cần thiết. Điều này khá đúng với những người chú trọng đến kết quả thực tế. Họ đánh đồng “sự phức tạp” với “sự tư duy” và kết quả là họ dần bỏ tư duy. Điều này quả thật rất đáng tiếc. Bạn có thể biết tư duy mà không cần phải suy nghĩ phức tạp. Sự thật là nhiều người suy nghĩ phức tạp lại không được coi là giỏi tư duy. Ả À Ủ https://thuviensach.vn TƯ DUY PHẢN HỒI VÀ TƯ DUY CHỦ ĐỘNG Ở trường học, cách thực tế nhất là đưa ra đề bài, cung cấp giáo trình, bài giảng cho sinh viên. Sau đó, yêu cầu các em “trả bài”. Vì lý do dễ thực hành, nên phần lớn cách dạy tư duy ở trường là “phản hồi”. “Với sự việc này, em nghĩ gì về nó?” Bạn không thể cứ đơn giản là yêu cầu các em sinh viên hãy ra ngoài và điều hành một doanh nghiệp. Hay cũng không thể đề nghị các em xử lý một vấn đề thực tế hay đảm nhận một dự án thực sự. Chỉ đơn giản là vì những điều này không thể thực hành trong trường học. Cách tư duy phản hồi này cũng phù hợp với các học giả nghiên cứu theo phương pháp truyền thống thiên về lý thuyết: chúng ta cần làm thế nào để giải quyết sự việc này? Tuy nhiên, những gì chúng ta được dạy chưa phải là lối tư duy thực tế. Thực tế cuộc sống đòi hỏi bạn phải sử dụng lối tư duy “chủ động” nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần đứng lên và hành động. Bạn không được cung cấp đủ thông tin mà phải tự tìm kiếm. Không có cái gì được đặt sẵn trước mặt bạn. Nếu chỉ ngồi không chờ đợi, sẽ chẳng có gì xảy ra hết. Nó cũng tương tự như việc thật dễ dàng để bạn thưởng thức các món ăn ở nhà hàng khi chúng được bày sẵn trước mặt. Nhưng tới khi phải đi mua đồ (hay thậm chí là phải tự trồng lấy) để nấu nướng thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của trường học vì phương pháp tư duy chủ động không dễ để đưa vào giảng dạy như cách tư duy phản hồi. Nhưng đó là lỗi của hệ thống giáo dục khi khẳng định rằng chỉ cần tư duy phản hồi là đủ. TỪ MỚI “OPERACY – THỰC HIỆN” https://thuviensach.vn Mọi người đều hiểu rõ các khái niệm biết đọc, biết viết và các con số. Vài năm trước, tôi đã phát minh ra từ “thực hiện”1 để nói về các kỹ năng “hành động”. Thật sai lầm khi trong giáo dục lại có quan điểm cho rằng “biết” là đủ. Nếu bạn có đủ kiến thức, việc thực hiện là đơn giản và rất rõ ràng. Cũng như việc khi có một tấm bản đồ chi tiết, bạn sẽ dễ dàng đến đúng nơi mình muốn. Nhưng mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống thực lại không hề dễ dàng như vậy. Với kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm làm việc với các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, tôi thấy rằng “hành động” không hề đơn giản. Để làm được, bạn phải suy nghĩ rất nhiều. “Cảm thấy được” và “chờ thời cơ” không còn phù hợp nữa. Thường thì một dự án liên quan đến rất nhiều người và rất nhiều quyết định. Nhiều chiến lược được đưa ra và thực hiện. Tất nhiên sẽ kéo theo nhiều tranh cãi, nhiều trở ngại, có cả thương lượng và thỏa thuận. Nhiều giá trị được xem xét đánh giá và các thỏa hiệp được đưa ra. Tất cả đều cần đến tư duy và đòi hỏi kỹ năng thực hành ở cấp độ cao. Trong một thế giới đầy cạnh tranh, quốc gia công nghiệp nào không chú trọng đến hiệu năng sẽ bị tụt hậu. Cũng tương tự như vậy, những bạn trẻ chưa có kỹ năng thực hiện thì nên lấy đó làm mục tiêu khi học tập. Việc thực hiện bao gồm nhiều mặt của tư duy như: quan điểm của người khác, ưu thế, các mục tiêu, các lựa chọn, hậu quả, phán đoán, quyết định, giải quyết xung đột, sáng tạo và nhiều khía cạnh khác không thường thấy, được sử dụng để phân tích thông tin. Những điều này là một phần của tư duy “chủ động”, không phải lối tư duy “phản hồi” thông thường. TƯ DUY PHÊ PHÁN Các nước phương Tây rất coi trọng tư duy phê phán. Một phần là bởi ảnh hưởng từ cách suy nghĩ của người Hy Lạp cổ từng được https://thuviensach.vn phát hiện lại vào thời kỳ Phục Hưng, và một phần do nhu cầu của các nhà tư tưởng của Công giáo vào thời Trung Cổ luôn tìm cách để tấn công dị giáo. Lối tư duy phê phán chỉ phát huy giá trị cao trong hai hình thái xã hội. Trường hợp thứ nhất là trong xã hội rất ổn định (như thời Hy Lạp cổ đại và thời Trung Cổ), bất kỳ ý tưởng hay sự du nhập mới nào có thể tạo ra sự thay đổi cần được đánh giá một cách khắt khe. Trường hợp thứ hai là khi xã hội tràn ngập những tư tưởng kiến thiết và xây dựng thì lúc đó tư duy phê phán cần thiết để lọc ra các giá trị đúng đắn trong vô vàn ý tưởng không khả thi. Tuy nhiên, hình thái xã hội hiện nay không nằm trong hai trường hợp này. Nhu cầu thay đổi đang trở nên bức bách, sự thiếu hụt đáng kể các ý tưởng và năng lượng sáng tạo mới cũng rất đáng quan tâm. Hãy tưởng tượng một đội ngũ làm dự án gồm sáu thành viên là những nhà tư duy phê phán sắc bén tụ họp để bàn bạc và tìm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm ở địa phương. Họ không thể sử dụng khả năng tư duy phê phán nếu không có ý tưởng nào được đưa ra. Vấn đề là lối tư duy phê phán có tính chất “phản hồi”. Chỉ có thể “phê phán” khi có gì đó. Nhưng thứ gì đó đến từ đâu? Các ý tưởng, đề xuất phải đến từ tư duy xây dựng, sáng tạo và rộng mở. Nếu chúng ta đào tạo một ai đó để giúp họ tránh mắc lỗi tư duy, vậy người đó có được coi là người tư duy tốt? Hoàn toàn không. Nếu chúng ta huấn luyện một lái xe tránh tất cả các lỗi trong khi điều khiển, người đó có thể là một lái xe tuyệt vời không? Chắc chắn là không, vì người đó chỉ có thể cất xe trong gara thì mới tránh được mọi khả năng sai sót. Để tránh được sai sót, việc đầu tiên là phải lái xe đi đâu đó. Tương tự, tư duy phê phán chỉ có giá trị nếu chúng ta có tư duy xây dựng và sáng tạo. Chẳng cần đến dây cương nếu bạn không có nổi một con ngựa. Quan điểm này hết sức nghiêm túc, vì nhiều trường học cho rằng việc dạy tư duy phê phán là đủ. Họ thực hiện điều đó vì nó phù hợp https://thuviensach.vn với sự chú trọng vào tư duy phản hồi và cũng là lối tư duy truyền thống. Tư duy phê phán quan trọng và có giá trị nhất định trong hệ thống tư duy. Nhưng nó chỉ là một phần của quá trình tư duy. Cũng như chiếc xe máy mà chỉ có một bánh xe thì không đủ để thấy giá trị của chiếc bánh xe đó. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cứ tin rằng chỉ cần tư duy phê phán là đủ. Dù là những người thông minh nhất cũng có thể rơi vào bẫy tư duy, sẽ không phát triển được các kỹ năng tư duy xây dựng và sáng tạo cần thiết. Không cần thời gian hay nỗ lực ở trường học để có được các kỹ năng tư duy nữa vì trường học dường như đã dạy “tư duy” rồi. Một mối nguy khác cũng có thể nảy sinh từ lối tư duy phê phán khi người ta coi tư duy mà không tìm ra được lỗi là tư duy hoàn toàn chính xác, dù cho có thể nó dựa trên các thông tin hoặc nhận thức chưa chính xác (Tôi sẽ quay trở lại với luận điểm này ở phần sau.) Nếu tư duy phê phán không đi cùng tư duy sáng tạo và tư duy xây dựng thì sẽ gây khó khăn cho quá trình hình thành các ý tưởng mới. Vì phê phán bao giờ cũng đơn giản hơn sáng tạo rất nhiều. HỆ THỐNG TRANH TỤNG Ở Mỹ, cứ 350 công dân lại có 1 luật sư. Ở Nhật, cứ 9.000 công dân mới có 1 luật sư. Cơ sở trong lối tư duy truyền thống của người phương Tây là hệ thống luật tranh tụng. Lối suy nghĩ này bắt nguồn từ thói quen tư duy phê phán và tìm ra sự thật thông qua các cuộc đối thoại giữa các bên. Đưa ra ý kiến và tranh luận được coi là cách thức hiệu quả để tìm hiểu một vấn đề nào đó vì cả hai bên sẽ đưa ra lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, khi lập luận bảo vệ quan điểm của mình thì rất khó để tìm hiểu chính xác sự việc. Vì liệu có bên nào sẵn sàng đưa ra luận điểm có lợi cho bên kia? https://thuviensach.vn “Tôi đúng, bạn sai.” Hệ thống tranh tụng là nền tảng của chính trị, luật pháp, khoa học (và một vài ngành khác), kể cả trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đó vẫn là một hệ thống còn nhiều hạn chế và thiếu sót. (Quan điểm này đã được giải thích một cách đầy đủ trong cuốn sách Tôi đúng, bạn sai – I am Right, You are Wrong của tôi.) Chính thói quen đối kháng khiến các cuộc luận chiến và xung đột ngày một tệ hơn. Các cuộc xung đột thường đòi hỏi một kết quả được “thiết lập” hơn là phán xét sức mạnh của sự đối lập. THÁCH THỨC VÀ PHẢN ĐỐI “Sao hôm nào mình cũng phải dậy sớm vào buổi sáng?” “Sao mình phải đeo cà vạt?” “Sao mình phải tới trường?” Với nhiều người, nghĩ đến “tư duy” là họ nghĩ đến thách thức, phản bác và tranh luận. Đây chính là lý do tại sao nhiều quốc gia, nhiều tổ chức giáo dục, và thậm chí các bậc phụ huynh cũng e ngại việc dạy tư duy. Họ coi tư duy là nguyên nhân gây ra những chia rẽ, chống đối và tranh luận không hồi kết. Thực chất thì khả năng trên chỉ xảy ra khi lối tư duy phản bác theo quan điểm cũ chiếm ưu thế trong xã hội. Tuy nhiên, chương trình dạy tư duy CoRT hiện nay được nhiều nền văn hóa và nhiều hệ tư tưởng áp dụng (từ những tín đồ Công giáo, người theo đạo Tin Lành, người theo chủ nghĩa Mác, người Hồi giáo, người Trung Hoa…). Bởi chương trình này dạy cách tư duy xây dựng, khác với lối tư duy thách thức và phản bác. Trên thực tế, nhiều quốc gia coi việc dạy tư duy xây dựng là cách tốt nhất để tránh tình trạng tư duy phản bác kém hữu ích đang được áp dụng khiến lớp trẻ không được học phương pháp tư duy thiết thực. https://thuviensach.vn Lối tư duy thách thức liên hệ chặt chẽ với lối tư duy phê phán và lối tư duy đối kháng. Lối suy nghĩ này xuất phát từ quan niệm cho rằng thách thức và đòi hỏi là cần thiết để phía bên kia (hoặc các nhà cầm quyền) sẽ tìm cách “làm mọi thứ trở nên đúng đắn”. Đây là lối suy nghĩ của trẻ con khi đòi hỏi cha mẹ phải làm những gì chúng muốn. Tuy vậy, lối tư duy phản bác này lại phù hợp và thu được nhiều kết quả tốt trong một số lĩnh vực như các vấn đề liên quan đến sinh thái, việc nghiêm cấm săn bắt cá voi, quyền của phụ nữ, quyền của các dân tộc thiểu số, an toàn giao thông… Sự phản bác giữ vai trò xóa bỏ bất công và làm tăng nhận thức của mọi người về vấn đề nào đó. Khi cần đòi hỏi xóa bỏ bất công thì áp dụng tư duy phản bác là đủ, nhưng ở những lĩnh vực khác cần đến tư duy sáng tạo và xây dựng thì chỉ tư duy phản bác thôi là chưa đủ. Tuy nhiên, cách tư duy thách thức cũng mang ý nghĩa tích cực. Nếu không có thách thức, chúng ta sẽ không bao giờ vượt ra khỏi tư duy cũ để phát triển tốt hơn. Vì vậy, những đòi hỏi tích cực cũng là một phần của tư duy sáng tạo. Mặt tiêu cực của thách thức là chúng ta công kích vào những ý tưởng hiện có, đòi hỏi phía bên kia phải đưa ra quan điểm bảo vệ ý tưởng của họ hoặc cải tiến nó. Mặt tích cực của lối tư duy này là chúng ta nhận ra giá trị của các ý tưởng hiện có, rồi sáng tạo ra ý tưởng mới và đặt nó song song với ý tưởng cũ. Như vậy, chúng ta nhận ra được giá trị và lợi ích của ý tưởng mới. Những cuộc cách mạng truyền thống luôn mang ý nghĩa tiêu cực: xác định và đánh tan kẻ thù. Nhưng nay chúng ta cần tạo ra các cuộc cách mạng tích cực, ở đó không có kẻ thù, mà chỉ có sự kiến thiết khiến mọi thứ tốt đẹp hơn. NHU CẦU KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG Khi đã tìm được lời giải cho một bài toán, bạn sẽ không cần tiếp tục tư duy nữa, vì một bài toán chỉ có một đáp số. Còn trong cuộc sống https://thuviensach.vn thực lại không giống như vậy. Bạn có câu trả lời có vẻ “đúng”, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục tư duy. Vì luôn luôn có vô số các câu trả lời khác tốt hơn (xét về mặt chi phí, giảm ô nhiễm, nhân quyền, lợi thế cạnh tranh…). Cái tôi của chúng ta luôn gắn chặt với nhu cầu được khẳng định mình là đúng. Trong văn hóa phương Tây, nhu cầu đó được thể hiện qua việc tranh luận và hệ thống tranh tụng. Chúng ta thường không sẵn sàng chấp nhận sự thất bại do cái tôi cá nhân. Kết quả là tư duy của chúng ta thường mang tính công kích, phòng vệ hơn là xây dựng. Về lý thuyết, chúng ta nên thấy vui vẻ khi thua trong một cuộc tranh luận, vì ở thời điểm kết thúc ấy, bạn thu về được nhiều kiến thức hơn bạn có ban đầu. Trong cuộc họp, mọi người đều muốn ý tưởng của mình chiếm ưu thế, cho dù đó có phải ý tưởng tốt nhất hay không do mong muốn được khẳng định cái tôi của bản thân. Bởi nhu cầu khẳng định cái tôi thực sự đang là vấn đề nghiêm túc cần xem xét, nên một khía cạnh quan trọng của việc học tư duy là phát triển các kỹ năng để tách biệt tư duy khỏi cái tôi. Tôi sẽ trình bày những kỹ năng này (giống như kỹ năng sáu chiếc mũ tư duy) trong những phần sau. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ Kỹ năng phân tích là một phần quan trọng trong lối tư duy truyền thống mà chúng ta dành phần lớn thời gian ở cấp phổ thông để rèn luyện và phát triển. Không có gì phải nghi ngờ khi coi phân tích là một phần quan trọng của tư duy. Thông qua phân tích, chúng ta đưa những tình huống phức tạp về những tình huống mà chúng ta có thể giải quyết được. Cũng nhờ phân tích, chúng ta tìm ra được nguyên nhân của một vấn đề và giải pháp cho nó. Câu hỏi đặt ra dành cho tư duy phê phán không phải là việc phân tích ấy có giá trị hay không mà là đã đủ chưa. Nếu chúng ta có hai https://thuviensach.vn bánh xe ô tô, chiếc nào cũng rất xịn, nhưng chỉ có hai bánh xe thì cũng không có tác dụng gì. Nếu vô tình ngồi lên một vật nhọn, ngay lập tức bạn sẽ phân tích để phát hiện nguyên nhân khiến bạn không thoải mái và tránh nó. Rất nhiều vấn đề có thể được giải quyết bằng cách tìm ra nguyên nhân và tháo gỡ. Nhưng cũng có rất nhiều việc mà chúng ta không thể tìm ra nguyên nhân. Hoặc, vấn đề đó có quá nhiều nguyên nhân. Hoặc, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân (ví dụ do tính tham lam của con người) nhưng lại không đủ khả năng để giải quyết. Đây chính là lý do khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề như lạm dụng ma túy, nợ nần của các nước nghèo, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông… Vậy nên chỉ phân tích thôi là chưa đủ để giải quyết các vấn đề này. Dù vậy, mọi chuyên gia giải quyết vấn đề ở khắp nơi trên thế giới đều chú trọng rèn luyện tư duy phân tích. Ngoài ra, nhiều vấn đề cũng đòi hỏi “sự thiết kế” nhiều như phân tích. Nhờ thiết kế, chúng ta xây dựng và tạo ra các giải pháp. Lối tư duy thiết kế cho phép chúng ta ghép mọi thứ lại với nhau để đạt được điều chúng ta muốn. Đây không phải là vấn đề tháo gỡ nguyên nhân mà là vấn đề xây dựng giải pháp. Tuy vậy, ở trường, thời gian chúng ta được học tư duy thiết kế, tức là tư duy sáng tạo và kiến thiết quá ít ỏi. Thiết kế được mặc định là việc của các kiến trúc sư, họa sĩ đồ họa hoặc các nhà thiết kế thời trang. Thực chất thiết kế là một phần không thể thiếu của tư duy. Thiết kế ít nhất cũng cần được coi trọng như phân tích. Thiết kế bao gồm mọi khía cạnh của tư duy liên quan đến việc sắp đặt mọi thứ với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. Vì cách tư duy truyền thống trong giáo dục của phương Tây chú trọng tới suy nghĩ phản hồi, phân tích, tư duy phê phán, tranh luận và giải thưởng, nên các khía cạnh quan trọng của tư duy thiết kế gần như bị lãng quên. TƯ DUY SÁNG TẠO https://thuviensach.vn Trong bất kỳ hệ thống tự tổ chức nào, sáng tạo luôn là yếu tố bắt buộc phải có. Mọi nghiên cứu đều chỉ ra rằng trí óc của chúng ta là một hệ thống thần kinh tự tổ chức. Vậy sao chúng ta không chú trọng đến yếu tố sáng tạo khi mà lối tư duy này rõ ràng là một phần then chốt của tư duy (để cải thiện, thiết kế, giải quyết vấn đề, thay đổi hay sáng tạo ý tưởng mới)? Có hai lý do đã khiến chúng ta bỏ qua tư duy sáng tạo. Đầu tiên là vì chúng ta cho rằng không thể làm gì để có được lối tư duy sáng tạo. Chúng ta coi tư duy sáng tạo là một món quà thần bí mà chỉ một số ít người mới có. Và những người may mắn đó cũng chẳng thể làm gì ngoài việc lưu giữ món quà này. Lý do thứ hai khiến chúng ta phớt lờ tư duy sáng tạo quả thực rất hài hước. Mọi ý tưởng sáng tạo có giá trị thì sau này luôn phải được nhận ra tính logic (sau khi ai đó đã đưa ra ý tưởng). Nếu không, ý tưởng đó sẽ không được coi là có giá trị. Vậy nên, chúng ta thường chỉ nhận ra các ý tưởng sáng tạo khi sau này chúng ta thấy nó thực sự logic. Còn các ý tưởng còn lại đều điên rồ. Có thể một vài trong số các ý tưởng đó sẽ được xem xét sau hoặc bị bỏ qua mãi mãi. Sau đó, chúng ta đưa ra một giả định rằng một ý tưởng sáng tạo hợp lý thì sau này phải được nhận ra tính logic, nếu vậy chắc chắn chúng ta cũng đi đến kết luận rằng chỉ cần thực hiện các bước logic. Điều đó có nghĩa là không cần phải có sự sáng tạo, chỉ cần có logic tốt hơn là được. Tuy nhiên, giả định này hoàn toàn sai. Nhưng chỉ trong vài năm gần đây, chúng ta (thật ra chỉ có một số ít người làm việc trong lĩnh vực này) đã nhận ra rằng trong một hệ thống thông tin tự tổ chức, một ý tưởng mà sau này được đánh giá là có logic thì lúc đầu nó có thể chưa rõ ràng. Đó là do bản chất khập khiễng của các loại ý tưởng sáng tạo – cũng chính là điều đã tạo ra sự hài hước. Vì tư duy truyền thống của chúng ta chỉ xử lý được những hệ thống thông tin tổ chức bên ngoài (đưa ra các dấu hiệu dựa trên các quy luật logic), cho nên chúng ta không thể nhận ra điều này. https://thuviensach.vn Hầu như những người ủng hộ cho sự sáng tạo đều đang bị nhầm lẫn giống nhau, dù theo những cách khác nhau. Họ tin là mọi người đều có khả năng sáng tạo một cách tự nhiên nhưng vẫn chưa thể bộc lộ ra. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu chỉ đưa ra những câu trả lời “đúng” ở trường. Sự e dè này cũng đến từ nỗi sợ mắc lỗi hoặc bị đánh giá là lố bịch trong công việc hoặc trong cuộc sống cá nhân. Vậy nếu có thể để mọi người tự do và xóa bỏ sự e dè đó, chúng ta có thể giải phóng khả năng sáng tạo tự nhiên? Đây là cơ sở để kích thích tư duy và giải phóng mọi người khỏi sự e dè. Không may là não bộ chúng ta không tự nhiên lại sáng tạo. Não bộ hoạt động bằng cách tự chuyển các kinh nghiệm lại thành các khuôn mẫu và sau đó sử dụng chính những khuôn mẫu đang tồn tại này. Vậy nên việc khiến bản thân con người trở nên tự do, được là chính mình cũng chỉ làm cho họ thêm sáng tạo hơn một chút (nhờ gạt bỏ được sự rụt rè). Còn nếu muốn trở nên sáng tạo hơn nhiều, chúng ta phải phát triển một số kỹ năng tư duy nhất định. Những kỹ năng này là một phần của lối tư duy đa chiều “lateral thinking” mà tôi sẽ đề cập ở phần sau. Các kỹ thuật này không phải tự nhiên mà có, và bao gồm các phương pháp kích thích được cho là phi logic. Tuy nhiên, những phương pháp này lại hoàn toàn logic trong các hệ thống khuôn mẫu. Sự sáng tạo không phải là một món quà kỳ bí. Có những kỹ thuật đặc biệt của tư duy sáng tạo, và tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong cuốn sách này. Tôi cũng sẽ chỉ ra cách sử dụng thận trọng những kỹ thuật của tư duy đa chiều đã góp phần cứu Thế vận hội Olympic suýt nữa có nguy cơ chấm dứt vào năm 1984. LOGIC VÀ NHẬN THỨC Mọi người đều hiểu rằng logic là nền tảng để có được một tư duy tốt. Nhưng đó là gì? Logic kém khiến tư duy cũng không tốt. Điều này thật hiển nhiên. Nếu như vậy thì khả năng logic tốt có khiến bạn tư duy tốt hơn https://thuviensach.vn không? Không may, câu trả lời là không. Ngay cả những nhà logic học sơ cấp đều biết rằng khả năng logic không thể nào tốt hơn nền tảng hay nhận thức ban đầu. Tất cả các nhà logic học đều biết điều này, nhưng sau đó họ đều quên nó đi. Nếu máy tính của bạn bị lỗi, dù bạn nhập gì vào cũng không cho ra được kết quả. Đến khi lỗi đó được khắc phục thì máy tính của bạn mới làm việc một cách chính xác được. Nếu nhập đúng dữ liệu, bạn sẽ có câu trả lời đúng. Còn nếu nhập sai, bạn có thể nhận được câu trả lời sai (dù cho có thể bạn không biết điều này). Cũng tương tự như vậy với logic. Giống như máy tính, logic là cơ chế phục vụ dữ liệu và nhận thức mà chúng ta đang sử dụng. Vì thế, chúng ta nên nhanh chóng chỉ ra lỗi logic sai nhưng từ từ chấp nhận kết luận của logic đúng bởi nhận thức của chúng ta là chưa đủ. Tôi muốn nói rằng 85% suy nghĩ thường ngày là những vấn đề của nhận thức. Hầu hết các loại lỗi sai trong tư duy đều là lỗi về mặt nhận thức (như là vì tầm nhìn hạn chế…) và không phải lỗi về logic. Nhận thức là nền tảng của sự hiểu biết. Còn logic thì đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề kỹ thuật và đặc biệt là trong các hệ thống đóng như toán học. Nhận thức rất quan trọng và là một phần của tư duy, vậy mà thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta luôn tin rằng logic là nền tảng của tư duy. Điều này bắt nguồn từ thói quen tư duy phản hồi. Bạn đưa dữ liệu cùng với nhận thức và thông tin sẵn có cho học sinh, sau đó yêu cầu chúng phản hồi. Rõ ràng là khả năng logic chỉ quan trọng khi nhận thức được hình thành. Vậy nên trong cuộc sống thực, chúng ta phải tự xây dựng nhận thức của mình. Cả logic và nhận thức đều quan trọng, giống như tầm quan trọng của cả bánh xe và động cơ để tạo nên chiếc ô tô vậy. Nhưng nếu buộc phải chọn giữa logic và nhận thức, tôi sẽ chọn nhận thức. Vì phần lớn các suy nghĩ thông thường đều phụ thuộc vào nhận thức. Chúng ta sẽ tiến rất xa nếu có nhận thức tốt (tôi sẽ giải thích trong phần sau), nhưng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu chúng ta rơi vào trường hợp khả năng logic giỏi mà nhận thức lại tồi. https://thuviensach.vn Trong thực tế, logic và nhận thức có mối quan hệ khăng khít với nhau. Cuốn sách này sẽ trình bày tập trung vào sự nhận thức, vì đó là cơ sở của sự hiểu biết, và vì chúng ta thường quên mất nhận thức là một phần của tư duy. CẢM XÚC, CẢM GIÁC VÀ TRỰC GIÁC Ngược lại với những gì nhiều người tin tưởng, cảm xúc, cảm giác và trực giác đóng vai trò là nòng cốt của tư duy. Mục đích của tư duy là tổ chức lại thế giới (trong suy nghĩ của chúng ta) để chúng ta có thể ứng dụng cảm xúc một cách hiệu quả. Và chính cảm xúc sẽ tạo nên các lựa chọn hay quyết định. Câu hỏi mấu chốt là khi nào nên sử dụng cảm xúc và cảm giác? Có những người cho rằng cảm giác tốt chính là chỉ dẫn xác thực duy nhất để hành động. Họ nghi ngờ tính logic và trò chơi câu chữ vì họ cảm thấy logic có thể được dùng để chứng minh cho một điều gì đó (thực sự thì điều này có thể đúng với một vài khía cạnh hay giá trị được chọn lựa cẩn thận). Với những người đó, linh cảm chính xác mới là điều thần linh mách bảo. Quan niệm này rất nguy hiểm bởi vì linh cảm chính xác đó có thể vô cùng xấu xa và không đầy đủ. Những hành động vô nhân đạo giữa con người với con người bắt nguồn từ những linh cảm nhất thời đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta phát triển khả năng nhận thức bằng cách nhìn nhận một tình huống theo nhiều góc độ khác nhau, sau đó áp dụng các giá trị và cả linh cảm thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Logic và lập luận không thể thay đổi cảm giác, nhưng nhận thức thì có thể. Bạn gặp một người lạ trong kỳ nghỉ, và anh ta có vẻ thật sự nhiệt tình giúp đỡ bạn. Sau đó, lại có người bảo rằng anh ta có thể là kẻ bịp bợm. Rồi bạn nhìn nhận lại người đó qua luồng thông tin kia, khi đó, nhận thức khiến bạn thay đổi cảm giác với người lạ đó. https://thuviensach.vn Thay vì loại bỏ cảm xúc ra khỏi tư duy như cách thông thường mà chúng ta được dạy, chúng ta cần tìm cách cho phép cảm xúc và cảm giác giữ một vai trò nhất định trong tư duy. Trong cuốn sách này, tôi sẽ mô tả những phương pháp để làm điều đó. Ví dụ như việc sử dụng “chiếc mũ đỏ” trong kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy. Trong tư duy, trực giác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng thật nguy hiểm khi cứ ngồi một chỗ và không tư duy với hy vọng tự nhiên trực giác mách bảo điều gì đó. Đôi lúc trực giác có thể hoàn toàn sai lầm, ví dụ như khi bạn đang cần đoán các tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, giống với cảm xúc và cảm giác, trực giác cũng đóng một vai trò nhất định trong tư duy. Luôn có hai sự ảnh hưởng lớn tác động lên người trẻ tuổi. Đầu tiên là áp lực ngang hàng với bạn bè, những người cùng nhóm, cùng độ tuổi, cùng thu nhập. Điều này hình thành nên nhận thức và các giá trị. Trừ phi bạn trẻ đó có thể độc lập suy nghĩ, nếu không họ sẽ bị cuốn theo, bị ảnh hưởng bởi nhóm mà họ tham gia (thậm chí kể cả khi đó là nhóm nghiện ngập). Ảnh hưởng lớn thứ hai là âm nhạc trong văn hóa của giới trẻ, với những ca từ lặp lại nhấn mạnh vào những cảm xúc rối bời của thanh niên. Giống như đứng trên cánh đồng lúa gió thổi rì rào, trong tư duy của những người trẻ cũng luôn tràn ngập các câu hỏi “Anh ấy có yêu mình không?” được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhạc pop là dòng nhạc vô cùng truyền cảm. Từ trước tới nay, dòng nhạc này luôn mang lại những cảm xúc sâu lắng và thậm chí cả những suy tư, nhưng nhìn chung dòng nhạc này ít khi giúp người ta có thể suy ngẫm về bản thân. TÓM LƯỢC Trong phần này, tôi đã trình bày một vài điều cần được nhận thức một cách đúng đắn về tư duy. Chúng ta cần thông tin nhưng cũng càng cần tư duy. Tư duy không phải là điều liên quan đến trí thông minh hay các vấn đề khó khăn cần giải quyết. Sự hiểu biết thậm chí còn quan trọng hơn cả trí thông minh. https://thuviensach.vn Tư duy theo cách truyền thống chủ yếu tập trung vào tư duy phê phán, lập luận, phân tích và sự logic. Những yếu tố này rất quan trọng, và tôi cũng hy vọng tôi không làm các bạn hiểu lầm về sự quan trọng của chúng. Nhưng có một phần khác của tư duy và nó thực sự nguy hiểm nếu chúng ta cứ coi rằng chỉ những yếu tố trên là đủ. Bên cạnh lối tư duy phê phán, chúng ta cần tư duy xây dựng và tư duy sáng tạo. Bên cạnh tư duy lập luận, chúng ta cần khai thác làm rõ vấn đề trước. Bên cạnh tư duy phân tích, chúng ta cần các kỹ năng để thiết kế. Ngoài logic, chúng ta cần nhận thức. Theo cách tư duy truyền thống, chúng ta thường coi trọng tư duy phản hồi: phản hồi lại với những gì xảy ra với mình. Nhưng có một khía cạnh khác của tư duy. Đó là tư duy chủ động, tìm ra và thực hiện để biến mọi ý tưởng thành hành động. Nó đòi hỏi sự thực hiện hoặc các kỹ năng làm việc. Nó đòi hỏi tư duy xây dựng, sáng tạo và phát triển. Nhiều lối tư duy mang màu sắc tiêu cực như thử thách, tấn công, chỉ trích, tranh luận, chứng minh sai… Nhưng liệu đây có phải là cách duy nhất để xử lý hay chúng ta có thể đạt được cùng mục đích này theo một cách mang tính xây dựng hơn? Tôi tin là chúng ta hoàn toàn có thể. Tư duy sáng tạo cực kỳ quan trọng. Chúng ta có thể bắt đầu thấy mình có thể dùng tư duy sáng tạo một cách thận trọng như thế nào thay vì chờ đợi cảm hứng xuất hiện. Cảm xúc và cảm giác cũng giữ vai trò quan trọng trong tư duy. Đó không phải là yếu tố chúng ta nên loại bỏ, mà nên học cách sử dụng sao cho đúng đắn. Tóm lại, trí thông minh là khả năng, và được sử dụng để phát triển các kỹ năng tư duy. Nếu không có kỹ năng tư duy thì khả năng này cũng không được dùng đến. Đôi lời về tác giả https://thuviensach.vn Tiến sĩ Edward de Bono từng giành được học bổng Rhodes vào Đại học Oxford và hiện nay ông là giảng viên thỉnh giảng ở nhiều trường đại học trên thế giới trong đó có Oxford, Cambridge, London và Harvard. Ông ở một vị thế khá đặc biệt khi viết cuốn sách này bởi hai lý do sau: 1. Không giống như hầu hết những người làm trong ngành giáo dục khác, Tiến sĩ de Bono không chỉ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mà còn làm kinh doanh, chính trị và ngoại giao. Tiến sĩ đã xây dựng và phát triển một chương trình thông dụng dành cho việc giảng dạy trực tiếp kỹ năng tư duy thành một môn học ở trường (gọi là chương trình CoRT). Cùng thời điểm đó, những kiến thức của ông về hệ thống tư duy đã trở thành chỉ dẫn thiết yếu của các tập đoàn lớn và của rất nhiều tổ chức trên thế giới. Điều này tương đối quan trọng bởi hai lý do. Thứ nhất, giáo dục không phải là một trò chơi mà là hành trang để bước vào cuộc sống. Vì vậy, các kỹ năng tư duy được giảng dạy ở trường phải hữu dụng để vào đời. Có thể thấy nhiều phương pháp tiếp cận việc giảng dạy tư duy không còn phù hợp. Lý do thứ hai là các lĩnh vực kinh doanh, chính trị, ngoại giao đòi hỏi sự khắt khe trong nghiên cứu. Sinh viên ở trường phải chấp nhận những thứ đã được đặt ra trước mắt. Nhưng các nhà điều hành doanh nghiệp không phải chấp nhận bất cứ điều gì. Họ sẽ chỉ chấp nhận sự chỉ dẫn về mặt tư duy nếu họ tin là các chỉ dẫn này có liên quan, thực tế và quan trọng. Chính các khách hàng, những người trả tiền cho họ, sẽ đánh giá một cách tối ưu. 2. Khác với các nhà giáo dục khác, Tiến sĩ de Bono làm việc ở khắp nơi trên thế giới. Ông làm việc trực tiếp trên 45 quốc gia lớn (và một vài quốc gia nhỏ). Các công trình của ông được sử dụng ở nhiều nơi. Ông làm việc trong môi trường đa dạng văn hóa và hệ tư tưởng. Điều này buộc ông phải nhìn vào các mặt quan trọng nhất của tư duy và giải phóng bản thân khỏi thói quen tư duy cố hữu gói gọn trong một nền văn hóa. Ví dụ, điều này cho phép ông nhìn rõ sự giới hạn của thói quen tư duy ở các nước phương Tây như tranh luận và tư duy phê phán. Làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau với https://thuviensach.vn nhiều giáo viên, các điều kiện khác nhau buộc ông đơn giản hóa và xây dựng phương pháp giảng dạy thực tế. Điều này khó có thể dựa vào các giáo viên được đào tạo thông thường khác. 3. Không giống như nhiều người làm trong lĩnh vực này, Tiến sĩ de Bono là nhà tư duy đầu tiên thảo luận trực tiếp về bản chất của tư duy và các phương pháp để giảng dạy. Quá nhiều người trong lĩnh vực này đơn giản chỉ sao chép từ những người khác và góp nhặt mỗi chỗ một ít. Kiến thức nền tảng của Tiến sĩ de Bono ở cả hai lĩnh vực tâm lý và y học đã đưa ông tới một vị trí độc đáo để có thể hiểu các hệ thống thông tin tự tổ chức sinh học. Đây là nền tảng của nhận thức và tư duy sáng tạo. Những yếu tố này sẽ được làm sáng tỏ trong những trang sau. 4. Nhìn chung, Tiến sĩ de Bono với 25 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy kỹ năng tư duy, có một vị thế hoàn toàn khác những người đi sau trong lĩnh vực này. Các phương pháp của ông (như là chương trình CoRT) đã được kiểm định qua rất nhiều năm ở nhiều độ tuổi, khả năng, giảng viên, cũng như các điều kiện khác nhau. Quan trọng hơn là, các phương pháp này hiện nay đang được đưa ra để áp dụng vào giảng dạy. Từ kinh nghiệm phong phú của mình, Tiến sĩ de Bono chú trọng vào sự đơn giản và tính thực tiễn. Đó chính là lý do ông có thể tiến hành đào tạo phương pháp này cho 105.000 giáo viên ở Venezuela. Không khó để có thể xây dựng các chương trình phức tạp mà trông có vẻ ổn nhưng thực ra lại khó để có thể đưa vào giảng dạy và ứng dụng. Bởi lẽ các ông bố bà mẹ không phải là các giáo viên có nghiệp vụ sư phạm cao, nên các kinh nghiệm và tính thực tiễn mà Tiến sĩ de Bono đưa ra trong cuốn sách này là vô cùng cần thiết và hữu ích. GIÁO DỤC Tiến sĩ Edward de Bono được biết đến là người tiên phong trong công cuộc giảng dạy tư duy ở trường học. Cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản năm 1967 và chương trình CoRT đã được đưa vào sử dụng từ năm 1972. https://thuviensach.vn Ông đã làm diễn giả ở nhiều hội thảo về giáo dục (Hội thảo quốc tế về tư duy, Hội đồng trẻ em năng khiếu thế giới, Hội thảo quốc gia ASCD và nhiều hội thảo khác). Năm 1989 ông được mời tới phát biểu trong Ủy ban Giáo dục Hoa Kỳ, nơi đưa ra các giải pháp cho chính phủ và các chuyên viên giáo dục cấp cao từ các bang của Hoa Kỳ. Cũng vào năm 1989, ông được mời tới phát biểu khai mạc một hội thảo đặc biệt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở Paris để đánh giá trực tiếp khả năng giảng dạy tư duy. Đây là hội thảo quan trọng với sự tham gia của tất cả các thành viên của OECD (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh…) Chương trình CoRT về giảng dạy tư duy ở trường học giờ đây đã được áp dụng rộng rãi trên toàn Canada (bao gồm cả những khu vực nói tiếng Pháp). Ở Hoa Kỳ, số người đang áp dụng chương trình này ngày một tăng. Minnesota, là một bang đi đầu về giáo dục, đã cấp một quỹ đặc biệt để đào tạo về chương trình này và tiến tới giới thiệu trong trường học. Tiến sĩ de Bono đã được Học viện Khoa học Soviet mời tới Moscow để huấn luyện cho các giáo viên trong một dự án đặc biệt mang tên School Project One, quy tụ các trường thực nghiệm hàng đầu thường triển khai giảng dạy thí điểm các phương pháp mới. Ở Trung Quốc, chương trình CoRT đã được chọn lựa để áp dụng ở một số trường trung học trong nhiều năm. Ở Singapore, chính phủ đã tự kiểm định và đưa chương trình CoRT vào áp dụng ở 45 trường học. Giờ đây, họ đang lên kế hoạch để mở rộng chương trình này cho tất cả các trường học. Ở Malaysia, chương trình này đã được đưa vào các trường trung học từ nhiều năm trước. Ở Bulgaria, sau khi tiến hành một loạt các kiểm định thỏa đáng, chính phủ đã giới thiệu phương pháp này tới tất cả các trường học. Ở Venezuela, một giáo sư triết học tại Đại học Caracas (Tiến sĩ Machado), người được truyền cảm hứng từ cuốn sách The Mechanism of Mind (tạm dịch: Cơ chế của tư duy) của Tiến sĩ de Bono, sau đó đã trở thành một chính trị gia, và lập nên Bộ Phát triển Trí thông minh, hoạt động phần lớn dựa trên các phương pháp của https://thuviensach.vn Tiến sĩ de Bono. Tuy vậy, một thay đổi trong chính phủ đã kéo theo việc bãi bỏ Bộ này, nhưng chương trình của Tiến sĩ de Bono và chương trình Gia đình vẫn được Bộ Giáo dục tiếp tục thực hiện. Chương trình CoRT được sử dụng theo nhiều cách ở nhiều nước khác nhau như Anh, Úc, New Zealand, Israel, Thụy Điển, Kuwait, Pakistan… Nghiên cứu hay nhất do Tiến sĩ John Edwards tại Đại học James Cook ở Úc thực hiện. Ông đã chỉ ra rằng việc áp dụng khóa học tư duy CoRT đang gia tăng số học sinh xếp hạng đầu về môn toán từ 25% lên tới 52%. Và cũng không ngạc nhiên lắm khi các doanh nghiệp cho thấy họ quan tâm nhiều hơn tới công trình của Tiến sĩ de Bono. Không có ý gì khác khi nói rằng trong kinh doanh, người ta rốt cuộc vẫn quan tâm tới kết quả cuối cùng. Tư duy liên quan tới hành động, quyết định và ý tưởng mới. Đây cũng chính là điều mà Tiến sĩ de Bono quan tâm. Các doanh nghiệp đều biết rằng con người là nguồn lực chính của họ. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp rất quan tâm tới việc tăng cường tư duy cho chính nguồn lực của họ. Tiến sĩ de Bono thường được mời làm cố vấn cấp cao về tư duy để giúp nguồn nhân lực của công ty đáp ứng với sự thay đổi, các chiến lược, sự củng cố và các định hướng mới. Một loạt các tập đoàn đã trở nên lớn mạnh như được dự đoán khi áp dụng các phương pháp của Tiến sĩ de Bono về tư duy do họ đưa tư duy vào áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của mình. Từ NTT (tập đoàn của Nhật Bản có giá trị cao nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện thoại và viễn thông) tới Smurfitt (công ty lớn nhất ở Ailen về đóng gói). Từ IBM (về lĩnh vực máy tính) tới Weston Group (tập đoàn thực phẩm của Canada). Từ General Motors (lĩnh vực xe hơi) tới Dentsu (tổ chức quảng cáo được coi là lớn nhất trên thế giới đến từ Nhật Bản). Từ Shell (trong lĩnh vực dầu khí) tới L. M. Ericsson (rada và điện của Thụy Điển). Từ Du Pont (hóa chất) tới Prudential (công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới). Từ Ciba-Geigy https://thuviensach.vn (dược phẩm của Thụy Sĩ) tới Citicorp (ngân hàng lớn nhất của Mỹ). Từ BHP (công ty lớn nhất về thép và khai mỏ của Úc) tới Zegna (nhà thiết kế hàng đầu của Italy). Từ Heineken (bia Hà Lan) tới American Standard (đồ dùng nhà tắm). Tiến sĩ de Bono thường được mời tới diễn thuyết trong nhiều hội thảo quan trọng như BIMCO (hội thảo vận tải đường biển lớn nhất thế giới), the Institute of Institutional Investors (hiệp hội các nhà đầu tư có tổ chức), YPO (tổ chức chủ tịch trẻ)… CÔNG VỤ Khi trường Đại học Defense Department ở Pentagon của Mỹ tổ chức hội thảo đầu tiên về khả năng sáng tạo, họ đã mời Tiến sĩ de Bono khai mạc buổi hội thảo. Nhưng vì có trọng trách cần ưu tiên ở Helsinki, ông đã khai mạc cuộc họp qua điện thoại từ phía bên kia đại dương ở Phần Lan. Tiến sĩ de Bono đã có một vài buổi hội nghị chuyên đề với Bộ Cảnh sát Los Angeles và các hiệp hội, trường cảnh sát khác. Khi Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association) tổ chức hội thảo đầu tiên tìm giải pháp cho vấn đề xung đột giáo dục, họ đã mời Tiến sĩ de Bono phát biểu khai mạc hội nghị. Ông cũng đã được mời tới làm diễn giả trong hội nghị pháp luật của Khối thịnh vượng chung với sự tham gia của 5.000 luật sư từ khắp nơi trên thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, Tiến sĩ de Bono đã được mời phát biểu tại nhiều diễn đàn, trong đó có diễn đàn kinh tế thế giới Davos danh giá trong một vài dịp, diễn đàn kinh tế của các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương, hiệp hội các ngân hàng quốc tế và nhiều diễn đàn khác. Tiến sĩ de Bono đã được Chính phủ Canada mời tới tổ chức buổi hội nghị chuyên đề CIDA chịu trách nhiệm về vấn đề viện trợ quốc tế. Bộ trưởng Bộ Chất thải độc hại của California đã mời tiến sĩ tổ chức một loạt các chuyên đề và hội thảo để giúp họ tìm ra cách kiểm soát, điều tra và ban hành pháp luật cho một số vấn đề liên https://thuviensach.vn quan. Rất nhiều ủy ban dịch vụ công (từ Úc, Canada, Singapore, Malaysia) cũng đã mời Tiến sĩ de Bono tới tham gia giải quyết khó khăn cùng họ. Trong số những bên đã tìm đến sự giúp đỡ của tiến sĩ, có cả Quỹ động vật hoang dã thế giới và Bảo tồn thiên nhiên của Liên Hợp Quốc. QUỐC TẾ Tiến sĩ de Bono đã làm việc ở rất nhiều quốc gia: Canada, Mỹ, Mexico, Brasil, Argentina, Thụy Điển, Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Ấn độ, Pakistan, Singapore, Malaysia, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và 19 quốc gia khác, chưa kể tới một vài quốc gia nhỏ như Malta, UAE, Fiji… Các tác phẩm của Tiến sĩ de Bono đã được dịch ra 23 ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ chính ở châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Do Thái, Urdu… Thật đáng ngạc nhiên khi các tác phẩm của ông được chấp nhận và được sử dụng ở nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau như đạo Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Chủ nghĩa Mác, Trung Quốc, Nhật Bản… XUẤT BẢN Tiến sĩ de Bono đã viết cuốn sách đầu tay vào năm 1967 với tựa đề New Think (tạm dịch: Tư duy mới) và thuật ngữ này đã được Gorbachev sử dụng trong 20 năm. Từ đó, ông đã viết 30 cuốn sách, tất cả đều là kiến thức chung về tư duy. Có thể kể ra một số đầu sách như: The Mechanism of Mind (Cơ chế của tư duy); Lateral Thinking (Tư duy đa chiều), Teaching Thinking (Dạy tư duy), Children Solve Problems (Dạy trẻ giải quyết vấn đề), Practical Thinking (Tư duy thực tế), Conflicts (Mâu thuẫn), Atlas of Management Thinking (Bí kíp tư duy quản lý), Six Thinking Hats https://thuviensach.vn (Sáu chiếc mũ tư duy), Letters to Thinkers (Thư gửi các nhà tư duy), I am Right,You are Wrong (Tôi đúng, bạn sai). Đài BBC (London) đã sản xuất ra chương trình truyền hình gồm 10 phần có tên Khóa học tư duy của tiến sĩ de Bono đã được phát rộng rãi trên hệ thống PBS của toàn nước Mỹ. Một seri khác với 13 phần có tên Những nhà tư duy vĩ đại do tập đoàn IBM (Đức) tài trợ và chương trình Bách khoa toàn thư Anh đã được phát ở châu Âu. Chương trình tư duy CoRT là chương trình giáo dục chính do Tiến sĩ de Bono phát triển. Chương trình gồm có 6 phần, mỗi phần có 10 bài học. Một chương trình khác sử dụng kỹ năng viết nhiều hơn là Suy nghĩ, Ghi chú, Viết (được xuất bản bởi Công ty Perfection Learning, Iowa). Ngoài ra, còn băng cát xét Masterthinker (Bậc thầy tư duy) do Trung tâm quốc tế về Tư duy sáng tạo sản xuất. SUY NGẪM VỀ TƯ DUY Tiến sĩ de Bono là người sáng tạo ra thuật ngữ tư duy đa chiều (lateral thinking), hiện nay thuật ngữ này đã được nhiều người biết đến và đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford, trở thành một phần của ngôn ngữ tiếng Anh. Nền tảng kiến thức của Tiến sĩ de Bono về y học đã trở nên rất cần thiết cho việc hình thành các ý tưởng mới của ông. Nếu kiến thức nền của ông đến từ các lĩnh vực như triết học, toán học hay công nghệ thông tin, ông sẽ không thể có được các ý tưởng hiện nay bởi những lĩnh vực này xử lý các hệ thống thông tin được tổ chức bên ngoài, nơi xử lý các dữ liệu dựa trên các quy luật logic. Trong y học, Tiến sĩ de Bono đã nghiên cứu các hệ thống kết hợp trong cơ thể con người (hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, kiểm soát ion, chức năng thận, hooc môn…). Nhờ đó, ông đã phát triển một loạt các khái niệm sinh học về sự tổ chức và trao đổi thông tin. Đây là nền tảng của các khái niệm về hệ thống tự tổ chức. Trong cuốn sách The Mechanism of Mind (Cơ chế của tư duy) đã xuất bản vào năm 1969, Tiến sĩ de Bono đã miêu tả cách não bộ https://thuviensach.vn hoạt động như một mạng nơ-ron cho phép các thông tin tự tổ chức thành các khu vực. Cuốn sách đó đã đi trước thời đại khoảng 20 năm do những khái niệm được trình bày trong đó hiện nay tạo thành cơ sở cho sự phát triển mới nhất của máy tính: đó là máy tính nơ ron, cỗ máy hoạt động dựa trên mạng nơ-ron… Kể từ khi cuốn sách này được xuất bản, nhiều người đã quan tâm tới lĩnh vực hệ thống tự tổ chức và hiện nay một mảng của toán học đang nghiên cứu vấn đề này. Các mô hình chức năng não đa dạng đã được đưa ra, và có một vài trường hợp, chúng tương đối giống với mô hình Tiến sĩ de Bono đưa ra vào năm 1969. Đây là cơ sở cho phép Tiến sĩ de Bono phát triển các ý tưởng của ông về sự nhận thức và khả năng sáng tạo. Dựa trên cơ sở này, ông đã tạo ra kỹ thuật của tư duy đa chiều. Cũng từ cơ sở này, các kỹ thuật thay đổi nhận thức được đưa ra trong chương trình CoRT đã hình thành. Như vậy có thể thấy cơ sở lý thuyết trong các tác phẩm của Tiến sĩ de Bono là dựa trên hoạt động của các hệ thống tự tổ chức. Gần đây, Tiến sĩ de Bono đã mời các tập đoàn máy tính và phần mềm lớn tham gia vào dự án “Nhiệm vụ bắt buộc trong tư duy”, mục đích của dự án này là nghiên cứu sự liên quan giữa việc cung cấp thông tin và khả năng sử dụng thông tin của chúng ta. Cuộc họp đầu tiên về dự án này đã diễn ra tại Washington D.C. vào tháng 5 năm 1989. Ngoài ra, Tiến sĩ de Bono còn nghiên cứu một dự án quan trọng về việc tạo ra một ngôn ngữ quốc tế mới cho tư duy. KINH NGHIỆM Tiến sĩ de Bono làm việc trong lĩnh vực tư duy kể từ năm 1965. Cuốn sách đầu tay của ông được xuất bản vào năm 1967 và chương trình CoRT được đưa vào sử dụng từ năm 1972. Các ý tưởng và phương pháp của ông đã được kiểm định qua thời gian, thực tiễn và khả năng sử dụng. https://thuviensach.vn Các kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy tư duy của ông rất quan trọng. Bằng mọi giá, việc giảng dạy tư duy cần tránh gây nhầm lẫn và phức tạp hóa vì cách thức đó không thể tăng cường tư duy mà ngược lại còn khiến mọi chuyện tệ hơn. Kể từ khi việc giảng dạy tư duy được ủng hộ ở Mỹ, nhiều nhà xuất bản đã đặt nhiều tác giả viết các bản thảo một cách vội vã, gấp gáp, sơ sài. Điều này phần lớn được thực hiện bằng cách sao chép các tài liệu và gộp chúng lại với nhau theo nhiều cách khác nhau, mà chính cách thức này đã phá hỏng cả phương pháp dạy mới này. Các tác giả thường chọn giải pháp thay thế là lấy nơi này một ít, nhặt nơi kia một ít. Và có thể dự đoán trước được kết quả là một mớ hỗn độn. Cuối cùng, người ta lại quay lại với cách tiếp cận tư duy xưa cũ phần lớn dựa trên tư duy phê phán truyền thống. Nhưng cũng có nhiều chương trình như vậy được trình bày một cách chuyên nghiệp và xuất bản tốt. Không may là nó hoàn toàn không đủ. Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này đang bị thiếu hụt. Phân tích quá trình tư duy thành nhiều yếu tố và sau đó tìm cách dạy các yếu tố này không giống như việc thiết kế công cụ giảng dạy “thực tiễn”. Vào năm 1984, phong trào thi đấu ở Thế vận hội Olympic gần như đã đến hồi kết vì không thành phố nào trên thế giới muốn chịu chi phí để trở thành chủ nhà đăng cai thế vận hội này. Nhưng thành công sáng giá của Peter Ueberroth và đồng đội ở giải đấu Los Angeles đã mang đến tương lai cho đại hội thể thao này. Trong một bài phỏng vấn cho tờ Washington Post, Ueberrroth cho biết anh đã sử dụng tư duy đa chiều để tạo các khái niệm mới được yêu cầu. Anh đã học các kỹ năng của tư duy đa chiều từ Tiến sĩ de Bono trong một hội thảo chuyên đề nhiều năm trước đây. Đó là một ví dụ điển hình của sự hiệu quả mang tính thực tiễn trong phương pháp tư duy của Tiến sĩ de Bono. Ông Ron Barbaro, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential ở Canada cho hay, cách ông sử dụng các phương pháp tư duy của Tiến sĩ de Bono đã tạo ra sự thay đổi đáng kể cho bảo hiểm nhân thọ. Loại bảo hiểm nhân thọ truyền thống thường được chi trả nếu người https://thuviensach.vn mua bảo hiểm qua đời. Nhưng ý tưởng mới được đưa ra đó là khi người mua bảo hiểm bị chẩn đoán bệnh không thể cứu chữa như ung thư, AIDS… nó cũng cho phép người mua bảo hiểm được chi trả cho việc chăm sóc và chữa bệnh tốt hơn. Chính sách mới này hiện giờ đã được những công ty bảo hiểm lớn nhất ở Canada áp dụng và rất được quan tâm ở nhiều nơi khác. TÓM LƯỢC Có thể thấy rằng cuốn sách này được viết bởi người có kiến thức, bằng cấp và kinh nghiệm giỏi nhất trong lĩnh vực này. Vậy điều gì quan trọng khiến Tiến sĩ de Bono không chỉ làm việc trong một lĩnh vực nhỏ hẹp của giáo dục thôi mà lại quan tâm tới một lĩnh vực rộng lớn của tư duy áp dụng? Ý tưởng và phương pháp của ông đã vững vàng qua khảo nghiệm và qua rất nhiều khách hàng. Tiến sĩ nhấn mạnh vào sự đơn giản và tính thực tiễn cao là cần thiết trong lĩnh vực mà trước đó đã quá phức tạp, dễ nhầm lẫn và mang tính triết học cao. Tiến sĩ de Bono quan tâm tới tư duy để hoàn thành mọi việc và tạo ra các ý tưởng mới. Điều này trái ngược với tư duy phản hồi truyền thống chỉ quan tâm tới phân tích, chỉ trích và tranh luận. Sử dụng cuốn sách này như thế nào? ĐỘ TUỔI Mặc dù ban đầu tác giả định viết cuốn sách này dành cho các bạn trẻ, nhưng thực ra không giới hạn độ tuổi. Các phương pháp và kỹ thuật không chỉ phù hợp với người trẻ mà còn phù hợp với cả người trưởng thành. Thực tế là rất nhiều phương pháp trong cuốn sách này đã được dạy cho các giám đốc kinh doanh cấp cao và họ đã thường xuyên sử dụng chúng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Các phương pháp cơ bản trong toán học là như nhau với mọi lứa tuổi. Các phương pháp tư duy cơ bản cũng vậy. Tuy nhiên, ở độ tuổi lớn hơn, đòi hỏi sẽ cao https://thuviensach.vn hơn. Các kỹ thuật cũng nên được sử dụng chính xác hơn. Câu trả lời cũng nên phức tạp hơn. Và nếu có thể, chúng ta nên kết hợp sử dụng các kỹ thuật. Các đề mục thực hành cũng nên được sử dụng phức tạp hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận về cơ bản là giống nhau. Hầu hết các phương pháp trình bày trong cuốn sách này phù hợp với trẻ khoảng 9 tuổi. Tuy nhiên, với những bậc cha mẹ có tính kiên nhẫn và với những phương pháp đơn giản thì độ tuổi giới hạn phù hợp này có thể là 6 tuổi. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ liệt kê một danh sách những mục trong cuốn sách này phù hợp với những em nhỏ tuổi. Ví dụ, phương pháp hình vẽ có thể dạy cho những trẻ 4 tuổi. CÁCH DẠY TRẺ VỚI CUỐN SÁCH NÀY Có ba cách để dạy các phương pháp tư duy dựa theo cuốn sách này. 1. Những trẻ lớn, trẻ có hiểu biết hơn, và những trẻ yêu thích “tư duy” có thể đọc toàn bộ cuốn sách cùng với cha mẹ. Sau đó, cha mẹ nên thảo luận các điểm cơ bản, các phương pháp trong cuốn sách và thực hành các bài tập cùng trẻ. Cách này sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng hai cuốn sách, một cuốn cha mẹ dùng và một cuốn dành cho trẻ. 2. Với những trẻ nhỏ hơn và những trẻ không thích đọc sách, cha mẹ nên đọc cuốn sách và liệt kê tất cả những thông tin quan trọng, sau đó dạy cho trẻ. Một vài phần có thể được lược bớt hoặc đơn giản hóa. Những phần mô tả các quá trình thực tế, cha mẹ nên đọc trực tiếp cho trẻ nghe. 3. Với những trẻ quá nhỏ và những trẻ chậm hiểu, cha mẹ có thể giảng giải cho chúng, nhưng chỉ chọn lựa một số phần thôi. Nếu bạn dạy trẻ từng phần nhất định trong cuốn sách này khi chúng còn nhỏ, bạn có thể dạy chúng những phần còn lại khi chúng lớn hơn. Ba phương pháp tiếp cận này sẽ được chỉ ra trên hình dưới. https://thuviensach.vn ĐỘNG LỰC Động lực chính là yếu tố quan trọng nhất, nếu không có động lực thì sẽ rất khó để dạy bất kỳ cách tư duy nào. Thật không may, nếu chỉ nói với trẻ rằng “tư duy” sẽ giúp chúng rất nhiều trong học tập hoặc công việc sau này thì hầu như sẽ chẳng có ích gì trong việc tạo động lực cho chúng. Việc dạy tư duy cần vui vẻ, sôi nổi và khiến chúng yêu thích, thậm chí giống như một trò chơi vậy. Kinh nghiệm đã cho tôi thấy những đứa trẻ cũng có thể thích tư duy. Chúng thích vận động trí óc và có các ý tưởng. Nhưng chúng cần phải thực hiện. Nếu đưa cho đứa trẻ một câu hỏi gần như không trả lời được, bạn đã dập tắt động lực của chúng. Vậy nên nếu bài tập hoặc bài thực hành dường như quá khó hay nhàm chán với chúng, bạn nên chọn bài khác dễ hơn và thú vị hơn. Thông thường, 9-11 là độ tuổi mà trẻ thích tư duy nhất. Sau độ tuổi đó, chúng có xu hướng trở nên bảo thủ và chỉ muốn câu trả lời của chúng là đúng. Lứa tuổi thanh thiếu niên có xu hướng vừa tự vệ, chưa có tầm nhìn, lại vừa tự mãn về suy nghĩ của chúng,cũng chính vì cảm giác sợ sai. Vì vậy, quan trọng nhất là chúng ta cần tránh phán xét đúng sai với trẻ. Suy nghĩ cũng là một dạng hành động. Đôi khi bạn làm tốt nhưng có lúc thì không, nhất là trường hợp đòi hỏi nhiều kỹ năng. Giống như chơi tennis vậy, có thể bạn chơi tennis chưa tốt nhưng bạn vẫn thích chơi. Một cách để khơi nguồn và duy trì động lực chính là lựa chọn các bài tập để thực hành. Những bài tập này cần có yếu tố hài hước và có thể suy đoán. Thật là sai lầm nếu bạn chỉ chú trọng những bài tập khó. Mục đích của cuốn sách này là giúp đỡ để dạy các kỹ năng tư duy, chứ không phải là cách gián tiếp để các bậc cha mẹ áp đặt trẻ được làm gì và không được làm gì. https://thuviensach.vn Động lực phụ thuộc vào cảm giác đạt được thành tựu. Bởi vì không phải chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời duy nhất, nên thành tích có thể đạt được theo những cách khác nhau. Liệu bạn có bao nhiêu phương án thay thế? Những ý tưởng của bạn như thế nào so với những ý tưởng của tôi? Liệu chúng ta có thể liệt kê thêm mục nào vào danh sách đó? Thực tình tôi chưa từng nghĩ về điều này. Có những ý tưởng chợt xuất hiện mà trước đó bạn chưa từng nghĩ đến sẽ là động lực lớn lao khiến chính bạn cũng phải ngạc nhiên. Động lực cũng được tạo ra từ sự so sánh và sự cạnh tranh. Cuối cùng, đó là động lực của sự nhuần nhuyễn. Khi đã biết trượt tuyết, bạn sẽ yêu thích môn thể thao này. Khi bạn có thể áp dụng được một phương pháp tư duy, bạn cũng sẽ thích nó. Bạn có thể thực hiện được một nhiệm vụ tư duy với sự tự tin và đạt được hiệu quả thì tự bản thân nó đã là một động lực rất lớn. SỞ THÍCH HAY MÔN THỂ THAO Tôi thấy không có lý do gì để “tư duy” không thể trở thành sở thích hoặc môn thể thao. Bọn trẻ có thể gặp nhau để cùng thực hành và cùng yêu thích sử dụng trí óc. Điều này vừa mang lại giá trị xã hội, giá trị thể hiện bản thân, vừa giúp phát triển kỹ năng tư duy tốt hơn. Các phương pháp tư duy cho phép tư duy thoát khỏi các cuộc trao đổi hay tranh luận thông thường. Những phương pháp này trở thành cơ sở để tư duy phát triển thành sở thích. Sự yêu thích kỹ năng tư duy có thể là cơ sở để tạo nên “câu lạc bộ tư duy”. Bạn có thể tìm thấy bản phác họa về cơ cấu tổ chức cũng như quá trình hoạt động của một câu lạc bộ như vậy ở phần sau. Câu lạc bộ tư duy, hay chỉ là những buổi gặp gỡ, bàn luận về tư duy có thể được giới hạn trong phạm vi nhóm gia đình, bạn bè hoặc xóm giềng. PHƯƠNG PHÁP DẠY https://thuviensach.vn Bảo đảm tính đơn giản; Tránh nhầm lẫn; Bạn cần phải nhận thức rõ ràng về điều bạn đang làm ngay lúc này. Thực hành một phương pháp theo nhiều mục thực hành khác nhau. Phương pháp dạy tư duy không khác nhiều so với phương pháp dạy thể thao hay giáo dục thể chất. Nếu là giáo viên, bạn phải biết rõ mình muốn gì và phải chắc chắn rằng bạn hiểu điều đó. Hãy lấy thật nhiều ví dụ để minh họa cho những gì bạn đang tìm kiếm. Một điều quan trọng cần lưu ý là “dạy hướng vào trọng tâm”, nghĩa là cần lấy những ví dụ rõ ràng. Khi bạn vô tình nhầm lẫn cái nọ thành cái kia, cách tốt nhất để tiếp tục là chuyển sang ví dụ khác, tránh tranh luận (điều bạn đang giảng lại chưa được khẳng định là chính xác). Bạn phải luôn biết rõ bạn đang cố gắng đạt được điều gì. Có thể bạn không luôn thành công, nhưng ít nhất bạn cũng cố gắng hết sức để làm điều đó. Trong mọi trường hợp, tính đơn giản và thực tiễn phù hợp hơn sự hoàn hảo và toàn diện. Bạn cũng đừng nên dành quá nhiều thời gian chỉ để thực hành một mục hoặc một bài tập, ngay cả khi nó rất thú vị và buộc bạn phải tư duy. Quan trọng là cần biết chuyển sang một mục khác. Khi ứng dụng một phương pháp hoặc một công cụ tư duy với nhiều mục khác nhau, bạn sẽ dần hình thành được kỹ năng sử dụng phương pháp tư duy đó. Luôn nhớ rằng mục đích là dạy các kỹ năng tư duy, chứ không chỉ đơn thuần là một cuộc thảo luận thú vị để xem trẻ tư duy như thế nào. NGUYÊN TẮC Tuân thủ nguyên tắc là một trong những yếu tố quan trọng trong việc dạy tư duy. Nếu không tuân theo các nguyên tắc nhất định, bạn sẽ dễ bị sa đà hoặc đi lệch hướng và không đạt được kết quả gì. https://thuviensach.vn Nguyên tắc đầu tiên là thời gian. Thời gian dành cho mỗi bài tập tư duy nên trong một khoảng ngắn. Đây là việc làm có chủ ý. Lần đầu tiên chúng tôi áp dụng chương trình CoRT trong trường học, cả giáo viên và học sinh đều phàn nàn rằng họ không thể suy nghĩ về một chủ đề chỉ trong 3 phút. Một thời gian sau, họ nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể suy nghĩ nhiều một cách đáng kinh ngạc trong khoảng thời gian đó, và khi đó, họ sẵn sàng tuân thủ nguyên tắc này. Khoảng thời gian ngắn ấy là để suy nghĩ thật sự chứ không phải để tranh luận hay đùa cợt. Nguyên tắc về thời gian không chỉ được áp dụng trong mỗi bài tập mà còn được áp dụng trong cả một bài học, một khóa học tư duy. Đào tạo bất kỳ kỹ năng nào cũng cần có nguyên tắc, và bất kỳ huấn luyện viên thể thao nào cũng hiểu được điều này. Nguyên tắc thứ hai là sự tập trung. Chủ đề mà tôi đang nghĩ là gì? Phương pháp mà tôi đang cố gắng áp dụng là gì? Tư duy rất dễ bị phân tán. Khi một người được yêu cầu xem xét vấn đề này thì lại rất dễ bị phân tâm bởi các ý tưởng cho vấn đề khác. Trong một buổi thảo luận về một chủ đề, các ý kiến trao đổi rất dễ bị lạc hướng sang một chủ đề khác hoàn toàn. Vì thế mà cuộc họp có thể biến thành cuộc “tán gẫu”, khiến quá trình tư duy không hiệu quả. Dù vậy, chúng ta vẫn nên có tư duy mở, tự do và không bị giới hạn. Điều này hoàn toàn đúng. Vấn đề cần tư duy được khoanh vùng càng rõ ràng thì tư duy càng có thể tự do phát triển trong đúng chủ đề đó. Một người thợ mộc cần có những dụng cụ tốt và phải lành nghề để có thể sử dụng những dụng cụ đó. Anh ta được tự do dùng chúng vào bất kỳ mục đích gì. Nhưng vào mọi thời điểm, anh ta luôn biết mình đang sử dụng những công cụ đó vào việc gì. CẤU TRÚC CHUỖI VÒNG CỦA CUỐN SÁCH Cuốn sách này có thể được viết theo một chuỗi logic, tức là các phần nối tiếp nhau. Cuốn sách này cũng có thể được trình bày chặt chẽ theo cách tổng hợp các “công cụ” tư duy ở một phần, các “cách thức” ở một phần, các “thói quen” ở một phần. https://thuviensach.vn Nhưng nếu được trình bày như vậy, chắc chắn nó sẽ không thể là cuốn sách để giảng dạy tư duy. Tôi viết cuốn sách này theo một cấu trúc và thứ tự đặc biệt để cho bạn – các bậc cha mẹ – có thể dễ dàng sử dụng để dạy con. Bạn hãy nghĩ đến chuỗi vòng cổ (theo hình dưới đây). Các hạt vòng hoàn toàn riêng biệt, nhưng xâu chúng lại thì được một chuỗi vòng cổ. Tương tự, các phương pháp trong cuốn sách này đều độc lập, nhưng chúng đã kết hợp với nhau để tạo nên một cuốn sách hoàn chỉnh. Có thể tách riêng các phương pháp để áp dụng. Cách tiếp cận này khác hẳn với cách tiếp cận “theo thứ tự”, mà theo cách đó, bạn không thể chuyển sang phần thứ hai cho tới khi bạn đã nắm vững phần đầu, và phần đầu cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không có phần thứ hai. Đôi khi tôi gọi cách tiếp cận kiểu chuỗi vòng là cách tiếp cận “song song”. Ví dụ, nếu một giáo viên dạy năm công cụ tư duy, một học sinh không hiểu rõ một trong số những công cụ đó. Học sinh này lại vắng mặt khi cô giáo dạy một công cụ khác, đồng thời quên mất công cụ thứ ba đã được dạy và không biết cách sử dụng công cụ thứ tư, nhưng em này vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được công cụ thứ năm. Những công cụ này cũng giống như nhiều mũi tên trong ống, mỗi mũi tên lại có giá trị riêng. TRÌNH TỰ Giả sử một quá trình tư duy đơn giản bao gồm ba bước sau đây: 1. Tập trung 2. Sử dụng một công cụ tư duy 3. Kết quả Liệu có hợp lý không khi dạy “tập trung” trước rồi mới sử dụng tới “công cụ”, để cuối cùng thu về một “kết quả”? Hoàn toàn không hợp https://thuviensach.vn lý. Trình tự này không nên được áp dụng trong giảng dạy phương pháp tư duy. Có rất nhiều lý do phù hợp để dạy tư duy theo kiểu “đi ngược”, vì bạn luôn có một mục tiêu phía trước đã được xác định, nhưng trong thực tế phương pháp này lại không được sử dụng. Sẽ hợp lý hơn khi biết trước kết quả để người ta có cảm giác đạt được thành tựu trong khi đang xây dựng các kỹ năng tư duy. Do đó, sau khi cân nhắc kỹ đến nhiều khía cạnh bao gồm cả động lực, cuốn sách này được trình bày theo trình tự phù hợp để thực hành. Đây không phải một luận án triết học về tư duy mà là một cuốn sách thực hành để dạy các kỹ năng tư duy. THỰC HÀNH CHÍNH THỨC Giả sử bạn chưa bao giờ xem người ta chơi tennis. Bạn đứng ở đường biên của một sân tennis, và sau 15 phút bạn cảm thấy mình đã biết cách chơi. Liệu điều đó có giúp bạn trở thành một vận động viên tennis? Tương tự tư duy, hầu như mọi điều trong cuốn sách này đều dễ hiểu. Bạn có thể đọc hết cuốn sách và nắm được các hoạt động, các phương pháp trong vòng 5 phút. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã có khả năng tư duy tốt hơn. Chỉ khi áp dụng nhuần nhuyễn những điều học được vào thực tế, bạn mới có thể nâng cao kỹ năng tư duy của mình. Nhưng không phải cách thực hành nào cũng phù hợp, bạn cần kết hợp thực hành với một công cụ hoặc phương pháp tư duy cụ thể. Một anh thợ mộc có thể cầm cái cưa và miêu tả cách dùng cưa, nhưng chỉ khi đã dùng thành thạo, anh ta mới trở thành một người thợ mộc lành nghề. Việc thực hành cần phải nghiêm túc, cẩn trọng và theo đúng nguyên tắc. Hãy nhớ rằng cũng như trong huấn luyện thể thao, vận động viên phải đặt ra thời gian và bấm đồng hồ đếm ngược để luyện tập. https://thuviensach.vn Bạn cũng cần làm như vậy, đặt ra thời gian để luyện tập tư duy một cách nghiêm túc. Bạn có thể gọi đó là một bài học tư duy, hoặc một buổi học tư duy hoặc một từ nào đó phù hợp. Thời gian cho một bài học nên kéo dài trong khoảng 20-45 phút, và bạn hãy tuân thủ quy tắc này. Đây là khoảng thời gian chuẩn để một phụ huynh dạy một trẻ. Nếu có thêm nhiều trẻ cùng tham gia thì nên tăng thời lượng của bài học lên 30-60 phút. Các buổi học có thể diễn ra theo lịch cố định hằng tuần hoặc theo ngày giờ cụ thể và nên đặt trước lịch cho buổi học tiếp theo. Trừ khi trẻ thực sự hào hứng, tôi cho rằng mỗi tuần chúng ta chỉ nên dành một buổi để dạy tư duy cho chúng. Nếu điều kiện và hoàn cảnh cho phép, chúng ta có thể tăng lên một tuần hai buổi. Nếu gia đình bạn đang trong kỳ nghỉ và con bạn yêu thích các bài học, bạn có thể dạy chúng mỗi ngày một bài. Câu hỏi đặt ra là nên học những gì vào mỗi buổi? Nguyên tắc chung là chỉ nên dạy một mục mới trong mỗi bài học. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tôi khuyên bạn nên dạy con mỗi mục trong hai buổi học. Trong một buổi học, ngoài mục mới, bạn có thể cùng con thực hành lại những gì đã được học trước đó. Bạn phải luôn nhớ rằng cần tạo không khí vui nhộn trong mỗi buổi học, tránh làm trẻ cảm thấy nhàm chán. THỰC HÀNH KHÔNG CHÍNH THỨC Ngoài những buổi học và thực hành chính thức, những công cụ tư duy, những thói quen, những phương pháp và những quan điểm tư duy có thể được thực hành một cách không chính thức vào bất cứ lúc nào. Cha mẹ có thể giúp trẻ nhớ lại một quan điểm hoặc thói quen tư duy cụ thể, hoặc cũng có thể yêu cầu chúng áp dụng một công cụ cụ thể https://thuviensach.vn vào một tình huống đã được thảo luận trước đó. Với mỗi phương pháp tư duy cụ thể, cha mẹ nên đưa ra một ví dụ điển hình. Bạn cũng có thể dạy trẻ các cách tư duy hoặc cho trẻ chơi các trò chơi tư duy mọi lúc, mỗi trò chơi chỉ nên kéo dài trong vài phút. Những bài thực hành không chính thức này rất quan trọng, vì đó là hoạt động giúp các kỹ năng tư duy mang tính lý thuyết được áp dụng vào cuộc sống thường ngày, thay vì chỉ là những trò chơi đặc biệt trong những buổi học đặc biệt. Nhưng có một lưu ý quan trọng là cha mẹ không nên lạm dụng việc thực hành không chính thức này để tránh gây cảm giác nhàm chán cho trẻ. Các kỹ năng tư duy cần được biểu hiện ít nhất ở hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là sử dụng các phương pháp và công cụ tư duy một cách chính thức, rõ ràng và có cân nhắc. Ví dụ, một người có thể nói: “Giờ bạn hãy áp dụng PMI (một trong các công cụ tư duy)”. Cấp độ thứ hai là ngụ ý hoặc gián tiếp. Theo cách này, thói quen hoặc nguyên tắc tư duy được sử dụng một cách không chính thức. Ví dụ, nếu ai đó đến gần và nói với bạn rằng chỉ có hai cách để làm một việc nào đó, bản thân bạn có thể tự nhủ: “Có lẽ anh ta đúng. Có lẽ chỉ có hai cách khả thi. Nhưng mình sẽ dành vài giây để xem liệu có phải là không còn cách nào khác nữa không”. Bạn đừng ngại khi yêu cầu sử dụng những công cụ và phương pháp tư duy một cách chính thức. Chúng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi được sử dụng một cách rõ ràng. Ban đầu, các công cụ này sẽ khá lạ lẫm với bạn, nhưng dần dần bạn sẽ có thể sử dụng thành thạo. Bạn đừng mắc sai lầm (điều mà nhiều giáo viên thường mắc phải) là tin rằng quan điểm và thói quen ẩn sau mỗi công cụ tư duy chính thức có thể được dạy và sử dụng mà không cần thực sự phải đề cập đến công cụ đó. Kinh nghiệm thực tế nhiều năm đã chỉ ra rằng việc này làm giảm hiệu quả tư duy. Trí óc cần sự vận hành chính thức để điều khiển sự chú ý của chúng ta. Quan điểm này tốt nhưng chưa đầy đủ. Á À https://thuviensach.vn CÁC BÀI TẬP Trong cuốn sách này, các bài tập được nêu ra theo nhiều dạng và nhiều mục khác nhau. Và bạn nên sử dụng tất cả những bài tập này. Bạn cũng có thể tự đặt ra thêm bài tập cho các mục. Nhưng cần lưu ý không nên đưa ra quá nhiều mục khó vượt quá khả năng của trẻ. Việc xây dựng các kỹ năng tư duy nên được thiết kế một cách hài hước. Khi các kỹ năng được sử dụng phù hợp, chúng có thể được ứng dụng vào nhiều tình huống khác nhau. Thường có bốn kiểu mục để thực hành như sau: 1. Những mục hài hước: là những bài tập giàu trí tưởng tượng, có thể khác thường, mang tính suy đoán nhưng được đưa ra một cách hài hước. Cho dù chủ đề không quá nghiêm túc, những nguyên tắc, chức năng và hành động đều hoàn toàn thực tế (giống như cách thể hiện ẩn dụ). Nó sẽ được đưa ra theo kiểu “Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả chúng ta đều có cánh tay thứ ba ở chính giữa ngực?”, “Liệu có phải là ý kiến hay nếu tất cả trẻ em ở độ tuổi trên 10 phải dành 10 tiếng mỗi tuần để làm những công việc được trả lương?”, “Sẽ thế nào nếu loài chó có thể nói?” 2. Những mục xa xôi: có những mục mang tính thực tế và có thể xét đoán được nhưng lại nằm ngoài tầm hiểu biết và nhu cầu của những trẻ đang thực hành các bài tập tư duy. Đó có thể là những mục liên quan đến việc kinh doanh, chính trị hoặc những việc chung chung xảy ra trong cuộc sống của những người trưởng thành. “Bạn sẽ cân nhắc những vấn đề gì để chọn địa điểm đặt một cửa hàng bán đồ ăn nhanh?”, “Bạn sẽ giải quyết những vấn đề gây tắc nghẽn giao thông tại các thành phố như thế nào?”, “Chúng ta nên làm gì với rác thải sinh hoạt?”, “Bạn sẽ làm gì nếu cửa hàng của bạn có nhiều trộm cắp?” 3. Những mục liên quan: đó là những mục liên quan trực tiếp tới độ tuổi, những người cùng trang lứa, môi trường địa phương và sở thích của những người trẻ tuổi, những người đang học các kỹ năng tư duy. “Người bạn tốt nhất dường như đang lảng tránh bạn và bạn không biết lý do tại sao, bạn sẽ làm gì?”, “Nếu bạn phải ở cùng https://thuviensach.vn phòng với em mình nhưng nó cứ biến căn phòng thành một mớ hỗn độn thì bạn phải làm gì?”, “Nếu có quyền chọn ba điều trong kỳ nghỉ, bạn sẽ chọn lựa điều gì?”, “Bạn sẽ tổ chức bữa tiệc dành cho những người bạn của bạn như thế nào?” 4. Những mục quan trọng: là những vấn đề nghiêm túc liên quan trực tiếp tới cuộc sống của trẻ em đang học cách tư duy. Độ tuổi, sở thích và hoàn cảnh của trẻ sẽ có ảnh hưởng tới sự lựa chọn mục. Những mục mới có thể được đưa vào xuất phát từ những nhu cầu và khó khăn thực tế của cuộc sống. Những mục này nên được áp dụng một cách cẩn trọng. Điều cần lưu ý nhất là các bậc cha mẹ không nên sử dụng những mục này để “thuyết giáo” con cái. Cũng giống như các mục khác, những mục quan trọng này cần phải được cân nhắc theo lối tư duy khách quan. “Những bạn trẻ có nên hút thuốc không?”, “Bạn muốn được tự do về nhà muộn nhưng cha mẹ muốn bạn về nhà sớm, bạn sẽ làm gì?”, “Bạn biết một người bạn của mình đang thử sử dụng chất gây nghiện, làm thế nào bạn có thể thuyết phục bạn ấy từ bỏ nó?”, “Bạn không thể sắp xếp được thời gian để học bài, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?”, “Làm thế nào để bạn có thể kết bạn với những người hàng xóm?” Cũng nên có những mục kết hợp. Những mục hài hước rất quan trọng việc tạo động lực và hứng thú. Những mục này cũng quan trọng trong việc xây dựng các kỹ năng tư duy vì quá trình tư duy không chịu sự ảnh hưởng của cảm xúc, thành kiến và kinh nghiệm. Những mục xa xôi giúp trẻ trải nghiệm những tình huống thực tế cuộc sống mà người trưởng thành cần suy nghĩ. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một nền tảng tư duy rất hữu ích cho trẻ khi bước vào đời. Suy nghĩ về những vấn đề như vậy giúp đứa trẻ có thêm nhận thức về các tin tức được nêu ra trên báo chí, truyền hình (trên thực tế, những mục tin tức có thể dùng để thực hành). Thật là sai lầm nếu tin rằng bọn trẻ chỉ quan tâm đến những vấn đề của lứa tuổi chúng. Những vấn đề như vậy rất hữu ích để xem các cách tư duy có thể được ứng dụng vào những vấn đề hằng ngày của trẻ như thế nào. Thật không dễ dàng để cung cấp những mục tổng quát mà có thể áp dụng cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau https://thuviensach.vn trong những môi trường khác nhau, vì vậy các bậc cha mẹ nên tự đặt ra các vấn đề liên quan trực tiếp tới con của mình. Mục đích chính của những mục quan trọng là chỉ ra rằng những kỹ năng tư duy không chỉ là một trò chơi mà còn có thể được áp dụng vào những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng khi giải quyết những vấn đề quan trọng này, chúng ta không thực hành được nhiều kỹ năng tư duy, bởi chúng ta phải chú trọng đến nội dung sự việc. Nếu yêu cầu tôi phải liệt kê ra tỷ lệ phần trăm khi kết hợp các mục, tỷ lệ phù hợp mà tôi đưa ra như sau: Trong giai đoạn xây dựng các kỹ năng tư duy: 40% dành cho những mục hài hước. 30% dành cho những mục xa xôi. 20% dành cho những mục liên quan. 10% dành cho những mục quan trọng. Trong giai đoạn ứng dụng các kỹ năng tư duy: 20% dành cho những mục hài hước. 30% dành cho những mục xa xôi. 30% dành cho những mục liên quan. 20% dành cho những mục quan trọng. SỰ THỂ HIỆN Những bài tập/bài thực hành tư duy nên được làm như thế nào? Thể hiện: bạn, với vai trò là cha mẹ hoặc giáo viên, nên xem xét mục thực hành để lựa chọn phương pháp thực hành hoặc công cụ https://thuviensach.vn tư duy phù hợp. Cũng có thể bạn muốn chuẩn bị trước mục đó. Nhưng bạn cũng nên thử xử lý mục đó mà không cần chuẩn bị trước, bởi đây cũng chính là điều mà bạn đòi hỏi ở con bạn. Phối hợp: cả bố mẹ và trẻ cùng xem xét mục thực hành, mọi người cùng đưa ra những gợi ý và cha mẹ nên để con cái là người đưa ra ý kiến trước. Khi trẻ đã đưa ra toàn bộ ý kiến, cha mẹ hãy đưa ra gợi ý của chính mình. Phối hợp không có nghĩa là tranh luận hay thảo luận, nó cũng giống như hoạt động đồng bộ của những chiếc xi lanh trong động cơ ô tô. Yêu cầu: đòi hỏi là một trong những cách giảng dạy một chiều thông thường. Bạn yêu cầu trẻ làm một bài tập tư duy, trong một số trường hợp bạn có thể yêu cầu con trả lời ngay lập tức; nhưng cũng có thể cho phép con suy nghĩ trong một vài phút, trẻ có thể tận dụng thời gian đó để ghi lại một số điểm cơ bản trước khi đưa ra câu trả lời. Song song: theo cách này, cả bố mẹ và con cái đều tự thực hiện bài tập tư duy. Ghi lại một vài điểm chính là cách tốt nhất, nhưng cũng có thể chọn cách viết hết ra. Khi thời gian kết thúc, hai bên sẽ so sánh kết quả. Đây là cách tạo ra động lực mạnh mẽ, vì trẻ có thể thấy mình làm gần tốt như cha mẹ (thậm chí còn tốt hơn). Tuy nhiên, cách này không phù hợp với những đứa trẻ có khả năng tư duy kém. Theo nhóm: một nhóm gồm từ hai trẻ (hoặc người lớn) trở lên cùng thực hành các bài tập tư duy. Cha mẹ sẽ đặt ra nhiệm vụ và yêu cầu cả nhóm cùng làm việc. Khi thời gian quy định kết thúc, người đại diện của nhóm sẽ thông báo kết quả đạt được. Bằng cách viết ra: nói chung, tất cả các bài tập tư duy có thể được làm bằng cách nói trực tiếp. Nhưng việc ghi lại những điểm chính cũng rất hữu ích. Thỉnh thoảng, bạn hãy đặt ra một nhiệm vụ tư duy và yêu cầu con bạn viết lời giải. Và với những phương pháp tư duy có biểu đồ đi kèm, biểu đồ được giới thiệu như gợi ý của bài tập. Trường hợp này, lời giải sẽ được trình bày trong chính buổi học đó chứ không phải sau buổi học. Ứ Ủ Á https://thuviensach.vn CHỨC NĂNG CỦA CUỐN SÁCH Cuốn sách này không bao gồm toàn bộ khía cạnh tư duy, cũng không thảo luận về triết lý tư duy. Cuốn sách này được viết để trở thành một cẩm nang hữu ích có thể ứng dụng vào thực tế. Nếu cuốn sách này được sử dụng theo đúng trình tự và hướng dẫn thì rất nhiều quan điểm, thói quen, cách thức hoạt động, các công cụ và cấu trúc hữu ích có thể ứng dụng. Thậm chí, nếu bạn chỉ hiểu hay tiếp nhận được một vài phương pháp, cách thức trong đó, bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chúng một cách độc lập. Một vài vấn đề được đề cập trong cuốn sách này sẽ được tôi trình bày chi tiết và sâu hơn trong những cuốn sách khác. Độ tuổi và khả năng Tôi sẽ trình bày một số gợi ý về cách sử dụng cuốn sách này cho những trẻ có độ tuổi và năng lực tư duy khác nhau. Đây chỉ là những gợi ý, và các bậc cha mẹ hoàn toàn tự do khám phá những khả năng mà họ thấy là phù hợp. Theo kinh nghiệm của tôi, thầy cô giáo và cha mẹ thường đánh giá thấp khả năng tư duy của trẻ. Họ cũng đánh giá thấp khả năng trẻ có thể suy nghĩ về nhiều chủ đề khác nhau. Tôi thường nghe các thầy cô giáo nói: “Các học sinh trong lớp tôi quá nhỏ để có thể xử lý vấn đề này”. Và khi tôi gợi ý rằng hãy để chúng thử thì sau đó họ đã cảm thấy bất ngờ với khả năng tư duy của bọn trẻ. SỰ ĐƠN GIẢN HÓA Quy tắc cơ bản là “sự đơn giản hóa”. Khi bạn có ý định bỏ qua hẳn một phần thì tốt hơn hết là bạn hãy đọc hết phần đó, sau đó đơn giản hóa nội dung. Tất nhiên, đơn giản hóa quá mức mọi thứ gần như là không thể. Nhiều phần trong cuốn sách này được trình bày chi tiết hơn những phần khác vì nó phù hợp với những trẻ lớn hơn https://thuviensach.vn hoặc khả năng tư duy tốt hơn, nhưng ngay cả với những phần này, bạn cũng có thể xử lý theo cách đơn giản hóa. Bạn hãy tự hỏi: “Cách đơn giản nhất để tôi có thể hiểu vấn đề này là gì?” Bạn đừng sợ rằng mình sẽ bỏ qua điều gì đó quan trọng. Đừng tìm kiếm những gì bạn đã bỏ lại mà hãy quan tâm đến những gì bạn trình bày. Những thứ đơn giản được sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc thực hành các kỹ năng tư duy. Và điều quan trọng nhất là tránh nhầm lẫn. Nếu bạn cảm thấy có nhầm lẫn nào, hãy làm lại từ đầu. Bạn hãy yêu cầu con mình nhắc lại những điều mà bạn đã dạy. Đây là cách kiểm tra tốt nhất xem trẻ đã hiểu vấn đề đến đâu. Những bài thực hành và ví dụ nên được trình bày rõ ràng. Đây là rèn luyện kỹ năng chứ không phải dạy triết lý. PHÂN NHÓM Tôi sẽ chia đối tượng của cuốn sách này thành ba nhóm. Nhóm nhỏ: bao gồm những trẻ dưới 9 tuổi. Nhóm giữa: bao gồm những trẻ trong độ tuổi 9-14. Nhóm lớn hơn: bao gồm những trẻ hơn 14 tuổi. Tuy nhiên, các nhóm theo độ tuổi có thể thay đổi dựa trên khả năng của trẻ. Ví dụ, một đứa trẻ thuộc Nhóm nhỏ nhưng có khả năng tư duy có thể được xếp vào Nhóm giữa. Và một đứa trẻ thuộc Nhóm lớn hơn nhưng khả năng tư duy kém hơn có thể được xếp lại vào Nhóm giữa. Sự kiên nhẫn của các bậc cha mẹ cũng làm thay đổi sự phân nhóm của trẻ. Những bậc cha mẹ có thời gian nghiên cứu cuốn sách và đơn giản hóa các quá trình tư duy được trình bày thì có thể sử dụng https://thuviensach.vn những tài liệu dạy trẻ Nhóm giữa để áp dụng cho những trẻ thuộc Nhóm nhỏ, hoặc áp dụng tài liệu dạy trẻ thuộc Nhóm lớn hơn cho những trẻ thuộc Nhóm giữa. NHÓM NHỎ “Phương pháp vẽ” rất quan trọng và có thể được sử dụng cho những trẻ từ 4 đến 5 tuổi. Mặc dù phương pháp này được mô tả ở phần cuối sách, nhưng nó nên được áp dụng ngay. Cha mẹ nên tự đọc phần một của cuốn sách và không cần dạy trẻ những điều trong phần này. Hầu hết những điều viết trong phần hai có thể sử dụng trực tiếp để dạy trẻ. Mô hình của người thợ mộc là một mô hình cơ bản. Những quan điểm có thể được trình bày một cách tổng quát. Phương pháp sáu chiếc mũ nên được áp dụng để giảng dạy cho những trẻ từ 6 tuổi trở lên. Với những trẻ ở độ tuổi này, các dạng mẫu đưa ra nên được đơn giản hóa. Nên hướng dẫn trẻ học riêng từng chiếc mũ tư duy. Đừng cố dạy trẻ áp dụng một loạt những chiếc mũ, ngoại trừ những đứa trẻ có đủ khả năng. Phần “Kết quả và kết luận” có thể giảng dạy những điều quan trọng cho trẻ theo một cách đơn giản nhưng cô đọng. Phần “Tiến lên hay song song” cũng nên được đơn giản hóa trước khi dạy cho trẻ. Phần “Logic và nhận thức” có thể bỏ qua. Tất cả những công cụ định hướng sự tập trung như CAF, APC, OPV, C&S, PMI, AGO và FIP nên được áp dụng để dạy cho trẻ. Kinh nghiệm giảng dạy ở trường học (ở những trường mà mỗi giáo viên phải phụ trách nhiều hơn một học sinh) đã chỉ ra rằng những công cụ này có thể được ứng dụng để dạy cho những trẻ từ 6 tuổi trở xuống. Những công cụ này nên được dạy theo mẫu cơ bản bao gồm nhiều bài thực hành và ví dụ mà cô giáo và cha mẹ có thể tự https://thuviensach.vn đặt ra. Tuy vậy, có thể gặp khó khăn với công cụ C&S và AGO vì trẻ nhỏ không giỏi nhìn vào kết quả hay mục tiêu. Phần “Giá trị” tương đối quan trọng và nên được đưa vào. Phần “Trọng tâm và mục đích” có thể được lược bỏ. Phần ba nên được đơn giản hóa. Phần “Tổng quan và chi tiết” rất quan trọng nhưng lại khó giảng dạy với những trẻ quá nhỏ. Nêu tổng quát sơ bộ về phần này là đủ. Phần “Những hoạt động tư duy cơ bản” có thể được đề cập tới mà không cần quá chi tiết. Cũng không cần phải giảng dạy tất cả các hoạt động tư duy với mỗi kiểu hoạt động cơ bản. Các bài tập ở phần này rất hữu ích và vui vẻ. Phần “Sự thật, logic và tư duy phê phán” cũng cần được khái quát hóa vì đó là phần rất quan trọng của tư duy, nhưng cũng nên giảng giải một cách đơn giản. Cần chú ý nhất là tránh gây hiểu nhầm. “Hậu quả là gì?” cũng là phần không khó và nên được đưa vào. Phần “Giả thuyết, suy đoán và khiêu khích” rất dễ dạy cho những em nhỏ tuổi, vì đây chính là những gì mà trẻ vẫn thường suy nghĩ. Hãy trình bày những phần này thật cô đọng và đơn giản, đừng cố bắt trẻ phân biệt sự khác nhau giữa giả thuyết, suy đoán và khiêu khích. Phần “Tư duy đa chiều” có thể được lược bỏ. Phần “Khiêu khích và hành động” và phần “Tiến triển” nên được giảng dạy theo cách đơn giản, kèm theo nhiều bài tập và ví dụ. Trẻ em có thể nảy ra những ý tưởng thông qua việc thực hành, chứ không phải là từ sự diễn giải lý thuyết. Kỹ năng “Từ ngẫu nhiên” có thể giảng dạy cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Tất cả đều thích khám phá ra những ý tưởng mới bằng cách sử dụng những từ ngẫu nhiên. Phần này nên được giảng dạy dưới dạng bài tập. Phần bốn của cuốn sách không phù hợp để dạy cho những em ở độ tuổi nhỏ. Các phương pháp TO/LOPOSO/GO có thể được giảng dạy một cách rõ ràng và tổng quát. Tất cả đều không phải là những https://thuviensach.vn khái niệm phức tạp. Nhìn chung, cha mẹ phải xem xét kỹ lưỡng các giai đoạn phù hợp với trẻ. Ngoài ra, vẽ từng hộp cho từng giai đoạn cũng là cách hữu ích. Ở mục cuối của phần bốn, tôi đưa ra một phiên bản đơn giản của phương pháp “Tranh luận và bất đồng quan điểm”. Mục đích là để xem mỗi bên thường nghĩ gì trong khi xử lý các tình huống. Việc sử dụng các công cụ định hướng sự tập trung này cũng được thử dùng trong phần “Các quyết định và chọn lựa thứ yếu”. NHÓM GIỮA Đối với phần một, cha mẹ nên đọc nhưng không cần dạy cho trẻ. Phần hai, cha mẹ có thể giảng dạy toàn bộ cho trẻ. Toàn bộ phần ba có thể sử dụng nhưng cần đơn giản hóa ba phần cơ bản: “Sự thật, logic và tư duy phê phán”, “Giả thuyết, suy đoán và khiêu khích” và “Tư duy đa chiều”. Phần bốn cũng có thể được áp dụng toàn bộ, nhưng phần này chi tiết hơn các phần khác và do đó nên được đơn giản hóa. Cha mẹ chỉ cần giải thích những kiến thức cơ bản của mỗi phần (thường được đưa ra trong phần Tổng quát) và cố gắng đưa ra càng nhiều bài tập thực hành càng tốt. Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc đơn giản và rõ ràng, sau đó trình bày lại chi tiết hơn. Toàn bộ phần năm đều có thể sử dụng. NHÓM LỚN HƠN Với Nhóm lớn hơn, tất cả các phần trong cuốn sách này đều có thể được áp dụng vào giảng dạy. Thực tế thì ở độ tuổi này, mỗi trẻ có thể có một cuốn sách riêng và tự đọc. Ví dụ, các em có thể tự nhận thức về những vấn đề được trình bày ở phần một. Để các em tự đọc sách và sau đó thảo luận với thầy cô sẽ có hiệu quả hơn. Những cuộc thảo luận như vậy không dựa trên nền tảng “Với sự việc này, cái gì đúng, cái gì sai?”, vì nền tảng ấy sẽ ngay lập tức dẫn https://thuviensach.vn các em tới những suy nghĩ về mặt tốt, mặt xấu và gây trở ngại cho sự phát triển kỹ năng tư duy. Quan điểm của buổi thảo luận nên được nhìn nhận trên cơ sở: “Tác giả đang cố gắng trình bày điều gì? Làm thế nào để vận dụng nó?” Một vài em có khả năng nhận thức tốt hơn có thể sẽ tưởng rằng mình đã quá giỏi và không cần học đến phần hai nữa vì chúng đều đã làm những điều này rồi. Kinh nghiệm chỉ ra rằng suy nghĩ như vậy là không đúng. Mọi người thường tuyên bố họ có thể làm được nhiều điều nhưng thực ra thì ngược lại. Những công cụ ở phần này đã được áp dụng với những người trưởng thành và những đứa trẻ tài năng (có chỉ số IQ cao hơn 150). Nếu những công cụ đó quá dễ dàng, cha mẹ có thể kỳ vọng con trẻ sử dụng chúng một cách hiệu quả và đầy đủ. Hiểu được từng công cụ là điều dễ dàng, nhưng sử dụng hiệu quả các công cụ đó lại là chuyện khác. Phần ba nên được giới thiệu dưới dạng thảo luận chi tiết về những mục như “Sự thật, logic và tư duy phê phán”, “Giả thuyết, suy đoán và sự khiêu khích” và “Tư duy đa chiều”. Phần bốn đặc biệt thích hợp với những em thuộc Nhóm lớn hơn vì nó bao gồm đầy đủ những tình huống tư duy mà các em thường muốn tham gia. Với nhóm này, bạn có thể dạy hết mọi chi tiết. Trong phần bốn, việc tuân thủ thực hiện tuần tự tất cả các bước trong khung chương trình rất quan trọng. Những trẻ thuộc Nhóm lớn hơn và có khả năng khi áp dụng phần này thường dễ dàng nêu ra cảm nhận chung về một tình huống và tin rằng chỉ cần tư duy như vậy là đủ. Các bước không quá khó để thực hiện và đôi khi chúng không cần thiết, nhưng cần phải luyện tập cho trẻ thói quen hoàn thành mọi bước. Tất cả những điều được trình bày trong phần năm đều có thể được áp dụng. Những bài tập tin tức và “Trò chơi tư duy 10 phút” rất thích hợp để áp dụng dạy cho các em ở lứa tuổi này. NHỮNG CÁCH ÁP DỤNG KHÁC VÀ LẶP LẠI https://thuviensach.vn Nếu con bạn nằm trong Nhóm nhỏ thì có những phần trong cuốn sách này không phù hợp để giảng dạy ngay cho bé. Nhưng dần dần bé sẽ lớn khôn rồi được xếp vào Nhóm giữa và Nhóm lớn hơn. Khi đó, những phần bạn đã bỏ qua ở giai đoạn đầu lại có thể áp dụng được. Đây không phải cuốn sách chỉ đọc hết một lần rồi bỏ. Bạn phải xem đi xem lại nhiều lần. Bạn cũng có thể chú trọng vào từng phần nhất định trong cuốn sách (ví dụ: Những kỹ thuật tư duy đa chiều). Bạn cũng có thể muốn đọc lại phần “Quyết định và lựa chọn” khi phải đứng trước quá nhiều sự lựa chọn. Bạn cũng có thể muốn xem lại phần “Sáu chiếc mũ tư duy” để sử dụng phương pháp này như một quy tắc cho những cuộc thảo luận gia đình. Hành vi tư duy Thông thường chỉ có hai kiểu hành vi tư duy: 1. Bạn muốn tư duy. 2. Bạn phải tư duy. Bạn muốn tư duy: bạn đã có cách để giải quyết một vấn đề nào đó, bạn không gặp vướng mắc và có thể tiến hành mọi việc theo đúng cách đó, nhưng bạn muốn xem thử liệu còn cách nào tốt hơn không. Liệu có cách nào để làm nhanh hơn, đơn giản hơn, tốn ít chi phí hơn, ít lỗi hơn, ít lãng phí hơn, ít gây ô nhiễm hơn, ít nguy hiểm hơn…? Đây là những câu hỏi mấu chốt cần được đặt ra trong bất kỳ bài tập trau dồi nào. Kiểu suy nghĩ này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, trong lĩnh vực cơ khí, trong điều hành chính phủ, khi mọi quyết định được đưa ra đều chú trọng đến hiệu suất, hiệu quả và cắt giảm chi phí. Những điều này cũng tương tự như đời sống của mỗi cá nhân. Khó khăn là ở chỗ bạn không bắt buộc phải suy nghĩ theo kiểu này, nhưng bạn cần phải muốn làm điều đó. Bạn đang phải đưa ra một quyết định hoặc một sự lựa chọn. Bạn đang tổ chức việc gì đó hoặc đang đưa ra một kế hoạch. Bạn đang phải thiết kế thứ gì đó. Bạn có thể làm được tất cả những việc này. https://thuviensach.vn Bạn không hề gặp rắc rối. Nhưng bạn cảm thấy nếu suy nghĩ thêm thì những sự lựa chọn, những quyết định, tổ chức, kế hoạch và quá trình thiết kế sẽ hoàn hảo hơn khi không dành thời gian để suy nghĩ. Cho nên bạn muốn đầu tư thời gian để suy nghĩ thấu đáo mọi việc. Tất nhiên, một quyết định được đưa ra sau khi đã suy nghĩ kỹ càng thường đúng đắn hơn so với một quyết định hấp tấp. Một thiết kế được lên ý tưởng cẩn thận dĩ nhiên sẽ đẹp hơn so với thiết kế dùng ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Vì tất cả những lý do đó, bạn muốn suy nghĩ. Nếu nhận thức được vai trò của các công cụ tư duy và cấu trúc tư duy, bạn sẽ có thêm động lực để suy nghĩ về những vấn đề này. Không có sự trợ giúp của những công cụ như vậy, bạn có thể suốt ngày chỉ lặp lại một cách tư duy. Trong trường hợp này, việc học các kỹ năng tư duy cũng chính là động lực để bạn sử dụng những công cụ ấy. Bạn cũng phải dành thêm nhiều thời gian để tư duy vì bạn sẽ yêu thích tư duy. Điều này xảy đến với bạn khi tư duy trở thành một sở thích, một môn thể thao, một kỹ năng mà bạn yêu thích sử dụng. Bạn phải tư duy: có một vấn đề mà bạn không thể giải quyết. Bạn rơi vào tình huống khó xử và rất khó để đưa ra quyết định. Có mâu thuẫn khiến sự việc trở nên xấu đi. Từ đó sinh ra nhu cầu phải có một ý tưởng mới mà bạn lại không thể nghĩ ra. Bạn cần tìm một ý tưởng mới nhưng bạn tìm hoài không thấy. Nói tóm lại, bạn bị bế tắc. Bạn không thể tiến lên phía trước. Bạn không có sự lựa chọn. Bạn buộc phải suy nghĩ. Bạn không có cách nào để xử lý tình huống này. Cách suy nghĩ thông thường không giúp được gì. Bạn phải suy nghĩ kỹ càng hơn, sâu sắc hơn. Rõ ràng là có sự khác biệt giữa nhu cầu và điều mà chúng ta gọi là “sự tham lam”. Có những trường hợp bạn bắt buộc phải suy nghĩ khi lâm vào tình huống nguy hiểm hoặc thực sự có vấn đề cần phải giải quyết ngay lập tức. Nếu bạn đang lái xe ô tô và xe của bạn bị xẹp lốp, bạn sẽ phải giải quyết ngay. Trong những tình huống “tham lam”, bạn cũng muốn tiến lên phía trước. Bạn muốn kiếm tiền để mua chiếc ô tô tốt hơn. Bạn muốn đến một nơi thú vị hơn để nghỉ dưỡng. Bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh. Bạn muốn có https://thuviensach.vn thêm bạn bè. Bạn không thực sự phải làm điều gì, nhưng bạn muốn làm. Và nếu bạn muốn làm nhưng chúng lại không dễ để thực hiện, bạn sẽ phải thực sự suy nghĩ. Ngay cả bản thân bạn cũng nên tạo dựng cho mình nhu cầu cần phải suy nghĩ, vì xung quanh bạn luôn có nhiều điều cần quan tâm. Rõ ràng là suy nghĩ càng hiệu quả, bạn càng ít vướng vào tình trạng bế tắc. Và dần dần tình huống sẽ chuyển từ “phải tư duy” sang “muốn tư duy”. THÓI QUEN VÀ KHÔNG THEO THÓI QUEN Có thể nói mục đích của tư duy là kết thúc nhu cầu khiến chúng ta cần suy nghĩ. Nếu thông qua quá trình tư duy, chúng ta có thể biến mọi thứ thành sự phản hồi theo thói quen thì sau đó chúng ta cũng không cần tư duy về nó nữa. Trong một mức độ nào đó, chính xác đây là cách chúng ta đã làm hệt như với chiếc máy tính. Chúng ta tìm cách thiết lập “những hệ thống chuyên gia” để khi tình huống được đưa ra, máy tính sẽ rà soát một chuỗi các lệnh đã được thiết lập và đưa ra câu trả lời. Cách thức này giúp chúng ta không cần tư duy hoặc tự do sử dụng các kỹ năng tư duy theo những hướng khác. Một điều luôn đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào là chúng ta nên vận dụng tư duy để đặt câu hỏi và củng cố những thói quen đang có. Điều này cũng giống như một vận động viên golf luôn cố gắng cải thiện trình độ đánh bóng. Tuy nhiên, nói chung, chúng ta không cần tư duy về những việc đã là thói quen. Thực tế là hầu hết những hành vi tư duy của chúng ta đều hướng tới những cách giải quyết theo thói quen. Một đứa trẻ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nổi nốt đỏ trên da. Bác sĩ sẽ kết luận đó là bệnh sởi, bỏng nắng, dị ứng hay một vài chứng phát ban khác. Khi đã tiến hành những chẩn đoán như vậy, bác sĩ mới có thể áp dụng những cách điều trị thông thường. Trong chẩn đoán, cũng như trong phân tích, chúng ta tìm cách chuyển đổi những tình huống chưa biết thành những tình huống tương tự mà chúng ta vẫn gặp để giải https://thuviensach.vn quyết. Một trong những quy tắc chủ chốt trong toán học là cố gắng biến một bài toán khó thành một bài toán có thể giải quyết theo cách thông thường. Cuối cùng, vẫn có những tình huống mà chúng ta thực sự cần một tư duy mới. Đó có thể bao gồm những ý tưởng mới, phát minh mới, giải pháp mới cho những vấn đề hết sức khó khăn. Những lối tư duy thông thường không thể áp dụng, những nhận định đơn giản không đầy đủ. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng ta cần thoát khỏi những lối tư duy thông thường và kết hợp những thói quen thay thế để đưa ra giải pháp cho vấn đề. Trong tư duy cũng có những thói quen. Ví dụ, chúng ta có thể xây dựng một thói quen suy nghĩ sáng tạo để trong những tình huống đòi hỏi những ý tưởng mới, chúng ta có thể sử dụng thói quen tư duy sáng tạo. Và khi nghiên cứu kỹ cuốn sách này, mỗi học sinh đều có thể tự hình thành cho mình thói quen tư duy như thế. TRỌNG TÂM, TÌNH HUỐNG VÀ NHIỆM VỤ Mối liên hệ giữa tình huống đòi hỏi chúng ta phải tư duy và khả năng để sử dụng những kỹ năng, những phương pháp và những thông lệ trong tư duy được hình thành nhờ khả năng xác định nhu cầu tư duy. Tình huống ở đây là nếu muốn được giảm giá tiền gửi đồ, chúng ta cần có mười người tham gia chuyến đi này. Nhưng John đã quyết định không tham gia và chúng ta chỉ còn chín người. Nhiệm vụ đặt ra là thuyết phục John quay lại hoặc tìm một ai khác, hoặc yêu cầu John phải trả khoản tiền không được giảm đó. Trước hết, hãy chú trọng vào việc tìm ra một ai khác. Tôi sẽ trình bày chi tiết về trọng tâm, nhiệm vụ và tình huống ở phần tiếp theo. Trong rất nhiều tình huống tư duy, chúng ta chỉ có được ý tưởng rất chung chung về tình huống, trọng tâm và nhiệm vụ. Thông thường, chúng ta không xác định cụ thể, hoặc nêu chúng lên bởi chúng ta https://thuviensach.vn luôn cho rằng tất cả mọi người đều biết chủ đề là gì và mục đích của việc tư duy là gì. Tuy nhiên, việc nêu cụ thể tình huống, trọng tâm và nhiệm vụ một cách rõ ràng rất hữu ích dựa trên rất nhiều lý do. Có thể là do có nhiều quan điểm khác nhau về tình huống. Có thể do có nhiều trọng tâm được lưu ý. Hoặc có thể do mỗi người đặt ra một nhiệm vụ tư duy khác nhau. Và khi mọi thứ được nêu ra, chúng ta chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm. Tình huống: tình huống ở đây là gì? Đây là loại tình huống gì? Nhiệm vụ: chúng ta đang cố gắng làm điều gì? Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta là gì? Trọng tâm: chúng ta đang chú trọng đến điều gì? Chúng ta đang tìm kiếm điều gì? SANG SỐ Nhiều người hỏi tôi rằng liệu có kiểu tư duy lý tưởng có thể áp dụng trong mọi trường hợp không. Câu trả lời của tôi là “không”. Một tay golf luôn có vài cây gậy trong túi. Mỗi cây gậy phù hợp với một mục đích cụ thể. Bạn không thể sử dụng cây gậy gạt để đánh đường bóng dài, hoặc cây gậy gỗ để gạt bóng vào lỗ. Một chiếc ô tô với cần sang số bằng tay luôn có một vài mức số để phù hợp với những tình huống khác nhau. Ngay cả với một chiếc ô tô số tự động cũng có số tiến và lùi. Nhưng bạn không thể cùng lúc sử dụng cả hai số tiến và lùi. Đôi khi, trong tư duy, chúng ta cũng muốn hành động theo những cách khác nhau trong những tình huống khác nhau. Ví dụ, có lúc chúng ta muốn cân nhắc kỹ lưỡng để chỉ ra tại sao điều gì đó không thể thực hiện được. Ấy thế mà lúc khác, chúng ta lại muốn có sự “đổi gió”, đó là cứ tiến lên từ một ý tưởng (mà chẳng biết ý tưởng này có điên rồ hay không), để phát triển một ý tưởng mới. Đôi lúc, chúng ta lại muốn hành động theo một khuôn mẫu nhất định. Nhưng https://thuviensach.vn cũng có khi chúng ta muốn xác định phạm vi khuôn khổ chỉ để thoát ra khỏi nó. Tùy từng hoàn cảnh mà dường như các công cụ và phương pháp tư duy có sự đối nghịch vì mỗi loại được thiết kế dành cho một mục đích cụ thể. Một chiếc cưa được làm ra để xẻ gỗ. Keo được tạo ra để dán các mảnh rời lại với nhau. Đây là hai chức năng trái ngược nhau, nhưng cả hai đều phát huy công dụng nếu sử dụng vào đúng việc. Hành vi tư duy thường đòi hỏi khả năng chuyển đổi phương pháp cho phù hợp với tình huống. TƯ DUY THỰC HÀNH Chúng ta có thể xem xét ba cấp độ thực hành tư duy: tự nhiên, thảo luận và ứng dụng. Tự nhiên: đó là những suy nghĩ nảy ra hằng ngày. Nói chuyện với mọi người. Làm các công việc thường nhật. Giải quyết những vấn đề nhỏ. Đọc báo hoặc xem ti vi. Mua sắm, đi lại, lên lịch các cuộc gặp gỡ… Cấp độ tư duy tự nhiên được sử dụng với những quan điểm, nguyên tắc và thói quen tư duy cơ bản sẽ được trình bày trong cuốn sách này. Cấp độ tư duy này không cần đến những công cụ và cấu trúc. Đôi khi, một người có thể “dừng lại để suy nghĩ” và sau đó sử dụng một công cụ tư duy. Trong giao tiếp với những người khác, công cụ có thể là quy chuẩn để hướng mọi người cùng suy nghĩ theo một cách nhất định, nhưng tất cả cần được biết quy chuẩn đó là gì. Thảo luận: đây là cấp độ mọi người gặp gỡ nhau với mục đích cùng suy nghĩ về một sự việc nào đó, và sẽ có sự khám phá, cân nhắc, thảo luận và đôi lúc cả tranh luận. Mọi người biết họ gặp gỡ nhau về vấn đề gì, để trao đổi các ý tưởng và cảm nhận để cho ra những ý tưởng mới. https://thuviensach.vn Mặc dù mọi người được trông đợi sẽ có thái độ, nguyên tắc và thói quen tư duy tốt trong buổi họp, nhưng cũng cần sử dụng một vài công cụ tư duy (ví dụ như Sáu chiếc mũ tư duy) một cách rõ ràng và thận trọng. Tư duy tự nhiên không phải là lối tư duy có hiệu suất cao. Tranh luận không phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Trong một cuộc họp, hầu hết mọi người đều không sử dụng cấu trúc tư duy nào ngoài việc lên chương trình và tóm tắt nội dung cuộc họp. Nhưng nếu mọi người gặp nhau với mục đích tư duy cụ thể, họ nên sử dụng hiệu quả các phương pháp tư duy. Tất nhiên, đôi khi những cuộc gặp gỡ chỉ là để tán gẫu chứ không phải để giải quyết một vấn đề nào đó. Áp dụng: cấp độ này có nhu cầu tư duy cụ thể: sự lựa chọn, quyết định, kế hoạch, chiến lược, khởi xướng, cơ hội, vấn đề, nhiệm vụ, xung đột… Tình huống cần được xác định cụ thể và yêu cầu tư duy cần được nêu ra. Cần xem xét vấn đề đó là “muốn tư duy” hay “phải tư duy”. Thảo luận chung chung ở đây là chưa đủ. Mọi người cần áp dụng một vài công cụ hoặc cả cấu trúc tư duy cụ thể để trợ giúp trong một số tình huống cụ thể (ví dụ như yêu cầu đưa ra quyết định hoặc yêu cầu sáng tạo). MÁY MÓC VÀ CÓ CÂN NHẮC Qua thời gian, những quan điểm, nguyên tắc, thói quen và các bước cơ bản của lối tư duy đúng đắn sẽ trở nên máy móc: chúng trở thành một phần trong tư duy của bạn. Một vài quan điểm liên quan đến những công cụ định hướng sự tập trung sẽ trở thành bản năng thứ hai. Việc áp dụng một vài công cụ có thể trở thành thói quen. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần sử dụng một vài công cụ (đặc biệt là những công cụ tư duy sáng tạo) và cấu trúc một cách có nguyên tắc và thận trọng. https://thuviensach.vn Nhiều người có óc sáng tạo cao đã áp dụng những kỹ thuật tư duy đa chiều của tôi vào lĩnh vực chuyên môn hay vào việc kinh doanh của họ trong nhiều năm. Họ nói với tôi rằng họ luôn có được kết quả tốt nhất khi áp dụng những kỹ thuật đó theo cách có cân nhắc: từng bước một. TÓM LƯỢC Một vài kỹ năng tư duy được trình bày trong cuốn sách này sẽ trở thành một phần tự nhiên của bất kỳ hành vi tư duy nào. Một số kỹ năng luôn cần được sử dụng theo đúng nguyên tắc và cẩn trọng. Có những tình huống tư duy không đòi hỏi phải thực hiện một nỗ lực đặc biệt nào (tư duy tự nhiên). Có những tình huống mà bạn muốn áp dụng khả năng tư duy tốt nhất có thể. Có những tình huống bế tắc khiến bạn buộc phải sử dụng khả năng tư duy tốt nhất của mình. Khả năng tự nhiên của tư duy Tôi luôn cho rằng xe đạp thô sơ là một trong những phát minh xuất sắc của con người. Bởi xe đạp là công cụ cho phép chúng ta sử dụng năng lượng, cơ bắp và cấu trúc xương hiệu quả hơn. Với một chiếc xe đạp, một người có thể tự mình đi xa hơn và nhanh hơn. Thử tưởng tượng chúng ta yêu cầu một nhóm người xếp hàng và chạy thi. Sẽ có người về đích đầu tiên, thứ hai và sau cùng. Điều này là do khả năng chạy tự nhiên của mỗi người. Nếu bây giờ chúng ta thiết kế xe đạp và huấn luyện mọi người đạp xe, kết quả cuộc thi sẽ khác rất nhiều. Mọi người đều có thể đi nhanh và xa hơn trước. Tư duy cũng tương tự. Chúng ta có thể sử dụng khả năng tư duy tự nhiên để giải quyết vấn đề, và khả năng này sẽ phục vụ chúng ta rất https://thuviensach.vn tốt. Nhưng nếu chúng ta phát triển cấu trúc, phương pháp và ký hiệu, chúng ta còn có thể làm tốt hơn nhiều. Toán học là một ví dụ hoàn hảo. Chúng ta phát triển các ký hiệu và tổ hợp cho phép chúng ta có thể thực hiện những công thức tính toán kỳ diệu. Vậy nên chúng ta không thể nói rằng khả năng toán học tự nhiên của mỗi chúng ta đã là đủ. Tương tự hai ví dụ về xe đạp và toán học, chúng ta có thể bắt đầu phát triển các phương pháp tư duy giúp chúng ta tư duy tốt hơn ở một mức độ nhất định. KHẢ NĂNG TỰ NHIÊN CỦA TRÍ ÓC Trong kỳ nghỉ ở vùng Caribe, bạn chỉ có ba loại đồ mặc vào mỗi buổi sáng: áo sơ mi, quần cộc và giày. Liệu bạn có bao nhiêu cách để kết hợp chúng? Đầu tiên, bạn có ba sự lựa chọn về thứ bạn có thể mặc. Sau khi bạn đã chọn cái đầu tiên, bạn chỉ còn lại hai sự lựa chọn. Và cuối cùng bạn còn duy nhất một sự lựa chọn. Vì vậy, số cách kết hợp đồ mà bạn có ở đây thực sự là sáu. Một phép tính đơn giản: 3 x 2 x 1 = 6. Nếu bạn có 11 loại đồ để mặc thì bạn có bao nhiêu sự lựa chọn? Đầu tiên, chúng ta có 11, sau đó là 10… và cứ như vậy. Phép toán được thực hiện để tìm ra tổng số cách kết hợp là: 11 x 10 x 9 x 8 x 7 x 6 x 5 x 4 x 3 x 2 x 1 = 39.916.800. Trên thực tế, không phải tất cả những sự kết hợp trên đều có thể thực hiện được, ví dụ, chúng ta không thể đi giày trước khi đi tất. Cho nên, có khoảng 5.000 sự lựa chọn khả thi. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu xem xét tất cả các lựa chọn về phối hợp trang phục, chúng ta sẽ mất vài tiếng cho việc này. Nhưng sẽ không mất thời gian đến thế vì trí óc của chúng ta đã thiết lập thói quen, và chúng ta chỉ cần làm theo thói quen đó. https://thuviensach.vn Trí óc của chúng ta được thiết kế một cách kỳ diệu để đặt ra thói quen dựa trên những gì đã trải qua. Vì trí óc là một hệ thống tự tổ chức. TỰ TỔ CHỨC Hãy xem xét một bàn cờ. Người chơi di chuyển các quân cờ đến các vị trí khác nhau trên bàn cờ theo luật chơi. Quân cờ và bàn cờ là những vật thụ động. Chỉ người chơi mới tạo ra hành động. Hệ thống thông tin của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta có những biểu tượng, từ, số liệu, và ta sắp xếp chúng theo các quy tắc của trò chơi. Những quy tắc đó có thể là quy tắc toán học, ngôn ngữ hay logic. Giờ chúng ta hãy xem xét một loại hệ thống khác. Mưa đổ xuống một vùng đất hoang sơ tự nhiên. Lâu dần đã tạo nên những dòng chảy, các nhánh sông và các con sông. Đây được gọi là hệ thống tự tổ chức vì mưa và mảnh đất tự hình thành nên dòng chảy. Hệ thống tự tổ chức ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi người. Vào năm 1969, trong cuốn sách The Mechanism of Mind (Tạm dịch: Cơ chế của tư duy), tôi đã chỉ ra rằng mạng lưới thần kinh của não bộ được tổ chức đơn giản sẽ tạo nên sức mạnh của hệ thống tự tổ chức. Kể từ đó, nhiều người đã phát triển ý tưởng này. Trong cuốn I am right, you are wrong (Tôi đúng, bạn sai), tôi cũng mô tả lại cơ chế này và nhấn mạnh cần cẩn trọng áp dụng mọi hệ thống thông tin như vậy trong thói quen tư duy thông thường của chúng ta. Hiểu biết của chúng ta về sự nhận thức, tính hài hước và sáng tạo phụ thuộc trực tiếp vào sự hiểu biết về những hệ thống tự tổ chức. Sự hài hước là một hành vi quan trọng trong tư duy của con người, vì nó nhận diện các loại hệ thống. Các triết gia và nhà tâm lý học thường không chú ý đến sự hài hước và sự sáng tạo, điều này chứng tỏ họ chỉ xét đến những hệ thống thụ động mà không xét đến những hệ thống tự tổ chức. https://thuviensach.vn Hệ thống tự tổ chức hình thành các khuôn mẫu. Khi ở trong một khuôn mẫu, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài tuân thủ quy luật của nó. Những khuôn mẫu là cố định cho một nhóm tình huống. Nhưng khi tình huống thay đổi, những khuôn mẫu đó cũng có thể thay đổi. Một khuôn mẫu thực sự không cố định với một tình huống, có thể áp dụng trong một số tình huống. CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ? Nếu bộ não hình thành các khuôn mẫu thì chúng ta có thể làm gì? Có phải chúng ta chỉ cần làm theo những mẫu đó không? Hãy tưởng tượng có một đường dốc (hình dưới đây). Bạn hãy đặt một quả bóng tại đỉnh dốc và nó sẽ lăn xuống theo đường dốc. Quả bóng sẽ tự lăn xuống, nhưng bạn là người phải đặt nó lên đỉnh của đường dốc. NƠI ĐỂ BÓNG Hãy thử tưởng tượng một đường dốc rộng và chân dốc có đặt một chiếc hộp. Nhiệm vụ của bạn là cho bóng lăn trúng chiếc hộp. Vậy thì bạn không thể tùy ý đặt quả bóng ở bất kỳ vị trí nào trên đỉnh dốc. Bạn phải chọn một vị trí để quả bóng sẽ lăn trúng chiếc hộp. Tương tự như vậy, tư duy là sự kết hợp giữa trí óc và những khuôn mẫu chúng ta đặt ra cho nó. Hãy làm phép tính cộng: 5 + 11 + 16. Phép tính này thật đơn giản. Một vài người có thể dễ dàng thực hiện phép tính nếu các số được đặt theo hàng dọc (hình trang bên). Những em bé lại thấy dễ hơn nếu viết ra các chấm thẳng hàng và sau đó chỉ cần đếm tổng số chấm. Ví dụ này cho thấy chúng ta có thể sắp xếp mọi thứ để trí óc hoạt động một cách dễ dàng nhất. https://thuviensach.vn Nếu bạn được yêu cầu so sánh trong hai hình vuông gần bằng nhau, hình nào lớn hơn, bạn có lẽ sẽ khó xác định được. Nhưng nếu có thể đặt hình này chồng lên hình kia, bạn sẽ tìm ra hình lớn hơn ngay lập tức. Tương tự như vậy, nếu chúng ta tự tổ chức lại thông tin, trí óc của chúng ta sẽ hoạt động tốt hơn. Giả sử bạn đang ngồi trong sân vận động (sân tennis, bóng chày hay bóng đá…), xung quanh có hàng nghìn người, bạn tự nói: “Tôi muốn tìm ra tất cả những người mặc đồ màu vàng.” Bạn sẽ nhìn quanh sân và thấy những người mặc đồ màu vàng dường như tách biệt hẳn với đám đông. Vì bạn đã chuẩn bị cho trí óc của mình tìm kiếm màu vàng. Tất cả sự chú ý của bạn sẽ bị hướng đến những thứ có màu vàng. CÔNG CỤ ĐỊNH HƯỚNG SỰ TẬP TRUNG Rất nhiều công cụ tư duy là những công cụ định hướng sự tập trung một cách đơn giản. Nhận thức chính là sự tập trung có định hướng rõ ràng, chứ không phải để nó muốn đi đến đâu thì đến. Đôi khi, có những công cụ hoặc cấu trúc cho phép chúng ta làm một việc tại một thời điểm, thay vì làm tất cả mọi việc cùng lúc. Cũng có khi có những cấu trúc cho phép chúng ta làm các việc theo hướng tiếp nối có hiệu quả nhất. Đây cũng là mục đích của các ký hiệu trong toán học. Mặc dù trí óc của mỗi người có những đặc tính riêng, chúng ta đều có thể làm những việc khiến những đặc tính đó hoạt động theo hướng mà chúng ta muốn. Không có gì là đối lập giữa hành vi tự nhiên của trí óc và ý tưởng được suy nghĩ kỹ càng. HUẤN LUYỆN Mục đích của việc huấn luyện vận động viên hoặc cầu thủ là để giảm tỷ lệ mắc sai lầm và hình thành những thói quen thi đấu một https://thuviensach.vn cách hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, các hoạt động cơ bắp được cơ quan thần kinh điều khiển. Huấn luyện tư duy cũng có những điểm tương tự. Chúng ta cố gắng loại trừ lỗi hoặc ít nhất là xác định cụ thể các lỗi để có thể nhận ra khi mắc lỗi. Chúng ta cố gắng hình thành những thói quen hữu ích (chẳng hạn khả năng sẵn sàng tìm kiếm những sự thay thế). TÓM LƯỢC Là một hệ thống tự tổ chức, trí óc cho phép những thông tin thu được tự tổ chức thành các mẫu thói quen. Bởi vậy, trí óc cũng có những hành vi tự nhiên của nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể can thiệp để hành vi tự nhiên này được thực hiện một cách có hiệu quả hơn, phù hợp với mục đích của chúng ta. Chúng ta có thể phát triển các công cụ và cấu trúc định hướng sự tập trung. Ngoài ra, thông qua huấn luyện, chúng ta có thể hình thành những mẫu thói quen có hiệu quả hơn nhiều so với những mẫu tự nhiên. Tất cả những điều này tạo nên nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng tư duy. https://thuviensach.vn Phần haiThợ mộc và nhà tư duy H ình mẫu về một nhà tư duy yêu thích của tôi là người thợ mộc. Người thợ mộc làm được nhiều thứ. Người thợ mộc tạo ra được nhiều thứ. Người thợ mộc cũng tiến hành từng bước một. Người thợ mộc xử lý từng chất gỗ. Vậy chúng ta sẽ xem họ đang làm những gì. NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN Người thợ mộc chỉ thực hiện một số thao tác cơ bản, và chúng ta có thể gộp chúng lại thành ba thao tác sau: 1. Cắt 2. Dán 3. Tạo hình Cắt có nghĩa là tách một phần mà bạn muốn ra khỏi phần còn lại. Tôi sẽ giải thích việc này tương ứng với những hoạt động tư duy cụ thể sau: chắt lọc, phân tích, trọng tâm, chú ý… Dán có nghĩa là gắn các vật lại với nhau bằng keo, đinh hoặc ốc vít. Những “thao tác suy nghĩ” tương ứng là: kết nối, liên kết, tổng hợp, nhóm, thiết kế… Tạo hình là sắp đặt để tạo ra một hình dạng nhất định mà bạn muốn. Trong tư duy, điều này tương ứng với đánh giá, so sánh, kiểm tra và làm cho phù hợp. https://thuviensach.vn Dù người thợ mộc chỉ thực hiện một vài thao tác cơ bản (tất nhiên còn phải tính đến cả những việc khác như khoan hay đánh bóng) nhưng họ lại tạo ra những sản phẩm rất tinh tế. CÔNG CỤ Trong thực tế, người thợ mộc sử dụng các công cụ để tiến hành những thao tác cơ bản. Người thợ mộc không nói: “Tôi muốn cưa miếng gỗ này” mà anh ta cầm cưa lên và cưa. Những công cụ này được phát triển từ nhiều thế kỷ trước đây như những cách có hiệu quả để thực hiện các thao tác cơ bản. Những công cụ dùng để cắt là: cưa, đục, khoan. Những công cụ dùng để dán là: keo, búa, đinh, ốc vít, tua vít. Những công cụ để tạo hình là: bào và khuôn. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có những công cụ tư duy. Một vài trong số đó (chẳng hạn như PMI) sẽ được trình bày trong cuốn sách này. Người thợ mộc hình thành các kỹ năng trong quá trình sử dụng các công cụ. Một khi đã sử dụng khéo léo các công cụ, họ có thể kết hợp các kỹ năng này theo nhiều cách khác nhau để tạo ra được nhiều thứ khác nhau. Cái cưa là một vật rất cụ thể. Tương tự, các “công cụ” tư duy cũng rất cụ thể và cần được nhìn nhận, sử dụng sao cho đúng với công dụng của nó. Khi bạn sử dụng một cái cưa, bạn đang sử dụng chính cái cưa đó, chứ không phải đang dùng “phương pháp cắt xẻ”. CẤU TRÚC Có những khi người thợ mộc cần cố định các vật lại để gia công. Ví dụ, anh ta cần giữ chắc tấm gỗ để cưa. Anh ta cũng cần cố định tấm gỗ để có thể khoan lỗ khi cần. Vì lý do này, anh ta cần đến mỏ cặp và bàn bào. https://thuviensach.vn Khi muốn ghép các mảnh gỗ lại với nhau, người thợ mộc đặt chúng lên một loại giá đỡ gọi là khuôn gá đồ. Đây là một vật hỗ trợ người thợ mộc thực hiện công việc. Những “cấu trúc” tư duy được trình bày trong cuốn sách cũng tương tự như vậy. Những cấu trúc ấy là các cách cố định mọi thứ để chúng ta có thể làm việc dễ dàng hơn với chúng. QUAN ĐIỂM Một người thợ mộc thường có những quan điểm cơ bản về tác phẩm của anh ta. Có thể là anh ta luôn tìm kiếm sự đơn giản. Cũng có thể là chú trọng tới độ bền. Quan điểm của người thợ mộc về tác phẩm của mình chính là điểm mạnh của anh ta. Tương tự như vậy, một nhà tư duy giỏi cũng có những quan điểm cơ bản tạo nên tư duy của người đó. NGUYÊN TẮC Quan điểm mang tính tổng quát còn nguyên tắc mang tính cụ thể. Cả hai đều có những điểm trùng lặp. Một người thợ mộc sẽ xây dựng một số nguyên tắc chỉ dẫn cần làm theo và cần tránh. Những nguyên tắc đó là: Làm việc theo các thớ gỗ. Tạo bề mặt dính tối đa cho tất cả các khớp nối. Đo lường mọi thứ. https://thuviensach.vn Chỉ dùng một lớp keo mỏng. Cũng giống như người thợ mộc, có các nguyên tắc cơ bản dẫn lối cho tư duy. Ví dụ, một người có tư duy tốt sẽ luôn muốn kiểm tra các điều kiện cụ thể tạo nên một khẳng định đúng. THÓI QUEN Một người thợ mộc cần phải xây dựng những thói quen làm việc nhất định. Những thói quen này không phải tự nhiên mà có được, và người thợ mộc phải luôn nhắc nhở bản thân cho đến khi chúng được thực hiện một cách tự động. Những thói quen của người thợ mộc thường bao gồm: Luôn đặt công cụ vào giá ngay sau khi dùng xong. Thường xuyên mài sắc các lưỡi cưa. Thường xuyên kiểm tra tạo hình so với khuôn mẫu. Đôi khi, một vài thói quen bao gồm cả những sự ứng dụng một cách tự động một nguyên tắc, cho nên sự phân biệt giữa thói quen và nguyên tắc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều quan trọng nhất bao gồm thói quen phải là một loạt các hoạt động lặp lại hằng ngày. Tương tự, người tư duy tốt cũng cần tạo cho mình những thói quen hằng ngày. Ví dụ, như một thói quen, một người tư duy giỏi luôn dừng lại để xem liệu có phương án thay thế nào không. Đó có thể là những cách nhìn, cách giải thích, cách thực hiện và cách đánh giá khác nhau về một tình huống… TÓM LƯỢC Hình mẫu người thợ mộc đã cung cấp cho chúng ta tất cả các yếu tố tạo nên kỹ năng tư duy mà tôi sẽ mô tả trong cuốn sách này. Quan điểm: những quan điểm mà dựa vào đó chúng ta tiếp cận vấn đề. https://thuviensach.vn Nguyên tắc: những nguyên tắc dẫn lối cho tư duy, giúp chúng ta tư duy tốt hơn. Thói quen: những thói quen mà ta cố gắng biến chúng thành tự động. Thao tác cơ bản: những thao tác tư duy cơ bản. Công cụ: những công cụ tư duy mà chúng ta thực hành và sử dụng một cách có cân nhắc. Cấu trúc: các dạng thức để thực hiện mọi việc một cách thuận tiện. Hãy luôn nhớ về hình mẫu người thợ mộc, bởi vì họ luôn cố gắng tạo ra mọi thứ. Quan điểm Quan điểm có ảnh hưởng tới toàn bộ cách tiếp cận tư duy, cho nên tôi sẽ bắt đầu bằng việc xem xét những quan điểm của một người tư duy giỏi. Đây cũng chính là những quan điểm mà toàn bộ phần còn lại của cuốn sách đề cập tới. Thói quen và nguyên tắc cũng sẽ được đề cập tới trong phần sau, sau khi chúng ta đã thực hành nhiều bài tập tư duy. Đó chính là lúc thích hợp để tóm lược những nguyên tắc và thói quen. QUAN ĐIỂM KHÔNG ĐÚNG ĐẮN Việc bắt đầu bằng cách xem xét một vài quan điểm không đúng đắn trong tư duy sẽ dễ dàng hơn cho việc nhận biết quan điểm nào là phù hợp. ... “Tư duy không quan trọng. Dự cảm mới là quan trọng nhất.” ... “Tư duy thật buồn tẻ, rối ren và chẳng dẫn chúng ta tới đâu cả.” ... “Tôi nhận thấy mọi vấn đề đều quá khó.” https://thuviensach.vn ... “Tư duy chỉ mang tính học thuật và trí tuệ, những người khác vẫn làm tốt mọi việc mà có cần nghĩ nhiều đâu.” Trên đây đều là những quan điểm tiêu cực, thiếu tính xây dựng, xuất phát từ những người không tự tin vào khả năng tư duy của chính mình hoặc những người không được dạy cách tư duy. Nhưng cũng có loại thái độ tiêu cực khác đối lập với những quan điểm trên, đó là những người kiêu ngạo về khả năng tư duy của họ và có cách nhìn nhận lệch lạc về mục đích của tư duy. ... “Tôi thấy tư duy quá đơn giản. Tôi chỉ cần nhìn một cái là quyết định được ngay.” ... “Tôi thấy rằng tôi luôn đúng. Tôi chẳng việc gì phải bảo vệ quan điểm nào hết.” ... “Mục đích chính của tư duy là chứng minh cho những người không có cùng quan điểm với anh rằng họ sai.” ... “Nếu anh chưa từng mắc lỗi trong tư duy thì hẳn là anh phải đúng.” ... “Luôn có một câu trả lời đúng và ai không thể nhận ra nó chính là kẻ ngốc.” Một vài cách nhìn nhận trên đây có thể thấy là cực đoan, và mọi người hiếm khi nói ra những suy nghĩ ấy. Nhưng nếu quan sát cách suy nghĩ của nhiều người, bạn sẽ thấy rằng suy nghĩ của họ thực sự dựa trên những quan điểm như vậy. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐÚNG ĐẮN Đây là những quan điểm thường gặp ở người giỏi tư duy. Nhiều người tư duy tốt đã sử dụng những quan điểm này, phát triển chúng thành một phần “trí tuệ” tự nhiên của họ. Nếu bạn đã có những quan điểm như vậy, sẽ rất hữu ích nếu bạn nêu ra và khẳng định lại chúng. Nếu bạn chưa có những quan điểm như vậy, hãy học tập để có được chúng. https://thuviensach.vn Đầu tiên là các quan điểm hướng tới chính các kỹ năng tư duy. ... “Mọi người đều phải suy nghĩ, ai cũng có thể suy nghĩ.” Tư duy không chỉ dành cho những người rất thông minh hoặc những người làm trong các lĩnh vực chuyên sâu. Mọi người đều phải vận dụng tư duy tại những thời điểm khác nhau. Tất cả mọi người đều có thể phát triển một kỹ năng hữu ích trong tư duy. ... “Tư duy là một kỹ năng và có thể phát triển.” Tư duy không giống như chiều cao hay màu mắt, những thứ mà bạn không thể thay đổi được. Tư duy là một kỹ năng giống như trượt tuyết, bơi lội hay đạp xe. Bạn có thể luyện tập để có được kỹ năng này. ... “Tôi là một nhà tư duy.” Đây chính là quan điểm tốt nhất. Không quan trọng hiện nay bạn có khả năng tư duy tốt đến mức nào. Bạn chỉ cần coi là mình là một nhà tư duy là đủ. ... “Tôi có thể tư duy tốt hơn nữa.” Điều này vô cùng quan trọng. Ngay cả người giỏi tư duy nhất cũng có thể tư duy tốt hơn. Quan điểm này tạo nên nỗ lực cải thiện kỹ năng tư duy. ... “Tư duy có thể đòi hỏi sự cố gắng có chủ ý.” Thật là thiếu sót khi cho rằng trở thành một người tư duy tốt đã là đủ và nhờ đó mọi suy nghĩ đều phù hợp. Có những lúc, tư duy cần đến cả những nỗ lực một cách có chủ ý, có thể sử dụng cả những công cụ hoặc cấu trúc tư duy. Tư duy không phải luôn là hành động tự động. ... “Ban đầu, mọi thứ thường xuất hiện một cách phức tạp, nhưng chúng ta có thể khiến nó trở nên đơn giản hơn.” https://thuviensach.vn Đừng bao giờ nản chí bởi các vấn đề dường như rất phức tạp. Hãy luôn sẵn sàng để giải quyết chúng. Chúng ta hoàn toàn có thể khiến chúng trở nên đơn giản hơn. Nếu không, bạn cũng chẳng thiệt hại gì khi thử giải quyết chúng. ... “Hãy làm từng bước một.” Nếu làm từng bước một và cứ tiếp tục làm, bạn sẽ giải quyết được hầu hết mọi việc. Hãy xác định bước tiếp theo bạn muốn làm và thực hiện nó. ... “Tách riêng cái tôi của bạn ra khỏi tư duy. Hãy nhìn vào khả năng tư duy của bạn một cách khách quan.” Điều này rất khó thực hiện nhưng lại rất cần thiết nếu bạn muốn trở thành một người tư duy tốt. “Bạn” và “suy nghĩ của bạn” là hai vấn đề riêng biệt. ... “Mục đích của tư duy không nhất thiết là phải luôn đúng.” Mục đích của tư duy là có được những ý tưởng tốt hơn và có cách suy nghĩ tốt hơn. Nếu bạn luôn cần phải “đúng” vào mọi thời điểm thì bạn chỉ có thể kết thúc tại điểm mà bạn đã bắt đầu. ... “Lắng nghe và học hỏi là phần mấu chốt của tư duy.” Tư duy không chỉ là bạn đưa ra ý kiến như thế nào mà là những người khác cũng đưa ra ý kiến như thế nào. ... “Luôn khiêm tốn. Sự kiêu ngạo chính là mặt nạ ngụy trang của những người có tư duy kém.” Thật không dễ để trở thành một người khiêm tốn khi xung quanh bạn là những người đầy định kiến, mê muội, kiến thức hạn hẹp và có cái nhìn hoàn toàn sai. Nhưng bạn nên cố gắng trong chính suy nghĩ của riêng mình. Hãy nghĩ xem liệu có phải suy nghĩ của bản thân là sai lầm hoặc không hoàn hảo, hay chỉ là cái nhìn một chiều. https://thuviensach.vn Những quan điểm nêu trên có mục đích chung là hình thành các kỹ năng tư duy và ứng dụng chúng. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một vài quan điểm về khả năng tư duy tự nhiên của bạn. ... “Tư duy nên mang tính xây dựng, tránh sự tiêu cực.” Nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc công kích và chứng minh người khác sai thì điều đó là không ổn. Kiểu tư duy tiêu cực này tương đối phổ biến. Cũng có khi nó mang lại một giá trị nào đó, nhưng giá trị đó quá hạn chế. Hãy bắt đầu luyện tập để có lối tư duy xây dựng và đưa mọi việc đi xa hơn. ... “Khám phá một sự việc thay vì tranh luận về nó.” Nếu mục đích của tranh luận là khám phá sự việc, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chọn cách khám phá chứ không phải tranh luận. ... “Trong một cuộc tranh luận, đối phương luôn đưa ra những ý kiến hữu ích và mang tính xây dựng nếu bạn cố gắng chắt lọc chúng.” Thay vì chỉ tìm kiếm các luận điểm để phản bác, hãy cố gắng nhận biết giá trị từ những quan điểm đối lập đó. ... “Mọi người với những cái nhìn khác nhau đều đúng theo cách nhận thức của riêng họ.” Thay vì coi quan điểm của người khác là điều gì đó ngu ngốc, bạn hãy cố xem họ nhận thức như thế nào và tại sao họ lại nhận thức như vậy. ... “Hoàn toàn có thể có những suy nghĩ sáng tạo và những ý tưởng mới.” Sáng tạo không phải là món quà đặc biệt dành riêng cho một số người. Bạn có thể nỗ lực để có được những ý tưởng mới (bạn có thể sử dụng một vài kỹ thuật đặc biệt để trợ giúp). https://thuviensach.vn ... “Đừng e ngại khi thử nêu ra ý tưởng.” Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải là người đúng. Bạn có thể cố gắng đưa ra những ý tưởng mang tính thăm dò. Bạn thậm chí có thể khiêu khích một cách thận trọng, hãy đưa ra những dấu hiệu để chỉ ra rằng đó là một sự khiêu khích. ... “Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tư duy, luôn có những phương án thay thế nhưng có thể bạn chưa nghĩ ra.” Đừng bao giờ tin rằng bạn đã suy nghĩ về mọi phương án có thể xảy ra. Dù đôi khi điều này là đúng, nhưng thường thì luôn có những khả năng khác, thậm chí rất rõ ràng, mà bạn chưa nghĩ ra. ... “Tránh lối tư duy võ đoán khi bạn cảm thấy mình đúng.” Nếu ý tưởng của bạn đủ tốt, bạn không cần phải có thái độ võ đoán. Nếu ý tưởng của bạn chưa đủ tốt, sự võ đoán đang được đặt nhầm chỗ. Bạn có thể luôn chọn cách nói: “Từ những thông tin mà tôi có, tôi thấy rằng…”. Danh sách những quan điểm này chưa phải là tất cả. Tự bạn có thể đưa thêm những quan điểm phù hợp vào danh sách. Những quan điểm được nêu ra đó có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Có những điều có thể được xem như một quan điểm tư duy (ví dụ: “tư duy chậm” hay “luôn xem xét giá trị kèm theo ở đây là gì”) được tôi đưa vào phần nguyên lý và thói quen. Tất nhiên là có những sự chồng chéo. Trong phần “quan điểm”, tôi cố gắng đưa ra những cách tiếp cận tư duy tổng quát thay vì những hướng dẫn cụ thể. BÀI TẬP QUAN ĐIỂM TƯ DUY 1. Giải thích và thảo luận các khái niệm của “quan điểm”. Nó có thể bao gồm quan điểm đối với thể thao, âm nhạc, bạn bè, trường học… https://thuviensach.vn 2. Đọc kỹ danh sách những quan điểm không phù hợp. Liệu bạn có biết người bạn nào của mình có những quan điểm như vậy? Thảo luận xem tại sao một số người lại có những quan điểm như vậy và tại sao đó lại là những quan điểm không phù hợp. 3. Hãy xem liệu bạn có thể đưa thêm quan điểm tư duy không phù hợp nào khác vào danh sách đó. Bạn thậm chí cũng có thể tự phân chia danh sách những quan điểm đó thành các phần khác nhau. 4. Đọc kỹ lần lượt toàn bộ các quan điểm tốt và thảo luận xem tại sao chúng lại tốt. Bạn có thể gợi ý những tình huống cụ thể mà ở đó quan điểm tư duy trở thành không tốt, nhưng nên tránh làm điều này vì có thể gây ra sự nhầm lẫn. Nếu quan điểm đó xét chung là một quan điểm tốt, thế là đủ. 5. Hãy đặt ra nhiệm vụ là chọn ra năm quan điểm hữu ích nhất. Mục đích của nhiệm vụ này thực ra không phải là lựa chọn năm quan điểm hữu ích nhất mà là kiểm tra tất cả các quan điểm (điều này rất cần thiết trong quá trình lựa chọn). 6. Nếu phải kết hợp để thu gọn danh sách các quan điểm tốt, bạn sẽ làm thế nào? (Bài tập này phù hợp cho những trẻ ở độ tuổi lớn hơn hoặc có khả năng hơn.) 7. Nếu phải thêm mục vào danh sách các quan điểm tốt, bạn sẽ đưa vào những gì? (Bài tập này có thể thực hành bằng cách thảo luận hoặc viết ra giấy.) (Chú ý: yêu cầu đặt ra cho các bài tập này phải luôn hướng vào trẻ như thể các bài tập này dành riêng cho chúng.) Sáu chiếc mũ tư duy Bạn đã bao giờ thử giữ thăng bằng một cuốn sách trên đầu, tung hứng với hai quả bóng chỉ bằng tay trái còn tay phải dùng để bóc giấy gói thanh sô-cô-la chưa? Thực hiện những điều này có vẻ hơi khó. Làm nhiều việc cùng một lúc thường là điều khó khăn và dễ gây sai sót. https://thuviensach.vn Trong tư duy, chúng ta thường cố gắng nghĩ quá nhiều điều vào cùng một thời điểm. Chúng ta nhìn vào vấn đề trong thực tế; cố gắng xây dựng những tranh luận logic; đặt cảm xúc vào nhiều thứ; chúng ta cố gắng đưa ra một ý tưởng mới; cố gắng xem ý tưởng đó được thực hiện như thế nào. Chúng ta thường cố gắng suy nghĩ về tất cả các phương diện này dù ít dù nhiều tại cùng một thời điểm. Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều lúc chúng ta bị nhầm lẫn, dù vào những thời điểm khác, chúng ta có thể chỉ suy nghĩ hiệu quả về một trong những phương diện đó. Ví dụ, chúng ta để cảm xúc lấn át khả năng tư duy hoặc nhất thời có những suy nghĩ tiêu cực. Sáu chiếc mũ tư duy là phương pháp cho phép chúng ta tư duy theo từng kiểu tại một thời điểm. Thay vì cố gắng làm tất cả mọi thứ cùng lúc, chúng ta chỉ “đội” một chiếc mũ tại một thời điểm. Sáu chiếc mũ với sáu màu sắc tương ứng với sáu kiểu tư duy. Mũ trắng: thực tế, số liệu và thông tin. Chúng ta có những thông tin gì? Chúng ta cần những thông tin gì? Mũ đỏ: cảm xúc, cảm giác, linh cảm và trực giác. Ngay lúc này tôi cảm thấy thế nào về vấn đề này? Mũ đen: sự cẩn trọng. Sự thật, sự xét đoán, sự phù hợp với thực tế. Liệu điều này có phù hợp với thực tế hay không? Liệu nó có hoạt động không? Nó có an toàn không? Có thể hoàn thành không? Mũ vàng: sự thuận lợi, lợi ích và sự tiết kiệm. Tại sao lại có thể thực hiện ý tưởng này? Tại sao lại thu được lợi ích? Tại sao đây là một ý tưởng tốt? Mũ xanh lục: những khám phá, đề xuất, gợi ý và ý tưởng mới, những phương án thay thế. Chúng ta có thể làm gì? Liệu có ý tưởng nào khác không? Mũ xanh lam: suy nghĩ về cách tư duy. Kiểm soát quá trình tư duy. Tóm lược lại xem chúng ta đang ở đâu. Đặt ra bước tư duy tiếp theo. Lên chương trình để tư duy. https://thuviensach.vn Mỗi chiếc mũ sẽ được trình bày cụ thể hơn ở những trang sau. Nếu quan sát ti vi công nghệ chiếu màn hình rộng, bạn sẽ thấy mỗi ống trong nhóm ba ống đèn tạo ra một màu sắc khác nhau. Trên màn hình, tất cả cùng phối màu với nhau để tạo nên những hình ảnh đa sắc. Ti vi thông thường cũng hoạt động theo cơ chế này, chỉ ngoại trừ một điều là chúng ta không thể quan sát được mỗi màu sắc riêng biệt. Màu sắc rực rỡ của những bức ảnh cũng được tạo nên theo cách tương tự. In màu trên giấy cũng vậy. Mỗi màu cơ bản được in riêng, nhưng các màu khác nhau chồng lên nhau sẽ tạo ra đủ các màu. Điều tương tự cũng xảy ra đối với sáu chiếc mũ tư duy. Mỗi màu sắc được xem xét riêng để chúng ta có thể làm những việc phù hợp với từng màu. Và khi kết hợp chúng lại, chúng ta có khả năng tư duy nhiều màu sắc. Có những bằng chứng chứng minh rằng khi chúng ta suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, não chúng ta tạo ra những chất hóa học khác nhau. Nếu thực sự như vậy, chúng ta cần tách riêng các loại hình tư duy vì chúng ta không thể cùng lúc thiết lập tốt nhất cho từng loại tư duy. TẠI SAO LẠI LÀ NHỮNG CHIẾC MŨ? Chúng ta vẫn thường nói: “Hãy đội chiếc mũ tư duy của bạn lên”. Có một mối liên kết truyền thống giữa chiếc mũ và tư duy. Chiếc mũ thường chỉ ra một vai trò mà chúng ta đảm nhận tại một thời điểm: mũ của vận động viên bóng chày, mũ của người lính, mũ của y tá... Và quan trọng nhất, chiếc mũ có thể dễ dàng đội lên hoặc bỏ ra. Chiếc mũ không phải vật gắn liền với bạn, đi cùng bạn mãi mãi. Chiếc mũ là một trong những trang phục đơn giản nhất để đội vào hoặc bỏ ra. Điểm này rất quan trọng vì mọi người phải có khả năng đội lên hoặc bỏ xuống những chiếc mũ khác nhau. Chiếc mũ không phải là một đặc điểm để nhận dạng. Do đó, thật sai lầm khi nói về ai đó như: “Cô ấy là người suy nghĩ kiểu mũ xanh lục” https://thuviensach.vn