🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dấu Xưa - Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM
Mathilde Tuyết Trần
Dấu xưa - Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn : [biên khảo] / Mathilde Tuyết Trần ; T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011.
336 tr. ; 20cm.
1. Việt Nam — Lịch sử — Triều nhà Nguyễn, 1802-1883.
959.7029 — dc 22
M431
https://thuviensach.vn
BIÊN KHẢO LỊCH SỬ
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Lời giới thiệu
Tốt nghiệp ngành Khoa học kinh tế Trường Kỹ thuật cao cấp Aachen (Cộng hòa Liên bang Đức) năm 1986, chị Mathilde Tuyết Trần làm việc tại Pháp, Bỉ và Đức trong 14 năm. Từ năm 2000, chị “nhảy ngang” (từ của chị dùng trong thư gửi một người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh) qua các hoạt động văn hóa và nghiên cứu lịch sử. Chị tâm sự: “Sự việc này nó tự nhiên hình thành, đưa đẩy bởi nhiều sự tình cờ, may mắn, dần dần rõ nét theo thời gian”. Trong sự “tình cờ” ấy, không phải không có yếu tố chủ quan. Trong trái tim mẫn cảm của người phụ nữ ấy, dù đã trải qua hơn 40 năm sống xa quê hương, vẫn luôn âm ỉ cháy ngọn lửa tình yêu đối với đất nước mình, dân tộc mình. Chị biết có nhiều người đồng hương từng sống chết trên mảnh đất mà chị đang sống, từ bậc vương giả (như các cựu hoàng Hàm Nghi, Duy Tân) cho đến các thường dân (như những người bị bỏ quên trong trại C.A.F.I.). Tại sao không đến gặp họ (hay hậu duệ của họ) để tìm hiểu những gì đã xảy ra?
5
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Một ngày đầu Xuân, chị cùng người bạn đời lái xe vượt hơn 1000 cây số, từ vùng Picardie ở phía bắc nước Pháp xuống vùng Aquitaine ở tây nam nước Pháp. Chị đã kính cẩn thắp hương tưởng niệm nhà vua yêu nước Hàm Nghi, viếng mộ vợ và các con của cựu hoàng ở hai nghĩa trang Thonac và Vigeois, rồi trò chuyện với các hậu duệ của ngài.
Chuyến đi tuy vất vả, nhưng giúp chị khám phá nhiều điều mà cho tới nay không phải ai cũng biết. Được tận mắt ngắm một pho tượng bằng đất nung do chính cựu hoàng sáng tác trong thời gian sống lưu vong, chị không khỏi thán phục nghệ thuật điêu khắc của nhà vua tài ba.
Chị xúc động khi được biết, trước khi qua đời ở Alger (Algérie), cựu hoàng mong muốn được yên nghỉ ở quê hương. Xung quanh câu chuyện ít được biết đến này, chị đã phát hiện được hai tư liệu gốc: lá đơn đề ngày 11.4.1948 của công chúa Như Mai (còn gọi là Nhữ Mây) xin cải táng vua cha về Huế, và công văn ngày 20.4.1948 của công sứ tổng ủy viên Naegelen từ chối, viện cớ “chưa đúng lúc”. Mãi đến năm 1965, hài cốt của cựu hoàng Hàm Nghi mới được di táng về nghĩa trang Thonac, gần lâu đài Losse của công chúa.
Cũng trong chuyến đi này, chị đến thăm lâu đài Losse và tìm được nhiều tư liệu chưa từng công bố, như bảng điểm của công chúa Như Mai tại Học viện Nông nghiệp Quốc gia ở Paris (công chúa là nữ sinh viên đầu tiên tốt nghiệp thủ khoa Học viện này), văn tự mua bán lâu đài, giấy khai tử và một số hình ảnh...
6
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Cứ thế, những chuyến đi nối tiếp những chuyến đi. Không chịu ngồi tĩnh tại trong thư viện, trong văn khố hay trong phòng làm việc để chỉ đọc và viết, chị Mathilde Tuyết Trần bỏ nhiều thời giờ để đi điền dã. Sống ở Pháp nhiều năm, thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Pháp, biết rõ đường đi nước bước, chị không ngại vượt qua hàng nghìn cây số để đi tìm tư liệu về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử mà chị muốn biết. Có thể gọi chị là một nhà du khảo lịch sử được chăng? Với chị, câu ngạn ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” được đổi thành “Đi một ngày đàng, biết một sàng thông tin”.
Chị kể: “Về nhà, tôi ghi lại những ấn tượng, những hiểu biết đã thu thập được trong chuyến đi. Nhiều khi tôi viết cả 10 tiếng đồng hồ trong một ngày. Có lúc, vào 3 giờ sáng, đang ngủ, tôi giật mình thức dậy, lại bật máy vi tính viết tiếp, sợ quên mất một ý tưởng hay một chi tiết nào đó”.
Dấu xưa - Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn, gồm 5 chương liên quan đến triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, là thành quả của những chuyến đi đó. Cuốn sách không có tham vọng trình bày một cách có hệ thống toàn bộ lịch sử 143 năm của triều đại này, mà chỉ đề cập đến một số khía cạnh có ý nghĩa nhất định, từ trách nhiệm để mất chủ quyền quốc gia dưới thời vua Tự Đức (chương I) đến cuộc khởi nghĩa vũ trang có sức chiến đấu bền bỉ nhất vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (chương IV), rồi chuyện hai nhà vua yêu nước Hàm Nghi và Duy Tân bị lưu đày xa Tổ quốc (chương II và chưong III). Sự kiện kể trong chương cuối cùng (chương V) tuy bắt đầu từ
7
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
10 năm sau khi nhà Nguyễn kết thúc, nhưng nhân vật chính trong chương lại là hậu duệ của vua Minh Mạng.
Chị Mathilde Tuyết Trần là một nhà nghiên cứu “độc lập”. Trên cơ sở tư liệu thu thập được trong những chuyến du khảo (nhiều tư liệu chưa từng công bố), có tham khảo sách báo, chị đưa ra những nhận định riêng của mình.
Nhà xuất bản Trẻ trân trọng những thành quả lao động khoa học của chị. Nếu tác phẩm của chị được các nhà sử học quan tâm nhận xét và phẩm bình, đó sẽ là cơ hội để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong sử học nước nhà.
Trên tinh thần ấy, chúng tôi xin giới thiệu Dấu xưa - Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn của nhà du khảo lịch sử Mathilde Tuyết Trần với bạn đọc thân mến.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
8
https://thuviensach.vn
Tại sao
mất nước thời Tự Đức?
CÂU HỎI NÀY ám ảnh tôi mãi vì nhà Nguyễn chỉ mới truyền ngôi đến đời thứ tư thì vua Tự Đức mất nước về tay Pháp, chỉ còn hư quyền trên ngai vàng hào nhoáng. Thời đại vua Tự Đức mở đầu cho một giai đoạn đô hộ 80 năm của Pháp trên khắp đất nước Việt Nam. Ngay như trong thời kỳ Đại chiến thứ nhất 1914-1918, nước Pháp bị tổn thất nhân sự và vật chất rất nặng nề, Việt Nam không lợi dụng được thời cơ nổi lên giành lại độc lập. Có thể vì khi ấy Việt Nam bị phong tỏa thông tin, không biết tình hình thời sự thế giới.
Vua Thành Thái và vua Duy Tân còn bị chính quyền thực dân Pháp đưa đi đày ở đảo Réunion thuộc châu Phi vào năm 1916, ngay trong giai đoạn giữa Đại chiến thế giới lần thứ nhất.
Ngược lại, chính phủ bảo hộ Pháp còn mộ quân từ các thuộc địa về mẫu quốc ra trận làm “thịt cho cà nông” (chair pour canon),
9
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
đem dân “An-na-mít”, “Tông-ki-noa”, “Cô-chin-chi-noa” sang Pháp để phục dịch cho chiến tranh (đào chiến hào, tải thương, tải đạn, nấu bếp quân đội, lính thợ...). Phải đến sau Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, bàn cờ thế giới đã phân chia thắng bại rõ ràng, Việt Nam mới tận dụng thời cơ đánh Pháp, giành lại chủ quyền, độc lập.
Nhiều người chê trách các hoàng đế nhà Nguyễn sau Gia Long, lên ngôi chỉ vì là “con vua”, có dòng máu chính thống hoàng tộc, nhưng thiếu tài thiếu đức để tiếp tục xây dựng và bảo vệ cơ ngơi của tiền nhân để lại, chê trách triều đình quan lại thời Nguyễn không hết lòng với vua, với đất nước dân tộc, mà chỉ biết quyền lợi riêng tư của mình, chê trách các bà vợ vua chỉ muốn con mình lên ngôi báu, tranh giành quyền lợi, ảnh hưởng trong thâm cung, giữ hư vị hơn là vì quyền lợi chung của toàn dân.
Tôi không có tham vọng biện hộ hay lên án các hoàng đế nhà Nguyễn, thời gian đã qua không lấy lại được, nhưng học sử là để rút kinh nghiệm cho thời nay và thời sau, những bài học cay đắng trả bằng máu và nước mắt của toàn dân tộc.
Tôi đặt câu hỏi về đời sống của người dân thường trong thời Tự Đức. Vua Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Dực Tông) ở ngôi một thời gian rất dài, từ 1847 đến 1883, trị vì 36 năm trời. Sau khi Tự Đức qua đời, tình trạng hỗn loạn “tứ nguyệt tam vương” (bốn tháng ba vua) Dục Đức - Hiệp Hòa Kiến Phúc xảy ra, cho đến khi Hàm Nghi lên ngôi ngày 02.08.1884, rồi bị Pháp đưa đi đày tại Alger (Algérie) vào cuối năm 1888. Đó là khoảng thời gian mà nước Việt Nam mất hoàn toàn vào tay chính quyền thực dân Pháp, với các hiệp ước sau cùng ký kết năm 1885.
10
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Thất bại trước hết của triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức là thất bại hoàn toàn trên cả ba bình diện: chính trị, ngoại giao và quân sự.
Chính trị, vì vua Tự Đức và triều đình không được lòng dân, sự nổi tiếng về cái hiếu với mẹ (bà Từ Dũ) và tài văn hay chữ tốt của vua không đem lại ích lợi cho dân, Trần Trọng Kim phải than van “không có đời vua nào có nhiều giặc giã nổi lên khắp nơi như đời vua Tự Đức”1, dân nổi lên vì quá khổ, quá bất mãn.
Ngoại giao, vì cả vua quan triều đình đều “làm ngơ” trước chính sách bành trướng chiếm hữu thuộc địa và buôn bán nô lệ của các cường quốc Âu châu, việc truyền đạo cũng như mục đích thương mại được dùng làm tấm bình phong và hư cớ cho công cuộc xâm lăng.
Quân sự, vì quân cũng không muốn chết vì vua, quân số đông, thiếu huấn luyện, vũ khí thô sơ, nhưng nhất là không có tinh thần chiến đấu, bỏ chạy nhanh chóng, các quan đại thần ký hết hiệp ước đầu hàng này đến hiệp ước đầu hàng khác.
Tấm gương Cao Bá Quát là một thí dụ tiêu biểu cho số phần những người sáng suốt và có tấm lòng. Sau một thời gian bị tù tội, đeo gông, tra tấn, vì ông đã sửa bài thi cho một thí sinh, Cao Bá Quát được thả ra. Năm 1853 (năm Tự Đức thứ 7), ông chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội, tôn Lê Duy Cự là minh chủ, nhưng bị phản bội. Vua Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Tiếp đi đánh dẹp, Cao Bá Quát phải rút lui về Mỹ Lương.
1 Trong chương VIII Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim - Giặc giã ở trong nước, từ năm Tân Hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4 trở đi, thì càng ngày càng nhiều giặc. Gọi là “giặc”, đó là giặc Tam Đường, giặc Châu Chấu (Cao Bá Quát - Lê Duy Cự), giặc tên Phụng, giặc Khách, Văn Thân nổi loạn...
11
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Về cái chết của Cao Bá Quát, có người cho rằng, Cao Bá Quát đã bị Đinh Thế Quang bắn chết tại trận trong lúc giao tranh. Ông hy sinh lúc mới được 45 tuổi (1809-1855). Nhưng có tác giả viết rằng, ông bị bắt và bị xử chém; tương truyền trước khi chết ông để lại hai câu thơ nổi tiếng:
“Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời”.
Vua Tự Đức ra lệnh mang đầu của Cao Bá Quát bêu khắp các tỉnh ở Bắc Hà rồi chặt ra ném xuống sông, lại còn tru di tam tộc (con trai của ba đời, đời cha, đời con và đời cháu thì bị xử tử cho tuyệt dòng, còn tất cả phụ nữ ba đời thì bị đem cho làm tỳ thiếp nô lệ không công), đốt và cấm không cho phổ biến các tác phẩm của Cao Bá Quát. Làm sao mà vua Tự Đức và các quan lại thân cận còn được lòng hiền sĩ và dân chúng!
Xã hội Việt Nam dưới đời vua Tự Đức rất bảo thủ, không bình đẳng, rập theo khuôn mẫu Trung Hoa, ảnh hưởng của đạo Khổng (Nho giáo) rất sâu đậm. Giáo dục thi cử hoàn toàn theo Hán văn, dân trí thấp, nặng tinh thần địa phương, thiếu thông tin, tầng lớp sĩ phu trí thức không nhìn xa thấy rộng, các hình phạt rất nặng nề, tra tấn, đeo gông, xiềng xích, chém đầu, thắt cổ vào cọc (người bị tử hình phải quỳ gối, hai tay bị trói ngược ra đằng sau cột vào một cây cọc gỗ cắm sâu xuống đất, cao quá đầu, cổ người tử hình bị người thi hành án đứng đằng sau lưng, xiết bằng một sợi giây thừng quấn quanh cổ và cọc gỗ cho đến chết), chặt tay chặt chân cho chết dần chết mòn, quan lại hà hiếp dân chúng, triều đình không giúp đỡ dân khi các nạn đói xảy ra... Mỗi giọt nước bất công góp lại làm trào cái bình phản kháng.
12
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa nhiều nước, chủ yếu là giữa Trung Hoa và Pháp kể từ đầu thế kỷ thứ 19 làm suy yếu thêm dân Việt. Các nước sản xuất thuốc phiện (opium) như Ai Cập, Trung Hoa, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ tranh giành nhau thị trường. Phía nam Trung Hoa có những cánh đồng mênh mông trồng cây thuốc phiện (pavot). Thuốc phiện được cất từ chất nhựa dẻo màu trăng trắng trong quả của hoa, khi hoa đã rụng. Màu hoa thuốc phiện rất đẹp, trắng sữa và tím, cây thuốc phiện lại rất dễ trồng, sinh sản nhanh chóng, nếu không hái quả, khi quả khô, chỉ cần một ngọn gió là hàng ngàn hạt mầm đen nhỏ li ti bay ra khỏi quả, theo gió bay khắp nơi, rơi xuống, năm sau là đâm hoa kết trái.
Các nước tiêu thụ thuốc phiện lan tràn từ Á sang Âu: Trung Hoa, Nhật, Mã Lai, Anh, Mỹ... Dân Việt bắt đầu nghiện thuốc phiện do người Trung Hoa du nhập sang, tất cả mọi tầng lớp đều nghiện ngập, từ quan chí dân, đàn ông, phụ nữ, người lao động, nhà quê..., thậm chí nghiện bằng bã thuốc phiện của người khác thải ra, phụ nữ trẻ đẹp cũng nghiện nằm dài theo khói mây thơm thơm. Ngân quỹ của chính quyền thuộc địa cũng được xây dựng trên hai cơ sở chế biến thuốc phiện, trong khi Anh cho xuất cảng thuốc phiện được trồng và chế biến ở Ấn Độ.
Tướng Watson là người đầu tiên khuyến khích Công ty hàng hải Ấn Độ (Compagnie des Indes) xuất cảng thuốc phiện từ Ấn Độ qua Trung Hoa bằng đường biển một cách công khai, chính thức. Chuyến hàng thuốc phiện đầu tiên bắt đầu từ năm 1773, cho đến năm 1800 đã chuyên chở 288 tấn. Một thùng thuốc phiện nặng 72 kí lô, giá mua là 625 quan, giá bán là 3.200 quan, lời: 2.575 quan!
13
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Tháng sáu năm 1839 Trung Hoa cho tiêu hủy 20.283 thùng thuốc phiện tồn trữ tại các hải cảng, gây một thiệt hại trị giá 60 triệu quan cho Công ty hàng hải Ấn Độ. Sự kiện này mở đầu cho một cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Anh và Trung Hoa, rồi chấm dứt năm 1842 với chiến thắng về phía Anh. Trung Hoa phải bồi thường 21 triệu đô la cho Anh, và các hải cảng Trung Hoa tiếp tục bị tràn ngập thuốc phiện từ Ấn Độ. Pháp tìm cách cạnh tranh và phá vỡ độc quyền của Công ty hàng hải Ấn Độ thuộc Anh, nhưng các đồn điền trồng cây thuốc phiện ở Tonkin (Bắc Kỳ) và cao nguyên Trấn Ninh không cung ứng đủ khối lượng cần thiết cho thị trường thế giới. Nhưng trong nước, các tiệm hút thuốc phiện mọc lên khắp nơi, dân nghiện thì cần tiền, miễn sao có tiền để hút. Chính sách ngu dân và đầu độc sức khỏe của dân, làm cho hết minh mẫn, hết sáng suốt, làm cho nhụt chí, hèn yếu là một chiến lược thống trị lâu dài, hiệu nghiệm.
Năm mười sáu tuổi, tôi chứng kiến có một gia đình người cùng làng, ông và bà lần lượt chết cách nhau vài tuần vì thuốc phiện, họ nằm dài từ mấy chục năm rồi để hút, đến nỗi cả đám mèo trong xóm sau đó cũng lăn ra chết luôn, vì chúng thường quây quần loanh quanh căn nhà đó, nghiện khói thuốc phiện, đâm ra thiếu thuốc khi không còn người hút nữa.
Các nhà sử học chuyên nghiệp đã phân tích nhiều về những khó khăn của vua Tự Đức và triều đình Huế trong thời đại của nhà vua.
Điểm mạnh của chính vua Tự Đức là sự thông minh, hay chữ (chữ Hán), yêu thích thơ phú văn chương, rất có hiếu với mẹ, nhưng độc đoán. Nhà vua thích bắt chước triều đại nhà Minh, cho
14
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
600 quan triều đình bận triều phục giống như triều nhà Minh, các lễ nghi cũng thế, rất bảo thủ theo Khổng giáo. Đại thần nổi tiếng dưới triều Tự Đức chỉ có ba người Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản và Nguyễn Tri Phương. Các quan Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Kế Viêm, Trần Tiễn Thành, Phan Đình Bình, Nguyễn Hữu Độ (có nơi chép là Nguyễn Hữu Du?) còn ở vào hàng thứ yếu.
Từ năm 1861 đến 1874 triều đình Tự Đức thực hiện có đến một chục chính sách cải cách: cải cách thi cử (1865) để lựa chọn quan lại theo đạo đức Nho giáo “trung quân ái quốc”, hầu củng cố thêm quyền lực tối cao của nhà vua, trong lo sợ vì Tự Đức không có con ruột nối dõi; cải cách thuế để tăng mức thâu thuế ruộng lúa tư nhân (1875); cải cách binh bị (1876)..., nhưng không theo một chiều hướng canh tân đổi mới có lợi cho dân. Tuy Tự Đức có thâu nhận những thông tin của thời đại, về sự phát triển của các nước phương Tây, nhưng lại vấp phải hai trở ngại chính: tinh thần bảo thủ ngăn trở sự hấp thụ khoa học kỹ thuật, và bộ máy quản lý hành chánh quá nhiêu khê rườm rà cản trở sự thực hiện các phương án mới.
Tự Đức có tiếng là một người thông minh. Dù thể tạng yếu đuối, nhưng không phải là nhà vua không am hiểu tình hình. Nhà vua có để ý thâu lượm tin tức về nước Pháp, về Âu châu, ít nhất là qua các bản trần tình của Nguyễn Trường Tộ. Nhưng vua Tự Đức ngăn chận sự phát triển xã hội vì hai điều cơ bản: 1. Nhà vua sợ trong xã hội sẽ hình thành một tầng lớp tư nhân giàu có, sẽ tạo ra một thế lực mới đối nghịch với ngai vàng (tư bản chống quân chủ), cho nên mới quảng bá tinh thần “nhà Nho thanh bạch”.
15
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
2. Nhà vua sợ người dân có hiểu biết, học thức mới, có tiến bộ khoa học kỹ thuật, sẽ đòi những tự do cá nhân (dân chủ chống quân chủ), nên mới quảng bá tinh thần “trung quân ái quốc”, không tuyệt đối trung thành phò vua tức là không yêu nước.
Tổng cộng trong văn khố của Pháp còn lưu trữ 11 hiệp ước của nhà Nguyễn lần lượt ký với Pháp từ năm 1862 cho đến năm 1885 (đời vua Tự Đức cho đến đời vua Hàm Nghi). Tôi xin lần lượt trình bày vài nét chính của các hiệp ước sau đây, vì một lý do đơn giản, theo sự thiển cận của tôi, tôi chưa thấy có sách sử Việt Nam nào viết chi tiết về đề tài này, và có những điều mà kẻ hậu sinh cần biết. Cũng nhân dịp này, vì chính quyền thực dân Pháp thời ấy mượn cớ Hiệp ướcVersailles 1787 thời Nguyễn Phúc Ánh - Bá Đa Lộc để xâm lăng nước Đại Nam (tên nước thời ấy) và lập luận rằng, nhà Nguyễn phải thi hành các điều khoản đã ký kết trong hiệp ước ấy, cho nên tôi muốn trình bày là các cớ và lập luận đó đều sai trái, để bạn đọc tiện theo dõi.
Đọc nguyên bản 11 hiệp ước của thời Tự Đức cho đến đời Hàm Nghi và các văn kiện lịch sử phụ, tôi hiểu thêm sự thất bại về chính trị, ngoại giao và quân sự của triều vua Tự Đức.
Tất cả các hiệp ước đều được viết bằng hai thứ tiếng, Pháp văn và Hán văn, kèm theo một biên bản của hai bên chứng nhận đã trao đổi văn bản.
Đó là các hiệp ước như sau:
16
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
1. Hiệp ước Versailles 1787
do Giám mục Bá Đa Lộc ký
Traité de paix et d’amitié, 28.11.1787
Tôi tìm ra một vài bản thảo và những văn kiện sửa soạn cho hiệp ước này trong văn khố của Bộ Ngoại giao Pháp hiện nay, còn bản chính được ký chính thức giữa bá tước de Montmorin, thay mặt vua Louis XVI, và Giám mục Bá Đa Lộc (Mgr. Pigneau de Béhaine) vào ngày 28 tháng 11 năm 1787 tại Versailles. Các bản thảo cũng như các văn kiện sửa soạn giúp cho người đọc hiểu thêm về bối cảnh của giai đoạn, nhưng điểm quan trọng nhất vẫn là bản chính của hiệp ước đã được ký kết.
Đọc xong bản chính cùng các văn kiện phụ và xem các sự kiện lịch sử đã xảy ra vào thời ấy, tôi thấy thật là một dịp may hiếm có cho nước ta, khi triều đình Louis XVI không thực hiện các điều kiện cam kết, mà lại còn tìm cách đổ tội lịch sử cho Bá tước Conway.
Hơn thế nữa, hiệp ước này không được chính chúa Nguyễn Phúc Ánh và vua Louis XVI phê chuẩn, như điều khoản 10 trong hiệp ước ấn định, nên hiệp ước này không có giá trị pháp lý. Đó là lý do thứ nhất, tại sao nhà Nguyễn không cần phải thi hành hiệp ước Versailles 1787.
Ở điểm này, tôi phải ngợi khen Giám mục Bá Đa Lộc rất sáng suốt và nhìn xa trông rộng, ông thương lượng hiệp ước để có tiếp viện, nhưng ông không lạm quyền và không có trách nhiệm trước
17
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
lịch sử Việt Nam về nội dung của bản hiệp ước này, cũng như các điều khoản phụ do ông, bị sức ép của triều đình Louis XVI, phải hứa hẹn. Quyết định tối hậu nằm ở trong tay chúa Nguyễn Phúc Ánh và vua Louis XVI.
Chúa Nguyễn Phúc Ánh vì thế rất danh chính ngôn thuận không chấp nhận thực thi các điều trong hiệp ước này, cũng như từ chối các yêu sách của triều đình Pháp sau đó, mà họ không hề xấu hổ vì sự lật lọng đáng khinh bỉ.
Theo hiệp ước Versailles, không những nước ta sẽ mất sở hữu và chủ quyền những phần đất quan trọng, cung hiến cho Pháp và người Pháp đến định cư có đặc quyền lưu thông, buôn bán... trên khắp lãnh thổ, mà lại còn phải trang trải mọi chiến phí cho vua Pháp.
Cách đối đãi của chúa Nguyễn Phúc Ánh đối với Giám mục Bá Đa Lộc thật là thông minh, sáng suốt và vương giả. Chúa Nguyễn biết gìn giữ một quan hệ cá nhân, tình cảm, lấy vương lễ để cảm ơn Giám mục Bá Đa Lộc, nhưng thận trọng trên bình diện đại sự quốc gia, tuy gần mà xa, thật không có gì hay hơn thế.1
1 Trong văn bản chính của Hiệp ước, chúa Nguyễn Phúc Ánh được triều đình vua Louis XVI gọi là “Roy de Cochinchine” – Vua nước Cochinchine (chữ “Roy” được viết theo tiếng Pháp cổ với mẫu tự y dài, cho nên tôi không tự ý sửa lại thành “Roi” và “chuyển dịch” sang tiếng Việt là “chúa xứ Đàng Trong”, hiểu theo cách của người Việt Nam, như thế sẽ làm mất đi tầm quan trọng và ý nghĩa của bản hiệp ước, xin xem thêm phần giải thích trong các trang sau. Hiệp ước phải được ký kết giữa hai “Vua”, vua Pháp và vua Cochinchine, tức là có sự ngang hàng và có sự công nhận chủ quyền lãnh thổ của hai bên. Đồng thời bạn đọc sẽ không thể nào tìm thấy khái niệm “chúa xứ Đàng Trong” trong văn bản viết bằng tiếng Pháp. Trong phần dịch
18
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Bản chính của hiệp ước gồm những điều khoản như sau: Điều 1: Vua nước Pháp hứa sẽ tiếp viện vua nước Cochinchine một cách hữu hiệu nhất để lấy lại lãnh thổ và quyền lực cho vua Cochinchine.
Điều 2: Triều đình Pháp sẽ gởi 4 chiến thuyền, 1.200 quân bộ binh, 200 quân pháo thủ và 250 nô lệ phục dịch. Các đạo quân này sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí và một đơn vị đại pháo dã chiến.
Điều 3: Vua nước Cochinchine chuyển nhượng quyền sở hữu tuyệt đối và chủ quyền của Hội An, Tourane (Đà Nẵng) cho vua Pháp bắt đầu kể từ khi quân đội Pháp đến trấn đóng trên đất này.
Điều 4: Người Pháp có quyền di chuyển và buôn bán trên khắp lãnh thổ và các hải cảng khác, để lưu neo đậu thuyền, sửa chữa các tàu chiến Pháp cũng như đóng thêm tàu mới. Việc canh gác các hải cảng sẽ được thỏa thuận riêng tại chỗ.
Điều 5: Vua nước Pháp thâu nhận quyền sở hữu và chủ quyền đảo Pulo-Condor1 (đảo Côn Sơn).
Điều 6: Công dân Pháp có đặc quyền tự do buôn bán trên khắp lãnh thổ của vua nước Cochinchine. Họ có quyền tự do cư trú, không phải đóng một thứ thuế nào, khi họ xuất trình giấy thông hành của Bộ chỉ huy Hội An. Họ có toàn quyền xuất và nhập cảng mọi hàng hóa, không đóng quan thuế... Không một thuyền nào, dù là thuyền buôn hay thuyền chiến của các nước khác, được cập
văn kiện hiệp ước, tôi xin dịch là vua nước Cochinchine, và xin hiểu đó là chúa Nguyễn Phúc Ánh, cũng như giữ các danh từ địa lý trong văn bản, tiếng Việt được viết trong ngoặc.
1 Trong văn kiện chính, chữ Poulo được viết là "Pulo".
19
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
bến lãnh thổ Cochinchine, nếu không có cờ Pháp và giấy thông hành của Pháp.
Điều 7: Chính quyền nước Cochinchine có nhiệm vụ bảo vệ tự do và an ninh cho mọi công dân Pháp. Các vụ kiện tụng phải được giải quyết thật nhanh chóng và thật chính xác.
Điều 8: Trong trường hợp nước Pháp bị đe dọa và phải bảo đảm chủ quyền trên Hội An và Pulo-Condor (Côn Sơn), thì vua nước Cochinchine có nghĩa vụ cung cấp bộ binh, hải quân, lương thực, chiến thuyền to nhỏ, cùng mọi chi phí...
Điều 9: Nước Pháp tiếp viện cho vua Cochinchine khi cần thiết, nhưng không cung ứng quá quân số và trang bị như trong điều hai đã ấn định.
Điều 10: Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn bởi hai quốc vương, và bản phê chuẩn sẽ được trao đổi trong vòng một năm hay trong một thời hạn ngắn hơn, nếu có thể.
Bản Hiệp ước mang chữ ký của hai đại diện:
Bá tước de Montmorin và Giám mục d‘Adran (tức Giám mục Bá Đa Lộc, Pigneau de Béhaine)
Ngoài các điều kiện ký kết trong hiệp ước, Giám mục Bá Đa Lộc còn ký kết thêm một điều khoản phụ nữa, cùng với một điều khoản cam kết riêng biệt trên danh nghĩa thay mặt chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Điều khoản phụ là:
- Tất cả các chiến thuyền của Pháp dùng để di chuyển, buôn bán..., luôn cả cảnh sát, quân bảo vệ, hành pháp đều thuộc sở hữu và chủ quyền tuyệt đối của vua Pháp.
20
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
- Các phần tử người Cochinchinois phạm tội hay bị nghi ngờ can án sẽ bị trục xuất ra khỏi Hội An, cũng như các người Pháp trốn lánh sẽ được giao trả cho Bộ chỉ huy Hội An, hay Pulo-Condor (Côn Sơn).
Điều cam kết riêng biệt của Giám mục Bá Đa Lộc ký vào ngày 28.11.1787 tại Versailles là:
... “Cho dù trong các điều khoản trong hiệp ước không có ấn định về các phí tổn của vua Pháp cho các chiến dịch trên cảng Hội An, đảo Pulo-Condor (Côn Sơn), cùng như trên lãnh thổ nước Cochinchine, Giám mục Bá Đa Lộc cam kết rằng vua nước Cochinchine sẽ trang trải tất cả mọi phí tổn, bằng nguyên vật liệu, hay bằng tiền, tùy theo sự tiến triển của mọi việc, những phí tổn đầu tiên cho vấn đề bảo đảm an ninh, và sức khỏe, như xây thành lũy, xây doanh trại, bệnh viện, cửa hàng, cơ sở quân sự, nơi cư ngụ cho sĩ quan chỉ huy.”
Các thất lợi của hiệp ước Versailles cho chúa Nguyễn Phúc Ánh quá rõ ràng: mất đất, mất chủ quyền, lại còn phải trang trải mọi phí tổn cho nước mang tiếng đi “giúp” mình, để đổi lấy một nhúm quân và bốn chiến thuyền, một cái giá quá đắt!
Giám mục Bá Đa Lộc không có kinh nghiệm và bản lãnh lắt léo của các nhà ngoại giao, quân sự chuyên nghiệp của triều đình vua Louis, có thể do quá sốt sắng, nóng ruột muốn tiếp viện cho Nguyễn Phúc Ánh, vì ông cùng hoàng tử Cảnh rời khỏi Cochinchine đã lâu rồi, nên ông ký, nhưng có thể chính ông cũng ngạc nhiên vì những điều kiện gay gắt của triều đình Louis XVI.
Lý do thứ hai, tại sao nhà Nguyễn không cần phải thi hành hiệp ước Versailles 1787 là: triều đình vua Louis XVI không hề
21
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
thực hiện viện trợ quân sự cho chúa Nguyễn Phúc Ánh. Các sử gia Pháp thuộc phái thực dân, trong mục đích tìm một cái “cớ chính đáng” cho công cuộc xâm lăng Việt Nam, mở đầu bằng cuộc tấn công vào cửa biển Đà Nẵng (baie de Tourane) bởi Phó đô đốc Rigault de Genouilly vào ngày 01.09.1858, đã cố tình bẻ cong ngòi bút đổ tội cho Bá tước Conway đã cố tình trì trệ và tự ý hủy bỏ việc gởi quân tiếp viện theo hiệp ước Versailles 1787. Sự thật lịch sử đã chứng minh rằng, lập luận ấy chỉ là một ngụy biện.
Trong Việt Nam sử lược, sử gia Trần Trọng Kim có nhắc đến sự việc Bá tước Conway, nhưng theo tôi, Trần Trọng Kim viết không
1
đúng sự kiện đã xảy ra.
Vì thế, để rộng đường dư luận, tôi xin trình bày nơi đây sự việc đổ tội cho Bá tước Conway đã diễn ra như thế nào trong lịch sử. Có phải bá tước Conway là “thủ phạm” gây khó dễ cho Giám mục Bá Đa Lộc và chuyên quyền, không thực hiện hiệp ước của triều đình Louis XVI hay không? Nhiều tác giả hậu thế cũng đổ tội cho cá nhân Conway. Và đầu tiên hết, tôi xin giải thích câu hỏi: Bá tước Conway là ai?
Bá tước Conway tên là Thomas Conway, (có người viết sai trệch là Cornway), theo một vài sử liệu, người gốc Ái Nhĩ Lan, sinh ngày 27 tháng hai năm 1734 tại Irlande. Từ lúc khoảng lên sáu, Thomas Conway được nuôi nấng và dạy dỗ tại Pháp. Sau hai mươi năm chiến đấu trong quân đội Pháp Conway lên đến chức đại tá.
1 Tiểu mục 6 - Ông Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh ở Pháp về, trong chương VII Nguyễn Vương thống nhất nước Nam.
22
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Năm 1777, Thomas Conway tình nguyện sang Hoa Kỳ, cùng một lúc với hầu tước La Fayette, chiến đấu dưới quyền của tướng George Washington. Sau khi lập công trong trận đánh “Germantown”, Thomas Conway chỉ được khen thưởng nhưng không được Washington thăng chức lên hàng tướng, trong khi La Fayette hưởng mọi vinh quang chiến thắng. Sự kiện này gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa George Washington và Thomas Conway.
Ngay chính tướng Pháp, hầu tước La Fayette, cũng dèm pha rằng Conway là một người có nhiều tham vọng và nguy hiểm. Nhưng Conway lại được Quốc hội Hoa Kỳ thăng chức tướng cũng trong năm 1777, và được giao trách nhiệm tổng thanh tra quân đội. Cuối cùng, lời phê bình của Washington về phong cách chỉ huy của Conway đưa đến sự mất chức của Conway và buộc ông phải rời khỏi quân đội năm 1778.
Sau một trận đấu súng tay đôi vì danh dự với John Cadwalader vào ngày 22 tháng bảy năm 1778, Conway bị thương. Bá tước Conway trở lại tiếp tục phục vụ trong quân đội Pháp, giữ cấp bậc tướng (général), được bổ nhiệm làm toàn quyền ở Pondichéry, thuộc địa Pháp tại Ấn Độ. Đúng là định mệnh xui khiến ông phải gặp Giám mục Bá Đa Lộc và mang oan trong lịch sử.
Còn Giám mục Bá Đa Lộc, khi trở lại Pondichéry, cũng phải đối đầu với Bá tước Conway và đinh ninh rằng chính cá nhân Conway là người đã tự ý hủy bỏ hiệp ước của triều đình Louis XVI, làm tiêu tan giấc mơ và thành công của mình tại Versailles.
Rời Paris, từ cảng L’Orient (tên gọi là Lorient hiện nay) thuộc vùng Bretagne, Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh lên đường trở về Cochinchine vào ngày 27 tháng 12 năm 1787 trên chiến
23
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
thuyền La Dryade, và trên đường về cũng cập bến Pondichéry (phần thuộc địa của Pháp tại Nam Ấn Độ), vừa dừng chân nghỉ ngơi vừa chờ tiếp viện của triều đình vua Louis XVI.
Nhưng vì sự cản trở của chính quyền Pondichéry do Bá tước Conway lãnh đạo, và sự rối rắm của triều đình Louis XVI, nước Pháp đã không gởi quân cứu viện như đã hứa.
Quốc triều Chính biên Toàn yếu chỉ viết có vài dòng về “Bách Đa Lộc” mà lại viết sai lầm như sau: ...“vua nước Đại Pháp sai ông Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Chấn1 theo ông Bách Đa Lộc đưa Hoàng tử về.”
Vua nước Pháp nào có sai Chaigneau và Vannier theo trợ giúp Bách Đa Lộc?! Tình hình nước Pháp khi ấy rất rối rắm, đang ở trong giai đoạn cận kề Cách mạng Pháp 14.7.1789 nên những người thuộc về quân đội hoàng gia, đã và đang bắt đầu tan rã, hay thuộc về lãnh vực tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, trú ẩn ở nước ngoài còn yên thân hơn là ở Pháp hay trở về Pháp. Cho nên, một số sĩ quan và quân lính trong quân đội hoàng gia Pháp tại Pondichéry, Manille, Malacca và Macao tình nguyện theo chân Giám mục Bá Đa Lộc.
Lá thư của Giám mục Bá Đa Lộc viết ngày 29 tháng sáu năm 1788 từ Pondichéry (Ấn Độ) cho biết ông và Hoàng tử Cảnh đã cập bến Pondichéry vào tháng năm 1788, tức là đoạn đường biển từ cảng L'Orient đến Pondichéry kéo dài bốn tháng, nhưng ông rất
1 Nguyễn Văn Thắng là tên Việt Nam của Jean-Baptiste Chaigneau, Nguyễn Văn Chấn tức là Philippe Vanier. Chaigneau và Vannier là hai trong những người Pháp tình nguyện theo Giám mục Bá Đa Lộc, có sách chép là Bách Đa Lộc, từ Pondichéry về trợ giúp Nguyễn Phúc Ánh.
24
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
thất vọng về thái độ bất hợp tác của Bá tước Conway, toàn quyền Pháp ở Pondichéry.
Từ Pondichéry, Giám mục Bá Đa Lộc gởi nhiều thư cầu cứu sự can thiệp của Bá tước Montmorin, và các nhân vật có thế lực khác, để thúc đẩy Bá tước Conway hành động, thi hành hiệp ước đã ký tại Versailles.
Tôi xin dịch nguyên văn một lá thư của Giám mục Bá Đa Lộc gởi đi cho một người không rõ tên để cầu cứu, xin can thiệp vào thái độ cứng rắn của Bá tước Conway như sau:
Kính thưa ông,
Sự quan tâm của ông đến vấn đề Cochinchine đã cho tôi có niềm tin để giãi bày với ông về chuyến đi của tôi. Tôi đã đến đây gần một tháng rưỡi để chờ các thuyền đem tiền và các thứ cần thiết cho cuộc viễn chinh. Nếu các thuyền không cập bến trước ngày 10 tháng bảy, thì chúng tôi bị bắt buộc phải dời dự kiến lại vào năm tới. Trong trường hợp phải chờ đợi lâu dài như thế, tôi sẽ xin phép tự đi, để có thể gặp Vua (chúa Nguyễn Phúc Ánh) và các chiến sĩ của ngài để trình bày tình trạng hiện tại của vấn đề.
Tôi ngạc nhiên khi thấy ngài Bá tước Conway tỏ thái độ không mấy thuận lợi cho dự án, mà chính ông gấp rút thực hiện. Nhưng điều làm cho tôi bối rối là từ khi ông ấy trở về từ Trinquemaley, nỗi buồn đã làm suy yếu đầu óc của ông, đến nỗi toàn thể đều nhận thấy và lo lắng.
Nếu sự yếu kém này tăng thêm thì việc phụng sự nhà vua sẽ bị suy giảm rõ rệt.
25
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Ông có thể đến gặp Bá tước de Montmorin để xem bản sao của một lá thư mà tôi bắt buộc phải viết cho ông ấy để an ủi và đem lại cho ông ấy một chút nghị lực cũ. Nhưng lá thư đó không đem lại một thành công nào.
Điều có thể làm cho ông ngạc nhiên một cách ngoại lệ, đó là, từ khi tôi đến đây, không những ông ấy không hề có một hành động sửa soạn nào mà đáng lẽ ra sự cẩn thận đòi hỏi ông ấy phải có một sự sửa soạn tối thiểu, ông ấy cũng không bao giờ đặt một câu hỏi có liên quan đến đề tài này. Ngay sau khi các thuyền cập bến, để đặt ông ấy vào một thái độ quyết định của chính ông ấy, tôi sẽ mạn phép thông báo quyết định của ông ấy cho ông biết.
Xin trân trọng kính chào ông,
Người phục vụ trung thành và khiêm tốn của ông. Pondichéry 29 tháng sáu 1788
Giám mục d‘Adran (Bá Đa Lộc)
Khi ấy, Bá tước de Montmorin đang đứng trước một vấn đề chính trị ngoại giao to lớn và khó khăn: Pháp và Hòa Lan đã ký kết một hiệp ước thỏa thuận về vấn đề thuộc địa năm 1785. Nước Anh tức tối, kêu gọi Nga hoàng chống lại Hòa Lan. Hòa Lan bị tấn công năm 1787, nhưng Pháp bỏ rơi Hòa Lan, không giúp đỡ, xem như đơn phương hủy bỏ hiệp ước 1785 với Hòa Lan. Anh Quốc được thế, đòi Pháp phải thực hiện hiệp ước năm 1783.
Hiệp ước 1783 ký tại Versailles là kết quả của cuộc “chiến tranh bảy năm” giành độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chống lại Anh Quốc bắt đầu từ năm 1775. Nước Đức đem quân trợ giúp nước
26
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Anh đàn áp các thuộc địa. Hai nước Pháp và Tây Ban Nha tích cực tham chiến, giúp Hoa Kỳ từ 1779.
Nước Anh thua trận phải ký Hiệp ước chấm dứt chiến tranh, Hoa Kỳ trở thành độc lập, Pháp giữ Sénégal, St. Pierre và Miquelon, Ste Lucie và Tobago làm thuộc địa, Florida về tay Tây Ban Nha, nhưng Anh Quốc giữ được Gibraltar, Canada và Ấn Độ. Tướng George Washington trở thành Tổng thống thứ nhất của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1789.
Chi phí tốn kém khổng lồ cho đạo quân của tướng La Fayette, tướng Rochambeau để tiếp viện cho tướng George Washington và sự thiệt hại các lực lượng hải quân Pháp trên khắp các mặt biển, gây một lỗ thủng to lớn lên đến hai tỉ quan tiền vàng cho triều đình Louis XVI. Các nước tham chiến đều cần phải có lực lượng hải quân rất hùng mạnh với nhiều chiến thuyền, súng ống đạn dược, lương thực và quân lính thiện chiến. Các thiệt hại trong các trận hải chiến của hàng chục chiến thuyền là rất lớn.
Trong giai đoạn này nước Pháp có khoảng 26 triệu dân, chia làm ba tầng lớp xã hội. Thành phần quý tộc có khoảng bốn trăm ngàn, nhưng không đồng nhất, chia rẽ thành nhiều thành phần quý tộc khác nhau, đại quý tộc, quý tộc hạng thấp, quý tộc quân sự có đất, và quý tộc chỉ có “áo” (noblesse de robe) nhưng không có đất...
Thành phần giáo sĩ gồm có khoảng một trăm hai chục ngàn người, trong đó có 139 vị giám mục - cũng phân chia ra làm hai hạng tăng lữ quý tộc và tăng lữ hạng thấp. Thành phần “thứ ba” tổng hợp khoảng 98% dân số, gồm có đủ mọi tầng lớp nông dân, thợ thuyền, trưởng giả, trí thức, thương nhân... và họ đang bất
27
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
mãn vì chiến tranh lâu dài gây ra sưu cao thuế nặng, thiệt hại nhân sự và của cải.
Chính Bá tước de Montmorin không muốn mở thêm một mặt trận mới về vấn đề thuộc địa, vừa không có khả năng tài chánh, lại vừa lôi kéo sự chú ý của Anh về hướng Đông Nam Á nên ông ta đánh ván cờ nước đôi.
Một mặt, Bá tước de Montmorin tuân lệnh vua Louis XVI ký hiệp ước với Giám mục Bá Đa Lộc. Mặt khác Bá tước de Montmorin gởi một mật thơ cho Bá tước Conway, nói rằng, triều đình để cho Bá tước Conway có quyền tự do quyết định về việc thực hiện hiệp ước, vì vua Louis XVI thấy rằng việc này không cần thiết nữa.
Sợ Bá tước Conway không hiểu đúng ý, Bá tước de Montmorin gởi thêm một mật thơ thứ hai cho Bá tước Conway, để nhấn mạnh là nước Pháp không muốn dấn thân vào một sự tham gia quân sự mới tại Cochinchine.
Bá tước de Montmorin cũng đồng thời báo tin cho Đô đốc hải quân kiêm nhiệm chức toàn quyền Pháp tại Mauritius Joseph Antoine-Raymond Bruny d‘Entrecasteaux rằng:
“Tôi xin ông đừng nói với Giám mục d‘Adran là Vua đã cho Conway sự tự do, hoặc hủy bỏ, hoặc thi hành chậm trễ dự tính cuộc viễn chinh.”
(Je vous prie de ne pas parler à l‘évêque d‘Adran de la liberté que le Roy laisse à M. de Conway de suspendre ou de retarder l‘expédition.)
Qua hai câu văn ngoại giao này, tất nhiên d’Entrecasteaux hiểu rằng, chính triều đình Louis XVI không muốn dấn thân vào một
28
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
cuộc chiến tại Cochinchine, nhưng muốn đổ trách nhiệm lên đầu Bá tước Conway.
Bá tước Conway thừa hiểu thế bí của mình, nếu ông giúp Giám mục Bá Đa Lộc thực hiện các điều khoản đã được ký kết thì ông đi ngược lại chủ trương (mật) của triều đình và Bá tước de Montmorin; nếu ông không giúp Giám mục Bá Đa Lộc thì ông mang tiếng là người “phá hoại” hiệp ước giữa hai nước Pháp và nước Cochinchine. Bá tước Conway bị bắt buộc phải chọn quyết định thứ hai, vì nếu chiến tranh tại Cochinchine không thành công, nước Pháp lún sâu hơn vào cuộc dấn thân này thì “tội” của ông còn nặng hơn nữa.
Giám mục Bá Đa Lộc nóng ruột, muốn lên đường trở về Cochinchine với đạo quân cầu viện trễ nhất vào ngày 15 tháng bảy năm 1788. Ông phải khởi hành trước tháng bảy vì gió mùa phía Nam khởi lên từ tháng năm, muốn đi từ Nam Ấn Độ sang Cochinchine (Nam Việt Nam) thì các tàu thuyền phải giương buồm ra khơi trong hai tháng năm và sáu. Gió mùa phía bắc thổi từ tháng chín, cho nên thuyền bè đến từ hướng Đài Loan, Nhật Bản phải ra khơi trong ba tháng mùa đông, mười một, mười hai và tháng giêng.
Một lòng tin theo hiệp ước đã ký, có sự chấp thuận của vua Louis XVI, nên Giám mục Bá Đa Lộc lại càng không hiểu thái độ lạnh nhạt của Bá tước de Conway, và không một ai dám nói cho ông biết hành động ném đá giấu tay của Bá tước de Montmorin.
Thư qua, thư lại, trận bút chiến trên một bình diện lập lờ giữa Bá tước Conway và Giám mục Bá Đa Lộc đúng ra chỉ làm mất thì giờ cho Giám mục Bá Đa Lộc mà không đưa đến một kết quả nào
29
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
cụ thể. Lập lờ, vì Bá tước Conway tìm cách hoãn binh đến năm sau, nhưng sự thật là đối với ông, dự án can thiệp quân sự vào Cochinchine đã hoàn toàn bị bãi bỏ.
Thậm chí, trong một bức thư dài gởi cho Bá tước Conway, Giám mục Bá Đa Lộc bày tỏ lập trường chính trị của mình, đồng thời có ý muốn hăm dọa Bá tước Conway:
“... Tôi hân hạnh trình bày với ngài rằng, về thế đứng của tôi, tôi phục vụ đồng đều cả bên này (Pháp) lẫn bên kia (Việt). Nhưng nếu, từ phía ngài, ngài tin rằng ngài có những lý do đủ mạnh để từ chối phục vụ lẫn cả hai bên, thì tôi chỉ còn có cách đề nghị với ngài một giải pháp thứ ba, đó là cung cấp cho tôi hai chiếc thuyền, một chiếc sẽ đem Hoàng tử (Cảnh) và đoàn tùy tùng trở về nơi mà Hoàng tử phải trở về, và chiếc kia sẽ đưa tôi trở lại Pháp.”
Trước lá thư cứng rắn của Giám mục Bá Đa Lộc, Bá tước Conway đành phải trả lời theo sự thật, rằng ông chỉ thi hành đúng như lệnh của triều đình ban xuống và bổn phận của ông.
Trung thành với nước Pháp, Giám mục Bá Đa Lộc đã từ chối lời đề nghị của nước Anh, lâu nay vẫn theo dõi tin tức chuyến đi của ông và muốn tặng riêng cho ông một số tiền là 100.000 bảng Anh bằng vàng, (một bảng Anh gấp chín lần quan tiền vàng Pháp thời ấy) cùng tất cả những nhu cầu quân sự ông muốn, để được theo chân ông vào Việt Nam.
Trong khi Bá tước Conway, trung thành với triều đình Pháp, tuyên bố đặt lại vấn đề trợ giúp quân sự cho Cochinchine, mở một cuộc điều tra mới để duyệt lại tình hình, nhất là tuyên bố hiệp ước đã ký ở Versailles là vô hiệu lực, đồng thời cho vời Giám mục Bá Đa Lộc đến.
30
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Trong một buổi họp ngày 12 tháng sáu năm 1788 tại Pondichéry, Bá tước Conway chính thức bác bỏ vấn đề Cochinchine một cách vĩnh viễn (sans appel). Một biên bản quyết định của Bá tước Conway được gởi về bộ trưởng (Bá tước de Montmorin).
Rút cục, cả hai, Giám mục Bá Đa Lộc và Bá tước Conway đều phải yêu cầu triều đình xác định quyết định cuối cùng. Triều đình Versailles nhận được thư khiếu nại khẩn cấp của cả đôi bên. Trong buổi họp của cơ quan cố vấn quốc gia, chủ tọa bởi vua Louis XVI, vào ngày 4 tháng 10 năm 1788, Đại tướng de la Luzerne trình đọc bức thư của Bá tước Conway, rồi viết vào bên lề lá thư, ghi chú quyết định của vua:
“Nhà vua thấy thái độ của Conway rất mực phù hợp với các mệnh lệnh mà ông ta đã nhận được, cũng như các mệnh lệnh đã được gởi đến.”
(“Le roi a trouvé la conduite de Conway très conforme aux ordres qu‘il a reçus, et à ceux qui ont lui été envoyés”) Biên bản ngày 16 tháng mười một 1788 của đại tướng de la Luzerne xác định và giải thích thêm quyết định cuối cùng của triều đình Louis XVI về hiệp ước Versailles 1787: bãi bỏ. Nhìn lại lịch sử, đây là thời điểm chỉ có chín tháng trước khi cuộc cách mạng dân chủ Pháp 1789 bùng nổ, tình hình dân chúng chán ghét triều đình vua Louis XVI đang dần dần lên cao điểm, cho nên tôi có thể hiểu được quyết định dè dặt của Bá tước de Montmorin, thông qua sự phê chuẩn của vua Louis XVI. Bá tước de Montmorin không thể tuyên bố với dân chúng rằng nước Pháp sẽ bắt đầu một cuộc tham gia quân sự mới, ở một miền đất mới, qua sự trung gian của Giám mục Bá Đa Lộc.
31
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Năm trước, vì muốn giữ thể diện cho Giám mục Bá Đa Lộc, trước thế lực của các nhân vật Thiên chúa giáo trong triều đình và ảnh hưởng của Hoàng hậu Marie-Antoinette, Bá tước de Montmorin phải giả vờ ưng thuận đề án cầu viện của Bá Đa Lộc. Sự kiện chính trị này, nếu được tuyên bố và thực hiện, có thể sẽ còn thúc đẩy nhanh hơn quá trình tiến triển của cách mạng Pháp 1789. Dân còn chưa quên cái gánh nặng chiến tranh khổng lồ để giúp cho Washington, huống hồ chi sẽ chấp nhận nước Pháp mở một mặt trận mới, tốn của hao người, ở châu Á xa xôi.
Trước quyết định phũ phàng của triều đình Pháp, bị bỏ rơi, nhưng Giám mục Bá Đa Lộc không tự bỏ rơi. Ông đem Hoàng tử Cảnh lên chiến thuyền “la Méduse” do Đại úy hải quân de Rosily chỉ huy trực chỉ hướng Saigon. Với số tiền 15.000 quan tiền vàng của gia đình và bạn bè cho ông, cộng thêm sự giúp đỡ của các thế lực thương mại, ông thực hiện điều mà triều đình Pháp chưa muốn thực hiện. Giám mục Bá Đa Lộc mua vũ khí, súng ống, đạn dược, chiến thuyền và mộ binh để giúp Nguyễn Phúc Ánh. Ông đem theo tất cả những sĩ quan và quân sĩ tình nguyện từ Pondichéry, một số được chiêu mộ thêm ở Manille, Malacca và Macao, tất cả đều là người Pháp. Trong số này, sử sách lưu lại các tên người tình nguyện: Chaigneau, Vannier, de Forcant, Ollivier, Lebrun, Barisy, Girard de l‘Isle Sellé, Guillon, Magon, de Medine, Tardivet, Despiaux, Malespine. Nhưng sự kiện này hoàn toàn không phải là sự thực hiện hiệp ước Versailles 1787 của triều đình vua Louis XVI, đó chỉ là cố gắng riêng của Giám mục Bá Đa Lộc.
Số phận của Bá tước de Montmorin thì như thế nào? 32
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Bá tước Armand Marc de Montmorin Saint-Hérem, sinh ngày 13 tháng 10 năm 1745, là một nhân vật giữ nhiều chức vụ cao cấp: Bộ trưởng đặc nhiệm toàn quyền của triều đình Pháp năm 1774 (ministre plénipotentiaire près l’Électeur de Trèves, 1774), đại sứ Pháp tại Tây Ban Nha (1778-1784), quốc vụ khanh tại Bộ Hải quân, sau cùng được vua Louis XVI phong làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 14 tháng 2 năm 1787.
Sau Cách mạng Pháp 1789, Bá tước de Montmorin, được xếp vào loại bảo hoàng ôn hòa, muốn đưa ra một loạt luật lệ cải cách để cứu và thiết lập lại chế độ quân chủ, ông còn hoạt động tích cực cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1792 thì phải đi trốn. De Montmorin bị bắt tống giam và bị giết chết trong ngục Abbaye ngày 2 tháng chín năm 1792, mới được 47 tuổi.
Còn số phận của Bá tước Conway?
Vài tháng sau khi cuộc cách mạng 1789 xảy ra tại Pháp, Thomas, Bá tước Conway nhậm chức toàn quyền tại Mauritius từ ngày 14 tháng mười một 1789 đến 29 tháng bảy năm 1790. Năm 1793 Bá tước Conway tham gia lực lượng bảo hoàng trung thành, chống lại phía Cách mạng Dân chủ Pháp. Thất bại trong cuộc chiến và bị lùng bắt, Bá tước Conway phải rời nước Pháp, trở về Ái Nhĩ Lan, và qua đời ở đấy năm 1800, thọ 66 tuổi.
Sau này, trong một diễn văn khai mạc viện bảo tàng Giám mục Bá Đa Lộc trong làng Origny en Thiérache vào ngày 01.06.1914, viên thanh tra giáo dục Gourdon trích dẫn một lá thư riêng của Bá tước Conway, sau quyết định bãi bỏ hiệp ước Versailles của triều đình vua Louis XVI, nhưng cố tình diễn giải lá thư một cách sai lạc, để đổ tội cho Bá tước Conway, cũng như
33
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
một số tác giả sử học khác, bênh vực cho chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam.
Năm 1858, 59 năm sau khi Giám mục Bá Đa Lộc qua đời (1799), vào đời vua Tự Đức (1847-1883) Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, họ viện dẫn hiệp ước Versailles 1787 để đòi triều đình Huế phải nhân nhượng điều này điều nọ. Nhưng hiệp ước Versailles không có giá trị pháp lý, vì không được cả hai bên phê chuẩn, và triều đình Louis XVI đã không thực hiện các điều khoản cam kết để giúp Nguyễn Phúc Ánh. Triều đình Louis XVI đã bị lật đổ hai năm sau đó (1789), trước khi Nguyễn Phúc Ánh đạt được mục đích của mình vào năm 1802. Do đó, các hậu duệ triều Nguyễn không có “nghĩa vụ” thi hành những điều khoản trong hiệp định Versailles 1787.
2. Hòa ước Nhâm Tuất 1862
Traité de paix et d‘amitié 05.06.1862
Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ký giữa Napoléon III - Hoàng đế Pháp, Isabelle II - nữ hoàng Tây Ban Nha và vua Tự Đức, trong văn bản hiệp ước được viết là “Roi d’Annam” (vua nước An Nam)1 đại
1 Khái niệm "An Nam" và "an-nam-mít" (annamite) đến nay, đặc biệt, vẫn còn là một vết thương mở trong lịch sử nước Việt. Tên nước "Việt Nam" do vua Gia Long đặt vào năm 1804 đã được vua Minh Mạng đổi thành "Đại Nam" vào ngày 26.02.1838 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Mậu Tuất, theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, trang 241), và cho đến đời vua Bảo Đại, không có vua nào đổi tên nước nữa. Ngay cả bia mộ của Hoàng hậu Nam Phương, qua đời năm 1963 tại Pháp, cũng được ghi đúng theo Hán Việt là "Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ". Cũng năm 1885, sau khi
34
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
diện bởi đô đốc Louis Adolphe Bonard chỉ huy lực lượng liên kết Pháp-Tây Ban Nha, đại tá Don Carlos Palanca Gutierres, chỉ huy lực lượng Tây Ban Nha, đại thần Phan Thanh Giản và Lam Gian Thiep (tên ghi trong văn bản hiệp ước đã được hai bên ký kết, còn tên đúng của ông là Lâm Duy Tiếp) ký ngày 05.06.1862 (năm Tự Đức thứ 15, tháng thứ năm ngày thứ chín) tại Gia định.
Biên bản phê chuẩn và trao đổi hoàn ước bằng hai thứ tiếng Hán và Pháp được ký ngày 13.04.1863 (năm Tự Đức thứ 16, tháng thứ hai, ngày thứ hai mươi sáu) tại Huế bởi quan Phụ chính và thượng thư bộ Binh Trần Tiễn Thành, mang ấn triện của vua Tự Đức, hàng ngự bút của vua Tự Đức, viết bằng chữ Hán với mực đỏ
thành công trong công việc ép triều đình nhà Nguyễn ký với chính phủ thực dân Pháp tổng cộng 11 hiệp ước kể từ năm 1862 (Hòa ước Nhâm Tuất), Pháp thiết lập nền móng hành chánh bảo hộ chia nước Đại Nam ra làm ba khu vực hành chánh riêng biệt có ba thể chế riêng biệt: ba kỳ mang tên như sau: Tonkin (Bắc kỳ), Annam (Trung kỳ) và Cochinchine (Nam kỳ), ba thể chế như sau: miền Bắc là khu vực thuộc địa, miền Trung (Huế) là khu vực bảo hộ, miền Nam là khu vực thuộc Pháp. Việc giao thông qua lại của dân chúng ba kỳ bị hạn chế, kiểm soát nghiêm ngặt. Các nhà quân sự, hành chánh cũng như một số sử gia Pháp né tránh sử dụng khái niệm "Việt Nam" (đời vua Gia Long) và "Đại Nam" (kể từ đời vua Minh Mạng trở đi). Họ sử dụng rộng rãi khái niệm "Annam", có khi dùng để chỉ cả nước "territoire annamite" (lãnh thổ Đại Nam), có khi dùng để chỉ triều đình nhà Nguyễn "la cour d'Annam", người Việt bị gọi là "les annamites", các vua nhà Nguyễn bị gọi là "Roi d'Annam", "Empereur d'Annam", "Prince d'Annam". Trên mọi văn kiện của Pháp, ba vị vua đi đày, Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân chỉ được ghi nhận là "Prince d'Annam". Các khái niệm "Tonkin", "tonkinois", "Cochinchine" và "cochinchinois" cũng được sử dụng trong văn kiện và tác phẩm sử học, nhưng lại ít gây nhức nhối như khái niệm Annam, có thể vì khái niệm "Annam" tượng trưng cho sự mất chủ quyền, độc lập.
35
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
“Đế quốc Annam Hoàng đế Tự Đức đã đọc và kiểm nhận”.(Nguyên văn tiếng Pháp là “l’Empire d’Annam, sa Majesté impériale Tự Đức a vu et examiné”).
Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 gồm có 12 điều khoản. Điều khoản thứ hai ấn định rằng, đạo Thiên chúa được truyền bá tự do, không bị ngăn cấm, nhưng cũng không bị bắt buộc, trên toàn thể vương quốc An Nam.
Trong điều khoản thứ ba, vua Annam (Tự Đức) nhượng đứt ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (luôn Mỹ Tho), đảo Pulo Condor (Côn Sơn) cho vua Pháp. Tất cả mọi thương nhân Pháp được tự do buôn bán và tự do lưu thông trên sông Mêkông và tất cả các nhánh sông phụ. Các chiến thuyền Pháp sẽ được gởi đến để kiểm soát sông chính và mọi sông phụ.
Điều khoản bốn cấm vua Annam (Tự Đức) không được nhượng đất cho một nước khác nếu không có sự đồng ý của vua Pháp. Điều năm cho phép công dân và thuyền Tây Ban Nha, như thuyền Pháp được tự do và đặc quyền buôn bán tại ba cảng Tourane (Đà Nẵng), Balai (Bà Lạt) và Quang An (Quảng Yên). Ngược lại, công dân Annam có quyền thông thương tự do trên các hải cảng của nước Pháp và nước Tây Ban Nha (tức là trên đất Việt!). Điều sáu ấn định vua Annam (Tự Đức) sẽ tiếp đặc nhiệm của vua Pháp và Tây Ban Nha tại Huế khi cần thiết. Thuyền của Đặc sứ sẽ cập bến Tourane (Đà Nẵng)
Điều bảy ấn định hai nước Pháp và Việt trao trả tự do cho mọi người bị bắt giữ, và trao trả lại tài sản của thường dân đã bị tịch thu trong chiến tranh.
36
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Điều tám ấn định vua Annam (Tự Đức) phải bồi thường cho hai nước Pháp và Tây Ban Nha một kinh phí chiến tranh là bốn triệu đô la (thời ấy gọi một đô la là một nguyên), giao cho người đại diện của hoàng đế nước Pháp tại Saigon. Số bồi thường này được trừ đi 100.000 ngân phiếu đã nhận. Giá một đô la được ấn định tương đương với 72/100 một quan tiền vàng.
Điều chín ấn định triều đình Annam có bổn phận theo đuổi, bắt giữ và giao trả những bọn cướp, bọn phá hoại trên đất Pháp (ý chỉ ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) rồi rút lui về vùng Annam. Chính quyền Pháp cũng sẽ giao trả các bọn ăn cướp, phá hoại bắt được trên đất Pháp.
Điều mười cho phép dân chúng ba tỉnh lân cận Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên được tự do buôn bán trong ba tỉnh của nước Pháp (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), nhưng triều đình Annam không được vận chuyển vũ khí, quân đội và lương thực trong ba tỉnh này, chỉ được dùng đường biển. Nếu triều đình Annam muốn sử dụng Mỹ Tho (Cửa Tiểu) để đến Cambốt thì phải xin giấy phép thông hành của chính quyền Pháp.
Điều mười một ấn định quân Pháp tiếp tục đóng chiếm thành Vĩnh Long cho đến khi các quân “phản loạn” trong hai tỉnh Gia Định và Định Tường bị đánh dẹp và giao trả cho triều đình Annam.
Điều mười hai ấn định hiệp ước có hiệu lực ngay sau khi ký bởi các đại diện triều đình. Văn bản phê chuẩn, sau khi được các hoàng đế duyệt y, sẽ được trao đổi tại kinh đô của vương quốc Annam.
Đọc bản chính của cái gọi là hiệp ước hay hòa ước hòa bình và hữu nghị này tôi buồn vô hạn. Làm sao những người yêu nước
37
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
muốn giữ nước có thể chống cự lâu dài và thành công đối với quân triều đình và quân Pháp!
Biên Hòa, Gia Định, Định Tường đã trở thành “đất” Pháp kể từ năm 1862, các yêu sách của Pháp từ thời Gia Long-Bá Đa Lộc đến nay không được thỏa mãn, thì họ đã đạt được mục đích sau một khoảng cách thời gian là bảy mươi lăm năm, tính từ sự kiện năm 1787 trở đi. Chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm (1858-1862) và không cần tốn kém nhiều sức lực, quân Pháp bắt đầu đặt nền móng đô hộ tại miền Nam. Sự nhục nhã tăng lên gấp đôi khi triều đình Tự Đức còn phải bồi thường kinh phí chiến tranh cho kẻ xâm lăng.
Các sự kiện quân sự đưa tới cái gọi là hòa ước Nhâm Tuất là như sau (tóm tắt):
Năm Mậu Ngọ, ngày 01.09.1858 (năm Tự Đức thứ 11) tướng Pháp là Rigault de Genouilly đem hơn 3.000 quân Pháp và Tây Ban Nha trên chiến thuyền vào cửa Đà Nẵng, bắn phá các đồn lũy, hạ thành An Hải và thành Tôn Hải.
Quan quân của Đào Trí và tổng đốc Nam Nghĩa Trần Hoằng ra đến nơi thì hai thành đã bị Pháp chiếm. Vua Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương, Chu Phúc Minh và Đào Trí chống giữ. Nguyễn Tri Phương lập đồn Liên Trì và đắp lũy dài từ Hải Châu cho đến Phước Ninh, cắt binh án giữ.
Đầu năm 1859, de Genouilly tiến quân vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định. Quan trấn thủ Vũ Duy Ninh tự tử vì chỉ hai ngày sau khi quân Pháp tấn công là vỡ thành. Quân nước Pháp và Tây Ban Nha tịch thu 200 khẩu súng đại bác, 8 vạn rưỡi kílô thuốc súng và độ chừng 18 vạn quan Pháp, binh khí, lúa gạo.
38
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Rigault de Genouilly cho phá hủy thành Gia Định thành bình địa, rồi đưa quân trở ra Đà Nẵng tấn công. Quân Nguyễn Tri Phương lại thua, lui về giữ đồn Liên Trì (nay thuộc tỉnh Quảng Trị).
Tháng 10 năm 1859 tướng Page sang thay, xin hòa hoãn, bỏ cấm đạo, cho thông thương ở các cảng và đặt sứ thần ở Huế. Nhưng Pháp và Anh đang bận rộn đánh nhà Thanh, cho nên sang năm 1860, Pháp mới sai tướng Charner đánh chiếm Nam Kỳ.
Quân Nguyễn Tri Phương thua, bỏ đồn Chí Hòa (có sách viết là Kỳ Hòa, vì người Pháp đọc trại ra là Ci-hoa, Ki-hoa, rồi biến dạng thành Kỳ Hòa), chạy về Biên Hòa. Charner thừa thắng tiến đánh Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho vào cuối tháng 2 năm 1861. Quan Nguyễn Công Nhàn bỏ thành Mỹ Tho chạy.
Nếu chỉ nói về quân số, quân Pháp ít, quân mình đông. Quân Pháp thời ấy chưa được sự đồng tình của các quan triều đình, sự ủng hộ của dân, thì tại sao quân lại thua và bỏ chạy?
Tri huyện Toại, Trương Định, Thiên hộ Dương mộ quân chống Pháp. Quan Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi dâng sớ xin giảng hòa.
Tướng Bonard sang thay vào tháng 10 năm 1861 tiến đánh ngay thành Biên Hòa, đồn Bà Rịa. Mấy tháng sau, tháng ba năm 1862 đánh đồn Vĩnh Long. Tổng đốc Trương Văn Uyển cũng phải lui quân.
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp (Phan Thanh Giản được phong làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Tiếp làm tuần phủ Khánh Thuận, để có chức vị giao thiệp với Pháp) được vua Tự Đức sai vào Gia Định giảng hòa, hai ông thay mặt vua Tự Đức ký hòa ước Nhâm Tuất với tướng Bonard.
39
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Đối chiếu các nguyên bản viết bằng tiếng Pháp với các đoạn sử về giai đoạn này của Trần Trọng Kim viết, tôi ngờ rằng, vấn đề ngôn ngữ bất đồng, có nhiều sai lạc trong công việc phiên dịch tiếng Hán (viết), tiếng Việt (nói) và tiếng Pháp (nói và viết), cũng như thái độ ém nhẹm tình trạng mất chủ quyền trầm trọng của quan và quân lính, họ chỉ muốn yên thân và được hưởng lợi cá nhân, làm cho vua Tự Đức, sống biệt lập hoàn toàn trong cung cấm, không thấy được thực tế vấn đề.
Nhân khi đọc cuốn Quốc triều Chính biên Toát yếu do Cao Xuân Dục chủ biên thì sự nghi ngờ của tôi tăng thêm. Sử Việt Nam viết là “hòa ước”, “quân Pháp muốn hòa...”, nhưng thật sự là mỗi lần “hòa” như thế thì vua Tự Đức càng mất đất, mất chủ quyền của một nước Đại Nam thống nhất từ Bắc chí Nam. Cách sử dụng khái niệm “hòa ước” cũng sai trái như sự im lặng chấp nhận khái niệm “Annam” trong các văn kiện ký kết với Pháp.
Không lẽ từ vua cho đến tất cả quan to quan nhỏ cho đến các bậc đại hiền trí sĩ không một ai thấy chính sách đi xâm chiếm thuộc địa của các cường quốc Âu châu? Không lẽ không một ai thấy hải quân và thương mại và thuộc địa là một? Không lẽ không một ai thấy cứ khư khư cấm đạo triệt để, giết giáo sĩ, bế quan tỏa cảng là sai lầm cơ bản về ngoại giao và chính trị? Không lẽ không một ai thấy, muốn cai trị và giữ độc lập thì phải có thực lực tự bảo vệ cho đúng mức, cho đủ, không những chỉ đủ để đàn áp giết hại dân mình, mà phải đủ để chống lại các lực lượng tấn công lớn từ bên ngoài vào?
Niềm tin theo một tôn giáo, đạo giáo là một sự kiện tâm linh rất đặc biệt, chủ quan, tự nguyện. Có người tin, có người không tin,
40
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
bắt phải theo không được, mà cấm đoán cũng không được. Ngay trong thời điểm hiện tại, vấn đề tôn giáo vẫn là một vấn đề thời sự nóng bỏng, mọi cấm đoán chỉ càng làm cho sự chống cự thêm mãnh liệt. Nếu để phát triển tự do thì có khi có kết quả ngược lại, như tình trạng người xin ra khỏi đạo Thiên chúa tại Pháp và Đức tăng lên, khi người theo đạo phải đóng thuế cao trực tiếp cho nhà thờ, hay một số chính sách của Đức Giáo hoàng không còn phù hợp với tình hình phát triển của nhân loại nữa.
Dùng chữ hòa ước là sai, là giả mù sa mưa, viết rằng ký giấy đầu hàng, mất đất thì đúng hơn. Nhà vua được sử sách khen ngợi là người con rất có hiếu với mẹ, người rất thích văn chương, không thích võ nghệ quân sự, không phải là người nhảy lên ngựa, cầm kiếm cầm súng, ra trận tiền xem thực hư như thế nào như cha ông.
Từ Huế vào Gia Định lại xa xôi, cưỡi ngựa đi bao giờ mới đến. Thậm chí, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp còn đi nhờ tàu của quân Pháp để vào Gia Định ký hiệp ước.
Trong Khiêm Cung Ký, vua Tự Đức viết về mình: “Ta sinh ra vốn mảnh dẻ... từ bé đã hơi sáng dạ, nên học vỡ lòng các sách tiểu học, khoảng trong nửa ngày đã thuộc nhừ một quyển... những kẻ xưng sư phó đều không phải là nhà nho uyên bác hay nhà văn nổi tiếng xứng với nhiệm vụ ấy... đi hầu bắn, ta luôn bắn trúng... tính ta lại ít nói, hay ngượng... khí huyết yếu đuối thân thể ốm gầy, đang lúc tuổi trẻ thanh nhàn mà việc nối dõi khó khăn... năm đến tuổi gần hai mươi, tháng sáu bỗng mọc đậu, bệnh rất nguy...”
Tất nhiên, vua Tự Đức “chịu tội” với lịch sử. Hổ phụ không sinh ra hổ tử. Con nhà tông nhưng chẳng giống lông mà cũng không
41
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
giống cánh. Đó là cái nghiệp suy tàn tự nhiên và tất nhiên của chính sách di truyền thừa kế theo huyết thống.
Rất nhiều triều đình vua chúa Âu châu cũng không thoát ra khỏi định luật thiên nhiên này. Họ càng “loạn luân” (nói theo Nho giáo) bao nhiêu – lấy lẫn nhau giữa anh em họ, chú cháu cô dì... trong gia đình dòng họ để giữ đất đai tài sản không qua tay một gia đình khác – thì kết quả càng xấu đi bấy nhiêu, không những sinh đẻ ra một số hoàng tử, công chúa ngây ngô, điên loạn, mà người thừa kế theo huyết thống, vì bất tài vô hạnh, dẫn đến sự suy tàn của cả triều đại.
Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là một người có thể gọi là văn võ toàn tài, võ đi trước, mở đường cho văn theo sau, nhà vua ý thức phải có chủ quyền thì mới gây dựng được cơ ngơi sự nghiệp, và rất có chí, có quyết tâm. Vua Tự Đức, khi tự nêu ra những nhược điểm của mình trong Khiêm Cung Ký, thì nhà vua đã đi bước trước làm giảm bớt đi những phê bình gay gắt của hậu thế. Vua Tự Đức, tuy biết văn biết võ, nhưng sức khỏe thường hay suy nhược, mọi việc đều trông cậy vào các quan đại thần, do đó nhà vua trách quan lại “không ai nhắc nhở lời dạy của Hoàng khảo (vua Thiệu Trị) về việc đề phòng mặt biển để giúp ta tránh khỏi chỗ lỗi lầm!”
Nhà vua ngạc nhiên về việc Pháp xâm lăng, tức giận vì “giặc giã” nổi lên khắp nơi, thù trong giặc ngoài, thất vọng vì “dân ta không biết đánh trận”, nhưng nhà vua cay đắng nhất ở chỗ:
“Bất đắc dĩ nhân giặc cầu hòa, mới sai sứ bàn định điều ước. Những nhà nho lão thành, những quan to trọng vọng khẳng khái xin đi. Nhưng chẳng biết vì lẽ gì lại dễ dàng thành lập hòa nghị,
42
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng bỏ cho giặc hết... Kẻ đi sứ cố tranh thủ để khỏi nhục mệnh vua đúng như thế ư? Khiến ta với một ông già trời còn để sót lại chẳng biết làm sao, chỉ trông nhau mà nuốt nước mắt... Nhưng biết người không sáng suốt là tội ở ta, dùng người không xứng đáng cũng là tội ở ta, trăm việc không làm được đều là tội ở ta cả.”
Nhà vua hiểu sai vấn đề, thực chất “giặc” đâu có cầu hòa! Các quan đại thần đi “bàn định” với Pháp là ký giấy đầu hàng, dâng đất, mất chủ quyền.
Thực tế vua Tự Đức ở ngôi vua rất lâu, 36 năm đằng đẵng, chứng tỏ rằng quyền hành của các quan đại thần thân cận rất lớn, họ mới để yên cho vua. Các quan đại thần tha hồ dung túng, từ Bắc chí Nam, lộng quyền, vơ vét, đày ải dân chúng. Nhưng dân không thể nổi dậy đồng loạt được, vì bộ máy thống trị của quan quân triều đình còn mạnh mẽ. Trên khắp thế giới, ở nước nào thời nào cũng thế, nếu các tướng lãnh, quân đội và các lực lượng vũ trang cai trị dân, thí dụ như bộ máy cảnh sát các nước hiện nay, còn ủng hộ chính phủ, đồng tình đàn áp dân chúng, thì dân khó lòng có thể phản kháng, lật đổ chính phủ được. Có thể vì dân còn chấp nhận chế độ quân chủ tuyệt đối, chưa biết thế nào là thể chế dân chủ, nên chỉ chờ một đời vua khác, khá hơn.
Sự cấm đạo Thiên chúa và giết giáo sĩ cũng như việc bế quan tỏa cảng có phải là chính sách của chính vua Tự Đức, hay là các quan đại thần chuyên quyền quyết định? Tất cả các văn kiện ký kết với Pháp đều có đóng dấu ấn của vua, nhưng chữ ký là của
43
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
các quan đại thần, họ lạm quyền chăng? Trên các hiệp ước về sau không thấy có sự phê chuẩn cũng như ngự bút của nhà vua nữa. Tại sao vua Tự Đức lại chấp nhận một cách ký kết hiệp ước bất bình đẳng và khinh miệt như thế?
Sau khi Hoàng Diệu mất thành Hà Nội, thắt cổ tự vẫn, vua Tự Đức sai Phạm Thận Duật sang cầu cứu nhà Thanh đánh Pháp. Trung Hoa được thế, mượn kế giả vờ giúp Việt Nam đem quân đóng ở các tỉnh biên giới phía Bắc để mưu chiếm đất đai phía Bắc sông Hồng.
Năm 1866 (năm Tự Đức thứ 19) nhà vua cho xây Vạn niên cơ, tức là Khiêm Lăng bây giờ, làm cho dân chúng thêm chê bai, chỉ trích. Ngày nay bạn tôi, người Pháp, cho rằng, thể tạng của đàn ông Việt Nam thời ấy có khi bé nhỏ quá, cân nặng không tới 50 kí lô, cầm khẩu súng bắn không nổi, vì súng thời đó còn nặng nề, khi bắn sức súng giật mạnh, không cấn lại được, chịu được sức giật là té ngửa. Khi xem các tranh vẽ thời ấy, quân ta có nón đội mà chân lại đi đất, không có quần áo trang bị như quân Pháp. Quân thì chưa đánh đã bỏ chạy là yếu tinh thần, còn chiến lược của các quan võ là chỉ giữ thế thủ, không tấn công, không tiến quân thì làm sao đuổi được giặc! Quân Pháp và quân Tây Ban Nha tuy là số ít, nhưng là thủy quân thiện chiến, những người đi biển là những người thân thể vạm vỡ, khỏe mạnh, chịu đựng được nhiều sự thay đổi điều kiện sống khắc nghiệt, được huấn luyện dùng súng ống, hăm hở lập công, đánh phủ đầu, đánh nhanh, đánh mạnh, cho nên dù quân số bên ta đông hơn, nhưng cũng không thể dùng chiến thuật “lấy thịt đè người” được, giữ thế thủ không xong thì bỏ chạy.
44
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Cũng theo ý anh ấy, một phản xạ suy nghĩ tự nhiên, nếu các đại thần triều Nguyễn nhanh chóng ký kết các hiệp ước với Pháp, mà vua Tự Đức chỉ còn có nước ngồi khóc, thì có thể các đại thần đã sang thuyền khác, đã nhận hay trông chờ vào đặc ân của Pháp, mà nhà vua không biết.
Tôi xin lướt qua các hiệp ước về thương mại ký ngày 15.07.1864 (Traité de commerce), hiệp ước hòa bình và thân hữu ký cùng ngày 15.07.1864 (Traité de paix et d’amitié), hiệp ước thương mại ký ngày 31.08.1874 (Traité de commerce), hiệp ước hòa bình và thân hữu ký ngày 15.03.1874 (Traité de paix et d’amitié), hiệp ước bổ túc cho hiệp ước thương mại 31.08.1874, ký ngày 23.11.1874 (Convention annexe au traité de commerce du 31 août 1874).
Phương cách ký kết các hiệp ước, sau hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 với Pháp, cho thấy rằng sức ép của Pháp đối với triều đình Huế mạnh hơn, họ đòi phải có hiệu lực ngay, không chờ phê chuẩn của vua Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp, và thế đứng của vua nhà Nguyễn yếu hẳn đi, trở thành con số không, chỉ cần các đại thần ký tên, đóng dấu triện, không cần bút son phê chuẩn của vua nữa.
Các “hòa ước” sau đó, nhất là hai “hòa ước” mất nước năm 1883 và 1884 không phải do các vua nhà Nguyễn sau Tự Đức - Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc – Hàm Nghi chịu trách nhiệm lịch sử, mà trách nhiệm mất nước phải do các quan đại thần triều Nguyễn gánh chịu trước dân tộc, tên của họ đã được ghi lại trong các cái gọi là hòa ước ký với Pháp.
45
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
3. Hòa ước Quý Mùi 1883
Convention relative à l’organisation et à l’exercice du protectorat français - 25.08.1883
Hòa ước Quý Mùi 1883 là hòa ước về tổ chức và thực hiện công việc bảo hộ của Pháp
Cái gọi là “hòa ước” Quý Mùi trong các sách lịch sử Việt Nam giáng thêm một đòn nặng lên đất nước. Đó là thời điểm triều đình Huế vừa mới đưa vua Hiệp Hòa lên ngôi.
Vua Tự Đức mới qua đời vào ngày 17.07.1883 (16 tháng 6 năm Quí Mùi), thọ 55 tuổi. Triều đình đang bối rối về tang lễ và lập hoàng tử Ưng Chân lên làm vua (Dục Đức) ngày 20.7.1883. Nhưng chỉ ba ngày sau, với sự đồng ý của bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức, Dục Đức bị giam chết đói chết khát, hoàng tử Hường Dật được tôn làm vua (Hiệp Hòa).
Trong giai đoạn này, Pháp gởi viên toàn quyền Harmand đến Hải Phòng1.
Jules Harmand (1845-1921), tốt nghiệp bác sĩ quân đội tại Strasbourg năm 1863. Nhờ công việc trong lãnh vực y tế trên khắp ba nước Đông Dương Việt, Miên, Lào và nhiều công việc gọi là nghiên cứu khoa học, Harmand biết cảnh biết người. Hắn được tuyển dụng vào cơ quan ngoại giao, lần lượt lãnh những chức vụ ngoại giao cao cấp tại Bangkok (1881), Tonkin (năm 1883 miền
1 (Trần Trọng Kim phiên dịch danh tước của Jules Harmand là toàn quyền).46
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Bắc chưa bị hệ thống hóa thành Bắc Kỳ), Calcutta (1885), Santiago (1890), Tokyo (1894-1905). Khi về hưu năm 1906, Harmand còn đắc lực phục vụ, trở thành chủ tịch Hiệp hội Địa lý và Hiệp hội Địa lý thương mại Paris.
Harmand cùng hai tướng Courbet và Bouet quyết định gây áp lực nhanh và mạnh để bắt buộc triều đình Huế phải chấp nhận sự bảo hộ. Bouet tấn công quân Cờ đen ở miền Bắc. Courbet và Harmand tấn công thành Thuận An. Thành vỡ, quân ta bỏ chạy nhanh chóng, dân chúng cũng bỏ làng chạy trốn.
Triều đình Huế cũng xin “hòa” nhanh chóng, sai ba đại quan Hiệp biện Đại học sĩ Trần Đình Túc, Lại bộ Thượng thơ Nguyễn Trọng Hiệp (có nơi viết là Hợp), Sung biện Nội các Huỳnh Hữu Thường ký hòa ước. Phía Pháp có Jules F. Harmand và De Champeaux, Ory, chánh văn phòng, de la Bastide, sĩ quan tùy viên, Mosse, công chức quản lý tại Cochinchine (lúc này cũng chưa bị hệ thống hóa thành Nam Kỳ) và Haita, thông ngôn và thư ký phủ Toàn quyền ký nhận.
Thời điểm này, các quan trong triều đình Huế náo loạn, người thì muốn chống Pháp, người thì muốn đầu hàng và hợp tác với Pháp. Vì vua Hiệp Hòa có ý nghị hòa với Pháp, nên Tường và Thuyết buộc vua Hiệp Hòa tự xử theo lệ “tam ban triều điển” (có nghĩa là cho vua tự lựa chọn một trong ba cách: uống một chén thuốc độc, tự treo cổ bằng một dải lụa, hay tự đâm chết bằng một con dao). Ngày 29 tháng 11 năm 1883, nhà vua uống thuốc độc chết, chỉ ở ngôi vị được bốn tháng, sau đó Tường và Thuyết lập Kiến Phúc lên ngôi, nhưng cũng chỉ được có sáu tháng thì cũng bị Nguyễn Văn Tường bỏ thuốc độc chết, vua Hàm Nghi được
47
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
đưa lên ngôi vào tháng sáu năm 1884. Một số quan lại treo ấn từ quan.
Bản đầu hàng năm Quý Mùi ký kết vào ngày 25.08.1883, chỉ một tháng sau khi triều đình đưa vua Hiệp Hòa lên ngôi, nằm ngang trên con dấu ấn tín của vua chỉ có tên hai vị Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hiệp, gồm có 27 điều, ngoài những điều khoản quy định về chi tiết, các điều quan trọng nhất là:
Điều I: Annam chấp nhận sự bảo hộ hoàn toàn của Pháp. Tất cả mọi quan hệ ngoại giao của Annam đều do Pháp quyết định. Điều II: Sáp nhập tỉnh Bình Thuận vào lãnh thổ chủ quyền của Pháp Basse-Cochinchine.1
Điều III: Quân đội Pháp trấn đóng thường trực trên dãy núi đèo Ngang, thành Thuận An, cửa sông vào Huế và các chiến thành Hà Duôn (Hà Duân?), Trấn Hải, Thủy Dương, Trấn Lăng, Hạp Châu, Lô Châu và Lũy moi (tên viết không có bỏ dấu)
Điều VI: Quan lại địa phương quản trị từ phía bắc của ranh giới giữa tỉnh Bình Thuận và Tonkin như cũ (mà Đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình là mốc), không bị kiểm soát bởi nước Pháp ngoại trừ những công việc quan thuế, xây dựng đường sá và tất cả những việc gì cần thiết đến một sự quản lý duy nhất và kỹ thuật Âu châu.
Điều VII: Triều đình An Nam được phép mở các cảng cho giao thương, ngoại trừ ba cảng Quin-Nhon (Qui Nhơn), Tourane (Đà Nẵng) và Xuân Day (Xuân Đài)... Tại mọi cảng đều có đại diện của nước Pháp đặt dưới quyền của Khâm sứ Pháp tại Huế.
1 Phần đất Cochinchine được phân chia địa lý làm hai: Haute-Cochinchine và Basse-Cochinchine.
48
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Điều XI: Thiết lập chức vị Khâm sứ tại Huế, đại diện cho chính phủ bảo hộ, dưới quyền của quan Toàn quyền. Vua An Nam phải tiếp quan Khâm sứ, nếu không có lý do chính đáng.
Điều XII: Thiết lập chức vị Công sứ (résident) ở Hà Nội và Hải Phòng, ở mỗi thành phố cảng, mỗi tỉnh. Các quan cai trị hàng tỉnh nhỏ, phụ cũng đều là quan chức Pháp...
Điều XV: Các viên chức công quyền Pháp trong các lãnh vực truyền tin, ngân quỹ nhà nước, quan thuế, xây dựng cầu đường, trường học Pháp... chỉ được có quan hệ chính thức với các nhà cầm quyền An Nam thông qua tòa Khâm sứ.
Điều XVI: Tư pháp nằm trong quyền lực của các Khâm sứ... Tòa Phúc thẩm được đặt ở Saigon.
Điều XVII: Các Khâm sứ kiểm soát lực lượng cảnh sát trong các thành phố, đồng thời có quyền kiểm soát các đơn vị bản xứ. Điều XVIII: Các Khâm sứ tập trung quyền thâu thuế và giám sát các quan bộ trong phận sự thâu nhận thuế và công việc. Điều XIX: Quan thuế tại các cảng biển và biên giới hoàn toàn do chính quyền hành chánh Pháp nắm giữ...
Điều XX: Công dân Pháp có hoàn toàn tự do cư trú, di chuyển, sở hữu trên khắp Tonkin và Annam...
Điều XXI: Những người có lý do chính đáng để di chuyển trong lãnh thổ Annam phải xin cấp hộ chiếu (passeport) của các cơ quan chính quyền Pháp và xin cấp giấy phép thông hành (visa)
Điều XXV: Tất cả mọi người dân Annam là dân “bảo hộ thực sự” (vrais protégés).
Điều XXVI: Nợ nần còn lại của nước Annam đối với nước Pháp được xóa bởi sự nhượng đất tỉnh Bình Thuận.
49
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Điều XXVII: Các hội thảo tương lai sẽ ấn định ngân quỹ của triều đình Annam, trên số thâu thuế vụ và quan thuế, tối thiểu là hai triệu quan một năm. Quan tiền bằng bạc của “Cochinchine Française” và tiền của Mễ Tây Cơ (thuộc địa của Tây Ban Nha) được lưu hành trên khắp vương quốc, song song với tiền của quốc gia Annam.
Phương cách ký hiệp ước cũng là một sự sỉ nhục cho nước ta. Triều đình Huế phải ký trước, và cứ khăng khăng viết trong sử là “hòa ước”, đóng dấu triện lên những điều kiện căn bản để chứng nhận thêm một lần nữa, rồi hiệp ước này mới được gởi về Pháp duyệt y, chấp nhận. Bàn dân thiên hạ tại Việt Nam là những kẻ biết sau cùng.
Nhưng bản báo cáo kể công của Harmand – người đã khai tử cái tên “Việt Nam” – viết cùng ngày gởi cho bộ trưởng bộ Hải quân và Thuộc địa Paris (dấu nhận bản báo cáo ngày 08.10.1883) và Bộ trưởng bộ Ngoại giao Paris, làm cho người Việt nào còn một chút tâm tình phải suy nghĩ, mà tôi xin dịch nguyên văn như sau:
Tonkin
Văn phòng Tổng ủy nước Cộng hòa Pháp (Cabinet du Commissaire général de la République Française)
Cửa biển Thuận An, ngày 25 tháng tám 1883
Ngài Bộ trưởng,
Tôi hân hạnh gởi đến ngài kèm theo đây bản chính của Hiệp ước do tôi ký tại Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, đồng thời với một bản thỏa thuận mà tôi đã gởi cho chính quyền Annam.
50
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Vì được tham khảo và điều chỉnh lại cho tới giờ phút cuối nên bản hiệp ước có nhiều chỗ thay đổi. Bản viết bằng tiếng Pháp giao cho người đại diện Annam chứa đựng vài sửa chữa nhưng không thay đổi, tất nhiên, một mảy may nào nội dung chính của hiệp ước.
Tôi hân hạnh trình bày với ngài những sửa đổi này để in cho đúng:
Điều I: thay vì “công nhận đầy đủ và toàn diện sự bảo hộ” phải đọc rằng “Nước Annam công nhận và chấp nhận...” Điều II: thay vì “thôn tính vĩnh viễn” phải đọc rằng “tỉnh Bình Thuận bị sáp nhập...”
Điều III: thay vì “chiếm đóng thường trực”, phải đọc là “một lực lượng quân đội Pháp sẽ chiếm đóng một cách thường trực...” Điều IV: thay vì “thu hồi tức khắc các lực lượng quân đội...”, phải đọc là “chính quyền Annam sẽ thu hồi ngay tức khắc các lực lượng quân đội...”
Điều V: thay vì “ra lệnh... tuyển dụng... xác nhận...”, phải đọc là “chính quyền Annam sẽ ra lệnh... sẽ tuyển dụng... sẽ xác nhận...” Hiệp ước mà tôi được hân hạnh trình chính phủ nước Cộng hòa (Pháp) đã được viết đầu tiên theo dạng một “tối hậu thư” và kết thúc như sau:
“Tôi cho quý ông bốn mươi tám tiếng đồng hồ để chấp nhận hay bác bỏ toàn diện, không cần thương lượng trao đổi, những điều kiện mà chúng tôi biếu các ông với một tấm lòng cao cả, với một niềm tin tưởng sâu xa rằng những điều kiện này không chứa đựng một điều gì làm mất danh dự cho quý ông, và những
51
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
điều kiện này, thực hiện với sự trung thành, đem lại hạnh phúc cho dân Annam. Nếu quý ông từ chối những điều kiện này, quý ông hãy sửa soạn nhận những đau khổ lớn nhất. Hãy tưởng tượng những điều kinh khủng nhất, quý ông vẫn sẽ còn ở bên dưới thực trạng. Đế quốc An Nam, triều đại, các hoàng tử và triều đình tự tuyên bố bản án cho mình. Tên nước “Việt Nam” sẽ không còn tồn tại trong lịch sử nữa.”
Việc ký kết hiệp ước chỉ bị trễ nãi trong vài tiếng đồng hồ, sau những cuộc thảo luận trong đêm cũng như trong ngày, nhưng chỉ đi vào những chi tiết hay vài câu hỏi về thông dịch và dịch văn bản.
Tôi cảm phục sự sốt sắng, khéo léo và cương quyết của Thương Bạc, Thượng thư Bộ Ngoại giao của vua Annam, đã bảo vệ từng bước đất nước của ông ta, và đã nhiều lần làm cho tôi tội nghiệp khi bổn phận bắt buộc tôi phải từ chối những điều ông ấy yêu cầu. Tôi nghĩ rằng ông Thượng thư này nên được đặt nhanh chóng vào một chức vị quan trọng trong quan hệ mới của chúng ta với Annam.
Tôi không tin rằng, kể từ khi các nước Âu châu có quan hệ với các nước Á châu, một hiệp ước với tầm quan trọng to lớn như hiệp ước này đã có thể được ký kết trong một thời gian ngắn ngủi như thế.
Trân trọng kính chào ngài Bộ trưởng và Ngài Đại sứ Người phục dịch rất khiêm tốn và rất trung thành J. Harmand
52
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Tối hậu thư của Jules Harmand gởi cho triều đình Huế là một văn bản sỉ nhục nặng nề và hăm dọa mãnh liệt triều đình Huế, nhưng cũng nhờ từng điểm “kể tội” triều đình mà Jules Harmand đã nêu lên trong tối hậu thư mà ngày nay chúng ta có thể mường tượng ra rằng, một số quan của triều đình Huế có phản ứng chống đối lại Pháp một cách gián tiếp, không mặt đối mặt, và các sĩ phu yêu nước chống Pháp lẻ tẻ nhiều nơi, không có liên kết cho nên dễ bị đàn áp, tan vỡ nhanh chóng.
Hai câu: “Đế quốc An Nam, triều đại, các hoàng tử và triều đình tự tuyên bố bản án cho mình. Tên nước “Việt Nam” sẽ không còn tồn tại trong lịch sử nữa.” trong văn bản này nói rõ sự khinh miệt của Jules Harmand, một mặt, hắn biết rõ ràng tên nước ta là “Việt Nam” (tên nước đời vua Gia Long), mặt khác, hắn không cần biết tên nước đời vua Tự Đức là Đại Nam (tên do vua Minh Mạng đổi), mà cứ khăng khăng gọi nước ta là “Đế quốc Annam” (l’Empire d’Annam).
Khởi đầu bằng việc đổ tội cho triều đình không thỏa mãn những yêu cầu “chính đáng” (légitimes) của Pháp, Harmand trở đầu ngọn giáo một cách vô liêm sỉ cho rằng sở dĩ năm 1867 khi Pháp phải đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên là để đem lại sự “yên ổn” cho phần đất thuộc địa của Pháp, Pháp phải đánh Bình Thuận vì nơi đây là đất dung dưỡng những phần tử đã bị Pháp lên án, Pháp phải đánh miền sông Hồng và giặc Cờ Đen để thông thương, Pháp phải đánh vì triều đình tiếp tục thâu thuế. Harmand nhục mạ triều đình là “dối trá, lừa đảo” không tôn trọng những ký kết đã hiện hữu, bí mật tìm cách liên kết với vua Xiêm.
53
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Harmand nhấn mạnh điểm cao của tối hậu thư rằng: “Nous sommes encore, sous tous les rapports, les créanciers de l‘Annam”. Biết rằng, thực dân đồng nghĩa với ngang ngược, luận điệu hỗn hào của Harmand: “Trong mọi tình huống, chúng tôi vẫn còn là chủ nợ của Annam”, khi hắn to tiếng cho rằng nước Việt Nam mắc nợ nước Pháp, quân xâm lược còn bắt dân bị xâm lược bồi thường chiến phí cho nó, không ai có thể quên.
Qua tối hậu thư này, hậu thế cũng mường tượng ra được nhược điểm của triều đình Huế mà Harmand đã vạch ra: Huế chỉ là Huế, triều đình Huế vì quá cách biệt với dân mà không được đa số dân chúng trong cả nước thương mến kính trọng, quân lính không trung thành, không thấy có chính nghĩa phải bảo vệ “vua và triều đình quan lại”, cho nên không quyết chí chiến đấu.
Harmand cũng viết thẳng ra rằng, Trung Quốc sẽ không giúp đỡ triều đình Huế, vì Trung Quốc muốn thông thương và mở mang kỹ nghệ trong quan hệ với Pháp. Tóm lại, triều đình Huế hoàn toàn bị cô lập trên lãnh vực ngoại giao.
Harmand kết luận: “Vous avez deux partis à prendre: celui de la guerre ou celui de la paix...” – Quý ông có hai khả năng để lựa chọn: một là chiến tranh hay là hòa bình...”.
Con đường “Hòa bình” – con đường sống sót duy nhất cho hoàng gia và triều đình Huế – mà Harmand đưa ra là triều đình Huế phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và những yêu sách của Pháp được đúc kết trong cái gọi là Hòa ước Quý Mùi 1883.
Vai trò của người được gọi là Thương Bạc rất quan trọng. Thương Bạc đại thần chính là Nguyễn Văn Tường, quan đầu triều hàng thứ ba, sau Trần Tiễn Thành và Hoàng Kế Viêm, và có quan
54
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
hệ gia đình với vua do các cuộc hôn nhân của con cháu mình với hoàng tộc. Nguyễn Văn Tường là người được Tự Đức rất tin tưởng, cho lần lượt giữ nhiều chức vụ cao cấp: Đại thần phụ chính trong Cơ Mật Viện, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, Thượng thư phụ trách Nha Thương Bạc, tức là người thay mặt vua Tự Đức trong mọi công việc thương thuyết với Pháp.1
Sự kiện Tôn Thất Thuyết và vị vua trẻ tuổi Hàm Nghi rời khỏi cung cấm vào tháng 7 năm 1885, ban hịch Cần Vương chống Pháp, nổi bật lên tấm lòng của hai nhân vật lịch sử này. Không còn đường nào khác, dù rằng Tôn Thất Thuyết mang tiếng lộng quyền và cái hậu của Tôn Thất Thuyết không oai hùng chi cho lắm.
Vua Hàm Nghi có thể từ chối ý kiến chống Pháp của Tôn Thất Thuyết, ngả theo chiều của các quan muốn đầu hàng và hợp tác với Pháp, nhà vua cũng có thể tố cáo Thuyết hay ra lệnh xử trảm Thuyết.
Không lẽ Hàm Nghi chỉ thuận theo Thuyết vì sợ bị Thuyết giết? Nhưng Hàm Nghi, dù trẻ tuổi, đã lên đường, ba năm sau đó mới bị bắt (ngày 01.11.1888) và đưa đi đày, từ cửa Tư Hiền lên tàu La Comète rồi đi tiếp đến Alger ngày 13.01.1889. Hai người con của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Thiệp (hay Tiệp) và Tôn Thất Đạm (hay Đàm) xứng đáng được gọi là anh hùng dân tộc.
Kẻ bán vua, Trương Quang Ngọc, bị Phan Đình Phùng và các nghĩa sĩ Văn Thân bắt được, chém đầu.
1 Triều Nguyễn có Lục bộ - sáu bộ như sau: Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, đứng đầu mỗi Bộ là quan Thượng Thư.
55
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Giữa Tường và
Thuyết có sự khác
biệt, tuy cả hai đều
là phụ chính đại
thần. Tôn Thất
Thuyết thuộc dòng
hoàng tộc, là quan
võ, trung thành với
ngai vàng, nhưng
không thuộc
trường phái Nho
giáo, mà thường
theo các ý nghĩa
của đạo Phật, đã có
phen rút về quê ở
ẩn. Tường, xuất
thân từ thành
phần dân dã, thi
đậu, làm quan, nhưng được vua Tự Đức hoàn toàn tin tưởng, ngay cả khi bị Thuyết nghi ngờ có mờ ám về tiền của, xin vua cách chức năm 1880.
Nguyễn Phước Tộc thế phả ghi lại rằng Nguyễn Văn Tường “...có tính tham lam và tàn nhẫn... nhận hối lộ của người Khách, bắt dân tiêu lại tiền sênh mỏng và xấu đúc ở bên Trung Hoa.” (trang 383).
56
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Thái độ của ba bà phi,1 bà mẹ vua Tự Đức (bà Từ Dụ) và hai bà vợ của vua Tự Đức, cắt nghĩa phần nào ảnh hưởng của họ lên vua chúa, triều đình. Bà Từ Dụ, hay Từ Dũ, tên là Phạm Thị Hằng, quê ở Tân Hòa, Gia Định (nay thuộc Gò Công, tỉnh Tiền Giang), con của Lễ bộ Thượng thư Phạm Đăng Hưng, sinh năm 1810, là người có ảnh hưởng rất lớn trong nội cung suốt mấy đời vua, từ vua Thiệu Trị, vua Tự Đức cho đến vua Hàm Nghi.
Có lẽ chính vì tấm lòng tự trọng và yêu nước, bản thân trong sạch, không có điều tiếng gì, nên khi nhà vua trẻ tuổi Hàm Nghi đặt chân lên Alger thì được thượng tầng xã hội Alger kính trọng, ưu đãi.
Vào cuối đời vua Tự Đức sang qua đời Hàm Nghi, triều đình Huế đã ký hết hiệp ước này đến hiệp ước khác với Pháp, mất dần chủ quyền, độc lập, tự do. Các cuộc nổi dậy chống lại Pháp thì được sử sách của Pháp và của triều đình Huế (sau năm 1885) viết là “làm giặc” như Đề Thám, hay “nổi loạn” như phong trào Văn Thân ở Nghệ Tĩnh năm 1874, và bị quan quân triều đình phối hợp với quân Pháp đánh dẹp.
Văn thân là tầng lớp bảo hoàng nền tảng của vương triều nhà Nguyễn. Văn là tầng lớp nho sĩ xuất thân từ khoa cử, trải qua một chương trình học chữ Hán gồm có các sách vở cổ điển Trung Quốc theo Khổng giáo như Tứ thư Ngũ kinh, con đường khoa cử với ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, các môn thi về Kinh nghĩa, thi phú, sách vận, con đường tiến thân duy nhất trong xã
1 Triều Nguyễn thực thi luật lệ "bốn không": không đặt Tể tướng, không phong Hoàng hậu, không lập Trạng nguyên, không phong tước vương cho người ngoài dòng họ.
57
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
hội quân chủ. Từ nho sĩ thi đậu trở thành quan triều đình, bậc thang danh vọng gồm có chín bậc (gọi là cửu phẩm, mà nhất phẩm triều đình là chức quan cao nhất; các phò mã, chồng của các công chúa, được phong hàng tam phẩm sau khi kết hôn) còn phải cố gắng leo lên. Thân là tầng lớp bảo hoàng bậc thấp nhất, những người “kế thừa” chức vị của cha mà không cần qua thi cử, hay mua chức vị, ở các ngạch địa phương, nhân viên các bộ hay những người đã nghỉ hưu, các vị “tiên chỉ”, cũng như tầng lớp hương hào kỳ mục, gồm có những người giàu có, và những người giữ các địa vị quản lý trong làng xã, nói chung là còn được xếp vào hạng “sĩ”.
Các hạng “nông, công, thương” bị cai quản bởi hạng “sĩ”, “sĩ phu” nói chung, là tầng lớp trí thức Nho giáo của xã hội Việt Nam thời ấy. Tầng lớp thân hào nhân sĩ xác định quyền lợi của cá nhân mình đồng nghĩa với quyền lợi của triều đình quân chủ phong kiến, bảo vệ Nho giáo, bảo vệ chế độ thi cử tuyển quan lại bằng chương trình chữ Hán.
Vì thế, phong trào Văn Thân, trong tinh thần yêu nước đòi độc lập tự chủ, bảo hoàng, chống Pháp, mục đích của họ không phải là một sự đổi mới xã hội, đất nước để theo kịp trình độ tiến triển khoa học kỹ thuật thế giới, mà chống Pháp thì chống luôn văn hóa Âu châu, chống chữ quốc ngữ, chống Thiên Chúa giáo (và chống giáo dân).
Trong bài “Các vấn đề kinh tế và xã hội Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX”, giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh viết rõ:
“... Được nuôi dưỡng trong tư tưởng của Nho giáo, giai cấp sĩ phu không thể quan niệm được một nền văn hóa nào khác ngoài
58
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
văn hóa Trung Hoa và chỉ biết áp dụng cho những vấn đề xã hội thời bấy giờ các giải pháp chứa đựng trong các sách thánh hiền”. Tóm lại, sự kiện quan quân triều đình liên kết với quân Pháp đánh dẹp phong trào Văn Thân, làm cho tầng lớp bảo hoàng cay đắng, tình trạng “thù trong giặc ngoài” càng làm cho triều đình Tự Đức suy yếu thêm.
Thêm vào đó, qua vụ “Hồng Bảo” (con trai trưởng của Thiệu Trị, không được lên nối ngôi, bị bắt giam vì bị buộc tội thông ước với nước ngoài để gây chiến tranh, rồi thắt cổ chết sau ba năm bị Tự Đức cho giam cầm, năm 1854), rồi đến vụ “loạn Chày vôi” của Đoàn Trung và Đinh Đạo (con của Hồng Bảo) năm 1866, vua Tự Đức thấy hiểm họa còn quá gần, cho giết hết cả gia đình Hồng Bảo, đã làm cho một phần quan lại triều đình và tầng lớp thân hào nhân sĩ mất cảm tình, cùng làm cho giáo dân thêm bất mãn, vì họ bị nghi ngờ đã liên kết với toàn gia Hồng Bảo để lật đổ nhà vua.
Công việc ngoại giao cầu viện trợ Tàu cũng không xong, vì trung tá Fournier, đại diện Pháp, ký với Lý Hồng Chương bản Hòa ước Thiên Tân ngày 18 tháng 4 năm Giáp Thân (1884), nước Tàu rút hết quân đóng ở miền Bắc, và công nhận quyền cai trị của Pháp trên đất Việt Nam.
4. Hòa ước Patenôtre tháng 5 Giáp Thân (1884) Traité d’amitié et de bon voisinage 06.06.1884
Tôi xin nhắc lại nơi đây cho rõ sự kiện. Sau khi vua Hiệp Hòa bị bức tử bằng thuốc độc, triều đình lập hoàng tử Ưng Đăng, 15 tuổi,
59
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
lên ngôi ngày 02.12.1883 (tức là mồng 3 tháng 11 năm Quý Mùi) lấy hiệu là Kiến Phúc. Nhưng mới được tám tháng thì vua Kiến Phúc chết ngày 31.07.1884,1 hưởng dương 16 tuổi.
Chỉ hai tháng sau khi vua Kiến Phúc qua đời, hòa ước Patenôtre gồm có 19 điều khoản, được ký kết giữa Jules Patenôtre đại sứ đặc nhiệm của Pháp và Phụ chính đại thần thứ nhất kiêm Thượng thư Bộ Hình Nguyễn Văn Tường, Thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật, Thượng thư Bộ Công Tôn Thất Phan, đại diện triều đình Huế, thay thế cho các hiệp ước đã ký ngày 15.03, 31.08. và 23.11.1874.
Trong biên bản trao đổi văn bản hòa ước viết bằng hai thứ chữ Pháp và Hán giữa hai bên, phía Pháp có Khâm sứ Hector, đại diện cho tướng Charles-Auguste-Louis Warnet (1828-1913), Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Tonkin (commandant en Chef le Corps du Tonkin) kiêm nhiệm chức Tổng trú sứ nước Cộng hòa Pháp (résident général de la République Française), phía triều đình Huế có hai quan Nguyễn Hữu Độ và Nguyễn Thuật, đại diện cho vua Đồng Khánh mới lên ngôi được hai mươi ngày, cùng ký nhận.
Chính quyền Pháp tại Paris không đồng ý với nội dung, cách hành văn và những sửa đổi của Harmand năm trước, ra lệnh cho Patenôtre viết lại những điều khoản cơ bản cho chỉnh ý, đồng thời đưa ra những yêu sách mới.
Điều I: Annam công nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp thay mặt Annam trên mọi quan hệ ngoại giao. Dân Annam ở ngoại quốc được đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp.
1 Tức là mồng 10 tháng 6 năm Giáp Thân, theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả, trang 383, 384, nxb. Thuận Hóa, Huế, 1995.
60
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Điều II: Một lực lượng quân đội Pháp chiếm đóng thường trực Thuận An. Các chiến thành và cơ sở quân sự trên sông Hương sẽ được san thành bình địa.
Điều III: Các viên chức Annam tiếp tục kiểm soát từ biên giới Cochinchine cho đến tỉnh Ninh Bình trong giới hạn lãnh thổ, ngoại trừ các công việc quan thuế, xây cầu đường, và một cách tổng quát, những công việc cần phải có một sự quản lý duy nhất hay cần đến kỹ thuật và vốn của Âu châu.
Điều IV: Chính quyền Annam mở các hải cảng Qui Nhơn, Tourane (Đà Nẵng) và Xuân day (Xuân Đài, Phú Yên) cho mọi quốc gia thông thương. Các hải cảng khác có thể được mở, theo thỏa thuận. Chính quyền Pháp sẽ thiết lập cơ quan tại các hải cảng, trực thuộc quyền của Khâm sứ tại Huế.
Điều V: Một phủ Toàn quyền bảo hộ Annam và Tonkin, đại diện cho chính phủ Pháp, sẽ được đặt trong kinh đô Huế, có hộ tống của quân đội, bảo đảm sự thực hiện thường xuyên của công việc bảo hộ và ngoại giao. Toàn quyền Pháp được quyền gặp gỡ trực tiếp và tư vấn vua Annam.
Điều VI: Tại Tonkin, chính phủ Cộng hòa Pháp sẽ thiết lập các Khâm sứ hay Phó Khâm sứ ở các tỉnh lỵ trọng tâm và tùy theo nhu cầu cần thiết. Các Khâm sứ sẽ cư trú trong kinh đô, trong thành nội, nơi dành cho các quan, có hộ tống bởi quân Pháp hay bởi quân bản xứ.
Điều VII: Các Khâm sứ sẽ không trực tiếp điều khiển các công việc hành chánh chi tiết, nội bộ. Các viên chức bản xứ mọi cấp tiếp tục điều hành và quản lý dưới quyền kiểm soát của họ, nhưng sẽ phải trình diện, khi cần thiết, trước chính quyền Pháp.
61
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Điều VIII: Quan chức và nhân viên hành chánh Pháp mọi cấp chỉ được liên lạc với chính quyền Annam thông qua phủ Toàn quyền. Điều IX: Một đường dây truyền thông giữa Sài Gòn và Hà Nội sẽ được thiết lập bởi nhân viên Pháp. Một phần thuế sẽ được phát cho chính quyền Annam để đổi phần đất nhượng cho các cơ sở truyền thông.
Điều X: Người ngoại quốc ở Tonkin và Annam được đặt dưới quyền tư pháp của Pháp. Chính quyền Pháp xét xử các vụ kiện tụng giữa người Annam và người ngoại quốc, hay giữa bọn họ với nhau.
Điều XI: Trong lãnh vực Annam, các quan bố tiếp tục thâu thuế cũ, dưới quyền kiểm soát của công chức Pháp, cho ngân quỹ của triều đình Huế.
Trong khu vực Tonkin, các Công sứ sẽ tập trung việc thâu thuế, kiểm soát và sử dụng tiền thuế. Một bộ phận gồm có công chức người Pháp và An Nam sẽ ấn định sự phân phối cho các ngành hành chánh và công sở. Số dư sẽ được chuyển vào ngân quỹ của triều đình Huế.
Điều XII: Trên toàn thể vương quốc, quan thuế được tổ chức lại và trực thuộc hoàn toàn các quan chức quản lý Pháp. Các luật lệ, điều khoản về mức thâu, phân phối, chế độ vệ sinh y tế tại Cochinchine sẽ được áp dụng trên lãnh thổ của Annam và Tonkin.
Điều XIII: Công dân Pháp hay những người được Pháp bảo hộ có quyền di chuyển tự do trên khắp Tonkin và các hải cảng của Annam, buôn bán, mua bán bất động sản và động sản và có sở hữu riêng. Vua Annam công nhận các đảm bảo của hiệp ước 15.3.1874 cho các nhà truyền đạo và giáo dân Thiên Chúa Giáo.
62
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Điều XIV: Những người muốn di chuyển trong nội địa Annam phải xin phép của Tổng trú sứ tại Huế hay Thống đốc Cochinchine. Các cơ quan này sẽ cấp sổ thông hành, và sau đó chính quyền Annam sẽ cấp chiếu khán đi lại.
Điều XV: Quân đội của chính quyền bảo hộ Pháp sẽ trấn đóng tại những địa điểm thiết yếu trên đất Annam và Tonkin. Điều XVI: Vua Annam tiếp tục công việc cai trị hành chánh nội bộ, ngoài những điều khoản được ấn định bởi hiệp ước này. Điều XVII: Annam sẽ thanh toán các món nợ đang còn đối với nước Pháp, theo phương cách sẽ được ấn định sau này. Vua Annam không được vay nợ của các nước khác, nếu không có sự cho phép của chính quyền Pháp.
Điều XVIII: Các cuộc hội nghị tiếp theo sau này sẽ ấn định ranh giới các hải cảng, quyền lợi của Pháp trên các hải cảng, xây dựng các ngọn hải đăng trên bờ biển của Annam và Tonkin, chế độ và công việc khai thác các mỏ, chế độ tiền tệ, chế độ phân phối cho chính quyền Annam trong thâu hoạch quan thuế, thuế thông tin điện tín và những thâu nhập khác chưa được ấn định trong điều XI.
Xem như thế, khi các quan đại thần Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật và Tôn Thất Phan của triều đình Huế ký với Patenôtre và Rheinart cái gọi là hòa ước Giáp Thân thì nhà Nguyễn mất toàn thể lãnh thổ, mất chủ quyền, độc lập và tự do, bị giáng xuống thành triều đình “Annam”.
Kể từ năm 1885 với hiệp ước mang tên Patenôtre, Pháp đã thành công trong việc phân chia lãnh thổ Việt Nam thành ba Kỳ để trị:
63
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
• Nam Kỳ hay Cochinchine, là lãnh thổ Pháp
• Trung Kỳ hay Annam, được bảo hộ nhưng còn triều đình Huế làm hư vị,
• Bắc Kỳ hay Tonkin, được cai trị bằng chính quyền bảo hộ.
Nếu nói rằng các quan đại thần đã cứu số mệnh của triều đình hoàng tộc nhà Nguyễn là nói tốt cho các quan, đồng thời cũng phải thấy sự khôn khéo của chính quyền Pháp, tuy đã nắm chiếm tất cả mọi thực quyền, nhưng vẫn giữ triều đình Huế làm hư vị tại Huế làm tấm bình phong. Họ đánh giá chính sách này tốt hơn là một sự chấm dứt chế độ quân chủ triều đại nhà Nguyễn nhanh chóng trong thời điểm đó, để tránh khơi lên quá nhiều bất mãn, vì chính quyền bảo hộ cần thời gian, không thể triệt hạ tư tưởng Nho giáo còn thống trị trong đầu óc nhiều người ngay được.
Dân chúng không còn được tự do đi lại, mỗi kỳ có luật lệ riêng và sự giao thông giữa ba Kỳ bị kiểm soát nghiêm ngặt bằng giấy thông hành.
Sự chia rẽ về hành chánh làm cho sự chia rẽ tinh thần dân tộc lún sâu hơn, lún nhanh hơn, dân ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ kỳ thị lẫn nhau, người miền nọ ghét người miền kia, có nhiều thành kiến đối với nhau, tránh không kết hôn với nhau, tránh không giao thiệp với nhau, như thể không cùng chung một đất nước, một nguồn gốc. Chính sách “chia để trị” của Pháp đã đạt hiệu quả.
Nhân dịp ký hòa ước này, Patenôtre và tướng Courbet còn chưa hả dạ, muốn xóa dấu tích của Trung Hoa đối với Việt Nam, làm áp lực để tịch thâu cái ấn “Việt Nam Quốc vương chi ấn”, muốn đem
64
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
chiếc ấn về Pháp làm chứng vật chiến thắng, cho nên Patenôtre bắt buộc triều đình Huế phải nộp cho Pháp ấn phong vương của nhà Thanh phong cho vua Gia Long năm 1804, bằng bạc ròng mạ vàng, dùng để làm tin khi giao dịch với nhau. Điểm đặc biệt ở đây, qua chiếc ấn, nhà Thanh đã công nhận tên nước “Việt Nam” của vua Gia Long, chính triều đình Trung Hoa không còn sử dụng danh phong “An Nam Quốc vương” ngày xưa nữa!
Biên bản nộp ấn ngày 07 tháng 6 năm 1884 ghi lại rằng Phạm Thận Duật và Tôn Thất Phan đem ấn đến giao tận tay cho Jules Patenôtre. Patenôtre thỏa mãn vì kể từ nay toàn thể đất nước Việt Nam nằm trong sự bảo hộ của Pháp, dù rất muốn giữ chiếc ấn đem về Pháp làm chiến vật, nhưng Patenôtre đành phải nhượng bộ đôi chút, đồng ý hủy hoại chiếc ấn phong vương của vua Gia Long theo lời yêu cầu của triều đình Huế.
Sự kiện này được tường thuật trong thông tin của Agence Havas viết vào ngày 30 tháng 8 năm 1884, Nguyễn Văn Tường và Phạm Thận Duật, trước sự chứng kiến của Patenôtre và Courbet, nhất định cho nấu chảy chiếc ấn lịch sử này, không để cho Patenôtre đem chiếc ấn này về Pháp.
Theo biên bản chính thức này của Pháp thì chiếc ấn hình vuông, mỗi cạnh 11 phân, dày 2,54 phân, nặng 5 kí lô 900 gram, nắm ấn là một con lạc đà quỳ gối. Đồng ký trong biên bản với Jules Patenôtre là các nhân chứng công nhận chiếc ấn đã được nấu chảy trước mặt họ là: Đại úy Parrayon, Đại úy de Maigret, Đại tá Rheinart, Khâm sứ tạm thời tại Huế Parreau, Đại úy Hải quân Gouin, Lãnh sự Louis Patenôtre, Thông dịch viên tiếng Annam Masse.
65
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
5. Hiệp ước về khai thác mỏ
ở Annam và Tonkin
Convention relative au régime des mines de l’Annam et du Tonkin 18.02.1885
Hiệp ước này được ký kết giữa đại thần Phạm Thận Duật, Huỳnh Hữu Thường (người Pháp viết không bỏ dấu tiếng Việt là Thương) thay mặt triều đình Huế với quan toàn quyền Victor Gabriel Lemaire tại Huế vào ngày 18 tháng 2 năm 1885, ấn định việc khai thác các quặng mỏ trên hai vùng đất Annam và Tonkin (Bắc Kỳ và Trung Kỳ), trừ vùng mỏ ở Nông Sơn (Quảng Nam) đã được chuyển nhượng trong 29 năm kể từ ngày 12.03.1881.
Bốn điều khoản trong hiệp ước cho phép Pháp khai thác tất cả các mỏ trên vương quốc của vua, tiền thuế đánh trên việc khai thác mỏ và các sản phẩm của mỏ trên vùng đất An nam sẽ được chuyển hàng năm vào công quỹ của triều đình, trên vùng đất Tonkin sẽ được chuyển cho chính quyền hành chính ở Tonkin.
Văn kiện trao đổi hiệp ước được ký kết giữa Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Thuật và Hector, Khâm sứ Pháp, đại diện cho tướng Warnet, chỉ huy trưởng quân đội Pháp tại Tonkin (Bắc kỳ).
66
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
6. Hiệp ước về quyền hành của
Tổng trú sứ Pháp, quân số quân đội An Nam và phái bộ quân đội Pháp
Convention relative aux pouvoirs du résident général, à l’effectif de l’armée annamite et à la mission militaire française 30.07.1885
Hiệp ước này được ký kết giữa tướng de Courcy kiêm Tổng trú sứ Pháp và hoàng tử Thọ Xuân cùng Viện Cơ mật, gồm có các điều khoản ấn định quyền hành của Tổng trú sứ Pháp.
Tổng trú sứ Pháp có quyền điều khiển Hội đồng chính phủ và triệu tập Hội đồng chính phủ khi cần thiết, cử đại diện Tổng trú sứ khi vắng mặt.
Không một quan phụ chính, thượng thư, đại thần văn hay võ được nhậm chức hay giáng chức nếu không có sự đồng ý của Tổng trú sứ. Ngược lại, Tổng trú sứ Pháp có thể đòi hỏi giáng chức tất cả mọi quan phụ chính, thượng thư, đại thần trong trường hợp không vừa ý.
Chính thể bảo hộ trên vùng đất Tonkin (Bắc Kỳ), ký kết ngày 06.06.1884 có thể được áp dụng, chiếu theo quyết định của Tổng trú sứ, hoặc trên một phần, hoặc trên toàn thể An nam.
Nước Pháp chấp thuận cho vua Annam có một đội quân, mà các phí tổn sẽ được triều đình trang trải. Đạo quân Annam không được vượt quá tám đến chín ngàn binh sĩ, và sẽ được lãnh đạo bởi một sĩ quan Pháp.
67
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Quân đội ở Tonkin (Bắc Kỳ) đang phục vụ nước Pháp được giữ cách biệt với đạo quân Annam.
Hiệp ước này có hiệu lực ngay tức khắc, không cần chờ đợi duyệt y của chính phủ Pháp.
Trên các văn bản trao đổi bằng Hán văn và Pháp văn, có chữ ký của:
• Nguyễn Hoằng
• Hồ Lệ, Tham biện Bộ Hộ, ngoại giao
• Phạm Hữu Dụng, Tham biện
• Trương Như Cương, Biện lý Bộ Binh
• Huỳnh Hữu Thường, Biện lý Bộ Binh
• Phan Đình Bình, Tổng đốc Định An
• Nguyễn Hữu Độ, Tổng đốc Hà Ninh
• Thọ Xuân Vương1
Trong hồi ký của Chaigneau (tiếng Việt phiên âm ra là Sa Nhô), các hoàng đế Gia Long, Minh Mạng có một đội ngự lâm quân gồm 30.000 quân lính, voi trận, điều khiển bởi các quan võ, chia ra làm năm đạo quân tiền vệ, hậu vệ, tả quân, hữu quân và trung quân. Mỗi đạo quân gồm có 8 đơn vị, mỗi đơn vị chia ra làm 10 tiểu đội. Tổng số voi trận lên đến 800 con, mà 130 voi trận luôn luôn được túc trực kề cận nhà vua.
Ngoài ra, một đội quân khác, luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, gồm có năm đạo quân tổ chức giống như đội ngự
1 tức Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Định, mất vào cuối năm 1885, thọ 77 tuổi, để lại 78 con trai và 66 con gái.
68
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
lâm quân. Kề cận nhà vua còn có sáu đạo hải quân, lựa chọn từ thành phần hải quân ở Huế và Quảng Nam. Mỗi cảng được trấn đóng bởi một đạo hải quân. Nhà vua có 200 chiến thuyền lớn trang bị với 16, 18, 20 và 22 khẩu cà nông, 500 chiến thuyền nhỏ với 40 đến 44 tay chèo, trang bị bởi một khẩu cà nông đầu mũi và giàn bắn đá, 100 chiến thuyền lớn với 50 đến 70 tay chèo, có cà nông và giàn bắn đá.
Quân đội thường trực của vua, xem như thế, gồm có khoảng 80.000 quân lính, nhưng khi cần thiết, nhà vua có thể huy động nhanh chóng lên thành 200.000 quân. Kinh thành Huế, xây dựng lại từ năm 1821 cũng được trang bị bằng nhiều khẩu thần công.
Nhà vua thường xuyên đích thân duyệt binh, thăm viếng các trại quân và xưởng đúc vũ khí.
Một văn kiện khác của năm 1845 cho biết, dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847) đạo quân của triều đình vua gồm có khoảng 110.000 quân lính, nếu tính thêm cả ngự lâm quân của nhà vua và đạo hải quân tình nguyện thì lên đến khoảng 150.000 chiến sĩ, trang bị gần giống như quân đội của Pháp với cung nỏ, kiếm dài, giáo rất dài, mộc chắn, 30.000 súng trường cá nhân và súng bắn đạn to 50 gram, rất nhiều chiến thuyền và vài chiến thuyền lớn theo khuôn mẫu Âu châu. Người lính nào tỏ vẻ sợ sệt, không hăng hái tiến lên, bị chém đầu ngay tại chỗ. Chết trước hay chết sau, cũng là chết, nếu may mắn thì được sống sót, nên người lính lao vào chiến đấu.
Bởi thế, qua cái gọi là hiệp ước năm 1885, Pháp tước hết binh quyền của nhà Nguyễn. Các vua Nguyễn hoàn toàn bị cô lập, mất hết mọi quyền lực về binh bị cũng như tài chính.
69
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
Các quan triều đình Huế ăn bổng lộc của Pháp. Năm 1897 lương quan tổng đốc là 870 quan Pháp cộng thêm 300 phần gạo cho một năm (một phần khi ấy là 12 livres, tương đương với khoảng 6 kí lô, tức là khoảng 1.800 kí lô gạo), đến năm 1900 tăng lên thành 1.500 piatres, sáu năm sau, năm 1906 tăng thành 4.000 piastres, một số lượng rất lớn thời ấy, không kể đến các quyền lợi vơ vét khác.1
1 Theo D.Hémery, Le régime fiscal de l’Indochine de Henri Guermeur, 1909, trang 376.
70
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
Hiệp ước Versailles và các điều khoản phụ do Giám mục Bá Đa Lộc và Bá tước de Montmorin ký ngày 28.11.1787 (T71-79)
71
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
72
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
73
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
74
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
75
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
76
https://thuviensach.vn
TẠI SAO MẤT NƯỚC THỜI TỰ ĐỨC?
77
https://thuviensach.vn
DẤU XƯA
78
https://thuviensach.vn