🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đánh Bại Phố Wall Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC CÁC QUY TẮC VÀNG VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA PETER LYNCH LỜI TỰA Thoát khỏi sự lệ thuộc Chương 1 Điều kỳ diệu của trường ST.AGNES Chương 2 Những người mắc chứng lo sợ cuối tuần Chương 3 Khám phá thế giới quỹ tương hỗ Chương 4 Quá trình quản lý quỹ Magellan Chương 5 Magellan Những năm tiếp theo Chương 6 Magellan Những năm cuối Chương 7 Chứng khoán: Nghệ thuật, khoa học và nghiên cứu Chương 8 Đi mua sắm để tìm hiểu cổ phiếu Chương 9 Tăng trưởng bất chấp tin xấu Chương 10 Lần cắt tóc đáng nhớ của tôi tại Supercuts Chương 11 Hoa trên sa mạc Chương 12 Loại cổ phiếu tuyệt vời để mua Chương 13 Quan sát kỹ hơn các cổ phiếu S&L Chương 14 Những công ty hợp danh trách nhiệm Chương 15 Các cổ phiếu theo chu kỳ Chương 16 Những công ty sản xuất hạt nhân trong cảnh nguy khốn Chương 17 Thương vụ bán thanh lý của chú Sam Chương 18 Nhật ký về fannie mae của tôi Chương 19 Kho báu ngay sau nhà Chương 20 Cổ phiếu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng Chương 21 Kiểm tra định kỳ sáu tháng 25 QUY TẮC VÀNG TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CÁC QUY TẮC VÀNG VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA PETER LYNCH Peter Lynch được mệnh danh là “nhà quản lý tiền số một trên thế giới”. Là giám đốc Quỹ Fidelity Magellan từ năm 1977, ông đã phát triển Fidelity Magellan từ 20 triệu đô-la lên đến 14 tỷ đô-la năm 1990. Trong 13 năm đó, ông không thua lỗ năm nào, và tới 11 năm thắng chỉ số S&P 500 Index. Dựa trên 13 năm kinh nghiệm quản lý thành công quỹ đầu tư Fidelity Magellan và từng lựa chọn hàng nghìn cổ phiếu, Lynch đã đúc kết nên tác phẩm Đánh bại Phố Wall. Trong cuốn sách này, Peter Lynch tổng kết lại quá trình làm việc tại quỹ đầu tư của mình để rút ra những kinh nghiệm quý báu cho độc giả. Đồng thời, ông tổng kết cách thức lựa chọn 21 cổ phiếu được khuyến nghị mua trong năm 1991, các cổ phiếu này thuộc những ngành và lĩnh vực khác nhau. từ đó đưa ra cách thức hữu hiệu cho các nhà đầu tư tham khảo. Peter Lynch so sánh việc đầu tư chứng khoán với các loại đầu tư khác, ví dụ trái phiếu, và ông đi đến kết luận là đầu tư vào chứng khoán mang lại lợi nhuận hơn hẳn những hình thức đầu tư khác. Theo ông, trong đầu tư chứng khoán, thông minh chưa phải là yếu tố quyết định hàng đầu, vấn đề là nhà đầu tư phải kiên tâm, vững vàng. Sẽ có rất nhiều đợt trồi sụt của giá cổ phiếu, nhiều khủng hoảng, vì thế nhà đầu tư giỏi phải là người có khả năng vững vàng nắm giữ cổ phiếu và không bán tháo chúng. Lynch khuyên rằng, khi mua cổ phiếu cần tìm hiểu kỹ công ty mình đầu tư, ví dụ thường xuyên gọi điện lấy thông tin và đích thân đi đến từng công ty để tìm hiểu, điều tra. Đầu tư mà không tìm hiểu sẽ là liều lĩnh. Một nhà đầu tư nghiệp dư chịu khó nghiên cứu tìm hiểu sẽ đạt được thành tích không thua kém gì các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ngoài ra nhà đầu tư phải luôn quan tâm kiểm tra định kỳ các cổ phiếu mình đang đầu tư. Điểm đặc sắc nhất trong cuốn sách này là 21 quy tắc đầu tư mà Lynch đã đúc rút từ thực tiễn hoạt động của bản thân được ông đặt tên là những “Quy tắc vàng của Peter”. Những lời khuyên của Lynch sẽ khiến các nhà đầu tư thấy kỳ lạ bởi nó thật sự rất đơn giản, đến mức hầu hết những nhà đầu tư không chuyên cũng có thể vận dụng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn làm theo những “Quy tắc vàng của Peter”, chắc chắn bạn sẽ thu được lợi nhuận cao khi đầu tư chứng khoán. Chúng tôi tin rằng Đánh bại Phố Wall Cùng với các cuốn sách đầu tư chứng khoán khác mà Alpha Books xuất bản sẽ mang lại cho độc giả nhiều thông tin có giá trị. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này! Tháng 1/2010 CÔNG TY SÁCH ALPHA NLỜI TỰA gày 31/5/1990, sau 13 năm chính thức làm việc ở Fidelity Magellan, tôi nghỉ việc tại quỹ. Sau đó, Jimmy Carter đã thay tôi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch quỹ, và ông cũng thừa nhận rằng trong thâm tâm, ông đã rất khao khát vị trí này. Trong thâm tâm tôi cũng có một niềm khao khát – khao khát cổ phiếu. Tính tổng cộng, tôi đã mua hơn 15.000 cổ phiếu cho các nhà đầu tư của Magellan. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tôi có tiếng là chưa bao giờ gặp phải một cổ phiếu mà tôi không thích. Sự thay đổi này khá đột ngột, chứ không nằm trong tính toán của tôi. Công việc theo dõi quá nhiều công ty của tôi đã dần bộc lộ hạn chế từ giữa thập niên 1980, khi chỉ số Dow đạt mức 2000 và tôi đến tuổi 43. Cũng vì sa đà vào hoạt động quản lý danh mục đầu tư mà tôi không thường xuyên ở nhà để chứng kiến bọn trẻ trưởng thành ra sao. Chúng thay đổi thật nhanh. Cứ vào cuối tuần, chúng lại tự liên lạc với tôi, còn tôi thì lại dành nhiều thời gian với Fannie Mae (Quỹ Thế chấp nhà ở Liên bang), Freddie Mac (Công ty thế chấp cho vay mua nhà Liên bang) và Tập đoàn cho vay Sallie Mae, hơn là với các con mình. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lẫn lộn giữa Freddie Mac, Sallie Mae và Fannie Mae với các thành viên trong gia đình, và bạn nhớ mã của 2.000 loại cổ phiếu nhưng lại quên ngày sinh nhật của con mình, có nghĩa là bạn đang dành quá nhiều thời gian cho công việc. Năm 1989, khi Cuộc khủng hoảng năm 1987 đã lùi vào quá khứ và con tàu thị trường chứng khoán vẫn chèo lái một cách êm ả, tôi tổ chức sinh nhật lần thứ 46 cùng với vợ tôi, Carolyn, và các con gái tôi là Mary, Annie và Beth. Đến giữa buổi tiệc, bất chợt tôi nhớ ra là cha tôi đã qua đời khi 46 tuổi. Trong tôi lúc đó là cảm giác của một người bắt đầu thấy ghê sợ khi nhận ra mình đã sống lâu hơn bố mẹ. Con người ấy cũng bắt đầu nhận ra mình sẽ chỉ sống trong chốc lát, trong khi lại chết trong khoảng thời gian rất dài. Con người ấy bắt đầu ước giá mình đã xem được nhiều vở kịch trường học, trò chơi trượt tuyết và đá bóng buổi chiều của các con hơn. Con người ấy tự nhắc nhở bản thân rằng chưa từng có ai vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời lại nói rằng: “Ước gì tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho công việc”. Tôi cố gắng tự thuyết phục mình rằng các con không còn cần tôi quan tâm tới chúng nhiều như khi còn nhỏ. Nhưng trong thâm tâm, tôi biết thực tế hoàn toàn ngược lại. Khi còn là những đứa trẻ lên ba, chúng chạy quanh nhà, đập phá mọi thứ, và bố mẹ phải chạy theo để thu dọn đồ đạc. Nhưng thu dọn đồ đạc cho một đứa trẻ mới biết đi mất ít thời gian và công sức hơn là khi chúng đến tuổi thiếu niên với những bài tập ngoại ngữ hoặc toán học hóc búa cần ta giúp, hoặc những lần đưa chúng đến sân tập thể thao hay đi mua sắm, hoặc trấn an chúng mỗi khi chúng vấp ngã. Vào những ngày cuối tuần, muốn hiểu được con mình và suy nghĩ của chúng, các bậc cha mẹ sẽ phải lắng nghe loại nhạc chúng nghe, cố nhớ tên của các nhóm nhạc rock và cùng chúng xem những bộ phim mà bản thân người lớn không ai muốn xem. Tôi đã từng làm tất cả những điều đó, nhưng rất hãn hữu. Thường vào thứ Bảy, tôi hay ngồi lì ở bàn làm việc, trước một đống công việc giấy tờ cao ngập đầu. Trong những dịp hiếm hoi đưa bọn trẻ đi xem phim hoặc đi ăn ấy, tôi đã dành thời gian để tìm kiếm một quan điểm về đầu tư. Chính vào những dịp như vậy, tôi biết đến Pizza Time Theater, một loại cổ phiếu mà tôi ước gì mình đã không mua, và Chi-Chi’s, loại cổ phiếu tôi ao ước mình từng sở hữu. Năm 1990, Mary, Annie và Beth lần lượt lên 15, 11 và 7 tuổi. Mary vào học tại một trường nội trú và chỉ về nhà vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi. Đến mùa thu, con bé tham gia chơi tới bảy trận bóng đá nhưng tôi chỉ xem được một trận. Đó cũng chính là năm thiếp mừng lễ Giáng sinh của gia đình Lynch bị chậm mất ba tháng. Những đêm không làm việc muộn tại công ty, tôi lại tham dự cuộc họp của một trong số các tổ chức từ thiện và tổ chức công dân mà tôi tình nguyện tham gia ban quản trị. Thông thường, các tổ chức này sắp xếp cho tôi làm việc tại các uỷ ban đầu tư của họ. Lựa chọn cổ phiếu vì những động cơ có ý nghĩa là điều tốt đẹp nhất trong tất cả những điều có thể, thế nhưng nhu cầu hoạt động công ích của tôi không ngừng tăng nhanh, song song với nhu cầu của Quỹ Magellan Fund, và tất nhiên, cũng như của các con gái tôi với lượng bài tập về nhà ngày càng khó hơn và hàng ngày phải tham gia nhiều hoạt động hơn. Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, tôi đã phải thú nhận với bác sĩ rằng bài tập thể dục duy nhất mà tôi thực hiện là đánh răng. Tôi cũng nhận thức được là trong vòng 18 tháng trước đó, tôi không hề đọc cuốn sách nào. Trong hai năm, tôi đã xem ba vở kịch opera, The Flying Dutchman, La Bo hème, và Faust, mà không hề xem một trận đấu bóng đá nào. Chính điều này đã giúp tôi nghiệm ra Quy tắc thứ nhất của mình: Khi số vở kịch opera nhiều hơn số trận đấu bóng đá với tỷ lệ 3 - 0, bạn cần biết rằng đã có điều gì đó bất hợp lý trong cuộc sống của mình. Đến giữa thập niên 1990, một ý nghĩ lóe ra trong đầu tôi. Tôi nhớ rằng người có họ giống với tên quỹ của tôi, Ferdinand Magellan, cũng đã nghỉ hưu sớm và chuyển đến một vùng đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, mặc dù những gì xảy ra với ông ấy sau này (bị những người bản xứ bất đồng xua đuổi) cũng đủ để tôi dừng lại. Với hy vọng tránh được số mệnh tương tự khi đối mặt với sự tức giận của các cổ đông, tôi đã gặp gỡ Ned Johnson, là sếp của tôi ở Fidelity, và Gary Burkhead, giám đốc nghiệp vụ, để thảo luận về một giải pháp tối ưu. Cuộc gặp mặt giữa chúng tôi diễn ra thẳng thắn và cởi mở. Ned Johnson đề nghị tôi tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo nhóm của toàn bộ quỹ cổ phần của Fidelity. Ông đề nghị cấp cho tôi một phần vốn nhỏ hơn để thực hiện công việc kinh doanh với một số tài sản trị giá 100 triệu đô-la thay vì số tiền 12 tỷ đô-la mà tôi từng phải xử lý. Thế nhưng, ngay cả khi số tiền này đã giảm đi hai con số thì với tôi, dường như nguồn vốn mới vẫn đòi hỏi một khối lượng công việc ngang với nguồn vốn cũ, và như thế tôi lại tiếp tục phải làm việc vào thứ Bảy. Tôi từ chối lời mời hấp dẫn của Ned. Có một điều mà không mấy ai biết, đó là tôi cũng từng điều hành một quỹ lương hưu quy mô 1 tỷ đô-la cho nhiều tập đoàn lớn, bao gồm Kodak, Ford và Eaton, trong đó Kodak chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Quỹ lương hưu này đạt được thành tích tốt hơn so với Magellan bởi tôi có thể đầu tư vốn mà không bị nhiều hạn chế. Ví dụ, quỹ lương hưu được phép chuyển đổi trên 5% tài sản của mình thành một cổ phiếu đơn, trong khi quỹ tương hỗ thì không thể. Mọi người ở Kodak, Ford và Eaton muốn tôi tiếp tục quản lý quỹ lương hưu của họ, nhưng tôi cũng từ chối lời mời hấp dẫn này. Ngoài Fidelity, tôi nhận được rất nhiều lời đề nghị để bắt đầu quản lý Quỹ Lynch Fund, một loại quỹ tương hỗ đóng được niêm yết trên thị Sàn giao dịch chứng khoán New York. Những người có tiềm năng trở thành người sáng lập cho rằng họ có thể bán cổ phần trị giá hàng tỷ đô-la của Lynch Fund chỉ trong một giao dịch lưu động nhanh chóng ở một số thành phố. Theo quan điểm của nhà quản lý, điểm thu hút của một quỹ tương hỗ đóng là quỹ này không bao giờ để mất nguồn khách hàng của mình, cho dù kết quả làm việc của giám đốc quỹ có kém thế nào. Đó là vì cổ phiếu quỹ tương hỗ đóng được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, cũng như Merk hay Polaroid hay bất kỳ loại cổ phiếu nào khác. Người bán cổ phiếu quỹ mô hình đóng đồng thời phải là người mua, vì vậy số cổ phần không bao giờ thay đổi. Điều này không giống với một quỹ mở như Magellan. Trong một quỹ mở, khi một cổ đông muốn rút khỏi quỹ thì quỹ sẽ phải thanh toán cho cổ đông đó giá trị bằng tiền mặt của số cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ, và quy mô của quỹ bị giảm đi một lượng tương đương với giá trị đó. Một quỹ mở không mấy danh tiếng có thể bị suy yếu nhanh chóng khi khách hàng của quỹ chuyển sang đầu tư vào các quỹ khác có tính cạnh tranh hơn hoặc đầu tư vào thị trường tiền tệ. Đây là lý do vì sao người quản lý của quỹ mở không được “an giấc” như người quản lý của một quỹ đóng. Một Lynch Fund trị giá 2 tỷ đô-la được niêm yết trên sàn giao dịch New York sẽ vĩnh viễn là một doanh nghiệp trị giá 2 tỷ đô-la (trừ phi tôi đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thua lỗ). Và năm nào cũng vậy, tôi vẫn tiếp tục được nhận khoản phí thường niên là 75 điểm cơ bản (tương đương 15 triệu đô-la). Xét từ góc độ tài chính thì đó là một gợi ý hấp dẫn. Tôi có thể thuê một nhóm phụ tá để làm công việc lựa chọn cổ phiếu, giảm lượng thời gian cho công việc để nghỉ ngơi, chơi gôn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và quên đi việc theo dõi các loại cổ phiếu như Red Sox, Celtics và La Bohème. Cho dù tôi chiến thắng thị trường hay không, tôi vẫn thu được một khoản tiền lời rất lớn. Chỉ có hai vấn đề trong kế hoạch này. Vấn đề thứ nhất đó là khát khao chiến thắng của tôi lại lớn hơn nhiều so với khả năng chịu đựng thất bại trên thị trường của mình. Vấn đề thứ hai là tôi luôn luôn tin rằng các nhà quản lý quỹ nên tự lựa chọn cổ phiếu của riêng mình. Nếu vậy, một lần nữa, tôi lại quay trở lại xuất phát điểm, vùi đầu vào công việc tại văn phòng của Lynch Fund vào những ngày thứ Bảy, say sưa với những chồng báo cáo thường niên, với một nguồn vốn ngày càng lớn nhưng lượng thời gian thì ngày càng ít ỏi hơn bao giờ hết. Quay lưng lại với một món hời như vậy là một điều xa xỉ mà rất ít người có thể làm được. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn có thể may mắn được cuộc sống ban thưởng giống như tôi, khi đó sẽ nảy sinh một vấn đề là bạn phải quyết định xem có nên trở thành nô lệ của tài sản bằng cách dành hết phần đời còn lại để làm cho số tài sản đó lớn hơn hay để những gì bạn đã tích luỹ được phục vụ bạn. Có một câu chuyện của Tolstoy kể về một người nông dân nhiều tham vọng. Một vị thần hứa sẽ cho ông ta tất cả khu đất mà ông ta đi hết trong một ngày. Sau khi chạy hết tốc lực vài giờ, ông ta có được một diện tích đất rất lớn, một lượng tài sản mà phải mất cả đời ông cũng không thể có được, một lượng của cải dư thừa để cả ông và gia đình giàu có trong nhiều đời. Người nông dân nghèo ướt đẫm mồ hôi và thở hổn hển. Ông ta nghĩ đến việc dừng lại – đi tiếp để làm gì chứ? – nhưng ông lại không thể vượt qua chính mình. Ông ta lại tiếp tục chạy với tham vọng tận dụng đối ta cơ hội của mình, để đến cuối cùng chết vì kiệt sức. Đó cũng chính là kết cục mà tôi hy vọng không gặp phải. Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com NThoát khỏi sự lệ thuộc gày nay, tồn tại một thực tế khiến một nhà quản lý quỹ đã về hưu như tôi phải lấy lại “bục giảng”, đó là đại đa số mọi người vẫn tiếp tục say mê trái phiếu hơn cổ phiếu. Rõ ràng là họ đã ngủ quên trong bài giảng gần đây nhất của tôi − One up on Wall Street (Trên đỉnh Phố Wall)(1), trong đó tôi đã cố gắng chứng minh rằng đầu tư vào cổ phiếu có lãi hơn nhiều so với đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay các giao dịch thị trường tiền tệ. Thế nhưng vì lý do gì mà có tới 90% lượng tiền của nước Mỹ vẫn được đầu tư vào những đối tượng ít sinh lời này? Trong suốt thập niên 1980 − thập niên thứ hai mà cổ phiếu phát triển mạnh nhất trong lịch sử hiện đại (lần đầu là vào thập niên 1950), tỷ lệ tài sản của các hộ gia đình đầu tư vào cổ phiếu lại giảm sút. Trên thực tế, tỷ lệ này đã giảm dần − từ gần 40% trong thập niên 1960 xuống 25% trong năm 1980 và còn 17% năm 1990. Khi chỉ số bình quân Dow Jones và các chỉ số cổ phiếu khác tăng giá trị gấp bốn lần, một lượng lớn các nhà đầu tư đã quay lưng lại với cổ phiếu. Ngay cả tài sản đầu tư vào các quỹ tương hỗ vốn cổ phần cũng giảm sút từ 70% năm 1980 xuống còn 43% năm 1990. Không thể không giải quyết mối nguy cơ đối với tương lai của sự giàu có của nước Mỹ cũng như các cá nhân này. Vậy hãy để tôi bắt đầu từ một quan điểm: nếu bạn hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai, bạn phải đầu tư một phần tài sản vào cổ phiếu. Thế kỷ XX đã chứng kiến rất nhiều lần thị trường giá xuống và cả những đợt suy thoái, mặc dù vậy, có một điều chắc chắn là: sớm hay muộn, danh mục đầu tư cổ phiếu hoặc các quỹ tương hỗ cổ phiếu sẽ chứng tỏ chúng có giá trị hơn nhiều so với danh mục trái phiếu hay thương phiếu hay quỹ thị trường tiền tệ. Có thể tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho quan điểm này của tôi trong phần “Doanh thu trung bình năm trong các thập niên từ 1926-1989” của cuốn Niên giám SBBI 1993 của Ibbotson. Đây là bản tóm tắt các mức lợi nhuận có thể thu được mỗi năm bằng cách đầu tư vào cổ phiếu S&P 500, cổ phiếu của các công ty nhỏ, trái phiếu chính phủ dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn, và trái phiếu Bộ tài chính ngắn hạn. Kết quả được trình bày tại Bảng 1-1. Những thiên tài đầu tư có thể đầu tư toàn bộ vốn của mình vào cổ phiếu S&P 500 trong thập niên 1920, chuyển sang đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp dài hạn vào năm 1929 và nắm giữ các trái phiếu này cho đến hết thập niên 1930 và chuyển sang cổ phiếu của các công ty nhỏ vào những năm 1940, rồi quay trở lại với cổ phiếu S&P 500 vào những năm 1950, quay lại đầu tư vào cổ phiếu của các công ty nhỏ trong hai thập kỷ 1960 và 1970, sau đó lại quay trở lại với cổ phiếu S&P 500 vào những năm 1980. Giờ đây, tất cả những người theo đuổi chiến lược đúng đắn ấy đều đã trở thành tỷ phú. Hẳn tôi cũng đã tự khuyên mình làm theo chiến lược đó nếu tôi đủ thông minh để biết trước những gì sẽ xảy ra. Nhưng khi tôi nhận thấy điều đó, mọi việc đều đã an bài. Có thể thấy là từ thập niên 1920 đến thập niên 1980, chỉ có một thập niên trái phiếu ưu việt hơn cổ phiếu, đó là những năm 1930 (thập kỷ 1970 là giai đoạn hai loại thương phiếu này phát triển ngang nhau). Bằng cách đầu tư toàn bộ thời gian cho cổ phiếu, lợi thế 6-1 nghiêng về chúng tôi chứng tỏ chúng tôi đã hành động tốt hơn những người đầu tư vào trái phiếu. Hơn thế, mức lợi nhuận mà những người mua trái phiếu thu được trong thập kỷ hiếm hoi khi trái phiếu ưu việt so với cổ phiếu lại khó có thể sánh với khoản lợi nhuận khổng lồ mà cổ phiếu mang lại trong những thời kỳ như thập kỷ 1940 và 1960. Trong toàn bộ 64 năm liệt kê tại bảng dưới đây, một khoản tiền trị giá 100.000 đô-la đầu tư vào trái phiếu chính phủ dài hạn bây giờ có giá trị là 1,6 triệu đô-la, trong khi cùng một lượng tiền như vậy đầu tư vào cổ phiếu S&P 500 có thể mang lại 25,5 triệu đô-la. Điều này dẫn tới Quy tắc 2 của Peter: Các quý ông thích trái phiếu không biết họ đang bỏ lỡ điều gì. Tuy nhiên nước Mỹ vẫn là quốc gia của đầu tư trái phiếu. Hàng triệu người dành toàn bộ thời gian, tâm trí vào việc thu lãi trái phiếu, một mức lãi suất không đảm bảo sẽ đủ bù lạm phát. Hãy mua cổ phiếu! Nếu đây là bài học duy nhất mà bạn học được từ cuốn sách này thì việc viết ra nó cũng đáng công. Những băn khoăn về việc nên đầu tư vào cổ phiếu nhỏ hay cổ phiếu lớn, hoặc lựa chọn quỹ tương hỗ cổ phiếu tốt nhất ra sao (tất cả đều là chủ đề của các chương sau của cuốn sách này), đều xoay quanh một vấn đề chính, đó là cho dù bạn mua loại cổ phiếu nào, cổ phiếu lớn, cổ phiếu nhỏ hay cổ phiếu trung bình, thì hãy mua cổ phiếu! Tất nhiên, ở đây tôi đang giả định rằng bạn chắc chắn sẽ chọn cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư theo cách thông minh, và rằng bạn không quá lo lắng đến mức bán cổ phiếu của mình khi có biến động. Nguyên nhân thứ hai khiến tôi viết cuốn sách này là để cổ vũ những nhà đầu tư không chuyên tiếp tục việc mua cổ phiếu. Theo tôi, một người chơi cổ phiếu nghiệp dư dành ít thời lượng để nghiên cứu về những công ty thuộc một ngành nghề nhất định mà người đó biết đôi chút vẫn có thể thực hiện tốt hơn đến 95% so với những chuyên gia được trả tiền để quản lý các quỹ tương hỗ. Bảng 1-1 Doanh thu trung bình năm Thập niên 1920 Thập niên 1930 Thập niên 1940 Thập niên 1950 Thập niên 1960 Thập niên 1970 Thập niên 1980 S&P 500 19,2% 0,0% 9,2% 19,4% 7,8% 5,9% 17,5% Cổ phiếu của các công ty nhỏ - 4,5% 1,4% 20,7% 16,9% 15,5% 11,5% 15,8% Trái phiếu Chính phủ dài hạn 5,0% 4,9% 3,2% - 0,1% 1,4% 5,5% 12,6% Trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn 5,2% 6,9% 2,7% 1,0% 1,7% 6,2% 13,0% Trái phiếu Bộ tài chính 3,7% 0,6% 0,4% 1,9% 3,9% 6,3% 8,9% Lạm phát - 1,1% - 2,0% 5,4% 2,2% 2,5% 7,4% 5,1% Biểu đồ I-1 Sự tăng trưởng của cổ phiếu thường S&P 500, từ 1926 đến nay Khá nhiều nhà quản lý quỹ tương hỗ cho quan điểm này của tôi là tầm phào, và một số người thậm chí còn gọi đó là “một quan điểm vô giá trị của Lynch.” Tuy nhiên, khoảng thời gian hai năm rưỡi không làm việc cho Magellan khiến tôi tin chắc rằng nhà đầu tư nghiệp dư lại có lợi thế hơn. Tôi sẽ đưa ra thêm một vài chứng cứ bổ sung để chứng minh cho quan điểm này. Điều này có thể tìm thấy trong Chương 1, “Điều kỳ diệu của trường St. Agnes”. Nội dung chương này nói về cách một nhóm học sinh lớp 7 của một trường Thánh ở Boston trong hai năm đã đạt được một thành tích đầu tư mà các chuyên gia Phố Wall chỉ có thể mơ ước. Thêm vào đó, cũng có rất nhiều nhà đầu tư nghiệp dư khẳng định rằng họ đã thắng các đối thủ chuyên nghiệp trong nhiều năm. Những người đầu tư cổ phiếu thành công này là thành viên của hàng trăm câu lạc bộ đầu tư do Hội các nhà đầu tư Quốc gia Mỹ (National Association of Investors) tài trợ, và tỷ suất lợi nhuận hàng năm của họ cũng ngang ngửa mức lợi nhuận đáng ngưỡng mộ của các học sinh trường Thánh Agnes. Cả hai nhóm đối tượng nghiệp dư trên đều có một điểm chung: phương pháp lựa chọn cổ phiếu của họ đơn giản hơn nhiều và nhìn chung thu được nhiều hơn so với những phương pháp cầu kỳ của những nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp lương cao ngất. Cho dù bạn sử dụng bất kỳ phương pháp lựa chọn cổ phiếu hoặc quỹ tương hỗ cổ phiếu nào thì thành bại cuối cùng vẫn phụ thuộc vào việc liệu bạn có đủ kiên trì phớt lờ những bất an của thế giới xung quanh cho đến khi khoản đầu tư của bạn thành công hay không. Chính khả năng chịu đựng, chứ không phải trí óc, mới là yếu tố quyết định vận mệnh của người chơi chứng khoán. Cho dù có thông minh đến đâu, nhà đầu tư khi sốc nổi vẫn rất dễ bị thất bại trên thị trường do không thắng nổi số phận. Một nhóm nhà “tiên tri” trong giới đầu tư chúng tôi quy tụ vào tháng 1 hàng năm để tham gia một cuộc thảo luận do tạp chí Barron’s tài trợ. Nếu bạn mua nhiều cổ phiếu chúng tôi khuyến nghị trong các cuộc thảo luận đó thì bạn đã kiếm được tiền, nhưng nếu bạn tập trung vào quan điểm về chiều hướng thị trường và nền kinh tế của chúng tôi, bạn sẽ thấy rất hoảng sợ khi nắm giữ cổ phiếu trong bảy năm vừa qua. Chương 2 của cuốn sách này bàn về vấn đề cạm bẫy của “mối lo ngại ngày cuối tuần” này và làm thế nào để không để ý đến nó. Trong Chương 3, “Khám phá thế giới Quỹ tương hỗ”, tôi cố gắng lập một chiến lược đầu tư quỹ tương hỗ. Mặc dù về bản chất tôi luôn là một người chơi cổ phiếu, nhưng thời gian nghỉ hưu lại tạo cho tôi cơ hội thảo luận về một chủ đề mà thời còn làm quản lý quỹ tôi đã trì hoãn không bàn tới. Gần đây, tôi hỗ trợ một tổ chức phi lợi nhuận ở New England lập chiến lược danh mục đầu tư mới. Trước tiên, chúng tôi phải quyết định đầu tư bao nhiêu vốn vào cổ phiếu và bao nhiêu vốn vào trái phiếu, và đầu tư vào mỗi danh mục như thế nào. Những quyết định này cũng tương tự như những quyết định mà rất nhiều người chủ gia đình phải đưa ra. Và đây cũng chính là lý do tôi cung cấp thông tin cụ thể về việc chúng tôi tiếp cận vấn đề này như thế nào. Các Chương 4, 5 và 6 nói về việc tôi đã quản lý Magellan như thế nào trong suốt 13 năm và chín đợt điều chỉnh giá cổ phiếu lớn. Các chương này giúp tôi nhìn lại và tổng kết chính xác những thành tố làm nên mọi thành công tôi đã đạt được. Một số kết luận khiến ngay cả bản thân tôi cũng phải ngạc nhiên. Từ Chương 7 đến 20, nghĩa là hơn một nửa cuốn sách, nói về cách tôi lựa chọn 21 loại cổ phiếu mà tôi đã khuyến nghị với độc giả của tạp chí Barron’s vào tháng 1/1992. Tôi cố gắng phân tích thói quen chọn cổ phiếu của mình một cách chi tiết nhất có thể, trong đó bao gồm cả cách thức xác định và nghiên cứu những tình huống triển vọng 21 cổ phiếu mà tôi sử dụng để chứng minh cho Phương pháp Lynch này liên quan đến rất nhiều phân loại và nhóm ngành quan trọng (ngân hàng và các tổ chức tín dụng và tiết kiệm, doanh nghiệp kinh doanh theo chu kỳ, doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu), là những đối tượng đầu tư quen thuộc. Tôi cũng đã sắp xếp các chương sao cho mỗi chương đề cập đến một loại công ty cụ thể. Chương 21, “Kiểm tra định kỳ sáu tháng”, cung cấp quy trình đánh giá thường xuyên đối với hoạt động của từng công ty trong một danh mục đầu tư. Tôi không đưa ra một công thức chính xác nào cả. Không có dấu hiệu nào rõ ràng báo cho bạn biết bạn đã chọn đúng cổ phiếu, và cho dù biết thấu đáo một công ty đến đâu, bạn cũng không bao giờ có thể chắc chắn được liệu đầu tư vào nó có đem lại lợi nhuận không. Nhưng nếu biết rõ những yếu tố làm cho một nhà bán lẻ, một ngân hàng hay một hãng chế tạo ô tô kinh doanh có lãi hoặc không có lãi, bạn có thể cải thiện tình hình kinh doanh của mình. Rất nhiều yếu tố trong số đó được trình bày trong cuốn sách này. Cuốn sách còn được củng cố bởi bộ “Những quy tắc của Peter”, (hai quy tắc trong số đó bạn đã gặp ở phần đầu sách). Đa số những quy tắc này được đúc rút từ người thầy tuyệt vời của tôi − thực tế. (Giá cổ phiếu của 21 công ty mà tôi đề cập trong nửa cuối của cuốn sách này liên tục thay đổi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Chẳng hạn, khi tôi bắt đầu nghiên cứu Pier 1 thì cổ phiếu này được bán với giá 7,50 đô-la, nhưng đến lần khuyến nghị mua gần đây nhất của tôi trên Barron’s thì giá cổ phiếu này đã là 8 đô-la. Vì vậy giá cổ phiếu của các công ty tôi đề cập có thể sẽ có sự chênh lệch giữa các trang, phần khác nhau trong cuốn sách. Chương 1 Điều kỳ diệu của trường ST. AGNES Chơi cổ phiếu nghiệp dư là một bộ môn nghệ thuật đang tàn lụi, cũng giống như việc nướng bánh đang ngày càng bị đồ ăn đóng gói sẵn thay thế. Một đội quân hùng hậu các nhà quản lý quỹ tương hỗ được trả lương hậu hĩ để quản lý danh mục đầu tư. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này. Nó khiến tôi áy náy khi còn là một nhà quản lý quỹ, và ngay cả bây giờ khi tôi đã nghỉ hưu, được xếp vào nhóm các nhà đầu tư nghiệp dư, nghĩa là chỉ đầu tư khi có thời gian rảnh. Tình trạng suy giảm hoạt động đầu tư nghiệp dư này càng tăng trong thời kỳ thị trường giá lên lớn những năm 1980, khiến số lượng các nhà đầu tư cá nhân sở hữu cổ phiếu giảm so với thời kỳ đầu. Một nguyên nhân là do báo chí ngành tài chính đã thổi phồng danh tiếng giới chuyên gia Phố Wall chúng tôi. Các “ngôi sao” về cổ phiếu được trọng vọng như những ngôi sao nhạc rock, khiến các nhà đầu tư nghiệp dư hình thành một cảm giác sai lầm rằng họ không bao giờ có thể cạnh tranh được với biết bao thiên tài với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh trong tay, tất cả đều khoác hàng hiệu Burberry và trang bị hệ thống máy tính Quotrons. Thay vì cạnh tranh với những thiên tài đó, rất nhiều nhà đầu tư trung bình đã quyết định gia nhập hàng ngũ này bằng cách đầu tư tiền vào quỹ tương hỗ. Nhưng thực tế cho thấy có tới 75% số quỹ tương hỗ như vậy không đạt được kết quả bằng mức trung bình của thị trường. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm của hoạt động đầu tư cổ phiếu nghiệp dư chính là tình trạng thua lỗ. Bản chất của con người là sẽ tiếp tục làm một việc gì đó chừng nào còn hứng thú và gặt hái thành công với nó. Cũng như vậy, con người tiếp tục sưu tập thẻ bóng chày, đồ cổ, tiền xu, tem, v.v... và không ngừng sửa sang nhà cửa rồi bán lại chúng, đơn giản là vì tất cả những hoạt động này đều có thể mang lại lợi nhuận cũng như khiến họ thấy thích thú. Vì vậy, chỉ khi thấy mệt mỏi vì bị mất tiền, người ta mới không còn chơi cổ phiếu nữa. Thông thường những người giàu có, thành công hơn (và cũng thường đạt điểm 10 khi học ở trường và thăng tiến khi làm việc) trong xã hội mới có tiền để đầu tư vào cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu thường là sân chơi của những người thành công. Rất dễ bị điểm kém ở đây. Nếu bạn mua các giao dịch tương lai và quyền chọn và cố gắng tính toán thời gian vào thị trường, bạn rất dễ nhận toàn “điểm” xấu − một kết cục chắc chắn sẽ xảy ra với rất nhiều người đã đổ tiền vào các quỹ tương hỗ. Điều này không có nghĩa là những nhà đầu tư nghiệp dư hoàn toàn chấm dứt mua cổ phiếu. Thỉnh thoảng khi đi trên đường họ nhận được lời khuyên của ai đó, hay tình cờ nghe được một cuộc nói chuyện trên xe buýt, hoặc đọc được vài thứ trong tạp chí và đưa ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn với số vốn “nghiệp dư” của mình. Sự tách biệt giữa tiền “chuyên nghiệp” được đầu tư vào các quỹ và số tiền “nghiệp dư” đầu tư cho các loại cổ phiếu riêng biệt trong thời gian gần đây, càng khuyến khích tính thất thường của những người chơi cổ phiếu. Khi hoạt động kinh doanh cổ phiếu với tư cách một sở thích nghiêm túc biến mất, những kỹ thuật đánh giá một công ty, thu nhập, mức tăng trưởng… sẽ bị lãng quên cùng với những phương pháp gia đình cổ điển. Do số khách hàng lẻ quan tâm đến thông tin như vậy ngày càng giảm, các công ty môi giới sẽ không còn mặn mà tham gia hoạt động này nữa. Giới chuyên gia phân tích thì quá bận rộn trao đổi với các tổ chức về vấn đề đào tạo công chúng. Trong khi đó, hệ thống máy tính của các công ty môi giới đang khẩn trương thu thập rất nhiều thông tin bổ ích về những công ty để có thể đưa ra dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ khách hàng nào yêu cầu. Cách đây khoảng một năm, giám đốc phòng nghiên cứu của Fidelity là Rick Spillane, đã tiến hành phỏng vấn một số nhà môi giới kinh doanh có hiệu quả nhất về cơ sở dữ liệu và những cái được gọi là sàng lọc (chứng khoán). Sàng lọc là một danh mục những công ty có chung các đặc điểm cơ bản do máy tính lập ra, ví dụ những công ty có cổ tức tăng trong vòng 20 năm liên tiếp. Đây là một thông tin rất bổ ích cho các nhà đầu tư muốn trở thành chuyên gia về loại hình công ty này. Tại hãng môi giới Smith Barney, Albert Bernazati có lưu ý rằng công ty của ông có thể đưa ra từ 8 đến 10 trang thông tin về tài chính của hầu hết 2.800 công ty mà Smith Barney nghiên cứu. Merrill Lynch có thể thực hiện sàng lọc trên 10 biến số khác nhau, Khảo sát Đầu tư của Value Line có một “sàng lọc giá trị”, và Charles Schwab có một dịch vụ số liệu hấp dẫn gọi là “Bộ điều chỉnh”. Tuy nhiên, chưa dịch vụ nào trong số này đạt được mức cầu lớn. Tom Reilly của Merrill Lynch ước tính chưa đến 5% số khách hàng của ông tận dụng lợi thế của sàng lọc cổ phiếu. Còn Jonathan Smith của ngân hàng Lehman Brothers thì cho rằng những nhà đầu tư cá nhân trung bình không tận dụng được lợi thế của 90% những đề xuất mà Lehman có thể đưa ra. Trong các thập kỷ trước đây, khi có nhiều người tự thực hiện việc mua cổ phiếu hơn thì nhà môi giới cổ phiếu thực chất là một cơ sở dữ liệu hữu ích. Rất nhiều nhà môi giới kiểu cũ là những người nghiên cứu một ngành cụ thể, hoặc một nhóm công ty nhất định, và có thể hướng dẫn khách hàng về những vấn đề cụ thể. Tất nhiên, người ta có thể rất hăng hái tuyên dương nhà môi giới kiểu cũ giống như các “bác sỹ khám bệnh tại nhà” trên Phố Wall. Quan điểm lạc quan này đối lập với các đợt khảo sát dư luận về mức độ được công chúng yêu thích, trong đó nhà môi giới cổ phiếu thường được xếp hạng thấp hơn một chút so với các chính trị gia và nhân viên bán xe hơi đã qua sử dụng. Ngoài ra, nhà môi giới trước đây thực hiện nghiên cứu độc lập hơn so với các nhà môi giới ngày nay − những người thường chỉ dựa vào nguồn thông tin lấy từ hãng của họ. Các nhà môi giới thời nay có nhiều thứ để bán ngoài cổ phiếu, bao gồm các khoản niên kim, công ty hợp danh, những thủ thuật tránh đánh thuế hợp pháp, hợp đồng bảo hiểm, thương phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cổ phiếu. Ít nhất họ phải hiểu biết về tất cả những “sản phẩm” này đủ để thực hiện việc mua bán. Họ không có thời gian cũng như không có ý định để theo dõi các dịch vụ hay những doanh nghiệp bán lẻ hoặc lĩnh vực ô tô, và vì rất ít khách hàng đầu tư vào những loại cổ phiếu riêng lẻ, dẫn đến nhu cầu tư vấn mua cổ phiếu cũng không lớn. Dù sao đi nữa thì nhà môi giới vẫn có được khoản tiền hoa hồng lớn nhất ở các lĩnh vực khác, như quỹ tương hỗ, bao tiêu phát hành chứng khoán, và giao dịch quyền chọn. Vì có ít nhà môi giới cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân cho một số ít người kinh doanh cổ phiếu, và với xu hướng khuyến khích sự đầu cơ thất thường bằng số vốn “nghiệp dư” và sự tôn sùng quá mức đối với những kỹ năng chuyên môn, không có gì đáng ngạc nhiên khi có quá nhiều người kết luận rằng chọn cổ phiếu của chính mình là điều vô vọng. Tuy nhiên, xin đừng nói điều này với học sinh trường St. Agnes. DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA TRƯỜNG ST. AGNES Mười bốn loại cổ phiếu trình bày trong Bảng 1-1 dưới đây là những cổ phiếu được lựa chọn nhiều nhất của một nhóm “nhà quản lý quỹ đầu tư” lớp bảy tại Trường St. Agnes ở Arlington, ngoại ô thành phố Boston, bang Massachusetts, vào năm 1990. Giáo viên và cũng là “Giám đốc điều hành” của nhóm này, bà Joan Morrisey, rất thích thú với việc kiểm chứng lý thuyết cho rằng bạn không cần phải có hệ thống máy tính Quotron hay bằng MBA của một trường kinh doanh danh tiếng, mới đầu tư cổ phiếu được. Bạn sẽ không thấy những kết quả này được liệt kê trong một báo cáo của Lipper(2)hay của Forbes, nhưng đầu tư vào danh mục mẫu của trường St. Agnes đã giúp thu lãi tới 70% trong khoảng thời gian hai năm, một kết quả vượt xa so với đầu tư vào cổ phiếu S&P 500 với kết quả chỉ đạt 26% trong cùng một khoảng thời gian. Đây thật sự là một mức chênh lệch khá lớn. Đồng thời, nhóm học sinh trường St. Agnes còn đạt kết quả vượt trội với 99% của tất cả các quỹ tương hỗ chứng khoán, trong khi những người quản lý của các quỹ này được trả một số tiền khá lớn để đưa ra những lựa chọn chuyên môn. Bảng 1-1 Danh mục đầu tư của St. Agnes Công ty Kết quả năm 1990 − 1991 (%) Wal-Mart 164,7 Nike 178,5 Walt Disney 3,4 Limited 68,8 L.A. Gear - 64,3 Pentech 53,1 Gap 320,3 PepsiCo 63,8 Food Lion 146,9 Topps 55,7 Savannah Foods - 38,5 IBM 3,6 NYNEX - ,22 Mobil 19,1 Tổng doanh thu của Danh mục đầu tư 69,6 Chỉ số S&P 500 26,08 Tổng doanh thu từ 1/1/1990 đến 31/12/1991 Tôi đọc được kết quả khả quan này qua một cuốn sổ lưu niệm được gửi đến văn phòng của tôi, trong đó nhóm học sinh lớp bảy không chỉ liệt kê những cổ phiếu lựa chọn hàng đầu của mình, mà còn vẽ tranh về mỗi loại cổ phiếu. Điều này dẫn đến Quy tắc 3 của Peter: Đừng bao giờ đầu tư vào bất kỳ ý tưởng nào mà bạn không thật sự hiểu rõ. Quy tắc này cần được áp dụng đối với rất nhiều nhà quản lý tiền, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, những người có thói quen bỏ qua những doanh nghiệp kinh doanh sinh lời hợp lý, trong khi lại lao vào những vụ làm ăn mạo hiểm vô lý có thể dẫn đến thua lỗ. Một điều chắc chắn là quy tắc này sẽ giúp các nhà đầu tư tránh xa khỏi Dense-Pac Microsystems, một hãng sản xuất “mô-đun bộ nhớ,” có cổ phiếu bị tụt dốc đáng kinh ngạc từ 16 đô-la xuống còn 25 xu. Vậy ai có thể vẽ bức tranh về Dense-Pac Microsystems? Để chúc mừng “quỹ” St. Agnes và cũng để học hỏi bí quyết thành công của “quỹ”, tôi đã mời lớp đến ăn trưa tại phòng ăn của ban quản trị Quỹ Fidelity. Trong bữa ăn, cô Morrisey, người đã dạy học tại trường St. Agnes suốt 25 năm, giải thích về việc hàng năm, lớp học của cô được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh, từng nhóm được cấp một số vốn đầu tư ảo là 250.000 đô-la, sau đó cạnh tranh xem nhóm nào tận dụng được tốt nhất số vốn đó. Mỗi nhóm có một biệt hiệu riêng, ví dụ như Rags to Riches (Từ nghèo trở nên giàu có), The Wizards of Wall Street (Những thầy phù thủy Phố Wall), Wall Street Women (Phụ nữ ở Phố Wall), The Money Machine(Cỗ máy tiền), Stocks R Us (Cổ phiếu là chúng tôi), và thậm chí có cả tên Lynch Mob (Những thường dân của Lynch), đồng thời lựa chọn một loại cổ phiếu theo sở thích có tên trong cuốn sổ lưu niệm. Đó là cách tạo lập danh mục đầu tư mẫu của các em học sinh. Các học sinh học cách đọc tờ báo tài chính Investor’s Business Daily (Nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư). Các em có cả một danh sách những công ty có sức hấp dẫn tiềm ẩn và sau đó nghiên cứu từng công ty một, xem xét, kiểm tra thu nhập và những điểm mạnh của mỗi công ty. Sau đó, các em nghiên cứu và thẩm định số liệu rồi quyết định xem lựa chọn cổ phiếu nào. Quy trình này cũng tương tự như quy trình mà nhiều nhà quản lý quỹ ở Phố Wall thực hiện. “Tôi cố gắng nhấn mạnh ý tưởng rằng mỗi danh mục đầu tư nên có ít nhất 10 công ty, trong đó phải có một hoặc hai công ty đưa ra mức cổ tức tương đối hấp dẫn,” cô Morrisey giải thích. “Nhưng trước khi các học sinh của tôi có thể chọn được cổ phiếu bất kỳ trong danh mục này, các em phải giải thích được chính xác là công ty đó hoạt động trong lĩnh vực nào. Nếu các em không thể nói với cả lớp về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó thì các em sẽ không được phép mua. Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn biết rõ là một trong những đề tài của chúng tôi.” Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn biết rõ là một chiến lược rất phức tạp mà nhiều nhà chuyên môn không chú ý áp dụng vào thực tế. Một trong những công ty mà học sinh trường St. Agnes biết rõ là Pentech International, một công ty sản xuất bút màu và bút đánh dấu. Cô giáo Morrisey giới thiệu với lớp một sản phẩm được ưa chuộng của Pentech − chiếc bút có một đầu là bút đánh dấu và một đầu là bút nhớ dòng. Loại bút này được sử dụng rất rộng rãi, thậm chí một số em còn dùng nó để đánh dấu những lựa chọn cổ phiếu của mình. Trước đó không lâu các em đã nghiên cứu về bản thân công ty Pentech. Tại thời điểm đó, cổ phiếu của Pentech đang bán ở mức 5 đô-la, và nhóm học sinh phát hiện ra công ty này không hề có khoản nợ dài hạn nào. Các em cũng bị hấp dẫn bởi sự thật là Pentech đã chế tạo một loại sản phẩm chất lượng, rất phổ biến, gần như tất cả các lớp học ở Mỹ đều sử dụng loại bút này. Các em còn nhận thấy có một khía cạnh tích cực nữa, đó là Pentech không nổi tiếng bằng Gillette, hãng sản xuất các loại bút thương hiệu Paper Mate và sản phẩm dao cạo râu nhãn hiệu Good News mà các em nhìn thấy trong phòng tắm của cha mình. Các “nhà quản lý quỹ” của St. Agnes đã gửi cho tôi một chiếc bút Pentech và đề nghị tôi xem xét công ty xuất sắc này, nhưng đáng tiếc là tôi đã từ chối. Sau khi tôi nhận được lời đề xuất đó và thờ ơ với nó, cổ phiếu của Pentech gần như tăng lên gấp đôi, từ 51/8 lên 91/2. Cách nhìn non trẻ đối với việc chơi cổ phiếu này đã khiến các “nhà quản lý quỹ” St. Agnes năm 1990 tiếp cận với Hãng Walt Disney, hai hãng sản xuất giầy đế mềm (Nike và L.A. Gear), công ty Gap (hầu hết các thành viên trong nhóm đều mua quần áo của hãng này), PepsiCo (là hãng có bốn sản phẩm với các thương hiệu khác nhau là Pepsi-Cola, bánh Pitsa Hut, Gà quay Kentucky và bim bim Frito-Lay), và Topps (một doanh nghiệp sản xuất thẻ bóng chày). Cô Morrisey cho biết: “Lúc đó chúng tôi rất quan tâm đến việc kinh doanh thẻ bóng chày trong phạm vi khối lớp bảy. Vì vậy, việc mua cổ phiếu của Topps là điều chắc chắn. Thêm nữa, Topps sản xuất những thứ mà các em học sinh hoàn toàn có khả năng mua được. Bằng việc mua cổ phiếu của Topps, các em cảm thấy như đang được đóng góp vào doanh thu của một trong số các công ty của mình.” Tiếp đó, các em tiếp tục với các cổ phiếu khác: Wal-Mart, vì các em được xem một chương trình trong loạt chương trình truyền hình “Phong sách sống của những người Giàu và Nổi tiếng” (Lifestyles of the Rich and Famous) nói về nhà sáng lập Wal-Mart, Sam Walton, trong đó thảo luận vấn đề việc đầu tư làm lợi cho nền kinh tế như thế nào; NYNEX và Mobil, vì hai hãng đều có mức cổ tức hấp dẫn; Food Lion, Inc., vì đây là một công ty được vận hành tốt với mức doanh thu trên vốn cổ phần cao và còn vì lý do hãng này cũng xuất hiện trong chương trình giới thiệu Sam Walton mà các em đã xem. Cô Morrisey giải thích: “Chương trình kể về 88 công dân của Salisbury, bắc Carolina, mỗi người mua mười cổ phần của Food Lion với mức giá 100 đô-la/1 cổ phần khi công ty này cổ phần hóa năm 1957. Một nghìn đô-la đầu tư khi ấy giờ đây đã tăng lên 14 triệu đô-la. Bạn có tin nổi điều đó không? Tất cả 88 con người này đều trở thành triệu phú. Câu chuyện này thật sự hấp dẫn và vô cùng ấn tượng đối với các em học sinh”. Thất bại duy nhất trong danh mục của các em trường St. Agnes là cổ phiếu IBM, loại cổ phiếu ưa thích của nhiều nhà quản lý tiền trong suốt 20 năm (các nhà đầu tư thì liên tục mua và cũng không ngừng ước rằng họ đã không mua). Điều này không khó lý giải: IBM là một cổ phiếu đã được kiểm chứng mà tất cả mọi người đều biết đến và một nhà quản lý quỹ sẽ không thể gặp rắc rối nếu mất tiền khi đầu tư vào nó. Vì thế, các học sinh của St. Agnes có thể được tha thứ khi dại dột cố gắng làm theo những người đi trước mình ở Phố Wall. Hẳn giới chuyên môn sẽ bình luận về kết quả của nhóm học sinh trường St. Agnes rằng: (1) “Tiền đầu tư của các em chỉ là tiền ảo.” Đúng, nhưng như vậy thì sao? Dẫu sao, các chuyên gia nên thở phào vì các học sinh của St. Agnes không đầu tư bằng tiền thật − dựa vào kết quả làm việc của các em, hàng tỷ đô-la có thể được lấy từ các quỹ tương hỗ thường xuyên và chuyển cho nhóm các “nhà quản lý quỹ” lớp bảy này. (2) “Bất kỳ ai cũng có thể lựa chọn những cổ phiếu đó.” Nếu thế thì tại sao thực tế lại không như vậy? (3) “Nhóm học sinh đã may mắn với lô cổ phiếu ưa thích của các em.” Cũng có thể là như vậy, nhưng một số danh mục đầu tư nhỏ mà các nhóm bốn thành viên trong lớp của cô Morrisey đã đem lại hiệu quả bằng hoặc thậm chí tốt hơn là danh mục mẫu mà cả lớp đó chọn. Năm 1990, nhóm bốn thành viên thắng cuộc (Andrew Castiglioni, Greg Bialach, Paul Knisell và Matt Keating) đã lựa chọn các cổ phiếu dưới đây với lý do được chú thích bên cạnh: 100 cổ phần của Disney (“Mọi đứa trẻ đều có thể hiểu điều này.”) 100 cổ phần của Kellogg (“Các em thích sản phẩm của hãng.”) 300 cổ phần của Topps (“Có đứa trẻ nào lại không trao đổi các thẻ bóng chày chứ?”) 200 cổ phần McDonald’s (“Mọi người đều phải ăn.”) 100 cổ phần của Wal-Mart (“Sự tăng trưởng đột biến.”) 100 cổ phần Savannah Foods (“Các em chọn nó nhờ đọc Investor’s Daily.”) 5.000 cổ phần của Jiffy Lube (“Giá rẻ tại thời điểm mua cổ phiếu.”) 600 cổ phần của Hasbro (“Chẳng phải đó là một công ty đồ chơi hay sao?”) 1.000 cổ phần của Tyco Toys (Lý do như trên.) 100 cổ phần của IBM (“Trưởng thành sớm.”) 600 cổ phần của National Pizza (“Không ai có thể từ chối một chiếc bánh pizza.”) 1.000 cổ phần của Ngân hàng New England (“Còn mức giá nào có thể thấp hơn?”) Chính tôi cũng đã sở hữu và thua lỗ với loại cổ phiếu cuối cùng trong danh sách này, vì vậy tôi có thể hiểu rõ quyết định sai lầm này của các em. Hơn nữa nó cũng được bù đắp bởi hai loại cổ phiếu tốt nhất của nhóm, đó là National Pizza và Tyco Toys. Nhóm bốn thành viên chơi cổ phiếu này đã làm nên điều kỳ diệu đối với bất cứ danh mục đầu tư nào. Andrew Castiglioni khám phá ra National Pizza nhờ tìm hiểu danh sách của NASDAQ, sau đó cậu tiếp tục kết quả khám phá của mình bằng cách nghiên cứu công ty đó − bước quyết định thứ hai mà rất nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn bỏ qua. Năm 1991, nhóm bốn thành viên thắng cuộc (Kevin Spinale, Brian Hough, David Cardillo và Terence Kiernan) phân bổ số vốn ảo của mình cho các hãng Philip Morris, Coca-Cola, Texaco, Raytheon, Nike, Merck, Blockbuster Entertainment và Playboy. Hai công ty Merck và Texaco đã giành được sự quan tâm của nhóm nhờ lợi thế về cổ tức. Playboy thì được quan tâm vì những lý do không hề liên quan đến các thành tố cơ bản của tạp chí, mặc dù các em cũng có chú ý thấy tạp chí này được phát hành rất rộng rãi và Playboy sở hữu một kênh truyền hình cáp riêng. Cả lớp được giới thiệu làm quen với Tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon trong thời kỳ Chiến tranh Vùng Vịnh, khi học sinh của cô Morrisey gửi thư tới quân đội Mỹ đóng ở A-rập Xê-út. Ngay khi những “nhà quản lý” danh mục đầu tư biết chính Raytheon là tập đoàn chế tạo ra tên lửa Patriot, các em đã rất hào hứng nghiên cứu về cổ phiếu của công ty này. DÀN HỢP XƯỚNG TRƯỜNG ST. AGNES Sau chuyến viếng thăm Fidelity, các “chuyên gia nghiên cứu” cổ phiếu của St. Agnes đã mời tôi tới thăm trường các em và tham quan phòng nghiên cứu danh mục đầu tư và cũng chính là một lớp học của trường. Trong chuyến tham quan đó, tôi đã được các em học sinh tặng một cuốn băng cát xét do các em thu. Trong cuốn băng đặc biệt này, có một số ý tưởng và kế hoạch lựa chọn cổ phiếu do chính các em học sinh lập ra, cùng với một số ý tưởng tôi đã gợi ý và các em quyết định nhắc lại cho tôi, để đảm bảo chắc chắn rằng tôi sẽ không quên chúng. Dưới đây là một số nhận xét của các em: Chào chú, cháu là Lori. Cháu nhớ chú có nói với chúng cháu là trong 70 năm qua, thị trường đã suy giảm tới 40 lần, vì vậy, nhà đầu tư phải sẵn sàng bám trụ thị trường lâu dài… Nếu có tiền đầu tư vào thị trường, chắc chắn cháu sẽ làm như chú nói. Chào chú, cháu là Felicity. Cháu nhớ chú đã kể cho chúng cháu câu chuyện về Tòa nhà chọc trời Sears và khi những khu thương mại đầu tiên được xây dựng, Sears chiếm tới 95% trong số các cửa hàng đó ra sao. Bây giờ, khi đầu tư cổ phiếu, cháu biết rằng mình cần đầu tư vào một công ty có triển vọng phát triển. Chào chú, cháu là Kim. Cháu nhớ chú đã nói trong khi chuỗi cửa hàng K-mart phát triển trên khắp các thành phố lớn, Wal-Mart thậm chí còn gặt hái kết quả tốt hơn nhờ phát triển thị trường ở cả các thị trấn nhỏ, là nơi không có đối thủ cạnh tranh, và mới ngày hôm qua thôi, chỉ số giá của cổ phiếu Wal-Mart đã là 60 đô-la và họ tuyên bố chia tách cổ phần một thành hai. Cháu là Willy. Cháu chỉ muốn nói là tất cả chúng cháu đều thấy rất vui khi ăn bánh pizza trong bữa trưa hôm đó. Chào chú, cháu là Steve. Cháu chỉ muốn nói với chú là cháu đã thuyết phục nhóm của cháu mua rất nhiều cổ phiếu của Nike. Chúng cháu mua cổ phiếu này ở mức giá 56 đô-la; và mức giá hiện tại của cổ phiếu này là 76 đô-la. Cháu có rất nhiều giày của hãng này và đi chúng rất thoải mái. Chào chú, chúng cháu là Kim, Maureen và Jackie. Chúng cháu nhớ chú nói với chúng cháu là Coke là một công ty tốt, cách đây năm năm, công ty này cho ra đời loại đồ uống cho người ăn kiêng, và người lớn chuyển từ thói quen uống cà phê và trà sang uống loại Coke này. Gần đây, Coke chia tách cổ phiếu của mình với mức giá 84 đô-la và hiện đang vận hành rất tốt. Ở đoạn cuối của cuốn băng, cả lớp “quản lý danh mục đầu tư” này cùng đồng thanh nhắc lại những châm ngôn dưới đây. Đó là một đoạn hợp xướng đáng nhớ đối với tất cả chúng ta, giúp chúng ta tránh mắc sai lầm trong tương lai: Một công ty kinh doanh tốt là công ty thường xuyên tăng cổ tức hàng năm. Bạn có thể thua lỗ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng lại mất rất nhiều thời gian mới kiếm được tiền. Thị trường cổ phiếu thực chất không phải là một trò chơi may rủi, nếu bạn lựa chọn những công ty tốt mà bạn nghĩ nó sẽ hoạt động tốt, chứ không đơn thuần vì giá cổ phiếu của nó. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền từ thị trường cổ phiếu, nhưng sau đó bạn lại có thể để mất nó như chúng tôi đã chứng minh ở phần trước. Bạn phải nghiên cứu kỹ về công ty trước khi đầu tư vào nó. Khi đầu tư vào thị trường cổ phiếu, bạn nên liên tục đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Bạn nên đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu, bởi vì cứ năm cổ phiếu mà bạn lựa chọn, sẽ có một cổ phiếu đem lại thành công lớn, một cổ phiếu hoàn toàn không hiệu quả, và ba cổ phiếu còn lại khá ổn. Đừng bao giờ chỉ ưa thích một loại cổ phiếu; hãy luôn luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới. Bạn không nên chỉ quan tâm đến cổ phiếu − hãy dành thời gian cho cả gia đình nữa. Mua cổ phiếu của những công ty dịch vụ là một lựa chọn sáng suốt, bởi vì bạn sẽ có được mức cổ tức cao hơn, nhưng bạn chỉ kiếm được nhiều tiền với những cổ phiếu tăng trưởng. Một cổ phiếu suy giảm không có nghĩa là nó không thể xuống đến mức thấp hơn. Xét về dài hạn, bạn nên mua cổ phiếu của những công ty nhỏ. Bạn không nên mua một cổ phiếu chỉ vì giá cổ phiếu đó rẻ, mà hãy lựa chọn cổ phiếu mà bạn biết rõ. Cô Morrissey tiếp tục nỗ lực xúc tiến hoạt động lựa chọn cổ phiếu nghiệp dư, không chỉ với học sinh mà còn với các đồng nghiệp giáo viên, những người được cô khuyến khích đã thành lập một câu lạc bộ đầu tư riêng có tên là The Wall Street Wonder. Câu lạc bộ có 22 thành viên, trong đó có cả tôi (một thành viên danh dự). Thành tích của câu lạc bộ rất khá, nhưng vẫn không bằng nhóm học sinh lớp bảy của cô Morrissey. 10.000 CÂU LẠC BỘ ĐẦU TƯ KHÔNG THỂ SAI Bằng chứng cho thấy cả người lớn cũng như trẻ em đều có thể chiến thắng các chỉ số bình quân trên thị trường bằng một phương pháp lựa chọn cổ phiếu nghiêm ngặt, do Hiệp hội các Nhà đầu tư Quốc gia (NAIC), trụ sở đặt tại Royal Oak, bang Michigan, đưa ra. Tổ chức này đại diện cho 10.000 câu lạc bộ đầu tư cổ phiếu, và xuất bản sách hướng dẫn và nguyệt san để hỗ trợ cho các câu lạc bộ này. Trong thập niên 1980, phần lớn các câu lạc bộ trong tổ chức NAIC đạt thành tích tốt hơn so với chỉ số S&P 500, và 3/4 số quỹ tương hỗ vốn cổ phần. Tổ chức NAIC cũng cho biết năm 1991, có tới 61,9% số các câu lạc bộ đạt thành tích tương đương hoặc tốt hơn so với S&P 500. Năm 1992, tỷ lệ này tăng lên 69%. Chìa khóa thành công của các câu lạc bộ đầu tư này là đầu tư theo một lịch trình đều đặn, và nhờ phương pháp này đã loại bỏ tác động của việc phỏng đoán đến sự tăng giảm của thị trường, và ngăn chặn tình trạng mua bán tuỳ hứng gây tổn hại nghiêm trọng đến vốn dự trữ của các câu lạc bộ đầu tư. Những người hàng tháng đầu tư cùng một khoản tiền, theo phương thức tự động, thông qua tài khoản lương hưu hoặc các kế hoạch tiết kiệm hưu trí khác của mình, cũng sẽ thu lợi từ chính khả năng tự kiểm soát của họ giống như các câu lạc bộ đầu tư. Những tính toán dưới đây, do phòng công nghệ của quỹ Fidelity thực hiện theo yêu cầu của tôi, đã củng cố luận cứ về đầu tư theo lịch trình đều đặn. Nếu bạn đầu tư 1.000 đô-la vào chỉ số S&P 500 vào ngày 31/1/1940, và giữ khoản đầu tư đó trong 52 năm thì ngày nay bạn sẽ có 333.793,30 đô-la trong tài khoản. Đây chỉ là một bài tập mang tính giả định, bởi vì vào thời điểm năm 1940 thực chất không có chỉ số quỹ nào cả, nhưng nó cũng giúp bạn phần nào thấy được giá trị của việc trung thành với nhiều loại cổ phiếu. Nếu bạn bổ sung 1.000 đô-la vào quỹ ban đầu của mình vào các ngày 31/1 hàng năm trong suốt 52 năm đầu tư đó, thì khoản đầu tư 52.000 đô-la của bạn giờ đây sẽ tăng thành 3.554.227 đô-la. Cuối cùng, nếu bạn có đủ can đảm đầu tư thêm 1.000 đô-la mỗi khi thị trường giảm 10% trở xuống (thực tế này xảy ra tới 31 lần trong vòng 52 năm qua), thì khoản đầu tư 83.000 đô-la giờ đây sẽ là 6.295.000 nghìn đô-la. Như vậy, nếu bạn đầu tư theo một lộ trình cố định và luôn luôn tuân theo lộ trình đó trong mọi trường hợp, bạn sẽ thu được kết quả đáng kể, và bạn thậm chí còn thu được lợi nhuận cao hơn nếu mua nhiều cổ phần hơn khi hầu hết các nhà đầu tư vì lo sợ mà bán ra. Tất cả 10.000 câu lạc bộ trong tổ chức NAIC đã giữ vững kế hoạch của mình trong và cả sau thời kỳ Đại khủng hoảng tháng 10/1987, khi mà gần như cả thế giới và hệ thống ngân hàng đều bị tiên đoán là đã đến hồi kết thúc. Họ bỏ qua những lời dự đoán đáng sợ đó và tiếp tục mua cổ phiếu. Một cá nhân bình thường có thể vì sợ sệt mà không mua cổ phiếu để rồi sau đó lại nuối tiếc, nhưng trong các câu lạc bộ này, không công việc nào có thể hoàn thành mà không được sự nhất trí của đa số các thành viên. Quy tắc của uỷ ban không phải lúc nào cũng là ý kiến tốt, nhưng trong trường hợp này, nó giúp bảo đảm rằng không một đề xuất bán ra mọi thứ thiếu sáng suốt nào lại được nhóm tiến hành. Việc ra quyết định tập thể chính là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp các thành viên có xu hướng sử dụng tiền của mình tốt hơn so với tiền họ đầu tư trong tài khoản cá nhân của mình. Các câu lạc bộ họp nhau mỗi tháng một lần để đưa ra các ý kiến và quyết định về cổ phiếu sẽ mua tiếp theo. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm nghiên cứu một hoặc hai công ty và theo dõi các bước phát triển mới nhất của chúng. Điều đó giúp loại bỏ tính thất thường trong việc mua cổ phiếu. Khi biết rõ ý kiến của mình sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của các thành viên khác, bạn sẽ chuẩn bị các thông tin kỹ càng hơn. Phần lớn các nhóm của NAIC đều mua cổ phiếu của những công ty tăng trưởng được quản lý tốt, có lịch sử phát triển phồn thịnh, và các công ty có thu nhập đang tăng. Các công ty này là mảnh đất sản sinh những chiếc túi nhiều gang, không ít lần mang lại những khoản lãi gấp 10, 20, thậm chí là 30 lần trong mười năm so với khoản đầu tư ban đầu. Trong suốt 40 năm hoạt động, NAIC đã học được rất nhiều bài học như tôi đã học được tại Magellan, bắt đầu với một thực tế là nếu đầu tư vào năm công ty tăng trưởng khác nhau, bạn sẽ thấy trong số đó có ba công ty sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi, một công ty sẽ làm bạn thất vọng, và công ty còn lại sẽ mang lại hiệu quả hơn cả mức bạn từng tưởng tượng và sẽ khiến bạn kinh ngạc với khoản lãi phi thường. Vì không có cách nào dự đoán được công ty nào có thể mang lại lợi nhuận vượt mong đợi còn công ty nào sẽ gây thất vọng, nên NAIC khuyên danh mục đầu tư nên có ít nhất năm công ty. NAIC gọi đây là Quy tắc con số 5 (Rule of Five). Cuốn Sổ tay nhà đầu tư của NAIC đã bổ sung thêm một số châm ngôn quan trọng cho tiết mục hợp xướng của các học sinh trường St. Agnes: Không giữ nhiều cổ phiếu hơn mức bạn có thể nắm vững thông tin. Đầu tư đều đặn. Khi đầu tư, bạn cần xem xét xem: thứ nhất là doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phần có đang tăng lên với một tỷ lệ hợp lý, và thứ hai là bạn có thể mua cổ phần ở mức giá phù hợp không. Sẽ rất hiệu quả khi xem xét khả năng tài chính và cơ cấu nợ để đánh giá liệu có một vài năm không thuận lợi nào làm cản trở tiến trình phát triển dài hạn của công ty đó không. Mua hoặc không mua cổ phiếu trên cơ sở nhận định liệu sự tăng trưởng của công ty có phù hợp với các mục đích của bạn và giá có hợp lý không. Hiểu rõ nguyên nhân giúp tăng doanh thu trong quá khứ sẽ giúp bạn đưa ra nhận định chính xác về khả năng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đó tiếp tục xảy ra trong tương lai. Để hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trên, NAIC cung cấp sổ tay đầu tư của tổ chức và một khóa nghiên cứu tại nhà hướng dẫn cách tính mức tăng trưởng thu nhập và doanh thu, cách dựa trên tiêu chí thu nhập để xác định xem giá cổ phiếu rẻ hay đắt hay hợp lý; và cách đọc bảng cân đối kế toán để biết liệu một công ty có đủ tài lực vượt qua những giai đoạn khó khăn hay không. Với những người yêu thích các con số và muốn thực hiện nhiều nghiên cứu đầu tư công phu hơn so với từ trước đến nay, thì đây chính là một điểm khởi đầu tuyệt vời. NAIC còn xuất bản một nguyệt san, Better Investing (Đầu tư hiệu quả hơn), trong đó khuyến nghị các cổ phiếu của các công ty tăng trưởng đầy triển vọng và cung cấp các thông tin cập nhật đều đặn về tình hình các công ty này. Chương 2 Những người mắc chứng lo sợ cuối tuần C hìa khóa để kinh doanh cổ phiếu có lãi là không lo sợ đến mức bán chúng đi. Hàng năm, có rất nhiều cuốn sách nói về cách thức lựa chọn cổ phiếu hoặc tìm kiếm quỹ tương hỗ thành công. Tuy nhiên, tất cả những nguồn thông tin bổ ích này sẽ trở nên vô ích nếu không có sức mạnh ý chí. Trong chế độ ăn kiêng cũng như trong kinh doanh cổ phiếu, chính ý chí quyết tâm mới là yếu tố quyết định chứ không phải tài năng. Đối với trường hợp của quỹ tương hỗ mà nhờ chúng các nhà đầu tư không buộc phải phân tích các công ty hoặc bám sát thị trường, thì thông thường chính những điều nhà đầu tư biết lại có thể làm hại họ. Người không bao giờ phải lo lắng suy nghĩ về tình hình kinh tế, vô tình bỏ qua điều kiện của thị trường, và đầu tư theo một kế hoạch nhất định sẽ đạt hiệu quả tốt hơn so với người phải dành thời gian nghiên cứu và cố gắng xác định thời gian đầu tư của mình, chỉ đầu tư khi anh ta thấy tự tin và rút lui khi cảm thấy bất ổn. Đây là bài học kinh nghiệm mà tôi được nhắc nhở hàng năm, tại hội nghị thường niên của tạp chí Barron’s, khi một nhóm chuyên gia dồn hết tâm trí vào nỗi lo lắng cuối tuần. Từ năm 1986, tôi luôn tham gia sự kiện này. Vào tháng 1, chúng tôi tổ chức họp trong khoảng tám tiếng để trao đổi về những mẹo đầu tư cổ phiếu hay, và hầu hết chúng đều được đăng trong ba số báo tuần tiếp sau đó. Nhóm chuyên gia quản lý tiền đã luống tuổi và tóc đã ngả màu chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt. Đôi khi cũng có thêm một thành viên mới và một thành viên cũ phải ra khỏi nhóm, nhưng các thành viên cố định gồm có Mario Gabelli và Michael Price, là hai nhà điều hành các quỹ giá trị được đánh giá rất cao và gần đây đã trở thành mốt thịnh hành trong giới đầu tư; John Neff thuộc Quỹ Vanguard Windsor, người từng là một huyền thoại vào thời điểm tôi bắt đầu điều hành quỹ Magellan năm 1977; Paul Tudor Jones, một thần đồng trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa; Felix Zulauf, một chủ ngân hàng quốc tế và cũng là người rất hay lo lắng, mặc dù theo tôi biết, ông vẫn được coi là người lạc quan khi còn ở quê hương Thuỵ Sỹ, đất nước của những con người luôn lo lắng về mọi thứ; Marc Perkins, một nhà quản lý tiền; Oscar Schafer, một chuyên gia về những “hoàn cảnh đặc biệt”(3); Ron Baron, người luôn tìm kiếm những cổ phiếu mà Phố Wall không bao giờ nghĩ đến; và Archie MacAllaster, một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trên thị trường phi tập trung. Năm 1992, vị trí của Paul Tudor Jones trong nhóm đã được thay thế bằng Barton Biggs, chủ tịch tập đoàn Quản lý tài sản Morgan Stanley và là một người chuyên săn lùng cổ phiếu giá rẻ. Marc Perkins gia nhập nhóm năm 1991, khi Jimmy Rogers, một người làm việc tại Barron’s trong suốt năm năm liền, từ bỏ Phố Wall để theo đuổi kế hoạch kinh doanh tơ lụa cổ trên khắp đất nước Trung Quốc. Cuộc hội thảo thường niên của chúng tôi thường được chia thành hai phần. Phần thứ nhất là nội dung khái quát về thị trường tài chính, trong đó, chúng tôi được khuyến khích thảo thuận về vấn đề nền kinh tế sẽ đi về đâu, và liệu có phải thế giới sắp đi đến hồi kết hay không. Đây là nội dung khiến chúng tôi rất trăn trở. Những nội dung thảo luận khái quát trên đây rất đáng được phân tích, bởi vì chúng cũng giống như hàng nghìn cuộc trao đổi tương tự diễn ra giữa những nhà đầu tư nghiệp dư trong một bữa ăn sáng, hoặc tại một câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe hoặc trên sân golf vào các kỳ cuối tuần. Chỉ vào thời gian cuối tuần mọi người mới có thêm thời gian để suy ngẫm về những tin tức nhức nhối được truyền đạt tới chúng ta thông qua truyền hình và báo chí. Khi mở những kênh thông tin đó ra, chúng ta sẽ phải chóng mặt trước vô tận những tin tức như thể ngày tận thế đang đến: hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiện tượng toàn cầu lạnh đi, suy thoái, lạm phát, nạn mù chữ, chi phí y tế cao, thâm hụt ngân sách, hiện tượng rò rỉ chất xám, chiến tranh bộ lạc, tội phạm có tổ chức, tội phạm phi tổ chức, những vụ bê bối về tình dục, những vụ tai tiếng tiền bạc, và những vụ bê bối về cả tình dục lẫn tiền bạc. Ngay cả những trang tin về thể thao cũng có thể làm bạn phát ốm. Nếu đối với những ai không đầu tư cổ phiếu, việc theo dõi các tin tức trên chỉ đơn thuần khiến họ phiền lòng, thì đối với giới đầu tư, nó lại là một thói quen nguy hiểm. Ai còn muốn sở hữu cổ phần của Gap khi người tiêu dùng đang dần bị tiêu diệt bởi loại vi rút HIV và lỗ thủng tầng Ozon, rừng nhiệt đới biến mất và biến Bán cầu Tây thành Sa mạc Gobi mới, những thảm họa mà sớm muộn cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của những tài khoản tiết kiệm và các khoản vay, những thành phố, và những khu ngoại ô còn sót lại? Có thể bạn sẽ không bao giờ tự thừa nhận rằng: “Tôi quyết định bán các cổ phần Gap của mình là do tôi đọc được một bài báo trong tạp chí Sunday về ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu nóng lên”, nhưng loại logic cuối tuần này lại đầy sức mạnh và bí ẩn, khiến các lệnh bán được đưa ra như trút nước vào những ngày thứ Hai đầu tuần. Không phải ngẫu nhiên mà từ trước tới nay, ngày thứ Hai luôn là ngày cổ phiếu xuống dốc và tháng 12 là tháng kinh doanh thua lỗ, khi một giao dịch bán thua lỗ thuế thường niên được kết hợp với một kỳ nghỉ kéo dài, và trong kỳ nghỉ đó, hàng triệu người lại có thêm thời gian để suy tính về vận mệnh của thế giới. Suy ngẫm cuối tuần là vấn đề mà nhóm chuyên gia chúng tôi thường bàn luận vào phần đầu các cuộc họp hàng năm. Năm 1986, chúng tôi thảo luận về M-1 và M-3, chương trình hạn chế tình trạng thâm hụt Gramm Rudman, về hành động của nhóm G7, và liệu “hiệu ứng đường cong J”(4)có giúp làm giảm thâm hụt thương mại hay không. Đến năm 1987, chúng tôi lo rằng đồng đô-la sẽ sụp đổ, các công ty nước ngoài phá giá sản phẩm trên thị trường Mỹ, cuộc chiến tranh Iran − I-rắc gây ra trình trạng thiếu hụt dầu trên toàn cầu, người nước ngoài ngừng mua cổ phiếu và trái phiếu Mỹ, người tiêu dùng thì lún sâu vào công nợ và không còn khả năng mua hàng hóa, còn Tổng thống Reagan sẽ không được giữ nhiệm kỳ thứ ba. Không phải tất cả chúng tôi lúc nào cũng lo lắng. Một số người lo lắng nhiều hơn người khác, có người thì năm nay lo lắng nhưng năm sau lại không, còn một số người thường rất lạc quan về tương lai, và đó chính là nhân tố giúp tăng thêm phần sôi động cho các cuộc họp ảm đạm. Trên thực tế, năm mà hầu hết chúng tôi đều có cái nhìn lạc quan về tương lai nền kinh tế và thị trường cổ phiếu chính là năm 1987, là năm thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm tới 1.000 điểm. Người duy nhất lên tiếng cảnh báo về năm đó là Jimmy Rogers. Ông cũng chính là người một lần nữa cất hồi chuông cảnh báo vào năm 1988 về sự sụt giảm giá cổ phiếu trên toàn thế giới đang đến gần. Rogers nổi tiếng với việc “bán non” cổ phiếu khi ông dự đoán rằng cổ phiếu sẽ biến động, tuy nhiên, mặc dù dự cảm xấu như vậy nhưng ông vẫn khuyến nghị mua một vài chứng khoán ngắn hạn trên Barron’s trong năm đó hoặc năm sau đó. Một nhà đầu tư thành công sẽ không để nỗi lo lắng cuối tuần điều khiển chiến lược đầu tư của mình. Thành viên của cuộc họp thường niên này đều là những chuyên gia có thế lực, quản lý hàng tỷ đô-la của khách hàng, và từ cuộc họp này đến cuộc họp khác, chúng tôi không thể đi đến thống nhất về việc liệu chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng suy giảm toàn cầu hay một cú đảo chiều đi lên của nền kinh tế. Sẽ là cần thiết khi lưu ý rằng những lo lắng của chúng tôi lên tới đỉnh điểm trong cuộc họp năm 1988, được tổ chức hai tháng sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Vì vừa phải chịu một cơn khủng hoảng lớn, nên lẽ dĩ nhiên chúng tôi cũng sẽ chờ đợi một cơn khủng hoảng tương tự vào năm sắp tới. Điều này dẫn tới Quy tắc 4 của Peter: Bạn không thể thấy tương lai qua gương chiếu hậu. Năm 1988, Zulauf đã định hình một năm mới bằng lời phát biểu khai mạc: “Tuần trăng mật, từ năm 1982 đến 1987, đã qua rồi.” Và đây thậm chí vẫn còn là ý kiến lạc quan nhất được phát biểu trong cuộc họp hôm đó. Thời gian còn lại, chúng tôi bàn luận về vấn đề liệu sắp tới có xảy ra thị trường giá xuống điển hình, điều có thể làm chỉ số bình quân Dow Jones giảm xuống đến mức 1.500 hoặc thấp hơn, hay là một thị trường đầu cơ giá xuống chết người, một thị trường có thể “tiêu diệt hầu như toàn bộ cộng đồng tài chính cũng như giới đầu tư trên toàn thế giới” (Jimmy Rogers) và gây ra một “hiệu ứng sụp đổ trên toàn thế giới như chúng ta từng chứng kiến trong những năm đầu thập kỷ 1930” (Paul Tudor Jone). Liên quan đến vấn đề thị trường giá xuống chết người và hiện tượng sụt giá trên toàn thế giới, chúng tôi thảo luận về tình trạng thâm thụt cán cân thương mại, nạn thất nghiệp và thâm hụt ngân sách. Thường thì rất hiếm khi tôi có thể ngủ ngon giấc vào những đêm trước cuộc họp thường niên, nhưng sau cuộc họp lần này, suốt ba tháng trời tôi ngủ không yên giấc. Ở một mức độ nào đó thì cuộc hội thảo năm 1989 vẫn vui vẻ hơn cuộc hội thảo năm 1988, mặc dù Zulauf có cảnh báo rằng năm 1989 là năm con rắn, và theo quan niệm cổ truyền của người Trung Quốc thì đó là một điềm xấu. Nhưng khi chúng tôi tổ chức hội thảo vào năm 1990, cuộc suy thoái được tiên đoán năm đó lại không xảy ra ở đâu và chỉ số Dow đã tăng trở lại lên 2.500 điểm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm được một số lý do để không mua cổ phiếu: sự suy sụp của thị trường bất động sản, một hiểm họa lớn khác đối với danh mục đầu tư. Chúng tôi do dự trước một thực tế đó là, sau bảy năm liền thị trường đi lên (năm 1987 kết thúc với thành công hơn một chút so với năm 1986, bất chấp cuộc Đại suy thoái), việc thị trường suy giảm là không thể tránh khỏi. Vấn đề đáng lo ở đây là mọi thứ đều diễn ra quá suôn sẻ! Nhóm các chuyên gia chúng tôi, những người tinh tường và không dễ bị đe dọa, đang bàn đến chuyện rút tiền khỏi ngân hàng và cất giữ ở nhà, vì nghĩ rằng những ngân hàng lớn có thể sẽ bị phá sản và làm suy yếu cả hệ thống ngân hàng. Chủ nghĩa bi quan của năm 1990 đã vượt xa cả chủ nghĩa bi quan của năm 1980-1982, khi mà giới đầu tư cảm thấy chán nản với cổ phiếu đến mức bất kỳ khi nào chủ đề này được đưa ra, họ đều chuyển sang nói về nạn động đất, các đám tang, hay thậm chí cả những vấn đề vu vơ, không đâu vào đâu. Đến năm 1990, họ không chỉ đơn thuần tránh bàn luận về chủ đề đó, mà họ còn rất muốn kể cho bạn nghe về việc họ đang đánh cược với thị trường như thế nào. Tôi còn nghe thấy ngay cả những người lái xe taxi cũng bàn luận về trái phiếu, còn những người thợ cắt tóc thì khoác loác về việc họ đã mua các “quyền chọn bán”, là những giao dịch có giá trị tăng lên khi giá cổ phiếu giảm, như thế nào. Thợ cắt tóc là thành phần dân cư mà tôi cho rằng chưa từng bao giờ nghe nói về các quyền chọn bán cổ phiếu, nhưng giờ thì họ lại đang đặt cược vào những giao dịch phức tạp này bằng chính đồng lương khó nhọc của mình. Nếu quan điểm nên bán tất cả cổ phiếu khi những cậu bé đánh giày mua chúng của Bernard Baruch là đúng, thì một điều chắc chắn là thời điểm những người thợ cắt tóc khám phá ra các hợp đồng quyền chọn bán sẽ chính là thời điểm thích hợp để mua. Để minh họa tâm trạng chung của công chúng vào mùa thu 1990, tôi sẽ đưa ra đây một số ví dụ tiêu biểu về tiêu đề các bài báo năm đó: “Tình trạng sản xuất đình trệ năm nay đã giáng một đòn khốc liệt vào giới chuyên môn” Wall Street Journal, ngày 4/10. “Công việc của bạn an toàn đến mức nào?,” Newsweek, ngày 5/11. “Sự sụp đổ của thị trường bất động sản,” Newsweek, ngày 1/10. “Giá nhà cho thuê cao có thể gây khó khăn về vấn đề nhà ở cho giới trẻ,” Business Week, ngày 22/10. “Khủng hoảng nhà đất gây khó khăn cho những tu sửa nhà,” Business Week, ngày 22/10. “Khủng hoảng thị trường bất động sản sẽ tác động xấu đến các thể chế tài chính ra sao,” U.S News, ngày 12/11. “Sự suy thoái của thị trường nhà đất bắt đầu từ miền Đông Bắc cách đây ba năm giờ đây đã lan ra khắp các khu vực trên toàn quốc,” New York Times, ngày 16/12. “Kế hoạch hạn chế thâm hụt sẽ chịu kết cục bi thảm tại Quốc hội và không phải là một bài thuốc trị bách bệnh,” Wall Street Journal, ngày 1/10. “Những thách thức đối với nền kinh tế Mỹ,” Wall Street Journal, ngày 3/12. “Người tiêu dùng đã nhìn thấy trước tương lai và hết sức chán nản,” Business Week, ngày 10/12. “Kim chỉ nam sinh tồn cho Thời kỳ của những nỗi lo lắng,” Newsweek, ngày 31/12. “Nước Mỹ còn có thể tiếp tục cạnh tranh?,” Times, ngày 29/10. “Liệu ngân hàng của bạn có thể duy trì ổn định?,” U.S News, ngày 12/11. “Người dân Mỹ đang thụt lùi và có thể làm gì để cứu vãn tình thế,” Business Week, ngày 17/12. Và điều tồi tệ hơn cả là nước Mỹ phải đối mặt với một cuộc chiến giữa sa mạc. Những chiếc máy quay tràn ngập phòng đưa tin của Lầu năm góc, nơi có hàng triệu khán giả lần đầu tiên biết I-rắc và Cô-oét nằm ở đâu. Các nhà hoạch định chiến lược quân sự thì thảo luận về vấn đề cần phải có bao nhiêu chiếc túi đựng để chuyển thi thể những người tử nạn do vũ khí hóa học và sinh học vì quân đội Mỹ sẽ sớm bị bại trận trước đội quân được huấn luyện kỹ càng của I-rắc − lực lượng quân đội lớn thứ tư trên thế giới. Những lo lắng về Cuộc chiến tranh vùng Vịnh này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chuyên gia dự báo vốn đã hay lo lắng. Ngày 15/1/1991, khi tổ chức hội thảo tại văn phòng của tạp chí Barron’s, nỗi ám ảnh về những chiếc túi đựng thi thể cứ ám ảnh tâm chí chúng tôi. Trong phần thảo luận về chủ đề “kiểm soát nền kinh tế”, mặc dù bầu không khí đã u ám sẵn, Zulauf một lần nữa lại đưa ra quan điểm còn ảm đạm hơn. Ông tiên đoán rằng chỉ số Dow sẽ giảm khoảng 2.000 điểm, còn Michael Price thì nhận thấy chỉ số có thể giảm tới 500 điểm, và cuối cùng, Marc Perkins thì dự đoán chỉ số sẽ giảm khoảng 1.600 – 1.700 điểm. Bản thân tôi thì cho rằng trường hợp xấu nhất là chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng, và nếu cuộc chiến tranh năm đó gây hậu quả nghiêm trọng như một số người nghĩ, thì giá cổ phiếu sẽ có thể giảm tới 33%. Bạn sẽ không được tham gia nhóm thảo luận Barron’s nếu không phải là một nhà đầu tư thành công, vì vậy, có thể khẳng định rằng tất cả chúng tôi đều đã cố gắng phần nào để phát triển một phương pháp đầu tư nghiêm ngặt, nhờ đó chúng tôi ngăn chặn được những tín hiệu tiêu cực của chính mình. Tôi biết rằng có nguy cơ Chiến dịch bão táp sa mạc sẽ gây ra những xung đột kéo dài và đẫm máu, nhưng đồng thời, bản năng của một nhà đầu tư cổ phiếu trong tôi không thể không chú ý đến những “món hời” hết sức hấp dẫn do các nhà đầu tư đổ xô bán cổ phiếu khắp nơi. Tôi không còn kinh doanh hàng triệu cổ phần như khi còn làm ở Magellan, nhưng tôi mua bổ sung vào số cổ phần của riêng mình và vào các tổ chức tín thác từ thiện và các tổ chức công cộng mà tôi tham gia hỗ trợ quản lý danh mục đầu tư. Tháng 10/1990, Wall Street Journal đăng thông cáo là tôi đã tăng vốn góp cá nhân tại W. R. Grace và Morrison-Knudsen, là hai công ty mà tôi tham gia hội đồng quản trị. Tôi tiết lộ với phóng viên báo rằng đó chỉ là “hai trong số mười cổ phiếu mà tôi mua bổ sung... nếu giá của chúng giảm thêm, tôi sẽ tiếp tục mua vào”. Tôi còn công khai mua thêm 2.000 cổ phần tại Magellan để bổ sung vào cổ phần của mình. Thời điểm khi đó quả là một viễn cảnh hoàn hảo đối với một người đầu tư cổ phiếu có kỷ luật để tìm kiếm những danh mục mua đầy triển vọng. Các tít báo hết sức bi quan, đến cuối mùa hè và đầu mùa thu, chỉ số trung bình Dow Jones tiếp tục giảm 600 điểm, những người lái taxi không ngừng nói về trái phiếu, tiền mặt trong quỹ tài sản của các chuyên gia quản lý quỹ chiếm tới 12%, và ít nhất năm người trong nhóm thảo luận của chúng tôi đưa ra dự đoán về một thời kỳ suy thoái nghiêm trọng. Tất nhiên, bây giờ chúng tôi đã biết rằng cuộc chiến tranh khi ấy không khốc liệt như một số người dự đoán và những gì mà chúng tôi thu được từ thị trường cổ phiếu thay vì giảm 33% thì chỉ số trung bình S&P 500 lại tăng 30%, chỉ số Dow tăng 25%, còn các cổ phiếu nhỏ hơn tăng tới 60%, nhờ thế năm 1991 đã trở thành năm xán lạn nhất trong hai thập kỷ liên tiếp. Rất có thể bạn đã bỏ lỡ những khoản lãi hấp dẫn đó nếu trước đây bạn có chút quan tâm nào tới những dự đoán bi đát nổi tiếng của chúng tôi. Hơn thế, nếu bạn từng quan tâm sát sao tới những ý kiến bi quan của hầu hết các phiên họp về chủ đề “kiểm soát nền kinh tế” của chúng tôi trong vòng sáu năm qua, có thể bạn đã lo sợ đến mức từ bỏ cổ phiếu của mình vào chính giai đoạn cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong lịch sử hiện đại, khi mà những nhà đầu tư đã cố tình phớt lờ quan điểm cho rằng thế giới sắp đến hồi kết thúc, làm cho số vốn của họ tăng lên gấp ba hoặc gấp bốn lần. Hãy nhớ tới điều này khi ai đó can ngăn bạn bỏ tiền vào một khoản đầu tư có lợi bằng cách cố thuyết phục bạn rằng nước Nhật Bản sẽ bị phá sản hay một sự kiện xấu sẽ tấn công Sàn giao dịch chứng khoán New York. “Hồi hộp và sợ hãi làm thị trường bao phủ một bầu không khí nặng nề,” Barron’s đã viết như vậy vào tuần lễ diễn ra cuộc họp của chúng tôi năm 1991, và ngay trước khi thị trường tăng đột biến, khiến chỉ số Dow đạt đến mức kỷ lục. BỨC TRANH LỚN Thật đơn giản để tự nhủ với bản thân rằng: “Tôi nghĩ lần sau tôi sẽ phớt lờ những tin xấu khi thị trường chứng khoán giảm giá và sẽ mua vào một số món hời.” Thế nhưng, vì mỗi một đợt khủng hoảng dường như lại tồi tệ hơn đợt trước, nên việc phớt lờ những tin xấu sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Cách tốt nhất để không phải ở trong tình trạng lo lắng thất bại trong đầu tư cổ phiếu là hãy mua chúng theo một kế hoạch thường xuyên, cố định hàng tháng. Đây chính là cách thức mà rất nhiều người thực hiện trong các kế hoạch nghỉ hưu 401 (k) và tại các câu lạc bộ đầu tư mà tôi đã đề cập trong các phần trước. Không có gì ngạc nhiên khi họ đầu tư hiệu quả hơn so với khi mua vào hay bán ra căn cứ theo đánh giá tình hình thị trường. Nghịch lý của cảm xúc trong đầu tư cổ phiếu là ở chỗ không phải lúc nào con người cũng cảm thấy lạc quan hơn sau khi thị trường tăng lên được 600 điểm và cổ phiếu được định giá quá cao, và cảm thấy tồi tệ hơn khi thị trường giảm 600 điểm và thị trường tràn ngập cổ phiếu giá rẻ. Nếu bạn không tăng vốn đầu tư cổ phiếu đều đặn hàng tháng theo kế hoạch, thì bạn sẽ phải tìm ra một số cách để giữ vững lòng tin của mình. Giữ vững lòng tin và lựa chọn cổ phiếu dường như là hai vấn đề không mấy liên quan. Thế nhưng, thực ra muốn lựa chọn cổ phiếu thành công, bạn phải có khả năng giữ vững lòng tin. Bạn có thể là một chuyên gia hàng đầu thế giới về những bảng cân đối kế toán hay chỉ số P/E, nhưng nếu không có niềm tin vững chắc, bạn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những dòng tít báo đầy bi quan. Bạn có thể đầu tư vào một quỹ tương hỗ hoạt động hiệu quả, nhưng nếu không có niềm tin, bạn sẽ bán chúng đi khi lo sợ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu giá cổ phiếu sụt xuống mức thấp nhất. Vậy đó là thứ niềm tin gì? Niềm tin rằng nước Mỹ sẽ qua được cơn nguy nan, niềm tin rằng người dân sẽ tiếp tục cuộc sống bình thường, và niềm tin rằng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phân chia lợi nhuận cho cổ đông. Niềm tin rằng khi những doanh nghiệp già cỗi mất đi động lực và biến mất, thì những doanh nghiệp mới tràn đầy sức sống như Wal-Mart, Federal Express, và Apple, sẽ nổi lên và tạo dựng chỗ đứng trên thị trường. Niềm tin rằng người dân Mỹ rất chăm chỉ và đầy sáng tạo. Bất kỳ khi nào cảm thấy hồ nghi và thất vọng về tình cảnh hiện tại, tôi đều cố gắng tập trung vào một Bức tranh lớn. Bạn nên nhìn vào Bức tranh lớn nếu muốn giữ vững niềm tin trong suốt quá trình đầu tư cổ phiếu. Bức tranh lớn cho chúng ta thấy trong 70 năm qua, lợi nhuận từ cổ phiếu đạt mức trung bình là 11%/năm, trong khi thu nhập từ hối phiếu, trái phiếu Bộ tài chính và các loại thương phiếu chỉ đạt mức xấp xỉ một nửa con số đó. Mặc dù trong thế kỷ này đã có hàng nghìn lý do khiến thế giới có thể sẽ đến hồi kết thúc, sở hữu cổ phiếu vẫn đem lại mức lợi nhuận gấp đôi so với trái phiếu. Về lâu dài, đầu tư theo chiều hướng của thông tin này sẽ có lợi hơn nhiều so với việc thực hiện theo quan điểm của 200 chuyên gia bình luận và các dịch vụ tư vấn dự đoán thời kỳ suy thoái đang tới gần. Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian 70 năm mà cổ phiếu đã chứng tỏ hiệu quả vượt trội so với bất kỳ công cụ thay thế phổ biến nào, thị trường đã trải qua 40 lần sụt giảm từ 10% trở lên. Trong đó, có tới 13 lần thị trường sụt giảm đến 33%, và đây được coi là những đợt sụt giảm nghiêm trọng, bao gồm cả thời kỳ Đại suy thoái năm 1929-1933. Tôi tin rằng hơn bất kỳ yếu tố riêng lẻ nào, chính ký ức dai dẳng của cuộc Đại khủng hoảng 1929 là lý do khiến hàng triệu nhà đầu tư tiếp tục tránh xa cổ phiếu và quan tâm đến trái phiếu cũng như các tài khoản tiền gửi giao dịch. Sáu mươi năm sau, cuộc Đại suy thoái đó vẫn khiến mọi người thấy sợ hãi cổ phiếu, thậm chí cả những người vào thời kỳ năm 1929 còn chưa ra đời như thế hệ tôi. Nếu đây là một hội chứng tổn thương tinh thần thời kỳ hậu Suy thoái mà chúng ta phải chịu, thì đó quả là một cái giá quá đắt. Tất cả những người vẫn tiếp tục đầu tư vào trái phiếu, tài khoản tiền gửi giao dịch, tài khoản tiết kiệm hoặc thương phiếu để tránh bị ảnh hưởng bởi một đợt Suy thoái khác đều đã bở lỡ cơ hội thu lợi nhuận từ cổ phiếu trong suốt 60 năm và phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng lạm phát, một hậu quả mà trải qua thời gian thậm chí còn gây tổn thất cho tài sản của họ hơn bất cứ thời kỳ sụp đổ nào mà họ từng trải qua. Vì theo sau cuộc khủng hoảng 1929 là một thời kỳ Suy thoái, nên chúng ta thường liên kết hiện tượng sụp đổ thị trường cổ phiếu với hiện tượng sụp đổ nền kinh tế, và tin rằng nó chính là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ kinh tế. Quan niệm sai lầm này vẫn tồn tại trong tâm trí công chúng, ngay cả khi chúng ta biết rằng cuộc khủng hoảng chưa được công bố xảy ra vào năm 1972 cũng gây hậu quả nghiêm trọng không kém cuộc Đại khủng hoảng 1929 (cổ phiếu của những công ty nổi tiếng như Taco Bell cũng giảm từ 15 đô-la xuống còn 1 đô-la), nhưng nó đã không dẫn đến tình trạng sụp đổ kinh tế và cuộc Đại khủng hoảng 1987 cũng vậy. Có thể sẽ có một đợt Đại khủng hoảng khác, nhưng vì tôi không đủ khả năng đưa ra dự đoán cho những sự kiện như vậy − và tất nhiên cả những đồng nghiệp xuất sắc của tôi trong nhóm hội thảo Barron’s cũng thế − thì việc tự vệ trước liệu có ý nghĩa gì? Trong số 39/40 đợt sụt giảm của thị trường cổ phiếu trong lịch sử hiện đại, tôi đã có thể bán tất cả cổ phiếu của mình và sau đó hối tiếc. Ngay cả trong những cuộc Đại khủng hoảng, cuối cùng cổ phiếu cũng sẽ vực dậy được. Hiện tượng cổ phiếu sụt giảm không phải là một sự kiện đáng ngạc nhiên, mà nó mang tính chất định kỳ − cũng chỉ bình thường như thời tiết lạnh giá ở bang Minnesota vậy. Nếu bạn sống ở một nơi khí hậu lạnh, bạn sẽ quen với nhiệt độ thấp, vì thế khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 00C, bạn cũng sẽ không nghĩ là một Kỷ băng hà khác đang bắt đầu. Bạn khoác áo ấm, rắc muối trên đường đi, và tự nhắc nhở mình rằng khi mùa hè đến, nắng ấm sẽ tỏa rạng khắp nơi. Một nhà đầu tư thành công cũng sẽ đối mặt với sự sụt giá cổ phiếu theo cách đó. Bạn biết điều đó sẽ xảy ra, và bạn sẵn sàng vượt qua nó, và khi những cổ phiếu bạn yêu thích bị hạ giá, bạn chớp ngay lấy cơ hội này để mua vào nhiều hơn nữa. Sau thời kỳ Đại khủng hoảng, khi chỉ số trung bình Dow Jones giảm tới 508 điểm chỉ trong một ngày, chính là thời kỳ mà hàng loạt chuyên gia dự đoán là thời kỳ tồi tệ nhất, thế nhưng, như chúng ta đã thấy, việc chỉ số Dow giảm tới 1.000 điểm (giảm tới 33% so với tháng 8) đã không dẫn đến tình trạng như nhiều người dự tính. Dù khốc liệt nhưng đây là đợt suy thoái có tính chất thông thường, là đợt suy thoái cuối cùng trong chuỗi 13 đợt sụt giảm tới 33% trong thế kỷ này. Đợt sụt giảm 10% tiếp theo, một hiện tượng có thể đã xảy ra kể từ khi tôi viết cuốn sách này, sẽ là đợt sụt giảm thứ 41 trong lịch sử hiện đại, hoặc, sẽ là lần sụt giảm thứ 14 nếu cổ phiếu lại giảm 33%. Trong báo cáo thường niên của Magellan, tôi thường nhắc lại với các cổ đông rằng những đợt thị trường sụt giảm như vậy là điều không thể tránh khỏi. Câu chuyện về 40 lần sụt giảm của thị trường cổ phiếu vẫn tiếp tục là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong suốt những thời kỳ ảm đạm khi bạn và tôi lại có một cơ hội khác trong một chuỗi các cơ hội để mua cổ phiếu của các công ty lớn với mức giá cực rẻ. Chương 3 Khám phá thế giới quỹ tương hỗ M ọi người từng cho rằng quỹ tương hỗ giúp bạn không còn đau đầu khi đầu tư − không còn phải lo lắng xem nên lựa chọn loại cổ phiếu nào. Nhưng quan điểm này giờ đây không còn đúng nữa. Ngày nay, bạn phải lo lắng về việc lựa chọn quỹ tương hỗ nào. Theo thống kê, hiện có tới 3.565 quỹ tương hỗ trên thị trường Mỹ: 1.266 quỹ chứng khoán, 1.457 quỹ trái phiếu và thu nhập, 566 quỹ thị trường tiền tệ chịu thuế, và 276 quỹ trái phiếu đô thị ngắn hạn. Trong khi vào năm 1976 chỉ có 452 các quỹ kiểu này (trong đó, quỹ chứng khoán là 278). Hoạt động thành lập quỹ thú vị này dường như không có dấu hiệu dừng lại. Chúng ta có quỹ quốc gia và quỹ khu vực, quỹ bảo hiểm và quỹ chuyên ngành, quỹ giá trị và quỹ tăng trưởng, quỹ đơn thuần và quỹ lai, quỹ đối lập, quỹ chỉ số và kể cả quỹ của các quỹ. Không bao lâu nữa, chúng ta sẽ thấy có cả quỹ độc tài, quỹ của những quốc gia không sử dụng nguyên âm, quỹ của quỹ. Mới đây, chúng ta đã có một mốc quan trọng trong lịch sử lập quỹ: số quỹ hiện tại vượt quá các cổ phiếu cá nhân được giao dịch trên cả sàn chứng khoán Mỹ và New York. Đáng chú ý hơn nữa là thực chất 328 trong số những cổ phiếu cá nhân này chính là các quỹ trá hình. Vậy làm thế nào chúng ta có thể phân loại cả một rừng quỹ như vậy? TẠO LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ Cách đây hai năm, chúng tôi được mời đến hỗ trợ một tổ chức phi lợi nhuận cơ cấu lại danh mục đầu tư. Cũng như hầu hết các tổ chức phi lợi nhuận khác, tổ chức này luôn ở trong tình trạng thiếu vốn. Đã nhiều năm nay, hoạt động đầu tư của tổ chức chỉ do một giám đốc xử lý. Vị giám đốc này đã thực hiện biện pháp mà hầu hết các nhà đầu tư khác đều làm, đó là đầu tư vào cả trái phiếu và cổ phiếu. Những vấn đề mà chúng tôi gặp phải khi tư vấn cách thức phân bổ lại nguồn vốn cho tổ chức này cũng là những khó khăn mà một người bình thường mắc phải khi thực hiện những tính toán tương tự. Trước tiên, chúng ta phải xác định xem có nên cơ cấu lại danh mục đầu tư chứng khoán và trái phiếu hiện tại không. Đây là một bài tập thú vị. Không có quyết định đầu tư nào có ảnh hưởng đến giá trị ròng tương lai của một gia đình hơn quyết định lựa chọn giữa tăng trưởng – thu nhập được đưa ra từ ban đầu. Trong danh mục đầu tư của gia đình mình, tôi cần thiên về trái phiếu một chút, bởi vì hiện nay tôi phải dựa vào thu nhập từ đầu tư để bù đắp cho tình trạng không có lương. Nhưng tôi vẫn đầu tư rất nhiều vào cổ phiếu. Hầu hết mọi người đều coi trọng thu nhập, mà xem thường tăng trưởng. Ngày nay, điều này ngày càng trở nên phổ biến. Năm 1980, 69% số vốn đầu tư vào các quỹ tương hỗ đều được chuyển vào các quỹ cổ phiếu. Đến năm 1990, con số này là 43%. Nhưng hiện nay, xấp xỉ 75% số vốn trong các quỹ tương hỗ được dùng để đầu tư vào trái phiếu và các quỹ thị trường tiền tệ. Việc trái phiếu ngày càng trở nên phổ biến đem lại nhiều thuận lợi cho chính phủ, chính phủ phải bán rất nhiều trái phiếu để chi trả những khoản nợ của quốc gia. Nhưng trái phiếu không mang lại nhiều may mắn cho người nắm giữ nó, những người lẽ ra nên đầu tư vào cổ phiếu. Như tôi hy vọng đã thuyết phục các bạn trong phần giới thiệu, cổ phiếu là người bạn hào phóng hơn nhiều so với trái phiếu, hơn 70 năm qua cổ phiếu đã mang lại cho chủ sở hữu 10,3% lợi nhuận hàng năm so với 4.8% cho tín phiếu dài hạn của Chính phủ. Lý do cổ phiếu có hiệu quả hơn trái phiếu khá rõ ràng. Vì các công ty ngày càng lớn mạnh và thu được lợi nhuận cao hơn, các cổ đông của họ cũng được chia sẻ phần lợi nhuận cao hơn. Tỷ lệ cổ tức cũng được tăng lên. Cổ tức là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của nhiều loại cổ phiếu mà bạn sẽ ít khi bị mắc sai lầm bằng cách đầu tư toàn bộ một danh mục vào các công ty tăng cổ tức của mình trong vòng 10 hoặc 20 năm liên tiếp. Trong cuốn sách Handbook of Dividend Achievers (Cẩm nang của những người hùng cổ tức), tác giả Moody đã liệt kê những công ty như thế. Nhờ cuốn sách mà tôi biết có 134 công ty có thành tích kỷ lục liên tục tăng cổ tức vòng 20 năm, 362 công ty tăng liên tục trong 10 năm. Và đây là cách đơn giản nhất để thành công trên Phố Wall: Hãy mua cổ phiếu của các công ty có tên trong danh sách liệt kê của Moody và nắm giữ chúng chừng nào các công ty này vẫn có tên trong danh sách đó. Quỹ tương hỗ do Putnam điều hành, Putnam Dividend Growth, cũng trung thành với chiến lược theo đuổi cổ phiếu này. Trong khi các công ty thường trả cho cổ đông với tỷ lệ cổ tức ngày càng tăng, thì trong lịch sử tài chính Mỹ, tính từ thời Tập đoàn dược phẩm Medicis, không có công ty nào trả cho người nắm giữ trái phiếu bằng cách nâng tỷ lệ lãi suất trái phiếu. Người nắm giữ trái phiếu không được tham dự các cuộc họp thường niên để xem trình chiếu báo cáo, không được giải đáp những thắc mắc, và cũng không được nhận thêm tiền thưởng cho dù công ty phát hành trái phiếu kinh doanh có lãi trong năm đó. Điều mà người mua trái phiếu có thể mong đợi nhất chỉ là lấy lại được phần vốn của mình, sau khi giá trị của những đồng tiền ấy đã bị giảm do lạm phát. Một lý do khiến trái phiếu trở nên thông dụng là do những người lớn tuổi nắm giữ một phần lớn lượng tiền của đất nước, và họ lại có xu hướng trông chờ vào tiền lãi. Những người trẻ tuổi có khả năng kiếm tiền thì thường mua tất cả cổ phiếu để tích luỹ tài sản của mình cho đến khi họ về già và phải sống nhờ lãi suất tiền gửi. Song, quan niệm phổ biến này – cổ phiếu dành cho thanh niên, trái phiếu dành cho người già – đang dần trở nên lỗi thời. Tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Ngày nay, một người 62 tuổi sẽ mong muốn có thể sống lâu đến 82 tuổi; thêm 20 năm chi tiêu nữa, thêm 20 năm lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền họ có. Những người già trước đây thường cho rằng họ có thể vui vẻ về hưu nhờ trái phiếu và các loại thương phiếu, giờ cũng đang nhìn thấy mặt trái của chúng. Với số hóa đơn phải trả của 20 năm sắp tới, họ cần phải chuyển một phần thu nhập vào các danh mục đầu tư nhằm duy trì mức sống của mình. Với tỷ lệ lãi suất thấp, ngay cả những người có danh mục đầu tư lớn cũng đang gặp khó khăn khi sống nhờ tiền lãi. Điều này làm nảy sinh một tình huống là làm thế nào những người già tồn tại được với mức lãi suất 3,5% của các thương phiếu của mình?” Hãy xem xét điều gì xảy đến với một cặp vợ chồng nghỉ hưu có tổng số tiền thực tế là 500.000 đô-la đầu tư vào trái phiếu và thương phiếu ngắn hạn. Nếu lãi suất giảm, họ phải quay vòng số thương phiếu của mình ở mức lãi suất thấp hơn nhiều và thu nhập của họ cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu tỷ lệ lãi suất tăng, tiền lãi của họ cũng tăng, nhưng mặt khác lạm phát cũng tăng. Nếu họ đầu tư toàn bộ số tiền 500.000 đô-la vào trái phiếu dài hạn với lãi suất là 7%, họ sẽ nhận được mức thu nhập đều đặn là 35.000 đô-la. Nhưng với trường hợp lạm phát 5%, sức mua của số tiền 35.000 đô-la này sẽ bị giảm một nửa trong vòng 10 năm, và giảm 2/3 trong vòng 15 năm. Vì vậy, tại thời điểm nào đó trong quãng đời về hưu của mình, cặp vợ chồng này có thể sẽ buộc phải hủy bỏ một số chuyến du lịch mà họ muốn đi, hoặc có thể phải tiêu lạm vào một phần vốn của mình, một yếu tố làm giảm thu nhập tương lai của họ cũng như bất kỳ tài sản thừa kế nào mà họ dự định để lại cho con cháu. Ngoại trừ đối với những người thật sự giàu có, một cuộc sống tốt đẹp không thể được duy trì lâu dài nếu không có cổ phiếu. Rõ ràng là việc bạn đầu tư bao nhiêu vốn vào cổ phiếu còn phụ thuộc vào việc bạn có khả năng đầu tư đến đâu và bạn cần đầu tư số vốn này nhanh như thế nào. Vậy nên, lời khuyên của tôi là hãy tăng tối đa số vốn đầu tư cho cổ phiếu trong khả năng có thể của bạn. Trước khi quyết định cơ cấu lại danh mục đầu tư, tổ chức phi chính phủ mà tôi nhận lời hỗ trợ có tỷ lệ đầu tư cho cổ phiếu là 50% và 50% còn lại cho trái phiếu. Đầu tư trái phiếu (đầu tư cho các loại có kỳ hạn từ năm đến sáu năm) khi đó sinh lợi 9%, còn cổ phiếu đem lại 3% cổ tức, như vậy kết hợp lại danh mục đầu tư sẽ có mức thu nhập là 6%. Thông thường, trái phiếu được giữ đến thời hạn thanh toán và được trang trải hết cho số vốn bỏ ra ban đầu, vì thế không có tiềm năng tăng trưởng nào cho phần đầu tư này của quỹ. Còn phần đầu tư vào cổ phiếu sẽ có khả năng tăng 8% giá trị một năm. (Xét trên phương diện lịch sử, cổ phiếu đem lại mức thu nhập 11%, trong đó 3% là cổ tức, còn 8% trong đó là nhờ giá cổ phiếu tăng. Tất nhiên, nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu tăng là các công ty tiếp tục tăng mức cổ tức của mình, nhờ đó làm giá trị cổ phiếu càng tăng lên). Với 50% số vốn được đầu tư vào cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng 8%, còn 50% số vốn được đầu tư vào trái phiếu, là khoản đầu tư hoàn toàn không tăng giá trị, ta có danh mục đầu tư kết hợp đạt tỷ lệ tăng trưởng là 4% − một tỷ lệ chỉ vừa đủ để chống chọi với tình trạng lạm phát. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi cơ cấu đầu tư này? Bằng cách sở hữu nhiều cổ phiếu hơn trái phiếu, tổ chức có thể sẽ phải hy sinh một phần thu nhập hiện tại trong vài năm đầu. Tuy nhiên, sự hy sinh trong ngắn hạn này sẽ được đền đáp bằng sự gia tăng giá trị cổ phiếu dài hạn, cũng như cổ tức từ những cổ phiếu đó. Những điều bạn thu được nhờ sự gia tăng của giá trị cổ phiếu và giảm bớt thu nhập từ việc điều chỉnh tỷ lệ giữa trái phiếu và cổ phiếu trong một danh mục đầu tư được trình bày trong Bảng 3-1. Bảng 3-1 Các giá trị tương quan giữa cổ phiếu và trái phiếu Giá trị trái phiếu tại thời điểm cuối năm (đô-la) Thu nhập từ trái phiếu(đô la) Giá trị cổ phiếu tại thời điểm cuối năm Thu nhập từ cổ phiếu (đô la) Tổng thu nhập (đô la) Tiền vốn tại thời điểm cuối năm (đô la) Trường hợp A: đầu tư 100% vào trái phiếu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 10 Năm thứ 20 Tổng giá trị sau 20 năm 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 700 700 700 700 1400 - - - - - - - - - - 700 700 700 700 1400 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 * Trường hợp B: 50% vào trái phiếu, 50% vào cổ phiếu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 10 Năm thứ 20 Tổng giá trị 5.000 5.200 7.117 10.534 10.534 350 364 498 737 10.422 5.400 5.616 7.686 11.377 11.377 150 162 300 647 6.864 500 526 798 1.384 17.286 10.400 10.816 14.803 21.911 21.911 sau 20 năm Trường hợp C: đầu tư 100% cho cổ phiếu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 10 Năm thứ 20 Tổng giá trị sau 20 năm - - - - - - - - - - 10.800 11.664 21.589 46.610 46.610 300 324 600 1.295 13.729 300 324 600 1.295 13.729 10.800 11.664 21.589 46.610 46.610 * Để duy trì tỷ lệ 50/50, danh mục đầu tư phải được định kỳ “cân đối lại” − nghĩa là, phải bổ sung vốn cho phần trái phiếu để bù đắp cho thu nhập từ cổ phiếu. Cả ba trường hợp đưa ra trong bảng phân tích đều có tổng giá trị đầu tư là 10.000 đô-la. Chúng tôi giả định rằng trái phiếu đang tạo ra mức lợi tức 7% và cổ phiếu tạo ra mức cổ tức 3%, và tăng giá trị ở mức 8%/năm. Trường hợp A, toàn bộ số vốn 10.000 đô-la được đầu tư vào trái phiếu. Sau 20 năm, người sở hữu số vốn này sẽ thu được 14.000 đô-la thu nhập lãi tiền lãi, và thu hồi khoản vốn gốc 10.000 đô-la. Trường hợp B, khoản vốn 10.000 đô-la được chia theo tỷ lệ 50/50 cho cổ phiếu và trái phiếu. Kết quả sau 20 năm, nhà đầu tư này sẽ thu được 10.422 đô-la lãi trái phiếu, cộng với khoản thu nhập 6.864 đô-la từ thu nhập cổ tức của chứng khoán, và kết thúc với một danh mục đầu tư trị giá 21.911 đô-la. Trường hợp C, toàn bộ số vốn 10.000 đô-la được đầu tư vào cổ phiếu. Trong trường hợp này, người sở hữu thu được 13.729 đô-la từ cổ tức và kết thúc với một danh mục đầu tư trị giá 46.610 đô-la. Cổ tức tăng liên tục, vì vậy danh mục đầu tư cổ phiếu sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với khoản lợi tức cố định từ danh mục trái phiếu. Đó chính là lý do vì sao sau 20 năm, trong trường hợp B, thực chất khoản thu nhập mà bạn nhận được chỉ nhiều hơn 3.286 đô-la so với trường hợp A, còn trong trường hợp C thì bạn chỉ mất 271 đô-la trong thu nhập để có được toàn bộ lợi nhuận của tất cả giá trị tăng lên từ việc đầu tư toàn bộ vốn vào cổ phiếu. Nếu phân tích kỹ hơn một chút, bạn sẽ nhận thấy về mặt lý thuyết, sẽ là vô nghĩa khi đầu tư vào trái phiếu, thậm chí ngay cả khi bạn thật sự cần có thu nhập. Kết luận cơ bản này được rút ra từ hàng loạt số liệu phân tích mà tôi sẽ trình bày trong Bảng 3-2. Bảng 3-2 Chiến lược đầu tư 100% cho cổ phiếu Bắt đầu với mức cổ tức 3% từ cổ phiếu; giả định tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức và giá cổ phiếu là 8%; mức chi tiêu tối thiểu là 7.000 đô-la Năm 100% cổ phiếu tại thời điểm đầu năm (đô-la) Thu nhập cổ tức(đô la) Cổ phiếu tại thời điểm cuối năm(đô la) Chi tiêu (đô-la) Cuối năm (đô-la) 1 10.000 3.000 108.000 7.000 104.000 2 104.000 3.120 112.320 7.000 108.440 3 108.440 3.250 117.200 7.000 113.370 4 113.370 3.400 122.440 7.000 118.840 5 118.840 3.570 128.350 7.000 124.910 6 124.910 3.750 134.900 7.000 131.650 7 131.650 3.950 142.180 7.000 139.130 8 139.130 4.170 150.260 7.000 147.440 9 147.440 4.420 159.230 7.000 156.660 10 156.660 4.700 169.190 7.000 166.890 Tổng (1- 10) 37.330 70.000 166.890 11 166.890 5.010 180.240 7.000 178.250 12 178.250 5.350 192.510 7.000 190.850 13 190.850 5.730 206.120 7.000 204.850 14 204.850 6.150 221.230 7.000 220.380 15 220.380 6.610 238.010 7.000 237.620 16 237.620 7.130 256.630 7.130 256.630 17 256.630 7.700 277.160 7.700 227.160 18 227.160 9.310 299.330 8.310 290.330 19 290.330 8.980 323.280 9.890 323.280 20 323.280 9.700 349.140 9.700 349.140 Tổng (11- 20) 70.660 76.820 349.140 Tổng (1- 20) 107.990 146.820 349.140 Giả định rằng bạn có 100.000 đô-la để đầu tư, và đã xác định mình cần có khoản thu nhập 7.000 đô-la để duy trì mức sống hiện tại. Lời khuyên thông thường dành cho những người cần có thu nhập là mua trái phiếu. Nhưng thay vì như thế, bạn hãy chuyển sang một kế hoạch mới cuồng nhiệt và say mê và đầu tư khoản 100.000 đô-la đó cho cổ phiếu có mức cổ tức là 3%. Trong năm đầu tiên, tỷ lệ cổ tức 3% sẽ giúp tài khoản của bạn có được 3.000 đô-la. Tuy nhiên, khoản thu nhập này vẫn chưa đủ. Vậy làm thế nào bù đắp cho phần thiếu hụt? Bạn phải bán một phần cổ phiếu trị giá 4.000 đô la. Nếu giá cổ phiếu của bạn tăng với mức thông thường là 8% thì danh mục đầu tư của bạn sẽ có giá trị là 108.000 đô-la tại thời điểm cuối năm, vậy số tiền 4.000 đô-la sẽ mang lại cho bạn 104.000 đô-la. Trong năm thứ hai, thu nhập cổ tức từ danh mục đầu tư này tăng lên 3.120 đô-la, vì vậy bạn chỉ cần bán một khối lượng cổ phiếu trị giá 3.880 đô la. Sau đó, cứ mỗi năm, lượng vốn đầu tư của bạn sẽ ít dần đi, còn mức cổ tức nhận được lại ngày càng tăng, cho đến năm thứ 16, khi thu nhập từ danh mục đầu tư này đạt trên 7.000 đô-la chỉ riêng từ cổ tức. Lúc này, bạn có thể duy trì mức sống của mình mà không phải bán bất kỳ một cổ phần nào. Đến cuối năm thứ 20, số vốn ban đầu 100.000 đô-la của bạn đã tăng lên thành 349.140 đô-la, và bạn gần như trở nên giàu có gấp bốn lần so với thời điểm bắt đầu đầu tư. Sau cùng thì chúng tôi cũng giải quyết được lý do cuối cùng khiến trái phiếu được ưa chuộng hơn cổ phiếu − đó là bạn không thể chấp nhận bị giảm thu nhập. Nhưng trong trường hợp này, một lần nữa, nhân tố đáng lo ngại lại phát huy vai trò của nó. Giá cổ phiếu không tăng theo mức tiêu chuẩn thông thường là 8%/năm. Thậm chí, có nhiều năm chúng còn sụt giảm. Những người nắm giữ cổ phiếu như một thứ công cụ thay thế cho trái phiếu không chỉ phải vượt qua những thời kỳ khó khăn định kỳ này, mà còn phải sẵn sàng bán cổ phiếu, đôi khi với một mức giá rất thấp, khi họ phải bổ sung thêm vốn cho cổ tức của mình. Trong những năm đầu thì đây là một việc làm đặc biệt khó khăn, khi mà sự sụt giảm cổ phiếu có thể khiến giá trị danh mục đầu tư giảm xuống dưới mức giá mà bạn đã mua chúng. Mọi người tiếp tục lo lắng rằng vào thời điểm họ tham gia thị trường cổ phiếu, một cuộc Đại khủng hoảng khác sẽ làm họ mất sạch vốn, là thứ mà họ không thể để mất. Đây chính là mối lo ngại khiến bạn tiếp tục đầu tư vào trái phiếu, kể cả sau khi đã nghiên cứu Bảng 3-1 và Bảng 3-2 và đã tin chắc về khả năng đầu tư toàn bộ vốn liếng của mình cho cổ phiếu trong dài hạn. Vậy chúng ta hãy giả định là ngay sau ngày bạn mua toàn bộ cổ phiếu của mình, thị trường sụt giảm nghiêm trọng và chỉ sau một đêm, danh mục đầu tư của bạn bị lỗ tới 25%. Bạn tự trách cứ mình đã để mất cả số vốn tiết kiệm của gia đình vì tham gia một trò đánh bạc, thế những, chỉ cần bạn không bán chúng đi, bạn vẫn có lời hơn nhiều so với việc mua trái phiếu. Số liệu tính toán của chúng tôi cho thấy sau 20 năm, danh mục đầu tư của bạn sẽ là 185.350 đô-la, nghĩa là gần gấp đôi giá trị 100.000 đô-la mà trước đây bạn đầu tư vào trái phiếu. TRÁI PHIẾU VÀ QUỸ TRÁI PHIẾU Khi cơ cấu tổng tài sản đã được quyết định, bước tiếp theo là tính toán tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu như thế nào. Những người ngủ ngon vì mua trái phiếu chứ không mua cổ phiếu, sẽ rất dễ bị thức tỉnh đột ngột. Một trái phiếu Bộ tài chính kỳ hạn 30 năm với mức lãi suất 8% chỉ an toàn khi trong 30 năm đó, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế thấp. Nếu lạm phát lại ở mức hai con số, giá trị bán lại của một trái phiếu có lãi suất 8% sẽ bị giảm từ 20 đến 30%, hoặc thậm chí nhiều hơn. Trong trường hợp này, nếu bán trái phiếu đó, bạn sẽ bị thua lỗ. Còn nếu bạn cố nắm giữ nó cho đến hết kỳ hạn 30 năm, chắc chắn bạn sẽ lấy lại được tiền, nhưng số tiền đó (phần vốn) chỉ trị giá bằng một phần nhỏ giá trị hiện tại của nó. Không giống thẻ bóng chày hay thẻ mua rượu, giá trị của tiền giảm theo thời gian. Ví dụ, đồng đô-la vào thời điểm năm 1992 chỉ có giá trị bằng một phần ba so với đồng đô-la vào thời kỳ năm 1962. (Một điểm thú vị đáng lưu ý là hiện nay, quỹ thị trường tiền tệ kém phát triển chưa hẳn đã là một thảm họa như nhiều người nghĩ. Với tỷ lệ lạm phát 2,5% và thị trường tiền tệ trả mức 3,5%, ít nhất bạn cũng có được 1% trong trò chơi này. Nếu lãi suất tăng thì lợi nhuận từ thị trường tiền tệ cũng tăng. Tôi không có ý nói rằng bạn có thể sống dựa vào mức lợi nhuận 3,5%, nhưng trong thị trường tiền tệ, ít nhất bạn cũng không phải chịu rủi ro bị mất vốn. Các quỹ thị trường tiền tệ có mức phí thấp do một số nhà đầu tư cung cấp hiện nay khiến sản phẩm này trở nên hấp dẫn hơn. Và vì lãi suất thấp thường không có xu hướng kéo dài vĩnh viễn, đầu tư vào loại quỹ này còn an toàn hơn nhiều so với đầu tư vào trái phiếu dài hạn). Một lập luận sai lầm khác về trái phiếu là quan điểm cho rằng mua trái phiếu của một quỹ nào đó sẽ an toàn hơn. Lập luận này đúng nếu bạn đang nói về trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu có giá trị thấp, bởi vì quỹ có thể giúp hạn chế rủi ro bị thiếu nợ bằng cách đầu tư vào nhiều đợt trái phiếu khác nhau. Tuy nhiên, quỹ trái phiếu lại không bảo đảm cho bạn trước rủi ro lãi suất tăng cao, đặc biệt trong đó, rủi ro lớn nhất là sở hữu một loại giấy cam kết trả nợ dài hạn. Khi lãi suất tăng cao, quỹ trái phiếu nhanh chóng bị mất giá trị giống như trái phiếu cá nhân có cùng kỳ hạn. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách đầu tư vào một quỹ trái phiếu có lãi suất cao, hoặc vào một quỹ hỗn hợp có cả tín phiếu doanh nghiệp và chính phủ, vì như vậy bạn có thể có được mức lợi nhuận tổng thể cao hơn là chỉ đầu tư vào trái phiếu. Điều mà tôi không thể lý giải là vì sao tất cả mọi người đều muốn đầu tư toàn bộ vốn vào một quỹ trái phiếu chính phủ trung hoặc dài hạn. Rất nhiều người đầu tư theo hình thức này. Hiện nay, có tới trên 100 tỷ đô-la được đầu tư các quỹ trái phiếu chính phủ. Bất kỳ ai mua trái phiếu chính phủ trung hạn và dành 0,75% chi phí hàng năm cho việc trả lương, phí kế toán, chi phí lập báo cáo,... có thể chỉ cần mua loại trái phiếu Bộ tài chính kỳ hạn bảy năm mà không phải chi trả một khoản phí nào và được hưởng lợi tức cao hơn. Bạn có thể mua trái phiếu Bộ tài chính và hối phiếu thông qua một người môi giới, hoặc mua trực tiếp từ ngân hàng Dự trữ liên bang, và không mất khoản phí hoa hồng nào. Bạn có thể mua một loại phiếu khoán kỳ hạn 3 năm, hoặc hối phiếu Bộ tài chính với mức giá 5.000 đô-la, và một trái phiếu Bộ tài chính kỳ hạn 10 hoặc 30 năm với mức giá 1.000 đô-la. Lãi trên hối phiếu Bộ tài chính được thanh toán toàn bộ trước, còn lãi trên trái phiếu được tự động gửi vào tài khoản môi giới hoặc tài khoản ngân hàng của bạn. Không có gì là quá khó hiểu. Những người thích mua trái phiếu chính phủ thường lập luận rằng các chuyên gia quản lý có thể giúp họ có được mức lợi nhuận cao hơn thông qua những giao dịch mua, bán và tự bảo hiểm rủi ro tiến hành vào thời điểm thích hợp. Rõ ràng là trường hợp này ít khi xảy ra. Một nghiên cứu do công ty kinh doanh trái phiếu Gabriele, Hueglin & Cashman ở New York thực hiện, kết luận rằng trong một kỳ hạn sáu năm, từ 1980 đến 1986, trái phiếu cá nhân luôn có mức lợi nhuận cao hơn quỹ trái phiếu, có năm đạt mức cao hơn 2%/năm. Hơn thế nữa, thời gian nắm giữ quỹ càng lâu thì lãi từ quỹ trái phiếu càng kém hơn so với trái phiếu. Lợi nhuận thu được từ việc quản lý chuyên nghiệp lại thấp hơn so với chi phí mà họ phải trích từ quỹ để “nuôi” các chuyên gia. Gần đây, nhóm tác giả này vẫn tiếp tục cho rằng quỹ trái phiếu cố gắng tối đa hóa lợi nhuận hiện tại bằng tổng doanh thu đạt được sau này. Tôi không đưa ra được bằng chứng riêng nào để xác nhận hay bác bỏ kết luận của họ, nhưng tôi biết rất rõ rằng người sở hữu một trái phiếu kỳ hạn 7 năm ít nhất có thể tự tin sẽ lấy lại được vốn của mình khi đáo hạn, ngược lại, người đầu tư qua quỹ trái phiếu trung hạn không được đảm bảo về điều đó. Mức giá mà nhà đầu tư này có được vào thời điểm bán quỹ của mình sẽ phụ thuộc vào thị trường trái phiếu. Một khía cạnh khó hiểu khác của quỹ trái phiếu đó là có nhiều người sẵn sàng trả khoản phí trước doanh thu để tham gia các quỹ chính phủ và các loại quỹ gọi là Ginnie Mae. Sẽ là hữu ích nếu bạn trả phí bán cho một quỹ cổ phiếu thường xuyên chiến thắng thị trường − bạn sẽ thu lại chúng và một phần kết quả kinh doanh của quỹ. Nhưng vì các trái phiếu Bộ tài chính hay chứng chỉ Ginnie Mae đều tương tự nhau, nên nhà quản lý của một trong các loại quỹ này khó có thể làm điều gì đó để nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, hiệu quả của các quỹ trái phiếu không phí bán và quỹ có phí bán hầu như là ngang nhau. Điều này dẫn Quy tắc 5 của Peter: Trả tiền để Mã Hữu Hữu(5) mở đài là một việc làm vô nghĩa Để quản lý lượng trái phiếu trong danh mục đầu tư cho tổ chức phi lợi nhuận, chúng tôi đã thuê bảy người − hai trong số đó là chuyên gia quản lý trái phiếu truyền thống để đầu tư một khối lượng vốn lớn, ba người là chuyên gia quản lý trái phiếu chuyển đổi, và hai người là chuyên gia quản lý trái phiếu lãi suất cao. Trái phiếu tính đầu cơ cao có thể sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận nếu bạn mua đúng loại trái phiếu hợp lý, nhưng chúng tôi cũng không muốn đánh cược cả gia sản của mình vào nó. CỔ PHIẾU VÀ QUỸ CỔ PHIẾU Xét về khía cạnh nào đó, quỹ cổ phiếu không khác so với cổ phiếu. Cách duy nhất để thu lời từ quỹ chứng khoán là phải liên tục sở hữu nó. Đây là một việc đòi hỏi phải có ý chí mạnh mẽ. Với những người hay lo sợ thì đầu tư vào quỹ cổ phiếu cũng không phải là một giải pháp tốt. Việc ngay cả những quỹ hoạt động hiệu quả nhất cũng bị sụt giảm hơn cả những cổ phiếu trung bình trong thời kỳ suy thoái rất phổ biến. Khi còn quản lý quỹ Magellan, trong chín đợt cổ phiếu trung bình bị giảm 10% về giá trị, quỹ chúng tôi rơi vào tình trạng lún sâu hơn so với thị trường và chỉ tăng cao hơn thị trường trong thời kỳ phục hồi kinh tế. Để thu được lợi ích từ sự phục hồi này, bạn phải tiếp tục đầu tư. Trong thư gửi các cổ đông, tôi đã cảnh báo về nguy cơ Magellan có thể sẽ bị cuốn sâu hơn vào khủng hoảng. Bởi vì tôi cho rằng nếu con người được chuẩn bị sẵn sàng cho điều gì đó, khi nó xảy ra họ có thể bị bối rối nhưng không đánh mất nhuệ khí. Tôi, hầu hết mọi người đều giữ được bình tĩnh và tiếp tục nắm giữ cổ phần của mình. Nhưng một số thì không. Lời cảnh báo của Warren Buffett rằng người nào không chịu đựng nổi khi chứng kiến giá trị cổ phiếu của mình bị giảm tới 50% thì không nên đầu tư vào cổ phiếu, cũng được áp dụng với trường hợp đầu tư vào quỹ cổ phiếu. Những người không chịu đựng được khi thấy giá trị quỹ tương hỗ của mình giảm từ 20-30% thì chắc chắn cũng không nên đầu tư vào các loại quỹ tăng trưởng hoặc quỹ cổ phần nói chung. Họ có thể lựa chọn một quỹ cân bằng có cả cổ phiếu và trái phiếu, hay một quỹ phân bổ tài sản − bất kỳ quỹ nào mà họ không phải chịu nhiều rủi ro như khi đầu tư vào quỹ cổ phiếu tăng trưởng. Tất nhiên, lợi nhuận cuối cùng thu được cũng sẽ thấp hơn. Từ sự phân loại của 1.127 quỹ cổ phần trên thị trường ngày nay, khiến chúng đi đến Quy tắc 6 của Peter: Chừng nào bạn còn lựa chọn quỹ cổ phiếu, bạn vẫn có thể lựa chọn được một quỹ tốt. Nói thì dễ, làm mới khó. Trong thập kỷ vừa qua, năm nào cũng vậy, có tới 75% số quỹ cổ phần bị sụt giảm xuống dưới mức trung bình, cũng như không vượt trội hơn so với bất kỳ rổ cổ phiếu ngẫu nhiên nào trong cơ cấu chỉ số thị trường. Thực tế là, chỉ cần theo kịp được thị trường, một nhà quản lý quỹ cũng đã có thể được xếp vào nhóm 1/4 số người đứng đầu của tất cả các quỹ. Có một nghịch lý là rất nhiều quỹ có vốn đầu tư vào những cổ phiếu hình thành nên chỉ số bình quân lại kém hiệu quả so với chính bản thân các chỉ số bình quân đó. Dường như thật phi logic khi hầu hết các nhà quản lý quỹ thậm chí không đạt được kết quả trung bình, nhưng đó là sự thực − năm 1990 là năm thứ tám thành tích của các quỹ cổ phiếu thấp hơn chỉ số S&P 500 phổ biến. Người ta vẫn chưa xác định được tất cả các nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này. Có một lý thuyết cho rằng các nhà quản lý quỹ nhìn chung là những người chơi cổ phiếu thất bại và có lẽ họ đã làm ăn khá khẩm hơn nếu xếp xó chiếc máy tính của mình và chọn cổ phiếu bằng cách ném phi tiêu vào các trang tài chính. Một lý thuyết khác cho rằng bản năng bầy đàn trên Phố Wall đã tạo ra nhiều người “theo đuôi” đến mức các nhà quản lý quỹ chỉ làm ra vẻ theo đuổi sự xuất sắc, trong khi thực chất họ chính là những người lập mục ngấm ngầm mà mục đích sống chỉ là làm thế nào theo kịp các chỉ số bình quân thị trường. Giả thuyết thứ ba và cũng là một giả thuyết có phần bao dung hơn cho rằng các cổ phiếu cấu thành nên những chỉ số bình quân − đặc biệt là chỉ số S&P 500 − thường đại diện cho những công ty lớn hoạt động xuất sắc trong những năm trước đó. Trong thập niên 1980, chiến thắng thị trường là một việc khó khăn hơn so với trong thập niên 1970. Trong thập niên 1980, có sự mua lại hàng loạt công ty thuộc các chỉ số S&P, khiến giá cổ phiếu trong chỉ số này tăng lên. Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Mỹ, và họ thích mua cổ phiếu của những công ty lớn danh tiếng. Nhân tố này cũng góp phần thúc đẩy xu hướng tăng lên. Mặt khác, trong thập niên 1970, cổ phiếu của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong số này (Polaroid, Avon, Products, Xerox, các công ty trong lĩnh vực sắt thép, chế tạo ô tô) bị sụt giá do hoạt động yếu kém của bản thân các công ty đó. Những công ty lớn tăng trưởng vững bền như Merck tiếp tục thịnh vượng, nhưng giá cổ phiếu của chúng lại quá cao. Một nhà quản lý quỹ không mua những cổ phiếu lớn này, sau đó sẽ có lợi thế rất lớn. Giả thuyết thứ tư đó là sự phổ biến của các quỹ chỉ số đã tạo ra hiệu ứng sự tiên đoán tự trở thành hiện thực(6). Khi càng nhiều tổ chức lớn đầu tư vào các sàn giao dịch thì thị trường cổ phiếu càng được rót nhiều vốn hơn, làm cho giá cổ phiếu tăng lên, kết quả là các quỹ chỉ số thu được kết quả tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Vậy thì bạn có nên dừng việc lựa chọn một quỹ tương hỗ được quản lý trong số hàng trăm quỹ tương hỗ trên thị trường, đầu tư vào một hoặc một số quỹ chỉ số hay không? Tôi đã thảo luận về vấn đề này với Michael Lipper, chuyên gia số một trong lĩnh vực quỹ tương hỗ. Ông cung cấp Bảng số liệu 3-3 dưới đây. Bảng số liệu này so sánh thành tích của một nhóm gồm nhiều quỹ được quản lý, gọi là các Quỹ cổ phần chung, với chỉ số tái đầu tư S&P 500, trừ đi lệ phí rất nhỏ chi cho các nhà môi giới chứng khoán. Biểu đồ của Lipper minh họa cho những gì mà chúng tôi đã nói, đó là trong suốt thập niên gần đây, các quỹ chỉ số đã thường xuyên chiến thắng các quỹ được quản lý. Nếu vào ngày 1/1/1983, bạn đầu tư 100.000 đô-la vào chỉ số Vanguard 500 và tạm quên nó đi, thì ngày 1/1/1991, bạn đã có thể ăn mừng với 308.450 đô-la trong túi, nhưng bạn sẽ chỉ có được 236.367 đô-la nếu đầu tư vào một quỹ cổ phần được quản lý trung bình. Thời kỳ thắng thế kéo dài tám năm của quỹ chỉ số cuối cùng cũng chấm dứt vào năm 1991. Trong suốt 30 năm, quỹ có quản lý và quỹ chỉ số có một thời kỳ cạnh tranh ngang nhau, trong đó, quỹ được quản lý có biên độ dao động nhỏ nhất. Tất cả thời gian và nỗ lực mà mọi người dành cho việc lựa chọn được quỹ thích hợp, lựa chọn được loại chứng khoán nóng, được một nhà quản lý giỏi, trong hầu hết các trường hợp đều không mang lại lợi thế. Trừ phi bạn có đủ may mắn lựa chọn được một số ít những quỹ liên tục chiến thắng các chỉ số bình quân, những cố gắng nghiên cứu của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Bản thân Lipper cũng thấy tính kém hiệu quả của đợt điều tra thường niên nhằm tìm kiếm nhà quản lý quỹ thành công trong tương lai. Thực tế chứng minh đây rất có thể là một việc làm vô ích. Song, chúng ta vẫn luôn hy vọng, tinh thần của con người vẫn dai dẳng, mạnh mẽ trên Phố Wall, và các nhà đầu tư vẫn không ngừng chọn lọc các danh mục quỹ để tìm kiếm một quỹ có khả năng liên tục chiến thắng thị trường nói chung. Tôi và một số đồng nghiệp đã chấp nhận thách thức này vì tổ chức phi lợi nhuận mà tôi đã từng đề cập. Chúng tôi dành nhiều thời gian đánh giá hồ sơ cá nhân và thành tích của 75 nhà quản lý tiền khác nhau, và chọn được 25 người trong số đó để phỏng vấn. Chúng tôi quyết định thuê một nhóm chuyên gia quản lý và giao cho mỗi người một phần của danh mục đầu tư cổ phiếu. Bạn có thể làm việc này bằng cách mua nhiều quỹ thuộc nhiều loại và triết lý đầu tư khác nhau. Suy nghĩ của chúng tôi như sau: các thị trường thay đổi và các điều kiện thay đổi và một kiểu nhà quản lý hay một kiểu quỹ sẽ không thể lúc nào cũng thành công. Điều gì áp dụng cho chứng khoán thì cũng áp dụng được cho quỹ tương hỗ. Bạn chỉ không bao giờ có thể biết cơ hội lớn tiếp theo sẽ nằm ở đâu, vì thế bạn nên đa dạng hóa đầu tư. Bảng 3-3 So sánh các nhà quản lý quỹ tương hỗ với Chỉ số S&P 500 Chỉ số S&P 500 đã thắng các nhà quản lý quỹ tương hỗ trung bình trong suốt 8 trên 10 năm… Năm Quỹ cổ phần chung (%) S&P 500 được tái đầu tư (%) 1992 9,1 7,6 1991 35,9 30,4 1990 - 6,0 - 3,1 1989 24,9 31,6 1988 15,4 16,6 1987 ,9 5,2 1986 14,4 18,7 1985 28,1 31,7 1984 - 1,2 6,3 1983 21,6 22,6 … song, trải qua một thời gian dài, lợi thế của các quỹ được quản lý cao hơn một chút 1982 26,0 21,6 1981 -,6 -4,9 1980 34,8 32,5 1979 29,5 18,6 1978 11,9 6,6 1977 2,5 -7,1 1976 26,7 23,9 1975 35,0 37,2 1974 -24,2 -26,5 1973 -22,3 -14,7 1972 13,2 19,0 1971 21,3 14,3 1970 -7,2 3,9 1969 -13,0 -8,4 1968 18,1 11,0 1967 37,2 23,9 1966 -4,9 -10,0 1965 23,3 12,5 1964 14,3 16,5 1963 19,2 22,8 1962 -13,6 -8,7 1961 25,9 26,9 1960 3,6 ,5 Tổng doanh thu lũy kế (%) 160-92 2548,8 2470,5 Nếu bạn chỉ sở hữu một quỹ, bạn sẽ dễ bị mắc kẹt vào một tình huống khi mà khả năng của các nhà quản lý giảm sút hay các chứng khoán của quỹ không còn được ưa chuộng. Chẳng hạn, một quỹ giá trị có thể rất tuyệt vời trong ba năm trước nhưng lại trở thành nỗi hãi hùng trong sáu năm sau đó. Trước cuộc khủng hoảng năm 1987, các quỹ giá trị dẫn đầu thị trường trong tám năm, trong khi quỹ tăng trưởng thụt lùi. Gần đây, quỹ tăng trưởng lại dẫn đầu thị trường, nhưng năm 1992 chúng lại mất lợi thế. Đến đây, chúng ta bàn về tập hợp ngày càng đa dạng các kiểu quỹ. Đối với mục đích của cuộc thảo luận này, các kiểu cơ bản quan trọng nhất là: 1. Các loại quỹ tăng giá trị vốn, trong đó nhà quản lý được tự do để mua bất kỳ và tất cả các loại cổ phiếu, và không buộc phải tuân theo triết lý đầu tư cụ thể nào. Magellan là một loại quỹ như thế. 2. Quỹ giá trị, trong đó nhà quản lý đầu tư vào những công ty hấp dẫn chủ yếu nhờ tài sản, chứ không phải mức thu nhập hiện tại của công ty. Loại quỹ này bao gồm các công ty về tài nguyên, công ty sở hữu bất động sản, công ty truyền hình cáp, công ty ống dẫn, và các công ty đóng chai. Rất nhiều công ty trong số những công ty được gọi là công ty giá trị này đã chìm sâu vào nợ nần vì mua tài sản. Họ dự định thu lợi nhuận trong thời gian sau khi đã trả hết nợ. 3. Quỹ tăng trường chất lượng, là loại quỹ mà nhà quản lý đầu tư vào những công ty quy mô vừa và lớn, có cơ cấu tổ chức vững vàng, phát triển với tốc độ ổn định và đáng tin cậy, và có mức tăng trưởng thu nhập đạt 15%/năm trở lên. Nhóm này không bao gồm những công ty hoạt động theo chu kỳ, những công ty tăng trưởng chậm và những công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng. 4. Quỹ tăng trưởng đang nổi, là loại quỹ mà nhà quản lý đầu tư chủ yếu vào các công ty nhỏ. Những cổ phiếu quy mô vốn nhỏ này bị tụt hậu so với thị trường trong nhiều năm và bất ngờ lấy lại vị trí trên thị trường vào năm 1991. 5. Quỹ hoàn cảnh đặc biệt, trong các quỹ này, nhà quản lý đầu tư vào cổ phiếu của những công ty không có đặc trưng chung nào, ngoại trừ có một sự kiện duy nhất xảy ra làm thay đổi triển vọng phát triển của những công ty này. Việc biết rõ mình đang sở hữu loại quỹ nào sẽ giúp bạn quyết định được chính xác xem có nên duy trì nó hay không. Bản thân việc quỹ Mario Gabelli bị tụt hậu so với thị trường không phải là một lý do chính đáng để loại bỏ Gabelli. (Trên thực tế, quỹ Gabelli phục hồi trở lại vào năm 1992). Khi cổ phiếu giá trị không còn được ưa chuộng, các quỹ giá trị như Gabelli hay Kurt Lindner hay Michael Price sẽ không thể hi vọng hoạt động hiệu quả bằng nhà quản lý cũng như quỹ tăng trưởng đang được ưa chuộng. Cách so sánh hợp lý nhất là so sánh giữa quỹ giá trị này với quỹ giá trị khác. Sau nhiều năm, nếu Gabelli đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn so với Lindner, thì đó chính là lý do để bạn gắn bó với Gabelli. Nhưng nếu Gabelli bị John Templeton − một nhà quản lý của một quỹ tăng trưởng nổi tiếng − thắng thế thì Gabelli sẽ không bị mất uy tín vì điều đó, mà chỉ có hình thức đầu tư giá trị mới mất uy tín. Tương tự như vậy, chúng ta không nên đổ lỗi cho người quản lý của một quỹ đầu tư vàng bị sụt giảm 10% trong năm trước đó khi các loại cổ phiếu vàng nói chung cũng bị giảm 10%. Khi có bất kỳ quỹ nào kém phát triển, mọi người sẽ có một mong muốn tự nhiên đó là chuyển sang một quỹ phát triển hơn. Những người không cưỡng lại được cám dỗ này mà không cần xem xét đến loại hình quỹ làm họ thất bại đang mắc sai lầm. Họ thường mất kiên nhẫn trong một giây phút sai lầm, chuyển từ quỹ giá trị sang quỹ tăng trưởng ngay khi giá trị bắt đầu thịnh trở lại còn tăng trưởng thì bắt đầu suy. Thực chất, việc một quỹ giá trị phát triển tốt hơn các đối thủ trong một năm u ám đối với quỹ giá trị không hẳn là một tín hiệu đáng mừng. (Nguyên tắc này cũng được áp dụng với bất kỳ loại quỹ nào). Có thể là nhà quản lý đã hết ảo tưởng với những cổ phiếu giá trị và đầu tư một phần vốn vào các công ty blue chip hoặc lĩnh vực dịch vụ. Nhà quản lý này đã trở nên nản chí với loại cổ phiếu giá trị, đặc biệt là khi nó không còn hiệu quả nữa. Sự thiếu nguyên tắc của nhà quản lý có thể đưa đến một kết quả tốt trong ngắn hạn, nhưng lợi ích đạt được có thể chỉ thoáng qua. Khi cổ phiếu giá trị phát triển trở lại, vì không đầu tư toàn bộ vào chúng nên các nhà quản lý sẽ khiến các nhà đầu tư không được hưởng xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Nhà đầu tư tinh tế có thể kiểm tra một quỹ bằng cách đọc các báo cáo thường niên và báo cáo nửa năm để xác định xem người quản lý quỹ có mua loại cổ phiếu mà anh ta được đề nghị mua hay không. Tôi nhận thấy, đánh giá một nhà quản lý quỹ nằm ngoài phạm vi của một nhà đầu tư trung bình, nhưng đó lại chính là điều mà chúng ta có hứng thú thực hiện. ĐỘI HÌNH TOÀN SAO Để gia tăng tỷ lệ phần tài sản được đầu tư đúng chỗ và đúng thời điểm, chúng tôi đã chốt danh sách lựa chọn 13 quỹ và nhà quản lý quỹ khác nhau cho tổ chức phi lợi nhuận của mình. Trong số đó có một chuyên gia quản lý quỹ giá trị, hai chuyên gia quản lý quỹ tăng trưởng chất lượng, hai quỹ hoàn cảnh đặc biệt, ba quỹ gia tăng giá trị vốn, một quỹ tăng trưởng đang nổi, một quỹ chỉ đầu tư vào những công ty liên tục tăng cổ tức, và ba quỹ chứng khoán có khả năng chuyển đổi. Ngoài nhóm quỹ và chuyên gia quản lý quỹ này ra, chúng tôi dự định thành lập một đội hình toàn sao khác để chiến thắng thị trường hàng năm, và với số chuyên gia đủ để đối phó với những đối thủ tầm thường, chúng tôi tràn đầy hy vọng sẽ chiến thắng các quỹ khác trên thị trường. Nếu bạn là một nhà đầu tư trung bình, bạn có thể thực hiện chiến lược này theo một cách đơn giản hơn, bằng cách chia nhỏ danh mục đầu tư, ví dụ thành sáu phần và đầu tư vào một phần từ mỗi quỹ trong số năm loại quỹ đã liệt kê ở trên, cộng với một quỹ dịch vụ công cộng hoặc một quỹ cổ phần-và thu nhập để có thể đứng vững trên thị trường. Từ năm 1926, các loại cổ phiếu tăng trưởng đang vượt xa so với S&P 500, vì vậy, duy trì một khoản đầu tư vào loại cổ phiếu này luôn luôn là một ý kiến hay. Bạn có thể đầu tư thêm vào một vài quỹ chỉ số để tiếp tục duy trì các quỹ có quản lý. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào một quỹ chỉ số S&P 500 để tham gia mảng quỹ tăng trưởng chất lượng; quỹ chỉ số Russell 2000 để tham gia mảng cổ phiếu tăng trưởng đang nổi; Gabelli Asset, Quỹ Lindner, hay quỹ tương hỗ Mutual Beacon của Michael Price đối với cổ phiếu giá trị; và Magellan đối với quỹ gia tăng giá trị vốn. Phương pháp đơn giản nhất là chia nhỏ vốn của bạn thành sáu phần bằng nhau, mua sáu quỹ, và hoàn thành bài tập của mình. Lặp lại quy trình đó với số vốn mới có được. Một phương pháp công phu hơn đó là điều chỉnh tỷ trọng của nhiều quỹ khác nhau, đầu tư thêm vốn vào những lĩnh vực chậm bắt kịp thị trường. Điều này bạn chỉ nên thực hiện đối với số vốn mới có được. Vì các cá nhân phải suy tính về tầm quan trọng của thuế (điều mà các quỹ từ thiện không gặp phải), việc mua, bán nhiều và chuyển đổi từ quỹ này sang quỹ khác có thể sẽ gây bất lợi. Vậy làm thế nào bạn xác định được những lĩnh vực chậm phát triển trên thị trường? Trong quá trình hoạch định, chúng tôi từng xem xét vấn đề này cho tổ chức phi lợi nhuận của mình trong thời kỳ suy thoái năm 1990. Lúc đó, tôi đã bị thuyết phục rằng một số cổ phiếu tăng trưởng lớn, như Bristol Myers, Philip Morris, và Abbott Labs, những cổ phiếu mà Phố Wall đã nắm giữ trong một điều kiện cạnh tranh khốc liệt, bị định giá quá cao và đáng bị bỏ qua, hay ít nhất cũng là một sự chấm dứt hợp lý. Tôi sẽ trình bày rõ về cách thức tôi dự đoán vấn đề này trong Chương 7. Đây là những người khổng lồ kiểu mẫu trong lĩnh vực kinh doanh lương thực và dược phẩm đã tạo nên chỉ số S&P 500. Mặt khác, trong chỉ số bình quân Dow Jones chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ, trong khi NASDAQ và Russell 2000 lại đại diện cho những doanh nghiệp tăng trưởng đang nổi nhỏ hơn − chuỗi nhà hàng, các công ty công nghệ… Bằng cách so sánh S&P 500 với kết quả của Russell 2000 trong 10 năm trước đây, bạn sẽ thấy một khuôn mẫu. Trước hết, cổ phiếu tăng trưởng đang nổi tăng giảm dễ dàng hơn nhiều so với những loại cổ phiếu lớn hơn. Thêm nữa, sau khi trải qua những giai đoạn sụt giảm này, những loại cổ phiếu nhỏ này cuối cùng cũng bắt kịp được các loại cổ phiếu lớn. Trong giai đoạn năm năm trước năm 1990, cổ phiếu tăng trưởng đang nổi lâm vào tình trạng ảm đạm so với cổ phiếu S&P 500, trong đó cổ phiếu S&P tăng 114,58% còn cổ phiếu Russell 2000 chỉ tăng 47,65%. Tuy nhiên, năm 1991, cổ phiếu tăng trưởng đang nổi đã phục hồi với tốc độ hơn cả mong đợi, khi chỉ số Russell đạt 62,4% chỉ trong 12 tháng. Một số quỹ tăng trưởng đang nổi thậm chí còn đạt tốc độ tăng mạnh hơn cả Russell 2000, với mức lợi nhuận từ 70 đến 80%. Rõ ràng năm 1990 là một năm thuận lợi để tăng thêm vốn trong danh mục đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng đang nổi. Bạn nên dành thời gian theo dõi quá trình phát triển của nhiều chỉ số khác nhau thông qua tạp chí Barron’s, Wall Street Journal và một số tờ báo khác. Một biện pháp hữu ích khác để quyết định có nên đầu tư thêm vốn vào cổ phiếu tăng trưởng đang nổi hay vào một quỹ kiểu quỹ chỉ số S&P rộng hơn, là theo dõi quá trình phát triển của quỹ New Horizons của hãng T. Rowe Price. New Horizons là một quỹ nổi tiếng thành lập vào năm 1961 với mục đích đầu tư vào các công ty nhỏ. Trên thực tế, bất kỳ khi nào một công ty đã phát triển quá lớn mạnh, các chuyên gia quản lý quỹ của New Horizons sẽ loại bỏ công ty đó khỏi danh mục đầu tư. Quá trình theo dõi này cũng chặt chẽ như thể bạn đang theo dõi phong vũ biểu về những gì đang xảy ra với cổ phiếu tăng trưởng đang nổi. Biểu đồ 3-1, do T. Rowe Price công bố với số liệu được cập nhật định kỳ, là một phép so sánh giữa chỉ số P/E của các cổ phiếu trong quỹ New Horizons và chỉ số P/E của các cổ phiếu trong tổng thể S&P 500. Vì những công ty nhỏ luôn được kỳ vọng đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng hơn những công ty lớn, cổ phiếu nhỏ thường được bán với chỉ số P/E cao hơn so với cổ phiếu lớn. Về mặt lý thuyết thì lúc nào bạn cũng kỳ vọng chỉ số P/E của quỹ New Horizons cao hơn so với chỉ số P/E của S&P. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng như thế, đó chính là lý do vì sao bảng số liệu này lại hữu ích với bạn đến vậy. Trong một số thời kỳ nhất định khi cổ phiếu tăng trưởng không được nhiều nhà đầu tư quan tâm, giá những cổ phiếu nhỏ này rẻ đến mức chỉ số P/E của New Horizons giảm xuống đến mức ngang bằng so với tỷ lệ của S&P. (Trường hợp hiếm hoi này biểu thị qua số 1,0 trên biểu đồ.) Biểu đồ 3-1 Quỹ New Horizons so với S&P 500 Trong các giai đoạn khác, khi những cổ phiếu nhỏ trở nên phổ biến rộng rãi và được trả mức giá cao bất thường, chỉ số P/E của New Horizons tăng gấp đôi so với chỉ số P/E của S&P 500 (được biểu thị qua số 2,0 trên biểu đồ). Có thể thấy, trong 20 năm vừa qua chỉ có hai năm (1972 và 1983) đạt được mức 2,0. Trong cả hai trường hợp này, cổ phiếu nhỏ sau đó đều bị giảm liên tục trong vài năm. Thực chất, cổ phiếu nhỏ hầu như bỏ lỡ giai đoạn thị trường tăng giá từ năm 1983 đến 1987. Khi số biểu thị New Horizons đạt mức đỉnh điểm 2,0, thì đây chính là một dấu hiệu quan trọng cho thấy đã đến lúc bạn tránh xa khỏi những cổ phiếu tăng trưởng đang nổi và tập trung vào cổ phiếu S&P. Rõ ràng là thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu tăng trưởng đang nổi là khi chỉ số xuống dưới mức 1,2. Một lần nữa, để có được thành quả từ chiến lược này, bạn phải kiên trì. Có thể sẽ phải mất đến vài năm, những cổ phiếu nhỏ mới có thể phục hồi trở lại, và phải mất thêm vài năm nữa mới có thể hoàn toàn phát triển. Ví dụ, năm 1977, sau khi bộ phận cổ phiếu tăng trưởng đang nổi trải qua một hoặc hai năm phát triển thuận lợi, quan điểm phổ biến trên Phố Wall lúc đó cho rằng bộ phận cổ phiếu này đã tự đưa tiễn mình, và đã đến lúc loại bỏ cổ phiếu nhỏ để dành ưu tiên cho cổ phiếu lớn. Là một nhà quản lý quỹ trẻ tuổi, tôi đã phớt lờ quan điểm đó và vẫn trung thành với cổ phiếu nhỏ, chính quyết định này đã giúp Magellan thắng thế trên thị trường trong năm năm sau đó. Cũng có thể áp dụng phép so sánh tương tự như trên đối với loại quỹ tăng trưởng so với quỹ giá trị. Công ty Dịch vụ phân tích Lipper công bố chỉ số của 30 quỹ giá trị và chỉ số của 30 quỹ tăng trưởng có tên trong tất cả các ấn phẩm của Barron’s. Từ năm 1989 đến 1991, chỉ số quỹ tăng trưởng tăng vọt tới 98%, trong khi chỉ số quỹ giá trị chỉ tăng được 36%. Khi cổ phiếu giá trị kém phát triển so với cổ phiếu tăng trưởng trong nhiều năm, có thể bạn sẽ muốn đầu tư thêm vào các quỹ giá trị. LỰA CHỌN MỘT QUỸ THẮNG CUỘC Làm thế nào bạn chọn được một quỹ giá trị, quỹ tăng trưởng hay một quỹ gia tăng giá trị vượt trội so với các quỹ khác? Hầu hết mọi người đều nhìn vào tình hình kinh doanh của quỹ đó trong quá khứ. Họ nghiên cứu cẩm nang Lipper được công bố trên tạp chí Barron’s hoặc bất kỳ nguồn tương tự nào có cung cấp thông tin về thành tích của các quỹ. Họ sẽ đánh giá kết quả ghi được trong một năm, ba năm, năm năm và lâu hơn nữa. Mọi người đã phải mất hàng nghìn giờ đồng hồ cho việc đó. Rất nhiều sách báo cũng viết về đề tài này. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít trường hợp, phương pháp này luôn là sự lãng phí thì giờ. Một số người còn chọn quỹ quán quân của năm trước đó, là quỹ đứng đầu danh sách các quỹ thành công trong năm của Lipper, và mua cổ phiếu của nó. Quyết định này thật sự sai lầm. Quỹ thành công trong năm thường là quỹ nằm dưới sự quản lý của người đánh cược vào một ngành nghề hoặc một công ty hoạt động trong một ngành nghề nóng và gặp may mắn. Vậy tại sao quỹ đó lại có thể chạy xa trước thời cuộc như vậy? Trong năm tiếp theo, khi vận may không còn ghé thăm người quản lý quỹ này nữa, quỹ của tanh ta sẽ bị tụt xuống vị trí thấp nhất trong danh sách của Lipper. Đáng tiếc là việc lựa chọn các quỹ chiến thắng dựa trên thành tích quá khứ này dường như không mang lại hiệu quả, ngay cả khi bạn sử dụng số liệu ghi chép trong ba năm hay năm năm. Một nghiên cứu do tạp chí Investment Vision (Tầm nhìn đầu tư) cho thấy: trong giai đoạn từ 1981 đến 1990, nếu hàng năm bạn đầu tư vào quỹ có thành tích cao nhất trong suốt ba năm trước đó, cuối cùng bạn sẽ bị tụt hậu so với S&P 500 tới 2,05%. Nếu bạn đầu tư theo một phương thức tương tự vào những quỹ có thành tích tốt nhất trong năm năm hoặc mười năm, bạn sẽ có thể vượt S&P lần lượt là 0,88 và 1,02%. Con số này không thể đủ để bù đắp phí gia nhập và rút khỏi các quỹ này. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mua cổ phiếu của những quỹ có thành tích tốt nhất trong năm năm hoặc mười năm trước đó và nắm giữ chúng trong năm năm? Trong trường hợp những quỹ có thành tích cao nhất trong năm năm, bạn có thể chỉ đạt được mức lợi nhuận ngang với khi đầu tư vào chỉ số S&P, còn đối với trường hợp những quỹ có thành tích tốt nhất trong mười năm, cuối cùng bạn sẽ kết thúc với mức thấp hơn 0,61% so với S&P. Bài học rút ra ở đây là: đừng nên dành quá nhiều thời gian vào việc xem xét biểu đồ kết quả hoạt động quá khứ. Điều này không có nghĩa là bạn không nên lựa chọn một quỹ có thành tích tốt trong thời gian dài. Nhưng bạn cũng nên theo đuổi một quỹ có thành tích ổn định và chắc chắn hơn là cứ đầu tư vào hết quỹ này đến quỹ khác để cố theo kịp phong trào. Một vấn đề quan trọng khác nữa là điều gì sẽ xảy ra đối với một quỹ trong thị trường giá xuống. Đây cũng là một chủ đề phức tạp. Một số quỹ sẽ bị thua lỗ nhiều hơn so với các quỹ khác, nhưng lại thu nhiều lãi hơn khi thị trường phục hồi trở lại; một số thì thua lỗ ít và lãi cũng ít; còn một số lại lỗ nhiều hơn là lãi. Nhóm cuối cùng là đối tượng mà chúng ta nên tránh xa. Một nguồn tin đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực này là Danh sách danh dự của tạp chí Forbes, phát hành tháng 12 hàng năm. Để được có tên trong danh sách này, quỹ đó phải có một kinh nghiệm lịch sử nhất định − trải qua hai thời kỳ thị trường giá lên và ít nhất hai thời kỳ thị trường giá xuống. Forbes xếp hạng mỗi quỹ (từ A đến F) dựa trên việc đánh giá quỹ đó đã trải qua cả loại thị trường trên như thế nào. Tạp chí cung cấp tên của người quản lý quỹ và khoảng thời gian người đó giữ chức, các chi phí của quỹ, chỉ số P/E , và doanh thu trung bình năm của quỹ trong vòng mười năm. Rất khó để được có tên trong Danh sách danh dự của Forbes, đây chính là lý do vì sao tạp chí này lại là một địa chỉ tin cậy để cung cấp thông tin cho các quỹ. Bạn khó có thể mắc sai lầm nếu chọn một quỹ được xếp hạng A hoặc B ở cả hai loại thị trường giá lên và giá xuống. Trong số 1.200 quỹ cổ phần đang hoạt động, chỉ có 264 quỹ lập lại thành tích năm 1978, và trong số đó, chỉ có 9 quỹ kinh doanh có lãi trong tất cả các năm tính từ năm đó. Các quỹ này gồm có: Phoenix Growth, Merrill Lynch Capital A, Investment Company of America, John Hancock Sovereign, CGM Mutual, Nationwide, Eaton Vance Investors, Pax World, và Mutal of Omaha Income. Thành viên sáng giá nhất trong nhóm này, Phoenix Growth, đã lập được một thành tích ấn tượng − tính từ năm 1977, mức lợi nhuận tổng hợp hàng năm đạt 20,2%. Tám trong số chín quỹ trên đạt mức lợi nhuận hàng năm từ 13% trở lên. QUỸ CÓ VÀ KHÔNG CÓ PHÍ BÁN CHỨNG KHOÁN Một vấn đề khác cần được chú trọng là sự phân biệt giữa quỹ có phí bán chứng khoán và quỹ không có phí bán chứng khoán. Việc mua một quỹ có phí bán chứng khoán không bảo đảm bạn sẽ có một sản phẩm tốt. Một số quỹ thành công có áp dụng trả phí bán chứng khoán, một số quỹ thành công tương đương khác lại không áp dụng quy định này. Nếu bạn có ý định trung thành với một quỹ trong nhiều năm, thì mức 2-5% mà bạn chi ra để gia nhập quỹ đó sẽ là không đáng kể. Bạn không nên mua cổ phiếu của một quỹ chỉ vì nó có áp dụng phí bán chứng khoán, nhưng cũng không nên từ chối mua một cổ phiếu cũng vì lý do đó. Các loại phí và chi phí hiện tại của một quỹ có thể gây trở ngại cho thành tích của nó ở mức độ nào đó, và như chúng ta đã thấy, đây chính là lợi thế của các loại quỹ chỉ số. Khi so sánh thành tích quá khứ của một quỹ có quản lý với một quỹ khác, bạn có thể bỏ qua yếu tố phí. Lợi nhuận hàng năm của một quỹ được tính toán sau khi trừ đi phí và chi phí, vì vậy, hai yếu tố này được tự động đưa vào phương trình. Một số người băn khoăn về quy mô của quỹ, đặc biệt là quỹ Magellan. Bắt đầu từ năm 1983, khi tài sản của Magellan vượt quá mức 1 tỷ đô-la, lần đầu tiên tôi nghe thấy những từ như “quá lớn để thành công.” Quá lớn để thành công ở mức 2 tỷ đô-la, 4 tỷ đô-la và 10 tỷ đô-la, và cho đến thời điểm tôi nghỉ làm tại quỹ này thì con số đó đã đạt tới 14 tỷ đô-la. Có lẽ, nó cũng quá lớn để thành công ở mức 20 tỷ đô-la, là quy mô mà quỹ Magellan đạt được dưới thời Morris Smith. Một năm sau ngày Morris nhậm chức, tạp chí The Boston Globe đã cho đăng cột “Dõi theo Morris Smith”, còn được gọi với cái tên khác là “Dõi theo sự thất bại của Morris Smith với một Quỹ có quy mô quá lớn.” Nhưng kể từ sau thành công ngoạn mục của Morris vào năm 1991, tạp chí này đã bỏ cột theo dõi trên, nhưng đến nay, nhiều người vẫn hát những câu hát cũ rích “Quỹ của bạn quá lớn”. Có một số khó khăn nhất định trong việc quản lý một quỹ quy mô lớn. Nhà quản lý quỹ sẽ không thể mua đủ cổ phiếu của một công ty nhỏ kỳ diệu để tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào cho thành tích của quỹ anh ta quản lý. Anh ta buộc phải mua cổ phần của những công ty lớn, và thậm chí với những công ty lớn thì cũng phải mất nhiều tháng mới tích luỹ được lượng cổ phiếu đáng kể, sau đó lại mất nhiều thời gian hơn nữa để bán chúng ra. Những nhà quản lý giỏi có thể khắc phục những hạn chế này. Michael Price đã chứng minh được điều đó bằng quỹ Mutual Shares của mình (hiện nay, quỹ này đã rất quen thuộc với những nhà đầu tư mới; ngoài ra, Price còn điều hành quỹ Mutual Beacon), và cả Morris Smith, người kế vị của tôi tại Magellan, cũng vậy. Trước khi chúng ta kết thúc chủ đề này, có bốn loại quỹ mà tôi muốn thảo luận ở đây, đó là: quỹ theo lĩnh vực đầu tư, quỹ có khả năng chuyển đổi, quỹ đóng và quỹ quốc gia. QUỸ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ Quỹ theo lĩnh vực đầu tư xuất hiện từ những năm 1950. Năm 1981, Fidelity cung cấp nhóm quỹ theo lĩnh vực đầu tư đầu tiên, cho phép các nhà đầu tư quay lại hoặc chuyển tiếp giữa các lĩnh vực đầu tư với mức chi phí khá thấp. Khi một nhà đầu tư tin tưởng vào một ngành công nghiệp (ví dụ dầu khí), nhưng lại không có thời gian nghiên cứu từng công ty cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí, có thể chỉ cần mua cổ phiếu của quỹ đầu tư dầu khí. Các loại quỹ theo lĩnh vực đầu tư này được thành lập không nhằm mục đích tạo cơ hội theo đuổi những món hời lớn cho những người đầu tư cổ phiếu hay thay đổi. Tuy nhiên, đôi khi điều này còn phụ thuộc vào việc chúng được sử dụng như thế nào. Mua cổ phiếu của một quỹ đầu tư dầu khí, giả sử như của Exxon, bạn sẽ ít có cơ hội tránh được thua lỗ nếu giá dầu giảm nếu không hiểu biết về lĩnh vực dầu khí. Ứng cử viên thích hợp nhất để đầu tư vào quỹ đầu tư theo lĩnh vực là người có khiến thức chuyên sâu về một mặt hàng hoặc về triển vọng trong tương lai gần của một ngành nghề kinh doanh nhất định. Đó có thể là một chủ cửa hiệu đồ trang sức, một chủ thầu xây dựng, một chuyên viên tính toán bảo hiểm, người quản lý trạm đổ xăng, một bác sĩ, hoặc một nhà khoa học, công việc tương ứng của mỗi người trong số họ là theo dõi những phát triển mới nhất về giá vàng bạc, giá thầu khoán, các loại bảo hiểm, giá dầu, sự phê chuẩn của chính phủ đối với những dược phẩm mới, hoặc theo dõi xem các doanh nghiệp công nghệ sinh học có chuẩn bị đưa ra một sản phẩm dễ bán hay không. Nếu bạn đầu tư vào đúng lĩnh vực, đúng thời điểm, bạn có thể nhanh chóng thu được rất nhiều tiền, như các nhà đầu tư của quỹ Fidelity Biotechnology đã khám phá được vào năm 1991. Giá trị của quỹ theo lĩnh vực này tăng tới 99,05% trong một năm. Nhưng những mức lợi nhuận như thế cũng có thể biến mất nhanh không kém gì khi chúng xuất hiện. Trong chín tháng đầu năm 1992, cổ phiếu Fidelity Biotech giảm 21,5%. Các quỹ về lĩnh vực công nghệ là những người thắng đậm trong giai đoạn từ giữa năm 1982 đến giữa năm 1983, nhưng cũng là những người thua lỗ thảm hại trong nhiều năm sau đó. Trong thập kỷ vừa qua, dịch vụ y tế, tài chính và dịch vụ công cộng là những ngành thu được nhiều lợi nhuận nhất, thu được ít lợi nhuận nhất là ngành kim loại quý. Với lý luận rằng mọi lĩnh vực trên thị trường chứng khoán cuối cùng rồi cũng sẽ có ngày phát triển, một lần nữa tôi lại bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực vàng. Trong những năm đầu tôi làm việc cho Magellan, giá vàng tăng ở mức rất cao, mọi người không muốn gặp nha sĩ vì sợ phải trả tiền cho miếng bọc vàng còn hơn cả sợ phải khoan răng. Thời kỳ này, các quỹ phát triển mạnh nhất là các quỹ đầu tư vàng với những cái tên nổi tiếng như Strategic Investments (Đầu tư có chiến lược) hoặc International Investors (Nhóm đầu tư quốc tế) hoặc United Services (Các dịch vụ hợp nhất). Đối với một người theo dõi không thường xuyên thì quỹ đầu tư vàng có vẻ như giống loại quỹ cổ phần nói chung, nhưng đây là một nhầm lẫn. Trong danh sách xếp hạng các quỹ tương hỗ hoạt động hiệu quả nhất trong một giai đoạn năm năm của Lipper, quỹ của tôi thường thua kém một quỹ đầu tư vàng. Nhìn bên ngoài thì có vẻ như tôi hoạt động không hiệu quả bằng các chuyên gia quản lý vốn cổ phần khác, trong khi thực tế là họ thành công hơn chỉ là nhờ hoạt động trong một lĩnh vực nóng. Rồi cũng đến lúc quỹ vàng không còn có tên trong danh sách các quỹ đứng đầu của Lipper nữa, và trong những năm gần đây, những chuyên gia đó đã phải nếm trải thời kỳ đen tối nhất. Trong một thập niên kết thúc vào tháng 6/1992, có tới 5 trong số 10 quỹ hoạt động kém hiệu quả nhất trên thị trường nước Mỹ là các quỹ đầu tư vàng. Chẳng hạn, quỹ Goldshares chỉ tăng 15% trong toàn bộ thời kỳ căng thẳng này, trong khi đó các quỹ tương hỗ trung bình thì tăng tới gấp ba, thậm chí gấp bốn lần. Ngay cả bạn cũng có thể kinh doanh có lãi hơn trên thị trường tiền tệ, hoặc thị trường trái phiếu tiết kiệm của Mỹ, hơn là bỏ tiền vào một quỹ đầu tư vàng. Nhưng với thực tế là kể từ trước thời Ai Cập cổ đại cho tới nay, vàng đã luôn được con người say mê, tôi nghi ngờ rằng niềm ái mộ của chúng ta với vàng đã kết thúc. Một tổ chức từ thiện mà tôi tham gia có sở hữu một số cổ phần vàng, và gần đây tôi nghe được một nguồn tin đáng tin cậy chỉ ra rằng trong thập niên 1980, tình trạng suy giảm sản lượng ở Nam Phi được bù đắp quá mức nhờ các mỏ sản xuất ở Mỹ, Canada, Brazil và Úc. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa vàng, và tình trạng này còn tồi tệ hơn khi các nước Liên Xô cũ thực hiện bán phá giá vàng của họ. Rất có thể tình trạng dư thừa này sẽ còn tiếp diễn. Việc cung cấp vàng của một số mỏ mới sẽ nhanh chóng cạn kiệt, trong khi đó, tình trạng giá cả hạ thấp làm cho các công ty không còn hứng thú khai thác và phát triển thêm nữa. Rất có thể tình hình sẽ trở nên tốt đẹp vào thời điểm giữa thập kỷ. Nhu cầu về vàng chế tác trang sức và phục vụ công nghiệp sẽ gia tăng, trong khi nguồn cung lại giảm. Và nếu tình trạng lạm phát xuất hiện trở lại ở mức hai con số, một lần nữa mọi người sẽ mua vàng như một cách tự bảo hiểm. Ngoài ra, còn có một yếu tố khác là “yếu tố Trung Quốc” làm cho giá vàng bị đẩy lên cao. Tầng lớp lao động ở Trung Quốc làm ăn ngày càng phát đạt, nhưng lại không biết tiêu tiền vào việc gì. Việc sở hữu những mặt hàng giá trị lớn (xe hơi, thiết bị, dụng cụ, nhà cửa...) bị giới hạn, vì vậy chính phủ sẽ cố gắng giảm nhẹ tác động tiêu cực của vấn đề này bằng cách cho phép người dân cất giữ vàng. Chính sách này lại tạo ra một nhu cầu mới toàn diện đối với mặt hàng kim loại. Tình trạng này cũng có thể lặp lại ở một số nước đang phát triển khác. Hiện nay trên thị trường Mỹ có 34 quỹ đầu tư vàng – một số quỹ mua cổ phần của các công ty khai thác mỏ ở Nam Phi, một số khác lại chỉ mua cổ phần của những công ty không phải ở Nam Phi. Một số quỹ tổng hợp thì đầu tư 50% vào lĩnh vực vàng và 50% vào trái phiếu chính phủ. Đối với một nhà đầu tư luôn lo sợ cả về thời kỳ Suy thoái và Siêu lạm phát đang đến gần thì các quỹ tổng hợp kiểu này là một lựa chọn lý tưởng. QUỸ CÓ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI Đây là một giải pháp tuyệt vời để tận dụng thế mạnh của cả cổ phiếu và trái phiếu: lợi nhuận cao của những loại cổ phiếu thứ cấp và cổ phiếu quy mô vốn nhỏ và tính ổn định của trái phiếu. Nhìn chung, đối tượng phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi thường là những công ty nhỏ, nhờ thế, họ chỉ phải trả mức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu thông thường. Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất thấp để đổi lại khả năng chuyển đổi của trái phiếu, vì nó cho phép họ đổi trái phiếu lấy cổ phiếu phổ thông với một mức giá quy đổi nhất định. Thông thường giá quy đổi thường cao hơn từ 20-25% so với giá hiện tại của cổ phiếu phổ thông. Khi giá cổ phiếu phổ thông đạt mức giá tương ứng này trở lên thì tính năng quy đổi của cổ phiếu sẽ có giá trị. Trong khi chờ đợi điều này xảy ra, người sở hữu trái phiếu sẽ được thu lãi trên trái phiếu đó. Mặt khác, giá của cổ phiếu phổ thông có thể sụt giảm nhanh chóng, còn giá của trái phiếu chuyển đổi, nhờ lợi tức, thường ít biến động hơn. Chẳng hạn, năm 1990, cổ phiếu phổ thông liên quan của nhiều loại trái phiếu chuyển đổi giảm 27,3%, trong khi bản thân trái phiếu chuyển đổi chỉ giảm 13% giá trị. Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi cũng có những rủi ro nhất định. Đây là một khía cạnh mà các chuyên gia đã phải tìm hiểu rất nhiều. Một nhà đầu tư nghiệp dư có thể đầu tư hiệu quả vào một trong rất nhiều loại quỹ chuyển đổi, đây cũng là đối tượng đầu tư xứng đáng được công nhận nhiều hơn những gì mà chúng có. Ngày nay, một quỹ chuyển đổi hoạt hiệu quả có thể mang lại mức lợi nhuận 7%, một mức cao hơn nhiều so với mức cổ tức 3% thu được khi đầu tư vào loại cổ phiếu trung bình. Ví dụ, Quỹ tín thác tăng trưởng thu nhập chuyển đổi Putnam đạt tổng doanh thu trong cả 20 năm là 884,8%, cao hơn so với chứng khoán S&P 500. Rất hiếm quỹ có quản lý đạt được thành tích như vậy. Khi làm việc với một khách hàng là một tổ chức từ thiện ở New England, chúng tôi đầu tư vào ít nhất ba quỹ chuyển đổi, bởi vì vào thời điểm đó trái phiếu chuyển đổi đang bị đánh giá thấp. Vì sao chúng tôi lại biết chắc được điều này? Thông thường, trái phiếu doanh nghiệp có mức doanh thu cao hơn từ 1,5 - 2% so với trái phiếu chuyển đổi. Nếu biên độ này được mở rộng, có nghĩa là trái phiếu chuyển đổi đang có giá rất cao, còn nếu biên độ này bị thu hẹp lại thì điều ngược lại sẽ xảy ra. Vào thời điểm ngay trước cuộc Đại khủng hoảng năm 1987, lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp thường cao hơn trái phiếu chuyển đổi 4%, cũng có nghĩa là trái phiếu chuyển đổi lúc đó đạt mức giá rất cao. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra đợt giảm giá hàng loạt do lo sợ chiến tranh với I-rắc hồi tháng 10/1990, lợi tức của trái phiếu chuyển đổi cao hơn 1% so với trái phiếu thường do cùng một công ty phát hành. Đây là cơ hội hiếm có để mua trái phiếu chuyển đổi với giá ưu đãi. Chiến lược hiệu quả để đầu tư trái phiếu có khả năng chuyển đổi là: mua vào quỹ có khả năng chuyển đổi khi biên độ giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu có khả năng chuyển đổi hẹp (từ 2% trở xuống), và ngừng mua khi biên độ đó lớn hơn. QUỸ ĐÓNG Quỹ đóng giao dịch giống như các cổ phiếu trên tất cả các sàn giao dịch lớn. Theo thống kê, hiện tại ở Mỹ có tất cả 318 quỹ loại này đang hoạt động, với mọi phạm vi quy mô và chủng loại: quỹ trái phiếu đóng, quỹ trái phiếu đô thị, quỹ cổ phần nói chung, quỹ tăng trưởng, quỹ giá trị… Quỹ đóng khác quỹ mở căn bản ở chỗ nó có tính tĩnh. Số cổ phần luôn được giữ nguyên. Khi bán cổ phần của mình cho người khác, cổ đông của quỹ đóng sẽ không còn liên quan đến quỹ nữa. Khác với quỹ đóng, quỹ mở lại có tính động. Khi một nhà đầu tư mua cổ phần của quỹ, cổ phần mới được tạo ra. Khi nhà đầu tư đó bán cổ phần, cổ phần của người này được rút về, hay gọi cách khác là “hoàn lại,” và quỹ bị giảm một lượng tiền tương ứng. Về cơ bản, quỹ đóng và quỹ mở đều được quản lý theo cùng một cách thức, ngoại trừ yếu tố là công việc của người quản lý quỹ đóng có độ an toàn cao hơn. Vì quy mô của quỹ không thể bị thu hẹp do sự biến động của phần đông khách hàng, cách duy nhất để người quản lý đó có thể bị thất bại là khiến danh mục đầu tư của mình bị thua lỗ. Quản lý một quỹ đóng cũng giống như khi làm giảng viên thường xuyên tại trường đại học − bạn có thể bị sa thải, nhưng chỉ khi gây ra điều gì đó quá khủng khiếp. Chưa có nghiên cứu nào đi đến kết luận cuối cùng về việc quỹ đóng, với tư cách một tổ chức, hoạt động hiệu quả hơn hay kém hiệu quả so với quỹ mở, hay loại quỹ nào có ưu thế hơn. Rất nhiều người có thể xuất sắc trong cả hai loại quỹ này. Một đặc điểm hấp dẫn của các quỹ đóng là: vì chúng kinh doanh giống như kinh doanh cổ phiếu, nên chúng cũng dao động tương tự như cổ phiếu − quỹ đóng có thể được bán ở mức lãi hoặc mức chiết khấu đối với giá trị thị trường (hoặc giá trị tài sản ròng) của danh mục đầu tư. Những người săn lùng giá rẻ có cơ hội tuyệt vời khi trên thị trường có đợt bán đại hạ giá, nhờ đó họ có thể mua cổ phiếu của quỹ đóng với một mức chiết khấu đáng kể đối với giá trị tài sản ròng của quỹ đó. QUỸ QUỐC GIA Rất nhiều quỹ đóng thường nổi tiếng với vai trò quỹ quốc gia. Điều này cho phép chúng tôi đầu tư vào những quốc gia ưa thích của mình, một triển vọng mơ mộng hơn là đầu tư vào các công ty. Sau khi thưởng thức một chai rượu xinh xắn ở chợ gần quảng trường Trevi Fountain, thì ai có thể cưỡng nổi mong muốn đầu tư vào Quỹ của nước Ý? Hiện nay, trên thế giới có ít nhất 75 quỹ quốc gia và/hoặc quỹ khu vực. Nguyên nhân chủ yếu để đầu tư dài hạn vào các quỹ quốc gia là do nền kinh tế nước ngoài phát triển nhanh hơn, nên thị trường cổ phiếu của họ cũng phát triển với tốc độ nhanh hơn của Mỹ. Vào thập kỷ trước, quan điểm này chắc chắn là đúng. Ngay cả trong quỹ Magellan, số cổ phiếu nước ngoài cũng nhiều hơn cổ phiếu của Mỹ. Nhưng để thành công với một quỹ quốc gia, bạn phải kiên nhẫn và không a dua theo người khác. Quỹ quốc gia thường khiến chúng ta mong muốn kiếm được tiền ngay tức khắc. Nhưng chúng cũng có thể là cái bẫy cho những người dễ bị tác động. Một ví dụ điển hình là Quỹ của Đức, và quỹ trực thuộc là New Germany Fund. Cả hai quỹ này đều được thành lập khi Bức tường Berlin sụp đổ, và người Đức từ cả hai miền Đông và Tây Đức đã cùng nhau hân hoan ăn mừng sự kiện đó. Thời kỳ đại Phục hưng của người Đức sắp bắt đầu. Sự kiện này giống như một lực đỡ tinh thần, khiến cả châu Âu hợp nhất thần kỳ. Đến giờ khắc chuyển giao đã định năm 1992, nhiều người lạc quan rằng những thù hận của nhiều thế kỷ sẽ nhanh chóng biến mất: Người Pháp sẽ vui vẻ và kết thúc chiến tranh với người Đức, còn người Anh thì hòa thuận và kết thúc chiến tranh với người Đức, và người Pháp, người Ý sẽ bỏ đồng lia, người Hà Lan thì bỏ đồng gunđơn để tiến đến đồng tiền chung thống nhất, và tạo dựng một nền kinh tế thịnh vượng. Về phần mình, tôi thấy rằng tin tưởng vào sự thay đổi hoàn toàn trong Tổ chức Pier 1 Imports là một việc dễ dàng hơn nhiều. Khi người dân thành phố Berlin ăn mừng trên đống đổ nát của cuộc chiến tranh đã kết thúc, giá của hai quỹ trên của Đức tăng 25% so với giá trị của chứng khoán cơ sở. Hai quỹ này đều tăng 2 điểm mỗi ngày chỉ dựa trên những lời cầu nguyện về một thời kỳ bùng nổ kinh tế. Sáu tháng sau, khi cuối cùng các nhà đầu tư cũng nhìn ra vấn đề trong thời kỳ đại phục hưng này của nước Đức, trạng thái phấn khích chuyển sang thất vọng và các quỹ của Đức bị bán ra ồ ạt với mức giảm giá từ 20-25% so với giá trị của chứng khoán cơ sở. Đây cũng là mức giá được chiết khấu nhiều nhất từ trước đến nay của các loại quỹ này. Trong khi đó, năm 1991, khi mọi người vẫn còn đang hào hứng với viễn cảnh của nước Đức thì thị trường chứng khoán nước này lại kém phát triển, ngược lại, trong nửa đầu năm 1992, khi mọi tin tức từ nước Đức đều rất ảm đạm, thị trường chứng khoán lại phát triển mạnh. Như vậy, rõ ràng là thời điểm thích hợp nhất đề mua cổ phiếu của một quỹ quốc gia là khi loại quỹ này không được nhiều người ưa chuộng và bạn có thể mua nó với mức giá chiết khấu 20-25%. Sớm hay muộn nền kinh tế Đức cũng sẽ vực dậy, và những nhà đầu tư kiên trì mua cổ phiếu của Đức khi nó đang “ế ẩm” sẽ gặt hái xứng đáng. Quỹ quốc gia cũng có nhiều hạn chế, chẳng hạn như các loại phí và chi phí thường ở mức rất cao. Không phải mọi công ty được quỹ đầu tư đều hoạt động tốt. Đồng tiền của nước đó phải duy trì ở mức tương đối mạnh so với đồng đô-la, nếu không, bạn sẽ bị giảm doanh thu khi thực hiện quy đổi tiền tệ. Đến đây, tôi muốn bổ sung ý kiến của mình vào cuộc tranh cãi so sánh giữa nước Mỹ với thế giới. Ngày nay, mọi người thường tin rằng bất kỳ loại hàng ngoại nào cũng cao cấp hơn hàng nội: năng lực của người Đức cao hơn và họ chế tạo ra những chiếc xe tốt nhất, người Nhật làm việc chăm chỉ hơn và họ chế tạo ra những chiếc tivi tốt nhất, người Pháp sống vui vẻ nhất và họ làm ra những chiếc bánh mỳ ngon nhất, người Singapore được giáo dục tốt hơn và họ sản xuất ra những chiếc ổ đĩa tốt nhất, v.v... Tuy nhiên, từ những chuyến đi nước ngoài của mình, tôi kết luận rằng Mỹ vẫn là nước có nhiều công ty vững mạnh và có hệ thống tối ưu để đầu tư vào những công ty này. Châu Âu có rất nhiều tập đoàn lớn tương đương với những công ty hàng đầu của Mỹ, nhưng châu Âu lại không có những công ty tăng trưởng mà nước Mỹ có. Nếu có thì những công ty tăng trưởng như thế thường có giá cổ phiếu rất đắt. Chẳng hạn như L’Oréal, một hãng mỹ phẩm lớn danh tiếng của Pháp, tôi cũng thích cổ phiếu của hãng này, nhưng không phải với mức giá gấp 50 lần thu nhập. Tôi tin chắc rằng ở Mỹ có hàng trăm công ty có doanh thu tăng liên tục trong 20 năm, nhưng ở châu Âu thì sẽ khó có thể tìm được đến 10 công ty như vậy. Ngay cả những công ty hàng đầu của châu Âu cũng không có thành tích duy trì liên tục thu nhập, một việc rất phổ biến ở các công ty của Mỹ. Thông tin về các công ty nước ngoài rất sơ sài và thường bị sai lệch. Chỉ có ở Anh mới có những thông tin chính xác tương đương với Phố Wall. Ở châu Âu, phân tích chứng khoán là một lĩnh vực ít người biết đến. Ở Thuỵ Điển người ta cũng rất ít khi gặp những chuyên gia như vậy. Ước tính thu nhập có thể là một công việc rất khó. Chúng ta đánh giá thấp giới chuyên gia phân tích của Mỹ vì họ thường xuyên nhận định sai, nhưng so với các chuyên gia phân tích của châu Âu thì họ lại gần như không thể sai được. Ở Pháp, tôi từng đọc được một báo cáo rất lạc quan của một nhà phân tích về một tập đoàn tên là Matra. Với tinh thần hứng khởi vô cùng, tôi đã đến thăm công ty này và hoàn toàn thất vọng vì thực tế không hề giống với thông tin bản báo cáo đưa ra. Nếu bạn tự thực hiện nghiên cứu ở châu Âu, bạn có thể chuyển lượng thông tin nghèo nàn của mình thành một lợi thế. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể kinh doanh các loại cổ phiếu nước ngoài ở Magellan hiệu quả như vậy. Tại Mỹ, điều khiến cho việc lựa chọn cổ phiếu trở nên khó khăn chính là có đến cả nghìn người khôn ngoan hơn bạn cũng đang nghiên cứu về những cổ phiếu mà bạn đang theo dõi. Còn ở Pháp hay Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, giới chuyên gia lại đổ dồn vào những con “cá rô” mà bỏ qua những con “săn sắt”. Vậy còn người Nhật, những nhà vô địch của chế độ tư bản và làm việc thêm giờ, ông chủ của Trung tâm Rockefeller và Columpia Pictures, và không bao lâu nữa sẽ là những ông chủ của câu lạc bộ Seattle Mariners và có thể cả Đài tưởng niệm Washington, thì sao? Nếu bạn cùng đi với tôi trong những chuyến công tác nghiên cứu đến Nhật Bản, bạn sẽ thấy chúng ta đã có phần cường điệu hóa đất nước mặt trời mọc này. Nhật Bản là đất nước giàu có, nhưng người dân phải chật vật mới kiếm đủ tiền để sống. Người dân Nhật Bản rất ngưỡng mộ người Mỹ về nhà ở rộng rãi, giá rẻ, và không khí gia đình vào cuối tuần. Họ mất 5 đô-la cho một quả táo, 100 đô-la cho một bữa tối rất bình thường, nhà cửa chật chội và giá cao ngất. Họ chen chúc lấn lên những chiếc xe điện đông đúc và mất cả tiếng vẫn chưa ra khỏi được thành phố Tokyo. Còn trong đầu tư chứng khoán, người Nhật trông cậy hoàn toàn vào các nhà môi giới, và lời khuyên của các chuyên gia này được răm rắp tuân theo như Kinh Thánh. Chỉ số P/E thì cao đến kỳ lạ: 50, 100, 200... Trên thực tế, các nhà đầu tư của Mỹ cũng có bộc lộ những đặc trưng tương tự trong những năm cuối thập kỷ 1960, khi thị trường Mỹ được đánh giá cao đến mức phải mất 22 năm, cho đến tận năm 1991, chỉ số trung bình Dow Jones tự điều chỉnh phù hợp với tình hình lạm phát đã lên đến mức cao nhất mà nó từng đạt được hồi năm 1967. Nhật Bản là một cơn ác mộng đối với các chuyên gia phân tích cơ bản. Tôi từng chứng kiến hàng loạt trường hợp các công ty có bảng cân đối kế toán kém và thu nhập bất thường, và những cổ phiếu có giá quá cao với chỉ số P/E chẳng giống ai, trong đó bao gồm cả công ty đã tiến hành đợt bán ra công chúng lớn nhất trong lịch sử tài chính, Nippon Telephone. Năm 1987, Nippon Telephone bán cổ phần với giá gấp 3.000 lần thu nhập. Công ty này thu được giá trị thị trường tương đương 350 tỷ đô-la, nhiều hơn cả toàn bộ thị trường cổ phiếu của Đức cộng lại và cao hơn top 100 công ty đứng đầu danh sách Fortune 500 của Mỹ. Sau cuộc Đại khủng hoảng 1987, Nhật Bản còn thể bơm thêm cổ phiếu cắt cổ của Nippon thông qua hai đợt chào bán bổ sung khác: một đợt cổ phần có giá 2,55 triệu Yên và đợt sau là 1,9 triệu Yên/cổ phần. Từ đó đến nay, cổ phiếu của Nippon Telephone liên tục xuống dốc. Vào thời điểm tôi viết cuốn sách này, giá cổ phiếu Nippon đã xuống tới 575.000 Yên, giảm 85% so với mức giá đã chiết khấu vào năm 1987. Đối với các nhà đầu tư trên Phố Wall, để mất một số tiền như vậy, toàn bộ danh sách Fortune 100 của các công ty có lẽ sẽ bị phá sản hoàn toàn. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả ở mức giá 575.000 Yên/cổ phần, giá trị thị trường của Nippon vẫn vượt hơn so với giá trị thị trường của Philip Morris, một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ có thu nhập gia tăng liên tiếp trong 30 năm. Sau tất cả những đợt thua lỗ của mình, Nippon vẫn được bán với chỉ số P/E là 50. Trong nền kinh tế Nhật Bản, đầu cơ chứng khoán đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với ở Mỹ. Merrill Lynch trong những năm kinh doanh hiệu quả nhất cũng không bao giờ có tên trong top 100 của danh sách Fortune 500, nhưng có thời điểm, 5 trong số 25 công ty hàng đầu ở Nhật Bản là các hãng môi giới, còn 5 đến 10 công ty khác là các ngân hàng. Các ngân hàng của Nhật tạo ra 100% những khoản tín dụng trên số tài sản ký quỹ bằng không để có được những tòa nhà văn phòng, nhờ đó, trong một viễn cảnh lạc quan nhất, tiền cho thuê cũng chỉ vừa đủ để bù đắp chi phí. Đến đây, tôi muốn tóm tắt nội dung thảo luận của chúng ta về các chiến lược quỹ tương hỗ: ✓ Hãy đầu tư càng nhiều vào quỹ cổ phiếu càng tốt. Kể cả khi bạn cần có thu nhập, trong dài hạn, bạn vẫn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn khi sở hữu những cổ phiếu trả cổ tức và đôi khi sử dụng vốn thay cho thu nhập. ✓ Nếu buộc phải sở hữu trái phiếu chính phủ, hãy mua tất cả chúng từ Bộ tài chính và tránh mua của các quỹ trái phiếu, nơi bạn sẽ phải trả phí quản lý mà chẳng thu được gì cả. ✓ Hiểu rõ loại quỹ cổ phiếu mà bạn sở hữu. Khi đánh giá kết quả, hãy chỉ so sánh các quỹ trong cùng một loại với nhau. Đừng chỉ trích người quản lý quỹ đầu tư vàng vì không đạt được kết quả tốt bằng quỹ cổ phiếu tăng trưởng. ✓ Cách tốt nhất là hãy phân bổ vốn đầu tư của bạn cho ba hoặc bốn loại quỹ cổ phiếu (quỹ tăng trưởng, quỹ giá trị, quỹ tăng trưởng đang nổi...), như vậy lúc nào bạn cũng ở thế đầu tư vào một lĩnh vực có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất của thị trường. ✓ Khi bổ sung thêm vốn vào danh mục đầu tư, hãy lựa chọn quỹ nào đầu tư vào lĩnh vực chậm phát triển so với thị trường trong một số năm. ✓ Cố gắng lựa chọn loại quỹ có khả năng thành công trong tương lai dựa trên kết quả kinh doanh trong quá khứ là thiếu thực tế, hoặc thậm chí không hiệu quả. Hãy tập trung vào những doanh nghiệp phát triển vững chắc và gắn bó với chúng. Liên tục rút vốn từ quỹ này để đầu tư sang quỹ khác là một thói quen xa xỉ và có thể gây tổn hại đến giá trị ròng của bạn. Chương 4 Quá trình quản lý quỹ Magellan Những năm đầu T hời gian gần đây, tôi đã xử lý hết số giấy tờ lặt vặt (còn gọi là các bản cáo bạch trên Phố Wall) trên bàn làm việc của mình, dỡ hết những chồng hồ sơ báo cáo dày cộp của Megallan khỏi chiếc giá sách bụi bặm và cố gắng làm cho 13 năm quản lý quỹ của mình trở nên có ý nghĩa. Nỗ lực này của tôi được đội ngũ chuyên gia máy tính của Fidelity hỗ trợ: Guy Cerundolo, Phil Thayer, và đặc biệt là Jacques Perold, người đã giúp tôi lập danh sách các thương vụ lỗ và lãi lớn nhất của tôi. Danh sách này chứa nhiều thông tin hữu ích ngoài mức hình dung của tôi − thậm chí chính tôi còn phải ngạc nhiên trước một số kết quả. Nó cho thấy, triết lý phổ biến rằng các loại cổ phiếu tăng trưởng nhỏ là yếu tố cơ bản làm nên thành công của Magellan không chính xác. Tôi thực hiện việc tổng kết này với hy vọng nó sẽ đem lại một số lợi ích thực tiễn cho các chuyên gia quản lý quỹ khác cũng như những nhà đầu tư nghiệp dư − những người có thể cũng muốn rút kinh nghiệm từ sai lầm của tôi − hoặc, bất kỳ ai muốn biết điều gì hiệu quả với tôi và điều gì không. Tôi chia tài liệu tổng kết của mình thành ba chương tương ứng với ba thời kỳ: thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, theo phong cách ghi hồi ký của các nhà ngoại giao, đơn thuần là để sắp xếp hợp lý các sự kiện, chứ không phải vì ý định cường điệu tầm quan trọng của cuộc sống của một người gần trọn đời theo đuổi nghiệp đầu tư cổ phiếu như tôi. Tôi không phải là người đầu tiên quản lý Magellan. Ned Johnson mới là người gây dựng quỹ vào năm 1963, lấy tên là Quỹ Quốc tế Fidelity. Tuy nhiên, khi đó, do mức thuế áp dụng đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài, các quỹ quốc tế phải bán cổ phiếu nước ngoài và mua cổ phiếu trong nước. Trong hai năm, về mặt hình thức, Quỹ Quốc tế Fidelity đã trở thành một quỹ trong nước, mãi cho đến khi nó được đổi thành Magellan vào ngày 31/3/1965. Khách hàng lớn nhất của Magellan khi đó là Chrysler, một tập đoàn đã phục hồi trở lại sau 20 năm đứng trước bờ vực phá sản. Khi Magellan thành lập, tôi còn đang là sinh viên trường Boston. Đó cũng là thời kỳ bùng nổ quỹ đầu tư, mọi người đều muốn đầu tư vào các quỹ. Cơn cuồng nhiệt đó thậm chí lan đến cả mẹ tôi, một quả phụ với nguồn thu nhập eo hẹp. Một giáo viên làm thêm việc bán hàng ngoài giờ của quỹ đã thuyết phục mẹ tôi đầu tư vào Fidelity Capital. Bà thích câu chuyện quỹ này là do một “người đàn ông Trung Quốc” quản lý, vì bà rất tin vào trí tuệ của người phương Đông. Người đàn ông Trung Quốc đó chính là Gerry Tsai; cùng với Ned Johnson của Fidelity Trend, Gerry Tsai là một trong hai chuyên gia quản lý quỹ xuất chúng thời kỳ đó. Mẹ tôi có lẽ sẽ không bao giờ biết được Quỹ Fidelity Capital là do một người đàn ông gốc Trung Quốc quản lý nếu nhân viên bán hàng nọ không nói cho bà. Quỹ đã lập một nhóm xúc tiến thị trường (đa số là làm bán thời gian) đi dọc khu vực nông thôn, thực hiện các cuộc gọi chào hàng. Để đảm bảo cho tương lai của hai chúng tôi, mẹ tôi đã chấp thuận một kế hoạch hàng tháng đầu tư 200 đô-la cho đến trọn đời. Lúc đó, Fidelity Capital đã thắng cả S&P, khi giá trị của quỹ tăng lên gấp ba trong thập niên 1950 và tiếp tục tăng gấp đôi trong suốt sáu năm đầu thập kỷ 1960. Thị trường chứng khoán là một ngành kinh doanh dễ biến động, mặc dù ngày nay, sau nhiều năm thị trường này đem lại lợi nhuận đáng kể, điều này thật khó tin. Những đợt khủng hoảng lớn dẫn đến những thời kỳ trì trệ kéo dài, Phố Wall trở nên vắng bóng các phóng viên, không ai khoe khoang cổ phiếu tại các bữa tiệc, và khả năng chịu đựng của giới đầu tư có cơ hội được thử thách ngặt nghèo. Những tay đầu tư cổ phiếu chuyên nghiệp bắt đầu cảm thấy cô đơn như những người đi nghỉ mát vào mùa đông. Khi tôi vào làm chuyên gia phân tích cho Fidelity, thị trường vừa rơi vào một trạng thái ảm đạm như thế. Giá cổ phiếu từng đạt mức đỉnh điểm và giữ trạng thái đó cho đến thời kỳ suy thoái năm 1972-1974, là thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đợt suy thoái năm 1929-1932. Đột nhiên, không còn ai muốn đầu tư vào các quỹ tương hỗ nữa, vì họ hoàn toàn không thu được lãi. Tình hình kinh doanh tồi tệ đến mức nhóm xúc tiến của quỹ buộc phải giải tán và thành viên của nhóm phải quay lại với những công việc quen thuộc trước kia. Khi rút khỏi quỹ cổ phiếu, mọi người lại quay sang đầu tư vào quỹ thị trường tiền tệ và trái phiếu. Fidelity cũng thu được đủ lợi nhuận từ những loại quỹ này để ít nhất có thể duy trì hoạt động của một số quỹ cổ phần ít được mọi người biết đến. Những quỹ cổ phần sống sót này phải cạnh tranh để có được khách hàng mới, đó là những người quan tâm đến cổ phiếu − một “loài” đầy rủi ro đang dần biến mất nhanh chóng. Không có nhiều khác biệt giữa các quỹ cổ phần. Hầu hết chúng đều được gọi là “quỹ tăng giá trị vốn”, một thuật ngữ không rõ ràng, giúp các chuyên gia quản lý tự do mua cổ phiếu của những doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ, công ty dịch vụ công cộng, những công ty tăng trưởng, hoàn cảnh đặc biệt... Mặc dù hỗn hợp của các cổ phiếu có thể khác nhau giữa các quỹ gia tăng giá trị vốn, đối với những người mua cổ phiếu quỹ thì bề ngoài tất cả chúng đều giống nhau. Năm 1966, quỹ Fidelity Magellan đạt quy mô 20 triệu đô -la, nhưng dòng chảy vốn ra đều đặn từ hoạt động mua lại của khách hàng đã làm quy mô này của quỹ giảm xuống chỉ còn sáu triệu đô-la vào năm 1976. Với quy mô 6 triệu đô-la, trong đó phí quản lý hàng năm đã là 0,65 (36.000 đô-la), quỹ hoạt động rất khó khăn. Vì vậy, năm 1976 Fidelity sáp nhập Quỹ Magellan có mức vốn 6 triệu đô-la với Essex, một quỹ cũng đang trong tình trạng làm ăn không có lãi, với mức vốn 12 triệu đô-la. Từng có thời Essex Fund đạt mức vốn 100 triệu đô la, nhưng trong thời kỳ thị trường khủng hoảng, quỹ này đã sụt giảm sút tới mức phải kết chuyển khoản lỗ thuế tới 50 triệu đô-la sang năm sau. Đây là điểm hấp dẫn chính của quỹ này. Ban quản lý Fidelity cho rằng Quỹ Magellan, do Dick Haberman quản lý từ năm 1972 và trước đó, từ năm 1969 đến 1972 do Haberman và Ned Johnson đồng quản lý, có thể tận dụng lợi thế thua lỗ thuế của Quỹ Essex. Pháp nhân liên kết này không phải trả bất kỳ khoản thuế nào trong phạm vi 50 triệu đô-la lợi nhuận vốn đầu tiên. Năm 1977, khi được bổ nhiệm làm quản lý quỹ, “di sản” tôi được thừa kế là: hai quỹ sáp nhập làm một, khối lượng tài sản trị giá 18 triệu đô-la với mức thua lỗ thuế kết chuyển là 50 triệu đô-la, một thị trường chứng khoán tồi tệ, số khách hàng ít ỏi và giảm sút nhanh chóng và không thể thu hút thêm khách hàng mới vì Fidelity đã đóng cửa Magellan đối với khách hàng. Mãi đến bốn năm sau, vào năm 1981, Magellan mới được mở cửa hoạt động trở lại và mọi người lại có thể mua cổ phần tiếp. Trạng thái đóng cửa dài ngày này đã bị phần lớn giới báo chí hiểu sai. Hầu hết mọi người đều nghĩ Fidelity đã áp dụng một chiến lược khôn ngoan là chờ các quỹ của mình tập hợp được một bảng thành tích dày dặn trước khi công bố nhằm mục đích nâng cao doanh số. Magellan thường được nhận định là một trong những quỹ tiềm năng được kiểm nghiệm ở mức tối đa.