🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Phần kết
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Đặng Thái Sơn người được Chopin chọn
- Ikuma Yoshiko -
BẢN QUYỀN ẤN BẢN TIẾNG VIỆT THUỘC VỀ CÔNG TY SÁCH PHƯƠNG NAM
https://thuviensach.vn
Lời nói đầu
“Đặng Thái Sơn đã làm thay đổi cả một nền âm nhạc! Anh đã làm điều đó như thế nào?”
Sau khi nghe các bản sonata dành cho piano của Chopin, được ghi âm vào tháng 5 năm 2000, tôi vô cùng ngạc nhiên về sự thay đổi lớn trong nghệ thuật trình tấu của Đặng Thái Sơn. Lần kế tiếp, tôi lại cảm nhận được sự thay đổi đó khi nghe anh biểu diễn tuyển tập các tác phẩm của Mendelssohn và Liszt.
Phải đợi đến mùa thu năm 2002, trong buổi biểu diễn tại Nhật của Đặng Thái Sơn, tôi mới tận mắt chứng kiến điều mà trước giờ tôi vẫn chỉ cảm nhận. Đó là khoảnh khắc thật tuyệt vời với tôi, và tôi quyết định mình phải viết một cuốn sách về Đặng Thái Sơn.
Đặng Thái Sơn vẫn thường nói sẽ biểu diễn những nhạc mục đa dạng, từ các bản nhạc của Chopin cho đến các tác phẩm âm nhạc Nga, Pháp... Danh mục này càng mở rộng, anh càng chứng minh được sự trưởng thành của một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Sau nhiều năm, thường xuyên viết bài về những nghệ sĩ dương cầm, nghe và xem họ biểu diễn, tôi rút ra một kết luận: “Nghệ sĩ dương cầm thể hiện truyền cảm nhất khi đến tuổi 40”.
Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là “thần đồng”, thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây; còn chơi piano, nếu không qua
https://thuviensach.vn
một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.
Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hòa nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có những trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho ng hiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời người nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu.
Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự “đồng điệu”.
Một nghệ sĩ piano ở lứa tuổi từ 10 đến 20 thường cố gắng gia tăng số lượng bài sở trường của mình. Ở độ tuổi 30, họ trau dồi năng lực biểu diễn, và ở độ tuổi 40, nghệ sĩ thể hiện bản nhạc điêu luyện nhất, vì khi ở tuổi đó, họ đã đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, có đủ sự tự tin và có thể xác định được con đường phía trước của mình. Đời nghệ thuật của một người nghệ sĩ dương cầm
https://thuviensach.vn
rất dài. Có người khi đã 70, 80 tuổi mới đặt bước chân đầ u tiên vào con đường này. Nên niềm hạnh phúc lớn nhất đối với người nghệ sĩ piano là khi bước vào độ tuổi 40, cũng là lúc họ đạt được độ “chín” về nghề nghiệp, và yên tâm đi trọn vẹn con đường riêng mà họ đã xác định cho riêng mình. Người chứng thực cho kết luận này của tôi chính là Đặng Thái Sơn. Khi tôi nhận ra sự thay đổi trong nghệ thuật trình tấ u của anh thì đúng vào lúc anh bước qua tuổi 40. Chính nhờ một ý chí vươn lên mãnh liệt trong cuộc sống mà cuộc đời gian nan của Đặng Thái Sơn đã bước sang trang mới. Tất cả những gì anh đã trải qua, nay dường như đều phảng phất trong các tiết mục biểu diễn của anh.
Đặng Thái Sơn không chấp nhận sự cạnh tranh hạ bệ người khác để mình được tiến thân. Anh luôn mong ước rằng mình có thể đi lên bằng chính con người thật với mọi nỗ lực của mình. Anh yêu sự thanh khiết, rất trân trọng những giây phút một mình suy ngẫm, hòa hợp cùng cỏ cây.
Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì?
Tôi đã bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn, bắt đầu từ câu hỏi đó!
Ikuma Yoshiko
https://thuviensach.vn
Chương 1
“Anh là nhất đấy!”
Một người chạy tới nói với Đặng Thái Sơn: “Anh đang làm gì trong đó? Anh ra hội trường ngay! Mọi người đang chờ anh! Mở cửa mau lên!”
Người ta đập cánh cửa phòng khách sạn ầm ĩ. Gõ cửa hế t lần này đến lần khác. Lần sau mạnh hơn lần trước.
“Anh Sơn, tôi xin anh, làm ơn mở cửa đi, anh đoạt giải nhất và được công nhận là người xuất sắc nhất cuộc thi. Lễ trao giải sắp bắt đầ u rồi, anh phải mau chóng đến hội trường ngay! Anh Sơn, nếu không có anh, lễ trao giải không thể bắt đầu được!”
Đặng Thái Sơn đang ở trong phòng, anh bịt hai tai, cuộn người lại, chui vào chăn, trùm kín mít cả đầu, và nằm run cầm cập. Anh ấn đầu vào trong gối để khỏi nghe cái tiếng gõ cửa.
“Mình mà đoạt giải nhất ư, không thể như thế được. Mình không thể đến nơi đó được. Chỉ cần được chơi trong vòng thi cuối cùng là mình đã mãn nguyện lắm rồi… Mình nên làm gì bây giờ?”
Cuộc thi piano quốc tế Chopin được tổ chức 5 năm 1 lần, là một cuộc thi có lịch sử đáng tự hào. Cuộc thi này là niềm mơ ước của các nghệ sĩ dương cầm trẻ trên khắp thế giới. Với Đặng Thái Sơn cũng vậy, từ ngày anh còn nhỏ, những gì liên quan tới cuộc thi này vẫn luôn
https://thuviensach.vn
xuất hiện trong những câu chuyện xung quanh anh, trong cả giấc mơ.
Mùa thu năm 1980, cuối cùng Đặng Thái Sơn cũng có thể xuất hiện tại “đấu trường” trong mơ ấy, và lọt vào tới tận vòng chung kết. Trong buổi thi ở Vácxava( [1]), quê hương của Chopin, anh đã được biểu diễn cùng một dàn nhạc lớn trước đông đảo khán thính giả quốc tế.
Chỉ như thế thôi, đối với anh là đã quá đủ rồi!
Cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10 được tổ chức từ ngày 2 đế n ngày 19 tháng 10 năm 1980, cuộc thi lần này có số lượng thí sinh đông nhất từ trước tới giờ. 3000 thí sinh từ khắp nơi trên thế giới đã nộp đơn đăng ký về ban tổ chức, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ban tổ chức chọn ra 180 thí sinh. Trong số đó, khoảng 31 người từ bỏ, không thi. Như vậy cuộc thi bắt đầu với 149 thí sinh còn lại. Và 12 người sẽ bước vào vòng 2.
Ngay từ vòng loại, Đặng Thái Sơn đã rất căng thẳng, nhưng khi bước vào vòng 2, anh tự tin được một chút. Ở vòng 3, anh đã quen với sân khấ u, tập trung biểu diễn sao cho có thể phát huy tốt nhất những gì mình có, và cuối cùng là có thể tiến vào vòng chung kết một cách an toàn. Đây là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong đời anh.
Sau này Đặng Thái Sơn đã kể: “Đây là lần đầu tiên tôi được trình tấu cùng dàn nhạc, tôi rất hạnh phúc. Dù đến đây là kết thúc đi chăng nữa, tôi vẫn cho rằng mình là người chiến thắng!”
Sau khi thi xong, anh lập tức quay về khách sạn. Không ngồi lại nghe các thí sinh khác biểu diễn, cũng không muốn nghe hay nói bất cứ điều gì về cuộc thi nữa.
https://thuviensach.vn
Anh muốn được yên tĩnh một mình. Sau 3 tuần lễ căng thẳng, giờ đây, anh không thể suy nghĩ gì hơn, chỉ muốn được thư giãn.
Nửa đêm, đột nhiên, chuông điện thoại reo lên. Giọng hổn hển của một người trong ban tổ chức cuộc thi thông báo: “Anh Sơn, người ta công bố kết quả rồi đấy. Chúc mừng, anh được giải nhất!”
Anh cảm thấy bị sốc, tim đập thình thịch. Thật vậy ư, mình thắng rồi sao?
Trước đó, một số nghệ sĩ đoạt giải cao nhất trong cuộc thi piano Chopin đã có thể khắc tên tuổi mình để đời cùng với cuộc thi, như Maurizio Pollini, Martha Argerich, Krystian Zimerman.
Đặng Thái Sơn không ngừng run, sau khi gác máy, cơ thể anh không cử động được nữa. Hai tiếng “hạng nhất” cứ lởn vởn trong đầu anh.
Trời sáng, có người gõ cửa ầm ĩ. Đó là những người trong ban tổ chức cuộc thi đến đón anh đi.
Cuối cùng, anh phải rời khỏi giường để ra mở cửa. Vừa ra, anh bị họ chộp lấy và bị đẩy lên xe đưa đến nhà hát.
Nhà hát Quốc gia, “đại bản doanh” của Dàn nhạc Giao hưởng Vácxava, đặt tại thủ đô Vácxava được xây dựng vào năm 1901; đến năm 1939, bị quân đội Đức ném bom. Sau chiến tranh, nó được xây cất lại và có kiểu dáng như ngày nay. Có tất cả 1072 chỗ ngồi. Phía sau khán đài có gắn bức chân dung rất lớn của Chopin. Ngoài tiền sảnh có trưng bày nhiều vật phẩm, sách nhạc, băng đĩa, bút tích của Chopin, thu hút nhiều người từ các nơi trên thế giới đến tham quan và tìm mua những thứ này. Trong đó, thứ được ưa chuộng nhất
https://thuviensach.vn
là các băng đĩa thu trực tiếp từ các cuộc thi trước đó. Đài truyền hình Ba Lan đã thu âm các buổi biểu diễn của các thí sinh và chọn lọc những tiết mục hay nên rất nhiều người mua làm kỉ niệm.
Tại Cuộc thi piano quốc tế Chopin, các tác phẩm của nhà soạn nhạc Chopin trở thành các “bài thi”. Chiến thắng sẽ thuộc về những nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc các tác phẩm của Chopin từ vòng loại cho đến vòng chung kết. Với ý nghĩa đó, so với các cuộc thi nổi tiếng khác thế giới như Cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky (Nga), Cuộc thi âm nhạc quốc tế Nữ hoàng Elizabeth (Bỉ), Cuộc thi piano quốc tế Leeds (Anh), cuộc thi âm nhạc quốc tế Geneva (Thụy Sĩ), Cuộc thi piano quố c tế Van Cliburn (Mỹ), Cuộc thi piano quốc tế Rubinstein (Israel), thì cuộc thi Chopin có nhiều nét đặc sắc nổi bật.
Nét đặc trưng của cuộc thi piano Chopin là chọn ra những người biểu diễn các tác phẩm của Chopin một cách tài tình nhất. Qua cuộc thi, âm nhạc của Chopin được thể hiện theo nhiều phong cách, quan điểm, cá tính khác nhau, và đó cũng là điều mà cuộc thi này tìm kiếm: Sự phong phú về cách thức trình diễn các tác phẩm âm nhạc kinh điển.
Thành viên ban giám khảo thường là các chuyên gia hàng đầu về Chopin, đến từ nhiều nơi trên thế giới. Bằng kinh nghiệm dày dạn của mình, họ vừa đánh giá được tài năng của thí sinh trong cuộc thi, vừa có thể dự đoán được sự nghiệp tương lai của những nghệ sĩ giành chiến thắng.
Cuộc thi piano Chopin gồm bốn vòng thi. Tại vòng một, thí sinh sẽ được đánh giá năng lực thông qua việc thể hiện các khúc nocturne, etude, scherzo.
https://thuviensach.vn
Ở vòng hai, thí sinh sẽ thể hiện các bản ballad, các khúc overture, các bản valse và polonaise. Phần thi này nhằm khẳng định cá tính riêng của từng thí sinh.
Vòng ba thì đòi hỏi tài năng thiên phú cao, thông qua việc trình diễn các bản sonata và mazurka.
Đến vòng chung kết, thí sinh sẽ biểu diễn một bản concerto cùng với dàn nhạc. Vòng này nhằm thẩm định trên mọi phương diện tài năng của thí sinh.
Nhà hát Quốc gia Vácxava chính là nơi diễn ra vòng thi quan trọng nhất này. Và thí sinh sẽ được biểu diễn với Dàn nhạc Giao hưởng Vácxava danh tiếng. Hầu hết các thành viên trong dàn nhạc này đều là người Ba Lan. Họ hỗ trợ nhiệt tình cho những thí sinh không quen việc cùng trình diễn với dàn nhạc và tạo bầu không khí thân thiện, cốt sao cho thí sinh có thể phát huy tối đa thực lực của mình ở vòng cuối cùng.
Ở cuộc thi này, biểu diễn các tác phẩm của Chopin cũng đồng thời là lúc người nghệ sĩ piano thể hiện các trạng thái tình cảm và thậm chí cả tính cách của mình. Các thí sinh thường được yêu cầu thể hiện theo một phương diện nào đó trong các tác phẩm của Chopin, chẳng hạn như thể hiện một nỗi đau, hay một niềm hy vọng, hướng tới tương lai... Tức là phải thể hiện được những tình cảm mang tính nhân văn mà Chopin đã gửi gắm vào trong các tác phẩm của mình.
Những thí sinh vào tới vòng thi thứ ba, tức là sẽ nằm trong các thứ hạng từ 1 đến 6, đều được nhận bằng danh dự. Ngoài ra còn có
https://thuviensach.vn
các giải thưởng cho những thí sinh thể hiện xuất sắc các thể loại: polonaise, mazurka, concerto... và nhiều giải phụ khác.
Cuộc thi piano Chopin là một sự kiện thu hút được sự quan tâm của thế giới, và được xem là con đường tiến thân của những nghệ sĩ dương cầm trẻ. Người đã sáng lập ra cuộc thi này, chính là Jerzy Zurawlew, nghệ sĩ piano người Ba Lan, sinh năm 1887 tại Rostov (Nga). Zurawlew đã dốc sức để xây dựng và phát triển cuộc thi này ngày càng có uy tín. Thật buồn là vào ngày 4 tháng 10 năm 1980, cũng là ngày thứ ba của cuộc thi piano Chopin lần thứ 10, ông đã từ trần. Đây cũng chính là năm mà Đặng Thái Sơn có mặt ở cuộc thi này.
Jerzy Zurawlew nảy ra sáng kiến tổ chức cuộc thi piano Chopin vì ông muốn xoa dịu nỗi sợ hãi, những bấn loạn trong lòng người dân khi họ đã phải hứng chịu những tang thương do cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất gây ra. Lúc đó, ở Ba Lan đang dấy lên lời kêu gọi ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, mà dòng nhạc của Chopin thì đầy tính dân tộc, do đó Zurawlew cho rằng nhạc của Chopin không chỉ phổ biế n ở trong nước mà còn phải được lan truyền rộng rãi ra thế giới, đó là niềm tự hào của Ba Lan trước nền âm nhạc thế giới. Và cuộc thi piano quốc tế mang tên Chopin ra đời với quy định chỉ sử dụng các tác phẩm của Chopin.
Cuộc thi piano Chopin được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1927, cho đến trước thời điểm Zurawlew mất, cuộc thi đã tổ chức được 9 lần. Ông vô cùng vui mừng khi thấy những người sau khi thắng giải ở cuộc thi này đã trưởng thành hơn, tự tin thể hiện mình trên sân khấu âm nhạc khắp thế giới.
https://thuviensach.vn
Ngay lúc này đây, Đặng Thái Sơn đang đứng trên sân khấ u. Anh đang được trao tấm bằng khen, giải thưởng bằng hiện kim và bó hoa tươi thắm từ vị trưởng ban giám khảo. Các ống kính chĩa về phía anh, ánh đèn flash không ngừng lóe sáng để ghi lại khoảnh khắc xuất hiện của một ngôi sao, một tài năng mới. Từ phía khán đài, khán giả không ngừng vỗ tay, những thí sinh đoạt giải thưởng khác cũng cổ vũ anh, cả hội trường vang vọng những lời tán tụng không dứt.
Trong đầu của Sơn lúc này hoàn toàn trống rỗng, anh có cảm giác như mình không còn đứng vững được nữa. Các micro cứ chĩa về phía anh để phỏng vấn, nhưng anh không nhớ là mình đã trả lời những gì.
Hôm sau, người của ban tổ chức đã đến khách sạn đón anh.
“Anh Sơn này, hôm nay, ở Hội Chopin có buổi lễ trao các giải thưởng phụ. Mấy tấm bằng khen và số tiền thưởng mà anh đã nhận hôm qua ấy, anh để nó ở đâu? Tạm thời anh nên cất giữ nó ở chỗ chúng tôi nhé!”
“ Cái gì, bằng khen và tiền thưởng hả? Tôi vẫn để ở ngoài đó….”
Mấy vị nghe xong, mặt tái xanh tái xám, họ chụp lấy tay Sơn, vội vã chạy đến nhà hát. Cả khán phòng tối om, ngay chính giữa sân khấu, các phần thưởng của Sơn đang nằm trơ trọi. Một người nói: “Anh Sơn, chúng tôi sẽ cất giữ số tiền này ở hiệp hội Chopin cho đến năm sau nhé! Vì sang năm sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc dành cho anh nên tốt hơn hết lúc đó chúng tôi mới đưa lại cho anh!”
Tiền thưởng mà Sơn nhận được từ cuộc thi là đồng zloty của Ba Lan. Nếu đổi ra đồng đô-la Mỹ thì rất ít và đồng zloty cũng
https://thuviensach.vn
không thể mang ra nước ngoài sử dụng. Do vậy, Sơn quyết định sẽ dùng nó để mua trang phục và máy hát, số còn lại, anh gửi nó vào Hội Chopin.
Tại buổi trao giải phụ của cuộc thi, Đặng Thái Sơn nhận được giải thưởng của đài truyền hình NHK Nhật Bản, và nhận được 11 giải thưởng từ những nước như Pháp, Anh, Tiệp Khắc. Tất cả những giải đó, anh được trao tặng bằng cả hiện vật lẫn hiện kim. Tổng số tiền mà anh có được từ giải phụ còn cao hơn số tiền của giải chính thức, tổng cộng là 2000 USD, đây là lần đầu tiên Sơn thấy tờ tiền đô la. Ở Việt Nam lúc bấy giờ, chỉ cần có 10 USD là có thể nuôi sống cả gia đình trong vòng một tháng. Vậy sau cuộc thi này, Sơn sẽ trở thành “triệu phú” ở Việt Nam.
Tin tức này lập tức được KGB (Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô) biết. Giáo sư Vladimir Natanson, người thầy hướng dẫn của Đặng Thái Sơn ở nhạc viện Matxcơva, đã bị KGB “hỏi thăm”.
“Học trò của ông đã để tiền lại Vácxava. Liệu anh ta có tính trốn lại đấy luôn không?”
Natanson run lên, ông muốn thanh minh rằng Sơn không hề có ý định như thế đâu, nhưng rốt cuộc, ông chẳng nói gì. Ông muốn được nghe lời nói chân thật thốt ra từ miệng của học trò mình.
Với tư cách là người xuất sắc nhất của cuộc thi, Sơn đã tổ chức một buổi hòa nhạc cho riêng mình, đây là chương trình mà bất cứ người nào, sau khi thắng giải tại cuộc thi piano Chopin cũng làm thế. Tại đó, Sơn đã biểu diễn với một tinh thần thoải mái, hân hoan và vui sướng.
https://thuviensach.vn
Khán giả ở Vácxava liên tục vỗ tay cho người châu Á đầu tiên đoạt giải nhấ t ở cuộc thi piano Chopin này, Sơn rất lấy làm cảm kích và anh hưng phấn thông báo sẽ diễn theo yêu cầu. Và yêu cầu chính là bản “Polka de V.R.” của Rachmaninov, với tiết tấu sôi động, khán thính giả cảm thấy như bị cuốn hút, như muốn bước ra sàn nhảy để hòa cùng âm nhạc, và khi bản nhạc vừa kết thúc, mọi người đồng loạt đứng lên vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
“Thật tuyệt! Khán giả đã có được sự đồng điệu với tôi, đó là điều vui sướng nhất của người nghệ sĩ. Khác với cuộc thi, lần biểu diễn này, tôi đã có thể chơi đàn với một tinh thần vô cùng thoải mái!”, Sơn chia sẻ.
Khi đến Vácxava, Sơn đi chuyến tàu đêm, khi về thì anh cứ nghĩ là mình có thể đi bằng máy bay. Nhưng mà hành lý lại quá nhiều, gồm các bức tranh quý, các vật lưu niệm, và những món đồ mà anh đã mua, do vậy, anh lại phải đi bằng chuyến tàu đêm. Cuối cùng, anh cũng về đế n Matxcơva, người đón anh là giáo sư Natanson.
“Thầy ạ, con chưa từng nghĩ là mình sẽ trốn luôn ở Vácxava. Từ bây giờ trở đi, con sẽ tiếp tục việc học tại Nhạc viện Matxcơva này. Con vẫn còn phải học rất nhiều. Số tiền thưởng, con đã gửi lại ở đó để dành cho buổi hòa nhạc của con vào năm sau!”
Đêm đó, Natanson đã có thể ngủ ngon giấc.
https://thuviensach.vn
[1] Warsaw: Thủ đô Ba Lan.
https://thuviensach.vn
Chương 2
Bản Etude đáng sợ
Đặng Thái Sơn muốn tham gia cuộc thi piano Chopin, và anh đã bắt đầu hành trình luyện tập vào năm thứ 2 khi đang du học ở Nhạc viện Matxcơva. Nhưng anh vẫn không nói gì với giáo sư Natanson về nguyện vọng tham dự cuộc thi này. Khi đó anh nghĩ rằ ng chắc chắn thầy sẽ phản đối, sẽ nói: “Không được, vẫn còn sớm lắm!”
Đặng Thái Sơn đã tham khảo nội dung của các cuộc thi piano quốc tế như: Tchaikovsky (Liên Xô), Bach (Đông Đức), Enesco (Rumani), Budapest (Hungari), hay cuộc thi Smetana của Tiệp Khắc… và anh thấy rằng mình thích hợp nhất với cuộc thi piano Chopin, ngay từ thời còn bé, anh đã có cảm giác thân quen với những tác phẩm của Chopin rồi!
Năm 1980 có cuộc thi piano Chopin, năm 1982 có cuộc thi âm nhạc Tchaikovsky.
“Trước tiên mình sẽ tham dự cuộc thi Chopin để xem khả năng mình đến đâu, sau đó mình sẽ thử thách ở cuộc thi Tchaikovsky!”, Sơn tự nhủ.
Những bài học mà anh đã học ở nhạc viện Matxcơva vào năm thứ hai bao gồm một tác phẩm của J.S.Bach, một tác phẩm của Nga và một tác phẩm cổ điển tùy chọn. Sơn âm thầm học thêm các tác phẩm khác như “Fantasia & Fugue” cung Đô trưởng K.394 của Mozart, Concerto piano số 3 cung Rê thứ của Rachmainov, bản Poissons d’or
https://thuviensach.vn
trích từ tuyển tập Images II của Debussy. Song song đó anh còn học thêm rất nhiều các tác phẩm của Chopin.
Cuộc thi Tchaikovsky lần thứ 6 được tổ chức vào năm 1978 đã chỉ ra cho Sơn thấy được những điều tối cần thiết của một nghệ sĩ dương cầm khi tham gia một cuộc thi lớn.
Anh đã dự thính các buổi biểu diễn của nhiều nghệ sĩ piano từng đoạt giải tại cuộc thi Tchaikovsky, tiêu biểu là Mikhail Pletnev (giải nhất, Liên Xô), Pascal Devoyons (giải 2, Pháp), Andre Laplante (giải 2, Canada), Nikolai Demidenko (giải 3, Liên Xô), Evgeny Ryvkin (giải 3, Liên Xô).
Cuộc thi Tchaikovsky được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 5 năm 1958 và cứ 4 năm lại tổ chức một lần. Lúc đầu chỉ thi piano và violon, sau có bổ sung thêm cello. Cuộc thi diễn ra trong vòng 1 tháng, hiện nay thì nó thường diễn ra từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7. Thí sinh nào giành được giải thưởng cao nhấ t của cuộc thi Tchaikovsky thường sẽ trở nên nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy mà các thí sinh từ khắp nơi trên thế giới đã ùn ùn đi đăng ký để có thể tham gia cuộc thi này. Có những nghệ sĩ trẻ chỉ qua một đêm thôi đã thay đổi cuộc đời, nói như thế, quả thật không quá chút nào. Thế nhưng sau đó, khi tham gia các cuộc thi khác, họ thi đấu với áp lực phải biểu diễn sao cho xứng tầm danh hiệu mà họ đã đạt được trước đó. Đặng Thái Sơn đã chứng kiến tất cả những điều này, và anh biết được bên cạnh sự hào quang là cả một trách nhiệm nặng nề mà cuộc thi đã đem lại cho người thí sinh.
Năm 1980, ở Nhạc viện Matxcơva, có tổ chức kỳ thi thử giành cho những ai có ý định tham gia cuộc thi piano Chopin. Ở Liên Xô, để có thể tham gia cuộc thi quốc tế này, thí sinh phải trải qua ba giai
https://thuviensach.vn
đoạn của kỳ thi thử. Trước tiên là thi thử ở Matxcơva, tiếp theo là thi thử ở Nga, cuối cùng là kỳ thi thử trên toàn Liên Xô. Các du học sinh nước ngoài được miễn thi thử ở Matxcơva, nhưng Sơn cũng tham gia luôn để thử sức. Những vị giáo sư hay những nghệ sĩ piano có tiếng tăm từ khắp mọi vùng miền (ngoại trừ Matxcơva) được mời tới làm ban giám khảo. Kỳ thi thử này cũng chọn các tác phẩm chủ đề giống với cuộc thi ở Vácxava.
“Được biểu diễn trước những vị giáo sư lừng danh là cơ hội mình không thể bỏ lỡ được. Mình muốn biết khả năng thể hiện nhạc Chopin của mình được đánh giá như thế nào”.
Kết quả là Đặng Thái Sơn vượt qua mọi vòng thi thử và được phép tham gia cuộc thi piano Chopin, đúng theo nguyện vọng. Cho đến trước thời điểm đó, vẫn chưa ai chú ý cái tên Đặng Thái Sơn, song từ cuộc tuyển chọn này, ở nhạc viện, tên anh đã dần được biết đến. Sơn đã có thể tự tin hơn trước được một chút.
Tatiana Nikolayeva, bà giáo sư đang giảng dạy tại nhạc viện Matxcơva, đã dự thính các buổi biểu diễn trong cuộc thi thử này. Tháng 6 đến tháng 7 cũng trong năm đó, bà đi du lịch ở Vácxava, tại đây, bà tuyên bố: “Nếu nói ai sẽ là người đứng đầu ở cuộc thi piano Chopin năm nay, thì đó chính là cậu bé đến từ Việt Nam!”
Tatiana Nikolayeva vốn là một nghệ sĩ piano, bà sinh năm 1924, tại vùng Bezhitsa của Nga. Từ năm 13 tuổi, bà đã theo đuổi nghiệp dương cầm. Sau đó, bà học thêm sáng tác ở Nhạc viện Matxcơva. Năm 1950, bà xuất sắc giành được giải thưởng cao nhất tại cuộc thi piano Bach, tổ chức ở Leipzig. Lần biểu diễn đó đã truyền cảm hứng cho Shostakovich viết nên tác phẩm “24 Preludes & Fugues”; sau đó, ông gởi nó cho Nikolayeva, bà chính là người đầu tiên trình
https://thuviensach.vn
diễn tác phẩm này. Từ đó trở đi, bà tiếp tục sử dụng tác phẩm này đi lưu diễn ở nhiều nơi, và cũng có thu đĩa. Từ năm 1959, bà giảng dạy tại Nhạc viện Matxcơva, và đã đào tạo rất nhiều thế hệ.
Trong các buổi biểu diễn, Nikolayava luôn thể hiện bằng tất cả niềm đam mê, với những tình cảm dạt dào, do vậy, bà luôn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng khán thính giả. Bà đã thể hiện xuất sắc khoảng 50 bản concerto của Bach. Vào năm 1993, trong chuyến lưu diễn ở Mỹ, bà bị đột quị và qua đời tại San Francisco. Bà có nhiề u kinh nghiệm trong vai trò là giám khảo của các cuộc thi quốc tế, và bà luôn cố gắng tìm kiếm những tài năng mới.
Mặc dù đã qua được kỳ thi thử nhưng Sơn còn phải trải qua một cuộc sát hạch nữa. Những người được tham gia cuộc sát hạch này sẽ viết một bản tóm tắt về thông tin cá nhân gởi đến ban tổ chức cuộc thi. Có những thí sinh đã viết rất nhiều về thành tích của mình như: đã từng tham dự các cuộc thi trước đó, hay đã từng đoạt giải trong một kỳ thi nào đó… Sơn thì chỉ viết vỏn vẹn một dòng “Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, hiện đang du học ở Nhạc viện Matxcơva”. Người của ban tổ chức vô cùng bối rối, không biết có nên chấ p nhận cái tay pianist người Việt Nam kia chăng. Một thời gian, Sơn không nhận được bất cứ sự hồi âm nào.
“Không có một chút thành tích huy hoàng nào cả, liệu mình có được chấp nhận không? Cho đến bây giờ, chẳng ai nói gì với mình cả! Có lẽ mình không có cơ hội!”
Cuối cùng, ban tổ chức đã thống nhất với nhau rằng: “Nếu là sinh viên của Nhạc viện Matxcơva, hẳn người đó cũng cừ lắm!”, và họ quyết định chấp nhận để Sơn tham gia cuộc thi piano Chopin.
https://thuviensach.vn
Năm 1980 cũng là năm tổ chức Thế vận hội Olympic Matxcơva. Những du học sinh nước ngoài đang ở tại ký túc xá của nhạc viện được chuyển đến ở vùng cắm trại gần Biển Đen, để dành chỗ cho những vận động viên nước ngoài đến tham dự Olympic.
Một tháng trời, Sơn sống mà không có cây đàn piano bên cạnh.
“Không xong rồi, đây là thời kỳ quan trọng nhất mà mình phải tập luyện, vậy mà không được đụng đến cây đàn một chút nào. Chẳng lẽ giấc mơ tham dự cuộc thi piano Chopin đến đây là kết thúc sao?”
Đặng Thái Sơn giảm sút nhanh về mặt tinh thần, anh muốn được luyện ngón ngay lập tức. Anh ngồi xuống ghế, nhịp nhàng các ngón tay trên đầu gối. Vừa nhìn tập nhạc vừa tưởng tượng ra các phím đàn, những giai điệu đang ngân lên trong đầu anh. Khi ngồi vào bàn ăn cũng vậy, anh không ngừng chuyển động các ngón tay, anh làm như vậy để ngón tay không bị cứng.
Cuối cùng, khi trở về Matxcơva, anh đã có thể chạm tay vào cây đàn, Sơn nhận thấy những gì mình làm trước đây là đúng, ngón tay anh có thể nhanh chóng lướt trên những phím đàn như trước.
Tháng 10, Sơn đến Vácxava. Có rất nhiều thí sinh đi thi cùng với gia đình, bạn bè, nhưng anh thì chỉ một mình. Ngoài việc đi thăm nhà hát nổi tiếng, nơi mình sẽ thi đấu, anh không đi đâu nữa, chỉ đi lại giữa khách sạn và nơi mình tập luyện. Sơn hoàn toàn cách ly với mọi người.
Ở vòng một, Sơn đã trình diễn các bản nhạc sau: Nocturne cung Rê trưởng, Op.(*) 27, số 2; Scherzo cung Si giáng thứ, Op. 31, số 2; Etude cung La thứ, Op. 25, số 4.
https://thuviensach.vn
Vòng hai là các bản: Nocturne cung Mi trưởng, Op. 62, số 2; Sailor’s song, Op. 60; Andante Spianato và Polonaises cung Mi giáng trưởng, Op. 13; Etude cung Fa trưởng, Op. 10, số 8; Etude cung Sol thăng thứ, Op. 25, số 6; Overture Op.28 từ bản số 21 đế n bản số 24.
Vòng ba là các bản: Mazurka Op.59; piano Sonata cung Si thứ, Op. 58, số 3.
Đến vòng chung kết, Sơn biểu diễn bản Concerto số 2 cung Fa thứ, Op. 21.
Sơn cảm thấy thật thoải mái nhưng khi tới phần biểu diễn các khúc etude thì anh không tự tin, thậm chí anh cảm thấy sợ.
Trong cuộc thi, trình tự biểu diễn các bản nhạc do thí sinh tự quyết định. Ở vòng thi thứ nhất, Sơn đàn bản nocturne nhẹ nhàng, tiếp theo, đến phần biểu diễn bản etude, khúc nhạc đòi hỏi một kỹ năng biểu diễn tinh tế, anh cảm thấy hơi sợ, trước tiên anh làm ấm khán phòng lên bằng khúc nhạc scherzo, sau đó anh từ từ chuyển sang etude. Và anh đã biểu diễn thành công.
“Chà, vậy là tốt quá! Thi xong phần etude này là mình có thể an tâm rồi. Cũng không khó lắm!”
Ở vòng một Sơn vẫn cảm thấy sợ, nhưng khi vào được các vòng trong thì anh đã bình tĩnh hơn.
Vòng thi thứ nhất diễn ra trong sáu ngày, có 42 người từ 15 quốc gia được đi tiếp vào vòng hai. Jean Marc Luisada, người đến từ nước Pháp đã giành được hạng 5 ở lượt thứ 11, thì bị loại khỏi vòng hai. Trước Sơn 4 người là Kevin Kenner, người Mỹ, đạt hạng 2 (không
https://thuviensach.vn
có hạng nhất) ở lượt thứ 12, tham gia cuộc thi với tuổi đời còn rất trẻ, 17 tuổi, song đáng tiếc là anh ta cũng ngậm ngùi chia tay với mùa giải này. Đứng sau Sơn 6 người là Ivo Pogorelic (Nam Tư).
Sau vòng thi thứ hai, chỉ còn 15 người của 11 nước. Ngày 6 tháng 10, hội đồng ban giám khảo đã chọn ra 7 người của 5 nước tiếp tục tiến vào vòng chung kết.
Lần này thì Pogorelic bị dính líu đến một vụ tai tiếng. Lúc đầu, một vị giám khảo người Anh là Louis Kentner, đã rất tức giận khi Pogorelic đậu vòng thi thứ nhất, và ông đã bỏ về nước. Hội đồng ban giám khảo nhốn nháo cả lên. Kế đó, Martha Argerich phản đối việc Pogorelic bị loại ở vòng ba, và bà tuyên bố từ chối tiếp tục làm giám khảo cuộc thi.
“ Cậu ta là một thiên tài đấy chứ!”
Argerich đã hét trước ống kính của đài truyền hình như thế. Câu nói này, cho đến ngày nay vẫn còn được mọi người nhắc lại.
Sơn rất thích biểu diễn các bản nhạc của Chopin, và anh chỉ quan tâm điều đó thôi. Mặc dù xung quanh mọi người đang bàn tán rất sôi nổi về sự kiện Pogorelich, nhưng Sơn vẫn hoàn toàn không hay biết gì cả. Sau đó, anh cũng biết được thông qua Irina Pietrova, một sinh viên của nhạc viện Matxcơva, cũng đang tham gia cuộc thi này.
“Anh không biết gì ư? Nghiêm trọng lắm đấy! Pogorelic không thể trụ lại cuộc thi này, còn Argerich đã từ chức giám khảo!”
Cũng lúc ấy, Sơn biết mình đã lọt vào vòng thi cuối cùng.
Tuy nhiên, anh nhận ra rằng, mình chẳng có nổi một bộ vest chỉnh tề để xuất hiện trên sân khấu. Sơn vội vàng đi tìm khắp các
https://thuviensach.vn
cửa hàng và đã mua một bộ âu phục với kích cỡ dành cho trẻ em châu Âu. Nhóm bạn người Việt đã trách anh: “Này, anh bị làm sao thế! Không lẽ anh tính xuất hiện trên sân khấu Vácxava với bộ đồ như thế sao!”
“Sơn, cuộc thi này là sự kiện quốc tế, có quay phim lên truyền hình đấy! Liệu mà ăn mặc cho đàng hoàng chút đi!”
“Anh đang làm xấu hổ người Việt chúng ta đấy!”
Ngày thi chung kết, Sơn sẽ diễn cùng dàn nhạc. Cho đến lúc này, anh chưa từng được diễn cùng dàn nhạc bao giờ cũng như chưa từng đứng trên sân khấu đầy vẻ chuyên nghiệp như thế, anh cũng chưa từng đoạt một giải thưởng nào, chưa một lần đi đến một nơi mà cần phải ăn mặc thật chỉnh tề.
Anh chạy đến Hội Chopin. Ở Vácxava có rất nhiều công trình kiến trúc liên quan đến Chopin, trụ sở của hiệp hội Chopin là một trong số đó, đó là cung điện Ostrogskich. Cung điện này đã được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới, được xây dựng từ thế kỷ 16, sau đó được tu bổ lại theo phong cách baroque.
Hội Chopin được thành lập vào năm 1934, với mục đích nghiên cứu và phổ biế n nhạc của Chopin đến với công chúng. Hội đã chọn Ostrogskich làm trụ sở, làm khán phòng tổ chức các buổi hòa nhạc, làm bảo tàng… Lễ trao các giải thưởng phụ của cuộc thi piano Chopin cũng tổ chức tại đây. Ở Hội Chopin, mọi người đều biết việc Sơn lúc nào cũng đi một mình, họ chăm sóc anh rất chu đáo. Đặc biệt là những người phụ nữ, họ quan tâm anh như thể họ là mẹ anh vậy.
Sơn nhào tới những người phụ nữ này, hổn hển nói:
https://thuviensach.vn
“Xin lỗi, các cô có biết chỗ nào có thể may liền cho cháu một bộ vest không ạ? Ngày mai cháu phải mặc bộ vest đó để đi thi!”
Họ nhìn Sơn một cách trìu mến:
“À, thì ra là Đặng Thái Sơn! Cháu được vào vòng chung kết rồi à, giỏi quá nhỉ! Cháu đợi chút đi, các cô sẽ lập tức đi tìm cho cháu ngay!”
Cuối cùng, Sơn cũng có được một bộ vest.
Vòng chung kết được bắt đầu trong bầu không khí ồn ào, náo nhiệt. Pogorelich cũng có mặt ở hội trường để nghe các thí sinh khác biểu diễn, các khán thính giả vây lấy anh. Nhưng thật tiếc là anh không thể biểu diễn.
Vòng chung kết diễn ra trong 2 ngày, Sơn thi trong ngày đầu với số thứ tự là số 3. Người thi đầu tiên là Eric Berchot, người thứ 2 là Tatiana Shebanova, cả 2 thí sinh này đều bị choáng ngợp trước đông đảo khán giả, họ rất hồi hộp, cảm thấy không thể đàn được, nên đã đề xuất xin ban giám khảo cho họ được thi cuối cùng.
“Sơn, vậy thì anh thi đầu tiên nhé! Nhạc trưởng và dàn nhạc đều có mặt đầy đủ rồi! Nào, hãy nhanh chóng bước lên sân khấu đi!”
“Sao ạ? Sao lại thế chứ? Tôi thi liền bây giờ à?”
Sơn cũng đã chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng anh không ngờ lại phải thi đầ u tiên như thế này. Thi đầu tiên thì hơi bất lợi nhưng mà… không còn cách nào khác.
“Được lọt vào vòng chung kết, vậy là đủ lắm rồi, chẳng cần thứ hạng làm gì! Bộ vest này vừa với mình quá, thế cũng vui rồi! Nếu đã vậy thì… mình thi đầu tiên thôi!”
https://thuviensach.vn
Sơn trông thật bảnh bao trong bộ vest mới, đĩnh đạc bước lên sân khấu. Anh hoàn toàn không nghĩ gì tới mấy giải thưởng, anh biểu diễn một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Khán phòng vẫn huyên náo như cái chợ, nhưng anh không để ý đến điều đó, anh từ từ đi về phía cây đàn piano. Khi tiếng nhạc vừa vang lên, cả khán phòng bỗng trở nên im bặt, mọi người đều tập trung để lắng nghe. Những lần thi trước của Sơn luôn được đánh giá cao, và bây giờ, anh đang thể hiện kỹ năng của mình ở một bậc cao hơn thông qua giai điệu trữ tình và trong sáng, hòa cùng thanh âm lộng lẫy của dàn nhạc, tất cả những điều đó ngấm sâu vào trong lòng khán thính giả. Sơn đã cho mọi người thấy được rằng một người Việt Nam vẫn có thể đàn rất hay nhạc của Chopin. Sơn vào học ở Nhạc viện Matxcơva được 3 năm. Cho tới khi đó, Việt Nam bị xem là một nước chậm phát triển nên lúc đầu, chẳng có ai chú ý tới anh cả.
“Nếu là người Nhật hay người Trung Quốc thì việc họ có thể chơi nhạc Chopin âu cũng là điều bình thường, song, đối với người Việt Nam thì không dễ được công nhận như thế. Nhưng tôi có thể chơi nhạc Chopin, bởi lẽ tôi yêu tha thiết nhạc của ông, tình yêu đó không thua kém bất cứ ai. Mong rằng mọi người hãy hiểu điều này cho tôi!”
Sơn chẳng màng gì giành được giải thưởng nhưng anh muốn mọi người hãy thừa nhận một sự thật rằng: Người Việt Nam cũng có thể chơi nhạc Chopin.
Mọi người vô cùng kinh ngạc trước một người đến từ đấ t nước Việt Nam, một đất nước mới vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh đầy máu lửa, lại có thể biểu diễn âm nhạc của Chopin một cách tài hoa như thế.
https://thuviensach.vn
“Thật tuyệt!”
“Giai điệu thật trong sáng, như thể tẩy rửa được tâm hồn chúng ta!”
Mọi người trầm trồ với nhau. Ở hàng ghế của ban giám khảo, các thành viên cũng thì thầm trao đổi. Sau khi Sơn kết thúc phần trình bày của mình, khán giả đã vỗ tay nhiệt liệt trong niềm xúc động dâng trào. Nhà hát phút chốc lại trở nên ồn ào, nhưng theo một cách khác. Tên Đặng Thái Sơn được tung hô, lặp đi lặp lại nhiều lần, mọi người yêu cầu Sơn hãy bước lên sân khấu. Trước sự nồng nhiệt của khán giả, Sơn cảm thấy vô cùng hạnh phúc, rưng rưng như muốn khóc.
“Không được, dù vui hay buồn mình cũng không được khóc. Đứng ở đây mà khóc thì xấu hổ chết!”
Thế là, Sơn đành gượng cười, anh liên tục cúi đầu chào khán giả. Sau khi chào xong, anh cố gắng ngẩng thật cao đầu, mím chặt môi, để nước mắt không thể chảy ra. Khán giả vẫn liên tục vỗ tay khiến anh vừa sung sướng vừa cảm thấy hơi có chút ngượng ngùng.
Những người đã đoạt giải trong Cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10:
Giải nhất: Đặng Thái Sơn (Việt Nam), kèm theo các giải phụ cho trình diễn Polonaise, Mazurka, Concerto hay nhất.
Giải nhì: Tatiana Shebanova (Liên Xô), nhận thêm giải Polonaise, giải Concerto.
Giải ba: Arutyun Papazyan (Liên Xô).
https://thuviensach.vn
Không có giải tư.
Giải năm: Ebi Akiko (Nhật Bản), Eva Poblocka (Ba Lan) kèm thêm giải trình diễn Mazurka.
Giải sáu: Eric Berchot (Pháp) và Irina Pietrova (Liên Xô)
Pogorelich nhận giải bình chọn của khán giả và giải của các nhà phê bình.
Thật ra, trong ngày thi chung kết, lẽ ra Martha Argerich đã về Geneve nhưng bà đã có mặt tại phòng nhạc. Mặc dù đã từ bỏ chức giám khảo, nhưng bà vẫn ngấm ngầm theo dõi các buổi biểu diễn của thí sinh trong trận chung kết này. Ngay sau khi về đến Geneve, bà đã gửi một bức điện cho ban tổ chức.
“Đặng Thái Sơn sẽ đoạt giải xuất sắc, chúc mừng anh nhé! Anh biểu diễn nhạc Chopin thật tuyệt vời! Từ bây giờ, tôi rất kỳ vọng ở anh đấy, hãy cố lên!”
Không thể trò chuyện trực tiếp với Argerich, nhưng bức điện này đã khiến Sơn vô cùng sung sướng.
“Cuối cùng cũng xong! Từ bây giờ mình phải vất vả lắm đây! Mình đã trở thành một nghệ sĩ piano xuất sắc thì phải làm sao để không hổ danh!”
Với danh hiệu này, Sơn biết mình đáng gánh một thứ rất nặng nề, đó là hai chữ “trách nhiệm”.
https://thuviensach.vn
Chương 3
Một năm đầy ác mộng
“Kết quả kỳ thi cuối khóa, Đặng Thái Sơn: 5+”
Đó là kế t quả của kỳ thi cuối khóa năm 1977, được dán trên bảng thông báo của Nhạc viện Matxcơva. Việc xếp hạng có 5 bậc, cao nhất là bậc năm, nếu có trường hợp xuất sắc hơn nữa thì người đó sẽ được bậc 5+.
Các ngón tay của Sơn bị xước, anh vừa nắn bóp bàn tay vừa thầm nghĩ:
“Quả là một năm thật may mắn. Mình thật hài lòng với kết quả này, phải đi cảm ơn các thầy mới được!”
Năm 1975, cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. Nhà nước bắt đầu triển khai việc tuyển chọn một số học sinh đi du học nước ngoài, vì Liên Xô sẽ tài trợ học bổng cho các học sinh này. Lúc đó, chỉ những học sinh thuộc gia đình công chức nhà nước mới được đi du học. Việc kiểm tra hết sức gắt gao.
Sơn xuất thân từ một gia đình có mẹ là người rất đam mê âm nhạc, đang công tác tại nhạc viện Hà Nội, anh đủ tiêu chuẩn để được đi. Tuy nhiên, bố anh lại là một nhà thơ đang “có vấn đề”. Việc Sơn đi du học trở nên xa vời.
https://thuviensach.vn
Những năm 1950, bố Sơn, nhà thơ Đặng Đình Hưng, có tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm, từ đó, rắc rối theo ông suốt nhiều năm.
Một ngày nọ, nhân viên nhà nước phụ trách tuyển người đi du học hỏi Sơn thế này:
“Trong thời gian chiến tranh, anh đã ở suốt bên mẹ phải không! Bố anh thì ở bên nhà ông bà nội, và anh chỉ biết sống với mẹ mà thôi. Nế u là như vậy thì anh có thể được chấp nhận cho đi du học nhưng… anh có đồng ý điều này không?”
Sơn không trả lời được gì cả.
Mối quan hệ giữa bố mẹ Sơn, từ lâu đã không được tốt cho lắm. Bố anh không có thu nhập ổn định, nên mẹ đã phụ trách việc nuôi nấng Sơn. Ngay cả việc học hành của anh cũng do một tay mẹ gánh vác. Trong thời gian chung sống, bố mẹ Sơn lúc nào cũng cãi nhau. Sơn lớn lên trong một tâm trạng luôn lo sợ, bất an.
Khi hai người quyết định ly dị, anh cảm thấy thoải mái hơn là nuối tiếc hay đau khổ, cảm thấy như được giải thoát khỏi cảm giác lo sợ. Họ bắt đầu phân chia tài sản. Bố anh lấy một chiếc xe đạp, cái quạt bàn và cái chảo. Mẹ thì lấy cái giường, cái tủ, một chiếc xe đạp và cái nồi. Nhà thì là nhà thuê, không có tivi, tủ lạnh; cây đàn piano là đồ mượn của nhà trường.
Lúc 7 tuổi, Sơn vào lớp sơ cấp của Nhạc viện Hà Nội, sau đó lên trung cấp, rồi tiếp tục học chuyên sâu, anh tốt nghiệp vào năm 1976.
https://thuviensach.vn
Nhạc viện Hà Nội là một trường đào tạo âm nhạc tiêu biểu của Việt Nam, được thành lập năm 1956, học sinh theo học tại đây phải hoàn thành 7 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp, và thêm 3 năm học chuyên môn. Phương pháp giảng dạy ở đây được tham khảo từ hệ thống giáo dục của Liên Xô.
Sơn, người đã tốt nghiệp nhạc viện với thành tích xuất sắc, được Bộ Văn hóa chú ý tới, đề xuất cho đi du học. Bố mẹ đã ly dị rồi, chuyện đi du học của Sơn đã dễ dàng hơn.
“Sơn, từ ngày mai, con sẽ sống ở nước ngoài, sẽ xa gia đình, nhưng con phải chăm chỉ học hành, phải học cho thật giỏi rồi mới được trở về nước nhé! Phải nghe lời của mọi người đấy! Tuyệt đối không để xảy ra chuyện gì bất trắc, phải tuân thủ quy tắc nơi đó, được không?”
Mẹ Sơn liên tục nhắc nhở từng li từng tí đứa con trai lần đầu tiên xa gia đình, nhắc đi nhắ c lại nhiều lần như thể anh là đứa trẻ con ba tuổi.
Ngày 20 tháng 7 năm 1977, lúc nửa đêm, anh lên chuyến xe lửa đi Liên Xô cùng với những học sinh thuộc các ngành học khác.
Ngày lên đường, người chị cùng chồng con đã đến tiễn anh tại nhà ga. Khi đoàn tàu từ từ lăn bánh, chị anh đã bật khóc, sau đó mọi người cũng khóc theo, Sơn cứ vẫy tay cho đến khi không còn thấy họ nữa. Lúc đó, anh 19 tuổi.
Dù biết là đi Liên Xô nhưng những du học sinh này không biết cụ thể sẽ đến đâu, ở Kiev, Odessa, Almaty hay Matxcơva? Hành trình chuyến đi kéo dài trong 3 tuần, đi ngang qua Trung Quốc đã mất tới 5 ngày, đoàn tàu chạy một mạch xuyên qua vùng đất rộng
https://thuviensach.vn
lớn này. Sơn cảm thấy thật vui sướng vì anh đang từng bước từng bước để bắt đầu một cuộc số ng mới, thật lạ thay, anh không hề có cảm giác cô đơn, buồn bã, chắc có lẽ vì ở đây, anh đang có rất nhiều bạn bè. Sơn không để ý đến sự lo lắng của gia đình dành cho anh, anh chỉ thấy mãn nguyện với cảm giác được tự do.
Tàu dừng lại nghỉ ở Irkutsk, cạnh hồ Baikal. Mọi người xuống tàu để kiểm tra sức khỏe. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, người Việt Nam đã mắc phải rất nhiều căn bệnh, nên ở đây, họ phải kiểm tra sức khỏe để tránh đem dịch bệnh vào nước khác.
Buổi tối, mọi người tổ chức một buổi văn nghệ, phần lớn là những người không rành về âm nhạc, dân nghiệp dư cả, nhưng chủ yếu chơi cho vui. Có bốn người có chuyên môn về âm nhạc, và Sơn được yêu cầu biểu diễn một bản
“Đặng Thái Sơn! Đàn một bài gì đó đi chứ!”
“Này, cậu học chuyên về âm nhạc mà, hãy cho mọi người nghe tiếng đàn piano của cậu đi!”
Đã lâu rồi Sơn không đụng đến cây piano, anh cũng chỉ biết đàn một vài bản thôi, và anh chọn bản Etudes Tableaux của Rachmaninov. Cây đàn cũ kỹ lắm rồi, các phím đàn cứ rời rạc, chẳng ăn khớp gì với nhau cả, âm thanh rất lớn nghe nhức óc.
Sau khi đàn xong, một người phụ nữ đã tiến lại gần anh. “Đặng Thái Sơn, lát nữa phiền anh đến chỗ tôi một chút nhé!” Sơn bối rối, không lẽ mình làm gì sai chăng?
https://thuviensach.vn
Người phụ nữ hồi nãy đang công tác ở Bộ Giáo dục Liên Xô. Khi Sơn ghé chỗ bà, bà nói:
“Cậu có muốn vào Nhạc viện Matxcơva không?”
Sơn khẽ đưa mắt nhìn bà, ngập ngừng trả lời:
“Vâng, đó chính là ước mơ bấy lâu nay của cháu…”
“Quyết định vậy đi! Tôi sẽ đưa cậu vào Nhạc viện Matxcơva!”
Bà giữ lời hứa, đưa anh đi thi tuyển vào Nhạc viện Matxcơva. Cho đến thời điểm này, chưa từng có một du học sinh nào của Việt Nam đậu được kỳ thi tuyển vào Nhạc viện Matxcơva, họ phải tiếp tục học ở lớp dự bị 2, 3 năm. Và Sơn chính là người đầu tiên được phép học tại đây, anh được xếp vào lớp của giáo sư Vladimir Natanson.
“Từ hôm nay, mình đã là sinh viên của Nhạc viện Matxcơva, phải thông báo cho mẹ biết mới được!”
Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì Sơn biết mình sắp bước vào những tháng ngày học tập thật vất vả. Từ hồi còn bé, mẹ đã dạy nhiều về piano cho anh, và anh cũng đã học piano ở Nhạc viện Hà Nội, vậy mà, ở đây, anh phải học lại từ đầu với những kiến thức rất cơ bản, phải thay đổi tất cả những phương pháp biểu diễn mà anh đã học trước đây, thật là khổ!
Nhạc viện Matxcơva có tên đầy đủ là “Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky Matxcơva”, được thành lập bởi Nikolai Rubinstein, một nghệ sĩ piano, đồng thời là nhạc trưởng, vào năm 1866.
Anh của Nikolai là Anton Rubinstein, một nhà soạn nhạc vĩ đại, và là một người có nhiều hoạt động nghệ thuật trên khắp châu Âu
https://thuviensach.vn
trong vai trò là một nghệ sĩ piano.
Cùng với Nhạc viện Saint Peterbourg do Anton Rubinstein thành lập, Nhạc viện Matxcơva là cơ sở giáo dục về âm nhạc có tầm cỡ lớn. Tchaikovsky, Taneyev đã từng đứng lớp ở đây. Những nhà soạn nhạc, nghệ sĩ nổi tiế ng như Rachmaninov, Skryabin, Medtner cũng được đào tạo ở đây.
Ở Nhạc viện Matxcơva, các du học sinh nước ngoài thường bị xem là có trình độ kỹ thuật kém hơn học sinh người Nga, và sẽ bị xếp ở lớp có cấp độ khác với học sinh Nga. Đặng Thái Sơn học ở lớp cơ bản của bộ môn piano và mỗi ngày phải học thêm tiếng Nga.
Chỗ ở là ký túc xá của nhạc viện. Tòa nhà gồm 5 tầng, mỗi tầng có 30 căn phòng, mỗi phòng sẽ xếp 1 học sinh nước ngoài và 1 học sinh trong nước. Các phòng đều có đặt một cây đàn piano tủ. Riêng Sơn thì anh muốn tập luyện với đàn piano cánh hơn.
Loại đàn đó được đặt ở phòng luyện tập nằm dưới tầng hầm của ký túc xá. Chỉ ở đây mới có nhiều đàn piano cánh nên lúc nào cũng đông học sinh đến tập. Mỗi sáng, Sơn dậy lúc 6 giờ để xếp hàng vào phòng luyện tập trước. Những du học sinh người Việt Nam cùng hợp tác với nhau thành một nhóm rồi thay phiên nhau dậy sớm để túc trực ở đây. Khi phòng tập vừa mở cửa thì nhóm này sẽ lập tức để các cuốn sách nhạc lên các cây đàn, họ giành tới 3 phòng, sau đó căn cứ vào giờ học của mỗi người, họ sẽ thay phiên nhau mà sử dụng.
Ngoài nhóm người Việt Nam ra còn có thêm một nhóm thường xuyên dậy sớm xếp hàng vào phòng tập, đó là nhóm du học sinh người Israel. Bất kể mùa hè hay mùa đông, hai nhóm này đều tranh nhau vào phòng tập trước. Vì vậy, nhóm của Sơn đã nghĩ ra một sáng
https://thuviensach.vn
kiến là họ dùng một sợi dây thun dài, buộc chặt tay cầm của cánh cửa để khi mở thì phải đẩy vào, nhưng nếu từ bên ngoài kéo ra thì sẽ có cảm giác như có ai đó đang ở trong phòng. Vì vậy mà nhóm của Sơn lúc nào cũng giành được phòng trước.
Dưới tầ ng hầm này cũng là nơi các sinh viên tụ tập, bàn tán đủ thứ chuyện, chẳng hạn như ai sẽ tham gia cuộc thi nào, ai sẽ lập kỷ lục mới, kỳ thi thử sẽ tổ chức như thế nào, ở đâu… Ở đây, Sơn cũng nghe được nhiều thông tin, nhưng anh cho rằng thật mất thời giờ để nói chuyện tạp nhạp.
Ở Việt Nam thì không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng thường phải làm việc. Khi ra nước ngoài làm việc hay học tập, dù cuộc sống khó khăn, họ vẫn cố gắng gửi tiề n hay quà về cho gia đình ở quê nhà. Sơn cũng vậy, anh cũng muốn gởi tiền về cho bố. Nhưng thực tế
thì anh chỉ có tiền học bổng thôi, với số tiền này, ăn còn không đủ. Tiền học bổng của Liên Xô thì ưu ái hơn cho người châu Âu, còn đối với những du học sinh đến từ các nước như Việt Nam, Cuba thì rất ít. Ăn ở căng-tin thì không đủ tiền nên thường nhóm học sinh Việt Nam hay tự nấu ăn với nhau, thế mà vẫn không đủ trang trải. Sơn đành phải đi tìm việc làm thêm. Anh làm thợ tiện trong một cơ xưởng về đồ điện, tiện những bộ phận của quạt máy, những đồ dùng gia dụng. Anh ngâm tay trong hóa chất giải nhiệt nhiều giờ liền nên tay chai ra, nhăn nheo, sần sùi. Với công việc này, nếu làm nhanh, chính xác, số lượng nhiều thì sẽ được tiền nhiều. Sơn đã làm thành thạo công việc này, dù bị rát tay nhưng anh vẫn cố gắng để có thể tăng thu nhập. Tay Sơn nóng lên và bắt đầu bị lột da.
“Em làm gì thế này? Sơn, Em hãy nghỉ ngay. Em còn phải đàn nữa đấy. Làm gì cũng được nhưng nếu công việc đó làm hư tay hay ngón tay thì hãy nghỉ ngay!”
https://thuviensach.vn
Thầy Natanson hốt hoảng khi thấy Sơn bị như vậy. Sơn nghe lời thầy, không tiếp tục làm nữa.
Vào kỳ nghỉ, Sơn trở lại với công việc làm thêm, 8 tiếng một ngày, công việc của anh là đi thu gom các vỏ chai. Các vỏ chai rượu, vỏ chai nước ngọt, nước suối… anh gom lại, rửa sạch rồi đem đến các vựa thu gom hàng tái sử dụng, anh sẽ nhận được một khoản tiền. So với tiền lương khi làm ở cơ xưởng thì khoản tiền này chẳng là bao, nhưng công việc này có thể duy trì lâu dài được. Sơn cùng với nhóm bạn tranh thủ thời gian để làm công việc này. Những ngày đông giá rét cũng như những ngày hè oi bức, Sơn vẫn làm, anh nhanh chóng làm xong việc là lại về ký túc xá luyện tập piano, anh chẳng lấy gì làm mệt mỏi. Vì nếu để dành được một ít tiền, anh có thể gởi về cho bố, có thể mua đồ ăn cho mình. Trong năm đầu này, anh vẫn đều đặn đến lớp học, về ký túc xá luyện tập, đi làm thêm, thời gian ngủ rất ít. Mặc dù vậy, anh vẫn thấy trong lòng hân hoan, không chút phiền não.
Mỗi năm một lần, Nhạc viện Matxcơva đều có tổ chức một kỳ thi, bất kể là sinh viên trong nước hay nước ngoài đều thi cùng một nội dung như nhau. Sơn đã trình bày các tác phẩm: The variations on a theme of Paganini của Brahms, Sonata cho piano số 21 của Beethoven, Prelude and Fugue cung Sol trưởng của J.S.Bach. Anh rất hài lòng với thành quả mà để có được, anh đã phải dày công luyện tập. Anh đã vượt qua những sinh viên khác một cách thuyết phục, vươn lên ở vị trí đầu bảng, và còn được đánh giá ở mức cao hơn là 5+.
Các sinh viên Liên Xô chẳng bao giờ để ý tới các du học sinh của những nước như là Việt Nam. Và với Sơn cũng vậy, có quy định hạn chế tiế p xúc với người nước ngoài nên hầu như anh không giao lưu
https://thuviensach.vn
với họ. Tuy nhiên, tên tuổi của anh giờ đây nổi như cồn khắp nhạc viện với mức điểm 5+, lý do là từ lúc thành lập nhạc viện cho tới giờ, đây là sinh viên nước ngoài đầu tiên đạt được mức ấy.
“Những việc mình làm từ trước tới giờ, không có gì sai cả. Năm nay quả là một năm đầy gian nan, nhưng cuối cùng mình cũng có thể an tâm bước qua năm hai!”
Từ giờ phút này, có rất nhiều vị giáo sư cũng bắt đầu để ý Sơn. Vera Goronostaeva, vị giáo sư công tác tại nhạc viện Matxcơva từ năm 1971, chuyên dạy về nhạc Chopin, đã phát biểu trên tờ báo của nhạc viện rằng ông đánh giá cao tài năng của Sơn.
Cả Natanson cũng vậy, đối với ông, đây là cậu học trò mà ông tự hào nhiều nhất. Ông đã viết một lá thư thông báo, gửi cho mẹ của Sơn.
https://thuviensach.vn
Chương 4
Cây đàn piano được xe bò chở đến
“Đàn cho đàng hoàng xem nào! Nhìn bản nhạc cho kỹ chứ! Xem này, tôi đã nói mấy lần rồ i mà vẫn chưa hiểu à? Sai rồi! Chú ý từng nốt từng nốt chứ, đàn chính xác cho tôi xem nào!”
Ở phố Tống Duy Tân, Hà Nội, có một ngôi nhà 3 tầng, từ căn nhà đó, lúc nào người ta cũng nghe những tiếng la mắng học trò thật nghiêm khắc. Người thầy liên tục nhắc nhở học trò cho đến khi chúng đàn đúng mới thôi, nếu không làm được thì chúng sẽ tiếp tục bị mắ ng. Đứa nào mà hơi nhát một tí là sẽ khóc từ đầu đến cuối buổi học.
Người thầy nóng tính đó chính là bà Thái Thị Liên, mẹ của Đặng Thái Sơn, phụ trách giảng dạy tại khoa piano của nhạc viện Hà Nội. Bà là một nghệ sĩ piano tiêu biểu của Việt Nam. Trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, tính cách của bà rất kiên cường, cứng rắn, cũng vì lẽ đó mà bà dạy học rất nghiêm khắc. Bà Liên giảng dạy ở nhạc viện đã lâu năm lắm rồi, từ lúc nhạc viện Hà Nội mới bắt đầ u thành lập, còn mang tên Trường Âm nhạc Việt Nam; giáo viên giảng dạy chỉ có 7 người, và bà là một trong số đó.
Sơn được mẹ dạy dỗ rất nghiêm khắc. Sơn lớn lên trong tiếng đàn piano của mẹ, của chị Trần Thu Hà, hay của anh Trần Thanh Bình, mỗi lần họ tập đánh đàn, cậu lúc nào cũng im lặng lắng nghe.
https://thuviensach.vn
Dường như tiếng đàn ấy dầ n ngấm sâu vào lòng Sơn, cậu tự dưng muốn được chạm tay lên những phím đàn. Cậu bỗng cảm thấy đam mê những âm thanh đó, thường nhẩm những bài hát trẻ con rồi thử gõ nó lên phím đàn, và có thể đàn được một vài giai điệu, rất vui. Thế nhưng bà Liên chẳng nhận ra điều đó, bà cho rằng trong ngôi nhà này không cần thêm một nghệ sĩ piano nữa, hơn nữa, bà cũng không có thời gian để dạy anh.
Người đầu tiên nhận ra nhạc cảm tốt của Sơn là bố Sơn, ông Đặng Đình Hưng. Ông cho cậu con trai nghe nhiều âm thanh khác nhau và ông khẳng định rằng Sơn quả thật cảm thụ âm thanh cực nhạy, ông muốn hướng Sơn bước vào con đường âm nhạc.
“Thằng bé này có cái tai âm nhạc rất nhạy, bà nên cho nó học piano đi!”
“Ông nói gì vậy, đủ rồi, tôi không thể dạy nó được nữa, ông làm ơn bỏ cái suy nghĩ ấy đi, tôi bận thế này, ông không thấy sao!”
“Nhưng thằng Sơn đặc biệt lắm đấy! Xem này, trông nó thật vui khi sờ vào cây đàn piano, chẳng có đứa con nít nào lại có hành động như thế!”
Ông Hưng ra sức thuyết phục bà Liên, cuối cùng bà cũng đồng ý dạy piano cho Sơn khi cậu được 6 tuổi. Quyển sách Sơn được học đầu tiên là quyển Methode Rose, do Ernest Van de Velde, giáo sư piano người Pháp biên soạn. Đây là giáo trình cơ bản mà ông đã cố gắng trình bày sao cho trẻ em Pháp có thể đàn piano một cách tự nhiên những giai điệu hay những bài hát. Đặc biệt trong đó có trình bày phầ n đàn piano cho những người thuận tay trái, viết cho những
https://thuviensach.vn
người mới nhập môn piano. Hiện nay, nó là giáo trình phổ biến trên thế giới.
Sơn rất vui sướng khi được mẹ dạy piano. Hồi đó đến giờ, cậu chẳng khi nào được phép sờ vào cây đàn piano, nhưng từ bây giờ trở đi, cậu đã là “đồng môn” với chị và anh mình.
Mỗi lần mẹ cho bài tập, lúc nào Sơn cũng luyện đi luyện lại nhiều lần, vì thế, cậu tiến bộ nhanh chóng.
Dạo gần đây, bà Liên muốn kiếm thêm thu nhập nên bắt đầu đi dạy cho mấy đứa bé ở đại sứ quán Liên Xô. Dĩ nhiên không phải dạy ở nhạc viện mà ở nhà bà. Sơn rất thích được phụ huynh của mấy đứa bé Liên Xô đó cho bánh kẹo. Khi sắp đến giờ học, lúc nào Sơn cũng chạy xuống dưới nhà, chờ họ ở ngoài cổng.
“ðđíìỉì” (Xin chào!)
Sơn chào họ bằ ng một câu tiếng Nga mà cậu đã học được, các bà mẹ mỉm cười và lấy ra cho Sơn mấy thỏi sôcôla hay mấy cái kẹo.
“Ngoan quá! Cho con này. Thôi mình vào nhà đi!”
Sơn vừa cười khoái chí vừa dắt họ vào gặp mẹ.
Năm 1965, khi được 7 tuổi, Sơn vào lớp sơ cấp của nhạc viện Hà Nội.
Đặng Thái Sơn sinh ngày 2 tháng 7 năm 1958 tại Hà Nội. Ngày nay Hà Nội đầy xe máy và đường phố lúc nào cũng huyên náo, ồn ào, thế nhưng Hà Nội ở thời điểm Sơn sinh ra vẫn là một thành phố xinh đẹp và yên bình. Thời đó, đời sống người dân vẫn còn rất khó khăn, ở thành phố ít ai có được nhà riêng. Mẹ Sơn đã thuê 2 phòng
https://thuviensach.vn
của căn nhà 3 tầng ở phố Tống Duy Tân. Một phòng rộng 13m 2, một phòng nhỏ hơn là 4,5m 2. Nơi này chính là không gian sinh hoạt của gia đình 5 người bao gồm bố, mẹ, chị, anh và Sơn.
Trong gian phòng rộng 13m 2 có đặt một cái giường lớn, mọi thành viên trong gia đình đều ngủ chung trên cái giường ấy. Ngoài ra còn có một đặt một cây đàn piano tủ mà mẹ Sơn đã mượn của nhạc viện, một cái tủ treo quần áo, chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đã chật nhà.
Ở tầ ng 3 có hai căn phòng do nhà Sơn thuê, và một phòng của hộ gia đình khác, giữa hai phòng này có một hành lang nhỏ. Đây không phải là nhà bếp nhưng mẹ Sơn vẫn dùng nó làm nơi nấu nướng. Bà Liên dạy nhạc cho học trò cũng tại phòng riêng. Mỗi lần mẹ dạy học là Sơn không chịu nổi những lời mắng mỏ của mẹ với học trò, Sơn lúc nào cũng bịt tai, thu người lại.
“Mẹ không muốn nổi giận như thế đâu, nếu con chịu tập đàng hoàng thì mẹ đâu cần làm thế. Thôi được rồi, để mấy đứa học trò này ra về rồi con hãy tập đàn ngay!”
Từ lúc này, Sơn đã cố gắng chăm chỉ học cũng như luyện tập piano để không làm mẹ giận nữa. Sau khi tan học, bạn bè Sơn, ai cũng đi chơi tới chiề u tối, nhưng Sơn thì lúc nào cũng về sớm để không bị mẹ la rầy.
“Mấy đứa bạn mình có đi chơi về trễ cũng không bị mẹ mắng, tại sao vậy nhỉ?”
Sơn lúc nào cũng lấy làm khó hiểu về điều này. Nhưng cũng từ đó trở đi, Sơn dần thay đổi, trong trường, lúc nào cũng là học sinh xuất sắc, luôn giữ nội quy nhà trường, không phá phách.
https://thuviensach.vn
Đến năm 1965, nhà nhà có thể sử dụng điện, nước. Chưa được bao lâu thì máy bay Mỹ bắt đầu ném bom phá hoại miền Bắc, lại mất điện, mất nước. Mọi người phải đi lấy nước ở vòi nước nằm ngoài đường. Một ngày không biết bao nhiêu lần, Sơn phải chạy từ trên lầu xuống nhà lấy nước rồi lại xách lên. Vì xách nước nặng nên bàn tay sưng tấy lên. Nhưng Sơn không phàn nàn một lời, vì gia đình nào cũng vậy thôi.
Đầu tiên, nước dùng để nấu cơm hay nấu nước, phần còn lại để rửa rau, giặt đồ, sau cùng dùng để dội nhà vệ sinh.
Không có điện, mọi người đề u sinh hoạt trong bóng tối. Quần áo của Sơn đều toàn là đồ cũ của anh trai, lúc nào cũng nhàu nát, và đi chân đất. Chiến tranh khốc liệt, học sinh của nhạc viện Hà Nội phải sơ tán về các làng xã. Bà Liên cùng học trò mình di chuyển đến ở cùng một làng. Lúc này mọi gia đình đều ly tán, mỗi người một ngả. Gia đình Sơn cũng vậy, sơ tán đến làng Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội khoảng 70km về phía đông bắc. Sơn thấy lạ lẫm khi phải sống ở ngôi làng này, cuộc sống khác xa với đời sống nơi đô thành.
Nhà ở đây lợp mái lá, vách đất, khung nhà toàn làm bằ ng tre, tất nhiên là không có điện, đối với việc bếp núc thì người ta lấy ba cục gạch xế p lại rồi đặt nồi lên, đốt lá tre để đun nấu. Cũng có nhiều nhà dùng rơm để lợp, những nhà này khoảng hơn một năm thì phải phải lợp lại mái, nếu không sẽ bị mưa dột. Trong chiến tranh, những ngôi nhà lá này không bao giờ được lành lặn, Sơn ngạc nhiên khi ngồi trong nhà mà có thể thấy được bầu trời qua mái nhà, bức vách. Vào mùa đông, gió luồn qua các khe hở vào nhà rất lạnh. Sơn chợt nghĩ “Mình phải sống ở một nơi như thế này sao! Không biết phải ở đến bao giờ…”.
https://thuviensach.vn
Thời điểm này, miền Bắc Việt Nam bị máy bay Mỹ ném bom dữ dội, những nơi thường bị thả bom là các con đường lớn, cầu, nhà ga, đài phát thanh, công trường… Ngôi làng mà Sơn đang sơ tán ít bị oanh tạc. Mặc dù vậy, cách làng độ 10 cây số có một cây cầu. Cây cầu này liên tục bị ném bom và cứ mỗi lần như thế, nó được mọi người bắc lại một cái mới, rồi lại bị phá hỏng. Để không bị các mảnh vỡ của bom rơi trúng đầu, những đứa trẻ phải đội một cái mũ làm bằng rơm khi đi ra ngoài. Mấy bộ quần áo màu trắng hay bất cứ màu sáng nào cũng đều không được mặc, mà chỉ được phép mặc những bộ đồ màu xanh đậm, đồng với màu xanh của cây cối.
Bà Liên và Sơn ở nhà của một người dân trong làng. Ở đây có một cái giường do 2 tấm ván lớn ghép lại với nhau, cả nhà của chủ nhà và mẹ con Sơn sẽ cùng ăn, ngủ trên đó.
Ở nhà này có để một cây đàn piano đem từ nhạc viện Hà Nội lên, học trò sẽ thay phiên nhau để tập với cây đàn duy nhất này. Thỉnh thoảng khi nghe tiếng báy may oanh tạc của giặc sắp đến gần, mấy người lớn bảo “Sơn, ngừng tập đàn ngay! Máy bay giặc sắp đến rồi kìa!”
Dân làng thường hay chỉ cho mọi người biết cách phân biệt tiếng động của máy bay. Nếu một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời là của Mỹ, tức là máy bay đó đang đi ném bom, nếu là của Liên Xô thì đó chỉ là máy bay đi trinh sát, thăm dò tình hình mà thôi, và âm thanh của 2 loại máy bay này có khác nhau. Sơn cũng có thể phân biệt được tiế ng động cơ của hai loại máy bay này, nếu là tiếng động cơ của máy bay Liên Xô, anh vẫn tiếp tục ngồi tập đàn. Song, mấy người lớn lại rất thận trọng, hễ nghe tiếng động cơ máy bay hay tiếng bom dội từ đằng xa là họ liền giục đám trẻ con chui xuống hầm.
https://thuviensach.vn
“Nhanh lên, nhanh lên, chui vào hầm ngay!”
“Chừng nào máy bay đi khỏi mới được chui ra đấy nhé!”
Nhà nào cũng tự đào cho mình một cái hầm ở dưới gầm giường, do hầm nằm dưới lòng đấ t nên rất ẩm thấp, bẩn và có rất nhiều muỗi. Bọn trẻ con rất ghét chui vào hầm, nếu không có người lớn thúc giục thì chúng cũng chẳng thèm chui xuống đó, mặc cho tiếng bom đang rền vang.
Một lần nọ, một máy bay Mỹ bị quân đội Việt Nam bắn tên lửa, nổ tan xác. Bọn trẻ con đồng loạt nhảy cẫng lên reo hò:
“Hoan hô!”
Và chúng đi lượm mấy cái dù còn sót lại, cắt vụn ra mà chơi. Chiến tranh, chết chóc xảy ra như cơm bữa, Sơn không biết bao giờ mới có hòa bình.
Việt Nam bị nước khác đô hộ trong một thời gian dài, chiến tranh vẫn liên tục xảy ra. Nhà nước ra sức kêu gọi những tấm lòng yêu nước cùng nhau giành lại nền độc lập. Và vai trò của âm nhạc tuyên truyền, cổ động rất được xem trọng. Những người được nhà nước cho đào tạo âm nhạc bài bản, hoặc những người có tài năng về âm nhạc, sau khi ra trường sẽ được tập hợp lại để đi biểu diễn khắp nơi, từ thành phố về tới thôn làng. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt như thế, họ đi từ làng này sang làng nọ để ca hát, kêu gọi lòng yêu nước của người dân. Việc vận chuyển cây đàn piano rất khó khăn, nên học sinh chuyên học về piano, sẽ đổi sang học đàn accordeon. Sơn cũng học nhạc cụ này từ năm 15 tuổi.
https://thuviensach.vn
Lúc đầu, khi thầy trò mới sơ tán đến làng này, vẫn chưa có cây đàn piano. Từ Hà Nội đến làng Xuân Phú, phải băng qua 4 con sông, hầu hết những cây cầu ở đây đều bị ném bom tan tành hết rồi, nên việc vận chuyển cây đàn này trên đường bộ là điều rất khó khăn.
Một ngày nọ, bà Liên mừng rỡ nói với Sơn rằng:
“Sơn, cây đàn sắp đến đây rồi. Là cây đàn piano tủ của nhạc viện đấy. Người ta dùng xe bò chở nó đến.”
Sơn chờ điều này đã lâu lắm rồi, chờ đến dài cổ.
Hà Nội cách ngôi làng này 70 cây số, nếu đi bằng ôtô thì sẽ đến đây nhanh chóng thôi nhưng đằng này, người ta vận chuyển bằng xe bò, vì chỉ có xe bò mới có thể chở được những cây đàn như piano.
Hôm nay là ngày mấy cây đàn đó tới nơi, Sơn chạy ra bờ sông chờ đợi, khuôn mặt đầy vẻ lo ngại. Một lát sau, anh nhận thấy, ở phía bên kia sông, có cái gì đó đang di chuyển, nó rung lắc dữ dội, và đang tiến về phía bên này. Có ai đó hét lớn
“A, xe bò, xe bò tới rồi, đàn piano tới rồi!”
Bọn trẻ con reo hò, người lớn, ai cũng mặt mày hớn hở. Con bò từ từ lội qua dòng nước, chiếc xe kéo bị ngập nước, cây đàn bị ướt hết, trông như nó sắp rơi ra:
“Cố lên! Cố lên!”
Mọi người cổ vũ cho con bò tội nghiệp đang gắng sức. Cuối cùng nó cũng kéo xe lên được bờ, cây đàn cũng đã xuất hiện. Nhưng dây
https://thuviensach.vn
đàn thì đứt, bàn đạp bị gỉ sét, đầu cần cũng không có, khi kéo được cây đàn lên thì nó cũng chẳng còn nguyên vẹn. Thế là mọi người cùng nhau mò mẫm sửa lại nó. Nhiều ngày sau, cây đàn cũng sửa xong. Học trò thay phiên nhau đàn, cuối cùng Sơn cũng có thể chạm tay vào những phím đàn, chỉ có khi đàn, anh mới tạm thời quên đi cái thảm cảnh chiến tranh đang diễn ra từng ngày.
https://thuviensach.vn
Chương 5
Kỹ thuật nấu cơm điêu luyện
Công việc của Sơn ở nơi lánh nạn này rất là nhiều. Bà Liên thì bận rộn với việc dạy học, nên Sơn phải đảm nhiệm hết những công việc lặt vặt hàng ngày. Cái việc tốn nhiều thời gian nhấ t là nấu cơm. Sơn đã được mọi người trong làng chỉ cho cách nhóm lửa, để lửa sao cho cơm nấu không bị khê. Thứ dùng để đốt là lá tre, trong làng có nhiều tre lắm, đâu đâu cũng thấy tre. Mỗi khi có gió mạnh, lá tre rơi rụng rất nhiều. Vì vậy, Sơn rất thích có gió mạnh vào mỗi tối, để sáng hôm sau, anh sẽ có thể gom đống lá lại, đem đi nhóm bếp. Lá tre rất bén lửa nên việc nấu cơm cần có một kỹ thuật “siêu đẳng” để cơm không khê, phải biết giữ sao cho lửa không quá lớn cũng không quá nhỏ. Tay trái bỏ lá vào lửa nhóm bếp, tay phải xới cơm cho tơi, anh làm điều đó một cách thuần thục. Nếu nước quá ít, anh sẽ phủ lên nồi nhiều lớp lá, bên dưới để lửa mạnh, như vậy thì cơm sẽ rất ngon.
7 tuổi, Sơn đã nắm vững được “kỹ thuật” này, và anh rất lấy làm thích thú. Ngoài ra còn một “kỹ thuật” đặc biệt hơn nữa là việc đi bắt cua đồng.
Trong chiến tranh, vì hoàn cảnh khó khăn nên bữa ăn của mọi người rất đạm bạc, do vậy mà không đủ chất đạm. Vì thế, bọn trẻ thường hay đi bắt mấy con cua đồng nhỏ để bổ sung cho bữa ăn của mình. Đặc biệt là vào những ngày oi bức, rất thích hợp để bắt cua. Mỗi khi trời nóng, mấy con cua này sẽ đào một cái lỗ sâu rồi
https://thuviensach.vn
chui vào bùn. Nếu thọc tay vào cái lỗ, dù chỉ một chấn động nhỏ thôi, mấy con cua cũng sẽ tự vệ bằng cách kẹp vào ngón tay đó.
Cánh tay của Sơn thì nhỏ, và gầy nên anh có thể thọc tay vào sâu trong hang; đầ u ngón tay anh đang tiến gần đến con cua, anh từ từ, khéo léo lôi ra một con cua thật to và nói: “Hôm nay ta sẽ bắt mày làm thịt! Và tối nay mình có thể ăn được món cua đồng rồi!”
Sơn cười đắc ý. Nhưng mà con cua đồng thì lại quá nhỏ, không đủ chia phần cho mọi người trong nhà. Những lúc như thế này thì người ta sẽ cho thật nhiều muối khi chế biến món cua đồng, vì khi ăn mặn quá thì mọi người sẽ cảm thấy no bụng.
Bữa cơm của người Việt Nam khi đó cơ bản là gồm cơm và nước mắm. Mọi người thường hay nói đùa với nhau rằng hai loại thực phẩm này chính là nguồn năng lượng cung cấp cho người dân Việt Nam để họ giành được chiến thắng trong những cuộc chiến tranh khốc liệt. Nước mắm là gia vị làm từ cá, hầu như món ăn nào của Việt Nam cũng có sử dụng nước mắm, nó rất giàu chất đạm. Cơm và nước mắm, sự kết hợp giữa văn hóa nông nghiệp và văn hóa ngư nghiệp này đã cho ra đời những món ăn Việt Nam thật tuyệt vời.
Dạo gần đây, người dân Hà Nội được trợ cấp lương thực. Cứ 2, 3 tháng một lần Sơn và mẹ ra Hà Nội để nhận lương thực.
Hai mẹ con đi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, lại đèo thêm bao gạo nên rất khổ. Một lần nọ, khi chạy đến gần bờ sông, thì ở đó có một con lạch nhỏ, Sơn bẻ tay lái tránh nó nhưng không may, cả lương thực, xe và người đều té xuống dòng nước.
Từ Hà Nội trở về làng thì phải băng qua 4 con sông, các cây cầu ở đây đều bị phá hỏng nên mọi người phải chèo đò qua. Để đi đến
https://thuviensach.vn
chỗ con đò này cũng khá vất vả. Chất đồ đạc lên đò, chở đi rồi lại vác xuống. Trong lúc máy bay giặc chưa phát hiện thì phải đi thật nhanh chóng. Sơn thì nhỏ con, lại ốm yếu, vì vậy công việc này khá là nặng nhọc. Phần lương thực được cấp phát có quy định mỗi tháng là 100g đường, 200g thịt, 10kg gạo. Đó là khẩu phần dành cho những học sinh bộ môn piano, còn những học sinh học khí nhạc hay thanh nhạc thì cần nhiều sức hơn nên họ sẽ được tăng thêm phần thịt là 400g. Ngoài ra, Sơn còn đảm trách việc nuôi thêm mấy con gà. Vì không đủ thức ăn để nuôi chúng nên hàng ngày Sơn phải đi bắt giun đất để làm thức ăn cho gà. Sơn thường lấy một ít trứng, số còn lại để ấ p. Một hôm, một người mách cho Sơn biết “hôm nay trứng sẽ nở”. Sơn chạy đến chuồng gà, nhìn các chú gà con thật xinh xắn, Sơn thấy rất vui.
“Chà, sao mà đáng yêu thế! Ngày mai tao sẽ đi bắt giun cho chúng mày ăn nhé!”
https://thuviensach.vn
Chương 6
Bản Mazurka một đêm trăng tròn
Ngoài âm nhạc ra, Sơn còn thích môn toán. Lúc 10 tuổi, anh đã tham gia cuộc thi toán được tổ chức trong làng, và đoạt giải nhất. Bất cứ là trò chơi gì thì anh cũng nhanh chóng nắm bắt được luật chơi và luôn trở thành người chiến thắng.
Trong làng, từ người lớn đến trẻ con, nếu một ai đó gặp khó khăn gì thì mọi người sẽ cùng nhau giải quyết. Vì thế mà Sơn luôn có cảm giác như đang sống trong một đại gia đình
“Tuyệt quá, mọi người lúc nào cũng tốt với mình. Vì vậy, mình cũng phải làm gì đó để đền đáp họ. Mình có thể làm gì nhỉ!”
Sơn cảm thấy tình người sao thật ấm áp, thân thương đến thế. Cuộc sống dù khó khăn thật nhưng anh không hề cảm thấy cực khổ, Sơn nghĩ: “Mình nghèo quá, cái gì cũng không có, chỉ có âm nhạc thôi! Chỉ có âm nhạc mới vực dậy tâm hồn mình!”
Vào một đêm trăng tròn, trong làng có diễn ra một buổi văn nghệ. Bà Liên nói to:
“Nào, đêm nay mọi người hãy ra ngoài đi, hãy lắng nghe tiếng nhạc dương cầm mà chúng tôi sắp biểu diễn ngay sau đây! Vâng, ngồi chỗ nào cũng được!”
https://thuviensach.vn
Người lớn, trẻ con, tất cả đều chạy ra ngoài, người ngồi trên cỏ, người bệt xuống đất… tất cả đều háo hức chờ đợi buổi văn nghệ bắt đầu. Sơn cũng đang ngồi trên cỏ, anh ngước lên nhìn bầu trời, hôm nay trăng thật đẹp, ánh trăng sáng rực giữa bầu trời đêm. Và lúc này đây chỉ có ánh sáng của trăng và của nến. Bà Liên mở toang cánh cửa sổ, bà đàn bản Mazurka của Chopin. Mọi người chăm chú lắng nghe. Sơn nằm xuống, ngước mặt nhìn bầu trời, những chòm sao lấp lánh như muốn xuống đây để thưởng thức âm nhạc; khung cảnh lúc này thật lung linh, huyền ảo, thiên nhiên và âm nhạc như hòa làm một.
“Thật tuyệt! Giai điệu mới mượt mà làm sao! Phải chi mình cứ được nghe tiếng đàn này mãi…”
Chopin là một nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan, ông đã sáng tác rất là nhiều tác phẩm mang đủ thể loại nhạc: mazurka, polonaise, valse, tarantella, ecossaise…
Mazurka có xuất xứ từ vùng Masovia, là điệu múa dân gian của Ba Lan, thể loại nhạc Mazurka vốn không dễ thể hiện. Trong cuộc thi piano Chopin, người ta vẫn đặt ra giải “Mazurka”, phần thưởng sẽ trao cho thi sinh nào thể hiện bản nhạc Mazurka hay nhất. Đối với người Ba Lan cũng như đối với Chopin, Mazurka có ý nghĩa thật đặc biệt. Chopin đã để lại cho làng nhạc cổ điển trên 50 bản nhạc Mazurka.
Nơi Đặng Thái Sơn đang ở là Hà Bắc, một vùng đất nổi tiếng với các bài ca quan họ. Quan họ là thể loại dân ca tiêu biểu của miền Bắc Việt Nam. Hình thức hát là hai bên nam – nữ hát đối nhau. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên. Vào mỗi dịp Tết
https://thuviensach.vn
Nguyên Đán, người ta lại tổ chức lễ hội hát quan họ khắp vùng. Vào cái hôm tổ chức văn nghệ làng, mấy người già đã hát vài bài ca quan họ. Sơn xúc động lắm, thể loại nhạc dân ca đó cùng với nhạc Mazurka của Chopin dường như đã khắc sâu trong lòng anh.
https://thuviensach.vn
Chương 7
Phím đàn vẽ trên giấy
Sơn đi học văn hóa cùng với mấy đứa trẻ trong làng, anh vẫn tiếp tục học nhạc dưới sự hướng dẫn của mẹ. Lúc đầu, vì không có nhạc cụ nên lúc nào anh cũng luyện ngón trên những phím đàn được vẽ trên giấy ở trong cái hầm tối thui.
Hồi bé, ông Hưng – bố Sơn đã kẻ ra 5 dòng kẻ trên giấy, bảo Sơn tự mình đo đạc, rồi vẽ ra những phím trắng và phím đen vào đó. Sau đó anh để phím đàn giấy này lên giường, mỗi ngày đều luyện ngón với nó.
Điều này sẽ giúp anh tưởng tượng ra được những giai điệu của bài nhạc.
“Không thể phát ra âm thanh nhưng âm nhạc sẽ hiện ra trong đầu mình!”
Cái phím đàn giấy ấy, đối với Sơn, là người bạn, là tài sản vô cùng quý giá.
Khi chuyến xe bò chở cây đàn piano về làng, Sơn không thể nào quên được khoảnh khắc này, những bản nhạc mà anh đã mường tượng trong đầu bấy lâu, nay nó có thể vang lên những âm điệu thực sự, anh thấy lòng mình lâng lâng một cảm giác khó tả. Có rất nhiều điều mà anh ngộ ra được từ cuộc sống nơi làng quê này. Đối với Sơn, dù xung quanh có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, anh
https://thuviensach.vn
cũng không cảm thấy bị lay động. Vậy, sống trên đời này, cái gì là quan trọng nhất? Điều đó phụ thuộc vào sự đánh giá của mỗi người.
“Đối với tôi, sống một cách khiêm tốn là điều quan trọng nhất. Tôi hoàn toàn không hứng thú gì với tiền tài, vật chất. Tôi yêu âm nhạc, tôi thích một đời sống tĩnh lặng, tôi muốn sống trong khoảng không gian của riêng mình. Cuộc sống một mình rất hợp với tính cách của tôi!”
Điều này có phần là do anh bị ảnh hưởng từ mẹ anh.
“Được lắm, Sơn. Trẻ con thì phải biết nghe lời. Nếu con đạt được thành tích tốt thì sẽ được mọi người khen ngợi, nhưng điều đó có được cũng là nhờ mọi người giúp đỡ cho con thôi. Trẻ con thì phải biết nghe lời bố mẹ, thầy cô, những người lớn tuổi hơn mình, đó mới là đứa trẻ ngoan, con hiểu chưa!”
Mỗi ngày bà Liên đều nhắc nhở anh bằng những lời răn như thế. Vì vậy, Sơn luôn là một đứa trẻ ngoan, không bao giờ để cho mẹ nổi giận. Với cái suy nghĩ là mình không được làm sai chuyện gì nên lúc nào anh cũng sợ. Sự nhút nhát này đã dần hình thành nên tính cách của anh, bởi vậy, khi nghe mình đoạt giải nhất trong cuộc thi piano Chopin, anh đã cảm thấy sợ hơn là vui mừng.
Ở trường học, Sơn là một học sinh gương mẫu. Lúc nào cũng chăm chỉ học hành, luôn thật thà, chất phát và lễ phép với mọi người. Dù gặp bất cứ khó khăn nào, anh cũng không than thở một tiếng.
Sống ở làng, điều kiện học tập rất khó khăn, phải ngồi học trong những phòng tạm bợ chật hẹp, Sơn lại thuận tay trái nên gặp nhiều khó khăn. Điều làm anh khó chịu nhất là bị các bạn khác lây chấy qua mình, anh cảm thấy rất ngứa ngáy. Để trị chấy, mẹ
https://thuviensach.vn
Sơn đã cạo sạch tóc trên đầu anh. Cả da người anh cũng bị lở loét, viêm tấ y lên. Mỗi lần ngồ i vào ghế tập đàn, cái mông đang bị viêm của anh ngứa không chịu nổi, khiến anh không tài nào ngồi ngay ngắn được.
Cây đàn piano cũng trong tình trạnh thê thảm không kém. Bên dưới các phím đàn có mấy con rắn đang ẩn nấp, còn những phần gỗ của cây đàn thì bị mấy con chuột gặm nhấm nham nhở. Mỗi lần như thế, mọi người lại sửa chữa, chắp vá lại.
Bọn trẻ con, hết đứa này đến đứa kia ngã bệnh, đó là vì chúng bị lây nhiễm lẫn nhau. Sơn và mọi người đều quen thuộc với tình trạng này.
Vào thời buổi ấy, việc đi ra ngoài thì cũng phải rất cẩn thận. Đường đi chưa được trải nhựa nên mỗi khi trời mưa là đường trở nên lầy lội, và ẩn nấp trong bùn đất, bãi cỏ là những con rắn. Nếu giẫm phải mấy con rắn lục be bé thì bọn trẻ sẽ bị chúng cắn và trúng độc ngay. Bọn trẻ con đã được chỉ bảo cách đi đứng trong những trường hợp như thế này.
Những cuộc ném bom của máy bay Mỹ bắt đầu năm 1965. Đến năm 1969, mọi người phải sơ tán đến làng Xuân Phú. Sau đó, có một thời gian mọi người trở về Hà Nội; đến năm 1972, nhiều người lại phải dời đến làng này để tiếp tục lánh nạn cho đến năm 1973.
Mặc dù phải hứng chịu những nỗi đau về thể xác, song qua đó, Sơn lại trưởng thành hơn về mặt tinh thần. Sơn lớn lên với một sức chịu đựng mạnh mẽ. Vì vậy, anh có tinh thần tự lập rất cao, và tình yêu của anh đối với âm nhạc là vô cùng sâu sắc hơn bất cứ thứ gì.
https://thuviensach.vn
Chương 8
“Em là con cá à?”
Vào năm 1974, nghệ sĩ piano Isaac Katz từ Liên Xô được cử đến Việt Nam công tác tại nhạc viện Hà Nội, và ông đã nhận ra được tài năng đặc biệt của Sơn.
“Em rất có tài đấy! Nửa năm, một khoảng thời gian ngắn thôi nhưng em có muốn thử cùng học chung với thầy không?”
Sơn rất lấy làm cảm động với lời đề nghị của Katz. Anh chạy ào tới phòng có lưu trữ những giáo trình, lấy ra cuốn sách có các tác phẩm như Concerto dành cho piano, cung Đô trưởng của Kabalevsky, Prelude cung Sol thứ Op.23-5 của Rachmaninov.
“Thầy ơi, tất cả những bản nhạc này, em đều có thể đàn được hết đấy. Vậy em sẽ bắt đầu từ tác phẩm nào ạ?”
“Bắt đầu từ cái nào mà em thích đàn nhất đấy! Hay đàn bản nào mà em thấy mình đàn hay nhất!”
Sơn muốn thầ y nghe những gì mà mình đã dày công tập luyện bấy lâu nay, anh đàn rất thoải mái, toàn thân anh cũng nhịp nhàng theo tiếng nhạc.
Katz chăm chú lắng nghe. Sau khi Sơn đàn xong, ông bèn đưa cho anh mấy bài tập:
https://thuviensach.vn
“Sơn, từ giờ trở đi, em sẽ học những tác phẩm sau: Concerto dành cho piano số 2 của Rachmaniov, Sonata cho piano số 2 của Chopin, bản Mirroirs của Ravel”
Sơn ngẩn ngơ vì lần đầu tiên anh được biết đến những tác phẩm ấy.
“Thưa thầy, em luyện tất cả các tác phẩm này à? Có khó lắm không thầy?”
“Ừm, cũng hơi khó đấy! Nhưng mà đối với em thì không khó lắm đâu! Em có thể đàn được ngay thôi!”
Tin này lập tức được lan rộng, tên tuổi của Đặng Thái Sơn được truyền đi khắp nơi trong nhạc viện.
Ở Nhật cũng như ở Việt Nam, trẻ con khi đến lớp chỉ biế t nghe lời thầy giảng bài, tuyệt đối không hề hỏi han hay thảo luận với thầy về vấn đề mình đang học. Trong lớp, người nói luôn là thầy giáo, bọn học trò thì chỉ biết tiếp thu thôi.
Trong giờ luyện tập đàn, thầy Katz thường đặt câu hỏi với Sơn, nhưng anh không trả lời được câu nào.
“Em muốn đàn bài này như thế nào?”
“…..”
“Khi nhà soạn nhạc viết tác phẩm này, em có biết là họ đang suy nghĩ điều gì không?”
“….”
https://thuviensach.vn
“Này, Sơn, tác phẩm này có khiến em hình dung ra cái gì ở trong đầu không?”
“… …”
Sơn mấ p máy môi, không nói thành lời. Anh không biết nên nói như thế nào nữa.
“Mình nên làm sao đây? Mình chẳng biết trả lời sao cho phải. Mình tưởng chỉ cần biết đàn là được rồi, mình rất chăm chỉ tập đàn, điều đó chẳng phải là tốt rồi sao! Thầy đang muốn gì ở mình nhỉ?”
Katz không tha cho anh, ở những bài học tiếp theo, ông vẫn tiếp tục đặt ra hàng loạt câu hỏi cho Sơn. Và câu hỏi hôm nay mới thật là đáng sợ:
“Hôm nay thầy sẽ đổi câu hỏi. Thầy muốn em hãy xem tác phẩm này, tưởng tượng nó ra và diễn đạt thành lời cho thầy!”
Sơn ngước mặt lên, anh mấp máy môi như đang cố hít thật nhiều không khí vào phổi:
“Gì thế? Lúc nào em cũng vậy sao? Sơn, em là cá à?”
Kazt rất hay nói châm biếm theo cái kiểu của người Do Thái. Những lời nói châm biếm của ông rất triết lý, vừa mang tính hài hước vừa ẩn chứa một điều gì đó sâu xa.
Từ bữa đó, Sơn bị gọi là “Cậu bé người cá”
Trong khoảng thời gian 6 tháng, Sơn đã học được rất nhiều điều từ Kazt. Anh được thầy chỉ cho cái gọi là “tự do”, “linh hoạt”
https://thuviensach.vn
khi biểu diễn. Và Sơn còn được thầy dạy tất cả những gì được xem là quan trọng khi đàn piano. Song song đó, anh cũng học được rất nhiều tác phẩm khác.
Khi Sơn gần kết thúc khóa học ở nhạc viện Hà Nội, Katz đã đề nghị với anh rằng:
“Sơn, tôi kỳ vọng rất nhiều ở em đấy! Có cuộc thi Long - Thibaud tổ chức ở Pháp vào năm 1975, em có muốn thi thử không?”
Sơn bối rối:
“Có sớm quá không thầy! Em vẫn chưa chuẩn bị gì cho cuộc thi này. Em cần phải học thêm nhiều tác phẩm nữa, nếu không thì…”
“Thầy biết vậy, nhưng đây là cơ hội tốt đấy!”
Khi nghe được điều này, bà Liên đã phản đối vì cho là còn quá sớm đối với Sơn:
“Mẹ biết rồi nhưng ta hãy chờ dịp khác đi nhé!”
Sơn bắt đầu thể hiện được âm nhạc bằng tiếng nói của riêng mình sau khi anh đi du học ở Matxcơva. Ở Nhạc viện Matxcơva, người học sinh không chỉ đến lớp học rồi biểu diễn, mà còn phải giải thích được tác phẩm đó bằng lời. Katz đã rèn cho Sơn điều đó. Sau khi Sơn đi du học, Katz đã gởi một bức thư cho Natanson, người thầy sau này của Sơn:
“Ông hãy trang bị kiến thức cho Đặng Thái Sơn đi nhé, để anh ta được có mặt trong kỳ thi Tchaikovsky. Anh ta là một tài năng lớn đấy. Nếu có mặt ở cuộc thi, tôi tin chắc anh ta sẽ đạt được kết quả cao. Ông hãy khuyến khích anh ta nhé!”
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên, Natanson đã gởi thư từ chối vì Sơn chỉ mới học 1 năm ở Nhạc viện Matxcơva. Bước sang năm thứ ba, Sơn thật sự muốn nói với Natanson rằng anh muốn tham dự cuộc thi piano Chopin, nhưng ông đáp:
“Ta nên bắt đầu từ những cuộc thi nhỏ hơn! Anh cứ từ từ học thêm nữa đi, chẳng có gì là quá muộn đâu!”
Tuy nhiên, Sơn cảm thấy rằng cho dù có bị loại thì cũng chẳng sao, đời người ai mà chẳng có lúc thất bại chứ, với suy nghĩ đó, anh đã quyết định tham dự cuộc thi piano Chopin.
Và khi anh giành giải nhất ở cuộc thi này, người vui mừng hơn ai hết là Katz:
“Đấy, thầy đã nói rồi, thầ y tin là em có thể làm được. Chiến thắng, đó là điều đương nhiên thôi. Em chính là niềm tự hào của thầy đấy. Thầy cảm thấy rất vui như thể giải nhất này là của thầy vậy”
Sơn biế t thầy không nói đùa, thầy đang nói thật lòng mình, và anh cảm thấy thật xúc động.
Khoảng thời gian Sơn đi du học, Katz dọn tới sống ở Gorky, một vùng nằm ở phía bắc Matxcơva. Hai người khó có thể gặp nhau, vì vùng này cấm người nước ngoài.
Sau bao nhiêu năm không gặp nhau, vào năm 1999, Sơn cũng gặp được vợ chồng Katz. Lúc này, Katz đã dời đến Jerusalem, và Sơn mời gia đình ông đến dự buổi hòa nhạc của anh tại Paris. Sau buổi hòa nhạc, anh mời vợ chồng ông dùng bữa. Với những gì đã đạt được của ngày hôm nay, anh cảm thấy như mình đã đền đáp được một
https://thuviensach.vn
chút gì đó cho công ơn của thầy Katz. “Cậu bé người cá” ngày nào, giờ đây đã có thể thể hiện bằng lời một cách rõ ràng về âm nhạc, về những gì mình biểu diễn.
“Thầy ơi, hôm nay mình nói chuyện về âm nhạc đi!”
“Thế à, được đấy. Vậy là em đã trưởng thành rồi, có thể mở miệng ra nói rồi đấy. Con cá nhỏ ngày nào giờ đã thành cá lớn rồi đấy.”
Bữa tối hôm đó, Kazt và Sơn đã cùng nhau đàm luận về âm nhạc, họ nói với nhau một cách say sưa, tưởng chừng như không thể dứt được.
https://thuviensach.vn
Chương 9
Cùng với cái tên “thái sơn”
Tên của Sơn là do bố anh – ông Hưng – đặt cho.
Thái Sơn là tên của một ngọn núi ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, với độ cao 1545m.
Ở Việt Nam cũng có câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ông Hưng đặt tên cho con trai từ ý nghĩa đó.
Vì Sơn lúc nào cũng chỉ đàn nhạc Chopin, nên bạn bè thường gọi anh là “Sơn Pin” hay là “Sơn Chopin”.
Còn ở trong nhà thì anh thường được mẹ gọi là “quý tử”. Mẹ anh là bà Thái Thị Liên, sinh năm 1918 tại Sài Gòn, gia đình bà cũng rất đam mê âm nhạc. Bà biết nói tiếng Pháp và yêu thích các lĩnh vực văn hóa. Lúc 4 tuổi, bà Liên đi học ở trường dòng; ở đây bà được các xơ giáo dục rất nghiêm khắ c. Bà cũng được học về âm nhạc nữa. Những năm 40, khi du học ở Pháp, lúc đó các nhóm hoạt động chính trị theo chủ nghĩa cộng sản ở Paris đang thực hiện nhiều vận động nhằm đòi lại độc lập, giải phóng đất nước khỏi tay thực dân; bà Liên, với tư cách là đại biểu của Việt Nam đã tham dự các cuộc hội nghị và đọc diễn văn. Trong các nhóm người này, rất nhiều người
https://thuviensach.vn
nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh, giới trí thức, hay giới nghệ thuật, mà tiêu biểu là Picasso, hay Yves Montand.
Và trong nhóm đó có một nhân vật mà sau này là chồng của bà.
Vào năm 1948, hai người chuyển tới sống ở Tiệp Khắc. Năm 1949, hai vợ chồng có cô con gái đầu lòng sinh tại Praha, được đặt tên là Trần Thu Hà. Bà Liên theo học Nhạc viện Praha và lấy bằng đại học ở đây.
Năm 1951, hai vợ chồng cùng cô con gái quay trở về Việt Nam, sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc. Khi bà mang thai người con thứ hai thì chồng bà hy sinh. Năm 1953, bà sinh một cậu con trai giữa chốn rừng núi, đặt tên là Trần Thanh Bình.
Chị của bà Liên cũng là một nghệ sĩ piano, đó là bà Thái Thị Lan. Vào những năm 50, bà đi nước ngoài rồi vào học ở nhạc viện Paris dưới sự hướng dẫn của giáo sư Yves Nat.
Bà Lan đã học hỏi được nhiều điều từ Yves Nat. Trong một lần trở về Việt Nam, bà đã quyết định sẽ sang định cư tại Pháp.
Bố của bà Liên là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp trường đại học Aix en Provence của Pháp. Ông là một kỹ sư điện máy. Mẹ bà Liên là người rất đam mê opera. Bà thường dẫn các con đi nghe các chương trình opera. Cho đến bây giờ, bà Liên vẫn không thể quên những ấ n tượng đầu tiên khi xem vở opera “Tosca” của Puccini. Và trong những điều đọng lại mãi trong lòng bà có những màn biểu diễn cello của Pablo Casals, và violon của Jacques Thibaud.
Bà Liên kết hôn lần hai với ông Đặng Đình Hưng. Ông Hưng sinh năm 1924, lớn lên trong một gia đình gia giáo, khắt khe; điều
https://thuviensach.vn
này hoàn toàn trái ngược với tính cách của bà Liên. Bà Liên thì thích tự do, phóng khoáng, cởi mở, tính cách bà đã phần nào “Tây phương hóa”. Còn ông Hưng thì có lối suy nghĩ phong kiến hơn. Lúc ông Hưng và bà Liên kết hôn với nhau thì bà đã 40 tuổi. Vì chồng muốn có thêm một người con, năm 1958, bà Liên sinh Đặng Thái Sơn. Lúc đó, cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc. Cuộc sống của mọi người cũng dầ n được cải thiện, xã hội dần đi vào ổn định.
Đặng Thái Sơn không mấy quan tâm đến những người con trước của bà Liên. Vì bố của họ đã hy sinh cho tổ quốc nên họ được nhà nước chăm sóc về mọi mặt trong cuộc sống. Chị của Sơn nhận được học bổng sang Trung Quốc học piano, anh của Sơn thì học chuyên về đàn cello suốt 8 năm ở nhạc viện Hà Nội.
Riêng Sơn cuộc sống khó khăn hơn. Vì bố không có việc làm ổn định nên anh không được bố mẹ trợ cấp tiền bạc đầy đủ. Tuy nhiên, Sơn rất được mọi người trong gia đình yêu thương, đặc biệt là chị Hà, người chị hơn anh 9 tuổi. Chị Hà chăm sóc Sơn về mọi mặt, chị Hà cũng khá nóng tính giống như bà Liên, nhưng là con người luôn lạc quan, tin tưởng tương lai.
Anh trai Trần Thanh Bình là người nghịch ngợm, chọc phá Sơn nhiều nhất. Những lúc như vậy Sơn chỉ biết khóc. Bố Sơn luôn nói rằng: “Là con trai thì phải mạnh mẽ lên”. Nhưng Sơn không thích chạy lòng vòng ngoài đường, không thích cãi vã lớn tiếng, không thích mấy trò đánh đấm.
Sơn chỉ thích ngồi suy ngẫm một mình trong tĩnh lặng, thích đọc sách, thích được thư thả thưởng thức âm nhạc. Tính cách của anh hoàn toàn khác với bố và anh mình.
https://thuviensach.vn
Bố lúc nào cũng nghiêm khắc với việc Sơn thuận tay trái, mỗi khi ngồ i đàn piano, người lúc nào cũng nghiêng sang bên trái, ông Hưng luôn nhắc nhở anh:
“Sơn, ngồi như vậy là không được đâu đấy. Ngồi cho ngay ngắn xem nào! Lưng thẳng lên, đừng có vẹo sang một bên như thế chứ!”
Đó là điều Sơn nhớ nhất về bố khi sống ở xa.
Năm 1970, bà Liên được mời dự thính trong cuộc thi piano Chopin. Ba tuần sau, bà trở về Việt Nam, mang theo rất nhiều quà, trong đó có một đĩa nhạc thâu trực tiếp từ cuộc thi.
“Thật là tuyệt! Cuộc thi piano Chopin quả là một cuộc thi số 1 thế giới. Trình độ của các thí sinh rất đáng nể, ban giám khảo toàn là những nhân vật nổi tiếng. Mỗi ngày đều được nghe nhạc của Chopin, thật hạnh phúc làm sao!”
Từ lúc trở về nước, bà Liên chỉ toàn nói về chuyện của cuộc thi piano Chopin thôi.
Người giành giải xuất sắc trong cuộc thi Chopin lần 8 lúc bấy giờ là Garrick Ohlson, người Mỹ; người giành giải nhì là một thí sinh đến từ Nhật Bản, Mitsuko Uchida; giải ba là Piotr Paleczny, người Ba Lan; giải tư là thí sinh đến từ Mỹ, Eugen Indjic; giải năm là Natalya Gavrilova, người Liên Xô; giải sáu là Janusz Olejniczak, người Ba Lan.
Sơn đã nghe đi nghe lại cái đĩa hát thu âm các phần trình diễn của những nghệ sĩ piano này, nghe muốn hư đĩa luôn.
https://thuviensach.vn
Mỗi lần nghe mẹ kể chuyện, anh mơ ước vào một ngày nào đó, anh cũng được đứng trên sân khấu Vácxava, hy vọng ước mơ đó sẽ thành hiện thực. Từ đó, anh cảm thấy yêu nhạc Chopin hơn, cảm thấy nhạc của Chopin thật gần gũi với mình, anh cảm thấy đồng cảm với nhà soạn nhạc tài ba này.
“Đàn nhạc của Chopin, nghe nhạc của Chopin, tự nhiên thấ y lòng mình lâng lâng, một cảm giác hạnh phúc làm sao!”
Có thể nói, đối với Sơn, nhạc Chopin là lẽ sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời anh:
“Mẹ ơi, con cũng muốn tham dự cuộc thi piano Chopin!”
Sơn nói với mẹ mình như thế, mắt anh sáng lên, chờ đợi, thế nhưng bà Liên lại lạnh lùng đáp:
“Không được đâu!”
https://thuviensach.vn
Chương 10
Pogorelic & Gavrilov
Ivo Pogorelic được sinh ra tại Belgrade, Serbia, thuộc Liên bang Nam Tư, vào ngày 12 tháng 10 năm 1958. Năm 11 tuổi Ivo Pogorelic đi du học tại Liên Xô. Năm 16 tuổi, vào học tại Nhạc viện Matxcơva.
Tại Liên Xô những người học tại trường này được gọi là thành phần “tinh hoa”. Sự thật thì hầu như những người nhận được giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế đều xuất thân từ trường này.
Pogorelic bề ngoài cao ráo, đầy tính nghệ sĩ và biểu diễn có phong cách riêng nên từ ban đầu đã rất nổi bật.
Pogorelic đã từng đạt nhiều giải trong các cuộc thi âm nhạc khắp nơi. Năm 1978 đạt giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Casagrande diễn ra tại Terni nước Ý. Năm 1980 lại đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc quốc tế Montreal (Canada). Với Kinh nghiệm tuyệt vời như thế, anh tham gia vào cuộc thi Chopin với nhiều lợi thế. Dù cuối cùng không đạt được kết quả nào trong cuộc thi Chopin do liên quan đến một vụ tai tiếng, nhưng anh đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong lòng ban giám khảo bằng phong cách biểu diễn độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng của mình.
Sau đó anh đi biểu diễn khắp nơi với tư cách nghệ sĩ piano quốc tế và bắt đầu ghi âm. Đồng thời Ivo Pogorelic cũng bắt đầu hướng tới phát hiện và đào tạo tài năng trẻ. Năm 1989, anh tổ chức Liên hoan Âm nhạc Ivo Pogorelic, nơi các tài năng piano trẻ có cơ hội
https://thuviensach.vn
biểu diễn cùng các nghệ sĩ nổi tiếng. Từ năm 1993, anh khởi xướng cuộc thi độc tấu piano mang tính quốc tế mang tên Pogorelic.
Khi biểu diễn, Pogorelic luôn tập trung vào bản nhạc. Với anh, mọi khán giả hầu như không hiện diện. Tiếng nhạc vang lên với nhiều cung bậc sâu sắc, những giai điệu mạnh mẽ ngay sau đó lại là âm thanh nhẹ nhàng réo rắt như nước chảy. Giai điệu dứt khoát thể hiện được nam tính. Đó chính là cá tính đặc biệt của Pogorelic.
Có những ý kiến đánh giá trái ngược nhau đối với cách trình diễn của Pogorelic. Phản ứng trước những ý kiến đó, Pogorelic đã nói: “Đối với tôi phản ứng của mọi người phần lớn là cực đoan. Nhưng chỉ một số ít người thực sự hiểu được là tôi vui rồi. Ban đầu đi đến đâu cũng có nhiều người xem bất bình. Nhưng lần tiếp theo, mà khán giả bắt đầu hiểu, và bây giờ số người nghe hiểu tôi với sự hứng thú từ tận con tim cũng đã tăng lên. Vì thế tôi luôn có thể tập trung biểu diễn.
Ngay sau cuộc thi Chopin nhiều người nói nhiều về tôi, nào là bậc kì tài, hiếm có, nào là có ý chí. Sau đó thì tôi không thể đi ra ngoài vì có nhiều người hâm mộ đuổi theo. Còn bây giờ những việc như thế tôi không muốn suy nghĩ nữa. Tôi chỉ muốn bình tâm chú tâm vào âm nhạc và sống cùng nó.”
Đối với Ivo Pogorelic, điều khiến nhiều người ngạc nhiên là anh đánh đàn rất mạnh. Trong lúc biểu diễn cũng có nhiều lần bị đứt dây đàn. Thế nhưng gương mặt của anh rất bình thường, vẫn tiếp tục cuộc trình diễn như không có chuyện gì xảy ra. Cách biểu diễn này anh cũng đã học ở Liên Xô.
https://thuviensach.vn
Ivo Pogorelic vào kí túc xá của Nhạc viện Matxcơva cùng lúc với Sơn. Tuy cùng tuổi nhưng Pogorelic hơn Sơn ba học kì. Pogorelic từng nghe phong thanh là Sơn muốn tham gia vào cuộc thi Chopin nên mới hỏi Sơn.
“Sơn này, phòng tôi có rất nhiều đĩa, cậu đến đó nghe không?” “Cám ơn. Nhưng có tiện không?”
“Dĩ nhiên là không sao rồi. Nhanh nhé!”
Sơn đã nghe rất nhiều đĩa nhạc ở phòng Pogorelic. Đĩa đầu tiên mà Pogorelic đã cho Sơn nghe là tác phẩm của Prokofiev do chính Pogorelic biểu diễn. Nhưng sau cuộc thi Chopin, Pogorelic không còn quay lại Matxcơva nên Sơn chỉ biết có bấy nhiêu. Hai người không có thời gian nuôi dưỡng tình bạn.
Còn Andrei Gavrilov sinh ra tại Matxcơva ngày 21 tháng 9 năm 1955. Vào năm sáu tuổi anh đã bắt đầu học các lớp năng khiếu thuộc Nhạc viện Matxcơva. Năm 1972, sau khi tham gia cuộc thi âm nhạc toàn Liên Xô, anh đã được nhận vào Nhạc viện Matxcơva, lớp của Lev Naumov.
Vào năm 1974, 19 tuổi, Andrei Gavrilov lần đầu tiên biểu diễn chính thức tại cuộc thi Tchaikovsky và đã đoạt giải thưởng lớn.
Andrei Gavrilov có phong cách biểu diễn mạnh mẽ. Đặc biệt đối với những tác phẩm của Nga như của Rachmaninov và Skryabin.
Andrei nói: “Tôi đặc biệt rất thích J.S. Bach. Lần đầu tiên tôi nghe nhạc của Bach là lúc Glenn Gould biểu diễn ở Nga vào năm 1957. Dĩ nhiên khi đó tôi vẫn còn nhỏ nên không thể đi xem trực
https://thuviensach.vn
tiếp, chỉ có thể nghe bài trình diễn qua radio. Từ đó trở về sau tôi lúc nào cũng muốn vượt qua Gould và lấy đó làm mục tiêu.”
Gavrilov biểu diễn một cách mạnh mẽ sinh động theo điệu nhạc, nhưng với sự tinh tế, ta có thể thấy anh là người có trái tim dễ bị tổn thương. Tính cách bộc trực thể hiện qua lời nói ngay thẳng như những gì suy nghĩ.
“Khi quyết định ghi âm khúc biến tấu Goldberg của Bach, tôi đã bị sự phản đối của những người xung quanh. Tất cả đều nói với giọng lo lắng cho tôi khi phải đối mặt với một thách thức lớn. Nhưng tôi đã vượt qua được. Vì tôi đã luyện tập chăm chỉ trong suốt 5 tháng, mỗi ngày từ 15 tiếng đến 17 tiếng. Tôi cứ luôn nghĩ đến màn trình diễn của Gould, nhưng tôi cũng có thể làm được như vậy. Tôi muốn thổi những làn gió mới vào phong cách biểu diễn của mình”.
Andrei đã trở thành quán quân trong cuộc thi Tchaikovsky, điều mà nhiều người tham gia trong cuộc thi không ngờ tới.
Andrei Gavrilov và Sơn đã biết nhau tại nhạc viện Matxcơva. Tính tình cũng như cách cảm thụ âm nhạc của họ hoàn toàn khác nhau, nhưng họ lại đồng cảm lạ lùng.
Vào năm 1982, hai người đã cùng trình diễn, cùng đánh bốn bản Concerto bằng hai cây đàn piano khác nhau trong bốn ngày. Để có được buổi hòa nhạc đó cả hai đã phải tập trung luyện tập hết 45 ngày.
“Sơn này, anh hãy chơi bài đầu tiên của Mozart đi. Bài đó thì có nhiều nốt cao, sở trường của anh. Quãng giữa tôi sẽ phụ trách”
https://thuviensach.vn
“Tôi hiểu rồi, Andrei. Còn bây giờ Mendelssohn thì do cậu đảm nhiệm phần đầu nhé. Phần đầu đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, tôi sẽ đánh giai điệu thứ hai.”
Cuộc biểu diễn cũng đã diễn ra như thế. Hai người đã bắt đầu hợp tấu. Ban đầu thì cũng có tình trạng không thể hòa nhịp được vì ra sức đuổi theo nốt nhạc. Những buổi trình diễn trong những ngày tiếp theo khi thay đổi giai điệu hai người như đã thấu hiểu nhau; cho đến cuối bài hai người hoàn toàn không nhìn nhau, nhưng giống như là họ nắm bắt được đúng lúc nốt nhạc giống nhau một cách tự nhiên.
“Sơn này, vui thật. Đây quả là bài hợp tấu thú vị. Chính là vì chúng ta đã cảm âm rất tốt”
“Lúc đầ u, không nhìn thấy gương mặt của Andrei nhìn vào bản nhạc tôi đã lo lắng không biết phải làm sao, nhưng khi cùng luyện tập tôi càng cảm thấy tự tin hơn. Vì hoàn toàn có thể đánh trôi chảy một cách tự nhiên.”
Bây giờ, cả Đặng Thái Sơn và Andrei Gavrilov không có thời gian để cùng tập và biểu diễn chung một tác phẩm. Nhưng Đặng Thái Sơn cảm thấ y rất vui và hạnh phúc vì khoảng thời gian đã trải qua, niềm hạnh phúc có thể đồng cảm cùng nhà soạn nhạc.
https://thuviensach.vn
Chương 11
Bị hấp dẫn bởi Visconti
Một trong những điều thú vị nhất với Sơn khi còn học tại Nhạc viện Matxcơva là được xem phim. Trong lúc Sơn đi du học, anh trai của Sơn là Bình cũng vào học đàn cello tại Nhạc viện Matxcơva. Khác hẳn với Sơn, một người e ngại trong xã giao, Bình là một người có tính cách hướng ngoại nên có rất nhiều bạn. Sơn lúc nào cũng chơi chung với những người bạn thân của Bình.
“Sơn này, thứ bảy này có tổ chức buổi xem phim Ý, cậu có muốn đi không?”
“Tất nhiên là đi rồi!”
“Vậy thì lúc 8 giờ mọi người tập trung trước cổng kí túc xá!”
Lúc này ở Matxcơva bên ngoài chẳng có gì thú vị cả, thông tin cũng hạn chế, phim ảnh cũng ít được chiếu. Vì thế có nhiều nhóm trí thức tập hợp lại gồm những người liên quan đến nghệ thuật như họa sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc gia hay nhà thơ, tiểu thuyết gia, những học giả… thường tập hợp lại để có thể xem phim phương Tây.
Khi xem phim tại những cuộc tập trung bí mật đó, lúc nào Sơn cũng vô cùng thích thú. Cùng với cảm giác sợ sợ, Sơn thấy cảm động với những gì thuộc về văn hóa phương Tây mà mình tiế p xúc lúc ban đầu. Những bộ phim làm Sơn có thể mở rộng tầm nhìn và trái tim ra hơn nữa là phim Ý từ những năm 1950 đến những năm 1970
https://thuviensach.vn
của những đạo diễn như: Luchino Visconti, Pier Paolo Pasolini, Michelangelo Antonioni, Federico Fellini, Vittorio De Sica, Pietro Germi… Chúng đã để lại ấn tượng đến độ cả đời Sơn không thể quên. Những tác phẩm gây ấ n tượng mạnh như: “Con đường”, “Sa mạc đỏ”, “Nhà ga cuối cùng”, “Nhân viên đường sắt”, “Cuộc sống ngọt ngào”, “8 ½”, “Ngọn đồi kì tích”…
Người có tác phẩm tác động đến Sơn mạnh nhất là Visconti. Ông làm những bộ phim mang lại cảm giác va chạm đầy kịch tính chẳng hạn như các phim: “Cơn bão mùa hạ”, “Mèo núi”, “Xuống địa ngục”, “Chết ở Venice”, “Ludwig - ngày tàn của các vị thần”… Nhạc nền được sử dụng cũng có sức hút sâu sắc.
“Tuyệt vời! Âm nhạc tuyệt diệu như thế mà lại có trong thế gian này. Âm nhạc làm tăng thêm vẻ đẹp của hình ảnh.”
Phim ảnh đã dạy cho Sơn nhiều về nền âm nhạc hiện đại của thế giới. Trong cuộc hội họp bí mật này cũng có nhiều tác phẩm của những đạo diễn người Pháp như đạo diễn Roger Vadim, Louis Malle, Francois Truffaut, Jean-Luc Godard, Claude Lelouch được trình chiếu.
Qua những cuộc hội họp này, mọi người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau có thể quen biế t, trò chuyện. Họ cũng tổ chức liên tục những buổi tiệc riêng để trao đổi với nhau những thông tin thời sự hiện thời. Cũng nhờ đó mà Sơn có được những chiếc vé công diễn hòa nhạc, ballet hay opera được tổ chức tại nhà hát Bolchoi.
Những người quen biết nhau trong các buổi tiệc sau đó còn liên lạc với nhau và duy trì những tình bạn thân thiết, nhiều người còn tiến xa hơn cả tình bạn thân. Người này giới thiệu người kia với nhau
https://thuviensach.vn
và tạo nên những mối quan hệ xã giao. Họ quan tâm tới những tác phẩm được chính phủ thừa nhận và cổ vũ họ hứng thú với những tác phẩm nằm trong vòng nghi ngờ. Những hoạt động chìm cũng rất phong phú, bất kể sự ngăn cản của chính phủ, các buổi trình diễn nghệ thuật dành riêng cho nhau xem vẫn được tổ chức thường xuyên tại những nơi thế.
Cũng qua những cuộc hội họp thế này mà Sơn được biết đến các tác phẩm của Mikhail Bulgakov, người không tiếc lời châm biếm cái xấu trong xã hội hiện thời.
Bulgakov sinh ở Kiev năm 1891. Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình sau khi tốt nghiệp ngành y tại trường đại học Kiev. Năm 1920 ông tham gia vào các câu lạc bộ cấp tiến và bắt đầu sáng tác. Những tiểu thuyết, kịch của ông ra đời lại bị cấm xuất bản và công diễn. Vào những năm cuối đời, ông sống cô độc và rời bỏ thế giới một cách buồn bã vào năm 1940.
Những kiệt tác của ông như “Nghệ nhân và Margarita”, “Trái tim chó”… sau này lần lượt được xuất bản. Qua những câu chuyện đó, Sơn đã biết được những điều sâu xa về đất nước này.
https://thuviensach.vn
Chương 12
Richter vĩ đại
Nước Nga chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Sơn với với nghệ sĩ vĩ đại Richter. Và đây là kỷ niệm, là dấu ấn quan trọng cả cuộc đời anh.
Sviatoslav Teofilovich Richter được sinh ra ở Zytomierz, Ucraina, vào ngày 20 tháng 3 năm 1915. Lúc đó cha ông 42 tuổi, mẹ ông mới 22 tuổi.
Quá trình thành công của Richter có sự đóng góp rất lớn từ gia đình. Ông của Richter là một nghệ sĩ nổi tiếng về chỉnh âm, xuất thân trong một gia đình quý tộc; bà của Richter là một họa sĩ nổi tiếng; mẹ của Richter lại là người rất giỏi về dương cầm.
Richter từ nhỏ đã cảm thụ được tiếng đàn piano từ người cha của mình, một thầy dạy đàn, sau đó thì tự mình luyện tập. Năm 16 tuổi, Richter đã là một nghệ sĩ piano có tiếng ở vùng Odessa. Ông đã biểu diễn lần đầu tiên với tư cách là một nghệ sĩ piano thực thụ vào năm 19 tuổi.
Năm 22 tuổi, Richter vào Nhạc viện Matxcơva, bắt đầu học piano một cách bài bản dưới sự dìu dắt của Heinrich Neuhaus. Chính Neuhaus là người phát hiện ra tài năng tuyệt vời của Richter. Những ngày cuối đời ông đã ghi lại cảm nhận của mình về Richter như sau:
https://thuviensach.vn
“Đến ngày cuối đời tôi không chỉ là cảm phục tài năng của Richter mà có lẽ tôi cần học hỏi thêm nữa từ anh ta.”
Mùa thu năm 1940, Richter đã tổ chức buổi sơ diễn, bản nhạc được chọn là Sonat số 6 cung La thứ dành cho piano của Prokofiev tại căn phòng nhỏ trong Nhạc viện Matxcơva. Lần biểu diễn đầ u tiên đã gặt hái được thành công không ngờ. Sau khi nghe buổi diễn này, Prokofiev đã đề nghị cùng biểu diễn bản Concerto cho piano số 5 cung Sol trưởng. Sau đó, mối quan hệ của Richter và nhà soạn nhạc Prokofiev ngày càng sâu đậm hơn.
Năm 1953, Prokofiev qua đời. Richter biết được chuyện này khi ông đang đi trên một chuyế n xe lửa. Ông đã kể lại rằng: “Dù có băng qua Biển Đen phủ đầy tuyết cũng không kinh khủng bằng việc tôi nhận được tin về cái chết đó.”
Năm 1941, chiến tranh thế giới thứ 2 lan tới Liên Xô. Mẹ của Richter bị chết. Vượt qua mọi khổ đau trong chiến tranh, Richter đã nhận được giải thưởng danh dự trong cuộc thi piano toàn Liên Xô năm 1945. Năm 1955 nhận được danh hiệu nghệ sĩ nhân dân Liên bang Xô Viết. Trong những năm 50, ông bắt đầu ghi âm. Những năm sau này, Richter đã trở thành một nghệ sĩ lừng danh, là đề tài bàn luận lớn ở phương Tây.
Buổi trình diễn đầu tiên ở phương Tây của Richter là vào năm 1960. Đầu tiên là Phần Lan, tiếp theo là Chicago, New York (Mỹ). Từ năm 1981 ông chủ trì lễ hội âm nhạc mùa đông “Đêm trắng 20” ở căn phòng trắng trong Viện bảo tàng Nghệ thuật Pushkin, Matxcơva. Chương trình này được tổ chức mỗi năm với những chủ đề khác nhau. Tại mỗi buổi diễn, Richter thường thay đổi toàn bộ những bức tranh trong phòng để thích hợp với nội dung chương trình biểu diễn.
https://thuviensach.vn
Ông thích tự mình vẽ tranh. Đó là tính cách được thừa hưởng từ mẹ. Thỉnh thoảng ông còn mượn tranh của Picasso và Delacroix để trưng bày ở đây.
Mùa đông năm 1990, Sơn cũng có mặt vào biểu diễn trong “Đêm trắng 20”. Sơn vô cùng hạnh phúc khi được mời tham gia vào lễ hội âm nhạc này. Đề tài vào năm đó là: “Boris Pasternak”. Richter rất yêu thích nhà thơ này nên ông tổ chức lễ kỉ niệm một trăm năm ngày sinh của Pasternak. Chương trình biểu diễn gồm những tác phẩm của những nhà soạn nhạc Brahms, Chopin, Skryabin.
Thi sĩ Pasternak sinh năm 1890 tại Matxcơva. Ông được biết trên cả thế giới với tác phẩm lớn “Bác sĩ Zhivago”. Năm 1958, ông được trao giải Nobel văn học, nhưng đã viết thư từ chối nhận giải, lý do được cho là vì những áp lực chính trị. Ông tái hôn với Gina, vợ của Heinrich Neuhaus, và sống cùng hai con trai của vợ. Trong hai người con, con trai thứ là Stanislav Neygaus đã trở thành nghệ sĩ piano và là cha của Stanislav Bunin, cũng là một nghệ sĩ piano tên tuổi.
Pasternak và chồng cũ của vợ là Heinrich Neuhaus cùng là học trò của Skryabin và bạn thân của nhau. Tình bạn của hai người vẫn tiếp tục cho đến hết cuộc đời.
Từ nhỏ, Pasternak đã rất thích piano và thể hiện niềm đam mê của mình bằng những tác phẩm âm nhạc, nhưng năm 19 tuổi ông lại học khoa Triết tại trường Đại học Matxcơva và sau đó chuyển qua học văn học thay vì chọn con đường âm nhạc.
Pasternak khi sáng tác rất muốn viết những vần thơ yêu nước, nhưng lại ngại ngần, như tâm trạng của nhiều tri thức, nghệ sĩ hay nhà văn lúc ấy. Vì thế nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của
https://thuviensach.vn