🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuốn Số 1 Về Làm Việc Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn MỤC LỤC Lời cám ơn Lời mở đầu Hướng dẫn sử dụng sách Phần một CÔNG VIỆC MỚI Chương 1: Xử trí lời mời làm việc Chương 2: Rời khỏi công việc cũ Chương 3: Chuẩn bị cho công việc mới Phần hai TUẦN LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN Chương 4: Ngày D - Ngày làm việc đầu tiên Chương 5: - Hiểu rõ mục đích của bản thân Chương 6: - Hiểu biết là sức mạnh Phần ba CON NGƯỜI Chương 7: Nghệ thuật "quản" sếp mới Chương 8: Tìm chỗ đứng trong đội nhóm Chương 9: Ứng xử với cấp dưới Chương 10: Hòa nhập và xây dựng mạng lưới quan hệ Phần bốn: ĐƯỜNG CONG HỌC TẬP https://thuviensach.vn Chương 11: Lập kế hoạch và tổ chức Chương 12: Quản lý thời gian Chương 13: Giao tiếp Chương 14: Thuyết trình Chương 15: Họp hành Chương 16: Làm việc từ xa Phần năm: ĐƯƠNG ĐẦU VỚI KHÓ KHĂN Chương 17: Đối phó với những người khó tính Chương 18: Đối phó với những chiêu trò công sở Chương 19: Áp lực và căng thẳng Chương 20: Đương đầu với thay đổi trong công việc Chương 21: Thực hiện thay đổi trong công việc Chương 22: Cảm thấy muốn nhảy việc? Phần sáu: CAO HƠN VÀ XA HƠN Chương 23: Đào tạo Chương 24: Đánh giá hiệu quả làm việc Chương 25: Đã đến lúc tăng lương? Chương 26: Thăng chức Chương 27: Tiến bước https://thuviensach.vn Phần bảy: TOP 5 BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG SÓT VÀ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC MỚI Chương 28: Sống sót và thành công Phụ lục: 15 sai lầm phổ biến nhất – và cách để tránh mắc phải những sai lầm này! https://thuviensach.vn Cuốn sách này xin dành tặng người bác yêu quý của tôi, bác Malcolm, người đã dạy tôi cách viết sách, người đã truyền cho tôi niềm say mê văn học Anh, sự trân trọng thiên nhiên và những kiến thức về âm nhạc cổ điển. Và người đã “thất bại thảm hại” khi cố công tạo dựng niềm yêu thích thể thao trong tôi! Phân nửa doanh thu từ cuốn sách này sẽ dành cho Havens Hospices, chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tạm thời, cuối đời và khống chế triệu chứng cho những trẻ em không còn hi vọng được trưởng thành do tình trạng sức khỏe quá yếu. Tôi kêu gọi độc giả hãy cùng tôi ủng hộ sự nghiệp lớn lao này. Các tấm lòng hảo tâm có thể đóng góp trực tuyến tại địa chỉ: www.justgiving.com/havens. https://thuviensach.vn ĐLỜI CÁM ƠN ầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp và học viên của tôi tại The CV Centre (Trung tâm Sơ yếu lý lịch), những người đã và đang làm việc cùng tôi. Không có các bạn, chắc chắn một mình tôi không thể viết nên cuốn sách này. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Giám đốc UK Operations, bà Susan Staley, người đã rất nhiệt tình hỗ trợ tôi thực hiện cuốn sách này và Katy Wilson, “tay súng hàng đầu” trong việc thiết kế và soạn thảo CV, người đã giúp tôi nghiên cứu rất nhiều vấn đề sẽ được bàn đến trong cuốn sách này. Tôi xin đặc biệt cảm ơn đội ngũ xuất bản sách tại Kogan Page, bao gồm Helen Kogan, Mathew Smith, Jon Finch, Julia Swales, Liz Barlow, Kasia Figiel, Shereen Muhyeddeen, Sara Marchington và Kevin Doherty. Các bạn là hậu phương vững chắc nhất giúp tôi hoàn thành cuốn sách này. Tôi cũng xin cảm ơn Don Elkins và Elisabeth Elkins đã tham gia hỗ trợ kiểm tra và hiệu chỉnh bản thảo của cuốn sách. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ellen Hallsworth, người đã giúp tôi phát triển ý tưởng ban đầu về cuốn sách này. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn người vợ yêu quý của tôi, Delphine Innes, đã bên tôi trong suốt quá trình viết nên tác phẩm này! Je t’aime…(1) https://thuviensach.vn LỜI MỞ ĐẦU “Tại sao có những người thành công ngay từ giây phút họ bắt đầu một công việc mới?” V ì họ đã lên kế hoạch, đã chuẩn bị và bắt đầu thực hiện mọi việc chính xác như thế! Một khi bạn đã chắc chắn có trong tay một công việc mới, việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu công việc đó. Mỗi ngày, tôi đều huấn luyện các học viên của mình để họ thật sự nổi trội, xuất sắc trong công việc. Nhờ vậy, giờ đây tôi mới có thể mang đến cho bạn những gì tốt nhất tôi biết được để giúp bản thân bạn trở nên xuất sắc! VẬY LÀ BẠN VỪA KIẾM ĐƯỢC MỘT CÔNG VIỆC MỚI Bạn đã ứng tuyển thành công và đã có được một công việc mới, vậy tiếp theo cần làm gì? Nhiều người sẽ nghĩ: “Ồ, cứ đi làm và là chính mình thôi!” Như vậy cũng tốt, bạn vẫn có thể tồn tại trong công việc mới, nhưng chưa chắc bạn sẽ thành công với nó! Bạn cần phải lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu công việc mới vì những ngày, tuần, và tháng đầu tiên sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn tới thành công sau này của bạn với “sếp” mới. Đây cũng là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt trong công việc mới. Bạn vừa đặt được chân qua cánh cửa công ty – nhưng bạn cần làm cho cánh cửa đó thật sự rộng mở với mình! https://thuviensach.vn TẠI SAO CẦN PHẢI LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ CHO CÔNG VIỆC MỚI? Bạn có thể là ứng cử viên hoàn hảo cho công việc mới và đó cũng là công việc bạn mong muốn, nhưng để thích ứng được với nó, cũng như những đồng nghiệp mới, những kỹ năng mới (và cả những rắc rối mới!) rõ ràng không phải là việc đơn giản. Bạn càng nhận thức rõ điều đó bao nhiêu và sớm hành động để bảo đảm thành công, thì càng tốt cho bạn bấy nhiêu. Như tôi đã nói, những ngày, tuần, tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng và nó không chỉ quyết định tốc độ tiến bộ lâu dài của bạn trong công việc mới, mà còn quyết định xem liệu bạn có thành công với bước chuyển này không! Sẽ có nhiều yếu tố khác không thực sự liên quan trực tiếp tới năng lực làm việc của bạn dần “xuất đầu lộ diện”. Vậy là bạn đã hiểu mình cần phải làm gì rồi, giờ là lúc bạn cần chứng minh cho sự hiểu đó – và chứng minh rằng bạn là người hoàn toàn phù hợp với các đồng nghiệp và sếp tương lai. Không gì có thể dễ dàng phá hỏng cơ hội quý báu này bằng việc bạn không chuẩn bị sẵn sàng cho nó. Có rất nhiều việc bạn có thể làm để tăng khả năng thành công của bản thân. Và trong cuốn sách này, tôi sẽ cung cấp cho bạn cách thức để thể hiện xuất sắc trong công việc mới. CUỐN SÁCH NÀY CÓ THỂ GIÚP BẠN NHƯ THẾ NÀO? Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách xây dựng chiến lược thành công – làm thế nào để lên kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình https://thuviensach.vn huống có thể xảy ra và học cách xử lý các kiểu vấn đề có thể nảy sinh từ những vị sếp khó tính, nhằm giải quyết khối lượng công việc chồng chất và đối phó với những chiêu trò nơi công sở. Cuốn sách sẽ dẫn dắt bạn qua từng vấn đề chính và đảm bảo bạn không chỉ biết cách vượt qua giai đoạn thay đổi này, mà còn biết tạo ảnh hưởng thật sự tới sếp mới và đồng nghiệp mới. Cuốn sách cũng sẽ đồng hành cùng bạn sau những ngày, tuần, tháng đầu tiên trong công việc mới để bạn tiếp tục thành công, được tăng lương và thăng tiến. Cuốn sách này dành cho mọi đối tượng độc giả, dù là người mới ra trường làm việc hay vừa quay lại công sở sau một thời gian gián đoạn, hoặc đơn giản là đang tìm kiếm bước đi tiếp theo trên con đường sự nghiệp. Cuốn sách số 1 về làm việc là cuốn sách cô đọng lại một phương pháp luận đã được chứng minh và áp dụng hàng ngày cho các học viên của tôi. Nó cũng chứa đựng tất cả các bí quyết và các mẹo hay mà bạn cần có. WEBSITE CỦA THE CV CENTRE Như đã hứa với độc giả, nhiều tính năng khác nhau đã được xây dựng trên website của The CV Centre: www.ineedacv.co.uk để cuốn sách được góp ý, bổ sung trực tuyến tại đây. Ngoài ra, thông qua website, độc giả có thể liên hệ trực tiếp với tác giả và đội ngũ xuất bản sách qua các tính năng: Diễn đàn The CV Centre: độc giả có thể trao đổi các ý kiến, cũng như đưa ra nhận xét và các câu hỏi cụ thể, trực tiếp cho các thành viên của The CV Centre cũng như tác giả: www.ineedacv.co.uk/forum. https://thuviensach.vn Blog The CV Centre: là chuyên mục hàng tuần giải đáp và giải thích cặn kẽ các câu hỏi, đề tài và các vấn đề được nêu ra trên diễn đàn: www.ineedacv.co.uk/blog. Các công cụ trên The CV Centre: bao gồm công cụ đánh giá CV miễn phí, thông tin việc làm, tính năng tải xuống các biểu mẫu,... Mọi độc giả của Cuốn sách số 1 về làm việc được truy cập hoàn toàn miễn phí các công cụ và chức năng nêu trên. Ngoài ra, độc giả của sách còn nhận được một món quà đặc biệt từ tác giả. Nếu bạn chưa tìm được công việc mới, tác giả và nhóm xuất bản sách sẽ giúp bạn xây dựng và hoàn thiện bản CV của bạn một cách hoàn hảo. Và nếu muốn, CV của bạn sẽ được gửi tới những nơi có nhu cầu tuyển dụng phù hợp, hoàn toàn miễn phí. Với cơ sở thông tin liên lạc khổng lồ của mình, chúng tôi tin rằng CV của bạn sẽ có thể đến với rất nhiều công ty tuyển dụng có chất lượng và những nhà tuyển dụng đáp ứng được nhu cầu của bạn. Nói một cách đơn giản, CV của bạn càng được nhiều người xem thì bạn càng có nhiều cơ hội tìm được công việc mong muốn. Hãy ghé thăm trang web dưới đây của chúng tôi để được nhận ưu đãi đặc biệt này: www.ineedacv.co.uk/9780749464097. Cảm ơn bạn đã lựa chọn cuốn sách này. Đây là cuốn cẩm nang cập nhật đầy đủ nhất để giúp bạn bắt đầu một công việc mới – không chỉ cách tồn tại mà còn cách thành công trong công việc mới. Tôi tin rằng bạn sẽ yêu thích và nhận thấy tính hữu ích của cuốn sách này. Hy vọng sẽ được trao đổi với bạn trên diễn đàn của chúng tôi nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào. James Innes https://thuviensach.vn Giám đốc điều hành The CV Centre Tổ chức tư vấn về CV hàng đầu của UK https://thuviensach.vn KHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH hông nghi ngờ gì cuốn sách này chứa đựng rất nhiều vấn đề được đề cập trong nó. Nhưng tôi hiểu rằng có thể bạn sẽ bắt đầu công việc mới ngay ngày mai và không có thời gian để đọc mọi thứ trong hôm nay! Do đó, trong phần này, tôi xin liệt kê 15 câu hỏi mà tôi thường được hỏi khi có ai đó bắt đầu công việc mới. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng giải quyết phần lớn những vấn đề sẽ gây khó khăn cho bạn. Khi bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề của mình, tôi mong bạn hãy dành ra năm phút để đọc phần cuối cùng của cuốn sách này trước khi bắt tay vào công việc mới: Phần 7: Top 5 bí quyết để sống sót và thành công trong công việc mới. Nếu bạn chỉ có thời gian để đọc một chương trong cuốn sách này, đây chính là chương mà tôi khuyên bạn nên đọc. Nó gói gọn một vài nguyên tắc quan trọng nhất mà tôi đề cập đến trong cuốn sách. Hãy cố gắng áp dụng những nguyên tắc này trước khi bắt đầu công việc mới và bạn sẽ lập tức trở nên vượt trội. Tôi cũng khuyên bạn nên dành thời gian để xem kỹ Chương 4, đề cập tới ngày đầu tiên quan trọng nhất trong công việc mới. LỜI XIN LỖI ĐI TRƯỚC LÀ LỜI XIN LỖI KHÔN… Việc viết một cuốn sách thuộc thể loại này sao cho tất cả nội dung đều phù hợp hoàn toàn với mọi độc giả rõ ràng là điều không thể. Các độc giả đọc sách có thể là người lao động chân tay, nhân viên văn https://thuviensach.vn phòng hoặc các nhà điều hành cấp cao. Một số người làm việc trong lĩnh vực chế tạo, một số người trong lĩnh vực buôn bán lẻ, một số khác trong ngành dịch vụ. Có những độc giả thường làm việc theo nhóm, số khác lại thích làm việc độc lập. Đọc cuốn sách này có cả những người thuộc cấp quản lý và những người là cấp dưới, những người cần học cách quản lý thời gian và những người cần thời gian quản lý họ. Tôi đã cố gắng biên soạn một cuốn sách đề cập tới tất cả các tình huống khác nhau mà độc giả có thể gặp phải, cũng như các vấn đề mà độc giả có thể phải đối mặt trong công việc mới. Nhưng chắc chắn sẽ có những nội dung không thể áp dụng cho tình huống của bạn hoặc trọng tâm của chúng quá chi tiết hay sơ sài so với mức độ quan tâm của bạn. Tôi chỉ có thể xin lỗi trước vì sự thiếu sót này và hy vọng nhận được cảm thông từ độc giả. Lời khuyên của tôi là hãy đọc và ngẫm những gì bạn cần và bỏ qua những thứ khác. TOP 15 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU MỘT CÔNG VIỆC MỚI Nếu bạn không có thời gian để nghiền ngẫm cuốn sách này và cần câu trả lời ngay lập tức cho những vấn đề của mình, thì đây chính là phần dành cho bạn. Tôi tin rằng trong đầu bạn đang có ít nhất một trong số 15 câu hỏi dưới đây. Đây là các câu hỏi được tổng hợp từ những câu hỏi được hỏi nhiều nhất tại The CV Centre: Top 15 câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra khi bắt đầu một công việc mới – là những vấn đề phát sinh thường xuyên và mỗi ngày. Và mối quan tâm của bạn rất có thể nằm trong những câu hỏi này. https://thuviensach.vn Mỗi câu hỏi được liệt kê theo chương sách mà bạn có thể tìm được câu trả lời. Nếu bạn không tìm thấy câu trả lời cho mối quan tâm của bạn trong cuốn sách này, xin hãy ghé thăm diễn đàn trực tuyến của chúng tôi tại www.ineedacv.co.uk/forum. TOP 15 CÂU HỎI 1 Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu công việc mới? Chương 3: Chuẩn bị cho công việc mới 2 Tôi nên làm gì trong ngày đi làm đầu tiên? Chương 4: Ngày D – Ngày làm việc đầu tiên 3 Tôi nên cư xử với sếp mới thế nào? Chương 7: Nghệ thuật “quản” sếp mới 4 Tôi nên cư xử với đồng nghiệp mới thế nào? Chương 8: Tìm chỗ đứng trong đội nhóm 5 Tôi nên cư xử với cấp dưới thế nào? Chương 9: Ứng xử với cấp dưới 6 Làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả nhất? Chương 12: Quản lý thời gian 7 Tôi nên làm gì khi đối mặt với những người khó tính? Chương 17: Đối phó với những người khó tính 8 Tôi nên làm gì với các chiêu trò công sở? Chương 18: Đối phó với những chiêu trò công sở 9 Làm thế nào để đối mặt với áp lực và căng thẳng tốt hơn? Chương 19: Áp lực và căng thẳng 10 Tôi phải làm gì nếu nhận ra mình không muốn làm việc ở đây? Chương 22: Cảm thấy muốn nhảy việc? 11 Làm thế nào để vượt qua kì đánh giá hiệu quả làm việc? Chương 24: Đánh giá hiệu quả làm việc 12 Làm thế nào để được tăng lương? Chương 25: Đã đến lúc tăng lương? 13 Làm thế nào để được thăng chức? Chương 26: Thăng chức 14 Những bí quyết hàng đầu cho người mới bắt đầu một công việc mới? Phần 7: Top 5 bí quyết để sống sót và thành công trong công việc mới https://thuviensach.vn 15 Những lỗi phổ biến nhất nên tránh mắc phải là gì? Phụ lục: 15 sai lầm phổ biến nhất – và cách để tránh mắc phải những sai lầm này! https://thuviensach.vn X Phần một CÔNG VIỆC MỚI Chương 1 XỬ TRÍ LỜI MỜI LÀM VIỆC in chúc mừng! Bạn vừa nhận được một lời mời làm việc! Nhưng vẫn có một số việc bạn cần làm… Mặc dù trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ thẳng thắn đưa ra đề nghị và bạn sẽ chấp nhận nó không lăn tăn, nhưng vẫn sẽ có những trường hợp bạn muốn thương thảo chi tiết với nhà tuyển dụng về lời mời này. Nếu bạn chưa chuẩn bị trước, đây có thể là thời điểm tế nhị không dễ xử lý. Tuy nhiên, nếu bạn đã có những xem xét và suy nghĩ thấu đáo mọi chuyện, mục tiêu cuối cùng của bạn hoàn toàn có thể nằm trong tầm với. MỨC LƯƠNG TỔNG Trong hầu hết các trường hợp, tiền lương sẽ là thứ quan trọng nhất mà bạn quan tâm tới, nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ những yếu tố khác góp phần vào mức lương tổng. Tùy vào bản chất, những khoản “phụ trợ” này có thể khiến một mức thu nhập cơ bản tương đối thấp trở nên hoàn toàn hấp dẫn hơn rất nhiều. Có thể có nhiều yếu tố bạn cần xem xét ngoài mức lương chính bạn sẽ nhận được. https://thuviensach.vn Tiền: tiền thưởng, tiền chia lợi nhuận, hoa hồng, tiền tăng ca, chiết khấu cho nhân viên; Thời gian: thời gian nghỉ lễ tết, thời gian nghỉ bù; Ốm đau: tiền chế độ ốm đau; Ô tô: ô tô công ty, trợ cấp ô tô, bảo hiểm ô tô; Đào tạo: các cơ hội đào tạo, trợ cấp cho đào tạo; Chế độ y tế: bảo hiểm y tế cá nhân, khám nha khoa, tham gia câu lạc bộ sức khỏe; Lương hưu: kế hoạch lương hưu, mức đóng góp lương hưu; Hỗ trợ chăm sóc con cái cho nhân viên; Các lựa chọn cổ phần; Sa thải, thôi việc: thời gian thông báo, thời gian chờ “về vườn”, các điều khoản chưa hoàn thành. Bạn cũng nên xem xét tầm ảnh hưởng của công việc đối với bản CV của bạn. Nếu một công việc có thể giúp bạn phát triển theo những hướng cực kỳ có lợi đối với bạn trong công việc tiếp theo (và nhờ đó làm tăng mức lương trọn gói của bạn), thì bạn có thể chấp nhận công việc này với mức lương thấp hơn để đảm bảo cho thành công sau này – thậm chí có thể còn thấp hơn mức lương hiện tại bạn đang có. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Việc đầu tiên bạn nên làm (và đáng ra nên làm từ lâu trước khi có một lời mời làm việc chính thức tìm đến bạn) là nghiên cứu mức https://thuviensach.vn lương thường được đề xuất cho vị trí bạn ứng tuyển. Việc này có vai trò quan trọng, giúp bạn có cái nhìn thực tế về giá trị bản thân đối với nhà tuyển dụng – và thậm chí bạn còn nên bắt tay làm việc này trước khi bắt đầu quá trình tìm việc. Bạn cũng có thể tìm đến công ty tư vấn tuyển dụng để được hỗ trợ về vấn đề này. Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin bạn có thể tự mày mò được bằng cách đọc các thông báo tuyển dụng và nghiên cứu qua mạng. Một khi bạn đã đặt ra được “mức giá” của bản thân, bạn cần quyết định: Mức lương tối thiểu bạn có thể chấp nhận được, trong trường hợp công việc đó hấp dẫn đối với bạn. Mức lương tối đa hợp lý bạn có thể đạt được mà không phá vỡ thỏa thuận. Chỉ bạn mới có thể quyết định mức lương tối thiểu bạn có thể chấp nhận, nhưng việc nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp chỉ rõ mức tối đa bạn có thể đạt được là bao nhiêu. VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG Mặc dù bạn sẽ cần nêu cụ thể mức lương mong muốn, nhưng bạn không nên (chỉ trừ một vài ngoại lệ như đối với vị trí bán hàng hay các vị trí khác chủ yếu phụ thuộc vào hoa hồng hay vấn đề tài chính) thể hiện rằng tiền bạc là yếu tố duy nhất quyết định lựa chọn của bạn về nghề nghiệp mới hay vị sếp mới. Thay vào đó, bạn nên nhấn mạnh một cách lịch sự nhưng mạnh mẽ rằng bạn ý thức được giá trị bản thân và bạn tin rằng bạn nên được trả công phù hợp tương xứng theo đó. https://thuviensach.vn NẾU NHÀ TUYỂN DỤNG MỞ LỜI TRƯỚC… Trong hầu hết các trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ là người chủ động đề nghị mức lương của bạn trước. Việc này vừa có lợi vừa có hại. Cái lợi lớn nhất là nhà tuyển dụng đã thể hiện suy nghĩ của họ và bạn sẽ biết được mức mong muốn của bạn đang ở gần (hay xa) mong muốn của họ. Còn cái hại lớn nhất là nếu mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không thỏa đáng đối với bạn, bạn sẽ phải là người đạo diễn cho bước đi tiếp theo. NẾU BẠN ĐƯỢC YÊU CẦU MỞ LỜI TRƯỚC… Khi nhà tuyển dụng không đưa ra một con số cụ thể mà yêu cầu bạn tự ra giá bản thân, thì rõ ràng họ đang đặt bạn vào tình huống này. Việc bạn nên làm bây giờ là cố gắng xác định xem liệu nhà tuyển dụng có đang suy tính một mức lương nào đó không. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một khoảng lương nhất định, nhưng nếu trong trường hợp buộc phải nói với ứng viên, họ có thể sẽ tỏ ra hết sức thận trọng – vì thế, đừng tỏ ra thất vọng ngay khi mức lương mong muốn của bạn vượt quá con số nhà tuyển dụng đặt ra. BƯỚC ĐI TIẾP THEO Cho dù cuộc thương lượng bắt đầu thế nào, bạn cần cố gắng đẩy cao mức lương đề nghị tới giới hạn trên cùng có thể trong khoảng lương nhà tuyển dụng đặt ra – và sau đó sẵn sàng thương lượng và hạ thấp con số nếu cần thiết để đạt được thỏa thuận đôi bên. Đây chính là chiến thuật mặc cả thực sự: bắt đầu với giá thật cao và hạ thấp dần. https://thuviensach.vn CHIẾN THUẬT MẶC CẢ Một trong những chiến thuật quan trọng nhất bạn nên “dắt lưng” là so sánh giữa nhà tuyển dụng này với những nhà tuyển dụng khác. Hãy lịch sự thể hiện rằng bạn cũng đang ứng tuyển vào các vị trí khác với mức lương đề nghị thỏa đáng hơn – và rằng bạn hi vọng nhà tuyển dụng chí ít có thể đáp ứng được mức lương tương đương, nếu không nói là cao hơn. Ở một mức độ nào đó, việc bạn có nắm chắc được đề nghị làm việc từ nhà tuyển dụng hay không không quan trọng; điều quan trọng là hãy liên tục khẳng định giá trị của bạn với nhà tuyển dụng – và rằng bạn mong muốn, một cách hoàn toàn hợp lý sẽ nhận được những gì bạn xứng đáng. Nếu không áp dụng được chiến thuật trên, thì bạn hãy thử chia sẻ với nhà tuyển dụng về nghiên cứu thị trường bạn đã thực hiện, đề cập khoảng lương bạn thường thấy và thương lượng với họ về mức lương của bạn, như tại sao bạn tin rằng con số cao nhất trong khoảng đó sẽ phản ánh tốt nhất giá trị của bạn. Nếu bạn đã đi đến giai đoạn này, thì rõ ràng bạn đã tạo được ấn tượng mạnh tại cuộc phỏng vấn – và nhà tuyển dụng thật sự muốn có bạn. Đây chính là thuận lợi của bạn. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn cần thương lượng đến cùng để đảm bảo nhận được mức lương mơ ước. ĐẠT ĐẾN THỎA THUẬN Một khi mọi quân bài đã được lật ngửa, việc tiếp theo là thương lượng, thậm chí là thỏa hiệp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên để đạt đến thỏa thuận sau cùng. Có quá nhiều cách tới mức tôi không thể đưa cho bạn một công thức chiến thắng chính xác tuyệt đối. Để bắt đầu, bạn có thể https://thuviensach.vn thương lượng trực tiếp với nhà tuyển dụng hoặc thông qua một nhà tư vấn tuyển dụng hoặc bằng điện thoại hay văn bản. MẸO HAY Dù bất cứ chuyện gì xảy ra, hãy luôn giữ vững phong thái tự tin và sự chuyên nghiệp của bạn. Đừng để cuộc phỏng vấn trở nên quá căng thẳng. Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn sẵn sàng hợp tác với họ để đạt đến thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Xử trí cuộc thương lượng với phong thái tự tin cũng đã là yếu tố đủ để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn đáng giá hơn nhiều so với mức đề nghị ban đầu của họ. TÌNH HUỐNG XẤU NHẤT Thông thường, bạn sẽ chẳng mất gì khi cố gắng thương lượng một mức lương cao hơn mức đề nghị ban đầu của nhà tuyển dụng. Nếu bạn biết cách xử lý khôn khéo cuộc thương lượng, thì kết quả tệ nhất cũng chỉ là nhà tuyển dụng vẫn khăng khăng giữ nguyên đề nghị của họ và từ chối đưa ra mức lương cao hơn. Tuy nhiên, đã đến giai đoạn này (vì tuyển dụng luôn là một quá trình tốn kém), hầu hết các nhà tuyển dụng thường thể hiện một chút linh động. Nếu họ từ chối thay đổi, thì chính bạn sẽ quyết định liệu đề nghị của họ có thỏa đáng không, hay liệu bạn có nên từ chối làm việc cho họ không. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cho dù bạn thẳng thừng từ chối, khả năng nhà tuyển dụng sẽ nâng mức lương đề nghị ở thời điểm này là không cao. Vì thế, hãy tránh chơi chính sách “bên miệng hố chiến tranh”. https://thuviensach.vn Một bất lợi khác có thể xảy ra trong quá trình thương lượng, đó là trong trường hợp nhà tuyển dụng cảm thấy ngay từ đầu đã trả “quá hậu” cho bạn, thì họ có thể sẽ không mấy hào phóng khi xem xét tăng lương cho bạn sau này. Tuy nhiên, một con chim trong tay giá trị bằng hai con trong bụi rậm, nên nếu nhà tuyển dụng không tăng lương thỏa đáng cho bạn, bạn luôn có thể tìm kiếm một công việc khác sau đó. Hình 1.1 dưới đây là một ví dụ về thư thương lượng lương. Hình 1.1. Thư thương lượng lương Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: [email protected] Ông John Hammond Giám đốc bộ phận bán hàng Công ty TNHH Boozy Direct Davidson Way GUILDFORD AN7 7CV Ngày 01 tháng 03 năm 2012 https://thuviensach.vn Kính gửi ông Hammond, Về vị trí tuyển dụng Quản lý cấp cao bộ phận bán hàng – số ABC123 Đầu thư, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ông vì đã dành cho tôi cơ hội làm việc tại quý công ty ở vị trí Quản lý cấp cao, bộ phận bán hàng. Tôi rất vui mừng vì đã có cuộc trò chuyện với ông trong lần phỏng vấn trước. Phải nói rằng đây là vị trí rất có sức hấp dẫn đối với tôi. Tuy nhiên, những vị trí công việc mà hiện tại tôi đang ứng tuyển nhìn chung đều có mức tổng lương từ 35.000 đôla tới 40.000 đôla, trong khi mức lương ông đề xuất là 35.000 đôla, có thể coi là thuộc mức thấp trong khoảng này. Mặc dù vấn đề tiền lương không hẳn là yếu tố quyết định tới lựa chọn nghề nghiệp của tôi, nhưng tôi mong muốn sẽ nhận được một mức lương gần hơn với con số trên cùng trong khoảng lương này – là mức lương mà tôi nhận thấy phản ánh tốt nhất giá trị và công sức của tôi. Do đó, tôi kính đề nghị ông xem xét lại mức lương đề nghị ban đầu. Tôi cảm thấy rất hài lòng với các điều khoản khác trong đề nghị như về phương tiện đi lại hay kế hoạch tiền thưởng, nhưng tôi cho rằng mức lương được đưa ra là hơi thấp và tôi sẽ vô cùng cảm kích nếu ông có thể đưa ra mức lương tương xứng với những công ty khác mà tôi đang ứng tuyển. Như ông đã biết, tôi là một nhân viên bán hàng có kinh nghiệm, và ở vị trí hiện tại của mình, tôi đã mang lại sự tăng https://thuviensach.vn trưởng đáng kể (gần gấp đôi) trong doanh thu bán hàng hàng tuần, từ 45.000 đôla tới 85.000 đôla. Tôi tin rằng tôi sẽ mang lại những đóng góp lớn tương tự cho công ty của ông, đáng giá hơn nhiều so với việc tăng hơn một chút mức lương này. Tôi thật sự hi vọng chúng ta sẽ có thể đạt đến thỏa thuận có lợi cho đôi bên trong vấn đề này. Trong trường hợp cần thiết, xin hãy liên lạc với tôi qua số điện thoại 07700 900 790 để thảo luận vấn đề sâu hơn. Kính thư, Joe Bloggs CÂN NHẮC ĐỀ NGHỊ Khi nhà tuyển dụng đã đưa ra mức đề nghị cuối cùng của họ, bạn không có nghĩa vụ phải chấp nhận hay đồng ý ngay lập tức. Bạn hoàn toàn có thể, và nên, ngẫm nghĩ một chút về nó. Một quyết định quan trọng như thế luôn cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ tôn trọng việc bạn dành một chút thời gian để suy nghĩ và quyết định. NHIỀU LỜI MỜI VÀ THƯƠNG LƯỢNG Một lý do khác cho việc bạn nên dành ra ít nhất 24 tiếng đồng hồ để cân nhắc một lời đề nghị làm việc là bạn sẽ có cơ hội tận dụng đề nghị này để gây ảnh hưởng tới những đề nghị khác mà bạn có thể nhận được. Nếu bạn chăm chỉ “săn” việc, sẽ chẳng có gì lạ khi bạn rơi vào cảnh nhận được nhiều lời đề nghị làm việc cùng lúc. Dù https://thuviensach.vn rõ ràng sẽ có rủi ro, nhưng bạn có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà tuyển dụng để đạt được một đề nghị hấp dẫn hơn cả. Hãy nhớ rằng không chỉ những ông chủ tiềm năng mới cho bạn cơ hội thương lượng về lương, mà cả ông chủ hiện tại của bạn cũng có thể làm thế. Chúng tôi sẽ đề cập tới tình huống này trong chương tiếp theo. THỂ HIỆN BẰNG VĂN BẢN Một khi bạn đã đạt được thỏa thuận cuối cùng với nhà tuyển dụng, bạn nên yêu cầu họ chính thức hóa thỏa thuận đó bằng văn bản. Văn bản này cần thể hiện chi tiết từng khoản nhỏ trong tổng lương của bạn. Bạn nên có nó trong tay trước khi quyết định thôi việc ở công ty hiện tại. Tôi không thể nhấn mạnh hết được tầm quan trọng của việc làm này, nhưng một thỏa thuận bằng miệng luôn có thể “bốc hơi” bất kỳ lúc nào và bạn sẽ lâm vào tình cảnh rất khốn đốn. Hình 1.2 dưới đây là một thư mẫu xác nhận việc chấp thuận được tuyển dụng. Hình 1.2. Thư xác nhận chấp thuận được tuyển dụng Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: [email protected] https://thuviensach.vn Ông John Hammond Giám đốc Bộ phận bán hàng Công ty TNHH Boozy Direct Davidson Way GUILDFORD AN7 7CV Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Kính gửi ông Hammond, Về vị trí tuyển dụng Quản lý cấp cao bộ phận bán hàng – số ABC123 Đầu thư, tôi xin chân thành cảm ơn ông vì đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội làm việc tại quý công ty với vai trò Quản lý cấp cao bộ phận bán hàng. Tôi rất vui được chính thức xác nhận với ông rằng tôi chấp nhận cơ hội làm việc tại quý công ty. Tôi có thể bắt đầu làm việc kể từ ngày 01/04/2012 như đã thỏa thuận trước đó với ông. Tệp đính kèm dưới đây là hợp đồng tuyển dụng đã có chữ ký của tôi. Như đã trình bày trong buổi phỏng vấn với ông, tôi đặc biệt hứng thú với vị trí này và tôi tin rằng mình có thể mang lại những đóng góp lớn cho quý công ty. Tôi rất mong được đảm nhiệm công việc mới trong thời gian trên và một lần nữa cảm ơn ông đã mang lại cho tôi cơ hội này. Kính thư, https://thuviensach.vn Joe Bloggs Đính kèm: Hợp đồng tuyển dụng THƯ GIỚI THIỆU Đối với nhà tuyển dụng, một hợp đồng tuyển dụng bằng văn bản do họ lập ra thường mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, do đó, các nhà tuyển dụng chỉ sẵn sàng ký hợp đồng khi họ nhận được thư giới thiệu phù hợp và đạt yêu cầu. Thực tế, sẽ có những nhà tuyển dụng không đưa ra đề nghị tuyển dụng cho tới khi họ nhận được thư giới thiệu. Dĩ nhiên, không phải nhà tuyển dụng nào cũng bận tâm tới việc làm mang tính hình thức này. Với những người e ngại phải viết thư giới thiệu “kém chất lượng” cho người khác, vì các lý do pháp lý, đối với họ, thư giới thiệu chỉ là thứ gì đó tương đối vô dụng. Và dĩ nhiên, một vị giám đốc cũng có thể viết thư giới thiệu tốt cho nhân viên hiện tại của họ, đơn giản vì họ muốn người đó ra đi! Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi thư giới thiệu, và trong những ngành nghề nhất định, họ thực sự nghiêm túc với vấn đề này. CHỌN AI VIẾT THƯ GIỚI THIỆU? Dĩ nhiên bạn cần phải lựa chọn thật cẩn thận, vì nhận xét của những người viết thư giới thiệu sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai của bạn. Thông thường, bạn sẽ cần cung cấp thông tin của ít nhất hai người sẽ viết thư giới thiệu cho bạn – thường là một người liên quan https://thuviensach.vn đến quan hệ cá nhân (giáo viên hoặc giảng viên cũ của bạn) và một người liên quan đến chuyên môn (quản lý hiện tại hoặc trước đây của bạn). Tuy nhiên, không phải không có những trường hợp nhà tuyển dụng sẽ muốn thư giới thiệu không chỉ từ giám đốc hiện tại của bạn, mà còn từ những giám đốc trước đó, thậm chí là trước đó nữa. Tất cả phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng muốn biết rõ bạn tới đâu, và mức độ nhạy cảm của vị trí mà bạn đang được tuyển dụng. XIN THƯ GIỚI THIỆU NHƯ THẾ NÀO? Có thể bạn chỉ cần cung cấp tên và thông tin liên lạc của người bạn chọn viết thư giới thiệu cho nhà tuyển dụng nếu được yêu cầu, nhưng tốt hơn hết là bạn nên liên lạc trước với họ trước khi làm việc này. Nhìn chung, bạn chẳng mất mát gì khi liên lạc trước với người có khả năng sẽ viết thư giới thiệu cho bạn. Việc này sẽ giúp họ chuẩn bị trước nội dung nhận xét về bạn, cũng như giúp bạn quyết định xem liệu bạn có nên chọn họ không. Nếu quan hệ của bạn với người sẽ viết thư giới thiệu tốt đẹp, bạn có thể liên lạc với họ qua điện thoại. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, một lá thư ngắn gọn nhưng trang trọng vẫn nên là lựa chọn tối ưu. Đôi khi bạn có thể phải tự xin thư giới thiệu, nhưng trong hầu hết các trường hợp, tất cả những gì bạn cần làm là xin phép để được cung cấp thông tin liên lạc của người viết thư giới thiệu cho bất cứ một bên nào khác có nhu cầu. Khi đó, tùy thuộc vào nhà tuyển dụng của bạn, họ sẽ quyết định xem muốn làm gì tiếp theo. Trong Hình 1.3 dưới đây là một mẫu thư xin giới thiệu từ sếp cũ. https://thuviensach.vn Hình 1.3. Thư xin giới thiệu từ sếp cũ Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: [email protected] Bà Caroline Carey Giám đốc Bộ phận bán hàng Drinks Time Limited Đường Relativity GUILDFORD AN9 1CV Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Kính gửi bà Caroline, Đầu thư, tôi xin chúc bà luôn khỏe mạnh và thành đạt. Gần đây, tôi mới ứng tuyển vào vị trí Quản lý cấp cao Bộ phận bán hàng của Boozy Direct sau vài năm làm việc tại vị trí Quản lý bán hàng cho Stationary Stationers. Mọi việc đều tiến triển tốt đẹp và hiện tại tôi tạm thời được nhận vào vị trí này. Tuy nhiên, trước khi chính thức tuyển dụng, Boozy Direct muốn có thư giới thiệu về tôi – cả về cá nhân và chuyên môn. Do đó, tôi viết thư này để hỏi xem liệu tôi có thể cung cấp cho họ thông tin liên lạc của bà với tư cách là quản lý cũ trước đây của tôi được không. Và chắc chắn bà sẽ có thể viết cho họ một lá thư giới thiệu về chuyên môn của tôi. https://thuviensach.vn Cảm ơn bà đã dành thời gian đọc bức thư này và hy vọng sớm nhận được thư hồi âm của bà. Nếu cần bàn bạc vấn đề này kỹ hơn, hãy liên lạc với tôi qua số điện thoại 07700 900 790. Kính thư, Joe Bloggs Dưới đây là một mẫu thư xin giới thiệu từ sếp hiện tại. Hình 1.4. Thư xin giới thiệu từ sếp hiện tại. Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: [email protected] Bà Bryone Ingrid Giám đốc Bộ phận bán hàng Công ty TNHH Stationary Stationers Pencil Lane GUILDFORD AN4 6CV Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Kính gửi bà Bryone, Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đã quyết định tìm hiểu một cơ hội làm việc khác, và tôi đã ứng tuyển vào vị trí Quản lý cấp cao bộ phận bán hàng của Boozy Direct. https://thuviensach.vn Tuy nhiên, trước khi chính thức tuyển dụng tôi, họ muốn liên lạc với bà để có được thư giới thiệu về tôi. Do đó, tôi viết thư này để hỏi bà liệu tôi có thể cung cấp cho họ thông tin liên lạc của bà với tư cách là quản lý hiện tại của tôi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi rất biết ơn những cơ hội mà bà đã mang lại cho tôi trong suốt thời gian tôi làm việc tại công ty, và nếu được tuyển dụng vào Boozy Direct, tôi cam đoan sẽ hoàn thành và bàn giao đầy đủ các công việc và trách nhiệm trước khi rời khỏi công ty. Mong nhận được hồi âm sớm từ bà. Cảm ơn bà đã dành thời gian đọc bức thư này. Kính thư, Joe Bloggs Hình 1.5 dưới đây là một mẫu thư xin giới thiệu về cá nhân. Hình 1.5. Thư xin giới thiệu về cá nhân Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: [email protected] Tiến sĩ Huge House Giảng viên cao cấp Đại học… Academic Lane https://thuviensach.vn SOMEWHERE SO19ZZ Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Kính gửi Tiến sĩ House, Đầu thư em xin chúc thầy luôn khỏe mạnh và thành đạt. Sau khi kết thúc chương trình học cử nhân về Quảng cáo và Marketing, em đã ứng tuyển cho vị trí Quản lý cấp cao bộ phận bán hàng của Boozy Direct. Mọi việc đều tiến triển thuận lợi và hiện tại em tạm thời được nhận vào vị trí này. Tuy nhiên, trước khi chính thức tuyển dụng, Boozy Direct muốn nhận được thư giới thiệu về em – cả về cá nhân và chuyên môn. Do đó, em viết thư này xin phép thầy cho phép em cung cấp các thông tin liên lạc của thầy cho bên tuyển dụng. Chắc chắn thầy sẽ có thể viết thư giới thiệu về cá nhân em. Em mong sớm nhận được hồi âm từ thầy, và cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc bức thư này. Nếu cần bàn bạc thêm về vấn đề này, xin thầy liên lạc với em qua số điện thoại 07700 900 790. Kính thư, Joe Bloggs TÓM TẮT https://thuviensach.vn Mặc dù bạn có xu hướng sẽ chấp nhận ngay một lời đề nghị làm việc mà không hề lăn tăn, vẫn sẽ có những trường hợp bạn muốn thương thảo chi tiết với nhà tuyển dụng về lời mời này. Mức lương tối thiểu bạn có thể chấp nhận được, trong trường hợp công việc đó hấp dẫn đối với bạn là bao nhiêu? Mức lương tối đa hợp lý bạn có thể đạt được mà không phá vỡ thỏa thuận là bao nhiêu? Trong khi thương lượng, bạn nên nhấn mạnh một cách lịch sự nhưng mạnh mẽ rằng bạn ý thức được giá trị bản thân. Nhà tuyển dụng cần hiểu rằng, bạn chỉ thấy thỏa đáng khi được trả công theo giá trị của bạn. Cố gắng đẩy cao mức lương đề nghị tới giới hạn trên cùng có thể trong khoảng lương nhà tuyển dụng đặt ra. Bắt đầu với giá thật cao và hạ thấp dần. Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng, bạn sẵn sàng hợp tác với họ để đạt đến thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Một thỏa thuận bằng miệng luôn có thể “bốc hơi” bất kỳ lúc nào, vậy nên việc yêu cầu nhà tuyển dụng văn bản hóa đề nghị tuyển dụng của họ là hoàn toàn cần thiết. Hầu hết các đề nghị tuyển dụng sẽ là đối tượng để vị sếp tiềm năng của bạn có thể nhận được các thư giới thiệu đạt yêu cầu. Tất nhiên bạn cần lựa chọn cẩn thận người sẽ viết thư giới thiệu cho bạn. Vì những nhận xét của họ sẽ có tác động lớn tới tương lai của bạn. https://thuviensach.vn Bạn nên liên lạc trước với người sẽ viết thư giới thiệu cho bạn, trước khi cung cấp thông tin liên lạc của họ cho bên tuyển dụng. https://thuviensach.vn T Chương 2 RỜI KHỎI CÔNG VIỆC CŨ hật hoàn hảo nếu công việc mới này là công việc đầu tiên của bạn. Tuy nhiên, sẽ có nhiều độc giả của cuốn sách này phải đối diện với tình huống làm thế nào để rời khỏi công việc hiện tại và theo đuổi công việc mới. Dĩ nhiên có rất nhiều cách khác nhau để bạn xin thôi việc, có những cách nên và không nên làm. Có thể bạn đã quyết định không làm việc cho vị giám đốc hiện tại nữa, nhưng hãy cố gắng để lại ấn tượng tốt trong lòng họ. Chỉ có hai điều bạn thực sự cần làm rõ khi xin thôi việc: 1. Thứ nhất là sự thật rằng bạn đang xin thôi việc; 2. Thứ hai là bạn chấp nhận rằng bạn (có thể) bị ràng buộc bởi thời gian thông báo thôi việc. Mọi vấn đề khác chỉ là tiểu tiết. Hãy tỏ ra thật nhã nhặn và lịch sự khi nộp đơn xin thôi việc. Sử dụng những lời lẽ khó nghe trong đơn thôi việc sẽ chỉ gây khó khăn cho bạn sau này – ít nhất là trong trường hợp bạn cần xin thư giới thiệu từ họ. TẠI SAO BẠN THÔI VIỆC? Dĩ nhiên vị giám đốc hiện tại sẽ băn khoăn về lý do bạn xin thôi việc. Quan trọng là bạn cần ý thức rằng bạn không có nghĩa vụ phải trình bày lý do chi tiết với họ. Bạn không có nghĩa vụ phải đưa ra bất cứ lý do nào. Bạn chỉ cần đơn giản nói rằng bạn nghĩ đã đến https://thuviensach.vn lúc bạn cần “bước tiếp cho một thử thách mới”. Họ có thể tò mò muốn biết thêm, nhưng việc bạn tỏ ra cẩn trọng và kín miệng sẽ khiến họ thôi dò hỏi thêm. ĐỪNG “QUA CẦU RÚT VÁN” Hãy nói lời cảm ơn tới vị giám đốc của bạn vì đã tạo cơ hội cho bạn làm việc cùng họ và chúc họ những điều tốt đẹp nhất trong tương lai. Cảm ơn một cách đơn giản và lịch sự, đừng tỏ ra lạnh lùng hay xa cách. Bạn sẽ chẳng được lợi gì nếu “qua cầu rút ván”. Bạn cũng không nên đưa ra bất cứ nhận xét mang tính xúc phạm hay miệt thị về công ty cũ – cũng như về các nhân viên khác trong công ty. Có thể bạn muốn góp ý với vị giám đốc về một vài vấn đề nào đó. Nhưng cho dù những góp ý của bạn có bị phán xét hay không, việc sử dụng đơn thôi việc với mục đích xúc phạm cá nhân hay cố gắng ghi điểm không phải là một ý hay. Có thể ý định của bạn chỉ đơn giản là giúp cấp lãnh đạo nhận biết về một vấn đề nào đó, nhưng một lá đơn như vậy lại có vẻ mang tính hận thù – và rõ ràng sẽ chẳng mang lại cho bạn lợi lộc gì. THỜI GIAN THÔNG BÁO THÔI VIỆC Trong hầu hết các ngành nghề, bạn sẽ bị ràng buộc bởi một khoảng thời gian thông báo thôi việc, được quy định trong các điều khoản và điều kiện lao động. Bạn nên nghiên cứu kỹ tài liệu này để nắm được chính xác thời gian thông báo thôi việc là bao lâu. Bạn cũng nên tìm hiểu xem mình còn được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ phép – vì những ngày nghỉ này có thể giúp làm giảm thời hạn thông báo thôi việc của bạn. https://thuviensach.vn Cho dù về mặt pháp luật, bạn không có nghĩa vụ phải thông báo lâu hơn khoảng thời gian quy định, nhưng trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ cần làm vậy. Trong trường hợp đó, bạn cần đề cập rõ trong đơn thôi việc thời điểm chính xác bạn sẽ nghỉ việc là khi nào. ĐỪNG CHẦN CHỪ! Nói chung, bạn nên sớm nộp đơn thôi việc ngay sau khi quyết định chắc chắn sẽ rời khỏi công việc hiện tại. Quyết định của bạn chỉ mang tính ràng buộc về mặt pháp luật khi bạn nộp đơn xin thôi việc. Bạn cũng nên lưu ý rằng đơn xin thôi việc không nhất thiết phải nộp qua đường bưu điện; email cũng có tính ràng buộc về mặt pháp luật trong trường hợp này. Dưới đây là một mẫu đơn xin thôi việc tham khảo. Hình 2.1. Đơn xin thôi việc Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: [email protected] Ông Drummond Chiles Giám đốc quản lý Công ty TNHH Stationary Stationers Pencil Lane GUILDFORD AN4 6CV Ngày 01 tháng 03 năm 2012 https://thuviensach.vn Kính gửi ông Drummond, Đơn xin thôi việc Căn cứ theo các điều khoản trong hợp đồng lao động, tôi viết đơn này chính thức xin thôi việc ở vị trí Quản lý bán hàng của Stationary Stationers. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đã quyết định cần có những thử thách mới cho bản thân, dĩ nhiên là sau khi tôi kết thúc thời gian làm việc tại công ty. Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi rất cảm kích trước những cơ hội mà ông đã mang lại cho tôi trong suốt thời gian tôi làm việc tại công ty, và tôi cam đoan sẽ bàn giao đầy đủ các công việc và trách nhiệm trước khi rời khỏi công ty. Cảm ơn ông đã hỗ trợ tôi trong suốt hai năm qua, tôi mong công ty mình sẽ phát triển thật tốt trong tương lai. Kính thư, Joe Bloggs. CUỘC TRÒ CHUYỆN SAU LÁ ĐƠN THÔI VIỆC Sau khi nhận được đơn xin thôi việc từ nhân viên, nhiều giám đốc sẽ muốn có cuộc gặp mặt và trò chuyện với nhân viên đó trước khi họ thực sự nghỉ việc. Trong cuộc nói chuyện này, vị giám đốc sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn lý do bạn muốn thôi việc để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường làm việc hay các hoạt động và quy trình cụ thể. https://thuviensach.vn MẸO HAY Cũng như trong lá đơn thôi việc, hãy giữ cho lời nói của bạn trong cuộc trò chuyện này chỉ mang tính công việc, thay vì cá nhân. Hãy nhớ là vị giám đốc sẽ không thể ép bạn tiết lộ lý do bạn muốn thôi việc. Đừng để “cái miệng làm hại cái thân”. Mặc dù bạn có thể cẩn trọng khi viết đơn, nhưng bạn khó có thể làm vậy trong một cuộc nói chuyện trực tiếp. ĐỀ NGHỊ NÂNG LƯƠNG Sếp của bạn có thể sẽ cố gắng thuyết phục bạn ở lại, vì thế bạn cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với tình huống sẽ nhận được đề nghị tăng lương để ở lại. Thật khó để không bị cám dỗ bởi một đề nghị như vậy, thế nên bạn cần phải luôn lưu tâm lý do chính bạn muốn thôi việc. Liệu tiền bạc có phải là động lực chính khiến bạn làm thế? Vị giám đốc cũng có thể đề nghị thăng chức cho bạn hoặc chuyển bạn sang một chi nhánh hay phòng ban khác. Bạn cần phải suy nghĩ thật thấu đáo trước những đề nghị như thế. Liệu công việc mới này có gì tốt hơn so với công việc bạn sắp làm? Tôi không nói rằng bạn không nên xem xét nghiêm túc những đề nghị này, và có thể trong một vài trường hợp bạn nên chấp nhận chúng, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn nên suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. TỪ CHỐI NHỮNG LỜI MỜI KHÁC https://thuviensach.vn Ngoài việc nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty hiện tại, việc từ chối các lời mời làm việc khác mà bạn nhận được cũng rất quan trọng. Đây không chỉ là phép lịch sự thông thường, mà là một bước đi quan trọng giúp bạn xây dựng thương hiệu bản thân là một người nghiêm túc và chuyên nghiệp. Rõ ràng công ty mà bạn từ chối đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức trong việc phỏng vấn và thương lượng với bạn. Vậy nên, họ sẽ mong nhận được lý do từ chối từ bạn – và chí ít bạn cũng nên cho họ một lý do. Có thể bạn thấy vị giám đốc tương lai quá lạnh lùng và xa cách trong buổi phỏng vấn. Mức lương đề nghị nghe cứ như chuyện đùa. Hay sự nghiệp tương lai của bạn có thể bị hạn chế trong công ty đó. Nhưng nói cho họ biết những chuyện đó liệu có mang lại lợi lộc gì cho bạn? Việc thể hiện ra có thể làm bạn thấy thoải mái, nhưng nó chẳng giúp bạn nâng cao vị thế bản thân trong con mắt nhà tuyển dụng. Bạn phải luôn luôn cẩn trọng trước khi bộc lộ bất cứ cảm xúc tiêu cực nào với họ. Hãy nhớ rằng bạn có thể phải gặp lại những công ty này vào một thời điểm nào đó. Nếu họ đã đề nghị nhận bạn vào làm, tức là rõ ràng họ có ấn tượng tốt với bạn – và chắc chắn bạn cũng muốn duy trì điều đó. Hình 2.2 dưới đây là một mẫu thư từ chối lời mời làm việc. Hình 2.2. Thư từ chối lời mời làm việc Joe Bloggs Số 1, Đường Anyold AN1 1CV https://thuviensach.vn Điện thoại: 01632 960 603/ 07700 900 790 Email: joebloggs@ xample.com Ông Clarence Kavanagh Giám đốc bán hàng Công ty TNHH Munch Munch Đường Dogsin GUILDFORD AN3 5CV Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Kính gửi ông Kavanagh, Về vị trí Quản lý bán hàng – số hiệu XYZ789 Đầu thư, tôi xin cảm ơn ông đã gửi thư cho tôi vào ngày 17/2 vừa qua. Tôi cảm ơn ông đã dành thời gian để phỏng vấn tôi. Tuy nhiên, tôi lấy làm tiếc rằng, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi quyết định theo đuổi một cơ hội khác và buộc phải từ chối lời mời của ông. Hy vọng ông sẽ lưu lại thông tin liên lạc của tôi, và tôi sẽ rất vinh hạnh nếu nhận được thông báo tuyển dụng khi có bất cứ vị trí tương tự nào trống sau này. Tôi rất vui được trò chuyện với ông tại buổi phỏng vấn. Mong ông cũng như quý công ty luôn thành công và thịnh vượng. Kính thư, Joe Bloggs https://thuviensach.vn TÓM TẮT Cố gắng để lại ấn tượng tốt với sếp của bạn khi nộp đơn thôi việc cho họ. Hãy tỏ ra thật nhã nhặn về vấn đề này. Sử dụng những lời lẽ khó nghe trong đơn thôi việc sẽ gây khó khăn cho bạn sau này. Bạn không có nghĩa vụ phải giải thích lý do bạn thôi việc. Hãy nói lời cảm ơn tới vị giám đốc của bạn vì đã tạo cơ hội cho bạn làm việc cùng họ và chúc họ những điều tốt đẹp nhất trong tương lai. Tránh đưa ra những nhận xét mang tính xúc phạm hay miệt thị. Nghiên cứu kỹ hợp đồng tuyển dụng để biết bạn phải thông báo thôi việc trước bao lâu, nhớ tính đến số ngày nghỉ phép còn lại bạn được hưởng. Quyết định của bạn chỉ mang tính ràng buộc về mặt pháp luật khi bạn nộp đơn xin thôi việc. Suy nghĩ thận trọng và kỹ lưỡng khi giám đốc của bạn đưa ra đề nghị nâng lương hay thăng chức để giữ chân bạn. Bên cạnh việc nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty hiện tại, bạn nên lịch sự chính thức từ chối các lời mời làm việc khác mà bạn nhận được. https://thuviensach.vn Chương 3 CHUẨN BỊ CHO CÔNG VIỆC MỚI G iai đoạn chuẩn bị luôn là khâu vô cùng quan trọng. Và chìa khóa để bạn không cảm thấy bồn chồn, lo lắng trong công việc mới là hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân. Chúng ta thường sợ hãi vì những gì không biết hay không thể kiểm soát; vì vậy trước khi bắt đầu công việc mới, hãy lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc đó. Thành công trong công việc mới, đặc biệt ở những vị trí quản lý cấp cao hơn, phụ thuộc vào tư tưởng và mục tiêu bạn hướng tới trước khi thực hiện công việc. Hình dung rõ trong đầu những gì bạn muốn đạt được trong công việc mới sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Thông thường, bạn sẽ có một khoảng thời gian thông báo thôi việc và bàn giao công việc tại nơi làm việc cũ, do đó bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để chuẩn bị cho công việc mới. Chuẩn bị càng chu đáo, bạn càng có ít lý do để lo lắng. Chuẩn bị càng kỹ, cơ hội thành công trong công việc mới càng cao. Việc đầu tiên bạn nên làm là cần hiểu rõ vai trò của bạn trong công việc mới. Có rất nhiều người không hiểu đầy đủ và chính xác về công việc của mình từ ngày đầu tiên đi làm. HIỂU RÕ CÔNG VIỆC Rõ ràng, bạn cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về mọi ngóc ngách trong công việc mới – và phần lớn những hiểu biết này cần đạt được từ trước và trong quá trình phỏng vấn. Những buổi phỏng https://thuviensach.vn vấn là cơ hội tuyệt vời để bạn tìm hiểu về công việc mới. Các nhà phỏng vấn luôn mong ứng viên đặt câu hỏi – và những câu hỏi thông minh về các khía cạnh liên quan đến công việc luôn ghi được thiện cảm từ họ. Trước khi bắt đầu công việc mới, bạn nên đọc kỹ lại một lần nữa thông báo tuyển dụng, các mô tả hoặc yêu cầu đối với công việc. Hầu hết các nhà tuyển dụng (công ty tuyển dụng) sẽ cung cấp cho bạn các thông tin kiểu này. Một vài công ty có thể sẽ gửi cho bạn, cũng như các ứng viên tiềm năng thông tin giới thiệu về công ty họ, nhưng phần lớn những tài liệu này sẽ mô tả công ty một cách chung chung thay vì chỉ tập trung vào vị trí bạn ứng tuyển. Nhưng như thế cũng giúp ích cho bạn khá nhiều để bắt tay vào công việc mới. HIỂU RÕ CÔNG TY Ngoài việc tìm hiểu về vai trò, công việc của mình, bạn cũng cần tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của công ty mới. Hãy cố gắng tìm kiếm thật nhiều thông tin về vị giám đốc tương lai của bạn. Khi bạn có trong tay nhiều thông tin, mọi việc sẽ trở nên suôn sẻ hơn. Nếu bạn không được gửi một ấn phẩm nào về công ty, đừng ngần ngại hỏi xin những tài liệu như thế. Các sếp mới chắc chắn sẽ rất vui vẻ cung cấp cho bạn – và ấn tượng với thái độ tích cực của bạn đối với công việc. Internet cũng được coi là một công cụ tìm kiếm xuất sắc. Hầu hết các công ty đều có website riêng và ở đó bạn có thể tìm kiếm tất cả thông tin về tình hình chung của công ty, cơ cấu, sản phẩm, dịch vụ,... Một số công ty thậm chí còn cung cấp chi tiết tiểu sử của các nhân sự chính, các tài liệu về công ty trên báo chí, hay các bản kê tài chính có thể tải về, ... Trong khoảng thời gian nửa tiếng, https://thuviensach.vn bạn sẽ có thể tự tóm lược đầy đủ các thông tin. Bạn cũng có thể mở rộng quy mô cuộc tìm hiểu thông qua các tin tức giới thiệu về công ty hay thậm chí là nhận xét từ khách hàng! Nếu công ty có bất động sản công khai – chẳng hạn một chi nhánh trên một con đường nào đó – thì bạn nên dành thời gian để ghé thăm và tìm hiểu về nó. Nếu bạn sắp làm việc cho một chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn, mà chưa một lần bước chân vào bên trong một trong các cửa hàng của hệ thống, thì tôi đảm bảo rằng bạn sẽ thấy bạn bất lợi đến mức nào. TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY Ngoài việc tìm hiểu về bản thân công ty, bạn cũng nên cố gắng tìm hiểu môi trường hoạt động của công ty. Một lần nữa, Internet lại là nguồn tin rất có giá trị. Bên cạnh đó, các tờ báo chuyên về thương mại cũng có thể mang lại cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích. Công ty hoạt động trong lĩnh vực hay ngành nghề gì? Ngành nghề/lĩnh vực đó hiện tại phát triển ra sao? Công ty/tổ chức nào đang chiếm vị thế trong ngành/lĩnh vực đó? CÁCH KHAI THÁC THÔNG TIN Nếu bạn đã nghiên cứu cả về cơ cấu cũng như môi trường hoạt động của công ty, bạn sẽ có một khởi đầu cực kỳ suôn sẻ. Có quá nhiều người bắt đầu một công việc mới mà không biết hoặc biết rất ít về công ty mà họ sẽ làm việc. Bằng việc thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu chí ít những thông tin cơ bản về công ty, bạn https://thuviensach.vn đã chứng minh được sự tâm huyết, nhiệt tình và động lực làm việc của mình. THỐNG KÊ Gần 80% ứng viên tại các cuộc phỏng vấn không tìm hiểu về công ty họ ứng tuyển. Nắm đầy đủ thông tin về công ty mình sắp làm việc sẽ giúp bạn thấy tự tin hơn rất nhiều. Sợ hãi trước cái mình không biết là một nỗi sợ bất tận. Bạn càng biết nhiều về sếp mới, bạn càng thấy bớt lo lắng hơn khi xuất hiện trước cửa phòng họ. Thậm chí bạn có thể gặp gỡ các nhân sự chính trong công ty trước khi chính thức bắt đầu công việc mới. Thông thường, đây là việc mà những vị tân lãnh đạo cấp cao thường làm. TẠI SAO BẠN NHẢY VIỆC? Bạn nên dành thời gian suy nghĩ lại và xác định rõ lý do tại sao bạn thay đổi công việc, tại sao bạn muốn có công việc mới này – và bạn cần làm gì để đạt được điều đó. Bạn cần hiểu thấu đáo và coi trọng động lực của bản thân. Chỉ khi hiểu đầy đủ và chính xác mục tiêu của mình, bạn mới có thể chắc chắn đạt được thành công. Hãy suy nghĩ xem lý do nào khiến bạn muốn thay đổi công việc cũ và nguyên nhân cụ thể nào khiến bạn lựa chọn và chấp nhận công việc mới này. Tại sao đó lại là quyết định đúng đắn? Quyết định đó tốt cho bạn thế nào? Bạn cần làm gì trong công việc mới để bản thân trở nên tốt nhất có thể? Bạn cần hiểu được mình xuất phát từ đâu và đang hướng đến đâu. https://thuviensach.vn MẸO HAY Nghe có vẻ buồn cười nhưng hãy thử viết cho chính mình một lá thư nhỏ, như thể bạn đã làm việc tại vị trí mới này trong 2-3 năm, mô tả về những gì người khác nói về bạn và bạn đã thành công đến đâu ở vị trí đó. Hay thậm chí là viết một bức thư mô tả năm làm việc đầu tiên của bạn lý tưởng thế nào. Việc làm này có thể sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng và cái nhìn bất ngờ. HỌC TẬP TỪ QUÁ KHỨ Hãy dành chút thời gian suy nghĩ về thời điểm bạn bắt đầu công việc cũ. Bạn đã trải qua những gì? Bạn cảm thấy thế nào? Có gì tốt, có gì xấu? Bạn từng mắc phải những sai lầm gì? Bạn đã học được những gì để thành công? Bạn tạo ấn tượng tốt bằng cách nào? Hay vô tình để lại ấn tượng xấu ra sao? Chúng ta có thể học được nhiều điều từ quá khứ. Bằng cách ngẫm nghĩ về những trải nghiệm trước đây khi bắt đầu một công việc mới, bạn có thể phát huy những điểm mạnh của bản thân và khắc phục điểm yếu, cũng như tránh lặp lại sai lầm. TÓM TẮT Chìa khóa để bạn không cảm thấy bồn chồn, lo lắng trong công việc mới là hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân. Bạn nên đọc lại phần thông báo tuyển dụng, các mô tả hoặc yêu cầu về công việc – một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ. https://thuviensach.vn Hãy cố gắng tìm kiếm thật nhiều thông tin về vị giám đốc tương lai của bạn. Khi bạn có trong tay càng nhiều thông tin, mọi việc sẽ càng trở nên suôn sẻ. Hầu hết các công ty đều có website riêng, và bạn có thể tìm kiếm tất cả thông tin về tình hình chung của công ty, cơ cấu, sản phẩm, dịch vụ, ... ở đó Các tờ báo chuyên về thương mại cũng có thể mang lại cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích. Nếu công ty mới có bất động sản công khai – chẳng hạn một chi nhánh trên một con đường nào đó – thì bạn nên dành thời gian để ghé thăm và tìm hiểu về nó. Bằng việc thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu chí ít những thông tin cơ bản về công ty, bạn đã chứng minh được sự tâm huyết, nhiệt tình và động lực làm việc của bạn. https://thuviensach.vn Phần hai TUẦN LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN Chương 4 NGÀY D – NGÀY LÀM VIỆC ĐẦU V TIÊN ậy là đã đến ngày làm việc đầu tiên rồi! Giờ thì bạn không có đường nào để thoái lui nữa. Đây chính là lúc bạn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”! Có lẽ ngày đầu tiên trong công việc mới chưa phải là ngày khó khăn nhất bạn phải đối mặt – nhưng chắc chắn đó sẽ là một ngày đầy thử thách. Vậy bạn sẽ phải làm gì? Dĩ nhiên là bạn sẽ phải chấp nhận những thử thách này. Trong chương trước, chúng ta đã đề cập tới tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ càng cho công việc mới, hiểu rõ lý do bạn thay đổi công việc, và phân tích những yếu tố khiến bạn yêu thích công việc mới. Trong chương này, chúng ta sẽ nói về ngày làm việc đầu tiên và cách để bạn vượt qua được ngày cực kỳ quan trọng này. XUẤT PHÁT Vào buổi sáng của ngày làm việc đầu tiên, hãy đảm bảo bạn có đủ thời gian để chuẩn bị sẵn sàng (chuẩn bị tinh thần, làm vệ sinh cá https://thuviensach.vn nhân, kiểm tra trang phục trước gương, ...). Và hãy chắc chắn rằng bạn biết bạn sẽ đi đâu! Đi làm muộn ngay trong ngày làm việc đầu tiên thật sự sẽ gây một ấn tượng cực kỳ tồi tệ, và dù dường như ai cũng biết điều đó, nhưng rất nhiều người mắc phải lỗi này. Có thể bạn đã tới công ty trong buổi phỏng vấn, nhưng buổi phỏng vấn đã diễn ra một hai tháng trước và trí nhớ của bạn thì không được tốt cho lắm. Bạn cần phải kiểm tra chính xác địa chỉ công ty và đảm bảo rằng mình biết đường đi đến địa điểm đó, đúng giờ và sớm hơn thì càng tốt! MẸO HAY Chắc chắn sẽ có rất nhiều người chú ý, quan sát bạn ngay từ giây phút bạn bước vào công ty mới, vậy nên hãy cố gắng đừng tỏ ra sợ hãi và lo lắng, như thể bạn đang đến phòng khám nha khoa để nhổ vài cái răng sâu! TRỞ THÀNH “TRUNG TÂM CỦA SỰ CHÚ Ý” Bạn sẽ thấy ngày làm việc đầu tiên giống hệt một buổi phỏng vấn lớn. Đúng là bạn đã có được công việc này, nhưng mọi người sẽ không thôi “soi” bạn cho tới khi bạn có vẻ hơi quen việc. Rất có thể bạn sẽ trải qua một thời gian thử việc ban đầu, trước khi bạn thực sự cảm thấy ổn định với công việc mới. Chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, nhưng bạn không việc gì phải tỏ ra sợ hãi cả! Tùy vào quy mô và loại hình công ty, vào ngày đầu tiên đi làm, có thể bạn sẽ phải tự giới thiệu bản thân với phòng lễ tân, hoặc được sếp mới đích thân chào đón. Nếu người đầu tiên bạn gặp là lễ tân, https://thuviensach.vn thì hãy nhớ rằng việc tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với lễ tân luôn là việc nên làm; có thể họ có một sức ảnh hưởng đáng ngạc nhiên trong công ty, chủ yếu vì họ biết rõ những người khác. Khi vị sếp mới của bạn xuất hiện, hãy tỏ ra vui vẻ khi được gặp họ và bắt tay họ một cách nồng nhiệt, nhưng đừng tới mức khiến tay họ hóa đá! Nói một cách nghiêm túc thì nếu bạn bắt tay quá mạnh, người đối diện sẽ cảm thấy bạn đang cố tỏ ra mạnh mẽ, còn một cái bắt tay hơi yếu có thể khiến người ta nghĩ rằng bạn thiếu cá tính. Cho dù bạn có cảm thấy tự tin hay không, hãy tỏ ra mình là người tự tin. Có thể bạn sẽ thấy như đang quay trở lại ngày đầu tiên đến trường – cảm thấy một chút lạc lõng. Nhưng hãy nhớ rằng, những người tự tin sẽ khơi dậy niềm tin trong người khác – nếu bạn tỏ ra tự tin rằng bạn có thể hoàn thành tốt công việc, tất cả mọi người quanh bạn sẽ có xu hướng tin rằng bạn có thể làm điều đó. Đó chính là bản tính của con người. Thể hiện sự tự tin là quan trọng, nhưng bạn không nên tự tin thái quá hay tỏ vẻ tự mãn, như thế sẽ khiến bạn khó hòa nhập với các đồng nghiệp. Hãy cố gắng tạo sự cân bằng vui vẻ. ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN RẤT QUAN TRỌNG Trước khi bắt tay làm một nhiệm vụ “thực sự” nào đó, việc đầu tiên bạn cần làm là “gặp mặt và chào hỏi”. Ấn tượng đầu tiên thực sự rất quan trọng. Tất cả những người bạn gặp ngày hôm nay sẽ có những đánh giá ban đầu về bạn, và thường chỉ sau một vài phút họ vừa gặp bạn. Thật đáng sợ phải không? Nhưng không hẳn thế đâu. Nó cũng giống như mỗi dịp bạn gặp gỡ những con người mới, ví dụ như khi bạn đi dự tiệc hay đi ăn tối với bạn bè của bạn bè bạn ở bên ngoài. Vậy nên đừng đặt quá nhiều áp lực lên bản thân. Nhưng hãy để ý tới những ấn tượng mà bạn sẽ mang lại cho người khác. https://thuviensach.vn Nếu ấn tượng ban đầu không tốt, có thể bạn sẽ khó tạo dựng lại được hình ảnh. Bạn sẽ kết luận về một người sau bao lâu bạn vừa gặp họ? Có thể chỉ là một vài phút mà thôi. Hãy chắc chắn để lại ấn tượng tốt ban đầu với tất cả những người bạn gặp vào ngày hôm nay. Hãy bắt đầu những mối quan hệ mới một cách tích cực, bắt đầu theo cách bạn muốn nó tiến triển. MẸO HAY Nhớ rằng, bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo được ấn tượng đầu tiên! BẮT ĐẦU NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC MỚI Quan hệ giữa bạn với những người làm việc cùng bạn sẽ trở thành vấn đề trung tâm trong đời sống của bạn ở nơi làm việc. Xây dựng quan hệ ở nơi làm việc là rất quan trọng. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong Phần 3 của cuốn sách và bàn sâu hơn trong Chương 19: Đối phó với những người khó tính và trong Chương 20: Đối phó với những chiêu trò công sở. Tìm hiểu về những người sẽ làm việc cùng bạn là một trong những việc quan trọng nhất khi bắt đầu một công việc mới. Sẽ là quá sớm để đi sâu ngay vào vấn đề này, vì bạn mới chỉ gặp những con người này mà thôi. Trong giai đoạn đầu này, việc quan trọng nhất bạn cần làm là dành thời gian để gặp gỡ mọi người và cố gắng hiểu họ. Đầu tiên, bạn nên hỏi và nhớ tên của mọi người (nếu cần thiết, bạn có thể https://thuviensach.vn ghi lại để dễ nhớ hơn). Sau đó, tìm hiểu nhiều hơn về họ và bắt đầu xây dựng một thư mục về từng người trong trí óc bạn. Tránh nói quá nhiều về bản thân, vì nhiều lý do như người khác thích nói nhiều hơn về bản thân họ, những gì bạn nói bây giờ có thể sẽ bị sử dụng để chống lại bạn trong những cuộc chuyện phiếm hay chiêu trò nơi công sở, ... Tỏ ra thân thiện nhưng vẫn giữ sự chuyên nghiệp. Những người này chỉ là đồng nghiệp của bạn, chứ chưa phải là bạn của bạn. Hãy để đôi tai bạn hoạt động. Xây dựng một bức tranh về những nhân vật khác nhau mà bạn sẽ làm việc cùng và mối quan hệ giữa họ với nhau, lắng nghe những gì họ nói và cách họ ứng xử. Bạn cũng nên chú ý tới cách giao tiếp và quản lý nhân viên của vị sếp mới, cũng như cách họ đối đãi với người đồng cấp hay cấp cao hơn họ. Hãy phân tích từng kiểu người và từng loại tính cách họ có. Dù bạn có xấu hổ hay không, đừng tỏ ra là người khó gần hay thích một mình. Hãy bắt đầu những mối quan hệ mới một cách hào hứng, nhưng đảm bảo vẫn duy trì sự hào hứng đó cho đến cuối buổi, vì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ cảm xúc khi phải tỏ ra thân thiện cả ngày trời! Những việc làm nhỏ nhặt như nói “Xin chào!” hay hỏi thăm sức khỏe mọi người cũng rất quan trọng. Thật ngạc nhiên là những cử chỉ nhỏ bé hàng ngày này lại rất có sức ảnh hưởng tới người khác, vậy nên đừng bỏ qua chúng. HÃY MỈM CƯỜI VÀ THẾ GIỚI SẼ MỈM CƯỜI VỚI BẠN https://thuviensach.vn Tôi không có ý khuyên bạn đi long nhong cả ngày và toe toét như một kẻ điên, nhưng đừng bao giờ coi thường tầm quan trọng của việc mỉm cười! Hãy mỉm cười với mọi người và họ sẽ mỉm cười lại với bạn. Hãy thử mà xem! Đây là một phản xạ rất tự nhiên mà con người chúng ta có, cho phép chúng ta nhanh chóng truyền tải sự thân thiện và hòa bình, thậm chí ngay khi ở xa nhau. Hành vi này mang tính tự nhiên tới mức ngay cả khi bạn ngồi một mình và tự mỉm cười, bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn vì điều đó! Nếu bạn không tin tôi, hãy thử xem sao. Hãy nở nụ cười thật tươi với sếp mới (nhưng đừng tỏ vẻ nịnh nọt) và giữ một nụ cười nhẹ nhàng trên môi trong cả ngày còn lại. Như thế sẽ giúp bạn tạo được hình ảnh tích cực trong mắt người khác (điều này đã được khẳng định bởi các chuyên gia tâm lý học), và bản thân bạn thậm chí còn cảm thấy tốt hơn. BỒN CHỒN, LO LẮNG Lo lắng thường là công cụ hữu ích giúp mài giũa hiệu quả khả năng làm việc của chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng quá mức tới độ làm cản trở khả năng làm việc, thì rõ ràng đây là vấn đề lớn đối với bạn. Lo lắng thường hình thành khi bạn có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực luẩn quẩn trong đầu. Hãy cố gắng thư giãn, xoa dịu trí óc đang căng thẳng và suy nghĩ tích cực. Hãy nhớ rằng: mọi người, ý tôi là tất cả mọi người, luôn thấy lo lắng về ngày đầu tiên đi làm. Đây là tâm trạng hoàn toàn bình thường. Dĩ nhiên, càng chuẩn bị kỹ càng, bạn càng ít thấy lo lắng – nhưng không bao giờ bạn có thể loại bỏ hoàn toàn tâm trạng này. Bí https://thuviensach.vn quyết là hãy điều chỉnh năng lượng bạn dành cho việc lo lắng và sử dụng nó sao cho thật có lợi. Hít một hơi thật sâu, tập trung và đừng để lo lắng phá hỏng một ngày của bạn. MẸO HAY Mức độ lo lắng bạn cảm thấy trong lòng luôn lớn hơn sự thể hiện bên ngoài. Hãy nhớ điều đó và nó sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn. ĐỪNG ĐỂ “LỠ MỒM” Rõ ràng việc tỏ ra cởi mở và thân thiện với những người bạn gặp là rất quan trọng, nhưng hãy đề cao cảnh giác. Bạn không biết gì về những người này; bạn không biết hoàn cảnh, quan điểm, tính cách của họ ra sao, cũng như mối quan hệ giữa họ thế nào. Vậy nên hãy coi chừng những gì phát ra từ miệng bạn! Suy nghĩ kỹ trước khi nói. Tránh nói những chuyện mang tính riêng tư hoặc có thể gây tranh cãi hay miệt thị ai đó. Bạn rất dễ lỡ miệng nói những thứ mà khiến bản thân phải hối hận sau này. Hãy nhớ “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Vợ tôi đã mắc một sai lầm lớn khi thường tâm sự với một đồng nghiệp rằng vị sếp mới trông “hơi giống chó Bulldog”. Và chưa đầy 24 tiếng sau, vị sếp đó đã biết nickname mới của ông là “Bulldog”. THỐNG KÊ Không chỉ những điều bạn nói có thể chống lại bạn. Khảo sát đã chỉ ra rằng, một trong những lỗi phổ biến nhất mà https://thuviensach.vn một người mới đi làm mắc phải là vô tình sử dụng cốc của đồng nghiệp trong công ty! BON APPÉTIT(1) Ở nhiều công ty, các nhân viên thường tụ tập đi ăn trưa cùng nhau – và có thể tình huống này cũng xảy ra với bạn trong ngày đi làm đầu tiên. Kiểu gì cũng sẽ có ai đó muốn lôi kéo “ma mới” theo phe cánh của họ. Và đó chính là lúc bạn thực sự cần phải coi chừng những điều mình nói! Bữa trưa là khoảng thời gian chính để nhân viên tán gẫu và chuyện phiếm về nơi làm việc (vấn đề này sẽ được đề cập sâu hơn trong Chương 20). Bạn không nên tỏ ra khó gần gũi nhưng hãy thận trọng. Bạn có thể từ chối ăn trưa cùng các đồng nghiệp với lý do đi tập gym hay phải mua sắm một vài thứ! Nhưng đừng để người khác nghĩ bạn khinh khỉnh với họ ngay từ ngày làm việc đầu tiên; lời mời đầu tiên cho bạn có thể sẽ biến thành lời mời cuối cùng. Rất có thể bạn không muốn ăn uống gì cả (vì quá lo lắng hay căng thẳng) nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn trải qua một buổi chiều dài với dạ dày trống rỗng. Ăn trưa sẽ: Giúp bạn thấy khỏe hơn và suy nghĩ minh mẫn hơn; “Trấn an” cảm giác nôn nóng trong người; Dạ dày của bạn sẽ không kêu réo inh ỏi. Nhưng hãy cẩn thận với cách ăn uống của bạn! https://thuviensach.vn SAU CƠN MƯA TRỜI LẠI SÁNG Sau một buổi sáng bận rộn, trở thành trung tâm của mọi sự chú ý, bạn sẽ thấy buổi chiều trở nên yên bình hơn. Có thể vị sếp mới không còn ai hay việc gì để giới thiệu cho bạn nữa và sẽ để bạn một mình làm quen với công việc. Hãy chớp lấy cơ hội này để sắp xếp chỗ làm việc của bạn và nghiên cứu đống tài liệu được “vứt” lại cho bạn. Có thể người tiền nhiệm sẽ để lại một số ghi chú bàn giao công việc có ích cho bạn. Ghi chép lại tất cả những gì bạn cần học và thực hiện trong cả ngày hôm nay cũng là một cách hay. Ví dụ, nếu bạn cũng giống như tôi, không giỏi nhớ tên và gương mặt của mọi người, thì bạn nên ghi lại tên của những người bạn đã gặp, cùng với những mô tả ngắn gọn về họ. Bạn cũng có thể lập danh sách liệt kê các lỗ hổng kiến thức và những câu hỏi mà bạn muốn tìm kiếm câu trả lời. Việc này sẽ giữ cho bạn khá bận rộn trong cả buổi chiều, nhưng biết đâu bạn sẽ tìm được thời cơ làm một nhiệm vụ thực sự! Thậm chí ngay cả khi bạn cảm thấy không gặt hái được nhiều điều, đây cũng không phải chuyện lớn; không ai mong bạn sẽ làm được việc ngay từ ngày đầu tiên. MẸO HAY Có thể trí óc bạn sẽ trở nên lộn xộn, vậy nên tốt nhất là bạn nên “tải về” càng nhiều càng tốt các thông tin trên giấy, đề phòng cần sử dụng đến sau này. https://thuviensach.vn PHA TRÀ/CÀ PHÊ Dĩ nhiên, tùy từng công ty có thói quen này hay không, nhưng hầu hết ở mọi nơi tôi từng làm việc, uống trà và cà phê là một “nghi thức” rất quan trọng! Nếu bạn tự tin, hãy đứng dậy và đề nghị được pha trà/cà phê cho mọi người, như thế sẽ tạo được ấn tượng rất tốt trong mắt các đồng nghiệp mới. Với cử chỉ này, người khác khó có thể không đánh giá cao về bạn. Nếu bạn không biết cách sử dụng máy pha cà phê, ... đừng ngại yêu cầu một đồng nghiệp nào đó chỉ cho bạn cách sử dụng. Cho dù bạn chỉ là một nhân viên quèn hay ở cấp quản lý, hành động này sẽ thể hiện cho người khác thấy bạn thuộc về tập thể đó và cảm thấy vui khi được làm việc cùng họ. ẤN TƯỢNG CUỐI CÙNG CŨNG QUAN TRỌNG Vậy là đã đến giờ về nhà rồi. Có thể bạn cảm thấy hơi mệt, nhưng chỉ vài phút ngắn ngủi nữa thôi là bạn được ra khỏi công ty và về nhà. Nhưng trước khi ra về, hãy chắc là bạn đã lịch sự chào tạm biệt mọi người, mỉm cười với họ và rời khỏi công ty với tư thế ngẩng cao đầu. Ấn tượng đầu tiên là quan trọng, nhưng ấn tượng cuối cùng cũng quan trọng không kém. Có thể bạn sẽ được mời đi làm vài ly sau giờ làm việc cùng một hoặc hai đồng nghiệp nào đó. Nếu bạn vẫn còn đủ sức, hãy đi uống với họ. Như thế sẽ giúp bạn phát triển sâu hơn những mối quan hệ mới, nhưng hãy chỉ giới hạn uống vài ly thôi nhé! Bạn đã có cả một ngày dài và mệt với quá nhiều thứ để tiếp thu và học hỏi, và bạn sẽ không thể thức khuya với một đêm dài nữa. Sau khi trở về nhà, thông thường bạn sẽ suy nghĩ về ngày đầu tiên đi làm cũng như những lời nói và hành động của bạn. Nhưng https://thuviensach.vn đừng quá nghiêm khắc với bản thân, vì có thể bạn nhạy cảm với sơ sảy của bản thân hơn những người khác. Hãy cố gắng nghỉ ngơi, tự hào về những việc đã làm tốt và nhớ rằng ngày mai là một ngày mới! Ngày hôm nay ồ ạt quá nhiều kinh nghiệm mới và có lẽ bạn không có mấy cơ hội để làm công việc thực sự. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm thế nào để bạn nắm bắt và xử lý công việc bạn được tuyển dụng để thực hiện, hiểu rõ mục đích của bạn và nhận diện chính xác những yếu tố khiến bạn hứng thú với công việc mới. TÓM TẮT Đảm bảo có đủ thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày làm việc đầu tiên, và biết chắc chắn địa chỉ cần đến! Bạn cần kiểm tra chính xác địa chỉ công ty và đảm bảo biết đường đi đến địa điểm đó, đúng giờ và sớm hơn càng tốt! Chắc chắn sẽ có rất nhiều người chú ý, quan sát bạn ngay từ giây phút bạn bước vào công ty mới, vậy nên hãy cố gắng đừng tỏ vẻ sợ hãi và lo lắng, như thể bạn đang đến phòng khám nha khoa để nhổ vài cái răng sâu! Khi vị sếp mới của bạn xuất hiện, hãy tỏ ra vui vẻ khi được gặp họ và bắt tay họ một cách nồng nhiệt, nhưng đừng tới mức khiến tay họ hóa đá! Cho dù bạn có cảm thấy tự tin hay không, hãy tỏ ra mình là người tự tin. Những người tự tin sẽ khơi dậy niềm tin từ người khác. https://thuviensach.vn Hãy chắc chắn để lại ấn tượng tốt ban đầu với tất cả người bạn gặp vào ngày hôm nay. Hãy bắt đầu những mối quan hệ mới một cách tích cực, bắt đầu theo cách bạn muốn nó tiến triển. Quan hệ giữa bạn với những người làm việc cùng bạn sẽ trở thành vấn đề trung tâm trong đời sống của bạn ở nơi làm việc. Đảm bảo duy trì sự hào hứng cho đến cuối ngày, vì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ cảm xúc khi phải tỏ ra thân thiện cả ngày trời! Hãy cố gắng thư giãn, xoa dịu trí óc đang căng thẳng và suy nghĩ tích cực. Hãy nhớ rằng: mọi người, ý tôi là tất cả mọi người, luôn thấy lo lắng về ngày đầu tiên đi làm. Suy nghĩ kỹ trước khi nói. Tránh nói những chuyện mang tính riêng tư hoặc có thể gây tranh cãi hay miệt thị ai đó. Trước khi rời khỏi nơi làm việc, hãy chắc là bạn đã lịch sự chào tạm biệt mọi người, mỉm cười với họ và rời khỏi công ty với tư thế ngẩng cao đầu. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, nhưng ấn tượng cuối cùng cũng quan trọng không kém. https://thuviensach.vn Chương 5 HIỂU RÕ MỤC ĐÍCH CỦA BẢN B THÂN ạn đã mở đường thành công trong ngày làm việc đầu tiên, và ngày thứ hai rõ ràng sẽ ít thử thách hơn. Tuy nhiên, tuần đầu tiên trong công việc mới vẫn là thời gian bạn cần cố gắng nhiều. Lẽ ra tôi định đặt tiêu đề cho chương này là “Công việc mới khiến bạn hứng thú ở điểm gì?” Đến thời điểm này, bạn đã biết bạn hứng thú điều gì trong công việc mới; còn bây giờ là lúc để bạn cần tìm hiểu công việc mới có gì khiến bạn thấy hứng thú. BẠN ĐANG LÀM GÌ Ở ĐÂY? Câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra cho chính mình là “Tại sao mình lại ở đây?” Từ khoảng thời gian bạn tìm hiểu về vị trí của mình và từ những thông tin bạn có được trong quá trình phỏng vấn, câu trả lời cho vấn đề này cần đủ sức thuyết phục. Tuy nhiên, thực tế công việc sẽ không bao giờ giống những gì bạn hình dung trước đó. Thông thường, thông tin được đưa ra trong các cuộc phỏng vấn được “nhuộm sắc hồng” một cách đáng kể. Và những mô tả về công việc cũng như yêu cầu tuyển dụng thường được tổng hợp một cách vội vã và thiếu tính cập nhật. Bạn cần nhận diện thực tế hàng ngày của công việc so với những mô tả ban đầu. Bạn cần “thêm da đắp thịt” cho những mô tả để có cái nhìn đầy đủ https://thuviensach.vn nhất về công việc của mình. Và có thể bạn sẽ thấy những cơ hội mà ngay từ đầu không có trong vị trí “chính thức” của bạn. Hãy đánh giá kỹ càng những mô tả ban đầu về công việc và đặt ra cho bản thân 10 câu hỏi dưới đây: 1. Liệu tất cả những nhiệm vụ/trách nhiệm bạn mong đợi thực sự vẫn phù hợp? 2. Nhiệm vụ/trách nhiệm nào của bạn hiện không còn nữa? 3. Bạn có quyền sở hữu riêng những nhiệm vụ/trách nhiệm nào? 4. Bạn chỉ có quyền sở hữu một phần những nhiệm vụ/trách nhiệm nào? 5. Những nhiệm vụ/trách nhiệm nào hiện được người khác sở hữu? Và họ là ai? 6. Hiểu biết của bạn về từng nhiệm vụ/trách nhiệm có chính xác không? 7. Hiểu biết của bạn về từng nhiệm vụ/trách nhiệm đã toàn diện chưa? 8. Thứ tự ưu tiên/quan trọng của các nhiệm vụ/trách nhiệm như thế nào? 9. Tần suất thực hiện các nhiệm vụ/trách nhiệm như thế nào? 10. Những nhiệm vụ/trách nhiệm nào là phụ thuộc thời gian (có hạn hoàn thành cụ thể)? Những người phù hợp nhất giúp bạn trả lời các câu hỏi này chính là những người làm việc cùng bạn hàng ngày – các đồng nghiệp và sếp của bạn. Đừng ngại ngần yêu cầu ai đó cùng bạn rà soát mọi https://thuviensach.vn việc, nếu người đó là vị sếp mới thì càng tốt. Đầu tư đôi chút thời gian để xem lại kỹ càng những mô tả công việc là việc rất đáng làm. Người ta vẫn thường nói bước đầu tiên để giải quyết một vấn đề là ý thức được bạn đang đối mặt với vấn đề. Tương tự vậy, bước đầu tiên để đảm nhiệm hiệu quả và toàn diện vai trò mới của bạn là bạn cần có hiểu biết sâu sắc về bản chất thực sự của nó. Đừng chỉ phụ thuộc vào bản mô tả công việc – chúng chỉ là bản danh sách liệt kê những đồ cần mua sắm; thay vì thế, bạn cần có một công thức đầy đủ. Một lý do khác để bạn sớm chớp lấy cơ hội tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh phức tạp trong vị trí mới là để giúp bạn có định hướng và trọng tâm. Quá nhiều nhân viên mới không có cái nhìn rõ ràng về vị trí của họ, họ hoàn toàn mù mờ, và đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc tốt nhất của họ. Chắc chắn bạn không muốn xem công việc của mình qua một đầu băng VHS; thay vào đó là bằng đĩa Blu-ray(1)! Bạn cũng không muốn lệch khỏi mục tiêu ban đầu, nhưng trừ khi bạn biết chính xác mục tiêu đó là gì, bằng không bạn vẫn đi chệch hướng. Nhiều công ty thiết lập một quy trình học việc rất quy củ cho nhân viên mới – nhưng nhiều công ty khác thì không! Dẫu sao, bạn hoàn toàn có thể đề nghị một buổi gặp mặt nhanh chóng với sếp mới trong một hay hai tuần làm việc đầu tiên, để thảo luận về những vấn đề này. BỨC TRANH TOÀN CẢNH Bạn cũng cần hiểu rõ bản thân và vai trò mới của mình nằm ở đâu trong bức tranh tổng thể. Mục đích chính của bạn trong đội nhóm, trong phòng ban và thậm chí trong toàn công ty là gì? Một sai lầm phổ biến mà các nhân viên thường mắc phải là không thấy được https://thuviensach.vn bức tranh toàn cảnh, trong khi lỗi phổ biến của các nhà điều hành cấp cao là chỉ nhìn thấy mỗi bức tranh tổng thể. Bạn biết công việc cụ thể của bạn là gì, nhưng bạn có biết nó có liên quan thế nào tới mục tiêu chung của công ty? Đội của bạn phải có những đóng góp thế nào cho công ty? Chức năng chính xác của phòng/ban bạn đang làm là gì? Hãy chắc rằng bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này. Đừng hài lòng với bản thân khi mới chỉ nắm rõ vai trò của riêng bạn; hãy đảm bảo bạn hiểu rõ bối cảnh xung quanh vị trí của bạn và có thể nhìn nó dưới điểm nhìn của bức tranh tổng thể. Ngoài việc tìm hiểu đầy đủ về mục đích của bản thân, bạn cần tìm hiểu về công ty, khách hàng, các nhà cung cấp và thậm chí đối thủ cạnh tranh của công ty. Bạn sẽ phải biết rõ toàn bộ môi trường và “hệ sinh thái” nơi công ty của bạn đang hoạt động và bạn là một phần trong đó. TẠI SAO VIỆC NÀY LẠI QUAN TRỌNG? Có thể bạn đang băn khoăn tại sao bạn cần quan tâm tới tất cả điều này. Việc này thì có liên quan gì tới bạn? Ví dụ, nếu bạn không có quan hệ trực tiếp với khách hàng, tại sao bạn cần biết về họ? Nếu bạn không làm kinh doanh hay marketing và bạn không phải là một giám đốc cấp cao, tại sao bạn cần phải quan tâm tới cạnh tranh? Câu trả lời rất đơn giản – chỉ bằng cách hiểu biết đầy đủ về công ty của bạn và môi trường mà nó đang hoạt động, bạn mới có thể thấu hiểu những quyết định của các cấp quản lý và hiểu rằng những quyết định của bản thân bạn có liên quan thế nào tới những thứ lớn hơn nhiều vai trò cá nhân bạn. https://thuviensach.vn Tầm quan trọng của việc tìm hiểu những vấn đề này – và cách thực hiện – đã được tôi đề cập tới trong Chương 3: Chuẩn bị cho công việc mới. Tuy nhiên, tôi chắc chắn một điều rằng bạn sẽ học được rất nhiều thứ trong tuần làm việc đầu tiên so với việc bạn tự học trước khi bắt đầu công việc mới. Việc tìm hiểu ngay từ đầu sẽ mang lại cho bạn một phong thái tốt, nhưng ngay bây giờ bạn cần kiểm tra tính chính xác của các thông tin và lấp các lỗ hổng kiến thức. TÓM TẮT Đến thời điểm này, bạn đã biết bạn hứng thú với điều gì trong công việc mới; còn bây giờ là lúc để bạn cần tìm hiểu công việc mới có gì khiến bạn thấy hứng thú. Thực tế công việc sẽ không bao giờ giống những gì bạn hình dung trước đó. Bạn cần nhận diện thực tế hàng ngày của công việc so với những mô tả ban đầu. Bạn cần “thêm da đắp thịt” cho những mô tả để có cái nhìn đầy đủ nhất về công việc của mình. Đừng ngại ngần yêu cầu ai đó cùng bạn rà soát mọi việc, nếu người đó là vị sếp mới thì càng tốt. Đừng chỉ phụ thuộc vào những mô tả công việc – chúng chỉ là bản danh sách liệt kê những đồ cần mua sắm; thay vì thế, bạn cần có một công thức đầy đủ. Quá nhiều nhân viên mới không có cái nhìn rõ ràng về vị trí của họ, họ hoàn toàn mù mờ, và đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc tốt nhất của họ. https://thuviensach.vn Bạn cũng cần hiểu rõ bản thân và vai trò mới của bạn nằm ở đâu trong bức tranh tổng thể. Vai trò của bạn trong đội nhóm, trong phòng ban và thậm chí trong toàn công ty là gì? Đừng hài lòng với bản thân khi mới chỉ nắm rõ vai trò của riêng bạn; hãy đảm bảo bạn hiểu rõ bối cảnh xung quanh vị trí đó và có thể nhìn nó dưới điểm nhìn của bức tranh tổng thể. https://thuviensach.vn T Chương 6 HIỂU BIẾT LÀ SỨC MẠNH ừ những chương trước, có thể thấy rõ rằng ưu tiên hàng đầu của bạn trong những ngày làm việc đầu tiên là xây dựng, phát triển kiến thức và hiểu biết của bản thân về các lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Chúng ta đã nhận diện rất nhiều vấn đề bạn cần tìm hiểu khi bắt đầu công việc mới. Hiểu biết là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn tới một vài khía cạnh nhỏ khác mà chắc chắn bạn sẽ muốn tìm hiểu trong những ngày, tuần làm việc đầu tiên. THUỘC LÒNG NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG Đảm nhiệm một công việc mới thường bao gồm việc xử lý nhiều thông tin mới và đôi khi có thể hơi quá sức với bạn. Việc bạn có một vài lỗ hổng trong kiến thức, hay bạn không biết làm một số việc nào đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Cách tốt nhất để vượt qua chuyện này là hãy đặt câu hỏi. Bạn sẽ tránh được những lỗi không cần thiết. Bạn nên giữ một cuốn sổ bên mình và ghi chép lại những gì được chỉ dẫn trong công việc mới. Việc này sẽ giúp bạn không phải hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống nhau, và giúp bạn kiểm soát được mọi thứ. https://thuviensach.vn Xem lại những ghi chép của bạn vào cuối mỗi ngày làm việc; sắp xếp chúng một cách gọn gàng nếu bạn có thời gian, bổ sung thêm bất cứ ý tưởng hay những quan sát mà bạn có được sau đó. NGÔN NGỮ CÔNG TY Tất cả các tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều có ngôn ngữ riêng. Một tổ chức có quy mô càng lớn, thì càng có nhiều ngôn ngữ riêng. Không, đừng nghĩ là bạn đang ở nước ngoài; chỉ là bạn đang ở trong một công sở hiện đại. Sẽ có những từ, cụm từ và những cụm từ viết tắt mà bạn chưa bao giờ nghe thấy trước đó – và những ai làm việc bên ngoài công ty không hiểu được chúng. Tại The CV Centre, chúng tôi có rất nhiều thuật ngữ được coi là “tiếng của người ngoài hành tinh” đối với những người chưa từng làm việc tại đây. Ví dụ, bạn có biết TF là viết tắt của từ gì không? Nếu bạn nghĩ bạn biết, hãy gửi email câu trả lời cho tôi ([email protected]) và, nếu câu trả lời của bạn đúng, tôi sẽ trao cho bạn một phần thưởng! Nhưng tôi cá rằng bạn không biết câu trả lời là gì đâu. Điều tôi muốn nói ở đây là khi bạn bắt đầu một công việc mới, bạn sẽ phải đối mặt với tình huống này và chỉ có một giải pháp duy nhất. Đó là hãy viết lại tất cả những từ, cụm từ lạ lùng mà bạn gặp! Và nếu bạn nghe thấy hay nhìn thấy những thuật ngữ mà bạn không hiểu, thì hãy hỏi. Vì bạn còn là “lính mới”, các đồng nghiệp sẽ thông cảm với việc bạn chưa thành thạo với ngôn ngữ doanh nghiệp của họ. HIỂU RÕ CÁC “NGHI THỨC” https://thuviensach.vn Một vấn đề quan trọng khác bạn cần quan tâm tới là nắm rõ các “nghi thức” khác nhau trong công ty. Mỗi tổ chức có hình thức hoạt động khác nhau và bạn cần nắm rõ chính xác các quy trình và phương pháp làm việc ưa thích của sếp càng sớm càng tốt. Ví dụ như bạn nên báo cáo công việc với sếp như thế nào? Liệu sếp có thích bạn báo cáo bằng văn bản, và nếu vậy, qua email hay nộp bản cứng trực tiếp? Hay sếp muốn bạn báo cáo riêng với họ, gặp mặt trực tiếp hay trong các cuộc họp công ty? Về vấn đề làm việc cùng các đồng nghiệp, bạn nên thông báo tình hình cho các đồng nghiệp cùng nhóm thế nào và làm sao để luôn giữ họ ở vị trí cốt cán? Bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này càng sớm thì bạn càng mau chóng có thể đóng góp cho công ty như họ mong muốn. TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ BẠN KHÔNG BAO GIỜ GẶP Rõ ràng quan hệ giữa bạn với sếp và các đồng nghiệp là quan trọng nhất tại nơi làm việc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô của công ty, có thể có những người bạn không bao giờ gặp nhưng bạn cần phải biết. MẸO HAY Hãy mô tả văn hóa làm việc với sếp trước đây và ấn tượng ban đầu của bạn về văn hóa làm việc với sếp mới và so sánh xem họ khác và giống nhau ở điểm nào? https://thuviensach.vn Trong nhiều tổ chức lớn, cơ hội để bạn thực sự gặp gỡ những người “bề trên” là rất thấp, nhưng bạn vẫn cần phải biết họ tồn tại và họ là ai. Bạn sẽ cảm thấy mình ngớ ngẩn nếu mọi người nhắc tới một người-nào-đó và bạn hỏi họ đó là ai, mà không biết rằng họ chính là giám đốc quản lý của công ty bạn! Website của công ty, mạng vi tính nội bộ và báo cáo thường niên thường là những nguồn quý giá cho các thông tin này. Bạn cũng có thể tham khảo sơ đồ tổ chức của công ty, thường chỉ rõ các nhân vật chủ chốt đứng đầu các phòng/ban/bộ phận. Sẽ không có ai bận tâm tới việc dành thời gian “đào tạo” bạn về những vấn đề này. Họ không liên quan trực tiếp tới công việc của bạn. Tuy nhiên, những nhân vật này rất quan trọng, và bạn chính là người chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình theo chỉ đạo của họ. “BỘ XƯƠNG NGƯỜI TRONG TỦ BẾP” Trước khi bạn bắt đầu công việc, sếp mới của bạn chắc chắn sẽ không để lộ ra bất kỳ điểm “đen tối” nào trong công ty, nhưng hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều có những “góc khuất” này. Và chính trong vài tuần làm việc đầu tiên, bạn sẽ dần phát hiện ra chúng. Những điểm tối này có thể là những vấn đề mang quy mô toàn công ty như các vấn đề về tài chính và pháp lý cho đến những cuộc chiến “sau hậu trường” giữa những phòng/ban, chi nhánh và thậm chí là các cá nhân với nhau. Tôi không gợi ý bạn “nhúng mũi” vào mọi việc xung quanh hay cố tìm hiểu những chuyện như vậy, nhưng hãy ý thức được rằng chúng tồn tại và luôn cập nhật mọi việc. Như thường lệ, bạn biết càng nhiều thì bạn càng có lợi thế sau này. https://thuviensach.vn LUÔN LUÔN HỌC HỎI Những vấn đề được đề cập trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình. Tùy vào tình hình cụ thể của riêng bạn, có thể có nhiều khía cạnh khác mà bạn cần phát triển kiến thức mới hoặc tu bổ lại những kiến thức hiện có trong công việc mới. Hãy ghi chép lại tất cả và giữ cẩn thận những ghi chép này. Vì kiến thức chính là sức mạnh! TÓM TẮT Bạn nên giữ một cuốn sổ bên mình và ghi chép lại những gì được chỉ dẫn trong công việc mới. Sẽ có những từ, cụm từ và những cụm viết tắt mà bạn chưa bao giờ nghe thấy trước đó – và những ai làm việc bên ngoài công ty sẽ không hiểu được chúng. Nếu bạn nghe thấy hay nhìn thấy những thuật ngữ mà bạn không hiểu, thì hãy hỏi. Tùy thuộc vào quy mô của công ty, có thể có những người bạn không bao giờ gặp nhưng bạn cần phải biết họ. Website của công ty, mạng vi tính nội bộ và báo cáo thường niên thường là những nguồn quý giá để khai thác các thông tin này. Bạn cũng có thể tham khảo sơ đồ tổ chức của công ty, thường chỉ rõ các nhân vật chủ chốt đứng đầu các phòng/ban/bộ phận. Trước khi bạn bắt đầu công việc, sếp mới của bạn chắc chắn sẽ không để lộ ra bất kỳ điểm “đen tối” nào trong công ty, nhưng hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều có những “góc khuất” này. https://thuviensach.vn Hãy ý thức được rằng chúng tồn tại và luôn cập nhật mọi việc. Như thường lệ, bạn biết càng nhiều thì bạn càng có lợi thế sau này. https://thuviensach.vn Phần ba CON NGƯỜI Chương 7 NGHỆ THUẬT “QUẢN” SẾP MỚI K hi bắt tay viết cuốn sách này, tôi băn khoăn về việc nên đề cập vấn đề nào trước: nghệ thuật ứng xử với sếp mới hay khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ đứng trong đội nhóm. Thông thường, bạn sẽ làm việc và tiếp xúc nhiều hơn với các đồng nghiệp – và đây là mối quan hệ quan trọng cần được nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trên hết và trước nhất, tôi nên nói về nghệ thuật ứng xử với sếp mới vì đơn giản là không có mối quan hệ nào quan trọng hơn thế. Bạn có thành công trong công việc mới hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa bạn và sếp mới. Thống kê cho thấy việc gặp rắc rối với sếp mới chính là nguyên nhân số một khiến nhiều người đổi việc. Rõ ràng, đây là mối quan hệ bạn cần phải để tâm ngay từ đầu. Khi nói về quản lý, chúng ta thường nghĩ về việc quản lý cấp dưới (đề cập trong Chương 9: Ứng xử với cấp dưới), nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy có vô vàn lý do tại sao bạn nên “quản” sếp của bạn. HỖ TRỢ SẾP ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH https://thuviensach.vn Nhiều nhân viên thường phàn nàn về việc sếp của họ đưa ra quyết định quá lâu hoặc chẳng đưa ra được quyết định nào. Hay tệ hơn là sếp không thể tìm được thời điểm để đưa ra một quyết định hợp lý, mà chỉ giữ an toàn và nói “Không!”. Đưa ra quyết định là một phần quan trọng trong vai trò làm sếp – và việc sếp có thể đưa ra các quyết định hợp lý hay không cũng rất quan trọng đối với vị trí của bạn. Vậy nên, ngay từ khi mới bắt đầu công việc, bạn cần hỗ trợ sếp trong việc đưa ra các quyết định. Và dưới đây là 10 cách hữu ích giúp bạn làm được điều này: 1. Bảo đảm sếp được thông báo đầy đủ các thông tin cần biết. 2. Trình bày các vấn đề rõ ràng và khúc chiết, tránh rối rắm. 3. Tận dụng bàn làm việc, bản đồ và các công cụ hỗ trợ hình ảnh khác để trình bày vấn đề với sếp. 4. Dự đoán trước, và từ đó có biện pháp đối phó với bất cứ hiểu lầm hay phản đối nào có thể xảy ra. 5. Tránh đề cập đến các thảo luận hay thư từ trước đó; tốt nhất là bạn nên tự trình bày lại thông tin. 6. Làm rõ các thuận lợi và bất lợi, điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề. 7. Giải thích hậu quả có thể xảy ra nếu không đưa ra được quyết định hợp lý. 8. Nếu có thể, hãy kiến nghị với sếp các lựa chọn đã được cân nhắc thấu đáo và để sếp lựa chọn. https://thuviensach.vn 9. Đề nghị với sếp, một cách thẳng thắn và rõ ràng, bạn mong muốn nhận được quyết định thế nào từ họ. 10. Nếu vẫn không có quyết định nào được đưa ra, hãy theo sát và hỗ trợ sếp nếu cần thiết. Sếp của bạn chắc chắn là người vô cùng bận rộn và có quá nhiều việc cần làm. (Không phải tất cả chúng ta đều thế!) Thời gian của họ rất quý giá và bạn chắc chắn không muốn làm lãng phí thời gian của sếp. MẸO HAY Lập một danh sách gồm những gì bạn nghĩ là quan trọng để phát triển hiệu quả mối quan hệ làm việc với sếp. Hãy tự hỏi bản thân xem, nếu bạn trình danh sách này cho sếp mới, liệu họ có cùng quan điểm với bạn không? Hãy mô tả văn hóa làm việc với sếp trước đây và ấn tượng ban đầu của bạn về văn hóa làm việc với sếp mới và so sánh xem họ khác và giống nhau ở điểm nào? MỌI RẮC RỐI ĐỀU CÓ GIẢI PHÁP Các sếp không bao giờ muốn rắc rối; họ luôn muốn giải pháp! Phần lớn thời gian của một vị sếp được dùng (và thường bị lãng phí) vào việc giải quyết các vấn đề. Rất nhiều người nghĩ rằng nếu có vấn đề nào đó phát sinh, giải quyết vấn đề chính là việc các sếp phải làm. Đúng là giải quyết vấn đề có thể là trách nhiệm chính của họ, nhưng đó cũng là trách nhiệm chung của tất cả nhân https://thuviensach.vn viên. Nếu bạn có thể nhận diện vấn đề thì chắc hẳn bạn cũng có thể tìm ra giải pháp cho nó, thậm chí ngay cả khi bạn mới bắt đầu công việc. Đừng chỉ trình bày khó khăn với sếp và mong họ giải quyết nó, mà hãy giúp họ giải quyết khó khăn đó. Đừng chỉ tìm đến sếp khi có vấn đề; mà hãy tìm đến họ cả khi bạn có giải pháp. Thậm chí, trước khi báo cáo một rắc rối nào đó với sếp, bạn hãy tự hỏi xem liệu vấn đề có nghiêm trọng tới mức cần sếp để tâm tới. Không phải mọi vấn đề đều cần được báo cáo lại cho các sếp. Như Ross Perot(1) đã nói: “Nếu bạn nhìn thấy một con rắn, hãy giết nó!” Rắc rối có thể được báo cáo lại sau khi đã giải quyết xong, còn việc báo cáo trước đó sẽ chỉ khiến sếp thêm căng thẳng và họ sẽ không cảm ơn bạn vì điều này. Hãy giải quyết vấn đề trước và sau đó bạn sẽ được khen ngợi! NẮM ĐƯỢC CÁC GIỚI HẠN CỦA SẾP Trong The Peter Principle(2) (Nguyên tắc Peter), Laurence J. Peter cho rằng: “Theo trật tự, một nhân viên thường có xu hướng được thăng chức tới vị trí họ không đủ năng lực đảm nhiệm… và sau một thời gian, mọi vị trí có xu hướng được đảm nhiệm bởi những người không đủ năng lực để thực hiện công việc của họ…” Đó chính là sếp của bạn! (Cũng theo Peter: “Công việc thường được hoàn thành bởi những nhân viên chưa đạt đến vị trí mà họ không đủ năng lực đảm nhiệm.” Hi vọng đó chính là bạn!) Xét một cách nghiêm túc, việc thiết lập quan hệ với sếp với tư tưởng như trên không phải là việc làm mang tính xây dựng. Điều mà Laurence J. Peter muốn làm rõ ở đây là bạn không nên hy vọng sếp https://thuviensach.vn của bạn là chuyên gia trong mọi vấn đề. Chính bạn mới là chuyên gia trong công việc bạn làm. Sếp của bạn chỉ có nhiệm vụ quản lý bạn trong quá trình làm việc. Peter cũng chính là cha đẻ của cụm từ “dưới quản trên”, để chỉ khái niệm cấp dưới khéo léo tìm cách “quản” cấp trên nhằm giảm thiểu những rắc rối mà cấp trên có thể gây ra, nếu thiếu vắng việc “quản” của cấp dưới. Hầu hết các sếp không tham gia vào việc quản lý vi mô. Vì họ thiếu các thông tin cụ thể về các vấn đề, nên những quyết định của họ có thể đi nhầm hướng. Trách nhiệm của bạn là luôn thông tin đầy đủ cho sếp mà không khiến họ bị ngập trong những chi tiết không cần thiết. Đừng làm sếp rối trí với mớ thông tin lặt vặt mà họ không cần biết. Hãy đơn giản hóa vấn đề một cách phù hợp nhất có thể. SẾP GIỎI KHÔNG THÍCH NHÂN VIÊN BA PHẢI Hãy nhớ rằng không phải lúc nào các sếp cũng muốn nghe điều mà bạn nghĩ họ muốn nghe! Nếu bạn thật sự tán đồng với ý kiến/quyết định/chính sách của sếp, thì bằng mọi cách, hãy thuyết phục họ làm vậy. Nếu bạn không cùng quan điểm với họ, đừng ngại lên tiếng, thậm chí ngay cả khi bạn chỉ mới gia nhập công ty. Các sếp bị vây quanh bởi những nhân viên ba phải thường không thể tiến xa. Thật không tốt chút nào khi không có ai “vặn” lại bạn, hay hướng bạn chú ý tới những vấn đề mà bạn có thể đã bỏ qua. Không có ai hoàn hảo cả, vì vậy sếp của bạn cũng rất dễ mắc lỗi và nhận ra khả năng mắc lỗi của bản thân cũng như đánh giá cao những phản hồi mang tính xây dựng. https://thuviensach.vn Nếu bạn cứ giữ riêng những ý kiến và ý tưởng của mình, hay e ngại thể hiện sự bất đồng quan điểm với sếp, thì bạn sẽ không thể giúp chính bản thân bạn cũng như sếp của bạn. Chỉ cần bạn cố gắng thể hiện quan điểm một cách khéo léo và tế nhị, vì các sếp thường cũng rất ghét bị phê bình! KỊP THỜI CẬP NHẬT THÔNG TIN VỚI SẾP Hãy giúp sếp quản lý bạn bằng cách kịp thời cập nhật với họ về các hoạt động của bạn – mà không báo cáo lại chi tiết từng bước đi bạn thực hiện. Việc cập nhật thông tin cho sếp nên dựa trên nguyên tắc “cần biết gì”. Mục đích của việc làm này là một lần nữa bảo đảm với sếp rằng (a) bạn biết bạn đang làm gì và (b) mọi thứ đều đang trong tầm kiểm soát. Đừng làm phiền sếp khi không cần thiết; chỉ cần bạn thường xuyên báo cáo với họ các thông tin họ cần biết là được. TRÒ CHUYỆN VỚI SẾP Khi bạn bắt đầu công việc mới, có thể có rất nhiều vấn đề quan trọng mà bạn muốn trình bày và thảo luận với sếp, ví dụ như nhu cầu về đào tạo, kế hoạch thực hiện một số thay đổi tại nơi làm việc mới, ... Là “lính mới”, có lẽ bạn sẽ có những sáng kiến mà bạn cho rằng khả thi. Vậy bạn nên làm gì? Thay vì cứ xông thẳng tới chỗ sếp và huyên thuyên về những gì bạn muốn nói, tốt nhất bạn nên thông báo trước với sếp rằng bạn muốn “nói qua” với sếp về một vấn đề nào đó và hỏi sếp xem khi nào thì họ có thời gian cho bạn. Hãy để sếp chọn thời gian https://thuviensach.vn thuận tiện với họ, vì cuộc trò chuyện diễn ra đúng thời điểm là bạn đã đi được nửa quãng đường. Một khi bạn đã có cơ hội được nói chuyện với sếp, đừng lãng phí nó. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cẩn thận những gì sẽ trình bày, những gì mà bạn nghĩ có thể sẽ bị sếp “vặn” và quan trọng là một kế hoạch rõ ràng trong đầu để xử lý và lèo lái cuộc nói chuyện. Lý do bạn nên trao đổi quan điểm của mình với sếp là vì sếp sẽ là người đưa ra các quyết định. Do đó, bạn cần tham khảo các hướng dẫn đã đề cập trên đây về cách hỗ trợ sếp đưa ra các quyết định. Nếu bạn muốn các sếp đưa ra được quyết định hợp lý thì bạn cần phải giúp họ làm vậy. Bạn cũng nên tận dụng khoảng thời gian cá nhân một-một này để bắt đầu xây dựng mối quan hệ thân thiện với sếp, cũng như để hiểu rõ những mong muốn của sếp đối với bạn. Hãy quan sát kỹ cách họ phản ứng với tình huống bạn đặt ra. Dù đó có thể chỉ là một cuộc nói chuyện ngắn ngủi, nhưng các sếp có thể sẽ bộc lộ rất nhiều về quan điểm, niềm tin và phong cách lãnh đạo của họ. BA NGUYÊN TẮC VÀNG Trước khi kết thúc chương này, tôi muốn liệt kê ba nguyên tắc vàng giúp bạn duy trì mối quan hệ với sếp. Bạn có thể sẽ gặp rắc rối nếu bỏ qua những nguyên tắc này. 1. Không bao giờ phàn nàn hay phê bình về sếp sau lưng họ. 2. Kiềm chế việc “cãi lời” hay coi thường sếp; hãy tôn trọng quyền hạn của sếp đối với bạn. https://thuviensach.vn 3. Nhớ rằng nếu bạn có thể giúp sếp bạn trông “bảnh bao” hơn, chắc chắn bạn cũng sẽ “bảnh bao” hơn. TÓM TẮT Không có mối quan hệ công việc nào quan trọng hơn mối quan hệ giữa bạn và sếp mới. Thống kê cho thấy gặp rắc rối với sếp chính là nguyên nhân số một khiến nhiều người đổi việc. Đưa ra quyết định là một phần quan trọng trong vai trò làm sếp, vì thế bạn cần hỗ trợ sếp đưa ra các quyết định. Sếp bạn chắc chắn là người vô cùng bận rộn và có quá nhiều việc cần làm. Thời gian của họ rất quý giá và bạn chắc chắn không muốn làm lãng phí thời gian của sếp. Các sếp không bao giờ muốn rắc rối; họ luôn muốn giải pháp! Nếu bạn có thể nhận diện vấn đề thì chắc hẳn bạn cũng có thể tìm ra giải pháp cho nó. Đừng làm sếp rối trí với mớ thông tin lặt vặt mà họ không cần biết. Hãy đơn giản hóa vấn đề một cách phù hợp nhất có thể. Nếu bạn cứ giữ riêng những ý kiến và ý tưởng của mình, hay e ngại thể hiện sự bất đồng quan điểm với sếp, thì bạn sẽ không thể giúp chính bản thân mình cũng như sếp của bạn. Chủ động trò chuyện với sếp và tận dụng khoảng thời gian cá nhân một-một này để bắt đầu xây dựng mối quan hệ thân https://thuviensach.vn