🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Phiêu Lưu Cuối Cùng Của Feynman
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Chủ biên
PHẠM VĂN THIỀU
VŨ CÔNG LẬP
NGUYỄN VĂN LIỄN
TUVA OR BUST!: RICHARD FEYNMAN’S LAST JOURNEY. Copyright © 2000, 1991 by Ralph Leighton
All rights reserved.
Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2014
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Leighton, Ralph
Cuộc phiêu lưu cuối cùng của Feynman / Ralph Leighton; Nguyễn Trần Hương Ly, Nguyễn Văn Liễn dịch. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2014.
277 tr. ; 21 cm.
Nguyên bản : Tuva or bust! : Richard Feynman's last journey.
1. Feynman, Richard P., Richard Phillips, 1918-1988 -- Du hành -- Liên Bang Nga -- Tuva 2. Nhà vật lý -- Hoa Kỳ -- Tiểu sử. 3. Tuva (Nga) -- Mô tả và du lịch. I. Nguyễn Trần Hương Ly. II. Nguyễn Văn Liễn. III. Ts: Tuva or bust! : Richard Feynman's last journey.
915.75 -- dc 23
L529
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Mở đầu
Richard Feynman (1918-1988) là giáo sư vật lý nổi tiếng của Viện công nghệ California (California Institute of technology – Caltech) từ những năm đầu thập kỷ năm mươi tới cuối thập kỷ tám mươi. Sau khi nhận bằng tiến sĩ ở Princeton, ông được mời tham gia Dự án Manhattan (Manhattan Project) ở Los Alamos. Để tiêu khiển, ông đã rèn luyện kỹ năng mở khóa két – để rồi một lần ông đã mở cả một bộ khóa hiểm lưu giữ toàn bộ bí mật về bom nguyên tử – rồi để lại mấy chữ nguệch ngoạc bằng mực đỏ, chỉ ra sự lỏng lẻo trong công tác an ninh ở dự án tối mật nhất của chính phủ1.
Gần cuối đời, Feynman lại được chính phủ nhờ cậy, lần này là tham gia vào Ủy ban Rogers, điều tra vụ thảm họa tàu vũ trụ con thoi Challenger. Một lần nữa, ông tự tiêu khiển theo cái cách gây sốc cho toàn giới quyền uy: trước công chúng ông đã dùng kẹp gắp một vòng đệm cao su bỏ vào cốc nước đá. “Thí nghiệm nhỏ” này của ông cho thấy cao su mất tính đàn hồi ở nhiệt độ thấp, qua đó bóc trần âm mưu tung hỏa mù của NASA và chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa2.
1. Kỳ tích này và các kỳ tích khác được kể trong “Feynman, Chuyện thật như đùa”, NXB Trẻ 2012
2. Các trải nghiệm của Feynman ở Washington được kể lại trong “What Do You Care What Other People Think? (Quan tâm làm gì những điều người khác nghĩ?)”, W.W.Norton 1988
Mở đầu - 5
https://thuviensach.vn
Vì Feynman là đồng nghiệp của cha tôi, người đã biên tập bộ sách Các bài giảng về Vật lý của Feynman,1 nên thi thoảng ông ghé thăm nhà chúng tôi. Khi tôi còn học trung học, anh bạn nhạc Thomas Rutishauser của tôi tình cờ cũng có mặt trong một lần ghé thăm của ông. Nghe nói Feynman là một tay trống điệu nghệ, chúng tôi đã mời ông cùng chơi.
“Tôi không mang theo trống”, ông ấy nói.
“Không sao”, tôi nói. “Ông có thể dùng một trong mấy cái bàn nhỏ ở đây”.
Thích thú với âm thanh của mấy cái bàn, và cũng có thể bị thu hút bởi giai điệu mà tôi và Tom đang chơi, vị giáo sư đã kéo một cái bàn về phía mình và cùng chơi. Và thế là bắt đầu những quãng thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi: ba chúng tôi thường gặp nhau hằng tuần để chơi trống – trên bàn, trống bongo và trống conga – xen giữa là những phút giải lao và Feynman thường kể về một trong những cuộc phiêu lưu kỳ thú của mình2.
Khoảng mươi năm về trước, chính tôi đã tham gia một trong những cuộc phiêu lưu ấy. Mặc dù không luôn đồng hành với “nhân vật tò mò” (như Feynman thích tự mô tả mình), tôi cũng dần dần bị nhiễm tính đam mê cuộc sống ở mọi cung bậc của ông ấy – nhất là niềm đam mê những điều bất ngờ. Thực ra, hầu hết những gì xảy ra trong cuộc tìm kiếm đã không giúp chúng tôi tiến gần hơn tới mục tiêu của mình. Nhưng, nếu chúng tôi không khởi phát chuyến đi thì chúng tôi sẽ bỏ lỡ tất cả.
1. Xuất bản bởi Addison-Wesley 1964 và tái bản 1969
2. Băng cassette và đĩa CD tái hiện các buổi chơi trống và kể chuyện như vậy đã được sản xuất trong một dự án từ thiện của tác giả và kỹ sư Tohru Ohnuki
6 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Feynman ví các cuộc phiêu lưu của mình như trò câu cá: ta phải kiên nhẫn chờ đợi một khoảng thời gian dài trước khi một điều kỳ thú nào đó xảy ra. Tôi chưa bao giờ nghe nói Feynman đã từng đi câu. Nếu như ông đã từng cầm cần câu ra hồ, tôi tin là ông sẽ khẳng định điều mà nhiều dân câu đều biết: bạn sẽ thất vọng nếu như quyết định trước rằng bạn đi câu là để bắt được cá.
Cũng như cuộc đời, tôi nghĩ rằng câu chuyện này sẽ hấp dẫn hơn nếu độc giả không định đoạt trước nội dung của nó.
Pasadena, California
Shagaa, 1991.
Mở đầu - 7
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Làm gì có
nước nào như vậy
1
Bát đĩa đang được dọn khỏi bàn ăn, và tôi cũng sắp kết thúc món salad – một phần những điều đã trở thành nghi thức hằng tuần ở nhà Feynman. Richard, luôn ngồi ở đầu phía bắc của chiếc bàn lớn, buôn mấy chuyện dí dỏm với cậu con trai Carl. Cậu ấy ngồi cùng với khách ở cạnh phía đông dài hơn của chiếc bàn. Ở cạnh phía nam là Gweneth, bà luôn đảm bảo thức ăn được luân chuyển nhẹ nhàng quanh bàn. Còn cô con gái Michelle thì chiếm lĩnh cạnh phía tây.
Dịp ấy là cuối hè năm 1977. Michelle sắp vào lớp hai ở một trường tiểu học địa phương; Carl thì sắp bắt đầu năm thứ nhất tại một trường trung học ở Pasadena nơi tôi sẽ dạy toán và huấn luyện môn bóng nước.
“Toán cũng được”, tôi nói, “nhưng thực ra địa lý mới là môn tôi thích. Nếu như tôi dạy địa lý, tôi sẽ
9
https://thuviensach.vn
mang đến lớp cái radio sóng ngắn và bật BBC hoặc đài Hà Lan. Chúng tôi sẽ chơi những trò chơi địa lý kiểu như tôi đã chơi với anh trai của mình: anh ấy và tôi sẽ điểm danh tất cả các quốc gia độc lập trên thế giới. Các vị biết đấy, kiểu như chữ cái cuối cùng của Liechtenstein sẽ lấy làm chữ cái đầu tiên của tên nước tiếp theo – Nepal, chẳng hạn”.
“Hoặc là Nigeria, Niger, hay Nicaragua”, Carl nói, hơi pha chút giọng Yorkshire của mẹ.
“Và sau khi đã duyệt hết các quốc gia độc lập”, tôi tiếp tục, “Chúng tôi chuyển sang tên các tỉnh. Theo quý vị, có chăng ba nước khác nhau đều có một tỉnh tên là ‘Amazonas’ không?”
“Xem nào”, Carl nói. “Có phải là Brazil, Colombia và Peru?” “Không tồi”, tôi trả lời. “Nước thứ ba là Venezuela, cho dù phần Amazon nằm ở Peru nhiều hơn ở Venezuela”.
“Vậy cậu cho rằng cậu biết tất cả các nước trên thế giới?” Richard xen vào với giọng nói tinh quái quen thuộc, thường báo hiệu nỗi bất hạnh cận kề cho cái tấm bia mà nó nhắm tới.
“À, chắc là vậy”, tôi nói, nhắm thêm một miếng salad, chuẩn bị đối mặt với rắc rối chắc chắn sắp xảy ra.
“Được, vậy chuyện gì đã xảy ra với Tannu Tuva?”
“Tannu nào cơ?” Tôi hỏi. “Tôi chưa bao giờ nghe thấy cái tên này” “Khi còn nhỏ”, Richard nói, “Tôi thường sưu tập tem. Có mấy con tem hình tam giác và hình thoi rất đẹp, được gửi đến từ một nơi có tên là ‘Tannu Tuva’”.
Tôi nghi hoặc. Anh trai Alan của tôi, một cây sưu tầm tem, đã hàng tá lần biến tôi thành thằng ngốc khi chúng tôi chơi trò “Các hòn đảo trên thế giới”. Anh ấy liến láu một cái tên lạ tai nào đó, như
10 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
“Aitutaki”, và nếu tôi lục vấn anh về cái tên ấy, thì anh sẽ lôi bộ sưu tập tem của mình ra và chỉ cho tôi mấy cái tem gửi đến từ nơi đó. Bởi vậy, tôi thôi không thách đố anh nữa, và sau khi thắng hết ván này đến ván khác, anh ấy ngày càng táo bạo hơn. Cuối cùng tôi cũng bắt lỗi được anh với từ “Aknaki”, vốn được xem là một phần của vỉa san hô nho nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, sau khi láng máng nhớ lại rằng, tuần trước anh ấy đã bảo nó là một dòng sông ở Mauritania. Thế là, tôi hơi rướn người trên ghế và nói, “Thưa ngài, không có nước nào như vậy”.
“Có chứ”, Richard đáp. “Vào những năm 1930, đó là một mảng nhỏ màu tía trên bản đồ sát gần Mông Cổ, nhưng từ đó đến nay tôi không còn nghe nói gì về vùng đất này nữa”.
Giá như tôi dừng lại và suy nghĩ một lát thì tôi đã nhận ra rằng, mẹo ưa thích của Richard là nói một điều gì đó không tưởng mà cuối cùng lại hóa ra là sự thật. Nhưng thay vì vậy, tôi lại thắt chặt thêm cái thòng lọng đã cuốn quanh cổ mình: “Chỉ có duy nhất hai nước giáp ranh với Mông Cổ là Trung Quốc là Liên Xô”. Tôi nói một cách tự tin. “Tôi có thể chỉ cho ông trên bản đồ”.
Tôi nhắm nốt miếng salad cuối cùng, tất cả đứng dậy và đi vào phòng khách, tới chỗ cuốn sách yêu thích của Richard, cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Ở tập cuối có một atlas. Chúng tôi mở phần bản đồ châu Á.
“Xem này”, tôi nói. “Ở đây chẳng có nước nào ngoài Liên xô, Mông Cổ và Trung Quốc. Cái ‘Tannu Tuva’ ấy chắc phải ở nơi nào đó khác”.
“Ồ, nhìn đây!” Carl nói. “Tuvinskaya ASSR. Vùng này được bao bọc phía nam bởi dãy núi Tannu-Ola”.
1 - 11
https://thuviensach.vn
Đúng rồi, vùng lãnh thổ nho nhỏ nằm ở phía tây bắc của Mông Cổ có thể đã từng có tên Tannu Tuva. Tôi nghĩ, một lần nữa tôi lại thua một nhà sưu tập tem.
“Hãy nhìn này”, Richard lưu ý. “Thủ đô được đánh vần là K-Y Z-Y-L”.
“Kỳ thật”, tôi nói. “Chẳng có một nguyên âm chính thống nào cả!” “Chúng ta phải tới đó”, Gweneth nói.
“Đúng vậy!” Richard hưởng ứng. “Một nơi mà được đánh vần K-Y-Z-Y-L thì hẳn phải thú vị lắm đấy!”
Richard và tôi toe toét cười và bắt tay nhau.
Mọi người quay lại phòng ăn để dùng trà và món tráng miệng. Trong khi tiếp tục câu chuyện, tôi nghĩ về câu hỏi kinh điển, “Tại sao bạn lại leo ngọn núi đó?” “Ngọn núi” của chúng tôi không phải là một thách thức đặc biệt về thể chất, nhưng đến được cái nơi do Liên Xô kiểm soát nằm trong vùng sâu nhất của châu Á hẳn là một việc khó khăn. Và nguyên do để chúng tôi chấp nhận thử thách này cũng thực sự sâu sắc ví bằng câu trả lời kinh điển: “Bởi vì nó được đánh vần là K-Y-Z-Y-L!”
Chúng tôi đã thảo luận làm thế nào có thể đạt được mục tiêu của mình. Tất nhiên, Richard có thể đọc một loạt bài giảng về vật lý ở Moscow và sau đó tất cả chúng tôi sẽ đi đến Kyzyl. (Thực ra, bất kỳ ai làm một chuyến đi trong hoàn cảnh như vậy cũng nhất định nên đi Tuva trước, phòng khi “khó khăn” nảy sinh sau bài giảng.) Nhưng tới Tuva bằng cách ấy thì có khác nào dùng máy bay lên thẳng để đến đỉnh núi.
Richard đã từng đến các ngóc ngách xa xôi trên thế giới. Gweneth kể lại, vài năm trước, họ đã cùng một người bạn và một sinh viên sau
12 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
đại học người Mexico đi bộ thâm nhập vào một vùng núi phía tây bắc Mexico trong hai tuần lễ như thế nào. Họ xuống một hẻm núi, hẻm Barranca de Cobre – nghe nói còn dài hơn và sâu hơn cả Grand Canyon – và gặp những người da đỏ vùng Tarahumara, những người rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Richard đã mượn một cuốn từ điển Tarahumara-Tây Ban Nha ở UCLA1 và học được mấy cụm từ, nhưng khi ông nói với những người da đỏ này bằng tiếng của họ thì họ nghi rằng ông là người của chính phủ Mexico! Sau khi thuyết phục được họ rằng không phải như vậy, họ đã mời Richard uống một loại rượu tự cất như một cử chỉ tôn trọng. (Richard thường không chạm đến bia rượu, nhưng lần này là một ngoại lệ.) Gweneth và Richard rất thích chuyến đi ấy, đến nỗi ngay năm sau họ đã quay lại vùng đất đó.
Sau bữa tối, Richard và tôi tiếp tục nghi thức hằng tuần, đó là xuống “studio” của ông để chơi trống. Mặc dù đến lúc ấy có lẽ chúng tôi đã chơi trống với nhau cả chục năm, cái trò chơi “nguyên thủy” này vẫn giữ nguyên nội lực ban đầu của nó.
Lúc giải lao, Richard đi tới giá sách, chật cứng tới trần những cuốn sách, tài liệu chuyên môn, các nhạc cụ lạ mắt và những bức phác họa. Ông lôi ra ngay một cuốn sách cũ, mỏng và mở nó ra. Đó là tập bản đồ từ năm 1943. Và đây rồi, trên bản đồ châu Á, sát cạnh Mông Cổ, có một vệt màu tía mang tên Tannu Tuva.
1. University of California, Los Angeles – ND
1 - 13
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Bốn mươi lăm
tuyết rơi Tôi
Với tôi, năm học đã trôi đi như cái máy, chỉ còn chút thời gian để thở: một ngày bình thường bắt đầu bằng việc huấn luyện đội bóng nước lúc 6 giờ sáng, tiếp đó là năm lớp số học cho học sinh chậm hiểu và đại số nhập môn, rồi lại quay về huấn luyện bóng nước. Hầu hết các ngày cuối tuần đều tăng cường thêm huấn luyện, trừ hai ngoại lệ mong đợi vào tháng Mười một, khi Richard và tôi đến San Francisco chơi trống cho một đoàn ba lê nhỏ, có địa chỉ tại Elks Logde gần quảng trường Union.
Năm trước, chúng tôi đã sáng tác và biểu diễn nhạc cho Những vòng xoay mê tín, một vở ba lê của chính đoàn ấy. “Nhạc” của chúng tôi chỉ đơn thuần là trống, mà với Feynman thì trống là đủ lắm rồi. Ông xem âm nhạc truyền thống với hợp âm và giai điệu như “chơi trống với các nốt” – một rắc rối không cần thiết.
2 15
https://thuviensach.vn
Những vòng xoay mê tín đã thành công lớn: một khán phòng khoảng ba mươi người vỗ tay nhiệt liệt. Vở diễn năm nay có tên là Người buôn ngà voi. Nhiệm vụ của chúng tôi là thể hiện tương tác của các nền văn hóa thuộc địa và bản xứ ở châu Phi, cũng lại chỉ hoàn toàn bằng trống.
Các buổi diễn thử vào tối thứ Sáu và tối thứ Bảy, còn các buổi diễn chính thức sẽ vào dịp cuối tuần tiếp sau. Vào lúc rỗi rãi của ngày thứ Bảy, chúng tôi đi dạo quanh phố phường San Francisco. Câu chuyện giữa chúng tôi lại quay về với Tuva. “Ta đến thư viện San Francisco đi”, Richard đề xuất. “Chắc là thư viện này cũng được đấy”.
Nửa tiếng sau chúng tôi đã tới khu Trung tâm hành chính, một tổ hợp các tòa nhà kiểu Âu châu bao quanh một quảng trường rộng, viền bằng những cây hạt dẻ thường thấy ở Pháp, được cắt tỉa thật đẹp. Thư viện đối diện với Tòa thị chính, nơi đã diễn ra cuộc họp đầu tiên của Liên Hợp Quốc vào năm 1945. Khi chúng tôi bước lên những bậc thềm rộng bằng đá, Richard đặt ra một nhiệm vụ khó khăn: tìm một bức ảnh về Tuva trong thư viện này.
Khi xem hết danh mục sách, chúng tôi hiểu ra rằng khó mà tìm được điều gì đó về Tuva ở đây. Tuyệt nhiên không có tựa đề nào về “Tannu Tuva”, “Tuva”, hay “Tuvinskaya ASSR”. Có một ô về Trung Á, nhưng chỉ là về những nơi như Tashkent và Samarkand.
Richard đi về phía những cái giá đầy sách để tìm mấy cuốn về “Siberia – cảnh quan và du lịch”, còn tôi thì loanh quanh ô tài liệu tham khảo. Cuối cùng, tôi chạm đúng bản in năm 1953 của cuốn Đại Bách khoa toàn thư Xô Viết và tìm thấy một bài viết về Kyzyl. Ở giữa trang giấy có bức ảnh đen trắng – một bức ảnh về Tuva! – bức ảnh chụp “Dom Sovietov” – trụ sở hành chính mới của Tuva. Kiến trúc của tòa nhà này cũng có gì đó giông giống Tòa nhà thị chính
16 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
ngoài quảng trường. Một cái ô tô đơn độc đỗ lồ lộ ở phía trước, nhưng không có bóng – cứ như là nó được vẽ thêm vào tấm ảnh vậy. Rất háo hức, tôi tìm Richard.
Ông ấy vẫn đang bận với “Siberia – cảnh quan và du lịch”, ngồi bệt trên sàn, đọc một cuốn có tên là Con đường tới lãng quên (Road to Oblivion). Một tựa sách hứa hẹn đấy. Tác giả là Vladimir Zenzinov, người đã bị Nga hoàng bắt đi đày – không phải một, hai, mà là ba lần. Hai lần đầu ông đã trốn được, cho nên lần thứ ba, chính quyền đã quyết định tống ông đến một nơi thật biệt lập để không bao giờ trốn thoát được nữa. Cho dù nơi đó hóa ra không phải là Tuva, nhưng Richard đã bị câu chuyện cuốn hút.
Cuối tuần tiếp theo chúng tôi biểu diễn Người buôn ngà voi cho một khán phòng với khoảng 15 người – khó mà nói là đông khán giả nếu tính đến người thân và bạn bè của các diễn viên. Buồn vì có quá nhiều ghế trống, tôi nói, “Tình cảnh này làm tôi thấy giống như ăn ở một nhà hàng không có khách”.
“Nếu món ăn ngon thì phỏng có vấn đề gì?” Richard đáp lại. “Hãy cứ chơi hết mình. Anh bạn, hãy nhớ là chúng ta đang làm gì: chúng ta sáng tác và biểu diễn âm nhạc cho một vở ba lê!”
Đây là công việc không bình thường đối với một giáo sư vật lý và một giáo viên toán phổ thông trung học, nhưng chúng tôi đang làm và Richard rất yêu thích công việc đó. Tuy nhiên, ông rất không ưa cái nhận xét của Samuel Johnson1 về một chú chó bước đi bằng hai chân sau – “Nó đi không được tốt lắm, nhưng việc nó đi được như vậy đã đủ để làm bạn phải ngạc nhiên” – do vậy trong
1. Samuel Johnson (18/9/1709 – 13/12/1784) – nhà văn, nhà thơ, nhà sử học và từ điển học người Anh - ND
2 - 17
https://thuviensach.vn
chương trình không hề nhắc đến chuyện các tay trống là những người ngoại nghệ.
Một tháng sau, vào Giáng Sinh, cái thông lệ tặng nhau đĩa hát có thể đoán trước của gia đình tôi đã bị Alan phá vỡ, anh tặng tôi mấy con tem hình tam giác và hình thoi tuyệt đẹp của những năm 1930 mà Richard đã kể. Tem in những cảnh thật ấn tượng: những kỵ sĩ đang phi nước đại, những cung thủ đang quỳ gối nhắm bắn, những đô vật đang xoắn vào nhau trong cuộc đấu, những thợ săn đang bắn con mồi ở tầm gần (dù gì, chúng vẫn là tem bưu điện!), và rất nhiều loài gia súc cũng như thú hoang từ cáo, chồn đến bò Tây Tạng, lạc đà và tuần lộc. Thật khó tin được là, một sự phong phú đa dạng đến nhường ấy lại có thể tìm thấy ở một đất nước nhỏ như vậy. Những cảnh in trên tem này là thật hay hư? Ở viền ngoài của một số con tem là những hình vẽ rất lạ – kiểu như những cái mặt nạ trong vũ hội – và các chữ “Posta Touva”, được đánh vần giống như vùng lãnh thổ này đã từng là thuộc địa của Pháp.
Trong kỳ nghỉ Giáng Sinh, tôi tới thư viện của UCLA và tìm thấy cuốn Mông Cổ bí ẩn (Unknown Mongolia) (London, 1913) của nhà thám hiểm người Anh Douglas Carruthers (trong đó, Tuva được nhắc tới như là “vùng lưu vực sông Yenisei Thượng” và dân cư ở đó được gọi là “người Uriankhai”) cùng nửa tá đầu sách khác về Tuva. Tôi mượn toàn bộ số sách này. Trừ Mông Cổ bí ẩn, tất cả các cuốn khác đều bằng tiếng Nga, thứ ngôn ngữ được cho là khó gấp đôi tiếng Đức. Tuy nhiên, các công thức toán học dùng các chữ cái Hy Lạp, còn hệ chữ cái Hy Lạp lại là cơ sở của hệ chữ cái Nga, nên Richard đã phiên dịch được một số đầu đề. Tôi mua một cuốn từ điển Nga-Anh bỏ túi để có thể lần từng từ một.
18 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Một trong những cuốn sách của thư viện UCLA có ảnh tòa nhà chính phủ đầu tiên của Tuva – một ngôi nhà ghép bằng các cây gỗ – bên cạnh có một căn lều tròn màu trắng tuyệt đẹp. Có những câu chuyện tếu thường được kể về việc tổng thống Tuva ngủ trong “căn lều trắng” ấy.
Một cuốn khác có mấy bức ảnh về Kyzyl. Tòa nhà chính phủ mới thì đã quen thuộc với chúng tôi rồi. Các bức ảnh khác là trụ sở Đảng của khu vực, bưu điện và một khách sạn. Bởi vì các bức ảnh được chụp từ nhiều địa điểm khác nhau với nhiều tòa nhà, nên chúng tôi đã có thể ghép nối lại để có được một phác thảo bản đồ vùng nội đô Kyzyl. Trong các bức ảnh mà chúng tôi đã thấy không bức nào có nhiều hơn một chiếc ô tô.
Một bức ảnh mãi về sau mới làm tôi chú ý: Shkola số 2. Sau khi suy luận rằng có ít nhất hai trường phổ thông ở Kyzyl, tôi hiểu ra rằng đây chính là một địa chỉ xác định mà tôi có thể gửi thư đến: tôi là một giáo viên, vậy sao không viết cho một giáo viên ở Tuva và hỏi xem làm thế nào có thể đến thăm nơi đó? Việc hiểu biết thêm nhiều về Tuva là rất thú vị, nhưng mục tiêu đích thực của chúng tôi là đến Kyzyl, mà tới giờ chúng tôi vẫn chưa làm được gì cho mục tiêu đó.
Tôi liên lạc với Mary Fleming Zirin, một phụ nữ mà tôi hay đi nhờ xe khi còn là một sinh viên ở UCLA. Khi ấy cô đang làm luận án tiến sĩ về tiếng Nga ở trường này. Mary vẫn nhớ tôi và đồng ý dịch giúp một bức thư ngắn cho một “Giáo viên” của Shkola số 2 ở Kyzyl. Phụ thêm, tôi cũng gửi một bức thư tương tự đến Shkola số 1, Kyzyl, Tuva, Liên bang Xô Viết.
Sang mùa xuân, sau khi mùa bơi lội của trường trung học cùng với trách nhiệm huấn luyện bơi đã kết thúc, tôi đến thư viện của
2 - 19
https://thuviensach.vn
Trường Đại học Nam California (University of Southern California – USC) và lần hết toàn bộ tư liệu nhập cư những năm 1900 – 1950 để xem liệu có ai từ Tuva đến Mỹ hay không. Tuy không có một danh mục riêng cho Tuva, nhưng có một số người Mông Cổ và “các nước khác” đã đến Mỹ trong những năm ấy.
Chính một trong những người “các nước khác” ấy là từ Tuva và đã đến Los Angeles. Tôi đã tìm được một tấm biển xe hợp lệ và đã đặt nó vào một cái khung tự tạo. Trên biển có các chữ “Mongol Motors” và “Kyzyl” kèm thêm ở trên và dưới chữ “Touva”. Ít ra, một người chơi tem có thể nhận ra các ký tự này và sẽ nhấn còi nếu anh ta thích tem của Tuva.
Cũng ở thư viện của USC, tôi đã tìm thấy một bài báo nói rằng, Kyzyl là “thành phố nguyên tử” của Liên Xô – trung tâm phát triển vũ khí nguyên tử Xô Viết – vì Tuva là một vùng đất biệt lập, bao bọc bởi các dãy núi giàu uranium. Một bài báo khác, đăng trên Christian Science Monitor (15 tháng Chín, 1966) đã viết:
Theo văn bản chính thức, Tannu Tuva… đã đề nghị được sát nhập vào Liên bang Xô Viết. “Lời đề nghị này đã được chấp nhận”, giống như bốn năm trước đề nghị của ba nước cộng hòa vùng Baltic đã được chấp nhận.
Còn trong trường hợp của Tannu Tuva, việc phát hiện trữ lượng lớn uranium, lần đầu tiên được tìm thấy ở Liên Xô trước ngưỡng cửa thời đại nguyên tử, có lẽ đã làm thay đổi vị thế của vùng đất này.
Tôi nghĩ nếu Kyzyl là Los Alamos của Liên Xô thì KGB sẽ chẳng bao giờ tin rằng Richard Feynman muốn đến thăm địa danh này bởi vì tên gọi của nó phát âm nghe thật lạ!
20 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Mùa hè năm 1978, sau khi thi đấu ở Giải vô địch Lặn giải trí Nam California hằng năm lần thứ nhất tại Los Angeles, tôi bay tới châu Âu để tham gia vào một chuyến cắm trại ở vùng Balkans. Trong khi đó, Richard đến gặp bác sĩ, than phiền về đau nhức ở vùng bụng. Và chẳng bao lâu sau, ông phải trải qua phẫu thuật. Bác sĩ đã lấy ra một khối u ung thư nặng 6,35kg, kích cỡ như một trái bóng bầu dục, nó ép mạnh thận và lá lách của ông. Richard đã cần toàn bộ phần còn lại của mùa hè năm đó để hồi phục sức khỏe.
Khi tôi quay về từ châu Âu, vẫn chưa có tin tức gì từ các đồng nghiệp của tôi ở Shkola số 2 cũng như Shkola số 1. Sang thu, một năm học mới bắt đầu, lần này tôi không phải làm huấn luyện viên nữa. Một thay đổi nữa: cùng với bốn lớp toán, tôi được phép dạy một lớp về địa lý thế giới. Tất nhiên là, cuối cùng thì học sinh của tôi cũng được học về một đất nước nhỏ đã bị lãng quên, tên là Tannu Tuva, nhưng còn có những chuyện quan trọng hơn cần được bàn tới: sự tàn độc khủng khiếp của chế độ Khmer đỏ ở Campuchia đã bắt đầu được thế giới bên ngoài biết đến; Iran rối loạn, ở đó chính thể Shah đang bị uy hiếp bởi thủ lĩnh Hồi giáo lưu vong Ayatollah Khomeini; giáo hoàng John Paul I đã qua đời chỉ sau 33 ngày tại vị và được thay thế bằng Hồng y Giáo chủ Karol Wojtyla từ Ba Lan, giáo hoàng đầu tiên không phải người Italy sau 400 năm. Ở Trung Đông, Moammar Kadafi đang tức giận với Anwar Sadat vì đã ký thỏa ước Trại David với Menachem Begin. (Vì thế, tôi phải giải thích vì sao, sách giáo khoa địa lý viết những năm 1960 lại nói rằng Libya và Ai Cập cùng liên minh chống lại Israel). Mặc dù không phải làm nhạc cho vở ba lê nào vào năm 1978, Richard và tôi vẫn tiếp tục chơi trống cùng nhau. Khi chúng tôi nói chuyện về Tuva, câu chuyện thường liên quan tới những lá thư
2 - 21
https://thuviensach.vn
mà tôi đã viết cho một trường học hoặc một thư viện ở Mỹ hoặc ở Anh. Nhưng một lần, Richard là người có chuyện để kể: Ông cho tôi xem một bài ngắn mà ông tìm thấy trên báo Los Angeles Times – một bài loại chèn thêm cho đầy cột báo, chiếm chỉ khoảng 3 đến 5 cm – kể về một bức tượng vàng của người Scythia được tìm thấy ở Tuva ASSR, bức tượng mô tả một thợ săn, con chó của ông ta và một con lợn hoang.
“Tôi có ý định viết cho đài truyền thanh Moscow”, tôi nói. “Họ có một chương trình gọi là ‘Hộp thư Moscow’. Tôi sẽ hỏi họ về bức tượng vàng của người Scythia này – rất có thể họ có một bức ảnh của nó”.
Vào dịp nghỉ Giáng sinh, tôi đã tới Washington, D.C. để gặp một người bạn cũ thời phổ thông trung học. Trong thời gian ở đó tôi đã tới thư viện quốc hội. Ô thư mục hé lộ một mỏ vàng những sách về Tuva. Bởi vì người ngoài không được phép vào kho sách nên tôi đã phải đưa cho người thư ký cả tá giấy tờ có ghi các số điện thoại. Khoảng nửa tiếng sau, chỉ có sáu cuốn sách được đưa đến cho tôi – sáu cuốn khác thì hiện chưa tìm thấy. Liệu còn có ai khác cũng đang quan tâm đến Tuva?
Một thủ thư đứng tuổi bảo với tôi rằng, sách thường bị để không đúng chỗ nên việc chỉ tìm thấy sáu trong mười hai cuốn cũng là chuyện thường.
Vẻ thất vọng của tôi tan biến khi tôi xem những cuốn đã được tìm thấy. Trong số chúng có ba cuốn thực sự là những viên ngọc quý. Thứ nhất là cuốn từ điển Cụm từ và thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga, kích cỡ bỏ túi. Viên ngọc thứ hai lớn hơn – cuốn của Otto Mänchen-Helfen, có tựa đề Reise ins asiatische Tuwa (Hành trình đến Tuva, châu Á). Những bức ảnh trong cuốn sách này trông giống như
22 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
ở các con tem bưu điện nổi tiếng của Tuva thời những năm 1930. Vì cuốn sách được xuất bản năm 1931 nên điều này là có thể hiểu được. (Thực ra, sau này khi nhìn lại những con tem của mình, tôi nhận thấy là, bức ảnh trên con tem hình thoi giá 3 kopek của năm 1936 giống như đã được lấy thẳng ra từ cuốn sách của Mänchen
Helfen, chỉ có điều là nó đã được quay ngược lại.)
Các bức ảnh trong cuốn sách của Otto Mänchen-Helfen Hành trình đến Tuva, châu Á (Berlin, 1931) làm chúng tôi nhớ về những con tem bưu điện nổi tiếng
2 - 23
https://thuviensach.vn
của Tuva thời những năm 1930. Trong một trường hợp, mối liên quan là trực tiếp hơn thoạt tưởng (Được sự cho phép của TS. Anna Maenchen)
Khi nhìn vào đoạn đầu tiên của Hành trình đến Tuva, châu Á, những năm tháng khổ sở với môn tiếng Đức thời phổ thông trung học của tôi cuối cùng cũng được đền đáp: tôi đã có thể theo sát để hiểu được nội dung cơ bản (Lời dịch dưới đây là của anh trai tôi, Alan.)
Một người đàn ông Anh lập dị kiểu như Jules Verne, được yêu quý như một vị anh hùng, đã đi tới khắp thế giới với mục đích duy nhất là đặt một tảng đá kỷ niệm ở điểm giữa của mỗi châu lục: “Tôi đã ở đây, tại điểm chính giữa của châu lục vào ngày này” – và ngày tháng. Khi châu Phi, Bắc và Nam Mỹ đều đã có tảng đá như vậy, ông ta lên kế hoạch đặt tiếp hòn đá kỷ niệm ở trái tim của châu Á. Theo tính toán của ông thì điểm cần đến nằm trên bờ sông Yenisei thượng thuộc vùng Urianghai của Trung Quốc. Là một người chơi thể thao giàu có, rắn chắc (như nhiều kẻ ngốc nghếch), ông đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục đích của mình. Tôi nhìn thấy tảng đá ấy vào mùa hè 1929. Nó nằm ở Saldam, thuộc Tuva (trước kia gọi là Urianghai), một nước cộng hòa của những người chăn gia súc, nằm giữa Siberia, dãy núi Altai và sa mạc Gobi: vùng đất châu Á khó tới nhất đối với những người châu Âu.
Vậy là đã có ai đó cũng từng tìm kiếm Tuva – chúng tôi có một người bạn tâm giao từ thế kỷ 19!
Viên ngọc thứ ba ở Thư viện Quốc hội là một cuốn nhỏ và mỏng, kiểu như sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nga. Từ những biểu đồ và các con số, tôi có thể nhận ra cuốn sách nói nhiều về tăng sản lượng của cái này và cái kia – kiểu “tiến bộ xã hội chủ nghĩa” thường thấy.
24 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Còn có cả một bản đồ Kyzyl với hình vẽ của nhiều tòa nhà. Ngay lập tức tôi nhận ra tòa nhà chính phủ mới, trụ sở Đảng khu vực, bưu điện và khách sạn; có cả một nhà hát kịch. Một đường xe điện bánh hơi chạy thẳng từ sân bay về trung tâm thành phố. Tôi sao chụp lại tấm bản đồ để Richard có thể xem khi tôi quay lại California.
Trong cuốn sách nhỏ còn có một tấm bản đồ phác thảo cả đất nước, trên có hình của rất nhiều loài động vật: ở phía đông bắc có cáo và tuần lộc; phía nam có lạc đà và phía tây là bò Tây Tạng – tất cả trong phạm vi 150 dặm quanh Kyzyl. Tôi nghĩ, hệ động vật ở đây thật đa dạng. Có lẽ, Tuva hiện hữu trên những con tem của năm 1936 và trong cuốn sách của Mänchen Helfen vẫn còn có thể tìm thấy ở đâu đó gần Kyzyl ngày nay.
Là một khách thăm, tôi không được mượn sách của thư viện Quốc hội; rồi tôi sẽ phải đặt mượn chúng qua thư viện của địa phương mình. Với tâm trạng bất an, tôi đành trả chúng lại cho thủ thư, rất có thể không bao giờ tìm lại được nữa.
Khi tôi quay lại California và xem qua thư từ, thì thấy có thư phản hồi của đài phát thanh Moscow: tuy họ không có thông tin gì về bức tượng bằng vàng của người Scythia tìm thấy ở Tuva, họ đã cho biết là, Tuva sẽ được đề cập đến trong chương trình hằng tuần “Vòng quanh Liên Xô” vào ngày 17 tháng Giêng, nghĩa là chỉ vài tuần nữa. Tôi nghĩ, thật may là chúng tôi đã viết cho họ đúng lúc – tôi không hay nghe đài Moscow nên nếu không biết trước thì chắc chắn là sẽ bỏ lỡ chương trình ấy.
Ngày 3 tháng Giêng, hai tuần trước khi có chương trình về Tuva, tôi dò tìm xem ở tần số nào thì nghe được “Vòng quanh Liên Xô” rõ nhất. Phát thanh viên nói, “Chương trình tuần này giới thiệu về Kamchatka…”.
2 - 25
https://thuviensach.vn
Tuần sau tôi lại vào chương trình đó. Lần này phát thanh viên nói: “Chương trình tuần này giới thiệu về Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Moldavi…”
Vào ngày 17 tháng Giêng, sau bữa tối, Richard đến. Chúng tôi chơi trống một lúc. Reng! đồng hồ hẹn giờ của tôi kêu lên – 9 giờ tối, mười lăm phút nữa chương trình sẽ bắt đầu. Tôi bật radio sóng ngắn và chỉnh về tần số của đài phát thanh Moscow. Tín hiệu rất mạnh.
Trong lúc phát thanh viên đọc bản tin, tôi mở bản đồ nội đô Kyzyl mà tôi đã sao chụp được ở Thư viện Quốc hội. Trên sàn nhà, chúng tôi trải món quà Giáng Sinh mà Alan đã tặng tôi – một tấm bản đồ lớn chi tiết của Tuva (Bản đồ không lưu tác chiến E-7) do Cục Bản đồ quốc phòng Mỹ (U.S Defense Maping Agency) ấn hành, trên đó có các đường bình độ, các mẫu thực vật, hồ, sông, đập và – bởi vì bản đồ này chủ yếu dành cho phi công – cả độ chênh lệch giữa phương bắc la bàn và phía bắc thực sự, độ dài và hướng của các đường băng sân bay, vị trí và độ cao của các tháp phát thanh.
Đã đến giờ bắt đầu chương trình nên tôi bật máy ghi âm. Phát thanh viên nói, “Chủ đề của chương trình tuần này do thính giả Ralph Leighton ở Altadena, California đề xuất. Hôm nay chúng ta sẽ tới thăm Tuva, nằm ở trái tim của châu Á…”
“Tuyệt vời! Họ làm cả một chương trình cho chúng ta!” Richard thốt lên.
Đa phần chương trình là những gì tôi đã tìm thấy trong cuốn Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô ở thư viện San Francisco – nhưng tên của một số tỉnh đã bị đọc sai, và một số chỉ dẫn chưa chính xác. Nhưng rồi có một câu chuyện mà chúng tôi chưa từng nghe: trước đây, người dân địa phương đã từng làm áo khoác và ủng bằng một loại vật liệu có tên asbestos (mà như sau này tôi được biết thì theo
26 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
tiếng Tuva có nghĩa là “sợi len núi”), nó cho phép họ nhảy múa trên than nóng – qua đó biểu hiện quyền năng phi thường của mình. Rồi đến đường lối của Đảng về việc Tuva đã gia nhập Liên Xô năm 1944 như thế nào, cũng như mọi sự đều tốt đẹp dưới thời xã hội chủ nghĩa ra sao. Cuối cùng, người dẫn chuyện nói, “Mặc dù trong quá khứ Tuva đã từng bị cô lập với thế giới bên ngoài, ngày nay con đường đến với vùng đất này không còn khó khăn gì nữa: Bạn có thể dễ dàng bay thẳng từ Moscow đến Kyzyl”. Phát thanh viên một lần nữa nhắc đến tên tôi trong nhạc hiệu kết thúc chương trình. Chúng tôi sướng mê đi.
“Đến Tuva rất dễ!” Richard nói. “Chính họ đã nói thế!” Chúng tôi ngay lập tức bàn thảo một lá thư gửi đài truyền thanh Moscow, tôi đề xuất rằng Altadena và Kyzyl kết nghĩa thành phố chị em, nhưng Richard can ngay và nhắc tôi về mục đích của chúng tôi: “Tất cả những gì chúng ta nên làm là cảm ơn đài truyền thanh Moscow về chương trình này, nhắc lại việc họ nói rằng đến Tuva rất dễ, rồi nhờ họ giúp ta đi đến đó”.
Tôi đã phấn khích đến nỗi hôm sau mở cả băng ghi âm cho lớp địa lý của mình nghe mà không hề nghĩ đến việc liệu có học sinh nào báo với hiệu trưởng rằng “Thầy Leighton mở đài phát thanh Moscow ở lớp của mình”. (Đó là năm 1979: Chiến tranh Lạnh vẫn còn đang rất căng thẳng, những gì thuộc về Nga đều không được đón nhận, và giáo viên vẫn còn phải ký vào bản tuyên thệ trung thành.) Thậm chí tôi còn mở băng ghi âm ở cả các lớp toán của mình. Trong số học sinh của tôi có hai em người Armeni đến từ Yerevan, có biết chút ít tiếng Nga. Bây giờ, khi Tuva đã là “dễ dàng đến thăm”, tôi nhờ hai học sinh này dịch giúp một bức thư gửi đến “Khách sạn Kyzyl, Tuva ASSR”, hỏi về giá phòng.
2 - 27
https://thuviensach.vn
Vài ngày sau tôi viết xong lá thư gửi Đài phát thanh Moscow. Ngoài việc cảm ơn họ vì đã làm hẳn một chương trình dành cho mình, tôi đã khuếch trương sự thật rằng tôi là một giáo viên địa lý, và bây giờ thì tất cả học sinh của tôi đều đã biết về Tuva. Sau đó tôi gợi lại với Đài phát thanh Moscow rằng theo chương trình của họ thì Tuva “rất dễ đến thăm”, rồi dạm hỏi: “Liệu tôi có thể đến thăm Tuva được không?” (Cho là, một khi thầy giáo địa lý đã được phép thì có thể bổ sung một giáo sư vật lý sau).
Tôi hiểu vấn đề mà chúng tôi sẽ gặp phải: sau chuyến thăm Tuva của chúng tôi, Đài phát thanh Moscow sẽ phỏng vấn chúng tôi, chỉnh sửa lại những gì chúng tôi nói sao cho chỉ còn lại những điều có lợi cho họ, dù thế tôi cho rằng đó là cái giá mà chúng tôi có thể trả được. Không ai nghe Đài Moscow cả, tôi viện lý do. Nếu không thì các chương trình về Kamchatka và Moldavia hẳn đã được bắt đầu bằng một cái tên của thính giả nào đó, như ở chương trình dành cho chúng tôi.
Trong khi chờ đợi thư trả lời của Đài phát thanh Moscow – khoảng thời gian được đánh dấu bằng vụ rò rỉ phóng xạ ở Three Mile Island và cuộc bầu cử của Margaret Thatcher – Alan cho tôi một trang copy từ cuốn Sổ tay Phát thanh và Truyền hình quốc tế, thánh thư của những người nghe phát thanh sóng ngắn. Hai đài Yuzhno-Sakhalinsk (trên đảo Sakhalinsk) và Kyzyl nằm ở tần số 3995 kHz. Bởi vì đang là mùa đông, các sóng tần số thấp hơn sẽ truyền đi dễ hơn ở bán cầu Bắc, nên trong mấy đêm tôi đã đặt đồng hồ báo thức lúc 3 giờ 55 phút sáng và bật đài ở tần số 3995 kHz, hy vọng sẽ bắt được tín hiệu của Đài phát thanh Tuva và trạm ID vào lúc 4 giờ sáng.
Thường thì tôi bắt được một tín hiệu thời gian – chắc là của Yuzhno-Sakhalinsk, bởi vì nơi này cách Los Angeles 5000 dặm, nghĩa là 1200 dặm gần hơn so với khoảng cách từ Kyzyl. (Tuy nhiên, tôi
28 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
cũng không dám chắc, vì các tín hiệu sóng ngắn thường nhảy khỏi tầng điện ly một cách không bình thường.) Nhưng có một đêm tôi bắt được hai tín hiệu, một yếu và một khá mạnh. Tín hiệu yếu hơn nói gì đó giống như “Rabeet Tivah” trước khi nó bị cái mạnh hơn lấn át.
Tôi bật băng ghi âm có “Rabeet Tivah” cho Mary Zirin nghe, cô ấy cho rằng các từ này có thể là “Govorit Tuva” (“Đây là đài tiếng nói Tuva”), lời mở đầu của các đài phát thanh bằng tiếng Nga. Điều này thôi thúc tôi gửi một báo cáo thu nhận tín hiệu tới Kyzyl.
Trong lúc tôi đang căng thẳng chờ đợi cái phiếu QSL từ Đài truyền thanh Tuva1 thì nhận được ba cuốn sách, gửi đến từ thư viện quốc hội – các viên ngọc đã không bị biến mất. Tôi ngay lập tức copy từng cuốn bằng máy copy tốt nhất mà tôi có thể tìm thấy, và nhanh chóng gửi trả chúng về Washington. Nhờ sự giúp đỡ hào hiệp của Mary Zirin, cuốn Cụm từ và thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga đã trở thành Cụm từ và Thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga-Anh.
Đó là một cuốn sách nhỏ hữu ích, với các mệnh đề như: “Tôi là giáo viên”, và những câu hỏi như “Bạn có từ điển tiếng Nga-Mông Cổ không?” Nó còn cho biết nhiều điều, như “Làm thế nào để mang được những thứ cần thiết đến cho những người chăn cừu?” – cho thấy là những người chăn cừu ở Tuva vẫn còn sống khá biệt lập vào năm 1972, khi cuốn sách được xuất bản. Có những cụm từ riêng dành cho “trại xuân”, “trại hè”, “trại thu”, và “trại đông”, cho ta mường tượng là những người Tuva vẫn di chuyển cùng với gia súc của mình từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác theo mùa. Cũng có cả bằng chứng
1. “QSL” là biệt từ với nghĩa “Tôi thông báo đã nhận được”. Đài phát thanh gửi phiếu QSL báo là đã nhận được thư của thính giả
2 - 29
https://thuviensach.vn
của sự hiện đại hóa: “Bạn gây giống bò bằng cách nào?” – “Chúng tôi tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng tay”.
Về cuộc sống đô thị, câu hỏi: “Có bao nhiêu phòng trong căn hộ của bạn?” được trả lời là “Tôi có một căn hộ ấm cúng”. (Rõ ràng đây là một chủ đề nhạy cảm, có lẽ ở Kyzyl còn thiếu nhà ở.)
Trong phần có tên là “Các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội” có những cụm từ khá thú vị như: “Các đồng chí, tôi tuyên bố cuộc họp bắt đầu!” – “Chủ tọa cuộc họp” – “Chương trình nghị sự của cuộc họp hôm nay” – “Lấy biểu quyết” – “Hãy giơ tay” – “Ai không đồng ý?” – “Ai bỏ phiếu trắng?” – “Nhất trí thông qua”.
Có hẳn những từ riêng về “vật dân tộc” và “vật tự do”, về “đua ngựa” và “đua ngựa bắn cung”. Có không ít hơn 13 từ và cụm từ mô tả về ngựa – về ngoại hình, tuổi, chức năng và hành vi. Theo tiếng Tuva thì sự thanh lịch bậc nhất được mô tả là “đầy đặn như đuôi cừu”. Cũng có các cụm từ hữu dụng khác, “Liệu có thể nhận được một bộ sưu tập các tác phẩm dân gian không?”
Cuốn cụm từ và thành ngữ nho nhỏ này có hẳn một phần về chào hỏi, nó gợi ý cho chúng tôi về việc viết một lá thư bằng tiếng Tuva. Khi chúng tôi viết đến phần thân của lá thư – chỗ “Tôi mong muốn được đến thăm Tuva” – thì chúng tôi bắt đầu trộn ghép: câu này đã được biến cải từ câu “Tôi mong muốn được hội kiến với đồng chí S” kết hợp với “Họ muốn đến thăm nhà hát”, thay “nhà hát” bằng “Tuva”. Tuy nhiên, việc đó phải khéo léo. Dần dần chúng tôi hiểu ra rằng tiếng Anh được viết ngược lại so với tiếng Tuva: từng từ một thì các câu trên trong tiếng Tuva sẽ là: “Tôi đồng chí S-với hội kiến-mong muốn tôi” và “Họ nhà hát-thăm đến-muốn họ”. (Tiếng Tuva dường như có tình trạng thừa đại từ nhân xưng.)
30 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Nếu chúng tôi cần một từ đặc biệt nào đó, không có trong cuốn từ điển cụm từ và thành ngữ này, chúng tôi sẽ dùng cuốn từ điển Anh-Nga bỏ túi để chuyển nó sang tiếng Nga, rồi dùng cuốn từ điển Nga-Tuva (mượn từ UCLA) để chuyển tiếp từ đó sang tiếng Tuva. Sau đó chúng tôi dùng các cuốn từ điển ngược lại, Tuva-Nga và Nga-Anh để kiểm tra lại việc chọn từ ngữ của mình. Việc kiểm tra như vậy thường dẫn đến một từ khác, và thế là lại phải làm một lựa chọn mới ở khâu tiếng Nga và/hoặc tiếng Tuva.
Khi viết xong, chúng tôi đã gom góp lại, tất cả khoảng mươi câu. Kèm với “Tôi Tuva-thăm đến-mong muốn tôi”, tôi đã hỏi xem liệu có cuốn từ điển Anh-Tuva hay Tuva-Anh nào không, liệu có cuốn sách giáo khoa hay băng ghi âm bằng tiếng Tuva nào không.
Cuối cùng thì chúng tôi đã sẵn sàng để gửi kiệt tác của mình đi – nhưng gửi tới ai? Richard đã để ý thấy một dòng chữ nhỏ in ở phía sau của cuốn cụm từ và thành ngữ: sách được biên soạn bởi Viện Nghiên cứu Khoa học về Ngôn ngữ, Văn học và Lịch sử của Tuva (tên viết tắt trong tiếng Nga là TNIIYaLI), ở số 4 phố Kochetova, 667000, Kyzyl, Tuva ASSR – một địa chỉ chính xác, đầy đủ với cả ZIP code.
Khoảng một tháng sau, tôi nhận được một lá thư từ Liên Xô – không phải chiếc bưu thiếp QSL tôi mong đợi từ Đài phát thanh Tuva, mà là thư trả lời của Đài phát thanh Moscow. Cô Eugenia Stepanova viết rằng, “Tôi đã gọi điện hỏi công ty du lịch và họ nói rằng, vì ở Tuva không có văn phòng, nên không có tuyến nào cho du khách nước ngoài đến vùng đó”. Tuva có lẽ là điểm đến dễ dàng đối với một Muscovite (một người Moscow), nhưng không phải đối với người Mỹ chúng tôi. (Đáng lẽ chúng tôi không nên tin tất cả những gì nghe được từ Đài phát thanh Moscow!)
2 - 31
https://thuviensach.vn
Tôi không chùn bước. “Nếu không có văn phòng du lịch ở Tuva”, tôi biện luận, “thì sao không làm cho họ phải mở một cái ở đó?” Tôi nghĩ ra một kế hoạch:
1. Tôi viết một bài báo du lịch về vùng đất Tuva với những con tem bưu điện tuyệt đẹp, làm như tôi đã đến đó (tôi sẽ viết dưới dạng “khi người ta đến đây” và “khi người ta đến đó”) và gửi bài viết cho nhiều tạp chí du lịch.
2. Một tạp chí du lịch sẽ in bài viết này, và sẽ chỉ cho độc giả cách thu xếp một chuyến đi đến Tuva: “Liên hệ với công ty du lịch Xô Viết”. (Cung cấp một địa chỉ.)
3. Chúng tôi sẽ nhờ tất cả những người quen biết trên khắp nước Mỹ viết thư cho công ty du lịch đó nói rằng, họ đã đọc về Tuva trong tạp chí du lịch này và muốn có thêm thông tin.
4. Thể theo “yêu cầu của đông đảo khách du lịch”, công ty du lịch sẽ mở một văn phòng ở Kyzyl. (Cũng không sao nếu thực ra chỉ có hai người sẽ đến Tuva, và văn phòng này sẽ đóng cửa một tháng sau đó.)
Richard lắc đầu vì choáng, nhưng ông không thể thuyết phục tôi từ bỏ việc này. Tôi viết một bài báo có tựa đề “Chuyến đi tới góc thứ năm của thế giới”, và gửi nó tới nửa tá tạp chí du lịch. Kế hoạch chưa bao giờ vượt qua được bước 1.
Vẫn không lùi bước, tôi nghĩ: Nếu chúng tôi không thể làm cho công ty du lịch mở một văn phòng ở Tuva, vậy thì nơi gần nhất đã có sẵn văn phòng là ở đâu? Câu trả lời: Abakan, 262 dặm về phía tây bắc của Kyzyl, theo như tập bản đồ dành cho lái xe của Liên Xô mà tôi lấy được ở Bulgaria trong chuyến đi cắm trại ở Balkans. Công ty du lịch có xe cho thuê ở Abakan. Chúng tôi có thể lái xe từ đó tới
32 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Shushenskoye, một ngôi làng – nay đã được tôn sùng – nơi Lenin đã bị đày dưới thời Nga Hoàng; một lối rẽ khoảng 40 dặm dọc theo đường đến Tuva. Chúng tôi có thể dễ dàng bị lỡ chỗ rẽ và chạy xe hết ga khoảng hơn 222 dặm. Ngay cả nếu chúng tôi bị vướng với dòng xe tải, thì vẫn có thể đến được Kyzyl trước lúc trời tối – nhất là vào mùa hè, khi mặt trời lặn vào khoảng 10 giờ tối. Từ Kyzyl chúng tôi có thể gọi điện về Akaban và nói rằng chúng tôi đã bị lạc đường.
Richard cực lực phản đối cái kế hoạch này, bởi nó là một sự gian dối. Hành động dưới một chiêu bài gian dối là sai lầm lớn nhất như đã viết trong cuốn sách của ông.
Vào mùa hè năm 1979, Jimmy Carter và Leonid Brezhnev ký hiệp ước SALT II. Trong thời gian đó tôi viết thêm các lá thư bằng tiếng Tuva, lần này gửi tới Bashky (giáo viên) của Shkola (hình như trong tiếng Tuva không có từ nào mang nghĩa “trường học”), ở các thị trấn xa xôi có tên gọi theo tiếng Tuva, ở đó (theo tấm bản đồ Các dân tộc Xô Viết mà tôi tìm thấy ở UCLA) phần đông người Tuva đang sinh sống.
Tôi cũng tiếp tục công việc tìm kiếm ở các thư viện quanh Nam California. Tôi đã tìm thấy một bài trên Thời báo London (Times of London, ngày 23 tháng Mười một năm 1970). Tác giả là Owen Lattimore, một người đã từng đến Tuva trên đường đi tới Mông Cổ. Anh ta hẳn là người phương tây đầu tiên đến Tuva kể từ chuyến thăm của Otto Mänchen Helfen, hơn bốn mươi năm về trước. Bài viết của Lattimore kết thúc bằng đoạn dưới đây:
Và cuối cùng, chính những người Tuva. Họ là những người quyến rũ nhất trong những dân tộc thiểu số mà tôi đã từng gặp ở Liên Xô. Hầu hết với chiều cao trung bình, họ thường có khuôn mặt trái xoan,
2 - 33
https://thuviensach.vn
mũi hơi nhô lên khá đẹp và thanh tú, và thường có mắt hơi nghiêng. Họ tao nhã, vui vẻ và tự tin. Họ thích đồ ăn và đồ uống ngon, thích giao lưu cởi mở với một phong cách nhẹ nhàng; nhưng kiểu thức học vấn của họ, ở những lĩnh vực mà tôi đã được làm quen, là chính xác và nghiêm túc. Tôi đã để lại trái tim mình cho Tuva và con người ở đây.
Tất nhiên, tôi đã lần tìm được địa chỉ của Lattimore ở Anh và hỏi bằng cách nào mà anh ấy đã đến được Tuva. Lattimore trả lời trong một bức thư viết tay rằng anh đã đến đó với tư cách là khách của Trung tâm Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Xô Viết, và chuyến đi ấy đã được thu xếp ở Novosibirsk. Phải vài năm sau tôi mới nhận ra rằng, lời đáp ấy cho câu hỏi ngây thơ của tôi đã được gửi đến từ chính “Chúa trời” – chủ nhiệm khoa Trung Á học.1
Ngay sau đấy, tôi bắt đầu nhận được ấn phẩm có tên là Bản tin Trung Á (Central Asia Newsletter), gửi từ nước Anh. Hóa ra, trong quá trình tìm hiểu của tôi ở các trường đại học và cao đẳng, ai đó đã điền tên tôi như một chuyên gia trong danh sách những người thường xuyên được nhận tài liệu. Sự hứng khởi của tôi lại được bồi thêm bằng một bức thư của TS. Thomas E. Ewing ở Đại học Leeds, bức thư được bắt đầu bằng, “Thật vinh dự được chào đón ông đến với Tuva học – chỉ mình sự hiện diện của ông đã nhân đôi số người trong lĩnh vực này”.
Mùa thu năm 1979, một năm học mới lại bắt đầu. Một lần nữa, những sự kiện quốc tế nghiêm trọng đã được thảo luận trong lớp địa lý của tôi; Việt Nam tấn công Campuchia và đuổi tên độc tài
1. Owen Lattimore (1900-1989) là một học giả và tác giả người Mỹ, đã sống ở Anh từ 1963. Nét đặc biệt của ông là có quan hệ tốt với Liên Xô, Mông Cổ và Trung Quốc (cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc).
34 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
diệt chủng Pol Pot đi biệt xứ; Tổng thống Park Chung Hee của Hàn Quốc bị ám sát; và vào tháng Mười một, quân lính Iran đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ tại Tehran và bắt giữ hơn 50 con tin.
Sau đó, qua mùa Giáng Sinh, Hồng quân Liên Xô xâm chiếm Afghanistan. Andrei Sakharov, nhà vật lý Xô Viết nổi tiếng, người đã thành lập một ủy ban ở Moscow để giám sát việc thực hiện Hiệp ước Helsinki về Quyền con người của Liên Xô, đã công khai lên án cuộc xâm lược này. Leonid Brezhnev đã đày ông về Gorky, một thành phố không có chỗ cho người nước ngoài. Trong một bức thư được bí mật tuồn sang phương Tây, Sakharov đã kêu gọi các nước trên thế giới tẩy chay Thế vận hội Olympic, sẽ diễn ra tại Moscow vào mùa hè năm đó. Tổng thống Carter, người xem quyền con người là tâm điểm của chính sách đối ngoại, đã tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ đi đầu trong cuộc tẩy chay này.
Bước sang năm 1980, Richard và tôi nhận ra rằng chúng tôi vẫn giậm chân tại chỗ. Với mối quan hệ Mỹ-Xô xấu đi từng ngày, chúng tôi hiểu là cơ hội tới thăm Kyzyl của mình đã trôi tuột từ mong manh tới không tồn tại.
Dù vậy, tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm sách về Tuva ở các thư viện khu vực khác nhau. Ở một trong những cuốn sách đó, tôi đã bắt gặp một tấm ảnh chụp ở Kyzyl, nó làm trái tim tôi đập rộn ràng: một cột tháp cao với một quả cầu ở phía dưới, đặt trên một cái bệ có dòng chữ TSENTR AZII, AZIANYNG TOVU, và THE CENTRE OF ASIA – rõ ràng là được lấy cảm hứng từ người bạn tinh thần của chúng tôi, nhà du lịch Anh lập dị đã được mô tả trong cuốn sách của Mänchen Helfen. Tôi đưa cho Richard xem bức ảnh. Và cột mốc kỷ niệm “Trung tâm châu Á” này đã trở thành chiếc Chén Thánh của chúng tôi.
Ở một thư viện khác tôi cũng tìm được nhiều thứ: một cuốn sách mới ra, có tên là Cẩm nang Tuva, của John R.Krueger, một giáo sư ở
2 - 35
https://thuviensach.vn
Đại học Indiana. Cuốn sách đầy thông tin – hơn 75 trang về địa lý, lịch sử, kinh tế và văn hóa Tuva – cùng với mô tả chi tiết về ngôn ngữ Tuva. Trong mục có tiêu đề “Nghệ thuật truyền thống”, chúng tôi bắt gặp những dòng thú vị này:
Một nét đặc trưng và đặc thù của âm nhạc Tuva là kiểu đơn ca hai giọng hay hát “họng” thường thấy ở những người Tuva bản địa và ít thấy ở nơi nào khác. Ca sĩ hát bằng hai giọng. Anh ta hát nền bằng một giọng trầm nhưng đồng thời kèm một âm cao trong trẻo đến bất ngờ giống như tiếng sáo.
Kiểu hát bằng họng duy nhất mà tôi được biết là sự bắt chước kỳ lạ tiếng các loài động vật kêu của những người phụ nữ Inuit ở phía bắc Quebec, mà tôi đã nghe được vài năm về trước trên đài phát thanh Canada. Nhưng, một người đơn ca mà có thể hát đồng thời hai nốt thì không chỉ kỳ lạ, mà là dường như không thể! Chúng tôi phải tự nhìn thấy – và tự nghe thấy điều đó.
Một nhận xét thú vị khác trong Cẩm nang Tuva là về cách phát âm: “Cho dù chấp nhận thuật ngữ ‘những nguyên âm thanh hầu’ trong cuốn sách này, vẫn không thể nắm bắt được một cách chính xác bản chất ngữ âm cũng như cách phát âm của những âm thanh ấy”. Nói cách khác, tiếng Tuva là một ngôn ngữ bí hiểm đến mức mà tác giả chưa bao giờ nghe thấy.
Cuốn sách của giáo sư Krueger có nêu một vài ví dụ về chữ viết Tuva, một bảng chú giải thuật ngữ Tuva-Anh, và một danh mục tham khảo 16 trang, bao gồm bảng liệt kê các cuốn sách viết bằng tiếng Tuva hiện có ở Đại học Columbia. Cẩm nang Tuva đã trở thành cuốn Kinh Thánh của chúng tôi.
36 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Vào cuối tháng Giêng, tôi thấy một bức thư lạ trong hộp thư của mình: thư gửi tới “Ralph Leighton, 248 N. Page Dr., Altadena, California USA 91001”. Tôi nhìn dấu bưu điện với các ký tự Nga; kiểu như K, 61, 3, 61, chữ U ngược. Nhưng tôi đã hiểu, đó là K – Y – Z – Y – L. Một bức thư từ Kyzyl!
Tôi không vội mở thư, mà muốn đợi đến khi Richard về nhà. Tối hôm đó, tôi sang nhà Feynman, cầm thư trong tay. Richard đã rất bất ngờ và hứng khởi. Chúng tôi cùng mở lá thư. Thư đề ngày 7.1.1980, mà chúng tôi hiểu là ngày 7 tháng Giêng vì ngày 1 tháng Bảy thì chưa tới. Nó đến từ TNIIYaLI, Viện nghiên cứu Khoa học về Ngôn ngữ, Văn học và Lịch sử Tuva, một địa chỉ được ghi trong cuốn Cụm từ và thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga. Tất cả những gì tôi có thể hiểu chỉ là tên mình, được viết ở ngay câu đầu tiên. Vì thế tôi và Richard đi sang chỗ tôi để tra cứu cuốn Cụm từ và thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga. Từ đầu tiên của lá thư, “Ekii”, là ở cụm từ thứ ba trong cuốn sách: nó có nghĩa là “Xin chào”. Vậy nên câu đầu tiên là “Xin chào, Ralph Leighton!” Nhưng tiếp theo thì cuốn cụm từ và thành ngữ trở nên vô dụng: các cụm từ được sắp xếp theo chủ đề, không phải theo vần chữ cái.
“Dù sao thì chúng ta không thể hy vọng là mọi thứ sẽ được viết ra giống y như trong cuốn cụm từ và thành ngữ”, Richard nói. “Lá thư này được viết bằng ngôn ngữ Tuva đích thực – chứ không phải cái thứ Tuva rởm, như của chúng ta”.
Richard lấy ra bản copy cuốn từ điển Tuva-Nga, còn tôi lấy ra cuốn từ điển bỏ túi Nga-Anh, cùng với cuốn Cẩm nang Tuva. Từng từ một, chúng tôi giải mã câu thứ hai: “Năm mới với!” Vậy, câu thứ hai có nghĩa là “Chúc Mừng Năm Mới!”
2 - 37
https://thuviensach.vn
Câu thứ ba hiện ra như thế này “Tôi Daryma Ondar được gọi, bốn mươi lăm tuyết rơi Tôi”.
Chúng tôi không tài nào hiểu được “bốn mươi lăm tuyết rơi Tôi”. “Hãy tưởng tượng anh là một người Navajo sống trong một khu bảo tồn ở New Mexico”, Richard nói, bắt đầu cười lớn. “Và một hôm, chẳng biết từ đâu ra, anh nhận được một lá thư của một tay người Nga viết bằng thứ tiếng Navajo quá tệ, tay này dùng cuốn cụm từ và thành ngữ Navajo-Tây Ban Nha-Anh mà bạn của anh ta đã dịch giúp sang tiếng Nga. Thế là anh viết lại cho tay người Nga ấy bằng tiếng Navajo đích thực…”
“Chẳng khác gì, việc đọc tiếng Tuva đích thực thật khó”, tôi nói. Rồi đột nhiên Richard nói, “Rồi! Tôi hiểu rồi: anh chàng này bốn mươi lăm tuổi”.
Rất hợp nghĩa. Nó cũng giống như nói, “Tôi đã sống qua bốn mươi lăm mùa đông” – một lối nói thích hợp với Tuva, miền đất kẹp giữa Siberia và Mông Cổ.
Chúng tôi tra cứu lại các từ điển. Có một nghĩa thứ hai cho từ “snowy” này, nó có nghĩa letnii trong tiếng Nga – “mùa hè” trong tiếng Anh.
“Mùa đông, mùa hè, thì có quan trọng gì?” Richard nói. “Nó vẫn có thể ngụ ý là anh ta đã sống bốn mươi lăm năm”. Rồi tôi xem lại cẩn thận cuốn cụm từ và thành ngữ. Ở cuối trang 32 có câu hỏi “Bạn bao nhiêu tuổi?” Và ở đầu trang 33 là câu trả lời: “dörten besh kharlyg men” – “bốn mươi lăm tuyết rơi Tôi”.
38 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Những giai điệu
bí ẩn
Chúng tôi vui vẻ vật lộn suốt một tuần mới dịch xong được lá thư của Ondar Daryma, từng từ một. Cuối cùng, nó là như thế này:
Của bạn viết lá thư - của bạn đọc làm quen tôi. [Tôi đã thấy lá thư của bạn và đọc nó.] Bằng tiếng Tuva viết - của bạn vui vẻ đầy-là-tôi. [Tôi rất vui là bạn đã viết bằng tiếng Tuva.] Tiếng Tuva của chúng tôi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan. [Tiếng Tuva có họ hàng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.] Bạn lá thư đến? [Bạn đã nhận được lá thư này chưa? – Một câu hỏi hơi lạ, chúng tôi nghĩ, vì có duy nhất một lời đáp.] Ai từ lá thư nhận bạn? [Bạn đang trao đổi thư với ai?] Viện chúng tôi từ lá thư lấy bạn? [Bạn đang trao đổi thư với ai đó ở viện chúng tôi?]
Lá thư của Daryma tiếp tục:
3
39
https://thuviensach.vn
Kyzyl thành phố - trong sách các cửa hàng là. Các từ điển Nga Tuva và Tuva-Nga sách có. Trung tâm của Tuva Kyzyl thành phố. Trung tâm châu Á nơi thành phố chúng tôi đẹp, sạch. Ở đây vài ngày môi trường của nó – do người ta dứt bỏ không. [dịch nghĩa tốt nhất mà chúng tôi có thể làm là: Khi đã ở lại trong môi trường Kyzyl vài ngày, người ta sẽ không thể dứt đi được.] Chúng tôi – bằng Tuva-Anh từ điển sách không. Ghi lại viết bài hát, giai điệu. Bạn quan tâm đến điều gì? Chúng tôi tới thư từ viết bạn.
Đoạn cuối cùng như sau:
Tôi này viện ở Tuva văn học truyền miệng dân gian sưu tập viết tôi [Câu này gợi nhớ – cụm từ, “Liệu có khả năng nhận được một tuyển tập các công trình về văn hóa dân gian không?” Chính người sưu tầm viết cho chúng tôi!] Mười lăm năm đang làm việc vẫn-tôi. Theo lá thư viết của bạn đợi đang tôi. Sung túc-lớn cho-bạn-với bạn muốn-tôi. Lớn-với đầy-là-tôi. [Cụm từ đó ở phần được ghi là “cám ơn”: nó có nghĩa là “Tôi cảm ơn rất nhiều”.]
Chúng tôi đã rất hứng thú với việc giải mã lá thư của Ondar đến nỗi trong vài tuần không nhận ra là, trong thư ông ấy không hề nhắc đến việc làm thế nào có thể đến thăm Tuva.
Khi tôi bắt đầu thu thập câu chữ để đưa vào lá thư trả lời thì Richard lật qua cuốn Cẩm nang Tuva. Bỗng nhiên ông bảo, “Này Ralph, nhìn đây: có một cuốn sách ở thư viện Đại học Columbia, tên là Tyva Tooldar, do O.K Daryma và K.X Orgu biên tập”.
Tôi nhìn vào thư của Ondar: tên đầy đủ của ông là Ondar Kish Chalaevich Daryma.
Tyva Tooldar (Truyện Tuva), cuốn cuối cùng trong danh mục tham khảo, được miêu tả như một dạng “sưu tập văn hóa dân gian
40 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
khác”. Nhưng với chúng tôi, tác giả của nó, O.K. Daryma, không chỉ là một nhà sưu tầm văn hóa dân gian khác.
Một vài tuần sau, lá thư trả lời của chúng tôi đã được hoàn tất. Tôi giới thiệu Richard với Ondar; chúng tôi kể ra Cuốn cụm từ và thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga như là cội nguồn tiếng Tuva của chúng tôi, và nói rằng chúng tôi rất quan tâm đến địa lý và văn hóa dân gian, viện dẫn những con tem năm 1936 với những căn lều, gia súc, tuần lộc, lạc đà, bò Tây Tạng, đấu vật, đua ngựa và bắn cung. Chúng tôi hỏi, “Tuva-ở những thứ này vẫn ngày nay còn?”
Rồi chúng tôi nhắc đến cách hát “họng” kỳ bí bằng cái tên riêng Tuva của nó, höömei, và hỏi liệu có chăng các băng thu âm. Lá thư của Ondar có viết “Ghi lại viết bài hát, giai điệu” nên chúng tôi nghĩ là mình có thể nhận được câu phản hồi tích cực cho câu hỏi này.
Richard viết phần bổ sung của riêng ông vào lá thư của chúng tôi, kể rằng ông đã thấy cuốn sách của Daryma trong danh mục của thư viện Đại học Columbia ở New York. Dưới tên mình, Richard vẽ cái hoa văn mà ông đã thấy ở một cuốn sách về Tuva.
Chúng tôi gửi lá thư đi vào giữa tháng Hai, hy vọng là sẽ nhận được thư hồi âm sớm hơn lần trước: lá thư đầu của chúng tôi mất gần một năm mới có trả lời!
“Tôi không hiểu do đâu mà chậm trễ thế”, tôi nói “Thư của Ondar đến ta chỉ mất ba tuần; chẳng lẽ thư của ta đến chỗ ông ấy lại mất tới chín tháng?”
“Có lẽ Ondar đã mất đến chín tháng để hiểu chúng ta đang muốn nói gì”, Richard nói.
Tôi mỉm cười, rồi nghĩ về chuyện gì đó. “Này, tôi biết rồi: đó là FBI. Đây, cái phong bì này được gửi tới Kyzyl, ‘thành phố nguyên tử’ của Liên Xô, nên FBI đã mở nó ra. Chữ bên trong được viết bằng
3 - 41
https://thuviensach.vn
chữ cái Nga, nhưng không phải tiếng Nga – nó hẳn phải là một loại mật mã nào đó. Mất chín tháng để FBI hiểu ra rằng lá thư được viết bằng cái thứ tiếng Tuva chắp vá”.
Khi mùa xuân nhường chỗ cho mùa hè năm 1980, việc Mỹ tẩy chay Olympic Moscow nhắc nhở chúng tôi một cách bất nhã rằng giấc mơ thăm Tuva của chúng tôi sẽ không sớm trở thành hiện thực.
Vào mùa thu tôi bắt đầu một hợp đồng giảng dạy mới ở một ngôi trường khác của Pasadena (lần này không có lớp địa lý). Những buổi chơi trống hằng tuần xen giữa bằng những câu chuyện khôi hài của Richard tiếp tục mang lại cảm giác thật dễ chịu. Mặt trận Tuva hoàn toàn tĩnh lặng.
Tháng Chín năm 1980, Ronald Reagan được bầu làm Tổng thống. Chiến dịch vận động của ông đầy những tuyên bố cứng rắn, chủ yếu là chống Liên Xô. Dịp lễ Tạ ơn, tôi đột nhiên có ý tưởng là cơ hội thăm Tuva của chúng tôi không nhất thiết liên quan trực tiếp
với sự ấm lên của quan hệ Mỹ-Xô; cơ hội của chúng tôi rất có thể liên quan ngược lại: nếu mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô xấu thế, thì sao không góp phần cải thiện nó bằng chính chuyến đi Tuva!
Tôi viết thư cho Đài phát thanh Moscow, TASS (hãng thông tấn của Liên Xô) và Intourist (hãng du lịch của Liên Xô) nói rằng, Tuva là một nơi vô cùng hấp dẫn và đề xuất rằng, tôi sẽ viết một bài về vùng đất này cho National Geographic hoặc Geo. Và, tất nhiên, Richard sẽ đi cùng tôi như một nhiếp ảnh gia.
Intourist đã trả lời ngay: “Cảm ơn ông về lá thư lịch lãm và rất thú vị. Chúng tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo với ông rằng, nơi mà ông quan tâm nằm ngoài các tuyến du lịch của Intourist; vì vậy chúng tôi không thể sắp xếp một chuyến đi như thế”. Đài phát thanh
42 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Moscow trả lời muộn hơn và khuyên tôi nên liên lạc với Intourist. Còn, TASS thì không hề phản hồi.
Khi năm 1980 khép lại, John Lennon bị giết ở New York. Năm mươi hai con tin Mỹ vẫn còn ở Iran, đã hơn một năm kể từ ngày họ bị bắt giữ. Quân đội Liên Xô kỷ niệm năm đầu tiên của họ ở Afghanistan. Mặc cho các quan hệ quốc tế ảm đạm, Richard và tôi tiếp tục cố gắng duy trì mối liên hệ với Tuva. Chúng tôi đã gửi cho Ondar một tập ảnh về California và chúc ông ấy một năm mới hạnh phúc.
Tháng Giêng năm 1981 đã chính thức mang Ronald Reagan vào văn phòng Tổng thống ở Nhà trắng, nhưng nó lại chẳng mang đến cho tôi bức thư nào từ Kyzyl như năm trước. Nghĩ về Ondar Daryma, Richard và tôi nhớ tới cuốn sách của ông ấy, Tyva Tooldar. Một hai ngày sau, thư viện Caltech gửi tới Đại học Columbia yêu cầu được mượn một cuốn sách cụ thể bằng tiếng Tuva.
Vài tuần sau, nhận được cuốn Tyva Tooldar, chúng tôi ngay lập tức copy nó, và chọn trong đó một truyện phù hợp để dịch. Trong mười tám câu chuyện có thể lựa chọn; chúng tôi bắt đầu với câu chuyện ngắn nhất – một trang – có tiêu đề “Tarbagan bile Koshkar” (“Con mac-mot và chú cừu đực”). Chúng tôi thậm chí không thể làm rõ ngay câu đầu tiên. Sau đoạn đầu, dường như có một đoạn hội thoại giữa hai con vật về “sự tồn tại” và “lấy các thứ” từ khu rừng. Chúng tôi đầu hàng.
Câu chuyện ngắn nhất tiếp theo – một trang rưỡi – có tên là ‘Kuskun bile Ügü” (“Con Quạ và con Cú đại). Cái tên này tác động mạnh lên bộ nhớ của tôi; tôi đã từng nhìn thấy một con cú đại Siberi ở vườn thú Los Angeles.
Câu chuyện bắt đầu bằng cụm từ “Shyian am”, dịch ngang là “Vậy là bây giờ”.
3 - 43
https://thuviensach.vn
“Nghe vô nghĩa lắm”, tôi nói.
Richard nhìn vào cụm từ khởi đầu của các câu chuyện Tuva khác. Một nửa chúng bắt đầu bằng cụm từ “Shyian am” hoặc “Shyian”. Ông bảo, “Có lẽ đây là một cách mào đầu câu chuyện phổ biến ở Tuva. Giả như ta tra cụm ‘ngày xửa ngày xưa,’ từng chữ một – thì nó sẽ trở thành ‘ngày xửa’, ‘ngày,’ ‘xưa’ và ‘một quãng thời gian bất định khi đó mọi chuyện diễn ra.’ ‘Vậy là bây giờ’ cũng có nghĩa y như thế”.
Chúng tôi chuyển sang câu tiếp sau. Nó là “Xa về trước rất lạnh lâu lắm rồi mọi thứ cách này”.
Câu chuyện về con quạ và con cú đại có vẻ dễ giải mã hơn (ít nhất là chúng tôi nghĩ vậy); chúng tôi chỉ mất đâu khoảng hai mươi giờ, trải ra trong vài tuần. Hình như là, một hôm con quạ và con cú đại gặp nhau trong rừng và tranh biện nhau xem ai biết nhiều “ngôn ngữ” hơn. Cú đại tuyên bố mình biết chín ngôn ngữ, và thử bắt chước tiếng kêu của một đứa bé và của một con cáo. Quạ tuyên bố sở hữu bảy mươi mốt ngôn ngữ, nó bắt chước mọi vật từ gà và kền kền đến gia súc, ngựa và chuột túi. (Chuột túi ở Tuva gây ra tiếng động?)
Dù thế nào đi nữa, hai con chim này đã gọi nhau bằng đủ loại tên xấu xa cho đến khi chúng chẳng còn gì để mà cãi nhau nữa. Và đó là lý do vì sao mà quạ chỉ xuất hiện vào ban ngày, còn cú thì chỉ vào ban đêm.
Thành công trong việc giải mã câu chuyện Tuva này đã khích lệ chúng tôi viết một lá thư nữa cho Ondar Daryma. Với những từ được chuyển thể từ cuốn Cụm từ và thành ngữ và từ lá thư trước của ông ấy, chúng tôi đã hỏi, liệu ông ấy có thể đọc thành tiếng “Con quạ và con cú đại” và thu âm để chúng tôi có thể nghe xem tiếng Tuva nó như thế nào. (Nhờ đó chúng tôi cũng có thể đóng góp phần nào cho Tuva học bằng cách gửi băng thu âm cho Giáo
44 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
sư Krueger, tác giả của Cẩm nang Tuva, rõ ràng là ông chưa từng nghe thấy ngôn ngữ này.)
Chúng tôi cũng tự tin hơn để bày tỏ mong muốn đến thăm Kyzyl của mình: chúng tôi đã viết một câu như thế này, “Điểm Trung tâm châu Á những ngày-vào môi trường của nó-trong ở lại thích-chúng tôi. Ông-tới thỏa mãn lớn-với gặp chúng tôi!”
Chúng tôi đã gửi lá thư đi vào tháng Ba.
Vài ngày sau, Richard gọi tôi lại. “Này, anh bạn”, ông nói, “ Kinh độ và vĩ độ của Tuva là bao nhiêu nhỉ?”
“Khoảng 52o Bắc và 95o Đông. Có chuyện gì vậy?”
“Tôi sắp tham gia một dạ hội trang phục. Năm nay quy định chỉ dùng các trang phục truyền thống thuộc vùng lãnh thổ nằm giữa các vĩ độ 40o Bắc và 10o Nam, và giữa các kinh độ 30o và 150o Đông. Tôi định chọn một bộ cà sa Tuva”.
Tôi với vội cuốn atlas. “Tệ quá, họ không cho ông thêm 10o nữa”, tôi nói. “Có một phần rất nhỏ của Tuva nằm dưới 50o Bắc”. “Đúng vậy. Tôi nghĩ, lựa chọn tốt nhất có lẽ là Tây Tạng”. “Đó là một lựa chọn không tồi; áo cà sa của các nhà sư Tuva và của các nhà sư Tây Tạng chắc là rất giống nhau”.
Gweneth là một thợ may giỏi – bà ấy đã may những bộ y phục rất cầu kỳ cho Carl và Michelle vào mỗi dịp Halloween – thế là bà tra cứu các tạp chí địa lý quốc gia để tìm một bài về Tây Tạng. Bà đã tìm thấy ngay một bài về Ladakh, một vùng Himalaya hẻo lánh thấm đậm truyền thống Lạt ma. Trang phục Ladakh rất độc đáo, với hai cánh tai nhô dài ra ở hai bên mũ. Ladakh, được đấy.
Richard đến một cửa hàng bán quân trang phế loại và mua một vòng bi nhỏ. Ông lồng vòng bi quanh một chân ghế sofa gỗ mà ông
3 - 45
https://thuviensach.vn
đã mua ở một cửa hàng dụng cụ gia đình, buộc quanh vòng bi một cái hộp bằng thiếc, nối tiếp với một dây xích mảnh. Ở đầu dây ông treo một vật nặng (một hộp Coca-Cola tí xíu lấy từ vòng chìa khóa), và thế là có một cái bánh xe cầu nguyện của thầy tu. (Vật nặng ở đầu dây xích giúp thầy tu quay bánh xe cầu nguyện của mình – thực ra là một hình trụ – bằng cách lắc lư cổ tay.) Một vòng quay của bánh xe tương ứng với một lời cầu nguyện bên trong – một cách rất hiệu quả để hoàn thành nghĩa vụ tâm linh của mình trong khi chăn dắt bò.
Richard muốn bánh xe cầu nguyện của mình trông phải như thật. “Tìm đâu được mấy chữ viết Tây Tạng nhỉ?” ông hỏi.
“Tôi có bản copy cuốn Trung Quốc qua tranh bằng tiếng Tây Tạng”, tôi nói. (Tôi đã mua nó ở phố Tàu cùng với các bản tiếng Anh, Trung, Mông Cổ, và Uighur.) Bị áp lực về thời gian, Richard đã chép ra một câu trái ngược hẳn với lời cầu nguyện, nó ngụ ý đại loại như, “Mong cho bó đuốc dẫn đường của Mao Chủ tịch chiếu sáng muôn đời!”
Bộ trang phục là một thành công lớn. Richard kể rằng, khi ông và Gweneth xuất hiện ở bữa tiệc, một phụ nữ đã thốt lên không kịp thở, “Ladakh! Ông đến từ Ladakh! Ông đào đâu ra bộ trang phục này thế?”1
Vào cùng khoảng thời gian ấy, tôi cũng đã mở rộng tầm mắt của mình đôi chút. Một vài người bạn Nhật Bản đã đưa tôi đi xem Dersu Uzala, một bộ phim hợp tác Xô-Nhật của đạo diễn Akira Kurosawa. Bộ phim này đánh dấu một sự thay đổi lớn so với những phim trước của Kurosawa: thứ nhất, nó là phim màu, và thứ hai, câu chuyện
Richard trong trang phục
1. Một họa sĩ của Pasadena, Sylvia Posner, đã vẽ truyền thần bức ảnh của Richard trong bộ trang phục ấy. Ảnh đen-trắng bức tranh của Posner được trình bày ở trang 274
46 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Richard trong trang phục cà sa Ladakh với bánh xe cầu nguyện.
3 - 47
https://thuviensach.vn
không xảy ra ở Nhật mà ở miền đông Siberia. Thêm nữa, không có sự tham gia của ngôi sao Toshiro Mifune, thay vào đó là các diễn viên Xô Viết. Dersu Uzala đã đoạt giải thưởng của Viện Hàn lâm điện ảnh cho phim nước ngoài xuất sắc nhất năm 1975.
Bộ phim kể về một nhóm khảo sát, vẽ bản đồ biên giới Nga-Trung vào khoảng thời gian trước thềm thế kỷ 20. Mấy chàng lính Nga lực lưỡng và hoạt bát bắt gặp Dersu, một thợ săn nhỏ thó, người đã quở trách mấy anh lính này về hành vi phóng đãng của họ. Trong một tình cảnh rất đau buồn, Dersu đã cứu mạng sống của người đội trưởng khi một cơn bão khủng khiếp càn quét suốt đêm trên một cái hồ đóng băng.
Với cái đầu suy nghĩ đơn chiều, tôi tưởng tượng ngay rằng Dersu là một người Tuva, mặc dù bộ phim đã cho biết, anh ta đến từ bộ tộc “Goldi”.1
Ngay sau buổi xem phim hoành tráng ấy, Mary Zirin đã gửi cho tôi tên một cuốn sách mà cô đã nhìn thấy trong một tập quảng cáo sách của nhà xuất bản Đại học Cambridge: cuốn Những người du mục Nam Siberia. Cô ấy biết rằng cuốn sách viết về Tuva vì tên tiếng Nga của nó là: Istoricheskaya etnografiya tuvinstev (Dân tộc học lịch sử của người Tuva). Tác giả là Sevyan Vainshtein. Chúng tôi ngay lập tức đặt mua cuốn sách đó.
Bìa trước của cuốn sách trình bày ảnh của một người đàn ông khoác áo thụng dài, đứng cạnh một con ngựa nhỏ đốm trắng. Ở bìa sau là ảnh của tác giả đứng cùng ba người Tuva bên ngoài một cái
1. Trong khi âm thầm lục hết các giá của thư viện công cộng San Francisco bị sập do động đất để tìm cuốn sách mà Richard thích (Con đường tới Lãng quên của Vladimir Zenzinov) tôi đã bắt gặp ở cùng dãy cuốn Dersu the Trapper của Vladimir K. Arsenev (New York, 1941). Phim của Kurosawa dựa trên cuốn sách này.
48 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
lều tròn. Một trong mấy người Tuva này đội mũ lông và mặc một cái áo choàng bằng da cộc tay, treo lủng lẳng hàng tá dây thừng dây chão. Một tay ông ta (hoặc cũng có thể là bà ta – khuôn mặt chỉ mờ mờ hiện ra sau bức màn của các sợi dây ngắn hơn) nắm một cái trống to 12 cạnh, trên có vẽ các đốm màu trang trí; tay kia cầm dùi trống. Mặc dù phần chú giải không nói gì, chúng tôi biết đó là ai: một shaman (pháp sư) – một shaman Tuva đích thực. Bức ảnh được chụp năm 1959.
Cuốn sách có lời giới thiệu khái quát của nhà nhân chủng học người Anh, tiến sĩ Caroline Humphrey. Lời giới thiệu bắt đầu như sau:
Có rất ít (nếu chưa nói là không có) những tư liệu mắt thấy tai nghe chi tiết về đời sống thôn dã của những người chăn nuôi ở vùng sâu nhất châu Á để độc giả phương Tây có thể dễ tiếp cận…. Cuốn sách của Vainstein do đó là độc nhất vô nhị trong lĩnh vực này…
Trên thực tế, Tuva là một hình mẫu về kinh tế chăn nuôi Trung và Bắc Á. Gồm một nhóm các thung lũng cao ở thượng nguồn sông Yenisei, bốn bề bao bọc bởi các dãy núi, ngăn cách với những vùng xung quanh của Siberia và Tây Bắc Mông Cổ - Tuva thật biệt lập, điều đó giữ cho con người ở miền đất này tránh được sự soi mói từ bên ngoài cho đến tận thời gian gần đây. Nhưng, một loạt các nghiên cứu thực địa của những nhà nhân chủng học Xô Viết làm việc tương đối độc lập với nhau, đã làm sáng tỏ một điều lý thú rằng, Tuva là nơi giao tụ của ba hệ kinh tế truyền thống quan trọng nhất của Trung Á.
Miền đất tương đối nhỏ của lưu vực Yenisei thượng này có hệ sinh thái rất khác biệt, nó hỗ trợ (a) nền kinh tế săn bắn và chăn nuôi tuần lộc ở những vùng rừng núi, (b) nền kinh tế săn bắn, chăn nuôi ngựa và chăn nuôi gia súc quy mô nhỏ ở vùng rừng trên cao và
3 - 49
https://thuviensach.vn
Bìa rời sau
của cuốn
sách Những người du mục Nam Siberia của Sevyan Vainshtein
(Cambridge, 1980) cho thấy vào năm 1959 ở Tuva vẫn còn ít nhất
một Shaman (Được sự
cho phép của Vainshtein).
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
đồng cỏ, và (c) nền chăn nuôi thảo nguyên phức hợp phát triển đầy đủ với năm hoặc nhiều loại vật nuôi hơn trên các thảo nguyên cao và khô ở phía Nam và phía Đông. Điều đáng nói ở đây là, mỗi hình thái kinh tế này đã được ghi nhận ở những cộng đồng Trung Á khác với ngôn ngữ, văn hóa và hình thái chính trị đa dạng và khác biệt.
Cuốn sách của Vainshein là một bức tranh chi tiết hơn của những con tem Tuva – Tuva mà Mänchen-Helfen đã đến thăm. Nó dựa trên tư liệu của cuộc điều tra dân số năm 1931 do Nước Cộng hòa Nhân dân Tuva thực hiện nhân kỷ niệm mười năm ngày độc lập. Cuộc điều tra bao gồm rất nhiều lĩnh vực, như số hộ gia đình, số nhân khẩu trong mỗi hộ, loại nhà ở của mỗi gia đình, nhà ở cố định hay di động, và vân vân. Nội dung điều tra còn có cả các hoạt động kinh tế như chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt, rèn, làm đồ trang sức, hay tạc đá và gỗ.
Theo tiến sĩ Humphrey, cuộc điều tra dân số năm 1931 đã làm cho Tuva thành nơi duy nhất của châu Á có được tư liệu chi tiết như vậy về đời sống trước thời Xô Viết. Vì thế sự độc lập của Tuva không chỉ có lợi cho những người sưu tập tem (chưa nói đến bản thân những người Tuva), mà còn cho cả những nhà nhân chủng học nữa.
Dường như còn có một lý do nữa để cuốn sách của Vainshtein tập trung mô tả Tuva vào những năm 1930 – đó là năm 1944 Tuva đã trở thành một phần của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết “anh em”, và do đó – theo quy định – không còn cách sống truyền thống nữa. “Tuva Xô Viết là một nước cộng hòa của nền nông nghiệp tập thể hóa quy mô lớn và công nghiệp hiện đại”, Vainshtein viết ở trang cuối của cuốn sách. “Nền kinh tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh chóng”.
52 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Thật buồn, chúng tôi nghĩ. Nhưng có thể vẫn còn hy vọng: shaman ở bìa sau cuốn sách của Vainshtein có thể vẫn còn sống? Đoạn cuối cùng trong cuốn sách của Vainshtein là một điềm gở:
Tóm lại, tôi phải nhấn mạnh rằng công cuộc phát triển xã hội chủ nghĩa ở Tuva, cũng như ở các nước cộng hòa khác của Liên bang Xô Viết – công cuộc chuyển đổi hết sức thành công từ đời sống kinh tế du mục sang đời sống kinh tế định cư – có ý nghĩa lịch sử to lớn. Điều này đặc biệt quan trọng với những người, mà ngay cả giờ đây vẫn đang duy trì kinh tế du mục và sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội về nhiều mặt giống như Tuva thời trước cách mạng.
Những lời này dường như nói rằng, để trở thành “Xã hội chủ nghĩa” theo hình mẫu Xô Viết, các xã hội ở bất kỳ đâu trên thế giới – ở châu Á, Phi, Mỹ La tinh – không nhất thiết phải kinh qua giai đoạn tư bản. Nhưng vì trang cuối trong cuốn sách của Vainshtein là trang duy nhất có những lời lẽ khoa trương như vậy, nên có lẽ đoạn cuối cùng ấy là cái giá phải trả để cuốn sách được xuất bản ở Liên Xô.
Sau khi đọc Những người du mục Nam Siberia, Richard và tôi bàn về bước đi tiếp theo của mình: một bức thư gửi Sevyan Vainshtein. Bởi vì chúng tôi đang rất thất vọng sau hơn ba năm cố gắng tìm cách đến được Tuva, tôi cho rằng bức thư này nên là thư của riêng Richard, viết trên giấy có tiêu đề Caltech. Nếu không, Vainshtein có thể xem nó như bức thư từ một người hâm mộ nào đó. Để đảm bảo thêm rằng Vainshtein sẽ xem xét bức thư một cách nghiêm túc, tôi đề nghị Richard nên gửi cả lời chào đến một số nhà khoa học Nga mà ông biết – để rồi họ có thể nói cho Vainshtein biết người viết thư là ai.
3 - 53
https://thuviensach.vn
Mỗi chúng tôi viết ra những gì mà chúng tôi nghĩ nên đưa vào bức thư, rồi gộp lại, sắp xếp, và sửa sang. Lá thư như sau:
TS. Vainshtein kính mến,
Mới đây, tôi được đọc cuốn Những người du mục Nam Siberia, bản dịch tiếng Anh từ cuốn Istoricheskaya etnografiya tuvintsev của ông. Ông mô tả rất rõ ràng, rất chi tiết những cảnh tượng mà tôi lần đầu nhìn thấy trên các con tem Tuva những năm 1930 khi tôi còn nhỏ.
Niềm đam mê Tuva của tôi đã hồi sinh vài năm trước khi một người bạn dạy địa lý và tôi bàn luận về những vùng đất xa xôi biệt lập trên thế giới – và chúng tôi nghĩ, thử hỏi có nơi nào phù hợp với chủ đề này hơn trung tâm địa lý của châu Á! Khi chúng tôi phát hiện ra rằng trong vòng 150 km quanh Kyzyl có các dãy núi và rừng tai-ga với tuần lộc, các thảo nguyên với ngựa, gia súc, và bò tây tạng, rồi vùng bán sa mạc với lạc đà, và trên tất cả là những vùng đất ấy có những người dân nói tiếng Thổ, những Shaman/Phật tử, những người hát giọng “họng”, những con người rất thân thiện, thì chúng tôi đã quyết định, “Đây là nơi mình nên đến thăm!” Và, từ đó đến nay chúng tôi luôn cố làm việc này.
Chúng tôi đã không đủ cam đảm để nói với Vainshtein rằng, lý do thực sự khiến chúng tôi muốn tới thăm Tuva chính là cách đánh vần tên thủ đô của vùng đất này: K-Y-Z-Y-L – ông ấy sẽ nghĩ chúng tôi là những kẻ gàn dở đích thực! Lá thư tiếp tục như sau:
Chúng tôi cho là, rất khó đến được Tuva, nhất là với một người Mỹ. Công ty du lịch Intourist và Đài phát thanh Moscow rất sẵn lòng, nhưng đã không thể giúp được gì. Dường như là
54 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
không một ai ở Moscow có thể hiểu vì sao chúng tôi lại muốn đến thăm Tuva.
Sau khi có được bản copy của cuốn Tuvinsko-Mongolsko- Ruskii Razgovornik (Hội thoại Tuva-Mông Cổ - Nga), chúng tôi đã viết một bức thư bằng tiếng Tuva gửi đến TNIIYaLI ở Kyzyl, và đã nhận được thư trả lời rất thân tình (cũng bằng tiếng Tuva) của ông Ondar Daryma (Tyva Tooldar, 1968); chúng tôi đã viết trả lời ông ấy, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Chúng tôi hiểu rằng, rất hiếm khi một người phương Tây được phép tới Tuva. Vì ông đã từng đến đó nhiều lần và biết nơi đó tuyệt vời như thế nào, nên chúng tôi nghĩ rằng ông có thể hiểu được vì sao chúng tôi lại muốn đến thăm Tuva.
Ông có biết cách nào để chúng tôi có thể thu xếp một chuyến đi tới Cộng hòa Tuva? Chúng tôi sẽ rất biết ơn về mọi lời khuyên của ông.
Xin hãy chuyển giúp lời chào trân trọng của tôi tới Giáo sư V.B. Braginsky ở Đại học Moscow và Giáo sư V. L.Ginzburg ở Viện Lebedev.
Xin cảm ơn ông một lần nữa về cuốn sách giàu chất liệu nhất về miền đất kỳ thú nhất này của thế giới.
Chân thành,
Richard Feynman.
Sau khi chúng tôi đã gửi lá thư đi, tôi có chút lo lắng về việc đã nhắc đến Braginsky và Ginzburg: họ có thể tỏ lòng “kính trọng” Richard bằng cách sắp xếp vài bài giảng ở Moscow để đổi lấy một chuyến đi Tuva (đó chính xác là cách mà Richard không muốn dùng để đạt được mục đích của mình), như thế sẽ đặt ông vào tình thế
3 - 55
https://thuviensach.vn
khó xử, buộc phải từ chối cái mà mình đã mất rất nhiều công sức để thu xếp. Rất may là điều đó đã không xảy ra.
Vào tháng Năm, dã ngoại vật lý Caltech hàng năm được tổ chức ở vùng núi bắc Pasadena. Vì bố tôi từng là giảng viên, nên gần như năm nào tôi cũng tham gia dã ngoại cho đến khi tôi đến học ở UCLA. Giờ đây, khi tôi đã tốt nghiệp và đang dạy ở Pasadena, tôi quyết định tham gia và làm quen lại với những người bạn cũ. Một trong số đó là Tina Cowan, con gái của một giáo sư vật lý. Tôi đã huấn luyện bơi cho Tina cùng với anh trai Glen của cô.
Hóa ra Glen, giờ là sinh viên sau đại học về vật lý ở Berkeley, đã từng học tiếng Nga mấy năm ở UCLA. Cậu ta thậm chí đã đến Leningrad để học tiếng Nga trong sáu tuần lễ. Tuyệt vời, tôi nghĩ. Glen có thể lục soát thư viện nghiên cứu đồ sộ ở Berkeley. Hơn nữa, cậu ta có thể hiểu tốt nhiều sách tiếng Nga về Tuva mà chắc là đang có ở đó.
Khi Glen quay lại Pasadena trong một chuyến thăm ngắn ngày vào tháng Sáu, tôi đã đến gặp cậu ấy. Chẳng cần phải ngoắc tay ngoắc tiếc gì cả – Glen mê Tuva như electron mê proton. Cậu ấy sẽ dành cả mùa hè ở Vùng Vịnh để làm việc cho một dự án vật lý ở Berkeley và Stanford (một thư viện tốt khác!)
Vào tháng Bảy năm 1981, tổng thống Reagan chọn Sandra Day O’ Connor làm thành viên của Tòa án Tối cao, còn Hoàng tử Charles thì chọn tiểu thư Diana Spencer làm thành viên của Cung điện Hoàng gia.
Rồi vào đầu tháng Tám, những người kiểm soát không lưu quốc gia than phiền về điều kiện làm việc không chấp nhận được, đã tổ chức đình công – làm gián đoạn nghiêm trọng các chuyến bay trên khắp đất nước. Tôi đã mua vé bay tới Seattle, thế là tôi đã
56 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
nghiến chặt răng, kiên nhẫn chờ đợi, và cũng đã có một chuyến bay suôn sẻ.
Khi đang thăm mẹ ở Seattle, tôi đã tìm thấy một cuốn sách thú vị ở thư viện Đại học Washington, kể về những chữ khắc giống như chữ cổ xưa của người Đức đã được tìm thấy ở các thung lũng thuộc Orkhon (Mông Cổ) và Yenisei – của Tuva. “Các chữ khắc Orkhon – Yenisei”, được viết bằng chữ Thổ cổ xưa, rất giống với “chữ rune” (chữ cổ của người Đức) thường thấy ở Scandinavia, xuất hiện muộn hơn vài thế kỷ.
Ở thư viện Đại học Washington còn có một cuốn sách về nghệ thuật Tuva của Sevyan Vainshtein. Bìa cuốn sách minh họa một con lạc đà khắc đá rất đẹp. Bên trong có một số mẫu về nghệ thuật lịch sử, trong đó có một tấm đồng lớn từ thời Scynthia (thế kỷ 8 trước Công Nguyên) trên có hình con báo cuộn mình lại. Hai mươi trang cuối của cuốn sách giới thiệu thêm các tác phẩm chạm khắc đá – bò tây tạng, cáo, ngựa, dê, cừu đực non, tuần lộc, và nhiều nữa – dường như đây là dạng thức thể hiện nghệ thuật chính của Tuva trong thế kỷ 20.
Còn có một cuốn sách khác về các ngày lễ của Tuva. Một số ngày lễ gắn liền với âm lịch giống như ở Trung Quốc và Mông Cổ: ở Tuva, Năm mới theo âm lịch được gọi là Shagaa; lễ hội mùa hè lớn nhất được gọi là Naadym. Ngày Độc lập của Tuva cũng là vào mùa hè – ngày 14 tháng Tám năm 1921. Tôi có vừa đủ thời gian để làm một tờ rơi mừng kỷ niệm lần thứ sáu mươi ngày độc lập của Tuva, ở mỗi góc có các họa tiết Tuva, đóng khung bằng một chuỗi các ký tự Orkhon – Yenisein. Phần chú giải viết, “Hãy chúc mừng sự kiện đặc biệt này bằng cách phủi bụi bộ sưu tập tem và atlas cũ và nói ‘Đừng lãng quên Tuva!’ Hãy tìm hiểu xem cái gì đang xảy ra
3 - 57
https://thuviensach.vn
với Tannu Tuva bằng cách tham gia vào Những người bạn của Tuva. Không cần gửi tiền, chỉ cần những lời chào!”1
Dịp kỷ niệm ngày độc lập của Tuva còn khích lệ tôi viết một bức thư tới Bộ ngoại giao. Bởi vì chính phủ Mỹ đã không thừa nhận việc Liên Xô sát nhập Latvia, Lithuania, và Estonia, tôi lưu ý rằng, còn một nước thứ tư, cũng đã từng độc lập giữa hai cuộc thế chiến và cũng đã bị sát nhập theo cách tương tự: Nước Cộng hòa Nhân dân Tuva. Tôi hỏi: “Liệu Mỹ có thừa nhận việc Liên Xô sát nhập Tuva là hợp pháp hay không?”
Tôi không nhận được phản hồi. Hẳn là, lực lượng ủng hộ Tuva ở Mỹ không đủ mạnh để bắt người ta phải trả lời câu hỏi trên. Tôi bắt đầu xem xét kỹ hơn các bản đồ và quả địa cầu ở các cửa hàng. Một quả địa cầu kiểu con lợn đất tiết kiệm ở K-Mart cho thấy Tannu Tuva là một nước độc lập; một cái màn che bồn tắm có bản đồ thế giới ở một cửa hàng đồ tắm thời trang thì mô tả vùng lãnh thổ này như một phần của Mông Cổ, mà chính nó lại là một tỉnh của Trung Quốc. Những bản đồ sai lệch này hóa ra là có nguồn gốc từ Đài Loan.
Trang đầu tiên của cuốn Nước Cộng hòa Trung Hoa: Sách tham khảo (in ở Đài Bắc) đã nói một cách chính thức:
Trung Quốc nằm ở châu Á lục địa và các đảo lân cận…. Điểm cực đông của nó là ở kinh độ 135o 4’ Đông, nơi giao nhau của các sông Amur và Ussuri; điểm cực tây, kinh độ 71o Đông trên cao nguyên Pamir. Điểm cực nam của Trung Quốc có vĩ độ 4o Bắc ở
1. Ở thời điểm đó tôi đã không nhận ra, nhưng với tờ rơi ấy tôi đã không chính thức lập ra một tổ chức mà nó có thể tham gia vào các công việc nghiêm túc. Mời bạn gia nhập Những người bạn của Tuva hôm nay.
58 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Nansha Chuntao1; và điểm cực bắc ở vĩ độ 53o 57’ Bắc tại dãy Sayan bắc Tannu Tuva.
Thông tin này thúc giục tôi viết thư cho chính phủ Đài Loan để hỏi tên của đại diện Tuva, vì tất cả các tỉnh cũ của Trung Quốc, gồm cả Mông Cổ, đều có đại diện ở Đài Bắc. Tôi đã cưỡng lại việc hỏi xin visa để tới Tuva.
(Vài tháng sau tôi nhận được một cuốn sách mỏng từ chính phủ Đài Loan. Tôi đưa cuốn sách cho một người bạn Trung Quốc xem, anh ấy tìm thấy Tuva – được gọi là “Tang-nu U-Liang-hai” – ở trang cuối, được liệt kê như một “thuộc bang” dưới “cờ” Mông Cổ. Tôi không bao giờ tìm ra được tên của vị đại diện Tuva ở Đài Bắc, có lẽ là người ấy đã mất từ lâu rồi.)
Khi tôi vẫn còn ở Seattle, Glen gửi một lá thư kể về việc tìm kiếm Tuva của cậu ấy ở Berkeley và Stanford. Glen liệt kê những cuốn sách mà cậu ta tìm thấy, và tóm tắt nội dung của chúng. Cậu ấy viết, “Hóa ra là, thật khó có thể mở một cuốn sách về Tuva mà không thấy rất nhiều lời giới thiệu về cái ông S.I.Vainshtein này. Ông ấy hẳn là rất có uy tín trong nghiên cứu dân tộc học Tuva”.
Glen cũng kể về việc tìm thấy Uchenye Zapiski, một loạt sách chuyên khảo do viện của Ondar Daryma ở Kyzyl xuất bản, nó gồm “một bộ sưu tập tuyệt vời những bài viết về cuộc sống, ngôn ngữ, âm nhạc, dân tộc học, kinh tế địa phương của Tuva, và, tất nhiên, cả những thông tin phấn khích gần đây nhất về việc họ xúc động tới chết ngất như thế nào khi tự nguyện gia nhập Liên bang Xô Viết”.
1. Thật ra là quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp dưới tên gọi “Nam Sa quần đảo” (NXB).
3 - 59
https://thuviensach.vn
Rồi cậu ta viết,
Mẩu thông tin duy nhất về Tuva không bằng tiếng Nga là một cuốn tiểu thuyết của Salchak Toka, đã được dịch sang tiếng Anh, có tên là Chuyện kể của người chăn cừu (tiếng Nga – Slovo Arata). Đây là phần đầu tiên trong bộ ba tự truyện của nhà văn nổi tiếng nhất Tuva, và có lẽ cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông ấy. Về mặt văn chương thì đây là một cuốn sách dở tệ. Sự bám rất sát vào đường lối tuyên truyền chính thống làm nó trở nên dễ đoán trước một cách lố bịch. Cuốn sách bao trùm cuộc đời của người kể chuyện ở vùng Kaa–Khem của Tuva từ khi sinh ra vào năm 1901 rồi trải qua cuộc nội chiến. (Hẳn là đã có một số trận đánh và khá nhiều hoạt động du kích ở vùng đó.) Câu chuyện đi từ cuộc sống của anh ta trong một cái “choom” bằng vỏ cây rách nát (giống như cái lều con của người da đỏ), luôn bị đàn áp bởi những kẻ cầm quyền giàu có, đến cuộc gặp gỡ đầu tiên của anh ấy với những người nông dân Nga, những người mà anh ấy cho là thật thân thiện, tài giỏi và am hiểu kỹ thuật một cách tuyệt vời. Qua vài cuộc phiêu lưu, cuối cùng anh ta gia nhập một đơn vị du kích Hồng quân trong một trận chiến ác liệt chống lại quân Bạch vệ. Sau một trận chiến, người chỉ huy tập hợp các đồng chí của mình lại. “Ông ta thúc ngựa ra giữa hàng quân và giơ tay lên: ‘Các đồng chí, các đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Hãy cho phép tôi biểu lộ sự đánh giá rất cao của Hội đồng Quân sự Cách mạng Siberia!’ – ‘Chúng ta phục vụ chính quyền Xô Viết!’ những người du kích đồng thanh lặp lại”.
Và như vậy là kết thúc cuốn thứ nhất. Thực ra, đọc cuốn sách này cũng có cái hay, nó chứa nhiều thông tin thú vị về cuộc sống và lịch sử Tuva. (Tuy nhiên, phần lịch sử thì cần phải có thêm một ít muối.) Tôi đang tìm các cuốn hai và ba, nhưng ít hy vọng. Có rất nhiều bài viết về Chuyện kể của người chăn cừu (phê bình,.v.v), và nó đã được dịch sang đâu như 21 thứ tiếng của các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết. Tôi thiết tha khuyên anh đọc nó nếu như anh chưa đọc.
60 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Một thời gian sau tôi nhận ra là mình đã từng nhìn thấy cái tên Toka ấy. Nó ở trong chương đầu tiên của cuốn Reise ins asiatische Tuwa của Mänchen-Helfen. Đoạn nói về Toka và các sinh viên thực tập của ông hóa ra rất hữu ích:
Kommuniscticheskii Universitet Trudyashchikhsya Vostoka imeni Stalina (Trường đại học Cộng sản Joseph Stalin của những người lao động Phương Đông – viết tắt là KUTV bởi vì người ta chắc sẽ hết hơi nếu phải phát âm đầy đủ cái tên kỳ quái này vài lần) đã tổ chức một cuộc thám hiểm vào năm 1929 để tìm hiểu các điều kiện và tiềm năng kinh tế của Tuva. Trường đại học này, nằm ở Quảng Trường Strastnaya của Moscow, là một trường rất lạ. Phía sau một tu viện lớn màu đỏ (quảng trường được đặt tên theo tu viện này) có một tòa nhà hai tầng kín đáo, nơi những “quả bom người” đang được chế tạo. Hàng trăm thanh niên phương Đông – Yakut, Mông Cổ, Tuva, Uzbek, Triều Tiên, Afghan và Iran – được huấn luyện ở đó trong ba năm để làm nổ tung những phong cách sống xa xưa vốn có ở quê hương của họ. Trong ba năm, các shaman bị biến thành những kẻ vô thần, những người sùng bái Phật giáo biến thành những kẻ sùng bái máy kéo. Được cung cấp xà phòng, bàn chải răng và thứ tiếng Nga bồi, những thanh niên trong sáng này – bị nhồi nhét bằng những từ khoa trương và những khẩu hiệu cuồng tín, như những người truyền đạo để hoàn thành mọi việc – có sứ mệnh đẩy những người đồng hương của mình tiến thẳng vào thế kỷ 21.
Chỉ trong một tháng (về thời gian này sẽ có chuyện để kể), năm sinh viên cùng đi với tôi đến Tuva – Sedip-ool, Toka, Tapit, Chinchig ool và Kamova1 nhỏ nhắn và thông minh – đã loại bỏ hai phần ba đảng viên của Đảng Cách mạng của Nhân dân Tuva và chạy như ma
1. Hai trong năm người vẫn còn sống khi cuộc phiêu lưu của chúng tôi bắt đầu. Sedip-ool mất năm 1985; Kamova mất cuối năm 1988
3 - 61
https://thuviensach.vn
đuổi khắp các thảo nguyên, tịch thu tất cả vật nuôi trên hai mươi đầu con của các gia đình du mục để thiết lập các đàn lạc đà, cừu, dê, và gia súc của chính phủ – một cách thức thật độc đáo để xã hội chủ nghĩa hóa các tiềm lực sản xuất sữa!
Trên đường từ Seattle về Pasadena, tôi đã dừng lại ở Berkeley để thăm Glen. Chúng tôi quyết định đi đến tòa lãnh sự Xô Viết ở San Francisco để xem các nhân viên ở đó có thể nói gì về việc tới thăm Tuva.
Chúng tôi tìm thấy một tòa nhà gạch bình dân – với cả tá anten đủ loại ở trên mái – nằm trong một khu vực khá tân thời gần một cơ sở của Quân đội Mỹ, cách Cầu Cổng Vàng khoảng một dặm. Chúng tôi ấn nút ở cửa, thiết bị kêu ù ù nhè nhẹ, và cửa mở. Sau vài phút chờ đợi ngoài sảnh, xem lướt mấy cuốn quảng cáo du lịch về Armenia, Georgia và Azerbaijan, một nhân viên lãnh sự quán đến gặp chúng tôi – một quý ông dễ mến ở độ tuổi năm mươi.
Chúng tôi trình bày nguyện vọng muốn đến thăm Tuva; vị này biết Tuva ở đâu (phải chăng, một người sưu tập tem?). Chúng tôi nói với ông ấy rằng ở đó không có văn phòng Intourist; thay vì đáp lại chúng tôi bằng những lời đặc sệt bàn giấy (“Nếu không có văn phòng Intourist ở đó, thì rõ là các ông không thể đến được!”), ông ấy hỏi, “Thế, có chẳng hạn một viện nào đó ở Tuva hay không?”
“À, có!” tôi thốt lên
“Đó là TNIIYaLI – Tuvinskii Nauchno-Issledovatelskii-Institut Yazyka, Literatury, i Istorii”, Glen phát âm một cách hoàn hảo cái ngôn ngữ rắc rối ấy.
“Chúng tôi có liên lạc với một thành viên của viện ấy”, tôi thêm vào.
62 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
“Tốt rồi, vậy thì”, vị nhân viên lãnh sứ quán nói, “có lẽ các ông có thể đề nghị viện đó gửi cho một giấy mời…”
“Chỉ vậy thôi sao?” tôi hỏi có phần hoài nghi. “Chỉ một lá thư của viện đó?”
“Đó là tất cả những gì các ông cần”.
“Thậm chí không cần cái gì từ Moscow?”
“Không cần, một thư chính thức của viện ở Kyzyl gửi cho chúng tôi là đủ. Khi thư đến, chúng tôi sẽ báo, rồi cấp visa cho các ông”. “Thật tuyệt vời. Chúng tôi sẽ làm như thế và sẽ gặp lại ông sau vài tháng nữa!”
Chúng tôi bắt tay vị nhân viên lãnh sự quán – tôi cảm thấy muốn ôm ông ta – và lâng lâng ra khỏi lãnh sự quán. Khi đã ngồi vào xe của Glen, tôi nói, “Chúng ta không được làm hỏng cơ hội này, tiếng Tuva thật ngộ để giải mã và học cho vui, nhưng với chúng ta nó không phải là một phương tiện liên lạc hiệu quả. Một bức thư bằng tiếng Nga sẽ chuẩn hơn về mọi nhẽ. Như thế thì viện sẽ hiểu chính xác chúng ta cần gì: một thư mời gửi tới lãnh sự quán”.
Chúng tôi chạy xe tới một hiệu sách tiếng Nga cách đó chừng một dặm. Glen tìm thấy một cuốn sách hướng dẫn cách viết thư công vụ bằng tiếng Nga; và, bây giờ thì cậu ấy cần một máy chữ tiếng Nga. Ở hiệu sách, Glen đã hỏi được mấy nơi có thể có loại máy chữ này, nhưng đều không có phản hồi mong muốn. Quá thất vọng, chúng tôi tra cứu cuốn “Những trang vàng” và đã tìm thấy một người tên là Archie, chủ sở hữu một cửa hiệu nhỏ gần phố Tàu. “Sang đó đi”, Glen nói. “Tôi sẽ kiếm cho anh một món hời!”
Quả thực Glen đã kiếm được một “món hời” – một máy chữ Ukraina với giá $25. Nó có thể dùng để gõ chữ tiếng Nga, vì tiếng
3 - 63
https://thuviensach.vn
Ukraine cũng được viết bằng bảng chữ cái Slavơ. Nhưng việc lần tìm các chữ cái trên một bàn phím lạ quả là mất thời gian, nên Glen đã viết tay bản nháp đầu của bức thư.
Tôi mang bản dịch tiếng Anh của bức thư này về Pasadena, đưa cho Richard xem (ông ấy bảo, được đấy), rồi gửi lại cho Glen. Cậu ấy gõ bản thư tiếng Nga bằng máy chữ mới của mình rồi gửi nó đi.
Một năm học mới bắt đầu (cũng lại không có lớp địa lý); tiếp tục những buổi chơi trống và buôn chuyện với Feynman. Chúng tôi cố gắng cẩn trọng với những hy vọng của mình về thành công của kế hoạch cuối cùng này, cho dù chúng tôi biết lần này thì nó phải vận hành.
Một hôm, Richard gọi cho tôi. “Hãy đến đây, anh bạn trẻ, tôi có cái này cho cậu xem”.
Tôi chạy bộ sang nhà Feynman.
Richard đang cầm một đĩa hát 12 inch (khoảng 30cm), có tên là Melodii Tuvy (Giai điệu Tuva), do Kip Thorne gửi cho. Thorne là một nhà vật lý của Caltech, nghiên cứu các vấn đề gần với Braginsky và Ginzburg, hai nhà khoa học Nga mà Richard quen biết. Ông này vừa mới trở về từ Moscow.
Có mấy dòng tiếng Nga ở bìa bọc phía sau: chúng tôi nhận ra tên mình; đoạn còn lại là “Với sự kính trọng chân thành và những lời chúc tốt đẹp nhất. Cùng những lời chào từ Tuva, S. Vainshtein”. Tin nhắn gửi kèm của giáo sư Thorne viết, “Lá thư của Vainshtein gửi RPF (Richard P. Feynman) đã được gửi đi. Với sự giúp đỡ của Giám đốc Viện [Dân tộc học ở Moscow] ông ấy đang cố thu xếp để RPF có thể đến thăm Tuva”.
64 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Hết sức phấn khích, Richard lấy cái đĩa ra khỏi bao giấy. Tôi đến chỗ máy quay, phủi bụi, lau cái kim hát, cẩn thận đặt đĩa vào, và thở thật sâu. Khi tay hết run, tôi mới nhẹ nhàng đặt kim lên đĩa hát.
Những gì chúng tôi nghe được thật quá tuyệt vời, tôi muốn các bạn được tự mình nghe những âm thanh ấy. (Một băng thu âm đặc biệt được kèm với bản cứng nguyên gốc của cuốn sách này có thể nghe được ở www.FOTuva.org/soundsheet.)
3 - 65
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Chào Tù Trưởng!
Chúng tôi hoàn toàn bị sốc. Tuva, một nơi cô lập ở trung tâm châu Á – cái mảnh đất nhỏ bị lãng quên với những con tem bưu điện mê hồn ấy – đã vượt quá cả những giấc mơ ngông cuồng nhất của chúng tôi. Những âm thanh trên cái đĩa hát thật quá đỗi kinh ngạc: làm thế nào một ca sĩ có thể hát đồng thời hai nốt? Thoạt tiên, “giọng” cao hơn vút lên như tiếng sáo, vài quãng cao hơn giọng cơ bản. Rồi đến các kiểu hát höömei khác lạ hơn, mà kỳ bí nhất trong đó là cái cách hát “liến láu”, nghe như tiếng côn trùng xa xôi quyện lại.
Phải mất vài ngày chúng tôi mới lấy lại được sự thăng bằng. Cuối cùng, tôi đã gửi những âm thanh kỳ bí này cho tất cả Những người bạn của Tuva, trong đó có Mary Zirin, cô đã đề nghị tôi gửi một bản copy cho Mario Casetta, một DJ (người giới thiệu nhạc trên đài phát thanh) có uy tín về nhạc dân tộc ở đài KPFK, một đài phát thanh độc lập của địa phương.
4 67
https://thuviensach.vn
Tôi đã viết cho Casetta chỉ đơn giản thế này: “Hãy đoán xem đây là cái gì, và từ đâu đến – Ralph Leighton, 577-8882”. (Mách nước: hãy xem những chữ cái nào trên điện thoại tương ứng với 8882.)
Casetta trả lời ngay lập tức. “Nó có vẻ như cái gì đó mà tôi có trong đĩa hát của Mông Cổ”, anh ta nói một cách hào hứng. (Thật ra, đĩa hát của anh ấy có mấy höömei của miền tây Mông Cổ, nơi có vài ngàn người Tuva sinh sống.)
Tôi nói với Casetta rằng, những âm thanh kỳ bí ấy đến từ một vùng đất từng được gọi là Tannu Tuva.
“Tannu Tuva – anh ngụ ý cái nơi có những con tem bưu điện tuyệt đẹp phải không?” (Mario cũng đã từng sưu tập những con tem đặc biệt của Tuva khi còn nhỏ.) “Chúng tôi sẽ phải làm một chương trình – chỉ cần cho tôi chút thời gian để lục lọi gác mái và tìm bộ sưu tập của mình”.
Vào cuối tháng Mười, Richard phải đi kiểm tra sức khỏe ở UCLA. Các kết quả kiểm tra là “thú vị” theo cách nhìn của Richard; nhưng theo bất kỳ ai khác thì chúng là đại họa: khối ung thư trong ổ bụng của ông, mà đáng lẽ ra đã được cắt bỏ ba năm về trước, nay đã phát triển thành một khối phức tạp bao xung quanh ruột.
Bác sĩ Donald Morton ở Bệnh viện Ung thư John Wayne của UCLA đã được mời đến để tiến hành phẫu thuật. “Tôi tin rằng bằng cách cắt đi chừng 2,5cm mô lành ở xung quanh tôi sẽ moi ra khối u ác”, nhà phẫu thuật nói. “Tôi thường không dừng lại cho đến khi có thể nhìn thấy cái bàn mổ phía dưới”.
“Cơ may thành công cho một ca mổ như vậy là như thế nào?” Richard hỏi.
“Vâng, tôi đã từng mổ cho cả tá bệnh nhân, và chưa một lần thất bại – tuy nhiên tôi vẫn còn chưa biết đâu là mặt hạn chế của mình”.
68 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Richard phải xạ trị để làm mềm các mô ung thư, và sau đó phải trải qua một ca phẫu thuật mười tiếng đồng hồ. Khi vết mổ sắp được khâu lại thì một động mạch ở gần tim của ông bị vỡ. Để qua được, ông đã cần tới tám mươi pint máu (một pint tương đương 0,473 lít). Tình cờ, ngày hôm ấy ở UCLA có hai bệnh nhân nữa cũng cần máu tương tự, thành thử ngân hàng máu cạn kiệt. Tin cấp báo bay về Caltech và bộ phận trực thuộc của nó, Phòng thí nghiệm đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory). Trong vòng hai giờ đồng hồ đã có một dãy dài hàng trăm người từ Pasadena tình nguyện hiến máu vào “tài khoản ngân hàng” của Richard Feynman.
Cuộc phẫu thuật kết thúc sau mười bốn tiếng. Quá trình hồi phục của Feynman khá chậm, nhưng ông không hề than phiền – với ông, còn sống sau ca mổ như vậy đã là lãi rồi.
Vào tháng Mười hai, trong hộp thư của tôi xuất hiện một phong bì nhiều màu sắc – phải chăng một tấm thiệp Giáng Sinh đến sớm? Tôi nhận ra ngay đó là cái gì: cuối cùng thì Daryma đã trả lời! Tôi mang bức thư sang chỗ Richard và chúng tôi cùng mở phong bì. Sau đó là một tuần thích thú với việc giải mã bức thư, và kết quả như sau:
Xin chào, các bạn Ralph Leighton và Richard!
Các bạn sống, làm việc thế nào? Các bạn-với mới cái gì? Chúng tôi-chỗ mùa thu đã tới. Các lá thư của các bạn đã gửi đã nhận được tôi. Món quà đã gửi cũng đã nhận được tôi. Lớn với (lời cảm ơn) tràn đầy tôi.
Bạn-tới kargyraa, höömei, sygyt để-gửi tặng phẩm nhưng tìm chưa thấy tôi. Tìm thấy sau khi sẽ gửi tôi. [Có vẻ như, rất khó kiếm được Melodii Tuvy ở Tuva.]
Tôi năm nay kỳ nghỉ Mông Cổ-tới đã đi-tôi. Tuyệt vời đã.4 - 69
https://thuviensach.vn
Các bạn từ điển Nga-Tuva tìm thấy các bạn và dịch, rất tốt. Các bạn-cho cái gì cần, viết các bạn.
Sức khỏe-hạnh phúc có tới các bạn mong muốn-tôi.
Lớn với [lời cảm ơn] tràn đầy tôi.
Biết-tôi những người bạn-của các bạn-tới lời chào-của tôi làm đầy-các bạn.
Chúng tôi gửi bản dịch lá thư của Ondar, cùng với lá thư cách đây hai mươi hai tháng tới giáo sư Krueger để kiểm tra xem có chính xác không. Krueger viết lại, “Phong cách rõ ràng là rất đơn giản và trực tiếp, nếu các ông cho phép, tôi xin được dùng cả hai lá thư vào mục đích giáo dục. Sinh viên nên được đọc các lá thư này sớm”. Có vẻ như những lá thư này là trò chơi vỡ lòng cho các học sinh học tiếng Thổ.
Chúng tôi viết một bức thư ngắn cho Ondar, chúc ông một năm mới hạnh phúc, giới thiệu ông với Glen Cowan, và hỏi liệu viện của ông đã nhận được lá thư của Glen chưa. Chúng tôi kể rằng, thời tiết ở Pasadena là “10 độ dương” (50 độ F), và hỏi thời tiết ở Kyzyl là thế nào (có lẽ “10 độ âm”, hay 14 độ F?). Chúng tôi kết thúc lá thư theo đúng thông lệ: “Lớn với [lời cảm ơn] tràn đầy-chúng tôi”.
Vào tháng Giêng 1982 chúng tôi nhận được lời chúc năm mới từ Sevyan Vainshtein. Ông ấy viết, “Mong rằng giấc mơ đến thăm Tuva của các bạn sẽ trở thành hiện thực vào năm mới này”. Chúng tôi xem những lời đó là dấu hiệu cho thấy ông ấy và giám đốc Viện Dân tộc học ở Moscow đã có tiến triển tốt trong việc sắp xếp chuyến đi cho chúng tôi và bắt đầu mơ tưởng về việc chơi trống trong một nhà hát ở Kyzyl.
70 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Chúng tôi cũng bắt đầu chuẩn bị cho một chương trình sát sườn hơn, ngày hội âm nhạc Caltech hằng năm. Lần này là vở Nam Thái Bình Dương. Richard và tôi được đề nghị giúp dàn dựng âm thanh cho hòn đảo thần thoại Bali Hai trong một khung cảnh đặc biệt do Shirley Marneus, một đạo diễn của Caltech dàn dựng. Chúng tôi sẽ chơi trống cho một nhóm mang váy cỏ buông xuống một cách quyến rũ trên những cái hông rung rung như những cái máy giặt Maytag bị mất kiểm soát.
Tôi có một băng ghi âm về nhạc trống Tahiti, nhưng trừ duy nhất điệu ai ca đưa tang, tất cả các nhịp khác đều quá nhanh, chúng tôi không hy vọng học được. Vì thế tôi đã gọi cho Mario Casetta ở KPFK để hỏi xem anh ấy có gì khác không.
“Người mà anh nên hỏi là Jack Kineer”, Casetta bảo. Kineer có một nhóm trống Tahiti – gồm chủ yếu là dân ngoại thành da trắng – nhóm đang chuẩn bị cho lễ hội múa Polynesia trên “đảo” Carson (một thành phố ở hạt Los Angeles nơi có nhiều người Samoan sinh sống). Anh ta mời Richard và tôi đến tham dự buổi diễn tập ở nhà mình.
Khi chúng tôi bước xuống đường dẫn vào nhà, chúng tôi đi theo nhịp trống rộn ràng phát ra từ nhà xe và mở cánh cửa bên. Một trận cuồng âm tiki-tiki taka-taka toona-taka tiki-taka hất chúng tôi vào tường và tấn công cơ thể chúng tôi từ đầu tới chân. “Cậu có thể tìm thấy mọi thứ ở Los Angeles”, Richard kêu lên, “Thế giới thật kỳ diệu!”
Trong lúc giải lao chúng tôi nói chuyện với Kineer về Tahiti. Hóa ra, anh ấy có thể nói tiếng của vùng này, nhờ thế Richard học được cách nói “Hãy giúp các tay trống!” và “Hãy giúp các vũ công!” bằng tiếng Tahiti đương thời.
4 - 71
https://thuviensach.vn
Khi lái xe trở về, Richard phá lên cười. “Trừ những người Tahiti ra, khán giả duy nhất sẽ hiểu được tiếng Tahiti của tôi là Murry Gell-Mann1“. Ông tủm tỉm.
Tôi biết chắc là, dù Gell-Mann có ở trong khán phòng hay không thì Richard vẫn luôn muốn là người đáng tin cậy nhất trong vai diễn của mình. Khi chuẩn bị cho buổi trình diễn vở Người buôn ngà voi ở San Francisco, ông cũng đã học từ Ned Munger, một chuyên gia về châu Phi của Caltech, một số câu tiếng Ewe, một ngôn ngữ Tây Phi.
Một buổi sáng sớm đầu tháng Hai, tôi bị tiếng sấm sét đánh thức dậy. Tôi bật radio lên và vẫn còn mơ mơ màng màng. Tôi bắt đầu mơ thấy một anh chàng đang giải thích về höömei trên đài phát thanh: “Sự hòa âm được tạo ra trong miệng theo cùng cách như ở đàn hạc của người Do Thái, nhưng trong trường hợp höömei, giọng hát tạo âm cơ bản”. Rồi anh ta thực hành minh họa kỹ thuật này. Cái âm thanh kỳ lạ mà cho đến lúc ấy tôi đã nghe được chỉ ở Melodii Tuvy giờ đang được tạo dựng bởi một người Mỹ!
Giấc mơ của tôi tiếp diễn, cái anh chàng trên radio kể một câu chuyện về nguồn gốc của höömei: “Chuyện kể rằng höömei bắt nguồn từ một nhà sư khi ông nghe thấy âm thanh của thác nước vang vọng trong một hẻm núi ở Tây Mông Cổ. Âm thanh đó chính là gợi ý ban đầu…”. Tôi tỉnh dậy – câu chuyện này quá kỳ quặc ngay cả với một giấc mơ! Tôi lắng nghe tiếng mưa rơi bên ngoài cộng hưởng với tiếng thác đổ trên đài phát thanh và – tôi không thể tin được – höömei! Người dẫn chương trình nói lời tạm biệt: “Đây là Tom Vitale ở New York”.
1. Murry Gell-Mann sinh năm 1929, giải Nobel Vật lý năm 1969, đã từng là giáo sư ở Caltech cùng với Feynman, hiện sống ở New Mexico, Mỹ
72 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Tôi loạng choạng quanh phòng để kiếm cái bút và mảnh giấy, miệng lẩm bẩm “Tom Vitale, Tom Vitale, Tom Vitale”. Tôi hầu như không có cơ sở nào để biết bao nhiều phần trong giấc mơ kỳ lạ của mình là sự thật. Khoảng nửa giờ sau, Mary Zirin gọi: “Anh có nghe bản phóng sự trên NPR không? ”
“Tôi nghĩ là có”, tôi đáp lại. “Có đúng là cái anh chàng giải thích và minh họa höömei không?”
“Đúng rồi”, cô ấy đáp. “Chương trình được phát sóng hai tiếng một lần, nên tôi sẽ thu âm cho anh khi nó được phát lại ngay trước 9 giờ”.
Sau giờ dạy, tôi đến chỗ Mary để nghe băng ghi âm bản phóng sự của Tom Vitale. David Hykes, anh chàng giải thích cách hát, có một ban nhạc ở New York có tên là Đội hợp ca hòa âm, thường biểu diễn ở các nhà thờ. “Nước mình thật kỳ lạ”, tôi nghĩ. 1 “Mình phải gặp anh chàng này”.
Tôi liên lạc với Hykes qua NPR, và nói với anh ấy về nỗ lực tìm cách tới thăm Tuva của tôi, Richard và Glen. Anh ta trả lời, “Có một anh chàng tên là Ted Levin, anh này đã gắng để đến được Tuva nhiều năm rồi. Tôi sẽ cho anh ấy số điện thoại của anh”.
Levin cho biết sẽ có một hội nghị höömei vào mùa hè năm đó ở Hovd, Mông Cổ. Tôi kể với Richard về điều này, và chúng tôi mở atlas ra. Hovd (trước đây là Kobdo), náu mình trong vùng Núi Altai, cách Tuva chỉ 200 dặm về phía Nam và có một con đường nối hai thành phố. Theo dự đoán, rất nhiều người Tuva sẽ xuất hiện ở hội
1. Với ý nghĩ này tôi quá là tỉnh lẻ. Có cả những đội hợp ca hòa âm ở Anh, Pháp và Đức. Hykes và Đội hợp ca hòa âm của anh ta đã cho ra một số đĩa, băng và CD về các tác phẩm của họ, một trong đó cuối cùng đã thành phần hòa âm chính cho bộ phim Dead Poets Society.
4 - 73
https://thuviensach.vn
nghị này, vì thế chúng tôi có khả năng sẽ gặp được ông bạn Ondar Daryma của mình ở đó. Nếu chúng tôi không thể đi lậu trên xe buýt chở những người Tuva trở về Kyzyl thì chúng tôi có thể mặc quần áo người chăn cừu và chuồn bộ vào Tuva.
Tôi gọi điện cho Giáo sư Krueger ở Indiana kể về hội nghị này. Là một chuyên gia về Mông Cổ, ông rất muốn tham dự. Ông ấy nói sẽ kiểm tra lại thông tin qua các đầu mối ở Ulaan Bator.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi chuyển sang Otto Mänchen Helfen. “Tôi đã gặp ông ấy một lần ở Berkeley”, Krueger nói. “Ông là giáo sư về lịch sử nghệ thuật ở đó. Nay ông ấy đã mất rồi, nhưng có lẽ vợ của ông thì vẫn sống ở Khu Vịnh”.
Tôi nói lại chuyện này với Glen và cậu ấy bắt đầu hỏi lòng vòng các cơ quan khác nhau ở Berkeley. Sau vài ngày, Glen gặp được Guitty Azarpay, giáo sư ngành Cận Đông học, người đã từng là học sinh cao học của Mänchen-Helfen. “Vâng, bác sĩ Anna Maenchen vẫn còn sống, và hiện đang hành nghề phân tâm học ở Berkeley”, bà giáo sư nói. Glen liên lạc với bác sĩ Maenchen qua điện thoại và xin bà cho cả hai chúng tôi một cuộc gặp.
Bác sĩ Maenchen là một người phụ nữ đặc biệt: sinh ra ở St. Petersburg, bà đã chứng kiến cuộc cách mạng Nga khi còn là một thiếu niên. Ngay sau khi những người Bolshevik lên nắm quyền, bà cùng gia đình tháo chạy sang Đức.
Anna gặp Otto ở Berlin. Là một người Dân chủ Xã hội trực tính, Otto đã bị Đức quốc xã buộc phải rời khỏi thành phố này vào đầu những năm 1930. Sau vài năm ở Vienna, nơi Anna đã học về phân tâm học, họ một lần nữa phải chạy trốn khỏi bọn Đức quốc xã, và lần này họ sang Mỹ.
74 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Bác sĩ Maenchen có câu chuyện riêng của mình để kể về Tuva:
Mùa hè năm 1929 tôi ở tại khu nghỉ dưỡng Rodaun, gần Vienna, và vào ngày 26 tháng Bảy, ngày sinh của chồng tôi, tôi muốn gửi cho anh ấy một bức điện. Tôi viết địa chỉ gửi tới là “thành phố Kyzyl Khoto ở nước Tannu Tuva”. Người trưởng trạm bưu điện, sau khi nhìn tôi cứ như thể tôi mắc căn bệnh tâm thần nào đó, đã quay vào cái bưu phòng bé nhỏ để tra cứu mấy cuốn sách của mình. Khi quay ra, ông ấy nói một cách đắc thắng, “Chẳng có thành phố nào tên là Kyzyl-Khoto, và chẳng có nước nào tên là Tannu Tuva cả”. Tôi không nhượng bộ và đã yêu cầu ông ta chuyển tiếp để bức điện của tôi sẽ được gửi đi từ Nhà bưu điện chính của Vienna. Hôm sau nhận được một bức điện từ Vienna, nói rằng, “Không có thành phố nào như vậy; không có quốc gia nào như vậy”. Người trưởng phòng bưu điện rất hãnh diện vì đã được chứng tỏ là mình đúng. Dù vậy, tôi đã nhờ ông ấy thêm vào địa chỉ “qua Novosibirsk”, một thành phố Siberia phía tây bắc Mông Cổ.
Hai tháng sau, đoàn thám hiểm của chồng tôi, trên những con ngựa Mông Cổ của mình, đã gặp một ngôi nhà lưu động do lạc đà kéo. Vì những cuộc gặp như vậy không phải ngày nào cũng xảy ra trên các thảo nguyên của những người du mục này, nên cả hai nhóm đều dừng lại, và thế là chồng tôi nhận được bức điện. Chẳng còn chữ nào có thể đọc được, nhưng ngày tháng thì vẫn còn, nên anh ấy biết được đó là bức điện chúc mừng sinh nhật.
Vì một lý do khác, tôi đã đến San Francisco đón năm mới Trung Quốc cùng gia đình một người bạn gái tên là Phoebe Kwan. Tôi nhớ là đã đọc ở đâu đó rằng người Tuva cũng theo Năm Âm lịch, nên tôi đã bảo Glen, “Này, tối nay hãy gọi cho Ondar và chúc ông ấy Shagaa hạnh phúc”.
4 - 75
https://thuviensach.vn
“Anh điên thật rồi, Ralph”.
“Tôi biết, nhưng tôi sẽ trả tiền cho cuộc gọi, tôi muốn đọc cho Ondar vài câu bằng tiếng Tuva. Cậu sẽ nói chuyện với ông ấy bằng tiếng Nga được không?”
“Được thôi, nếu anh muốn”.
Từ căn hộ của Glen tôi lấy số 00 để nối với tổng đài bên kia đại dương, hóa ra là ở Pittsburg. Có hai cách gọi tới Liên Xô: một cách là xếp hàng và tổng đài sẽ gọi cho chúng tôi khi đến lượt (thường là đợi 3 đến 9 tiếng); cách khác là đặt trước 23 tiếng. Tôi đặt một cuộc gọi vào 10 giờ tối hôm sau, lúc ấy sẽ là 1 hay 2 giờ chiều ở Kyzyl.
Sắp đến giờ, tôi đến nhà Glen. Một tiếng sau, điện thoại kêu – đó là tổng đài quốc tế. Glen cầm điện thoại.
“Xin cho biết tên thành phố”, người trực tổng đài nói. “Kyzyl”
“Xin ông đánh vần tên đó”.
“K-Y-Z-Y-L”.
“Xin chờ một lát”.
Có vài tiếng lích kích, một thoáng yên lặng, rồi một giọng tiếng Nga – đó là tổng đài ở Moscow.
“Nước Mỹ đang gọi”, tổng đài ở bên kia đại dương nói. “Chúng tôi muốn gọi tới Kyzyl”.
“Thành phố nào?”
“Kyzyl…”
Glen nói, “Kyzyl, Tuvinskaya, ASSR…”
“À – vâng vâng. Kyzyl”.
76 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn
Lại vài tiếng lích kích, lại im lặng, và sau đó nghe thấy một giọng yếu hơn – đó là tổng đài Kyzyl.
Glen nói bằng tiếng Nga, “Chúng tôi muốn nói chuyện với Viện Ngôn ngữ, Văn học và Lịch sử, TNIIYaLI”.
Lại im lặng.
Rồi nghe tiếng chuông điện thoại. Ai đó trả lời.
Glen nói, “Allo, eto Glen Cowan. Ya zvonyu iz Kalifornii”. Khi người ở đầu bên kia trả lời, Glen chỉ vào điện thoại và nói nhỏ, “Ondar đấy!”
Trong khi cuộc đàm thoại tiếp diễn, con mắt tâm linh của tôi có thể nhìn thấy Ondar ngồi trong một căn phòng, cách chúng tôi một phần tư vòng quả đất, cái sàn nhà của căn phòng đó song song với các bức tường nhà chúng tôi. Tôi tưởng tượng con đường mà giọng nói của Glen phải đi qua để đến được Kyzyl: vượt qua vùng đất từ Oakland đến Pittsburg; lên vệ tinh và xuống lại ở Helsinki (nơi “đường dây nóng” đi đến); dọc theo vài trăm dặm đường điện thoại tới Moscow; rồi hơn ba ngàn dặm đường dây vượt qua Urals và cắt ngang Siberia tới Novosibirsk, Abakan, và cuối cùng là Kyzyl – tất cả chỉ mất chưa đầy nửa giây!
Glen chúc Ondar Shagaa hạnh phúc, và kể rằng ngày lễ này đã được chào mừng ở San Francisco với một cuộc diễu hành lớn dọc qua phố Tàu. “Shagaa được chào mừng ở Tuva như thế nào?” cậu ấy hỏi.
“Chúng tôi chỉ làm lễ mừng”, Ondar nói.
Chuyển hướng câu chuyện, Glen hỏi về giấy mời mà chúng tôi đã nhờ viện của Ondar giúp – hình như bức thư tuyệt tác viết bằng tiếng Nga của cậu ta vẫn chưa tới. Glen đọc địa chỉ của lãnh sự quán
4 - 77
https://thuviensach.vn
Liên Xô cho Ondar, và bảo đảm với chủ nhà tương lai của chúng tôi rằng, tất nhiên, chúng tôi sẽ tự chi trả mọi chi phí của mình ở Tuva. Ondar nói rằng ông sẽ chuyển thông tin này tới giám đốc của TNIIYaLI.
Rồi đến lượt tôi nói. Tôi bắt đầu đọc theo cuốn Cụm từ và thành ngữ Tuva-Mông Cổ-Nga (và giờ là – Anh). “Ekii!” (Xin chào!) Ondar trả lời, “Ekii!”
Baiyralai-bile xolbashttyr silerge baiyr chedirip tur men!” (Tôi chúc mừng ông nhân ngày lễ!)
“Huh huh…”
“Silerning kadyyngar deesh ob dashkany kodurein!” (Nâng cốc này chúc sức khỏe của ông!)
“Huh huh…”
Tôi đọc khoảng nửa tá những câu loại như vậy; Ondar đáp lại theo cùng một cách: “Huh huh…”
Cuối cùng tôi kết thúc bằng “Baiyrlig!” (Tạm biệt!) Ondar đáp lại, “Baiyrlig!”
Chà, thế đấy, tôi tự nhủ. Ít ra tôi có thể nói “xin chào” và “tạm biệt” bằng tiếng Tuva. Tất cả những câu khác có vẻ như Ondar không hiểu, vậy là tôi sẽ chỉ nên dùng các từ đơn khi nói với người bản địa ở Tuva.
Khi tôi quay về đến Pasadena, việc luyện tập vở Nam Thái Bình Dương đã bước vào giai đoạn cuối. Các em sinh viên đã chế tác cho Richard một cái mũ thành cao với nhiều chiếc lông màu sặc sỡ, cùng với một cái áo choàng dài không tay trang trí bằng những vỏ sò vỏ ốc. Tôi thì được cấp một cái khố. Đạo diễn luôn cư xử với Richard như một “Tù trưởng”, và tôi cũng bắt đầu làm theo.
78 - R I CHARD F E Y N MAN
https://thuviensach.vn