🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Đời Lenin Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn CUỘC ĐỜI CỦA LENIN Nguyên tác: Жизнь Ленина Tác giả: Maria Prilezhayeva Dịch giả: Trần Khuyến Nhà xuất bản Kim Đồng Nguồn: Gacsach.com Biên tập: V.C Bìa & Ebook: inno14 ★★★ https://thuviensach.vn NHÂN VẬT Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels. Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831 – 1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và https://thuviensach.vn giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835 – 1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga. Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật. Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia. Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống https://thuviensach.vn tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin. Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm? Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình". Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục “chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt", họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ.... Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước https://thuviensach.vn mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5." Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó. Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp. • Sau Cách mạng Tháng Hai (1917) Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lênin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman thu xếp. Theo báo Công an Nhân dân, có người cho rằng sự nghiệp cách mạng của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus. Thậm https://thuviensach.vn chí, sách The Return of the Kings của tác giả Thomas Purcell còn khẳng định Đức hoàng mong muốn tiêu diệt các Nga hoàng hùng mạnh và ủng hộ Lenin vì nhiều lý do, chẳng hạn Đức hoàng hy vọng Lenin sẽ hỗ trợ cho Đức trong cuộc chiến trên Mặt trận phía Tây sau khi Cách mạng thắng lợi và Mặt trận phía Đông chấm dứt. Cũng theo đó, nếu Đức hoàng không hỗ trợ Lenin thì có lẽ cuộc cách mạng vô sản sẽ thất bại. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov không có những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Lenin đã phản hồi: “Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch." Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lênin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4. Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập những người Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu của nào của việc áp dụng những chính sách của họ. • Sau cuộc nổi dậy của công nhân Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới Phần Lan. Ngày 24 tháng 10 theo lịch cũ Nga, tức ngày 6 tháng 11 năm 1917, ông viết: "Chính phủ sắp sụp đổ. Chúng ta phải giáng cho nó đòn chí mạng bằng mọi giá. Trì hoãn hành động là chết". Cùng tháng, ông rời Phần Lan và trở lại nước Nga, phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của Kerensky. Các ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách mạng", kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên nguyên tắc, những người công nhân bình https://thuviensach.vn thường có thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình. • Chủ tịch chính phủ Ngày 8 tháng 11, Lenin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lenin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủ Bolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình. Những lãnh tụ Bolshevik khác, như Bukharin, ủng hộ tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp mang cách mạng tới nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các cuộc đàm phán, ủng hộ một lập trường trung gian, "Không Chiến tranh, Không Hòa bình", kêu gọi chỉ ký hiệp ước hòa bình với điều kiện không một phần đất chiếm thêm được của bất kỳ bên nào được hợp nhất với lãnh thổ nước đó. Sau khi những cuộc đàm phán thất bại, Đức tấn công chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn phía tây nước Nga. Sau các sự kiện mang tính bước ngoặt này, lập trường của Lenin được đa số ban lãnh đạo Bolshevik ủng hộ. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Lenin rút Nga ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất khi đồng ý ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk, theo đó nước Nga mất một phần lớn lãnh thổ tại châu Âu. Đây được xem là thời điểm tệ nhất của lịch sử Nga trong vòng 200 năm, song với một đất nước bị tàn phá thì Lênin không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận những điều khoản ô nhục. Sau khi những người Bolshevik thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến Nga, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đại đa số công nhân ở hai thành phố lớn là Petrograd và Moskva, họ đã sử dụng lực lượng Hồng vệ binh buộc cuộc họp lần thứ nhất của Quốc hội phải ngừng lại ngày 19 tháng https://thuviensach.vn 1. Sau đó, những người Bolshevik đã tổ chức ra một tổ chức Phản-Quốc hội, Đại hội Xô viết thứ ba, cho phép họ và các đồng minh có được hơn 90% số ghế, cho rằng "chuyên chính vô sản" trước tiên là một đạo luật của chính giai cấp vô sản: "Tất nhiên, những người cho rằng có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hay những người tưởng tượng rằng điều đó có thể thuyết phục đa số nhân dân rằng nó có thể xảy ra thông qua trung gian của Quốc hội Lập hiến - những người tin vào câu chuyện ngụ ngôn của tầng lớp tư sản dân chủ, có thể vô tình tin tưởng điều đó, nhưng hãy đừng để họ phàn nàn nếu cuộc sống lật tẩy câu chuyện ngụ ngôn này," và nói thêm rằng "lý do lớn nhất tại sao những người xã hội chủ nghĩa" (như, những người dân chủ tiểu tư sản) của Quốc tế Thứ hai không hiểu được sự chuyên chính vô sản là bởi họ không hiểu được rằng quyền lực nhà nước nằm trong tay một tầng lớp, tầng lớp vô sản, có thể và phải trở thành một phương tiện cho phe chiến thắng của tầng lớp vô sản của đông đảo nhân dân vô sản, một phương tiện để giành chiến thắng của tầng lớp đó trước giai cấp tư sản và những đảng tiểu tư sản." Những người Bolshevik đã thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Xã hội Cách mạng Nga cánh tả. Tuy nhiên, liên minh của họ đã tan vỡ sau khi Cách mạng Xã hội chủ nghĩa phản đối hiệp ước Brest-Litovsk, và họ gia nhập cùng với các đảng khác tìm cách lật đổ chính phủ Xô viết. Tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, các đảng không Bolshevik (gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật đổ chính phủ Bolshevik. Lenin phản ứng lại cách hành động đó bằng cách ngăn chặn các hoạt động của họ và bỏ tù một số thành viên các đảng đối lập. • Ủng hộ và phản đối Dù Lenin đã ủng hộ và giúp đỡ thành lập một chế độ "Dân chủ Xô viết," những người phản đối Lenin thuộc cánh hữu, như Kautsky, và thuộc cánh tả như Kollontai, vẫn cho rằng ông thủ tiêu sự giải phóng giai cấp vô sản và nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua các Xô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này. Dù nhiều cơ quan và chính sách do Stalin lập ra và sử dụng như cảnh sát mật, trại lao động, và việc hành quyết các đối https://thuviensach.vn thủ chính trị vốn bị chỉ trích nặng nề cũng đã được sử dụng dưới tới cầm quyền của Lenin, các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ Nga hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là các phương tiện tiêu chuẩn để đối phó với bất đồng chính trị ở nước Nga. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ Nga hoàng. Tuy nhiên, "thực tế" này, hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng tỷ lệ các hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng của người Bolshevik cũng khác rất xa: một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực lượng đối lập sẵn sàng hy sinh để lật đổ chính quyền Bolshevik,... Hơn nữa, Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lenin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm Đối lập cánh Tả. Trong số này có cả chính Trotsky. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Lenin về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một đất nước của công nhân. Từ mùa xuân năm 1918, Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: "Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các hội đồng nhà máy từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân." Trong cuộc nội chiến, dân chủ không phải được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô. Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, Cheka, https://thuviensach.vn ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa xét xử Hoàng đế Nikolai II vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918 khi Bạch vệ tiến về Yekaterinburg (nơi gia đình Nikolai II đang bị cầm giữ), Sverdlov đã nhanh chóng ra quyết định hành quyết Nikolai II và cả gia đình để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Sau này Sverdlov đã thông báo với Lenin về vụ hành quyết, Lenin đồng ý rằng đó là một quyết định đúng đắn, bởi vì những người Bolshevik không muốn để Hoàng gia trở thành một biểu tượng của Bạch vệ. Tuy nhiên, có những nhà sử học người Nga đã cho biết, ông không tán thành với việc những người Bolshevik hành hình Nikolai II, vì ông cho rằng sau khi chế độ quân chủ không còn nữa, Nga hoàng nên được đưa ra tòa án để xét xử. Cháu gái Lenin - Olga Ulianova cũng nói: "Bác Volodya làm cách mạng Bolshevic không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa". • Vụ ám sát và phản ứng của chính phủ Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông tham dự một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan gọi tên Lenin, ông quay lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremli, từ chối tới bệnh viện bởi ông tin rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới, nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ra. Sau này Lenin đã hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người cho rằng vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông. Chính phủ Bolshevik phản ứng lại vụ ám sát, và những sự tập hợp nỗ lực chống cộng từ các đối thủ của họ bằng cái họ gọi là Khủng bố Đỏ. Hàng chục nghìn người bị coi là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị hành quyết hay tống vào các trại lao động vì có âm mưu chống lại chính phủ Bolshevik. Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự khủng bố số đông chống lại những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan điểm rằng nhà nước vô sản https://thuviensach.vn là một hệ thống bạo lực được tổ chức chống lại những tổ chức của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến khích, sự khủng bố có gốc rễ trong sự giận dữ của nhân dân chống lại tầng lớp ưu thế. (A Peoples Tragedy, trang 524-525) Vào cuối năm 1918 khi Kamenev và Bukharin tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka, chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes trang 649) Tuy nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không hề được nêu tên. Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những người Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là những người cộng sản. Tại Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)", (sau này thành Đảng Cộng sản Liên Xô). Trong lúc ấy cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào chính trị và những người ủng hộ họ đứng lên cầm vũ khí nhằm lật đổ chính phủ Xô viết. Dù có nhiều phe cánh tham gia cuộc nội chiến, hai lực lượng chính là Hồng quân (bolshevik) và Bạch vệ (phe ủng hộ chế độ quân chủ). Các cường quốc bên ngoài như Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng can thiệp vào cuộc chiến tranh này (đứng bên phía Bạch vệ). Cuối cùng, đội quân được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn là Hồng quân, do Trotsky chỉ huy, đã giành chiến thắng, đánh bại các lực lượng Bạch vệ và đồng minh của họ năm 1920. Tuy nhiên, những cuộc chiến ở tầm nhỏ hơn vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa. Những tháng cuối năm 1919, các chiến thắng giành được trước Bạch vệ khiến Lenin tin rằng đã tới thời điểm mở rộng cách mạng sang phía tây, bằng vũ lực nếu cần thiết. Khi nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai mới được thành lập bắt đầu đòi lại những vùng lãnh thổ đã bị nước Nga sáp nhập trong vụ phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18, họ đã xung đột với các lực lượng Bolshevik để giành quyền kiểm soát các vùng này, dẫn tới sự bùng https://thuviensach.vn nổ Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1919. Với sự phát triển của cách mạng tại Đức và Liên đoàn Spartacus, Lenin coi đó là thời điểm và địa điểm chín muồi nhất để "thăm dò châu Âu bằng những lưỡi lê Hồng quân." Lenin coi Ba Lan là cây cầu nối mà Hồng quân có thể dùng để kết nối cách mạng Nga với những người ủng hộ Cách mạng Đức, và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Tây Âu. Tuy nhiên sự thất bại của nước Nga Xô viết trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Xô viết khiến các kế hoạch đó bị hủy bỏ. Lenin là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc . Năm 1917 ông tuyên bố quyền tự quyết và phân chia các dân tộc quốc gia và đàn áp các quốc gia vô điều kiện, thường được coi là các quốc gia trước kia thuộc quyền kiểm soát của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Tuy nhiên, khi cuộc Nội chiến Nga chấm dứt, ông đã dùng các lực lượng quân sự để đồng hóa các quốc gia mới giành độc lập là Armenia, Gruzia và Azerbaijan, cho rằng sự sáp nhập các quốc gia đó vào đất nước Xô viết sẽ che chở họ khỏi những tham vọng của chủ nghĩa đế quốc. Điều này cho phép các quốc gia đó được chấp nhận thành một phần của Liên bang Xô viết hơn là đơn giản buộc họ trở thành một phần lãnh thổ Nga, hành động này sẽ bị coi là hành động đế quốc. Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga và sự bao vây từ các chính phủ tư bản thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm 1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) hay còn gợi là cộng sản thời bình, trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp . • Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái Sau cuộc cách mạng, V. I. Lenin rất chú tâm đấu tranh chống Chủ nghĩa bài Do Thái , khi ấy vẫn đang tồn tại ở nước Nga như một di sản từ thời Nga hoàng. Trong một bài phát biểu trên radio năm 1919, ông nói: “Cảnh sát của chế độ Nga hoàng, cùng với những tên địa chủ và bọn tư bản, đã tổ chức các cuộc tàn sát người Do Thái. Cái lũ địa chủ và tư bản đã https://thuviensach.vn tìm cách hướng sự căm thù của công nhân và người nông dân, những tầng lớp nghèo khổ, về phía người Do Thái.... Chỉ những người dốt nát nhất và những người bị áp bức mới có thể tin vào những lời nói dối và những câu báng bổ do chúng tuyên truyền về người Do Thái.... Người Do Thái không phải là kẻ thù của nhân dân lao động. Những kẻ thù của công nhân là bọn tư bản trên thế giới. Trong số những người Do Thái có những người dân lao động, và họ là đa số. Họ là những người anh em của chúng ta, giống như chúng ta, họ cũng bị bọn tư bản bóc lột; họ là những đồng chí của chúng ta trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội.... Thật đáng hổ thẹn cho hành động hành hạ người Do Thái của chế độ Nga hoàng. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ gây lòng hận thù với người Do Thái, những kẻ gây sự chia rẽ giữa các quốc gia." • Qua đời: Sức khỏe Lênin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lenin bị đột quỵ lần đầu tiên. Ông bị tê liệt nửa người bên phải và dần giảm bớt ảnh hưởng trong chính phủ. Sau vụ đột quỵ thứ hai vào tháng 12 năm ấy, ông hầu như từ bỏ các hoạt động chính trị. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm liệt giường trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được. Sau lần đột quỵ đầu tiên, Lenin đã đọc cho thư ký ghi lại một số tài liệu về Chính phủ và vợ ông. Nổi tiếng nhất trong số đó là bản Di chúc của Lenin, trong đó cùng với nhiều sự kiện khác ông đã chỉ trích những nhà lãnh đạo cộng sản hàng đầu, đặc biệt là Joseph Stalin. Về Stalin, người từng là tổng thư ký Đảng cộng sản từ tháng 4 năm 1922, Lenin nói rằng Stlain có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách lật đổ Stalin ra khỏi vị trí ấy." Ngay khi Lenin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, vì di chúc chỉ trích tất cả những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất trong ủy bản trung https://thuviensach.vn ương: Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không công bố nó ra đại chúng. Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai lầm nghiêm trọng. Lãnh tụ Vladimir Ilich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53. Lý do chính thức dẫn tới cái chết của Lenin là do chứng xơ cứng động mạch não, đã gây ra cơn đột quỵ lần thứ tư. Vào năm 2004 một nhóm bác sĩ Do Thái đã công bố một bài báo, dựa theo các triệu chứng ghi trong hồ sơ bệnh án của Liên Xô, họ đưa ra giả thuyết rằng Lenin đã mắc bệnh hơn 10 năm trước khi qua đời, nguyên nhân bởi bệnh giang mai. Nhà sử học Helen Rappaport sau khi khảo sát các tài liệu và hồ sơ bệnh án của Lênin cũng đặt ra giả thuyết rằng ông đã chết vì bệnh giang mai, lây truyền từ một cô gái giang hồ ở Paris. Giả thiết này vẫn tiếp tục tồn tại cho tới nay, nhưng không ai từ các nước phương Tây có thể chứng minh nó vì chỉ có các bác sĩ chuyên trách của Nga được phép khám nghiệm thi hài Lenin. Giả thuyết này rất có thể là không đúng, vì nếu Lenin bị giang mai thì vợ của ông là Nadezhda Krupskaya cũng sẽ bị lây giang mai, nhưng thực tế Nadezhda Krupskaya không bị giang mai. Năm 2012, Tiến sĩ Harry Vinters, giáo sư thần kinh học tại UCLA, căn cứ vào hồ sơ khám nghiệm tử thi và phẫu thuật não của Lenin, đã tuyên bố phủ nhận việc Lenin bị giang mai. Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg. Tuy nhiên tỉnh Leningrad vẫn được giữ nguyên, là một tỉnh hành chính trực thuộc Liên Bang Nga. Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương lai. Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một https://thuviensach.vn số lý do kế hoạch này không được thực hiện. Thay vào đó xác ông được ướp và đặt trong Lăng Lenin tại Moskva ngày 27 tháng 1, 1924. • Sau khi mất Thi hài Vladimir Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi qua đời rằng không nên xây dựng một đài tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã tôn vinh ông như một vị thánh tôn giáo. Đôi khi các ngôi nhà Xô Viết treo hình hoặc đặt tượng Lenin. Tới thập kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán thân ông trên toàn lãnh thổ. Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ. Ngoài ra, không ít đường phố, công trình xây dựng, xí nghiệp, nông trại ở Liên Xô được đặt tên là Lenin, chưa kể một tàu phá băng Liên Xô còn được đặt cho cái tên này. Cứ mỗi năm có hàng trăm bài viết và sách viết về ông được xuất bản và thu hút cả người trẻ lẫn già. Rất nhiều vở kịch và phim ảnh nói về cuộc đời Lenin. Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ tôn sùng Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn hậu Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng. Nhiều bức tượng Lenin đã bị dỡ bỏ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị. Thành phố lớn nhất của nước Nga, Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông (tỉnh Leningrad). Các công dân Ulyanovsk, nơi sinh của Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Tại Moskva, tượng Lenin vẫn đứng ở các cổng của hệ thống tàu điện ngầm, cũng như quảng trường Lenin vẫn giữ nguyên tên gọi. Trong cuộc bình chọn Những nhân vật vĩ đại nhất trong Lịch sử Nga với hơn 40 triệu người Nga tham gia năm 2008, Lênin đứng ở vị trí thứ 6. Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong 16 năm qua ở nước Nga. Ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam, tượng ông được đặt tại một công https://thuviensach.vn viên cùng tên. https://thuviensach.vn TÁC PHẨM “Cuộc đời Lenin" (tiếng Nga : Жизнь Ленина) là một cuốn tiểu sử nghệ thuật về người sáng lập Nhà nước Soviet Vladimir Ilyich Ulyanov, hay thường được biết đến với tên gọi: Lenin. Tập truyện ký được nữ văn sĩ Maria Prilezhayeva viết dành riêng cho trẻ em. Tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, và nhiều mẩu chuyện trong đó đã được đưa vào chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học ở tại hầu hết các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây. Phần tranh minh họa do họa sĩ nổi tiếng Orest Vereysky thực hiện. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện về Lenin từ những ngày thơ ấu ở Simbirsk, tuổi thanh niên sôi nổi đấu tranh chống bất công xã hội và những giai đoạn chính trong đời hoạt động Cách mạng. Lần đầu tiên xuất bản ở Liên Xô vào năm 1970, kể từ đó đến 1990 tác phẩm liên tục được tái bản hầu như mỗi năm. Cuốn sách đã được dịch sang nhiều thứ tiếng: Anh , Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Tiệp Khắc, România, Bulgaria, Trung Quốc, Việt Nam ...Tác phẩn đã đoạt Giải thưởng Nhà nước Liên Xô mang tên Nadezhda Krupskaya (1971). https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU «Các bạn đọc trẻ tuổi thân mến! Tôi viết cho các em cuốn truyện này về cuộc đời Lê-nin với niềm xúc động vô bờ. Tôi muốn miêu tả hình ảnh sinh động của Vla-đi-mia I-lích, kể về thời thơ ấu và niên thiếu của Người, về những giai đoạn chủ yếu của cuộc đấu tranh cách mạng và hoạt động nhà nước của Người. Tôi muốn khi đọc những trang này các em càng thêm yêu mến nồng nhiệt I-lích thân yêu - vị lãnh tụ, người thầy, người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Tất nhiên, trong một cuốn sách không thể kể hết toàn bộ cuộc đời Vla đi-mia I-lích, bởi vì cuộc đời đó rất bao la và vô tận. Cuốn truyện này chỉ là một trong những giai đoạn để các em tìm hiểu Lê-nin. Khi nào các em lớn lên, trước mắt các em sẽ mở ra nhiều cái mới về cuộc đời độc đáo và kì công vĩ đại của Vla-đi-mia I-lích - người sáng lập ra Đảng cộng sản và nhà nước Xô-viết.» - Tác giả. ★★★ https://thuviensach.vn NIỀM VUI Đàn chim sơn ca bay lượn trên thành phố Xim-biếc yên tĩnh. Chim hót ngân vang khắp bầu trời vùng sông Von-ga. Con sông đến gần thành phố thì rẽ ngoặt và cuồn cuộn chảy về biển nam. Những tảng băng vừa mới trôi đi cách đây không lâu. Từ trên bờ cao của Xim-biếc có thể nhìn thấy rõ bao cánh đồng cỏ cùng các miền xa xăm xanh thẳm. “Chiếc tàu thủy màu trắng, mi đi đâu, về đâu?” - “Đi xa lắm, tới biển Ca-xpi.” Ở Xim-biếc đang là mùa xuân. Tiếng chim hót nghe ríu ra ríu rít. Tất cả các đường phố, khu vườn đều tràn ngập tiếng chim. Trong vườn hoa Ca-ram-din mới xây dựng, một con quạ mỏ to, xám, đi lại nghênh ngang trên khóm hoa màu thẫm. Gió lay động những cành bạch dương. Trên đường phố chan hòa niềm vui xuân. Trong ngôi nhà của gia đình U-li-a-nốp cũng có một niềm vui. Ngôi nhà đó ở cách sông Von-ga không xa. Mặt trời chiếu sáng rực vào các cửa sổ. Tiếng còi tàu thủy từ phía sông vọng rền. Ba mẹ cúi xuống chiếc nôi. Trong nôi có đứa con trai. Bà âu yếm và tư lự nhìn đứa bé: “Lớn lên con sẽ làm gì? Số phận con rồi sẽ ra sao?” Ông bố, I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, bước vào. Ông làm thanh tra các trường học bình dân[1] của tỉnh Xim-biếc. Ông giữ một chức vụ quan trọng. Ông có nhiệm vụ theo dõi xem các thầy giáo dạy dỗ học sinh có tốt không. I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích giúp đỡ, nhắc nhở họ dạy cho tốt. Ông cố gắng làm sao để có thêm nhiều trường học bình dân mới ở tỉnh Xim-biếc. Ông chăm lo sao cho các học sinh có đầy đủ sách vở và sách giáo khoa. Chức vụ của ông I li-a Ni-cô-lai-ê-vích rất có ích cho nhân dân. - Ma-sen-ca[2]! - ông gọi khi bước vào. - Chào em Ma-sen thân yêu! Hai người con lớn là A-nhi-u-ta và Xa-sa cùng với ông bồ đi tới chỗ mẹ. A-nhi-u-ta sáu tuổi, có cặp mắt đen và mái tóc quăn. Xa-sa lên bốn. Hai https://thuviensach.vn đứa trẻ chạy lại gần chiếc nôi vẻ hết sức tò mò. - Các con! - ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích nói. - Các con có thêm một em trai nữa. Phải yêu quý em nhé! - Bé tẹo tèo teo ầy! - A-nhi-u-ta ngạc nhiên. - Sau này khắc lớn, - ông bố đáp. - Thế đặt tên em là gì? - Xa-sa vừa hỏi vừa kiễng chân lên nhìn cho rõ đứa em trai. - Là Vô-lô-đi-a, - bà mẹ đáp. - Hay đấy, lớn lên sẽ là Vla-đi-mia, - ông bố tán thành. - Hay, hay! - các con cũng tán thành. - Chúng con có em trai là Vô-lô-đi a! Thế là ngày 22 tháng Tư năm 1870 tại thành phố Xim-biếc trên sông Von-ga một con người mới đã ra đời. Đó là Vla-đi-mia U-li-a-nốp, sau này trở thành Lê-nin vĩ đại. https://thuviensach.vn NHỮNG BUỔI TỐI MÙA ĐÔNG Năm tháng trôi qua, Vô-lô-đi-a đã lớn - cậu đã đầy tám tuổi. Đã lâu cậu không còn là bé út trong gia đình nữa. Bây giờ đến lượt Ma-nhi-a-sa nằm trong chiếc nôi này. Ô-li-a và Mi-chi-a đẻ sau Vô-lô-đi-a. A-nhi-u-ta, Xa-sa, Vô-lô-đi-a, Ô-li-a, Mi-chi-a, Ma-nhi-a-sa. Cộng với cha mẹ. Cả một gia đình khá là đông! A-nhi-u-ta và Xa-sa đã là học sinh trung học. Hai chị em luôn luôn nói với nhau về mọi chuyện, về bạn bè, bài vở. Còn Vô-lô-đi-a đang chuẩn bị thi vào trường. Thầy giáo dạy cậu tập đọc, tập viết và làm toán. Và cả bà mẹ nữa. Bà cũng có thể làm cô giáo. Bà đã thi có văn bằng. Bà biết nhiều mẩu chuyện lý thú: về sứ nóng và xứ lạnh, về con chó thông minh Xen béc-nác[3], về việc Na-pô-lê-ông xâm lược nước Nga và trận Bô-rô-đi-nô. Không thể kể hết ra đây những mẩu chuyện mà bà mẹ đã kể cho các con nghe vào những buổi tối mùa đông, bên chiếc bàn ăn. Một ngọn đèn treo cháy sáng dưới cái chụp màu trắng. Ánh sáng tỏa xuống dịu dàng. Kể chuyện đi, mẹ! Nếu không có việc gì thì tất cả ngồi đọc sách suốt một buổi tối. Vô-lô-đi-a thích những buổi tối như vậy, thích những chiếc cửa sổ mùa đông được trang điểm bằng những hình băng đọng, thích giọng nói của mẹ và tiếng sột soạt khe khẽ của những trang sách giở! Những buổi tối mùa đông vào trước lễ Nô-en đặc biệt đầm ấm và vui vẻ. Phòng ăn đúng là một xưởng đồ chơi. Chiếc bàn đầy giấy màu sặc sỡ. Bọn trẻ lấy giấy cắt, dán những cái hộp con con, những ngôi nhà xinh xinh, những chuỗi dây xúc xích để chăng lên cây thông Nô-en. Ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích ngồi làm việc. Bà mẹ khép chặt cửa phòng để tiếng nói không vọng đến phòng làm việc của ông bố. Chuỗi dây xích dài với các mắt xanh, đỏ, tím, vàng kêu loạt soạt, uốn khúc trong tay bọn trẻ. Chuẩn bị đốt nến trên cây thông Nô-en. Cây thông https://thuviensach.vn đã được đặt trong gian phòng tối, đang chờ người đến trang điểm. - Chúng ta đi xem cây thông đi, - Vô-lô-đi-a rủ. Ô-li-a tán thành ngày: - Đi! Mi-chi-a bé bỏng nhảy từ trên ghế xuống: - Cả em nữa. - Nắm tay nhau cùng đi, - A-nhi-u-ta nói. Bọn trẻ đi rón rén vào phòng. Trong phòng mờ tối có vẻ huyền bí. Mặt trăng chiếu sáng qua những băng đọng trên cửa sổ. Những đốm trăng trắng của ánh trăng trải ra trên sàn. Chỉ có mỗi một mình cây thông nhô cao lên. Mùi lá thông tỏa khắp phòng. Bọn trẻ lặng lẽ đi vòng quanh cây thông thơm phức. - Chúng ta đi khắp nhà đi, - Vô-lô-đi-a lại rủ. Tất cả không hiểu vì sao im lặng. Buổi tối hôm nay ngôi nhà mới có vẻ gì khác thường. Ngôi nhà này quả là mới, vì gia đình vừa dọn tới cách đây không lâu. Đây là căn phòng của bà mẹ được ngăn với hành lang không phải bằng bức tường, mà là bức rèm. Chiếc đèn trong đêm cháy yếu ớt đặt trên chiếc tủ ngăn. Trong ngôi nhà Ma-nhi-a-sa. Bọn trẻ nắm tay nhau đi vòng quanh chiếc nôi của Ma-nhi-a-sa, kéo tới phòng bảo mẫu ở góc trong. Trong phòng của bảo mẫu kê một chiếc giường có chăn, đệm, cạnh bức tường là chiếc hòm sắt, phía trong nắp hòm dán đầy tranh ảnh và giấy gói kẹo. Bọn trẻ rất thích chiếc hòm ngộ nghĩnh ấy. Sau đó chúng đi lên gác lững theo chiếc cầu thang hẹp, tới các phòng trẻ con. Ở đây mặt trăng chiếc rõ hơn và đầy đặn hơn. Những bông hoa tuyết đọng trên cửa sổ giống như những cây dương xỉ có nhiều lông tơ. Bọn trẻ vẫn nắm tay nhau thành một dây đi vòng khắp gác lửng rồi xuống phía dưới theo chiếc cầu thang hẹp. Cửa phòng làm việc yên tĩnh của người cha mở toang, ông bố xuất hiện trên ngưỡng cửa. - Đội cận vệ của tôi đây rồi! - ông reo lên, ôm lấy tất cả các con cùng một lúc. https://thuviensach.vn Nhưng ông bỗng nhận thấy: bọn trẻ đang đăm chiêu, chúng nặm chặt tay nhau. Ông bố không biết đó là do Vô-lô-đi-a đã nghĩ ra trò chơi: nắm tay nhau đi khắp ngôi nhà. Nhưng ông đã đoán ra điều gì và nói giọng cảm động: - Các con thân yêu của ba, các con phải mãi mãi sống với nhau thân ái như bây giờ nhé! https://thuviensach.vn NGÀY HÈ Mùa hè là thời kỳ vàng ngọc! Về mùa hè ở Xim-biếc trời nóng nực và khô ráo. Trong các khu vườn táo chín đỏ. Xim-biếc có rất nhiều vườn cây. Phía sau nhà của gia đình U-li-a-nốp cũng có vườn. Vườn tuy nhỏ, những chẳng thiếu thứ gì. Có một con đường đi, hai bên trồng hai hàng dương lấp lánh như bạc. Những cây du xòe ra những cái tán rộng, vào lúc trời oi bức ngồi dưới đó thật mát mẻ. Những cây keo trông rực rỡ, nên còn gọi là “Rừng thông vàng”. Có cả cây hoàn diệp liễu, hay còn gọi là cây A nhi-a[4]. A-nhi-a thích cái cây mảnh dẻ có đám lá rung rinh này. Bảy giờ sáng. Mặt trờ chiếu qua cửa sổ, rọi tia nắng ấm áp lên gồi. Vô lô-đi-a thức dậy. Cậu mở mắt và tức khắc ngồi dậy. Tập thể dục - một, hai, ba! Cậu rửa mặt, rồi chạy ù ra vườn, đến các gốc cây táo. Cậu rất thích chạy ra trước anh chị và các em để nhặt những quả táo rụng ban đêm đem về mời tất cả. Cậu nói giọng trêu chọc: - Các tướng lười ơi, dậy đi thôi! Nhưng được cái trong gia đình U-li-a-nốp mọi người đều dậy sớm. Xa sa và Vô-lô-đi-a có nhiệm vụ: kéo nước giếng đổ vào các thùng gỗ để tưới hoa. Tối qua chưa kịp kéo thì bây giờ kéo thôi. Đôi khi bà mẹ ra tưới hoa. Đôi khi bọn trẻ tưới lấy. Thế rồi ấm xa-mô-va trên bàn sôi sùng sục. Trong bữa ăn sáng bà mẹ nhắc các con: hôm nay là ngày nói tiếng Pháp. Như vậy có nghĩa là khi ngồi vào bàn ăn mọi người đều phải nói tiếng Pháp. Ngày mai là ngày nói tiếng Đức. Tất nhiên, dễ nhất là ngày nào cũng cứ nói tiếng Nga. Nhưng bà mẹ thấy các con cần phải biết ngoại ngữ. - Ăn sáng xong anh làm gì? - Ô-li-a hỏi Vô-lô-đi-a. - Như Xa-sa. https://thuviensach.vn - Anh đọc sách, - Xa-sa nói. Như thường lệ, Xa-sa sẽ đọc sách. Cậu đọc những cuốn sách nghiêm túc: Xa-sa thích môn hóa và các môn tự nhiên. Xa-sa đã xếp đặt một phòng thì nghiệm hóa ở góc sân. Xa-sa tìm được một góc rất hay: ở đó nhím con đào bới đống lá, sóc nhảy nhót trong lồng trên những chiếc sào con. Mùa hè thật thoải mái! Từ sáng sớm chỉ cần đem theo một cuốn sách nào hay hay, tìm một góc có nhiều bóng râm trong vườn là mọi việc trên đời đều quên hết. Cho đến bữa ăn trưa chỉ còn nghe thấy tiếng chim hót trong vườn. Và tiếng máy khâu của mẹ từ trong nhà vọng ra: bà thường xuyên may vá cho các con và dạy các cô bé may vá. Sau bữa trưa, vì đọc nhiều rồi, Ô-li-a rủ Vô-lô-đi-a: - Chơi trò ú tim đi. Tất cả chạy tản ra khắp vườn. Một người đi tìm. Đi rón rén khe khẽ. Kìa, cái tán màu xanh của cây ngưu bàng đu đưa… Khi bóng nắng rời khỏi sân cũng là lúc trên bãi crô-két[5] sôi nỗi hẳn lên. Khi chơi phải nghiêm chỉnh theo đúng các luật lệ. Không được dắt quả cầu, mà phải đánh những cú ngắn. Không được… mà phải… Vô-lô-đi-a và ông bố rất thích tranh luận, hay cười rộ trong lúc chơi. Trong khi đó mặt trời dần dần ngả về phía tây, trời sắp tối, hơi nóng đã dịu bớt. Ông bố bảo: - Các con, ta ra sông Xvi-a-ga tắm đi! Cả gia đình U-li-a-nốp đi ra sông tắm. Đám con trai theo bố, đám con gái theo mẹ. Xvi-a-ga là một con sông nhỏ yên tĩnh, lặng lẽ chảy giữa đôi bờ xanh ngắt. Vô-lô-đi-a từ trên cầu ván lấy đà nhảy xuống sông làm nước bắn tung tóe rồi thi bơi với bố và Xa-sa. Bầu trời vẫn còn sáng, ánh hoàng hôn màu hồng chiều tỏa, những ở phía chân trời một ngôi sau xanh biếc đầu tiên đã lóe sáng. Tắm xong, Vô-lô-đi-a và Xa-sa đi sóng đôi ở phía trước. https://thuviensach.vn - Xa-sa, anh nghĩ gì thế? - Về tất cả. Em có nhìn thấy ngôi sao không? Nó xuất hiện từ đâu? Bắt đầu như thế nào? Cuộc sống trên trái đất được bắt đầu ra sao? Chúng ta sống để làm gì? Mục đích của chúng ta ở đâu? Vô-lô-đi-a lắng nghe. Những ý nghĩ vụt đến. “Chúng ta sống để làm gì? Mục đích của chúng ra ở đâu? Thật là thú vị khi ta biết sống, biết suy nghĩ, tìm hiểu và làm cái gì đó. Xa-sa thông minh thật. Mình sẽ sống như Xa-sa.” https://thuviensach.vn TRÊN TÀU THỦY Chiếc tàu thủy có hai boong đậu ngay cạnh bến. Cửa sổ phòng nhỏ sáng rực lên dưới ánh mặt trời. Nẹp đồng bóng nhoáng như mạ vàng. Tất cả đều sạch sẽ, trang trọng. Viên thuyền trưởng từ trên cầu chỉ huy ra lệnh qua ống loa. “Khéo không chậm mất”, - Vô-lô-đi-a lo sợ. Vậy mà bố mẹ lại rất bình tĩnh, Vô-lô-đi-a đành im lặng. Cậu chỉ sốt ruột nắm chặt quai làn đừng đồ ăn và ngoái đầu lại, sợ bỏ lỡ mất điều gì thú vị. “Mau mau lên, miễn là lên được tàu, kẻo bỗng nhiên tàu nhổ neo thì…” Ông bố soát lại vé tàu và kiểm tra lại hành lý. Mỗi người đều xách một làn hoặc một gói vừa sức. Một thủy thủ vác hộ một gói và đưa thẳng vào phòng. Chiếc tàu thủy kéo hai hồi còi dài giọng trầm, đến hồi thứ ba thì ngắn. Những bánh xe bắt đầu quay, nước xáo động bên dưới chân vịt, tàu rời khỏi Xim-biếc đi Ca-dan. Mùa hè nào gia đình U-li-a-nốp cũng đi tàu thủy tới Ca-dan. Đến đó họ đi ngựa khoảng bốn mươi dặm tới làng Cô-cu-ski-mô. Từ dạo mùa đông Vô-lô-đi-a đã bắt đầu chờ đợi cuộc hành trình trên sông Von-ga tới Ca-dan và Cô-cu-ski-nô. Xim-biếc lùi lại phía sau. Những mái ngói đỏ của thành phố thấp thoáng trong những vườn cây xanh còn hiện lên trên núi cao một hồi lâu. Sông Von-ga rẽ ngặt nên không còn nhìn thấy Xim-biếc nữa. Một đàn chim hải âu bay theo con tàu với những tiếng kêu chối tai. Một người nào đấy trong số hành khách cho đàn chim ăn, chúng vừa bay vừa đớp bánh mì hoặc lao xuống mặt nước như một hòn đá rồi lại vút lên trời xanh. Vô-lô-đi-a ném cho đàn chim những mẩu bánh vụn rồi chạy tới khoang máy. Chiếc máy hơi nước lấp lánh ánh đồng và dầu mỡ, chạy ầm ầm, rùng rùng vì sức căng. Những thanh truyền lực chạy không nghỉ, luồng hơi nóng https://thuviensach.vn bỏng kêu rít lên thoát ra khỏi những chiếc van. Người thợ đốt lò trần trụi đến ngang lưng, đen trũi, mình đầy muội than và dầu mỡ, làm việc bên cái lò nóng bỏng. Mồ hôi của anh chảy ròng ròng trên lưng như tắm. - Đi nhanh nhanh lên rồi quay lại! - người thợ máy giục. Anh thợ đốt lò lấy ca múc nước ở thùng, uống ừng ực. Anh đưa tay lau trán ướt rồi chùi vào quần. Những chân vịt khuấy động mặt nước, con tàu cố sức chạy ngược dòng Von-ga. Hành khách dạo chơi trên boong tàu ngắm cảnh đẹp. Ông bố bước ra khỏi phòng, mang theo bàn cờ. Bộ quân cờ này rất đẹp do ông tự làm lấy bằng gỗ, mỗi quân cờ được trang trí theo một kiểu khác nhau. - Ta đấu với nhau một ván chứ? - ông bố ướm ý Vô-lô-đi-a. Sau ông bố, Vô-lô-đi-a là người chơi cờ giỏi nhất trong gia đình. Ông chơi với cậu rất bình đẳng, mặc dù Vô-lô-đi-a mới lên chín. Tuy vậy, cũng không còn bé nữa, đến tháng tám này cậu sẽ thi vào trường trung học - Phải tạm biệt “tự do” thôi, anh chàng Cô-dắc ạ! - Thưa tiên sinh, ngài có nhận chiếu tướng không nào? - ông bố nói. - Thưa ông đối thủ kính mến, chúng tôi không nhận. Vô-lô-đi-a đẩy nhanh con mã ra chắn. - Khôn thật! Đã thế thì ta lên con tốt này. - Nhưng chúng tôi sẽ phi nhanh con mã để cản con tốt của ông, và chính ông… Vô-lô-đi-a đi một nước cờ rất bất ngờ. Một làn gió nhẹ làm bay phất phơ mái tóc màu hạt dẻ pha lẫn màu hung. Dòng sông Von-ga chói chang ánh nắng. - Trong khoang máy sao mà nóng thế! - Vô-lô-đi-a nhăn nhó nhớ lại. - Mùi dầu máy tỏa ra nồng nặc. Người thợ đốt lò mồ hôi đầm đìa. Chẳng nhẽ không có cách nào nhẹ bớt được ư? Ông bố im lặng. Xa-sa lại gần và nhún vai: - Có ai để ý tới chuyện đó đâu! Lão chủ tàu chẳng cần biết người thợ đốt lò làm việc vất vả hay không. - Nhưng thật là không công bằng, - Vô-lô-đi-a thốt lên. - Những chuyện công bằng trên đời này chưa phải đã nhiều lắm. https://thuviensach.vn Cả hai chú bé nhìn ông bố. - Ba, ba đang bảo vệ sự công bằng, chúng con biết! - Xa-sa nói giọng sôi nổi. - Mỗi người ở cương vị của mình đều cần phải bảo vệ sự công bằng, - ông bố đáp Chiếc tàu thủy huýt một hồi còi dài lảnh lót vang khắp vùng sông Von ga như gửi lời chào chiếc tàu đi ngược lại. Sông Von-ga bắt đầu nổi gió mạnh, xô những đợt sóng dài vào bờ. https://thuviensach.vn LÀNG CÔ-CU-SKI-NÔ Một ngày đi tàu thủy, một ngày ở Ca-dan, đến chiều tối ngày thứ ba, họ tới Cô-cu-ski-nô. Suốt dọc đường Vô-lô-đi-a kể cho Ô-li-a và Mi chi-a nghe về cuộc sống ở Cô-cu-ski-nô. Ô-li-a và Mi-chi-a lắng nghe, dường như chưa bao giờ thấy Cô-cu-ski-nô cả. Vô-lô-đi-a tả rất hay. Chuyện bơi thuyền trên sông U-xnhi-a. Cá măng có răng to và nhọn thường hay quanh quẩn ở những chỗ nước xoáy. Cá chép nhanh nhẹn thường bơi tung tăng khắp nơi. Cá vược rất tham đớp mồi. - Mi-chi-a! Cá cắn câu rồi, giật đi, Mi-chi-a, con cá vược béo quá! Mi-chi-a suýt nữa thì nhảy khỏi chiếc xe ngựa bốn bánh. Người đánh xe vừa lấy dây cương quất ngựa vừa ầm ừ ra vẻ tán thưởng: - Kể nữa đi, nhà kể chuyện tí hon! Nhà kể chuyện tí hon, hởn hở vì được khen, tiếp tục kể. Chuyện những rừng nấm ở Cô-cu-ski-nô. Những quãng rừng bị đốn dâu chín đỏ rực. Những bụi phúc bồn tử ở khe cạn gần đây. Những bãi cắt cỏ. Ban đêm, sau lúc hoàng hôn, bọn trẻ trong làng thường phi ngựa ra các bãi rừng thưa chăn cho đến sáng. Ở Cô-cu-ski-nô có ngôi nhà của ông ngoại để lại cho mẹ và các em gái của mẹ sau khi ông mất. Mùa hè, bà mẹ cùng với các con tới làng Cô-cu ski-nô. Và những em gái cũng đem các con đến. Cả họ tụ tập rất đông vui! Đây kia, làng Cô-cu-ski-nô đã hiện ra, một làng nhỏ có những mái nhà tranh bên bờ dộc của con sông U-xnhi-a. Còn kia, ở xa hơn một chút, trong khu vườn, hiện ra một ngôi nhà gỗ có nhiều cột và tầng lầu nhỏ. Chào Cô-cu-ski-nô! Vô-lô-đi-a là người đầu tiên nhảy xuống xe ngựa, chạy tung tăng khắp những nơi ưa thích, nhìn ngắm khu vườn, chào hỏi những bụi hoa tử đinh hương, những đám cỏ, những khóm hoa. Ô-li-a chạy theo anh. - Trông kìa, Ô-li-a, khu vườn trỏ nên đẹp tuyệt trần! https://thuviensach.vn - Trông kìa, anh Vô-lô-đi-a, chiếc ghế dài của chúng ra ở dưới hàng cây bồ đề thấp lè tè, như cắm sâu xuống đất ấy. - Còn kia là chỗ dốc đi xuống sông. Chúng ta đi xuống chứ? Hai anh em liền đi xuống, vì đã quen biết con sông U-xnhi-a này. Đôi bờ sông mọc đầy cây trăn và cây thùy dương. Những bông súng vàng ló ra từ mặt nước. Biết đâu Đuy-mô-vốt-sca, nhân vật trong truyện kể của An-đéc xen chả đã từng sống ở một trong những bông hoa vàng đó. Chiếc thuyền cũ được cột chặt vào cái cọc nhỏ, chúi mũi vào bờ. Đi bơi thuyền kể cũng thích. Mà chạy vào rừng chơi cũng hay. - Ô-li-a, chúng ta vào rừng đi! - Ngay bây giờ à? Đi một mình ư? Chiều tối rồi anh Vô-lô-đi-a ạ! - Chiều tối thì đã sao? Đừng lo, vì em đi cùng với anh cơ mà. Ô-li-a chạy lon ton bên cạnh, tuy cô cảm thấy hơi sợ, nhất là ở khe cạn. Khe cạn khá sâu. Ánh mặt trời lúc xế chiều không chiếu được tới đây, nên rất ẩm ướt và tối tăm. Hai anh em bước ra khỏi khe cạn. Cánh đồng cỏ đã cắt tỉa như trải ra trước mặt, xếp đầy những bó cỏ khô. Còn ở kiền ngay đó là rừng. Mới một mùa đông mà Vô-lô-đi-a và Ô-li-a đã cảm thấy xa lạ đối với rừng, những cây bạch dương sum xuê, những cây thông bù xù, những bụi hồ đào rậm rạp không thể lọt qua được. Vô-lô-đi-a và Ô-li-a thấy hình như rừng trở nên rậm hơn. Mặt trời đã lặn. trong lòng Vô-lô-đi-a bắt đầu thấy lo lo. Nhưng không thể rút lui. Cậu vẫn tiến lên phía trước Ô-li-a đi theo sau. Bóng tối của khu rừng đã từ từ kéo đến. Cây cối vây quanh. Không thấy bầu trời, không thấy cánh đồng cỏ với những bó cỏ khô nữa. Ở dưới chân cành cây kêu sột soạt. - Bỗng nhiên bọn cướp xông vào chúng ta thì sao? - Ô-li-a hỏi. Vô-lô-đi-a biết ở khu rừng Cô-cu-ski-nô không có kẻ cướp. Nhưng bất giác cậu nhìn tứ phía vẻ lo sợ, tưởng như sau mỗi cái cây đều có người nào đó ẩn nấp. - Vô-lô-đi-a, anh có sợ bọn cướp không? - Ô-li-a hỏi thầm. - Không sợ. Và em cũng đừng sợ. Ở đây không có bọn cướp đâu. https://thuviensach.vn “U-up! - có tiếng động phát ra từ trong rừng. Mạnh và ngắt quãng. - Up!” Gió bay qua ở phía trên, trong đám lá cây có tiếng động rì rào. Ô-li-a vội bám lấy anh. - Cái gì thế? - Chắc là con cú. Đúng, hẳn là con cú. Em đã nghe nói về giống cú chưa? Đó là loài chim thông minh nhất. - Vô-lô-đi-a, ta về nhà thôi. - Đi. Cậu dắt Ô-li-a, vừa gạt những bụi cây, vừa thận trọng dò đường trong cảnh nhá nhem tối. Rừng đầy những cảnh củi khô. Hai anh em vấp ngã. Vô-lô-đi-a cảm thấy bàn tay cô em gái run run trong bàn tay cậu. Bỗng nhiên cậu có cảm giác như hai anh em bị lạc. Trống ngực đập thình thình. “Tại sao mình lại dẫn Ô-li-a đi làm gì kia chứ?” - Sáng mai chúng ta sẽ bơi thuyền, Ô-li-a ạ -Vô-lô-đi-a nói để lấy thêm can đảm, - anh sẽ chỉ cho em xem một chỗ thật đẹp. Anh còn nhớ một bãi rừng thưa rất nhiều cây dâu, anh em mình chỉ cần mười phút là lấy được đầy làn… Cậu nói để xua tan nỗi sợ và làm cho Ô-li-a yên tâm. Cậu nói cho đến khi cây cối quang hẳn ra, trời sáng hơn, trước mặt lại hiện ra cánh đồng cỏ đã cắt và khe cạn. Bên kia khe cạn là làng Cô-cu-ski-nô. - Ngôi nhà của chúng ta kia kìa! - Ô-li-a kêu lên. - Anh Vô-llo-đi-a, em hầu như không sợ. Vô-lô-đi-a bây giờ cũng làm ra vẻ không sợ chút nào. Cậu rất yêu mến Ô-li-a. Hôm nay, Ô-li-a mới biết cậu yêu quý cô em gái thân yêu của mình tha thiết như thế nào. Hai anh em vui vẻ đi về nhà. Ở phía sau vang lên bài hát. Đó là những cô gái nông dân đi làm đồng về cũng cất cao giọng: «Vườn cây xanh xanh của ta ơi, Xanh, xanh ngắt nữa đi. Những bông hoa đỏ thẫm của ta ơi, Nở, nở rộ nữa đi.» https://thuviensach.vn CẬU HỌC SINH TRUNG HỌC Vào một ngày tháng tám năm 1879 Vô-lô-đi-a đã đến trường trung học để thi vào lớp một. Tòa nhà hai tầng bằng đá nằm ở trung tâm thành phố gần sông Von-ga. Vô-lô-đi-a sẽ học ở đây tám năm. Những trước tiên phải đi thi đã. Các thầy giáo ngồi nghiêm nghị sau chiếc bàn giám khảo. Còn học sinh được gọi tên theo thứ tự. Vô-lô-đi-a mạnh bạo bước lên bảng. Các thầy giáo hỏi, Vô-lô-đi-a trả lời lưu loát. Các thầy ra bài toán. Cậu giải rất nhanh. - Cậu bé có tài này là con ai thế! - một thầy giáo hỏi người bên cạnh. - Con trai ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích U-li-a-nốp, giám đốc các trường học bình dân. Hồi đó ông bố của Vô-lô-đi-a đã làm giám đốc. Không những các thầy giáo ở Xim-biếc, mà ở toàn tỉnh Xim-biếc đều biết tiếng và kính trọng ông. - Người con trai có tài của ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích được chuẩn bị rất tốt, - các thầy giáo của trường trung học tỏ vẻ tán thưởng. Và tất cả các môn Vô-lô-đi-a đều được điểm năm. - Cậu học sinh trung học Vô-lô-đi-a! Cậu học sinh trung học Vô-lô-đi-a của chúng ta! - mọi người ở nhà reo lên đón cậu. Anh chị và các em tíu tít chạy đến chúc mừng. Bà mẹ mặc thử cho Vô lô-đi-a bộ đồng phục học sinh trung học có hàng khuy lấp lánh. Ngày mai cậu sẽ vào lớp một. Bà mẹ nhìn ra cửa sổ. Bây giờ bà đã có hai cậu học sinh trung học, Xa-sa, Vô-lô-đi-a và một cô học sinh trung học A-nhi-u-ta. Thời gian trôi đi, các con đều lớn lên. Buổi tối, trong phòng ăn của gia đình U-li-a-nốp thắp lên ngọn đèn treo có chụp màu trắng. Bọn trẻ ngồi quây quần chuẩn bị bài vở ngày hôm sau. Mi-chi-a năm tuổi không có bài vở gì cả. Cậu lúi húi vẽ chiếc tàu thủy có ống khói và những lớp sóng cao của sông Von-ga. Vô-lô-đi-a nhanh chóng làm xong mọi việc, vì ngày đầu tiên đối với cậu học trò lớp một bài vở https://thuviensach.vn cũng chưa phải nhiều lắm. Cậu vót nhọn các bút chì. Cậu thích có nhiều bút chì và đầu bút chì bao giờ cũng vót thật nhọn. Bút chì trông phải đẹp mắt. Các cuốn vở không một vết mực, những cuốn sách giáo khoa đều có bìa bọc. Cậu xếp tất cả vào túi, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ cho ngày mai. Bây giờ biết làm gì? Với vẻ láu lỉnh, cậu bắt đầu làm cái gì đó bằng giấy. Vậu làm con châu chấu rồi chạy đến chỗ bà bảo mẫu xin một sợi chỉ buộc vào. Cạch! - con châu chấu bỗng nhảy đến chỗ A-nhi-u-ta, sượt qua mũi xuống cuốn sách giáo khoa. - Vô-lô-đi-a, đừng có quấy rầy. Em lại đùa rồi đấy! Vô-lô-đi-a kéo sợi chỉ, con châu chấu biến mất. Giây lát sau lại có tiếng cạch - con châu chấu nhảy lên cuốn vở của Xa-sa. - Vô-lô-đi-a, bỏ cái trò ấy đi! Con châu chấu vẫn không biến mất. Nó nhảy nhảy và không chịu dừng lại. Phía sau bàn có tiếng cười khúc khích, mãi cho đến khi có ai đó bắt được con châu chấu, dứt sợi chỉ và ném đi. - Khẽ chứ, - A-nhi-u-ta bảo Vô-lô-đi-a. Vô-lô-đi-a không chịu yên. Cậu hăng lên. Hình như cậu còn muốn đùa nữa thì phải? - Mi-chi-a, Mi-chi-a! Mi-chi-a khẽ kêu rít lên, linh cảm thấy có cái gì buồn cười, nhưng cũng có thể đáng sợ. Vô-lô-đi-a đặt hai ngón tay lên thái dương, làm điệu bộ dọa dẫm: - Con dê có sừng, con dê hay thúc đây này, nó húc ai bây giờ? - Đừng húc tôi, đừng húc tôi! Hai cái sừng tiến lại gần Mi-chi-a, đi từ từ, rồi đến thẳng chỗ cậu bé. Mi-chi-a vừa kêu thét lên vừa cười, lăn nhào từ trên ghế xuống gầm bàn. Ông bố xuất hiện ở ngưỡng cửa: - Vô-lô-đi-a đi lên chỗ ba. Vô-lô-đi-a bước vào phòng làm việc của bố, vẫn chưa nguôi những trò tinh nghịch. Ở đây có tủ sách, ở khoảng tường giữa hai cửa sổ có kê một https://thuviensach.vn chiếc bàn giấy lớn, còn bức tường khác có đặt một chiếc bàn con hình bầu dục và một đi-văng để tiếp khách. - Ngồi xuống đây, - ông bố nói, - đợi ba một lát. Và ông lại miệt mài làm việc. Từ nhỏ Vô-lô-đi-a đã biết kính trọng căn phòng làm việc của bố. Ông làm việc rất nhiều. Ông đi khắp tỉnh, đến các trường học ở nông thôn cách xa hàng trăm dặm cả vào những ngày đông giá rét lẫn những ngày thu ảm đạm. Có lẽ không một trường tiểu học nào ở tỉnh Xim-biếc mà ông bố của Vô-lô-đi-a lại không đi tới để giúp đỡ các giáo viên. Về nhà ông cần làm báo cáo, dựng kế hoạch, viết bài và những bản tin sư phạm. Ông làm việc từ sáng đến khuya. - Vô-lô-đi-a, - một lát sau ông bố gọi. Vô-lô-đi-a vui vẻ đi lại gần. Những trò tinh nghịch đã bay khỏi đầu cậu. - Công việc ngày hôm nay ba đã làm xong, - ông bố vừa nói vừa xếp gọn giấy tờ vào cặp giấy. - Làm xong việc rồi thì tha hồ chơi. Nhưng không được quấy rầy người khác, - ông khẽ đe Vô-lô-đi-a với giọng ôn hòa. - Thế nào, mọi việc ở trường ra sao, cậu học sinh trung học? Vô-lô-đi-a kể lại mọi việc. Chẳng có gì đặc biệt cả. Từ phòng lớn vọng đến tiếng nhạc khe khẽ. Hai bố con lặng lẽ bước vào. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, những ngọn nến trên đàn dương cầm đã được thắp sáng. Bà mẹ đang chơi đàn. Bà chơi một điệu gì đó trong sáng như một ngày nắng hè. Vô-lô-đi-a cùng với bố ngồi ở một góc, lắng nghe điệu nhạc hồi lâu. https://thuviensach.vn HÃY LÀ NGƯỜI BẠN Một hồi chuông vang lên báo giờ vào học. Học sinh lớp hai ồn ào đi về chỗ. Đang là mùa xuân. Các cửa sổ đều mở. Bỗng một con mèo từ ngoài đường nhảy tót lên bệ cửa sổ. - Người mới đến lớp ta kìa! - một học sinh nào đó vừa cười vừa kêu lên. Thầy giáo bước vào lớp. Cậu bé ngồi cạnh cửa sổ không kịp nghĩ ngợi gì cả, liền túm lấy con mèo, nhét vội vào bàn và đậy nắp lại. - Chúng ta bắt đầu học, - thầy giáo vừa nói vừa đi lên bục giảng và sửa lại cặp kính mũi. “Meo”, - con mèo bỗng kêu. - Cái gì thế? - thầy giáo cau mày vẻ nghiêm khắc. Trong lớp vang lên tiếng ho lẫn tiếng xì xào, sách vở của ai đó rơi xuống loạt soạt. Học sinh cố dùng mọi cách để làm át tiếng mèo kêu trong hộp bàn. Nhưng con mèo càng kêu dữ: “Meo, meo, meo.” Cậu bé giấu mèo hoảng hốt, sợ thầy giáo trừng phạt, liền thả mèo ra. Con mèo ngang nhiên đi giữa dãy bàn, tiến thẳng về phía bục giảng của thầy giáo, như không có chuyện gì xảy ra. Học sinh trong lớp đều lặng người đi. Thầy giảo đỏ mặt, kính cặp mũi rơi ra, treo lơ lửng ở đầu sợi dây. - Sao mà tệ thế này? Ai đem đến thế? - Chúng con không đem đến. Nó tự nhảy qua cửa sổ vào ạ. - Ai vừa giấu. Nhận ngay đi. Ai vừa giấu con mèo? Nói tên ngay. Không một tiếng đáp lại. Không ai nhìn về phía cửa sổ, nơi cậu bé đang ngội dựng tóc gáy vì tiếng quát. - Định làm loạn à! - thầy giáo nói. - Tôi sẽ báo lên ông giám thị. Giờ học đã trôi qua trong bầu không khí trầm lặng. Hồi chuông hết giờ vang lên, thầy giáo ra khỏi lớp. Vô-lô-đi-a bước ra trước lớp: - Chúng ra sẽ im lặng nhé! https://thuviensach.vn - Đúng đấy, U-li-a-nốp ạ! Không được tiết lộ! Nhất quyết nhé! Từ dãy bàn cuối một học sinh cao kều lẳng lặng đứng dậy. Hắn ra ngoài. “Hắn đi đâu thế?” - Vô-lô-đi-a ngạc nhiên, nhưng không có thì giờ suy nghĩ. Tất cả đều bàn tán về câu chuyện vừa rồi. Không ai để ý tới việc Cao Kều đi đâu. - Các cậu ạ, - Vô-lô-đi-a nói, - thống nhất, im lặng nhé. - Thống nhất! - cả lớp ủng hộ. Trong lớp vừa có cái gì lo sợ, vừa có cái gì thân ái, tất cả đều phấn khởi hẳn lên. Bỗng nhiên Cao Kều trở về, im lặng ngồi vào bàn của mình. Cuối giờ giải lao tên giám thị đến, hắn ưỡn ngực trong bộ chế phục màu xanh: - Về chỗ! Ngay tức khắc tất cả học sinh lớp hai đi vào bàn của mình. Chuyện gì sẽ xảy ra? Tên giám thị đưa cặp mắt lạnh lùng đảo khắp các học sinh và… dừng lại ở cậu bé đã giấu con mèo. - Bước ra khỏi lớp! Hạnh kiểm một. Đi vào phòng giam cá nhân. Cậu bé sửng sốt cúi đầu đi vào phòng giam. Tên giám thị bỏ mặc cả lớp. Các học sinh đều lấy làm ngạc nhiên. Làm sao tên giám thị có thể biết được nhỉ? Có ai đó đã hớt lẻo? Ai? Vô-lô-đi-a liếc nhìn Cao Kều. Hai tai hắn đỏ lên, cặp mắt đảo quanh có vẻ sợ hãi… Lớp học bắt đầu lủng củng. Mỗi trò tinh nghịch, thậm chí nhỏ nhất, tên giám thị đều biết. Ngày nào cũng có học sinh hoặc bị tống vào phòng giam, hoặc bị nhịn cơm trưa. Học sinh bắt đầu nghi kị nhau, sợ kết bạn với nhau. Tất cả đều xoay quanh một ý nghĩ: “Kẻ nào, kẻ nào hay hớt lẻo với tên giám thị?” Một hôm trong giờ nghỉ giải lao Vô-lô-đi-a nhìn thấy: Cao Kều nhảy tót từ phòng làm việc của tên giám thị ra rồi lẩn vào đám học trò. “Chính hắn”, - Vô-lô-đi-a hiểu. - Hắn hay hớt lẻo, - Vô-lô-đi-a không còn do dự nói với các bạn. Nhiều người cũng đã dự đoán như vậy. https://thuviensach.vn - Mình sẽ nện cho nó một trận! - Đi-ma An-đrê-ép, bạn của Vô-lô-đi-a, tức giận siết chặt nắm đấm. - Các cậu ơi, chúng ta sẽ rình nó ở ngoài đường, cho nó một bài học. - Tốt hơn hết sẽ cho nó một bài học bằng cách khác, - Vô-lô-đi-a nói. - Chúng ra sẽ tuyên bố tẩy chay. - Tẩy chay nghĩa là thế nào? - Là đừng nói chuyện, đừng trả lời các câu hỏi, không thèm để ý đến hắn, coi như không có hắn vậy. Vừa lúc đó Cao Kều bước vào. Như mọi bận, cặp mắt hắn lấm la lấm lét. Hắn thoáng thấy tất cả đều im lặng khi hắn đến. - Giờ học này là giờ gì nhỉ? - Cao Kều khẽ hỏi. Không ai trả lời cả. Một bạn chạy lên bảng viết rõ to: “Không nói chuyện với những tên hớt lẻo” - rồi lấy khăn lau xóa ngay. Cao Kều co mình lại, rụt đầu vào vai, đi về bàn mình. Vô-lô-đi-a khinh bỉ hắn. Khi Cao Kều đi qua, Vô-lô-đi-a liền ngoảnh mặt nhìn chỗ khác. Và tất cả đều làm như vậy. Cao Kều trở nên cô độc, hoàn toàn cô độc. Không ai thèm nói với hắn một lời. Không ai thèm nhìn hắn, để ý đến hắn. Hết ngày này đến ngày khác, hết tuần này đến tuần khác cứ như thế. Người tố cáo không còn nữa. Những vẫn như trước đây, tất cả không thèm để ý đến hắn. Một lần sau khi tan học, Vô-lô-đi-a chạy vào lớp bỏ trống để lấy cuốn sách bỏ quên. Cao Kều ngồi ở bàn cuối và đang khóc. Tim Vô-lô-đi-a bỗng se lại, cậu lại gần: - Cậu đã hối hận chưa? Cậu sẽ không làm như thế nữa chứ? Cao Kều khẽ ngẩng bộ mặt run rẩy, còn đầm đìa nước mắt. Đã có người nói với hắn, hắn không tin vào tai mình! - Không bao giờ, không bao giờ! - hắn nói ấp úng. - Mình sợ. Mình sợ ông giám thị đuổi mình khỏi trường trung học vì mình học kém. Mình không thể sống thiếu bạn bè như thế này được! - Cậu hãy là người bạn, thì cậu sẽ có những người bạn, - Vô-lô-đi-a đáp. - Thôi được, chúng mình tin cậu. Mình sẽ bảo các bạn rằng có thể tin cậu. https://thuviensach.vn Và cuộc tẩy chay Cao Kều ở lớp hai chấm dứt. Không ai nhớ lại chuyện quá khứ nữa. Cao Kều đã được một bài học suốt đời… Và tất cả học sinh lớp hai cũng được một bài học. https://thuviensach.vn LO ÂU Xa-sa không thích cái lối hình thức chủ nghĩa và kỷ luật cưỡng bức của trường trung học. Nhưng anh học rất giỏi, tốt nghiệp với huy chương vàng. Vô-lô-đi-a cũng không thích những quy chế của trường trung học và cũng học rất giỏi, là học sinh xuất sắc từ lớp đầu đến lớp cuối. Khi Vô-lô-đi-a còn học ở các lớp dưới, ông bố đã áy náy không biết Vô lô-đi-a sau này có quen lao động không? Cậu đã tỏ ra rất có khả năng, dễ dàng nắm được cái mới. Sau này ông bố tin rằng Vô-lô-đi-a biết làm việc một cách kiên trì. Thật ra, cậu đã học được ai đó: trong nhà luôn luôn có sự kính trọng đặc biệt đối với lao động. Xa-sa đã tốt nghiệp trung học và vào trường đại học Tổng hợp Pê-téc bua. Trước khi đi Pê-téc-bua, hai anh em tới khu Vê-nhét - đó là tên gọi cái bờ dốc cao ở Xim-biếc đổ ra sông Von-ga. Từ hồi nhỏ hai anh em đã yêu khi Vê-nhét. Phía trên là cả một bầu trời bao la. Từ nơi đây có thể nhìn ra những miền xa xăm vô tận. - Anh thích cái gì nhất trong con người ta? - Vô-lô-đi-a hỏi. - Lao động. Kiến thức. Tính trung thực, - Xa-sa đáp. Rồi suy nghĩ một lát, anh nói thêm: - Theo anh, ba của chúng ra chính là con người như vậy. Những lời nói của Xa-sa về ông bố đã lập tức sâu vào tâm khảm Vô-lô đi-a. Vô-lô-đi-a có tính tự chủ và dứt khoát, nhưng cậu đã bắt đầu lo âu: bố đi công tác xuống các trường học nông thôn đã quá thời hạn trở về từ lâu, mà vẫn chưa thấy về. Vô-lô-đi-a học trong căn phòng nhỏ của mình ở gác lửng. Căn phòng ấy luôn luôn ngăn nắp, trật tự không chê vào đâu được. Không một mẩu giấy vương xuống sàn, chiếc bàn giấy nhỏ không bày bừa những vật linh tinh khác. Cạnh đó là căn phòng của Xa-sa cũng nhỏ như vậy. Căn phòng trống trải. Đã sang năm thứ ba Xa-sa học ở trường Đại học Tổng hợp Pê-téc-bua. Và A-nhi-u-ta cũng đang học ở trường cao đẳng nữ ở Pê-téc-bua. Vô-lô-đi- https://thuviensach.vn a buồn nhớ A-nhi-u-ta và Xa-sa, nhất là nhớ Xa-sa. Khi Xa-sa sống ở nhà, hai anh em thường hay trao đổi về những cuốn sách đã đọc, về những chuyện xảy ra trong cuộc sống, nói chuyện với nhau hàng giờ liền. Họ nói đủ thứ chuyện rất lý thú. - Hồi tưởng như vậy là đủ rồi, - Vô-lô-đi-a tự chấm dứt, - bắt tay vào công việc thôi! Vô-lô-đi-a đã học bài xong. Vẫn như hồi còn nhỏ, cậu thường chuẩn bị rất chu đáo túi sách cho ngày mai. Suốt cả buổi tối Vô-lô-đi-a đọc sách. Cậu có một kế hoạch đọc rất nhiều! Trong số những cuốn sách về lịch sử, về sự tổ chức xã hội và cuộc sống của nhân dân. Vô-lô-đi-a đọc Tuốc-ghê nhép, Pu-skin và cả Lép Tôn-xtôi nữa. Các thầy giáo của trường trung học không hề biết rằng cậu còn đọc những tác phẩm của Đô-brô-li-u-bốp, Pi-xa-rép, Bê-lin-xki, Ghéc-xen. Những cuốn sách này nói về những điều Vô-lô-đi-a chưa từng nghe thấy trong các giờ học ở trường trung học: sách vạch ra cho ta thấy rõ sự bất công trong xã hội. … Vô-lô-đi-a rời khỏi những trang sách, liếc nhìn đồng hồ. Chà, mình mải đọc quá! Cần phải xuống thăm mẹ. Cậu cất sách vào bạn và chạy xuống phòng ăn ở phía dưới. Bà mẹ không ở đó một mình. Người bạn và người đồng sự của bố là I van I-a-cô-vlê-vích I-a-cô-vlép ghé đến chơi khoảng một giờ với tình nghĩa xóm giềng. Ông là người Tsu-vát, làm thanh tra các trường Tsu-vát, là một người có học thức, hăng hái bảo vệ dân tộc nhỏ bé của mình bị chính quyền Nga hoàng ngược đãi. I-a-cô-vlép vốn bình tĩnh, đầy phẩm chất tốt đẹp, đã chân tình nói với bà mẹ: - I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích của chúng ra rất tốt, rất cao cả ở chỗ trong công tác của mình ông quan tâm không phải tới việc làm vừa lòng cấp trên, mà tới lợi ích của nhân dân. I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích đã làm nhiều việc tốt cho chúng tôi, những người Tsu-vát và cả những người Moóc-đvin. Ông đã mở biết bao các trường học cho người Tsu-vát, nhưng ông đã khẩn khoản nài xin, cố hết sức để đạt được. Bà mẹ nói: https://thuviensach.vn - Không hiểu sao nhà tôi đi lâu vậy. Tôi rất lo cho nhà tôi! - Bác Ma-ri-a A-lếch-xan-đốp-na, đừng vội sốt ruột. I-li-a Ni-lai-cô-ê vích là một người rất say mê công việc, chắc là bận việc ở trường nào đó. Và lại đường sá đâu có gần. Từ trong phòng lớn vang lên tiếng nhạc khe khẽ. Ô-li-a chơi bản nhạc của Tsai-cốp-xki. Mọi người đều im lặng lắng nghe. Nhưng có tiếng gì đó? Tiếng lục lạc. Tiếng lục lạc vang lên phía dưới cửa sổ và dừng lại ngay cổng. I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích bước vào, ông mặc áo tu-lúp[6] choàng ra ngoài áo măng tô đồng phục, những giọt băng đọng lại ở râu cằm, toàn thân lạnh buốt. - Mạnh khỏe chứ, lạy Chúa, mạnh khỏe chứ! - bà mẹ thở phào nhẹ nhõm. Mọi người giúp ông cởi áo. Đem áo mặc trong nhà và giày tới. Bày thức ăn ra bàn. Mời ông ngồi ăn. Ông cảm động, thấy ấm lòng, vuốt bộ râ ra vẻ lúng túng: - Chà, sau những chuyến đi đường đầy bão tuyết và giá lạnh, về tới nhà thật là ấm cúng! Khi những tiếng thốt lên đầu tiên đã chấm dứt và cặp má ửng hồng vì giá lạnh của I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích đã nhạt đi, Vô-lô-đi-a cảm thấy ông bố rất mệt và buồn. I-van I-a-cô-vlép cũng nhận thấy ông bạn mình không vui. - I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, có chuyện gì không hay ư? Nếp nhăn cay đắng đã hiện ra trên vầng trán hói của I-li-a Ni-cô-lai-ê vích. - Hãy hình dung một làng nhỏ thuộc vùng thảo nguyên cách Xim-biếc khoảng một trăm rưỡi dặm, cách đường quốc lộ khoảng ba chúc dặm, nơi thâm sơn cùng cốc. Trường học đặt ở giữa khác nào một túp lều hoang đơn độc. Gió thổi thông thốc tứ phía. Cạnh trường có một gian buồng nhỏ của cô giáo, chẳng có sách báo gì cả. Củi cũng không có nốt. Có thể như thế được không? Nghĩa là không dự trữ củi cho trường học đốt trong mùa đông! Mà tất cả, chỉ vì cô giáo không chịu làm vừa lòng, không chịu cúi https://thuviensach.vn đầu trước cường hào, trước tên trưởng thôn. Cô giáo bị ức hiếp, bị hành hạ. Thế mà chẳng có ai bênh vực cả… - Ba ơi, chính ba đã bênh vực đấy! - Vô-lô-đi-a thốt lên. - Bênh vực, nhưng rồi bỏ đi. Còn cô giáo của chúng ta lại ở đó một mình chống chọi với tên cường hào. Tên cường hào nắm trong tay cả làng. Nông dân chẳng có quyền gì cả. Ruộng đất thì ít. Tất cả đất đều nằm trong tay bọn cường hào và địa chủ. Những người nghèo từ nửa mùa đông đã phải ngồi nhà không có bánh mì ăn. I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích đi dạo trong phòng, cởi cúc áo ra ; ông cảm thấy ngột ngạt ; trong cặp mắt ông có cái gì buồn rầu. - Ông ơi, - Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na nói vẻ lo lắng, - Ông mệt rồi đấy, ông cần phải nghỉ ngơi. - Chà, Ma-sen-ca, bây giờ đâu phải lúc nghỉ ngơi? Các trường học ở khắp tỉnh đang chờ đợi tôi. Các trường học của chúng ta còn phải sống cực lắm. - Ông ơi, tôi thấy lo cho ông. - Không sao cả, Me-sen-ca, tôi vẫn còn vững chắc như cây sồi ấy. - ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích nói đùa. - Thế mà xung quanh có những cây sồi non đang lớn lên. Ông bố ôm lấy Vô-lô-đi-a. Vô-lô-đi-a vươn dài người ra. Cũng như ông bố, cậu có gò má hơi cao và vầng trán rộng. Sự âu yếm của người cha đã làm cậu cảm động. Nhưng tính cậu vốn rụt rè. Và để đáp lại, cậu chỉ lẳng lặng mỉm cười. https://thuviensach.vn NGƯỜI CHA Kỳ nghỉ đông sắp hết. A-nhi-a sửa soạn trở về Pê-téc-bua để học tiếp ở trường cao đẳng nữ. A-nhi-a về nhà nghỉ đông, còn Xa-sa ở lại không về. Xa-sa đang viết bản đề cương tóm tắt, anh bận túi bụi ở các nhóm sinh vật và văn học. Vả lại đi về cả hai chị em cùng lúc cũng không ổn. Đường sắt chưa bắc đến Xim-biếc, cần phải đi tới Xư-dơ-ran, rồi từ Xư-rơ-ran đi ngựa khoảng một trăm rưỡi dặm. Cuộc hành trình như vậy quá tốn kém. Vì rất nhớ nhà nên A-nhi-a vui mừng đối với từng thứ nhỏ trong nhà. Chị thích ngắm những cây sung và cây trúc đào trong phòng ăn và phòng khách-bà mẹ thật khéo chăm sóc những bông hoa! Nhờ có những bông hoa nên trong nhà có cái vẻ của một ngày hội. Chị vui mừng ngắm những tấm thảm sặc sỡ trải trên sàn. Chiếc đàn dương cầm, bây giờ ngoài bà mẹ ra, cô em gái Ô-li-a thường chơi với những ngón điêu luyện. Đám tuyết trắng ở bên ngoài cửa sổ, khu vườn trắng xóa. Suốt thời gian nghỉ đông Vô-lô-đi-a không rời chị một bước. - Chị kể chuyện đi! - Vô-lô-đi-a nói, khi trời bắt đầu tối. Hai chị em ngồi ở góc trên đi-văng trong phòng khách, không thắp đèn. Đôi khi có thêm Ô-li-a. Cô cũng lắng nghe A-nhi-a kể chuyện về Pê-téc bua, về sinh viên, về hội đồng hương và những cuộc mít tinh của sinh viên. “Khi nào, khi nào, chúng ta mới được đi Pê-téc-bua học”? - Ô-lô-đi-a và Ô-li-a mơ ước. Vào ngày hôm đó, ngày 12 tháng Giêng năm 1886, như thường lệ, mấy chị em ngồi nói chuyện trong gian phòng tranh sáng tranh tối. A-nhi-a sắp sửa ra đi. Chiếc va li đã sửa soạn xong. Sắp đến giờ lên đường! Thật đáng tiếc phải xa cách ngôi nhà thân yêu và trở về với cuộc sống nhộn nhịp của Pê-téc-bua. - Các con ra uống trà! - bà mẹ gọi. https://thuviensach.vn Đám thanh niên đứng dậy vào phòng ăn. Khi đi ngang qua phòng làm việc của bố, theo thói quen từ thuở bé, tất cả đều đi rón rén. Ông bố đang rất bận. Ông soạn báo cáo hàng năm về công tác của các trường học. Ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích viết từ sáng đến khuya. Suốt ngày các ông thanh tra và thầy giáo tới gặp ông để bàn bạc việc thực hiện các chương trình và xét thành tích của học sinh. Bản báo cáo của ong giám đốc các trường học bình dân ngày càng dài thêm, không biết khi nào mới xong. Và lúc này ông I-van I-a-cô-vlê-vích I-a-cô-vlép to lớn, có đôi vai rộng, từ trong phòng làm việc của người cha bước ra. - I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích! Bác nên nghỉ ngơi dù chỉ một giờ thôi cũng được, vì bác làm việc quá mệt rồi đấy! - I-van I-a-cô-vlê-vích nói khi chia tay. - Chẳng lẽ không có thì giờ ưỡn lưng một cái cho thẳng hay sao? - Khi nào tôi viết xong bản báo cáo, khi đó sẽ… khà… khà I-van I-a-cô-vlê-vích lắc đầu đi ra. Qua cánh cửa sổ mở toang Vô-lô-đi-a nhìn thấy tấm lưng đã gù của bố. Ông ngồi cạnh bàn, nắm tay chống vào thái dương. “Ba làm việc không tiếc sức,” - Vô-lô-đi-a nghĩ bụng. Nhưng trong phòng ăn rất ấm cúng và đầy đủ tiện nghi, chiếc xa-mô-va đặt trên khay bắt đầu sôi và rít lên khe khẽ, những ý nghĩ âu đã tan biến, tâm hồn lại trở nên sảng khoái. Ho lại bắt đầu nói với A-nhi-a về cuộc sống sinh viên sắp tới của Vô-lô-đi-a. Và nói rằng Xa-sa chắc là sẽ trở thành nhà bác học: Xa-sa có tài và có tất cả những mầm mống của nhà bác học. Còn Ô-li-a sẽ trở thành một nhạc công - cô chơi đàn dương cầm rất giỏi! Với tính siêng năng và lòng kiên trì của cô, Ô-li-a có thể trở thành một nhạc công tuyệt diệu! Bà mẹ đem vào căn phòng làm việc cho ông bố một cốc nước trà đặc rồi ngồi đan bên cạnh ấm xa-mô-va, lắng nghe các con nói chuyện. Một lát sau ông bố từ phòng làm việc đến, dừng lại ở ngưỡng cửa. Ông đưa cặp mắt chăm chú nhìn tất cả hồi lâu, rồi im lặng bỏ đi. - “Ba không được như mọi khi”, - Vô-lô-đi-a như bị nhói trong lòng. Bà mẹ cau mày lo lắng, những vẫn mải miết đan. Câu chuyện vẫn tiếp tục. Quả lắc đồng hồ treo trên tường kêu tích tắc, tích tắc đều đều. https://thuviensach.vn - Mẹ vào thăm ba đây, - bà ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na đột ngột quyết định. Bà gác việc đan lát lại và vội vã đi vào phòng làm việc. - Các con! A-nhi-a, Vô-lô-đi-a! - tiếng kêu tuyệt vọng của bà bỗng vang lên. Hai chị em vội chạy đến. Ông bố nằm trên đi-văng, người co rúm, cặp mắt lờ đờ. Ông run cầm cập, toàn thân co giật. Bà mẹ quỳ xuống, lấy khăn ủ chân cho ông, cố sưởi ấm. Các con chạy đi tìm bác sĩ. Các cửa đều đóng sầm lại. vang lên tiếng khóc của ai đó, tiếng thì thầm sợ hãi. Ông bố nằm bất tỉnh nhân sự. Bọn trẻ sửng sốt đứng bên cạnh. Một giờ sau, các con không còn cha nữa. Quan tài của ông đặt ở phòng lớn. Suốt ba ngày bà mẹ không rời chiếc quan tài. Ba không ăn không ngủ, đứng im lặng. Các cô bé khóc thút thít. Nước mắt đã làm cho Vô-lô-đi-a thấy nghẹt thở. Cậu cố tự kiềm chế. Chỉ đôi khi cậu chạy lên căn phòng nhỏ của mình ở gác lửng. “Ba ơi, ba thân yêu ơi! Chẳng lẽ ba không còn nữa ư? Chúng con làm sao sống thiếu ba được?” Nhiều người đến vĩnh biệt ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích. Trong số đó có các thầy giáo, học trò, bạn bè. Vô-lô-đi-a đã biết người cha làm công việc quan trọng và có ích cho nhân dân, nhưng chỉ bây giờ cậu mới hiểu được người cha đã làm được nhiều việc tốt cho mọi người như thế nào! Ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích được chôn cất vào một ngày giá lạnh và trong sáng. Cây cối phủ đầy băng tuyết đứng im không động đậy. Những con chim sơn tước màu đỏ bay chuyển từ cành nọ sang cành kia từng đàn với vẻ vô tư. Những cành cây đu đưa rắc xuống những tia bạc. Một đám người khiêng quan tài. Phía trước là học trò của ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích mang theo những vòng hoa. “Vĩnh biệt cha thân yêu! - Vô-lô-đi-a cay đắng suy nghĩ. - Xin cám ơn cha về tất cả.” https://thuviensach.vn MỒNG MỘT THÁNG BA Ngay khi ông bố còn sống, I-van I-a-cô-vlê-vích I-a-cô-vlép đã có lần dẫn tới chỗ Vô-lô-đi-a một thanh niên người Tsu-vát, thầy giáo của một trường học Tsu-nát tên là Ô-khốt-nhi-cốp chưa học hết trung học. - Cần phải dạy thêm cho anh ấy nắm được toàn bộ chương trình tám năm ở trường trung học, I-a-cô-vlép nói. - Sau đó anh ấy sẽ vào trường đại học. Nhân dân Tsu-vát rất cần những người có học thức. Vô-lô-đi-a nhận lời giúp ông Ô-khốp-nhi-cốp. Cậu không lấy tiền, bởi vì đối với một gia đình đông người, thì số tiền lương của Ô-khốp-nhi-cốt là quá ít ỏi, phải sống tằn tiện lắm mới đủ. Khi ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích mất đi, Vô-lô-đi-a càng cố gắng giúp ông Ô-khốp-nhi-cốp học. Hình như để tưởng niệm người cha. Vì người cha rất chăm lo tới các trường học của dân tộc Tsu-vát, đã bỏ ra nhiều công sức để giúp đỡ các trường đó. - Con người lớn lao là con người sống vì lợi ích nhân dân, - Ô-khốp-nhi cốp nhớ lại lời nói của ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích. Vô-lô-đi-a luôn luôn suy nghĩ: làm thế nào để sống vì lợi ích nhân dân? Thế nào là vì lợi ích của nhân dân cậu liền nhận dạy Ô-khốp-nhi-cốp, người con của nông dân. Còn gì nữa chứ? Còn nữa, Vô-lô-đi-a đang học ở lớp cuối của trung học nên đã bắt đầu hiểu rằng những người thực sự bảo vệ nhân dân là những người cách mạng. Nhưng Vô-lô-đi-a chưa biết rõ nên tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng như thế nào. Cậu không thích những chế độ hà khắc của trường trung học. Cậu không tin vào Chúa và đã vứt bỏ cây thành giá đeo trên cổ. Cậu suy nghĩ nhiều về xã hội bất công: những kẻ giàu thì ăn không ngồi rồi, những người nghèo thì làm việc quần quật mà vẫn nghèo. Phải chăng đó là sự công bằng? Cậu không thích Nga hoàng. Trong hội trường của trường trung học có treo một bức chân dung Nga hoàng A-lếch-xan Đệ Tam rất lớn, cao từ sàn đến trần. Nga hoàng có bộ https://thuviensach.vn mặt nặng nề. Cặp mắt trắng dã và lờ đờ. Nga hoàng rất tàn bạo và độc tài. Nhưng làm thế nào để đấu tranh với y? Xa-sa ở Pê-téc-bua có nghĩ tới chuyện đó không? Hay là Xa-sa xa lạ với chính trị và chỉ nghiên cứu khoa học thôi? Vô-lô-đi-a không biết. Những sự việc xảy ra ở Pê-téc-bua ngày mồng 1 tháng Ba năm 1887 đối với Vô-lô-đi a, đối với bà mẹ, ngay cả đối với A-nhi-a là người rất thân với Xa-sa, thường xuyên gặp Xa-sa ở Pê-téc-bua, - những gì xảy ra đối với tất cả, chẳng khác nào một tiếng sầm giữa bầu trời trong sáng. Trong lớp đang là giờ học cuối cùng. Các học sinh lớp tám lắng nghe thầy giáo giảng bài. Hồi chuông tan học vang lên. Thầy giáo bước ra khỏi lớp. Còn học sinh thì thu xếp sách vở. Mọi chuyện đều bình thường. Nhưng đã có người đứng đợi Vô-lô-đi-a ở cạnh trường trung học. - Cô Vê-ra Va-xi-li-ép-na bảo tới gặp cô ngay! Vê-ra Va-xi-li-ép-na Ca-sca-đa-mô-va là cô giáo, bạn rất thân của cha. Vô-lô-đi-a chạy ngay tới đó. Vê-ra Va-xi-li-ép-na, khuôn mặt nhợt nhạt, cặp môi run run, đưa cho Vô-lô-đi-a xem bức thư. Thư gửi từ Pê-téc-bua. Trong thư báo tin ngày mồng 1 tháng ba một nhóm sinh viên mưu sát Nga hoàng Đệ Tam. Cuộc mưu sát đã không thành. Tất cả sinh viên đều bị bắt. Trong đó có A-lếch-xan[7] U-li-a-nốp. Đọc xong bức thư, Vô-lô-đi-a đứng lặng đi hồi lâu không nói được lời nào. Xa-sa! Anh ruột. Xa-sa thông minh, tài giỏi của chúng ta, có dáng người mảnh dẻ, cặp mắt to hay đăm chiêu! Cái gì sẽ xảy ra với anh? Cần phải chuẩn bị tinh thần cho mẹ. Nói với mẹ như thế nào về chuyện Xa-sa bị bắt đây? Và cả A-nhi-a cũng bị bắt nữa. Ông bố mất mới được hơn một năm. Bà mẹ vẫn còn đang để tang ông bố. Bà không khóc, không lẩn trốn vì đau khổ, chỉ gầy rộc hẳn đi. Bà mặc chiếc áo dài đen, trông nghiêm nghị, đau đớn đến nỗi Vô-lô-đi-a cảm thấy nhức nhối trong lòng. Bà dặn các con ở nhà làm gì, sống ra sao. Còn chính https://thuviensach.vn bà sửa soạn đi Pê-téc-bua. Phải mau mau tìm kiếm xe ngựa đi Xư-dơ-ran, tím kiếm người bạn đường, vì từ Xim-biếc thường có xe đi Xư-dơ-ran. Vô-lô-đi-a đi khắp nhà này đến nhà khác, tìm đến những nhà đang có người sửa soạn đi Xư-dơ-ran và nài xin: “Cho mẹ cháu đi cùng với!” Nhưng tin Xa-sa mưu sát Nga hoàng và bị bắt đã truyền đi khắp Xim biếc. Không ai muốn nhận bà Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na. “Chúng tôi không có chỗ nào thừa trong xe ngựa. Không có đâu.” Và học ngoảnh mặt đi. Người học trò của Vô-lô-đi-a là Ô-khốp-nhi-cốp cùng đi với cậu đến các nhà, có lẽ đến chục nhà. “Hãy thương hại bà mẹ.” Không, không có ai thương xót cả. Ô-khốp-nhi-cốp chạy đến nhà một người Tsu-vát đồng hương nài xin. Người Tsu-vát nghĩ tới ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, nhận chở bà Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na tới Xưn-dơ-ran. Vô-lô-đi-a trở thành người con lớn nhất trong gia đình. Cô em út, Ma nhi-a-sa, mới lên tám. - Vô-lô-đi-a, chơi với em đi, - Ma-nhi-a-sa nằn nì. - Tại sao anh chẳng cười đùa gì cả, Vô-lô-đi-a? Vô-lô-đi-a buộc phải chơi với cô em út, nhưng không thể mỉm cười. “Xa-sa! Anh Xa-sa thân yêu của em, chuyện gì sẽ xảy ra với anh?” Tháng năm đã đến. Trong các trường trung học bắt đầu mùa thi. Vô-lô đi-a và Ô-li-a dự kỳ thi tốt nghiệp. Hai anh em đều lặng lẽ, sững sờ đi đến các phòng thi và chờ đợi gọi tên. Các thầy giáo đều ngạc nhiên trước những câu trả lời - hai anh em đều trả lời xuất sắc. Trả lời rất xuất sắc… Nhưng trong tờ “Công báo tỉnh Xim-biếc” đã loan tin về cậu con trai của cố giám đốc các trường học bình dân A-lếch-xan U-li-a-nốp… Lần thứ tư trong mùa xuân cuối cùng này của trường trung học, Vô-lô đi-a đã đi thi. Tiếng chim ríu rít của mùa xuân tràn đầy khắp các đường phố Xim-biếc. Hai cô bé chân dài mảnh khảnh nhảy dây trên hè phố lát ván. Tất cả đều bình thường, và tất cả đều đầy sức sống, đều nhộn nhịp và ồn ào. Cạnh cột đèn, cậu nhìn thấy một đám người. Có một tờ giấy gì đó gián trên cột đèn. Mọi người đứng đọc. Trong số đó coa một quan chức quen cha, trông thấy Vô-lô-đi-a, ông ta liền ngoảnh mặt, vội đi khỏi cột đèn. Bà https://thuviensach.vn hàng xóm cũng ngoảnh mặt nốt. Mọi người tản ra. Vô-lô-đi-a từ từ đi lại gần. Cậu đọc tờ thông báo. Cặp mắt bỗng tối sầm lại. Năm sinh viên mưu sát Nga hoàng A-lếch-xan Đệ Tam đã bị tử hình ngày mồng tám tháng Năm. Xa-sa bị tử hình. Ngoài những tin đăng trên các báo, khắp thành phố đều niêm yết những bản thông báo về vụ tử hình. Trong phòng thi ở trường trung học, Vô-lô-đi-a gặp sự im lặng đến khủng khiếp. Vô-lô-đi-a giải xong các bài toán hình và lượng giác trước tất cả. Cậu nộp bài cho thầy giáo rồi đi ra. Tới khu Vê-nhét. Dòng sông Von-ga mùa xuân đem theo những khối nước mênh mông về biển Cát-xpi. Chiếc tàu thủy nhỏ đang chạy, kéo theo sà-lan ở phía sau. Tất cả đều yên tĩnh, lặng lẽ. Họ đã làm gì với Xa-sa! Một tuần lễ sau, bà mẹ từ Pê-téc-bua trở về. Vô-lô-đi-a thấy mẹ, già hẳn đi, tóc mẹ bắt đầu bạc trắng. https://thuviensach.vn TỪ BIỆT XIM-BIẾC Bà vẫn ngẩng cao đầu, hiên ngang đi suốt thành phố. Bà không khóc, không nói tới Xa-sa. “Một bà mẹ kiêu hãnh, đầy nghị lực!” - Vô-lô-đi-a suy nghĩ vẻ kính trọng. Hầu hết những người quen ở Xim-biếc đều ngoảnh mặt đi. Họ tránh mặt. Khi gặp bà Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na trên đường phố, những người đi ngược chiều đều vội vàng tránh sang bên kia để khỏi phải chào hỏi bà mẹ có con trai bị tử hình. Thật là khó khăn và cay đắng! Chỉ có một mình I-van I-a-cô-vlê-vích, người bạn trung thành của I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, là không bỏ mặc gia đình U-li-a-nốp. Cũng như trước đây, ông thường đến thăm gia đình. Ông ngồi cạnh bà mẹ, tựa trên chiếc can uốn bằng cành cây to, và im lặng, đôi khi bàn bạc với bà xem gia đình U-li-a-nốp từ nay nên sống ra sao. Sống ở đâu? Vô-lô-đi-a đã tốt nghiệp trung học. Các thầy giáo thắc mắc và tranh cãi: có nên tặng huy chương vàng cho em trai người vừa bị tử hình không? Nhưng Vô-lô-đi-a thi tốt nghiệp xuất sắc đến mức buộc họ vẫn phải quyết định tặng. - Vô-lô-đi-a phải được vào trường đại học, - bà mẹ tâm sự với I-van I-a cô-vlê-vích, - nhưng không khéo ở Pê-téc-bua người ta không nhận mất? - Sẽ không nhận đâu. Và cố cũng vô ích thôi. Nhưng nếu như họ có nhận chăng nữa thì bà mẹ cũng không muốn để cho Vô-lô-đi-a đi Pê-téc-bua một mình. Cả gia đình cùng đi tới kinh đô thì không có khả năng, bởi vì giá sinh hoạt ở kinh đô quá dắt đỏ, không thể cáng đáng nổi. Sau khi ông bố mất, gia đình U-li-a-nốp gặp khó khăn. Các con còn đi học, chưa ai làm ra tiền. Bà mẹ được hưởng tiền trợ cấp của ông bố, nhưng https://thuviensach.vn với số tiền đó chắt chiu lắm mới nuôi nổi một gia đình, phải giật gấu vá vai mới đủ. Cả nhà quyết định rời khỏi Xim-biếc. “Chúng ta sẽ rời khỏi ngôi nhà thân yêu, ở đó mỗi góc nhỏ làm nhớ lại những ngày hạnh phúc đã qua. Chúng ta sẽ rời khu vườn, ở đó, từng lá cây, ngọn cỏ đều vô cùng yêu quí. Chúng ta sẽ rời khỏi những bạn bè và người quen trước đây mà tới nay tất cả đều trở nên xa lạ.” Không, không phải tất cả. Người học trò của Vô-lô-đi-a là Ô-khốt-nhi cốp không trở nên xa lạ. Cô giáo Vê-ra Va-xi-li-ép-ca Ca-sca-đa-mô -va không trở nên xa lạ. Trái lại, trong cơn hoạn nạn, cô càng gần gũi bà mẹ hơn. Trên báo Xim-biếc có đăng mẩu quảng cáo: “Nhận chuyển đi nơi khác có bán nhà cửa cùng vườn tược, đàn dương cầm và đồ gỗ. Xin hỏi phố Ma xcốp-xcai-a, ngôi nhà của bà U-li-a-nô-va.” Ngôi nhà tựa như một cái sân ăn thông với cái sân khác. Ở cổng luôn luôn vang lên tiếng chuông leng keng. Những người mua tới, đi khắp các phòng. Họ dòm ngó, sợ mó các đồ đạc. Họ nhìn bà mẹ từ đầu đến chân, nói xì xào. Bà đứng cạnh cửa, khuôn mặt nhợt nhạt và nghiêm nghị, trên mái đầu bạn trắng chi chít chiếc khăn rua đăng-ten màu đen. Vô-lô-đi-a muốn chạy lại gần mẹ, ngăn chặn, đỡ những cái nhìn soi mói không thiện ý. “Mẹ ơi! Đừng để cho những kẻ vô tình ấy thấy được nỗi đau khổ của chúng ta, họ chẳng cảm thông đâu, họ chỉ tò mò thôi.” Vô-lô-đi-a cố giữ thái độ như mẹ, nghiêm nghị và tự kiềm chế. Không tỏ ra run sợ, không để rơi nước mắt. Cậu đứng thẳng, không khom lưng. Cậu suy nghĩ, suy nghĩ về Xa-sa. “Xa-sa, anh đã căm ghét Nga hoàng. Anh đã muốn sát hại Nga hoàng. Anh hi vọng lúc đó mọi chế độ sẽ thay đổi, mọi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng nên nhớ là sáu năm trước đây, năm 1881, cũng vào ngày mồng 1 tháng Ba, những nhà cách mạng dân túy đã sát hại Nga hoàng A-lếch-xan Đệ Nhị. Phải chăng cuộc sống của mọi người đã trở nên tốt đẹp hơn? Không hề. Thay vào chỗ của Nga hoàng Đệ https://thuviensach.vn Nhị là Nga hoàng mới - A-lếch-xan Đệ Tam lên trị vì. Trở nên tốt đẹp hơn ư? Không hề. Có nghĩa là cần phải đâu tranh theo cách khác đi.” Vô-lô-đi-a đã suy nghĩ như vậy. Chuông ở ngoài cổng vẫn cứ réo liên tiếp. Những khách mua mới bước vào. Họ sờ mó, lôi những đồ đạc từ trong nhà ra. Chỉ có chiếc dương cầm là không ai mó đến. Vô-lô-đi-a lấy tay xoa xoa chiếc nắp đàn mát lạnh. “Tất cả tuổi thơ và hạnh phúc của ta đều gắn bó với mi.” Chiếc đàn dương cầm cũng được chở đi với gia đình U li a nốp tới thành phố Ca-dan. https://thuviensach.vn CUỘC HỌP MẶT Ở CA-DAN Cấm đọc những cuốn sách cấm. Cấm tham gia các nhóm và các hội. Cấm thành lập hội đồng hương. Cấm… Cấm… Nếu ai vi phạm sẽ bị khiển trách, bị giam, bị phạt, bị đuổi. Và thậm chí… bị đưa đi lính, vào tiểu đoàn những người vi phạm kỉ luật. Vô-lô-đi-a U-li-a-nốp trở thành sinh viên, anh hi vọng rằng ở trường đại học Ca-dan mọi thể chế sẽ tự do hơn so với ở trường trung học Xim-biếc. Đâu phải thế! Bọn “pê-đen” - đó là tên gọi những tên giám thị ở trường đại học chuyên làm cái việc dò la dấu vết, tung tích xem có gì khả nghi không - theo dõi từng bước đi, từng lời nói của sinh viên. Chúng theo dõi xem có ai chống lại Nga hoàng và chính phủ không? Có ai chống lại cấp trên không? Có ai chống lại lão thanh tra Pô-ta-nốp không? Lão thanh tra Pô-ta-nốp béo phục phịch có bộ râu cằm to như của Nga hoàng A-lêch-xan Đệ Tam và cặp mắt lạnh như tiền. Bọn “pê-đen” đến gặp Pô-ta-nốp để tố cáo sinh viên. Pô ta-nốp liền lập danh sách những người có lỗi và thẳng tay đuổi ra khỏi trường đại học, nhất là những sinh viên nghèo. Những sinh viên nghèo thường khó nhọc hơn, và bị tăng tiền học phí lên mấy lần. Không khí ở trường đại học Ca-dan thật là khó chịu, nặng nề, giống như ở nhà tù. Toàn nước Nga giống như một nhà tù. Ngày 4 tháng Chạp năm 1887. Hôm đó trên báo đăng bản thông cáo về những cuộc đấu tranh của sinh viên Mát-xcơ-va. Và trong sinh viên Ca-dan cũng xuất hiện lời kêu gọi bí mật: “Hãy vùng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình!” Song, những giờ học đầu vẫn trôi qua một cách yên lặng. Đến mười hai giờ bỗng vang lên: - Anh em sinh viên! Vào hội trường họp mặt! - Vào họp! - tiếng đó vang lên khắp các hành lang của trường đại học. https://thuviensach.vn Một đám đông chạy rất nhanh dọc hành lang, đi lên cầu thang, bước vào hội trường tầng hai. Trong số đi đầu có Vô-lô-đi-a U-li-a-nốp. Cửa vào hội trường bị khóa. Đám sinh viên đẩy mạnh, cánh cửa kêu răng rắc bung ra. Họ liền kéo vào hội trường. - Các đồng chí! - chủ tịch cuộc họp mặt tuyên bố. Trong giây lát bắt đầu im lặng. - Các đồng chí! Không có tiếng nào cao quý hơn tiếng đồng chí! Chúng ta có thể ủng hộ lẫn nhau. Bảo vệ yêu sách của mình. Chúng ta đòi tự do, pháp chế, chân lý… Trong hội trường bỗng xuất hiện lão Pô-ta-nốp râu dài, vai rộng. - Chiểu theo pháp luật, tôi yêu cầu các anh giải tán ngay. - Cút! Cút khỏi nơi này! Đả đảo! - đám đông bỗng kêu lên. Tiếng huýt sáo, tiếng la ó từ tứ phía bay đến tai lão Pô-ta-nốp. Lão thanh tra sợ hãi chạy hỏi hội trường, hai tay siết chặt thành nắm đấm để dọn đường. Lão giám đốc liền đến. Lão sẽ nói gì đây? Đám sinh viên im lặng, trao cho lão tờ giấy thỉnh cầu. “Cuộc sống của Nga thật không sao chịu nổi. Cuộc sống của sinh viên thật không sao chịu nổi!” - trong tờ giấy thỉnh cầu có nói như vậy. - Các anh cứ yên tâm, - vì không biết làm thế nào để ngăn đám thanh niên đang nổi nóng, lão giám đốc bắt đầu thuyết phục. - Có nghĩa là ông không tán thành thực hiện những yêu cầu của chúng tôi chứ gì? - đám sinh viên lại bắt đầu làm ầm ĩ. - Các đồng chí, để biểu thị sự phản kháng, chúng ta nên rời bỏ trường đại học. Chúng ta đi khỏi nơi đây. Hãy trả lại thẻ đi. Trên bục của lão giám đốc, một sinh viên đặt chiếc thẻ đầu tiên. Những cánh tay vươn ra. Đám sinh viên ném những tấm thẻ vào cửa hội trường. Một chục… hai chục… ba chục… chín mươi sinh viên không muốn ở lại trường đại học. “Sinh viên không có quyền gì hết. Chúng tôi không muốn là những kẻ như vậy.” Vô-lô-đi-a U-li-a-nốp cũng trả thẻ của mình. Ngay buổi chiều hôm ấy anh bị đuổi khỏi trường đại học. https://thuviensach.vn Ban đêm anh bị bắt. Và mấy ngày sau người ta đày chàng sinh viên bị đuổi Vla-đi-mia U-li-a-nốp tới làng Cô-cu-ski-nô, dưới sự giám thị của cảnh sát. https://thuviensach.vn BỊ QUẢN THÚC Ở CÔ-CU-SKI NÔ A-nhi-a đã sống ở đó. Chị bị bỏ tù vô cớ. Vì chị là chị ruột của A lếch-xan U-li-a-nốp. Rồi chị vị vô cớ bị kết án bị đày đi Xi-bi-ri năm năm. Bà mẹ đã khẩn khoản nài xin, đệ đơn thỉnh cầu và An-na[8] U-li-a-nốp đã được phép sống ở Cô-cu-ski-nô trong thời hạn đó. Mùa đông rất giá lạnh và đầy bão tuyết. Ngôi nhà nhỏ, nơi hai chị em ở lộng gió. Đêm đêm gió rít lên, gầm rú trong ổng khói. Những đống tuyết ùn đến tận cửa sổ. Ở Cô-cu-ski-nô vào mùa đông thật là buồn bã và cô đơn. Đôi khi lão cảnh sát thôn cũng ghé thăm. Lão hỏi những người nông dân trong làng Cô-cu-ski-nô: - Chị em U-li-a-nốp sống thế nào? - Không sao cả. Họ là những người tốt. Những người có họ. Lão cảnh sát thôn bỏ đi chẳng kiếm được chuyện gì. Suốt mùa đông Vô-lô-đi-a ngồi đọc sách. Anh đọc rất nhiều, từ sáng đến khuya. Trong những tháng này Tséc-nư-sép-ski đã trở thành nhà văn mến yêu của anh, nhà văn yêu quý và tuyệt vời nhất. Tinh thần cách mạng của Tséc-nư-sép-ski đã chiếm được cảm tình của Vô-lô-đi-a. Tséc-nư-sép-ski đã giải thích toàn bộ chế độ xã hội Nga, kẻ thống trị là Nga hoàng, bọn quan lại, chủ xưởng, địa chủ. Còn nông dân và công nhân sống khổ cực, điêu đứng. Vô-lô-đi-a đã biết nông dân làng Cô-cu-ski-nô sống rất cơ cực, nghèo đói. Vô-lô-đi-a nhớ lại sau chuyến đi thăm các trường học, ông bố thường kể về cảnh nông dân Xim-biếc không có ruộng đất. Tséc-nư-sép-ski rất có lý! Tséc-nư-sép-ski đã chỉ ra toàn bộ sự vô tổ chức của cuộc sống Nga. Ông kêu gọi đấu tranh, kêu gọi làm cách mạng. Cuốn sách “Làm gì?” của Tséc-nư-sép-ski thuộc loại sách cấm. Xa-sa đã đọc những trang sách đó. Đọc bí mật, khóa trái cửa lại hoặc che kín cửa sổ. Những trang sách https://thuviensach.vn quý! Vô-lô-đi-a đã đọc đi đọc lạnh những trang đó nhiều lần. Anh luôn khám phá ra cái mới. Tối khuya, sau khi đọc xong mỗi cuốn sách, anh rủ chị A-nhi-a ra vườn. Hai chị em đi đi lại lại trên con đường hẹp phủ đầy tuyết. Vô-lô-đi-a kể cho chị A-nhi-a về những cuốn sách mới đọc. Anh có nhiều suy nghĩ, ước mơ, dự định, mục đích cuộc sống. Mục đích cuộc sống của Vô-lô-đi-a là gì? Là đấu tranh cách mạng. Anh muốn hiến dâng cả cuộc đời, toàn bộ sức lực cho đấu tranh chống lại Nga hoàng và các giai cấp giàu có. Vì hạnh phúc và tự do của nhân dân. Đêm đông, hàng triệu vì sao ngó nhìn làng Cô-cu-ski-nô lợp tranh, ngó nhìn ngôi nhà trong khu vườn bỏ hoang và buồn bã. Xung quanh là sự yên lặng của vùng quê hẻo lánh. Nhưng kìa mùa xuân đã đến. Băng đã chuyển, phá vỡ con sông U-xnhi-a. Những dòng suối chảy xiết theo các khe cạn. Cỏ cây màu xanh lộ ra. Chim sơn ca bắt đầu cất tiếng hót. Những cây bạch dương nảy lộc xanh rờn. Rồi đây Vô-lô-đi-a U-li-a-nốp sẽ sống ra sao? Cuộc đấu tranh cách mạng là mục đích chính, duy nhất của anh. Nhưng cần phải kiếm sống. Cần phải tốt nghiệp đại học, có văn bằng, có chuyên môn. Mùa xuân Vô-lô-đi-a đệ đơn xin vào trường đại học Ca-dan. Lão thanh tra Pô-ta-nốp sực nhớ tới cuộc họp mặt của sinh viên hồi tháng Chạp, nhớ rất rõ cặp mắt rực lửa của anh chàng sinh viên U-li-a-nốp. Lão thanh tra Pô-ta-nốp quyết không cho U-li-a-nốp trở lại trường đại học. Họ đã từ chối Vô-lô-đi-a. Đến cuối mùa hè bà Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na lại đệ đơn xin bộ trưởng Giáo dục: cho phép con trai tôi vào bất kỳ trường đại học nào, ở Mát-xcơ-va, hoặc Ki-ép, hoặc Khác-cốp, ở đâu cũng được… Ông bộ trưởng Giáo dục đã trả lời: tôi không giải quyết cho sinh viên cũ Vla-đi-mia U-li-a-nốp vào trường đại học. Mùa thu, sinh viên cũ Vla-đi-mia U-li-a-nốp yêu cầu bộ trưởng Nội vụ cho phép anh được ra nước ngoài. Anh quyết định học ở trường đại học https://thuviensach.vn nước ngoài, nếu như ở trường trong nước không cho anh kết thúc bậc đại học. Bộ trưởng Nội vụ đã từ chối. Một lần nữa Vla-đi-mia I-lích lại yêu cầu bộ trưởng. và một lần nữa các nhà đương cục lại từ chối U-li-a-nốp. Biết làm thế nào được, đành phải tự học theo giáo trình của trường đại học. Và anh sinh viên cũ Vla-đi-mia U-li-a-nốp trong vòng một năm rưỡi đã tự học hết chương trình bốn năm của khoa luật và tới Pê-téc-bua để dự thi. https://thuviensach.vn NHỮNG NĂM SỐNG Ở XA-MA RA - Vla-đi-mia I-lích U-li-a-nốp! - chủ tịch ban giám khảo kì thi trực thuộc trường đại học Pê-téc-bua gọi tên. U-li-a-nốp lấy phiếu. Những câu hỏi khá hóc búa. Các vị giáo sư quan trọng đầu tóc bạc phơ chăm chú lắng nghe. Chàng thanh niên có gò má hơi cao, cặp mắt long lanh và hơi nhỏ, hiểu biết vấn đề khá sâu sắc và trả lời trôi chảy. Các giáo sư trao đổi ý kiến. - Chàng thanh niên ở tỉnh lẻ, ở Xa-ma-ra, được chuẩn bị khá tốt! - một giáo sư tán thưởng nói. - Đã lâu tôi chưa từng nghe thấy một câu trả lời tuyệt vời như vậy! - một giáo sư khác đồng ý. Giáo sư thứ ba cho điểm không nói một lời nào: “Điểm năm”. Ý kiến chung là: U-li-a-nốp xứng đáng được điểm năm. Điểm cao nhất trong kì thi tốt nghiệp của trường đại học! - Xin chúc mừng, ngài U-li-a-nốp! - một giáo sư nói sau khi thi. - Cảm ơn! - Vla-đi-mia I-lích đáp. Vla-đi-mia I-lích rất phấn khởi. Anh còn chưa quen Pê-téc-bua, nên trong lúc rỗi rãi thường thích đi dạo cùng cô em gái Ô-li-a trên đại lộ Nép xki, dọc theo những con đường ven sông, vườn Mùa hè, làm quen với thành phố, các cung điện tráng lệ, các viện bảo tàng. Năm đó Ô-li-a sống ở Pê-téc-bua, cô học trường Cao đẳng nữ. Thi xong, Vla-đi-mia I-lích đến gặp Ô-li-a. Anh muốn chia sẻ niềm vui với cô em. Vị giáo sư đứng tuổi đã chúc mừng anh vì tất cả các môn anh đều đạt điểm cao nhất. Anh đã học hành không phí công! Sắp tới, anh sẽ chuyển hẳn lên Pê-téc-bua và bắt đầu công việc quan trọng nhất của mình, công việc cách mạng! https://thuviensach.vn Anh vui vẻ đi tới gặp em gái. “Ta sẽ rủ Ô-li-a đi dạo chơi trên sông Nê-va. Và sắp sửa nghỉ hè rồi, hai anh em sẽ cùng về Xa-ma-ra.” Bà chủ nhà của Ô-li-a đập tay, đón anh bằng tiếng kêu sợ hãi: - Vla-đi-mia I-lích, thật là tai họa, thật là rủi ro! “Lại tai họa.” - Vla-đi-mia I-lích hoảng hốt. Anh bước vào phòng. Ô-li-a người nóng ran, mặt đỏ bừng, lăn lộn trên gối trong cơn mê sảng. Đầu tóc rũ rượi, cặp môi đỏ nứt ra. Cô luôn lấy tay bắt bắt cái gì, miệng nói lắp bắp với vẻ cầu xin. - Mẹ ơi! - qua giọng nói rời rạc tiếng được tiếng mất. - Cứu con với, mẹ ơi! Vla-đi-mia I-lích nắm lấy tai Ô-li-a. Cô không nhận ra anh, cô dứt tay ra. Anh đưa cô em tới bệnh viện và đánh điện gọi mẹ tới. Ở Xa-ma-ra chưa có đường sắt. Đến khi bà Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na tới được Pê-téc - bua thì Ô-li-a đã nguy kịch rồi. Cô mất ngày 8 tháng 5 năm 1891. Bốn năm trước đây cũng vào ngày này Xa-sa bị tử hình. Vla-đi-mia I-lích dìu mẹ đi sau chiếc quan tài. Trái tim đau đớn. Mọi người đều băn khoăn trước cái chết vô nghĩa ấy. Cô gái mười chín tuổi, xinh đẹp, thông minh, đã chết sớm như vậy, thật là bực mình! Bà mẹ đi sau chiếc quan tài, trông mặt bà nhợt nhạt như không còn một hột máu, cặp môi bà mím chặt, không khóc. Nấm mồ mới ở nghĩa địa cứ to dần thêm. Các bạn gái của Ô-li-a đặt lên mộ những vòng hoa. Sau khi chôn cất Ô-li-a, Vla-đi-mia I-lích cùng với mẹ trở về nhà ở Xa ma-ra. Bấy giờ gia đình U-ni-a-nốp đang sống ở Xa-ma-ra. Những năm sống ở Xa-ma-ra là thời kì quan trọng trong cuộc đời của Vla-đi-mia I-lích. Ở đó I-lích đã chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp đại học. Ở đó I-lích đã làm quen với học thuyết Mác một cách gần gũi và sâu sắc hơn. Các Mác, nhà bác học kiêm nhà cách mạng Đức vĩ đại, đã viết cuốn sách nổi tiếng “tư bản” và cùng với người bạn của mình là Phơ-ri-đrích Ăng-ghen viết “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. Các Mác đã chứng minh giai cấp công nhân sẽ chiến thắng bọn tư bản, sẽ nắm chính quyền và xây https://thuviensach.vn dựng trên trái đất xã hội mới, xã hội cộng sản. Vla-đi-mia I-lích rất đỗi ngạc nhiên. Anh đọc Mác một cách vô cùng xúc động. Học thuyết Mác đã lôi cuốn anh và xâm chiếm anh đến tận đáy lòng. Con đường đi tới tương lai đã mở ra rất rõ ràng. Con đường đó đã được lựa chọn. Vĩnh viễn. Những người theo học thuyết Mác được gọi là những người mác-xít. Vla-đi-mia I-lích đã trở thành người mác-xít. Anh bắt đầu tham gia nhóm mác-xít Xa-ma-ra, giải thích và tuyên truyền Mác một cách bí mật, để không sa vào tay bọn hiến binh. Sau khi thi đỗ, Vla-đi-mia I-lích làm việc ở tòa án Xa-ma-ra, nhiều lần anh bênh vực những nông dân và những người nghèo. Vla-đi-mia I-lích làm việc, học tập và mong muốn rời khỏi Xa-ma-ra tới một thành phố công nghiệp lớn nào đó, nhất là Pê-téc-bua. Ở Pê-téc-bua có nhiều nhà máy và công xưởng. Ở Pê-téc-bua có giai cấp công nhân hùng mạnh; chính là nơi Vla-đi-mia I-lích mong muốn tới. Anh đã định đi Pê-téc-bua từ lâu, nhưng chỉ vì thương mẹ mà ở lại. Mẹ buồn nhớ Ô-li-a. Vla-đi-mia I-lích hết sức chăm sóc và làm cho mẹ khuây khỏa trong những ngày buồn bã này. Mùa thu năm 1893 gia đình U-ni-a-nốp rời khỏi Xa-ma-ra. Mi-chi-a đến tuổi vào trường đại học. Anh đã chọn Mát-xcơ-va. Bà Ma-ri-a A-lếch-xan đrốp-na cùng Mi-chi-a và Ma-nhi-a-sa liền chuyển đến Mát-xcơ-va. An-na I-li-nhít-na đã lấy chồng. Chồng chị là Mác-cơ Ti-mô-phê-ê-vích Ê-li-đa-rốp. Thời sinh viên anh sống ở Pê-téc-bua, là bạn của Xa-sa. Anh đã kết thân với An-na I-li-nhít-na từ khi đó. Sau sự đau khổ và tai họa đã làm cho họ thêm gần gũi và gắn bó với nhau. An-na I-li-nhít-na và Mác-cơ Ti-mô-phê-ê-vích sống cùng với gia đình U-ni-a-nốp. Họ cùng chuyển đến Mát-xcơ-va. Vla-đi-mia I-lích một mình đi Pê-téc-bua, trong lòng tràn đầy sức sống và nghị lực cách mạng. https://thuviensach.vn NGOẠI Ô NÉP-XKI Trời bắt đầu tối. Trên các đường phố Pê-téc-bua những chiếc đèn lồng chiếu mờ mờ sáng. Những người đi đường thưa thớt vội vã về nhà. Vla-đi-mia I-lích đi xe ngựa[9] chở khách trong thành phố. Chiếc xe rung chuông leng keng, lắc lư trên đường ray. Đôi ngựa hồng lắc đầu, ra sức kéo toa xe nhỏ. Các cửa sổ toa xe đều bị băng đóng, không biết được xe đang đi đâu. Chặng đường còn khá xa. I-lích cần ra vùng ngoại ô Nép-xki, tới một nhóm công nhân. Khi Vla-đi-mia I-lích ngồi vào toa xe, một người bé nhỏ, đeo kính râm nhảy theo anh lên bậc cửa. Vla-đi-mia I-lích đã trông thấy hắn ở bến xe. Hắn đứng, lấy tờ báo che mặt làm ra vẻ đọc, nhưng thực ra đang theo dõi Vla-đi-mia I-lích. “Mật thám”, - Vla-đi-mia I-lích nhận ra ngay, khi tên kia nhanh nhẹn nhảy lên xe. Vla-đi-mia I-lích ngồi sát cạnh lối ra, kéo cổ áo lên và bắt đầu nghĩ cách chuồn khỏi tên mật thám. Anh giả vờ ngủ, nhưng thực ra là thở vào cửa kính để làm tan một khoảng băng nhỏ. Qua đó có thể nhìn xem đén bến nào thì xuống được. Anh biết một bến có thể lẩn thoát tên mật thám. Anh dán mắt vào cửa sổ, nhìn qua cái vòng nhỏ đã tan băng, cốt sao không bỏ lỡ bến đó. Bến ấy đây rồi. Xe đỗ. - Có ai xuống không? - người bán vé hỏi. Hành khách im lặng. Vla-đi-mia I-lích cũng im lặng, Đôi ngựa bắt đầu chạy thì Vla-đi-mia I-lích liền đứng phắt dậy, nhảy khỏi toa xe. Anh ba chân bốn cẳng chạy tới một sân ăn thông với sân khác. Phía sau bỗng vang lên tiếng chuông vội vã: người bán vé đã giật chuông, toa xe dừng lại. Tên mật thám cũng nhảy khỏi toa xe, nhưng chậm rồi. Hắn nhìn ngược nhìn xuôi, không thấy ai cả. Vla-đi-mia I-lích chạy qua cái sân ăn thông với sân khác ra một phố khác rồi đi bộ một cách yên ổn tới nhóm công nhân. https://thuviensach.vn Nhóm tụ tập ở nhà I-van Ba-bu-skin, thợ tiện nhà máy cơ khí ở ngoại ô Nép-ski. Nhà máy mang tên chủ là Xê-mi-an-nhi-cốp. Ở ngoại ô Nép-ski có nhiều nhà máy và công xưởng. Sáng sớm, ngay từ lúc trời còn tối, còi nhà máy đã bắt đầu rú lên các giọng khác nhau. Công nhân làm việc từ lúc trời còn tối, đến khuya mới trở về. Họ không hề nhìn thấy mặt trời mọc. Cuộc sống thật là tăm tối! Nhưng không thể sống mãi như thế được! Để tránh cảnh sát, công nhân bí mật tu tập ở nhà Ba-bu-skin, thảo luận vai trò và vị trí của mình. Buổi tối hôm ấy họ đã tụ tập đông đủ và chờ đợ diễn giả Ni-cô-lai Pê-tơ rô-vích. Thật ra đó là Vla-đi-mia I-lích. Anh lấy tên Ni-cô-lai Pê-tơ-rô-vích để bọn mật thám và cảnh sát không nhận ra anh là ai. Vla-đi-mia I-lích đến nhà Ba-bu-skin. Đến nhóm công nhân ở ngoại ô Nép-ski làm gì? Và đến các nhóm công nhân khác làm gì? Anh muốn tất cả các công nhân hiểu rõ chuyện học thuyết Mác. Mác đã dạy “công nhân là lực lượng có thể xây dựng lại xã hội. Nếu công nhân muốn và biết nổi dậy chống lại bọn chủ xưởng và Nga Hoàng thì không ai có thể thắng được họ. Có nghĩa là công nhân cần phải đoàn kết lại. Cần phải đặt mục đích và đặt được mục điacshc ủa mình. Công nhân còn có mục đích nào khác? Chỉ có một mà thôi. Nắm lấy chính quyền. Thiết lập nàh nước của nhân dân lao động.” Nhà nước tốt đẹp, xã hội công bằng! Mác gọi đó là cộng sản chủ nghĩa. https://thuviensach.vn CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN Trong khi Vla-đi-mia I-lích giảng giải cho nhóm của nanh thợ tiện I van Va-xi-li-ê-vích Ba-bu-skin ở ngoại ô Nép-ski thì nhiều công nhân thuộc các nhóm mác-xít cũng tụ tập ở các nơi khác của Pê-tác-bua. Khi tới thành phố này, Vla-đi-mia I-lích trước hết bắt liên lạc ngay với những người cách mạng mác-xít. - Các đồng chí! - Vla-đi-mia I-lích nói. - Tất cả chúng tá cần phải đưa học thuyết Mác vào quần chúng công nhân. Cần phải liên hiệp với công nhân và chuẩn bị cuộc sống cách mạng. Thế là thành lập Liên minh cách mạng, sau này lấy tên là “Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”. Lúc đầu “Liên minh đấu tranh” chỉ mới có ở Pê-téc-bua, về sau có cả ở các thành phố khác. Vla-đi-mia I-lích đã mở đầu một công việc thật là to lớn như vậy! Nhưng Vla-đi-mia I-lích không chỉ lãnh đạo các nhóm ở ngoại ô Nép ski, Nác-vơ-ski, dảo Va -xi-li-ép-ski, anh còn có một công việc quan trọng nữa. Chỉ khi nào có thì giờ rỗi, Vla-đi-mia I-lích mới làm công việc đó. Buổi trưa, chiều tối, đôi khi thậm chí vào cả ban đêm, Vla-đi-mia I-lích ngồi viết sách[10]. Cuốn sách mà Vla-đi-mia I-lích đã viết đều đáng sợ đối với bọn tư bản. Nó đã nói cho công nhân làm thế nào để đấu tranh đúng đắn hơn với chính quyền tư sản, làm thế nào để tiến hành cuộc đấu tranh ấy có tổ chức hơn. Chẳng bao lâu nữa Vla-đi-mia I-lích sẽ kết thúc cuốn sách. Các đồng chí mác-xít sẽ bí mật đem in và phổ biến trong các nhóm công nhân. Đã khuya rồi. Từ căn phòng nhỏ của Vla-đi-mia I-lích nhìn qua tấm rèm tuyn, trời tối đen như mực. Trong các ngôi nhà đối diện, các cửa sổ đều đã tắt đèn. Đêm đã đến. thành phố đã đi ngủ. Vla-đi-mia I-lích gác bút lại và đứng dậy khỏi bàn. Anh bước ba bước. Căn phòng tuy bé nhỏ, nhưng anh thích đi dạo quanh. https://thuviensach.vn Chỉ có một con đường. Giai cấp công nhân Nga sẽ đi theo con đường trực diện đấu tranh chính trị công khai, tiến đến cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa thắng lợi, - đấy là những điều Vla-đi-mia I-lích đã suy nghĩ và viết. Cuốn sách của Vla-đi-mia I-lích đã kêu gọi công nhân Nga tiến đến cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa thắng lợi. Chưa có ai dám kêu gọi công nhân Nga bằng những lời táo bạo như vậy. Trong khi đó Vla-đi-mia I-lích mới có hai mươi ta tuổi đầu. Anh còn rất trẻ. Anh đã hiểu biết nhiều. Và đã tin: công nhân Nga sẽ làm cách mạng. https://thuviensach.vn CUỘC BẠO ĐỘNG Ở XÊ-MI-AN NHI-CỐP Trong dịp lễ Giáng sinh, nhà máy Xê-mi-an-nhi-cốp ở ngoại ô Nép ski không làm việc. Trước ngày lễ, chủ cần phải trả tiền lương cho công nhân. Còi nhà máy rú lên một hồi dài, vang đi khắp cửa ô. Các máy dừng. Các nhà máy cũng im lặng. I-van Ba-bu-ski thu dọn dụng cụ, mong lĩnh lương mau mai đi rồi trở về nhà. Lão đốc công đi đôi ủng mới kêu ken két, dáng phì nộn, bước vào: - Anh em ơi, gắng chờ đến chiều mới có tiền. Từ các góc xưởng vang lên những lời nói bất bình: - Tiền của mình mà cũng phải chờ như của bố thí ấy! Nhưng không thể làm khác được, đành phải chờ. Anh em công nhân tụ tập thành đám đông ở xưởng và trong sân, giậm chân ở ngoài trời lạnh, hà hơi vào tay cho ấm. Thỉnh thoảng họ đưa mắt nhìn về phía cửa xem những nhân viên văn phòng có đem tiền ở nhà băng về không. - Thà làm việc còn hơn chạy lăng xăng vô ích, dù sao thì cũng còn được lĩnh tiền làm thê, - đám công nhân càu nhàu. Cuối cùng lão quản lý mặc chiếc áo ngắn bằng da cừu trắng xuất hiện trên bậc thềm của văn phòng. Đám đông chạy vội về phía bậc thềm. - Hôm nay không có tiền, mai chúng tôi sẽ trả, - lão quản lý tuyên bố. Thế là hết. Trước ngày lễ đi về nhà với túi rống không. Bọn trẻ hoài công chờ đợi đồng quà tấm bánh. Có người, ở nhà không còn một đồng xu đề mua bánh mì nữa. - Đối với phần của chúng ta sẽ chẳng có bao nhiêu nhưng đối với bọn tư sản sau một ngày tiền lãi phần trăm sẽ tăng lên rất nhiều, - Ba-bu-skin nói. https://thuviensach.vn Về những chuyện tương tự như thế này, Vla-đi-mia I-lích đã nói tới ở nhóm. Anh giải thích: bọn tư sản giữ vốn ở nhà băng càng lâu càng có lợi. Còn công nhân cứ việc chờ đợi. Sáng hôm sau đáng lẽ được nghỉ, những họ vẫn phải tới nhà máy để lĩnh lương. Người ta lại không trả tiền. Thời gian trôi đi, ngày đông ngắn ngủi đã gần hết, mà những nhân viên phát tiền vẫn chưa thấy xuất hiện. - Anh em ơi, lão quản lý đã đánh lừa chúng ta! - một giọng nói tức giận của ai đó bỗng vang lên như một hiệu lệnh. Mọi người la ó, lao từ ngoài đường vào các cửa. Trong các phòng, người chen lấn nhau. Đám công nhân tức giận phá tung cửa, đập vỡ cửa kính. - Trả lương ngay! Hòn đá đầu tiên bỗng rít lên, con chim đại bàng ở hai đầu ở cổng nhà máy lắc lư. Những hòn đá, gậy gộc, cục than liên tiếp lao theo. Chiếc đền lồng bị vỡ toang. Đám công nhân lao về phía cửa hàng của chủ ở cạnh nhà máy. Họ phá cửa. Xông vào. Lấy rìu và gậy gộc phá phách hàng hóa. - Phải thiêu sống lão quản lý? - có tiếng kêu ầm lên. Đám đông đổ về phía ngôi nhà lão quản lý. Ngôi nhà bị che khuất, các cửa chớp đều dóng kín mít. Anh em công nhân chất củi và dăm gỗ vụn đầy bậc cửa khóa rồi tưới dầu lên. Ngọn lửa bùng cháy, cột khói đen và những tia lửa bốc lên mái nhà. - Đáng đời lão ta, lão sẽ không lừa dối được ai nữa! - đám công nhân la lên. Nhưng từ xa đã vọng đến tiếng kèn đồng. Một đội chữa cháy phóng tới. Một người lính cưỡi ngựa hồng nhảy lên bậc cửa đang bốc cháy. - Cút đi! - hắn quát tháo đám công nhân. Những người lính chữa cháy vội lao tới vây chặt lấy ngôi nhà, bắc thang leo lên. Những ống dẫn nước bằng vải nhằm thẳng vào lửa. Một lát sau đám cháy đã bị dập tắt. - Giải tán về nhà ngay! - viên đội trưởng chữa cháy đội mũ sắt cáu hỏa ra lệnh. Mọi người vẫn cứ đứng lì ở đó. https://thuviensach.vn Hắn ta liền vung tay lên. Chiếc ống chữa cháy bắt đầu phun nước thẳng vào đám đông như một trận mưa đá. Mọi người bỏ chạy. Trận mưa đá đã xua đuổi, quất vào họ. Quần áo đã cứng lại ở ngoài trời rét. Mãi đến chiều mới đem tiền ở nhà băng về. Bọn chủ sợ không dám trì hoãn việc trả lương lâu hơn nữa. Những đám người phờ phạc, cau có xếp hàng lĩnh lương. Đến khuya mới phát xong. Đến khuya nhà máy mới dịu đi. https://thuviensach.vn BỐN TỜ TRUYỀN ĐƠN Bọn hiến binh sục sạo khắp các nhà, lùng bắt những công nhân nhà máy Xê-mi-an-nhi-cốp đã tham gia cuộc bạo động. Chúng trói chặt cánh khuỷu, lôi họ tới sở cảnh sát. - Đứa nào đập phá cửa hàng của chủ? Ngồi tù, sau song sắt. - Đứa nào đốt bậc tam cấp của ông quản lý? Ngồi tù, sau song sắt. Ba-bu-skin chờ đợi: “Thế nào chúng nó cũng đến tìm mình…” Tối khuya có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ mau ngắn. Ba-bu-skin chột dạ: “Tìm mình ư?” Anh hơi trù trừ rồi ra mở cửa. Vla-đi-mia I-lích đã gõ cửa. Khắp người anh trắng xóa vì tuyết, trên cặp lông mày động lại những cục tuyết nhỏ. Anh rũ áo bành tô xoa hai tay bị lạnh cóng rồi đi đi lại lại trong phòng: - Thế nào, nói đi? Nói thật chính xác đi. Bắt đầu như thế nào? Anh em công nhân đã xúc động vì chuyện gì? Ba-bu-skin muốn kể hết cho Vla-đi-mia I-lích nghe. Trong trí nhớ anh còn đọng lại cuộc bạo động hôm qua ở nhà máy, việc phá phách cửa hàng của chủ, việc đốt bậc tam cấp nhà lão quản lý. Vì phá cửa hàng và vì việc đốt ấy, bọn hiến binh hôm nay đã bắt bớ công nhân. - Không, người công nhân có ý thức cần phải đấu tranh không phải bằng quả đấm, - Vla-đi-mia I-lích nói. - Chúng ta sẽ viết truyền đơn nói về việc đó. Họ cùng ngồi vào bàn, nói thì thầm để chị chủ nhà khỏi nghe thấy. Họ bàn xem nên viết gì trong tờ truyền đơn. Nên viết rằng đã đến lúc cần phải đấu tranh. Không ai sẽ giải phóng cho người công nhân khỏi tình trạng nô lệ. Chỉ có chính họ. Cần phải đấu tranh không phải bằng quả đấm, mà bằng tổ chức. https://thuviensach.vn “Các đồng chí công nhân, hãy liên hiệp lại, đòi bọn chủ quyền lợi của mình!” - truyền đơn kêu gọi. Đêm đã khuya. Tay chống lên má, Ba-bu-skin ngồi nhìn theo Vla-đi-mia I-lích lướt nhanh ngòi bút trên giấy. Rồi đột nhiên Ba-bu-skin ngủ gật: - Tôi nhỡ một cái thôi. - Nhỡ mà lại ngồi ngủ gật à! - Vla-đi-mia I-lích bắt đầu cười. - Thôi đi nằm đi, sáng mai còn dậy sớm mà đi làm. Ba-bu-skin nghe lời đi nằm, còn Vla-đi-mia I-lích bắt đầu chép lại tờ truyền đơn. Cần phải chép lại bằng chữ to, chữ in để công nhân dễ đọc. Vla-đi-mia I-lích đã viết nằn nót từng chữ một. Một tờ truyền đơn, tờ thứ hai, thứ ba, thứ tư. Đột nhiên còi nhà máy bắt đầu rú vang khắp bầu trời, khắp các đường phố và rót vào chiếc cửa sổ cơn lạnh giá của nhà Ba-bu-skin. Đó là nhà máy Xê-mi-an-nhi-cốp gọi công nhân đi làm ca sáng. Còi các nhà máy và công xưởng khác cũng thi nhau gầm rú. Cửa ô Nép-ski thức dậy. - Ba-bu-skin, dậy đi thôi, - Vla-đi-mia I-lích đánh thức. Ba-bu-skin nhổm dậy. - Cái gì? Ở đâu? Tại sao? - anh không hiểu vì đang ngủ mê. Anh giụi mắt. Mơ mơ màng màng, không biết có phải Vla-đi-mia I-lích gọi anh không? Đúng là Vla-đi-mia I-lích đã có mặt ở căn phòng nhỏ bé của anh từ sáng sớm tinh mơ. Ba-bu-skin nhìn thấy ở trên bàn bốn tờ truyền đơn được chép lại bằng chữ in liền nhớ lại tất cả. - Cần phải phổ biến những tờ truyền đơn này trong anh em công nhân, - Ba-bu-ski nói. - Tiếc rằng tôi không kịp chép thêm. Lẽ ra cần phải nhiều nữa! Chà, rất tiếc là không kịp… Họ đi ra khỏi nhà. Trên bầu trời sao đêm vẫn chưa lặn hết, những tia sáng màu xanh nhạt khẽ nhấp nháy. Những cột khỏi trắng bốc lên từ các ống khói. Đường phố đầy đám người đen đủi đi làm. Vla-đi-mia I-lích và Ba-bu-skin trà trộn vào đám đông. Ba-bu-skin sờ soạng tìm bốn tờ truyền đơn. Ngay bây giờ anh phải bí mật phân phát bốn tờ truyền đơn này cho những công nhân quen biết. https://thuviensach.vn Nhiều công nhân sẽ biết cần phải tổ chức các cuộc bãi công như thế nào cho tốt hơn. - Tờ giấy truyền đơn đầu tiên của chúng ta. Chúc Ba-bu-skin thành công! - Vla-đi-mia I-lích nói. https://thuviensach.vn “MI-NÔ-GA” Tên một loài cá dài và hẹp. Không hiểu sao người ta lại đặt bí danh cho Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na Crúp-xcai-a, một cô gái có sức hấp dẫn, là “Mi-nô-ga”. Nói chung các hội viên của “Liên minh đấu tranh” đều có những bí danh rất kì lạ. Chẳng hạn như bí danh của Gơ-lép Cơ-rơ-gi gia-nốp-xki là “Xu-xlích”[11]. Anh giống con chuột đồng ở chỗ nào? Chẳng giống gì cả. Anh có dáng người thâm thấp, rất hoạt bát, cặp mắt đen lánh. Anh là bạn gần gũi của Vla-đi-mia I-lích, học công trình sư và là người mác-xít tốt. Anh hướng dẫn nhóm công nhân ở vùng ngoại ô. Vla-đi-mia I lích rất quý trọng anh về cái đó. Và đây là hai người cùng quê ở Nhi-gie-gô-rốt là A-Na-đê-giơ-đa Côn xtan-ti-nốp-na-tô-li Va-nhê-ép và Mi-kha-in Xi-li-vin có bí danh là “Mi nhin” và “Pô-ra-giơ-xki”[12]. Tên gọi đó thì may ra thích hợp. Còn bí danh của Vla-đi-mia I-lích là “Xta-rích”[13]. Người ta gọi anh như vậy vì anh có trí tuệ và học thức uyên bác. Vào một ngày tháng một, khi cây cối ở vườn hoa A-lếch-xan-đrin-xki phủ tuyết trắng xóa như trong truyện cổ tích về ông già tuyết, “Mi-nô-ga”, tức Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na Crúp-xcai-a, chậm rãi đi dạo ở vườn hoa đối diện với thư viện công cộng. Chị mặc chiếc áo lông ngắn. Chiếc mũ lông vẫn không che lấp hai bím tóc. Hai bàn tay chị siết chặt cuốn vở trong bao tay nhỏ của phụ nữ. Cuốn vở gồm những tin tức về cuộc sống khủng khiếp của công nhân. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na làm việc ở Cục đường sắt, chị còn làm cô giáo trường học tối chủ nhật của công nhân ngoại ô Nép-xki. Một công nhân của xưởng máy, học trò của chị, đã đem đến cho Na-đê-giơ-đa Côn xtan-ti-nốp-na cuốn vở trên. Những tin tức này cần thiết để viết truyền đơn. Đã một năm trôi qua kể từ khi Vla-đi-mia I-lích cùng với Ba-bu-skin soạn tờ truyền đơn đầu tiên và trong một đêm chép lại thành bốn bản, giờ https://thuviensach.vn đây “Liên minh đấu tranh” của Pê-téc-bua đã phát hành hàng trăm tờ truyền đơn, bí mật in lại những tờ đó bằng thạch bản rồi đem phổ biến khắp Pê téc-bua. … Kìa, cuối cùng Vla-đi-mia I-lích đã xuất hiện ở cổng Thư viện công cộng. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na nhìn thấy anh, liền vội vã đi về phía đại lộ Nép-xki. Họ gặp nhau ở đại lộ Nép-xki, cuối cùng đi xuống sông Nê va. Vla-đi-mia I-lích khoác tay chị. - Anh làm việc ở thư viện có tốt không? - Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti nốp-na hỏi, rồi chính mình nhét vào tay áo anh cuốn vở ở trong bao tay. - Rất tốt! - Vla-đi-mia I-lích vừa đáp vừa nhét sâu cuốn vở vào tay áo. - Những tin tức chính xác chứ? - Vâng. - Cảm ơn! - Vla-đi-mia I-lích nói. Chị quay khuôn mặt ửng hồng vì giá lạnh về phía anh. Cặp mắt chị sáng lên. Vla-đi-mia I-lích tiếp xúc với cô gái giản dị và chín chắn này, cảm thấy rất thú vị! Họ đã làm quen với nhau ít lâu sau khi Vla-đi-mia I-lích đến Pê téc-bua. Có lẽ nào mới từ khi đó nhỉ? Vla-đi-mia I-lích cảm giác như anh đã biết chị từ lâu rồi. Anh thích chia sẻ với chị những ý nghĩ. Chị sẵn sàng và vui vẻ giúp đỡ anh. Họ cùng có những quan điểm chung, mục đích chung, sự nghiệp chung. Đột nhiên Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na có cảm giác Vla-đi-mia I lích siết chặt tay chị như có ý báo trước có chuyện cần cảnh giác. Phía sau có một kẻ đang theo dõi họ. Hắn có điệu bộ rất khó chịu, cổ áo dựng ngược lên. Hai vai gù, tay thọc vào túi. Vla-đi-mia I-lích lập tức lái câu chuyện. Anh bắt đầu giải thích rõ to về những vấn đề thuộc đời sống hằng ngày. Anh nói rằng nghe đồn ở Li-gốp ca có một cửa hiệu nhỏ bán mũ lông rất rẻ. Nên đi tới đó mua. Còn chính anh cố dẫn Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đi rảo bước trên đại lộ Nép-xki. Họ đi qua đường, rẽ sang một lối khác. Tên mật thám không rút lui, vẫn bám riết. - Chúng ta phân tán đi, - Vla-đi-mia I-lích nói thầm. https://thuviensach.vn Họ chia tay nhau. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na quay lại phía sau, ra đại lộ Nép-xki chờ xe ngựa. Vla-đi-mia I-lích đi tiếp trên đường phố tình cờ ấy. Tên mật thám vẫn bám riết. Mấy phút sau Vla-đi-mia I-lích đi vượt lên phía trước. Đột nhiên anh rẽ vào một ngõ. Vla-đi-mia I-lích trông thấy ở trong ngõ có cái cổng khá sang của một nhà giàu. Ở đó có những tấm thảm và những cây cọ. Và một chiếc ghế bành của người gác cổng bỏ trống đặt ở cổng. Trong nháy mắt anh bước vào, ngồi luôn vào chiếc ghế bành đó, cầm tờ báo ở trên chiếc bàn con che mặt. Tên mật thám chạy vào ngõ. “Người mà hắn theo dõi đâu rồi? Chui xuống đất rồi hay sao?” Têm mật thám há hốc mồm vì ngạc nhiên. Hắn chạy khắp ngõ, đành bỏ về, chẳng được tích sự gì cả. Vẻ mặt hắn trông thật thiểu não đến nỗi Vla-đi-mia I-lích phải cố nhịn mới hkông bật cười. Nhưng phải mau mau trở về nhà, không được kéo dài thời gian, kẻo lão gác cổng ra thì nguy! Vla-đi-mia I-lích sờ cuốn vở trong tay áo. Vẫn còn nguyên. Phút nguy hiểm đã trôi qua rồi. Phải mau mau trở về nhà bắt tay vào công việc. https://thuviensach.vn KHÔNG THỂ TIÊU DIỆT ĐƯỢC SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA Ngày mồng 8 tháng chạp năm 1895 trong căn nhà của Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na Crúp-xcai-a có một cuộc họp của các hội viên “Liên minh đấu tranh”. “Liên minh đấu tranh” quyết định xuất bản tờ báo bí mật “Sự nghiệp công nhân”. Giờ đây họ tụ tập để thảo luận các bài cho số báo đầu. Vla-đi-mia I-lích viết những bài chính. Những bài đó giàu tính chiến đấu và dũng cảm được mọi người rất thích! Họ đã quyết định in tờ báo “Sự nghiệp công nhân” ở nhà in bí mật. Nhà in đó ở ngay trên bờ vịnh Phần Lan thuộc ngoại ô Pê-téc-bua. - Chúng ta sẽ in ở đó, - các hội viên “Liên minh đấu tranh” đã thỏa thuận như vậy. Họ trao các bài cho A-na-tô-li Va-nhê-ép. A-na-tô-li Va-nhê-ép, sinh viên hai mươi ba tuổi, là một người cương nghị. Anh hết lòng trung thành với công tác cách mạng. Vla-đi-mia I-lích đã trao cho anh những công việc quan trọng và nguy hiểm nhất. Ngày mai A-na-tô-li Va-nhê-ép sẽ đưa các bài tới nhà in, và chẳng bao lâu công nhân sẽ được đọc tờ báo đầu tiên của mình. Các hội viên “Liên minh đấu tranh” đến khuya mới tan họp ra về, họ hài lòng với công việc đã làm. Vla-đi-mia I-lích ở lại một lát. Anh nói chuyện với Na-đê-giơ-đa Côn xtan-ti-nốp-na và nói mãi không hết chuyện. Họ nói về các đồng chí. Vla đi-mia I-lích tìm thấy ở mỗi người những nét thú vị và khen ngợi đúng mức. Anh yêu mến mọi người! Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na rất quý trọng điều đó. Họ nói về công nhân. Công nhân rất khát khao kiến thức! Như Ba-bu-skin chẳng hạn, một người xuất sắc, có tài… https://thuviensach.vn - Tạm biệt, Na-đi-a[14]. - Vla-đi-mia I-lích nói. - Ngày mai tôi sẽ đến gặp Na-đi-a ngay… Các đường phố đều vắng vẻ. Thỉnh thoảng mới có một ngọn đèn lồng tỏa sáng. Ánh sáng mờ mờ của những ngọn đèn không át nổi ánh sao đêm. Vla-đi-mia I-lích đi xe ngựa đến thư viện công cộng. Ở đây cũng vắng vẻ. Chỉ có một mình anh. Những cành bồ đề ở công viên A-lếch-xan-đrin-xki trĩu xuống vì tuyết phủ. Một cành nhỏ bị gãy kêu lắc rắc. Mưa tuyết từ trên cành rơi lả tả. Vla-đi-mia I-lích thấy thanh thản trong lòng! Anh trở về căn nhà mới thuê ở Gô-rô-khô-vưi. Vì bọn mật thám săn đuổi anh rất dữ nên để phòng xa, anh thường phải thay đổi chỗ ở luôn. Anh bước vào rón rén cốt không làm mất giấc ngủ của bà chủ nhà. Anh chưa buồn ngủ nên quyết định đọc chút ít. Vla-đi-mia I-lích chọn tài liệu chuẩn bị cho cuốn sách mới sắp tới của mình. Anh vừa ngồi xuống bàn liền đọc rất say mê. Nhìn đồng hồ: đã sắp hai giờ sáng. - Phải đi ngủ thôi, - anh thầm nhủ nhưng vẫn tiếp tục đọc. Đúng hai giờ có tiếng chuông réo. Vla-đi-mia I-lích bàng hoàng, lắng nghe vẻ ngạc nhiên. Tiếng chuông lặp lại nghe cục cằn, thô lỗ. Bà chủ nhà thức dậy lê đôi dép lẹt quẹt ở ngoài hành lang. - Ai đó? Ai đó? - giọng bà chủ nhà vang lên cạnh cửa. Người đầu tiên bước vào là lão gác cổng mặc chiếc áo lông ngắn bằng da thuộc và khoác tạp dề. Theo sau lão là hai tên mặc thường phục lặng lẽ đi rất nhanh vào phòng Vla-đi-mia I-lích. Phía sau là tên sĩ quan hiến binh. - Lệnh bắt giam. https://thuviensach.vn Hai tên mặc thường phục xông vào lục soát sách vở, sờ nắn chiếc giường, xem xét lò sưởi và lỗ thông hơi lò sưởi. Vla-đi-mia I-lích đứng im lặng cạnh tường. Anh đang nghĩ tới các đồng chí khác. Có chuyện gì xảy ra với họ không? Một mình anh bị bắt hay các đồng chí khác cũng bị bắt? Còn Na đi-a thì sao? Có chuyện gì xảy ra với Na-đi-a không? Chẳng lẽ sự nghiệp của chúng ta thế là tan vỡ ư? “Không. Không thể tiêu diệt được chúng ta, - Vla-đi-mia I-lích nghĩ. - Không thể tiêu diệt được sự nghiệp của chúng ta. Hàng vạn công nhân mới sẽ đứng lên. Toàn thể nhân dân lao động ở nước Nga sẽ đứng lên.” https://thuviensach.vn XÀ LIM SỐ 193 Chiếc cửa sổ con hẹp có chấn song nằm sát trần. Ánh sáng màu xanh yếu ớt hắt qua lớp kính bụi bặm. Chiếc bàn bằng sắt gấp được kê cạnh tường. Sách vở chất đống trong một góc sàn. Được phép đọc sách. Chị em gái và Na-đi-a đem đến cho Vla-đi-mia I-lích rất nhiều cuốn sách cần thiết. Đêm hôm ấy Na-đi-a không bị bắt. Còn các chị em gái và bà mẹ thì từ Mát xcơ-va tới ngay sau khi Vla-đi-mia I-lích bị ngồi tù. Hôm nay là thứ năm - ngày được đến thăm. Vla-đi-mia I-lích xếp sách sang một bên. Cần phải làm những việc khác. Anh đi đi lại lại cho chân tay đỡ tê, rồi đứng cạnh chiếc bàn, quay lưng về phía cửa ra vào. Ở cửa có một lỗ tròn nhỏ, tên cai ngục chốc chốc lại liếc nhìn vào đó. Đứng quay lưng về phía lỗ cửa, Vla-đi-mia I-lích dùng ruột bánh mì vo lại thành cái lọ con. Để làm gì? Thế này. Cái lọ mực của Vla-đi-mia I-lích làm bằng ruột bánh mì. Thay vào mực là sữa. Anh cầm lấy cuốn sách và bắt đầu dùng mực sữa viết vào giữa các dòng chữ trong sách. Viết xong một chữ thì sữa khô đi - không nhìn thấy chữ nữa. Hôm nay sẽ chuyển cuốn sách về nhà. Na-đi-a hoặc các chị em gái sẽ hơ trang sách lên đèn, và đây là những điều kỳ diệu: những chữ từ từ sống lại, hiện hình như âm bản trên phim ảnh. Thế là đọc được bức thư. Thật ra, không phải Vla-đi-mia I-lích viết thư, mà là viết truyền đơn gửi ra ngoài. Vào đêm mùng 8 rạng ngày mồng 9 tháng chạp cùng bị bắt với Vla-đi mia I-lích còn có một trăm sáu mươi người trong “Liên minh đấu tranh”. Nhưng “Liên minh” vẫn không bị vỡ. Ngoài kia những cuộc bãi công được “Liên minh” phát động vẫn tiếp tục. Vla-đi-mia I-lích đã gửi những tờ truyền đơn cho những người tham gia bãi công. Ngoài cửa có tiếng chìa khóa mở lách cách, ổ khóa kêu rít lên. Tên cai ngục bước vào. Vla-đi-mia I-lích trong nháy mắt cầm lấy lọ mực bằng ruột bánh mì với sữa đưa vào miệng nuốt chửng. https://thuviensach.vn