🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U) Tác phẩm CUỘC ĐÀO THOÁT VĨ ĐẠI Tác giả Angus Deaton Dịch giả Vũ Hoàng Linh, Sơn Phạm Phát hành Alphabook NXB Hồng Đức 2016 —★— ebook©vctvegroup 25/06/2019 https://thuviensach.vn LỜI GIỚI THIỆU DÙ Ở CẤP ĐỘ TƯ DUY VẤN ĐỀ CÁ NHÂN hay cấp độ tư duy về chính sách xã hội, trong môn kinh tế học nói riêng hay khoa học xã hội nói chung, chúng ta thường mắc kẹt vào những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn lao: mối quan hệ giữa sự thịnh vượng và bất bình đẳng, giữa thu nhập và sức khỏe, giữa sự thành công và lối sống (của cá nhân hay cả một dân tộc), v.v… Cái trước quyết định cái sau hay ngược lại? Hay chúng có tác động tương hỗ biện chứng trong một vòng xoáy trôn ốc? Hay có một yếu tố bí ẩn khác bên ngoài đồng thời chi phối chúng? Suy tư về vấn đề này từ lâu đã trở thành nội dung cốt lõi của khoa kinh tế học phát triển. Khả năng nắm bắt và thấu hiểu vấn đề sẽ quyết định nhiều chính sách xã hội của cả một quốc gia, và do đó có thể ảnh hưởng đến vận mệnh một dân tộc. Ở cấp độ cá nhân, hiểu biết đúng đắn những mối quan hệ này có thể đem lại một đời sống minh triết và hạnh phúc hơn. Nhưng tiếc thay, ở tất cả các cấp độ, chúng ta vẫn mắc kẹt trong tấm lưới rối bời và nhập nhằng của các quan hệ nhân quả chưa được thấu hiểu triệt để. Trong tác phẩm mang tính đúc kết sự nghiệp nghiên cứu uyên thâm bền bỉ của mình, nhà kinh tế đoạt giải Nobel (2015), Ngài Angus Stewart Deaton, lần đầu tiên cung cấp một phân tích sáng rõ về các mối liên hệ nhằng nhịt giữa các vấn đề này. Nói cách khác, ông đã căng lên trước mặt chúng ta tấm lưới từ lâu vẫn rối bời thông qua tác phẩm Cuộc đào thoát vĩ đại mà các bạn đang cầm trên tay. Angus Deaton là nhà kinh tế gốc Scotland, mang cả quốc tịch Anh và Mỹ, ông dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp học thuật của mình tại Đại học Princeton, Mỹ. Ông khởi đầu sự nghiệp với mối quan tâm sâu về kinh tế vi mô, nghiên cứu hành vi của đường cầu, và dành nhiều https://thuviensach.vn công sức cho việc thiết kế và phân tích các cuộc điều tra hộ gia đình. Những khám phá về các hành vi của con người trong thực tiễn đã thúc đẩy ông đi tới các vấn đề phát triển căn bản như đói nghèo, y tế, sức khỏe, bất bình đẳng, tăng trưởng kinh tế, v.v… Đúng như kinh tế gia bậc thầy Robert Lucas (nhận giải Nobel Kinh tế năm 1995) từng nói, khi anh bắt đầu nghiên cứu về kinh tế phát triển, anh chẳng muốn tìm hiểu về cái gì khác nữa. Trong cuộc phiêu lưu truy tìm câu trả lời cho những vấn đề phát triển căn bản nhất, như nguồn gốc của sự tăng trưởng, nguồn gốc của bất bình đẳng giữa các cá nhân và xã hội, Deaton đã dấn thân vào cuộc hành trình đi ngược lại toàn bộ quá trình phát triển của loài người, xuyên qua các nền văn minh và thời đại, sử dụng kiến thức liên ngành của nhiều môn khoa học. Vì thế, tác phẩm này có hàm lượng tri thức được kết tinh và cô đọng cao, khiến người đọc, nhất là những người không chuyên, có thể đôi chỗ thấy mệt mỏi và choáng ngợp. Nhưng nỗ lực của bạn đọc sẽ được đền đáp xứng đáng, như trong bất kỳ một cuộc leo núi nào, khi bạn đứng trên đỉnh núi do mình chinh phục và hưởng làn gió mát trong lành chỉ có trên tầng cao khí quyển. Vấn đề chính được đặt ra trong tác phẩm này, như Deaton chỉ ra, là nếp suy nghĩ rằng thu nhập cao hơn sẽ mang lại sức khỏe tốt hơn, rằng xã hội thịnh vượng, giàu có hơn sẽ tự động mang lại những tiến bộ nhân văn, chẳng hạn như bình đẳng hơn, biết chia sẻ hơn, là một nếp suy nghĩ còn quá nhiều thiếu sót. Lối suy nghĩ này đã dẫn tới một loạt chính sách phát triển gây lãng phí, và nhiều khi làm tổn thương con người và xã hội. Theo tác giả, chính tình trạng sức khỏe là yếu tố đầu tiên tạo ra khác biệt giữa các cá nhân về tuổi thọ, trí tuệ và khả năng làm việc, và dẫn tới thành công khác nhau ở mỗi cá nhân. Có rất nhiều nguyên nhân chi phối sức khỏe cá nhân, như nguồn gốc gia đình, thu nhập, tri thức, yếu tố bẩm sinh và môi trường xã hội (yếu tố thể chế). Điều này dẫn tới sự khác nhau (bất bình đẳng) ngày càng xa giữa con người. Sự thiết lập xã hội (thể chế) có thể nhằm duy trì sự bất bình đẳng và liên tục tái tạo nó, hoặc làm mềm khuynh hướng này, và qua https://thuviensach.vn đó tác động đến sức khỏe của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đến lượt nó, những hạn chế về sức khỏe của cá nhân sẽ giam hãm những người thiệt thòi hơn, kém dinh dưỡng hơn, ít tri thức hơn, trong một địa vị thấp kém hơn, được hưởng ít quyền lợi kinh tế - xã hội hơn và có một cuộc sống ngắn ngủi hơn. Còn những người có lợi thế và may mắn hơn, tiếp tục được duy trì các đặc quyền trên tầng lớp cao hơn của xã hội. Một xã hội giàu có hơn, như Deaton chỉ ra, không nhất thiết mang lại phúc lợi đồng đều cho các thành viên của mình, do đó, hố sâu ngăn cách giữa họ sẽ tăng lên nhanh chóng, và kết cục là xét về tổng thể, không nhất định bảo đảm sức khỏe bình quân của toàn xã hội được cải thiện. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế về lâu dài có thể không được duy trì. Chính những phát minh và khám phá mới trong khoa học và y tế đã giúp lan tỏa hiểu biết của con người về dinh dưỡng và trị bệnh, giúp thúc đẩy các xã hội tiên tiến cải thiện sức khỏe cho người dân của mình, và từ đó lan tỏa ra toàn nhân loại. Đây chính là cuộc Đào thoát Vĩ đại mà con người đã làm được trong hơn hai thế kỷ qua: thoát khỏi bệnh tật, yếu ớt, chết sớm và nhờ đó thoát khỏi đói nghèo. Mỗi chương của cuốn sách này tập trung vào một chủ đề tương đối độc lập, và đem lại cho độc giả nhiều tri thức mới, đầy thú vị, qua mỗi trang sách. Tác giả dẫn ta trở về thời nguyên thủy khi loài người còn săn bắt hái lượm. Vì khả năng bảo quản thức ăn kém nên con người phải chia sẻ toàn bộ thức ăn cho nhau, do dó họ có một xã hội khá quân bình và sức khỏe đồng đều. Rồi tác giả dẫn chúng ta tới xã hội nông nghiệp, một phát kiến lớn lao của nhân loại, nhưng cùng với nó là khả năng tích trữ lương thảo, vở bi kịch đầu tiên về sự bất bình đẳng giữa con người được trình diễn trên một sân khấu vĩ đại. Tác giả cũng dẫn chúng ta qua đất nước Ấn Độ nghèo đói, đất nước Trung Quốc đang nỗ lực vươn lên, và nước Mỹ giàu có nhưng hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Một ví dụ sinh động và gây ấn tượng mạnh, về cách mà bất bình đẳng có thể kìm hãm tăng trưởng, được tác giả phân tích trong trường hợp Ấn Độ. Đó là sự bất bình đẳng nam nữ ở phía Bắc Ấn Độ đã kìm hãm chiều cao của người phụ nữ, do họ có chế độ dinh dưỡng https://thuviensach.vn kém hơn nhiều so nam giới. Nhưng chính những phụ nữ đó lại trở thành những người mẹ trong tương lai, sinh ra cả bé trai lẫn bé gái. Vì thế, các thế hệ tiếp theo, bất kể nam hay nữ, ở Bắc Ấn Độ có thân hình ngày càng nhỏ hơn so với người Nam Ấn Độ, nơi nam-nữ bình đẳng hơn nhiều, và chiều cao của họ cũng được cải thiện theo thời gian. Bởi sự thịnh vượng và bất bình đẳng kết nối với nhau qua mối liên hệ chí tử là tương quan sức khỏe của các cá nhân trong cộng đồng, thể chế trở thành một nhân tố đặc biệt quan trọng. Độc giả sẽ tìm thấy sự móc nối thú vị giữa cuốn sách này với tác phẩm Vì sao các quốc gia thất bại của hai kinh tế gia hàng đầu Daron Acemoglu và James Robinson*. Một lần nữa, thể chế giải thích vì sao, một quốc gia lại như chính nó đang là: hoặc là cùng một lúc đạt được thịnh vượng và công bằng dưới nền dân chủ, hoặc cùng lúc cùng quẫn trong đói nghèo và chật vật trong hố sâu phân biệt giàu-nghèo, dưới một chính quyền độc tài tham lam. Từ đây, tác giả đi tới chương cuối cùng liên quan đến các khoản viện trợ kinh tế mà các nước giàu muốn dùng để hỗ trợ các nước nghèo. Ông cho rằng các khoản viện trợ từ các nước giàu thật ra đa phần làm các nước nghèo tiếp tục bị giam cầm trong cùng quẫn. Lý do là vì các nước nghèo vốn đã có một thể chế kém, một sự phân phối bất minh và lệch lạc về nguồn lực giữa các thành viên xã hội, nên khi có thêm các khoản viện trợ, các chính phủ cai trị có thêm nguồn lực để duy trì tình trạng hiện thời. Nếu không có các khoản viện trợ này, thì chính phủ phải thỏa hiệp nhiều hơn với người dân để có nguồn lực, và do đó, sẽ phải chấp nhận nhiều cải cách thể chế có lợi hơn cho người dân. Tuy nhiên, Deaton không phủ nhận toàn bộ nỗ lực viện trợ từ các nước giàu đến các nước nghèo. Ông cho rằng, nếu các nước giàu hỗ trợ trực tiếp để cải thiện sức khỏe người dân, đặc biệt ở những tầng lớp yếu đuối, thiệt thòi nhất, sẽ giúp giảm bất bình đẳng xã hội, giúp đất nước đó tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Hình ảnh quan trọng mà Deaton sử dụng trong suốt cuốn sách, về sự đào thoát khỏi ngục tù của https://thuviensach.vn đói nghèo và yếu ớt, một lần nữa được nhắc lại. Những người đã thoát khỏi nhà ngục không phải lúc nào cũng muốn quay lại cứu những người còn đang bị giam cầm. Nhưng dù nếu có muốn đi chăng nữa, thì cuộc đào thoát thật sự chỉ có thể diễn ra khi chính kẻ bị giam cầm mong muốn được thoát ra. Người đã tự do có thể tuồn cho tù nhân một miếng bánh, nhưng là để ăn mà lấy sức mà vượt ngục, chứ không phải để ngồi ăn cho qua cơn đói mỗi ngày và thỏa mãn với miếng bánh miễn phí từ người bạn tốt bụng. Tiếc thay, trong nhiều thập niên, rất ít quốc gia có thể dùng miếng bánh cứu trợ để lấy sức thoát khỏi đói nghèo. Chính những nỗ lực tự thân của họ, quyết tâm vươn tới một đời sống tốt đẹp hơn, đã khiến họ phải tự thay đổi và thực hiện cuộc đào thoát cho riêng mình. Cuốn sách mang lại thật nhiều điều đáng suy ngẫm cho mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Hãy tự đọc cuốn sách này để rút ra nhiều mẩu tri thức thú vị cho riêng bạn, và tự cảm nhận điều minh triết lớn lao ẩn giấu do chính bạn khám phá ra. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả! Viêng Chăn (Lào), ngày 24 tháng 9 năm 2016 TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH CUỘC ĐÀO THOÁT VĨ ĐẠI là một bộ phim về những người đàn ông bỏ trốn khỏi một trại tù binh chiến tranh trong Thế chiến II. Cuộc đào thoát vĩ đại trong cuốn sách này là câu chuyện về việc loài người đã thoát khỏi cảnh khốn cùng và cái chết sớm ra sao, về việc người ta đã xoay xở để làm cho cuộc đời mình tốt đẹp hơn và chỉ lối cho những người khác đi theo như thế nào. Một trong các cuộc đời như vậy là cuộc đời cha tôi. Leslie Harold Deaton sinh năm 1918 tại làng quê Thurcroft ở mỏ than Nam Yorkshire. Ông bà của ông, Alice và Thomas đã từ bỏ nghề nông với hy vọng đời sống sẽ khá hơn ở mỏ than mới mở. Con trai lớn của hai cụ, ông nội Harold của tôi, tham gia Thế chiến I, rồi trở về hầm mỏ, và cuối cùng trở thành đốc công. Về phần cha tôi, thật khó để được học hành tại Thurcroft trong thời gian giữa hai cuộc chiến bởi vì chỉ có rất ít trẻ em được phép tới trường trung học. Cha Leslie nhận làm các công việc vặt dưới hầm mỏ: giống như những đứa trẻ khác, khao khát của ông là, một ngày nào đó ông sẽ có cơ hội làm việc trên mặt đất. Ông không bao giờ đạt được điều đó: ông được động viên vào quân đội năm 1939 và được gửi tới Pháp trong đoàn quân của Lực lượng Viễn chinh Anh quốc yểu mệnh. Sau trận chiến thảm bại, ông bị điều sang Scotland để được huấn luyện thành lính biệt kích: tại đây, ông gặp mẹ tôi và “may mắn” ra khỏi quân đội với tư cách bệnh binh do mắc bệnh lao và được gửi vào trại dưỡng lao. Đây quả là điều may mắn vì cuộc đột kích của lính biệt kích vào Na Uy đã thất bại, và nếu tham gia, rất có thể ông đã tử trận. Ông được giải ngũ năm 1942 và cưới mẹ tôi, Lily Wood, con gái một thợ mộc ở thị trấn Galashiels phía Nam Scotland. Mặc dù không được học trung học ở Yorkshire, cha Leslie đã tham gia các lớp bổ túc buổi tối để học các kỹ năng khảo sát vốn hữu ích https://thuviensach.vn trong ngành khai mỏ, và năm 1942, với tình trạng thiếu hụt lao động, các kỹ năng này đã giúp ông có được một công việc hấp dẫn là người chạy bàn giấy tại một công ty xây dựng ở Edinburgh. Ông quyết tâm trở thành kỹ sư, và với xuất phát điểm gần như từ số không, ông đã dành cả một thập kỷ làm việc cật lực và cuối cùng đã thành công. Các khóa học là cả một trận chiến vĩ đại, nhất là trong các môn Toán và Lý. Ngôi trường dạy tối mà ông theo học, giờ có tên là Đại học Heriot-Watt ở Edinburgh, gần đây có gửi cho tôi các kết quả thi cử của ông và quả thực ông đã rất vất vả để vượt qua. Ông nhận vị trí kỹ sư cung cấp nước ở biên giới Scotland và mua căn nhà nơi bà của mẹ tôi từng sống, nơi mà tôi nghe nói rằng thời gian đầu Ngài Walter Scott* cũng từng thỉnh thoảng đến thăm. Với tôi, việc chuyển từ Edinbugh - nơi có thời tiết ảm đạm, âm u và sầu thảm - tới một làng quê - với rừng, đồi núi, những con suối có cá hồi và bầu trời đầy nắng ấm, trong mùa hè năm 1955 - cũng là một cuộc đào thoát vĩ đại. Theo lối nghĩ thông thường, cha tôi sau đó quyết định rằng tôi phải làm được nhiều điều hơn ông. Bằng cách nào đó, ông đã thuyết phục được các thầy giáo ở ngôi trường địa phương nơi tôi theo học dạy thêm ngoài giờ cho tôi trước kỳ thi xin học bổng vào học tại ngôi trường công (mà thực chất lại là tư) uy tín ở Edinburg. Tại đây, tôi là một trong hai học sinh của khóa học được miễn học phí. Tiền đóng cho trường hàng năm còn cao hơn cả tiền lương của cha tôi. Rốt cục tôi cũng vào được Cambridge để học toán và sau một thời gian, trở thành giáo sư kinh tế học, ban đầu ở Anh và sau đó ở Princeton. Em gái của tôi học đại học ở Scotland và trở thành giáo viên. Trong số hàng chục anh chị em họ, chúng tôi là những người duy nhất học tới đại học, và tất nhiên, không có bất kỳ ai trong thế hệ trước đó làm được điều này. Hai cháu nội của ông Leslie hiện đang sống ở Mỹ. Con gái của tôi là người góp vốn trong một công ty lập kế hoạch tài chính đang thành công ở Chicago, còn con trai tôi là người góp vốn trong một hedge fund thành công ở New York. Cả hai đều nhận được sự đào tạo đa dạng và https://thuviensach.vn chuyên sâu ở Princeton - ưu việt hơn nhiều về mức độ chuyên sâu, các cơ hội và chất lượng giảng dạy so với sự đào tạo hạn hẹp và khô cứng mà tôi từng trải qua khi là sinh viên ở Cambridge. Cả hai đều có mức sống cao hơn bất cứ điều gì mà ông Leslie có thể tưởng tượng, cho dù ông đã sống đủ lâu để có thể thấy được nhiều điều và hài lòng về chúng. Các chắt của ông sống trong một thế giới giàu có và đầy cơ hội, nơi gần như là chuyện huyễn tưởng ở mỏ than Yorkshire. Việc cha tôi thoát khỏi Thurcroft là một ví dụ về điều cuốn sách nói tới. Ông không sinh ra trong cảnh nghèo cùng cực, cho dù theo tiêu chuẩn ngày nay thì như vậy là nghèo cùng cực, và ông kết thúc cuộc đời mình trong cảnh tương đối giàu có. Tôi không có số liệu về những làng làm nghề mỏ ở Yorkshire nhưng cứ 1.000 trẻ em sinh ra ở nước Anh năm 1918 thì có tới hơn 100 trẻ không sống tới sinh nhật thứ 5, và ở Thurcroft, các rủi ro chắc hẳn còn cao hơn. Ngày nay, trẻ em ở châu Phi vùng Hạ Sahara có khả năng sống tới 5 tuổi nhiều hơn so với trẻ em Anh sinh năm 1918. Cha Leslie và cha mẹ của ông đã sống sót qua đại dịch cúm năm 1918-1919, mặc dù cha của ông chết từ khi còn trẻ, do bị một chiếc xe chở than đâm phải tại hầm mỏ. Cha của mẹ tôi cũng chết từ khi còn trẻ, do bị viêm nhiễm sau ca mổ ruột thừa. Thế nhưng cha Leslie, dù từng mắc bệnh lao - căn bệnh vốn được mệnh danh là Thuyền trưởng Thần chết - khi còn trẻ nhưng vẫn sống tới tuổi 90. Các chắt của ông có khả năng còn sống tới 100 tuổi. Mức sống ngày nay cao hơn rất nhiều so với một thế kỷ trước, và ngày càng có nhiều người sống sót qua tuổi ấu thơ và sống đủ lâu để hưởng thụ sự giàu có. Gần một thế kỷ sau khi cha tôi sinh ra, chỉ có 5 trên 1.000 trẻ em ở Anh không sống tới khi 5 tuổi, và kể cả khi con số này cao hơn đôi chút ở phần còn lại của vùng mỏ than Yorkshire - hầm mỏ Thurcroft đóng cửa vào năm 1991 - thì nó chỉ bằng một tỷ lệ rất nhỏ so với con số năm 1918. Cơ hội đến trường, điều khó mà có được với cha tôi, giờ đây được coi là điều đương nhiên. Thậm chí trong những người cùng đoàn hệ với tôi ở Anh, chỉ có chưa đến một trong 10 https://thuviensach.vn người học tới đại học, trong khi ngày nay, hầu hết người dân đều học tới đại học. Cuộc đào thoát của cha tôi, và tương lai mà ông tạo dựng cho con cháu ông không phải là câu chuyện lạ thường. Nhưng nó cũng hoàn toàn không phải là câu chuyện phổ biến. Có rất ít người cùng đoàn hệ với cha Leslie ở Thurcroft đạt được bằng cấp chuyên môn. Các chị em của mẹ tôi không làm được điều đó, cũng như chồng của họ. Anh trai của bà và gia đình ông di cư sang Australia trong thập niên 1960 khi mà khả năng tằn tiện đủ sống với thu nhập từ nhiều công việc của họ cũng không còn do việc đóng cửa tuyến đường sắt chạy qua vùng biên giới Scotland. Con cái tôi đều thành công và được bảo đảm về mặt tài chính, nhưng chúng (và chúng tôi) đều là trường hợp may mắn đặc biệt. Con cái của nhiều người có học vấn và thành công về tài chính đều đang phải chật vật để có thể thành công như cha mẹ chúng. Với nhiều người bạn của chúng tôi, tương lai của lũ trẻ và việc học hành của cháu nội ngoại của họ là mối lo lắng thường trực. Đó là mặt kia của câu chuyện. Cho dù cha tôi và gia đình ông sống thọ và thành đạt trong một cộng đồng nhìn chung sống thọ và thành đạt nhưng không phải ai cũng nỗ lực và kiên định như cha tôi và cũng không phải ai cũng may mắn như vậy. Không ai làm việc chăm chỉ hơn cha tôi, nhưng may mắn của ông cũng rất quan trọng - ông may mắn không nằm trong số những đứa trẻ đã chết khi còn nhỏ, may mắn được cứu thoát khỏi hầm mỏ nhờ có chiến tranh, may mắn không có mặt trong cuộc tấn công sai lầm của lực lượng biệt kích, may mắn không chết vì bệnh lao và may mắn có được việc làm trong một thị trường lao động ít cạnh tranh. Những cuộc đào thoát bỏ lại đằng sau nhiều người, thần may mắn mỉm cười với một số người và không với những người khác; cơ hội được tạo ra nhưng không phải ai cũng đủ sẵn sàng và quyết tâm để nắm bắt chúng. Do đó câu chuyện về sự tiến bộ cũng là câu chuyện về bất bình đẳng. Điều này đặc biệt đúng ngày nay, khi làn sóng thành đạt ở Mỹ là điều trái ngược với bình đẳng thu nhập. Một số người hết sức thành công. Nhiều người khác lại đang chật vật để sống. https://thuviensach.vn Trong một toàn thể là thế giới, chúng ta thấy những mẫu hình phát triển giống nhau - một số người đào thoát, và những người khác bị bỏ lại đằng sau trong cảnh nghèo cùng cực, khốn khó, đau ốm và cái chết. Cuốn sách này viết về vũ điệu bất tận của sự phát triển và bất bình đẳng, về việc sự phát triển tạo ra bất bình đẳng như thế nào, và bất bình đẳng đôi khi có thể có ích - khi chỉ ra con đường, hay tạo ra động lực để đuổi kịp - và đôi khi có thể không có ích: đó là khi những người đã đào thoát bảo vệ vị thế của họ bằng cách phá hủy con đường đào thoát sau lưng họ. Đó là câu chuyện đã được kể rất nhiều lần nhưng tôi muốn kể nó theo một cách mới. Người ta dễ cho rằng việc thoát khỏi nghèo đói là chuyện về tiền bạc - về việc có nhiều tiền hơn và không phải sống trong cảnh lo âu triền miên không biết ngày mai có đủ sống không, sợ rằng sẽ có những chuyện bất trắc xảy ra, sẽ không có đủ tiền, và bạn và gia đình bạn sẽ sa sút. Tiền quả thực là trung tâm của câu chuyện. Nhưng thứ cũng có vai trò quan trọng như vậy, hay thậm chí còn quan trọng hơn, là sức khỏe tốt hơn và khả năng sống đủ lâu để có được cơ hội thành công. Các bậc cha mẹ sống với nỗi sợ thường trực và thực tế thường gặp là con cái họ sẽ chết, hay các bà mẹ đẻ tới 10 đứa con để có 5 đứa sống được tới tuổi trưởng thành, phản ánh những thiếu thốn khủng khiếp làm tệ thêm những nỗi lo về tiền bạc ám ảnh nhiều người trong số họ. Trong suốt lịch sử, và trên thế giới ngày nay, bệnh tật và cái chết của lũ trẻ, bệnh dịch hoành hành liên tục ở người lớn, và cảnh nghèo khốn cùng cực là những thứ thường cùng tìm đến một số gia đình, và thường lặp đi lặp lại. Có nhiều cuốn sách viết về của cải và cũng có nhiều cuốn khác về bất bình đẳng. Cũng có nhiều cuốn sách kể câu chuyện về sức khỏe, về việc sức khỏe và của cải đi liền với nhau thế nào, và về những bất bình đẳng trong sức khỏe phản ánh sự bất bình đẳng trong của cải. Ở đây, tôi kể cả hai câu chuyện cùng lúc, tận dụng cơ hội mà các nhà dân số học và sử gia chuyên nghiệp cho phép một nhà kinh tế học lấn sân sang lãnh địa của họ. Nhưng câu chuyện về phúc lợi của loài người, về việc https://thuviensach.vn điều gì khiến cho cuộc đời này đáng sống, sẽ không thật giúp ích nếu chỉ nhìn vào một phần của những gì quan trọng. Cuộc đào thoát vĩ đại không tuân thủ biên giới của những lãnh địa học thuật. Trong cuộc đời làm một nhà kinh tế học, tôi mang nhiều món nợ tri thức. Richard Stone có lẽ là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất: từ ông, tôi học được về cách đo lường: chúng ta sẽ không nói được nhiều điều nếu như không có nó và việc đo lường đúng là rất quan trọng. Từ Armatya Sen, tôi học cách suy nghĩ về điều gì làm cho cuộc đời đáng sống và việc chúng ta phải nghiên cứu phúc lợi như một toàn thể, chứ không chỉ các phần của nó. Đo lường phúc lợi là trọng tâm của cuốn sách này. Các bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên của tôi đã hết sức tốt bụng khi đọc toàn bộ hay một phần bản thảo cuốn sách. Cuốn sách đã trở nên tốt hơn rất nhiều nhờ những phản hồi thấu đáo và sâu sắc của họ. Tôi cũng đặc biệt biết ơn những người không đồng tình với tôi, nhưng không chỉ bỏ công phê bình và thuyết phục tôi mà còn tán thưởng và đồng ý ở những chỗ có thể. Tôi rất biết ơn Tony Atkinson, Adam Deaton, Jean Drèze, Bill Easterly, Jeff Hammer, John Hammock, David Johnston, Scott Kostyshak, Ilyana Kuziemko, David Lam, Branko Milanovic, Franco Peracchi, Thomas Pogge, Leandro Prados de las Escosura, Sam Preston, Max Roser, Sam Schulhofer-Wobi, Alessandro Tarozzi, Nicolas van de Walle, và Leif Wenar. Biên tập viên của tôi ở Nhà xuất bản Đại học Princeton, Seth Ditchik đã giúp tôi bắt đầu viết cũng như hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên hữu ích trong suốt cả quá trình. Đại học Princeton đã cho tôi một môi trường học thuật không gì sánh được trong hơn ba thập kỷ. Viện Quốc gia về Già hóa và Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia đã tài trợ cho công trình của tôi về sức khỏe và phúc lợi, và kết quả từ nghiên cứu này đã ảnh hưởng tới cuốn sách. Tôi thường xuyên làm việc với Ngân hàng Thế giới; Ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khẩn cấp và thực tế, và họ đã dạy cho tôi những vấn đề nào là quan trọng và vấn đề nào không. https://thuviensach.vn Trong những năm gần đây, tôi làm tư vấn cho Tổ chức Gallup; họ đi tiên phong trong nghiên cứu về phúc lợi trên toàn cầu và nhiều thông tin mà họ thu thập sẽ xuất hiện trong phần đầu của cuốn sách. Tôi biết ơn tất cả các tổ chức nói trên. Cuối cùng và quan trọng nhất, Anne Case đã đọc từng từ ngay khi nó được viết ra, và đôi khi còn đọc đi đọc lại nhiều lần. Cô ấy đã giúp cải thiện rất nhiều điểm trong sách, và nếu không có sự khích lệ và hỗ trợ không ngừng của cô ấy, cuốn sách này đã không thể ra đời. https://thuviensach.vn Lời nói đầu -------------------------------------- CUỐN SÁCH NÀY VIẾT VỀ ĐIỀU GÌ? CUỘC SỐNG NGÀY NAY TỐT HƠN gần như mọi thời kỳ trong lịch sử. Có nhiều người giàu hơn và ít người phải sống trong cảnh bần hàn hơn. Tuổi thọ được kéo dài hơn và các bậc cha mẹ không còn phải thường thấy cảnh một phần tư những đứa con của họ chết yểu. Thế nhưng hàng triệu người vẫn phải chứng kiến những thảm cảnh đói nghèo và chết trẻ. Thế giới này hết sức bất bình đẳng. Bất bình đẳng thông thường là hậu quả của tiến bộ. Không phải ai cũng giàu vào cùng một thời điểm và không phải ai cũng có thể tiếp cận ngay các biện pháp mới nhất giúp cứu sống họ, dù đó là tiếp cận nước sạch, vắc-xin, hay loại thuốc mới phòng bệnh tim. Bất bình đẳng đến lượt mình lại ảnh hưởng tới tiến bộ. Có thể là ảnh hưởng tốt: trẻ em ở Ấn Độ nhận thấy những gì giáo dục mang lại và đến trường. Nhưng cũng có thể xấu nếu những người thắng cuộc tìm cách ngăn cản những người khác làm theo họ, rút đi những chiếc thang sau lưng họ. Những người mới giàu có thể sử dụng của cải của mình để gây ảnh hưởng tới các chính trị gia nhằm hạn chế giáo dục hay y tế công cộng, những gì mà bản thân họ không cần tới. Cuốn sách này kể các câu chuyện về việc mọi thứ trở nên tốt hơn như thế nào, tiến bộ diễn ra ra sao và tại sao, và tác động lẫn nhau sau đó của tiến bộ và bất bình đẳng. BỘ PHIM CUỘC ĐÀO THOÁT VĨ ĐẠI Cuộc đào thoát vĩ đại, bộ phim nổi tiếng kể về các tù nhân chiến tranh trong Thế chiến II, được xây dựng dựa trên các chiến công của https://thuviensach.vn Roger Bushell (trong phim là Roger Bartlett do Richard Attenborough thủ vai), một người Nam Phi trong Không lực Hoàng gia. Máy bay của ông bị bắn rơi đằng sau phòng tuyến của quân Đức, ông đã trốn thoát nhiều lần và cũng bị bắt lại nhiều lần.[1] Trong lần trốn thứ ba, như được mô tả trong phim và được gọi là Cuộc đào thoát vĩ đại, 250 tù nhân đã bỏ trốn cùng ông qua những đường hầm được đào từ trại Stalag Luft III. Bộ phim kể lại chuyện cuộc bỏ trốn được lập kế hoạch ra sao; sự sáng tạo trong việc đào ba đường hầm mang tên Tom, Dick và Harry; và khả năng ứng biến cùng các kỹ năng kỹ thuật trong việc may quần áo dân sự và giả mạo giấy tờ - tất cả đều được thực hiện ngay dưới mắt đám lính gác cú vọ. Cuối cùng, chỉ trừ ba người còn tất cả các tù nhân đều bị bắt trở lại và Bushell bị xử tử theo lệnh trực tiếp của Hitler. Thế nhưng bộ phim không nhấn mạnh tới thành công hạn chế của cuộc đào thoát đặc biệt này, mà tới khát vọng không thể ngăn cản của con người trong việc có được tự do, ngay cả trong những tình cảnh ngặt nghèo nhất. Trong cuốn sách này, khi tôi nhắc tới tự do, đó chính là tự do sống một cuộc sống tốt đẹp và làm những điều khiến cho cuộc đời này đáng sống. Thiếu vắng tự do chính là nghèo đói, khốn khổ và sức khỏe kém - những thứ trong một thời gian dài là phổ biến với hầu hết nhân loại, và cho tới nay vẫn là số phận của một tỷ lệ dân số cao ở mức khó chấp nhận trên thế giới. Tôi sẽ kể các câu chuyện về những lần đào thoát khỏi nhà tù này, bằng cách nào và tại sao, và chuyện gì xảy ra sau đó. Đó là câu chuyện về tiến bộ vật chất và y sinh, về việc con người trở nên giàu có và mạnh khỏe hơn ra sao, về các cuộc đào thoát khỏi cảnh nghèo. Một cụm từ trong tít phụ của cuốn sách, “nguồn gốc bất bình đẳng”, đến từ suy nghĩ về các tù binh chiến tranh không trốn thoát. Tất cả các tù binh chiến tranh có thể ở lại nơi họ ở nhưng thay vì đó, một số trốn thoát, số khác chết, một số bị bắt lại trại giam và số khác chưa bao giờ bỏ trốn. Đó chính là bản chất của hầu hết các “cuộc đào thoát vĩ đại”: không phải ai cũng thành công, và điều này không làm cho việc https://thuviensach.vn đào thoát ít được mong muốn hơn hay ít đáng ngưỡng mộ hơn. Thế nhưng khi chúng ta suy nghĩ về hậu quả của cuộc đào thoát, chúng ta cần nghĩ không chỉ về những người là người hùng trong phim, mà còn cả về những người bị bỏ lại tại trại Stalag Luft III và các trại khác. Tại sao chúng ta phải quan tâm tới họ? Bộ phim rõ ràng là không quan tâm: họ không phải là người hùng và chỉ làm nền trong câu chuyện. Không có bộ phim nào có tên Những người bị bỏ lại vĩ đại. Nhưng, chúng ta cần nghĩ tới họ. Sau cùng, số lượng những tù binh chiến tranh ở các trại tù binh của Đức không bỏ trốn cao hơn nhiều lần số ít bỏ trốn. Có lẽ họ đã bị tổn hại do sự bỏ trốn này, như bị trừng phạt hay bị tước đi một số quyền lợi. Chúng ta có thể đoán là các lính gác sẽ làm cho việc bỏ trốn trở nên khó khăn hơn trước. Liệu việc một số tù nhân bỏ trốn có gợi cảm hứng cho những người khác trong trại cũng bỏ trốn không? Họ có thể học được những cách thức bỏ trốn từ Cuộc đào thoát vĩ đại, và họ cũng có thể tránh các sai lầm của những người đi trước. Hay là họ sẽ bị nản lòng bởi những khó khăn và thành công hết sức hạn chế của chính Cuộc đào thoát vĩ đại? Hay thậm chí, do ghen tị với những người bỏ trốn và bi quan về cơ hội của chính mình, họ sẽ trở nên buồn bã và trầm uất, và điều này khiến cho các điều kiện sống ở trại thậm chí còn tệ hơn. Cũng như với tất cả các bộ phim hay khác, có những cách diễn giải khác nhau. Thành công và niềm vui sướng của cuộc đào thoát hầu như đã tàn lụi ở đoạn cuối phim; với hầu hết những người đào thoát, tự do của họ chỉ là tạm thời. Cuộc đào thoát của nhân loại khỏi cái chết và cảnh khốn cùng bắt đầu từ khoảng 250 năm trước và vẫn tiếp diễn tới ngày nay. Thế nhưng không có gì để nói chắc là nó sẽ tiếp tục mãi, và nhiều hiểm họa, như biến đổi khí hậu, sai lầm chính trị, bệnh dịch và chiến tranh, có thể chấm dứt nó. Trên thực tế, đã từng có nhiều cuộc đào thoát thời tiền hiện đại mà sự gia tăng mức sống bị bóp nghẹt bởi các tác nhân trên. Chúng ta có thể và cũng nên ăn mừng các thành công, nhưng không có cơ sở cho một niềm hân hoan nhẹ dạ. https://thuviensach.vn TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ NGUỒN GỐC CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG Có nhiều thời kỳ vĩ đại trong tiến bộ của nhân loại, kể cả những thời kỳ thường được mô tả là hoàn toàn tốt đẹp, để lại sau lưng chúng di sản bất bình đẳng. Cách mạng Công nghiệp, bắt đầu ở Anh vào thế kỷ XVIII và XIX, khởi đầu cho quá trình tăng trưởng kinh tế giúp cho hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh cùng quẫn về vật chất. Mặt bên kia của cuộc Cách mạng Công nghiệp là điều mà các sử gia gọi là “Sự phân kỳ vĩ đại”, khi mà nước Anh, và sau đó ít lâu là Tây Bắc châu Âu và Bắc Mỹ, rời xa phần còn lại của thế giới, tạo ra hố ngăn khổng lồ giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới, điều vẫn tồn tại cho tới nay.[2] Sự bất bình đẳng toàn cầu ngày nay, ở một mức rộng, được tạo ra do chính thành công của tăng trưởng kinh tế hiện đại. Chúng ta có thể nghĩ rằng, trước thời kỳ Cách mạng công nghiệp, phần còn lại của thế giới đã luôn lạc hậu và nghèo cùng cực. Thế nhưng, chỉ vài thập kỷ trước thời của Columbus, Trung Quốc đã đủ phát triển và giàu có để có thể gửi đi một hạm đội khổng lồ dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Trịnh Hòa nhằm thám hiểm Ấn Độ Dương.[3] Nếu so với những con tàu chèo bằng tay của Columbus thì hạm đội này không khác gì các tàu sân bay cả. Ba trăm năm trước nữa, thành phố Khai Phong là một đại đô thị đầy khói với khoảng 1 triệu dân cư trong khi những nhà máy xả khói chỉ bắt đầu xuất hiện ở Lancashire 800 năm sau đó. Các máy in sản xuất ra hàng triệu cuốn sách với giá rẻ ở mức cả những người không khá giả lắm cũng có thể đọc được.[4] Thế nhưng những thời kỳ này, ở Trung Quốc cũng như các nơi khác, không lâu bền chứ chưa nói tới việc trở thành khởi điểm cho một sự thịnh vượng ngày càng tăng. Năm 1127, thành Khai Phong sụp đổ trước cuộc xâm lăng của các bộ lạc Mãn Châu - các bộ lạc này được huy động vội vã để giúp Trung Quốc phát động chiến tranh. Nếu như bạn kết nạp các đồng minh nguy hiểm, bạn nên chắc chắn là họ được trả công tốt.[5] Tăng trưởng kinh tế ở châu Á liên tục tăng tốc rồi lại bị bóp nghẹt bởi các https://thuviensach.vn nhà cai trị tham lam, bởi chiến tranh hay bởi cả hai.[6] Chỉ trong 250 năm gần đây mới có hiện tượng tăng trưởng kinh tế liên tục và lâu dài ở một số khu vực trên thế giới, trong khi không diễn ra ở một số nơi khác, và do đó tạo ra khoảng cách tồn tại dai dẳng giữa các quốc gia. Tăng trưởng kinh tế chính là nguồn gốc của bất bình đẳng thu nhập quốc tế. Cách mạng Công nghiệp và Sự phân kỳ vĩ đại nằm trong số những cuộc đào thoát dễ chịu trong lịch sử. Còn có nhiều trường hợp mà sự tiến bộ ở một nước có giá là thiệt hại ở nước khác. Trong thời kỳ Đế quốc vào thế kỷ XVI và XVII - thời kỳ xảy ra ngay trước Cách mạng công nghiệp và góp phần khiến cho cuộc cách mạng này xảy ra, tiến bộ chủ yếu đem lại lợi ích cho những người sống ở Anh và Hà Lan. Năm 1750, người lao động ở London và Amsterdam có thu nhập tăng lên so với người lao động ở Delhi, Bắc Kinh, Valencia và Florence; các công nhân Anh quốc thậm chí còn có thể chi trả cho một ít xa xỉ phẩm như uống trà với đường.[7] Thế nhưng những người bị chinh phục và cướp bóc ở châu Á, Mỹ Latin và vùng Caribe không chỉ bị tổn hại vào thời điểm đó mà trong nhiều trường hợp còn phải chấp nhận các thể chế kinh tế và chính trị khiến cho họ sẽ phải chịu đựng hàng thế kỷ đói nghèo và bất bình đẳng triền miên.[8] Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, cũng như những lần toàn cầu hóa trước đó, sự thịnh vượng ngày càng tăng luôn đi cùng sự gia tăng bất bình đẳng. Các nước còn nghèo cách đây không lâu, như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, đã nắm bắt những thuận lợi của toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng, nhanh hơn nhiều so với các nước giàu có ngày nay. Đồng thời, các nước này đã bỏ lại các nước nghèo hơn, bao gồm nhiều nước ở châu Phi, và tạo ra sự bất bình đẳng mới. Trong khi một số nước đã đào thoát, số khác bị bỏ lại phía sau. Toàn cầu hóa và những phương thức vận hành mới đã dẫn đến sự thịnh vượng tiếp tục gia tăng ở các nước giàu, cho dù tốc độ tăng trưởng ở các nước này đã chậm hơn, không chỉ so với các nước nghèo có tốc độ tăng trưởng nhanh mà còn so với chính các nước giàu này trong quá https://thuviensach.vn khứ. Khi tăng trưởng chậm lại, bất bình đẳng tăng lên trong hầu hết các nước. Số ít may mắn gặp vận may lớn và sống theo phong cách có thể gây ấn tượng với các vị vua và hoàng đế nhiều thế kỷ trước đây. Thế nhưng đa số người dân ít thấy sự cải thiện trong mức độ thịnh vượng vật chất của họ, và tại một số quốc gia, trong đó có Mỹ, những người nằm trong khoảng thu nhập trung bình sống không khấm khá hơn so với đời cha mẹ họ. Tất nhiên, họ vẫn có cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều lần so với các thế hệ trước đó nữa và không phải là không từng có một cuộc đào thoát. Nhưng nhiều người ngày nay có lý do chính đáng để lo lắng rằng liệu sau này con cháu của họ có nhìn lại hiện tại không phải như nhìn vào một thời kỳ tương đối khan hiếm mà như một thời vàng son đã mất từ lâu hay không. Khi bất bình đẳng luôn theo gót tiến bộ, chúng ta sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ nhìn vào tiến bộ chung hoặc, tệ hơn nữa, chỉ nhìn vào duy nhất sự tiến bộ ở những thành công. Cuộc Cách mạng Công nghiệp từng được kể như câu chuyện về những gì đã xảy ra trong những nước dẫn đầu, trong khi bỏ qua phần còn lại của thế giới cứ như thể không có gì diễn ra ở đó, hoặc như thể không có bất cứ cái gì từng xảy ra tại những nơi này. Điều này không chỉ là sự coi thường phần lớn nhân loại mà còn bỏ qua những đóng góp không sẵn lòng từ phía những người đã bị tổn hại hoặc, nhẹ nhất, những người bị bỏ lại phía sau. Chúng ta không thể mô tả việc “khám phá” Tân Thế giới chỉ bằng cách nhìn vào ảnh hưởng của nó tới Cựu Thế giới. Bên trong các quốc gia, những con số trung bình cho thấy sự tiến bộ, chẳng hạn như tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc gia, không cho chúng ta biết liệu tăng trưởng có xảy ra trên diện rộng - như đã từng xảy ra tại Mỹ trong một phần tư thế kỷ sau Thế chiến II - hay chỉ tập trung trong một nhóm nhỏ những người siêu giàu - như đã xảy ra trong thời gian gần đây. Tôi sẽ kể câu chuyện về tiến bộ trong vật chất, nhưng đó là một câu chuyện có cả tăng trưởng và bất bình đẳng. https://thuviensach.vn KHÔNG CHỈ THU NHẬP MÀ CẢ SỨC KHỎE Tiến bộ trong y tế cũng gây ấn tượng như tiến bộ trong của cải. Trong thế kỷ trước, tuổi thọ ở các nước giàu đã tăng lên ba mươi năm, và ngày nay tiếp tục tăng hai hoặc ba năm mỗi thập kỷ. Những đứa trẻ lẽ ra đã chết trước sinh nhật lần thứ năm thì ngày nay vẫn sống đến già, và những người trung niên, một thời có thể chết vì bệnh tim thì giờ vẫn sống để chứng kiến những đứa cháu nội ngoại lớn lên và đi học đại học. Trong tất cả những điều làm cho cuộc đời đáng sống, những năm tháng được sống thêm chắc chắn nằm trong số những gì quý giá nhất. Cả ở đây, tiến bộ cũng làm gia tăng bất bình đẳng. Kiến thức rằng hút thuốc lá gây chết người đã cứu được hàng triệu sinh mạng trong tám mươi năm qua, nhưng những người bỏ thuốc đầu tiên là những nhà chuyên môn có giáo dục và giàu có hơn, và điều này làm gia tăng khoảng cách về sức khỏe giữa người giàu và người nghèo. Vi trùng gây bệnh là một kiến thức mới vào khoảng năm 1900, và các nhà chuyên môn cũng như những người được học hành là những người đầu tiên đưa kiến thức đó vào thực tiễn. Trong gần trọn thế kỷ này, chúng ta đã biết cách sử dụng vắc-xin và thuốc kháng sinh để ngăn chặn việc trẻ nhỏ bị chết, nhưng vẫn có khoảng hai triệu trẻ em chết mỗi năm vì bệnh các bệnh có thể tránh được nhờ tiêm vắc-xin. Người giàu được điều trị ở các cơ sở y tế hiện đại có đẳng cấp thế giới ở Sâo Paulo hoặc Delhi trong khi, chỉ cách đó một hoặc hai dặm, trẻ em nghèo đang chết vì suy dinh dưỡng và các bệnh dễ phòng ngừa. Lời giải thích cho lý do tại sao sự tiến bộ lại không đồng đều ở mỗi trường hợp mỗi khác: lý do cho việc người nghèo thường hút thuốc lá nhiều hơn không giống với lý do có quá nhiều trẻ em nghèo không được tiêm chủng. Chúng tôi sẽ đưa ra những lời giải thích, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh là sự tiến bộ trong y tế đã tạo ra những bất bình đẳng trong sức khỏe cũng như những tiến bộ về vật chất tạo ra chênh lệch trong mức sống. Những “bất bình đẳng về sức khỏe” này là một trong những bất công lớn của thế giới ngày nay. Khi có những phát minh mới hoặc tìm https://thuviensach.vn ra kiến thức mới, sẽ có ai đó là người đầu tiên hưởng lợi, và những bất bình đẳng đi kèm với việc phải chờ đợi một thời gian là một cái giá hợp lý. Sẽ là ngớ ngẩn nếu có ai đó muốn giấu nhẹm hiểu biết về những tác động tới sức khỏe của việc hút thuốc để ngăn chặn những bất bình đẳng mới về sức khỏe. Tuy nhiên, người nghèo vẫn thường hút thuốc nhiều hơn người giàu, và những đứa trẻ đang chết dần ở châu Phi ngày nay có thể đã được cứu sống nếu chúng sống ở Pháp hay ở Mỹ 60 năm trước. Tại sao những bất bình đẳng vẫn tồn tại, và có thể làm gì với chúng? Cuốn sách này chủ yếu viết về hai chủ đề: mức sống vật chất và sức khỏe. Đó không phải là những gì duy nhất quan trọng cho một cuộc sống tốt đẹp, nhưng hai chủ đề đó tự thân chúng là quan trọng. Nhìn vào sức khỏe và thu nhập cùng lúc cũng cho phép chúng ta tránh một sai lầm quá phổ biến hiện nay, khi các kiến thức mang tính chuyên ngành và mỗi chuyên ngành lại có những quan điểm riêng gắn với lãnh địa của ngành về phúc lợi của con người. Các nhà kinh tế tập trung vào thu nhập, các học giả y tế công cộng tập trung vào tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh, và các nhà nhân khẩu học tập trung vào sinh, tử và quy mô dân số. Tất cả những yếu tố này đóng góp vào phúc lợi, nhưng không có riêng yếu tố nào chính là phúc lợi. Tuyên bố này rất rõ ràng, nhưng các vấn đề phát sinh từ nó thì lại không rõ ràng như vậy. Các nhà kinh tế học - bộ lạc của chính tôi - thường nghĩ rằng con người có càng nhiều tiền thì càng tốt. Nếu chỉ như vậy thôi thì cũng không sao. Khi đó, nếu một vài người có thêm rất nhiều tiền trong khi hầu hết mọi người nhận được một ít hoặc không nhận được gì thêm nhưng cũng không mất đi gì, thì theo các nhà kinh tế, thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Quả thực, có một sức hấp dẫn lớn ở ý tưởng rằng, miễn là không ai bị tổn thương, thì việc có nhiều hơn cũng có nghĩa là tốt hơn. Người ta gọi đây là tiêu chuẩn Pareto. Tuy nhiên, ý tưởng này hoàn toàn suy yếu nếu phúc lợi được định nghĩa quá hẹp; người dân phải khấm khá hơn, hoặc ít ra không bị sa sút trong phúc lợi, chứ không chỉ trong mức sống vật chất. Nếu những người giàu lên được chính trị ưu ái, hoặc làm suy yếu hệ thống y tế công cộng hoặc giáo dục công, và https://thuviensach.vn vì thế khiến những người nghèo hơn bị thua thiệt trong chính trị, y tế và giáo dục, thì trong trường hợp này, những người nghèo hơn có thể vẫn có thêm tiền nhưng không khấm khá hơn. Người ta không thể đánh giá xã hội hoặc công lý bằng cách chỉ sử dụng tiêu chí mức sống. Thế nhưng các nhà kinh tế vẫn áp dụng một cách thường xuyên và không chính xác luận điểm Pareto về thu nhập, và bỏ qua các khía cạnh khác của phúc lợi. Tất nhiên, cũng là sai lầm nếu chỉ nhìn vào riêng sức khoẻ, hoặc bất cứ một thành phần nào của phúc lợi. Cải thiện dịch vụ y tế là một điều tốt, và đảm bảo rằng những người có nhu cầu y tế đều được chăm sóc cũng là một điều tốt. Nhưng chúng ta không thể đặt ra các ưu tiên sức khỏe mà không cân nhắc đến chi phí của chúng. Chúng ta cũng không nên sử dụng tuổi thọ như thước đo phản ánh tiến bộ xã hội; đời sống trong một đất nước có tuổi thọ cao là tốt hơn, nhưng sẽ là không tốt nếu quốc gia đó đang sống dưới chế độ độc tài toàn trị. Không thể đánh giá phúc lợi bằng các giá trị trung bình mà không nhìn vào sự bất bình đẳng, và cũng không thể đánh giá phúc lợi bằng một hoặc nhiều thành phần của nó mà không cần nhìn vào tổng thể. Nếu cuốn sách này còn dài hơn và nếu biết nhiều hơn nữa thì tôi sẽ viết về những khía cạnh khác của phúc lợi, bao gồm cả tự do, giáo dục, tự chủ, nhân phẩm và khả năng tham gia trong xã hội. Nhưng chỉ việc suy nghĩ về cả sức khỏe và thu nhập trong cùng một cuốn sách cũng sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những sai lầm đến từ việc chỉ nhìn vào riêng một yếu tố. TIẾN BỘ ĐẾN NHƯ THẾ NÀO? Chắc rằng tổ tiên của chúng ta cũng thích có cuộc sống như chúng ta có ngày nay nếu như họ có thể tưởng tượng ra cuộc sống của chúng ta. Và không có lý do gì để cho rằng các bậc cha mẹ lại có thể quen với việc chứng kiến con cái họ chết; nếu bạn nghi ngờ tôi (và đây chỉ là một trong nhiều trường hợp), hãy đọc những gì Janet Browne mô tả về https://thuviensach.vn sự đau đớn của Charles Darwin khi hai đứa con đầu của ông chết.[9] Con người luôn có mong muốn đào thoát. Tuy nhiên, mong muốn không phải luôn luôn thành hiện thực. Kiến thức mới, phát minh mới, và cách làm mới là chìa khóa để tiến bộ. Đôi khi cảm hứng đến từ những nhà phát minh đơn độc ước mơ làm một cái gì đó hoàn toàn khác với những gì có sẵn. Thông thường, những cách làm mới là sản phẩm phụ đến từ một điều gì khác; ví dụ, số người đọc sách tăng lên khi người theo đạo Tin Lành được yêu cầu phải tự mình đọc Kinh Thánh. Thường xuyên hơn nữa, môi trường xã hội và kinh tế tạo ra những sáng chế để đáp ứng nhu cầu. Mức lương ở Anh ở mức cao sau thành công của nước này trong Thời Đế quốc, và mức lương cao, cùng trữ lượng than dồi dào, đã tạo ra động lực cho các nhà phát minh và nhà sản xuất tạo ra những phát minh phục vụ cho Cách mạng Công nghiệp. [10] Thời Khai sáng của Anh, cũng với quá trình không ngừng tìm cách tự cải thiện, tạo ra mảnh đất trí tuệ màu mỡ để ươm mầm các sáng chế. [11] Dịch tả trong thế kỷ XIX là động lực cho những khám phá quan trọng về lý thuyết về mầm bệnh (germ theory of disease). Và các nghiên cứu y học được tài trợ dồi dào nảy sinh từ các đại dịch HIV/AIDS ngày nay đã phát hiện ra vi-rút HIV và tạo ra các loại thuốc mà, dù không chữa được bệnh này, đã kéo dài đáng kể cuộc sống của những người bị nhiễm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà nguồn cảm hứng không bao giờ đến, khi mà nhu cầu và động lực không giúp đưa ra được một giải pháp thần kỳ, hay thậm chí là một giải pháp tầm thường. Sốt rét ảnh hưởng tới con người trong hàng chục ngàn năm, và có lẽ là trong toàn bộ chiều dài lịch sử của loài người, nhưng chúng ta vẫn không có những biện pháp triệt để trong phòng ngừa và điều trị nó. Sự cần thiết có thể là mẹ của sáng chế, nhưng không có gì đảm bảo rằng việc mang thai sẽ thành công. Bất bình đẳng cũng ảnh hưởng đến quá trình sáng chế, có lúc theo hướng tốt, có lúc theo hướng xấu. Sự khổ đau của những người khốn cùng là một động lực tạo ra các phương cách mới để thu hẹp khoảng cách, chỉ vì nếu có một số người không phải chịu cảnh khốn cùng thì https://thuviensach.vn chứng minh rằng sự khốn cùng này không nhất thiết phải tồn tại. Một ví dụ hay là việc phát hiện ra liệu pháp bù nước đường uống trong các trại tị nạn của Bangladesh trong năm 1970; hàng triệu trẻ em bị tiêu chảy đã được cứu khỏi tình trạng mất nước và cả cái chết có thể đã xảy ra bằng một phương thuốc rẻ tiền và có thể dễ dàng thực hiện. Nhưng bất bình đẳng cũng tác động theo những cách khác. Có những nhóm lợi ích đầy quyền lực có thể bị tổn hại do các sáng chế và các cách làm mới. Các nhà kinh tế thường nghĩ về các kỷ nguyên sáng chế như những làn sóng “hủy diệt mang tính sáng tạo”. Các phương pháp mới quét sạch các phương pháp cũ, hủy hoại cuộc sống và sinh kế của những người phụ thuộc vào trật tự cũ. Toàn cầu hóa hiện nay đã làm tổn thương nhiều nhóm như vậy; nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn từ nước ngoài cũng như một cách mới để sản xuất ra chúng và điều này mang lại bất hạnh cho những ai kiếm sống bằng cách sản xuất các hàng hóa đó trong nước. Một số trong số những người sẽ bị cho ra rìa, hay những người lo sợ rằng họ sẽ bị tổn hại, là những người có đầy quyền lực chính trị và họ có thể cấm hay kìm hãm các ý tưởng mới. Các hoàng đế Trung Quốc, những người lo lắng về mối đe dọa đến quyền lực của họ từ các thương gia, đã cấm các chuyến hải trình năm 1430, và việc này đã chấm dứt - chứ không phải là khởi đầu - các chuyến thám hiểm của Đô đốc Trịnh Hòa.[12] Tương tự, Francis I, hoàng đế Áo, đã cấm đường sắt vì nó có khả năng đưa đến một cuộc cách mạng và đe dọa quyền lực của ông.[13] TẠI SAO BẤT BÌNH ĐẲNG LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG? Bất bình đẳng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ. Nhưng tự thân nó có quan trọng không? Không có sự nhất trí chung về điều này: nhà triết học và kinh tế gia Amartya Sen cho rằng thậm chí trong số nhiều người tin vào sự cần thiết của một số hình thức bình đẳng thì vẫn có những quan điểm rất khác nhau về việc cần phải làm gì để có thể có https://thuviensach.vn bình đẳng.[14] Một số nhà kinh tế học và triết gia cho rằng bất bình đẳng về thu nhập là không công bằng, trừ khi điều này là cần thiết cho một mục tiêu lớn hơn. Ví dụ, nếu một chính phủ đảm bảo thu nhập như nhau cho mọi công dân của mình, người dân có thể quyết định làm việc ít hơn rất nhiều, do đó, ngay cả những người nghèo nhất cũng sẽ sa sút hơn so với trường hợp tồn tại một số bất bình đẳng. Những người khác nhấn mạnh sự bình đẳng về cơ hội chứ không phải là bình đẳng về kết quả, mặc dù có rất nhiều định nghĩa cho bình đẳng về cơ hội. Tuy nhiên, những người khác lại đánh giá công bằng trên cơ sở tỷ lệ: những gì mỗi người nhận được sẽ tỷ lệ thuận với những gì anh ta hoặc cô ta đóng góp.[15] Trên quan điểm này về sự công bằng, rất dễ kết luận rằng bình đẳng thu nhập là không công bằng nếu nó gắn với việc phân phối lại thu nhập từ người giàu đến người nghèo. Trong cuốn sách này, các chủ đề mà tôi nhấn mạnh là những gì mà sự bất bình đẳng tạo ra, bất bình đẳng là có ích hay có hại, và liệu mỗi loại bất bình đẳng có đóng vai trò khác nhau. Liệu xã hội có hưởng lợi từ việc có những người rất giàu trong khi hầu hết người dân không giàu? Nếu không, liệu xã hội có được lợi từ các quy tắc và thể chế cho phép một số người trở nên giàu có hơn những người khác? Hay liệu những người giàu có làm tổn hại tất cả những người khác - ví dụ, khi họ khiến những người không giàu khó mà làm ảnh hưởng tới cách thức vận hành xã hội? Liệu các bất bình đẳng trong sức khỏe có tương tự bất bình đẳng trong thu nhập, hay là chúng khác nhau? Liệu các bất bình đẳng này có luôn luôn là bất công, hay đôi khi chúng sẽ có ích cho một điều tốt đẹp lớn lao hơn? SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI Mục đích của cuốn sách là cung cấp một lý giải về của cải và sức khỏe trên thế giới, tập trung vào ngày nay nhưng cũng nhìn lại để xem làm thế nào mà chúng ta đã đi đến điểm hiện tại. Chương 1 là phần tổng quan giới thiệu. Chương này ghi nhanh toàn cảnh thế giới từ bên https://thuviensach.vn ngoài: một bản đồ đánh dấu nơi có đời sống tốt và nơi mà nó không phải là tốt. Nó ghi lại một thế giới trong đó có những tiến bộ lớn trong giảm nghèo và giảm nguy cơ tử vong, nhưng cũng đồng thời là một thế giới đầy khác biệt, với những bất bình đẳng rất lớn trong mức sống, trong cơ hội sống và phúc lợi. Ba chương Phần I là về sức khỏe. Các chương này nhìn vào cách thức mà quá khứ định hình sức khỏe của chúng ta hôm nay, tại sao hàng trăm, hàng ngàn năm nhân loại sống bằng săn bắn hái lượm lại có liên quan đến việc hiểu được vấn đề sức khỏe ngày nay, và tại sao cuộc cách mạng giảm tỷ lệ tử vong được định hình từ thế kỷ XVIII lại tạo ra các mô thức lặp lại trong các tiến bộ y tế đương đại. Việc loài người chuyển sang làm nông nghiệp, khoảng từ 7.000 - 10.000 năm trước đây, mang lại lượng thức ăn dồi dào hơn, nhưng cũng đưa đến các dịch bệnh và hình thức bất bình đẳng mới khi các nhà nước có hệ thống thứ bậc thay thế cho những nhóm người săn bắn hái lượm sống bình đẳng, ở nước Anh trong thế kỷ XVIII, toàn cầu hóa mang lại các loại thuốc và phương pháp điều trị mới, nhờ đó đã cứu sống nhiều người - nhưng chủ yếu là những người có đủ khả năng chi trả. Trong khi các phương pháp mới cuối cùng đã làm giảm nguy cơ tử vong cho tất cả mọi người, thì tầng lớp quý tộc vẫn là tầng lớp đầu tiên có cơ hội sống được nâng cao lên cách biệt hẳn so với dân thường. Đến cuối thế kỷ XIX, sự phát triển và chấp nhận lý thuyết về mầm bệnh đã đặt nền móng cho sự bùng nổ trong tiến bộ cũng như mở ra một hố ngăn cách khổng lồ khác, lần này là giữa cơ hội sống của những người sinh ra ở các nước giàu so với những người không sinh ra ở các nước này. Tôi sẽ kể câu chuyện về cuộc đấu tranh để cứu sinh mạng của những trẻ em ở các nước bị bỏ lại phía sau. Đây là một câu chuyện về sự tiến bộ, chủ yếu là sau Thế chiến II - một cuộc bám đuổi đã góp phần thu hẹp hố ngăn được mở ra trong thế kỷ XVIII. Đây cũng là một câu chuyện với nhiều thành công lớn, trong đó thuốc kháng sinh, sự kiểm soát sâu bệnh, việc tiêm chủng, và nước sạch đã cứu sống hàng triệu trẻ em, và trong đó tuổi thọ đôi khi tăng lên ở mức vài tuổi mỗi https://thuviensach.vn năm - một tỷ lệ hầu như là bất khả. Cách biệt về tuổi thọ giữa các thế giới giàu và nghèo được thu hẹp, nhưng không bị xóa nhòa. Nhưng cũng có những bước lùi khủng khiếp, trong đó có nạn đói thảm khốc do con người tạo ra ở Trung Quốc từ năm 1958 tới 1961, và đại dịch HIV/AIDS gần đây đã xóa sạch ba thập kỷ tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ tử vong với một số nước châu Phi. Thậm chí kể cả khi không có những thảm họa này, thì vẫn còn quá nhiều điều chưa hoàn thành; nhiều quốc gia không có hệ thống chăm sóc sức khỏe định kỳ đủ đáp ứng nhu cầu, nhiều trẻ em vẫn chết chỉ vì chúng đã được sinh ra “sai” nơi, và vẫn còn những nơi - đáng chú ý nhất là Ấn Độ nhưng không chỉ riêng nước này - mà một nửa số trẻ em đang suy dinh dưỡng trầm trọng. Một trong những lý do (tốt) giải thích cho việc khoảng cách giữa tỷ lệ tử vong của người giàu và người nghèo đã không giảm nhanh hơn là vì tỷ lệ tử vong cũng đồng thời giảm ở các nước giàu, nhưng theo cách khác, ít có lợi cho trẻ em trong khi lại có lợi cho người lớn hơn. Phần cuối trong câu chuyện về sức khỏe là về việc giảm tỷ lệ tử vong ở các nước giàu, về việc làm thế nào và tại sao chênh lệch tuổi thọ giữa nam giới và nữ giới đang được thu hẹp, và về vai trò (rất lớn) của hút thuốc lá, và về lý do mà cuộc chiến chống bệnh tim lại thành công hơn nhiều so với cuộc chiến chống bệnh ung thư. Một lần nữa, chúng ta thấy sự tiến bộ đi cùng với sự gia tăng bất bình đẳng về sức khỏe, giống như đã xảy ra ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Hai chương Phần II là về mức sống vật chất. Tôi bắt đầu với Mỹ. Mặc dù Mỹ thực sự khác thường và thường là trường hợp có tính cực đoán, chẳng hạn trong mức độ của bất bình đẳng thu nhập, nhưng các tác nhân ở các nước giàu khác cũng tương tự ở Mỹ. Tăng trưởng kinh tế mang lại sự thịnh vượng mới cho người Mỹ sau Thế chiến II, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, thậm chí từ trước khi cuộc Đại Suy thoái diễn ra. Tăng trưởng sau chiến tranh làm giảm đáng kể nghèo đói, đặc biệt trong số những người Mỹ gốc Phi và người già, và bất bình đẳng tăng rất ít. Cho đến đầu năm 1970, Hoa Kỳ là hình mẫu của một nền kinh tế lớn hiện đại. Kể từ đó, https://thuviensach.vn câu chuyện là về tăng trưởng ít hơn và bất bình đẳng nhiều hơn; và sự gia tăng bất bình đẳng này chủ yếu do mức tăng nhảy vọt trong thu nhập của nhóm dân số cực giàu. Như mọi khi, có một khía cạnh tốt từ sự bất bình đẳng này: đó là giáo dục, đổi mới và sáng tạo nhận về nhiều hơn so với quá khứ. Nhưng Mỹ cũng là một ví dụ phù hợp cho mặt tối của bất bình đẳng, phản ánh những mối đe dọa chính trị và kinh tế đến từ nhóm tài phiệt đối với phúc lợi. Tôi cũng nhìn vào mức sống trên thế giới như một toàn thể. Đây là câu chuyện về cuộc đào thoát vĩ đại nhất trong lịch sử con người, và chắc chắn là nhanh nhất: việc giảm đói nghèo toàn cầu từ năm 1980. Phần lớn kết quả này được thúc đẩy bởi những gì làm được ở hai nước lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, những nơi mà sự tăng trưởng kinh tế gần đây đã làm thay đổi cuộc sống của hơn một tỷ người. Việc tỷ lệ nghèo toàn cầu giảm đi trái ngược với dự đoán bi quan trong những năm 1960 mà hầu như cả thế giới chấp nhận, đó là sự bùng nổ dân số sẽ khiến thế giới lâm vào cảnh bần cùng và thảm họa. Những gì đã xảy ra trên thế giới tốt hơn nhiều so với những gì mà những người bi quan dự đoán. Tuy nhiên, vẫn có khoảng một tỷ người hiện sống trong cảnh khốn cùng; trong khi nhiều người đã đào thoát thành công thì vẫn còn nhiều người khác bị bỏ lại phía sau. Phần III gồm một chương duy nhất, là một lời phần kết trong đó tôi dừng việc kể chuyện và nêu ra việc phải làm gì - và quan trọng hơn, không được làm gì. Tôi tin rằng chúng ta - những người trong chúng ta, những ai đủ may mắn được sinh ra “đúng” đất nước - có nghĩa vụ về mặt đạo đức để giúp giảm đói nghèo và bệnh tật trên thế giới. Những người đã đào thoát - hoặc ít nhất là đã đào thoát nhờ sự đấu tranh của những thế hệ trước họ - phải giúp đỡ những người vẫn đang bị cầm tù. Đối với nhiều người, trách nhiệm đạo đức đó có thể được thực hiện bởi viện trợ nước ngoài, thông qua những nỗ lực của chính phủ các quốc gia (hầu hết các nước này có các cơ quan viện trợ chính thức), thông qua các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, hoặc thông qua hàng ngàn tổ chức viện trợ phi chính phủ hoạt https://thuviensach.vn động ở trong nước và trên thế giới. Trong khi một số khoản viện trợ rõ ràng đã được thực hiện tốt - tôi cho rằng các hỗ trợ để chống các bệnh dịch như HIV/AIDS hoặc bệnh đậu mùa đã có tác dụng mạnh mẽ - tôi dần tin rằng hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài đang gây hại nhiều hơn có lợi. Nếu viện trợ đang làm suy hoại cơ hội tăng trưởng của các nước - mà tôi tin rằng điều này đang diễn ra - thì không có lý gì để tiếp tục nó chỉ bởi vì “chúng ta phải làm một cái gì đó”. Những gì mà chúng ta cần làm là dừng lại. Phần Lời bạt là một đoản văn trở về với chủ đề chính. Phần này đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có thể mong đợi sẽ có một Cuộc đào thoát vĩ đại thực sự, một cuộc đào thoát sẽ có cái kết tốt đẹp chứ không như trong bộ phim Cuộc đào thoát vĩ đại. ĐO LƯỜNG TIẾN BỘ, ĐO LƯỜNG BẤT BÌNH ĐẲNG Bất cứ khi nào có thể, tôi sẽ củng cố cho các luận cứ của mình bằng dữ liệu, và hầu như luôn luôn bằng các đồ thị. Không thể phân tích một cách mạch lạc về tiến bộ mà không có các định nghĩa và các bằng chứng ủng hộ. Thật vậy, không có chính phủ khai sáng nếu không có việc thu thập dữ liệu. Các nhà nước đã đếm số dân của họ trong hàng ngàn năm - cuộc điều tra dân số La Mã đã khiến cho Mary và Joseph đến sống ở Bethlehem, thành phố nơi Joseph sinh ra, là một ví dụ nổi tiếng. Hiến pháp Mỹ quy định buộc phải có điều tra dân số mỗi thập kỷ; không có nó sẽ không thể có một nền dân chủ công bằng. Thậm chí trước đó, năm 1639, các thực dân ở vùng đất ngày nay là bang Massachusetts đã yêu cầu phải thống kê đầy đủ số sinh và tử; nếu không có các số liệu thống kê quan trọng này thì chính sách y tế công cộng sẽ là vô phương hướng. Một vấn đề sức khỏe quan trọng mà các nước nghèo trên thế giới ngày nay đang phải đối mặt là thiếu thông tin đáng tin cậy về số lượng người chết, chứ chưa nói tới nguyên nhân gây ra cái chết của họ. https://thuviensach.vn Không thiếu các con số được bịa ra hay do các tổ chức quốc tế tự thêm vào, nhưng người ta vẫn chưa hiểu được rằng những con số này không phải là cơ sở đầy đủ để xây dựng chính sách hay để tư duy hoặc đánh giá về viện trợ từ bên ngoài. Nhu cầu phải làm điều gì đó có xu hướng thắng thế so với nhu cầu hiểu được những gì cần được thực hiện. Và khi không có dữ liệu, bất cứ ai làm bất cứ điều gì cũng đều có thể tự khẳng định là mình thành công. Trong quá trình phân tích, tôi sẽ cố gắng giải thích cơ sở cho những con số tôi đưa ra, chúng từ đâu đến và có mức độ tin cậy (hoặc không đáng tin cậy) như thế nào. Tôi cũng sẽ cố gắng chứng minh cho luận điểm của mình là sự thiếu hụt dữ liệu là một vụ bê bối không được xử lý thỏa đáng. Trừ khi chúng ta hiểu được các con số đi với nhau như thế nào, và chúng có nghĩa ra sao, chúng ta có nguy cơ tưởng tượng ra các vấn đề không có thực, hay bỏ qua những nhu cầu cấp thiết và có thể đáp ứng được, hay giận dữ bởi những hoang tưởng trong khi lại bỏ qua những nỗi kinh hoàng thực sự, và rồi đề xuất các chính sách mắc sai lầm cơ bản. HẠNH PHÚC QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN Phần lớn cuốn sách này là về phúc lợi vật chất, thông thường được đo bằng thu nhập, số tiền người dân phải chi tiêu hoặc để tiết kiệm. Tiền phải luôn luôn được điều chỉnh bởi chi phí của những thứ chúng ta mua, nhưng, sau khi điều này được thực hiện, nó sẽ là một chỉ số hợp lý phản ánh khả năng của người dân trong việc mua được những thứ mà phúc lợi vật chất phụ thuộc vào. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thu nhập nhận được quá nhiều sự chú ý. Một cuộc sống tốt chắc chắn cần nhiều điều hơn là tiền bạc, nhưng lập luận này thường đi xa hơn, đi đến khẳng định rằng tiền không làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn, ít nhất là sau khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng. https://thuviensach.vn Một số bằng chứng củng cố cho luận điểm này đến từ các cuộc khảo sát về hạnh phúc cho thấy, tiền bạc có vai trò rất nhỏ hay không có vai trò gì trong việc làm cho người ta thấy hạnh phúc, ngoại trừ với những người đang nghèo khổ. Nếu điều này là đúng, và nếu hạnh phúc là thước đo phù hợp để đo lường phúc lợi, thì nhiều luận điểm của tôi sẽ bị lung lay. Do đó, trước hết nên bắt đầu bằng việc xem xét xem hạnh phúc có mối liên hệ như thế nào với tiền bạc. Việc bàn về vấn đề này cũng sẽ cho tôi cơ hội để giới thiệu và giải thích về cách vẽ đồ thị mà tôi sẽ sử dụng trong suốt cuốn sách. Các khảo sát thường hỏi mọi người xem cuộc sống của họ đang diễn ra như thế nào, ví dụ bằng cách trả lời xem nhìn chung họ có hài lòng với cuộc sống của mình không. Những dữ liệu này thường được cho là thước đo “hạnh phúc”, mặc dù rất dễ nghĩ ra các ví dụ trong đó những người không hạnh phúc lại tin rằng cuộc đời của họ đang tốt đẹp và ngược lại. Thật vậy, như chúng ta sẽ thấy, sẽ là một sai lầm tồi tệ khi nhầm lẫn giữa sự hài lòng về cuộc sống và hạnh phúc; cái trước là sự đánh giá tổng thể về cuộc sống trên cơ sở cân nhắc, trong khi cái sau lại là một cảm xúc, một tâm trạng, hay một cảm giác, và là một phần của trải nghiệm cuộc sống.[16] Tổ chức Gallup hỏi người dân trên thế giới đánh giá cuộc sống của họ bằng cách tưởng tượng một “thang đời sống” với mười một bước; bước dưới cùng, 0, là “cuộc sống tồi tệ nhất có thể cho bạn”, trong khi 10 là “cuộc sống tốt nhất có thể cho bạn”. Mỗi người được phỏng vấn được yêu cầu cho biết “bạn có thể cho biết cá nhân bạn cảm thấy mình đang ở bước nào trên thang này, vào thời điểm hiện nay?”. Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu này để xem kết quả tương đối của các nước so với nhau và đặc biệt, để xem liệu các nước có thu nhập cao hơn có kết quả cao hơn theo thước đo này hay không. Hình 1 cho thấy giá trị đánh giá cuộc sống trung bình cho mỗi quốc gia so với thu nhập quốc gia bình quân đầu người, hay chính xác hơn là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người; các số liệu trong hình cho biết giá trị trung bình trong các năm từ 2007 tới 2009. https://thuviensach.vn Thu nhập được tính bằng đồng đô-la Mỹ đã được điều chỉnh chênh lệch về mức giá giữa các quốc gia; trong Chương 6, tôi sẽ giải thích về nguồn gốc của những con số này cũng như những lưu ý thận trọng đáng kể liên quan tới những con số này. Các vòng tròn trong hình có diện tích tỷ lệ thuận với dân số của mỗi nước; hai nước lớn bên trái là Trung Quốc và Ấn Độ, và nước lớn ở phía trên bên phải là Hoa Kỳ. Tôi cũng đưa vào một vài quốc gia khác đặc biệt thú vị. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 1. Điểm đánh giá cuộc sống và GDP bình quân đầu người. Chúng ta có thể thấy ngay rằng những người sống ở các nước thực sự nghèo ở bên trái của hình nói chung rất không hài lòng với cuộc sống của họ; họ không chỉ nghèo về thu nhập, mà họ cũng đánh giá rằng cuộc sống của họ tồi tệ. Ở cực kia của thế giới, Mỹ và các quốc gia giàu có khác, người dân có thu nhập cao và cũng đánh giá cao về cuộc sống của họ. Quốc gia tệ nhất là Togo - một trong những nước nghèo nhất thế giới, nơi người dân có rất ít tự do dưới bất kỳ hình thức nào - trong khi quốc gia có kết quả tốt nhất là Đan Mạch - một nước giàu có và tự do. Các nước Bắc Âu thường xuyên xếp hạng cao hơn Hoa Kỳ trong những so sánh này, nhưng kết quả đánh giá cuộc sống trung bình ở Hoa Kỳ vẫn trong nhóm tốt nhất thế giới. Có nhiều trường hợp ngoại lệ trong tương quan giữa thu nhập và đánh giá cuộc sống. Các nước Đông Á và các nước cộng sản trước đây có xu hướng đánh giá cuộc sống thấp - Bulgaria là trường hợp cực đoan nhất - trong khi đó, các nước Mỹ Latin lại có xu hướng đánh giá cuộc sống của họ là khá tốt. Thu nhập chắc chắn không phải là điều duy nhất quan trọng trong đánh giá của người dân về cuộc sống của họ. Nếu chúng ta nhìn vào góc dưới bên trái của hình, chính là phần biểu thị các nước nghèo, chúng ta sẽ thấy rằng điểm đánh giá cuộc sống cũng tăng lên cùng thu nhập quốc dân một cách khá nhanh chóng. Sau khi chúng ta bỏ qua Trung Quốc và Ấn Độ, và đi từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải, mức gia tăng trong điểm đánh giá cuộc sống theo thu nhập trở nên thấp hơn, và khi đi đến vị trí của Brazil và Mexico thì điểm đánh giá cuộc sống đạt gần bảy trên mười điểm, chỉ thấp hơn khoảng một điểm hay ít hơn so với các nước rất giàu ở góc trên bên phải. Như vậy, thu nhập có vai trò quan trọng hơn ở các nước rất nghèo so với các nước rất giàu. Thật vậy, ta sẽ rất muốn nhìn vào hình và kết luận rằng một khi GDP bình quân đầu người đạt khoảng 10.000 đô-la một năm, việc có nhiều tiền hơn không có ích trong việc https://thuviensach.vn cải thiện cuộc sống của người dân, và đã có nhiều người đưa ra phát biểu như vậy.[17] Thế nhưng, phát biểu này là sai. Để giải thích tại sao tiền quan trọng ngay cả ở những quốc gia giàu có, chúng ta cần vẽ lại Hình 1 theo một cách hơi khác. Khi nghĩ về tiền bạc, chúng ta thường nghĩ theo số tiền tuyệt đối, nhưng chúng ta cũng nghĩ cả về con số phần trăm. Vào những dịp hiếm hoi khi các đồng nghiệp ở Princeton của tôi thảo luận về mức lương của họ, họ thường sẽ nói tới chuyện người này được tăng lương 3%, trong khi người kia chỉ được tăng 1%. Thật vậy, ông hiệu trưởng thường tỏ ra hài lòng hay không theo mức tăng phần trăm chứ không theo mức tăng số tiền tuyệt đối. Mặc dù mức tăng 1% mang lại nhiều tiền hơn cho những người kiếm được 200.000 đô-la một năm so với mức tăng 2% cho những người chỉ có thu nhập 50.000 đô-la một năm, nhưng người được tăng 2% sẽ cảm thấy (một cách hợp lý) rằng cô ấy đã làm việc tốt hơn người kia trong năm vừa rồi. Phần trăm thay đổi trở thành đơn vị tính toán cơ bản ở đây: 10% sẽ luôn là 10% cho dù thu nhập ban đầu là bao nhiêu. Chúng ta có thể làm điều này đối với dữ liệu trong Hình 1, mặc dù khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn, đến mức khiến chúng ta nghĩ rằng sẽ là hợp lý hơn khi không so sánh theo phần trăm mà theo số lần thu nhập được tăng lên gấp bốn. Coi mức 250 đô-la một năm là mức cơ bản; chỉ có Zimbabwe và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) là bằng hoặc dưới mức 250 đô-la. Các nước như Uganda, Tanzania và Kenya có thu nhập bình quân gần 1.000 đô-la, gấp bốn lần mức cơ bản; Trung Quốc và Ấn Độ lại có mức thu nhập bình quân cao gấp bốn lần so với Tanzania và Kenya, và gần điểm đánh dấu mức cao gấp mười sáu lần mức thu nhập cơ bản. Mexico và Brazil có thu nhập gấp bốn lần Trung Quốc và Ấn Độ, và các nước giàu nhất thế giới có thu nhập còn gấp thêm bốn lần nữa; như vậy là các nước này giàu hơn so với các nước nghèo nhất thế giới tới 256 lần. (Trong Chương 6, tôi sẽ giải thích lý do những con số này chỉ nên được sử dụng như các số liệu minh họa thô). Thay vì sử dụng các giá trị tuyệt đối để so sánh với điểm đánh giá cuộc https://thuviensach.vn sống, chúng ta có thể sử dụng thang so sánh bốn lần này làm cơ sở, các mốc đơn vị là 4 lần, 16 lần, 64 lần, và 256 lần giá trị cơ bản, hình 2 biểu thị cách làm này. Hình 2 chứa chính những dữ liệu như hình 1, nhưng thu nhập được biểu thị theo thang 1,4, 16, 64, và 256. Tuy nhiên, tôi vẫn biểu diễn 5 điểm này theo giá trị tuyệt đối như ban đầu, với mức từ 250 đô la cho tới 64.000 đô-la để thể hiện rõ mối quan hệ với thu nhập. Việc di chuyển dọc theo trục hoành từ một điểm được đánh dấu tới điểm tiếp theo sẽ tương ứng với sự gia tăng thu nhập gấp bốn lần. Tổng quát hơn, khoảng cách bằng nhau trên trục hoành biểu thị mức tăng thu nhập bằng nhau chứ không phải là giá trị tuyệt đối bằng nhau như trong Hình 1. Thang bậc mang tính chất như vậy được gọi là thang lôgarit (hoặc thang log), và chúng ta sẽ còn gặp lại nó trong cuốn sách này. Mặc dù thay đổi duy nhất là các điểm mốc của trục hoành, nhưng Hình 2 trông hoàn toàn khác Hình 1. Các nước giàu không còn ở vị trí ngang nhau, và các quốc gia lúc này nhìn chung nằm trên cùng một đường thẳng. Điều này nói lên rằng những chênh lệch tương đối bằng nhau trong thu nhập sẽ tạo ra những chênh lệch tuyệt đối bằng nhau trong điểm đánh giá cuộc sống. Tính trung bình, nếu chúng ta di chuyển từ một nước tới một nước khác có thu nhập bình quân cao hơn bốn lần thì điểm đánh giá cuộc sống sẽ tăng thêm một trên thang điểm từ 0 tới 10, và điều này vẫn đúng khi chúng ta di chuyển giữa các nước nghèo hay là nước giàu. Và để tránh việc hiểu lầm: đúng là có nhiều ngoại lệ, và có nhiều nước nằm cao hơn hay thấp hơn vị trí mà chúng ta dự đoán căn cứ theo thu nhập quốc dân của các nước này. Không phải lúc nào các nước giàu cũng có điểm đánh giá cuộc sống cao hơn các nước nghèo: các ví dụ nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng xét trung bình trên tất cả các quác gia, dù là giàu hay nghèo thì khi thu nhập tăng 4 lần, điểm đánh giá cuộc sống sẽ tăng 1 điểm. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 2. Điểm đánh giá cuộc sống và GDP bình quân đầu người trên thang lôgarit. Vậy thì Hình 1 hay Hình 2 mới là đúng? Cả hai đều đúng, cũng như việc một giáo sư có lương 50.000 đô-la khi được tăng lương 2% sẽ có thêm 1000 đô-la trong khi vị giáo sư lương 200.000 đô-la được tăng 1% lương sẽ nhận được 2000 đô-la. Cùng tỷ lệ tăng nhưng số tiền tăng lên sẽ nhiều hơn khi chúng ta đi từ Ấn Độ tới Mỹ so với khi chúng ta di chuyển từ CHDC Congo tới Ấn Độ, cho dù trong cả hai trường hợp, mức tăng đều là bốn lần. Hình 1 cho chúng ta biết rằng sự gia tăng cùng mức giá trị tuyệt đối tính theo đô-la sẽ ít làm thay đổi mức độ hài lòng của người giàu hơn là với một người nghèo, trong khi Hình 2 cho chúng ta biết rằng sự gia tăng cùng mức giá trị phần trăm sẽ làm tăng cùng mức hài lòng với cuộc sống. Điểm đánh giá cuộc sống bao hàm các khía cạnh quan trọng của cuộc sống ngoài thu nhập, và điều này đã dẫn đến luận điểm rằng chúng ta nên coi nhẹ tầm quan trọng của thu nhập. Quan điểm này là tốt nếu hàm ý là phải xem xét các khía cạnh khác của phúc lợi như y tế hay giáo dục hoặc khả năng tham gia trong xã hội. Nó sẽ là không tốt nếu hàm ý rằng thu nhập là vô nghĩa, hoặc thu nhập sẽ không đem lại thêm điều gì cho cuộc sống của những người sống ở các nước giàu hơn Mexico. Luận điểm này thậm chí còn ít giá trị hơn nếu như nó cho rằng chúng ta chỉ nên tập trung vào việc đánh giá cuộc sống và không quan tâm tới các yếu tố khác. Các thước đo đánh giá cuộc sống không phải là hoàn hảo. Mọi người luôn không chắc chắn về hàm ý của những câu hỏi, hay họ nên trả lời ra sao, và việc so sánh ở phạm vi quốc tế có thể bị giảm giá trị bởi sự khác biệt giữa các nước trong cách trả lời. Ở nhiều nơi, “không có gì để phàn nàn” hoặc “không quá tệ” là các câu trả lời mà ai cũng có thể đưa ra, trong khi người dân ở những nền văn hóa khác lại cởi mở hơn về cảm xúc của họ và ít kín đáo hơn khi nói về những thành công của họ. Vì vậy, Hình 2 đóng vai trò quan trọng do nó cho thấy việc tập trung vào thu nhập không phải lả điều gì sai sót nghiêm trọng cả. Các nước giàu hơn sẽ có điểm đánh giá cuộc sống cao https://thuviensach.vn hơn, và điều này thậm chí vẫn đúng cả khi so sánh giữa các nước giàu nhất trên thế giới. Tôi sẽ trở lại với các thước đo về hạnh phúc và sự hài lòng về cuộc sống trong chương tiếp theo, nhưng mục đích chính của tôi là nhìn rộng hơn vào phúc lợi của thế giới ngày nay - nhìn vào những người đã thực hiện thành công Cuộc đào thoát vĩ đại, và sau đó, nhìn cả vào những người vẫn đang chờ đợi. https://thuviensach.vn Chương một -------------------------------------- PHÚC LỢI CỦA THẾ GIỚI CUỘC ĐÀO THOÁT lớn nhất trong lịch sử nhân loại là cuộc đào thoát khỏi nghèo khổ và cái chết. Trong hàng ngàn năm trước, những người may mắn thoát khỏi tử thần khi còn nhỏ sẽ phải đối mặt với những năm tháng đói nghèo chật vật. Nhờ có thời kỳ Khai Sáng, Cách mạng Công nghiệp, lý thuyết về mầm bệnh mà mức sống của loài người ngày nay đã tăng lên nhiều lần, tuổi thọ tăng hơn hai lần, và giờ đây con người có cuộc sống đủ đầy và tốt đẹp hơn bao giờ hết. Quá trình này vẫn đang tiếp diễn. Cha tôi sống thọ hơn hai lần so với cả ông nội và ông ngoại tôi; thu nhập thực tế của ông trong nghề kỹ sư xây dựng dân dụng cao hơn nhiều lần thu nhập của ông nội tôi vốn chỉ là thợ mỏ. Trong khi đó, trình độ học vấn và thu nhập của tôi với tư cách một giáo sư đại học lại cao hơn nhiều so với trình độ học vấn và thu nhập của cha tôi. Dù vậy, vẫn còn một tỷ người hiện nay đang phải sống với điều kiện sống, giáo dục và tuổi thọ không tốt hơn bao nhiêu so với tổ tiên của họ (và của chúng ta). Cuộc đào thoát vĩ đại đã tạo ra thay đổi lớn lao cho nhiều người trong chúng ta, những người giàu có hơn, khỏe mạnh hơn, cao to hơn và có trình độ học vấn tốt hơn cả ông bà họ lẫn ông bà của ông bà họ. Thế nhưng nó cũng gây ra một thay đổi rất lớn theo một nghĩa khác, ít tích cực hơn: bởi vì hầu hết dân số thế giới bị tụt lại sau, nên thế giới ngày nay trở nên ít bình đẳng hơn rất nhiều so với ba trăm năm trước. Cuốn sách này sẽ kể câu chuyện về Cuộc đào thoát vĩ đại, về những lợi ích nó mang lại cho loài người và trách nhiệm của nó đối với thế giới bất bình đẳng ngày nay. Cuốn sách cũng sẽ giải thích chúng ta https://thuviensach.vn cần làm gì - hay tránh không làm gì - để giúp đỡ những người vẫn còn mắc kẹt trong cảnh cùng quẫn. Tôi sẽ sử dụng thuật ngữ phúc lợi (wellbeing) để để cập tới tất cả những gì tốt đẹp cho một cá nhân, những gì góp phần tạo ra một cuộc sống tốt đẹp. Phúc lợi bao gồm phúc lợi vật chất, chẳng hạn như thu nhập và của cải; phúc lợi về thể chất và tâm lý, biểu hiện bằng sức khỏe và hạnh phúc; và cả giáo dục và khả năng tham gia hoạt động xã hội dân sự nhờ có nền dân chủ và pháp quyền. Phần lớn nội dung cuốn sách sẽ tập trung vào hai khía cạnh chính của phúc lợi là sức khỏe và của cải; và trong chương tổng quan này, tỏi cũng sẽ nhắc tới hạnh phúc. Tôi xin bắt đầu bằng mô tả tổng quan về tình hình phúc lợi của thế giới hiện nay và việc nó đã thay đổi như thế nào trong 30 cho tới 50 năm qua. Tôi sẽ trình bày các thông tin cơ bản mà không giải thích gì nhiều; trong các chương sau, tôi sẽ đi sâu vào các chủ đề cụ thể với nhiều chi tiết hơn, đặt ra các câu hỏi: làm thế nào chúng ta đi đến điểm này, và chúng ta sẽ đi tiếp tới đâu và như thế nào. SỨC KHỎE VÀ TÀI SẢN Sức khỏe là điểm khởi đầu hiển nhiên khi tìm hiểu về phúc lợi. Bạn cần có một cuộc sống trước thì mới có thể có một cuộc sống tốt đẹp được. Sức khỏe kém cũng như tình trạng khuyết tật có thể sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng tận hưởng một cuộc sống lẽ ra là tốt đẹp. Thế nên, tôi xỉn bắt đầu trước hết với bản thân cuộc sống. Một bé gái sinh ra ở Mỹ ngày nay có thể sẽ sống thọ tới hơn 80 tuổi. Con số ước tính chính thức này thực tế là rất dè dặt bởi nó không tính tới việc trong tương lai sẽ còn có sự sụt giảm tỷ lệ tử vong trong suốt cuộc đời đứa bé. Với các tiến bộ đã đạt được trong quá khứ thì khó có khả năng là quá trình tiến bộ này sẽ đột nhiên dừng lại. Tất nhiên, khó lòng dự đoán được trong tương lai sẽ có những cải thiện như thế nào về sức khỏe nhưng một con số ước đoán hợp lý có thể đưa ra là một bé gái da trắng trung lưu sinh ra ở nước Mỹ thịnh vượng ngày nay https://thuviensach.vn có 50% khả năng sẽ sống tới 100 tuổi.[1] Đây thực sự là thay đổi lớn lao so với thế hệ cụ của bé, chẳng hạn cụ sinh năm 1910, tuổi thọ dự tính khi sinh ra của cụ chỉ là 54 tuổi. Trong số các bé gái sinh ra ở Mỹ vào năm 1910, có 20% chết trước sinh nhật thứ 5 và chỉ có 2 trên 5.000 người là sống được tới sinh nhật thứ 100. Thậm chí cả với thế hệ bà của bé gái ở trên, sinh vào năm 1940, thì tuổi thọ dự tính khi sinh cũng chỉ là 66 và có tới 38 trong 1.000 trẻ em gái sinh năm 1940 không sống tới sinh nhật đầu tiên của chúng. Những khác biệt lịch sử này thật ra chẳng đáng gì nếu so với các khác biệt giữa các quốc gia ngày nay. Có rất nhiều nơi trên thế giới mà tại đó tình trạng sức khỏe ngày nay còn tệ hơn ở Mỹ năm 1910. Một phần tư số trẻ em sinh ra ở Sierra Leone (hay Angola hay Swaziland hay Cộng hòa Dân chủ Congo hay Afghanistan) sẽ không sống tới sinh nhật thứ 5, và tuổi thọ dự tính khi sinh chỉ hơn 40 một chút. Phụ nữ những nước này thường sẽ có từ 5 tới 7 con và hầu hết các bà mẹ sẽ phải chứng kiến cái chết của ít nhất một trong những đứa con của họ. Ở những nước này, cứ mỗi 1.000 ca sinh thì có một trường hợp bà mẹ tử vong và rủi ro lên tới 1% với những phụ nữ có 10 con. Và mặc dù những con số này là tồi tệ, chúng vẫn còn khá hơn nhiều so với số liệu vài thập kỷ trước đó: thậm chí ở những nơi tồi tệ nhất, nơi dường như không có điều gì là không sai hỏng cả thì tỷ lệ tử vong cũng đang giảm đi. Ở những nước có tình trạng tệ nhất, chẳng hạn như ở Swaziland, nếu bọn trẻ sống qua 5 tuổi, chúng còn gặp phải rủi ro HIV/AIDS. Căn bệnh này làm gia tăng rất mạnh tỷ lệ chết ở tuổi thanh thiếu niên - là lứa tuổi mà thông thường rất ít người chết. Thế nhưng thảm cảnh này không phải là tình cảnh chung của các nước nhiệt đới, hay thậm chí của các nước nghèo. Ở nhiều nước, trong đó có ít nhất một nước nhiệt đới là Singapore, trẻ em mới sinh có cơ hội sống sót tương tự, hay thậm chí còn tốt hơn, so với trẻ em ở Mỹ. Ngay cả ở Trung Quốc và Ấn Độ (hai nước chiếm tới hơn một phần ba dân số thế giới và gần một nửa những người nghèo nhất thế giới vào năm 2005) thì trẻ sơ sinh cũng có tuổi thọ dự tính khi sinh là 64 (Ấn Độ) và 73 (Trung Quốc). https://thuviensach.vn Trong phần sau ở chương này, tôi sẽ nói nhiều hơn về nguồn gốc các số liệu, nhưng cần nhấn mạnh rằng ở những nước càng nghèo thì số liệu thống kê về sức khỏe lại càng thiếu độ tin cậy. Dù vậy, chúng ta vẫn có các thông tin đáng tin cậy về tỷ lệ tử vong của trẻ em - tỷ lệ trẻ chết trước 1 tuổi hay 5 tuổi, Trong khi đó, các thông tin về tỷ lệ tử vong của người lớn - kể cả tỷ lệ tử vong của bà mẹ hay tuổi thọ kỳ vọng của một người 15 tuổi - thường kém chính xác hơn nhiều. Sức khỏe không chỉ là vấn đề sống sót hay sống lâu mà còn là sống khỏe mạnh. Sức khỏe tốt có nhiều khía cạnh và cũng khó đo lường hơn so với việc một người sống hay chết nhưng chúng ta cũng có các bằng chứng cho thấy sự cải thiện theo thời gian cũng như khác biệt giữa các nước giàu và nghèo. Người dân ở các nước giàu ít chịu đau đớn và khuyết tật hơn người dân ở các nước nghèo. Số người tàn tật đã giảm đi theo thời gian ở các nước giàu. Chỉ số IQ tăng lên theo thời gian. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, người dân có chiều cao vượt trội so với trước kia. Những người có tuổi thơ khốn khó, không được ăn đủ no hay những người mắc phải bệnh dịch khi còn nhỏ thường sẽ không cao như lẽ ra họ có thể theo bộ gene quy định trong những điều kiện sống lý tưởng. Chiều cao thấp hơn mức có thể đạt được cho thấy những bất hạnh khi còn nhỏ và sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển trí não và hạn chế các cơ hội khi trưởng thành. Xét trung bình, người châu Âu và châu Mỹ cao hơn người châu Phi và cao hơn nhiều so với người Trung Quốc hay Ấn Độ. Bọn trẻ khi trưởng thành cao hơn cha mẹ chúng và còn cao hơn nữa so với ông bà chúng. Các tiến bộ trên toàn cầu về sức khỏe và thu nhập, cũng như sự bất bình đẳng trên toàn cầu, có thể thấy được ngay cả ở cơ thể con người. Những khác biệt về sức khỏe thường được phản ánh bằng các khác biệt về mức sống hay tình trạng nghèo khổ. Người Mỹ ngày nay giàu hơn nhiều so với hồi năm 1910 hay 1945 và những nước có tuổi thọ trung bình thấp nhất ngày nay có thu nhập chỉ bằng một phần rất nhỏ so với thu nhập của người Mỹ. Người dân nước Cộng hòa Dân chủ Congo (một cái tên khôi hài rất không đúng thực tế, viết tắt là DRC - và https://thuviensach.vn được gọi là Zaire dưới thời cai trị của Joseph Mobutu từ năm 1965 tới năm 1997) có thu nhập bình quân đầu người bằng ba phần tư của 1% thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ. Hơn một nửa dân số DRC sống với chưa đầy một đô-la một người một ngày và các nước như Sierra Leone và Swaziland cũng tương tự. Có những quốc gia tệ nhất thậm chí còn không được đưa vào vì các nước này đang chìm đắm trong cảnh xung đột - Afghanistan là một ví dụ. Theo Cục Thống kê Mỹ, có 14% dân số Mỹ là người nghèo vào năm 2009. Thế nhưng chuẩn nghèo ở Mỹ cao hơn nhiều so với thế giới và ở mức 15 đô-la một ngày. Hãy thử tưởng tượng cảnh sống ở Mỹ với mức một đô-la một người một ngày (mặc dù có một tính toán cho rằng vẫn có thể sống với mức 1,25 đô-la nếu chúng ta không tính tới chi phí nhà ở, y tế và giáo dục).[2] Tuy nhiên, cảnh đó, hay những gì gần với nó, lại là cảnh tượng điển hình cho những gì mà những người nghèo nhất thế giới đang phải chịu để sống sót được. Mối liên hệ giữa tuổi thọ và cái nghèo, mặc dù tồn tại thực sự, nhưng không có tính chính xác. Ở Trung Quốc và Ấn Độ, những nơi có tuổi thọ trung bình tương ứng là 73 và 64 tuổi, có rất nhiều người sống với dưới một đô-la một ngày: nhóm này chiếm khoảng một phần tư dân số ở Ấn Độ và một phần bảy dân số nông thôn ở Trung Quốc. Và mặc dù nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vượt qua nền kinh tế Mỹ xét về quy mô nhưng thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng khoảng 20% thu nhập bình quân ở Mỹ; tính trung bình, năm người Trung Quốc có thu nhập bằng một người Mỹ; Và còn có những nước nghèo hơn nhưng có tuổi thọ cao. Bangladesh và Nepal với tuổi thọ trung bình vào khoáng 65 tuổi là các ví dụ. Việt Nam chỉ giàu hơn các nước này một chút nhưng vào năm 2005 đã có tuổi thọ trung bình là 74 tuổi. Trong khi đó, có một số nước giàu có tuổi thọ thấp hơn so với mức mà thu nhập của họ có thể đảm bảo, Một ví dụ đáng chú ý là Mỹ, nước có tuổi thọ nằm trong nhóm thấp nhất trong số các nước giàu nhất. Một trường hợp khác cũng nằm ngoài quy luật là Guinea Xích đạo: nước https://thuviensach.vn này năm 2005 có thu nhập bình quân đầu người tăng vọt lên nhờ doanh thu từ dầu mỏ, nhưng tuổi thọ trung bình chưa đến 50 tuổi. Guinea Xích đạo, từng là thuộc địa của Tây Ban Nha ở Tây Phi, nằm dưới quyền cai trị của Tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo, một ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu có tính cạnh tranh cao là nhà độc tài tồi tệ nhất châu Phi. Gia đình ông này cũng là những người hưởng lợi từ hầu hết doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của cả nước. Tuổi thọ trung bình cao, sức khỏe tốt, không có nghèo đói, dân chủ, và hiệu lực pháp luật là những đặc điểm mà chúng ta muốn có khi vẽ ra một quốc gia lý tưởng. Những điều kiện trên cho phép người dân có cuộc sống tốt và theo đuổi những điều quan trọng với họ. Thế nhưng, nếu không hỏi người dân, thì chúng ta sẽ không biết được chính xác điều họ quan tâm là gì, họ sẵn sàng đánh đổi giữa sức khỏe và thu nhập như thế nào, hay những điều này có mức độ quan trọng ra sao với họ. Con người nhiều khi có khả năng thích ứng với những điều kiện tưởng như không thể chấp nhận được, và có lẽ họ vẫn có thể chiết ra được chút gì hạnh phúc hay vẫn có thể có một cuộc sống tốt ở những nơi mà tử vong và nghèo đói là chuyện bình thường, hay nói theo cách khác là vẫn có thể thịnh vượng trong thung lũng tử thần. Người nghèo có thể trả lời rằng họ có đời sống tốt trong khi đang sống với những điều kiện khó khăn nhất, còn người giàu - những người dường như có mọi thứ - lại có thể không thỏa mãn với đời mình. Trong những trường hợp như vậy, có lẽ chúng ta sẽ vẫn phải chọn cách đo lường phúc lợi bằng các cơ hội mà người dân có để có thể có một cuộc sống tốt, chứ không phải là những gì họ nói về cuộc sống của họ. Việc một người nghèo nhưng hạnh phúc và thích nghi với cuộc sống không làm giảm đi cảnh nghèo của anh ta và cũng tương tự, việc một tỷ phú khốn khổ hay tham lam cũng không làm tài sản của ông ta hao hụt. Việc tập trung vào điều mà Amartya Sen gọi là “các khả năng” dẫn tới việc xem xét việc thoát khỏi thiếu thốn theo các khả năng do hoàn cảnh khách quan tạo ra chứ không phải theo những gì con người nghĩ ra, hay cảm thấy về những hoàn cảnh đó.[3] Thế nhưng cảm giác https://thuviensach.vn rằng cuộc đời ta tốt đẹp tự nó cũng là một cảm giác tốt đẹp và vui vẻ thì tốt hơn là buồn bã. Những cảm giác đó góp phần tạo ra một cuộc sống tốt, và việc hỏi mọi người về những cảm giác này là quan trọng, cho dù có thể chúng không được ưu tiên đặc biệt khi đánh giá về phúc lợi. Quan điểm này khác với quan điểm của những người theo chủ thuyết vị lợi, chẳng hạn như nhà kinh tế học Richard Layard,[4] người cho rằng hạnh phúc tự đánh giá là điều duy nhất quan trọng và các hoàn cảnh tốt chỉ tốt chừng nào chúng làm gia tăng hạnh phúc trong khi các hoàn cảnh tồi sẽ không phải là tồi tệ nếu như người ta vẫn thấy hạnh phúc cho dù sống trong hoàn cảnh đó. Dù vậy, như chúng ta thấy trong Hình 1 và 2 ở phần Lời nói đầu, sự thực là con người sẽ không cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình khi họ sống ở những nước có cuộc sống tồi tệ, kém văn minh và tuổi thọ thấp, trong khi cư dân những nước giàu có và có tuổi thọ cao lại thường ý thức rõ về may mắn của họ. TUỔI THỌ VÀ THU NHẬP TRÊN THẾ GIỚI Để có thể thấy xu thế chung - cũng như để tìm ra các ngoại lệ, việc này thường rất được quan tâm - chúng ta cần nhìn vào toàn thể thế giới và phác họa các xu hướng về sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc. Một trong những cách thức hữu ích nhất được nhà dân số học Samuel Preston khởi xướng năm 1975.[5] Hình 1 vẽ lại biểu đồ do Preston đưa ra với số liệu cập nhật vào năm 2010; biểu đồ này biểu thị tuổi thọ và thu nhập của các nước trên thế giới. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 1. Tuổi thọ trung bình và GDP bình quân đầu người năm 2010 Trục hoành biểu thị GDP trên đầu người của mỗi nước trong khi trục tung biểu thị tuổi thọ trung bình khi sinh tính chung cho cả nam giới và nữ giới. Mỗi nước được biểu diễn bằng một vòng tròn và diện tích các vòng tỷ lệ với dân số. Các vòng tròn to ở giữa hình là Trung Quốc và Ấn Độ trong khi vòng tròn tuy nhỏ hơn nhiều nhưng vẫn to ở góc trên bên phải là Mỹ. Đường cong chạy từ góc trái bên dưới tới góc trên bên phải minh họa mối quan hệ nhìn chung giữa tuổi thọ và thu nhập quốc dân. Đường này rất dốc khi đi qua các nước thu nhập thấp và sau đó phẳng dần ở các nước giàu có và có tuổi thọ cao. GDP trên đầu người là thước đo thu nhập bình quân phát sinh từ một nước và được đo lường theo một đơn vị chung cho các nước. Đơn vị chung này, đồng đô-la quốc tế năm 2005, được đặt ra để có thể, ít nhất là trên nguyên tắc, đảm bảo một đô-la có củng giá trị ở tất cả các nước và đảm bảo rằng ta đang so sánh những thứ tương tự nhau. Một đô-la quốc tế ở Brazil hay Tanzania sẽ có sức mua tương đương một đô-la ở Mỹ. GDP bao gồm các khoản thu nhập mà người dân hay hộ gia đình không trực tiếp nhận được, chẳng hạn như các khoản thu thuế chính phủ và lợi nhuận của các công ty và các ngân hàng, cũng như các khoản thu nhập thuộc về người nước ngoài. Thông thường, chỉ một phần, cho dù là phần đáng kể, trong GDP là thuộc về các hộ gia đình để phục vụ nhu cầu mua sắm của họ. Các thành phần khác của GDP mang lại lợi ích trực tiếp cho hộ gia đình (chẳng hạn như chi tiêu cho giáo dục của Chính phủ), hoặc gián tiếp (đầu tư cho tương lai). GDP, viết tắt của tổng sản phẩm quốc nội, là một thước đo khác với GNP - tổng sản phẩm quốc dân. GNP bao gồm, trong khi GDP không tính tới, thu nhập thuộc sở hữu của người dân nhưng được tạo ra từ nước ngoài, trong khi GNP không tính tới, còn GDP lại bao gồm, thu nhập được tạo ra trong nước nhưng do người nước ngoài sở hữu. Khác biệt này thông thường là nhỏ, nhưng lại rất quan trọng với một số nước. Luxembourg - nơi có nhiều người tạo ra thu nhập là công dân các nước Bỉ, Pháp và Đức - là https://thuviensach.vn ví dụ về một quốc gia có GNP nhỏ hơn nhiều so với GDP. Một ví dụ khác là bán đảo Macau nhỏ xíu của Trung Quốc, hiện nay là sòng bạc lớn nhất thế giới. Hai nước này, các nước lẽ ra sẽ xuất hiện ở bên phải của đồ thị nhưng bị loại ra, cùng với hai nước đó là Qatar và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), các nước có nhiều dầu mỏ, và cùng với Luxembourg và Macau, có mức GDP trên đầu người cao nhất thế giới năm 2010. GNP có lẽ là thước đo thu nhập quốc dân tốt hơn, nhưng các số liệu GDP thường đầy đủ và nhất quán hơn, đó chính là lý do tôi sử dụng GDP ở phần này cũng như ở nhiều chỗ khác trong cuốn sách này. Một đặc điểm quan trọng của đồ thị này là “điểm gấp khúc” ở gần Trung Quốc, nơi đường cong bắt đầu phẳng đi. Điểm gấp khúc này đánh dấu bước chuyển dịch tễ. Với những nước ở bên tay trái của bước chuyển, các bệnh dịch dễ lây lan là nguyên nhân quan trọng gây ra tử vong, và nhiều trường hợp tử vong xảy ra với trẻ em, cho nên ở những nước nghèo nhất có khoảng một nửa số ca tử vong trẻ em là ở độ tuổi ít hơn 5. Sau đoạn chuyển tiếp này, khi xem xét tới các nước giàu hơn, hiện tượng tử vong ở trẻ em cũng trở nên ít thường xuyên hơn, và hầu hết các trường hợp tử vong là người già, những người không chết vì bệnh truyền nhiễm mà vì bệnh kinh niên, mà bệnh quan trọng nhất là bệnh tim (hay nói rộng hơn là các bệnh liên quan tới tim mạch, kể cả tai biến) và ung thư. Các bệnh kinh niên cũng đang ngày càng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở các nước nghèo, nhưng có rất ít người ở các nước giàu lại chết vì bệnh truyền nhiễm, ngoại trừ một số ít người già chết vì bệnh lao. Có thể tóm tắt quá trình chuyển đổi này bằng cách nói rằng các bệnh tật đã di chuyển từ ruột và ngực của trẻ sơ sinh sang huyết mạch của người già. Việc tuổi thọ và thu nhập có tương quan thuận là yếu tố quan trọng trong việc xem xét phân phối phúc lợi toàn cầu. Sức khỏe và của cải là hai thành phần quan trọng nhất của phúc lợi và đồ thị cho thấy hai yếu tố này thường (nhưng không phải là luôn luôn) đi cùng nhau. Những người thiếu thốn về mức sống vật chất - như hầu hết người dân ở châu https://thuviensach.vn Phi tiểu Sahara - cũng thường là những người thiếu thốn về sức khỏe: họ có tuổi thọ ít hơn và thường phải sống trong đau khổ khi chứng kiến những đứa con qua đời. Ở đầu kia của đồ thị, trong số những người giàu trên thế giới, có rất ít cha mẹ phải chứng kiến cảnh con cái chết và họ được hưởng cuộc sống đủ đầy trong khoảng thời gian dài gần gấp đôi những người sống ở các nước nghèo nhất. Quan sát thế giới ở phương diện sức khỏe và thu nhập khiến chúng ta thấy rằng sự phân tách này là phức tạp và khác biệt về phúc lợi lúc này là lớn hơn chứ không như khi ta chỉ nhìn vào sức khỏe hay thu nhập. Một cách đo lường thô sơ và đôi khi hữu ích (mặc dù không được coi trọng xét về mặt đạo đức) đó là kết hợp giữa tuổi thọ và thu nhập bằng cách nhân hai con số này với nhau để đo lường thu nhập cả đời. Đây là một thước đo không mấy giá trị về mặt phúc lợi (một năm có thêm được trong đời một người được định giá bằng thu nhập của người đó, do đó một năm trong đời người giàu sẽ có giá trị hơn một năm trong đời người nghèo), nhưng nó giúp minh họa các yếu tố ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các nước. Chẳng hạn, ở Cộng hòa Dân chủ Congo, thu nhập bình quân đầu người được ước tính bằng 3/4 của 1% thu nhập bình quân ở Mỹ và tuổi thọ chưa bằng 2/3 tuổi thọ ở Mỹ, do đó thu nhập cả đời trung bình ở Mỹ sẽ cao hơn 200 lần so với thu nhập cả đời trung bình ở CHDC Congo. Đồ thị này không khẳng định rằng thu nhập cao dẫn tới sức khỏe tốt hơn, hay nghèo đói gây ra hiện tượng thường được gọi là “các căn bệnh của đói nghèo”. Đồ thị này cũng không loại trừ nguyên nhân trên, và trên thực tế, thu nhập nhất định phải có vai trò quan trọng theo một số cách nào đó và ở những thời điểm nhất định. Ý tưởng này sẽ được phân tích sâu trong phần còn lại của cuốn sách, Thu nhập đóng vai trò quan trọng ở những nơi mà việc cải thiện sức khỏe đòi hỏi phải có nhiều dinh dưỡng hơn - và do đó người ta cần có tiền - hay cần có nước sạch hơn và điều kiện vệ sinh tốt hơn - do đó chính phủ cần có tiền. Ở những nước giàu, không chắc là tiền có thể giúp chữa khỏi ung thư hay bệnh tim - mặc dù các hoạt động nghiên cứu và phát triển rõ ràng là đắt https://thuviensach.vn đỏ - cho nên đường cong sẽ bắt đầu phẳng hơn khi các nước trải qua bước chuyển dịch tễ. Cũng có thể là có giới hạn trên đối với tuổi thọ con người - và đáng ngạc nhiên là ý tưởng này lại gây tranh cãi dữ dội - cho nên, khi tuổi thọ trung bình đạt mức cao như ở Nhật, hay kể cả ở Mỹ, thì việc tiếp tục gia tăng nó sẽ trở nên ngày càng khó khăn. Có một nhận định, đôi khi được đưa ra là không có mối quan hệ giữa thu nhập và tuổi thọ ở các nước giàu trên thế giới.[6] Như trường hợp biểu đồ tương quan giữa đánh giá cuộc đời và GDP trong phần Lời nói đầu, sẽ hữu ích hơn khi sử dụng thang đo thu nhập theo lôgarit để vẽ lại Hình 1. Hình 2, sử dụng cùng số liệu như Hình 1, tạo ra một ấn tượng rất khác. Ấn tượng đầu tiên là độ dốc của đường cong trong hình hầu như giống nhau ở bên phải và bên trái của hình, cho dù đoạn trên cùng có xu hướng phẳng hơn một chút - chủ yếu do kết quả tồi tệ của nước Mỹ - và ở các nước giàu nhất, dường như mối tương quan là không rõ ràng. Nhưng với hầu hết phần còn lại của thế giới, mức tăng thu nhập sẽ đi kèm mức tăng tương tự trong tuổi thọ, cũng như trường hợp đi kèm mức tăng về độ hài lòng với cuộc sống như chúng ta đã thấy trong phần Lời nói đầu. Tất nhiên, do các nước giàu có thu nhập cao hơn hẳn nên với cùng mức tăng tỷ lệ, nước giàu sẽ có mức tăng tuyệt đối cao hơn nhiều so với một nước nghèo. Vì vậy, như trong Hình 1, với cùng số tiền tăng thêm, số năm có thêm trong đời tương ứng ở các nước giàu ít hơn so với các nước nghèo. Nhưng thậm chí kể cả trong nhóm các nước giàu thì thu nhập cao hơn cũng tương ứng với tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, như Hình 2 cho thấy, xếp hạng các nước theo tuổi thọ rất khác so với xếp hạng theo thu nhập. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 2. Tuổi thọ và GDP trên đầu người năm 2010 theo thang lôgarit Câu chuyện của các nước nằm ngoài đường cong này cũng quan trọng như chuyện về các nước nằm trên nó. Trong số các nước có kết quả tồi hơn những gì có thể trông đợi với mức thu nhập của họ thì một số là do ảnh hưởng của chiến tranh. Một số khác - bao gồm Botswana và Swaziland (cũng như nhiều nước châu Phi khác không được chú trọng) - đang phải chịu dịch HIV/AIDS, bệnh dịch mà ở một số nước đã lấy đi toàn bộ hay hầu hết những tiến bộ đạt được trong gia tăng tuổi thọ từ Thế chiến II. Với những nước này, bệnh dịch đã đẩy họ xuống dưới và xa khỏi đường cong. Tôi đã thảo luận về trường hợp của Guinea Xích đạo là nước lệch ra xa nhất. Nhưng nhân tố tương tự - sự bất bình đẳng cực độ về thu nhập - là một trong các nhân tố giải thích cho vị trí của Nam Phi - nước này nằm dưới đường cong trong nhiều năm và từ lâu trước khi xuất hiện HIV/AIDS. Có thể hình dung Nam Phi - thậm chí kể cả sau khi chế độ apartheid [phân biệt chủng tộc] cáo chung - như một nước nhỏ và giàu có nằm trong lòng một nước lớn hơn và nghèo khổ. Thực tế là nếu chúng ta vẽ một đường thẳng nối Nigeria với Mỹ trong Hình 1, sau đó dịch chuyển 10% đoạn đường từ Nigeria tới Mỹ - 10% là tỷ lệ dân số da trắng ở Nam Phi - chúng ta sẽ đến gần vị trí của Nam Phi trên đồ thị. Nga là một trường hợp khác cũng có kết quả khá tồi. Đó là quốc gia có tuổi thọ giảm nhanh chóng sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ, có lẽ do những chao đảo và đổ vỡ của quá trình chuyển đổi; nhất quán với câu chuyện này, tình trạng tiêu thụ rượu quá mức là một trong những nhân tố thôi đẩy, đặc biệt là trong nam giới. Tuy nhiên, điều gì thực sự đã xảy ra ở Nga vẫn là một vấn đề gây tranh cãi bởi lẽ tỷ lệ tử vong của nam giới đã tăng đáng kể từ trước khi có sự thay đổi hệ thống chính trị. [7] Cho dù sự thật là thế nào thì Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng là những nơi có kết quả về sức khỏe và đánh giá cuộc đời tồi tệ hơn mức kỳ vọng tương ứng với thu nhập. Đó cũng là những nơi mà quá trình chuyển đổi từ một hệ thống kinh tế sang một hệ thống khác dẫn https://thuviensach.vn tới các khó khăn trong đo lường thu nhập và điều này có thể làm phóng đại các con số. Quá trình chuyển đổi ở Nga, mặc dù là không thể nào tránh được và có lẽ có ích lợi về lâu dài nhưng đã phải trả bằng cái giá cực lớn là mất đi thu nhập và nhiều năm cuộc đời. Tổn thất này không so sánh được với một số thảm họa khác của thế giới từ sau Thế chiến II như đại dịch AIDS hay nạn đói lớn ở Trung Quốc, nhưng vẫn là những tổn thất và mất mát phúc lợi khổng lồ. Mỹ là nước có kết quả tồi tệ trong tương quan với thu nhập. Thế nhưng Mỹ chi thu nhập quốc dân cho sức khỏe với tỷ lệ cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới và điều này minh họa rõ cho việc không tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa thu nhập và sức khỏe, và thậm chí mối quan hệ này còn mờ nhạt hơn giữa sức khỏe với chi tiêu y tế. Chile và Costa Rica có tuổi thọ trung bình tương đương Mỹ nhưng chỉ có thu nhập bình quân bằng 1/4 và chi tiêu y tế bình quân bằng 12% Mỹ. Tôi sẽ trở lại câu chuyện về sức khỏe và chi tiêu y tế ở Mỹ trong Chương 2 và 5. Các nước khác có kết quả tốt hơn mức kỳ vọng tương ứng với thu nhập. Hình 2, biểu diễn theo thang lôgarit, cho thấy tình trạng này rõ hơn Hình 1. Nepal, Bangladesh, Việt Nam, Trung Quốc, Costa Rica, Chile và Nhật Bản là những quốc gia quan trọng có tuổi thọ trung bình cao hơn mức kỳ vọng nằm trên đường cong quốc tế. Nước nghèo nhất trong số này cũng có kết quả tốt khi duy trì tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) và trẻ em (dưới 5 tuổi) ở mức rất thấp, trong khi những nước giàu nhất, đặc biệt là Nhật Bản còn có tỷ lệ tử vong thấp khác thường ở lứa tuổi trung niên và cao niên. Tôi sẽ khai thác các ngoại lệ này sâu hơn ở phần sau của cuốn sách, nhưng luận điểm chính là không có điều gì mang tính tiền định trong đường cong này cả; các nước nghèo có thể có kết quả tốt hơn so với mức kỳ vọng tương ứng với nguồn lực của họ trong khi các nước giàu lại có thể có kết quả tệ hơn. Có những cách để bảo đảm có sức khỏe tốt ở mức thu nhập thấp và có những cách để tiêu những khoản tiền lớn không vì mục đích gì. Chiến tranh, bệnh dịch và bất bình đẳng quá mức đều làm cho sức khỏe tồi tệ hơn tại mọi mức thu https://thuviensach.vn nhập, cho dù ít nhất là hai yếu tố đầu thường xảy ra ở các nước nghèo hơn nước giàu. TIẾP TỤC VÀ ĐI LÊN, VỚI CÁC KHOẢNG XEN KẼ THẢM HỌA Hình 1 và 2 là một lát cắt tĩnh tại hình ảnh thế giới năm 2010. Nhưng đường cong thể hiện mối quan hệ giữa tuổi thọ trung bình và thu nhập không phải là cố định. Hình 3 biểu thị số liệu và hai đường cong, một đường lặp lại đường năm 2010 và đường kia cho năm 1960. Hình trong biểu thị các nước vào năm 1960 được vẽ nhạt màu hơn để phân biệt với các nước vào năm 2010. Diện tích các hình tròn vẫn tỷ lệ theo dân số, nhưng chỉ trong từng năm riêng rẽ, do đó thay đổi dân số không thể được xác định trên cơ sở so sánh kích cỡ hình tròn của một nước vào năm 1960 với kích cỡ hình tròn của nước đó vào năm 2010. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 3. Sống lâu hơn, sống giàu hơn Hầu như toàn bộ các hình tròn đậm hơn đều ở trên và ở bên phải các hình tròn nhạt màu; kể từ năm 1960, hầu như tất cả các nước đều giàu có hơn và có dân cư sống lâu hơn. Đây có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất về phúc lợi trên thế giới kể từ Thế chiến II: mọi thứ đều tốt đẹp hơn và cả hai khía cạnh sức khỏe và thu nhập của phúc lợi đều được cải thiện theo thời gian. Nhà kinh tế học và sử gia Robert Fogel khi xem xét trong lịch sử lâu dài hơn đã viết về điều mà ông gọi là cuộc đào thoát khỏi nạn đói và chết trẻ.[8] Cuộc đào thoát vĩ đại này tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới kể từ sau Thế chiến II. Mặc dù có một số nước đã thoát, và có nhiều nước khác mới chỉ đang trên con đường này, thì chúng ta cũng nên ghi nhận và chúc mừng các thành công đó. Hàng triệu người đã thoát khỏi một thế giới bệnh tật và thiếu thốn vật chất. Armatya Sen đã viết về phát triển như là sự tự do,[9] và Hình 3 cho thấy thế giới vào năm 2010 tự do hơn nhiều so với năm 1960. Và nếu chúng ta điền vào biểu đồ bằng những thông tin (không đầy đủ bằng) cho các năm 1930 hay 1900 thì chúng ta sẽ thấy sự gia tăng tự do đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, bắt đầu từ khoảng 250 năm trước, với động lực tăng dần, cũng như sự tham gia của ngày càng nhiều nước hơn vào quá trình này trong nửa thế kỷ qua. Mặc dù có những tiến bộ chung, nhưng cũng có những thảm họa. Một trong những thảm họa đó là cuộc “Đại Nhảy Vọt” của Trung Quốc trong các năm từ 1958 tới 1961, khi mà quá trình công nghiệp hóa được dẫn dắt một cách sai lầm và chính sách thu mua thực phẩm đã dẫn tới tình trạng đói kém. Điều kiện thời tiết không có gì bất thường trong những năm này, nạn đói hoàn toàn là do con người tạo ra. Mao Trạch Đông và các lãnh đạo đồng sự quyết tâm vượt qua mức sản xuất ở Nga và ở Anh, và để xác lập vị thế lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong thế giới cộng sản. Các mục tiêu sản xuất bất hợp lý được xác lập để đáp ứng nhu cầu lương thực của các thành phố đang công nghiệp hóa nhanh chóng và thu về ngoại tệ từ xuất khẩu thực phẩm. https://thuviensach.vn Các công xã nông thôn cạnh tranh nhau trong việc thổi phồng sản lượng, phóng đại thêm những hạn mức trưng thu vốn đã không thể đáp ứng được, và không để lại gì cho người dân để ăn cả. Đồng thời, cũng xảy ra những hỗn loạn ở vùng nông thôn do mệnh lệnh biến tất cả đất đai tư nhân thành công xã, tịch thu tài sản cá nhân và thậm chí cả đồ dùng nấu bếp cá nhân rồi yêu cầu mọi người phải ăn trong bếp ăn công xã. Do tin tưởng rằng sản xuất sẽ gia tăng rất mạnh, người ta yêu cầu các nông dân phải tham gia các công trình công cộng và các nhà máy sản xuất thép mà hầu hết không thu lại được gì. Các biện pháp hạn chế đối với việc đi lại và truyền thông đã ngăn việc truyền thông tin ra ngoài, và các hình phạt đối với những người bất đồng là hết sức rõ ràng. Nếu Mao đảo ngược đường lối vào thời điểm ban đầu khi mức độ của nạn đói hàng loạt được các lãnh đạo biết đến, thì nạn đói có thể kéo dài trong một năm, chứ không phải ba năm, và dù sao đi nữa thì gạo trong các kho đụn của Chính phủ vẫn thừa đủ để tránh việc tất cả mọi người đều bị đói.[10] Theo một sổ ước tính, tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc, vốn đã đạt gần 50 vào năm 1958, tụt giảm xuống còn chưa đến 30 vào năm 1960; 5 năm sau đó, tuổi thọ này lại tăng lên tới mức gần 55.[11] Gần một phần ba những người sinh ra trong thời kỹ Đại Nhảy Vọt không sống sót được qua thời kỳ này. Đôi khi chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc xác định lợi ích của các chính sách, hay thậm chí kể cả khi tìm cách tự thuyết phục mình là chính sách có thể tạo ra khác biệt. Thế nhưng, những ảnh hưởng có tính thảm họa của các chính sách tồi tệ lại quá rõ ràng, như trường hợp Đại Nhảy Vọt cho thấy. Thậm chí khi không có chiến tranh hay dịch bệnh thì một chính sách tồi tệ trong một hệ thống chính trị cũng gây ra cái chết của hàng chục triệu người. Tất nhiên, vẫn thường xuyên có các chính sách tồi không dẫn tới cái chết của hàng triệu người. Vấn đề của Trung Quốc là chính sách này được duy trì quá lâu để có thể bị đảo ngược. Hệ thống chính trị ở Trung Quốc ngày nay không khác nhiều với hệ thống mà Mao Trạch Đông đã https://thuviensach.vn tạo ra; điểm khác là dòng chảy thông tin. Thật khó có thể tin được rằng một nạn đói như vậy có thể xảy ra ngày nay mà giới lãnh đạo Trung Quốc, và phần còn lại của thế giới, lại không nhanh chóng biết được. Thế nhưng liệu phần còn lại của thế giới ngày nay có thể giúp đỡ nhiều hơn thời đó hay không thì vẫn không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Bệnh dịch HIV/AIDS là một thảm kịch khủng khiếp khác. Như chúng ta thấy, bệnh dịch này làm tăng tỷ lệ tử vong và giảm nhanh tuổi thọ ở nhiều nước thuộc châu Phi vùng hạ Saharah. Vị trí của Nam Phi trên biểu đồ cho chúng ta một minh họa trực quan. Trong Hình 1 và 2, chúng ta thấy Nam Phi nằm dưới đường cong rất xa. Nếu chúng ta quay ngược lại năm 1960, rất lâu trước khi HIV/AIDS có ảnh hưởng nào đó tới tỷ lệ tử vong, nước này cũng ở một vị trí tương tự - không phải do bệnh dịch mà do tình trạng bất bình đẳng cực độ giữa hai nhóm dân cư da trắng và da đen. Nếu chúng ta chạy những hình này như một bộ phim và xem chúng thay đổi theo từng thập kỷ, ta sẽ thấy Nam Phi dịch chuyển lên trên, ngày càng gần hơn với đường cong khi chế độ apartheid sụp đổ và những khác biệt về sức khỏe giữa các chủng tộc bị thu hẹp. Hay ít nhất đó là điều đã xảy ra trước năm 1990. Sau đó, với sự gia tăng tỷ lệ tử vong do AIDS, đất nước này lại tụt xuống vị trí như ban đầu, trở về với vị trí như chúng ta thấy trong Hình 1. Trong vài năm vừa qua, các thuốc điều trị kháng vi-rút đã bắt đầu chặn lại đà tổn thất sinh mạng ở châu Phi. Bản thân đại dịch này là một lời nhắc nhở chúng ta rằng những cuộc đào thoát chỉ mang tính tạm thời và các đại dịch khủng khiếp do các bệnh có tính lây nhiễm như HIV/AIDS hiện nay, thổ tả trong thế kỷ XIX và Cái chết Đen thời Trung cổ, không phải hoàn toàn lùi vào quá khứ. Hầu hết sự chú ý, từ cả giới khoa học lẫn giới truyền thông, đều tập trung vào những mối đe dọa hiện tại từ các bệnh truyền nhiễm “mới xuất hiện”, nhất là những bệnh, giống như HIV/AIDS, lây lan từ vật chủ là động vật sang con người. Có rất nhiều bệnh “từ thú vật” như thế và có một số trong số đó cực kỳ nguy hiểm và có thể gây chết người nhanh chóng. Thế nhưng chính tính nguy hiểm chết người lại làm cho các bệnh dịch này khó https://thuviensach.vn lòng trở thành các đại dịch trên quy mô lớn: việc chúng giết chết các nạn nhân sẽ không tốt cho cả các nạn nhân lẫn vi-rút. HIV/AIDS, căn bệnh vốn không dễ lây lan và giết người hết sức chậm chạp, lại là một hiểm họa lớn hơn nhiều, và đại dịch mà nó gây ra khiến chúng ta khó có thể tin rằng có lẽ không cần tính đến những dịch bệnh như vậy trong tương lai. Không nhắc đến các thảm họa nữa, chúng ta có thể thấy rằng trong Hình 3, không chỉ các nước đang giàu hơn và khỏe mạnh hơn mà bản thân đường cong thể hiện tương quan giữa tuổi thọ với thu nhập cũng dịch chuyển lên trên theo thời gian. Đường cong năm 2010 nằm trên đường năm 1960 và nếu quay ngược thời gian, chúng ta sẽ thấy đường năm 1960 cao hơn năm 1930 và đến lượt đường này lại cao hơn năm 1900 và cứ như thế. Sự dịch chuyển lên trên này được Preston phát hiện, ông cũng đưa ra kết luận rằng có một vài yếu tố mang tính hệ thống mà không phải thu nhập là nguyên nhân. Nếu thu nhập là quan trọng nhất - và các nhân tố khác như bệnh dịch hay chính sách y tế của quốc gia sẽ không tác động theo một mô hình cụ thể nào - thì các quốc gia sẽ dịch chuyển đi lên hoặc đi xuống (thường là đi lên) dọc theo đường cong. Nhưng trong khi quả thực là các quốc gia dịch chuyển lên trên đường cong thì đó lại không phải là tất cả những gì diễn ra. Thậm chí kể cả khi không có thay đổi trong thu nhập thì tuổi thọ cũng tăng lên theo thời gian và ở trên toàn thế giới, tại các mức thu nhập thấp và cao. Preston giải thích nguyên nhân chuyển dịch lên trên của đường cong là do tiến bộ khoa học và kiến thức y tế, hay ít nhất là việc áp dụng ngày càng nhiều hơn trên thực tế các tri thức khoa học và y tế sẵn có. Ông cho rằng các dịch chuyển dọc theo đường cong là do đóng góp cho sức khỏe của sự gia tăng mức sống, còn các chuyển dịch của chính đường cong là do đóng góp của các tri thức thực tiễn mới.[12] Việc phân chia các yếu tố tạo nên thay đổi trong phúc lợi thành thu nhập và tri thức sẽ xuất hiện nhiều trong cuốn sách này. Tôi sẽ đưa ra nhận định rằng chính tri thức mới là chìa khóa, và thu nhập - cho dù quan trọng vừa như phương tiện, vừa như mục đích và là một cấu phần của phúc https://thuviensach.vn lợi, và cũng thường được nhìn nhận như một yếu tố thúc đẩy các khía cạnh khác của phúc lợi - lại không phải là nguyên nhân tối hậu của phúc lợi. NGHÈO TOÀN CẦU VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TOÀN CẦU Mức sống vật chất đã được cải thiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Thế nhưng không lý luận nào có thể đảm bảo có một cơ chế kéo theo tự động giữa tăng trưởng và giảm nghèo toàn cầu; và có thể rằng các nước nghèo nhất trên thế giới thậm chí còn không hề tăng trưởng - điều này đúng với hầu hết châu Phi những năm 1980 và đầu thập kỷ 1990. Và cũng rất có thể rằng ở những nơi có tăng trưởng thì tăng trưởng này lại chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận đã giàu sẵn ở trong nước. Những người tin rằng toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế chỉ có lợi cho người giàu thường đưa ra một hay cả hai nhận định như vậy. Rõ ràng, như chúng ta đã thấy, có những khác biệt thật khó tưởng tượng về mức sống vật chất trung bình giữa các quốc gia, và chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trong phạm vi một quốc gia cũng dường như không hề được thu hẹp. Liệu có phải là bất bình đẳng đang ngày càng trở nên lớn hơn cùng với các tiến bộ chung về kinh tế? Có phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi hay chỉ có một số người đã giàu sẵn có thể thực hiện Cuộc đào thoát vĩ đại, để lại sau lưng họ những người kém may mắn hơn? Một cách để trả lời câu hỏi này là xem xét liệu có phải các nước ban đầu nghèo sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước ban đầu giàu hay không, và điều này nhất định phải xảy ra để có thể thu nhỏ khoảng cách giữa các nước này. Nếu như tiến bộ trong tri thức thực tiễn và khoa học làm cho tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra, thì chúng ta có thể đoán được rằng mức sống của các quốc gia sẽ ngày càng dịch chuyển lại gần nhau hơn, ít nhất là trong trường hợp các tri thức và kỹ thuật có thể được dịch chuyển từ nước này sang nước khác. https://thuviensach.vn Xin bắt đầu bằng Hình 4, hình này biểu thị các điểm chấm rải rác dường như có tính ngẫu nhiên. Mỗi điểm trong hình là một nước và đồ thị cho biết mối tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người ở trục tung so với mức GDP trên đầu người ban đầu ở trục hoành. Các hình tròn màu sẫm chọn năm 1960 là điểm khởi đầu và biểu thị tăng trưởng trong giai đoạn từ 1960 tới 2010 trong khi các hình tròn màu nhạt lấy khởi đầu từ năm 1970 và biểu thị tăng trưởng trong giai đoạn từ 1970 tới 2010. Việc thiếu một đồ thị nối kết các điểm cho thấy các nước nghèo không tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, do đó không có sự đuổi kịp, và cũng không có sự giảm đi trong mức độ bất bình đẳng giữa các nước. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 4. Sự tăng trưởng của các quốc gia Điều này cũng không có nghĩa là các nước giàu tăng trưởng nhanh hơn các nước nghèo. Nhìn chung, không có thay đổi đáng kể trong mức độ bất bình đẳng giữa các nước. Hầu như tất cả các nước đều có tăng trưởng dương và nằm trên đường đứt đoạn biểu diễn tỷ lệ tăng trưởng bằng không. Có rất nhiều nước trên thế giới tăng trưởng trong nửa thế kỷ qua; chỉ bốn nước có thu nhập bình quân đầu người năm 2010 thấp hơn năm 1960, và chỉ có 14 nước có thu nhập thấp hơn so với năm 1970. Như mọi khi, chúng ta cần nhớ rằng một số nước có kết quả tồi nhất (ví dụ như những nước có chiến tranh) bị loại ra do không có số liệu hoặc do trước kia các nước này chưa được thành lập. (Hai nước có kết quả tồi nhất trong Hình 4 là Cộng hòa Dân chủ Congo và Liberia, và cả hai nước này đều chịu cảnh chiến tranh). Có thể có cách nhìn khác biệt và tích cực hơn với cùng những số liệu này. Hình 5, được vẽ lần đầu bởi nhà kinh tế học Stanley Fischer, tương tự Hình 4, chỉ khác là mỗi nước được vẽ bằng một vòng tròn có diện tích tỷ lệ với dân số của nó vào năm khởi đầu.[13] Nếu nhìn theo cách này, chúng ta sẽ có ngay ấn tượng trực quan về mối tương quan tỷ lệ nghịch rất mạnh, theo đó các nước nghèo hơn tăng trưởng nhanh hơn. Nhưng chúng ta lại biết là các nước nghèo hơn không tăng trưởng nhanh hơn! Điểm khác biệt chính là ở ấn tượng tạo ra từ việc tăng kích cỡ những điểm chấm biểu thị các nước lớn. Hai nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, đã tăng trưởng rất nhanh trong nửa thế kỷ qua. Và do hai nước này rất đông dân nên sự tăng trưởng của chúng đã nâng thu nhập bình quân của hơn hai tỷ người từ đáy đường phân phối thu nhập trên thế giới - là điểm khởi đầu của hai nước này - tới vị trí gần mức trung bình - là vị thế hiện nay của hai nước này. Nếu mỗi người dân ở mỗi quốc gia có thu nhập bằng thu nhập trung bình của toàn quốc gia thì Hình 5 cho thấy mức sống của mọi người dân trên thế giới đang ngày càng gần nhau hơn, cho dù không có sự thu hẹp khoảng cách mức sống trung bình của các quốc gia. Tất nhiên, điều này không https://thuviensach.vn có nghĩa là mọi người được chia sẻ một phần thu nhập bằng nhau ở mỗi quốc gia; không chỉ tồn tại bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia mà, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 6, bất bình đẳng thu nhập còn gia tăng ở nhiều nước (nhưng không phải tất cả các nước). Một khi chúng ta tính tới bất bình đẳng thu nhập trong phạm vi một quốc gia thì sẽ khó thấy được biến chuyển trong bất bình đẳng thu nhập giữa tất cả các công dân trên thế giới hơn, cho dù vẫn có cơ sở vững chắc để nói rằng nó đang giảm đi. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 5. Tăng trưởng đánh giá theo dân số các nước Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ giúp hàng trăm triệu công dân trên thế giới thành công trong cuộc Đào thoát Vĩ đại mà còn làm cho thế giới này trở nên bình đẳng hơn. Nếu chúng ta quan tâm tới con người, chứ không phải các nước, thì hình ảnh có tính lạc quan trong Hình 5, chứ không phải hình ảnh bi quan trong Hình 4, mới là đúng. Câu chuyện về đói nghèo toàn cầu cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ những gì xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ngân hàng Thế giới thường định kỳ tính toán tổng số người trên thế giới sống tại các hộ gia đình có thu nhập hàng ngày ít hơn 1 đô-la một người. Số liệu gần nhất được Ngân hàng Thế giới tính đến năm 2008 được thể hiện trong Hình 6.[14] Số người nghèo sống dưới 1 đô-la một ngày trên thế giới đã giảm đi 3/4 của 1 tỷ người trong khoảng thời gian từ năm 1981 tới năm 2008 cho dù trong cùng thời gian, tổng dân số các nước nghèo đã tăng lên chừng 2 tỷ người. Kết quả là tỷ lệ dân số thế giới sống với mức dưới 1 đô-la một ngày đã giảm từ hơn 40% xuống còn 14%. Mặc dù tỷ lệ nghèo giảm đi cả ở các nơi khác trên thế giới nhưng số người nghèo giảm chủ yếu do sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, do đó, ít nhất cho tới thời điểm 10 năm trước, số người nghèo không phải là người Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. (Như chúng ta sẽ thấy trong Chương 6, rất có thể các số liệu thống kê của Ấn Độ đã bỏ sót một tỷ lệ ngày càng cao những gì người dân sở hữu, do đó có thể những số liệu này không phản ánh đầy đủ những thành tựu của Ấn Độ trong giảm nghèo.) Đối với khu vực châu Phi nằm phía nam Sahara, Ngân hàng Thế giới ước tính là 37% dân số sống với mức ít hơn một đô-la một ngày vào năm 2008, thấp hơn mức cao nhất 49% vào năm 1993; các nền kinh tế châu Phi cũng đã tăng trưởng trong những năm gần đây, cho dù vẫn ở mức thấp. Như mọi khi, cần cẩn thận với các số liệu thống kê của châu Phi. Thế nên trong con số nghèo toàn cầu, cũng đã có những thành tựu nói chung - cho dù không phải ở mọi nơi và mọi lúc, https://thuviensach.vn nhưng một phần tư thế kỷ tăng trưởng trên toàn cầu đã làm được nhiều việc trong giảm nghèo toàn cầu. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Hình 6. Đói nghèo trên thế giới đang giảm NGƯỜI DÂN ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO VỀ CUỘC ĐỜI HỌ? Sống một cuộc sống tốt đẹp đòi hỏi nhiều thứ hơn là sức khỏe và tiền bạc, và cuộc đào thoát khỏi sự thiếu thốn mà sự phát triển mang lại còn bao gồm cả việc cải thiện giáo dục và có được năng lực tốt hơn trong tham gia các hoạt động dân sự. Trọng tâm của tôi ở đây là vấn đề sức khỏe và thu nhập, nhưng bức tranh chung là rất giống nhau: trong các thập kỷ gần đây đã có những tiến bộ lớn lao, cho dù vẫn còn nhiều việc phải làm. Ngày nay ngày càng có nhiều trẻ em được đi học thường xuyên và có nhiều người thoát nạn mù chữ. Và trong khi vẫn còn nhiều nhà độc tài, và có hàng trăm triệu người đang phải sống với những hạn chế (đôi khi rất khắc nghiệt) trong việc tham gia dân sự thì thế giới ngày nay vẫn tự do về chính trị hơn rất nhiều so với nửa thế kỷ trước đây. Cuộc sống được cải thiện ở hầu hết các nơi trên thế giới, ít nhất là trên khía cạnh cơ hội mà tình hình ở các nơi mang lại.[15] Thế nhưng, rất có thể là người dân sẽ không đánh giá cuộc đời của họ theo những thước đo nói trên và những thành quả này sẽ được trân trọng chủ yếu bởi các chuyên gia phát triển hay những nhà bình luận học thuật thay vì bởi những người dân trực tiếp trải nghiệm chúng. Hoặc là có thể, mọi người sẽ đánh giá dựa theo những thứ khác không có trong danh sách của chúng tôi. Do đó có rất nhiều điều có thể thu nhận từ việc hỏi mọi người xem họ nghĩ như thế nào về cuộc đời của họ. Một cách để làm điều này là sử dụng thước đo phúc lợi tự báo cáo, tương tự như những công cụ được mô tả trong Hình 1 và 2 ở phần Lời nói đầu. Các nhà kinh tế, chuyên gia tâm lý và triết gia gần đây quan tâm tới các thước đo này và đã có một số cơ quan thống kê quốc gia đang thu thập thường xuyên các số liệu này.[16] Những thước đo này, có thể được tạm đề cập tới như là các thước đo hạnh phúc, có một số điểm hấp dẫn: chúng đến trực tiếp từ chính những người mà chúng ta đang https://thuviensach.vn muốn đánh giá phúc lợi, chúng đo lường các kết quả thực sự đạt được và chúng có thể bao gồm cả tác động của những nhân tố quan trọng cho phúc lợi mà chúng ta không biết hay là chúng ta biết nhưng không thể đo lường. Thế nhưng, có nhiều người, bao gồm cả các nhà kinh tế và các triết gia, tỏ ra dè dặt về tính hợp lý và hữu ích của các công cụ đo lường phúc lợi tự báo cáo. Không phải lúc nào chúng ta cũng biết được người ta nghĩ gì khi trả lời các câu hỏi này và cũng có thể ngờ vực rằng liệu những câu hỏi này có được diễn giải theo cùng cách thức bởi những người khác nhau hay các dân tộc khác nhau. Việc dịch các câu hỏi nhiều khi là khó khăn ngay cả khi có thể dịch trực tiếp. Người Mỹ sử dụng từ “happy” một cách tự do và thường xuyên hơn người Pháp sử dụng từ “heureux”, và người dân Đông Á thì đặc biệt ngần ngại khi nói rằng họ hạnh phúc.[17] Ở Mỹ, quyền mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền không thể tước bỏ được xác nhận trong Tuyên ngôn Độc lập, thế nhưng trong ngôi làng xứ Scotland theo đạo Tin Lành Calvin mà tôi lớn lên thì việc theo đuổi hạnh phúc lại phản ánh một điểm yếu nghiêm trọng trong tính cách. Đáng lo ngại hơn vẫn là khả năng tự điều chỉnh: những người sống trong những tình cảnh tồi tệ vẫn có thể tin rằng họ có được những gì tốt nhất mà cuộc đời có thể ban cho họ và vẫn cho rằng họ hạnh phúc. Những người khác, sống trong giàu sang, lại trở nên quen thuộc với cảnh giàu sang đến nỗi sẽ thất vọng nếu họ thiếu những thứ xa xỉ chẳng mấy quan trọng nào đó.[18] Một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc đôi khi gắn liền với những đau đớn và mất mát: nhà triết học Martha Nussbaum từng viết về “người chiến binh hạnh phúc” khi lao vào trận chiến, không trông đợi điều gì ngoài đau đớn và có thể là cái chết, nhưng lại cảm thấy anh ta đang sống một cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa.[19] Những nghi ngại này không có nghĩa là chúng ta nên lờ đi những gì người ta nói về cuộc đời của họ, mà chỉ là chúng ta nên cảnh giác trước các vấn đề có thể xảy ra và không nên dẹp bỏ sự hoài nghi của mình. https://thuviensach.vn Nếu người ta có thể luôn luôn thích ứng để trở nên hài lòng với những gì họ có, câu trả lời trung bình có lẽ sẽ không khác biệt đáng kể giữa các quốc gia: hầu hết các nước giàu trên thế giới đều đã giàu có một thời gian dài và hầu hết các nước nghèo đều nghèo trong một thời gian dài, thế nên con người có thừa đủ thời gian để tự thích ứng với hoàn cảnh của họ. Thế nhưng các biểu đồ trong phần Lời nói đầu cho thấy đây không phải là điều đã diễn ra. Điểm tự đánh giá về cuộc đời của Đan Mạch (nước thường xuyên có kết quả cao nhất trong những so sánh này) là 7,97 (trên thang đo với các bước được đánh số từ 0 tới 10), tiếp theo là các nước Bắc Âu khác - Phần Lan 7,67; Na Uy 7,63 và Thụy Điển 7,51 - và nước Mỹ chỉ đứng sau các nước này đôi chút ở mức 7,28. Togo (một nước có chế độ độc tài lâu năm) đạt 2,81 điểm, Sierra Leone (sau nhiều năm nội chiến) 3 điểm và Zimbabwe (lại một nước có chế độ độc tài lâu năm khác) là 3,17 điểm. Burundi đạt 3,56 điểm, Benin là 3,67 và Afghanistan với 3,72 điểm là các nước tiếp theo trong danh sách các nước khốn khổ. Những nghi ngại có tính triết học về các thước đo này là hoàn toàn có lý, nhưng khi được dùng để đánh giá mức độ thiếu thốn và phân định xem người dân ở một quốc gia có cuộc sống thịnh vượng hay không, thì các thước đo đánh giá cuộc sống này khớp với các thước đo về thu nhập, sức khỏe và tự do chính trị. Các nước giàu, phát triển và dân chủ ở châu Âu, châu Mỹ và có gốc gác từ châu Âu là những nơi có cuộc sống tốt hơn các nước nghèo nhất ở châu Phi vùng hạ Sahara, châu Á và châu Mỹ Latin. Và chúng ta có các kết quả tương tự từ những câu hỏi đánh giá trực tiếp về cuộc sống so với các kết quả khi nhìn vào thu nhập hay tuổi thọ. Sẽ rất tốt nếu chúng ta nhìn vào các câu trả lời cho câu hỏi tự đánh giá cuộc sống trong nửa thế kỷ qua, để quay trở lại và so sánh xem những gì đã xảy ra từ năm 1960, tương tự như điều tôi đã làm với mối quan hệ giữa thu nhập và sức khỏe. Nhưng Bảng hỏi Toàn cầu của Gallup chỉ mới bắt đầu từ năm 2006, và mặc dù có những số liệu rải rác cho một số quốc gia khác từ các năm trước nhưng chúng ta không dám https://thuviensach.vn chắc về độ tin cậy của những con số này hay cả việc những người trả lời các câu hỏi được lựa chọn ra sao. Do đó, hiện nay chúng ta không thể nói được liệu tăng tưởng trên thế giới trong nửa thế kỷ qua có mang lại sự tăng lên trong điểm đánh giá cuộc sống hay không. Mặc dù vậy, việc người dân các nước giàu thường đánh giá cuộc sống của họ một cách có hệ thống ở mức cao hơn người dân các nước nghèo đã tạo cơ sở cho một giả định vững chắc rằng tăng trưởng tác động tích cực tới cách người ta cảm nhận về cuộc đời mình. Khác biệt hiển nhiên giữa Đan Mạch và Mỹ ở một cực, và Sierra Leone, Togo và Zimbabwe ở cực kia, đó là một nhóm thì giàu và nhóm kia thì nghèo; khác biệt đó là kết quả của 250 năm tăng trưởng ở những nước giàu so với sự không tăng trưởng của các nước nghèo. Có những khác biệt rất lớn trong tuổi thọ, như chúng ta đã thấy, nhưng cả tuổi thọ cũng gia tăng cùng tăng trưởng kinh tế trong nửa thế kỷ qua. Do đó sẽ thật sự kỳ lạ nếu điểm đánh giá cuộc sống trung bình ở Trung Quốc, Đức, Nhật hay Mỹ vào năm 2008 lại không cao hơn đánh giá tương tự của những nước này vào năm 1960. Thế nhưng, kết luận dường như không đáng tranh cãi này lại là một chủ đề gây tranh luận. Năm 1974, nhà kinh tế kiêm sử gia Richard Easterlin, một người tiên phong trong việc đo lường phúc lợi tự báo cáo, cho rằng tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản không làm cho cuộc đời người dân tốt hơn, theo những gì họ tự đánh giá. Trong công trình nghiên cứu tiếp theo, ông mở rộng kết quả này cho một số nước khác, kể cả Mỹ.[20] Khẳng định của ông, ở thời điểm đó và cả bây giờ, là tăng trưởng kinh tế không cải thiện cuộc sống của con người. Easterlin là trường hợp hiếm có trong các nhà kinh tế học khi cho rằng tăng trưởng là vô giá trị một cách tự thân. (Ông không đặt ra câu hỏi về sức khỏe và các lợi ích khác thường đi kèm với - nhưng không nhất thiết là được tạo ra bởi - tăng trưởng). Ông có quan điểm tương đồng với nhiều nhà tâm lý học, lãnh tụ tôn giáo và những người phủ nhận cơ sở vật chất của phúc lợi, có lẽ là ngoại trừ với những người khốn cùng nhất. Các nhà kinh tế học Betsey Stevenson và Justin Wolfers đã thách thức niềm tin này, và lập https://thuviensach.vn luận rằng, với các số liệu có thể so sánh với nhau một cách phù hợp, tăng trưởng kinh tế trong mỗi quốc gia cải thiện điểm đánh giá cuộc sống theo tương quan tương tự như khác biệt trong điểm đánh giá cuộc sống giữa các nước giàu và các nước nghèo.[21] Tác động của tăng trưởng kinh tế tới điểm đánh giá cuộc sống ở một nước sẽ khó nhận biết hơn nhiều so với trường hợp so sánh giữa các nước giàu và nghèo. Thậm chí 50 năm tăng trưởng kinh tế cũng không đưa một quốc gia đi đâu xa khi so với những khác biệt quốc tế là kết quả của hàng thế kỷ khác biệt về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Nếu một nước duy trì tỷ lệ tăng trưởng ở mức 2% một năm trong nửa thế kỷ (bằng mức trung bình trong Hình 4) thì thu nhập quốc dân bình quân sẽ tăng 2,7 lần vào cuối thời kỷ này. Đó là mức tăng rất đáng kể nhưng nó cũng chỉ bằng sự chênh lệch giữa Ấn Độ và Thái Lan ngày nay. Với việc các nước không nằm đúng trên đường biểu thị tương quan giữa điểm đánh giá cuộc sống và thu nhập, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những thời kỳ tăng trưởng kinh tế này lại kèm theo sự gia tăng trong điểm đánh giá cuộc sống ở mức độ nhỏ, khó nhận ra, hay thậm chí là suy giảm. Trên thực tế, như Hình 1 trong Lời nói đầu chỉ ra, Trung Quốc, nước có thu nhập bình quân năm 2008 cao gấp đôi Ấn Độ lại có điểm đánh giá cuộc sống thấp hơn nhiều. Cũng tương tự việc một số nước có tình trạng sức khỏe tốt hơn hay tồi hơn những gì có thể ước đoán căn cứ vào thu nhập của họ, có những nước mà tại đó người dân đánh giá cuộc sống của họ cao hơn hay thấp hơn mức được dự đoán từ thu nhập. Chúng ta đã thấy rằng các nước ở bán đảo Scandinavia là những siêu sao về phúc lợi, nhưng các nước này cũng là các nước rất giàu và điểm đánh giá cuộc sống của họ cũng không cao hơn nhiều so với những gì có thể dự đoán từ thu nhập của họ. Một kết quả thường thấy nữa là các nước Mỹ Latin luôn có kết quả rất tốt. Một số nước Đông Á lại có kết quả khá tồi, bao gồm cả Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chúng ta không rõ liệu những khác biệt giữa các lục địa này đến từ những khác biệt thực sự trong một số khía cạnh có tính khách quan của phúc lợi, từ https://thuviensach.vn những khác biệt giữa các nước về tính cách hay từ những khác biệt giữa các nước trong cách thức người dân trả lời câu hỏi về thang đánh giá cuộc sống. Một kết quả thường thấy khác là mức độ phúc lợi cực kỳ thấp của Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu. Ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ này, những người già là những người đặc biệt không hạnh phúc.[22] Những người trẻ ở đây có các cơ hội không sẵn có cho thế hệ trước, bao gồm cả cơ hội được đi đây đó, du học ở nước ngoài và tìm kiếm nơi để phát huy tài năng của họ trong một nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, cha ông họ đã chứng kiến sự sụp đổ của thế giới mà họ biết và từng trao cho họ ý nghĩa cuộc đời, và trong một số trường hợp còn phải chịu cảnh sụp đổ của hệ thống lương hưu và y tế. PHÚC LỢI CẢM XÚC Thước đo đánh giá cuộc đời thường được mô tả như là thước đo hạnh phúc, cho dù câu hỏi thang bậc không hề đề cập tới từ hạnh phúc. Có bằng chứng giá trị cho thấy thước đo đánh giá cuộc đời, khi đặt ra câu hỏi rằng mọi người nghĩ cuộc đời họ như thế nào, sẽ khơi lên những khía cạnh khác trong trải nghiệm và nhận lại những kết quả khác so với các câu hỏi về cảm xúc hay về tâm trạng đã trải qua. Rất có thể là người ta có thể buồn bã, lo âu, hay cảm thấy căng thẳng, ngay cả khi họ đang nghĩ rằng cuộc đời họ nhìn chung đang tốt đẹp. Trên thực tế, buồn bã, đau đớn và căng thẳng có thể là những cảm xúc không thể tránh khỏi mà nhiều người phải trải qua để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp. Trại huấn luyện quân đội, nghiên cứu sau đại học ngành kinh tế học, trường y, hay việc phải đối mặt với cái chết của cha hay mẹ là các ví dụ về những trải nghiệm không dễ chịu nhưng lại là một phần thiết yếu của cuộc sống; những bạn trẻ khi hẹn hò có thể gặp phải những tình huống rất tệ hại, thế nhưng đó cũng là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển cảm xúc. Những kinh nghiệm về cảm xúc đó là những yếu tố đóng góp quan trọng tới phúc lợi hiện tại. Thế nhưng, cảm thấy https://thuviensach.vn vui thì vẫn tốt hơn là buồn, và căng thẳng, lo lắng, giận dữ làm giảm đi phúc lợi vào thời điểm người ta cảm thấy chúng, kể cả khi những cảm xúc đó có thể mang lại các lợi ích trong tương lai. Cũng tương tự việc chúng ta hỏi mọi người tự đánh giá cuộc đời họ, chúng ta cũng có thể hỏi họ về những cảm xúc của họ. Bảng Đánh giá Toàn cầu Gallup, ngoài việc đưa ra câu hỏi đánh giá cuộc đời, còn hỏi mọi người về những tâm trạng và cảm xúc mà họ trải nghiệm vào ngày trước khi khảo sát, về những nỗi lo, căng thẳng, buồn rầu, trầm cảm, hạnh phúc, giận dữ và đau đớn. Kết quả là giá trị trung bình cho các câu hỏi này của các nước khá là khác giá trị trung bình về đánh giá cuộc sống của các nước. Biểu đồ hạnh phúc toàn cầu được biểu diễn trong Hình 7, trong đó thu nhập quốc dân được so sánh tương quan với tỷ lệ dân số cho rằng họ hạnh phúc trong những ngày trước đó. Biểu đồ này rất khác so với biểu đồ về đánh giá cuộc sống: đáng chú ý là mối liên hệ với thu nhập quốc dân là yếu ớt hơn nhiều. Mặc dù đúng là một số nước nghèo nhất - như Burkina Faso, Burundi, Madagascar và Togo - đều cho biết là họ có rất ít hạnh phúc nhưng không tồn tại khác biệt mang tính hệ thống về mức độ hạnh phúc giữa các nước giàu và nghèo chỉ trừ ở các nước cùng cực nhất. Đan Mạch, nơi mọi người cho rằng cuộc sống của họ đang hết sức tốt đẹp, lại không phải là nơi lý tưởng cho trải nghiệm hạnh phúc. Italy cũng như vậy, và trên thực tế tỷ lệ người dân Bangladesh, Kenya, Nepal và Pakistan cho rằng họ hạnh phúc lại cao hơn ở Đan Mạch hay Italy. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn HÌNH 7. Hạnh phúc trên thế giới Mối quan hệ mờ nhạt giữa thu nhập và trải nghiệm hạnh phúc còn đúng cả với nước Mỹ. Nghèo đói gây ra cảm giác khốn khổ nhưng qua một điểm nhất định (khoảng 70.000 đô-la một năm), thì việc có thêm tiền không cải thiện mức độ hạnh phúc, cho dù những người có nhiều tiền hơn cho biết cuộc sống của họ tốt hơn.[23] Đối với hạnh phúc, tiền chỉ có ý nghĩa tới một mức độ nhất định, Biết được điều này là hữu ích, chỉ vì trải nghiệm hạnh phúc là một trải nghiệm tích cực làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng điều này khiến hạnh phúc là một thước đo tồi đối với tổng thể phúc lợi, bởi có nhiều nơi trên thế giới, người ta vẫn tìm thấy hạnh phúc ngay cả trong tình trạng sức khỏe tồi tệ và nghèo khổ về vật chất; thước đo đánh giá cuộc sống là những thước đo tổng phúc lợi tốt hơn. Trường hợp của Đan Mạch và Italy là các ví dụ tốt. Biểu đồ hạnh phúc cho thấy nước Mỹ, nơi hạnh phúc là một cái gì đó như trách nhiệm công dân, xếp thứ ba, chỉ sau Ireland và New Zealand. Nga và các nước lệ thuộc cũ của nó nằm trong số những nước kém hạnh phúc nhất trên thế giới. Thế nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều hạnh phúc; có tới gần ¾ dân số thế giới cho biết họ hạnh phúc trong hầu hết thời gian trong ngày trước đó. Các thước đo khác về trải nghiệm cảm xúc cho thấy thêm những bức tranh khác. Năm 2008, 19% dân số thế giới đã trải qua cảm giác giận dữ trong phần lớn thời gian hôm trước khi khảo sát, 30% trải qua căng thẳng, 30% lo lắng và 23% đau đớn. Nỗi đau có nhiều hơn ở các nước nghèo, cho dù có chênh lệch lớn tại mỗi mức thu nhập. Nhưng các giá trị trung bình ở mỗi quốc gia về lo lắng, căng thẳng và giận dữ không liên quan gì tới thu nhập quốc dân, cho dù chúng cũng khác biệt nhiều giữa các quốc gia khác nhau, Lấy ví dụ, 3/4 dân số Philippines cho biết họ phải chịu nhiều căng thẳng, tiếp theo là người dân ở Hồng Kông, Lebanon, Syria và Mỹ, nơi có 44% dân số cho biết họ phải chịu căng thẳng trong phần lớn thời gian của ngày hôm trước. Thu nhập https://thuviensach.vn quốc dân dường như có vai trò rất hạn chế trong việc làm giảm những cảm xúc tiêu cực này. Đánh giá cuộc sống và hạnh phúc (hay những cảm xúc khác) vẽ ra các bức tranh khác nhau về thế giới. Đâu mới là hình ảnh chân thực? Câu hỏi này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta trông đợi những thước đo như vậy tạo nên một thước đo đơn nhất phản ánh phúc lợi chung, điều này là mục tiêu của hầu hết các nghiên cứu về hạnh phúc. Nhưng đó không phải là cách thức đúng đắn khi suy nghĩ về phúc lợi. Hạnh phúc là điều tốt, lo lắng hay giận dữ thì không tốt, và nghĩ rằng cuộc đời mình đang tốt đẹp cũng là điều tốt. Nhưng những cảm giác này không phải là một, và tất cả đều nhất quán với các kết quả tốt hay xấu trong các khía cạnh khác của phúc lợi, như thu nhập hay sức khỏe thể chất hay tinh thần. Không có câu hỏi màu nhiệm nào đóng vai trò như một hòn đá tảng để đánh giá phúc lợi. Ngay cả nếu như mỗi người có một “thước đo lạc thú” cá nhân, thứ mà, giống như một chiếc đồng hồ đeo tay, có thể cho biết mức độ hạnh phúc vào một thời điểm bất kỳ, thì cũng không có lý do để có thể cho rằng việc đọc thước đo này là hữu ích cho việc đánh giá xem cuộc đời của họ có tốt hay không. Phúc lợi của con người gồm nhiều khía cạnh khác nhau, thường thì có liên quan với nhau nhưng không đồng nhất, và nếu chúng ta đo lường phúc lợi của thế giới, chúng ta phải công nhận và đánh giá đúng sự phong phú này. Sử gia Keith Thomas từng viết về những thay đổi trong cách thức con người tìm kiếm sự thỏa mãn cá nhân ở Anh, và bằng cách nào mà, tới thế kỷ XVIII, việc mưu cầu của cải được coi là con đường chính đáng và đạo đức để có được hạnh phúc.[24] Cuốn Sự thịnh vượng của các quốc gia (The Wealth of Nations) của Adam Smith là kết tinh của ý tưởng được phát triển từ lâu rằng mưu cầu của cải không chỉ là hành động đáng tôn trọng của cá nhân mà còn mang lại lợi ích chung cho xã hội. Ẩn dụ của Smith về “bàn tay vô hình” đã trở thành một phần trong hiểu biết của chúng ta về cách thức chủ nghĩa tư bản hoạt động. Thế nhưng, như Thomas từng lưu ý, Smith tỏ ra ngờ vực với những lợi ích cá nhân đến từ của cải. Trên thực tế, trong tác phẩm Lý thuyết tình cảm https://thuviensach.vn