🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Chiến Đông Dương Của Tôi
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
PHẦN 1: CUỘC CHIẾN.. 4
Ngày 7-5-1954, đúng 17 giờ 30, Điện Biên Phủ thất thủ. Đã đúng nửa thế kỷ. 5
1945-1947: “Đội quân Bigeard”. 6
Theo lời kêu gọi của Leclerc. 6
Chiến dịch đầu tiên tại vùng cao. 9
1948-1950: Lãnh chúa chiến tranh xứ Thái 12
Cao Bằng, sự tệ hại! 17
1952-1954: Từ Tú Lệ đến Điện Biên Phủ. 18
Một tiểu đoàn lính mới và lính già. 19
Mất Nghĩa Lộ, lại rắc rối 21
Quân Việt Minh theo sát gót và chúng tôi phải rút quân. 23 Một nhiệm vụ nhảy dù đầu tiên ngoạn mục. 25
1er RCP, tiều đoàn tinh hoa khác. 27
Lạng Sơn, hang kho tàng. 29
Những đợt sóng đầu tiên tại Điện Biên Phủ. 31
Tiểu đoàn 6e BPC lập thêm chiến công. 33
Lại bắt đầu phiêu lưu. 35
Tấn công ! Thà phản ứng hơn là chịu đựng. 36
Cuối tháng 2, Cogny triệu tập tôi 36
Người của tôi: tin tưởng và gắn bó nhau. 38
Tăng viện đến nhưng quá trễ. Hà Nội không hiểu gì cả. 44 Kiệt sức, chán ngán, tiếp tục chiến đấu. 47
Bị cầm tù, bốn tháng kinh hoàng tột độ. 49
PHẦN 2: THĂM LẠI ĐÔNG DƯƠNG.. 52
PHẦN 3: PHỤ LỤC.. 58
Cuộc chiến Đông Dương của tôi – Marcel Bigeard
Tôi chân thành cảm ơn Tướng Trần Văn Quang và đại tá Phạm Xuân Phượng đã nồng nhiệt tiếp đón tôi ở VN. Tôi gởi lời cảm ơn đến các ông: Phạm Văn Nam, René Lepore, Jean-Claue Criton, daniel Maillot, Eric Bouver, Fréderic Helbert đã giúp đỡ thực hiện quyển sách này.
Cùng với lời cảm ơn đến Cơ quan SIRPA/ECPA đã nghiên cứ và lưu trữ những hình ảnh chiến tranh Đông Dương và Cơ quan ảnh báo chí GLMR.
Tôi luôn nói rằng tôi chỉ trở lại Điện Biên Phủ với nắm tro xác được thả dù để gặp lại những anh em mà tôi không bao giờ quên đã chôn rải rác trong thung lũng xa xôi này. Dù sao tôi đã trở lại trước khi nhảy dù lần cuối cùng để nói lên, và còn nói về cuộc chiến Đông Dương và Điện Biên Phủ không bao giờ quên. Tôi đã quay lại khi còn sống để tưởng nhớ tất cả các anh em binh sĩ.
Tựa quyển sách có vẻ kiêu kỳ nhưng chỉ là một bằng chứng những gì tôi đã sống. Qua những hình ảnh cảm động, anh hùng và hy sinh.
Ngày nay Việt Nam và Pháp là những người bạn mới, Người Việt Nam đã nói: “ Người Pháp các anh có trái tim nhưng không có tiền, Người Mỹ có tiền nhưng không có trái tim, người Nga không có cả hai”.
Sau khi tuyên bố như vậy, làm sao người ta có thể thoát khỏi căn bệnh “da vàng[1]” ? (Bigeard)
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
PHẦN 1: CUỘC CHIẾN[2]
Ngày 7-5-1954, đúng 17 giờ 30, Điện Biên Phủ thất thủ. Đã đúng nửa thế kỷ
Dù đã qua nhiều năm, tôi còn thấy buồn cho những ai đã cho quá nhiều trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu”. Đúng vậy, đã đau khổ về kỷ niệm về những ngày cuối trong trận mưa pháo, súng đạn và địa ngục. Rừng đã bị tàn phá như những con người đã chiến đấu và chết từng lúc. Tất cả các chiến sĩ bị bỏ rơi do thế lực chính trị không hiểu gì khi dàn organ Staline[3]dội trên đầu chúng tôi.
Không còn hàm trú, không còn trạm phẫu thuật nào còn nguyên để chăm sóc thương binh cố đứng dậy chiến đấu dù biết rằng phải kết thúc. Thắng hay thua trong danh dự là hy vọng duy nhất của chúng tôi. Cố cầm cự một ngày là hy vọng một phép lạ. Thế giới tự do không thể bỏ rơi chúng tôi !
Lúc 17h30, cuộc chiến kết thúc. Chúng tôi không biết sau trận chiến chúng tôi phải đối mặt cuộc chiến khác ghê gớm hơn: chống lại cái chết từ từ và cái chết tinh thần. Những người sống sót bắt đầu những bước đi cuối cùng về các trại tù má ít ai có thể sống sót trở về. Không thể tin được! Trong tình trạng hỗn độn ấy, chỉ còn chỉ còn vết tích những giá trị mất dần theo thời gian: tình anh em keo sơn do đồng cam cộng khỗ cách biệt hẵn với sự đê tiện của con người, tình thương của nước Mẹ, lòng anh hùng và ý nghĩa của sự hy sinh.
Người ta tưởng rằng lòng hận thù không nguôi ngoai, dù đã 10 năm từ ngày tôi quay về nơi kỷ niệm kinh hoàng để chào các anh em xấu số. Điện Biên Phủ 1994. Nơi đó tôi đã tìm thấy sự tôn trọng và tôi đã có những người bạn mới duy trì đến năm 2004. Một tổ truyền hình Việt Nam vừa đến Toul để quay phim tôi như là một trong những di tích của Điện Biên Phủ.
Những anh bạn trẻ đáng kính, nồng nhiệt đã chào một người đại diện những chiến sĩ ngày hôm qua. Có ít công bằng khi mà con trai thống chế Leclerc đã cùng gia đình đến Toul với người cháu của Leclerc, người đứng nhận Bắc Đẩu Bội tinh từ tay Bigeard. Thật kính trọng cho tôi ! Giữa các bức tường, các con cháu của Leclerc, một chỉ huy trẻ tài ba, được những người có vinh dự phục vụ yêu quý; đã có mối liên hệ bền vững với tôi mà tôi còn giữ đến hơi thở cuối cùng. Điện Biên Phủ ! Tôi đã và sẽ chắn chắn quay lại để tìm những anh em mất tích trên mảnh đất thấm máu họ, Mảnh đất mà tôi rất yêu quý- Marcel Bigeard.
1945-1947: “Đội quân Bigeard”
09-1945, Nhật đầu hàng và rời Đông Dương. HCM lãnh đạo du kích cộng sản lợi dụng tình hình tuyên bố độc lập. Nước Pháp gởi tướng Leclerc chỉ huy quân viễn chinh đến tái lập quyền hành. Đại úy Bigeard đã tham gia. Ông tình nguyện lên vùng cao Bắc kỳ để tiếp tục chiến đấu chống Việt Minh.
1945, lúc đó tôi 19 tuổi và đã đi một đoạn đường dài. Tham gia nhóm lính Franc năm 1940, nhóm biệt kích đương thời, tù binh của Đức quốc xã 18 tháng và tôi đã vượt ngục. Thực tập nhảy dù biết kích bên Anh, được thả dù bên phòng tuyến đức vào tháng 8-1944, Tôi giải phóng Ariège với một toán quân nhảy dù và du kích quân: lúc đó tôi trong trung đoàn bộ binh thuộc địa số 23, bộ binh của hải quân.
Theo lời kêu gọi của Leclerc
Tháng 10, Tôi cùng đại đội lên tàu từ Marseille đi Đông Dương. Quân Nhật đã chiếm hòn ngọc của chúng tôi nhiều năm nay. Khi họ rút đi, ông Hồ Chí Minh tuyên bố VN độc lập. Việt minh đã nổi lên khắp nơi. Và phải thiết lập lại sự hiện diện của Pháp. Tôi biết đó là một chuyện khó khăn. Tôi ra đi vì nhiệm vụ thế thôi. Tôi hãnh diện phục vụ dưới quyền tướng Leclerc. Tướng Leclerc là một lãnh đạo thật sự. Một ý chí mạnh mẽ, một sĩ quan gần gũi với thuộc cấp, nhạy bén với tinh thần quân đội. Và một quá trình oanh liệt của ông ! Chiến dịch Pháp, tù binh Đức, vượt ngục, đi theo de Gaulle ở Londres, Anh hùng của 2èmeDB[4], ờ Tchad, Bắc Phi, Giải phóng Paris…
Chúng tôi chen chúc trên chiếc tàu chở lính Stamforg-Victory cũ kỹ. Trời nóng kinh khủng. Thỉnh thoảng phải leo lên để thở. Một không khí ẩm. Cuộc hành trình chậm chạp. Để giết thì giờ, chúng tôi đã đánh bài phé với các trung úy của chúng tôi. Sau ba tuần hành trình, nhiều người trong số họ đã gom được nhiều tháng lương. Giác quan thứ 6 của tôi đã chơi hết mình.
Trong cuộc hành trình với một ít thông tin ở Đông Dương tôi biết quân Anh và quân Tàu đã sang Việt Nam từ 09-1945 để lo giải giới quân Nhật. Tướng Leclerc chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã đến Việt Nam đầu tháng 10. Ông đã chiếm Nam Kỳ bằng xe tăng. Quân Việt Minh đã tạm rút vào rừng. Chúng tôi phải chống đỡ và lo bình định nơi họ đi qua.
Tháng 11, Tôi đặt chân lên Sài Gòn. Tôi chưa biết rằng tôi sẽ trải qua những năm đẹp nhất của đời tôi trên một đất nước mà tôi không bao giờ quên. Tôi sẽ rong ruổi trên xứ Bắc Kỳ, xứ Thái gần suốt 10 năm. Tiểu đoàn của tôi phải đóng tại các điểm chốt ngăn chặn ở Gia Định cách Sài Gòn vài cây số. Một ngàn người trong một ngôi làng nhỏ mà tôi khó chịu chóng mặt với các tôn ti trật tự của họ. Cuối cùng là một nhiệm vụ rõ ràng đến với tôi: bình định Đồng Tháp Mười, Lùng sục vào làng tìm nơi giấu vũ khí ngoài đồng. chúng tôi ít bị thiệt hai nhưng kết quả thất vọng. chỉ huy cấp cao thì khoe khoang. Không một làng nào chống cự chúng tôi. Thật vậy, địch tránh khi chúng tôi đến và vừa khi chúng tôi đi thì họ quay lại. tôi cảm thấy chúng tôi đánh giá sai vì đây không phải là cuộc chiến chống quân Đức mà là cuộc chiến chống du kích, Tôi hiểu phương pháp của họ: tôi đã thực hiện tại Arìèges. Ba, bốn tháng trôi qua…Trong vài tháng xe tăng chúng tôi đã giải phòng Nam Kỳ và Trung kỳ... và chẳng được gì.
Đầu tháng 3-1946, Tướng Leclerc với vài đơn vị của 2e DB đã chiến hết Nam Kỳ và Trung Kỳ. Ông biết mấu chốt của vấn đề nằm tại Bắc Kỳ.
Tình hình phức tạp hơn. Việt Minh chiếm Bắc Kỳ và quân Tàu giờ là đồng minh của họ. Họ đến để chiếm Bắc Kỳ và giải giới quân Nhật. Lúc này các chính trị gia phải làm việc với nhau. Một hiệp ước đã ký với họ và chúng tôi có thể đi vào Bắc Kỳ. Nhóm quân 23e RIC[5]là những nhóm đầu tiên đáp tàu ở Hải Phòng. Chúng tôi lại lên tàu đi dọc 500km từ Nam Kỳ, Trung Kỳ và đến Bắc Kỳ.
Ngày 5-3, đến vịnh Hải Phòng, chúng tôi xuống tàu ngày hôm sau. Leclerc muốn làm một tiếng vang. Trấn an vài ngàn lính Pháp đã mệt mỏi với những tháng vừa qua và làm ấn tượng với Việt Minh. Chúng tôi phải chỉnh trang đầu tóc, áo quần, giày ủng, súng ống để cho hoàn hảo bề ngoài. Chúng tôi đứng hết lên boong để ngắm xứ Bắc Kỳ vốn đã có cái gì đó khó tả.
Thình lình một tràng súng máy và đại bác nổ vang. Một chiếc tàu đổ bộ cháy trước mặt tôi. Ciais, anh trung úy quân y trẻ trúng đạn đổ máu cạnh tôi. Bình thường mỗi khi anh bắt mạch tôi, anh nói:
- “Bigeard, hơn 10 phút để sống...hơn 5 phút để sống…”
Súng quân Tàu tiếp tục nổ. Điện đài tôi bị phá làm đôi do đạn pháo. Tôi còn thấy cơ bắp anh run rẩy. Sau cùng khoảng một giờ sau, Leclerc ra lệnh trả đũa. Đại bác của chiếc Triomphant nổ lên bắn trung mục tiêu. Xác quân Tàu bay tung lên. Họ liền giơ cờ trắng. Một cuộc thương lượng dài dòng mới. Họ xin lỗi. Quả là một sự lầm lẫn khó tin.
Cuối cùng tàu chúng tôi cập bến ngày 8-3. Dân Pháp ra đường để nồng nhiệt đón chúng tôi. Họ dường như được trút một gánh nặng. Tôi hiểu điều này. Nhiều người Pháp chúng tôi đã bị Việt Minh giết trong biến cố tháng 9- 1945.
Lúc này sự yên tĩnh trở lại giống như kiểu tình hình ở Sài Gòn. Hàng chục anh em lính đứng ra ngã tư. Tôi thấy quá đáng. Giống như sau khi nhảy dù phía quân Đức, tôi phải làm cảnh sát điều khiển giao thông… Quả là tôi quên sạch các mốc thời gian bấy giờ, không còn gì rõ ràng. Quân Tàu vẫn ở đó, Chúng tôi buộc chịu sự lục soát của họ. Lúc này, Leclerc hiểu tình hình và ra Hà Nội để thương lượng với Hồ Chí Minh. Quân đội chúng tôi ở hầu hết Đông Dương nhưng ông hiểu rõ hơn ai khác rằng việc này hão huyền. Ông thấy rõ rằng người ta không thể đối đầu một dân tộc muốn độc lập.
Các hiệp ước đã ký. Pháp và Bắc kỳ giờ sống chung nhau với lợi nhiều
hơn hại. Chúng tôi tuần tra chung: mười anh thủy quân lục chiến, 10 lính Việt Minh. Chúng tôi nhìn nhau lạnh lùng. Không có gì thân thiện. Thật sự là nghi ngờ lẫn nhau. Tệ hơn lúc còn xem nhau như kẻ thù.
Tôi biết anh Quilichini, 34 tuổi, người của Leclerc, giờ đã lên trung tá, yêu cầu các đại úy lên vùng cao nơi cuộc chiến tiếp diễn. Các đơn vị của Pháp từng phải rút sang Tàu với tướng Alessandri trước khi quân Nhật tấn công vào tháng 3-1945, phải được điều động trở lại. Tôi tình nguyện đi lên vùng cao.
Ngày 1-7, tại phi trường Cát Bi gần Hải Phòng cách Điện Biên Phủ 300km. Lần đầu tiên tôi bay trên đất Thái đồi núi chập chùng phủ rừng bát ngát khiến con người nín thở mà nhìn. Chiếc Dakota hạ cánh. Quả thật yên tĩnh. Một thung lũng nhỏ thơ mộng, những người dân mỉm cười thân thiện và những người đàn bà đẹp hiếm thấy.
Chiến dịch đầu tiên tại vùng cao
Tôi theo Quilichini lên Tuần Châu. Anh nói rõ tôi nhiệm vụ và phương tiện: “Anh nên thành lập đội biết kích với tàn quân Tàu và tung hoành hậu phương của Việt Minh”. Tôi thích việc này vì cuối cùng mọi chuyện đã rõ ràng. Hàng trăm người của tôi từ các đại đội khác đến gia nhập. Đó là một sân chơi kỳ diệu: áo quần rách rưới, mệt mỏi. có dấu hiệu bệnh lỵ.. Chỉ có một điểm tích cực là vũ khí vẫn được bảo trì hoàn hảo. Tôi thấy họ có ý xóa đi cái mặc cảm thất bại trước quân Nhật. Giới chỉ huy có lý khi cần phải thay máu để làm sáng tỏ những công cụ mệt mỏi. Tôi lập 4 đội biết kích gồm 25 người. Chúng tôi ra đi với chừng 3 đến 4 đơn vị. 1 đến 2 đơn vị ra đi mỗi tuần. Chúng tôi hành quân khẩn trong đêm, để tấn công Việt Minh lúc hứng sáng và chúngtôi rút lui theo những lộ trình bí mật vạch sẵn. Tin tình báo hoàn hảo, tấn công chớp nhoáng trong vài phút và biết mất trong rừng.
Việt Minh giờ là chúng tôi! chúng tôi dùng cùng phương cách, kể cả cách ăn mặc như Việt Minh... Tôi , cũng như người của tôi, đi chân không, chỉ mặc quần cụt, lựu đạn giắt lưng, đeo súng carbine . Bề ngoài chúng tôi không giống quân đội Pháp mà giống kiểu dân da đỏ miền Tây nhưng tinh thần sấm sét và kết quả thu được đã tự nói lên tất cả.
Trong 4 tháng, hàng chục trận liên tiếp thành công. Xứ này đã ăn sâu vào da thịt tôi và tôi xem như là ở nhà của mình.
Tháng 10, chúng tôi chia tay nhau trong nuối tiếc. Những người của tôi đã học cách sống trong thiên nhiên, tách biệt những cái đê tiện của con người. Nhất là sau vài tuần, nhưng người nọ đã tìm lại sự hãnh diện của mình. Họ quay về khi đã hoàn thành nhiệm vụ trong chiến thắng. Về phần tôi, không có lý do nào để ra đi. Trong khi đó ông Hồ Chí Minh đang trải những ngày mùa hè ở Pháp để thương thuyết cho nền độc lập. Sự việc vẫn bế tắc. Chỉ có một tạm ước đến tháng giêng 1947. Ông sẽ không cầm cự nổi.
20-11, sau nhiều biến cố, hạm đội của Pháo nã đạn vào khu phố Tàu ở Hải Phòng. Vào tháng 12, cuộc tổng nổi dậy nổi lên. Tôi chỉ huy đại đội 3 tiều đoàn tự trị Thái, được tăng cường thêm vài lính du kích. Chúng tôi khoảng 400 quân thiện chiến, rành rẽ địa hình và một nhúm sĩ quan Pháp để chỉ huy. Những sĩ quan từ trường Sant-Cyr ít khi ra trận nhưng thích nghi nhanh theo tôi.Chúng tôi mau chóng thành “đạo quân Bigeard”.
Chưa đầy 1 năm, chúng tôi đã chiếm được toàn bộ xứ Thái đen từ tay Việt Minh. Một cuộc tấn công gần 120km. Dân chúng ủng hộ chúng tôi hoàn
toàn. Người Thái là một sắc dân riêng, với chỉ huy, già làng, tập tục riêng và họ ghét dân Bắc Kỳ. Trong mỗi làng, chúng tôi được tiếp đón như những giải phóng quân, được lo ăn ở.. Quá ngon lành!
31-12, tôi nhận lệnh chiếm Sơn La trên đường số 41 băng xuyên vùng cao nguyên Bắc Kỳ. Tôi lại ra đi với quân của tôi gồm bốn đại đội biệt kích. Người Thái đã mở cho chúng tôi những con đường, mà Việt Minh không hề biết. Chúng tôi hành quân trong 2 ngày ròng rã và mang theo súng cối, điện đài, đạn pháo với mức lương thực tối thiểu.
Sáng ngày 2-1-1947, chúng tôi đến Mường La. Chúng tôi quan sát ống nhòm thấy quân Việt Minh và chúng tôi đặt cối trên các điểm cao. 100 quả pháo kích dội xuống. 2 phân đội của tôi tràn ra và chiếm ngôi làng dễ dàng. Chúng tôi tiếp tục hành quân nhanh qua Sơn La đến một ngôi làng nhỏ dưới chân đỉnh núi. Tôi bố trí quân biệt kích các nơi. Một đội biệt kích đến đường số 41 để đánh lạc hướng địch và gây những tiếng nổ kinh hoàng. Quân Việt Minh nhào ra đường và lọt bẫy. Chúng tôi ùa ra la hét đồn dập đánh từ sau lưng địch.
Chúng tôi đã toàn thắng. Khu đồn trú của Việt Minh bị tiêu diệt gọn. Kết quả: 120 người chết và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại chúng tôi gần nhưng không có gì. Tôi chỉ ở trong làng 48 tiếng và tiếp tục hành quân trong vòng 3 tuần đến Nà Sản và đèo Con Oi.
Đầu tháng 2, chúng tôi ở miệt Yêu Châu và Bản Thìn.
Chúng tôi đã giải tỏa hàng chục km đất đai. Chúng tôi luôn dùng một chiến thuật duy nhất: tình báo, hành quân đêm, tiếp cận địch lúc mờ sáng sau đó đánh lạc hướng và tấn công từ trên cao. Chúng tôi sống cuộc sống như thú rừng, leo trèo núi trên những con đường hiểm trở tường chừng như sức người không thể vượt qua.
Nhưng số người chết và bị thương bắt đầu tăng dần khiến chúng tôi phải phục hồi lực lượng. Tôi quyết định dưỡng quân ở Bản Thìn một tháng. Tôi lợi dụng để điều chỉnh tình hình quản lý, huấn luyện và gia tăng sự ủng hộ của quân du kích.
Ngày 2-4, điện đài báo tin chúng tôi hay có cuộc hành quân quan trọng của Việt Minh cách đó vài km. Có hai giải pháp: hành quân đêm và chuẩn bị đối đầu. Tôi chọn giải pháp thứ hai. Lực lượng phòng vệ chúng tôi đủ mạnh và đây là một kinh nghiệm tốt để lính của tôi quen chiến đấu. Báo động 48
tiếng được phát ra.
Ngày 4-4 lúc 2 giờ sáng, họ tấn công chúng tôi, vốn đã sẵn sàng từ trước. Tám giờ chiến đấu bằng súng máy và đạn pháo. Quân Việt Minh rút lui và tôi quyết định tấn công. Chiến thuật cũ lại áp dụng: nhiều ngày hành quân, ít giờ nghỉ ngơi, chỉ ăn ít cơm nắm nguội, tấn công lúc mờ sáng. Chúng tôi dùng cách cũ chiếm được Bản Na nga, Tú Nang,và Mường Lùm.
Ngày 3-5, Chúng tôi kết bè vượt sông Đà đối diện Vân Yên mà chúng tôi đánh chiếm ngày 8-5. Từ cả tháng nay tôi không hề báo cáo cho cấp trên. Tôi chỉ báo cáo tin ngắn gọn: “Đã lấy Vân Yên”.
Những tuần này khá thành công. Chúng tôi không hề gặp kháng cự. Chúng tôi dẻo dai, nhanh nhẹn trên đôi chân thép và sức lực vượt bậc. Việc chiếm Vân Yên và việc đơn vị khác từ Mộc Châu từ phía nam đến giải tỏa, xứ Thái đen đã gần như được giải phóng. Tôi quyết định lập bộ chỉ huy trong vài tháng. Phân đội tôi đóng từ thung lũng Suối Tóc đến Khuê Lang. Chúng tôi liên lạc với nhau bằng điện đài tạo một hê thống tình báo chặt chẽ, tiếp xúc dân xứ Thái thường xuyên. Tôi lợi dụng vài tháng này để bình định xứ này và tảo thanh Việt Minh.
Một giai thoại là: 3 tháng một lần người chúng tôi được gửi đi lấy thư và đạn dược ở Mộc Châu. Đến phiên trung úy Guilleminot dẫn đầu khoảng 40 lính du kích. Ngay hôm sau, tôi thấy họ quay về không có Guilleminot. Họ bảo rằng bị Việt Minh phục kích gần sông Đà.. Vài giờ sau, tôi thấy anh trung úy quay về mặc bộ pyjama trắng trong chiếc dù. Quân Việt Minh đã bắt anh trong khi ăn mặc như vậy, nhưng trời tối, họ tưởng anh là cô gái trẻ xứ Thái và họ thả anh đi. Đúng là một vận may. Tôi buộc phải cho anh tin rằng tôi phạt giam anh 8 củ vì tội đánh giặc mặc đồ ngủ. Nhưng dù sao cũng may là anh thoát chết.
Mùa thu 1947: Những ngày hành quân của tôi kết thúc và tôi phải kết thúc cho đẹp. Tôi được báo một bộ chỉ huy Việt Minh và một tiều đoàn cách 40km trong vùng phiến quân. Lính Thái bảo có thể dẫn đường chúng tôi mà không bị phát hiện. Tôi mang theo 100 quân và hành quân trong 3 ngày. Khi còn cách bộ chỉ huy địch 2km, tôi cho quân nghỉ và họp ngắn trước khi tấn công. Một đội xung phong, đội khác phục kích, tôi và quân còn lại tấn công thẳng vào quân Việt Minh.
Chúng tôi tràn quân tấn công dứt khoát với hỏa lực cối 60 ly yểm trợ. 15 phút sau chúng tôi rút quân. Để lại cho địch 20 xác chết. Bên tôi bắt được
06 tù binh. Tất cả chúng tôi không ai bị thương vong, riêng tôi bị mảnh lựu đạn vào cổ. Chúng tôi hành quân gấp quay về. đến Vân Yên, tôi nghe anh em nói: “Ông bạn già còn cầm cự nổi” Tôi không dám mơ đến những lời vĩnh biệt cảm động như vậy.
Ngày 20-9, Gaby, vợ tôi và con gái Marie-France 2 tuổi đã đón tôi tại sân bay Orly. Lần đầu tiên tôi gặp con gái mình. Trong bộ chỉ huy của tôi tại Vân Yên, tôi đã treo hình bé gái của tôi quấn khăn tã trắng. Khi xa người thân, người ta buộc phải sống với kỷ niệm với vài bức ảnh hay thư từ hiếm hoi…
1948-1950: Lãnh chúa chiến tranh xứ Thái
Tháng 10-1947 đến tháng 2-1948. Bốn tháng về phép. Tôi về Toul với vợ Gaby và đứa con gái Marie-France. Tôi lại phải khó khăn để làm quen lại cuộc sống tại Pháp. Một đất nước chật chội, thức ăn quá bổ dưỡng khiến tôi bệnh, chân tôi không còn quen mang giày. Tôi đã tốn tiền cho hai năm tôi làm việc quá sức.
Tôi không theo dõi những gì xảy ra ở Đông Dương. Báo chí hầu như không nói gì. Đó là cuộc chiến không được biết đến. Tôi đau lòng vì tôi nghĩ đến sự anh hùng của các anh em chiến hữu, của những trung úy đã hy sinh. Việc đó chì làm tồi tệ thêm… Tướng Valuy thay thế Leclerc, tiếp tục những chiến dịch quy mô vô ích. Tôi rời Bắc kỳ lúc xảy ra cuộc tấn công mùa thu. Chắc chắn Việt Minh đã rút vào bí mật. Người Pháp tiếp tục theo đuổi cuộc chiến kinh điển trong khi cần phải có đạo quân chống du kích, tức là cần phải có tin tình báo, tính linh hoạt, cơ động, rành rẽ địa hình như đối phương. Chính trị là phải thủ đoạn. Chắc chắn người Pháp không hiểu gì.. Giải pháp Bảo Đại bù nhìn lại không được ai công nhận. Đó không phải là thực hiện việc trao trả quyền giả tạo để trấn an Việt Minh. Người ta phải tìm giải pháp để đánh hay phải rút về nước.
Dù vậy tôi quyết định tình nguyện sang Đông Dương lần thứ hai với máu phiêu lưu và nhất một ít…bổn phận của mình. Chết cho tổ quốc là số phận vinh quang nhất… Tất cả những mỹ từ mà những người thầy đã dạy cho tôi mà tôi còn tin tưởng… Và cũng là ước muốn để được chiến đấu bên cạnh các anh em. Nhất là trở lại vùng cao nguyên mà tôi từng lẩn trốn con virus của …bệnh “da vàng”.
Từ tháng 2 đến tháng 10, chín tháng ở Saint-Brieuse để huấn luyện một đại đội nhày dù. Lúc này vợ con ở bên cạnh tôi. Chúng tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ gần trại huấn luyện và chỉ chiều chúng tôi mới có thể gặp nhau. Việc huấn luyện căng thẳng và không lúc nào nghỉ ngơi. Việc này không làm tôi không vui vì tất cả phải làm lại từ đầu, tận dụng kinh nghiệm của tôi dạy cho những tân binh, nêu lý do tuyển dụng họ và tạo dựng tinh thần…Sau đó là huấn luyện : đi bộ 10-15 km hàng ngày, hành quân dồn dập, bắn theo bản năng, sử dụng la bàn đột kích ban đêm, và tất nhiên là có nhảy dù. Cường độ tập luyện cao duy trì và cuộc sàng lọc gắt gao với 2/3 bị loại. Đó là việc cần thiết vì phía Việt Minh cũng không ngớt củng cố trang bị… Ở Đông Dương, không ai được phép sai lầm.
Sau vài tháng, chúng tôi đến trai huấn luyện ở Meucon để tập nhảy dù
nhiều tuần. Điều kiện khí tượng không quan trọng và ngưới lính dù luôn phải sẵn sàng. Chúng tôi thường bị gió thổi đi, tiếp đất trên đường băng cứng, thỉnh thoảng còn bị kẹt vào các nhà kho lân cận. Những người giỏi nhất cố ứng phó để thoát ra. Những người khác phải nhập viện. Thế còn hơn là bị chết tại trận. Khi chúng tôi ra đi vào tháng 10, tôi có thêm công cụ hoàn hảo sẵn sàng chiến đấu: những người của tôi. Tất cả đều có bằng nhảy dù với những bước đi kiêu hãnh.
26-10-1948, tiều đoàn 3e BCCP[6]từ Marseille lên tàu Pasteur. Chiếc tàu đã không ngừng đi lại giữa Pháp và Đông Dương trong suốt cuộc chiến để chuyển tân binh vốn đang háo hức và vừa tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra cho mình. Gaby và con gái Marie-France đã ra bến tiễn tôi với những từ giã cảm động như mọi người khác nhưng không bịn rịn. Tôi sẽ luôn phục vụ quân đội nơi nào có giao tranh. Không khí sôi sục trên tàu. Người của tôi hơi căng thẳng. Với chúng tôi, Các cô PFAT[7]là những người tuyệt vời tham gia những công việc đáng ngưỡng mộ ở Đông Dương.
Các chặng dừng chúng tôi đi qua: Aden, Suez, Colombo, Sumatra. Singapour...không khác lần trước. Lần này tôi đã thay đổi so với chuyến đi lần trước. Tôi trờ nên ngoan ngoãn hơn trong hầm và nghĩ đến vợ con và điều mà gia đình đang mong chờ ở mình.
Tháng 11, lần thứ hai tôi cập bến Sài Gòn. Không có gì thay đổi. Tôi luôn không thích cái thành phố vốn tách biệt với chiến tranh này với mấy sĩ quan cao cấp huênh hoang chưa từng đặt chân vô rừng rậm. Sau vài tuần không kết quả, tiểu đoàn chúng tôi chiếm một ngã tư rất gần thành phố. Tôi trở nên sôi sục vì đã bỏ 12.000km sang đây để làm nhân viên cảnh sát… Cũng may mắn cho tôi: đại đội tôi được điều ra Bắc Kỳ. Sự thật tôi đã là chuyên gia của xứ này. Và cũng không hứng khởi gì hơn. Tôi tham gia những chiến dịch lớn mà tôi không đồng ý và tôi cũng không có sáng kiến gì. Đại đội tôi hoạt động trong vùng châu thổ bằng cách bổ sung quân cho các đơn vị khác. Tôi thấy tiếc cho các phương pháp điều hành kinh điển của bộ tham mưu đã không hề thay đổi để hòng bắt một kẻ thù không thể nào bắt được. Khi chúng tôi rầm rộ tiến quân bằng xe tăng và máy bay thì Việt Minh đã có thừa thì giờ để rút lui. Việc đó cứ như dùng búa tạ đập ruồi! Người ta vẫn luôn không chịu biết rõ cuộc chiến tranh chống du kích ra sao. Ở Hải Phòng, cuộc sống êm ả không làm tôi thích thú pha chút nhớ nhà. Quán Café du Commerce luôn đông đảo gái Việt và Tàu quyến rũ đứng chờ khách… Trong không khí luôn đơn điệu. họ xem như cuộc chiến quá xa xôi và Việt Minh cứ thế mà lấn chiếm gặm nhấm dần. Họ đã chiếm lại xứ Thái. Người
Pháp chỉ còn giữ những thành phố lớn. đường sá và vài đồn bót giữa rừng. Tôi nhớ lại 18 tháng tôi tung hoành xứ Thái. Chúng tôi chơi ngang cơ với quân Việt Minh với những chiến thắng được chứng minh qua số vũ khí thu được và số địch bị diệt.
Tôi tưởng tượng những gì tôi sẽ từng làm với đại đội tôi một cách trơn tru. Giờ thì những gì tôi dạy họ chẳng xài gì được trong lúc này: những cuộc hành quân đêm, bắn theo bản năng, chuẩn bị phục kích.. Quả làm một thất vọng lớn. Ngày mai sẽ biết.
Các biến cố dồn dập xảy ra. Đồn Yên Châu vùng cao vừa bị tấn công. Một nhúm quân người Pháp và du kích Thái chống cự chật vật với nhiều đại đội Việt Minh. Biết rõ tôi nắm địa hình, bộ chỉ huy đã thả dù đơn vị tôi xuống. Cuối cùng một chiến dịch thật sự đã chứng minh khả năng lính của tôi. Tôi tin tưởng tuyệt đối đội quân hùng mạnh của tôi luôn sẵn sảng chiến đấu khi cần thiết.
Ngày 18-1-1949, Tại sân bay Cát Bi gần Hải Phòng, nhiệm vụ nhảy dù đầu tiên được giao. Ai nấy cũng khoe khoang để thư giãn và kiểm tra lần nữa trang bị của mình. Chúng tôi lên máy bay. Máy bay cất cánh và Hải Phòng biến xa dần lúc bình binh. Tiếng chong chóng máy bay ồn ào khiến chúng tôi không thể trò chuyện nhau. Tôi ngồi sát cửa đi đang mở của máy bay. Xứ Thái đang hiện ra dưới chân mình và tôi thấy hạnh phúc nhảy dù lần đầu tiên trên xứ này. Con đường tỉnh lộ 41 như dãy lụa bên dưới giờ đang bị Việt Minh kiểm soát.
Lúc 10 giờ sau chúng tôi đã cách Hải Phòng 200km. Phi công thông báo chúng tôi đến Yên Châu: Cái đồn bót bằng tre vẫn còn đó, trên đỉnh núi mà tôi đã chiến đấu trong những ngày đầu tiên. Tất cả các anh em đứng dậy, móc đai sẵn sàng nhảy. Go! Các anh em nhảy theo tôi. Quả là yên tĩnh. Một chút hạnh phúc trong trẻo khi thả dù lơ lửng. Trên đầu tôi, các anh em nối nhau theo sau nhanh chóng. Những chiếc dù trắng bung ra trên trời xanh. Chúng tôi thấy quân Việt Minh bỏ trốn. Tôi có cảm giác làm chủ cả thế giới khi đến để cứu viện.
Một cú tiếp đất mạnh làm tôi quay về thực tế. Chúng tôi gom quân lại và đi về hướng đồn. Lính trong đồn vui mừng khi thấy chúng tôi đến tăng viện. Anh chỉ huy người Corse tên Paccioni nồng nhiệt đón chúng tôi. Anh bị điếc tai và tôi phải nói lớn tiếng nói với anh. Paccioni kể lại chuyện bị tấn công. Chúng tôi chăm sóc thương binh và tuần tra xung quanh để giải tỏa đồn.
Đêm đến, chúng tôi phải đi bộ tải thương binh đến Nà Sản cách đó 40km với 6 tiếng đi bộ. Ở Nà Sản, xe tải đã chờ và chở chúng tôi đến bệnh viện Sơn La. Chúng tôi quay ngược về đồn sau vài ngày nghỉ dưỡng. Anh chỉ huy Paccioni hãnh diện về lính nhảy dù và cầm cự tập kích. Anh giải thích rằng khu đất hoàn toàn vững chắc và quân Việt Minh đã trốn khi chúng tôi đến. Tôi chỉ tin phân nửa. Tôi đề phòng gởi đi 6 người làm trinh sát. Công viện tiếp tục khó nhọc trong không khí nóng nực. Thình lình một loạt đạn bắn ra và nhóm trinh sát bị tiêu diệt với nhiều người bị thương. Tôi xả hết băng đạn và la: “ Bắn hết ga! Bắn phủ đầu về hướng Việt Minh !”
Nhóm chúng tôi bình tĩnh ứng phó. Mỗi người đều ở tại vị trí phục kích tốt sẵn sàng đón đánh quân Việt Minh. Họ rút lui vì biết rõ không thể tiến lên. Chúng tôi gom xác chết, chăm sóc thương binh và rút cẩn thận. Tôi tự giận mình vì vì sao mình đã lọt vào cái bẫy quá thô thiển. Tôi biết phải làm lại từ đầu. Đó là một bài học do lỗi của tôi làm nhiều người chết. Hôm sau tôi một mình đi trên con đường bị phục kích để chứng minh cho người của tôi biết rằng tất cả đều tốt.
Tôi ở đây hơn 8 tháng đến tận tháng 9 trong vùng Chien Dong với nhiệm vụ tảo thanh khu vực và triệt tiêu quân Việt Minh từ sông Hồng lên. Người chỉ huy cũ đã chuyển đi và tôi phải quản hết các đồn bót hiện có với hơn 1.000 lính Thái. Tôi vẩn luôn là đại úy gắn bó với đại đội và phải báo cáo lên chỉ huy. Nhưng theo thói quen, người ta tin tưởng giao mọi trách nhiệm cho tôi vốn cao hơn cấp bậc hiện tại. Tôi nhanh chóng lập bộ chỉ huy trên đỉnh núi Chien Dong. Tôi thiết lập hệ thống tình báo thật sự. Quan đầu tỉnh gửi đến tôi một người nhà của ông thên Théo Văn Thục để làm một công việc ngoại lệ. Dân chúng nâng đỡ và thông báo tin tức cho chúng tôi. Mỗi trung úy của tôi nhận đảm trách một vùng hoạt động và chúng tôi thường xuyên hành quân tập kích. Nhóm đã hoạt động 3.000 chuyến. Chúng tôi không giống như những lính giữ đồn khác! Vài nhóm quân đóng không quá xa căn cứ để phòng vệ… Chúng tôi luôn làm nhiệm vụ săn tìm Việt Minh tại những nơi mà họ xem như là an toàn với họ.
Một chiều nọ tôi quay về và nhận bức điện: “ Đến Sài Gòn. Gaby”. Vợ tôi, cũng cứng đầu giống tôi với cái máu phiêu lưu. Tiếc rằng tôi không thể đi đón vợ như hầu hết người khác. Một chỉ huy đề nghị cho người đi theo tôi. Tôi điện cho một người bạn nhờ đón vợ tôi. Cuối cùng, được giấy thông hành và vợ tôi đến ở Sơn La tại nhà một nhân viên hành chính trong vùng quân sự, nơi dân thường không được đến! Xem như cho tôi yên tâm rằng vợ ở bên cạnh mình.
6 tháng sau, Tôi phải về Hà Nội với 3e BCCP gắn bó của mình. Chỉ huy cấp cao khen ngợi công trạng tôi nhưng tôi không hoàn toàn thỏa mãn. Tôi đã mất 30 người. Đó là quá đáng do tôi đã nóng lòng đánh nhanh. Tôi hứa lần sau sẽ thận trọng hơn. Khi đọc kết quả báo cáo, ông tướng chỉ huy Alessandri quyết định giữ tôi trên vùng cao. Tôi lo thành lập tiểu đoàn lính Thái BT3 gồm lính tình nguyện. Số người tình nguyện đông khiến tôi phải từ chối bớt. Người Thái vốn thù dân Bắc Kỳ xưa nay. Có thêm vài sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp từ châu thổ sông Hồng gởi lên cho tôi.
Ngày 1-10, tiểu đoàn 3e BT đượcthành lập. Tôi giờ có 5 đại đội chiến đấu và 9 đại đội du kích. Hơn 2.500 người dưới tay một đại úy! Tôi còn chưa biết rằng cũng ngày này, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập. Quân Việt Minh từ lúc này đã có một hậu cứ vững chắc. Các du kích của họ được huấn luyện và được Trung Cộng trang bị vũ khí tối tân.
Bấy giờ tôi chưa hề biết rõ điều đó. Chúng tôi phải giữ hai phân đội nhỏ ở Sơn La và Mộc Châu. Chắc chắc tôi luôn kẹt trong cái vùng ngày càng gắn bó với tôi. Bộ chỉ huy của tôi sẽ đặt ở Sơn La, thủ phủ của xứ Thái đen. Ngôi làng đã đánh dấu ba lần tôi đến đây: lần đầu 1947, lần hai 1949, và lần ba vào 1952 với những lần cùng với anh em dù đi càn quét. Số phận quyết định tôi bị bắt lần thứ 3 tại đây. Đó là sự Vinh quang và thất bại.
Các trung úy cùng với lính sống quen thuộc trong thiên nhiên. Tôi cũng vậy như đã từng với các lính du kích. Đó là những người hoàn toàn tận tụy. Đối với họ, không cần phải nói ‘tiến lên” hay “theo tôi”. Họ hiểu ý tôi hoàn toàn, Mỗi chiều, tôi gọi điện đài để nghe báo cáo và ra lệnh cho ngày hôm sau. Nhờ liên lạc thường xuyên mà các anh em tin tưởng rằng khi đụng trận tôi sẽ bên họ và tăng viện đúng lúc. Trong chiến thuật bàn cờ này, chúng tôi tiếp tục càn quét Việt Minh không ngừng khiến họ mất tin tưởng và nghi ngờ lẫn nhau. Chúng tôi trở thành những thợ săn khét tiếng.
Người dân Thái luôn ủng hộ và thông tin cho chúng tôi. Nhờ họ, chúng tôi chuẩn bị kỹ trước khi làm nhiệm vụ: hành quân khẩn cấp 30-40km/ngày qua những con đường họ mở, băng qua đèo cao hơn ngàn mét với những vắt cơm nắm và thịt bò xông khói. Chúng tôi nghỉ một chốc, quan sát kẻ thù và tấn công lúc hừng sáng, rút nhanh gọn. Kết quả ngoạn mục và các trung úy đã nhanh chóng có một chiến công hỗn hợp: 250 Việt Minh chết, 52 đào ngũ, 1000 nông dân xin gia nhập.
Vợ tôi bên cạnh tôi ở Sơn La. Tất cả được tổ chức hoàn hảo từng phút
một và anh em lính thể hiện xử sự khôn khéo. Tất cả diễn tiến 5 trên 5.
Tháng 3, tướng Alessandri đến tận nơi thăm tôi. Tôi trình bày các vị trí đóng quân khiến ông khá ấn tượng. Chiều ông ăn tối với chúng tôi tại nhà. Hôm sau trước khi đi,ông gọi tôi đến: “Này Bigeard, tôi không đủ can đảm cói với anh chiều hôm qua rằng anh đã lạm quyền. Một người lính không có quyền can thệp vào chính trị và ông không cần phải báo cáo những thông tin nội bộ. Tôi thấy như thế giới đảo lộn. Ý tưởng tôi bị bẻ gãy. Tôi không hiểu gì nữa. Kết quả ngoạn mục và tôi ngẩn cao đầu chỉ để nói lên sự thật. Vài ngày sau tôi đáp may bay Dakota về Hà Nội. Vợ tôi đi theo không nói gì và thông cảm cho tôi. Tôi quyết định từ chức. Chỉ huy thuyết phục tôi và cho phép tôi nghỉ phép hai tuần. Tôi và vợ ra Hạ Long nghỉ phép 15 ngày, một hạnh phúc trong thời chiến. Tôi lo lắng nghi ngờ tương lai sắp tới.
Tháng 4-1950, cuối cùng người ta cho tôi chỉ huy tiểu đoàn hành quân giữa Hải Phòng và Hải Dương. Tiểu đoàn tinh hoa gồm hơn 1.000 lính bản xứ Bắc Kỳ thiện chiến. Tôi vẫn luôn là đại úy! Vì để có chức vụ chỉ huy cao hơn trong quân đội thì phải có bằng. Tôi không có gì cả, không trải qua khóa học ở trường Sanit-Cyr, không qua trường quân sự, chỉ có bằng học đường. Việc này đối với tôi thì tự nhiên nhưng đã làm khó chịu cấp chỉ huy. Khi mà một trung úy không bằng cấp lại quá thành công. Tôi hiểu chuyện này. Nên họ để tôi làm trung úy càng lâu càng tốt để hy vọng một ngày tất bại.
Nhưng không phải, khi tôi mới đến, tinh thần quân đội đang lúc thấp nhất, hai chỉ huy cũ của tôi bị giết cùng với vài sĩ quan trẻ trong đó có con trai tướng Leclerc. Tôi đã mau chóng thay đổi đồng phục, củng cố tinh thần, huấn luyện, tập chịu khổ.. và húng tôi đã có kết quả sáng chói với những cuộc hành quân phối hợp như chiến dịch “tonneaux” đã dẫn chúng tôi lên phía Bắc sông Hồng. Sau đó, chúng tôi phải chiếm ngôi làng được lũy tre bao bọc.
Những cuộc đụng độ với Việt Minh hàng ngày với thế thượng phong nghiêng về chúng tôi. Mặc dù gặp thương vong nhưng tôi phải làm quen với cuộc chiến mới trong vùng châu thổ, trên đồng bằng. Tôi mau chóng thành một tay sừng sỏ. Nhịp độ căng thẳng nhưng không có gì xem so với vùng cao mà tôi luôn nhớ nhung. Tôi đã thành một người dân sơn cước ghét đồng bằng nhưng không phải là vô cảm.
Chiến công tôi nhiều thêm. Khi xem kết quả của tôi, chỉ huy cấp cao quyết định cho tiểu đoàn tôi một lá cờ. Đó là lá cờ ngày trước của trung đoàn thuộc địa Bắc Kỳ số 1 (1er régiment de tirailleures tonkinois). Tướng
Alessandri không có mặt trong buổi lễ đó do phải về Pháp. Tôi tiếc vì tôi đánh giá cao ông tướng tổng chỉ huy Bắc Kỳ đã không ngại tin tưởng tôi.
Marchand đã thay thế Alessandri. Tôi cũng vừa biết mặt. Anh em lính chúng tôi hãnh diện và danh tiếng tiểu đoàn đã lên cao chót vót. Thành công này đến thành công khác nối tiếp nhau. Tôi được quân đội tuyên dương cá nhân. Một giai thoại giữa những anh em khác. Khi đi chiến dịch về tới Hà Nội lúc 20 giờ, đường đi Hải Dương bị chặn đến sáng. Đêm Việt Minh làm chủ nhưng tôi quyết định đi. Tôi lái xe jeep với một tài xế Bắc Kỳ ngồi bên cạnh. Xe chạy hết ga.
Dưới ánh đèn pha, tôi thấy chừng ba mươi tên Việt Minh đang cưa cột điện tín. Tôi xông thẳng vào. Anh tài xế quạt hết băng đạn và tôi tung mấy quả lựu đạn. Chúng tôi làm một cú sấm sét. Việt Minh ria súng đuổi theo nhưng quá trễ.
Tôi có hàng chục giai thoại để kể lại, những cuộc chạm trán hàng ngày, những thành công đều đặn… Tinh thần là sấm sét và dân Bắc Kỳ xem ngày về xứ của tôi đến gần trong sự buồn bã. Dù vậy tôi vẫn gắn bó với vùng cao. Tôi không biết tôi có thể sẽ quay lại lần 3 với sự tệ nhất không.
Mùa thu 1950, chúng tôi tham gia chiến dịch quy mô sau cùng. Chiến dịch “Hải cẩu” (Phoque) phải hành quân trên thành phố Thái Nguyên và người ta cho rằng có bộ chỉ huy của ông Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến quân không gặp kháng cự nào. Quân Việt Minh chưa đủ mạnh để đối đầu với vài tiểu đoàn. Họ còn lẫn tránh sau vài đụng độ nhỏ.
Cao Bằng, sự tệ hại!
Giữa tháng 10 chúng tôi về Hà Nội. Tôi còn chưa biết những gì xảy ra tại Cao Bằng. Bộ tham mưu đã quyết định di tản khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn. Cuộc lui quân dọc theo tỉnh lộ 4 là một thảm họa. Quân Việt Minh khắp nơi, tấn công đoàn xe, phục kích khắp ngã đường. Có nhiều tiểu đoàn bị triệt hạ. Hàng ngàn người chết. Người ta hoảng hốt gửi đơn vị 3e BCCP lên Thất Khê để giúp những người sống sót đang có nguy cơ bị tiêu diệt sạch. Tôi nhớ đến các trung úy và binh lính mà tôi từng chến đấu bên cạnh… Các lính dù đáng ngưỡng mộ đều bị chết một cách vô ích trong một chiến dịch mà Hà Nội chuẩn bị sai lầm. Máy bay mang về vài người sống sót của tiểu đoàn 3. Chỉ còn lại một nhúm quân bị thương toàn bộ. Quả là tệ hại!
Các biến cố này tôi không được biết vì không còn chỉ huy và tôi đã rời Bắc Kỳ với vợ trên chiếc tàu La Marseilaise đi về Pháp. Sau ba tuần trên biển bình yên như một tuần trăng mật. Lần đầu tiên sau đám cưới năm 1942, chúng tôi có thời gian nghỉ bên nhau một tý. Chúng tôi gợi nhớ những vùng đã đi qua vớ những người dân chúng tôi đã sống chung chia sẻ và yêu mến: người Thái, Mèo, dân Bắc Kỳ trong vùng Châu Thổ… Tôi thấy chuyến sang Đông Dương lần hai cũng căng thẳng như lần đầu với kết quả khả quan hơn hẳn. Kế từ lúc chỉ huy một đại đội, tôi đã một lần giải phóng xứ Thái, thành lập tiểu đoàn và phục hồi một tiều đoàn khác đang suy yếu. Tôi đã tích lũy một kiến thức khổng lồ do đã đi bộ hàng trăm km.. Tôi chắc chắn kiến thức này sẽ giúp tôi trong những điều kiện thử thách khắc nhiệt hơn.
1952-1954: Từ Tú Lệ đến Điện Biên Phủ
Năm 1952, Việt Minh trở nên đông đảo gần như có thể bứng người Pháp đi nhờ vào số vũ khí viện trợ của Nga và Tàu. Thiếu tá Bigeard sang Đông Dương lần thứ ba và bắt đầu chỉ huy tiểu đoàn nhảy dù. Bigeard đã đánh dấu những chiến thắng hiếm hoi của quân đội Pháp trong thời kỳ khó khăn. Huyền thoại nhảy dù được sinh ra. Thất bại ở Điện Biên Phủ không làm lu mờ Bigeard. 12.000 người trong khu đồn trú bị đánh bại nhưng sự anh hùng của họ đã thành huyền thoại.
Từ 11-1950 đến 6-1952, Tôi ở Pháp mười tám tháng nghỉ ngơi bên cạnh gia đình.. Thời gian qua nhanh. Sau khi ở Toul vài tuần, tôi xin đi sang Đông Dương càng sớm càng tốt. Vấn đề không đặt ra để biết tôi còn được ở Pháp bao lâu. Hàng tuần, tôi luôn nhận tin từ bạn bè, các trung úy đàn em ở Đông Dương. Phần đông đều báo tin cái chết của người khác. Tôi hối hả ra đi hoàn thành nhiệm vụ, nơi nước Pháp có chiến tranh. Lúc này, tôi đã và bán lữ đoàn biệt kích dù thuộc địa. Sau vài tháng lo một trạm hành chính, tôi nhanh chóng lập tiểu đoàn mới. Công việc tôi thích là tạo tinh thần, lập một nhóm, chuẩn bị người đương đầu tình trạng tệ hại nhất.
Tháng 1-1952, tôi lên tiểu đoàn trưởng. Ngày 20-6 tôi lên tàu ở Marseille. Giờ tôi không còn là trung úy trẻ hăng như chó điên, tự tử mà là chỉ huy tiều đoàn dù tinh hoa, tiểu đoàn 6e BPC[8]. Tôi đã chinh chiến bốn năm ở Bắc Kỳ, rành rẽ quân Việt Minh với cái can đảm, kỷ luật, cuồng tín của họ. Tôi quyết định hoàn thành nhiệm vụ khó nhất với một thiệt hại tối thiểu.
Trong vài tháng, mọi thứ ở Đông Dương đều thay đổi. Một tháng sau khi tôi rời Đông Dương lúc 12-1950, tướng De Lattre de Tassigny chỉ huy quan viễn chinh đã mang lại thành công đã biết vực dậy quân đội, thu nhận sáng kiến và suốt năm 1951, quân Pháp đã thắng cuộc những cuộc ngăn chặn nhiều cuộc tấn công của tướng Giáp. Hoa kỳ đã chiến đấu chống quân Tàu ở Triều Tiên đã hiểu cuộc chiến ở Đông Dương cũng giống như thế. Họ bắt đầu giúp chúng tôi quy mô lớn. Lực lượng viễn chinh bớt có suy nghĩ bị thế giới tự do bỏ rơi. Tiếc rằng số phận đã làm khổ các chi huy giỏi.
Leclers chết do tai nạn máy bay. De Lattre về Pháp vì bệnh nặng. Salan thay thế sau nhiều năm ở Đông Dương rành rẽ địa hình nhưng lại không có tầm như hai người tiền nhiệm. Tháng 7, tôi đến Đông Dương lần thứ ba trong tình trạng gấp gáp. Chúng tôi được chuyển đến Hải Phòng ngay và đi vào vùng châu thổ. Chúng tôi phải phục kích vì Việt Minh giờ có mặt khắp
nơi. Họ không còn lẩn tránh và dám đối đầu với quân Pháp. Nước Tàu viện trợ vụ khí hiện đại cho họ. Bộ tham mưu có bản đồ với tất cả các ngôi làng bị quân của tướng Giáp kiểm soát. Trên bản đồ hàng ngàn vòng khoanh đỏ lốm đốn như bệnh đậu mùa.
Một tiểu đoàn lính mới và lính già
Hai tháng mệt mỏi hành quân hàng giờ trên sông nước ngập ngang thân để đích thân kiểm tra theo từng bước chân chắc chắn không còn bẫy của Việt Minh, lùng sục từng ngôi làng trong nỗi sợ bị phục kích bắn, tấn công chớp nhoáng khi biết rõ nơi có địch… Tiểu đoàn của tôi được chấn chỉnh từ anh tân binh thành thiện chiến, những anh lính già lấy lại tinh thần và không ngừng học tập. Tôi hãnh diện về tiểu đoàn của tôi. Dù sao nổi nhớ về vùng cao nguyên với các anh du kích quân vẫn còn đó. Trên vùng cao tôi có thể chiến đấu theo ý mình, xài cùng một bài với Việt Minh để đánh Việt Minh. Trong khi ở đây tôi hoàn toàn bị động.
Đầu tháng 10, chúng tôi nghỉ dưỡng quân một tuần ở Hà Nội. Chúng tôi đóng tại một căn nhà lớn, một trung tâm huấn luyện ở đường la Mission. Các anh em lích dù đến đó để nghỉ một ít ngày, vì các đơn vị tinh hoa luôn phải chiến đấu. Ngày 15-10 lúc 21 giờ, đại úy Tourret, phụ tá của tôi vào phòng tôi nói: “ Báo động, chúng ta sẽ nhảy dù lên vùng cao”. Tôi sang bộ chỉ huy gặp trung tá Ducourneau chỉ huy các quân dù ở Bắc Kỳ xin chỉ thị.
“Bigeard, Việt Minh mở cuộc tấn công lớn về Nghĩa Lộ. Anh sẽ nhảy dù cách đó 40km tại Tú Lệ. Nhiệm vụ là: giữ đồn này và tăng viện cho đồn tại Nghĩa Lộ hay Gia Hội”.
Tôi quay về trung tâm huấn luyện. Các hạ sĩ quan của tôi lo gom quân lính đang tận hưởng ngày phép trong các rạp hát và quán bar. Suốt đêm chúng tôi chuẩn bị và nghiên cứu chiến dịch trên bản đồ. Hôm sau lúc 5 giờ 30, một cuộc briefing tại bãi mái bay. Tất cả anh em đều sẵn sàng với tinh thần hăng hái. Nhiệm vụ nhảy dù đầu tiên đúng nghĩa lên vùng cao. Mỗi khi có chuyện trên đó thì người ta đưa tiểu đoàn của tôi đến. Quả thật từ bốn năm nay, tôi có kinh nghiệm dày dặn tại xứ này và không phải qua các bản đồ.
Do thời tiết, chuyến bay hoãn thêm ba tiếng. Trờ bắt đầu nóng. Sau cùng thì chuyến bay cất cánh. Phải cần ba mươi chiếc Dakota để thả 700 người nhưg quân đội thiếu phương tiện nên chúng tôi phải đi hai đợt.
Ngày 16-10, lúc 12 giờ, tôi nhảy dù luôn với một cảm giác khó tả. Chiếc dù trên đầu tôi bung ra. Bên dưới là đất và kẻ thù giấu mặt. Một khung cảnh luôn tuyệt đẹp làm say sưa lòng người. Cuộc nhảy dù tốt đẹp. Hai dù bị rối nhưng khi cách mặt đất 30m, người của tôi kịp bung dù trước bụng. Kết quả họ chỉ bị thương nhẹ: bị giập hay bong mắt cá, một tỷ lệ phần trăm ít
quan trọng trong huấn luyện kinh điển. Tiểu đoàn 6e BPC của tôi đã hoàn toàn chấn chỉnh. Chúng tôi tập kết tại đồn Tú Lệ và xếp dù. Không có một tý tiết kiệm này với việc quân đội bắt chúng tôi phải mang dù về!
Lúc 17 giờ, vật dụng tiếp tế đợt hai: Đạn dược, dây kẽm gai và thức ăn. Chúng tôi có thể tổ chức công việc. Đồn bót, thành tren, và lổ núp và chừng 30 lính Thái. Tôi tiếp tay và tổ chức tất cả. Tôi lướt nhìn ước tính sự khó khăn. Tú lệ được chiếm hai đỉnh cao 868 và 831 mét. Trapp, một anh sĩ quan trường Saint-Cyr, lạnh lùng, ít nói nhưng có một ý chí mạnh mẽ đóng tại đỉnh 868. Leroy đóng tại đỉnh 820. Magnillat thuộc quân dự bị và tôi đóng tại bộ chỉ huy với vũ khí hạng nặng đặt trong đồn. Việc phòng thủ bắt đầu. Suốt đêm chúng tôi đào, bới, và các đỉnh dần dần được thiết lập sau một đêm chuẩn bị như một nhà máy. Chúng tôi quên mệt mỏi khi nhảy dù và suốt đêm làm việc. Mọi người đều chú tâm làm nhiệm vụ. Các đường hào trên sườn núi, hàng rào kẽm gai vài mét phía trước và những đường bắn được khai thông. Ngày hôm sau vẫn thế. Thà đổ môi hôi hơn đổ máu.
Vị trí chúng tôi được hoàn thiện với đầy đủ vũ khí đạn được, khẩu phần và lộ trình được dự tính, thương binh được máy bay Morane di tản, liên lạc điện đài giữa các chốt được kiểm tra. Việc đào hố cá nhân cho từng người có lẽ là lần đầu tôi dạy cho lính dù của tôi. Việc này tránh những bất ngờ để khỏi bị giết chết một cách lãng nhách. Tôi muốn hạn chế tối đa thương vong do bất cẩn hay kiêu ngạo vặt. Tôi liên lạc điện đài với các chỉ huy tại Gia Hội và Nghĩa Lộ. Tất cả thành công và tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Mất Nghĩa Lộ, lại rắc rối
Đêm 17 và 18-10, Trời rực sáng ở phía đông, chúng tôi không nghe gì nhưng thấy ánh sáng nổ và vết đạn bay. Đồn Nghĩa lộ bị đánh. Hy vọng họ còn giữ vững. Điện đài không liên lạc được. Chúng tôi không thể phản ứng gì và chờ đến sáng. Đồn Gia Hội có trà lời nhưng không có thêm tin tức.
Ngày 18-10 lúc 10 giờ, Điện từ Hà Nội: “Nghĩa Lộ bị mất”. Sau đó Gia Hội gọi tôi. Quân Việt Minh tăng cường các vị trí chiến đấu bao vậy Gia Hội. Tình hình tệ không kém. 24 giờ, từ bộ chỉ huy, tướng de Linarès chỉ huy Bắc Kỳ ra lệnh Gia Hội rút về căn cứ của tôi tạo nên hỗn loạn. Quân Việt Minh tấn công suốt dọc đường rút. Những nhiệm vụ tốt đẹp người ta giao tôi đâu mất? Một đêm trắng trôi qua. Lúc sáng ra, tôi gời Magnillat đó lính từ Gia Hội sang. Vài phút sau, anh gọi điện đài cho tôi: “Quân tập trung quân mạnh trước, đáng lẽ phải la”. Thật vậy, đó là Việt Minh. Cuộc đụng trận lớn. Magnillat đánh cầm chân địch một cách thông minh để rút vế phía tôi. Chúng tôi theo dõi tình hình từng phút. Tất cả các sĩ quan đều chung một tần số và nghe lệnh chỉ huy trực tiếp từ tôi qua điện đài. Tôi thích như thế và có cảm giác là tiếp xúc với người của tôi bằng cách này hơn.
Từ 1949, bí danh điện đài tôi là Bruno. Cái tên rõ ràng, vang dội và mang lại may mắn đến tận lúc này. Mỗi người có bí danh riêng, Trapp là Hervé, Leroy là Polo…
19-10 lúc 21 giờ, tướng de Linarès ra lệnh tôi rút quân về sông Đà. Không có chuyện đó vì tôi còn phải chờ các anh em ở Gia Hội để họ khỏi bị tàn sát và tôi còn tự tin vị trí chiến đấu của mình. Đêm đến, tiếp tục chờ đợi. Đã bốn ngày chúng tôi không chợp mắt. Chúng tôi thấy những ánh đèn pin ờ phía đông. Đúng là họ. Tôi ra lệnh họ đóng ngay điểm tựa sát chân đỉnh núi. Họ báo rằng Việt Minh tiến sát sau họ. Nhưng lúc này thì chưa có gì. Họ muốn kéo dài kéo dài trận và phải đặt vị trí chiến đấu trước khi tiêu diệt chúng tôi để thắng lớn.
20-10 lúc 2 giờ sáng, Việt Minh tấn công và chúng tôi bắn suốt đêm. Họ tập trung vào vị trí của tôi. Chúng tôi được chôn núp kính, trang bị đầy đủ để đối phó. Đạn pháo và cối dội tối đa, lựu đạn, súng máy liên tục nhả đạn phản công. Nhưng không vượt qua ngoài rào kẽm gai. Trapp và Leroy xếp hàng vũ khí từ đỉnh núi của mình. Thật là kinh hoàng.
4 giờ sáng, một ít im lặng. Nhưng quân Việt Minh biết cách xoay trở.. Họ hiểu rằng phải hạ Hervé mới có thể đánh sụp toàn trại. Một trận tấn công
bằng biển người mới diễn ra. Quân Việt Minh, người này nối tiếp người kia, bị gục ngã. Những tiếng nổ rực sáng như đánh giáp lá cà. Nhưng không hề gì khi Trapp được biệt danh là “đá” (Roc). Không ai có thể vượt qua khi có anh ở đó. Lúc sáng ra, Việt Minh bị thấy bại.
Hervé đếm 96 xác trong riêng đỉnh núi của anh. Bên tôi, thiệt hại tối thiểu. Một chiếc B-26 xuất hiện. Trên đó, tướng de Linarès luôn thân thiện với các anh em đã khen ngợi tôi và yêu cầu tôi rút. Tôi gọi máy bay Morane di tản thương binh. Trong khi chờ đợi, tôi ra lệnh anh em bên Gia Hội rút quân. Họ được cứu mà không phải chiến đấu.
12 giờ, Tin mới từ Hà Nội, trời mây thấp, máy bay không thể hạ cánh. Tôi cho chôn tử sĩ, cho cứ hai người khiêng một thương binh đặt trên vải dù và ra hiệu rút lên đồi Kap-Pha. Con đường đau khổ bắt đầu với hơn 100km băng rừng, qua những đèo cao trên 1.500m với bốn ngày không ngủ.
17 giờ, đoàn binh bắt đầu hành quân cực nhọc khi trời bắt đầu đổ mưa. Chúng tôi trượt dốc, vật dụng ướt trở nên nặng nề, nhiều người kiệt sức. Thình lình, có tin từ đoàn quân phía sau: Việt Minh đánh, đã có ba mươi người gục ngã”. “Cân đối lại vật dụng và tấn công lên đèo”. Mục đích nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Nữa đêm, đại đội sau cùng đến nơi. Tiếc rằng các thương binh phải bỏ lại. Chúng tôi tận dụng nghỉ một lát và cầm cự trên đèo. Việt Minh chưa làm gì được lúc này do phải đối phó.Chúng tôi được ba tiếng nghỉ ngơi. Phần đông anh em kiệt sức không thể đi tiếp.
Quân Việt Minh theo sát gót và chúng tôi phải rút quân
Ngày 21-10, 3 giờ sáng, chúng tôi rút theo cách lặp lại: một đơn vị chờ quân Việt Minh đến bắn cách vài km; đơn vị khác phục kích hơi xa hơn và chờ quân Việt Minh đến để tiếp tục bắn chặn. Cứ thế sẽ cầm chân địch đáng kể. Các anh em can đảm đáng phục. Họ không ngần ngại khi biết rằng chúng tôi không thể tải thương binh. Chúng tôi đến đồn Mường Chèn với với 8 giờ đi bộ cho mỗi 15km trên con đường tệ hại đầy mệt mỏi và quân Việt Minh theo sát gót. Đồn có khoảng bốn mươi lính Thái do thương sĩ Peyrol chỉ huy. Anh hiểu nổi chịu đựng của chúng tôi và chuẩn bị thức ăn nóng. Anh em chúng tôi mệt ngã quỵ. De Linarès gọi tôi lần nữa: “Việt Minh chuẩn bị vị trí để dập các anh. Các anh sẽ làm sao?” Tôi không biết. Đây là một ổ chuột thật sự không thể phòng thủ ở đây và cũng không thoát. Tôi phải suy tính, phải nghỉ ngơi và phải có ý kiến. Sinh mạng hàng trăm người trong tay tôi. Tôi không có quyền yếu đuối. Cuối cùng tôi ra lệnh: hành quân gấp về đồn Ít Ông với mười bốn giờ đi bộ.
Peyron ở lại với bốn mươi lính Thái chống với hàng trăm quân Việt Minh để cầm chân địch càng lâu càng tốt. Peyrol đồng ý ngay. Một người đáng phục! Anh rành rọt xứ này. Anh nhờ lính Thái dẫn chúng tôi theo những con đường mà Việt Minh không biết.
22-10 lúc 19 giờ, chúng tôi lại đi như những con ma, như người máy. Tôi không biết chúng tôi làm gì nhưng chúng tôi đã tiến lên từng bước một. Sau lưng chúng tôi, Reyrol vừa bắt đầu chiến đấu tuyệt vọng. Tôi ra lệnh tăng nhịp độ hành quân kiểu biệt kích. Tôi gọi điện cho các sĩ quan: “ Nếu tốt đẹp thì khỏi gọi” “Bernard gọi Bruno” Đúng một hơi thở thì “Chúng tôi băng các nhóm Việt Minh, họ chiếm đồn chúng tôi” Quả là không tin nổi khi 150 người giữa một tiều đoàn địch. Không thể chiến thắng. Dù sao cũng phải đi tiếp. Nhiều người kiệt sức mà chết. Chúng tôi chỉ có giờ cầu nguyện và đào lỗ chôn họ. Nửa đêm, lúc 1 giờ sáng, chúng tôi tiếp tục lên đường. Chúng tôi gần như hôn mê. Liên tiếp 48 giờ chỉ toàn chiến đấu và đi bộ. Một chiến B-26 bay trên đầu chúng tôi thông báo: Mường Chèn bị tiêu diệt. Mong rằng Reyrol thoát được.
Ngày 23-10 lúc 14 giờ, chúng tôi đến Ít Ông. Một tiều đoàn lính Việt đón chúng tôi và bảo vệ chúng tôi rút lui. Chúng tôi được nghỉ ngơi chút ít. 20 giờ, Việt Minh lại đến. Tiểu đoàn đáng lẽ phải bảo vệ chúng tôi lại giao động và chúng tôi phải ra đi. Chúng tôi không còn suy nghĩ gì khác ngoài
cầm cự và tiếp tục đi… Chúng tôi bỏ lại những vật nặng, cối, điện đài. Kể cả bỏ lại thương binh. Chúng tôi cứ đi vậy thôi.
24-10, lúc 2 giờ sáng, Chúng tôi đến sông Đà hùng vĩ. Lính lê dương trên ghe ở đó. Từng nhóm nhỏ người chúng tôi vượt sông và tôi đi chuyến sau cùng. Những lực lượng quan trọng ở đó đang chờ chúng tôi. Tất cả đã dự tính và chúng tôi thoát.
Không cò sợ gì nữa. Navarre đã gởi các tiều đàn dự trữ để bảo vệ chúng tôi. Ông không bỏ chúng tôi. Chúng tôi trở thành biểu tượng của quân đội Pháp chiến thắng. Những gì chúng tôi làm thì không ai có thể làm nổi. Không ăn không ngủ chỉ có cố gắng là chính…Nhiều người nao núng,đa số vẫn tiếp tục. Tiểu đoàn tôi gần như nguyên vẹn. Chúng tôi đứng vững nhờ vào trái tim và cái đầu. Đó là sức mạnh và nềm tin hơn là thiết bị và quân số….Những người của tôi thể hiện một các đáng ngưỡng mộ, lì lợn, không nao núng.
Chúng tôi vượt qua giới hạn con người và đã sống sót. Công trạng thuộc về tất cả sau khi đã thể hiện những gì tốt nhất của mình. Chẳng hạn như thượng sĩ Tourret mà người ta giao cho tôi, dân học trường quân sự Saint-Cyr là người máu lạnh, đã thể hiện tài năng vượt trội trong chiến đấu, luôn bên cạnh đồng đội, sáng trí, ra lệnh chính xác … Nhiều lần tôi phải cảnh báo anh. Không thể sai anh đi đầu đoàn quân. Anh luôn muốn đi tuyến sau để tham gia các trận phục kích địch.
Sáng ngày 24 tháng 10, tại Tà Bú. Lính của tôi nghỉ ngơi dưỡng quân và được các y bác sĩ chăm sóc. Một chiếc Morane chờ tôi chở tôi đến Nà Sản gặp tướng De Linarès. Ông luôn trên chiếc máy bay B-26 bay trên đầu chúng tôi để hổ trợ chúng tôi tối đa suốt đoạn đường chinh chiến. Một vị tướng cao thượng và thân thiện với binh sĩ. Qua điện đài, tôi đã từng trả lời: “ Tụi này sẽ thoát ra, thưa ngài” và thường tôi kết thúc bằng một “cái hôn thân thiện” với ông. Ông tiếp tôi và cười: “Sao. Bruno? Ông coi tướng của ông như là bạn gái hay sao?”. Chúng tôi luôn thấy nhẹ nhõm khi gặp ông. Tuy vậy lần đầu gặp ông không được tốt. Lúc ở Sài Gòn, ông đã dạy tôi một bài học rằng mọi thứ đã thay đổi khi tôi về xứ và lúc này không nên lùng tìm Việt Minh như trò chơi như trước mà phải đối đầu với cả mấy sư đoàn của họ. Tôi đã kết thúc cuộc gặp và đề nghị tôi làm tiểu đoàn trưởng. Tôi hơi ngạc nhiên và ngần ngại trả lời: “Em tin là được”. Hôm nay, tôi đã khẳng định mình. Những lần nhảy dù, công tác, tấn công Việt Minh, rút quân nguy hiểm, 42 giờ hành quân gần như không nghỉ , tiểu đoàn tôi đã thực hiện không hề suy yếu.
Một nhiệm vụ nhảy dù đầu tiên ngoạn mục
Tên tôi và tên của tiểu đoàn Dù Thuộc Địa số 6 vang dội trên báo. Các lực lượng viễn chinh Pháp đã lấy lại tinh thần trước những thành tích này. Hà Nội từng nói: “Thua rồi” đó là sai. Nhờ tôi rành rẽ địa hình xứ này, do tập luyện căng thẳng, chúng tôi đã thành công.
Tiểu đoàn tôi được vài ngày dưỡng quân ở Hà Nội. Tôn giáo, thư từ, thông tin, rượu, thuốc lá đều có sẵn cho chúng tôi dưỡng quân. Thực ra, trong lần này, chúng tôi không có thì giờ để tận hưởng. Về gái càng không có. Chúng tôi luôn ở tình trạng sẵn sàng làm nhiệm vụ khi nghỉ dưỡng quân ở trung tâm huấn luyện. Nghỉ ngơi có nghĩa là thêm cơ hội để hoàn thiện: chạy bộ 15-20km mỗi ngày, tập bắn, tập đánh giáp lá cà. Chúng tôi không có giờ tiếp xúc với dân chúng bên ngoài. Khi đi ra đường toàn bằng xe jeep chạy hết ga, luôn ở tình trạng báo động. Chúng tôi còn không rảnh để đi nhà thờ dù nhà thờ cách không xa. Tôi hy vọng có người cầu nguyện giùm chúng tôi. Chỗ chúng tôi luôn có một cha tuyên úy. Dù có đức tin nhưng tôi không ghé thăm cha nhiều. Nhưng tôi có một kỷ luật gần như cha. Tôi không làm tình, luôn gần gũi với anh em, sống chung với anh em. Tôi còn giữ nhiều kỷ niệm như luôn nhớ lại những bài hát của các sơ Etienne phát qua đài phát thanh Hirondelle…
Nhưng không, chúng tôi đứng vững nhờ và niềm tin khi làm nhiệm vụ, ý chí quyết đi xa hơn và niềm vui khi thành lập nhóm.
Chúng tôi nhanh chóng trở lại các chiến dịch. Trục Hải Phòng-Hà Nội phải được khai thông. Ngôi làng ở Nà Sản thành một khu đồn trú khổng lồ với 12.000 quân trong đó. Tất cả đền được mang đến nhờ có sân bay nơi đó: rào kẽm gai, pháo 105, đạn dược… Nó thật sự là một tiền thân của Điện Biên Phủ thật sự. Một vị trí đặt tại điểm chiến lược để ngăn Việt Minh đi qua và ngăn chặn một cuộc chiến thật sự chứ không còn là một cuộc chiến du kích như trước đây. Lần này công việc trôi chảy. Gilles, chỉ huy các tiểu đoàn gửi đến tăng viện, đã thành công ngăn chặn cuộc tấn công của tướng Giáp nhờ vào máy bay và pháo binh. Chiến công này khiến Gille được thăng cấp tướng. Cuối cùng, một cuộc chiến đã thắng nhưng phần lớn các vùng vẫn do Việt Minh kiểm soát. Tôi lãnh nhiệm vụ làm thoáng khu đồn trú bằng những cuộc càn quét xung quanh. Tôi quay về xứ Thái đen với những nơi quen thuộc: đèo Conoi, Chiên Đồng, sông Đà, Sơn la.. Ngôi làng của tôi không còn gì nữa. Thành quách, khu nhà tôi từng ở đều bị phá hủy… Tôi thực hiện những trận càn quét chớp nhoáng và rút đi, không thể làm chủ được vì Việt Minh ở khắp nơi.
Trong vài tuần, tôi nhận lệnh cùng với các tiều đoàn khác dưới lệnh đại tá Ducourneau. Một người hăng hái muốn theo chúng tôi trong mọi nhiệm vụ. Ông cai quản tất cả các đơn vị nhảy dù và ông thích sống cùng với các binh sĩ, cùng hành quân đêm, nằm phục kích trong bùn, cũng la hét và tấn công trong những trận phục kích địch. Một lần nọ, tôi gởi một đại úy của tôi, Chabanne, biệt danh là “Mèo rằn[9]” trong một trận phục kích . Một tay cứng đầu, kông biết sợ và trội hơn người khác. Anh tấn công thành công nhưng sau đó lại rút quân. Thình lình anh lọt ổ Việt Minh và anh cố chiến đấu để thoát ra. Anh liên lạc điện đài cho tôi và tôi gời Trapp và Boudec đến tiếp viện. Vài giờ sau anh quay lại. Tôi hỏi:
- “Này. Chabanne, sao anh không báo tôi trước để tôi gởi tăng viện sớm hơn?”
- “Dạ em quen tự xoay trở”
Anh ấy giống tôi trong những ngày đầu đến đây và không muốn nghe lệnh người khác. Lúc này mọi thứ đều thay đổi, ta không phải sống với các du kích quân mà là đang trong tiểu đoàn dù.
Cuối tháng 3. Chúng tôi có một thành tích sáng chói. Những trận đánh đẹp thành công với thiệt hại không đáng kể.
1er RCP[10], tiều đoàn tinh hoa khác
Tôi làm chậm lại chiến dịch Adolphe một tý vì nó cho tôi làm quen một người tài năng: thiếu tá Bréchignac, sĩ quan trường Saint-Cyr chỉ huy 1er RC, một tiều đoàn tinh hoa khác. Trong những ngày này, tôi luôn cạnh tranh thi đua với ông. Tướng Gilles hiểu rõ tâm lý đã cố ý cho chúng tôi gặp nhau và kích thích chúng tôi. Công việc không dễ dàng khi mà các tiểu đoàn Việt Minh kéo qua Lào và chúng tôi phải ngăn chặn họ.
Ngày 29-3-1953, chúng tôi có mặt tại đường tỉnh lộ 41 giữa Yên Châu và Bản Tình để ngăn chặn. Bréchignac chuẩn bị sơ sài gần như không có gì do tin tưởng vào sức mạnh tiểu đoàn của mình. Nửa đêm, Việt Minh tràn lên tấn công chúng tôi với cách tấn công kinh điển tiền pháo hậu xung.
- “Bruno gọi Brèche, sao rồi? Chúng tôi đang cần chân địch”
Lính bên Bréchignac bị lung lay nhưng Bréchigac không bị lừa, ông nhóm quân lại, trình bày và bứng từng ảmnh quân địch. Dù sao bên ông bị hai mươi người bị loại khỏi vòng chiến. Bên tôi chỉ vài người bị thương. Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và quay về tướng Gilles. Quân Việt Minh thiệt hại nặng. Tú Lệ như còn quá xa với tôi.
Bốn tháng sau cùng gần như căng thẳng. hàng trăm km hành quân, nghỉ ngơi để hồi tưởng, những trận đánh không dứt, chỉ ăn đồ hộp và gần như không bao giờ tắm. Tướng Gilles giao cho tôi ngay nhiệm vụ khác là phải tấn công sang Lào, dựa vào lực lượng có sẵn. Tôi dưới quyền đại tá Daillier. Quân chúng tôi luôn lãnh nhiệm vụ khó khăn nhất, lấn sâu hơn vào đất địch trong hai tháng mệt mỏi. Thật vậy, trên bản đồ hành quân tỷ lệ 1/400.000, tất cả đều bé nhỏ. Tôi vẫn thích nhìn trên thực địa.
Sau cùng chúng tôi về Hà Nội. Chúng tôi cũng không có giờ dưỡng quân lâu. Các vị tướng lại thay đổi. Tướng Navarre lên làm tổng chỉ huy. Tướng De Linarès rời Đông Dương và Cogny sẽ thay thế. Tướng Cogny vốn là dân bách khoa kỹ thuật. Navarre quyết định tấn công mạnh. Nhưng thưa ngài, chúng ta đã làm được gì hiện nay?
Ngày 16-7, Ducourneau gọi tôi đến bộ chỉ huy. Hôm đó có Tourret, trợ lý của tôi ở Tú Lệ, hiện chỉ huy tiều đoàn 8e BPC, chỉ huy 2e BEP và Brèche. Ducourneau nói ngắn gọn. Chúng ta sẽ nhảy dù xuống Lạng Sơn ngày mai để phá hủy lượng vũ khí lớn của Việt Minh tàng trữ trong các hang
động gần đó. Đó là nhiệm vụ của 6e BPC của tôi. Trong lúc Tourret chiếm Lạng Sơn và Brèche sẽ ở Hà Nội và sẽ can thiệp khi có tình hình xấu ở đó. Một nhiệm vụ nhảy dù mới mà tôi ưa thích. Chúng tôi nhảy dù phía sau lưng địch, đánh chớp nhoáng và rút nhanh.
Ngày 17-7, lúc 7 giờ sáng, Chúng tôi được máy bay Dakota chở đi. Một giờ sau, chúng tôi bay trên Lạng Sơn 200m. Go! Chúng tôi tiếp đất, lộn người hoàn hảo. Tôi gọi điện đài cho các trung úy.
- “Gom quân, đến mục tiêu. Chuyển thương binh về bộ chỉ huy của tôi”
Công việc trơn tru không có gì lo lắng. Lần đầu, người chúng tôi đội nón kết để phân biệt rõ để rồi có thêm biệt danh “Nón kết Bigeard”. Chúng tôi không đội nón đi rừng và bêrê nhảy dù vì quá cồng kềnh và chỉ mặc trong chiến dịch hay về phép. Các anh em đều hãnh điện khi đội nón kết. Đó là một cách để gắn bó anh em. Ducourneau gọi điện đài cho tôi:
- “Anh ở đâu ? Chiếm hang chưa ?”
- “Bình tĩnh đại tá. Tụi em đang tổ chức”.
Mọi người luôn lo lắng. Cả ngày, chúng tôi tảo thanh thành phố và xung quanh. Chúng tôi đánh chiếm các động sau vài giao tranh không đáng kể. Cuộc hành quân như là đi dạo tập thể dục. Các anh em lính dù đóng tại các ngã tư sẵn sàng chờ địch phản công.
Lạng Sơn, hang kho tàng
Các tờ biều ngữ tuyên truyền của Việt Minh, chân dung Staline, Mao và các “vị nhân” khác được dán khắp thành phố. Lính của tôi cho tôi xem một tờ ca ngợi quân đội Tàu. Tôi lại hiểu thêm và sự cuống tín của Việt Minh đã giúp họ thêm mạnh mẽ. Tướng Giáp chỉ là một nhà ý thức hệ Mácxít và lính của ông sẵn sàng hy sinh. Những tiểu đoàn tinh hoa như nhảy dù của chúng tôi đã đủ mạnh để đối đầu với quân của họ, nhưng đó là ngoại lệ. Chúng tôi cách quê hương chúng tôi hàng ngàn km để chiến đấu vì tổ quốc mình chống chủ nghĩa Mácxít, nhưng thế giới tự do không quan tâm cho chúng tôi và tệ hơn là không hiểu chúng tôi gì cả. Sức mạnh quân đội trước tiên là trái tim và đầu óc chứ không phải là sự quan trọng của nó hay thiết bị. Các chính trị gia và các tướng đã không hiểu như vậy.
Cuối ngày, chúng tôi đã chiếm Lạng Sơn và các hang động. Sau vài phút kiểm tra các vật dụng, chúng tôi thấy như là một kho báu: 6 xe tải Molotova của Nga, 1.000 khẩu súng máy Skoda, 500 mét khối vật dụng các loại từ Nga và Tàu chở đến. Với những đồng minh như vậy, Việt Minh trở thành đối thủ đáng sợ làm tình hình tệ hơn. Đến cuối cuộc chiến, họ chỉ thiếu máy bay và xe tăng là có thể ngang cơ với chúng tôi. Máy bay là lợi thế của chúng tôi trong khi xe tăng không thể làm được việc tại thực địa. Công binh đặt chất nổ trong khi chúng tôi kiểm tra hang.
17 giờ 30, Tất cả đều bị phá nổ sạch sẽ không còn gì. Lần nữa chúng tôi đã có sáng kiến và đã đến nơi quân Việt Minh không chờ chúng tôi đến. Việc này thay đổi chúng tôi. Từ khi chúng tôi đến, chúng tôi làm những nhiệm vụ bảo vệ, giải tỏa hay cầm cự. “Đội quân Bigeard” đã đi quá xa. Lệnh chúng tôi không còn là giải phóng những vùng này mà còn dập tắt những trận tấn công của địch. Chúng tôi đã chịu đựng và không còn bị động. Chúng tôi tăng tốc hành quân và sau tám giờ đã gặp được quân lê dương được thả dù ở Lộc Bình. Tất cả đều mệt lử và một đêm thức trắng như mọi khi để họp và kiểm tra lạ vũ khí. Hôm sau trời nắng kinh khủng và có ba người chúng tôi chết vì kiệt sức. Ở đây “đi hay là chết”…
Ngày 18-7, 2 giờ sáng, Chúng tôi móc nối được với quân lê dương. Chúng tôi giờ vững chãi với nhóm quân mới để hỗ trợ và cầm chân quân Việt Minh nếu họ đến. Lúc này, hình như chưa ai hiểu chuyện gì xảy ra ở Lạng Sơn. Chúng tôi không được thoát chỉ nhiêu đó. Suốt đên chúng tôi phải vượt sông Kỳ Cùng, rộng 50m nước chảy xiết. Người của tôi tuần tra xung quanh phòng bất trắc.
Ngày 19-7 lúc 12 giờ, chúng tôi đã đến nơi trú cách bờ sông bên kia vài km. Máy bay thả dù tiếp tế. Chúng tôi được sự quan tâm đặc biệt với vài chai whisky nhét trong thùng. 17 giờ, đêm xuống trời mát dần, hành quân gấp vẫn tiếp tục dù không còn nguy hiểm, thêm tám giờ nữa. Tôi tưởng như mình chạy trốn khi nghĩ đến vợ con thay vì nhìn con đường bất tận. Đó là một cách để cho thời gian trôi đi.
22 giờ 30, Đơn vị đầu tiên của tôi liên lạc với binh đoàn cơ động số 5, xe tăng, xe tải chờ ở đó…Nhiệm vụ hoàn thành. Navarre vui mừng. Chiến dịch thành công rực rỡ. Sự chỉ huy của Navarre khởi đầu tốt. Ông mời tôi ăn tối với bộ tham mưu. Tôi không thích lắm và cảm thấy lạnh lùng và xa cách. Cuối cùng, ông công nhận sự vinh quang. Còn tôi đang nghĩ đến tiểu đoàn của mình, luôn xứng đáng được tin tưởng, hoàn hảo từ anh binh nhì: chính họ mới thật sự là người anh hùng.
Vài ngày nghỉ ngắn ở trung tâm huấn luyện với áp lực không nguội. Chạy bộ, tập bắn hàng ngày. Nhịp độ cao nhưng nhiệm vụ không thấy gì. Người ta nhanh chóng gửi chúng tôi đến vùng châu thổ nơi Việt Minh đang lam chủ. Tình hình không mấy sáng sửa. Chiến thắng của de Lattre hình như còn xa. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả, chúng tôi có lợi thế nhỏ. 450 ngàn người chống lại 400 ngàn, nhưng đó là con số báo cáo láo. Phân nữa quân đội chúng tôi là hiện dịch, có ý chí nhưng được huấn luyện kém không hữu hiệu khi đụng chuyện. Lính dù chỉ có tám tiểu đoàn là tinh hoa duy nhất mà chỉ huy có thể giao việc. Phần quân còn lại bị thụ động trong các đồn bót chờ Việt Minh đến trong khi cần phải có sáng kiến hơn. Người ta có cảm giác thua trận. Nước Pháp không gởi thêm tăng viện, họ không còn làm gì cho chúng tôi nữa. Tại sao nước Pháp phải bám víu một nước mà người ta đang gạt bỏ chúng tôi trong khi lịch sử đã mang đến cho chúng ta nhiều thứ chung với nhau? Nhưng đó không là cái tâm trạng. Lính nhảy dù phải làm một nhiệm vụ mà không được quyền đặt câu hỏi.
Những đợt sóng đầu tiên tại Điện Biên Phủ
Ngày 17-11, tôi và Brèche được tướng Bodet trợ lý của Navarre, gọi lên bộ chỉ huy lục quân Bắc Kỳ tại Hà Nội. Ducourneau và Gilles cũng có mặt. Họ muốn nhiều thứ trong khi họ sắp về xứ. Bodet giải thích ngắn gọn và chúng tôi hôm sau phải nhảy dù đầu tiên xuống Điện Biên Phủ. Phải không còn vấn đề gì ở đó. Nếu gặp nhiều kháng cự thì sẽ được lệnh rút sang Lào. Chúng tôi có quyền tự quyết tại chỗ.
Nếu không, chúng tôi sẽ được tăng viện chiều hôm đó tiểu đoàn thứ ba. Còn giờ thì hy vọng có thời tiết thích hợp….Brèche và tôi nghiên cứu bản đồ kỹ lưỡng. Tôi sẽ nhảy trên ngôi làng tại bãi đáp Natacha và Brèche tại bãi Simone cách 6km về phía nam. Hai tiểu đoàn tinh hoa của chúng tôi luôn làm nghiệm vụ quan trọng… Tôi luôn phải đánh dấu thêm một lần vai trò sáng chói của tiều đoàn 6. Dù có nguy hiểm nhưng tôi không bao giờ đổi tiểu đoàn của mình cho bất cứ cái gì.
Tôi thức đêm với Brèche nghiên cứu. Tôi rành Điện Biên Phủ: đó là nơi tôi tiếp xúc đầu tiên với xứ Thái. Đã bảy năm, tôi nhớ lại ngôi làng nhỏ êm đềm có con sông Nậm Rốm chảy qua. Tôi nhớ hay thương sĩ chờ tôi với mấy con ngựa để tôi đi đến bộ chỉ huy của Quilichini cách đó 120km. Nhưng con ngựa nhỏ đến nỗi chân tôi ngồi thòng đụng đất. Tôi đi bộ 15km, 5km đi ngựa. Đó là ngày đầu tiên khi tôi còn trẻ và khỏe mạnh. Tôi đã từng làm mười lần hơn… Hôm nay xứ này thế nào khi mà giờ đã lọt vào tay Việt Minh? Tình báo gần như không còn nữa. Người ta nói tôi rằng trung đoàn 148 của Việt Minh cách đó 50km đi về Tuần giáo. Chỉ có vậy. Để xem sao.
7 giờ sáng, Tại sân bay Cát Bi. Các sĩ quan bên cạnh tôi, Lepage, Trapp, Magnillat, Wilde, Bourgeois, Allaire. Những chiếc Dakota xếp hàng chờ cất cánh. Các anh em sẵn sàng và nóng lòng chờ xuất phát. Không biết thời tiết có cho phép hay không? Đã 8 giờ, nếu nhiệm vụ vẫn duy trì thì phải đi ngay trước khi trời quá nóng.
8 giờ 30, lệnh xuất phát. Tất cả lên máy bay nhanh chóng. Chúng tôi như trút gánh nặng. Máy bay cất cánh lúc 9 giờ đến Điện Biên Phủ cách 300km. Tôi thấy thời gian quá lâu. Bên trong máy bay chật chội. Gió thổ mạnh, nhiều người bị say. Tôi ngồi trong chiếc máy bay đi đầu, nhìn cảnh qua cửa máy bay đang mở. Chỉ huy chỉ tôi nơi chúng tôi bay qua: Cooi, Sơn La, Mộc Châu…
10 giờ, đến nơi. Tất cả đứng dậy, móc dù ! chuông reo.. tất cả bước về
phía cửa…Go ! Go ! Luôn một ấn tượng quen thuộc khi lơ lửng trên không nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian do phải nhảy dù độ cao thấp vì gió. Tôi nghe đạn rít bên tai. Việt Minh đang ở dưới. Mặt đất càng đến gần. Tôi cởi móc dù trước khi tiếp đất. Từng giây được đếm.
Một cú lộn nhào. Điện đài và anh lính mang điện đài Martial Chevalier có ngay cạnh tôi. Không rõ anh em khác ở đâu. Thật rắc rối khi gió đã thở bạt họ đi. Đạn bắn khắp nơi. Từng nhóm mười, hai mươi người nhóm lại quanh tôi. Rồi gọi điện cho các sĩ quan. Họ chưa đến nơi phải đến. Các anh em khác bị tản mác. Tôi tường chừng như mình bị mất nửa số quân.
11 giờ 30, Bộ chỉ huy đã tập trung quanh tôi. Tình hình không mấy tốt vì nhiều người còn thiếu. Allaire lo gom vũ khí hạng nặng và báo tôi rằng súng cối bị mất. Tôi bực mình:
- “Không phải viêc của tôi, phải tìm cho được.”
Tôi không biết làm thế nào nhưng lát sau anh đã gom về đầy đủ tất cả.
Tiểu đoàn 6e BPC lập thêm chiến công
13 giờ 30, Tấn công tại Điện Biên Phủ. Cối 81 khai hỏa. Máy bay yẻm trợ. Quân số xem như đầy đủ:. Việt Minh biến ngôi làng thành đồn lũy. Tôi không thể liên lạc với Brèche qua điện đài. Tôi cần quân của anh chặn đường rút của Việt Minh. Cuối cùng anh cũng hiểu như tôi.. Cuộc chiến đánh nhiều giờ. Các sĩ quan chỉ huy các đại đội mình khá tốt.
Quân Việt Minh bắt đầu rút chạy. cuối ngày ngôi làng được chiếm. Chúng tôi bị thiệt hại 10 người chết, 19 bị thương nặng. Ngược lại bên Việt Minh có 115 người bị hạ chưa kể thu được nhiều vũ khí và tài liệu.Tôi được biết qua các tù binh kể rằng chúng tôi nhảy dù nhằm lúc có hai tiểu đoàn đang luyện tập. Điều này giải thích các khó khăn của sự việc. Nhưng nhờ thói quen phối hợp với nhau, do huấn luyện, lòng tin và ý chí chiến thắng, chúng tôi đã ứng phó phản công. Chiều đến, Brèche và lính của mình đến nơi. Một lần nữa, tiểu đoàn 6e BPC đã thành công với thương vong tối thiểu. Dù sao cũng rất đau lòng khi thấy mấy anh em lúc sáng còn khỏe mạnh và lúc chiều đã hy sinh. Trong đó có anh trung sĩ Martellino thân yêu mà tôi quen từ 1947 ở Saint-Brieue. Một ngày nọ tôi cho phép anh trốn trại nhưng chỉ hai đêm mà thôi. Nhưng tuần sau anh mới quay về . Tôi nói:
- “tôi cảnh cáo anh, việc này sẽ ghi và hồ sơ lính của anh hoặc là cả hai chúng ta phải quyết bằng đánh tay đôi”.
Anh chọn giải pháp hai. Việc giải quyết trong năm phút. Tôi hạ knock out anh ta ngay. Sau này, mỗi khi đi ngang gặp tôi, anh nói:
- “ Không thù oán chứ ? Marcel”
Anh chàng người Paris trở thành một chiến sĩ đặc biệt…Chiều tối, chúng tôi chôn tử sĩ và sẵn sàng chờ địch phản công. Điện Biên Phủ được chiếm. Thấy sau đó, có lẽ chúng tôi bớt hoàn thiện hay đã thoả mãn…
Hôm sau, Gilles cùng với ban chỉ huy chỉ huy của mình đến để chỉ huy khu trại. Có Langlais đi theo. Tôi đã gặp ông Langlais ở Pháp hồi còn ở trong trại saint-Brieue. Họ nhảy dù xuống trong khi thật ra họ chỉ cần đi trực thăng…Gilles có ý quảng cáo. Đó là cú nhảy chớp nhoáng của Gilles. Trong vài tuần, ông sẽ về Pháp và de Castries sẽ thay thế. Từ hôm ấy trên trời thả xuống liên tục lính dù, vũ khí, đạn dược, dây kẽm gai và các loại hàng tiếp tế mà người ta có thể nghĩ đến. Hoạt động nhộn nhịp quanh ngôi làng nhỏ. Một sân bay được hình thành nhanh chóng. Không thể dùng xe ủi vì dù của xe ủi
bị rối. chính quân nhảy dù đã san bằng phi đạp bằng xẻng. Việc bảo vệ khu được tổ chức lập lại như hồi ở Nà Sản. Ngay trước khi tôi ra đi thì Điện Biên Phủ trờ thành một căn cứ thời thượng. Bộ tham mưu quyết định thách thức tướng Giáp. Các phóng viên, bộ trưởng đều ghé thăm. Lúc đó, chúng tôi đi vào rừng và tiếp tục lo càn quét giải tỏa xung quanh.
Các nhóm tuần tra của tôi cho tôi thấy điềm nào trong lòng chảo có thể dễ bị tấn công. Lòng chảo bị bao vậy bởi núi và các đỉnh núi. Tôi nhới lại hai lần khi tôi đến xứ Thái là đặt trọng pháo trên các đỉnh và từ đó tôi chiếm Sơn La, Mộc Châu và nhiều nơi khác. Ở đây, quân Việt Minh sẽ làm tương tự.
Đầu tháng 12, tiểu đoàn chúng tôi về lại Hà Nội cùng với quân của brèche Sau ít ngày nghỉ dưỡng, tôi thấy rõ là chỉ là một thời gian ngắn. Thật vậy, ngày 29-12, tôi nhận lệnh đi gấp sang căn cứ Séno ở Trung Lào. Tiều đoàn 6e BPC đã chinh chiến khắp Lạng Sơn, Tú Lệ, Điện Biên Phủ, Lào.
Tướng Franqui chỉ huy các khu và Gilles đón tôi. Họ nói chi tiết nhiệm vụ của tôi. Bảy tiểu đoàn Việt Minh đang kéo sang Lào. Chúng tôi phải cũng cố căn cứ, kiểm soát con đường và họ đến và nhất là phải đánh giá quân số của họ, định vị họ chính xác, kiểm tra lực của họ. trên giấy tờ thì là một nhiệm vụ dễ dàng. Lúc này, tôi nắm luôn tiểu đoàn của Brèche. Tôi không chắc anh sẽ đồng ý. Tôi chỉ là người cũ của anh trong vài tháng và chúng tôi có tính cách giống nhau. Anh ta thích thoải mái và cũng sẵn sàng hy sinh để làm nhiệm vụ. Anh không thích bị chỉ huy trên chiến trường. Gilles nói tôi:
- “Không sao, anh ta bên canh, mình sẽ hỏi”.
Brèche nhận lời.
- “Tốt!”
Lại bắt đầu phiêu lưu
Hôm sau, tôi họp các sĩ quan của tôi và của Brèche để giải thích phải làm gì. Trung đoàn dù 1er RCP lên phía Bắc bằng xa tải tận sông Sénoi cách đi 80km. Tiểu đoàn của tôi ngụy trang hoàn toàn và đi cùng đường nhưng về nghiêng về phía đông. Tôi nói rõ phương pháp: tiểu đoàn đánh du kích như tôi từng làm. Trước hết và nhất là với tin tình báo, sau đó chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh nhanh, rút gọn theo lội trình tính trước để tránh thiệt hại. Mục tiêu là bắt tù binh và tịch thu tài liệu.
Ngày 31-12, Chúng tôi bắt đầu phiêu lưu không biết chính xác sẽ lọt ổ chỗ nào. Tôi chỉ có đồng minh duy nhất là trực giác. Tôi còn sợ cái gì? Tôi chỉ huy hai tiểu đoàn tốt nhất của Đông Dương. Những ngày đầu chúng tôi hành quân, trinh sát và đặt trại khi đến một ngôi làng. Brèche ở Bản Nakhemay. Chúng tôi ở Bản Pho Xay. Không có gì thông báo và sự căng thẳng lên cao.
Chúng tôi biết Việt Minh rất gần. Mỗi chiều, chúng tôi đóng tại một điểm tựa vững chắc bao quanh bởi kẽm gai và mìn, khi bị tấn công thì sẽ không bất ngờ. tôi gởi thường xuyên các báo cáo về chỉ huy. Tiểu đoàn tôi đi về Bản Som Hong. Chiều ngày 4-1, lính Lào làm việc với chúng tôi thông báo Việt Minh đang đi về phía chúng tôi. Chúng tôi củng cố vị trí.
Ngày 5-1-1954, Le Boudec đi trinh sát về phía Tây và đụng trận cách vị trí chúng tôi vài trăm mét. Chúng tôi dội cối yểm trợ và gọi máy bay. Dù vậy cũng không thể đánh bật quân Việt Minh. Chúng tôi chuẩn bị bị tấn công. Brèche cầm cự.
Chừng hai mươi người bị loại khỏi vòng chiến. Tôi gửi máy bay tới cầm cự trong khi chúng tôi cũng sẽ cần trong vài phút nữa. Brèche phải rút lui. Anh ta hoàn thành tốt nhiệm vụ. giờ anh có thể về Séno. Trong vài giờ nữa anh ta sẽ không còn dưới quyền tôi. Tình hình công việc của tôi thêm phức tạp. Bản Hine Siu, một đồn phía nam vừa thất thủ. Quân lính đã rút vào rừng. Rõ ràng là Việt Minh ở phía bắc và phía nam tìm cách bao vây chúng tôi. Phía đông và tây cũng vị chiếm. Lúc trưa, chúng tôi tìm cách đánh phản công phía tây. Thiệt hại nặng hai phía. Chiều đến, chúng tôi không thể ngủ cũng như rút quân trong đêm. Các anh em lo lắng nhưng rất hăng. Tôi tung trinh sát ra mọi ngã. Kết quả đều giống nhau: có Việt Minh ở đó. Chúng tôi hoàn toàn trong vòng vây. Tôi gọi hàng giờ cho tướng Franqui:
- “Tại sao ngài không gửi máy bay đến tăng viện?”
- “Chưa đến lúc, hãy cầm cự”.
Sáng ngày 6-1, kỷ niệm ngày cưới lần thứ 12 của tôi. Năm nào tôi cũng đang chiến đấu và ít có thời gian nghĩ đến vợ con. Cuối cùng, không phải lúc để cho tâm trạng của mình. Hai người phái viên mật chạy về báo đã tìm thấy một con đường nhỏ không có Việt Minh.Tôi ngần ngại. Nếu đường trống, thì còn có thể thoát được. Nếu Việt Minh tấn công thì xem như chết sạch. Dù sao ở đây ít ra chúng tôi còn có thể phòng vệ và còn sống một số. Tôi quyết định: phản công. Vận may còn ở bên tôi… tôi gọi Franqui để xin toàn quyền, Ông đồng ý thêm một lần nữa. Các anh em sĩ quan đồng ý. Tương lai của tiểu đoàn tiếp tục đi tới.
Tấn công ! Thà phản ứng hơn là chịu đựng
Chúng tôi âm thầm rút khỏi làng. Sau đó hành quân suốt đêm theo con đường bí mật. Tôi liên lạc máy bay dội bom làng khi chúng tôi rút đi. Chúng tôi im lặng xếp đồ đạc. Tất cả hành quân thành hàng một nối nhau đi giữa rừng. Địch không hề hay biết. Các nhóm đi đầu đã cách làng vài trăm thước. Phân đội sau cùng đang rời làng. Tất cả các anh em đều đã trên đường đi. Một phút sau, Việt Minh tràn lên tấn công. Không thấy phản ứng gì và họ không hiểu gì cả. Lúc đó máy bay xuất hiện và dội bom xả đạn xuống. Quân Việt Minh bị phát hiện và không phản ứng gì kịp. Chiến dịch thành công hoàn toàn. Tuy nhiên chúng tôi phải tiếp tục vì bị địch theo sát gót.
Tôi rất rành chuyện này. Đêm đến, chúng tôi tiếp tục đi. Chỉ còn vài giờ để mà thoát ra. Một lần nữa, tiều đoàn của tôi đã thành công vang dội. Hơn 400 quân đội Việt Minh bị hạ trong khi thiệt hại về phía chúng tôi rất nhỏ. Cuối cùng Việt Minh bỏ kế hoạch tấn công sang Trung Lào. Chỉ huy cấp cao mừng reo chiến thắng. Họ xem như đã đánh bại quân đội Việt Minh. Thực tế, tướng Giáp để cho quân của ông bao vậy Điện Biên Phủ. Chúng tôi ở đến cuối tháng 2 trong vùng này để dưỡng quân, tập luyện và càn quét để biết chắc Việt Minh đã rút hết. Tình hình xem như đã yên ổn.
Chúng tôi quay về Hà Nội với vài ngày nghỉ ở trung tâm huấn luyện. Các tin tức không được khả quan đến. Trong những ngày tôi ở Lào, áp lực lên Điện Biên Phủ ngày càng cao. Gần như không thể nào đi ra khỏi khu đồn trú. Máy bay đến tiếp tế hàng ngày và mang đi các quan tài tử sĩ về. Tiểu đoàn 6 chúng tôi chôn tử sĩ trong nghĩa địa của ngôi làng.
Chúng tôi quấn họ trong dù và vinh danh họ. Làm sao có thể tưởng tượng trong hai tháng chiến đấu đã hoàn toàn làm đảo lộn xứ này, chôn vùi những nấm mồi tội nghiệp? Không còn một vết tích của những anh hùng chết vì nước Pháp.
Suốt tháng 1 và 2, tướng Giáp cải tiến lực lượng của ông. Ông biết không thể rời trại. Lính của ông đã tiến sát và thiệt hại sẽ rất cao. Bộ tham mưu không chịu hiểu điều đó. Họ rơi vào bẫy mà tướng Giáp đã giương ra. Hai tiểu đoàn mũi nhọn của tôi và Brèche được đưa sang Lào để chặn địch là trung kế nghi binh của tướng Giáp. Navarre và Cogny buông nổi nỗ lực của mình ở Điện Biên Phủ. Các cuộc oanh tạc vào vị trí Việt Minh thưa dần và các nhóm lính không phải hoạt động hoàn toàn hữu hiệu.
Cuối tháng 2, Cogny triệu tập tôi
- “Bruno, anh ra sân bay Cát Bi liên lạc với trung tá Brunet và phụ ông ta phòng vệ. Tôi linh cảm ổng sắp bị tấn công”
Thật vậy, Điện Biên Phủ chỉ đứng vững nhờ vào tiếp viện hàng không. 104.000 người bao vậy Điện Biên Phủ. Tất cả 5 sư đoàn. Khó mà nói quân Pháp có thể vượt qua. Chắc chắn Việt Minh định sẽ phá hủy tối đa các máy bay đang đậu ở đó.
Ngày 1-3 tôi trìnhh diện Brunet:
- “Thưa đại tá, em được lệnh bảo vệ căn cứ”
Tôi biết tôi làm Brunet giận. Vì ông không có nhận được lệnh ai cả. Cogny “chơi” tôi và ông đủ mạnh để bảo vệ căn cứ. T6i quay về báo lại cho Cogny và quân của tôi được đặt tại điểm chốt cách sân bay vài mét. Tôi ra lệnh khi bị tấn công và thức suốt đêm. Lúc 4 giờ sáng, Việt Minh tấn công. Chúng tôi phản công. Ba chiếc máy bay bị nổ.
Quân Việt Minh rút sau khi xả đạn và những máy bay khác. Brunet đến cười và xin lỗi tôi vì ông đã dại dột. Chúng tôi bắt đầu thân nhau. Chúng tôi cùng nhau canh giữ căn cứ. Không còn trận càn nào nữa. Chúng tôi cùng nghe tin tức về những ngày đầu chiến cuộc ở Điện Biên Phủ. Việt Minh đã tấn công từ đêm ngày 1 đến 13-3. Tướng phe ta hy vọng đánh bại quân của tướng Giáp trong khu lòng chảo và ép buộc họ lộ mặt đánh nhau trên mặt đất… Sự việc tiến triển quá xấu.
Người của tôi: tin tưởng và gắn bó nhau
Ngày 15 tháng 3, Cogny lại triệu tập tôi:
- “Bigeard, tình hình xấu. Việt Minh tấn công bất ngờ. Hai cứ điểm Gabriell và Béatrice mất. Hai tiểu đoàn bị tiêu diệt và pháo binh bất lực. Ngày mai anh sẽ nhảy dù. Xem thử những gì anh có thể làm”.
16 tháng 3, một lần nữa tôi lại lên máy bay. Các lính của tôi luôn luôn phải chiến đấu không nghỉ. Nhiều người hết hạn nhưng anh em sẵn sàng quay lại. Chuyện duy nhất tôi tin tưởng là người của tôi và tình anh em với nhau. Tình cảm này đã huấn luyện chúng tôi ngoài giới hạn con người. Khi đụng trận thì anh em chúng tôi kề vai sát cánh để có thể đi đến mọi nơi. Khi nhảy xuống Điện Biên Phủ, ta và địch lẫn lộn tứ phía nên không thể bắn lầm. Chúng tôi không ai sợ hãi.
Phải chắc nếu ai trước mặt mình, với cùng đồng phục, phù hiệu mà chỉ súng về phía mình thì, có nghĩa là Việt Minh sát bên chúng tôi. Không được sai lầm. Đối diện cái chết chung để làm bổn phận thì chúng tôi phải có liên hệ thắm thiết nhau và có những thách thức. Nhiệm vụ càng khó thì chúng tôi càng thích. Chúng tôi ganh tỵ một tiểu đoàn khác được chỉ định lãnh nhiệm vụ tự sát. Người ta không thấy rằng chúng tôi đã thoát những cái chết chắc chắn. À không, người ta cho rằng người ta không tin tưởng chúng tôi.
15 giờ, chúng tôi đã bay sát đến Điện Biên Phủ. Bắn nhau khắp nơi. Mây đen trên trời. Súng phòng không Việt bắn lên đáng sợ. Chúng tôi nhảy cách cứ điểm Isabelle 6km về phía nam của khu đồn trú. Tôi tiếp đất và tuyệt đối tránh rơi bằng chân phải vì bị thương trước đó vài tuần. Trời! cú sốc làm tôi đau… Cuối cùng, tôi cũng đứng dây được. Martial và điện đài liền có mặt cạnh tôi. Tôi ra lệnh có các sĩ quan.
- “Tập kết quân và đi về hướng Điện Biên Phủ”
Tôi điều khiển trên bộ chỉ huy của Isabelle. Cứ điểm ở đầu phía nam do lính lê dương đóng, bị thất thủ cùng lúc với Điện Biên Phủ mà gần như không đánh đấm gì.
Tôi vào bộ chỉ huy, không khí buồn thảm. Mọi người im lặng. Dù sao binh đoàn lê dương cũng còn mạnh. Tôi gặp trung tá Lalande đội nón trong hầm bộ chỉ huy. Chính xác hôm đó là ngày 13-3, chỉ huy cứ điểm Béatrice bị pháo chết trong hầm. Không ai ngờ rằng Việt Minh có trọng pháo.
- “Chào đại tá. Đại tá có thể bố trí cho tôi mượn chiếc jeep? Chân tôi bị chấn thương nhẹ”.
Chuyện đó thì được, không ai dám xài xe vì quá nguy hiểm. Tôi cùng Martial ngồi bên cạnh chạy xe ngoằn ngoèo giữa mưa pháo đến nơi người ta gọi là thành trì. Tôi không nhận ra nhiều so với hồi tháng 11. Không còn cây cỏ, không còn gì do bị pháo vày nát. Dây kẽm gai khắp nơi, không có dấu hiệu nào của sự sống. 12.000 người bị chôn chân tại đây. Một cảm giác chết chóc xung quanh. Trong bộ chỉ huy, còn tệ hại hơn. Tôi phải chui sâu xuống đất vài mét để gặp De Castries. Lâu nay tôi chưa gặp ông. Sau khi Gilles ra đi, ông đã thay quyền chỉ huy Điện Biên Phủ.
- “Mừng gặp lại anh, Bruno”.
Tôi thấy ông lo lắng với nét mặt căng thẳng. Tuy nhiên, cuộc chiến chỉ mới kéo 60 giờ. Chúng tôi bàn bạc nhưng ông không đưa ra một hướng dẫn chính xác. Hình như ông không thể làm chủ tình hình. Tôi chờ muốn ra ngoài không khí tự nhiên để gặp lại các anh em binh sĩ. Chúng tôi phải đóng quân trên đỉnh Eliane 4. Không có gì dự kiến dành cho chúng tôi. Trước khi chiều đến, lính của tôi đã đào hố và tôi đặt bộ chỉ huy.
Phía đông cứ điểm của tôi tại Eliane 4 có tiểu đoàn 5eBPVN[11]của Botella, một người lính dù có bằng cấp đã tham gia chiến dịch tại Pháp, thẳng tính, một người anh em đúng nghĩa. Từ khi anh biết tôi ở đây, anh tìm gặp tôi.
- “Bruno, xin đặt dưới quyền của anh. Anh thấy đó, ở đây như là một đống hổ lốn”
Anh kể tôi trận phản công chết chóc mà anh tham gia hôm trước khi mà lính dù vừa đến, nhiều người hèn nhát đã không muốn tiến lên. Chúng tôi làm xong hệ thống phòng thủ tại Eliane 4 cùng với hố đào, giao thông hào, kẽm gai, ván gia cố hầm… Theo cách của Việt Minh, tôi cũng đào một hố đất để tránh miệng pháo bị pháo kích. Khi bị Việt Minh tấn công, khu trại không được bảo vệ. Cuối ngày, một sĩ quan của tôi, Lepage được Langlais , chỉ huy các lực lượng can thiệp, gọi vào. Ông muốn sai đại đội của Lepage đi trinh sát. Tôi phóng xe jeep đến chỗ gặp Langlais.
- “ Thưa đại tá, tôi chỉ huy tiểu đoàn của tôi. Ông không có quyền ra lệnh người của tôi. Congy đã nói tôi rằng không có gì được chỉ huy ở
đây. Việc này phải thay đổi”.
Tôi gặp Langlais ở Saint-Brieue. Tôi không thích ông, một người lạnh lùng và dễ kích động. Ông đứng đối diện tôi nói:
- “Bigeard, tôi là dân Bretagne. Tôi có cái đầu cứng. Anh là dân Lorraine. Mội người chúng ta đánh vào cột xem ai cứng hơn ai”
Tôi ngần ngại. Sau đó chúng tôi cười và ra ngoài với nhau. Chúng tôi đã tìm cách hợp tính nhau. Trong suốt một tuần, tôi đi xem bố trí, đánh giá lực lượng, tìm vị trí địch. Tôi đo tầm mức thảm họa. Khu trại chưa hoàn toàn sẵn sàng đón địch. Từ khi tôi ra đi hồi tháng 12, chưa có gì được thực hiện nghiêm chỉnh. Hào đào chưa đủ sâu. Hầm chưa đủ kiên cố. Người của tôi được bảo vệ tốt hơn khi họ đào hố chỉ cho một buổi chiều! Phi đạo máy bay giờ chỉ là một kỷ niệm. Pháo phía Việt Minh làm máy bay không thể lên xuống. Chỉ còn cách sử dụng dù. Tinh thần binh lính đang xuống. nhiều người đã hết tin tưởng. Pháo binh chúng tôi: 14 phát 105 ly thay vì bắn 27.000 phát; 10.000 phát 120 ly thay vì 22.000 phát; 1.400 phát 155 ly thay vì 2.600 phát. Các khẩu pháo còn không thể tự bảo vệ và hoàn toàn vô hiệu trước pháo binh Việt Minh. Pháo của họ được chôn trên sườn núi, khi bắn thì kéo ra, sau đó được kéo vào nên ta không thể bắn trúng. Đám cố vấn Tàu đã bày cách rất hay.
Đại tá Piroth đã tự tử trước ngày tôi đến bằng cách nằm trên quả lựu đạn.
Từ trái sang: Thiếu tá Guiraud (1er BEP) , Đại úy Botella (5e BPVN),
thiếu tá Bigeard (6e BPC), thiếu tá Touret (8e Choc), trung tá Langlais (chỉ huy phòng thủ), Trung tá Séguin-Pazzis (Phụ tá của De Castries)
Tôi ăn ý với Botella. Chân tôi còn chấn thương nhưng không sao. Tôi đến bệnh viện và gặp bác sĩ Grauwin lần đầu. Một người đáng phục, khỏe mạnh, cởi trần và hút thuốc liên tục. Ông mổ ngày đêm trong điều kiện tệ hại. Những chiếc giường trắng tinh với những cô y tá và đầy đủ thuốc men chỉ là một giấc mơ ở đây. Ông chích tôi vài mũi vào động mạch đùi để tôi bớt đau. Tôi cũng lần đầu gặp Geneviève de Galard. Tên cô sau này nổi tiếng khắp thế giới. Cô là người đàn bà duy nhất trong trại. Thật vậy, đó là một nhân viên PFAT như những nữ đồng nghiệp khác. Cô bị kẹt ở đây do máy bay bị phá hủy. Cô là người nâng đỡ tinh thần cho nhiều thương binh.
Geneviève de Galard
Toàn trại bắt đầu biết tiều đoàn 6e BPC ở bên họ và họ lên tinh thần. Nếu bộ tham mưu gửi tiểu đoàn tinh hoa đến có nghĩa là chưa thất bại: họ sẽ không gửi tiểu đoàn vào chỗ chết. Nhưng Bruno chưa được toàn quyền… Dù sao, Bruno may mắn còn chiến đấu… Nếu bộ tham mưu biết điều đó. Tôi chỉ là một lính dù chỉ biết tuân lệnh mà không được bình luận gì.
Ngày 25 tháng 3, Tôi ở đây đã chín ngày và chúng tôi đã chuẩn bị nhưng cũng không thoải mái. Tôi cảm thất chật hẹp. Ởđây không phải là nơi đánh nhau tôi quen thuộc và nhất là tôi chỉ là một tiểu đoàn trưởng giữa những chỉ huy cao cấp. Cuối cùng thì de Castries gọi tôi đến:
- “Bruno, Hà Nội bảo tôi là không thể bứng các ổ phòng không phía tây đang ngăn cản máy bay thả dù. Anh được toàn quyền giải quyết việc này”.
Tôi không quên sự thành thật của de Castries đã làm chứng cho mối quan tâm của tôi và tin tưởng giao trách nhiệm cho một tiểu đoàn trưởng bình thường! Chiều trong cuộc họp ngắn ở bộ chỉ huy, tôi tổ chức bố trí các phương tiện: các vị trí pháo của trại, máy bay ở Hà Nội, tiểu đoàn 6e BPC của tôi, tiểu đoàn 8e BPC của Tourret. Tiểu đoàn hạng nhẹ của lê dương và tiểu đoàn dự bị 1er BEP sẽ đón địch.
Sáng ngày 26 tháng 3, Chúng tôi bắt đầu tập trung pháo vào vị trí Việt Minh. Khi ngưng pháo, tiều đoàn 6 và 8 tấn công vào các vị trí địch.
Thành công đầu tiên do công của Bigeard.
Lúc 6h15, liên lạc với nhau, cuộc chiến tàn khốc, thỉnh thoảng có giáp lá cà. Quân ta tiến lên, bám trụ. Tôi ngồi trong hố bom ra lệnh cho các đơn vị. Tôi tổ chức bộ binh, pháo binh, máy bay cùng một đại đội thiết kỵ duy nhất. Hai ngàn người đồng lòng, cương quyết anh dũng chiến đấu mà tôi không thể kể lại vì quá nhiều thứ để kể lại.
Lúc 15 giờ,quyết định rút quân. Pháo binh, máy bay và khẩu đội của Allaire bảo đảm tuyến sau của tôi.Trận đánh trong ngày dữ dội với thương vong phe ta đáng kể: 20 chết (trong đó có hai sĩ quan), 70 bị thương và hai xe tăng bị phá hủy. Việt Minh bị thiệt hại nặng hơn:350 chết, 5 đại bác 20, 12 đại liên 12 ly 7, 2 bazooka, hàng chục tù binh. Phi công chúng tôi giờ có thể yên tâm hơn. De Castries ôm hôn tôi khi tôi trở về:
- “Hoan hô, anh đã thành công như mọi khi”
Hà Nội không nhắc lại nữa. Thêm một lần, bộ tham mưu từng nói: “Thua rồi” và liền sau một cú, mọi người lên tinh thần. Thành công đầu tiên do công của Bigeard. Lần nữa tên tôi lên báo như người được tuyên dương. Đến ngày nay còn là sự thật khi nghe nói Bigeard ở đây, Bigeard ở kia. Trong khi tôi chỉ là tiểu đoàn trưởng. Có những trung tá, đại tá nhưng người
ta chỉ nhắc tên tôi. Như vậy, chứng tỏ còn thiếu ai đó như là ông tướng chỉ huy. Tôi không tha thứ cho ông được.
Hàng hàng, nhiều người vô danh tình nguyện nhảy xuống Điện Biên Phủ dù biết là chết nhưng họ vẫn làm vì hãnh diện được phụng vụ tổ quốc. nhưng trừ ông tướng…Tất nhiên tôi hạnh phúc vì đã thành công nhưng tôi không ảo tưởng. Tôi cần phải cố gắng thêm vì chắc chắn còn thiệt hại. nhưng việc tiếp viện nhỏ giọt. Khu vực thả dù bị thu hẹp. Nhiều hàng tiếp tế rơi sang đất địch…
Ngày 30-3, cuộc chiến năm ngọn đồi bắt đầu. Tướng Giáp quyết dứt điểm một lần. Cuối ngày, một trận mưa pháo dội trên khu Dominique và khu Eliane. Chắc chắn họ sẽ tấn công lúc chiều đến. Quả nhiên, họ trán quân ra khắp nơi, nhiều nơi bị quân Việt Minh tràn ngập nhanh chóng. Trong vài phút, Dominique 1, Eliane 1 và Dominique 6 bị mất. Trên Eliane 4, chúng tôi ở mũi nhọn trận đánh mà đáng lẽ chúng tôi là quân dự bị!
Eliane 2 còn giữ được. Chỉ huy Nicolas và lính Maroc bám trụ. Thình lình tôi nghe Langlais gọi điện đài báo sẽ có oanh tạc tại vị trí ông tưởng rằng đã mất. “Đừng chơi ngu!” Rồi Langlais gởi năm đại đội lê dương đến điểm chính. Từ đỉnh chốt của tôi, tôi nghe quân lê dương tấn công vừa hát. Có ai đó bắt giọng rồi anh em hát theo.
Ngày 31-3, lúc 8 giờ, Eliane 1 và Dominique 1 thất thủ. Eliane 2 và 4 còn cầm cự. Hà Nội hứa gửi tiểu đoàn tăng viện để giúp chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất nếu chúng tôi cầm cự đến trận tấn công kế tiếp. khi chờ đợi, tôi lập kế hoạch tái chiếm Eliane 1 và Dominique 1 nhanh nhất.
13 giờ 30, Lần nữa, tiều đoàn 6 và 8 sát cánh nhau.15 giờ, Eliane 1 đã được tái chiếm và Dominique được chiếm lại phân nữa. Lúc này, Hà Nội thông báo: “Không có tăng viện”. Đúng là lũ chơi xấu. Họ bỏ rơi chúng tôi. Chúng tôi không thể tự cầm cự. Nhất là Việt Minh đang đánh mạnh. Chúng tôi phải rút về vị trí ban đầu và cầm cự thêm một đêm. Eliane 2 và 4 là những pháo đài cuối cùng của sườn phía đông.. Langlais cho tôi tự phán xét. Nếu liệu không giữ nổi tôi có quyền cho rút quân. Tôi phải cho Langlais , de Castries và Việt Minh biết tay. Ngày 1 và 2 tháng 4, áp lực giảm bớt. Tướng Giáp muốn bứng các ngọn đồi một lần nhưng đã thất bại. nhiều người bên kia đã chết nên ông phải nghỉ quân.
Tăng viện đến nhưng quá trễ. Hà Nội không hiểu gì cả.
Họ tăng viện nhưng không còn quân tinh hoa. Những ngày đầu tháng 4, lính Thái đào ngũ. Huguette 7 và Anne-Marie không đánh mà mất. Tôi nhớ lại những năm tung hoành với đám lính Thái. Họ ở đây không phải để bị bó buộc. Họ cần không gian để hoạt động. Nhất là lại không phải cuộc chiến của họ. Ngày 2, 3, 4 tháng 4, quân của Brèche đến từng nhóm nhỏ. Ngày 4, Brèche nhảy dù xuống. Tiếc rằng người ta lại không tăng viện ngày 31 trong khi ta đang cần quân để có thể tái nhiếm Dominique và Eliane. Việc này cho thấy Hà Nội không hiều gì cả. Họ tiếp tục áp dụng nhưng quy định ngu ngốc khi mà tình hình trở nên tuyệt vọng. Langlais không ngừng chửi đám tham mưu từ chối gởi quân với lý do họ chưa có bằng nhảy dù. Tuy nhiên những người tình nguyện thúc đẩy. Những anh hùng vô danh sẵng sàng nhảy dù cú chót, dù rằng để chết, tất cả cũng vì danh dự.
Ngày 5 tháng 4 lúc 20 giờ, Việt Minh tấn công ồ ạt trên Huguette 6. 100 lính lê dương chống trả với 4 tiều đoàn Việt Minh. Langlais tổ chức phản công nhưng đại đội 8e Choc[12]bị kẹt cách đồn 100m.
5 giờ sáng. Tôi theo dõi cuộc chiến trực tiếp trong bộ chỉ huy. Langlais kêu tôi lên kế hoạch phản công. Không khó khăn gì. Tôi lập kế hoạch chỉ với hai đại đội bổ sung cùng với pháo binh và máy bay. Chúng tôi chiến lại khu đất. Nhưng lần nữa lại thất bại: có lẽ là trận phản công sau cùng mà tôi có thể tổ chức. Chỉ có những đội quân tinh hoa dày dặn kinh nghiệm mới có thể thành công chiến dịch này.
Trong 12 ngàn quân ở Điện Biên Phủ, chúng tôi chỉ có 3000 quân tếp tục chiến đấu. Số còn lại đều chết hay bị thương. Nhiều người còn lẩn trốn, chờ đêm đến lén lút ra lượm hàng dù tiếp tế. Người la gọi là lũ chuột sông Nậm Rốm. Tôi còn tin chiến thắng, người ta không thể bỏ rơi chúng tôi.
Giữa ngày 6 và 10 tháng 4, Có một lúc tạm ngưng. Một hôm tôi cùng Botella đi trinh sát cùng với trung úy Bourgeois của tôi. Chúng tôi lú đầu khỏi hầm để quan sát thì Một tràng đạn bắn trúng khiến Bourgeois chết trong tay tôi sau đó với nụ cười còn trên môi. Rõ ràng tôi luôn ấn tượng những người chết anh dũng trong chiến đấu một cách vinh quang mà không hề hay biết.
Ngày 10 tháng 4, ngày nàyTôi còn tin vào chiến thắng và tôi cố cầm cự từng ngày. Người ta không thể bỏ rơi chúng tôi. Quân tăng viện sẽ tới. Người Mỹ sẽ can thiệp. Họ sẽ oanh tạc quân Việt Minh. Khi chờ đợi phải hư
trương thanh thế. Chẳng hạn như Aiialre đã từng cho kéo các khẩu pháo từ điểm này sang điểm kia, bắn vài phát để cho thấy chúng tôi còn vũ khí nặng. Tôi chuẩn bị tái chiếm Eliane 1. Tôi bắt chước Việt Minh đào hào đến sát mục tiêu.
Tôi đề xuất cho Langlais là người xuất phát. Một thành công do hàng chục người chiến sĩ tinh hoa lập nên. Quân Việt Minh bỏ lại tại trận hơn 600 xác. Không một ai trong số họ bỏ vị trí chiến đấu. Quả là anh hùng! Người đàn bà trong địa ngục chiến tranh.
12 tháng 4, de Castries gọi tôi lần nữa:
- “Bruno, anh đã làm được việc từ khi anh đến đây, tôi phong anh làm chỉ huy lực lượng can thiệp. Anh đặt chủ huy anh tại đây” - “Thưa đại tá, tôi thích giữ tôn ti hiện tại. tôi sẽ trợ lý cho Langlais, người đang đóng tại đây. Không sao hết, chúng tôi hợp nhau”.
Từ đó, tôi rời vị trí tại Eliane 4 cho người của tôi nắm. Tôi đến làm chung bên Langlais ở hầm chỉ huy GONO[13]. Cấp bậc không còn quan trọng nữa. Phải chấp nhận như vậy. Brechignac chiếm các điểm cao phía đông. Chenel bên lê dương, chiếu điểm thấp phía đông. Thiếu tá Guiraud chiếm phía bắc Điện Biên Phủ. Anh Tourret trung thành của tôi chiếm Epervier và thiếu tá Cadot chiến phía Nam. Langlais và tôi luôn bên nhau, kể cả ăn và ngủ. Chúng tôi thành những người có trách nhiệm mới trên giá trị duy nhất của các chỉ huy có sẵn. Hàng ngày chúng tôi họp ngắn lúc 9 giờ sáng trong hầm chỉ huy. Chúng tôi có mặt đủ: sĩ quan không yểm, pháo binh, và Pazzis đại diện cho de Castries.
Chúng tôi định vị trí tiến đánh của địch, đánh giá phương tiện, lập kết hoạch phản công và ra lệnh có các chỉ huy và đại úy. Không còn ngần ngại gì cả và lực lượng cứ thế hoạt động mà hạn chế dần. Bệnh viện bên cạnh. Hàng ngày tôi thấy thương binh đến, người thì mù, gãy chân, máu me.. Thường họ nằm tại hào mấy ngày trước khi đến đây. Đạn từ phía Việt Minh bắn rát và họ không tôn trọng cờ hồng thập tự. Chúng tôi không thể di tản thương binh đến trạm xá. Thường tôi hay gặp Geneviève de Galard. Mỗi lần cô gặp tôi ở bệnh viện, cô cản tôi:
- “Bruno đừng đi, rất kinh khủng. Nếu anh thấy thì anh không còn muốn chiến đấu nữa”.
Nhưng tôi vẫn cứ đi xem. Thường tôi kêu gọi người tình nguyện ở đây.
Họ đều tình nguyện dù bị chột, đứng dựa trên vũ khí. Họ biết rằng lần này họ sẽ không thoát. Họ còn không có sức khi rút lui khi Việt Minh tấn công. Không quan trọng, họ nghĩ họ còn bắn súng máy được, họ còn có ích. Họ có lý. Người ta đang cần mọi người chiến đấu. Một hôm lặng pháo, bác sĩ Grauwin tìm tôi bảo:
- “Bruno, anh có trong lượng ở đây. Anh phải ngưng chiến. Không thể kéo dài được nữa”. Bác sĩ cứ tiếp tục công việc của mình, Tôi cố cầm cự một ngày, một ngày nữa..”
Chúng tôi đã cầ cự hàng ngày, hàng tuần, gần như hai tháng khi mà tất cả mọi người nghĩ rằng căn cứ sẽ bị quét sạch trong vài giờ. Chúng tôi đã cầm cự nhưng không hề có quân tiếp cứu.
Ngày 15 tháng 4, De Castrie được thăng thiếu tướng, Langlais và Lalande được thăng đại tá. De Pazzis và tôi được thăng trung tá. Hà Nội đã trả giá quá rẻ. Họ chắc chúng tôi không thoát và thăng chức để trấn an chúng tôi. Họ đã mơ. Chúng tôi không tha thứ việc họ tiếp tục xoay trở và tăng viện quân nhỏ giọt. Langlais mất nhiều giờ chửi bới các cấp cao:
- “Gửi cho chúng tôi lính, đừng để chúng tôi tan rã”.
Hàng đêm, chúng tôi nhận vài người, toàn là những lính tình nguyện trẻ có người chưa tới hai mươi. Họ ở âm thầm tại Hà Nội nhưng họ muốn nhảy dù lần chót. Dù sao họ biết rằng cũng sẽ thua. Họ muốn bên cạnh chúng tôi. Quả là anh hùng. Thỉnh thoảng, còn không thể gia nhập hàng ngũ chúng tôi. Vùng thả dù chỉ còn là kỷ niệm. Họ được thả dù vào giữa các hào, lô cốt. Nếu có một tý gió là họ bị đấy bay sang vùng của Việt Minh.
Địch theo dõi sự bóp nghẹt và Hà Nội không làm gì được. Điện Biên Phủ như ngọn đèn cháy gần tắt. Người ta biết rõ bộ tham mưu nghĩ gì. Chỉ có 12.000 người trong lòng chảo trong khi chúng tôi có ở toàn Đông Dương hai mươi lần nhiều hơn. Nhưng vấn đề là tất cả quân tinh hoa ở đây. Nếu chúng tôi thua thì sẽ là thảm họa.
Ngày 18 tháng 4, Huguette 6 bị vây hoàn toàn. De Casttrie quyết định rút bỏ. Việc tiếp tế trả giá đắt. Đại úy Bizard, người của Brèche, 29 tuổi, dân trường Saint-Cyr, chỉ huy giữ vị trí. Tôi báo cho anh rằng tôi khó mà giúp anh.
“Không sao Bruno, em tự xoay trở một mình. Lính của anh lấy bao cát trước bụng để chống đạn. Các thương binh được để tại chỗ. Người khác ra
khỏi vị trí. Họ vừa chạy vửa xả đạn vượt qua các hào của Việt Minh. Nhiều người gục ngã, người khác tiếp tục chạy. Họ vượt qua 100m ngăn cách với chúng tôi. Phân nửa số quân bị thiệt hại nhưng không thể làm gì khác. Thật đáng phục. hàng ngày, hàng giờ, các hành động anh hùng diễn ra tại đây…
Kiệt sức, chán ngán, tiếp tục chiến đấu
Ngày 23-4, lúc 5 giờ, Huguette 1 thất thủ. De Castries ra lệnh tôi và Langlais tái chiếm. Vì vị trí Huguette bảo vệ phi đạo nên rất cần thiết. Chúng tôi phản đối và các anh em bị thương, thiệt hại và nhiều đêm không ngủ, đạn dược bắt đầu thiếu.. De Castries vẫn duy trì lệnh. Tôi chuẩn bị kế hoạch. Chỉ còn có một tiểu đoàn 2e BEP của thiếu tá Lissenfeldt còn tương đối mạnh để có thể tấn công. Tôi hướng dẫn kế hoạch. Tôi cũng thức trắng nhiều đêm mệt mỏi nên tôi giao Lissenfeldt chỉ huy chỉ một tiểu đoàn rồi tôi ngủ. Vài giờ sao tôi bị đánh thức.
- “Bruno, dậy mau, De Castries lo lắng. Trận phản công gần như hết khí thế”.
Tôi ra thực địa. Quả là tai họa, hai tiểu đoàn bị kẹt trước Huguette vài mét. Phân nửa quân số bị loại khỏi vòng chiến. Coi như thất bại. phải rút quân. Một sự thất bại kinh khủng. Tôi phải theo dõi suốt trận phản công, không dám giao cho ai khác.
Từ hôm đó, cuộc chiến kéo dài đến tận ngày 7-5. Tôi cũng không biết chúng tôi đã cầm cự như thế nào. Trước hết do thiếu người. Trong vài điểm tựa, gần như không còn đạn dược. Người ta phải cân nhắc khi liệng từng trái lựu đạn, đếm từng băng đạn còn lại. Chúng tôi chỉ còn một nhúm quân để chiến đấu. Hầu hết đều không ngủ hay ngủ rất ít. Chúng tôi phải uống café, hút thuốc để cố cầm cự… Dù vậy chúng tôi vẫn hy vọng… Tướng Giáp cũng mệt mỏi.. Mùa mưa đã đến làm việc nhận đạn dược khó khăn. Chúng tôi bám trụ bằng mọi giá.
Ngày 7-5, ngày cuối cùng, năm mươi bảy ngày chiến đấu…Thật kỳ lạ. Chẳng còn gì. Chỉ còn những con ma. Bệnh viện chật ních thương binh và người chết; không còn hầm nào đứng vững. Chúng tôi ở trong tình trạng thứ hai. Tôi như là sống trong ác mộng. Trận phải công sau cùng của Brèche vì danh dự. Elienae 4 thỉnh thoảng được tái chiếm. Tôi muốn ra tận nơi. Tướng Giáp cảm thấy có thể dứt điểm nên tăng cường hỏa lực. Chỉ còn khu trung tâm còn kháng cự. Chúng tôi dự tính mở đường máu bằng hai đạo quân dù và lê dương. De Castries trấn an tôi rằng ông sẽ chiến đấu đến cùng và sẽ làm nghi binh. Các sĩ quan của tôi bảo rằng không thể vì binh lính chỉ còn sức đi vài cây số là cùng.
12 giờ trưa, De Castries báo chúng tôi: Hà Nội quyết định ngưng bắn. Chúng tôi không đầu hàng, không có cờ trắng . Chúng tôi sẽ ngưng bắn lúc
17 giờ. Khắp nơi có một không khí khó tả. Mỗi người lo phá hủy mọi thứ không cho quân Việt Minh có thể sử dụng được. Ở hầm chỉ huy, Langlais đốt chiếc nón bêrê đỏ và đội chiếc nón đi rừng. Geneviève de Galard ở đó và tôi trấn an cô rằng Việt Minh sẽ không làm hại một người phụ nữ. Martial bên cạnh tôi. Anh không tin điều đó và hỏi Bruno may mắn “Mình sẽ thoát không ?”.
Không, tất cả đã chấm dứt. Tiểu đoàn thiện chiến của tôi bị triệt hạ. Tôi từng một thời như lãnh chúa vùng này và kết thúc bằng một trò nắm gân ngoạn mục. Đúng là quân đội oai hùng của nước Pháp đã thất bại trước những người dân Bắc Kỳ vốn xưa nay bị khinh rẻ. Không ai từng xem họ là đàng hoàng. Sự hăng sai, sức kháng sự và tính ngoan cường của họ đã đạt đến đỉnh kiêu hãnh, mù quáng, và sự hẹp hòi của tư tưởng chính trị và của các vị tướng…
Lúc 17 giờ, Chỉ còn vài phát súng và chấm dứt. Quân Việt Minh đã hiểu. Lúc này họ tiến lên để xem sao. Một sự im lặng chết người bao trùm khắp nơi.
Lúc 18 giờ, hàng ngàn quân Việt Minh xuất hiện trên phi đạo, trong hào. Tôi hiểu việc gì xảy ra.
- “Mau lên, mau lên..”
Đó là sự cầm tù. Một bài học. Tôi đã từng tưởng tượng sẽ không bao giờ xảy ra cũng như không thể nhục nhã như thế. Chúng tôi hàng ngàn người chui rúc như những con chuột. Quân Việt Minh bắt chúng tôi chui ra. Chúng tôi không giơ tay đầu hàng. Sự việc diễn ra căng thẳng như thế. Trên hầm chỉ huy, lá cờ đỏ sao vàng được cắm. Họ đã thắng và chúng tôi đã thua. Tôi không bao giờ tin chuyệnn đã xảy ra , tôi tin những người của tôi, sự may mắn cũng như mục đích của chúng tôi… Người ta đã bỏ rơi chúng tôi. Nhiều hàng tù binh đi khắp nơi. Nhiều người đi qua tôi ra dấu với tôi. Tôi nghĩ đến họ và sự hy sinh của họ. Tiểu đoàn dù của tôi trên 800 người giờ chỉ còn khoảng 40. Những người còn lại đều mất tích và chết. Họ đã chiến đấu đến cùng, và chẳng được gì…
Bị cầm tù, bốn tháng kinh hoàng tột độ
Tôi bị bắt giải đi xa ngay. Thật kinh hoàng. Với nhiều người thì bốn tháng này là một địa ngục. Đầu tiên là cuộc đi bộ về trại tù. Tôi có ý định vượt ngục với Brèche và Voineau. Hôm sau chúng tôi bị bắt lại do Việt Minh chờ đón đường chúng tôi tại đúng một lối đi có thể qua. Chúng tôi bị giải ngay ra tòa án nhân dân. Voineau bị xử trước. Anh oai hùng móc con mắt bằng thủy tinh đặt trên bàn, nói rằng anh đã mất một con mắt để thắng Cộng sản và anh sẽ tiếp tục đến hơi thở cuối cùng. Việt Minh tát anh và la hét. Anh sẽ bị tử hình ngày mai. Kế đó, đến lượt Brèche. Anh giả điên. Việt Minh tưởng thật và cho anh đi bệnh viện. Sau cùng là tôi. Họ nói:
- “Bigeard, việc này đã kéo dài. Anh sẽ bị xử bắn ngày mai”
Một đêm dài trôi qua. Nhưng tôi vẫn còn tin tưởng. Họ đã ngưỡng mộ tôi quá mức để làm điều đó. Quả vậy, chúng tôi được tha chết. Tôi bị trói tay sau lưng trong nhiều ngày. Sau đó chúng tôi đến trại…
Ngày 18 tháng 6, họ gom chúng tôi trong một khu rừng thưa. Chúng tôi không phải không ngạc nhiên khi có nhiều sĩ quan cao cấp, những đoàn
lính lê dương. Họ bắt đầu dàn dựng cảnh. Tướng de Castries đi đầu, các sĩ quan gom lại từng khoảng 12 người và, lính lê dương đi cuối hàng để cho cân đối. Chúng tôi phải đi qua đi lại trước ống kính dựng trên cái chòi. Trò hài kịch diễn ra trong nhiều giờ liên tiếp ngoài nắng. Nhà quay phim, nước da trắng, tóc vàng, là người Nga. Chúng tôi được quay phim để tuyên truyền trong các nước dân chủ nhân dân (Les démocraties populaires). Kệ! Chúng tôi vui sướng nhbiết chỉ huy của chúng tôi và thấy rằng họ đã có cầm cự nói chung. Tôi gặp lại Bruno và chạy đến. Đầu tiên anh nói với tôi: “ Đáng lẽ anh nên cạo râu đi, Allaire. (Lời thuật lại của trung úy Allaire)
Chúng tôi bị nhồi nhét trong các chòi tranh, mỗi cạnh có ván. Hai mươi người ngủ bên phải, hai mươi người ngủ bên trái. Không hề hay gần như không có một chăm sóc y tế nào. Khẩu phần 800g gạo mỗi ngày. Những mưu toan tẩy não diễn ra không ngừng và thường là không hiệu quả… Không phải tôi là người chịu đau khổ hơn cả. tôi còn trẻ hơn nhiều người khác. Những năm tung hoành xứ Thái giúp tôi quen sống nơi đây và tôi đã chịu đựng nổi. Tôi giữ kỷ luật: mỗi sáng tập chạy, tập thể dục. Nhiều sĩ quan tập theo tôi. Phần đông không còn sức lực. Họ ốm hẳn, có người không đứng nổi. Có người chếtr vì kiết lỵ hay sốt. Tất cả diễn ra trước con mắt hờ hững của Việt Minh. Số phận lính tráng còn tệ hơn. Họ phải đi bộ hàng trăm cây số đến trại. Sau 57 ngày đêm chiến đấu, họ bị buộc đi bộ đến kiệt sức. Nhiều người ngả quỵ. Các thương binh bị bỏ rơi và chết dọc đường. Tôi đã nói họ nhiều lần: trong 04 tháng kinh hoàng, chúng tôi đã chết hai phần ba. Chúng tôi khởi hành với mười hai ngàn người và trở về chỉ còn bốn ngàn người. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Nhiều người chúng tôi không còn là người nữa mà như những xác chết biết đi. Kết cục là cái chết chậm dành cho mọi người. Tôi không bao giờ quên điều đó.
Mấy tháng trôi qua, chúng tôi biết được tin cuộc đàm phán ở Geneve. Việt Minh hào phóng tặng chúng tôi tờ báo L’Humanité”. Tờ này thường chúng tôi dùng để cuốn thuốc hút nhưng cũng nhờ đó mà biết ít nhiều tin tức. Chúng tôi đồng ý với Medès France là phải thương thuyết để cứu các tù binh viễn chinh ra.
Cuối tháng 7, hiệp định Genève được ký. Chiến tranh kết thúc. Chỉ còn vài tuần kẹt ở đây. Họ bớt hà khắc với chúng tôi. Một hôm tên trưởng trại gọi tôi lên. Nhiều sĩ quan chờ đợi. Họ muốn bàn thảo về cuộc chiến của chúng tôi. Chúng tôi trải qua nhiều ngày thảo luận và tường trình cuộc chiến qua giấy tờ. Tôi thích cái ước muốn luôn tự hoàn thiện của họ…
Cuối tháng 8, Chúng tôi rời trại. Tự do chỉ còn tính từng ngày. Phần
đông anh em không còn sức đi bộ do kiệt sức và ốm yếu.
“Langlais ốm như ma. Bigeard còn giữ chiếc nón bêrê đỏ và sự cương quyết của mình”
Ngày 4 tháng 9, Chúng tôi được tư do sau một con đường dài đau khổ. Việt Minh đã tổ chức bữa lễ nhỏ, cơm ăn thoải mái với thịt heo nướng và rượu. Tôi gặp lại các anh em trong các trại tù khác. Nhiều người bị bắt giam nhiều năm như cha tuyên úy Jeandel bị bỏ rơi ở Tú Lệ, anh Martial trung thành đã từng nhiều lần vượt ngục. nhiều người mừng khi gặp tôi và còn sống. Chúng tôi có cảm giác như là phép lạ. Xe tải chở chúng tôi về Hà Nội. Tôi dìu một người bạn, anh Ducruix: “Đừng dại dột, ta đến nơi rồi”. Anh chết trong tay tôi vài phút trước khi được tự do. Ở Hà Nội, chúng tôi được các phóng viên, quân đội và gia đình tiếp đón. Jules Roy đã viết sau trận Điện Biên Phủ như sau: “ Langlais ốm như ma. Bigeard còn giữ chiếc nón bêrê đỏ và sự cương quyết của mình”. Chiếc nón bêrê nhảy dù mà một hôm Việt Minh bắt chúng tôi cởi đồ để khám xét và thay áo tù. Tôi phản đối, họ đòi bắn tôi nhưng tôi vẫn giữ bộ đồ nhảy dù.
Cuộc trở về kinh khủng khi người ta coi chúng tôi là lũ dịch bệnh. Họ né tránh chúng tôi. Bộ tham mưu bị khó chịu khi chúng tôi quay về. Chúng tôi thấy họ không có lương tâm. Thay vì vinh danh những anh hùng vô danh đã hy sinh vì nước Pháp nhưng họ đã quên đi nhanh chóng. Tôi gặp tướng Cogny với vể thư giãn và tự tin ở mình. Tôi có chịu đựng. Chiều nọ tôi được mời dự buổi tiếp tân vớ các nhận vật cấp cao. Nhìn những tấm khăn trải trắng, người phục vụ, đồng phục, tôi không thể không nhìn tất cả các món ăn mà đáng lẽ đã cho phép nuôi nhiều người chúng tôi sống cầm cự.
Vài ngày sau, người ta đưa chúng tôi về Sài Gòn rồi về Pháp. Người ta tiếp tục né tránh chúng tôi. Không hề có một sự tưởng nhớ nào về những anh em hy sinh, về nỗi đau khổ của chúng tôi. Cuối cùng thì lịch sử đã sang trang. Nhưng quả là tôi đã để lại nửa trái tim tại Đông Dương.
PHẦN 2: THĂM LẠI ĐÔNG DƯƠNG
Tôi đến Hà Nội ngày 27 tháng 6-1994, lúc 16 giờ 15
Bốn mươi năm sau Điện Biên Phủ, tôi trở lại cái xứ mà tôi từng gắn bó. Tôi luôn nhớ nó từng ngày vớ căn bệnh “Da vàng” dày vò. Nhớ những cơn mưa và cái nóng nhiệt đới. Tất cả cũng như xưa, cũng những đàn người, những sinh hoạt hàng ngày, những chiếc xích lô, và không có xe hơi. Người Việt Nam đã đánh đuổi Pháp, Mỹ vẫn đang tiến lên chậm chậm từ 40 năm nay. Trên máy bay, một phóng viên hỏi tôi:
- “Đại tướng cảm thấy điều gì ?”
Lúc này thì chưa có gì quan trọng. Tôi đang mong chờ đến Điện Biên Phủ, đường số 4...
Thật vậy, Đông Dương đối với tôi chủ yếu là xứ Thái, nơi vùng cao. Tôi đã nhới những thời gian đẹp nhất cũng như những trận căng thẳng nhất… Các anh em tôi thấy chết hàng ngày. Hà Nội lúc đó chẳng ấn tượng gì với tôi. Chúng tôi chỉ ở hậu cứ chừng bảy tám ngày nghĩ dưỡng, chuẩn bị đồ đạc. Vậy thôi.
Từ Sơn La đến Hòa Bình, ngày 1 tháng 7-1994.
Cuối cùng, vùng cao xứ Thái. Chính nơi đây tôi đã thành công. Một khung cảnh ngoạn mục với hàng ngàn đèo núi.. Khu rừng hùng vĩ, ấn tượng tuy nhiên khá lạnh lùng. Tôi yêu xứ này, yêu từng nẻo đường. Thật không tin khi tôi đã từng đi hàng ngàn km trên đó. Người dân luôn duyên dáng, dẻo dai. Họ chất phác, trong sáng. Họ niềm nở tiếp đón chúng tôi, tặng đồ ăn cho chúng tôi, lo chỗ ngủ. Lúc đó là một khoảng thời gian tuyệt đẹp.
Tuần Châu ngày 30 tháng 6-1994, lúc 11 giờ 30.
Chính tại xứ Thái tôi thấy hạnh phúc hơn cả. Hà Nội để tôi toàn quyền làm việc miễn sao tôi thắng. Lúc đó quân Việt Minh vẫn chưa có mặt ở đây. Người dân Thái không thích Việt Minh. Họ giúp chúng tôi, cung cấp quân, chỗ ngủ. Tôi đã giải phóng hoàn toàn xứ Thái. Cuối cùng tôi như là đã tạo được một vương quốc với diện tích 120km x 60km.. Tôi có tất cả: tự do, chiến thắng, tình yêu, vợ bên cạnh và tuổi trẻ,.. Tôi có cảm giác như một lãnh chúa chiến tranh trên xứ Thái. Một khoảng thời gian tuyệt với và oai hùng.
Mường La, ngày 30 tháng 6-1994, lúc 17 giờ
Ở xứ Thái, không thể có tiếp tế vì quá xa căn cứ. Chúng tôi phải tư mưu sinh với những gì có tại chỗ. Gần như chúng tôi ăn cơm thường xuyên, thỉnh thoảng có thịt bò xông khói và rượu chum, rượu gạo. Tôi không phiền và vẫn thích ăn. Lần lầu tiên khi tôi về Pháp, tôi không thể ăn do thức ăn quá bổ dưỡng làm tôi phát bệnh. Khi bị bắt, tôi lại không gặp khó khăn vì chỉ toàn ăn cơm. Tôi còn nhớ có vài anh còn giấu theo ít khẩu phần ăn cho lính. Tôi bảo: “Đừng ăn lúc này. Anh phải tập ăn cơm”. Họ không thể và đã ăn hết hộp thức ăn và không còn gì để ăn. Họ đã chết. Với tôi thì ăn cơn như vậy là đủ. Việc này khiến tôi không thay đổi và thậm chí tôi không bị sút cân nhiều. Khi tôi được thả. Gaby vợ tôi hỏi tôi muốn ăn gì. Tôi vẫn đòi ăn cơm. Cơ thể tôi đã quen ăn cơm thật sự.
Đèo Conoi ngày 1 tháng 7-1994 lúc 10 giờ, Tôi nhớ lại…
Ngày 19-1-1949, một trận phục kích thảm hai trên đèo Conoi nhưng tôi may mắn khủng khiếp. Nơi đây suýt là nhiệm vụ sau cùng của tôi. Tôi đi xe jeep quay về Sơn La sau 45 ngày làm nhiệm vụ để gặp vợ tôi, Gaby. Lúc đó ban đêm, trên xe có tài xế, là trợ lý của tôi tên Vallet de Peyraud và một trung úy quân y. Sau lưng chúng tôi là một phân đội trên xe tải. Chúng tôi leo đèo Conoi. Thình lình tiếng súng nổ. Tài xế và trợ lý tôi ngã gục. Tôi nhảy khỏi xe và nhào lăn trong rãnh nước gần đó. Tôi lao xuống chân dốc vài mét. Súng cạc bin trong tay tôi nhưng vai tôi bị trật.
Tôi có không la và Việt Minh tìm tôi. Họ thấy tôi lẩn trốn. Tôi không làm gì được và mong rằng họ không lùng sục bụi cây tôi núp. Để chắc ăn, nòng súng đặt trên thái dương của tôi sẵn sàng bóp cò. Tôi thà chết không bị bắt làm tù binh. Tôi nghe tiếng anh em lính dù đi đến. Nhiều phút trôi qua với những tiếng súng. Quân Việt Minh rút chạy. Tôi bò lên dốc. Người của tôi ở đó. Tôi trách họ sao không la lớn xung phong. Dù sao cũng mừng khi họ đến. Lúc này, anh quân y từ bụi chui ra. Khi bị phục kích, anh này chui vào bụi ngay về phía quân Việt Minh. Nhờ vậy anh may mắt thoát do địch không phát hiện. Tôi được chở xe jeep đi về chở theo xác anh tài xế và trợ lý. Ở Nà Sản, bác sĩ sửa khớp vai tôi nhưng tôi còn phải đau trong nhiều năm. Một trận tệ hại và tôi còn sống.
Mộc Châu ngày 1 tháng 7-1994, lúc 15 giờ.
Như mọi ngày, người dân thức dậy làm việc lúc 5 giờ 30. Quả là đáng yêu. Cảnh vật vẫn tuyệt đẹp. Trên cầu, tôi lần bước từng bước một, từng bước một như đi trong cuộc đời. Tôi đứng xem bờ bên kia. Xa xa là con
sông Đà thân yêu của tôi. Tôi có quá nhiều kỷ niệm: cuộc đánh chiếm Vân Yên, rút quân khỏi Tú Lệ. Tôi thấy giờ đã khác. Con đập ngăn sông Đà. Dòng sông không chảy được và có nhiều bùn lúc mùa mưa. Tôi thất vọng. Tôi muốn chiêm ngưỡng Vân Yên lần nữa ngay đoạn nó chảy vào vách núi đá. Vân Yên giờ chìm trong nước nên không thể quay lại. Khung cảnh ngày trước không còn. Ngay tại xứ này, không gian cũng bị thu hẹp.
Bản Thìn, ngày 1 tháng 7-1994, lúc 15 giờ 30.
Tháng 3-1947, ông trưởng làng muốn gả con gái cho tôi. Tôi nói rằng tôi rất tiếc vì đã có vợ, và tiếc hơn nữa là con gái ông quá đẹp, nét đẹp mìn màng, duyên dáng, trang nhã. Tôi không đùa đâu nhé, và không có thằng Bigeard con nào ở đây đâu! Trong những ngày ở xứ Thái, tôi đã sống hai năm không có đàn bà. Thật sự là vậy. Vì nếu chỉ huy lấy một người đàn bà thì lính tráng đều có vợ. Đối với lính Thái, Thủy quân lục chiến, lính dù, mình phải tạo tinh thần cho họ làm việc đàng hoàng. Chỉ huy phải làm gương và trả giá bằng cách mình không được gần bất cứ ai. Như vậy anh em mới theo mình. Nếu có chiến thắng thì chỉ huy được khen thưởng và lính thì gần như không. Họ chỉ làm vì danh dự, bổn phận và phải ở giữa các anh em. Tình anh em chiến hữu là quan trọng nhất. Chính lãnh đạo phải là động cơ tạo tinh thần, chỉ huy chiến đấu, đưa vào kỷ luật. Anh có nhiệm vụ phải hoàn thành và phải nghĩ đến tình anh em và không có gì khác hơn. Anh chỉ sống được nhờ tình anh em.
Mang Đức, ngày 2 tháng 7-1994, lúc 6 giờ.
Tất cả không gí thay đổi, núi non vẫn ở đó. Con người cũng luôn bận bịu trồng lúa, thu hoạch, gánh lúa. Một đàn người làm việc như ngày xưa. Không ai ngưng nghỉ. Đất nước giờ độc lập trong sự kiêu hãnh. Thì cũng tốt nhưng phải thật sự tự do. Người dân phải được sống tốt hơn và làm được điều họ muốn. Nước Việt Nam sẽ thành hòn ngọc Viễn Đông của châu Á về chất lượng, công sức, toàn dân chúng, 70 triệu người. Để có được như thế, cần phải có tự do hoàn toàn.
Vịnh Hạ Long, ngày 3 tháng 7-1994, lúc 17 giờ 30.
Một hôm Maurice Rheims, một nhân viên trung tâm huấn luyện hỏi tôi thấy những danh họa thế sao. Tôi không biết trả lời. Cả đời tôi gần như không có giờ thưởng thức hội họa. Các bức họa đẹp nằm trong đầu tôi, trong đó có vịnh Hạ Long. Nơi đây là nơi tôi nghỉ hè duy nhất với vợ tôi. Mười lăm ngày hạnh phúc trong thời chiến hồi tháng 3-1950. Tôi bị rút khỏi tiểu
đoàn BT 3 vì tôi từ chối việc thông tin nội bộ. Tôi về Hà Nội với đơn từ chức trong túi. Ông đại tá tiếp tôi đã nói: “ Bigeard, anh còn trẻ. Anh sẽ thấy khác. Tôi xé thư từ chức của anh và anh nên nghỉ vài ngày”. Tôi đi nghỉ ở Hạ Long. Lần này tôi lại đi nghỉ lần nữa. Những ngày ở xứ Thái khá mệt mỏi và thử thách. Quá nhiều kỷ niệm quay về cùng một lúc.
Hải phòng ngày 4 tháng 7, lúc 14 giờ 30.
Mỗi khi sang Đông Dương tôi cập bến Hải Phòng. Lần đầu chúng tôi bị quân Tàu bắn lén. Sau đó thật đẹp. Các cô gái Pháp bao quanh đón tiếp chúng tôi. Họ muốn thấy chúng tôi vừa mới sang. Đơn giản chỉ là chúng tôi vừa chiến thắng bên kia để giải phóng nước Pháp. Kẻ chiến thắng luôn được dễ dãi. Lúc đó ở Hai Phòng không có nhiều tàu như ngày nay. Chỉ có tàu chiến và vài ghe thuyến nhỏ. Khi tôi có thể tôi đã rời Hải Phòng và không thích không khí tại đây. Tôi làm nhiệm vụ ở xứ Thái. Chúng tôi đã chiếm xứ Thái. Trong đó chúng tôi chiếm Nà Sản, một sân bay nhỏ. Bấy giờ ở đó không có gì. Lần sang Đông Dương thứ hai, tôi đã lấy lại Nà Sản và chỉ huy cấp cao đã lập căn cứ lớn tại đây hồi 1952.
Lần đó, hơn 15 ngàn quân trong ngôi làng bé xíu. Ngày nay cũng thay đổi không nhiều. Thiên nhiên đã lấn chiếm. Chính thiên nhiên luôn luôn thắng thế.
Hà nội ngày 5 tháng 7-1994 lúc 10 giờ.
Tôi từng không muốn quay lại Việt Nam, Tôi muốn giữ Việt Nam như là kỷ niệm. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và tự nói rằng chuyến đi này sẽ làm người ta nói về cuộc chiến và những anh em và quân đội bị chôn vùi bỏ quên tại đây không bị lãng quên. Lính Việt Minh cũng là những chiến sĩ ngoan cường, cuồng tín thà bị hy sinh chứ không chịu lùi bước. Trong mười ngày ở đây, tôi đã gặp đại tá Phạm Xuân Phượng. Ông đã đón tôi tại sân bay, theo tôi đi khắp Điện Biên Phủ. Việc này đã cho phép chúng tôi so sánh cuộc chiến đấu hai bên. Ông cũng là lính ở Điện Biên Phủ.
Khi ấy ông Phượng còn trẻ và chỉ huy đại đội bắn chúng tôi khi tôi nhảy dù xuống Isabelle ngày 16-3. Nhưng ông đã tự sắp xếp bắn hụt tôi. Thật là dễ mến. Gặp lại cựu binh như ông là điều thú vị. Ông cũng chiến đấu gian khổ, cũng bị gièm pha, cũng suýt chết chung. Tất cả tạo một mối liên hệ, một sự kính trọng nhau. Điều đau đớn của tôi là 8.000 người chết trên 11.000 tù binh trong 4 tháng bị giam. Tướng Giáp là nhà quân sự giỏi nhưng tư tưởng Mácxít của ông là vô nhân đạo. Việt Minh đã nói: “Chúng tôi
không giết tù binh nào:.
Đúng vậy. Họ để chúng tôi kiệt sức và chết đói. Không ai có thể tin rằng họ đã hại chúng tôi. Sau trận chiến mọi người đều mệt mỏi. Ông đại tá đã nói rằng Việt Minh cũng có có gì ăn. Có lẽ thế. Tướng Trần Văn Quang đã thay mặt các cựu chiến binh Việt Nam tiếp đón tôi. Tôi không ngại nói thẳng với ông:
- “Một quả chuối cho mỗi ngày cũng có thể làm anh em binh sĩ tôi không bị chết”.
Điều này tôi không bao giờ quên. Tôi quay lại khi còn sống để tưởng nhớ tất cả các anh em binh sĩ.
Điện Biên Phủ ngày 28 tháng 6 lúc 12 giờ.
Tôi cũng ở đây tưởng nhớ các anh em binh nhì đã đòi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ chiến đấu 8 ngày cuối trước khi thất thủ. Họ đã nhảy dù trong đêm và có phân nửa may mắn không rơi vào đất Việt Minh. Họ biết rằng thua nhưng những người tình nguyện không thiếu. Họ nhảy dù như người Pháp và tự nói: “Mình sẽ chết chung với họ”. Chính họ là những anh hùng thật sự, tuy nhiên họ không được biết đến…
Điện Biên Phủ, thủ phủ xứ Thái. Người Thái bên cạnh chúng tôi trong cuộc chiến. Nhưng không phải như hồi trước cuộc chiến. Hồi tôi thành lập tiều đoàn năm 1946, 1947, tôi phải từ chối nhiều người khi tất cả họ đều đến xin gia nhập. Họ không ưa dân bắc Kỳ vùng châu thổ. Họ muốn chiến đấu và chiến đấu giỏi. Ở Điện Biên Phủ, thì lại khác. Họ đã đào ngũ ngay những trận đầu. Người Thái có năng lực sàng nhưng đây không phải là cuộc chiến của họ. Họ là dân sơn cước và họ cần cái không gian rộng lớn. Họ không muốn bị bó buộc. Tôi cũng không muốn ràng buộc họ. Tôi luôn có kỷ niệm với họ…Họ đã phải ở Điện Biên Phủ và cũng phải chịu đạu khổ. Sai lầm là đã bố trí lực lượng của họ tại những điểm chốt quan trọng như vậy.
Điện Biên Phủ ngày 29 tháng 6 lúc 9 giờ.
Chúng tôi từng có một đại đội thiết giáp ở Điện Biên Phủ. Một đại đội khác ở Isabelle cách đó 6km về phía nam nhưng ở đó lại ít sử dụng do không phải chịu tấn công nhiều. Ở Điện Biên Phủ, một đại đội được chỉ huy tốt mà tôi đến để tưởng nhớ. Nhiều cựu binh đã đến để chụp hình trước xác các xe tăng. Hàng năm, hàng chục người bỏ tiền đi máy bay du lịch sang đây để muốn sống lại những giờ phút bi thảm của Điện Biên Phủ. Họ luôn nghĩ đến
và còn ấn tượng ở Điện Biên Phủ. Nhiều người gửi hình cho tôi với hình xe tăng này. Chiếc xe không muốn biến mất. Nó vẫn còn tồn tại như là biểu tượng cuộc chiến của chúng tôi.
Điện Biên Phủ ngày 29 tháng 6 lúc 11 giờ.
Tôi đến Dominique. Trước mặt tôi là Huguette. Ngay trên đó pháo phòng không Việt Minh đã ngăn cản máy bay đáp và thả dù tiếp tế. Nơi đó là nơi tôi tổ chức phản công đầu tiên ngày 26-3-1954. Lúc đó không còn gì kể cả vài cọng cỏ. Không còn màu sắc gì. Chỉ còn lỗ hang và kẽm gai. Không thấy người do họ đã chui hết xuống hầm. Giờ thì có những cánh đồng, nhà cửa. Khắp nơi cây cối xanh tươi. Thời gian xóa hết tất cả và cỏ mọc lên. Thiên nhiêu đã giành lại quyền hành của mình.
Điện Biên Phủ ngày 29 tháng 6 lúc 16 giờ.
Tại hầm chỉ huy GONO. Tôi đã cùng de Castries, Langlais, de Pazzis đã chui ra khỏi hầm này khi Việt Minh tràn vào căn cứ… Tôi tìm lại nơi này được người ta làm lại cho chắc hơn. Trong nhiều phút phút tôi sẽ nói lên một sự bất tử nơi mà tất cả đều tiêu biến trong đầu các bạn. Tôi nghĩ về người của tôi đã chịu dựng, đã hy sinh… Chúng tôi có suy nghĩ đang bị bỏ rơi. Hà Nôi, kể cả nước Pháo đã bỏ rơi chúng tôi. Chúng tôi phải chui ra khỏi hầm, không giơ tay đầu hàng, không có chuyện như thế. Sự thất bại trong điều kiện này thật khủng khiếp. Có cái gì đó mâu thuẫn nhau mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Phải hành động. Tôi từng có ý định vượt ngục vì còn khỏe. Một sự cầm tù vô nhân đạo khiến nhiều người phải gục ngã dọc đường, bị bỏ rơi và chết xa gia đình và tổ quốc. 10.000 km đang bị quên lãng. Nếu tôi ở đây hôm nay là vì họ và người ta sẽ nhớ lại.
Điện Biên Phủ ngày 29 tháng 6 lúc 17 giờ.
Tôi tưởng nhớ những người dã hy sinh, Chỉ có tượng đài ở Điện Biên Phủ do người lính lê dương Rolf Rodel dựng lên sau nhiều tháng. Trước đây chỉ có một tắm bảng nhỏ rỉ sét. Chính phủ Pháp không làm gì cả.. trong khi nhiều người đã chết và bị thương chết gí trong hào trước khi kiệt quệ. Tất cả chỉ phục vụ nước Pháp. Những sự hy sing không được biết đến. Trong cuộc chiến, người ta không có giờ chôn người chết vì qua nhiều. Họ, có lúc là xe ủi đất, đã đẫy người chết và hố chôn tập thể sau đó là lấp đất. Sau đó trong các trại tù của Việt Minh, hàng ngàn người chết vì bệnh tật và đói… Khi chúng tôi được thả, không ai ra tiếp đón chúng tôi. Họ xem chúng tôi như là thứ bệnh dịch. Ngày nay, chính phủ cũng chẳng làm gì. Thật là thê thảm cần
phải lên tiếng. Tôi sẽ không tước bỏ những thứ ấy cho tôi… Rolf Rodel, anh đã làm cho tôi phải khóc… Cám ơn anh!
Điện Biên Phủ ngày 29 tháng 6 lúc 18 giờ.
Cái chết sẽ đến cho tất cả mọi người. Mọi người đều phải chết dù họ là quan, tổng thống, ông hoàng hay là Bruno may mắn đi chăng nữa. Khi người ta quay cuồng như tôi đã từng thì cũng luôn hiểu ra một kết cục bị thảm. Người ta khổng thể làm gì cả.. Lý tưởng là để có thể đứng dậy lần nữa, một lần duy nhất. Tôi càng muốn tất cả các anh em đều hy sinh hết cả tại tại trận tiền nơi đây. Họ chỉ bị mệt mỏi với kỷ niệm thờ trai trẻ. Khi tôi nghĩ đến các trung úy, tôi luôn thấy họ đẹp đẽ, khỏe mạnh. Họ giờ ở nơi đâu? Đã chết? bị mù? Có thể đi đứg khó khăn?…Cuộc đời là vậy. Đúng là tôi từng mong chết tại mặt trận cho oai hùng. Tôi nghĩ đến những người đã ẩn tích sau khi quay về: Brèche, Botella, Langlais, De Castries và những anh em khác mà tôi không thể nêu tên nhưng nó khắc dấu trong đầu tôi… Với tôi cũng vậy, ngày nào đó sẽ là một chuyến du hành dài.. Tôi thường nói.. Hãy thả dù tro cốt tôi xuống Điện Biên Phủ để tôi đi theo các anh em khác. Việc này sẽ chọc tức và làm khó chịu các chính phủ…Thôi, Xin chào!
Hết
Người dịch: Le Nhanduc
PHẦN 3: PHỤ LỤC Các địa điểm đã chiến đấu: 1. Châu thổ sông Hồng:
-10-1945 đến 3-1946
- 5-1950 đến 11-1950
2. Vùng cao Bắc Kỳ:
- 3-1946 đến 7-1947.
- 11-1948 đến 5-1050
- 7-1952 đến 9-1954
3. Lào: tháng 5 và 6-1953. 4. Lạng Sơn: 7-1953.
5. Trung Lào: 1-1954.
Bản đồ: những trận đánh ở vùng cao.
Chuyến sang Việt Nam lần thứ nhất:
10-1946: Đến tiền đồn Chien-Puôc (Thiên Phước ??)
10-1946 đến 12-1946: Càn quét hậu cứ việt Minh từ Tuần Châu đến Chien-Puôc.
2-1 đến 8-5-1947: Giải phóng xứ Thái bằng những tấn công liên tiếp (Sơn La, Nà Sản, Conoi, Yên Châu.
14-2 đến 20-4-1947: Nghĩ ở trại Bản Thìn.
4-4-1947: VM tấn công Bản Thìn.
8-5 đến 19-1947: Tấn công Mường Lum và Vân yên.
Chuyến sang Việt Nam lần thứ hai:
18-1-1949: Nhảy dù xuống Yên Châu
19-1-1949: Bị Việt Minh phục kích ở đèn Conoi.
25-1-1949: Chỉ huy phân đội bộ chỉ huy Chien Dong.
15-3-1949: Bị phục kích ở Hatlot.22
1-10-1949: Thành lập tiểu đoàn lính Thái BT 3 tại bộ chỉ huy ở Sơn La. Bản đồ: trận Tú Lệ.
Từ ngày 16 đến 26-10-1952
Trận Tú Lệ:
16-10: Nhày dù xuống Tú Lệ.
18-10: Mất Nghịa Lộ. Đồn bị triệt.
Đêm 19 và 20-10: Việt Minh tấn công Tú Lệ.
20-10 từ 12 đến 24 giờ: Rút bỏ Tú Lệ, đèo Cao Pha sau khi giao tranh lớn.
21-10 từ 3 giờ đến 15 giờ: Rút bỏ đèn Cao Pha về Mường Chèn sau khi đánh cầm chân địch.
21-10 lúc 19 giờ đến 2 giờ sáng ngày 22-10: Rút khỏi Bản Ít Ông – Tà Bú: và vượt sông Đà.
23-10-1952 lúc 8 giờ: Trình diện tại bộ chỉ huy của Gilles ở Nà Sản.
Bản đồ: Chiến dịch “Hirondelle” ở Lạng Sơn từ ngày 17 đến 19-7- 1953.
Trận Lạng Sơn:
17-7 lúc 8 giờ: bộ chỉ huy Ducourneau, 6e BPC, 8e Choc nhảy dù xuống Lạng Sơn.
17-7 từ 3 đến 17 giờ: địng trận với Việt Minh trong hang ở Lạng Sơn. 17-7 lúc 13 giờ: tiểu đoàn 2e BEP nhảy xuống Lộc Bình.
17-7 lúc 18 giờ đến 18 tháng 7 lúc 2 giờ: rút bô Lạng Sơn, Lộc Bình. Gặp quân 2e BEP.
18-7 lúc 17 giờ đến 19 tháng 7 lúc 2 giờ: Rút khỏi Lộc Bình., Đinh Lập với nhóm cơ động số 5.
19 tháng 7: lấy xe tải về Tiên Yên.
[1]Le mal jaune = la fìèvre d’amour de l’Extrême-Orient. Tạm dịch là niềm yêu thích vùng Viễn Đông.
[2]Người dịch chia ra hai phần cho dễ đọc. Trong khi bản gốc các phần đã xem kẽ nhau và được phân biệt bằng hình màu và đen trắng.
[3]Hỏa tiển Katyusha.
[4]2e Demi-brigade: Bán lữ đoàn 2
[5]23e Regiment d’Infanterie Colonial: Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 23
[6]3e Bataillon Colonial de Commandos parachutistes: Tiểu đoàn biệt kích dù số 3
[7]Personel Feminine de l'Armée de Terre: Nữ nhân viên lục quân
[8]6e Bataillon Parachutiste Colonial: Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6
[9]Nguyên văn “Chat-Tigre”
[10]Régiment de Chasseurs Parachutistes: Trung đoàn khinh quân dù
[11]8e Choc: Tiểu đoàn xung kích dù số 8
[12]8e Choc: Tiểu đoàn xung kích dù số 8
[13]Groupe d’Opération du Nord-Ouest: Binh đoàn tác chiến Tây Bắc