🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Coxchia Lùn Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tác phẩm: Cô-xchi-a Lùn Tác giả: I-ô-xíp Lích-xta-nốp Tủ sách: Tuổi Hoa Nhà xuất bản Cầu Vồng Thực hiện ebook: Marmu, Umram, Saka9918, Zaqqaz ooO TVE Ooo https://thuviensach.vn MỤC LỤC I-Ô-XÍP LÍCH-XTA-NỐP PHẦN THỨ NHẤT Chương một NHỮNG CHIẾC Ô-TÔ BUÝT XANH “EM NGỜ NGHỆCH QUÁ” TỜ KHAI LÝ LỊCH CỦA CÔ-XCHI-A HAI NGƯỜI CÒN LẠI Ở GIAN NHÀ PHỤ “XE TĂNG ĐẾN!” Chương hai CON CHÓ SA-GHI-XTƯI VÀ CÔ CHỦ CỦA NÓ NHI-NA PÁP-LỐP-NA TRÊN TẤM SẮT “KIM LOẠI CỨNG PÔ-BÊ-ĐÍT” MÓN CHÁO U-RAN Chương ba “CÓ ĐỒNG Ý KHÔNG HẢ?” CON DAO TIỆN ĐÁNG GHÉT QUÁ ĐI MẤT CUỘC XÉT XỬ VÀ BẢN ÁN SỰ VIỆC XẢY RA Ở HI-MÃ-LẠP-SƠN DỰNG PHÂN XƯỞNG TRONG MƯỜI HAI NGÀY ÔNG GIÁO SƯ VÀ CÁI ĐINH Ở PHÂN XƯỞNG NHIỆT CHIẾC “CỐC” KHÓ TÍNH Chương bốn “BẮC CỰC” KHU TẬP THỂ TRÊN NÚI ĐI TRƯỢT TUYẾT TIẾNG GỌI CỦA RỪNG TAI-GA https://thuviensach.vn MẢNH ƯỚC HIỆU Chương năm NGƯỜI GIÁO VIÊN “CA-CHIU-SA” NỖI BĂN KHOĂN CUỘC THI TAY BÚA ĐIỀU BẤT NGỜ Chương sáu MÁY ĐÂU CẢ RỒI? NGƯỜI CHỦ CỖ MÁY LỜI THỀ “KHÂU YẾU” PHẦN THỨ HAI Chương một MỘT BUỔI TỐI NGÀY TẾT GIÂY PHÚT QUÝ GIÁ “CÔ-XCHI-A – NĂM CHIẾC…” Chương hai AI LÀM ĐƯỢC NHIỀU, AI LÀM ĐƯỢC ÍT? BẢY MƯƠI LĂM! Ý NGHĨ MỚI VA CHẠM NHỮNG VIỆC BÍ ẨN SÁNG KIẾN CỦA CA-CHI-A Chương ba RÚT THĂM “CHÚNG CHÁU CHÀO BÁC!” KẺ PHÁ MÁY THÙ ĐỊCH CUỘC TRANH LUẬN “CHÁU HÃY LÀM NHƯ THẾ” https://thuviensach.vn MỘT QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG CÁI ĐINH TÀY Chương bốn KẺ ĐỘC ĐOÁN SỰ CÁM DỖ CHIẾC PHONG BÌ XÁM TĨNH MỊCH Chương năm LỘ BÍ MẬT TỜ BÁO BỊ XÉ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU Chương sáu BƯỚC NGOẶT HÒA GIẢI NGÀY CHỦ NHẬT LAO ĐỘNG TẬP THỂ “175” Chương bảy NHỮNG THAY ĐỔI HÀNG TRIỆU MỐI LO LÀN GIÓ MỚI ĐỨNG NGOÀI CUỘC MỘT TRÁI TIM PHẦN THỨ BA Chương một RỐI RÍT TÍT MÙ BUỔI CHỤP ẢNH KHÔNG VUI MỘT NGƯỜI LÀM VIỆC BẰNG BA LỜI THÚ NHẬN VỊ THUỐC KỲ LẠ “TỚ SẼ KIẾM RA ĐƯỢC!” Chương hai CỤC VÀNG https://thuviensach.vn CÔ BÉ NGANG NGẠNH NHIỆM VỤ VẺ VANG 200 PHẦN TRĂM Chương ba MẨU THƯ CỦA VA-XI-LI TIẾNG NÓI CỦA HY VỌNG TRONG GIA ĐÌNH Chương bốn P.S.H.S. BUỔI TRAO ĐỔI Ý KIẾN THÁCH THỨC ĐƯỢC CHẤP NHẬN “CẬU CHƯA TỐT HƠN” VINH DỰ TRƯỚC NGÀY LỄ Chương năm CUỘC TẤN CÔNG Ở ĐỘI CỦA MÌNH MÓN QUÀ LỚN NỖI XÚC ĐỘNG NHỮNG NGƯỜI DU KÍCH Chương sáu CHẠY QUA RỪNG CUỘC GẶP GỠ VUI SƯỚNG KẾT THÚC TỐT ĐẸP “KINH KHỦNG QUÁ” Phần kết CHUYỆN VỀ SƯƠNG MÙ XANH https://thuviensach.vn I-Ô-XÍP LÍCH-XTA-NỐP Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại đã nổ ra. Tổ quốc của chúng ta đã chiến đấu vất vả với quân thù, giữ vững trận tuyến dài hàng trăm cây số. Những bậc cha, anh của chúng ta không tiếc thân mình đấu tranh chống bọn phát-xít, bảo vệ mảnh đất xô-viết, bảo vệ tự do và độc lập của nó. Nhiều cuốn sách đã từng viết về những ngày tháng khốc liệt và anh hùng đó: viết về những đội viên du kích quả cảm, những chiến sĩ trinh sát gan dạ, về những trung đoàn, sư đoàn chiến thắng của chúng ta đã giải phóng các thành phố và đất nước… Cuốn sách “Cô-xchi-a Lùn” của I. Lích-xta-nốp cũng viết về những năm chiến tranh. Song ở đây tác giả không kể về những anh hùng Quân đội Liên Xô mà về mặt trận lao động, về những con người đã làm việc với tất cả sức mình, đôi khi vượt quá cả sức mình trong thời kỳ gian nan ấy tại vùng hậu phương xa xôi – về những người U-ran đã cung cấp vũ khí, xe tăng, máy bay… cho các chiến sĩ ngoài mặt trận. Cô-xchi-a Ma-lư-sép, biệt danh là “Cô-xchi-a Lùn” khi tới nhà máy còn là chú bé học sinh nông thôn hoàn toàn non nớt. Chưa hay biết một cái gì nên làm ở nhà máy thật khó khăn đối với em. Sống giữa những người chưa quen biết em buồn nhớ; vùng tai-ga thân thuộc như con nai rừng hoang dại đến nhà máy như để khẩn khoản gọi Cô-xchi-a Lùn quay trở về nhà… Song ý chí, lòng kiên trì, tình bạn hữu, mà điều chủ yếu là nguyện vọng thiết tha làm tất cả những gì có thể làm được cho mặt trận, giúp ích Tổ quốc trong những ngày tháng khó khăn, đã giữ chân Cô-xchi-a Lùn ở lại nhà máy. Tính cách Cô-xchi-a Lùn, một chú bé vụng về, lầm lì nhưng là một con người có nghị lực, có trái tim nhân hậu đã được nhà văn miêu tả trong truyện một cách nổi bật đến mức bạn sẽ không bao giờ quên nổi chú bé ấy. Cô-xchi-a Lùn là một trong số những nhân vật không hề nghĩ họ là những anh hùng, và đối với họ điều ấy không phải là quan trọng. Họ làm công việc của mình một cách tốt nhất có thể có được, và điều ấy dường như https://thuviensach.vn nhiều người có thể làm được. Trong tính cách và năng lực của những con người khiêm nhường, bề ngoài có vẻ bình thường ấy đột nhiên bộc lộ nhiều khả năng đến mức họ trở thành những người lãnh đạo tiến lên phía trước và dẫn dắt những người khác đi theo mình. Cả Cô-xchi-a Lùn cũng là một con người như vậy. Sáng tạo hình tượng đáng ghi nhớ về người công nhân – thiếu niên phải đứng máy và sản xuất các phụ tùng làm vũ khí bởi vì những người lớn đã ra đi chiến đấu, nhà văn đồng thời đã mở rộng trước bạn đọc cuộc sống và công việc của một nhà máy quân sự lớn – một cuộc sống gian khổ, căng thẳng, sôi động cùng nhịp thở với mặt trận. Trong một cuốn truyện vừa khác của mình, cuốn “Tảng đá xanh”, I. Lích-xta-nốp đã miêu tả một hoàn cảnh dữ dội khi mà “trong các hội trường của các câu lạc bộ máy móc kêu ầm ầm, trên các thảm cỏ là các đống phoi, và phoi bào thép lấp lánh tua tủa”. Trên các nẻo đường “những cỗ xe kéo kéo đi hàng loạt đại bác chỉ vừa mới xuất xưởng, những chiếc xe tải chở bom đựng trong những hòm đan lưới mắt cáo và rồi những chiếc xe tăng với những mối hàn điện mạn thành xe còn mới tinh cũng đã chạy đi”. Đó chính là vào năm kết thúc bằng chiến trận Xta-lin-grát. Lích-xta-nốp hiểu rõ và yêu cuồng nhiệt U-ran – vùng đất lạ thường ấy, nơi “hòa trộn hơi thở của một nền công nghiệp lớn với thiên nhiên”, yêu nồng nhiệt những con người quả cảm của vùng đất ấy. Lích-xta-nốp sinh ra ở U-cra-i-na, tại thành phố Xu-mư năm 1900. Cha ông là thợ may. Khi cậu bé chưa đầy một tuổi thì người đã mất để lại một gia đình đông con. Người mẹ phải đi giặt thuê kiếm ăn, làm tất cả mọi việc có thể làm được chỉ cốt sao nuôi sống được lũ con. Con cái từ rất sớm đã phải kiếm sống: đứa thì học may, đứa thì đi làm phụ việc cho người bán thuốc… I-ô-xíp Lích-xta-nốp dù sao cũng đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Ông vào trường thương nghiệp thành phố Xu-mư, nhưng cuộc cách mạng bắt đầu – và thế là chàng trai trẻ Lích-xta-nốp trở thành nhà báo. Trong những năm nội chiến ông làm việc trong các tòa báo “Công xã”, “Ngôi sao đỏ”, “Người cộng sản”… https://thuviensach.vn Những năm này ông rất mê biển cả. Những con tàu, những chuyến viễn du trên biển, lối sống độc đáo của thủy thủ - tất cả những cái đó làm ông xúc động bởi tính chất lãng mạn và phi thường của nó. Có tới gần mười năm trời ông đã làm thủy thủ - phóng viên báo ở Ma-ri-u-pôn, Ô-đét-xa, Xê-va-xtô-pôn, Lê-nin-grát. Tại những nơi ấy ông đã viết những truyện ngắn đầu tiên về biển cả. Kinh nghiệm lâu năm trong công tác báo chí đã cho phép I. Lích-xta-nốp tích lũy được tài liệu phong phú và bằng tài nghệ cao đã khát quát hóa và thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm cuối cùng của mình – tiểu thuyết “Niềm vinh quang vô danh”, được xuất bản sau khi nhà văn qua đời. Trung tâm cuốn tiểu thuyết là nhà báo trẻ - thanh niên cộng sản Xtê-pan Ki-rê-ép. Hình tượng Xtê-pan hấp dẫn bởi tính trung thực, sự trong sáng của ý thực cộng sản chủ nghĩa mà trong những năm đầu Chính quyền xô viết anh ta phải bảo vệ trong cuộc xung đột với những con người sống theo nguyên tắc đạo đức tư sản. Năm 1930 Lích-xta-nốp giải ngũ khỏi Hạm đội Ban-tích, tới U-ran và ở lại đây vĩnh viễn. Ông đã làm việc mười tám năm ở tờ báo thành phố Xvéc-lốp-xcơ “Công nhân U-ran”. Mười tám năm ông đã đi khắp vùng mỏ U-ran. Lích-xta-nốp đã viết nhiều ký về những con người U-ran, về công cuộc lao động to lớn, cũng như cuộc sống của họ… Tại đây ông đã sáng tác truyện vừa đầu tiên của mình dành cho thiếu nhi “Những ngọn cờ đuôi nheo đỏ”, hoặc như sau này cuốn sách được đặt tên là “Những cuộc phiêu lưu của thủy thủ thiếu niên”. Song truyện vừa này được viết ra theo các ghi chép sẵn đã có từ lâu của phóng viên báo kiêm thủy thủ nên nó giống như những hồi ức về cuộc sống xưa kia của ông trên những con tàu biển xô viết… Và I. Lích-xta-nốp đã viết cuốn sách thứ hai của mình – “Cô-xchi-a Lùn” khi tài năng sáng chói của mình đã đến độ chín mùi. Ở đây ta cảm thấy bàn tay tin cậy của nhà văn, cảm thấy sự hiểu biết sâu sắc đa dạng về nền công nghiệp hùng mạnh vùng U-ran của ông, sự hiểu biết con người đang điều https://thuviensach.vn khiển nền công nghiệp ấy, cùng với sự quý trọng chân thành sâu sắc đối với những con người đó. Nhà văn yêu say đắm cả thiên nhiên U-ran, một thiên nhiên khắc nghiệt mà tuyệt đẹp, đặc sắc. Nhiều lần ông đi xuyên qua những con đường mòn trên núi và cảm thấy dường như ở phía dưới kia là những thung lũng ngập ánh nắng lấp lánh ánh thép ánh ngọc của lòng đất xanh và ở giữa đó “một con suối tóe ra những ánh vàng, và làn nước tràn qua đá như chiếc hồ con lấp lánh bạc”. Ông còn đi trên những mương sói bị bao phủ bởi “những lớp sương mỏng treo lơ lửng trên rừng tai-ga đầy đầm lầy ngay cả vào những ngày gió lộng”. Ông còn biết cả đầm lầy với những lớp cây cỏ lâu năm mà những con đường mòn xuyên qua tới những khu mỏ bỏ dở; ông nghe thấy trong rừng rậm tai-ga ngột ngạt “tiếng reo ầm ì, chậm rãi mà kiêu kỳ của những cây tùng bách…”. Có thể là chính thiên nhiên khắc nghiệt và những khu mỏ cũ đã gợi ra cho ông viết cuốn sách “Tảng đá xanh” – cuốn sách nói tới những kĩ sư xô viết khôi phục những khu mỏ cũ dở dang, bị phá hủy và những ông chủ cũ của chúng ra sức làm hại và ngăn cản họ. Truyện vừa này thật hấp dẫn. Cả chuyện như toát lên hơi thở của rừng xanh tai-ga vùng U-ran, trong đó gìn giữ ánh hồi quang những kho tàng dưới lòng đất U-ran. U-ran đã để lộ ra những tài nguyên vô kể trước đôi mắt thán phục của nhà văn. Và những vùng mỏ sắt vô tận, những khu mỏ đồng, “giống như những công sự của người khổng lồ”, những khu mỏ lộ thiên to lớn, chứa amiăng… Ông đã xuống khu mỏ của vùng than đá Ki-den, ông đã đi ở những đường hầm như mê cung của vùng Nhi-giơ-nhi Ta-ghin, Nê-vi-an xcơ, các mỏ ở Tu-rin – nghĩa là ở khắp mọi nơi mà bàn tay con người khai thác những tài nguyên ấy. Ông dõi theo cả lịch sử lao động của người thợ mỏ. Lích-xta-nốp đã kể lại đặc biệt hay về tài nguyên vùng U-ran, về con người U-ran trong cuốn sách “Tên đầu tiên”. Cuốn sách đã khám phá ra https://thuviensach.vn vùng đất U-ran rộng mênh mông làm sao, tài nghệ lao động của người thợ mỏ mới cao làm sao! Cuộc đời của các nhân vật – cả thiếu niên lẫn người lớn – đầy hấp dẫn, đầy sự kiện và cảm xúc đã diễu qua trước mắt bạn đọc! Lích-xta-nốp kể về công việc người thợ mỏ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức lôi cuốn bạn đọc bởi tính lãng mạn của một công cuộc lao động lớn lao. Tất nhiên ở cuốn sách này có cả các bạn trẻ. Họ đã theo bước những người cha lên gương tầng, phấn đầu theo các chỉ tiêu của những kiện tướng thi đua và họ cũng đã được nêu tên trên tấm bảng danh dự bằng đá khổng tước dành cho những người chiến thắng. Họ tranh luận, họ dàn hòa, họ trải qua nhiều nỗi buồn, song niềm vui còn nhiều hơn; tính cách sôi nổi của họ còn mang vẻ dại dột. Pa-nhi-a Pê-xtốp và Ghê-na Phê-li-xtê-ép, sau một thời gian dài thù địch nhau, dù bằng những con đường phức tạp cũng đã làm bạn được với nhau. Phê-đi-a Pô-lu-kriu-cốp, một con người khỏe mạnh, nhân hậu, công bằng được cả những nhân vật khác trong cuốn sách lẫn bạn đọc quý trọng đặc biệt. Chúng ta cũng không nên bàng quan với Va-đích, một con người tất bật, say mê, và cũng là một người hay tranh cãi, hay gây gổ… Không thể không yêu sách của I. Lích-xta-nốp. Những cuốn sách ấy đã kể lại một cách nhiệt tình, chân thành cho bạn đọc trẻ tuổi về vẻ đẹp của mảnh đất chúng ta, về sự dũng cảm của công cuộc lao động tự do, về những con người xuất sắc của giai cấp công nhân. Những cuốn sách ấy được viết ra bằng trái tim của một con người thông minh và nhân hậu, và do đó chúng đã đến thẳng trái tim bạn đọc. Mùa thu năm 1955 I. Lích-xta-nốp qua đời. Ông đã sớm phải giã từ nhiệm vụ vinh quang, và nói theo ngôn ngữ của vùng mỏ là đã “không cung cấp đủ mức sản xuất”. Một tài năng vững vàng đang phát triển như ông chắc hẳn sẽ còn sáng tác được biết bao nhiêu tác phẩm nữa. Song chỉ riêng những cuốn sách ông để lại cho chúng ta cũng sẽ giữ cho chúng ta niềm yêu mến với nhà văn và những kỷ niệm về ông. L. Vô-rôn-cô-va https://thuviensach.vn PHẦN THỨ NHẤT https://thuviensach.vn Chương một NHỮNG CHIẾC Ô-TÔ BUÝT XANH Ôm bọc quần áo vào lòng, em bé ngồi trong hành lang nhà ga, nhìn ra đường… Những chiếc xe hơi rất đẹp chạy đến đón khách rồi lại lăn bánh đi, nhường chỗ cho những chiếc khác đẹp hơn. Những toa tàu điện chật ních người cũng đang rời bến. Tiếng loa phóng thanh từ trên cao thỉnh thoảng lại oang oang vọng xuống. Em bé đã nhiều lần nghe thấy giọng nói y hệt như thế ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, chỉ có điều là loa ở đó nói nhỏ hơn. Giá là một lúc nào khác, quang cảnh này hẳn sẽ làm em thích lắm, nhưng lúc này thì em làm sao mà vui được. Một cơn gió lạnh thổi ào tới đem theo những giọt mưa. Tấm áo khoác ngắn và chiếc quần mỏng không đủ ấm khiến em phải ngồi co ro, luồn đôi bàn tay rét cóng vào hai ống tay áo. Chắc em cũng chẳng dám tự hỏi mình xem bây giờ nên làm gì, bởi vì không còn cách nào khác nữa rồi. Loa phóng thanh báo tin đoàn tàu lại chuyển bánh. Sân ga vừa yên tĩnh trở lại thì một anh công an đến bên em bé. Anh đã biết đầu đuôi câu chuyện và không hài lòng về cách xử sự của em. - Nếu em không nói dối thì sao em lại dại dột thế hả? - anh nói với vẻ chê trách. - Đi tìm ông chú một cách hú họa, rồi lại để tiền và giấy tờ trong va-li nữa chứ. Thật là ngốc. Rốt cuộc, ông chú cũng chẳng gặp được, va-li thì bị mất, giờ mới sống dở chết dở. Nếu em không nói dối thì… Thôi được, em cứ ngồi đây nhé. Chốc nữa bác trung sĩ sẽ dẫn em đến nơi cần đến. - Anh công an quay người bước tiếp trên mặt đường nhựa ướt bóng loáng. https://thuviensach.vn Nếu em bé can đảm hơn, em sẽ hỏi cho rõ “nơi cần đến” nghĩa là thế nào, những hôm ấy em đã mất hết cả can đảm, và gương mặt em trông chẳng tươi tỉnh gì hơn bầu trời u ám đang rắc mãi rắc hoài làn mưa bụi lạnh lẽo xuống sân ga. Bỗng em giật mình. Có ba chiếc ô-tô buýt nối đuôi nhau chạy vào ga, cả ba đều sơn màu xanh như bầu trời mùa hè trong sáng. Ngay lúc ấy từ sau góc phố ùa ra một đám thanh thiếu niên, người xách va-li, người bê hòm, người đeo ba-lô. Nhiều người mặc áo ca-pốt đen, nhưng cũng có những người ăn mặc xuềnh xoàng như ở nhà. Tất cả tíu ta tíu tít tưởng như ai cũng muốn cùng một lúc ngồi vào cả hai chiếc ô-tô buýt vậy. Phụ trách việc sắp xếp đám thiếu niên lên xe là một ông già to béo, cao lớn, mặc áo khoác ngắn màu đen, đầu đội mũ lưỡi trai nhỏ. - Các cháu trật tự nào, cháu nào rồi cũng khắc có chỗ ngồi! Đừng chen lấn nhau thế, các cháu! – ông vui vẻ nói to. - Trật tự nào, trật tự đi chứ! – anh công an nhắc lại. Khi đám thanh niên đã lên xe hết, anh công an mới giơ tay lên vành mũ chào ông già, nói với ông vài lời và hất đầu về phía em bé chúng ta đã quen biết. Ông già lại gần em. - Cháu bao nhiêu tuổi?... Có biết đọc biết viết không? Cháu có muốn vào làm ở nhà máy không, hay là vẫn thích đi lang thang thế này? – ông hỏi nhanh và không đợi em bé trả lời, nắm luôn lấy tay em, đặt em lên bậc ô-tô buýt. Lũ trẻ trong ô tô buýt ồn ồn lên: “ Bạn này không phải ở tổ chúng cháu đâu ạ!” – nhưng ông già nói ngay: “Được, không ở tổ nào cũng chẳng sao”. Cửa ô-tô buýt khép lại, xe lắc lư làm cậu hành khách mới lên mất thăng bằng, ngồi phịch xuống chiếc ghế da mềm mại. Nhà ga từ từ lùi về phía sau xe rồi xa dần. Bên ngoài các ô cửa sổ, những ngôi nhà đồ sộ như bập bềnh trôi qua. Phía trước, mấy toa xe điện đang lăn bánh tới. Đám hành khách ngồi trên ô-tô buýt lấy tay áo lau kính mờ hơi nước, hồi hộp nhìn ra ngoài. - Thành phố to thật! - một thanh niên mặc áo ca-pốt đen thốt lên. - Thấm gì, - cô bé ngồi phía trước phản đối ngay. – Thành phố Đơ-nhi-e prô-pê-tơ-rốp-xcơ của chúng em to hơn nhiều. https://thuviensach.vn - Em đo thành phố của em bằng gì, bằng cái bím tóc của em, phải không? Thế thì phải mất bao nhiêu năm ấy nhỉ! - anh thanh niên mỉm cười, rồi ngay lúc ấy quay sang hỏi em bé ngồi lù rù bên cạnh: “Còn cậu cũng là dân sơ tán hay ở trên trời rơi xuống đấy?” - Chúng em ở U-ran, làng Ru-mi-an-xép-ca, - em này trả lời giọng khàn khàn, mắt chăm chú nhìn thẳng phía trước. - “Chúng em” ở đây là số nhiều hay số ít đấy? – anh thanh niên hỏi và không được trả lời, vì cậu bé ngồi bên cạnh không hiểu lối nói bí hiểm ấy. – Tên em là gì? - Cô-xchi-a Ma-lư-sép, - cậu bé dõng dạc, mắt vẫn nhìn ra phía trước. - Tên oai gớm nhỉ! Nhưng người em ngắn có một mẩu thế này, cứ gọi là Cô-xchi-a Lùn cho xong! - Rồi anh thanh niên vui tính đưa khuỷu tay thân mật hích khẽ Cô-xchi-a. Vẻ hồ hởi trên gương mặt xương xương rám nắng của anh thanh niên với chiếc mũi hơi bị nẻ và đôi mắt nhỏ dài tươi cười khi nhìn Cô-xchi-a khiến em bất giác cũng mỉm cười với anh bạn mới. - Có lẽ chẳng bao giờ chúng mình đến nơi được đâu! – anh bạn mới của Cô-xchi-a làm như chợt nhớ ra và kêu lên: - Các cậu ơi, ô-tô của chúng ta lạc đường rồi! Tất cả cười ầm ĩ, một em làm trò kêu meo meo tài hơn cả mèo thật, còn cô bé ở Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ thì khinh khỉnh nhận xét: - Anh Mi-sa Pô-li-an-trúc lại giở cái món pha trò nhạt thếch ấy ra. - Chắc bạn ấy ám chỉ anh đây! – anh thanh niên ngồi bên cạnh Cô-xchi-a vui vẻ nhận. – Mi-sa là anh. Pô-li-an-trúc nữa thì đích thị là anh rồi còn gì. Thế là Cô-xchi-a biết được tên họ anh thanh niên ngồi bên cạnh mình, một người mà em thấy mến ngay vì anh ấy không có thái độ kênh kiệu, mặc dù hơn em ba tuổi. https://thuviensach.vn “EM NGỜ NGHỆCH QUÁ” Ba chiếc ô-tô buýt dừng lại bên cạnh một ngôi nhà hai tầng màu trắng ở ngoại ô. Đám hành khách tập trung cả vào một gian phòng lớn ấm áp. Mọi người xô đẩy nhau, nói cười ầm ĩ. Nhưng trong cảnh nhốn nháo ấy Mi-sa lại thoải mái như cá gặp nước. Anh len vào một góc, đặt chiếc hòm màu xanh xuống sàn, rồi nhìn quanh một lượt. Cô-xchi-a làm ra vẻ như em đến bên Mi-sa một cách ngẫu nhiên, mặc dù hoàn toàn không phải như vậy - em không dám rời mắt khỏi người bạn duy nhất em quen ở đây. Mi-sa không nói nhiều lời, che chở cho bạn một cách độ lượng. - Em ngồi xuống chiếc hòm này, ngồi nguyên như thế nhé, - Mi-sa nói. - Để anh ra kia xem có chuyện gì. Trong phòng ồn ào. Thỉnh thoảng từ một góc phòng xa xa có tiếng phụ nữ vọng lại: - Trật tự, trật tự đi các em! Gớm, ồn quá! Cô-xchi-a vẫn nhìn chăm chăm về phía trước, dường như tất cả những chuyện đó không hề liên quan gì đến em. Bỗng em nuốt nước bọt đánh ực một cái. Ngồi trên chiếc hòm bằng gỗ dán bên cạnh em là một cậu bé nhỉnh hơn em một chút. Mặt cậu này thuôn dài, tai tái, đôi mắt trầm ngâm màu sẫm. Cậu ta đang nhẩn nha ăn bánh mì với mỡ lợn muối. Mãi bây giờ Cô-xchi-a mới cảm thấy bụng em đói meo và tương lai em thật mờ mịt. May sao, vừa lúc ấu Mi-sa lách từ trong đám đông ra. - Ta đi làm thủ tục giấy tờ đi, Cô-xchi-a! – Anh rút chiếc ví ni-lông ra rồi nói với vẻ băn khoăn. – Nào, đưa giấy tờ của em cho anh nào. - Em không có, - Cô-xchi-a ấp úng trả lời. - “Không có” là thế nào? Cần phải có giấy tờ, em hiểu không, để ghi cho đúng em là ai. Kẻo nhỡ em lại là người khác thì sao. https://thuviensach.vn - Em không phải là người khác, - Cô-xchi-a lo lắng đáp! – Em để giấy khai sinh trong va-li… Ngồi trên tàu, em ngủ quên… thế là mất va-li. - Thích nhỉ! Em ngờ nghệch quá! Ai lại để giấy tờ trong va-li bao giờ? Dớ dẩn thật! – Mi-sa suy nghĩ một chút rồi quyết định: - Dù sao chúng ta cũng cứ ra làm thủ tục đi. Em cứ nói rằng giấy tờ của em bị mất khi đi đường. Em muốn vào làm ở nhà máy chứ gì? Thôi cứ nói như thế nhé. Biết đâu họ nhận chăng. Ngồi đằng sau cái chấn song bằng gỗ mộc là hai phụ nữ. Người lớn tuổi hơn tìm họ tên các thanh thiếu niên mới đến theo danh sách và nói với người kia: “Cô phát cho cháu này đi!” thế rồi lần lượt mọi người đều được tất cả những thứ giấy tờ cần thiết. - Giữ cẩn thận đấy nhé, - người phụ nữ nhắc đi nhắc lại. - Phiếu bánh mì này, phiếu thực phẩm này, tích-kê lĩnh bánh thêm này, thẻ vào nhà ăn này. Cháu ký nhận đi. Tắm rửa và ăn trưa xong, cháu sẽ được bố trí vào ở nhà tập thể. Đến lượt ai nào? - Thưa cô, em này bị mất hết giấy tờ ạ, - Mi-sa dẫn người bạn được mình đỡ đầu tới bên chấn song và nói. – Em ấy nhập vào đoàn chúng cháu ở giữa đường và từ lúc đó ở luôn với đoàn chúng cháu. Em ấy được bác kia cho lên xe đấy, các bác ra ga đón trẻ sơ tán ấy cô ạ… - Bác Ba-bin Ghê-ra-xim I-va-nô-vích đấy mà, - người phụ nữ mách bảo. - Nếu thế thì ổn cả rồi… Nhưng này, tại sao cháu ấy lại bé thế hả? – nhìn mãi mà không thấy Cô-xchi-a sau chấn song, chị ngạc nhiên hỏi: - Bao nhiêu tuổi? - Em ấy không bé đâu cô ạ, chỉ hơi lùn thôi, - Mi-sa giải thích, vẻ mặt hết sức nghiêm trang. – Tính đến thứ ba tuần trước em ấy chưa đầy mười lăm tuổi đấy cô ạ. Cháu biết rõ mà. - Rồi anh nháy mắt với đám bạn đứng xếp hàng đằng sau. - Đừng có tếu nữa, - người phụ nữ nói, chị cũng mỉm cười. – Đây không phải rạp xiếc, mà là phòng tổ chức cán bộ…Còn cháu, cháu hãy điền vào tờ khai lý lịch này rồi đưa cho cô. https://thuviensach.vn TỜ KHAI LÝ LỊCH CỦA CÔ-XCHI-A Tờ khai sơ yếu lý lịch có rất nhiều mục. Mi-sa giúp Cô-xchi-a ngồi lên bệ cửa sổ và giúi bút vào tay em: - Em viết đi: “Ma-lư-sép Cô-xchi-a …”. Rồi gì nữa hả? Cô-xchi-a mím môi, mặt đỏ bừng nắn nót viết họ tên mình. - Này anh bạn, hình như anh mù chữ thì phải! – Mi-sa phỏng đoán. Kể ra cũng không hoàn toàn như vậy. Cô-xchi-a có thể coi là người đã thoát nạn mù chữ, nhưng tùy theo mùa mà em viết lúc đẹp, lúc xấu. Cuối năm học thì em viết không đến nỗi tồi, nhưng khi vào năm học mới, tay em bị chai sần sau một mùa hè lao động nên chữ em cứ như gà bới. - Anh biết em giỏi giang thế nào rồi! Bây giờ khai đi, để anh viết cho. - Mi-sa cầm lấy cái bút trong tay Cô-xchi-a rồi hỏi câu đầu tiên: Em là nam hay nữ? - Cứ như anh không trông thấy ấy! – Cô-xchi-a phát cáu. - Ta viết thế này nhé: “Nữ, mũi hơi hếch này, mắt xám này, trên má có lúm đồng tiền, ở cằm có một cái lúm nữa”, - Mi-sa lẩm bẩm nói thế thôi, chứ tất nhiên vẫn viết đúng Cô-xchi-a là nam. – Em sinh ở đâu? - Em sinh ở Íp-đen, nhưng sau này em cùng với anh Mi-tơ-ri đến sinh sống ở làng Ru-mi-an-xép-ca. Gần đó thôi… - Em dân tộc gì, Nga phải không? - Tất nhiên là Nga rồi… Nhưng ở vùng chúng em có cả người Man-xi[i]. - Người Man-xi thì dính dáng gì đến chuyện này? Sao em cứ làm anh rối cả đầu óc lên thế? Tất nhiên người Man-xi chẳng dính dáng gì đến chuyện này thật, nên Cô-xchi-a chỉ khịt khịt mũi. - Bố mẹ em làm gì? - Bố em trước kia đãi vàng. https://thuviensach.vn - Đãi được nhiều không? Một pút[ii] hay một toa tàu? - Lấy đâu ra một pút! Bố em không gặp may. Em nhiều khi còn may hơn. - Vùng cậu có nhiều vàng không? Người hỏi câu này là cậu bé mặt tai tái vừa nhai bánh mì xong. Cậu ta chằm chằm nhìn Cô-xchi-a, cặp mắt sẫm màu mở to, ánh lên vẻ tò mò. - Này, anh chàng hám tìm vàng, đừng có quấy rầy! – Mi-sa nói. - Có thấy người ta đang bận đây không? Hai anh em lại quay trở lại với bản lý lịch. Thì ra có một vài câu hỏi trả lời rất dễ, chỉ cần gạch một gạch ngắn là xong. Tuổi đảng - một gạch ngang. Như vậy nghĩa là không có tuổi đảng. Học vị, quá trình tham gia vào các cơ quan dân cử, quá trình phục vụ trong quân đội – toàn gạch ngang cả. - Em có những ai là người thân thích? – Mi-sa hỏi. - Anh Mi-tơ-ri ở ngoài mặt trận. Anh ruột em đấy…Còn chú em nữa. Em đến chỗ chú em, nhưng chú em… cũng đã ra mặt trận rồi. - Thế tại sao em không viết thư cho chú em trước đã rồi hãy đến? - Làm sao em biết được là chú em đã ra mặt trận! Nghe câu trả lời kỳ lạ ấy, Mi-sa tuyên bố như đinh đóng cột: - Em đúng là một tay ngờ nghệch hạng nhất! Bị gọi là “ngờ nghệch” lần nữa, Cô-xchi-a không chịu nổi. Mắt em nhoà nước, đôi môi run lên. Viết xong mấy chữ: “Không còn ai nữa”, Mi-sa an ủi: - Đừng buồn, chú Lùn ạ. Vào nhà máy làm rồi sẽ ổn thôi. Chỉ có điều là, em ít tuổi quá… Nhưng không sao. Có lẽ người ta cũng không để ý đâu. Em ký vào đây, chúng ta nộp bản khai này rồi đi ăn. Thế là ở một nhà máy quân giới không có tên, chỉ mang số hiệu, đã xuất hiện cậu công nhân Cô-xchi-a. Vào những ngày ấy, có hàng nghìn công nhân sơ tán đến U-ran. Trong số đó có cả học sinh các trường học nghề và những thiếu niên đã mất cha mẹ trong cơn dông tố chiến tranh. Nhiều thanh thiếu niên quê ở U-ran cũng vào làm việc ở các nhà máy để giúp đỡ tiền tuyến. https://thuviensach.vn - Còn anh thì ở thành phố Khác-cốp, chỗ con sông Lô-pan ấy, là sông nhưng nước không bao giờ chảy đâu, - Mi-sa nói. - Thế là anh không kịp tốt nghiệp trường học nghề… - Anh im lặng một chút, vẻ mặt đăm chiêu. - Bố mẹ anh ở lại Khác-cốp. Anh lo cho hai cụ lắm… Bọn phát-xít ở đó, em ạ. Em thấy thế nào?… -Rồi anh đẩy đĩa ra, không ăn hết món khoai tây nghiền nhừ. Chuyện đó xảy ra khi Mi-sa cùng Cô-xchi-a đang ăn ở nhà ăn. Chị công nhân ngồi bên thở dài: - Bây giờ ai chả có những nỗi lo như thế. Cô-xchi-a cũng có cảm giác món khoai tây đăng đắng thế nào ấy. https://thuviensach.vn HAI NGƯỜI CÒN LẠI Một toán thanh thiếu niên lỉnh kỉnh nào va-li, nào hòm, nào ba-lô đi nối đuôi nhau thành hàng dài trên một đường phố ngoại ô. Họ nói chuyện ầm ĩ: - Ở đây y như nông thôn ấy. - Nhà cũng tòan bằng gỗ cả, các cậu ạ. - Chẳng thấy có xe điện gì cả. Một người vóc dáng bé nhỏ, vẻ mặt lo âu, tay vung vẩy chiếc cặp dẫn toán thanh thiếu niên đi. Ông dừng lại bên mỗi ngôi nhà, nhìn vào bản danh sách rồi ra lệnh: “Ba em nam! Hai em nam!... Thế là năm nhé!...” Chọn đủ số người, ông đi cùng các em vào nhà rồi một phút sau lại bước ra. Khi toán thanh thiếu niên chỉ còn lại chừng mươi người, ông gọi: “Bảy em nhé!” – và mở tiếp cánh cổng cạnh đó ra cho các em vào sân rồi đếm: - Một, hai… bảy! Đủ rồi. Cháu thứ tám kia gượm đã! Người thứ bảy là Mi-sa, còn người thứ tám là Cô-xchi-a. Cánh cổng đóng sập lại ngay trước mũi em. - Em ấy đi cùng với cháu! Em ấy muốn ở cùng với cháu đấy ạ! – Mi-sa kêu to. - Đừng có lằng nhằng! – ông dẫn đường nghiêm khắc nói. – Vào nhà đi! Cô-xchi-a bất lực nhìn cậu bé đang đứng tựa vào cột điện thoại, hai tay đút túi chiếc áo bành-tô đen đã sờn rách. Gương mặt tai tái thuôn dài của cậu ta nom rất bình tĩnh, còn đôi mắt thì như mỉm cười với Cô-xchi-a. - Chúng mình đi đâu nhỉ? – Cô-xchi-a bối rối hỏi. - Hết phố mất rồi. - Cậu sợ à? - Cậu bé kia nhếch mép cười. – Chúng mình không bị bỏ ngoài đường đâu. Có thể chúng mình sẽ ở cùng với nhau, - cậu ta đoán, suy nghĩ một lát rồi nói thêm: - Tớ không phản đối. Cậu có ích cho tớ đấy. Như vậy nghĩa là thế nào nhỉ? Nhưng cánh cổng đã mở, ông dẫn đường bước ra, vui vẻ cung vẩy chiếc cặp da. https://thuviensach.vn - Đúng quá, phòng kế toán tính khớp thật, còn lại hai chú bé đây, - ông nhận xét. - Khớp quá đi mất! Nào, các cháu, ta đi thôi! Nhanh chân lên! - Cô-xchi-a ơi, đừng buồn, thể nào anh cũng kéo được em về ở với bọn anh! – Mi-sa từ trong cổng gọi với ra. - Được rồi, được rồi! – ông dẫn đường mỉm cười. Gớm nhỉ, cứ làm như chỉ huy ấy! Bác không đưa hai em này đến chỗ tồi đâu mà sợ… Sau một bãi rộng bỏ hoang và một gò đất, hóa ra vẫn còn đường phố. Ở đây có một số ngôi nhà nhỏ mới xây, còn chưa hoàn chỉnh: nhà thì chưa có hàng rào, nhà thì chưa lợp xong mái, nhà thì chưa lắp hết cánh cửa sổ. Ngôi nhà mà ông dẫn đường cùng hai em thiếu niên đi tới vừa có hàng rào vây quanh, vừa có cổng có mái che, lại có cả ghế dài làm bằng thân gỗ tròn. Sau đó một lát, trong gian bếp rộng rãi, sáng sủa của ngôi nhà này có một cuộc bàn bạc. Giọng nói kiên quyết nhưng niềm nở, du dương là của bà cụ có gương mặt tròn trịa, đôn hậu. - Tôi suy nghĩ mãi, lúc đầu không muốn nhưng rồi tôi lại đồng ý, - bà vừa nói vừa mỉm cười với khách. - Cứ để cho các cháu đến đây ở cũng được. Chỉ có điều nếu các cháu nghịch ngợm thì bác phải đưa ngay đi nơi khác đấy: cháu Ca-chi-a nó bực tôi lắm, nó bảo tại sao tôi lại nhận bọn con trai đến ở. Bọn con trai bao giờ chẳng tinh nghịch, nó bảo thế. – Bà cụ thở dài rồi nói thêm: - Còn củi thì chở cho tôi nhanh lên, bác I-a-cốp Xê-mê nô-víts ạ. Thằng Va-xi-li nhà tôi không kịp trữ củi cho mùa đông. Rét đến nơi rồi, phải đốt sưởi, nhưng bác thấy đấy, chỗ củi của nhà tôi khéo lắm sưởi được một lần là hết. - Bà cứ yên tâm, bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ạ. Trong tuần này, tự tôi sẽ đưa củi đến. Chúng rôi không để gia đình bộ đội phải chịu rét đâu. Còn về hai cháu này thì không phải do tôi quyết định. Ông giám đốc ra lệnh cho tất cả các cháu gái ở gần nhà máy, còn các cháu trai ra ở phố Na-gô-rơ-nai a. Tôi chọn đến đây hai cháu đi sau cùng, trông có vẻ hiền lành, nhưng ai biết được, có thể chúng nghịch như quỷ sứ cũng nên. Nếu thế thật, bà hãy nghiêm khắc với chúng một chút nhé. - Tôi chịu thôi! – Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na xua tay. - Đến cháu gái tôi, tôi cũng không bảo được nữa là. Nó định bỏ học để làm ở nhà máy, https://thuviensach.vn giúp đỡ tiền tuyến đấy bác ạ, mà nó vừa khỏi cúm chứ có khỏe mạnh gì cho cam. Bác nó bảo nó vào ở với bác ấy trong khu gây rừng để cho nó uống sữa, còn gì bằng nữa, thế mà nó cứ nằng nặc không nghe… - Vâng, cháu Ca-chi-a cũng chẳng phải tay vừa thật, - ông I-a-cốp Xê mê-nô-víts xác nhận. Ông vuốt lại chiếc mũ lưỡi trai đội lên mái đầu hói rồi vội vã dặn dò - Các cháu coi chừng đấy nhé! Gia đình đây là một gia đình trí thức, các cháu chớ làm những chuyện tầm bậy đấy. Hãy giúp đỡ gia đình xách nước hoặc chẻ củi. Ngoài hai cháu, nhà này không còn ai là nam giới đâu. Thôi, tôi về đây. Chẳng có thời gian ngồi chơi lâu đâu. Người sơ tán ở khắp nước Nga đang lũ lượt kéo về đây. Ban quản trị nhà cửa chúng tôi ai cũng bận túi bụi vì phải xếp chỗ ở cho cán bộ công nhân mới mà… - Ông mỉm cười, khẽ vỗ vào lưng Cô-xchi-a - Cũng công nhân kia đấy, một tráng sĩ lao động. Không hiểu cháu sẽ làm được cái gì… Ông ra đi. Cô-xchi-a cảm thấy buồn. Cậu kia cũng ngao ngán, mắt nhìn xuống, vẻ ủ rũ. Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không vội vã tìm hiểu hai chú bé. Bà chỉ hỏi tên các em. Cô-xchi-a lí nhí xưng tên, còn cậu bạn em vẫn nhìn xuống đất, lúng búng: - Cháu tên là Xê-va ạ. - Nào, sang đây bà chỉ chỗ ở cho. https://thuviensach.vn Ở GIAN NHÀ PHỤ Đó là một gian nhà phụ rộng rãi, tường xếp bằng gỗ tròn không trát vữa. Cửa gian này thông với phòng ngoài. Hai chiếc giường gỗ phủ chăn xám, một bàn nhi và một ghế đẩu - tiện nghi trong buồng chỉ có thế. Bà An-tô nhi-na An-tô-nốp-na kể cho hai em nghe rằng gian này do con trai bà, chú Va-xi-li Gan-kin, làm thêm để có chỗ yên tĩnh viết luận án phó tiến sĩ. Nhưng rồi Va-xi-li không trở thành phó tiến sĩ được vì chú đi chiến đấu, thế là gian này bỏ không. - Các cháu có quần áo lót không? – bà im lặng một lát rồi hỏi. - Đưa bà xem nào… Trong tay nải của Cô-xchi-a có một chiếc mũ bịt tai lót lông hươu non, một khăn mặt và một ca nhôm. Xê-va moi trong hìm ra một bộ quần áo lót dệt kim, một đôi giày trắng đi mùa hè, một khăn quàng cổ xanh. - Tội nghiệp các cháu! – bà cụ bất giác thốt lên. – Mưa chẳng có gì mà che, gió chẳng có gì mà mặc… - Cháu không đến nỗi tội nghiệp đâu! - mắt Xê-va lóe lên tức giận. - Ở Ca-men-ca gia đình cháu sống cũng chẳng kém gì nhà bà. - Thế bố cháu làm gì? - Bố cháu là kỹ sư nông học ở trạm máy kéo, - Xê-va kiêu hãnh đáp rồi khẽ nói thêm - Còn bây giờ, bố cháu là du kích đấy. - Mẹ cháu ở đâu? – bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ngập ngừng hỏi. - Ở Ca-men-ca ạ, - Xê-va nói nhát gừng rồi quay sang xếp lại các thứ trong hòm. Đến lúc bà cụ thở dài bước ra, cậu ta tiếp tục làu bàu: - Tất nhiên là gia đình này sống sung túc, nhưng dù sao cũng không nên kiêu ngạo mới phải. Bà cụ lại bảo mình là tội nghiệp! Trong phòng khách ở đây, đồ gỗ đều được bọc cẩn thận, lại có nhiều cây cảnh nữa… Từ dưới bếp, tớ trong thấy tất. Nhưng ở nhà tớ hồi trước cũng thế, còn sang hơn ấy chứ… https://thuviensach.vn Chỉ có điều là không có da gấu trải trên sàn nhà thôi, bởi vì ở U-crai-na không có gấu. - Cậu ta nhìn ra cửa sổ và tìm ngày được một thiếu sót lớn của gia đình này: - Vựa chứa cỏ khô của họ không có cỏ cậu ạ, chắc hẳn họ không có bò, vậy mà nhà tớ có những hai con bò đấy nhé. Cứ bảo người ta tội nghiệp mãi đi… - Cả chó cũng không có, - Cô-xchi-a nói thêm. - Anh Mi-tơ-ri tớ hồi trước có hai con cơ. - Hai con bò ấy à? - Không, hai con chó… Con Mu-xca và con Cu-xa-trơ-ca. Sau tất cả những sự việc xảy ra trong ngày hôm ấy, Cô-xchi-a mệt rã rời, mắt em cứ hoa lên. Em đưa tay lên giụi mắt, ngáp dài, sờ cạp quần để tin chắc rằng cái “thủ lợn” và mảnh ước hiệu – tài sản và niềm tự hào của em - vẫn còn ở đó, rồi mới cởi quần áo ngoài đi nằm. Nằm trên lớp đệm cứng, đắp tấm chăn ram ráp mà Cô-xchi-a thấy chiếc giường này xiết bao ấm áp, êm ái… Ngay lúc ấy, giấc ngủ tràn đến dập tắt mọi ý nghĩ của em. Cô-xchi a thiếp đi… https://thuviensach.vn “XE TĂNG ĐẾN!” Em có cảm giác như em chợt thức giấc ngay vì một tiếng kêu khàn khàn. Tim đập thình thịch, Cô-xchi-a ngồi nhỏm dậy. Trời rất tối, nhưng em vẫn trông thấy ở giường bên kia cũng có ai đang ngồi. - Xe tăng… Xe tăng đến! – Xê-va nói nhanh, giọng như bị nghẹn. - Cậu ngủ mê rồi, - Cô-xchi-a hoảng sợ đáp. Chiếc giường kêu cót két. Thoát khỏi cơn ác mộng, Xê-va thở hổn hển, lẩm bẩm điều gì, rồi lại nằm xuống, nhưng hình như cậu ta vẫn lắng tai nghe. - Tớ đã nhìn thấy xe tăng rồi, - Cô-xchi-a nói để phá vỡ sự im lặng đầy lo âu. - Ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, trong bức tranh duyệt binh ấy, có cả xe tăng. Nhiều xe tăng lắm cậu ạ! - Nhưng đó không phải những xe tăng tớ vừa nằm mơ thấy… Xe tăng của chúng ta có sơn hình ngôi sao. - Thế còn xe tăng nào khác nữa? - Còn xe tăng có hình chữ thập ngoặc… của bọn phát-xít. - Rồi Xê-va giải thích: - Bọn phát-xít xộc vào thị trấn Ca-men-ca chúng tớ bằng xe tăng. - Cậu ta im lặng một chút rồi nói tiếp với giọng ngập ngừng, như để tự kiểm tra lại: - Xe tăng từ ngoài đường xông vào nhà tớ. Tất cả mọi thứ đổ sụp, mẹ tớ kêu thét lên… Sau đó tớ nhìn thấy một chữ thập ngoặc màu trắng, ở giữa lại đen cậu ạ… Chiếc xe tăng chạy xuyên qua nhà tớ… - Để làm gì mới được chứ? – Cô-xchi-a sửng sốt thì thầm hỏi. - Để vượt qua sân nhà tớ sang con đường khác mà lại… Bọn phát-xít tàn ác hơn cả lang thú cậu ạ. Chúng muốn tiêu diệt Chính quyền xô-viết, chúng muốn bắt chúng ta phải làm nô lệ. Chúng muốn cướp đất đai của chúng ta. - https://thuviensach.vn Cậu ta im lặng một lúc lâu rồi hỏi: - Cậu biết cách đãi vàng đấy à? Thật không? Cậu không nói dối chứ? - Tớ đã từng đãi, - Cô-xchi-a nghiêm trang khẳng định. - Tớ đã từng tìm vàng, đúng thế! Tớ nói dối làm gì… - Đãi thế nào hả cậu, tìm vàng thế nào hả cậu? Cậu kể cho tớ nghe nhé, được không? Tớ cần mà… Đoàn tàu chúng tớ đi hôm nọ dừng lại ở một nhà ga xe lửa rất lâu, có đến nửa ngày trời ấy cậu ạ. Đằng sau ga có một ngôi nhà, trên tường dán một tấm áp-phích lớn: “Các công nhân khai thác vàng, hãy cung cấp cho nhà nước nhiều vàng hơn nữa! Càng có nhiều vàng, chúng ta càng có nhiều xe tăng, đại bác, máy bay để đánh bại kẻ địch ghê tởm”. Cậu hiểu không? Bọn phát-xít cướp xe tăng của tất cả các nước bị chúng chiếm đóng. Thành ra chúng có nhiều xe tăng hơn chúng ta. Phải khai thác nhiều vàng ở U-ran, mua hàng nghìn xe tăng và đủ các loại vũ khí khác nữa. Cậu hiểu không? Rồi ngay lập tức, đem tất cả ra đánh bọn phát xít, đè bẹp tất cả bọn chúng, không để sót một tên nào… Quân súc sinh đáng nguyền rủa!... Cậu ta nói say sưa và sôi nổi. - Thôi được rồi! Ngủ đi, - cậu ta kết thúc câu chuyện. – Mai chúng mình sẽ bàn việc sau… Cô-xchi-a nằm cuộn tròn người lại. Trước khi thiếp đi, em còn nghĩ rằng thật sung sướng biết bao nếu dùng xe tăng đè bẹp được tất cả bọn phát-xít, để không còn bóng một tên nào trên đất nước xô-viết. Sau đó, em nghĩ đến anh Mi-tơ-ri. Cô-xchi-a chỉ có một người ruột thịt thực sự là anh Mi-tơ-ri vui tính, tốt bụng, còn bố mẹ thì Cô-xchi-a hoàn toàn không nhớ nữa: bố mẹ em mất đã lâu rồi. Bây giờ anh Mi-tơ-ri đang ở đâu nhỉ? Anh ấy ở ngoài mặt trận, xa xôi lắm. Cô-xchi-a còn lại có một mình. Em rất biết ơn nhà máy. Nhà máy cho em ăn uống, phát cho em quần áo, sắp xếp chỗ ở cho em. Em sẽ làm gì ở nhà máy nhỉ? Từ trước tới nay em mới chỉ đãi vàng và tìm vàng, làm lán gỗ ở công trường và săn bắn sóc. Nhưng ở thành phố, những việc ấy hoàn toàn chẳng có tác dụng gì. Nếu ngày mai người ta bảo em: “Cháu không làm được ở nhà máy, thêm nữa, cháu ít tuổi quá. Cháu đi https://thuviensach.vn đâu tùy cháu” thì sao nhỉ? Mi-sa liệu có giúp đỡ được không? Anh ấy tốt quá. Thật đáng buồn là mình không được ở cùng nhà với anh ấy! Xê-va cũng nằm mãi không chợp mắt được. Giấc ngủ bị chiếc xe tăng phá vỡ, mãi không quay trở lại. Bỗng cậu ta mơ thấy một ngôi nhà xinh xắn quét vôi trắng, mái lợp ngói, năm giữa khu vườn cây um tùm. Mẹ cậu đứng trên thềm âu yếm gọi: “Xê-va yêu quý, vào ăn đi con!”. Nước mắt chảy đầm đìa trên mặt cậu. Cậu biết chiếc xe tăng phát-xít có hình chữ thập ngoặc màu trắng sẽ đến và tất cả sẽ đổ sụp, cậu sẽ chui ra khỏi nhà rồi chạy thục mạng. Cậu sẽ chạy mãi, chạy mãi cho tới khi gặp các chú hồng quân. Cậu sẽ đi U-ran và sẽ không trở lại thị trấn Ca-men-ca có những ngôi nhà màu trắng, cây cối xanh rờn và chan hòa ánh nắng nữa… https://thuviensach.vn Chương hai CON CHÓ SA-GHI-XTƯI VÀ CÔ CHỦ CỦA NÓ Buổi sáng, trời giá lạnh và trong sáng. Cô-xchi-a rón rén đi ra ngoài thềm và nhìn xung quanh. Ở giữa sân có giếng nước và chiếc gàu gỗ, còn trên cột kho chứa cỏ khô có treo một cái thùng đựng nước rửa tay bằng sắt đã gỉ. Cô-xchi-a ra giếng múc nước rửa mặt. Bỗng em nghe thấy sau lưng có tiếng gầm gừ. Thoạt tiên em ngây người ra, sau đó, tự kiềm chế mình, em thong thả, bình tĩnh ngoảnh lại. Một con chó giống lai-ca cao to, lông màu xám mọc rất dày ở cổ, đang nhe nanh dọa dẫm. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp. “Trông như một con gấu con, - Cô-xchi-a thoáng nghĩ. - Sẽ gay go đây!”. Chỉ còn cách đứng yên mới trì hoãn được cuộc “đụng độ” – trì hoãn thôi chứ không tránh hẳn được đâu. Con chó đã ngồi chồm hỗm, chuẩn bị tấn công. Cần có ngay một hành động gì đó. Trong sân diễn ra một cảnh vật lộn thầm lặng. Cô-xchi-a nhảy bật lên như một quả bóng. Vụt một cái, con chó cũng lao qua, răng nó gõ vào nhau kêu đôm đốp. Nó nhẹ nhành đặt chân xuống đất rồi quay ngoắt ngay lại, như thể bị bỏng vậy, rồi nó hếch mõm lên. Ngồi trên mấy cái sào của kho chứa cỏ, hai chân thu lại, tay ôm đầu gối, Cô-xchi-a chăm chú quan sát kẻ địch vừa bị lừa, nhưng em không để lộ vẻ vui mừng. - Này, mày muốn gì hả? – em chậm rãi nói. – Tao có động chạm đến mày đâu, thế mà mày lại gầm ghè tao… Mày cần gì? Tao là người nhà, mày hiểu chưa? Tao là người nhà, tao sống ở đây… Ngốc ơi là ngốc! Chán nản vì thất bại, con chó gục đầu xuống, ngờ vực lắng tai nghe giọng nói của kẻ lạ mặt. https://thuviensach.vn Khung cửa sổ kêu lạch cạch. Từ đó vang ra một tiếng quát: - Sa-ghi-xtưi, không được hỗn! Sa-ghi-xtưi! Một cô bé gày gò, có lẽ cũng trạc tuổi Cô-xchi-a, đứng bên cửa sổ mỉm cười nhìn em. Cô bé vừa chải tóc vừa lắc đầu vì lược cứ bị mắc kẹt trong bộ tóc mềm mại vàng óng. - Có thế mà cũng sợ! – cô bé buông một câu khinh khỉnh. – Quá lắm Sa ghi-xtưi cũng chỉ quật ngã cậu xuống thôi. Nó không cắn trẻ con đâu… Cậu ở nhà tớ phải không? Thế nậu không thích ở vườn bách thú nữa à? Chắc cậu học được cách nhảy như thế ở lũ khỉ đuôi dài đấy nhỉ. Vậy cậu cứ ngồi ở vựa cỏ nhé, tớ sẽ mang cho cậu một củ cà rốt. Sa-ghi-xtưi, cứ ở đấy canh con khỉ đuôi dài của chúng ta nhé! Thật không thể nghĩ ra được điều gì cay độc hơn những lời ấy nữa. Cô xchi-a đỏ bừng mặt và chẳng hề suy xét, nhảy luôn xuống đất. Con Sa-ghi xtưi chồm hai chân lên vai em rồi vừa gầm gừ vừa phả hơi nóng bỏng vào mặt em. - Sa-ghi-xtưi, Sa-ghi-xtưi, không được thế! Xuống ngay! Người nhà đấy mà! – cô bé bước qua bậu cửa sổ và quát. - Sao cậu lại sợ? – Cô-xchi-a nhếch mép cười va cố giấu nỗi khiếp hãi. – Sa-ghi-xtưi không động đến tớ đâu! – Nhìn thẳng vào mắt con chó, em rắn rỏi nói: - Người nhà! Hiểu chưa, tao là người nhà. Đôi mắt xanh lè của con chó Sa-ghi-xtưi ban nãy long lên giờ đã dịu lại. Bây giờ phải tỏ ra mạnh bạo hơn nữa. Cô-xchi-a hất phăng đôi chân nặng trịch của nó ra khỏi vai rồi đi ra giếng. Cách xử sự của chú bé làm Sa-ghi xtưi bối rối. Ai cũng sợ nó, thế mà chú bé này lại không sợ. Đúng là người nhà rồi. Nó vờ vĩnh há hốc mõm ngáp một cái, lé mắt nhìn cô bé rồi lập tức quay nhìn phía khác và cụp đuôi lại. - Ban nãy mày chạy đâu thế? – cô bé nghiêm khắc hỏi. – Mày tưởng tao không biết đấy hả? Ai cho phép mày ra khỏi sân? Tao đã bảo bao nhiều lần là không được sang nhà bác Pê-xtơ-ri-a-cốp cơ mà! Rõ là đồ hư hỏng! Rồi tao sẽ viết thư ra mặt trận mách với bố tao cái thói hỗn xược của mày, bố tao sẽ cho mày biết tay! (Hai tai con Sa-shi-xtưi cụp xuống, trông nó có vẻ https://thuviensach.vn biết lỗi, nhưng cô bé đã không chú ý đến nó nữa ). Cậu sẽ làm việc ở nhà máy đấy à? – cô bé hỏi Cô-xchi-a. - Chứ còn ở đâu nữa! – Cô-xchi-a vừa đổ nước vào chậu vừa trả lời với thái độ như người ta thường trả lời một câu hỏi vớ vẩn. - Hôm nay tớ cũng sẽ xin vào nhà máy… Cậu là thợ tiện hay thợ nguội? - Thấy Cô-xchi-a nín thinh, cô bé “xì” một tiếng: - Kiêu gớm nhỉ! Tớ cũng sẽ là thợ tiện, cậu đừng có lên mặt! – cô bé đóng sập cửa sổ lại. Trở vào nhà, Cô-xchi-a bảo con chó: “Tao bảo phải nghe đấy”, - rồi vẩy nước ở tay lên con chó Sa-ghi-xtưi. Con chó hơi há mõm ra như mỉm cười, cái đuối xù lông tơ của nó thoáng vẫy một cái. Như thế nghĩa là: “Tôi hiểu rồi, không được đớp chân cậu chứ gì”. Nó lại gầm gừ, nhưng đã có vẻ do dự: trên bậc thềm lại xuất hiện một người lạ mặt nữa, vai vắt chiếc khăn mặt. - Ngoan nào! – Cô-xchi-a quát. – Đây cũng là người nhà đấy! - Rồi em bảo Xê-va: - Cậu đừng sợ, nó không cắn đâu. - Sợ đếch gì! Trong nhà này còn có một con chó khác dữ hơn nữa cơ. – Xê-va bực tức nói, - nó không cho tớ rửa mặt trong bếp. Cứ như tớ không biết cách rửa mặt thế nào để nước khỏi tung tóe ra sàn ấy… Đồ ngốc! Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na đón Cô-xchi-a ở phòng ngoài. - Gớm, cháu dậy sớm thế…- bà nói như hát, rồi ngoảnh lại nhìn mé cửa bếp, bà thì thầm: - Xê-va vừa mới cãi nhau với công nương của bà đấy. Cháu ra rửa mặt ở chỗ kho cỏ nhé, để cho con bé nó dịu đi đã. - Vâng, rửa mặt ở chỗ kho cỏ còn thích hơn bà ạ, - Cô-xchi-a nói, em nhìn vào thùng chứa nước rồi bảo bà cụ: Cháu sẽ xách nước,bà nhé… Bà cho cháu cả búa và đinh nữa. Để cháu đóng lại bậc thềm cho chắc chắn. - Ừ, cháu để ý sửa sang giúp bà nhé! – bà cụ mừng rỡ. – Nhà vắng chủ chẳng khác gì đứa trẻ côi cút cháu ạ… Còn bây giờ bà sang cô Nhi-na Páp lốp-na một tí. Cô ấy sẽ chỉ cho các cháu đường tắt đến nhà máy. Khi Cô-xchi-a đang đóng lại bậc thềm gỗ, con chó Sa-ghi-xtưi lại gần và giụi mũi vào vai em. Cô-xchi-a gãi gãi tai nó, tìm bắt bọ. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn NHI-NA PÁP-LỐP-NA Bà cụ cho hai chú bé ăn khoai tây luộc và uống nước chè. Xê-va nhấp từng ngụm ở cốc như người lớn, còn Cô-xchi-a không biết uống như thế, em uống ít một ở chiếc đĩa. Em cảm thấy nóng bức, mặt vã mồ hôi, cứ phải khịt mũi luôn. - Cháu hỉ mũi đi! – bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không ghìm được mình. - Mới bé tí thế này mà đã vào làm nhà máy… Ôi, cái thằng Hít-le ấy thật tàn ác! Nó làm bao nhiêu người phải bỏ quê hương làng xóm mà đi! Có tiếng gõ cửa, rồi một phụ nữ trẻ bước vào. Chị đội mũ len xanh, mặc áo bành tô xám đã cũ. Cô-xchi-a đoán ngay ra đó là cô Nhi-na Páp-lốp-na người sẽ dẫn các em tới nhà máy theo đường tắt. - Chào mẹ! Hai cháu sẽ cùng đi với con đâu ạ! - chị dịu dàng nói. - Ái chà, các chàng trai cao to gớm nhỉ! Gian bếp vốn đã sáng sủa, như càng sáng sủa hơn vì tiếng cười trong sáng của người phụ nữ này. Gương mặt ngăm ngăm đen rất dễ thương của chị rạng rỡ một niềm vui sướng vô hạn. - Mẹ vừa về thì con nhận được thư của anh Va-xi-li, - chị nói với bà cụ. – Anh ấy vẫn khỏe và bảo con hôn mẹ, như thế này, như thế này này, và như thế này nữa! Con sung sướng quá! Suốt mười hôm chẳng có một chữ nào của anh ấy gửi về… - Chị gõ cửa phòng khách: - Ca-chi-a yêu quý, dì vừa nhận được thư của bố đấy! - Chị vội vã nói thêm: - Chắc hẳn đến mai cả bà và con cũng sẽ có thư. Con có muốn dì đọc cho nghe một đoạn không? Đằng sau cánh cửa có tiếng chân bước rồi lặng đi, nhưng không thấy Ca chi-a trả lời. Bà cụ đặt mạnh chiếc tách xuống đĩa. - Tính với nết đến là ngang bướng! – bà nói. – Thôi, mặc nó con ạ… - Nào, ta đi đi các cháu, - Nhi-na Páp-lốp-na thở dài, rõ ràng là chị buồn hẳn đi. Chị nhìn bà cụ như chờ mong sự giúp đỡ, rồi cố ghìm mình, chị lại https://thuviensach.vn gõ cửa phòng khách: - Ca-chi-a! Con có nghe thấy không, Ca-chi-a yêu quý! Bác giám đốc nhà máy đã cho phép nhận con làm nhân viên thí nghiệm ở phân xưởng nhiệt luyện. Con đến ngay hôm nay nhé. Dì đã bảo làm giấy ra vào cho con rồi. Đừng quên mang theo giấy chứng nhận của nhà trường và giấy khai sinh đấy. Bây giờ, từ sau cánh cửa mới vọng ra tiếng nói lạnh lùng của Ca-chi-a, tiếng nói mà Cô-xchi-a đã quen thuộc: - Cháu cảm ơn cô… Cháu không định vào làm ở phân xưởng nhiệt luyện nữa. Hôm nay cháu và Lê-na sẽ xin học tiện ở phân xưởng cơ khí của thanh niên. - Không nên đâu, hoàn toàn không nên đâu! – Nhi-na Páp-lốp-na lo lắng. – Con đã khỏe hẳn đâu cơ chứ. Bác sĩ bảo bệnh của con có thể biến chứng. Làm ở phân xưởng nhiệt luyện, công việc nhẹ nhàng hơn và con vẫn góp phần giúp đỡ được tiền tuyến cơ mà. - Cảm ơn sự quan tâm của cô, - Ca-chi-a đáp lại bằng giọng nhạo báng, - Nhưng mà cháu không muốn làm ở cùng một phân xưởng với… người nhà đâu. - Con bé ngốc nghếch quá! – Nhi-na Páp-lốp-na thì thầm, lông mày nhíu lại như đang bị đâu vậy. - Tính với nết gì thế! – bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na tức giận nhắc lại. - Một lát sau, ba người bước ra khỏi nhà và đi xuống dọc theo đường phố. Hai chú bé đi theo sau chị Nhi-na Páp-lốp-na. Cô-xchi-a cố nghĩ xem tại sao Ca-chi-a lại có thái độ lạnh nhạt như vậy đối với người phụ nữ này, nhưng tất nhiên em không thể giải đáp nổi. Chị Nhi-na Páp-lốp-na bước chậm lại đợi hai em. - Đến nhà máy, tiện nhất là qua đồi Dem-li-a-nôi. - Chị nói. Đó là đường ngắn nhất. Các cháu trông xem, cảnh trí thật mênh mông. Thành phố bắt đầu từ một nơi cách quả đồi không xa và trải rộng trước mắt. Thoạt tiên, rải rác bên bờ một dòng sông nhỏ có những ngôi nhà gỗ xinh xắn bình dị. Sau đó các ngôi nhà bắt đầu xích lại gần nhau hơn, hình thành những đường phố rộng rãi. Rồi ngày càng thấy nhiều nhà gạch, và tít xa, những ngôi nhà cao như chụm vào nhau. Đây đó các ống khói nhà máy https://thuviensach.vn tỏa ra những làn khói màu xám và màu sắt giả. Trên phố xá lấm tấm những chấm đen, nhìn xa tưởng như bất động – đó là những người đang đi trên phố. Còn có cả tàu điện và ô tô nữa, chúng chuyển động trông khá rõ. - Thành phố to thật! – Cô-xchi-a đĩnh đạc nhắc lại những lời hôm trước em nghe Mi-sa nói. - Đúng, to lắm! – Nhi-na Páp-lốp-na mỉm cười. Thành phố chúng ta bây giờ có hơn một triệu người. Tất cả mọi người đều làm việc cho tiền tuyến để mau chóng cung cấp đủ số vũ khí mặt trận yêu cầu. Chú Va-xi-li, chồng cô, viết thư về bảo rằng các chiến sĩ ngoài mặt trận hy vọng rất nhiều ở U ran, và chúng ta sẽ không phụ lòng tin của họ. - Chị thở dài. –Ngay Ca-chi a cũng sắp đến nhà máy làm việc. Nó còn yếu quá… Sau khi chú Va-xi-li đi chiến đấu, nó ốm mãi đấy các cháu ạ. - Cháu muốn rửa mặt ở bếp, thế mà bạn ấy không cho, cô ạ! – Xê-va bỗng nói. Suốt cả buổi sáng, cậu ta cau có, ấm ức về chuyện va chạm với Ca-chi-a, nhưng rồi cuối cùng vẫn cứ phải kêu ca. – Nhà cháu có bồn rửa bằng đá hoa cơ, chứ không bằng sắt thế này đâu. Ra vẻ bà chủ lắm! Bạn ấy tiếc đấy mà! Chị Nhi-na Páp-lốp-na nghiêm khắc nhìn cậu ta. - Hóa ra cháu đã cãi nhau với Ca-chi-a rồi đấy, - chị nhận xét. - Kể ra cũng khó tránh thật. Ca-chi-a hay kiếm chuyện lắm! Nhưng Xê-va này, cháu đừng vội thành kiến với bạn ấy. Ca-chi-a không phải là thiên thần. Bạn ấy nóng nảy, bướng bỉnh như con dê con vậy, cô sẽ phê bình bạn ấy về chuyện chiếc chậu rửa và thế nào bạn ấy cũng sẽ hối hận. Còn nói chung, bạn ấy rất độ lượng, hào phóng. Khi khu phố quyên góp quần áo ấm cho bộ đội, Ca-chi-a mang đến tất cả những thứ không dùng đến… và không phải chỉ mang những thứ không dùng đến thôi đâu… - Chị còn định nói điều gì nữ, nhưng tự ngắt lời mình: - Nhà máy chúng ta kia rồi! Con đường nhỏ uốn vòng quanh quả đồi. Ở phía dưới hiện ra khu ngoại ô gồm vài đoạn phố nằm giữa đường nhựa và đường sắt. Sau bức tường vây cao có ba tòa nhà kề sát nhay, mái uốn cong như mái các toa tàu. Phía trên vươn cao một ống khói to mới làm được một nửa, trông giống một mẩu bút https://thuviensach.vn chì đỏ bị gãy. Dãy nhà gạch một tầng dọc theo mấy tòa nhà lớn cũng chưa xây xong. Nhìn thật kĩ, Cô-xchi-a thấy những bóng người nhỏ xíu chạy đi chạy lại giữa các tòa nhà. Từ trong rừng, một chiếc đầu tàu chạy xộc ra, chạy tới sân nhà máy, móc lấy ba toa, rít còi rồi kéo vào rừng, y như một bà mẹ dẫn con đi dạo vậy. - Nhà máy nhỏ thôi, - Xê-va thất vọng lẩm bẩm. – Xí nghiệp chế tạo máy ở Ca-men-ca trước kia lớn hơn. Ở đây chế tạo gì thế ạ? - Tất nhiên nhà máy của chúng ta không thuộc loại khổng lồ rồi, - chị Nhi-na Páp-lốp-na trả lời, giọng chị có vẻ hơi tự ái, - nhưng cô bảo đảm với cháu rằng nó chế tạo ra những thứ khiến bọn phát-xít không sống nổi đâu. Xê-va mỉm cười không tin, còn Cô-xchi-a thì nghĩ rằng nhà máy này không phải là xoàng, điều đó làm em thấy dễ chịu. https://thuviensach.vn TRÊN TẤM SẮT Đi về phía cổng nhà máy có các cô các bác lớn tuổi, các thanh thiếu niên. Một số người chào hỏi chị Nhi-na Páp-lốp-na, trao đổi với chị về những tin tức của nhà máy. - Tàu chở phôi ở Pe-rơ-vô-u-ran-xcơ đến rồi đấy chị ạ… - Có, tôi đã trông thấy đầu tàu kéo toa không trở ra. - Chúng ta vừa được cấp thêm máy. Máy cũng tàm tạm, dùng được… Người nói câu vừa rồi là một ông già cao lớn và to béo. Ca-chi-a nhận ra ông ngay và cũng nhớ ngay cả họ, tên và phụ danh của ông – Ba-bin Ghê ra-xim I-va-nô-vích, - bởi vì trí nhớ em rất tốt. Ông này tất nhiên là già rồi, nhưng đồng thời lại như vẫn còn trẻ. Chiếc mũ lưỡi trai đầy dầu mỡ y hệt chiếc bánh đặt trên cái đầu tròn xoe của ông trông rất ngộ. Bộ ria và cặp lông mày của ông bạc trắng, nhưng đôi mắt lại như hai hòn bi ve bằng thủy tinh đen nấp trong những nếp nhăn tươi cười. Hình như ông cũng nhận ra Cô-xchi-a. - Bác nhận cho hai cháu này vào phân xưởng thanh niên, - Nhi-na Páp lốp-na nói. – Có bác, các cháu sẽ mau chóng quan với công việc và không dám nghịch ngơm. Hai cháu này ở với bà cụ anh Va-xi-li nhà tôi đấy bác ạ. - Nhận thì tôi sẵn sàng nhận, nhưng làm với bọn trẻ là gay lắm: chúng chỉ hay đánh hỏng dụng cụ chứ chẳng được tích sự gì, - ông Ba-bin đùa. Rồi ông nói thêm, giọng nghiêm trang: - Chị Nhi-na ạ, chúng ta sẽ làm gì đây, gay go lắm! Chúng ta được cấp rất nhiều máy, nhưng lại không có đồ nghề. Chẳng có dao cắt gọt, cũng chẳng có dao phay. Đến cái lắc lê cũng thiếu. Trong khi chờ đợi bộ đồ nghề mới, chúng tôi cứ phải ngồi không như bị cụt tay vậy, mà ông giám đốc vẫn đòi hỏi phải thực hiện đúng kế hoạch sản xuất chứ có châm chước đâu… https://thuviensach.vn - Ai chẳng có môi lo riêng hả bác, - chị Nhi-na Páp-lốp-na đáp. - Ở phân xưởng nhiệt luyện chúng tôi, việc lắp ráp kéo dài đến nỗi ức phát khóc lên ấy bác ạ. - Sao lại khóc kia chứ! – ông già an ủi. – Trong có một tháng chúng ta đã ổn đinh được nhà máy. Anh Va-xa-li nhà chị có về cũng không nhận ra chỗ này đâu. Hồi trước, đây chỉ là một xưởng nhỏ, đùng một cái đã xuất hiện một nhà máy… Mà không phải chỉ thế này đâu. Bác bảo vệ mở toang cổng. Một chiếc máy kéo lăn bánh ra ngoài. Nó kéo theo sau một tấm sắt lớn lê rầm rầm trên mặt đường. Trên tấm sắt, giống như trên một cái khay, có ba thiếu niên đứng bám vào nhau đang khoái chí với chuyến đi náo động này. - Đi đâu thế các cháu? – ông Ba-bin kêu lên. - Bác quản đốc phân xưởng cử chúng cháu ra quãng tàu tránh để thu nhặt các đồ nghề người ta đem sơ tná bác ạ, - em lớn nhất đáp lại. - Dừng lại! – ông Ba-bin thét. Người lái hãm ngay máy kéo. Ông già nắm lấy tay Cô-xchi-a và Xê-va, cùng các em chạy lên tấm sắt và bảo chị Nhi-na Páp-lốp-na: - Chị làm ơn nói giúp với ông Chi-mô-sen-cô là tôi ra quãng tàu tránh với các cháu nhé, kẻo mấy đứa ngốc nghếch này chỉ lấy toàn những thứ vớ vẩn về thôi… Nào đồng chí lái xe, cho tăng thêm ga nào! Các chau bám chắc vào nhé! Tất cả các em đứng trên tấm sắt đều bám vào ông Ba-bin. Tấm sắt lê giần giật, kêu rầm rầm. Ông Ba- bin giơ mũ vẫy chị Nhi-na Páp-lốp-na đang cười, và để cho vui nhộn, ông đội chiếc mũ lên đầu cho lưỡi trai ngược về sau gáy, rồi ông lại còn nhảy giậm chân cồm cộp nữa chứ. Nếu các bạn không tin, tôi thề danh dự với các bạn là đúng như vậy đấy! - Nếu đốc xông Ba-bin này đã bắt tay vào làm việc gì, thì không bao giờ bỏ dở đâu nhé! – ông hét to. – Đúng không, con đại bàng? - Rồi ông lắc vai Cô-xchi-a rõ mạnh. Khu rừng thông đã lùi lại đằng sau. Máy kéo chạy tới nền đường sắt rồi rẽ vào một bãi hoang. Cô-xchi-a cảm thấy bàn tay ông Ba-bin đặt trên vai https://thuviensach.vn em nặng hẳn lên. Em ngẩng đâu và thấy ông đang cau mày, vẻ vui nhộn lúc nãy đã biến mất. - Trông kìa, các cháu trông kìa! – ông Ba-bin làu bàu. Ông bảo người lái xe hãm máy kéo lại rồi đi dọc theo nền đường sắt. Thoạt đầu Cô-xchi-a tưởng phía dưới nền đường là một bụi cây rậm rạp, lạ lùng, thân cây to sù, cành ngắn cũn, uốn cong một cách kỳ quặc. Nhưng không, đó không phải là bụi cây. Đó là hàng trăm cỗ máy bị dỡ xuống bên lề đường. Nếu Ca-chi-a biết kỹ thuật nhà máy, em sẽ hiểu rằng số thiêt bị này đủ trang bị cho vài nhà máy cơ khí và gồm đủ những loại máy móc khác nhau: nào máy tiện, máy bào, nào máy mài, máy khoan. Nhưng dù không biết, em cũng hiểu rằng máy móc vứt thế này là không ổn. Quả thật một số cỗ máy có được phết lớp mỡ dày, còn tay gạt được bọc giấy tẩm dầu, nhưng ở nhiều cỗ máy khác đã xuất hiện những vết gỉ đo đỏ. - Bọn phát-xít tàn ác gây ra cảnh như vậy đó, biết bao nhiêu máy móc phải dỡ khỏi nhà máy! – ông đốc công già lắc lắc đầu, miệng lẩm bẩm. - Những cái mày này mang ở đâu đến hả bác? – Cô-xchi-a hỏi. - Ở đâu ấy à? Làm sao bác biết được! Có thể là từ miền nam, mà cũng có thể là từ Lê-nin-grát. Chúng ta chở máy đi để khỏi lọt vào tay bọn phát-xít. Trên một cỗ máy, các em trong thấy dòng chữ viết bằng sơn dầu trắng: “Trên cỗ máy này, ngày 20 tháng 6 năm 1941 tôi đã lập kỷ lục: đạt 750 phần trăm định mức. Ngày 25 tháng sáu tôi lên đường đánh bọn phát-xít. Chào cỗ máy yêu quý! Xê-mi-ôn Cra-vét “. - Cra-vét cừ lắm! – ông đốc công tán thưởng. – Nghĩa là cậu ấy đi chiến đấu, còn cỗ máy thì phải xa chủ… - Bác Ba-bin ạ, phải đem tất cả máy móc về chứ bác! Sao lại để ở đây ạ? Sắp có tuyết rơi rồi, máy sẽ bị vùi lấp hết, - các em tranh nhau nói. - Đem về để ở đâu mới được chứ! – ông Ba-bin buồn rầu đáp và phẩy tay một cái. https://thuviensach.vn “KIM LOẠI CỨNG PÔ-BÊ-ĐÍT” Bác bảo vệ mặc áo ca-pốt loại ngắn, vai đeo súng trường tiến lại gần những người mới đến. Hai chân bác quấn xà cạp chặt nên trông có vẻ khẳng khiu. - Bác và các cháu ở nhà máy nào đến thế? – bác bảo vệ hỏi. - Định lấy những gì đây? Một em đưa giấy tờ cho bác. Bác chuyển cây súng sang vai kia, xin thuốc hút, kết thân ngay với các thiếu niên và ông Ba-bin rồi kể chuyện rằng đêm hôm qua lại có một đoàn tàu nữa chở máy móc tới. Máy móc được bốc dỡ xuống cẩn thận, còn đồ nghề thì bị trút luôn xuống mé sau cây bạch dương kia. Mọi người đi ra chỗ sau cây bạch dương. - Máy kéo đâu, lại đây! – ông Ba-bin gọi và bắt đầu lục lọi ởmột đống mà theo Cô-xchi-a nghĩ, chỉ toàn những thanh sắt, bàn rèn, đai ốc có những đường ren rất đẹp. - Trời, thế này có phí không! – ông Ba-bin vừa nói vừa đẩy chiếc mũ lưỡi trai lúc thì xuống tai, lúc thì lên đỉnh đầu. – Bao nhiêu là dao phay! Các chau ơi, nhặt đi, nhặt mau tay đi rồi để lên tấm sắt nhé! Lúc đâu công việc có vẻ còn nhẹ nhàng, cho nên Cô-xchi-a xem xét kỹ từng thứ: những thanh sắt ở đầu có một phiến nhỏ sáng loáng như cái móng tay này là cái gì nhỉ? Chúng dùng để làm gì? Nhưng em không có thời giờ để hỏi cho rõ. - Các cháu ơi, các chau ở lại đây nhé! – ông Ba-bin ra lệnh khi tấm sắt đã chất đầy đồ nghề. – Bác về nhà máy gọi thêm người đến giúp. Bác sẽ quay lại ngay! Chiếc máy kéo giận dữ xả hơi phì phì và nặng nhọc kéo đi tấm sắt đầy đồ nghề cùng với ông Ba-bin mặt mày rạng rỡ. Cô-xchi-a và Xê-va đi chầm chậm dọc theo nền đường sắt. https://thuviensach.vn - Tớ biết các loại máy, - Xê-va nói. - Trạm máy kéo của bố tớ có một xưởng nhỏ, ở đó có nhiều loại máy lắm cậu ạ… Kia là máy tiện.Nó cắt gọt sắt đấy… - Cắt gọt sắt sao được! – Cô-xchi-a ngạc nhiên. - Sắt cứng thế kia mà. - Cứng gì! Ngay cả thép nó cũng cắt gọt được, thép còn cứng gấp trăm lần ấy chứ. – Xê-va nhặt một thanh có đầu nhọn. – Đây là dao cắt gọt này. Nó được lắp vào cái kia. - Cậu ta chỉ cỗ mãy. – Cái kia quay rất nhanh, còn dao cứ cắt, cứ gọt… Phoi tuồn ra có thể là sắt, là đồng, có khi là thép nữa. Đẹp lắm cậu ạ. - Thích nhỉ! – Cô-xchi-a gật đầu như đã hiểu cả. - Ước gì tớ được học cắt gọt sắt và cả… thép nữa! Đôi mắt Xê-va sáng lên. Cậu ta khéo léo trườn giữa các cỗ máy đến chỗ có một đống hòm. Từ trong một hòm rơi ra những thanh đỏ như lửa. - Cái gì đây? –Xê-va đưa cho Cô-xchi-a một thanh nặng và sốt ruột hỏi, - Vàng phải không? - Ai người ta lại vứt vàng cho cậu! – Cô-xchi-a mỉm cười, - Đồng đấy. - Thế mà cậu bảo ở U-ran nhiều vàng lắm… - Nhiều, nhưng khó lấy lắm. - Khó quái gì! – Xê-va quả quyết nói, cậu ta bỏ mũ ra, xoa bù mớ tóc mềm mại màu tro mọc rất rậm. – Dù sao tớ cũng sẽ không ở lại nhà máy đâu và tớ khuyên cậu cũng nên như thế. Ở đây chúng ta làm được bao lăm cơ chứ! Chúng ta có thể đem lại nhiều lợi ích hơn, cậu ạ. Nếu tớ biết khai thác vàng, tớ sẽ… - Rồi cậu ta huýt một tiếng sáo ngụ ý bảo: lúc ấy thì có trời mà tìm được… - Sắp mùa đông rồi. Nếu được làm, tớ sẽ ở lại nhà máy, - Cô-xchi-a trả lời, em hiểu Xê-va muốn hướng em tới điều gì và em không đống ý. - Cậu cứ nói thẳng là cậu đã khoác lác cho xong! Cậu đếch biết cách khia thác vàng. Cậu mà đòi làm được việc ấy! - Tớ không nói khoác đâu, - Cô-xchi-a tức tối đáp. – Tìm kiếm vàng là tớ hay gặp may lắm. Tự tớ cũng tìm ra, và nếu cần tớ đem bao nhiêu vàng của người Man-xi đến cũng đựoc. Tớ có mảnh ước hiệu để đến chỗ họ đấy… https://thuviensach.vn Sau khi nói tới điều huyền bí khiến bạn phải sửng sốt ấy, Cô-xchi-a đi tiếp và trông thất một chồng hòm gỗ. Trên hòm nào cũng có mấy chữ bằng sơn đen: “Kim loại cunứg pô-bê-đít”. Thế nghĩa là gì nhỉ? Cô-xchi-a thử nhấc chiếc hòm trên cùng, nhưng không thể nào nhấc nổi. Thò hai ngón tay vào kẽ hở, Cô-xchi-a rút ra được một thanh mỏng nhỏ xíu bọc bằng giấy dầu giống như cái kẹo. Em nâng nâng trên lòng bàn tay và ngạc nhiên, thấy rất nặng. Thanh này làm bằng một thứ kim loại màu sẫm óng ánh vàng. Có tiếng sắt thép rầm rầm và tiếng máy kéo xả hơi phì phì: - Lại đây các cháu ơi! – ông Ba-bin vui vẻ gọi. - Đến ăn bánh mì và mỡ muối này. Nước ở trong thùng kia… Trước khi lấy suất ăn, Cô-xchi-a đưa cho ông đốc công thanh kim loại ban nãy, nhưng em không kịp hỏi đó là cái gì. - Cháu nhặt ở đâu thế này? Chỉ chỗ cho bác đi! – Ông già nhảy bổ theo em, và khi trông thấy những chiếc hòm, ông om chặt lấy Cô-xchi-a, - Bác phải hôn cháu mới được! – nói sao làm vậy, ông hôn đánh chụt một cái vào má em. – Cháu may mắn đấy, mà người may mắn bao giờ cũng là người có ích… - Đây là “Kim loại cứng pô-bê-đít”, một hợp kim ép. Cháu hiểu không? Thép nào nó cũng cắt được. Đối với nhà máy, “Kim loại cứng pô bê-đít” quý hơn vàng đấy! - Quý hơn sao được! – Xê-va nhún vai lẩm bẩm. Mọi người lại tiếp tục xếp đồ nghề lên tấm sắt. Ai cũng thấy vất vả hơn so với trước khi ăn. Bàn tay các em trở nên đen xì, quần áo lem nhem những vết dầu máy và vết sắt gỉ. Một em bị kẹp ngón tay đang ngồi mút chỗ đau. Ông Ba-bin cho máy kéo đi được ba chuyến, sau đó ông đưa cả hai chiếc ô tô vận tải ba tấn đến. Ông chỉ chịu ngừng công việc khi mặt trời đã ngả xuống gần tới rừng thông. - Nghỉ tay các cháu ơi! – ông nói nhưng vẫn tiếc rẻ. – Các cháu làm việc khá lắm. Các cháu đã tích cực góp phần xây dựng nhà máy của chúng ta. Vì vậy, bác sẽ cho các cháu ăn vượt tiêu chuẩn. Ông giám đốc đã cấp phiếu bồi dưỡng rồi. Các em đổ xô lên xe. https://thuviensach.vn MÓN CHÁO U-RAN Lũ trẻ quần áo lem luốc dầu mỡ, người mệt mỏi nhưng phấn khởi. Các em chiếm hai chiếc bàn trong phòng ăn. Các em được lĩnh súp mì sợi nấu với thịt mỡ, cá hộp với mì sợi và bánh ngọt bằng mì sợi. - Hết mì lại mì, - Xê-va làu bàu ra ý không bằng lòng. Cô-xchi-a nghe có tiếng gọi sau lưng: - Cô-xchi-a Lùn! Em có khỏe không? Mi-sa! Đó là Mi-sa, người mà hôm nay Cô-xchi-a nhiều lần nhớ tới và em rất muốn được gặp. Đang uống nước chè, em nhoẻn miệng cười với anh bạn thân thiết. Mi-sa đến ngồi bên cạnh em. - Em ở nhà ấy thế nào? – Mi-sa hỏi ngay. – Có ấm áp, sạch sẽ không? Anh đã thuyết phục được một cậu đổi chỗ ở với em, nhưng hóa ra chúng mình cũng không được ở cùng với nhau em ạ, anh sắp đi “Bắc Cực”. Anh nói thật đấy! Chi nhánh lắp ráp của nhà máy được đặt tên như vậy. Cách đây mười cây số, cứ đi thẳng, không kể một số chỗ rẽ. Anh sẽ làm đội trưởng ở phân xưởng thanh niên. - Thế bên ấy lắp ráp cái gì? – Xê-va hỏi. - Xin chào nhà tìm vàng lừng danh! – Mi-sa đã nhận ra cậu ta và thì thầm to đến nỗi tất cả đều nghe thấy: - Hỏi dò về nhà máy ít thôi, kẻo sẽ bị tình nghi và bị bắt vì tội làm gián điệp đấy. Chúng ta nấu “món cháo U-ran” cho Hít-le để hắn bị nghẹn mà chết. - Cháu ba hoa gì thế hả? – ông Ba-bin nghiêm khắc chặn lời Mi-sa. – Cháu lớn hơn các bạn thì phải gương mẫu, đừng có bép xép. Lúc đầu đùa vui, sau ăn nói hớ hênh, thế là bọn gián điệp lợi dụng được. Nhà máy chúng ta sản xuất các mặt hàng thường dùng, Còn cụ thể những gì thì không biết! - Sản xuất đai ốc và đàn ba-la-lai-ca, - một thiếu niên chêm vào. https://thuviensach.vn - Tạm biệt Cô-xchi-a Lùn nhé! – Mi-sa ngượng chín người, anh nó. – Ô tô buýt đi “Bắc Cực” sắp chuyển bánh rồi. Anh vội lắm… Nay mai thế nào chúng mình cũng lại gặp nhau. Em sẽ ở phân xưởng nào? - Phân xưởng cơ khí thanh niên, tổ một, - ông Ba-bin đáp. - Nghĩa là cậu ấy sẽ học tiện à? - Nam thì tạm làm thợ phụ đã, - ông Ba-bin quyết định. – Không để con gái làm việc ấy được. Qua vẻ mặt Mi-sa, Cô-xchi-a hiểu rằng Mi-sa không thích thú lắm với quyết định như thế. Thợ phụ à? Thế thợ phụ làm những việc gì? Xê-va cũng không biết. Mãi đến khi các em chạy về tới cổng nhà, gặp Ca-chi-a và một cô bé to béo, đeo kính, mọi chuyện mới được sáng tỏ. - Chúng tới được nhận vào học tiện rồi! – Ca-chi-a sung sướng khoe. – Ngày mai chúng tớ sẽ nhận máy ở tổ của bá Ba-bin. Thế cậu cũng học tiện chứ? - Tớ sẽ làm thợ phụ, - Cô-xchi-a ấp úng. - Ôi, thợ phụ phải đi đổ phoi và lấy vật liệu đấy! – cô bé to béo vung tay. - Thợ phụ à!... Ca-chi-a kéo dài giọng. - Hết vênh vang nhé! - Rồi ngẩng cao đầu lên, cô bé vừa cường giễu cợt vừa đi vào nhà. - Ngốc lắm, đần lắm, hèn lắm! – Xê-va hét theo Ca-chi-a, nhưng khi cùng Cô-xchi-a bước qua ngưỡng cửa gian nhà phụ, cậu ta “hừm” một tiếng: - Thấy chưa! Biết đãi vàng mà lại chịu đi đổ rác. Thế mà cậu cũng bằng lòng à? Đúng vậy, Cô-xchi-a bằng lòng. Em sung sướng vì được làm việc tại nhà máy. https://thuviensach.vn Chương ba “CÓ ĐỒNG Ý KHÔNG HẢ?” Trong đời sống có những ngày tốt lành và những ngày bình thường, nhưng cũng có những ngày thật xúi quẩy. Thật ra những ngày như vậy không nhiều, như thế cũng là may rồi. Đây là một ngày rủi ro trong cuộc đời của Cô-xchi-a và Xê-va, thợ phụ phân xưởng một. - Đã bảo là cậu không được rửa mặt bằng chậu mà! - Cô-xchi-a Lùn rửa mặt trong bếp được, còn tớ thì cứ nhất thiết phải ra ngoài trời giá rét hả? - Cô-xchi-a Lùn chịu khó xách nước và khi rửa ráy không làm rớt nước ra sàn. - Ngày chủ nhật tớ cũng xách nước đấy thôi. - Thì chủ nhật cậu hẵng rửa, hôm nay là thứ ba cơ mà! Cậu đem cái miếng giẻ bẩn thỉu này ra đi! - Cậu tưởng chỉ mỗi mình cậu có khăn mặt tốt thôi đấy! Thợ tiện giỏi gớm! Máy thì cho quay ngược, còn dao cắt lại đi kẹp lộn đầu. Cả phân xưởng cứ lăn ra mà cười… - Bà ơi, bà đừng tin bạn ấy! Máy của cháu không chạy ngược đâu. Bạn ấy bịa đấy! - Thợ tiện bậc không! – Xê-va giễu cợt. - Đồ chây lười, ê, Xê-va trốn việc! – Ca-chi-a không chịu thua. Xê-va bước vào gian nhà phụ với vẻ mặt tức tối thường thấy ở cậu ta sau mỗi lần va chạm với Ca-chi-a. Cậu ta quẳng khăn mặt lên giường, và vứt xà phòng lên bệ cửa sổ, đội mũ bịt tai, rồi mặt áo bông vào, ngồi xuống sàn, nghĩ ngợi một lúc. Sau đó cậu ta cởi giày cao cổ ra, lấy trong hòm đôi giày màu trắng đi vào chân. https://thuviensach.vn - Cậu đi giày trắng làm gì thế! – Cô-xchi-a ngạc nhiên. - Cậu không thấy đế đôi giày cao cổ của tớ bị bong rồi à? – Xê-va cáu kỉnh đáp rồi bảo: - Tốt hơn hết là cậu hãy nói cho con bé Ca-chi-a của cậu biết, nếu nó còn gọi tớ là đồ trốn việc một lần nữa thì nó đừng có trách! - Sao cậu lại bảo Ca-chi-a là của tớ mới được chứ! – Cô-xchi-a đáp, mặt đỏ bừng lên. - Cậu ngốc lắm! - Vâng, cậu thì thông minh… Có phải ngẫu nhiên hai cái tai cậu lại mọc dài thế kia đâu. Đó là cậu ta ám chỉ chiếc mũ lót lông hươu có hai dải bịt tai dài mà Cô xchi-a đang đội. Anh Mi-tơ-ri mua chiếc mũ này của người Man-xi cho em. Mũ đội rất ấm, nhưng bạn bè em cứ chế. Đã đành là chẳng nên để ý tới những tiếng cười ngu ngốc làm gì, nhưng Cô-xchi-a vẫn cảm thấy khó chịu. Mùa đông xua tới những đám mây xám, rắc tuyết xuống và cắt xén ngày cho ngắn bớt đi. Khi Cô-xchi-a và Xê-va ra khỏi nhà, trời vẫn còn tối, nhưng đã có thể thấy ngay đôi giày màu trắng của Xê-va. Khi đến cổng, hai em gặp Lê-na, bạn của Ca-chi-a. - Có lẽ Ca-chi-a đi trước rồi! – Lê-na hoảng sợ, nhưng liền đó, nhìn kỹ đôi giày trắng của Xê-va, em cười vang: - Ôi, buồn cười đến chết mất! Một anh chàng thợ phụ lội tuyết đến dự vũ hội! - Liệu hồn đấy, đồ bốn mắt! – Xê-va nạt. Cô-xchi-a và Xê-va im lặng bước đi. Thời gian gần đây, quan hệ giữa hai em xấu hẳn. Xê-va nằng nặc đòi Cô-xchi-a nói “đồng ý” nhưng Cô-xchi-a cứ một mực “không”. Em không bằng lòng, thế là xong! Vì dại dột, em đã kể cho Xê-va nghe câu chuyện sương mù xanh va thậm chí còn cho bạn xem mảnh ước hiệu của ông già người Man-xi tên là ba-khơ-chi-a-rốp, nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là em muốn bỏ nhà máy để đi tìm vàng. Em hy vọng ông Ba-bin sẽ cho em học tiện và hình như hy vọng như vậy không phải là vô ích. Ông đốc công già rất mến em vì em cố gắng làm việc và mau chóng quen với nhà máy. Em đã biết có những loại máy nào và những loại máy ấy dùng để làm gì. Có phút nào rảnh rỗi, em lại đến bên các cỗ máy, thèm thuồng nhìn các bạn em cắt thép, và… làm sao có thể so sánh https://thuviensach.vn chiếc gàu đãi vàng, thậm chí cả chiếc máng đãi vàng nữa, với một cỗ máy tiện được!... Trời còn chưa sáng rõ, ở mé bên lờ mờ một bóng người mặc áo bông, đội chiếc mũ to tướng có hai tai chìa ra. - Chào các cậu! – bóng người nói, giọng the thé. Xê-va đáp: “Chào cậu” còn Cô-xchi-a nín lặng. Em không thích cậu thợ tiện này. Cậu ta tên là Cô-li-a, làm ở phân xưởng sửa chữa, khá thân với x. Cô-li-a là người gầy gò, dễ coi, mặt hồng hào, miệng khá xinh xắn. Cậu ta lúc nào cũng lăng xăng, có vẻ bận rộn, như mải mê một việc gì. Cũng nhữ, Cô-li-a không coi trọng công việc của nhà máy. Cậu ta cho rằng đó là công việc vặt vãnh chẳng thú vị gì, và những công việc thực sự thì có thể hoàn thành ở bất cứ nơi nào cũng được, chỉ có điều là không phải ở phân xưởng. Một con người rỗng tuếch, mặc dù đã là thợ tiện bậc hai…Nhưng không thể không công nhận một cái tài của Cô-li-a, cậu ta kể chuyện rất hay về những người da đỏ man rợ, về các thủy thủ đi biển và về cách săn hổ. Về đời sống gia đình cậu ta thì Cô-xchi-a chỉ biết rất ít: Cô-li-a ở với mẹ và hai em gái tại nhà riêng gần đồi Dem-li-a-nôi; bố Cô-li-a là đại úy cận vệ đang chiến đấu ngoài mặt trận và cậu ta rất tự hào về bố! Cô-li-a rút trong túi ra một cuốn sách đưa cho Xê-va: - Cầm lấy này. Cuốn “ Kỵ sỹ không đầu” đấy. Hay lắm! Mất trang đầu, nhưng cậu cứ đọc rồi khắc hiểu. - Tớ đọc “ Kỹ sĩ không đầu” rồi. Còn quyển “Cơn sốt vàng” đâu? - “Cơn sốt vàng” thằng I-van đang cầm. Ngày kia nó sẽ trả… Ái chà, cậu đi giày trắng cơ đấy! Cậu tưởng làm như vậy, ôgn Ba-bin sẽ xin giầy cho cậu chắc! - Nhất định rồi! Phân xưởng phải cấp giày bảo hộ lao động chú. Còn đôi giày cao cổ của tớ, tớ sẽ chữa và sẽ cất giữ cho tới ngày vào rừng tai-ga. - Cậu khá lắm, - Cô-li-a tán thưởng. Câu chuyện ban nãy lại tiếp tục khi các em đi tới quả đồi. - Thế nào, cậu ấy có đồng ý không? – Cô-li-a hỏi Xê-va. - Thế nào, cậu có đồng ý không? – Xê-va lại hỏi Cô-xchi-a. Để lẩn tránh câu hỏi dai dẳng ấy, Cô-xchi-a rảo bước. https://thuviensach.vn - Nó thích chở phoi hơn! – Xê-va giễu cợt. - Tớ sẽ được đứng máy, - Cô-xchi-a đáp lại, - Không thể tự tiện bỏ nhà máy được, - em đưa them một lý do nữa. Cô-li-a dấn bước đuổi kịp Cô-xchi-a và đi bênh cạnh em, thỉnh thoảng lại trược chận vào các đống tuyết ngay sắt con đường hẹp. - Cậu phải suy nghĩ kỹ đi chứ! – Cô-li-a sôi nổi. -Cậu giúp đỡ được gì cho tiền tuyến? Cậu chỉ chở phoi tiện ra Hi-mã-lạp-sơn thôi. Cậu là một anh chàng thợ phụ, có thế thôi. Giả sử cậu có được đứng máy tiện thì biết đến bao giờ cậu mới trở thanh một người thợ tiện thực sự! Phải một hoặc hai năm nữa! Còn nếu chúng ta đi rừng tai-ga thì khi về, báo chí thể nào cũng sẽ viết về chúng ta, tớ nói thật đấy! Cô-xchi-a thấy lòng mình quặn đau. Em đã chán chở phoi ra cái bãi rác mà mọi người vẫn gọi đùa là Hi-mã-lạp-sơn lắm rồi! Đã bao làn em mơ thấy rừng tai-ga. Ở đó đợt khai thác vàng mùa đông đã bắt đầu từ lâu. Ước gì em bay được về Íp-đen, về làng Ru-mi-an-xép-ca một phút thôi để được gặp các bạn, được khoác khẩu súng săn của anh Mi-tơ-ri, được trượt tuyết vào rừng, được hít thở làn không khí thân thiết… - Cậu hãy dẫn chúng tớ tới Íp-đen đi, - Cô-li-a vẫn tiếp tục rủ rê Cô-xchi a. - Cậu hãy chỉ đường cho chúng tớ đến mỏ vàng. Cậu phải hiểu rằng, chúng ta sẽ mang lại ngay lập tức một lợi ích vô cùng to lớn… Còn phoi tiện thì để đứa khác chở cũng được chứ sao. - Trên đường đi chúng ta sẽ bị bắt mất, - Cô-xchi-a nói, em cảm thấy mỗi lúc một đau lòng hơn. - Nó khoác lác đấy! – Xê-va nói xen vào. – Nó đã bịa ra chuyện cái mảnh ước hiệu gì đó của người Man-xi, bây giờ nó phải đánh trống lảng đấy. - Không, chuyện thật quá đi chứ. Tớ cũng nghe đồn người Man-xi biết những chỗ có nhiều vàng… Nhưng trước hết phải có được một người bạn là người Man-xi… Ý kiến cậu thế nào, Cô-xchi-a Lùn? -Cô-li-a vẫn tiếp tục nài nỉ, cậu ta nhìn thẳng vào mặt Cô-xchi-a. - Cậu bằng lòng đi, tớ bảo thật đấy! https://thuviensach.vn Có tiếng còi nhà máy vọng tới. Thoạt tiện tiếng còi còn xa xăm, khàn khàn, nhưng sau đó nó mạnh hẳn lên, nó tìm được Cô-xchi-a, thế là ngay lập tức, trái tim em không còn gơn một chút vẩn đục. Phải mau mau đến vị trí làm việc, có thế thôi. - Sao các cậu cứ bám dai như đỉa ấy thế! – em nói và ngay lúc đó, em ngã nhào khỏi lề đường, rơi xuống một đống tuyết sâu. - Đồ chó! – Xê-va tức giận hét lên. – Mày không muốn giúp đỡ tiền tuyến! Lần sau, tao sẽ cho mày một trận không phải chỉ như thế này đâu! Hai mắt Cô-xchi-a tối sầm lại. Em cố bò lên nhưng tuyết và đất sét khô cứ lở ra dưới hai bàn tay run bần bật của em. - Cháu giữ chặt nhé! – Cô-xchi-a nghe thấy một giọng nói lạ. Em nắm chặt lấy chiếc gậy có đầu bịt cao su dày tư trên đưa xuống chỗ em, cố leo lên đường và thấy mình đứng trước mặt một người mặc áo ca-pốt bộ đội, đầu đội mũ lưỡi trai không gắn sao. Đó là một người cao, gầy, mặt nhợt nhạt gần như xanh bủng, có bộ râu thưa vàng óng. Tì tay trái lên gậy, ông mỉm cười nhìn Cô-xchi-a. Em đang vừa phủi tuyết và đất trên quần áo vừa thở hổn hển. - Sao ở hậu phương các cháu lại không đoàn kết với nhau thế? – ông hỏi. - Phải chiến đấu ở mặt trận chứ, thế mà các cháu lại đánh nhau ở hậu phương. Sao hai bạn kia lại đẩy cháu xuống hố tuyết thế? - Cháu cũng sẽ cho chúng nó biết tay! – Cô-xchi-a lồng lên đuổi theo hai kẻ đã bắt nạt em. Nhưng người lạ mặt chăn em lại.- Đứng lại đã, đừng có vội đi đánh nhau, - ông bình tĩnh nói. – Cháu không biết cám ơn à? - Cháu cám ơn bác ạ, - Cô-xchi-a ngượng nghịu nói, rồi em hỏi một câu mà chính em cũng không ngời: -Bác ở ngoài mặt trận về đấy ạ? - Không phải bác về ngay đây đâu… Bác còn nằm ở quân y viện lâu lắm. ( Mãi bây giờ Cô-xchi-a mới để ý thấy người lạ mặt giữ cho tay phải gập lại như cánh tay bằng gỗ vậy ). Thế cháu làm ở đâu? Ở nhà máy nào? - Ở nhà máy mang số hiệu kia ạ. - Làm ở nhà máy mà không đoàn kết với nhau là không tốt, - người lạ mặt nói có ý chê trách. – Các cháu sẽ chẳng làm việc được bao nhiêu… https://thuviensach.vn - Không, không phải ai cũng thế đâu ạ, - Cô-xchi-a bênh vực nhà máy của em. - Ở nhà máy cháu, không phải cứ tức một tí là chúng cháu đánh nhau đâu ạ. Bác đốc công đã cấm đánh nhau. Còn hai bạn này… Hai bạn này ngốc nghếch lắm… - Hình như cháu đã bình tĩnh lại rồi đấy, - người lạ mặt nói. – Cháu chạy đến nhà máy đi kẻo muộn. Cô-xchi-a lao vụt từ trên đồi xuống như một quả bóng lăn nhanh. Người mặc áo ca-pốt mỉm cười nhìn theo. Rồi ông cũng đi khập khiễng về hướng ấy, mắt chăm chú quán sát kỹ nhà máy như ông đang nghiên cứu nó vậy. https://thuviensach.vn CON DAO TIỆN ĐÁNG GHÉT QUÁ ĐI MẤT Cô-xchi-a tới cổng nhà máy khi tiếng còi cuối cùng đang tắt dần. - Lần sau sắp hết còi mới đến là không được vào đâu, phải dậy sơm sớm chứ! – bác gác cổng già liếc qua tấm giấy phép ra vào và đe. Len lén vào phân xưởng, Cô-xchi-a thấy ngay Xê-va đang thong thả đẩy xe phoi. Các cỗ máy đã chạy ầm ầm, nhả ra những dải phoi đầu tiện, bánh đá mài đã quay tít, phóng ra tới tấp những chùm tia lửa tóe sáng. Ở lối đi giữa, xe rùa điện vừa chạy vừa kêu leng keng… Công việc sản xuất đang diễn ra khẩn trương, chẳng ai để ý tới hai em thợ phụ. - Bác đốc công bảo phải dọn phoi ở chỗ cắt vòng đệm. Cậu hãy đẩy xe đi theo, - Xê-va thản nhiên nói như chẳng có chuyện gì xảy ra rồi đút hai tay vào túi áo bông, bước lên phía trước, vẻ bình tĩnh, mắt nhìn chăm chú, đôi môi mím chặt. Cô-xchi-a bất giác phục tùng cậu ta. Máy tiện vòng đệm đặt ở tít sâu trong phân xưởng, gần hàng cột mé bên. Người đứng cỗ máy sát cuối là Ca-chi-a, còn người đứng cỗ máy cuối cùng là Lê-na. Lê-na sơ tán từ U-crai-i-na tới, hiện ở gần nhà Ca-chi-a. Em ở cùng với mẹ là nhân viên y tế, còn các anh của em đều đang chiến đấu ngoài mặt trận. Ở nhà máy, mọi người gọi Lê-na là Ôi-ca, bởi vì lúc nào em cũng kêu “ôi” như sợ hãi vậy. - Ôi, có người diện giày trắngmùa hè đang đi như thể đưa đám kìa! – em kêu “ôi” một tiếng khi trông thấy Xê-va và Cô-xchi-a. Cô-xchi-a dừng xe bên cạnh một đống phoi vụn rồi rút xẻng hót rác ra. - Thế rồi cũng đến kìa à! Phải đợi cậu suốt một năm chứ chơi à! – Ca chi-a nói. - Tớ rất ngạc nhiện, - em vừa nói tiếp vừa khéo kéo siết chặt ống thép vào mâm cặp của máy, - không hiểu sao cậu lại cứ làm thay để Xê-va trốn việc thế? https://thuviensach.vn - Đôi bạn thân thiết mà lại! – Lê-na phì cười, - cho nên người nọ mới cưỡi lên cổ người khác kia chứ. - Sao các cậu cứ hay nói vớ vẩn thế hả! – Cô-xchi-a không chịu nổi. - Lê-na ơi, chúng mình chẳng việc gì phải bênh cậu ấy nếu chính cậu ấy cũng không hiểu cậu ấy là nô lệ, là lính hầu của Xê-va trốn việc, - Ca-chi-a nói. - Thậm chí cậu ấy còn có thể lấy thuốc đánh răng để đánh đôi giày trắng của Xê-va nữa kia đấy… - Còn răng của mình thì đánh bằng xi, - Lê-na phì cười. Nói như thế thật ngớ ngẩn, nhưng Cô-xchi-a vẫn cảm thấy ức. Tuy nhiên, đó mới chỉ là chuyện khó chịu đầu tiên. - Con dao tiện đáng ghét quá đi mất! – Ca-chi-a khinh khỉnh nhận xét. - Lưỡi lại bị cùn… Đành phải mài lại thôi. - Ý định của Ca-chi-a làm Lê-na sửng sốt đến nỗi em phải bỏ cặp kính gọng đen ra lau đi lau lại mãi. - Ôi, cậu có biết mài dao đâu! Nhỡ bác đốc công trông thấy thì sao? - Bác ấy đang họp ở phòng ông giám đốc cơ mà, - Ca-chi-a nói rồi đến chỗ để bánh đá mài ở gần chiếc cột ngoài cùng. Cô-xchi-a cảm thấy đau nhói trong tim. Em và Ca-chi-a cùng vào nhà máy một ngày, nhưng Ca-chi-a đã mài được dao tiện, còn em thì chỉ đi thu dọn phoi ở bên máy của bạn ấy. Kìa, Ca-chi-a đã đóng cầu dao, bánh đá mài đã quay tít. Kìa, Ca-chi-a đã nhăn trán lại, gí sát con dao vào cái bánh đá mài màu đen sáng loáng, thế là những tia lửa trắng bắn tung tóe lên trên y hệt vòi nước phun. Cô-xchi-a tưởng như cô bé đang túm lấy đầu một ngôi sao chổi đuôi dài. Kìa, Ca-chi-a đã hãm bánh đá mài, đặt tay lên lưỡi dao nóng bỏng, gật đầu ra ý mãn nguyện, trở về vị trí làm việc, vừa khe khẽ hát vừa lắp dao rồi mở cho máy chạy. Đã tới thời điểm vô cùng quan trọng. Lúc này lưỡi dao sẽ chạm vào ống thép đang quay tít, một làn khói xám mỏng manh sẽ tỏa ra, phoi thép sẽ cuộn tròn, còn trên ống thép sẽ sáng lên một đường lấp lánh ánh bạc. Cứ sau mỗi vòng quay của ống thép, đường lấp lánh ấy sẽ lại sâu thêm, và rồi con dao sẽ đi qua thành ống thép. https://thuviensach.vn Nhưng đáng lẽ phải nghe thấy tiếng xoèn xoẹt của kim loại bị cắt, Cô xchi-a lại thấy một tiếng rít chói tai, có cái gì đó kêu rắc một tiếng. Đầu dao cắt - một lá mỏng bằng thép gió đã biến mất như chưa hề có nó bao giờ. - Dao bị cháy rồi! – Lê-na sợ hãi thốt lên. Tai họa đã xảy ra. Ca-chi-a nhếch mép cười đau khổ. Chưa bao giờ Cô-xchi-a thấy cô bé kênh kiệu này thảm hại đến thế. Em gần như hoảng sợ và ngay lập tức, cái vực thẳm ngăn cách giữa hai em từ ngày đầu tiên quan nhau, đã khép lại. Cần làm ngay một điều gì để Ca-chi-a khỏi nhếch mép cười thảm hại như thế nữa. Cần giúp đỡ ngay, không suy nghĩ gì cả, như giúp một người đang chìm xuống nước vậy. Khi ông đốc công xuất hiện ở ngưỡng cửa của phân xưởng, các máy vẫn chạy đều, còn Cô-xchi-a thì đang dọn nốt chỗ phoi vụn cuối cùng. Hình như mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió, nhưng nhìn vẻ mặt ông đốc công, các em hiểu rằng sẽ lôi thôi to. Chắp hai tay ra sau lưng, ông Ba-bin đưa mắt nhìn dao tiện của Lê-na, rồi ông lại gần máy của Ca-chi-a. Ông kêu lên một tiếng. Hai má Ca-chi-a đỏ bừng, đầu em cúi sát xuống máy. - Hãm máy lại! – ông già nói. Ca-chi-a ấn nút bấm màu đỏ “tắt”, lặng người đi. Bác đốc công tổ hai nói rất đúng, bác ấy bảo ở đây có người cho chạy máy mài. Cháu giấu con dao của cháu đâu rồi? Con dao này cháu lấy ở đâu? Cháu làm cháy dao rồi phải không? Ai cho phép cháu mài dao? Chúng ta giàu có gớm nhỉ, dám làm cháy dao cơ đấy! Sao cháu cứ im thin thít thế? – ông Ba-bin quát. Đôi mắt xanh đầy hổ thạn nhìn về phía Cô-xchi-a. “Làm thế nào bây giờ? Biết làm thế nào bây giờ? Tất nhiên tớ sẽ không phản cậu đâu, nhưng tớ không biết phải làm thế nào”, - em đưa mắt trả lời. - Đã làm hỏng dao, lại còn giấu! - - ông đốc công nói rất khẽ. - Nếu cháu không thành thật, bác sẽ chuyển cháu đi quét rác! Dù cháu là con bộ đội cũng thế thôi. Cô-xchi-a bới phoi vụn trong thùng xe, lôi ra con dao hỏng đưa cho ông đốc công. Ông già, đưa mắt nhìn em. https://thuviensach.vn - Hai cháu kéo bè với nhau đánh lừa bác phải không? – ông nhận xét, vẻ giễu cợt và buồn rầu, rồi ông quay sang Lê-na lúc ấy đang giả vờ như mải tập trung tư tưởng vào làm việc lắm: -Cháu tưởng cháu không có liên quan gì đến chuyện này đấy phải không? Hãm máy lại! Cả Lê-na cũng đành tắt máy. - Ca-chi-a lấy dao mới ở đâu? – ông Ba-bin tiếp tục tra hỏi, ông hết nhìn Cô-xchi-a lại nhìn Lê-na mặt mũi đang tái mét. – Các cháu lấy ở đâu? - Xtu-ca-stép ở phân xưởng hai cho cháu đấy ạ! – Cô-xchi-a nói liền một hơi. - Ra thế-ế! Cả ba cháu đi theo bác ngay! Các em khác ngừng làm việc vừa nhìn theo đám người, vừa thì thào với nhau. Có chuyện gì hết sức nghiêm trọng đã xảy ra. Ông đốc công trông rât buồn rầu; vẻ mặt u ám hơn cả đám mây dông, còn toán thiếu niên đi theo sau ông thì chỉ muốn độn thổ cho rảnh. https://thuviensach.vn CUỘC XÉT XỬ VÀ BẢN ÁN Ông Ba-bin ngồi ghé lên chiếc bàn nhỏ ở cuối phân xưởng, khoanh tay lại, rồi nhìn Ca-chi-a, Lê-na, Cô-xchi-a; nhìn em nào mắt ông cũng rất nghiêm. - Ca-chi-a, bác không cho phép làm điều đó! – ông nói xẵng giọng. - Nếu ai cũng làm hỏng đồ nghề thì sẽ ra sao? Thì sẽ không sản xuất được. Cháu lại còn nói dối đốc công, lại còn giấu giếm nữa chứ! – ông già đập tay xuống bàn, mặt đỏ tía lên, quát to. – Bác đã định cho cháu chuyển từ cắt vòng sang tiện lỗ, định xếp bậc trước thời hạn cho cháu, nhưng bây giờ thì hãy gượm đã… Cháu về máy làm đi! - Đòn giáng thật là nặng. Ca-chi-a muốn nói điều gì, nhưng không tìm ra lời. Em lê chân ủ rũ bước đi. - Cháu muốn đứng máy để làm gì? – Cô-xchi-a nghe ông hỏi. – Cháu muốn trở thành thợ tiện để làm gì? Để giúp đỡ tiền tuyến phải không? Cô-xchi-a gật đầu. - Hôm nay cháu có giúp đỡ được tiền tuyến không? Không, hôm nay rõ ràng cháu đã gây tổn thất cho tiền tuyến. Cháu đã tiếp tay cho một bạn làm hỏng máy, đó là một việc rất xấu. Dù phân xưởng phải ngừng hoạt động vì thiếu dao cháu cũng không cần, dù phân xưởng cung cấp được ít sản phẩm làm vũ khí cháu cũng chẳng quan tâm. Cô-xchi-a cháu vẫn phải làm thợ phụ thôi, cho đến bao giờ cháu có ý thức đã. Cô-xchi-a đi mé sau dãy cột để khỏi ai nhìn thấy, em trở về với chiếc xe đầy phoi. Ca-chi-a đang đứng bên tường, hai tay ôm lấy mặt. Tất nhiên Cô xchi-a cũng thương xót bản thân em lắm, nhưng em còn thương Ca-chi-a hơn. Em cảm thấy cần phải nói với bạn đôi lời, nhưng em không biết nói gì. Ở cửa phân xưởng nhiệt luyện có bóng chị Nhi-na Páp-lốp-na bước ra. Ca-chi-a đi nhanh về máy của em. https://thuviensach.vn - Ca-chi-a, - Nhi-na Páp-lốp-na ngập ngừng gọi, - Xê-va vừa bảo dì là hôm qua con có lấy một lá thư trong hộp thư… Dì ở phân xưởng đã ba hôm nay rồi. Có thư cho dì không? Bà có nói gì với con không?... Bố viết gì đấy? Tại sao con lại buồn rầu thế? Không có chuyện gì xảy ra với bố chứ? - Không có chuyện gì xảy ra đâu ạ, - Ca-chi-a đáp rồi quay đi. Em mở máy và với thái độ bướng bỉnh, lạnh lùng, em chúi đầu vào làm việc. Có tiếng một người đàn ông gọi: - Đồng chí Nhi-na! Cô-xchi-a lại phải lui ra sau cột. Em cố tránh mặt ông giám đốc, bởi vì ông rất khắt khe và bận bịu. Hình như con người bé nhỏ, chắc nịch, mặc chiếc áo bành-tô xù lông này lúc nào cũng tìm kiếm điều gì trong các phân xưởng, nhưng không tìm ra được cho nên rất tức giận. Đôi mắt ông như bắn ra những ánh lửa nhọn hoắt, còn giọng nói của ông thì nhát gừng, nghiêm khắc. - Hôm nay được bao nhiêu? – ông giám đốc hỏi vắn tắt. - Đạt bốn hoặc năm phần mười ạ, - chị Nhi-na Páp-lốp-na đáp, vẻ có lỗi. – Thưa đồng chí, thí nghiệm tốn kém quá. Thú thật là điều đó khiến tôi rất khổ tâm, cho nên tôi nghĩ rằng… - Chúng ta nhất định phải kiểm tra kỹ đề nghị của đồng chí, - ông giám đốc ngắt lời chị. - Nếu nung nóng “cốc” trong muối không ăn thua, đồng chí hãy chuyển sang bể điện phân chì, nhưng không được nản chí. Đồng chí là đảng viên. Đồng chí phải gương mẫu áp dụng kỹ thuật mới. Nhân tiện tôi xin báo cho đồng chí biết là cuộc họp đầu tiên của đảng ủy sẽ bàn về nhiệm vụ đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề băng tải thu dọn phoi của Ba-la-kin, vấn đề tôi ”cốc” của đồng chí… Đồng chí bí thư đảng ủy mới đã hứa sẽ theo dõi sát sao các vấn đề đó. Đồng chí hãy chuẩn bị báo cáo tại cuộc họp của đảng ủy. - Tôi cảm thấy sợ, đồng chí ạ, - chị Nhi-na Páp-lốp-na thở dài. - Đồng chí đừng mất tinh thần như vậy, - ông giám đốc bỗng mỉm cười. – Tôi tin chắc đồng chí sẽ giải quyết được nhiệm vụ này. Đồng chí là học trò kỹ sư Va-xi-li, nhà nhiệt luyện ưu tú nhất của thành phố cơ mà, đồng chí https://thuviensach.vn thế nào cũng thành công… Vả lại, đảng bộ cũng sẽ giúp đỡ. Đồng chí bí thư đảng ủy mới làm việc chắc tay lắm, - đúng là một chiến sẽ đã từng chiến đấu ngoài mặt trận… Bây giờ đồng chí về nhà nghỉ ngơi một chút đi. Nhưng trước hết chúng ta hãy xem việc lắp ráp bể điện phân tiến hành đến đâu rồi đã. Khi ông giám đốc và chị Nhi-na Páp-lốp-na đã vào phân xưởng nhiệt luyện, Cô-xchi-a lại ra kéo xe, còn Ca-chi-a thì đang bận bịu những suy nghĩ riêng tư, thậm chí không nhìn bạn nữa. Thế cũng được! Vừa mới ban nãy, Cô-xchi-a còn sẵn sàng hy sinh tất cả, hy sinh gì cũng được, để an ủi, để động viên Ca-chi-a, nhưng bây giờ em lại bực tức với “công nương”. Tại sao vậy nhỉ? Nói đúng ra, Cô-xchi-a không muốn thấy Ca-chi-a có thái độ như lúc nói chuyện với chị Nhi-na Páp-lốp-na. Đúng, chị Nhi-na Páp-lốp-na là mẹ kế của Ca-chi-a. Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na đã kể cho Cô-xchi-a biết rằng chú Va-li-xi lấy cô Nhi-na Páp lốp-na ngay trước chiến tranh, hai năm sau khi người vợ đầu tiên của chú, mẹ Ca-chi-a, qua đời. Tất cả mọi người đều nói rằng Ca-chi-a sẽ lớn lên bên cạnh một người phụ nữ thông minh và tốt bụng, nhưng Ca-chi-a cứ khăng khăng đòi bố không được quên người mẹ yêu quý của bạn ấy, và bạn ấy không muốn dính dáng gì với cô Nhi-na Páp-lốp-na, người mà bạn ấy vẫn tiếp tục gọi là cô xưng cháu như trước, chứ không chịu gọi là dì xưng con. Theo Cô-xchi-a, bạn áy xử sự không tốt, không đúng và đã giận dỗi vô lý đối với một người tốt. Cô-xchi-a gặp Lê-na, Lê-na rất buồn rầu, hai mắt đỏ hoe. - Ca-chi-a làm thế nào bây giờ? – Lê-na khóc nấc lên và hỏi. – Ôi, Cô xchi-a, sao chúng ta lại không ngăn bạn ấy, lại cứ để bạn ấy mài dao tiện nhỉ? Bác Ba-bin nói rằng đó là nhiệm vụ của chúng ta… - Ca-chi-a ngang như cua ấy! Đố ai ngăn được đấy! – Cô-xchi-a làu bàu rồi giận dữ đẩy xe ra cổng phân xưởng. https://thuviensach.vn SỰ VIỆC XẢY RA Ở HI-MÃ-LẠP-SƠN Ở trong sân đẩy xe còn dễ, mặc dù đường còn xấu, nhưng đến Hi-mã lạp-sơn – các em vẫn gọi đống phoi to tướng ở bãi thải như vậy – thì thật cực nhọc. Phoi vụn phải đổ ở giữa bãi, mãi đằng sau đống phoi xoăn tít. Có những chiếc cầu nhỏ đặt trên đống phoi, nhưng mặt gỗ bị phủ băng trơn tuột, xe cứ trượt ra ngoài luôn, đành phải nhờ các bạn ở tổ hai giúp đỡ. Thoạt tiên, Cô-xchi-a giúp các bạn gạt phoi ra khỏi thùng xe, rồi các bạn giúp em đưa xe lên đống phoi. - Sao lại đổ phoi vào người ta thế hả! Đồ ngốc! Người nói câu ấy là Xê-va. Cậu đã cùng Cô-li-a chui vào một cái hõm sâu ở Hi-mã-lạp-sơn và đang hút thuốc như người lớn. - Còn cậu… sao cậu lại trốn việc? - Cô-xchi-a nói, em kinh ngạc trước thái độ trắng trợn của Xê-va. - Tao cho mày xuống đống tuyết thế là còn ít đấy, lẽ ra phải đổ phoi vào người mày kia. Tiếp đó, mọi chuyện trở nên rối tung rối mù. Cô-xchi-a không nhớ em đã nhảy xuống hõm như thế nào, tại sao em không những phải đánh nhau với Xê-va, mà còn phải đánh nhau cả với Cô-li-a nữa. Khi trấn tĩnh lại, Cô xchi-a thấy mình đang nằm ngửa, Xê-va ngồi trên bụng em, còn Cô-li-a dùng đầu gối đè hai vai em xuống. - Mày có muốn nếm tuyết không? Có muốn nếm tuyết không hả?... - Xê va hỏi. - Nói đi, Cô-xchi-a Lùn: mày có dẫn chúng tao vào rừng tai-ga không? Có chỉ đường đến mỏ vàng không? Chúng ta hỏi lần cuối cùng đấy! – Cô li-a nói. - Chúng mày dũng cảm gớm nhỉ, hai đánh một! – Cô-xchi-a vừa đáp lại vừa thở hổn hển, - Tao thèm vào dính dấp với chúng mày! Tự tao sẽ đi, https://thuviensach.vn nhưng chúng mày thì không đời nào tao dẫn đi. - Cho nó ăn kem đi! – Cô-li-a ra lệnh. - Chén đi nào, Cô-xchi-a Lùn! – Xê-va dịu dàng nói và lấy tuyết bịt mồm Cô-xchi-a lại. Có tiếng nói khe khẽ thôi, nhưng nghiêm khắc đến nỗi… đến nỗi ba thiếu niên sững sờ cả người: - Bỏ cái trò ấy đi! Cả ba đứng bật dậy. Từ phía trên, một người hai tay đút trong túi áo khoác, mắt nheo nheo, đang nhìn các em. Đó là ông Ba-bin. - Hóa ra các cháu đang chơi cái trò này đấy, - ông nhận xét. – Kéo nhau ra đây làm chuyện bậy bạ, trong khi ở phân xưởng phoi cứ ngập lên đến tận đầu. - Bạn ấy đánh chúng cháu trước đấy ạ, - Cô-li-a nói. – Lúc nào bạn ấy cũng gây sự. - Khi thì giấu dao tiện hỏng, khi thì gây gổ, - ông đốc công nói với vẻ ghê tởm. - Về phân xưởng cả đi! Sự bất công bao giờ cũng khó chịu, ngay cả khi sự bất công ấy không phải là cố ý. Các em kéo chiếc xe không, còn ở đằng sau, ông đốc công vừa đi vừa mắng mỏ. Ông gọi Xê-va là đồ trốn việ, còn Cô-xchi-a là đồ gây gổ và lừa dối. Cô-xchi-a im lặng… Mọi chuyện đều xoay ra bất lợi cho em. Em có giấu con dao tiện của Ca-chi-a không? Có! Em có xông vào đánh Cô-li-a và Xê-va không? Có! Nhưng chắc gì bác đốc công tin rằng em bị bắt buộc phải đánh nhau? Nói chung, mọi chuyện đều sụp đổ cả: hết hy vọng trở thành thợ tiện, em nhìn Ca-chi-a với một con mắt khác, và… Ông đốc công già ngồi xuống bên chiếc bàn nhỏ của mình. - Đành phải phân tán các cháu mỗi đứa một nơi vậy – ông quyết định. – Các cháu biếng nhác quá! Xê-va, cháu vẫn làm công việc cũ. - Giày dép thế này cháu làm việc nhiều sao được ạ! – Xê-va nói. Cậu ta đưa chân ra xoay xoay trước mặt, như muốn bảo bác thử nhìn mà xem. – Giày cao cổ của cháu há mõm rồi, còn phân xưởng cho tới nay vẫn chưa cấp giày bảo hộ lao động. https://thuviensach.vn - Hiện giờ chưa có phiếu cấp giầy, ông Ba-bin thở dài. – Nay mai chúng ta sẽ phân phối ủng dạ. Mùa đông đi ủng dạ còn tốt hơn ấy chứ. Trời đang mỗi ngày một giá lạnh đấy. – Ông quay về phía Cô-xchi-a: - Còn cháu, cháu hãy đến kho dụng cụ lấy đai ốc rồi đi tìm chị Di-na và cùng Di-na đến công trường. Cháu hãy chịu khó làm việc bên đội xây dựng. Sẽ có ích hơn đấy… https://thuviensach.vn DỰNG PHÂN XƯỞNG TRONG MƯỜI HAI NGÀY Di-na là bí thư Đoàn và tất nhiên, không một công tác nào của thanh niên lại thiếu cô được. Dáng vóc Di-na bé nhỏ, mắt đen, giọng ngân vang, cô mặc áo măng-tô và đội mũ lông sóc, nhưng ngay cả những cô gái hay suy bì nhất cũng không ghen tị với cô, vì áo của Di-na đã cũ và sờn rách nhiều. Có lẽ Di-na xinh xắn, mà cũng có lẽ cô xấu xí, không ai biết điều đó, bởi vì rất khó nhìn kỹ được cô – lúc nào cô cũng vội vội vàng vàng. Cô xchi-a tình cờ nghe kể rằng Di-na là con một giáo viên ở Bi-ê-lô-ru-xi-a và bọn phát-xít đã giết hại cả gia đình Di-na. Chiếc áo măng-tô cũ lót lông sóc là nhà máy cho, bởi vì khi sơ tán đến đây, thì Di-na chỉ có mỗi một chiếc áo liền váy mặc mùa hè. Cô-xchi-a xách một túi đai ốc nặng vào văn phòng Đoàn. Các thanh thiếu niên cầm xẻng, cầm cuốc chim đến mỗi lúc một đông. Vẻ bận rộn, Di-na nói: “I-van đây rồi, Phê-đi-a đây rồi. Na-ta-sa cũng đây rồi”, - và cô vừa đánh dấu những người đã đến vào bản danh sách, vừa cố nhét những vòng tóc đen, cứng xuống dưới mũ. - Các cậu ơi! – cô gọi to và đứng bật dậy. – Các cậu hãy nhớ mình làm việc ở đội nào đấy nhé. Ta đi thôi! Cô nhảy bổ ra cửa như chạy trốn. Tất cả cũng nhảy bổ ra theo sau cô. Cô-xchi-a ra sau cùng, trong cảnh hỗn loạn, em lại bị chen vào giữa thùng chiếc ô-tô vận tải năm tấn, thế là em chẳng trông thấy gì hết ngoài những cái lưng. Khi ô-tô vừa chuyển bánh, tất cả đều cất tiếng hát, và người hát to nhất là Di-na. Giọng cô the thé át hết các giọng khác. Ô-tô xóc nẩy lên, lắc qua lắc lại. Cô-xchi-a túm vào một ai đó, có người lại túm lấy Cô-xchi-a, một cái xẻng tì vào sườn em rất đau, nhưng dù sao, em cũng quen ngay với chuyến đi huyên náo này. Nhưng kìa, ô-tô bắt đầu lắc lấy lắc để rõ mạnh https://thuviensach.vn sang hai bên, sau đó đứng sững lại. Tất cả đổ nhào về phía trước, cười vang lên rồi nhảy xuống đất. Cô-xchi-a nhìn thấy công trường. Công trường này được cả thành phố đỡ đầu. Ở hai bên là những tòa nhà cũ bằng gạch, còn ở giữa, trên một bãi rộng đã dọn sạch tuyết, mọi người đang làm việc sôi nổi. Họ xúc, họ cuốc, họ ném đất lên thùng ô-tô, còn thợ mộc thì đẽo gỗ dựng những chiếc cột to. Mọi người làm việc rất khẩn trương, rất cố gắng, nhưng Cô-xchi-a thấy ngay đó không phải là những người thợ đào đất và thợ mộc thực sự: họ ăn mặc không theo lối công nhân và sử dụng xẻng, cuốc chim, rìu không khéo léo lắm. Một tấm biểu ngữ mang dòng chữ: “Chúng ta sẽ xây dựng xong phân xưởng “B” trong mười hai ngày!” chăng qua bãi. Cô-xchi-a vô cùng kinh ngạc: ngay những lán gỗ nhỏ ở Ru-mi-an-xép-ca xây dựng vào mùa hè cũng phải mất một vài tháng, thế mà ở đây, xây dựng cả một phân xưởng vào mùa đông nữa chứ, lại chỉ mất chưa đầy hai tuần lễ! Một người đeo băng đỏ chỉ khu vực làm việc cho số thanh thiếu niên mới đến. Di-na hô to: “Các cậu ơi, thời gian quý báu lắm!” – rồi vớ cuốc chim bổ đất ngay. Các đoàn viên thanh niên cộng sản đua nhau bắt tay vào việc. - Thế đai ốc mang đi đâu hả chị? – Cô-xchi-a hỏi Di-na, em xấu hổ thấy mình đứng không. - Ừ nhỉ! Chị quên khuấy đi mất. Ta đi nhanh lên nào. Mọi người trong phân xưởng đang chờ đấy! Hai người chạy giữa những đống lửa của các anh lái xe đốt để sưởi, rồi chạy qua giữa hai phân xưởng bằng gạch và đến trước một tòa nhà mới được làm bằng gỗ, rất lớn, lớn đến nỗi nó chắn tất cả mọi thứ. Trên tòa nhà này cũng có một tấm biểu ngữ: “Xin tiền tuyến hãy tiếp nhận món quà của nhân dân U-ran! Phân xưởng “A” đã được xây dựng xong trong mười ba ngày”. Gian xưởng rộng rãi, hãy còn bỏ trống, nhưng rất ấm áp và thoang thoảng có khói; mùi gỗ thơm phức; những ngọn đèn sáng trưng; mấy chiếc lò dùng tạm đặt trên các tấm sắt đang kêu vo vo nghe thật vui tai. https://thuviensach.vn ÔNG GIÁO SƯ VÀ CÁI ĐINH Người ta đem túi đai ốc của Cô-xchi-a đi lúc nào em cũng chẳng để ý nữa. Mọi người đang ngồi xổm ghép khung những tấm lớn bằng các thanh gỗ mỏng theo hình chữ V. Công việc này thật đơn giản, nhưng khi nhìn họ làm việc Cô-xchi-a bất giác phì cười. Người làm Cô-xchi-a phải buồn cười trông chẳng giống thợ mộc chú nào cả. Đầu ông đội mũ cao bằng lông cừu non, trên mũi là một cặp kính gọng trong suốt, còn vẻ mặt thì nghiêm trang cứ như ông đóng đinh bằng vàng vậy. Nhưng dù sao ông cũng không biết đóng đinh. Ông gõ búa một lần, đinh cắm vào gỗ được một phần ba, ông gõ lần nữa thì kính của ông tụt xuống tận đầu chỏm mũi, còn đinh lại bị vẹo sang bên. Thế là Cô-xchi-a bật cười. Người đó sửa lại cặp kính rồi nghiêm khắc nhìn em: - Cười hả? – ông hỏi. Để đề phòng, Cô-xchi-a lùi lại một bước cho chắc chắn, còn người phụ nữ cũng đang đóng các thanh gỗ vào cùng chiếc khung ấy lên tiếng bằng một giọng bảo ban: - Nói chung giáo sư không ưa phê bình đâu. - Không, tôi không ưa tiếng cười ngốc nghếch đấy chứ… Cháu này tưởng đóng đinh dễ lắm đấy. Đúng không? - Có khó gì đâu ạ! – Cô-xchi-a lúng búng. - A, cháu bảo không khó hả! – ông đeo kinh mà người phụ nữ gọi là giáo sư kêu lên. – Cháu thử đóng đinh xem nào, để các bác được cười một chút chứ! – Rồi ông đưa búa cho Cô-xchi-a. - Chết chưa, Cô-xchi-a! – Di-na nói, cô đứng cạnh Cô-xchi-a từ bao giờ không rõ – Xin lỗi mau lên, rồi ta đi đi. https://thuviensach.vn Nhưng Cô-xchi-a đã cầm lấy búa, ngồi xổm xuống, gõ nhẹ một nhát cho đinh cắm vào chút ít rồi giáng rõ mạnh, sau đó em giữ nguyên đầu búa trên thanh gỗ. - Thấy chưa, đinh bắn đi đâu mất rồi! – ông giáo sư thốt lên – Phê bình bao giờ chả dễ hơn làm. Cái đinh đâu rồi anh bạn trẻ? Khi Cô-xchi-a từ từ nhấc búa lên, hóa ra mũ đinh đã thụt sâu vào trong gỗ. Ông giáo sư không tin, ông lấy móng tay gãi gãi mũ đinh. - Hừm… Hừm… Mới một trường hợp thì chưa thể chứng minh được điều gì hết! – ông tuyên bố - Cháu đóng cái nữa xem nào. Cô-xchi-a đóng nhẹ cho ba chiếc đinh cắm trên gỗ, rồi giáng nhanh luôn ba nhát. Cả ba chiếc đinh đều thụt sâu xuống. - Chà, các bạn xem cái cậu nhóc này tài thật! – ông giáo sư thích thú kêu lên – Những nhát búa thật chính xác, đây… có lẽ đây là một chuyên gia đóng đinh xuất sắc! – Ông nhấc mũ lên rồi chìa tay cho Cô-xchi-a – Bác chân thành xin lỗi cháu. Cháu hoàn toàn có quyền cười khi bác làm queo đinh như ban nãy. Cháu học đóng đinh ở đâu thế? - Cháu học được khi xây dựng lán gỗ ở Ru-mi-an-xép-ca đấy ạ! – Cô xchi-a ngượng nghịu nói, em rụt rè bắt tay ông giáo sư. Mọi người chạy tới vây quanh Cô-xchi-a. Em giảng giải cho họ cách đóng đinh, vui lòng giáng búa luôn tay và em không để ý Di-na đã đi đâu từ bao giờ. - À, tôi gặp cậu này rồi! – một giọng quen thuộc vang lên – Tôi tưởng cậu này chỉ biết đánh nhau, hóa ra lại còn biết làm cả việc có ích cơ đấy. Đứng bên Di-na là một người mặc áo ca-pốt, tay trái tì lên gậy. Đó chính là người sáng nay đã giúp Cô-xchi-a trèo lên con đường nhỏ ở quả đồi Dem-li-a-nôi. Di-na dẫn ông đến xem tài đóng đinh của Cô-xchi-a. - Cháu đóng đinh giỏi lắm. – ông nói – Cháu đóng hết sức thành thạo. – Ông quay sang phía Di-na – Không, đồng chí Di-na ạ, tôi không tán thành đề nghị của đồng chí đâu. Ở công trường này đủ người rồi, nhưng nếu đưa đến phân xưởng đóng hòm “Bác Cực”, cậu này sẽ rất có ích đấy. – Ông nói với Cô-xchi-a – Ngày mai, Đoàn thanh niên cộng sản nhà máy sẽ cử tới “Bắc Cực” một đội tương trợ xã hội chủ nghĩa. Cháu có muốn đi không? https://thuviensach.vn - Ở “Bắc Cực” có Mi-sa Pô-li-an-trúc phải không ạ? – Cô-xchi-a hỏi, em còn chưa tin ở tai mình. - Đúng rồi, đúng rồi! Mi-sa là bí thư chi Đoàn phân xưởng đóng hòm và là đội trưởng đội tiên tiến đấy. – Di-na nói. - Nghĩa là cháu đồng ý phải không? Di-na, đồng chí hãy cho cậu này vào đội tương trợ. Tên họ cháu là gì nhỉ?... Cô-xchi-a Ma-lư-sép, thế là chúng ta quen nhau rồi nhé. Đến “Bắc Cực”, cháu hãy phát huy tài năng của cháu nhé! – Rồi ông gật đầu, khập khiễng bước đi, nhè nhẹ gõ chiếc gậy trên sàn gỗ. - Đồng chí Ta-ghin-xép, bí thư đảng ủy mới đấy. – Di-na giới thiệu – Đồng chí ấy ở mặt trận về và là một người hết sức hăng hái. Vừa về tới nhà máy, Di-na cùng Cô-xchi-a đến gặp ngay ông Ba-bin. Thấy Di-na muốn xin cho Cô-xchi-a đi, ông bằng lòng ngay: - Được thôi… Tôi đang bực với cậu ta đấy. Rất hay đánh nhau. Lại còn học được ở đâu cái thói nói dối nữa chứ. Ông già quay đi, nhưng đó là đám mây đen cuối cùng. Ở phía trước, mặt trời đã bừng sáng – Cô-xchi-a sung sướng vì sẽ được gặp Mi-sa. https://thuviensach.vn Ở PHÂN XƯỞNG NHIỆT Khi ta chờ đợi một điều gì tốt đẹp, thì hình như thời gian trôi đi rất chậm, chậm lắm, nhưng đó chỉ là hình như thôi. Theo lệnh của ông đốc công, từ lúc ấy đến lúc tan ca, Cô-xchi-a giúp các nhân viên coi kho phân loại đồ nghề. Khi còi nhà máy vang lên, Cô-xchi-a quyết định sẽ không về nhà nữa, em chẳng muốn gặp Xê-va và Ca-chi-a làm gì. Vả lại, em sợ sáng hôm sau sẽ không kịp ra ô tô buýt. “Mình sẽ ra mé sau lò”, - em nghĩ thế rồi đến phân xưởng nhiệt - ở nhà máy mọi người vẫn gọi phân xưởng nhiệt luyện như vậy. Đến cửa phân xưởng, em gặp Nhi-na Páp-lốp-na. Chị vừa ở nhà tới. Được biết Cô-xchi-a đến đây làm gì, chị bảo: - Ở phòng thí nghiệm có một chỗ ấm lắm, cháu ngủ ở đó rất tiện. Ta đi đi… Phân xưởng nhiệt luyện hoạt động suốt ngày suốt đêm. Gian xưởng bị ám khói đến nỗi tưởng như không có tường, cũng chẳng có trần, mà chỉ có toàn bóng tối sâu thẳm. Ở đây bao giờ cũng có rất nhiều kim loại, Những chi tiết sáng loáng hoặc han gỉ, xếp thành đống, đang chờ được tôi, còn ở những đống khác, các chi tiết đen và bóng nhẫy – đó là những chi tiết đã được tôi rồi. - Lô vừa rồi có bao nhiêu “cốc” dùng được hả bác? - chị Nhi-na Páp-lốp na hỏi một người phụ nữ đã có tuổi làm việc bên bàn kiểm tra. - Mười một trong số hai mươi, - người phụ nữ trả lời, vẻ bất bình. – Nhi na Páp-lốp-na này, cô và ông Đi-kéc-man đã làm hỏng biết bao nhiêu “cốc” rồi… Bây giờ, nếu không đạt được kết quả, các thợ tôi còn mặt mũi nào mà nhìn ai nữa. https://thuviensach.vn - Phải cố kết quả bác ạ, - chị Nhi-na Páp-lốp-na trầm ngâm nói. -Vấn đề không phải là xấu hổ hay không, mà là ở tầm quan trọng của việc này đối với tiền tuyến. Cô-xchi-a chú ý tới mấy chiếc lò tăng nhiệt chính vẫn được gọi là lò hầm. Có hai lò ở bên cạnh nhau, cả hai đều dài, dài hơn cái ô tô buýt nhiều. Ở một đầu lò hiện rõ ô cửa rộng để sản phẩm vào, các chị công nhân đưa hết chi tiết này đến chi tiết khác vào đó, còn ở đầu kia có một ô cửa hẹp đỏ rực lửa, là chỗ đưa ra những chi tiết đã được nung nóng. Cô-xchi-a nhòm vào ô cừa dùng để đưa sản phẩm vào, thấy lò giống một đường hầm rực lửa. Ở đó, tất cả mọi thứ, cả hai bên thành, cả vòm trần, đều được nung nóng đến sáng trắng. Trong đường hầm, bán thành phẩm được xếp thành hàng từ từ chuyển động về phía cửa ra. Tất nhiên không phải tự chúng chuyển động mà là nhờ một dải xích. Qua những lỗ khoét thủng ở phía dưới, những cái móc nhỏ của dải xích móc lấy bán thành phẩm. Bán thành phẩm lúc đầu màu đen nhưng khi đi qua lò thì được nung nóng tới mức sáng trắng ra. Chỉ cần nhúng vào dầu đen và tôi thì bán thành phẩm trở nên rắn chắc. - Cô-xchi-a, cháu mải xem quá đấy. Ta đi thôi! – Nhi-na Páp-lốp-na gọi. Vừa rồi, chị đã kịp bàn bạc xong công việc với các thợ tôi. Phòng thí nghiệm rất sáng sủa, sạch sẽ. Cô-xchi-a ngạc nhiên không hiểu tại sao chỉ để tôi đen kim loại mà cũng cần nhiều sách đến nỗi phải xếp chật ních cả một tủ, mà cũng cần nhiều chai lọ bằng thủy tinh mỏng chẳng hiểu để làm gì thế kia, lại còn bao nhiêu cân, bao nhiêu kính hiển vi nữa chứ! - Cháu rửa tay đi, - Nhi-na Páp-lốp-na nói. – Bây giờ ăn một chút nhé. Bánh mì cặp pho mát đấy. Ăn đi cháu ạ, đừng ngượng nghịu gì cả… Còn cô, cô phải làm việc đã. https://thuviensach.vn CHIẾC “CỐC” KHÓ TÍNH Trước kia, Cô-xchi-a nghĩ rằng có thể làm việc bằng thùng đãi vàng, bằng búa, có thể làm việc với một khẩu súng trong rừng, đứng bên cỗ máy hoặc đẩy xe, nhưng hóa ra còn có thể làm việc như thế này nữa: Nhi-na Páp-lốp-na rút trong cặp ra những quyển vở dày, mấy cuốn sách, khoanh tay lại và suy nghĩ, mắt nhìn miếng phôi thô kệch để làm “cốc” và nhìn chiếc “cốc” sáng loáng đã hoàn chỉnh. - Cháu biết chúng ta sản xuất gì cho tiền tuyến rồi chứ? - bỗng chị hỏi. - Chúng ta sản xuất tên lửa “Ca-chiu-sa” ạ, - em trả lời khe khẽ để giữ bí mật quân sự. - Đúng, chúng ta sản xuất một vài chi tiết cho tên lửa “Ca-chiu-sa”… Đó là một loại vũ khí mạnh. Tiền tuyến đòi hỏi ngày càng nhiều “Ca-chiu-sa”, và kể ra chúng ta có thể cung cấp nhiều hơn nữa, nếu không vướng bộ phận “cốc” này. Hiện nay, thợ tiện vẫn tiện”cốc” bằng phôi đã tôi. Dao tiện cắt gọt bị cháy, gãy rất nhiều, công việc tiến triển chậm chạp. Lẽ ra có thể tiện “cốc” bằng thép nguyên chưa tôi, rồi sau đó mới nung đỏ thành phẩm, nhưng chúng ta chưa tôi được “cốc” sau khi tiện, vì thành cốc quá mỏng. Khi tôi, cốc bị biến dạng, nhăn nhúm, trở thành phế phẩm… Hôm nay chúng ta mới tôi thành công được có năm mươi lăm phần trăm cốc. Ít tới mức phải xấu hổ cháu ạ! – Nhi-na Páp-lốp-na thong thả đi vài bước trong phòng rồi nói, giọng kiên quyết: - Dù thế nào cô cũng sẽ tôi được cốc mỏng thành công. Nung cốc trong muối không đem lại kết quả. Để rồi xem nung bằng bể điện phân chì có ăn thua không. Nếu cách này không đạt được kết quả, thì phải có một cách nào khác chứ. Chú Va-xi-li dạy cô rằng trong việc này, điều quan trọng nhất là phải kiên trì… Vả lại, việc gì mà chả thế. Cô sẽ yêu cầu tất cả các nhà bác học ngành luyện kim giúp đỡ, cô sẽ lần lượt thử hàng trăm cách tôi, nhưng cô nhất quyết đạt được mục đích! Ai biết được https://thuviensach.vn mỗi chiếc tên lửa “Ca-chiu-sa” sản xuất thêm sẽ cứu sống được bao nhiêu sinh mạng và đó sẽ là sinh mạng của ai! - Chị ngồi xuống bên bàn và bắt đầu lật giở vài trang sách. - Ngủ đi cháu mai cô sẽ gọi cháu dậy sớm… Đằng sau tủ có một chiếc đi văng nhỏ. Cô-xchi-a nằm xuống, đắp áo bông lên người và suy nghĩ một chút về ngày hôm nay, một ngày mở đầu thật là xấu, nhưng lại kết thúc hoàn toàn tốt đẹp. Vậy là em sẽ đi “Bắc Cực”… Ở một nơi mé sau quả đồi vẫn còn lại ngôi nhà có cô bé kênh kiệu mắt xanh và anh chàng Xê-va hay làm người khác phải bực mình… Hai bạn ấy là những người xấu, tốt hơn hết là em tránh đi. Ở một nơi nào đó vẫn còn lại một phân xưởng có bác đốc công già… Bác ba-bin không muốn Cô xchi-a trở thành thợ tiện, không cho em cắt thép, thì thôi vậy. - Cháu ngủ đấy à? – Chị Nhi-na Páp-lốp-na thì thầm hỏi. - Không ạ… - Cháu thở dài gì thế? Bị hỏi bất chợt, em nín lặng. - Cháu tiếc vì phải xa nhà máy và bạn bè à? - Cháu cần gì đến những người ngang như cua ấy hả cô! – em bực tức trả lời. - Đúng là các cháu không thân nhau… Các cháu không thân nhau là không tốt đâu… Thôi, cháu ngủ đi, Cô-xchi-a. Phải rồi, em sẽ đến với Mi-sa ở “Bắc Cực”, nơi “cách đây mười cây số, cứ đi thẳng, không kể một số chỗ rẽ” và em sung sướng được đến nơi đó. Còn việc em thở dài, quả thật chính em cũng chẳng hiểu tại sao. https://thuviensach.vn Chương bốn “BẮC CỰC” Sáng hôm sau, từ lúc trời còn chưa sáng rõ, ô tô buýt của nhà máy đã khởi hành đi “Bắc Cực”. Hành khách là các bạn trẻ ở phân xưởng cơ khí thanh niên. - Chúng mình sẽ phải kéo các cậu ở “Bắc Cực” xuống có lâu không nhỉ? - một người hỏi. - Các bạn! – Di-na nói xen vào. – Tôi đề nghị các bạn đến “Bắc Cực” không được nói rằng chúng ta đến đó là để kéo những người ở đấy xuống. Lời lẽ đó không hay ho gì đâu. Các bạn ở “Bắc Cực” đang làm việc quên mình, nhưng chúng ta nhận được mệnh lệnh của đồng chí Xta-lin phải gửi sản phẩm ra mặt trận nhanh và nhiều hơn nữa. Cho nên chúng ta mới đến hỗ trợ cho các bạn trên đó… Hành khách trên ô tô buýt im bặt. Cô-xchi-a cảm thấy em là một nhân vật quan trọng, vì em đi thi hành mệnh lệnh của đồng chí Xta-lin. Thoạt tiên, bên ngoài cửa sổ ô tô thấp thoáng mấy ngôi nhà, sau đó ánh đèn pha chỉ quét lên những thân cây thông, rồi cuối cùng, ô tô dừng lại. Mọi người xuống xe. Trước mặt họ là một hàng rào cao chăng dây thép gai. Từ mé trái có một luồng ánh sáng chói lòa rọi qua. Các em thì thầm với nhau. - Kìa, đèn pha đấy… - Để làm gì nhỉ? - Cậu lạ thật, có thế mà cũng không hiểu! Để thấy rõ ngay là ai đang đi chứ còn gì nữa. - Ở đâu nghiêm ngặt thật… - Nhất định rồi! https://thuviensach.vn - Nhìn kìa, trên chòi có một anh bộ đội mặc áo lông đứng gác… Ở hàng rào một cánh cửa nhỏ mở ra, rồi có tiếng nói: - Vào từng người một! Khi đến lượt Cô-xchi-a, em trông thấy trong trạm gác có hai anh bộ đội. - Tên họ gì? - một anh vừa nhìn vào bản danh sách vừa hỏi. Lúc ấy Cô-xchi-a đang mải nhìn con chó béc-giê thè lưỡi lòng thòng ngồi bên cạnh anh bộ đội kia. - Cô-xchi-a Lùn ạ, - em đáp nhưng rồi lập tức sửa lại: Ma-lư-sép Cô xchi-a Gri-gô-ri-ê-vích… - Lần sau không được nhầm lẫn đấy, Cô-xchi-a Ma-lư-sép! – anh bộ đội nói. – Đúng là một cậu lùn tịt thật. Bước qua ngưỡng cửa, Cô-xchi-a thấy mình đứng trước một cái sân rộng. Các em đã được chia thành nhiều nhóm, đứng cạnh mỗi nhóm có một người lớn. Ngay lúc ấy, có ai ôm lấy Cô-xchi-a: - Thật không ngờ! Nếu tớ không lầm, thì đây đúng là Cô-xchi-a Lùn rồi! Đồng chí Di-na, tôi sẽ nhận cậu này cùng với cả cái mũ của cậu ta về phân xưởng đóng hòm đấy! - Được lắm, Mi-sa! – Di-na vội vã đáp. - Cậu ấy đóng đinh rất tài. Hôm qua, ở nhà máy, cậu ấy làm tất cả mọi người phải kinh ngạc đấy. Đồng chí bí thư đảng ủy ra lệnh đưa cậu ấy vào đội tương trợ. - Tôi không biết Cô-xchi-a Lùn của tôi lại có cái tài như thế, chứ nếu không, tôi đã kéo cậu ấy sang đây từ lâu rồi. Ở bên này, người đóng đinh giỏi thì có nhiều việc lắm. Di-na hô to: “Trật tự”! - rồi nói với các thanh thiếu niên: - Tôi xin nhắc một lần nữa về nếp sinh hoạt ở đây. Các bạn hãy giữ đúng nội quy của cơ sở này. Không được chạy lung tung đến các phân xưởng, phải nghe lời các bác bảo vệ và các anh chị công nhân lớn tuổi. Không được ghi chép. Khi về nhà, không được nói một lời nào cả với bố, với mẹ, cả với những người quen thuộc. Các bạn chiểu chưa? Tất cả nhao nhao lên: mọi người hứa sẽ im lặng. - Tôi tin ở Cô-xchi-a Lùn nhất, - Mi-sa thì thầm. – Ngay với tôi, cậu ấy cũng chẳng hề nói một lời. Có lẽ cậu ấy đã cắn đứt mất lưỡi lúc ăn cháo rồi. https://thuviensach.vn Này Cô-xchi-a Lùn, gặp anh, em có mừng không? - Mừng, - Cô-xchi-a đáp, rồi em không biết nói gì thêm nữa. Nhóm của Mi-sa đi tới một gian nhà rộng rãi làm bằng thân cây tròn to. Bên cạnh gian này là những chồng gỗ tấm dài tấm ngắn khác nhau. Hai cánh cửa mở toang. Từ trong nhà vang ra tiếng ầm ĩ chói tai và cuồn cuộn bốc ra một làn hơi nước trắng. Hình như chính tiếng ầm ĩ đã đẩy một toa xe goòng chất đầy hòm chạy trên đường ray. Sau đó các em trông thấy một phân xưởng sáng rực đèn điện. Nhiều thiếu niên đang làm việc bên bàn thợ, đóng các thanh gỗ thành từng tấm. Ở gần lối ra, các công nhân lớn tuổi ghép gỗ tấm thành hòm, đóng bản lề và chốt. Các đội trưởng tìm hiểu qua số công nhân mới đến rồi sắp đặt chỗ làm việc bên bàn thợ. - Em sẽ đóng đáy hòm nhé, - Mi-sa nói và đưa búa cho Cô-xchi-a. –Trên hai thanh ngang này, em hãy đặt ba thanh khác, thế này nhé, thanh nọ sát thanh kia. Mỗi thanh em đóng bốn đinh gắn chặt vào thanh ngang. Nào, em hãy thử làm xem. Cô-xchi-a suy nghĩ một chút rồi dùng búa gõ nhẹ cho cả mười hai chiếc đinh cắm đùng vị trí, sau đó em giáng mạnh búa mười hai lần nghe như tiếng súng liên thanh nổ giòn giã. Cả ngần ấy chiếc đinh chạy trốn khỏi đầu búa của em giấu mình vào trong gỗ. - Em tài quá! – Mi-sa ngạc nhiên. – Em làm lần nữa xem nào! Cố nhịn cười, Cô-xchi-a cầm búa ở tay phải đóng sáu chiếc đinh, rồi em tung bua sang tay trái đóng nốt số đinh còn lại. - Em còn có thể giữ đinh bằng hai ngón tay và đóng luôn được cơ, anh nhìn nhé! Không nhấc hai ngón tay khỏi đinh, Cô-xchi-a giáng vụt búa xuống, Mi sa những tưởng trên thế gian này bớt đi mất hai ngón tay, nhưng Cô-xchi-a đã kịp rút hai ngón tay của em ra đúng lúc chiếc đinh đang lún sâu vào gỗ. - Em đừng nghịch ngợm như thế. Nếu phải khâu hai ngón tay mới vào cho em, anh biết lấy đâu ra kim va chỉ? Nhưng nói chung, phải công nhận rằng em là một tay kỳ tài. - Cái gì cơ? - Cô-xchi-a ngạc nhiên hỏi. https://thuviensach.vn - Kỳ tài nghĩa là khéo léo đến nỗi ai cũng phải sửng sốt. Em biết không, - Mi-sa trầm ngâm nói, - anh vừa có một ý định. – Anh vỗ trán mình. –Nào, cái đầu, suy nghĩ đi, rồi ta sẽ mua mũ cho! - Ái! – có tiếng kêu ở bên cạnh. Một cô tóc hung đỏ cho ngón tay vào miệng như mút kẹo. Cô-xchi-a đã biết cô. Cô làm việc ở kho dụng cụ bên nhà máy và cô vẫn được gọi là “đám cháy thế giới” vì màu tóc của cô. - Tôi không biết đóng đinh đâu, - cô xuýt xoa nói. Tôi làm dập hết cả năm ngón tay rồi. - Cậu rút ngón tay ra đi, kẻo sơn móng tay hỏng mất đấy. Bây giờ cậu ra xếp gỗ, còn Cô-xchi-a sẽ đóng đinh, - Mi-sa ra lệnh. Anh có một ý định… Công việc diễn ra rất nhộn nhịp. Cô-xchi-a say sưa đóng đinh. Cán búa như dính liền vào lòng bàn tay em. Em rất thích thú khi các bạn chạy tới xem em làm việc, nhất là khi được Di-na khen. - Bộ phận đóng hòm dừng lại đã! – Mi-sa nhảy lên một bàn thợ, hét to, và khi tiếng búa đã lặng, anh báo cho tất cả biết: - Cô-xchi-a cùng bạn giúp việc là Cla-va đã hoàn thành một định mức rưỡi, mong các bạn hãy phấn đấu theo kịp họ! Các em ồn ồn lên. - Có người giúp việc thì thằng ngốc cũng làm được như vậy, - một em tuyên bố. Nhưng rõ ràng đó là thái độ ghen tị không hơn không kém. - Đồng chí Mi-sa, hãy ra lệnh tiếp tục làm việc đi, - một người đàn ông to béo, mặc áo bông đen, đi đôi ủng dạ cao, nói. Di-na vừa dân ông tới phân xưởng. Ông chăm chú nhìn Cô-xchi-a làm việc rồi bảo Mi-sa: - Nếu các công nhân đóng hòm đều học được cách làm việc như thế này và nếu phân chia thao tác như đồng chí và đồng chí Di-na đề nghị, thì công việc sẽ có kết quả hơn. Còn Cô-xchi-a, cháu có nhớ trước kia cháu học đóng đinh như thế nào không? - Khi xây dựng lán gỗ, ông Criu-cốp đưa cho cháu chừng này đinh, - Cô xchi-a lấy trong hòm ra một nắm đinh, - và một tấm gỗ dày ba tấc. Ông làm mẫu cho xem, sau đó bảo cháu cứ đóng rồi dừng kìm rút ra và… https://thuviensach.vn - Và sao nữa? - Và ông nói: “Chừng nào chưa đóng được bằng một nhát búa, ông sẽ không gọi đi ăn đâu”. – Cô-xchi-a kết thúc câu chuyện. - Thế em đi ăn vào lúc nào? – Di-na ngạc nhiên. - Suốt hai ngày em chỉ có nhai bánh mì không thôi, sang ngày thứ ba mới được ăn uống hẳn hoi… - Cậu này đã trải qua một trường học thật khắc nghiệt, - người to béo cười vang. – Chúng ta sẽ không dạy như thế. Đồng chí Mi-sa, ngày mai Cru-glốp sẽ thay đồng chí ở đây, còn đồng chí hãy làm việc với Cô-xchi-a, hãy dạy cậu ấy cách truyền đạt kinh nghiệm thế nào cho có phương pháp. Và rồi trong lớp huấn luyện Xta-kha-nốp của mình cậu ấy sẽ đao tạo được vài hướng dẫn viên cũng giỏi như thế. - Cô-xchi-a tuyệt thật! – Mi-sa nói khi người to béo đã đi khỏi. – Ngày mai, hai anh em mình sẽ ở Khu tập thể trên núi suốt ngày. Vừa rồi là đồng chí Sê-xta-cốp, thủ trưởng đơn vị này đấy. Mọi việc sẽ rất tốt đẹp, em ạ! - Đồng chí bí thư đảng ủy mới tinh thật, - Di-na vui mừng nói, - đồng chí ấy phát hiện ngay là Cô-xchi-a rất có ích ở phân xưởng đóng hòm. Tớ sẵn sàng yêu ngay đồng chí bí thư đảng ủy của chúng ta. Tớ nói hoàn tòan thẳng thắn đấy. Cô-xchi-a đóng đinh lại càng hăng hơn nữa. Mặt Cla-va đỏ bừng bừng, món tóc hung đỏ bết vào trán và biến thành màu sẫm. Nhưng khi công việc đang chạy, người ta thường không để ý đến sự mỏi mệt. https://thuviensach.vn KHU TẬP THỂ TRÊN NÚI Con đường mòn chạy giữa các tảng đá dẫn đến một bãi rộng mọc đầy thông già. Dưới ánh trăng bạc, Cô-xchi-a trông thấy Khu tập thể trên núi, - một ngôi nhà đẹp có nhiều hình chạm trổ, nơi ở của các đội trưởng sản xuất. Trước chiến tranh, đây là trạm trượt tuyết của một hội thể thao. Cô xchi-a ngoảnh lại đằng sau. Phía dưới núi, rừng câu vô tận trải rộng bao la như biển cả, trông yên tĩnh và trầm lặng. - Chỗ bọn anh ở như một khu an dưỡng ấy em ạ, - Mi-sa nói. Mi-sa và Cô-xchi-a bước vào nhà, họ chào bác lao công rồi theo một cầu thanh hẹp lên tầng hia, tới một căn phòng nhỏ xíu. Mi-sa thắp đèn dầu. Cô xchi-a trông thấy ở góc phòng có vài đôi ván trượt tuyết. Thật ra đó không phải là những đôi ván trượt như của anh Mi-tơ-ri tặng cho em, đôi ấy rộng bản, lót da lông hươu, còn mấy đôi này hẹp, dài, trông bóng bẩy. - Của ai đấy anh? – Cô-xchi-a dè dặt hỏi. - Chả biết nữa… không hiểu ai bỏ quên ở xưởng mộc. Anh đã thử trượt, nhưng đến bây giờ vẫn chưa trượt được, Chẳng có chỗ bằng phẳng nào, toàn là núi cả. Khó đứng vững trên đôi ván quá. - Khó gì cơ chứ! – Cô-xchi-a mỉm cười. – Ngày mơi ta đi trượt nhé. - Đồng ý! Nhân thể chúng ta thỏa thuận với nhau là em bỏ cái từ “ngày mơi” đi và nói cho đúng là “ngày mai” nhé. Trong chiếc lò sắt nhỏ hình tròn, lửa cháy bùng bùng. Mi-sa nấu nước trà rồi đặt bánh mì, đường và lọ bơ lên bàn. Lòng đầy sung sướng, Cô-xchi-a ngồi uống trà. Mi-sa vui mừng thết Cô-xchi-a bánh mì với bơ. - Em hơi gầy đi đấy, chắc hẳn vì em muốn lớn lên chút nữa chứ gì, - Mi sa vừa nói vừa mỉm cười với Cô-xchi-a. – Em nghĩ như thế là đúng lắm. Em phải cao thêm một mét rưỡi nữa, không kể cái mẩu mấy gang của em https://thuviensach.vn của em hiện giờ… Kìa sao em cứ im lặng thế hả? Lưỡi em ngắn quá đấy. Em sống thế nào? Bây giờ, mọi chuyện đều tốt đẹp xiết bao, bởi vì bên cạnh Cô-xchi-a là Mi-sa. Mi-sa cũng hơi gầy đi và đã trưởng thành hơn, nhưng vẫn vui vẻ, dịu dàng như trước. Nhà máy quân sự mang số hiệu và ngôi nhà sau đồi dường như xa lắc xa lơ và không rõ có tồn tại trên đời này thật không hay chỉ là một giấc mơ. - Em chưa được đứng máy à? Vẫn phải làm thợ phụ à? Đừng có cau có như thế. Anh có một kế hoạch tuyệt lắm. - Đồng chí Xô-bi-nốp[iii], mọi người đang chờ đồng chí đấy! - Rồi một giọng trầm vang lên: - Đô-rê-mi-pha-son-la! Xô-bi-nốp nào thế nhỉ? Nhưng Mi-sa đã trả lời như mình hoàn toàn không phải là Mi-sa vậy. - Tôi đến ngay bây giờ đây, đồng chí Sa-li-a-pin[iv], - Rồi anh giải thích cho Cô-xchi-a: - Ở đây hầu như tất cả đều là người U-cra-i-na. Trước giờ ngủ, bọn anh tổ chức biểu diễn ca nhạc như những ca sĩ lừng danh vậy. Em có muốn nghe không? - Có chứ… - Nhưng mắt em díp lại rồi kia kìa… Em đi ngủ đi. Anh ngồi với các anh ấy chừng một tiếng đồng hồ nữa. Chỉ có điều em không được chiếm quá năm mươi phần trăm giường đâu. Ban đêm thỉnh thoảng anh cũng ngủ đấy. – Mi-sa nói đùa rồi đi ra. Cô-xchi-a cởi quần áo ngoài, treo bít tất bên cạnh lò rồi chui tọt vào chăn! Căn phòng nhỏ ở phía trên rừng cây tuyết phủ này thật yên tĩnh! Mé dưới có tiếng đàn vọng lại, giọng ca của các bạn trẻ hòa vào nhau trong một bài hát du dương lạ tai. Cô-xchi-a cảm thấy buồn buồn vì niềm vui của em chưa trọn vẹn. Anh Mi-tơ-ri ở đâu nhỉ? Ở ngoài mặt trận… Chắc hẳn mặt trận cũng đại khái như quãng rừng thưa, nơi anh Mi-tơ-ri đã dùng con dao dài của người Man-xi đâm chết một con gấu lớn, sau đó, em cùng anh Mi tơ-ri lột da luôn con vật béo ấy. Chỉ có điều ở mặt trận không phải là con gấu mà là tên phát xít. Anh Mi-tơ-ri đã tiêu diệt được tên phát xít nào chưa https://thuviensach.vn nhỉ? Chắc chắn anh ấy đã tiêu diệt được rồi, và không phải chỉ một tên, mà anh đã tiêu diệt được nhiều lắm, không đếm xuể… Giọng hát ở mé dưới vang lên vui tươi hơn, nỗi buồn của Cô-xchi-a cũng dịu bớt đi. Tính chi li, Cô-xchi-a sống với anh Mi-tơ-ri chẳng được bao lâu. Anh cứ đi rừng tai-ga luôn, để em ở lại Ru-mi-an-xép-ca với bà Páp-li-na. Anh tin chắc rằng em trai anh sẽ không hư hỏng, vì Cô-xchi-a đã biết đãi vàng, đã lao động được ở công trường, việc gì em cũng biết làm. Chỉ riêng chuyện học hành là em không có thời giờ… Còn Mi-tơ-ri thì đi lang thang với các bạn anh dọc bờ những con suối có vàng,, đặt bẫy bắt chồn nâu. Mùa đông năm ngoái, anh đến chỗ người Man-xi, sang mùa xuân anh đem về sáu bộ lông chồn nâu và mảnh ước hiệu quý báu của ông già Ba-khơ-chi-a-rốp. Anh gọi Cô-xchi-a ở công trường xây dựng lán gỗ về, giao các bộ lông cho “Trạm thu mua lông thú” rồi chè chén suốt hai tháng. Sau đó bỗng có chiến tranh, thế là Mi-tơ-ri ôm Cô-xchi-a, bộ ria anh chạm vào mặt em làm em buồn buồn, anh nói… Nghĩ đến đấy Cô-xchi-a ngủ thiếp đi… Từ trong rừng có một cái bóng đi ra. Cái bóng to tướng, chân cao lêu đêu, thận trọng. Rừng tai-ga cử nó đến thám thính vì được biết trong ngôi nhà nhiêù hình chạm trổ mới xuất hiện Cô-xchi-a Lùn. Cái bóng dừng lại ở cửa rừng, khe khẽ hít thở không khí, ngửi ngửi mùi khói rồi lắc lư cặp sừng to như một cành thông già. Nó nhìn mãi mấy ô cửa sổ sáng ánh đèn, ba cửa sổ ở dưới, một ở ngay sát mái. Tiếng người vọng đến đôi tai tròn xoe dỏng lên của nó: mọi người đang hát, như đôi khi đám thợ săn vẫn hát bên đống lửa. Cái bóng lo lắng, từ từ quay mình rồi đi vào rừng, chân choãi rộng bước trên lớp tuyết sâu chan hòa ánh trăng. https://thuviensach.vn ĐI TRƯỢT TUYẾT Khi Cô-xchi-a mở mắt ra, ánh nắng đã chiếu vào cửa sổ. Sau ngày hôm qua dài đằng đẵng, em đã ngủ một giấc ngon lành. Trên lò, ấm trà đang sôi làm chiếc vung cứ nẩy lên nẩy xuống lạch cạch. - Dậy đi thôi, Cô-xchi-a! – Mi-sa vui vẻ gọi. – Ngày mùa đông ngắn lắm. Phải làm hàng nghìn việc với tốc độ thật lớn đấy. Lúc ngồi ăn sáng, Cô-xchi-a kể cho Mi-sa nghe những ý nghĩ về anh trai. - Em hãy viết thư về Ru-mi-an-xép-ca cho bà Páp-li-na hỏi xem có thư của anh Mi-tơ-ri không, - Mi-sa góp ý ngay. - Nếu có thư, em nhờ bà cụ gửi đến đây cho. Kế hoạch của chúng ta hôm nay thế này nhé: bây giờ chúng ta làm việc, sau đó sẽ đi trượt tuyết, đến tối chúng ta sẽ viết thư. Dọn dẹp bàn xong, Mi-sa mang lên một mảnh gỗ, lấy búa và đinh ra: - Em cầm búa cho anh xem nào. Anh cầm thế này đúng không? - Không!... Sai rồi, - Cô-xchi-a giải thích. – Anh đừng nắm chặt cán. Phải cầm cán nhè nhẹ như chơi thôi, có thế đóng đinh lâu mới không mỏi tay. - Bây giờ em đóng đinh cho anh xem nào. – Mi-sa quan sát thật kỹ và hiểu cả. – Nói cho đúng hơn, không phải em đóng xuống, mà là em dồn toàn bộ sức nặng lên mũ đinh. Anh nói đúng không? - Đúng đấy… Thế em phải dạy tất cả các cậu ấy à? Vậy rồi em có ở lại đây lâu không? - Em dạy cho chừng mươi người, họ sẽ trở thành những người hướng dẫn phương pháp tiên tiến. Em có muốn ở lại đơn vị này không? - Sao lại không! – Cô-xchi-a chân thành thú thực. – Em về làm chân thợ phụ làm gì! - Mọi việc đã tính toán cả rồi! – Mi-sa nói. – Anh cũng đã có một kế hoạch như thế. Chúng ta tiếp tục làm việc nhé! Bây giờ em hãy đóng thử https://thuviensach.vn cho anh xem búa phải chạm vào mũ đinh như thế nào để nó chui luôn vào gỗ, không lằng nhằng gì cả. Vừa cười đùa vui vẻ vừa pha trò, Mi-sa đã phải bỏ ra khá nhiều công sức mới giúp được người giáo viên tương lai của lớp Xta-kha-nốp nắm vững cách truyền lại cho các bạn nghệ thuật đóng đinh bằng một nhát búa. Nhân thể Cô-xchi-a còn học phát âm đúng các từ. Sau đó, Mi-sa bỗng nay ra ý nghĩ sẽ đóng đinh theo một kiểu thật tiên tiến và say sưa với ý nghĩ đó đến nỗi quên hết mọi chuyện trên đời. - Chúng ta đi trượt tuyết chứ anh? – Cô-xchi-a nhắc. Hai người bước ra thềm, nheo nheo mắt cho quen với ánh nắng rồi chuẩn bị đi trượt. Cô-xchi-a ngạc nhiên thấy Mi-sa vốn khéo léo, nhanh nhẹn, lại có vẻ lúng túng trên đôi ván trượt tuyết. Loại ván trượt tuyết thể thao không tiện lợi như loại đi săn, nhưng Cô-xchi-a quen ngay. Em lướt mấy vòng xung quanh Mi-sa đang chập chững đi rồi vứt luôn đôi gậy xuống gốc thông nói “Chỉ tổ vướng!” – và bắt đầu chạy, hai tay dang ra, khuỷu tay hơi gập theo lối người Man-xi. - Chúng ta trượt xuống núi đi, - em đề nghị Mi-sa. Mi-sa vừa thở hổn hển vừa nhìn xuống dưới và lắc đầu: - Anh đâm vào cây thông mất. Bao nhiêu thông kia kìa. - Anh phải tránh đi chứ… - Thế thì nhất định anh sẽ làm gãy một cây thông khác, cây to nhất ấy. - Anh xoàng quá! – Cô-xchi-a buồn rầu, nhưng bỗng em kêu lên: - Anh nhìn kìa, có thú rừng anh ạ! – em chỉ một vết chân rộng ở dưới cây thông. - Làm gì có thú rừng! – Mi-sa ngạc nhiên. - Chắc là con bò nào đấy thôi… - Sao lại con bò! Đúng là thú rừng mà! - Rồi em giải thích: - Chắc chắn có một con nai đã đi qua đây. - Cũng có thể lắm, - Mi-sa tán thành. – Anh nghe nói cách đây vài năm, có hai co nai chạy vào công viên văn hóa ở đây. Không thể săn bắt chúng ở gần thành phố được, cho nên chúng cứ đi lung tung khắp nơi. Em có biết anh nảy ra ý nghĩ gì không, Cô-xchi-a? Nhân dịp này, em hãy trượt tuyết https://thuviensach.vn cho thoải mái đi. Em hãy rượt theo con thú rừng của em, còn anh về nhà đọc sách đây… https://thuviensach.vn