🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Công Chúa Bari Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn epub©vctvegroup 07-12-2017 https://thuviensach.vn Vài dòng cùng bạn đọc “Công chúa Bari” chính là tác phẩm văn học đầu tiên tôi được tiếp xúc khi bước chân sang Hàn Quốc bắt đầu cuộc sống mới của mình. Ở một nơi không phải là nơi chôn nhau cắt rốn, không gia đình, bạn bè, người thân đồng thời là điểm tựa duy nhất của tôi trong môi trường hoàn toàn xa lạ chính là người chồng bản địa, dùng chung ngôn ngữ nhưng không cùng điểm xuất phát, phong tục tập quán. Nói rộng hơn là không cùng chung nền tảng văn hóa, đó là cả một thử thách vô cùng gian nan. Trong hoàn cảnh ấy, nếu không có lòng can đảm, ý chí tự vươn lên cùng với sự giúp đỡ của chồng, gia đình chồng và người bản địa thì tôi khó lòng vượt qua được. Thời điểm đó, như một nhân duyên, “Công chúa Bari” đã đến với tôi và tuồng như có một sức hút rất lớn khiến tôi hồi hộp theo dõi hành trình đầy gian nan và đau thương của cô từ Jeong Jin Bắc Hàn tới Trung Quốc, từ Trung Quốc tới nước Anh với một sự đồng cảm sâu sắc. Mỗi miền đất cô neo lại đều được thể hiện rất rõ dưới nét bút tài hoa của nhà văn Hwang Sok-Yong, được miêu tả vô cùng sinh động và phong phú bằng chính trải nghiệm thực tế của tác giả. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được bên cạnh sự phát triển nhảy vọt bằng “Kì tích sông Hàn” của Hàn Quốc những năm 1980, 1990 với những vòng hào quang sáng chói, đem lại cho người dân Hàn Quốc một cuộc sống ấm no viên mãn sánh ngang tầm với những cường quốc, thoát khỏi nỗi ám ảnh của thời kì huynh đệ tương tàn những năm 1950 thì Bắc Hàn - người anh em ruột thịt của Hàn Quốc - lại lâm vào cảnh cháy rừng, lũ lụt và nạn đói triền miên, khiến thây người chất đầy đường và những cái xác trôi sông không còn ai đủ sức vớt lên chôn cất. Số phận người dân trở nên mong manh như https://thuviensach.vn ngọn đèn trước gió, không biết tai họa ập xuống khi nào và không hề có bất kì một sự hỗ trợ, bảo hộ nào. Lưu lạc sang Trung Quốc, số phận của Bari một lần nữa lại xoay vần với những bất an, nguy hiểm của một cuộc đời lưu vong nơi đất khách quê người. Tuy nhiên nơi đó cũng không thể bảo vệ và che chở cho cô để rồi cô lại phải vượt biển, trải qua một cuộc hành trình kinh hoàng đến bên kia bán cầu và bắt đầu những chuỗi ngày gian nan không dứt. Tác giả đã mượn tác phẩm thần thoại “Công chúa Bari” với thủ pháp nghệ thuật đan xen giữa hiện thực và hư ảo để thể hiện hiện thực một cách sống động và vô cùng phong phú. Tác phẩm mở ra một chương sử thi mới vượt lên trên tất cả chiến tranh và ranh giới, nhân chủng và tôn giáo, thế giới hiện tại và thế giới tâm linh, văn hóa và hệ thống tư tưởng để mổ xẻ bóng tối của chủ nghĩa tân tự do, để tha thứ, cứu rỗi cho những linh hồn và con người chịu nhiều đau thương, bất hạnh. Như đã đề cập ở phần đầu, cuốn sách đến với tôi như một nhân duyên, giúp tôi có thêm nhiều can đảm, mạnh mẽ để hòa nhập với đời sống mới, nền văn hóa mới vốn không ít những định kiến, và cái nhìn thiếu thiện cảm dành cho các cô dâu đến từ đất nước khác. Và chồng tôi chính là người đã hỗ trợ tôi một cách đắc lực trong suốt quá trình tôi dịch cuốn sách này. Anh giúp tôi hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống của con người Hàn Quốc không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn trong cả những trang sách tràn đầy tính nhân văn của tác giả Hwang Sok-Yong. ĐINH THỊ KIỀU OANH (Cựu Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc 2010-2013) https://thuviensach.vn 1. Khi gia đình tôi tứ tán khắp nơi, tôi mới chỉ mười hai tuổi. Hồi nhỏ tôi sống ở Jeong Jin. Chúng tôi sống trong ngôi nhà nằm trên ngọn đồi nhìn xuống biển. Vào mùa xuân, giữa những đám cỏ dại khô trên bãi trống trong làng, từng bụi đỗ quyên bắt đầu đua nhau nở, tuyết vẫn còn núp trong các đám mây trên sườn núi Gwanmo trắng xóa giữa trời và làm cho mặt trời càng rực hơn mỗi sáng và mỗi tối. Từ trên đồi nhìn xuống, mấy con tàu sắt đồ sộ và thô kệch đậu im lìm, tiếng thuyền đánh cá nhỏ phành phạch nổ máy chạy chầm chậm quanh đó. Chim hải âu sải cánh trên những ngọn sóng lấp lánh như vảy cá, hòa trong ánh mặt trời bay ngược về phía ánh sáng. Tôi hoặc đợi bố đi làm về từ văn phòng cảng hoặc đợi mẹ đi chợ về. Lí do để tôi ra tận cuối ngọn đồi và ngồi xổm ở đó nhiều khi là chờ bố mẹ về hoặc chỉ là do tôi thích ngồi ngắm biển vậy thôi. Gia đình tôi gồm có bà nội, bố, mẹ và trên tôi còn những sáu chị nữa. Chính vì vậy mà mẹ tôi trong mười lăm năm chỉ có mỗi một việc là vác bụng bầu và vừa sinh xong thì lại có thêm em bé nữa. Chị em chúng tôi cách nhau chỉ khoảng một, hai tuổi. Chị lớn và chị thứ hai vẫn còn nhớ như in nỗi sợ hãi của mẹ trong các ngày sinh các em tiếp theo. Mặc dù vậy, mỗi lần mẹ sinh nở thật may mắn đều có bà nội bên cạnh chăm sóc. Nghe kể thì đến đứa con thứ ba bố vẫn đứng trước cửa phòng hoặc trước sân hút thuốc lá, căng thẳng chờ đợi, nhưng rồi sau này mỗi lần thấy mẹ có dấu hiệu chuyển dạ thì ngày đó bố không về nữa mà ngủ lại văn phòng công ty. Sự phẫn nộ của bố nén lại cho tới khi sinh chị thứ năm, là chị Thục, thì bùng ra. Buổi sáng, ở phòng trong, mẹ và bà đang tắm rửa cho em bé vừa sinh trong cái chậu gỗ thì bố từ văn phòng về. Bố đẩy cửa phòng bước vào. “Đẻ những đứa như thế này nữa thì đẻ làm gì,” vừa nói bố vừa https://thuviensach.vn giật phăng lấy chị Thục và dìm xuống chậu nước. Bà nội hốt hoảng vớt ngay đứa bé ra nhưng đứa trẻ sơ sinh đã bị ngạt nước không thể thở được cũng không thể khóc được, chỉ khẹc khẹc một lúc lâu. Tới chị Hiền thứ sáu thì bố ném bay cái bàn ăn cơm sáng ra ngoài sân để nguôi giận và chị lớn vừa đi từ nhà vệ sinh vào đã hứng trọn bát kim chi chụp lên người. Vậy tới khi mẹ sinh tôi thì không biết bố như thế nào nhỉ? “Tất cả chúng tao dồn hết vào phòng trẻ con và nín thở,” chị lớn Chân kể như vậy. Sau khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc, chị Thiện thứ hai đi nghe động tĩnh xong chạy vào mếu máo. “Hu, hu... tao chẳng biết đâu, lại con gái nữa rồi!” Chị lớn ra lệnh cho cả bọn: “Từ giờ trở đi không được ho he gì cả, cho đến khi bố về thì không đứa nào được ra ngoài đâu đấy.” Bà nội đỡ tôi xong gói nguyên cục máu đỏ hỏn như vậy vào tã, không biết phải làm sao cứ ngồi ngây trong bếp, quên cả việc nấu canh rong biển cho mẹ. Còn mẹ thì ngồi khóc lặng đi rồi sau đó cứ thế bế tôi ra khỏi nhà đi tới cánh rừng không có dấu chân người. Nghe nói rằng mẹ ném tôi vào giữa bụi rậm khô trong rừng thông rồi trùm tã lên mặt tôi để cho tôi ngạt mà chết hoặc để gió sớm thổi làm tôi chết cóng. Bố về, mở cửa phòng, không nói lời nào. Mẹ trùm chăn kín mặt không hó hé còn bà thì ngồi trong bếp thỉnh thoảng lại ho khan. Bố thấy không khí gia đình như vậy thì biết rằng vĩnh viễn không thể nào có con trai được nữa bèn bỏ ra ngoài. Mẹ và bà - người trong bếp, người trong phòng, cứ ở lì như vậy cho tới khi mặt trời lên tới đỉnh. Rồi bà bước vào hỏi: “Đứa trẻ đâu rồi?” “Làm sao con biết được, chắc nó tự bò đi đó thôi.” “Giời ơi, đồ giời đánh thánh vật, sao lại mang vứt con đi hả giời!” Bà lục lọi tìm bên trong nhà rồi bên ngoài, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy tôi. Bà vừa sợ bị trời phạt vừa tội nghiệp con dâu và đứa cháu, bèn múc https://thuviensach.vn một bát nước đầy đặt lên cái bàn thấp, ngồi sau nhà chắp tay thành tâm vái lấy vái để. “Lạy thần thiên địa, xin đuổi cái họa ra khỏi nhà con, giúp cho con tìm được đứa cháu, giúp cho con dâu con nguôi lòng, giúp cho con trai con nguôi giận, giúp cho nhà con tất cả được yên lành.” Bà cầu xong lại tìm khắp trong nhà, ngoài ngõ, quanh làng vẫn không thấy đâu, đành quay về ngồi thụp xuống cái chõng thẫn thờ. Con Trắng thò đầu ra khỏi ổ, chằm chằm nhìn bà. Bà tỉnh ra nhìn lại thì thấy lấp ló trong đó đống tã quấn em bé. Bà nghi ngờ chạy tới, thấy con Trắng nằm ủ tôi giữa hai chân của nó. Tôi nhắm tịt mắt, thở nhẹ nhàng và ngủ ngon lành. Có lẽ con Trắng đã lò dò đi theo mẹ tôi một khoảng cách xa, ngửi mùi, lượn đi lượn lại quanh đó rồi mới tha tôi về nhà. “Trời ơi, con Trắng nhà ta giỏi quá. Con bé này chắc chắn là con trời cho chứ chẳng sai.” Có lẽ vì vậy mà từ nhỏ thân nhất với tôi là bà nội và con Trắng. Gọi là con Trắng vì nó là loại chó Pungsan lông màu trắng. Nhưng tôi từ lúc được sinh ra làm người cho tới quá ba tháng mười ngày cũng chẳng có lấy một cái tên bởi chẳng ai có ý nghĩ là phải đặt cho tôi một cái tên cả. Cho đến sau này khi cả gia đình li tán mỗi người mỗi ngả, sau khi vượt qua sông Duman để tới sống trong một cái lều nhỏ, bà nội mới kể cho tôi nghe chuyện nàng công chúa Bari mà bà được nghe cụ nội kể hồi xa xưa. Bà kể xong thì nói như hát với tôi như thế này: “Ném đi nào, ném đi, bỏ đi nào, bỏ đi. Vậy nên tên cháu mới là Bari.[1]” Dẫu sao thì tôi cũng chẳng có tên cho tới khi bà lôi chuyện này ra nói bên mâm cơm. Bọn trẻ con cùng mẹ ngồi ăn bên cái bàn tròn còn bà nội và bố thì ăn bên cái bàn vuông. Bà đột nhiên nói với bố: “Đứa nhỏ cho tới giờ vẫn chưa có tên, vậy anh tính sao?” Bố từ từ đưa mắt sang cái bàn tròn bên cạnh, lướt nhìn chúng tôi đang ngồi lổn ngổn bên mâm cơm, nhấm nhẳng trả lời: https://thuviensach.vn “Người ta nói ngay cả trẻ sinh đôi cũng có tên đến đứa thứ sáu… nhưng con đẻ thừa lại thiếu chữ nên chẳng biết làm thế nào cả[2].” “Anh đã học lên tới đại học, tiếng Nga tiếng Tàu anh đều biết, vậy mà có mỗi cái tên cho con gái cũng không đặt được là sao?” Nói tới con sinh đôi, lúc đó nhà nước vẫn còn khả năng chăm lo nên dù ở thành phố hay nông thôn nếu ai sinh đôi thì phóng viên báo và truyền hình kéo đến tận nơi để viết bài đăng báo và đưa tin lên truyền hình buổi tối. Cũng nhờ phúc lợi của nhà nước tốt mà nhà trẻ nuôi con giùm cho, lại còn cấp phát sữa bột đầy đủ, cho cả quần áo và đồ chơi, nhờ có Chủ tịch mà bọn trẻ được nhận cả đống quà cao như núi. Sinh tư tới bốn đứa con gái thì sẽ được đặt tên là Mai, Lan, Trúc, Cúc. Còn sinh tới năm hoặc sáu đứa con gái thì chắc rằng vẫn sẽ có những cái tên đẹp. Bố có vẻ chỉ chấp nhận được tới đứa con gái thứ sáu, chính vì vậy mà tên của chị em gái chúng tôi cho tới trước tôi được đặt là Chân, Thiện, Mĩ, Trinh, Thục và kết thúc bằng Hiền. Cho tới khi tôi sinh ra lại là con gái nữa thì có lẽ thấy đã quá sức chịu đựng nên bố tôi mới nghĩ rằng những cái tên đầy nữ tính được đặt cho các chị của tôi đều biến thành những chữ vô nghĩa. Bố không nói thêm lời nào nữa và đi làm, bà thấy nhân tiện đằng nào cũng lôi chuyện ra để nói rồi nên quay sang nói với mẹ về cái tên của tôi. “Mẹ nó này, dẫu sao cũng phải đặt tên cho nó chứ.” “Con nghĩ rằng vừa có lỗi lại vừa buồn nên cứ đặt tên cho nó là lỗi hay buồn cũng được.” “Những cái tên đó hình như tôi cũng đã nghe qua ở đâu đó rồi, mà xem nào, chị đã đem nó vứt ra ngoài rừng kia, đúng không?” Rồi sau đó bà đặt cho tôi cái tên là “Bari”. Mãi cho tới sau này khi đã đi khắp cùng trời cuối đất, trải qua biết bao nhiêu cực nhọc đớn đau tôi mới hiểu được cái ý nghĩa của việc bà gọi tôi là Bari. Bố tôi sống với bà nội. Ông nội thì chết trong chiến tranh trước khi tôi ra đời từ rất lâu. Theo bà tôi nói, chồng bà khi đó là một anh hùng thời chiến https://thuviensach.vn và bà còn kể cả chuyện ông đã được lên đài Trung ương. Ở một thành phố biển xa xôi nào đó, ông đã một mình đẩy lùi quân thù với đoàn xe tăng đang rùng rùng kéo đến. Bà mỗi lần dọn dẹp mâm cơm tối xong hay những lúc trải chiếu ngồi trước hiên nhà mỗi đêm hè, vừa ngắm sao đêm vừa nói về chuyện ấy thì bố nghe chưa hết chuyện đã cắt ngang khiến cho ánh hào quang anh hùng của ông tắt lịm. “Hơ hơ, mẹ đừng có mà vẽ, nói gì mà giống như phim Liên Xô vậy.” “Anh nói giống cái gì?” “Giống như cái phim được chiếu ở ủy ban cho mọi người xem ấy, chắc là mẹ lại lẫn chuyện ấy với chuyện của bố.” Nội dung phim ấy như thế này. Một anh lính mới ngủ gật giữa lúc đứng canh trong một khu nhà đổ nát của thành phố. Đại đội của anh ta lùi lại phía sau, bỏ anh ta đang gà gật trong lúc trời chạng vạng tối. Quân thù tưởng rằng đối phương đã rút hết quân khỏi đô thị đã bị phá tan hoang nên thừa thắng xông lên. Anh lính tỉnh ngủ trong tiếng bánh xe tăng nghiến ầm ĩ. Anh nhìn thấy đám lính đen thùi lùi, xe tăng và xe tải bật đèn ngay trước phía đường lớn. Anh lính hoảng sợ giương súng liên thanh lên, không biết làm sao, cứ thế nã liên hồi. Tiếng huyên náo ngừng hẳn và không gian trở nên lặng phắc. Đoàn lính thù ngừng bước trong giây lát rồi đổi hướng, bắt đầu lùi bước. Chúng tưởng rằng có quân mai phục trong bóng tối. Anh lính khi đó mới bò dưới đống đổ nát vội vã chạy đi trong đêm. Anh chạy mãi cho tới lúc rạng đông thì về đến doanh trại. Anh được tiểu đội trưởng, trung đội trưởng rồi cả tướng lĩnh gọi tới khen ngợi rồi sau đó còn nhận được cả huân chương. Anh trở thành anh hùng một mình đánh đuổi quân địch và được về phép đặc biệt. Dẫu sao, theo như lời bố tôi nói, thì có lẽ ông tôi là liệt sĩ trong trận chiến miền Đông. Bà nội tôi được gọi tới Ủy ban nhân dân nhận thông báo rằng ông đã tử trận và nhận đồ an ủi, còn bố tôi khi tới trường đã được giáo viên chủ nhiệm gọi lên bục giảng và yêu cầu học sinh bên dưới đứng lên thực hiện nghi thức mặc niệm. Bà tôi thì biết chính xác ngày ông mất và lấy ngày https://thuviensach.vn đó làm ngày giỗ. Không biết là từ khi nào bà của chúng tôi đoán biết được chuyện xảy đến trong tương lai qua giấc mơ. Vào lúc nửa đêm, bà nghe thấy tiếng ho quen thuộc của ông liền mở cửa phòng ra. Ánh trăng rọi xuống khu vườn sáng trắng còn ông thì đứng giữa vườn với bộ quân phục lính rách bươm. Khi bà hỏi “Ông đi từ đâu về đấy?”, ông đáp, “Tôi đi qua Mukho, Gangnung, vượt qua hai mươi cái núi mới về được đến đây.”. “Ông đeo cái cái túi gì bên cạnh sườn vậy, thôi cứ để nó ở đầu hè ấy rồi vào trong nhà để tôi dọn cơm lên.”. “Tôi phải đi xa lắm.”. Ông nói, không hề cởi giày ra mà cứ đứng nguyên như thế. Bà thấy vậy liền tháo cái túi vải của ông ra để xuống thì thấy ông từ từ biến mất chỉ còn lại cái sân trống không. Bà giật mình tỉnh dậy sờ quanh thì đụng phải cái gì đó dưới đầu. Bà thắp đèn lên quan sát, thấy cánh cửa tủ bị mở ra và quần áo bị rơi vãi ra ngoài. Đó chính là bộ quần áo bông và cái áo gi-lê dệt bằng lông thỏ ông để lại khi đi bộ đội. Đêm đó bà vội vã sắp chai rượu, cá khô và ít hoa quả làm lễ cúng ông giống như một lễ cúng tổ tiên đơn giản rồi mang quần áo của ông đi đốt. Ngày thường thỉnh thoảng bà cũng tận mắt nhìn thấy ma, nghe thấy cả tiếng bọn chúng trêu chọc, đùa cợt và nói chuyện với nhau. Hồi bố tôi còn bé, vào sáng sớm bà còn múc nước ở cái giếng sau nhà để mang lên cúng thần thiên địa. Sau khi nhà nước cấm không cho làm chuyện đó nữa, bà không cúng bên ngoài mà ngồi xổm giữa ngăn bếp chắp hai tay lại, thành tâm khấn vái. Bố mẹ tôi mới đầu còn ngăn bà rồi cũng chỉ vì cái việc cúng bái ấy mà hai người cãi cọ nhau. “Sao cô không ngăn mẹ làm cái việc mê tín ấy đi hử?” “Ối giời, tôi ngăn mà mẹ chịu nghe à, mẹ cứ nói là nhìn thấy ma quỷ nghe đã thấy sợ rồi, giờ đây tôi cũng chẳng dám nói nữa. Mà này… có phải là di truyền của nhà anh không đấy?” “Cô nói sao, di truyền cái gì?” “Từ thời bà cụ cố nhà anh đã chẳng làm trò lên đồng ở Hamhung đấy thôi.” https://thuviensach.vn “Cái cô này ăn nói hay nhỉ, chết mất thôi! Cô đừng ra ngoài mà điêu toa mấy chuyện linh tinh ấy đấy nhé.” “Cả làng anh đều biết bà cố nội anh trước giải phóng là bà đồng nổi tiếng còn gì?” “A… cô có im đi không? Nhà tôi xuất thân từ bần nông, là thành phần cơ bản đấy, cô hiểu không?” Theo lời bà tôi nói thì bố tôi từ hồi cấp một đã học rất giỏi. Ngay trước chiến tranh khi quân Trung Quốc đóng trên phố, không biết bố tôi học lỏm tiếng Trung từ lúc nào mà đã cùng với người lớn đi tới doanh trại để giải quyết việc dân sự. Chính vì vậy mà bố tôi đã tốt nghiệp xuất sắc cấp ba và còn nhận được cả giấy giới thiệu vào nhập học đại học Bình Nhưỡng. Việc bố mẹ tôi kết hôn với nhau chính là nhờ cái tính hay sốt ruột của bà tôi. Năm đầu tiên khi bố tôi vào đại học, sau khi kết thúc chiến dịch tình nguyện hè, bố dành một tuần để về quê. Vừa về tới nơi thì thấy một cô gái không quen đang đợi. “Mẹ ơi, cho con bát nước uống nào.” Vừa nói xong thì cô bé tóc ngắn, thâm thấp ấy hai tay bưng bát nước bước ra khỏi bếp. “Cô là ai thế?” Bố tôi quên cả uống nước cứ thế ngây ra nhìn rồi hỏi như vậy khiến bà tôi phải trả lời thay. “Là vợ anh chứ ai nào.” Bố tôi sửng sốt không biết làm sao, cứ thế chạy ra ga và tót lên tàu chạy trở lại Bình Nhưỡng. Khoảng hơn một tháng sau nghe báo có phòng giáo vụ gọi, bố tôi chạy lên thì thấy giáo viên chủ nhiệm, phụ trách bộ môn hướng dẫn sinh hoạt với bộ mặt đỏ gay hất hàm ra hiệu cho bố tôi ngồi xuống. “Tôi đâu có đánh giá anh nhưng mới chân ướt chân ráo là sinh viên đã ôm đồm vợ con… chuyện này cũng có thể thông cảm được là do mẹ anh mong https://thuviensach.vn có cháu nội nên mới thế, nhưng anh hãy cho tôi biết tại sao anh lại bỏ vợ mà đi như vậy?” Bố tôi đớ họng và bắt đầu luống cuống: “Thưa thầy, không phải như vậy. Khi em vừa về tới nhà thì đột nhiên mẹ em nói đó là vợ em nên em mới quay trở lại trường…” Cửa phòng hé mở, bà tôi chỉ thò mỗi cái đầu vào và nói: “Này, chúng tôi tới rồi. Vào đi con.” Bà tôi bước vào trong, đằng sau là cô gái tóc ngắn cúi gằm mặt bước vào theo, không nói gì mà cúi chào giáo viên chủ nhiệm rất cung kính. Bố tôi mặt đỏ lựng đứng im không biết ăn nói ra sao. Thầy chủ nhiệm bảo: “Không cần phải nói nhiều. Đằng nào cũng thế, anh mua vé tàu và đưa mẹ về quê đi. Giờ anh đã lấy vợ rồi, đêm tân hôn thì phải về nhà.” “Không, em còn phải học xong đã chứ….” “Đã biết vậy rồi thì còn lấy vợ vào làm gì. Đi nhanh lên. Nếu anh cứ cưỡng lời là tôi báo cho các bạn đồng môn khác đấy nhé. Việc này mà đưa lên giám hiệu anh sẽ bị liệt vào thành phần xấu và bị đuổi học đấy.” Đến nước ấy thì bố đành phải buông xuôi và bị kéo về quê. Đi trên tàu, bà tôi hăm dọa: “Giờ thì không thể thay đổi được gì nữa đâu. Nếu anh cứ nhất định không nghe lời tôi thì anh đường anh, tôi đường tôi. Chuyện này tất cả đều là nhân duyên mà thần thánh mang lại cho đấy.” Không biết là bà kiếm đâu ra cái yếm cõng trẻ con dài buộc chân bố tôi đang ngồi trên ghế tàu rồi thắt nút đầu kia lại và gí vào gót chân mẹ. “Nâng chân lên để luồn vào.” Khi đó mẹ tôi mới cởi giày cao su rồi kéo cao tất lên và nói: “Mẹ buộc cho chặt vào.” Bố quay đầu định nhìn xem hai người phụ nữ đang giở trò gì thì mẹ khi đó mới đưa mắt nhìn bố và lè lưỡi trêu ngươi. Cách đây không lâu khi cãi https://thuviensach.vn nhau với mẹ và cái chuyện cũ ấy được lôi ra thì bố lại bùng lên: “Lúc đó đáng lẽ tôi phải bẻ gãy cái chân của cô đi thì mới thay đổi được cuộc đời mình”. Bà tôi cầm cái đầu yếm đã buộc chân hai người, cuộn mấy vòng quanh cổ tay, khi đó mới yên tâm thở phào nhẹ nhõm. Khi chúng tôi hỏi tại sao lại muốn mẹ tôi là con dâu như vậy, bà liền kể chuyện giấc mơ và kể tới mấy lần chuyện đã tới nhà ngoại để tìm mẹ tôi. “Một lần bà nằm mơ thấy một cô gái từ trên trời rơi xuống mái nhà mình và lăn xuống sân. Bà thấy vậy mới nói ‘Này, này nếu là ma quỷ thì hãy biến đi còn là người thì hãy bước ra ngoài’. Bà vừa nói xong thì cô ấy nói rằng là con gái con của ngọc hoàng thượng đế, trong lúc chăm sóc vườn hoa do tưới nhầm nước mà hoa rụng hết nên bị đày xuống hạ giới. Nhìn ra bên ngoài thấy đúng là có bảy bông hoa rơi ở đó, nàng tiên nữ nhặt từng bông lên và đưa cho bà, bà định đón lấy nhưng cô bèn mở cổng và chạy giật lùi ra ngoài, thấy cô ta chạy, bà bèn đuổi theo. Chạy mãi, chạy mãi tới hàng rào cây lúa miến của nhà nào đó thì bà tỉnh dậy. Thấy giấc mơ lạ quá, bà bèn mở cửa ra ngoài thì nhận ra con đường trong mơ chính là con đường đi tới làng bên cạnh. Bà đi trên con đường theo đúng như trong mơ đã đi. Khi tới trước nhà có hàng rào cây lúa miến, bà đã thấy lạ rồi. Lúc bước vào trong bắt gặp một cô gái đang hát. Cô ấy vừa hát vừa lau đống chum vại đựng tương cho tới khi chúng sáng bóng lên. Nhìn từ đằng sau, cặp mông của cô ấy, mặc dù bà không phải là đàn ông nhưng cũng thấy hấp dẫn, giống như một bông hoa mẫu đơn vậy. Bà nói ‘Đi về nhà tôi sống cùng đi’. Thế rồi bà vào gặp bố mẹ cô ấy, nói chuyện cả về con trai bà nữa.” Bà tôi có khả năng đặc biệt, cả nhà tôi ai cũng biết chỉ có bố tôi là không công nhận. Nhưng mỗi cuối năm vào lễ tảo mộ hay mơ thấy giấc mơ bất an nào đó bố lại đánh tiếng để bà xem đó là giấc mơ tốt hay xấu. “E hèm… tự nhiên cái vại nước lại vỡ ra làm đôi và bên trong đó có một con cá trê to bằng bắp tay trườn ra.” Nghe bố lẩm bẩm một mình như vậy, bà không những không giải giấc mơ mà còn đánh trống lảng. https://thuviensach.vn “Có con cá ấy mà nấu lẩu cay thì cả nhà ta có một bữa ra trò đấy.” Mẹ sinh em bé xong sau mấy tháng chờ cho lại người và bận bịu với việc chăm sóc em bé rồi lại mang bầu ai đó trong số chị em chúng tôi nên không thể đi làm như các bà khác trong xóm. Sau khi sinh chị Mĩ thứ ba, bố mẹ dường như cũng giữ nên cho tới khi sinh chị Trinh thứ tư thì mấy chị em cách nhau ba năm một và mẹ tôi lần đầu tiên mới ra khỏi nhà để đi làm. Nghe nói thời kì phục hồi hậu chiến mẹ đã từng giúp việc và làm đồ ăn trong nhiều nông trường tập trung của huyện, thành phố nhưng lại được phân làm trong khu nghỉ dưỡng và học kỹ thuật cắt tóc nam. Sau sáu tháng mẹ lại phục vụ từ thiện tại bộ phận cắt tóc nam trong khu nhà tắm công cộng thành phố. Do mong muốn cháy bỏng của bố và bà nội về cậu con quý tử nên kể cả thời gian học việc thì mẹ đi làm được đúng một năm lại phải nghỉ làm. Sau sự việc bố ném chị Thục thứ năm vào chậu nước, mẹ hoàn toàn dẹp bỏ suy nghĩ muốn thay đổi cuộc sống của mình. Mọi người nói do mắc bệnh sởi mà chị Thục thành ra như vậy, nhưng cả bà và mẹ mãi sau này vẫn cứ oán trách bố đã quẳng chị ấy vào trong nước khi chị vừa mới chào đời. Cho tới khi chị Thục hơn ba tuổi, ai cũng nghĩ là chị chậm nói nhưng thật ra chị đã bị điếc từ trước đó rồi. Bà cũng kể cho tôi nghe chuyện tôi vừa mới được sinh ra đã bị mang vứt đi. Tôi bắt đầu tới lớp mẫu giáo trong phường khi được khoảng năm tuổi. Hoa đỗ quyên nở đỏ rực trên đồi, các chị tôi hái đầy giỏ rau nengi mang về, đó là thời kì đầu xuân. Tôi đang ngồi trên hiên sưởi ấm thì đột nhiên con Trắng đâm thẳng ra giữa sân chạy về phía cổng sủa lên inh ỏi. Tai con Trắng căng hết ra đằng sau, răng nhe ra và sủa rất dữ tợn. Tôi ra phía cổng mở cánh cửa gỗ xem ai tới thì thấy một đứa con gái lớn hơn tôi một chút đứng ở đó. Đứa con gái mặc bộ váy áo bằng vải thô trắng. Tôi cứ tưởng là bạn của chị Hiền tới chơi liền nói “Chị Hiền không có nhà”, nhưng đứa con gái không nói gì cứ thế chăm chú đứng nhìn tôi. Con Trắng vẫn sủa dữ dội đằng sau tôi nhưng khuôn mặt đứa con gái không hề tỏ ra sợ hãi. Hình như đứa con gái nói “không phải nhà này”. Vừa nói xong thì nó quay đầu chạy mất. Tôi cũng không phân biệt được rằng đứa con gái chạy đi hay là biến mất https://thuviensach.vn nữa. Tôi liền chạy ra ngoài xem đứa con gái biến đi đằng nào thì thấy mình đã ở tận phía đằng xa nơi có con đường rộng, rất nhiều nhà có hình dáng và kích thước giống căn nhà tôi đang ở. Đứa con gái lúc lắc cái đuôi tóc buộc đằng sau tiến đến trước ngôi nhà làm bằng gỗ cây mơ, quay lại nhìn tôi chằm chằm rồi mất hút sau cổng. Lí do mà tôi nhớ rõ đuôi tóc của con bé đó là vì cái nơ kẹp tóc màu đỏ của nó cứ lúc lắc đằng sau lưng. Tối hôm đó khi cả nhà ngồi ăn cơm, mẹ tôi nói: “Đứa cháu của trưởng phố mới chết, chắc phải mang tiền tới phúng.” “Sao? Làm sao mà chết?” Bố hỏi như vậy mẹ chưa kịp trả lời, bà tôi đã lẩm bẩm: “Cái số của nó là vậy mà.” “Hay là do dịch thương hàn đang lây lan nhỉ?” Tôi nghĩ tới sự việc nhìn thấy lúc chiều bèn túm lấy gấu váy bà. “Bà ơi, bà…” “Ừ, ừ, ăn cơm đi cháu.” “Lúc chiều cháu nhìn thấy một đứa con gái, mới đầu nó ghé qua nhà mình rồi đi, sau đó thì mất hút vào cái nhà làm bằng gỗ cây mơ.” Mọi người nghe rồi chẳng ai để ý tới, đến lúc ăn cơm xong bà mới kéo tôi ra hè ngồi và từ từ hỏi: “Cháu nói nhìn thấy ai?” “Một đứa con gái mặc áo trắng tới nhà mình. Con Trắng sủa dữ lắm và định cắn nữa. Con nhỏ đó nhìn cháu rồi nói ‘không phải nhà này’ và bỏ đi. Cháu chạy theo xem nó đi đâu thì thấy nó chạy biến vào cái nhà làm bằng gỗ cây mơ.” “Cháu có nhìn vào mắt nó không?” “Ưm... trước khi vào nó nhìn cháu một lần.” Bà gật gật đầu rồi xoa đầu tôi. https://thuviensach.vn “Sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu, đâu có dễ mà đụng vào cháu của bà chứ. Nào, cháu làm theo đúng như cách bà chỉ nhé. Nhổ ba bãi nước bọt xuống đất và lấy chân trái di di lên đó ba lần.” Sau ngày hôm đó tôi bị ốm, mới chỉ qua một đêm mà người tôi trở nên nóng bỏng và bắt đầu nói mê. Bố cõng tôi tới bệnh viện khu đường cảng. Người già và trẻ con sống gần khu đó nằm xếp hàng dài trên các giường bệnh. Tôi không nhớ là mình đã nằm ở đó mấy ngày, chỉ nhớ đứa con gái đó ngồi vắt vẻo trên thành cửa sổ khung chéo phía trên đầu tôi. Tôi chăm chú nhìn lên nó, không hề sợ hãi. Khi tôi về nhà, phòng trẻ con được dọn đi chỉ có tôi ngủ cùng bà trong đó. Ngoài bà nội ra không có ai trong nhà dám tới gần tôi. Ban ngày hết sốt, nhưng đến ban đêm người tôi lại nóng rừng rực. Toàn thân nổi lên những nốt giống như hạt gạo sau đó dần dần lặn xuống. Bà lặng lẽ hỏi tôi: “Cháu có nhìn thấy con nhỏ ấy nữa không?” “Không ạ, chỉ nhìn thấy ở bệnh viện thôi. Mà bà ơi, đứa con gái ấy là ai thế?” “À, à, nó là loại ma chết tiệt ấy mà, cháu sẽ không việc gì đâu. Đã có các thần che chở cho cháu rồi.” Tôi không nhớ là đã mấy ngày mấy đêm trôi qua, nhưng ngày cũng như đêm tôi ngủ rồi lại thức và nhớ rất rõ những giấc mơ. Tôi vào một nơi giống như cái chùa cổ. Bức tường đá đổ nát, những mảnh ngói vỡ rơi xuống từ trên mái đã hổng mất một nửa, nằm chỏng chơ, vương vãi khắp khu vườn mọc đầy cỏ dại và ngải cứu. Tôi không bước vào trong khu tối tăm đó mà chỉ đứng bên cạnh cái cột đổ nghiêng và nhìn vào bên trong. Có cái gì đó di chuyển. Chiếc nơ đỏ uốn ẻo nhảy từ bên trong chùa nhảy ra. Tôi cứ thế quay đầu bỏ chạy còn chiếc nơ đỏ thì dựng thẳng lên và nhảy chồm chồm đuổi theo tôi. Qua các lùm cây, qua con suối, qua cánh đồng cho đến lúc vào tới làng, chiếc nơ đỏ vẫn cứ uốn éo nhảy và đuổi theo tôi. Khi đó, ở con đường phía trước mặt, bà tôi khác với mọi ngày mặc áo https://thuviensach.vn vải trắng kiểu Chosun tóc búi lên và cài trâm đứng chắn cho tôi, miệng thét lên: “Con kia!” Chiếc nơ đỏ rơi phịch xuống đất và biến mất. Tôi hét lên và mở choàng mắt. Cả mặt và toàn thân mồ hôi ướt đẫm như dầm mưa. Bà nằm bên cạnh lấy cái khăn vải lau cổ và mặt cho tôi rồi nói: “Chỉ cần cố chịu một tí nữa thôi là khỏi hẳn cháu ạ.” Hết sốt đợt này lại đến đợt khác, nên cả khi mở mắt người tôi cứ nhão ra. Cảm giác tay chân dài ngoằng ra trùm lên khắp nền và tường nhà. Nếu không như vậy thì bắt đầu co lại nhỏ như gỉ mũi được lôi ra khỏi hai lỗ mũi, nhỏ hơn hạt đậu, trở nên mềm oặt và nổ tung. Sàn nhà nơi tôi đang nằm dường như cũng rơi tuột vào lòng đất sâu. Tôi nhìn thấy rất nhiều khuôn mặt nằm trên các hình thù của giấy dán tường, chúng mở miệng cười hi hi hô hô hoặc ồn ào gợi chuyện. Tôi bị cảm thương hàn mà vẫn sống sót, song cho tới khi tôi đến trường mấy năm sau đó, tôi dường như vẫn chưa hoàn hồn. Nhưng sau khi ốm dậy, tôi nghe được cả những thứ tiếng mà trước đây tôi không nghe thấy, nhìn thấy cả những thứ mà trước đây tôi không thấy được. Ngay cả việc tôi nói chuyện được với chị Thục bị câm cũng là vào thời điểm đó. Chị Trinh thứ tư và chị Thục thứ năm cách nhau có một tuổi, chị Thục lại bị câm điếc nữa nên cả hai lúc nào cũng chí chóe. Tôi không coi chị Hiền - chị kế tôi - là chị nên chị Hiền nanh nọc với tôi cũng là chuyện đương nhiên. Ba chị Chân, Thiện, Mĩ vừa hơn chúng tôi nhiều tuổi và cũng đều cao vổng lên. Ngay cả chị Mĩ thứ ba cũng đã hơn chị Trinh thứ tư tới ba tuổi rồi. Trong nhà có tôi và chị Hiền bị coi là trẻ con còn chị Trinh và chị Thục thì đúng là ở vị trí thật khó nói. Chính vì vậy mỗi lần người lớn muốn sai vặt là lại nhớ tới các chị ấy. Tuy nhiên chị Trinh mới là khổ bởi chị Thục bị câm điếc nên không phải lúc nào cũng sai chị ấy được. Chẳng hạn khi sai đi xuống cửa hàng rau dưới chân đồi mua đậu phụ và bó hành thì kiểu gì chị Trinh cũng tru cái miệng ra và nhìn chị Thục bằng cái nhìn dữ tợn. https://thuviensach.vn “Chỉ tại cái con kia mà mỗi lần có việc gì lại đến lượt tao.” Chị Thục do không nói được nên tính cách cũng trở nên nóng nảy. Đang chơi rất vui vẻ với nhau, nhưng nếu lên cơn giận thì chả coi chị coi em ra cái gì cứ thế xông vào mà giật tóc hoặc đạp chân lên bụng người đó là chuyện thường. Bố mẹ tôi vì thế cũng cố gắng đối xử một cách công bằng giữa chị Trinh và chị Thục. Khi mua quần áo cũng mua cùng màu cùng kiểu, ngay cả khi mua bút chì cũng mua cho mỗi chị ba cái giống nhau. Vào một buổi sáng, khi các chị theo thứ tự đi vệ sinh, rửa mặt, chải đầu ồn ã chuẩn bị tới trường thì chị Thục bắt đầu hét lên. Chị ấy hét tới đỏ gay hết cả mặt mũi nhưng vì không nói được nên không hiểu được chị ấy nói gì. Khi chị giơ một vật lên và lắc lắc mọi người mới thấy đó là một chiếc giày thể thao đã bị cháy. Có lẽ do nó được giặt và phơi trên kệ bếp cho khô nhưng chẳng may lại bị rơi vào bếp. Giày của chị Trinh và chị Thục tất nhiên là hai đôi màu xanh giống nhau. Chị Trinh nhanh ý liền tìm ngay đôi giày nguyên vẹn đi vào và để lại chiếc giày bị cháy xém. Chị Thục bèn quăng chiếc giày bị cháy đi và lao vào ôm lấy lưng chị Trinh vật ngửa xuống rồi lột giày ở chân chị Trinh ra. Theo ý chị, đó là giày của chị ấy. Chị Trinh cũng không chịu thua bèn cắn vào tay chị Thục. Tiếng thét và tiếng khóc váng cả xóm. Bố đang chuẩn bị đi làm thấy vậy thì cơn giận dữ bùng lên, bắt hai chị đứng tại hè và đánh vào bắp chân cả hai chị. “Chì vì mấy con ranh này mà không ngày nào được yên ổn cả.” Cả nhà, ngay từ buổi sáng đã ủ ê mếu máo nhìn hai đứa con gái bị đánh. Nhưng lúc đó tai tôi rõ ràng nghe thấy tiếng chị Thục nói “Cái đó là đúng là giày của con Trinh rồi, nó để ngay trên kệ bếp. Còn giày của con thì để bên dưới cửa cơ. Con mèo hàng xóm sang ăn vụng cá đã làm cho nó rơi vào bếp. Đêm qua con đã nhìn thấy nó chạy qua”. Tôi tỉnh bơ lặp lại đúng tất cả những gì mình nghe được. Bố ngừng phắt tay lại còn bà thì lần tìm bên trên cái chạn cạnh bếp. “Con cá khô tao phơi định nấu canh đâu mất rồi?” Mẹ thở phào và giật lấy cái roi trong tay bố. https://thuviensach.vn “Anh đi đi, tất cả là tại con mèo.” Bố lẩm bẩm: “Chỉ toàn là mấy con vịt giời, ồn ào không làm sao sống được”, rồi vơ đống tài liệu bỏ đi làm. Bà dỗ dành chị Trinh và chị Thục: “Để bà bảo bố ra cửa hàng mua giày mới, thôi đi học nhanh lên.” Các chị đi hết, ở nhà chỉ còn mình tôi, lúc đó mẹ mới hỏi: “Đúng là lạ thật, con bé này sao lại biết được cả ý nghĩ của người câm nhỉ?” “Tôi đã chẳng nói rồi còn gì, Bari nó được di truyền đấy.” Mẹ ghét cay ghét đắng cái kiểu nói của bà. “Mẹ đừng nói những chuyện ấy trước mặt bố mấy đứa đấy nhé.” https://thuviensach.vn 2. Hình như đó là năm tôi đến trường. Khi ấy con Trắng theo như lời bà nói, nếu tính theo tuổi người phải là hơn sáu mươi rồi mà vẫn đi tơ với một con chó đực nào đó và có chửa. Người lớn thì không khỏi trề môi chê bai “đúng là động đực”, nhưng con Trắng vẫn thản nhiên vác cái bụng và rung rung vú đi đi lại lại trong sân. Và trong một đêm đông mịt mù nó đã đẻ con. Chúng tôi nằm thành hàng trong chăn nghe thấy tiếng mẹ và bà nói qua nói lại. “Được mấy con thế?” “Một, hai, ba, bốn... ôi, chắc phải tới bảy con đấy ạ.” “Đúng là ở đời có nhiều chuyện lạ, gỗ mộc còn nở được hoa, thành bà già rồi mà còn đẻ được tới bảy con cơ à!” Trước khi mẹ gấp chăn, vỗ vỗ vào má giục giã gọi dậy chuẩn bị đi học, chúng tôi đồng loạt bật dậy giống như đã hẹn trước vậy. Đứa thì mau chóng mặc cho xong quần áo, đứa khác vẫn mặc nguyên đồ ngủ thoăn thoắt chạy ra sân. Chúng tôi tranh nhau thò đầu trước vào cái ổ chó nhỏ như cái tổ cá tuế trên ao. Con Trắng, vốn mọi ngày rất hiền lành, vội thò đầu và nhe răng ra sủa. Mẹ nhắc chúng tôi: “Cẩn thận kẻo nó cắn, nó sợ con nó bị hại nên mới vậy đó.” Chỉ đến khi các chị gái lùi hết ra đằng sau tôi mới có kẽ để len vào bên trong và ngồi xổm trước ổ chó. Tôi không nói gì mà chỉ nghĩ trong đầu. “Tao là thứ bảy Bari đây. Tao muốn nhìn các em tao thôi. Đừng lo gì cả.” Con Trắng mệt nhọc đứng lên và đi ra khỏi ổ. Trong cái ổ, mấy con chó con chỉ bé bằng nắm tay tôi đang nhắm tịt mắt, nằm cuộn lấy nhau trên mấy https://thuviensach.vn cái nệm rơm. Tôi cho tay vào trong đám chó con, kéo một con ra và ôm nó trong ngực mình. Tôi cảm nhận được nhịp tim đập nhịp nhàng của con chó nhỏ dưới lòng tay mình. Tôi lại nghĩ trong đầu “Mày cũng là con thứ bảy giống tao đây”. Tôi chăm chú vào con chó nhỏ, tưởng không có ai ở nhà nhưng khi quay ra thì thấy bà, mẹ và cả các chị tôi vây quanh im lặng nhìn tôi và con chó con. Bố từ trên hè đi ra cũng ngây ra nhìn rồi nói lẫy. “Có khi nào toàn là chó cái không đấy?” “Ơ… cái anh này, mới sáng ra mà đã ăn nói như thế rồi.” Bà cầm cái cán chổi để xua bố đi, bọn trẻ lại chen chúc ồn ào trước cái ổ chó, con Trắng thì gầm gừ chặn trước cửa. Chị Trinh giơ tay ra giả bộ đánh con chó và tiến lại gần: “Ơ cái con này, sao mày dám phân biệt đối xử thế?” Con Trắng càng giận dữ hơn và lần này nó bắt đầu sủa lên dữ dội. Tôi để lại con chó con vào trong ổ và lại nghĩ trong đầu. “Tao sẽ bảo vệ cho mày.” Con Trắng chui vào trong ổ, thu đàn con vào trong lòng rồi nằm cuộn tròn người lại. Tôi nghe đằng sau tiếng chị Chân lẩm bẩm: “Con này đúng là lạ thật, lại còn biết nói chuyện với cả chó nữa.” Cả nhà tôi nghe xong cũng chẳng có ai phản ứng gì nhưng rồi dần dần mọi người đều có vẻ đoán được tôi là một con bé lạ lùng. Bố mẹ tôi không phản ứng gì với những hành động của tôi vì đã có bà lúc nào cũng có vẻ hăm dọa để bảo vệ tôi, chiều tôi hết mức. Tôi nhớ rất chính xác ngày đó vì ngoài chuyện tôi gặp gỡ với con chó thứ bảy Chinsung thì đúng vào ngày con Trắng đẻ con, buổi tối hôm đó cậu tôi xuất hiện. Tôi và chị Hiền đang chơi gồng ghềnh thì cánh cửa gỗ chợt hé mở và có ai đó thò đầu vào nhìn quanh. Khi trông thấy người đàn ông cao ngồng với mái tóc húi cua, chúng tôi vội bỏ đám đá và chạy vào trong hè. Chị Hiền https://thuviensach.vn không biết sợ hãi tới mức nào mà mặc dù sau này chị ấy cứ chối phăng nhưng tôi thấy lúc đó nước tiểu của chị chảy ròng ròng xuống dưới bắp chân. “Mấy đứa ơi, mẹ các cháu đi đâu rồi?” “Ai thế ạ?” Tôi không hề sợ hãi mà đứng chặn phía trước hỏi lại, nhưng ông ta vẫn lơ láo nhìn quanh và lần này thì thò hẳn người vào trong cổng. “Nếu đúng là nhà này thì cậu là cậu của các cháu đấy.” Mẹ tôi đang chuẩn bị bữa tối trong bếp, đúng lúc ấy bà ló ra ngoài và chạy ra cổng, hai tay giơ về phía trước: “Trời ơi, ai thế này? Cậu làm sao mà tới được đây? Được nghỉ phép à?” Cậu khi đó mới bước cả người vào nắm lấy hai tay mẹ. “Chị, em ra quân rồi. Thế anh rể đâu?” “Chắc anh ấy cũng sắp về đấy, cậu vào đây đi nào.” Cậu mặc bộ quần áo bảo hộ cũ bạc màu, đeo ba lô và tay cầm cái phong cầm. Trước khi theo mẹ bước lên hè, cậu lần lượt vò đầu chúng tôi, lúc đó cả đám còn đang e ngại. Cái điệu bộ ấy của cậu không biết là có thật lòng hay không nhưng tôi thấy thật khó chịu. Mặc dù sau này trong ba lô của cậu có nhiều quà rất đẹp, nhưng lúc ấy cậu lại đút tay vào túi và cười hềnh hệch. “Cậu bắt trên đường để cho các cháu chơi đấy.” Cậu xòe tay ra và có cái gì đó đen ngòm nhảy về phía chúng tôi. Tôi nhanh chân lùi lại phía sau mấy bước nhưng chị Hiền thì đã ngồi phịch xuống đất ngay tại chỗ. “Ôi mẹ ơi!” Cái vật rơi xuống đất đó chính là con cóc chúa to bằng nắm tay người lớn, mắt nó lồi ra, cổ phùng lên và kêu oạp oạp. Tôi xốc nách chị Hiền lên nhưng mắt của chị ấy đã lộn tròng trắng dã. Mẹ tôi chạy tới ôm lấy chị Hiền. https://thuviensach.vn “Trời ơi, vừa tới nhà đã gây chuyện rồi! Cậu khi nào mới lớn đây?” Cậu cười hí hí và lại vò đầu tôi. Sau này mặc dù cậu tỏ ý xin lỗi và muốn làm hòa, lôi hết bánh mì và kẹo mút ra chia cho chúng tôi, nhưng chị Hiền không bao giờ nhận và cố gắng ngồi xa cậu ấy. Ngay cả khi cậu tỏ ý muốn gần chị em chúng tôi bằng cách lôi đàn phong cầm ra kéo nhưng chị Hiền vẫn đứng trong phòng nhìn ra ngoài với vẻ thờ ơ. Cậu tôi ở nhà chúng tôi mấy tháng cho tới khi tìm được việc làm. Tôi và cậu trở nên khá thân nhau. Cậu chơi đàn phong cầm rất hay. Nghe nói từ thời phổ thông cậu đã rất nổi tiếng trong ban nhạc và khi vào bộ đội cậu không phải làm việc nhiều mà tham gia đội văn nghệ đi biểu diễn trong các doanh trại. Mỗi khi cậu dựa lưng vào tường rào đứng choãi một chân ra, nhịp chân theo tiếng nhạc và kéo đàn phong cầm thì trẻ con trong khu kéo đến đông như kiến. Cậu lim dim mắt, lắc lắc hai vai kéo gió vào và thả gió ra, biểu diễn rất hứng thú. Bố tôi nhìn thấy cảnh đó thì cằn nhằn với mẹ: “Không biết nghĩ gì cả. Cái loại ham chơi như vậy thì làm sao dám nhờ chỗ nào người ta nhận cho cơ chứ!” “Vậy mà ai ai cũng nói là nó tốt tính, vui vẻ và đều muốn nhận về đấy.” Cậu được bố tôi giúp và mấy người trong ủy ban giới thiệu nên xin được việc làm trong văn phòng xuất nhập khẩu. Từ năm tôi bắt đầu đến trường thì kinh tế gia đình dần dần trở nên khó khăn. Nhưng không chỉ mỗi nhà tôi mà toàn thành phố Jeong Jin đều trong tình trạng đó, người lớn còn kháo nhau rằng ngay cả Bình Nhưỡng cũng khó khăn hơn trước. Những món mà bọn trẻ con đều thích như bánh kẹo được phát vào mỗi ngày lễ tết tất nhiên đều bị cắt, không những thế đầu tiên chúng tôi còn được phát gạo trắng trộn lẫn với ngô, dần dần gạo thì ít đi mà chỉ còn trơ lại mỗi ngô. À, tôi còn phải kể tới cả con Trắng cùng đàn con của nó và cả con Chinsung nữa. Như tôi đã nói về chuyện con Trắng đẻ bảy con, mặc dù chúng tôi phản đối cỡ nào mẹ tôi cũng khăng khăng rằng không thích nhìn mấy con chó bò lổm ngổm trong nhà như vậy và cho chúng vào trong giỏ https://thuviensach.vn đem ra chợ làng. Đúng lúc mẹ tôi đang chuẩn bị đi chợ thì tôi đi học về, tôi cứ túm lấy cái quai giỏ vừa lắc đầu quầy quậy vừa khóc. “Không được, không được.” “Con à, người chẳng có mà ăn thì lấy đâu ra mà nuôi tới bảy con chó?” “Bà ơi, ngăn mẹ lại đi.” Bà tôi chạy ra và dỗ dành chúng tôi. “Vậy để lại đúng một con còn thì mang đi đi.” Tôi nhận ra con Chinsung và ôm nó lên vì tôi đã biết nó ngay từ hồi đầu. Mẹ tôi định tóm lại nhưng bà đã ôm lấy vai tôi và che cho tôi. Con Trắng thấy mẹ gom hết cả đàn con mang đi vẫn nằm im trong ổ không nhúc nhích. Tất nhiên cũng đúng là lúc cai sữa cho mấy con chó và mẹ tôi biết ý của con Trắng. Con Trắng biến mất vào đúng lúc con Chinsung lớn phổng và hai tai bắt đầu vểnh lên. Trong lúc tôi đi học, bà và mẹ tôi chắc là cho ai đó bắt nó đi chứ không đời nào nó tự bỏ đi cả. Con Trắng ngày càng già, cử động chậm chạp, từ phần thân tới phần đuôi bị ghẻ lở và lông rụng hết chỉ còn trơ thịt đỏ lòm. Đáng lẽ phải luộc đỗ đen lên để lấy nước tắm cho nó nhưng lại đúng vào thời buổi khó khăn, đỗ để nấu bánh tok còn chẳng có thì kiếm đâu ra được đỗ mà làm như vậy. Giờ đây tôi không còn oán trách cậu tôi nữa nhưng khi đó, biết rằng cậu đã bắt con Trắng đi, tôi không còn ăn nói tử tế với cậu ấy nữa. Không chỉ như vậy mà kể cả rất lâu sau này vì cậu tôi mà cả nhà tôi tan đàn xẻ nghé. Bà tôi kể lại cảnh con Trắng đã rời nhà chúng tôi như thế nào. “Cậu ấy nói là sẽ mang nó đến cho mấy người trong văn phòng. Thật ra thì con Trắng cũng đã già lắm rồi. Nó đã sống với gia đình chúng ta phải tới mươi, mười lăm năm, làm sao có thể nhìn nó chết trong nhà mình được. Vậy là bà nói cậu ấy mang nó đi. Đã buộc dây vào cổ nó rồi, mới đầu nó cứ giương cổ lên không chịu đi, thấy thế bà mới vuốt đầu nó dỗ dành ‘mày bị https://thuviensach.vn ghẻ lở đầy thân nên để cậu ấy mang đi chữa cho’. Nghe thế nó mới lò dò bước đi trước cậu. Nó vừa đi vừa ngoái đầu lại, vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn.” Nghe bà tôi kể con Trắng nghe lời bà nói là đi chữa bệnh nên đi theo cậu tôi, mặc dù vậy nó vẫn không tin và liên tục ngoái nhìn lại và rồi bị kéo đi, chị em tôi ngồi bên nước mắt rơm rớm. Bọn trẻ chúng tôi đều biết những người trong văn phòng mang con chó già đi đâu, làm gì. Chắc là họ sẽ ngồi bên bờ sông, mang mấy chai rượu rẻ tiền đến, đốt lửa, đổ nước vào nồi rồi vừa nấu vừa cười hí hố. Nhưng cũng thật may là còn lại con Chinsung. Nó chính là con chó út ít mà tôi đã tìm thấy trong đàn chó bảy con từ hồi chúng mới sinh ra. Bà tôi nói nó cũng là đứa thứ bảy giống như tôi nên đặt tên cho nó là Chinsung. Con Chinsung lại thay mẹ nó nằm cuộn tròn trong cái ổ cũ và cũng từ khi có nó nhà tôi bắt đầu có nhiều điều tốt lành. Thật ra thì có cả những chuyện không tốt như việc cậu tôi xuất ngũ và trở về, nhưng bố tôi lại được lên chức và nhà tôi chuyển nhà, đó là điều mà chúng tôi thấy tuyệt nhất. Và trong chị em chúng tôi, chị Chân lớn nhất lấy chồng và theo chồng đi Wonsan, còn chị Thiện thứ hai thì vào bộ đội và xa nhà. Không biết bà và mẹ tôi thích thú đến mức nào mà trong lúc đóng đồ để chuyển nhà không hề tỏ ra bực dọc gì cả, liên tục “vâng, vâng” với bố tôi và cũng không quát nạt chúng tôi một lần nào. Nghe nói trước đây Jeong Jin là một đô thị có cuộc sống tốt hơn những nơi khác. Trước tiên là do có các ngọn núi cao quây lại như một tấm bình phong ngăn luồng gió bấc, có nhiều củi để sưởi ấm, có nhiều rau để ăn và trái cây thì phong phú. Ngay cả vào thời kì hạn hán nhất con suối Susung vẫn không hề cạn và cánh đồng Susung vẫn cho các loại gạo ngon, biển đầy hải sản, cho nên mỗi khi chúng tôi nói với người Bình Nhưỡng rằng mình từ Jeong Jin tới thì người ta lại bảo “đúng là nơi thiên đường”. Ngoài ra ở đây gần biên giới, nơi hàng hóa luôn được lưu thông nên ngay cả người bình thường vẫn có thể dễ dàng tiếp cận được với hàng hóa bên ngoài. Chính vì vậy mà con trai hay con gái có đi lấy chồng lấy vợ xa cũng vẫn nhờ người https://thuviensach.vn nhà ở Jeong Jin tìm mua cho các loại hàng ngoại. Nhưng mấy năm trước khi có tin đồn là Liên Xô tan rã thì người lớn bắt đầu kháo nhau rằng cuộc sống của người dân đã trở nên khó khăn. Mặc dù không bằng Bình Nhưỡng nhưng Jeong Jin so với các đô thị khác vẫn còn khá hơn, tuy nhiên có những lúc hai ba tháng trôi qua mà hàng hóa không được cấp, rồi đến thời kì nhìn thấy trên đường những đoàn người mặc quần áo rách rưới từ nông thôn ra ăn xin. Bố tôi trở thành phó bí thư thành phố Musan. Tại Musan có nhiều mỏ sắt mỏ than và các loại khoáng sản khác. Mẹ tôi luôn tự hào nói rằng để đảm nhận việc buôn bán giao dịch các loại hải sản và khoáng sản rồi mua lương thực giữa Jeong Jin với Trung Quốc thì không có ai bằng bố tôi. Cũng bởi vì từ thời trẻ bố tôi đã làm trong lĩnh vực thương mại và, như bà tôi thường tự hào, bố tôi là người nói trôi chảy cả hai thứ tiếng Trung và Nga. Ủy ban cử xe tải tới để chở đồ đạc và nhà tôi ra tận ga Jeong Jin. Gọi là đồ đạc vậy chứ chỉ có người là nhiều, còn đồ gói ghém lại cũng chỉ gồm chăn gối, quần áo, xoong nồi thôi, ngoài ra chẳng có thêm gì cả. Tủ bếp và tủ quần áo đã có sẵn nên chúng tôi đem chia đồ nhà mình cho hàng xóm, các loại đồ điện như quạt điện, tủ lạnh, tivi đen trắng thì giao cho cậu tôi mang đi bán. Theo lời cậu tôi nói, người làm việc nhà nước có thể mua rẻ các loại hàng đời mới bất cứ lúc nào. Khi tôi cho con Chinsung lên thùng xe tải thì xảy ra một chuyện nhỏ. Chú phụ tá ngồi với bố ở buồng lái lên tiếng: “Con chó kia thì để cho người ta làm mồi nhắm đi chứ mang theo làm gì ạ?” “Khổ thế, nó là con chó mà mấy đứa con gái tôi chăm bẵm mãi…” Tôi ngồi xổm ở thùng xe ôm chặt lấy con Chinsung nên nghe thấy hết. Các chị em tôi cũng nhìn nhau vẻ lo lắng khi nghe mấy người đàn ông nói chuyện. Mẹ gí tay vào trán tôi còn bà thì lôi cái váy trong gói quần áo ra đưa cho tôi ý bảo giấu con Chinsung đi. “Thời buổi có bao nhiêu là người chết đói. Đồng chí phó bí thư cũng phải nghĩ tới các đồng chí khác chứ.” https://thuviensach.vn “Tôi biết rồi, để tới Musan rồi tính xem có nuôi không hay là cho đi.” Tôi không hề quên lời hứa với con Chinsung vào buổi sáng đàn chó ra đời. Tôi đã thì thầm với nó rằng sẽ bảo vệ nó. Chiếc xe tải đi vào ga, trong lúc người ta chất đồ lên toa chở hàng hóa không mui phía trước thì chúng tôi được nhân viên nhà ga hướng dẫn và lên toa trống trước tất cả những hành khách khác. Sau này thì bát nháo hết cả, chứ lúc đó vẫn là thời kì kiểm soát rất nghiêm ngặt chuyện đi lại nên vẫn còn trật tự. Về sau, người bị lèn chặt cả trên các lối đi, đến cửa kính cũng biến sạch, còn khi đó khách không nhiều lắm nên vẫn có các chỗ trống. Cả nhà vừa ngồi xuống ghế, tôi bèn ấn ngay con Chinsung xuống dưới gầm ghế. “Người ta không thích mày đâu nên chịu khó nằm yên dưới ấy nhé” tôi nghĩ trong đầu mấy lần như vậy để cho nó biết. Tất nhiên con Chinsung từ hồi nhỏ đã thường nói chuyện với tôi theo kiểu như vậy nên rất hiểu ý tôi, nó nằm yên dưới sàn giống như nằm dưới hiên, ghếch cằm lên và duỗi bốn chân ra. Thỉnh thoảng tôi lại ngó xuống xem nó thế nào thì thấy nó ve vẩy cái đuôi. Musan nằm giữa cánh đồng khá rộng, được bao quanh bởi các dãy núi. Phía Bắc sông Duman là Trung Quốc với các dãy núi nhọn hoắt, sừng sững. Gia đình chúng tôi đi vào khu cơ quan ở phía Bắc và dỡ hành lí ở khu nhà nằm trong cơ quan. Năm Chủ tịch từ trần đó là khoảng đầu mùa hè. Chúng tôi học xong trở về nhà và theo chị Mĩ tới sông Duman để giặt quần áo. Từng đoàn xe tải từ hải quan đi qua cánh đồng, nối đuôi nhau tiến về phía trung tâm. Chị Mĩ hét lên: “Này, này, xe Trung Quốc vào đấy, chuẩn bị quần áo nhanh lên.” Chúng tôi vắt qua đống quần áo đang ngâm trong nước và cho vào giỏ. Chị em chúng tôi bắt đầu cắm đầu cắm cổ chạy. “Chú Mikuri tới rồi!” https://thuviensach.vn Chị Trinh vừa vỗ tay vừa nhảy cẫng lên. Chị Thục mặc dù không nói được nhưng cũng thể hiện sự hào hứng và chạy lên trước nhất. Tôi vừa phải đỡ vừa phải đứng lại đợi chị Hiền đang thở không ra hơi cứ liên tục ngồi thụp xuống nên bị tụt lại phía sau. “Sao không chạy được vậy?” “Ngực cứ như vỡ ra nên mới thế chứ.” Tới đoạn đường nhìn thấy nhà tôi ở đằng xa thì cả bọn mới đi chậm lại và thở hổn hển. Chú Mikuri là phó giám đốc một công ty Trung Quốc ở Yeongin. Người chú béo và bụng dưới lồi ra nhưng mắt chú thì tròn như mắt thỏ nên chỉ cần nhìn mặt chú thôi người ta đã không nín được cười. Tên chú là Bắc Tiểu Long, chú quen với cậu tôi khi giao dịch tại Jeong Jin. Các công ty to nhỏ tại Trung Quốc chất đầy trên xe tải các loại bột ngô, bột mì và đôi lúc có cả các loại hàng như gạo hay quần áo tạp hóa, mang sang để đổi lấy hải sản, khoáng sản. Tên chú Bắc Tiểu Long biến thành Mikuri chính là do câu nói đùa của bố tôi. Lần đầu tiên lúc chú đòi tới để gặp đồng chí phó bí thư khi đó vừa chuyển nhà xong được mấy ngày. Chú xách một thùng rượu Began và hai hộp sườn lợn mang tới, không biết nghe ở đâu được là nhà tôi lắm trẻ con nên chú chất thêm hai thùng quà tổng hợp chứa đầy các loại kẹo bánh đủ hình dạng. Cũng nhờ chuyến thăm giống như mơ của chú Bắc Tiểu Long mà bà và mẹ tôi càng tự hào về bố tôi hơn nữa, cho rằng biên giới quả là nơi sống tốt và chúng tôi đã chuyển tới đây thật đúng lúc. Người trong hải quan và ủy ban nhân dân cũng tới, chất đầy than củi vào cái phuy rỗng được cắt làm đôi để nướng sườn lợn. Uống được mấy chén, chú Tiểu Long lúc đầu nói rằng hợp với bố tôi và gọi bố tôi là đồng chí phó bí thư, sau đó lại gọi là bố phó bí thư. Sau khi thêm mấy lời nữa thì bố tôi trở thành ông anh của chú. Nói chung, đúng như mọi người nói, chú Tiểu Long có biệt tài dễ dàng làm quen với người lạ. “Anh đừng lo. Trông em thế này thôi vậy mà đã từng là sĩ quan trong quân đội Trung Quốc đấy. Tụi em đi qua Côn Minh và làm việc tại biên giới Việt Nam. Ở Trung Quốc không có chỗ nào mà em chưa đi qua cả. Nếu anh https://thuviensach.vn cần mua hàng gì thì cứ nói với em. Trừ mỗi sừng khỉ và hòn dái con gái là em không tìm được thôi chứ ngay cả những cái mà ở Chosun này chưa nghe, chưa thấy em cũng dâng lên cho anh ngay.” Bố tôi nâng chén rượu, lắc lắc đầu rồi nói: “Tên cậu là… Tiểu Long, có nghĩa là rồng nhỏ mà. Nhưng tôi thì thấy rằng với dáng người như vậy thì cậu không phải là rồng mà là trăn thì đúng hơn.” “Anh cứ nói vậy. Do không gặp thời mà em phải đi qua đi lại con suối của sông Duman này, chứ trước đây em mà thanh mảnh cân đối chút nữa là thành diễn viên điện ảnh rồi đấy.” “Ô, ô, giờ thì tôi nhớ ra rồi. Rồng nhỏ thì có nghĩa là Mikuri.[3]” Tiếng cười vỡ ra và cái từ Mikuri cứ thế được nhắc đi nhắc lại. Từ ngày đó, tên thật của chú Tiểu Long không còn ai gọi nữa và tất cả mọi người từ nhân viên hải quan cho tới bọn trẻ con chúng tôi đều gọi chú là Mikuri. Và chúng tôi, mỗi khi thấy chú chất hàng lên xuống lia mắt săm soi, hay cả ở những nơi phải giữ thể diện cũng bật cười hi hi. Trong lúc chúng tôi sắp xếp đồ vào cái kho sau nhà thì chú Mikuri lại mang quà riêng cho nhà chúng tôi như thường lệ. Từ bột mì, gạo cho tới các loại đồ ăn vặt như bánh nướng, kẹo, bánh mì sôcôla. Mẹ tôi xé con cá khô và mang chén rượu lên, chú cùng uống rượu với bố tôi và chia bánh mì sôcôla cho chúng tôi. “Các cháu có biết cái này ngon đến mức nào không? Cái này mang từ Namsun[4] tới đấy. Bà cũng ăn thử một miếng đi.” Bà tôi bóc vỏ nilon ra, cầm cái bánh đen chứa đầy loại nhân dẻo và trắng ở giữa cho lên miệng cắn một miếng, mắt tròn mắt dẹt: “Cậu nói là mang nó từ đâu tới?” “Từ Namsun. Các cháu cũng thấy ngon đúng không?” https://thuviensach.vn Chúng tôi không rảnh để trả lời nữa. Cảm giác như có luồng điện truyền từ lưỡi xuống bụng, nghẹn lại, rồi tỏa ra khắp người. Trước khi chú Mikuri tới vài ngày, mấy tuần liền ngoài ngô ra chúng tôi không nhận được gì cả. Ở trường đa phần là những đứa không có cơm trưa để ăn, ngay cả mỏ khoáng sản Musan cũng đã bắt đầu hai tháng mới phát đồ một lần. Xe tải chở lương thực từ bên kia sông đến rồi cứ thế đi thẳng tới Jeong Jin. Nghe nói ở các vùng sâu vùng xa, nhiều nơi không có người sống nữa. Tuy nhiên, dẫu sao thì Musan vẫn là nơi chở cái ăn đi qua lại, nên tình hình có thế nào chăng nữa thì vẫn có bữa rau bữa cháo qua ngày. Đột nhiên chú Mikuri hạ giọng xuống thì thào với bố. “Giờ thì tình hình nước cộng hòa cũng dần dần đỡ hơn đấy anh.” “Ừ thì mấy năm rồi mất mùa hết cả, khí hậu thay đổi nên gay go lắm. À nghe nói là vùng cao nguyên tỉnh Yang Gang chẳng có rau để ăn nhưng dạo này còn mọc cả rau xà lách đấy.” “Nhưng chỉ ăn xà lách không làm sao mà sống nổi. Khoai tây cũng phải đến mùa mới thu hoạch được. Năm nào cũng thế, mưa như thác đổ như vậy thì ngô nào, khoai tây nào chả chết.” “Bảo người ta cày ruộng nhưng chẳng có ai cày cuốc tử tế thì làm gì có đất tốt cho cây cối mọc lên cơ chứ.” “Mẹ kiếp, chỉ làm nông theo kiểu chủ thể[5]thì làm sao được. Phải vãi đạm cả mấy năm mà chả biết đất có màu mỡ lên không nữa là. Nhưng bây giờ bên ngoài các công ty đều đang hy vọng tình hình kinh tế sẽ khả quan hơn.” “Chẳng biết có chuyện gì tốt hay không?” “Bắc Hàn và Nam Hàn…” Nói đến đó, chú Mikuri giơ hai ngón cái lên và cụng vào nhau. “Như thế này, như thế này… Gặp nhau rồi như thế này này anh.” “Ở đây mà nói chuyện này có khi còn xa vời hơn cả nói chuyện trên trời ấy chứ.” https://thuviensach.vn “Ơ, nó còn chiếu cả trên tivi Trung Quốc cơ mà.” “Bọn Tây nó có để cho yên không?” “Không chiến tranh mà giúp nhau sống thì người Chosun ở Trung Quốc bọn em cũng mở mày mở mặt. Nếu buôn bán làm ăn được có phải cuộc sống đỡ hơn không?” “Cậu nói đúng đấy.” Sau đó thì chú Mikuri liên tục nói tiếng Trung, bố tôi cũng hỏi và trả lời bằng tiếng Trung nên chúng tôi không thể nào hiểu được. Sau khi chú Mikuri đến được mấy ngày thì toàn Musan đảo lộn hết cả lên. Binh sĩ đeo súng và đứng gác ở các ngõ hẻm. Bàn thờ được lập nên ở hội trường ủy ban. Nghe nói là Chủ tịch đột nhiên qua đời. Ở trường, bọn trẻ cũng hái hết hoa dại trắng ở cánh đồng mang về làm vòng hoa. Chúng tôi kéo nhau tới hội trường ủy ban để mặc niệm trước ảnh Chủ tịch. Tất cả các bà, các chị con gái gặp ở ngoài đường ai nấy đều khóc. “Thủ lĩnh ơi, làm sao chúng tôi sống được đây…” Các bà với khuôn mặt bi thương ngồi trên cầu thang xi măng, tiếng khóc ai oán vang khắp phố. Bọn trẻ tuyệt nhiên không hiểu chuyện gì cũng nước mắt lẫn với mồ hôi, ngồi túm tụm nhau trên đường hay sân nhà và khóc. Mùa hè năm đó cũng là mùa hè oi bức nhất trong vòng mấy chục năm, không hề có giọt mưa nào. Nhưng đến lúc chuẩn bị vào thu thì trời đổ mưa xuống ròng rã trong mấy chục ngày, đến mức cánh đồng và núi non tưởng chừng như bị lật lên hết. Năm nào cũng vậy, người lớn đều than vãn về chuyện mất mùa nhưng năm đó là sự mở đầu của nạn đói khủng khiếp. Cho tới mùa đông, cả thành phố lẫn tỉnh đều ngưng phát hàng hóa. Cậu tôi làm ở Jeong Jin tìm tới nhà tôi với khuôn mặt hốc hác cũng vào thời gian đó. Chúng tôi nghe thấy cậu thì thầm với bố mẹ ở hè phòng đối diện rồi đột nhiên cậu khóc rống lên. “Cậu làm ăn làm sao mà để lỗ vốn hả?” https://thuviensach.vn Bố tôi gầm lên át đi cả tiếng khóc của cậu. Mẹ cũng hét lên: “Cậu lại đâm đầu vào bài bạc phải không?” “Không, không phải. Họ giao hẹn là sau khi nhận bạch tuộc sẽ gửi cho đậu và bột ngô nên em mới đề nghị với công ty thủy sản giao hàng cho họ trước. Nhưng qua ba tháng rồi vẫn không thấy hàng đâu nên người ta mới thúc giục em. Trời ơi, gọi điện thoại nó cũng không bắt máy, không biết là công ty có bị phá sản hay không nữa. Mẹ kiếp!” “Sao không nói với Tiểu Long để cậu ta tìm hiểu xem sao?” Nghe mẹ tôi nói vậy cậu mới hỉ mũi và bảo: “Nó cũng nói giờ chẳng khá hơn. Phải làm mới có hàng mà giao cho chứ.” Bố tôi thở dài não nuột. “Mà… lần trước bên tôi cũng đâu có giao đủ hàng theo đúng hẹn đâu. Có đào được sắt mang bán thì mới có ngô gạo chứ.” Không có hàng cũng không có lương, công nhân khai khoáng cũng bỏ việc và bắt đầu đi chỗ nọ chỗ kia để kiếm lương thực. Không còn là chuyện hiếm khi các nhà máy lớn nhỏ ở địa phương đều đóng cửa không làm việc. Đêm đó cậu vượt sông Duman. Bố mẹ tôi cũng không thể ngăn cản cậu. Cậu tôi nói sẽ trực tiếp đến thẳng Yeongin để hỏi cho rõ mọi chuyện. Bởi nếu cậu không bù lỗ được sẽ bị truy cứu trách nhiệm và bị vào tù. Thời kì khó khăn nên những người làm tổn hại tới nhà nước đều bị phạt rất nặng nề. Cậu sau khi vượt sông thì không thấy quay lại nữa. Năm đó có lẽ là mùa đông năm chín tư, tôi mười một tuổi. https://thuviensach.vn 3. Gia đình chúng tôi không biết thế giới bên ngoài đang xoay chuyển ra sao nhưng chỉ cần nhìn mấy cảnh xung quanh đang thay đổi thì có thể đoán được phần nào. Ở trường, lớp học không còn được đến nửa số học sinh. Không có giáo viên chủ nhiệm, trong vòng mấy tháng mà giáo viên của trường cũng giảm đi bốn, năm người. Gia đình chúng tôi có vẻ vẫn chống chọi được. Chắc là bố tôi biết nhìn xa trông rộng nên khi giao dịch với chú Mikuri, mỗi lần có các loại hàng như hải sâm hay bạch tuộc khô lấy được ở cảng Jeong Jin bố tôi đều mang về rồi đem đổi lấy lương thực để cất đi. Cái đó người ta gọi là biển thủ thì phải. Vào một đêm, tôi tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng thì thào, tiếng cửa mở ra đóng vào. Bố mẹ tôi không biết có chuyện gì mà đêm rồi còn hổn hển hì hục đi lại. Tôi nhón chân và nhẹ nhàng đứng dậy ra mở cửa, thấy bố mẹ tôi vác bao tải lương thực nhanh chóng chuyển đi đâu đó. Chị em chúng tôi đoán ra được chỗ bí mật nằm trong cái kho sau nhà chất đầy các đồ vật vô giá trị hay đồ nông cụ. Khi dọn các vật dụng ấy đi sẽ thấy một cái cửa và dưới đó là một cái hầm, nền được trải nilon và chất đầy lương thực. Đó chính là cái kho mà mỗi buổi sáng trước khi mẹ tôi nấu nướng đều cầm cái nồi đi vào trong đó. Khi biết chúng tôi đã phát hiện ra bí mật, bà và mẹ tôi từng người một gọi chúng tôi vào để giảng giải rất lâu: “Các con nhớ đấy. Dưới gầm trời này chỉ có người trong gia đình mới tin tưởng được thôi, nhớ chưa.” “Nhớ lấy lời bà. Đừng ra ngoài mà toang toác lên rằng nhà mình có cái ăn hay nhịn đói đấy nhé. Ở làng dưới kia một nửa làng toàn là nhà trống đấy.” https://thuviensach.vn Nhà chúng tôi không thể nổi lửa cả ngày mà chỉ thổi vào sáng sớm rồi chia một ngày ăn hai bữa. Mặc dù vậy, do bố tôi là hải quan, lại là phó bí thư đảm nhận công việc thương mại nên may mắn còn có than sọ trong kho để đốt trong mùa mưa bão. Nhà bí thư sống phía đối diện kết cục cũng phải nhờ vào tài cán của bố tôi để dự trữ lương thực sống qua ngày. “Nếu vẫn ở Jeong Jin có lẽ đã chẳng có cái mà ăn.” Mẹ tôi vừa dọn mâm cơm vừa nói như vậy và lại nhớ tới chị Chân đã lấy chồng và chị Thiện đã vào bộ đội. “Khổ thân, con Chân nghe nói đã có thai mà không biết có cái gì để ăn không. Còn con Thiện chắc là trong quân đội người ta sẽ phải cho ăn thôi.” Một hôm, con Chinsung biến mất cho đến tận tối mịt cũng không thấy quay trở về. Tôi ra tận ngoài bức tường đá sốt ruột chờ. Bà tôi đi theo và nói: “Không có chuyện gì đâu, nó không chết đâu. Lát nữa nó sẽ quay về thôi. Đừng nói gì với bố cháu mà chỉ cần lần sau đừng thả nó ra là được.” Tôi ngồi xổm trên bệ tường và nhắm tịt mắt tập trung nghĩ tới con Chinsung. Trong bóng tối, có ánh sáng dần dần rực lên, tôi thấy xuất hiện đường đi và cánh đồng, luống cày, ruộng ngô bị gió thổi dạt xuống, bên trong là một con vật màu trắng. Con Chinsung đang nằm soài bốn chân ra. Tôi mở choàng mắt, nhìn vào bóng tối và nói: “Bà ơi, cháu biết con Chinsung ở đâu rồi. Nó ở trong ruộng ngô đằng kia kìa.” Tôi không hề sợ hãi và bắt đầu chạy. Bà tôi cũng bước thấp bước cao theo tôi, lúc thì chạy lúc thì đi. Ngoài cánh đồng sương giăng dày đặc. “Này cháu ơi, đi từ từ thôi cũng được mà, con Chinsung không có vấn đề gì đâu.” https://thuviensach.vn Tôi chạy qua ga tàu, qua con đường phía bên kia đường ray và leo lên một ngọn đồi thấp. Tôi nhìn thấy ruộng ngô, nghe cả thấy tiếng đung đưa của tàu lá và thân cây trong gió. Tôi bắc loa tay lên miệng hướng về phía bóng tối và hét lên: “Chinsung ơi, Chinsung!” Bà tôi thở hổn hển và leo lên ngọn đồi. Tôi không nghe thấy động tĩnh gì giữa đám lá ngô xào xạc bèn dỏng tai lên. Hình như có tiếng “ẳng” vang lên rất khẽ. Tôi gạt lá ngô và chạy vào giữa ruộng thì nhìn thấy đám lông trắng và bốn chân duỗi ra của con Chinsung. Tôi ôm lấy đầu con Chinsung thì đột nhiên nó rên lên tuột khỏi tay tôi. “Có lẽ nó bị thương ở đâu rồi, đừng động vào nó.” “Vậy làm sao đưa nó về nhà được?” Bà tôi nói: “Để bà về nhà gọi chị và lấy cái xe kéo trong kho ra, còn cháu cứ ở đây.” Bà tôi khuất trong bóng tối giữa ruộng ngô chỉ còn lại mỗi tôi và con Chinsung. Tiếng “Bari à, Bari à” làm tôi giật mình quay ra nhìn đằng sau. “Tớ suýt nữa thì chết. Có bọn đàn ông lạ mặt bắt lấy tớ và kéo lên núi”. Con Chinsung thở khò khè những hơi dài. Từ ngày hôm đó tôi không chỉ truyền đạt những suy nghĩ của mình và cũng giống như nghe được suy nghĩ của chị Thục, tôi nghe được cả suy nghĩ của con Chinsung. Tôi nhắm mắt lại và nghĩ “Không sao đâu, tớ sẽ bảo vệ cậu. Chỉ cần nghỉ mấy ngày thôi là sẽ khỏe ngay”. Bà tôi và chị Mĩ kéo cái xe kéo tới, chúng tôi chất con Chinsung lên xe và chở về nhà. Về tới nhà, xem xét con chó thì thấy tai nó bị rách, trên lưng cũng có vết chém và ở cổ vẫn còn cái móc bằng dây điện thoại cắm sâu dưới cằm. Bà tôi chậc chậc lưỡi nói: “Bọn mất dạy, định bắt con chó để thịt nhưng lại bị sảy đây.” https://thuviensach.vn “Con này đối với gia đình mình thì như người thân nhưng với người ngoài nó là thịt đấy.” Bố tôi lấy kìm kéo cái móc ra, bôi dầu vào vết thương ở lưng và vết rách ở tai con Chinsung rồi bọc nó bằng tấm vải. Cái ổ chó mà con Trắng đã nằm từ hồi ở Jeong Jin bị chẻ ra để làm mồi nhóm lửa và con Chinsung được làm cho cái ổ rơm trong nhà kho. Phải mất mười lăm ngày sau con Chinsung mới trở lại bình thường. Suốt cả mùa hè mưa như thể bị lủng trời. Đợt mưa rào dữ dội bắt đầu từ cuối tháng bảy kéo dài cho đến tận giữa tháng tám. Ngô được trồng trên sườn núi hay ruộng rau đều bị cuốn trôi hết. Các ruộng bậc thang được bố trí theo sườn núi bị tróc hết do núi lở, chỉ còn trơ đất, sụp xuống khắp nơi hoặc chìm trong đất bùn. Nước sông Duman dâng lên tràn qua đê và các vùng trũng của Musan đều biến thành ao bùn. Đường đi và đường sắt bị sập, gãy khắp nơi. Đài phát thanh báo cả nước đã bị chìm trong bể nước. Khu nhà phía Bắc nơi gia đình tôi đang sống do là vùng cao nên chỉ bị ngập ở giữa đoạn đường đi tới hải quan, còn lại thì không bị sao cả. Sau khi nước rút, phải đến mười ngày sau, khoảng cuối tháng tám đội quân cứu hộ trên thành phố mới được cử xuống. Bộ đội vùng biên và các binh sĩ sống sót trong trận đói và nước lũ cần mẫn nối lại đường sắt và đường bộ. Mùa thu tới nhưng trên cánh đồng không còn gì để gặt hái. Những người sống sót xung quanh cũng giống như gia đình chúng tôi, dè dặt cầm hơi với số lương thực đã giấu được. Chị em chúng tôi theo bà ra cánh đồng nhổ các loại rau núi như mã đề, gomchuy, jinkyong để nấu với ngô thành cháo ăn vào bữa sáng kiêm bữa trưa, chỉ bữa tối mới nấu cơm ăn. Chị Hiền vốn yếu ớt, không ít lần ngồi trước bát cháo mệt mỏi cầm thìa lên rên rỉ. “Mẹ, thôi giờ mình nấu cơm ăn đi. Miệng đắng lắm không thể ăn nổi”. “Đành vậy, nếu muốn sống thì phải ăn. Gắng vượt qua cho tới mùa đông này thôi.” Trải qua một đợt nóng, cho đến lúc ngoài đồng dế bắt đầu gáy thì nghe thấy tiếng động cơ xe rùng rùng chạy tới. Đã từ lâu rồi, ngay cả trong doanh https://thuviensach.vn trại quân đội và ủy ban nhân dân cũng không có xăng để chạy xe tải Seungri hay xe com-măng-ca của Liên Xô. Chúng tôi chớp mắt nhìn nhau nghi hoặc, không biết có phải là xe của các thương nhân quen thuộc đến từ Trung Quốc hay không. Chị Mĩ đi trước dẫn đầu, chúng tôi theo sau ra ngoài sân đứng đã thấy trên phía đường đồi một cái xe tải màu trắng đang leo lên dốc. Tôi vốn tinh mắt nên đã nhận ra ngay chú Mikuri đang ngồi ghế phía trước. A, theo lời bà tôi nói thì đó là vị thần từ trên trời xuống. Vừa dừng xe trước cửa nhà chú bèn nhảy xuống và nhìn khắp lượt chúng tôi. “A, vậy là các cháu vẫn sống!” “Ôi trời ơi, đúng là không khác gì thần cả.” Bà nắm lấy hai tay chú hét lên, mẹ tôi chạy ra, bố tôi cũng khác hẳn với thường ngày không nghĩ tới việc giữ thể diện, chẳng kịp đi dép mà chạy thẳng ra ngoài sân. “Vậy là Tiểu Long đã tới rồi!” “Anh, em cũng lo lắng lắm. Giờ đường sống đã được mở rồi… Anh nhìn đây. Sau em là xe chở lương thực đang đi vào hải quan đấy.” Chú vào trong phòng, việc đầu tiên là mở thùng bánh nướng cho bọn tôi ăn, sau đó đưa một bao gạo, ba bao bột ngô, hai chai dầu ăn cùng bột mì cho gia đình tôi. Chúng tôi không cần phải ai nhắc mà mở thùng bánh, bỏ bọc nilon ra và mỗi tay đưa hai cái lên miệng cắn nhồm nhoàm. Nhân bánh ngọt đến mức lưỡi như chảy ra. Sau này khi tới London, ăn miếng bánh nướng trong lò vi sóng, không ít lần tôi đã nghĩ rằng trên đời này sẽ không được ăn thứ bánh nào ngon như cái bánh nướng thời ấy nữa. Bà và mẹ tôi ngồi vòng tròn, mắt ngân ngấn nước. Chú Mikuri cũng rít một hơi thuốc, phả khói rồi lắc đầu. “Ôi, đất nước khó thì chỉ bọn trẻ con là khổ thôi.” Chú lại nói về vấn đề kinh doanh với bố như trước đây. “Hình như trong nước cũng nghĩ rằng tình hình Chosun có vẻ căng thẳng lắm. Những thương nhân buôn bán như chúng em đây đã gửi công văn xin https://thuviensach.vn hỗ trợ tới hội liên hiệp rồi. Trước tiên là lương thực cứu trợ và sau đó là cho mượn. Người sống thì phải làm việc thôi.” “Ừ, không biết là có còn lại được một nửa không. Anh em khai mỏ cũng tỏa đi hết rồi.” “Trên phía trước đồi khu sông Duman kia chẳng phải là mỏ sắt chất lên như đất đá đó sao. Đã có công ty muốn đứng ra mua cái đó về để luyện rồi. Họ lấy về, nếu mình muốn tiền họ sẽ đưa tiền, muốn lương thực họ sẽ đưa lương thực.” “Đó là mấy cái còn thừa ra sau khi lựa rồi, đâu còn được bao nhiêu sắt nữa đâu.” “Ý em nói đằng nào cũng bỏ thì mang bán rẻ đi.” Chúng tôi ăn bánh nướng nghẹn cổ thì uống nước, nghỉ một lát rồi lại vừa ăn vừa nghe người lớn nói chuyện. Không hiểu đó là chuyện gì nhưng chúng tôi cũng mang máng hiểu được là đường sống đã mở. “Thôi mình lên trên kia đi, tới chỗ đồng chí bí thư để bàn chuyện xem nào”. Bố nói xong, chú Tiểu Long liền hắng giọng, đảo mắt xung quanh rồi khẽ khàng nói: “Mà anh có nghe tin về cậu mấy đứa ở Jeong Jin không?” “Cái gì? Thằng ấy cuống lên vì làm thâm hụt công quỹ và biến mất từ lúc nào rồi còn gì…”.Vừa nói bố vừa ngoái đầu nhìn mẹ, mẹ lết gối ngồi lại gần và hỏi lại chú Mikuri. “Chú có nghe tin gì của cậu ấy không?” Đôi mắt tròn của chú Mikuri càng trở nên to hơn nữa và giọng chú thì thào. “Hình như... cậu ấy tới Namsun rồi. Ở Shonyang đang ầm ĩ lên, nghe nói cậu ta còn xông thẳng vào đại sứ quán nước ngoài đấy.” https://thuviensach.vn “Ôi giời ơi!” “Sao ở đây thấy im hơi lặng tiếng quá… chuyện đó có thật không chú?” Chú Mikuri tỏ vẻ ngán ngẩm với câu hỏi ngây ngô của bố và nói: “Nước cộng hòa còn đang chóng mặt với nước lũ, người tứ phương đang đói thì còn ai để ý tới? Nếu không thấy tăm hơi thì có nghĩa cậu ấy đi kiếm ăn và chết ở đâu đó rồi.” Bố nửa oán trách, nửa lo lắng nhìn lên trần nhà nói như hết hơi: “Biết ngay là thằng ấy đang phá nhà phá cửa đây mà.” “Anh, em khuyên một câu chân tình thế này, đừng hó hé gì về cậu ấy đấy. Nếu sau người ta biết được thì lúc đó tùy cơ ứng biến… Nhưng cũng giống như đá gà ấy, mình phải tránh trước khi người ta biết được miếng và giở trò. Anh nhớ kĩ lời em đấy.” “Tôi hiểu rồi. Trời ơi, thằng điên.” Vào thu, bên sông Duman người đói tứ phương ùn ùn kéo tới. Những người có họ hàng ở Trung Quốc thì đi ra với mục đích kiếm tiền và lương thực, những người còn sống sót bị mất hết cả gia đình hay những người lao động trong các nhà xưởng đã ngưng hoạt động thì tụ tập ở đây để sang Trung Quốc kiếm tiền cứu gia đình. Vào ban ngày không thể công khai vượt sông được nên đêm đến người ta họp nhau lại và vượt qua đoạn suối nhỏ giống như sông. Binh lính bảo vệ, vừa thiếu tới một nửa lại cũng rơi vào cảnh đói khát nên nhắm mắt làm ngơ cho những người qua sông khi nhận từ họ tiền hay hàng hóa. Phải mấy năm sau, khi nạn đói bớt hoành hành thì binh lính được tăng viện thêm và người bị bắt sẽ phải chịu phạt. Ngay cả trong làng của người dân tộc Hán hay dân tộc Chosun bên ven sông Duman, thời kì đầu người ta thấy tình cảnh đáng thương bèn đem lương thực ra giúp đỡ, người nông thôn ven sông không chịu nổi đói nữa, tìm đến được cho ăn cơm mới nấu trong nồi. Chúng tôi vẫn không biết được bên ngoài kia người ta đang sống như thế nào. Thỉnh thoảng chỉ nghe được tin đồn từ những https://thuviensach.vn người làm việc trong bộ phận thương mại tới thăm nhà tôi kể rằng nước cộng hòa toàn những người đang lâm vào tình trạng chết đói. Chú Mikuri lại quay lại và bắt đầu chỉ huy những người lao động chở quặng sắt, xe lương thực cũng đã vào. Musan lại từ từ được thổi một luồng sinh khí mới. Số lượng người lao động tứ phương cũng ngày một đông hơn. Tình hình lương thực mặc dù đỡ hơn trước rất nhiều nhưng đa phần được chuyển tới Jeong Jin bằng đường sắt. Đúng thời điểm đó, vào một buổi trưa khi gia đình chúng tôi đang ngồi trong phòng, đã lâu rồi cả nhà mới được ăn món bánh canh sujebi được nhào từ bột khoai tây, thì nghe thấy tiếng ho khan bên ngoài, hai cái đầu của hai người đàn ông nào đó thò qua cửa sổ. Bà tôi giật bắn mình suýt nữa đánh rơi bát đũa. “Ai thế nhỉ? Người nào thế?” Đầu của những người đó lại biến mất phía sân. Bố tôi ngó quanh rồi đứng bên cửa sổ hỏi vọng ra. “Các đồng chí là ai thế?” Nghe bên ngoài có tiếng đáp vọng lại. “Chúng tôi đến từ Jeong Jin. Có phải đồng chí phó bí thư đấy không?” “Vâng, là tôi đây.” “Đồng chí có việc phải đi với chúng tôi… Mời đồng chí ra đây.” Bố tôi quắc mắt lên tỏ vẻ không hiểu có chuyện gì, không nói câu nào trước vẻ ngơ ngác của mẹ tôi, đi ra ngoài. Lúc này chúng tôi mới dồn nhau đến cửa sổ và ra hè nhìn cái dáng lêu đêu của bố tôi đang đi cùng với hai người đàn ông. Một người đang cầm cuốn sổ như sổ ghi chép, chắp tay sau lưng, mặc cái áo tatkin[6] màu xám ngắn tay giống kiểu âu phục. Với phong cách như vậy mà cài thêm biểu tượng lá cờ vuông có nghĩa là cấp trên. Người đàn ông còn lại đội mũ lao động mặc áo khoác xéc giống kiểu áo lãnh đạo. Phải đến đêm bố tôi mới trở về với vẻ mệt mỏi, tả tơi. Cả nhà chúng tôi không thể ăn cơm tối mà ngồi nhìn nhau buồn bã rồi kéo nhau hết ra nhà https://thuviensach.vn ngoài. Cả bà và mẹ tôi không thể cất nổi lời trước để hỏi bố xem có chuyện gì. Bố chăm chú nhìn chúng tôi rồi mệt mỏi lên tiếng: “Cho mấy đứa ăn cơm chưa?” “Cơm nước gì… Có chuyện gì vậy anh?” Nghe mẹ hỏi, bố ngồi phịch xuống và nói: “Thôi ăn cơm đã.” Bà tôi không nén được, cũng cất tiếng hỏi: “Này, mấy người đó là ai thế?” “Họ từ bộ mật vụ. Con cũng đang nghĩ chưa biết khi nào họ tới.” Ngay cả chúng tôi cũng biết điều đó có nghĩa là gì. Chúng tôi lặng lẽ ăn cơm nấu bằng gạo độn ngô. Vừa dọn mâm cơm xong, bà tôi lại vặn hỏi bố: “Anh nói cho tôi rõ xem nào. Bọn họ đến vì chuyện của cậu mấy đứa đúng không? “Vâng, có ai đó báo về vụ thâm hụt vốn. Con cũng khăng khăng là mình không biết. Đúng là không biết thật mà.” Mẹ tôi thì thào: “Nếu có tin đồn cậu ấy đã sang Namsun thì làm sao?” “Suỵt, cô đừng có nói linh tinh. Chắc chắn là nó đã chết trên đường đi kiếm ăn ở đâu đó rồi.” “Vậy là xong hết rồi chứ?” Bố tôi không trả lời thêm nữa. Đêm đó nghe thấy tiếng bố mẹ tôi thì thào nói chuyện trong phòng, thỉnh thoảng lại nghe thấy cả tiếng cãi cọ, có vẻ như suốt đêm bố mẹ đều không ngủ được. Thấy bọn tôi nhấp nhổm, bà tôi cũng có vẻ như còn thao thức, nhổm dậy giục chúng tôi ngủ và đắp lại chăn cho chúng tôi. Hai ngày sau, vào sáng sớm, bố lại đi tới Jeong Jin cùng với những người đàn ông đó. Đó là khởi đầu của chuỗi hoạn nạn đổ xuống gia đình chúng tôi. Bốn ngày trôi qua mà bố tôi vẫn không trở về. Ngày nào mẹ tôi cũng ra ga tàu để chờ bố. Vào một ngày, có thêm cả chú phụ tá chúng tôi https://thuviensach.vn quen mặt cùng binh lính kéo đến. Chú ấy chìa ra trước mắt mẹ tôi một mảnh giấy. “Đây là giấy triệu tập, mời chị xem.” “Đây có nghĩa là gì thế ạ?” “Nhà chị phải dọn đi, sẽ có người mới đến đây ở. Chị đến văn phòng ngay đi.” Mẹ tôi vội chạy đường tắt tới văn phòng ủy ban, mấy chú lính đi giày leo cả lên hè rồi bắt đầu mở cửa từng phòng. Sau đó họ nhanh chóng bê tủ lạnh và tivi đi. Bà tôi chặn trước họ và thét lên: “Các anh làm trò gì thế? Bỏ ngay các thứ đồ đạc này xuống.” “Bà tránh ra.” Chú phụ tá dỗ dành bà tôi: “Bà ơi, bà nói với chúng cháu cũng không được ích lợi gì đâu. Tất cả những tài sản này đều bị tịch thu, nhà bà bị triệu tập và sẽ phải bị điều đi nơi khác.” Sau này khi nghe nói lại mới biết mẹ tôi cùng chị Mĩ đang học cấp ba và hai chị Trinh, Thục đang học cấp hai đều bị điều đi Buryong làm thợ dệt. Nếu vậy thì tôi, bà và chị Hiền phải làm sao đây? Không có mảnh giấy nào gửi đến cho chúng tôi và cũng chẳng thấy ai đến gọi tên gì cả. Sau đó chúng tôi không còn biết ngày tháng và thời gian trôi đi thế nào nữa. Ngày hôm đó chúng tôi chỉ còn biết ôm chặt lấy nhau thức trắng đêm trong căn nhà trống rỗng với quần áo chăn màn vương vãi lung tung. Buổi sáng tỉnh dậy thì không nhìn thấy chị Mĩ đâu cả. Mẹ tôi ngay cả trong tình cảnh ấy vẫn không hề tỏ ra lúng túng. “Con ranh, mới to giọng rằng sẽ đi Trung Quốc vậy mà… to đầu rồi đi đâu chắc cũng tìm đường sống được thôi.” Mẹ tôi trấn an bà rằng đã nói với cả đồng chí bí thư. Bố tôi sẽ trở về trong một hai tháng nữa. Là người có nhiều công lao với đất nước nên chắc chắn https://thuviensach.vn sẽ được giải oan thôi. Mẹ cũng không quên nói bà có tên trong danh sách nhân viên của nông trường gần đó nên tới đó giúp họ làm việc để nhận phần. Nhưng mẹ tôi biết rõ hơn ai hết rằng tất cả những điều đó chỉ là nói để mà nói thôi. Khi mẹ cùng các chị tôi rời khỏi nhà, tôi chỉ biết đứng nhìn theo trân trối chứ không hề nhỏ một giọt nước mắt nào. Họ đeo bên mình những cái bọc nhỏ đựng đồ ăn riêng của mình. Mẹ tôi cùng các chị vừa đi vừa liên tục ngoái đầu nhìn lại. Vừa để nhìn chúng tôi đồng thời cũng như muốn khắc ghi trong tâm trí về một gia đình đã sống đầm ấm những ngày tháng qua. Khi đó tôi không biết được rằng chúng tôi không thể gặp lại nhau được nữa. Đôi lúc tôi cũng nhìn thấy họ trong mơ nhưng mẹ tôi cùng chị Thục, chị Hiền không nói gì chỉ đứng cạnh nhau khẽ mỉm cười từ xa nhìn về phía tôi. Có lẽ đó là hình ảnh của người đã chết chăng? Bà tôi định cứ ở lại nhà cho đến khi có người mới đến ở. Vì biết đâu chỉ trong mấy ngày đó thôi bố tôi sẽ quay trở lại. Bà tôi đang hâm lại khoai tây cho bữa tối trong bóng tối mà không dám thắp đèn, đúng lúc đó thì nghe thấy tiếng bước chân, tiếng ho khan cùng tiếng lẩm bẩm: “Trong nhà không có ai sao?” Nhận ra giọng chú Mikuri chị Hiền liền hét lên trước tiên: “Chú Mikuri, có chúng cháu đây.” Bà tôi vội vã chạy ra nắm lấy chân chú Mikuri và ngồi thụp xuống. “Ôi giời ơi, vậy là nhà chúng tôi tan nát hết rồi.” “Bà, bà ngồi dậy đi, tôi biết hết rồi.” Chú rít thuốc không nói câu nào, chỉ biết thở dài thườn thượt. Bà tôi rầu rĩ ai oán kể lại cho chú nghe tường tận những chuyện đã xảy ra trong thời gian qua. “Chết, vậy là tôi chậm mất một bước rồi!” Chú ngồi trầm ngâm bên hè suy nghĩ rồi nói với bà tôi: “Thôi bà gói ghém đồ đạc đi, mặc quần áo thật ấm cho bọn trẻ nữa.” https://thuviensach.vn “Đi đâu trong đêm hôm thế này vậy chú?” “Vượt sông thôi bà. Rồi cũng có đường để sống thôi.” “Vậy còn những người khác trong nhà thì sao?” “Nhà này có anh ấy là người rất mạnh mẽ. Anh ấy nhất định sẽ quay về nên bà đưa bọn trẻ sang bên kia và đợi anh ấy. Nếu về, anh ấy còn đến Buryong để đón những người khác về nữa chứ.” Bà không còn lí do để suy nghĩ chuyện khác nữa. Với bà, chú Mikuri là hy vọng duy nhất. Khi chú xuất hiện chúng tôi còn cảm thấy vui và yên tâm hơn là có bố. Bà tôi vào trong đẩy tấm cửa ra và vét đến tận đáy chỗ lương thực mẹ để lại, gói vào ba cái bọc chia cho từng người. Chú Mikuri nhẹ nhàng xách bằng một tay bọc của tôi và chị Hiền. Chúng tôi tránh đường lớn, đi theo đường nhỏ tới bờ sông. Con Chinsung kiên trì đi theo chúng tôi. Chú Mikuri và chúng tôi đều biết rõ vị trí của bảo vệ, biết rõ cả bờ sông hẹp và chỗ nông nên lên vùng thượng lưu chọn những nơi có bãi đá nhỏ vòng quanh sông để đi. Đó là nơi vào mùa đông chị em chúng tôi thường đi lấy đá lạnh. Nước sông lạnh nhưng chú Mikuri gần như xốc nách hai chúng tôi để bước đi nên cả hai không thấy vất vả gì cả. Ngược lại, bà tôi bị hụt chân và ngã hai lần. Chúng tôi tới đất Trung Quốc phía bên kia sông. Luồng gió lạnh thổi từ thung lũng núi như ăn sâu vào trong da thịt. Chúng tôi đi bộ khoảng 30 ri[7] đến tận khuya thì tới một ngôi làng nhỏ hơn Sungsun. Le lói một vài ánh đèn sáng trong đêm tối. “Để chú ra trước xem thế nào, các cháu cùng với bà đứng đây nhé.” Rồi sau đó chú lại dặn bà không được ra ngoài đường lớn mà ngồi trong rừng đợi. Một lúc lâu sau chú quay lại và đưa chúng tôi qua khu vườn trái cây tới một gia đình nông dân. Nhà đó có vợ chồng chú chủ nhà cùng mẹ và một đứa con gái tầm tuổi chị Trinh. Chúng tôi tỉnh hẳn người khi ngồi trong căn nhà với nền sưởi ấm ấp. Nhà chỉ có hai phòng, một phòng là phòng của vợ chồng nên chúng tôi không thể nói rằng sẽ dùng phòng đó. Chủ nhà gọi https://thuviensach.vn chú Mikuri là anh, có vẻ như hai người biết rõ nhau từ trước. Sau này nghe kể lại mới biết chú chủ nhà hồi còn thanh niên đã từng làm trong nhà hàng phía trước văn phòng mà chú Mikuri làm việc. Chúng tôi quyết định dọn căn nhà kho nhỏ của họ ở cuối vườn để tá túc. Trong kho chứa đầy các thùng đựng trái cây, nông cụ như cày cuốc, nhưng chú Mikuri và chủ nhà đã đẩy chúng vào một xó, trải nilon và chăn phía trước làm phòng cho chúng tôi. “Anh ấy chắc chắn sẽ tìm đến đây. Tôi đã nói với người quen đáng tin cậy ở Musan rồi nên bà không phải lo lắng gì cả. Còn có tin cháu Mĩ đã vượt sông nên tôi nhất định sẽ tìm ra. Hy vọng nó sẽ không phải khổ cực mấy.” Chú Mikuri dặn dò như vậy rồi ra đi. Đứa con gái nhà chủ nhìn thấy con Chinsung thì vô cùng thích thú. Nhìn thấy nó ôm cổ con Chinsung không rời khiến tôi phát ghen lên. Không biết có phải vì sự có mặt của Chinsung giúp canh chừng các loài động vật hoang dã như thỏ hay lợn lòi xuống phá cây hay không mà cứ mỗi sáng cả nhà họ đều gióng giả gọi “Chinsung à, Chinsung ơi”, y như chúng tôi từng gọi nó. Cho tới đầu đông, chúng tôi sống tạm bằng lương thực mang theo cùng ít tiền Trung Quốc chú Mikuri để lại. Bà và tôi giúp việc thu hoạch vụ thu cho chủ nhà, nhận công bằng gạo trộn. Vào một buổi trời sâm sẩm tối có tuyết rơi đầu mùa, một người nông dân dân tộc Chosun đang sống ở làng bên cạnh tìm đến. Ông ta ghi lại tên và địa chỉ của chủ nhà rồi nói rằng có người đàn ông Bắc Hàn nào đó tìm tới nhà ông ta. Bà tôi khóc toáng lên và vỗ vỗ hai tay. “Ôi giời ơi, rõ ràng là con trai tôi rồi.” Do đêm đã muộn nên sáng sớm hôm sau đích thân chú chủ nhà tìm tới làng bên cạnh. Làm thế nào diễn tả được hết cảm xúc của tôi khi nhìn thấy bố tôi xuất hiện với cái dáng hơi gù lêu đêu quen thuộc đi tắt qua giữa các lùm cây của khu vườn phủ đầy bông tuyết? Bà, tôi và chị Hiền dắt díu nhau chạy ào đến bên bố tôi. Ông đã yếu đi nhiều so với trước đây, tựa như cánh cửa dán giấy có thể đổ nhào về phía sau bất cứ lúc nào. Bố tôi không cười https://thuviensach.vn hơ hơ, cũng chẳng rên rỉ mà tạo ra một âm thanh rất lạ. Bố lấy ở đâu được cái áo trấn thủ mùa đông có mấy chỗ rách lòi cả bông ra, cùng đôi giày há hết mõm như mõm chó. Bà tôi vội vàng đi ra ngăn bếp được đậy tạm bằng tấm gỗ, nấu cơm rồi bưng vào nồi canh tương nấu với khoai tây và món rau trộn sẵn. Không biết bao lâu rồi gia đình chúng tôi mới được quây quần ăn sáng bên nhau như thế này. Mặc dù chỉ có bố tôi trở lại nhưng dường như chúng tôi đã tìm lại được nhà. Giờ đây chắc chắn bố sẽ bảo vệ cho chúng tôi một cách an toàn. “Ôi, ôi, cơm đây mà.” Bố tôi cắm đũa vào bát cơm đầy cảm kích, tôi vội vàng khoe: “Ở đây ngày nào chúng con cũng ăn cơm này.” Lúc đó bà, tôi cùng chị Hiền có phần sửng sốt. Bố không hề nói một câu hay tỏ thái độ bảo chúng tôi ăn cơm mà đặt bát cơm gần nồi canh tương rồi đổ khoảng một nửa nồi vào bát cơm và bắt đầu và lấy và để. Mái đầu cắm gằm xuống bát cơm của bố chỉ còn mấy cọng tóc lơ thơ nhìn thấy rõ cả sọ, giờ đây màu tóc xám hầu như đã chuyển sang trắng. Bà tôi cầm đũa, ngồi ngây người ra rồi nói với chúng tôi: “Các cháu cũng ăn đi, mình ăn cơm đi nào.” Tôi cảm thấy bố đã thay đổi rất nhiều. Ông hầu như không nói năng gì, sau này bà tôi nói bằng giọng đẫm nước mắt rằng nơi lao động cách mạng hóa đã làm thay đổi bố tôi. Bố tôi ngày nào cũng chỉ ngủ và ngủ say như chết. Đêm cũng như ngày, ông nằm quay lưng lại ở tận góc trong của cái kho và ngủ, đến bữa thì dậy ăn cơm và lại lăn ra ngủ tiếp. Sự việc tiếp diễn như vậy đến nửa tháng thì hình như ông mới tỉnh người và đi lại quanh kho giúp bà tôi nấu nướng hay ra ngoài vườn kiếm củi mang về. Có lần tôi cùng bố đi qua đường lớn tới tận khu rừng nhìn xuống sông Duman, bố nhìn rất lâu về phía ngôi làng ven cánh đồng lè tè như những cụm nấm xám và khu đồi trọc phía bên kia sông. “Bọn chó chết!” https://thuviensach.vn Bố thốt lên một câu rồi quay về phía khu vườn trái cây, lặng lẽ bỏ đi. Chúng tôi đã đứng cạnh nhau nhìn qua các lùm cây, chẳng trông thấy bất cứ bóng người nào ở bất cứ đâu trên sườn núi hay cánh đồng phía dân tộc Chosun bên kia sông. Không biết bố mắng ai nhỉ? Vào cuối năm tuyết phủ trắng xóa trên ngọn núi phía xa và đóng băng cứng ngắc, mỗi đêm con Chinsung lại sủa dài hơi hơn. Chẳng hiểu do đứa con gái cứ nhõng nhẽo đòi hay thỉnh thoảng có thú hoang trên núi xuống mà cô chủ nhà nói với bà tôi để cho Chinsung sống ở cái ổ trong một góc sân của nhà đó. Chinsung cũng muốn về với chúng tôi nhưng bị xích lại nên không biết làm thế nào. Chúng tôi cũng không tiếc lắm vì lúc nào nhớ nó cũng có thể băng qua vườn trái cây tới sân nhà đó để gặp, Chinsung với cái tai vểnh hết ra đằng sau vẫy đuôi rối rít mừng. “Không hiểu sao dạo này nó lại sủa ghê như vậy khiến nhà cháu không thể ngủ được.” Đứa cháu gái nhà đó nói vậy và bà nội nó cũng chêm vào: “Những người Chosun bỏ trốn túm năm tụ ba đi với nhau, còn trộm cả lương thực và tương nữa đấy.” Tôi và chị Hiền cứ đến đêm là ngủ say đến mức ma có cõng đi cũng chẳng biết, nhưng có lẽ bà tôi cũng biết cả chuyện đó thì phải. “Tôi cũng thấy rồi. Trong hai ngày liền tôi thấy một đôi vợ chồng vác con trên cổ, lưng cõng con phía dưới rừng kia. Nghe thấy cả tiếng bước chân người lao xao trong đêm nữa.” Chuyện những người Chosun đói khát đi kiếm cái ăn lạc lối nơi biên giới ngày nào cũng có trong các làng ven sông, nghe tin có cả người chết ở Nampyong nữa. Chúng tôi còn nghe thấy cả chuyện phát hiện thấy những người Chosun chết đói, chết rét trong các nhà kho của nông dân hay khu rừng ven sông. Nhưng việc cả gia đình bị giết trong nhà ven làng người Trung Quốc thì đây là lần đầu tiên. Công an Trung Quốc truy tìm khắp các vùng núi quanh đó và bắt đầu điều tra từng hộ. Nhiều người Chosun đang ở https://thuviensach.vn nhà họ hàng khi đó cũng bị bắt đi và bị trả về bên kia sông hoặc thấy không khí đẫm máu như vậy cũng tự động vượt sông. Trước đây những người trong làng ở phía Bắc và phía Nam cách nhau con sông Duman quãng hẹp chỉ giống một con suối còn đi lại gặp gỡ nhau hoặc trao đổi nông sản, nhưng từ khi xảy ra nạn đói bên Chosun thì chính quyền bắt đầu đi kiểm tra. Chủ nhà cũng nói họ rất tội nghiệp cho hoàn cảnh của chúng tôi nhưng nếu chúng tôi bị công an Trung Quốc phát hiện thì họ sẽ bị phạt, nên đề nghị chúng tôi ra khỏi nhà họ. Đổi lại, nếu chúng tôi tìm được chỗ lánh tạm trong núi thì họ sẽ thuê chúng tôi làm và trả công bằng lương thực. Bố cùng chú chủ nhà đi tới cái núi sau nhà tìm chỗ trú ẩn rồi trở về, sáng sớm ngày hôm sau sắp xếp đồ đạc đưa bà, chị Hiền và tôi lên núi. Thung lũng khá bằng phẳng có một ngọn đồi hơi cao mọc đầy cỏ dại, nước chảy trong thung lũng biến thành một cái ao nhỏ và đóng băng lại bên cạnh bãi đất trống. Bố cùng chú chủ nhà đào đất đóng băng bằng cuốc chim và xẻng. Giống như làm hố để chôn vại kim chi, cái hố được đào sâu quá chiều cao của chúng tôi, rồi hai người chặt cành cây xung quanh để làm mái, phía trên được lợp bằng những bao phân đạm đã xé ra, đặt lên đó các cành thông và cành linh sam rậm rạp. Trong mấy ngày chúng tôi đã chung sức lại dựng cái lều làm nơi trú ngụ. Trong lúc bố tôi chọn những phiến đá to bản làm nền sưởi với đất và đá dăm thì bà và chị em tôi dựng một cái bếp trước cửa để nấu nướng. Chúng tôi dựng cột lên lợp mái để che mưa và tuyết rồi gom đá lại làm thành một cái kiềng để nấu nướng rất thô sơ. Dưới nền đất chúng tôi lót những tấm nilon do chú chủ nhà mang tới và trải những miếng bìa giấy lên trên cùng. Khi nổi lửa trong bếp, khói bếp luồn vào phòng chúng tôi và thoát ra ống khói phía sau lều. Không biết bố đã làm cách nào mà chẳng có tí khói nào lọt vào trong phòng. Trong thời gian qua gia đình chúng tôi có quá nhiều biến cố khiến tôi, một đứa bé chỉ biết chui vào ngủ trong nách bà, cảm thấy vô cùng hạnh phúc với tiếng ngáy rền của bố nằm chặn phía trước cửa lều. À, chúng tôi đã có một cái nhà. Chỉ tiếc một điều là không mang được con Chinsung cùng đi. Chú chủ nhà nói rằng con gái chú vô cùng thích nó, nếu chúng tôi bán nó thì chú https://thuviensach.vn sẽ trả tiền. Bố tôi không nói lời nào về chuyện đó nhưng tôi đoán có lẽ bố đã nhận tiền rồi. Tôi cũng thấy rằng con Chinsung ở trong nhà được yêu thương như vậy sẽ đỡ hơn việc lên núi sống cùng với chúng tôi với cái bụng trống rỗng. https://thuviensach.vn 4. Mùa đông, dãy núi Bekdu đẹp và rất đáng sợ. Ngay cả ngọn núi mà chúng tôi sống dựa ở đó có lẽ cũng là một trong vô số đứa con của dãy Bekdu. Chỉ mới mấy ngày thôi mà tuyết rơi nhiều vô kể, cả đêm lẫn ngày chỉ nhìn thấy toàn một màu trắng toát. Chúng tôi ở im trong căn lều không động cựa, giống y như loài động vật ngủ đông. Tuyết rơi trên cây vân sam, cây Ipgan, cây thông, làm cho cành cây trĩu xuống gãy răng rắc. Lợi dụng lúc tuyết ngừng rơi trong chốc lát, nếu thò cổ nhìn ra bên ngoài qua khe cửa sẽ thấy từng bông tuyết đã đóng băng nhọn hoắt trên các cành cây sáng chói lọi dưới ánh nắng mặt trời. Tôi thấy những bông tuyết ấy không đẹp mà đáng sợ như một thứ hung khí nào đó. Chị Hiền hơn tôi một tuổi nhưng chỉ nhỏ như thể em tôi, đã chết trong mùa đông năm đó. Vào một đêm bão tuyết, tiếng gió sắc nhọn liên tục dội vào nghe như tiếng còi thổi. “Bà ơi cháu lạnh lắm không ngủ được…” Giọng nói yếu ớt của chị Hiền đang nằm vùi trong đống chăn. Nghe vậy, bà lại kéo chăn đắp lên đầu chị Hiền và dỗ dành: “Ôi, ôi, trời sắp sáng rồi. Trời sáng thì sẽ ấm lên cháu à.” Tiếng gió lọt qua các cành cây mỗi lúc mỗi mạnh hơn. Đột nhiên nghe “huých” một cái như có lớp sóng khổng lồ úp lên mái lều, rồi thì cơ man nào là tuyết xối xả đổ ụp xuống chúng tôi. Mái lều được lợp tạm bằng cành cây đã bị gió thổi bay đi mất. Tuyết xối xả tuôn xuống, vùi lấp chúng tôi và chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tuyết đã chất đầy lên chăn và như lấp kín cả căn lều. Bố tôi ngồi bật dậy cố tìm lại cành cây lợp trên mái lều và các vỏ bao phân đạm trong bóng tối, nhưng có lẽ chúng đã bay đi rất xa rồi. Bố bới https://thuviensach.vn tuyết bằng đôi tay trần để đẩy chúng ra ngoài, nhưng chỉ được một lát thì không thể làm được nữa. Bởi tay bố không thể nào đọ nổi với sức mạnh khủng khiếp của bão tuyết. Tôi cố thoát khỏi cái chăn dần dần đè lên ngạt thở đến mức không thể chịu được, cùng bà lấy nồi niêu xúc tuyết đổ ra ngoài. Sau đó tôi chui vào chăn, đút hai tay vào nách, xoa đi xoa lại cho ấm người. Nghe thấy cả tiếng hai hàm răng tự động va vào nhau lập cập. Phải đến gần sáng tuyết mới ngớt và tới sáng thì tạnh hẳn. Hình ảnh cái lều của chúng tôi hiện ra thật thảm hại. Mặc dù trận cuồng phong đã qua nhưng gió vẫn còn đủ mạnh để biến những bông tuyết trắng xóa đậu trên các cành cây thành bột rơi lắc rắc. Bố tôi chạy chỗ nọ chỗ kia để chặt cành cây về, tôi và bà cũng lui cui gom lại các cành cây mà bố chặt quẳng xuống dưới. Mặc dù đã sửa tạm lại, song mấy ngày sau cái mái lại bị cuốn bay đi mất, bố rơi vào tuyệt vọng. Bố chỉ xuống chỗ chú chủ nhà xin các bao nilon nhà chú để dành dùng cho vụ mùa xuân về làm một mái lều chắc chắn có thể trụ được mấy năm, chứ không năn nỉ chú cho trú tạm ít lâu trong nhà. Bố tôi nói lòng người cũng như cơm vậy, để lâu sẽ bị thiu, nếu liên tục làm phiền thì sau này khi thật sự cần sự giúp đỡ người ta sẽ lạnh lùng ngoảnh mặt. Bà tôi cũng gật gật đầu. Ngày hôm đó khi mải dọn tuyết, rũ chăn, lợp lại cành cây, ba chúng tôi quên mất chị Hiền. Bố buộc cành cây bằng các sợi nilon rồi lợp các cành có nhiều lá lên trên, bà rũ tuyết trên các cành củi khô và mồi nhóm lửa chất bên cửa ra vào bị lấp đầy tuyết rồi nhen lửa. Chỉ cần ngửi mùi khói thôi cũng cảm thấy ấm áp. Chúng tôi hà hơi và vào ngồi trong lều, khi đó bà mới nhớ ra chị Hiền. “Cái Hiền đi đâu rồi nhỉ?” Bà lật tìm trong chăn, bố tôi tìm trong góc tường rồi tất cả chạy hết ra ngoài lều. Bố đang tìm bên ngoài thì phát hiện ra chị Hiền trong vạt rừng có mấy cây to chắn phía sau lều. Chị nằm cong queo như con cá cơm phơi khô. Bố ôm chị lên và bà tôi vừa chạy theo vừa lắc lắc đầu chị. “Cháu ơi, tỉnh lại đi.” https://thuviensach.vn Chị Hiền nằm cứng đơ với dáng vẻ như thể bị đóng băng. Mang chị vào trong lều, ba chúng tôi xúm vào xoa tay và chân cho chị. Một lúc lâu sau như tỉnh khỏi cơn ngủ say, chị mở mắt và tìm chúng tôi. Bà tôi gặng hỏi: “Trời lạnh như vậy, ra ngoài làm gì?” “Cháu buồn đái…” “Đái xong thì vào chứ ở đó làm gì, suýt nữa thì chết cóng.” Chị Hiền lại nhắm mắt rồi không biết có ngủ lại không mà chẳng thấy động đậy gì cả. Bố đang xoa tay và má cho chị Hiền vội vàng nói: “Mẹ, người nó vẫn chưa ấm lại được, chắc phải nấu nước cho nó uống thôi.” Bà ra ngoài vại nước lấy nước vào cái nồi và cho lên bếp nấu. Đoạn bà đổ nước vào đầy bát rồi mang tới cho chị, nhưng chị chỉ nhấp môi mấy cái rồi lại nằm thượt ra. Cả nhà lại giở hết túi hành lí lôi những bộ quần áo lúc nào cũng ẩm ướt đông cứng, áp vào ngực chị Hiền hoặc ngồi lên một chốc cho nó ấm lên rồi dùng làm chăn đắp cho chị. Có lẽ do lửa đốt trong lò đã cháy nên tấm lót trên những phiến đá bắt đầu ấm lên. Nhưng tôi không hiểu có cái gì đó giống như làn khói đen bám quanh người chị ấy mà tôi không sao đến gần để lôi nó ra khỏi người chị được. Tôi nhủ thầm trong đầu: “Chị ơi, em biết chị định rời bỏ nhà mình.” Chúng tôi vùi nửa người dưới vào chăn, ngồi gà gật rồi ngủ thiếp đi. Đêm đó chị Hiền chết. Người chị quá yếu nên khí lạnh không thể thoát ra được. Thế nhưng bố tôi, bà và cả tôi nữa, không người nào nhỏ một giọt nước mắt. Bố bọc chị cùng quần áo bằng mấy vỏ bao phân đạm rồi ôm chị bước ra khỏi lều, mắt quắc lên dữ dội: “Đừng đi theo!” Mùa đông qua đi, cỏ dại bắt đầu nhú mầm xanh giữa những đám tuyết còn sót lại. Bà và tôi xuống núi để nhổ các loại rau đang bắt đầu mọc trên cánh đồng hay trong các vạt ruộng chưa cày. Thứ chúng tôi xin được từ nhà chủ chỉ là muối và tương, nhưng luộc rau lên rồi trộn với tương hay nấu canh https://thuviensach.vn vẫn có thể đánh hết cả bát cơm với vị tương ngầy ngậy và mùi rau thơm ngát. Thêm nữa cơm lại rất dẻo. Bố tôi đi làm cho nhà chủ nhận về không phải thứ bột mì màu đất vàng mà là bột mì trắng như tuyết. Bà lấy bột đó trộn cùng rau ngải cứu đem hấp lên thành món bánh gopchangtok có màu xanh mịn màng. Vào một ngày bố sửa soạn như mỗi khi đi làm, với áo cánh dày khoác bên ngoài cái áo không cúc đã bạc màu, thắt chặt dây đôi giày vải rồi ra khỏi nhà. Theo bản năng mách bảo, tôi biết bố sẽ lên đường đi rất xa. Bố xoa đầu tôi rồi vội vàng bỏ ngay tay ra, hắng giọng nói: “Bari à, bố đi mấy ngày sẽ về ngay thôi, con ở lại chăm sóc bà cẩn thận nhé.” “Bố đi đâu thế?” Bố không trả lời mà dặn dò bà: “Mẹ, con đi chắc cũng phải mất năm ngày, lương thực gom lại chắc cũng đủ ăn mấy tháng, mẹ đừng tiết kiệm, cứ nấu ăn uống cho thoải mái nhé.” Bà và tôi đứng ngây ra trong lều. Tôi muốn theo bố qua núi đến tận đường chỗ vườn trái cây, nhưng bố vừa nói “Lớn rồi đấy”, và mắt quắc lên làm tôi chỉ còn biết đứng im bên cạnh bà. Bố nhanh chóng biến mất giữa các lùm cây. Hai bà cháu vẫn đứng ngây trong lều. Bà thấy tôi đứng lặng như thế thì hình như muốn lảng sang chuyện khác nên lặng lẽ vỗ lưng tôi và thì thầm: “Bari à, con nhìn xuống cái cây dưới kia đi. Công đấy!” Đúng là một con công đực có màu lông ánh vàng với khoang cổ xanh đậm đang xòe rộng chiếc đuôi đẹp tuyệt trần và nghiêng ngó xung quanh. Bên cạnh đó là con công cái mập mạp với cái bụng xám đang rẽ lá khô tìm mồi. Vốn dĩ nếu không nhìn thấy người thân thường xuyên thì hình ảnh người đó cũng sẽ nhanh chóng phai nhạt. Với tôi, những ngày mùa đông có bố bên cạnh hình như đã trở thành dĩ vãng. Giống như cái ngày mẹ tôi cùng https://thuviensach.vn hai chị tôi đột ngột rời tới Buryong, hình bóng của họ cũng như đám mây trôi trên trời xa và thỉnh thoảng lại hiện về trong giấc mơ của tôi. Vào những đêm hấp khoai tây hay nấu cơm ăn xong, nghe thấy tiếng cú rúc từ một nơi xa, tôi lại năn nỉ bà kể chuyện cổ tích. Mỗi lần nghe bà kể chuyện tôi lại như quay trở về ngôi nhà rộng có sân trên ngọn đồi thấp ở Jeong Jin. Và rồi ở phòng bên cạnh các chị tôi cùng ngồi chơi tết chỉ hoặc chơi vỗ tay, nghe cả tiếng mẹ trong bếp vừa hấp xong gopchangtok hay bánh mì rượu phồng, cho vào cái rổ rồi đưa ra réo lên với giọng điệu vui vẻ “mang cái này vào ăn đi”. Hình như còn nghe cả tiếng các chị tôi cười như nắc nẻ và tiếng chạy huỳnh huỵch ra nhà ngang. “Cháu à, có đang nghe không đấy?” “Không… mà nghe tới đoạn công chúa Bari là con gái thứ bảy rồi.” “Ừ, sáu đứa con gái lần lượt đi ra và khóc lóc thảm thiết ‘Phận bố ơi, phận mẹ ơi’. Lúc đó hoàng hậu mới quay lưng lại ‘Là phận gái nên đành phải vậy thôi. Bố các con - thái hoàng lâm bệnh nằm liệt rồi, vậy hãy gọi thợ đẽo đá về để làm cái hòm đá’. Hoàng hậu lại nói tiếp ‘Làm xong hòm đá rồi thì cứ làm như lời bố các con nói. Cho đứa bé vào hòm đá đi. Tháng Ba, Tháng Tư à, các con mang cái hòm đựng đứa trẻ ném xuống đầm ấy’. Mấy đứa cung nữ dại dột vừa khiêng cái hòm vừa hò vang ‘Dô ta nào, dô ta nào’. Khi đi tới đầm thì đột nhiên nghe thấy tiếng sáo Mudong từ trên trời dội xuống và thiên địa dính sát vào nhau. ‘Ông trời ơi, có giết chúng tôi thì giết. Chúng tôi không có tội gì cả, làm người hầu kẻ hạ cho người khác nên họ sai gì thì làm nấy thôi.’ Họ vừa dứt lời thì trời đất liền tách rời ra. Khi đó bọn họ ném cái hòm xuống đầm. ‘Ôi, giờ đây chúng ta không thể về cung được nữa rồi’.” “Bà ơi, vậy là công chúa bị ném vào rừng giống như cháu à?” “Có những lời kể nàng bị ném xuống sông, xuống biển và ném vào rừng. Rồi thì có hạc, quạ, rùa vàng hiện lên cứu sống nữa.” “Sau đó có ông bà đem nuôi giấu đi đúng không?” https://thuviensach.vn “Có cả việc Long vương dưới thủy cung cứu sống nữa. Rồi đến khi công chúa lớn thì vua và hoàng hậu lâm trọng bệnh, con người sống trên cõi đời này ai cũng đều bị bệnh hết. Biết làm thế nào đây? Cho rước thầy bói đến, thầy phán rằng phải tìm được công chúa thứ bảy về mới qua khỏi. Người ta không biết đứa trẻ mà họ tìm được ở rừng về là quỷ dữ hay thần thánh nên tìm cách thử. Đứa trẻ ấy liền lẫm chẫm bước ra nói: ‘Tôi có chứng cớ là con của mẹ’. ‘Chứng cớ nào, đưa ra đây’. ‘Hãy chặt ngón tay giữa và ngón tay áp út của tôi ra xem có phải là máu đang chảy không. Rồi sau đó ghép lại, nếu vừa khít thì có nghĩa tôi là con gái của mẹ.’ Nghe thấy vậy họ liền chặt lấy ngón tay nàng rồi lắp trở lại. ‘Ôi, ôi con lớn lên đẹp như trăng rằm, như chúa tể của muôn loài. Không biết con lớn lên bằng nước, bằng ánh nắng hay bằng sương sớm mà phổng phao quá’.” “Cháu cũng biết rồi. Để cứu sống bố mẹ và người trên thế gian này thì phải lấy nước trường sinh bất tử về đúng không ạ?” “Bari của bà thật thông minh sáng dạ. Chỉ kể một lần là có thể nhớ được ngay. Người ta nói đi về hướng mặt trời lặn, tận cuối trời phía tây là có nước trường sinh bất tử. Lúc nàng đi qua đất nước có dịch bệnh, vượt qua sông, qua núi thì đều có các thần giúp đỡ. Công chúa vừa đi vừa giặt giũ giúp đỡ tất cả mọi người, nhổ cỏ trên cánh đồng, làm tất cả các công việc nặng nhẹ, diệt trừ ma quỷ, còn đi xuống cả địa ngục nữa. Xuống địa ngục, nàng giúp đỡ cả các tội nhân bị nhốt dưới đó. Khi tới cuối trời phía tây đã thấy Changseong[8] đang đứng đợi. Công chúa chơi trò thách đố với Changseong nhưng bị thua nên ông ta nói nàng phải sống cùng, đẻ con cho ông, làm đủ mọi việc trong ba năm mới được lấy nước trường sinh. Trải qua tất cả nỗi thống khổ trên đời và trên đường quay về công chúa đã nhìn thấy những con thuyền đang đi về cõi chết, trên thuyền là các linh hồn đeo các loại nghiệp báo về với suối vàng.” “Bà ơi, bà quên chuyện lấy nước trường sinh rồi.” “Ừ, đúng rồi, bà quên mất. Khi đòi nước trường sinh thì tên Changseong đó mới nói thế này: Thứ nước mà chúng ta nấu nướng, giặt giũ hằng ngày là https://thuviensach.vn nước trường sinh đấy.” “Vậy là mất trắng công của công chúa à?” “Bari à, không phải vậy đâu. Có nghĩa là nàng đã nhận được tấm lòng biết nhìn ra nước trường sinh bất tử đấy cháu.” “Nghĩa là gì thế bà?” “Sau này cháu lớn lên sẽ hiểu thôi. Khi vẩy nước trường sinh lên bố mẹ nàng thì họ đều sống dậy, thế giới bị dịch bệnh cũng thay đổi, mọi người trở nên khỏe khoắn. Và từ đó Bari mới sống trong lòng chúng ta như vậy đấy. Sống trong lòng cháu, trong lòng bà nữa.” Tôi nằm bên cạnh bà trong bóng tối và nghe đi nghe lại câu chuyện này. Thời điểm đó, thỉnh thoảng tôi cũng mơ nhưng như tôi đã nói ngoài giấc mơ về mẹ và các chị rời đi Buryong đứng đăm đắm nhìn tôi ra thì không có giấc mơ nào rõ ràng cả, tuy nhiên tôi vẫn nhớ như in giấc mơ về Bari. Có điều là tôi không nhớ chính xác rằng đó là lúc tôi sống cùng bà trong túp lều trên núi hay mơ sau khi bà tôi mất đi. Ngay cả trong giấc mơ tôi vẫn nghĩ rằng ‘mình đang mơ đây mà’, nhưng đôi khi tôi vẫn bị cuốn theo dòng chảy của mộng mị. Khoảnh khắc người ấy xuất hiện, tôi đang dạo bước trên bờ biển rộng không có dấu chân người. Bãi cát trắng xóa không hề có một bụi cây, bầu trời xanh ngắt không một gợn mây, và có một ngôi nhà trên bờ biển. Mái ngói lợp rất cao, những cánh cửa có các thanh gỗ đan chéo nhau[9]. Không biết từ lúc nào tôi bước vào trong nhà, thấy những hàng cột sừng sững. Sau đó, khi ra bên ngoài nhìn, tôi thấy ánh sáng mờ đục trải trên một hành lang rộng vừa giống như nhà thờ lại vừa giống như cung điện, tuy nhiên tường bên trong lại rất tối tăm. Phía đó tối quá khiến tôi không dám bước chân vào, nhưng đồng thời như có ai đó bật một cái đèn nho nhỏ làm cho không gian dần dần sáng lên và ánh lửa bập bùng lan tới tận nóc nhà cao, vươn xa tới tận mé tường. Tôi bước từng bước về phía đó. Trong ánh sáng có một người hiện ra. Ánh sáng không phải màu vàng mà là sáng trắng, chói lóa như nắng hè. Cái bóng người trắng ấy không động đậy mà lơ lửng trong ánh sáng. Tôi thấy một mái tóc bạc cài https://thuviensach.vn trâm kiểu ngày xưa - không rõ là tóc bạc thật hay chỉ là hình ảnh phản xạ của ánh sáng - và nhân vật đó mặc áo xô trắng. Vạt váy cứ đung đưa, các nếp gấp li trên váy không ngừng phất phơ qua lại. Khuôn mặt người đó cũng trắng toát, không đoán được là già hay trẻ, chỉ có thể cảm nhận được nụ cười hiền hậu. Hình ảnh chỉ hiện lên lãng đãng như vậy, tôi lùi bước thì nó biến mất nhưng lúc định bước chân vào bên trong thì hình ảnh đó lại xuất hiện. Tôi bước thêm một bước nữa thì nơi bức tường tối đen không xuất hiện một cái gì nữa. Tôi ghi nhớ hình bóng ấy. Sau này người đó không xuất hiện nữa, ngay cả khi tôi tới một đất nước xa xôi, khi bà tôi và Chinsung thỉnh thoảng hiện về kể cho tôi nghe những câu chuyện có thể giúp ích được cho tôi. Bố tôi đi, năm ngày, rồi cả mấy tháng trời cũng không thấy quay trở lại. Mấy ngày sau bà tôi bảo “Bố cháu tới Buryong tìm cả nhà cháu rồi”. Nhưng đó là việc tôi có thể đoán được. Bố tôi đi chịu phạt vì tội của cậu tôi và gặp không ít nguy hiểm, song ai cũng biết việc đi tìm gia đình là điều ngu ngốc. Nhưng biết làm sao được. Nếu tôi là bố chắc chắn tôi cũng sẽ đi tìm mẹ và các chị của mình. Thời điểm sắp sửa vào hè, tôi và bà đi vào trong núi sâu tìm thảo dược và nấm để đổi lương thực với chủ nhà. Thứ đáng giá nhất được gọi là thảo dược phải kể đến nấm vạn niên, dorachi trắng hay gosari có rất nhiều, nên bà cháu tôi mỗi người hái hay đào được đầy bao. Khi lên núi, không thứ gì là bà tôi không biết cả. Bà vừa chỉ cho tôi cách phân biệt nấm độc, cỏ độc, vừa giải thích cho tôi. Vào một ngày nào đó nếu tìm được khu nấm vạn niên trong bãi cỏ dại mọc giữa những cây sồi và cây tổng quán sủi, đem bán đi lấy tiền thì chúng tôi cứ gọi là sống như đế vương. Nhưng thỉnh thoảng chỉ cần mấy cụm gosari hay dorachi đào được nhà chủ cũng cho chúng tôi đầy gạo và đồ ăn. Một hôm, sau khi đào gosari xong thì chúng tôi vớ được nấm vạn niên. Tôi đào phía bên trên còn bà tôi do nhức chân nên ngồi nghỉ phơi nắng tại một bãi bằng phẳng nhiều cây bên dưới. Khi phát hiện ra hoàng kì mọc trên một gốc cây, tôi liền nhớ tới lời bà đã nói rằng đó là thuốc bổ làm tăng lực cho người già, liền hét toáng lên: “Bà ơi, ở đây có hoàng kì này!” https://thuviensach.vn Tôi hét vọng tới chỗ bà đang ngồi quay lưng lại ở dưới, nhưng bà cứ ngồi im như thế không hề nhúc nhích. Bà đang cầm liềm, nên tôi thận trọng trượt dốc xuống chỗ bà. “Bà ơi, đưa liềm cho cháu nào”, tôi nói rồi nắm tay bà nhưng bà ngã gục sang bên cạnh. Cánh tay và vai bà cứng đờ. Mắt bà nhắm nghiền, và dòng máu trên mũi chảy xuống đọng lại trên những nếp nhăn xung quanh mép. Tôi ghé tai vào ngực bà, để cả tay lên mũi, nhưng rõ ràng là bà đã chết. Tôi ngồi xuống bên cạnh và khóc òa rất lâu. Cho đến khi nghe tiếng khóc của mình vọng lại trong rừng vắng tôi mới ngừng khóc. Tôi cứ ngồi ngây ra như thế suốt mấy tiếng đồng hồ rồi sau đó bắt đầu đào đất bằng cái liềm. Với sức lực của tôi thì không thể đào được một cái hố sâu. Chỉ đủ để có thể vùi được xác của bà. Tôi kéo bà đặt xuống hố rồi đắp đất cao lên. Không đành lấp đất lên mặt trần của bà tôi liền lấy cái bao đựng phân đạm lúc nào cũng kè kè bên cạnh chúng tôi để đắp mặt cho bà. “Nếu bố về thì chúng cháu sẽ chuyển bà tới nơi khác, nơi có ánh nắng mặt trời.” Tôi thất thểu xuống núi. Lúc này đây chỉ còn lại mình tôi trong căn lều trống rỗng. Tôi cứ nằm trong lều như thế suốt mấy ngày. Vào một đêm tôi chợt tỉnh giấc. Nghe tiếng cú kêu như tiếng gió vọng lại từ phía núi xa. Không biết đó là gì nhưng có vẻ là tiếng gọi tôi. Âm thanh đó cũng không phải là thứ hữu hình, nhưng giống như sợi chỉ vô hình chạm vào tóc tôi và từ từ kéo đi. Cảm giác khó chịu như vướng phải tơ nhện trong bóng tối nhưng tôi không xua đi mà cứ để yên như vậy. Rồi cứ thế tôi đăm đắm nhìn hừng đông đang rạng dần bên ngoài căn lều phía trời xa. Tôi tất tả chuẩn bị lên đường. Thay quần áo bên trong, mặc quần thể thao cùng cái áo paca vải tổng hợp màu xanh có mũ mà con gái chủ nhà đã nhường cho và kéo khóa lên tới tận cằm. Sau đó tôi cho tất cả lương thực đã chuẩn bị suốt cả ngày hôm qua vào cái ba lô mà gia đình tôi đã làm và dùng từ hồi còn ở Musan. Tôi làm gopchangtok từ chỗ bột mì còn lại và gói vào https://thuviensach.vn túi nilon, gạo rang lên giã thật nhỏ làm bột. Tôi rửa sạch đậu bà làm giá còn thừa trong nồi và chia vào các túi nilon. Có mấy vỏ chai nước ngọt mà chúng tôi lấy về từ nhà chủ để làm bình đựng nước, đựng tương và đựng dầu, tôi chỉ lấy một cái chai rỗng để đựng nước mang đi. Tôi xuống núi và đi rẽ vào góc vườn trái cây thì nghe thấy tiếng sủa quen thuộc của con Chinsung. Tôi muốn gặp Chinsung lần cuối trước khi lên đường liền quay lại, rón rén tới chỗ nó để không đánh thức chủ nhà, Chinsung liền vẫy đuôi rối rít. Tôi ấp đầu Chinsung vào ngực và thủ thỉ với nó trong suy nghĩ. “Giờ tớ đi tìm bố mẹ đây. Khi gặp cả nhà rồi thì chúng ta sống vui vầy cùng nhau nhé.” Vừa nói xong thì nghe tiếng con Chinsung rên ư ử trong ngực. “Bari à, cho tớ đi với, tớ sẽ giúp cậu. Cởi dây cho tớ đi.” “Không được đâu, cậu đợi ở đây đi. Chỉ bốn ngày thôi là tớ sẽ trở lại mà.” Tôi dỗ dành Chinsung như vậy rồi băng qua vườn trái cây, qua rừng và khi ra tới đường lớn thì nhìn thấy ngay sông Duman phía dưới. Tôi cởi áo buộc lên đầu, cúi người xuống đảo cánh tay trong nước như hồi còn nhỏ làm động tác bơi giả và bước đi. Chân chạm nước thì bơi kiểu bơi chó, chạm đất thì lại bước đi. Khi tôi đi gần qua hết con sông cũng là lúc ánh sáng buổi sớm tỏa ra cánh đồng trên đỉnh Gunhan bằng phẳng. Có tiếng nước chảy phía sau và tiếng rũ nước nghe rất gần. Quay lại thì thấy con Chinsung đã theo tôi vượt sông từ lúc nào. Tôi không trách mắng nó mà tháo cái dây buộc đã bị đứt trên cổ nó và quẳng đi thật xa. Chúng tôi đi men theo sườn núi. Để tránh qua làng, chúng tôi nhắm hướng phía cánh đồng và chọn hướng đông để đi. Người Chosun chặt hết cây cối trên núi để làm củi đốt hay làm ruộng bậc thang nên chỉ còn trơ lại đồi trọc mọc những đám cỏ xanh rì. Tôi không biết Buryong ở đâu nhưng có nghe rằng nó nằm trên đường tới Jeong Jin nơi tôi đã lớn lên. Biết đâu đang https://thuviensach.vn trên đường có thể gặp tàu chở quặng đá để xin quá giang. Tôi và Chinsung cứ thế bước mải miết trong ánh nắng chói chang. Mọi chuyện sau đó giống hệt những giấc mơ. Đang đi, nếu có bóng người xuất hiện chúng tôi lại trốn trong đám rừng hay tảng đá ven đường chờ người đó đi qua. Một lần đang đi thì gặp hai mẹ con nọ nhưng chúng tôi không tránh mà cứ đi cùng, thấy họ chẳng những không nói gì, mà còn không ngoái đầu sang bên, trông họ có vẻ suy kiệt. Trên một con dốc nhìn xuống làng, chúng tôi thấy xác một người đàn ông đang nằm ngửa mặt lên trời. Miệng ông ta há ra và mắt nhắm nghiền, bọt mép sùi lên, má hóp lại sâu hoắm. Tôi nhìn thấy linh hồn ông ta đang ngồi trên một cành thông cách đó không xa. Linh hồn trông giống như cuộn khói đang tỏa ra từ ống khói trong một ngày âm u. “Mày đi đâu đấy?” Linh hồn đó bắt chuyện với tôi. “Đi tìm bố mẹ cháu.” Linh hồn lẩm bẩm. “Có đi cũng chẳng ích lợi gì đâu. Bọn họ chết hết cả rồi.” Tôi không đối đáp thêm lời nào nữa. “Ôi, đói bụng quá. Đưa cơm đây, đưa đồ ăn đây”. Linh hồn giống như cuộn khói liên tục quanh quẩn trong hư không và lẩm bẩm. Khi thấy con Chinsung gừ gừ và nhe răng ra, linh hồn theo gió biến mất. Tôi thấy mỗi khi tiến gần tới làng hay khu lao động đều phải tránh nên việc đi lại ban ngày không có lợi mấy. Tôi đưa Chinsung tới khu núi hoang gần đó. Khi leo lên tới đỉnh mới nhìn thấy đường tàu ngoằn ngoèo và vươn dài ra ở phía sau. Tôi nhủ thầm ‘chỉ theo đường tàu mới có thể tìm được đường tới Buryong’. Tôi quyết định ngày sẽ ngủ và đêm sẽ đi, nên trải áo paca lên cỏ và nằm xuống. Con Chinsung nằm sát bên người tôi, tì mõm lên chân trước và canh cho tôi. Khi thấy hơi lạnh ùa tới, tôi mở mắt thấy ánh sao lấp lánh đầy trời giống như những ngôi nhà thắp đèn bên cửa sổ. Cảm giác như chỉ cần vươn tay ra là có thể với được vì sao to ở ngay trước mắt. https://thuviensach.vn Tôi xuống núi tìm đường tàu theo hướng ban ngày mình đã định sẵn. Trong bóng tối, chúng tôi giẫm chân lên lớp đá ba lát đắp cao bên đường ray, vượt qua đường ray và đứng lên tà vẹt. Tôi và Chinsung men theo đường tàu đi bộ hết đêm. Chẳng nhớ nổi là chúng tôi có ngủ lúc đang đi hay không mà chỉ qua một ngày nữa thì chúng tôi đã đi tới gần ga Gomusan, quanh đó là những ngôi nhà vắng tanh vắng ngắt. Khi ngoặt vào ngõ hẻm với những căn nhà nối liền nhau dài ngoằng, tôi cảm thấy trong đó có rất nhiều người. “Con bé này là ai thế?” Nghe có tiếng lao xao trong gió rồi thấy xuất hiện một hai cái bóng mờ mờ, tỏ tỏ như quần áo giặt sẫm màu trong đêm trăng khuyết nổi lên. Trong đó có một cái bóng sượt qua tôi và hỏi bằng một âm thanh rất rõ ràng. “Mày đi đâu?” Tôi không sợ chút nào. Khi chỉ có hai bà cháu trong lều trên núi, nghe tiếng hổ quanh qua quẩn lại tôi cũng không hề sợ hãi. Cả sau này khi còn một mình tôi cũng đã sống trong khu rừng đó. “Mặc kệ người khác đi đâu thì đi. Mày tưởng tao sợ sao?” Những cái bóng đen ngòm bắt đầu lao xao xung quanh. “Nó nói nó không sợ, không hề sợ”. Tôi và Chinsung không chút ngập ngừng, cứ thế bước đi và dừng lại trước một căn nhà nào đó đang mở toang cửa. Căn nhà có sân rộng giống như nhà chúng tôi ở Musan và có cả sàn trống giữa các phòng. Khi tôi bước vào sân, Chinsung ghìm chân sau lại và sủa khẽ. “Không sao đâu, mình nghỉ ở đây một chút đợi trời sáng rồi ra ga.” Khi bước hẳn vào trong thì thấy gió thổi ù ù quanh sân rồi biến mất. Bước lên hè, tôi nghe ngay đằng sau giọng một người phụ nữ bị khàn tiếng. “Con kia, sao dám tự ý vào nhà người khác hả?” Ngoảnh lại, tôi thấy một người phụ nữ với mái tóc lả lướt đang đứng trước cửa bếp. Tôi biết đó là chủ nhân của nhà này và không phải là người https://thuviensach.vn còn sống. Con Chinsung lại gầm ghè. “Cô ơi, cháu xin lỗi. Cháu cũng đang đi tìm mẹ, mệt mỏi quá nên định ghé vào đây nghỉ một lát rồi đi.” “Dẹp nó đi, mấy đứa con tao đang sợ hãi đó.” “Đây là em cháu, nó không hại gì đâu. Làm sao mà cô chết vậy?” Lần này lại nghe bên trong hè có tiếng cười rúc rích. “Nó nói đó là em của nó, hic hic.” Trong phòng có hai đứa trẻ con đang đứng cạnh nhau. Đứa có vẻ cao hơn một chút là con gái và đứa thấp hơn là con trai. Chị em nhà nó khoảng bảy tuổi và bốn tuổi. Tôi ngồi trên hè, người phụ nữ và hai đứa trẻ con đứng cách một khoảng xa bên trong. “Chúng tao không thể rời đây được. Vì đang phải chờ bố bọn trẻ. Chúng tao cùng đi tới Hwe Ryong và Jeong Jin để kiếm lương thực cho bọn trẻ, lúc về không bắt được xe nên phải đi bộ về. Bốn ngày sau về tới nhà thì bọn trẻ đã chết vì đói và rét. Tao sốc đến nỗi ngã ngay tại chỗ và cũng chết luôn. Bố bọn trẻ không biết đi đâu mà không thấy về. Hãy nhìn cái sân kia. Toàn người trong làng cả đấy. Tất cả đã rời đi chỉ còn chúng tao ở lại.” Tôi nhìn thấy những linh hồn vảng vất cuộn lại chỗ nọ chỗ kia như những cụm khói đen trong sân và ngoài cổng. Tôi nhớ tới bà và lôi bọc gopchangtok gói trong nilon, bứt từng chút một và bắt đầu quẳng ra vườn. Ném cả vào phòng cho người phụ nữ và hai đứa trẻ. “Mọi người hãy ăn và đi đi. Cậu cũng ăn đi, cả cậu nữa…” Các hình bóng biến mất trong nháy mắt. Tôi cho Chinsung một cái bánh gopchangtok và bản thân cũng đưa lên miệng cắn một miếng nhai rồi ngủ thiếp đi. Sáng, chúng tôi ra vùng gần ga thì chẳng thấy nhân viên nhà ga và hoàn toàn không có dấu chân người. Tôi ngồi thụp xuống trước ga thì một bà già liêu xiêu bước tới nói: https://thuviensach.vn “Sao lại có đứa trẻ ta chưa nhìn thấy bao giờ ở đây nhỉ? Mày sống ở đâu thế?” “Cháu sống ở Musan.” “Sao? Từ nơi xa như vậy mà tới đây làm gì? Cứ vượt sông quách đi có phải đỡ không. Con dâu và con trai ta đi tìm đường sống cũng đã lâu lắm rồi.” “Bà ơi, muốn đi Buryong thì phải lên tàu ở đây à?” “Tàu hỏa ấy à? Nó vẫn đang chạy à? Nó ngưng chạy từ lâu rồi cơ mà. Người sống ở đây cũng tứ tán đi khắp nơi rồi. Nếu là người lớn chỉ cần một ngày là có thể tới Buryong được.” Cái giỏ bà già đeo bên người rơi phịch xuống đất, bên trong chỉ chỏng chơ toàn vỏ thông và dorachi. “Chỉ toàn ăn những cái này thôi nên chẳng dễ chết. Mày đi về nhà nhanh lên. Không thì tới ga Joeng Jin mà móc túi cũng được. Phải vậy mới sống nổi.” Tôi đưa tay ra đằng sau định lấy túi nilon đựng gopchangtok nhưng bà già đã nhanh như cắt cướp lấy bịch nilon. Không thể tả được bà nhanh tới mức nào, trái ngược hẳn với bước chân và giọng nói của bà. Bà già nhét hai cái bánh liền một lúc vào miệng và bắt đầu nhai. Không biết có phải răng hàm đã rụng hết hay không mà bà già chỉ trệu trạo nhai bằng răng cửa rồi cứ thế nuốt chửng cái bánh khiến tôi đứng cạnh nhìn cũng thấy muốn nghẹn cổ. Khi tôi vừa lôi bình nước ra bà già vội vàng giấu túi nilon ra phía sau, đón lấy bình nước và tu một hơi thật dài. Sau đó có vẻ như đã hoàn hồn, bà già thở một hơi thật sâu, ngồi ngây ra rồi đưa lại cho tôi bịch nilon và bình nước. “Mày cũng ăn đi.” “Bà ăn hết đi.” https://thuviensach.vn Bà già lại bắt đầu ăn từng cái bánh một. Cho đến khi chỉ còn lại cái túi nilon trống trơn, bà già lại chìa túi nilon ra trước tôi. Tôi đứng lên định đi, con Chinsung cũng hiểu ý liền đứng ngay dậy và đi xuống phía đường tàu. “Đi nhanh lên, ở đây người ta đi hết rồi chẳng còn ai cả.” Trên đường tới Buryong, hằng đêm tôi gặp không biết bao nhiêu hồn ma vất vưởng khắp các cánh đồng và làng mạc. Mỗi lần chúng khệnh khạng và lướt qua con đường làng vắng ngắt lại nghe rít lên âm thanh ù ù ù ù như gió lùa qua những hàng cây cao. Sau này, khi tới thế giới khác, nhìn thấy vô vàn những đô thị cùng không khí náo nhiệt của con người và ánh sáng rực rỡ, tôi lại chạnh lòng nghĩ rằng họ đã bỏ và ngoảnh mặt đi với chúng tôi. À, à, giờ đây là lúc bắt đầu những chuỗi ngày đáng sợ của địa ngục lửa. Tôi và Chinsung trong lúc đang lạc đường ở một sườn núi nào đó nối liền đỉnh Chayu và núi Goseong bao quanh Buryong thì ngửi thấy mùi khói rất cay ở đâu đó. Chinsung bắt đầu sủa lên dữ dội. Khi xuống được con đường mòn bên dưới, đột nhiên thấy gió nổi rất mạnh và khói bắt đầu bao phủ khắp sườn núi. Vừa qua khỏi một khúc quanh thì thấy lửa đang từ phía dưới lan dần lên. Mà không, khắp nơi chỉ toàn là khói và lửa. Những cuộn khói bốc lên từ những rặng cây phủ khắp bầu trời, nghe sát bên tai tiếng lửa bén vào các cành cây nổ lách tách lách tách. Lửa đang cháy ở dưới thung lũng kia và lan đi rất nhanh. Tôi quay lại con đường vừa xuống và leo ngược lên. Lúc xuống thì trơn trượt nên không mệt mỏi gì nhưng khi leo ngược lên mệt không thở được và chân không còn tí sức lực nào. Khi quay nhìn xuống dưới mới thấy ngọn lửa bùng lên theo gió lan nhanh tới ngọn đồi thấp phía đối diện. Những cuộn khói vô phương hướng trùm lấy chúng tôi. Tôi hổn hển leo lên núi nhưng lửa cũng lan nhanh không kém. Con Chinsung lưỡi thè ra, chạy đằng trước và liên tục ngoái lại nhìn tôi. Vất vả lắm mới leo được lên sườn núi thoai thoải hướng lên đỉnh.. Tới sườn núi, tôi nhìn xuống phía dưới thung lũng và cánh đồng nơi mình vừa leo xuống lúc nãy. Không biết có phải lửa bắt đầu từ chân núi hay https://thuviensach.vn không mà nó chạy một vòng qua sườn núi và đang lan sang hai cánh thung lũng, tiếp đó khói trắng bốc lên từ giữa cánh đồng nối dài với hẻm núi. Giữa rừng có gì đó đang rùng rùng chạy, thì ra là nai sừng tấm và hươu đang lao qua sườn núi. Chúng dừng lại, khẽ nhìn chúng tôi rồi lại thoăn thoắt chạy đi và vượt qua sườn núi. Lửa đổ bộ trước tiên vào phía tây sườn núi và bắt đầu cháy hướng lên trên. Thật may vùng này không có nhiều cây nên lửa chỉ cháy từ từ và thiêu trụi cỏ cùng cây bụi. Nhưng ngọn lửa cháy qua khu đó cùng ngọn lửa cháy lên từ phía dưới nếu gặp nhau chắc chắn sẽ lan từ sườn núi tới đỉnh trong nháy mắt. Tôi cùng Chinsung vượt qua sườn núi. Rồi tôi ngồi bệt xuống, trượt trên cỏ và lá rụng như lao cầu trượt xuống dưới. Đột nhiên người tôi lửng lơ trên không, va phải cành cây và ngã lăn lông lốc. Toàn thân tôi ướt đẫm mồ hôi, bên hông nơi bị ngã đau nhói đến tức thở. Nhưng bên dưới khói lại đang bùng lên. Chinsung vểnh tai ra sau, nhe răng và bắt đầu sủa. Một gia đình lợn lòi chạy ra khỏi con dốc mà chúng tôi vừa trượt xuống, ngập ngừng trước mắt chúng tôi rồi đổi hướng biến mất phía dưới. Lũ con của chúng cũng hoảng hốt chạy theo. Chinsung gầm ghè và cứ thế chạy theo bọn lợn lòi. Tôi hướng về phía Chinsung, vội vã hét lên. “Ngố ơi, bọn nó không hại mình đâu. Chúng chạy thoát thân đấy!” Tôi nhổm người dậy định đi theo nó nhưng không thể nào thở nổi. Không biết là bị dập lưng hay bị gãy xương sườn nữa. Phải mất mấy ngày sau tôi mới thấy đỡ nhưng vẫn còn âm ỉ đau mỗi lần bước và cái đau kéo dài cả tháng, đến tận khi tôi đã vượt sông Duman. Lúc đó tôi chỉ còn nước bò như thú vật rẽ cỏ để đi. Rồi trước mắt tôi hiện ra tảng đá và một con suối đang chảy róc rách giữa tảng đá lớn. Hơi khói nồng nặc theo gió dồn tới tận con suối. Đằng kia, ngọn lửa bắt đầu ăn tới dốc núi ngay phía trên con suối. Trong nháy mắt đã nghe thấy tiếng các cành cây bén lửa cháy dữ dội. Tôi ngồi thụp xuống bên tảng đá trước một vũng nước đọng chỉ to gấp đôi quả hồ lô. https://thuviensach.vn Ngọn lửa lan dần từ dưới lên trên, tỏa rộng ra theo địa hình và rừng cây. Gió từ thung lũng như cái ống khói thoát ra nên khói và lửa vây lại cả hai bên và tiến đến mỗi lúc một gần. Thoáng một cái hơi nóng đã hầm hập bốc lên đến nghẹn cả họng. Không cần ai dạy tôi cũng biết cách nhúng cho quần áo thật ướt và đội lên đầu, nằm bẹp xuống đằng sau tảng đá. Những cái cây ngay trên đầu tôi oằn xuống và toàn bộ cây cối bắt đầu bén lửa. Tôi đã nhúng ướt đẫm áo và đắp lên trên nhưng cảm thấy lưng nóng như ở ngay bên đống lửa. Khói và mùi cháy cùng tiếng nổ lách tách của vỏ và nhựa cây; đáng sợ hơn cả là luồng gió mạnh cùng tiếng lửa cháy rừng rực không ngừng dội lên suối. Tôi đã nhắm chặt mắt nhưng nước mắt nước mũi nhòe nhoẹt trên mặt và ho liên tục. Khi ngẩng đầu lên mới thấy ngọn lửa rừng rực đã đi qua chỉ còn lại những tia lửa nhỏ đang bay phất phơ và khói cay xè không ngừng phả ra trên các cành cây cháy dở. Xung quanh trời bắt đầu tối, thêm nữa nơi tôi vượt qua là phía Bắc núi nên mặt trời càng trở nên nhanh tối hơn. Bốn phía vẫn còn nhìn thấy các tàn lửa đang cháy âm ỉ, những gốc cây đang cháy dở làm đỏ rực xung quanh như nồi trên bếp. Khói bốc lên khắp nơi và khi trời vừa sẩm tối thì quang cảnh trông giống như giữa địa ngục. Vẫn còn nghe thấy đây đó tiếng cây đang cháy. Những cây thông cao trụi lá đứng bên dốc núi, vươn đám cành đang cháy dở ra bốn phía như bó đuốc. Tôi bước thấp bước cao chạy xuống thung lũng và hét lên: “Chinsung ơi, Chinsung!” Tiếng hét vọng lại vang khắp xung quanh. Tôi tập trung để nghĩ xem Chinsung đang ở chỗ nào, giống như ngày xưa. Con Chinsung đang ở một nơi rất gần. Tôi đi quanh các tảng đá để tìm Chinsung. Nhìn thấy nó nằm sóng soài trên cỏ cách dòng nước không xa. Khi tôi tiến lại gần Chinsung yếu ớt vẫy đuôi mấy lần. Tôi lo lắng “Bị thương ở đâu, dậy đi”, nhưng có vẻ như Chinsung không còn đủ sức để đáp lại lời tôi. Tro dính lấm lem lên bộ lông trắng của nó, dưới bụng lộ ra vết thương đỏ lòm, máu chảy ướt đẫm https://thuviensach.vn thấm đỏ cả đất. Sao lại ngu ngốc tấn công bọn lợn rừng đang mang con chạy tránh nạn cơ chứ. Có lẽ Chinsung tấn công bọn thú hoang cũng chỉ là muốn bảo vệ sự an toàn cho chủ. Vợ chồng con lợn lòi có lẽ đã dùng tất cả sức lực để chống chọi lại kẻ tấn công. Chinsung bị con lợn lòi làm rách bụng, rồi lại chạy xuyên qua tầng tầng lớp lớp các ngọn lửa. Tôi ôm đầu Chinsung khóc không thành tiếng. Nó là người thân cuối cùng của tôi trên đời, giờ thì chỉ còn lại mình tôi giữa thế giới rộng lớn này. Từ đó cho tới khi tôi tới biên giới Musan trong khoảng ba, bốn ngày, những ngọn núi xung quanh tiếp tục cháy và bốc khói. Sau này khi ra tới Yeongin tôi mới nghe tường tận về vụ cháy rừng ở Chosun. Năm đó ở khắp nơi trên thế giới cũng xảy ra nhiều vụ cháy rừng. Ở Chosun cây cối khô nên đôi khi gây ra cháy rừng tự nhiên, nhưng lần này là do người dân tự làm cháy. Sau khi thu hoạch tất cả trên cánh đồng tập thể mà vẫn không được cung cấp lương thực, người ta lên núi định khai khẩn phần đất của mình. Họ thủ trong túi một bao diêm, đi vào hẻm núi hay thung lũng để không ai nhìn thấy rồi châm lửa, tránh đi. Ngay cả lúc lửa bùng lên thì ở làng gần đó cũng không đủ người để dập lửa. Cháy rừng, nếu lửa đã bùng lên thì phải cháy tới ba, bốn, năm ngày cho tới khi thiêu rụi tất cả các ngọn núi gần đó. Khi những cánh rừng rậm trở thành các bãi tro, người ta tranh nhau lên núi trước, đóng cọc đánh dấu phần đất của mình, dựng những phần cây chưa cháy hết lên để làm phần ruộng của mình, rồi trồng đậu trắng, khoai tây hay đậu đen lên đó. Những người đốt lửa như vậy bắt đầu sống sót từ năm đó. Cho đến khi qua sông Duman quay trở về nơi mình đã ra đi, mỗi khi leo lên cao tôi lại quay nhìn về phía sau, thấy những ngọn núi xa gần vẫn còn những đám cháy tỏa khói mù mịt, trông giống như những đám lửa cầu cứu của những người bị kẹt ở hoang đảo trên vùng biển mênh mông. Khói im lặng tỏa lên trên bầu trời tĩnh mịch đầy vẻ bất an như những hồn ma dồn lại trong đêm khuya với những tiếng ù ù ù mà tôi đã từng nghe vang vọng khắp mặt đất. https://thuviensach.vn 5. Tôi đi tìm bố mẹ, không những chẳng tới được Buryong mà còn bị mất cả Chinsung, đành lặng lẽ quay về lại căn lều cũ. Khi về tới nơi thấy một con lửng ục ịch gớm ghiếc đang sống trong đó. Tôi nhặt một thanh gỗ dài giằng co rất lâu mới đuổi được nó ra ngoài. Nó giận dữ chặn cây gậy bằng cả hai chân, xông thẳng vào tôi, trông thật khủng khiếp. Tiếng rít chói tai của nó cũng vô cùng dữ tợn nhưng tôi chẳng phải là nữ anh hùng đã cận kề cái chết không biết bao nhiêu lần đó sao. Đuổi được con lửng đi, tôi dọn qua loa căn lều, đào lương thực đã cất giấu trong núi sống qua ngày. Sống như vậy chừng hơn một tháng thì nghe thấy tiếng người, chú chủ nhà đang cầm cái bao nilon đứng trước cửa nhìn vào. “Ôi, ôi, ai đây!... Cháu… cháu vẫn còn sống đấy à?” Chú chủ nhà mắt đỏ hoe nắm tay tôi lắc mãi. Rồi tôi xuống dưới nhà chú tá túc. Họ biết cả việc chị Hiền chết, chuyện bố tôi rời đi. Tôi kể lại cặn kẽ về cái chết của bà tôi cùng việc mình đi tới Chosun để tìm gia đình và cả cái chết của con Chinsung. Bà già nhà đó cùng cô chủ nhà ngồi quanh không cầm được nước mắt. Bà già nói: “Cháu thấy chưa, vì gia đình, cháu càng phải sống mới được. Phải sống mới có người kể lại chuyện cũ chứ.” Sống được gần một tháng ở nhà đó thì má tôi bắt đầu phúng phính và tóc trở nên mượt mà. Chú chủ nhà liên lạc với chú Mikuri để tìm việc làm cho tôi. Chú đưa tôi qua Hwa Ryong và tới trung tâm Yeongin. Chúng tôi đang đợi tại một quán trà thì chú Mikuri xuất hiện. Bụng chú phệ hơn trước đây, chú mặc một cái áo khoác rộng. Chú nói do nạn đói ở Chosun mà tất cả việc https://thuviensach.vn buôn bán giao dịch bị ngưng lại hết cả. Chú cùng với ai đó đã thành lập một văn phòng du lịch nhỏ để đón khách Hàn Quốc. Chú chủ nhà cùng chú Mikuri tới quán Gukbap, gọi đồ cho tôi ăn rồi ngồi cạnh tôi, kể về tất cả những chuyện đã xảy ra trong gia đình tôi thời gian qua. Chú Mikuri tợp xong mấy chén rượu rồi bảo tôi: “Nói chung người ta sống đều như vậy cả, có nghĩa là muốn đi đâu đó nhưng mọi chuyện chẳng dễ như mình nghĩ. Ở đây cứ coi chú là chú ruột của cháu, có chuyện gì khó khăn hãy đến với chú.” Tôi ăn cơm xong, đợi các chú uống rượu xong thì nói: “Chị Mĩ đã vượt sông trước cả cháu, nếu chị ấy còn sống ở đâu đó thì có thể tìm được.” “Ừ, chú nhớ ra rồi. Chú có mấy người quen làm trong lĩnh vực đó nên sẽ tìm ra thôi.” Thoạt đầu, chú Mikuri Tiểu Long giới thiệu tôi đi giúp việc nhà, trông con cho cặp vợ chồng giáo viên trung học người dân tộc Chosun, khoảng sáu tháng sau thì chuyển sang làm tại tiệm mát-xa Thiên Đường. Trong thời gian ở nhà vợ chồng giáo viên, tôi có học được chút ít tiếng Trung. Cô chủ nhà đưa cho tôi sách cấp một và dạy tôi học đọc, học viết. Cho đến lúc tôi gần đi, cô chủ nhà vỗ vỗ lưng tôi và nói: “Bari rất thông minh nên đi đâu cũng sẽ sống tốt thôi. Cô chưa từng gặp học sinh nào học nhanh như cháu.” Người giới thiệu tôi tới làm việc ở Thiên Đường cũng là chú Mikuri, à không, chú Tiểu Long. Tôi vẫn quen miệng gọi chú là chú Mikuri nhưng chú gõ nhẹ lên đầu tôi và nói: “Sao cứ gọi biệt danh của chú ở bất cứ chỗ nào vậy? Ngoài bố cháu ra giờ chẳng có ai gọi chú bằng cái tên đó nữa.” Tôi cũng trở nên buồn bã. Chú nói rằng nếu tôi muốn vừa kiếm được nhiều tiền vừa an toàn thì phải tới quán của người quen của chú để học việc. https://thuviensach.vn Theo tôi biết thì những người Chosun cùng hoàn cảnh như tôi không nhận được tiền công, chỉ cần có chỗ ngủ cũng đã là may mắn lắm rồi. Cho tới thời điểm đó, công an vẫn chưa tổ chức các cuộc truy bắt nhưng nếu có ai khai báo thì họ sẽ đi kiểm tra. Ở bất cứ chỗ nào cũng vậy, những người như chúng tôi chỉ nhận được một phần ba tiền công so với những người có hộ khẩu Trung Quốc nhưng tôi nhận được tới một nửa, mặc dù đó chỉ là tiền trả học việc, phụ giúp những việc vặt. Tiệm Mát-xa Thiên Đường nằm trên con phố có nhiều quán karaoke và quán nhậu, nhưng đó là một tiệm chuyên về mátxa chân. Gần đó có chỗ kiêm luôn cả sauna và mátxa toàn thân nhưng phí lại đắt hơn tiệm chúng tôi và cũng có nhiều tin đồn là tiệm có gì đó không bình thường. Tiệm chúng tôi khách hàng chủ yếu là những người đi công tác hoặc khách du lịch. Hoặc cũng có cả những cặp vợ chồng cùng đến để mát-xa. Tôi gặp chị Syang trong tiệm Thiên Đường. Các chị người dân tộc Chosun và dân tộc Hán cùng làm trong đó. Có hai mươi chị làm công việc mát-xa thì mười bốn chị là thiếu nữ và còn lại sáu chị đã kết hôn. Nói là đã lấy chồng nhưng chỉ hai người có chồng bên cạnh. Đa phần những chị đã kết hôn đều từ quê ra, sống một mình hoặc sống cùng con cái. Những nhân viên mát-xa đa phần là thiếu nữ nông thôn vùng sâu vùng xa, tụ tập ở đây để kiếm tiền. Chị Syang là một trong hai chị đã lấy chồng và cùng sống với chồng ở đó. Chị cỡ hai mươi lăm tuổi. Chị Chinchin là người nhiều tuổi nhất, đang sống cùng con, nghe chị nói là mình ba mươi tuổi nhưng theo lời cô Kim người dân tộc Chosun cùng làm công việc nấu cơm và dọn dẹp với tôi thì chị đã ba mươi tư tuổi rồi. Chú giám đốc chỉ xuất hiện khi gần hết giờ để tính tiền công cho các chị, người trông quán chủ yếu là vợ chú. Thời gian khách đến đông nhất thường là vừa sau giờ ăn trưa, buổi chiều hoặc đêm. Những nhân viên mát-xa ngồi tụ tập với nhau trong phòng đợi mỗi khi vắng khách vào lúc chập choạng tối hay chiều muộn, cùng xem tivi, ăn cái gì đó lót dạ. Những lúc như vậy thỉnh thoảng tôi và cô Kim làm món ăn mang ra cho các chị. Chúng tôi cũng phải dè chừng ánh mắt chủ và đối https://thuviensach.vn xử tốt với nhân viên mát-xa. Bởi họ khi nhận được tiền tip cũng chia cho chúng tôi một khoản. Một ngày nọ, trong lúc tôi đang dọn phòng tắm, phun nước xà phòng lên tường ốp gạch men rồi chà sạch và phun nước lên thì nhìn thấy một vật lấp lánh trên miếng lưới sắt đậy nắp cống. Tôi cúi xuống nhìn, thì ra đó là một chiếc nhẫn vàng khá to. Mặt nhẫn khắc hình một đóa hoa sen. Tôi đeo thử vào tay thì chiếc nhẫn lọt thỏm và còn xoay được vòng vòng. Không biết ai đã làm rơi nó nhỉ? Dẫu sao, với chiếc nhẫn này nếu đem ra chợ trời bán cũng kiếm được một món tiền lớn. Tôi nhét nó vào trong áo lao động. Mười giờ sáng ngày hôm sau khi tất cả đã tới làm và tụ tập để ăn trưa, tôi để đồ ăn lên cái khay mang ra và hỏi mọi người: “Có ai bị mất gì không?” Các chị người dân tộc Chosun dịch lại lời tôi nói sang cho các chị người dân tộc Hán. Các chị đang ngồi nhìn nhau ngơ ngác thì chị Syang giơ một tay ra và nói: “Hay là em nhặt được chiếc nhẫn vàng của chị?” Tôi cũng nói bằng tiếng Trung: “Cái nhẫn có hình thế nào?” “Sao? Nhẫn vàng… phía trước có khắc hoa sen.” Tôi cười và lấy trong túi ra chiếc nhẫn đưa cho chị. Mấy ngày sau chị Syang tới làm, vào phòng mát-xa, khi ra chị khẽ khàng dúi vào tay tôi một tập tiền gấp đôi phẳng phiu. Tôi vào bếp mở ra thì đó là hai mươi won. Tôi đã từng nhận tiền một won, năm won nhưng đối với tôi đây thật sự là một món tiền lớn. Chị Syang đang rũ người ra sau khi vừa làm xong công việc mát-xa vất vả, tôi liền pha cho chị một cốc trà táo tàu nóng hổi. Chị Syang xin phép chú giám đốc vào ngày chủ nhật không làm việc để đưa tôi về nhà chị. Nhà chị Syang là một căn nhà tập thể nhỏ gần chợ Đông có một phòng khách kiêm bếp và một phòng ngủ. Trước khi bước vào trong https://thuviensach.vn nhà đã ngửi thấy mùi thức ăn tỏa ra khắp cầu thang. Vừa tới cửa tôi nhìn thấy một người đàn ông đang đứng trước bếp phía đối diện, quay lưng ra ngoài. Anh mặc áo ba lỗ, đang xào thịt và rau trong một cái chảo tròn. “Em về rồi!” Chị hét lên nhưng chồng chị vẫn không quay ra mà nhấc cái chảo lên lắc lắc để lật đồ ăn và nói: “Ừ, Bari cũng tới rồi hả?” Chúng tôi ngồi bên bàn ăn có bốn cái ghế được gọi là đồ đạc của phòng khách, anh bắt đầu đặt thức ăn đã chuẩn bị lên đó. Tôi nhấp nhổm đứng dậy chào anh, rồi định ra giúp anh mang đồ ăn tới thì chị Syang lại kéo áo tôi lại nói, cả vợ lẫn chồng chị nếu ai là người làm thì sẽ làm từ đầu đến cuối. Họ là người dân tộc Hán nên đồ ăn cũng làm theo kiểu Trung Quốc. Bữa cơm có hai món rau xào cùng thịt heo và cá rán. Họ nói với nhau chuyện nọ chuyện kia, còn tôi chỉ bập bõm được vài từ dễ nói. Chồng chị nghe hoàn cảnh của tôi thì kể cho tôi nghe chuyện họ đã cùng rời quê hương ở vùng nông thôn Hyerung Changsyong như thế nào. Chồng chị ở quê có làm phụ việc cho một trung tâm Đông y và học được cách châm cứu, hiện tại đang đi học châm cứu ở trung tâm dạy nghề. Anh nói rằng nếu học và lấy được bằng châm cứu thì có thể tới thành phố lớn và kiếm được nhiều tiền. Chồng chị Syang với râu cằm thưa, khi cười thì nhìn cái miệng rất to. Nhưng ngược lại, mắt anh quá nhỏ, trông giống như một đường kẻ được vẽ bằng nét bút chì mảnh. Chị Syang nói: “Chị đã học về huyệt bàn chân từ anh ấy.” “Huyệt là gì ạ?” “Ừm, mặc dù không thể nhìn thấy được nhưng ở bàn chân có rất nhiều điểm kết nối với thân thể mình.” Chị Syang đập đập vào chồng và nói anh đưa bàn chân ra. Khi anh bối rối chìa bàn chân bẩn thỉu ra thì chị lấy cây bút chấm chỗ nọ chỗ kia trên bàn https://thuviensach.vn chân và giải thích đây là tim, dạ dày, đây là gan; nhưng đối với tôi thật khó để hiểu hết được. “Nếu Bari biết về bàn chân rồi học mát-xa cũng sẽ kiếm được nhiều tiền.” “Em cũng muốn biết lắm.” Không biết vợ chồng nhà chị đã nói với nhau những gì mà chị Syang bảo tôi: “Vậy em nói với giám đốc chủ nhật hằng tuần cho em tới nhà chị đi. Có nhiều cái để học về bàn chân lắm. Còn cách mát-xa thì trong lúc nào rảnh rỗi chị dạy cho.” Tôi không nói cho ai khác ngoài gia đình mình biết bản thân có khả năng đặc biệt. Ngay cả chuyện tôi đi tìm bố mẹ gần tới Buryong và gặp nhiều hồn ma, tôi cũng chưa hề nói cho chú Mikuri - người không khác nào là người bảo hộ của tôi. Tôi thật sự mong muốn mình chỉ là một con bé bình thường trong mắt bất cứ ai. Tất nhiên tôi cũng chưa bao giờ tự nói ra chuyện tôi đến từ Chosun, ở trong Thiên Đường nếu có ai đó hỏi thế nào cô chủ cũng mắng té tát. “Con nhỏ đó nếu bị bắt mang đi thì đã đành, nhưng quán chúng ta sẽ bị đóng cửa và bị phạt tiền nữa. Nếu vậy thì những đứa như chúng mày sẽ phải nghỉ việc ngay lập tức.” Chủ nhật hằng tuần tôi tới nhà chị Syang và học về huyệt bàn chân từ anh Châu chồng chị. Chị đưa chân ra trước và ngồi xuống, anh nhấn nhấn chỗ nọ chỗ kia bằng một cái que gỗ dài chừng một gang tay rồi giải thích cho tôi. Đầu của que gỗ được gọt tròn, phần cuối được đẽo theo hình tam giác tù và một đầu được vót hơi nhọn, nhưng tôi chủ yếu học cách làm bằng tay chứ không thường xuyên dùng mấy cái que gỗ đó. Cách để áp xuống và dựng đầu ngón trỏ, sử dụng toàn bộ các ngón tay, nắm tay thành nắm đấm và giơ đầu gấp ngón tay nhấn xuống, đấm bằng nắm đấm, đấm bằng lòng bàn tay, bóp bằng cả bàn tay, vuốt đầu gấp ngón chân và gót chân, bóp rồi xoa. Anh https://thuviensach.vn Châu nói rằng khi mát-xa chân mà dùng dụng cụ thì đỡ mệt nhưng nếu làm bằng tay không sẽ hiệu quả hơn nhiều. “Em nhìn đây nhé, bàn chân chia thành ba phần. Bàn chân, mu bàn chân, phần cổ chân và gót chân cũng được chia thành nhiều phần khác nhau như cơ thể chúng ta. Nó cũng giống như tay vậy, nên trước khi mát-xa chân nên xoa nhẹ tay thì sẽ càng hiệu quả hơn nữa. Phần nội tạng, chủ yếu tập trung ở vùng bàn chân và gót chân, phần đầu tập trung ở vùng ngón chân. Phần giữa lõm vào là thận đấy. Phần lồi lên giữa ngón chân út trái và ngón áp út là tim, phần cũng giống như vậy bên phải là gan.” Anh Châu lấy bản chân của chị Syang để giảng giải, sau đó khi vừa mát xa chân cho tôi anh lại giải thích thêm lần nữa. Rồi anh để cho tôi mát-xa chân cho anh. Nếu thao tác của tôi sai anh co chân mình lại và giải thích, đoạn bảo tôi làm tiếp. Chủ nhật hằng tuần tôi học đi học lại như vậy và học về những điểm tương ứng của chân. Trước tiên học mười bước bóp tay và kết thúc mười lăm thao tác cơ bản của mát-xa chân, sau đó chủ yếu học lại các điểm trị liệu. Chẳng hạn như trong lúc ứng dụng, anh Châu ra câu hỏi dạng thế này: “Khi có người khách say rượu bước vào thì phải mát-xa cho họ thế nào?” Phần đầu chủ yếu liên quan tới các ngón chân nên lần lượt nhấn các ngón chân trước để giúp họ bớt đau đầu. Sau đó bóp phần gót chân là phần phản xạ của nội tạng, gan và điểm tương ứng của dạ dày là bàn chân. Tôi làm trong Thiên Đường được khoảng tám tháng thì trở thành nhân viên mát-xa. Tôi không có hộ khẩu Trung Quốc nên không được cấp chứng chỉ hành nghề chính thức, nhưng với khả năng kỹ thuật tôi vẫn có thể được nhận khách. Vì vậy tôi không được nhận mấy phần trăm tiền vào cửa như các chị nhân viên mát-xa khác nhưng vẫn có thể nhận tiền tip khách cho. Chỉ cần như vậy thôi cũng đỡ hơn rất nhiều so với làm việc vặt và giúp nấu cơm nước. Từ ngày nhỏ tôi đã là một đứa trẻ lạ lùng. Ngay từ những buổi đầu mát-xa chân cho khách, chỉ quan sát khuôn mặt và nhìn chân họ là tôi có thể biết https://thuviensach.vn ngay được cơ thể người đó không khỏe ở chỗ nào. Khi mát-xa cho người khách đầu tiên, tôi đã nhận ra sự thật đó. Một người đàn ông Trung Quốc bước vào, trông cơ thể rất khỏe mạnh, da thịt hồng hào. Ông ta cởi bỏ bộ Âu phục, chỉ mặc mỗi bộ đồ lót và nằm duỗi chân xuống dưới. Trước tiên tôi rửa sạch chân cho ông ta bằng nước ấm pha muối và giấm, sau đó ngâm chân ông ta vào nước ngải cứu khá nóng và từ từ bóp chân cho ông ta từ dưới lên trên, giúp làm lỏng cơ bắp. Sau đó tôi lau chân bằng khăn khô và bắt đầu mát-xa từ chân trái trước. Tôi tìm huyệt theo cách đã được học và bắt đầu nhấn lần lượt các ngón chân, và nhìn thấy các chấm đỏ ở gót chân của ông. Tôi có thể đoán ngay được rằng gan của người này không tốt. Lần sau, khách là một bà khách du lịch. Lần này tôi không chỉ nhìn thấy các phần đỏ và xanh trên bàn chân mà trong lúc bóp và đấm chân, khi nhắm mắt lại tôi bắt đầu thấy hiện lên trong đầu những hình ảnh nào đó. Một cái xe hơi đang chạy qua cầu. Đột nhiên một chiếc xe tải chạy đằng sau và ụp lên chiếc xe con. Chiếc xe con gần như bẹp dúm và lăn lóc trên đường. Tôi không kìm được liền thì thầm với chị người dân tộc Chosun đang cùng làm bên cạnh. “Hình như cô này bị tai nạn giao thông.” “Sao? Có vết sẹo ở đâu à?” “Không, em đoán vậy thôi…” Sau khi tôi bắt đầu làm việc, trong số những người khách tới có người đã phát hiện ra tôi bấm huyệt tốt và họ trở thành khách quen của tôi. Chị Syang đã biết tôi có khả năng lạ lùng nhưng chị chỉ biết đó là tài vặt của tôi mà thôi. Tôi làm ở Thiên Đường được hai năm, tới năm mười sáu tuổi tôi theo chị Syang và anh Châu chuyển tới Talen. Trong thời gian đó anh Châu đã nhận được chứng chỉ châm cứu và cùng mở tiệm với một người bạn của anh. Trước khi rời đi, tôi nghĩ phải cho chú Tiểu Long biết mới đúng đạo lí. Tôi gọi điện thoại và mời chú ăn cơm tối. Chú Tiểu Long cười khanh khách: https://thuviensach.vn “Ừ, ừ, giờ Bari đã trở thành người lớn rồi.” Chú không phải là người rảnh rỗi. Chú vừa quản lý công ty du lịch vừa kiêm cả việc hướng dẫn khách nên ngày nào cũng phải tới sân bay hay đứng đợi trước khách sạn, hoặc tự lái xe bus nhỏ đưa khách tới tận núi Becdu. Tôi tới quán thịt cừu xiên nướng nơi chú hẹn. Đó là một quán của chuỗi quán được mở do ý tưởng của một anh bộ đội giải ngũ, giờ đã phát triển ra khắp cả nước. Thịt cừu được xiên trong các que giống như que sắt, quay vòng vòng trên bếp lửa. Chú đặt một chỗ riêng bên trong quán, vừa lau mồ hôi trên mặt bằng khăn ướt chú vừa ra hiệu cho tôi: “Cháu vẫn bình thường chứ, dạo này có đông khách không?” “Vâng, do thiếu người nên tiệm đã tuyển thêm nhân viên mát-xa.” “Tốt rồi, để chú kêu chai rượu.” Tôi lấy thịt cừu đã chín bỏ lên đĩa cho chú, chú rót rượu ra chén và làm một hớp hết chén rượu. “Năm nay cháu bao nhiêu tuổi ấy nhỉ?” “Mười sáu tuổi ạ.” “Ôi, thời gian trôi nhanh thật. Mới đó mà đã mười sáu tuổi rồi.” “Cháu có chuyện này muốn nói với chú.” Tôi kể về vợ chồng chị Syang, họ là những người thân thiết với tôi không khác gì chú. Họ sẽ tới Talen để mở tiệm mát-xa và tôi chỉ nói tới đoạn tôi sẽ theo họ tới đó. Chú Tiểu Long gật gật đầu. “Cháu nói họ là người tốt nên chú cũng tin. Cháu không nợ hay cho ai mượn gì ở Thiên Đường chứ?” Tôi lắc đầu, chú lại nói tiếp: “Cháu nói chuyện với giám đốc chưa?” “Cháu chưa nói, cháu nghĩ là phải bàn với chú trước.” Chú Tiểu Long vội vàng xua tay và đặt ngón tay lên miệng. https://thuviensach.vn “Đừng nói gì cả. Cứ lặng lẽ ra đi là được. Hoàn cảnh cháu như vậy rồi làm sao tin ai được. Sau này cháu cũng đừng tin ai cả. Khu này lương tâm con người dần dần cũng trở nên đáng sợ lắm. Cháu biết vì cái gì mà trở nên như thế không? Vì tiền đấy, cháu hiểu chưa? Cuộc đời ấy mà, điện sáng lên, đồng tiền xoay chuyển thì tình người sẽ mất đi. Những đứa trước đây đi qua đi lại giao dịch buôn bán với Chosun giờ toàn sống bằng nghề trung gian dắt mối đấy.” Chú nói xong lại hớp hết chén rượu rồi ngả đầu ra sau. “Chúng sống bằng nghề bán những đứa trẻ như Bari đấy. Chú đã tìm được tung tích của chị cháu rồi.” “Sao ạ? Chú tìm thấy chị Mĩ à?… Ở đâu ạ?” Chú Tiểu Long nói là chuyện đã từ lâu rồi, chú nghe được tin từ một người bạn làm chủ quán rượu ở Yong Jeong. “Chú đưa chức vụ của bố cháu ra và nói muốn tìm một cô gái đến từ Musan, sau đó họ báo tin cho chú.” Tôi bỏ đũa xuống rồi đứng dậy khỏi ghế. “Đi tìm chị ấy đi chú!” “Cháu nghe hết đi đã. Chả lẽ chú nghe tin xong mà cứ ngồi yên sao?” Chị Mĩ vừa vượt sông Duman xong thì hình như gặp phải bọn buôn người. Chị bị bán cho một người đàn ông dân tộc Hán ở vùng nông thôn cách Yong Jeong 60 ri. Chú Tiểu Long bận công việc nên cho tới khi có việc tới Gasanthul chú liền ghi tên làng lại và mang theo. Con đường ngoằn ngoèo không được trải nhựa, bụi bay mù mịt. Nơi chú tìm đến là một xóm núi nhỏ vùng sâu vùng xa. Có khoảng vài chục nóc nhà của người dân tộc Hán và dân tộc Chosun. Chú xuống làng và hỏi về chị Mĩ thì một bà người dân tộc Chosun khẽ khàng chỉ tay về một ngôi nhà. Đó là một căn nhà hai gian xiêu vẹo, cạnh sân để một cái chuồng gà, nhìn thấy cả https://thuviensach.vn chuồng đang nuôi lợn, ngay sau nhà là một khu ruộng rộng trồng đậu đen và ngô, trông cũng có vẻ đủ ăn. “Chú thấy cái đáng tiền trong nhà đó chỉ là mấy con lợn thôi. Có lẽ họ bán đi một con để mua chị Mĩ về. Ngoài sân có một người già đang đi qua đi lại, còn trong nhà đứa trẻ con cứ ngằn ngặt khóc.” Chú Tiểu Long lúc đi chải đầu gọn gàng, mặc cái áo khoác màu xanh cỏ, giống như một người từ trên cử xuống vậy. Chú hắng to giọng rồi hỏi người già rằng nghe nói trong nhà này có cô gái từ Chosun tới, vậy cô ấy đi đâu rồi. Người già lập tức giận dữ vặc lại “Đã bỏ số tiền lớn ra mua nó về mà nó trốn rồi. Con trai tôi đi khắp nơi tìm nó về mà mấy đứa giới thiệu nói nó không còn ở Trung Quốc nữa.” “Chú định không nói cho cháu biết, chị cháu đã sinh con cho nhà đó. Nó phải bỏ con để thoát thân thì biết đến mức nào rồi. Chú có tìm gần vùng Yeongin nhưng không thấy. Biết đâu được. Có khi nó lại tới Namsun rồi cũng nên. Như vậy trong cái rủi cũng có cái may.” Tôi không hề có cảm xúc nào và lần đầu tiên kể từ khi tới đây, tôi ngồi khóc, nước mắt lã chã rơi trước mặt người khác. Đúng vậy, có nghĩa là cảm xúc về gia đình tan đàn xẻ nghé giờ đây đã bình lặng trở lại. Việc tôi khóc cũng có thể chỉ là sự tủi thân của tôi mà thôi. Tôi đã không nói với giám đốc, theo đúng lời khuyên của chú Tiểu Long. Và mỗi khi chị Syang đi làm về tôi lại gửi chị mang một ít đồ đạc theo. Ngày chủ nhật tôi xin phép ra ngoài tới chỗ chị Syang rồi hôm sau theo vợ chồng chị lên tàu. Ở Talen, chúng tôi đã thỏa được ước nguyện của mình. Thành phố với bãi biển sạch đẹp tuyệt vời, công viên được xây dựng đẹp không sao tả xiết. Bạn của anh Châu tên là Chen, là người Talen nhưng lại làm quản lí phòng sauna ở Yeongin. Anh lập tiệm trong một con hẻm cách xa đường lớn trung tâm Ansanro và đã sửa sang xong phần nội thất. Là một tòa nhà ba tầng cũ nhưng có cây thường xuân leo bám lên bức tường màu xám trông rất thanh thoát. https://thuviensach.vn Tầng một là nhà hàng, tầng hai dùng làm tiệm mátxa chân. Chúng tôi ở trên tầng ba có hai phòng. Chúng tôi dán thông báo tuyển người trên báo ngày, báo tuần của vùng và các cô gái đến dự tuyển đông nghịt. Chị Syang, anh Châu và anh Chen ngồi cạnh nhau trước một cái bàn trong phòng, tôi để chiếc ghế trước cửa, ngồi đó gọi tên các cô gái đã để sơ yếu lí lịch dưới cầu thang và mời họ vào bên trong. Họ tuyển năm cô có kinh nghiệm trước và chọn ra khoảng hai mươi cô trông mạnh khỏe xinh đẹp. Anh Chen nói rằng thật ra chỉ là để tuyển mười người trong đó. Đúng như suy nghĩ của họ, trong tuần đầu chị Syang và anh Châu dạy, có khoảng năm người tự động rút lui. Đến lúc khai trương, chị Syang lại loại thêm năm người không có khả năng mấy. Anh Chen và Châu làm tờ rơi và đi bỏ ở các quán nhậu, nhà hàng, quán trà. Tiệm vừa có sauna lớn theo kiểu khách sạn, kiêm cả mát-xa chân và mátxa toàn thân và trên hết là giá vào cổng lại rất rẻ. Anh Chen có kinh nghiệm làm quản lý nên kí hợp đồng đánh giày với mấy đứa nhỏ đánh giày dạo gần đó rồi bảo nếu dẫn khách đến sẽ chia cho mấy phần trăm phí vào cổng. Anh Châu làm phòng riêng bên cạnh phòng mát-xa để châm cứu và giác hơi. Không có khách cao cấp lui tới, nhưng những tiểu thương gần đó hay khách du lịch, công tác cũng tìm đến. Anh Chen lại đứng trước các nhà nghỉ và quán trọ để đón khách du lịch đoàn tới. Mặc dù là tiệm mới mở nhưng làm ăn rất tốt. Anh Chen trở thành người có tiếng tăm trong khu đó từ lúc nào. Việc tôi vượt qua biển xa thăm thẳm để trôi dạt tới Anh quốc, giờ nghĩ lại cũng có thể là do cái tên của tôi. Trong căn lều cô tịch ấy, mỗi đêm bà đều kể cho tôi nghe chuyện nàng công chúa Bari. Đến khi lên tàu rồi tôi mới nhớ ra nội dung câu chuyện về nàng công chúa đi tới tận vùng trời phía Tây nơi mặt trời lặn để tìm nước trường sinh bất tử. Vào một ngày tôi và chị Syang ngủ trễ chưa dậy, đột nhiên nghe thấy ở tầng dưới có tiếng đàn ông quát tháo ầm ĩ và tiếng đổ vỡ loảng xoảng. Chúng tôi hốt hoảng mở choàng mắt ngồi dậy, lại thấy có tiếng đàn ông hét https://thuviensach.vn