🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Con Không Ngốc, Con Chỉ Thông Minh Theo Một Cách Khác Ebooks Nhóm Zalo CON KHÔNG NGỐC CON CHỈ THÔNG MINH THEO CÁCH CỦA CON Tác giả: Lưu Tô Vỹ Tạo ebook: Tô Hải Triều Thư viện ebook miễn phí www.Sachvui.com MỤC LỤC CON KHÔNG NGỐC CON CHỈ THÔNG MINH THEO CÁCH CỦA CON LỜI GIỚI THIỆU LỜI DẪN MÓNQUÀ CỦA CUỘC SỐNG Phần thứ nhất Sinh mệnh được nhặtlại Đứa con cầu tự Trải nghiệm tình yêu Được sống thậttốt biết bao! Đứa trẻ không biết xem giờ Tôi không muốn học tiếp nữa! Nỗ lực không bao giờ từ bỏ Mẹ lên lớp học cùng tôi Hương vị của đùi gà Cái giá của tình bạn Con lợn bị chấn thương sọ não Phần thứ hai CHÚCHIM LẠC LOÀI BAY CHẬM Chị cả thi đỗ Đại học Sư phạm Kinh nghiệm thành công Huynh đệ trờisinh Người bạn tốttên Thành Hô mộttiếng kinh động cả thế giới Nước mắt của chị cả Học lại lớp giáo dục đặc biệt Dằn vặt Lệ rơi ở trường Cao đẳng Công nghiệp Đông Nam Nhìn thấy niềm hy vọng mới! Kỳ thi đại học thất bại Phần thứ ba NHÌNTHẤY THIÊNTÀI TRONG CHÍNH MÌNH Chờ đợi cho đến ngày tháng thuộc về chúng ta! Rèn luyện trong quân đội Thấttình Tôi thi đỗ rồi! Năm thứ nhất kinh dị Nhìn thấy thiên tài trong chính mình Trưởng thành cùng con cái Cảm ơn cha mẹ Chặng đường trưởng thành trong nghề nghiệp Lời kết cho cuốn sách LỜI GIỚI THIỆU Với một người từng được cho là IQ chỉ đạt 70 mà nói, cuộc sống là một chuỗi những may mắn không ngờ, bởi anh ta không biết rằng IQ 70 là thấp kém, là thiểu năng. Khi chẳng may lật giở những trang hồ sơ học bạ chuyển trường, anh ta còn nghĩ chí ít mình cũng có được một bài kiểm tra đạt yêu cầu 60 điểm. Tôi hy vọng rằng sự may mắn này có thể được truyền bá và lan tỏa khắp mọi nơi, khiến mỗi đứa trẻ, mỗi người đều nhận được sự ưu ái của vị thần “may mắn”, nhìn thấy thiên tài trong chính mình, hưởng thụ và tận dụng tài năng thiên phú của bản thân cũng như dùng nó để báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ và xã hội! Cuộc sống là một món quà được bọc bên ngoài bởi nhiều lớp giấy khác nhau, chỉ có một số ít người may mắn – những người luôn giữ trong đầu một thái độ tích cực và suy nghĩ đúng đắn mới có thể xé toang từng lớp giấy để tận mắt nhìn thấy món quà này. Nó không chỉ thuộc về một ai đó, mà mỗi người trong chúng ta đều có một phần, đáng tiếc là không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của nó! Đến nay, tôi muốn dùng trái tim cảm tạ, chia sẻ lại chặng đường khi bản thân đã bóc được món quà đó, với một mong muốn duy nhất: xin bạn cũng hãy tin rằng, có một phần quà chưa được mở ra đang thuộc về bạn! Tôi đã rơi nước mắt nhiều lần khi đọc cuốn tự truyện này. Nửa đầu cuốn sách cho tôi thật nhiều cảm xúc về tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý: tình cha con, mẹ con, tình chị em... Những dòng hồi ức đó có thể làm tan chảy cả những trái tim băng giánhất bởi một Tình Yêu thực sự được viết hoa, Tình Yêu làm con người khác động vật và Tình Yêu thực sự cứu rỗi thế giới đang ngày càng băng hoại này. IQ chỉ có 7O? Bài kiểm tra 1 điểm? Không sao cả! Có điểm là tốt rồi! Lần đầu tiên, đứa con trở thành thiểu năng sau một trận viêm não Nhật Bản của mình có điểm: dù chỉ là 1 điểm, người cha và mẹ đã thưởng cho con cả 1 chiếc đùi gà! Hành trình Lư Tô Vỹ vươn lên để trở thành 1 trong 3 sinh viên xuất sắc nhất của Học Viện Cảnh Sát dù vẫn mang những tổn thương sau trận viêm não là hành trình của cả gia đình anh: của bố mẹ, của chị cả, chị hai đã đồng hành cùng anh với tình thương yêu vô bờ bến, những hy sinh cao cả đó của họ đã làm người đọc cảm động vô cùng! Nếu như nửa đầu cuốn sách tác động đến tình cảm của người đọc thì nửa sau tác động đến lý trí của họ. Quá trình học tập của Lư Tô Vỹ khiến tôi nhớ lại kỷ niệm thời học sinh của mình. Tôi nhớ năm lớp 10, tôi học Toán không còn tốt như lớp 9, lúc đó tôi đã học “điên cuồng” để cải thiện môn này, vì tính tôi vốn hiếu thắng, không muốn thua kém bạn nào. Tôi đã viết khẩu hiệu: “Không học là tự sát” lên tập mình, thầy giáo của tôi lúc đó là thầy Ngô Xuân Long đã viết bên dưới câu khẩu hiệu đó: “Học không đúng phương pháp cũng là tự sát. Hơn 20 năm sau, một lần nữa, tôi được nghe lại điều mà trước đây thầy tôi đã dạy: Phải học đúng phương pháp. Khám phá năng lực của bản thân mình và trau dồi năng lực đó đúng phương pháp là điều mà tôi đã lĩnh hội được qua phần sau của cuốn tự truyện này. “Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác thường mà thôi!” Sự động viên, khích lệ bền bỉ của cha và mẹ đã nuôi lớn tâm hồn và tri thức của Lư Tô Vỹ. Tôi ước sao nhiều bậc cha mẹ sẽ đọc được cuốn sách này, để khơi dậy thiên tài trong con cái họ, như cha mẹ Lư Tô Vỹ đã làm! Tháng 01/2015 Nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh LỜI DẪN Tái xuất hoành tráng, tiến bộ mỗi ngày Lư Mỹ Quý - Khoa Giáo dục Nhi đồng, Học viện Sư phạm Công lập Thành phố ĐàiBắc - trực thuộc Sở Nghiên cứu Phát triển Nhi đồng Đài Loan. Tôi thích nói với người khác rằng tôi chính là “chị cả” của Lư Tô Vỹ. Nếu có thể xuất hiện với tư cách là chị cả của Vỹ, đồng thời xuất hiện trước mặt những người bạn quan tâm đến Vỹ và thuật lại “trang sử cuộc đời” với bao lần vấp ngã rồi lại đứng lên của cậu ấy, tôi tuyệt đốisẽ chẳng nề hà gì. Nhưng nếu bảo tôi quay đầu nhìn lại – và không cảm thấy vui mừng xen lẫn tự hào vì những thành tựu mà Vỹ đạt được cho tới ngày hôm nay, hay thờ ơ với từng câu từng chữ lay động lòng người của cậu ấy, thì tôi nghĩ đó là sự lừa dối, bởi chặng đường trưởng thành của Vỹ có quá nhiều “trắc trở” và “thử thách”, với quá nhiều những điều nóira nghe có vẻ hài hước thú vị, nhưng rồi lại lấy đi những giọt nước mắt vì xúc động của độc giả… Ngày hôm đó, tôi ngồi trên chuyến tàu Doanh Quang từ ĐàiBắc đi về Tiêu Khê, nén nước mắt lần đọc từng trang hồi ký thuở ấu thơ, thậm chí đôi lần không kìm được tiếng nấc nghẹn ngào. Rất sợ ánh mắt dò xét của những người xung quanh dành cho một “người lớn mít ướt”, thế nên có vài lần tôi phải vờ chạy vào phòng vệ sinh để lau khô những dòng nước mắt loang ướt má. Qua đôi mắt nhòa lệ, tôi chăm chú đọc những trang Vỹ viết về những điều cậu thua thiệt hơn hẳn so với mọi người, đều đều tựa như đang đếm từng món đồ trân quý trong nhà mình, kể lại chặng đường gian nan để phát hiện ra “thiên tài” trong bản thân mình của một cậu bé từng bị phán đoán IQ chỉ đạt 70. Vỹ là đứa con mà mẹ tôi đã cầu tự xin được trong lúc hoạn nạn. Vừa ra đời, cậu ấy đã bất đắc dĩ phải đóng vai “người phi thường”, một vai diễn thường phải chịu nhiều tổn thương. Có lẽ ông trời không quá đỗi tàn nhẫn, cho nên trong những ngày tháng lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, cậu ấy vẫn kiên nhẫn, lạc quan tin vào câu nói: “Sống được một ngày, thì lãi thêm được một ngày” và còn có thể dùng một trái tim bình hòa để “hưởng thụ” tất thảy những dư vị cay đắng và nỗi giày vò mà cuộc sống này đã “ban tặng” cho mình. Một đứa bé đến xem giờ cũng không biết, một học sinh phải học lớp “giáo dục đặc biệt”; một thanh niên phải mất bảy năm, thi năm lần mới đỗ được đại học, một chàng sinh viên đọc tiếng Anh mà nghe như tiếng Đức, thế nhưng bằng những lời động viên “không tồi chút nào” hay “chí ít vậy là cũng ‘có điểm rồi’”, Vỹ dần xây dựng nên những điểm khác biệt của riêng mình. Lời cha nói khi xưa như vang vọng bên tai tôi: “Nếu em của con là lợn, thì nó cũng là con lợn thông minh nhất thế giới!”; “Người khác bị chấn thương sọ não thì ngày càng ngốc, em của con lại ngày càng khôn hơn”. Và hiện thực cũng chứng minh rằng, nhờ có hiệu ứng Pygmalion1 của những lời động viên “Vỹ rất thông minh, đã thế còn ngày càng thông minh hơn”, em trai tôi từ một “kẻ thiểu năng” đã từng bước tiến tới bục cao của một “người thông minh”. Một khi bó đuốc mà ông trời ban tặng được nhóm lên, tiềm năng trong mỗi đứa trẻ sẽ bùng cháy. Vỹ là như vậy và tôi tin rằng rất nhiều trẻ em cũng có khả năng này. “Người đẹp lãng tai” Heather Whitestone2 từng mang theo triết lý “mọi chuyện đều có thể biến thành sự thực” đến Đài Loan để chia sẻ câu chuyện cuộc đời của cô ấy. Với một cô gái bị điếc hoàn toàn tai phải, thính lực tai trái chỉ đạt 5% và cần tớisự trợ giúp của máy trợ thính cùng kỹ năng đọc môi, tôi tin rằng con đường của cô ấy còn gian nan hơn gấp trăm ngàn lần so với người bình thường. Vậy mà cuối cùng cô ấy đã thành công! Động lực lớn nhất giúp cô thành công chính là người mẹ của mình. Daphne Gray đã tỉ mỉ ghi chép lại câu chuyện của Heather Whitestone, cô ấy nóirằng các bậc cha mẹ trên thế gian này có hai trách nhiệm đối với con cái: thứ nhất là tạo cho chúng một nền tảng vững chắc; thứ hai là ban cho chúng một đôi cánh, để có thể bay cao. Ông Chu Huyền, cha của Chu Đình Đình, một thiếu nữ Nam Kinh tuy bị câm nhưng được mệnh danh là thần đồng, cho rằng: “Phàm là những điều có thể thưởng thức, chúng ta đều có thể nhìn thấy tình yêu đích thực. Thứ nhu cầu bản chất nhất trong nhân tính, đó chính là khát vọng nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ mọi người.” Dướisự động viên của cha, Đình Đình không những phá kỷ lục thế giới Guinness lúc tám tuổi: thuộc nằm lòng chuỗi hơn 1000 số sau dấu phẩy của số Pi, mà còn lập kỷ lục khi thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Liêu Ninh, Trung Quốc năm 16 tuổi. Sau khi tốt nghiệp, cô theo học thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học tại Gallaudet, trường đại học dành cho các đối tượng thiểu năng thính giác hàng đầu tại Mỹ. “Tôi không ngốc, tôi chỉ thông minh theo một cách khác người mà thôi”. Dướisự dìu dắt đầy tình thương yêu của các giáo viên và quá trình bổ trợ kỹ năng chuyên nghiệp, Vỹ đã phát huy được ưu thế trí tuệ của mình. Như lời vị giáo sư từng đề xướng khái niệm trí tuệ đa nguyên – H. Gardner, mọi người đều có trí tuệ, tài năng và sở trường của riêng mình, nó đang ẩn sâu và chờ đợi được “thức tỉnh”. Nhìn thấy thiên tài trong chính mình chính là đập vỡ viên gạch che đậy kho báu cuộc sống! Hy vọng rằng sẽ có ngày càng nhiều giáo viên và các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra kho báu trí tuệ trong con em mình. Vỹ từng nói: “Không có gì không học được, chỉ là do chúng ta chưa tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất với bản thân mà thôi”. Sự kỳ diệu của cuộc đời đến từ việc chúng ta nhìn sâu vào chính mình. Cáisố mệnh từng bị “vứt đirồi nhặt lại” của Vỹ, sau khi cậu ấy “nhìn thấy thiên tài trong chính mình” đã “xuất hiện trở lại một cách hoành tráng”; một loạt kỹ năng “thưởng thức chính mình”, “yêu thương chính mình”, “bảo vệ chính mình”, “phát huy chính mình”, “hiểu rõ chính mình” và “biết được chính mình” đã được đúc kết bởi chính những giọt mồ hôi và nước mắt của cậu ấy. Tôi biết tạisao Heather Whitestone, Chu Đình Đình lại thành công và càng hiểu rõ Vỹ đang làm gì, tôi tin rằng bạn cũng biết tạisao Vỹ lại viết nhiều điều về “chính mình” như vậy. Đọc và hồi tưởng lại chặng đường trưởng thành của Vỹ mà mắt ngấn lệ, tôi hy vọng rằng sẽ có ngày càng nhiều ngườisau khi nhìn thấy chính mình, biết được chính mình và phát triển chính mình sẽ sống và làm việc một cách say mê hơn, mang tới cho bản thân niềm hy vọng mới và một cuộc sống mới ngày càng tiến bộ. Tôi xin dành tặng một lời tuyên dương cho cậu em trai không bao giờ bỏ cuộc trước sóng gió cuộc đời của mình và hy vọng rằng các bạn có thể lan truyền sự tự tin và kinh nghiệm thực tiễn tích lũy được từ cuốn sách này để một truyền mười, mười truyền trăm, để tinh thần này có thể tỏa ánh hào quang trong cuộc sống và sinh mệnh của mỗi chúng ta! Ngày 16 tháng 2 năm 2004 MÓN QUÀ CỦA CUỘC SỐNG Với một người từng được cho là IQ chỉ đạt 70 mà nói, cuộc sống là một chuỗi những may mắn không ngờ, bởi anh ta không biết rằng IQ 70 là thấp kém, là thiểu năng. Khi chẳng may lật giở những trang hồ sơ học bạ chuyển trường, anh ta còn nghĩ chí ít mình cũng có được một bài kiểm tra đạt yêu cầu 60 điểm. Tôi hy vọng rằng sự may mắn này có thể được truyền bá và lan tỏa khắp mọi nơi, khiến mỗi đứa trẻ, mỗi người đều nhận được sự ưu ái của vị thần “may mắn”, nhìn thấy thiên tài trong chính mình, hưởng thụ và tận dụng tài năng thiên phú của bản thân cũng như dùng nó để báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ và xã hội! Cuộc sống là một món quà được bọc bên ngoài bởi nhiều lớp giấy khác nhau, chỉ có một số ít người may mắn – những người luôn giữ trong đầu một thái độ tích cực và suy nghĩ đúng đắn mới có thể xé toang từng lớp giấy để tận mắt nhìn thấy món quà này. Nó không chỉ thuộc về một ai đó, mà mỗi người trong chúng ta đều có một phần, đáng tiếc là không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của nó! Đến nay, tôi muốn dùng trái tim cảm tạ, chia sẻ lại chặng đường khi bản thân đã bóc được món quà đó, với một mong muốn duy nhất: xin bạn cũng hãy tin rằng, có một phần quà chưa được mở ra đang thuộc về bạn! Điều gì về tôi cũng hết sức bình dị, một gia đình bình dị, công việc bình dị, một vai trò và nguyện vọng bình dị, biến cố cũng bình dị, chỉ là tôi buộc phải đi con đường vòng xa hơn người khác mới có thể đến được cái đích mình muốn. Sự bình dị của tôi, khiến tôi giống vớirất nhiều người, mỗi một người, mỗi một cơ duyên, một sự kiện nhìn có vẻ như là sự sắp đặt kỳ diệu của ông trời, nhưng trên thực tế chẳng có bất cứ sức mạnh nào có thể khống chế được tất cả những điều này. Chúng đều xảy ra ngẫu nhiên, tất cả lựa chọn và kết quả đều ngẫu nhiên mà thành, không có bất cứ duyên cớ nào, kết quả dù có thuận theo ý muốn của chúng ta hay không, đó đều là một món quà quý giá! Có một ước muốn bình dị mà đôi lúc tôi cố tình che giấu: tôi mong chờ mọi việc xảy ra thuận lợi, như ý, bình an, khỏe mạnh, không bất ngờ, cho đi ít nhưng tham lam muốn giành lại nhiều hơn. Tôisẽ dùng sự biện giải lanh lợi đầu môi, hợp lý hóa sự ngu dốt vô phương cứu chữa của mình để khiến người khác tưởng rằng tôi giỏi trù định và tính toán. Trên thực tế, đó chỉ là do tôi có tài ăn nói khéo léo mà thôi, tôi vì thiên vị thị hiếu của mình mà không chấp nhận ý kiến bất đồng, độc đoán, ích kỷ và không tuân phục mọi thứ quy phạm đạo đức. Tôi viết những điều này trước khi các bạn đọc tác phẩm của tôi, chỉ hy vọng độc giả đừng tưởng tượng thái quá những điểm tốt của tôi mà đánh giá thấp chính mình. Tôi cũng giống như bao người khác, thường mất ngủ vì một chuyện vặt vãnh nào đó, thi thoảng làm những chuyện vi phạm phép tắc, đã thế còn tự cho mình là đúng. Những điều này tôi không dám nói là một phần của sự “bình dị”, ý tôi muốn nói, đúng là tôi có chút đặc biệt, nhưng hoàn toàn không giống với tưởng tượng của một số người cho rằng tôi là một vị thầy giáo hoàn hảo và không tầm thường. Thực ra tôi là một người làm công việc giáo dục nhưng lại thường xuyên phạm lỗi, chỉ là phải thủ một vai diễn mà bản thân chưa thể đóng đạt mà thôi. Có rất nhiều ngườisẽ ngưỡng mộ và khích lệ tôi, ủng hộ cha mẹ tôi. Nhưng dù là cha mẹ của ai chăng nữa, họ đều có thể tỏ ra hoàn hảo trước mặt những người khác. Trên thực tế, mỗi một gia đình, mỗi bậc cha mẹ đều không hoàn hảo như vậy, họ thường có một số cách nghĩ hoặc thói quen rất khác biệt, thậm chí là xung đột với chúng ta. Học cách chấp nhận sự khác biệt giữa người với người là một bài học quan trọng trên đường đời. Bạn hãy thử tìm hiểu bối cảnh và môi trường đã sản sinh ra cá tính, quan niệm và suy nghĩ của họ, đừng nên tìm cách chỉ trích, đánh giá hay cố tạo ảnh hưởng để thay đổi điều gì ở họ! Đôi lúc khó tránh khỏi có chút bất lực, hy vọng rằng họ chỉ là hàng xóm hoặc những người xa lạ chứ không phải cha mẹ ruột của mình, nhưng đây là mối nhân duyên cả đời, là điều chúng ta không thể lựa chọn. Vậy tạisao không dùng một cách nhìn khác để đối xử với cơ duyên này? Mỗi khi đọc những bài viết miêu tả sự nhung nhớ của ai đó dành cho cha mẹ, chúng ta đều cố gắng nghĩ về những điều tích cực và cất giấu đi những điều ở cha mẹ mà bản thân không thích, tôi cũng không phải ngoại lệ. Trong tác phẩm của tôi, tuy họ hiện lên một cách chân thực, nhưng đó cũng chỉ là một phần, giống với bậc sinh thành của tất cả các độc giả, mặc dù có những trải nghiệm sáng lạn đáng tự hào, nhưng cũng khó tránh khỏi có một số việc kể ra phải hối hận. Vì vậy, tuyệt đối đừng đem những bối cảnh, tình huống được thuật lại trong chuyện để so sánh với cha mẹ mình, vì xét cho cùng, sự tưởng tượng và hồi ức luôn đẹp nhất, chúng ta khó tránh khỏi việc luôn cảm thấy lãnh đạm với hiện thực. Trong suy nghĩ và quan sát của tôi, đại đa số các bậc phụ huynh đều chỉ có thể học được cách diễn vai của mình trong quá trình trưởng thành của con cái! Vì vậy, các bạn hãy trân trọng những khác biệt của cha mẹ mình! Trong cuộc đời, nếu có thể gặp được một người thầy tốt, cuộc sống của chúng ta sẽ có những bước ngoặt trọng đại. Quá trình trưởng thành của tôi tựa như một cuộc đua tiếp sức mà thầy cô đã không ngừng chạy bên, đưa từng bó đuốc giúp tôi vượt lên. Tôi cảm ơn sự may mắn của chính mình, bởi nếu như thiếu đi bất kỳ bó đuốc nào, con đường của tôi nhất định đã khác. Nhưng trong công việc giáo dục, vớisứ mệnh nỗ lực để diễn vai “quý nhân” trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, rất ít người có thể thực sự làm được điều đó. Có lẽ khái niệm ân sư trong mắt tôisẽ khác rất nhiều so với các bạn học khác. Nếu như bạn cảm thấy đường thầy cô3 của mình không tốt, hoặc giả chúng ta cũng nên thử hỏi chính mình, liệu có phải từ trước tới nay chúng ta chỉ mong muốn và chờ đợisự gần gũi và khai phá từ phía các thầy cô, mà chưa bao giờ chủ động tiếp cận gần gũi với họ? Trong quá khứ có lẽ chúng ta đã đánh mất rất nhiều, vậy tạisao không bắt đầu phát hiện, tìm kiếm “quý nhân” của mình trên giảng đường, trong công việc và cuộc sống hàng ngày ngay từ giây phút này? Tôi viết những điều trên, trước tiên là vì không muốn dẫm phải vết xe đổ của những người đi trước. Xét cho cùng, qua việc chia sẻ câu chuyện từ thiểu năng trở thành thiên tài này, tôi không muốn “tự mua dây buộc mình”, rồi từ đó đánh mất sự tự tại và tĩnh lặng trong cuộc sống, mà chỉ mong mỗi người đều có cơ hội nhìn thấy được thiên tài trong chính mình, phát hiện ra món quà trong cuộc sống và cố gắng hết sức vì bản thân! Sự độc đáo của sinh mệnh đến từ việc chúng ta đào sâu soi lại chính mình. Khi giữ một cái nhìn nông cạn và thiển cận để nhìn nhận tính hoàn thiện nội tại của cuộc đời, chúng ta sẽ càng cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Khi phải theo đuổi, cạnh tranh, thắng thua, thành bại và chiếm hữu, chúng ta sẽ phát hiện ra một điều: mọi thứ chỉ là một cuộc chơi, không có thắng thua, không có được mất, nó chỉ đơn thuần là một hành trình mà thôi, chỉ đợi chúng ta trải nghiệm, trải nghiệm và trải nghiệm chuyến hành trình mang tên Mỹ và Thiện này, tất thảy đều xảy ra vào giây phút chúng ta đưa tầm mắt vào bên trong để nhìn nhận bản thân mình, tất cả cái đẹp đều sẽ tự khắc tỏa hương thơm ngát! Nhìn thấy thiên tài trong chính mình, thấy được vẻ đẹp và sự độc đáo của bản thân, trong phút chốc cuộc đời của chúng ta sẽ đổi khác. Trong xã hội hiện đại chúng ta theo đuổi quá nhiều những mục tiêu không thuộc về mình, mà không biết bản thân mình thực sự muốn gì! Tạisao không dừng lại, xem xét lại bản thân rồi mới tiếp tục xuất phát? Nhất định bạn sẽ phát hiện ra rằng, chính bản thân bạn đã là một món quà, một kho báu vô giá! PHẦN THỨ NHẤT SINH MỆNH ĐƯỢC NHẶT LẠI Bị một trận sốt viêm màng não kịch liệt, mặc dù may mắn giữ lại được mạng sống, nhưng tất cả những năng lực tôi có được trước đó đã mất hết, bao gồm cả trí nhớ và khả năng đọc viết. Tám tuổi, tôi không biết xem đồng hồ, không thể tự mình đến lớp, ngay cả việc đếm từ 0 đến 9 cũng phảirất vất vả mới làm được. Khi người khác được 9 điểm mà vẫn bị ăn đòn, thì tôi lại được ăn đùi gà vì đã rất nỗ lực để đạt 1 điểm. Tôi vẫn có gia đình, người thân luôn thương yêu và quan tâm đến tôi, nhưng tôi không còn thông minh như trước, tôi trở thành “nhân vật đặc biệt” trong mắt bạn học và thầy cô! Đứa con cầu tự “Con cầu thần khấn Phật! Phận con gái mới đáng thương làm sao, vì gia đình này, con xin nguyện từ bỏ cả tính mệnh của mình và đứa bé trong bụng, hoặc là làm cho con lỡ sẩy, hoặc xin ban cho con một đứa con cầu tự, để có thể bảo vệ gia đình này, xin mang đến cho con một cốt nhục ân đức… ” Đây là những lời mà trước khi tôira đời, mẹ đã hằng ngày tụng niệm trước ban thờ Phật. Trước khi mẹ mang thai tôi, gia đình tôi từng là một gia đình mà ai ai trong dòng tộc cũng ngưỡng mộ. Bố trở về từ Nhật Bản, mới hơn 20 tuổi đã trở thành Hội trưởng Hội Nông nghiệp của huyện Bình Khê, tuổi trẻ tài cao, bố trở thành một nhân vật quan trọng trong toàn huyện. Nhưng có lẽ cũng vì tuổi đời còn trẻ nên đã vô tình đắc tội với phe cánh trong ban lãnh đạo, trong một vụ án cá nhân biển thủ quỹ hộirồi bỏ trốn, bố không những mất đi tất cả, mà còn bị xử tù. Thậm chísản nghiệp của cả gia tộc cũng vì việc này mà bị tra xét niêm phong để bù đắp cho khoản quỹ bị mất. Vì cuộc sống, mẹ tôi khi đó đang bụng mang dạ chửa bất đắc dĩ phải đi làm trong một hầm quặng. Để có thêm chút thu nhập, có thêm ít tiền để người già trẻ nhỏ trong nhà có cơm ăn, mẹ phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng đẩy xe chở quặng. Đó là một công việc vô cùng nặng nề và mệt mỏi, đã vậy còn một ngày làm liền hai ca, thường xuyên mệt đến mức chân tay rã rời, đẩy xe lên đỉnh dốc rồi lại bị lăn xuống. Nếu gặp phải ngày mưa thì càng dễ ngã, toàn thân ướt sũng, rất nhiều lần phẫn uất, mẹ muốn chết đi cho rồi, nhưng nghĩ đến cụ ngoại đang nằm nhà lay lắt với căn bệnh hen suyễn và ba đứa nhỏ, mẹ lại đành cắn răng làm công việc mà cánh đàn ông cũng chưa chắc đã làm tốt này. Dù phải làm lụng cả ngày trời, khi về đến nhà cũng đã quá nửa đêm vậy mà vẫn còn một đống việc đang chờ mẹ – giặt quần áo cho cả nhà, nấu thức ăn cho lợn, gà, vịt, mệt tới độ không còn sức lết được tới giường, gục xuống và thiếp đi ngay tại bếp. Sự vất vả của mẹ còn không được ông nội thấu hiểu, ông thường lôi việc cha làm liên lụy đến cả gia tộc để trút giận lên mẹ, hở một chút là chỉ trích chửirủa mẹ trước mặt mọi người: “Con đàn bà đen đủi, sao không chết quách đi cho rồi!” Nỗi oán hận chất chứa trong lòng không dám nóira và sự mệt mỏi cùng cực mà mẹ phải chịu đựng, tôi khi đó chỉ là một thai nhi vô tri vô giác nên không có chút ký ức gì. Nhưng những câu chuyện này trong quá trình trưởng thành của tôi lại tựa như được phát thanh tự động, hết lần này đến lần khác bật ra từ miệng của mẹ! Niềm hy vọng có thể sinh ra một “đứa con cầu tự” mang đến may mắn và niềm vui cho mọi người là động lực sống duy nhất của mẹ lúc bấy giờ. Ông nội lại không nghĩ như vậy khi nhìn thấy thân hình chỉ còn da bọc xương vì điều kiện sống thiếu thốn của mẹ, ông bèn xỉa xóirằng mẹ chỉ biết đẻ con gái, thậm chí còn ngầm thỏa thuận với hàng xóm, nếu mẹ đẻ ra con gái, ông sẽ lập tức bán cho họ với giá 100 tệ. Ngày tôi chào đời trời mưa như trút, mẹ vẫn tất tả đội mưa đi làm. Quản đốc và những người thợ làm cùng đều cảm thấy thương tình, thi nhau khuyên ngăn bảo mẹ về nhà nghỉ ngơi. Thế nhưng mẹ vẫn khóc nghẹn, khẩn cầu quản đốc cho mẹ được tiếp tục làm. Quản đốc cuối cùng cũng đành đồng ý, chấp nhận để mẹ xuống hầm quặng, nhưng giao ước trước rằng, nếu đang làm mà cảm thấy đau bụng thì nhất định phải kêu lên để mọi người giúp đỡ. Một sản phụ sắp tới ngày lâm bồn, khệ nệ vác bụng bầu đẩy một toa xe nặng cả trăm cân, cắn răng cắn lợi gồng mình giữa trời mưa tầm tã. Sau này mẹ từng nóirằng, không hiểu tại sao ngã lên ngã xuống như vậy, ngày ba bữa thì chỉ ăn có một, cũng chưa từng có lấy một giấc ngủ ngon, vậy mà cái thai trong bụng lại không bịsẩy. Ông thầy bói mù nhà bên nhiều lần an ủi mẹ rằng, muốn đẻ ra một đứa con tài giỏi thì cha mẹ bắt buộc phải chịu khổ trước đã: “Đào à, nỗi khổ nhọc của cháu không vô ích đâu, nhất định phải nhẫn nại, không được nghĩ quẩn đâu nhé!” Mẹ nói với tôi: “Nếu không phải vì con thì đã mấy lần mẹ quyết buông tay, để toa xe lăn ngược đè chết cho xong!” Và cũng chính nhờ ý niệm mạnh mẽ phảisinh được một “đứa con cầu tự” đó đã giúp cho mẹ, trước khi sinh tôi một ngày, lết được về đến nhà trong đêm đen mưa gió sau khi đẩy nốt toa xe cuối cùng. Mẹ nóirằng khi bắt đầu trở dạ, mẹ dường như còn chưa kịp cảm thấy đau đớn gì thì tôi đã chuira rồi. Có lẽ do quá mệt mỏi, nên chẳng còn cảm giác gì. Khi đó ông nội còn ba lần đến trước cửa phòng, vạch rèm vải bên ngoài thúc giục: “Nhanh lên đi chứ, tao còn lấy 100 tệ để uống rượu hâm!” Mẹ nước mắt giàn giụa ôm lấy bà ngoại khóc lóc. Bà ngoại vừa an ủi mẹ, vừa cùng quỳ gối cầu xin ông trời, làm ơn để con gái bà sinh được bé trai, một bé trai thực sự! Trời còn chưa sáng tỏ, chị hai tôi khi đó mới năm tuổi khư khư cầm cán chổi đứng canh trước cửa phòng, quyết không cho bất cứ ai cướp lấy tôi mang đi! Cuối cùng mãi đến hơn mười giờ, tôi mới cất tiếng khóc chào đời. Biết là con trai, chị hai lập tức hoa chân múa tay, chạy đi khắp nơi để báo tin: “Mẹ cháu sinh con trai, sinh con trai! Không bị bán đi nữa rồi!” Chị hai của tôi, từ bé đã vì tôi mà phải chịu nhiều khổ cực. Chị thường bảo với tôirằng: “Lúc cậu vẫn chưa ra đời, chị đã chuẩn bị liều chết vì cậu rồi, may mà cậu là con trai, nếu là con gái thì chị nguyện bị bán cho người khác để cậu được ở lại!”. Đối với tôi tình chị em máu mủ ruột già này là cả tấm ân tình của cuộc đời; còn đối với chị hai, giây phút tôi sinh ra cũng là lúc chị bắt đầu phải thay tôi gánh chịu muôn vàn vất vả! Sự ra đời của tôi không hề mang lại bất cứ niềm vui nào cho cả gia tộc. Khi đó tất cả tàisản trong nhà đều đã bị tịch thu bán đấu giá, nhưng vẫn chẳng thể bù đắp cho số tiền lớn đã bị cuỗm đi. Tất cả đồ đạc quý giá và tiền vàng của bạn bè trong dòng họ đều đã huy động để bồi thường. Mười tám ngày sau khi tôi ra đời, chúng tôi đã không còn chốn dung thân ở quê nhà Bình Khê, đành khăn gói ít quần áo đơn giản đi theo quản đốc đến khu quặng ở một thôn miền núi tên là Tam Dân, huyện Đào Nguyên. Nơi đó chỉ có dãy nhà lợp bằng mái tranh đơn sơ, dùng đèn dầu, không giống như Bình Khê, một nơi phồn hoa nhờ mỏ than. Mẹ kể rằng khi đó nửa đêm thường hay sờ thấy thứ gì đó lành lạnh mềm mềm, đốt đèn lên mới biết là con rắn to bằng cả cánh tay, có khisáng thức dậy mới nhìn thấy cả con rắn cuộn tròn nằm bên cạnh. Khi đó cha không ở nhà, mẹ sợ rắn chui vào trong chăn nên phần lớn thời gian đành ôm các con ngồi đợi trờisáng. Sau khisinh ra tôi, vì mưu sinh mẹ không những chẳng có tiền để bồi bổ, mà khi tôi còn chưa đầy tháng, mẹ đã phải cùng cánh đàn ông xuống hầm quặng làm việc. Để giữ được công việc này, tất cả những việc đàn ông làm, mẹ cũng chấp nhận làm, không những thế còn phải cố gắng làm tốt hơn người khác, vì chỉ có như vậy mới được phép xuống hầm. Thông thường đàn bà chỉ có thể đứng ngoài cửa hầm để đón xe chở quặng, tiền lương chỉ bằng một nửa so với làm trong hầm, mẹ đành vào hầm cùng các công nhân khác, gánh gỗ trần, đóng cọc, đào than, đẩy xe toa, việc gì cũng đến tay. Tiếc là dù mẹ có cố gắng bao nhiêu, tiền lương cũng chỉ được bằng sáu bảy phần so với người khác. Vậy mà những việc này còn chưa thấm vào đâu, điều làm mẹ buồn phiền và lo lắng hơn cả, đó là cứ mỗi lần đến ngày phát lương, ông nội đều tranh đến lĩnh trước. Vì bà ngoại và bốn đứa con, mẹ phải thường xuyên cầm theo gậy gỗ đến đòi tiền ông, còn bị chửi là “con đàn bà điên”. Mẹ đành nhờ kế toán nhất định từ sau để cho mẹ đến lĩnh, bà ngoại và ông cũng vì chuyện này mà cạch mặt, không ở cùng nhau nữa. Những đứa con trong các gia đình làm việc trong khu quặng đa số đều mang họ khác nhau, điều này cũng chẳng có gì kỳ lạ, bởi khi phải làm việc trong điều kiện công trường vô cùng tồi tàn, cánh công nhân thường xuyên đối mặt với nguy hiểm và bất trắc. Rất nhiều người vì cuộc sống mà đoản mệnh, phải để lại vợ con bơ vơ một mình, được một thời gian, những người vợ đó cũng đành phải cải giá. Nếu như người chồng thứ hai chẳng may chết đi, thì họ lại phải dắt díu theo một đám trẻ đi cải giá tiếp. Bài vị tổ tiên của nhà tôi có cả họ Liêu, họ Vương, họ Tô, họ Lô, chúng tôi chưa từng đi tìm hiểu mối quan hệ phức tạp này. Giống như ông nội đầu tiên cưới bà nội, bà nội qua đời thì lại cưới bà ngoại, vì vậy các bác, chú, cô, thím, dì, nhiều khi cũng thực sự khó phân biệt hay xưng hô rạch ròi cho được. Sau khi không ở chung với bà ngoại nữa, ông nội liền dọn đến ở với con ruột, còn bà ngoại ở cùng bố mẹ tôi. Để giúp đỡ mẹ chút ít, bà ngoại cũng đến công trường phụ việc đun nước tắm cho công nhân. Vì vậy trong ký ức thời thơ ấu, thường chỉ có chị hai chăm sóc bế bồng tôi. Còn chị cả, do tư chất thông minh và thành tích học tập vượt trội, cô giáo chủ nhiệm cho rằng nếu chị cùng cả nhà chuyển về nơi khỉ ho cò gáy như thôn Tam Dân thìsau này chắc chắn tài năng của chị ấy sẽ bị mai một, thế nên cô giáo năm lần bảy lượt khuyên nhủ bố mẹ, hy vọng hai người đồng ý để chị cả sống nhờ nhà chú dì ở Bản Kiều. Chính vì vậy mà hồi nhỏ, ấn tượng về chị cả trong tôi như là một vị khách quý, chỉ có dịp lễ tết, nghỉ hè mới thấy chị trở về nhà. Mỗi bận sắp đến ngày chị về, lũ trẻ trong nhà đứa nào đứa nấy nhấp nhổm chờ đợi. Trời vừa sáng, chúng tôi liền trèo đèo lộisuối, đi mấy cây số mớira tới bến đỗ trên đường quốc lộ để đứng chờ. Trong đám trẻ con, tình cảm giữa chị cả và chị hai là thân thiết nhất. Thường ngày vì chị cả không có nhà, mẹ và bà ngoại thìra khỏi nhà đi làm từ khi trời còn chưa sáng, chuyện lớn chuyện nhỏ trong nhà đều đến tay chị hai, vậy nên mỗi ngày mẹ đều đặt một đồng năm hào bên cạnh gối để khi tỉnh dậy chị nhét vào ống trúc tiết kiệm. Có một lần chị cả về nhà nghỉ lễ vài ngày, đến ngày phải trở lạiBản Kiều, chị hai khệ nệ ôm ống trúc chứa đầy những đồng năm hào nhất quyết bảo chị cả nhận lấy, nhưng chị cả quyết không nhận, hai người ôm nhau khóc lóc sụt sùi. Chị hai nói: “Ở trên núi này chẳng có gì để mua, cần tiền làm gì? Cho chị đấy, cho chị đấy!” Kỳ thực, để chị cả còn nhỏ như vậy đã phảirời nhà đi ở trọ đèn sách bố mẹ cũng không đành lòng, nhưng vì tương lai của chị, đó là lựa chọn duy nhất. May thay chú dì không có con gái, chị cả lạirất ngoan ngoãn và hiểu chuyện nên chú dìrất quý, yêu thương chị như con ruột. Trong nhà tôi xếp thứ tư, ở trên ngoài chị cả, chị haira thì còn một anh ba nữa. Anh tôi chính trực thật thà, vì là cháu đích tôn nên ngay từ bé ông nội vô cùng yêu chiều anh, nhưng bà ngoại thì hoàn toàn ngược lại. Vì vậy ngày nhỏ tôi thường hay bịa chuyện để bà ngoại la mắng anh, nhưng anh dường như lại chẳng bao giờ để bụng, chỉ cần bên ngoài có thứ gì hay ho hoặc đồ ăn ngon, anh nhất định sẽ mang về chia cho tôi. Trong gia đình trọng nam khinh nữ này, mặc dù anh cũng là con trai như tôi, đã vậy còn là đích tôn, nhưng mọi người đối xử với anh khác tôirất nhiều. Bà ngoại và cha mẹ dường như dành toàn bộ tình yêu và sự chú ý cho tôi, anh chỉ đứng nhìn từ xa, giả vờ như không có gì. So với anh, sự quan tâm chú ý mà tôi nhận được quả thật quá nhiều. Trong ký ức ấu thơ, ngày cha được mãn hạn tù, tôi đã không còn nhớ rõ. Ngược lại, khung cảnh ngày mẹ dẫn đến trại thăm cha thì tôi vẫn nhớ như in. Khi khung cửa sổ sắt xuất hiện một người đàn ông cao ráo, đầu trọc, đen nhám và gầy gò, mẹ bảo tôi gọi “cha” đi. Lúc đó tôi vẫn còn nhỏ, không những sợ hãi phát khóc mà còn tè dầm luôn trên bậc phòng thăm hỏi. Cũng chính vì hình ảnh này luôn khắc ghi trong đầu, nên sau này tôi đã đăng ký thực tập ở trại giam khi theo học năm thứ ba chuyên ngành Phòng chống Tội phạm Học viện Sỹ quan Cảnh sát. Mỗi khi nhìn thấy một bà mẹ nào đó dắt con đến trước khung cửa kính phòng thăm hỏi và bảo đứa bé gọi người bên trong bằng cha, là tôi lại không kìm được nước mắt. Vì cha tôi trước đây từng lâm cảnh tù tội, nên tôi càng thấu hiểu nỗi đau đớn khổ sở mà người nhà phải gánh chịu bên ngoài khi trong nhà có ai đó ở tù. Vì điều này, tôi từng âm thầm tự hứa với mình, sau này nếu có cơ hội, tôisẽ để chế độ hình phạt sao cho phù hợp với nhân tính và kỳ vọng của xã hội, để không còn những người như cha tôi, chỉ vì lỗi lầm của cấp dưới, không những phải bồi thường toàn bộ gia sản mà còn bị tống giam. Nhưng tiếc thay, những quy định pháp luật này chẳng ai có thể thay đổi được. Mẹ tôi dù không bị nhốt vào sau song sắt, nhưng bà cũng phải chịu vô số những nỗi đau về cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi thường nghĩ, có lẽ tất cả nỗi khổ trên đời này cũng chẳng thể sánh với những bi kịch mà mẹ đã từng trải qua, hay những nỗi đau mà mẹ phải nén chịu. Hơn thế nữa, nỗi khổ thực sự không chỉ là những trải nghiệm đau đớn không bao giờ muốn quay đầu nhìn lại, mà còn là những ký ức luôn lưu giữ trong đáy sâu con tim. Những nỗi đau khi xưa thường nhức nhối khôn nguôi, chực chờ bùng phát, tựa như đã vĩnh viễn nhốt mẹ tôi vào ngục tù tối tăm của tâm hồn. Tôi của ngày thơ ấu là một đứa bé được nuông chiều và không hiểu chuyện, hiếu thắng mà lại hay mít ướt. Mỗi lần tết đến xuân về, chị cả đều cùng chúng tôi ngồi chơi bài ăn tiền. Bà ngoại biết tôi thua là sẽ ăn vạ, thế nên bà đành làm “ngân hàng” của tôi, tôi thua bao nhiêu thì bà sẽ cho bấy nhiêu. Vậy mà đến khi thua tôi vẫn lăn ra khóc toáng lên, tôi cũng không hiểu vìsao mình khóc. Tiền mỗi lần chơi chỉ có thể nhiều lên chứ không bao giờ ít đi, nhưng chỉ cần vớ phải lá bài xấu, biết phải bù tiền của mình cho người khác là tôi liền ấm ức, không ngăn nổi nước mắt. Đương nhiên, không chỉ có chơi bài, ngày thường chỉ cần gặp phải những chuyện không được như mong muốn tôi cũng khóc liền. Thông thường chỉ cần tôi khóc một tiếng là anh ba liền bị ăn mắng, chị haisẽ nhường nhịn và dỗ dành tôi, người phải chịu tội nhiều nhất vì cái tính khí ẩm ương của tôi là chị hai. Cũng vì lẽ đó mà sau này trưởng thành, tôi luôn có mặc cảm tội lỗisâu sắc với gia đình và anh chị của mình. Cho đến nay tôi vẫn thường nghĩ, rốt cuộc tôi phải làm gì mới có thể chuộc lại lỗi lầm và sự ngu ngốc khi xưa mình đã gây ra? Thế nhưng đấy mới chỉ là những chuyện nhỏ, phiền phức lớn mà tôi gây ra vẫn còn chưa bắt đầu! Nhìn thấy chính mình: Nhìn lại chặng đường đã qua trong cuộc đời, phần lớn những ký ức của chúng ta đều từ lời kể của cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Nỗi khổ sở mà cha mẹ từng trải qua, từ lâu đã âm thầm bắt rễ trong thẳm sâu cuộc đời chúng ta, chi phối những gì chúng ta theo đuổi hay trốn tránh. Những trải nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc đến từ cha mẹ, nếu như chúng ta có thể phân biệt được đâu là những điều thuộc về cha mẹ và bản thân không cần đến, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chính mình. Đối với mọi thứ thuộc về cha mẹ, chúng ta không cần đưa ra bất cứ sự đánh giá nào cả, chỉ cần có một trái tim thấu hiểu là đủ. Trải nghiệm tình yêu Tết năm đó chị cả về nhà, khi ấy cha đã mãn hạn tù và cũng xin vào làm công nhân ở mỏ quặng nên gia cảnh cũng có đôi phần cải thiện. Chuyên ngành mà khi xưa cha học bên Nhật chính là khai thác khoáng sản, vì thế chẳng bao lâu sau cha đã được thăng chức lên làm tổng công trình sư. Mẹ cũng không cần phải ra công trường bon chen làm việc nữa, em gái út lúc này cũng đã ba tuổi. Năm đó cả nhà sum họp, chúc tụng vui vẻ, tôi vẫn là đối tượng được mọi người nuông chiều và khiến cả nhà đau đầu nhiều nhất, vẫn là một thằng nhóc mà mỗi khi đánh bài nhất định phải chơi đến khi thắng mới chịu ngừng. “Được rồi! Ván cuối nhé! Đã mười hai giờ rồi đấy!” “Kệ! Kệ! Phải chơi tiếp cơ! Chơi đến khi con ù mới được!” Mẹ đã giục mấy lần rồi, bình thường ở nơi vùng núi cô quạnh này, trước mười hai giờ mọi người đã say giấc nồng. Từ trước đến nay chưa ai thức đến tận mười hai giờ cả, thực ra mọi người đều đã mệt, chẳng qua chỉ vì chiều tôi nên mới đành thức cùng mà thôi. “Lần nào cũng thế này! Từ sau không chơi cùng Vỹ nữa đâu, tiền lúc nãy chị thắng giờ lại thua sạch bong rồi!” Tôi dương dương đắc ý ôm lấy ống tiền, hí hửng nhảy tới nhảy lui, còn chị cả trông bộ dạng rất bực bội. “Em mới thua nhiều nhất! Lần sau em không chơi bài nữa đâu!” Chị hai quá xui, chơi bài gần như lần nào cũng thua. “Đức Văn, em thắng hay thua?” Thấy anh ba chẳng nói năng gì, chị cả liền hỏi. “Còn hỏi gì chứ, rõ ràng là thua rồi!” Chị cả rất không phục, liền quay sang cằn nhằn với mẹ: “Bọn con thua một mình Vỹ thật không công bằng, bọn con phải chơi tiếp, Vỹ chơi bẩn quá! Cứ thua là ngoạc mồm ăn vạ! Thế là bọn con lại phải trả tiền. Còn thắng thì cũng vẫn phải đưa tiền cho nó!” “Được rồi được rồi! Mẹ đang ngủ, đừng làm ồn nữa, mau đi ngủ đi!” Mẹ đưa ra thông điệp cuối cùng, mấy đứa chúng tôi đành nhanh chóng dọn dẹp, lúc sau, cả nhà đều chen chúc trên giường rồi từ từ chìm vào giấc ngủ. Tám giờ sáng hôm sau, mọi người đều lục tục dậy, chỉ mình tôi vẫn ngủ say. “Vỹ! Dậy đi! ‘Đại phú ông’ dậy chơi bài tiếp nào!” Chị hai gọi không được, liền chạy qua lay tôi dậy, nhưng lay được một lúc, nhìn bộ dạng nửa tỉnh nửa mê vẫn ìra không dậy của tôi, chị bèn thọc luôn bàn tay lạnh như băng của mình vào người tôi cù lấy cù để. Khi vừa chạm bàn tay vào người tôi, chị phát hiện ra hình như có gì đó không ổn, quay ra kêu to: “Mẹ ơi, Vỹ sốt rồi hay sao ấy!” “Làm gì có chuyện đó! Đêm qua mặt tươiroirói nghịch ngợm nô đùa, sao có thể sốt được?” Mẹ bỏ dở việc dưới bếp lên xem tôi thế nào, nhẹ nhàng áp trán lên trán tôi, phát hiện ra đúng là tôi đang lên cơn sốt thật. Thế là mẹ trách chị hai: “Đều là do bọn con! Tối qua mẹ bảo mặc thêm áo vào thì không nghe, giờ Vỹ cảm rồi thấy chưa!”, rồi kéo tôi dậy để cho tôi ăn. Mãi mới lờ đờ thức giấc, tôi chỉ cảm thấy rất đau đầu và buồn ngủ nhưng vẫn miễn cưỡng bò dậy, nuốt được một ít cháo xong lại muốn lăn ra ngủ. Đây chính là gia đình của tôi, bất cứ chuyện gì xảy ra, kết quả đều là Vỹ không bị ăn mắng, mà người chịu tội chắc chắn là chị hai. Việc này mọi người đều đã quen rồi. “Mỹ! Mang túi thuốc ra đây cho mẹ!” Thấy tôi đã húp xong bát cháo, mẹ bèn gọi chị hai lấy thuốc cho tôi uống. “Mỹ” là tên gọi ở nhà của chị hai, thực ra, tên đầy đủ của chị là “Mỹ Anh”, khi còn nhỏ chẳng biết tạisao mọi người đều không gọi chị là “Mỹ Anh” hay là “Anh”. Không gọi “Mỹ” thìsẽ gọi là “Tố Mỹ”, vì chị cũng mang họ “Tố” giống như bà ngoại. Uống thuốc xong một lúc, cơn sốt quả có thuyên giảm và tôi lại có thể chạy nhảy khắp nơi. Thế nhưng cũng chỉ cầm cự được đến bữa tối, khi mọi người bắt đầu đánh bài, tôi lại cảm thấy rất buồn ngủ và muốn đi nằm. Mẹ cảm thấy có điều gì đó là lạ, liền nhỏm qua sờ trán, quả nhiên là cơn sốt lại ập đến! “Mỹ! Đi lấy thuốc qua đây!” Cứ như vậy, mỗi ngày tôi đều uống thuốc hạ sốt rồi đi ngủ, ban ngày trừ việc cảm thấy hơi mệt ra, tôi cũng chẳng thấy gì khác lạ. Nhưng cứ đến tối là tôi lạisốt cao, cứ như vậy đến tận mùng ba Tết. Cha mẹ thấy thời gian tôisốt càng ngày càng lâu, tình trạng càng lúc càng bất thường nên quyết định đưa tôi đến trạm xá khám bệnh. Trạm xá nằm trên phố Tam Dân. Từ công trường đến phố này buộc phải đi một chặng đường rất xa, đã vậy còn phải vượt qua một ngọn núi để đến được tiệm tạp hóa trên quốc lộ, ở đó mới có xe đi đến phố Tam Dân. Vì nơi này ít người thưa dân, thông thường phải đứng chờ một đến hai tiếng mới có một chuyến xe. Tôi chỉ nhớ rằng, khi đó tiết trời băng giá, lại không ngớt mưa phùn, cha đội mưa cõng tôi lầm lũi bước đi trên dải đường dốc. Mặc dù mặt và lưng lạnh run lẩy bẩy, nhưng phía ngực tôi do thấm đẫm mồ hôi lưng cha nên chỉ thấy nóng ran một mảng. Vì trời đang mưa nên cha không thể đặt tôi xuống để nghỉ. Khi mệt, cha chỉ có thể chống tay vào đầu gối, khom lưng thở dốc một chút. Thế nhưng chỉ cần cha khom lưng xuống là vũng nước mưa đọng trên áo mưa lại đổ tràn xuống cổ, hơi nước lạnh làm tôi giật mình tỉnh giấc. Khi tỉnh dậy tôi bắt đầu ưỡn người đòi xuống, vì đi bộ trong tình trạng như vậy thật sự không thoải mái, thế nên cha đành dừng lại một chút, đợi đến khi tôi lại hôn mê và gục xuống, cha mới lại đứng thẳng lưng, nặng nhọc đi tiếp. Trên người cha có một mùi hương rất lạ, là mùi thuốc lá lưu lại trên từng sợi áo, quện cùng mùi dầu tóc, mùi mồ hôi đan xen với tiếng cha thở dốc đều đều. Chính vào thời khắc này, khoảng cách tồn tại giữa hai cha con từ khi còn nhỏ bỗng dưng biến mất, thay vào đó là sự gần gũi chưa từng có của tình phụ tử. Là do cảm giác nóng lạnh đan xen, cùng với những mùi hương tỏa ra giữa tiết trời lạnh lẽo, hòa nhịp cùng hơi thở của cha đã mang tới cho tôi một cảm xúc không thể quên trong đời. Vị bác sĩ trong trạm xá Tam Dân có biệt danh “bác sĩ man rợ”. Do trước đây từng du học ở Nhật, nơi mọi người luôn có thái độ cung kính với những y bác sĩ, thế nên khi vừa đến nơi, cha liền chụm chân, khom lưng cúi chào theo phản xạ rồi đứng sang một bên chờ đợi chỉ thị của bác sĩ. Nhờ căn bệnh của mình, tôi đã được quen biết và có một mối quan hệ tốt đẹp kéo dài hàng chục năm với vị “bác sĩ man rợ” hết sức thân thiện và yêu nghề này. Ấn tượng của tôi khi đó là ông dùng bông tẩm rượu chà xát khắp người tôi để hạ sốt, hết ấn huyệt rồi lại tiêm. Sau khi xử lý xong cha lại cõng tôi trở về, trời bên ngoài lúc này đã tối đen như mực, bà ngoại, mẹ, chị cả, chị hai, anh ba đều đứng chờ ngoài cửa, lo lắng muốn biết bệnh tình tôira sao. Lúc mẹ dang tay đỡ lấy tôi, cha mới đứng thẳng người vặn lưng vặn cổ răng rắc, rồi chầm chậm đáp: “Bác sĩ nói chắc là cảm cúm, ngày mai nếu vẫn chưa hạ sốt thì lại đưa đến trạm xá, có lẽ không sao đâu!” Quả nhiên, đến tối tôi đã hạ sốt và thèm ăn vô cùng, liền một lúc chén sạch hai bát ô tô cháo, sau bữa ăn lại tiếp tục cãi cọ tranh nhau chơi bài với mọi người. Cha mẹ nhìn tôi có vẻ đỡ hơn nên cũng thấy an tâm phần nào, bắt chị cả, anh ba và chị hai chơi cùng tôi, cả nhà dường như cùng thở phào nhẹ nhõm. Đêm hôm đó, hình như mẹ trằn trọc không ngủ, thỉnh thoảng quay ra xem tôi có lên cơn sốt lại hay không. Dướisự chăm sóc cẩn thận của cả nhà, tôi đã trải qua một đêm bình an vô sự. Chỉ có điều chẳng kéo dài được bao lâu. Sáng hôm sau, ngay trước khi bà ngoại chuẩn bị đi làm, tiện tay sờ thử trán tôi, thấy hình như tôi bắt đầu sốt trở lại, bà lập tức gọi cha dậy. Cha vừa nghe thấy liền lồm cồm bò dậy, dùng nhiệt kế đo thử: “38,5 độ!”, sau đó cha lôi túi thuốc bác sĩ kê ra cho tôi uống. Nghe thấy tôisốt trở lại, dây thần kinh vừa được thả lỏng của mẹ giờ lại căng lên như dây đàn: “Có phải đưa xuống núi khám bác sĩ không anh?” Cha cũng không biết làm thế nào, thở dài một tiếng: “Cứ uống nốt thuốc rồi để xem thế nào, không được thì lại đi khám vậy!” Cũng may là sau khi uống thuốc, cơn sốt lại bớt phần hung hãn. Đến chiều tôi lại bắt đầu nói cười, nhưng chưa kịp sẩm tối, có lẽ thuốc hạ sốt đã hết tác dụng, người tôi lại nóng như đổ lửa. Lần này cha cảm thấy không thể để chậm trễ hơn, liền bảo mẹ chuẩn bị gùi vải để cõng tôi xuống núi. Mẹ không đành lòng để cha vất vả một mình cõng tôi xuống núi, nên đòi đi cùng thay phiên. Vốn dĩ cha không an tâm khi để một mình bà ngoại ở nhà cùng đám trẻ, nên bảo mẹ ở nhà, nhưng mẹ kiên quyết đòi đi theo nên đành để bà ngoại và chị hai trông nhà, em gái chưa đầy ba tuổi cũng ngoan ngoãn nằm im, cha mẹ đội mưa gió cõng tôi xuống núi trong đêm tối mịt mùng. Trời tối như mực, nhiệt độ cũng theo đó giảm sâu, tôi phủ phục trên lưng cha, chiếc chăn mỏng đắp trên người không đủ ngăn cơn run rẩy. Chưa đi được bao xa, mồ hôi của cha đã ướt đẫm lưng áo, mẹ đề nghị đổi lượt, cha vẫn kiên trì cõng tôi đến tận lưng chừng núi mới trao tay. Cả chặng đường cha mẹ không ai nói lời nào, nhưng đến khi phát hiện mẹ vừa đi đằng sau vừa lặng lẽ lau nước mắt, cha bèn quay lại an ủi. Lúc này, mẹ không kìm được bật khóc thành tiếng, vừa khóc vừa lẩm bẩm: “Tội nghiệp nó quá, lúc mang bầu em ngã lên ngã xuống, đến tháng đẻ cũng không yên ổn, sữa cũng chẳng có mà uống, chỉ ăn mỗi cháo...” Cha muốn an ủi mẹ, nhưng lại không biết nói gì, đành im lặng trầm mặc. Cha cõng tôi đến đúng đoạn nước chia dòng thì dừng lại, mẹ đưa tay ra đỡ rồi cõng tôi. Lưng cha nóng hầm hập, nhưng khi nằm trên lưng mẹ tôi lại cảm thấy từng đợt cóng lạnh, đầu nóng như lửa thiêu mà toàn thân lại như bị ngâm trong nước đá. Đường núi tối tăm, từng hạt mưa phùn rơi nghiêng hắt lên mặt, trước kia cứ mỗi lần đi trên đoạn đường này trong đêm tôi đều sợ đến phát run, vậy mà giờ đây, trong tim tôi chỉ ngập tràn cảm giác hạnh phúc và an toàn. Cha mẹ đều đang ở cạnh, chưa bao giờ gần gũi đến thế. Tôi cảm nhận một cách sâu sắc hơi ấm của tình thương ruột thịt, nước mắt lăn dài vì cảm động, nghĩ rằng dù bây giờ mình có chết đi cũng chẳng có gì tiếc nuối. Chặng đường núi như dài bất tận, gió tạt rừng cây xào xạc liên hồi, thế giới bên ngoài đang bị nhấn chìm trong mưa gió bão bùng. Tôi khép hờ đôi mắt, tim đột nhiên sáng lên, cả thế giới trở nên tĩnh mịch lạ thường. Tình yêu là sự run rẩy mãnh liệt của nội tâm, là giây phút tĩnh lặng, chỉ có tiếng đập đều đều của những con tim, của mẹ, của cha, và của tôi... Nhìn thấy chính mình: Mỗi đứa trẻ đều từng có được tất cả tình yêu của bố mẹ, nhưng không hiểu sao chỉ tới khi lâm bệnh, chúng ta mới có thể cảm thấy rung động một cách sâu sắc trước thứ tình cảm thiêng liêng này. Tôi tin rằng, mỗi người trong chúng ta đều từng được yêu thương sâu đậm, chỉ là chúng ta đã mong đợi quá nhiều, nên tất cả những tình cảm đó đều đã bị che mờ đi! Trong hành trình tìm kiếm của cuộc đời, điều chúng ta cần là gì? Chúng ta nỗ lực như vậy, khát vọng thực sự là gì? Chúng ta đã từng gặp nó! Đã từng trải qua nó! Chỉ là chúng ta không biết rằng điều chúng ta thực sự cần là những gì bản thân đã từng trải qua và đã từng có, đó chính là “tình yêu”! Được sống thật tốt biết bao! Ngoài việc chạy khắp nơi khám bệnh, uống thuốc nam, cầu thần khấn Phật, đổi cửa nhà, rời giường ngủ… mọi thứ có thể làm đều đã làm, mọi điều cần thử đều đã thử. Thế nhưng bệnh của tôi vẫn không hề có chuyển biến tích cực, cha mẹ lo lắng vô cùng. Trong khoảng thời gian này, tôi thường phải mặc chiếc áo khoác quý nhất của bà ngoại, trong túi nhét đầy các loại bùa chú, thế nhưng bệnh tình vẫn lúc tốt lúc xấu, có đôi khi còn hét lên như bị ma nhập. Trong ấn tượng của tôi khi đó, chỉ cần tôi mở mắt là sẽ nhìn thấy một ngườirất to cao, mặt đỏ hồng, bên ngoài khoác một chiếc áo lục mãng bào, tay cầm một chiếc đao lớn đứng bất động trước cửa. Mỗi lần nhìn thấy tôi liền khóc toáng lên: “Ông mặt đỏ! Ông mặt đỏ lại đến kìa!” Một vị thầy mo trên núi bảo với cha mẹ rằng, phải đưa tôi đến miếu Ân Chủ Công ở Tam Hiệp, cầu khấn Quan Thánh Đế Quân ban phước cứu giúp thì mới tai qua nạn khỏi. Vậy mà bệnh của tôi vẫn ngày càng nặng, thời gian tỉnh táo ngày càng ít, tay chân thường xuyên co giật, răng nghiến chặt không rời, hoàn toàn chẳng thể ra ngoài. Vì quá thương tôi, bà ngoại đành thay cháu đến miếu Ân Chủ Công ở Tam Hiệp quỳ lạy cầu khấn ngày đêm và nguyện rằng chỉ cần tôi khỏe mạnh trở lại, nhất định bà sẽ tự mình hoàn nguyện, thậm chí còn xin cả bùa hộ thân và tàn nhang trở về, nhưng bệnh của tôi vẫn ngày càng trở nặng. Thần Phật cầu được cũng đã cầu, bùa chú xin về cũng đã xin, các loại thuốc thang đông y tây y cũng đã uống hết, đối mặt với bệnh tình không chút chuyển biến của tôi, cha mẹ lo lắng âu sầu ngày đêm, cuối cùng quyết định đưa tôi xuống bệnh viện lớn để xét nghiệm xem sao. Chúng tôi từ thôn đi về thị trấn, chuyển qua mấy lượt xe đò để đến Trung Lịch, Đào Nguyên. Khi đó bệnh viện lớn nhất tại khu vực Đào Nguyên là Bệnh viện Thánh Bảo Lộc. Xếp hàng lấy số cấp cứu rồi đợirất lâu mới đến lượt, trong phòng bệnh cơ man các phụ huynh tay ẵm những đứa bé đang lên cơn sốt, tiếng khóc lóc xen lẫn tiếng trò chuyện huyên náo, bác sĩ chạy qua chạy lại luôn chân luôn tay. Chờ rất lâu mới đến lượt tôi được xét nghiệm, bác sĩ nhìn thấy tôi tứ chi co rút, mắt chuyển trắng dã, liền nói với cha mẹ rằng rất có khả năng tôi đã bị “Viêm não Nhật Bản”, một căn bệnh đang bùng phát dữ dội thành dịch khi đó, yêu cầu cha mẹ lập tức chuyển tôi lên bệnh viện Đài Đại(một bệnh viện trực thuộc Học viện Y học của Đại học Đài Loan). Theo lời cha tôi kể lạisau này, khi đến bệnh viện Đài Đại, đầu tiên các bác sĩ giúp tôi hạ sốt và tiến hành chẩn đoán sơ bộ, đợi đúng ba ngày sau mới đưa tôi vào phòng bệnh, kết quả đúng theo chẩn đoán của các bác sĩ bệnh viện Thánh Bảo Lộc, đúng là viêm não Nhật Bản. Bác sĩ bệnh viện Đài Đại nóirằng bệnh tình của tôi đã kéo dài quá lâu, nên dù có may mắn cứu sống được thì cũng rất có khả năng trở thành người thực vật hoặc bị thiểu năng trí tuệ, bảo cha mẹ chuẩn bịsẵn sàng tâm lý. Mẹ tôi khi đó tiếng phổ thông nói không sõi, căn bản không hiểu thế nào là “người thực vật”, liền dùng tiếng miền núi nói to với bác sĩ: “Là người, dù người thế nào cũng không quan trọng, chỉ cần không biến thành quỷ là được rồi!” Vì trong nhà còn có người già và trẻ em cần chăm sóc nên cha bảo mẹ về nhà trước rồi tự mình quay về công trường huy động một số chú bác thân thiết cùng đến thay phiên trông nom tôi. Mỗi ngày không uống thuốc thì là tiêm ven, trải qua một tuần liền như vậy, cuối cùng tôi cũng tỉnh lại. Thế nhưng khi tỉnh lại tôi không còn nói được nữa, cũng chẳng tài nào nhận ra cha, sau đó không lâu, mắt tôi dần mờ đục và lại mê man bất tỉnh, cha thấy vậy thì lo lắng vạn phần. Bác sĩ năm lần bảy lượt nói với cha rằng, tình trạng của tôi như vậy đã là lạc quan hơn nhiều so với dự liệu, các tri giác thần kinh đều vẫn hoàn hảo, chỉ là ý thức vẫn chưa hồi phục lại. Đến khi đó cha mới yên tâm phần nào. Thời đó không có điện thoại, tất nhiên cũng chẳng thể gửi thư, vì thế tin tôi đã tỉnh lại là do chú Thủy Nguyên mất ba bốn tiếng đồng hồ trở về báo cho bà ngoại và mẹ tôi biết. Chú Thủy Nguyên sau này kể với tôirằng, vừa nghe tin tôi đã tỉnh lại, mẹ tôi nước mắt lưng tròng quỳ sụp xuống lạy trời. Sau này, có nhiều lúc tôi nghĩrằng, cái mạng của tôi có lẽ là do chư vị thần Phật cảm thương lòng thành của mẹ mà giáng ân tạo phúc, giữ lại trên trần gian. Nằm trong viện được ba tuần, trải qua không biết bao lần kiểm tra và hút tủy xét nghiệm, tôi mới được ra viện. Khira viện, bác sĩ bảo cha rằng: “Thằng bé này sống được là tốt rồi, đừng kỳ vọng rằng nó có thể học được cái gì, và cùng lắm chỉ có thể sống được thêm ba năm mà thôi!” Vì khi đó bác sĩ cho rằng tôi đã bỏ lỡ mất thời gian then chốt nhất để điều trị nên một phần màng não đã bị hoại tử do sốt cao. Có thể cả đời này tôisẽ không thể nói lại hoặc không thể tự chăm sóc bản thân, ngay cả đại tiểu tiện cũng phải có người giúp, đọc sách hay đi học thì không cần phải vội, để xem sau này thế nào đã! Thế nhưng tôi vẫn có vẻ rất ổn, mắt vẫn nhìn được, miệng vẫn ăn đều, tay chân vẫn cử động linh hoạt, đại tiểu tiện thời gian đầu quả thật có bị mất cảm giác nhưng sau này cũng dần khống chế được. Khi về nhà cũng dần nhận biết được hết mọi người xung quanh. Qua một thời gian cũng bắt đầu nói được một số từ đơn giản, cha mẹ vẫn cho rằng tôi chẳng có điều gì bất thường. Lúc đầu họ vẫn bao dung mỗi lần tôi gọi nhầm tên hoặc không thể kể ra tên một đồ vật nào đó. Giống như chị hai, chị ấy không cần tôi nhận ra mình, chỉ cần tôi phát ra thành tiếng, dù đó là “chỉ” hay “chịn”, chị vẫn cho rằng tôi đang gọi chị; bà ngoại cũng vậy, dù nhiều khi chẳng biết tôi gọi “mẹ” là để ám chỉ bà hay mẹ, chỉ cần tôi gọi “Mẹ” một tiếng là bà lại cảm động đến mức ôm chầm lấy tôirồi khóc. Thấy bà khóc, tôi cũng khóc theo, chẳng cần biết là tạisao. Về ký ức của tôi trước và sau khi lâm bệnh, đều là do cha mẹ và chị hai kể lại, những ngày tháng đó hoàn toàn không còn tồn tại trong ký ức của tôi, tôi chẳng thể suy nghĩ, cũng chẳng có cảm xúc gì về nó, đầu óc trống rỗng, cả ngày chỉ biết khóc. Mỗi lần tôi khóc, cha mẹ, bà ngoại, thậm chí cả nhà lại cuống lên, hết dỗ tôi ăn rồi nựng tôi ngủ, nếu không thìsẽ dẫn tôi đi dạo bộ! Khi đó, chỉ cần tôi chìm vào giấc ngủ, mẹ đều đến bên kéo chăn rồi dùng ngón tay đặt lên trước mũi, xem tôi có còn thở hay không. Thói quen này cho đến tận bây giờ mẹ vẫn không sửa được. Con tôi sau này vì không biết rốt cuộc bà nội đang làm gì nên nhiều khi cũng bắt chước theo, chỉ cần thấy tôi đang ngủ là nó lại bò tớisờ sờ lên mũi tôi. Mấy lần làm tôi thức giấc, tôi hỏi nó đang làm gì, nó liền bảo: “Con cũng không biết, con học theo bà nội mà!” Thực ra, trước khi bị bệnh tôi vốn đã được nuông chiều, sau khi mắc bệnh, mọi người lại càng cưng chiều hết mực. Thời gian đó chỉ cần tôi và các anh chị cãi nhau, không cần biết ai đúng, mẹ đều sẽ chạy đến kéo anh chịsang một bên rồi mắng cho một trận. Còn nhớ có lần, mẹ kéo em gái tôira ngoài cửa, không biết mẹ đã nói gì, chỉ thấy nó nói “Mẹ đừng lo nhiều quá như thế! Nếu phải chết thì anh ấy đã chết lâu rồi, sao có thể còn sống đến bây giờ chứ!” Về sau tôi mới biết, thìra lúc đó mẹ nóirằng: “Không được cãi nhau với anh con, anh con có thể chết bất cứ lúc nào đấy!” Thìra cha mẹ luôn ghi nhớ lời nói của vị bác sĩ năm xưa, rằng tôi cùng lắm chỉ có thể sống được thêm ba năm. Vì vậy, đúng vào ngày tôi xuất viện tròn ba năm, mẹ nói với tôirằng: “Từ hôm nay trở đi, con mới bắt đầu sống có ‘lãi’ đấy nhé!” Sống thêm một ngày, là lãi thêm một ngày! Thìra hạnh phúc cũng có thể giản đơn đến vậy. Nếu tính như vậy thì trong nháy mắt, tôi đã lãi được bao kinh nghiệm trong quãng đời hàng chục năm của mình, bất luận những trải nghiệm đó có là gì đi nữa, đó cũng đều là sự nhận được, là món quà ông trời ban tặng miễn phí, vậy nên hãy đừng so đo tính toán làm gì. Còn nhớ khi tôi khỏi bệnh trở về nhà, cha đưa tôi đến hoàn nguyện ở Hàng Thiên Cung, ngôi đền nằm ở phía đông đường Dân Quyền. Hình như hôm đó đúng vào ngày lễ hội, mọi người kéo đến rất đông, tôi cầm bó hương đứng nghe tụng kinh, lúc một lại quỳ xuống rồi lại đứng lên cầu bái, được một lúc thì chân tôi mềm nhũn ra, chú Thủy Nguyên đành bế tôi ngồi lên bệ cột. Khi đó tôi cảm thấy thời gian dường như trôi thật chậm, hương khói nồng đặc đến mức làm tôi gần ngạt thở, tự nhiên tôi lại hy vọng vị pháp sư cao to, mặt đỏ, mặc áo lục mãng bào kia sẽ xuất hiện để tôi ngắm lại lần nữa, có lẽ nhờ được ông ấy bảo vệ, tôi mới không bị ma quỷ dẫn lối lôi xuống địa ngục. Đối với thần linh, trước nay tôi chưa bao giờ dám nói mình không tin, bởi thần linh là nơi cha mẹ ký thác tâm linh của họ khi hoàn toàn bó tay trước bệnh tình của tôi. Giờ đây khi khỏi bệnh, làm sao tôi có thể lãng quên một điều rằng, sự xuất hiện của ông ấy đã giúp cha mẹ có được niềm hy vọng nhỏ nhoi để cõng tôi đi trong đêm tối dặm trường? Được sống thật tốt biết bao! Cũng may là khi đó tôi đã không chết, nếu không tôisẽ không có cơ hội để trải nghiệm biết bao cay đắng, thất bại, không được thưởng thức những trái ngọt trong cuộc đời. Được sống thật tốt biết bao! Dù cho định mệnh nào đang chờ đợi phía trước, tôi cũng sẽ sảirộng đôi cánh để đón tiếp bằng một trái tim hân hoan! Được sống thật tốt biết bao! Tôi lãi được mấy chục năm! Vậy đã là quá đủ! Nhưng nếu ông trời ban cho tôi thêm vài chục năm nữa, tôisẽ càng nhiệt thành dâng hiến cho đời. Được sống thật tốt biết bao! Nhìn thấy chính mình: Trong mắt chúng ta hay trong mắt người khác, bất luận chúng ta tốt hay xấu, chỉ cần được sống là đã chẳng có gì quý giá hơn rồi. Và khi đã có được bảo vật quý giá nhất trên thế giới này, những thứ quý giá khác đều trở nên thật nhỏ bé. Có thể bạn đã từng cận kề cái chết, kỳ thực, mỗi thời khắc của cuộc sống chúng ta đều có thể đã từng vô tình lướt qua lưỡi hái tử thần, chỉ là chúng ta đã không hề hay biết mà thôi! Khi có cơ hội ăn mừng bản thân trở về từ cõi chết, chúng ta mới hiểu rõ sự quý giá của sinh mạng; và khi đã thấu hiểu sự quý giá của sinh mạng, những việc đáng để so đo tính toán sẽ chẳng còn bao nhiêu! Mỗi giây phút đều đáng để chúc mừng, đừng vì nó đến quá dễ mà bỏ qua. Hãy chúc mừng nó! Được sống thật tốt biết bao! Đứa trẻ không biết xem giờ Từ khi trở về nhà, tôi như một chú búp bê thủy tinh chỉ cần gió thổi là có thể rơi xuống vỡ tan, đặc biệt đối với bà ngoại và mẹ, có thể nói là tôi được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Họ hầu như không cho tôira ngoài, phần lớn thời gian tôi chỉ có thể loanh quanh trong nhà, khó khăn lắm mới thỉnh thoảng được đến điểm phúc lợi của công trường mua ít bánh kẹo, nhưng vẫn phải có người cùng đi. Thậm chí hàng xóm trước đây đến thăm nhà, mẹ và chị hai đều bắt tôi nóirõ tên của từng người và phải trả lời xem đang chơi trò gì, giống như tôi vẫn là một đứa bé mới bắt đầu bập bẹ học nói. Làm người bệnh trong khoảng một hai tháng, sức khỏe của tôi dần dần hồi phục, bắt đầu có thể chầm chậm trò chuyện đơn giản với mọi người và tự xử lý được sinh hoạt của bản thân. Cả ngày tôi phải một mình chơi với em gái, đến khi nhìn thấy những đứa trẻ khác đi học, dường như rất vui vẻ, tôi bắt đầu muốn lên lớp. Chị hai phát hiện thấy tôi có vẻ rất muốn đi học, bèn lấy cho tôi những cuốn sách trước kia tôi từng đọc. Vậy nhưng dù chị hai có dạy hoặc tôi có cố gắng thế nào đi chăng nữa, tôi đều chẳng thể nhớ được, ngay cả những con số đơn giản tôi cũng không có ấn tượng gì. Chị hai dường như nhận thấy vấn đề của tôi liền nói với cha, vậy mà cha lại tỏ ra rất lạc quan, không những chẳng lo lắng gì mà còn bảo chị hai cứ từ từ, không cần phải vội. Nhưng chị hairất sốt ruột: “Cha, Vỹ bây giờ đến tên mình cũng không biết viết. Con dạy nó học toán, số 6 và số 9 cũng phải nghĩ ngợirất lâu, như thể cứ gặp số 6 là nó lại quên tuốt mọi thứ vậy. Đến em Phương bây giờ cũng đã học được rồi. ” “Đừng lo! Vìsốt cao nên não bộ bị tổn hại thôi, lần trước bác sĩ cũng nói vậy, sẽ có một số năng lực bị thoái hóa hoặc mất đi, giờ đây Vỹ chẳng những có thể bắt đầu nói chuyện, chân cũng biết đi, tay cũng có thể hoạt động bình thường, vậy là cha đã rất vuirồi. Con chưa nhìn thấy đấy thôi, so với những đứa trẻ khác trong bệnh viện, Vỹ được các bác sĩ coi là kỳ tích rồi! Trễ mất mấy tuần liền mới đi khám, vậy mà não vẫn chưa bị hỏng!” Vừa nói, cha vừa mỉm cười xoa đầu tôi, sau đó cha cũng nhẹ nhàng vuốt tóc chị hai, khóe mắt ngấn lệ. Đối với cha, gần hai tháng nay trái tim ông đã bị giày vò rất nhiều, lôi được đứa con từ Quỷ môn quan trở về, như vậy đã là quá đủ! Nhưng cha vẫn không kể với chị hai việc bác sĩ nói tôi chỉ có thể sống tối đa thêm ba năm, bởi dù sao chị vẫn chỉ là một đứa trẻ. Nghỉ ngơi tiếp một tuần, cha mẹ quyết định thứ Hai tuần sau đưa tôi trở lại trường học. Sau khi biết được tin này, tôi vui mừng khôn tả. Thế nhưng cha lại chẳng hề cảm thấy vui lây, hai người lặng nhìn cặp sách và đồng phục đã chuẩn bịsẵn cho tôi, sắc mặt ưu tư: Đi học rồi, cái gì cũng không biết thì phải làm sao? Làm thế nào để theo kịp các bạn? Nỗi lo của bà ngoại và mẹ cũng không ít hơn cha là bao: “Vỹ bây giờ như vậy, không biết có bị các bạn bắt nạt không? Trường cách xa nhà như thế, chẳng may bị ngất ra đấy thì ai đến giúp cơ chứ?” “Cha! Con đã học trung học rồi, nếu em Vỹ đi học ở trường thì ai chăm sóc cho nó?” Chị hai cũng có nỗi niềm riêng của mình. Ngày xưa để chị hai có thể học cùng tôi, cha mẹ đã tốn rất nhiều công sức mới khiến ban giám hiệu nhà trường phá lệ cho tôi đi học sớm, giờ tôi bị như vậy, chị haisao có thể không lo lắng được chứ? Bây giờ chị hai đã lên trung học, muốn đến trường trung học phải chuyển hai lần xe để đến Đại Khê, hằng ngày chưa đến năm giờ sáng đã phải rời khỏi nhà, kể cả nếu phải cuốc bộ một tiếng đồng hồ đi đường núi xuống Tam Dân thì khi đó cũng mới sáu giờ hơn, tôi đến trường sớm như vậy để làm gì chứ? Cha gom lại những câu hỏi trên, rồisuy nghĩ và sắp xếp kỹ lưỡng. Thứ Hai, cha tự mình đưa tôi đi học, trước khi vào trường, ông đưa tôi đến trạm xá của vị “bác sĩ man rợ”, cảm ơn sự giúp đỡ trước kia của ông, sau đó kể lại chi tiết những lời dặn dò của bác sĩ trường Đại học Đài Loan, hy vọng sau này nếu bệnh của tôi chẳng may tái phát, ông ấy có thể kịp thời chữa trị trước cho tôi. Vị bác sĩ thân thiện đồng ý, bảo cha yên tâm. Sau đó, cha lại đưa tôi đến nhà một người bạn mở tiệm mỳ cách đó không xa – Bác Khôn, nhờ bác ấy mỗi ngày chuẩn bịsẵn cho tôi cơm trưa và làm người liên lạc khẩn cấp nếu lỡ tôi xảy ra chuyện. Mọi việc sắp xếp xong, cha mới dẫn tôi vào trường. Vừa vào đến cửa lớp, các bạn đã dành cho tôi một tràng pháo tay nhiệt liệt. Để tiện chăm sóc, cô chủ nhiệm sắp xếp cho tôi ngồi ở bàn đầu. Khi đó sĩsố lớp rất đông, mỗi bàn vốn chỉ có thể đủ chỗ cho hai người thì phải ba bạn ngồi ghép, tôi ngồi ở giữa hơi chật chội, nhưng vẫn có cảm giác rất thích thú. Cha và cô chủ nhiệm trò chuyện rất lâu sau mới bước vào lớp, cha cúi đầu trước mặt cả lớp, nói với mọi người tình trạng bệnh tình của tôi, mong cả lớp có thể quan tâm giúp đỡ, đừng để tôi vận động mạnh. Cha còn chuẩn bịsẵn kẹo chia cho các bạn, cả lớp vui như mở hội! Ngoàira, cha còn nhờ cậy sự giúp đỡ của thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm, hy vọng tôi được miễn tham gia chào cờ để không bị phơi nắng ngoài trời. Ngày hôm đó, cô giáo còn giảng một tiết học đặc biệt về con đường truyền nhiễm của bệnh viêm não Nhật Bản. Tôi vẫn nhớ cô giáo tôi là người ở huyện Phục Hưng, trên mặt có nhiều mụn cám, tính cách vô cùng hoạt bát nhiệt tình. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm, cô tự nguyện trở về quê dạy học, cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in tên của cô – cô giáo Cao A Kim. Nhờ căn bệnh của mình, tôi được hưởng rất nhiều chế độ đãi ngộ đặc biệt ở trường, bài tập về nhà ít hơn, được quan tâm nhiều hơn. Ấn tượng khá sâu đậm khi đó là môn tính nhẩm ở học kỳ hai năm lớp hai, mỗi lần lên lớp cô giáo đều lấy ra một chiếc đồng hồ bằng gỗ lớn chuyên dùng để giảng dạy, cô cầm kim đồng hồ kéo qua kéo lại để cả lớp đồng thanh trả lời xem mấy giờ mấy phút, sau đó cô bắt đầu dạy cách đếm thời gian. Qua vài tuần dạy cả lớp xem đồng hồ, cô vẫn chưa phát hiện ra điều gì bất thường nơi tôi. Mãi cho tới một hôm, cô yêu cầu tất cả mọi người cất hết sách vở để làm bài tập trắc nghiệm trên giấy. Cô đi qua đi lại gần bàn, tôi cố giả vờ viết một cách chăm chú. Sau đó, cô giật mình khi nhìn thấy bài trắc nghiệm của tôi: “Lư Tô Vỹ, em không biết viết tên của mình sao?” Đó là vì tôi chỉ viết được mấy vần đầu, những chữ ở giữa thì ngả nghiêng không rõ, đằng sau thì mất hẳn! Cô lại hỏi: “Em có biết xem giờ không?” Hơi thấy sợ, tôi bèn gật gật đầu. “Biết thật không?” Tôisợ quá, lại lắc lắc đầu! Cô bước lên bảng, lấy đồng hồ gỗ ra, quay kim giờ rồi hỏi tôi: “Đây là mấy giờ mấy phút?” “Một, hai, ba, bốn...” “Lư Tô Vỹ! Những con số này em cũng không biết à?” Cô bắt đầu hơi bực, giọng nói cũng cao hơn. “Có, có ạ!” Sợ cô nổi trận lôi đình, tôi lắp bắp cố trả lời thật nhanh. Cô chỉ ngón tay vào ba giờ, tôi nhẩm tính trong bụng: một, hai, ba! “Ba!” Cô lại chỉ vào số chín, tôi do dự hồi lâu, trả lời không chắc chắn: “Tám? Chín?” Dường như cô đã hiểu ra điều gì đó. “Lư Tô Vỹ! Em ngồi xuống!” Bắt đầu từ hôm đó, bài tập về nhà môn Văn của tôi bắt đầu không giống với các bạn khác, cô giáo yêu cầu tôi chép tên của mình mười lần. Buổi chiều khi tan học, cô yêu cầu bạn học ở gần nhà thông báo để cha đến đón tôi, rồi bắt tôi ở lại, lấy những thẻ số môn toán ra dạy tôi học đếm lại. Cũng may là trước khi trở lại lớp, chị hai đã dạy trước cho tôi cách đếm, ngoài việc đôi khi đọc nhầm giữa 6 và 9 ra, cả mười con số tôi đều nhớ được. Tiếp theo, cô Kim dạy tôi đếm kim phút, cô căn cứ theo thứ tự số dạy tôi một lượt, cách này có vẻ hơi phức tạp thì phải! “1 là 5 phút, 2 là 10 phút, 3 là 15 phút...” Cô vẫn rất kiên nhẫn dạy tôi, tôi cũng rất nghiêm túc muốn học, nhưng chẳng hiểu tạisao tôi không thể tập trung được! “Lư Tô Vỹ! Em phải tập trung vào! Không học được gì cũng không sao, nhưng chí ít phải viết được tên của mình, phải nhìn được giờ. Phải chăm chỉ, em hiểu không?” Cô nhẹ nhàng mỉm cười, da đầu tôi giật giật, đầu óc không hiểu tạisao bỗng trống rỗng, tôirất muốn khóc, nhưng lại không dám! Tiếp theo cô dạy tôi xem giờ. Lúc đầu cô chỉ kéo kim giờ theo số chẵn, chẳng bao lâu sau tôi đã học được; nửa tiếng (30 phút), cũng khá dễ dàng. Nhưng sau đó thời gian mà cô chỉnh không phảisố chẵn, cũng chẳng phải nửa tiếng nữa, tôi bắt đầu căng thẳng, chỉ có thể miễn cưỡng nhìn kim giờ. “Bảy giờ… Bảy giờ...” “Lư Tô Vỹ! Nếu nhất thời không nhớ ra thì phải tính lại từ đầu, 5, 10, 15, 20.... Đây là bao nhiêu?” “Hai mươi... lăm phút!” “Tốt lắm, đúng như vậy!” Tay cô lại điều chỉnh kim đồng hồ, tôi len lén nhìn ra bên ngoài, chỉ mong cha sớm xuất hiện! “Mấy giờ? Mấy phút?” “Tám giờ...” “Nào, đọc cùng cô, 5, 10, 15, 20... Như vậy là?” “45 phút!” “Như vậy em đã biết rồi chứ? Bây giờ không nhắc nữa nhé, em thử xem!” Cô lại quay kim đồng hồ: “Mấy giờ? Mấy phút?” “Sáu giờ...” Cô giáo xòe năm ngón tay ra. “Năm phút ạ!” “Năm cái đầu em ấy! 5, 10, 15, 20, 25… 6 giờ 25 phút chứ!” Cô giáo bắt đầu mất kiên nhẫn. Trời dần chuyển tối, ánh sáng đỏ phía cuối chân trời le lói chiếu vào phòng học, hắt lên khuôn mặt cô, làm nổi bật lên đôi mắt to dài và ngũ quan cân đối. Tôi chỉ liếc nhìn cô một cái, rồi chẳng dám ngó lên nữa! Trời bắt đầu tối hẳn, cô đira bật đèn điện, ánh sáng vàng gạo đáng lẽ sẽ mang đến cảm giác ấm áp an toàn, nhưng chẳng hiểu sao từ đầu đến chân tôi là từng đợt lạnh đến run người, ngày càng không thể tập trung được. Cô giáo dường như quên mất tôi là một đứa trẻ đang mang bệnh, bắt đầu trở nên nghiêm khắc như khi dạy các bạn khác. Cô dùng thước kẻ gõ mạnh lên bàn: “Chuyên tâm vào nào! Bây giờ cô sẽ hỏi em, không trả lời được thì ăn đòn!” Cô quay một vòng kim đồng hồ: “Mấy giờ mấy phút đây?” “Tám...” “Vẫn là tám giờ hả? Đây là chín giờ chứ! Giơ tay ra!” “Vụt!” Cô đánh vào lòng bàn tay, đau đến mức tôi lập tức rụt lại xoa lấy xoa để. Cơn đau vẫn chưa dịu đi, cô lại quay thêm một vòng kim rồi hỏi: “Nói nhanh! Mấy giờ? Mấy phút?” Đầu óc tôi trống rỗng, đành nhẩm tính từ đầu, do dự mãi một lúc lâu mới dè dặt trả lời: “Bảy giờ ạ!” “Bảy giờ? Nhìn kỹ xem nào!” “Tám giờ!” “Tám giờ là thế nào? Kim giờ là kim ngắn kia cơ mà!” “Một, hai, ba… ba giờ ạ!” “Bao nhiêu phút?” “Bảy... bảy...” “Xòe tay ra!” Lại vụt một tiếng! Tôi đau đến nỗi chẳng nghe thấy cô giảng gì nữa, nước mắt bắt đầu tuôn ra! Hình như cô không có ý định tạm nghỉ giải lao, lớn tiếng trách mắng: “Đã không học được, lại còn dám khóc à?” Tôi đưa đôi mắt nhòe ướt ngước lên nhìn cô quay tiếp đồng hồ. “Mấy giờ? Mấy phút?” Nước mắt vẫn lã chã rơi, tôi xoa xoa tay, xòe ra trước mặt, nấc nghẹn từng lời: “Em không biết, không biết ạ...” Cô tức đến nỗi đánh rơi cả thước chỉ bảng xuống đất, vìrơi quá mạnh, cái que tội nghiệp đập xuống đất rồi nảy bật vào bục giảng. Tôi giật mình, sợ đến nỗi không dám thở mạnh, cúi gằm mặt len lén nhìn cô. Cô giậm chân bình bịch: “Không biết, không biết! Cô dạy em bốn tiếng rồi đấy em biết không? Đến xem giờ em cũng không biết thìsau này làm thế nào?” Cô vừa nói vừa lùira sau, chẳng may va phảirồi ngồi luôn xuống ghế, bật khóc bất lực. Lúc mới đầu tôisợ quá không dám nói gì. Đến khi nhìn thấy cô lùi lại, ngồi phịch xuống ghế khóc rưng rức, tôi cũng khóc theo, bàn tay sưng vù, cả một bụng ấm ức cùng áp lực mấy tiếng đồng hồ bất chợt tuôn trào như thác đổ, tôi vừa khóc rống lên vừa kêu: “Em có cố ý đâu ạ! Cô ơi, huhuhu!!!” Cũng không biết là khóc trong bao lâu, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng khóc của một ai đó âm thầm vang lên, tiếng nấc nghẹn như bị chặn lại nơi cổ họng. Tôi và cô giáo cùng nín khóc, hướng ánh mắt về phía cửa... Cha đang đứng ngoài cửa, ngại ngùng dùng tay quệt nước mắt. Cô giáo cũng thấy hơi ngại, lập tức nở một nụ cười nhã nhặn, đứng dậy ra cửa chào cha, không quên nhanh tay gạt lệ. Cha lại cúi thấp người, cất tiếng chào cô: “Cô giáo! Cảm ơn cô đã nhọc lòng vì thằng