🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Con Chúng Ta Hạnh Phúc Là Được
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
a
https://thuviensach.vn
Mục lục
1. Mọi điều có thể không như bạn tưởng
2. Lời cảm ơn
3. Lời giới thiệu
4. 1. Tạm biệt chân mũm mĩm: Vì sao tuổi lên ba lại khác biệt? 5. 2. Những người bạn đầu tiên của con: Con của những người khác
6. 3. Làm mẹ giỏi hơn người khác: Cha mẹ của những đứa trẻ khác
7. 4. Bình minh của Kỷ luật: Tri giác, những cái phết mông và sự tự vệ
8. 5. Ti-vi và máy vi tính: có cách cứu chữa không? 9. 6. Công bằng là công bằng: Anh chị em lý sự
10. 7. Những ngày huấn luyện: Các lớp học, các khóa học, buộc phải hành động
11. 8. Mở rộng Mạng lưới: Những người độc thân và những người trông trẻ
12. 9. Khi tiền bạc lên tiếng: Nhưng chúng nói gì?
13. 10. Quần áo lâu bị cũ: Bật mí cách chọn quần áo 14. 11. Thú cưng: những con chuột nhảy kinh khủng và những con cá vàng giang hồ
15. 12. Đồ chơi: Rác và niềm vui
16. 13. Cẩm nang Người Bà Tốt
17. 14. Niềm tin, Nỗi sợ và Những truyền thuyết
18. 15. Phía dưới thắt lưng: Và mông nữa
19. 16. Các bữa tiệc: Điều ngớ ngẩn nhất
20. 17. Và đến chuyện Trường lớp: Cái gì cơ, bị thần kinh á? tôi á? 21. 18. Nói chuyện đúng mực: Nuốt gần hết nguyên âm 22. 19. Hoan hô: Những buổi chiêu đãi và những chuyến đi 23. 20. Phục hồi sức khỏe: Bệnh viện và những trận ho dữ dội 24. 21. Chạy trốn: Mẹ biến mất
25. 22. Có phải đó là tất cả? Đứa con cuối cùng
26. 23. Hồi kết: Mọi điều có thể không như bạn tưởng
https://thuviensach.vn
Mọi điều có thể không như bạn tưởng
H
ồi bảy tuổi, Churchill đứng cuối lớp, được cho là tối dạ và không hợp tác. Chỉ còn tính không hợp tác ấy là vẫn tồn tại trong quãng đời sau này của ngài Thủ tướng.
Hoàng tử Albert dạy con trai Bertie sớm và khắc nghiệt đến nỗi khi Bertie trở thành vua Edward VII, ông không thể chịu nổi việc dạy chính các con trai mình mà đẩy hết vào Hải quân.
Vua Mặt trời Louis XIV lên ngôi bốn tháng trước khi tròn năm tuổi và trở thành nhà lãnh đạo (và về mặt pháp lý, là chủ nhân) của 19 triệu người. Tuy nhiên, ít lâu sau, ông suýt chết đuối ở một cái ao bởi không có người trông nom.
John Stuart Mill nói được tiếng Hy Lạp trước khi lên bốn và viết về lịch sử của Rome lúc sáu tuổi rưỡi, nhưng sau này hối tiếc về tuổi thơ mà ông đánh mất.
https://thuviensach.vn
Dành tặng các giáo viên bậc Tiểu học ở mọi nơi
https://thuviensach.vn
Lời cảm ơn
Đ
ầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chồng tôi – Paul, các con tôi, bạn bè tôi cùng con cái của họ, những người đã vô tình hay hữu ý đóng góp cho cuốn sách này. Cuốn sách cũng sẽ không được viết ra nếu biên tập viên từ các tạp chí định kỳ tôi đã cộng tác suốt năm năm qua bất chấp sự kháng cự của tôi vẫn một mực – nếu không nói là thúc ép – rằng tôi cần suy nghĩ, nghiên cứu và viết về trẻ em. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Highe, Daphne Metland, Tony Bradman và Sandra Lane của tạp chí Parents.
Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi đã mượn nhiều quan điểm và hiểu biết sâu sắc của vô số người qua những cuộc trò chuyện: đặc biệt cảm ơn sự thông thái của thầy cô trường Coldfair Green, tới Christina Hardyment, tới Janet Bellis, Caroline Stevens, Belinda Devenish, Robin Skynner, Martin Herbert và – như thường lệ – mẹ tôi.
Con của bạn không phải là con của bạn
Chúng là con trai và con gái của
Niềm khát khao của chính sΉ sống.
Chúng đến thông qua bạn nhưng không phải từ bạn Và dù chúng ở với bạn nhưng không thuộc về bạn.
Bạn có thể dành cho chúng tình yêu nhưng không phải ý nghĩ, Vì chúng sẵn mang suy nghĩ tΉ thân.
Bạn có thể chứa thân thể của chúng nhưng không giữ được tâm hồn của chúng,
https://thuviensach.vn
Vì tâm hồn chúng trú ngụ trong ngôi nhà của tương lai nơi bạn không thể ghé thăm, ngay cả trong những giấc mơ.
Bạn có thể cố gắng trở nên giống chúng, nhưng đừng cố gắng biến chúng giống mình.
Vì sΉ sống vốn không đi ngược hay nán lại ngày hôm qua. Kahlil Gibran
Ngôn Sứ (Kẻ Tiên Tri), 1923
https://thuviensach.vn
Lời giới thiệu
Đ
ừng bao giờ xin lỗi, cũng đừng bao giờ giải thích! Khi hoàn thành cuốn How Not to be a Perfect Mother (Làm mẹ “yêu nghề” là được), tôi khăng khăng đây là cuốn sách cuối cùng. Từ khi thai nghén cho tới sinh nhật lần thứ tư của con mình, tôi luôn có vài lời bào chữa cho việc đọc – hoặc viết – sách về trẻ sơ sinh. Với tôi, việc khái quát hóa về những giai đoạn đầu đời là hợp lý; dù mỗi em bé là một cá thể nhưng trong những năm đầu đời, các đặc điểm chung luôn lấn át cá tính riêng. Mọi em bé sáu tháng tuổi đều chộp lấy thìa khi bạn cố cho chúng ăn, mọi em bé mới tập đi đều kéo mọi thứ trên bàn đổ ụp xuống đầu; và những đặc điểm cụ thể của em bé hai tuổi (không khác gì một va li đầy chất nổ) cũng khá phổ quát. Nhưng sau khi con được bốn tuổi, tôi đã viết: “Trong tay bạn có thể là tay súng gan góc hay quý cô thanh lịch thời Victoria; một nhà trí thức, vận động viên hay nhân vật quảng giao. Chúng bắt đầu khác biệt, dù chút ít thôi nhưng hoàn toàn độc lập, dựa trên nền tảng di truyền, cơ hội và hoàn cảnh sống. Do đó, tuổi lên ba chín chắn có vẻ là mốc hợp lý để dừng lại.”
IMG_1503
Và tôi đã dõng dạc tuyên bố với bạn bè: đừng hỏi tôi chuyện viết một cuốn sách nào khác về chăm sóc trẻ em. Nếu chưa thành thạo cách nuôi con trước khi chúng bốn tuổi thì bạn đã hết thuốc chữa rồi. Nên sẽ không còn lời khuyên nào từ phía tôi nữa đâu: tôi đã làm chuyên gia nuôi dạy trẻ đủ rồi và sẽ không quay lại viết những thứ khác. Thực sự tôi đã khá mừng: tôi không còn phải quyết định xem liệu nên gọi một đứa trẻ là “cậu bé” (phong cách cũ), “cô bé” (hợp thời), “nó” (xúc phạm), hay làm quá tải từng câu bằng cách dùng dài dòng là “cậu bé/cô bé”. Tôi chưa bao giờ giải quyết được vấn đề đó, và sẽ không bao giờ làm được.
https://thuviensach.vn
Nhưng tôi đã nhầm. Tôi đã nuốt lời. Các con tôi lớn lên, nhưng khi ký ức về bỉm bủng và tiếng chuông báo thức đêm bắt đầu phai nhạt, thay vì thư giãn bước vào một giai đoạn mới và “dễ thở” trong đời sống gia đình thì tôi lại thấy mình vẫn như đang bơi giữa biển. Tôi vẫn tiếp tục tìm cách hiểu mọi việc và trên tất cả, vẫn tiếp tục hào hứng so sánh những ghi chú với bạn bè đang làm mẹ ở mọi lứa tuổi và với người lạ chờ tính tiền trong siêu thị. Sự trưởng thành và tự lập của bọn trẻ đã giúp đôi chuyện dễ dàng hơn: tôi mất ít thời gian phục vụ con về mặt thể chất hơn và mọi thứ trở nên hợp lý hơn khi con qua tuổi chập chững biết đi. Sau bốn tuổi, bạn có thể thương lượng kiểu: “Cho mẹ mười phút với đống giấy tờ này, rồi mẹ con ta sẽ chơi trò Vòng quay ngựa gỗ nhé.” Khi một đứa trẻ bốn tuổi muốn ăn sữa chua, bạn có thể chỉ chiếc tủ lạnh và nói “Được thôi, con ra tủ chọn nhé!”mà không phải dừng tay trong lúc đang khơi thông bồn rửa bát. Khi con năm tuổi, bạn có thể tin tưởng rằng con sẽ nhớ đóng cửa tủ lạnh. Khi lên sáu, con sẽ đóng cửa tủ lạnh nhanh khủng khiếp bởi trường học và các chương trình ti-vi “xanh” đã khiến chúng quan tâm tới việc tiết kiệm điện. Ở nhiều mặt, việc nuôi con chắc chắn dễ dàng hơn.
Nhưng rồi những chuyện chưa từng xảy ra bắt đầu nảy sinh: ác mộng, chửi thề, trường lớp, ngủ qua đêm ở nhà bạn, tiệc tùng, ti-vi, bệnh quai bị, cãi vã, Tiên Răng, những thứ đại loại vậy. Chúng kết hợp thành vô vàn bức tranh mới: tôi đã dành nhiều giờ vui vẻ và ngồi tán gẫu sôi nổi với bạn bè về những vấn đề kiểu như làm gì nếu con bạn gặp ác mộng về Tiên Răng, hoặc chửi thề ở trường, hoặc lây bệnh quai bị cho những đứa khác trong bữa tiệc của con. Một ngày nọ, tôi nhận ra rằng mọi thứ đã thay đổi, nhưng cũng chẳng có gì thay đổi cả. Thay vì vừa nghiền chuối vừa bế con vừa hát “Chú voi con ở bản Đôn” cho một đứa chập chững biết đi, nay tôi lại vừa dựng một chiếc tàu vũ trụ bằng hộp đựng trứng vừa đặt lịch học bơi qua điện thoại vừa cố giải thích tại sao máy bay lại bay. Và cuối cùng thì tôi quyết định rằng có lẽ là đã đến lúc viết tập tiếp theo.
https://thuviensach.vn
Cuốn sách này một lần nữa sẽ gạt đi cái ý tưởng về sΉ hoàn hảo trong đời sống gia đình.
Nó không giống lắm với cuốn đầu tiên, đơn giản bởi mọi thứ đã thay đổi. Đến giai đoạn làm cha mẹ này, sẽ không còn mấy ý nghĩa khi đưa ra mười mẹo vặt để dụ trẻ hay một trang giấy kín đặc các giải pháp kỳ diệu về chuyện tập ngồi bô. Không cần những mẹo nhỏ như dán băng dính trong bồn tắm khách sạn đề phòng con trượt ngã (thẳng thắn mà nói, khi được năm tuổi, các con tôi khéo léo hơn và ít bị ngã hơn tôi). Hẳn sẽ là một điều xúc phạm nếu viết một cuốn sách dành cho giai đoạn 3 – 8 tuổi theo kiểu viết cho trẻ nằm nôi: xoay xở với trẻ nhỏ chủ yếu là vấn đề về quản lý, theo đó mà mối quan hệ với trẻ được phát triển. Với trẻ lớn hơn, mối quan hệ đó lại chiếm ưu thế và mặc dù các chiêu trò vẫn có chỗ để dùng nhưng cần được ngụy trang khéo léo hơn. Còn lý do nào nữa khiến lũ trẻ 4 – 5 tuổi phát triển bất ngờ đến vậy, gây bối rối đến vậy và mất cả tình yêu dành cho những người bảo mẫu mà chúng vẫn yêu quý? Chúng đang thay đổi. Việc của các ông bố bà mẹ là thay đổi cùng chúng. Đó chính là nội dung cuốn sách này.
Hơn hết, có lẽ cuốn sách này một lần nữa sẽ gạt đi cái ý tưởng về sự hoàn hảo trong đời sống gia đình. Trong vài năm đầu, bạn rơi vào áp lực trở thành một Bà mẹ Hoàn hảo, một Đức mẹ Madonna thời hiện đại với một kho những nước nhỏ fluoride, thẻ học flashcard và sự kiên nhẫn vô hạn tới mức hy sinh bản thân. Nhưng khi con lớn lên, trọng tâm cũng thay đổi theo. Bỗng nhiên, chính con bạnđược kỳ vọng sẽ trở thành mẫu người hoàn hảo, tức một đứa trẻ biết cân bằng, biết cư xử, có tính nghệ sĩ, yêu khoa học và thể chất tốt. Thay vì thấy tội lỗi vì mình là một người mẹ bất tài, kém cỏi, bạn sẽ suốt đời canh cánh không yên với những suy nghĩ rằng con mình không đủ giỏi: không vượt qua các kỳ thi, không học đàn, không tham gia đội nhóm. Hãy chiến đấu với nó. Không có cái gọi là đứa con hoàn hảo, cũng như không có cái gọi là phụ huynh hoàn hảo.
Mà này, đừng lo nếu người phụ huynh đó là mẹ, bố hoặc cả hai. Theo tôi, “mẹ” là một từ mô tả công việc, không phải một định nghĩa
https://thuviensach.vn
về giới.
https://thuviensach.vn
1Tạm biệt chân mũm mĩm: Vì sao tuổi lên ba lại khác biệt?
T
rẻ ba tới bốn tuổi có một sΉ thay đổi khá lạ lùng. Nó không rõ ràng giống những giai đoạn trước, như đứng thẳng, biết nói hay bỏ bỉm, cũng không có nhiều sách đề cập đến. Nhưng thay đổi là có thΉc, thường là khá bất ngờ và cần được phản hồi.
Nếu tiếp tục đối xử với trẻ lớn như với trẻ mới tập đi, bạn sẽ tốn sức và mua bực vào mình như thể bắt đứa trẻ đã đi học dùng bỉm hoặc cố gắng địu một đứa trẻ tuổi vị thành niên đi khắp nơi. Tuy nhiên bạn có thể bỏ lỡ những thay đổi đó ngay từ đầu, bởi công việc làm cha mẹ vốn mệt mỏi và khó hiểu do bị che mờ bởi tình yêu, sự lo lắng hay ký ức tuổi thơ dù đẹp hay xấu; chưa kể đến những lý thuyết giáo điều đầy rẫy trên báo chí và những cuốn sách về trẻ em. Bạn có thể bỏ lỡ những thay đổi đang diễn ra ngay trước mắt, dù chúng thực sự sẽ giúp cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn nhiều nếu được xem xét đúng cách. Bạn thấy mình mất cả nửa tiếng đồng hồ lùa con đi ngủ và bỏ qua bản tin lúc sáu giờ trên ti-vi, dù thực tế, con bạn không còn là đứa bé sơ sinh mà đã là một đứa trẻ lên sáu khá hứng thú nếu được xem tin tức cùng bạn và thảo luận nghiêm túc về cải tổ kinh tế trước khi đi ngủ vào đúng giờ mà bạn mong muốn.
Ranh giới giữa trước và sau tuổi tập đi là có thật. Tôi thường nghĩ rằng hẳn những đôi chân mũm mĩm của trẻ sơ sinh hay mới tập đi phải có một đặc tính bảo vệ kỳ diệu nào đó. Trẻ ở lứa tuổi này thường trông tròn tròn, vui tươi, nhưng khá cương quyết. Đôi chân mũm mĩm chắc nịch có vẻ sóng đôi cùng cái nhìn kiên định và khá thực tế về cuộc sống. Những trò đùa của đứa trẻ mới tập đi rất khó hiểu, những ước muốn của cậu rất cấp bách, tính khí cậu khó kiểm soát và hành động của cậu – theo như cậu nghĩ – là hoàn toàn vô
https://thuviensach.vn
hại. Ai đó sẽ lau chùi nó thôi. Ai đó sẽ sửa lại nó thôi. Mẹ ơi, chúng ta sẽ mua một cái mới ở cửa hàng. Không có vấn đề gì cấp thiết tới mức mà một cái ôm hay một ly nước ấm không thể giải quyết được.
Sau đó thì đứa trẻ thay đổi hình dáng: mọi thứ đều dài ra và gầy đi. Đôi chân mũm mĩm mảnh khảnh dần, cái bụng tròn hóp lại duyên dáng và bỗng nhiên đứa bé ngày hôm qua của bạn lớn phổng lên, lo lắng, ngạc nhiên trước cả thế giới. Tại sao trời lại mưa? Tại sao con chuột lại không sống lại được nếu bị mèo Tibby cắn chết? Con có bị đi tù không nếu nói tục với chú cảnh sát?
Nếu tiếp tục đối xử với trẻ lớn như với một đứa trẻ mới tập đi, bạn sẽ tốn sức và mua bΉc vào mình.
Sự khác biệt gõ cửa nhà tôi khi chính hai đứa con tôi ở hai phía của ranh giới khác biệt này. Một lần, chúng cùng xem chương trình thiếu nhi có nhắc tới cái lỗ thủng trên tầng ô-zôn. Đứa lớn phải mất nhiều
ngày để bình tĩnh lại trước nỗi sợ khủng khiếp mà thông tin đó gây ra: một cái lỗ thủng trên bầu trời, để lọt các tia sáng độc hại và khiến nước biển dâng lên nhấn chìm chúng ta! Ánh mắt thằng bé lộ rõ sự khiếp hãi. Còn đứa bé thì đơn giản là không tin và đáp tỉnh bơ: “Aha! Tất cả chúng ta sẽ bị nướng chín, xèo xèo, xèo xèo!” Ban đầu tôi nghĩ đó đơn thuần chỉ là sự khác biệt về tính khí, nhưng sau đó tôi nhớ lại rằng chỉ một năm trước Nicholas cũng đã từng nhìn cuộc sống đầy hăng hái và lạc quan như vậy, rồi tôi ngờ rằng (hóa ra là điều tôi nghi ngờ là đúng) một năm sau Rose cũng sẽ trở thành nạn nhân của những nỗi sợ vũ trụ như thế. Và một ký ức khác trở về: nhiều thập kỷ trước, hồi sáu tuổi, tôi cũng từng nằm trên giường, run rẩy sợ hãi khi nghĩ tới nhà máy năng lượng nguyên tử Sizewell A mới xây dựng ở cuối đường. Trước đó tôi đã được biết về phóng xạ. Em trai tôi cũng biết, nhưng nó chẳng mảy may run sợ gì trước ý nghĩ một ngày nào đó bị nhiễm phóng xạ. Nó thích thú được sáng rực lên, “giống một chiếc đồng hồ dạ quangấy”.
Chúng ta rất dễ xác định nhầm ranh giới đó, bởi nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong khoảng từ bốn đến sáu tuổi. Nếu bạn bận rộn
https://thuviensach.vn
hoặc còn vướng những đứa bé hơn, hoặc nếu bạn giỏi về những hoạt động thể chất, trấn an, hát hò và vui chơi cùng trẻ đến mức thấy khó bỏ qua những phản ứng đã được thử nghiệm và kiểm chứng, thì bạn có thể bỏ lỡ mất ranh giới đó. Tôi thấy mình đã duy trì quá lâu những trò mua vui, vỗ về hay đánh lạc hướng con bằng những điều vô nghĩa, trong khi điều chúng thực sự muốn là được lắng nghe và trò chuyện nghiêm túc. Nó cáu: “Mẹ, mẹ đừng đem mọi thứ ra làm trò đùa nữa.” Nhưng đó là một sai lầm chúng ta rất dễ mắc phải: đôi khi bạn cần phải tránh gặp con một hay hai ngày, để khi trở lại, có thể nhìn nhận khách quan hơn điều con cần ở mình.
Bạn cần làm vậy, bởi đây là một yêu cầu cũng nghiêm túc như tiếng khóc đòi sữa của con khi còn bé. Trưởng thành là một quá trình khó khăn và giai đoạn bốn tuổi này giống như một cuộc tập dượt cho thời kỳ vị thành niên vậy. Đứa trẻ vẫn tích cực, vui tươi và tinh nghịch như những chú quỷ nhỏ ham đạp xe và xếp hình Lego, nhưng bên trong hẳn đang trải qua đầy nỗi hoang mang và khai sáng lớn lao. Con đang nắm bắt tất cả những khái niệm và sự thật của thế giới người lớn rồi đây sẽ làm đảo lộn mọi nền tảng căn bản trong thế giới nhỏ bé của con: giống như việc mỗi tuần lại khám phá ra một hành tinh mới, một định luật khoa học mới hay một tôn giáo mới vậy.
Hãy lấy cái chết làm ví dụ. Với một đứa trẻ hai tuổi, chúng ta chỉ cần nói rằng: “Ông của con đã lên thiên đường.” Vài năm sau, nếu một sự kiện tương tự ập đến với gia đình, nó sẽ mang ý nghĩa khác và kinh khủng hơn hẳn. Ngay cả khi bạn vẫn lấy thiên đường ra để xoa dịu cú sốc thì bạn cũng phải thừa nhận rằng mọi người (và những con thỏ cưng) đã chết thì không thể sống lại được, không bao giờ. Điều này khiến các con tôi kinh hoàng tới nỗi trong một khoảng thời gian, ngay cả trò chơi păng-păng-bạn-đã-bị-bắn-chết cũng phải được điều chỉnh. Chúng sẽ nói: “Con sẽ bắn mẹ chết, nhưng không phải chết lên thiên đường, mà chỉ là chết păng.”
Những vấn đề nhỏ hơn cũng gây ra nhiều khó chịu. Hàng tháng trời, chúng tôi phát điên lên với lời mè nheo lặp đi lặp lại “Con muốn một
https://thuviensach.vn
món của riêng con”. Chúng tôi còn không thể đi tới một triển lãm động cơ hơi nước hay một bảo tàng đường ray xe lửa và chia sẻ những thú vui đơn giản của việc chỉ đứng nhìn những cỗ máy như sáu tháng trước nữa. Con gái hai tuổi của tôi vui vẻ vẫy chào tạm biệt khi cuộc vui ngoài trời kết thúc; nhưng thằng anh trai nhấp nhổm của con bé thì mè nheo suốt đường về đòi có bằng được một đầu máy xe lửa hơi nước “của con”, một cái máy ảnh cá nhân, hoặc một đầu máy kéo “thật” đặt trong phòng ngủ. Đôi khi thằng bé hung hăng thực sự. Cứ thế mà kết luận rằng chúng ta đã nuông chiều quá mức và con đúng là một tiểu quỷ thực dụng thì thật hấp tấp. Trong hầu hết tình huống, chúng ta phải kiểm soát được cơn khó chịu trong mình. Chúng ta có một lý thuyết mà tôi tin là đúng, rằng không phải thằng bé tham lam, đó chỉ là một dạng bị sốc và sợ hãi khi nhận ra tính chất tạm thời của mọi việc. Thằng bé bất thình lình nhận ra rằng những cuộc vui ngoài trời và những chuyến thăm đều phải kết thúc, mọi sự dễ chịu và vui thú đều sẽ trôi qua. Kể từ ngày ấy, tôi còn được nghe kể về những em bé khóc nức nở trước ngày sinh nhật vì nghĩ rằng sẽ rất buồn khi ngày sinh nhật qua đi. Bạn không thể giúp gì nhiều những lúc như vậy, nhưng bạn có thể cố gắng hiểu chúng.
Khi còn bé xíu, trẻ sống thật vô tư, nhưng lớn lên một chút, trẻ mang theo gánh nặng của những mong mỏi bị trì hoãn hoặc không được đáp ứng. Thời gian rộng dài và thế giới rộng lớn – nếu đẹp trời, đứa con bốn tuổi của bạn sẽ thấy vui với ý tưởng đó. Những câu chuyện về Mẹ còn nhỏ, chuyện về những đất nước xa xôi hoặc về những việc con có thể làm khi lớn – tất cả đều có một khán giả say sưa lắng nghe. Rồi vào một ngày tồi tệ, con bạn chỉ muốn thế giới thật nhỏ bé và ấm cúng trở lại. Thế là bỗng nhiên, con sẽ đeo bám lấy bạn. Dường như mọi ông bố bà mẹ đều trải qua giai đoạn khổ sở khi con mình chỉ muốn ở nhà và từ chối thẳng thừng việc đi chơi cùng nhóm bạn mà con đã vô cùng thích thú cả năm trời. Chàng ta sẽ thích được ngồi trên sàn nhà bên cạnh Mẹ vừa bận rộn vừa cáu bẳn, dù việc đó rất nhàm chán. Chàng ta không muốn làm những thứ to lớn hay dũng cảm của người lớn, không thích gặp bạn bè, không thích đọc sách mới, không thích xem Ben 10 nữa. Chàng ta sẽ thích ngồi quỳ gối và đọc lần thứ một nghìn cuốn truyện ưa thích
https://thuviensach.vn
nào đó. Tất cả các cuốn sách về chăm sóc trẻ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của “giao tiếp xã hội”, nhưng tôi chưa gặp một ông bố bà mẹ nào không thừa nhận rằng ở độ tuổi từ ba tới tám, có vô số giai đoạn – kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng – khi con họ dường như bất chợt ghét tất cả những đứa trẻ khác và từ chối mọi hoạt động bên ngoài.
Trưởng thành là một quá trình khó khăn và giai đoạn bốn tuổi này giống như một cuộc tập dượt cho thời kỳ vị thành niên vậy.
Cha mẹ có thể thấy khó khăn, bực bội, buồn tẻ và xấu hổ, nhưng mọi sự sẽ “dễ thở” hơn nếu bạn coi nỗi sợ đó là một phần hoàn toàn có thể hiểu được của quá trình tìm hiểu thế giới bên ngoài. Khi các con tôi còn bé xíu và chơi trên bãi biển với những đôi chân mũm mĩm, tôi thường ủy mị nghĩ về những lời của Isaac Newton trước khi mất: “Tôi thấy mình chỉ là một đứa bé tung tăng trên bãi biển… trong khi đại dương mênh mông của những sự thật bí ẩn trải ra trước mắt.” Những ngày đó, bọn trẻ thường chỉ chăm chú vào từng viên đá sáng lấp lánh, tập trung vào những gì gần mình, có thể chạm cũng như ném đi được. Chỉ khi lớn lên thì đôi mắt của chúng mới ngước lên nhìn, nửa ngạc nhiên thích thú nửa lo lắng trước đại dương của sự thật chưa được khám phá đang trải dài trước mắt. Tất nhiên, đôi khi chúng sẽ phải ngập ngừng khi đối diện với nó.
Nhưng con trẻ sẽ học hỏi rất nhanh. Với sự giúp đỡ của bạn, đến sáu hoặc bảy tuổi, chúng sẽ hiểu ra triết lý căn bản để đương đầu với cuộc đời bao la và những rủi ro trong đó. Chúng sẽ ngày càng yêu thích hành động hơn là tưởng tượng: thay vì đòi những đầu
máy kéo, chúng sẽ đi ra ngoài với một mớ đồ bỏ đi và tin rằng sẽ tự lắp ráp được một cái. Thay vì khiếp sợ khi thấy trẻ vùng cao đang đói rét, chúng bắt đầu thu thập quần áo và sách báo cũ để gửi từ thiện hoặc dành dụm tiền cho chương trình gây quӻ ở trường. Chúng thích các loại luật và quy tắc: chúng nói rành rọt cho bạn nghe về tín hiệu đèn giao thông và khi đi trên đường, chính các con là những người chấp hành nghiêm túc nhất, rít lên giận dữ nếu bố mẹ lỡ vượt một cái đèn đỏ.
https://thuviensach.vn
Vì thế, đây là những năm tháng của tư duy, những năm tháng mà bạn truyền đạt lại triết lý cá nhân cho con mình. Những giá trị xã hội, tinh thần và cảm xúc của bạn đang được truyền đạt lại cho thế hệ tiếp theo. Đây là một viễn cảnh đặc biệt đáng báo động. Hầu hết chúng ta xoay xở vượt qua giai đoạn mới trưởng thành mà không hề nhận thức được việc có một triết lý cá nhân. Tuổi vị thành niên nghĩ về đạo lý và nhân phẩm và người già nghĩ về sự bất tử, nhưng trừ phi bạn là tín đồ nhiệt thành của một trong hai nhóm này thì những năm tháng bạn dành để xoay xở trong thế giới thường ngày của công việc và tiền vay mua nhà thường làm mờ đi những sự thật bất tử. Chúng ta có thể biết mình ủng hộ đường lối chính trị nào, có chấp nhận việc ngoại tình, sử dụng xăng không chì và giáo dục tư nhân hay không; nhưng chúng ta thường lúng túng khi một đứa bé bốn tuổi bắt đầu nảy ra những câu hỏi như tại sao ông trời lại để con người chết trong những vụ lũ lụt hay tại sao nhà họ lại giàu hơn nhà mình.
Mà thực ra, chúng ta có lúng túng cũng không sao cả. Nó thể hiện rằng chúng ta đang cố gắng tìm ra sự thật và sẵn lòng chia sẻ cả những điều không chắc chắn của mình với con cái. Đáng buồn lại
chính là những người tin rằng mình biết tất cả: dường như họ thường xuyên nuôi dạy những đứa con có niềm tin mù quáng.
Những bậc phụ huynh tốt nhất thường chia sẻ một vài điều không chắc chắn với con cái, theo tinh thần cầu thị tích cực và đầy hứng thú. Ví dụ, họ không khảng định chắc nịch: “Những kẻ xấu chặt phá rừng bởi vì họ tham lam và tồi tệ”, mà sẽ để ngỏ – có thể sáng tạo, có thể không – để giải thích về những người nông dân nghèo, sự thờ ơ hay chính sách quản lý lỏng lẻo của chính quyền. Với một chút may mắn, họ kết luận lại thành một điều khá đơn giản như sự thực rằng việc chặt phá rừng là điều tồi tệ đối với hành tinh của chúng ta và những người có thiện chí cần cố gắng ngăn chặn nạn chặt phá rừng. Đôi khi những cha mẹ như vậy có thể tự làm mình rối trí và hứng chịu những lời mỉa móc của người khác – chẳng có gì gây cười hơn hình ảnh một người mẹ đầy quan ngại cố gắng giải thích cho con về triết lý môi trường khi đang xếp hàng ở siêu thị –
https://thuviensach.vn
nhưng việc họ đang làm dù sao vẫn thông minh hơn những người chỉ nói: “Rừng riếc mà làm gì, con cứ uống trà đi.”
IMG_1504
Xin hãy lưu ý rằng có những câu hỏi mà chúng ta không thể trả lời. Thật không vui chút nào khi phải trả lời những câu hỏi như “Hãy nói thật cho con biết, có Ông già Noel hay không?” hoặc “Nếu bố yêu con thì tại sao bố lại bỏ đi?” Và ở một số thời điểm, chính sách thảo luận cầu thị và cởi mở về những vấn đề lớn sẽ bị thất bại. Nhiều năm trước, có một đứa trẻ bảy hay tám tuổi đến chơi nhà tôi. Bố mẹ cậu bé rất năng động và vô cùng cởi mở trong các cuộc thảo luận. Một buổi chiều nọ, chúng tôi nghe họ nói những lời rất hợp lý và bổ ích với thằng bé về chiến tranh hạt nhân, đồng tính luyến ái, đánh bom khủng bố, những kẻ quấy rối trẻ em và hình phạt tử hình. Chúng tôi hoàn toàn ngưỡng mộ gia đình dũng cảm và cởi mở này. Sau đó, vào bữa tối, Paul và tôi bắt đầu kể cho mọi người chuyện chúng tôi diệt chuột trong nhà kho. Thằng bé trợn tròn mắt và tái nhợt đi. Người mẹ phải mất hàng tiếng đồng hồ để dỗ thằng bé đi ngủ và khá là giận chúng tôi vì đã nhắc đến một thứ đáng sợ như thế. Thằng bé đã quen với những khái niệm như khả năng hủy diệt hàng loạt của hạt nhân và bom đạn, nhưng nó không thích nhắc đến những con chuột. Ngay cả những con chuột chết. Vì không phải là bố mẹ thằng bé nên chúng tôi đã hiểu sai: chúng tôi không đủ thân thiết để biết nỗi sợ của thằng bé.
Điều quan trọng là phải có sΉ gần gũi. Không phải gần kiểu bao bọc nhưng phải đủ gần để nhận thấy những tín hiệu. Hãy lắng nghe khi con nói chuyện với bạn.
Điều quan trọng là phải có sự gần gũi. Không phải gần kiểu bao bọc – đây là lứa tuổi thích có phòng chơi riêng, thích biến lên tầng với bạn bè hàng giờ để chơi các trò riêng tư – nhưng phải đủ gần để nhận thấy những tín hiệu. Hãy lắng nghe khi con nói chuyện với bạn. Điều này khó, càng khó nếu bạn đã trở lại làm việc và chỉ thích những trò nô đùa và ôm ấp vào buổi tối; nhưng lắng nghe những nỗi
https://thuviensach.vn
ám ảnh của con nhỏ và nói với con những điều có ý nghĩa cũng quan trọng như việc đưa chúng những cuốn sách và đánh răng cho chúng, quan trọng hơn nhiều so với việc chải tóc hay thúc ép chúng ăn thìa đúng cách. Nó quan trọng hơn những buổi học đàn violin thời thượng và những đồ chơi giáo dục đắt tiền. Đó là một mảng mà bạn không thể cắt bỏ (đến một người chuyên đi tắt như tôi cũng phải thành thực thú nhận).
https://thuviensach.vn
2Nhӳng người bạn đầu tiên của con: Con của nhӳng người khác
T
rong bốn năm đầu đời, bọn trẻ phải chịu đΉng những người bạn của bạn. 14 năm tiếp theo, bạn sẽ mắc kẹt với bạn bè chúng.
Trẻ ở tuổi tập bò sẽ bò xung quanh phòng cùng nhau trong khi mẹ chúng nói chuyện phiếm; những đứa tập đi sẽ thích ứng – dù miễn cưỡng – với những người bạn mà bạn đưa tới trước mặt chúng. Nhưng một khi trẻ khỏe mạnh, đến tuổi đi học mẫu giáo và gặp được cạ cứng thì bạn sẽ bị tước quyền lựa chọn. Chúng sẽ nói chắc nịch “Gillie là bạn thân nhất của con” và dù bạn có thấy những chuyện phiếm của mẹ Gillie nhạt nhẽo cỡ nào thì vẫn phải tươi cười mà kết bạn và mời cô đưa con đến nhà chơi. Thế là công bằng. (Thật ra thì có khả năng bạn cũng thích mẹ của Gillie: tôi thân với vài cặp đôi dễ thương chính là phụ huynh của mấy đứa trẻ mà con tôi kết thân ở trường hoặc ở lớp học ngoại khóa. Nhưng ngay cả khi không thích thì bạn cũng vẫn phải chịu đựng thôi.)
Bạn không dám ngăn cản tình bạn, bất kể là tình bạn gì, bởi điều đáng sợ tồi tệ nhất là con của bạn sẽ không kết bạn nữa. Giả sử thằng bé lủi thủi một mình trong lớp ngoại khóa hay trơ trọi trên sân chơi? Đau lòng quá! Tôi không thể nghĩ được điều gì trong công cuộc làm mẹ thường ngày lại đau đớn hơn cảnh con bạn đứng một mình buồn rầu ở đường biên hoặc là người cuối cùng được chọn khi chia đội. Bản thân là người khá tự tin, nhưng tôi chưa bao giờ tổ chức tiệc sinh nhật cho các con mà không lo sợ rằng không có bạn nào tới. Tất nhiên, hậu quả là tôi mời quá nhiều người, lụi hụi cả đêm nhét đầy 20 túi quà và đợi món thạch đông lại. Rồi cuối cùng, khỏi phải nói, tất cả lũ trẻ đều tới và chúng tôi không đủ ghế ngồi.
https://thuviensach.vn
Nhưng nỗi sợ con lớn lên mà không có món quà mang tên “tình bạn” vẫn là ám ảnh lớn nhất và ớn lạnh nhất.
Bởi suy cho cùng thì còn điều gì khác nữa? Giàu có hoặc xinh đẹp hoặc thông minh mà cô đơn thì cũng chẳng có nghĩa lý gì. Và trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ
đáng tin cậy nhất và ít đau khổ nhất là tình bạn thực thụ. Ngay cả những cuộc hôn nhân tốt đẹp nhất cũng dựa trên nền tảng tình bạn. Bất kể điều gì sẽ xảy ra đối với các con tôi trong 70 năm tiếp theo, nếu được ban một điều ước dành cho chúng thì tôi sẽ xin bà tiên hãy đảm bảo rằng chúng sẽ luôn có một vài người để gọi tới cuối mỗi ngày dài không yên ả và một chiếc ghế xô-pha êm ái mà chúng có thể ngả lưng khi buồn nản. Khi đó, và chỉ khi đó, tôi mới có thể chấp nhận thực tế là bản thân mình cuối cùng sẽ không còn trên cõi đời này nữa.
Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ đáng tin cậy nhất và ít đau khổ nhất là tình bạn thΉc thụ.
Khoảnh khắc con bạn lần đầu chìa chiếc tàu hỏa đồ chơi cho một đứa bé chập chững khác và sẵn lòng để cậu bé ấy lấy món đồ hoặc nhìn nó, chính là khởi đầu của tất cả những điều này. Hãy cố gắng ghi nhớ khoảnh khắc đó. Nó có thể không kéo dài lâu đâu, vì giai đoạn tiếp theo là một thay đổi đột ngột trong suy nghĩ, đi kèm một cú ném mạnh bất thình lình vào đầu bằng chính cái tàu đồ chơi đó, với tần suất khá thường xuyên. Nhưng dù sao đó cũng là một khởi đầu cần được khuyến khích.
Bằng kinh nghiệm, sai lầm và một cuộc thăm dò của các nhà tâm lý học tỉnh táo hơn mình, tôi xin đưa ra một vài cách để khuyến khích việc đó:
Đừng cố gắng quá mức. Nếu người bạn lâu năm nhất và thương quý nhất của bạn đến chơi vào dịp cuối tuần dắt theo đứa con năm tuổi và đứa bé ấy chưa bao giờ gặp con bạn, thường thì ban đầu chúng sẽ ghét nhau. Tình hình có thể sẽ
https://thuviensach.vn
khá “căng”. Hãy buộc chúng cư xử đúng mực, dắt chúng đi xem quanh nhà và các việc kiểu vậy, sau đó hãy phớt lờ chúng. Đừng mặc định rằng con của bạn muốn chia sẻ phòng ngủ với một người hoàn toàn xa lạ. Giả như một ai đó đã nói với bạn: “Có một cô gái 32 tuổi khác đang tới đây, sẽ rất vui đấy, hai bạn có thể ngủ trên giường với nhau và chơi cùng nhau cả ngày dài.” Hẳn bạn sẽ nghĩ là họ bị khùng, hoặc bạn đang có một kỳ nghỉ cực kỳ rẻ tiền.
Cho trẻ thấy tình bạn là một điều tốt. Khi bạn chuẩn bị đi gặp bạn bè của bạn, hãy thể hiện sự hào hứng: nói về họ với vẻ háo hức, nhắc tới họ, giải thích nếu bạn đang đi mua sắm là vì họ, hoặc họ đi mua sắm vì bạn. Hãy nỗ lực hết sức để con không nghe thấy bạn nói về “những người bạn của Bố trong câu lạc bộ chơi gôn/đội ném phi tiêu” như thể họ là một thứ khó ưa. Ngay cả khi họ thực sự như vậy.
Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc kết bạn tự do và hứng thú với việc đó càng sớm càng tốt. Hãy đừng nói gì để can thiệp. Hãy đem đến cho con một nhóm bạn hợp cạ cùng tuổi hoặc gần tuổi mà chúng vẫn gặp thường xuyên. Trước khi đi học, nhóm này có thể dẫn tới một nhóm chơi chung hoặc khá nhiều buổi uống cà phê ở các căn bếp khác nhau. Bất kể bạn sống ở nông thôn hay thành thị, đâu đó quanh khu bạn ở sẽ luôn có trẻ con. Cứ bám lấy bạn bè và con cái của họ cũng được, nhưng cần một nhóm đông đông. Không phải ai cũng thích Cậu bé Hàng Xóm đến vậy. Chúng tôi từng gặp một cậu bé như thế và tôi không thể chịu nổi cậu bé đó.
Nếu bạn coi những đứa trẻ khác cùng dãy phố là “hung dữ”, hoặc “không phù hợp”, đó lại là vấn đề khác. Tôi không có quyền trách bạn trong tình huống đó. Tôi hiểu cảm giác khó chịu khi thấy đứa con ngây thơ, trong sáng và được nuôi nấng tử tế của bạn say sưa nói về nhân vật lố lăng nào đó, đòi hỏi những thứ đồ chơi không hề bổ ích, hoặc tỏ ra thành thục đến khó chịu với những ngôn từ không lấy gì làm lễ độ mà ông anh ngỗ ngược của bạn nó vẫn dùng. Những lúc ấy, bạn hãy khẳng định rõ ràng với con về giá trị của bạn, đảm bảo rằng khi con bé tinh ranh mặc tất vá và váy ngắn đó sang chơi, bạn sẽ phải bắt
https://thuviensach.vn
con bé chơi ghép hình, bất kể con bé có hét lên đòi xem video nhạc người lớn.
Mặt khác, nếu một tình bạn tiến triển tốt, đừng can thiệp vào. Ở độ tuổi từ ba đến tám, trẻ con chơi rất nhiều trò ngớ ngẩn. Bạn đừng tham gia vào để cải thiện chúng, trừ khi có những mối đe dọa thực sự.
Đừng vô tình cản trở việc con kết bạn với những đứa trẻ khác. Nếu con dè dặt với những đứa trẻ khác, đừng khen chúng kiểu: “Đúng là cậu bé của Mẹ, luôn luôn chỉ cần bên mẹ, phải không, con yêu?” Đừng nói với những người lớn khác điều khiến bọn trẻ nghĩ rằng giao thiệp xã hội là thứ không được khuyến khích như: “Chúng ồn ào kinh khủng khi tập trung lại với nhau.” Tất nhiên điều đó đúng. Nhưng hãy tự nhủ vậy thôi.
Martin Herbert, nhà tâm lý học trẻ em giỏi nhất hành tinh, đã từng viết “một mối quan hệ bạn bè đòi hỏi khả năng tự nhận thức về bản thân và tính nhạy cảm với xã hội ở một mức độ nhất định”. Trẻ sinh ra không tự dưng có hai điều này, chúng không biết và cũng chẳng quan tâm liệu chúng dễ thương hay
đang làm người khác khó chịu. Hãy dạy trẻ từ từ. “Nếu mối quan hệ với người gần gũi thân thiết nhất mà hạnh phúc, cởi mở, dạt dào tình yêu thương và tôn trọng, trẻ sẽ có nhận thức tốt về bản thân và dễ hòa đồng với những người khác.” Nếu bạn lạnh lùng, xa cách, luôn phán xét và phản đối con, trẻ sẽ trở nên lo lắng, rơi vào tâm thế phòng vệ và khó thư giãn để bước vào những mối quan hệ bạn bè bao dung và vô tư. Những đứa trẻ hung hăng đôi khi chỉ đơn giản là cần lời khuyên về những cách ứng xử khác. Chúng có thể không biết việc “đợi đến lượt” hoặc “chia sẻ” bởi chẳng có ai chỉ cho chúng cả. Hãy nhẹ nhàng nói cho chúng biết. Sau đó nhắc lại. Rồi tiếp tục như vậy. Và thử làm cho chúng thấy. Hãy chia sẻ các thứ. Hãy để con mèo chơi với cuộn len đan dở và cô con gái được chơi với son môi của bạn. Một ngày nào đó, trẻ sẽ hiểu.
Khi con bắt đầu đi học, bạn hãy cố gắng đảm bảo rằng con vẫn còn liên lạc với một vài người bạn ở các trường khác, hoặc có anh chị em họ cùng lứa đến chơi cùng. Đó có thể là một sự giải thoát dành cho những trẻ thấy lo lắng, nếu bước ra khỏi thế giới nhà kính ngột ngạt của tình bạn ở trường lớp, chúng được
https://thuviensach.vn
bước vào một nơi bình yên hơn và bền lâu hơn. Một đứa trẻ cảm thấy tách biệt khỏi thế giới bởi bạn George ở trường đã bỏ rơi nó sẽ được xoa dịu khi nhớ ra rằng Jeremy – người sẽ từ trường nội trú trở về ngay cuối tuần này – vô cùng thích thú gặp gỡ nó và tiếp tục những trò vui còn dang dở từ lần trước. Trong trường hợp bạn là mẹ của George nhắc tới ở trên, đừng bị sốc bởi sự thất thường của cậu bé. Những tình bạn trẻ thơ có thể tan nhanh như bong bóng xà phòng, nhưng ngắn không có nghĩa là hời hợt. Đừng cố gượng ép. Không tử tế là cấm kӷ, nhưng hay thay đổi thì không. Nếu Laura không thích Becky, con bé sẽ vẫn phải tử tế với Becky khi chúng gặp nhau, nhưng con bé không buộc phải mời Becky uống trà. Mặt khác, bạn phải dàn xếp với mẹ Becky. Đặc biệt là vì chỉ một vài tuần tới thôi là các cô bé lại quấn quýt thân không thể rời. Tôi e là hội con gái dễ có kiểu sớm nắng chiều mưa như vậy hơn là con trai. Tụi con trai hoặc là đánh nhau hoặc là làm lơ nhau hoặc là chơi vui vẻ với nhau. Có vẻ như hội con gái thể hiện tất cả các sắc thái quan hệ đó chỉ vì thấy vui. “Tớ ghét cậu, Zoe, Mẹ, con ghét Zoe. Nó là bạn thân nhất của con, con ghét nó. Con sẽ chỉ coi nó là bạn thân hạng hai sau Sarah thôi. Sarah, tớ ghét cậu!” Buổi chiều nào có một đám con gái đến nhà thì giống như sống trong phòng thay đồ của Hoa hậu Thế giới vậy. Tôi xin lỗi vì có phần hơi phân biệt giới tính, nhưng đó là thực tế. Chúng – chúng ta! – đều trải qua giai đoạn đó. Hầu hết là vậy.
Nếu một tình bạn tiến triển tốt, đừng can thiệp, đừng tham gia vào để cải thiện chúng, trừ khi có những mối đe dọa thΉc sΉ.
IMG_1505
Vậy còn quan hệ của bạn với con của người khác thì sao? Có thể tử tế đến ngạc nhiên đó. Tất cả những người mới làm mẹ hẳn đều biết cảm giác mà Pam Ayres đã mô tả rất hay: “Thật khó để giải thích/Khi tôi nhìn vào Wayne của bạn/Tại sao bạn lại muốn có một đứa “như vậy” cơ chứ.” Và liệu có ai trong chúng ta có thể thề thốt rằng mình chưa bao giờ nhìn đứa trẻ mập lùn được nuông chiều hay khóc nhèo nhẽo nhà hàng xóm và nghĩ thầm “Eo ơi!”? Tuy
https://thuviensach.vn
nhiên, một nhóm trẻ trong nhà, một đám trẻ om sòm, lớn lên cùng nhau trong cùng một vùng vẫn có những điểm tốt. Chúng ta đang dần đánh mất văn hóa gia đình mở rộng, tôi thấy tiếc về điều đó. Con người khác rất vui, bởi bạn không phải chịu trách nhiệm quá lớn đối với chúng và chúng không thể khiến bạn nổi giận đùng đùng như con nhà mình. Nếu chúng tới chơi, bạn sẽ đảm bảo an toàn cho chúng và ngăn chặn bất cứ hành động sai trái nào, nhưng thường thì bạn chẳng quá quan tâm nếu chúng dùng ống tay áo chùi miệng. Mặt khác, nếu thấy bạn cuống cuồng đi tìm giày dép cho mọi người, con bạn sẽ thấy khó chịu còn những đứa trẻ ngoài cuộc sẽ nhìn vào với một thái độ khá điềm tĩnh. Việc tặng quà cho những đứa trẻ khác thường rất vui vì bạn được dùng con mắt hoàn toàn mới mẻ của người ngoài cuộc để đoán xem chúng thích gì. Và nếu chúng ứng xử tệ, bạn rất dễ yêu cầu chúng dừng lại ngay: bọn trẻ thường cảnh giác hơn với những người không phải bố mẹ mình. Tới đây, chắc bạn cũng mơ hồ hiểu được điều bí ẩn lớn nhất trong mọi bí ẩn, đó là làm thế nào các giáo viên mầm non trên đời này có thể khiến 25 đứa bé dưới năm tuổi ngồi thành hàng và hát bài “Em yêu trường em”, trong khi bạn dường như không thể kiểm soát được con mình dù chỉ một hay hai đứa.
Nếu mối quan hệ với người gần gũi thân thiết nhất mà hạnh phúc, cởi mở, dạt dào tình yêu thương và tôn trọng, trẻ sẽ có nhận thức tốt về bản thân và dễ hòa đồng với những người khác.
Tuy nhiên, có một tiêu chuẩn kép trong việc rèn luyện kỷ luật cho con cái của những người khác. Tất cả những bà mẹ mà tôi từng nói chuyện đều nói họ rất hy vọng rằng các bố mẹ khác thỉnh thoảng hãy mắng mỏ con của cô ấy nếu chúng đánh nhau hoặc phá hoại hoặc cư xử tồi tệ, nhưng bản thân họ lại thấy kỳ quặc khi mắng con của người khác. Hồi còn chưa chắc chắn lắm về đường lối của mình, tôi thường cưng nựng hoặc không cương quyết với con cái của những người khác, gắng không mắng mỏ chúng thậm tệ hoặc tịch thu món bánh của chúng. Dần dần, tôi trở nên cứng rắn hơn. Một lần, ba gia đình chúng tôi cùng tham gia một kỳ nghỉ bão tố ở
https://thuviensach.vn
Norfolk Broads với chín đứa trẻ từ hai đến mười tuổi. Vào đêm đầu tiên, ba bà mẹ cùng uống rượu gin và long trọng trao cho nhau toàn quyền mắng mỏ hoặc trong tình huống tệ nhất thì thậm chí còn có thể tát con của người khác. Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Ngoại trừ việc tôi đã quan sát một quy luật tự nhiên khá lạ lùng rằng khi nhóm bốn đứa con trai có trục trặc và một trong số chúng bị loại ra khỏi nhóm, những bà mẹ liên tục nói “Hãy để tụi nhỏ tự giải quyết” luôn là những bà mẹ của ba đứa kia. Bà mẹ có đứa con bị bỏ rơi thì không chắc lắm về điều này. Và lần lượt, cả ba bà mẹ đều rơi vào vị trí đó. Chúng tôi, và cả con trai của chúng tôi, vẫn là bạn bè cho tới ngày hôm nay. Việc này có thể thực hiện được. Do đó, nếu hiện tại bạn khá dè dặt và thấy kỳ quặc với đám bạn bè của con, hãy cứ kiên trì cố gắng. Bất cứ ai cũng có thể thành thục chuyện này. Thỉnh thoảng, việc hòa trộn các gia đình đem lại cảm giác về sự thân thuộc rộng lớn của gia đình nhân loại: tất cả các đứa con đều thuộc về tất cả các ông bố bà mẹ. Một tối nọ, trong quãng thời gian chồng tôi đi công tác dài ngày, con gái tôi đã chăm chú quan sát cảnh một ông bố tới nhà chơi dành cho con gái anh ấy một cái ôm. “Cháu có thể ôm cùng được không?” Con bé hỏi, rồi con bé đã làm thế thật. Ông bố ấy không thay thế ông bố của con bé và cũng không có ý định đó, nhưng cả hai phía đều đón nhận cái ôm ấy. Nước mắt lăn dài trên má tôi. Sau đó, tôi thấy cảnh hỗn độn mà tụi nhỏ đã gây ra cho căn phòng mới được dọn dẹp gọn gàng. Nhưng tôi không còn mấy bận tâm như mọi lần.
https://thuviensach.vn
3Làm mẹ giỏi hơn người khác: Cha mẹ của nhӳng đứa trẻ khác
T
ôi từng nói và sẽ còn tiếp tục nhắc lại rằng: món quà hay nhất dành cho một người phụ nữ đang mang bầu là giới thiệu cô ấy với một phụ nữ đang mang bầu khác và sống cùng khu phố.
Chúng ta cần nhau. Mối quan hệ này không phải là chủ đề được quan tâm hoặc được nhiều người viết: các chuyên gia về trẻ em thường tự giới hạn quanh những nội dung về việc kết nối, vai trò của người cha và làm sao để tìm được vị bác sĩ giỏi. Họ bàn luận về
vấn đề anh chị em, ông bà và những người trông trẻ; họ lo lắng về nhu cầu tương tác của trẻ với con của những người khác. Không ai nghĩ về mối quan hệ giữa các Bà Mẹ, hoặc để tâm rằng cô ấy có mong muốn được tương tác với một ai đó nhiều tuổi hơn. Nhưng sự thực là cô ấy ở đó, bị kẹt ở nhà hoặc tất bật đi làm, và cô ấy cần bạn bè. Không, hơn cả bạn bè: cô ấy cần những người có chung niềm đam mê, những người kề vai sát cánh, những người thực sự hiểu. Cô ấy cần những bà mẹ khác.
Tất nhiên, cô ấy có thể giả vờ là mình không cần. Tôi đã từng như vậy. Từ lần nhìn chằm chằm vào dấu “hai vạch” kỳ diệu đó, tôi đã rất trông ngóng con mình nhưng kinh hãi mọi thứ khác. Tôi có một mối ngờ vực tồi tệ rằng việc làm mẹ có thể gồm việc loanh quanh trong bếp với đám đồ chơi bừa bộn, ngổn ngang, thảo luận về việc tập cho trẻ ngồi bô trong khi mấy đứa con chập chững nhà người khác chùi mũi vào đầu gối mình. Tôi không muốn tất cả những điều đó. Tôi đã thề là con tôi và tôi sẽ tham gia vào nhóm bạn giống như trước đây: đám đàn ông độc thân, những cô gái đang đi làm, bạn bè và hội đồng nghiệp cũ. Tôi sẽ từ chối tham gia những buổi cà phê
https://thuviensach.vn
của các bà mẹ. Tôi không thích những bà mẹ bỉm sữa và thậm chí cũng chẳng thích cà phê. Và cũng như rất nhiều lý thuyết về mang thai, tôi đã sai một cách khôi hài.
Xã hội vốn coi nhẹ những bà mẹ và em bé, nên hẳn sẽ là dại dột nếu chúng ta không gắn bó với nhau. Chúng ta trở nên thân thiết đến đáng kinh ngạc: ai có thể nghĩ được rằng bạn, một người kín
đáo và thích riêng tư vốn thường dè dặt khi nhắc tới việc bầu bí của mình, lại có thể thảo luận về hình dạng của núm vú, mối quan hệ với mẹ và những thiếu sót của chồng, với một người con gái chỉ mới gặp hai tuần trước ở phòng khám cơ chứ?
Khi năm tháng trôi qua, bức tranh ấy sẽ thay đổi. Các nhóm mẹ-và con và các nhóm chơi chung sẽ mở rộng mạng lưới mối quan hệ của bạn và bạn có nhiều lựa chọn hơn. Bạn cũng bắt đầu khám phá ra những vấn đề của mối quan hệ giữa các bà mẹ. Phía sau sự thân thiết nảy sinh ngay tức thì giữa hai người phụ nữ có lũ con đang ôm nhau thắm thiết dưới bàn ăn có thể là rất nhiều sự không phù hợp về căn bản. Việc này có những lợi ích riêng: thẳng thắn mà nói, nếu bạn ở nhà trông con thì rõ ràng giao lưu với một kẻ đua đòi, một người mù quáng hay một người nhạt nhẽo vẫn còn hơn là không ai cả. Mỗi người đều có những điểm tốt và việc tranh cãi là vô nghĩa. Những người lính ở doanh trại biệt lập biết điều đó. Những người phụ nữ ngồi ở sàn sảnh nhà thờ Hội Giám lý theo dõi con chập chững đi vòng tròn trong khi mưa đang nhỏ tong tong trên mái thiếc cũng biết điều đó. Nhưng khi lũ trẻ đến tuổi đi học, tình bạn hơi “thực dụng” đó sẽ phai nhạt đi – một cách nhẹ nhàng, hy vọng thế – và tình bạn thực sự sẽ phát triển thành một thứ gì đó khác. Nhưng chúng ta vẫn duy trì bản năng sẵn sàng giúp đỡ những người phụ nữ khác – bất kỳ ai – có con cùng độ tuổi với con mình. Đó là một loại bản năng có thể khiến chúng ta chệch hướng đôi chút.
Có hai thói cΉc xấu làm hỏng việc làm mẹ. Một là cảm giác tội lỗi. Hai là sΉ cạnh tranh.
https://thuviensach.vn
Dưới đây là sáu kẻ thù tồi tệ nhất của tình chị em bỉm sữa. Đôi khi, một vài trong số này có thể là bạn. Một vài đã từng là tôi. Hãy nhận diện những kẻ thù mà bạn thấy:
Cô Thê Lương
Là người bạn tuyệt vời với những ai đang gặp rắc rối. Cô ấy giúp trông nom con cái, giúp thay khóa cửa để chống những ông chồng say xỉn đã ly thân, giúp nấu ăn và chịu lắng nghe những lời than thở suốt hàng giờ liền. Điều kỳ lạ là cô ấy khá khó chịu khi rắc rối của bạn kết thúc và bạn nhận ra rằng trước giờ cô ấy chỉ coi bạn như một loại phim bộ dài tập.
Nàng Luộm Thuộm
Bạn yêu quý nàng vì nàng bừa bãi hơn bạn, cho phép lũ cún liếm đĩa ăn của gia đình, không bao giờ chải tóc cho con, mang trên mình ba ký mỡ bèo nhèo sau sinh và quên mất buổi họp phụ huynh ở trường. Được khích lệ bởi hình ảnh của nàng, bạn trở nên thậm chí còn tệ hơn, cho đến khi bạn bỗng nhiên phản ứng ngược lại và kết bạn với…
Chị Hoàn Hảo
Có nhà cửa sạch không tì vết, rèm cửa và thảm luôn trắng bóc, luôn sắp xếp đồ chơi trong hộp ngăn nắp. Con cái của chị không bao giờ ăn đồ ngọt, bim bim hoặc bất cứ thứ gì có chất bảo quản ghi trên bao bì. Mọi chuyện đều ổn, trừ chuyện bất cứ khi nào đến nhà bạn, chị đều tuôn ra được một tràng những yêu cầu tuy nhỏ nhưng hiểm hóc chết người để nhấn mạnh vào thiếu sót của bạn. Ví dụ: “Cô có sẵn kim và chỉ trắng không?” hoặc “Cô có chiếc khăn mùi soa sạch nào không cho tôi mượn?” Nếu dũng cảm, bạn hãy đưa cho chị ấy mượn tất cả những chiếc khăn mùi soa đã ngả xám trong ngăn kéo. Chúng sẽ được trả lại trắng hơn cả trắng và còn được là lượt cẩn thận.
Chị Phòng Vệ
https://thuviensach.vn
thì hơi khó chơi hơn một chút. Chị vui tính, năng động và hầu như không phê phán ai, chỉ có điểm mù duy nhất là chính con của chị. Bất kể khi nào có đánh nhau, cắn nhau, hoặc đồ sứ bị vỡ, thì đều
không phải là lỗi của con chị. Đó thậm chí còn chẳng phải lỗi chung: là lỗi của con bạn, thế thôi.
Em Than Vãn
lại đổ lỗi cho con cái em trong mọi việc, từ vóc dáng của em cho tới những căng thẳng trong ngày tiền kinh nguyệt của em. Em làm như thể mình là con chim bị nhốt trong lồng, tuyệt vọng đập cánh chống cự lại những rào ngăn của việc làm mẹ. Dường như em không thấy vui vẻ gì với những ngày tháng sơ sinh ngắn ngủi của con và không
thể chờ tới lúc chúng lớn lên. Em nhắc đi nhắc lại về sự bất hạnh và bạn lo lắng cho con cái của em. Không cần đâu: khi đã trút hết những điều khổ cực lên bạn, ở nhà, em là một tia nắng ấm.
Cô Tiện Thể
Bạn không bao giờ thấy mệt mỏi khi bên cạnh cô ấy, bởi vì bạn không gặp cô ấy quá lâu. Cô ấy sẽ xuất hiện bất chợt, có vẻ là đến thăm bạn, rồi nhớ ra là cần đi mua sắm vài thứ, để bé Tarquin chơi với con bạn “thật vui” và biến mất trong khoảng ba tiếng rưỡi. Khi bạn muốn làm điều tương tự bằng cách để Germaine bé nhỏ ở nhà cô trong vòng 20 phút, cô sẽ nói rằng mẹ cô đang ở nhà và bà kinh hãi những đứa không phải cháu bà. Tuy nhiên, nếu con bạn là bạn thực sự của con cô ấy, cô có thể là người bạn tốt nhất: bạn sẽ có hàng giờ yên tĩnh ở nhà để đọc sách hoặc viết lách trong khi lũ trẻ tự vui chơi với nhau và chẳng cần phải uống cà phê.
Họ đều là những người phụ nữ tốt bụng, thực vậy. Hãy tận hưởng họ lúc này. Một thời gian nữa thôi là bạn sẽ bị bắt trở lại chỗ làm. Và, nghe tay giám đốc nói luyên thuyên về chơi gôn và dòng tiền, bạn sẽ nhớ tới chị Phòng Vệ và em Than Vãn. Tuy nhiên, không phải như vậy với dạng cuối và nguy hiểm nhất này:
Cô Cạnh Tranh
https://thuviensach.vn
Con của cô ấy lật, ngồi, mọc răng, bò, đi, nói và đi bô đúng cách trước con của tất cả những người khác. Đó là cô ấy nói thế. Thằng bé cũng vô cùng nhạy bén, có khiếu âm nhạc, thể thao và thích ứng xã hội rất nhanh. Cả khu hy vọng, dù hơi thiếu nhân đức một chút, rằng một ngày nào đó cậu bé Victor sẽ tè ra quần và cắn vào tận xương cô giáo. Khi ấy, hẳn là cả phố sẽ tung hô.
Việc trở thành người mẹ giỏi hơn tất cả những người mẹ khác đáng để tham gia, nếu mục đích là làm hỏng nhiều khoảnh khắc hạnh phúc và mối quan hệ quý giá. Có hai thói cực xấu làm hỏng việc làm mẹ. Một là cảm giác tội lỗi. Hai là sự cạnh tranh. Cả hai hiện diện khắp nơi ngay từ những ngày đầu: các phòng đẻ đầy những người phụ nữ vừa khóc lóc tự oán trách mình vì không biết cho con bú vừa chú ý rằng không có đứa bé nào trong phòng đẻ xinh xắn và lanh lợi bằng con mình. Việc hầu hết chúng ta không hề thấy mâu thuẫn khi nuông chiều hai thứ cảm xúc này đóng góp lớn vào việc làm lu mờ sức mạnh của các hoóc-môn.
Cảm giác tội lỗi khi làm mẹ có xu hướng phai nhòa đi sau vài năm đầu tiên. Điều này có lẽ bởi ngay khi có thể nói năng rõ ràng, trẻ đã bắt đầu buộc tội bạn là một người mẹ đáng ghét, nhờ đó bạn khỏi phải buộc tội chính mình nữa. Nhưng tính cạnh tranh không phai nhạt đi. Có thể bởi xã hội ngày nay đặt quá nhiều áp lực “thành công” lên con người, khiến trẻ em cũng được cha mẹ lấy làm “sản phẩm” để cạnh tranh với nhau. Giữa chúng ta, sự cạnh tranh hầu như luôn lớn mạnh khủng khiếp.
Và những giai đoạn đầu thường không có nhiều vấn đề – những đứa bé xíu rõ ràng chẳng thèm quan tâm xem liệu Jason cuối phố có nhiều răng hơn chúng hay không – nhưng khi trẻ lớn lên, môn thể thao tồi tệ mang tên Làm Mẹ Giỏi Nhất ấy còn gây nhiều tác hại lớn hơn. Ngay cả những người phụ nữ sáng suốt và tốt bụng cũng trở nên ác nghiệt. “Mà này, Jamie đang ở chỗ cho chơi trẻ phải không? Nhà tớ cũng qua đó nhìn rồi, nhưng không phải là thứ mà Victor thích. Lái xe đến tít đấy thì bã cả người nhưng gòthằng bé vào khóa chuẩn bị vào lớp một đã đem lại kết quả diệu kỳ. Việc họ dạy đọc sớm thật tuyệt diệu, thằng bé đơn giản là rất yêu sách.”
https://thuviensach.vn
Bạn há hốc miệng, lấy lại bình tĩnh và phản pháo: “Ồ, thật tốt… Như thế thì dễ chịu rồi, nhất là với một đứa không thích chơi nhóm.” Mẹ của Victor nhận ra mình hơi bị “hố” và thay đổi chủ đề ngay: “À, sách chỉ dành cho lúc nó yên tĩnh trong nhà thôi. Thằng bé phát cuồng với môn quần vợt luôn. Cho nó đi học kể cũng đáng.” Và bạn lén rời đi trong tức tối, lên ngay một ý đồ trả thù như thể mình là một tài phiệt truyền thông hoang tưởng mới bị chạm nọc vậy. Còn hai đứa trẻ được nhắc đến, chúng thực sự chỉ là những cậu bé năm tuổi dễ thương với bộ não như mọi trẻ khác và có sở thích cứ hai tuần lại thay đổi một lần. Chúng không có vấn đề gì cả. Mẹ chúng mới có vấn đề.
Việc trở thành người mẹ giỏi hơn tất cả những người mẹ khác đáng để tham gia, nếu mục đích là làm hỏng nhiều khoảnh khắc hạnh phúc và mối quan hệ quý giá.
Hiệu trưởng trường tiểu học nọ từng kể với tôi rằng ông ấy không sử dụng chỉ một chương trình đọc sách mà đã trộn các cuốn sách thuộc nhiều chương trình khác nhau. Điều này không phải vì một lý do giáo dục nào cụ thể, mà bởi rất nhiều bà mẹ mím chặt môi tới hoạnh họe ông: “Tại sao Rowanne mới chỉ đọc Cuốn sách Màu xanh Số hai trong khi Jackie sinh cùng ngày lại đọc tới Cuốn sách Màu đỏ Số một rồi?” Thầy hiệu trưởng gắng hết sức trấn an người mẹ đó, trong lòng còn muôn phần tội lỗi khi biết rằng cô sẽ còn mím môi chặt hơn nữa khi khám phá ra Jackie đang đóng vai Đức mẹ Đồng trinh Maria trong vở diễn Giáng sinh còn Rowanne chỉ đóng vai phụ thiên thần hát bè. Ở nhà, bạn có thể chắc chắn rằng mẹ của Rowanne theo dõi sát sao những gì diễn ra trong nhà của Jackie, giống như bất kỳ một nhà kinh doanh nào đang theo dõi đối thủ của họ. Nhà Jackie đã tháo bánh phụ khỏi chiếc xe đạp ba bánh của con bé à? Được, mang cái cờ-lê ra đây nào. Và Rowanne đáng thương bắt đầu một tuần loạng choạng trầy xước và khóc lóc. Jackie đi học ba-lê với đôi tất Pineapple hả? Rowane, mặc áo khoác vào. Chúng ta sẽ đi đo một chiếc váy xòe. Hóp bụng vào, con yêu. Hai bà mẹ cố
https://thuviensach.vn
gắng giả vờ làm bạn tốt của nhau: khi họ gặp nhau ở chợ, bạn có thể thấy họ cười rất tươi từ tận đầu kia của lối đi.
IMG_1506
Các ông bố cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt là vào ngày thể thao của trường. Đau khổ nhất là đứa bé năm tuổi chạy sai đường, đứa bé sáu tuổi không mấy yêu thể thao và không thể nhảy bao bố thật nhanh, hay nhà thơ kiêm cậu bé mộng mơ bị bất ngờ khi nhìn thấy dải vạch đích đến nỗiđã khựng lại khi cách đích một mét trong khi cả đoàn ào ào về đích. Ông bố đó sẽ ra ngoài và ngay lập tức gọi điện thoại, tìm ngay một huấn luyện viên thể dục cá nhân cho cậu bé.
Vâng, tôi đã cường điệu. Một chút. Nhưng có hàng ngàn người trong chúng ta – ở một khoảnh khắc bấp bênh hoặc lo lắng – sẵn sàng tự trói mình vào một trong những cuộc cạnh tranh đáng buồn nhất và ít lợi nhuận nhất trên thế giới. Sẽ chẳng ai chiến thắng cả. Niềm tự hào phóng đại lên đối với những thành tích của con không phải là biểu hiện của tình yêu thương mà là của sự thiếu tình yêu thương. Thay vì tuyệt vọng săn lùng những lời giải thích hợp lý cho việc tại sao chúng ta yêu con cái mình nhất (bởi vì thằng bé có khiếu âm nhạc, đọc nhanh hơn, mọc răng sớm hơn, thông minh và mạnh mẽ hơn), chúng ta cần chấp nhận rằng mình đánh giá thằng bé cao hơn chỉ bởi nó là con mình – đó là cốt lõi của vấn đề. Hãy nhìn vào những bậc phụ huynh tuyệt vời nhất của những đứa trẻ khuyết tật: con cái họ sẽ không bao giờ cạnh tranh nhau. Và những phụ huynh ấy có liên tục xin lỗi vì con của họ, hoặc khoe khoang trong bồn chồn về số bước mà con họ đi được so với đứa trẻ bị liệt não ở cuối dãy phố không? Họ không làm vậy. Họ chỉ yêu thương chúng và giúp chúng hết mức có thể. Với chút đau thương, họ học được bài học cốt lõi về tính cá nhân. Bài học đó cũng sẽ chẳng gây hại gì cho chúng ta.
https://thuviensach.vn
4Bình minh của Kӹ luật: Tri giác, nhӳng cái phết mông và sӵ tӵ vệ
T
ôi không trông mong viết chương này, không một chút nào. Sử dụng từ “kỷ luật” là cách tốt nhất để làm các ông bố bà mẹ khác lo lắng, gây bối rối, hoặc tức điên lên. Bạn ngờ rằng họ nghĩ con bạn được nuông chiều thái quá hoặc bị kiềm chế quá mức. Bạn đưa ra những lời biện hộ, nhưng hầu như lúc nào chính bạn cũng nghĩ như thế về con cái họ.
Vì có rất nhiều phong cách gia đình. Hãy lấy một dãy phố làm ví dụ. Ông bà Cẩn Thận luôn bắt con cái viết thư cảm ơn, ăn hết phần rau chân vịt, đứng lên khi có khách vào phòng và tắt đèn đọc sách lúc bảy giờ. Chúng không được phép để chân lên sô-pha ngay cả khi đi giày riêng trong nhà. Cạnh đó, những đứa trẻ của gia đình Xuề Xòa chạy khắp nơi với mái tóc chưa chải, trèo lên đồ đạc trong nhà khi chân vẫn xỏ ủng cao su và đi ngủ khi chúng muốn. Tuy nhiên, chúng là những đứa trẻ đam mê đọc sách và có khiếu âm nhạc. Kế đó là gia đình Cáu Bẳn. Con cái họ chẳng có giờ ngủ cố định, không bao giờ ngồi bàn ăn mà sống nhờ vào những bữa tiệc đứng toàn bim bim và xúc xích, chơi giữa đường với những chiếc ô tô đồ chơi tự chế từ mấy cái bánh xe nôi bị mất trong sáu tháng qua.
Việc so sánh các gia đình này phức tạp hơn nhiều so với bạn thấy ban đầu. Rõ ràng, ông bà Cẩn Thận nghĩ hai gia đình kia thật kinh khủng; nhưng họ lại tát con cái họ khá thường xuyên, điều khiến gia đình Xuề Xòa vô cùng sốc. Gia đình Xuề Xòa không bao giờ tát con và cũng không bao giờ cho phép con cái họ đánh bất kỳ ai: đó là quy tắc bất di bất dịch duy nhất trong gia đình nghệ sĩ dường như
https://thuviensach.vn
chẳng-có-quy-tắc-nào của họ. Trong khi đó, ông Cẩn Thận lại ủng hộ việc đánh nhau hơn. Ông nói: “Chúng cần phải tự bảo vệ mình.”
Gia đình Xuề Xòa xem thường gia đình Cáu Bẳn, cơ bản là bởi những đứa trẻ nhà Cáu Bẳn dành quá nhiều thời gian xem ti-vi và đá ống lon từ đầu phố tới cuối phố. Nhưng gia đình Cáu Bẳn lại không thích con cái nhà Cẩn Thận bởi chúng thêu dệt chuyện về nhau và cũng không thích những đứa trẻ nhà Xuề Xòa vì chúng nói năng thô lỗ. Nhưng đám trẻ nhà Cáu Bẳn rõ ràng là những đứa biết yêu thương đúng chỗ: chỉ có chúng tham gia cuộc đi bộ từ thiện gần đây nhất và gây quӻ cho Quӻ Cứu trợ Trẻ em. Gia đình Cẩn Thận thì quá lo lắng rằng con họ sẽ bị mệt, còn gia đình Xuề Xòa lại quên mất ngày gây quӻ.
Điều duy nhất gắn kết cả sáu ông bố bà mẹ này là sự khinh thường dành cho gia đình Mới Phất sống trong biệt thự đầu phố, bởi họ trao hết việc dạy dỗ cho bà vú nuôi và ngôi trường bán trú đắt tiền. Chẳng cần phải nói, gia đình Mới Phất nghĩ rằng ba gia đình còn lại đang nuôi dạy lũ trẻ lưu manh khủng khiếp.
K luật là khả năng của một cá nhân tΉ sắp xếp hành vi của mình, là một yếu tố của hành vi tốt được thấm nhuần từ bên ngoài, dù nhẹ nhàng đến đâu.
Với những phong cách sống đa dạng khác nhau đến như vậy, ai sẽ nói được “kỷ luật” bao gồm những gì? Và bạn cần bắt đầu khép kỷ luật từ lúc nào? Vẫn có những bà đỡ và những vú nuôi độc đoán hoàn toàn tin rằng bạn có thể khép một đứa bé sơ sinh vào kỷ luật – “bám sát lịch ăn bốn tiếng một lần và cứ để con bé khóc, con bé phải biết ai nắm quyền kiểm soát”; thậm chí còn có nhiều người thường tát trẻ dưới hai tuổi (một cách vô lý và độc ác). Bạn và tôi biết là họ sai, nhưng chúng ta cũng biết đến kiểu gia đình thiếu quyết tâm: họ áp dụng nguyên tắc cho ăn theo yêu cầu quá lâu, năm này qua năm khác, cho tới tận khi đứa con được nuông chiều đến tuổi vị thành niên thì họ vẫn giặt giũ cho con theo yêu cầu và cuối cùng là cho con mượn chiếc xe của gia đình năm đêm mỗi tuần
https://thuviensach.vn
mà không cần cảm ơn. Tuy tránh điều đó, nhưng mặt khác, chúng ta cũng không muốn làm những kẻ thiết quân luật nhẫn tâm, phải không? Suy cho cùng, gia đình đâu phải là một trại lính.
Bản thân từ “kỷ luật” đã là một cái bẫy. Các chính trị gia buông ngay từ đó bất kể khi nào có người ném một lon bia xuống sân bóng: đồ “vô kỷ luật”. Mặt khác, những giáo viên quá nghiêm chỉnh lại nhấn đi nhấn lại hết sức vô vị rằng “khắc sâu tính tự kỷ luật thì hơn là tuân thủ những luật lệ vụn vặt”; trong khi ở nhà, các ông bố vật vã đến kiệt sức từ văn phòng thì gầm lên “Thằng này không biết thế nào là kỷ luật!” khi một đứa năm tuổi không chịu đi ngủ.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau lột bỏ vẻ ngoài dễ gây hiểu lầm của từ này. Từ “kỷ luật” trong tiếng Anh (discipline) gần với từ “môn đồ” (disciple), nó chỉ việc học hỏi. Đó là khả năng của một cá nhân tự sắp xếp hành vi của mình.Đó là điều cần được dạy. Nói rõ ra, kỷ luật là một yếu tố của hành vi tốt được thấm nhuần từ bên ngoài, dù nhẹ nhàng đến đâu. Nó không giống như sự tốt bụng, trầm tính hay sự tập trung đầy thích thú vào một nhiệm vụ mà chúng ta thường thấy ở một đứa trẻ. Kỷ luật không liên quan gì trong trường hợp một đứa trẻ rụt rè không chạy xa khỏi Mẹ khi đi trên đường, nếu lý do chỉ đơn thuần là bởi thằng bé không dám; mặt khác, một đứa trẻ vốn tò mò và không biết sợ lại học được cách kiểm soát mình để không chạy đi loăng quăng thì đáng được khen ngợi và tặng thưởng. Một đứa trẻ trầm tính đang vui vẻ khi được vẽ tranh hàng giờ liền trên chuyến tàu dài và nhàm chán cũng không tốt hơn hay tệ hơn cậu nhóc thích chạy ngược chạy xuôi hay nhún nhảy trên ghế ở hàng kế bên. Chúng chỉ có bản tính khác nhau và khi chúng lớn lên, mỗi đứa sẽ phải học cách để kiểm soát bản năng mà tự nhiên đã ban cho. Kỷ luật sẽ khiến một đứa trẻ mọt sách đi ra ngoài bầu không khí trong lành để tập thể dục một chút; kỷ luật sẽ khiến đứa trẻ om sòm ngồi yên đọc sách để học hỏi điều gì đó.
Tuân theo luật lệ chỉ là một phần nhỏ của kỷ luật. Luật lệ là cần thiết để giữ cả xã hội ổn định và từng cá nhân được an toàn, nhưng sự tự kiểm soát còn đi được xa hơn thế. Chúng ta đang nói tới quá trình học hỏi ba điều: sự tự kiểm soát, sự quan tâm tới những người
https://thuviensach.vn
khác và cách chờ đợi để có được điều bạn muốn. Các nhà tâm lý học gọi đó là “trì hoãn tưởng thưởng”. Trẻ sơ sinh không có điều nào trong những điều này: nó gào thét khi đói hoặc thấy khó chịu,
không quan tâm xem việc đó ảnh hưởng tới người khác như thế nào vào lúc ba giờ sáng và không thể chờ đợi được. Trong vòng năm hoặc sáu năm tiếp đó, trẻ sẽ thoát khỏi tính ích kỷ quá lớn này và bạn sẽ cần giúp đỡ trẻ. Nhưng bạn nên bắt đầu từ đâu và như thế nào? Trừ phi là giáo viên, huynh trưởng hướng đạo hoặc chỉ huy trung đoàn, hầu hết các bậc phụ huynh đều không có kinh nghiệm trong việc áp dụng kỷ luật lên những cá nhân khác; bên cạnh đó, họ yêu cái sinh linh bé nhỏ này đến chết đi được và không thể chịu được cảnh nhìn thấy nó buồn.
Với trẻ dưới hai tuổi, tức giận không đem lại ích lợi nào. Ta chỉ cần không ngừng loại bỏ những thứ không được phép. Tuy nhiên, đến giai đoạn trẻ biết lại gần cái ổ điện và nhìn lén về phía bạn, hoặc thậm chí cười khúc khích thì bạn có thể thêm một chút “thép” vào trong giọng nói. Không cần bạo lực gì cả: đối với một đứa trẻ thường được cưng nựng, chỉ một từ “KHÔNG” chắc nịch và nghiêm túc là cũng đủ sốc ngang với một cái tát. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu cần đến bài học về trì hoãn tưởng thưởng. Trẻ học được rằng nó phải chờ bữa tối bởi vì bạn vẫn còn đang nấu nướng. Một lần nữa, bạn phải đánh giá thật khéo léo xem liệu có đáng để mắng mỏ trẻ ở tuổi chập chững biết đi vì đã mè nheo đòi đồ ăn hay không. Con có thể đói thật và hoàn toàn mất kiểm soát lúc này, nhưng lúc khác lại làm vậy chỉ để thử xem bạn sẽ khó chịu tới đâu. Vào giai đoạn này, mất bình tĩnh là chết người: chỉ gây sợ hãi mà không ích gì cho việc dạy dỗ. Bạn phải vừa cứng rắn vừa nhẹ nhàng kiểu tích cực, ngay cả khi nó có nghĩa là thỉnh thoảng bạn phải rời khỏi phòng và chửi bới con mèo thật đã đời. Một khi đã rõ con bạn biết nó đang cố tình làm phiền bạn – thường là từ ba tuổi trở lên – cá nhân tôi cho rằng việc hét mắng không hề gây hại. Trẻ thỉnh thoảng cần phải học được rằng mẹ cũng có cảm xúc. Nhưng đừng bao giờ hờn dỗi một đứa bé: chúng tha thứ và quên trong tích tắc, bạn cũng phải như vậy. Trong nhà chúng tôi thường vang lên các tiếng hét kiểu “CON IM NGAY! Đi nào, cưng, vào bồn tắm nào. Húp, có một cô bé dễ thương quá!” gần như cùng một lúc.
https://thuviensach.vn
Với trẻ dưới hai tuổi, tức giận không đem lại ích lợi nào.
Dành thời gian giải thích cũng là một cách có ích cho quá trình khép kỷ luật. “Chúng ta không thể đi chơi vì chú thợ ống nước đang tới. Nếu chú ấy không tới, chúng ta sẽ không có nước ấm để tắm. Không, chúng ta phải tắm, không thì chúng ta sẽ bị bẩn và ốm mất.” Những câu giải thích kiểu như vậy. Bạn cũng nên chỉ ra một điều mà trẻ không thể biết nếu chưa đi học, đó là việc mọi ngườiđều phải tuân theo luật. Một đứa trẻ bốn tuổi bình thường sẽ hoàn toàn kinh ngạc với ý tưởng về luật, cảnh sát, nhà tù và những thứ như thế. Bé sẽ vui lên khi nghĩ rằng bố mẹ chúng đầy quyền lực như vậy mà cũng phải sống dưới một sự kiểm soát nào đó từ bên ngoài. Bằng giọng làm như bình thường, bạn cũng có thể chỉ ra cho trẻ thấy chính bạn cũng đang làm điều mà bạn không thực sự thích, chỉ để giúp đỡ người khác, như “Ôi trời, chúng ta nên vứt hộ rác cho bà Biggs nhà bên nữa, bà ấy đang bị ốm!” hay “Tốt nhất là chúng ta nên nhặt rồi vứt hết rác của buổi picnic đi, thật chẳng hay gì nếu những người khác thấy đống rác đó, phải không nào?” (Tuy nhiên, bạn cần có một kӻ năng nhất định để làm việc này mà không gây cho con bạn cảm giác rằng những người khác phiền hà kinh khủng. Có một câu đùa trên sân khấu nhạc xưa như thế này: “Chúa đưa chúng ta xuống Trái Đất để giúp đỡ người khác. Chúa đưa những người khác xuống để làm gì, chỉ có Chúa mới biết.”)
Dành thời gian giải thích cũng là một cách có ích cho quá trình khép k luật.
Ở giai đoạn nào cũng vậy, dẫn lối tốt nhất luôn là hiểu con thật rõ. Ví dụ, con trai tôi hồi bốn tuổi có một giai đoạn rất khó chịu: bất cứ khi nào chúng tôi từ chối thằng bé một điều gì, thằng bé sẽ hét lên “Đồ mặt phân!” và chạy vù ra khỏi phòng, đóng sầm cửa lại. Với trẻ lớn hơn, đây sẽ là lúc ta cần đuổi theo và yêu cầu một lời xin lỗi (“Đừng nói với cha con kiểu như vậy!”). Nhưng thực tế là khi ấy con đang chấp nhận một luật lệ, dừng những yêu cầu của mình và sau đó bất
https://thuviensach.vn
thình lình thể hiện sự tức giận theo cách duy nhất mà thằng bé có thể nghĩ ra. Vì vậy, chúng tôi quyết định bỏ qua việc bị gọi là đồ mặt phân.
Cuối cùng thì, loại kỷ luật duy nhất đáng giá là sự tự kỷ luật. Nếu không, một khi đã mất phanh thì chẳng gì ngăn nổi một đứa trẻ trưởng thành trở nên khó bảo. Trẻ lớn lên trong những gia đình nghiêm khắc khủng khiếp thường đi chệch hướng trầm trọng, một khi Bố hoặc Mẹ hoặc Bảo mẫu hoặc Giáo viên không để ý tới. Khả năng tự kiểm soát chính là sự kiểm soát đáng tin cậy duy nhất. Và bạn sẽ không bao giờ có được sự tự kiểm soát cho đến khi bạn chấp nhận ý tưởng về sự “trì hoãn tưởng thưởng”. Điều này đặc biệt khó để khắc sâu trong thế giới ngày nay, trong một xã hội tương đối đủ đầy, nơi người lớn thường bị những cửa hàng cho phép mua bằng thẻ tín dụng dụ dỗ để “có cái mình muốn mà không phải chờ”. Dù bạn có đi con đường dễ dàng này xa bao nhiêu, bạn vẫn nợ con bạn một điều gì đó để bé phải chờ đợi trước khi có được điều bé muốn. Việc này không nhất thiết phải quá hà khắc: quy tắc “nhấn mạnh vào các hành vi tốt” từ xưa vốn vẫn luôn hiệu quả. Mỗi khi một đứa trẻ biết để dành một cái kẹo hoặc biết điềm tĩnh chờ đợi đến bữa tiệc sinh nhật, bạn có thể cho con biết là bạn thấy hành động ấy, và cả bản thân con, đặc biệt hơn nhiều vì cố gắng đó. Nếu trẻ còn chia sẻ cái kẹo với một đứa trẻ khác, hãy đừng tiếc lời khen ngợi (nhưng hãy đợi sau đó và chỉ khen thật kín đáo thôi).
Ở giai đoạn nào cũng vậy, dẫn lối tốt nhất luôn là hiểu con thật rõ.
Lèo nhèo
Hay khóc nhèo nhẽo, rền rĩ, phàn nàn không ngớt – bạn gọi thế nào cũng được, nhưng đó là một hành động rất gây bực mình. Nó có thể khiến một phụ huynh bình thường muốn “bợp tai” hơn cả những hành động khó chịu hơn thế. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ xíu, chúng ta đã nên bắt đầu chiến dịch chống “giọng khóc đòi”, yêu cầu chúng phải biết hỏi xin lại bằng “giọng biết điều”. Tuy nhiên, ngay cả nếu bạn làm việc này đều đặn từ lúc hai tuổi thì cái giọng mè nheo ấy sẽ
https://thuviensach.vn
vẫn tồn tại trong vài năm sau đó. Để trị được chứng mè nheo đó thật không dễ chút nào, vì sai lầm thực sự duy nhất của chứng ấy là nó khiến bạn phát điên. Tôi không thích cách vài người áp dụng là giả vờ rằng con mình đã thay đổi tính nết. “Ồ, Timmy đâu rồi nhỉ? Chỉ có một cậu bé kinh khủng đang mè nheo thôi. Mẹ ước gì Timmy của mẹ quay trở lại…” Câu nói phổ biến này nghe hơi đáng sợ. Tuy nhiên, có những lúc tôi đã rất thành công khi viện đến một lập luận rằng tai tôi đã được điều chỉnh để “lọc những lời mè nheo” nên không thể nghe những lời yêu cầu được đưa ra với kiểu giọng phàn nàn. Thêm một chút nghệ thuật “đóng kịch” từ bố mẹ, trẻ sẽ nửa tin nửa ngờ điều đó: biết là điều đó không đúng, nhưng hành động như thể nó đúng như thế. Đây cũng là một chút đùa vui, giúp cha mẹ khỏi phải dùng đến hình phạt hoặc gào toáng lên vì bực.
Ăn uống
Nếu có một cuộc chiến thực sự vô ích trong lĩnh vực này thì đó là cuộc chiến “phải ăn hết”. Chúng ta không nên lấy việc “ăn” làm tiêu chí đánh giá trẻ ngoan hay hư mà chỉ nên coi đó là nguồn cung cấp năng lượng hoặc niềm vui thú cho trẻ. Trẻ con dùng thói quen ăn uống kỳ quặc để làm bố mẹ khó chịu, nhưng chúng cũng có những sở thích kỳ quặc thực sự. Dù thế nào, đừng bị kích động. Một miếng bánh mì nâu và bơ lạc, tiếp theo là một ít trái cây – như vậy là đã được một bữa ăn cân bằng. Nhiều cách kết hợp khác và đồ ăn vặt cũng vậy. Những luật lệ thực sự duy nhất đáng để chúng ta cố gắng áp đặt đối với đồ ăn chỉ là: không ăn vặt giữa các bữa ngoại trừ những ngày đặc biệt; không ăn đồ ngọt nếu chưa ăn một ít đạm và rau xanh. Hãy cố đừng phản ứng khi thấy con tới nhà một người bạn và nhét vội thịt-và-rau vào miệng trong khi ở nhà thì không thèm động tới; cố đừng lăn tăn quá về đồ ăn vặt trong các bữa tiệc và những buổi ra ngoài chơi. 99% các trường hợp thỉnh thoảng tiệc tùng như vậy không gây hại gì, dù bạn có chán nản tới mức nào khi nhìn thấy vết cam lóng lánh quanh miệng con.
Chúng ta không nên lấy việc “ăn” làm tiêu chí đánh giá trẻ ngoan hay hư mà chỉ nên coi đó là nguồn cung cấp năng lượng hoặc niềm vui thú cho trẻ.
https://thuviensach.vn
Đánh trẻ
Đây chính là quan điểm gây chia rẽ. Một vài quốc gia đã cấm tất cả các hình thức dạy dỗ bằng “roi vọt”; nhiều nước khác vẫn đang tranh cãi sôi nổi có nên làm theo. Ngoại trừ một vài người cổ hủ vẫn còn dùng roi quất trẻ, về cơ bản, mọi người đều đồng ý rằng không nên đánh trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới chập chững biết đi, không bao giờ nên đánh vào đầu trẻ hoặc dùng dụng cụ như gậy, thìa, dây để đánh – trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng vẫn có một nhóm vận động khăng khăng đòi hỏi rằng “bất cứ hành vi động chạm thể xác nào đối với một đứa trẻ”, bao gồm cả việc nhốt giữ, đều là bất hợp pháp. Tôi đã phỏng vấn khá nhiều người về chủ đề này và muốn nói với bạn rằng những người phản đối việc đánh trẻ chính là những người có con ở tuổi vị thành niên hoặc đã trưởng thành và có trí nhớ cực kỳ ngắn hạn. Khi tôi cố gắng mô tả việc sống với một đứa bé bốn hoặc năm tuổi dễ nổi cáu thực sự là như thế nào, nhìn họ hoàn toàn vô cảm. Nhưng những lập luận thì cực kỳ thú vị. Về cơ bản, lý do chống lại việc đánh trẻ là:
Việc này không có tác dụng.
Nó sẽ dẫn tới việc bạo hành, thậm chí là ngược đãi trẻ em. Nó tượng trưng cho một thái độ xấu đối với trẻ em, rằng chúng không có đầy đủ quyền con người. Đến chó mèo chúng ta còn không nỡ đánh đập cơ mà.
Phương pháp thay thế mà họ gợi ý là “lập luận” với đứa trẻ, hoặc “rút lại sự cho phép” – một cụm từ khoa trương.
Lý do ủng hộ đánh trẻ là:
Đôi khi nó có tác dụng.
Chưa chắc việc này sẽ dẫn tới bạo hành. Trong hàng ngàn gia đình nơi con trẻ thỉnh thoảng bị bợp tai, có lẽ chỉ một trường hợp chuyển thành bạo lực thực sự.
Mèo mẹ vẫn làm vậy suốt. Nó không phải là biểu tượng của điều gì cả, mà là phần bản năng và tự nhiên của việc làm mẹ,
https://thuviensach.vn
giống như việc ôm ấp vậy. Đó là cách tốt để trẻ học được rằng chúng có thể khiến bạn phát điên.
Những người ủng hộ đánh trẻ cũng chỉ ra rằng “lập luận” có thể dẫn tới việc mè nheo không ngớt và “rút lại sự cho phép” có thể gây ra nhiều loại bạo lực tinh thần ớn lạnh. Trong bộ truyện ngắn Saki có nhân vật người dì xấu xa: bất cứ khi nào một đứa trẻ phạm luật, bà sẽ nghĩ ra một bữa tiệc mới dành cho tất cả lũ trẻ ngoại trừ đứa phạm luật. Trẻ con là những sinh vật rất hấp tấp, mang nhiều cảm xúc mạnh mẽ và như nhà văn Lynette Burrows từng nói: “một cái đánh dứt khoát” có thể đưa chúng trở lại đúng đường nhanh hơn nhiều và ít buồn bã hơn nhiều so với việc cằn nhằn chê trách không ngớt. Đánh đôi khi kết thúc nhanh chóng một cơn mè nheo nào đó, trong khi áp dụng bất kỳ cách nào khác cũng chỉ làm kéo dài lê thê thêm. Nói “Mẹ đã nói con không được đá em và khôngđược khạc nhổ vào người khác” đi kèm với một cái phát không quá đau vào mông đôi khi có thể là giải pháp tốt hơn nói “Nào bây giờ, con không được đá, con biết như vậy chứ – con có thích không nếu em con đá con? Em con đã đá con hả? Và lấy chiếc ô tô của con? Ồ, em con nhỏ hơn con nhiều và con nên nói với mẹ, chứ không phải đá lại… không, con không được khạc nhổ, điều đó không tốt – không, nó không tốt, đừng hỗn xược như thế hoặc là con sẽ không được ăn bánh pút-đinh vào bữa trưa – Frederick, con không bao giờ được gọi mẹ như thế một lần nào nữa. Hãy vào phòng con ngay!”
Nếu bạn vẫn còn đánh một đứa trẻ bảy tuổi thì cần phải xem xét lại.
IMG_1507
Nếu Frederick không vào phòng, mẹ của thằng bé sẽ phải quát hoặc bế thằng bé vào (nhưng giam giữ có thể là điều bất hợp pháp, bạn nhớ chứ?). Đến giờ ăn trưa thì thằng bé đã quên béng mất việc mình làm và hành động tước quyền ăn bánh pút-đinh của thằng bé có vẻ hơi nhỏ mọn và xấu xa. Thằng bé sẽ cảm thấy một sự oán giận mơ hồ cả ngày. Nếu trước đó bạn chọn cách phết cho thằng bé một cái vừa yêu thương vừa cho nó thấy mình không hài lòng (và
https://thuviensach.vn
sau đó trả cho thằng bé cái xe mà đứa em gái láu lỉnh đã lấy trộm), thì toàn bộ vấn đề đã được giải quyết trong vài giây. Được rồi, đúng là bạn đã làm ảnh hưởng một chút đến “tư cách con người” của thằng bé, nhưng ít ra trong đầu cậu nhóc cũng có được nhận thức rằng việc đá và khạc nhổ sẽ mãi mãi đi liền với việc mất “tư cách”.
Nhưng bất kể là bạn nghĩ gì – hẳn phải có cả nửa tá cách hiệu quả khác để xử lý tình huống nho nhỏ mệt mỏi phía trên – thì thiệt hại thực sự gây ra bởi những người ủng hộ việc không đánh trẻ chính là đối với những bà mẹ vốn đã có sự tự trọng thấp. Thẳng thắn mà nói, hầu hết chúng ta sẽ buộc phải đánh trẻ (không quá mạnh tay) lúc này hay lúc khác: hoặc do bản năng nói rằng chúng ta đúng, hoặc sự mệt mỏi và sự bực tức khiến chúng ta làm vậy để giải tỏa những cảm xúc của mình. Vì vậy, khi những chuyên gia chăm sóc trẻ đáng kính nói đánh trẻ là một hành động xấu, độc ác và “luôn luôn” dẫn tới ngược đãi trẻ em, chúng ta đâm hoảng sợ. Bản năng của chúng ta sai cả rồi! Chúng ta là những Bà Mẹ Tồi! Chúng ta vốn vẫn luôn luôn nghi ngờ mình như vậy, ngay từ khoảnh khắc đầu tiên khi việc sinh thường chuyển thành sinh có hỗ trợ của dụng cụ phóc xép. Chúng ta là những bà già độc ác cay nghiệt cần đến Luật để sống cho đúng. Chỉ cần một chút thôi là cũng đủ để khiến các bà mẹ cảm thấy mình cực kỳ không đủ khả năng. Và điều này không tốt chút nào. Từ những gì tôi đã được chứng kiến trong những gia đình đầy tình thương yêu, việc đánh trẻ xảy ra khá tự nhiên trong một giai đoạn ngắn – khi trẻ khoảng từ ba tới năm tuổi. Sau năm tuổi, trẻ bắt đầu phát triển một kiểu lòng tự trọng khác và vì lý do nào đó bạn sẽ ngần ngừ khi đập tan lòng tự trọng đó bằng một cái phết. Nếu bạn vẫn còn đánh một đứa trẻ bảy tuổi thì cần phải xem xét lại. Bởi lúc này trẻ đã biết nghe theo những lời lập luận, hối lộ và đe dọa. Bạn có thể tước đi một số quyền mà không sợ bị không công bằng, đơn giản bởi lúc này trẻ có trí nhớ dài hạn hơn: khi các con tôi bắt đầu có tiền tiêu vặt, tôi đã có thể áp dụng triệt để việc phạt tiền. (Đá và khạc nhổ bị phạt năm xu mỗi lần. Nhưng mẹ không vô cảm. Con có thể kiếm lại năm xu nếu làm việc tử tế, có ích và biết cân nhắc.)
Những hình phạt khác rất đa dạng và liệt kê ra thì thật mệt mỏi: không được xem ti-vi, không được ăn món yêu thích, bị phạt vào
https://thuviensach.vn
phòng ngủ, không cho bạn tới chơi trong một tuần và còn nhiều nữa. Dù là loại hình phạt nào, hãy lưu ý để TRÁNH TÌNH TRẠNG LEO THANG. Tất cả những mâu thuẫn giữa con người với con người có một xu hướng chết người là sẽ ngày càng leo thang nếu không được một bên tham gia kiên quyết dừng lại. Đó là khi đánh trẻ chuyển thành bạo hành, lý luận chuyển thành tra tấn tinh thần. Thường thì cha mẹ sẽ không bị mất kiểm soát đến mức sử dụng quyền lực làm cha mẹ để xả những cảm xúc chẳng liên quan gì tới đứa bé, khi đó thảm họa sẽ xảy ra. Bất kể bạn làm gì, đừng để sự việc leo thang. Nếu vì một lý do gì đó bạn cô đơn hoặc không bạn bè, hoặc bạn cảm thấy như vậy; nếu việc mắng mỏ trở thành la hét giận dữ cả nửa ngày trời; nếu việc phạt tiền tiêu vặt kéo dài hàng tuần lễ và bạn đánh đập một cách thiếu suy nghĩ trước khi cân nhắc tình huống, bạn hãy kiềm chế lại.
Hãy ra khỏi phòng, chải đầu, tự thưởng gì đó cho mình. Hãy nhìn vào những bức ảnh của kẻ hành hạ bạn, chính là đứa con yêu dấu, rồi khóc nếu bạn muốn. Sau đó hãy nhìn vào thực tại và nhận ra trước giờ bạn đã làm tốt như thế nào để nuôi nấng một đứa trẻ khỏe mạnh, dễ thương, sáng láng và cứng cỏi. Ngay cả tính cứng cỏi cũng là phần thưởng của việc nuôi dưỡng đầy tình yêu thương và không bạo lực.
Việc bỏ một hình phạt vì tình yêu không phải là công thức dẫn tới một đứa trẻ hư hỏng. Có thể đó lại là bài học tuyệt vời nhất.
Và nếu bạn đã thấy khổ sở và mâu thuẫn tới mức muốn xả hết ra, hãy nhớ tới điều này: tình yêu quan trọng hơn sự công bằng. Như ai đó từng nói: việc bỏ một hình phạt vì tình yêu không phải là công thức dẫn tới một đứa trẻ hư hỏng. Có thể đó lại là bài học tuyệt vời nhất. Đừng bận tâm tới việc tên tiểu yêu kia thoát được vụ làm vỡ gương trong nhà tắm khi tức giận, xé rách một cuốn sách mới hay gọi bạn là mẹ phù thủy lần thứ 15 trong một buổi sáng. Nếu hai mẹ con vừa có một cuộc cãi vã khủng khiếp thì bạn cũng nên làm dịu những oán giận bằng một cái ôm và một trận cười. Thậm chí hãy
https://thuviensach.vn
xin lỗi vì đã tức giận. Con có thể học được gì hơn, ngoài việc cũng làm như vậy chứ?
https://thuviensach.vn
5Ti-vi và máy vi tính: có cách cứu chӳa không?
T
rong tất cả những cảnh tượng dễ làm một bậc phụ huynh quan tâm đến con cái nổi đóa nhất, chắc ít có điều gì tồi tệ hơn là nhìn thấy đứa con bé bỏng, nhạy cảm, thiện lương, sắc sảo và thông minh của mình đang ngồi mê mẩn với đống rác rưởi đáng khinh ghét trên màn hình ti-vi hay máy vi tính.
Trẻ em thời nay xem những thứ này quá nhiều: bốn tới năm tiếng một ngày, thậm chí hơn thế. Và đó là nỗi hổ thẹn đối với tất cả chúng ta. Người ta cam chịu chấp nhận việc lũ trẻ vị thành niên nằm sõng sượt cả ngày xem những thứ vô bổ trong khi Mặt trời đang tỏa nắng tươi đẹp bên ngoài, cho rằng đó là một phần của quá trình dậy thì đầy bí hiểm ở thời hiện đại. Nhưng với một đứa trẻ năm hoặc sáu tuổi mà thụ động, không có óc phê phán và mơ hồ, ngồi đợi chương trình nhàm chán hoặc bạo lực tiếp theo được rót vào đầu, thì là một điều thực sự khủng khiếp.
Vậy bạn làm gì? Đặc biệt nếu bạn là một ông bố? Bạn sẽ trở nên ngày càng giận dữ với sự thụ động của chúng và cuối cùng bạn hùng hổ bước vào phòng, quát lên: “Tắt thứ rác rưởi đó đi!”, gây nỗi oán giận cay đắng trong thâm tâm của lũ nhỏ. Chúng coi bạn, khá đúng, như một kẻ hay bắt nạt trước sau bất nhất. Khả năng cao là chương trình mà chúng đang xem là một đoạn phim tài liệu đầy trí tuệ về chim hải âu, dù đúng là nó được chiếu 35 phút sau loạt phim siêu anh hùng Mӻ to lớn gớm ghiếc hạ gục lẫn nhau dưới danh nghĩa huynh đệ. Bạn đã không can thiệp vào chương trình đó bởi bạn còn bận nói về một vấn đề phức tạp qua điện thoại và thà nghe tiếng tàu vũ trụ từ xa còn hơn là tiếng rền rĩ ngay bên tai “Con chán, con làm gì bây giờ?” Đừng bào chữa. Bố này, điều mà anh đang
https://thuviensach.vn
thiếu, điều mà tất cả chúng ta đều thiếu lúc này hay lúc khác, chính là một Chính sách Rõ ràng.
Chọn lấy những điều tốt từ ti-vi là bước đầu tiên để loại bỏ những thứ xấu và vô vị.
Để hỗ trợ bạn hình thành một Chính sách như thế, dưới đây là một bộ quy tắc hướng dẫn. Một vài quy tắc lấy từ gia đình tôi, của những gia đình khác, hoặc thẳng thắn mà nói thì gần như là cuồng tín. Hãy chọn một vài điều, lập thành một chính sách, rồi tuân thủ nó:
Chấp nhận ngay từ đầu rằng xem ti-vimột chút là tốt cho trẻ. Có những vở kịch, những câu chuyện, phim tài liệu, phim hoạt hình và những chương trình tin tức dành cho thiếu nhi hay có ích cho việc học tập của chúng. Hãy để các con biết là bạn đồng tình và thỉnh thoảng xem cùng chúng, đưa ra những bình luận có tính xây dựng. Thật chẳng ích gì nếu cứ coi ti-vi chỉ là một thứ xấu xa. Chọn lấy những điều tốt từ ti-vi là bước đầu tiên để loại bỏ những thứ xấu và vô vị.
Hãy đặt ra quy định – từ những năm đầu tiên – rằng chúng luôn tắt ti-vi khi kết thúc chương trình, để có thể thảo luận về chương trình đó. Ngay cả khi các con tôi được phép xem hai chương trình liên tiếp, chúng vẫn tắt ti-vi một lúc giữa hai chương trình. Như vậy, ti-vi được xem như một cuốn sách hoặc một bữa ăn được bày biện chỉn chu trên bàn, tức một thứ cần được tiếp xúc thật thận trọng và thông minh chứ không phải để sử dụng như một loại giải trí nửa vời và vô vị.
IMG_1508
Hãy lưu lại các chương trình thiếu nhi mà bạn nghĩ là phù hợp hay bổ ích. Cho trẻ xem cùng một chương trình hai tới ba lần cũng không gây hại gì cả: nó khuyến khích thái độ phản biện. Ngay cả một đứa trẻ năm tuổi cũng bắt đầu thắc mắc làm thế nào các con rối chuyển động được, hoặc tại sao họ để bài hát
https://thuviensach.vn
vào đoạn kịch đó. Nuôi dưỡng một thế hệ các nhà phê bình mới hẳn sẽ tốt hơn một thế hệ thụ động ngồi ghế bành xem ti-vi. Một đoạn phim cũng giúp bạn củng cố quy định về thời gian, như không xem ti-vi trước giờ ăn trưa chẳng hạn. Và dĩ nhiên, đôi khi nó giúp bạn sử dụng chiếc ti-vi như một người trông trẻ – khi bạn khao khát sự yên bình để đọc báo ở phòng bên cạnh – bởi bạn biết rằng chúng đang xem chương trình đáng xem đã được kiểm duyệt kӻ.
Nếu trẻ thực sự muốn xem một chương trình bạn cho là vô bổ (có thể là vì những đứa trẻ khác ở trường đang xem), bạn có thể nhượng bộ, với điều kiện là thằng bé phải tắt đi ngay sau khi chương trình kết thúc và viết một phần bình luận (ít nhất 40 chữ) hay vẽ một bức tranh để minh họa chương trình đó. Công sức để viết ra được cốt truyện của một bộ phim vớ vẩn có thể phá tan tành vẻ hấp dẫn của nó.
Khuyến khích trẻ phân biệt chương trình giúp tư duy và dạy điều mới với chương trình mà các con tôi gọi là “không não”. Các con được phép xem một hoặc hai chương trình “không
não” mỗi tuần, nhưng phải biết phân biệt đâu là những chương trình như vậy.
Hãy xem cùng chúng ít nhất một chương trình mỗi tuần và cố phán đoán xem chúng hiểu và không hiểu bao nhiêu phần trăm, đặc biệt là phần quảng cáo. Hãy giải thích mục đích của các quảng cáo là gì và chúng đang cố thuyết phục bạn thèm muốn thứ gì đó như thế nào. Phân tích các kӻ thuật trong quảng cáo (bốn tuổi là không quá sớm để bắt đầu). Trẻ con thích được tham gia vào thế giới của người lớn, chúng sẽ ngay lập tức không đòi những đồ chơi được quảng cáo nhiều nữa khi hiểu rằng ai đó đang cố gắng dụ dỗ chúng.
Khuyến khích trẻ phân biệt chương trình giúp tư duy và dạy điều mới với chương trình “không não”.
Hãy trì hoãn việc dạy trẻ nhỏ cách bật ti-vi càng lâu càng tốt. Tôi luôn vô cùng sửng sốt khi chứng kiến một vài bé ba hoặc bốn tuổi mới sáng sớm mở mắt ra đã lao ngay tới bật ti-vi để
https://thuviensach.vn
xem hoạt hình. Hãy tắt ti-vi từ nguồn, để điều khiển lên một chỗ cao, đừng để mọi thứ quá dễ dàng. Mặc dù nói như vậy, nhưng tôi biết một đứa bé dám nghĩ dám làm vào buổi sáng nọ đã từng đi xuống nhà một mình, bật ti-vi lên, không nghĩ nhiều lắm về những hình ảnh trên ti-vi và dũng cảm thay thế chúng bằng cách lấy sơn vẽ trên màn hình. Bố mẹ của thằng bé thấy không thể mắng mỏ con được, vì thằng bé đã thể hiện tính độc lập kiên quyết đến vậy đối với ngành truyền thông. Họ cảm thấy thằng bé đã có một tinh thần đúng đắn.
https://thuviensach.vn
6Công bằng là công bằng: Anh chị em lý sӵ
V
ào thời của các đại gia đình, trẻ con lớn lên từ nhỏ đã hiểu rằng cuộc sống vốn không công bằng. Tuy nhiên, mọi thứ trong gia đình hai hoặc ba con thời hiện đại thì khác.
Trong đại gia đình, đứa chập chững biết đi bé nhất cũng đã có thể hiểu rõ rằng có một vài người lớn hơn những người khác, có quần áo mới thay vì đồ mặc lại và được dùng dao bỏ túi. Trong một gia đình có bốn con trở lên, theo quy luật xác suất thì thể nào cũng có
một đứa có vẻ có tiệc sinh nhật lớn hơn đứa khác, và một đứa khác nữa thì vô cùng ghen tị với sinh nhật của đứa này. Quy luật hiểu biết thông thường và quy luật kinh tế ngăn không để mọi đứa trẻ có được chính xác cùng một món quà vào cùng một lúc. Tính cạnh tranh ở một mức độ nhất định sẽ phát triển dần, song song với tình cảm anh em. Khi trẻ lớn lên, chúng ta dễ nhận thấy rằng con cái trong những gia đình lớn kết bạn dễ dàng hơn, nhưng cũng ăn nhanh hơn những đứa con một. Đó là bởi chúng đã phải dành những năm tháng đầu đời phấn đấu để được ăn no trước khi hết đồ ăn.
Trong gia đình hai hoặc ba con thời hiện đại, cha mẹ của hai đứa gần tuổi nhau hoàn toàn có thể đối xử với chúng gần như y hệt nhau từ khi sinh ra cho tới lúc ba tuổi. Nếu một đứa nhận được một món quà nhỏ thì đứa kia nhận được một món giống hệt. Chúng có thể cùng đi xem phim, đi bơi, hoặc đi mua sắm với bạn. Chúng được cho một khoản tiền tiêu vặt bằng nhau từ khi còn khá nhỏ, mua quần áo và giày dép cùng nhau, thậm chí được tặng những món quà nhỏ trong ngày sinh nhật của đứa kia. Ông già Noel thường đem cho chúng số bít tất như nhau và tốt như nhau.
https://thuviensach.vn
Điều này đôi khi xảy ra trong gia đình chúng tôi, tới mức một đứa trở nên giận dữ khi phát hiện ra rằng con em không thể có mẹ nuôi chung với thằng anh, rồi tới lượt thằng anh thì khó chịu khi con em có một tấm nẹp trên cánh tay còn nó thì không (ồ thì, thằng bé đâu có bị gãy tay chứ). Vào khoảng thời gian này tôi bắt đầu nghi ngờ rằng tôi đã rơi vào một cái bẫy đáng xấu hổ. Ngay từ đầu đó đã là một chính sách ngớ ngẩn mặc dù có ý đồ tốt. Việc đối xử y hệt nhau đối với những đứa trẻ không giống nhau là một phương pháp tạm thời, nhưng kết quả mà nó chắc chắn mang lại thì khá tiêu cực: đó là một căn nhà đầy ắp đồ chơi và đồ trang trí đã hỏng (vì chỉ một trong hai đứa thực sự đủ tuổi để biết chơi con thuyền đồ chơi trang trí chúng tôi mang về từ Venice) và thói quen theo dõi tài sản của người khác với sự ghen tị tới ám ảnh. Bạn đã kể lại rằng khi đứa lớn bắt đầu học chơi sáo, lẽ tự nhiên là nó được mua cho một chiếc sáo. Đứa em gái, còn quá nhỏ để học môn này, đã khó chịu ra mặt và mẹ con bé phải cự nự trong vô vọng rằng con bé có quần áo và giày múa ba-lê cho lớp học múa mà chị con bé không muốn học. Thói quen được đối xử y hệt nhau khắc sâu vào bọn trẻ và mỗi sự phá vỡ dù nhỏ cũng là một sự giận dữ: “Thật không công bằng!” Học được bài học từ kinh nghiệm ngớ ngẩn ngày nào, giờ chúng tôi cố thương lượng với những cách đối xử khác nhau. (“Nếu anh con có cá và khoai chiên trên đường về nhà từ lớp học toán, con sẽ có chúng vào thứ Năm khi anh con ở nhà Matthew… nếu mẹ mua cho anh con thanh ray cho đường ray xe lửa của anh ấy, mẹ sẽ cho con đi xem bộ phim Care Bears mà anh con không muốn xem…”)
Việc đối xử y hệt nhau đối với những đứa trẻ không giống nhau là một phương pháp tạm thời, nhưng kết quả mà nó chắc chắn mang lại thì khá tiêu cΉc.
Nhưng tôi nghĩ cuộc cạnh tranh hiển hiện và sát nút này là một trong số những lý do tại sao anh chị em cãi nhau và cái điệp khúc bất hủ “Mẹ! Anh đánh con!” không bao giờ mất đi, cho dù quy mô gia đình có thu nhỏ lại. Nếu có sáu đứa con, bạn có những cuộc cãi nhau hoán đổi giữa những đứa khác nhau. Nếu chỉ có hai đứa thì
https://thuviensach.vn
bạn sẽ có những cuộc chiến song phương căng thẳng và thậm chí còn hiểm độc hơn. Việc cãi nhau vặt kiểu này khó chịu hơn bất cứ thứ gì trẻ con làm: tồi tệ hơn cả phá hoại, bừa bãi, láo xược, không
chịu nghe lời, hay nói dối. Có lẽ nó còn đẩy bạn đến gần với bạo lực hơn bất cứ thứ gì khác. Sau tất cả những nỗ lực của bạn, những đứa con bạn đã nuôi dưỡng nghe chừng mất nết, hư hỏng, vô ơn, đầy thù hận và nhỏ mọn. Giờ tôi đã hiểu tại sao tuổi thơ của tôi lại được chấm phá với những tiếng hét như “Mẹ sẽ đập đầu hai đứa vào nhau!” (dù bố mẹ tôi chưa bao giờ làm thế). Tôi cũng đã từng muốn làm thế. Đúng, mới gần đây thôi. Mười phút trước, nếu bạn muốn biết. Nếu không phải là nhờ có món rượu thần thánh mà Thượng đế ban tặng, có thể tôi đã chẳng đủ bình tĩnh để gõ những dòng này.
Hãy mang sΉ hợp lý và bình tĩnh vào cuộc tranh luận này, bạn sẽ tạo ra những sứ giả hòa bình và những thẩm phán cho tương lai thế giới đầy bão táp.
Tuy vậy, khi tâm trạng nhẹ nhàng hơn, tôi phải thừa nhận rằng tình trạng này cũng có những mặt tốt. Sớm hay muộn thì lũ trẻ cũng phải học về mâu thuẫn trong lợi ích. Những mâu thuẫn trực tiếp với bố mẹ không phải là cách tốt nhất để học hỏi, bởi suy cho cùng thì bố mẹ nắm được quá nhiều con át chủ bài. Cãi nhau với bạn bè bên ngoài cũng quá nhiều rắc rối: đối thủ có thể phủi sạch mọi chuyện bằng cách bỏ đi luôn và kết thúc cuộc cãi cọ chẳng với thành quả nào ngoài ghét nhau. Nhưng những cuộc cãi cọ giữa anh em tốt hơn nhiều: khi cãi nhau với anh hoặc chị, bạn cạnh tranh khá ngang tầm với một người sẽ chẳng bao giờ bỏ đi đâu được. Một người anh chị em không bao giờ đánh bại bạn hoàn toàn nhưng cũng chẳng bao giờ chịu thua hoàn toàn. Do đó, những cuộc cãi cọ này chính là minh họa thu nhỏ hoàn hảo của thế giới rộng lớn hơn với chiến tranh biên giới, đối thủ cạnh tranh chuyên nghiệp hay hôn nhân. Chúng buộc phải kết thúc trong hòa giải, bởi nếu không thì chẳng bên nào có thể tiếp tục tồn tại bình thường. Và bài học về cách kết thúc chúng trong êm đẹp là điều sẽ đi cùng bạn suốt cuộc đời.
https://thuviensach.vn
Hãy nhìn vấn đề với con mắt tích cực – dù điều này không dễ, khi mà ghế sau xe của bạn loạn như một tổ tinh tinh – và những cuộc cãi vã sẽ dễ chấp nhận hơn. Khi bạn phải đánh xe vòng lại vì đi nhầm vào đường một chiều, hãy nghiến răng tự nhủ rằng đây là bài học xã hội thiết yếu cho trẻ. Cùng lúc đó, công việc làm cha mẹ của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Bạn phải thể hiện tinh thần đại chúng Công bằng, Khoan dung và Hòa bình. Bạn phải là một nhà ngoại giao như Kissinger hay một nhà cầm quyền như Solomon. Hãy mang sự hợp lý và bình tĩnh vào cuộc tranh luận này, bạn sẽ tạo ra những sứ giả hòa bình và những thẩm phán cho tương lai thế giới đầy bão táp. Nếu ý tưởng này khiến bạn nhấn ga và đâm vào cột mốc giao thông, tôi sẽ dừng lại nếu tôi là bạn, rồi thở thật sâu. Trên thực tế, khi cuộc tranh cãi xảy ra trên ô tô, điều tôi thường làm là: tìm cách thoát ra khỏi đoạn đường đang đi hoặc tìm một chỗ bên đường có thể tạm dừng xe, đỗ lại, tắt động cơ và tắt bất cứ thứ nhạc nào đang mở, khoanh tay và ngồi im không nhúc nhích cho tới khi trận chiến của bọn trẻ lắng xuống. Việc này có thể cần tới một chút chỉ dẫn sao cho chúng có thể kết thúc tranh cãi theo cách tốt nhất, nhưng rất đáng làm: “Nhìn này, nếu các con không thể đồng ý xem nên nghe Postman Pat hay nghe nhạc, chúng ta sẽ không nghe gì cả. Có ai trong hai đứa muốn nhường hôm nay và ngày mai sẽ được chọn nghe chương trình của mình không?” hoặc “Nếu đó là sách của Rose, hãy chấp nhận rằng nó là của Rose. Nhưng nếu Nicholas đang đọc cuốn sách thì sẽ chẳng hay ho gì nếu Rose đòi chia cuốn sách ra, phải không nào?” Việc dừng xe cũng giúp bạn hoàn thành vai trò thiết yếu của một người hòa giải, đó là lắng nghe. Terry Waite1 có lần đã nói với tôi rằng một phần cốt lõi trong công việc của anh ấy – trong những năm thành công trước khi bị bắt cóc – là ngồi gật đầu đầy cảm thông trong khi những tên khủng bố cuồng tín và gian xảo nhất trình bày chi tiết về quan điểm thế giới của mình. Bạn cũng nên thế. Ẩn dưới cuộc cãi cọ ngớ ngẩn về một con khủng long nhựa có thể là một điều gì đó mà bạn cần biết.
1. Tác giả, người theo chủ nghĩa nhân đạo nổi tiếng người Anh, từng bị tổ chức Hồi giáo Jihad giữ làm con tin.
https://thuviensach.vn
Tôi nói về tình huống cuộc cãi cọ ở trên ô tô vì ở đây bạn không thể sử dụng phương pháp kinh điển của các bậc cha mẹ để xử lý các cuộc cãi cọ, đó là hét lên: “Nào TÁCH NHAU RA! Tom lên tầng, Lucy xuống dưới nhà, tách nhau ra!” Cách này có chút hữu dụng, đặc biệt là nếu các con cần có nhau để chơi cùng, bởi cuối cùng chúng sẽ nghiệm ra được bài học thiết yếu rằng nếu muốn có người khác bên cạnh thì chúng phải dừng hành động ngốc nghếch lại. Nhưng phương pháp càng cứng rắn – như họp gia đình để phân tích và giải quyết cuộc cãi vã chẳng hạn – thì tính giáo dục càng cao. Nếu bạn có thể đối mặt với phương pháp này. Và trên một chiếc ô tô (hoặc trong một căn phòng khi đi nghỉ dưỡng), tin tôi đi, bạn buộc phải làm thế.
Dưới đây là vài điều thường khiến lũ trẻ cãi nhau:
Sở hӳu
Bạn có thể tránh được rất nhiều cuộc cãi vã kiểu này nếu có một chính sách rõ ràng và vững vàng về sự sở hữu. Mỗi đứa trẻ có quyền sở hữu một vài thứ cho riêng mình và có những đồ vật bất khả xâm phạm. Con bé có thể phản đối kịch liệt nếu cái ngăn kéo riêng hoặc tủ quần áo của mình bị xâm phạm. Nếu biết rằng việc này được đảm bảo, con bé sẽ không lấy đồ của người khác và bỏ vào ngăn kéo riêng của mình.
Tuy nhiên, một vài vật vẫn là sở hữu chung: viên đá trông giống con cú mèo mà một trong hai đứa đã tìm thấy trên bãi biển nhưng bạn không thể nhớ chính xác là đứa nào; hộp Lego mua chung; bộ đồ nghề xây dựng cả hai đều có và đã trộn lẫn với nhau. Nếu thực sự không có cách nào để biết chắc chắn lời ai đúng, giải pháp Solomon có thể phát huy tác dụng: hãy lấy món đồ đi luôn và xem đứa nào tức giận hơn. Nhưng tốt hơn là thuyết phục lũ trẻ, bằng thái độ bình tĩnh và buồn chán rằng chẳng đứa nào sẽ có thể chơi vui với thứ đồ chơi đó trong khi chúng đang cãi cọ nhau, vì thế tốt nhất là chúng phải nhượng bộ. Nếu bạn nhận ra một đứa luôn nhường hoặc luôn đưa ra một công thức hòa giải khiến chính nó bị bất lợi trong những cuộc tranh cãi này, thì hãy ghi chú lại, sau đó đừng tiếc lời khen ngợi con (riêng tư thôi nhé), nói rằng mình hiểu quyết định của con,
https://thuviensach.vn
giải thích việc đó khó khăn như thế nào và bạn rất tự hào vì con hiểu lý lẽ.
Nếu bạn đang thuyết giảng thông điệp không có gì mất mặt khi nhường nhịn, đừng quên tự mình làm điều đó cho trẻ thấy. Thỉnh thoảng hãy thể hiện rằng ngay cả cha mẹ cũng phải mềm lòng với những cuộc tranh cãi bình tĩnh và hiểu lẽ phải. Nếu bạn cứng nhắc chuyện ngủ đúng giờ ngay cả trong kỳ nghỉ, thì bạn lấy điều gì để nói với con rằng thằng bé không nên cố chấp tương tự khi không cho em gái chơi chung toa tàu chỉ một lúc thôi?
Ẩn dưới cuộc cãi cọ ngớ ngẩn về một con khủng long nhΉa có thể là một điều gì đó mà bạn cần biết.
Trẻ nhỏ có lòng tự trọng rất lớn. Nhiều cuộc cãi lộn nảy ra chỉ vì một đứa sáng ngày rảnh quá nên đã giễu cợt đứa còn lại là “đồ béo ú”, hoặc “đồ mặt mông” hoặc “đồ hay khóc nhè”. Thật không may làđến thời điểm mà âm lượng đã lớn tới mức khiến bạn phải ra mặt thì đứa trẻ bị trêu cũng đang xối xả buông ra những lời chửi rủa thậm tệ để trả đũa và cả hai bên đều có thể nói rằng: “Anh ấy/em ấy đã bắt đầu trước.” Nếu một đứa nói ra điều gì đó tiết lộ kiểu “Ồ, con bé đã gây sự trước vì nó có cái mặt mông” thì bạn biết phải làm gì rồi đấy. Hãy nói với đứa phạm lỗi rằng bạn biết ai là người bắt đầu và đừng làm thêm gì nữa. Nếu bạn vẫn không chắc nên buộc tội đứa nào thì bạn có hai lựa chọn. Hoặc là đưa ra thông điệp hòa bình và hòa thuận thì vui hơn nhiều việc cãi cọ, cảnh cáo người đầu tiên cố tình đẩy sự việc thành bạo lực sẽ bị xử phạt rất nặng, rồi dừng ở đó. Hoặc, nếu mọi việc thực sự tồi tệ, hãy cố gắng tìm cách tách riêng bọn trẻ ra. Anh em, giống như vợ chồng, có thể khiến cho người kia phát điên vì quá gần gũi.
Nếu bạn đang thuyết giảng thông điệp không có gì mất mặt khi nhường nhịn, đừng quên tΉ mình làm điều đó cho trẻ thấy.
https://thuviensach.vn
Bạn
Đây là vấn đề khó nhằn. Đôi khi sự chú ý và thời gian của bạn bị hạn chế bởi áp lực công việc, những hoạt động xã hội quay cuồng, đau ốm, hay trầm cảm thông thường (Tất cả các bà mẹ đều bị trầm cảm lúc này hay lúc khác. Điều đó chẳng có gì phải xấu hổ). Khi điều này xảy ra, bọn trẻ hầu như luôn làm cho tình hình tồi tệ hơn bằng cách tranh giành bạn, với những lời khóc than kiểu “Thật không công bằng!” bất kể khi nào bạn làm bất cứ điều gì cho một đứa. Với tâm trạng này, lũ trẻ tra hỏi xem bạn yêu ai nhất. Tôi đoán câu trả lời là: “Thế con yêu con mắt nào hơn trong hai con mắt? Hay con yêu cái tai nào hơn? Bàn chân nào hơn?” Một điều khá quan trọng ở giai đoạn này là bỏ qua những chỉ trích cục cằn mà tôi đã đưa ra ở phần đầu chương để chống lại việc đối xử y như nhau, rồi duy trì sự công bằng tuyệt đối với những vấn đề liên quan đến vật chất. Nhưng hẳn bạn vẫn biết đâu là câu trả lời thực: hãy cố gắng loại bỏ những áp lực, bỏ bớt những cam kết, đặt những nhân tố bên ngoài xuống và đối xử tốt hơn với bản thân mình. Chỉ khi đó bạn mới có đủ năng lượng cuối ngày để dành cho tất cả con cái.
Qua những lần dàn hòa và thương thảo, bài học cốt lõi rút ra là:
Cãi nhau là không hiệu quả. Tranh luận chỉ phát huy hiệu quả nếu cả hai lắng nghe.
Nếu cuộc cãi cọ trở nên nghiêm trọng hơn đồ vật đang được tranh giành, đến lúc cần làm dịu nó đi. Những vấn đề thực sự về nguyên tắc là rất hiếm.
Rất ít đồ vật đáng giá tới mức có thể phá hủy một mối quan hệ tốt đẹp.
Hòa bình trong danh dự là luôn luôn có thể.
IMG_1510
https://thuviensach.vn
7Nhӳng ngày huấn luyện: Các lớp học, các khóa học, buộc phải hành động
S
arah Ferguson, Nữ công tước xứ York, được đặt ngồi lên lưng ngΉa khi mới lên hai. Cô học bơi khi ba tuổi và trượt tuyết ở tuổi lên bốn. Một vài đứa trẻ chơi violin lúc ba tuổi, những đứa khác tΉ tin lái thuyền Optimist cỡ nhỏ vào sinh nhật lần thứ năm. Huấn luyện chơi quần vợt hoặc đi xe đạp có thể bắt đầu khi bốn tuổi. Tôi cũng từng thấy các bé chưa vào lớp một mặc những bộ pijama bằng vải bạt trắng vật lộn nhau trên sàn tập judo.
Kết lại: thế thì sao? Nếu bạn cũng tự tin nói như vậy, hãy bỏ qua chương này. Bạn là một ông bố bà mẹ có khả năng thích ứng tốt và khá tự tin về phương pháp của mình. Tuy nhiên, nếu – giống như phần lớn chúng ta – bạn bắt đầu co rúm lại vì lo lắng khi đọc cả đoạn đầu tiên đó và nhìn sang lũ trẻ nhà mình đang đánh nhau bằng gươm nhựa hoặc ném đá tán loạn vào tường, thì bạn cần đối diện với vấn đề. Dưới áp lực xã hội, nhiều bố mẹ vội vã đăng ký cho con vào vô số “khóa học” và chương trình huấn luyện, rất giống chủ nhân của những chiếc xe cũ không đáng tin cậy cứ tiếp tục mua những thứ phụ kiện, dải dán cạnh xe và tấm cản dòng khí động lực hào nhoáng rẻ tiền.
Khi gặp những bà mẹ đối thủ, họ nói: “Ồ, Nicky mê tít lớp quần vợt, nhưng tất nhiên Taekwondo mới chính là lớp tuyệt vời để phát triển khả năng phối hợp trước mùa trượt tuyết và tôi nghĩ là nó cũng sẽ giúp ích cho việc học đàn cello.” Người mẹ kia sẽ trả lời ngay: “Ồ, gần đây Samantha thực sự thích học bơi và học violin vào các thứ Tư và tham gia lớp tập thể dục vào các thứ Năm, tôi không chắc là chúng không lậm quá nhiều thời gian cưỡi ngựa của con bé. Con bé
https://thuviensach.vn
sẽ đi săn vào mùa đông này.” Nicky và Samantha hiện đang bốn và năm tuổi, hẳn bố mẹ chúng phải tự thấy xấu hổ lắm. Trong vài năm tiếp theo, hai đứa bé chập chững biết đi đã bị quá tải này sẽ trở thành nạn nhân của một hội chứng mà giáo viên ở những khu khá giả bắt đầu nhắc tới. Một giáo viên thành thị nói: “Học sinh của tôi có những đứa không thể mở mắt nổi trong giờ tập trung và cũng chẳng giúp việc được trong cửa hàng của gia đình. Đó là những đứa chẳng chiều nào là không có hoạt động ngoại khóa. Nạn nhân của tầng lớp trung lưu.”
Hãy hít thở thật sâu và tΉ nhủ với bản thân câu thần chú đầu tiên này: Sáu tuổi là đủ sớm để bắt đầu bất cứ thứ gì.
Những phụ huynh để con cái bị quá tải trong hoạt động thể thao là một trường hợp đặc biệt: các chuyên gia y học trong thể thao đã cảnh báo số lượng trẻ mười tuổi bị kiệt sức trong các môn như trượt băng hay thể dục dụng cụ. Nhưng có một vấn đề khác, diễn ra song song nhưng ít nổi cộm hơn: đó là trẻ lớp lá thường bị quá tải các hoạt động. Những hoạt động này vốn hoàn toàn tốt nhưng lại bồi thêm vào sự mệt mỏi và hoang mang của bọn trẻ vốn đã mất đi khả năng tự giải trí bằng các trò như cùng nhau đi loăng quăng, thử vận đồ các kiểu và sáng tạo ra những trò chơi dài đầy trí tưởng tượng tuyệt vời. Những trẻ được dạy các kӻ năng cụ thể trong các nhóm thường trở nên đầy tính cạnh tranh và phát triển tư duy “xếp hạng” với tốc độ nhanh đáng sợ. Chúng biết ai là người giỏi nhất ở “môn này” và tự đánh giá chúng dựa vào đó. Trẻ con trong các nhóm lộn xộn lại mang niềm vui cho nhau theo một cách khác: trong môi trường nguyên bản hơn và tự do hơn của những trò chơi thông thường, mỗi đứa trẻ đều đóng góp một tài năng khác nhau. “Matthew rất giỏi vẽ máy móc, nhưng con giỏi nghĩ ra xem máy móc đó dùng để làm gì nhất. Rose có thể trèo ngay lên khung leo trèo và kéo mọi thứ lên, bởi vì Sally rất giỏi thắt nút phía bên dưới.” Nhóm nào học hỏi được nhiều hơn và có vẻ như sẽ hạnh phúc hơn?
Vì vậy, hãy hít thở thật sâu và tự nhủ với bản thân câu thần chú đầu tiên này: Sáu tuổi là đủ sớm để bắt đầu bất cứ thứ gì. Đối với một số
https://thuviensach.vn
hoạt động, bảy hoặc tám tuổi là vừa. Và đối với một số trẻ, tất cả các kӻ năng đặc biệt – ngay cả những môn thể thao có luật lệ – đều có thể chờkhá lâu sau đó.
Quy-luật-sáu-tuổi này cũng có ngoại lệ – rất hiển nhiên và tự nhiên. Trẻ con ở vùng Scandinavia và Thụy Sĩ học trượt tuyết ngay khi biết đi vì đó là hoạt động chung hết sức tự nhiên của gia đình. Những gia đình hay cưỡi ngựa luôn ném lũ trẻ nhà họ lên lưng ngựa con ngay khi chúng vừa ngồi vững; những gia đình lái thuyền buồm đưa bánh lái cho đứa con chập chững như một việc tự nhiên và con cái của những gia đình may mắn có bể bơi thường biết bơi từ sớm. Vấn đề là những phụ huynh này không làm điều đó với suy nghĩ rằng nó có tính giáo dục, đáng được thèm muốn hay thông minh. Tuyết, con ngựa già mập ú và thuyền thì có sẵn, lũ trẻ thì muốn bắt chước bố mẹ chúng như cách chúng tạo nên những chiếc ô tô từ thùng các-tông bỏ đi vậy.
Để sắp xếp các lớp ngoại khóa, bạn cần ý thức được về cá tính của con.
Những kӻ năng đặc biệt đáng phải suy xét nếu đó chỉ là một phần của tham vọng xã hội hoặc của áp lực hiện đại nhàm chán đặt lên bố mẹ, khiến họ bắt buộc phải “phát triển” con cái không ngừng. Tương tự như họ cố gắng cơi nới nhà bếp hoặc xây thêm một cái nhà kính, ở đây là cố gắng nhất để gia tăng “giá trị” của đứa con nhỏ bé bằng cách dạy chúng những kӻ năng của người lớn.
Điểm lại lương tâm của mình qua nhiều năm, tôi đã thiết kế ra một bộ các câu hỏi kỳ quặc để tự vấn:
Con có muốn làm điều đó không? Thằng bé/con bé có thể hiện chút năng khiếu hoặc ý thích nào không? Như vỗ về ngựa, làm một con thuyền đồ chơi, say mê âm nhạc cổ điển, hay nhảy múa ngay từ khi biết bước đi?
Có khi nào là do tôi âm thầm muốn quay trở lại lúc bốn tuổi và tự đi tới lớp học đó không?
https://thuviensach.vn
Kế hoạch này có điều gì – bất cứ điều gì – liên quan tới thực tế rằng môn thể thao đang được cân nhắc chẳng qua chỉ là thể hiện sự sang chảnh hoặc đang là mốt không?
Kế hoạch này có bất cứ điều gì liên quan tới việc cô hàng xóm cho Jason nhà ấy đi học lớp đó và nói rằng thằng bé đoạt giải đồng tháng vừa rồi không?
Hoặc nó có bất cứ điều gì liên quan tới việc tôi muốn có một giờ giải thoát để khỏi phải bận tâm tới con mình vào các thứ Tư không? Tôi có đang lấy việc dạy dỗ con ra để ngụy trang không?
Sau khi có câu trả lời, bạn có thể quyết định. Còn sau đây là kinh nghiệm của một vài bà mẹ:
Lớp học bơi
Rõ ràng là một việc tốt. Tuy nhiên, một khi đã bơi được, con có thể không còn hứng thú với các lớp học chính thống và chuyển sang thích nghịch với anh chị (ít bị bạn quản thúc) hơn là tập luyện theo bài bản. Hãy mua thật nhiều thuốc mỡ bôi các vết mụn và để bôi chân cho các vận động viên này.
Lớp học cưỡi ngӵa
Nếu con không rất thích cưỡi ngựa, hãy dừng ngay. Lớp học này quá đắt và nguy hiểm cho những người nghiệp dư không có mong muốn học. Đừng quan tâm đến việc bạn đã bỏ ra một mớ tiền vào quần áo và mũ cưỡi ngựa. Hãy bán chúng đi.
Trượt băng, quần vợt và các môn thể thao khác
Nếu câu lạc bộ không cho học thử, hãy bỏ qua nó.
IMG_1511
Lớp học nhạc
Ở
https://thuviensach.vn
Ở đây nguyên tắc lại khác: rất đáng để tiếp tục ngay cả khi bọn trẻ nói là con chán ngấy rồi, vì thường sẽ có sự đột phá sau vài tháng. Nếu đột phá không xảy ra, hãy dừng lại một thời gian và đi xem vài buổi hòa nhạc thú vị. Thế giới cần người đi xem hòa nhạc chẳng
khác gì cần nhạc sĩ.
Lớp học nhảy
Rất tốt để xây dựng tính kỷ luật, sự phối hợp toàn cơ thể và khả năng xoay chuyển trên đầu ngón chân. Vì lý do lạ thường nào đó mà lũ trẻ vừa ra khỏi lớp học nhảy luôn mệt mỏi và còn đá mẹ chúng. Tôi đoán đó là cách để xả bỏ tính kỷ luật. Hãy bắt chúng đi giày ba-lê đến khi tâm trạng đó trôi qua.
Cũng giống như nhiều thứ khác, sắp xếp các chương trình học ngoại khóa cần cân bằng và khiếu hài hước. Trên tất cả, nó cần bạn ý thức về cá tính của con: một vài trẻ không muốn bị dạy một chút nào. Và một vài đứa, trước sự ngạc nhiên của mọi người, hóa ra lại là những thiên tài ẩn thân.
https://thuviensach.vn
8Mở rộng Mạng lưới: Nhӳng người độc thân và nhӳng người trông trẻ
B
a năm đầu tiên làm cha mẹ thường vô cùng nhọc nhằn. Dầu vậy, những năm tháng này vẫn có một đặc điểm khá dễ chịu và luôn được bao bọc, đó là khi nhìn lại.
Trong ba năm đầu, thế giới bên ngoài lùi xa một chút. Bạn có thể phàn nàn về những chiếc cửa quá hẹp không đủ lối cho cỗ xe nôi đôi hoặc những nhà hàng không thích trẻ em, nhưng nói chung bạn sống và đi lại trong một bong bóng sơ sinh hơi “bấn loạn” nhưng nhỏ bé mà ấm áp, với những chiếc nôi, giấy ướt, gấu bông, nước mắt và cánh tay nhỏ bé mũm mĩm, ẩm ướt, nhếch nhác đang ôm lấy cổ bạn. Giờ đây, tôi nhìn những người bạn có con dưới bốn tuổi mà thấy ghen tị với họ về thế giới riêng tư này: họ cười, dù lo lắng, nhưng hạnh phúc, qua những đám bụi bột tắm, chùi nước mắt và xóa tan cơn giận bằng một cái ôm và một trò đùa. Con họ hỏi những câu hỏi dễ, dù dễ gây mệt mỏi, kiểu “Cái gì đấy ạ?” rồi lăn đùng ra ngủ, giống như những chú mèo vậy.
Và bạn, dù mệt mỏi tới mức nào, cũng phải chịu trách nhiệm. Bạn đã tạo ra cho chúng cả thế giới, điều kiện sống và khung đạo đức để chúng được sống hạnh phúc. Nhưng thời gian trôi, khi trẻ đến tuổi lên bốn hoặc năm, chúng chuyển hướng chú ý từ gia đình ra
thế giới rộng lớn bên ngoài. Thằng bé có những người bạn mà bạn không biết, ở trường hoặc ở lớp mẫu giáo. Tôi chưa bao giờ quên cú sốc khi con trai tôi năm tuổi, đi qua ngôi làng, bỗng dưng vẫy tay chào nồng nhiệt một người phụ nữ phía bên kia đường. “CHÀO BUỔI SÁNG, BÁC SAXBY!” Thằng bé hét lên. Cô ấy là một trong những người làm việc tại trường mẫu giáo mà tôi không hề biết vào
https://thuviensach.vn
thời điểm ấy. Nhưng đó là một cú sốc có phần dễ chịu; nhìn thấy con mình hướng ra thế giới rộng lớn là một niềm vui vừa ngọt vừa đắng, nhưng vẫn là một niềm vui. Suy cho cùng, bố mẹ không ở mãi đó được. Và chúng ta cũng không nên thế. Một kiểu “cai sữa” về mặt cảm xúc diễn ra: đó là khoảnh khắc gợi nhớ lại lần con bạn quay mặt khỏi bầu ngực của bạn để hướng về phía toa tàu đông đúc, cười rạng rỡ với những hành khách khác (khiến ngực bạn hớ hênh, nhưng con chẳng thèm quan tâm). Khoảnh khắc ấy thật vui, nhưng cần được xử lý khéo léo một chút.
Vậy ai là những người lớn khác mà con bạn sẽ gặp?
Nhìn thấy con mình hướng ra thế giới rộng lớn là một niềm vui vӯa ngọt vӯa đắng, nhưng vẫn là một niềm vui.
Người trông trẻ
Khi con còn rất nhỏ, bạn thường có một mạng lưới những người trông trẻ nổi tiếng. Bà, dì, những người hàng xóm đáng tin cậy, hoặc vú nuôi. Những người trông trẻ đó thật đáng quý bởi phụ nữ mới có con thường bỗng dưng thấy quan tâm tới một số nhóm người cụ thể, thèm thuồng tìm kiếm trong siêu thị những người phụ nữ góa bụa có vẻ mang những đức tính của người mẹ và quan tâm đến những cô bé tuổi vị thành niên gần nhà giống như thể những chàng trai tuổi vị thành niên (dù mối quan tâm là khác biệt). Những người trông trẻ tốt đáng giá như vàng. Những người xấu thì không khác gì thảm họa hoặc bi kịch. Điều quan trọng nhất về bất kỳ người trông trẻ nào là cách suy nghĩ của người đó: đừng nhìn vào kiểu tóc có vẻ du côn, váy ngắn hoặc hành động nhai kẹo cao su, hãy nhìn vào trí tuệ. Xét cho cùng thì chỉ có một người độc ác mới cố tình để đứa trẻ bị tổn hại, nhưng có ý tốt mà không hiểu việc thì nguy hiểm không kém, mà lại phổ biến hơn nhiều. Nếu bạn thấy cô con gái tuổi vị thành niên của bạn mình (hoặc dì của người lau dọn hoặc bất kỳ ai) thực sự có vẻ không hiểu việc, thì đừng để người đó trông con bạn dù chỉ trong nửa giờ, ngay cả khi bạn chỉ đi sang hàng xóm. Một trong những dấu hiệu đầu tiên không hiểu việc là không biết khi nào
https://thuviensach.vn
nên gọi giúp đỡ; một dấu hiệu khác là xu hướng hoảng loạn và đổ nước vào một cái chảo rán đang cháy, tốn thời gian cho đứa trẻ bị ngộ độc nôn ra, miệt mài gọi điện cho phụ huynh của trẻ hoặc nhờ người gọi họ ra khỏi rạp chiếu phim trong khi ngay cả người ngốc nhất cũng hiểu rằng số duy nhất cần gọi là cấp cứu 115 hoặc nhà
hàng xóm. Một người trông trẻ tốt không chỉ thân thiện và vui vẻ, mà còn có trí tưởng tượng đủ lớn để không cho đứa trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào ôm một sợi dây dài bất thường đi ngủ, hoặc cẩn thận nhặt cái túi ni-lông đang bay trên sàn phòng ngủ. Người trông trẻ đó cũng sẽ không tin vào lời đảm bảo có vẻ ngây thơ thật thà của con bạn rằng thằng bé luôn được phép ăn kẹo trên giường.
Khi trẻ con đủ lớn để nói chuyện, người trông trẻ trở thành một sự kiện, một điều để trông ngóng. Trẻ vị thành niên là những người đặc biệt thu hút đối với trẻ nhỏ, còn người lớn ở mọi độ tuổi mà trẻ gặp lần đầu lại đại diện cho một thách thức lớn. “Chào chị Suzy. Chị có phải đang tuổi vị thành niên không? Chị có đi nhảy disco không? Mình có thể nhảy disco ở đây không? Chị sẽ kể cho chúng em nghe một câu chuyện chứ? Chị có muốn xem em nhào lộn không? Chị có muốn thấy trò thổi bong bóng mà Rose làm với ống hút của em ấy nếu chị đưa cho em ấy một thứ đồ uống không?” Khi gặp một phụ nữ trung niên ấm áp, tốt bụng và dễ mến, các cậu bé sẽ muốn thử giới hạn mức độ chịu đựng của bà ấy theo cách những con ngựa phi vòng vòng quanh một cánh đồng mới, dựa vào hàng rào để xem có điện không. Một người bạn của tôi để hai đứa con trai vô cùng dễ thương, năm tuổi và bảy tuổi, với người trông trẻ mới trong một giờ vào buổi chiều, để thử xem tình hình ra sao. Cô trở về thì thấy nhà cửa đảo lộn hết cả, các ngăn kéo bị bới hết ra, đồ chơi bừa bãi, đồ đạc trong nhà bị xáo tung, các từ ngữ thô lỗ được viết lên các mảnh giấy nhỏ vương vãi khắp nơi còn người trông trẻ thì lơ đãng và lo lắng trong khi bọn nhỏ thì nổi cơn điên. Cô đã giận lũ trẻ, nhưng cũng giận người trông trẻ không kém. Bạn phải biết khi nào thì cần phanh lại và phải tự tin để làm việc đó: một người đã từng phù hợp với con của bạn có thể quay lại làm sau ba năm và lại là một thảm họa.
https://thuviensach.vn
Điều quan trọng nhất về bất kỳ người trông trẻ nào là cách suy nghĩ của người đó.
Mặt khác, những người trông trẻ quá khắt khe đôi khi khiến trẻ không muốn để bạn ra ngoài chút nào. Thật không dễ phán đoán chính xác điều gì đang xảy ra, đặc biệt là nếu con bạn hay phóng đại. Con bé nói: “Mẹ, cô Katy rất độc ác với chúng con.” Người mẹ hoảng loạn, tự hình dung ra cảnh bạo hành trẻ con và đủ các điều khủng khiếp. Cô bèn hỏi vẻ bình tĩnh nhất: “Được rồi, con yêu, cô ấy đã làm gì?” Con bé nói: “Ồ thì, con ghét cô ấy. Cô ấy làm những điều tồi tệ đối với con.” Người mẹ – đang cố nuốt mấy viên thuốc an thần Valium – gặng hỏi: “Điều gì, con yêu?” Con bé nói, rất hài lòng vì được chú ý như thế: “Thì, con đang cởi quần áo để đi tắm thì cô ấy bảo con cho cái áo vào rổ đồ bẩn. Cô ấy bảo con phải tự nhặt nó lên. Và cô ấy bảo sẽ không lấy con vịt nhựa khỏi giá đồ chơi nếu con không nhặt nó lên.” Thêm nửa giờ tra vấn cũng không lấy thêm được bằng chứng nào về sự độc ác, cuối cùng thì người mẹ quyết định để Katy vào danh sách bảo mẫu.
Người trông trẻ đến nhà bạn và trở thành những thành viên tạm thời trong gia đình. Mức độ tiếp theo của việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài tác động tới một đứa trẻ là:
Bố mẹ của bạn bè
Dễ hiểu thôi: ngay từ bé, hầu hết trẻ em đã quen thuộc với việc ở lại nhà bạn nhiều giờ, tham gia các bữa ăn, hay thỉnh thoảng ngủ lại. Lần “ngủ ngoài” đầu tiên của trẻ là một cuộc thám hiểm lớn đối với các phụ huynh, có sự tham gia của một túi xách đầy thú bông, những đồ đặc biệt để ôm, mối nghi ngại vào phút cuối và những hướng dẫn thầm thì với mẹ của người bạn kia về thói quen trong nhà vệ sinh của con mình. Người mẹ ở nhà dường như ôm điện thoại cả tối với một đống lo lắng. Nhiều đứa trẻ vui vẻ ngủ tại nhà bạn bè từ lúc hai hoặc ba tuổi; nhiều đứa khác mãi tới bảy tuổi mới đủ can đảm. Nhưng có thể cho con sang nhà khác trong một đêm là một điều hết sức may mắn – không chỉ vì nó khiến việc trông trẻ vào những đêm muộn trở nên dễ dàng hơn, mà còn bởi điều đó có
https://thuviensach.vn
nghĩa là bạn có người hỗ trợ dễ dàng và không gặp khó khăn trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào có thể rơi vào bạn hoặc một đứa con khác, ví dụ như khi cần ở một đêm trong bệnh viện chẳng hạn. Nó cũng tốt cho cả tinh thần của lũ trẻ: sau một đêm ở nhà bạn bè, chúng trở về với thái độ tự tin mà đứng từ xa bạn đã có thể nhận thấy. Dưới đây là những cách giúp bạn an tâm khi cho con ngủ qua đêm ở nhà bạn bè:
Chỉ ở nhà những bố mẹ mà bạn và con bạn biết rất rõ. Đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào cho thấy con bạn thực sự không thích hoặc sợ một ông bố hoặc một bà mẹ nào đó, ngay cả nếu bạn biết chắc không có lý do nguy hiểm nào. Mọi người đều có quyền để không thích điều gì đó.
Nói cho mẹ của đứa trẻ kia về mọi thói quen “đặc biệt” của con bạn: phải có chăn lông cừu, kê bạn gấu bông dưới đầu, bật đèn ở chiếu nghỉ cầu thang, mặc đồ ngủ ngược trước-sau, thích ăn ngô vào bữa sáng – bất kỳ điều gì. Nhưng cũng đừng bận tâm
nếu sau đó hóa ra nó chẳng cần gì đến những thứ đó. Trao đổi với người mẹ kia về những nỗi sợ hoặc những điều khiến con hay gặp ác mộng. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy yên tâm khi một người lớn khá lạ lẫm có vẻ hiểu rất rõ cảm giác của nó về mấy con chuột, những chiếc cửa sập bỗng nhiên mở toang, hoặc tiếng còi xe trong đêm.
Nếu bạn nói sẽ sang đón con ngay sau bữa sáng, hoặc thậm chí trước bữa sáng, hãy giữ lời. Một lần không giữ lời có thể khiến cả năm sau thằng bé mới dám thử lại.
Khi đến lượt bạn là chủ nhà, hãy nhớ:
Để đèn sáng từ phòng ngủ của bọn trẻ tới phòng tắm. Hãy nhớ rằng ngay cả cậu bé cứng cỏi và mạnh mẽ nhất cũng muốn được thơm chúc ngủ ngon. Ngay cả nếu khi đó thằng bé sẽ nói “Eo ơi! Cháu không thích!” và bị đứa bạn đang ngủ giường bên cạnh cười vào mặt.
IMG_1512
https://thuviensach.vn
Nếu con của bạn và bạn của con quyết định ngủ chung giường, hoặc trải đệm dưới sàn và cắm trại, hoặc thể hiện điều gì đó kỳ cục, hãy cứ để chúng thử. Đây là một bài tập về tính độc lập. Đừng ì xèo về nó.
Đừng làm điều này trước ngày đi học, nếu tránh được.
Ngoài phạm vi thân thuộc của gia đình, trường học và những Bà Mẹ Khác, còn có thế giới rộng lớn nữa. Theo quan điểm của tôi, vòng tròn các mối quen biết của một đứa trẻ càng lớn và càng khác biệt càng tốt. Tôi không thấy có bất kỳ lợi ích nào đối với việc một đứa trẻ trong quá trình lớn lên tin rằng mọi người trên thế giới đều kết hôn, có con tầm tuổi nó và thuộc về cùng một đẳng cấp xã hội. Để cho con thấy một nhóm toàn phụ nữ già, em bé sơ sinh, hay những đứa trẻ khác cùng bố mẹ chúng thì chẳng khó, nhưng vẫn còn có những nhóm người khác. Hãy đứng từ xa, quan sát với con mắt của người làm cha mẹ thận trọng vừa phải, để trẻ làm bạn với những ông cụ, những người tuổi vị thành niên, người lập dị, người độc thân, người bị vấn đề về tinh thần, những bà sơ và nhà sư, những người thích du lịch và những người đồng tính… Những mối quan hệ họ hàng tốt đẹp nhất đôi khi lại là giữa bọn trẻ với những cô chú độc thân – những người không chịu bó hẹp ở thế giới nhỏ bé lấy trẻ làm trung tâm mà đem đến cả một thế giới của sự lộn xộn, thiếu trách nhiệm và niềm vui. (“Dì Susie,” một đứa bé viết, “luôn mang cho chúng cháu những thứ như son môi mùi kẹo cao su hoặc mứt ở trên máy bay. Một hôm chúng cháu và dì đi ăn tại Covent Garden, không thể tìm được chỗ gửi xe nên dì đã đậu vào đường vạch vàng song song và cứ năm phút là cháu hoặc Susanna lại phải ra ngoài để kiểm tra xem có thẻ phạt giao thông hay không. Dì cho chúng cháu năm xu mỗi lần chúng cháu ra kiểm tra. Dì là một người dì tuyệt vời!”)
Trong một gia đình quy củ và kỷ luật tốt, biết quan tâm và có trách nhiệm, chẳng có thứ gì kiểu như một ông chú hoặc một người bạn độc thân của bố mẹ, tự dưng nằm chình ình ở ghế sô-pha vào một
buổi sáng và đang say xỉn nhưng vẫn sẵn lòng dạy thằng cháu làm thế nào để biến một quả chuối thành hình trông khá giống một con heo bị ốm. Một vài kỷ niệm tuổi thơ vui vẻ nhất trong các tự truyện
https://thuviensach.vn
có vẻ như đều liên quan tới tình bạn với những kẻ lang thang hoặc những người họ hàng lập dị. Ngày nay, khi các gia đình lớn đã bị chia nhỏ, chúng ta đang phải đối mặt với một rủi ro thực sự về việc nuôi dưỡng nên một đứa trẻ quá nhạt nhòa, quá an toàn, quá được bao bọc. Tâm hồn, cũng như thể chất, đều cần được nuôi dưỡng.
Vòng tròn các mối quen biết của một đứa trẻ càng lớn và càng khác biệt càng tốt.
Rất nhiều những tình bạn này, tôi xin nhắc lại, cần sự trông nom từ khoảng cách xa vừa phải của cha mẹ. Đúng là có những người hư hỏng và những người lạm dụng tình dục trẻ em; thậm chí các bài học triết lý đạo đức của những người chú độc thân nhất định có lẽ cần được khéo léo nắn chỉnh lại (“Chú Neddy của cháu,” một đứa nói tới một người quen khủng khiếp của tôi, “nói với con rằng luật lệ của cuộc đời là: đừng bao giờ đánh cắp thứ gì mà bạn không thể bán. Con không nghĩ là Chúa Jesus sẽ đồng ý với việc đó, phải không mẹ?”). Nhưng tầm quan trọng của họ là rất lớn. Chính sự tốt bụng của những người không nghĩ tới lại giúp bù đắp cho nhu cầu khẩn thiết thời hiện đại để cảnh báo những đứa trẻ thường xuyên về:
Nhӳng người lạ
Nguyên tắc an toàn duy nhất là không nói chuyện với người lạ, trừ khi có mặt bố mẹ hoặc người giám hộ.
Hiển nhiên những đứa trẻ được nuôi dạy độc lập cần được dạy là không nên nói chuyện với người lạ. Nhưng đó cũng là điều đáng buồn. Vào những thời kỳ còn nguyên sơ hơn, những người già cô đơn trong công viên có thể nói chuyện vui vẻ với lũ nhỏ, kể cho chúng nghe câu chuyện cuộc đời và tận hưởng tình bạn vô hại đó. Một vài bố mẹ cho rằng chỉ cần dạy trẻ đừng bao giờ đi với người lạ, đặc biệt là trong một chiếc ô tô; nhưng các chuyên gia cho rằng
https://thuviensach.vn
như vậy không đủ. Một khi đã bị lôi cuốn vào cuộc trò chuyện, có thể là hơn một lần và chưa bị gây hại gì, một đứa trẻ thân thiện sẽ quên mất rằng người này là “người lạ”. Nguyên tắc an toàn duy nhất là không nói chuyện gì cả, trừ khi có mặt bố mẹ hoặc người giám hộ. Cảnh báo Người Lạ Xấu là một cảnh báo tồi tệ phải đưa ra, ngay ở thời kỳ con bạn đang phát triển tình yêu và sự quan tâm tới toàn thế giới. Nhưng bạn không thể trốn tránh việc này và sẽ là điên rồ nếu hành xử như thể nó không quan trọng. Một vài công thức để đưa ra cảnh báo này bao gồm:
“Con có nhớ truyện chó sói đội lốt bà ngoại không? Thật không may, có một vài người giông giống như thế. Họ có vẻ thân thiện và trông dễ thương, nhưng bên trong họ xấu xa như những con
sói. Vì vậy để phòng trường hợp đó, đừng nói chuyện với người lạ.”
“Hầu hết mọi người đều thân thiện với trẻ em và sẽ không làm hại chúng. Nhưng có một vài người – trông cũng như thế thôi – nhưng lại mắc một loại bệnh khiến họ muốn bắt những đứa trẻ
đi khỏi bố mẹ chúng và làm đau chúng. Vì vậy để phòng trường hợp đó, đừng nói chuyện với người lạ.”
Bạn không cần đem ác mộng đến cho trẻ bằng cách mô tả những hành động tàn bạo đã diễn ra với những đứa trẻ khác, mối đe dọa “bị bắt đi” vốn đãđủ đáng sợ để truyền tải thông điệp rồi. Những điểm bổ sung để nhấn mạnh là:
Hầu hết mọi người đều tốt bụng NHƯNG…
Con không thể nhìn mặt mà bắt hình dong.
Bố mẹ sẽ không bao giờ gửi người tới đón con mà không nói với thầy cô hoặc nói với con và làm điều gì đó để chứng tỏ người đó đúng là người được nhờ đón. Điều này có vẻ hơi nghiêm trọng quá, nhưng đừng bận tâm. Hồi tám tuổi, mẹ từ chối thẳng thừng đi về nhà với một người từ văn phòng của bố, mặc dù Mẹ Bề Trên và ba sơ khác biết điều đó là ổn và dùng mọi cách để thuyết phục mẹ. Mẹ đã giấu mấy đứa em nhỏ phía sau lưng và giữ vững lập trường như thể nữ anh hùng Joan d’Arc vậy.
https://thuviensach.vn
Đôi khi những người lạ xấu có thể giả vờ là bố mẹ hoặc thầy cô giáo khi họ cố gắng kéo con đi. Không ai trách con thô lỗ nếu con bỏ chạy và hét lớn “Ông ta không phải bố cháu!” hoặc thậm chí cắn họ. Hãy gọi những người lạ tốt bụng tới giúp con. Công an là an toàn nhất, hoặc người thu ngân, hoặc cảnh sát giao thông.
Đôi khi những người con biết khá rõ hoặc những người thường rất tốt bụng lại có thể yêu cầu con làm những điều kỳ lạ mà con cảm thấy không đúng. Con không phải làm điều đó cho họ. Con thuộc về chính con, không thuộc về bất kỳ ai khác. Ngay cả bố
mẹ con.
Mông đít và chim/hĩm của con là riêng tư. Chẳng có vấn đề gì với chúng cả, chỉ là chúng thuộc phần riêng tư của mình. Con không phải chú ý đến ai đó muốn cho con thấy chim của ông ta hoặc muốn nhìn thấy của con, trừ khi ông ta là bác sĩ và mẹ hoặc bố có ở đó.
Để cân bằng giữa việc khuyến khích sự thân thiện và không thiên kiến với việc bảo vệ một đứa trẻ đôi khi phải ở ngoài một mình, bạn cần tinh tế một chút. Hầu hết chúng ta đều thiên về phía cẩn trọng, nhưng có một rủi ro thực sự khi chúng ta vẽ nên một bức tranh về toàn bộ thế giới bên ngoài gia đình giống như sào huyệt của những kẻ giết người, những kẻ hư hỏng và những tên chuyên sát hại trẻ em. Một phần rủi ro là bạn có thể tạo ra một đứa trẻ đầy sợ hãi, thiếu niềm tin và ghét người ngoài. Ngay cả nếu bạn không bận tâm về điều đó, thì hãy ghi nhớ sự nguy hiểm tương đương khi bỗng một ngày thằng bé phát hiện ra một người lạ nào đó hoàn toàn thân thiện. Và không nói với bạn, nhưng thằng bé ngấm ngầm rằng bạn đã sai về tất cả những điều khác nữa.
https://thuviensach.vn
9Khi tiền bạc lên tiếng: Nhưng chúng nói gì?
C
ác nhà tâm lý học đã theo dõi quá trình nhận thức về tiền của trẻ em và nhận thấy trẻ phát hiện ra tiền sớm đến kinh ngạc.
Những bé hai tuổi cầm chúng trong bàn tay mũm mĩm và ngâm nga “Tiền tiền tiền!”. Chúng biết nó “có giá trị”, không giống như những viên sỏi trong một cái giỏ. Những tờ giấy hình chữ nhật này được giữ trong những nơi đặc biệt, luôn được cất đi, được bảo vệ nhờ những chiếc khóa kéo và những cái nắp. Người ta khẩn trương mò tìm chúng trong các cửa hàng, trông nom chúng cẩn thận, đóng chúng lại trong những chiếc ngăn kéo có chuông. Tiền! Nó có mùi của quyền lực, sự bí ẩn và sự cẩn thận. Nó là vật tổ của bộ lạc. Sau này, trẻ lại được nghe bố mẹ sử dụng từ này với vẻ lo lắng, hân hoan hay ảm đạm: “Đấy là rất nhiều tiền… tốt thôi nếu anh có tiền… anh có mang tiền không?” Nó là lời biện minh phổ biến cho hành động tước đoạt, sự vắng mặt, nỗi thất vọng: “Quá nhiều tiền, không thể mua được… Bố phải ra ngoài đi làm, để kiếm tiền… Khi con ở sân chơi thì mẹ làm việc, để kiếm tiền mua những thứ tốt đẹp…”
Quá trình nhận thức về tiền của trẻ em cũng lớn dần như mọi điều khác đến với chúng trong đời. Đầu tiên, trẻ hiểu được nguyên tắc trao đổi: kẹo đổi lấy tiền qua quầy. Dần dần, trẻ phát triển một vài ý tưởng về quy mô (không thể mua một chiếc ô tô với 40 nghìn). Sau đó là sự chia hết (một bé gái trong một nghiên cứu đã không nhận ra rằng vẫn có thể có được một cái kẹo 10 xu khi bạn chỉ có đồng 20 xu). Tiếp theo là ý tưởng về việc kiếm tiền (tiền đổi lấy dịch vụ), hoặc sự luân chuyển (bố lấy tiền từ sếp của bố để đưa cho người bán ga), cuối cùng là những khái niệm như lợi nhuận (người chủ cửa hàng thu tiền nhiều hơn tiền họ trả) và giá trị gia tăng (mua một cái que và một miếng vải, làm một con rối, kiếm tiền lời). Rồi bé hiểu
https://thuviensach.vn
về lợi tức và tiết kiệm, tới thẻ tín dụng, việc tránh thuế, giao dịch chứng khoán và tài khoản ngân hàng. Quá nhiều đối với những chi tiết thực tế căn bản. Sự hứng thú, cũng như các vấn đề, nằm nhiều hơn ở khía cạnh cảm xúc và đạo đức của tiền.
Ở nơi nào đó, một đứa trẻ phải tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau và chúng sẽ đi cùng thằng bé suốt cuộc đời. Làm thế nào mà con quyết định được các thứ khác nhau đáng giá bao nhiêu tiền? Hoặc các công việc khác nhau đáng được trả bao nhiêu? Công việc được trả tiền có khiến người ta có giá trị hơn không? Lợi nhuận thu được bao nhiêu thì là ổn? Khi nào thì việc nợ tiền là đúng? Có phải người giàu tốt hơn người nghèo không? Hay xấu hơn? Hoặc không tốt hơn cũng chẳng xấu hơn? Tại sao một vài người không có một chút tiền nào và bị đói, trong khi những người khác lại hoang phí tiền? Điểm khác biệt giữa người tiết kiệm với người keo kiệt là gì? Câu trả lời cho tất cả ẩn tàng trong những điều mà bạn và những người khác nói, trong những điều trẻ nghe được, trong những việc bạn làm và cách bạn làm chúng.
Ở bất cứ mức thu nhập nào thì bạn cũng có thể làm hỏng vấn đề này. Những gia đình nghèo-nhưng-trung-thực có thể đưa ra thông điệp sai chẳng khác gì những gia đình giàu-và-bất-cẩn. Bản thân tôi sinh ra thuộc trường phái con nhà nghèo và nuôi dưỡng một ý tưởng lãng mạn rằng lớn lên trong một gia đình nghèo sẽ giúp xây dựng tính cách. Một phần trong tôi tin vào điều này, tuy nhiên tôi không bao giờ có thể quên mô tả khủng khiếp của George Orwell về gia đình Comstock trong cuốn tiểu thuyết Keep the Aspidistra Flying (Để hoa tỏi vẫn bay): họ nghèo và cẩn trọng với tiền bạc và:
“Tác động đầu tiên của tất cả điều này là khiến anh ta sùng bái tiền bạc. Vào thời đó, anh ta thực sự ghét bỏ những người thân bị lâm vào cảnh khốn khó – bố mẹ anh ta, Julia, mọi người. Anh ta ghét họ vì ngôi nhà bẩn thỉu của họ, vẻ nhếch nhác của họ, thái độ không vui với cuộc sống của họ, những mối lo và tiếng rên rỉ không ngớt của họ về những đồng ba xu và sáu xu. Cụm từ quen thuộc nhất trong ngôi nhà Comstock là ‘Chúng ta không đủ tiền’.”
https://thuviensach.vn
Từ khóa ở đây là “không vui”. Nhưng hàng tá tự truyện đã ghi lại những bức tranh khác nhau của việc lớn lên trong nghèo khó: về niềm vui, nụ cười và sự thích thú với những điều thú vị miễn phí của ánh mặt trời, mặt trăng và những công viên công cộng; của việc trẻ con đọc sách ở các thư viện và làm những chiếc ô tô đồ chơi tài tình từ xe nôi cũ. Trẻ con như chúng, vốn được nuôi lớn để không bị sự nghèo đói đánh bại, đến giờ vẫn là những người canh giữ tiền bạc tốt nhất và vui vẻ nhất khi chúng có tiền khi lớn lên. Những đứa trẻ phung phí tiền bạc và sa đọa, hoặc bủn xỉn và hợm hĩnh, là những trẻ có bố mẹ coi tiền bạc là một mối lo ám ảnh và nặng nề. Bạn và tôi có thể biết rằng tiền quả đúng là một mối lo ám ảnh và nặng nề: mẹo ở đây là đừng khiến cho bọn trẻ phải lớn trước tuổi.
Hãy tránh từ nhạy cảm “nghèo” khi nói về bất kỳ ai.
Mối nguy hiểm ngược lại là những gia đình quá nhiều tiền. Làm thế nào để con bạn dừng việc nói những lời gây tổn thương, ra vẻ kẻ cả hay thậm chí tỏ ra đáng ghét khi nói về những món quà Giáng sinh lộng lẫy của nó, trong khi trẻ không chủ định làm thế? Làm sao để bạn khuyên can con gái đừng khoe khoang, vênh vang về món đồ chơi Lâu Đài Sắc Đẹp Ở Xứ Sở Thần Tiên của Chú Ngựa Con? Nghe có thể đáng kinh ngạc, nhưng nhìn chung, bạn không phải làm gì ngoại trừ việc giữ im lặng và không làm mọi việc tồi tệ thêm bằng việc cố gắng quá mức. Đến khoảng mười tuổi, trừ phi chúng bị một gia đình hoặc ngôi trường quá nặng về vật chất làm hư hỏng, trẻ con vẫn mù tịt về giá trị tiền bạc. Chúng sẽ không bị khó chịu về tài sản trừ phi bạn khuyến khích chúng trở nên như thế: rất ít trẻ con không có thứ gì đó để khoe. Hãy trung lập. “Thế Lisa không có Lâu Đài Ngựa Con à? May mắn cho con đấy, vì cả hai có cùng một đồ chơi thì chán lắm. Con có nghĩ là bạn ấy sẽ cho mình tới chơi nữa để xem tàu hỏa chạy rầm rầm qua cửa sổ nhà bạn ấy không?” Hãy tránh từ nhạy cảm “nghèo” khi nói về bất kỳ ai: nó gợi lên hình ảnh cô bé bán diêm và mọi người ngủ trong một túp lều xung quanh gia đình heo. Tôi từng nghe kể về những đứa trẻ rất nghiêm túc đưa tiền tiêu vặt của chúng cho bố mẹ của bạn bè, sau khi nghe người
https://thuviensach.vn
lớn thiếu cẩn trọng gọi họ là “nghèo”. Ít nhất, chúng cũng được trải nghiệm về việc người lớn có thể nhạy cảm đến lạ lùng thế nào về cái thứ kỳ lạ này – tiền.
Chẳng có gì sai trong việc cho đứa con nhỏ bé của bạn biết về sΉ nghèo khó.
Mặt khác, chẳng có gì sai trong việc cho đứa con nhỏ bé của bạn biết về sự nghèo khó. Những lời kêu gọi trên ti-vi hay báo chí luôn được đáp lại bằng ngọn lửa nhiệt huyết từ các bạn nhỏ: trao tặng đồ chơi, gây quӻ cho những bạn nhỏ vùng cao và viết cho các bạn những bức thư – tất cả đều là những nguồn vui, là sự cảm thông thực sự và lâu bền.
Vấn đề chỉ thực sự xảy ra khi trẻ hỏi, trực tiếp hoặc gián tiếp, rằng tại sao một vài người thì nghèo còn những người khác thì giàu. Tại sao cuộc sống lại không công bằng? Thật khó cưỡng lại cám dỗ của việc đưa cho chúng một câu trả lời sáo rỗng bởi suy cho cùng, đó là một trong số những bí ẩn lớn nhất và buồn nhất trên thế giới: người giàu sống trong lâu đài, người nghèo gác cổng, và có đúng là Chúa thực tình đã đặt họ ở cao hay thấp và sắp xếp đẳng cấp của họ không. Bạn có thể giải thích về nạn đói, hạn hán và động đất; bạn có thể nói về “vận may”, hoặc thử một vài khái niệm trong kinh tế tiền tệ (hoặc chủ nghĩa Mác, nếu có chiều hướng như thế); bạn thậm chí còn có thể, cầu trời là không phải vậy, thử dựng lên một lý thuyết không vững chắc nhưng rất an lòng rằng những người tốt và làm việc chăm chỉ sẽ không bao giờ phải đứng chờ đồ phát chẩn.
Nhưng rất khó để làm gì khác ngoài việc trung thực về sự không công bằng, thẳng thắn về sự thất bại và nhắc đi nhắc lại rằng bản thân tiền không tốt hay xấu, mà trung tính. Một vài người xứng đáng có tiền và không có được nó, người khác lại dễ dàng nhận được tiền dưới dạng thừa kế. Một vài người hưởng thụ đồng tiền, vài người khác lại để tiền phá hỏng cuộc đời họ. Bạn có thể nói rằng tiền không quan trọng, không phải là mọi thứ và không thể mua tình yêu; nhưng mặt khác, sẽ là điên rồ nếu không dạy con bạn tôn trọng
https://thuviensach.vn
tiền và tiết kiệm một ít cho những lúc khó khăn. Hãy sáng tạo, xây dựng kiểu triết lý của riêng bạn, chỉ là đừng bỏ sót điều gì.
Tiền tiêu vặt
Là ứng dụng thực tế đầu tiên của tiền. Điểm kỳ lạ, ít nhất là ở Anh, là những nghiên cứu chỉ ra rằng gia đình càng giàu thì tiền tiêu vặt cho con càng ít. Một nhân vật truyền hình nổi tiếng cho các con của cô ấy, lúc tám tuổi, chỉ một nghìn mỗi ngày. Trong khi ở những gia đình công nhân lao động, lũ trẻ có thể nhận được tới hai mươi nghìn một tuần.
Tôi hoài nghi điều này. Trong những gia đình nhà giàu, dù sao thì trẻ con cũng được người lớn mua cho rất nhiều thứ tuyệt vời. Nhưng tôi thấy hơi có vấn đề khi chỉ cho con bảy nghìn một tuần, hay kể cả là mười nghìn. Với thời giá hiện tại, như vậy trẻ sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để học cách dùng tiền. Thật không công bằng khi bắt một đứa trẻ phải tiết kiệm hai tháng trời để mua một cuốn truyện mà nó thích. Cho trẻ những khoản tiền ít đến ngớ ngẩn như thế tức là bạn đang khuyến khích trẻ nghĩ tiền của chúng khác với tiền của bạn – giống như thể một món đồ chơi vậy. Bạn phóng đại sức mạnh của bạn: nếu bạn mua một đồ chơi trung bình với bảy trăm nghìn, bạn đang nhấn mạnh rằng một người lớn có sức tiêu dùng lớn hơn gấp hàng trăm lần một đứa trẻ, rồi lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Đứa trẻ sẽ cảm thấy không có sức mạnh và buồn phiền.
Bạn có thể nói rằng tiền không quan trọng, không phải là mọi thứ và không thể mua tình yêu; nhưng mặt khác, sẽ là điên rồ nếu không dạy con tôn trọng tiền và tiết kiệm một ít cho những lúc khó khăn.
Mặt khác, nếu đưa cho trẻ nhiều tiền hơn một chút, trẻ sẽ cảm thấy cần phải có trách nhiệm. Nó sung sướng với viễn cảnh rằng nếu không mua bất cứ thứ gì trong một năm thì nó sẽ có thể tiết kiệm để mua một bộ xe ô tô điện. Nó đưa ra quyết định, nó chia khoản tiền: tiêu 50 nghìn vào món đồ chơi quái vật không gian, sau đó ngậm ngùi ước giá mà nó đã không làm thế; cho tiền vào một tài khoản
https://thuviensach.vn
tiết kiệm, rồi nhìn thấy khoản tiền lớn lên thực sự. Thằng bé sẽ dành 25 nghìn cho quӻ từ thiện và được thông báo khoản tiền đó đủđể mua gạo cầm hơi cho cả một gia đình vùng lũ lụt và giúp họ sống thêm hai ngày nữa trước khi chết đói. Thằng bé sẽ có một chút trải nghiệm về sức mạnh, trách nhiệm và tính lưỡng nan của tiền bạc. Nhìn chung, tôi nghiêng về phía cho nhiều tiền tiêu vặt nếu bạn có thể.
IMG_1513
Kiếm tiền
Là một khái niệm hữu ích khác. Có một số cách hợp pháp để trẻ từ khoảng bảy tuổi có thể kiếm tiền, nhưng chúng ta có thể đạt nhiều mục đích hơn nếu sử dụng tiêu vặt để thưởng hoặc phạt. Tôi thu của con vài đồng mỗi lần chửi bậy, khạc nhổ, đánh hay những hành vi tương tự trong tuần, điều này khuyến khích con hiểu khái niệm trừ; và tôi trả một khoản nhỏ cho các công việc nhà không nằm trong nhiệm vụ thông thường (Hãy chú ý: trẻ con có thể trở nên rất vụ lợi vào khoảng sáu tuổi và bắt đầu tính phí cho những việc nhà hết sức hiển nhiên như dọn bàn hoặc dọn dẹp phòng ngủ. Đừng để bị lừa phỉnh). Kiếm được những đồng tiền đầu tiên là một niềm vui tuyệt vời và đáng trân trọng. Đừng phá hỏng điều đó bằng việc chiều chuộng cho con gấp đôi số tiền đã thỏa thuận: cảm giác khi thực sự kiếm được năm nghìn thích hơn nhiều so với cảm giác được chiếu cố cho mười nghìn.
Cảm giác khi thΉc sΉ kiếm được năm nghìn thích hơn nhiều so với cảm giác được chiếu cố cho mười nghìn.
Tiêu pha
Trẻ cần được tùy ý tiêu khoản tiền đầu tiên. Một số gia đình kiểm soát việc này quá độc đoán. Những thứ đồ ngọt độc hại hoặc những đồ vật nguy hiểm rõ ràng là phải được kiểm soát hoặc bị cấm, nhưng nếu không phải những thứ đó thì con có quyền lãng phí số
https://thuviensach.vn
tiền mà con kiếm được. Chúng ta muốn bảo vệ con khỏi cái cảm giác ớn lạnh vàđáng sợ khi mở món đồ được bọc gói rất màu mè ra và trông thấy thứ đồ chơi siêu rởm, nhưng chúng ta không có quyền đó. Một câu nói nổi tiếng của giới chính trị gia Anh khi một thủ tướng về hưu là: “Các cố vấn đưa lời khuyên và các bộ trưởng quyết định.” Cha mẹ chỉ là những cố vấn, dù rất khổ sở để chấp nhận điều đó. Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của việc làm mẹ là đứng loanh quanh hàng giờ liền trong cửa hàng đồ chơi trong khi đứa con bồn chồn, vừa khổ sở vừa khao khát, nhìn chòng chọc vào các bảng giá và cố gắng đưa ra quyết định. Đừng nói gì cả. Hãy lấy sách ra đọc. Đừng làm hộ con.
Đổi chác
Tôi giữ quan điểm có thể trái với thông thường. Tôi không nghĩ bố mẹ có quyền can thiệp vào việc mua bán khá kỳ lạ giữa những đứa trẻ với nhau trong độ tuổi này. Nếu con bạn là kiểu người có xu hướng đổi một món siêu đồ chơi tối tân giá 50 nghìn lấy hai hòn bi và một thỏi sô-cô-la, hãy cứ để con làm thế (Trừ phi bạn khá chắc chắn là con bị bắt phải làm như vậy. Khi đó, hãy nói chuyện với cả hai đứa trẻ, nếu cần). Nếu thằng bé thực sự muốn mấy thứ đồ lặt vặt kia, hãy chia tay với số tiền của bạn và học bài học của mình: thật không công bằng khi áp đặt hệ giá trị của người lớn vào những đứa trẻ. Nếu bạn thực sự không thể chịu đựng được cảnh những đồ thiết yếu, như những bộ xếp hình chẳng hạn, rời khỏi nhà mình, hãy nói thằng bé chỉ có thể đổi những thứ mà nó tự mua (không phải những món quà) mà không cần phải xin phép.
Cho tặng
Là một vấn đề khó hơn. Nhìn chung, để được sống yên bình và có mối quan hệ ngang bằng với những người hàng xóm, một nguyên tắc tốt là trẻ con không bao giờ nhận tiền hoặc cho tiền bất kỳ ai bên ngoài gia đình mà bạn không được biết – trừ khi thông qua một quӻ từ thiện phù hợp. Trẻ con tuổi này cũng không nên cho mượn, hoặc mượn, bởi rất khó để có thể theo dõi hay kiểm soát xem đồ đạc đi đâu. Đó còn là khởi nguồn dẫn đến sự oán giận lẫn nhau nữa.
https://thuviensach.vn
Thật không công bằng khi áp đặt hệ giá trị của người lớn vào những đứa trẻ.
Bạn có thể nắm được tất cả những điều này. Nhưng tôi có thể nói cho bạn một điều khó khăn vẫn chờ phía trước. Khi dạy trẻ dùng tiền theo cách có ý nghĩa, bạn sẽ rơi vào tình huống khá khó khăn là phải giải thích cho trẻ rằng một người rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn mà không có quӻ dự phòng không hẳn đã là người vô trách nhiệm hoặc kém cỏi. Một cô bé con nhà giàu mà tôi biết đã dừng lại trước một người lang thang gần Charing Cross và hỏi mẹ thật lớn: “Tại sao người đàn ông này không mở một Tài Khoản Tiết Kiệm Nhỏ khi ông ta còn nhỏ hả mẹ?” Ánh nhìn giận dữ từ kẻ lang thang phiêu bạt sống trong những chiếc hộp các-tông và một đồng năm bảng vẻ tội lỗi của mẹ cô bé không làm dịu được lòng tự trọng của ông; hai mẹ con rời ngay đi, âm thanh của những lời giải thích tan dần vô ích trong buổi tối lạnh lẽo.
https://thuviensach.vn
10Quần áo lâu bị cũ: Bật mí cách chọn quần áo
Đ
ến một lúc nào đó, trong khoảng từ mốc bỏ bộ quần áo liền thân cho trẻ sơ sinh đến lúc đủ lớn để mặc trang phục dành cho đám cưới, trẻ con sẽ hình thành ý thức về trang phục.
Thẳng thắn mà nói, nhận thức này càng tới muộn thì càng may cho bạn. Nếu con bạn muốn được mặc cùng một kiểu quần áo thể thao cho-trai-hay-gái-đều-được mà chỉ cần tăng dẫn kích cỡ, từ khi bốn
tuổi cho tới tuổi có thể quan hệ tình dục, thì vấn đề duy nhất của bạn là thỉnh thoảng làm dáng cho con trong vài giờ đồng hồ. Đôi khi đây có thể là một thử thách (tôi nhớ rất rõ kӻ thuật của riêng mình là trở nên cứng đờ và hét lên khi ai đó bắt tôi mặc áo dài tiệc nhung đỏ với cổ ren) nhưng nó sẽ tiết kiệm tiền cho bạn và, về mọi mặt, giúp bạn tránh bực bội. Trẻ con trông đáng yêu trong những bộ quần áo thời trang, nhưng một đứa trẻ mới bé xíu mà đã quá quan tâm tới quần áo thì hẳn là vừa khó chịu vừa tốn kém. Vấn đề không chỉ nằm ở mặt hậu cần: món đồ mà một đứa bé như vậy muốn mặc thường hoặc là đang giặt chưa khô, hoặc quá nhỏ, hoặc sẽ có giá tới 500 nghìn; mà còn ở sự thực là một đứa bé thường xuyên chải chuốt trước gương không phải là điều phù hợp. Trẻ ăn mặc xuề xòa, không quá ý thức về vẻ bề ngoài, năng động và khỏe mạnh thì dễ sống cùng hơn. Hầu hết trẻ đều rơi vào khoảng giữa hai nhóm đó: không quan tâm quá mức về bất cứ thứ gì ngoại trừ sự thoải mái, mà vẫn có những lúc chợt phát cuồng với chiếc áo len nào đó hoặc những bộ áo may liền quần cũ rích có hình thêu.
IMG_1514
Bất kể con bạn thuộc nhóm tính khí nào thì vẫn rõ ràng là từ ba tới tám tuổi, vấn đề quần áo hoàn toàn khác với trước đây. Bỉm tã chỉ là
https://thuviensach.vn
kỷ niệm, nôn trớ rất hiếm hoi và quan trọng nhất, con bắt đầu độc lập trong việc mặc quần áo. Sự độc lập đáng quý này (ý tôi là đáng quý đối với bạn vì bạn có thể nhâm nhi một tách cà phê vào buổi sáng) nên được nuôi dưỡng và khuyến khích với những loại quần áo dễ xỏ, có cổ rộng và cạp co dãn. Đúng là những cậu bé trông sẽ rất tuyệt vời trong những chiếc sơ mi với nút khuy áo thực thụ, nhưng những bất lợi của loại quần áo này cũng quá rõ ràng. Trẻ con ở độ tuổi năng động và hay nghịch bẩn cần rất nhiều quần áo, hàng ngày thường phải thay hết các món đồ kể cả áo len, nên chỉ có chỗ cho nhiều nhất là ba bộ trang phục “đẹp nhất”. Ở tuổi đang lớn nhanh như thổi này không có chỗ cho đồ thời trang. Nếu sáng suốt, bạn hãy cương quyết chống lại việc đó và đừng bao giờ gợi ý cho con khi còn quá nhỏ về những khái niệm như “thời thượng” hoặc “thời trang”. Một bà mẹ thành thị lo lắng với đứa con thông minh xinh đẹp lẽo đẽo theo sau kể lại: “Những thứ con bé có mà chưa bị chật thì con bé sẽ nói là lỗi thời, và ngược lại”. Con gái cô ấy sáu tuổi. Tất nhiên, thời gian sẽ ảnh hưởng tới những gì chúng mặc bởi thời trang quyết định đồ bán trong các chuỗi cửa hàng, nhưng chủ ý khuyến khích điều đó thì quả là điên rồ. Theo quan điểm mà tôi thừa nhận là khá lập dị của mình, khuyến khích “sự nữ tính” ở con gái trong độ tuổi quá nhỏ cũng là điều điên rồ. Sau này sẽ có đủ thời gian cho việc đó, còn bây giờ, hãy cứ để chúng chạy, xé toạc đồ và nhún nhảy vô tư trong những bộ quần áo kiểu con trai. Xét cho cùng, đó chính là sự tự do mà rất nhiều phụ nữ đang đấu tranh để có được.
Nếu đến nay bạn vẫn đang đồng hành vui vẻ với một đứa trẻ mặc lại đồ được cho, bạn nên biết rằng có những mức độ phân cấp rõ ràng trên thị trường quần áo trẻ em béo bở và hãy chú ý tới loại cửa hàng mà bạn đi lạc vào. Đây là hướng dẫn của một người hay hoài nghi:
Đẳng cấp cao nhất
Ở bất cứ thành phố lớn nào cũng có vài cửa hàng bán những loại trang phục đặc biệt cầu kỳ như áo len không thể giặt máy, váy dạ hội bằng lụa nguyên chất dành cho những cô bé bốn tuổi (cũng chỉ
https://thuviensach.vn