🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Có Những Nhà Văn Như Thế (Chân Dung Văn Học)
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục lục
1. Lời dẫn
2. PHẦN THỨ NHẤT
3. Rabelais và thiên tiểu thuyết hiện đại đầu tiên 4. Nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine
5. Cặp mắt của La Bruyère
6. Racine – Nhà thơ bị nguyền rủa
7. Sau 300 năm Madame De Sévigné lại lên ngôi 8. CeRvantes - Người hiệp sĩ của muôn đời
9. Don Quichotte - Người bạn đường của nhân loại 10. Pushkin xuyên qua những thăng trầm lịch sử của nước Nga 11. Dostoievsky - Tài năng nghiệt ngã
12. Chekhov - Tấn bi kịch của cái dung tục
13. Một gương mặt khác của Chekhov
14. Heinrich Heine – Kẻ ngoài cuộc
15. Cuộc đời phi thường của Alexandre Dumas
16. Một thiên tài phóng túng
17. Honoré De Balzac - Kẻ ganh đua với Chúa trời 18. Cuộc đời kỳ diệu của Victor Hugo
19. Victor Hugo – Một siêu sao
20. Alfred De Musset - Đứa con không thế kỷ
21. Nhà “cuồng chữ” Mallarmé
22. Khúc cầu siêu cho Paul Verlaine
23. Hawthorne - Người phù thủy của Salem
24. Ngọn hải đăng của chủ nghĩa nhân văn và văn học Mỹ 25. Những nơi mà hồn ma của Edgar Allan Poe còn vướng vất
https://thuviensach.vn
26. Oscar Wilde - Chân dung một con người kỳ cục 27. PHẦN THỨ HAI
28. Pygmalion & G. Bernard Shaw
29. Hermann Hesse – Thông điệp của ông cho thế giới hôm nay 30. Rabindranath Tagore - Một khúc Thơ Dâng
31. Nỗi cô đơn của Stefan Zweig
32. Scott Fitzgerarld và một thế hệ mất mát
33. Hemingway - Cuộc đời là một ngày hội lớn
34. Trăm năm cô đơn với ngòi bút
35. Thế giới của Faulkner - Mảng tối của con người 36. Cây mộc lan và bức tượng
37. Tấm mộ chí của một nhà văn
38. Nathalie Sarraute - Nhà văn cùng tuổi với thế kỷ 39. Tác phẩm dở dang của Camus
40. Jacques Prévert với Những chiếc lá khô
41. Thiên sử thi André Malraux
42. Graham Greene - Người Anh không thầm lặng 43. Homère của thế kỷ XX
44. Garcia marquez - Ông vua của ngôn từ
45. Jorge Amado - Bậc hiền nhân
46. Berthold Brecht - Bậc thầy của sân khấu và thơ 47. Nazim hikmet - Nhà thơ của lưu đày
48. Những nỗi băn khoăn của một nhà văn Ý
49. Marguerite duras - Niềm đam mê không suy suyển 50. PHẦN THỨ BA
51. Guenter Grass - Tiếng nói của nước Đức nhân đạo 52. Grass: Không gì có thể thay thế cho văn hóa đọc 53. Norman Mailer coi mình là chúa Jésus
54. “Tôi không phải là một vị thánh”
https://thuviensach.vn
55. John Updike - Nhà văn thiên phú
56. Cây bút về đời sống Mỹ hiện đại
57. Ralph Ellison - Nhà văn lớn với một tác phẩm 58. “Thằng bé bẩn thỉu” của văn học Mỹ tự bạch
59. Sự bí ẩn của Salinger
60. Don Delillo và nước Mỹ của cái thời điên cuồng 61. Naguib Mahfouz giữa đời thường
62. Ông vua của chủ nghĩa hiện thực Ả Rập
63. Walcott nhà thơ gắn bó với cội nguồn
64. Toni Morrison - Nhà văn Mỹ da đen đầu tiên đoạt giải Nobel 65. Morrison ở thiên đường
66. Kenzaburo Oe và nỗi lo âu trước tương lai nhân loại 67. Kenzaburo Oe - Con người và tác phẩm
68. Seamus Heaney - Khuôn mặt sáng của làng thơ thế giới 69. Phần thưởng dành cho một thi hào khiêm nhường 70. Thơ Wislawa Szymborska
71. Dario Fo - Người gây bão táp quanh những vở hài kịch 72. V.S. Naipaul - Nhà biên niên sử về các xã hội hậu thuộc địa 73. Naipaul - “Điều thú vị ở tuổi 70? Đó là sự tĩnh tại” 74. Elfriede Jelinek - Con người ẩn dật với ngòi bút đầy sức mạnh 75. “Viết là con thuyền cứu sinh của tôi”
76. Thomas Bernhard - Nhà văn lớn của sự chối bỏV 77. Le Clézio và hành trình tìm kiếm bản sắc
78. Kundéra và sứ mệnh của tiểu thuyết
79. Từ trải nghiệm đến bản sắc
80. Nhà văn trốn đời Harper Lee
81. Carlos fuentes - Nhà văn bậc thầy của Mỹ La Tinh 82. 90 tuổi vẫn chưa hết kinh ngạc trước thành côngV 83. Hiện tượng AndreI Makine
https://thuviensach.vn
84. Makanin và thế giới tâm thức của người Nga đương đại
https://thuviensach.vn
LỜI DẪN
Quá trình hội nhập văn học của văn học Việt Nam với văn học thế giới từ giữa thập kỷ tám mươi thế kỷ XX đến nay thường được nhìn nhận theo những cách thức khác nhau.
Với những người đã chứng kiến sự bùng nổ thông tin ghê gớm đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới thì những hoạt động đó còn có vẻ dè dặt, do đó bé nhỏ đơn sơ và không có gì đáng kể.
Song chỉ cần trở lại với thực tế Việt Nam, nhớ lại sự xơ cứng trong hoạt động này trong khoảng mười năm ngay sau chiến tranh, thì người ta đã có thể nói rằng ở đây đã diễn ra một bước chuyển căn bản.
Chúng ta không chỉ cho dịch những cuốn sách bán chạy, không chỉ giới thiệu mọi mặt hoạt động sách vở ở nước nọ nước kia, mà còn chia sẻ với họ cách nhìn nhận cũng như cách hiểu về văn học nói chung. Ngay cách đưa tin cũng bao nhiêu đổi khác. Những tác phẩm tưởng như xa lạ trở nên gần gũi bởi chủ đề nhân bản sâu sắc và cách diễn tả độc đáo. Và những nhà văn hàng đầu của thế giới cũng hiện ra với bao nhiêu chuyện thân tình tuy vẫn không vì thế mà mất đi tầm vóc lớn lao. Cả cái vẻ rất hiện đại, những tìm tòi tưởng là kỳ cục quái gở mà chỉ văn chương cuối thế kỷ XX này mới có, khi vào với đời sống văn học còn tĩnh lặng ở ta, cũng vẫn giữ được cái sự cận nhân tình cần thiết. Còn những giá trị cổ điển thì lại luôn được làm mới.
Sở dĩ được như thế một phần là vì những người đảm nhận vai trò thông tin ở ta, khi dựa vào báo chí nước người để nhờ họ làm trung gian cho sự giao lưu vừa mới bắt đầu, đã có một cách xử lý khôn ngoan và hợp lý.
Chẳng hạn như trường hợp Hà Vinh. Không chỉ có một căn bản tiếng Anh và Pháp, mà quan trọng hơn ở người môi giới văn học này còn có một khẩu
https://thuviensach.vn
vị tinh tế và nhất là một tư duy văn học mềm mại theo kịp với những đổi mới hiện đại của văn học phương Tây. Thêm vào đấy nữa việc vận dụng tiếng Việt khá tự do đã khiến cho ông trong phần lớn trường hợp, nói lại chuyện người một cách tự nhiên và chủ động diễn tả những điều mới mẻ theo những cách thức phải nói là nhiều chiều cạnh, nhiều tầng nghĩa, người chưa quen dễ chấp nhận, mà người biết nhiều vẫn cảm thấy có cái mới.
Theo sự quan sát của tôi thì trong khoảng thời gian hai chục năm qua, những bài viết mang tính cách biên soạn của Hà Vinh và các cộng tác viên của ông, thoạt đầu được in trên tờ Thể thao và văn hóa, thực sự đã trở thành một món ăn tinh thần thường xuyên do đó thành người bạn tin cậy của nhiều bạn đọc thanh niên ở ta, trong đó có cả nhiều người viết văn không có may mắn là biết được một ngoại ngữ để tự do hội nhập với thế giới.
Đó cũng là lý do khiến tập sách này được biên soạn. Chúng ta chỉ làm công việc đơn giản là chỉnh sửa một số câu chữ sắp xếp lại các bài theo diễn biến của văn học và tước đi những sự lặp lại không cần thiết. Hy vọng Có những nhà văn như thế sẽ đồng hành cùng các bạn trên đường học tập và nghiên cứu, nói nôm na là để các bạn đọc lại trong những dịp cần thiết.
Trình độ người viết và người biên soạn có hạn, tập sách chắc không tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc lượng thứ.
VƯƠNG TRÍ NHÀN
https://thuviensach.vn
PHẦN THỨ NHẤT
https://thuviensach.vn
RABELAIS VÀ THIÊN TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN
Vào thời trẻ Rabelais[1] đã là tu sĩ tại tu viện Puy-Saint-Martin ở Fontenay le-Comte, vùng Vendée nước Pháp và những kỷ niệm về ông đã và đang còn hết sức hiện diện tại cái thành phố nhỏ bé này. Tên của ông khắc với những chữ cái to đùng trên bể nước phun tại quảng trường Viète nơi mà vào ngày lễ, chủ nhật dàn nhạc thường hay trình diễn. Ngay gần phố Orfèvres, một vòi nước khác có từ thời Francois Đệ nhất, được trang trí bằng một bi ký theo bút tích của người tu sĩ thông thái này. Trên phố Orfèvres, người ta còn thấy những thầy tu dòng Franciscain đi lại, mặc áo choàng nâu bằng len thô, đi chân đất, khiến người ta tưởng tượng là có thể trong số họ có một thầy tu trẻ tóc hung đang nhăn mặt làm hề với một chú bé nào đó theo cái cách mà các thầy giáo đôi khi gợi lên khi giảng dạy về Rabelais. Và rồi không xa Fontenay là tu viện Maillezais hoang phế, nơi mà Rebelais đã sống những ngày hạnh phúc, nơi của những tu sĩ Bénédictin có học và hiền hòa.
Chính trong môi trường này đã ra đời tuyệt tác Pantagruel và Gargantua như thể là một sưu tập những truyện kể địa phương. Cũng vẫn là những cuộc chè chén lu bù, những con người to bự ấy, những kẻ phóng đãng ấy, những tật phàm ăn ấy.
https://thuviensach.vn
Trong cuộc sống lang bạt và ly hương kéo dài của mình – ở Montpellier, Lyon, Roma, Piémont, Metz–Rabelais bao giờ cũng nhớ lại quê hương Touraine của mình, coi đó là trung tâm thế giới đối với ông, nơi diễn ra tất cả những chương hồi của các tiểu thuyết của ông, nhưng cũng không quên đi xứ Vendée.
Đã bao lâu người ta khinh thường Rabelais. Người ta ít đọc hay không hề đọc sách ông. Ông hiện ra một cách tối tăm mờ nhạt, bị che phủ trong một kho từ vựng cổ xưa. Những thứ tục tĩu của ông viết ra còn làm cho cả Voltaire cũng bị sốc. Từ cái chết của vua Francois Đệ Nhất, kẻ vốn yêu ông, thì Rabelais bị xếp vào ngăn kéo của những cuốn sách cũ vì bị coi là khiếm nhã. Văn học Pháp ư? Không phải là thứ rối rắm tối nghĩa ấy mà là sự trong sáng của Ronsard, Ronsard thù ghét Rabelais và ngôn ngữ dung tục của ông. Hoàn toàn giống Rebalais, Ronsard đảm nhận việc tạo ra ngôn ngữ Pháp – cái thay thế cho tiếng La Tinh, ngôn ngữ chính thức, thứ ngôn ngữ của tương lai. Nhưng Ronsard muốn dẫn dắt văn học Pháp qua cánh cửa của ngôn ngữ cung đình. Ngược lại Rabelais thì giương cao thứ ngôn từ rộng lớn của những thổ ngữ, những tiếng lóng, những thành ngữ dân gian như một dòng thác từ ngữ mà ông bày ra dưới chân Đại học đường Sorbonne.
Louis-Ferdinand Céline có lần nói: “Rabelais, ông đã thất bại”. Ông thất bại bởi vì Ronsard đã thắng, và sau đó là Malherbe và Boileau. Ngôn ngữ cung đình đã và luôn luôn là tiếng nói của văn học Pháp, mặc dầu vào thế kỷ XIX, Hugo, Gautier, Flaubert mưu toan khôi phục Rabelais và mặc dầu văn học thế kỷ XX lấy động lực từ Ulysse của James Joyce và Mort à Crédit (Chết nợ – tạm dịch) của Céline trong mạch văn Rabelais.
Việc xuất bản hàng loạt những tác phẩm của Rabelais vào dịp kỷ niệm “giả” 500 ngày sinh của ông (nói là “giả” vì đã gần 10 năm người ta bỏ lơ đi ngày sinh của ông) không phải là chuyện tình cờ. Nó đánh dấu sự phục
https://thuviensach.vn
hồi của Ralebais, con người cùng thời với chúng ta, và nếu như ông ta đã thua keo đầu thì lại thắng keo sau.
Bởi lẽ điều hết sức rõ ràng là Rabelais đồng thời với chúng ta hơn là Ronsard. Đồng thời với ngôn từ lẫn đầu óc, cả tài năng sáng tạo lẫn cái “gu” thông thái và còn cả cái nghệ thuật lãng mạn của ông nữa.
Pantagruel và Gargantua trong thực tế không chỉ là một cuốn, mà là tập đại thành, có 5 lớp, của những tác phẩm bao trùm suốt cuộc đời tác giả. Nó là tiểu thuyết Pháp đầu tiên, viết bằng tiếng Pháp, bằng thứ ngôn ngữ bình dân. Và bây giờ chúng ta còn thấy ra rằng nó là cuốn tiểu thuyết “hiện đại” đầu tiên.
Thứ tiểu thuyết phúng dụ như Don Quichotte xuất hiện ở Tây Ban Nha sau đó một thế kỷ và xem ra lấy cảm hứng từ những truyện kể hiệp sĩ dân gian. Về phần Rabelais, đôi chân của ông cắm sâu vào thời Trung cổ, còn cái đầu ngẩng cao hướng về tương lai. Lối viết của ông không quen thuộc với chúng ta vì đấy là một sự hòa trộn giữa những cái thô lậu, những chuyện đầu Ngô mình Sở, những câu đùa cợt bẩn thỉu và cả cái chất thông thái uyên bác, một thứ văn hóa bách khoa của một thầy thuốc - tu sĩ (người ta biết ông là một trong những nhà y học tiếng tăm nhất thời đại mình). Pantagruel và Gargantua viết ra như là những cuốn sách phổ thông nhưng thực sự là những tác phẩm cực kỳ thông thái về chủ đề, mã hóa và hàng đống biểu tượng. Cũng không nên quên rằng đấy là thời của Tòa Án Dị Giáo đầy khủng bố, rằng người bạn ông là Etienne Dolet bị thiêu sống vì coi là tà giáo. Rabelais, suốt đời vẫn là tu sĩ, và rất quan tâm đến thần học cũng như chủ nghĩa nhân đạo. Cái khung vũ hội hóa trang của truyện ông là nhằm ngụy trang cho những quan điểm chính trị và tôn giáo. Bởi vì con người này sống vào một thời đại mà sự bất khoan dung và thuyết toàn vẹn là những thứ đã tạo ra những nỗi khủng khiếp của cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Công giáo La Mã và Tin lành. Ông đã hướng mọi tác phẩm của mình về sự khoan dung, tự do tư tưởng, quyền tự do được sống theo cách của
https://thuviensach.vn
mình. Và ông đã bị nhà thờ cấm tác phẩm Gargantua, và sở dĩ đời ông lang bạt chui nhủi là vì sau bước chân mình là giàn thiêu của Tòa Án Dị Giáo săn đuổi.
Pantagruel xuất bản năm 1532 ở Lyon, khiến độc giả nhao nhao tìm đọc nhưng lại không được giới tinh hoa đón nhận và chính do điều này nữa, Rabelais là người đương thời với chúng ta. Như người ta biết, thành công của ông làm học đường Sorbonne bối rối, và tác giả trở thành một phần tử bị tình nghi. Hơn nữa việc ông tưởng tượng ra những nhân vật có một sức sống lớn lao đến mức có thể kéo dài đến tận bây giờ đã không hề góp phần làm cho ông đáng được sự bảo chứng của cái Đại học đường đó. Tiểu thuyết hành động, với những pha hồi hộp, những tình tiết lắt léo, những tình huống say sưa và gồm đủ các loại người. Chẳng hạn Panurge, giảo hoạt như Ulysse, là người biết nhiều ngôn ngữ. Nếu Ulysse của Joyce không giống với tác phẩm Quart Livre của Rabelais với một cuộc phiêu lưu lớn trên biển trong đó có cái giai thoại về những con cừu của Panurge, thì cuốn sau lại không phải không có gì giống với Odyssée của Homère (nên nhớ là Rabelais rất thông thạo tiếng Hy Lạp).
Pantagruel và Gargantua đã không ngừng trở lại với thế giới sử thi của Hy Lạp, và tìm cách đánh lạc hướng, từ trò bắt chước đến những truyện ngụ ngôn. Rabelais đã tham bác và biên soạn nhiều về những tác phẩm hài hước la tinh, hứng thú với ngày hội “thằng ngu” và “lễ lừa”. Vào cuối thời trung cổ, trật tự giáo hội và hiệp sĩ bị nổ tung. Và thế kỷ XV chứng kiến sự ra đời của Rabelais, nổ bùng ra như một chiếc bụng quá căng phồng. Trước khi biến mất đi một thế giới bần cùng, đầy thiên kiến, cuồng tín, khủng bố, nó khiến ông có một sự ham muốn cháy bỏng, một tham vọng điên cuồng, để khôi phục lại cái ký ức đó bằng vô vàn truyện tiếu lâm. Huyền thoại hóa thứ ngôn ngữ của chợ búa, của đường phố, của hàng quán, nông nô và đồng thời dân chủ hóa ngôn ngữ, ông viết bằng thứ ngôn ngữ đời thường trong tinh thần bình đẳng giữa những con người. Gargantua, một nông dân, sản phẩm của truyện thần thoại xen-tích vốn đã được truyền miệng trước đó,
https://thuviensach.vn
được sử dụng làm công cụ đánh đổ chủ nghĩa giáo điều trung cổ. Gargantua và Pantagruel nhìn thế giới từ những mặt trái của nó. Nhưng mặt trái chính là mặt phải. Thế kỷ của Rabelais bắt đầu với một khao khát thế tục, một niềm vui được hiểu biết, từ các nhà hiền triết cổ đại đến những phát hiện địa lý (châu Mỹ) và kỹ thuật (máy in) và kết liễu trong nỗi khủng khiếp của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Trong khi đó, tiếng kêu của một số người tự do đã làm thế giới chao đảo. Và đấy là ba tu sĩ cổ: Erasme, Luther và Rabelais. Cả ba đều muốn mang trở lại cho Thiên Chúa giáo cái thông điệp về tự do và bình đẳng mà các Giáo hoàng đã quên đi.
Gargantua và Pantagruel phá vỡ những xích xiềng của thần học trung cổ, của tinh thần hiệp sĩ, của nền chính trị bất khoan dung. Tinh thần tự do và bình đẳng, cái thông điệp của nó hiện đại đến sững sờ. Trong tu viện Thélème, không có tường bao, không có kỷ luật. Đấy là sự biện giải của Diogène.
Đấy là việc tại sao, trong cái thời đại của bất khoan dung, của cuồng tin, của chủ nghĩa toàn vẹn hiện nay của chúng ta, tác phẩm của Rabelais một lần nữa lại trở nên hấp dẫn. Đấy là việc tại sao nó vẫn bổ ích đối với chúng ta. Đấy là việc tại sao chúng ta cảm thấy mình gắn bó anh em với nó.
[1] 1494-1553
https://thuviensach.vn
NHÀ THƠ NGỤ NGÔN LA
FONTAINE
Nhân kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng Jean de la Fontaine[1], tập Truyện Ngụ ngôn toàn tập của ông được xuất bản kèm theo 250 minh họa. Theo giáo sư Marc Fumaroli tại Cao đẳng học viện Pháp quốc và chuyên gia về thế kỷ XVII ở Pháp, La Fontaine là một nhà văn “vẫn sống và hoạt động”. Đấy là nhà văn của sự dịu dàng, vui sống và hạnh phúc, những nét căn bản trong thơ ông. Về cơ bản La Fontaine là người theo tư tưởng Flaton - trọng sự cao quý về tinh thần. Người ta chỉ có thể tiếp cận với chân lý qua sự trung gian của cái đẹp và niềm vui thích gắn liền với cái đẹp.
Những truyện ngụ ngôn của ông, ở khắp mọi thời vẫn được người ta ngưỡng mộ. Vậy thì cái bí mật của sự thành công phổ quát đó là gì? Kể từ thời phục hưng, rất ít tác giả lại nghĩ rằng họ có thể xây dựng một tác phẩm lấy từ truyện ngụ ngôn. La Fontaine đã nẩy ra cái ý định thiên tài là ông có thể dùng cái cốt lõi vốn già như trái đất và bao phủ nó bằng những trang sức để làm cho mọi truyện kể trở thành bản tóm tắt thực sự của tất cả những cái tinh tế của thơ ca Pháp, như nó đã từng rộ nở vào đầu thế kỷ XVII. Ông đã tạo ra quanh một truyện ngụ ngôn có phần khô khan và vào thời đấy mang tính chất sư phạm, một không khí của sự trò chuyện duyên dáng, lịch sự và quyến rũ. Ông cũng đã làm điều mà không một nhà thơ
https://thuviensach.vn
Pháp nào trước ông đã từng làm, kể cả Marot: Ông giải phóng khuôn khổ câu thơ, tạo ra một thi pháp điêu luyện, tô điểm cho các truyện ngụ ngôn một sự lưu loát đầy nhạc tính.
Bản thân La Fontaine là một người sành sỏi về âm nhạc đương thời, và đặc biệt rất thích loại đàn luth, một nhạc cụ mà một mình nó đệm riêng cho ca khúc rất thịnh hành vào thời 1640 đến 1660. Đây là thứ âm nhạc rất tâm tình, đầy nội cảm, gắn chặt với một sự thưởng thức sâu lắng và chăm chú trong những nhóm nhỏ bè bạn. Đây là cái nhịp điệu nội tâm của đối thoại. Toàn bộ văn chương thế kỷ XVII trước hết là sự thưởng thức bằng tai, thứ bút chiến thường xuyên chống lại thứ vương quyền tuyệt đối. Khuynh hướng của các truyện ngụ ngôn của ông trước hết là thù địch với quyền bính nhà vua. Ông đã kế thừa một lý tưởng về một nước Pháp, dù có ngôi vua, nhưng đa thực thể, chống chiến tranh ở ngoài nước và hòa hoãn với Rome. Quan niệm đó về nước Pháp đi đôi với một quan niệm về châu Âu mà nguyên tắc chủ đạo của nó không phải là một quyền lực quân sự mà là một quyền lực tinh thần. Chủ đề thường xuyên của những truyện ngụ ngôn là hòa bình. Tự thâm tâm, La Fontaine là một con người hiền hậu và theo lý tưởng hòa bình. Thành công của Truyện Ngụ Ngôn năm 1668 không chỉ là thành công của một tuyệt tác văn học bất ngờ mà còn là sự trả đũa lại một cách nhẹ nhàng, gián tiếp, đầy chất thơ trước sự chiến thắng của nhà nước quân sự và quan liêu. Chính vì vậy bản thân nó là một thứ quyền lực thực sự vì nó duy trì – trước quyền lực nhà vua đòi sự phục tùng và nô dịch, loại trừ sự phóng khoáng và những quyền tự do – một chân trời của sự quyến rũ, của suy tư, của trí tuệ và sự dịu dàng. La Fontaine và bạn bè ông tin vào một sự hòa hợp ở trên cao mà người ta có thể kéo nó xuống để chiếm lĩnh chung quanh họ. Sự hòa hợp không phải là một trật tự duy lý. Trong các truyện ngụ ngôn, không có đạo lý đã hoàn thiện sẵn. Đây là lúc mà nhờ vào đức hạnh cao cả thiên nhiên người ta trở nên có thể nhận biết được sự thánh thiện. Một thiên nhiên có được cái đẹp, điều thiện về tình yêu. Khi mà lý lẽ cùng đường, người ta tìm thấy ngụ ngôn. Và với ngụ ngôn người ta đến với chân lý êm đềm mà lý lẽ không thể nào đạt tới.
https://thuviensach.vn
Riêng về con người của La Fontaine, một trong những chân dung tuyệt vời nhất về ông là của Mlle de Scudéry trong cuốn tiểu thuyết Le Clélie mà ông xuất hiện dưới cái thác danh là Anacréon. Cả trước khi ông xuất bản Truyện Ngụ Ngôn, đây đã là những nét cơ bản về tính cách của ông: “Nhạy cảm với mọi sinh thú không trừ cái gì”. Cái mà ông thích nhất là những cuộc tụ hội của “dăm sáu bè bạn, không có công chuyện mà cũng không có ưu phiền”, và giữa họ với nhau là việc “trò chuyện tự do, tào lao và vui thích”, và xen vào đó là những khúc hát nhẹ nhàng, nghe nhạc và ít phút dạo chơi. Ông còn là nhà thơ trong sáng. Một trong những điều ám ảnh ông nhiều là “sự phiền muộn”. Nghệ thuật được tạo ra để cho chúng ta bớt đi những nỗi buồn chán, dù là chút ít. Phiền muộn là cái cảm giác nặng nề u ám của một thế giới không âm nhạc. Theo nghĩa đó, La Fontaine là một nhà thơ hiện đại. Ông hình dung trước sự phân cực mang chất Baudelaire giữa thế giới ca hát của văn học và sự phiền muộn mà nó muốn xua đuổi đi.
Chính vì thế việc nghiên cứu La Fontaine không phải là việc chơi đồ cổ. Thế kỷ XVII làm bối cảnh cho những nhà văn lãng mạn lớn của Pháp. Nó mở đường cho người ta tìm hiểu các tác giả của thế kỷ XIXvà tuyệt tác của Alexandre Dumas, bộ tiểu thuyết 3 tập Ba người lính ngự lâm, đấy là cả một biển thơ và chất liệu lịch sử. Người ta tìm thấy trong thơ của Baudelaire tất cả những gì làm vang vọng làn thơ ca ba-rốc, và để đến với Proust, cần phải thấy ra rằng ở những tầng sâu thẳm nhất của Đi tìm thời gian đã mất là Mme de Sévigné, Saint-Simon, Nữ Công tước Guermantes… Là một nhà thơ lớn của hoài niệm, Proust nhìn thấy tất cả mọi giai đoạn của một nền văn hóa, và thế kỷ XVII là điểm tựa cơ bản nhất cho những suy tưởng của ông.
Một trong những tấn kịch của thời đại chúng ta là phải sống trên bề mặt của chính mình và của người khác. Cần phải làm tất cả để đánh thức ký ức để nhận biết cái chiều thứ tư là thời gian của hồi tưởng. Bởi thế La Fontaine là một nhà văn đang sống và đang hoạt động.
https://thuviensach.vn
[1] 1621-1695
https://thuviensach.vn
CẶP MẮT CỦA LA BRUYÈRE
La Bruyère[1]là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Pháp. Một cuộc đời âm thầm và đầy nghi ngại, một tác phẩm lớn duy nhất, một “ga lơ-ri” về những biếm họa của thời đại ông và của mọi thời đại, một dự án cải cách về phong cách sống và các mối quan hệ, một sự sâu sắc về tư duy thường gợi nhắc người ta nhớ đến Pascal, một cảm quan sắc bén về tính tương đối, một cặp mắt chăm chú: Tất cả những cái đó đều quá mạnh, quá khó chịu, quá chi ly làm người ta có nguy cơ nhận ra mình trong đó. Les Caractères (“Những Tính Cách” hay “Các Con Chữ” tùy ta hiểu - ND) chính là một luận văn phê bình xã hội hiện đại.
Những nhà văn Pháp này đều như thế, dẫu tên của họ là gì. Molière, Sévigné, La Fontaine, La Rochefoucauld, La Bruyère, Racine, Boileau, Vauvenargues, Voltaire, Sade, và muộn hơn là Céline, Genet… Người ta nói đến một phong cảnh, với những thung lũng, những cánh đồng cỏ, những con sông, cây cối, những hố sâu của bóng tối, những khoảng rừng thưa, những bông hoa. La Bruyère có ở đấy, phía bên trái, giống như một bụi cây rì rào bất an. Những tính cách ư? Phải rồi, theo nghĩa Hy Lạp thì đấy là sự khắc họa, là in ấn. Từ này mang một ý nghĩa sinh học, thần học, tâm lý học và cả mẫu chữ in ấn nữa. Mắt là một phần của chữ hiện ra do in ấn, làm người ta đụng đến vật liệu thần kinh của sự thuyết giảng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chương đầu của tác phẩm Les Caractères mang tiêu đề “Những sản phẩm của trí tuệ” và chương cuối cùng “Những trí lực mạnh
https://thuviensach.vn
mẽ”. Người ta bắt đầu với những suy ngẫm về nghệ thuật ngôn từ, và kết thúc bằng việc khơi dậy lại sức bật của thượng đế vốn thông thường có khuynh hướng bỏ quên nghĩa vụ. (Và người ta biết rằng La Bruyère, đối với các ngài giáo sư, đã mang tiếng xấu, vì ông thuộc về cánh Bossuet).
“Với đầu óc sắc bén, cái rất hiếm hoi trên thế gian này, đấy là những viên kim cương và ngọc trai”. Đấy là cái văn phong “nhanh hoạt, chuẩn xác, kích động”, cái cách “sử dụng ngôn từ hoàn toàn mới mẻ” (lời của Voltaire đã nói ra) trong khi hoàn thành một cuộc cách mạng mà từ “Ánh sáng” là biểu trưng của nó (Montesquieu, độc giả của La Bruyère). Tác phẩm Les Caractères lập tức có một công chúng độc giả rộng lớn và cũng đầy những sự ghen tị. Cũng theo Voltaire, “những ẩn dụ người ta thấy đầy rẫy trong cuốn sách làm cho nó thành công”. Nhưng “chìa khóa” là gì: Chắc hẳn rằng có đấy và thiên hạ tùy theo địa vị của mình mà nhìn nhận, nhưng những chiếc thìa khóa này là những hình mẫu được cố định và còn có thể áp dụng cho những mẫu người của thời đại chúng ta. Bạn hãy đọc mà xem: “Có những tâm hồn bẩn thỉu, đầy bùn nhơ và cặn bã, những kẻ chả phải là cha là mẹ, chả là bầu bạn, chả là công dân, chả phải tín đồ Thiên chúa giáo, mà có lẽ cũng chả phải là người: Họ có đầy tiền”. Hoặc nữa: “Khi nhìn nhận người phụ nữ này bằng sắc đẹp cô ta, tuổi trẻ cô ta, sự kiêu căng và thói đỏng đảnh của cô ta, thì không có ai nghi ngờ rằng một ngày nào đó thế nào cũng có một anh chàng say mê cô ả. Sự chọn lựa của tôi đã rõ: Đấy là một con quái vật chẳng có đầu óc”. Và cứ thế, cứ thế…
Điều lạ lùng nhất là La Bruyère lại rất hiện đại do một sự hồi cố về các tác giả Hy Lạp và La Tinh, và rằng trong cuộc tranh cãi nổi tiếng giữa những bậc cổ điển và kẻ hiện đại, thì chính các vị tiền bối lại làm cuộc lật đổ trong khi những người “hiện đại”, những kẻ rập khuôn theo thời đại mình, lại nhạt nhẽo, rối rắm, đạo đức giả, khoa trương. Quả là một mở đầu dữ dội đầy kinh ngạc mà La Bruyère đã viết ra trong diễn văn khi ông nhậm chức viện sĩ hàn lâm của Pháp. Ông đã gây ra một vụ xì-căng-đan khi bảo vệ những bạn bè mình: La Fontaine, Boileau, Bossuet, Fénelon, Racine. Và từ
https://thuviensach.vn
đó, ông tố cáo cái gian đảng của những tín đồ mà bao giờ cũng có sẵn: “Tôi không hề có một chút nghi ngờ gì rằng công chúng sẽ không chán chường và mệt mỏi để nghe, từ mấy năm nay, về những con quạ già nua kêu quàng quạc quanh những người mà, từ đôi cánh tự do và một ngòi bút thanh thoát, đã đạt tới một vinh quang nào đó bằng văn phẩm của mình (…). Văn xuôi, văn vần, tất cả đều là mồi săn của sự hiềm tị khôn nguôi của những kẻ được coi là chống lại người nào dám xuất hiện trong sự toàn bích nào đó và được công chúng thừa nhận”.
Đấy là điểm chủ yếu: Cái mà những quan chức văn học hay trí thức không chịu ủng hộ, trong sự tầm thường “thiếu sức mạnh và hơi thở” của nó, là cái hoàn hảo đến thẳng với công chúng, và vì thế thường có một liên minh tự nhiên giữa tài năng và dân tộc. Người ta đã hết sức thích thú với Những người tỉnh lẻ, Truyện ngụ ngôn, Những tính cách và cả Tartuffe hayPhèdre. Dù cho một nhà báo hay một viện sĩ có giận dữ đến xùi bọt mép để phủ nhận thì cũng chả làm điều gì được. Tác phẩm Les Caractères, trước hết, không ai nghi ngờ rằng là một cỗ máy chiến tranh chống lại sự mù quáng của dư luận và cái bậu sậu tạo ra nó: “Điều đi ngược lại với những lời xì xào về những sự việc hay những con người thường là sự thật”. Hay nữa: “Cần phải làm như những người khác: câu phương ngôn hầu như lúc nào cũng đáng nghi ngờ”. Hoặc giả: “Chỉ dần dà thôi, và còn bị thúc bách bởi thời đại và hoàn cảnh, mà những đức hạnh hoàn hảo và những thói xấu lan tràn cuối cùng mới tự bộc lộ ra”.
Cần lưu ý, La Bruyère nói rằng không hề có một phán quyết tối hậu, nó chỉ mang tính “hình thức” mà không phải là cái gì khác. Cũng đừng mong thoát khỏi, trong nghệ thuật, với cái thớ thịt chằng chịt bí hiểm của nó, sự phán xét đối với chúng ta: “Trong nghệ thuật có một điểm hoàn bích giống như cái thiện và sự chín muồi của thế giới tự nhiên. Những ai cảm thấy nó và yêu mến nó thì có được cái “gu” hoàn thiện, những ai không cảm thấy, không đầy đủ hay quá mức, thì cái “gu” khiếm khuyết. Bởi thế có một thứ “gu” tốt và thứ “gu” xấu, và người ta cãi nhau về nó một cách có căn cứ”.
https://thuviensach.vn
Việc không có “gu” như người ta thấy, có việc đi lướt qua bên cạnh một điểm. Sự ngu dại bản thân nó là một vấn đề tự động. “Kẻ ngu dốt là người máy”. Hài kịch xã hội là một sự mộng du, một vở kịch múa rối, đáng cười hơn là đáng khóc, bởi vì “sự bất an, sợ hãi, chán nản không xa rời cái chết mà ngược lại”.
Sức mạnh của văn chương: Nhờ vào một sự chuẩn xác nhất định về biểu tả, người ta ghi tên mình vào tâm điểm của nguyên lý về mâu thuẫn. Chính vì vậy mà La Bruyère đã không phải ít vui thích khi thấy mình được Lautréamont lặp lại. La Bruyère viết: “Tất cả đã được nói ra, và người ta đã đến quá muộn kể từ hơn bảy ngàn năm khi đã có những con người và họ suy nghĩ. Người ta chỉ việc đi cóp nhặt theo chân những bậc cổ đại và sự khéo léo trong những người hiện đại”. Còn Lautréamont (trong cuốn Các vần Thơ) viết: “Chưa có gì được nói ra. Người ta đến quá sớm kể từ hơn bảy ngàn năm khi đã có những người… Chúng ta có lợi thế làm việc theo gương những người cổ đại và sự khéo léo trong những người hiện đại”. Tất cả đã được nói ra. Mà cũng chưa có gì được nói ra. Riêng cái việc “nói” tự nó đã mở cánh cửa của thời gian.
Jouhandeau, trong lời nói đầu tinh tế của cuốn Les Caractères được tái bản, đã đi đến mức so sánh La Bruyère với Nietzsche. Ông đã đưa ra làm bằng chứng đoạn văn sau đây: “Có những con người có thể trở nên đặc biệt: Họ lướt đi, dương buồm trên một biển cả, nơi mà những kẻ khác thất bại và đắm thuyền; họ thành đạt bằng việc làm thương tổn đến mọi nguyên tắc của sự thành đạt; họ lấy ra từ cái bất bình thường và cái điên rồ của họ tất cả mọi thành quả của một sự khôn ngoan được tiêu thụ nhiều nhất; họ tự nâng mình lên bởi một sự vi phạm không ngừng đến cái mức nghiêm trang của phẩm giá; và cuối cùng họ kết thúc và gặp gỡ một tương lai mà họ đã không hề thấy mà cũng không hề mong mỏi. Cái còn lại đối với họ trên trái đất này, ấy là tấm gương soi của số mệnh họ, thật chết người đối với những ai muốn theo đuổi cái số mệnh đó”.
https://thuviensach.vn
Người ta có thể đọc đi đọc lại đoạn văn này. Nó chẳng bao giờ là cũ cả. [1] 1688-1896
https://thuviensach.vn
Racine
NHÀ THƠ BỊ NGUYỀN RỦA
Với những quan niệm đã được khuôn đúc vào những ký ức về những năm cuối bậc phổ thông, chúng ta khó lòng chấp nhận được ý kiến cho rằng Jean Racine[1] lại là một nhà thơ bị nguyền rủa.
Vào đầu thế kỷ XIX, Stendhal đã đội lên đầu Racine cũng như Boileau một “mớ tóc giả già nua” của các viện sĩ hàn lâm. Vào cuối thế kỷ, Verlaine đã tạo ra khái niệm “những nhà thơ bị nguyền rủa”. Nhưng Verlaine chỉ dành cho những con người đương thời với ông: Baudelaire, Mallarmé, Rimbaud. Chính là chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa khoa học vạn năng, tinh thần đạo đức tư sản và dân chủ của thời đại đã ngược đãi cái chân lý của các nhà thơ.
Ở thế kỷ XVII, không có một nhà tư sản hay một người dân chủ nào nắm quyền lực. Song le người ta nhớ lại rằng Platon và nhiều cha cố nhà thờ đã đuổi Homerè ra khỏi nền “Cộng hòa” của họ. Racine, bước vào Hàn lâm viện Pháp năm 1673, được phong chức nhà chép sử chính thức của hoàng gia năm 1677 và là một quý tộc trong Vương cung năm 1690, ăn ở trong cung điện Versailles năm 1695, rõ ràng đã có một sự nghiệp khác hẳn với Théophile de Viau (bị bỏ tù) với Etienne Durand (bị hỏa thiêu) hay D’Assoucy (trở thành kẻ lang thang). Nhưng sự “nguyền rủa”, cả theo nghĩa mà Verlaine ám chỉ, không giới hạn ở cái số phận tỏ tường của các
https://thuviensach.vn
nhà thơ. Nó có thể hành hạ họ từ thế giới nội tâm. Từ năm 1663 đến 1667, và rồi từ năm 1689 đến 1691, Racine đã đưa ra dưới ánh sáng của thi đàn một thứ thơ ca lạ lẫm, dữ dằn, bị bài xích kịch liệt. Tập thơ này có thể đánh lừa: Bề ngoài xem ra nó ngoan ngoãn tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt nhất của thơ cổ điển, và mang lại khoái cảm cho người nghe bởi âm vận hài hòa tuyệt vời của nó. Nhưng dưới lớp áo nề nếp và duyên dáng đó có biết bao cái đột phá và tiếng kêu gào vì hận thù, đau đớn và say mê, bao sự thực kinh hoàng của trái tim.
Trong cuốn tiểu sử tuyệt vời Cuộc đời Racine xuất bản năm 1927, Francois Mauriac chỉ ra cái khoảng cách kinh ngạc giữa những biểu hiện thông thường đương thời, vốn nhạt nhẽo và phởn phơ, với cái mà Racine gợi lên về niềm đam mê tình ái: Sự cuồng nộ và những lời thầm thì của yêu đương. Vua và các triều thần quý tộc, không đạo đức giả như những tên thị dân của Baudelaire, tự tìm thấy mình trong sự đồi bại của Néron, sự hung tợn của Roxane, ngọn lửa và sự đau đớn của Phèdre, sự đam mê quyền lực thay thế cho sự ám ảnh nhục dục ở viện đại giáo sĩ Joad cũng như ở bà hoàng hậu Athalie phản đạo.
Một nghệ thuật, cả khi dưới những hình thức hoàn hảo nhất, dám nói lên cái địa ngục của sầu đau và nỗi thống khổ thiêu đốt trái tim con người, thì đấy là một thứ nghệ thuật bị nguyền rủa. Racine biết điều đó, ông đã bị cái đó hành hạ hơn bất cứ ai khác đã kế thừa ông trong thế kỷ XIX. Thứ nghệ thuật phù thủy đó bị những giới chức tôn giáo nguyền rủa, những người mà nhà thơ, từ thời thơ ấu của mình đã kính ngưỡng họ hơn bất cứ ai khác. Nó bị nguyền rủa bởi vị chúa Trời ẩn mặt và khủng khiếp mà những giáo sĩ ở Port Royal đã khắc vào tâm khảm ông nỗi sợ hãi. Ông bị nguyền rủa bởi đối thủ chính của mình là Corneille, người lên án mạnh mẽ thứ khoa học đáng ngờ về Eros mà Racine dựng lên trên sân khấu. Và ông còn bị nguyền rủa bởi cả, vua và triều đình, những người không nghi ngờ gì, tuy từ thâm tâm đã thấy ra chất nổi loạn của nhà thơ, nhưng lại đã thu xếp bằng việc ban cho ông những danh dự chính thức để làm ông phải im tiếng.
https://thuviensach.vn
Mauriac giả định rằng Racine, với cái khí chất u sầu và ham khoái lạc, từng bị lừa dối bởi những diễn viên và những kỹ nữ tiếng tăm nhất thời đó, đã nếm trải những vết thương cháy bỏng của tội ác và thất vọng được nói lên trong tác phẩm Phèdre. Ông đã tự trốn chạy mình cũng như đã trốn chạy sân khấu, khi sau năm 1677 (với vụ hôn nhân, tình cha con, những vinh dự và những lời lên án tại triều đình), ông đã chọn sự im lặng triệt để giống như Rimbaud khi ở Harar (Ethiopie) chỉ thêm thắt những bài thơ có tính chất răn đời. Theo yêu cầu của Madame de Maintenon và của nhà vua, hai vở bi kịch cuối cùng của ông lấy cảm hứng từ Kinh Thánh, miêu tả những cuộc đấu tranh của quyền lực dân sự và quyền lực tôn giáo.
Bên cạnh Cuộc đời Racine của Mauriac, cần đọc thêm cuốn Racine của Thierry Maulnier (1935) để thực sự hiểu được thơ ca bị nguyền rủa của ông.
[1] 1639-1699
https://thuviensach.vn
SAU 300 NĂM MADAME DE SÉVIGNÉ LẠI LÊN NGÔI
Kỷ niệm Madame de Sévigné[1] vị phu nhân quý hóa của lâu đài Rochers, Roger Duchéne - người canh giữ nghiêm cẩn ngôi đền của bà, xuất bản hai cuốn sách: Một cuốn tiểu sử và một khảo luận, có phần khắc khổ nhưng lại không thể thiếu được đối với Marie de Sévigné, nhà văn. Anne Bernet, với giọng văn có phần “góp gạo ăn chung” hơn, nhưng lại cũng đáng yêu hơn, cũng cho ra một cuốn tiểu sử khác. Về phần các nhà sử học, Jacqueline Quenneau và Jean-Yves Pate cho ra một cuốn sách đầy trí xảo Nghệ thuật sống vào thời Madame de Sévigné. Và một album lộng lẫy Kỷ niệm ẩm thực của Madame de Sévigné. Nhưng giá trị to lớn của năm nay về Sévigné lại thuộc về Georges Laffly, người vượt lên trước sự lười lẫm tự nhiên của người đương thời, đã giới thiệu một cuốn sao lục về thư tín nổi tiếng làm cho ta có thể thưởng thức cái trí tuệ và những sắc thái của nó mà không phải ngấu nghiến hết tất cả: Một “tuyệt tác Sévigné” mang lại cho bà hình ảnh một nhà duy đạo đức.
La Bruyère, một nhà duy đạo đức khác cũng mất cùng năm với bà – 300 năm trước – đã viết về những người phụ nữ thời ông: “Nữ giới đi xa hơn giới mày râu chúng ta về tài văn chương. Nếu những người phụ nữ luôn luôn đúng đắn, tôi dám nói rằng những bức thư của một số người có lẽ là cái hay hơn cả mà chúng ta có trong ngôn ngữ viết”. Người ta khó mà tìm
https://thuviensach.vn
ra một cách định nghĩa tốt hơn về tác phẩm của Madame de Sévigné, tên khai sinh là Marie de Chantal. Tại sao bà lại nổi tiếng và giữ địa vị duy nhất trong lịch sử văn học Pháp? Từ câu chuyện gia đình: Ngày 4/2/1671 Francoise-Margueritte de Sévigné - người mà vua Louis XIV theo người ta đồn là rất say mê cô - đi lấy chồng và rời xa mẹ. Kết quả là sự ra đời một loạt thư từ quan trọng giữa Marie de Sévigné và cô con gái mình bây giờ đã trở thành Madame de Grignan. Hàng chục bức thư kéo dài trong 25 năm, chứng cứ của mối tình mẫu tử không phai nhạt.
Madame de Chantal đã làm cho nhiều nhà trí thức say đắm – từ Bussy - Rabutin, người anh em họ, đến tiểu thuyết gia Roger Nimier, trong những tác phẩm của mình. Bussy viết về bà qua một nhân vật hóa thân là Madame de Chenneville: “Không hề có một phụ nữ nào ở Pháp lại có một trí tuệ và sức mạnh đến thế. Tính cách của bà rất hoạt bát và khinh khoái, một người đẹp được ngưỡng mộ đương thời”.
Madame de Sévigné thường nghĩ là nếu dòng họ bà đi vào lịch sử đó là nhờ vào tổ tiên, những chiến tích quân sự và danh tiếng của người bà con họ hàng. Bà chỉ tự coi mình là một bà mẹ lo lắng đến con cái. Thế nhưng những thư tín của bà, những chuyện trò và giai thoại của bà, với chất tự nhiên và vẻ duyên dáng của nó khiến người ta thèm muốn, đã trở thành một hiện tượng của thế kỷ XVII. Bà có một tài năng văn chương hơn người, có thể lưu danh sử sách.
Vậy tài năng đó ra sao? Bà chỉ viết theo sự hưng phấn khi trao đổi thư từ, cái thường là dấu hiệu lành mạnh tuyệt vời đối với một nhà văn như Duchêne đã nhận định: “Trong cái thế giới mà bà dự phần, người ta viết để đưa lại thích thú cho người đọc bất chấp số lượng họ là bao nhiêu”. Thời buổi đó thật thoải mái và người ta biết thưởng thức. Và rồi bà đã trở thành một Colette (nhà văn nổi tiếng của Pháp đầu thế kỷ XX) rất sớm. Với thiên bẩm văn chương có lần bà đã thú nhận: “Tôi viết nhanh đến mức mà tôi không kịp nghĩ”.
https://thuviensach.vn
Madame de Chantal sinh tại Paris ngày 5/2/1626 trong một gia đình quý tộc. Bà Marie de Coulanges, người mẹ, đã mất hai người con trước khi sinh ra bà. Nhưng việc đại khánh này lại bị che phủ đi vì cái chết của người cha, Celse Bénigne de Rabutin, vào một năm sau trên đảo Ré khi chiến đấu với quân Anh.
Năm 1633, bà Marie de Coulanges cũng qua đời và Marie de Rabutin Chantal mồ côi vào lúc 7 tuổi. Bà được gia đình nhà Coulanges nuôi dưỡng và đến năm 18 tuổi, theo phong tục thời đại lấy Henri de Sévigné, một hầu tước có thế lực. Henri đẹp trai dũng cảm, chủ lâu đài Rochers, nhưng lại ăn chơi đàng điếm, bỏ rơi bà vợ trẻ để chạy theo Ninon de Lenclos và bao nhiêu phụ nữ khác. Nhưng lâu dài Rochers, nơi Henri sống thời thơ ấu, lại cuốn hút bà, và giữa sự thoái ẩn đồng nội và cuộc sống Paris, bà đã sinh hạ Francoise Marguerite de Sévigné, nữ bá tước de Grignan sau này, vào năm 1648, ngay trước khi chồng mình ngã xuống sau vụ đấu súng với hiệp sĩ Albet vì một người phụ nữ là Madame de Gondran khi ấy bà Sévigné mới 22 tuổi. Madame de Sévigné trở thành một quả phụ thực sự, bà đã chọn con đường trung dung: nhiều bạn, ít người yêu. Bao kẻ đã say mê nữ hầu tước này: Turenne gõ cửa nhà bà đến “20 lần”, rồi công tước de Conti, Lenet, Montreuil… Năm 1652 Rohan và Tonquedec đấu đá nhau vì bà.
Cô con gái của bà, Francoise Marguerite, là một “cô gái đẹp nhất nước Pháp”, tham gia trình diễn vũ balê, người mà La Fontaine đã tặng cô truyện kể Con sư tử đa tình. Sau khi người chồng, bá tước de Grignan được phong chức trung tướng ở Provence, thì người vợ trẻ không thể sống xa chồng và rời mẹ mình. Từ đó, trong hơn 20 năm, từ 1671 đến 1694, là sự trao đổi thư tín không ngưng nghỉ giữa bà mẹ và cô con gái. Bà viết: “Ngày nào mẹ cũng viết cho con. Đấy là niềm vui của mẹ. Mẹ chỉ còn có niềm thích thú đó thôi”. Sự trao đổi thư từ diễn ra đều đặn, cứ một tuần hai lần. Bà còn có những quan hệ thư tín với những nhà văn và nhân vật đương thời: Ménage Pomponne, Bussy, Guitaut, Fouquet, La Rochefoucauld, La Bruyère, La
https://thuviensach.vn
Fontaine và người bạn gái thân thiết, Madame de La Fayette, trong thời đại được mệnh danh là “Thế kỷ lớn”.
Vào chuyến trở về cuối cùng của bà đến lâu đài Rochers, bà hầu tước cảm thấy nỗi thê lương đang chiếm lĩnh mình: “… những lối đi hiu quạnh và ảm đạm hơn… cái vô cùng đó đã trở thành tận cùng”. Những bước đi cuối cùng bà đi dạo mà không tự ý thức là những bước đến mồ huyệt. Bà không hình dung được rằng mấy tháng sau bà sẽ an nghỉ đời đời. Bao giờ bà cũng là mình một cách tuyệt vời, tự do và tự nhiên: Đấy là sức quyến rũ của bà. Không một phe một đảng nào, không một trào lưu tư tưởng nào làm phương hại đến bà. Đấy là một tâm hồn phụ nữ đầy trí tuệ, đã tắt đi vào ngày 17/4/1696 mà không hề nghĩ là người ta lại có thể công bố những bức thư của mình, kể cả trong giới thượng lưu của các xa lông, vì theo bà “chúng chả có giá trị gì”.
Sự trớ trêu của số phận là chính nhà vua, người mở hòm đựng di vật bà lại là người công bố đầu tiên những bức thư của bà.
[1] 1626-1696
https://thuviensach.vn
CeRvantes[1]
NGƯỜI HIỆP SĨ CỦA MUÔN ĐỜI
Có thể nói là tôi đã gặp Don Quixote, một con người ở xứ La Mancha ở Tây Ban Nha, tại giảng đường của một trường trung học ở một thành phố nhỏ, cách thời ông sống đến 400 năm và cách quê hương ông hàng ngàn dặm khi mà các học sinh sắp ra trường hát lên bài hát Giấc mơ không thể có, một bài dân ca dựa trên câu chuyện về Don Quixote.
Trong khi vật lộn với giấc mơ của đời mình, có lần tôi quyết định tìm hiểu thêm về nhân vật huyền thoại này. Trong những thư tịch về ông có cuốn Nhà hiệp khách tài trí Don Quixote của La Mancha mà người ta có thể tìm thấy ở các thư viện công cộng. Cuốn sách nổi tiếng này được xuất bản lần đầu tiên làm hai phần vào năm 1615, và từ ấy đến nay đã được tái bản đến 2.000 lần bằng 60 thứ tiếng, từ tiếng Ả Rập đến tiếng Triều Tiên.
Có thể nói chắc rằng truyện kể về Don Quixote được kể ra bằng nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, trừ cuốn Kinh Thánh. Hình ảnh Don Quixote không thể bị bó hẹp trong một đất nước thời gian riêng biệt nào – thông qua những cuộc phiêu lưu đầy tính bi hài mà ông dấn mình vào, ông đã khéo léo làm sáng tỏ cái thân phận con người đến nỗi Thomas Mann, nhà văn lớn của nước Đức, đã mệnh danh cho ông là “biểu tượng của nhân loại”. Những thành ngữ như “đấu thương với cối xay gió” (nói đến một trong
https://thuviensach.vn
những chiến tích của ông) hay “cái chất Don Quixote” đã trở thành từ ngữ trong nhiều ngôn ngữ.
Có thể khi người ta còn trẻ, thì Don Quixote có ý nghĩa rất nhiều. Nhưng khi người ta quá tuổi tứ tuần hay ngũ tuần, thì người ta thường coi chuyện mộng mơ chỉ là trò trẻ con. Những điều khôn ngoan mà con người thu nhận được thì ở thời trẻ là những ước mơ, còn đối với tuổi già là ký ức. Trước nỗi kinh hoàng của gia đình và những bạn bè vốn có đầu óc thực tế, S.A Schrelner (Mỹ) đã bỏ một việc làm đảm bảo để thử sức trong một cái nghề phiêu lưu là nghề viết văn. Chính thế đối với ông thật là một niềm vui khi phát hiện ra nhân vật thời trung cổ này, người mà xem ra được trang bị tồi hơn ông nhiều, lại dám theo đuổi những giấc mơ và dám nhận mọi điều xảy ra cho cuộc phiêu lưu của mình.
Nào hãy nhớ lại chuyện Don Quixote. Một nhà quý tộc thôn quê, một Hidalgo, sống với một người quản gia và đứa cháu họ trong một làng quê không tên tuổi vùng La Mancha. Tình cảnh của ông quí tộc này khốn quẫn đến nỗi phải bán đất đi để lấy tiền mua sách. Ông thì cao và gầy như hạc, đôi má thì hóp lại, tóc đã hoa râm. Ông thường miệt mài đọc lại những chuyện ly kỳ thời hiệp sĩ, thời mà những hiệp sĩ lang thang thường lang bạt đây đó ở các vùng quê để cứu trợ những cô trinh nữ trong cảnh hiểm nghèo, giết chết những con ác long hay những người khổng lồ, và tạo lập nên những giang sơn riêng của mình. Lấy nguồn cảm hứng – hay phát rồ lên – vì đọc sách, ông quyết định lên đường làm những chuyến phiêu lưu như những hiệp khách thời xưa, mặc dầu ông chỉ có mỗi một bộ áo giáp cũ kỹ xộc xệch mặc lên kêu cọt kẹt do đời trước để lại, và một con ngựa mà ông đặt tên là Rocinanite, nó cũng già yếu và gầy guộc như ông.
Một sự thôi thúc phổ biến của con người là theo đuổi một mẫu hình nào đó để thoát khỏi cuộc sống tầm thường nhạt nhẽo và chính vì thế mà người ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác, chẳng những chấp nhận sự rồ dại của Don Quixote, coi là điều chẳng có gì khó hiểu mà còn đi đến chỗ nghi ngờ rằng
https://thuviensach.vn
liệu Don Quixote có phải chỉ là nhân vật thuần túy có tính chất tưởng tượng trong đầu óc Miguel de Cervantes Saavedra không nữa. Tuy ông nói là Don Quixote chỉ là “đứa con tinh thần” của ông, Cervantes đã cố tình tạo ra một sự lẫn lộn khi nói rằng ông đã tình cờ đọc những chuyện phiêu lưu về Don trong một bản thảo của một sứ giả Ả Rập không xuất bản. Nhưng điều mà nói chung người ta thừa nhận là Don Quixote chỉ là một nhân vật hoàn toàn có tính chất hư cấu và nhân vật này là hiện thân của chính tác giả.
Cho đến lúc cầm bút viết cuốn truyện này, Cervantes, lúc bấy giờ vào trạc ngũ tuần, cũng đã từng đấu thương với cối xay suốt cả đời mình. Tìm vinh quang của người chiến sĩ, ông bị thương trong trận đánh Lopanto và bị liệt cánh tay trái. Trong gần sáu năm liền ông là tù nhân của bọn cướp biển Thổ ở Alger. Thế rồi ông trở thành một nhà văn không tên tuổi và một thời gian làm viên chức khiến ông phải hai lần vào tù vì việc giữ sổ sách đáng nghi ngờ, và đã lao động đến kiệt sức để hoàn thành cuốn Don Quixote sáu tháng trước khi qua đời vào tuổi 68. Do vậy Cervantes có lý do để tìm kiếm những cuộc phiêu lưu dũng cảm trong tâm trí mình, và lại còn có đủ lý do để chấp nhận những thất bại.
Điều làm cho hầu hết chúng ta không dám chấp nhận những thách thức mới trong cuộc sống – là điều sợ sự thất bại, dù hậu quả của nó là đối với sức khỏe, tinh thần hay sự cười chê của người khác. Nhưng Don Quixote, cũng giống như Cervantes, đã từng nếm đủ mùi thất bại.
Cuộc phiêu lưu chống cối xay gió là một trong những chiến tích đầu tiên của Don Quixote và là một sự thất bại nổi tiếng nhất của ông. Có một người hầu đi theo, Sancho Panca, một nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa, vốn là một kẻ cắm rễ sâu vào thực tế trong khi ông chủ của mình lại huyền hoặc vì những ý tưởng ngông cuồng. Vào một sáng sớm Don Quixote đang chu du qua châu thổ La Mancha. Bỗng ông thấy một cụm cối xay gió mà ông cho là những tên khổng lồ không theo luật pháp với những cánh tay dài ngoãng là những kẻ đồng minh. Sancho cho rằng đấy chỉ là
https://thuviensach.vn
những cối xay gió mà thôi, nhưng Quixote thì nhất định chả chịu nghe. Ông cầm ngang ngọn giáo và thúc con ngựa chiến đi nước kiệu tiến lên, và thế rồi cánh quạt cối xay gió đã làm cho ngọn giáo của ông gãy nát và làm cho chàng hiệp khách và lẫn con ngựa bò lê bò càng ra. Còn chàng hiệp sĩ thì lại nhún vai và bảo: “Ôi thắng bại là chuyện thường tình của kẻ chiến chinh. Khi tôi nghĩ về điều đó, tôi đoán chắc rằng đây hẳn là công trình của một tên phù thủy đã biến tên khổng lồ thành cối xay gió để đả bại tôi”.
Bí mật vĩ đại của Don Quixote là ở chỗ lúc nào ông cũng chỉ nhìn thấy những mơ ước của mình, bất chấp những nỗi hoài nghi hay giễu cợt của những người khác. Nhưng nhà triết học Tây Ban Nha Jose Ortegay Gasset đã viết trong cuốn Những suy tư về Don Quixote: Sự thực là có những con người quyết không chịu hài lòng với thực tại. Những người này nhằm thay đổi tiến trình của sự việc và chối bỏ việc lặp lại những hành động mà phong tục, truyền thống mà những bản năng sinh vật đòi hỏi. Những người đó chúng ta gọi là những anh hùng.
Đối với bất kỳ ai trung thực với chính mình thì cái nguy cơ đe dọa lớn nhất là tự hoài nghi: Nhìn và thừa nhận thực tế của tha nhân. Don Quixote đã phải diện đối diện với mối đe dọa đó khi ông lên đường đến thăm Aldonsa Lovenzo, một cô gái nông dân vạm vỡ mà có lần ông đã vương tình và bây giờ thì ông lý tưởng hóa một cách lãng mạn là một giai nhân tuyệt sắc có tên gọi là Dulcinea. Người đầy tớ Sancho đã sớm nhận thấy nàng Aldonza này thực vốn khác xa “người tiên trong mộng” của ông chủ mình đến mức nào. Và trong khi họ đứng ngoài rìa làng để chờ đợi lúc thích hợp đến thăm nàng Dulcinea thì Sancho biết tỏng là ông chủ mình đã hóa rồ và hy vọng có thể đánh lừa được ông ta.
Bất thần Sancho trông thấy ba cô gái nhà quê thô thiển đang cưỡi lừa tiến lại. Nắm lấy thời cơ, Sancho bảo Don Quixote rằng nàng Dulcinea, trong xiêm áo rực rỡ và những trang sức đầy châu báu ngọc ngà đang cưỡi ngựa đến với nàng hầu. Nhưng khốn nỗi lần này cặp mắt của Don Quixote lại
https://thuviensach.vn
quá tỏ tường và thấy ra hết cả. Ông lại còn ngửi thấy một thứ cay xè như mùi tỏi bốc ra từ một cô Dulcinea. “Tên phù thủy độc địa hại tôi đã dùng máy và thác nước để che mờ mắt tôi đi, và chính nó chứ chả phải ai khác đã biến nhan sắc tuyệt trần của em thành một mặt của một cô gái nhà quê đần độn”, Don Quixote nói với cô gái đang ngơ ngác.
– Ông nội ơi! Thôi đi đừng có lắp bắp nữa. Ông tránh ra chúng tôi nhờ. Cô gái bảo.
Những cô gái bỏ đi rồi, nhưng Don Quixote chẳng những không hề thất vọng, mà qua sự nếm trải này càng thấy thức dậy trong lòng niềm cảm hứng cho những chiến tích của lòng gan dạ.
Một con người hoàn toàn miệt mài theo đuổi những giấc mơ của mình có thể trở thành một thằng điên dưới con mắt của kẻ khác. Nhưng Don Quixote đã đưa hết năng lực điên rồ của mình để uốn nắn lại những gì không hợp nhãn, và như vậy ông thuộc vào hàng ngũ những thiên thần. Cuối cùng, sự điên rồ cũng sẽ được tha thứ nếu như, trong khi phụng sự những ước mơ của mình, người ta cũng góp phần vào phục vụ nhân quần.
Don Quixote và Sancho tình cờ gặp một toán người mang xiềng xích bị giải đi, giống như những tên nô lệ. Sancho thì chỉ ra rằng đấy là những tên phạm tội đáng bị trừng phạt. Nhưng nhà hiệp sĩ lại đến hỏi phạm nhân và cho rằng hình phạt này – cái mà chính Cervantes đã từng chứng kiến khi ở trong quân ngũ – là quá nặng đối với tội lỗi của họ. Thế là ông dùng thương đâm vào tên lính gác và tạo ra một cuộc loạn đả làm cho những phạm nhân tháo được xiềng xích; họ đuổi những người lính gác tháo chạy, và rồi quay lại cướp bóc, tước đoạt chính ân nhân mình và người đầy tớ và dần cho họ một trận nên thân.
Liệu Don Quixote đã lập được một chiến tích nào không? Ông quả đã lập được, và lập được những chiến công đẹp nhất mà bất cứ ai cũng hằng mong mỏi – sự chiến thắng đối với bản thân mình.
https://thuviensach.vn
Có một bữa Don Quixote và Sancho gặp một chiếc xe chở hai con sư tử dữ tợn trong chuồng. Don Quixote ra lệnh cho người canh sư tử mở cửa chuồng để xem “liệu ông có phải là người mà sư tử có thể uy hiếp nổi không?”. Ông xuống ngựa và đứng trước chuồng giam con sư tử lớn. Người canh sư tử, hoảng hồn vì sự xuất hiện kỳ dị của con người trong bộ áo giáp, liền mở cửa chuồng. Con sư tử chẳng thiết gì tỏ ra ta đây là vị chúa sơn lâm, quay lưng lại Don Quixote và hiền lành phủ phục xuống.
Thất vọng, Don Quixote bảo người canh sư tử lấy gậy để kích động con thú, nhưng người này không chịu và bảo: “Đảm lược của ngài vững như bàn thạch, theo tôi nghĩ thì không chiến sĩ dũng cảm nào lại buộc phải làm hơn cái điều là thách thức kẻ thù và chờ đợi họ trên bãi đấu. Còn nếu đối thủ ông ta không chịu đến, thì chính danh dự người đó mới bị tiêu ma”.
Quay lại phía Sancho, Don Quixote hỏi: “Anh nghĩ thế nào về điều đó, Sancho? - Có thứ bùa mê nào lại có thể đương đầu được với lòng dũng cảm thật sự. Bọn phù thủy có thể lấy đi của ta những dịp may, nhưng đừng hòng tước đi sức mạnh và lòng can đảm”.
Chúng ta có thể rút ra bài học tâm niệm qua điều này và thường trở nên can đảm hơn từ bài học này. “Từ nay, tôi không còn quá quan tâm đến việc những cuộc phiêu lưu trong đời mình sẽ là điều thành công hay thất bại trong mắt nhìn của những người khác. Mà tôi cũng không co rúm người lại khi có người nào đó bảo tôi mang cái chất “Don Quixote” trong người. Tôi kiêu hãnh nhận lấy từ này”, nhà văn Mỹ Schrelner đã nói thế.
[1] 1547-1616
https://thuviensach.vn
Don Quichotte
NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG CỦA NHÂN LOẠI
Thiên truyện của Cervantès, kể từ khi ra đời đã sáng tạo ra một nhân vật huyền thoại và mở đầu cho nền văn học hiện đại.
“Quichotte”, bản dịch mới của Aline Schulman
Don Quichotte ư? Trước hết, đó là một nhân vật nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất của văn học thế giới, một nhân vật vừa chính diện vừa phản diện, vừa thân tình vừa lố bịch, nửa khôn nửa dại, vừa lý tưởng vừa đáng thương, quý tộc nhà quê, một hình ảnh được khắc họa trong những cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ và, trên những chặng đường lưu đãng, lại kè kè bên mình người hầu Sancho Panca, râu ria xồm xoàm và chiếc mũi đỏ hỏn của một tên hề.
Tiếp đó là thiên truyện của Cervantès, một trong những thiên tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, đã dám nói hết và nói ngược lại, bất chấp kiểm duyệt, sáng tạo ra truyện trong truyện và đưa nó lên tột đỉnh, chế nhạo những chuẩn mực cũ, làm cho người ta cười rồi lại khóc, kể lại thời đại mình và mọi thời đại, đi qua sân khấu, thơ, sách tiểu sử cho đến những lời thú nhận đầy bối rối của tác giả của nó…
Vậy nên, Don Quichotte một công việc rõ ràng xong xuôi, tại sao còn xuất hiện trở lại? Thế nhưng phải chăng nó đã thực sự được kết toán rồi. Hay nói cách khác, bây giờ người ta còn đọc nó nữa không? Và điều này ta cần thành thật! Ai biết đến nhân vật Don Quichotte? Cả thế giới! Ai đã từng đọc trọn vẹn thiên truyện nguyên bản của Cervantès? Người giơ ngón tay lên kể ra không nhiều lắm. Quả tình người ta cũng nhận thấy rằng những tác phẩm lớn có tính chất nền tảng của văn học châu Âu như Faust của
https://thuviensach.vn
Goethe hay Thần khúc của Dante xem ra ngày nay cũng vắng bóng. Vậy mà cái bí ẩn vẫn tồn tại và càng sững sờ biết bao với Quichotte, một tác phẩm mới đã trở thành một sản phẩm đại chúng, để kể cũng như để đọc và chủ yếu bao gồm những lời đối thoại trực tiếp hay gián tiếp. Phải chăng đấy là do dịch thuật? Nói rộng hơn, có phải Shakespeare, Dante, Goethe và những người khác nữa phải chịu những chuyển thể sang tiếng Pháp quá phóng túng, lỗi thời hay quá tồi? Ít nhất thì vấn đề này cũng cần phải đặt ra.
Bản dịch mới của Aline Schulman, đó là kết quả của sáu năm miệt mài căng thẳng để mang lại cho bạn đọc một Don Quichotte với chất thanh thoát, tự nhiên trong khi những bản dịch trước đây đã xỉn màu như chiếc bàn mà lớp véc ni đã ngả màu với thời gian. Bản dịch xuất sắc đầu tiên của tập 1 là của César Oudin năm 1614, và bản dịch tập 2 của Francois de Rosset năm 1618, tiếp theo là của Jean Cassou, Louis Viardot, Franis de Miomache… với nhiều lối dịch khác nhau. Nhưng nếu dịch đồng thời còn có nghĩa là phản, thì tại sao lại không thừa nhận sự phản lại đó đã nhân đôi tài năng của tác giả bằng tài năng của dịch giả, khi bản thân họ cũng là một nhà văn lớn? Những trường hợp này thường hiếm hoi, chẳng hạn như Edgar Poe thông qua Baudelaire, Melville qua Giono, Conrad qua Gide, hay Kafka qua Vialatte. Nhưng đôi khi kết quả lại là một thảm bại.
Cervantès, suýt chết đói, đã cố tình đưa vào tác phẩm mình những gì khiến cho một công chúng rộng lớn thích thú, và ông đã thành công một cách thiên tài. Một trong những tác giả đầu tiên có sách bán chạy nhất chính là ông. Và tại sao, qua những thế kỷ, tác phẩm Don Quichotte lại xa rời chúng ta trong khi nhân vật Don Quichotte lại trở thành gần gũi với chúng ta? Aline Schulman muốn uốn nắn cái khuynh hướng đó, và để rồi khi câu hỏi: “Ai đọc Don Quichotte?” thì tất cả những bàn tay đều giơ lên. Không bao giờ có cái gì lại mới trong văn học như những tác phẩm cổ điển.
Trở về với chiếc quán trọ “phi hiện thực” của Cervantès
https://thuviensach.vn
Truyền thống lâu đời của chủ nghĩa hiện thực tâm lý đã tạo ra những quy tắc hầu như không thể vi phạm:
1. Phải đưa lại những thông tin tối đa về nhân vật: ngoại hình, cách ăn nói cư xử.
2. Phải hiểu biết quá khứ của nhân vật để qua đó thấy được những động cơ chi phối hành vi của nhân vật đó.
3. Nhân vật phải độc lập hoàn toàn, tức là tác giả và những nhận định của mình phải biến mất đi trong tác phẩm.
Thế nhưng nhà văn Musil của trường phái hiện đại đã phá hủy cái hợp đồng giữa tác phẩm và tác giả đó, cùng với những nhà văn khác như Broch, Gombrowicz. Những nhân vật của họ, kẻ thì không có một ngoại hình rõ rệt, kẻ thì không quá khứ. Đấy là một nhân vật của tưởng tượng, một cái tôi thể nghiệm.
Như vậy là tiểu thuyết lại gắn bó trở lại với những bước khởi đầu của nó. Người ta không thể nghĩ được rằng Don Quichotte là một con người có thật. Vậy mà trong ký ức của chúng ta, có nhân vật nào lại sống hơn ông?
Những tiểu thuyết gia lớp đầu tiên không có những sự dè dặt trước cái không thể có. Trong cuốn đầu của bộ Don Quichotte, có một chiếc quán trọ nào đó giữa Tây Ban Nha, ở đó khắp bàn dân thiên hạ, do tình cờ, đã gặp gỡ nhau: Don Quichotte, Sancho Panca rồi Cardenio, có vị hôn thê là Lucinde bị một anh chàng Don Fernand nào đó lột trần, và cả Dorothée, cô gái bị Don Fernand bỏ rơi, sau đấy nữa là chính anh chàng Don Fernand ấy cùng với Lucinde, rồi một viên sĩ quan trốn khỏi trại tù người Maure, rồi người em, người mà ông ta tìm kiếm bao năm, rồi lại cô con gái ông ta là Claire và cả người yêu theo gót cô ta, và bản thân anh chàng này lại bị những tay chân của người bố mình theo đuổi.
https://thuviensach.vn
Một sự chồng chất những chuyện trùng hợp và những cuộc gặp gỡ không thể nào có được. Nhưng đối với Cervantès, ta không thể coi đó là một sự ngờ nghệch hay vụng về. Lúc bấy giờ tiểu thuyết chưa ký bản hợp đồng với người đọc về việc phải giống như sự thực. Nó không muốn phỏng theo thực tại, mà muốn làm người ta vui thích, kinh ngạc, bất ngờ và bị quyến rũ, và ở đó nói lên kỳ tài của tác giả.
Thế kỷ XIX bắt đầu với một sự thay đổi to lớn trong lịch sử tiểu thuyết, giống như một cú sốc. Nhu cầu mô phỏng thực tại lập tức đưa lại sự chế nhạo đối với cái quán trọ của Cervantès. Thế kỷ XX thường lại nổi loạn chống lại cái di sản của thế kỷ XIX. Song le người ta không thể đơn giản quay về với cái quán trọ Cervantès. Giữa nó và chúng ta, kinh nghiệm của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX tự áp đặt theo cái cách là “thủ pháp về những sự trùng hợp không thể có” đã không thể còn hồn nhiên nữa. Nó đã trở thành hay cố tình trở thành điều kỳ cục, buồn cười, nhai lại hay hoang tưởng và mê sảng.
Đấy là trường hợp thiên truyện đầu tay của Kafka: Amérique (Mỹ). Đọc chương 1 với sự gặp gỡ hoàn toàn không thể có được giữa Karl Rossmann và ông bác anh ta: nó giống như một ký ức hoài cổ về cái quán trọ Cervantès. Nhưng trong thiên truyện này, những tình huống không thật (không thể xảy ra) lại được khơi gợi lên với đầy đủ chi tiết và với cái ảo ảnh về hiện thực khiến người ta có cảm giác bước vào một thế giới dù không thể có nhưng lại thực hơn cả thực tế. Chúng ta hãy ghi nhớ: Kafka được đưa vào thế giới “siêu thực” đầu tiên của ông (trong sự hòa trộn đầu tiên giữa hiện thực và mộng mơ) bởi cái quán trọ của Cervantès, và bởi cánh cửa của loại hài kịch thông tục vaudeville.
https://thuviensach.vn
Pushkin
XUYÊN QUA NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ CỦA NƯỚC NGA
Nếu có cái gì mà người Nga không biết chán, đấy là Pushkin[1] bất kể là hình ảnh của ông đã được sử dụng và bị lạm dụng rất nhiều: Chế độ Sa hoàng, từng tôn vinh ông là người con trung thành của nền đế chế; thời Staline khuôn đúc ông như một kẻ vô thần và nổi loạn; còn bây giờ thì sự thương mại hóa quá mức không biết xấu hổ đề tên ông lên mọi hàng hóa từ những tấm kẹo chocola đến các chai rượu vodka! Chính đấy là lý do khiến một số người lo ngại rằng thứ thần tượng hóa này có thể giết đi tình yêu của nước Nga đối với Pushkin. Rõ ràng đấy là một nguy cơ, như nhà phê bình văn học Stanislav Rassadin viết trong một bài báo nhan đề Việc tư nhân hóa Pushkin của chúng ta: “Xem ra bao giờ đối với chúng ta việc chấp nhận Alexander Sergeyevich (Pushkin) vào công ty của mình cũng là việc tôn vinh đối với ông, nhưng lạy Chúa, tất cả những cái đó làm cho ông trở thành dung tục biết bao”.
Tuy nhiên, Pushkin lại là một phần hữu cơ của tâm thức Nga khó có thể làm cho sai lạc hay thấp kém đi. Vào tuổi lên bảy, hầu hết trẻ em Nga đều thuộc ít ra cũng một bài thơ của ông, không phải chỉ vì nó được đưa vào
https://thuviensach.vn
sách giáo khoa, mà vì nó rất dễ tiếp nhận, trong sáng và rất người để dễ dàng in sâu vào ký ức, như lời cầu nguyện của một đứa trẻ.
“Tình yêu đối với Pushkin (vốn không dễ dàng đối với người nước ngoài) là một dấu hiệu chân chính của một người mang nền văn hóa Nga”, Lidia Ginzburg, nhà ngữ văn Nga, viết như vậy vào dịp kỷ niệm này. Bà viết tiếp: “Bất kỳ nhà văn Nga nào khác có thể được yêu hay không - đấy là vấn đề khẩu vị. Nhưng với Pushkin, là một hiện tượng, đấy là điều bắt buộc đối với chúng ta. Pushkin chính là xương sống của văn hóa Nga, nơi hội tụ mọi mối liên hệ trước và sau. Lấy nó đi, mọi mối liên hệ đều sụp đổ”.
Trước tiên phải kể đến những tác phẩm của ông, rất phong phú và đồ sộ với một tác gia qua đời lúc 37 tuổi, mở đầu với những khúc sử thi dân gian như Ruslan và Ludmilla, cho đến tuyệt tác về một mối tình bị cự tuyệt Eugene Onegin và những áng văn xuôi về sau, như thiên tiểu thuyết Con gái viên đại úy.
Rồi còn cuộc đời ông nữa: Một chàng trai quý tộc rõ ràng mang dòng máu châu Phi, người mà giống như nhiều nhà văn Nga khác, bị giới cầm quyền đùa bỡn và giới kiểm duyệt để ý, lúc thì được Sa hoàng sủng ái, nhưng sau đó lại đẩy vào cái địa ngục của lưu đầy.
Cuối cùng là cái chết với cuộc đấu súng trên tuyết vì danh dự đối với người vợ xinh đẹp nhưng nhẹ dạ, và cơn hấp hối kéo dài trong ngôi nhà riêng ở St.Petersburg, bên ngoài là đám đông thức trắng đêm để than khóc ông.
Gạt bỏ đi những trò lãng mạn của thời đại cũ, câu chuyện về Pushkin là chuyện thường gặp trong lịch sử nước Nga. Nhà thơ được nhân dân (hay ít nhất là những người yêu thơ) yêu mến nhưng lại làm cho các nhà cầm quyền lo sợ này, sau khi qua đời đã được thừa nhận như là một vị thánh thế tục. Cũng giống như lịch sử nước Nga, câu chuyện về Pushkin đã được lái đi theo những hướng khác nhau bởi những người cầm quyền mỗi thời. Vào năm 1899, dịp 100 năm ngày sinh của ông, một hình mẫu quốc gia về ông
https://thuviensach.vn
được đưa ra, coi ông là một người theo chủ nghĩa quân chủ và một kẻ ngoan đạo. Năm 1937, vào dịp 100 năm ngày ông mất, thì lại là một hình mẫu đối lập.
Những cái đó đủ để giải thích cho làn sóng lạ thường về Pushkin, hàng trăm và có thể đến hàng ngàn cuốn sách, đã sẵn sàng tung ra vào dịp kỷ niệm năm nay, trong đó có cuốn Người yêu vụng trộm của Pushkin, một sưu tập những tư liệu suy đoán về gốc gác một phụ nữ mà Pushkin nhắc đến trong cuốn sổ tay là “N.N” mà người ta cho rằng đấy là người yêu thực sự và bí mật của ông.
Một tài liệu mới khác điều tra về nguồn gốc cuộc đấu súng của ông với Georges d’Anthès, một người Pháp ngạo mạn đã không hề hối hận về phát đạn giết người của mình.
Vào ngày 6/6, tại thị trấn Pushkinskiye Gory ở Pskov, nơi Pushkin sống phát vãng từ năm 1824 đến 1826, và sau đó được an táng tại tu viện Svyatgorsky, thủ tướng Nga Sergei Stepashin phát biểu: “Hôm nay vào ngày sinh của Pushkin, chúng ta một lần nữa tự hiểu ra mình. Chúng ta hãy nhận biết rằng chúng ta là một dân tộc mạnh mẽ và hùng cường”. Suốt trong thập kỷ 80, dòng người đổ về thăm nơi ở của Pushkin, một bộ ba những căn nhà bằng gỗ cực kỳ khiêm tốn, tiêu biểu cho giới quý tộc Nga vào đầu thế kỷ XIX, hàng năm lên tới khoảng 60 vạn người. Giống như nhà thơ đã từng viết: “Không phải tôi chỉ toàn là cát bụi. Trong lời ca của tôi mà sâu bọ không làm gì được, tinh thần của tôi vẫn sống”.
[1] 1799-1837
https://thuviensach.vn
Dostoievsky[1]
TÀI NĂNG NGHIỆT NGÃ
Tên ông, độc giả Việt Nam vẫn thường gọi vắn là Đốt. Ông nhà văn người Nga này viết nên những tác phẩm để đời Anh em nhà Karamazov, Thằng ngốc, Tội ác và trừng phạt sinh vào một ngày thu: 30.10.1821.
Không phải ai cũng chịu được văn chương của Đốt, nhiều độc giả thế kỷ XIX, thế kỷ XX chê ông ở lối hành văn lắm khi cứ lủng củng, câu cú không được chấm phẩy, ngắt quãng nhịp nhàng, các nhân vật nếu không là “những con quỷ” thì cũng rất dị hợm, sinh tồn trong một thế giới thường là xám mưa, ảo não, thê lương như trong cơn ma mị nặng nề. Đốc tờ Chiz - một bác sĩ thần kinh chuyên nghiên cứu văn chương của Đốt đã thống kê: ¾ các nhân vật của Đốt nếu không mắc bệnh thần kinh thì cũng thường xuyên trong trạng thái bất cân bằng. Những cây đa cây đề của nền văn học Nga cũng không mấy thiện cảm với Đốt.L.Tolstoy, chẳng hạn, cho rằng “không thể coi” Anh em nhà Karamazov “là một tác phẩm văn học nghệ thuật được”. I.Turghenev thì không nề hà gọi Đốt là “cái mụn trứng cá xấu xí trồi lên giữa bộ mặt văn chương nước Nga”; V.Nabokov - người tạo ra “nàng Lolita” lại còn riết róng hơn “Hết thảy những tác phẩm của Dostoievsky đều lê thê, vô bổ, nhạt nhẽo, chỉ mang đến cho độc giả những ấn tượng rẻ tiền”. Ấy nhưng, đem so ra, ảnh hưởng của Đốt đối với những nhà văn hậu
https://thuviensach.vn
thế thường công kích ông như M.Gorky, S. Maugham, A. Tchekhov, kể cả Nabokov, cũng như những nhà văn sùng bái ông như G.Marquez, H.Hesse, J.P.Sartre, A.Camus, lại hoàn toàn ngang nhau!
Công lao lớn nhất Đốt mang góp cho nền văn học thế giới là ở chỗ: ông lấy con người làm nhân vật trung tâm trong toàn bộ các tác phẩm của mình. Nhưng khác hơn so với các nhà văn đương thời, Đốt không hề quay lưng khinh miệt bất cứ một phận người nhỏ bé nào. Mặt đối mặt với một xã hội đã bị luân lý hóa, Đốt trở thành luật sư của những kẻ khốn cùng, những người chìm xuống đáy xã hội - những gái đĩ, lưu manh, say rượu, những kẻ giết cha trong tâm tưởng… Con mắt tinh đời của Đốt nhìn ra trong sâu thẳm nhận thức các nhân vật của mình những dấu hiệu của sự vĩnh cửu - nơi mà Đốt hiểu rằng: Con người đã bắt gặp được đấng toàn năng - cũng là nơi lòng hướng thiện nảy sinh. Chủ nghĩa nhân đạo của Đốt là ở đó.
Xuyên suốt tất cả những tác phẩm nổi tiếng của Đốt là cuộc đấu tranh giành tự do cá nhân. Trong Tội ác và trừng phạt: Anh sinh viên Raskoniskov giết mụ cho vay nặng lãi để chứng tỏ với bản thân mình rằng: Anh ta là một con người tự do. Thằng ngốc – Hoàng thân Myskin có được tự do trong sự điên khùng; Những con quỷ có được tự do qua cách mạng; Vị thanh niên A.Dolgoruky lại muốn tự do bằng tiền… Đốt cho rằng: Con người có quyền tự do, nhưng để có được tự do cá nhân con người không có quyền xử sự với nhau theo phương châm “Với tôi mọi điều đều có thể”… Cách đối nhân xử thế như vậy với Đốt là đồng nghĩa với việc chối bỏ Thượng đế, không thể tương hợp với bản tính tự nhiên của con người và nhất định một ngày kia sẽ gặp những cơn tuột dốc đạo đức. Vậy thì, con người phải chọn gì khi đứng trước câu hỏi lớn Đốt đặt ra: Tự do với sự ẩn nhẫn, hay hạnh phúc mà không có tự do? Đối với Đốt sự khổ hạnh, ẩn nhẫn không là mục đích mà là phương tiện: Sự ẩn nhẫn mua được mọi thứ và trả nợ cho mọi thứ. Có lẽ, sự ẩn nhẫn là đồng bạc cuối cùng Đốt ném vào vòng quay số phận cho các nhân vật của mình cũng như cho chính bản thân mình. Nhưng có một điều, các nhân vật của Đốt chỉ chịu nhẫn chứ không thuần phục một
https://thuviensach.vn
bề. Họ trải qua những dằn vặt nội tâm, đi qua vô vàn những biến động của đời không phải để tìm lấy một vị thế trên thế gian mà là để đi về miền tĩnh lặng của tâm hồn.
Cái chết của người cha hà khắc, nghiện ngập, đam mê sắc dục vào đúng năm Dostoievsky 18 tuổi đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong việc hình thành tính cách cũng như trong các tác phẩm sau này của Đốt. Năm ấy Đốt đã viết những dòng tiên tri “Con người là một bí mật cần phải giải đoán. Và nếu như anh có phải bỏ ra cả đời mình để đi tìm câu trả lời thì cũng đừng bao giờ than thở rằng anh đã lãng phí thời gian. Tôi nghiên cứu bí mật này bởi vì tôi muốn làm người”. Bỏ ra bốn mươi năm của đời mình Đốt có lẽ vẫn chưa khám phá hết bí mật này, nhưng những tác phẩm của ông để lại đủ để nhân loại gọi ông là một tài năng nghiệt ngã. Nghiệt ngã bởi Đốt quá đổi thương đời.
LÂM THÂN
[1] 1821-1881
https://thuviensach.vn
Chekhov
TẤN BI KỊCH CỦA CÁI DUNG TỤC
Ngày nay đâu đâu người ta cũng biết nhà hát nghệ thuật Moskva ra đời năm 1750 là nhà hát của Anton Chekhov[1]. Tấm màn sân khấu đường bệ của nhà hát mang hình một con chim hải âu, tên một vở kịch nổi tiếng của ông, và cũng chính tại nhà hát này, nhiều lần người ta đã làm lễ kỷ niệm ngày sinh của nhà viết kịch vĩ đại.
Anton Pavlovich Chekhov mà tính cách rất đa dạng như Maxim Gorky, học trò và người hâm mộ ông đã mô tả, A.P.Chekhov lúc thì có thể nói chuyện nhiệt tình, nghiêm trang và chân thành, nhưng chỉ một lát sau, ông lại có thể tự cười nhạo mình. Nhưng bên dưới tiếng cười đó, là sự hoài nghi ý nhị của một con người biết giá trị của ngôn từ và những niềm mơ ước.
Chekhov rất sành về nghệ thuật phơi bày cái tầm thường, là vị quan tòa nghiêm khắc và tàn nhẫn của sự tầm thường đó. Nhưng như Gorky đánh giá: “Qua tất cả các câu chuyện hóm hỉnh của Chekhov…, tôi nghe thấy tiếng thở dài thất vọng thương xót cho những con người không có khả năng giữ được lòng tự trọng. Trước đó, chưa từng có nhà văn nào có thể phơi bày cho con người thấy được một bức tranh chính xác một cách tàn nhẫn như vậy về tất cả những điều đáng hổ thẹn và đáng thương”.
https://thuviensach.vn
Ông cảm nhận sâu sắc về cuộc sống dưới thời Nga hoàng và dùng ngòi bút của mình chống lại nó, nhưng ông còn mang những niềm hy vọng lớn đối với tương lai của nước Nga. Không gì có thể xác nhận điều đó hơn là kết luận của nhân vật Olga trong vở Ba chị em: “Thời gian sẽ trôi qua và chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi…, nhưng những sự chịu đựng của chúng ta sẽ trở thành niềm vui cho lớp người đến sau… Và họ sẽ nhớ tới những người đang sống và sẽ phù hộ cho chúng ta”. Tuy không phải là người mácxít nhưng ông đã nhìn thấy tấn bi kịch của nước Nga Sa hoàng và như một nhà tiên tri, ông đã thấy trước sự đổi thay.
Khán giả Moskva không coi Ba chị em (trong những ngày này còn được trình diễn tại Nhà hát nghệ thuật Moskva) là một bi kịch. Trong lời nói của Olga, họ thấy niềm hân hoan hơn là nỗi thất vọng chua cay theo nhiều nghĩa khác nhau những lời tiên tri của Chekhov đã trở thành hiện thực.
Chekhov đã từng nói với nhà văn Gorki: “Ôi nước Nga, một đất nước thật phi lý và vụng dại làm sao!”. Ông than tiếc về sự thiếu vắng của lòng chính trực trong cuộc sống hàng ngày và nói với những người bạn của mình: “Ở nước Nga, những người chính trực cũng giống như cái chổi quét ống khói dùng để dọa trẻ con”. Chính là điều này và cái bi kịch trong những điều nhỏ nhặt đã thôi thúc ông viết về những bệnh hoạn của các gia đình yên ấm, đáng kính và về sự tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống tỉnh lẻ, nói tóm lại về cái bi kịch của những cuộc đời dung tục.
Có lần ông đã viết: “Không có gì ảm đạm và phàm tục hơn cuộc đấu tranh tầm thường để tồn tại, nó tàn phá niềm vui sống và gây nên sự thờ ơ”. Không ai có thể hiểu biết về sự lãnh đạm và cuộc đấu tranh tầm thường đó nhiều hơn Chekhov, một người đã lớn lên trong sự nghèo khổ với một người cha quá nghiêm khắc thường đánh đập con. Năm 16 tuổi, Chekhov đã quen với cảnh nghèo túng và hiểu rõ là ông phải tự kiếm sống.
Ông và người bạn còn nghèo khổ hơn Issac Srouley cùng đi dạy học và được trả ba rúp một tháng. Mọi việc rất tồi tệ nhưng Chekhov không bao
https://thuviensach.vn
giờ than vãn. Trong bức thư khuyến khích người em ruột của mình là Michel, Chekhov viết: “Vì sao em tự coi mình là kẻ hèn mọn không đáng để ý?... Giữa mọi người, em phải ý thức được nhân phẩm của mình. Em là một người trung thực, có phải không nào? Vậy thì em hãy biết tôn trọng con người trung thực dù là nhỏ bé trong em. Đừng bao giờ cho rằng con người nhỏ bé trung thực là hèn mọn”.
Ý nhị nhưng buồn rầu, tốt bụng nhưng lạnh lùng, vị kỷ nhưng nhạy cảm với nỗi khổ đau của con người, Chekhov cống hiến đời mình cho y học và văn học, làm say mê lòng người nhưng lòng mình thì buồn chán.
Chekhov nói: “Trong thế giới này, sự lạnh lùng là không thể thiếu. Chỉ có những kẻ lạnh lùng mới có thể nhìn nhận sự việc một cách tỏ tường, mới có thể cư xử đúng và hành động. Ở tôi, ngọn lửa cháy đều đều và biếng nhác, thiếu một ngọn lửa nồng đượm, bởi thế tôi không thể phạm một điều dại dột tai tiếng nào, cũng không thể hành động được một cách thông minh đặc biệt. Tôi thiếu xúc cảm mãnh liệt”. Ông thường nhắc lại những lời này trong suốt cuộc đời viết văn của mình.
Những con người bình thường và trí thức là hai tầng lớp trọng tâm trong tác phẩm của Chekhov. Ở đây, chủ đề về sự lãnh đạm được thể hiện theo hai cách: Hoặc nhân vật là một người có giáo dục mãn nguyện về tinh thần, rút vào vỏ ốc của mình, hoặc là một người tầm thường, đần độn và bàng quan. Luôn luôn có vực thẳm ngăn cách hai nhóm người này và điều đó cung cấp chủ đề cho nhiều tác phẩm của ông.
Chekhov cố gắng làm thức tỉnh tâm hồn con người, kéo anh ta ra khỏi vỏ ốc cá nhân. Ông viết: “Con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi bạn chỉ cho anh ta thấy thực anh ta là người như thế nào”. Bởi vì ông tin rằng một con người trong vỏ ốc cá nhân (dù đó là vỏ thỏa mãn về tinh thần hay là vỏ lãnh đạm vô tri vô giác) sẽ trở nên nhẫn tâm và rập khuôn máy móc.
https://thuviensach.vn
Chekhov có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Nga và thế giới, với tư cách vừa là nhà văn, vừa là nhà viết kịch. Có một thời, giới kịch trên thế giới coi ông vừa là một nhà văn châm biếm vừa là nhà văn có phong cách trữ tình. Hiện nay, ông được xem là nhà văn và nhà viết kịch có sắc thái đa dạng.
Như Tolstoi nhận xét: “Chekhov đã sáng tạo những hình thức viết văn mới mẻ, theo ý kiến tôi là hoàn toàn mới mẻ cho toàn thế giới, những hình thức viết mà tôi chưa hề gặp ở bất cứ nơi đâu”.
Anton Chekhov qua đời vì bị bệnh lao phổi tại Bedenweiler (Đức) năm 44 tuổi. Vào những giây phút cuối đời, khi thầy thuốc của Chekhov là bác sĩ Schwohrer biết rằng ông không có hy vọng qua khỏi nữa, liền rót rượu sâm banh mời ông. Chekhov cầm cốc rượu bác sĩ trao và quay người về phía vợ, ông nói: “Đã lâu rồi tôi chưa uống rượu sâm banh”. Một vài phút sau ông tắt thở.
Thi hài ông được chở đến Moskva bằng tàu hỏa. Bạn bè của nhà văn chờ đợi tại nhà ga Nicolas sửng sốt khi thấy thi thể của Chekhov được chở đến trong một toa tàu màu xanh, ở ngoài cửa đề chữ to: “HÀNH”. Như sau này, Gorki nói: “Đối với tôi, toa tàu màu xanh bẩn thỉu là nụ cười đắc thắng của cái dung tục trước kẻ thù đã bị quật ngã của nó”.
[1] 1860-1904
https://thuviensach.vn
MỘT GƯƠNG MẶT KHÁC CỦA CHEKHOV
Vừa qua, Nhà xuất bản Harper Collins cho ra mắt cuốn Anton Chekhov: Một cuộc đời của tác giả Donald Rayfield. Qua 674 trang sách, tác giả hé lộ nhiều chi tiết quí giá, dù nhiều trong số đó có thể gây sốc cho người đọc, nhưng những chi tiết ấy đã khắc họa một chân dung thật về Chekhov – một thiên tài đi cùng những thói tật của một con người bình thường.
Trong cách nói tiếng Nga, ít khi mọi người nhắc đến một nhân vật nổi tiếng bằng tên của họ. Khi đã trưởng thành, Anton Pavlovich Chekhov thường được gọi bằng cái tên Chekhov. Theo phép lịch sự, tất cả những ai gặp ông, dù là người xa lạ, bạn thân thậm chí cả những người tình, đều gọi ông là Anton Pavlovich. Gia đình ông và một đôi người thân, gần gũi hơn, thường gọi ông là Antonsha. Ngay cả đến hai anh em của Chekhov trong hồi ký của mình nói chung vẫn gọi ông là Anton Pavlovich.
Còn trong quyển tiểu thuyết lần này, Rayfield lại gọi Chekhov bằng cái tên Anton, cách gọi mà chỉ đôi khi Liza Mizinova, Olga Knipper dùng, bởi vì họ là những người Chekhov thật sự cho phép gần gũi ông hơn cả. Có lẽ có hai cách giải thích cho sự lựa chọn của Rayfield. Bằng quá trình tham khảo khoảng 12.000 văn bản từ tài liệu lưu trữ của Chekhov và gia đình ông, nhiều trong số đó chưa từng xuất bản, Rayfield có thể tự tin cảm thấy mình
https://thuviensach.vn
như một người thân trong gia đình Chekhov. Thứ hai, ngòi bút của tác giả thể hiện Chekhov như một người hơn là một thiên tài văn học.
Đập vào mắt người đọc là một chân dung đầy thuyết phục về một con người bị cuốn hút bởi tình dục – bừa bãi, bay bướm, thường nôn nóng và dễ cáu giận, đôi khi lạnh lùng. Trong 25 năm kể từ lúc trưởng thành, Chekhov đã có mối quan hệ với hơn 30 phụ nữ (chưa kể đến nhiều lần gặp gỡ những cô gái mại dâm), trao đổi nhiều thư từ với họ và với bạn bè. Số lượng thư từ của Chekhov lên đến 15 quyển trong bộ tuyển tập của ông. Suốt cuộc đời, Chekhov phải đối đầu với bệnh tật, nhất là trong mười năm cuối đời; giúp đỡ gia đình không chỉ về tài chính mà còn sắp xếp cuộc sống cho họ; không chỉ làm bác sĩ, mà còn là nhân viên chống bệnh dịch tả, viên chức điều tra dân số, thanh tra trường học, người tổ chức cứu nạn đói, người thành lập ít nhất ba trường học, người ủng hộ không mệt mỏi những tổ chức từ thiện. Tất cả những điều này diễn ra cùng thời gian ông sáng tác những thiên truyện và kịch thuộc hàng đẹp nhất trong văn học Nga.
Rayfield vẽ nên một bức tranh ảm đạm về gia đình Chekhov. Cha ông, Pavel một người cứng rắn, ra vẻ mộ đạo - đánh con không thương tiếc và về cuối đời luôn than vãn về những chuyện không đâu. Ngay từ tuổi 20, Anton Chekhov đã trở thành đầu tàu của gia đình khi những tính toán sai lầm của người cha đã đẩy nhà vào cảnh nghèo túng. Ông không những phải cóp nhặt từng đồng tiền (điều đã đưa ông đến với văn học bằng cách viết cho các tờ báo) mà còn phải hòa giải những cuộc cãi nhau giữa cha mẹ và anh em ruột của ông - một nét điển hình trong cuộc sống gia đình Chekhov. Mẹ ông là một người mộ đạo và tầm thường. Bà hầu như không bao giờ đọc một vở kịch hay truyện ngắn nào của Chekhov vì cho rằng chúng không đứng đắn, và ngay cả khi Chekhov ốm nặng bà cũng không thể tìm cho đứa con những món ăn cậu bé cần. Anh em của ông, nghiện rượu và chểnh mảng, luôn đòi ông tiền. Chỉ duy nhất người chị Masha thật sự gắn bó với ông. Chính Masha đã làm thay cho Chekhov những công việc liên quan đến gia đình: Cô làm việc nhà, lo việc mua, sửa sang và rồi cuối cùng
https://thuviensach.vn
bán căn nhà tại Melikhovo. Cô cũng giúp đỡ Chekhov trong việc viết văn, bảo quản tài liệu, sắp xếp và chép tác phẩm của ông để đưa xuất bản. Đổi lại, Masha bị cấm đi dạy, thiếu sự cảm thông, và kiên quyết không lấy chồng dù cô nhận được nhiều lời cầu hôn. Trong tác phẩm của Chekhov, gia đình có ảnh hưởng rất lớn và hôn nhân là không thích hợp, thậm chí là một pháo đài độc hại. Trong cuộc đời thật, Chekhov sống đến cuối đời trong một ngôi nhà bừa bộn cùng cha mẹ và chị, tiếp đãi rất nhiều khách khứa – nguyên mẫu của hình tượng gia đình trong những vở kịch của ông.
Tác phẩm của Rayfield tập trung rất nhiều vào những tư liệu cho đến hiện tại chưa được công bố nên có thể nói quyển sách này đủ thẩm quyền thay chỗ những nghiên cứu trước đây về Chekhov của Virginia Llewellyn-Smith (1973), Ronald Hingley (1976), Carolina de Maegd-Soep (1987). Quyển sách bắt đầu một cách chậm rãi, nhưng càng đọc, chúng ta càng bị cuốn hút vào đời văn của Chekhov và những tác động ảnh hưởng đến nghệ thuật của ông. Rayfield đề cập đến những tác phẩm cụ thể chỉ khi chúng có liên hệ đến cuộc đời của Chekhov, nhưng ngay cả những đoạn bình luận ngắn gọn của ông cũng thể hiện sự am hiểu sâu sắc toàn bộ tác phẩm của Chekhov. Và điều còn lại sau khi đọc xong quyển sách là nỗi ám ảnh về phép nhiệm mầu nào đã giúp Chekhov viết nên những trang văn giản dị và mạnh mẽ đến thế ngay cả khi cuộc sống tình cảm của ông đang gặp khủng hoảng, gia đình đang đứng bên bờ vực, và sức khỏe của ông suy sụp. Vườn anh đào được sáng tác vào thời điểm mà hẳn những người bình thường đang lo toan cho những sắp đặt cuối cùng.
Chekhov là con người mà nhiều phụ nữ và đàn ông công khai biểu lộ mối thiện cảm, đôi khi cuồng nhiệt. Bạn bè và cả người thân thuộc của ông bao gồm nhiều nhân vật hàng đầu của văn hóa Nga thời đó: Levitan, Leskov, Grigorovich, Gorky, Bunin, Tolstoy, Tchaikovsky, Chaliapin, Stanilavsky và Nemirovich-Danchenko. Chủ bút nổi tiếng Suvorin luôn là người bạn thân nhất của ông dù cho quan điểm của họ về vấn đề Do Thái ngày càng khác biệt. Danh sách những người tình của Chekhov có lẽ vượt qua “danh
https://thuviensach.vn
sách Don Juan” của Pushkin, và ông vẫn duy trì liên lạc với họ. Hầu hết mọi người phụ nữ trong đời Chekhov đều tha thứ cho ông về sự xao nhãng và những lần phản bội. Chỉ một lần Knipper “chiến thắng” ông bằng đám cưới của họ vào năm 1901, mà vào lúc này quan hệ của ông và cô chủ yếu dựa trên niềm ước muốn được làm cha của Chekhov. Rayfield đưa ra những bằng chứng mới cho giả thuyết rằng lần sẩy thai của Knipper vào năm 1902 rất có thể là do Knipper mang thai ngoài dạ con, và vì thế hầu như chắc chắn liên quan đến đứa trẻ cô đã mang thai trong khi sống xa chồng hàng trăm dặm.
Quyển sách của Rayfield đã bóc đi lớp hào quang tại Nga và trong học thuật Xô viết dùng để hóa thánh cho Chekhov sau khi ông mất. Thay vào đó quyển sách thể hiện một Chekhov chân thật và bình thường như ông vốn thế. Nhưng mục đích cuối cùng của nét phác thảo ấy chính là để thuyết phục chúng ta về sự chân thực trong tình cảm của Chekhov – một sự chân thực khiến những tác phẩm siêu thực nhất của ông cũng mang bộ xương của chủ nghĩa hiện thực.
TRẦN LÊ QUỲNH
https://thuviensach.vn
Heinrich Heine
KẺ NGOÀI CUỘC
Năm 1897, khi ngày sinh lần thứ 100 của Heinrich Heine[1] được kỷ niệm ở nước Đức, toàn bộ thơ ca của ông đã đạt tới một đỉnh cao – nhưng tất nhiên là theo một nghĩa tiêu cực. Rút cuộc, giới độc giả tư sản, với những luận điệu như “ủy mị” và “nhảm nhí”, cũng đã làm được cái việc là mổ xẻ tới từng từ, từng chữ tư tưởng của Heine, nhà thơ những tưởng là ngây ngô của riêng họ. Còn những gì không phù hợp với hình ảnh sai trái này của thi sĩ lãng mạn, tác giả của bài thơ nổi tiếng Loreley, thì đã bị gạt khỏi nhận thức của đông đảo độc giả lúc bấy giờ.
Ngày nay chúng ta đều biết rằng nhà thơ “nhảm nhí” ấy chỉ là bước chuẩn bị cho “nhà thơ bị đốt cháy” của năm 1933. Với việc thiêu hủy các tác phẩm của Heine, bè lũ quốc xã Đức cho rằng chúng đã có thể xóa sạch vĩnh viễn hình ảnh của “nhà thơ Do Thái” khỏi tâm trí của những người Đức.
Trong vở bi kịch Almansor diễn ra trong bối cảnh của các cuộc chiến tranh tín ngưỡng, Heine, với một linh cảm tiên tri đáng ngạc nhiên, đã biểu đạt ý nghĩa của những hành động ma quái cực đoan kiểu này như sau: “Đó chỉ là đoạn mở màn, ở nơi người ta đốt sách, ở đó cuối cùng người ta cũng sẽ thiêu đốt con người”.
https://thuviensach.vn
Những đánh giá sâu sắc của Heine về những sức mạnh thúc đẩy sự phát triển chính trị và xã hội ở nước Đức, và rộng hơn là ở châu Âu thời kỳ bấy giờ, vẫn còn giữ được tính thời sự cho đến tận ngày nay. Thêm vào đó là những nét mâu thuẫn trong tiểu sử nhà thơ, dẫn tới một thực trạng là con người và tác phẩm của Heine vẫn tiếp tục được tranh cãi không biết bao giờ kết thúc.
Dường như có một lý do chính để dẫn giải cho sự tranh cãi này: Tình trạng ngoài cuộc của Heine. Ông là kẻ ngoài cuộc với tư cách là một nhà văn tự do, ít định cư, người hầu như không có gì gắn bó với nước Đức đương thời, là kẻ ngoài cuộc với tư cách một người Do Thái.
Trong giới Do Thái, ngay từ nhỏ Heine đã sớm nhận ra những gốc rễ của tình trạng ngoài cuộc của mình. Năm 1797 khi cậu bé Heine chào đời ở Duesseldorf, những người Do Thái định cư tại đó không sống trong “Ghetto” (khu định cư người Do Thái-ND) như ở thành phố Frankfurt bên sông Main, thế nhưng họ vẫn đón nhận cuộc kéo quân chinh phạt của Napoleon ngày 3 tháng 11 năm 1811 như là một cuộc giải phóng. Đối với cậu bé Heine 13 tuổi khi ấy thì Napoleon, người mà cậu đã tận mắt trông thấy khi vị hoàng đế này cưỡi ngựa đi qua khu vườn lâu đài ở Duesseldorf, đã trở thành người anh hùng, người đem lại sự bằng an cho các đồng bào của cậu. Trong thực tế, thông qua các cải cách của Napoleon, điều kiện sống của người Do Thái ở Đức, đặc biệt là ở vùng sông Ranh, đã được nâng cao hơn một chút. Chỉ có điều may mắn này đáng tiếc lại không rơi vào gia đình Heine: Năm 1819 hãng kinh doanh của cha cậu bị phá sản. Kể từ đó gia đình Heine sống nhờ vào sự trợ cấp hảo tâm của ông chú giàu có và thành đạt Salomon ở Hamburg. Dưới sự bảo trợ của ông này, dần dần Heine được định hướng - và được xác định là cần phải đi tìm sự thành đạt của mình trong vai trò của một thương gia.
Tuy nhiên Heine hoàn toàn không có hứng thú với công việc buôn bán, anh thích sáng tác thơ hơn và thêm nữa lại phải lòng Amalie, một trong các cô
https://thuviensach.vn
gái của ông chú. Nhưng Amalie đã cự tuyệt ông anh họ đáng thương, và thế là cùng với sự tan vỡ của “những chiếc bong bóng xà phòng” của tư tưởng trọng thương, còn có một mối tình đầu bất hạnh, nghĩa là thêm một lần kinh nghiệm rằng ngay trong nội bộ gia đình, Heine vẫn lại là một người ngoài cuộc - và hơn thế, trong cộng đồng Do Thái chàng trai trẻ Heine cũng luôn luôn là một kẻ ngoài cuộc.
Kể từ đó đề tài tình yêu bị chối bỏ đã trở thành một mô típ cố định trong thơ của Heine. (Tôi tìm tình yêu khắp nơi, khắp nẻo/ Gõ vào các cánh cửa mỏi rời tay/ Nhưng chỉ nhận những cái nhìn lạnh lẽo…/ Tìm không thấy tình yêu con trở về với mẹ/ Con bỗng thấy mình thanh thản đến thế/ Trong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi).
Tuy nhiên cũng phải còn lâu, Heine mới trở thành thi sĩ trong những năm tháng này. Bà mẹ nhiều tham vọng đã gửi cậu con trai vào trường luật ở Bonn. Thế nhưng cả môn luật học cũng chỉ thực sự thu hút được chút ít sự quan tâm của Heine. Thế vào đó, văn học, triết học và môn lịch sử lại gây hứng thú nhiều hơn đối với chàng trai trẻ Heine.
Một năm sau, Heine chuyển về Goettingen và tại đó một lần nữa chàng lại nhận ra mình là kẻ ngoài cuộc: Các hội nhóm thanh niên (mà tư tưởng yêu nước và bài quân chủ của họ đã cuốn hút Heine ngay từ khi chàng còn ở Bonn và có lẽ đã tạo cảm hứng cho các bài hát và tình ca về Tổ quốc thời kỳ đầu sáng tác của Heine), tìm cách rũ bỏ các thành viên người Do Thái của họ ngày càng cương quyết hơn.
Ở Đức, trong thời gian này, công cuộc phục hồi từng bước sau các cuộc chiến tranh giải phóng đã bắt đầu lan rộng; và Heine chuyển về Berlin. Tại đó chàng đã làm quen với tư tưởng triết học duy tâm của Hegel - tư tưởng đã ảnh hưởng sâu sắc tới Heine, tạo cơ sở cho các tác phẩm phê bình tôn giáo và triết học về sau này của ông.
https://thuviensach.vn
Ở Berlin, Heine đã nhanh chóng tìm đến các “salon” văn học mà phần lớn số đó là do các quý bà, quý cô Do Thái chủ trì. Heine có qua lại thường xuyên trước hết với “salon” của Rahel Varnhagen, tại đó chàng đã được làm quen với những nhà tư tưởng lớn như Alexander von Humboldt, Friedrich Schleiermacher, Adelbert von Chamssio và Mendelssohn.
Nhờ sự giúp đỡ của Varnhagen, Heine đã xuất bản tập thơ đầu tiên của mình năm 1822. Tuy vậy ngay cả ở đây, cuối cùng Heine cũng đau đớn nhận ra tình thế ngoài cuộc của mình, và rằng những cố gắng để tìm được một chỗ đứng vững chắc trong nghề nghiệp và xã hội của mình đã không thu được thành công như mong đợi.
Vì lẽ đó ông đã quay trở về Goettingen, một chốn tỉnh lẻ, ít được yêu thích, hoàn thành luận án tiến sĩ của mình tại đó và quyết định theo đạo Cơ đốc. Thế nhưng lễ rửa tội, việc thụ giáo của ông lại được Heine giữ bí mật. Phía sau những sự kiện này ít chứa đựng một đức tin tôn giáo hơn là mong muốn về một sự hòa đồng, bởi vì đối với chàng trai 27 tuổi khi ấy những câu hỏi về tương lai, về sự tồn tại của nghiệp văn đã được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.
Từ Harry Heine đã trở thành Heinrich Heine. Nhưng chẳng bao lâu ông đã rất ân hận vì bước đi này của mình, khi nhận ra rằng việc thụ giáo không mặc nhiên đem lại cho mình sự hòa đồng mong ước vào xã hội đương thời. “Giờ đây tôi bị ghét bỏ, cả ở trong giới Thiên chúa, cả ở trong giới Do Thái”, ông đã viết như vậy cho một người bạn.
Heine là một trong những người đầu tiên ở Đức đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường sách ở nước này. Sự thành công ấy có liên quan mật thiết với ông chủ xuất bản Julius Campe, người mà Heine đã làm quen ở Hamburg năm 1826 - một quan hệ với nhiều thăng trầm cho tới lúc Heine mất. Vậy là ngay năm 1826 tập thơ đầu tiên Những bức tranh du ngoạn của Heine được ra đời tại Nhà xuất bản Holfmann & Campe. Cuốn sách này,
https://thuviensach.vn
chỉ sau một thời gian ngắn phát hành, đã khiến Heine trở nên nổi tiếng, chẳng những ở Đức mà còn cả ở Pháp.
Lối viết tiểu luận rất sắc sảo, một sự hòa trộn giữa nhiều yếu tố khác nhau còn mới lạ vào thời kỳ đó, tính luận chiến và châm biếm mà ông thường xuyên dùng để phá vỡ và làm tiêu tan những sắc thái lãng mạn, đã khiến ông trở thành người mở đường cho một giọng văn mới, trẻ trung mà trong đó phản ánh toàn bộ sự đổ nát và rạn nứt xã hội của thời kỳ này.
Được khích lệ bởi thành công lớn của Những bức tranh du ngoạn, Heine đã thúc giục nhà xuất bản của ông cho phát hành tổng tập những bài thơ thời trẻ của mình. Campe đã chống lại ý định này với lập luận rằng thời kỳ hậu lãng mạn là không thuận lợi đối với thi ca. Cuối cùng Heine chỉ còn cách không lấy tiền nhuận bút của cuốn sách này để làm thay đổi ý kiến của các nhà xuất bản.
Cuốn sách những bài thơ, một trong những tác phẩm nổi tiếng khác của Heine, đã nằm im trên các quầy sách trong suốt hai mươi năm ròng. Thế nhưng bất đồ, từ 1837 trở đi, tác phẩm này đã trở thành một cuốn “bestseller”. Tuy nhiên Heine đã chẳng hề thu được một xu nào từ cuốn sách này. Chủ đề hàng đầu của dòng thơ giàu tính dân ca thời đầu sáng tác này của Heine là những mối tình không được đền đáp. Sự thực ở đây cũng lại đề cập tới một chủ đề trung tâm của cuộc đời Heine: Kinh nghiệm đau đớn của một người bị đẩy ra ngoài cuộc, sự lang bạt của một nhà thơ hiện đại, cái giá cho tự do của ông.
Ngay từ cuốn Những bức tranh du ngoạn, do sự phê phán gay gắt các mối tương quan chính trị, đã bị kiểm duyệt trên phần lớn các lãnh địa thuộc Đức hoặc hoàn toàn bị cấm. Từ đó trở đi Heine đã gặp rất nhiều phiền nhiễu do các tác phẩm của ông luôn luôn bị kiểm duyệt.
Năm 1830, từ hòn đảo Helgoland, Heine nhận được tin về cuộc Cách mạng tháng Bảy ở Pháp. Tin tức này càng tăng thêm mong muốn được nhen
https://thuviensach.vn
nhóm từ lâu trong thâm tâm Heine là rời bỏ nước Đức. Tháng 5 năm 1831 ông di cư sang nước Pháp tự do, bắt đầu thời kỳ sáng tác thứ hai của mình.
Tại Paris, ông cảm thấy mình được giải phóng như thể vừa mới được tái sinh. Ông đã viết cho một người bạn: “Nếu có ai đó hỏi bạn rằng tôi cảm thấy ở đây ra sao, thì bạn hãy bảo rằng nếu ở đại dương có một con cá hỏi một con cá khác về tâm trạng của nó, con kia sẽ trả lời thế này: Tôi cảm thấy như Heine ở Paris”. Paris đối với Heine là “phòng chờ của xã hội châu Âu” và là “thủ phủ của toàn thể thế giới văn minh”. Trong một chừng mực nào đó, sẽ không quá cường điệu khi người ta coi Heine là một người Âu tâm huyết và là một công dân thế giới. Ông đã nhận ra trước một trăm năm mươi năm cái điều rằng trước hết đối với châu Âu, các Nhà nước theo chủ nghĩa dân tộc sẽ không có tương lai lâu dài, rằng một sự cải tổ chính trị và xã hội sẽ là không dừng được. “Nàng trinh nữ châu Âu” cuối cùng sẽ trở thành một người đàn bà chín chắn.
Có lẽ người ta phải nhìn nhận trong Heinrich Heine con người nổi tiếng đầu tiên mang ý tưởng phấn đấu cho một châu Âu hòa đồng. Những gì được Heine đề cập tới trong một cuốn sổ ghi chép về đề tài nước Đức đã gần như là những điều tiên tri: “Người Đức bận tâm với tính dân tộc của mình, nhưng họ đã quá chậm chân. Khi họ hoàn thành cái điều na ná thế thì bản chất dân tộc trên thế giới đã chấm dứt và họ cũng sẽ từ bỏ ngay chủ nghĩa dân tộc của mình mà không thu được lợi ích gì từ đó như người Pháp hay người Anh”. Nước Đức luôn là chủ đề trung tâm trong sáng tác của Heine. Trong cuốn sử thi bằng thơNước Đức, câu chuyện cổ tích mùa đông được phát hành năm 1844 sau một chuyến du lịch mùa thu qua khắp nước Đức của Heine, ông đã bày tỏ một kiểu phục hận với nước Đức. Hẳn là không có một tác phẩm thứ hai nào lại được những người cùng thời của Heine bàn luận một cách mạnh mẽ và say sưa đến vậy. Với những tiết thơ giản dị, mang tính dân ca, Heine đã viết nên câu chuyện trào phúng chính trị ắt hẳn là quan trọng nhất cho đến nay trong tiếng Đức. Trong đó ông chẳng những đã kết hợp một cách đầy nghệ thuật tính khôi hài với những
https://thuviensach.vn
khúc bi thương, sự bi thảm với những tình tiết hóm hỉnh, mà còn phê phán sâu sắc tình trạng chính trị và xã hội nước Đức vào đêm trước của một cuộc cách mạng tư sản. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng vào đầu năm 1848 này và thất bại nhanh chóng của nó đồng thời diễn ra với sự suy sụp thể chất của Heine, điều này chẳng những đã được các công trình tiểu sử của ông mà ngay cả bản thân ông cũng nhận thấy, theo cái biểu tượng: sự sụp đổ của tất cả những hy vọng vào một cuộc cách mạng dân chủ và thành công ở nước Đức.
Một chứng bệnh đau cột sống không cách gì chữa khỏi mà những triệu chứng đầu tiên của nó đã xuất hiện trước đây hàng chục năm đã buộc Heine, trong tình trạng gần như liệt toàn thân, phải giam mình trong suốt tám năm cuối đời của mình. Không chịu ảnh hưởng của những nỗi đau thân thể, sức mạnh thi ca của Heine vẫn mãi trường tồn cho tới phút cuối cùng. Và vẫn không mảy may bị đứt đoạn là mạch văn hóm hỉnh, mỉa mai, nhiều lúc như châm chọc mà ông vẫn dùng để tự luận bàn một cách thi vị về cái chết của mình. Những chủ đề chính trong những bài thơ về sau này của Heine là cuộc chia tay với sự tồn tại, kinh nghiệm của khổ đau, và thêm nữa là sự tranh đấu của ông với thế giới Do Thái và với Chúa Trời. Ông, như Heine đã tự nhận trong lời kết của tập thơ Những tình khúc, dường như đã được trở về với “một Chúa Trời của riêng mình” - chứ không phải trong vòng tay của nhà thờ.
KIM HOA
[1] 1797-1856
https://thuviensach.vn
CUỘC ĐỜI PHI THƯỜNG CỦA ALEXANDRE DUMAS
Alexandre Dumas là một cuộc đời mơ mộng, một tác giả không kiểu cách của di sản văn chương Pháp.
Một ông già cao lớn, ngồi bất động trên bờ biển Normandie, lặng lẽ chiêm ngưỡng biển cả. Đó là vào mùa thu năm 1870, Dumas[1] đến đây, sống những ngày cuối cùng với con trai ở Puys, gần thành phố Dieppe. Sau vài ngày hôn mê, ông đã trút hơi thở cuối cùng ngày 3/12, ngày mà quân Phổ tiến vào Dieppe. Khi qua đời, ông chỉ còn vài thứ đồ đạc, vài bức tranh đầy bụi tại nơi ở cuối cùng của ông ở Paris. Người được chỉ định nhận di sản là một trong những chủ nợ cũ của ông.
Có một khía cạnh “suy tàn của các thần thánh” trong lúc cuối đời của Dumas, trong những năm cuối cùng của ông, như Claude Schopp đã kể trong cuốn tiểu sử tuyệt vời mà tác giả đã dành cho ông. Bởi vì Schopp đã sống rất lâu trong hoàn cảnh thân tình với Dumas, và ở đây, tác giả đã nói với sự tôn trọng bình dị, dựa trên sự giao du lâu dài. Schopp hoàn toàn có thiện cảm với kiểu mẫu của ông và, dù cho ông không giấu giếm một cái gì về những nhược điểm của vĩ nhân, nhưng ông tha thứ tất cả. Alexandre Dumas: Thiên tài của đời sống chân dung sát gần nhất của một kiểu mẫu hết sức quyến rũ, gần như một cuốn tiểu thuyết hay nhất vào mùa hè này.
https://thuviensach.vn
Đã có tới 301 cuốn sách xuất bản chính thức. Đã có tới 25 năm hoạt động sân khấu với 25 tập của Dumas toàn tập và nhiều vở kịch không được thu thập. Đã có những chuyến đi khắp châu Âu, từ Caucase tới Algérie. Đã có hai đứa con được thừa nhận, Alexandre và Marie, và nhiều đứa con khác mà ông nuôi dạy một phần, để rồi người đời mất dấu vết từ năm 1930. Đã có vô vàn người tình (Schopp đã thống kê tới 29 người). Đã có cuộc phiêu lưu chính trị bên cạnh Garibaldi và cuộc sống lưu vong ở Bruxelles khi Đế chế thứ hai đăng quang.
Đã có những người bạn (Hugo, Nerval, Nodier) và những kẻ thù (Balzac). Đã có những cộng sự viên (mà những đầu óc buồn rầu đã có sự bất nhã gọi là “những kẻ cộng tác kín” của nhà văn). Đã có lâu dài Monte-Cristo mà Dumas cho xây ở Marly-le-Roi miền Nam nước Pháp, nơi ông đem lại những lễ hội xa hoa trước khi đem bán lại vì sa sút. Đã có hai chiếc du thuyền Monte-Cristo và Emma (bị đắm năm 1864). Đã có những tờ báo – tờ Monte-Cristo và tờ Dartagnan do ông lãnh đạo và soạn thảo một mình. Đã có những kẻ ăn bám sự giàu có của ông (“Người ta bảo tôi là một cái rổ thủng, nhưng không phải tôi tạo ra các lỗ thủng”) và sự khốn cùng gần như đơn độc ở những năm cuối đời, trong khi công chúng xa lánh và Dumas đôi khi vất vả mới viết được.
Cuộc đời của Dumas cũng phi thường như một số nhân vật của ông. Thực vậy, Dumas đã quyến rũ thế kỷ XIX. Không ai là hiện thân nền văn chương Pháp hay hơn ông ở thời đại đó. Hernani có thể chứa đựng nhiều bài thơ rực rỡ hơn, nhưng chính vua Henri III và triều đình đã mở đầu tấn bi kịch lãng mạn đó. Chính trong Ba người lính ngự lâm pháo thủ mà triều đại vua Louis XIII sống lại mãi mãi. Chắc chắn có những tiểu thuyết được xây dựng tốt hơn Tử tước Bragelonne, nhưng không ai có thể đem lại một cách chính xác và xót xa cảm giác về thời gian trôi qua, về những cuộc đời bại hoại (và Proust, người đã đề cao ông hết mức, đã không lầm: Đó là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của nền văn chương của chúng ta). Và Bá tước Monte-Cristo cũng như Tấn trò đời đã tỏ rõ guồng máy của chế
https://thuviensach.vn
độ quân chủ như thế nào (Dù người ta giận Balzac đôi chút vì đã coi thường Dumas – nhưng lòng ganh tị đã giải thích nhiều chuyện…).
Người ta trách cứ ông “viết tồi”. Còn ông tung tăng nhảy nhót, thoải mái trong giọng văn của mình như những tác giả lớn của thế kỷ XVII. Người ta trách cứ các cộng sự của ông. Thật phi lý. Liệu người ta có trách cứ John Ford tại sao lại là nhà đạo diễn? Thế mà Dumas có những cuốn tiểu thuyết của ông cũng như Ford với những bộ phim của mình. Ông không phải là người bịa ra các tình thế (cả La Fontaine và Molière cũng thế), nhưng là một người kể chuyện đặc biệt, đầy năng khiếu về văn phong và dàn dựng. Các “cộng sự viên” của ông cung cấp cho ông người một ý kiến khởi đầu, người một phác thảo cho một cảnh. Dumas thường tăng gấp đôi, gấp ba một văn bản mà người ta đưa cho ông, đôi khi ông chỉ bằng lòng thay đổi đôi chút.
Người ta còn trách cứ ông không phải là nhà tâm lý học, trong khi là nhà sáng tạo ra những nhân vật sẵn có một tầm cỡ thần thoại, ông đã biết (khác với Hugo khi sáng tạo ra Jean Valjean trong Những người khốn khổ) trang bị cho họ những tính cách nổi bật, đầy sắc thái. Ai có thể quên được Aramis, con người phức tạp nhất trong số ngự lâm pháo thủ, bị mắc kẹt giữa tình bạn và tính ích kỷ, lòng trung thành và tham vọng của anh?
Cuối cùng, người ta được thấy một Dumas - đầu bếp. Sau khi đã hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết để làm di cảo Nỗi khiếp sợ người Phổ và Sự sáng tạo và chuộc tội, ông đã bắt tay vào viết cuốn Từ điển lớn về nghệ thuật nấu ăn. Ông Dumas đó có nguy cơ không được biết đến: Những món ăn của ông, cũng như chính ông, đã quá lớn hơn thực tế và không thích ứng với bao tử nhỏ của chúng ta!
HOÀNG HƯNG
[1] 1802-1870
https://thuviensach.vn
MỘT THIÊN TÀI PHÓNG TÚNG M
ột ông già có thân hình to lớn ngồi bất động trên bãi biển Normandie ngắm nhìn biển cả êm đềm. Hai đứa cháu gái lần lượt mang đến cho ông những con sò chúng vừa nhặt được. Ông già đó là Alexandre Dumas và hai bé gái đó là Colette và Jannine, cháu nội của ông. Dumas đến để chết ở nhà con trai ở Puys, gần Dieppe. Cô con gái của ông vuốt mắt cho ông hôm 3/12/1870 sau vài ngày hôn mê.
Sau khi mất, Dumas chỉ còn lại vài thứ đồ đạc, vài bức tranh đầy bụi trong chỗ ở cuối cùng tại đại lộ Malesherbed-Paris. Ông đã không biết bao lần di chuyển chỗ ở. Người thu nhận toàn bộ tài sản của ông là một trong những người chủ nợ cũ của ông, một viên thư lại tỉnh nhỏ. Qua ông ta, người con trai của Dumas buộc phải mua lại toàn bộ bản quyền văn học của cha mình…
Là một thanh niên tỉnh lẻ, Dumas đến Paris lúc 20 tuổi, như nhiều người khác, đi tìm vận may. Ông thuê một phòng nhỏ tại khu người Italia để ở. Một hôm ông bắt gặp trên cầu thang một cô hàng xóm tóc vàng, hiền dịu đang đỏ mặt nhìn chàng trai hộ pháp, tóc xoăn tít, da bánh mật. Một năm sau đó, một chú bé bụ bẫm ra đời từ cái nhìn đắm đuối ấy và những lần gặp sau đó. Họ đặt tên cho chú bé là Alexandre và gộp hai căn phòng làm một… Không gì đẹp hơn nhìn Dumas làm việc. Ông viết thẳng một mạch không gạch xóa, không sửa chữa, cãi nhau với các nhân vật của mình và cười ha hả khi họ “phản đối” ông. Thời gian thúc bách, phải lướt thật nhanh ngòi bút, nhưng trí tưởng tượng còn phi nhanh hơn. Để được lợi thời gian, ông bỏ tuốt tuột các dấu chấm phẩy và kéo nhằng chữ này liền với chữ kia, sau đó thư ký ông mới sửa chữa lại bản thảo và đưa cho nhà in. Nếu có ai đến thăm, ông chìa bàn tay trái ra bắt và vẫn tiếp tục viết.
https://thuviensach.vn
Dumas làm việc rất có tổ chức, ông dùng những tờ giấy xanh để viết tiểu thuyết, giấy hồng để viết kịch và giấy vàng để làm thơ. Những bức tượng nhỏ bằng bìa thể hiện những nhân vật của quyển tiểu thuyết, khi một bức tượng nằm xuống, tức là nhân vật đã kết thúc cuộc sống. Một hôm cậu con trai Dumas thấy cha mình đi ra mắt đẫm lệ, anh hỏi ông vì sao mà buồn thế, ông trả lời trong thổn thức: “Porthos đã chết, cha vừa giết chết anh ta” rồi ông òa lên khóc (Porthos: Nhân vật đáng yêu trong Ba chàng ngự lâm).
Vitor Hugo đã nói về Dumas như sau: “Alexandre là thiên tài của cuộc đời, chân dung rất gần gũi với một kiểu mẫu quyến rũ mê hồn, như là một quyển tiểu thuyết, một trong “những mùa hè tuyệt vời” nhất, vì Dumas không đơn giản muốn làm ra huyền thoại…”.
Ông đã cho ra đời 301 cuốn tiểu thuyết (đã xuất bản) cùng với Dumas toàn tập. Chưa hết, ông còn 50 năm viết kịch với 25 tập và tác phẩm trọn bộ (đã xuất bản). Còn nhiều vở kịch chưa thu thập hết vì ông lấy tên của cộng tác viên. Ông còn những quyển sách nói về cuộc du ngoạn khắp đông đô ở châu Âu, ở Causase ở Algérie… Khi Ba chàng ngự lâm xuất hiện từng đợt, từng đợt trên báo Le Monde, ngày nào cũng vậy, cả nước Pháp xếp hàng rồng rắn trước cửa hàng bán báo nhiều giờ liền trước khi báo đưa đến. Dumas đã thôi miên cả nước Pháp bằng Ba chàng ngự lâm…
Ông có hai đứa con được thừa nhận, đó là Alexandre và Marie, cùng cha khác mẹ và nhiều đứa con khác không được công nhận “rải rác khắp nước Pháp”. Ông có vô số tình nhân. Người ta liệt kê được sơ sơ có 29 “Quid Dumas”. Cùng một lúc ông quan hệ với vài người vợ và ba bốn cô “không đứng đắn”. Ông đài thọ cho cả một lô nhân tình, nhân ngãi và những đứa con mập mạp, tóc xoăn tít, da nâu hồng giống ông như đúc. Chúng ngơ ngác nhìn ông bố từ đâu đến vuốt ve mơn trớn cười, đùa với chúng.
Ông cũng đã từng theo Garibaldi làm một nhà chính trị kiểu Garibaldi và bị trục xuất sang Bỉ sau sự kiện đế chế thứ hai. Cô con gái ông, Marie Dumas đã đi theo ông trong những ngày lưu đày. Ông đã từng có lâu đài Monte
https://thuviensach.vn
Cristo xây dựng ở Marly-le-Roi – tác giả Ba chàng ngự lâm bị quyến rũ bởi cảnh đẹp mê hồn của một nơi hoang dại đầy thơ mộng, đã mua hai hecta đất trên đồi Port Marly làm nơi ở. Theo trí tưởng tượng của mình, Dumas cho xây dựng ở đấy một lâu đài nhỏ xinh xắn theo kiểu tân Phục hưng, một ngôi vườn kiểu Anh và một tháp ngà để viết, tất cả được mệnh danh là lâu đài If. Nhưng rồi bị chủ nợ quấy rầy suốt ngày, Dumas không được hưởng lâu nơi tháp ngà của mình mà phải ra đi năm 1851. Sinh thời Dumas rất thích nước, ông yêu cầu người làm vườn đổ đầy nước trong vườn, nước tràn ngập lao xuống đồi kêu róc rách trong như phalê. Ông cũng tưởng tượng ra một bức tiểu họa ngập nước, ở giữa bao la nước đó nổi lên lâu đài If. Ông đã từng có hai con tàu, tàu Monte Cristo và tàu Emma. Tàu Monte Cristo ông chưa bao giờ sử dụng đến vì nó mang cờ hiệu Hy Lạp, còn tàu Emma bị chìm năm 1864 và hai thủy thủ bị mất tích. Ông cũng có hai tờ báo, tờ Monte Cristo và tờ Le Dartagnan mà ông vừa là chủ báo vừa là biên tập. Ông cũng từng cùng khổ cô đơn trong những năm cuộc đời, thời mà công chúng thì xa lánh và Dumas, đôi lúc khó khăn lắm mới viết được. Ông cũng có những kẻ giàu sang ăn bám. Ông cũng có những kẻ thù trong giới nhà văn, nghệ sĩ… Cuộc đời của Dumas cũng phi thường như một số nhân vật của ông. Khi một tập tranh truyện nói về Dumas được xuất bản, người ta đếm được 386 chân dung và biếm họa Dumas. Trong lời tựa cho tập tranh, nhà văn Jacques Laurent nói: “Người ta yêu Dumas đến mức xem ông như người cùng sống bên cạnh mình, người ta kiêu hãnh vì Dumas, chúng tôi kiêu hãnh vì Dumas, trên thực tế ông đã quyến rũ mê hồn thế kỷ ông. Không một ai hơn ông hiện thân cho văn học Pháp thời kỳ đó”. Dumas không chỉ có công chúng hâm mộ mà còn có rất nhiều nhà văn, nhà thơ lỗi lạc yêu thích hình thành một câu lạc bộ Dumas. Hội viên của câu lạc bộ đó có Victor Hugo, Baudelaire, Lamartine, Vigny, Michelet, Stevenson v.v. Và sau này những văn nghệ sĩ gần chúng ta hơn như Proust, Léon Daudet, Paul Morand, Jacques Laurent, Antoine Blondon… Năm 1970, kỷ niệm 100 năm ngày mất của Dumas, hội “Những người bạn của Dumas” ra đời, do nhà văn Alain Decaux, Bộ trưởng Văn hóa Pháp làm Chủ tịch, cùng năm đó lâu đài Monte Cristo được xếp hạng di tích văn hóa thế giới. Lâu
https://thuviensach.vn
đài được trùng tu lại hoàn chỉnh từ 1/6/1996. 88 tác phẩm của Dumas được trịnh trọng khắc lên chính giữa lâu đài. Để có được 88 tác phẩm đó, Dumas đã trốn biệt không biết bao nhiêu khách khứa, bao nhiêu người chầu chực tràn ngập cả phòng khách…
Đứa bé con của cô hàng xóm năm xưa giờ đã lớn. Đó là một chàng trai cao to vạm vỡ như bố và thành công lớn với tiểu thuyết Trà hoa nữ. Cả Dumas cha lẫn Dumas con đều nổi tiếng. Hai bố con yêu quý nhau, ngưỡng mộ nhau và người này thề rằng, người kia là nhà viết kịch lớn nhất thời đại mình. Nhưng Dumas con nghiêm chỉnh chứ không như Dumas bố và không ưa cuộc sống buông thả bừa bãi của ông bố. Anh thường kêu ca vì cuộc sống trái luân thường đạo lý của ông già. Dumas cha ngơ ngác nhìn con, lẩm bẩm, thầm cảm phục sự nghiêm túc của con, và mỗi khi người nhà báo tin con trai đến thăm, ông vội giấu phụ nữ vào trong tủ đứng và tống khách vay nợ xuống nhà kho. Khi biết mình sắp chết, ông đến nhà con trai: “Bố đến để chết ở nhà con đây, ồ cái chết không làm cho bố sợ đâu nhé, nó không ác với bố đâu vì bố sẽ kể cho nó nghe một câu chuyện…”. Ông mất trong tay con gái mình là Marie Dumas, thọ 68 tuổi.
NGUYỄN NGỌC CHƯƠNG
https://thuviensach.vn
Honoré De Balzac
KẺ GANH ĐUA VỚI CHÚA TRỜI
Một ý tưởng phi thường
M ột buổi chiều vào năm 1833, một con người có phần dung tục, dữ dằn, nợ nần chồng chất, một năng lượng bất kham, mang đầy những dự định lạnh lùng, người đã viết ra dưới nhiều ngòi bút danh khác nhau một số thiên truyện mùi mẫn hay đen ngòm xem ra không đến nỗi xoàng, đã thốt ra nói với cô em gái Laure một câu xanh rờn: “Anh tìm thấy một ý tưởng phi thường: Trở thành một thiên tài”.
Con người đó là Honoré de Balzac[1]. Và cái mà ông cho là “ý tưởng phi thường” là gì? Đấy là sự trở lại của các nhân vật. Homère, Dante, Rabelais, Cervantès đã viết ra những tác phẩm đồ sộ về bao nhiêu nhân vật mà từ Ulysse đến Gargantua, từ Télémaque và từ con chó Argos đến Don Quichotte và Sancho Panca đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Ngay lập tức, Balzac tự xác lập mình trong hàng ngũ danh tiếng đó, bước vào những lâu đài của những vĩ nhân, với một dấu ấn riêng. Công phu tìm tòi của ông chính là đưa các các nhân vật ấy quay lại trong những cuốn tiểu thuyết riêng rẽ.
https://thuviensach.vn
Sự đa dạng của thế giới hiện đại được thể hiện dưới những góc độ khác nhau trong những thiên khác nhau của Tấn trò đời (La Comédie humaine). Balzac đã từng viết: “Chẳng có cái gì là nguyên khối trong thế giới này, ở đấy tất cả là một bức tranh khảm”. Thế nhưng qua bức tranh khảm đó có những sợi chỉ xuyên suốt của những nhân vật tái xuất hiện. Chẳng hạn Rastignac, (một trong những nhân vật nổi tiếng của Balzac, kẻ đã trở thành sự hiện thân cho chủ nghĩa hãnh tiến giống như Don Juan hiện thân cho sự quyến rũ, hay như Faust, hình ảnh của sự ham mê hiểu biết) nhân vật này đã xuất hiện trong Cô con gái của Eva (Une fille d’Eve), rồi trong Lão Goriot (Le père Goriot), rồi trong Ngôi nhà Nucingen (La maison Nucingen) và cả trong Những huy hoàng và khốn khổ của kiếp kỹ nữ (Splendeurs et Misères des courtisanes). Thế giới của Balzac là một thế giới bùng nổ bởi sự khác biệt của các giai tầng xã hội, việc phân công lao động, sự tiến bộ kỹ thuật – và được tập hợp lại bởi sự trở lại của các nhân vật.
Balzac đã 30 tuổi khi bắt tay vào viết Tấn trò đời. Sau khi tác phẩm được xuất bản – trong vòng 20 năm trời, khoảng 80 cuốn sách mà phần lớn là những tuyệt tác – ông qua đời khi 51 tuổi, kiệt quệ đến tận cùng. Ông đã có thời gian để thực hiện giấc mơ của mình với việc lấy bá tước phu nhân Hanska, một người Ba Lan có phần mãnh liệt mà ông đã thư qua từ lại suốt 18 năm trời. Và với việc tạo ra mọi cảnh đời trong thế giới hư cấu ông đã nhân đôi thế giới thực tại lên.
Đấy là một con người lao động tuyệt vời, một tiều phu, một tên tù khổ sai của chữ nghĩa. Ông ngồi đấy, trong bộ đồ ngủ, cốc cà phê để trước mặt, vào giữa đêm đen, tại chiếc bàn, và cung cấp một trong những hình ảnh mãnh liệt nhất về cái huyền thoại khổ sở và huy hoàng của văn chương. Bên cạnh Homère và Milton bị mù lòa, cạnh một Corneille tủi nhục trước vinh quang của Racine, ông nằm trong số những con người khốn khổ và vinh quang của sáng tạo văn học.
https://thuviensach.vn
Balzac - vị thánh ba ngôi
Balssa, chính là tên của bố ông. Sở dĩ ông đổi tên là vì nỗi tủi nhục kinh hoàng trong gia tộc: Một người bị án tử hình. Honoré, “người được tôn vinh lớn lao”, ban đầu là một kẻ ô danh, do tai tiếng của gia tộc. Và cái chữ ký của nhà viết tiểu thuyết Pháp nổi tiếng bậc nhất thế giới, bởi thế, đã chịu thiên kiến trong xương tủy từ đời người cha. Cha ông, phất lên từ thời Cách mạng Pháp bằng việc buôn lậu, lấy một cái tên quý tộc “de Balzac” từ một tỳ thiếp của vua Henri VI. Những tác phẩm của con ông đậm dấu ấn tù ngục, danh dự, gia đình, chất quý phái và những điều bí mật.
Balzac hẳn sẽ trở thành một gã tâm thần, dị hợm, nếu ông không tìm đường đến nghề văn vì sự dữ dằn của mình; cái nhìn sắc sảo đầy thông minh, do những sự tinh tế của một kẻ hát rong và sự khao khát tình yêu, sẽ biến ông trở thành một con người phóng đãng trong sắc dục. Ông đã từng bị đuổi khỏi trường trung học vì tội phỉ báng cây thánh giá. Nhưng ông đã chế ngự được hệ thần kinh dễ kích động, nhập nó vào những tài năng thiên phú của mình để tạo nên một thôi thúc sáng tạo. Như vậy ông trở thành Balzac, vẽ ra những búc tranh phổ quát nhất về con người mà sau này chính Freud phát hiện ra.
Balzac đã là một vị thánh ba ngôi: Tình dục, đồng tiền và quyền lực. Chúng bao giờ cũng đắc thắng và vì thế người ta thích thú ông. Đứng trên góc độ phê phán, ngòi bút ông nói về những tội lỗi, những thói xấu, những bông hoa ác và sự nổi loạn. Chất liệu thường xuyên cho các tác phẩm của ông là cuộc sống phong phú và phức tạp của xã hội dân sự, sự dâng trào của những say mê và ám ảnh.
Cứ tùy tiện nhặt ra những thí dụ: Huân tước Dudley, đã mang về những người Ấn Độ, “một thứ khác cạnh hương liệu”, cái khẩu vị về cơ thể đàn ông, ông ta chính là cha một cô gái yêu đám con gái và một đứa con trai đỏng đảnh từ những tình yêu vụng trộm, con “sư tử” De Marsay, một tên ma cô chính hiệu. Đến lượt mình, cô Dudley luyến ái đồng tính nữ này bị
https://thuviensach.vn
cướp đi người tình nhân, “cô gái có cặp mắt vàng” bởi người anh em cùng cha khác mẹ. Điên lên vì ghen, Dudley giết chết người đẹp. Người ta có thể tìm thấy chuỗi dài những tiếng gào thét tuyệt vọng về tình dục đậm chất Balzac đó trong các tác phẩm khác. Đấy là một sự thác loạn tinh thần. Khi viết, ông giống như kẻ lên đồng và trở thành một Chúa Trời. Một sức mạnh siêu nhân được ông đưa vào trong hình hài con người, dưới những lớp da khác nhau, với con số 2472 nhân vật trong Tấn trò đời.
Nhưng khi ông trở lại trong cái vỏ của mình, khi không còn xuất thần, ông chỉ là một con người như bao con người khác, cũng xoay xở tháo vát, làm đủ mọi nghề, dan díu với nhiều phụ nữ, say sưa, nghiện cà phê như một thứ ma túy. Một con người ham sống điên cuồng nhưng lại biết tự kiểm soát đến tối đa khi cầm bút. Viết thì hăm hở đến vô độ, nhưng chữa lại những trang viết như một thứ khổ hình. Khi bạn đọc một trang văn của ông, bạn sẽ bảo rằng ông đã chữa đến 14 lần, mà đấy là tính trung bình. Có lúc ông chữa đi chữa lại đến 30 lần!
Nói về Balzac ư? Người ta không phải là vĩ nhân từ khi sinh ra, mà chỉ trở thành vĩ nhân thôi. Vĩ đại là sự nghiệp. Hơn nữa đối với ông cảm hứng không phải là từ trên trời rơi xuống, mà từ bên trong, là việc ngấu nghiến và say sưa hấp thụ thực tại và biến nó thành siêu thực.
Ông là Cervantès của nước Pháp, là Tolstoi của nước Pháp. Đấy là nhà quan sát cuộc sống xã hội mà, theo một công thức không ngừng lặp lại, không những ganh đua với nhà nước dân sự mà cả với Chúa Trời. Trên hết, đấy là một nhà thơ. Sức tưởng tượng cuốn ông đi và ông để lại cho chúng ta một Bảo tàng không thể quên gồm những kẻ tội đồ, những gái giang hồ, những kỹ nữ, những kẻ hãnh tiến, những cặp yêu đương, những chính khách và những ký giả còn thực hơn cả ngoài đời và sinh ra từ đầu óc của ông. Sự phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng đã bị thiên tài của Balzac xóa đi. Honoré de Balzac hay là sự ham sống điên cuồng: Ông có đến mười
https://thuviensach.vn
cuộc đời, kẻ chạy theo tiền tài và danh vọng, đi ngao du, kẻ sưu tập những cuộc chinh phục đàn bà và tung Standhal lên văn đàn.
Sinh ra cách đây 200 năm, tác giả Tấn trò đời vẫn là nhà sáng tạo kỳ diệu bậc nhất của văn học Pháp: Hơn 80 tác phẩm viết ra trong vòng 20 năm! Một thế giới mang trong lòng nó một sân khấu sống động với gần 2500 nhân vật, trong đó nhiều nhân vật đã trở thành huyền thoại: Rastignac, lão Goriot… Ông miêu tả một xã hội của những tham vọng và những thất bại, những con người giống với thế giới thật của chúng ta một cách lạ lùng.
Balzac mãi mãi là một tượng đài không hề mang một nếp nhăn. [1] 1799-1850
https://thuviensach.vn
CUỘC ĐỜI KỲ DIỆU CỦA VICTOR HUGO
Ngày 27 tháng 2 năm 1881, Hugo bước vào tuổi 80, một đám quần chúng đông nghịt đứng kín đại lộ Eylau, nơi nhà đại văn hào ở, số 130, một khách sạn nhỏ nhìn ra hàng cây dẻ và một vườn hoa lớn. Từ sáng sớm những bức điện chúc mừng nối tiếp nhau bay đến, khách đến thăm nườm nượp, những bó hoa, quà biếu, thiếp mừng. Một đoàn đại biểu học sinh Paris đến đọc bài chúc mừng của Catulle Mendès. Tất cả các tỉnh của nước Pháp đều cử đại diện tới. Những lời chào mừng đến từ khắp châu Âu, từ khắp thế giới.
Đó là trường hợp duy nhất trong lịch sử và trong nền văn học Pháp về sự đồng cảm giữa quảng đại quần chúng, trong và ngoài nước Pháp với một nhà thơ.
Chiều hôm ấy, Hugo, mệt mỏi và sung sướng, rút lui để dự bữa cơm thân mật với Louis Blanc, người đã tham gia cách mạng 1848 lão thành sống lưu đày ở Luân Đôn vào giai đoạn cuối của Đế chế, người không hiểu công xã Paris nhưng sau đó đã nhất trí cùng Hugo quyết tâm bảo vệ nền cộng hòa. Năm sau Louis Blanc qua đời và Hugo viết điếu văn ca ngợi ông. Cuộc gặp mặt cuối cùng và bài điếu văn đó biểu lộ những hạn chế của điều mà bản thân Hugo gọi là “chủ nghĩa xã hội” của mình.
https://thuviensach.vn
Nhưng hãy trở về với đám quần chúng khổng lồ trên đại lộ Eylau, và đám công chúng khổng lồ ở bên ngoài biên giới nước Pháp. Dân tộc Pháp và các dân tộc trên thế giới đã tìm thấy và sẽ tìm thấy trong tác phẩm của nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà tư tưởng những lý do để suy ngẫm, để hy vọng và không nghi ngờ gì, để hành động, không chỉ trong những thời kỳ bi thảm của đời sống xã hội và cá nhân, mà trong tất cả những giờ phút mà trí tuệ con người mộng mơ về cội nguồn, về nguyên nhân và kết quả, về ánh sáng và bóng tối bao quanh mình.
Hugo là nhà văn của nhân dân, hiểu theo ý nghĩa cao quý nhất của từ này. Rất nhiều độc giả sẽ học tập qua tác phẩm của ông, tìm thấy ở đó tình yêu đối với âm nhạc và văn học. Những độc giả từng trải hơn sẽ khâm phục sức sáng tạo và tài tiên tri của nhà đại văn hào.
Đầu tháng 8 năm 1883, Romain Rolland, hồi ấy mới mười bảy tuổi, đang ở Thụy Sĩ, tại Villeneuve, trên bờ hồ Leman. Đột nhiên tin tức lan truyền trong công chúng: Victor Hugo cùng với các cháu mình trọ tại khách sạn Byron. Lập tức từ những vùng phụ cận, “cả một rừng người” kéo đến đón chào nhà thơ.
– “Người già quá rồi, tóc bạc phơ, da nhăn nheo, lông mày chau lại, đôi mắt hõm sâu! Tưởng như người bước ra từ bề sâu của tuổi tác!” – Rolland viết. “Tôi đứng rất gần, tôi căng tai nhưng không nghe được điều gì từ tiếng nói già cả không âm vang đang lẩm bẩm với đám đông - chỉ nghe thấy tiếng Hugo thét lên “Nền cộng hòa muôn năm” và để đền đáp lại đám đông gào thét: “Victor Hugo muôn năm!” và đôi mắt người tức giận, tay giơ cao như để gầm lên khi nhắc lại rằng chính nền cộng hòa cần phải được hoan hô”.
Hai năm sau, năm 1885 Romain Rolland cũng mò tới đại lộ Eylau khi quần chúng lại lũ lượt đổ về và chờ đợi. Ngày 15-3, Hugo “bị một cơn đau tim dữ dội”. Ngày 15-5 ông phát bệnh sung huyết phổi. Bảy ngày sau, Hugo
https://thuviensach.vn
qua đời. Đến tận giây phút tỉnh táo cuối cùng của mình ông đã gọi tên các cháu: George và Jeanne…
Đấy quả là một sự phong thần, nhưng nếu đọc lại những trang viết của những người có mặt ngày hôm ấy, nhất là của Romain Rolland hay Maurice Barrès, ta sẽ đánh giá thêm một lần nữa tầm quan trọng của sự hòa hợp giữa nhà thơ đã khuất - nhưng còn sống mãi - với đám quần chúng tập hợp xung quanh chiếc xe tang của Những người khốn khổ. Hơn một triệu người từ Khải hoàn môn đến điện Panthéon. Tất cả các giới lao động, tất cả các nước. Hai mươi bài diễn văn. Leconte de Lisle phát biểu thay mặt các nhà thơ…
Công việc chuẩn bị kéo dài tới mức thi thể của Hugo phải ướp tới mùng một tháng sáu. Sau hai ngày đặt tại Khải hoàn môn, trong đó một ngày do các nhà thơ túc trực, đám tang thật là một cảnh tượng dị thường. Barrès viết: “Linh cữu nổi lên trong đêm đen, trong khi những ngọn lửa đèn xanh lét nhợt nhạt làm cho hàng hiên Đế chế thêm sầu não với vô số lính kỵ mã mang đuốc giữ trật tự”.
Một cuộc đời dài, một sự nghiệp vĩ đại
Kể từ năm 1802, sức sáng tạo vô tận của Hugo đã bước qua gần trọn một thế kỷ, qua Đế chế thứ nhất, thời kỳ phục hưng thứ hai, chế độ quân chủ Tháng Bảy, nền Cộng hòa thứ hai, Công xã Paris, nền Cộng hòa thứ ba. Từ thời xe ngựa chở khách đến thời đại của điện và máy ảnh. Từ thời dệt lụa Lyon đến thời của Quốc tế ca, của Jean Mace và Jean Jaurès.
Cuộc đời của Victor Hugo không làm chúng ta cảm động vì trải qua năm tháng và đi cùng với những biến động của lịch sử, mà chính là vì cuộc đời ấy không tách rời cái phong trào khó khăn ấy đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ chế độ chuyên chế đến sự giải phóng ngày càng hoàn hảo hơn.
https://thuviensach.vn
Dù dè dặt đến chừng nào, dù chúng ta có thể nghe những tiếng cười khẩy hay những lời vu khống, chúng ta phải luôn luôn trở về với cái “ánh sáng sống động” mà Leconte de Lisle đã nói, luôn luôn suy nghĩ về sự nghiệp giải phóng con người mà Hugo suốt đời theo đuổi và bảo vệ, sự nghiệp mà tác phẩm của ông đã ghi lại dấu ấn qua tất cả các thời kỳ, thậm chí đôi khi mâu thuẫn ít nhiều với hoàn cảnh của con người hay của nhà văn. Cũng phải thấy rằng tiến trình này không bao giờ đảo ngược. Hugo thuộc về những người không bao giờ đi từ tả sang hữu!
Vì danh dự của tổ quốc mình? Tất nhiên. Trong cuộc đấu tranh chống nền độc tài, trong sự tố cáo chế độ kiểm duyệt, trong sự nghiệp bảo vệ những người bị áp bức, trẻ em, phụ nữ, nhưng rộng hơn là sự sáng suốt về chính trị cần thiết cho cuộc chiến đấu mà Hugo tiến hành ở Pháp và ngoài nước Pháp, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống bất công xã hội, chống chiến tranh.
Nhận thức về một sự thức tỉnh của các dân tộc
Trong bài diễn văn chào mừng Garibaldi, tại Jersey, bừng lên cái viễn cảnh tương lai đẹp lạ thường: “Hy vọng ở những luồng gió đằng chân trời. Hỡi những người mujik Nga, nông dân Ai Cập, hỡi người vô sản, người cùng khổ, hỡi người da đen nô lệ, người da trắng bị áp bức, tất cả hãy hy vọng; xiềng xích là một mạng lưới; chúng gắn liền với nhau; một chiếc bị đứt, mắt xích sẽ tung ra. Khi có động lực thúc đẩy, con người trở nên bất khuất”.
Hãy suy ngẫm về những dòng chữ cháy bỏng được viết cách đây hơn 100 năm!
Và những câu lên án cái vô nghĩa của vinh quang trận mạc: “Các tờ báo ở Anh kể rằng người ta đã chở từ châu Âu về Hull hàng triệu thùng xương người. Những đống hài cốt lẫn với xương ngựa này nhặt được trên các chiến trường Austerlitz, Leipzig, Lena, Friedland, Eylau, Waterloo. Người
https://thuviensach.vn
ta đã chuyên chở chúng tới Yorkshire, ở đây xương được nghiền thành bột và được gửi đến Doncaster để dùng làm phân bón. Như vậy, cặn bã cuối cùng của các chiến thắng của hoàng đế: Vỗ béo những con bò cái nước Anh”.
Cũng cần phải nói đến cái đa dạng và xù xì góc cạnh trong sáng tạo văn học của Hugo. Là tác giả của Những người khốn khổ, một cuốn tiểu thuyết mà quảng đại quần chúng xưa nay có thể học hỏi ở các trình độ khác nhau; của vô số những bài thơ được rạng soi bằng ánh sáng trắng của một sự mộc mạc không dễ dàng mà có được, và nói như Rolland, còn được rạng soi bởi “ánh sáng đen” của sự tìm tòi và nghi vấn, của lo lắng và kinh hoàng.
Có một Hugo của các em thiếu nhi, một Hugo của các thầy giáo, một Hugo của phụ nữ, một Hugo thân thiết với quảng đại quần chúng say mê những cuộc phiêu lưu mơ mộng, một Hugo bình dân, một Hugo trào phúng, người kế tục Villon, Ronsard, Corneille, nhưng cũng là một người báo trước cho muôn đời. Từ lâu trước Rimbaud, ông đã viết: “Các nguyên âm tồn tại cho mắt nhìn cũng gần như tai nghe và vẽ nên những màu sắc. Người ta thấy chúng. A và I là những nguyên âm màu trắng và sáng chói…”.
Một nhà văn trọn vẹn
Hugo là một người báo trước chủ nghĩa tượng trưng, trường phái Thi Sơn, chủ nghĩa siêu thực, một nhà sáng tạo của hình tượng hiện đại và những trò chơi ngôn ngữ ngày nay. Hãy nhớ đến Những câu thơ làm trong khi ngủ, có biết bao nhiêu nhà văn ngày nay chịu ơn ông.
Là con người mênh mông như đại dương? Đúng rồi. Điều mà ông nói về Shakespeare, người ta có thể nói về chính ông. Và chúng ta chưa nghiên cứu hết về ông. Tất nhiên là vì học thức hạn chế của chúng ta. Vì tất cả những hàng rào ông đã phá đổ xung quanh chúng ta, và có thể ở bên trong chúng ta. Vì hy vọng và óc phê phán mà ông gợi lên trong chúng ta. Nhưng cũng vì sự vui thích của chúng ta nữa. Ở đây, người ta không thể quá nhấn
https://thuviensach.vn
mạnh đến sự vui thích quá chừng, sự vui thích vô tận mà nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch đem lại cho chúng ta qua những trang sách. Còn phải phát hiện thêm rất nhiều điều trong tác phẩm của nhà báo thiên tài này, của nhà tư tưởng, người kể chuyện, nhạc sĩ điêu luyện của tiếng nói giản dị, tiếng nói phi thường này.
https://thuviensach.vn
Victor Hugo
MỘT SIÊU SAO
Hơn một thế kỷ sau khi qua đời, Victor Hugo[1]lại trở thành nhà quán quân trong danh sách những đĩa CD ăn khách nhất với vở kịch chuyển thể từ tác phẩm của ông Nhà thờ Đức Bà ở Paris.
Con người này không chỉ là một nhà văn mà hơn thế rất nhiều: Một đấng hóa công, kẻ tạo ra bao huyền thoại. Hơn một thế kỷ sau khi qua đời, người ta vẫn không ngừng khám phá ông, cướp đoạt ông, và cả yêu ông nữa. Chưa bao giờ ra khỏi điện Panthéon, ông vẫn đứng sừng sững trong cảnh tượng thời cuối thế kỷ của chúng ta. Từ Paris đến New York, từ London đến Bruxelles, người ta diễn Hugo, người ta múa Hugo, người ta hát Hugo. Không có gì sống động hơn là bức tượng đó, không có gì thời sự hơn là tiếng nói đó, tiếng nói mà từ bao năm nói với chúng ta về công bằng, về bác ái, về vùng lên tranh đấu, về tự do. Bởi vì Hugo, không chỉ là một trưởng lão đầu bạc của văn học Pháp. Cũng không chỉ là một mạch mỏ cho các tác giả kịch bản điện ảnh không tìm được cảm hứng riêng. Đấy là một kẻ lưu đày, một kẻ phản kháng. Một con người dám khước từ. Một nhà lãng mạn, một kẻ chống sùng bái thần tượng, một kẻ dám chửi rủa trường phái cổ điển. Đấy là nhà quán quân của nền cộng hòa xã hội, người đã biến những kẻ bị đầy đọa trên mặt đất thành những anh hùng, những anh hùng của thời nay vì họ là con người của mọi thời. Esmeralda, là những kẻ không có giấy tờ. Cosette, là những đứa nhỏ lang thang. Quasimodo, là kẻ ngoài lề xã hội. Gavroche, một ca sĩ nhạc rap. Không nghi ngờ gì, đám đông chen chúc nhau xem vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà ở Paris và những đứa trẻ mếu máo khóc với bộ phim của hãng Disney Thằng gù nhà thờ Đức Bà, bây giờ đã không còn qua lại mấy với Toàn tập tác phẩm của Hugo. Người ta mua những đĩa CD về Belle nhiều hơn là những cuốn sách do nhà xuất bản Pléiade in ra. Nhưng qua những điệp khúc rộ lên từng thời, chính
https://thuviensach.vn
là tiếng nói của Hugo đến với chúng ta, bảo rằng “Tôi thuộc về những kẻ bị loại bỏ và đầy ải”.
Ông đã từng náo loạn, vô dụng, mênh mông, bị đày đọa, chiến thắng, tồi tàn, quang vinh, bị truy nã. Ông đã ở trên vách đá Guernesey để đối thoại với thượng đế (và thượng đế đã đáp lời ông). Ông đã từng yêu những người đàn bà và tiền tài, những bức họa của Titan và những chiếc giường chật hẹp. Ông đã từng viết ra hai trăm câu thơ mỗi ngày vào những thời hứng khởi nhất. Cả một thế kỷ đi qua trước những khung cửa sổ của ông, bằng thơ, bằng những ca khúc và những khẩu hiệu hô vang. Ông lớn lao nhờ văn chương, bé nhỏ trong cuộc sống và ru ngủ hàng ngàn học sinh thú nhận với ông lòng khâm phục đượm màu ghen tị. Những tác phẩm của ông đã phục vụ (như người ta làm quân dịch) cho sân khấu, điện ảnh, nhạc kịch và tranh truyện. Có những trường học Victor Hugo, một ga điện ngầm Victor Hugo, những đại lộ Victor Hugo, những con tem (1930,1985), những tờ giấy bạc. Đâu đâu ông cũng có mặt và cũng không ở đâu hết. Đức Bà của Paris đã bán ra 50 vạn vé và đám đông chen chúc nhau để nghe các nhạc khúc Belle hay Au temps des cathédrales theo tiết tấu nhịp hai. Tóm lại Victor Hugo là một ngôi sao. Hơn nữa là một nhãn hiệu.
Ông ra đời vào lúc Chateaubriand xuất bản cuốn Thiên tài Thiên chúa giáo (một cái tên thật phù hợp với Hugo). Người cha ông là hạ sĩ quan hậu cần, chuẩn tá rồi thiếu tướng và là người chồng bị cắm sừng. Mẹ ông đi những đôi giày màu xanh lá cây để giẫm lên đất màu của Đế chế Pháp. Từ trẻ ông đã phát hiện ra văn học trong nhà tu kín, chất hoa tình trong thư viện và tôn vinh vợ mình chín lần trong đêm tân hôn như vị nữ thần của thi ca và nghệ thuật. Nhưng người vợ không bao lâu đã không còn trung thành với chồng, rồi đến lượt ông cũng thế. Một thời gian ông say mê những di tích cổ, rồi lại mê những con tàu, rồi những chiếc bàn xoay và trò chuyện thân mật với những nhân vật nổi tiếng trong đó có Marat, Napoléon đệ Nhất, và cả với Machiavel, Mahomet, Eschyle, Molière, Mozart… Cuộc đời ông như bao cuốn tiểu thuyết, bao bộ phim. Ông cũng đã đối thoại với
https://thuviensach.vn